Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu nước ngoài => Tác giả chủ đề:: chuongxedap trong 16 Tháng Năm, 2010, 08:28:48 pm



Tiêu đề: Những âm mưu sách lược của chính phủ Rigân làm tan rã Liên bang Xô Viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Năm, 2010, 08:28:48 pm
Tên sách: Những âm mưu sách lược của chính phủ Rigân làm tan rã Liên bang Xô viết
Tác giả: Peter Schwecer
Người dịch: Vương Mộng Bưu
Nhà xuất bản: Công an Nhân dân
Năm xuất bản: 2004
Số hoá: ptlinh, chuongxedap




LỜI GIỚI THIỆU

Đã nhiều năm trôi qua, kể từ khi Liên bang Xô Viết tiến hành cải tổ, một cuộc đổi mới trong suy nghĩ của nhân dân được tiến hành với những động cơ rất tốt đẹp ở đất nước từng là cái nôi của cách mạng xã hội chủ nghĩa, một quốc gia có ảnh hưởng lớn và là đối trọng với phương Tây đồng thời là một siêu cường đối trọng với Hoa Kỳ. Thế nhưng, cải tổ đã chẳng mang lại được cái gì cho nhân dân Xô Viết. Chỉ vài năm sau cải tổ, Liên bang Xô Viết đã tan rã và đến nay vẫn đang là một khu vực bất ổn và phải chịu rất nhiều những xung lực cả bên trong lẫn bên ngoài. Nguyên nhân sụ tan rã của Liên bang Xô Viết là gì? Đã có rất nhiều những ý kiến, những đề tài nghiên cứu, những cuốn sách đề cập và phân tích nhưng chắc chắn sẽ còn tốn rất nhiều giấy mực nữa để giải đáp vấn đề này. Trước khi Goócbachốp lên Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô và tiến hành cải tổ thì phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ với vai trò “chọc gậy bánh xe” đã ngấm ngầm công khai phá hoại từ bên trong lẫn bên ngoài Liên Xô với mục đích xoá bỏ hoàn toàn chủ nghĩa xã hội. Cho đến khi tiến hành cải tổ, Goócbachốp đã không có một chiến lược rõ ràng với tầm nhìn xa trông rộng. Tính hấp tấp của Goócbachốp đã làm quyết định cải tổ lợi bất cập hại. Ông cũng không đưa ra được chương trình cải thiện nền kinh tế Liên Xô cũ (đã và đang bị phương Tây và Hoa Kỳ ra sức phá hoại) theo hướng thị trường có điều tiết dẫn đến Mátxcơva như một con bệnh không có thuốc chữa, nặng dần và đi đến tử vong.

Để giúp bạn đọc tham khảo một nguyên nhân khá quan trọng dẫn đến sự tan rã của Liên bang Xô Viết, Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản cuốn “Chính phủ Ri-gân làm tan rã Liên Xô như thế nào” do Vương Mộng Bưu biên soạn từ sách của tác giả Peter Schwecer.

Cuốn sách này đã thuật lại những biện pháp và hành động cụ thể trên bốn phương diện của Mỹ để đánh đổ Liên Xô:

Thứ nhất: Ngấm ngầm chi viện cho Công đoàn Đoàn kết Ba Lan về tài chính, tình báo, hậu cần để phái phản đảng có thể tồn tại trong đất nước đó.

Thứ hai: Viện trợ tài chính và quân sự cho phe đối nghịch ở Ápganistan đồng thời qua phe này đưa chiến tranh vào đất Liên Xô.

Thứ ba: Dùng trăm phương ngàn kế làm ggiá dầu mỏ trên thị trường quốc tế hạ thấp với mục đích giảm thiểu sự thu nhập ngoại tệ mạnh của Liên Xô khiến đất nước này gặp khó khăn về tài chính.

Thứ tư: Phong toả Liên Xô về mặt kỹ thuật để trong quá trình chạy đua kỹ thuật Mỹ luôn giữ được vị trí hàng đầu và làm tiêu hao tài lực của Liên Xô.

Đây là một cuốn sách tác giả của nó nguyên là nhân viên CIA, do vậy cách nhìn nhận đánh giá về Liên Xô theo một phía, nhiễu chỗ chưa được khách quan. Ngoài ra cách dùng câu từ để chỉ quân đội Liên Xô; thể chế nhà nước Liên Xô cùng những vai trò quan trọng của nó trong lịch sử không được chính xác. Nhưng chúng tôi vẫn cho xuất bản để cung cấp cho bạn đọc nhất là những nhà nghiên cứu tìm hiểu về nguyên nhân Liên Xô bị tan rã, ngoài nguyên nhân tự thân của Liên Xô còn có nguyên nhân quan trọng do Mỹ thực hiện chiến lược thù địch chống Liên Xô thành công bằng bốn phương diện trên.

Chính vì vậy, bạn đọc nên coi đây là tài liệu tham khảo, nghiên cứu để nâng cao cảnh giác chống lại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực phản động đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Năm, 2010, 08:51:11 pm

PHẦN MỞ ĐẦU

Tướng Ô-lếch Ka-lu-ghin1, quan chức KGB2 thời Liên Xô nói: “Chính sách của nước Mỹ trong thập kỷ 80 trở thành chất xúc tác làm cho Liên Xô tan rã”. Ep-cân-ni Nô-vi-côp, quan chức cao cấp, Uỷ viên trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô cho rằng, chính sách của Chính phủ Ri-gân “là nhân tố chủ yếu của sự tan rã thể chế Liên Xô”. A-lêch-xan Pes-mêl-tơ-nat, Bộ trưởng Ngoại giao thời Liên Xô trong một cuộc hội nghị được triệu tập ở một trường đại học Mỹ nói: “Kế hoạch Sáng kiến phòng thủ chiến lược3 (SDI) làm cho Liên Xô suy yếu nhanh chóng”.

Liên Xô bị xoá trên bản đồ thế giới, thật ra không phải từ quá trình cải cách của họ, không phải từ một loạt hiệp nghị ngoại giao, sự tiêu vong của liên bang này cũng không phải do đàm phán gây nên, mà do bản thân nó không có cách nào duy trì tiếp được nữa! Vậy nhân tố chủ yếu nào khiến cho Liên Xô phải tan rã? Do sự phá sản về hình thức quốc gia chăng? Do chủ nghĩa cộng sản đi ngược lại mà đi đến thất bại chăng? Do sự “vôi hoá” và “hoen gỉ” của nền kinh tế Liên Xô nên đi đến chỗ bùng nổ nội bộ, khác nào như một mái nhà ọp ẹp do tuyết phủ quá dày, không chống đỡ nổi nên sụp đổ chăng? Các lịch sử gia, đối với vấn đề này có thể còn phải tranh luận hàng mấy mươi năm, thậm chí hàng mấy thế kỷ nữa!

Nói tóm lại, đáp án của vấn đề này đâu chỉ hạn chế những lời giải thích trên, mà còn rất nhiều những lời giải thích khác! Điều dễ thấy nhất: vấn đề trung tâm, trường kì trong 10 năm cuối cùng của thể chế này mà Krem-li phải đối mặt, đó là vấn đề khủng hoảng về tài nguyên! Trước đó, vào thập kỷ 70, thể chế Liên Xô chỉ như một anh què đi khập khiễng. Tuy nhiên vấn đề thiếu thốn thực phẩm và vấn đề làm việc không có hiệu suất ở các nhà máy vẫn tồn tại từ trước! Nhưng đến thập kỷ 80, những khó khăn về kinh tế này lại càng không tài nào giải quyết được! Để thử giải quyết vấn đề căn bản này, Mi-khai-in Goóc-ba-chốp4 đã phải đưa ra vấn đề cải tổ và công khai hoá. Nếu không có cuộc khủng hoảng thể chế này thì Goóc-ba-chốp quyết không bao giờ lại phải đi theo con đường cải tổ như vậy.

Điều tra nguyên nhân về sự tan rã của Liên Xô ở ngoài phạm vi chính sách của Mỹ: có chút giống như điều tra một trường hợp tử vong đột phát, không lường trước được không thể hiểu được, nhưng lại không điều tra về khả năng mưu sát. Không điều tra về hoàn cảnh chung quanh! Dù rằng bệnh của người bị hại đã rất trầm trọng, thì viên quan chức nghiệm thi cũng có trách nhiệm tiến hành điều tra về tất cả mọi mặt. Nguyên nhân dẫn đến tử vong là gì? Người bị hại phải chăng cần có thuốc uống? Phải chăng là có rất nhiều những tình hình và động cơ khác thường có liên quan đến sự tử vong?
_____________________________________
1. Ô-lếch Ka-lu-ghm: tức thiếu tướng Oleg Kalughin.
2. KGB: cơ quan phản gián Liên Xô.
3. Sáng kiến phòng thủ chiến lược còn gọi là “Chiến tranh trên các vì sao”. Ngày 23 tháng 3 năm 1983 Tổng thống Ri-gân nói: do lực lượng hạt nhân của Liên Xô “đã vượt Mỹ rất nhiều” nên nước Mỹ cần tăng cường loại vũ khí tấn công chiến lược, đồng thời cần tăng cường việc nghiên cứu chế tạo loại vũ khí siêu cấp, xây dựng một hệ thống phòng thủ chiến lược hữu hiệu.
4. Mi-khai-in Goóc-ba-chốp (1931 - ). tháng 3 năm 1985 ông là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, tháng 3 năm 1990, trúng cử Tổng thống Liên Xô. Ngày 25 tháng 12 năm 1991 ông tuyên bố từ chức, đến lúc đó, Liên Xô không còn tồn tại nữa! Năm 1990 được giải thưởng Nô-ben. Tháng 3 năm 2000. Ông được bầu là Tổng Bí thư Đảng Dân chủ xã hội. Tác phẩm của ông có: “Cải cách và tư duy mới”, “Đời sống và cải cách”.



Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Năm, 2010, 08:52:36 pm

Trong lịch sử nước Mỹ, Ri-gân là vị Tổng thống phản đối chủ nghĩa cộng sản kiên quyết nhất, sau khi ông cầm quyền 8 năm thì Liên Xô lập tức tan rã; đồng thời sau đó nó đã bị mai táng. Giữa 2 sự kiện đó thật ra không có mối quan hệ nhân quả tất yếu. Nhưng đối với điều này cần phải tiến hành điều tra, đặc biệt cần phải tiến hành điều tra căn cứ vào sự thật mới bắt đầu xuất hiện. Cho đến nay, tiến hành điều tra đối với chính sách của Chính phủ về việc Liên Xô tan rã thì rất không đủ, mà tiêu điểm việc điều tra này cần phải tập trung hẳn vào chính sách của Goóc-ba-chốp. Điều này cũng có chút tương tự như việc nghiên cứu sự tan rã của miền Nam nước Mỹ sau khi kết thúc cuộc chiến tranh Nam - Bắc của nước này; khi đó tiêu điểm nghiên cứu người ta đã tập trung vào chính sách của tướng Rô-béc E-li1. Còn đối với chiến lược của tướng Yu-rơ-sai Scơ-ran2 thì họ lại không hề điều tra một chút nào.

Có một số người cho rằng chính sách trong thập kỷ 80 của nước Mỹ, rất ít hoặc hầu như không có liên quan gì với sự tan rã của Liên Xô. Đúng như lời của Strop Tal-puôt3 nói: “Với lập trường của Krem-li mà xét, thì sự khác biệt của Chính phủ đảng Cộng hoà và Chính phủ đảng Dân chủ cũng không có gì lớn. Sự tan rã của Liên Xô và sự kết thúc chiến tranh lạnh dường như thiên về một bên, đó là vì bản thân Liên Xô và thể chế Liên Xô có mâu thuẫn, hoặc có áp lực nội tại. Dù rằng là Jim-mi Ca-tơ4 lại trúng cử Tổng thống nữa, đồng thời Von-ta Măng-đen5 tiếp tục trúng cử phó Tổng thống sau Ca-tơ thì những sự việc ngày nay như chúng ta thấy, nó cũng có thể phát sinh”.

Các quan chức thời Liên Xô không đồng ý với quan điểm này. Sự thật thì đối với chính sách của Liên Xô, về rất nhiều phương diện Chính phủ Ri-gân đều có sự quyết liệt triệt để với quá khứ. Về quan điểm này cũng có một điều khá khôi hài, tức là có một số nhân vật cho rằng chính sách của nước Mỹ đối với những hoạt động nội bộ của Liên Xô rất ít có tác dụng, họ đã kiến nghị trong thập kỷ 70 và 80 Mỹ cần thực thi một thái độ hoà hoãn với Krem-li, vì như vậy sẽ làm cho Liên Xô cũng phải có thái độ hoà hoãn. Ri-gân khi đó bị gọi là “con nghé lỗ mãng”, vì họ cho rằng ông ta có thể đưa mọi người đến bên bờ của cuộc chiến tranh hạt nhân.

Sự kiện chính trị lớn lao nhất kể từ Thế chiến thứ hai. Liên Xô tan rã phát sinh sau 8 năm Ri-gân cầm quyền, sự thật này đã được miêu tả là thuộc “khí số”. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhớ lại một chuyện có tính chất duy lý sau: Một viên tư lệnh Pháp lập công lớn nhưng không được các đồng sự hoan nghênh. Họ cho rằng công tích của ông là “gặp may” nên không xét đến. Nhưng Na-pô-lê-ông không đồng tình với ý đó, ông nói: “Nếu thế thì xin các ông hãy đưa đến cho tôi một vài vị tướng có “vận may” như vậy!”
_____________________________________
1. Rô-bec E-li: Một vị tướng nổi tiếng thời kỳ chiến tranh Nam - Bắc ở Mỹ (1807 - 1870). Ông vốn phản đối sự tách rời giữa chiếm hữu nô lệ và dân chủ, ông cũng phản đối dùng biện pháp quân sự giải quyết việc tranh chấp chính trị. Năm 1861, sau khi nổ ra cuộc nội chiến trong nước Mỹ, E-li cự tuyệt lời mời đảm nhận chức Tư lệnh Bắc quân của Tổng thống Lin-côn. Năm 1867, ông đảm nhận chức Tổng tư lệnh Nam quân. Sau bị Bắc quân đánh bại phải đầu hàng, khi chiến tranh kết thúc, ông là Hiệu trưởng Học viện Oa-sinh-tơn.
2. Yu-ri Scơ-ran: Tư lệnh quân Liên bang, sau cuộc chiến tranh Nam - Bắc ở Mỹ, là Tổng thống thứ 18 của nước này (1822 - 1885). Ông được tặng danh hiệu “Anh hùng chiến đấu” trong thời kỳ chiến tranh Nam - Bắc và được phong Thượng tướng. 1868 được bầu tà Tổng thống nước Mỹ. Năm 1872 lại được tái cử, nhưng năm 1880 thì thất bại khi ứng cử Tổng thống.
3. Strôp Tal-puôt: Phó quốc vu khanh của Chính phủ Clin-tơn, nói tiếng Nga thạo, ông đã dịch cuốn “Hồi ký bí mật” của Khơ-rút-xốp. Tháng 3 năm 1999 ông phụ trách việc đàm phán với Nga, khi khối NATO tiến đánh Liên bang Nam Tư.
4. Jim-my Ca-tơ: Tổng thống thứ 39 của nước Mỹ. Năm 1976, sau khi trúng cử Tổng thống ông nhấn mạnh vấn đề ngoại giao nhân quyền, sau đó nhấn manh vấn đề thực lực, thực thi chính sách triển khai việc phòng chống Liên Xô. Năm 1979 khi Liên Xô tiến quân vào Apganixtan, ông thực thi chính sách tương đối cứng rắn. Năm 1980 thất bại trong việc viện cứu con tin nước Mỹ bị bắt giữ ở I-ran nên uy tín của ông bị giảm nhiều. Cuối năm đó bị thất bại kỳ bầu cử Tổng thống.
5. Vonta Măng-đen: Luật sư nước Mỹ. Năm 1970 trúng cử Tổng thống (liên danh với Tổng thống Ca-tơ). 1984 trúng cử Tổng thống nhưng thất bại. Sau đó tiếp tục nghề luật sư.



Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Năm, 2010, 08:53:54 pm

Những người lãnh đạo của Liên Xô, vào thập kỷ thứ 80 đã đứng trước “một sự khủng hoảng về tài nguyên”, điều này thật ra đâu phải do chính sách của nước Mỹ mà chính là phát sinh từ trong lòng của thể chế đó! Nhưng, ngày nay mọi người lại thấy rõ một sự thật là nước Mỹ đã có một chính sách làm trầm trọng thêm sự khủng hoảng của Liên Xô. Chính sách đó có rất nhiều hình thức: ngoại giao kín, hành động bí mật, rồi trào lưu khoa học kĩ thuật và tăng cường liên tục lực lượng phòng thủ, cùng một loạt những hành động gây thiệt hại cho nền kinh tế Liên Xô; đồng thời nước Mỹ còn có rất nhiều kế hoạch làm suy yếu các vùng ngoại vi của Liên Xô; hơn nữa Oa-sinh-tơn còn ra sức đánh lui Chủ nghĩa Cộng sản kiểu Liên Xô không chỉ ở thế giới thứ ba, mà còn tiến hành việc đó ở ngay trái tim của Liên Xô nữa.

Ri-gân đã thể hiện một sự căm ghét đối với chủ nghĩa Mác-Lê và “kinh nghiệm” Liên Xô. Ông cho rằng toàn bộ Chủ nghĩa Cộng sản không phải “chỉ là một Chính phủ có một hình thức khác” như Gioóc-giơ Cai-nan1 đã nói, mà là một hành vi méo mó, xằng bậy. “Tổng thống Ri-gân quả thật có một cám giác trời sinh. Ông cho rằng Liên Xô không nên, mà cũng không có thể tồn tại.”. Goóc-giơ Xu-ơn-xu2 nhớ lại “Cảm giác đó không phải có từ những hiểu biết chi tiết về Liên Xô, mà chỉ xuất phát từ bản năng”. Quan điểm này không phải chỉ là một cách nhìn nhận kiểu Gia Cát Lượng sau khi sự việc xảy ra, mà là một loại sự thật khách quan ghi ở trên bàn.

Giờ đây xin cho chúng tôi đối chiếu những lời tuyên bố đó với quan điểm những phần tử trí thức chính cống của nước Mỹ. Ac-tuy Slai-xin-cưa3, năm 1982 sau khi đến thăm Mát-xcơ-va, ông tuyên bố: “Ở các cửa hàng tôi thấy rất nhiều hàng hoá, ở chợ tôi nhìn thấy rất nhiều thực phẩm, ở phố tôi nhìn thấy rất nhiều xe du lịch - dường như mọi thứ so với trước đều nhiều hơn, trừ có nước chấm, điều đó không hiểu tại sao?”. Khi ông tổng kết, mũi nhọn chĩa thẳng vào Chính phủ Ri-gân: “Nước Mỹ có một số người cho rằng Liên Xô đương ở trên bờ của sự tan rã về kinh tế và xã hội, chỉ cần lấy tay đẩy một cái là nó sẽ lộn nhào xuống vực, nhưng những người này... chỉ là những kẻ dối mình, dối người!”. Slai-xin-cưa sau khi so sánh số người Mỹ này và những người Liên Xô cho rằng Chủ nghĩa Tư bản đã “cùng đường mạt lộ”, nói: hai bên đều có một số “kẻ mơ tưởng hão huyền”, họ “chỉ một mục cho rằng xã hội khác đều yếu kém nhiều so với xã hội của họ. Trên thực tế mỗi siêu cường đều có những điều rắc rối về kinh tế!”. Giôn Ken-nơ-sư Can-pu-lây4, một nhà kinh tế học nổi tiếng năm 1984 đã có sự đánh giá tương tự “Thể chế Nga-la-tư có được sự thành công đó là vì nó có một điều khác hẳn với nền kinh tế công nghiệp phương Tây; thể chế này đã triệt để lợi dụng nhân lực trong nước!”. Ông nhận định “Hệ thống kinh tế Liên Xô trong mấy năm nay đã có được những tiến bộ cực lớn”. Xiu-lin Pi-al ở Trường Đại học Cô-lôm-bi-a, chuyên gia các vấn đề về Liên Xô đã phát biểu quan điểm khác của ông trên tạp chí “Ngoại giao sự vụ” năm 1982: “Liên Xô ngày nay, đến một thập niên sau nữa sẽ không giãy giụa khổ sở trong sự khủng hoảng thật sự của thể chế, vì nó đã có một tiềm lực về chính trị và xã hội ổn định rất mạnh mà chưa sử dụng đến. Tiềm lực này đủ để khiến Liên Xô chịu đựng được những khó khăn rất lớn”. Pôn Sa-mu-en-sơn5, người được giải thưởng Nô-ben về kinh tế, trong cuốn sách giáo khoa “Kinh tế học” (1981) của mình, ông đã nói về điểm này rất quyết liệt: “Nếu ai đó cho rằng đại đa số người Đông Âu sống trong cảnh bi thảm thì người đó đã phạm một sai lầm rất lớn”. Lai-stơ Sơ-rô, giáo sư Công học viện Ma-sơng-ri (MIT) cuối thập kỷ 80 trong sách giáo khoa thư “Vấn đề kinh tế” của ông. Ông đã viết: “Kinh tế chỉ lệnh6 có thể tăng cường rõ rệt và thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế không? Liên Xô đã giành được thành tựu to lớn, chứng tỏ điều đó là có thể! Năm 1920, trong nền kinh tế thế giới, Nga chỉ chiếm có một tỉ lệ tương đối nhỏ. Ngày nay, thành tựu kinh tế của nó có thể sánh kịp Mỹ”.
_____________________________________
1. Gioóc-giơ Cai-nan (1904 - ) Năm 1947 ông đề ra chính sách răn đe, chủ trương bao vây quân sự, phong toả kinh tế, lật đổ về chính trị, can thiệp quân sự cục bộ và chiến tranh lạnh về chính trị để kiềm chế về mặt phát triển đối với các nước XHCN... Chính sách này đã có ảnh hưởng nhất định tới phương châm ngoại giao của nước Mỹ trong thời kỳ Tru-man và Ai-xen-hao làm Tổng thống.
2. Gioóc-giơ Xu-ơn-xu; Kinh tế học gia, giáo dục gia và xí nghiệp gia nước Mỹ (1920 - ). Năm 1982 ông đảm nhận chức quốc vụ khanh. Đến nhiệm kì II của Ri-gân ông vẫn giữ chức này.
3. Ac-tuy Slai-xin-cưa: Nhà lịch sử học, nhà giáo dục và là quan chức Chính phủ. Ông là trợ lí đặc biệt về châu Mỹ La tinh của Chính phủ Ken-nơ-đi.
4. Giôn Ken-nơ-sư Can-pu-lây: Nhà kinh tế học, nhân vật đại biểu chủ yếu của học phái và chế độ (1908 - ). Viết rất nhiều sách. Năm 1967 xuất bản cuốn “Quốc gia công nghiệp mới”. Đề xuất vấn đề dùng biện pháp mới về tri thức và chính trị để giải quyết sự suy giảm cạnh tranh kinh tế của nước Mỹ, mở ra những điểm tương đồng ngày càng nhiều giữa chủ nghĩa tư bản do nước Mỹ “quản lý” và chủ nghĩa xã hội.
5. Pôn Sa-mu-en-sơn (1915 - ). Ông được giải thưởng Nô-ben năm 1970 về kinh tế học. Ông là cha đẻ của nền kinh tế học hiện đại. Do đề xuất ra lý luận hoạt động kinh tế thống nhất nên được gọi là “Anh-xtanh” trong giới kinh tế. Trước tác “Kinh tế học” của ông là cuốn kinh điển bắt buộc phải đọc nếu ai muốn nghiên cứu về môn này.
6. Chỉ lệnh: tức mệnh lệnh.



Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Năm, 2010, 08:55:04 pm

Khi tuần báo “Thời đại” công bố cuốn: “Nhân vật quan trọng 10 năm” của Mi-khai-in Goóc-ba-chốp; Strôp Tal-puôt trong một bài viết dẫn đến một cuộc tranh luận kịch liệt đã tuyên bố: “Các nhân vật của phái Bồ câu trong suốt 40 năm, qua những cuộc tranh luận kịch liệt của họ, từ đầu đến cuối bao giờ họ cũng đều chính xác!”. Ông cho rằng, những nhân vật cũng chống Cộng như các quan chức trong Chính phủ Ri-gân, quan điểm của họ dựa trên ý: “Đối với Liên Xô có những sự phóng đại quái đản. Họ cho rằng Liên Xô có thực lực vô hạn độ bao gồm lòng tự tin, tài năng kiệt xuất và một nguồn tài nguyên có thể tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện”. Tuy nhiên, bài viết trên chứng tỏ, tình hình tương phản với những điều trên, ở mức độ rất lớn cũng chân thực. Chủ nghĩa tự do, hoặc cánh tả vẫn đánh giá quá cao thực lực của Liên Xô. Rê-bec Hen-bơ-run, nhà kinh tế học thuộc chủ nghĩa tự do, cánh tả trong tạp chí “Tranh minh” đã thừa nhận: “Một người càng tiếp cận với cánh hữu thì càng có nhiều dự kiến về lịch sử; càng tiếp cận với cánh tả thì dự kiến về lịch sử càng ít”.

Rô-nan Ri-gân tin chắc rằng thể chế Liên Xô có một nhược điểm căn bản; điều này không chỉ thể hiện trong các bài diễn thuyết của ông mà còn chuyển hoá vào trong chính sách của nước Mỹ. Chính phủ Ri-gân muốn lợi dụng nhược điểm của Liên Xô để xác lập ưu thế chiến lược của Mỹ. Chủ nghĩa Cộng sản bị những mâu thuẫn chí mạng “xé nát”, tuy nó có dã tâm về mọi việc trên toàn cầu và về phương diện quân sự nhưng vẫn phải đối mặt với những vấn đề khó khăn về kinh tế và về tài nguyên trong nước. Nhưng nếu có những áp lực đủ lớn với Liên Xô, thì Krem-li phải đối mặt với sự lựa chọn giữa việc duy trì thể chế đế quốc trên toàn cầu và việc giải quyết những vấn đề khó khăn.

Đầu năm 1982, Tổng thống Ri-gân và vài cố vấn hàng đầu của ông bắt đầu vạch ra một chiến lược nhằm đánh vào những nhược điểm về kinh tế và chính trị của thể chế Liên Xô “Chúng tôi áp dụng một chiến lược toàn diện bao gồm kinh tế chiến bên trong để “đánh” vào nhược điểm của Liên Xô”. Cai-xpa Uyn-pak1 nhớ lại: “Nó là một chiến dịch không ồn ào, cùng tiến hành với các nước đồng minh, đồng thời có sử dụng cả biện pháp khác”. Đó là một chiến lược ở thế công, mục đích của nó là chĩa mũi nhọn đấu tranh của các siêu cường vào Hệ thống XHCN thậm chí vào chính Liên Xô.

Mục tiêu và biện pháp của công thế này được thể hiện ở một loạt chỉ thị tuyệt mật về quyết sách đối với nền An ninh quốc gia (NSDD) do Tổng thống Ri-gân kí vào các năm 1982 và năm 1983; (đó là mệnh lệnh chính thức dưới hình thức văn bản do Tổng thống Ri-gân căn cứ vào chính sách ngoại giao chủ yếu soạn thảo thành chỉ thị cho các ngành và các cố vấn hàng đầu của ông. Trong tình hình lúc bấy giờ, loại mệnh lệnh văn bản này thường ở cấp độ tuyệt mật). Về nhiều mặt, những chỉ thị này chứng tỏ, các chính sách của Mỹ thực thi trước đó không lâu trên cơ bản đã kết thúc. Chỉ thị NSDD - số 32 do Tổng thống kí tháng 3 năm 1982 tuyên bố, nước Mỹ sẽ tìm cách “triệt tiêu” sự khống chế của Liên Xô đối với Đông Âu đồng thời áp dụng các hành động ngấm ngầm và các biện pháp khác để ủng hộ các tổ chức ở các vùng để chống Liên Xô. Chỉ thị NSDD - số 66 do Tổng thống Ri-gân phê chuẩn tháng 11 năm 1982 tuyên bố, thông qua “Chiến lược tam vị, nhất thể” tiến hành “đánh” vào tài nguyên có tính then chốt của nền kinh tế Liên Xô, từ đó làm tan rã nền kinh tế của họ; và như vậy nó sẽ trở thành chính sách của nước Mỹ. Tháng 1 năm 1983, Ri-gân kí tắt chỉ thị NSDD - số 75, yêu cầu nước Mỹ không nên chỉ chung sống với thể chế Liên Xô, mà phải từ trên căn bản cải biến nó. Những mệnh lệnh thuộc loại này đều là thông qua những chính sách mang nặng tính công kích để đánh lui thế lực của Liên Xô, từ đó tiến hành một cuộc “kinh tế chiến” hoặc “tài nguyên chiến” chống Liên Xô. Với những chỉ thị đó, Chính phủ Ri-gân tuy chưa gây ra nguy cơ cho Liên Xô, nhưng nó đã làm cho ngày tan rã của thể chế Liên Xô càng đến gần thêm.

Khi bắt đầu thực thi chiến lược này thì còn lại vấn đề phân công. Xuất phát từ việc không một ai hiểu rõ tường tận toàn bộ vấn đề, Ri-gân quyết định xem “đường ray” nên thông về đâu. Ông quyết định các thành viên của Uỷ ban An ninh quốc gia (NSC)2 phụ trách “lắp đặt đường ray”! Uyn-li-am Cô-xây3 và Cai-xpa Uyn-pack bảo đảm sao cho “con tàu đến được nơi cần đến!”.
_____________________________________
1. Cai-xpa Uyn-pak (Caspar Weinbergor): Bộ trưởng Quốc phòng trong Chính phủ Ri-gân.
2. Uỷ ban An ninh quốc gia (NSC): Một cơ quan trong bộ phận hành chính của Tổng thống. Cơ quan này thành lập năm 1947. Nó có nhiệm vụ đề xuất kiến nghị lên Tổng thống về các vấn đề có liên quan tới sự an ninh của quốc gia. Tổng thống Mỹ đảm nhận chức vụ Chủ tịch Uỷ ban này. Các thành viên khác bao gồm phó Tổng thống, Quốc vụ khanh và Bộ trưởng Quốc phòng. Cố vấn Uỷ ban an ninh quốc gia có: Chủ tịch hội đồng liên tịch Tham mưu trưởng, Cục trưởng Cục tình báo trung ương và các quan chức khác được Tổng thống uỷ nhiệm và được Quốc hội đồng ý.
3. Uyn-li-am Cô-xây (William Cosey): Cục trưởng Cục tình báo trung ương Mỹ (1913 - 1987) Từ 1941 - 1946 ông công tác tại Cục tình báo chiến lược Âu châu (tiền thân của Cục tình báo trung ương chỉ huy các gián điệp từ Luân Đôn phái đến Âu châu. Dưới sự chỉ huy của Cô-xây Cục tình báo trung ương đã tăng cường việc ủng hộ các loại tổ chức chống Cộng. Tháng 12 năm 1986 ông chết do xuất huyết não.



Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Năm, 2010, 08:55:52 pm

Do một bộ phận quan trọng của chiến lược Ri-gân là thông qua hành động ẩn giấu, nên Cục trưởng Cục Tình báo Trung ương (CIA)1 Cô-xây có nhiệm vụ giữ một vị thế hạt nhân của chiến lược này. Trong lịch sử nước Mỹ, Cô-xây trở thành một Cục trưởng Cục Tình báo có quyền thế nhất, hơn nữa ông còn có thể được quyền tiếp cận Tổng thống. Do tính toàn diện và phải sử dụng phương pháp ẩn giấu của chiến lược này, nên Cô-xây thường tiếp cận với các thành viên nội các, những người nắm về lĩnh vực chính sách ngoại giao. “Ở một mức độ nào đó, Cô-xây thường tự coi mình như Quốc Vụ viện và như Bộ Quốc phòng”. Gơ-ren Căm-ben, người đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Uỷ ban giám sát tình báo Phủ Tổng thống ở thập kỉ 80 nhớ lại “Cô-xây không nơi nào không tới, không việc gì không làm, dường như “Cục trưởng Cục Tình báo trung ương” chỉ là một danh hiệu, chứ không phải là một chức vụ!”.

Phần lớn công việc của Cô-xây đều bí mật, thậm chí đối với một số trợ thủ cao cấp của Tổng thống cũng không biết được nhiều điều như ông. “Trước nay tôi không biết được những hoạt động của Cô-xây”. Ri-xúc A-lơn, trợ lý thứ nhất về vấn đề An ninh quốc gia của Ri-gân nhớ lại “Ông ta có một chiếc máy bay mầu đen. 1/4 thời gian trong năm, ông ở trên chiếc máy bay đó. Ông chu du toàn thế giới, giải quyết một số việc mà người ta có thể tưởng tượng được. Nhiều khi, ngay đến Tổng thống cũng không biết ông ta ở đâu”.

Chính Cô-xây là người nắm các nhân tố then chốt trong chiến lược Ri-gân, bao gồm những hành động bí mật ở Ba Lan, Tiệp Khắc và Áp-ga-ni-xtan. “Bất cứ việc gì, chỉ cần có thể gây rắc rối, trở ngại cho Liên Xô là đều có bàn tay của ông!”. Đô-nat Ri-can, bạn thân của Ri-gân, Bộ trưởng Bộ Tài chính và là Chủ nhiệm Văn phòng của Tổng thống nhớ lại: “Ông ta luôn suy nghĩ tới việc đó, nó đã làm cho tâm thần ông ta không lúc nào được yên ổn”.

Thành kiến của Cô-xây đối với Liên Xô thật ra không có gì mới mẻ. Để hiểu rõ tâm trạng này của ông, ta cần quay trở lại thời kỳ Thế chiến thứ hai, khi đó ông làm việc ở Cục Tình báo chiến lược (OSS)2. Đối với Cô-xây mà nói, Chủ nghĩa Cộng sản không phải là một sự uy hiếp gì mới mà là một bộ phận chủ yếu mang tính khủng bố do bọn Na-di nước Đức lập ra. “Ông thấy rõ đó là một sự nghiệp chưa hoàn thành mà cần hoàn thành sau Thế chiến thứ hai”. Trước khi chuyển về Trung Mỹ, cho mãi đến giữa thập kỉ 80, A-len Fi-e-rơ vẫn hoạt động ở bán đảo A-rập, ông nói tiếp. Điều đó chứng tỏ vì sao Cô-xây cứ nhằm vào chức vụ Cục trưởng này; ông coi đó là một dịp để tiếp tục chiến đấu.
_____________________________________
1. Cục Tình báo Trung ương (C.I.A): Cơ quan gián điệp và phản gián điệp của Chính phủ Mỹ chính thức thành lập năm 1947. Nó có 4 bộ môn: Phòng Tình báo, phụ trách phân tích tình báo; Phòng Hành động, phụ trách các hoạt động bí mật; Phòng Khoa học kỹ thuật, phụ trách thiết bị kỹ thuật và mọi công việc về khoa học kỹ thuật; cuối cùng là Phòng Hành chính, phụ trách quản lý, hành chính và bảo vê an ninh.
2. Cục tình báo chiến lược (OSS): Tiền thân của Cục tình báo trung ương. Tháng 6 năm 1942, Tổng thống Ru-dơ-ven hạ lệnh thành lập Cục này. Nhiệm vụ chủ yếu của nó là thu thập tình báo nước ngoài, phản tuyên truyền và hoạt động bí mật. Phạm vi hoạt động của nó bao gồm các nơi trên toàn cầu. Từ châu Mỹ La tinh và chiến khu Thái Bình Dương. Nhân viên Cục này có lúc lên tới 12 nghìn người. Tháng 10-1945, Cục này giải tán.



Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Năm, 2010, 08:56:36 pm

Một người nữa là Cai-xpa Uyn-pak; đã từ lâu ông vốn là bạn và trợ thủ của Ri-gân. Uyn-pak có một hoài vọng rất lớn đối với việc phát minh ra kỹ thuật mới, ngoài ra ông cũng không thích chủ nghĩa cộng sản. Trong suy nghĩ của ông, sự phát minh kỹ thuật mới là một ưu thế đặc biệt của nước Mỹ. Nước Mỹ có thể và phải dùng nó để làm hao tổn nền kinh tế của Liên Xô! “Lấy chỗ mạnh của ta để đánh vào chỗ yếu của đối phương, đó là một loại tư tưởng”. Uyn-pak nhớ lại, “mà chỗ mạnh của chúng ta là kinh tế và kỹ thuật”.

Điều đó có nghĩa là trọng điểm trong việc chạy đua quân sự giữa phương Đông với phương Tây là chuyển từ số lượng sang chất lượng. Uyn-pak cho rằng, sự ứng dụng trong lĩnh vực những phát minh kỹ thuật mới về quân sự nếu không bị trở ngại thì nó có thể đẩy Mat-xcơ-va ra tít tận phía sau. Trong các văn kiện tuyệt mật của Lầu Năm Góc, Uyn-pak gọi đó là một loại phương thức về “kinh tế chiến”. Ông biết nhược điểm kỹ thuật của thể chế Liên Xô; do đó ông có ý định lợi dụng điều này.

Sự xây dựng quốc phòng do Uyn-pak chủ trì không phải thể hiện ở chỗ tăng dự toán trong ngân sách. Tiêu hết bao nhiêu tiền và có bao nhiêu tiền, 2 điều này quan trọng ngang nhau. Theo quan điểm của tướng Mác-khơ-mit Ây-khai-trô-vis Kha-lê-ép, điều làm cho Mat-xcơ-va phải lúng túng là sự xây dựng quốc phòng cần sao cho: “các bước đi và hình thức trước nay chưa hề có phải được... tăng cường một cách gấp rút”. Uyn-pak cũng nhận định một cách chắc chắn rằng, nếu Liên Xô không vay được tiền và giành được kỹ thuật của phương Tây thì họ không thể duy trì nổi thể chế của họ. Nếu có khả năng là ông sẽ nắm ngay lấy cơ hội để tranh thủ hạn chế mậu dịch giữa phương Đông và phương Tây.

Chỉ cần thấy Cô-xây và Uyn-pak là thành viên của nội các trong nhiệm kỳ thứ nhất và Ri-gân, đồng thời thấy hai người cùng Tổng thống tiến đến nhiệm kỳ thứ hai là người ta biết ngay rằng họ có một tư thế hiển hách như thế nào trong quá trình vạch chiến lược. Theo như thông lệ thì trong quá trình soạn thảo chiến lược, Uỷ ban An ninh quốc gia phải đóng vai trò quan trọng. Uy-li-am Cơ-lac bạn cũ của Ri-gân, trợ lý An ninh quốc gia, tuy không nhận nhiệm vụ vạch ra chính sách ngoại giao, nhưng ông có năng lực thấu hiểu vấn đề rất sắc bén, nên đối với phần quan trọng nhất nào đó của chiến lược này ông đều có sự giám sát. Các thành viên của Uỷ ban an ninh quốc gia như Giôn Pin-đơ Kơ-xtơ, Rô-bec Mac-phi-ran, Rô-giơ Ru-pin-sin, Ri-xac Phai-pus, Bi-en Mác-tanh, Đô-nat Phu-chiê, cùng với Ven-sun Ran-ni-xtơ-rô, đối với việc vạch ra chiến lược này họ cũng đều có tác dụng then chốt. Mác Phi-ran và thượng tướng hải quân Pin-đơ Kơ-xtơ, sau đó đến Cơ-lac, trước sau đều đảm nhận chức trợ lí An ninh quốc gia. Họ đã bảo lưu bộ phận then chốt của chiến lược này được hoàn chỉnh, rồi sau đó thực thi ở nhiệm kỳ thứ 2 của Ri-gân.

Chiến lược ở thế công này được vạch ra ở thời kỳ đầu nắm quyền của Ri-gân; thế tiến công đầu năm 1987 có chút suy giảm vì khi đó có một số vấn đề liên tiếp xảy đến như các quan chức cao cấp quan trọng người chết, kẻ từ chúc; rồi vấn đề phân công trong nội bộ Chính phủ! Chiến lược này đã “đánh” vào các mặt then chốt của thể chế Liên Xô, bao gồm:

- Dùng các biện pháp ngấm ngầm chi viện Công đoàn Đoàn kết Ba Lan về các mặt tài chính, tình báo và hậu cần để bảo đảm cho phái phản đối tồn tại được ngay trong lòng của đế chế Liên Xô.

- Giành cho tổ chức chống đối ở Áp-ga-ni-xtan sự ủng hộ thiết thực về tài chính và quân sự, đồng thời cũng chi viện cho du kích Mu-xlim1 để cho số quân này đưa chiến tranh vào đất Liên Xô.

- Thông qua sự hợp tác với A-rập Xau-đi2 hạ thấp giá dầu mỏ, đồng thời hạn chế Liên Xô xuất khẩu khí đốt sang các nước phương Tây, ngoài ra lại phát động một chiến dịch khiến cho sự thu nhập ngoại tệ mạnh của Liên Xô giảm hẳn.

- Phát động một cuộc chiến tranh tinh thần; xui nguyên, dục bị trong Ban lãnh đạo Liên Xô với mục đích khiến họ do dự không dám quyết đoán mọi điều và lo lắng sợ hãi.

- Phát động một chiến dịch toàn diện và toàn cầu bao gồm cả vấn đề ngoại giao, từ đó giảm thiểu khả năng giành được kỹ thuật cao của phương Tây.

- Phát động một chiến dịch tung ra các tình báo kỹ thuật giả ở diện rộng, với ý đồ làm lụn bại kinh tế Liên Xô.

- Triển khai công cuộc xây dựng quốc phòng kỹ thuật cao có tính tiến công khiến Liên Xô cảm thấp phải chịu áp lực cao về mặt kinh tế, đồng thời gây một sự căng thẳng về mặt tài nguyên.
_____________________________________
1. Mu-xlim: tín đồ đạo Ixlam.
2. A-rập Xau-đi: tức Ả-rập Xê-út.



Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 16 Tháng Năm, 2010, 08:58:18 pm

Việc soạn thảo và thực thi những chính sách này, trong rất nhiều trường hợp chỉ hạn chế ở một số ít người trong Uỷ ban An ninh quốc gia và trong Nội các. “Những sáng kiến này hầu như không hề thảo luận trong hội nghị của nội các” - Cơ-lac nhớ lại - “Tổng thống chỉ đưa ra quyết định cùng với hai, ba cố vấn của ông ngay tại phòng làm việc của mình”. Ví dụ, Quốc vụ khanh Gioóc-giơ Xu-ơn-xu chỉ biết được tình hình hữu quan về “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” trước công chúng có mấy tiếng đồng hồ. Việc nước Mỹ viện trợ bí mật cho Công đoàn Đoàn kết Ba Lan chỉ có một số ít người trong Uỷ ban An ninh quốc gia biết. Quyết định có tính then chốt về việc động viên và viện trợ du kích Mu-xlim tiến công quân sự vào nội địa Liên Xô khống hề có cuộc thảo luận nào trong Nội các; Tổng thống chỉ thảo luận vấn đề đó với Cơ-lắc và Cô-xây, sau đó liền đưa ra quyết định.

Rất nhiều các tác phẩm văn học có liên quan tới mối quan hệ giữa chính sách của Mỹ với sự kết thúc chiến tranh lạnh, bao gồm “Bước ngoặt” của Tan. Ô-pê-đa-phây và “Những điều bí ẩn ở giai tầng cao cấp” của Mai-cơn Be-sluô-sư và Stơ-rôp Tan-pôt. Những tác phẩm này hầu như có liên quan tới những sự khác biệt rất nhỏ của thủ đoạn ngoại giao; những thủ pháp này phần nhiều phản ánh quan điểm của tác giả, chứ không phải quan điểm của Chính phủ Ri-gân. Rô-nan Ri-gân có lẽ là một Tổng thống đương đại rất đặc biệt. Ông không coi những hiệp nghị và điều ước về khống chế vũ trang là một biện pháp thành công mà ông giành được trong trường ngoại giao. Đối với phần nhiều các hiệp nghị khống chế vũ trang, rất ít khi ông chịu bỏ phí thì giờ ra nghiên cứu, mà ông coi cuộc đấu tranh giữa phương Đông và phương Tây là một cuộc chiến đấu sinh tử.

Phần tiếp theo của cuốn sách này, chúng tôi không có ý định tìm xét về lĩnh vục ngoại giao và khống chế vũ trang, vì đó là lĩnh vục mà chúng tôi đã khai thác nhiều lần trước khi kết thúc thời kì chiến tranh lạnh, ngoài ra thời kỳ then chốt này cũng không phải là lịch sử về quan hệ Mỹ - Xô. Hơn nữa, đây chỉ là một cuốn sách ghi chép về những hoạt động của Chính phủ Ri-gân, nhằm mục đích đánh lui, đồng thời làm yếu thế lực Liên Xô, từ đó triển khai những hoạt động để bí mật tiến công họ trên các mặt trận kinh tế chính trị và tinh thần.

Tuy nhiên một cuốn sách ghi chép thận trọng, tỉ mỉ thì có thể trình bày mọi diễn biến của sự việc! Đúng như một nhà văn đã nói: không có một kí giả nào có thể tái hiện trăm phần trăm chính xác các sự kiện xảy ra ở một thời kỳ nào đó trước đây. Trí nhớ có thể đã đùa bỡn với những người đã từng trải qua các sự kiện nhưng khi kết quả của sự việc đã rõ mồn một thì lời nói trên trở thành sự thật! Một ký giả có thể thông qua sự đối chiếu đủ các loại tài liệu để ngăn ngừa những sai sót có thể xảy ra; nhưng những ký giả, phóng viên đều có những hạn chế, mặc dầu vậy những tài liệu có sai sót đó đối với độc giả (và cả tác giả) mà nói, chúng vẫn hữu dụng!


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Sáu, 2010, 11:45:07 am

CHƯƠNG MỘT

Tháng 1 năm 1981, Oa-sinh-tơn lạnh vô cùng. Tuyết dính nước mưa đóng băng, gió rét buốt theo dòng sông Pô-tô-mác lan toả đi khắp nơi. Mặc dầu vậy, nhưng ở thủ đô này, cũng như bất kỳ mỗi lần quyền lực có sự chuyển giao lại bừng lên một niềm kỳ vọng tha thiết! Rô-nan Ri-gân, chỉ hai ngày sau lễ nhận chức Tổng thống đã triệu kiến Cục trưởng Cục Tình báo trung ương Uyn-li-am Cô-xây1, người ông mới bổ nhiệm đến gặp ông tại phòng Bầu dục. Tổng thống vừa nhận chức đã gặp riêng Cục trưởng Cục Tình báo trung ương, bất kể nhìn từ góc độ nào, việc này cũng có chút khác thường. Chúng ta nên biết rằng, lúc đó người ta cũng đang cần Tổng thống ký vào một bản dự toán, đồng thời có một số chức vụ trong Chính phủ đang chờ bổ nhiệm các quan chức mới. Vấn đề trung tâm mà Chính phủ mới thành lập cần chú trọng nên là vấn đề kinh tế. Nhưng, người mà Rô-nan Ri-gân tiếp kiến không chỉ là Cục trưởng Cục Tình báo mà còn là một cố vấn thân cận được Tổng thống tín nhiệm.

Sự tín nhiệm này đã có đối với Cô-xây ngay từ những ngày trong thời kỳ tranh cử của Ri-gân. Khi Cô-xây nhận chức chủ tịch Uỷ ban vận động bầu cử Tổng thống cho Ri-gân, thì Uỷ ban này đã có sự chia rẽ, thậm chí còn rơi vào tình trạng hỗn loạn! “Nhiều người đã quên rồi sao! Đầu năm 1980, Rô-nan Ri-gân không mấy hi vọng trúng cử Tổng thống!”. Ri-sác A-lơn trợ lý an toàn quốc gia của Ri-gân nhớ lại: “Cô-xây đã giúp Ri-gân xoan chuyển lại tình thế”. Khi cuộc vận động tranh cử này ở vào thời kỳ cuối, Ri-gân đã nghe theo lời khuyên của Cô-xây. Tổng thống biết rằng, hôm nay ông có thể ngồi trong phòng làm việc hình bầu dục này, một phần cũng nhờ có Cô-xây đã vận dụng kinh nghiệm quản lý và sự tinh nhậy chính trị của ông ta vào trong cuộc vận động tranh cử này. Một cố vấn của Ri-gân đã nói với Mác-tanh An-đec-sơn, một quan chức trong ủy ban vận động bầu cử rằng: “Ri-gân rất cám ơn Cô-xây, đó là điều mà bất cứ một nhà lãnh đạo nào cũng đều có đối với người đã giúp đỡ mình!”. Tuy nhiên, trong mấy tuần sau ngày bầu cử năm 1980, vào lúc mà các chức vụ trong Nội các đã khiến nhiều người phải mong ước đang được sắp xếp thì Cô-xây càng ngày càng cảm thất thất vọng. Cô-xây những tưởng rằng với sự tin cậy và tín nhiệm giữa ông ta với Tổng thống thì lẽ ra ông ta phải được bổ nhiệm chức Quốc vụ khanh mới đúng; đây là một chức vụ mà Cô-xây rất mong muốn! Nhưng Ri-gân lại chọn A-lec-xan-đơ Hê-gơ, nguyên Tư lệnh NATO đã thoái ngũ; một đặc điểm của con người này là rất tuân thủ kỷ luật. Về nhiều mặt, Hê-gơ và Ri-gân không có mấy quan hệ với nhau; Hê-gơ không phát huy được tác dụng gì trong cuộc bầu cử này; ông ta không phải là bạn của Ri-gân, mà cũng chẳng phải là người mà Ri-gân trọng nể. Đương nhiên, một số đặc điểm của Hê-gơ lại được coi là quan trọng đối với chức danh Quốc vụ khanh; đó là kinh nghiệm và phong độ của ông ta.

Hạ tuần tháng 11, cuối cùng thì Tổng thống cũng “điểm” đến Cô-xây. Nhưng chức vụ mà Tổng thống đưa ra lại rất không hợp ý vị nguyên Chủ tịch Uỷ ban vận động bầu cử này. Chức danh Cục trưởng Cục Tình báo trung ương nhiều nhất cũng chỉ là một chức vụ làm người sai phái cho người khác, đâu phải của một nhà quyết sách! Vai trò này rất khó có cơ hội được tiếp cận với Tổng thống, hoặc với trung tâm quyền lực, bởi vì thông thường thì Cục trưởng Cục Tình báo Trung ương chỉ là người đánh giá, nhận xét các tin tức tình báo. Sau khi Ri-gân đưa ra quyết định này thì Cô-xây nói: “Xin cho suy nghĩ vài ngày, sau đó tôi sẽ trả lời”.

Cô-xây nghĩ đi, nghĩ lại, và thấy rằng chức vụ này không làm ông ta hài lòng. Nhưng nhìn chung với độ tuổi 67 thì ông ta khó được chọn vào các chức vụ then chốt có quyền lực. Vì vậy, Cô-xây quyết định triệt để lợi dụng chức vụ này rồi từ đó chen vào tập đoàn trung tâm quyền lực.
______________________________________
1. Uyn-li-am Cô-xây tức William Cosey.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Sáu, 2010, 11:45:59 am

Sau mấy hôm suy nghĩ, Cô-xây trả lời Tổng thống là đồng ý nhận chức vụ trên nếu được đáp ứng các điều kiện dưới đây. Ông nói thêm, đây là 3 điều kiện tiên quyết! Điều kiện thứ nhất là trong bất cứ cơ cấu về mặt quyết sách của một chính sách ngoại giao quan trọng nào, Cô-xây cũng phải hoàn toàn được coi như một thành viên của nội các về một cấp bậc và cương vị; vì rằng Cô-xây không muốn mình bị gạt ra khỏi ngoài vòng quyết sách.

Điều kiện thứ hai là, có một văn phòng tổng hợp ở ngay trong Nhà Trắng. Cô-xây muốn được ở đó để dễ dàng tiếp cận với Tổng thống, với các quan chức trong Nhà Trắng, chứ không muốn mình bị đẩy ra tận Lăng-lây (nơi đặt Tổng bộ CIA tại bang Viếc-gi-ni-a). Ông ta muốn mình có thể không cần thông báo mà xộc vào phòng Bầu dục bất kỳ lúc nào, điều này có thể có tác dụng phi chính thức đối với ảnh hưởng của chính sách nước Mỹ. Nhưng thật ra Cô-xây muốn có một nơi của mình ở nhà Trắng là từ một nguyên nhân khác. Cứ theo như Mác-tanh An-đéc-sơn làm việc ở Uỷ ban Cố vấn về tình báo ngoại giao của Tổng thống, người nắm được đầu đuôi ngọn ngành sự việc này thì: “Nếu Cô-xây có một văn phòng và thư kí riêng ở tầng ba tại Lầu lớn Văn phòng Hành chính (OEOB) thì điều đó có nghĩa là bất kỳ lúc nào Cô-xây cũng có thể trao đổi ý kiến riêng của mình với bất cứ thành viên nào của Uỷ ban An ninh quốc gia. Cô-xây cũng có thể triệu tập hội nghị ở ngay văn phòng của ông ta, lánh xa cái cơ quan quan liêu mà ông ta lãnh đạo. Những cú điện thoại của ông ta ở Lầu lớn của Văn phòng Hành chính sẽ được bảo mật hoàn toàn; cũng giống như ở Tổng bộ Cục Tình báo trung ương, ông ta không cần phải ghi âm vào băng, mà chỉ phải ghi chép lại cho cẩn thận thôi!”

Điều kiện thứ ba là “mở cửa”. Cô-xây muốn Tổng thống bảo đảm với ông ta là: Cô-xây có thể bất cứ lúc nào cũng đến thẳng phòng Bầu dục được. “Ông ta không muốn phải có người thông báo mới được nói chuyện với Tổng thống”. Về việc này thì Chep Mai-yê, trợ lý đặc biệt của Cục Tình báo trung ương nói: “Ông ta muốn được nói chuyện điện thoại với Tổng thống, hoặc được trực điện nói chuyện với Tổng thống”.

Ri-gân đồng ý ngay với 3 điều kiện này. Như vậy là, Cô-xây lập tức trở thành một Cục trưởng Cục Tình báo trung ương có quyền thế nhất trong lịch sử nước Mỹ. Bất luận là chính thức hay phi chính thức, Cô-xây được coi như trung tâm quyền lực của chính sách ngoại giao. “Hiệp nghị” này sau khi đã được thống nhất giữa Cô-xây với Tổng thống thì coi như Cô-xây đã có một cương vị trong Nội các và trở thành một thành viên “duy ngã độc tôn” của Uỷ ban An ninh quốc gia. Điều quan trọng hơn là, Cô-xây ít lâu sau lại còn là một người thành lập tổ qui hoạch An ninh quốc gia (NSPG). Đó là một tổ nắm quyền thực sự. Tổ này vạch ra chính sách ngoại giao; các thành viên của nó chỉ gồm Tổng thống, Phó Tổng thống, Quốc vụ khanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Trợ lí An ninh quốc gia, và bây giờ lại thêm Cô-xây.

Nhưng, ngoài việc chính thức có quyền đối với một phòng làm việc ở Lầu lớn của Văn phòng Hành chính ra thì việc Cô-xây trở thành một Cục trưởng Cục Tình báo trung ương có quyền thế nhất trong lịch sử còn có một điều kiện rất quan trọng nữa là, ông ta có mối quan hệ thân mật với Tổng thống, đó là ưu thế quan trọng của ông ta! “Hai người rất hợp nhau”. Chep Mai-yê nói: “Họ đều là người Mỹ gốc Ai-len, cùng trải qua những năm kinh tế khủng hoảng mà lại cùng chung một thế giới quan. Trừ khi Ri-gân nắm chính quyền, mỗi tuần họ đều gặp nhau 2 lần, mà bao giờ cũng chỉ có 2 người với nhau, họ còn thường nói chuyện điện thoại với nhau! Trợ lý An ninh quốc gia rất hay đến chỗ Tổng thống, mỗi lần đến đó bao giờ ông ta cũng gặp Cô-xây. Ông ta là một Cục trưởng Cục Tình báo trung ương có quyền thế nhất trong lịch sử nước Mỹ!”. Ba người Cô-xây, A-lơn, Uyn-pek, đã chủ trương trả đũa đối với những thách thức của Liên Xô; họ đều có thể tiếp cận với Tổng thống.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Sáu, 2010, 11:48:59 am

Cô-xây sau khi gặp mặt với các quan chức ở Tổng bộ Cục Tình báo Trung ương ở Lăng-lây thì nhanh nhẹn vào ngồi trong chiếc ô tô kiểu Ôn-đơ 981. Sau khi Cô-xây được Tổng thống bổ nhiệm vào cuối tháng 1 thì chiếc ô tô này được Cục Tình báo trung ương kiểm tra an toàn rất kỹ. Cửa kính chiếc ô tô này màu lam sẫm, vừa phòng đạn mà lại phòng chống các chất gây nổ, ngoài ra còn có 2 vệ sĩ ngồi phía dưới xe võ trang đầy mình. Lại còn có một vệ sĩ nữa đeo súng ngồi cạnh người lái xe - người này mang theo cả một hòm đạn. Phía sau chỗ ngồi có vài chiếc máy điện thoại để Cô-xây gọi về Lăng-lây và Nhà Trắng, lại còn có một máy điện thoại bảo mật để Cô-xây dùng. Phía sau chiếc Ôn-đơ này còn có một chiếc xe bảo vệ trên đó có 4 vệ sĩ, mỗi người đều đeo một bao đạn, đồng thời họ còn mang theo một khẩu U-di2. Khi còn cách 2 phố nữa thì đến số nhà 1600 của phố lớn Pen-xin-va-ni-a3, đó là nơi mà người lái xe gọi là “khu an toàn Nhà Trắng”. Tới đây là “Nam tước” biệt hiệu của Cô-xây đã sắp đến nơi mà ông ta cần đến.

Cô-xây và Tổng thống gặp nhau có chút muộn. Người ta chỉ thấy Cô-xây rảo bước lên bậc thềm cửa phía bắc của toà Nhà Trắng, người ông ta hơi ngả về phía trước, 2 cánh tay vung vẩy theo nhịp chân bước, một bên nách cặp mấy chiếc phong bì, bàn tay cầm một chiếc bút máy, mấy vệ sĩ từ trên xe cũng bước xuống đi sát theo Cô-xây. Cô-xây bước nhanh vào toà Nhà Trắng. Mấy nhân viên bảo vệ ở đây lần đầu tiên tận mắt nhìn thấy người thủ lĩnh ngành Tình báo của Ri-gân. Trên đỉnh chiếc đầu hói của ông ta có mấy nhúm tóc bạc, trên sống mũi là một cặp kính gọng vàng, nét mặt Cô-xây toát lộ một vẻ hiền hoà thường có ở những người già ở độ tuổi đã nghỉ hưu. Khi đó cô-xây còn chưa nhận nhiệm vụ. Mọi bạn bè và kẻ đối địch với Cô-xây cũng chỉ bị vẻ ngoài hiền hoà của ông ta lừa gạt lúc ban đầu khi mới tiếp xúc thôi. Nhưng khi bắt đầu mở miệng nói, thì con người thực giảo hoạt, sắc sảo của Cô-xây lộ rõ ngay trước mọi người. Sau khi Cô-xây trao đổi mấy câu ngắn gọn với Ri-sác A-lơn và Ai-đơ-uân Miss luật sư của Nhà Trắng thì ông ta đi vào gặp Ri-gân.

Trong phòng Bầu dục, Cô-xây vừa chào hỏi vừa bắt tay Tổng thống. Hai người sau khi trao đổi mấy câu bông đùa kiểu Ai-len với nhau thì đi ngay vào vấn đề chính. Do có đôi chút nặng tai nên dù ai đó có nói to, có phát âm thật rành rõ, Ri-gân cũng phải căng tai để nghe, đồng thời ông ta còn yêu cầu người đối thoại nói to hơn nữa. Cô-xây khi nói, phát âm lại không rõ, câu kệ không mạch lạc nên làm cho Tổng thống nghe rất khó khăn (Ri-gân thường nói đùa rằng, Cô-xây là một người của Cục Tình báo trung ương tuy không đếm xỉa gì đến vấn đề bảo mật mà vẫn được nói chuyện điện thoại với Tổng thống). Trong giai đoạn cuối của cuộc vận động tranh cử Tổng thống vừa qua, Cô-xây đã học được một bí quyết quan trọng, hết sức được việc của một quan chức trong Chính phủ, bí quyết này đã khiến cho Tổng thống nghe rõ được những lời Cô-xây nói. Bí quyết đó là bằng mọi cách phải đứng sát ngay cạnh Ri-gân, thế là Ri-gân đều nghe rõ được những lời Cô-xây nói với ông.

Việc Ri-gân nặng tai và Cô-xây nói năng không mạch lạc đã khiến cho sau này mọi người có những suy diễn là: đối với việc mà Tổng thống đã thực sự chuẩn y thì đó là việc mà Cô-xây đã kiến nghị hoặc đang làm. Một quan chức nguyên là một trợ lý An ninh quốc gia nói: “có khi chúng tôi nghi ngờ không biết là Tổng thống có nghe hiểu lời của Cô-xây không, nhưng dù sau khi ông gật đầu đối với một việc nào đó, thì Nhà nước cũng cứ phải theo đó mà làm thôi!”
______________________________________
1. Ôn-đa 98: chiếc xe này do nhà chế tạo ô-tô Ranson Ôn-đơ thiết kế. Sau đó tên ông trở thành tên loại ô-tô này.
2. U-di: Đây là loại súng tự động loại nhỏ giành cho cảnh sát và lính đặc nhiệm sử dụng, tên loại súng này cũng chính là tên của người đã thiết kế nó.
3. Nhà số 1600 phố Pen-xin-va-ni-a: toà dinh thự này chính là Nhà Trắng, nơi làm việc của các đời Tổng thống Mỹ.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Sáu, 2010, 11:50:49 am

Trong cặp văn kiện của Cô-xây đựng đầy ắp một số bản đồ và biểu đồ, ông ta còn mang theo những tài liệu gốc về những báo cáo có liên quan đến tình hình kinh tế của Liên Xô.

“Thưa Tổng thống”, Cô-xây vừa giở cặp văn kiện của ông ta ra vừa nói: “Tôi xin báo cáo với Tổng thống về tình hình mới nhất về Liên Xô. Hiện trạng của họ rất không tốt, họ đương giẫy giụa trong tình trạng khổ cực!” Cô-xây báo cáo với Tổng thống một số việc có liên quan với ngành chế tạo của Liên Xô về những tin vui, những chuyện ít người biết lấy ra từ các tin tình báo báo cáo với Tổng thống, đồng thời ông còn trình bày luôn với Tổng thống về biểu đồ phản ánh tình hình thu nhập, lên xuống của đồng ngoại tệ mạnh ở Liên Xô. Cô-xây nói với Ri-gân: “Tình hình Liên Xô còn tồi tệ hơn những điều chúng ta tưởng tượng về họ. Tôi muốn để Tổng thống tận mắt thấy được trạng thái bệnh tình về nền kinh tế của họ trầm trọng đến mức độ nào, vì vậy nên nó hết sức yếu ớt. Do sự khuếch trương quá mức, nên nền kinh tế của họ đã có những bước đi khập khểnh. Ba Lan hiện đương rối loạn. Họ đang sa lầy ở Áp-ga-ni-xtan. Cu Ba, Ăng-gô-la và Việt Nam, những người đó đã trở thành gánh nặng đối với “đế quốc” này. Thưa Tổng thống, chúng ta đang đứng trước một cơ hội lịch sử. Chúng ta có thể làm cho họ bị tổn hại nặng!

Sau ít phút lặng lẽ - một quãng dừng có tính chiến lược, Cô-xây nói tiếp: “Thưa Tổng thống, hàng tuần tôi sẽ báo cáo với Tổng thống những tài liệu gốc về sự tiến triển của tình hình - số tài liệu này chưa qua sàng lọc. Tôi cũng đương chỉnh lý một loạt những thành quả đã được nghiên cứu, nó có liên quan tới những gì mà chúng ta có thể làm và chúng ta nên sử dụng chúng như thế nào đó để tăng cường ưu thế của chúng ta”.

Trong suốt nhiệm kỳ của mình, Cô-xây đều đệ trình lên Tổng thống một số tài liệu gốc vào thứ sáu hàng tuần. Việc làm này của ông ta đã có ảnh hưởng lớn đến cách nhìn của Ri-gân đối với Liên Xô. Đọc những tài liệu này với một mục đích đặc biệt, đó là một việc làm chưa hề có đối với một Tổng thống Mỹ, nhưng đây là bước mấu chốt đầu tiên để Liên Xô hiểu được những nhược điểm của Liên Xô. Năm 1982, khi Uyn-liêm Cơ-lắc đảm nhiệm chức trợ lý An ninh quốc gia thì những tin tình báo này lại càng nhiều lên. “Tổng thống thích đọc những tài liệu gốc có liên quan tới nền kinh tế Liên Xô - Pin-đơ Kơ-xtơ nhớ lại - Nhất là đối với những tin vui, những việc ít có như: nhà máy thiếu nguyên vật liệu, thiếu phụ tùng nên công nhân Liên Xô phải đình công, thiếu ngoại tệ mạnh và dân phải xếp hàng mua thực phẩm; điều này khiến Tổng thống rất thú vị, và nó khiến ông tin rằng nền kinh tế của Liên Xô đang đứng trước những khó khăn rất lớn”. Theo những điều ghi trong nhật ký của Liên Xô thì những lời này rất đúng. Ngày 26 tháng 3 năm 1981; mở đầu, Rì-gân đã viết trang nhật ký của mình: [Buổi hội báo về tình hình kinh tế Liên Xô]. “Hiện trạng của họ đã lụn bại. Nếu chúng ta có thể cắt đứt các khoản tiền cho vay của ngân hàng đối với họ, thì chắc chắn họ sẽ phải lên tiếng “Chú ơi”, nếu không thì họ sẽ bị đói”. Những tin tình báo đó là do Cô-xây và các nhân viên công tác ở Uỷ ban An ninh quốc gia tự thân chọn lựa rồi đưa lên phòng Bầu dục.

Sau khi nghe 20 phút báo cáo của Cô-xây, Tổng thống nói: “Cô-xây, sao ông không chuyển giao những tài liệu này cho tổ Qui hoạch An ninh quốc gia?”. Thế là, ngày 30 tháng 1, Nhà Trắng triệu tập một cuộc hội nghị của tổ Quy hoạch An ninh quốc gia bàn về việc thực thi chiến lược tiến công ngầm đối với Liên Xô. Ngoài Tổng thống ra, khi đó các thành viên của tổ này còn có Phó tổng thống Bus, Ca-xpa Uyn-pak, A-lec-xan-đơ Hec-gơ, Cô-xây và Ri-sác A-lơn. Khi đó liên Xô đã chuyển rất nhiều vật tư sang Áp-ga-ni-xtan vì ở đó họ đã có tới 89.000 quân. Quân Liên Xô vẫn đông ở chung quanh Ba Lan, triển vọng một cuộc xâm nhập về quân sự đang dần dần rõ nét. Còn Tây Âu đối với điều này dường như không lấy gì làm lý thú lắm. Tuy nhiên họ vẫn cho Mat-xcơ-va vay một khoản tiền để xây dựng một đường ồng dẫn khí thiên nhiên lớn.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Sáu, 2010, 11:52:07 am

Toàn thể thành viên của tổ Qui hoạch An ninh quốc gia đều cho rằng cần thiết phải tăng dự toán về quốc phòng, sau khi Liên Xô xâm nhập Áp-ga-ni-xtan; xu thế này đã bắt đầu ngay từ thời kỳ Chính phủ Ca-tơ. “Mọi người đều thấy rằng, điều quan trọng nhất hiện nay là khôi phục thực lực của chúng ta”. Uyn-pak nói: “Thực chất của vấn đề là ở chỗ, mục tiêu của chúng ta là gì?”.

Cuộc họp này do A-lơn chủ trì. Lâu nay A-lơn vẫn cho rằng chính sách của Mỹ đối với Liên Xô có thiếu sót về chiến lược. Sau khi thảo luận vấn đề dự toán đã kết thúc. A-lơn phân tích khá sâu về mục tiêu của nước Mỹ. (Thảo luận hết sức sôi nổi). Uyn-pak nói: “Ngay tại cuộc họp này, chúng ta quyết định cần phải có sự đối đầu với Liên Xô và Ba Lan. Việc này không chỉ đề phòng sự xâm nhập của Liên Xô, mà còn phải tìm cách phá hoại ảnh hưởng của họ đối với Ba Lan.

Mỹ vẫn chưa đẩy mạnh chính sách này đối với Liên Xô. Quốc vụ khanh Hec-gi, một con người nói hay, biện luận giỏi thì lại tìm căn cứ ở chính sách “hoà hoãn tĩnh lặng”; ông ta cho rằng chính sách này có thể thúc đẩy Liên Xô đàm phán mà nó có lợi đối với Mỹ. Hec-gi cho rằng, tiến hành cải tạo quân đội, đồng thời tiến hành đàm phán dựa trên “địa vị thực lực” thì lợi ích của Mỹ sẽ được bảo vệ và sự ổn định của thế giới sẽ được duy trì. Trên thực tế, Héc-gi vẫn nhấn mạnh chính sách răn đe, đó là một loại quan niệm chính thống vẫn chỉ đạo chính sách đối ngoại của Mỹ từ năm 1947 đến nay, trừ vài năm mà Pho (Ford) và Ca-tơ chấp chính ra, vì khi đó do ám ảnh bởi cuộc chiến tranh Việt Nam nên dân Mỹ thiếu sự kiên trì, nhẫn nại. Với sự ủng hộ mạnh mẽ của Uyn-pak và A-lơn, Cô-xây cho rằng, một nhân tố và hiện trạng của Mỹ đối với Liên Xô hiện nay là Mỹ bị uy hiếp, do đó Mỹ cần áp dụng một loại biện pháp có “tiền nhiếp tính1. Cô-xây nói, thực lực so với Liên Xô thì Mỹ vẫn chưa đủ mạnh. Thực chất của vấn đề ở chỗ thực lực và trạng thái hoàn hảo của thể chế Liên Xô. Nếu thực lục của Mỹ có tăng lên cũng không làm thay đổi được sự uy hiếp này, mà chỉ có thể ngăn chặn nó lại thôi. Mục tiêu của Mỹ không phải chỉ là nâng cao tương đối thực lục của mình mà phải hạ thấp tuyệt đối thế lực của Liên Xô. A-len nói: “Khi một chế độ dân chủ đấu tranh với một chế độ cực quyền thì chế độ dân chủ sẽ ở trong tình huống rất bất lợi; vì vậy chúng ta cần phải phát huy sở trường và hạn chế sở đoản!”

Cuộc thảo luận này kéo dài khoảng 20 phút. Cuối cùng Cô-xây phát biểu: “Thưa Tổng thống, 30 năm trước đây, chúng ta vẫn tuân thủ qui tắc “du hí” mà không vượt ra ngoài khuôn khổ. Nhưng phương pháp này không có cách nào thắng được cuộc đấu sức giữa ta với Liên Xô. Nếu sân sau của họ dựa cậy được thì chúng ta làm gì cũng không quan trọng và lúc đó chỉ mong sao cho mọi việc làm của họ bị trật bánh!”.

Từ bản năng, Tổng thống ủng hộ việc áp dụng một chính sách có tính tấn công. Ngay từ trong thời gian tranh cử, kể từ cuộc chiến tranh Việt Nam cho đến nay, ông đã rất coi trọng những nước đặt dưới sự “khống chế” của Liên Xô. Cô-xây nói xong, cuộc họp lặng hẳn lại trong khoảng nửa phút. Cuối cùng Ri-gân nói: “Tôi cho rằng với điều kiện có sự giúp đỡ của nước đồng minh, thì cách nghĩ của Ai-xen-hao rất có khả năng có được hiệu quả đối với sự chạy đua kỹ thuật công khai, còn phương án của Cô-xây khiến tôi có cảm tưởng rằng đó là một suy nghĩ về chiến lược. Liên Xô dường như đã biết có sự bất đồng trong Chính phủ Mỹ. Trước đây chuyên gia về các vấn đề của Liên Xô Xiu-lin Pi-al đã chỉ ra rằng: Các nhà phân tích của Liên Xô quả thực đã biết có sự bất đồng trong nội bộ Chính phủ Ri-gân, tuy mới đầu họ cho rằng điều này không quan trọng lắm. Họ đã có sự phân biệt giữa lập trường chống Liên Xô của nguyên Quốc vụ khanh Héc-gi với lập trường chống Liên Xô, chống cộng của Bộ Quốc phòng và của Nhà Trắng. Họ miêu tả lập trường chống Liên Xô của Hec-gi, của Nghị viện là một sự tin tưởng vào việc dùng chính sách thực lục để ngăn trở sự mở rộng thế lực của Liên Xô; còn lập trường của nhóm sau lại vượt cả lập trường của nhóm trên, đó là một chính sách thảo phạt Liên Xô”.

Cuộc thảo luận này chỉ hạn chế xung quanh khái niệm trên thôi. Nhưng như thế cũng đủ xác định hướng hành động ban đầu. Tổng thống dường như có khuynh hướng áp dụng chính sách dùng sức mạnh. Ý của ông không chỉ bằng hành động có tính thăm dò để đánh bại Liên Xô mà là bằng gươm, súng thật sự để phân biệt cao thấp.
________________________________________
1. Tiền nhiếp tính: khái niệm về tâm lí học, chỉ khi hồi tưởng thì các tài liệu biết được trước sẽ chiếm ưu thế hơn tài liệu biết sau.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Sáu, 2010, 12:43:18 pm

Hội nghị của nhóm Qui hoạch An ninh quốc gia còn quyết định Chính phủ Mỹ phải có hành động ngấm ngầm đối với tính yếu ớt về tâm lý của Liên Xô. Người Liên Xô rất chú ý Rô-nan Ri-gân, họ cho Ri-gân là một “chú bê” không có cách nào lường đoán được. Trong thời kì Chính phủ thay đổi, Ri-xác A-lơn đã hội kiến với A-na-tô-li Đô-puô-lây-nin1 A-lơn nhớ lại: “Họ cho rằng trong tay họ đã nắm được một số tài liệu quá cứng, họ đã sợ hết hồn về điều này”.

Chính phủ mới của nước Mỹ đã nhìn thấy giá trị trong việc xây dựng về ý đồ chiến lược đó, ít nhất thì nó cũng có giá trị đối với bên trong bức tường Krem-li. A-lơn nói: “Cần cho người Liên Xô biết là họ “hơi bị điên”; đó chính là một phần của chiến lược Ri-gân!”. Khái niệm này là do Ha-ri-man Ca-yin2 một chiến lược gia đã chết. Đề xuất. Ông ta ví những cuộc tranh đấu giữa các siêu cường với những con gà chọi nhau. Về lý luận mà nói, không bên nào nghĩ là mình sẽ thất bại, và bên nào cũng đều nghĩ rằng mình sẽ không nhượng bộ. Tuy nhiên, cuối cùng tất nhiên sẽ có một bên phải nhượng bộ để ngăn ngừa cuộc chiến tranh toàn diện bùng nổ. Cuối cùng Ca-yin khái quát hiện tượng này bằng một câu “Không một ai lại muốn trêu chọc kẻ điên”. Vì vậy, Ri-gân nghĩ rằng ông ta có ưu thế về chiến lược. Cuộc hội nghị lần này xác định hành động tâm lý chiến (PSYOP); tuy nó không phải chính thức, nhưng lại có tác dụng lớn.

Mục đích của hành động này là hình thành một hướng suy nghĩ cho Krem-li khiến cho người Liên Xô khẳng định về vấn đề phòng ngự, do vậy họ sẽ ít có khuynh hướng mạo hiểm hơn. Hành động này bao gồm một loạt hành động thăm dò về quân sự ở ngoại vi Liên Xô. Nguyên thứ trưởng Bộ Quốc phòng Fred I-kol nhớ lại: “Đây là một việc hết sức nhạy cảm; bất cứ sự việc gì chúng tôi cũng đều không ghi chép, vì vậy tất cả đều không có chứng cớ gì về mặt giấy tờ hết”.

“Có khi máy bay ném bom của chúng tôi bay gần Bắc Cực, ra-đa của họ đều khởi động hết”. Tướng Giắc Săm-ân nguyên Tư lệnh Bộ Tư lệnh không quân chiến lược nhớ lại: “Ngoài ra, có thời gian máy bay ném bom của chúng tôi có thăm dò một chút ở ngoại vi Á châu và châu Âu của họ”. Vào thời điểm đỉnh cao của thời kỳ chiến tranh lạnh, hành động này bao gồm cả mấy lần diễn tập trong một tuần. Máy bay của họ cũng khi ẩn, khi hiện: như vậy càng tăng thêm bầu không khí bất ổn! Sau đó, cùng với những cuộc bay không tuyên bố bắt đầu ngay của bên chúng tôi, thì họ lại đình chỉ những cuộc bay, chỉ sau đó một tuần lễ họ mới bắt đầu bay lại.

“Chúng tôi quả thật đã tiếp xúc với họ”. Tiến sĩ Uy-li-am Sri-nat, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách viện trợ và kỹ thuật quân sự nhớ lại; mỗi lần ông đều có đọc báo cáo về tình hình bay có liên quan với nước Mỹ “Họ không biết chúng tôi hành động như thế này rút cục là có ý gì. Một trung đội không quân đã bay thẳng vào vùng trời của Liên Xô. Ra-đa của họ đều mở máy, đồng thời các đơn vị đều kéo còi báo động. Sau đó, trung đội không quân, vào phút cuối cùng liền rời biên đội và bay về căn cứ. Hành động tâm lý chiến có tính thăm dò lần thứ nhất bắt đầu vào trung tuần tháng 2, chủ yếu cốt gây ra một bầu không khí không xác định, từ đó chúng tôi không để cho một người Liên Xô nào tiến vào Ba Lan. Nhưng, chỉ khi toàn bộ Chính phủ đều ủng hộ hành động này thì mới có thể phát ra một loại thông tin tâm lí thích hợp cho Krem-li.
___________________________________
1. A-na-tô-li Đô-puô-lây-nin: năm 1957 - 1960 trong Ban Bí thư của Liên Hợp Quốc. Tháng 3 năm 1962 là Đại sứ của Liên Xô ở Mỹ. 1986 là Bí thư của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, 1988 nghỉ hưu.
2. Ha-ri-man Ca-yin: ông là nhà vật lý, là chiến lược và là nhà vị lai (1922 - 1983). Nổi tiếng do viết quyển “Bàn về chiến tranh nhiệt hạch”. Sau ông làm giám đốc Sở Nghiên cứu Ha- đi-sơn. Chủ yếu nghiên cứu về sự an toàn của quốc gia và chính sách của Chính phủ.



Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Sáu, 2010, 12:46:08 pm

Mấy hôm sau cuộc hội nghị trên, Cô-xây liền triệu tập một cuộc họp của Uỷ ban Hành động cao cấp của Cục Tình báo trung ương. Trong chiến lược tiến công mà Chính phủ đã có kế hoạch, hành động ngấm ngầm sẽ phát huy tác dụng then chốt. Cô-xây muốn biết năng lực Cục Tình báo trung ương áp dụng hành động ngấm ngầm như thế nào và họ có thể sử dụng phương thức thăm dò có hiệu quả hay không. Cô-xây đến ban tình báo lấy mấy bản Bị vong lục1. Sau khi đọc những báo cáo này, ông phát hiện thấy quan điểm của những báo cáo này do sơ suất trong việc nắm tình hình nên trở thành rất cứng nhắc. Với cách nhìn của ông, hành động ngấm ngầm trong chính sách ngoại giao đã không được sử dụng triệt để và cũng không có được sự coi trọng cần có! Nhưng đây là một quan điểm cần có sự tranh luận!

Rất rõ ràng, trong nội bộ cơ quan, Cô-xây có sự vướng mắc! Giôn Mác-ma-hông là một quan chức phụ trách hành động của Cục Tình báo trung ương là một người hết sức cẩn thận, điểm này thật không giống với Cô-xây. “Giôn, trong thập kỷ 70 đã bị xúc phạm, khi ông phải chịu sự điều tra của Quốc hội. Ven-sưn Kan-nis-tơ-rô nguyên quan chức cao cấp phụ trách về hành động của Cục Tình báo trung ương nói: “Ông ta không muốn mạo hiểm một chút nào, dường như bất cứ việc gì mà chúng tôi làm, ông ta đều có thể nhìn thấy những lo ngại vương vấn trong đầu óc chúng tôi”.

Lúc đó, một hành động bí mật chủ yếu là ủng hộ đội du kích Mu-xlim Áp-ga-ni-xtan, phản kháng Liên Xô xâm nhập kế hoạch này là vào ngày lễ Nô-en năm 1979, mấy ngày sau khi Liên Xô vào Áp-ga-ni-xtan, theo yêu cầu của Chính phủ Ca-tơ, do Sta-sphên Tê-na2 soạn thảo, về mặt chống đối quân đội Liên Xô thì bản kế hoạch này hoặc nhiều, hoặc ít cũng có được một số thành công. Cục Tình báo trung ương cho mua vũ khí ở Ai cập; với sự hiệp trợ của cơ quan tình báo Pa-ki-xtan, đưa số vũ khí này từ Pa-ki-xtan chuyển đến Áp-ga-ni-xtan. Năm 1980 - 1981, tổng giá trị của số vũ khí cung cấp cho đội du kích Mu-xlim vào khoảng 50 triệu đôla Mỹ. Mục tiêu định kỳ của nước Mỹ là thu thập tình báo, đồng thời phê chuẩn thực thi một bản kế hoạch có mục đích quấy rối quân đội Liên Xô. Vì A-rập Xau-đi lo Liên Xô có hành động mạo hiểm, nên họ đã có cống hiến đối với bản kế hoạch này. Người Xau-đi đồng ý chia xẻ một tỉ lệ phí tổn nhất định với nước Mỹ.

Oa-sinh-tơn muốn rằng bất cứ một loại vũ khí nào mà họ chuyển giao cho tổ chức đối kháng đều là những loại vũ khí do Liên Xô chế tạo. Như vậy, nếu Liên Xô phàn nàn là nước Mỹ ủng hộ các tổ chức đối kháng, thì các quan chức Mỹ có thể phủ nhận một cách hợp tình, hợp lý. Cục Tình báo trung ương coi Ai-cập như một kênh trong vấn đề bí mật này, nó cũng có nguyên nhân về nhiều mặt. Cai-rô cũng đồng tình để người anh em Mu-xlim chiến đấu tại vùng núi Áp-ga-ni-xtan; về phía Ai-cập cũng có một số lớn vũ khí Liên Xô. Đó là “di sản” khi Ai-cập có sự hợp tác quân sự chặt chẽ với Mat-xcơ-va vào hồi đầu các thập kỉ 60 và 70. Ngoài ra, khi đó Trung Quốc cũng đương sản xuất các vũ khí do Liên Xô thiết kế, vì vậy họ cũng có thể là một đối tượng tham dự vào hành động này.

Nhưng, khi những vũ khí này thông qua kênh ngầm chuyển đến Áp-ga-ni-xtan, thì chất lượng của chúng không làm cho người ta hài lòng! Cục Tình báo trung ương chi tiền là muốn có được một số vũ khí nửa hiện đại như súng bộ binh AK – 473, máy vô tuyến điện và mìn; nhưng khi đưa đến tay các đội du kích Mu-xlim thì lại là loại súng bộ binh cổ lỗ, những viên đạn mốc và các đồ trang bị han rỉ. “Người Ai-cập đòi giá rất đắt, nhưng khi bán cho chúng ta lại toàn bộ là những của vứt đi! - Một quan chức nhớ lại - Số vũ khí này chỉ có thể doạ người Liên Xô, nhưng lại làm cho những người du kích Mu-xlim dũng cảm mất mạng!”.

Việc này đã làm cho viên tư lệnh đội du kích Mu-xlim phàn nàn suốt mấy tháng trời. Nhưng Lăng-lây đối với việc này lại chẳng có phản ứng gì vì họ sợ nếu đối kháng với người Ai-cập thì việc này sẽ bị công khai hoá. Thời gian đó là lúc Cô-xây vừa mới nhận chức Cục trưởng Cục Tình báo trung ương. Khi thẩm tra một số điện báo qua lại giữa Lăng-lây với Cai-rô, đồng thời lại thêm một số việc khác nữa đã khiến cho Cô-xây giận dữ và căm tức.
______________________________________
1. Bị vong lục: Văn bản ngoại giao của một nhà nước, trình bày một cách hệ thống về một vấn đề nhằm tranh thủ dư luận.
2. Sta-sphên Têna: Cục trưởng Cục Tình báo trung ương thời kì Chính phủ Ca-tơ.
3. Còn gọi là súng bộ binh kiểu Kalashnikov 1947. Súng bộ binh đột kích của Liên Xô là một trong những loại súng được dùng nhiều trên thể giới. AK là mẫu tự đầu của tên người thiết kế nó.



Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Sáu, 2010, 12:48:38 pm

Tại một cuộc họp trong thời gian đó, khi Cục trưởng mới đang chú ý nghe báo cáo thì Mác-ma-hông và các trợ thủ của mình ngồi chung quanh bàn. Sau khi báo cáo một cách ngắn gọn 6 hành động ngầm thì họ bàn đến vấn đề Áp-ga-ni-xtan. Mac-ma-hông báo cáo với Cô-xây về số vũ khí chuyển cho “Muy” (chỉ đội du kích Mu-xlim). Mac-ma-hông nói, Liên Xô đang phải trả giá vì chuyện họ chiếm đóng Áp-ga-ni-xtan. Sau khi ông ta báo cáo xong, Cô-xây nói ngay: ‘Chúng ta cung cấp số vũ khí này cho du kích Mu-xlim, nhưng thực ra đó chỉ là một đống những của vất đi! Chúng ta cần phải gửi cho họ những loại vũ khí đích thực. Ông cần báo cho người của ông ở Cai-rô rằng, họ phải sửa ngay khuyết điểm này của họ. Đến tháng tư này tôi đi Cai-rô sẽ đề cập vấn đề này với Sa-đat1. Tôi phải bắt Liên Xô trả giá!”. Sau đó, người ngả về phía trước, Cô-xây giọng xúc động, nói: “Ủng hộ các tổ chức chống đối, đó là việc chúng ta phải làm, mà phải làm cho thật nhiều! Tôi sẽ làm cho những hành động như vậy có ở bất cứ nơi nào trên trái đất này. Với những hành động đó, chúng ta có thể đánh bại những kẻ xâm nhập và bắt bọn họ phải quay về nơi quê hương của chúng. Những nước nào đang ở trong khốn cảnh, thì đó là những đồng minh tốt nhất của chúng ta. Chúng ta phải làm cho những người cộng sản khổ sở! Chúng ta phải làm cho bọn họ đổ máu! Để đạt được mục đích đó, ở đây chúng ta phải cải tiến mọi việc”. Mac-ma-hông rời khỏi hội trường mà trong lòng thấy rất lo ngại. Xem ra, thì vị quan chức phụ trách hành động này đã gặp phải một “chiến sĩ thập tự quân”.

Cô-xây trong nhiệm kỳ Cục trưởng của mình, nhất là trong năm thứ nhất, tuyên bố là sẽ tổ chức lại Cục, khiến nó khôi phục được sức sống rực lửa như trước kia! Vị tiền nhiệm của Cô-xây, thượng tướng hải quân Sta-phên Tê-na, dưới sự lãnh đạo của nhân vật này những nhân viên của Cục đã giảm đi một phần mười, ông ta còn để lại cho Cô-xây 14 nghìn người và một dự toán khoảng 1 tỉ đôla; nhưng những hoạt động của Tê-na lại không được bao nhiêu! Tê-na là một chuyên gia “trị quốc luận”, hết sức tin tưởng vào tình báo nguồn gốc từ nhân công hoặc từ những hành động ngầm. Trong thời gian 4 năm, khi vị thượng tướng hải quân này làm Cục trưởng Cục Tình báo trung ương, ông ta đã thủ tiêu khoảng 820 chức vụ bí mật, từ đó khiến cho “sĩ khí” của nhân viên tình báo phục vụ ở Cục sa sút. Mặc dầu trong tâm tưởng của công chúng, Cục này vẫn là một cơ quan không việc nào không làm được, nhưng đến đầu năm 1981 thì nó lại rất bạc nhược, không phát huy được mấy tác dụng! “Ở những nơi cần thiết nhất của chúng ta thì Cục Tình báo trung ương lại không có được bất cứ một điều gì gọi là hữu dụng!”. Một quan chức nhớ lại: “Ở các nơi tiếp giáp với các nước xã hội chủ nghĩa tại Âu châu, chúng ta thật không có cách nào có được những hoạt động ngầm; các hoạt động ngầm ở sau bức màn sắt2 lại càng ít”.

Thượng tướng Hải quân Giôn Pin-đơ Kơ-stơ nhớ lại: Thật vậy trước đây ít năm, đối với năng lực quân sự của họ, chúng ta có một ấn tượng đại khái, nhưng đối với quá trình quyết sách của Liên Xô thì chúng ta lại không biết một chút gì, đối với những dự tính bước sau trong nội bộ Bộ Chính trị trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, nhưng ta cũng không biết một chút gì! Chúng ta hầu như cũng không có năng lực hoạt động ngầm”.

Cô-xây nhìn thấy rất rõ, một phần vấn đề là từ quốc nội mà ra! Ngày 13 tháng 1, trong thời gian có cuộc họp “thính chứng”3 của Thượng nghị viện, với kế hoạch “giảm thiểu” những “hạn chế” khoác lên Cục Tình báo trung ương, Cô-xây thẳng thắn nói: “Cái mà tôi chỉ ra ở đây là những chức vụ cứng nhắc và phiền phức đã gây ra những tổn hại khi các người giữ chức vụ đó chấp hành nhiệm vụ”. Không nghi ngờ gì nữa, Cô-xây cảm thấy đất nước đã đến lúc phải có quyết tâm làm đến cùng. (Đến mùa hạ, Cô-xây đã khiến mọi người phải chú ý qua việc giảm thiểu số lượng nhân viên công tác, những nhân viên phải chấp hành nhiệm vụ do Quốc hội uỷ phái cho Cục Tình báo trung ương).
_____________________________________
1. Sa-dat (Mu-ham-mat An-na el-Sadat 1918 - 1989) sĩ quan cao cấp, chính trị gia. Năm 1970 là Tổng thống Ai-cập cho đến khi chết. Được giải thưởng Nobel về hoà bình năm 1978. Tháng 10 năm 1989 bị một phần tử Mu-xlim cực đoan sát hại.
2. Bức màn sắt: chỉ bức bình phong vô hình ngăn trở tin tức và sự giao lưu tư tưởng. Người đầu tiên dùng từ này là Gơ-ben, Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Đức. Từ này được sử dụng rộng rãi từ sau ngày 5-3-1946 trong một bài diễn văn của Sớc-sin, thủ tướng Anh.
3. Cuộc họp “Thinh chứng”: cuộc họp nghe các chứng nhân trình bày về một vụ việc nào đó.



Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Sáu, 2010, 12:50:12 pm

Sau đó là vấn đề sĩ khí. Cục Tình báo trung ương đã bị công kích mấy năm nay rồi: cuộc họp “thính chứng” của Uỷ ban quản lý tài chính của Hội Quốc giáo nước Anh1; hoạt động “chỉnh đốn” của Tê-na, sự thất bại trong việc thực thi kế hoạch Phôn-ni-cơt ở Việt Nam và cả sự thất bại của việc ám sát Phi-đen Cas-tơ-rô, ngoài ra còn có cả những hoạt động gián điệp trong nước nhằm vào những người kháng nghị, chống đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Cô-xây muốn xua tan những ám ảnh đó khỏi Cục Tình báo trung ương. “Chúng ta đã vứt bỏ mọi khó khăn của mấy mươi năm qua ra phía sau rồi!”. Đầu năm 1981, Cô-xây đã viết thư cho một cố vấn, nói: “Hiện nay Cục Tình báo trung ương đã đến lúc, trước con mắt của công chúng khôi phục lại truyền thống trước đây!”.

Khi vị tân Cục trưởng Cục Tình báo trung ương này được biết những nguồn tình báo để lại cho mình hết sức có hạn thì ông ta cảm thấy ngạc nhiên. “Tình hình đó khiến cho Cô-xây ngẩn người! - Chep Mai-ê trợ lý đặc biệt của Cô-xây nhớ lại - Cần biết rằng, chúng ta là những người lãnh đạo của thế giới tư do. Ở Liên Xô chúng ta không có mạng tình báo một người, một tuyến”. Căn cứ vào kinh nghiệm khi Cô-xây ở Cục tình báo chiến lược, ông ta sẽ không lấy cớ do có những sự việc trước kia mà không triển khai công tác.

Những năm tháng chiến tranh, với cách nhìn của Cô-xây về những cạnh tranh giữa các nước, về những cuộc đấu tranh kéo dài, về những đấu tranh kinh tế cùng với hiệu lực của những hoạt động ngầm để gây ra những ảnh hưởng sâu sắc đối với ông. Mùa thu năm l944, quân Đồng minh chuẩn bị tiến quân vào nước Đức Na-di (Quốc xã). Nhưng các tình báo về những sự việc sẽ xảy ra khi tác chiến với quân Đức lại hết sức ít. Ở Ý, Pháp, Bắc Phi thậm chí ở Trung Âu, quân đồng minh đã có thể chiêu mộ những nhân viên tình báo mới để cung cấp cho họ những tình báo có giá trị. Những tin tức tình báo này đã cứu tính mệnh của nhiều binh sĩ quân Đồng minh và đã rất có ích để họ đối phó với quân Đức. Nhưng ở trên đất Đức thì quân Đồng minh lại không làm được điều này, vì ở đây không có một nhân viên tình báo nào cung cấp được những tin tình báo quân sự nhạy cảm cho quân Đồng minh và họ cũng thấy không có triển vọng gì để xây dựng được một mạng lưới tình báo! Các vị chỉ huy cao cấp của quân Đồng minh bắt đầu trao đổi vấn đề này với Đô-nô-van, Cục trưởng Cục Tình báo chiến lược có biệt hiệu là “Bi-en dã man”. Điều làm cho rất nhiều người ngạc nhiên là Đô-nô-van lại giao nhiệm vụ thu thập tình báo, một nhiệm vụ rất nhậy cảm và then chốt này cho một người mới 32 tuổi, nguyên là thượng uý hải quân tên là Uy-liêm Cô-xây.

Năm 1943, viên thượng uý hải quân này bắt đầu trở thành một cố vấn của Uỷ ban kinh tế chiến. Theo cách nói của bản thân Cô-xây thì công tác của anh ta là “tìm hiểu rõ yết hầu kinh tế của Hit-le, đồng thời nghiên cứu làm thế nào chèn ép được nó thông qua sự phong toả, mua ưu tiên, cùng những biện pháp kinh tế chiến khác”. Cô-xây thấy công việc này rất hay, nhưng anh ta còn mong muốn có được nhiều hoạt động khác nữa. Vì vậy vào mùa hè năm 1943, Cô-xây xin gặp thượng tá Sác-lô Van-đơ-pul, một quan chức của Cục Tình báo chiến lược. Họ thất rất hợp nhau, thế là Cô-xây ký ngay vào bản hợp đồng nhận việc, và chỉ qua 1 năm, Cô-xây đã được Đô-nô-van bổ nhiệm làm người phụ trách công tác tình báo bí mật ở các chiến trường Âu châu!

Bản thân Cô-xây rất hài lòng với việc bổ nhiệm này, mặc dầu công tác của anh cũng không đáng được hâm mộ lắm. Toàn tâm, toàn ý, anh lao vào công tác vừa được giao. Với sự sáng tạo của mình (cùng với sự yểm trợ của một số biện pháp hợp pháp khác), Cô-xây đã lập một mạng lưới ở ngay sào huyệt của Na-di. Đó là một trong những sách lược để thu thập tình báo quan trọng trong thời chiến. Giô-dep Pe-xkơ đã viết trong cuốn “Nằm cùng ở Đức” của ông: “Cô-xây có thể chiêu mộ 200 nhân viên tình báo hạng nhất, họ đã nằm vùng trong thành luỹ của Na-di. Họ đã nguỵ tạo các văn kiện; với trình độ lấy cái giả làm rối cái thật, họ đã qua mắt được những cuộc thẩm tra rất kỹ lưỡng; với những chứng minh thư nguỵ tạo, họ đã qua mắt được bọn Gestapô2 bọn họ đã lập ra được một mạng lưới liên hệ phức tạp mà đáng tin; mạng lưới này còn kiêm cả các việc như giám sát, thu thập chứng cứ và phân tích hiện trường”.
_____________________________________
1. Hội Quốc giáo nước Anh: còn dịch là “Uỷ ban cứu tế của nhân viên giáo mục”, một tổ chức của Công hội Thánh nước Anh. Năm 1947 do Uỷ ban trên hợp nhất với 1 tổ chức nữa mà thành.
2. Gestapô: Do Gơ-rinh tổ chức ra và trực tiếp lãnh đạo. Rất nhiều đảng viên cộng sản, nhân sĩ phái tả bị Gestapo, một loại cảnh sát bí mật đưa vào trại tập trung. Trong thế chiến II Gestapo tham gia đội hành động đặc biệt, đó là công cụ của Đảng Quốc xã Đức để đàn áp nhân dân các vùng Đức chiếm đóng. Năm 1946, Toà án quân sự quốc tế Nuy-răm-be coi Gestapo là một tổ chức tội phạm.



Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Sáu, 2010, 12:51:20 pm

Những việc làm của Cô-xây đã chứng minh, anh ta có thể phá hoại ngầm kẻ địch trong một thời gian dài. Vì không có cách nào có thể thả dù người Mỹ vào trong sào huyệt của bọn Na-di, nên anh đã chiêu mộ những nhân viên tình nguyện ngay từ trong đám tù binh Đức. Những tình báo viên này nói thành thạo tiếng Đức, rất thông thuộc Béc-lin, vì vậy trong mọi hành động họ đã phối hợp với nhau hết sức tự nhiên. Sự thật thì, phương thức lợi dụng tù binh này vi phạm qui định của “Công ước Giơ-ne-vơ1 nhưng đối với người phụ trách tình báo trẻ tuổi Cô-xây, anh chẳng hơi đâu mà quản đến những điều đó, vì lúc ấy là lúc phải “dốc túi đánh một keo”!

Tháng 2 năm 1945, Cô-xây cùng 2 tình báo viên mới chiêu mộ đầu tiên vào Béc-lin. Tháng 3, anh đã có một đội tình báo 30 người. Tháng 4, đội tình báo người Đức của anh đã phát triển tới 58 người. Những phương thức mà họ sử dụng đều có sự sáng tạo riêng. Tổ tình báo Béc-lin với biệt hiệu là “tài xế”, đã chiêu mộ của các kĩ nữ.

Trong những năm tháng chiến tranh, Cô-xây đã đi sâu vào thế giới hoạt động gián điệp; điều này đã đem lại những ảnh hưởng suốt một đời của anh. Mọi sự từng trải trong nghề đã ăn sâu vào tiềm thức, Cô-xây phát triển nó và tích luỹ được những bài học kinh nghiệm. Từ đó khiến anh có được những hành động mạo hiểm cần thiết đối với kẻ địch. Những bài học kinh nghiệm này, vừa có liên quan với chủ nghĩa cộng sản Liên Xô, mà cũng có liên quan với chủ nghĩa xã hội quốc gia Đức. Trong cuốn “Chiến tranh bí mật với Hít-le” đã ghi lại những sự việc Cô-xây đã từng trải trong cuộc chiến tranh. Cuốn sách này được xuất bản sau khi ông qua đời. Ông viết: “Tôi cho rằng, những người của ngày hôm nay cần hiểu rằng, những bí mật về tình báo, những hoạt động ngầm và những cuộc vận động tiến đánh có tổ chức trong cuộc chiến tranh đánh bại bọn Hít-le này đã cứu được tài sản và tính mệnh của chúng ta! Điều đó rất quan trọng. Những năng lực này nếu ta sử dụng nó để đối phó với nguy cơ xuất hiện của cuộc chiến tranh tên lửa và vệ tinh thì lại càng quan trọng. Nó cũng là một loại tiềm lực để liên lạc với nhau trong cuộc đấu tranh của những người không cùng chính kiến chống lại sự khống chế và uy hiếp của những thế lực cực quyền”.

Sta-phêl Tê-na tuy hết sức cẩn thận, nhưng quả thực, ông cũng giữ lại một số vốn tình báo quan trọng nào đó cho người kế nhiệm mình. Cục Tình báo trung ương đã cài một tình báo viên vào trong “tập đoàn” cao cấp của Liên Xô - thượng tá Ru-rin-xcơ - một sĩ quan trong Bộ Tổng Tham mưu quân đội Ba Lan. Ru-rin-xcơ đã dũng cảm liên tục cung cấp những tài liệu về ý đồ của Liên Xô tại Ba Lan cho Cục Tình báo trung ương. Viên thượng tá này đã có một số báo cáo nhậy cảm gửi về Cục, trong đó bao gồm cả một số mệnh lệnh tác chiến của tổ chức “Hiệp ước Vác-sa-va” cùng với cả kế hoạch hành động ở châu Âu của họ. Do Ru-rin-xcơ được cắm ở một vị trí rất sâu và nhậy cảm như vậy, nên Tê-na chỉ để một số quan chức cao cấp nhất của Cục Tình báo trung ương được đọc những báo cáo mà ông đưa tới. Ngay trong Chính phủ cũng chỉ có vài người cao cấp nhất là được tiếp xúc với số báo cáo này. Trong thời kỳ Ca-tơ là chủ nhân toà Nhà Trắng thì số người đó chỉ có Tổng thống, Phó Tổng thống Mông-tel và trợ lý An ninh quốc gia.

Trước sau Cô-xây vẫn chỉ duy trì một danh sách ít người như vậy, nên không mấy người biết đến công trạng của Ru-rin-xcơ. Mặc dầu vậy, Cô-xây muốn trong toàn bộ “tập đoàn” Liên Xô sẽ xuất hiện thêm mấy Ru-rin-xcơ nữa. Ngoài ra Cô-xây cũng muốn nâng cao năng lực về hoạt động ngầm của Cục mình. Vì vậy, đầu tháng 3 năm 1981, Cô-xây đã đến trạm tình báo mà Cục ông ta đã đặt tại Viễn Đông; thời gian làm việc ở đó là 2 tuần (trong suốt nhiệm kỳ của mình, phần lớn thời gian làm việc của Cô-xây là trên đường đi, điều này đã vượt tất cả các vị tiền nhiệm của ông). Cô-xây muốn gặp những người ở ngay tuyến đầu, đồng thời qua đó xác minh sẽ xảy ra những chuyện gì ở bước sau. Đó mới là linh hồn của Cục Tình báo trung ương, nhưng loại linh hồn này trong một thời gian dài không thấy nữa! Trong thời kỳ Sta-phêl Tê-na phụ trách Cục, Uy-li-am Cai-xư, người trợ lý trước đây của ông ta nói: “Cục Tình báo trung ương đã cuộn mình lại rồi; hiện nay nó có tác phong phòng ngự!”.

Nhưng đối với Cô-xây thì tác phong này cần phải thay đổi. Nhiều lần, Cô-xây đã nói với các trợ lý của mình: Công tác tình báo đầy rẫy những mạo hiểm; tôi nghĩ rằng chúng ta phải sống chung với những mạo hiểm đó. Tuy nhiên điều mà chúng ta cần tránh, ấy là những chuyện mạo hiểm không cần thiết!”.

Uy-li-am Cô-xây đến Oa-sinh-tơn với tư thế một Cục trưởng Cục Tình báo trung ương có quyền thế nhất trong lịch sử nước Mỹ. Do mối quan hệ giữa ông với Tổng thống và quyền lực chính đáng của ông trong Chính phủ, nên ông là một nhân vật then chốt trong quá trình hình thành chính sách đối ngoại của nước Mỹ. “Cô-xây yêu thích công việc của mình. Lúc nào ông cũng sẵn sàng lao vào công việc - Một đồng sự lâu ngày của Cô-xây là liên lạc viên lâm thời giữa Cục Tình báo trung ương với Nhà Trắng, Đa-vít Uây-cơ nói - ảnh hưởng của ông đối với chính sách của nước Mỹ rất khó đánh giá!”.

Đầu năm 1981, Cô-xây bắt tay vào việc xây dựng lại năng lực triển khai hoạt động ngầm của nước Mỹ. Với mục đích cải biến tiến trình chiến tranh lạnh và làm cho Liên Xô mau chóng sụp đổ, xuất phát từ chiến lược do Uỷ ban An ninh quốc gia soạn thảo, cuối cùng năng lực này đã được sử dụng!
___________________________________
1. Năm 1948, Hội Chữ Thập đỏ quốc tế đã mở rộng một số điều khoản của Công ước Giơ- ne-vơ, trong đó có điều khoản yêu cầu các nước không được ép buộc các tù binh cung cấp các tin tức.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 24 Tháng Bảy, 2010, 11:15:29 pm

CHƯƠNG HAI

Cùng với sự kiện Chính phủ mới nước Mỹ trở thành chủ nhân Nhà Trắng; nhất cử nhất động của Nhà Trắng đều được điện Krem-li theo dõi rất chặt chẽ. Trong suốt thập kỷ 70, cùng với ảnh hưởng rộng mở ra toàn thế giới của Liên Xô và sự suy giảm của thế lực nước Mỹ, Mat-xcơ-va càng ngày càng tỏ ra ngạo mạn. Năm 1979 Lê-ô-ni-đô-vit Brê-giơ-nhép công khai tuyên bố: một loạt các sự kiện phát sinh từ Việt Nam tới I-ran báo trước sự ra đời của một thời đại mới; trong thời đại này “Cán cân lực lượng đang nghiêng về phía phản đối chủ nghĩa tư bản”. Khi đó nước Mỹ vẫn đang bị ám ảnh bởi cuộc chiến tranh ở Việt Nam, còn Mat-xcơ-va thì đang có những cuộc xâm lược mạo hiểm. Liên Xô thông qua một loạt các hoạt động ngoại giao và họ đã giành được chỗ đứng ở Bắc Phi. Hiện nay ở Trung Mỹ, họ cũng có bạn đồng minh. Tháng 12 năm 1979, Krem-li rất tự tin về năng lực khống chế mọi cục diện của mình, do vậy họ đã tiến quân vào Áp-ga-ni-xtan, nước láng giềng của họ; khi đó chính phủ nước này do xung đột nội bộ nên cả hai đều thiệt hại, do vậy nên tình hình Áp-ga-ni-xtan không được ổn định!

Nhìn bề ngoài, sự trúng cử của Ri-gân đã bị các nhà tư tưởng của Liên Xô như Mi-khai-in Su-slôp1 coi là chứng cứ của một nước Mỹ “đương ở trong khốn cảnh về nguy cơ của thể chế”. “Các nhà lí luận cánh tả có khuynh hướng chiến tranh”. Đó là một triệu chứng nước Mỹ “sắp bị sụp đổ”. Nhưng Chính phủ mới của Oa-sinh-tơn đã làm cho tập đoàn lãnh đạo Liên Xô hoảng sợ.

“Uỷ ban trung ương rất chú ý tới Ri-gân, trên thực tế họ sợ ông ta - Ep-cân-ni Nô-vi-cốp sau này là quan chức cao cấp phụ trách Ban Quốc tế của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô nhớ lại - “Bọn họ ở Oa-sinh-tơn muốn thấy tình hình mới nhất của Ri-gân”. Tướng KGB, O-rik. Ca-lin-chan, phụ trách công tác tình báo đối ngoại cũng tán thành cách nhìn của Nô-vi-cốp: “Quan điểm của Ri-gân đã khiến cho Chính phủ Liên Xô rất lo lắng và làm cho họ bị kích động! Có một số điện báo đã phản ánh cho họ biết sắp có những nguy cơ xảy tới. Ri-gân được coi như một sự đe doạ lớn”.

Krem-li đối với mọi tình hình của Ri-gân không phải là hoàn toàn không biết gì. Theo cách làm xưa nay, trong thời gian tranh cử Tổng thống năm 1980 thì KGB và của các nước đồng minh phía họ đều giữ hồ sơ Ri-gân và các trợ thủ của ông. Năm 1980, Sta-xi2 trong một đoạn giới thiệu sơ qua về Ri-gân đã mô tả ông ta là “một phần tử chống cộng triệt để, ông ta đã từng lãnh đạo “một cuộc vận động chính trị, đã khu trừ hết các nhân sĩ tiến bộ trong giới điện ảnh và trong công đoàn”.

Tài liệu này đã khái quát Ri-gân là “có thái độ chống Liên Xô ác độc” và nói ông ta tung tin sẽ xây dựng “bá quyền quân sự của nước Mỹ”, có ý đồ “làm suy giảm thành quả cách mạng”. Ông ta còn tung tin sẽ lợi dụng “kinh tế chiến” để phản đối Mát-xcơ-va và các nước đồng minh của họ. Bản tài liệu này đã làm cho những người lãnh đạo Liên Xô lo lắng không yên. Tài liệu này còn dẫn lời của Ri-gân nói trong kỳ bầu cử Tổng thống: “Không ai muốn sử dụng vũ khí hạt nhân”. Ông ta đã nói ra lời như vậy: “'Nhưng tôi có thể sử dụng vũ khí này khiến cho kẻ định trong giấc ngủ hằng đêm đều phải nơm nớp lo sợ”. Gần đây, nước Mỹ có những hoạt động tâm lí chiến là để hô ứng với những lời trên của Ri-gân!

Ngoài văn chương sáo rỗng của hình thái ý thức thì tài liệu tóm tắt của ngành tình báo này đã cung cấp một lượng lớn tin tình báo tỉ mỉ kinh người về những sinh hoạt và tập quán của vị Tổng thống trúng cử này. Ri-gân thích giao cho cấp dưới giải quyết rất nhiều việc. Ông không hút thuốc, không nghiện rượu, về mặt hình thái ý thức không hề thoả hiệp. Vợ ông, bà Nan-cy, có ảnh hưởng rất lớn với ông. Tài liệu này thậm chí còn có cả một tin độc đáo mà Kiti Kai-li đã phát biểu cách đây gần 10 năm: theo một nguồn tin thì vợ chồng Ri-gân còn định kỳ nghiên cứu cả thuật chiêm tinh.

Trong hồ sơ trên còn có mấy bản báo cáo khiến người ta phải giật mình kinh ngạc, nó có liên quan tới tin tình báo về việc xây dựng quốc phòng khi nước Mỹ dưới sự lãnh đạo về mặt này của Cai-xpa Uyn-pak. A-lếc-xan-đơ Pe-smel-tơ-na, nguy ên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô nhớ lại: “Sở dĩ những báo cáo này làm đau đầu các Uỷ viên Bộ Chính trị Liên Xô, và sau thời kỳ hoà hoãn đặc biệt (những năm 70), Oa-sinh-tơn lại có một vị Tổng thống mới - Tổng thống Ri-gân. Ông đột nhiên quyết định thay đổi chính sách quốc phòng của nước Mỹ và bắt đầu ra tay xây dựng quốc phòng. Cơ quan tình báo của chúng tôi ở Mỹ trong tất cả mọi tin tức và báo cáo thu lượm được... Đã nói lên một điều là lực lượng chiến lược cơ bản của nước Mỹ đã có ưu thế áp đảo đối với Liên Xô”. Đồng thời, công tác chuẩn bị do Mỹ tiến hành về xây dựng quốc phòng được tiếp tục tiến hành.
___________________________________
1. Mi-khai-in Su-slốp: nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô (1902 - 1982). Ông phụ trách mảng hình thái ý thức trong Đảng. Từ thập kỷ 40 thế kỷ 20, ông được coi như một người nắm quyền lực trung tâm ở Mat-xcơ-va.
2. Sta-xi: tức Bộ An ninh quốc gia Đức, thành lập năm 1950 phụ trách giám thị vấn đế nội chính và hoạt động tình báo. Thời kì cao điểm tổ chức này có tới 39 bộ môn và 85 nghìn nhân viên. Năm 1990, sau khi nước Đức thống nhất, cơ quan này bị giải tán.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 24 Tháng Bảy, 2010, 11:16:08 pm

Đầu tháng 2 năm 1981, Cô-xây ngồi trong phòng làm việc của ông ở Tổng bộ Cục Tình báo trung ương, vừa mân mê chiếc Ca-ra-vat, vừa nhìn dòng sông Pô-tô-mác và dải rừng cây xanh ở gần đó qua chiếc cửa sổ cao 40m Anh. Trong phòng làm việc còn có Giôn Pu-rô-xơ, Stan-lây Xpua-chin và 2 trợ thủ khác. Mục tiêu và trí tưởng tượng cổ vũ lòng người của Cô-xây đã làm cho Cục Tình báo trung ương bừng lên sức sống; tuy nhiên ông phát hiện rất nhiều tác phong quan liêu của Cục rất xa lạ với mục tiêu của ông. Trước kia, Cô-xây đã cùng với Mac Ma-hông và các trợ thủ khác triệu tập một số cuộc họp bàn về vấn đề này nhưng không phải cuộc họp nào cũng có được hiệu quả.

Nếu nói có những điều bất đồng thì đó chỉ là những tín hiệu nguy hiểm mà họ chỉ ra cho Cô-xây biết. “Mac Ma-hông là cái đinh trước mắt của Cô-xây - Một quan chức cao cấp của Uỷ ban An ninh quốc gia khi đó, nhớ lại - “Trong suốt cả nhiệm kì của ông ta, Mac Ma-hông đã gây trở ngại rất nhiều cho Cô-xây. Ví như: không chú ý gì đến yêu cầu của ông ta, không quán triệt chỉ thị của ông, mà cũng không chịu viết báo cáo, hoặc viết bị vong lục cho kịp thời”.

Bộ phận hành động của Cục Tình báo trung ương do một quần thể gọi là “Bang”, tức là một quần thể do các sinh viên tốt nghiệp ở ba trường Đại học: Ha-vớt, Y-al và Brit-xtôn tổ chức thành. Họ đều là nhân viên tình báo, ăn mặc cứng nhắc và rất ít khi thay đổi; lời ăn tiếng nói, cử chỉ của họ cũng hết sức thận trọng. Khi đối xử với những nhân viên tình báo có tên ở trong bản danh sách, có khi Cô-xây cũng không thể không vi phạm qui tắc. Đó chính là đặc tính của nghề tình báo, ít nhất thì những năm tháng chiến tranh cũng dạy ông làm như vậy. Vì thế Cô-xây cần người phụ trách hàng động có thể “vòng” qua “Bang”, mà lại hoàn toàn trung thành với ông. Đó phải là một người cứng rắn, nhưng không phải là một bù nhìn, chỉ hùng hục làm với một bộ mặt lầm lì, nặng nề như đưa đám. Ông cũng mong con người này rất ít biết về phương thức công tác của Cục, có vậy thì mới dễ khống chế được anh ta. Đương nhiên người này cũng không thể không chịu sự ràng buộc; nói tóm lại, Cô-xây muốn có Ma-kơs Xiu-cơl!

Khi Cô-xây nhắc đến tên Xiu-cơl thì Pu-rô-xơ và Xua-chin đều tỏ ra hoài nghi. Xiu-cơl là một thương nhân. Trong cuộc vận động tuyển cử vừa qua, anh ta là trợ thủ của Cô-xây. Con người này không hề có chút kinh nghiệm gì về công tác tình báo, nhưng đó lại chính là nguyên nhân mà Cô-xây cần đến anh ta. Xiu-cơl là người khéo ăn nói, đồng thời biết giữ chữ tín; Cô-xây cảm thấy con người này trong hoạt động ngầm có thể giúp ông đối phó với những rắc rối do chủ nghĩa quan liêu gây ra. “Cô-xây thích tính kiên nhẫn của Xiu-cơl”. Một nhân viên ở bộ phận hành động nhớ lại “Cô-xây cho rằng Xiu-cơl có thể đấu tranh với những quan chức cao cấp trong bộ phận hành động và như thế sẽ khiến ông ta có thể cho tiến hành nhiều hoạt động khác”. Mọi người hi vọng Xiu-cơl qua công việc về thương nghiệp của mình sẽ yểm hộ cho những hành động của các nhân viên tình báo Mỹ ở nước ngoài. Nhưng, mọi sách lược đã dầy công soạn thảo vừa bắt đầu thực thi thì vào tháng 7, Xlu-cơl lấy lí do bận buôn bán nên xin từ chức. Chỗ của anh ta được thay thế bởi một thành viên chính thức của bộ phận hành động.

Mấy tháng đầu của năm 1981, Cô-xây còn muốn tiến hành một số bước của mấy phương diện khác nữa: để tăng cường việc điều hành vào bảo mật đối với hoạt động ngầm. Trung tuần tháng 2, Cô-xây đề nghị Tổng thống cho cải tổ về căn bản trình tự tư vấn đối với hoạt động ngầm. Theo truyền thống thì trình tự này, mới đầu sẽ thành lập tổ bình thẩm. Các thành viên của tổ này là các quan chức của các cơ quan tương quan và các ngành tương quan trong Chính phủ, sau đó triệu tập hội nghị và tiến hành bình thẩm đối với những suy nghĩ và đối với những hoạt động ngầm đang tiến hành. Từ những năm 60 cho đến nay, chủ tịch của tổ bình thẩm này là trợ lý An ninh quốc gia của Tổng thống; các thành viên bao gồm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Quốc vụ khanh phụ trách chính trị, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân và Quốc vụ khanh trợ lí phụ trách các lĩnh vực có liên quan tới hoạt động ngầm. Cô-xây đề nghị tổ Quy hoạch An ninh quốc gia sẽ là cơ quan độc nhất tiến hành bình thẩm hoạt động ngầm. Cô-xây nói với Tổng thống rằng bất cứ là việc gì, chỉ cần khi chúng ta muốn làm thì tin tức “nhất định như một cái sàng sẽ tiết lộ ra hết. Ý định của tôi là sẽ làm cho những hoạt động ngầm thành ra ngầm thật sự”.

Ri-gân đồng ý ngay với những điều đó. Công việc sắp xếp mới cần khuyến khích sự bảo mật triệt để. Cụ thể là không những chỉ riêng có tổ Quy hoạch An ninh quốc gia là thảo luận về những ý đồ của hoạt động ngầm, mà trước khi họp cũng không báo trước cho các thành viên của tổ về nội dung thảo luận. Văn kiện hội nghị sẽ do trợ thủ của Cô-xây chuẩn bị, sau khi hội nghị khai mạc mới phát rồi thảo luận ngay tại chỗ. Chỉ riêng có tổ Quy hoạch An ninh quốc gia ra quyết định, các nhân viên khác nhất luật không được xen vào. Gôn Luân-xép-xki quan chức phụ trách về Liên Xô và Đông Âu trong Uỷ ban An ninh quốc gia nhớ lại: “Chúng tôi không được nghe mấy đến tình hình về những hoạt động ngầm. Cô-xây đương tiến hành hoạt động ngầm của ông ta! Hầu như không có chính sách gì được đưa ra thảo luận. Họ không muốn tiết lộ bất cứ điều gì.”

Với Cô-xây mà nói, đây là một sự xếp đặt, sắp xếp không phải bình thường. Những điều này nói lên sự tín nhiệm của Ri-gân đối với ông ta, và đồng thời nó cũng tỏ rõ là, về mặt xác định chính sách đối với hoạt động ngầm, quyền lực của ông ta lớn biết mấy!


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 24 Tháng Bảy, 2010, 11:17:00 pm

Sau khi trở về Lăng-lây, Cô-xây dường như sắp giao việc cho đội hành động. Ông cấp tốc tiến hành điều chỉnh lớn cho Phòng Tình báo. Cô-xây muốn có được tin tình báo chuẩn xác về Mat-xcơ-va. Cuối tháng 2, ông cùng với lãnh đạo Phòng Tình báo triệu tập cuộc hội nghị thứ nhất. Trong hội nghị, Pu-lus Cơ-lắc báo cáo về công việc họ đang tiến hành, nhưng Cô-xây thấy không hài lòng. Thế là, bắt buộc Phòng Tình báo phải đưa ra rất nhiều báo cáo: báo cáo đánh giá của tình báo quốc gia, báo cáo đánh giá về hiện trường và báo cáo đánh giá về kinh tế có liên quan với các công việc của quốc tế; nhưng Cô-xây cho rằng phần lớn những báo cáo đó chẳng có giá trị gì! “Đối với Cô-xây mà nói, phần lớn các báo cáo đánh giá của tình báo quốc gia hoàn toàn không thể hiểu được. Nó chẳng liên quan gì đến những vấn đề đối mặt với chúng ta cả - Hen-ri Rôn, người phụ trách “Uỷ ban tình báo quốc gia” sau này trở thành người cùng xây dựng và tổ chức với Cô-xây nhớ lại - Vả lại ngay những báo cáo có liên quan cũng chẳng có giá trị gì, vì rằng những tình báo đó toàn dùng những nhóm từ như “một mặt”, “mặt khác” để kết luận, nhằm mục đích che đậy những phán đoán của họ”.

Những phân tích của máy tính Cục Tình báo trung ương cũng quá dựa vào kho số liệu của máy tính và dựa vào những số liệu in ra từ máy tính. Những thứ đó chỉ có tác dụng là mở ra một hướng suy nghĩ chứ không thể coi như một loại công cụ để sử dụng. Cô-xây nói với Cơ-lắc, ông muốn Phòng Tình báo soạn thảo thật nhiều những bản kế hoạch đầy tính trí tuệ, không một chút cẩu thả, đồng thời có cả sự tưởng tượng đó. Ông cũng muốn Phòng Tình báo tập trung tinh lực vào các phương diện có tương quan với chủ đề truyền thống. “Nếu chỉ biết được là Mat-xcơ va kiếm được bao nhiêu tiền từ vấn đề xuất khẩu dầu mỏ, như vậy thì không đủ - Cô-xây nói - Cần cho tôi biết tầm quan trọng của sự việc đó đối với họ.”

Một mục tiêu khác của Cô-xây là tuyển chọn người mới vào cơ quan, mà những người này phải có một thế giới quan - chống chủ nghĩa Cộng sản với ông ta, đồng thời họ phải cảm thấy hứng thú đối với kinh tế và chiến lược. Nếu họ thấy rõ tương lai của Cục Tình báo trung ương thì điều này sẽ rất tốt đối với họ. Còn những bài viết về “thời sự thông tấn” của Cục Tình báo trung ương, Cô-xây chỉ ra rằng: hệ thống điệp báo đã trở nên trì trệ, ì ạch, họ chỉ đưa những tin tình báo mâu thuẫn nhau cho các “quyết sách giả”, cung cấp những dự đoán mà mỗi khi có những biến động nhỏ thì lại không chính xác.

Theo Cô-xây thì, lĩnh vực quan trọng nhất mà cục Tình báo trung ương cần nghiên cứu là vấn đề kinh tế của Liên Xô. Trên thực tế, hàng năm, Phòng Tình báo đều ra sức “bào chế” ra hàng nghìn trang báo cáo về vấn đề này nhưng những trang đạt yêu cầu rất ít. Vì vậy ông muốn tuyển chọn những nhân tài mới để qua họ có được những tin tình báo tương quan. Nếu ông muốn đề xuất, đồng thời thực thi một chiến lược có tính tiến công nhằm vào nền kinh tế Liên Xô, thì như vậy ông sẽ cần người của ông, trên cương vị thích hợp cung cấp cho ông những tin tình báo cần thiết.

Cô-xây tìm cách lôi Hen-ri Rôn, Giám đốc Công ty Ran-đơ1 để Rôn tiếp quản Uỷ ban tình báo quốc gia; Cô-xây lại kéo cả Chep Mai-ê, biên tập viên tạp chí “Tài phú” về làm trợ lí đặc biệt cho mình. Hai người này đều là chuyên gia về vấn đề kinh tế Liên Xô. Đương nhiên, đây quyết không phải là sự trùng hợp! Đa-vit Uây-cưa là liên lạc viên giữa Cô-xây và Nhà Trắng cũng được Cô-xây kéo về cơ quan ninh như vậy. Là một nhà kinh tế học, lần đầu tiên ông đã xây dựng tại Cục Tình báo trung ương một hệ thống theo dõi Liên Xô về sự lưu thông đồng ngoại tệ mạnh và tình hình thu nhập của nước này tại nước ngoài. Các chuyên môn của những người chung quanh Cô-xây đều là những hứng thú thật sự của ông.
___________________________________
1. Công ty Ran-đơ (Rand): cơ quan nghiên cứu chiến lược quốc tế của nước Mỹ. Thành lập chính thức năm 1948. Ran-đi có nghlă là “Nghiên cứu và phát triển”. Chủ yếu nó tiến hành nghiên cứu, phân tích một cách hệ thống các loại vấn đề an toàn quốc gia và phúc lợi công cộng. Mục tiêu cơ bản của các nhân viên nghiên cứu là cung cấp dữ liệu cho các nhà quyết sách.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 24 Tháng Bảy, 2010, 11:17:37 pm

Từ những năm 50 cho đến nay, Cục Tình báo trung ương trở thành một cơ quan chủ yếu, có tổ chức ở phương Tây chuyên nghiên cứu vấn đề kinh tế Liên Xô. Với sự nghiên cứu năm này qua năm khác, cuối cùng Cục này rút ra được một kết luận là nền kinh tế Liên Xô cứ tăng trưởng chậm chạp với tốc độ 3% mỗi năm. Nhưng, những tin tình báo không chính thức lại không phù hợp với những số liệu đó. Còn Cô-xây thì nhận định là Liên Xô hiện đang lâm vào bước đường khó khăn, vì vậy ông yêu cầu bản thân Mai-ê phải có sự đánh giá lại.

Căn cứ đánh giá của Cục Tình báo trung ương là SOVMOD, đó là cách lợi dụng các con số thống kê mà Liên Xô công bố, rồi qua các loại tính toán các con số đó, họ tiến hành xử lí chúng bằng một hệ thống máy tính. Mai-ê sau khi điều tra qua hệ thống đó, bảo với Cô-xây: SOVMOD đã lừa chúng ta!

“Cục Tình báo trung ương đã có những dự đoán lạc quan đối với họ và thực sự cầu thị đối với Liên Xô; những dự đoán này đã phản ánh chân thực tình hình của Krem-li” Mai-ê nhớ lại - Tình hình thực tế ở đây là dòng người xếp hàng mua lương thực cứ dài mãi; Liên Xô đã tồn tại rất nhiều những nhân tố làm trở ngại sự phát triển kinh tế, vật chất của họ lại càng thiếu thốn; chi phí quân sự thì tăng mãi đến mức làm mọi người phải chú ý.

Rất nhiều các lời đồn đại đã ủng hộ những người đưa ra quan điểm là nền kinh tế Liên Xô không còn tăng trưởng được nữa”.

Cô-xây lại yêu cầu Mai-ê phụ trách nghiên cứu một loạt những vấn đề kinh tế của Liên Xô để các nhà quyết sách nước Mỹ sử dụng những thành quả ấy khi họ soạn thảo chiến lược. Đó đều là một số “những đánh giá về tính chất yếu kém của nền kinh tế Liên Xô”. Những nghiên cứu này Mai-ê đã trích dẫn từ những tư liệu gốc ra, và ông đã viết thành những bản báo cáo tuyệt mật. Các bản báo cáo này đã quyết định nước Mỹ nên dùng phương thức nào để đè ép Liên Xô. Trong một bản báo cáo, Mai-ê đã đoán định nền kinh tế Liên Xô đang “ở trong tình trạng suy yếu cực độ... nếu có những biện pháp nào đó có thể giải quyết được tình trạng ấy cho Liên Xô thì họ cần phải coi đó là một loại quốc sách tối cao!” Các hoạt động này về nhiều mặt có thể coi là một loại thành tựu có tính đột phá của Cục Tình báo trung ương. Những báo cáo đánh giá Liên Xô qua các tin tình báo bao giờ cũng tập trung về các mặt thực lực của họ: thực lực về quân sự, về dự trữ vàng và về viện trợ các nước đồng minh của họ. Cô-xây muốn cải biến hiện trạng này! “Cô-xây cảm thấy chúng tôi chỉ ra sức thu thập những tình báo về thực lực của họ” Mai-ê nhớ lại: “Ông nói, trước nay không thấy chúng tôi thu thập những nhược điểm của họ. Nếu tình báo trở thành một loại công cụ phục vụ việc soạn thảo các chính sách thật sự, thì các nhà quyết sách cần phải biết rằng đâu là những chỗ yếu của Liên Xô, để chúng ta có thể căn cứ vào “sở trường” của mình mà đánh vào “sở đoản” của họ”. Vị Cục trưởng này đã đọc rất nhiều báo cáo loại đó. Theo cách nhìn của Mai-ê, hàng ngày Cô-xây đều nghiên cứu vấn đề kinh tế của Liên Xô khoảng một tiếng đồng hồ trong thời gian Đại chiến Thế giới lần thứ hai, khi ông làm việc ở Uỷ ban Chiến tranh kinh tế, qua thực tiễn ông đã phát minh ra khái niệm “kinh tế chiến” của nước Mỹ. Ông đang tìm ra cách đánh thắng Liên Xô; đối với điều này không ai cảm thất ngạc nhiên cả!

Ngoài việc dựa vào các cố vấn, Cô-xây còn luôn gọi điện cho những người ngoài Cục (một số các chuyên gia hoặc phân tích gia) thảo luận với họ về vấn đề kinh tế của Liên Xô. “Cô-xây có mối liên hệ rộng khắp trên thế giới”. Mai-ê nói: “Ông quen biết mười mấy nhà đại ngân hàng và rất nhiều giám đốc các công ty lớn. Ông thường triển khai công tác, nắm tình hình qua điện thoại và nghe họ bình luận về một vấn đề nào đó, hoặc ông đề nghị họ giúp đỡ ông về mặt này, mặt khác.”

Mới đầu, Phòng Tình báo thấy Cô-xây, Rôn và Mai-ê xâm nhập vào lãnh địa của họ thì tỏ ra không hài lòng. Nhưng địa vị của tổ Liên Xô thì lại được đề cao rất nhanh, nên tổ đó tự cho mình là “nhất đời”. Bộ môn này đặc biệt phản đối Cục tập trung tinh lực vào lĩnh vực của Phòng Tình báo. Vì vậy đến tháng 7, Cô-xây quyết định cắt đứt mọi liên hệ giữa các bộ môn khác của Cục với tổ Liên Xô. Ông điều các nhà phân tích tình báo về vấn đề Liên Xô từ tổng bộ Lăng-lây đến một nơi khác ở ngoại thành Oa-sinh-tơn và ở Viên. Cô-xây hi vọng rằng ảnh hưởng của sự điều động này đối với các nhà phân tích về Liên Xô của Cục sẽ có hạn và nó sẽ khiến cho các người dưới quyền ông được tự do hơn trong công tác.

Một bộ môn nghiên cứu quan trọng khác nhưng cũng dễ bị coi nhẹ trong Cục Tình báo trung ương là tổ Tâm lí. Đã từ rất lâu, Cục yêu cầu các nhà tâm lí học và các nhà tâm thần bệnh học viết những tài liệu tóm tắt về các quan chức nước ngoài. Những tư liệu để viết đề tài liệu tóm tắt về các quan chức nước ngoài. Những tư liệu để viết về tài liệu này thường là từ các truyện kí, từ các báo cáo, hoặc qua những lời kể lại từ các quan chức khác mà họ được tiếp xúc. Nhưng Cô-xây còn muốn cung cấp cho Tổng thống một số tài liệu tương quan khác. Ông muốn biết “mức độ tâm lí” của phương thúc mà các nhà lãnh đạo Liên Xô quan sát nước Mỹ. Họ sợ cái gì? “Năng lực từ điều tiết” của họ như thế nào? Trước những điều “thách thức” thì tốc độ khôi phục của họ có nhanh chóng không? Điều gì có thể làm dao động lòng tự tin của họ? “Một số hiện tượng trước kia đã biểu lộ rõ những nhà lãnh đạo Liên Xô đang lâm trong khốn cảnh. A-lơn Oai-tơk một giáo sư về tâm lí học lâm sàng chuyên cung cấp về tình hình các nhà lãnh đạo Liên Xô cho Cục, nhớ lại: “Chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp được thật nhiều các tin tình báo rõ ràng để các nhà quyết sách sử dụng, nhưng cũng không thể thật rõ ràng được!” Cô-xây muốn, vấn đề quan trọng hàng đầu trong nghiên cứu của Cục ông là kinh tế Ba Lan và Ap-ga-ni-xtan.

Vào tháng 3, tổ Qui hoạch An ninh quốc gia lại triệu tập một hội nghị. Trong Hội nghị, Cô-xây khuyên mọi người tiếp thu tư tưởng mới của ông. Do Tổng thống uỷ thác cho Cục ông áp dụng chiến lược tiến công, vì vậy vị Cục trưởng này thấy bản thân như được cổ vũ, và muốn rằng mình sẽ có những hoạt động ngầm trong các nước đang phát triển. Cô-xây nói, cuộc cạnh tranh của các nước siêu cường với thế giới thứ ba đã lấy đi rất nhiều tinh lực của chúng ta. Liên Xô và những người lãnh đạo nước này, đang xâm chiếm các nước đồng minh của chúng ta. Dường như họ đang mở rộng thế lực ở các châu lục. Ở đây trước mặt chúng ta là cả một cơ hội. Ở thế giới thứ ba đã có những cuộc nổi dậy mới. Những cuộc nổi dậy đó giống như phong trào chống chủ nghĩa thực dân hồi thập kỉ 50 - 60 và cũng giống như những cuộc nổi dậy của các phần tử cộng sản hồi thập kỉ 60 - 70. Chỉ có vào lúc đó, họ mới đấu tranh với các phần tử cộng sản. Chúng ta cần thiết ủng hộ những phong trào đó về mặt tiền bạc và về mặt chính trị. Nếu chúng ta có thể làm cho Liên Xô hao phí rất nhiều tài nguyên thì thể chế đó mới có thể tan rã. Chúng ta cũng cần thiết phải có mặt ở Ap-ga-ni-xtan!

Những kiến nghị của Cô-xây về sau đã trở thành “chủ nghĩa Ri-gân” nổi tiếng, nó đã nỗ lực tài trợ và ủng hộ những cuộc nổi dậy chống chủ nghĩa Cộng sản trên toàn thế giới. Ca-xpa Uyn-pak, Ri-xác A-lơn và A-lêc-xan-đơ Héc-gơ đều thích tư tưởng này. Tổng thống cũng thích, ông yêu cầu Cô-xây tiến hành nghiên cứu kĩ hơn, để xác định việc nước Mỹ có thể ủng hộ những cuộc nổi dậy nào.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 24 Tháng Bảy, 2010, 11:50:50 pm

CHƯƠNG 3

Đầu tháng 4 năm 1981, Uy-li-am Cô-xây đến Trung Đông và châu Âu trong 3 tuần. Máy bay của ông thường đến một địa điểm nhậy cảm như Trung Đông vào buổi tối. Chiếc máy bay “Sao vận tải” C-141 to lớn màu đen bay vào khu cách li của sân bay. Khi máy bay đến hoặc đi không bao giờ có nhân viên Đại sứ quán Mỹ ra đón hoặc tiễn đưa.

Máy bay của Cô-xây luôn luôn từ Oa-sinh-tơn bay đi các nơi trên thế giới.

Nếu cần thiết, một chiếc máy bay tiếp dầu KC-10 ở căn cứ nước ngoài có thể tiếp dầu ngay trên không phận của đường bay. Các nhân viên tổ lái cũng như toàn thể các hành khách đều mặc sắc phục của hàng không dân dụng. Bên ngoài máy bay không hề có bất kì một kí hiệu, một hàng chữ nào; chủ yếu để không bộc lộ hành tung của nó. Trong khoang máy bay thiết kế như một khách sạn bay và như một trung tâm thông tin bay. Phía dưới khoang, ở khu của các khách quý được thiết kế thành một căn phòng rất sang trọng, có ghế ngủ, ghế xa-lông, giường và các thiết bị vệ sinh. Phía sau máy bay được lắp các thiết bị thông tin rất hiện đại, nhanh nhậy. Với thiết bị này, Cục trưởng Cục Tình báo trung ương có thể đàm thoại an toàn với Oa-sinh-tơn, hoặc với bất cứ nơi nào trên thế giới; như vậy cũng tức là nói, ngay trên đường đi, Cục trưởng có thể liên lạc với một trạm tình báo nào đó của Cục Tình báo trung ương, hoặc thậm chí có thể liên lạc với một nhân viên tình báo ở khu vực nào đó có trang bị thiết bị đặc thù. Thiết bị gây nhiễu điện tử mới nhất và ra-đa có thể bảo vệ cho máy bay không bị uy hiếp bởi sự tập kích của tên lửa. Các vệ sĩ vũ trang đến tận răng, một ngày 24 giờ họ đều phải trực trên khoang máy bay; không một ai được tự tiện vào trong đó. Khi máy bay đỗ trên mặt đất, cũng có cảnh vệ canh gác cẩn mật.

Trong khi Cô-xây bay qua biển thì ông nhận được một tin mới nhất là tình hình Ba Lan đang biến đổi rất nhanh. Ca-xpa Uyn-pak nói với ông về đội du kích Mu-xlim và kế hoạch của quân đội Mỹ viện trợ Trung Đông. Ông cũng nhận được thông tin, yêu cầu ông lập tức hội đàm với người A-rập Xau-đi1. Nhưng, đầu tiên phải giải quyết là vấn đề có liên quan với Ai-cập, vì nước này đã bán cho du kích Mu-xlim những vũ khí có chất lượng rất tồi.

Thành phố Cai-rô rất bẩn và đông đúc, gây cho người ta một cảm giác khó chịu. Cô-xây lưu lại ở Cai-rô 2 ngày. Ông hội kiến với An-oa Xa-đát2 với các sĩ quan và các quan chức ngành tình báo. Vị Tổng thống Ai-cập và khách đã trao đổi ý kiến với nhau về mọi vấn đề. Cô-xây đã nói rõ với Xa-đát rằng, số vũ khí trước đây Ai-cập cung cấp cho du kích Mu-xlim không được hoan nghênh. Ông nói với Xa-đát, những của đó chỉ là một đống đồng nát, sắt vụn. Người A-rập Xau-đi đã bỏ ra một số tiền mua số vũ khí ấy, nhưng nếu họ biết Cai-rô đã coi thường đồng tiền của họ như thế nào thì họ sẽ không vui, vì rằng khi ấy Quốc vương Xau-đi đã dành một số tiền lớn để ủng hộ Chính phủ Xa-đát.

Về phương diện giao thiệp với người A-rập Xau-đi thì Uyn-pak là một tay già dặn; ngay từ khi ông ta còn làm việc với Công ty Bêch-ten3. Nhiều năm nay Uyn-pak đã cùng họ giải quyết được nhiều trường hợp khó trong mua bán. Ông được người A-rập Xau-đi coi là bạn tốt và rất được Hoàng gia hoan nghênh. Với sự ủng hộ của Tổng thống, Cô-xây muốn trao đổi với người A-rập Xau-đi về vấn đề tăng dự khoản mua vũ khí cho Ap-ga-ni-xtan. Uyn-pak nhắc nhở Cô-xây, Vương thất A-rập Xau-đi đã phản đối quyết liệt Liên Xô, đồng thời họ rất nhậy cảm đối với mưu đồ vùng vịnh của nước này.

Phó Tổng thống Gioóc-giơ Bus có quan hệ rất thân mật với người A-rập Xau-đi, đặc biệt là với Cục trưởng Cục Tình báo nước đó, ngoài ra, ông cũng có quan hệ rất tốt với thân vương Tuyếc-cơ Phay-san, người tổ chức tiệc chiêu đãi Cô-xây. Khi Bút đảm nhận chức Cục trưởng Cục Tình báo trung ương nước Mỹ, ông đã từng cộng sự với Tuyếc-cơ, và hai người rất hợp nhau! Vào cuối những năm 70, Sau khi Bus từ nhiệm chức vụ trên, ông vẫn giữ mối liên hệ với vị thủ trưởng tình báo A-rập Xau-đi. Bus rất mến ông này, hơn nữa Bus cũng có kinh doanh vấn đề xăng dầu, vì vậy mối quan hệ đó càng có ý nghĩa. Trước khi Cô-xây lên đường, Bus đã giới thiệu Tuyếc-cơ với ông. Sự đánh giá về con người này của phó Tổng thống xem ra khá chuẩn xác! Trước khi Cô-xây rời Oa-sinh-tơn, Bus đã viết một bức thư ngắn cho thân vương, nói với ông rằng Cô-xây sẽ là một người bạn tốt của người A-rập Xau-đi, đồng thời Bus nói thêm là ông rất hoan nghênh sự giao tiếp về chính trị giữa 2 người. A-rập Xau-đi là một đất nước hoang vu với diện tích 865.000 dặm Anh, trong nước đâu đâu cũng là sa mạc và đất đai khô cằn, còn của cải của đất nước này thì đều ẩn giấu ở rất sâu dưới đất.
___________________________________
1. A rập Xau-đi: tức A-rập Xê-út.
2. An-oa Xa-đát: (el Sadat Mohamed Anwar): Tổng thống kiêm Thủ tướng Ai-cập.
3. Công ty Bếch-ten: Một trong những Công ty công trình kiến trúc lớn nhất trên thế giới, do Công trình sư kiến trúc Xtơ-phen Bếch-ten (1900 - 1989) lập ra. Trong Thế chiến II Công ty này sản xuất các linh kiện cho tầu thuỷ và máy bay. Sau thế chiến, nó sản xuất ống dẫn dầu và tham gia xây dựng các nhà máy điện nguyên tử trên toàn thế giới.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 24 Tháng Bảy, 2010, 11:52:22 pm
A-rập Xau-đi và nguồn dầu mỏ của họ cực kì quan trọng đối với phương Tây. Nhưng đất nước này lại hết sức bạc nhược. Dân số có 9 triệu người, đất nước bị bao vây bởi kẻ địch hùng mạnh được trang bị rất đầy đủ; Hoàng gia trong xã hội A-rập Xau-đi ở trong trạng thái cách biệt! Miền Bắc thì giữa I-ran và I-rắc đang có cuộc chiến tranh đẫm máu. Giáo chủ Khô-mây-ni từ lâu đã tuyên bố những lời lẽ kích động với những kẻ cực đoan đi theo ông và cho rằng bản chất Hoàng gia Xau-đi là đồi bại. Nếu một ngày nào đó I-ran vượt qua được phòng tuyến I-rắc thì điều mà Ri-yat (thủ đô của Xau-đi), lo lắng chính là I-ran.

Hình thái ý thức I-xlam cực đoan của Giáo chủ cũng hấp dẫn rất nhiều người không hài lòng với trật tự chính trị và kinh tế đất nước trong xã hội A-rập Xau-đi. Năm 1979 sau huyết án ở Méc-ca1, A-rập Xau-đi tuy tăng cường công tác bảo vệ an toàn, nhưng rất nhiều những phiền phức lúc nào cũng có thể phát sinh. Từ một ý nghĩa nào đó mà nói, ẩn hoạn lớn nhất của người A-rập Xau-đi lại không phải là I-xra-en, một kẻ địch đã tuyên bố công khai, mà là người anh em Mu-xlim I-ran ở phía bên kia vùng Vịnh.

Về phía phải của A-rập Xau-đi cũng có một uy hiếp khác, một Chính phủ thân chủ nghĩa Mác cực đoan đã nắm quyền ở Nam Yêmen2 nước này tiếp giáp với miền đông A-rập Xau-đi. Vương quốc Xau-đi thấy có hai động cơ của Nam Yêmen định lật đổ Hoàng gia Xau-đi; ngoài hình thức ý thức cuồng nhiệt ra Nam Yêmen còn thèm khát nguồn dầu mỏ của Xau-đi, vì dầu mỏ chính là nguồn tài nguyên mà Nam Yêmen thiếu. Giữa hai nước lại không có biên giới xác định. A-đen (thủ đô Nam Yêmen) đã biểu thị ý hoan nghênh quân đội Liên Xô phái cố vấn đến. Điều này rõ ràng làm cho người A-rập Xau-đi lo lắng. Có một thành viên của vương thất Xau-đi đã nói (Thời báo Niu-oóc): “Sự tồn tại của quân đội Liên Xô ở Cu-ba là một sự uy hiếp đối với phương Tây; nhưng không có nó ở vùng Vịnh và ở sừng Phi châu3 thì sự uy hiếp lại càng nghiêm trọng.

Tập đoàn thống trị Xau-đi đều cho rằng, Liên Xô thâm nhập Áp-ga-ni-xtan cũng là tiến vào vịnh Ba-tư, vì hi vọng của họ về việc đoạt mỏ dầu lớn ở bán đảo Ả-rập đã tan vỡ. Thủ trưởng Cục Tình báo A-rập Xau-đi nói về mục tiêu của Liên Xô ở khu này hết sức rõ ràng: “Đáp án rất đơn giản: vì dầu mỏ của chúng ta... Giờ đây chúng ta quả thật không mong gì xảy ra chuyện xâm nhập, nhưng quả thật, chúng ta có thể dự liệu rằng người Liên Xô sẽ lợi dụng thế lực của họ, tìm cách làm cho bản thân họ ở vào địa vị có thể bảo đảm chắc chắn họ sẽ được cung ứng dầu mỏ”.

Bên trong Vương quốc Xau-đi có một số đoàn thể và tổ chức đương trù tính âm mưu phản đối Hoàng gia, như Liên minh Thanh niên dân chủ, Đảng Công nhân xã hội chủ nghĩa, và IRO (tức Tổ chức cách mạng I-xlam vì sự nghiệp giải phóng bán đảo A-rập) của phái Thập diệp (tức Shiiteo) chỉ đạo. Các tổ chức này được I-ran và Xi-ri ủng hộ ngầm.

Đối với Cô-xây mà nói, sự lo lắng của Xau-đi với ý đồ của Liên Xô đã đưa đến cho nước Mỹ một cơ hội, khiến cho A-rập Xau-đi trở thành một nước đồng minh của Mỹ. Dầu mỏ là sữa của công nghiệp, nếu phương Tây muốn phục hồi kinh tế của mình, thì sự dự trữ dầu mỏ của họ phải ổn định, an toàn. Trong những năm 70 (Thế kỷ 20), khi các nước A-rập sản xuất dầu mỏ cùng liên hợp lại với nhau để phản đối phương Tây thì giá dầu tăng rất nhanh. Sự lũng đoạn thực tế đối với việc sản xuất dầu mỏ của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ vào những năm 70 làm cho các nước này rất hài lòng nay không còn tồn tại nữa, nhưng tổ chức này vẫn có thế lực và ảnh hưởng rất lớn. Uyn-pak cho rằng, 2 năm nay tình hình có những biến đổi rất nhiều, khiến cho Xau-đi càng thêm phục tùng nước Mỹ. Làm cho giá dầu mỏ hạ xuống, đó là một mục tiêu quan trọng của Chính phủ mới nước Mỹ, vì như vậy đối với nền kinh tế nước này nó đem lại lợi ích rất lớn.
___________________________________
1. Méc-ca: Nơi ra đời của nhà tiền tri Mô-ha-met (khoảng năm 570), do đó nó trở nên một thành phố Mu-xlim thiêng liêng. Cho đến nay nó vẫn là nơi trung tâm các cuộc hành hương của các Mu-xlim toàn thế giới.
2. Nam Yêmen: Nguyên là Liên bang Nam Ả-rập, nước này được độc lập năm 1967. Sau đó Mật trận Giải phóng quốc dân của những người theo Chủ nghĩa Mác thành lập nước Cộng hoà nhân dân Yêmen. Sau hợp nhất với Bắc Yêmen.
3. Sừng phi Châu: Chỉ phần lồi ra ở phía đông châu Phi gồm Xô-ma-li và miền đông Ê-thi-ô-pi.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 24 Tháng Bảy, 2010, 11:54:03 pm

Chiếc máy bay chở Cô-xây như một con chim đen lớn, từ đường băng chạy vào chỗ để máy bay riêng. Một nhân viên bảo an của Đại sự quán Mỹ và hai nhân viên công tác của trạm tình báo địa phương: thuộc Cục Tình báo trung ương đã đợi sẵn ở đó.

Trạm tình báo ở đây rất nhỏ, mà nhân viên ở đây lại tỏ ra không phấn khỏi; vì trong thời kỳ Tê-na phụ trách Cục ông đã giảm bớt số nhân viên; hơn nữa cuộc cách mạng I-ran đã làm cho họ cần có thái độ thận trọng! Khi số sinh viên cấp tiến tập kích vào Đại sứ quán Mỹ ở Tê-hê-ran thì các nhân viên tình báo ở đây đều hoảng hồn, vì hàng nghìn trang báo cáo và điện báo của Cục Tình báo trung ương đã rơi vào tay các phần tử cấp tiến. Không còn nghi ngờ gì nữa trong số đó có một số điện báo bao hàm những tư liệu hữu quan của trạm tình báo Ri-yat thuộc Cục Tình báo trung ương.

Đối với Cô-xây mà nói, đó là thời kì tăng trưởng kiến thức của ông. Ông muốn gặp các “chiến sĩ” đã “tham chiến”, để làm rõ rút cục hiện nay họ như thế nào, đồng thời ông cũng muốn biết động cơ của họ là gì. Nhưng, đối với những nhân viên công tác ở trạm tình báo này mà nói, đây cũng là một dịp để họ được gặp vị Cục trưởng danh tiếng lẫy lừng này. Theo Cô-xây thì, trạm tình báo của Cục ở Xau-đi đã bị coi nhẹ từ rất lâu rồi. Ngay từ những năm 70, Nghị viện và Bộ Thương mại nước Mỹ đã phái người đến Xau-đi; vì rằng Ri-yat trong công cuộc sản xuất dầu mỏ thế giới có một vị trí trung tâm, nhưng Cục Tình báo trung ương Mỹ lại không có hành động tương ứng! Nay Cô-xây coi việc xây dựng lại trạm tình báo Xau-đi này là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của ông. Ông cho rằng, nếu Chính phủ Mỹ muốn có được thành công đối với mục tiêu của mình thì việc làm này là cục kì quan trọng. Người A-rập Xau-đi, cùng với của cải của họ, cùng với những lời tuyên bố chống cộng bí mật và công khai của họ sẽ trở thành một bộ phận then chốt của sự phản đối chiến lược có tính tiến công của tập đoàn Liên Xô. “Trong những năm 80, người A-rập Xau-đi là bạn đồng minh quan trọng nhất của chúng ta”. A-len Fi-e-rơ, người khi đó phụ trách mọi hoạt động của Cục Tình báo trung ương tại bán đảo A- rập nhớ lại: “Họ được coi như là những nhân vật then chốt, chúng tôi và họ đã có được mối quan hệ hoàn chỉnh. Họ đã phát huy tác dụng chủ yếu để hoàn thành rất nhiều những mục tiêu quan trọng.”

Người phụ trách trạm tình báo nói với Cô-xây họ dự đoán chỉ mấy tuần nữa Cô-oét sẽ có thể ngả về Mát-xcơ-va. A-mir1 của nước sản xuất dầu mỏ bé nhỏ này đã hốt hoảng lo sợ. Đất nước giàu có này ở sát ngay cuộc chiến tranh I-ran - I-rắc, lúc này đang tiến hành như điên; ngoài ra, nước đó cũng chẳng có một quân đội cho ra hồn nữa! Khu vực này rối loạn là do cách mạng I-ran do Liên Xô xâm nhập A-rập Xau-đi và do hàng nghìn, hàng vạn các phần tử cực đoan Pa-let-xtin táo tợn theo đạo I-xlam cực đoan ở trong các thành phố Cô-oét gây ra; tất cả những nhân tố này đủ làm cho Chính phủ rơi vào trạng thái hỗn loạn. Cuối tháng 4, Xiê-khưa Sa-bát Bộ trưởng Ngoại giao Cô-oét đến thăm Mat-xcơ-va, trao đổi với Liên Xô về vấn đề vùng Vịnh. Cô-oét đã phát tín hiệu báo động, chuyến đi này của Sa-bát nói lên rằng, vùng Vịnh không chỉ bị Liên Xô uy hiếp, mà nó còn bị Mỹ uy hiếp nữa. Sở dĩ Cô-oét phải nhượng bộ Mat-xcơ-va là do bản thân họ quá yếu! Cô-oét cũng đang ra sức lấy lòng A-rập Xau-đi, để nước này tán đồng lập trường của mình, đồng thời mong nước A-rập đó cùng với mình ngăn nước Mỹ đưa quân đội vào vùng này. Vậy thì, A-rập Xau-đi liệu có bị kiến nghị này thuyết phục không?

Nhân viên công tác tại trạm tình báo Xau-đi của Cục Tình báo trung ương nói với Cô-xây, người Xau-đi không hưởng ứng lời kêu gọi này, vì họ đã biết ai gây ra uy hiếp: Chính phủ Ri-gân đương đề nghị bán AWACS2 để tăng cường năng lực quân sự cho họ; nhưng đối với ý tốt này của Mỹ, họ vẫn tỏ ra nghi ngại. Ri-yat cũng nói với Cô-xây như vậy.
___________________________________
1. Amir: tức tù trưởng, quý tộc hoặc vương công của các nước Mu-xlim.
2. AWACS: Từ được viết gọn bởi câu tiếng Anh: Airborne Warning and Control System. Có nghĩa là. “Hệ thống báo động và khống chế vận chuyển bằng máy bay”


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 24 Tháng Bảy, 2010, 11:55:33 pm

Quốc vương Xau-đi và thân vương Tuyếc-cơ trên cơ bản thân phương Tây. Nhưng, đôi khi họ lại lên tiếng phản đối việc nước Mỹ ủng hộ I-xra-en, thậm chí họ càng căm ghét sự tuyên truyền chống Mu-xlim, đồng thời họ cũng phản đối Mat-xcơ-va về hành động xâm lược của Liên Xô, trước thì ở vùng Trung Á, nay thì ở Áp-ga-ni-xtan! Cô-xây là một quan chức cao cấp trong nội các đầu tiên đến thăm A-rập Xau-đi, đồng thời khuynh hướng phản cộng của ông mọi người trong giới ngoại giao của Xau-đi đều rõ.

Chiều hôm đó một đoàn xe đỗ ngay ở cổng sau Đại sứ quán Mỹ, thân vương Tuyếc-cơ Phây-san đem theo một số quan chức của Cục Bảo vệ đến thăm vị Cục trưởng Cục Tình báo trung ương nước Mỹ, hai vị thủ trưởng cao cấp ngành tình báo bắt tay nhau. Họ cùng ngồi phía sau chiếc xe du lịch sang trọng, sau đó cả đoàn xe rú máy phóng đi. Vị chủ nhân người Xau-đi của Cô-xây này tỏ ra rất thân thiết, cởi mở và hết sức nhiệt tình.

Tuyếc-cơ là một con người rất hấp dẫn, tư duy mẫn tiệp gây ấn tượng mạnh đối với người phương Tây nhạy cảm! Là một Mu-xlim ngoan đạo, đầu óc ông có quan điểm phương Tây, ông tỏ thái độ miệt thị đối với những người theo chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa vô thần, mà điều khiến cho mọi người ngạc nhiên là ông bà Cô-xây, một tín đồ ngoan đạo của Thiên chúa giáo chuyện trò lại rất ăn ý nhau. Bất kể vào lúc nào, chỉ cần vị Cục trưởng này đến Ri-yat, Tuyếc-cơ sẽ làm ông có thể lưu ý một chút đến những người theo Thiên chúa giáo ở chung quanh. Ở đất nước này thậm chí không cho phép “Kinh Thánh” được tồn tại; vì vậy đây là một thái độ đặc biệt! Đối với một người hiểu nhiều biết rộng như Tuyếc-cơ mà nói thì Cô-xây là một người có những nhận xét khác với ông đối với niềm tin của Liên Xô.

Đoàn xe của họ phóng đến một nơi có đủ mọi phương tiện, thiết bị an toàn ở ngoại thành Ri-yat. Ở đây người ta trang trí bằng cây chà là và những cây toát lên một phong cách “dị quốc” khiến quang cảnh trở nên hoa lệ rực rỡ. Nơi này vốn là một vùng sa mạc xám ngắt, nhưng nay lại ánh lên một vẻ xanh xanh đa sắc thái. Họ cùng bước vào cổng của phòng họp: thân vương và Cô-xây đi đầu, các trợ thủ đi liền phía sau họ. Trên tường quanh phòng họp có giăng những bức thảm len A-rập; Cô-xây hỏi thân vương mấy câu xung quanh những bức thảm này. Vào những năm 70, khi làm việc ở cơ quan thương mại về xuất nhập khẩu, ông có cho nhập một số thảm Ba-tư vào Mỹ, sau đó bán cho các cửa hàng bán lẻ.

Vấn đề mà thân vương Tuyếc-cơ hết sức chú trọng là “sự bao vây của Liên Xô đối với A-rập Xau-đi”. Theo ước đoán, về số cố vấn quân sự Liên Xô thì ở Nam Yêmen có 1500, Xi-ri có 2500, Ê-thi-ô-pi có 1000, I-rắc có 1000. Về quân đội thì ở Áp-ga-ni-xtan, Liên Xô có khoảng 10 vạn binh sĩ. Tuyếc-cơ dự tính quân đội Liên Xô sẽ nhanh chóng tiến công vùng vịnh Ba-tư. Ông nói với Cô-xây, Liên Xô sẽ tiếp quản một cách dễ dàng khu vực từ Ban-ti-xtan1 đến Ba-lu-chi-xtan, sau đó sẽ tiến thẳng đến vùng nước ấm của vịnh Ba-tư.

Cô-xây tán đồng dự đoán của ông. “Tổng thống và tôi đều rất rõ ý đồ của những người cộng sản đó”. Ông dẫn lời của Mô-lô-tốp2 nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô. Năm 1939, ông này có nói với viên Đại sứ Đức ở Mat-xcơ-va rằng: “Chúng tôi có thể tiến thẳng đến Ba-tum3 của vịnh Ba-tư và vùng phía nam Ba-cu4 đó là vùng mà Liên Xô mong muốn có được”. Cô-xây nói, ngày nay tình hình vẫn như vậy không thay đổi gì.

Ông nói tiếp: “Xưa nay chúng tôi chưa hề khiến cho “Sa-a”5 phải thất vọng. Nếu nhà vua vẫn ở ngôi, giữa chúng ta vẫn giữ mỗi quan hệ tốt đẹp!”. Sau đó, ông nói với thân vương về kế hoạch của Oa-sinh-tơn là sẽ chuẩn bị tăng nhanh số tiền viện trợ Pa-ki-xtan để đối phó với sự uy hiếp của Liên Xô. Ông còn nói với thân vương, ông đang thúc đẩy nước Mỹ viện trợ cho đội du kích Mu-xlim của Ap-ga-ni-xtan. “Chúng tôi sẽ làm cho họ phải trả giá bằng máu ở Áp-ga-ni-xtan. Chúng tôi sẽ trừng phạt nặng họ”. Cô-xây nói: “Hết sức cám ơn thân vương đã ủng hộ kế hoạch Áp-ga-ni-xtan của chúng tôi.” Tiếp đó ông thông báo về những lời ông đã nói ở Cai-rô về chất lượng vũ khí. “Tôi định sẽ mở rộng hành động của chúng tôi - ông nói - Chúng tôi sẽ cung cấp thật nhiều những vũ khí tốt cho đội du kích Mu-xlim.”
___________________________________
1. Ba-ti-xtan: khu vực địa lí của miền tây bắc đại lục nhỏ Ấn-Độ, nằm ở vùng Pa-ki-xtan khống chế của khu Xa-mua và Ca-sư-mir. Ba-lu-chi-xtan: một vùng của Tây Nam Á, ở giữa miền nam Ap-ga-ni-xtan và biển A-rập, bao gồm miền tây nam Pa-ki-xtan và miền đông nam I-ran.
2. Mô-lô-tôp: nhà chính trị và ngoại giao Liên Xô (1890 - 1986). Năm 1906 gia nhập Đảng Bôn-sê-vích. Sau khi Lê-nin mất, ông kiên quyết ủng hộ Xit-ta-lin. Những năm 20 và 30 tích cực tham gia cuộc đấu tranh chống Tờ-rốt-kit và Bu-kha-rin. Những năm 30 đảm nhận chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Do phản đối chính sách của Khơ-rut-xôp, nên tháng 6 năm 1956 ông bị miễn nhiệm. Tháng 7 nărn 1957, bị vu khống là thành viên của “tập đoàn phản đảng”, bị khai trừ Đảng và miễn nhiệm mọi chức vụ. Từ 1957-1960 là đại sứ ở Mông-Cổ. Năm 1960-1961 là đại biểu thường trú cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế ở Viên. Năm 1962 nghỉ hưu.
3. Ba-tum: Thủ đô của nước Gioóc-gi-a, một thành phố cảng ở bờ đông Hắc Hải.
4. Ba-cu: Thủ đô của nước A-dec-bai-gian, bên bờ tây nam Lí hải, có vịnh Ba-cu bao quanh, sản xuất dầu mỏ.
5. Sa-a: vương hiệu của quốc vương I-ran. Có nghĩa là: Vua của vạn vua. Các vua của các nước ở Ap-ga-ni-xtan, ở Trung Á, ở Nam Á đều dùng vương hiệu này.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 24 Tháng Bảy, 2010, 11:56:12 pm

Tuyếc-cơ đưa ra một kế hoạch. Ông nói sẽ hoàn toàn ủng hộ hành động của Mỹ, đồng thời đồng ý sẽ chi ra một khoản tiền để mua vũ khí cho đội du kích Mu-xlim. Ông còn tiết lộ, Quốc vương cho rằng Trung Á là một khâu yếu của “đế quốc” Liên Xô. A-rập Xau-đi sẽ tiếp tục quảng bá vấn đề tôn giáo và hình thái ý thức chống Cộng của mình ra Áp-ga-ni-xtan và ra vùng Trung Á của Liên Xô. Ông tuyên bố, Quốc vương hứa, sẽ giúp đỡ những người anh em của chúng ta hiện đang cư trú ở Mat-xcơ-va và đang sống dưới sự thống trị của người Nga. Ông nói với Cô-xây rằng A-rập Xau-đi đương soạn thảo một kế hoạch, chuyển kinh Cô-ran vào Ap-ga-ni-xtan, sau đó sẽ lén chuyển chúng tới vùng Trung Á của Liên Xô. Theo lời của Tuyếc-cơ thì, loại sách kinh này là một phương thức chiến đấu về mặt tinh thần với người Liên Xô. “Thánh A-la có mặt ở khắp mọi nơi với chúng ta” Cô-xây rất tán thưởng chủ ý đó, ông kiến nghị Xau-đi, đồng thời cần áp dụng nhiều biện pháp khác như vạch những tội mà Liên Xô đã phạm phải ở vùng Trung Á từ aau Cách mạng tháng 10 và sau Thế chiến thứ hai.

Tuyếc-cơ nói: sự uy hiếp chung quanh A-rập Xau-đi là có thực, vì vậy Quốc vương chúng tôi có ý định mở rộng một cách đại qui mô việc sản xuất vũ khí, hiện đã có cơ sở ở nước ngoài. Nhiều năm nay, A-rập Xau-đi vẫn yêu cầu Mỹ cung cấp cho mình những máy bay chiến đấu hiện đại. “Tuần nào I-rắc và I-ran cũng cho máy bay xâm phạm không phận của chúng tôi - Tuyếc-cơ nói - Chúng tôi không có đủ năng lực để tự vệ được ở trên không”. Ông đưa ra những trường hợp không phận Xau-đi bị xâm phạm mà mọi người đều biết.

Tuyếc-cơ biết rất rõ rằng, Cô-xây không chỉ là Cục trưởng Cục Tình báo trung ương mà ông còn là thành viên của Nội các, của Uỷ ban An ninh quốc gia và của tổ Quy hoạch An ninh quốc gia. Ông cố tranh thủ sự ủng hộ của Cô-xây, để Xau-đi có thể có được các loại vũ khí hiện đại từ Oa-sinh-tơn. “Tổng thống chúng tôi biết hoàn cảnh khó khăn của các ông”. Cô-xây nói: “Riêng tôi, tôi cũng được biết điều đó. Chúng tôi có ý định thay đổi hẳn chính sách bán vũ khí của Chính phủ tiền nhiệm. Tôi sẽ kiến nghị với Tổng thống chúng tôi về điều này. Chúng tôi xin cung cấp những thứ mà nước ông cần, để đáp ứng nhu cầu bảo vệ an toàn đất nước của quý quốc.” Thân vương nghe Cô-xây nói vậy thì tỏ ra rất vui mừng. Cô-xây còn đồng ý chia xẻ những tin tình báo với Xau-đi; so với người tiền nhiệm của ông thì số tình báo này còn nhiều hơn. Sau đó, cũng giống như cách thường làm với người đồng nghiệp “đồng cấp” nước ngoài khác của ông, Cô-xây đưa ra một số tin tình báo.

Cô-xây mang đến một tin tình báo có liên quan với Nam Yêmen. Đó là một món quà mà xưa nay thân vương chưa từng có được! Tin tình báo này là do Cục An ninh quốc gia (NSA) Mỹ qua nghe trộm mà có. Các quan chức Nam Yêmen đã từng nhận được một số công báo về số phần tử “li khai chủ nghĩa” đương xúc tiến việc lật đổ vương thất Xau-đi. Người Yêmen đã đáp ứng hợp tác với một tổ đương được huấn luyện tại một doanh trại ở sa mạc, phía ngoài thủ đô của Xau-đi. Cô-xây đã đem tin tình báo của hành động hữu quan coi như món quà tặng thân vương mà không kèm theo bất cứ một điều kiện nào.

Sau đó, Cô-xây rút ra một số văn kiện khác từ trang cặp công văn đưa cho thân vương. Số văn kiện này là báo cáo tuyệt mật của Cục Tình báo trung ương Mỹ có liên quan tới tình hình sản xuất dầu mỏ của Liên Xô. Những tin tình báo này không có bất cứ điều gì đặc biệt; thân vương thật ra muốn có những tin tình báo liên quan đến việc sản xuất dầu mỏ trên thế giới chứ không phải là loại tin tình báo của bất kì một quốc gia nào như loại mà Cục Tình báo trung ương Mỹ cung cấp. Nhưng, những tin tình báo này có tác dụng chứng minh ngụ ý của Cô-xây. Đầu tiên ông chỉ ra là Mat-xcơ-va thông qua xuất khẩu dầu mỏ để trù bị và gom góp vốn cho thế giới đế quốc của họ. Lúc này ông cởi áo ngoài ra, suy nghĩ nghiêm túc về sự giao dịch giữa họ với nhau. Tuyếc-cơ nhìn chăm chú vào bản báo cáo mà Cô-xây đưa ông. Trong thập niên 70, khi giá dầu hoả lên mãi thì Mat-xcơ-va thu được rất nhiều tiền. Khi mỗi thùng dầu mỏ tăng lên 1 đô-la Mỹ thì có nghĩa là 1 năm Mat-xcơ-va thu được 1 tỉ ngoại tệ mạnh. “Chúng ta không thể để cho sự việc đó cứ thế tiếp diễn nữa”.

Việc mà Cô-xây cần làm là chuyển đến cho thân vương một thông tin. Trên thế giới không một nước sản xuất dầu mỏ nào có thể gây được một ảnh hưởng về giá dầu mỏ đối với thế giới như A-rập Xau-đi. Khi đó, sản lượng dầu mỏ của Xau-đi chiếm 40% sản lượng của OPEC. Chỗ không giống với các nước sản xuất dầu mỏ khác là ở chỗ Xau-đi còn có thể sử nhanh chóng trữ lượng dầu mỏ. Như thế có nghĩa là, Xau-đi có một loại bàn tính trong quá trình sản xuất dầu mỏ, do đó nước này có thể có một ảnh hưởng rất lớn đến giá dầu thế giới. Khi đó mỗi ngày thị trường dầu mỏ trên thế giới có lượng cung ứng dư thừa là 2 triệu đến 3 triệu thùng, hầu hết các nước OPEC đều khẩn thiết yêu cầu A-rập Xau-đi giảm bớt lượng xuất khẩu dầu để giá dầu mỗi thùng từ 32 đôla Mỹ một thùng tăng lên 36 đô-la Mỹ.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 24 Tháng Bảy, 2010, 11:57:41 pm

Trong hội đàm, Cô-xây đồng thời đưa ra vấn đề định giá dầu mỏ và quan hệ an toàn giữa Mỹ và Xau-đi. Thực tế thì ông muốn nói là 2 vấn đề này có liên quan với nhau. Đó là một yếu tố của chiến lược Ri-gân. “Chúng tôi muốn giảm giá dầu mỏ”. Uyn-pak nhớ lại “Đó là một trong những nguyên nhân mà chúng tôi bán vũ khí cho họ.”

Thân vương cảm ơn Cô-xây đã cung cấp cho ông những tin tình báo này, đồng thời nói Ri-yat đã tuyên bố chính sách định giá dầu sao cho vừa mức. “Chính sách này phục vụ cho lợi ích của chúng tôi, đồng thời có lợi cho sự khôi phục nền kinh tế Mỹ, làm cho nước các ông càng thêm phồn thịnh và hùng mạnh.” Tuyếc-cơ nói: “Chúng tôi sẽ không làm cho giá dầu mỏ tăng”. Ông bảo đảm với khách như vậy. Ri-yát sẽ chống lại bất kì áp lực nào giảm thiểu sản lượng dầu mỏ và tăng giá dầu mỏ.

Sau 3 tiếng đồng hồ, cuộc hội đàm kết thúc. Cuộc hội đàm này tiến hành rất tốt, hai người đều hài lòng! Tuyếc-cơ cảm thấy đối phương hầu như đều đồng tình với mọi thỉnh cầu và mọi mối quan tâm của ông; Cô-xây cảm thấy đối phương cùng có một thái độ chống chủ nghĩa Cộng sản như mình, đồng thời họ tỏ ra rất vui lòng được có những hành động chung với Mỹ, điều này trước đây không lâu mọi người đều cho là khó thành hiện thực. Điều quan trọng nhất mà họ giành được trong cuộc hội đàm này là, hòn đá nền móng đầu tiên trong cuộc chiến tranh bí mật chống Liên Xô đã bắt đầu đặt xuống xây rồi. A-rập Xau-đi, một nước yếu, đối với sự sinh tồn của mình vốn vẫn lo lắng, nay đã bắt đầu tìm thấy sự bảo đảm an toàn từ nước Mỹ; nước Mỹ cũng vui lòng giành sự bảo đảm đó cho Xau-đi. Để đáp lại, Xau-đi sẽ bảo đảm lợi ích của nước Mỹ trong thị trường dầu mỏ thế giới.

Tối hôm đó, chiếc máy bay mầu đen không một kí hiệu của Cô-xây, lặng lẽ cất cánh từ căn cứ quân sự Ri-yat bay tới Ten A-vip1. Khi máy bay bay trên độ cao 40.000 thước Anh thì Cô-xây và trợ thủ của ông trao đổi với nhau về những sự việc xảy ra ở Ba Lan. Ông nói với họ, Mat-xcơ-va sợ người Ba Lan! Chỉ cần Công đoàn Đoàn kết vẫn tồn tại thì Liên Xô không thể không chịu ảnh hưởng của nó. Vấn đề là ở chỗ, chúng ta làm thế nào để đẩy mạnh phong trào đó?

Trong thời kì Gim-mi Ca-tơ nắm quyền, nước Mỹ triển khai một kế hoạch thuộc lĩnh vực tinh thần là ủng hộ Công đoàn Đoàn kết bằng các ấn phẩm và các phương diện vật tư khác như máy in. Người phụ trách việc này là Chư-pic-niu-Pu-dơ-chin, một trợ lí của Uỷ ban An ninh quốc gia, ông là người Mỹ gốc Ba Lan, ông là “bà đỡ” cho kế hoạch này. Mọi điều, tuy có nhân tố tinh thần rất tốt, nhưng phạm vi ảnh hưởng của nó lại cực kì có hạn. In ấn và bán các mặt hàng giúp Công đoàn Đoàn kết trả tiền lương cho nhà in và cho kĩ sư, tổ chức cho các nhân viên phân phát các tư liệu thân Công đoàn Đoàn kết, tất cả các việc đó đều cần có tiền. Nhưng những hoạt động này đều phải tiến hành ngoài biên giới Ba Lan, vì có người cho rằng làm bất cứ việc gì trong nước Ba Lan cho tổ chức Công đoàn này cũng đều là rất mạo hiểm. Trăm phần trăm những người trong Công đoàn Đoàn kết đều sinh trưởng ngay tại Ba Lan. Vì vậy, nếu truy nguyên đến tận cùng thì bất cứ một sự viện trợ nào cũng đều có thể làm cho cuộc vận động coi như là một thứ vũ khí của Cục Tình báo trung ương nước Mỹ và Công đoàn Đoàn kết chưa hề có một cuộc tiếp xúc bí mật chính thức nào.

Cô-xây đang đọc một bản báo cáo của Phòng Tình báo, trong đó giới thiệu tình hình mới nhất của Ba Lan và nói mọi điều ở đó hiện đang diễn biến rất nhanh! Theo ý Cô-xây ở Ba Lan sẽ xẩy ra một cuộc trấn áp, điều này không có gì phải nghi ngờ nữa! Ông thường dự đoán như vậy với các trợ thủ của mình. Đối mặt với yêu cầu của Công đoàn Đoàn kết, Chính phủ Ba Lan ngày càng tỏ ra bạc nhược; còn Mat-xcơ-va thì đương tìm mọi cách để ngăn chặn sự tan rã của Chủ nghĩa Cộng sản tại Ba Lan. Đầu tháng 3, các quan chức cao cấp của Chính phủ Ba Lan đều được mời đến Mat-xcơ-va để nghe chỉ thị của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Sta-nis-op Ca-ni-a2, người lãnh đạo đảng Ba Lan; Ua-y-xi-êch Da-ru-del-xki; thủ tướng Chính phủ và 2 uỷ viên Bộ Chính trị, ngày 5 tháng 3 bí mật gặp mặt Lê-ô-nit Brê-giơ-nhep, Yu-ri An-drô-pôp3 chủ tịch KGB; Đi-mi-tri U-xti-nôp4, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; An-đơ-rây Grô-mi-kô5, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và 5 quan chức cao cấp khác của Đảng Cộng sản. Sau khi cuộc hội kiến kết thúc, Thông tấn xã Ba Lan đã ra một bản tuyên bố.
___________________________________
1. Ten A-vip: thành phố lớn của I-xra-en, vị trí trên bình nguyên sa mạc, tây giáp Địa Trung Hải, nam đến vịnh Dáp-pha. Nó nguyên là một vùng đồi cát ở phía bắc thành phố Dáp- pha, năm 1921 xây dựng thành một nơi cư trú của người Do Thái; sau phát triển thành một trung tâm văn hoá, thương nghiệp và hành chính của người Do Thái. Năm 1948 khi I-xra-en trở thành một quốc gia thì nơi đây trở thành thủ đô của nước này. Năm 1949 Ten A-vip gộp với Dáp-pha và vẫn lấy tên là Ten A-vip.
2. Người lãnh đạo đảng Công nhân thống nhất Ba Lan, tháng 8 năm 1980 trong trào lưu bãi công ở một số thành phố đã thay Cơ-lai-khơ đảm nhận chức vụ Bí thư thứ nhất Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan. Tháng 10 năm 1981, từ chức.
3. Nhà lãnh đạo Liên Xô (1914 - 1984). Tháng 5 năm 1967 là chủ tịch Uỷ ban An ninh quốc gia (KGB) Liên Xô, tháng 11-1982 khi Brê-giơ-nhep mất, ông được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng Liên Xô, tháng 6 năm sau được bầu làm Chủ tịch Chủ tịch đoàn Xô-viết tối cao Liên Xô.
4. Quân sự gia Liên Xô (1908 - 1984). Từ 1976 là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô và Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô. Thập kỉ 70 trong cuộc hội đàm hạn chế vũ khí Xô-Mỹ, ông là nhân vật “giật dây sau màn” quan trọng.
5. Nhà Ngoại giao Liên Xô (1909 - 1989). Ông nguyên là nhà kinh tế nông nghiệp. năm 1939 ông hoạt động ở lỉnh vực ngoại giao. Từ 1957 - 1985 là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Nổi tiếng về am hiểu mọi việc trên trường quốc tế và nổi trội trong các cuộc đàm phán. 1985 được bầu là Chủ tịch Chủ tịch đoàn Xô-viết tối cao Liên Xô. 1988 nghỉ hưu.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 24 Tháng Bảy, 2010, 11:58:50 pm

Những người lãnh đạo của Đảng Ba Lan đồng ý về việc cần thiết phải ban bố “hành động khẩn cấp” để đối phó với sự uy hiếp đang đối mặt với chủ nghĩa xã hội Ba Lan. Bản tuyên bố đã bày tỏ sự lo lắng của Liên Xô về khả năng giải thể đối với đế quốc này (ý chỉ phe xã hội chủ nghĩa - ND). Bản tuyên bố chỉ ra rằng, sự kiện xảy ra ở Ba Lan “đối với phe xã hội chủ nghĩa” sẽ gây ra những ảnh hưởng quan trọng, “Chủ nghĩa tư bản và thế lực phản động trong nước hi vọng sự khủng hoảng về chính trị và kinh tế của Ba Lan sẽ làm cho đối sách giữa các lực lượng trên thế giới biến đổi, sẽ làm cho phe xã hội chủ nghĩa, phong trào Cộng sản quốc tế và toàn bộ phong trào giải phóng bị suy yếu.” “Trước tình hình đó, chúng ta phải lập tức kiên quyết đánh trả mọi mưu đồ nguy hiểm.”

Bản tuyên bố khẳng định, “Phe xã hội chủ nghĩa sẽ đời đời bền vững. Sự phòng ngự của nó không phải chỉ là việc riêng của mỗi một quốc gia, mà là việc của toàn bộ xã hội chủ nghĩa... nhân dân Liên Xô tin chắc rằng, Ba Lan trước kia và từ nay về sau vẫn sẽ là một khâu vững vàng trong phe xã hội chủ nghĩa?

Bản tuyên bố cũng đưa ra những luận điệu tuyên truyền cũ rích đến từ Mat-xcơ-va dường như muốn tìm ra lí do chính đáng để dọn đường cho Liên Xô tiến hành đàn áp hoặc xâm nhập. Hàng ngày các cơ quan truyền thông của Liên Xô đều phát ra những lời lẽ giật gân khiến cho tình hình càng thêm căng thẳng. Tờ “Sao đỏ”, báo của Bộ Quốc phòng lên án Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có ý đồ thông qua phương thức “Cầu ái1 để lôi kéo Ba Lan gia nhập khối đồng minh phương Tây, tờ báo này cũng lên án Công đoàn Đoàn kết “phản đối chủ nghĩa xã hội ngày một tệ hại hơn” và nói thêm “Sự phát triển của tình thế không thể làm người ta vui lòng. Không có hiện tượng gì tỏ ra Chính phủ (Ba Lan) một lần nữa có chủ trương khống chế cục thế.” Tháng 2, tờ “Văn học công báo” lên án phương Tây kích động sự rối loạn, đồng thời hạ đạt mệnh lệnh cho Công đoàn Đoàn kết. “Tiếng nói nước Mỹ (VOA)2 và “Đài châu Âu tự do (RFE)3 được sử dụng để truyền đạt “mệnh lệnh” cho các phần tử cấp tiến của Công đoàn Đoàn kết, yêu cầu bọn họ “bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu dưới sự chỉ dẫn bởi các biểu ngữ của Công đoàn Đoàn kết nên tiến hành các cuộc bãi công như thế nào đó”. Điều này tuy là một kiểu tuyên truyền đã cũ rích nhưng nó có một hàm nghĩa rất sâu sắc. Thông qua việc chĩa mũi nhọn ra phía ngoài để “uy hiếp”, Mat-xcơ-va còn có thể tiến hành can thiệp quân sự một cách danh chính ngôn thuận.

Cai-xpa Uyn-pak ở Lầu Năm Góc đang hết sức chú ý tới tình hình ở Ba Lan qua sự tính toán từng chi tiết. Hiện nay ở đây, qua hệ thống AWACS người ta đang trinh sát các bí mật quân sự trên không, mục đích là theo dõi tình hình điều động của quân đội Liên Xô. Tổng thống đã cảnh cáo Liên Xô, hành động quân sự của Liên Xô đã làm cho nước Mỹ phải có phản ứng; nhưng Tổng thống đã không nói rõ là phản ứng như thế nào.

Sáng sớm ngày 13 tháng 4, khi máy bay của Cô-xây hạ cánh xuống Ten A-vip, ông được ngay một quan chức bảo vệ ra đón về Tổng bộ Mốt-sat (MOSSAD)4. Biện pháp an ninh hết sức cẩn mật. Cũng như thường lệ ở đây không có quan chức ngoại giao ra đón ông, vì họ sẽ gây ra sự chú ý quá nhiều của giới ngoại giao.
___________________________________
1. Cầu ái: Yêu cầu được yêu; đòi yêu.
2. VOA: Mạng lưới đài phát thanh của Mỹ. Thành lập ngày 24 tháng 2 năm 1942 để đáp lại sự tuyên truyền của phát xít Đức. Thời kì chiến tranh lạnh, VOA nhằm vào các đảng Cộng sản ở Đông Âu và Trung Âu để tuyên truyền xuyên tạc, đồng thời đưa tin và bình luận về các mặt chính trị, văn hoá của nước Mỹ và đăng tải các bài xã luận về chính sách của Chính phủ Mỹ.
3. Đài Âu châu tự do (RFE): Gồm 2 đài phát thanh của nước Mỹ mà đối tượng của nó là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghlã Đông Âu. Một đài bắt đầu hoạt động vào tháng 7 năm 1950 sử dụng 6 thứ tiếng. Một đài bắt đầu hoạt động vào tháng 3 năm 1953 sử dụng tiếng Nga và 14 thứ tiếng của các dân tộc khác của Liên Xô. Trước năm 1971, 2 đài này hoạt động do tiền của Cục Tinh báo trung ương Mỹ; nhưng do Quốc hội đài thọ.
4. Mốt-sat (MOSSAD): có nghĩa là: “Sở nghiên cứu an ninh của tình báo trung ương”, phụ trách công tác gián điệp ở nước ngoài, thu thập tình báo và tham gia các hoạt động chính trị bí mật; nó là một trong 5 cơ quan tình báo quan trọng nhất của I-xra-en. Người đứng đầu cơ quan này trực tiếp báo cáo công tác với Thủ tưởng I-xra-en.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 24 Tháng Bảy, 2010, 11:59:36 pm

Ở tổng bộ Mốt-sat, Cô-xây hội kiến với thiếu tướng Yi-trắc Khôp-phây; mấy viên Cục phó cũng có mặt. Mốt-sat là một trong những cơ quan tình báo trên thế giới được mọi người nể trọng và làm việc có hiệu suất nhất. Nó không những có một thế lực rất lớn ở vùng Trung Đông mà nó cũng phát triển được một mạng lưới tình báo tương đối lớn ở vùng Trung Âu. Thông qua sự hợp tác với những tên lưu manh đến từ Ba Lan, Liên Xô và Hung-ga-ri; Mốt-sat khống chế một “tuyến tình báo” từ An-ba-ni đến Ba Lan, sau đó theo hướng đông thọc vào phía tim của Nga. Tuyến tình báo này được tổ chức do những người Do Thái không đồng chính kiến và những người có tiếng tăm trong giới tôn giáo.

Khi I-xra-en cần một tin tình báo đặc biệt hay cần một con đường để nhân viên hoặc vật tư của họ có thể lén lút đưa vào, đưa ra Liên Xô, thì tuyến tình báo này sẽ sôi động hẳn lên.

Từ khi I-xra-en lập quốc thì tuyến tình báo này đã giành được những thành tựu rất đáng nể. Năm 1956, I-xra-en đã thông qua tuyến tình báo này đánh cắp được bản báo cáo mật có tính chất lịch sử, đó là bản báo cáo chống chủ nghĩa Sta-lin do Ni-ki-ta Khơ-rút-sốp1 đọc tại Đại hội Đại biểu lần thứ 20 Đảng Cộng sản Liên Xô (nghe nói bản báo cáo này do tuyến tình báo I-xra-en lấy được từ trong tay một đại biểu Đại hội Đảng). Cô-xây xưa nay rất chú trọng đến các vấn đề nhân lực, tài nguyên; vì vậy ông muốn “thọc tay vào” tuyến tình báo này. Ông muốn thảo luận với người đồng cấp I-xra-en về vấn đề Trung Đông. Ông nói với vị chủ nhân ở đây rằng, Chính phủ mới của Oa-sinh-tơn sẽ giữ lời hứa là bảo đảm chắc chắn cho sự an toàn của I-xra-en. Ông nói với đối phương thêm là họ có thể xây dựng Cục Tình báo trung ương mới khiến người ta sẽ phải tán dương nó! Trước kia, Cục Tình báo trung ương Mỹ đã có sự hợp tác rất có kết quả với Mốt-sat, nhưng vào cuối những năm 70 thì sự hợp tác này không được chặt chẽ như trước nữa. Cô-xây nhấn mạnh, ông sẽ cải tổ triệt để Cục Tình báo trung ương Mỹ; đồng thời ông muốn hợp tác mật thiết với Mốt-sat.

Thiếu tướng Khốp-phây rất tán thưởng thái độ này của Cô-xây và Mốt-sat cũng muốn hợp tác tốt hơn với Cục Tình báo trung ương Mỹ. Hai bên phải cùng thực hiện sự hợp tác này, đồng thời cần triệt để sử dụng nguồn tình báo mỗi bên đã có. Hai cơ quan tình báo cũng có thể hợp tác về phương diện phục vụ, đồng thời có thể “lấy dài bù ngắn” cho nhau.

I-xra-en cần được giúp về 2 phương diện. Phương diện thứ nhất, họ rất muốn có được tình báo vệ tinh của Mỹ, nhất là những tin tình báo có liên quan giữa I-xra-en và Xi-ri. Nước Mỹ có ảnh vệ tinh tốt nhất trên thế giới, bao gồm các bức ảnh về kế hoạch hạt nhân của I-rắc mà Ten A-vip rất quan tâm. Mặt khác, Mốt-sat cần duy trì một quĩ để có thể hoạt động tình báo được ở nước ngoài. “Đối với tôi mà nói, 2 phương diện này, chúng tôi có thể dễ dàng đáp ứng được - Cô-xây nói - Thậm chí có thể không chút do dự. Về phía chúng tôi cũng có điều phải yêu cầu các ông.”

Thế là, Cô-xây đề xuất vấn đề Ba Lan. Ông đang tìm cách xây dựng lại về nhân lực tình báo của Mỹ ở nước ngoài. Ông có một số nguồn tình báo ở Ba Lan, nhưng không có cách nào tiếp cận với phái phản đối. Nhất là, ông thấy hứng thú đối với phong trào Công đoàn Đoàn kết và phong trào những người bất đồng chính kiến khác ở Ba Lan. Cô-xây muốn biết, tuyến tình báo của I-xra-en có còn tác dụng hay không? Vị chủ nhân gật đầu nói, còn tác dụng, chỉ cần có sự viện trợ về tài chính để duy trì tuyến tình báo này thì Cô-xây có thể sử dụng nó. Họ đã bắt tay nhau về điều này, sự việc đã được quyết định như vậy!
___________________________________
1. Ni-ki-ta Khơ-rút-sốp (1894 - 1971). Ông được bầu là Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô vào tháng 9 năm 1953. Cùng năm đó kiêm nhiệm Chủ tịch Cục Liên bang Nga trong Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Tháng 2 năm 1956 trong Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 20 ông đọc bản báo cáo mật “về tệ sùng bái cá nhân và hậu quả của nó” phê phán sai lầm của Sta-lin. Tháng 3 năm 1958 kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. Trong vấn đề xử lí quan hệ giữa các nước Xã hội chủ nghĩa và quan hệ giữa các đảng Cộng sản các nước, ông đã phạm sai lầm về Chủ nghĩa nước lớn, chủ nghĩa đảng lớn. Tháng 10 năm 1964, ông bị giải trừ khỏi chức vụ Bí thư thứ nhất và Uỷ viên Chủ tịch đoàn Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, lâu sau bị giải trừ một chức vụ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. Sau khi về hưu được hưởng lương hưu đặc biệt.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 25 Tháng Bảy, 2010, 12:00:29 am

Tối ngày 26, chiếc máy bay màu đen, không kí hiệu lại cất cánh bay vào trong đêm mênh mông. Lần này, máy bay bay về hướng Bắc; hôm sau Cô-xây muốn hội kiến với các nhân viên tình báo ở trạm tình báo Rô-ma của Cục Tình báo trung ương Mỹ. Đầu tháng 2, khi các trạm trưởng của các trạm tình báo ở châu Âu tập trung ở Pa-ri để hội kiến với vị Cục trưởng mới này thì ông đã gặp viên Trạm trưởng trạm tình báo Rô-ma. Mục đích chuyến đi này của Cô-xây rất gọn. Ông tuy cảm thất hứng thú đối với công việc trôi chảy ở trạm này, nhưng chủ đề mà ông cảm thất hứng thú nhất là chủ nghĩa khủng bố và Ba Lan. Lần này Cô-xây đề xuất chủ đề thứ nhất. Trạm tình báo Rô-ma là một trạm lớn, nhiệm vụ của nó là theo dõi những hoạt động của phần tử khủng bố ở Nam Âu và Trung Âu. “Lữ đoàn đỏ”1 của Ý hoạt động rất mạnh. Rất nhiều tổ chức khủng bố coi A-ten và Rô-ma là con đường nhập khẩu đi vào đại lục châu Âu. Có một cơ quan đã dí dỏm gọi thủ đô nước Ý là nơi khủng bố quốc tế?

Chính vì chủ đề Ba Lan này đã khiến cho Cô-xây đến Rô-ma. Vì một trong những vai trò mấu chốt để tháo gỡ vấn đề nan giải đầy kịch tính, có liên quan tới Ba Lan lại ở ngay tại đây. Chính Rô-nan Ri-gân kiến nghị một sự tiếp cận giữa nước Mỹ và Giáo hoàng Rô-ma người Ba Lan, mục đích muốn tiến hành hợp tác khu vực. Ri-xác A-lơn nhớ lại, ông với Tổng thống cùng ngồi xem một đoạn băng tường thuật Giáo hoàng Giăng Pôn về thăm tổ quốc ông ta năm 1979. Khi đó ông (Ri-gân) nói, trong quá trình quyết định vận mệnh Ba Lan, Giáo hoàng Rô-ma là một nhân vật chủ yếu, Giáo hoàng đã bị chinh phục bởi tình cảm dạt dào của hàng triệu dân chúng từ bốn phương, tám hướng đổ xô đến chiêm ngưỡng ông. Mắt ông (Ri-gân) đẫm nước mặt.

Năm 1920, Ca-rôl Ô-yi-đi-oa2 ra đời ở gần thành phố Cơ-ra-cốp, Ba Lan. Ông học triết học ở Trường đại học Gia-cai-lung. Năm 1939, quân Đức xâm nhập Ba Lan, trường đại học đóng cửa, các giáo sư bị bắt giam, việc học của anh đứt đoạn. Ban ngày, các chàng sinh viên trẻ bị buộc làm những việc mà họ không thông thạo. Buổi tối, anh tham gia việc cúng lễ bí mật. Tháng 10 năm 1942 anh gia nhập Viện thần học bí mật do Tổng giám mục thành phố Cơ-ra-cốp, tức Hồng y giáo chủ A-đam Sa-phây-kha tổ chức. Từ đó, anh dần dần quen với sự phản kháng đối với thế lực của chủ nghĩa cực quyền. Lịch sử cá nhân của Giáo hoàng Rô-ma đã gây một ấn tượng hết sức sâu sắc với Chính phủ Ri-gân. Năm 1978, sau khi trở thành Giáo hoàng Rô-ma. Ông đã có một tình cảm đặc biệt đối với Ba Lan và rất vui khi làm được một việc gì đó cho tín ngưỡng của mình! Nghe nói, tháng 12 năm 1980, Giáo hoàng đã viết thư cho Lê-ô-nit Brê-giơ-nhep, cảnh cáo ông này, nếu Liên Xô quả có xâm nhập Ba Lan thì Giăng Pôn sẽ quay về tổ quốc, phát huy tích cực tác dụng của mình, đoàn kết nhân dân lại để phản đối sự chiếm lĩnh của Liên Xô!

Bất kì đến đâu, Giáo hoàng cũng đều phê bình kịch liệt, thẳng thắn chủ nghĩa Mác. Tháng 3 năm 1980, ở Mê-hi-cô, trong một bài diễn giảng, với lời lẽ cứng rắn, Giáo hoàng đã cảnh cáo rằng, “Thần học giải phóng” (một phân chi của tư tưởng Cơ đốc giáo, liên hệ Cơ đốc giáo với chủ nghĩa Mác với nhau) rất nguy hiểm! Diễn giảng của Giáo hoàng đã đặt Va-ti-căng đối lập với các Mục sư ở các nước thân chủ nghĩa Cộng sản như Ni-ca-ra-goa và San-va-đo; từ điểm này mà suy ra thì Giáo hoàng đã bao quát toàn bộ châu Mỹ La-tinh vào ý trong bài diễn giảng của ông. Quan điểm của Giáo hoàng khiến cho “thánh đường” của Chủ nghĩa Cộng sản, điện Krem-li không hoan nghênh. Giáo hoàng hiện nay không chỉ là một nhân sĩ có quyền uy và đạo đức cao nhất ở Ba Lan, mà ở Lit-thuo-nia ông cũng rất được hoan nghênh một phần, vì ông nói tiếng nước này rất lưu loát. Nhìn bên ngoài thì Giáo hoàng xuất phát từ sự quan tâm đến tình cảm của dân Lit-thuo-nia. Vào năm 1979 Giáo hoàng đã bổ nhiệm vị Tổng Giám mục đang bị giam giữ lên chức Hồng y giáo chủ. Tin về việc bổ nhiệm này lan truyền, đã khiến cho Giáo hội bí mật tăng thêm lòng dũng cảm.
___________________________________
1. Lữ đoàn đỏ: là một tổ chức khủng bố bí mật của phái cực tả nước Ý, tổ chức này tuyên bố tôn chỉ của nó là phá hoại nước Ý để sáng tạo điều kiện cho sự bạo động của chủ nghĩa Mác do “giai cấp của cách mạng vô sản” lãnh đạo. Tổ chức này do Quyếc-xiao sáng lập. Năm 1967, thoạt đầu y thành lập 1 tổ tư tưởng phái tả ở Trường đại học Tơ-ran. Ra sức nghiên cứu các nhân vật anh hùng như Mác, Guô-va-ra. Năm 1970 tiến hành một loạt khủng bố, đến thập kỉ 80 thì tan rã.
2. Ô-yi-đi-oa: Tức Giăng Pôn II, Giáo hoàng Rô-ma lên ngôi 1978.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 25 Tháng Bảy, 2010, 12:01:26 am

Thông tấn xã Liên Xô miêu tả Giáo hoàng như một “sự uy hiếp”; họ tuyên bố, cần phải khống chế, hoặc hạn chế sự uy hiếp này. Liên Xô cho rằng, quan điểm và niềm tin của Giáo hoàng có khác nào một “bệnh truyền nhiễm”, “Đối với những người lãnh đạo Va-ti-căng mà nói, U-crai-na là một mục tiêu cần đặc biệt chú ý. Những người lãnh đạo này đang muốn làm cho Thiên chúa giáo, một trung tâm vẫn có “tính phóng xạ” tương đối lớn trở thành một cơ sở để mở rộng ảnh hưởng tôn giáo trong nhân dân nước Cộng hoà U-crai-na.”

U-crai-na có một cuốn sách nhỏ, trong đó có một đề mục nhan đề là: “Phục vụ cho chủ nghĩa phát xít mới”, nội dung viết những câu kịch liệt như: “Những người theo chủ nghĩa phục thù và theo kẻ địch của dân chủ và chủ nghĩa xã hội gửi gắm hi vọng vào Giáo hoàng Rô-ma mới... Vì Giáo hoàng đã đạt được mục tiêu mong muốn của ông là tập hợp mọi tín đồ Thiên chúa giáo trên thế giới thành một thế lực đơn thuần chống chủ nghĩa Cộng sản. Thế lực này không hề lo lắng gì cho loài người và tương lai của họ, mà lại bị các nhà đương cục tôn giáo toàn thế giới khống chế.”

Trong một tờ thông báo ngắn của nhân viên tình báo Rô-ma có báo cho Cô-xây biết những điều về chủ nghĩa khủng bố. Họ cung cấp cho Cô-xây một số thông tin, chứng minh về sự nguy hiểm của tình hình; nhất là ở Ba Lan! Tháng 1 năm 1981, Lêch Va-lơ-sa1 nhà lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết Ba Lan đến thăm hữu nghị Rô-ma - một cuộc thăm viếng có tính lịch sử - đồng thời ông có hội kiến với Giáo hoàng. Người của nước chủ nhà tiếp kiến ông là người phát ngôn của Hội Liên hợp lao công Ý. Vị chủ nhân này, năm 1980 đã sang thăm Ba Lan, ông đề nghị Va-lơ-sa cần tích cực tổ chức và xây dựng Công đoàn Đoàn kết, đồng thời cung cấp cho Công đoàn Đoàn kết máy chữ, máy in và máy phô-tô cop-pi. Nhưng vị chủ nhân này lại cộng tác cho đối phương! Căn cứ vào tin tình báo mà các quan chức phản gián Ý cung cấp thì cấp trên của ông ta là một quan chức làm việc tại Đại sứ quán của Bun-ga-ri ở Ý. Một tình báo viên như vậy tất nhiên sẽ chuyển những tin tình báo quan trọng cho “tập đoàn” Liên Xô mà ông ta lại là người rất được nội bộ Hội Liên hợp lao công tín nhiệm. Trước tình hình đó Va-lơ-sa rất dễ bị hại.

Cô-xây yêu cầu trạm tình báo Rô-ma bố trí để ông có cuộc hội kiến bí mật với Quốc vụ khanh của Va-ti-căng là A-cơ-xti-nôp Ca-ti-nal Ca-xrô-li. Ca-xrô-li là một người lãnh đạo Giáo hội có tinh thần hiến thân vì việc chung. Ông đã từng đảm nhận chức Cố vấn của nhiều đời Giáo hoàng. Ông là người có uy tín rất cao, đồng thời lại có mối quan hệ thân tình với các Chính phủ Cộng sản ở Đông Âu. Chính sách phương Đông mà ông theo đuổi là: với phong thái đĩnh đạc mà đầy trí tuệ, tạo dựng một mối quan hệ hữu hảo giữa Va-ti-căng với “tập đoàn” Cộng sản.

Ca-xrô-li nói chương trình làm việc của ông đã bố trí đâu vào đấy rồi, do đó không có cách nào để hội kiến với vị Cục trưởng tình báo được. Cô-xây cho rằng. Ca-xrô-li từ chối gặp ông; điều này phản ánh về khuynh hướng chính sách đối ngoại của ông ta. Gần đây Ca-xrô-li có hội kiến với người lãnh đạo nổi dậy cánh tả của San-va-đo và người lãnh đạo phái Các-Mác của Pa-les-tin. Do không nhận được yêu cầu trực tiếp về lần hội kiến này của Tổng thống Mỹ, nên Ca-xrô-li có thể nhã nhặn từ chối như vậy. Nhưng ông ta có đề nghị phái một trợ thủ đến hội kiến với vị Cục trưởng Cục Tình báo trung ương Mỹ. Tuy nhiên sự việc đó cần có sự suy nghĩ chu đáo. Nếu lần hội kiến này giới ngoại giao biết được thì sẽ có lợi cho Liên Xô, vì Liên Xô sẽ bẻ quẹo sự việc mà suy đoán rằng Giáo hội và Cục Tình báo trung ương Mỹ hợp mưu lật đổ Chính phủ Ba Lan. Cô-xây chưa từng nghĩ đến điểm này, nên ông đồng ý không hội kiến với Ca-xrô-li.

Ca-xrô-li đề nghị một số quan chức của giáo hội sẽ đến toà giáo đường lớn của Rô-ma cùng tham dự cuộc họp, người trợ thủ của ông sẽ đi qua cửa chính của giáo đường vào phòng họp, còn Cục trưởng sẽ vào bằng cửa sau. Họ sẽ hội kiến tại một phòng làm việc ở phía sau giáo đường.

Một cuộc họp với cách sắp xếp như vậy đã tiến hành rất thuận lợi. Người trợ thủ của Ca-xrô-li mặc quần áo của giáo hội bước vào phòng, gương mặt ông ta trông bụ bẫm như trẻ nhỏ, nhưng đôi mắt thì sáng quắc. Ông nhiệt tình ngỏ lời thăm hỏi sức khoẻ Cô-xây rồi tỏ ý lấy làm tiếc là Ca-xrô-li không đến đây tham gia cuộc hội kiến này được. Ông ta có vẻ căng thẳng, vì các quan chức Va-ti-căng không mấy khi được tiếp xúc với những người ở vào địa vị cao như Cục trưởng Cục Tình báo trung ương Mỹ. Cô-xây muốn cho ông ta bớt vẻ căng thẳng nên đi ngay vào vấn đề, ông chỉ muốn nắm được tình hình Ba Lan mà thôi.

Người trợ thủ đã bớt căng thẳng, ông trình bày để Cô-xây được cách nhìn của ông đối với tình hình Ba Lan trong khoảng gần 2 giờ: Tổng giám mục Ba Lan Stê-phan Vi-xin-xki2 do bị ung thư vào thời kì cuối nên sắp qua đời! Là một nhân vật quan trọng của Giáo hội và là một nhân vật chính trị nổi tiếng, vị Tổng giám mục này bằng những hành động khéo léo nên đã giữ được tình hình ổn định, từ đó khiến cho Công đoàn Đoàn kết được vững vàng tiến bước. Ông đã phát huy được tác dụng kiềm chế đối với nhà đương cục Ba Lan, vì ông đã cảnh báo họ rằng: nếu Chính phủ sử dụng biện pháp đàn áp thì khắp nơi sẽ náo động. Đồng thời Tổng giám mục yêu cầu những thành viên cấp tiến trong Công đoàn Đoàn kết cần tự kiềm chế; nếu không, một khi Chính phủ “nổi giận” rất có thể sẽ sử dụng bạo lực, hoặc đề nghị người anh em Liên Xô của họ can thiệp. A-đam Mi-khơ-nit, một người Do Thái bất đồng chính kiến với Chính phủ nói, chính vì do có Vi-xin-xki, “Vì vậy... giáo hội đã biến thành phái phản đối rất mạnh của thể chế cực quyền!”. Người quan chức của Va-ti-căng này nói với Cô-xây: “Vi-xin-xki qua đời là một tổn thất rất lớn”. Mặc dầu như vậy, giáo hội sẽ tiếp tục ủng hộ Công đoàn Đoàn kết, đồng thời sẽ phản đối nếu Chính phủ sử dụng biện pháp trấn áp.

Giáo hoàng Rô-ma tin chắc rằng, sớm muộn sẽ xẩy ra chuyện trấn áp, vấn đề là ở chỗ Chính phủ áp dụng hình thức trấn áp nào; giáo hội và phái phản đối chuẩn bị ra sao? Vấn đề khó khăn về lương thực đương lan rộng, phong trào bãi công đang tiếp tục lên cao. Giáo hội hi vọng trong tình huống Chính phủ Ba Lan không đàn áp thì sẽ xúc tiến được tiến trình cải cách; nhưng nay không còn Vi-xin-xki nữa, mà muốn làm được điều này đâu phải dễ dàng!

Sau gần 2 tiếng đồng hồ, Cô-xây cám ơn người trợ thủ của Ca-xrô-li, đồng thời hỏi thêm rằng, nếu lần sau ông đến Rô-ma thì Ca-xrô-li có thể tiếp ông không? Vị trợ thủ này trả lời ngay là, Ca-xrô-li cho rằng tốt nhất là chúng ta không nên hợp tác với nhau về sự việc này, nếu không chúng ta sẽ làm cho tình hình thêm rối! Đối với Cô-xây mà nói, sự cự tuyệt này của đối phương khiến ông rất ngạc nhiên, nhưng không hề gì! Sự thật, họ đã giúp cho Cục Tình báo trung ương Mỹ có được rất nhiều tin tức tình báo quan trọng. Trong lần hội kiến này, đối với tình hình trong nước Ba Lan Cô-xây đã nắm được nhiều điều, vượt qua tất cả mọi thu hoạch của ông qua những tin vắn ở Lăng-lây.

Những điều chính tai Cô-xây nghe được đã chứng thực thêm một bước về trực giác của ông. Những điều mà Tổng thống Ri-gân muốn làm đều có thể tiếp tục tiến hành. “Tuy không đạt được bất cứ một hiệp định chính thức nào, nhưng đứng từ góc độ thu hoạch và chung hưởng tình báo thì Va-ti-căng đã giúp đỡ nước Mỹ rất nhiều; điều này thật không có gì phải nghi ngờ! Thượng tướng hải quân Giôn Pin-đơ Kơ-xtơ nhớ lại. Tiếp đó, những sự kiện phát triển ít lâu sau đã khiến cho nước Mỹ và Va-ti-căng có mối quan hệ càng thêm thân mật; căn bản là về vấn đề Ba Lan thì hai bên đều có lợi ích chung. Trong mấy tuần, sau khi Cô-xây rời Rô-ma, xảy ra chuyện mưu đồ ám sát Giáo hoàng. Tổng thống, Cai-xpa Uyn-pak, Cô-xây đều thấy có bàn tay của Liên Xô ẩn giấu phía sau sự kiện này, Giáo hoàng Rô-ma cũng thấy rõ bàn tay đó!
___________________________________
1. Lêch Va-lơ-sa: Người lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết Ba lan (1943 -??). Năm 1980, ông tổ chức công đoàn độc lập thứ nhất ở Ba lan, Công đoàn Đoàn kết, đồng thời đảm nhận chức Chủ tịch tổ chức này. Tháng 12 năm 1981, Chính phủ Ba lan thực hiện “Luật quản chế quân sự”. Công đoàn Đoàn kết bị coi là một tổ chức phi pháp. Ông bị bắt, nhưng năm sau được thả. 1983 được giải thưởng No-ben. 1990 đắc cử Tổng thống; 2 năm 1995 và 2000 đều ứng cử Tổng thống, nhưng đều thất bại.
2. Stê-phan Vi-xin-xki: Tổng giám mục của Niê-chư-nô và Vác-xa-va, người đứng đầu Thiên chúa giáo ở Ba lan (1901 - 1981). Trong thời kì Đảng Cộng sản nắm quyền. Ông đã từng kí kết hiệp định về các vấn đề giữa Giáo hội với Chính phủ và đã từng bị chính quyền giam lỏng. Ông có thái độ đồng tình và ủng hộ Công đoàn Đoàn kết. Năm 1979, ông đã có lần đàm phán với nhà đương cục Ba Lan về vấn đề Giáo hoàng Giăng Pôn đến thăm Ba Lan.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 08 Tháng Tám, 2010, 08:10:05 pm

CHƯƠNG BỐN

Tháng 5 năm 1981, KGB triệu tập một hội nghị quan trọng ở Mat-xcơ-va, gồm toàn bộ các quan chức cấp cao về tình báo dự họp. Hội nghị đã được định kì triệu tập và các vị lãnh đạo Đảng trong hội nghị đã đề ra phương châm, chính sách; đồng thời họ đã có những tuyên bố quan trọng trước những thách thức có tính quốc tế đối mặt với Liên Xô. Lê-ô-nit Brê- giơ-nhép Tổng bí thư Uỷ ban trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô; Yu-ri An-đrô-pôp, chủ tịch KGB đều có những bài nói bí mật. Trong các bài nói đó, họ đều đề cập tới các vấn đề ở châu Mỹ La-tinh, ở Ap-ga-ni-xtan và ở Trung Quốc, nhưng trọng tâm của vấn đề là Chính phủ mới ở Oa-sinh-tơn.

Tổng Bí thư Brê-giơ-nhép là người đầu tiên bước lên diễn đàn. Ông ở vị trí cao nhất trong Bộ Chính trị đã mấy mươi năm rồi, nay đã tỏ ra rất suy nhược! Qua nhiều lời đồn đại thì ông đang ở vào những ngày cuối đời. Qua cặp kính lão dầy cộm, ông đọc nguyên văn một bài nói đã chuẩn bị sẵn. Ông nói, Chính phủ mới ở Oa-sinh-tơn “đương bộc lộ một chủ nghĩa phục thù cực đoan”, đồng thời họ đương “làm cho cục diện thế giới ở trong trạng thái không ổn định nguy hiểm”. Ri-gân đã có sai lầm là: “tiến thêm một bước trong cuộc chạy đua vũ trang... phá hoại nền kinh tế của Liên Xô”, ông ta tưởng “thông qua khiêu khích... (và) kinh tế chiến để xoá bỏ những thành tựu mà phong trào xã hội chủ nghĩa đã giành được.”

Trong 45 phút phát biểu, Brê-giê-nhep thỉnh thoảng lại ngừng lại, nhìn vào bài viết của mình tìm xem đã đọc đến đâu. Khi đã đọc đến dòng chữ cuối cùng, ông tỏ ra thật sự mệt mỏi. Sau đó, ông được đưa vào phòng ở.

Mấy phút sau, Yu-ri An-đrô-pôp bước lên diễn đàn. Tuy ông không trẻ hơn vị Tổng bí thư là bao, nhưng tình trạng sức khoẻ của ông lại khác nhiều. Người ông toát ra một vẻ uy nghiêm, mạnh mẽ và tự tin. Cũng như Brê-giơ-nhép, trong bài nói của mình ông đã miêu tả nước Mỹ như một cảnh tượng rất đáng sợ.

An-đrô-pôp công kích tới Chính phủ mới của Mỹ. Ông nói: Ông vẫn mong rằng sau khi Ri-gân trở thành chủ nhân của phòng Bầu dục, thì ông ta sẽ ngừng những lời lẽ chống Liên Xô đã phát biểu trong thời kỳ tranh cử, nhưng những lời lẽ đó vẫn cứ tiếp tục! Ông nói với những người đến dụ họp: Ri-gân sau khi trở thành chủ nhân Nhà Trắng, trong lần họp báo thứ nhất, ông ta nói: “Họ cho rằng (chỉ người Liên Xô) mình có quyền phạm tội, đồng thời họ đã có sự dối trá vì có được cái quyền đó... Cho đến nay, hoà hoãn đã là đường lối duy nhất để Liên Xô đạt được mục đích của họ.”

Đối với An-đrô-pôp mà nói, những lời bình luận của Ri-gân cứ trong suốt như thuỷ tinh. Đây là “một thời kì nguy hiểm”, trong thời kì này phương Tây đương tạo ra một bầu không khí “khiêu khích xã hội chủ nghĩa”. Quá đáng hơn nữa, Oa-sinh-tơn đương chuẩn bị “tiến công bằng vũ khí hạt nhân trước”. Từ sau cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cu-ba, các quan chức Liên Xô còn chưa sử dụng những lời lẽ gây hấn như vậy mà cũng không đưa ra một cảnh tượng khủng bố như vậy.

An-đrô-pôp có lẽ không cần thiết phải sửa lại chỗ sai lầm trong lời nói của ông là Oa-sinh-tơn đương chuẩn bị ra đòn hạt nhân trước với Liên Xô. Nhưng, từ “kinh tế chiến” lại gây một ấn tượng rất sâu trong đầu óc của các quan chức Mỹ như Uy-li-am Cô-xây; Cai-xpa Uyn-pak. Bất kể đi đến đâu, họ đều yêu cầu ở nơi đó phải ra sức tìm mọi cách cắt đứt mọi con đường về mậu dịch, về giao lưu kĩ thuật, về cho vay giữa phương Tây với Liên Xô. Khi họ không có cách nào tác động vào việc quyết định sách lược được thì họ dự tính sẽ thuyết phục.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 08 Tháng Tám, 2010, 08:12:29 pm

Ngày 9 tháng 5, trong kì nghỉ tại bang Viếc-gi-ni-a, Cô-xây có đến phát biểu tại Uỷ ban Thương nghiệp. Ông cho rằng, kinh tế Liên Xô “ngày càng yếu kém”, trong nước thì “người bất mãn tăng lên”. Tuy ông không nói rõ là nước Mỹ sẽ lợi dụng điểm này, nhưng trên thực tế mọi người đều hiểu ngầm ý đó.

Với các xí nghiệp gia hàng đầu của nước Mỹ, Cô-xây đưa ra một số con số thống kê, trong đó nói lên hiện trạng kinh tế của Liên Xô nát bét “Môi trường đầu tư thương nghiệp của Liên Xô không ra làm sao cả - ông nói - Nếu tôi muốn thu được lợi nhuận thì tôi không đến đó đầu tư”. Đặc biệt là Cô-xây muốn khuyên các Ngân hàng gia nên đình chỉ việc cho Liên Xô vay tiền. Trong nhiệm kì của mình Cô-xây đã có đến mấy mươi cuộc nói chuyện, trong đó phần lớn những cuộc nói chuyện đều tổ chức tại các tổ chức thương nghiệp. Cô-xây kiên trì, không ngừng, không nghỉ trong việc truyền bá chủ trương của ông, tức buôn bán với Mat-xcơ-va là một chủ ý xấu. Thậm chí Cô-xây còn trực tiếp gọi điện cho các giám đốc công ty gây áp lực đối với họ, hoặc tiết lộ với họ một số tin tình báo bí mật nhạy cảm để làm cho họ tin lời ông. Cô-xây còn nói hẳn ra là nếu ai đó có những thương vụ đặc biệt với Liên Xô, thì như vậy là không phù hợp với lợi ích của nước Mỹ. Những biện pháp đó của Cô-xây có khi rất có hiệu quả, có khi không có chút hiệu quả nào!

Một nguy hiểm lớn nhất và chí mạng nhất của kinh tế Liên Xô đối với Mỹ là U-ren-ki-6 - một kế hoạch về nguồn năng lượng mà mọi người đều biết. Trong lịch sử thương mại của phương Đông, phương Tây thì kế hoạch này được coi là một món giao dịch tốt nhất. Cô-xây và Uyn-pak bị kế hoạch này làm cho “tâm thần bất an”. Kế hoạch này là một đường ống khí đốt từ mỏ khí đốt U-ren-ki miền bắc Xi-bê-ri thông đến vùng tiếp giáp giữa Liên Xô và Tiệp Khắc, tất cả dài 3.600 dặm Anh. Đường ống này nối với mạng khí đốt của Tây Âu. Mỗi năm đường ống này sẽ bơm được 3000 tỉ mét khối Anh khí đốt đến ba nước Pháp, Ý và Đức. Đường ống này đầu tiên là song tuyến, mỗi năm nó mang đến cho Mat-xcơ-va 3 tỉ ngoại tệ mạnh (đô-la Mỹ). Đối với một quốc gia mà nó, mỗi năm lượng lưu động thu nhập được khoảng 32 tỉ đô-la Mỹ thì đó quả là một sự bổ sung cực kì quan trọng về sinh lực kinh tế của nước đó. Ep-cân-ni Nô-vi-côp một quan chức cao cấp trước đây là Uỷ viên Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô nhớ lại: “Đối với Mat-xcơ-va mà nói, đường ống này có một tác dụng quyết định về mặt kinh tế. Rút cục, Mat-xcơ-va đã gửi gắm chừng nào hi vọng vào giá trị của kế hoạch này, thật là khó ước đoán!”. Phơ-ret I-cơn nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ nói: “Đường ống dẫn dầu này thật là một cây hái ra tiền, quả thật là “một vốn bốn triệu lời!”.

Do bị ràng buộc bởi ngoại hối hạn chế, đồng thời kĩ thuật sản xuất và vận hành đường ống này không có hiệu quả nên năm 1979, Krem-li đã phải tìm sự giúp đỡ của phương Tây. Do người châu Âu cũng hết sức muốn mở một con đường có thể thay thế cho sự cung ứng dầu ở Trung Âu nên khi Mat-xcơ-va đề xuất ý sẽ cung cấp cho họ 25 năm khí đốt với giá cả phải chăng thì họ vội vàng nắm ngay lấy cơ hội này. Để trao đổi, Krem-li đề nghị được viện trợ tài chính. Cũng như trước kia, ngân hàng Tây Âu đồng ý cho Mat-xcơ-va vay một số tiền mua các thiết bị để đặt đường ống và các thiết bị khác, lãi suất thấp hơn thị trường; Chính phủ các nước sẽ đưa ra lời cam kết. Đồng thời Công ty Tây Âu đề nghị sẽ bán cho Liên Xô các thiết bị tinh xảo để đổi lấy việc được cung ứng khí đốt. Do Liên Xô có một kế hoạch đường ống ở Ô-ren-bua1 dài 1700 dặm Anh, vì vậy Mạt-xcơ-va đã lợi dụng U-ren-ki-6 để đề cao giá trị của nó với phương Tây. Trên thực tế, một số bộ phận của kế hoạch này ít nhất cũng phải trù tính một số vốn gấp đôi.

Kế hoạch của số vốn gấp đôi này gộp với đường ống khí đốt mới ở Xi-bê-ri trở thành một sự kiện nguy hiểm nghiêm trọng đối với Mỹ.
_______________________________________
1. Ô-ren-bua: Tên một tỉnh của Nga. Nằm ở đầu phía nam dãy U-ran.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 08 Tháng Tám, 2010, 08:14:44 pm

Rô-giơ Ru-pin-sưn, phó Tổng tài Công ty Đại thông Man-ha-tan1 phụ trách vấn đề cho Liên Xô, Đông Âu và Nam Tư vay tiền là người đầu tiên tiết lộ việc này. Cuối thập kỉ 70, đương khi kế hoạch đường ống Ô-ren-bua xây dựng thì Ru-pin-sưn có lần cùng ăn cơm tối với Bộ trưởng Bộ Khí đốt Liên Xô. “Tôi hỏi vị Bộ trưởng này là ông có ủng hộ việc vay tiền của thị trường đồng đô-la Mỹ ở châu Âu để xây dựng kế hoạch này không? - Ru-pin-sưn nhớ lại - Ông cười nói: Tôi chẳng bao giờ muốn vay tiền cho kế hoạch đó, vì rằng số thu nhập của việc cung cấp khí đốt cho châu Âu cũng đủ để sử dụng cho mọi việc rồi.” Hiển nhiên là Ngân hàng của Mậu dịch Đối ngoại Liên Xô chưa có thể hạ đạt chỉ lệnh cho vị Bộ trưởng này về kế hoạch họ đang tiến hành để ông lĩnh số vốn gấp đôi của kế hoạch đó. Do vậy nên phía hữu quan đã đi sâu phân tích, chứng minh thì thấy sự việc quả đúng như vậy.

Khi ấy, mọi vật tư nhập khẩu vào Liên Xô chủ yếu từ phương Tây (tức những thiết bị như ống dẫn, máy nén, máy tua-bin do đổi được từ khí đốt) đều từ hiệp định đến bù hoặc do phương thức “Mậu dịch trực tiếp chuyển tiền vay” cung cấp tiền. Nhưng đồng thời, Ngân hàng Khai thác quốc tế do Mat-xcơ-va khống chế đã thu góp 2 tỉ 2 đô-la Mỹ từ tổ chức liên hợp của bốn xí nghiệp, loại lớn của thị trường cho vay tiền phương Tây. Trong việc này có chút ý vị châm biếm là, trong giấy tờ vay tiền đã nói rõ là, số tiền vay được dùng để mua các thiết bị như ống dẫn, máy nén và máy tua-bin.

Thái độ ngạo mạn này khiến người ta hết sức ngạc nhiên!

Ru-pin-sưn báo cho Cục Tình báo trung ương biết điều ông ta phát hiện được. Nhưng Cục này lại không có bất kì một biện pháp nào. Đầu tháng 1, Sam-na Pân-sân, một phân tích viên cao cấp của Cục đưa cho Cô-xây một bản Bị vong lục có liên quan tới kế hoạch này, trong khi ông ta cũng hết sức chú ý đến kế hoạch đường ống khí đốt ấy. Nếu một lúc nào đó, người Liên Xô cắt đứt sự cung ứng khí đốt để hăm doạ về chính trị thì châu Âu rất dễ bị tổn thất. Đường ống khí đốt này một khi đi vào sử dụng thì mức độ lệ thuộc vào sự cung ứng khí đốt Liên Xô của Áo, Béc-lin và Pa-pha-ri-a sẽ là 90% - 100%, nhưng mấy thành phố đó lại không công bố sự thật này cho công chúng biết. Một nhà ngân hàng Mỹ nhớ lại, năm 1980 ông đã có một cuộc hội nghị bí mật với Ôt-tô Phôn Lan-pu-xđôp Bộ trưởng Kinh tế Tây Đức; Lan-pu-xđôp thừa nhận với ông này là: mức độ lệ thuộc của nước Đức vào khí đốt của Liên Xô là 60%, tuy nhiên chúng tôi chỉ công bố công khai nhiều nhất là 30% “Nhưng không sao! - Lan-pu-xđôp nói - Công chúng Đức sẽ không biết được số liệu thật”.

“Mat-xcơ-va sẽ thu được một món lợi lớn về kinh tế.” Năm 1980, trong một bản báo cáo mật, Pân-sân đã viết: “Dù cho Liên Xô có đứng trước những vấn đề kinh tế nghiêm trọng thì việc giao dịch về nguồn năng lượng hiện nay sẽ giúp nước này tiếp tục xây dựng được về mặt quân sự”. Trong thời kì Ca-tơ cầm quyền, sự chú trọng trên của Pân-sân chẳng được ai để ý đến. Chính phủ Ca-tơ dường như cho rằng phương Tây có thể thấy trước là mình sẽ có được các loại năng lượng, chứ không phải lệ thuộc vào Liên Xô. Nhưng hiện nay quan điểm của Pân-sân đã được rất nhiều nhân sĩ tán thành, trong số đó quan trọng nhất là Tổng thống, Cô-xây và Uyn-pak.
____________________________________
1. Công ty Đại thông Man-ha-tan: Ngân hàng lớn nhất nước Mỹ. Năm 1955 do Ngân hàng Man-ha-tan hợp nhất với Ngân hàng Đại thông quốc dân thành Ngân hàng Đại thông Man-ha-tan. Năm 1969 thành lập Công ty Đại thông Man-ha-tan. Năm 1996 Công ty này gộp lại với Công ty Ngân hàng “Đệ nhị đại ngân hàng Niu-ooc hoá học” thành ngân hàng lớn nhất nước Mỹ những vẫn lấy tên là Công ty Đại thông Man-ha-tan.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 08 Tháng Tám, 2010, 08:16:04 pm

Đầu tháng 5 năm 1981, sau khi nhận được văn bản của Rô-giơ Ru-pin-sưn không lâu, Cô-xây và Uyn-pak đã trao đổi với nhau về một số vấn đề. Những vấn đề này là về tình hình Ba Lan và dự toán về quốc phòng. Tuy nhiên, vấn đề đường ống khí đốt vẫn được tiếp tục đưa ra. “Quả thực, chúng ta thấy là phải đình chỉ kế hoạch đó, nếu không ít nhất cũng phải làm cho nó chậm lại”, Uyn-pak nhớ lại: “Kế hoạch này sẽ đưa đến cho Liên Xô một ưu thế chiến lược rất lớn và cả một khoản tiền mặt rất đáng kể nữa”.

Nhưng các ngành trong Chính phủ lại không cùng chung những nhận thức đó. Khi A-lêch-xan Héc-gơ, Quốc vụ khanh phản đối biện pháp đưa ra áp lực với người châu Âu để bức họ phải dình chỉ việc mua bán cùng người Liên Xô, ông cho rằng, về kế hoạch này chúng ta không kịp ép buộc họ nữa rồi! Dưới áp lực của Uyn-pak, Cô-xây đã phái Mel La-xi-xư, phó Quốc vụ khanh phụ trách kinh tế đến mấy nước châu Âu thuyết phục họ lựa chọn phương án khác thay thế phương án ống dẫn khí đốt, ví dụ như sẽ sử dụng than đá nước Mỹ, sử dụng nhiên liệu hợp thành và khí đốt Na-uy. Nhưng, người châu Âu rõ ràng là không mua những thứ đó. Còn về việc mà Héc-gô quan tâm thì tất nhiên là như vậy rồi, không cần phải nói tới nữa. Nhưng đối với Cô-xây và Uyn-pak mà nói, vấn đề đường ống khí đốt hết sức quan trọng, phải bằng mọi cách để vấn đề này không thể thực hiện được. Vì vậy Cô-xây và Uyn-pak yêu cầu các tình báo viên phụ trách phân tích của họ cần chọn ra một phương án “khả hành”.

Trong nội bộ Bộ Quốc phòng, sẽ do Ri-sác Pua-rơ, trợ lí bộ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách công việc này. Pua-rơ là một chuyên gia rất già dặn, ông đã trăm mưu nghìn kế để nghĩ cách xây dựng một trận tuyến chống Liên Xô. Ông kéo Pân-sân về Bộ, đồng thời bắt đầu thuê cố vấn để họ đề xuất ra một phương án có thể thay thế đường ống khí đốt. Ta có thể nói thẳng ra là có một số kiến nghị thật là đáng nực cười. Một cố vấn cho rằng trữ lượng khí đốt của Hà Lan rất lớn, vì vậy châu Âu có thể tự túc khí đốt. Một cố vấn khác kiến nghị, từ An-giê-ri xây dựng một đường ống khí đốt xuyên ngang châu Phi; còn có người đề nghị xây dựng một đường ống khí đốt đi ngang qua I-ran - Thổ Nhĩ Kì - Hy Lạp. Còn trong nội bộ Cục Tình báo trung ương thì Cô-xây đề nghị các phân tích viên nghiên cứu về việc xây dựng các kế hoạch đường ống. Đối với phòng phân tích vấn đề Liên Xô thì ông đề nghị họ tập trung sức chú ý vào vấn đề ngoại tệ mạnh mà Liên Xô thu nhập được và những lợi ích từ những khoản tiền họ được ưu tiên vay, cùng năng lực bản thân xây dựng đường ống của họ, một khi họ không có sự viện trợ của bên ngoài. Các phân tích viên năng lượng thì tập trung lực lượng để tìm ra phương án khả thi.

Cuối tháng 5, tổ Qui hoạch An ninh quốc gia họp ở Nhà Trắng. Trong một lần Ri-gân đã bị thương do có kẻ mưu sát, nay vết thương đã khỏi. Ông đang tập trung sức chú ý về mặt triển vọng kinh tế của Liên Xô. Ông đã đọc bài viết của Ru-pin-sưn. Tuy trong chương trình làm việc của Tổng thống đã có sắp xếp một số hoạt động nhưng quan trọng nhất là hội nghị những vị đứng đầu các nước tổ chức tại Ôt-ta-oa ở Ca-na-đa vào tháng 7. Đó là một cuộc họp thượng đỉnh lần đầu tiên Tổng thống họp với các vị đứng đầu chính phủ các nước. Quan trọng nhất là, các vị đến dự họp lần này đều là nguyên thủ của các nước đồng minh cộng tác về kinh tế có quan hệ mật thiết với nước Mỹ. Tức là gồm các vị lãnh đạo của tập đoàn 7 nước phương Tây. Rõ ràng là, trong hội nghị này Tổng thống cần thể hiện một tinh thần, phong cách mạnh mẽ. Do có các loại vấn đề để tranh luận nên phương Tây có những chỗ rạn nứt; đó không phải do có vấn đề đường ống khí đốt của Liên Xô. Một nhận định thống nhất của tổ Qui hoạch An ninh quốc gia là, do phương Tây phải đối mặt với rất nhiều thách thức, vì vậy một lần nữa Oa-sinh-tơn cần phải giành lấy địa vị lãnh đạo.

Với sự ủng hộ của Cô-xây và của Ri-xác A-lơn; Uyn-pak cho rằng: trong cuộc hội nghị này Tổng thống cần chủ động xuất kích đưa ra những chủ trương của nước Mỹ. “Thưa Tổng thống - Uyn-pak đi ngay vào vấn đề - Chúng ta cần phải làm cho kế hoạch này đình chỉ, vì qua nó người Liên Xô có thể thu được những lợi ích tiềm tàng rất lớn”. Sau đó, ông đưa ra đủ điều lợi ích mà trong công cuộc giao dịch này người Liên Xô sẽ thu được. Về phía Ri-gân thì tình hình ấy ông đã sớm biết! Sau đó, Uyn-pak đưa ra một kiến nghị : “Tôi cho rằng chúng ta cần lập tức thực thi biện pháp “trừng phạt” để bắt buộc họ phải đình chỉ kế hoạch này lại”.

A-lec-xan Hec-gơ vào cuộc ngay: “Thưa Tổng thống, người châu Âu không muốn rút lui khỏi công cuộc giao địch này đâu. Bây giờ đã quá muộn rồi, vì rằng họ đã lún vào đó quá sâu!

Nếu ở hội nghị thượng đỉnh Ôt-ta-oa này, mà ta công khai đưa ra vấn đề này, thì chỉ làm cho những người lãnh đạo phương Tây sinh ra đối kháng với chúng ta, trước khi cùng hợp tác với nhau. Trước hết, xin hãy cho tôi trao đổi với các vị bộ trưởng ngoại giao đã, tôi muốn xem họ đã có nghĩ đến phương án thay thế cho đường ống khí đốt đã định không.”


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 08 Tháng Tám, 2010, 08:16:40 pm

Ri-gân vẫn theo như phong cách làm việc trước nay của mình, ông đem theo cả 2 kiến nghị về phòng Bầu dục. Hai hôm sau, ông tuyên bố sẽ không công khai đưa ra những sự “thách thức” với lãnh đạo các nước phương Tây, hoặc là thực thi biện pháp “trừng phạt”. Hec-gơ sẽ đề xuất riêng vấn đề này trước các vị Bộ trưởng bộ Ngoại giao. Nhưng, không lâu sau, Cô-xây và Uyn-pak đã có một cơ hội khác.

Cùng lúc, Cô-xây và Uyn-pak, người trước kẻ sau đã triển khai công tác ở một chiến tuyến khác. Mat-xcơ-va đang trăm phương ngàn kế muốn vươn tay về phương diện kĩ thuật của phương Tây, từ đó sẽ giúp cho việc giảm hoãn những khó khăn về mọi lĩnh vực của họ và tăng cường tiềm lực quân sự của họ, đồng thời sẽ thu được những thành công rất lớn. Liên Xô đã mua một số chủng loại thiết bị và đánh cắp một số thiết bị khác. Uỷ ban công nghiệp quân sự Liên Xô là cơ quan phụ trách công tác có qui mô rất to lớn này. Liên Xô cố giành lấy kĩ thuật của phương Tây, đó tức là mạch sống của họ; điều này không có gì phải hoài nghi cả.” Uy-li-am Sê-nát nguyên thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách viện trợ quân sự và kĩ thuật nói: “Điều đó đã làm bớt đi rất nhiều khó khăn về mặt công nghiệp của họ.” Cắt đứt “mạch sống” này của họ, là một mục tiêu quan trọng thời kì đầu của nước Mỹ.

Sự chuyển nhượng kĩ thuật đã khiến cho Liên Xô có được lợi ích kinh tế to lớn. Sư-thai-ep Han-pua, Giám đốc điều hành Uỷ ban Cơ quan chuyển nhượng kĩ thuật nhận định: Liên Xô đã thực hiện được một quyết sách có tính chiến lược. Về phương diện nghiên cứu và khai thác kĩ thuật, họ cần làm sao tránh được sự hao phí vốn liếng, và cần thông qua sự chiếm đoạt cùng những thủ đoạn mua bán phi pháp để có được kĩ thuật của phương Tây. Họ đã tổ chức và xây dựng được một đội ngũ lớn lao, thu thập được những kĩ thuật vào đó mà các xí nghiệp của họ cần thiết, sau đó quyết định những kĩ thuật mà họ chiếm đoạt được, căn cứ vào những thứ tự ưu tiên để chuyển giao như thế nào đó cho những xí nghiệp này. Sự chuyển nhượng kĩ thuật có lẽ hàng năm sẽ tiết kiệm được cho nhà nước họ hàng tỉ đô-la Mỹ tiền phí tổn về nghiên cứu, phát minh.

Đối với những gì có thể đạt được thì họ không dùng biện pháp chiếm đoạt bằng thủ đoạn lén lút. Qua sự giám định của chuyên gia, người Liên Xô chỉ lén đánh cắp những kĩ thuật bí mật có thể hóa giải những khó khăn của họ trong các lĩnh vực dân dụng và quân sự. Cô-xây và Uyn-pak cải biến cách làm việc trước kia là tập trung bảo vệ tất cả mọi loại kĩ thuật, để nay cần theo dõi một cách sát sao những loại kĩ thuật then chốt nói trên. Hiệu quả của biện pháp này có tốt hơn. “Họ tập trung sức chú ý vào những kĩ thuật then chốt; chúng ta cũng phải như vậy! - Han-pua nói - Họ đã tìm tòi những loại kĩ thuật nào đó mà có thể bằng nhiều loại phương thức khác nhau thúc đẩy sự phát triển”. Đối với Cô-xây mà nói, đây cũng chẳng phải điều gì mới lạ. Ngay từ thời kì Đại chiến thế giới thứ thai, ông đã làm những công việc như vậy, ông muốn giám định nền kinh tế yếu ớt và khó khăn của Hít-le. Hep Mai-ê trợ lí đặc biệt của Cô-xây nói: “Chúng ta có thể nói như thế này, Cô-xây căn cứ vào những kinh nghiệm tích luỹ được của ông trong thời kì chiến tranh, ở một mức độ nhất định đã mở ra một chiến trường “kinh tế chiến của Mỹ”. Ở Bộ Quốc phòng, Ri-sác Pua-rơ một lần nữa là người đầu tiên đưa ra vấn đề này. Ở Cục Tình báo trung ương, Cô-xây soạn thảo ra nhiều loại kế hoạch phản ánh chí lớn của ông. Ông muốn phân công một bộ môn chuyên theo dõi các cơ sở kĩ thuật của Liên Xô, giám sát tình trạng nhập khẩu của Liên Xô.

Cuối những năm 70, Sta-phên Tê-na lãnh đạo Cục Tình báo trung ương, cho thực hiện kế hoạch K bí mật, để ngăn chặn kĩ thuật phương Tây dò rỉ sang Liên Xô. Đối với kế hoạch đó, Cô-xây đã phê phán triệt để. Ông phát hiện nội dung của kế hoạch này có nhiều điều thiếu sót, hầu như không có nhân viên nào có thể giải quyết được vấn đề thực tế, mà cũng không có ai thấy được những loại kĩ thuật nào là quan trọng nhất, đồng thời các phương châm cần thiết để đình chỉ sự chuyển nhượng nó.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 08 Tháng Tám, 2010, 08:17:17 pm

Đầu mùa xuân năm 1981, những tin tình báo về việc những hoạt động gián điệp của Liên Xô đánh cắp kĩ thuật cao cấp liên tiếp bay đến bàn làm việc của Cô-xây. DST, cơ quan phản gián Pháp đã cài một tình báo viên trong KGB, biệt hiệu là “Nhất lộ bình yên”. Người này là một nhân vật nổi trội của phòng T phụ trách công tác khoa học kĩ thuật trong cơ quan tình báo. Anh ta là trưởng phòng, là người nhậm chức đầu tiên của phòng đó. Đó là một kênh tình báo không phải tầm thường. Những tin tình báo anh ta cung cấp đã chỉ rõ, người Liên Xô mong muốn thông qua sự mua bán phi pháp hoặc đánh cắp kĩ thuật phương Tây để bổ sung những chỗ còn thiếu sót trong lĩnh vực công nghiệp và quân sự của họ. “Nhất lộ bình yên” đã cung cấp tất cả trên 4000 văn kiện, những văn kiện này đều có liên quan đến việc KGB tìm kiếm khắp nơi các tin tình báo đặc biệt như thế nào, “Công ty” Liên Xô và Uỷ ban Quân sự, công nghiệp Liên Xô thiết lập như thế nào và họ thông qua việc phái các đại lí thương nghiệp ra nước ngoài như thế nào để mua hoặc đánh cắp các sản phẩm khoa học, kĩ thuật cấm vận.

Đối với những hoạt động của Liên Xô trong lĩnh vực này, nước Mỹ đã chú ý từ lâu, nhưng trước đó họ không biết là người Liên Xô đã làm với qui mô lớn đến thế. “Nhất lộ bình yên” trước nay không hề đòi tiền người Pháp. Sau 18 tháng, vào tháng 11 năm 1982, “Nhất lộ bình yên” đột nhiên yêu cầu được tiếp cận với DST, tiếp đó kênh liên hệ này liền đình chỉ? Về sau, người ta mới phát hiện được là, anh ta có chuyện mâu thuẫn với vợ. Khi một thành viên của tổ chức dân binh Mat-xcơ-va đến gần ô-tô anh ta, thế là “Nhất lộ bình yên” trong sự sợ hãi hoảng loạn đã nổ súng. Anh ta bị bắt vào tù, sau đó bị xử bắn!

Các tin tình báo là của quý của Cô-xây. Mỗi lần nhận được một tin nào, ông đều cho “trích yếu” rồi chuyển tới Tổng thống, Uyn-pak và Héc-gơ. Những tư liệu gốc này làm cho Ri-gân rất hứng thú! - Một quan chức ở Uỷ ban An ninh quốc gia, nhớ lại - Ông chỉ cần nhìn thấy những tư liệu đó là nói ngay Chúng ta cần làm cho việc này phải ngừng lại.

Những tin tình báo mà “Nhất lộ bình yên” gửi tới và những tin tình báo khác nói lên rằng, sự chuyển nhượng kĩ thuật đối với sự phát triển của kĩ thuật, của cơ sở quân sự, của lĩnh vực kinh tế Liên Xô thật quan trọng biết chừng nào. Lấy ví dụ về Bộ Công nghiệp Hàng không Liên Xô thì, từ năm 1976 đến năm 1980, do Bộ này thông qua các thủ đoạn phi pháp để có được kĩ thuật của phương Tây, họ đã tiết kiệm một số tiền phí tổn trong nghiên cứu, phát minh là 8 triệu đô-la Mỹ, tương đương với lượng công tác nghiên cứu khoa học của 10 vạn người trong 1 năm!

Các tổ chức có thế lực nhất trong lĩnh vực sản xuất quốc phòng Liên Xô là Uỷ ban Công nghiệp quân sự (VPK) và Đoàn chủ tịch Hội đồng bộ trưởng phụ trách vạch ra kế hoạch; Bộ Mậu dịch Đối ngoại thì hiệp trợ trong việc soạn thảo qui hoạch. Mấy cơ quan này liên hợp lại để đưa ra bản liệt kê về những kĩ thuật phương Tây mà Liên Xô muốn chiếm đoạt, ngõ hầu cải thiện trình độ kĩ thuật ngành chế tạo của mình. Uỷ ban Công nghiệp quân sự thì khống chế một ngân quỹ quốc gia với số tiền là 1 tỉ 4 đô-la Mỹ, số tiền này chuyên dùng để chiếm đoạt kĩ thuật phương Tây. Một phần lớn khoản tiền này là ngoại tệ mạnh, số ngoại tệ này họ có được từ các hàng hoá xuất khẩu sang phương Tây, chủ yếu dùng để mua và ủng hộ các hoạt động tình báo.

Đầu tháng 6 năm 1981, Cô-xây và Uyn-pak lần đầu tiên chuyển tin tình báo mà “Nhất lộ bình yên” cung cấp đến phòng Bầu dục. Thông qua biểu đồ. Cô-xây trình bày với Tổng thống về tình hình người Liên Xô đang thu thập kĩ thuật của phương Tây và giá trị của những kĩ thuật đó. “Thưa Tổng thống - ông nói - Uỷ ban Công nghiệp quân sự Liên Xô đã thu được 50% kĩ thuật mà họ cần thiết. Chúng ta phải hạ con số này xuống. Họ làm việc này quá an nhàn, sự an toàn quốc gia của chúng ta bị uy hiếp”.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 08 Tháng Tám, 2010, 08:18:45 pm

Cùng với việc người Liên Xô trắng trợn đánh cắp kĩ thuật của phương Tây, họ còn mua thiết bị từ trong tay các thương nhân chỉ biết lợi nhuận làm đầu. Số thương nhân này mua các sản phẩm nhậy cảm của phương Tây, sau đó lại bán các thứ đó cho Mat-xcơ-va. Bằng phương thức đó, mỗi năm người Liên Xô đã mua tới một trăm triệu linh kiện máy tính, đồng thời họ còn mua cả các đơn nguyên sản xuất và các dây chuyền sản xuất phức tạp. Đến cuối thập kỉ 70, Mat-xcơ-va đã thu về được các sản phẩm kĩ thuật cao trị giá tới vài tỉ đô-la Mỹ. Tuyệt đại đa số hàng này đã ăn giá ở châu Âu rồi! “Thưa Tổng thống - Uyn-pak xen vào - Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ và Áo, mấy nước trung lập này đều đã qua mặt chúng ta cả.”

Ri-gân gật đầu tỏ vẻ đồng ý, rồi hỏi họ về cách giải quyết. Hai người đều nói cần phải mở rộng quyền hạn của “Uỷ ban thống trù Pa-ri (COCOM)1 (Ủy ban này do các nước thành viên khối NATO trừ Ai-xơ-len) và Nhật lập ra, mục đích là phối hợp với nhau trong hoạt động mậu dịch về vật tư đối với các nước Cộng sản). Cô-xây và Uyn-pak nhìn nhau, sau đó Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nói trước: “Chúng tôi muốn mở rộng bản liệt kê xuất khẩu kĩ thuật của bản liệt kê cấm vận, xác định bởi Uỷ ban thống trù Pa-ri. Rất nhiều loại kĩ thuật vốn cần phải hạn chế, nhưng ta lại không hạn chế! Chúng tôi nghĩ rằng, ta cần có áp lực đối với các nước đồng minh, nhất là đối với các nước trung lập. Năm 1979, Uỷ ban thống trù đã ban bố “Luật quản lí và khống chế xuất khẩu”, đó là một đòn bẩy đối với chúng ta. Đối với những nước nào xuất khẩu các sản phẩm kĩ thuật cao sang Liên Xô; chúng ta có thể hạn chế chặt việc cấp giấy phép tiêu thụ kĩ thuật nhậy cảm. Về điều khoản này vốn đã quy định rồi, nhưng không được một số nước chấp hành. Điều 6 của “Luật quản lí và khống chế xuất khẩu” là một công cụ mạnh trong tay Tổng thống; nó không chỉ có thể đình chỉ sự xuất khẩu của nước Mỹ mà còn có thể đình chỉ sự xuất khẩu của các nước khác. Điều khoản này đã cho Tổng thống một quyền lực là có thể tạm đình chỉ hoặc hạn chế “sự xuất khẩu bất kì hàng hoá, kĩ thuật hoặc các tư liệu khác, ngay cả các ngành xuất khẩu do cá nhân kinh doanh cũng phải phục tùng quyền quản lí của nước Mỹ.” Như vậy có nghĩa là không chỉ các sản phẩm do các công ty nước Mỹ sản xuất khi xuất khẩu phải tuân theo điều khoản này, mà các thiết bị sản xuất bởi các công ty con ở nước ngoài của nước Mỹ hoặc bởi bất kì một công ty nước ngoài nào nhưng nếu căn cứ vào “Hiệp định giấy phép” mà sử dụng kĩ thuật của nước Mỹ thì khi xuất khẩu cũng đều phải tuân thủ điều khoản này.

Ri-gân rất hoan nghênh chủ ý đó, do vậy ông gật đầu đồng ý: “OK, bây giờ chúng ta hãy bắt tay vào làm thôi. Chúng ta hãy bằng hết sức mình đình chỉ hạng mục này.”

Vào đầu mùa hạ, Uyn-pak phái Ri-xác Pua-rơ bí mật đến các nước châu Âu. Đây là chuyến đi đầu tiên trong một loạt các chuyến đi tiếp theo với mục đích đưa ra áp lực với các nước đồng minh và hạn chế các nước đó xuất khẩu kĩ thuật sang tập đoàn Liên Xô. Nơi mà họ cảm thấy thích thú nhất là mấy nước trung lập: Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ và Áo. Họ mang đến cho các nước đó một thông tin như sau: xin hãy tăng cường sự khống chế trong việc xuất khẩu của các bạn; nếu không sẽ gặp rắc rối một khi bạn có sử dụng kĩ thuật của Mỹ đối với các hàng hoá đó.
______________________________________
1. Uỷ ban thống trù Pa-ri, toàn văn tiếng Anh là (Coordinating Committee for Mutilateral Export Control”, dịch là “Uỷ ban thống trù quản chế xuất khẩu nhiều bên”. Đó là cơ quan quán triệt chiến lược cấm vận vật tư đối với Liên Xô và các nước Đông Âu của các nước phương Tây tổ chức ra, dưới sự khống chế của Mỹ. Tham gia Uỷ ban này có các nước Mỹ, Anh, Pháp, Hà Lan... Năm 1950, Uỷ ban này lại thực hiện cấm vận với Trung Quốc và Triều Tiên. Tháng 9 năm 1952 lại đặt thêm “Uỷ ban Trung Quốc” là cơ quan phụ trách việc cấm vận với Trung Quốc. Từ những năm 70 trở lại đây, việc cấm vận dần dần nới lỏng.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 08 Tháng Tám, 2010, 08:22:21 pm

Nếu sự chuyển nhượng về kĩ thuật bị đình chỉ thì Mat-xcơ-va sẽ có các lĩnh vực chủ yếu phải chịu những hiệu qua đầy kịch tính, đó là lĩnh vực về công nghiệp dầu mỏ và khí đốt! Đầu tháng 6, Cô-xây nhận được bản báo cáo của bộ phận nghiên cứu. Bản báo cáo này là do một phân tích gia về năng lượng ở Tổng bộ Lăng-lây của Cục Tình báo trung ương viết theo chỉ thị của Cô-xây. Bản báo cáo này miêu tả về triển vọng lĩnh vực năng lượng của Liên Xô. Ở đó rất cần có kĩ thuật phương Tây! Liên Xô ước đoán trữ lượng dầu mỏ của họ là 1 tỉ 2 tấn đến 6 tỉ, nhưng nếu sử dụng phương pháp khai thác hiện thời của Liên Xô thì số dầu mỏ này sẽ càng ngày càng khó khai thác. Nếu muốn duy trì sản lượng, đồng thời khai thác được trữ lượng mới thì phải cần đến kĩ thuật phương Tây. Ở vùng Von-ga - Uran, ở bộ phận châu Âu của Nga, ở vùng Cô-ru- duýt và vùng Trung Á có nhiều dầu mỏ rất dễ khai thác, nhưng sản lượng dầu mỏ ở đó cứ giảm đi theo đường thẳng. Theo một nguồn tin thì, hàng năm Mat-xcơ-va phải chi một khoản tiền lớn để duy trì sự sinh tồn của mỏ dầu. Đầu thập kỉ 70, Mat-xcơ-va, để duy trì công nghiệp dầu mỏ, hàng năm đã phải đầu tư 6 tỉ đô-la Mỹ. Năm 1976 - 1978, số đầu tư mỗi năm vượt quả 6 tỉ đô-la Mỹ. Bộ Dầu mỏ Liên Xô định thông qua việc mua một số lượng lớn kĩ thuật phương Tây để vấn đề này bớt khó khăn. Theo một nguồn tin thì Mat-xcơ-va cần các kĩ thuật dưới đây:

- Máy khoan kiểu hồi chuyển. Liên Xô muốn khoan sâu các giếng dầu hiện có, muốn khoan xuyên qua lớp đá cứng để có thể duy trì được việc sản xuất dầu mỏ. Điều này bắt buộc họ phải sử dụng máy khoan kiểu hồi chuyển của Mỹ để thay thế máy khoan tua bin sản xuất trong nước.

- Kĩ thuật thăm dò. Krem-li từ lâu đã tuyên bố công khai: năm 1985 phải tăng lượng khoan thăm dò lên 2 lần

- Kĩ thuật khoan thăm dò trên biển. Bộ Dầu mỏ Liên Xô đánh giá rất cao sản lượng các giếng dầu trên biển, nhất là các giếng dầu ở vùng biển không có băng của biển Ba-ren 1, nhưng sản lượng hiện nay lại khiến người ta phải lo lắng. Họ hi vọng có được kĩ thuật và phương pháp của nước Anh, vì những kĩ thuật và phương pháp đó ở Bắc Hải 2 đã chứng minh là rất thành công.

Suy đoán từ nguồn tin đã có, Liên Xô rất muốn hiểu là trong lĩnh vực kĩ thuật khoan thăm dò dầu mỏ nói ở trên của Mỹ rút cục là có nhiều khả năng lũng đoạn không? Trong một vài năm tới điều này là rất quan trọng, nếu Mat-xcơ-va không có cách nào có được những kĩ thuật đó thì họ sẽ phải chi ra vài tỉ đô-la Mỹ để nghiên cứu. Vì vậy Cai-xpa Uyn-pak, Uy-li-am Cô-xây, và Ri-xac A-lơn, là các thành viên của Uỷ ban An ninh quốc gia đang ra sức để có được những hành động chủ động tấn công vào Krem-li về mặt khống chế việc xuất khẩu kĩ thuật cao. Tháng 10 năm 1981, hải quan nước Mỹ bắt đầu thực thi một kế hoạch đại quy mô, mục đích là làm nhiễu loạn kĩ thuật xuất khẩu của Mỹ sang Mat-xcơ-va.

Một toà lầu lớn yên tĩnh của hải quan Oa-sinh-tơn là sở chỉ huy chiến địa, phụ trách sự phối hợp toàn bộ hành động.

Trong thời kì chiến tranh lạnh, năng lượng là một chiến trường quan trọng. Cuộc chiến đấu xảy ra trên thị trường năng lượng là một cuộc chơi “linh hoà” 3, vấn đề đáng kể là ai sẽ trở thành người thắng! A-rập Xau-đi, khác với các nước khác ở chỗ, đó là một nước sản xuất dầu mỏ quan trọng nhất trên thế giới; nó có thể quyết định ai là người thắng, ai là kẻ bại. Vì vậy Xau-đi trở thành một tiêu điểm mà Chính phủ Mỹ định ra chính sách.

Khi Đa-vit Lang khởi thảo bản báo cáo mật của Quốc vụ viện thì ông miêu tả A-rập Xau-đi là một nước không ổn định do Vương thất thống trị, bởi vậy nước này rất dễ bị uy hiếp! Báo cáo chỉ ra rằng: “Ở mức độ nhất định, do người I-ran kích động, nên có khả năng là ít nhất sẽ có một bộ phận tín đồ phái Thập Diệp, chẳng khác nào trước đây họ oán trách Chính phủ Xau-đi! Đầu tiên họ sẽ oán trách nước Mỹ, sau đó sẽ oán trách Công ty Dầu mỏ A-rập - Mỹ (ARAMCO). Gần đây, những tờ rơi chống Chính phủ và chống Mỹ đã bắt đầu xuất hiện ở Công ty Dầu mỏ A-rập - Mỹ và ở các nơi khác tại một tỉnh phía đông A-rập Xau-đi. Đồng thời lại có một nguồn tin nói những kẻ bất đồng chính kiến trong phái Thập Diệp cũng đương bắt tay vào việc tổ chức, xây dựng tổ chức của mình.”

Cách đó không lâu, Chính phủ Mỹ đã hứa ủng hộ người A-rập Xau-đi. Trên thực tế nước Mỹ sẽ là người bảo vệ cho nước này, qua đó đổi lấy việc A-rập Xau-đi sẽ tác động để Mỹ được lợi về kinh tế, làm tăng gánh nặng về mặt chính sách dầu mỏ đối với phương diện kinh tế của Liên Xô. Một ví dụ rõ nhất trong mối quan hệ này là năm 1981, có những chuyện trao đổi giữa hai bên về việc Mỹ bán cho A-rập Xau-đi máy bay chiến đấu cùng “hệ thống báo động và khống chế, vận chuyển được trên không.”
_________________________________________
1. Biển Ba-ren: nằm ở giữa bờ bắc châu Âu và mấy đảo cùng quần đảo của Liên Xô. Tên của biển này là tên của nhà hàng hải Uy-li-am Ba-ren (1550 - 1597).
2. Bắc Hải: biển này ở ven bờ Đại Tây Dương. Nó ở giữa đại lục châu Âu và một hòn đảo. Nước biển ở đây quanh năm không bị đóng băng. Đáy biển ẩn dấu nhiều mỏ dầu và khí đốt với trữ lượng rất lớn.
3. “Linh hoà”' dịch từ tiếng Anh “Zero-sum”; khi đánh bạc thì sẽ có một bên được, một bên thua vì vậy cụm từ “Linh hoà” hàm nghĩa “được - thua”.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 08 Tháng Tám, 2010, 08:26:31 pm

CHƯƠNG NĂM

4 giờ rưỡi chiều ngày 8 tháng 6 năm 1981, Uy-li-am Cô-xây có điện thoại gọi đến. Người bên kia đầu dây báo với ông, I-xra-en oanh tạc lò phản ứng hạt nhân Ô-xi-lắc của I-rắc. Sau khi nghe được tin này, Cô-xây lập tức gọi điện ra mệnh lệnh cho vệ tinh trinh sát ảnh “Đại Ô” KH-II rời khỏi quỹ đạo vượt qua vùng trời Liên Xô đến chụp ảnh về sự tổn hại của lò phản ứng hạt nhân của I-rắc. Trong vòng sáu tiếng đồng hồ, tình báo I-xra-en nhận được ảnh của vệ tinh trinh sát ảnh KH-II. Có được ý tốt của Cô-xây, họ đã hoàn thành nhiệm vụ!

Hai hôm sau, Cô-xây hội kiến với thiếu tướng lục quân I-trác Khô-phây người đứng đầu ngành tình báo I-xra-en. Cô-xây chúc mừng Khô-phây đã công kích rất chính xác. Khô-phây cám ơn Cô-xây đã giúp I-xra-en xác định mục tiêu. “Tôi rất vui vì đã làm được như vậy, thưa tướng quân - Cô-xây đáp - Hiện nay chúng tôi có một số việc, có lẽ phải nhờ đến tướng quân”.

Cô-xây nhắc lại với Khô-phây về tầm quan trọng của việc nước Mỹ bán hệ thống báo động và khống chế, vận chuyển được trên không cho A-rập Xau-đi. Ông nói, sự thật đã chứng minh, nước Mỹ đã giữ lời hứa về nghĩa vụ đối với vấn đề an toàn của I-xra-en, nay Cô-xây cần Ten-avip giúp đỡ Oa-sinh-tơn vượt qua được một bước đường khó khăn hiện nay. Nước Mỹ tuy mong I-xra-en ủng hộ việc bán hệ thống báo động và khống chế, vận chuyển được trên không (AWACS) cho A-rập Xau-đi. Mặc dầu việc bán này còn sớm, nhưng lẽ nào không thể giảm nhẹ sự phê bình của I-xra-en trong vấn đề này sao?

Khô-phây nói, đối với kế hoạch bán này ông vẫn bảo lưu ý kiến trước, nhưng ông có thể đưa ra áp lực với Chính phủ I-xra-en, để I-xra-en rút lại ý kiến phê bình. Cô-xây hết sức cám ơn Khô-phây, đồng thời nói với ông ta, nếu cần đến nhiều những bức ảnh vệ tinh nữa thì có thể gọi điện cho ông bất cứ lúc nào.

Mấy tháng sau, Ten-avip đưa ra lời phê bình Mỹ về việc giao dịch chung quanh hệ thống báo động và khống chế, vận chuyển được trên không; vì bất luận về mặt số lượng hay về mặt nhanh nhạy đều kém! Nhưng, đâu chỉ có vậy.

Chính phủ Mỹ, nhất là Cai-xpa Uyn-pak, Cô-xây và Tổng thống đều phải có những cuộc “du thuyết” gian khổ với các nghị sĩ, đồng thời họ phải đứng ra đảm bảo về vụ giao dịch này.

Mùa hạ năm đó, Ban-đan Pân, vương tử Xau-đi đến ở tại đặc khu Oa-sinh-tơn để thúc đẩy Quốc hội thông qua vụ giao dịch trên. Uyn-pak cùng làm việc với ông, do vậy hai người đã trở nên rất thân với nhau. Nhiều lần Cô-xây đã gặp ông ta trong các buổi chiêu đãi. Vương tử là người thân phương Tây; trong nước, ông là một chính trị gia rất có tiền đồ. Là con của một vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Ban-đan có quan hệ mật thiết với vị Vua nổi tiếng Pha-khơ-đơ (Fahd) 1. Trong tập đoàn thống trị Xau-đi, một khi quốc vương Kha-lit 2 qua đời thì Pha-khơ-đơ (Fahd) sẽ lên nối ngôi. Uyn-pak biết rằng, Ban-đan trong công việc quốc tế bận rộn, ông có sự hợp tác với nước Mỹ là xuất phát từ mục đích chung. Khi đó Xác Cô-cân, người phụ trách Trung Đông của Cục Tình báo trung ương Mỹ đề nghị Cô-xây nên có mối quan hệ công tác thân mật với vị vương tử này.
_______________________________________
1. Pha-khơ-đơ (Fahd): vua A-rập Xau-đi, sinh năm 1923. Trong thập kỉ 70 và 80, ông là người chủ trì đường lối ngoại giao của nước mình, với chủ trương đường lối ôn hoà. Năm 1990 khi I-rắc xâm nhập Cô-oét ông đề nghị quân đội phương Tây và quân đội các nước A-rập đến đóng ở nước mình để ủng hộ quân Xau-đi.
2. Kha-lít: vua nước A-rập Xau-đi, sinh năm 1912 lên ngôi vua năm 1975. Đối với tình hình chính trị Trung Đông ông không có mấy ảnh hưởng. Năm 1982 ông qua đời thì Pha-khơ-đơ kế vị.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 08 Tháng Tám, 2010, 08:27:18 pm

Cuối tháng 7, Cô-xây hội kiến với Ban-đan và Xát-đơ, con của Pha-khơ-đơ (Fahd). Hai vị khách nước ngoài này ở một khách sạn tại Oa-sinh-tơn. Họ sử dụng 8 phòng. Nơi này ở ngay phía Tây khu Đuy-pông, vì vậy nên rất được người Xau-đi hoan nghênh. Những người phục vụ đều rất thận trọng và cẩn thận; nơi đây quang cảnh tao nhã, có phong cách quốc tế đặc sắc.

Ban-đan vẻ người tuấn tú, ăn mặc chững chạc, hay nói những câu dí dỏm. Đó là một con người đầy sức hấp dẫn! Ông thích các món ăn và mọi kiểu cách phương Tây. Ông là phi công lái máy bay chiến đấu của không quân Xau-đi và là một người phản đối chủ nghĩa cộng sản. Cô-xây và vương tử tuy mới gặp nhau nhưng đã như những người quen lâu ngày, hai người tỏ ra rất hợp nhau.

Cuộc hội kiến kéo dài gần 2 tiếng rưỡi, chủ yếu thảo luận vấn đề bán hệ thống báo động và khống chế, vận chuyển được trên không. Cô-xây không nói thẳng, nhưng lời lẽ hàm ý I-xra-en không hoan nghênh việc này lắm, tuy nhiên ông không có cách nào giải thích tường tận được. Nhưng Ban-đan và Xat-đơ tỏ ý hoài nghi! Trước đây nước Mỹ đã đáp ứng sẽ bán hệ thống vũ khí này, nhưng có sự “du thuyết” của các tổ chức thân I-xra-en, nên những lời hứa này thường không được Quốc hội chấp thuận. Cô-xây sẽ gọi điện thuyết phục các bạn ông trong giới thực nghiệp đề nghị họ giúp đỡ việc bán hệ thống này.

Cô-xây cảm thất hứng thú đối với sự mở rộng quan hệ giữa Oa-sinh-tơn với Vương thất Xau-đi. Ông san sẻ một số ít tin tình báo mới nhất, những tin mà hai vị khách này sẽ cảm thấy hứng thú! Li-bi và Nam Yêmen  vừa kí một hiệp nghị hợp tác với nhau; điều này khiến cho tập đoàn thống trị Xau-đi hết sức chú trọng, vì rằng mọi người đều biết là hai nước cấp tiến này ủng hộ những hoạt động lật đổ vương thất Xau-đi. Cô-xây đưa ra một số tin tình báo do kỹ thuật điện tử thu bắt được và những tin tình báo quan trọng khác. Những tin tình báo này đều có liên quan với việc giao dịch hiện tại. Ông nhận lời từ nay sẽ san sẻ các tin tình báo với Quốc hội Xau-đi. Một bản tin vắn chính thức của Cục Tình báo trung ương chuyển cho Ban-đan lập tức được chuẩn bị chu đáo ngay; Việc làm này thực ra đâu phải bình thường! Khi vương tử Ban-đan muốn có một bản tin vắn, người phụ trách phân tích tình báo lập tức đưa cho ông ta ngay! Chính phủ Mỹ còn đề nghị, khi người Xau-đi gặp phải chuyện gì phiền phức với Quốc hội Mỹ, họ sẽ can thiệp ngay.

Bộ Tài chính Mỹ mỗi năm đều có đúc kết một bản liệt kê, trong đó đánh giá mức độ đầu tư của nước ngoài tại Mỹ. Trong bản liệt kê này có đủ tên các nước, trong đó có cả A-rập Xau-đi. Phần cơ mật của bản liệt kê này cũng có cả những tin tình báo tường tận về tình hình đầu tư của Xau-đi tại nước Mỹ. Hạ nghị sĩ Bân Giê-minh Rô-xưn-đan có tham dự vào tình hình của Xau-đi đầu tư tại nước Mỹ. Tê-na và Cô-xây đều thông qua văn phòng nghiên cứu kinh tế Cục Tình báo trung ương cung cấp cho Rô-xưn-đan một số tư liệu có liên quan đến những hoạt động về tài chính của Xau-đi tại Mỹ, nhưng những tư liệu quan trọng đều phải bảo mật. Bao gồm các văn kiện cơ mật như “OPEC: tư sản quan phương của nước ngoài”, “Cô-oét và A-rập Xau-đi: những hạn chế trước mắt trong hoạt động mua công khai ở nước Mỹ” và “Những vấn đề khó khăn trước mắt của A-rập, một nước mà của cải tăng lên không ngừng”.

Ban-đan mong rằng Chính phủ Mỹ bảo đảm không đưa ra công khai những văn kiện này. “Nếu những văn kiện này bị đưa ra công khai, chúng tôi sẽ cho rằng đó là một sự uy hiếp nghiêm trọng đối với quan hệ giữa chúng ta! - Ban-đan nói tiếp với Cô-xây - Khi đó chúng tôi sẽ bắt buộc phải triệt hồi một số đầu tư ở Mỹ”.

Đó là ví dụ về một sự việc sớm xảy ra trong quan hệ giữa Mỹ và Xau-đi. Nếu Chính phủ Mỹ không thể bảo mật được số tài liệu này thì A-rập Xau-đi chưa chắc đã có thể tín nhiệm Tổng thống và các cố vấn của ông. Nếu sự việc xảy ra như vậy thì sẽ là một chuyện nguy hiểm về mặt tài chính! Người nước này đã đầu tư 75 tỉ đô-la Mỹ ở Mỹ, đó thật không phải là một con số nhỏ. “Bất kể như thế nào, chúng tôi cũng làm những việc chúng tôi nên làm - Cô-xây nói tiếp - Xin các vị yên tâm!”


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 08 Tháng Tám, 2010, 08:27:56 pm

Sau đó, hai người lại thảo luận về việc bảo đảm an toàn cho vương thất, và ở A-rập Xau-đi sẽ áp dụng những biện pháp gì. Ở nước này hiện đang xây dựng một Trung tâm Tình báo quốc gia của Bộ Nội chính. Đó là một cơ quan an ninh trong nước có sự hợp tác phát triển cùng với Cơ quan tình báo nước Pháp. Nó có một máy tính trung ương trong đó có một kho số liệu, từ đây nó lại nối tiếp với cơ quan an ninh thủ đô; ở tất cả các sân bay, cảng khẩu, ở tất cả các thành phố, thị trấn quan trọng và ở các tỉnh đều có “chung đoạn”. Cô-xây nói: Chính phủ Mỹ chuẩn bị giúp Xau-đi huấn luyện các nhân viên điều khiển hệ thống này. Đối với ý đó Ban-đan tỏ ý tán thưởng!

Sau đó, Cô-xây chuyển câu chuyện sang chủ đề mà ông cần thảo luận. Liên Xô đang muốn tăng lượng dầu xuất khẩu sang phương Tây và họ đã thu được một số thành công. Ông muốn được A-rập Xau-đi cung cấp những tin tình báo chuẩn xác về số dầu mỏ xuất khẩu của Liên Xô. Ông muốn biết người Liên Xô đang tiến hành những loại buôn bán nào, đang thảo luận về những loại hợp đồng nào, và thái độ của các nước sản xuất dầu mỏ khác nhau như thế nào trong việc Liên Xô xúc tiến việc xuất khẩu. Vương tử nói là những vấn đề đó giải quyết dễ thôi! Một lát sau, Vương tử đẩy kính đeo trên mắt lên trên, đề nghị: “Vì tình hữu nghị mới và đầy sức sống giữa chúng ta, xin hãy cạn chén!”

Tối hôm đó, Cô-xây rời nơi đây, mang theo tình hữu nghị bền vững với Vương thất Xau-đi. Rất nhanh, ông đã trở thành một trong những người bạn tốt nhất của Vương thất Xau-đi ở Oa-sinh-tơn.

Đầu tháng 8, từ Ba Lan, một điểm sáng loé lên sáng rực ở “đế quốc” Liên Xô, truyền đến một tin khiến người ta phiền muộn. Thượng tá Cúc-lin-xki, một sĩ quan ở Bộ Tổng tham mưu quân đội Ba Lan, thông qua một loạt phương thức phức tạp truyền đến cho người trong đường dây của ông ta về việc Chính phủ Ba Lan sắp ban bố kế hoạch về “Luật quân quản”. Ông cung cấp bản phô-tô của một tờ truyền đơn sắp tán phát của Chính phủ Ba Lan, được in ở Mat-xcơ-va, nội dung của nó là mệnh lệnh cho thị dân bình tĩnh, đồng thời tuyên bố các quy định phải tuân thủ của “Luật quân quản”. Ông còn truyền đạt những tin tình báo về việc thực thi kế hoạch “Luật quân quản” ở Ba Lan. Những tin tình báo trước đây Cúc-lin-xki tiết lộ cho phương Tây tất cả đều được nghiệm chứng, nhưng không biết tin tình báo lần này có chính xác không? Rất nhiều các quan chức của Chính phủ Mỹ đều tỏ ý hoài nghi. Tin tình báo này có được dường như quá dễ dàng, mà lại có được cả bản phô-tô truyền đơn. Chắc chắn là người Ba Lan có biết về kênh tiết lộ việc này. Có lẽ họ tung ra tin tình báo giả, hoặc họ muốn làm cho Cúc-lin-xki bộc lộ tin này ra? Do có sự nghi ngờ về tin tình báo trên, lại thêm Uỷ ban An ninh quốc gia vẫn ở trong tình trạng không ổn định, nên tin tình báo trên không được đưa ra thảo luận.

Tuy nhiên, Nhà Trắng hết sức hứng thú đối với Công đoàn Đoàn kết Ba Lan. Nói thẳng ra là, Tổng thống muốn khích lệ các trợ thủ của mình đưa ra những phương thức có tính sáng tạo khiến Chính phủ Mỹ có thể viện trợ cho những hoạt động của Công đoàn này. Ri-sác Phai-pút trong Uỷ ban An ninh quốc gia có nguyện vọng là ngăn được sự xâm nhập của Liên Xô, nên ra sức tăng cường địa vị ngoại giao của nước Mỹ. Nhưng, ngoài việc nước Mỹ có phản ứng đối với sự kiện này ra thì khả năng có những hành động khác hết sức hạn chế.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 08 Tháng Tám, 2010, 08:29:50 pm

Người I-xra-en cài vào Ba Lan, họ không có được bất kì một tin tình báo có giá trị nào hết. Cô-xây hết sức mong muốn liên hệ với Công đoàn Đoàn kết. Căn cứ vào sự thật về âm mưu ám sát Giáo hoàng Rô-ma và về sự thật một nhân viên tình báo quốc tịch Bun-ga-ri đã lọt được vào nhà một người bạn ở phương Tây của Lếch Va-lơ-sa; mọi người đoán rằng người lãnh tụ công nhân này có thể sẽ trở thành một mục tiêu bị ám sát tiếp theo. Các quan chức ở Đại sứ quán Mỹ đang bị theo dõi ở khắp nơi, vì vậy nếu ta thông qua một kênh thông thường để tiếp xúc với ông ta thì thật là quá bộp chộp. Trong Công đoàn Đoàn kết đầy rẫy những nhân viên chìm của Chính phủ. Nếu Cục Tình báo trung ương Mỹ tìm cách đưa tin của Cúc-lin-xki cho Công đoàn Đoàn kết thì các tình báo nằm vùng trong nội bộ Ba Lan sẽ bị lộ hết. Cô-xây nhớ lại ngay chính Uyn-xtơn Sớc-sin 1 trong Đại chiến thứ hai cũng lâm vào tình trạng như vậy. Khi ấy ông quyết định không tổ chức phòng ngự gì ở Nhà thờ lớn Cô-ven-tơ-ri 2 khi phát xít Đức không kích ở đó. Ông làm như vậy cốt để bảo vệ điều bí mật là quân đồng minh đã đọc được mật mã của Đức. Nếu Cục Tình báo trung ương muốn báo tin trên cho Công đoàn Đoàn kết thì chỉ cần thông qua người trong đường dây để làm việc đó.

Tổng thống sớm đã thề rằng sẽ ngăn không cho Liên Xô xâm nhập Ba Lan và hứa là nhất định sẽ làm được điều này. Dưới sự lãnh đạo của Uyn-pak, máy bay Mỹ tiếp tục bay vào không phận Liên Xô. Cuối tháng 8 và thượng tuần tháng 9, Mỹ đã tiến hành tất cả 11 lần bay như vậy, trong đó bao gồm những máy bay oanh tạc cất cánh từ căn cứ không quân ở miền Trung và những máy bay oanh tạc chiến đấu cất cánh từ căn cứ không quân Tây Đức. Đặc biệt là lần xâm nhập không phận lần sau, đã làm cho người Liên Xô nghi hoặc, không biết là khả năng phản ứng của quân đội Liên Xô trước những hành động của quân đội Mỹ rút cục sẽ lớn như thế nào! Biên đội không quân Mỹ đã cất cánh từ căn cứ không quân, các máy bay đó chỉ có thể bay mấy nghìn dặm Anh trên không phận biển Ban-tích dọc theo đường bờ biển miền bắc Ba Lan. Bộ đội phòng không Liên Xô theo dõi chúng, đồng thời báo cáo với Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô. Khi bay tới điểm cuối cùng trước khi bay vào không phận Liên Xô thì biên đội không quân Mỹ sẽ quay trở về căn cứ.

Ngay từ tháng 3, Uyn-pak đã cùng với A-na-tô-li Đô-puô lây-ninh đại sứ Liên Xô ở Mỹ ăn một bữa tiệc nhân ngày sinh nhật của viên Giám đốc điều hành của một Công ty có tên là Đô-nan Candel.

Đô-puô-lây-ninh muốn tìm gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, do vậy nên Candel liền mời hai người cùng đi. Sự thật chứng minh lòng hiếu kì của vị đại sứ Liên Xô này cũng tương đối lớn.

“Theo ý kiến của ông, quan hệ giữa hai nước chúng ta sẽ phát triển theo hướng nào? - Đô-puô-lây-ninh hỏi - Vì sao bây giờ lại có những lời đồn nhảm nhí?”

“Tôi nghĩ một phần nguyên nhân là do nhân dân Oa-sinh-tơn cảm thấy; nhưng quan trọng nhất là Liên Xô và thế giới cũng đều cảm thấy nước Mỹ đã có biến đổi - Uyn-pak nói - Chính phủ hiện nay đã và sẽ tăng cường thực lực thêm một bước; còn chúng tôi thì lại càng kiên định, càng có quyết tâm, trong khi đó những người ở đây lại hết sức chú trọng đến hành động của Liên Xô ở Ap-ga-ni-xtan và Ba Lan”.

Đô-puô-lây-ninh lập tức trả miếng: “Tôi có thể bảo đảm với ông, nước tôi biết rất rõ rằng, nước Mỹ đã có những biến đổi lớn lao biết chừng nào! Tôi bảo với họ, tôi là một phóng viên lành nghề! Nhưng nếu hai nước chúng ta tổ chức thảo luận chứ không phải là chỉ đưa ra những bản tuyên bố với nhau thì lẽ nào ông không thấy đó là điều quan trọng sao?”

“Đúng vậy” Uyn-pak tỏ ra không kiên nhẫn được nữa, nói: “Nếu có được không khí và môi trường như vậy thì chắc rằng những cuộc thảo luận đó sẽ có hiệu quả và sẽ thành công. Nhưng nếu Liên Xô xâm nhập Ba Lan thì rõ ràng những cuộc thảo luận như vật là vô ích”.
_______________________________________
1. Uyn-xtơn Sớc-sin (Winston Churchill) (1874-1965) Hai lần là Thủ tưởng nước Anh. Trong Đại chiến thế giới thứ II. Ông đã lãnh đạo nhân dân nước này chiến đấu với phát xít Đức thắng lợi, được nhân dân nước Anh suy tôn là Cứu tinh của nước Anh.
2. Cô-ven-tơ-ri (Coventry): Thành phố công nghiệp quan trọng của nước Anh. Trong Đại chiến thế giới thứ II nơi đây đã hai lần bị phát xít Đức không kích, thiệt hại hết sức lớn!


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 08 Tháng Tám, 2010, 08:31:43 pm

Ở một mức độ nào đó, còn chưa có triệu chứng gì chứng tỏ Mat-xcơ-va có sự nhượng bộ về vấn đề Ba Lan! Quân đội Liên Xô đã tổ chức những buổi diễn tập sơ cấp từ mấy tháng nay dọc theo biên giới phía Tây. Một quan chức nguyên là tình báo Liên Xô nhớ lại: “Chúng ta hi vọng rằng chỉ cần qua hành động răn đe là có thể làm cho người Ba Lan khuất phục.” Không quân Liên Xô đương có những cuộc diễn tập chiến đấu vượt qua vùng trời của mình tại vùng Tô-run (Torun) và các vùng khác ở Ba Lan. Máy bay trực thăng quân dụng và máy bay vận tải đương vận chuyển vật tư sang Ba Lan; điều này chứng tỏ hành động quân sự đã ở ngay trước mắt rồi. Ngoài việc đe doạ người Ba Lan ra, các phi công Liên Xô còn không đếm xỉa gì đến sự quản chế giao thông trong không trung của Ba Lan; hành vi này là một sự uy hiếp đối với an toàn bay!

Ngay từ năm 1980, Bộ Chỉ huy tối cao của tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va đã có khuynh hướng sử dụng vũ lực. Qua Bị vong lục của cuộc hội nghị khẩn cấp của tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va do Lê-ô-nit Brê-giơ-nhép triệu tập thì một số người lãnh đạo cho rằng Công đoàn Đoàn kết Ba Lan là một sự uy hiếp đối với toàn bộ thể chế Xô-viết. Ê-rich Hô-nếch-cơ 1, trước hội nghị Thượng đỉnh cuối năm 1980, trong “Lời kêu gọi” gửi Brê-giơ-nhép đã viết: “Căn cứ vào những tin tình báo ta có được từ các kênh khác nhau mà xét thì thế lực phản cách mạng ở Ba Lan đang tiếp tục phát động cuộc tiến công. Mọi do dự không quyết lúc này có nghĩa là tử vong - tử vong đối với Chủ nghĩa xã hội Ba Lan! Hôm qua, biện pháp tập thể của chúng ta có khả năng là quá sớm; hôm nay, những biện pháp đó là rất cần thiết; nhưng nếu ngày mai ta lại áp dụng những biện pháp đó thì là quá muộn.”

Brê-giơ-nhép dường như tán đồng sự lo lắng của Hô-nếch-cơ. Căn cứ vào Bị vong lục của hội nghị, vị lãnh đạo Liên Xô này nói: “Tình hình ở Ba Lan và những sự nguy hiểm bắt nguồn từ Ba Lan không chỉ riêng là việc của Ba Lan, mà đối với mọi người chúng ta đều có ảnh hưởng”. Cuộc “động đất” chính trị của Mat-xcơ-va đã làm rung động toàn bộ nền tảng của “đế quốc” Xô-viết. Nhưng Brê-giơ-nhép không có cách nào biết rõ là Oa-sinh-tơn nghĩ. Vậy thì, Tổng thống mới của Nhà Trắng sẽ làm những gì đây?

Uỷ ban An ninh quốc gia Mỹ nhận định rằng, việc Ba Lan nhảy vào “cuộc chơi” thật đáng quý biết mấy Ri-sác Phai-put, người phụ trách vấn đề Liên Xô và Đông Âu đã chuẩn bị một bản Bị vong lục hai trang cho Tổng thống. Nội dung bản Bị vong lục tuy tản mạn, đồng thời quá thiên về lí luận, nhưng nó đã làm Ri-gân thấy rõ hơn rằng Công đoàn Đoàn kết là mối uy hiếp đối với Krem-li. Bởi vậy đối với việc duy trì một sức sống cho Công đoàn Đoàn kết là quan trọng biết chừng nào. Phai-put viết rằng, bước sau đối với bản thân Liên Xô mà nói, Ba Lan “trong tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va là một nước hết sức quan trọng”. Krem-li coi Công đoàn Đoàn kết là một “vi-rút truyền nhiễm”, vì vậy cần phải diệt trừ ngay trên “cơ thể” xã hội chủ nghĩa. Nếu không làm được việc này thì tập đoàn Liên Xô sẽ bị đặt “trong vòng nguy hiểm” của sự “không ổn định”. Hiện nay “vi-rút” đang “di căn”. Ở vùng biển Ban-tich đã xảy ra tình trạng gần như lộn xộn ngay trước khi Công đoàn Đoàn kết thành lập. Các phần tử tích cực của Công đoàn Đoàn kết đã liên lạc với những người anh em Thiên chúa giáo của họ ở Lit-thuo-nia, và quan điểm của họ đã được tiếp thu một cách đầy thiện ý. Tháng 9 năm 1981, các phần tử tích cực của Công đoàn Đoàn kết thậm chí còn tuyên bố công khai, ủng hộ bất kì một tổ chức Công đoàn độc lập nào xây dựng trong nội bộ tập đoàn Liên Xô. An-chi Ghê-a-chư-ta, người lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết đã tán phát khắp nơi các quyết nghị về cuộc đại biểu đại hội của Công đoàn Đoàn kết được triệu tập ở Gơ-đan (Gdank) 2, quyết nghị chỉ rõ: “Chúng tôi ủng hộ những con người trong tổ chức công đoàn vì sự nghiệp tự do và độc lập mà phải trải qua những bước đường gian khổ.” Chính phủ cộng sản Ba Lan đã lập tức lên án quyết nghị đó, quan điểm của họ hết sức rõ ràng: “Lời hô hào này đã đặt Công đoàn Đoàn kết vị thế phản đối thế giới chủ nghĩa xã hội”.
_____________________________________
1. Ê-rich Hô-nếch-cơ (1912-1994): Tổng bí thư Đảng Xã hội thống nhất Đức. Chủ tịch Uỷ ban Quốc vụ nước Cộng hoà dân chủ Đức. Tháng 6 năm 1971 ông được bổ nhiệm Chủ tịch Uỷ ban Quốc phòng nước Cộng hoà dân chủ Đức. Tháng 10 năm 1989 do sức khoẻ nên ông xin từ chức. Tháng 12 cùng năm bị khai trừ khỏi Đảng Xã hội Thống nhất Đức. Tháng 4 năm 1990 tị nạn ở căn cứ quân đội Liên Xô. Năm 1991 lại tị nạn ở Mat-xcơ-va. Tháng 7 năm 1992 bị triệu hồi về nước thẩm vấn. Năm 1993 được phóng thích. Sau được phép sang Chi-lê. Tháng 5 năm 1994 qua đời.
2. Gơ-đan: Thành phố cảng của Ba Lan, năm 1980 tại nhà máy đóng tàu của thành phố này, Công đoàn Đoàn kết bắt đầu những hành động chống đối Chính phủ Ba Lan.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 08 Tháng Tám, 2010, 08:32:14 pm

Bản Bị vong lục của Phai-put được đưa đến tay các thành viên cao cấp của Uỷ ban An ninh quốc gia. Họ là: Ri-gân, A-lơn Bút, Hec-gơ, Uyn-pak và Cô-xây. Bản Bị vong lục đã kích thích được tinh thần của họ. “Chúng tôi càng thấy được rằng - Uyn-pak nhớ lại - Công đoàn Đoàn kết cần được tiếp tục tồn tại!”

Krem-li muốn thông qua vũ lực để khuất phục Ba Lan, đồng thời Chính phủ Ri-gân đã nhìn thấy những chỗ nứt rạn trong nội bộ tập đoàn Liên Xô có thể lợi dụng. Tiếng bạc đã cực kì cao rồi, nhưng hai siêu cường này đều không muốn vì theo đuổi mục tiêu của mình mà công kích quá mạnh. từ đó nảy sinh nguy cơ cuộc chiến tranh toàn cầu! Vì vậy hai bên đều áp dụng phương thức đấu tranh “bên miệng hố chiến tranh”.

Ba Lan đã lâm vào tình trạng nợ chồng chất, tình hình kinh tế rất không ổn định. Bắt đầu từ tháng 3, nước này đã thực hiện việc phân phối thịt, rồi ngay cả từ tã lót đến thuốc tẩy rửa cũng phải phân phối. Người ta đã không có cách nào đảm bảo được cho nhân dân có đủ thực phẩm. Thế là nổ ra càng nhiều các cuộc bãi công, làm cho khủng hoảng kinh tế càng thêm gay gắt. Đủ các loại tai nạn đã làm cho Ba Lan lâm vào khốn cảnh. Năm 1981, Ba Lan cần vay nước ngoài từ 11 tỉ đến 12 tỉ đô-la Mỹ, trong đó phải dành ra từ 3,5 tỉ đến 4 tỉ đô-la Mỹ cho ngành trải vụ sử dụng; phải dành ra 7 tỉ đến 8 tỉ đô-la Mỹ để trả 1/3 tiền nợ, do đến cuối năm là đến hạn phải trả. Vì rằng ở thị trường ngân hàng cho vay phương Tây không có tiếng tăm gì về tín dụng, bởi vậy Vác-sa-va đành phải khất nợ.

Krem-li vẫn chú ý tới sự tiến triển của các sự kiện rối ren đầy rẫy ở Ba Lan. Cuối tháng 8, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô kêu gọi Chính phủ Ba Lan cần vực dậy nền kinh tế của mình “không nên vay quá nhiều các món nợ của các nước tư bản!” Từ tháng 8 năm 1980 đến tháng 8 năm 1981, Mat-xcơ-va đã viện trợ 4,5 tỉ đôla Mỹ cho Vác-sa-va, đồng thời còn cung ứng thêm các hàng tiêu dùng hàng ngày như xăng, khí đốt và bông. Từ lâu Ba Lan tuy đã thiếu tiền, nhưng nay bỗng sa vào tình trạng hỗn loạn, khiến cho Krem-li cảm thấy hết sức bức xúc; vì thế họ đã phải tích cực vào cuộc!

Ở Oa-sinh-tơn, Tổng thống Ri-gân chỉ thị Nội các phải sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ Công đoàn Đoàn kết và thúc đẩy vấn đề cải cách ở Ba Lan. Đầu tháng 7 năm 1981, một Uỷ ban chỉ đạo do 11 Ngân hàng hợp thành đã kí kết được một hiệp nghị, các cơ quan tài chính nước Mỹ đã cùng với 400 ngân hàng quốc tế đàm phán với nhau để xử lí vấn đề nợ của Ba Lan. Cuối cùng, cuộc đàm phán này đã quyết định áp dụng biện pháp cứng rắn đối với vấn đề này, yêu cầu Vác-sa-va phải lập tức trả ngay khoảng 2,7 tỉ đô-la Mỹ đã vay của các ngân hàng thế giới. Cô-xây và Đô-nan Ri-can gọi điện cho các ngân hàng có quan hệ mật thiết với họ, đề nghị họ ủng hộ thái độ cứng rắn này của nước Mỹ. Ngày 7 tháng 8, Pa-ri triệu tập một hội nghị tư vấn về việc các ngân hàng cho Ba Lan vay tiền. Đại biểu nước Mỹ đã hội kiến với các quan chức Chính phủ Anh, Tây Đức và Pháp trong thời gian hội nghị. Đó là một lần hội nghị phi chính thức, sau hội nghị không có công báo. Nhưng nước Mỹ lại dùng biện pháp cứng rắn để thúc đẩy cải cách ở Ba Lan, làm cho Ba Lan có sự biến đổi về thể chế kinh tế và chính trị rồi lấy đó làm điều kiện tiên quyết trong việc cho vay tiền.

Chính phủ Ri-gân cũng thử trực tiếp viện trợ thực phẩm, coi đó như một thủ đoạn đưa ra áp lực với Vác-sa-va. Đối với Chính phủ Ba Lan, một Chính phủ đã phải chịu khổ vì sự tai hại của một thể chế kinh tế rồi lâm vào trạng thái tuyệt vọng, nước Mỹ hi vọng thông qua lời hứa với phương Tây, thông qua quan hệ mậu dịch với Ba Lan và viện trợ cho Ba Lan, từ đó sẽ lôi kéo nước này rời bỏ Mat-xcơ-va. Tháng 7, Chính phủ Mỹ đồng ý viện trợ cho Ba Lan 740 triệu đô-la Mỹ. “Chúng tôi hi vọng sẽ thúc đẩy sự cải cách ở Ba Lan và ủng hộ Công đoàn Đoàn kết” – Rô-be Mac Fơ-răng nhớ lại.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 08 Tháng Tám, 2010, 08:36:00 pm

Khi Chính phủ Mỹ công khai ủng hộ Công đoàn Đoàn kết và thúc đẩy công cuộc cải cách ở Ba Lan thì Cô-xây đứng ở hậu đài giật dây xây dựng mối quan hệ bí mật với phái phản đối Ba Lan. Đầu tiên, Cô-xây thử thiết lập mối quan hệ với Công đoàn Đoàn kết thông qua Tổ chức lao công nước Mỹ. Tổ chức “Lao liên - sản liên” (AFL - CLO) 1 đề nghị với Công đoàn Đoàn kết là sẽ tổ chức huấn luyện và ủng hộ tài chính cho họ. Chỉ riêng năm 1980, tổ chức này đã chuyển giao cho Công đoàn Đoàn kết 150 nghìn đô-la Mỹ kinh phí, đồng thời còn cung cấp cả máy in và máy chữ, hơn nữa còn thông qua tổ chức công đoàn Tây Âu viện trợ cho Công đoàn này về kĩ thuật và về mặt tri thức chuyên nghiệp. Việc làm này đã khiến cho Cô-xây rất phấn khởi. Vì vậy, tháng 9 năm 1981 ông đã gọi điện cho Iếc-vinh Pu-răng một quan chức cao cấp của Ban Quốc tế Lao liên - sản liên.

Pu-răng là một con người không bao giờ thoả hiệp. Ông vốn là đại biểu của Hội Liên hợp lao công ở châu Âu. Trong cuộc bầu cử ở Ý năm 1948, ông phụ trách việc viện trợ bí mật cho những người phi cộng sản của nước Mỹ. Ông còn là người hăng hái đấu tranh chống chủ nghĩa cộng sản trong tổ chức công đoàn của mình, đồng thời còn là người tích cực ủng hộ Lếch Va-lơ-sa.

“Những công việc anh làm ở Ba Lan là một sự nghiệp vĩ đại, cần làm tiếp! Sự việc đó sẽ làm cho những người cộng sản hỗn loạn.” Cô-xây nói liền một hơi, cánh tay ông vung vẩy theo thói quen “Tôi luôn chú ý đưa tin về những việc làm của các anh. Mọi người đều ủng hộ và yêu mến các anh”.

Sau 20 phút nói tán dương như vậy, Cô-xây mới đi vào ý chính. Ông muốn tiếp xúc với Công đoàn Đoàn kết, nhất là muốn tiếp xúc với người lãnh đạo cao cấp ở cương vị quyết sách trong Công đoàn Đoàn kết. Ông muốn có những tin tình báo về tình hình nội bộ Ba Lan; “Một số tin tình báo về tình hình Ba Lan mà chúng tôi có được toàn là những giấy lộn!” Khi nói những lời này với Pu-răng, hiển nhiên là ông không đề cập tới Cúc-lin-xki.

“Ông cần tôi làm những gì?” Pu-răng hỏi.

Cô-xây muốn được “Lao liên - sản liên” cung cấp những tin vắn, để có được những tin tình báo về tình hình nội bộ Ba Lan, vì tổ chức này đã chiến đấu ngay tại trận, nó nắm được mọi chuyện và có thể cung cấp những tài liệu ban đầu chân thực. Pu-răng nói, ông rất vui lòng giúp Cô-xây. Như vậy quan hệ giữa họ về độ sâu và độ rộng đều có sự phát triển. Về sau, mãi đến năm 1986 Pu-răng mới gặp lại Cô-xây (hoặc một vị thay mặt ông) và một thành viên của Uỷ ban An ninh quốc gia - Giôn Pin-đơ Kơ-xtơ. “Trước kia tôi thường được gặp Pu-răng, những tin tình báo ông ta cung cấp hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của tình hình, nên từ đó tôi tin rằng ông ta đã hiểu rõ chính sách của nước Mỹ - Pin-đơ Rơ-xtơ nhớ lại - Hơn nữa, khi ở châu Âu Pu-răng đã tiếp tục với những người lãnh đạo công đoàn. Ông ta có thể truyền đạt được chính sách của chúng ta, và cũng có thể thu thập được tình báo. Chúng tôi có yêu cầu ông giúp cho một hai việc nhỏ, nhưng trong nhiều trường hợp ông còn cung cấp được những tin tình báo!”

Sau đó, Cô-xây hỏi đến một vấn đề trực tiếp hơn. Ông muốn tìm mấy người trung gian ở Ba Lan, nhất là những nhân viên nào đó có thể liên lạc với Công đoàn Đoàn kết. Có thể hợp tác với Pu-răng được không? Người lãnh tụ công đoàn xưa nay không bao giờ nghĩ đến việc này. Ông ta đáp ngay: “Không được, việc hợp tác này nếu đến lúc nào đó mà mọi người biết được thì sẽ tổn hại đến tính hoàn chỉnh của Công đoàn Đoàn kết, đồng thời lại làm cho người Liên Xô có được chứng cứ để nói “Lao liên - sản liên” tức là Cục Tình báo trung ương. Họ rất muốn có được chứng cứ như vậy để lên án chúng ta là thiếu thành ý!”.

Sự phát triển của tình hình khiến cho Cô-xây thấy nản lòng. Thượng tá Cúc-lin-xki nguồn tình báo quan trọng ở Ba Lan của ông trước đây đã cung cấp một tin tình báo khẩn cấp: Ba Lan sắp công bố “Luật quân quản”. Nhưng, theo Cúc-lin-xki, cùng với tình hình ngày một căng thẳng, đối thủ của anh ta cũng ngày càng cẩn thận. Ngày 2 tháng 11, tướng Yê-giư Sean-xki Phó tổng tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu quân Ba Lan cho mời Cúc-lin-xki đến cùng một vị tướng và hai phó quan nữa. Tướng Sean-xki nói với Cúc-lin-xki: “Người Mỹ đã biết kế hoạch mới nhất của chúng ta!” Khi đó, mọi cặp mắt đều nhìn Cúc-lin-xki. Anh vừa suy nghĩ rất nhanh, vừa cố giữ bình tĩnh tự bảo thân rằng đối với việc này phải coi như không có liên quan gì đến ta. Nhưng, anh đã cảm thấy mọi người tỏ ý hoài nghi mình. Vì vậy, anh đã báo động với người liên lạc của Cục Tình báo trung ương, đồng thời dứt khoát xin rời khỏi Ba Lan. Vậy là, một đường dây đẹp nhất của người Mỹ ở Ba Lan đã đứt.
____________________________________
1. Lao liên - sản liên nước Mỹ: Nhóm từ này có nghĩa là “Hội liên hợp lao công Mỹ - Hội liên hợp công đoàn công nghiệp”, gọi tắt là “Lao liên - sản liên”. Hai tổ chức này hợp nhất năm 1955 trở thành Hội liên hợp công đoàn lao động độc lập nước Mỹ.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 08 Tháng Tám, 2010, 08:39:10 pm

Vào một ngày nóng nực của trung tuần tháng 9, Cai-xpa Uyn-pak, Ai-đơ-uân Miss; Fơ-rank Ca-lu-xi, thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Ri-sac A-lơn cùng với Tổng thống họp bàn về việc soạn thảo một số kế hoạch. “Vì trời nóng nực, nên chúng tôi ngồi cả ngoài trời” Miss nhớ lại: “Trong tay Tổng thống cầm một tập văn kiện”. Uyn-pak lãnh đạo Lầu Năm Góc, một cơ quan đang đà phát triển; dự toán về cơ quan này chỉ riêng năm 1981 đã tăng lên 13%, sau đó tốc độ tăng trưởng về dự toán của nó mỗi năm là 15%. Trong hoạt động tranh cử, Tổng thống đã tuyên bố cần thiết phải xây dựng lại quốc phòng của Mỹ; Uyn-pak phụ trách cụ thể công việc này.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng mang đến một bản liệt kê mục tiêu, nó chủ yếu tập trung về phương diện hệ thống vũ khí kĩ thuật cao. Uyn-pak muốn, đối với “kĩ thuật mới xuất hiện” nước Mỹ sẽ ra sức đầu tư vào các lĩnh vục sử dụng vũ khí kì dị “vi hình tâm phiến”, la-de và kĩ thuật tiên tiến. “Chúng ta cần thiết phải phô trương thực lực của chúng ta qua phương diện kĩ thuật cao - Uyn-pak nói với mọi người trong cuộc họp - Người Liên Xô đang trong tình trạng lạc hậu. Một số hệ thống vũ khí mới này sẽ có tác dụng uy hiếp đối với vũ khí cũ rích hiện nay của họ.”

Việc xây dựng quốc phòng theo mong muốn của Uyn-pak là làm cho quân đội Mỹ hiện đại hoá toàn diện. Ông muốn phát triển loại tên lửa D-5 và chế tạo máy bay ném bom B-1; tiếp tục phát triển máy bay ném bom tàng hình (B-2) để tăng cường năng lực tên lửa của Mỹ, đồng thời làm cho lực lượng thường trực hiện đại hoá. Ông cho rằng nước Mỹ cần có lực lượng hải quân hùng mạnh, đồng thời cũng phải có một lực lượng hỗ trợ không quân hùng mạnh. Ri-gân tiếp thu toàn diện kế hoạch này. Nếu Quốc hội chính thức thông qua kế hoạch đó thì dự toán của Lầu Năm Góc chỉ trong một thời gian ngắn ngủi vài năm sẽ tăng lên 50%.

Mùa thu năm ấy, Thượng Nghị viện Mỹ phê chuẩn việc bán hệ thống báo động và khống chế, vận chuyển được bằng máy bay cho A-rập Xau-đi. Đó là một tin vui cho Chính phủ Mỹ. Vương tử Ban-đan nghe được tin này hết sức mừng rỡ. Ông đã viết thư cám ơn Tổng thống, Uyn-pak và Cô-xây. Ít lâu sau, Cô-xây có một chuyến đi bí mật khác - thăm Pa-ki-xtan và Trung Quốc. Pa-ki-xtan là một nơi cung cấp viện trợ cho đội du kích Ap-ga-ni-xtan và một thành phần then chốt khắc trong việc chuyển biến chiến lược mới nhất của nước Mỹ.

Tháng 4, A-lec-xan-đơ Hec-gơ công khai đề xuất, nếu Krem-li xâm nhập Ba Lan, thì Oa-sinh-tơn sẽ xét tới sự bán vũ khí tiên tiến cho Trung Quốc. Krem-li nghĩ đến điểm này, tất sẽ phải lui bước. Cô-xây cho rằng Bắc Kinh sẽ phát huy tác dụng hữu ích, nên ông vội kí kết với Trung Quốc một hiệp nghị cùng chia sẻ những tin tình báo hữu quan.

Pa-ki-xtan một nước nghèo, bốn mặt đều là “địch quốc”, vì vậy họ rất mong được hợp tác với nước Mỹ. Ấn Độ là nước từng đã có chiến tranh với Pa-ki-xtan, ở phía Nam; nước I-ran cấp tiến và Ap-ga-ni-xtan, luôn có nội loạn, ở phía Tây; giữa Pa-ki-xtan và Liên Xô ở phía Bắc chỉ cách nhau có Ap-ga-ni-xtan.

Ở Pa-ki-xtan, vị “chủ nhà” của Cô-xây là tướng A-khơ-tan A-pu-tu-lây Lây-man-khan, người đứng đầu cơ quan tình báo nước này (ISI). A-khơ-tan là một người nghiêm nghị, kín đáo, nét mặt lúc nào cũng lạnh tanh như đá. Trên thực tế, con người này đã khống chế cả một tổ chức chống đối trong nước Ap-ga-ni-xtan. Ông quyết định mua bất cứ một loại vũ khí nào và mua cả bất cứ một vị lãnh đạo nào của Ap-ga-ni-xtan nếu người ấy có những thứ vũ khí đó. Ông đang dự tính soạn thảo một chiến lược tổng thể về chỉ đạo chiến tranh. Nói ngắn gọn, mục tiêu chủ yếu của ông là bảo đảm sức sống cho tổ chức chống đối Áp-ga-ni-xtan, đồng thời qua đó kiềm chế Liên Xô.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 08 Tháng Tám, 2010, 09:08:40 pm

Quyền lực của tướng A-khơ-tan tại Pa-ki-xtan chỉ dưới có Tổng thống Zi-a 1, đó là một nhân vật có bàn tay thép, đã chiến đấu với Ấn Độ 3 trận. Đối với ông mà nói. Ấn Độ và Liên Xô; rút cục nước nào là kẻ địch số 1 của Pa-ki-xtan, điều đó vẫn còn là một nghi vấn! Lữ trưởng Mô-ha-met Ưu-xu-phu, lãnh đạo Cục Ap-ga-ni-xtan của cơ quan tình báo Pa-ki-xtan từ 1983 - 1987 nhớ lại: “Ông đã hạ quyết tâm, sẽ đem hết sức mình để đánh bại Liên Xô.”

Vào một đêm giá lạnh, một chiếc máy bay của cục Tình báo trung ương Mỹ chở Cô-xây hạ cánh xuống sân bay Trếch-cơ-la-la ở I-xla-ma-bat. Theo như sự sắp xếp từ trước, Đại sứ quán Mỹ ở đây đang có một buổi chiêu đãi chính thức cốt phân tán sự chú ý của mọi người để Cô-xây đến Pa-ki-tan mà “thần không biết, quỉ không hay!”. Tướng A-khơ-tan đến đón ông ở nơi đỗ máy bay cách li, rồi đoàn xe lập tức chạy đến một nơi an toàn gần Đại sứ quán Mỹ. Trong 48 giờ sau đó, Cô-xây nghiên cứu chi tiết kế hoạch vận chuyển vũ khí cho tổ chức chống đối Ap-ga-ni-xtan. Sau khi nghỉ ngơi, Cô-xây hội kiến với tướng A-khơ-tan tại Tổng bộ cơ quan tình báo Pa-ki-xtan ở I-xla-ma-bat.

A-khơ-tan giới thiệu với Cô-xây những tin tình báo mới nhất vừa từ tiền tuyến đưa tới về tình hình thương vong của Liên Xô, về hiện trạng của tổ chức chống đối Ap-ga-ni-xtan, về số lượng vũ khí vận chuyển và về số lượng nhu cầu vũ khí. Cô-xây hết sức chú ý lắng nghe, sau đó ông bắt đầu nghiên cứu phương thức làm sao để Liên Xô phải trả một giá rất đắt cho cuộc chiến tranh này.

“Đầu óc ông rất linh hoạt, ông đã đưa ra một phương thức rất quả cảm, nhưng tàn khốc để tác chiến với người Liên Xô.” - Ưu-xu-phu nhớ lại. Tại Cục Tình báo trung ương Mỹ, do Cô-xây thường dùng những lời lẽ kịch liệt để phản đối Liên Xô nên ông đã nổi danh; thái độ của ông là “Bọn họ tất phải trả giá?”. Ít lâu sau, cơ quan tình báo Pa-ki-xtan đã tặng Cô-xây biệt hiệu: “Cơn gió lốc”.

Do công việc tiến triển thuận lợi, Cô-xây cảm thất rất phấn khởi. Nhưng họ vẫn còn tồn tại mấy điều: áp dụng biện pháp gì khiến cho người Liên Xô tăng thêm số thương vong? Vũ khí nào giúp đạt được mục đích này? A-khơ-tan đề nghị sử dụng tên lửa đất đối không để chống đối với ưu thế trên không của Liên Xô. Ông còn cho là, một số pháo cao xạ cũng có tác dụng. Cô-xây đáp ứng hết mọi thỉnh cầu của A-khơ-tan và không đưa ra vấn đề gì khác. Khi một số nhân viên tình báo Mỹ có những ý kiến phản đối ngay tại cuộc họp, Cô-xây liền cắt ngay lời họ: “Không, tướng quân đây đã biết rõ nhưng điều ông yêu cầu. Chúng ta cần đáp ứng yêu cầu của ông!”.

Cô-xây và A-khơ-tan trò chuyện rất hợp nhau. Họ đã vì một mục tiêu chung mà cùng cộng tác. Nhưng, đó chỉ là hiện tượng bên ngoài, trên thực tế họ vẫn nghi ngại nhau. Hành động lần này trên cơ bản là một hành động “Hiệp hoá tự vận” do Cục Tình báo trung ương chủ đạo. Tức là nước Mỹ chi ra hàng chục triệu đô-la để người Pa-ki-xtan ra trận. Trong lần đi này, Cô-xây là một con người tích cực, mục đích của ông là vạch ra và thực hiện chiến lược, nhưng đó đâu phải là chuyện dễ dàng! Do I-xla-ma-bat trở thành một nơi che đỡ an toàn cho đội du kích Ap-ga-ni-xtan, nên quan hệ giữa nơi đây với Mat-xcơ-va đã “hạ dần nhiệt độ”. Tổng thống Zi-a chưa chắc đã vui lòng để cho một người Mỹ, từ nơi xa xôi đến phát huy tác dụng quan trọng trong quá trình quy hoạch sách lược chiến tranh.
______________________________________
1. Tổng thống Zi-a (Zia-ul-Haq, 1924 - 1988): Tổng thống, tướng lục quân Pa-ki-xtan. Năm 1977, ông tổ chức cuộc chính biến quân sự đoạt chính quyền từ tay Tổng thống Bút-tơ, phụ trách Chủ tịch Uỷ ban quân quản, đồng thời giữ chức Tham mưu trưởng Lục quân, năm 1978 trở thành Tổng thống nước này, năm 1979 khi quân đội Liên Xô xâm nhập Ap-ga-ni-xtan, được Mỹ viện trợ, ông tăng cường lực lượng quân sự trong nước. Ngày 17 tháng 8 năm 1988 chết vì tai nạn máy bay.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 08 Tháng Tám, 2010, 09:11:23 pm

Hai hôm sau, Cô-xây lại rời Pa-ki-xtan trên chiếc máy bay màu đen, bay qua vùng Ca-smia đến Trung quốc. Trong Chính phủ Mỹ, thời kì đầu, các quan chức cao cấp đều nhất trí nhận định, về lĩnh vục hình thái ý thức thì Trung Quốc là kẻ đối địch của nước Mỹ, nhưng đồng thời đó cũng là một thanh kiếm sắc có thể đâm thẳng vào ngực Ca-smia 1. Sự thật sẽ có thể chứng minh, về vấn đề này Trung Quốc có tác dụng rất lớn!

Trung Quốc và Liên Xô có một đường biên giới chung rất dài, đường này đã bị Liên Xô dàn ra 500 nghìn quân để trí chặt tay chân Trung Quốc. Do Trung Quốc ở một một vị trí địa lí như vậy nên nước này ngày càng được Mỹ coi như một người bạn tình báo quan trọng. Năm 1979 quốc vương I-ran bị lật đổ, Mỹ bị mất đi một số thiết bị nghe trộm hết sức quan trọng và kín đáo. Những thiết bị này đã lắp đặt ở miền biên giới phía bắc I-ran. Nơi đây đã trở thành cửa sổ lý tưởng để Mỹ thu thập tình báo những cuộc thí nghiệm đường đạn tên lửa của Liên Xô tiến hành ở vùng bình nguyên Trung Á không mấy bóng người.

Sau đó, Cô-xây chuyển câu chuyện sang chủ đề nhạy cảm có liên quan với cuộc chiến tranh ở Ap-ga-ni-xtan, tức là vùng Trung Á Liên Xô. Mat-xcơ-va và Bắc Kinh đã khiêu khích nhau nhiều lần, hai bên đều có ý đồ lợi dụng quan hệ căng thẳng dân tộc của đối phương ở vùng biên giới. Ngày 4 tháng 12 năm 1980 Su-đan I-pu-lai-mốp thủ tướng nước cộng hoà Gin-gít bị mưu sát khi ông đang ngủ tại một thị trấn nhỏ ở miền đông Phơ-run-dơ 2, nơi ông thường qua lại. Thị trấn nhỏ này chỉ cách biên giới Ap-ga-ni-xtan có 100 dặm Anh. Các quan chức KGB cho rằng, ông bị phần tử cực đoan Mu-xlim ám sát, mặt khác lại ngầm lộ ra là Trung Quốc có dính líu đến việc ám sát này. Nhưng Trung Quốc lại hoàn toàn phủ nhận điều đó. Tuy nhiên vấn đề không chỉ ở phía Liên Xô. Tại Tân Cương nơi tiếp giáp với Gin-gít, quan hệ dân tộc ở đó cũng căng thẳng.

Không còn nghi ngờ gì nữa, người Trung Quốc cũng có làm những việc như vậy. Tuy nhiên, gần đây họ chỉ cho khuếch đại cường độ âm thanh của đài phát thanh ở U-ru-mu-xi khiến cho mọi tín hiệu của các tiết mục đều vang vọng tới vùng Trung Á của Liên Xô. Điều này đã khiến cho dư luận quốc tế chú ý tới. Vì vậy Cô-xây nói với “vị chủ nhà” rằng, đội du kích Ap-ga-ni-xtan đang lén tiềm nhập vào Tat-gi-ki-xtan và U-dơ-bê-ki-xtan của Liên Xô. Đó là một nội dung thực thi kế hoạch của Ap-ga-ni-xtan đối với Liên Xô. Nhưng Cô-xây lại suy nghĩ cách để có thể đứng phía sau ủng hộ việc này đồng thời mở ra một hoặc hai lỗ hổng tuyên truyền. Đó là việc rất nhậy cảm, vì rằng người Trung Quốc vị tất đã thích cách làm kích động mâu thuẫn dân tộc. Suy cho cùng, rốt cuộc là họ có thể đã sa vào sự bất hoà mà không thể gỡ ra nổi.

Trên đường bay về nước, Cô-xây nhận được rất nhiều tin tình báo về phương diện tài chính. Trợ lí đặc biệt Hep Mai-ê, người phụ trách khởi thảo bản báo cáo đánh giá về sự suy yếu của nền kinh tế Liên Xô, ngẫu nhiên có được một số tin tình báo thú vị. Năm 1981, Liên Xô trong tình hình kinh tế rệu rã bỗng nhiên cho bán ra rất nhiều vàng! Năm 1980, họ bán ra 90 tấn, đó là con số bán ra bình thường hàng năm. Nhưng, đến đầu tháng 11 năm 1981, họ lại bán ra 240 tấn vàng nữa để lấy tiền mặt, mà con số này còn có khả năng tăng lên! “Đối với chúng ta mà nói, đây là một hiện tượng cần cảnh giác - Mai-ê nhớ lại - Điều này nói lên rằng, họ đã gặp phải những điều phiền phức rất lớn”.
______________________________________
1. Ca-xmia: địa danh này nếu cho đầy đủ là: Dam-mu và Ca-smia nằm ở vùng núi miền Bắc tiểu lục địa Nam Á, giáp giới với Tân Cương và Tây Tạng, diện tích khoảng 190.000 km2, nhân khẩu khoảng 5 triệu người. Đây là vùng đất vẫn có sự tranh chấp giữa Ấn Độ và Pa-ki-xtan.
2. Phơ-run-dơ: tên cũ của thủ đô nước Cộng hoà Chin-kiss.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Tám, 2010, 09:04:47 am

CHƯƠNG SÁU

Đêm 9 tháng 12 năm 1981, một chiếc máy bay vận tải quân sự hạng nặng Liên Xô, với sự bảo vệ của máy bay chiến đấu đã hạ cánh xuống một căn cứ không quân bí mật gần Vác-sa-va. Trên máy bay là nguyên soái Ku-li-cốp, Tổng Tư lệnh quân đội tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va. Vừa xuống máy bay một đội bảo vệ người Liên Xô đã xúm xít hộ tống ông vào ngồi phía sau một chiếc xe du lịch mầu đen; sau đó chiếc xe nhanh như chớp phóng đến một căn cứ quân sự Liên Xô ở ngoại thành thành phố Vác-sa-va. Suốt cả năm 1981, Ku-li-cốp đã trách cứ phương Tây có mưu đồ “lật đổ” Ba Lan, đồng thời ông công khai chỉ trích Công đoàn Đoàn kết đã trở thành một sự “uy hiếp” đối với Vác-sa-va.

Từ năm 1945, Ba Lan đã là một “phi Liên Xô thành viên” quan trọng nhất trong tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va. Bất luận là về lực lượng quân sự hay về thực lực kinh tế, trong các quốc gia “phi Liên Xô” thì sự cống hiến của Ba Lan đối với tổ chức này được coi là lớn nhất. Trong hệ thống bá quyền Đông Âu của Liên Xô, về phương diện chính trị thì Ba Lan là một quốc gia vô cùng quan trọng. Nhưng đối với Ba Lan, Liên Xô dần dần mất đi sự khống chế. Trên các đường phố lớn của Ba Lan đã xuất hiện các hiện tượng công khai khiêu khích Liên Xô, hô hào các quốc gia khác trong tập đoàn Liên Xô thực hiện sự tự do bầu cử và xây dựng các tổ chức công đoàn độc lập. Ku-li-cốp muốn “đậy vung” vào cái nồi Ba Lan đang bốc hơi ngùn ngụt này! Ông đến đây là để giám sát việc ban hành bộ “Luật quân quản”.

Bộ đội Bảo an Ba Lan đã căn cứ vào yêu cầu nghiêm ngặt của dấu hiệu “hành động mùa xuân” mà tập luyện từ mất tháng nay, Ku-li-cốp thì dốc hết tâm lực vào công tác biên chế của kế hoạch này. Ông đến Ba Lan được 3 ngày liền bắt đầu hành động. Vào quãng nửa đêm, bộ đội Bảo an Ba Lan có sự ủng hộ của quân đội của những người thay mặt Liên Xô. Xe tăng chạy trên đường phố Vác-sa-va. Khắp nơi trong toàn quốc đều đặt các vật cản trên đường. Đồng thời. có 3.400.000 đường điện thoại bị cắt. Ban đêm, 5000 phần tử tích cực của Công đoàn Đoàn kết bị bắt. Tất cả các đường biên giới thông sang nước láng giềng đều bị đóng lại. Cơ quan an ninh trong nước Ba Lan động viên 250.000 quân, trong đó gồm Cảnh sát mô-tô hoá (ZOMO) và “bộ đội Chuẩn quân sự” dưới sự chỉ huy của bộ phận phản gián của Bộ Nội vụ (WSW). Chỉ không đầy một đêm mà tất cả những hành vi phản kháng đều tan rã. 6 giờ sáng, tướng Da-ru-den-xki tuyên bố trên Đài Phát thanh và trên Đài Truyền hình, đất nước ở trong “tình trạng chiến tranh”, hiện nay quyền lực nhà nước do Uỷ ban quân sự cứu quốc mới thành lập tiếp quản.

Sau khi sự việc này xẩy ra, hầu như toàn thế giới đều xôn xao. Mặc dầu Chính phủ Ri-gân đã có được tin tình báo về việc này do Kúc-lin-xki cung cấp, nhưng họ vẫn không khỏi kinh ngạc. Vệ tinh gián điệp của nước Mỹ trên bầu trời Ba Lan không trinh sát được tình hình điều động trong vòng mấy hôm và mấy tiếng đồng hồ tại đêm quyết định vào ngày 12 tháng 12 của quân đội Ba Lan. Trong mấy hôm đó trên bầu tròi Ba Lan bị nhiều lớp mây dầy bao phủ khiến cho vệ tinh gián điệp không phát hiện được gì. Điều làm cho người ta kinh ngạc không phải là ở sự ban bố “Luật quân quản” mà là sự ban bố luật đó rất nhanh chóng và cương quyết.

Ở Nhà Trắng, khi các quan chức nhận được báo cáo đầu tiên về việc này thì họ đều “đờ người như tượng gỗ!” Tuy nhiên trạng thái sững sờ này bị thay thế ngay bởi sự phẫn nộ. Khi đó tổng thống đương ở Ca-li-phoóc-ni-a, nhưng ông đã phản ứng rất mạnh trong điện thoại. Ri-sác Phai-pút người phụ trách về Liên Xô và Đông Âu, uỷ viên Uỷ ban An ninh quốc gia nhớ lại: “Đối với việc này Tổng thống tỏ ra rất tức giận. Ông nói: “Chúng ta sẽ phải làm một số việc, chúng ta phải phản ứng quyết liệt về việc này, đồng thời phải cứu vãn phong trào của Công đoàn Đoàn kết. Tổng thống tỏ ra rất tin tưởng và ông cho chuẩn bị các hành động đối phó về việc này”.

Sự ban bố “Luật quân quản” ở Ba Lan, trở thành một bước ngoặt về chính sách của Chính phủ Mỹ đối với Liên Xô; theo đường lối của chính sách này thì Chính phủ Mỹ sẽ kiên chinh chiến lược tiến công đánh lui thế lực Liên Xô, theo cách chỉ đạo từ sau hậu trường. Trong vòng vài tháng, Tổng thống sẽ kí một số chỉ thị bí mật để chứng tỏ chính sách của Chính phủ Mỹ là phải phá hoại thế lực của Liên Xô, đồng thời kêu gọi phát động một cuộc chiến kinh tế rộng khắp. Ngoài ra Mỹ còn cần tìm dịp để nói lên ở Đông Âu về ý kiến bất đồng của Mỹ với nhà đương cục Ba Lan.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Tám, 2010, 09:05:42 am

Sau khi “Luật quân quản” ban bố không lâu, Tổng thống đã thảo luận với các cố vấn thân cận của ông về tình hình Ba Lan và những hành động mà nước Mỹ phải thực thi trước tình hình hiện tại, nhưng trong cuộc họp này rất nhiều các thành viên an ninh quốc gia vắng mặt. “Hội nghị của Uỷ ban An ninh quốc gia bị coi là không bảo mật được, ông (Tổng thống) không muốn phải chịu bất cứ một sự mạo hiểm nào!” Phai-put nhớ lại. Khi đó những người có mặt gồm phó Tổng thống Bút, Uy-li-am Cơ-lac, Quốc vụ khanh Héc-gơ, Ai-đơ Miss, Ri-sác Phai-put và U-li-am Cô-xây.

Qua thảo luận, Uỷ ban đã đi đến một sự thống nhất về quan điểm, nước Mỹ cần có ý kiến rất mạnh gửi đến cho Vác-sa-va và cho Mat-xcơ-va. Những người dự họp đều ủng hộ việc thực hiện một sự trừng phạt về kinh tế, đồng thời coi đó là một phương thức để biểu thị sự phẫn nộ của nước Mỹ. Nhưng khi đó, Phai-pút đề cập mấy vấn đề: Làm sao để có thể tiến hành một số việc đó có tính chất đón đầu? Làm sao để có thể tài trợ cho Công đoàn Đoàn kết, để bảo đảm chắc chắn cho một tổ chức chống cộng công khai đầu tiên trong tập đoàn Liên Xô có thể thoát khỏi tình trạng khó khăn trong một mùa đông chính trị khốc liệt này? Sau lời của Phai-pút, ảnh hưởng ma quái của hành động nguy hiểm này lan tràn khắp phòng. Sau đó A-lếch-xan-đơ Hec-gơ cất tiếng nói sang sảng của ông, phá vỡ bầu không khí trầm lắng: “Như vậy thì thật sự là điên rồ, việc ấy không làm được đâu.” ông nói: “Liên Xô không để cho chúng ta làm như vậy! Công đoàn Đoàn kết đã trở thành quá khứ rồi.”. Bus cũng tỏ ra đồng ý với ý đó và tỏ vẻ ngại ngùng đối với những phẫn nộ có thể có đối với Liên Xô. Ông đề nghị không nên có bất cứ hành động nào?

Phai-pút là một thành viên duy nhất của Uỷ ban An ninh quốc gia tham gia cuộc hội nghị này (bản thân ông là người Mỹ gốc Ba Lan). Ông muốn kiềm chế sự giận dữ của mình: “Theo ý tôi, điều mà Liên Xô lo ngại là Công đoàn Đoàn kết “thoát chết” lần này.” Ông bác lời của Hec-gơ “Bọn họ lo rằng có sự “truyền nhiễm” từ Công đoàn Đoàn kết, vì rằng trào lưu này có thể ảnh hưởng tới các nước khác trong tập đoàn Liên Xô thậm chí ngay cả Lit-thuo-nia và bản thân nước Nga. Quốc vụ khanh tiên sinh ạ, ông chưa hiểu được người Ba Lan đâu? Công đoàn Đoàn kết có thể vẫn tồn tại!”. Uyn-pak, Cô-xây và Bi-en Cơ-lắc trong lời phát biểu của họ đều nhiệt tình ủng hộ biện pháp hành động. Nhưng theo lời của Phai-put thì, Tổng thống “không muốn có bất kì một sự khích lệ nào”. Ông lập tức yêu cầu Cô-xây khởi thảo ngay một bản kế hoạch hành động bí mật. “Tổng thống không chỉ muốn Ba Lan có được tự do, mà ông còn muốn đập tan luận điệu Liên Xô là lực lượng bất khả chiến thắng”. Cơ-lắc nhớ lại.

Chính phủ Mỹ đã bí mật chuẩn bị một khoản tiền tài trợ, nhưng sau đó lại không làm theo được yêu cầu truyền thống là tài trợ cho hành động này. “Nước Mỹ đã không có một tổ chức điệp báo chính thức ở đó - Phai-pút nhớ lại - Vì nước Mỹ lo lộ bí mật. Đó là một hành động hết sức cơ mật!”.

Sau hội nghị, Cô-xây lòng nóng như lửa đốt quay trở về Lăng-lây. Khi chiếc ô-tô du lịch đời mới của ông phóng như bay trên đường chuyên dụng Gióc-giơ Oa-sinh-tơn, ông bắt đầu gọi điện thoại triệu tập các trợ thủ thân tín đến họp. Giờ đây cần tranh thủ từng phút! Cô-xây và 6 trợ thủ soạn thảo một kế hoạch trù tính tiền tài trợ cho Công đoàn Đoàn kết và xây dựng mối liên hệ với họ. Đối với công việc này Cục phải bắt đầu từ đầu. Công đoàn Đoàn kết sẽ cần những gì? Những thứ ủng hộ ở bên ngoài làm thế nào mới có thể đưa vào cho Công đoàn Đoàn kết. Một quan chức trong Phòng Hành động của Cục Tình báo trung ương có tham dự việc soạn thảo ra kế hoạch này nhớ lại: Công đoàn Đoàn kết là một tổ chức bình dân có hàng triệu thành viên và người ủng hộ, nhưng đối với sự công bố “Luật quân quản”, họ không có bất kì một sự chuẩn bị tư tưởng nào. Họ thiếu năng lực chỉ huy, khống chế và liên lạc, mà trong nội bộ họ lại có rất nhiều gián điệp! Ngoài sự ủng hộ của đông đảo nhân dân Ba Lan thì các vật dụng để họ sử dụng hết sức ít ỏi!” Đối với Cô-xây mà nói, mọi sự việc dường như cũng giống như những sự việc ông đã từng gặp phải thời Đại chiến thế giới thứ hai, tức là sự ủng hộ của nhân dân trong trận tuyến đối địch; nếu có khác chỉ là các nhân vật và tên của họ mà thôi!


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Tám, 2010, 09:06:19 am

Trên đường đi, qua điện thoại bảo mật, Cô-xây nói chuyện với tướng Khô-phây, Cục trưởng Cục Tình báo I-xra-en. “Cô-xây tỏ thái độ hết sức bất mãn với cơ quan tình báo I-xra-en” Một quan chức nhớ lại. Trước đây 6 tháng Mô-sát nhận lời sẽ huy động đường dây tình báo của họ ở Ba Lan, nhưng cho đến bây giờ, phía Mỹ không hề nhận được tin tình báo nào. Sau những lời phàn nàn, Cô-xây yêu cầu đối phương mau chóng thu thập các tin tình báo hữu quan. Ông lớn tiếng nói: “Tôi không cần biết đến “Luật quân quản” có thể làm cho tình hình phức tạp hay không!” Ông nhắc để Khô-phây nhớ lại rằng ông ta đã từng được phía Mỹ chia sẻ các ảnh vệ tinh và nhưng tin tình báo khác.

Cô-xây giận dữ dập ống điện thoại xuống, nhưng sau đó lại gọi điện thoại cho trạm tình báo Rô-ma. Người phụ trách trạm này đang ngủ thì bị tiếng chuông điện thoại réo liền thức giấc ngay. Cô-xây bảo ông ta cho người đến liên hệ với Ca-ti-nal Ca-xrô-li. Sau khi ở Ba Lan công bố “Luật quân quản” thái độ của Va-ti-căng có thể thay đổi. Ca-xrô-li nhận được cú điện thoại của Cô-xây ngay tại nhà mình. Cô-xây đã có được sự hưởng ứng rất đáng phấn khởi: Va-ti-căng đồng ý hợp tác về vấn đề này. Hai sự việc: một là ý đồ ám sát Giáo hoàng của kẻ xấu và hai là sự công bố “Luật quân quản” đã ảnh hưởng rất sâu sắc tới Ca-xrô-li. Vì vậy vị Bộ trưởng Ngoại giao của Va-ti-căng đã đồng ý có một buổi hội kiến với đại biểu của Cục Tình báo trung ương.

Cuối tháng 1 năm 1982, mọi việc đều được tiến hành theo kế hoạch đã định.

Tướng Khô-phây gọi điện đến nói, Cục Tình báo trung ương có thể tham gia lập tức vào đường dây tình báo. Ca-ti-nal Ca-xrô-li ở Va-ti-căng, theo dự định đã sắp xếp việc hội kiến với đại biểu của Cục Tình báo trung ương để nỗ lực tăng cường “hợp tác”. Ngay từ lúc đầu, Giáo hội đã cương quyết không chịu đóng một vai trò bí mật của Cục Tình báo trung ương, mà họ cũng không muốn yểm hộ cho hành động của Cục này. Nhưng Va-ti-căng trong việc cung cấp tình báo và trong việc liên hệ với nội bộ Ba Lan đã phát huy tác dụng then chốt. Cố vấn quân sự hàng đầu của Uỷ ban Cố vấn An ninh quốc gia, một trong mấy thành viên của Uỷ ban An ninh quốc gia, Giôn Pin-đơ Kơs-tơ hiểu được hành động lần này. Ông nhớ lại: “Hiển nhiên là, căn cứ vào những tin tình báo thu thập được về sự phát triển của tình hình, đồng thời đứng trên lập trường của Công đoàn Đoàn kết và những người ủng hộ chính sách Ba Lan của phương Tây mà xét, Va-ti-căng đã phát huy tác dụng vô cùng có ích.” Ông nói: “Giáo hội không phải là người cộng tác mà Cục Tình báo trung ương cùng chung hành động, chẳng qua họ chỉ là cùng chung một mục tiêu nào đó trong vấn đề Ba Lan của chúng ta. Về 2 mặt là thu thập và chuyển giao tin tình báo; ở điểm này, chỉ cần chúng ta có khả năng là họ nhân đó lợi dụng mà thôi!”

Trong khi Cô-xây tổng hợp kế hoạch hành động bí mật của ông thì Cai-xpa Uyn-pak đã lập ra một tổ chuyên gia ở Lầu Nam Góc. Tổ này được lập ra với sự giúp đỡ của Công ty Lan Đức, chức năng của nó là định ra chiến lược qua một thời gian dài thảo luận bí mật, với mục đích phá vỡ một cách triệt để nền kinh tế Ba Lan vốn chẳng phồn vinh gì. Thứ trưởng Bộ quốc phòng Fred I-cơl đã mời được (kể cả Râu-giơ Ru-pin-sưn khi đó đang là phó Tổng tài của công ty Man-hat-tan) đến để họp bàn. Khi hội nghị bàn đến vấn đề Ba Lan phải trả nợ ngân hàng của các nước phương Tây thì mọi người đều chỉ ậm ừ, không đưa ra được chủ kiến; vì vậy trong thời gian một ngày hội nghị chỉ chủ yếu tập trung vào vấn đề, nếu như phương Tây tiến hành những biện pháp khiến cho Ba Lan vi phạm Hiệp ước Vác-sa-va thì phương Tây sẽ có được lợi ích gì và sẽ phải trả giá ra sao? Hội nghị cho rằng, cần áp dụng những biện pháp mạnh khiến cho Ba Lan phải đi đến chỗ vi phạm Hiệp ước, từ đó có thể đẩy toàn bộ tập đoàn Liên Xô xuống vực thẳm của sự khủng hoảng về tài chính. Theo như cách nói của Ru-pin-sưn thì “Lầu Năm Góc nhất chí đồng ý làm như vậy!”.

Nhưng, các Ngân hàng gia ở Niu-oóc hết sức phản đối việc làm đó. “Nếu Ba Lan quả thật đi đến chỗ vi phạm Hiệp ước thì trên thực tế sẽ có khả năng giảm nhẹ áp lực đối với việc Ba Lan đã tiêu hết số tiền ngoại tệ mạnh mà họ đã vay!” Ru-pin-sưn cho rằng: lời đề nghị tìm cách làm cho Ba Lan vi phạm Hiệp ước có thể nhằm vào có lợi đối với Liên Xô, nhất là nếu Liên Xô cảm thấy, đây là Oa-sinh-tơn đã giơ ngón đòn chính trị trên lĩnh vục tài chính!

Ngoài ra, nếu Ba Lan đột nhiên vi phạm Hiệp ước thì sẽ có phản ứng dây chuyền trên toàn thế giới. Khi đó tình hình sẽ có chút khôi hài là: nếu quả do có chuyện Ba Lan vi phạm Hiệp ước mà được xoá 28 tỉ đô-la Mỹ tiền nợ thì điều đó sẽ có thể làm cho các nước mắc nợ được khích lệ. Nó sẽ thúc đẩy họ đi tìm biện pháp giải quyết tương tự như ở Ba Lan. Ru-pin-sưn bổ sung thêm: “Nếu về mặt chính trị mà để xảy ra tình trạng vi phạm Hiệp ước, bao gồm cả việc vi phạm các hiệp ước về chủ quyền quốc gia thì trên toàn thế giới hành động đó sẽ tức thời được lặp lại, và có thể nó sẽ bắt đầu từ châu Mỹ La-tinh. Còn với một số người trung gian chúng ta vào năm 1981 - đã dày công trao đổi định ra thời hạn để Ba Lan trả nợ thì việc vi phạm Hiệp ước quả là một triệu chứng về nguy cơ đòi nợ quốc tế sẽ xảy ra nay mai”.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Tám, 2010, 09:22:52 am

Ru-pin-sưn cũng cho rằng, một khi Ba Lan vi phạm điều ước, thì sẽ làm cho nhân dân nước này hiện đang ở trong tình cảnh bối rối sẽ thấy tình hình càng gay go thêm. Còn về phía Krem-li, thì điều này đối với họ sẽ không gây khó khăn gì? Qua sự trao đổi với Công ty Đại thông Man-ha-tan, để làm cho những thắc mắc có thể nẩy sinh ở giới ngân hàng tiêu tan. Trong tình hình đó, Ru-pin-sưn công khai bày tỏ quan điểm của ông. Ông nói với các quan chức ở Lầu Năm Góc: “Nếu các ông thật sự muốn làm cho Mat-xcơ-va bị tổn hại, chúng tôi sẽ chĩa mũi nhọn vào đó, và sẽ trực tiếp tăng áp lực tài chính đối với Liên Xô, vì họ chính là người đề xuất và thúc đẩy việc ban bố “Luật quân quản” ở Ba Lan. Chúng tôi sẽ trì hoãn và cản trở việc xây dựng đường ống thứ nhất của công trình đường ống khí đốt và đình chỉ, gây cản trở cho việc xây dựng đường ống thứ hai; từ đó sẽ cắt tiền trợ cấp thêm về một mặt của việc vay tiền ngân hàng và cắt cả việc chuyển nhượng kĩ thuật cao về mặt quân sự đối với Mat-xcơ-va. Chúng ta cần phải nắm chặt lấy cơ hội này!” Quan điểm của Rô-pin-sưn đều được mọi người tán thành. Uyn-pak đem quan điểm này báo cáo lại với Tổng thống.

Mấy tháng nay, Uyn-pak cho rằng nước Mỹ vẫn giữ lập trường cứng rắn đối với kế hoạch đường ống khí đốt U-len-cơ-yi. Lần này Uyn-pak đã trình bày lí do của mình với Tổng thống lúc ấy đang hầm hầm tức giận, trước khi Tổng thống thực hiện việc trả đũa Liên Xô. Với sự hưởng ứng của Uỷ ban An ninh quốc gia, Tổng thống tức thì tiếp nhận ngay kế hoạch của Uyn-pak. Trước việc Ba Lan công bố “Luật quân quản” ba tuần, văn phòng giám sát kĩ thuật nước Mỹ đã phê bình gay gắt Uyn-pak, chỉ trích ông về việc nhiều lần hô hào phương Tây cấm vận đối với các phương tiện về khí đốt và dầu mỏ, nói rằng cách làm đó “có khác nào một cuộc “kinh tế chiến”. Nhưng, sau khi Ba Lan công bố “Luật quân quản” thì thái độ của Chính phủ Mỹ nhanh chóng chuyển thành ủng hộ phát động một cuộc chiến tranh theo kiểu đó. Ngày 29 tháng 12, Tổng thống Ri-gân tuyên bố thực hiện việc cấm vận đối với Liên Xô trên Đài Truyền hình, nước Mỹ sẽ cấm việc tham dự vào kế hoạch lắp đường ống khí đốt. Kế hoạch này không chỉ có ảnh hưởng đối với khoảng 60 công ty nước Mỹ, mà còn làm gián đoạn cả kế hoạch khai thác dầu mỏ và khí đốt ở vùng chung quanh đảo Xa-kha-rin 1 của Nhật và của Liên Xô. Hiệp nghị kí kết giữa Nhật và Liên Xô cũng có nét tương tự như trong sự giao dịch về đường ống khí đốt: Nhật tài trợ kế hoạch này để đổi lấy việc Liên Xô bảo đảm sẽ cung cấp dầu mỏ và khí đốt cho Nhật. Nhưng sự giao dịch này chỉ có được việc khoan thăm dò dầu mỏ trên biển của các công ty như: Công ty Thông dụng điện khí, Công ty Công nghiệp Đơ-rây-sai, Công ty Hữu hạn anh em Xu-mu-pây-cơn và Công ty Uên-xiao bắt đầu, thì khi ấy công việc mới khai triển được.

Thời kì then chốt trong kế hoạch khai thác dầu mỏ và khí đốt ở đảo Xa-kha-rin đã tiến hành 7 năm. Người ta đã thăm dò và biệt rõ là ở khu vực này có trữ lượng 1,1 tỉ thùng dầu mỏ và 1,5 tỉ mét khối Anh khí đốt. Tổng công ty khai thác dầu mỏ Xa-kha-rin đặt tổng bộ ở Tô-ky-ô. Chủ nhân của nó là Công ty Dầu mỏ Nhật Bản, ngoài ra còn có sự liên hợp với mấy công ty tư nhân nữa. Công ty này có ý định là đến mùa xuân, khi những tảng băng trong nước biển đã tan sẽ tiến hành thăm dò dầu khí. Lúc Lúc ấy nếu có bất cứ một sự trì hoãn nào cũng đều khiến cho công ty phải đợi đến năm 1983 mới tiến hành mọi việc được. Hơn nữa nó còn khiến cho kế hoạch này hoàn toàn đình chỉ! Nhật Bản vốn định dựa vào sự thông qua việc tăng tốc khai thác mỏ dầu khí để thay thế dầu mỏ ở Trung Đông, nhưng nay phương Tây cấm vận Liên Xô, nên đã làm đảo lộn cả kế hoạch này của Nhật. Krem-li vốn mong mỗi năm từ kế hoạch này thu được khoảng 1 tỉ đô-la Mỹ, nhưng nay đã thành vô vọng!

Khi kênh kĩ thuật then chốt mà Mat-xcơ-va có được bị cắt đứt thì Uỷ ban an ninh quốc gia đã cố gắng hết sức để ngăn cản Ngân hàng Thế giới cho Liên Xô vay tiền. Người hiểu rõ giới ngân hàng quốc tế là Ru-pin-sưn, trên thực tế đã có được tác dụng lãnh đạo trong việc này. I-cơl và Uyn-pak hi vọng sẽ có được những bước đi tích cực. Họ đã công khai tác động để giới tài chính không cho Liên Xô vay tiền. Nhưng, Ru-pin-sưn chỉ ra rằng, sự can thiệp chính trị hoặc cưỡng bách bằng mệnh lệnh không có tác dụng đối với ngân hàng. Ông chủ trương sử dụng phương thức “tiếp xúc nhẹ nhàng”, là gặp riêng các ngân hàng gia để ngăn họ không cho Liên Xô vay các khoản tiền mới. Biện pháp này của ông đã có được kết quả.
__________________________________________
1. Đảo Xa-kha-rin còn gọi là đảo Khu-lê, một hòn đảo ở vùng Viễn Đông nước Nga, nó cùng với quần đảo “Nghìn đảo” hợp thành bang Xa-kha-rin. Từ giữa thế kỉ 19. Nga và Nhật đã có sự tranh đoạt hòn đảo này. Cuối thời kì Đại chiến thế giới thứ II, nam bán đảo Xa-kha-rin và quần đảo “Nghìn đảo” đặt dưới sự khống chế của Liên Xô.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Tám, 2010, 09:23:31 am

Mục đích của nước Mỹ là muốn làm cho lòng tin của các ngân hàng gia vào thực lực tài chính của Liên Xô bị giao động. Giới ngân hàng phương Tây đối với việc vay tiền của tập đoàn Liên Xô rất nhanh họ đã biến thành hoạt động lấy điều gọi là lí luận “ô che mưa” làm cơ sở. Trong suốt cả thập kỉ 70, các ngân hàng gia đều rất nhiệt tình cho các nước Đông Âu vay tiền; vì họ tin vào một điều là: nếu khi bất cứ một nước vệ tinh nào của Liên Xô mà không thể trả được tiền nợ, thì Mat-xcơ-va trong tình thế không đừng được đó, lấy tư cách là người trả nợ họ sẽ giúp trả nợ cho nước đó. Lí luận “ô che mưa” này là căn cứ vào giả thiết: Krem-li hết sức tin tưởng vào sự có tiếng về tín dụng của mình, và họ lại có một trữ lượng đáng kể về tài chính, ứng phó được với loại nguy cơ đó. Tuy nhiên, lí luận “ô che mưa” này xưa nay chưa từng được qua thử nghiệm! Ru-pin-sưn nhớ lại: “Các ngân hàng gia rất tin tưởng vào năng lực trả nợ và vào tư cách vay tiền của Liên Xô. Theo suy đoán, nếu Liên Xô có một lượng vàng dự trữ khoảng 2,5 - 3 tỉ đô-la Mỹ thì họ có thể đảm bảo được việc trả các khoản tiền vay. Nhưng vấn đề ở chỗ, không có một người nào tiến hành thẩm tra về số dự trữ đó hoặc số vàng mà Liên Xô gián tiếp khống chế, đó là một điều khó biết được!”

Dưới sự lãnh đạo của Bi-en Cơ-lắc, cố vấn An ninh quốc gia mới được bổ nhiệm, Chính phủ Mỹ đã quyết định, cần phải ngăn cản phương Tây cho Liên Xô vay các khoản tiền mới. Nhưng đối với các ngân hàng gia mà nói, nếu chỉ có sức hấp dẫn về chính trị hoặc về chủ nghĩa nhân đạo thì chưa đủ, vì rằng các ngân hàng gia phải gánh trách nhiệm uỷ thác của các cổ đông, chức năng của họ là kiếm tiền! Trên thực tế, một số các ngân hàng gia lại coi “Luật quân quản” là một cơ hội khiến họ dễ kiếm tiền. Đại đa số các ngân hàng gia cho rằng chính phủ độc tài rất tốt, vì những chính phủ đó có thể dùng biện pháp ra lệnh để khống chế thị trường tài chính nước mình. Một ngân hàng gia, không lâu sau khi Ba Lan công bố “Luật quân quản” đã phát biểu quan điểm đó với phóng viên của tờ “Niu-Oóc thời báo”. “Ở châu Mỹ La-tinh sau mỗi lần chính biến, bao giờ cũng xuất hiện những trường hợp các ngân hàng gia sung sướng như điên. Họ chủ động tìm đến các nhà lãnh đạo Chính phủ mới đề xuất việc cho vay tiền. Khi ấy mọi người đều không biết thể chế chính trị có thể phát huy tác dụng gì, phương thức kiểm nghiệm duy nhất là xem các quan chức có thể trang trải đến chi tiền không.”

Căn cứ vào kiến nghị của Ru-pin-sưn, Chính phủ sẽ cho thử nghiệm lí luận “Ô che mưa”. Cô-xây muốn ngăn cản phương Tây cho Ba Lan vay với thời hạn ngắn, vì rằng kiểu vay này Vác-sa-va có thể trả được. Ông cho rằng nếu tạm hoãn không cho vay số tiền này thì Mat-xcơ-va bắt buộc sẽ phải nhúng tay vào gỡ rối. Nếu không làm được điều này, thì phương Tây cũng cần phải ngăn cản sao cho các ngân hàng gia không cho vay nhiều đối với các nước Đông Âu đang mắc nợ và ngay cả đối với Liên Xô nữa! Đó là một thủ đoạn diệu kì lợi dụng thị trường cho vay để khống chế mục tiêu an ninh của quốc gia; nó có thể làm cho Chính phủ nước Mỹ không phải nhúng tay vào mà đạt được mục đích.

Đầu tháng 2, Cô-xây và Đô-nat Ri-can, Bộ trưởng Bộ Tài chính phân công nhau gọi điện thoại cho các bạn của họ trong giới Ngân hàng. Khi đó Rô-gơ Ru-pin-sưn nhớ lại: “Đối với vấn đề sắp xếp lại kì hạn trả nợ của Ba Lan để ngăn cản việc cho vay mới và vấn đề chuyển kì hạn cho vay không an toàn thì về mặt chỉ đạo tư tưởng cũng còn thiếu sót chút ít. Nếu thông qua phương thức đặt cọc rồi chuyển sang sự giao dịch ngắn kì an toàn thì có thể khiến cho các ngân hàng gia khống chế khả năng trả nợ của Ba Lan được tốt hơn. Phương thức biến thông này hạ thấp được tính linh hoạt về việc trả nợ của Vác-sa-va và Mat-xcơ-va.

Trong một năm nay, nỗ lực của nước Mỹ để làm cho thị trường tài chính của tập đoàn Liên Xô ở vào trạng thái chao đảo, trước nay vẫn không hề gián đoạn. Ngày 26 tháng 4 Lê-ôn-nal Oóc-mua, Thứ trưởng Bộ Thương mại, phụ trách mậu dịch quốc tế nói với một số ngân hàng gia: Cho tập đoàn Liên Xô vay thì “đầy rẫy những mạo hiểm”. Trong đại hội lần thứ 61 của Hiệp hội Ngân hàng mậu dịch đối ngoại nước Mỹ, Oóc-mua tuyên bố: “Chỉ trong vòng mấy năm nữa thôi là những chủ nợ sẽ đem đến cho Liên Xô rất nhiều nguy cơ; họ chẳng khác nào như người Ba Lan hiện nay có nhiều mối nguy hiểm!”.

Những hành động này cùng với toàn bộ nguy cơ về tài chính của Đông Âu làm cho những khoản vay nợ của các nước khác trong tập đoàn Liên Xô giảm thiểu rất nhanh. Mùa xuân năm 1982, đình chỉ tổng mức tiền vay ngắn kì của Hung-ga-ri lên tới 1 tỉ mốt đô-la Mỹ; Ru-ma-ni phải “chịu đòn” còn nghiêm trọng hơn, số tiền vay 1 tỉ rưỡi đô-la Mỹ bị thu về. Thậm chí Tây Đức cũng cảm thấy việc ngân hàng cho vay co lại đã gây ra áp lực; họ phải tổn thất về vốn lưu động tới 20 triệu đô-la Mỹ. Một số các nước lần đầu tiên bị vấn đề trả nợ làm cho lúng túng.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Tám, 2010, 09:25:49 am

Cô-xây và Uyn-pak muốn bắt Mat-xcơ-va phải nhúng tay vào gỡ rối và sa bẫy nếu không họ phải mở mắt trừng trừng nhìn đồng minh của mình chao đảo trong vấn đề vay nợ. Mat-xcơ-va chọn trường hợp thứ hai. “Họ bắt chúng ta phải đưa tay về phía Ba-lan”. Khi đó Phu-la-chi-min Cu-chi-nôp, một quan chức của Ngân hàng Trung ương Mat-xcơ-va nhớ lại “Không có chứng cứ để nói rằng đã đến nỗi “hoàng đế không có quần áo mặc.” Qua những sự việc như vậy, Ru-pin-sưn đã để lại một ấn tượng sâu sắc đối với Oa-sinh-tơn. Đầu tháng 3, tân cố vấn An minh quốc gia mời ông đảm nhận chức vụ của một quan chức cao cấp. Ít lâu sau, ông trở thành Chủ nhiệm cao cấp của Uỷ ban An ninh quốc gia phụ trách vấn đề kinh tế quốc tế và được Nội các uỷ thác là Bí thư điều hành của Uỷ ban liên bộ môn đặc trách việc soạn thảo chính sách kinh tế quốc tế. Chuyên gia năng lượng Bi-en Mác-tanh trong lần này cũng được mời vào hàng ngũ của các viên chức cao cấp. Về sau ông cũng có phát huy tác dụng then chốt trong một hiệp nghị của châu Âu về việc hạn chế đưa khí đốt của Liên Xô vào đại lục châu Âu. Sự thật sau đó đã chứng minh tác dụng của tổ kinh tế trong Uỷ ban An ninh quốc gia này đã khiến cho mọi người hết sức khâm phục. Nô-mơ Pây-li, Chủ nhiệm phòng nghiên cứu quy hoạch, lúc đầu đã từng chỉ thị cho Mác-tanh và Ru-pin-sưn, khi thảo luận vấn đề trong nội bộ Uỷ ban liên ngành Quốc hội và khi hội đàm với các nước đồng minh, thì hai người phải có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau.

Vào trung tuần tháng 2, Cô-xây tiến hành thẩm tra kế hoạch này. Cuối cùng ông đề nghị tài trợ Công đoàn Đoàn kết. Kế hoạch này có 4 phần chính:

- Cung cấp cho Công đoàn Đoàn kết một khoản tiền có tính chất quyết định để duy trì sự hoạt động của họ. Số tiền này có thể là đô-la Mỹ hoặc là đồng Zlô-ti (tiền. Ba-lan).

- Cung cấp cho Công đoàn này thiết bị thông tin tiên tiến để họ xây dựng được một mạng lưới bí mật C3 I
1 hữu hiệu, để mặc dầu Ba Lan đang trong tình trạng phải thực hiện “Luật quân quản” họ vẫn có thể liên hệ với thế giới bên ngoài.

- Bồi dưỡng cho các nhân viên đã chọn lựu để họ có thể sử dụng được các thiết bị thông tin tiên tiến.

- Huy động các thiết bị, các nhân viên tình báo của Cục Tình báo trung ương để họ có thể làm tai mắt cho Công đoàn Đoàn kết; trong các trường hợp thích đáng họ có thể chia sẻ các tin tình báo quan trọng với công đoàn này.


Tiếp theo, Cô-xây xác định 3 cơ quan, coi các cơ quan đó như những công cụ để tiến hành hành động mạo hiểm này. Từ năm 1980 đến nay, “Lao liên” và “Sản liên” đã trở thành một con đường cung cấp viện trợ cho Công đoàn Đoàn kết. Ông cho rằng, triển khai công tác qua Công đoàn này sẽ có được những kết quả tốt. Các phần tử tích cực của Công đoàn Đoàn kết rơi vào trong của phương Tây thì Cục cũng có thể giúp đỡ họ. SDECE2 của nước Pháp đã lén đưa được các phần tử tích cực của Công đoàn Đoàn kết muốn rời khỏi Ba Lan đi ra biên giới. Cô-xây mong rằng có thể sử dụng vài người trong số đó thu thập tình báo và tham dự vào các hành động của nước Mỹ. Cuối cùng, một khi đã liên hệ được với Công đoàn Đoàn kết, Cô-xây muốn sử dụng mật mã của đài phát thanh “Tiếng nói nước Mỹ” để truyền đạt các tin tình báo.
_____________________________________
1. C3I: tức, chỉ huy (command), khống chế (control), thông tin (commu-nication) và tình báo (intelligence).
2. SDECE: Phòng tình báo và phản gián nước ngoài (Service de Documentation Exterieure de Contre - Espionage). Tổ chức này thành lập năm 1947, là cơ quan tình báo và chống tình báo của Chính phủ Pháp, trực thuộc Bộ Quốc phòng. Năm 1981, đổi thành: “Quốc ngoại an toàn tổng thự (Derection Geiérab de la Sécurité Exterieure) viết gọn là DGSE; nhiệm vụ của nó là thu thập tình báo nước ngoài và bảo đảm an ninh trong nước.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Tám, 2010, 09:27:12 am

Cuối tháng 2, Cô-xây có cuộc thảo luận riêng về kế hoạch của ông với Tổng thống và Bi-en Cơ-lắc. Ri-gân cho rằng kế hoạch này mạo hiểm, nhưng nó rất có giá trị. Dường như ông rất thú vị về cách làm này, thông qua việc ủng hộ công nhân để phá hoại quốc gia của những công nhân ấy. Nhưng khi xin chữ kí của ông vào bản kế hoạch này thì ông lại không đồng ý về sự tiến hành công việc qua hành động bí mật, vì ông cho rằng làm như vậy là quá mạo hiểm. Tổng thống yêu cầu Cô-xây thông báo quyết định này với tiến sĩ Gơ-ren Căm-bel, Chủ tịch Uỷ ban tư vấn Tình báo đối ngoại của Cục Tình báo trung ương. Cô-xây tuân theo. Nhưng Căm-bel không muốn đi sâu vào quá nhiều chi tiết. “Cô-xây nói qua cho tôi biết nội dung về quyết định của ông ta - Căm-bel nhớ lại - Sau đó, cũng giống như những lần khác, Cô-xây cho rằng không biết nói gì thêm nữa. Xưa nay đối với những điểm khái quát của công việc, ông ta thường nói rất rõ ràng, thế mà những chi tiết của việc này Cô-xây nói không được rõ lắm. Cho rằng kế hoạch đó rất tốt, nên tôi nói: “OK, Cô-xây, cứ thế làm thôi!”” Về sau, với kế hoạch này vào lúc chi nhiều nhất phải mất tới 8 triệu đô-la cho “cái túi” của Công đoàn Đoàn kết.

Để hoàn thành công việc và bảo mật được cao độ, Cô-xây xây dựng một mạng lưới các cơ quan tài chính quốc tế phức tạp. Muốn khỏi bị người khác phát hiện; dấu vết đến, đi của nguồn tiền luôn biến đổi. Nếu chính quyền Ba Lan phát hiện con đường của nguồn tiền và truy tìm đến cùng thì Công đoàn Đoàn kết có thể phải chịu tai nạn huỷ diệt, mà cũng có thể rơi vào một cuộc khủng hoảng quốc tế!

Khó khăn ở chỗ làm thế nào đó có thể lưu thông được số tiền đó ở trong nước Ba Lan. Đồng Zlô-ti của Ba Lan không thể đổi tự do được. Giáo hội có thể đem vào Ba Lan một món tiền lớn, nhưng xem ra thì họ không muốn lún quá sâu vào hành động bí mật. Cô-xây đình chỉ việc dựa vào dây chuyền nguồn tiền của châu Âu. Một số công ty châu Âu đã thông qua các hạng mục hợp pháp, bằng biện pháp tài khoản ngân hàng mà chuyển được tiền vào Ba Lan. Tuy nhiên biện pháp chuyển tiền qua tài khoản điện tử thì lại rất “khả thủ”, vì biện pháp này có thể tự động đổi tiền ra đồng Zlô-ti. Cám ơn trời đất, cuối cùng vấn đề này đã giải quyết được! Một công ty đồng ý lập cho Cục Tình báo trung ương một tài khoản ngân hàng riêng. Từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4; con đường viện trợ tài chính cho Công đoàn Đoàn kết thế là coi như đã thông!

Để phối hợp trong việc ủng hộ bí mật Công đoàn Đoàn kết, Tổng thống Ri-gân ra lệnh Uỷ ban An ninh quốc gia khởi thảo một văn kiện, trong đó nói ngắn gọn về mục tiêu của Mỹ ở Đông Âu. Bi-en Cơ-lắc cho rằng, nói rõ mục tiêu của nước Mỹ rất quan trọng; điều này nhất chí với ý đồ của Tổng thống. Văn kiện này do Ri-sác Phai-put khởi thảo. Mấy tuần sau, Cơ-lắc sửa lại. Nội dung chính yếu của nó là tuyên bố rõ ràng mục đích về chính sách của nước Mỹ. Đó là “Triệt tiêu thành tựu của Liên Xô”, từ đó khống chế được Đông Âu. “Trên thực tế, chúng tôi cho rằng điều này không liên quan gì với “Hiệp định Y-an-ta”. Sau đó, Ai-đơ-uân Miss đến nhận chức ở Uỷ ban An ninh quốc gia nhớ lại. Văn kiện này do Tổng thống kí, trở thành chỉ thị đối với quyết sách về An ninh quốc gia (NSDD), là mệnh lệnh trên văn bản chính thức chỉ đạo về mặt chính sách đối với các cố vấn cao cấp và các ngành hữu quan. “NSDD-32 là văn kiện nhìn về phía trước và cáo biệt với quá khứ - Cơ-lắc nhớ lại - Trong NSDD-32, Rô-nan Ri-gân đã chỉ ra một cách rõ ràng rằng, nước Mỹ không thể mặc cho Liên Xô chi phối hiện trạng của Đông Âu. Chúng ta phải nỗ lực hình thành một chiến lược “nhiều đầu” để làm suy yếu ảnh hưởng của Liên Xô, tăng cường lực lượng tự do của vùng này.

Cùng với mấy nước như Bun-ga-ri, Ru-ma-ni và Tiệp Khắc thì Ba Lan đã cho chúng ta một cơ hội đặc biệt! Điều này không có nghĩa là chúng ta không tiếp tục hành động nữa. Để cho các nước khác thoát khỏi sự khống chế của Mat-xcơ-va, chúng ta còn phải tiếp tục hành động, bất kể hành động đó là công khai hay là bí mật.”

NSDD-32 đã trình bầy khái quát về những mục tiêu chủ yếu dưới đây của nước Mỹ:

- Phát động một phong trào trong bóng tối để ủng hộ bí mật khu vực này, với mục đích lật đổ sự thống trị của chủ nghĩa cộng sản.

- Cần tăng cường tâm lí chiến ở khu vực này, nhất là cần tăng cường các đài phát thanh “Tiếng nói nước Mỹ” và “Đài châu Âu tự do”.

- Qua con đường ngoại giao và mậu dịch khiến cho các chính phủ trong khu vực này không còn tín nhiệm Mat-xcơ-va nữa.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Tám, 2010, 09:30:19 am
Trong kế hoạch xây dựng đường ống khí đốt của Liên Xô, nước Mỹ đã thực hiện cấm vận kĩ thuật. Điều này đã làm cho châu Âu thấy rõ thực chất của hành động này là Mỹ đã tuyên bố phát động cuộc chiến tranh kinh tế với Liên Xô. Oa-sinh-tơn đã tuyên bố về sự việc đã xẩy ra ở Ba Lan. Điều này đâu chỉ là ngầm có ý làm ô nhục về mặt tinh thần đối với đối thủ của mình. Nhưng châu Âu đối với việc này họ đều giả điếc làm ngơ. Thủ tướng Tây Đức Hen-mut Smit 1 lại tuyên bố, nếu Ba Lan có biến động thì việc ban bố “Luật quân quản” là “cần thiết”! Các nước Tây Âu vẫn giữ thái độ làm ngơ trước sự kiện Ba Lan, vì họ muốn tiếp tục làm ăn, buôn bán với Krem-li.

Hiện thực nền kinh tế trong nước đã thúc đẩy những nhà lãnh đạo quốc gia đều mong muốn xuất khẩu được các sản phẩm của nước mình. Hiệu suất thất nghiệp của nước Anh xấp xỉ 14%, nước Pháp là 9%, Tây Đức gần 8%. Đó là cao điểm nhất kể từ năm 1954 đến nay. Kế hoạch lắp đặt đường ống khí đốt có thể tạo ra hàng vạn chỗ làm trong toàn châu Âu. Trung tuần tháng giêng, các nước đồng minh châu Âu đã 2 lần thảo luận về vấn đề trừng phạt: một lần là hội nghị Thống trù ở Pa-ri 2, một lần là hội nghị của Uỷ ban thường trực hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NAC) 3. Với thái độ cương quyết của Tổng thống Ri-gân, nước Mỹ đã có lập trường cứng rắn; nước này yêu cầu châu Âu cùng với Mỹ ngừng việc cung cấp kĩ thuật về phương diện dầu mỏ và khí đốt đối với Mat-xcơ-va. Trước cuộc họp ở Pa-ri của Uỷ ban Thống trù mấy hôm, Thủ tướng Smit đã hội đàm với Tổng thống Mỹ và Quốc vụ khanh. Sau đó thủ tướng Đức cùng ăn sáng với Quốc vụ khanh Héc-gơ tại khách sạn. Hec-gơ chỉ trích Smit đã không lên án mạnh mẽ hành động trấn áp của Ba Lan. Khi đó, những người trong khách sạn đều nghe rõ những lời tranh luận của hai người. Cuộc hội đàm không chút tiến triển!

Ngày 19 tháng 1, Uỷ ban Thống trù triệu tập hội nghị ở Pa-ri, bí mật thảo luận mấy vấn đề do Mỹ đề xuất. Uỷ ban này thành lập năm 1949, họ thường cố tạo sự nhất trí phản ứng về phương diện thương mại đối với kĩ thuật, đối với các vật tư chiến lược trong quan hệ với Liên Xô. Đó là một tổ chức bí mật, trừ một số ít nước quan trọng ra, còn các nước khác hầu như không biết về phương thức hoạt động nội bộ của nó. Đoàn đại biểu Mỹ đến dự hội nghị này do Chan-mus Pa-khưu-li, phó Quốc vụ khanh và Fu-lây-đơ I-cơn thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu. Họ đề nghị, căn cứ vào tình hình hiện nay, trình tự công tác của Uỷ ban Ba Thống (tức Uỷ ban Thống trù Pa-ri) cần có sự cải biến về 3 điểm. Thứ nhất, nước Mỹ đề nghị các nước trong tổ chức này cần nghiêm túc chấp hành lệnh cấm bán cho Liên Xô các kĩ thuật chủ yếu, bao gồm máy tính điện tử và những linh kiện điện tử của nó, chất bán dẫn và không chuyển nhượng phương pháp luyện kim. Nước Mỹ cũng muốn hạn chế việc các nước phương Tây xây dựng nhà máy trong các nước thuộc tập đoàn Liên Xô, vì những nhà máy này sẽ có ích cho Liên Xô về mặt công nghiệp quân sự và nó sẽ giúp họ những phương thức tiên tiến để bồi dưỡng cán bộ, và làm nền kinh tế của họ được phát triển. Thứ hai, nước Mỹ kiến nghị, những hợp đồng có giá trị 100 triệu đô-la Mỹ hoặc nhiều hơn mà phương Tây đã kí kết với Liên Xô đều phải tự động giao cho Uỷ ban tiến hành xét duyệt để bảo đảm không có sự chuyển nhượng các loại kĩ thuật nhậy cảm. Đây thực tế là giao cho Oa-sinh-tơn quyền phủ quyết các hiệp định thương mại giữa châu Âu với Liên Xô. Thứ ba, nước Mỹ đề nghị, điều tối quan trọng là phải cô đọng hoá bản liệt kê cấm vận do Uỷ ban này soạn thảo ngay từ khi nó mới thành lập. Đoàn đại biểu Mỹ yêu cầu hội nghị mở rộng bản liệt kê có tính chất cơ mật cao độ này sao cho chỉ bao gồm các kĩ thuật và sản phẩm mới nhất. Pháp và Anh đều đồng ý với một số yêu cầu của Mỹ, nhưng Đức thì lại kiên quyết phản đối những điều đó, xem ra thì cuộc kinh tế chiến này không thể không hoãn lại, hoặc ngay khi mới bắt đầu ít nhất cũng không có được sự hợp tác của châu Âu.

Trong cuộc hội nghị này, các Bộ trưởng Ngoại giao của các nước thành viên đã giữ lập trường trung gian về vấn đề trừng phạt đối với kế hoạch đường ống khí đốt. Họ đồng ý châu Âu tiếp tục tham dự việc xây dựng kế hoạch đường ống khí đốt, nhưng không phá hoại biện pháp cấm vận của nước Mỹ. Nói cách khác, các nước châu Âu không thể nhúng tay vào và xen vào những hợp đồng mà nước Mỹ đã huỷ bỏ. Các Bộ trưởng Ngoại giao các nước châu Âu không nhận thức được rằng, điều đó đối với Oa-sinh-tơn là sự thắng lợi rực rỡ biết chừng nào. Họ đều nghĩ rằng, Chính phủ Ri-gân chắc sẽ không thực sự “ra tay” đối với bản hiệp nghị này, vì rằng sự thắng lợi của Mỹ chỉ là sự thắng lợi trên giấy, cốt để công chúng Mỹ hài lòng thôi. Song, sự thật chứng minh các vị Bộ trưởng đó đã nghĩ sai, rất sai!

Ngày 15 tháng 3, Pa-khua-li và một tổ chuyên gia tài chính đi công cán kiểu con thoi đến 5 nước châu Âu để o ép việc các nước đó cho Liên Xô vay tiền. Tây Âu không chỉ cho Liên Xô vay một khoản tiền lớn, mà tỉ lệ lãi của nó lại thấp hơn ở thị trường. Với phương thức đặt lãi như vậy trước một khoản tiền lớn được vay, sẽ sản sinh ra một việc có lời rất cao thì thật khiến người ta khó tin. Ngay những khách hàng trong nước tốt nhất ở các nước Tây Âu thậm chí cũng không có được tỉ lệ lãi như vậy. Ngay tỉ lệ lãi của số tiền mà Chính phủ Pháp vay ngân hàng về việc lắp đặt đường ống khí đốt cũng phải là 7,8%, còn không bằng một nửa tỉ lệ lãi mà Liên Xô phải trả cho thị trường đương thời.

Tổ do Pa-khua-li lãnh đạo muốn khống chế đối với cả số tiền trợ cấp trong việc này. Biện pháp của họ là căn cứ vào hiệp nghị cho vay để xuất khẩu do Chính phủ hậu thuẫn được lập nên bởi tổ chức kinh tế hợp tác và khai thác(OECD) 4, tổ này đã quy Liên Xô vào loại “nước tương đối giàu” để thay vào vị thế “nước đi vay trung gian” trước đây. Điều này sẽ làm cho Liên Xô về mặt quan phương cho vay xuất khẩu ít nhất cũng phải trả lãi tới 11,25%. Ngoài ra, ngày 10 tháng 3 Oa-sinh-tơn còn đề nghị, đối với “nước tương đối giàu” thì nhất luật đình chỉ tất cả sự trợ cấp thêm của khoản tiền vay. Như vậy thì từ nay, Mat-xcơ-va sẽ phải trả lãi theo tỉ lệ lãi thực tế. Tỉ lệ lãi này vào khoảng 17%.
 __________________________________________
1. Helmul-chimid: nguyên chính trị gia Liên bang Đức, đảng viên Đảng xã hội dân chủ (1918 - ). Năm 1974 đắc cử Thủ tưởng Tây Đức, rất được lòng dân nên năm 1976 và năm 1980 đều vẫn được tín nhiệm giữ chức cũ. Năm 1982, thất cử Thủ tướng. Về mặt ngoại giao, ông chủ trương đường lối hoà giải với các nước Đông Âu, đồng thời vẫn giữ được mối quan hệ hữu hảo giữa Cộng hòa Liên bang Đức với nước Mỹ.
2. Uỷ ban Thống trù Pa-ri (COCOM): tổ chức quốc tế thực hiện việc phong toả, cấm vận đối với các nước XHCN do Mỹ thao túng, thành lập bí mật vào tháng 11 năm 1949 do đề nghị của Mỹ. Có 15 nước hội viên - trụ sở tại Pa-ri.
3. Uỷ ban Thường trực hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NAC): Cơ cấu lãnh đạo tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương do đại biểu cấp Bộ trưởng các nước thành viên tổ chức thành. Mỗi năm triệu tập ít nhất 2 lần họp. Chủ tịch hội nghị do các nước thành viên luân lưu bầu ra.
4. Tổ chức kinh tế hợp tác và khai thác (OECD): tổ chức quốc tế thành lập năm 1961 để xúc tiến kinh tế tiến bộ và mậu dịch thế giới. Ngày 14 tháng 12 năm 1960 văn bản thành lập tổ chức này được kí kết giữa 18 nước châu Âu cùng với nước Mỹ và Ca-na-đa. Ngày 30 tháng 9 năm 1961 văn bản có hiệu lực. Tổ chức này trên cơ bản là một cơ quan tư vấn. Tổng bộ đặt ở Pa-ri.



Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Tám, 2010, 09:34:49 am

CHƯƠNG BẢY

Đầu năm 1982, Cai-xpa Uyn-pak cùng với trợ thủ của ông thẩm tra lần cuối bản chỉ thị tuyệt mật về kế hoạch 5 năm tại Bộ quốc phòng. Bản văn kiện này bao hàm mấy nội dung quan trọng có liên quan đến chiến dịch mới nhất về việc phá hoại Liên Xô, đồng thời nó trở thành một nguyên tắc chỉ đạo về việc xây dựng một nền quân sự có quy mô lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ ở thời kì hoà bình. Văn kiện nhấn mạnh tác dụng quan trọng mà “kinh tế và kĩ thuật chiến” cần phát huy trong chính sách của Chính phủ Mỹ. “Niu-Ooc thời báo” đã miêu tả văn kiện này là “một sự bổ sung đối với chiến lược quân sự trong thời kì hoà bình: bản văn kiện có tính cương lĩnh này trên thực tế đã chỉ rõ, nước Mỹ cùng đồng minh của mình sẽ phát động một cuộc chiến tranh về kinh tế và kĩ thuật đối với Liên Xô”.

Bản văn kiện có tính cương lĩnh này biểu thị một sự nỗ lực để giảm bớt các loại kĩ thuật mà Liên Xô đã sử dụng mọi biện pháp để đoạt lấy từ nước Mỹ và từ các nước phi xã hội chủ nghĩa. Việc này là nhất trí với việc nước Mỹ cắt đứt sự xuất khẩu kĩ thuật cao đối với tập đoàn Liên Xô vào năm 1981. Văn kiện này còn lược thuật một ý đồ của Lầu Năm Góc muốn thực thi một chiến lược phức tạp: tức là Lầu Năm Góc muốn thông qua việc cưỡng bách Liên Xô tham dự vào sự cạnh tranh kĩ thuật, từ đó làm cho thực lực kinh tế của Liên Xô bị tiêu huỷ dần. Nội dung của chiến lược này bao gồm:

* Chú trọng phân biệt loại kĩ thuật có tác dụng cực kì quan trọng đối với nền kinh tế Liên Xô, đồng thời định ra chính sách để hạn chế Liên Xô đoạt được loại kĩ thuật ấy; trong đó bao gồm cả việc hạn chế Liên Xô khi họ bằng đủ mọi cách mua và tăng áp lực để các thương nhân cung ứng mọi loại thiết bị cho họ. Đầu tư về phương diện hệ thống vũ khí, như thế lâu dần sẽ làm cho hệ thống vũ khí của Liên Xô trở nên lạc hậu.

Văn kiện trên phản ánh ý nghĩa của Uyn-pak, tức là ông muốn làm cho Liên Xô khi phân phối như thế nào đó các tài nguyên ngày càng ít nên phải có các quyết định mà sự khó khăn ở đó ngày càng nhiều.

Những nội dung này trong chỉ thị về kế hoạch của Bộ Quốc phòng đã biến thành nguyên tắc hạt nhân của chiến lược tuyệt mật mà Tổng thống nhằm vào Liên Xô. Tháng 5 năm 1982, Tổng thống Ri-gân kí một bản Bị vong lục về quyết sách bí mật đối với vấn đề An ninh quốc gia gồm 8 trang giấy (NSDM), nội dung đề xuất chiến lược quân sự của nước Mỹ nhằm vào Liên Xô. Đây là lệnh tiến quân đầu tiên, thống nhất đưa xuống cho các cơ quan của Chính phủ Mỹ để thực hiện chính sách của Ri-gân đối với Liên Xô. Văn kiện này là do Uỷ ban An ninh quốc gia khởi thảo dưới sự chỉ đạo của Uy-li-am Cơ-lăc, phản ánh ý đồ của nước Mỹ muốn lợi dụng nhược điểm của nền kinh tế Liên Xô. Chỉ có một lần khi công khai đề cập đến chiến lược này, Cơ-lăc mới tuyên bố: “Chúng ta phải cho địch thủ chủ yếu của chúng ta là Liên Xô lần đầu tiên bị một đòn về nền kinh tế yếu kém của họ”. Ông nhớ lại: “Bản Bị vong lục này phản ánh một cách có ý thức về quan điểm chiến lược của Tổng thống, tức là về thương mại và tài chính; trong nỗ lực rộng khắp của chúng ta nó sẽ trở thành một biện pháp ưu tiên mới. Với nó, chúng ta sẽ kiềm chế và đánh lui mọi hành động của Liên Xô trước toàn thế giới”.

Các quan chức của Chính phủ Mỹ càng ngày càng nhận thức được rằng, hiện thực về sự không hoàn hảo của nền kinh tế Liên Xô có một ý nghĩa sâu xa, đồng thời họ cho rằng nước Mỹ có thể lợi dụng sự yếu kém về chiến lược này của nước đó. Ngày 16 tháng 6; Tô-mat Li-đơ, một cố vấn trong Uỷ ban An ninh quốc gia, trợ lí đặc biệt của Tổng thống. Tại Hiệp hội Thông tấn và Điện tử của quân đội Mỹ đã gây nên một cuộc tranh luận trong bài nói chuyện của ông ta. Ông nói, Liên Xô là một nước “kinh tế bị tàn phá ghê gớm”, nước Mỹ “sẽ không quan hệ mậu dịch với Liên Xô, mà cũng không cho họ vay tiền, vì đó là 2 yếu tố cần thiết để chống đỡ cho nền kinh tế Liên Xô”.

Uỷ ban An ninh quốc gia khi phân tích các loại tình báo đã chỉ rõ, trong một thời gian ngắn mà Mỹ đã cắt đứt con đường chuyển nhượng kĩ thuật với Liên Xô. Đó thật là một đòn chí mạng đối với kế hoạch đường ống khí đốt. Mát-xcơ-va có ý thức soạn thảo ra một chiến lược thu mua để có thể giành được kĩ thuật cần thiết trong việc xây dựng kế hoạch đường ống khí đốt cho phương Tây, đồng thời họ cũng hy vọng thông qua việc giao dịch này đột phá được sự cấm vận có thể nói là “một con kiến không lọt” của phương Tây.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Tám, 2010, 09:37:17 am

Krem-li tuy lùi nhưng vẫn có kế hoạch phát triển. Họ đã kí kết hiệp nghị với bao thương, để bảo đảm kế hoạch xây dựng đường ống khí đốt vẫn tiến triển, mặc dầu bị Oa-sinh-tơn ngăn trở. Tuy nhiên, về phía Liên Xô, trọng lực vô tình đã coi nhẹ một khâu then chốt - trục quay và cánh quạt của máy tuốc bin truyền khí phân bố trong 41 trạm bơm nén trên con đường ống dài 3300 dặm Anh. Những linh kiện này được chế tạo ở công ty điện thông dụng của Mỹ; nay Mỹ đã cấm công ty này cung cấp chúng cho Liên Xô.

Liên Xô có thể chế tạo được một loại sản phẩm thay thế cho loại trục quay do công ty điện thông dụng sản xuất nhưng nếu chế tạo loại sản phẩm thay thế đó thì sẽ lỡ thời gian xây dựng, đồng thời giá thành xây dựng sẽ tăng lên nhiều. Mat-xcơ-va liền phái một đoàn đại biểu gồm 30 người lấy Cô-luân 1 làm căn cứ, chịu trách nhiệm đi tìm thứ thay thế loại trục quay đó. Đoàn đại biểu này đã xác định được rất nhanh, ở công ty “Arstung - Đại Tây Dương” nơi chế tạo các thiết bị cơ giới cỡ lớn ở nước Pháp có loại trục này. Không kể công ty điện thông dụng, thì công ty này là một nơi duy nhất có thể sản xuất loại trục quay và cánh quạt, đồng thời họ có cả giấy phép của công ty điện thông dụng. Vì vậy nên Liên Xô đã dễ dàng mua được loại trục quay và cánh quạt này của Pháp. Xem ra thì ở phần lớn các nước châu Âu, cái gọi là hiệp nghị cấm vận đều là chuyện đối phó qua loa là xong thôi! Về chuyện kí kết hiệp nghị cấm vận thì, trong hội nghị uỷ ban thường trực hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (kết thúc tháng 1 năm 1982), châu Âu giải thích như sau: chỉ khi công ty nước Mỹ là chủ nhận khoán mà rút khỏi sự giao dịch thì châu Âu mới có thể không phá hoại việc cấm vận của Mỹ. Còn khi công ty nước Mỹ là phân bao thương thì lại là chuyện khác. Vì vậy, Chính phủ Pháp bật đèn xanh cho công ty “Arstung - Đại Tây Dương” và phê chuẩn cho công ty này cung cấp kĩ thuật đó cho Mat-xcơ-va. “Hiển nhiên là, từ tháng 1 đến tháng 6 năm 1982, họ (người châu Âu) không đếm xỉa gì đến việc đã kí kết hiệp ước với Uỷ ban Thường trực hiệp ước Bắc Đại Tây Dương mà hất cẳng các nhà cung ứng Mỹ rất nhanh”. Ru-pin-sun nhớ lại “người châu Âu trước đây có hứa là, trong thời kì Liên Xô có hành động trấn áp để ủng hộ Ba Lan thì đối với việc cấm vận của đế quốc Mỹ họ không “chọc gậy bánh xe”. Thế mà bây giờ họ lại vi phạm lời hứa trước đây của họ!”.

Các tin tình báo khác chứng thực, khi người châu Âu nhận thấy rằng, sử dụng vũ khí kinh tế sẽ có được hiệu quả kinh tế rất lớn, thì họ sẽ thực hiện việc cấm vận đối với kế hoạch đường ống khí đốt. Ngày 25 tháng giêng, Uỷ ban An ninh quốc gia nhận được tin tình báo nói là, nguy cơ đổi séc lấy tiền mặt của Liên Xô đã ở vào bước đường nghiêm trọng vô cùng. Ngân hàng kết toán quốc tế (BIS) 2 có tổng bộ đặt ở Ba-sen, Thuỵ Sĩ đã đổi cho Ngân hàng Liên Xô số tiền dự trữ ở phương Tây, kết quả là, số tiền 8 tỉ rưỡi đầu năm 1981 thì đến cuối năm chỉ còn có khoảng 3 tỉ. Mức độ mậu dịch của Liên Xô cũng giảm thiểu đồng bộ. Năm 1980, số doanh thu mậu dịch giữa Mat-xcơ-va và các nước công nghiệp hoá phi cộng sản đã có thời kì lên đến 2,17 triệu đôla Mỹ, nhưng đến năm 1981 lại thành nhập siêu 3 tỉ đôla Mỹ. Những hành động của phương Tây ở Ba Lan đã “thắng trận đầu”, do đó đã làm cho Mat-xcơ-va trở thành người đảm bảo về mặt tài chính cho Ba Lan. Thời cơ đó phương Tây đã nắm được rất tốt. Từ nay về sau, giới tài chính quốc tế làm ăn với tập đoàn Liên Xô sẽ phải cẩn thận hơn!

Những nhà lãnh đạo ở Krem-li đang toát mồ hôi vì chuyện đồng rúp có lên giá hay không, còn kế hoạch đường ống khí đốt (ở mức độ thấp nhất là bị trì hoãn) lại cũng làm cho họ khổ mà không nói được nên lời! Nếu Krem-li không thể tăng sự thu nhập ngoại tệ mạnh cần cho việc mua kĩ thuật của phương Tây, đồng thời lấy đó để bù đắp vào lỗ hổng kinh tế Liên Xô thì đường ống khí đốt ở Xi-bê-ri và kế hoạch khai thác dầu khí ở vùng chung quanh đảo Xa-kha-rin sẽ lâm vào tình trạng nguy cấp. “Sự thu nhập ngoại tệ mạnh là một công tác quan trọng đối với nền kinh tế Liên Xô - Ep-cân-nhi Nô-vi-cốp nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, quan chức cao cấp nhớ lại - Đồng thời, điều quan trọng nhất là cần hoàn thành việc xây dựng đường ống khí đốt đúng kì hạn; hiện nay thật không còn lúc nào để thở nữa!”.
________________________________________
1. Cô-luân (Kolu): một thành phố lớn của Đức, là một trong các cảng khẩu chủ yếu của châu Âu. Vì nó nằm bên con sông Ranh, một con đường giao thông chính về đường thuỷ và trên điểm giao hội giữa các con đường thương nghiệp chủ yếu giữa Tây Âu và Đông Âu, do vậy địa vị thương mại của nó hết sức quan trọng.
2. Ngân hàng kết toán quốc tế (BIS): là ngân hàng quốc tế được thành lập ở Ba-sen (Basel) ở Thụy Sĩ năm 1930, là cơ quan xử lí việc bồi thường chiến tranh của nước Đức sau thế chiến I và là cơ quan hợp tác giữa Ngân hàng trung ương các nước. Hiện nay Ngân hàng này đã trở thành trung tâm nghiên cứu tư vấn về kinh tế, về tiền tệ và là cơ quan kĩ thuật chấp hành một hiệp định đặc biệt nào đó.



Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Tám, 2010, 10:02:50 am

Với sự khích lệ của Cô-xây và của Cai-xpa Uyn-pak; Bi-en Cơ-lắc đã giao cho Uỷ ban An ninh quốc gia một loạt nhiệm vụ nghiên cứu; ban này cần thảo luận nghiên cứu một con đường khác để phá hoại kinh tế Liên Xô, đồng thời có sự đánh giá, dự đoán năng lực sinh tồn của cuộc kinh tế chiến đại quy mô nhằm vào Liên Xô. Dưới sự lãnh đạo của Nốp Bây-li, Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu quy hoạch, nhân viên nghiên cứu sẽ nghiên cứu, thảo luận về cơ chế có thể sử dụng để phá hoại kinh tế Liên Xô. Bao gồm việc tổ chức một Các-ten ngũ cốc (bao gồm Mỹ, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a và Ác-hen-ti-na), từ đó hạn chế việc xuất khẩu lương thực sang Liên Xô.

Khi giữa Oa-sinh-tơn và châu Âu có sự tranh luận kịch liệt về kế hoạch đường ống khí đốt thì giữa phương Tây và lực lượng tân du của Công đoàn Đoàn kết đã bí mật tiến hành sự tiếp xúc với nhau lần đầu. Tình hình Ba Lan rất nghiêm trọng, các phần tử tích cực của Công đoàn Đoàn kết bị bộ đội Bảo an Ba Lan truy bắt từng người. Các thành phố, thị trấn chủ yếu đều lâm vào tình trạng thiếu thốn lương thực. Ngoài đường phố toàn là nhân viên Bảo an. Ngày 2 tháng 2, công nhân ở một mỏ than Ba Lan bãi công. Đó là một hành vi có tính tượng trưng biểu thị sự kháng nghị đối với nhà cầm quyền. Tình hình ở mỏ than Đôn-bát 1 Liên Xô cũng xẩy ra tương tự.

Việc này đối với Krem-li mà nói là một tiền lệ nguy hiểm, vì rằng nó là một thí dụ tươi rói thứ nhất của công nhân Liên Xô ủng hộ Công đoàn Đoàn kết, xuất hiện ngay trên đất Liên Xô! Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô thường xuyên chú ý tới sự phát triển của tình hình. Nếu ngọn lửa rực cháy này của Công đoàn Đoàn kết không kịp thời dập tắt thì rất có khả năng nó sẽ cháy lan sang Liên Xô. Hơn nữa, hàng ngày ở Ba Lan đều ra đời những tổ chức công đoàn mới!

Tháng 2, hai người Mỹ gốc Ba Lan từ Viên đã đi tàu nhanh đến Ba Lan. Họ đến phương Tây liền tham gia hoạt động cùng Công đoàn Đoàn kết, lần này họ mang theo giấy tuỳ thân giả và tin tình báo, họ đặt kế hoạch là sẽ liên lạc với những phần tử tàn dư bí mật của Công đoàn Đoàn kết. Hai bên gặp nhau ở Dư-la-đôp một thị trấn nhỏ tại ngoại thành Vác-sa-va. Nơi đây cư dân có hơn 40.000 người, tình hình ở đây tương đối yên tĩnh. Ngày 17 tháng 2, bộ đội Bảo an Ba Lan tổ chức một cuộc lùng bắt đại quy mô. Hàng vạn dân binh trong vòng 2 ngày đã bắt khoảng 4.000 người. Có lệnh lùng bắt 2 người Mỹ nọ khi một phần tử tích cực của Công đoàn Đoàn kết hẹn gặp họ.

Đại biểu Công đoàn Đoàn kết đến gặp 2 người Mỹ là một người đồng sự của Lai-khơ Bon-đô-côp-xki, người phát ngôn của Công đoàn Đoàn kết ở Gơ-đan-sư-khơ (Gdansk). Trong thời kì Thế chiến thứ hai Ban-đô-côp-xki ở Luân-đôn; khi ở đây ông đã tổ chức cho bộ đội hải quân Ba Lan tham gia chiến đấu. Sau khi quay trở về Ba Lan, ông vẫn giữ được mối liên hệ với cơ quan tình báo nước Anh. Giờ đây ông chủ trương, có được mối liên hệ với phương Tây là hi vọng duy nhất để cứu vãn phong trào này. Hai người Mỹ trên, 4 ngày trước khi gặp đại biểu Công đoàn Đoàn kết ở Dư-la-đôp, họ đã rời khỏi trung tâm Vác-sa-va, đến ở tại nhà thờ ngoại thành. Vị mục sư của nhà thờ này cũng không hỏi han gì họ, theo mọi người thì ông ta là người của một đường dây tình báo I-xra-en.

Lần gặp mặt ở ngay trong nước Ba Lan này của họ là lần đầu. Cuối tháng 1, Cục Tình báo trung ương có cuộc tiếp xúc với những người Ba Lan lưu vong ở Tây Đức. Những người lưu vong này đã ở bên “bức màn sắt” và có được mối liên hệ với các phần tử tích cực của Công đoàn Đoàn kết. Trong thời gian gặp nhau họ đã có sự sắp xếp sơ bộ. Họ hy vọng có thể được gặp một người lãnh đạo cao cấp của công đoàn Ba Lan ở bên ngoài Ba Lan để cùng ông bố trí mọi việc, dù ông ta phải quay về Ba Lan ngay. Nhưng muốn gặp được ông ở ngoài nước Ba Lan thì không thể được! Hai người Mỹ gốc Ba Lan đã chuyển giao tin tình báo cho Cục Tình báo trung ương.
__________________________________
1. Mỏ than Đôn-bát: khu công nhân mỏ rất lớn ở miền Đông Nam châu Âu, nổi tiếng vì trữ lượng than đá phong phú. Tổng trữ lượng than đá ở đây tới hơn 50 tỉ tấn, trữ lượng tiềm tại là 63,5 tỉ tấn, trữ lượng khả năng là 76,2 tỉ tấn.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Tám, 2010, 10:03:28 am

Đại biểu của Công đoàn Đoàn kết nói với 2 người Mỹ, công đoàn này đã bị tổn thất rất nặng. Ngay đêm thứ nhất, khi công bố “Luật quân quản” (ngày 12 tháng 12), bộ đội Bảo an Ba Lan đã bắt 5.000 người lãnh đạo, trong đó rất nhiều người là nhân vật quan trọng của Công đoàn Đoàn kết. Lần hành động này khiến nhiều người rất kinh ngạc. Họ những tưởng Chính phủ không thể ban bố “Luật quân quản”. Đến trung tuần tháng 2, người ta ước đoán sẽ có khoảng 40.000 người bị bắt, những người lãnh đạo của công đoàn này không mấy người thoát khỏi cuộc vây ráp. Những tài sản của Công đoàn Đoàn kết đều bị tịch thu hết. Ngoài cách truyền tin bằng những mẩu giấy nhỏ và bằng máy phô-tô thô kệch ra thì những người lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết không có cách liên hệ nào khác với quần chúng.

Công đoàn Đoàn kết có lẽ còn chưa bị diệt, nhưng trên thực tế nó đã mất sức sống!

Bầu không khí của lần gặp mặt đầu tiên ở thị trấn Dư-la-đốp, ngoại thành Vác-sa-va rất căng thẳng. Người đại biểu Công đoàn Đoàn kết vì có thông báo truy nã nên anh ta tỏ ra không được bình tĩnh. Mặc dầu 2 người Mỹ nói tiếng Ba Lan rất lưu loát, nhưng thực ra trong lòng người đại biểu này cũng không dám chắc tin tưởng được họ. Hai người Mỹ nọ cũng rất căng thẳng vì sợ bị nhà cầm quyền bắt vì tội hoạt động gián điệp.

Trong cuộc gặp kéo dài 6 giờ, họ thảo luận rất nhiều vấn đề: sự giúp đỡ của phương Tây như thế nào để có lợi nhất cho Công đoàn Đoàn kết; khả năng giúp đỡ đến mức độ nào, làm thế nào để sự giúp đỡ đó đạt được mục đích. Đại biểu Công đoàn Đoàn kết nói rất rõ ý của họ là, phương Tây cần giúp “vô điều kiện” cho Công đoàn Đoàn kết. Họ cũng thảo luận vấn đề kĩ thuật cụ thể: làm thế nào để chuyển tiền đến tài khoản của Công đoàn Đoàn kết và khả năng viện trợ các công cụ thông tin? Hai người Mỹ nói tên của một thương gia châu Âu hiện ở Vác-sa-va với người đại biểu; tiền sẽ thông qua người thương nhân này chuyển cho Công đoàn Đoàn kết, vì ông này có một tài khoản đặc biệt.

Sau khi quay trở về phương Tây không lâu, hai người Mỹ này đã nhanh chóng viết báo cáo gửi Cô-xây. Theo lệnh của Tổng thống, Cô-xây cần lập một đường dây để cung cấp tiền cho Công đoàn Đoàn kết. “Cô-xây là một người có tài về chuyện cung cấp tiền bạc bí mật”. Gơ-ren Căm-bel nhớ lại – “Mỗi năm ông ta có thể giải quyết được mấy triệu đôla, nhưng mọi người xưa nay chẳng ai biết ông ta làm cách nào để chuyển số tiền đó vào được Ba Lan”.

Mọi người cũng có thể thấy được là, Công đoàn Đoàn kết bí mật cần cải thiện điều kiện kĩ thuật của mình, nhất là cần có các công cụ thông tin tiên tiến. Cục Tình báo trung ương đã nghiên cứu, thảo luận mấy loại phương án. Có một phương án đề nghị Cục coi công cụ thông tin như một loại vật tư ngoại giao, cho người đưa vào Ba Lan; sau đó kèm lẫn với các loại vật tư khác, rồi lén chuyển đi từ Đại sứ quán Mỹ ở Ba Lan. Nhưng phương án này không thể thực hiện được, vì Đại sứ quán Mỹ đã bị giám sát rất chặt, xung quanh đều là các dân binh có vũ trang! Phương án thứ hai là đề nghị với nhà thờ Thiên chúa giáo coi những “của cấm” này như các vật phẩm cứu tế bình thường để lén đưa vào Ba Lan. Nhưng, Cô-xây không muốn mạo hiểm làm việc này. Nhà thờ cùng chia sẻ tin tình báo với Cục Tình báo thì không được tiện lắm. Cuối cùng, nước Mỹ đã hết đường xoay xở, đành chịu bó tay!


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Tám, 2010, 10:04:36 am

Không lâu sau, Cục Tình báo trung ương đã giải quyết được vấn đề này. Đường dây tình báo I-xra-en có một liên lạc viên, người này vốn không chỉ là cư dân ở Gơ-đan-sư-khơ, mà còn là giám đốc của một xưởng đóng tàu. I-xra-en yêu cầu người này bố trí đưa 2 chuyến tàu chở vật tư vào Ba Lan. Công cụ thông tin sẽ chở từ Thuỵ Điển; lúc mới đầu người ta coi nó như một bộ phận của máy cái dùng để sản xuất máy kéo; 4 ngày sau lại coi như là thiết bị công trình, chuyển vào Ba Lan. Trong tay người này có số hiệu của hoá đơn phát hàng và ngày tháng của hàng được phát. Nhiệm vụ của người này là trước khi hải quan và nhân viên an ninh Ba Lan kiểm tra những công cụ thông tin này thì ông ta cần nhanh chóng đưa chúng vào giấu ở nơi an toàn của Công đoàn Đoàn kết. Theo kế hoạch ấy, vị giám đốc này lập tức chuyển ngay những thùng đó vào trong nhà kho của ông vào ban đêm. Những thứ này có thể là những mặt hàng quan trọng nhất mà ông phụ trách. Rô-be Mác Fơ-răng nói, những công cụ này “khiến những người lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết có thể liên hệ với toàn thể thành viên của họ và toàn thể quốc gia; mà cũng có thể liên hệ giữa họ với nhau, từ đó tránh bị tổn hại. Đó là một kế hoạch C3I, cung cấp cho họ một loại thiết bị cơ bản để họ chỉ huy và khống chế.

Việc phân phát bí mật những công cụ thông tin này, Công đoàn Đoàn kết phải mất mấy tháng trời. Khi các thành viên Công đoàn Đoàn kết bí mật ở Cơ-ra-cốp (Krakóv) mỏi mắt chờ mong nó thì càng mất tăm. Có người lo những thứ đó đã bị tình báo Ba Lan phát hiện và tịch thu rồi. Nếu quả là như vậy thật thì toàn bộ công việc trước khi bắt đầu đã lâm vào vòng nguy hiểm, mà Công đoàn Đoàn kết lại bị ô danh. Nhưng may sao, chỉ mấy hôm sau những ngày dài cổ chờ đợi đó đã chuyển đến Cơ-ra-cốp. Thì ra trong những xe tải chuyên chở thứ hàng quý giá đó có một chiếc bị nổ lốp! Với hoàn cảnh Ba Lan đang tình trạng thực hiện luật quân quản mà muốn có được một chiếc lốp xe tải để thay thì không phải là chuyện dễ!

Cô-xây từ nơi xa chăm chú theo dõi việc làm này. Ông đứng ngồi không yên mong sao cho việc làm đó thành công. Khi Tổng thống biết tin các loại vật tư đó đã đưa vào Ba Lan, mọi hành động tiếp theo đang tiến hành thì ông tỏ ra lo lắng không yên. Vì thế, Cô-xây lại cùng Tổng thống bí mật hội kiến trong Phòng Tình báo của Nhà Trắng. Họ trao đổi với nhau rất nhiều vấn đề, trong đó chủ yếu là tình hình Ba Lan. Ri-gân vui mừng vì biết tin đã bắt đầu hành động. Thậm chí Cô-xây còn đưa cho ông cả mấy tư liệu của Công đoàn Đoàn kết bí mật, trong đó có một bức thư: bức thư này do A-xai-cơ Cô-lông, một phần tử tích cực của Công đoàn Đoàn kết viết trong nhà tù. Bức thư này công khai mạnh dạn chủ trương cần phải có sự kháng nghị; người viết nó tuyên bố “Cuộc khởi nghĩa đại quy mô này” ở Ba Lan đương trong lúc nguy khốn nhưng hành động trấn áp của nhà đương cục không thể đạt được mục đích của họ. Tổng thống đã để phong thư đó vào trong ngăn kéo bàn làm việc của ông ở phòng Bầu dục. Ông và Cô-xây cùng thống nhất với nhau là, trong phòng Bầu dục này họ chỉ thảo luận về những hành động bí mật sẽ tiến hành ở Ba Lan và khi họ qua điện thoại thảo luận sâu về một vấn đề nào đó. Cô-xây sẽ sử dụng điện thoại bảo mật ở gia đình hoặc điện thoại bảo mật trong phòng làm việc ở lầu phía tây Nhà Trắng.

Không còn nghi ngờ gì nữa, người Liên Xô có thể đoán được rằng hiện nay đang xẩy ra một số việc gì đó! “Nếu cho rằng người Liên Xô đối với những việc mà chúng ta đang làm không có một sự suy nghĩ gì hợp tình, hợp lí, tôi cho rằng cách đặt vấn đề như vậy là ngu xuẩn! - Giôn Pin-đơ Kơ-xtơ nhớ lại - Họ có rất nhiều kẻ “cáo mật”, những người đó sẽ bảo họ rằng Ba Lan đương xẩy ra một việc gì đó. Vì vậy tôi cho rằng chúng ta cần nghĩ là, khi chúng ta định ra kế hoạch hành động, thì về đại thể họ sẽ biết là chúng ta muốn làm gì! Họ hết sức quan tâm đến điều đó, đồng thời họ đã có những hành động uy hiếp chúng ta. Nhưng sự uy hiếp đó từ trước đến nay không bao giờ khiến chúng ta phải vì thế mà thay đổi chính sách. Chúng ta rất kiềm chế những việc chúng ta làm cho Công đoàn Đoàn kết do vậy nên đã không kích nộ họ, đẩy họ can thiệp quân sự vào Ba Lan.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Tám, 2010, 10:06:46 am

Cuối tháng 3, Cô-xây tập hợp toàn thể nhân viên Phòng Hành động, bắt đầu thực thi bước thứ ba theo như chiến lược ủng hộ Công đoàn Đoàn kết do ông soạn thảo. Vì lực lượng của Công đoàn Đoàn kết yếu, mỏng nên thường họ phải dựa vào bản năng và trí tuệ rất năng động thì mới có thể sinh tồn được trước một kẻ địch hùng mạnh. Bởi thế Cô-xây muốn Cục Tình báo trung ương trở thành tai mắt của Công đoàn Đoàn kết. Công đoàn Đoàn kết bí mật cần có được những tin tình báo lấy từ nhà đương cục cao nhất của Chính phủ Ba Lan. Có như vậy họ mới dự đoán được bước sau, Chính phủ Ba Lan sẽ thi hành những biện pháp gì. Công đoàn này có rất nhiều những người ủng hộ ở các vị trí quan trọng trong bộ máy lãnh đạo Nhà nước, những người này có thể giành được những tin tình báo có liên quan đến hành động bước sau của Chính phủ, nhưng họ lại thiếu năng lực và tiền của để giữ gìn, bảo vệ con đường truyền dẫn các tin tình báo. Cuối năm 1981, Cô-xây phái đến toà đại sứ Mỹ ở Vác-sa-va một tổ liên hợp do Cục Tình báo trung ương và Cục An ninh quốc gia 1 (NSA) tổ chức thành, với mục đích triển khai nhanh chóng hoạt động tình báo điện tử ở thành phố này.

Tổ có 4 thành viên, họ sử dụng điện tử tiên tiến với kĩ năng rất cao về phương diện nghe trộm. Tổ này có biệt hiệu là “Đơn nguyên thu thập tình báo đặc biệt”. Họ là một bộ phận thường xuyên luân chuyển các nhân viên của Đại sứ quán Mỹ, giờ đây đã đến Vác-sa-va. Tổ này bắt đầu công tác vào cuối tháng giêng năm 1982. Họ sử dụng một hệ thống nghe trộm điện tử phức tạp để nghe trộm đường dây của Ba Lan. Về sau, họ đã tăng việc sử dụng máy nghe trộm và các thiết bị tình báo điện tử khác lên một cách rõ rệt.

Cô-xây cũng rất tích cực trong công tác chiêu mộ nhân lực. Ông muốn các nhân viên Phòng Hành động thâm nhập một cách hữu hiệu vào các nước họ đang hoạt động, nhất là vào các nước trong tập đoàn Liên Xô. Khi chiêu mộ nhân viên tình báo, ông yêu cầu phòng hành động cần hết sức thận trọng. Mấy tháng đầu sau khi nhận chức, với phương châm chỉ đạo mới, Cô-xây đã thay thế “Quyển sổ tay” dài dòng, rườm rà về vấn đề chiêu mộ nhân viên tình báo của Cục Tình báo trung ương. Quyển sổ tay cũ có nhiều điều lôi thôi, rắc rối. Ông nói với các trợ thủ của mình là quyển sổ đó chỉ “gây trở ngại” cho công việc; nó đề ra những quy tắc nghiêm ngặt làm mất hết sức sáng tạo của nhân viên tình báo, đồng thời còn làm cho các tình báo viên không tin tưởng vào những người tình nguyện. Theo quan điểm của Cô-xây hành động cốt sao thu được kết quả chứ dâu phải cứ chấp hành quy tắc một cách cứng nhắc. Vì thế, quyển sổ tay trước kia dày tới 130 trang nay bỏ bớt đi chỉ còn lại có mấy đoạn. Đặc biệt là, Cô-xây khuyến khích các tình báo viên ở phía sau “tấm màn sắt” cần tích cực, chủ động triển khai công tác.

Cơ quan tình báo nước Mỹ hi vọng sẽ trở thành hệ thống báo động sớm cho Công đoàn Đoàn kết. Nếu Ba Lan lại tiến hành trấn áp nữa hoặc tìm cách “dử” những người lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết ra khỏi nơi ẩn náu, thì Tổng thống và Cô-xây sẽ tác động để hệ thống đó phát ra lời cảnh cáo. Cùng với thời gian, hệ thống này ngày càng làm việc tốt. “Chúng ta có thể biết ngay Chính phủ Ba Lan đang làm gì và họ sẽ làm gì - Pin-đơ Kơ-xtơ nhớ lại - hơn nữa chuyển số tin tình báo đó cho Công đoàn Đoàn kết là rất thích hợp”.

Biện pháp hữu hiệu nhất để truyền đạt tin tình báo cho Công đoàn Đoàn kết đài phát thanh “Tiếng nói nước Mỹ (VOA)”. Phòng Thông tin nước Mỹ, do Xác-lơ Uây-kơ - một người bạn cũ của Ri-gân phụ trách. Trừ khi Tổng thống tranh cử và quyết định coi “Tiếng nói nước Mỹ” như một công cụ phát đi các tin tình báo thì Cô-xây và Uây-kơ trở nên rất thân với nhau. “Đài nàyy sẽ tuân lệnh phát đi các tin tình báo - Uây-kơ nhớ lại - Vì đó là lợi ích của quốc gia, bởi thế miễn là những tin tình báo đó không ảnh hưởng đến tính hoàn chỉnh của các tiết mục của Đài, thì chúng tôi sẽ vui lòng phát”. Những tin tình báo muốn phát đi phải thông qua một loạt những mật mã phức tạp. Trong một thời điểm nhất định, khi phát thanh, “Tiếng nói nước Mỹ” sử dụng loại chữ đã mã hoá hoặc những đoản ngữ. Ví dụ, có thể sẽ phát một bài hát đặc biệt. Một lần nào đó, qua một tiết mục đã được chuẩn bị công phu, đó có thể là Đài sẽ phát đi một tin tình báo về một hoạt động trấn áp của đối phương sắp xẩy ra, về một đợt hàng đặc biệt hoặc về thời gian và địa điểm của một cuộc hội nghị. Thật ra, thì trong chương trình của “Tiếng nói nước Mỹ” cấm phát các tín hiệu tình báo ra ngoài, nhưng hiện nay tình thế ở Ba Lan đang ở trong bước đường tuyệt vọng, vì thế đối với Cô-xây mà nói, dù rằng có phải vi phạm một số quy tắc, thì cũng cứ phải tiến hành!
______________________________________
1. Cục An ninh quốc gia (NSA). cơ quan tình báo trực thuộc Bộ Quốc phòng phụ trách việc đặt ra các điện mã, mật mã và các ẩn ngữ khác, đồng thời phụ trách cả công tác bảo mật cho các cơ quan quân sự và các cơ quan của Chính phủ Mỹ. Cục này thành lập năm 1952, nó là một cơ quan tình báo bí mật nhất ở nước Mỹ vì nó không phải chịu sự giám sát của Quốc hội nước này.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Tám, 2010, 10:08:31 am

Con đường cung cấp tiền cho Công đoàn Đoàn kết, đến tháng 3 năm 1982 thì khai thông. Khoản tiền này chủ yếu dùng để ủng hộ công tác xuất bản và phát hành các ấn loát phẩm. “Luật quân quản” làm cho mọi người rất muốn có những tin tức tin cậy được. Nhà đương cục ngày càng khống chế chặt giới truyền thông, cho nên những tin phát ra bên ngoài ngày càng ít. Do tác dụng của nhiều nhân tố, nên các nhà xuất bản bí mật đã hoạt động trở lại được. Một số nhà xuất bản này do không đề cao cảnh giác, nên đã bị bắt. Sau khi ban bố “Luật quân quản”, các thiết bị và vật tư của họ đều bị cảnh sát tịch thu, rất nhiều những phần tử tích cục của Công đoàn Đoàn kết làm việc ở nhà xuất bản đã bị bắt.

Đầu tiên, khoản tiền này được dùng để mua máy phát thanh vô tuyến. Trước khi “Luật quân quản” được ban bố, Công đoàn Đoàn kết đã cất giấu những loại máy đó vào nơi bí mật, nhưng phần lớn các thứ đó đều đã cũ, nên phạm vi truyền thanh rất hạn chế. Vì vậy họ đã dùng tiền của Cục Tình báo trung ương tài trợ mua 15 bộ máy phát thanh vô tuyến xách tay. Ngày 12 tháng 4, cũng tức là 4 tháng sau khi có hành động trấn áp. Cư dân Vác-sa-va lần đầu tiên nghe được đài phát thanh của Công đoàn Đoàn kết. Chi-pi-rôk Rô-ma-xep-xki một người lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết ở Vác-sa-va phụ trách công tác này. Ngày 9 tháng 5, từ đài phát thanh này ông đã tìm cách phát đi một tin vắn, hô hào mọi người tham gia tổng bãi công.

Để đề phòng nhà đương cục phát hiện, Đài Phát thanh này đã phải di chuyển vị trí thường xuyên. Ngày 30 tháng 4, cảnh sát từ Liên Xô và Đông Đức đem về được loại thiết bị đặc biệt dò tìm sóng vô tuyến. Họ đã mở một cuộc lùng sục đại quy mô trong phạm vi toàn thành phố. Thế là, trên các phố lớn của Vác-sa-va, hàng ngày đều diễn ra trò “mèo vờn bắt chuột”. Cảnh sát vào từng nhà một lục soát, đồng thời phong toả phần lớn các khu vực, nhưng cuối cùng họ không phát hiện được gì hết!

Theo lời đề nghị của các phần tử tích cực của Công đoàn Đoàn kết chạy sang phương Tây; số tiền cung cấp của phương Tây chủ yếu dùng cho một nhà xuất bản tên là Nô-va, đã xuất bản được mấy chục loại trước tác về những nội dung như: quân sự, kinh tế và văn hoá. Ngoài ra một nhà xuất bản quan trọng khác là nhà xuất bản Cơ-lác, chủ yếu xuất bản các sách về lịch sử. Mặc dầu đã qua đi sự o ép của “Luật quân quản”, nhà xuất bản Nô-va, với trăm phương ngàn kế đã tồn tại được, và vẫn tương đối hoàn hảo! Vấn đề chính của nhà xuất bản này là sự khó khăn về tài chính vì số tiền tài trợ cho họ của Công đoàn Đoàn kết đã cam kết, mà giá thành in ấn lại tăng lên rất nhanh. Riêng giá thành in ra một trang từ 1 zlô-ti tăng lên khoảng 4 zlô-ti. Tháng 1 năm 1982, nhà xuất bản này dần dần đi vào cả các lĩnh vực khác. Đầu tiên nó in “Tuần báo Ma-dô-uyếc-ki (Mazowiecki)” và tạp chí “Bình luận” hướng về phần tử trí thức. Lượng phát hành của “Tuần báo Ma-dô-uyếc-ki” là 5 vạn bản. Đây chính là “người phát ngôn” của Công đoàn Đoàn kết ở Vác-sa-va! Đồng thời Công đoàn Đoàn kết còn xây dựng được một màng lưới phát hành bí mật rất linh hoạt. Việc xuất bản và phát hanh “Tuần báo Ma-dô-uyếc-ki” cần có sự tham gia của 37 cơ sở bí mật của công nhân trong cả nước.

Sự ủng hộ về phương diện công cụ thông tin và tài chính của phương Tây đối với Công đoàn Đoàn kết dường như có ảnh hưởng ngay. Cuối tháng 4 năm 1982, những phần tử tích cực quan trọng của Công đoàn Đoàn kết trốn được khỏi các trại giam đã tổ chức thành một tổ độc lập lấy tên là “Uỷ ban phối hợp lâm thời” (TKK), đồng thời họ ra một bản tuyên bố. Đó là một tổ chức bí mật, mong muốn có sự phối hợp hành động để phản đối “Luật quân quản”. Các thành viên ban đầu của tổ chức này có: Chư-pik-nep Pu-ak ở Vác-sa-va, Oa-đi-xoap Han-tai ở Cơ-ra-côp, Pik-tan Liss ở Gơ-đan-sư-khơ và Oa-đi-xoap Fu-la-nin ở Roôc-lao (Wroclaw). Trong lần họp đầu, Uỷ ban phối hợp lâm thời chỉ là một tổ chức lâm thời, họ chuẩn bị tổ chức thành một mạng lưới bí mật phân tán ở các nơi trong toàn quốc. Trong bản tuyên bố đầu tiên, lời lẽ của Uỷ ban này có tính khiêu chiến hết sức. Điều kiện đàm phán họ đưa ra là Chính phủ phải thả toàn bộ những người bị bắt, đồng thời những người bị kết án do “Luật quân quản” đều được xoá tội.

Phương Tây chuẩn bị ủng hộ tiền và kĩ thuật cho Uỷ ban phối hợp lâm thời. Các thành viên trong Uỷ ban này vẫn giữ được mối liên hệ với nhau, có khi họ còn tranh luận với nhau về vấn đề sách lược. Bản tuyên bố chung của Uỷ ban này được truyền đi rất rộng. Nó đã khích lệ được mọi người, đồng thời làm cho chính quyền Da-ru-den-xki rất đau đầu. Trong suốt mùa đông dài dằng dặc thực thi “Luật quân quản”, Công đoàn Đoàn kết bí mật vẫn tồn tại được. Đó thật là một điều kì diệu!


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Tám, 2010, 10:09:33 am

Chỉ có một khu của Uỷ ban mới thành lập này là không phát biểu, bình luận gì. Đó là khu trung tâm Ka-tô-oai của công nghiệp khai thác mỏ Ba Lan. Đường dây điện thoại của khu này vẫn trục trặc, đồng thời Công đoàn Đoàn kết cũng không lén chuyển được công cụ thông tin đến đó. Ka-tô-oai là đại bản doanh của công đoàn, nằm dưới sự giám sát nghiêm ngặt của cảnh sát.

Ngày 17 tháng 5 Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô Côn-xtan-tin Rô-xcôp đột nhiên đến thăm Da-ru-den-xki ở Vác-sa-va. Ông được Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô phái đến Ba Lan để thu thập những tư liệu đầu tiên về chính trị ở đó. Một loạt những cuộc bãi công và kháng nghị có tính tượng trưng đã tiếp tục làm cho Ba Lan lúng túng. Không biết vì sao, việc đối phó với Công đoàn Đoàn kết của Chính phủ lại nhẹ tay hẳn lại, khiến cho Krem-li rất không vui.

Chính phủ Da-ru-den-xki dường như tuân theo một chiến lược hàm hồ không rõ rệt nên người ta không biết là rút cục họ muốn lung lạc Công đoàn Đoàn kết, hay là muốn áp dụng biện pháp thẳng tay diệt trừ. Rô-xcôp yêu cầu Da-ru-den-xki tăng cường việc giữ gìn an ninh trong nước. Ông nói: “Sự thật đã chứng minh, các nước đế quốc do Mỹ cầm đầu đã hình thành một tập đoàn xâm lược đương thực hiện chính sách lật đổ các nước xã hội chủ nghĩa. Với chính sách này, chúng sẽ có những hành động lật đổ, do đó khả năng chúng sẽ thực hiện nhưng hành động quyết liệt”.

Mat-xcơ-va rất lo lắng về những việc “can thiệp vào nội chính” của nước Mỹ. Từ khi xẩy ra những chuyện rắc rối ở Ba Lan, Krem-li và chính phủ Ba Lan đều cho rằng những khó khăn trước mắt họ đều do Oa-sinh-tơn gây ra. Khi Ri-gân tuyên bố tăng cường cấm vận, ông đã diễn đạt ý của mình, hết sức rõ ràng, đó là nước Mỹ và Chính phủ Ba Lan xây dựng lại vấn đề về mối quan hệ kinh tế, họ muốn gắn liền với vận mệnh của Công đoàn Đoàn kết. Giờ đây những nhân viên an ninh của Liên Xô và Ba Lan đang hết sức chú ý tới đủ các loại hiện tượng về việc Mỹ cung cấp tiền của giúp Công đoàn Đoàn kết. Tuy nhiên, những người hiểu được nội tình đều biết rằng, Oa-sinh-tơn quả thực đã bắt đầu ủng hộ Công đoàn Đoàn kết. “Chúng tôi, những người làm công tác An ninh quốc gia trước nay đều không tin về những lời tuyên truyền rằng nước Mỹ ủng hộ Công đoàn Đoàn kết - Một quan chức trước đây làm công tác tình báo của Liên Xô nhớ lại - Đối với chúng tôi mà nói, loại tuyên truyền đó, về góc độ hình thái ý thức mà nhìn nhận thì có thể thông được, nhưng lại không nắm được chứng cứ. Nhưng bắt đầu từ mùa xuân năm 1982 những người “cáo mật” cung cấp các chứng cứ ngày càng nhiều. Tiền của của Công đoàn Đoàn kết rất hùng hậu. Đồng thời họ còn sử dụng các thủ đoạn phức tạp để thực hiện việc làm của họ. Vì thế chúng tôi biết là họ đang có được một số thứ từ một số người ở đó gửi tới!”

Do Công đoàn Đoàn kết không những tiếp tục tồn tại, mà xem ra thì họ đang tiến thêm một bước trong việc tích tụ lực lượng, vì vậy các quan chức an ninh ở Vác-sa-va quyết định mở một cuộc công kích mãnh liệt đối với Oa-sinh-tơn. Đầu tháng 5 năm 1982, phía Ba Lan quyết định sẽ chuẩn bị để xây dựng một tổ chức tương tự như KGB của Liên Xô.

Giôn Ê-rô-lis, quan chức phụ trách khoa học sĩ thuật ở Đại sứ quán Mỹ tại Ba-lan và Giêm Khuô-khoa-đơ Bí thư thứ nhất phụ trách văn hoá ở Đại sứ quán này cùng đến nhà riêng để gặp Li-xia Hen-xin-ki, nhà khoa học ở Viện Khoa học Ba Lan. Người này đã từng bị nhà đương cục bắt. Chính phủ Ba Lan đã lên án 2 quan chức ngoại giao này và cho rằng họ đến lấy tin tình báo ở Hen-xin-xki. Một hôm, cảnh sát thường phục và quan chức an ninh đột nhiên đến bắt và đánh đập 2 người này. Sau đó, họ đưa 2 người đến Tổng bộ Cảnh sát bằng ô-tô bịt kín. Các quan chức Ba Lan cảnh cáo họ đã ủng hộ Công đoàn Đoàn kết, đồng thời cho rằng họ đã làm những việc tổn hại đến tiến trình ổn định của Ba Lan. Sau đó, các quan chức này tuyên bố không hoan nghênh và trục xuất họ! Các nhân viên khác ở Đại sứ quán cũng luôn bị phía an ninh đến gây chuyện và đe nẹt.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Tám, 2010, 10:12:38 am

Vác-sa-va cũng tiến hành một cuộc chiến tranh cân não với Chính phủ Ri-gân. Nhân viên an ninh Ba Lan bất chấp mọi điều, ra sức tìm kiếm mọi hoạt động của Mỹ tiến hành ở Ba Lan. Nếu phát hiện ra điều gì họ lập tức đưa ra công khai ngay. Họ tập trung chú ý vào Đại sứ quán Mỹ; nhưng trên thực tế, trong kế hoạch này, Đại sứ quán Mỹ chỉ có tác dụng thứ yếu. Họ rất ít biết rằng ở đó những hành động ấy đều tiến hành độc lập, nhưng đại sứ quán Mỹ lại phát huy quan trọng về tác dụng kiềm chế.

Cùng với kế hoạch bí mật bắt đầu thực hiện ở Ba Lan và chỉ thị bí mật của Lầu Năm Góc bắt đầu được quán triệt, trong cuộc kinh tế chiến nhằm vào Liên Xô này, Cai-xpa Uyn-pak đã tăng cường liên hệ được với một bạn đồng minh ẩn tiếng mà có ích. Ngày 19 tháng 2, ông đã có cuộc hội đàm bí mật với người lãnh đạo Xau-đi ở Ri-yat. Uyn-pak là bạn thân của vương tử Ban-đan và cũng rất hợp với thân vương Pha-khơ-đơ 1 là người sẽ kế thừa vương vị. Pha-kha-đơ nói tiếng Anh rất lưu loát, ông đã cho con sang phương Tây du học, 3 người con học ở Đại học Ca-li-phoóc-ni-a, 1 người học ở Học viện quân sự hoàng gia Xan-đơ-khơ-xtơ 2. Ông vốn có tiếng là người thân phương Tây. Nghe nói, năm 1973 ông đã phản đối các nước A-rập cấm vận dầu xăng đối với phương Tây. Ông muốn hợp tác mật thiết về quân sự nước Mỹ. Ông có một cuộc sống riêng tư rất phóng túng. Thời còn trẻ ông là một con bạc thực thụ, một đêm tại Mông-tơ Các-lô 3, số tiền thua bạc của ông lên tới 6 triệu đôla Mỹ.

Uyn-pak đến thăm Xau-đi không chỉ có ý nghĩa tượng trưng, mà đến đó ông còn kí kết với họ một hiệp ước quân sự phức tạp. Cuộc chiến tranh I-ran và I-rắc đã kéo dài mãi, điều này đối với vương thất Xau-đi thân phương Tây mà nói không phải là điều gì tốt. Chiến tranh càng kéo dài, thì về mặt nhân lực và nhiệt tình tôn giáo I-ran so với ưu thế thiên nhiên của Bát-đa càng lớn hơn. Pha-khơ-đơ coi Sat-đam Hut-xen như một con đê chắn sóng ngăn chủ nghĩa Khô-mê-ni 4, vì rằng như nghĩa này đối với vương quốc ông là một uy hiếp rất lớn. Khi Uyn-pak và ông hội kiến, vị thân vương này còn tỏ ra bứt rứt không yên vì điều đó.

Ngay từ 2 tháng trước, Xau-đi và quan chức an ninh của Ba-rin đã bắt 65 người, lí do là số người này âm mưu lật đổ Chính phủ bảo thủ của 2 nước giàu có về đầu mỏ. Họ được huấn luyện ở I-ran và có một số lượng lớn vũ khí. Người ta gọi tổ chức này là “A-lây ta-oa”, hoặc “hò gọi”. Tổ chức phái Thập Diệp, bí mật thông qua toàn bộ thế giới A-rập chiêu mộ giáo đồ phái Thập Diệp Mu-xlim và đã có sự phát triển, đồng thời họ còn truyền bá cách mạng sang tận vịnh Ba-tư. Cơ quan tình báo Mỹ thông qua biện pháp trinh sát điện tử đã có được nội dung của một phần nhỏ kế hoạch này, cơ quan này liền tiết lộ tin đó cho Vương tử Nội chính đại thần Xau-đi, Nây-phu.

Nhưng, ở A-rập Xau-đi Uyn-pak đã vắt óc nghĩ cách sao cho quân đội Mỹ có thể đến đóng ở vịnh Ba-tư. Mục tiêu cơ bản của ông rất đơn giản: triển khai lực lượng quân sự cần thiết ở vịnh Ba-tư để khiến cho vòi dầu bao giờ cũng mở ra được. Như vậy có nghĩa là, nước Mỹ muốn có sự bảo vệ quân sự đối với các nước thân phương Tây ở khu vực vịnh Ba-tư và nước quan trọng nhất trong đó là A-rập Xau-đi. Ngày 21 tháng 4 năm 1981, Uyn-pak tuyên bố, nước Mỹ sẽ mở rộng và tăng cấp lưu lượng hỗn hợp phản ứng nhanh (RDF, đơn vị quân đội này thành lập do lời đề nghị của Tổng thống Ca-tơ, mục đích là khi cần thiết, nước Mỹ có thể đưa ngay quân đội đến Trung Đông). Nó sẽ biến thành một Bộ Tư lệnh liên hợp, có hệ thống quân đội, tình báo, hệ thống thông tin của mình và sĩ quan tư lệnh liên hợp của mình. Nó phụ trách mọi việc bố trí và hành động của quân đội Mỹ ở khu trung ương. Bộ Tư lệnh trung ương quân Mỹ (USCENT - COM) mới xây dựng so với lưu lượng hỗn hợp phản ứng nhanh thì lớn hơn nhiều. Bộ Tư lệnh này nói thẳng lên là binh đoàn này có tới 300.000 quân. Việc này đối với vương thất A-rập Xau-đi mà nói, nó giống như một tấm thảm an ninh rất hợp ý; duy nhất có một điều mạo hiểm là, nó thành lập do sự cần thiết về an ninh của mình nên Ri-yat phải có quan hệ rất mật thiết với nước Mỹ; vả chăng dầu mỏ của Xau-đi cần thiết cho Mỹ biết chừng nào! Bộ Tư lệnh này không phải như một bộ phận hợp thành của liên minh quân sự chính thức như NATO. Ở đây không có bất cứ một điều ước nào có thể ràng buộc đối với chức trách của nó. Quân đội Mỹ đóng trên lãnh thổ Xau-đi cũng phải chịu một sự mạo hiểm về chính trị; Xau-đi đối với điều này rất nhậy cảm. Để cho Xau-đi được yên lòng, nơi đóng quân của Bộ Tư lệnh trung ương quân Mỹ và quân đội trực thuộc nó đều bố trí ở ngoài chiến khu.

Pha-khơ-đơ nhắc lại với Uyn-pak lời cảm ơn của ông đối với Bộ Tư lệnh trung ương quân Mỹ. Đây là lực lượng răn đe về quân sự duy nhất, mà Vương thất Xau-đi, trong sự mênh mông biển cả, đầy ắp địch có thể trông mong vào. Tê-hê-ran đối với sự ủng hộ của “A-lây-ta-oa” đã biểu thị hết sức rõ ràng về ý đồ của nó, tức là họ muốn thông qua bạo lực để lật đổ vương thất Xau-đi. Mặc dầu I-rắc có được món tiền ủng hộ về tài chính khoảng 20 tỉ đô-la Mỹ từ A-rập Xau-đi và các nước A-rập giàu có về dầu mỏ khác, nhưng I-ran vẫn đẩy quân đội I-rắc phải quay trở về biên giới nước mình. Ngoài ra, số lượng cố vấn quân sự của Liên Xô ở Xi-ri trong vòng 1 năm đã từ 2.500 người tăng vọt lên gần 6.000 người. Hơn nữa quân của Liên Xô hiện đang ở Ap-ga-ni-xtan có khoảng 100.000 người.

Chính phủ Ri-gân đối với Xau-đi đã có sự bảo đảm về an toàn, vấn đề này trong 12 tháng qua đã được chứng minh. Để thuyết phục Quốc hội bán hệ thống “báo động và khống chế, vận chuyển được trên không”, Nhà Trắng đã phải tiến hành một cuộc đấu tranh kịch liệt. Tổng thống đã phải bỏ ra một vốn chính trị khá lớn mới làm cho cuộc giao dịch đó được thông qua ở Quốc hội. Ông đã phải hứa bằng lời, bảo đảm chắc chắn về tính hoàn chỉnh của Chính phủ Xau-đi, đồng thời đề phòng sự xuất hiện của một I-ran khác. Tuy những lời lẽ này rất được Vương cung Xau-đi hoan nghênh, nhưng Xau-đi vẫn không tín nhiệm Oa-sinh-tơn. Pha-khơ-đơ thật ra cũng không muốn từ Uyn-pak để có được một hiệp ước bảo đảm công khai, vì như vậy có khác nào nổ một quả bom chính trị hết sức dữ dội ở Trung Đông. Nhưng Oa-sinh-tơn rút cục có thể, bằng một phương thức thiết thực và trực tiếp để biểu thị một cách rõ ràng rằng có một lời hứa về sự an toàn đối với Xau-đi hay không? Xau-đi có thể từ Ri-gân để có được sự bảo đảm không? Tức là nếu A-rập Xau-đi bị tấn công, nước Mỹ có cố sức bảo vệ nước đó không?

Uyn-pak nói, ông sẽ đề xuất vấn đề này với Tổng thống. A-rập Xau-đi rất nhạy cảm với chính sách vịnh Ba-tư của quân Mỹ. Đối với việc này Uyn-pak cũng muốn tìm cách xoa dịu. Chiến lược mới của Lầu Năm Góc (Phương hướng quốc phòng năm tài chính 1984 - 1988) đã chỉ ra rằng, lúc nào quân đội Mỹ cũng phải có sự chuẩn bị tốt, để khi cần sẽ cấp tốc tiến vào A-rập Xau-đi, chứ không cần phải đợi Chính phủ bạn có lời đề nghị.
_______________________________________
1. Pha-khơ-đơ; tức Fahd Bin Abdul Ariz.
2. Học viện quân sự Hoàng gia Xan-đơ-khơ-xtơ: Trường quân sự huấn luyện sĩ quan lục quân nước Anh. Thành lập năm 1802, sau sát nhập với Học viện quân sự Hoàng gia U-lix. Đến khi sát nhập vẫn lấy tên cũ.
3. Mông-tơ Các-lô: Một nơi có phong cảnh đẹp ở Mô-na-cô, gần Địa Trung Hải. 1956 xây dựng sòng bạc ở đây, 1961 bắt đầu kinh doanh. Là nơi ăn chơi của những người giầu sang trên thế giới. Sòng bạc này năm 1967 do Chính phủ tiếp quản, mỗi năm thu nhập chiếm 5% dự toán ngân quĩ quốc gia.
4. Chủ nghĩa Khô-mê-ni: tư tưởng của lãnh tụ phái Thập diệp, đạo Is-lam Iran; nội dung chủ yếu là làm cách mạng ở các nước Is-lam, xây dựng lại các nước Is-lam thống trị bởi chủ nghĩa thần quyền, phản đối chính sách thân phương Tày, đồng thời truyền nguyên giáo chỉ Is-lam sang các nước Mu-xlim láng giềng.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Tám, 2010, 07:17:03 pm

CHƯƠNG TÁM

Tháng 5 năm 1982, Cô-xây là khách quý của quốc vương Kha-lit, khi ông đến thăm bán đảo A-rập Xau-đi. Kha-lit sống rất giản dị, người yếu nhiều bệnh. Ông là con đẻ của thời đại trước! Trước khi ông có được số tài sản khổng lồ từ phía dưới sa mạc thì ông luôn nhớ lại những ngày tháng đã qua. Nhìn từ nhiều mặt, mọi người đều có thể coi ông như một nhân vật thần bí. Qua cách cư xử, ông thấy rất hợp với vị Cục trưởng Cục Tình báo trung ương nước Mỹ mộc mạc này. Điều ấy khiến cho nhiều người lạ lùng khó hiểu. Hai người đã thảo luận với nhau về tinh thần kỵ sĩ và vinh dự của thời đại hiện tại. Hai điều này ngày nay dường như đều rất ít có. Kha-lit lấy làm tự hào vì trước kia ông đã cùng sống với người Bê-đu-in1, đồng thời ông kể với Cô-xây rất nhiều về gia tộc sử của vương triều.

Sau khi đã cùng nhau thảo luận ngắn gọn về tình hình thế giới và chính trị, Quốc vương mời Cô-xây xem một số vật quý của ông. Đầu tiên họ đi xem đàn bò sữa. Số bò này đều phải nuôi bằng loại thức ăn nhập khẩu. Chúng được giao cho một người Ai-len chăm sóc. Vị Cục trưởng này thấy rất thú vị: khi ông chuyện trò với người Ai-len này, đột nhiên từ miệng ông bật ra mấy câu tiếng Ai-len. Họ trao đổi với nhau cũng không lâu, nhưng Quốc vương đứng đợi cảm thấy không kiên nhẫn được nữa. Ông muốn mời vị khách quý đi xem số lạc đà của Hoàng gia, những con vật khiến ông tự hào và vui thích. Chúng là những con vật khổng lồ, có đến mấy trăm con. Quốc vương đề nghị Cô-xây cưỡi lên một con, nhưng ông cám ơn và từ chối. Sau đó Quốc vương lại mời vị Cục trưởng này hưởng “một lần khoái lạc thực sự”, uống một cốc sữa lạc đà nóng, đặc, nhưng Cô-xây lại lấy cớ sức khoẻ không tốt, một lần nữa cảm ơn và từ chối!

Cùng quốc vương Kha-lit nói những chuyện dông dài về sinh hoạt đời thường, Cô-xây thấy rất vui! Nhưng dụng ý thực sự của ông đến A-rập Xau-đi lần này là muốn hội kiến với vị Trứ vương2 Pha-khơ-đơ. Năm 1981, Trứ vương Pha-khơ-đơ đã có một quan hệ thân tình, nồng nhiệt với Cô-xây; tình cảm đó 2 người vẫn giữ cho đến nay. Cô-xây và Chính phủ Mỹ đã cùng thúc đẩy chuyện bán hệ thống “báo động và khống chế, vận chuyển được trên không” cho A-rập Xau-đi; Pha-khơ-đơ đã rất biết ơn Cô-xây vì chuyện đó. Họ thảo luận với nhau rất nhiều vấn đề. Mấy tuần lễ trước, Pha-khơ-đơ và Cai-xpa Uyn-pak cũng đã thảo luận với nhau những vấn đề tương tự. Do khi ở Oa-sinh-tơn, vương tử Ban-đan có lời thỉnh cầu nên Chính phủ Ri-gân ủng hộ việc Xau-đi gửi tiền ở nước Mỹ. Ngày 6 tháng 5 năm 1982, “Hội nghị thính chứng” được triệu tập bí mật để bàn về vấn đề này ở Uỷ ban tiểu tổ sự vụ thương nghiệp, tiền tệ của Hạ nghị viện. Ngay từ ngày 9 tháng 2, Ben-gia-min Rô-sưn-tan, đã viết thư cho Tổng thống Ri-gân, đe sẽ công bố công khai chuyện Xau-đi gửi tiền vào ngân hàng nước Mỹ. Ngày 17 tháng 2, do có áp lực mạnh của Cô-xây, Đô-nal Ri-can, Bi-en Cơ-lac; Tổng thống phê: “Công bố vấn đề này sẽ đưa lại những tác hại lớn trong quan hệ đối ngoại của nước ta... Cần tránh việc công bố bất cứ những sự việc gì có hại cho lợi ích công chúng”.
___________________________________________
1. Người Bê-đu-in: một dân tộc du mục nói tiếng A-rập sống ở vùng sa mạc Trung Đông.
2. Trứ vương: người sẽ được nối ngôi vua.



Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Tám, 2010, 07:19:15 pm

Ngày 6 tháng 5, một tiếng đồng hồ trước “Hội nghị thính chứng” của Uỷ ban tiểu tổ trên, có 10 quan chức của Cục Tình báo trung ương đột nhiên xông vào phòng tầng 2 của cao ốc văn phòng Hạ nghị viện, 5 người lục soát máy nghe trộm điện tử, còn 5 người kia đứng gác. Việc lục soát này dù căn cứ vào quyền hạn của Cục Tình báo trung ương thì đó cũng là việc bất bình thường, vì nó vượt qua cả phạm vi chức quyền của Cục. Chỉ có cảnh sát của Lầu lớn Quốc hội mới có quyền hạn đối với cao ốc Văn phòng Quốc hội. Nhưng, một khi cuộc hội nghị thính chứng này bắt đầu thì Cục Tình báo trung ương không có đường lui nữa, vì Cục này không muốn công khai bất kì một số liệu nào. Quan chức an ninh của Cục Tình báo sau khi nói xong lòi cuối cùng, liền cầm lấy bản tốc kí của hội nghị. Tiếp đó ông đưa người thư kí của cuộc họp đến văn phòng của các thành viên trong Uỷ ban tiểu tổ tại tầng 3 để thu hết các bản sao, chụp khác. Một quan chức của Cục Tình báo trung ương nói với Uỷ ban này: bản sao phải do Lăng-lây chụp lại, chứ các thành viên của Uỷ ban không được làm!

Tuy không nói, nhưng ai cũng đoán biết được là tất có sự tranh cãi giữa 2 bên: Pe-tơ Pa-las, người phụ trách ban cố vấn của ủy ban tiểu tổ ở trong phòng, nhìn ngó ra phía ngoài một chút thấy viên thư kí của Hạ nghị viện bị người của Cục Tình báo trung ương vây quanh. Ông lập tức bước ra để xem xẩy ra chuyện gì. Ông nói với các quan chức bên Cục Tình báo trung ương rằng, các tờ biên bản này là tài sản của Quốc hội, chứ không phải của Cục Tình báo trung ương. “Đây không phải là cuộc hội nghị của Cục Tình báo trung ương - Ông nói - mà là cuộc hội nghị của Ủy ban tiểu tổ quốc hội!” Một quan chức của Cục Tình báo trung ương nói ngay rằng, họ nhận được chỉ thị đặc biệt không thể để cho những tờ biên bản này được lưu giữ ở nhiều nơi. Trước khi Rô-sưn-tan đến toà cao ốc Quốc hội thì hai bên vẫn ở trong tình trạng găng nhau. Thấy vậy Rô-sưn-tan tuyên bố rõ ràng, Cục Tình báo trung ương không được lấy đi những tờ biên bản đó! Bấy giờ những người ở Cục Tình báo mới đành nhượng bộ.

Sau sự kiện này, các thành viên của Ủy ban tiểu tổ họp riêng với người của Cục Tình báo trung ương, hai bên đi đến một phương án thoả hiệp: chỉ được phát biểu khi đó là văn kiện thiết yếu. Kết quả này đối với Cục Tình báo trung ương tuy không phải là hoàn toàn thắng lợi, nhưng Chính phủ mỹ thông qua sự nỗ lực gian khổ, một lần nữa mới bảo vệ được lợi ích của A-rập Xau-đi. Như vậy cũng có thể nói đó là thắng lợi của Cục Tình báo trung ương. Tổng thống Ri-gân “thân chinh ra trận”, đã nỗ lực ngăn chặn ý đồ giải mật các tư liệu này của Ủy ban tiểu tổ Quốc hội, từ đó đã giữ được bí mật cho các tình báo về mặt tài chính của Xau-đi. Đó là một thử thách quan trọng đối với quan hệ giữa nước Mỹ và Xau-đi. Chính phủ Mỹ đã qua được sự thử thách này.

Về nhiều mặt khác, giữa Ủy ban An ninh quốc gia và Cục Tình báo trung ương cũng đã có những sự “giao phong”, qua đó cũng có tác dụng tốt đối với Xau-đi. Với mấy tin tình báo nước Mỹ thông báo cho Xau-đi đã giúp cho Vương thất tránh được những sự uy hiếp đáng kể trong nước. Chính phủ vẫn tiếp tục theo kế hoạch của mình và đã thiết lập được những tấm bình phong quân sự chung quanh A-rập Xau-đi.

Một hôm, trong một bữa ăn tối, Cô-xây và Pha-khơ-đơ đã chuyện trò và làm một cuộc du lịch miệng về tình hình chính trị trên thế giới. Họ thảo luận về các vấn đề ở Ap-ga-ni-xtan, Trung Mỹ, Tây Âu và Pa-le-xtin. Hai vị du khách này đã nhiều lần chuyển hướng về phía Liên Xô. Trong con mắt của họ, Liên Xô là nguồn gốc của rất nhiều vấn đề gay cấn trên thế giới. Pha-khơ-đơ cũng giống như Cô-xây, 2 người đều bị Liên Xô làm cho tâm thần bất an.

Pha-khơ-đơ hỏi Cô-xây, tình hình nước Mỹ thực thi vấn đề trừng phạt Liên Xô về phương diện kĩ thuật dầu mỏ và khí dốt như thế nào? Trên thực tế, về phương diện sản xuất dầu mỏ thì Liên Xô là nước cạnh tranh chủ yếu của A-rập Xau-đi. “Nước Mỹ hạn chế Liên Xô để họ không có được kĩ thuật tiên tiến về phương diện dầu mỏ và khí đốt. Điều này phù hợp với lợi ích thiết thân của Xau-đi – Uy-li-am Sư-nat, phó Quốc vụ khanh phụ trách viện trợ quân sự và kĩ thuật nói - “Họ khuyến khích chúng tôi làm như vậy”. Cô-xây nói với Pha-khơ-đơ; sự trừng phạt Liên Xô về mặt kĩ thuật xây dựng đường ống khí đốt cùng với sự hạn chế họ về mặt kĩ thuật khai thác dầu mỏ, nước Mỹ sẽ kiên trì thực hiện một cách thích đáng! Cô-xây nói: “Điện hạ, nếu chúng ta cứ tiếp tục làm như vậy thì ngay một “Qua-tưa1 dầu mỏ họ cũng không bơm lên được”. Pha-khơ-đơ nghe Cô-xây nói vậy, ông “khà khà” cười lớn!
___________________________________
1. Qua-tưa (Quarts): Lít Anh (góc tư ga-lông, bằng 1,135 lít)


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Tám, 2010, 07:20:40 pm

Sự trừng phạt của nước Mỹ ít nhất cũng làm cho việc xây dựng đường ống khí đốt đại quy mô bị hoãn lại. Pha-khơ-đơ rất vui thích đối với việc này, vì các nước châu Âu đã thổi phồng công trình đó, cho rằng nó có thể thay thế cho sự cung ứng dầu mỏ của Trung Đông. Sự thực thì việc trừng phạt này của nước Mỹ không chỉ phục vụ cho lợi ích chiến lược của nước Mỹ, mà còn phục vụ lợi ích về dầu mỏ cả cho Xau-đi.

Cô-xây nói với vị Trứ vương: “Điện hạ, chúng tôi sẽ gắng hết sức mình để ngăn cản một số nước không cho họ mua dầu thô của Liên Xô”. Ông nhắc lại rằng Chính phủ Mỹ sẽ gây sức ép với Chính phủ Pháp và Công ty dầu mỏ quốc gia Pháp để họ không mua dầu thô của Liên Xô mà mua của các nước khác. Mat-xcơ-va có được ngoại tệ mạnh là do họ xuất khẩu năng lượng, họ sẽ giảm bớt 10% lượng dầu mỏ xuất sang Đông Âu để rồi xuất khẩu số dầu này sang bất cứ nước nào ở Tây Âu có thể trả cho họ bằng ngoại tệ mạnh. Việc Liên Xô ra sức xuất khẩu dầu mỏ sang phương Tây sẽ khiến cho Xau-đi có nguy cơ bị hất khỏi một số thị trường. Bỉ và Pháp đều dự định lại tiến hành đàm phán để kí kết với Liên Xô và Xau-đi những hợp đồng đắt giá. Công ty quốc doanh Pháp, ví dụ như Công ty En-phơ A-ki-ten1 được toàn quyền tìm nguồn cung ứng dầu thô mới, cho nên Pháp có khả năng lớn là sẽ mua dầu thô giá rẻ của Liên Xô. Sau 1 năm, sự đầu cơ của Mat-xcơ-va đã thành công, đến cuối năm 1982, mức xuất khẩu dầu thô của Liên Xô sang các nước tư bản châu Âu tăng lên 32%.

Có thể dự tính, sự giảm thiểu lượng xuất khẩu dầu mỏ của Liên Xô sang Đông Âu sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho khu vực này. Sự giảm thiểu lượng xuất khẩu dầu mỏ, sẽ làm cho hiệu suất tăng trưởng kinh tế vốn thấp kém của khu vực này sẽ càng hạ thấp hơn nữa. “Nhật báo phố U-ôn” thậm chí dự đoán, sự giảm thiểu lượng xuất khẩu dầu mỏ “có thể làm cho rất nhiều các nước Đông Âu do Liên Xô khống chế lâm vào cảnh phá sản về kinh tế, hơn nữa còn có thể tan rã về mặt chính trị”.

Cô-xây nói với Pha-khơ-đơ, Chính phủ Mỹ sẽ đem hết sức mình để hạn chế kế hoạch năng lượng của Liên Xô. Nhưng ông ngầm tỏ ý Chính phủ Mỹ muốn Xau-đi bán dầu cho Mỹ với giá tương đối rẻ để “có đi, có lại”. Giá năng lượng tương đối rẻ sẽ tăng cường nền kinh tế của nước Mỹ, đó là mục tiêu trong nước quan trọng nhất của Ri-gân. Một nước Mỹ hùng mạnh rất phù hợp với lợi ích của Xau-đi. Nhất là nước Mỹ đang nhanh chóng trở thành một nhân tố then chốt bảo đảm chắc chắn cho sự sinh tồn của Xau-đi. Đồng thời, giá dầu rẻ sẽ ngăn được việc các nước châu Âu đi tìm nguồn năng lượng thay thế, ví như tìm đến mua khí đốt của Liên Xô! Hành động này còn có thể làm cho kẻ thù không đội trời chung của chính quyền Xau-đi là I-ran và Liên Xô bị một đòn đau: 2 nước này vào những năm 70 do giá dầu cao vọt đã “phát tài” to!

Trứ vương vốn có một bản lĩnh thương nghiệp kì diệu, vì thế ta có thể nói một cách không nghi ngờ rằng, nhưng điều mà Chính phủ Mỹ biết, thì khẳng định là ông cũng biết. Nhưng, nghe được những việc đó từ miệng một nước đồng minh chủ yếu và người đảm bảo thì ý nghĩa của nó lại không giống nhau.

Quan hệ giữa họ đặt trên sự tôn trọng lẫn nhau, nhưng đối với vị Trứ vương này thì Cô-xây rõ ràng là đảm đang chức trách “bồi dưỡng” và chỉ đạo ông. Pha-khơ-đơ thích nghe Cô-xây nói những chuyện về Cục Tình báo chiến lược Mỹ và những sự uy hiếp gây ra bởi chủ nghĩa cực quyền. Chủ nghĩa cực quyền này đầu tiên ở nước Đức, nay thì ở Liên Xô! Đối với Pha-khơ-đơ, về danh nghĩa là người bạn của Mu-xlim và của phương Tây mà nói, người Liên Xô là “dị giáo đồ” thật sự!

Cô-xây khuyến cáo Trứ vương, cần chú ý chính quyền Xau-đi có thể đối mặt với sự uy hiếp khác trong nước. Có một số người A-rập Xau-đi đã chịu sự giáo dục trong các trường đại học của tập đoàn Liên Xô, mà số người này hiện đang làm việc trong Chính phủ. “Ngài nên miễn nhiệm những người đó - Cô-xây nói với Pha-khơ-đơ - Họ rất có thể là gián điệp, là mật thám hoặc là những phần tử phá hoại. Tốt nhất là không sử dụng những người đã từng chịu sự giáo dục của tập đoàn Liên Xô”. Cuối cùng, Trứ vương đã tiếp thu kiến nghị này và cuối năm 1983, ông đã thực hiện điều đó.
__________________________________________
1. Công ty En-phơ A-ki-ten: toàn văn tiếng Pháp là Societé Nationale Elf Aquitaine; đó là một Công ty tập đoàn Pháp, ngày 1 tháng 5 năm 1976 do mấy Công ty Công nghiệp hoá dầu, đơn vị ngành mỏ và đơn vị công nghiệp khác cải tổ rồi họp lại mà thành. Năm 1994, Chính phủ bán một phần lớn cổ phiếu, tư hữu hoá Công ty này. Tổng bộ Công ty ở Pa-ri.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Tám, 2010, 07:24:14 pm

Người Pa-le-xtin cũng có vấn đề. Căn cứ vào báo cáo của Cục Tình báo trung ương thì Tổ chức giải phóng Pa-le-xtin (PLO) có mấy phái đang cùng với một số tổ chức A-rập Xau-đi dự tính làm yếu sự thống trị của Quốc vương. Cô-xây nói, nên thay thế họ bằng các quần thể đáng tin cậy (người Pa-ki-xtan, hoặc người Ai-cập). Cuối cùng, Pha-khơ-đơ cũng tiếp thu kiến nghị này, ông đã trục xuất hàng ngàn người Pa-le-xtin và thay thế họ bằng người Pa-ki-xtan.

Một kế hoạch phù hợp nhất với tâm ý của Pha-khơ-đơ là ra sức ủng hộ phong trào I-xlam của vùng Trung Á Liên Xô. Việc này chủ yếu do bộ lạc của giáo phái Oa-kha-ni phụ trách. Đó là một hành động tuyệt mật. “Đối với người của giáo phái Oa-kha-ni1 mà nói, kế hoạch ủng hộ Mu-xlim ở vùng Trung Á Liên Xô là vô cùng quan trọng”. Ven-xin Kan-ni-xtơ-rô, nguyên quan chức cao cấp của Phòng Hành động Cục Tình báo trung ương nhớ lại.

Cô-xây đương nhiên cũng hứng thú đối với đề mục này, nhưng đó là do xuất phát từ nguyên nhân chiến lược chứ không phải từ nguyên nhân tôn giáo. Cô-xây nói với Pha-khơ-đơ: “đối với Nga mà nói, khu vực Trung Á chẳng khác nào “gót chân của A-sin2. Trừ phi ở đó chúng ta phát động chiến tranh, nếu không thì Liên Xô sẽ chẳng bao giờ chịu rời khỏi Ap-ga-ni-xtan”. Đương ăn chà là, nghe nói vậy Pha-khơ-đơ cũng tỏ vẻ đồng ý. Họ cũng đả động một chút đến sự thống trị của Liên Xô ở khu vục này, sau đó lại nói đến đội du kích Mu-xlim ở Áp-ga-ni-xtan. Pha-khơ-đơ nói với Cô-xây, cuộc thánh chiến ở Áp-ga-ni-xtan là một cuộc cách mạng không biên giới, cũng như chủ nghĩa Cộng sản vậy. Vị Cục trưởng thấy rất hứng thú với điều đó. Người Áp-ga-ni-xtan đương vượt qua sông A-mu3 (Oxus river), và họ có được mối liên hệ bình thường với Mu-xlim ở nội địa Liên Xô. Họ làm vậy chủ yếu để tiến hành những việc như: phân phát giấy chứng nhận hội viên của tổ chức kháng chiến Áp-ga-ni-xtan, truyền bá các trước tác cách mạng của I-slam, tổ chức hội nghị, hoặc tiến hành thảo luận, cùng với việc gài mìn. Cô-xây còn muốn làm được nhiều việc hơn nữa, tức là ông muốn phát động một phong trào có kế hoạch để đẩy thế lực Liên Xô ra khỏi vùng Trung Á.

Hôm đó trời đã rất muộn, Pha-khơ-đơ cùng ngồi với Cô-xây và Mu-sa Tuyếc-chi-sta-ni, một sử gia về Trung Á đã sống từ lâu ở A-rập Xau-đi. Nhà lịch sử này kể cho họ nghe về những bạo hành của Nga đối với dân tộc địa phương. Ông vẫn đi lại với những người ở vùng đó. Ông nói với Cô-xây, tháng 3 năm 1980 nổ ra cuộc bạo loạn ở A-ma A-ta4, điều này đã vượt ra khỏi phạm trù của cuộc chiến tranh Áp-ga-ni-xtan; những hoạt động phản kháng bí mật ở đó nổi lên rất mạnh! Không chút nghi ngờ, người Xau-đi đã tài trợ cho một tổ chức trong đó!

Cơ quan thông tấn Liên Xô đã la lối lên rằng, Xau-đi đang can thiệp vào chính sự của khu vực Trung Á Liên Xô. Họ tuyên bố giáo sư A. Đu-đa-ep đã chọn lựa một số người Xau-đi để tung ra một số lớn đồn đại này khác trong nhân dân Trung Á. Thiếu tướng N. Ô-vi-chép phó chủ tịch K.G.B ở Tu-cu-man tuyên bố, người Xau-đi đương sử dụng đạo I-slam như một thủ đoạn tiến công, xúi giục những người Mu-xlim trong nội địa Liên Xô phản đối chế độ Xô-viết. Họ tung tiền vào khu này, quyết tâm lật đổ chế độ Xô-viết về thần luận. Hiện nay có lẽ điều cần thiết nhất đối với họ là sự cổ vũ của ngoại giới.
_________________________________________
1. Giáo phái Oa-kha-ni: một hệ phái của đạo I-slam. Năm 1744 được gia tộc Xau-đi thừa nhận. Năm 1932, khi vương quốc A-rập Xau-đi thành lập thì phái này giành được địa vị thống trị về mặt tôn giáo và chính trị trên bán đảo A-rập.
2. Gót chân A-sin: điển cổ này xuất phát từ một chuyện thần thoại Hi-lạp, chỉ chỗ yếu điểm nhất của con người. A-xin là con của 1 nữ thần biển, khi còn trẻ A-sin được mẹ nhúng vào nước của một con sông thần để cho toàn thân ông gươm giáo không đâm vào nổi, nhưng riêng gót chân ông là không được nhúng vào nước.
3. Sông A-mu (Oxus river). con sông dài nhất ở Trung Á. Con sông này là một phần của biên giới giữa Tat-giê-ki-xtan và Áp-ga-ni-xtan.
4. A-ma A-ta: trước kia là thủ đô của Ca-dăc-tan. Sau khi không còn là thủ đô nữa thì A-ma A-ta vẫn là trung tâm hành chính của tỉnh A-ma A-ta.



Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Tám, 2010, 07:26:12 pm

Ngày thứ năm đầu tiên của tháng 4 năm 1982, hành động của Công đoàn Đoàn kết đã “mở màn” rất tốt. Cô-xây chỉ hi vọng không xẩy ra một sự rủi ro nào. Khi đó, ông đang ngồi cùng Đa-vít Uây-cơ, một trong nhưng liên lạc viên ở Nhà Trắng của ông. Vị Cục trưởng này thường đến Văn phòng Hành chính trước kia để tìm một chút ít trí tuệ của những người đồng sự cũ. “Chỉ cần chúng tôi ra ngồi ở phòng nghỉ” – Uây-cơ nhớ lại -... là ông bắt đầu nói với chúng tôi nhiều việc. Ví như, làm thế nào để Liên Xô dễ bị công kích; chúng ta làm thế nào mới có thể gây được khó khăn cho họ!” Nhưng, những vấn đề cần bàn trong hội nghị rất rõ ràng, tương đối ít vấn đề phải suy luận, ít nhất trong đầu óc Cô-xây là như vậy. Uây-cơ nói: “Năm đầu khi Cô-xây mới nhận chức, ông đã tìm cách để đoán định nền kinh tế Liên Xô rút cục ở trong trạng thái nào, nó vận hành ra sao? Mùa xuân năm 1982, cuối cùng ông thấy đã mò đúng mạch của nền kinh tế Liên Xô”. “Đó là một nền kinh tế có phong cách của một đảng phản động - Khi Cô-xây nói với Uây-cơ, mắt ông vẫn đăm đăm nhìn lên trần nhà - Họ đang vứt bỏ kĩ thuật cần thiết, loại kĩ thuật đã làm cho Liên Xô tiếp tục sinh tồn. Con đường để có ngoại tệ mạnh của họ chỉ có một, đó là xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt với giá cao. Tình thế của Liên Xô hết sức hỗn loạn như vậy, bởi thế chỉ cần hành động của chúng ta xác đáng là sẽ khiến họ tự tan rã!”

Trước kia Uây-cơ đã quen với sự thẳng thắn của Cô-xây, nay thấy Cô-xây nói những lời như vậy, ông rất ngạc nhiên. Đã mấy năm ở Cục này, ông vẫn theo dõi về vấn đề vốn lưu động và tình hình cân bằng thu chi của Liên Xô, nhưng ông chưa bao giờ nghe thấy một quan chức ở cấp bậc cao như vậy nói những lời lẽ như thế. Đối với vấn đề đó, khẳng định là Cô-xây đã từng suy sâu, nghĩ kĩ!

Mùa xuân năm đó, từ trên bàn làm việc của Cô-xây đã có mấy bản báo cáo mới nhất cần chuyển ngay đến ủy ban An ninh quốc gia và đến tay Tổng thống. Những báo cáo này không phải là báo cáo chính thức của Cục nên ông không coi trọng lắm. Đây là đợt đầu của “báo cáo đánh giá tính yếu ớt” về nền kinh tế Liên Xô mà ông chú ý, và đã yêu cầu Hep Mai-ê và Hen-ri Rôn cho người khởi thảo. Những báo cáo này đã đem lại cho ông những ảnh hưởng sâu sắc đã tăng cường thêm một bước về cách suy nghĩ xưa nay của ông. Nó đã làm cho Rô-nan Ri-gân tin tưởng rằng nước Mỹ có thể làm cho kinh tế của Liên Xô bị tổn hại nặng nề. “Trước kia Cô-xây thường đến phòng Bầu dục làm việc với Tổng thống - Uây-cơ nhớ lại - Họ thẩm tra các vấn đề rất kĩ, trong đó có vấn đề kinh tế của Liên Xô. Cách làm việc đó tuy không thật chính quy, nhưng nó đã giúp Ri-gân hình thành rất nhiều quan điểm của ông”. Hồi tưởng lại, những báo cáo đó đã có một sức nhìn thấu suốt gần như là những lời tiên tri. Đầu tiên đối với đặc tính về thể chế kinh tế của Liên Xô những báo cáo này đã đưa ra lời tổng thuật. Những người soạn thảo ra chúng chỉ ra rằng, thể chế kinh tế của Liên Xô “cứng nhắc mà ngoan cố” 1. Về phương diện phân phối, bố trí lại tài nguyên thì thiếu tính linh hoạt của thị trường. Càng tệ hại hơn nữa là các kĩ thuật và thiết bị từ phương Tây đưa vào chỉ là nhỏ giọt, tuy vậy nhưng nó bảo đảm giải quyết được “phần cứng”. Vì vậy một khi con đường chuyển nhượng kĩ thuật then chốt bị cắt đứt thì có thể làm cho nền kinh tế Liên Xô bị tổn hại nặng nề. Các bản báo cáo đó chỉ ra rằng:

Người Liên Xô hiện nay cần phải dựa vào tiền của và kĩ thuật của phương Tây đưa vào để việc sản xuất một số nguyên liệu duy trì được và có thể còn tăng thêm lên. Số nguyên liệu này rất phong phú, nó đã đáp ứng được sự viện trợ cho các nước khác và đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong nước. Về phương diện làm dịu đi sự thiếu thốn các vật tư quan trọng và kích thích tiến bộ kĩ thuật, các vật phẩm nhập khẩu từ phương Tây đã phát huy được tác dụng then chốt. “Thượng đế phù hộ”, hiện nay một số lượng lớn năng lượng của Liên Xô có thể xuất khẩu! Những nguyên liệu này càng ngày càng khó khai thác vì thế giá thành của nó tăng vọt lên. Thể chế kinh tế của Liên Xô đặc biệt là không nâng cao được hiệu suất công tác và thúc đẩy tiến bộ kĩ thuật. Sự sản xuất dầu mỏ tuy tăng chậm, nhưng vẫn tăng lên từ từ. Mấy năm nay, thậm chí với một lượng tăng lên rất nhỏ họ cũng phải cố gắng lớn. Đưa kĩ thuật phương Tây vào đối với họ là việc cực kì quan trọng để duy trì một lĩnh vực kinh tế then chốt là kiếm ra ngoại tệ mạnh.
____________________________________
1. Ngoan cố: từ này của nguyên bản Trung văn.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Tám, 2010, 07:27:31 pm

Nếu sản lượng dầu mỏ và khí đốt của Liên Xô hạ xuống đến mức thấp nhất, lại thêm lượng hao tổn trong khai thác tương đối lớn thì họ bắt buộc phải nhập khẩu các thiết bị của phương Tây trong một lĩnh vực rất rộng. Có thể họ mới tăng được sản lượng ở nơi này nơi khác, đồng thời giúp cho sự khai thác và khai phá có được một trữ lượng mới. Chỉ có phương Tây mới sản xuất được những thiết bị lắp ráp các đường ống có đường kính lớn. Căn cứ vào thời hạn xây dựng đường ống do Liên Xô tự định cho mình, chúng tôi dự đoán rằng trong thời gian còn lại của thập kỉ 80, ít nhất họ cũng cần nhập khẩu 5 triệu đến 20 triệu ống thép. Họ còn phải cần tiếp các thiết bị thăm dò tinh xảo và máy bơm ngầm chịu tải cao để sử dụng trong mỏ dầu, có lẽ họ còn cần cả máy nén khí dùng cho tua-bin mã lực lớn.

Tuy nhiên, để có ngoại tệ mạnh cần thiết chi trả cho các vật phẩm nhập khẩu từ phương Tây, Liên Xô phải tìm cách kiếm ra ngoại tệ mạnh; nhưng năng lực kiếm ra loại tiền này của họ đã phải chịu một áp lực rất lớn, mà từ năng lực này có khả năng bị thu nhỏ lại. Chủ yếu là vì sản lượng dầu mỏ của Liên Xô đã ổn định, đồng thời có khả năng sút giảm. Căn cứ vào dự đoán của chúng tôi, số ngoại tệ mạnh Liên Xô kiếm được do xuất khẩu dầu mỏ sẽ giảm thiểu, còn số ngoại tệ mạnh tăng được do lượng xuất khẩu khí đốt tăng dần lên thì chỉ có thể bù một phần nào vào số lượng giảm thiểu trên. Điều quan trọng nhất là, do giá năng lượng “mềm hoá”, khiến cho điều kiện mậu dịch của Liên Xô so với phương Tây, thập kỉ 80 so với thập kỉ 70 càng bất lợi; vì ở thập kỉ 70 giá dầu mỏ và giá vàng lên theo kiểu xoáy trôn ốc nên khi đó đã đem lại cho Liên Xô một khoản tiền lớn bất ngờ. Thêm nữa các nước thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ không trả bằng tiền mặt khi họ mua vũ khí của Liên Xô.

Bản báo cáo đánh giá sự yếu kém trên, đã coi ngành năng lượng Liên Xô như một lĩnh vực có thể sử dụng; nên đối với ngành này, những người viết báo cáo đã theo dõi rất sát sao. Báo cáo nhấn mạnh, ngành năng lượng đã có một tác dụng vô cùng quan trọng trong việc duy trì mặt vận hành kinh tế cơ khí của Liên Xô. Ngoại tệ mạnh Liên Xô kiếm được qua việc xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt chiếm 60% đến 80% toàn bộ số thu nhập ngoại tệ của Liên Xô, đồng thời những thu nhập đó trở thành “một cột trụ” của thể chế kinh tế nước này. Tuy Liên Xô kiếm được ngoại tệ mạnh từ phương Tây, nhưng họ lại phải dùng số tiền đó mua lương thực và kĩ thuật của phương Tây để duy trì “vật khổng lồ” là thể chế kinh tế của họ. Một số ngoại tệ mạnh lại quay trở lại phục vụ cho ngành năng lượng để từ bản thân ngành này khai thác được càng nhiều sản phẩm. Chính kĩ thuật phương Tây đã làm cho ngành năng lượng của Liên Xô sinh trưởng và hưng thịnh. Trong một phụ kiện đặc biệt có liên quan tới ngành năng lượng, những người viết báo cáo đã rút ra được mấy kết luận sau:

Một điều khát vọng của Mat-xcơ-va là làm sao để nền kinh tế của họ có thể tăng trưởng một cách ổn định. Kế hoạch 5 năm thứ 11 của Mat-xcơ-va (1981 - 1985) đã phản ánh điều đó. Năng lượng xuất khẩu là nguồn chủ yếu thu nhập ngoại tệ mạnh của Liên Xô. Những thu nhập do sự xuất khẩu sang phương Tây đã khiến Liên Xô có thể có được các loại thiết bị và kĩ thuật trong hoạt động kinh tế của mình. Điều càng quan trọng nữa là, ngành năng lượng đã ra sức tăng hiệu suất khai thác dầu mỏ, tăng sự vận chuyển khí thiên nhiên và tăng sự khai thác năng lượng trên mặt biển.

Gần đây Liên Xô đã mở rộng việc xuất khẩu sang phương Tây, khiến số ngoại tệ mạnh cần thiết cho việc khai thác năng lượng tăng lên rõ rệt. Người Liên Xô dùng một phần lớn số ngoại tệ mạnh thu được từ phương Tây để mua các thiết bị và kĩ thuật dùng cho việc khai thác dầu mỏ cùng với khí đốt. Mat-xcơ-va đang sử dụng kế hoạch “Tăng hiệu suất thu hoạch dầu mỏ (EOR)” để lấy được hết dầu mỏ từ trong các vật trầm tích, còn nếu như chỉ dùng các biện pháp thông thường thì họ không thể làm được việc này! Sản lượng mỏ dầu cũ của khu Von-ga đang giảm sút, vì vậy Liên Xô hi vọng kế hoạch EOR có thể tăng sản lượng bằng kĩ thuật mới. Bản báo cáo trên đã đặc biệt nêu lên rằng:

Người Liên Xô hết sức mong sẽ sử dụng kĩ thuật EOR để có thể làm tăng hiệu suất thu hoạch dầu mỏ ở các mỏ dầu cũ, đồng thời họ sẽ khai thác những mỏ dầu hàm chứa dầu nặng chưa khai thác. Liên Xô phải ra sức thực thi kế hoạch EOR vì họ đã bị cản trở bởi thiếu thiết bị và chế phẩm hoá học... cho đến nay Liên Xô vẫn không có năng lực để chế tạo thiết bị phát sinh khí hơi cần thiết cho loại dầu hấp thu nhiệt lực, mà họ cũng không có năng lực để sản xuất thuốc hoạt tính bên ngoài, hoặc vật tụ hợp với một số lượng đầy đủ để sử dụng trong kế hoạch chế phẩm hoá học và lưu vật tụ hợp. Liên Xô vẫn tiếp tục cố gắng để có được sự viện trợ kĩ thuật và thiết bị của phương Tây, từ đó xúc tiến kế hoạch EOR.

Sau đó, bản báo cáo phân tích về nhân tố then chốt có liên quan với sự thu nhập ngoại tệ mạnh của Liên Xô - giá cả của dầu mỏ trên thế giới. Trong thập kỉ 70, khi giá dầu mỏ lên nhanh như diều gặp gió, thì số ngoại tệ mạnh Liên Xô thu được do xuất khẩu dầu mỏ tăng 272%, còn các mặt xuất khẩu khác thì tăng lên 22%. Mai-ê đoán định, nếu giá mỗi thùng dầu tăng lên 1 đôla Mỹ thì mỗi năm Mat-xcơ-va có thể thu được xấp xỉ 1 tỉ đô-la Mỹ. Ngược lại cũng vậy, nếu giá mỗi thùng dầu mỏ tụt xuống 10 đô-la Mỹ thì Mat-xcơ-va sẽ phải trả giá rất nặng nề là bị thất thiệt 10 tỉ đô-la Mỹ. “Giá cả dầu hoả trên thị trường thế giới có một tác dụng quyết định đối với năng lực sinh tồn của nền kinh tế Liên Xô”.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Tám, 2010, 07:28:02 pm

“Cô-xây dường như lập tức lí giải ý nghĩa của bản báo cáo đó - Mai-ê nhớ lại - Đối với ông mà nói, bản báo cáo này biến thành tin mừng. Ông nói: “Chúng ta có thể đánh đổ bọn họ”.

Cô-xây định kì tổ chức hội nghị nghiên cứu, thảo luận về chiến lược. Sau mấy ngày tham gia một cuộc hội nghị trên, Uây-cơ cùng Tổng thống thẩm tra rất cẩn thận các loại vấn đề. Cùng tham gia việc thẩm tra này có cả Cai-xpa Uyn-pak và Bi-en Cơ-lác, người mới nhận chức cố vấn An ninh quốc gia.

Trong thời gian này hầu như ngày nào Tổng thống cũng đều nhận được một bản báo cáo có nội dung tương tự như bản báo cáo trên. Người châu Âu đương giải quyết triệt để đối với việc cấm vận của người Mỹ. Đặc biệt là, 2 công ty kinh doanh về vấn đề chế tạo của châu Âu - Công ty Giôn Pu-lang của Anh và Công ty Đại Tây Dương của Pháp đang chuẩn bị bán cho Mat-xcơ-va những kĩ thuật mà Oa-sinh-tơn cấm bán cho Liên Xô, nhằm mục đích cắt đứt việc xây dựng đường ống khí đốt. Hội nghị thượng đỉnh Véc-xây sẽ triệu tập vào tháng 6; vấn đề trừng phạt Liên Xô có thể là nghị đề đầu tiên. Cô-xây có mang theo bản báo cáo đánh giá về sự yếu kém của nền kinh tế Liên Xô trên. Trước khi khai mạc hội nghị, Cơ-lắc và Uyn-pak đều đã xem bản báo cáo đó.

Từ bản báo cáo ấy, Cô-xây rút ra mấy trang trích yếu. “Thưa Tổng thống - Với những thuật ngữ lộn xộn điển hình của mình, Cô-xây bắt đầu nói - Tôi xin đánh cược là, những đường ống khí đốt đó cực kì lớn; chúng tôi không chỉ bàn về một kế hoạch nào đó có thể giúp đỡ họ, mà bàn về một kế hoạch họ bắt buộc phải tiến hành. Họ sẽ bằng mọi cách sao cho có được ngoại tệ mạnh, để cho kế hoạch có quy mô rất lớn này tiếp tục tiến hành được. Trong vòng một năm, họ muốn với 2 đường ống khí đốt này sẽ thu được 15 tỉ đến 20 tỉ đôla Mỹ. Nếu chúng ta có thể ngăn cản hoặc trì hoãn kế hoạch của họ thì chắc chắn họ sẽ rơi vào khốn cảnh”. Cơ-lắc đã thảo luận riêng với Tổng thống về vấn đề này, vì vậy 2 người nhất trí qua đó sẽ áp dụng lập trường cứng rắn.

“Kế hoạch này đúng là một nguồn kiếm tiền rất lớn - Uyn-pak nhớ lại - Xin báo cáo với Tổng thống, tôi sẽ giữ vững ý kiến này. Chúng ta nhất thiết cần kiên trì việc trừng phạt họ. Đây là một cuộc kinh tế chiến, nó sẽ làm lực lượng của họ yếu đi”.

Khi hội nghị kết thúc, Ri-gân tin chắc rằng, làm cho Mat-xcơ-va suy yếu về mặt kinh tế, đó là một chiến lược tốt! Mà một biện pháp tốt nhất là ra tay ở kế hoạch đường ống khí đốt.

Mùa xuân năm 1982, bộ máy ngoại giao của nước Mỹ từ từ chuyển động. Châu Âu kiên quyết giữ lời hứa, tiếp tục xây dựng kế hoạch 2 đường ống khí đốt. Ngoài ra, các nước châu Âu lại hoàn toàn bất kể đến việc mấy tháng trước họ đã kí kết hiệp ước với Hội nghị ban Thường trực Bắc Đại Tây Dương mà lại bật đèn xanh cho công ty của họ. Như vậy là trên cơ bản đã giải quyết tận gốc vấn đề trừng phạt của nước Mỹ. Trừ phi châu Âu tự nguyện đáp ứng giảm bớt tiền cho vay, tiền trợ cấp đồng thời ngăn cản việc cung cấp kĩ thuật cho Mat-xcơ-va, nếu không Tổng thống Ri-gân đành để mặc cho sự xuất hiện khả năng thủ tiêu trừng phạt. Hec-gô đi di, lại lại thực hiện ngoại giao con thoi với châu Âu, dự tính sẽ có được một phương án thoả hiệp nào đó. Tháng 5 năm 1982, Gióoc-dơ Xu-ơn-sư (khi đó ông vẫn làm việc ở ngành tư doanh) theo yêu cầu của Ri-gân đến gặp những người lãnh đạo chủ yếu ở các nước đồng minh phương Tây, thảo luận về vấn đề đường ống khí đốt và các vấn đề hiện còn tranh cãi. Sau khi trở về, ông đã nói với Tổng thống: “Quan điểm của Tổng thống đối với vấn đề cho nước Nga và các nước vệ tinh của họ vay tiền đã có ảnh hưởng thực tế. Tôi cho rằng về vấn đề này qua thái độ của họ là nhất trí với quan điểm của Tổng thống. Không có ai lại biện hộ về việc tài trợ kinh tế cho Liên Xô!”. Nhưng kế hoạch đường ống khí đốt này, với con mắt của người châu Âu chẳng khác nào một sự bảo đảm về sinh mệnh có ý nghĩa quan trọng vì vậy lẽ nào họ lại có thể đồng ý với việc cắt đứt hay giảm bớt tài trợ đối với hạng mục này sao?


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Tám, 2010, 07:30:24 pm

Từ ngày 4 đến ngày 6 tháng 6, công chúng tập trung chú ý vào hội nghị thượng đỉnh Véc-xay của 7 nước phương Tây. Trong hội nghị này, Ri-gân coi kế hoạch đường ống khí đốt ở Xi-bê-ri và việc đình chỉ cho vay tiền, đình chỉ chi tiền trợ cấp đối với Mat-xcơ-va là điểm quan trọng nhất trong nghị trình. Tuy nhiên, hội nghị thượng đỉnh này đã không có được hiệu quả mong muốn. Tổng thống liền đề ra một phương án thoả hiệp; nếu hạng mục đường ống khí đốt chỉ hạn định ở đơn tuyến chứ không sang tuyến như kế hoạch ban đầu và nếu 7 nước đồng ý hạn chế việc xuất khẩu kĩ thuật cho Liên Xô, thì Mỹ có thể đồng ý với việc xây dựng nó! Trong công báo cuối cùng của hội nghị, có một “Hiệp định về sự ưu tiên ngăn chặn”, trong đó còn nêu ra các vấn đề mậu dịch đối với Mat-xcơ-va và việc châu Âu chỉ đồng ý xây dựng một đường ống khí đốt. Nhưng dù sao đó cũng chỉ là hiệp định mà thôi! Sau đó, Pháp lại kí kết với Mat-xcơ-va một bản hiệp định khác về cho vay và trợ cấp khác: “Mít-tơ-răng và Smit sau khi dự lễ bế mạc hội nghị liền tuyên bố với giới truyền thông và công chúng rằng, mô thức về quan hệ tài chính và năng lượng giữa họ với Liên Xô sẽ không thay đổi”. Rô-giơ Ru-pin-sưn nhớ lại. Khi đó ở Nhà Trắng. Ông rất chú ý đến tình hình ở hội nghị đầu não này.

Ngày 7 tháng 6, Tổng thống Ri-gân bay sang Rô-ma. Ở đây ông đã có cuộc hội kiến 6 tiếng đồng hồ với Giáo hoàng. Họ đã bí mật họp trong 45 phút ở thánh điện sang trọng tại Va-ti-căng. Giáo hoàng mặc áo trắng, đầu đội mũ trắng, cổ đeo một cây Thập tự bằng bạc. Ông tỏ ý hoan nghênh Ri-gân lần đầu tiên có cuộc thăm viếng nơi đây.

Phía sau họ là bức tranh “Phục sinh” nổi tiếng của Pê-ru-chê-nốp1. Lần hội kiến đã được mọi người rất chú ý này là do Ri-gân đề nghị, nó thật rất thích hợp! Hai người cùng đã trải qua sự kề cận cái chết, vì họ đều đã bị ám sát; mà người trước kẻ sau việc đó chỉ cách nhau có mấy tuần và họ đều bị trúng đạn. Ri-gân nói với giáo hoàng: “Hai người chúng ta đều đã cùng vì một mục tiêu mà được Thượng đế khoan thứ!”. Bi-en Cơ-lắc nhớ lại. Mục tiêu đó là làm cho Ba Lan được tự do.

Cô-xây trước khi lên đường tới châu Âu, đã báo cáo ngắn gọn về những hành động của Cục Tình báo trung ương ở Ba Lan với Tổng thống và Cơ-lắc. Lần này Tổng thống cũng chỉ nói mấy câu ngắn gọn với Giăng Pôn về vấn đề đó “Ba Lan rất có hi vọng! Chúng ta cùng ra sức làm việc thì ngọn lửa hy vọng sẽ bùng cháy!” Giáo hoàng gật đầu tỏ vẻ nhất trí.

Sau cuộc hội kiến bí mật, 2 người đều đọc lời tuyên bố chính thức của mình trước giới truyền thông. Ri-gân đã nói khá lâu và tường tận về tình hình Ba Lan. Ông tuyên bố: “Chúng ta cùng chú trọng tới một khu vực, đó là Ba Lan; một nước đang bị chà đạp, giày vò! Sau mấy thế kỷ phải chịu tai nạn; Ba Lan, trong lòng nhân dân dũng cảm của nó đã trở thành một pháo đài đấu tranh anh dũng cho tín ngưỡng và tự do, nhưng trong lòng của những người thống trị nó thì lại không như vậy! Chúng tôi đang tìm tòi một con đường đi tới hoà giải và đổi mới, điều này sẽ đem lại một ánh sáng hy vọng mới cho nhân dân Ba Lan”.

Khi Giáo hoàng và Tổng thống hội kiến với nhau thì Cơ-lắc và các quan chức Va-ti-căng cũng hội đàm với nhau về tình hình ở Ba Lan. Cơ-lắc không tìm xét thật tường tận về kế hoạch hành động của Cục Tình báo trung ương ở Ba Lan, nhưng ông nói, nếu Giáo hội trên cơ sở bình thường mà chia sẻ tình báo với Ba Lan thì những tin tình báo đó sẽ phát huy những tác dụng có ích. Ông cũng tìm cách để nói rằng, Oa-sinh-tơn muốn cùng với Giáo hội xác định một đường hướng ngoại giao chính trong quan hệ với Vác-sa-va, nó sẽ là một loại biện pháp linh hoạt. Một mặt, chúng ta cần biểu thị rõ lập trường của chúng ta, tức là gạt bỏ những gì ta không thể tiếp thu được. Mặt khác, nếu lập trường chúng ta quá mức cứng rắn, thì thậm chí ta sẽ đẩy Ba Lan vào vòng thống trị của Liên Xô. Cơ-lắc cũng nói để các quan chức Va-ti-căng rõ, nước Mỹ có những biện pháp hữu hiệu để đưa tình báo đến cho Ba Lan, nếu Va-ti-căng cần thiết có được tình báo nhanh chóng ở một nơi nào đó thì Mỹ có thể cung cấp giúp.

Sau cuộc thăm viếng hữu nghị ngắn ngủi 6 tiếng đồng hồ ở Ý, Ri-gân, và trợ thủ của ông lại bay đến nước Anh trên chiếc “Không quân số 1”.
_____________________________________
1. Pê-ru-chê-nốp: chính tên ông là Van-nuy-xi (1450 - 1523), ông là hoạ gia nổi tiếng thời kì Văn nghệ Phục hưng. Tác phẩm của ông với bố cục rõ ràng, hình thức điêu luyện và xử lý quan hệ không gian đã trở thành nguyên tắc Mỹ học quan trọng trong giai đoạn đang lên của thời kì Văn nghệ Phục hưng.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Tám, 2010, 07:31:04 pm

Sau hội nghị Véc-xay, những nhà lãnh đạo các nước phương Tây lại họp ở Bon. Ri-gân từ trên chiếc ghế của mình đứng lên, rất xúc động, thỉnh cầu mọi người giảm bớt sự ủng hộ kinh phí cho kế hoạch đường ống khí đốt ở Xi-bê-ri, hạn chế sự cho vay và trợ cấp, phản đối “kinh doanh bình thường”. Lời kêu gọi của Tổng thống chẳng khác nào như “đàn gẩy tai trâu”; nhưng có lẽ quan trọng nhất là, sau khi Ri-gân nói xong ông liền cảm thất nhẹ nhõm hẳn. Khi Ri-gân xúc động đưa ra lời thỉnh cầu với cử tọa thì Smit chăm chú nhìn ra vườn hoa ở bên ngoài cửa sổ. Thật là một sự phớt lờ một cách trắng trợn đối với lời thỉnh cầu của Tổng thống! - Ru-pin-sưn nói - Thái độ đó của ông ta là cố ý tỏ ra lạnh nhạt với lời thỉnh cầu của Tổng thống. Khi Ri-gân vừa về đến Oa-sinh-tơn là ông ý thức ngay được sự coi thường lời nói của mình, thậm chí còn là một sự sỉ nhục. Ông bị coi như một nhân vật non nớt không thật sự hiểu được cái cốt lõi trong quan hệ kinh tế giữa phương Đông và phương Tây”.

Tổng thống tức giận như điên, thế là đến ngày 18 tháng 6, ông triệu tập hội nghị Ủy ban An ninh quốc gia; Về ngày này sau đó, châu Âu gọi là ngày “thứ sáu đen tối”. Ri-gân muốn để cho người khác biết rằng ông có quyền chọn lựa phương án trừng phạt Liên Xô, đồng thời trong quá trình hành động ông có thể đưa ra sự lựa chọn của mình. Bi-en Cơ-lắc chủ trì cuộc hội nghị này. Những người tham gia hội nghị cảm thấy không khí căng thẳng. Đến lúc này thì nội bộ Chính phủ Mỹ lại có sự phân rẽ sâu sắc về vấn đề trừng phạt. Uyn-pak, Cơ-lắc, Miss và Cô-xây tán thành cấm vận, những người khác thì chủ trương giải trừ trừng phạt. A-lếch-san Hec-gơ là người phản đối trừng phạt rất có sức thuyết phục, lúc đó lại đang ở Niu-Oóc. I-cơn-pak, nhân vật thứ hai của Quốc vụ viện thay ông dự hội nghị. Qua thảo luận Cò-lắc chú ý thấy, Tống thống có 3 sự lựa chọn cơ bản:

* Mặc dầu Liên Xô là kẻ chủ mưu, dù họ không chịu đình chỉ việc trấn áp Ba Lan, nhưng nước Mỹ cũng vẫn hoàn toàn giải trừ việc trừng phạt.

* Dù rằng gặp phải sự phá hoại có hệ thống của các nhà cung ứng và Chính phủ ở châu Âu nhưng nước Mỹ vẫn đơn phương kiên trì thực thi sự trừng phạt.

* Căn cứ vào quyền thực thi “Luật quản lí và khống chế việc xuất khẩu”, Tổng thống sẽ mở rộng sự trừng phạt Liên Xô đến các nhà thương gia cung ứng và các công ty con ở hải ngoại, đó là những thành viên có được giấy phép của nước Mỹ!

Sự lựa chọn thứ nhất có nghĩa là chính sách của nước Mỹ đã đổi chiều rõ rệt, điều này khiến nước Mỹ không được một chút gì; còn các nước châu Âu ở hội nghị thượng đỉnh Véc-xay, để Oa-sinh-tơn bằng lòng họ đã miễn cưỡng kí kết hiệp nghị với Mỹ, tức đình chỉ việc cho vay và chỉ phụ cấp cho Liên Xô. Sự lựa chọn thứ hai có nghĩa là đơn phương trừng phạt công ty của nước Mỹ, tức các công ty được Mỹ cấp giấy phép và sử dụng kĩ thuật của nước này sẽ tiến hành xây dựng đường ống khí đốt song tuyến đầu tiên. Công ty máy kéo “Li-tai” nước Mỹ sẽ mất đi đơn đặt hàng trị giá 90 tỉ đô-la Mỹ. Công ty điện khí thông dụng sẽ mất đi đơn đặt hàng trị giá 175 triệu đô-la Mỹ. Những đơn đặt hàng này sẽ bị các công ty châu Âu thay thế ngay. Sự lựa chọn thứ ba có nghĩa là nước Mỹ sẽ thực sự ra tay, tức nước Mỹ thực sự phát động một cuộc kinh tế chiến đối với Mat-xcơ-va.

Cô-xây Uyn-pak và Cơ-lắc chuẩn bị trình bày với Tổng thống về mọi lí do nên thực thi sự lựa chọn thứ ba, tuy Cơ-lắc theo như thường lệ vẫn đóng vai trò “người trung gian thành thực” trong những kì hội nghị Ủy ban An ninh quốc gia. Họ dự tính, trong các thành viên hội nghị Ủy ban An ninh quốc gia, đối với những ưu điểm tương đối của việc trừng phạt sẽ tiến hành một cuộc tranh luận dài dài. Nhưng Tổng thống dường như trong nội tâm ông không muốn có sự biện luận rườm rà về vấn đề này. Ông nói với mọi người, Smit đã có thái độ miệt thị đối với ông như thế nào. Ông còn nói cả về quá trình giao tiếp giữa ông với người Pháp trước kia. Ông lại nói thêm cả những tin vui, những chuyện “truyền kì” nữa. Do chỉ kí kết được với các nước đồng minh những hiệp ước trống rỗng không có mấy ý nghĩa, nên ông tỏ ra hết sức mệt nhọc. Sau đó, ông tổng kết: “Họ (người Liên Xô và người châu Âu) có thể xây dựng đường ống khí đốt đầu tiên nhưng họ không thể sử dụng thiết bị và kĩ thuật của chúng ta!”

Cơ-lắc nghe ông nói vậy liền xen ngay một câu: “Như thế tức là Tổng thống của chúng ta đã quyết định quyết sách về vấn đề này!” Thế là với sự lựa chọn thứ lựa có nghĩa là Tổng thống đã phát động một cuộc chiến tranh kinh tế với Liên Xô; nó đã biến thành chính sách của nước Mỹ!


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Tám, 2010, 07:34:06 pm

Phản ứng đối với tin này của châu Âu chẳng khác nào một tiếng nổ của quả bom khinh khí. Tổng thống Mỹ mở rộng sự trừng phạt này tới các công ty châu Âu có giấy phép của Mỹ, thậm chí trước con mắt của mọi người thì Mac-gơ-rit That-chơ1 xưa nay vốn là người bạn tốt của Ri-gân cũng phải nổi giận. Tất cả những nhân vật lãnh đạo chủ yếu ở Tây Âu đều tuyên bố rõ là, họ sẽ không phục tùng quy tắc mới đó. Trước tình hình Tổng thống không chút thể tình này, A-lếch-xan Héc-gơ liền bảo đảm với Tây Âu: chính sách của nước Mỹ đối với mỗi một sự việc đều có cách giải quyết thoả đáng. Ông bình tĩnh thuyết phục với các quan chức châu Âu, họ chỉ cần cứ ngồi đàng hoàng để đợi cuộc khủng hoảng qua đi! Uy-li-am Pu-rok được phái tới các nước Tây Âu để thu xếp cho thoả đáng công việc sau khi Tổng thống có quyết sách trên. Mấy hôm sau, ông đưa về một tin xấu, châu Âu không chịu nhượng bộ. Héc-gơ Cơ-lắc, Miss cùng các thành viên Nội các và các quan chức hành chính cao cấp đều tụ tập ở Phòng Tình báo Nhà Trắng; sau đó họ cùng với Pu-rok tiến hành thẩm tra tỉ mỉ về vấn đề nhậy cảm này. Sau khi nói mấy câu “khẳng khái, hùng hồn” thì Héc-gơ nổi trận lôi đình. Ông nói có vẻ trách cứ Cơ-lắc: “Khi tôi ở Niu-Oóc, các anh (ở Nhà Trắng) để những người ấy (trong hội nghị Ủy ban An ninh quốc gia ngày 18 tháng 6) gây ra chuyện này. Anh vẫn biết sẽ xẩy ra tình huống như vậy! Nếu hôm ấy tôi có mặt trong cuộc hội nghị ấy thì sẽ không xẩy ra chuyện đó!”

Hec-gơ nổi giận, sau này sự việc chứng minh là ông đã sai lầm. Sau cuộc hội nghị đó ít lâu, Cơ-lắc đã đem chuyện này trao đổi với Tổng thống! “Hec-gơ chỉ phàn nàn gay gắt chuyện này trước mặt các bạn thân của ông, dù sao ông cũng đã là cố vấn của Tổng thống hơn 20 năm rồi - Một quan chức cao cấp của Ủy ban An ninh quốc gia nhớ lại - Giữa Ri-gân và Cơ-lắc có mối thân tình đặc biệt và họ tin nhau tuyệt đối! Sau đó ít lâu Hec-gơ bị miễn nhiệm, nguyên nhân của nó rất đơn giản”.

Do Mỹ mở rộng việc trừng phạt, vì vậy giữa Krem-li và Bộ Công nghiệp khí đốt Liên Xô đã có sự phối hợp với nhau rất chặt chẽ. Bằng sự nỗ lực bản thân họ đã ra sức phấn đấu nên trong điều kiện không có kĩ thuật của Mỹ vẫn hoàn thành được việc xây dựng đường ống khí đốt. Ít lâu sau, do sự cần thiết đối với các kế hoạch ưu tiên khác, nên quyết sách của Liên Xô có sự chuyển biến rất lớn, sự chuyển biến này làm cho nền kinh tế Liên Xô càng thêm suy yếu! Sự chuyển biến quan trọng này lại trở thành nhân tố khích lệ tinh thần tự hào dân tộc của Liên Xô, thúc đẩy họ hạ quyết tâm hoàn thành kế hoạch này. Rô-giơ Ru-pin-sưn lúc đó đang chăm chú theo dõi vấn đề này tại phòng làm việc của ông ở Ủy ban An ninh quốc gia. Ông nhớ lại: “Do về mặt thiết bị và nhân viên có sự chuyển biến quan trọng, nên trong đời sống kinh tế của Liên Xô đã gây ra phản ứng dây chuyền có hại, vì thế trên thực tế đã khiến cho các kế hoạch quốc gia khác bị trì hoãn hoặc đình chỉ. Ở Liên Xô, sự hoàn thành kế hoạch đường ống khí đốt này đã có một ý nghĩa quan trọng chẳng khác nào “kế hoạch Man-ha-tan2 của Mỹ hoàn thành. Để tìm những thứ thay thế được các thiết bị của Mỹ, Liên Xô đã phải tốn rất nhiều tiền ở nước ngoài, nhưng những nỗ lực đó đã thất bại ở mức độ rất lớn. Sự thu nhập ngoại tệ mạnh của họ vốn có hạn, nhưng để cố gắng xây dựng đường ống khí đốt họ đã phải chi một khoản lớn. Nhân viên kĩ thuật của họ là những người thông minh nhất trên thế giới; những con người đó đã toàn tâm toàn ý lao vào công tác, nhưng họ vẫn không hoàn thành được kế hoạch này! Theo ước lượng của Bộ Công nghiệp khí đốt Liên Xô năm 1986 thì mặc dầu có sự nỗ lực lớn nhưng Nhà nước vẫn phải chi tới 1 tỉ đôla Mỹ. Tuy nhiên cuối cùng Liên Xô cũng không hoàn thành được kế hoạch này, họ cần kĩ thuật của nước Mỹ! “Chúng tôi thử xây dựng một máy tua-bin 2 vạn 5 ki-lô-oát, thế là chúng tôi bỗng nhiên phải huy động một số tiền lớn vào công việt này! - Một công trình sư tham gia vào kế hoạch đường ống khí đốt đó của Mat-xcơ-va nhớ lại - Nhưng chúng tôi đã thất bại! Việc làm đó đã làm tốn của chúng tôi một khoản tiền rất lớn, chúng tôi đã phải trả một giá rất đắt cho việc này!

Khi Chính phủ Ri-gân nghe loáng thoáng được tin Liên Xô sẽ dựa vào lực lượng nước mình để hoàn thành kế hoạch này của họ, thì Cô-xây và các quan chức cao cấp của Ủy ban An ninh quốc gia liền động não cố gắng làm sao cho tình trạng của kế hoạch đó sẽ càng tồi tệ hơn. Những chi tiết của các thiết bị về phương diện công nghiệp dầu mỏ và khí đốt của Liên Xô đều phải dựa rất nhiều vào thiết kế của phương Tây; sau đó bản thân họ mời tự chế tạo được. Lần này tuy trong nước đã ra sức xúc tiến kế hoạch đường ống khí đốt nhưng tình hình vẫn không có gì khác trước. Ở Oa-sinh-tơn, rất nhiều các quan chức đoán định, kế hoạch đưa tình báo giả vào Liên Xô (bao gồm việc cố ý gửi những số liệu kĩ thuật sai và lệch lạc) sẽ thành công. Sau đó, nước Mỹ đã bắt tay vào thực thi một số công việc như vậy.

Héc-gơ do vấn đề đường ống khí đốt mà bị miễn nhiệm, vì vậy Gióoc-dơ Xu-ơn-xư, quốc vụ khanh mới bổ nhiệm đã phải tương đối cẩn thận trong công việc về vấn đề đường ống khí đốt; đối với nó ông chỉ dám nhúng tay vào chút ít. “Ông ta đã biết rằng Héc-gơ vì vậy mà bị miễn nhiệm - một vị quan chức ở Ủy ban An ninh quốc gia nói - Do vậy ông ta đã bảo với người châu Âu, đây là một vấn đề nghiêm túc, không thể đùa được. Chúng tôi chỉ vì vấn đề này mà mất đi vị Quốc vụ khanh tiền nhiệm!”

Bất kể như thế nào, Gióoc-dơ Xu-ơn-xư về vấn đề này cũng không thể không tranh thủ được sự cảm thông của những nhà lãnh đạo châu Âu có lập trường cứng rắn. Bà Thát-chơ và Mit-tơ-răng nói với các công ty của nước mình rằng, khi vận chuyển các thiết bị sang Liên Xô thì không cần tuân thủ mệnh lệnh của nước Mỹ. Điều gọi là trừng phạt, tức là nước Mỹ muốn áp đặt pháp luật của nước mình vào những nơi không thuộc quyền quản lí của họ, vì vậy họ đã bị châu Âu phản đối! Bà Thát-chơ đã nói thẳng với Ri-gân rằng: “Pháp luật của các ông không thể áp đặt ở đây được!”. Ở Pa-ri, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nước Pháp đã bị nước Mỹ uy hiếp, họ yêu cầu ông “ra lệnh” cho bất kì một công ty nước Pháp nào cũng không được chuyển hàng của họ tới Mat-xcơ-va. Một công ty của Pháp có được giấy phép của Công ty Công nghiệp Mỹ Đơ-rây-sai, nhưng công ty này không chịu sự thao túng của Mỹ cho nên: “Tôi cứ làm theo ý tôi!” Thế là vào mùa xuân năm đó, công ty này vẫn cứ vận chuyển hàng của mình sang Liên Xô.
___________________________________
1. Mác-gơ-rit That-chơ: Nữ thủ tưởng Anh, là thủ tướng thứ 48 của nước này (1979 - 1990), bà được mọi người xưng tụng là “người đàn bà thép”. Bà chủ trương kiềm chế sự phát triển của Liên Xô. Uy tín bà được tăng cao khi nước Anh toàn thắng trong chuyện xung đột với Ác-hen-ti-na về vấn đề quần đảo Man-vi-nas. Cuối thập kỉ 80, bà rút khỏi chính trường.
2. Kế hoạch Man-ha-tan: Tháng 6 năm 1942 bộ Lục quân nước Mỹ bắt đầu thực thi kế hoạch lợi dụng phản ứng phân chia hạt nhân để chế tạo bom nguyên tử. Thời kì đầu, phần lớn công tác nghiên cứu được tiến hành ở trường đại học Cô-lông-bi-a của Man-ha-tan, do đó toàn bộ kế hoạch nghiên cứu này gọi là “Kế hoạch Man-ha-tan”. Thời gian nghiên cứu mất 3 năm, tiêu tốn 2 tỉ đôla Mỹ cuối cùng đã chế tạo thành công 2 quả bom nguyên tử thực dụng.



Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Tám, 2010, 07:38:18 pm

CHƯƠNG CHÍN

Tháng 8 năm 1982, một lần nữa Cô-xây lại bay đến châu Phi trên chiếc máy bay đen “Chim cơ giới” của ông. Lần này ông cũng đến Nam Phi để thăm dò mấy vấn đề thú vị. Tinh thần kiên nhẫn, ảnh hưởng rộng khắp và năng lực công tác của cơ quan tình báo Nam Phi đã khiến ông hết sức khâm phục. Trên đường về nước, ông chỉ thị cho viên phi công bay thấp qua sông Dăm-bê-di (Zamberi) 1 để ông có thể nhìn rõ được phong cảnh nơi đây. Thế là, máy bay lượn mấy vòng trên không, theo hướng chính bay qua thác Vich-tô-ri-a2 hùng vĩ.

Khi máy bay hạ cánh xuống Pơ-rê-tô-ri-a3, người phụ trách trạm tình báo Nam Phi ra sân bay đón Cô-xây, rồi đưa ông đến toà Đại sứ quán Mỹ ở Nam Phi. Sau khi tắm rửa, tinh thần sảng khoái, Cô-xây nghe báo cáo về tình hình Nam Phi và tình hình kịch chiến ở miền Bắc Ăng-gô-la. Sau đó, ông rời Đại sứ quán, đến hội kiến với các quan chức tình báo Nam Phi.

Đây là một cuộc hội kiến trong không khí nồng thắm. Nam Phi ủng hộ Đốt-xen-tốt4 là người đang chiến đấu với Chính phủ theo chủ nghĩa Mác ở Ăng-gô-la. Họ muốn Cô-xây giúp họ ủng hộ Đốt-xen-tốt; lực lượng vũ trang do nhân vật này lãnh đạo đang bị tổn thất lớn trong cuộc chiến đấu giữa họ với Ăng-gô-la và quân đội Cu-ba đang ở tại nước đó. Đầu năm 1981, lần đầu tiên Cô-xây kiến nghị nước Mỹ cần thực hiện chính sách ủng hộ những người khởi nghĩa phản đối chủ nghĩa Cộng sản; Đốt-xen-tốt là một thí dụ điển hình hoàn mỹ của sự thành công từ chính sách đó.

Cô-xây còn đề xuất việc san sẻ tình báo với Nam Phi. Cũng giống như mấy tháng trước, nước Mỹ đã cung cấp ảnh vệ tinh cho I-xra-en, ảnh vệ tinh mà Mỹ chụp ở An-gô-la sẽ rất tốt đối với Đốt-xen-tốt. Người Nam Phi rất vui vì ý tưởng này, họ tỏ vẻ rất phấn khởi khi có được loại tình báo ấy.

Sau đó, Cô-xây chuyển vấn đề, ông đưa ra việc phát động cuộc chiến tranh bí mật với Mat-xcơ-va. Krem-li đang bán ra một lượng lớn vàng. Năm 1981, Liên Xô bán phá giá ra thị trường quốc tế một số lượng vàng nhiều gấp 4 lần lượng bán thông thường. Rõ ràng là, về phương diện tiền mặt thì họ đang lâm vào tình trạng “giật gấu vá vai”! Cô-xây muốn làm cho rõ, Mat-xcơ-va hi vọng thông qua việc bán vàng sẽ thu về được bao nhiêu ngoại tệ mạnh, xu hướng giá vàng trên thế giới ra sao; về mặt sản xuất vàng ở Nam Phi sẽ gây được những loại phản ứng gì? Ông còn muốn ngăn chặn bất kì một sự hợp tác nào trên thị trường quốc tế giữa Mat-xcơ-va với Pơ-rê-tô-ri-a.

Về phương diện sản xuất và tiêu thụ vàng thì Nam Phi là một lực lượng có tính quyết định. Các quan chức hữu quan ở đây đối với giá cả thị trường của vàng trên thế giới thông thạo, vì vậy Cô-xây hỏi họ về vấn đề này thật rất đúng chỗ. Theo dư luận, lâu nay giữa Mat-xcơ-va và Nam Phi vẫn có mối liên hệ bí mật với nhau. Lòng đầy hi vọng họ muốn có sự điều tiết về vàng, kim cương, bạch kim và các khoáng sản quý trên thị trường quốc tế. Như vật họ có thể dần dần lũng đoạn thị trường quốc tế!
________________________________________
1. Sông Dăm-bê-di: con sông chảy qua Trung Nam bộ và Đông Nam bộ châu Phi. Phát nguyên từ cao nguyên Trung Phi, chảy vào Ấn Độ Dương. Dài 3500km, diện tích lưu vực 1 triệu 3km2.
2. Thác Vich-tô-ri-a: có vị trí tại sông Dăm-bê-di gần Dăm-bi-a, rộng hơn 1700m, chỗ cao nhất là 108m. Khi sông Dăm-bê-ri sắp đến thác này thì chảy từ từ, nhưng khi nước từ trên thác đổ xuống thì tiếng vang như sấm.
3. Pơ-rê-tô-ri-a: Thủ đô hành chính của Nam Phi và là thủ phủ của tỉnh Cơ-ran-va-ni-an.
4. Đốt-xen-tốt (1934 - 2001) Chính trị gia của Ăng-gô-la, đã lãnh đạo chiến tranh du kích, quân đội Chính phủ Ăng-gô-la sau khi nước này được độc lập. Năm 1992, sau khi thất bại trong cuộc Tổng tuyển cử, ông đã tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang với quân đội của Chính phủ.



Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Tám, 2010, 07:42:06 pm

Trong việc sắp xếp để các quan chức Nam Phi và Liên Xô gặp nhau, KGB đã có tác dụng rõ rệt. Những cuộc gặp mặt này, địa điểm của nó thường ở Thuỵ Sĩ. Cuộc gặp mặt đầu tiên vào năm 1978 tại đó. Những việc qua lại ấy đều rất bí mật. Chung quy, các bạn đồng minh của Liên Xô ở châu Phi đen đều là kẻ tử thù không đội trời chung của Pơ-rê-tô-ri-a. Krem-li ủng hộ sự nỗ lực của Quốc dân1 đại hội (ANC) của người châu Phi và Đảng Cộng sản Nam Phi trong vấn đề lật đổ Chính phủ Nam Phi.

Khi giá vàng trên thị trường quốc tế vào những năm 70 tăng vọt lên thì Pơ-rê-tô-ri-a và Mat-xcơ-va phát tài to. Mat-xcơ-va tìm dịp đối thoại với Pơ-rê-tô-ri-a xem 2 bên có thể hợp tác với nhau để mưu sự phát triển cho lợi ích chung không và từ đó tiến hành điều tiết tài nguyên khoáng sản quý trên thị trường quốc tế. Nhưng qua mấy lần hội kiến ban đầu đều không đạt kết quả. Song đến năm 1982, cùng với giá vàng tụt nhanh và sự bán phá giá của Mat-xcơ-va, 2 bên đều muốn thị trường quốc tế ổn định để có được lợi ích chung.

Cơ quan tình báo Nam Phi đối với vấn đề của Cô-xây chưa phản ứng ngay. Chung quy, Pơ-rê-tô-ri-a và Mat-xcơ-va về phương diện mục tiêu định giá vàng và điều tiết thị trường là nhất trí với nhau. Họ muốn làm cho giá vàng cao lên và để có khả năng khống chế được giá cả thị trường quốc tế. Trong tình hình đó, Nam Phi vì sao lại muốn san sẻ tình báo với nước Mỹ?

“Rất rõ ràng - Cô-xây nói với họ, - Các ông có thể phát hiện là về vấn đề đó các ông có cùng một mục tiêu với họ, nhưng về phương diện khác họ lại đương áp bức các ông. Tôi ở Oa-sinh-tơn có thể giúp các ông về phương diện tình báo, nhưng có một số thứ tôi cần ở các ông”.

Phía Nam Phi vui lòng suy nghĩ lại vấn đề này, vì nó đã tạo nên sự đồng tình của ngành tình báo, hơn nữa trong Chính phủ Nam Phi, thái độ chống Liên Xô của họ rất nhất quán. Nhưng, những người phụ trách sản xuất và tiêu thụ vàng không chắc có một cách nhìn nhận giống nhau về vấn đề đó. Chức năng của họ là làm sao cho sản lượng vàng được nhiều, giá cả vàng cao. Nếu Mat-xcơ-va cũng có một cách nghĩ như vậy thì kết quả đó có thể xuất hiện. Bằng một giọng nói rất đanh, Cô-xây biểu thị rõ ràng rằng: Chính phủ Ri-gân không muốn để cho bất cứ ai thao túng thị trường kim loại quý quốc tế, nhất là không muốn cho Krem-li giải quyết được tình trạng thiếu tiền mặt.

Sau khi đến thăm Pơ-rê-tô-ri-a, địa điểm dừng chân tiếp đó của Cô-xây là Cai-rô. Từ sau chuyến viếng thăm thứ nhất của ông, thái độ của người Ai-cập trong hậu kì kế hoạch Áp-ga-ni-xtan đã cải thiện rất nhiều. Đó là lần đầu Cô-xây hội kiến với Mu-ba-rắc2, tân Tổng thống Ai Cập, họ thảo luận về tình hình Trung Đông, về chuyện Xa-đát bị ám sát và kế hoạch Áp-ga-ni-xtan. Sau đó, Cô-xây chuyển đề mục câu chuyện sang vấn đề có thể gây hứng thú cho họ.

“Tổng thống nhìn nhận tinh thần của Mu-xlim ở vùng Trung Á Liên Xô, bờ bắc sông A-mu như thế nào? Vì họ sẽ trở thành một bạn đồng minh hùng mạnh của chúng ta”.

Mu-ba-rắc ngừng một chút. Đây là một vấn đề nhậy cảm, không biết dụng ý thực sự của Cô-xây ở chỗ nào?

“Ông Cô-xây ạ, tình thế ở đó rất căng thẳng. Tôi đã đọc một số báo cáo, trong đó nói ở vùng ấy có một số tổ chức bí mật, tổ chức này đã chuyển rất nhiều kinh Cô-ran sang bên kia biên giới”.

Tình hình đó Cô-xây đã biết, ông còn cung cấp tiền của cho một số tổ chức. Nhưng điều ông muốn biết là, Ai Cập đã nắm được những gì về các tổ chức bí mật đó. Những quan chức tình báo Ai Cập mà ông đã được gặp nói: đối với vấn đề đó họ không biết tí gì. Vị Tổng thống Ai Cập có thái độ bình tĩnh này đề nghị Cô-xây tiếp xúc với những người lãnh đạo du kích Mu-xlim.

Cô-xây gật gật đầu, rồi nói lời cám ơn về lời đề nghị của vị chủ nhà. Khi về đến Đại sứ quán Mỹ, ông cho triệu tập các trợ thủ đến thảo luận. 4 ngày sau, ông đi Pa-ki-xtan.
_________________________________________
1. Quốc dân đại hội của người Phi châu: tên trước kia là: “Tổ chức của các chính đảng ở Nam Phi và các dân tộc da đen”, thành lập năm 1912 là tổ chức chính trị sớm nhất ở Nam Phi mục đích lật đổ nhà đương cục da trắng ở Nam Phi, đẩy mạnh chính sách, kì thị chủng tộc và cách li chủng tộc. Đến năm 1923 lấy tên như hiện nay. 1960 - 1990 bị cấm hoạt động, chuyển vào hoạt động bí mật. Năm 1990 lại khôi phục được địa vị hợp pháp. Năm 1994; Man-đê-la, chủ tịch đảng này trở thành Tổng thống của Nam Phi.
2. Mu-ba-rắc (1928): năm 1972 ông là Tư lệnh không quân, năm 1975 là Phó Tổng thống. Ngày 6 tháng 10 năm 1981, Tổng thống Xa-đat bị ám sát, ông được kế nhiệm. Năm 1987 và 1993 đều được tái cử Tổng thống.



Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Tám, 2010, 07:45:07 pm

Khi máy bay của Cô-xây hạ cánh xuống I-xla-ma-bát, ông bước xuống từ máy bay, được nhiều người hộ tống đến ngồi trong một chiếc ô-tô chống đạn. Sau đó chiếc xe này phóng như bay đến một địa điểm an toàn. Từ lần trước tới thăm Ai Cập đến nay, đối với vấn đề Áp-ga-ni-xtan ông vẫn lao tâm, khổ tứ về nó. Tổng thống, Bi-en Cơ-lắc và Uyn-pak đều yêu cầu ông cung cấp những tin tình báo mới, chính quy về Áp-ga-ni-xtan. Sự phát triển của các tổ chức chống đối ở Áp-ga-ni-xtan so với trước kia thì tốt hơn nhiều. Các đảng phái đã có tăng cường sự hợp tác với nhau, mà vũ khí trang bị cũng có sự cải thiện. Nhưng hiện nay vẫn tồn tại những vấn đề nghiêm trọng. Cục Tình báo trung ương chuyên uỷ nhiệm cho Ven-son Kan-ni-xtơ-rô, trong Ủy ban An ninh quốc gia nhiệm vụ giám sát, đôn đốc kế hoạch đối với Áp-ga-ni-xtan. Ông này nhớ lại: “Mấy năm đầu, trên cơ bản có sự giao chiến ở vùng đồi núi giữa quân đội hiện đại với đội du kích. Đội du kích thì thông thạo địa hình nhưng họ lại thiếu trang bị vũ khí, và phương châm, chiến lược. Hai bên hình thành thế cầm cự và vấn đề tồn tại chính là ở đó!” “Quân đội Liên Xô không bị thương vong nhiều - Kan-ni-xtơ-rô nói - Hai bên ở thế cầm cự, nhưng quân đội Liên Xô không có mấy thương vong”. Ảnh hưởng của phong trào chống đối không lớn, mà Tổng thống và các quan chức khác lại muốn cho quân đội Liên Xô phải bị thương vong thật nhiều.

Con đường vận chuyển vũ khí thông suốt. Lần hành động bí mật này là một trong những hành động đắt giá nhất và phức tạp nhất trong lịch sử. Việc vận chuyển các đồ tiếp tế do Cục Tình báo trung ương thông qua 3 con đường đưa tới. Các đồ vũ khí, trang bị thì mua bằng tiền của A-rập Xau-đi trên thị trường quốc tế, sau đó cục Tình báo trung ương cho không vận từ Da-ran1 (Dhahran) đến I-xla-ma-bat. Cục còn cho bay qua khu vực Ca-xmia, rồi từ Trung Quốc không vận vũ khí, trang bị và đạn dược. Con đường thứ ba là hải vận. Rất nhiều các nước (Trung Quốc, Ai Cập, I-xra-en và nước Anh) đều có sự quyên trợ, hàng qua đường biển chuyển tới cảng Ca-ra-chi. Sau đó cơ quan tình báo Pa-ki-xtan cho xếp các thứ đó lên xe lửa chuyển tới I-xla-ma-bat hoặc tới Quây-ta2. Mỗi năm thông qua con đường đó, họ đã vận chuyển được khoảng 1 vạn tấn vũ khí, trang bị và đạn dược. Đến năm 1985, con số này lên tới 6,5 vạn tấn.

Tướng A-khơ-tan, người đứng đầu cơ quan tình báo Pa-ki-xtan, ở tại căn cứ cách biệt với bên ngoài tuyệt với đời của mình, đã nhiệt liệt hoan nghênh Cô-xây. Chất lượng của các vũ khí, trang bị từ Ai Cập và từ các nơi khác chuyển đến có sự cải thiện rõ rệt, vì vậy A-khơ-tan thấy rằng mình phải cám ơn Cô-xây. Vị Cục trưởng này đã gọi điện tới Lăng-lây cho tất cả các nhân viên đã tham gia công việc này, yêu cầu họ phải bảo đảm thật tốt chất lượng vũ khí. Giờ đây 2 người đều muốn biết số nhân viên của mình đã cùng nhau có sự cố gắng nhưng từ nay cần nỗ lực hơn như thế nào đây để Mat-xcơ-va phải “đổ máu” nhiều nhiều nữa!

Một nửa quân đội Liên Xô đóng ở Áp-ga-ni-xtan bị kiềm chế ở Ca-bun và ở các khu vực chung quanh đó, mà phần lớn những cuộc chiến đấu với du kích quân Mu-xlim, trên thực tế là do đội quân bạc nhược của Chính phủ Áp-ga-ni-xtan tiến hành. Ông đang lên kế hoạch để có được nhiều hành động hơn nữa ở Áp-ga-ni-xtan, điều này chủ yếu là do 2 nguyên nhân sau: đầu tiên nơi đó là căn cứ quan trọng mà Liên Xô triển khai hành động quân sự. Ở phía chính bắc của sông A-mu có mấy căn cứ. Vũ khí, trang bị và vật tư của quân đội Liên Xô đều từ đó chuyển tới Áp-ga-ni-xtan. Con đường Sa-ran là tuyến đường “sinh mệnh” của quân đội Liên Xô ở Áp-ga-ni-xtan. Đó là một con đường ngoằn ngoèo, ngoắt ngoéo ở trong núi lớn. Trong khi quân du kích Mu-xlim hoạt động ngày càng nhiều, thì đó quả là một sự uy hiếp đối với con đường cung cấp hẹp mà bị tắc một phía ấy! Nhưng căn cứ vào đó ta có thể thấy, Liên Xô sẽ điều thêm nhiều quân tới Áp-ga-ni-xtan. “Chúng ta có thể đoán định, Liên Xô sẽ không có khả năng bảo đảm an toàn được cho con đường cung cấp ấy. Đó là một nhân tố then chốt hạn chế cho sự hoạt động quy mô của quân đội Liên Xô ở Áp-ga-ni-xtan”.
__________________________________
1. Đa-ran: thành phố vùng đông bắc của A-rập Xau-đi.
2. Quây-ta: thành phố ở miền Tây Pa-ki-xtan.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Tám, 2010, 07:46:51 pm

A-khơ-tan đưa ra một nguyên nhân khác, vì nó mà ông đã đề nghị có những hành động ở phía bắc, tức là nơi ấy có một giá trị kinh tế cực lớn đối với Liên Xô. Ở gần Chu-tran-phu của tỉnh Spa-rơ-can có một mỏ khí đốt, theo tính toán thì trữ lượng của mỏ này có khoảng 500 tỉ mét khối; 86% sản lượng của mỏ này đã bị Liên Xô chuyển đi rồi, mà việc lấy đi đó không có sự bồi thường. Ngoài ra ở San-pu-lây và ở A-ri-cô, khoảng 150 dặm Anh về phía Tây phát hiện có dầu mỏ. Ở Quan-đô-sư và ở Ma-cha-ri-sa-lif còn có các tài nguyên khoáng sản quý như: đồng, sắt, vàng và đá quý. Liên Xô hiện đang khai thác những tài nguyên này mà họ mua với một giá cực rẻ. Sau đó chuyển hết về Liên Xô. Như vậy là Krem-li đã có được số tài nguyên khoáng sản tổng trị giá khoảng 100 triệu đô-la Mỹ miễn phí!

Cô-xây đồng ý với suy luận của A-khơ-tan, nhưng ông còn cho rằng miền Bắc Áp-ga-ni-xtan quan trọng còn vì mấy tỉnh miền Bắc của nó tiếp giáp với miền Trung Á Liên Xô. Nhưng những nơi ấy cũng nghèo như châu Phi vậy. Cư dân của 2 bên biên giới là người U-dơ-bếch, người Ta-chê-cơ, người Tu-cu-man; chủng tộc và tôn giáo, tín ngưỡng của họ đều giống nhau. Điểm giống nhau giữa nhân dân miền Bắc Áp-ga-ni-xtan với nhân dân vùng Trung Á Liên Xô còn nhiều hơn điểm giống nhau giữa họ với nhân dân miền Nam nước họ.

Chiến lược của Liên Xô và Áp-ga-ni-xtan là thông qua biện pháp quyền làm chủ trên không “kết hợp với tính nhẫn nại để đánh đổ địch quân”. Tóm lại người Liên Xô thì chỉ bằng lòng với việc chiếm cứ một loạt căn cứ quân sự chủ yếu hoặc chiếm cứ thành phố, thị trấn chiến lược và con đường nối liền những nơi đó với nhau. Như vậy là họ đã lộ ra một kiểu phòng ngự cứng nhắc. Mô-ha-met Ưu-xu-phu nhớ lại. Bọn họ thông qua những cuộc oanh tạc đại quy mô (phần lớn là họ cứ oanh tạc bừa bãi, bất kể phía dưới là cái gì) để làm yếu và tiêu hao kẻ địch. Cô-xây cho rằng, đối với Mat-xcơ-va mà nói, đó là một cuộc chiến tranh “ở mức độ thấp”, chỉ có khi hoạt động chống lại tăng lên mới có thể làm cho quân đội Liên Xô phải chịu gánh nặng chiến tranh. Cô-xây và A-khơ-tan sau đó đưa ra 2 phương án, mà có lẽ có phần giúp được vào việc đạt mục đích của họ.

Quân du kích Mu-xlim Áp-ga-ni-xtan đang nhận được những loại vũ khí chất lượng rất tốt, nhưng họ không gây được sự tổn hại gì đáng kể cho quân địch. Đó là một số vũ khí loại nhẹ, pháo, tên lửa và một số pháo lớn đường kính nhỏ. A-khơ-tan và Cô-xây quyết định cung cấp cho họ một số vũ khí hạng nặng, bao gồm súng bắn tên lửa 122 li và lựu pháo. Cô-xây nói, chúng ta nên cung cấp cho họ một số trang bị để họ chiến đấu được tốt hơn. A-khơ-tan đặc biệt muốn cung cấp cho họ loại tên lửa đất đối không SAM để kiềm chế ưu thế trên không của Liên Xô, vì hiện nay họ đang được cung cấp cho hệ thống vũ khí SAM - 7, nhưng hiệu quả của nó không cao. A-khơ-tan nói với Cô-xây: “Chất lượng của hệ thống vũ khí này không tốt!” Ngược lại Cục Tình báo trung ương lại không để ý tới lời trách móc của người Pa-ki-xtan đối với hệ thống vũ khí SAM - 7. Theo lời của Ca-ni-xla-rô thì “Những người Mỹ ở hiện trường nói: “Họ là những tên du kích ngu xuẩn, cứ cất kĩ những thứ vũ khí ấy vào trong hang núi thì làm sao những thứ ấy lại phát huy tác dụng tốt được!”

Cô-xây nói sẽ thân tự đi tìm hiểu việc đó. Thế là, ông yêu cầu nhân viên điệp báo hoạt động. Sau đó mấy tuần, những nhân viên tình báo ở sau “bức màn sắt” đã làm sáng tỏ được vấn đề này. Hệ thống vũ khí SAM có vấn đề này là do một người lái súng quốc tế mua được. Người này mua nó ở Ba Lan. Vì người Liên Xô đã phát hiện du kích Mu-xlim có được hệ thống vũ khí SAM, vì thế họ quyết định đối phó với nó. “Hệ thống vũ khí SAM không có hiệu quả lắm”. Ca-ni-xla-rô nhớ lại “Vì người Liên Xô cắt đứt con đường cung ứng, mà cố ý tìm cách phá hoại SAM. Lời nói của quân du kích Mu-xlim vẫn là đúng!”


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Tám, 2010, 07:47:27 pm

Cô-xây và A-khơ-tan đoán định, nếu sử dụng năng lực trinh sát của Cục Tình báo trung ương sẽ khiến cho phong trào chống đối càng có hiệu quả. Đó là một ý hay. Cung cấp cho du kích Mu-xlim vũ khí tầm xa, có nghĩa là họ cần có được tình báo vệ tinh. Cho đến mãi tận lúc đó vệ tinh gián điệp của Cục Tình báo trung ương mới chỉ dùng để tiến hành việc đánh giá mức độ tổn hại của quân đội Liên Xô. Nay loại vệ tinh này sẽ được dùng để chỉ dẫn mục tiêu tiến đánh cho du kích Mu-xlim. Thế là họ lập tức vào việc ngay! Các chuyên gia của Tổng bộ Lăng-lây của Cục Tình báo trung ương thông qua người của họ đưa ảnh chụp vệ tinh đến cho nhân viên tình báo của Cục Tình báo trung ương tại Pa-ki-xtan. Sau đó cứ cách mấy tháng một họ lại đưa những tấm ảnh đó cho ngành tình báo Pa-ki-xtan để họ phối hợp với phong trào chống đối của Áp-ga-ni-xtan tiến hành các bước tiếp theo.

Sự thật đã chứng minh, ảnh vệ tinh rất có ích đối với du kích Mu-xlim. “Sự giúp đỡ này rất lớn - Ưu-xư-phu nói - Cục Tình báo trung ương cho chúng tôi thấy một khu vực nào đó ở trên một bức địa đồ, điều này giúp chúng tôi ngắm đúng vào vị trí quan trọng của kẻ địch. Tình báo vệ tinh của Cục Tình báo trung ương có thể chỉ rõ cho chúng tôi mục tiêu chính xác, ví dụ như vị trí của Sở Bưu điện; nó còn có thể cho chúng tôi biết thực lực của kẻ địch và các con đường vào ra một địa điểm nào đấy. Loại tình báo vệ tinh này đã phát huy tác dụng quan trọng đối với những thắng lợi mà chúng tôi giành được”.

Ảnh vệ tinh khiến cho tổ chức chống đối có thể phân biệt được các công trình, thiết bị đâu là của Áp-ga-ni-xtan, đâu là của Liên Xô! Cô-xây và A-khơ-tan quyết định sử dụng những tình báo này để chuyển mục tiêu công kích từ những mục tiêu quân sự của Áp-ga-ni-xtan sang các công trình, các thiết bị của Liên Xô. Họ hi vọng một số trận công kích vào mục tiêu kinh tế có thể phá hoại được việc khai thác các khoáng sản, từ đó ngăn chặn được việc xuất khẩu những tài nguyên đó của Liên Xô. Nhân viên kĩ thuật Liên Xô đang tước đoạt khí đốt, dầu mỏ và kim loại quý của Áp-ga-ni-xtan mà họ chỉ trả một số tiền rất ít cho nước này (chút tiền đó dù ít cũng còn hơn không!) Căn cứ vào tin tình báo của Áp-ga-ni-xtan, Liên Xô đã tiến hành thăm dò rất kĩ tài nguyên khoáng sản của miền Bắc Áp-ga-ni-xtan. Họ đoán định trữ lượng khoáng sản ở vùng này vô cùng lớn, vì vậy đã tung lực lượng vào và bắt đầu khai thác. Cô-xây và A-khơ-tan quyết định tập trung sự chú ý của họ vào những mục tiêu kinh tế này.

Sự tiến đánh vào những mục tiêu đó mạnh và chính xác. Rất nhanh, du kích Mu-xlim đã bắt đầu tiến đánh vào đường ống dẫn khí đốt từ Áp-ga-ni-xtan sang Liên Xô. “Giá trị của những đường ống khí đốt này có thể được chứng minh từ các sự thật dưới đây: “Khi du kích Mu-xlim bắt đầu phá hoại đường ống thì sự sản xuất công nghiệp ở vùng Trung Á Liên Xô đã bị ngừng lại 2 lần, mỗi lần phải ngừng ít nhất từ 10 đến 15 ngày”.

Cuộc chiến tranh ở vùng núi và thung lũng tại Áp-ga-ni-xtan đang tiến hành dữ dội thì cuộc chiến tranh cân não và ý chí cũng đồng thời tiến hành ở Ba Lan. Tháng 10, tướng Da-ru-del-xki có ý đồ tiến thêm trong việc làm yếu Công đoàn Đoàn kết bí mật vì những tàn dư của phong trào này vẫn còn có thể thấy được. Quốc hội Ba Lan thông qua một đạo luật có liên quan tới phong trào công đoàn. Nội dung của đạo luật này là tuyên bố Công đoàn Đoàn kết là một tổ chức phi pháp. Điều 52 của cái gọi là “Pháp án công đoàn” nêu rõ: “Phàm mọi tổ chức công đoàn mà đăng kí trước khi ban bố luật này đều nhất luật bị triệt tiêu”. Một khi nhà đương cục đã “phóng bút” ra như vậy thì tất nhiên Công đoàn Đoàn kết trở thành bất hợp pháp! Các phần tử tích cực của Công đoàn Đoàn kết đã dự đoán được chuyện này; họ cho rằng, luật này chẳng qua chỉ là một động tác trước sau sẽ phải xẩy tới của một bước hợp với lô-gích do Chính phủ quân sự tiến hành mà thôi! Và như vậy thì các phần tử tích cực của Công đoàn Đoàn kết sẽ bị vây bắt và họ sẽ trở thành tội phạm! Đối với sự thông qua và ban bố luật này, Vác-sa-va cũng không hề có chút khoa trương gì hết. Da-ru-del-xki mong rằng việc này đến đây thì lắng lại.

Nhưng sự kiện này lại lập tức bị phản ứng ở Oa-sinh-tơn. Ri-gân và Bi-en Cơ-lắc trao đổi với nhau xem bước sau nên áp dụng biện pháp gì. Các quan chức cao cấp của Chính phủ Mỹ đều nhất trí cho rằng, cần phải mở rộng việc trừng phạt: “Chúng ta có một số hành động nào đó là hết sức quan trọng” Gióoc-giơ Xu-ơn-xư nhớ lại: “Đối với Công đoàn Đoàn kết bí mật, chúng ta cần tài trợ cho họ. Đó chỉ là một việc, nhưng chúng ta cần cho họ biết rằng: về mặt tinh thần, chúng ta và họ cùng đứng bên nhau!”. Ngày 9 tháng 10, Tổng thống Ri-gân tạm thời đình chỉ sự đãi ngộ “Tối huệ quốc” (MFN) mậu dịch với Ba Lan. Đó là chiếc cầu kinh tế cuối cùng giữa Chính phủ Da-ru-del-xki với nước Mỹ. Tạm thời đình chỉ đãi ngộ tối huệ quốc, việc này sẽ làm cho thuế quan đối với các sản phẩm của Ba Lan xuất khẩu sang nước Mỹ tăng lên 300% đến 400%. Như vậy tức là đã đẩy các hàng xuất khẩu của Ba Lan ra khỏi thị trường nước Mỹ!


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Tám, 2010, 07:48:03 pm

Chính phủ Mỹ phải mất mấy tháng trời để quyết định cho nước Mỹ áp dụng loại chính sách kinh tế gì để công kích, vây hãm Ba Lan. Nước Mỹ muốn cho Ba Lan một thông tin rõ ràng, chính xác: đó tức là “Luật quân quản” thật không thể nào tiếp thu được. Đồng thời Mỹ sẽ bắt Mat-xcơ-va phải trả giá đắt do sự ủng hộ Chính phủ quân sự Ba Lan. Nhưng nước Mỹ không muốn cho dân Ba Lan phải chịu đau khổ. Khi Chính phủ Ba Lan tuyên bố Công đoàn Đoàn kết là phi pháp, nước Mỹ đã kết thúc hữu hiệu cuộc tranh luận - Tổng thống Ri-gân đã phát biểu với toàn quốc trên Đài Phát thanh về vấn đề Công đoàn Đoàn kết và quan hệ giữa Mỹ với Ba Lan. Ông nói: “Công đoàn Đoàn kết, một tổ chức công đoàn tự do của tuyệt đại đa số công nhân và nông dân Ba Lan đã bị coi là phi pháp. Điều này đã chứng tỏ xưa nay họ không bao giờ nghĩ đến sự xúc tiến một trong những quyền cơ bản nhất của con người - quyền tự do gia nhập công đoàn”.

Hành động của Chính phủ Da-ru-del-xki trở thành sự mở đầu cho việc phục hưng của Công đoàn Đoàn kết. Một phần nguyên nhân có thể là do Công đoàn Đoàn kết có được sự tài trợ của phương Tây. Mặc dầu Công đoàn Đoàn kết không sản sinh ra hiệu quả của sự “truyền nhiễm”, nhưng bản thân nó đã trải qua một lần chuyển biến của sự lột xác. Ngày 31 tháng 8, ở Ba Lan đã xuất hiện một số hoạt động thị uy đại quy mô, để kỉ niệm 2 năm ngày thành lập Công đoàn Đoàn kết. Dù sao chăng nữa, phong trào này có thể coi như may mắn mà vẫn tồn tại được; ngay nhà đương cục cũng hoàn toàn không biết được rút cục là tại sao lại như vậy.

“Sự ủng hộ tài chính của nước Mỹ đã có tác dụng then chốt đối với việc duy trì Công đoàn Đoàn kết - Rô-béc Mai-cơ Phơ-răn nói. Mùa thu năm 1982, một bộ tổng toán hệ thống C3I phức tạp đã được lắp đặt ở Ba Lan. Bộ hệ thống này dùng để giúp đỡ hoạt động kháng nghị có tổ chức và các hành động đại quy mô khác. Khi Công đoàn Đoàn kết và nhà đương cục đương chơi trò “mèo vờn chuột” thì Đài Phát thanh đã loan tin đó ra toàn thế giới. Tiền do Cục Tình báo trung ương cung cấp dùng để mua các loại vật phẩm như mực và dầu săng cho máy in.

Ngoài việc bí mật tài trợ phái phản đối, Chính phủ Ri-gân đương dự tính sử dụng bộ máy ngoại giao, loại đòn bẩy đó để móc nối giữa sự sinh tồn của Công đoàn Đoàn kết với lợi ích kinh tế mà Chính phủ Ba Lan sẽ có được. Mai-cơ Phơ-ren nói: “Sự trừng phạt có một mục tiêu hết sức rõ ràng là duy trì Công đoàn Đoàn kết”.

Các nhân viên công tác của Ủy ban An ninh quốc gia nhận được nhiệm vụ yêu cầu họ phán đoán là chính sách của nước Mỹ có tiến triển hay không, chính sách này sẽ móc nối đặc quyền chính trị rõ ràng, chính xác của Chính phủ Ba Lan với đặc quyền kinh tế và lợi ích kinh tế của nước Mỹ. Rô-giơ Ru-pin-sưn cũng tham gia một phần công việc này. “Chúng tôi soạn thảo một chiến lược có mức độ tiến công tăng dần”. Ông nhớ lại: “Thực tế phải chuẩn bị tốt cả 2 tay, một là phương thức gián tiếp, hai là phương thức trực tiếp. Phương thức gián tiếp tức là hứa sẽ đưa đến cho Ba Lan lợi ích về mậu dịch và đặc quyền về mậu dịch, bao gồm sự đãi ngộ về tối huệ quốc và cho hoãn kì hạn trả nợ, nhưng phía Ba Lan phải có lời hứa rõ ràng, cụ thể bảo đảm cho Công đoàn Đoàn kết được hợp pháp hoá và khôi phục sự đối thoại trên toàn quốc”.

Căn cứ vào chỉ thị về quyết sách An ninh quốc gia số 32, mục tiêu chính thức của nước Mỹ là đẩy lùi thế lực của Liên Xô ở khu vực này. Tổng thống Ri-gân và các cố vấn của ông không chỉ bàn đến việc giữ cho Công đoàn Đoàn kết hoàn hảo không bị sứt mẻ gì, mà cần bàn cả đến chuyện (Hiệp ước Y-an-ta) một hiệp ước đã gây ra sự phân biệt của châu Âu sau khi kết thúc Thế chiến thứ hai. “Ri-gân không thích thú gì với sự phân biệt châu Âu thành 2 nửa của hiệp ước Y-an-ta - Ri-sác Phai-pút nói - Đối với Tổng thống, hiệp ước này là không công bằng. Bí mật ủng hộ Công đoàn Đoàn kết, là một trong những phương thức dự tính cải biến hiệp ước này”.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Tám, 2010, 07:48:32 pm

Cục Tình báo trung ương và các phần tử tích cực của Công đoàn Đoàn kết đều có sự tiếp xúc với nhau trên cơ sở rất bình thường. Cục đã cho người gặp họ ở Phơ-răng-phuốc. Về sau, với máy truyền tin, Cục đã truyền đạt để họ biết được chính sách rõ ràng của nước Mỹ đối với Công đoàn Đoàn kết bí mật. “Chúng tôi đã nói sơ lược về chính sách của chúng tôi với Công đoàn Đoàn kết - Giôn Pin-đơ Kơ-xtơ nhớ lại - Chúng tôi muốn làm cho họ không còn ngại ngần, lo lắng nữa; vì như thế ngược lại sẽ làm cho tinh thần họ rệu rã! Họ đã biết khá rõ là họ có thể từ trong chính sách nước Mỹ đã tuyên bố mà có được những gì”. Mỗi tuần, ở vào các thời gian khác nhau, thông qua “Tiếng nói của nước Mỹ”, Cục cho phát đi những tin tức đã biên soạn mới.

Tháng 11, Cô-xây lại bay đến Tây Đức. Lần đầu tiên ông có dịp “chạm” đến bên lề của “mạng lưới”, như ông đã nói. At-ki-sơn, người phụ trách bình luận tình báo quân sự nước ngoài của Cục Tình báo trung ương, đi cùng ông. Ông định cùng với phân tích viên tình báo nước Mỹ và quan chức tình báo châu Âu thảo luận tường tận về sự quân bình lực lượng giữa NATO và khối Đông Âu, nhưng ông còn bận thảo luận vấn đề Ba Lan ở Tây Đức. Cơ quan đại diện của Cục Tình báo trung ương đóng ở Phơ-răng-phuốc được coi như căn cứ tiền phương lâm thời để thực thi các hành động của Cục ở Ba Lan. Cô-xây đã gặp mặt các nhân viên tham gia kế hoạch này. “Điều gì ông cũng đều muốn biết - Một quan chức nhớ lại - Bao gồm cả những chi tiết rất nhỏ: Họ cần rất nhiều những giấy in báo chăng? Họ có đủ những máy thông tin thích hợp không? Ông muốn trở thành một người trong nghề!”.

Nhân viên tình báo và nhân viên phân tích địa phương thấy bi quan trước tiền đồ. Công đoàn Đoàn kết bí mật đã khôi phục từ trong trấn áp, thậm chí lòng tự tin của họ cũng đã tăng lên. Nhưng, nhân dân Ba Lan xem ra thì đã sức cùng lực kiệt rồi, lòng hăng hái của họ khi tham gia những hoạt động có quy mô lớn, như việc phản đối Da-ru-del-xki thì đã suy thoái! Ngày 11 và 12 tháng 10, Công đoàn Đoàn kết bí mật kêu gọi bãi công và có những hoạt động phản đối trong toàn quốc để phản đối nhà đương cục thủ tiêu Công đoàn Đoàn kết. Quần chúng tham gia mít tinh tuy cũng không ít, nhưng không có khí thế. Những người tổ chức và tham gia bãi công đều bị bắt giam rồi bị kết án tù. Sự cung ứng thực phẩm đang trong tình trạng gay cấn. Thực phẩm cũng như các vật phẩm khác đều phải phân phối theo định lượng. Một số người trong Chính phủ Mỹ (bao gồm Cô-xây) mong có một cuộc khởi nghĩa ở Ba Lan, nhưng điều này đã không thành hiện thực. Xem ra, Công đoàn Đoàn kết bí mật sẽ phải tiến hành một cuộc đấu tranh trường kì gian khổ.

Đối với những người lãnh đạo Ba Lan mà nói, họ còn đang tiếp tục thảo luận xem làm thế nào để kẻ địch của chính quyền này bị tiêu diệt. Với sự cổ vũ của nhân dân trong nước và sự ủng hộ tài chính của nước ngoài, phái phản đối thì tìm cách để vượt qua được bước đường khó khăn này.

Ngày 16 tháng 11 năm 1982, các quan chức cao cấp và các tướng lĩnh trong quân đội của Đảng Ba Lan triệu tập một cuộc hội nghị ở Vác-sa-va. Tham gia hội nghị có Ca-di-mia Pan-xi-cốp-xki Uỷ viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư trưởng Ủy ban trung ương, tướng Phê-lô-ri-an Xi-uây-xki Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm Tổng tham mưu trưởng và tướng R. Pa-la-li, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Chủ nhiệm Tổng cục chính trị. Họ thảo luận một bản báo cáo về việc đánh giá tình hình chính trị trong nước. Những quan chức này đánh giá tình hình quá lạc quan:

Phái phản động đã không còn năng lực kích động các xí nghiệp chủ yếu tiến hành bãi công và tuần hành thị uy nữa. Chính phủ thông qua biện pháp cách li những người lãnh đạo phái phản đối và phần tử tích cực cá biệt, giám sát họ và kiên quyết đưa họ ra tòa án xét xử tội trạng. Hiện chúng ta đã khống chế được khu trung tâm có truyền thống của phái phản đối. Những hoạt động về tuyên truyền và sự ngăn chặn của chính quyền đối với việc tán phát truyền đơn có nội dung đưa tin tình báo giả đã ngăn ngừa được những hoạt động thị uy có quy mô lớn, đồng thời chúng ta cũng ngăn chặn được những hoạt động loại này đương tiến hành bởi phái phản đối... Sự tuyên truyền của Chính quyền phải vạch ra tính nguy hiểm của các phần tử cực đoan. Mục đích của chúng là muốn gây những cuộc xung đột đẫm máu ở trong nước. Căn cứ vào “Luật quân quản”, chúng ta đã tịch thu được 1.100 khẩu tiểu liên. Những vũ khí này có khả năng bọn xấu dùng để phản đối Đảng, dân binh và nhân viên bảo an của chúng ta.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Tám, 2010, 07:49:00 pm

Người Ba Lan phản đối sự dấy loạn của người Ba-lan; sự việc này đương được Cục Tình báo trung ương tìm kiếm cơ hội thực hiện, từ đó họ đã phải thu thập những tin tình báo mà họ cảm thấy hứng thú. Vào mấy tháng cuối cùng của năm 1981, Cô-xây đã có sự ủng hộ rất lớn đối với trạm tình báo đóng ở Ba Lan, khiến nơi đây trở thành một trạm tình báo có đầy đủ các thiết bị vào loại nhất thế giới. Kết quả trạm tình báo này đã luồn lách được vào trong nội bộ Chính phủ Ba Lan. Cục Tình báo trung ương đã mua chuộc được một Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, vì người này đã bất mãn với cả quá trình thực thi “Luật quân quản”. Vị Thứ trưởng này đã tham dự bí mật vào việc soạn thảo kế hoạch của Bộ Quốc phòng, đồng thời tham gia vào một số hội nghị do Chính phủ triệu tập bí mật để thảo luận về tình hình an ninh của Quốc hội. Sau đó ông ta đã được tin tình báo cho Cục Tình báo trung ương bằng những bức thư ngắn và bằng cách phát tín hiệu, ước chừng mỗi tháng 1 lần. Phần lớn các tin tình báo đều có liên quan tới sự tổ chức quân đội và kế hoạch về trang bị của quân đội. Về sau ông ta cũng đưa cả tin về phương diện chính trị nữa. Đầu tiên, các tình báo viên trong Cục không muốn dính dấp gì với các quan chức Chính phủ, vì họ đều đã tham gia vào việc ban bố “Luật quân quản”, hơn nữa làm như vậy có thể sẽ kích nộ các quan chức trong Đại sứ quán Mỹ. Nhưng, các tình báo viên của Cục cứ liều mạo hiểm và kết quả là thành công. Ít lâu sau, Cục đã liên tục phát triển được rất nhiều nguồn tình báo ở Ba Lan.

Cùng với đà tiến triển mạnh mẽ của nước Mỹ ở Ba Lan và Áp-ga-ni-xtan thì việc trì hoãn đường ống khí đốt thứ nhất ở Xi-bê-ri và những nỗ lực để làm đình chỉ việc xây dựng đường ống thứ hai lại gặp phải chuyện phiền toái. Chính phủ Mỹ phải đối mặt với một cục diện bất hoà nghiêm trọng và rộng khắp xuất hiện trong nội bộ liên minh Đại Tây Dương. Tổng thống Ri-gân đã muốn ngăn chặn việc xây dựng đường ống khí đốt, nhưng lại không muốn mạo hiểm phá hoại liên minh trên: “Cấm vận không duy trì được nữa rồi!” Gióoc-giơ Xu-ơn-xư nhớ lại: “Liên minh đã bị tổn thương nghiêm trọng. Vì vậy, chúng ta phải tìm cho ra một hình thức thoả hiệp nào đó”.

Với sự khuyến cáo của vị tân nhiệm Quốc vụ khanh, tổ Quy hoạch An ninh quốc gia đầu tháng 7 đã dày công nghiên cứu và đã đưa ra được một chiến lược mới mẻ. Bi-en Cơ-lắc, Cai-xpa Uyn-pak và Cô-xây định áp dụng một bước đi cứng rắn. Uyn-pak khuyên Tổng thống: “Đây có thể là một sự lựa chọn đẹp nhất để chúng ta thuyết phục các nước đồng minh, đồng thời cắt đứt sự tài trợ của phương Tây cung cấp cho Krem-li”. Nhưng Tổng thống lại lựa chọn chiến lược nước đôi, tức thông qua phương thức vừa công khai, vừa bí mật, tìm cách kí kết hiệp ước với châu Âu. Nếu áp dụng phương thức công khai thì có nghĩa là Chính phủ Mỹ sẽ áp dụng chính sách cứng rắn với châu Âu. Nếu áp dụng phương thức bí mật thì tuy có nghĩa là Ri-gân vui lòng hoà giải, nhưng như vậy chỉ là giúp người châu Âu bảo toàn thể diện mà thôi.

Tổng thống Ri-gân kí một bản bị vong lục về quyết sách An ninh quốc gia. Bản này do Ru-pin-sưn và các nhân viên công tác khác trong Ủy ban An ninh quốc gia khởi thảo. Bản bị vong lục này khái quát việc nước Mỹ làm thất bại chiến lược xây dựng kế hoạch đường ống khí đốt. Nước Mỹ sẽ tiếp tục áp dụng biện pháp cứng rắn đối với bất cứ ai gây cản trở cho hành động trừng phạt của mình. Số công ty châu Âu này đã sử dụng kĩ thuật với sự cho phép của nước Mỹ hoặc được Mỹ cho vay tiền, chi phụ cấp, nếu họ gây trở ngại cho Mỹ trong vấn đề trừng phạt đối với việc xây dựng đường ống khí đốt của Liên Xô thì sẽ bị cấm không được vào thị trường Mỹ, đồng thời đối với các công ty đó, Mỹ sẽ tiến hành quản chế việc nhập khẩu. Điều đó có nghĩa là, tất cả những ai làm trái với các điều nêu trên sẽ bị Mỹ trừng phạt; đại đa số các công ty châu Âu có liên quan với các hạng mục kể trên sẽ bị gạt ra khỏi thị trường nước Mỹ. Đồng thời, Ri-gân có ý định thông qua đàm phán để kí kết một số hiệp ước với các nước đồng minh, khiến họ phải đối mặt với hiện thực. Ông nói với Xu-ơn-xư, ông không muốn tiến hành đàm phán cùng châu Âu với vẻ “nóng vội không thể chờ đợi thêm”. “Tổng thống không muốn kí kết một hiệp nghị trống rỗng - Rô-bec Mac Phơ-ran nhớ lại - Ông muốn có được một số nội dung thực tế. Vì vậy, ông không muốn mọi người có ấn tượng nước Mỹ bị sút kém đi.

May mắn là, đúng lúc đó châu Âu lại muốn đưa ra những bước thăm dò để có được sự thoả hiệp với nước Mỹ. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Anh Phơ-ran-xis Bi-mu gọi điện cho Gióoc-giơ Xu-ơn-xư đề nghị có một cuộc hội đàm đặc biệt, với nội dung thảo luận về vấn đề đường ống khí đốt. Xu-ơn-xư báo cáo việc này với Tổng thống. Tổng thống chỉ thị cho Quốc vụ khanh là có thể để chậm cuộc hội đàm lại một chút, nhưng kêu cầu Xu-ơn-xư cần nghiêm chỉnh tiến hành cuộc hội đàm theo phương châm đã xác định của Ủy ban An ninh quốc gia. Thế là, Xu-ơn-xư gọi điện cho Bi-mu; việc hội đàm được 2 bên nhất trí!


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Tám, 2010, 07:50:56 pm

Ngày 16 tháng 9, tổ nghiên cứu chính sách kinh tế quốc tế liên ngành cao cấp của Nội các (SIG - IEP) triệu tập cuộc họp, xác định khái quát sách lược hội đàm của nước Mỹ. Mọi người lo châu Âu sẽ liên hợp lại đối phó với Xu-ơn-xư, đồng thời cũng lo Xu-ơn-xư sẽ bị khuất phục. Cuộc hội đàm được xác định sẽ tiến hành vào đầu tháng 10 tại Las-pi-ni-êl ở Ca-na-đa. Nghị trình hội nghị sẽ được công khai toàn bộ. Đến khi đó, hội nghị không có trợ thủ tham gia; sau hội nghị cũng không có thông báo. Vì vậy trong lần hội đàm này, tổ nghiên cứu liên ngành cao cấp đã xác định một đường lối rất chi tiết. “Thái độ của chúng tôi trong lần hội đàm này cực kì thận trọng”. Một trợ thủ của Ủy ban An ninh quốc gia nhớ lại – “Chúng tôi quyết định phải giành cho được kết quả, điều này sẽ làm cho Ma-xcơ-va phải trả giá đắt”. Ở Las-pi-ni-êl, Xu-ơn-xư đã tranh luận rất kịch liệt đối với một phương án: chỉ khi châu Âu đồng ý có quan hệ mậu dịch với Liên Xô và đồng ý cho họ vay tiền thì sự trừng phạt mới bị thủ tiêu. Nhưng các nước đồng minh châu Âu không dễ bị thuyết phục như vậy! Cơ-lốt Xiê-sung, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp cho rằng 2 điều đó chẳng có liên quan gì với nhau. Cuộc hội đàm do căng thẳng như vậy nên đã phải kết thúc. Khi thảo luận cũng không có được nhận định chung, văn kiện cuối cùng của hội nghị toàn là lời lẽ ngoại giao, chỉ khái quát những mặt nào có khả năng đi đến hiệp nghị.

Xu-ơn-xư quay về Oa-sinh-tơn, đối với những tiến triển giành được trong hội nghị, ông có “cảm giác là tốt đẹp”! Ngày 15 tháng 10, ông báo cáo kết quả cuộc hội đàm này với Ủy ban An ninh quốc gia. Uyn-pak và Cô-xây không cho lời đó là đúng. “Tôi cho rằng điều đó không đủ để chúng ta bỏ lệnh trừng phạt”. Uyn-pak nói Cô-xây và các thành viên của Ủy ban An ninh quốc gia đều nhất trí phụ hoạ với ý kiến của Bộ trưởng Quốc phòng.

Xu-ơn-xư đề nghị họ đưa ra một biện pháp giải quyết có thể lựa chọn. “Nhưng biện pháp trừng phạt này không thể tiến hành được; không duy trì được nữa - Ông phản bác - Còn có gì để lựa chọn nữa?” Cơ-lắc, Cô-xây và Uyn-pak tiếp tục kiên trì cho rằng, đối với chính sách kinh tế và tài chính của Mat-xcơ-va, phương Tây cần có một sự cải biến về căn bản. Trong tình hình này, cuộc đàm phán giữa Mỹ và châu Âu cần tiếp tục tiến hành! Thông qua những cuộc hội đàm với các đại sứ các nước châu Âu ở Oa-sinh-tơn, đồng thời căn cứ vào các điều kiện nghiêm chỉnh của Ủy ban An ninh quốc gia đề ra, Xu-ơn-xư đã dày công nghiên cứu và có được một hiệp nghị. Ngày 12 tháng 11, mọi người đều nhìn thấy ánh sáng ban mai đã xua tan tình thế căng thẳng Ngày 13 tháng 11, Tổng thống tuyên bố ở Đài Phát thanh, sự trừng phạt đang bị thủ tiêu, và các nước đồng minh bắt đầu tiến hành thương lượng về vấn đề chính sách kinh tế liên hợp của “an toàn đệ nhất” mà tập đoàn Liên Xô đã thống nhất thực thi. Ri-gân nói: “Thứ nhất, mỗi một nước đồng minh cần tuyên bố, trong thời gian nghiên cứu các phương án để lựa chọn nguồn năng lượng cung ứng đối với phương Tây, các nước bạn sẽ không kí kết hoặc phê chuẩn các hợp đồng mới về việc mua khí đốt của Liên Xô. Thứ hai về phương diện chuyển nhượng vật tư chiến lược cho Liên Xô, nước Mỹ và các nước đồng minh sẽ tăng cường các biện pháp khống chế hiện có. Thứ ba, chúng ta sẽ không một chút do dự định ra trình tự giám sát, đôn đốc sự trao đổi tài chính với Liên Xô, đồng thời cần có sự phối hợp ăn ý đối với chính sách cho nước ngoài vay”.

Trước khi tuyên bố các điều trên một ngày, Ri-gân đã kí một văn kiện bí mật được khởi thảo dưới hình thức chỉ thị của quyết sách an ninh quốc gia. Đây là một văn kiện quan trọng nhất có liên quan đến kinh tế Liên Xô trong lịch sử nước Mỹ. Bản chỉ thị (NSDD - 66) do Rê-giơ Ru- pin-sưn khởi thảo phản ánh một sự chuyển biến “kiểu động đất” phát sinh bởi chiến lược kinh tế chiến của Mỹ đối với Liên Xô và bởi sự trừng phạt về các phương diện then chốt khác. Do nước Mỹ lúc đầu tranh luận đã không tranh thủ được sự hợp tác của các nước đồng minh về phương diện đường ống khí đốt, vì vậy Bi-en Cơ-lắc, cố vấn an ninh quốc gia yêu cầu Phòng Kinh tế quốc tế của Ủy ban An ninh quốc gia dự thảo một bản chỉ thị phù hợp với chính sách xưa nay của Mỹ để với nó, nước Mỹ có thể lợi dụng sự yếu kém của nền kinh tế Liên Xô. Do vậy nên mới có bản chỉ thị trên. Thậm chí trước khi Tổng thống kí, bản chỉ thị này đã có tác dụng chỉ đạo cuộc đàm phán của Xu-ơn-xư ở Las-pi-ni-êl.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 14 Tháng Tám, 2010, 07:51:58 pm

“NSDD - 66 tương đương với lời tuyên bố bí mật về sự phát động một cuộc kinh tế chiến với Liên Xô - Rô-giơ Ru-pin-sưn, tác giả của bản chỉ thị đó, nói - Văn kiện này cùng với công cuộc xây dựng quân sự nước Mỹ và “Sáng kiến về chiến lược phòng ngự (SDI)” đã gợi lên hình ảnh chấm hết cuối cùng của Liên Xô! Chỉ có nSDD - 66 với khuôn khổ mấy trang giấy mà đã định ra được chính sách cho nước Mỹ, vậy ta cần tìm cách mau chóng soạn thảo ra “chiến lược mậu dịch Tam vị nhất thể” để hạn chế phương Tây có sự “bảo đảm sinh mệnh” cho Mat-xcơ-va”.

Rô-béc Mac Phơ-ran cho rằng, NSDD bao gồm 3 nhân tố hạt nhân:

* Chính sách của nước Mỹ cần giành được sự tán đồng của các nước đồng minh châu Âu; không thể cho Mat-xcơ-va vay tiền với sự ưu tiên về lợi suất!

* Nước Mỹ không cho phép Liên Xô lợi dụng kĩ thuật cao then chốt của phương Tây để duy trì quân sự và thể chế kinh tế của mình. Ủy ban Pa-ri (COCOM) cần tăng cường quản chế vấn đề này.

* Nước Mỹ sẽ hợp tác chặt chẽ với các nước đồng minh, sẽ khai thác các nguồn năng lượng để các nước bạn sử dụng, ngõ hầu giảm bớt việc dựa cậy của châu Âu đối với khí đốt của Liên Xô. Về mặt này cũng cần quy định một trị số giới hạn, mục tiêu của nó là ngăn ngừa mức độ dựa cậy của các nước châu Âu vào khí đốt của Liên Xô, không để vượt quá 30% (tức là, không thể xây dựng một đường ống khí đốt ở Xi-bê-ri dài 3.600 dặm Anh, mà cũng không thể bí mật hợp đồng mới).

Phương án nửa vời nhằm vào sự trừng phạt này không được Cơ lắc, Uyn-pak và Cô-xây ủng hộ. Họ muốn kiên trì đến cùng, thậm chí còn tiến thêm một bước trong việc trì hoãn sự xây dựng đường ống. Nhưng, thậm chí sau khi châu Âu do tiếp thu phương án “Chiến lược mậu dịch tam vị nhất thể” mà đình chỉ việc ngăn chặn kế hoạch đường ống khí đốt thì Cô-xây, Cơ-lắc và Tổng thống vẫn kiên trì ý đó, tức là phải gây sự tổn hại nặng nề cho nền kinh tế Liên Xô. Luận điệu rõ ràng, chính sách này của nội bộ Chính phủ Mỹ, đang phát ra những thông tin giống như vậy cho các quan chức Chính phủ có liên quan. Tháng 11 năm 1982, tổ Quy hoạch An ninh quốc gia triệu tập một cuộc hội nghị đặc biệt, trong đó một nghị đề quan trọng là kinh tế Liên Xô. Những người tham dự hội nghị này thường là Tổng thống, Phó Tổng thống, Quốc vụ khanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Cục trưởng Cục Tình báo trung ương. Nhưng hôm đó Hen-ri Giôn cũng ngồi trong Phòng Tình báo Nhà Trắng, trình bầy với những người dự họp về nhận định của ông đối với sự yếu kém về kinh tế của Liên Xô. Mới bắt đầu, Giôn đã tường thuật một cách hệ thống về hiện trạng suy thoái của nền kinh tế Liên Xô. Ông nói: “Chúng ta chỉ cần duy trì những thách thức về quân sự của chúng ta với Mat-xcơ-va đồng thời cắt đứt mọi bảo đảm sinh mệnh của phương Tây với họ là được, vì rằng trong 10 năm nay chúng ta đã tận mắt thấy thể chế của họ đã phải gánh chịu đủ mọi loại gánh nặng. Điều này sẽ khiến họ “tự bùng nổ!”.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 23 Tháng Tám, 2010, 11:33:58 pm

CHƯƠNG MƯỜI

Ngày 10 tháng 11 năm 1982, hôm đó Mat-xcơ-va rét lạ lùng; những bông hoa tuyết đầy trời càng rơi càng dày. 7 giờ 30 buổi sáng Lê-ô-nit Brê-giơ-nhép ngồi bên bàn ăn vừa đọc báo, vừa ăn sáng. Nhân vật lãnh đạo Liên Xô này, sức khoẻ không được tốt, thân thể suy yếu, nhưng ông vẫn đi lại được. Trong phòng bên, có mấy vệ sĩ của ông Yu-ri An-đrơ-pôp, chủ tịch KGB đã tự thân điều họ đến đây phụ trách vấn đề an toàn của Tổng Bí thư. Bất kể là ông ở đâu, họ cũng theo sát ông như hình với bóng! 20 phút sau khi ăn xong, Brê-giơ-nhép đi lên gác vào phòng ngủ. Các vệ sĩ cũng đi theo ông, họ vào phòng và đóng cửa lại.

Sau đó mấy phút, một vệ sĩ xuống gác, rất lễ phép báo với Vích-tô-ri-a Pê-trôp-na, phu nhân của Brê-giơ-nhép rằng phu quân của bà đã từ trần. Pê-trôp-na nghe thấy người vệ sĩ nói vậy lặng người, nước mắt bà trào ra! Bà cố sức bình tĩnh và vội vã đi lên phòng ngủ, nhưng người vệ sĩ đã ngăn bà lại. Khi đó bác sĩ chưa tới, thi thể được bôi thuốc chống thối rữa, mà rõ ràng là chưa khám nghiệm! Mãi đến 2 hôm sau, khi Quốc hội Liên Xô cử hành nghi thức cáo biệt tại đại sảnh tròn thì Vích-tô-ri-a Pê-trôp-na mới thấy được thi thể chồng. Trước khi bà tạ thế, bà vẫn tin chắc rằng chồng bà do gặp chuyện bất trắc mà chết!

Người kế tục sự nghiệp của chồng bà có lẽ chứng thực được sự hoài nghi của bà. 5 ngày sau, khi Brê-giơ-nhép người lãnh đạo thứ hai Liên Xô có thời gian tại chức lâu nhất tạ thế, thì người thuyền trưởng mới của con thuyền Liên Xô bắt đầu ra tay chèo lái. Yu-ri An-đrô-pôp, người đứng đầu KGB, người đã dày công chọn vệ sĩ cho Brê-giơ-nhép, nay đã trở thành người đứng đầu1 Liên Xô. Ông là một con người phức tạp, bề ngoài nhìn ông có vẻ như đầy mâu thuẫn; ít nhất, qua âm điệu giọng nói và những hứng thú, ham thích của ông người ta thấy chúng thật không tương xứng với cương vị của một con người đứng đầu KGB. Tính phức tạp này của ông thể hiện ra từ những vật mà ông quý yêu. Trong phòng làm việc ở Tổng bộ KGB của ông tuy rất đơn sơ, nhưng ở đó có 2 vật trang trí: thứ nhất là một bức chân dung lớn của người khai sáng ra ngành cảnh sát bí mật của Liên Xô: Phê-líc Déc-din-xki2 (Feliks Dzerzhinski), thứ hai là một bức tượng của Tan-di-hơt3.

Mấy ngày sau khi nhận chức, An-đrô-pôp và An-đrây Grô-mi-cô, Bộ trưởng Ngoại giao hội kiến với tướng Zi-a, Tổng thống Pa-ki-xtan và Ya-cơ-pu Kham, Bộ trưởng Ngoại giao tại đại sảnh của điện Krem-li, trong đó có rất nhiều các vật quý của Sa hoàng. Khi nói đến Áp-ga-ni-xtan, An-đrô-pôp tỏ ra xúc động, đôi tròng đen trong con mắt ông nhìn chằm chằm vào các vị khách. Ông vốn phản đối chuyện Liên Xô xâm nhập Áp-ga-ni-xtan năm 1979; nhưng nay hoàn cảnh đã thay đổi! Cuộc chiến tranh này quan hệ tới sự tự tôn và vinh dự của Liên Xô, chứ không phải chỉ là lợi ích chính trị. “Pa-ki-xtan là nước tham dự cuộc chiến tranh Áp-ga-ni-xtan này - Grô-mi-cô nói với các vị khách Pa-ki-xtan theo cách nói của An-đrô-pôp - Các ngài cần hiểu rằng, Liên Xô sẽ ủng hộ Áp-ga-ni-xtan”. Đúng là Liên Xô đã làm như vậy và chỉ có hơn chứ không kém! Những phần tử theo chủ nghĩa chia cắt của tỉnh Ba-lu-chi-xtan có liên Xô ủng hộ ở phía sau, đang cố gắng thoát khỏi sự thống trị của Pa-ki-xtan. KGB và Cảnh sát bí mật của Áp-ga-ni-xtan (KHAD) đang ra sức phá hoại sự ổn định của I-xla-ma-bat. Họ có ý đồ tung ra những luận điệu bất lợi cho sự thống trị của Zi-a. Ngoài ra, máy bay chiến đấu của Áp-ga-ni-xtan còn bay trong bầu trời Pa-ki-xtan công kích mục tiêu của quân du kích Mu-xlim Áp-ga-ni-xtan.

An-đrô-pôp và Grô-mi-cô đều biết rằng, Pa-ki-xtan là nền tảng của tổ chức chống đối Áp-ga-ni-xtan. Nếu không có sự ủng hộ của một căn cứ địa bên ngoài thì phong trào chống đối sẽ chết yểu. Chính phủ Ri-gân đã nhận thức được điều đó vì vậy đã viện trợ cho Pa-ki-xtan hàng triệu đô-la với điều kiện là Zi-a tiếp tục ủng hộ du kích Mu-xlim Áp-ga-ni-xtan.
_______________________________________
1. Đứng đầu: nguyên văn tiếng Trung Quốc là “trông nom”, “chăm sóc”.
2. Phê-líc Déc-din-xki: nhà hoạt động trong phong trào công nhân cách mạng Nga, một trong những người lãnh đạo đảng Bôn-xê-vích và Xô viết quốc gia (1877 - 1926). Tháng 12 năm 1917 ông đảm nhận chức Chủ tịch Uỷ ban thanh trừng các phần tử phản cách mạng. Tháng 6 năm 1924 là Uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô. Tháng 6 năm 1944 ốm chết tại Mat-xcơ-va.
3. Tan-di-hớt: tác giả Tây Ban Nha.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 23 Tháng Tám, 2010, 11:37:13 pm

Tổng thống Pa-ki-xtan đã không hề khiếp sợ trước sự uy hiếp này của Mat-xcơ-va. Ông vẫn bình tĩnh ứng phó trước những lời công kích của họ. Zi-a lạnh lùng nói: “Pa-ki-tan chân thành hi vọng xây dựng được mối quan hệ hũu hảo với Liên Xô và Áp-ga-ni-xtan, đồng thời tìm ra được biện pháp giải quyết hoà bình về vấn đề Áp-ga-ni-xtan”. Vị tướng Pa-ki-xtan Áp-ga-ni-xtan này đã thể hiện tinh thần không sợ gì hết. Sau khi Zi-a từ Mat-xcơ-va về đến Pa-ki-xtan, Uyn-pak và Cô-xây đều đã gọi điện cho ông. Cô-xây nói, ông sẽ đem hết sức mình ra giúp đỡ Pa-ki- xtan. Về sau, vị tướng này đã phát huy được tác dụng “thông đường” giữa nước Mỹ và du kích Áp-ga-ni-xtan.

Cuối năm 1982, cố vấn An ninh quốc gia Bi-en Cơ-lắc chỉ thị cho Ủy ban An ninh quốc gia khởi thảo một bản chỉ thị bí mật do Tổng thống kí, nội dung là vạch những nét lớn về chiến lược đặt quan hệ giữa Ri-gân với Mat-xcơ-va. Đó đâu phải là một công tác nhẹ nhàng! Từ năm 1945 cho đến nay, Chính phủ Mỹ các khoá trước đều muốn phát biểu một số chính sách để có thể “lưu danh sử sách”. Nhưng từ năm 1950 chính sách ngoại giao của nước Mỹ đều do một số chính sách được thể hiện bởi một số giả thiết và một văn kiện nào đó thúc đẩy. Ví dụ như một bản văn kiện có tên là “Ủy ban An ninh quốc gia số 68 (NSC - 68)” do Tru-man1 kí vào năm 1950. Người chủ yếu khởi thảo văn kiện này là Pôn Ni-et-sơ, người này khi đó vừa thay thế Gióoc-giơ Cô-nan phụ trách Chủ nhiệm phòng Nghiên cứu chính sách - quy hoạch của Quốc vụ viện.

NSC - 68 được khởi thảo căn cứ vào một loạt giả thiết, những giả thiết này đối với chính sách ngoại giao nước Mỹ đã có ảnh hưởng mãi về sau. Văn kiện này nhận định, sự đấu tranh giữa Đông và Tây sẽ còn kéo dài. Liên Xô sẽ tiếp tục có những thách thức về quân sự - với Mỹ. Đối mặt với hiện thực đó, chính sách ngoại giao của nước Mỹ về bản chất mà nói là ở thế thủ! Cũng như trong một bài viết nổi tiếng nhan đề là “Căn nguyên hành vi của Liên Xô” của Cô-nan “Đối với xu thế khuếch trương của người Nga, chúng ta phải áp dụng chính sách răn đe vừa trường kì vừa nhẫn nại, lại phải kiên định và cảnh giác”, cuối cùng sẽ làm cho thể chế Liên Xô có những biến đổi căn bản, từ đó sẽ khiến cho sự uy hiếp của họ với phương Tây phải giảm bớt đi nhiều. Vào những năm 70, các Chính phủ khoá trước của nước Mỹ đều coi chính sách răn đe là một chính sách mẫu mực, thêm vào đó là đủ các biện pháp này khác, họ mong rằng như vậy sẽ làm cho mọi hành động của Liên Xô có biến đổi. Tuy nhiên chính sách này dường như không làm cho hành động của Liên Xô chuyển biến được mấy trên vũ đài quốc tế!

Ri-gân và các cố vấn của ông cũng không gửi gắm được hi vọng lớn lao gì vào “chính sách răn đe”. Những vấn đề mà Liên Xô gây ra không thể do phương thức “cải thiện hành động của họ” (thông qua biện pháp lạnh) để giải quyết, vì những vấn đề đó là điều cố hữu của thể chế Liên Xô. Xuất phát từ bản năng, Ri-gân có ý định đưa ra một sáng kiến về chiến lược, chứ ông không muốn bị bức phải ở vào thế bị động. Điều này cần phải cải biến tính chất và phạm vi sự chạy đua triển khai giữa các siêu cường. Nếu chỉ đơn thuần có sự chạy đua về số lượng vũ khí thì Liên Xô sẽ chiếm ưu thế. Vì vậy, các quan chức trong Chính phủ Mỹ có ý định mở rộng phạm vi cạnh tranh, trong đó sẽ bao gồm cả các mặt kinh tế và kĩ thuật nữa. Do vậy nên Ri-sác Phai-put muốn thông qua ngọn bút tài hoa, kì diệu của ông để đưa khái niệm này vào trong chính sách. Qua sự sửa sang và gọt giũa của các thành viên khác trong Ủy ban An ninh quốc gia, bản báo cáo chỉ trong khuôn khổ có mấy trang giấy đã biến thành một văn kiện có tầm nhìn xa; nó đã biến sách lược đặt mối quan hệ giữa Ri-gân và Liên Xô thành một “khuôn vàng, thước ngọc” mọi người phải tuân theo.
_____________________________________
1. Tru-man: Tổng thống thứ 33 của nước Mỹ, người Đảng Dân chủ (1884 - 1972). Năm 1944 ông là Phó Tổng thống, ngày 12 tháng 4 năm 1945, sau khi Ru-dơ-ven từ trần, ông được kế nhiệm, 1948 lại trúng cử Tổng thống. Ông đã phát động cuộc chiến tranh lạnh giữa phương Đông và phương Tây, đưa ra chính sách răn đe.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 23 Tháng Tám, 2010, 11:41:02 pm

Phai-put, nhà sử học của Trường Đại học Ha-vơt, đã phải mất mấy buổi tối tại căn phòng làm việc bình thường nhỏ hẹp trong đại lầu hành chính của Nhà Trắng để soạn thảo và sửa chữa bản văn kiện then chốt này. Sự nỗ lực của ông đã biến thành cơ sở của bản Chỉ thị về quyết sách An ninh quốc gia số 75 (NSDD - 75). Đó cũng là một bản chỉ thị duy nhất của Tổng thống, đồng thời nó cũng là một trong những văn kiện cơ mật tối cao của Chính phủ Mỹ.

“Rất rõ ràng, NSDD - 75 hoàn toàn không giống với những chính sách trước đây - Phai-put nói - Vấn đề không chỉ ở chỗ hành động của Liên Xô, mà ở chỗ bản chất thể chế của họ. Sự trình bày đầu tiên đối với điều đó chính là ở văn kiện này. NSDD - 75 chỉ ra rằng, mục tiêu của chúng ta là không thể nào chung sống với Liên Xô được, mà ở chỗ phải cải biến thể chế của họ. Chúng ta tin chắc rằng, thông qua áp lực từ bên ngoài, chúng ta có thể cải biến thể chế của Liên Xô!” Thế là, mục tiêu chiến lược của nước Mỹ đã trở thành việc thông qua sự lợi dụng nhược điểm trong nội bộ Liên Xô, từ đó phá hoại thể chế của họ! “Dây chằng chính trị” của Liên Xô xem ra cũng không bền chắc lắm. Nước Mỹ hi vọng, trong phạm vi toàn cầu sẽ “phát động công kích” đối với thế lực của Liên Xô, từ đó thăm dò nhược điểm của họ. NSDD - 32 trước kia đã nhấn mạnh rằng nước Mỹ có “hứng thú” đánh lui thế lực của Liên Xô ở Đông Âu; còn NSDD - 75 thì lại càng tiến bước hơn nữa.

Nội dung của văn kiện mới này rất rộng; đối với sự chấp hành chính sách trên rất nhiều mặt trận của nước Mỹ, bản văn kiện này nêu rõ thời hiệu và mục tiêu phải chấp hành chúng. “Chúng tôi rất muốn các vấn đề giải quyết trong NSDD - 75 là phải định ra một chính sách tổng hợp có thể trù tính chung về mọi hoạt động trong các lĩnh vực - Giôn Pin-đơ Kơ-xtơ, đã tỏ rõ sự tán đồng bản văn kiện này qua câu - Theo tôi, đây là một trong những biện pháp có hiệu quả nhất, khiến cho chính sách của nước Mỹ phát huy được tác dụng!

Bản văn kiện này đã trình bầy một cách rõ ràng về “Nguyên tắc công tác” của nước Mỹ:

* “Nước Mỹ phản đối cách làm hiện nay của Liên Xô là đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng của họ ra ngoài biên giới. Do đó nước Mỹ sẽ tìm cách triệt tiêu hành động này của Liên Xô.

* “Nước Mỹ sẽ không để cho thể chế kinh tế Liên Xô đem lại lợi ích cho họ, đồng thời sẽ áp dụng những biện pháp có thể để hạn chế kết quả này xuất hiện”. Văn kiện còn đặc biệt nêu ra việc Liên Xô thông qua xuất khẩu để có được kĩ thuật, để được vay tiền và thu về ngoại tệ mạnh.

* “Nước Mỹ sẽ chờ thời cơ để chế áp ảnh hưởng của Liên Xô ở nước ngoài.

Bản văn kiện then chốt này nhắc lại rằng chiến lược của Mỹ là tìm cách lợi dụng nhược điểm của Liên Xô. Rê-béc Mác Phơ-ran nói: “NSDD - 75 không phải nói là chúng ta sẽ có sự đối kháng với Liên Xô ở mọi mặt, mà nói là chúng ta cần tìm ra nhược điểm của họ, rồi “đánh” vào những nhược điểm đó.

Trong tất cả các nhược điểm của Liên Xô, chủ yếu nhất là ở nền kinh tế của họ. Để chỉ thị của Bộ Quốc phòng và Bị vong lục của quyết sách về An ninh quốc gia năm 1982 ăn khớp với nhau, NSDD - 75 tuyên bố, chính sách từ nay về sau của nước Mỹ là phải nhấn mạnh về vấn đề kinh tế của Liên Xô; cần làm sao cho thể chế kinh tế của họ lâm vào nguy cơ! “Trước đây chúng ta quả đã coi nhẹ lĩnh vực kinh tế - cũng tức là nói, chúng ta đã không sử dụng loại vũ khí kinh tế này để làm cho Liên Xô bị tổn hại - Pin-đơ Kơ-xtơ nói - Trong bộ môn hành chính của Chính phủ Mỹ, có nhiều người thiếu lòng tin vào lĩnh vực kinh tế. Tôi còn nhớ, có một số quan chức cao cấp cho rằng, nước Mỹ không có cách nào làm sụp đổ nền kinh tế Liên Xô. Với vẻ ngoài mà nói, đối với điều đó, tôi cũng không tin tưởng lắm, vì nó quá vũ đoán và không chú trọng khoa học. Tuy nhiên, nhìn chung, tôi cho rằng, đối với NSDD chúng tôi vẫn tin tưởng, bởi vì Tổng thống đã kí vào đó, hơn nữa vì đó là một mục tiêu đặc biệt”! Mục tiêu đó là, thông qua việc giảm thiểu sự thu nhập của Liên Xô mà bức họ phải tăng sự chi tiêu, từ đó khiến cho thể chế kinh tế của họ càng bị chèn ép.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 23 Tháng Tám, 2010, 11:42:57 pm

Về phía Mỹ thì: “Rô-nan Ri-gân muốn làm cho việc xây dựng về mặt quân sự của nước Mỹ thay đổi khuynh hướng, một khuynh hướng đã coi nhẹ công tác này trong mấy năm nay. Kĩ thuật tương quan về quốc phòng sau này sẽ tương tự như kế hoạch chiến tranh giữa các vì sao, nó cùng với chính sách an ninh kinh tế sẽ nhằm vào Liên Xô. Giữa 3 mặt này sẽ hình thành một mối quan hệ bổ sung cho nhau! - Bi-en Cơ-lắc nhớ lại - Nói thẳng ra là, mục đích của chúng ta là xoay chuyển ưu thế của Liên Xô về phương diện tài nguyên; vì trong tương lai, về phương diện này, năng lực của Liên Xô không thể bằng Mỹ được; hơn nữa ta cần làm cho Liên Xô phải tin rằng, trong vấn đề chạy đua kĩ thuật quyết liệt giữa Mỹ và Liên Xô này thì dứt khoát Liên Xô không thể thắng!” Trước kia, nước Mỹ cho rằng ưu thế kĩ thuật của mình có thể chống chọi trên chiến trường với ưu thế số lượng của Liên Xô. Nay Chính phủ Ri-gân muốn làm cho ưu thế này càng vượt trội hơn nữa. Thông qua việc tăng nhanh tốc độ chạy đua về kĩ thuật thì ưu thế về mặt này của nước Mỹ sẽ biến thành một loại vũ khí rất mạnh.

Cuối năm 1982, Tổng thống đã kém phiếu trong vấn đề ủng hộ tên lửa MX, đó cũng không phải là chuyện mới lạ gì nữa. Trong thời kì 1981 - 1982, Lầu Năm Góc đề nghị thiết kế căn cứ cho 3 loại bãi phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa kiểu mới, nhưng 3 loại kế hoạch này đều bị Quốc hội cự tuyệt. Mác Ma-ren nói: “Đường lối cơ bản của ta là, không thể để bất cứ tên lửa nào ở trên mặt đất!”

Sau khi việc biểu quyết đối với tên lửa MX thất bại không lâu, thượng tướng hải quân Giôn Pin-đơ Kơs-tơ đã thảo luận vấn đề này với Mác Phơ-ran. Giôn Pin-đơ Kơs-tơ đã tốt nghiệp Trường sĩ quan Hải quân với thành tích ưu việt. Với đầu óc khoa học sắc sảo, ông kiến nghị Chính phủ Mỹ xem xét về khả năng nghiên cứu, thậm chí bố trí một hệ thống phòng thủ chiến lược. Ngay từ đầu năm 1981, Nhà Trắng vẫn suy nghĩ về ý định này. Khi đó, viên tướng Đan-nil Cây-ưa-mu, người phụ trách “Tổ nghiên cứu biên cương” khi hội kiến với Tổng thống và Ủy ban An ninh quốc gia đã đề xuất ý định này. Tuy các bộ phận hữu quan trong Chính phủ đã thảo luận kĩ vấn đề ấy, nhưng sau không thấy làm gì thêm nữa.

Mấy trợ thủ của Tổng thống luôn khuyên ông, nước Mỹ phải tăng cường chiến lược phòng thủ. Ri-sac A-lơn, cố vấn về chính sách ngoại giao của Tổng thống, mấy năm luôn thông báo với Ri-gân về tình hình tranh luận của vấn đề phản tên lửa đạn đạo. Mác-tanh An-đéc-sơn chuyên gia sự vụ trong nước, khi cùng Ri-gân thăm Bộ Tư lệnh liên hợp phòng không Bắc Mỹ (Mỹ - Ca-na-đa), đã làm cho mọi người thấy được một cách sinh động những nhược điểm tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Mỹ so với Liên Xô. Cai-xpa Uyn-pak luôn nhấn mạnh lời thề của ông, khi mới đảm nhiệm chức Bộ trưởng Quốc phòng, tức là nước Mỹ cần xây dựng một hệ thống phòng thủ chiến lược kĩ thuật cao. Ngày 2 tháng 10 năm 1981, Nhà Trắng tổ chức một cuộc hội nghị công bố những thông tin mới về vũ khí chiến lược. Trong hội nghị này Uyn-pak nhấn mạnh: “Hiện nay đã xuất hiện những tiến triển mới rất có tiền đồ. Chúng ta sẽ phải nghiên cứu nó! Nguyên nhân của việc làm này rất rõ. Nếu chúng ta có năng lực tiêu diệt được những tên lửa đến tập kích, tôi cho rằng như vậy tuy cũng chưa thể làm mất đi được sự cân bằng chiến lược hiện nay, nhưng việc làm đó sẽ khiến chúng ta rất vui mừng”.

Mác Phơ-ran nói với Pin-đơ Kơ-xtơ, ông thích chủ ý này và trên thực tế ông cũng đã suy nghĩ rất nhiều về phương hướng đó. “Tôi đã suy nghĩ gần 10 năm rồi, từ khi Ních-sơn và Pho chấp chính, chúng ta đã chạy đua vũ trang cùng người Nga với một phương thức sai lầm”. Mác Phơ-ran nhớ lại: “Về phương diện chất lượng và kĩ thuật, vũ khí chúng ta tương đối có ưu thế. Điều này khiến tôi phải xem xét lại mọi việc làm trước kia. Tôi đã tự hỏi mình, chúng ta nên xác định lại vị trí về chiến lược đầu tư của chúng ta như thế nào? Chúng ta nên sử dụng tài nguyên của chúng ta như thế nào? Tôi cho rằng, nếu chúng ta sử dụng tiền của vào phương diện hệ thống vũ khí tiến công và để tăng thêm số lượng vũ khí thì chẳng bằng chúng ta sử dụng nó vào chỗ chúng ta có ưu thế, về phương diện kĩ thuật thì sẽ càng có hiệu quả hơn! Vì vậy, tôi đã bắt đầu suy nghĩ xem chúng ta có thể đầu tư vào lĩnh vực nào. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần một chiến lược đầu tư về phương diện kĩ thuật cao mà ở đó ta có thể thành công. Pin-đơ Kơ-xtơ đã triệu tập các chuyên gia, những người có đầu óc chiến lược nhất trong giới khoa học quân sự nước Mỹ, để thảo luận, nghiên cứu về những sự chuyển biến về tài nguyên quân sự nước Mỹ, cũng tức là từ việc cứ một mực nhấn mạnh về vũ khí hạt nhân trước đây nay chuyển đến sự coi trọng hệ thống vũ khí chiến lược kĩ thuật cao. Các thành viên của tổ này bao gồm Pao-puê Luân-hat, tướng Ri-sác Pu-uây-duây uỷ viên Ủy ban An ninh quốc gia, An-kin quản lí dự toán văn phòng, Giôn Phút công ty TRW1, Ri-sác Đơ-lao vừa là nhà khoa học, vừa là công trình sư, cùng với tiến sĩ Gióoc-giơ Chi-nơ, cố vấn khoa học của Tổng thống Ri-gân. “Chúng tôi họp thảo luận ở Phòng Tình báo của Nhà Trắng - Pin-đơ Kơ-xtơ nhớ lại - Kết luận của hội nghị này là, từ khi tên lửa chống đạn đạo ra đời thì kĩ thuật này đã có sự tiến triển rất lớn, vì thế chúng ta nên dốc sức vào nghiên cứu chiến lược phòng thủ”. Pin-đơ Kơ-xtơ báo cáo đại thể kết luận của tổ này về vấn đề đó với Mác Phơ-ran, đồng thời chuyển giao cho ông mấy bản luận văn hữu quan về phương diện nghiên cứu khoa học và chính sách.
___________________________________
1. Công ty TRW: một công ty lớn chuyên chế tạo các loại thiết bị và hệ thống hiện đại.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 23 Tháng Tám, 2010, 11:44:33 pm

Trong thời kì này, Mác Phơ-ran thảo luận vấn đề chiến lược phòng thủ với Pôn Con-man, Tham mưu trưởng hội nghị liên tịch (JSC). Cơ-man nói hội nghị Tham mưu trưởng liên tịch rất hứng thú với khái niệm chiến lược phòng thủ này, trong đó Thượng tướng hải quân Giêm Oát là người nhiệt tình nhất. Giêm Oát vốn là một học sinh khoa Vật lý có đầu óc, tư duy thứ tự, rành mạch. Ông cho rằng hiện nay trình độ kĩ thuật đã có được sự cải tiến to lớn như vậy, bởi thế nước Mỹ nên từ chiến lược “Cùng bị tiêu huỷ” chuyển sang chiến lược “phòng thủ”.

Sau khi đã trao đổi với Tham mưu trưởng, Pin-đơ Kơ-xtơ và Mác Phơ-ran báo cáo tình hình với Bi-en Cơ-lắc. Cơ-lắc liền bắt tay ngay vào việc. Tháng 12 năm 1982, ông bố trí một cuộc họp bí mật giữa Tổng thống với các thành viên hội nghị liên tịch Tham mưu trưởng. Đó là một cuộc họp bình thường hàng tháng của họ.

Hôm ấy bão tuyết rất lớn. Cơ-lắc vắng mặt, Mác Phơ-ran chủ trì cuộc họp. Vì tình hình đường xá không được tốt nên các thành viên trong hội nghị liên tịch Tham mưu trưởng đều phải đi xe bánh xích đến Nhà Trắng. Đầu tiên, Mác Phơ-ran đưa ra nghị đề hội nghị cần thảo luận. Tham mưu trưởng liên tịch hội nghị kiến nghị, nước Mỹ cần xét đến việc bỏ hoàn toàn sự dựa vào chiến lược “Cùng bị tiêu huỷ” mà cần đi vào nghiên cứu và khai thác “Hệ thống sáng kiến phòng thủ chiến lược” (SDI). Đối với chủ ý này Tổng thống lộ vẻ rất vui. Căn cứ vào ý kiến của đại đa số các cố vấn ông quyết định cứ thế mà làm. Thái độ này thể hiện một niềm tin vào đạo đức cực lớn. “Ông cho rằng, chiến lược “Cùng bị tiêu huỷ” quả thật là một hành vi không mấy đạo đức”. Gióoc-giơ Xu-ơn-xư nhớ lại. Ri-gân hỏi mấy viên sĩ quan cao cấp: “Nếu chúng ta bắt đầu từ sự hoàn toàn dựa vào chiến lược tiến công mà không tiến công hạt nhân, rồi chuyển sang dựa vào chiến lược phòng bị nhiều hơn thì tình hình sẽ như thế nào?”

Sau lần gặp nhau trong Hội nghị liên tịch Tham mưu trưởng không lâu, Cơ-lắc và Mác Phơ-răng cùng Pin-đơ Kơ-xtơ trao đổi với nhau nên đẩy mạnh công tác này như thế nào. Mác Phơ-ran kiến nghị: “Trong một lần phát biểu công khai Tổng thống có thể tuyên bố: tư tưởng chiến lược của nước Mỹ sẽ có chuyển biến”.

Kế hoạch nghiên cứu chiến lược hệ thống phòng thủ của nước Mỹ hết sức bí mật. Mãi đến 2 ngày trước khi Tổng thống đọc diễn văn, ông mới bàn bạc với Xu-ơn-xư Uyn-pak và Tham mưu trưởng Hội đồng liên tịch Mác Phơ-ran đã phải dày công cân nhắc từng lời trong một bản tuyên bố về chiến lược phòng thủ tên lửa mà trong lòng thấy tràn ngập niềm vui. Ông sử dụng máy chữ cá nhân chứ không yêu cầu thư kí viết để bảo mật. Gióoc-giơ Chi-uơ-sư duyệt lại lần cuối cùng.

Ngày 23 tháng 3 năm 1983, Tổng thống Ri-gân đọc diễn văn trước đài truyền hình. Ông xúc động tuyên bố trước công chúng toàn quốc, ông có trách nhiệm soạn thảo ra phương châm chỉ đạo chiến lược mới. Nước Mỹ sẽ bắt đầu nghiên cứu “Sáng kiến về chiến lược phòng thủ” (thuật ngữ này là do Pin-đơ Kơ-xtơ đề xuất). Ri-gân cuối cùng tuyên bố: “Điều tôi muốn nói là, tôi sẽ thúc đẩy công tác này với toàn bộ khả năng của mình!” Hai hôm sau, Tổng thống công bố một mệnh lệnh hành chính, ông chỉ thị cho Uy-li-am Cơ-lắc phải soạn thảo một kế hoạch nghiên cứu lâu dài về hệ thống này. Tổng thống cảm thấy hứng thú đối với sáng kiến chiến lược phòng thủ ấy, chủ yếu vì ông cho rằng thế giới sẽ không còn phải đối mặt với sự nguy hiểm hạt nhân nữa; hơn nữa thông qua việc nghiên cứu hệ thống này, nước Mỹ còn có thể gây ra những áp lực lớn hơn cho nền kinh tế Liên Xô. Ví dụ, trong một bản chỉ thị về quyết sách, đối với An ninh quốc gia, về “tiêu chuẩn hiệu ích1 của giá thành”, bản chỉ thị có đánh giá về giá trị của hệ thống này, bản chỉ thị ấy cho rằng giá trị của nó “phải dùng thuật ngữ kinh tế để biểu đạt, nhưng nó lại không chỉ đơn thuần là khái niệm kinh tế”. Điều đó có nghĩa là, giá trị của hệ thống này không chỉ đánh giá từ góc độ chiến lược mà đánh giá từ chỗ, Liên Xô do phải đối phó với hệ thống này mà họ phải chịu sự trừng phạt rất nghiêm khắc về kinh tế.
_____________________________________
1. Hiệu ích: tức hiệu quả và lợi ích.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 23 Tháng Tám, 2010, 11:45:47 pm

Bản tuyên bố của Ri-gân đã gây ra một sự chấn động lớn ở Mat-xcơ-va “Tôi nhớ là mấy hôm đó tiết trời tương đối tốt - A-lếch-xan-đơ Pes-mêl-tơ-na nhớ lại - Trong mấy năm đầu Ri-gân cầm quyền, không khí ở Mat-xcơ-va tương đối căng thẳng, nhất là vì nước Mỹ tuyên bố sẽ phát triển hệ thống SDI khiến cho chúng tôi cảm thấy hết sức kinh ngạc”. A-lơn Khuây-tơc, nguyên quan chức ở Phòng Chính trị tâm lí học Cục Tình báo trung ương nói: “SDI làm cho họ sợ muốn chết. Họ đối với năng lực nghiên cứu và khai thác của bản thân nhất định cảm thấy hết sức bất an (khách quan mà nói thì phải là như vậy). Đối với năng lực cạnh tranh về kĩ thuật của chúng ta, họ có thái độ hết sức nghiêm túc”.

Đối với Mác Phơ-ran mà nói, đây không phải là chiến lược phòng thủ, mà là một cuộc chiến về tài nguyên “Nó quả thực quan hệ tới chiến lược đầu tư của chúng ta, mà với nó chúng ta nên xác định lại như thế nào đó!” Ông nhớ lại “Tôi sẽ coi nó như một thuật ngữ kinh tế chứ không phải là một chiến lược quân sự. Bởi vì nó quả thực là một khái niệm về tài nguyên. Tôi đặt mình vào cương vị của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô để nhìn nhận vấn đề này. Nếu nước Mỹ quả thật bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực mà họ đã có được sự tiến triển tốt, như vậy thì họ sẽ có phản ứng như thế nào? Khi chúng ta đầu tư 26 tỉ đôla (dùng SDI) vào phòng thí nghiệm và Công ty, khẳng định họ sẽ có phản ứng nhất định”.

Vì sao Ri-gân lại ủng hộ SDI mạnh mẽ như vậy, điều này đã khiến cho mọi người suy đoán đủ kiểu, phải chăng ông muốn cải biến chiến lược hạt nhân của nước Mỹ? Hoặc là ông coi hệ thống mà Mác Phơ-ran đặt ra đó như một vấn đề tài nguyên? Ri-sác A-lơn, đồng sự lâu ngày của Ri-gân là nguyên cố vấn An ninh quốc gia, nói: “Tôi cho rằng thật ra Ri-gân không phải coi SDI như bức thành có thể bảo vệ cho nước Mỹ, vì hệ thống này không phải là không có kẽ hở. Quan niệm của ông là, việc làm này đầy tính kích thích; vì nếu người Liên Xô thấy chúng ta tiêu hàng đống, hàng đống đô-la vào vấn đề này thì nhất định họ sẽ vào tròng, và mắc lừa”. Đại đa số các quan chức cao cấp của Chính phủ Mỹ đều cho rằng, sở dĩ Ri-gân nhất quyết cho thực thi SDI là vì ông bị khích lệ bởi 2 niềm hi vọng dưới đây; một là muốn cải biến học thuyết chiến tranh hạt nhân của nước Mỹ, hai là muốn cải biến điều kiện cạnh tranh về kĩ thuật quân sự.

Những người lãnh đạo ở Liên Xô coi bài diễn thuyết về SDI của Ri-gân là một loại thách thức về kĩ thuật. Đúng như lời “Báo tin tức” đã viết: “Họ muốn áp đặt cuộc chạy đua vũ trang mang nặng tính hủy diệt lên đầu chúng ta. Họ cho rằng Liên Xô sẽ không thể theo đuổi cuộc chạy đua này đến cùng, vì Liên Xô thiếu tài nguyên, thiếu cả tiềm lực kĩ thuật. Mưu đồ của họ là muốn làm sụp đổ nền kinh tế của nước chúng ta”.

Đối với việc nước Mỹ xây dựng quốc phòng một cách đại quy mô, Mat-xcơ-va tỏ ra hết sức sợ hãi. Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô mệnh lệnh cho Bộ Quốc phòng soạn thảo một kế hoạch 5 năm chế tạo một hệ thống vũ khí mới, để thay thế cho hệ thống vũ khí đã lỗi thời, và họ đã đến bên bờ của sự kích động. Đối với Mat-xcơ-va mà nói, thời kì đầu của thập kỉ 80, về phương diện quân sự là một “thời kì cách mạng”. Nguyên soái Ni-cô-la Ao-car-cốp Tổng Tham mưu trưởng quân đội Liên Xô, năm 1982 ông đã viết: “Mấy năm nay khoa học sĩ thuật đã phát triển rất nhanh chóng; căn cứ vào nguyên lí vật lí học mới, trong một tương lai gần người ta sẽ chế tạo ra được những thứ vũ khí huỷ diệt mà con người từ trước tới nay chưa từng nghe nói tới; điều đó quả thực đã tạo ra điều kiện tiên quyết”.

Các sĩ quan cao cấp của Liên Xô cho rằng, trước đây kĩ thuật với những bước tiến vùn vụt của nó đã từng 2 lần đưa đến những cuộc “cách mạng” về quân sự. Cuộc cách mạng thứ nhất phát sinh vào những năm 20, khi đó xe tăng và máy bay thay thế kị binh và chiến mã. Cuộc cách mạng thứ hai phát sinh vào nhũng năm 50, sự kết hợp giữa vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo thay thế máy bay oanh tạc và bom thông thường. Trong cuộc cách mạng này, vũ khí quân sự đều đạt tới trình độ phát triển mới mà Mat-xcơ-va đều theo sát bước với sự phát triển của phương Tây.

Hiện nay, cuộc cách mạng quân sự lần thứ ba đang tới, nhưng lần này Mat-xcơ-va lại cảm thấy lo lắng không yên, vì các kĩ thuật mới như kĩ thuật vi điện tử và kĩ thuật máy tính, với sự ứng dụng trong lĩnh vực quân sự của nó là sự thách thức lớn với Liên Xô, vì nó có thể nâng cao chất lượng vũ khí, mà điều này lại không phải là ưu thế của Liên Xô. Do loại vũ khí này rất phức tạp, vì vậy chỉ cần trong quá trình chế tạo có một sơ xuất rất nhỏ là có thể làm cho loại vũ khí đó mất tác dụng. Các thiết bị điện tử trong máy bay chiến đấu MIC - 25 chỉ có bóng điện tử chứ không có bóng bán dẫn. Theo sự dự đoán của Bộ Quốc phòng, về phương diện kĩ thuật máy tính, Mat-xcơ-va lạc hậu hơn Mỹ 10 năm, mà với cách mạng kĩ thuật lần thứ ba thì trong rất nhiều lĩnh vực quan trọng khác, Liên Xô đều ở phía sau Mỹ. Những lĩnh vực đó bao gồm kĩ thuật truyền cảm quang, kĩ thuật người máy và trí năng, kĩ thuật xử lí tín hiệu, kĩ thuật tàng hình và kĩ thuật tín hiệu vô tuyến.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 23 Tháng Tám, 2010, 11:46:26 pm

Trong một tương lai không lâu, triển vọng phát triển về những phương diện hệ thống mới này của Mat-xcơ-va xem ra không được tốt. Về phương diện hệ thống chiến lược phòng ngự của mình, Mat-xcơ-va tuy đã có sự cố gắng trong nhiều năm, tiêu tốn hàng tỉ đô-la, hao phí tâm huyết của hàng chục nghìn nhà khoa học, nhưng họ phải đối mặt với những vấn đề kĩ thuật và cung ứng hậu cần ít có. Thể chế của Liên Xô lại không đề cao tính chủ động và sức sáng tạo của kĩ thuật viên. Đó là một nhân tố “chí tử” trong kinh tế kĩ thuật cao. Họ phải đối mặt với những phiền phức rất lớn, đến nỗi, trên thực tế khiến cho quân đội phải vứt bỏ bất kì một hi vọng nào có thể phát triển được hệ thống vũ khí mới. Tệ hại hơn nữa, họ còn dự tính ứng dụng một số kĩ thuật có sẵn vào trang hệ thống vũ khí của họ.

Về phương diện này với Mỹ thì sự phát triển lại hoàn toàn khác. Nước Mỹ đột nhiên quyết định khai thác và phát triển hệ thống vũ khí kĩ thuật cao, điều này trở thành một sự uy hiếp đối với hệ thống vũ khí lỗi thời, đắt đỏ của Liên Xô. Để có thể ở vị thế cân bằng với phương Tây về mặt quân sự, điện Krem-li đã phải tiến tới một khoản tiền lớn. “Về mặt quân sự, giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản hình thành thế cân bằng về chiến lược là một trong những thành quả quan trọng nhất mà chúng tôi giành được trong mấy mươi năm qua. – Yu-ri An-đrô-pốp nói - Nhân dân chúng ta đã phải bỏ ra rất nhiều tiền của cùng sức lực, mới có được thế cân bằng này”. Nhưng, giờ đây thế cân bằng này đứng trước một tình huống ngày càng gay cấn!

Năm 1982, nguyên soái Ao-car-cốp trong cuốn “Mãi mãi cảnh giác với sự an nguy trong quốc phòng của Tổ quốc” mà ông là tác giả, đã tỏ rõ sự lo lắng của bản thân đối với sự phát triển nhanh chóng về kĩ thuật quân sự của nước Mỹ. Ông cảnh cáo: “Với hiện trạng này, nếu chúng ta không kịp thời thay đổi quan niệm, về mặt khai thác và phát triển mà hệ thống vũ khí mới lại đình trệ không phát triển lên được thì chúng ta phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng”. Dưới sự lãnh đạo của tướng K.U, Car-ta-sư-fu-xki, Liên Xô đã bí mật tiến hành việc thử vũ khí, coi đó là một sự phản ứng với lời cảnh cáo trên. Các vị chức sắc trong quân đội muốn đánh giá về tính chất nghiêm trọng trong sự thách thức về mặt quân sự của Mỹ đối với Liên Xô xem rút cục nó lớn như thế nào! Để chống đối với sự đang triển khai, hoặc không lâu nữa sẽ triển khai loại vũ khí kĩ thuật cao đời mới, các nhà khoa học quân sự Liên Xô, trong phòng thí nghiệm đối với mỗi loại vũ khí trong kho của họ đã tiến hành đo đạc, thử nghiệm. Kết quả của sự đo đạc, thử nghiệm cuối cùng đã làm các nhà đương cục Liên Xô phải kinh hoàng.

Car-ta-su-fu-xki đoán định, kĩ thuật mới đối với trụ cột thông thường của lực lượng vũ trang Liên Xô - xe tăng, trước đây là một sự uy hiếp cực lớn đối với Mỹ. Nếu nước Mỹ triển khai một lượng lớn hệ thống vũ khí chống xe tăng thì sẽ hình thành một bức tường phòng hộ che chắn không thể xuyên qua được. Để đối phó, Liên Xô sẽ nâng cao chất lượng xe tăng của mình, nhưng cái giá phải trả của sự chạy đua này sẽ rất đắt. Một nhà phân tích bi quan nói: “Nếu như phương Tây bỏ tiền ra để cải tiến vũ khí chống xe tăng của họ thì chúng ta sẽ phải thường xuyên hiện đại hoá bộ đội xe tăng. Kết quả sẽ khiến chúng ta phải tiêu hao rất nhiều tiền của! Nói tóm lại, về phía chúng ta, xe tăng có khả năng sẽ theo gót những con khủng long mà tuyệt diệt.

Cùng với sự biến đổi có tính cách mạng của kĩ thuật, cơ sở công nghiệp kĩ thuật cao của 2 siêu cường sẽ trở thành nhân tố quyết định của lực lượng quân sự! “Sự lo lắng của những người lãnh đạo Liên Xô là sự nhấn mạnh tính quan trọng về kĩ thuật cao của nước Mỹ. Êp-cân-ni Nô-vi-cốp nhớ lại: “Những người lãnh đạo Liên Xô biết rằng họ không thể chạy đua vũ trang với nước Mỹ được, vì cơ sở kĩ thuật của chúng ta bạc nhược. Họ biết rằng trong rất nhiều lĩnh vực, kĩ thuật mới sẽ làm cho hệ thống vũ khí vốn có của Liên Xô trở nên lỗi thời”.

Chính phủ Ri-gân thực thi kế hoạch vũ khí kĩ thuật cao, tức là họ đưa ra một lời thách thức với điện Krem-li. Liên Xô xác định mục tiêu điệp báo mới tức là một sự phản ứng đối với sự thách thức đó. Nhân viên tình báo hải ngoại KGB nhận được chỉ lệnh, yêu cầu họ phải “ưu tiên” thu thập tình báo về kĩ thuật quân sự “đời thứ ba”. Dưới đây là văn kiện của KGB “Bản kê khai chi tiết các hạng mục gửi cho cơ quan tình báo hải ngoại để làm rõ vấn đề chiến lược quân sự ưu tiên của nước Mỹ”. Bản kê khai chi tiết này bao gồm: “Tình huống sử dụng những phát minh và phát hiện quan trọng, cấu tứ và giả tưởng về vấn đề kĩ thuật quân sự chúng ta cần có nó vì những vấn đề này sẽ bảo đảm chắc chắn cho vũ khí hạt nhân chiến lược, chiến thuật và các loại hình cá biệt vũ khí thông thường của nước Mỹ. Một khi thông qua sự cải tạo nâng cấp thì chúng sẽ có được chất lượng mới!”


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 23 Tháng Tám, 2010, 11:47:57 pm

Chính phủ Mỹ đồng thời với việc tăng cường chạy đua vũ trang về kĩ thuật cao cũng muốn hạn chế phương Tây xuất khẩu những kĩ thuật có thể giúp Mat-xcơ-va nâng cao sức cạnh tranh. Liên Xô ỷ lại rất nhiều vào sự chuyển nhượng kĩ thuật của phương Tây. Đó là một nhược điểm lớn của họ! Ủy ban An ninh quốc gia của Chính phủ Ri-gân có ý định lợi dụng điểm này. Trong văn kiện bí mật NSDD-66 Chính phủ Mỹ đã khái quát kĩ thuật xuất khẩu thành một bộ phận của “Chiến lược mậu dịch Tam vị nhất thể”. Ngay từ những ngày đầu của Chính phủ khoá này, Cô-xây đã ra sức tranh thủ cho Cục Tình báo trung ương có nhiều quyền lực trong việc ngăn chặn sự chuyển nhượng kĩ thuật cho Liên Xô. Năm 1983, khi “Ủy ban Tình báo chuyển nhượng kĩ thuật” bí mật thành lập ở căn cứ Lăng-lây thì nguyện vọng này của ông được thực hiện. Chức trách duy nhất của ủy ban này là theo dõi hành động tiếp nhận kĩ thuật của Liên Xô. Nó là một trung tâm giao lưu tình báo về nhân lực và các mặt tài nguyên khác của 22 bộ môn trong Chính phủ Liên bang. Đây là lần đầu tiên nước Mỹ theo các bước có hệ thống thu thập và truyền tình báo đi. Những số liệu mà ủy ban này thu thập được đối với Cô-xây mà nói thật là một mỏ vàng! Căn cứ vào những số liệu này, ông có thể theo dõi Liên Xô dự tính thu về những kĩ thuật nào. Điều này sẽ làm ông có thể nắm được những yêu cầu của nền kinh tế Liên Xô. Ông nói với Hep Mai-ê: “Giờ đây tôi đã có thể bắt được đúng mạch của họ!”.

Những kĩ thuật cao bị thất thoát của nước Mỹ đã giảm đi rõ rệt, điều này một phần lớn phải ghi công cho Bộ Quốc phòng và Quốc vụ viện đã thực thi những hạn chế mới đối với những kĩ thuật xuất khẩu. Năm 1973, trong toàn bộ sản phẩm mà Mỹ bán ra cho Liên Xô, sản phẩm kĩ thuật cao chiếm 32,7%, tổng mức tiêu thụ đạt 219 triệu đô-la Mỹ. Đến năm 1983, lượng bán sản phẩm kĩ thuật cao hạ xuống còn 5,4%, tổng mức tiêu thụ chỉ còn 39 triệu đôla Mỹ, một con số nhỏ bé không đáng kể.

Khi các quan chức của Chính phủ Mỹ say sưa kể lại kết quả này. Họ cũng rõ ràng, nếu chỉ có riêng nước Mỹ “ra tay” hạn chế thì hiệu quả sẽ rất có hạn, chỉ có hợp tác với các nước đồng minh thì sự hạn chế kĩ thuật này mới có kết quả. Khi Chính phủ khoá này vừa thành lập, Ri-sác Pua-rơ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã bí mật đi thăm các nước đồng minh, hi vọng có được sự hợp tác với họ. Tuy những cuộc hội đàm giữa 2 bên tiến triển chậm chạp nhưng vẫn thu được một số kết quả rõ rệt.

Hai năm sau chuyến ngoại giao con thoi bí mật này Ủy ban Thống trù Pa-ri bắt đầu thực thi chiến lược liên hợp. Năm 1982, các nước đồng minh họp tại La-za-pi-ni-êl đi đến một nhận định chung có tính tạm thời về vấn đề chuyển nhượng kĩ thuật. Trong mấy năm trước, về vấn đề xuất khẩu sang tập đoàn Liên Xô, các nước thành viên của Ủy ban Thống trù Pa-ri theo đề nghị của nước Mỹ đã khống chế hơn một trăm hạng mục! Nhưng nay nước Mỹ lại có ý định mở rộng thanh đơn1 để khống chế sự xuất khẩu về kĩ thuật, chứ không chỉ đơn thuần dựa vào chính sách khống chế các hàng hoá xuất khẩu có mục đích về quân sự của phương Tây. Mỹ muốn khống chế đối với bất cứ một loại sản phẩm và kĩ thuật xuất khẩu nào quan trọng về chiến lược, thậm chí đối với những kĩ thuật dân dụng không thể xác định được chuẩn xác phạm vi ứng dụng của nó cũng cần khống chế! Nước Mỹ còn muốn làm cho quyền khống chế của Ủy ban Thống trù Pa-ri có tác dụng đối với cả sự xuất khẩu sang nước thứ ba, vì Liên Xô đặc biệt thích thú có được những kĩ thuật nhậy cảm qua phương thức giao dịch này.

Phương thức khống chế này bắt đầu có được hiệu quả rõ rệt. Đến mùa thu năm 1983, nhân viên điều tra hải quan nước Mỹ, có sự hiệp trợ của các đồng sự châu Âu đã tịch thu khoảng 1400 kiện hàng xuất khẩu phi pháp, giá trị tương đương 200 triệu đô-la Mỹ, trong đó có rất nhiều kĩ thuật then chốt có lợi cho sự duy trì ngành công nghiệp Liên Xô.
_____________________________________
1. Thanh đơn: bản liệt kê bảng kê tường tận.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 23 Tháng Tám, 2010, 11:50:17 pm

Về phương diện hạn chế Liên Xô xuất khẩu năng lượng sang phương Tây, Chính phủ Mỹ cũng có được sự tiến triển. Mùa xuân năm 1983, quan chức nước Mỹ đã áp đặt một Hiệp nghị với cơ quan năng lượng quốc tế (IEA). Bản hiệp nghị này trên thực tế là hạn chế châu Âu nhập khẩu khí đốt của Liên Xô, yêu cầu Tây Âu không được nhập khẩu vượt quá 30% số năng lượng khối này cần thiết, vì vậy Tây Âu không thể không chuyển hướng tìm những năng lượng khác để thay thế. Hiệp nghị này được kí kết chính thức tháng 5 năm 1983 tại Uy-li-am-sư-pao1 trong hội nghị thượng đỉnh của 7 nước phương Tây. Bản hiệp nghị này đã cắt đứt một nguồn tiền lớn chảy vào điện Krem-li, đồng thời nó cũng là một sách lược ngăn chặn không cho Liên Xô có được ngoại tệ mạnh.

Nước Mỹ sau khi kết thúc sự hoạt động đối với cơ quan năng lượng quốc tế, họ lại tiếp tục chú trọng đến sự xuất khẩu dầu mỏ của Liên Xô. Sự xuất khẩu dầu mỏ là nguồn thu nhập quan trọng của điện Krem-li. Ở một mức độ nào đó, nó chiếm hơn một nửa sự thu nhập ngoại tệ mạnh của Liên Xô! Đầu năm 1983, Bộ Tài chính Mỹ tiến hành một đợt nghiên cứu bí mật, quy mô lớn về vấn để định giá dầu mỏ quốc tế. Bộ Tài chính thường công bố những báo cáo có liên quan với chủ đề này. Đối với việc nghiên cứu trên, Ủy ban An ninh quốc gia rất thích thú! Cô-xây và Uyn-pak có bình luận về những bản báo cáo đó. Việc soạn thảo chúng mất 6 tháng trời, dày tới hàng trăm trang. Nó là một bản tổng hợp số liệu đã gây ấn tượng sâu sắc cho mọi người. Đối với hiện trạng kinh tế của Mỹ và Liên Xô thì giá dầu mỏ thế giới là một nhân tố có tính quyết định quan trọng. Nhưng đối với mỗi một nước lớn siêu cấp thì rút cục nó có ý nghĩa như thế nào?

Bản báo cáo cho rằng, đối với nền kinh tế Mỹ mà nói thì giá dầu mỏ thích hợp nhất là vào khoảng 20 đô-la 1 thùng; so với giá 34 đôla 1 thùng thì thấp hơn rất nhiều. Khi đó nước Mỹ 1 năm phải mua 5 tỉ 5 thùng dầu mỏ trị giá 183 tỉ đôla, trong đó lượng nhập khẩu là 1 tỉ 6 thùng. Nếu giá dầu mỏ trên thị trường quốc tế hạ xuống 20 đôla mỗi thùng thì sẽ làm cho giá thành kinh tế của nước Mỹ mỗi năm giảm đi 71 tỉ 5 đôla. Như vậy có nghĩa là 1% tổng giá trị sản xuất quốc dân chuyển hoá thành sự thu nhập của những người tiêu dùng nước Mỹ. “Giá dầu mỏ tương đối thấp, về bản chất mà nói thì chẳng khác nào một sự giảm thuế” Uyn-pak nhớ lại. Bản báo cáo đoán định, nếu giá dầu mỏ hạ xuống mức 20 đô-la 1 thùng “như vậy thì tổng thể hiện trạng trong nước sẽ chuyển biến rất rõ... Hiệu quả thời kì đầu của sự giảm giá dầu mỏ, tức là sự thu nhập của doanh nghiệp sản xuất dầu mỏ nước ngoài trên thực tế sẽ chuyển vào tay người tiêu dùng nước Mỹ. Điều này sẽ làm cho sự thu nhập và sức mua của nước Mỹ tăng lên rõ rệt... giá dầu mỏ tương đối thấp có nghĩa là sự thu nhập về dầu mỏ sẽ chuyển vào tay nước Mỹ, một nước có quyền chi phối lớn đối với tài nguyên thế giới”. Trong tình hình này, với đời sống kinh tế của nước Mỹ không có mấy ngành trở thành “người thua cuộc” mà những ảnh hưởng đối với các ngành đó cũng rất nhỏ. “Trong các ngành công nghiệp Mỹ chỉ có ngành khai thác mỏ mới là “người thua cuộc” vì hoạt động khoan dò của dầu mỏ và khí đốt sẽ phải chịu giảm. Ngoài ra, các ngành khác đều được lợi một khi giá dầu mỏ hạ”.

Giá dầu hạ, hoặc là do nhu cầu giảm đi (trường hợp này rất ít khi xảy ra), hoặc là do sản lượng tăng lên rõ rệt. Về khả năng sản lượng tăng, báo cáo chỉ ra rằng, nếu A-rập Xau-đi và “các quốc gia khác có trữ lượng dầu mỏ nhiều tăng sản lượng của họ lên, khiến cho sản lượng dầu mỏ thế giới... mỗi ngày tăng khoảng 270 vạn đến 540 vạn thùng, như vậy thì giá dầu thế giới sẽ hạ xuống khoảng 40%, và ảnh hưởng đối với nền kinh tế nói chung của nước Mỹ sẽ rất có lợi”.

Giá dầu hạ, ảnh hưởng của nó đối với nước Mỹ tuy “có lợi rất rõ”, nhưng đối với nền kinh tế Liên Xô sẽ gây ra “ảnh hưởng có tính huỷ diệt”! Bản báo cáo chỉ ra rằng, sự thu nhập ngoại tệ mạnh của Liên Xô dựa rất nhiều vào xuất khẩu năng lượng. Căn cứ vào sự tính toán của Bộ Tài chính, mỗi thùng dầu nếu tăng lên 1 đôla Mỹ, có nghĩa là điện Krem-li sẽ thu được từ nửa tỉ đến 1 tỉ đôla Mỹ ngoại ngạch. Ngược lại, nếu giá dầu hạ xuống có nghĩa là thu nhập của họ sẽ giảm đi. Ngoài ra, họ không giống với các doanh nghiệp sản xuất dầu mỏ khác ở chỗ, Mat-xcơ-va không thể “thông qua việc tăng sản lượng để tăng thu nhập; vì năng lực sản xuất dầu mỏ của Liên Xô đã tới cực hạn.
________________________________________
1. Uy-li-am-sư-pao: thuộc bang Viếc-gi-ni-a nước Mỹ.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 23 Tháng Tám, 2010, 11:51:51 pm

Giống như các bản báo cáo khác của Bộ Tài chính, phần lớn nội dung của bản báo cáo này là bí mật. Nhưng Cơ-lắc, Cô-xây và Uyn-pak đều tin rằng Tổng thống đã nhận được phần trích yếu của bản báo cáo này. Nỗ lực tranh thủ giá dầu sao cho tương đối thấp là chiến lược hết sức hấp dẫn “Đó là chiến lược mua bán “nhất bản vạn lợi - Giôn Pin-đơ Kơ-xtơ nhớ lại - Chúng tôi cố sức tranh thủ giành lại 2 loại kết quả trên”. Nhưng thông tin này đối với Tổng thống không gây được ảnh hưởng gì. “Rô-nan Ri-gân biết rất rõ rằng, sự xuất khẩu năng lượng là nguồn chính yếu thu nhập ngoại tệ mạnh hàng năm của Liên Xô - Bi-en Cơ-lắc nhớ lại - Ông cũng hiểu được rằng nền kinh tế Mỹ sẽ tốt lên, nếu giá dầu mỏ tương đối thấp và ổn định”.

Giá dầu mỏ trên thị trường dầu mỏ thế giới dường như đang hạ xuống. Chỉ mấy tháng trước khi bản báo cáo này công bố, 4 trùm tư bản dầu mỏ nước Mỹ và A-man-ni, Bộ trưởng Dầu mỏ của Xau-đi đã gặp nhau tại Giơ-ne-vơ. A-man-ni triệu tập 4 trùm tư bản dầu mỏ để bàn về giá cả dầu mỏ trên thị trường thế giới. Họ tiến hành cuộc hội đàm phi chính thức riêng với nhau. Trong gian phòng xinh đẹp của khách sạn quốc tế do vị bộ trưởng dầu mỏ này thuê, họ vừa ăn trưa, vừa thưởng thức phong cảnh đẹp qua cửa sổ nhìn ra.

A-man-ni là một nhân vật rất quan trọng trên thị trường dầu mỏ quốc tế. Ông cũng là người bắt buộc phải thi hành quy tắc của OPEC. Chức trách của ông là phải bảo đảm sự khống chế ngặt nghèo đối với sản lượng dầu mỏ, giữ cho giá dầu được ổn định, đồng thời phải làm sao nâng cao tương đối mức thu nhập của dầu mỏ. Vì thế A-rập Xau-đi giữ vai trò một nước sản xuất dầu có tính cơ động. Nước này phải điều tiết sản lượng dầu của bản thân để giữ cho giá dầu được ổn định (hoặc là hạ thấp sản lượng để nâng cao giá dầu, hoặc là giảm bớt sản lượng để hạ thấp giá thành dầu thô). A-man-ni không cần thiết cái ô dù là thành viên Vương thất để bảo vệ cho chức vị của mình. Ông là một thương nhân, hoàn toàn do thông minh, tài trí của riêng mình mà vươn tới tầng lớp cao nhất của xã hội, mà địa vị này chính là cái mà suốt cả chiều dài lịch sử của gia tộc ông rất được coi trọng! Nếu không hoàn thành được sứ mệnh của mình thì ông lập tức xin từ chức; sự việc chỉ đơn giản như vậy thôi!

Trước đây thường là do A-man-ni xác định về đường hướng chính và về điều khoản trong bất cứ một hiệp nghị nào khi ông họp với các trùm tư bản dầu mỏ Mỹ. Nhưng lần này lại do người Mỹ. Họ không một chút khách khí của chủ đạo về đường hướng của cuộc hội đàm, vì sự thiếu hụt dầu mỏ của những năm 70 đã phải nhường lại cho sự quá thừa dầu mỏ ở những năm 80; giá dầu thô nhẹ của Xau-đi thực ra là quá cao, vì vậy các công ty Mỹ đã lỗ rất nhiều!” Chúng tôi có thể chịu 30 đô-la Mỹ, giá mỗi thùng – Kai-lây1 nói với A-ma-ni - Chúng tôi cũng có thể chịu với giá 34 đôla Mỹ mỗi thùng, nhưng chúng tôi không thể trả 34 đôla một thùng trong khi thực chất nó chỉ đáng giá 30 đôla một thùng”. Cuộc hội đàm kết thúc trong bầu không khí lạnh nhạt. Hy vọng của người Mỹ tan thành mây khói!

Các quan chức của Chính phủ Mỹ đã rút ra được bài học trong lần họp này với người bạn của giới dầu mỏ. Cục Tình báo trung ương và các chuyên gia của Ủy ban An ninh quốc gia tổ chức cuộc họp với một vị trùm tư bản có dự cuộc họp mới rồi.

Mặc dầu giá dầu mỏ tương đối thấp đã gây được ảnh hưởng trên thị trường quốc tế, nhưng đủ mọi loại nhân tố chính trị và kinh tế có thể nâng giá dầu mỏ lên dễ như bỡn. Như vậy là vì Mat-xcơ-va thích có được một số thành tựu, điều này là chắc chắn! Cuộc chiến tranh giữa I-ran và I-rắc đã làm cho giá dầu trên thị trường chỉ hơi một chút biến động là không ổn định, nhất là khi 2 nước cấp tiến là I-ran và Li-bi mong muốn ép OPEC nâng cao giá dầu mỏ! Nghĩ tới triển vọng của vấn đề này, nước Mỹ đã phái các quan chức chính phủ đến các quốc gia hữu quan làm công tác tư tưởng để giữ giá dầu trên thị trường được bình ổn. Đầu tháng 2 năm 1983, Chính phủ Mỹ phái 2 quan chức của Bộ Năng lượng đến Luân Đôn gặp Bộ trưởng Bộ Năng lượng Na-chin Lao-sưn. Mục đích chuyến công cán này của họ là cố gắng khuyên Lao-sưn hạ giá dầu thô và tăng sản lượng dầu mỏ của mỏ Bắc Hải. “Chúng tôi nói mỏi miệng, mới thuyết phục được nước Anh tăng sản lượng dầu mỏ, và hạ giá dầu này xuống - Uyn-pak nhớ lại - Liên Xô sẽ đưa khí đốt vào Tây Âu qua đường ống ngay. Nếu giá dầu vẫn ở mức cao thì châu Âu sẽ chuyển sang dùng khí đốt. Như vậy thì Liên Xô sẽ được lợi!” Bi-en Sư-nat cũng nhớ đến việc này: “Chúng tôi coi nước Anh như chất xúc tác trong vấn đề hạ giá dầu mỏ. Mỏ dầu Bắc Hải có năng lực sản xuất làm cho giá dầu hạ xuống rõ rệt”.
_________________________________________
1. Kai-lây: tức Gióoc-giơ Kai-lây, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Công ty Dầu mỏ Mây-phu bang Ca-li-phoóc-ni-a Mỹ.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 23 Tháng Tám, 2010, 11:56:02 pm

Hễ biện pháp nào hạ được giá dầu thì nước Mỹ đều sử dụng; một biện pháp nhẹ nhàng trong đó là đình chỉ việc mua dầu thô dùng cho chiến lược dự trữ dầu (SPR). SPR là sản phẩm của sự cấm vận dầu mỏ do các nước sản xuất dầu A-rập tiến hành trong các năm 1973 - 1974 đối với các nước phương Tây. Mục đích của SPR là cung cấp dầu mỏ dự trữ nếu lại xẩy ra chiến lược khủng hoảng dầu mỏ nữa. Hàng triệu thùng dầu mỏ bắt đầu được chứa trong các hầm ngầm ở bang Lu-y-ri-a-na và bang Tếch-dát vùng ven biển. Quốc hội Mỹ quy định, đến năm 1990 phải dự trữ được 7,5 triệu thùng dầu mỏ. Nhưng, đầu năm 1983, Chính phủ Mỹ tuyên bố phải giảm rất nhiều lượng dầu mua. Quốc hội Mỹ yêu cầu một ngày phải mua 220.000 thùng dầu, nhưng Chính phủ Mỹ dự tính chỉ có thể mua 145.000 thùng. Bi-en Sư-nat trước khi trở thành phó Quốc vụ khanh, đã phụ trách Cục Quản lí hành chính và dự toán nước Mỹ (OMB). Ông đã dự tính số dầu mỏ dự trữ. Ông nói mục đích Chính phủ Mỹ giảm bớt lượng mua dầu mỏ không chỉ cốt để cân bằng dự toán mà còn để giảm bớt lượng nhu cầu về nó, đồng thời hi vọng qua đó sẽ làm cho giá dầu hạ xuống.

Cuối tháng 2, Vương tử Ban-đan của A-rập Xau-đi hội kiến với mấy quan chức cao cấp Mỹ là Cô-xây và Uyn-pak. Ban-đan muốn lập một đường dây liên hệ độc lập với phòng Bầu dục. Ông nói với mấy vị quan chức rằng Quốc vụ viện và Quốc vụ khanh Mỹ Xu-ơn-xư đã thân quá với I-xra-en! A-rập Xau-đi và Chính phủ Mỹ đã xây dựng được sự thân cận với nhau, mối quan hệ đặc biệt này có thể bảo đảm dễ dàng thương lượng mọi việc với các nhân sĩ cánh hữu. “Người A-rập Xau-đi bao giờ cũng coi mối quan hệ với Lầu Năm Góc và Cục Tình báo trung ương là đẹp đẽ nhất - Một quan chức cao cấp của Cục Tình báo trung ương nhớ lại - Còn Quốc vụ viện thì bị họ coi là không có tác dụng”.

Người A-rập Xau-đi hết sức chú trọng tới tin đồn rằng lợi ích của họ bị tổn hại bởi cục thế hiện nay ở Trung Đông. Lê-ba-non (Lebanon) đang ở trong tình trạng bị chia cắt; đồng thời I-ran và I-rắc đang xẩy ra chiến tranh khiến khu vực này lâm vào tình thế hết sức nguy ngập. Sy-ri và I-xra-en đang trong hiện trạng đối chọi quyết liệt với nhau; sự uy hiếp của chủ nghĩa Khô-mê-ni đang bao trùm toàn bộ khu vực Trung Đông.

Ở Ba Lan, cuộc chiến tranh bí mật đang tiếp tục. Tuy từ ngày 30 tháng 12 năm 1982 Chính phủ Ba Lan chính thức kết thúc việc tạm giam các chính trị phạm, nhưng nhà đương cục vẫn cầm tù các phần tử tích cực của Công đoàn Đoàn kết. Những việc bắt bớ gần đây nhất đã trực tiếp nhằm vào các nhà xuất bản bí mật; mục tiêu là loại lực lượng tàn dư của Công đoàn Đoàn kết, đồng thời đề phòng những người được tha ra hoạt động trở lại. Vào ngày Tết dương lịch, Cảnh sát đóng cửa một nhà in bí mật ở gần thành phố Pốt-xđam, bắt đi 15 phần tử tích cực của phong trào Đoàn kết. Trong quá trình lùng sục, Cảnh sát đã đánh hơi thấy dấu vết của ngoại tệ, vì Công đoàn Đoàn kết thiếu nguồn cung ứng thực phẩm, nên họ đành nhập khẩu mọi thứ từ phương Tây. Điều này cần có một số ngoại tệ mạnh.

Sự phân phát các ấn phẩm càng thêm khó khăn. Hai tổ chức bí mật in và phân phát truyền đơn ở Gơ-đan sư-khơ (Gdansh) bị khám xét và tịch biên hết; 2 trung tâm in ấn ở Vác-sa-va và 1 trung tâm ấn loát khác ở Lai-sân-nô (Leszno) cũng bị phát hiện vào đầu năm 1983. Nhưng cùng với Cha-bu-uơ-xki bị bắt, (người phụ trách Ủy ban bãi công của nhà máy đóng tầu Sư-xê-xin1), có lẽ nước hoạt động với quy mô lớn nhất của Công đoàn Đoàn kết có thể bị lộ. Vậy là tổ chức này đã lại mất một người lãnh đạo nữa! Mỗi khi một người lãnh đạo cao cấp của Công đoàn này bị bắt thì những người nắm đường dây cung ứng bí mật ở Oa-sinh-tơn lại lo lắng không yên! Rút cục thì ai là người trong Công đoàn Đoàn kết biết được rằng đã có sự ủng hộ từ Mỹ? Có ai thích bàn luận về những việc này không? Liệu có bất cứ một chứng cứ nào có thể cung cấp cho nhà đương cục để khởi tố không? Trong mấy tháng gần đây, 7 người lãnh đạo của Công đoàn Đoàn kết và 5 người thuộc thành phần trí thức không cùng chính kiến trong Ủy ban hành động của công nhân quốc phòng đều lần lượt bị bắt, nhà đương cục Ba Lan quyết định qua họ để “Sát nhất nhân vạn nhân cụ2. Nhà đương cục lên án những phần tử tích cực của Công đoàn Đoàn kết muốn lật đổ Chính quyền. Điều này có nghĩa là họ có thể bị xử tử hình.

Nhưng, mặc dầu phải chịu những tổn thất đó, Công đoàn Đoàn kết ngược lại so với trước, lại càng có tổ chức hơn. Chu-pik-ep Pu-ak, người lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết mới 27 tuổi ở khu vực Vác-sa-va, hiện đang phụ trách vấn đề tài chính của công đoàn này, đồng thời phụ trách việc phân phối các vật phẩm tài trợ của nước ngoài cho các đoàn thể. Anh là người thu gom các nguồn tài trợ đồng thời bảo đảm mối liên hệ giữa khu vục Vác-sa-va với những người lãnh đạo công đoàn ở các khu vục khác để cùng phối hợp lãnh đạo chiến lược chung của phái phản đối. Vích-to Cu-lep-ski phụ trách liên lạc với các tổ chức giáo sư, học sinh, bác sĩ, luật sư và các phần tử trí thức hiện đang xuất bản các báo chí bí mật. Ông là một người có khả năng trong việc giải quyết mọi vấn đề như giúp ban biên tập có được giấy dùng để in các xuất bản phẩm và mực in. Trong những ngày đó, Cu-lep-ski hàng ngày đều làm việc cần cù suốt 18 tiếng đồng hồ.
______________________________________
1. Sư-xê-xin (Szczécin).
2. Sát nhất nhân vạn nhân cụ: giết một người khiến cho vạn người phải sợ!


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 24 Tháng Tám, 2010, 12:01:18 am

Công đoàn Đoàn kết bí mật còn lập ra những cơ quan phụ trách công việc hành chính, sắp xếp nơi ở, xe cộ và làm giả các giấy tờ cho các thành viên. Cơ quan này do En-oa Cu-lik và Ca-lat Pi-lin-ski phụ trách. Cu-lik khi đó đang định hoàn thành luận văn tiến sĩ về tác phẩm của Uy-li-am Phu-cơ-na1; còn Pi-lin-ski là nhà toán học. Phái phản đối còn xây dựng một cơ quan an ninh mà thông tin lại nhanh nhậy, đặt tên cho nó là “Cơ quan vệ sinh và an ninh”. Cơ quan này do các chuyên gia an ninh và tình báo lập ra (có một số người đã được Cục Tình báo trung ương huấn luyện), nhiệm vụ chủ yếu của nó là kiểm tra các tin của tình báo và tình hình về tình báo của các Cảnh sát bí mật của Ba Lan. Do có cơ quan này nên Cục Tình báo trung ương mới gửi các công cụ thông tin bí mật sang cho, đồng thời họ còn kiểm tra cả trụ sở để tin chắc rằng những công cụ này được để vào nơi cất giấu thích đáng. Nó là cơ quan chỉ huy, khống chế và thông tin của Công đoàn Đoàn kết bí mật.

Do kế hoạch hành động bí mật của Cục Tình báo trung ương ở Ba Lan tiến triển nhanh chóng, nên năm 1983, Cô-xây yêu cầu tiến hành một lần kiểm tra triệt để toàn bộ kế hoạch. Lần hành động này, ngay từ lúc bắt đầu đã chịu sự khống chế của cơ quan đại diện của Cục Tình báo trung ương đóng ở Phơ-răng-phuốc, với sự phối hợp của trạm tình báo ở Vác-sa-va rồi sau đó cứ theo từng bước mà làm. Nhưng quá trình này rất phiền phức, mãi cho đến nay, nó vẫn chỉ là một lần “thao tác hòm đen” quan trọng. Tức là để cung cấp tiền cho phái phản đối, mỗi năm Cục Tình báo trung ương phải lén lút cho Công đoàn Đoàn kết bí mật hàng triệu đô-la. Nhưng, chỉ có tiền không không thể đủ, nhất là nếu Cục muốn cho Công đoàn Đoàn kết chấp hành triệt để được toàn bộ chỉ thị về Quyết sách An ninh quốc gia số 32 (NSDD - 32) thì đó cũng không phải là chuyện dễ dàng gì. Tổng thống yêu cầu Cục phải cố gắng trong việc ủng hộ Công đoàn Đoàn kết, nên Cô-xây đã tổ chức một đường dây cung cấp bí mật để chuyển các vật tư mà họ thiếu hiếm. Việc này cũng tương tự như sự cung cấp mà cục đã tiến hành ở Áp-ga-ni-xtan, chỉ có khác một điều là chuyển hàng sang Ba Lan không có sự nguy hiểm về sinh mệnh! Ngoài việc sang xuân bắt đầu cung cấp các công cụ thông tin kĩ thuật cao ra, Chính phủ Mỹ còn muốn Công đoàn Đoàn kết bí mật được trang bị máy fax, máy tính, các thiết bị ấn loát tiên tiến cùng nhiều các thiết bị khác. Vì vậy Cục đã cung cấp một số vật tư cho Lao liên - Sản liên. Lao liên - Sản liên đã làm việc này rất đẹp; đã bí mật chuyển các vật tư đó cho Công đoàn Đoàn kết. Giôn Pin-đơ Kơ-xtơ đã định kì gặp mặt các quan chức Lao liên - Sản liên, yêu cầu Iếc-vinh Pu-răng giúp họ một chút để tổ chức công đoàn có thể xây dựng được ở Ba Lan.

Về mặt lén chuyển các công cụ thông tin vào nội địa Ba Lan và việc lén di chuyển các phần tử tích cực của Công đoàn Đoàn kết ở ngoài biên giới Ba Lan thì Thụy Điển là một trạm trung chuyển hữu hiệu nhất, vì nước này và Ba Lan cách nhau không xa. Hơn nữa Thụy Điển và Ba Lan lại có rất nhiều quan hệ về thương nghiệp với nhau. Ngoài ra Thụy Điển lại là một nước trung lập chính thức, vì vậy nhà đương cục Ba Lan càng thêm tin tưởng!

Cô-xây chỉ thị cho trạm tình báo Stốc-khôm của Cục Tình báo trung ương sơ bộ sắp xếp để đến tháng 10 ông sẽ sang thăm các quan chức Thụy Điển. “Kế hoạch của ông là thuyết phục người Thụy Điển tán đồng và giúp Mỹ trong việc ủng hộ Công đoàn Đoàn kết - Một trợ thủ nhớ lại - Không ai tin rằng ông thành công trong việc này!”

Con đường chuyển vật tư đến Ba Lan được coi là rất giản đơn. Thiết bị và cung ứng phẩm sẽ mua bằng tiền của Cục Tình báo trung ương và sẽ hoàn thành việc này ở Bơ-rúc-xen, vì một trong những cơ quan đại diện lớn nhất và hữu hiệu nhất của Công đoàn Đoàn kết đã được đặt tại đây. Các vật tư chiến lược sẽ được chuyển tới Bơ-rúc-xen và được cất giữ trong mấy nhà kho. Những phần tử tích cực của Công đoàn Đoàn kết sẽ bao gói lại những vật tư ấy sau đó sẽ chuyển đến Stốc-khôm. Những công-ten-nơ vật tư này chỉ trong một ngày là đến Thụy Điển rồi những vật tư đó lại được xếp vào các thùng gỗ thưa; những thùng này được đề ngoài là “Linh kiện máy cày”, “Máy công cụ”... Sau đó những thùng này được xếp lên tầu thuỷ chuyển đến hải cảng của Ba.Lan. Trong số những người tham gia vào việc này, hiện nay duy nhất thiếu một thành phần. Đó là sự hợp tác của người Thụy Điển.
_______________________________________
1. Uy-li-am Phu-cơ-na (William Faulkner) (1897 - 1962), nhân vật đại diện của trường phái “Văn học phương Nam”. Tác phẩm của ông phản ánh tình hình lịch sử của xã hội miền Nam nước Mỹ. Ông được giải thưởng Nô-ben năm 1949.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 24 Tháng Tám, 2010, 08:52:29 pm

CHƯƠNG MƯỜI MỘT


Trong thời kì đầu chấp chính của Ri-gân, trọng điểm đường lối chính trị của ông đặt vào sự cải biến trạng thái tâm lí về chiến tranh lạnh của mọi người. Đối với Mat-xcơ-va, ông áp dụng biện pháp phòng thủ và mong sẽ có cơ hội để có thể cải biến hướng chạy đua hiện nay. Việc xây dựng cuộc phòng thủ đại quy mô này sẽ do Cai-xpa Uyn-pak phụ trách. Đó là một sự thách thức kĩ thuật nhằm vào chỗ yếu nhất của Mat-xcơ-va. Mat-xcơ-va cũng bắt đầu chú ý đến điểm đó! “Nhìn về tổng thể, Mat-xcơ-va cho rằng, trong quan hệ đối sách về mặt quân sự thì đòn cân đang nghiêng về phía Mỹ, đồng thời Mat-xcơ-va cũng ý thức được về sự tích tụ của “tính tương quan lực lượng”. Xe-rơ-cai Phê-ô-đo-ren-cô, một Trưởng phòng của Sở Nghiên cứu về Mỹ và Ca-na-đa trong Viện Khoa học Liên Xô nhớ lại!

Nhưng, Chính phủ Mỹ không nghĩ rằng có thể ngăn chặn một cách giản đơn đối với ưu thế quân sự của Liên Xô. Tổng thống muốn “đánh” vào lợi ích chính trị của Liên Xô. Điều này sẽ kích động một sự phản ứng tiềm tàng trong toàn bộ phạm vi Liên Xô, một nơi có khả năng trong đó là Ap-ga-ni-xtan!

Cuối tháng 3 năm 1983, Cô-xây quay về Pa-ki-xtan. Theo ước tính, số người bị thương vong trong chiến tranh của Liên Xô là 12 nghìn đến 15 nghìn người. Mùa xuân sắp tới điều này có nghĩa là ở Áp-ga-ni-xtan sẽ xảy ra 2 việc: một là vụ gieo mạ mùa xuân đã đến, hai là lực lượng vũ trang ủng hộ Liên Xô sẽ tiến hành những cuộc tiễu trừ tương đối quy mô đối với quân du kích. Khi tuyết tan, tiết trời ấm dần, quân Chính phủ Áp-ga-ni-xtan và quân đội Liên Xô sẽ lại triển khai hành động để đối phó với du kích Mu-xlim!

Nhưng, năm 1983, có những hành động bí mật ủng hộ quân du kích Mu-xlim của Áp-ga-ni-xtan; nó gần đủ các thành phần, và nó khiến người ta phải kinh ngạc! Bắt đầu từ năm 1981, Cô-xây đã ra mệnh lệnh cho Phòng Hành động của Cục Tình báo trung ương tìm và chiêu mộ những người Áp-ga-ni-xtan ở hải ngoại để giúp việc mở một con đường vận chuyển vũ khí cho quân khởi nghĩa. Đến mùa xuân năm 1982, hơn 100 người Áp-ga-ni-xtan có nhiệm vụ vận chuyển vũ khí quốc tế bắt đầu được huấn luyện. Ít lâu sau, những người này dưới sự chỉ đạo của các quan chức Cục Tình báo trung ương, phối hợp với các nhân viên hữu quan đi mua vũ khí, đồng thời chuyển những vũ khí này cho quân du kích Mu-xlim.

Cục Tình báo trung ương đã phải mất rất nhiều công sức mới tiến hành chu đáo được kế hoạch Áp-ga-ni-xtan. Tổng thống Zi-a đã dũng cảm cho phép Oa-sinh-tơn coi Pa-ki-xtan như một căn cứ cung ứng hậu cần cho tổ chức chống đối Áp-ga-ni-xtan. Mat-xcơ-va đương nhiên biết rõ lí do du-kích Mu-xlim vì sao có được sự cung ứng đó, vì thế họ đã đưa ra những lời chỉ trích Zi-a. Cô-xây chỉ thị cho các thủ hạ của ông: “Phải bảo vệ ông ta chu đáo!” Sau đó, Cục Tình báo trung ương đã bố trí 6 quan chức phụ trách công việc này. Những súng trường, đạn dược và tên lửa đưa đến tay quân du kích được xếp trong những thùng gỗ thưa, trên thùng có dán nhan đề “Máy truyền hình” và “Thiết bị”. Một số nhân viên tình báo Pa-ki-xtan lái những chiếc xe tải chuyển các thiết bị đó đến khu tập kết quân du kích Mu-xlim Áp-ga-ni-xtan. Nước Mỹ hi vọng những biện pháp này sẽ có thể giúp Zi-a phủ nhận những hành động trên.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 24 Tháng Tám, 2010, 08:53:24 pm

Năm 1983, Mat-xcơ-va bắt đầu chú ý đến Pa-ki-xtan “Điện Krem-li và Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô đều biết rằng, nếu không có sự trợ giúp của Pa-ki-xtan thì tổ chức chống đối của Áp-ga-ni-xtan sẽ bị tiêu diệt” Mô-ha-mét Ưu-xư-phu nhớ lại. Người Liên Xô cố ý dồn hàng triệu nạn dân Áp-ga-ni-xtan vào Pa-ki-xtan để phá hoại sự ổn định của quốc gia này. Đây là một hành động lật đổ đại quy mô. Trong số nạn dân có hàng nghìn nhân viên Cảnh sát bí mật (KHAI) Áp-ga-ni-xtan. Bom nổ trong các chợ ở mọi nơi của toàn quốc, máy bay bay qua biên giới bắn phá các căn cứ và các cơ sở của quân du kích Mu-xlim; hàng nghìn loại vũ khí của Liên Xô được gửi tới các quần thể và bộ lạc oán hận Zi-a. Trước đây khi Zi-a đến Mat-xcơ-va, Yu-ri An-đrô-pốp và An-đrây Grô-mi-cô đã không thuyết phục được ông. Có lẽ việc hùng hổ doạ người này báo hiệu sẽ có những hành động đích đáng sắp tới!

Hoạt động quan trọng nhất của Cô-xây ở Pa-ki-xtan lần này là hội kiến với Zi-a. Khi đến Phủ Tổng thống, ông được Zi-a hoan nghênh nhiệt liệt. Zi-a mời ông ngồi trên chiếc ghế mạ vàng. Một viên phó quan của Zi-a đưa ra cốc pha lê rượu ngọt nóng hổi. Zi-a mời khách uống loại rượu này. Chủ khách bắt đầu hàn huyên; theo thường lệ, toàn bộ cuộc chuyện trò này chỉ có 2 người. Một là giáo đồ Thiên chúa giáo người Ai-len, một là một vị tướng Mu-xlim. Họ đi sâu vào thảo luận mối uy hiếp chung mà họ phải đối đầu. Nhưng họ không kiên nhẫn được, và cũng không có hứng thú gì với những câu chuyện phiếm.

Cô-xây mang đến cho Zi-a một tập ảnh vệ tinh, trên đó ghi lại tình hình bố trí của quân đội Liên Xô ở Áp-ga-ni-xtan và tình hình bố trí của quân đội Ấn Độ - kẻ thù chủ yếu của Zi-a! Zi-a vốn mong có được loại ảnh này. Cuộc hội đàm kéo dài 3 tiếng đồng hồ, họ trao đổi với nhau về Áp-ga-ni-xtan, Ấn Độ và Trung Quốc.

Tổng thống, thành viên Ủy ban An ninh quốc gia - Cai-xpa Uyn-pak và Cô-xây ngày càng chú trọng đến khả năng Liên Xô sẽ xâm nhập Áp-ga-ni-xtan. Tuy chưa có tin tình báo gì về việc Liên Xô sẽ đánh nước này, nhưng mọi người đều nhất trí cho rằng hành động đó rất phù hợp với phương thức hành động của Liên Xô. Cô-xây yêu cầu Tổng thống bảo đảm rằng, nước Mỹ sẽ hoàn toàn ủng hộ Zi-a.

Sau đó, Cô-xây đưa ra vấn đề quân sự “có tính lí luận”. Đầu năm 1983, Cô-xây, Tổng thống và Cơ-lắc thảo luận về tình hình Áp-ga-ni-xtan ở phòng Bầu dục, sau đó họ chuyển đề mục sang phía Mat-xcơ-va. Cô-xây kiến nghị đưa chiến tranh vào đất Liên Xô. Ri-gân rất thích chủ ý này “Tổng thống và Cô-xây quyết tâm bắt Liên Xô phải trả giá đắt cho cuộc chiến tranh do họ phát động ở Áp-ga-ni-xtan, nên khả năng đưa chiến tranh vào nội địa Liên Xô” Cơ-lắc nhớ lại.

Loại hành động mạo hiểm này của nước Mỹ tuyệt đồi cần đến sự hợp tác của Pa-ki-xtan. Tổng thống nói với Cô-xây đề xuất vấn đề này với Zi-a. Tổng thống Pa-ki-xtan đã thoái thác lời thỉnh cầu này của Cô-xây. Ông giải thích là vấn đề này cần căn cứ vào tình hình cụ thể quyết định. Do vậy họ không thảo luận lại vấn đề này nữa.

Do được Mỹ giúp đỡ nên cơ quan tình báo Pa-ki-xtan đã có thể huấn luyện được một số lượng lớn quân du kích Mu-xlim Áp-ga-ni-xtan. Những người này khá dũng cảm, nhưng nếu cho rằng họ là những chiến sĩ “trời sinh” thì cũng không đúng. Sau khi Cô-xây hội ý với Zi-a, ông lại hội ý với tướng A-khơ-tan về tình hình chiến trường Áp-ga-ni-xtan. Hai người đều cho rằng, kế hoạch sớm bắt đầu việc huấn luyện quân du kích Mu-xlim Áp-ga-ni-xtan là hết sức cần thiết, vì như vậy có thể nâng cao sức chiến đấu của họ lên một bước. Tổ chức chống đối Áp-ga-ni-xtan cần học tập chiến thuật. Họ cần phải biết hành động như thế nào để không khác gì một đơn vị quân sự và cần phải làm như thế nào đó để vũ khí của họ phát huy được tác dụng tốt nhất.

Do thiếu tiền, vì vậy mỗi tháng chỉ có thể có mấy trăm đội viên Mu-xlim được huấn luyện. A-khơ-tan muốn biết Cô-xây có thể chuẩn bị cho kế hoạch này nhiều tiền hơn nữa không? Cô-xây so sánh tình hình lúc đó với kinh nghiệm ở văn phòng tình báo chiến lược thời kì Thế chiến lần thứ hai. Trong đó huấn luyện là một nhân tố ông đã có được sự thành công! Các đội viên du kích Mu-xlim mà thiếu huấn luyện thì rõ ràng là tự đi tìm cái chết! Cô-xây đáp ứng cho A-khơ-tan là sẽ cố gắng để có được nhiều tiền hơn và sẽ gửi cho họ các chuyên gia về chất nổ và về các khí tài điện tử để trong các tình huống đặc biệt có thể tư vấn cho cơ quan tình báo Pa-ki-xtan.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 24 Tháng Tám, 2010, 08:58:35 pm

Sứ mạng của Cục Tình báo trung ương ngày càng trở thành chuyên nghiệp hoá, đồng thời tổ chức chống đối càng phải sử dụng chất nổ và các thiết bị điện tử nhiều hơn. Mặc dầu những vũ khí mà các đội viên Mu-xlim có chỉ là tín ngưỡng tôn giáo và một khẩu AK-47, nhưng cuộc chiến tranh này sẽ trở thành một cuộc chiến tranh kĩ thuật cao.

Trong việc huấn luyện du kích Mu-xlim, nhân khi Cục Tình báo trung ương trực tiếp huấn luyện chuyên gia Pa-ki-xtan đánh những mục tiêu phải thọc sâu ở một địa điểm tại Áp-ga-ni-xtan, (nhất là khi những mục tiêu đó người Liên Xô có thể giành được những lợi ích về kinh tế hoặc quân sự), A-khơ-tan và Cô-xây đã đưa ra một kế hoạch bí mật. A-khơ-tan gộp những người tình nguyện là các nhân viên của cơ quan tình báo Pa-ki-xtan lại. Những người tình nguyện này trong các hành động bí mật rất đáng tin vì họ đã qua những đợt huấn luyện có cường độ cao. Những tổ này do vậy có thể chấp hành những nhiệm vụ nguy hiểm ở Áp-ga-ni-xtan, ví dụ có thể gài bom cho nổ một kho nhiên liệu, một cây cầu, một đoạn đường hoặc một kho đạn dược. Cô-xây đáp ứng sẽ phái các chuyên gia gây nổ của Cục ông đến huấn luyện cho những người tình nguyện Pa-ki-xtan cách sử dụng những thiết bị định giờ hoá học và điện tử, cùng với những cách khống chế đóng, mở đặc biệt.

A-khơ-tan và Cô-xây cũng nhất trí cho rằng, nếu muốn thành công thì các đảng phái và bộ lạc trong phong trào chống đối của Áp-ga-ni-xtan cần phải có sự đoàn kết chiến đấu chặt chẽ. Như thế mới có thể có được những ưu thế càng lớn hơn, làm cho hiệu suất phong trào chiến đấu càng cao, chiến lược chiến thuật cũng sẽ càng hữu hiệu hơn. Nhưng A-khơ-tan nói, các đảng phái ở Áp-ga-ni-xtan rất khó hợp tác với nhau; những người lãnh đạo thì căm ghét nhau, họ bao giờ cũng chỉ nghĩ đến chuyện tranh quyền, đoạt lợi; hình thái ý thức của họ cũng không có chút tương đồng. Trong họ có một số người thuộc về dòng phái tôn giáo ôn hoà, thân phương Tây; một số khác là những người theo chủ nghĩa nguyên giáo và họ là những người chống Mỹ.

Cô-xây muốn cuộc chiến tranh này không ngừng nâng cấp mà muốn “tiếng bạc này” càng cứ sát phạt mãi lên. Ông nói với vị chủ nhà, nước Mỹ đã bị thiệt nhiều trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, nên lần này chúng tôi nhất định phải nắm lấy cơ hội này để báo thù người Liên Xô. Vì vậy ông cho rằng trong việc này nên làm đúng sẽ gây cho kẻ chiếm đóng những tổn thất lớn về người và họ sẽ phải trả giá đắt. “Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, người Liên Xô đã cung cấp vũ khí cho Việt cộng, Việt cộng đã sử dụng những thứ đó để đánh nước Mỹ và trong chiến đấu những thứ vũ khí đó đã giết người Mỹ! - Ưu-xu-phu nói - Vì vậy, ngày nay nước Mỹ sẽ qua những người du kích Mu-xlim Áp-ga-ni-xtan làm những việc giống như người Liên Xô đã làm ở Việt Nam để quân du kích Mu-xlim này đi giết người Liên Xô. Các quan chức ở Cục Tình báo trung ương nói chung đều có quan điểm như vậy, nhất là Uy-li-am Cô-xây”.

Số thương vong của Liên Xô không đạt được con số như Chính phủ Ri-gân mong muốn. Ri-gân nói với các trợ thủ của mình rằng, Krem-li có thể chịu được những tổn thất này, đó là do bản chất phong bế của thể chế Liên Xô quyết định. Ông muốn số thương vong của Liên Xô nhiều lên, khiến cho ý chí của bộ thống soái tối cao Liên Xô phải tiêu ma. Cho đến những ngày gần đây, du kích Mu-xlim Áp-ga-ni-xtan vẫn thiếu vũ khí tầm xa, vì vậy họ chỉ có thể sát thương người Liên Xô ở cự li tương đối gần. Hiện nay, Cục Tình báo trung ương đang chuyển giao những pháo lớn và tên lửa cho quân du kích với một số lượng khá nhiều, vì vậy hình thái chiến tranh sẽ biến đổi. Có một số tin tình báo cho biết, để duy trì chính quyền Ca-bun, người Liên Xô đang dự tính yêu cầu các nước trong tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va và quân đội Cu-ba “cùng chia sẻ gánh nặng về nhân lực”. Tháng 10 năm 1983, một quan chức Áp-ga-ni-xtan là một kẻ đã quay về với phái chống đối nói; đã nhìn thấy người Cu-ba và người Bun-ga-ri mặc quân phục của quân đội Chính phủ Áp-ga-ni-xtan. Đội du kích tuyên bố: một căn cứ quân sự của người Bun-ga-ri đã được xây dựng ở miền Nam Ma-da-li-sa-lip để làm nhiệm vụ bảo vệ tuyến cung ứng nhiên liệu. Nếu những điều đó là sự thực, thì có nghĩa là, Krem-li đã cảm thấy bất an trước cái giá phải trả về nhân mạng trong chiến tranh.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 24 Tháng Tám, 2010, 09:00:10 pm

Ở Ca-bun, tổ chức chống đối đã bắt đầu tiến hành một loạt những vụ đánh bom vào mục tiêu quân sự của Liên Xô. Những hành động này đã có một hiệu quả tâm lí là làm tê liệt ý chí đối với các sĩ quan chỉ huy của quân đội Liên Xô và đối với các quan chức Chính phủ. Chiến tranh trước đây chủ yếu hạn chế ở vùng nông thôn, nay đã lan vào cả thành phố. Ngay thời gian gần đây, giữa thanh thiên bạch nhật, quân du kích Mu-xlim Áp-ga-ni-xtan đã bắt cóc một quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản Liên Xô ở ngay giữa một phố lớn Ca-bun. E.R Ao-cli-mi-uk, là bạn của Thủ tướng Liên Xô Ni-cô-la Đô-kha-nốp, là cố vấn của Đại sứ quán Liên Xô tại Ca-bun. Khi ông đang trên đường đến Kha-cu-ru-oát thì ông đã trở thành mục tiêu bị bắt cóc! Người lái xe cho ông là một người Tát-gi-ki-xtan. Người này đã lái chiếc xe chống đạn chở Ao-cli-mi-uk đến nơi anh ta định trước. Khi đó thì Ao-cli-mi-uk này bị đánh ngất đi. Còn xe của ông thì chạy qua trạm kiểm soát quân sự rồi chạy về một làng gần đó.

Đối với Cô-xây mà nói, trong cuộc chiến tranh leo thang này, việc nhằm vào những người lãnh đạo Liên Xô mà hành động là một bước đi quan trọng. Nếu những người Liên Xô không bị “đánh”, không bị uy hiếp thì họ sẽ tiếp tục ủng hộ cuộc chiến tranh ở Áp-ga-ni-xtan. Nhưng nếu một khi các con của những quan chức cao cấp và các tướng lĩnh quân sự của Đảng Cộng sản Liên Xô bắt đầu đặt vào trong quan tài rồi chuyển về nước thì sự tình sẽ biến đổi! Cô-xây nói với A-khơ-tan: ngắm đúng mục tiêu vào những người đó là một chủ ý tuyệt diệu!

Mùa xuân năm ấy, trên đường đi công cán Cô-xây đã dừng chân bên bờ biển Tây Ban Nha, một nơi phong cảnh hữu tình. Lần này, Cô-xây đi thăm người bạn tốt của ông, quốc vương A-rập Xau-đi Pha-khơ-đơ; Trước đây không lâu ông đã nối ngôi Quốc vương Kha-lid, và từ ngôi Trứ vương ông đã trở thành Quốc vương. Pha-khơ-đơ vừa cho xây xong một toà biệt thự lớn ở ven biển Tây Ban Nha. Hôm nọ gặp nhau ở vùng ven biển xanh rờn Địa Trung Hải thì khi đó đã khuya. Trời đầy sao, gió hiu hiu thổi khiến 2 người đều thấy rất khoan khoái!

Thị trường dầu mỏ lên xuống bất thường đó là vấn đề chính yếu khiến Pha-khơ-đơ phải suy nghĩ. Mấy tuần trước, các bộ trưởng dầu mỏ toàn thế giới đã có một cuộc hội nghị ở Luân Đôn để thảo luận vấn đề dầu mỏ quốc tế.

Một cuộc khủng hoảng về giá dầu mỏ xem ra sắp xẩy ra! Trong khách sạn quốc tế các bộ trưởng đã qua những ngày căng thẳng mà kém phấn khởi. Công ty dầu mỏ quốc gia nước Anh giảm giá dầu ở mỏ dầu Bắc Hải xuống 3 đôla Mỹ mỗi thùng. Như vậy giá mỗi thùng còn 30 đôla; từ đó đã khiến thị trường dầu chao đảo. Có người hình dung, hành động này của nước Anh có thể đã châm ngòi cho một cuộc chiến về giá dầu mỏ. Cuối cùng, OPEC có sự nhượng bộ, họ giảm giá dầu xuống 15%, mỗi thùng từ 34 đô-la1 nay hạ xuống còn có 29 đô-la. Đây là sự giảm giá đầu tiên của OPEC.

Khi hai người bàn bạc với nhau trong biệt thự của Pha-khơ-đơ thì nhân viên bảo vệ đi tuần chung quanh. Do sự thu nhập về dầu mỏ xuất khẩu giảm đi, nên người A- rập Xau-đi phải đối mặt với một mối nguy hiểm về kinh tế. Họ đã phải giảm sản lượng để giữ được giá dầu trên thị trường quốc tế. Điều này đã khiến cho họ bị o ép trên thị trường dầu đó! Đồng thời, các nước láng giềng của A-rập Xau-đi do lợi ích chính trị ngày càng tăng nên họ càng tăng thêm thù địch với nước này. Ở vùng Vịnh đã xảy ra chuyện đường cung ứng dầu bị công kích: tuy tàu chở dầu của nước này chưa bị đánh, nhưng Tê-hê-ran đang có những uy hiếp đất nước A-rập Xau-đi.
______________________________________
1. Để được gọn, cụm từ đô-la Mỹ chúng tôi chỉ dịch là “đô-la” (ND).


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 24 Tháng Tám, 2010, 09:03:05 pm

Người Liên Xô đang dần dần tăng cường những nỗ lực ngoại giao ở khu vực này. Đầu tháng 3 năm 1984, Gai-dai A-ri-ep đến thăm Sy-ri. Bản thân lần thăm này có một ý nghĩa quan trọng. Từ năm 1974, An-đrây Grô-mi-cô đến thăm Sy-ri cho đến nay, đây là lần đầu một Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản đến thăm Da-ma-quig (Damascus). A-ri-ep là người A-déc-bai-gian, có một thân hình cao lớn của vận động viên. Ông thích quần áo của nước Anh và giầy “lười” của Ý. Ông là chuyên gia về vấn đề Trung Đông của tập đoàn lãnh đạo Liên Xô. Mục đích lần này đến thăm Sy-ri của ông là củng cố mối quan hệ giữa Liên Xô với nước này. Chuyến thăm của ông cũng tăng áp lực với A-rập Xau-đi. Ở vùng Vịnh, người Sy-ri đã có sự tuyên truyền chống đối A-rập Xau-đi. Họ dự tính xúc tiến một sự lật đổ; đối với nước này Pha-khơ-đơ rất chú ý đến chuyến thăm của A-ri-ép, vì trong cuộc chiến tranh “hai I”; Sy-ri đã ra sức ủng hộ I-ran. Đầu năm 1982, Tổng thống Sy-ri Kha-phây As-sat1 (Hafij al Assad) đã cắt đứt đường ống dầu từ I-rắc thông với Địa Trung Hải. Có tin đồn, quân đội Sy-ri đã đứng về phía I-ran tác chiến với I-rắc. Các phần tử cực đoan của phái Thập diệp, kẻ thù không đội trời chung với vương thất Xau-đi đã dựa vào I-ran để mưu sinh, đồng thời họ lại được Sy-ri bảo vệ ở Ba-an-bếch(Baalbek) và ở Bê-cas2 (Bekas). Hiện tại, sự đến thăm Sy-ri của A-ri-ep đã biểu thị sự thích thú của Liên Xô đối với khu vực này tăng lên. Điều đó biểu thị tất cả những kẻ thù của A-rập Xau-đi đều cùng mật mưu phản đối họ. Cai-xpa Uyn-pak nhớ lại: “Liên Xô đang ra sức doạ dẫm A-rập Xau-đi. Đế quốc này muốn thông qua động tác mạnh để có ảnh hưởng đến họ. Vì vậy, chúng ta tin chắc rằng, người A-rập Xau-đi sẽ một lòng, một dạ cộng tác với chúng ta”.

Quốc vương cho rằng người I-ran sẽ đánh các tầu vận tải của A-rập Xau-đi, đồng thời họ dự tính phong toả eo biển Hoóc-muy vì đây là một con đường hẹp mà tầu chở dầu từ vịnh Ba-tư đi vào Ấn Độ Dương. Pha-khơ-đơ nói với Cô-xây, Tê-hê-ran ngày càng ra vẻ hùng hổ doạ người, bất cứ việc gì họ cũng có thể làm tới. Cô-xây đồng ý với ý đó của Pha-khơ-đơ! Các phần tử quá khích của I-ran có nguyện vọng duy nhất là có thể công kích mạnh vào các nước quân chủ bảo thủ, họ không muốn cho những nước này đem bất cứ thứ gì mà họ cự tuyệt vào vùng Vịnh. Pha-khơ-đơ có một thỉnh cầu với Cô-xây là Vương quốc ông muốn mua một số “tên lửa đặc biệt”. Pha-khơ-đơ muốn mua loại tên lửa “Độc thích3, đây là một loại tên lửa đối không tiên tiến. Nó được “thổi phồng” lên là một loại tên lửa tốt nhất trong kho vũ khí của Mỹ, thậm chí còn là loại tên lửa tốt nhất thế giới! Đây là một thỉnh cầu rất thực chất. Một số đồng minh thân cận nhất của nước Mỹ còn chưa có được loại tên lửa “Độc thích” này. Hai năm trước đây quân đội Mỹ mới bố trí loại tên lửa ấy ở nước Đức!

Việc bán loại tên lửa này phải có được sự đồng ý của Quốc hội, nhưng khả năng sẽ khó hơn việc bán AWACS. Có thể là Quốc hội sợ loại tên lửa này rơi vào tay bọn khủng bố, hoặc vào tay một tổ chức quá khích A-rập nào đó. Nhưng Cô-xây cũng đáp ứng Quốc vương là sẽ chuyển lời thỉnh cầu ấy về Oa-sinh-tơn. Song Vương tử Ban-đan ở Oa-sinh-tơn đã đề xuất lời thỉnh cầu này với các quan chức khác trong Chính phủ Mỹ rồi.

Hai người thảo luận về vấn đề Áp-ga-ni-xtan, Cô-xây đề xuất triển vọng sẽ nâng cấp chiến tranh ở nơi đây. Pha-khơ-đơ hoàn toàn tán thành chủ ý này. Ông nói, nếu cần thiết, Xau-đi có thể giành cho việc này một khoản tiền là 120 triệu đô-la. Quốc vương còn đồng ý phát động một đợt hành động phản đối Ca-đa-phi (Al - Qathafi); hành động này ông đang cùng với A-bu-đu-lây Kha-lim A-bu Ga-za-la, Bộ trưởng Quốc phòng Ai Cập lên kế hoạch. Sau đó, Cô-xây đưa ra một vấn đề rất nhậy cảm:

Cô-xây hỏi Pha-khơ-đơ: “Ngài thấy vấn đề đưa chiến tranh Áp-ga-ni-xtan vào vùng Trung Á của Liên Xô như thế nào?” Cô-xây biết rằng Pha-khơ-đơ và Vương thất Xau-đi đang chuyển tiền vào vùng này để ủng hộ phong trào Mu-xlim bí mật đang phát triển nhanh chóng ở nơi đó. Có người dự đoán, số tiền chuyển vào vùng ấy lên tới hàng chục triệu đô-la! Từ trong nội tâm, Cô-xây muốn phát động một cuộc chiến chính trị chống Liên Xô, để từ trong nội địa Liên Xô sẽ bùng lên một ngọn lửa chủ nghĩa dân tộc cuồng nhiệt. Ông đưa ra lời thỉnh cầu này là từ góc độ đạo đức và tôn giáo. Chính phủ Oa-sinh-tơn Cơ đốc giáo chống cộng mãnh liệt nay liên hiệp hành động với Chính phủ A-rập Xau-đi Mu-xlim cũng chống cộng. Họ cùng phản đối Liên Xô vô thần luận! Vì vậy, đó là một liên minh thần thánh mang tính phổ biến!

Chủ ý này đã khơi dậy một niềm hứng thú trong lòng Pha-khơ-đơ, do vậy 2 người quyết định trong cuộc hội kiến lần sau họ sẽ thảo luận kĩ hơn về vấn đề này.
_____________________________________
1. Kha-phây As-sat: chính trị gia Sy-ri (1930 - 2000), năm 1963 là Tư lệnh không quân Sy-ri. Năm 1971 trúng cử Tổng thống. Làm Tổng thống trong 30 năm, ông đã đem hết sức mình trong một thời gian dài vì sự nghiệp phục hưng dân tộc A-rập. Ngày 10-6-2000 ông từ trần do bệnh đau tim.
2. Ba-an-bếch và Bê-cas: Ba-an-bếch: thành phố chính và trung tâm nông nghiệp của tỉnh Lé-ba-non Bê-cat. Vào giữa thập kỉ 70 thế kỉ trước, nơi đây trở thành cứ điểm Lê-ba-non của quân đội Palestin và Sy-ri. Bé-cas: vùng thung lũng rộng ở miền Trung Lê-ba-non.
3. Độc thích: tên lửa đất đối không của Mỹ. Tháng 11 năm 1980 bắt đầu trang bị cho quân đội. Hiện nay đã trang bị cho Lục quân và thủy quân lục chiến Mỹ, đồng thời cũng bán cho nhiều nước. Loại tên lửa này áp dụng kỹ thuật hồng ngoại và tử ngoại tìm mục tiêu.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 24 Tháng Tám, 2010, 09:04:17 pm

Nơi Cô-xây đến lần này là nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Kể từ lần trước ông đến thăm Bắc Kinh cho đến nay, thời gian cũng đã lâu rồi. Lần này ông rất muốn được thảo luận với Bắc Kinh một số vấn đề nhậy cảm. Trong thời gian tranh cử năm 1980, Tổng thống đã ủng hộ Đài Loan hết sức mạnh mẽ, nhưng đến nay ông đã bắt đầu nhận ra giá trị sự hợp tác nhiều mặt với đảng Cộng sản Trung Quốc. Quan niệm về mặt chính trị của Cô-xây là, kẻ thù của kẻ thù là bạn của ta. Quan niệm đó của ông đã sớm hình thành ngay từ thời kì Thế chiến thứ hai, khi đó các nước dân chủ phương Tây với sự giúp đỡ của Liên Xô đã đánh bại phát xít Đức và Nhật. Uyn-pak và Cô-xây đều nhận thức được giá trị của Trung Quốc trong sự qua lại giữa họ với Liên Xô. Uyn-pak chủ trương hợp tác quân sự mật thiết giữa họ với Trung Quốc. Tháng 5, Nhà Trắng tuyên bố nới rộng xuất khẩu kĩ thuật đối với Trung Quốc. Căn cứ vào chính sách mới này, Trung Quốc được kể là một nước có quan hệ hữu hảo với nước Mỹ, vì vậy việc Trung Quốc giành được kĩ thuật của Mỹ trở thành rất dễ dàng. Do 2 nước Trung - Mỹ cùng chung lợi ích, vì vậy Cô-xây muốn hợp tác với Bắc Kinh về phương diện tình báo và hành động bí mật. 2 bên đã hợp tác về vấn đề Áp-ga-ni-xtan là một dẫn chứng. Đặt quan hệ với Trung Quốc về vấn đề nhậy cảm thì thật rất dễ dàng, vì Trung Quốc không bị Quốc hội hoặc giới truyền thông gây trở ngại. Vì vậy các hành động bí mật sẽ rất dễ thực thi, đồng thời lại giữ được bí mật!

Về rất nhiều vấn đề, Oa-sinh-tơn và Bắc Kinh đã có sự hợp tác mật thiết. Sự thật đã chứng minh, giá trị của việc đặt máy nghe trộm ở biên giới Trung Xô thì “không chê vào đâu được!” Nhân viên kĩ thuật của nước Mỹ bí mật lắp đặt các thiết bị ở vùng trọng yếu của Trung Á, đó là một việc khiến người ta phải kinh ngạc biết mấy! Trong quá trình thực thi kế hoạch Áp-ga-ni-xtan người Trung Quốc đã phát huy tác dụng vô cùng hữu ích, họ đã giúp cho nước Mỹ về mặt vũ khí và về các mặt khác của tập đoàn Liên Xô. Cô-xây đã giới thiệu với chủ nhà về những thành công mà nước Mỹ giành được ở Áp-ga-ni-xtan và kế hoạch trong tương lai.

Trong khi đó, mối quan hệ căng thẳng giữa Bắc Kinh và Mat-xcơ-va lại càng thêm gay gắt, nhất là ở vùng giáp giới. Điều khiến người ta phải chú ý là, hai nước cộng sản chỉ vì vấn đề Mu-xlim mà đấu đá lẫn nhau. Trong khu vực châu Á ở giữa Trung Quốc và Liên Xô có tới 40 triệu đến 50 triệu cư dân Mu-xlim. Sự thật này đã khiến cho 2 nước, nước nào cũng phải định ra “Chiến lược Mu-xlim” vừa đánh vừa giữ! Liên Xô đã ra sức gieo rắc sự bất mãn đối với Chính phủ trong dân chúng Mu-xlim của Trung quốc, đồng thời họ còn có hành động cài gián điệp. Một tình báo viên Liên Xô tên là Ni-cô-la Pit-rô-uây Trương và 2 người Hán gần đây do hoạt động gián điệp nên đã bị bắt. Một người dân tên là Nhạc Trung Cổ (âm dịch) do có hành động phản quốc nên đã bị kết án tù! Theo một nguồn tin thì năm 1980 người này đã vượt biên chạy sang Liên Xô rồi bị KGB chiêu mộ làm gián điệp. KGB đã nhiều lần phái y quay về Trung Quốc thu thập các tin tình báo về các mặt chính trị, quân sự và kinh tế. Về phương diện đó, Liên Xô đã có những nỗ lực vượt bậc, điều ấy là nhất trí với hành động xâm nhập Áp-ga-ni-xtan của họ! Mục tiêu tuyên truyền của Liên Xô là cư dân Mu-xlim ở Tân Cương Trung Quốc. Thủ đoạn của họ là xây dựng những đài phát thanh ở Tas-ken, ở Al-ma A-ta, ở Phun-de; qua đó phát những tiết mục với nội dung chống Trung Hoa bằng tiếng Hán và tiếng Thổ Nhĩ Kì.

Trước năm 1980, Liên Xô trong việc chiến đấu với người Trung Quốc để tranh đoạt những cư dân Mu-xlim thì họ chiếm ưu thế lớn, vì Mat-xcơ-va có thể dành cho những người đó một cuộc sống với mức sinh hoạt tương đối cao, còn Trung Quốc chỉ có thể tranh thủ những người đó về phương diện hình thái ý thức chính thống. Nhưng đến năm 1980, do xảy ra 2 chiến lược nên Trung Quốc đã ở vào tư thế chủ động công kích Liên Xô, và họ đã thành công trong việc này. Liên Xô xâm nhập Áp-ga-ni-xtan khiến cho Trung Quốc càng có lí do tuyên bố Liên Xô là nước chống Mu-xlim, nội dung những lời lẽ của các buổi phát thanh tuyên truyền phát sang Liên Xô của Trung Quốc đều lặp lại nhiều lần về luận điệu này. Đồng thời Trung Quốc lại có những nhượng bộ quan trọng đối với dân tộc thiểu số Mu-xlim, bao gồm sự đình chỉ phong trào cải cách chống tôn giáo và cho mở lại các đền của đạo I-xlam.

Khi bàn đến vấn đề Áp-ga-ni-xtan, Cô-xây lái câu chiến lược sang cái Liên Xô gọi là “vấn đề dân tộc”. Mặc dù ông không nói thẳng ra, nhưng ông vẫn ngầm tỏ ra là nước Mỹ đang tiến hành một cuộc chiến tuyên truyền đối với vùng Trung Á của Liên Xô, với mục đích là khơi ra những mối bất hoà ở đó. Chu Khải Trinh cho rằng, cách làm ấy rất có giá trị, đồng thời ông kiến nghị nên có sự hợp tác Trung - Mỹ.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 24 Tháng Tám, 2010, 09:05:26 pm

Mùa xuân, tổ Quy hoạch An ninh quốc gia triệu tập một cuộc hội nghị chính thức, tiêu điểm chú trọng tập trung vào vùng Trung Đông, nhất là những nỗ lực ngoại giao đang triển khai ở khu vực này đều được mọi người hết sức chú ý. Tiến trình hoà bình ở vùng Trung Đông tạm thời đình chỉ, tình hình ở đó vẫn rất căng thẳng. Chiến tranh “2I” đã rất quyết liệt. Sự uy hiếp của chủ nghĩa nguyên giáo chỉ I-slam đối với chính quyền thế tục ở vùng này ngày càng nghiêm trọng.

Trong hội nghị, Quốc vụ khanh Gióoc-giơ Xu-ơn-xư trở thành vai trò chính yếu. Ông kiến nghị thực thi một kế hoạch hoà bình toàn diện ở vùng Trung Đông. Cô-xây và Uyn-pak cũng không nói nhiều trong cuộc họp, vì sự thúc đẩy tiến trình hoà bình chủ yếu là chức trách của Quốc vụ viện. Nhưng trong cuộc họp Cô-xây đã ra sức chủ trương bán tên lửa “Độc thích” cho A-rập Xau-đi. Cô-xây cho rằng, người nước này cần có được một tín hiệu khác chứng tỏ là nước Mỹ giữ lời hứa bảo đảm sự an ninh cho họ. Rô-béc Mác Phơ-ran cho rằng có thể suy nghĩ về việc bán tên lửa cho Xau-đi. Nhưng ông cũng nói thêm là, Quốc hội nếu có đồng ý bán loại tên lửa đó cho Xau-đi thì họ cũng phải có một điều kiện gì đó. A-rập Xau-đi muốn có nó, họ còn phải nỗ lực nhiều hơn.

Do phương án này đã được đề xuất nên Ủy ban An ninh quốc gia thấy cần phải tiến hành thẩm tra nó. Sau hội nghị này ít lâu, Cô-xây lại lên đường đi công cán. Lần này, ông đi châu Âu để kiểm tra việc làm của Cục ông ở Ba Lan, vì Tổng thống từ lâu đã mong muốn được nghe những tin tốt lành từ Ba Lan tới.

Trên thực tế, Chính phủ Ri-gân đã dồn tướng Da-ru-del-xki vào chân tường. Nước Mỹ coi việc Ba Lan trả thù chính trị là một điều kiện để nới lỏng sự trừng phạt: Ba Lan nếu đáp ứng điều kiện này thì đó là một sự khích lệ phái phản đối và đe doạ sự sinh tồn của chính quyền này. Nhưng nếu không đáp ứng thì nước Mỹ vẫn duy trì sự trừng phạt, như vậy sẽ làm cho tình hình kinh tế của Ba Lan gay go thêm, kết quả sẽ làm cho họ càng phải dựa vào Mat-xcơ-va! Mặc dầu Da-ru-del-xki có một lòng tin vững chắc vào Chủ nghĩa Cộng sản, nhưng ông không tín nhiệm điện Krem-li, mà ông cũng không muốn Ba Lan phải quì gối trước Liên Xô. Bố của Da-ru-del-xki đã từng bị giam trong trại tập trung tù binh của Liên Xô, vì vậy suốt đời ông không có được mối thiện cảm với Liên Xô. Thật ra, chính là do sự trừng phạt của nước Mỹ, Mat-xcơ-va mới bắt buộc mỗi năm phải viện trợ cho Chính phủ Da-ru-del-xki 3 tỉ đến 4 tỉ đô-la. Do tình trạng này vẫn cứ tồn tại, vì vậy sự “viện trợ” đó đã khiến cho Ba Lan phải trả giá rất đắt.

Mặc dầu sự trừng phạt đã gây ra một áp lực nặng nề đối với Ba Lan nhưng Ba Lan vẫn không chọn giải pháp thả chính trị phạm, do vậy nên Công đoàn Đoàn kết không thể nào phục hồi được. Nhưng nếu trong không khí bùng nổ này mà phóng thích hết các phần tử tích cực của Công đoàn Đoàn kết đang bị giam giữ thì việc đó sẽ trở thành một tai nạn. Tuy nhiên trước khi Chính phủ Ba Lan tuyên bố bất kì một sự đại xá nào thì Da-ru-del-xki và các đồng bọn của ông chắc sẽ có những hành động cứng rắn đối với phái chống đối.

Trạm đến đầu tiên của Cô-xây trong chuyến công cán này của ông là Phơ-răng-phuốc, đó chỉ là sự dừng chân ngắn ngủi trong 2 tiếng đồng hồ cốt để tiếp dầu và duy tu máy bay. 9 giờ 30 tối, các quan chức của Cục Tình báo trung ương làm việc tại Phơ-răng-phuốc và tại trụ sở ở Bon đều đến hội kiến với Cô-xây ở một căn phòng bảo mật tại căn cứ không quân Mỹ. Trong những người có mặt lúc đó, có 6 người trực tiếp tham dự vào hành động ở Ba Lan, có người ở trong phòng chuẩn bị rót cà phê nóng vào những chiếc cốc bằng chất dẻo. Khi động cơ phản lực của máy bay nổ ầm ầm, mọi người vẫn còn túm tụm xung quanh bàn.

Chỉ thị của Quyết sách An ninh quốc gia số 32 do Tổng thống kí đã trở thành một chính sách để nước Mỹ làm suy yếu thế lực của Liên Xô ở Đông Âu. Tâm tư của Tổng thống là, đường dây cung cấp bí mật thông với Ba Lan một ngày nào đó tổ chức được, thì sẽ bằng mọi cách phát triển nó lên. Hiện nay tiền viện trợ hàng năm cung cấp cho Công đoàn Đoàn kết bí mật nhiều hơn 2 triệu đô-la một chút. Tổng thống muốn tăng con số đó lên 4 lần. Ông cùng các trợ thủ chính của mình trong Ủy ban An ninh quốc gia cũng đều muốn tìm được một cơ hội mới trong khu vực ấy. Từ đó những hoạt động của phái chống đổi sẽ nhận được sự chi viện về tài chính của nước Mỹ. Vấn đề lớn nhất là, cơ hội đó có tồn tại không?


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 24 Tháng Tám, 2010, 09:06:53 pm

Những tin tình báo đến từ Ba Lan chứng tỏ, đã có được sự liên hệ giữa các phần tử tích cực của Công đoàn Đoàn kết trong nước với các phần tử tích cực của Công đoàn Đoàn kết lưu lạc ở Tiệp Khắc. Họ đã tổ chức được các cuộc họp trong một cánh rừng hẻo lánh ở nơi giáp ranh giữa Tiệp với Ba Lan. Quy mô những cuộc hội nghị này tuy rất nhỏ nhưng đã khiến cho Cô-xây cảm thấy rất hứng thú.

Lại có tin tình báo cho biết, ở Bun-ga-ri có một tổ chức bí mật, thành viên của nó đều là những phần tử theo chủ nghĩa li khai thân phương Tây; tổ chức này được sự ủng hộ của một số nhân sĩ tiếp cận với xã hội thượng lưu Bun-ga-ri. Người tổ chức đầu tiên ra tổ chức này không phải ai xa lạ đó là Lut-mi-la Du-kha-oa, con gái của Tô-đo Juýp-cốp, nhà lãnh đạo đất nước Bun-ga-ri! Bà tốt nghiệp Trường Đại học Ôc-pho, là Uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Bun-ga-ri. Bà có một người bạn thân là Stan-cơ Tô-đa-rốp, Thủ tướng Chính phủ Bun-ga-ri. Đầu năm 1981, KGB mệnh lệnh cho Bun-ga-ri phải chế áp đối với mọi hoạt động chính trị. Thế là Tô-đa-rôp đột nhiên bị miễn nhiệm, sau đó Du-kha-oa cũng bị o ép nhiều! Đến tháng 3, bà chết do tai nạn giao thông nhưng nhiều chứng cớ chứng tỏ bà bị mưu sát. Do sự việc cũng không có gì quan trọng lắm nên nó đã bị “vứt đó bỏ mặc”. Mọi phong trào trong tổ chức trước kia của bà dần dần mất đi ánh hào quang của những ngày trước đó; Cuối cùng nó đã phải chuyển vào hoạt động bí mật!

Tin tình báo về những hoạt động của phe chống đối trong nội bộ tập đoàn Liên Xô được truyền tay nhau đọc trong nội bộ Ủy ban An ninh quốc gia. Cô-xây cũng đọc những báo cáo này. Có khi những báo cáo đó cũng được đưa lên để Tổng thống đọc. Trạm tình báo Phơ-răng-phuốc của Cục Tình báo trung ương có ưu thế rất lớn trong việc thu thập loại tình báo này với sự giúp đỡ của nhân viên Đại sứ quán Mỹ ở Liên Xô, vì trạm này là trạm trung chuyển của những kẻ phản bội tập đoàn Liên Xô đi đến phương Tây. Cục Tình báo trung ương còn cung cấp tiền cho một số đoàn thể lưu vong ở châu Âu để đổi lấy những tin tức tình báo mà dân di cư từ phương Đông đến cho họ biết.

Cô-xây và một số quan chức tình báo đã thẩm tra, đánh giá những hành động ở Ba Lan của Cục ông, đồng thời ông còn đòi hỏi càng nhiều những tin tình báo của các tổ chức bí mật sau “bức màn sắt”! Ông thích những sự việc như vậy. Ri-gân cho rằng: Ủy ban An ninh quốc gia và Lầu Năm Góc phụ trách soạn thảo về chiến lược, còn Cô-xây thì thực thi hành động cụ thể. “Cô-xây với những kinh nghiệm già dặn của ông, chỉ cần có khả năng là ông sẽ lên đường viễn hành ngay - Gơ-ren Căm-bel nhớ lại - Ông thích tập trung mọi việc lại, sau đó sẽ giải quyết một thể. Mọi hoạt động vô nghĩa ở Oa-sinh-tơn (như các cuộc họp của các loại uỷ ban cùng các sự đấu đá giữa các bè này, phái khác), ông đều không muốn tham gia. Ông thích đi ra ngoài làm những việc khiến người Liên Xô phải đau đầu”.

Sau mấy phút thì Cô-xây rời phòng họp. Chiếc máy bay KC-11 của ông cất cánh. Từ xa người ta chỉ còn nhìn thấy cảnh lửa loé sáng từ động cơ của máy bay phát ra.

Khi máy bay của Cô-xây hạ cánh xuống Rô-ma thì đã là quá nửa đêm. Người phụ trách trạm tình báo Rô-ma của Cục ông đã ở sân bay đón ông. Tại sân bay còn có mấy nhân viên bảo vệ vũ trang đầy đủ. Những quan chức nước Mỹ khi đi công cán ra nước ngoài bao giờ cũng lo sẽ gặp phải hoạt động khủng bố. Khi sân bay đỗ lại ở dọc đường là I-ta-li-a và vị quan chức đến đây là Cục trưởng Cục Tình báo trung ương thì lại càng phải cẩn thận! Tên của Uy-li-am Cô-xây từ lâu đã ở trong danh sách ám sát của tổ chức khủng bố “Lữ đoàn đỏ” I-ta-li-a. Bất kì ai cũng không thể không thận trọng trước việc này, vì “Lữ đoàn đỏ” chỉ trong 2 năm trước đây đã bằng hành động cụ thể chứng minh sự to gan làm liều của họ, khi bắt cóc tướng Giêm Đa-xen1 người được nước Mỹ phái đến I-ta-li-a.
______________________________________
1. Tướng Giêm Đa-xen là quan chức Mỹ làm việc tại NATO. Tháng 12 năm 1981 ông bị “Lữ đoàn đỏ” bắt cóc. Sau 42 ngày bị chúng giam giữ, ông được Cảnh sát I-ta-li-a giải thoát.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 24 Tháng Tám, 2010, 09:08:34 pm

Nhân viên bảo vệ Cục Tình báo trung ương đã dựa vào sự dày công chuẩn bị và hành động kín đáo để bảo vệ cho Cục trưởng của họ được an toàn tại hải ngoại. Cục trưởng Cục Tình báo trung ương thông thường có một đội xe cỡ nhỏ. Về thời gian và địa điểm cất cánh, hạ cánh của máy bay chở ông, người ta không bao giờ báo trước! Vì lo rằng những tin tức trong lần ông đi công cán này bị tiết lộ nên các nhà đương cục I-ta-li-a không dám sơ xuất một chút nào. Họ đã phái một lực lượng đáng kể để bảo vệ sự an toàn của ông. Cô-xây, thế là đã bình an vô sự đến được nơi cần đến, và khoảng 3 giờ sáng hôm ấy ông đã được thoải mái nằm ngủ trong chăn ấm, đệm êm!

Sáng sớm hôm sau chưa đến 6 giờ ông đã thức giấc và chuẩn bị chu đáo mọi điều để làm việc. Đối với cá nhân ông mà nói, đó là một ngày khó quên. Ông, một tín đồ Thiên chúa giáo ngoan đạo, bí mật đến hội kiến với Giáo hoàng Rô-ma. Năm 1982, Tổng thống Ri-gân trong lần đầu tiên được gặp Giáo hoàng, đã đáp ứng lời đề nghị của Giáo hoàng là Chính phủ Mỹ sẽ thông báo với Va-ti-căng mọi hoạt động tình báo của Cục Tình báo trung ương tiến hành tại Ba Lan. Liên tiếp các đại diện ngoại giao của Mỹ, trong đó bao gồm cả tướng Phơ-rom Von-tas đều được uỷ nhiệm làm việc này. Chủ đề của cuộc hội đàm chuyển đến vấn đề Ba Lan.

Ăn sáng xong, Cô-xây nghe báo cáo của người phụ trách trạm tình báo Ba Lan, sau đó ông đến nơi ở riêng của Giáo hoàng Giăng Pôn II cùng Giáo hoàng hội kiến phi chính thức. Họ gặp riêng nhau trong 40 phút và 2 bên đều không có người ghi biên bản. Trước đây họ chỉ chia xẻ tình báo ở tầng thứ thấp, nhưng lần hội kiến này Cô-xây đã trình bầy với Giáo hoàng về chính sách của nước Mỹ. Giăng Pôn biết Oa-sinh-tơn đang ủng hộ Công đoàn Đoàn kết, nhưng ông không nắm được tình hình chi tiết. Tuy nhiên lần này Cô-xây vẫn không trình bày hết mọi điều với ông.

Thời gian dừng chân lại của Cô-xây ở Rô-ma rất ngắn, nhưng ông cần tuân thủ thời gian biểu đã định từ trước. Hôm ông rời Rô-ma trời đã rất muộn. Sau đó lộ trình bay vẫn còn dài lắm. Máy bay rời vùng biển Địa Trung Hải ấm áp với những công trình xây dựng mang đậm phong cách La-tinh và bay tới Stốc-khôm lạnh giá của phương Bắc.

Bầu trời Stốc-khôm đang lúc nhiều mây u ám, không khí ẩm ướt, hơn nữa từ vùng biển Ban-tích lại có luồng không khí lạnh thổi về. Cô-xây mong rằng người Thụy Điển sẽ làm ông vui vì sự đón tiếp của họ. Thế nhưng họ lại không hứng thú gì đối với việc đến thăm của ông. Chính phủ Ri-gân hi vọng rằng họ sẽ giúp người Mỹ trong việc cắt đứt con đường chuyển nhượng kĩ thuật phươg Tây đối với Mat-xcơ-va. Thụy Điển là một nước trung lập, họ công khai bộc lộ sự nghi ngại của họ đối với việc một Cục trưởng Cục Tình báo trung ương đến thăm. Họ sợ rằng việc này sẽ gây ra một vấn đề nghiêm trọng! Đầu tiên, Thụy Điển công khai ủng hộ Chính phủ San-đi-nô1 của Ni-ca-ra-qua, trong khi đó thì Chính phủ Ri-gân lại đang muốn lật đổ Chính phủ ấy. Nhất là, chính sách ngoại giao của Ri-gân lại không thích ứng ở đất nước này.

Có 2 nguyên nhân khiến Cô-xây đến Stốc-khôm. Một là, Lầu Năm Góc suy đoán rằng, do nguyên nhân chính trị và địa lí, thành phố này có thể trở thành một yếu địa yết hầu để cắt đứt sự xuất khẩu kĩ thuật sang Liên Xô; hai là, theo sự đoán định của Cô-xây thì Thụy Điển sẽ là nơi rất tiện lợi trong việc cung cấp mọi thứ cho Công đoàn Đoàn kết.
________________________________________
1. San-đi-nô tức César Angusto Sandio, (1893 - 1934) anh hùng dân tộc Ni-ca-ra-goa. Năm 1927, ông lãnh đạo quân khởi nghĩa phản kháng nước Mỹ vũ trang can thiệp Ni-ca-ra-goa. Quân khởi nghĩa thắng lợi khiến quân xâm lược Mỹ phải rút khỏi đất nước này, nhưng San-đi-nô bị ám sát ngày 21 tháng 2 năm 1933. Sau, người ta lấy tên ông đặt cho phong trào giải phóng dân tộc Ni-ca-ra-goa.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 24 Tháng Tám, 2010, 09:10:42 pm

Mặc dầu người San-đi-na-vi-an thực hiện chính sách của Nhà nước họ là giữ thái độ yên lặng và trung lập, nhưng về phương diện nhập khẩu các vật phẩm kĩ thuật cao, tập đoàn Liên Xô phải dựa rất nhiều vào Stốc-khôm. Điều này khiến Stốc-khôm có được không ít điều lợi. Cuối thập kỉ 70, Thụy Điển là trạm trung chuyển mà từ đây Mat-xcơ-va có được các vật phẩm kĩ thuật cao. Rất nhiều công ty Thụy Điển mua các vật phẩm từ Mỹ rồi bán lại với giá chợ đen cho Mat-xcơ-va. Về phương diện này họ quả là một tay lành nghề và họ đã thu được lợi nhuận cao. Cách kiếm tiền này hết sức giản đơn vì các công ty Mỹ rất muốn bán được hàng cho Thụy Điển. Vả chăng họ đâu cần hỏi người Thụy Điển mua số hàng ấy để làm gì. Còn các công ty Thụy Điển xuất khẩu các hàng đó sang tập đoàn Liên Xô thì lại chẳng có điều gì hạn chế!

Cai-xpa Uyn-pak cho rằng, nếu muốn “đánh” thật mạnh về lĩnh vực kĩ thuật cao đối với Mat-xcơ-va, thì cắt đứt đường dây Scan-đi-na-vi-an là hết sức quan trọng. Đầu năm 1981, nước Mỹ mở một chiến dịch bí mật về phương diện cấm vận vật tư chiến lược. Họ muốn tranh thủ sự hợp tác của Thụy Điển. Nhưng liệu có làm được điều này không, nước Mỹ cũng không tin tưởng lắm!” Người Thụy Điển thật ra không cho họ là một bộ phận của hệ thống an ninh phương Tây - Sư-thai-ep Han-pua nhớ lại - Họ cho rằng đó không phải là vấn đề của họ mà là vấn đề của chúng ta!” Vì vậy, phó Quốc vụ khanh Ri-xác Pua-rơ đã thành công trong việc làm cho vấn đề đó trở thành vấn đề của họ.

Năm 1979, nước Mỹ đã ban hành “Luật quản lí và khống chế xuất khẩu”, luật này đã trao thêm cho Tổng thống một quyền hạn. Đó là ông có thể hạn chế các nước ngoài hoặc những công ty giành được kĩ thuật của nước Mỹ về vấn đề xuất khẩu. Về điểm này, trong cuộc đấu tranh về kế hoạch đường ống dẫn khí đốt của Liên Xô đã có sự nghiệm chứng, tức Chính phủ nước Mỹ có thể lấy danh nghĩa vì vấn đề an ninh quốc gia mà hạn chế những nước và những công ty nào có được kĩ thuật của nước Mỹ. Vì vậy, nếu nước Mỹ tăng cường việc hạn chế xuất khẩu đối với Liên Xô, thì người Thụy Điển sẽ bị ảnh hưởng. Căn cứ vào bản bị vong lục bí mật do Bộ Quốc phòng khởi thảo đầu năm 1982, thì mục tiêu của Mỹ đối với Thụy Điển (và các nước trung lập khác tương tự nước này như Thụy Sĩ và Áo) có 3 mặt:

Mục tiêu thứ nhất: Nước Mỹ muốn Thụy Điển bảo vệ kĩ thuật của Mỹ, những kĩ thuật mà họ nhập khẩu chỉ có thể sử dụng cho riêng nước họ. Mục tiêu thứ hai: Chính phủ nước Mỹ muốn Thụy Điển ngăn chặn các sản phẩm của Mỹ thông qua cảng tự do, khu miễn thuế và kho bảo thuế của hải quan để chuyển đến tập đoàn Liên Xô. Mục tiêu thứ ba: Nước Mỹ muốn các nước trung lập cự tuyệt cung cấp cho tập đoàn Liên Xô những sản xuất khoa học kĩ thuật cao do các nước đó tự chế tạo.

Để thực hiện được những mục tiêu này nước Mỹ đang sử dụng chính sách 2 tay “cái gậy và củ cà rốt”. Một mặt nước Mỹ sẽ đe doạ các công ty của Thụy Điển (công ty Điện cơ thông dụng); nếu những công ty này bị tố cáo là xuất khẩu kĩ thuật cao sang Liên Xô thì nước Mỹ sẽ hạn chế các hàng đó nhập vào thị trường Mỹ. Mặt khác, nước Mỹ về phương diện phân phát giấy phép sẽ đối xử với các công ty Thụy Điển chẳng khác nào đối xử với những công ty của các nước đồng minh. Như thế là một đặc quyền hết sức có lợi đối với họ.

Ngoài ra Chính phủ Mỹ còn phân cho Stốc-khôm một số kĩ thuật mũi nhọn để họ thấy được có quan hệ tốt với Mỹ thì rất có lợi! Thụy Điển hết sức cần một số kĩ thuật mới để hoàn thiện loại máy bay oanh tạc chiến đấu “Ưng sư” JAS39 mà họ đang chế tạo. Nếu người Thụy Điển có thể hạn chế xuất khẩu kĩ thuật cao sang Liên Xô thì Uyn-pak sẽ cung cấp cho Stốc-khôm bản thiết kế động cơ phản lực tiên tiến nhất của Công ty Điện khí thông dụng và các kĩ thuật du hành vũ trụ khác của các công ty Khua-ni-nêl, công ty Ril S-cơ-lây.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 24 Tháng Tám, 2010, 09:14:01 pm

Ở Stốc-khôm, Cô-xây kiểm tra những sự nỗ lực này, đồng thời ông nghiên cứu một số tiến triển đã giành được. Những sự việc về chính trị thường không có cách nào dự đoán được. Chính phủ Bảo thủ của Thủ tướng Tho-bi-don Fal-din1 đã bị đổ. Ô-lôf Pan-mơ2, người Đảng xã hội có thái độ gay gắt khi phê bình chính sách ngoại giao của Chính phủ Mỹ nay lại lên nắm chính quyền. Sau khi ăn sáng, Cô-xây hội kiến với các quan chức Chính phủ Thụy Điển. Ông còn có sự gặp mặt bí mật với các quan chức Bộ Quốc phòng và Phủ Thủ tướng. Đó là những cuộc gặp mặt trước nay chưa từng có! Những lời lẽ 2 bên đều khéo léo, tế nhị và họ đều cảm thấy có chút lúng túng.

Một điều khiến Cô-xây kinh ngạc là, Thụy Điển đồng ý hợp tác chặt chẽ với Oa-sinh-tơn. Điều này vượt quá sự mong muốn của nước Mỹ. Bộ trưởng Quốc phòng lo tàu ngầm của Liên Xô lại xâm nhập vào vùng biển của Thụy Điển và cho đến nay việc đó hầu như ngày nào cũng xẩy ra. Trong việc hải quân Thụy Điển theo dõi tàu ngầm của Liên Xô đang gặp phải sự phiền phức, vì vậy đối với bất cứ tin tình báo nào được Mỹ cung cấp, Thụy Điển đều rất hoan nghênh. Cô-xây nói ông sẽ can thiệp vào việc này.

Phủ Thủ tướng cũng tỏ ý hoan nghênh việc hợp tác với Oa-sinh-tơn về vấn đề kĩ thuật. Thụy Điển không đồng ý nước Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh kinh tế với Mat-xcơ-va, nhưng do tình hình kinh tế trong nước nên đã khiến họ phải hợp tác với Mỹ. Nước Mỹ đã thay thế nước Đức trở thành một nước nhập khẩu lớn nhất đối với các sản phẩm của Thụy Điển. Lượng hàng của Thụy Điển xuất khẩu sang Mỹ trong 6 năm trước đây gần như tăng gấp đôi. Nếu nước Mỹ khống chế chặt việc cấp giấy phép xuất khẩu đối với Thụy Điển thì nước này sẽ lâm vào hoàn cảnh nguy hiểm. Pal-mơ không muốn mạo hiểm gây ra chuyện đó, vì nếu xẩy ra vấn đề gì thì nó có thể phá hoại nền kinh tế Thụy Điển. Cô-xây nói với vị chủ nhà rằng nước Mỹ muốn có mối quan hệ hữu hảo với Thụy Điển. Nếu Thụy Điển ngăn được việc xuất khẩu kĩ thuật cao sang Liên Xô thì về mặt kinh tế Thụy Điển sẽ được lợi về nhiều mặt.

Sau đó, Cô-xây nói, ông đến đây còn vì một vấn đề khác. Stốc-khôm là một con đường thông sang Ba Lan tốt nhất. Cục Tình báo trung ương muốn bằng con đường Thụy Điển cung cấp “vật tự chiến lược” cho Công đoàn Đoàn kết, nhưng việc này cần có sự giúp đỡ của Chính phủ Thụy Điển. Năm 1981, Chính phủ Fal-đin đã từng giúp Cục Tình báo trung ương đưa lén các thiết bị sang Ba Lan để Công đoàn Đoàn kết xây dựng một hệ thống khống chế, chỉ huy và thông tin. Nhưng, hiện nay Cô-xây muốn xây dựng một con đường liên lạc vĩnh cửu để định kì cung cấp các hàng viện trợ cho Công đoàn Đoàn kết.

Lời đề nghị này đối với Thụy Điển, một nước trung lập thật là một việc quá bất ngờ. Pal-mơ vẫn có thái độ gay gắt trong việc phê bình chính sách Trung Mỹ của nước Mỹ. Ngoài ra ông còn là một người lãnh đạo châu Âu duy nhất ủng hộ Việt cộng. Nhưng dù vậy, Cô-xây vẫn mạnh dạn đưa ra lời thỉnh cầu đó có thể được tiếp nhận. Người Thụy Điển đã có sự hợp tác với Cục ông trong vấn đề Áp-ga-ni-xtan. Tuy họ tránh cung cấp loại vũ khí “đặc biệt” cho quân du kích Mu-xlim của Áp-ga-ni-xtan, nhưng họ lại quyên tặng cho đội du kích đó các thiết bị về y tế đáng giá hàng triệu đôla. Những thiết bị này đã được Cục Tình báo trung ương vận chuyển tới Ca-ra-chi.
________________________________________
1. Tho bi-don Fal-din: Ông sinh năm 1926, đã 2 lần đảm nhận chức Thủ tướng Thụy Điển (1976 - 1978, 1979 - 1982). Sau một thời gian tham gia Trung ương Đảng Nông dân năm 1971 ông trở thành lãnh tụ Đảng này.
2. Ô-lôf Pan-mơ: Lãnh tụ kiệt xuất của Công đảng Xã hội Dân chủ Thụy Điển. Ông đã đảm nhận chức vụ Thủ tướng trong một thời gian dài (1968 - 1976, 1982 - 1986). Do phản đối Mỹ về chính sách Việt Nam nên quan hệ giữa 2 nước trở nên căng thẳng. Ông muốn Thụy Điển lại thực hiện chính sách kinh tế xã hội chủ nghĩa.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 24 Tháng Tám, 2010, 09:15:28 pm

Cô-xây có vẻ như hồi tưởng lại những ngày trong thời kì Thế chiến thứ hai người Thụy Điển đã giúp đỡ quân đồng minh, mặc dầu thời kì đó chính sách của nhà đương cục Thụy Điển là giữ trung lập. Để có thể có những tin tình báo kinh tế thời chiến của phát xít Đức, chàng thanh niên Cô-xây lúc đó đã ra sức chiêu mộ các thương nhân Thụy Điển, đề nghị họ khi đến nước Đức thì thu thập các tin tình báo hữu quan. Những người thương nhân đó có thể vào đất Đức tương đối dễ dàng và họ lại rất thông thuộc tình hình công nghiệp nước Đức. Cũng có lẽ ông còn liên tưởng tới người Thụy Điển, thậm chí họ lại có khả năng giúp đỡ ông chiêu mộ ngay cả thương nhân nước Đức phát xít.

Cô-xây còn mang theo cả một số thư của những người lãnh đạo công đoàn cấp cao của Mỹ và Tây Âu đến Stốc-khôm. Những lá thư này rất có thể có tác dụng! Iếc-vinh Pu-răng của Lao liên - Sản liên đã gọi điện thoại cho một số người lãnh đạo Công đoàn mà ông tín nhiệm, đề nghị họ viết thư cho Stốc-khôm. Những lá thư này tuy ngắn gọn nhưng rất được việc, nó cốt để nói với Stốc-khôm rằng, những người trong Đảng Xã hội dân chủ châu Âu đều cho là ý kiến của Cô-xây rất đáng trân trọng.

Các quan chức ở Bộ Quốc phòng và Phủ Thủ tướng Thụy Điển đều nói với Cô-xây khi ông sắp lên đường rằng, xin ông hãy đợi điện thoại! Sau ít tiếng đồng hồ, tiếng chuông điện thoại trong phòng Cô-xây đổ hồi. Ông cầm ống nghe. Giọng nói tao nhã của thủ tướng Ô-lôp Pan-mơ vang vang.

Qua điện thoại, Cô-xây đi ngay vào chủ đề. Ông nói: lần này ông tới Thụy Điển là để kiểm tra kĩ biện pháp dự phòng về an ninh đối với phương diện kĩ thuật đã thực hiện. Nhưng, ông nói với Pal-mơ, ông còn muốn được Thụy Điển giúp đỡ thêm. Ông kêu gọi Thủ tướng hãy chú trọng đến phong trào công đoàn, vì Công đoàn Đoàn kết đang bị tấn công, khả năng nó khó tồn tại được! Chính phủ Mỹ muốn thỉnh thoảng chuyển đến Gơ-đan-sư-khơ một số vật tư. Nhưng để làm tốt được việc này thì cần phải có sự giúp đỡ của các quan chức chính phủ trong một nước trung lập với hải cảng của họ. Ông ngầm tỏ ý là phía Mỹ cố gắng để không làm phiền đến Thủ tướng, nhưng nếu 2 bên có thể hợp tác được với nhau thì công việc sẽ càng thuận lợi hơn.

Những câu trả lời của Pan-mơ rất rõ ràng, rành rọt. Không một chút do dự, ông nói ngay là ông sẽ hết sức cố gắng! Họ trao đổi với nhau khoảng 10 phút; về sau thì không thấy liên hệ gì với nhau qua điện thoại nữa! Nhưng lần nói chuyện điện thoại này hết sức hữu ích. Mấy tuần sau, cơ sở có nhiệm vụ chuyển các cung ứng phẩm cho Ba Lan đã chuẩn bị tiến hành công việc. Các quan chức hải quan phụ trách xuất khẩu cố ý dán sai nhãn trên một số “thùng thư” đặc biệt được gửi đi Gơ-đan-sư-khơ. Làm như vậy thì các nhà đương cục Ba Lan sẽ không nghi ngờ!

Sau khi đã cố gắng hoàn thành một việc tưởng như khó hoàn thành (thuyết phục Ô-lốp Pan-mơ hợp tác với Cục Tình báo trung ương), Cô-xây đã đến Stốc-khôm cuối cùng trong hành trình lần này của ông. Ở đó ông đã ăn trưa với các quan chức của Bộ Quốc phòng Thụy Điển. Bữa cơm này ăn rất nhanh, không khí bữa ăn không có điều gì khác thường.

Sau khi quay trở về Oa-sinh-tơn không lâu, Cô-xây được xem một bản báo cáo tình báo do Hep Mai-ê viết. Bản báo cáo này miêu tả cảnh tượng cứng nhắc và làm người ta tuyệt vọng của nền kinh tế Liên Xô. Bản báo cáo nêu rõ sự vận hành kém cỏi và tình trạng vật tư thiếu hụt của nền kinh tế nước ấy. Nhưng điều đó đã khiến cho một siêu cường quốc mà “thể nhược đa bệnh” là Liên bang Xô viết ở vào cảnh hướng “hoạ vô đơn chí”! Sau đó báo cáo nói một cách khái quát sự “gánh vác nặng nề” của thể chế Liên Xô, trong đó quan trọng nhất là họ phải chi một khoản lớn về quốc phòng. Chính khoản chi này đã ngốn một phần lớn trong toàn bộ sự thu nhập kinh tế của họ. Nhưng điều làm Cô-xây thú vị nhất là câu kết luận của báo cáo: do Liên Xô không có cách nào cứu vãn được tình hình nguy ngập đó, nên như vậy có nghĩa là “Thể chế Liên Xô có khả năng tự bùng nổ”. Báo cáo này của Mai-ê lại khác hẳn với kết luận của Phòng Liên Xô thuộc Cục Tình báo trung ương và của các cơ quan tình báo khác. Những đơn vị tình báo này cho rằng, mặc dầu thể chế kinh tế của Liên Xô có gặp khó khăn ở một số mặt nào đó, nhưng với truyền thống trí tuệ của người Liên Xô, có lẽ họ cũng có thể có sự tăng trưởng ở một mức độ nhất định. Cô-xây liền đệ trình bản báo cáo này của Mai-ê lên Tổng thống và Ủy ban An ninh quốc gia.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 24 Tháng Tám, 2010, 09:16:17 pm

Tình thế của Mat-xcơ-va không khác nào mùa đông ở Nga, nó vô cùng ảm đạm! Sức khoẻ của Yu-ri An-đrô-pốp có sự thay đổi đột ngột. Giờ đây ông là khách quen trong buồng bệnh cao cấp được bảo vệ nghiêm mật trong bệnh viện Cu-xai-ép. Ở đó, thông qua điện thoại và các bị vong lục bằng miệng ông điều hành quốc gia. Một quả thận của ông tuy đã bị cắt, nhưng căn bệnh thận này vẫn tiếp tục giày vò ông. Ngoài ra, ông còn bị bệnh tim và bệnh tiểu đường. Suốt ngày ông phải nằm trên giường, mọi hành động đều bị hạn chế! A-li Na-sal Mô-ha-mét Has-san-ni, Tổng thống Yê-men, tháng 11 năm 1983 đến thăm Liên Xô; nhưng thời gian đó, An-drô-pôp rất yếu, sắc mặt tiều tuỵ tiếng nói yếu ớt. Với sức khoẻ như vậy ông đã phải tiếp kiến Tổng thống Has-san-ni trên giường bệnh.

Đúng vào lúc vị Tổng Bí thư này phải cầm cự với cái chết thì điện Krem-li chăm chú theo dõi mọi hành động của Oa-sinh-tơn. Điều đặc biệt cần chỉ ra là, Liên Xô hết sức chú ý đến luận điệu chống Cộng, đến mạng lưới phong toả kĩ thuật chặt chẽ, đến sự xây dựng quốc phòng dường như không lúc nào ngừng và sự tiến hành những hành động bí mật ở Áp-ga-ni-xtan và ở Ba Lan. Tổng hợp tất cả các mặt đó lại Đảng Cộng sản Liên Xô cảm thấy có những triệu chứng chẳng lành xuất hiện. Để đối phó với những hành động đó của nước Mỹ. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô bắt đầu tiến hành một số công tác trong cán bộ và quần chúng nhân dân nhằm mục đích để họ chuẩn bị ứng phó với những nguy cơ có thể phát sinh, hoặc để họ có sự chuẩn bị tư tưởng đối phó với nước Mỹ. Tháng 10 năm 1983, ở Liên Xô đã tổ chức hàng trăm cuộc họp, trong đó 18 triệu đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô nhận được chỉ lệnh, cần phải hết sức chú ý tới “ý đồ xâm lược của kẻ địch”! Qua đó Bộ Quốc phòng cho quay một số bộ phim miêu tả Oa-sinh-tơn như một chính phủ mưu toan dùng các thủ đoạn tiến công quân sự và kinh tế để thống trị thế giới. Sau đó họ cho phát các phim ấy trên Ti-vi. Ngoài các phim đó, họ còn cho phát tiếp các hình ảnh về những vụ nổ hạt nhân của nước Mỹ và về vũ khí của quân Mỹ. Trong các phim đó có hình ảnh của những những người bị hại, và bị hi sinh, chết chóc trong chiến tranh.

Nhà đương cục Liên Xô còn thường xuyên bằng cách tuyên truyền theo kiểu mỉa mai, giễu cợt để gieo rắc những sự khiếp hãi phương Tây trong lòng dân chúng. “Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Liên Xô cho rằng, với Oa-sinh-tơn, họ đã đối mặt với một Chính phủ có lập trường kiên định - Ef-cân-ni Nô-vi-cốp nhớ lại - Họ thấy người Mỹ ở tất cả mọi trận tuyến đều triển khai hành động, những hành động này không chỉ phản ứng đối với các hành vi của Liên Xô mà còn những hành động đó đã chủ động kiểm nghiệm đối với thực lực của Liên Xô. Điều này làm cho những người lãnh đạo Liên Xô hết sức sợ hãi!” A-lec-xan-đơ Pes-mêl-tơ-na nhớ lại: “Những nhân viên tình báo ở Mỹ của chúng tôi qua sự thu thập mọi tin tức và báo cáo dò rỉ... đã thấy rõ là về phương diện thành quả chiến lược có tính cơ sở của nước Mỹ, họ đã có một ưu thế áp đảo đối với Liên Xô”.

Đồng thời, KGB cũng đang soạn thảo một bản kế hoạch để đối phó với những thách thức về phương diện tình báo của nước Mỹ mà họ đã cảm thấy. Bản kế hoạch này có tên là “Kế hoạch năm 1983 - 1984 về biện pháp phản gián để tăng cường sự chống hoạt động gián điệp có tính lật đổ của tình báo Mỹ”. Trong đó có quy định nhiệm vụ ưu tiên đối với cơ quan KGB ở hải ngoại. Bản kế hoạch chỉ rõ: “Tình báo của Mỹ hiện đang không ngừng tăng cường hoạt động gián điệp có tính lật đổ đối với Liên Xô, đồng thời chúng đang mở rộng phạm vi sử dụng các thủ đoạn thù địch; những thủ đoạn này nhằm vào việc phá hoại tiềm lực quân sự và kinh tế của Liên Xô”. Kết quả nhiệm vụ ưu tiên có tính then chốt của KGB biến thành “việc đoạt lấy những tình báo của kẻ địch qua đó chúng nhằm phá hoại thể chế kinh tế của Liên Xô, hoặc những tình báo về phương diện kế hoạch, và hành động có sự hợp tác đối với các lĩnh vực thương nghiệp, kinh tế và khoa học kĩ thuật giữa Liên Xô với các nước khác”.

Về KGB mà nói, tổ chức này đưa ra yêu cầu mới là, họ cần nhằm vào chiến lược và phương châm tiến công của Mỹ, những chiến lược và phương châm muốn lợi dụng nhược điểm của Liên Xô. Một bản báo cáo của KGB chỉ rõ: “Đối với chúng ta, nay đã đến lúc phải có những dự đoán chính xác đối với mỗi lần hành động đại quy mô của nước Mỹ. Nhiệm vụ chủ yếu của chúng ta là phải tìm cách thực hiện được điểm này”.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 24 Tháng Tám, 2010, 09:17:45 pm

Cuối năm 1983, những người đứng đầu trong các bộ phận của KGB đã triệu tập một cuộc hội nghị đặc biệt tại Tổng bộ KGB để kiểm điểm lại công tác trong 2 năm qua. Lần họp này là do Phê-la-ti-mil Kơ-liu-xcốp, nhân vật số 1 của KGB triệu tập Kơ-liu-xcốp (biệt hiệu là A-liô-xa), là người dám chịu trách nhiệm. Tuy ông không hoạt bát lắm, nhưng rất được các nhân viên công tác KGB ở mọi cơ sở tín nhiệm. Ông là học trò của An-đrô-pôp. Theo lời mọi người thì mỗi ngày ông làm việc từ 16 - 18 giờ, mỗi tuần làm việc 6 ngày. Ông rất mê cuộc đời gián điệp của nhà tình báo Anh Sit-ni San-li1 trong thời kì Cách mạng Nga, nhưng tác phong chấp hành mệnh lệnh một cách nghiêm chỉnh, nhanh chóng đôi khi đã khiến cho các đồng sự cảm thấy ông đã làm cho họ sức cùng lực kiệt!

Kơ-liu-xcôp trong cuộc họp nói, Mat-xcơ-va đang “xây dựng chủ nghĩa Cộng sản trong tình hình phức tạp của quốc tế. Cuộc vận động phản cách mạng trong nội bộ tập đoàn đế quốc do Mỹ đứng đầu đang xuất hiện công khai. Giữa 2 loại chế độ xã hội đối lập trên thế giới đang triển khai cuộc đấu tranh quyết liệt ở mọi lĩnh vực!” Nhưng bản báo cáo của Kơ-liu-xcôp chỉ tập trung vào 3 đường lối chính theo chính sách của Chính phủ Ri-gân. Người lãnh đạo KGB đưa ra lời cảnh báo, sự chạy đua về kĩ thuật quân sự đang ngày một tăng cường, theo dõi sự đột phá của kĩ thuật nước Mỹ là điều rất quan trọng: “Điều quan trọng là, chúng ta không cho phép bất kì một sự thay đổi nào về thế quân bình trong chiến lược hiện nay. Chúng ta cũng không thể cho phép đối thủ giành được ưu thế quân sự thông qua bất kì một sự đột phá kĩ thuật nào!”. Ông nói, Liên Xô hết sức chú ý tới chiến lược “kinh tế chiến” của nước Mỹ. “Việc thu thập tình báo về vấn đề kinh tế quốc tế ngày càng quan trọng, đó là việc cần thiết để ngăn chặn âm mưu của đối thủ lợi dụng thủ đoạn “kinh tế chiến” ngõ hầu phá hoại thể chế kinh tế của đại gia đình Xã hội chủ nghĩa”. Cuối cùng, Kơ-liu-xcôp chỉ ra rằng, Liên Xô phải hết sức chú trọng tới “mưu đồ” chính trị của nước Mỹ, nhất là cần chú ý tới những việc họ làm ở Áp-ga-ni-xtan và Ba Lan.

Đối với nhân vật đầu não KGB này mà nói, chiến lược của nước Mỹ đương nhiên là sẽ đưa đến sự phản ứng mạnh mẽ của KGB. Kết luận của ông là: “Vấn đề chủ yếu của lĩnh vực này là phải làm sao để các nước bạn đồng minh của chúng ta càng tích cực hơn nữa trong việc tích cực tham dự vào sự phản đối kẻ địch chính. Về phương diện này phải biểu lộ trí tuệ phi phàm của chúng ta! Chúng ta cần phải thấy rằng lợi ích của các nước bạn của chúng ta không phải mãi mãi nhất trí với lợi ích của chúng ta. Vì vậy trong quá trình hợp tác, điều quan trọng nhất là phải xác định phạm vi lợi ích chung; đồng thời Liên Xô, người đứng đầu cơ quan an ninh của các nước đồng minh nhất định phải quả đoán nhanh nhạy. Cần làm cho các nước bạn đồng minh của chúng ta rõ rằng, đấu tranh với hoạt động lật đổ của tình báo Mỹ là vô cùng quan trọng”.

Suốt tháng 10 và đầu tháng 11, các quan chức cao cấp của KGB đã soạn thảo ra “Kế hoạch công tác năm 1984” của cơ quan họ. Ban Quốc tế trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã trình bầy khái quát về mục tiêu của Liên Xô. Pao-lis Pô-nô-ma-rep, Ủy viên Bộ Chính trị đã truyền đạt lại cho Kơ-liu-xcôp. Cũng giống như hội nghị lần trước, bản kế hoạch công tác này phản ánh sự chú ý cao độ của Liên Xô vào 3 đường lối chính trong chính sách bí mật của Liên Xô. Nhất là, bản báo cáo nhấn mạnh một điều: thu thập “tình báo có nội dung dưới đây là nhiệm vụ cơ bản nhất”:

“Kế hoạch công tác và hoạt động lật đổ của đối thủ chủ yếu của chúng ta tập trung vào một điểm, đó là làm yếu sự đoàn kết của đại gia đình xã hội chủ nghĩa, phá hoại sự ổn định của nước xã hội chủ nghĩa cá biệt (nhất là Ba Lan), điều đặc biệt cần chỉ ra là, đối thủ sử dụng thủ đoạn đòn bẩy kinh tế và hình thái ý thức để đạt được mục đích này.

Mỹ có ý đồ hạn chế mối liên hệ về thương nghiệp, kinh tế và khoa học sĩ thuật giữa các nước tư bản phát triển với Liên Xô. Chúng ta cần đấu tranh với ý đồ đó!”

Khi thẩm tra công tác của các nhân viên tình báo KGB mấy năm trước, Kơ-liu-xcôp đặc biệt nhấn mạnh, nước Mỹ ra sức ngăn trở Liên Xô giành được kĩ thuật cao: “đối thủ của chúng ta (đầu tiên là nước Mỹ) đã áp dụng một số biện pháp đặc biệt, ví như tăng cường khống chế đối với các hoạt động bí mật, cấm vận các vật phẩm và thu thập các tình báo về khoa học kĩ thuật. Về vấn đề này chúng ta phải đi sâu vào phân tích tình hình, tìm ra con đường mới nhất trong việc thu thập các tình báo về khoa học kĩ thuật”.
_____________________________________
1. Sit-ni San-li: một nhà tình báo nổi tiếng (1874 - 1925) giàu màu sắc truyền kì của cơ quan tình báo Anh. Tháng 9 năm 1925 khi định vượt biên giới Liên Xô thì bị bắt. Nghe nói sau đó ông bị xử bắn.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 29 Tháng Tám, 2010, 11:35:53 pm

CHƯƠNG MƯỜI HAI


Năm 1984 là năm Tổng tuyển cử của nước Mỹ. Mat-xcơ-va đặc biệt chú ý tới mọi diễn biến trong hoạt động tranh cử Tổng thống của nước Mỹ. Đối với điện Krem-li mà nói, đó là một vấn đề then chốt! Điều khiến người Liên Xô thất vọng là, Ri-gân và Ri-sác Ni-kơ-xung chẳng khác gì nhau. Họ đều là người Đảng Cộng hoà và đều có lập trường chống Cộng! Chính là anh chàng Ni-kơ-xung này đã có sự hoà hoãn quan hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc và 2 bên đã qua lại với nhau rất thân. Ri-gân có một hình thái ý thức tương đối sâu và có đầu óc chiến lược của một chính sách thực lực siêu việt. Chính do ông, Chính phủ Mỹ đã phát động một cuộc “kinh tế chiến” nhằm vào tập đoàn Liên Xô và ở một số vùng then chốt, (Ba Lan và Áp-ga-ni-xtan) Chính phủ này đã có những hành động bí mật. Đồng thời, một phong trào xây dựng quốc phòng to lớn, mạnh mẽ đã được đẩy mạnh. Ri-gân không chỉ nói ra miệng rằng Liên Xô là “đế quốc tà ác”, mà ông còn la lối lên rằng chủ nghĩa Mác-Lê sẽ bị vất vào trong “đống rác của lịch sử”. Hơn nữa trước sau ông vẫn khăng khăng tin tưởng vào điều đó.

Với những nhà báo của nước Mỹ, các quan chức Liên Xô đã hoàn toàn công khai sự đánh giá của họ về các nước chiến lược của Ri-gân. Ra-đô-min Pik Đan-nôp Phó phòng Nghiên cứu Mỹ và Ca-na-đa của KGB, nguyên quan chức cao cấp của KGB nói với Đông Ao-pa-đô-phây, phóng viên báo “Bưu điện Oa-sinh-tơn” rằng: “Người Mỹ các ông đang muốn phá hoại thể chế kinh tế của chúng tôi, gây trở ngại với những hoạt động thương mại của chúng tôi, đồng thời muốn hạ thấp địa vị của chúng tôi trong lĩnh vực chiến lược, từ đó khống chế chúng tôi”. Va-len- tin Pha-rin, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, cũng nói với một phóng viên rằng: Ri-gân thật ra không muốn hoà giải với Mat-xcơ-va, mà muốn “triệt tiêu chủ nghĩa xã hội”!

Sự chú ý đến Ri-gân của điện Krem-li đã khiến cho KGB phải ra tay. KGB bằng mọi cách cố gắng để Ri-gân không thể được tái cử vào tháng 1 năm 1984. L.F Sus-cốp, Phó cục trưởng thứ nhất Cục A của KGB (phụ trách hành động) đã bắt tay vào soạn thảo kế hoạch hành động bí mật. KGB tung các văn kiện nguỵ tạo ra toàn thế giới, cố ý tuyên truyền này khác về Chính phủ Ri-gân; mọi hoả lực đều tập trung vào chủ đề “Ri-gân, tức là chiến tranh!” KGB đã làm việc rất thận trọng, họ đã suy nghĩ bằng cách nào đó lợi dụng sự bất đồng về chính trị tồn tại trong nội bộ các chính đảng nước Mỹ để đạt được mục đích của mình.

Vích to Xê-pu-ri-cốp, mới được bổ nhiệm chức chủ tịch KGB vào tháng 5 năm 1983, ông đã viết một bức thư cho Yu-ri An-drô-pôp, Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Trong thư ông trình bày về khả năng sẽ lợi dụng phe đối lập của nước Mỹ để làm yếu quyết sách chính trị của nước Mỹ. Điều cần chỉ ra là trong thư, Xê-pu-ri-côp đã thuật lại tình hình ông đã đặt được mối quan hệ gián tiếp với Thượng nghị sĩ Eđ-uôt Ken-nơ-đi1 (Edward Kennedy) vào ngày 9 và ngày 10 tháng 5 năm 1983. Việc đặt quan hệ này là ông chủ động, do Thượng nghị sĩ Mỹ bang Ca-li-phoóc-ni-a, Giôn Đôn-ni giới thiệu. Trong thư Xê-pu-ri-cốp viết: “Đôn-ni trở thành người liên hệ được cả 2 bên tin tưởng; Thượng nghị sĩ yêu cầu tôi nhắc Tổng Bí thư An-drô-pôp chú ý đến tình hình dưới đây” Ông nói, Thượng nghị sĩ Ken-nơ-đi, thông qua Đôn-ni muốn được điện Krem-li biết cho rằng, ông ta lên án việc Chính phủ Ri-gân đã có lập trường không thoả hiệp và có một trạng thái bất bình thường trong quan hệ Mỹ - Xô. Xê-pu-ri-côp đưa ra kết luận: “Điều nguy hiểm chính là ở chỗ, Ri-gân cự tuyệt sự sửa lại chính sách sai lầm này!” Căn cứ vào lời Xê-pu-ri-côp, Đôn-ni cũng nói với ông: “Vì lợi ích của hoà bình thế giới, biện pháp phản đối chính sách chủ nghĩa đế quốc của Rô-nan Ri-gân là một việc có ích và kịp thời”. Ông viết, Ken-nơ-đi muốn Liên Xô mời ông ta cùng An-drô-pôp hội đàm trực tiếp, “Thượng nghị sĩ cho rằng, như vậy sẽ khiến ông ta hiểu được lập trường về phương diện khống chế quân bị của Liên Xô, đồng thời làm tăng được quyền phát ngôn của ông về chủ đề đó ở Mỹ”.

Việc này về sau cũng không thấy ai nói gì đến người trung gian nữa! Ấn tượng của An-đrô-pôp đối với báo cáo của Xê-pu-ri-cốp không sâu. Tổng Bí thư cho rằng bản báo cáo này đã thổi phồng tác dụng của cuộc hội đàm. Xê-pu-ri-cốp đưa báo cáo này ra là muốn gây ảnh hưởng với bộ Chính trị! Dù rằng An-đrô-pôp tin rằng bức thư của Xê-pu-ri-côp là có giá trị, thì thông tin mà Ken-nơ-đi cung cấp cũng không rõ ràng một chút nào. Tuy vị Thượng nghị sĩ đến từ bang Mas-sa-chu-set này ra sức làm cho chính sách của nước Mỹ thích ứng được với tình hình của Liên Xô nhưng chính ông ta lại là người công khai phê bình về vấn đề nhân quyền của Liên Xô và về hành động trấn áp ở Ba Lan. Tuy nhiên dù An-đrô-pôp không cho rằng Ken-nơ-đi có thể giúp Liên Xô một cách vô ý thức, nhưng ông lại tin rằng ý đồ của Ken-nơ-đi là muốn vạch những việc làm sai trái của Ri-gân. Những điều báo cáo của Xê-pu-ri-côp đã gợi cho ông một số suy nghĩ. Trong một mẩu thư có đóng dấu mà An-đrô-pôp gửi cho bộ trưởng Ngoại giao Grô-mi- cô, ông viết: ông muốn biến lập trường cứng rắn chống Liên Xô của Ri-gân thành những nhân tố bất lợi cho vấn đề tranh cử Tổng thống của ông ta: “Tôi có băn khoăn về vấn đề tiếp Ken-nơ-đi. Nếu may đúng là thời cơ hội đàm với người của Đảng Dân chủ thì tốt nhất là ta nên hội đàm với người ứng cử Tổng thống Mỹ”.
______________________________________
1. Eđ-uôt Ken-nơ-đi: Em trai Tổng thống Ken-nơ-đi. Năm 1963 được bầu là Thượng nghị sĩ của nước Mỹ, ông là đảng viên Đảng Dân chủ Mỹ.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 29 Tháng Tám, 2010, 11:37:02 pm

Đúng lúc An-đrô-pôp đang động não xem bằng cách nào để làm cho Ri-gân bị yếu thế về mặt chính trị thì tình hình sức khoẻ của ông sa sút hẳn. Suốt trong nhiệm kì Tổng bí thư của ông sức khoẻ của ông đều không tốt. Đến cuối tháng giêng thì tình hình trở nên nghiêm trọng. Các khí quan trong nội tạng của ông, cứ lần lượt suy kiệt. An-đrô-pôp là một con người hăng say trong công tác với tinh thần sẵn sàng hiến dâng tất cả vì sự nghiệp mình theo đuổi. Theo lời đồn, thì vào hồi 4 giờ 50 phút chiều ngày 9 tháng 2 trước lúc qua đời, ông vẫn đang soạn thảo một bản Bị vong lục.

Mấy hôm sau, sau khi trái tim của An-đrô-pôp ngừng đập thì Cô-xây đang trên đường đi công cán bí mật đến 13 nước. Ông tiếp tục là người thực thi số một của chiến lược tấn công, nhưng tấn công trong vòng bí mật! Trong chuyến công cán này, Cô-xây muốn các mặt của chiến lược chống Liên Xô đều có được sự tiến triển. Cho đến nay, trên cơ bản việc thực thi chiến lược này đều thoả đáng. Ông sẽ đến Pa-ki-xtan, đưa cuộc chiến tranh ở Áp-ga-ni-xtan một hành động nhạy cảm và bí mật nhất trong chiến tranh lạnh vào nội địa Liên Xô. Nước Mỹ sẽ hợp tác với Trung Quốc dần dần làm cho khu vục Trung Á của Liên Xô không ổn định; quan hệ giữa Mỹ và A-rập Xau-đi sẽ được tăng cường; mạng tình báo ở Ba Lan sẽ cùng với sự cung cấp vật tư liên tục không ngùng cho Công đoàn Đoàn kết bí mật mà phát triển thêm một bước.

Chiếc máy bay gián điệp màu đen của Cục trưởng Cục Tình báo Mỹ thường hay bay về phía đông để tiện trao đổi sơ bộ một số việc với châu Âu và các nước đồng minh, nhưng lần này thì nó lại bay về hướng Tây để bắt đầu cuộc hành trình. Trạm hạ cánh ngắn ngủi giữa đường thứ nhất của ông là Hô-nô-lu-lu. Ông đăng kí ở khách sạn với cái tên X.Smit rồi ngủ một giấc ngon ở đó. Sáng hôm sau, ông lên đường rất sớm. Trên máy bay ông gọi điện đến mấy nơi, sau đó đọc báo cáo.

Trạm thứ hai của ông là Tô-ky-ô. Tại đó ông làm việc với các quan chức Nhật, thảo luận với họ về giá cả dầu mỏ quốc tế. Nhân viên công tác của Ủy ban An ninh quốc gia (nhất là Rô-giơ Ru-pin-sưn và Bi-en Mác-tanh) lo rằng giá trên thị trường của dầu mỏ có thể tăng đột ngột. Rô-bec Mac Phơ-ran yêu cầu Ru-pin-sưn và Mac-tanh (một chuyên gia năng lượng) vạch ra một chiến lược liên minh rộng khắp nhằm phát ra một tín hiệu chính xác cho thị trường dầu mỏ để tránh giá dầu đột nhiên lên cao. Mấy tuần sau, Ru-pin-sưn và Mác-tanh cùng khởi thảo văn kiện về việc ngăn chặn giá dầu lên cao. Văn kiện này sau đó trở thành một chỉ thị về quyết sách An ninh quốc gia, được Tổng thống kí vào tháng tư. Điều cần chỉ ra là, văn kiện này sớm kêu gọi các nước đồng minh, khi giá dầu bắt đầu lên cao thì mọi người cần phải phối hợp với nhau bán phá giá dầu mỏ. Văn kiện chỉ thị cho Ủy ban An ninh quốc gia cần có được sự hợp tác về mặt này của các nước đồng minh Đức, Pháp, Nhật và Anh). Ru-pin-sưn đến vận động mấy quốc gia mong có sự nhất trí hưởng ứng của họ. Ông dẫn đầu một đoàn đại biểu đến các nước đồng minh, trong đó có Nhật, và kí được với họ những bản Hiệp nghị về vấn đề này chỉ cần giá dầu mỏ tăng lên nhiều thì các nước sẽ bán phá giá số dầu mỏ dự trữ ngay. “Chúng tôi đã phát tín hiệu ra thị trường, nếu dầu mỏ bắt đầu tăng giá thì Mỹ và các nước đồng minh sẽ bán phá giá ngay số dầu mỏ dự trữ ra thị trường dầu mỏ quốc tế”. Ru-pin-sưn nhớ lại “Lần này thì những kẻ đầu cơ trên thị trường dầu sẽ bị những “cú đánh” ra trò!” Ngoài ra thì người Liên Xô cũng sẽ chưng hửng. Theo chỉ thị của Nhà Trắng, trong những cuộc hội đàm giữa Cô-xây với Chính phủ Nhật và Tô-ky-ô, ông đều nhấn mạnh đến vấn đề này.

Sau khi rời Tô-ky-ô, Cô-xây bay thẳng đến Bắc Kinh, đây là một mục tiêu mà ông kì vọng rất nhiều. Ông là một độc giả nhiệt tình đối với sử sách Trung Quốc, có thể nói ông còn là một chuyên gia về phương diện truyền giáo của các giáo sĩ truyền đạo Thiên chúa ở Trung Quốc. Cô-xây và Cai-xpa Uyn-pak, Gióoc-giơ Xu-ơn-xư, Rô-béc Mác Phơ-ran và Gióoc-giơ Bus đều tin chắc rằng Trung Quốc là một quả cân khi Mỹ tiếp xúc với Liên Xô. So với các nước khác, người Trung Quốc hầu như không có một ảo tưởng gì đối với Mat-xcơ-va. Từ năm 1981 đến nay, Chính phủ Mỹ bắt đầu ve vãn Bắc Kinh một cách bình tĩnh. Tuy nhiên giữa 2 nước, hứng thú kết hôn không lớn bằng hứng thú “xin yêu”!

Cô-xây sẽ dừng lại mấy ngày ở Bắc Kinh và sẽ thảo luận một số vấn đề với chủ nhân; tất cả những vấn đề này, ông đã trao đổi với Nhà Trắng trước khi rời nước Mỹ. Những vấn đề này bao gồm: chia sẻ các tin tình báo, điều chỉnh sự quản lí các thiết bị nghe trộm điện tử ở vùng biên giới Liên Xô, chiến tranh Áp-ga-ni-xtan, Việt Nam vào Cam-pu-chỉa và nội chiến ở đó, đồng thời thảo luận toàn diện khả năng sự liên hợp hành động giữa 2 bên.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 29 Tháng Tám, 2010, 11:39:14 pm

Vào một buổi tối, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc có tổ chức một bữa tiệc riêng mời Cô-xây tại một khách sạn lộng lẫy, nguy nga nhưng lại có phong vị cổ xưa. Bộ trưởng ngồi bên phải Cô-xây; Lăng Vân, Bộ trưởng An ninh quốc gia ngồi bên trái ông, đối diện với ông là Tod. Pu-lai-s người phụ trách trạm tình báo của Cục Tình báo trung ương Mỹ. Bữa tiệc rất thịnh soạn: gà, vịt, cá, thịt, món gì cần có đều có, món nào cũng hấp dẫn cả về hình thức lẫn hương vị. Cô-xây nhiệt tình thưởng thức hết lượt các món ăn trên bàn tiệc! Cô-xây vừa ăn, vừa nói đủ thứ chuyện. Ông muốn làm cho chủ nhân cảm thấy vui. Người Trung Quốc lắng nghe rất lịch sự, nhưng đa số những lời văn vẻ, mỹ miều của ông họ cũng không hiểu lắm.

Vào lúc gần cuối buổi tiệc, người Trung quốc đồng ý ủng hộ đội du kích Mu-xlim Áp-ga-ni-xtan. Có người đề nghị cạn chén trước việc đôi bên cùng chống đối chủ nghĩa mạo hiểm Liên Xô. Bữa dạ tiệc vui vẻ này đã kết thúc như vậy! Cô-xây thấy trong lòng phấn khởi chẳng khác nào một chàng sinh viên trẻ trung tràn trề sức sống. Mặc dầu ngày mai còn 12.000 dặm Anh hành trình nữa nhưng ông hầu như suốt đêm không ngủ.

Từ Bắc Kinh, Cô-xây bay thẳng đến I-xla-ma-bát. Máy bay đến nơi là vào lúc hoàng hôn, các quan chức của Cục Tình báo Trung ương và của ngành tình báo Pa-ki-xtan theo thông lệ đều ra sân bay đón ông. Khi đó Pa-ki-xtan vẫn bị Liên Xô gây khó dễ, ngôn từ của họ là những lời đe doạ nước này. Máy bay của họ luôn vượt qua biên giới, đồng thời bắn phá dữ dội vào những điểm nghi ngờ có du kích Mu-xlim Áp-ga-ni-xtan. Cuối tháng 1, hai chiếc phản lực Mic oanh tạc vào một làng hẻo lánh ở vùng biên giới Pa-ki-xtan. Liên Xô đã thực thi chính sách tiêu thổ đối với Áp-ga-ni-xtan, tiếp tục đẩy hàng triệu nạn dân nước này phải lánh nạn sang Pa-ki-xtan. Cuộc hội đàm giữa 2 bên rất nhiệt tình chẳng khác nào anh em ruột thịt được gặp nhau sau bao ngày xa cách. Tham gia hội đàm về phía Pa-ki-xtan là Ya-cơ-bu Han, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ông là một người rất tài hoa, có thể nghĩ được nhiều điều mà những người lãnh đạo khác không nghĩ tới. Cũng như Zi-a ông là một nhân sĩ chống Liên Xô và rất kiên định trong việc thân phương Tây. Cô-xây đã nói với ông những lời khích lệ và tỏ ý ủng hộ ông. Vị Cục trưởng này còn nói Chính phủ Mỹ đang chuẩn bị viện trợ nhiều hơn cho Pa-ki-xtan để nước này giải quyết vấn đề nạn dân. Ông ta còn nói, Chính phủ Mỹ sẽ ra sức bác bỏ luận điệu của một số nghị sĩ trong Quốc hội khi họ chủ trương giảm bớt sự viện trợ về mặt quân sự cho Pa-ki-xtan. “Pa-ki-xtan cần giữ sao cho con đường vận chuyển sang Áp-ga-ni-xtan được thông suốt. Như vậy nước Mỹ sẽ tiếp tục cung cấp viện trợ” Cô-xây nói một cách nhẹ nhàng, vui vẻ. Việc này sẽ làm cho Zi-a có dũng khí để chiến đấu với Liên Xô.

Cô-xây còn đem đến cho Pa-ki-xtan một tập ảnh vệ tinh có giá trị khác nữa. Sau đó, ông nói lên ý kiến của ông với đối phương. Ông nói với chủ nhân, ngày 24 tháng giêng đội du kích Áp-ga-ni-xtan sẽ bắn tên lửa vào nội địa Liên Xô tại ngoại vi Mai-sid1 ở I-ran. Đội du kích đã tiến vào Tu-cu-man-xtan, đã chôn mìn trên đường, tiến công các đồn lẻ, mai phục các quân biên phòng của Liên Xô. Đội du kích đã tập kích đại quy mô vào một trạm kiểm tra hải quan giết một số lính gác, thu được một số vũ khí và đạn dược. Đó chính là những việc mà Cô-xây muốn làm, tức là đưa chiến tranh vào nội địa Liên Xô. “Cô-xây cho rằng việc đưa chiến tranh vào nội địa Liên Xô không có vấn đề gì hết! - Fred I-kơl nói - Ông ta nói với Zi-a và Y-a-cơ-pu Han rằng: Đó là việc cần làm. Zi-a gật đầu đồng ý, nói: “Xin nói điều này với tướng A-khơ-ta”.

Sau khi từ Phủ Tổng thống Zi-a đi ra, một đoàn xe chống đạn vũ trang đầy đủ hộ tống Cô-xây đến Bộ Tư lệnh thuộc ngành tình báo Pa-ki-xtan. Ở đó, ông hội kiến với Chuẩn tướng Mô-ha-mét Ưu-xư-phu Cục trương Cục Áp-ga-ni-xtan ngành tình báo Pa-ki-xtan và tướng A-khơ-tan.

Ba người ngồi chung quanh một chiếc bàn và thảo luận về tiến trình cuộc chiến tranh Áp-ga-ni--xtan. Hiện nay con đường vận chuyển vũ khí vào Áp-ga-ni-xtan chỉ đôi khi mới gặp chuyện trở ngại nho nhỏ. Chất lượng của những vũ khí chuyển đến tay quân du kích đều đã có sự cải thiện. Những người lãnh đạo các phái trong đội du kích cuối cùng đều đồng ý về phương diện thể chế chính trị cần có sự liên hợp ở một mức độ nào đó. Việc này có thể quy công cho tướng A-khơ-tan. Hiện nay chỉ có một vấn đề là, trên chiến trường các phái của đội du kích cần hợp tác chặt chẽ với nhau.

Khi cuộc thảo luận chuyển đến vấn đề Liên Xô trong cuộc chiến tranh này thì không khí trong phòng đột nhiên căng thẳng hẳn lên. Theo một nguồn tin của tình báo Ca-bun thì: Mat-xcơ-va đang suy nghĩ về vấn đề chia cắt Áp-ga-ni-xtan. Họ sẽ đem miền Bắc nước này biến thành một bộ phận trên bản đồ Liên Xô. “Do Liên Xô không có cách nào khống chế được Áp-ga-ni-xtan, vì vậy kế hoạch của họ là chia đôi nước này - Ưu-xư-phu nhớ lại - Kế hoạch của họ là lợi dụng cục diện Nam - Bắc chống chọi nhau của Áp-ga-ni-xtan nên tuyên bố là miền Bắc thuộc về họ”. Để chống lại hành động này của Liên Xô, ngành tình báo Pa-ki-xtan có kế hoạch mở rộng hành động của họ ra các tỉnh miền Bắc Áp-ga-ni-xtan. A-khơ-tan dự định sẽ mở lớp huấn luyện vài nghìn quân du kích Mu-xlim Áp-ga-ni-xtan ở một căn cứ thích hợp, rồi tung họ lại trở về hoạt động ở miền bắc Áp-ga-ni-xtan. Nhưng công việc này cần phải có tiền. Ông hỏi Cục Tình báo trong ương có giúp đỡ được không?

Cô-xây cũng như những lần trước, đồng ý bỏ tiền ra để huấn luyện 6.000 đội viên du kích Mu-xlim cho miền Bắc Áp-ga-ni-xtan. Nhưng theo ý ông thì không nên chỉ hạn chế ở vùng Bắc bộ Áp-ga-ni-xtan, mà nên đưa họ sang hoạt động cả ở lãnh thổ Liên Xô.

Cô-xây đi đến bên bức bản đồ treo trong phòng làm việc, vén ống tay áo, nới cra-vat, sau đó nói: “Quan hệ căng thẳng giữa các dân tộc ở Liên Xô không thể chịu nổi một đòn của chúng ta đâu! Đó là một đế quốc nhiều dân tộc. Rút cục họ sẽ phải đối mặt với sự thách thức của quan hệ căng thẳng giữa các dân tộc. Miền Bắc Áp-ga-ni-xtan là bàn đạp thông với vùng Trung Á Liên Xô”. Ông chỉ vào bức bản đồ, mắt nhìn vào chủ nhân, sau đó nói tiếp: “Vùng này là vùng dưới của Liên Xô, chúng ta cần chuyển các ấn loát phẩm tới đây để khơi dậy sự bất mãn của nhân dân địa phương với Liên Xô. Sau đó, chúng ta lại chuyển vũ khí tới mức để tạo điều kiện cho họ nổi dậy”.

Trong phòng lặng lẽ hẳn lại, đây là một kiến nghị làm chấn động mọi người. Ưu-xư-phu nhớ lại, ông có chút kinh ngạc trước cách nói “thẳng thừng” của Cô-xây và trước kiến nghị của ông ta. “Cô-xây tiên sinh ý thức được nhược điểm lớn của Liên Xô, mà ông cũng là người đầu tiên thẳng thừng chỉ ra nhược điểm đó. Tôi nhớ rất rõ ông nói câu: “Vùng này là vùng dưới của Liên Xô”. Chúng tôi biết rằng, Cô-xây là một người có kĩ xảo ngoại giao cao siêu, ông cũng là người “giữ mồm, giữ miệng” và là người hết sức “trí tuệ”, xưa nay ông không bao giờ chịu dễ dàng nói ra ý nghĩ chân thực của mình. Nhưng điều khiến người ta kinh ngạc là, xưa nay ông cũng không bao giờ che giấu sự căm ghét “thâm căn cố đế của ông đối với chủ nghĩa cộng sản, nhất là đối với Liên Xô!”
_____________________________________
1. Mai-sid: một thành phố ở vùng Đông Bắc I-ran, là trung tâm chính trị và tôn giáo của nước này.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 29 Tháng Tám, 2010, 11:40:57 pm

Quan điểm của nước Mỹ và Pa-ki-xtan là cùng áp dụng hành động quân sự vào trong nội địa Liên Xô, nhưng quan điểm này đã không thực thi được! Kể từ thế chiến thứ hai, trong nội địa Liên Xô không hề xẩy ra chiến tranh. Nếu quan điểm của Mỹ được thực hiện thì về mặt ngoại giao và quân sự sẽ có sự phản ứng rất mạnh. Là một nước bảo vệ cho đội du kích Mu-xlim Áp-ga-ni-xtan, Pa-ki-xtan sẽ là mục tiêu để Liên Xô báo phục. Nhưng trong thâm tâm, Ri-gân lại muốn cho điện Krem-li biết rằng, Pa-ki-xtan chính là nước bảo vệ cho du kích Mu-xlim Áp-ga-ni-xtan. Đưa chiến tranh vào lãnh thổ Liên Xô là một phương thức trừng phạt tuyệt diệu đối với Mat-xcơ-va vì họ đã có hành động xâm lược Áp-ga-ni-xtan. Nước Mĩ lẽ nào lại chịu bỏ qua cơ hội chiến lược này!

Cư dân sống ở miền Bắc Áp-ga-ni-xtan và ở vùng Trung Á Liên Xô đều có chung một thuộc tính về chủng tộc. So với cư dân sống ở miền Bắc và sống ở miền Nam Áp-ga-ni-xtan với nhau thì thuộc tính trên của họ còn đậm đà hơn nhiều. Họ có chung một tôn giáo, một nền văn hoá và một quá trình lịch sử. Kể từ cuối thập kỷ 70, Mat-xcơ-va đặc biệt chú trọng sự có những kẻ truyền bá đạo I-xlam vào vùng Trung Á. Các cơ quan phân chi của KGB ở các nước Cộng hoà trong Liên bang Xô viết thuộc vùng châu Á đảm nhận việc này, tức kiềm chế sự phục hồi mạnh mẽ của đạo I-xlam. Cách mạng I-xlam của I-ran và cuộc thánh chiến của Áp-ga-ni-xtan đã cổ vũ những hành động miệt thị Liên Xô của các nước này.

Sáng sớm hôm sau, sau khi thảo luận kĩ mấy kế hoạch mạo hiểm, Cô-xây lại lên chiếc máy bay của ông. Ông để lại một kế hoạch mới phác ra, đó có lẽ là kế hoạch của những hành động bí mật, mạnh dạn của thời kì chiến tranh lạnh. Pa-ki-xtan đồng ý vạch ra kế hoạch đánh vào mục tiêu trong đất Liên Xô.

Ngành tình báo Pa-ki-xtan dường như bắt tay ngay vào hành động. Họ nghiên cứu xem nên phát động cuộc chiến tranh bí mật trong nội địa nước siêu cường theo chủ nghĩa Cộng sản này như thế nào. Đồng thời họ còn suy nghĩ đến mấy loại khả năng. Cô-xây kiến nghị, đầu tiên hãy đưa vào nội địa Liên Xô các ấn loát phẩm và các loại sách, tiếp theo sẽ phái đến đó một tổ điều tra để có được những nhận thức cảm tính về tình hình địa phương. Bắt đầu thì Mô-ha-mét sẽ nghiên cứu, thảo luận với một chuyên gia tâm lí chiến của Cục Tình báo trung ương xem nên tung vào vùng Trung Á Liên Xô này loại ấn loát phẩm nào. Cuối những năm 40 đã có một người U-dơ-bếch kiến nghị, đầu tiên nên tung vào đó kinh Cô-ran và các loại sách nói về những bạo hành của Liên Xô đối với U-dơ-bếch. Cục Tình báo Trung ương bỏ tiền ra in mấy vạn cuốn sách như vậy rồi chuyển đến Pe-xsa-oa (Peshawar) 1.

Mấy tuần sau, Ưu-xư-phu triệu tập các sĩ quan chỉ huy quân du kích Mu-xlim ở mấy tỉnh miền Bắc Áp-ga-ni-xtan đến họp ở Phòng làm việc của ông. Ít lâu sau Ưu-xư-phu bắt đầu chọn phương án hành động. Đối với Liên Xô, ông cho tiến hành điều tra mấy phương án hành động tuyệt mật đã chọn lựa. Bất kể là từ bản thân hành động, hay là từ góc độ chính trị, mấy phương án này đều tin tưởng được. Trong quá trình thực thi những hành động này, không những cần trí tuệ, mà còn cần phải có dũng khí. Đối với các khâu nhỏ cũng cần phải có sự phân tích phán đoán cẩn thận.

Sau khi đã có sự chọn lọc đối với toàn bộ các phương án hành động, Ưu-xư-phu yêu cầu các viên sĩ quan chỉ huy du kích cần phải có sự liên hệ với các cư dân Liên Xô ở bên kia bờ sông A-mu, tiến hành các cuộc điều tra cụ thể; ví dụ kinh Cô-ran đưa vào đó có được hoan nghênh hay không, có những người dân địa phương nào tình nguyện tham gia vào hành động sau này; hoặc tình nguyện thu thập các tình báo về các hoạt động của quân đội Liên Xô, về các cơ sở công nghiệp; hoặc họ có tình nguyện làm người dẫn đường không? Trước khi bắt đầu bất cứ một hành động nào, ông yêu cầu phải có rất nhiều các tin tình báo.

Đồng thời, Ưu-xư-phu mời một người ở ngoài Cục đến phòng làm việc của ông. Người này tên là Va-ri Pây-cơ (bí danh); 53 tuổi, nhưng trông già hơn tuổi. Râu ông ta bạc trắng, da thô nhám, một nông dân U-dơ-bếch; phần lớn cuộc đời ông đều sống ở bờ Nam sông A-mu, Áp-ga-ni-xtan. Nhà ông ở đầu phía bắc tỉnh Quyn-đốt. Khi còn nhỏ, ông thường cùng với bố sang thăm cô, chú, các anh em họ và ông bà ở bờ bên kia sông A-mu. Họ đã áp dụng phương thức qua sông truyền thống, dùng 2 con ngựa bơi qua sông kéo 1 chiếc bè chở người. Người Liên Xô đã đuổi ông ra khỏi nhà rồi giết 2 người con trai và một người con gái của ông. Hiện nay ông sống ở Pa-ki-xtan mưu sinh bằng nghề dệt thảm. Pây-cơ rất thông thuộc tình hình ở vùng này và có thể phân tích được mọi diễn biến của thời thế. Ưu-xư-phu nhớ lại: “Mục đích của chúng tôi là Va-ri Pây-cơ với tri thức của ông ta ở vùng biên cương này và với lòng căm thù quyết báo thù hành động của người Liên Xô, chúng tôi sẽ khiến ông ta trở thành một đội viên du kích Mu-xlim lý tưởng có thể góp phần đưa chiến tranh sang bên kia bờ sông A-mu.
____________________________________
1. Pe-xsa-oa: một thành phố ở miền Trung một tỉnh vùng biên cương Pa-ki-xtan. Pe-xsa-oa, trong lịch sử vốn là một trung tâm thương mại giữa Áp-ga-ni-xtan và vùng Trung Á.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 29 Tháng Tám, 2010, 11:43:31 pm

Cô-xây mạo hiểm từ Pa-ki-xtan bay đến A-rập Xau-đi để hội kiến cùng với Quốc vương Pha-khơ-đơ và vương tử Tuyếc-cơ. Mặc dầu Cô-xây đã bay nửa vòng trái đất nhưng khi đến Ri-yat ông vẫn thất trong lòng hăng hái, phấn khởi. Qua sự sắp xếp bí mật của chủ nhân, suốt buổi sáng ông đã chuẩn bị cho cuộc hội kiến. Kế hoạch Áp-ga-ni-xtan vẫn tiến hành thuận lợi, điều này khiến cho Pha-khơ-đơ rất vui. Quốc vương rất thích thú khi được biết những thông tin mới nhất có liên quan với chiến tranh và được nghe những tin tức thắng lợi quan trọng. Sự tiến triển của kế hoạch về an ninh của A-rập Xau-đi cũng khiến ông thấy khoan khoái. Cục Tình báo trung ương khuyến cáo người A-rập Xau-đi cần thận trọng đối với những thách thức hiện hữu.

Cô-xây đến Vương cung và được Quốc vương nhiệt liệt hoan nghênh! Mấy tháng kể từ lần hội kiến trước đây của họ là một thời kì khó khăn. Trong thời gian này, Pha-khơ-đơ cảm thấy sầu muộn, thậm chí chán nản. Tiếp đó, sự thu nhập về dầu mỏ giảm đi rất nhanh làm nền kinh tế của A-rập Xau-đi lâm vào tình trạng hỗn loạn! Để ổn định giá cả dầu mỏ trên thế giới, Xau-đi đã phải giảm bớt sản lượng dầu mỏ. Đối với rất nhiều các nước công nghiệp hoá trên thế giới mà nói, khí đốt là một loại lựa chọn hấp dẫn để thay thế dầu mỏ. Xau-đi là một nước sản xuất dầu mỏ cơ động, có cống hiến rất nhiều đối với sự ổn định thị trường dầu mỏ thế giới. Nhưng do rất nhiều quốc gia ra sức khai thác dầu mỏ vượt chỉ tiêu nên về việc này Xau-đi đã phải trả giá rất đắt. Đồng thời với việc phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế, người I-ran lại càng ngày càng xâm nhập nhiều vào vùng trời của Xau-đi. Has-sa-ni, Tổng thống Y-ê-men tháng 11 sang thăm Mat-xcơ-va; một lần nữa lại làm cho mọi người nghi ngờ rằng Liên Xô có mưu đồ gì đó đối với khu vực này. Trước tình hình ấy nhiều quan chức của Chính phủ Ri-gân, nhất là Cai-xpa Uyn-pak và Cô-xây đã tỏ rõ nghĩa vụ của nước Mỹ đối với Xau-đi. Thế nên đã khiến nước này bớt lo ngại về mặt đó.

Hiện nay ẩn hoạ trực tiếp nhất đối với nền An ninh quốc gia của Xau-đi là I-ran. Căn cứ vào kiến nghị của Ủy ban An ninh quốc gia, Tổng thống Ri-gân yêu cầu Cục Tình báo trung ương tiến hành một đợt hành động bí mật lật đổ Khô-mê-ni. Vì kế hoạch này vừa mới bắt đầu nên tiến triển hết sức chậm. Cục Tình báo trung ương đã xây dựng một loạt Sở Tị nạn bí mật cho những người phải lưu vong do chống Khô-mê-ni. Nội dung hoạt động của những người này là tán phát truyền đơn và sáng tác các tiết mục truyền thanh, truyền hình để tuyên truyền. Nước Mỹ không mong muốn những người này làm nhiều việc để ràng buộc quyền lực của các “Mao-la1, mà cũng không muốn muốn họ có bất cứ hành động gì để an ủi quốc vương Pha-khơ-đơ. Đồng thời, lại có một đợt khuyến cáo các quốc gia khác không nên bán vũ khí cho I-ran. Việc này đã được triển khai toàn diện và nhanh chóng trong phạm vi toàn thế giới. Nếu các mặt phối hợp được với nhau, thì đợt hành động này sẽ là một “cú đánh” có tính huỷ diệt đối với Tê- hê-ran. Mọi việc về mặt ngoại giao do Quốc Vụ viện phụ trách; còn những hoạt động kín đáo, tế nhị trong lần hành động này thì do Cục Tình báo trung ương phụ trách. Các quan chức của Cục Tình báo trung ương bí mật hợp tác với các quan chức chính phủ của các nước trên thế giới dự tính khuyên các quốc gia này ngừng việc bán vũ khí cho I-ran.

Đợt tiến hành trên đã ngừng tiến hành, Pha-khơ-đơ cho rằng trong đó có lẽ còn thiếu một việc gì nữa. Ông lo rằng Xau-đi sẽ phải trực tiếp đối mặt với những sự khiêu khích về quân sự. Đầu năm 1984, đúng vào lúc cuộc chiến tranh “2 I” đang căng thẳng, quân I-ran đã tổ chức nhiều đợt tấn công vào I-rắc. Khi đó “Vệ đội cách mạng” I-ran đương tiến sát Pa-xla2 để chuẩn bị phát động một cuộc tiến công đại quy mô vào I-rắc. Đó có lẽ là một hiện tượng bất thường! Những tân binh chưa được huấn luyện từng đợt, từng đợt xông vào trận địa I-rắc. Nếu quân I-ran thành công chọc thủng được trận địa của I-rắc, thì họ chỉ cách mỏ dầu của A-rập Xau-đi mấy trăm dặm Anh nữa thôi! Quốc vương Pha-khơ-đơ không tin rằng các hoạt động ngoại giao hoặc những hành động bí mật có thể thu được kết quả; chỉ có nước Mỹ ủng hộ Xau-đi, cung cấp cho Xau-đi các trang bị quân sự cần thiết thì ông mới yên tâm được.
______________________________________
1. Mao-la: từ tôn xưng các thầy giáo, các “tiên sinh” và các học viên ở những nước theo đạo I-slam.
2. Pa-xla: Thành phố ở miền Đông Nam I-rắc, đó là thành phố cảng chính và là thành phố lớn thứ hai của nước này.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 29 Tháng Tám, 2010, 11:45:08 pm

Cô-xây nói với Pha-khơ-đơ rằng, Tổng thống Ri-gân sẽ không bao giờ để cho Vương thất Xau-đi bị đổ. Năm 1981, Ri-gân đã công khai tuyên bố nước Mỹ không cho phép I-ran xưng vương, xưng bá với A-rập Xau-đi. Cô-xây lại nói với Pha-khơ-đơ, việc xây dựng Bộ Tư lệnh đóng ở Trung Đông (USCENTCOM) của quân Mỹ chính là một việc làm để thực hiện lời nói trên của Tổng thống Mỹ. Nó chính là lực lượng để bảo vệ lãnh thổ hoàn chỉnh của A-rập Xau-đi.

Ở một số mặt, Pha-khơ-đơ có chút sơ xuất, lơ là, nhưng ở một số mặt khác thì ông lại hết sức tinh khôn. Ông không muốn bàn luận vấn đề trên với nước Mỹ, nhưng lại muốn Tổng thống Ri-gân nói rõ vấn đề đó với ông; rằng Xau-đi có thể trông cậy vào Oa-sinh-tơn! Vương tử Ban-đan cũng yêu cầu Quốc vụ khanh Xu-ơn-xư bằng văn kiện chính thức làm sáng tỏ lời hứa của Tổng thống Ri-gân với Xau-đi. Pha-khơ-đơ còn muốn có được loại tên lửa “Độc thích” mà ông đã từng thỉnh cầu trước kia. Với việc phía Xau-đi đưa ra nhiều điều thỉnh cầu như vậy, Chính phủ Mỹ dường như muốn “rút lui có trật tự!”

Cô-xây nói với Pha-khơ-đơ: tên lửa “Độc thích” là một vấn đề hết sức nhạy cảm, so với việc bán AWACS thì nó còn tế nhị hơn nhiều. Pha-khơ-đơ thừa nhận điểm này, nhưng ông cho rằng, chỉ có bán loại tên lửa ấy thì mới tỏ rõ được thành ý của Mỹ đối với Vương thất Xau-đi. Ông nói với Cô-xây rằng những nhà nước bạn thân và những nước đồng minh cần phải giúp đỡ lẫn nhau.

Sau đó, Pha-khơ-đơ kiến nghị nước Mỹ nên suy nghĩ vấn đề tạo điều kiện để Xau-đi tiếp cận với I-ran. Trong lịch sử Xau-đi đã từng dự tính kiến lập mối quan hệ với kẻ địch của mình. Pha-khơ-đơ cho rằng việc đối thoại giữa hai bên sẽ rất có ích, nhất là lại đối thoại với phái ôn hoà của I-ran. Đối với kiến nghị này Cô-xây cũng chưa bày tỏ ý kiến.

Tiếp đó, Cô-xây lấy ra một cặp đựng văn kiện, rồi đặt nó trước mặt Quốc vương. Đó là những tin tình báo mới nhất có liên quan với kế hoạch Áp-ga-ni-xtan và quyết định giữa Mỹ và Zi-a về vấn đề đưa chiến tranh vào vùng Trung Á Liên Xô. Cô-xây nói với Pha-khơ-đơ, biện pháp này có thể trói chặt tay chân của người Nga và kích thích được nhiệt tình của hàng triệu Mu-xlim ngoan đạo. Chỉ có làm như vậy mới có thể làm cho Mat-xcơ-va tin rằng, họ sẽ phải trả giá đắt đối với vấn đề Ap-ga-ni-xtan! Cô-xây muốn A-rập Xau-đi tham dự vào việc này và ông cũng muốn thuyết phục cả người Đột quyết1 trong khu vực cùng tham dự. Nhưng việc này cũng không thể quá phô trương hoặc mở rộng, nếu không rất có thể “xôi hỏng, bỏng không”. Về nguyên tắc, Pha-khơ-đơ đồng ý hợp tác, nhưng ông muốn nắm được nhiều chi tiết. Cô-xây đồng ý đến khi nào đó mà các kế hoạch hành động đã hoàn thiện thì sẽ thông báo việc này với người Đột quyết.

Hai người còn thảo luận mấy hành động liên kết khác nữa, bao gồm việc phá hoại sự ổn định của hai kẻ địch của A-rập Xau-đi là Li-bi và Nam Y-ê-men. Cục Tình báo trung ương có những tin tình báo điện tử chuẩn xác về tầng lớp lãnh đạo Nam Y-ê-men, nếu họ còn có âm mưu nhằm vào Ri-yat nữa thì người Mỹ hi vọng sẽ có được cả loại tình báo này.
______________________________________
1. Người Đột quyết: Bất cứ tộc nào sử dụng các loai ngôn ngữ của hệ ngữ A-nhĩ-thái, thuộc ngữ tộc Đột quyết thì đều gọi là người Đột quyết. Bao gồm người Thổ Nhĩ Kỳ, U-dơ-bếch, Tu-cu-man và A-dec-bai-gian...


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 29 Tháng Tám, 2010, 11:45:45 pm

Sau khi rời A-rập Xau-đi, Cô-xây lại bay đến I-xra-en và Thổ Nhĩ Kỳ, tiếp đó ông lại bay sang Tây Âu. Ở đây họ đánh giá và nhận định công việc của Cục Tình báo trung ương tại Ba Lan. Ở Rôma, ông bí mật hội kiến với Tổng giám mục Lui-y Puô-chiê, quan chức ngoại giao, người của Va-ti-căng, phụ trách việc liên lạc với Chính phủ Ba Lan. Cô-xây hi vọng được hội kiến với Giáo hoàng Rôm một lần nữa, nhưng ngồi ở bên bàn hội kiến lại là vị Tổng Giám mục này. Puô-chiê vừa mới hội kiến với Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Stê-phan Ôn-ssao-fu-xki, hai bên đã thảo luận với nhau về khả năng cùng cử đại sứ sang nước nhau. Puô-chiê là một người tinh thông La-tinh và lịch sử Giáo hội. Nhìn ông người ta chỉ tưởng là một giáo sĩ ở giáo khu, nhưng thật ra đó là một nhà chính trị; Puô-chiê có thể nắm được một cách chuẩn xác những sự khác biệt tinh tế của các thủ đoạn ngoại giao, đồng thời ông có thể thể hiện rất nhanh về tính cách này.

Vấn đề Ba Lan cũng ở trong phạm vi thảo luận của họ. Sở dĩ Chính phủ Mỹ chú ý đến Ba Lan vì có những báo cáo của nhân viên tình báo Mỹ ở trong Bộ Quốc phòng Ba Lan. Hiện nay Bộ Nội chính Ba Lan đang tổ chức một cuộc “tiến công không động thần sắc” nhằm vào Công đoàn Đoàn kết bí mật. Hình thức của hành động này sẽ đủ màu, đủ vẻ. Thủ đoạn hết sức thâm hiểm này bao gồm việc sát hại một số phần tử tích cực trong Công đoàn Đoàn kết; như vậy sẽ làm cho một số người có ý đồ muốn tham gia vào hành động phản Chính phủ phải kinh sợ! Vì thế ở Ba Lan đã có những vụ mưu sát không thể tưởng tượng nổi.

Chính phủ Ri-gân đối với sự an toàn sinh mệnh của Pu-ak Cu-lung và Lếch Va-lơ-sa, những người lãnh đạo của Công đoàn Đoàn kết cảm thất lo lắng! Cô-xây nói với Puô-chiê rằng, các vị lãnh đạo Giáo hội cũng có thể trở thành mục tiêu mưu sát của nhà đương cục Ba Lan. Ông kiến nghị với Tổng Giám mục yêu cầu người liên lạc của Giáo hội tại Ba Lan đưa ra lời cảnh cáo, đồng thời yêu cầu họ quảng bá tin này. Chính phủ quân quản ở Ba Lan nếu không trấn áp được những hoạt động bí mật của Công đoàn Đoàn kết, chắc chắn họ sẽ hạ độc thủ.

Sau đó, Puô-chiê trình bày quan điểm của ông đối với tình hình không cho phép mọi người lạc quan ở Ba Lan. Bản thân Giáo hội chia ra làm hai phái, một phái quá khích chủ trương phản đối nhà đương cục, phía bên kia chủ trương hoà giải với Chính phủ. Một vị Tổng Giám mục thừa nhận, Chính phủ Ba Lan có quyền quản lí việc tôn giáo trong nước, đó là một việc khác thường! Nhưng có thể là ông ta đúng, vì ngay Cô-xây cũng thừa nhận nước Mỹ cũng có sự hạn chế và nhược điểm. Sự phân rẽ của Giáo hội bùng nổ tại vùng ngoại thành của một thị trấn công nghiệp nhỏ Uyr-su-chi. Khi đó, hơn 2000 người Ba Lan ùa vào một nhà thờ Thiên chúa Rôma có hành động khiêu khích với vị Tổng Giám mục Ba Lan vì vị Tổng Giám mục này đã điều người Mục sư ở đó sang một giáo khu khác. Người Mục sư này là một người thẳng thắn, ủng hộ Công đoàn Đoàn kết! Những việc “ầm ĩ” như thế đã lặp lại ở nhiều nơi trong cả nước Ba Lan. Chính phủ Da-ru-del-xki và “chủ nhân Mat-xcơ-va” của họ rất vui khi thấy xảy ra những việc này; điều đó là chắc chắn!

Trong khi Giáo hội đang lâm vào cảnh chia rẽ như vậy thì nền kinh tế Ba Lan cũng rơi vào khốn cảnh. Puô-chiê muốn Chính phủ Ri-gân biết rằng, sự trừng phạt kinh tế đã khiến Ba Lan phải trả một giá rất đắt (Theo ước tính của Chính phủ Ba Lan, sự trừng phạt kinh tế đã làm cho Ba Lan thiệt hại tới 12 tỉ đôla). Da-ru-del-xki nói, sự sa sút của nền kinh tế Ba Lan đã làm cho hai đối thủ của ông chiếm ưu thế. Những người không thoả hiệp trong Chính phủ cho rằng ông đối phó không đủ mạnh với kẻ địch trong nước.

Puô-chiê kiến nghị với Cô-xây rằng Chính phủ Mỹ nên tiếp tục duy trì sự trừng phạt kinh tế với Chính phủ Ba Lan, vì như vậy sẽ thúc đẩy Da-ru-del-xki cuối cùng phải có sự thoả hiệp ở mức độ nhất định.

Công đoàn Đoàn kết bí mật đang trong tình trạng hỗn loạn. Chính phủ Ba Lan tổng cộng đang giam giữ khoảng 1000 phần tử tích cực của Công đoàn Đoàn kết, trong đó quan trọng nhất là một số người lãnh đạo của công đoàn này tại nhà giam Mô-ka-tôp ở phố La-cốp-ka của Vác-sa-va, là A-xai-kơ, Cô-lông, A-tang Mi-snik... những người sáng lập ra mạng lưới vô tuyến điện của công đoàn này. Ngoài ra còn có Hen-rik, U-êt, phần tử tri thức Thiên chúa giáo.

Nhưng, dũng khí coi thường nhà đương cục của những người lãnh đạo bị bắt giam này không gì có thể ngăn chặn được. Mi-snik vừa viết xong một bức thư đã được lén đưa ra khỏi nhà giam. Ông tin chắc rằng ý chí thuần tuý (?) có thể đối kháng với sự thống trị của chủ nghĩa Cộng sản. Lá thư này đã biểu thị sự phẫn nộ, sự coi khinh nhà đương cục của các phần tử tích cực trong Công đoàn Đoàn kết, trong đó còn tràn đầy sự gan dạ và dũng khí. Da-ru-del-xki đề nghị Mi-snik và những người lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết bị bắt khác đi tị nạn ở nước Pháp. Ý đồ của ông ta là muốn đẩy những đối thủ chủ yếu của mình ra khỏi đất nước Ba Lan. Trong thư, Mi-snik đã trả lời công khai đề nghị đó. Ông viết cho vị tướng này như sau: “Quan điểm của chúng tôi hết sức rõ ràng; đó tức là, chúng tôi muốn ở lại Ba Lan để liên hợp với những người dân đang bị giam trong tù, chứ không muốn liên hợp với những người ở nơi cao vị. Chúng tôi thà rằng dự lễ Nô-en ở trong ngục, chứ không muốn đi nghỉ ở miền Nam nước Pháp. Quan điểm của tôi sẽ có thể làm cho ông cảm thất đau đầu!”. Mi-snik gọi những người coi tù là “vô lại” và “phần tử hạ lưu đáng khinh trong lòng đầy sự thù hận!”. Bản phô-tô của bức thư này được truyền qua tay qua hàng chục nghìn các phần tử tích cực của Công đoàn Đoàn kết, sau đó truyền tới tay các quan chức của đài “Tiếng nói nước Mỹ” và đài “châu Âu tự do”. Tiếp đó, nó được truyền rất nhanh tới Đông Âu.

Cô-xây nhắc lại lập trường của Tổng thống Ri-gân với Puô-chiê: không nới lỏng trừng phạt kinh tế cho Ba Lan, trừ phi nước này tiến hành cải cách nội bộ và phóng thích chính trị phạm. Lếch Va-lơ-sa trong mấy tuần gần đây đã phát biểu về quan điểm của ông, cần ngừng ngay việc trừng phạt; nhưng lập trường nước Mỹ không thay đổi! Cô-xây yêu cầu Tổng Giám mục báo tin này cho người liên lạc ở Ba Lan của ông.

Về một ý nghĩa thực sự nào đó, sự ủng hộ bí mật của nước Mỹ trước mắt là làm sao giúp đỡ Công đoàn Đoàn kết bí mật qua được mùa đông khắc nghiệt và dài dằng dặc của chế độ quân quản hiện nay. Con đường chuyển vật tư cho Công đoàn Đoàn kết là từ Bruc-xen qua Stôc-khôm đến Gơ-đan-sư-khơ, khi vật tư được chuyển đến đây thì không qua một mạng lưới phân phối bí mật rộng khắp tiến hành phân phối. Ngày 23 tháng 2, điện đài của Công đoàn Đoàn kết lại bắt đầu phát thanh trở lại kể từ tháng 10 năm ngoái. Chu-fik-nep Pu-ak thông qua thiết bị vô tuyến điện và điện tử kiểu mới, cổ vũ nhân dân vùng lên phản kháng chính quyền hiện nay, đồng thời kêu gọi nhân dân liên hợp lại chống phá cuộc bầu cử chính quyền địa phương sẽ tiến hành vào tháng 7. Lần phát thanh này rất ngắn gọn, chỉ trong 6 phút để tránh bị thiết bị giám không của Chính phủ phát hiện. Tuy vậy đó là một thắng lợi tinh thần hết sức to lớn!

Sự liên lạc giữa các phần tử tích cực chống Chính phủ của Ba Lan và Tiệp Khắc vẫn tiếp tục tiến hành với phương thức phi chính thức. Giáo hội Thiên chúa với quy mô rất nhỏ ở Tiệp Khắc đã yêu cầu được giúp đỡ. Lẽ nào giữa Giáo hội Tiệp Khắc với tổ chức của phái phản đối không có một sự liên hệ với nhau: Phương Tây có cổ vũ việc giúp đỡ này không? Puô-chiê đề nghị được tiến hành điều tra việc này, sau đó sẽ thông báo kết quả cho Cô-xây.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Chín, 2010, 12:09:57 am

CHƯƠNG MƯỜI BA


Một trong những việc quan trọng nhất của Chính phủ Ri-gân là thu thập những tin tình báo chuẩn xác về Liên Xô. Những tin tình báo về quân sự của Liên Xô coi như đáng tin cậy; nhưng Tổng thống, Ủy ban An ninh quốc gia và Cục Tình báo trung ương cho rằng, nước Mỹ thiếu những tin tình báo về các mặt chính trị và phát triển kinh tế của Liên Xô. Vì vậy, việc cần làm ngay là cần chiêu mộ nhân viên tình báo ở phía sau “bức màn sắt”.

Trong mấy năm gần đây khi Cô-xây mới bắt đầu nhận chức ông đã chú ý ngay đến vấn đề này, và rất sung sướng khi thấy Tổng thống Ri-gân coi trọng tập tư liệu về vấn đề đó của Liên Xô. Khi xác định hành động bước sau của chiến lược Ri-gân thì các tin tình báo chuẩn xác lại càng quan trọng, nhất là khi nước Mỹ hi vọng lợi dụng sự yếu kém của Liên Xô về mặt kinh tế và kĩ thuật thì những tin tình báo như vậy không thể thiếu được!

Nhưng đến tháng 4 năm 1984, tình hình xem ra không một chút sáng sủa. Nguồn tình báo về Liên Xô đã cạn kiệt! Mấy năm nay, ngay cả những nhân viên tình báo xưa nay được coi như an toàn cũng bị bắt; nguồn tình báo do đó bị đứt đoạn! Ba nhân viên tình báo từ nhiều năm nay Cục đã khổ công bồi dưỡng thế mà gần đây lại bị nhà đương cục Liên Xô kết tội phản quốc, bị đưa ra bắn! Các quan chức tình báo trung ương chỉ cần vừa bước chân ra khỏi cửa Đại sứ quán Mỹ ở Liên Xô là lập tức bị nhân viên tình báo Liên Xô theo dõi, hành tung của họ hoàn toàn bị lộ! KGB đã liệt kê tất cả nhân viên tình báo Mỹ vào một bản danh sách, họ đã nắm vững họ tên của mỗi một quan chức Cục Tình báo trung ương làm việc ở Đại sứ quán Mỹ. Liền theo đó, một số thiết bị kĩ thuật thu thập tình báo, qua nhiều cố gắng trong một thời gian dài mới lắp đặt được và đã có nhiều thành công vậy mà nay lại im ắng, từ các thiết bị đó không thấy phát ra một thanh âm nào nữa; mức độ thu bắt điện tử cũng bị nhiễu loạn!

Nhưng, nước Mỹ không phải chỉ có toàn tin xấu, mà vẫn còn có nhưng tin tốt! Một sĩ quan cao cấp ở Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô đã tìm cách tiếp cận được với trạm tình báo của Cục Tình báo trung ương Mỹ tại Liên Xô. Viên sĩ quan này đã cho là mình “hữu dụng” cho nước Mỹ! Người này hợp tác với Cục Tình báo trung ương không phải vì tiền, mà thuần tuý vì nguyên nhân cá nhân! Trạm tình báo trên đã dày công thiết kế một bộ mật mã để liên lạc với viên sĩ quan nọ, đồng thời nhận các tin tình báo từ tay ông ta. Ngoài giờ làm việc thì viên sĩ quan thường dắt một con chó đi dạo công viên ở ngoại thành Mat-xcơ-va. Ông ta qua việc thay đổi xích chó để làm ám hiệu liên lạc.

Con người này là một mục tiêu quan trọng rất cần tranh thủ, mà ông ta lại chủ động xây dựng được mối liên hệ với Cục Tình báo trung ương trong một giai đoạn khác thường và khó khăn như thế này. Chính vì vậy các nhân viên tình báo Mỹ có lí do để hoài nghi ông ta là một nhân vật nội tuyến. Nhưng một sĩ quan cao cấp như vậy lại tình nguyện cung cấp các tin mật cho Cục Tình báo trung ương, thì việc này quả có sức hấp dẫn lớn đối với Cục này. Vì vậy Cô-xây tán thành tiếp tục giữ mối liên hệ với ông ta. Cuối cùng người sĩ quan đó đã cung cấp được những tin tức tình báo hết sức giá trị. “Việc Liên Xô chiêu mộ được những chỉ điểm viên, đồng thời có được những tin tình báo do các tình báo viên cung cấp, chứng tỏ họ đã có sự cố gắng hết mức.” Giôn Pin-đơ Kơs-tơ nhớ lại “Tôi cho rằng chúng tôi đã có được những tin tình báo hết sức có giá trị của Liên Xô, nhất là những tin tình báo về Bộ Chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và về những người lãnh đạo Liên Xô”.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Chín, 2010, 12:11:10 am

Do Chính phủ Ri-gân cảm thấy hứng thú đối với công việc về kinh tế và kĩ thuật, nên các thương nhân Mỹ có quan hệ buôn bán với điện Krem-li đã trở thành các nguồn tình báo quan trọng. Trong các lĩnh vực này họ đều có những tri thức chuyên môn và những kênh liên lạc của họ hoàn toàn khác hẳn với những kênh của các nhân viên tình báo được Cục Tình báo trung ương tuyển chọn. Một số bạn cũ của Cô-xây trong thương giới như Giắc-sơn đều tự nguyện hiến công, hiến sức cho Cục ông. Một số người khác như A-xe-rơ Đan-nin-sư và Đơ-uây-ân An-đơ-rê-as, Chủ tịch Ủy ban quản công Công ty Mit-lan cũng bị thuyết phục để góp sức với Cục ông. Hễ là các thương nhân hợp tác với Cục Tình báo trung ương đều được Cục đặt bí danh và được Cục giới thiệu tình hình mọi mặt.

Các giám đốc của các công ty Mỹ buôn bán với Mat-xcơ-va, có lẽ so với mọi người khác họ đều biết rõ Liên Xô có những nhu cầu gì về kinh tế và Liên Xô rất cần có những kĩ thuật gì. Họ cũng biết rằng để có được những sản phẩm của nước Mỹ, Liên Xô đã phải khai thác cả sổ đen về tài nguyên của nước ngoài. Đặc biệt phải kể đến nguồn tình báo có giá trị của Giắc-sơn và của An-đơ-rê-as. Những thương gia này sau khi từ Liên Xô trở về nước, họ liền viết báo cáo gửi cho Cục Tình báo trung ương, bấm vào số điện thoại đặc biệt để báo cáo các tin tình báo với Cục này. Tiếp đó, một liên lạc viên đến ngay chỗ họ theo lời hẹn trước. Sau khi niêm phong bản báo cáo thì liên lạc viên này đem nó về Phòng Trưng tập tình báo toàn quốc (NCD). Những Giám đốc đó thường nhận được một lá thư với lời cám ơn ngắn gọn của Cô-xây coi như một sự thù lao đối với công tác của họ. Những tin tình báo đặc biệt quan trọng được đệ trình lên Ủy ban An ninh quốc gia, thậm chí đệ trình lên Tổng thống.

Phòng Trưng tập tình báo toàn quốc là một cơ quan đồ sộ. Cơ quan này có đến 30 văn phòng đại diện đặt ở các thành phố chủ yếu của nước Mỹ; ngoài ra một số đại lý thương nghiệp có mối liên hệ với công ty lớn có quan hệ nghiệp vụ tới hải ngoại, Cục Tình báo trung ương cũng yêu cầu họ hợp tác. Rất nhiều các thương nhân có sự giúp đỡ Cục Tình báo trung ương đều được Cục mới tới Lăng-lây để nghe “giới thiệu tình hình”. Năm 1984, khoảng hơn 200 đến Tổng bộ Cục Tình báo trung ương tham dự một lớp nghiên cứu ngắn hạn về tình báo, đồng thời nghe Cô-xây nói chuyện. Vị Cục trưởng này sau khi đã nói về mối nguy hiểm đối với thế giới hiện nay, ông đi đến kết luận: “Các vị Giárn đốc công ty hiện công tác với Cục Tình báo trung ương đều là của quý vô giá của Cục chúng tôi. Các vị không chỉ cung cấp tình báo cho chúng tôi, mà còn là cầu nối cho sự hợp tác giữa chúng tôi với những người nước ngoài có thể cung cấp những tin tình báo có ích cho Cục. Những tin tình báo đó đối với lợi ích An ninh quốc gia của chúng tôi là vô cùng quan trọng.” Cuối cùng, với giọng nói đầy uy lực ông nói: “Cá nhân tôi xin hứa, nhất định sẽ bao đảm việc giữ bí mật cho các vị.”

Ngoài việc thu thập tình báo cho Cục Tình báo trung ương ra, gần 200 công ty lớn nước Mỹ còn có nhiệm vụ yểm hộ cho người của Cục nữa. Đó là một mục tiêu then chốt của Cô-xây. Sự thật đã chứng minh, những người của Cục Tình báo trung ương này khi chấp hành những nhiệm vụ đặc biệt ở hải ngoại, đã có tác dụng không gì có thể thay thế được. Những người này khi công tác ở Ba Lan đều lấy danh nghĩa là người hoạt động về thương nghiệp, làm như vậy cốt để tránh bị nhà đương cục Ba Lan cho người theo dõi như những trường hợp các nhân viên Đại sứ quán Mỹ ở Ba Lan. Mỗi tháng NCD đều trích yếu một phần thành quả gửi đến Cô-xây, vì như vậy mới có thể hiểu rõ và xác minh Liên Xô rút cục tồn tại nhưng mặt yếu nào? Nhưng, Chính phủ Ri-gân còn có một vũ khí quan trọng nữa, đó là những tin tình báo giả mà họ dựng lên đối với Liên Xô. Đầu năm 1984, Cục Tình báo trung ương và Lầu Năm Góc cùng soạn thảo ra một kế hoạch bí mật thông qua việc cố ý dựng lên tình báo giả để phá hoại nền kinh tế Liên Xô, mục tiêu nhằm vào hạt nhân kinh tế của Liên Xô cùng sự dựa vào bí quyết kỹ thuật phương Tây của nó. Đó là một kế hoạch có nội dung rất rộng bao gồm những tình báo kỹ thuật về lĩnh vực dân sự hoặc dân dụng đã có sự cải biến hoặc hư cấu, những tình báo đó do người trung gian chuyển tới tay nhân viên kĩ thuật Liên Xô. “Chủ yếu là chúng tôi cung cấp những số liệu và tư liệu sai, hoặc sai một phần Chính phủ Liên Xô, do đó làm cho những quyết sách kĩ thuật của họ phạm phải nhiều sai lầm”. Một quan chức có tham dự vào những chuyện này nói “Với biện pháp đó chúng tôi đã làm cho công việc của họ trở nên rối ren!”. Chú ý này đầu tiên là do các nhân viên của Ủy ban An ninh quốc gia và của Lầu Năm Góc đề xuất. Trong quá trình phản đối Liên Xô xây dựng đường ống khí đốt, phía Mỹ đã từng sử dụng chiêu đó. Lần này chỉ là mô phỏng cách làm trước mà thôi! Kết quả, kế hoạch cố ý làm giả tình báo này khiến cho hiệu suất của kinh tế Liên Xô kém đi và những kết cấu đã thiếu sót của họ càng thêm thiếu sót.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Chín, 2010, 12:12:40 am

Cục Tình báo trung ương thông qua các con đường đưa ra những số liệu kĩ thuật không hoàn thiện dễ dẫn đến sai lầm. Cục Tình báo trung ương với một số công ty “ma” ở hải ngoại, đã bán cho các quan chức Liên Xô những tin tình báo đã bị bóp méo, bao gồm các bản thiết kế máy tua-bin chạy ga, kĩ thuật khoan thăm dò mỏ dầu, máy tính phiến tâm và một số hợp chất. Những tin tình báo chuyển vào tay người Liên Xô, nói chung đều thật giả lẫn lộn, hư thực kết hợp, nhưng thoạt đầu chỉ có những tài liệu chân thực 100% mới làm cho các nhân viên kĩ thuật công trình mắc mưu, sau đó họ sẽ sử dụng chúng vào các thiết kế của họ. Lúc bấy giờ mới để lẫn vào một số đáng kể các tài liệu tình báo giả, như vậy sẽ làm cho các công trình của họ cuối cùng đi đến thất bại! Trong năm đầu, kế hoạch này đã thu được rất nhiều “thành quả” rõ rệt:

- Trong kế hoạch mở rộng của nhà máy hoá học Ôm-sư-cơ (Omsk) 1 có sử dụng một tư liệu rất dễ hiểu sai. Trước khi những tư liệu thiết kế này được chứng minh là hoàn toàn không có giá trị thì các chuyên gia Liên Xô đã bị đưa vào một “mê cung” kĩ thuật. Đến khi sửa chữa sai lầm, người Liên Xô đã phải trả giá cho hành vi này của họ khoảng 8 tỉ đến 10 tỉ đôla.

- Một nhà máy sản xuất máy cày ở Uy-crain, tính sử dụng bản thiết kế do một người trung gian của Cục Tình báo trung ương cung cấp. Với một nửa năng lực sản xuất, nhà máy đã vận hành trong 16 tháng, cho đến khi nhân viên kĩ thuật công trình áp dụng bản thiết kế về hệ thống tự động hoá kiểu mới này thì mọi thành phần đều không đạt yêu cầu. Cuối cùng họ đã phải bỏ bản thiết kế đó.

- Đầu năm 1984, người Liên Xô có được bản thiết kế các linh kiện về máy tua-bin chạy ga. Căn cứ vào bản thiết kế này họ đã sản xuất được một số linh kiện. Họ đem số linh kiện đó lắp vào đường ống khí đốt. Nhưng những bản thiết kế này về mặt kĩ thuật công trình đã có một số thiếu sót. Khi những linh kiện đó được lắp vào đường ống liền gây ra sự cố cho máy tua-bin. Kết quả, việc lắp đường ống khí đốt phải hoãn lại một thời gian.

- Thông qua người trung gian, phía Liên Xô đã mua phải máy tính phiến tâm đã bị cố ý huỷ hoại khiến cho các thiết bị trong các nhà máy quân dụng và dân dụng của Liên Xô bị tê liệt. Để khám phá ra bí mật này người Liên Xô phải mất mấy tháng trời; đường dây lắp ráp của nhà máy phải ngừng việc trong mấy tuần lễ.

Khi Cục Tình báo trung ương tạo ra những nguồn tình báo giả về các vấn đề dân dụng thì về kỹ thuật quân sự Lầu Năm Góc cũng làm như thế. Trước kia Mat-xcơ-va thông qua kỹ thuật quốc phòng đoạt được của phương Tây liền vận dụng kĩ thuật đó vào việc chế tạo hệ thống vũ khí của mình. Như vậy Liên Xô đã tiết kiệm được mấy năm trong việc nghiên cứu và khai thác. Hàng năm họ còn tiết kiệm được rất nhiều tiền của. Phát hiện được điều này, Lầu Năm Góc liền tạo ra 6, 7 tài liệu tình báo giả về các vấn đề kĩ thuật quân sự nhậy cảm, hi vọng các tài liệu này sẽ làm cho người Liên Xô chú ý. Các vấn đề kỹ thuật đó bao gồm kỹ thuật tàng hình, sáng kiến về chiến lược phòng ngự và máy bay chiến thuật tiên tiến. Phía Mỹ đã áp dụng mọi biện pháp có thể áp dụng để khiến cho các chuyên gia Liên Xô phải chú ý đến các tài liệu tình báo giả đó; ví dụ như họp báo giới thiệu về các kĩ thuật ấy. Những tình báo giả này bao gồm thời gian biểu, tính năng các kiểu máy, kết quả thử nghiệm, thời gian sản xuất và thành tựu trong vận hành.

Đầu năm 1984, Cô-xây nhận được một bản bị vong lục nội bộ, nói rõ kế hoạch tình báo giả đã thành công rất lớn. Ngoài việc gây ra cho người Liên Xô những vấn đề khó phải giải quyết ra, bản bị vong lục còn nói thêm rằng, tình báo còn làm cho toàn bộ kế hoạch về kỹ thuật của nước ngoài mà Liên Xô đoạt được lâm vào tình trạng ngắc ngoải. “Do không đủ năng lực phân biệt các số liệu và tư liệu là thật hay giả, nên việc việc tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật của người Liên Xô đã chậm hẳn lại!”

Để tránh cho trong nước khỏi sa vào tình trạng như Liên Xô, kế hoạch tình báo giả đã bị khống chế nghiêm ngặt ở Mỹ. “Những tình báo giả này chỉ có thể tung ra bên ngoài nước Mỹ thôi! - Giôn Pin-đơ Kơ-xtơ nhớ lại - Tuy nhiên, sự thật chứng minh, đây là loại vũ khí rất mạnh để đối phó với Liên Xô. Chiêu này đã làm cho họ đầu váng mắt hoa, không còn biết đâu mà lần nữa.”
___________________________________
1. Ôm-sư-cơ: tên một thành phố ở miền Tây Si-bê-ri, nước Nga.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Chín, 2010, 12:16:02 am

Cuối tháng 4, Tổng thống Ri-gân triệu tập hội nghị Tổ quy hoạch Ủy ban An ninh quốc gia. Nghị đề thảo luận ưu tiên trong hội nghị là mối quan hệ giữa nước Mỹ và A-rập Xau-đi, là vấn đề quốc vương Pha-khơ-đơ yêu cầu được mua tên lửa “Độc thích” và là mấy bản bảo đảm bằng giấy tờ về vấn đề an ninh của nước Xau-đi. Cô-xây và Uyn-pak ra sức tranh luận để nước Mỹ giữ lời hứa với Pha-khơ-đơ, Uyn-pak nói - Chúng ta cần phải làm một số việc để tăng cường mối quan hệ giữa hai nước, đồng thời để người Xau-đi thấy rằng chúng ta là hậu thuẫn đáng tin cậy của họ”. Như vậy có nghĩa là, tên lửa “Độc thích” sẽ trở thành sự tượng trưng quan trọng nhất, thiết thực nhất của nước Mỹ ủng hộ Xau-đi. Quốc vụ khanh Xu-ơn-xư muốn từ từ hãy xúc tiến việc ấy, ông không muốn lúc này có bất cứ việc gì làm mất đi sự cân bằng hiện nay. Về vấn đề đó Tổng thống Ri-gân chưa biểu thị thái độ.

Vương tử Ban-đan sau khi biết được nội dụng của cuộc họp, ông rất không yên tâm. Đối với lời hứa của Mỹ về vấn đề an ninh của mình, Pha-khơ-đơ cũng rất không yên tâm và tỏ ý chán nản! Thông qua việc tàu vận tải vào vịnh Ba-tư, I-ran tiếp tục uy hiếp khiến cho A-rập Xau-đi rất bối rối. Sau đó, Uyn-pak đến gặp Ban-đan. Vương tử đã nói với ông về tầm quan trọng của việc Xau-đi xin mua tên lửa “Độc thích” của Mỹ. Do Quốc hội đương đe rằng sẽ cấm bất kì kế hoạch bán tên lửa nào, nên Uyn-pak bố trí để Ban-đan đến trực tiếp gặp Tổng thống Ri-gân ở phòng bầu dục vào trung tuần tháng 5. Hôm đến phòng Bầu dục, Ban-đan mang bức thư mật của Quốc vương Pha-khơ-đơ dày 7 trang gửi Tổng thống. Sau khi xem xong lá thư đó, Ri-gân nói với Vương tử “Chúng tôi không đưa ra điều kiện gì với bè bạn đâu! - Tổng thống nói thêm - Các ông sẽ có được loại tên lửa mà các ông muốn, cùng với sự ủng hộ của chúng tôi!” Mấy hôm sau, Tổng thống gửi một lá thư cho Quốc vương Pha-khơ-đơ xác nhận nước Mỹ ủng hộ Vương thất Xau-đi về mặt quân sự. Lời lẽ của lá thư này phản ánh cụ thể sắc thái của người viết nó, nội dung tóm gọn như sau: “Tôi xin hứa, tôi sẽ ủng hộ Ngài!”

Mấy hôm sau, Tổng thống Ri-gân thực hiện lời hứa của ông. Do công việc tiến hành một cách gấp rút nên ông phải “bỏ qua” cả Quốc hội. Sở dĩ ông phải sử dụng biện pháp đột xuất đó là do Xau-đi cần có ngay tên lửa để bảo vệ đất nước không bị sự tập kích trên không bởi I-ran. Sau ngày kỉ niệm Chiến sĩ trận vong, 400 quả tên lửa “Độc thích” được bí mật chuyển đến A-rập Xau-đi. Con số này tuy không đáp ứng đủ con số 1200 quả như hy vọng của Pha-khơ-đơ nhưng ông vẫn hết sức vui mừng và lập tức gửi ngay đến Tổng thống Ri-gân một tấm thiệp cá nhân với những lời cảm ơn thắm thiết.

Tháng 5 năm 1984, Liên Xô đã hoàn thành 2 bản “Báo cáo về công tác tình báo đặc biệt của quốc gia (SNIEs)”; khái quát tổng thể về thái độ của Liên Xô đối với Mỹ. Theo yêu cầu của Rô-be Mac Phơ-ran cố vấn an ninh quốc gia; Cô-xây hạ lệnh công bố công khai bản báo cáo về sự kiện máy bay chở khách1 số 007 của công ty Hàng không Hàn Quốc khởi thảo năm 1983. Một phần tư liệu của báo cáo này là do As-lêch Cơn-chi-ep-xki, phó đại biểu của KGB của Luân Đôn cung cấp. Người này đã bí mật làm việc với ngành tình báo nước Anh. Những cứ liệu khác của bản báo cáo này là do hai người phản bội KGB cung cấp. Một người đã trốn khỏi Đại sứ quán Liên Xô ở Tê-hê-ran rồi đi Mỹ vào ngày 25 tháng 10 năm 1982; một người nữa đã từ Ma-rốc trốn sang Mỹ.

Bản báo cáo này nói: người Liên Xô càng ngày càng cảm thấy sợ hãi Chính phủ Ri-gân. Trên thực tế, điện Krem-li đã lắp đặt hệ thống cảnh báo chiến tranh hạt nhân đặc biệt. Vì họ sợ nước Mỹ đánh phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân. Y-u-ri An-drô-pôp là người đầu tiên nói đến tên của các hệ thống cảnh báo đó, khi ấy ông là chủ tịch KGB. Ông cho rằng Chính phủ Ri-gân rất có khả năng phát động một cuộc công kích hạt nhân khủng khiếp! Việc này quyết không phải nói lên rằng tập đoàn lãnh đạo cao cấp nhất của Liên Xô đều có cùng một quan điểm như vậy, nhưng dù sao nó cũng chứng tỏ điện Krem-li đề cao cảnh giác, hết sức chú trọng tới nhất cử, nhất động của Nhà Trắng. SNIEs còn bộc lộ một hiện tượng rất sâu sắc là, những sự kiện trong mấy năm gần đây đã có tác dụng khiến cho các nhà lãnh đạo Liên Xô nẩy sinh tâm lí khiếp sợ!
________________________________________
1. Hồi 3 giờ 30 phút ngày 1 tháng 9 năm 1983, chiếc máy bay chở khách số hiệu KE007 của Hàn Quốc bay chệch đường bay 500km, bay vào vùng trời căn cứ chiến lược hạt nhân trên đảo Sa-kha-rin của Liên Xô. Máy bay này trúng tên lửa của Liên Xô rơi, toàn bộ 269 người trên máy bay chết cả! Sau sự kiện này Hàn Quốc và Mỹ đã lên án Liên Xô gây ra một sự kiện bi thảm trước nay chưa hề có. Nhưng Liên Xô tuyên bố trách nhiệm này là do đối phương đã cố tình bố trí như vây để do thám, trinh sát cơ sở hạt nhân của Liên Xô. Do không tìm được hộp đen của máy bay nên sự việc này đã “xếp đó, bỏ mặc”!


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Chín, 2010, 12:16:57 am

Mác Phơ-ran còn ghi nhớ được nội dung của SNIEs và tâm thái của các nhà lãnh đạo Liên Xô: “Một trong những hành vi của những nhà lãnh đạo Liên Xô khiến người ta phải kinh ngạc là họ đã làm trái với những quan điểm vốn có của họ, họ đã cho rằng thể chế kinh tế của nước Mỹ đã làm cho chế độ tư bản sống lại. Vào thập kỷ 70, kinh tế nước Mỹ suy thoái, khi đó trong lòng họ rất sung sướng! Khi chúng ta bắt đầu hồi phục thì họ coi như bị một đòn đánh có tính huỷ diệt và họ bắt đầu mất hết lòng tự tin. Đương nhiên, về sự hồi phục này, chúng ta coi như đó là một ưu thế về chiến lược của chúng ta”.

SNIEs đặc biệt nói lên một điều là, các nhà lãnh đạo Liên Xô bắt đầu lo lắng vì so sánh lực lượng hai bên thì họ đang chuyển sang hướng bất lợi. Mác Phơ-ran nhớ lại: “Về mặt tâm lí mà nói, nếu đối phương chưa bị một cú đánh có tính huỷ diệt thì chúng ta chưa thể có tác động gì đối với họ được. Trong quá trình xử lí rất nhiều nguy cơ, ta có thể làm cho những nhà chính trị, những người đã khống chế nghiêm ngặt thể chế chính trị cảm thấy kinh hoàng vì một lí do là họ không quen với tình trạng này!”

So sánh lực lượng hai bên, quả thật có sự chuyển biến! Nước Mỹ đương tăng cường xây dựng lực lượng quân sự, nhất là họ đương chi ra một khoản tiền lớn để xây dựng hệ thống vũ khí kỹ thuật cao đời mới. Cho đến giữa thập kỉ 80, sự chi tiêu về quân phí Mỹ đã vượt Liên Xô. Đây là lần thứ nhất kể từ cuối thập kỉ 60. Trong 6 năm đầu thời kì Ri-gân nắm quyền, Lầu Năm Góc đã mua gần 3000 chiếc máy bay chiến đấu, 3700 quả tên lửa chiến lược và khoảng 10000 chiếc xe tăng. Chi tiêu về quân sự của họ đã tăng gấp đôi thập kỷ 70. Những hệ thống vũ khí kiểu mới này so với trước kia thì càng tinh xảo, phức tạp hơn; có lẽ đó mới là điều thật sự quan trọng! Ở ngoại vi hệ thống Liên Xô (Ba Lan và Ap-ga-ni-xtan) đã xuất hiện những điểm yếu rõ rệt. Liên Xô càng ngày càng khó có được những kĩ thuật như phương Tây; vì kiểu thể chế kinh tế tập quyền trung ương cứng nhắc này đang trải qua một thời kì rất khó khăn! Ep-cân-ni Nô-vi-cốp cho rằng: “Nội bộ Ủy ban trung ương và các quan chức cao cấp của KGB đã khẳng định là: áp lực bên ngoài đang phá hoại thể chế kinh tế của Liên Xô! Có người nói: “Chúng ta không có cách nào cạnh tranh với phương Tây, chúng ta chỉ có thể hợp tác với họ”. Đồng thời Liên Xô cũng lo ý đồ thực sự của Ri-gân là muốn phá hoại thể chế của họ.

Mặc dầu Liên Xô ở vào vị thế cơ sở của họ không vững chắc trong cuộc chiến tranh với một nước siêu cường nhưng Krem-li, đầu năm 1984 vẫn tin tưởng Liên Xô có thể thắng ở Áp-ga-ni-xtan. Khi đó liên Xô đang khống chế “nhịp điệu” của cuộc chiến tranh trên chiến trường họ đang ở ưu thế áp đảo; quân du kích Mu-xlim Ap-ga-ni-xtan chỉ có thể, với một phương thức nào đó công kích thi thoảng vào cơ sở quân Liên Xô và quân của Chính phủ Áp-ga-ni-xtan. Nhưng Liên Xô biết lợi dụng ưu thế tạm thời của họ như thế nào thì vẫn còn là một ẩn số!

Mùa xuân năm đó, một tướng lĩnh cao cấp của Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô từ Mat-xcơ-va bay tới chỉ huy sở chiến trường ở Til-mai-chư. Thành phố này nằm ở bên bờ sông A-mu, phía bên kia sông là Áp-ga-ni-xtan. Đó là con đường quan trọng từ Liên Xô vận chuyển lương thực cho quân đội của mình đóng ở Ap-ga-ni-xtan, 75% lương thực đều phải vận chuyển qua đây. Thiếu tướng Xa-la-đốp sư trưởng sư Mô-tô hoá 108 của quân đội Liên Xô ra đơn vị tướng này.

Kế hoạch của Liên Xô là phát động một cuộc tiến công đại quy mô ở thung lũng Pan-chê-xi, tướng Sa-la-đốp phụ trách trận đánh. Vị tướng cao cấp của Bộ Tổng tham mưu này sẽ ở ngay tại Chỉ huy sở giám sát cuộc chiến đấu. Trận tiến công này là một trận đánh lớn nhất từ trước tới nay tại Ap-ga-ni-xtan của quân đội Liên Xô.

Ngày 20 tháng 4, mấy chục chiếc máy bay ném bom cất cánh từ căn cứ không quân của vùng Trung Á Liên Xô bay sang Ap-ga-ni-xtan và bắt đầu ném bom rải thảm xuống thung lũng Pan-chê-xi. Quân du kích Mu-xlim Ap-ga-ni-xtan ở dưới mặt đất với sự chỉ huy của Ai-kha-med, Sa-a, Ma-sút, tất cả đều đến náu mình trong hang núi. Liên Xô sử dụng loại bom 500 bảng và 1000 bảng để oanh tạc khiến cho mặt đất rung chuyển ầm ầm. Nhưng trong thung lũng hẹp này lại có rất nhiều hang núi. Sau 2 ngày trút bom xuống nơi ấy từng đoàn, từng đoàn xe tăng và xe thiết giáp bắt đầu chạy qua thung lũng. Đồng thời, những chiếc máy bay trực thăng của Liên Xô thả quân nhảy dù xuống phía chính Bắc của thung lũng Pan-chê-xi. Không nghi ngờ gì nữa; tướng Xa-la-đốp rất vui mừng nhìn thấy cuộc chiến đấu này tiến triển tương đối thuận lợi! Nhưng kết quả cuối cùng thì lại vui buồn lẫn lộn! Quân Liên Xô quả đã chiếm lĩnh được một phần lớn khu vực thung lũng này, còn du kích Mu-xlim Ap-ga-ni-xtan thì lại tìm cách lẩn tránh cuộc tấn công của quân đội Liên Xô để bảo tồn thực lực, chờ đợi thời cơ tái chiến vào dịp khác! Vị tướng cao cấp của bộ Tổng Tham mưu quân đội Liên Xô thì quay về Mat-xcơ-va, thảo luận đối sách với Tổng tham mưu trưởng. Ông kiến nghị, quân đội Liên Xô cần nâng cấp cuộc chiến tranh này, đồng thời cần tìm cách tăng cường hoả lực, với mức độ tối đa như vậy là có thể tuyên bố quân đội Liên Xô đã thắng lợi ở Ap-ga-ni-xtan.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Chín, 2010, 12:19:49 am

Liên Xô đang làm mọi người chú ý tới việc đưa nhiều người vào tử địa trong cuộc chiến tranh này qua cái gọi là thực hiện lời hứa với Ap-ga-ni-xtan. Năm 1979 quân của Chính phủ Ap-ga-ni-xtan có 80.000 người mà hiện nay đã giảm đi 30.000 người. Trong thời gian này còn bổ sung một lượng lớn tân binh để rồi cùng với rất nhiều quân Liên Xô họ bị ném vào phần lớn các chiến dịch sau đó. Vì vậy cuộc chiến tranh này coi như đã “Xô viết hoá”! Liên Xô đã xây dựng bộ đội nhẩy dù ở vùng Trung Á trong đất nước họ, rồi tung vào Ap-ga-ni-xtan đi trấn áp các binh sĩ phản loạn, tiếp đó lại vượt biên giới quay trở về đất Liên Xô. Đơn vị quân đội này được huấn luyện có chất lượng cao; so với quân Chính phủ Ap-ga-ni-xtan trước đây thì đơn vị đó rất có sức chiến đấu.

Trong bối cảnh này, vào tháng 4 năm 1984, nước Mỹ đã tính toán xem bước sau ở Ap-ga-ni-xtan nên áp dụng hành động như thế nào. Những lời hứa của Liên Xô đối với Ap-ga-ni-xtan càng tăng lên thì số thương vong của họ ở đó càng nhiều, gánh nặng chiến tranh của Chính phủ Liên Xô càng nặng! Sự thật tất sẽ chứng minh, cuộc chiến tranh này chẳng khác nào một chiếc búa tạ đập vào nơi sâu thẳm của linh hồn những con người Liên Xô! Trong nội bộ Ủy ban An ninh quốc gia, Đô-nat Phu-chê cho rằng, mặt trận của Liên Xô nếu kéo ra quá dài thì tất sẽ có nhiều khe hở. Chiếm lĩnh Ap-ga-ni-xtan có nghĩa là nơi đây sẽ càng ngày càng kìm giữ nhiều binh lực của Liên Xô. Nếu Chính phủ Mỹ có thể đưa ra một chiến lược, vừa đánh lui được những thách thức của Liên Xô, vừa có được những thắng lợi thực sự thì nước Mỹ có thể gây được ảnh hưởng có tính huỷ diệt đối với họ. Họ có thể tìm được những bằng chứng trong lịch sử. Điều này khiến cho Rô-be Mác Fơ-ran nhớ lại, nước Nga chính là do cuộc chiến tranh Nhật - Nga năm 19051 và những sự tổn thất họ phải chịu trong cuộc thế chiến lần thứ nhất nên mới xẩy ra cuộc Cách mạng nga vào năm đó!

Đúng vào lúc các quan chức của Chính phủ Ri-gân đang tranh luận xem bước sau nên có phương án hành động như thế nào, thì Va-ri Pây-cơ lần đầu tiên lén tiềm nhập vào vùng Trung Á Liên Xô. Tình báo Áp-ga-ni-xtan đã chiêu mộ Pây-cơ để y báo cáo với họ về tình hình vùng này. Do vậy, Pây-cơ đã lên đường đi về cái làng mà y đã sinh sống từ khi thiếu thời đến lúc trưởng thành. Va-ri Pây-cơ hi vọng 2 gia đình mà y quen vẫn còn sinh sống ở đó. Trước kia ở tỉnh Quyn-đốt Ap-ga-ni-xtan y phải vượt qua sông A-mu để vào đất Liên Xô, đó là một việc hết sức khó khăn. Quê hương của Pây-cơ ở Xiê-rơ-khan, vùng chung quanh đó không được an toàn, bờ bên kia sông A-mu là cảng khẩu Ni-giơ-ni Pi-ang-chư sầm uất của Liên Xô. Ở đó khắp nơi đều có nhân viên bảo an của Liên Xô. Vì vậy Pây-cơ chọn một nơi ở phía Tây Xiê-rơ-khan để qua sông, ở đó hai bờ sông A-mu đều có những núi đá cao ngất, giữa dòng sông rất nhiều lau sậy, chúng sẽ che khuất y khi qua sông.

Để không bị phát hiện, Pây-cơ không đi thuyền vượt sông, mà y bơi sang bờ bên kia qua một khoảng sông nước giá lạnh rộng khoảng 700 Y-ac2. Pây-cơ tìm được một miếng da sơn dương khô, y khâu thành một cái túi rồi bơm đầy khí vào bên trong để làm một cái phao qua sông. Khi sang được đất Liên Xô rồi, khắp người y trên dưới vừa ướt, vừa lạnh!

Buổi sáng, mất mấy tiếng đồng hồ, y mới đến được nơi định đến. Tới đó y gặp được mấy người bạn cũ. Pây-cơ ở trong thôn 2 ngày. Ở đây có rất nhiều người tỏ ý ủng hộ việc chống Liên Xô, do đó y cảm thấy rất phấn khởi. 2 người dân trong thôn muốn được y cung cấp súng để đánh người Liên Xô; còn rất nhiều người nữa thì muốn có được sách báo và các tài liệu. Lại còn nhiều người Nga xin xung phong làm người dẫn đường, hoặc xin cung cấp lương thục và nơi ở. Pây-cơ đã báo cáo hết mọi điều đó với Mô-ha-met Ưu-xu-phu. “Rất nhiều báo cáo đã chứng tỏ rằng nhân dân đều muốn được giúp đỡ, điều này đã cho tôi một ấn tượng rất sâu sắc - ƯU-xu-phu nhớ lại - Có một số người muốn được cấp vũ khí, có một số người muốn được gia nhập đội du kích Mu-xlim Ap-ga-ni-xtan, còn có một số người muốn tham gia những hoạt động phản kháng Liên Xô ngay trên đất Liên Xô”.

Ưu-xu-phu căn cứ vào kết quả khảo sát của Pây-cơ, viết một bản báo cáo về Cục Tình báo trung ương khiến các quan chức ở đó rất phấn khởi. Cục lập tức cho mua mấy trăm chiếc xuồng cao su, nhãn hiệu “Hoàng Đạo” cho đội du kích Mu-xlim để họ chuyển quân và các ấn loát phẩm qua sông. Quân du kích muốn tiến công một số mục tiêu ở vùng này nhưng phía Mỹ không đồng ý cung cấp những ảnh vệ tinh về số mục tiêu đó cho họ. Tổng thống Ri-gân và Chính phủ Mỹ đều không muốn nhúng tay vào tất cả mọi hành động của đội du kích Mu-xlim. Nếu quân du kích đánh rất chính xác vào những mục tiêu bí mật có giá trị quan trọng về quân sự của Liên Xô theo kiểu “mổ ngoại khoa” thì có khác nào nói với Liên Xô rằng, Mỹ đã nhúng tay vào việc này! Vì vậy không cung cấp cho đội du kích Mu-xlim những tin tình báo ở phía bắc sông A-mu trở thành một giới hạn không thể vượt qua trong cuộc chiến tranh bí mật tại nội địa Liên Xô.
______________________________________
1. Đầu thế kỉ 20, do tranh đoạt quyền lợi ở Triều Tiên và vùng Đông Bắc Trung Quốc mà giữa Nhật và Nga đã nổ ra cuộc chiến tranh đế quốc, chiến trường chính là vùng Đông Bắc Trung Quốc. Kết cục là nước Nga thua trận! Sau cuộc chiến tranh này, Nhật càng ra sức xâm lược Triều Tiên, năm 1919 đã chiếm được nước này. Còn nước Nga của Nga hoàng sau cuộc chiến bại, trong nước đã xuất hiện rất nhiều nguy cơ, do vậy đã nổ ra cuộc Cách mạng năm 1905.
2. Y-ac (Yards): Thước Anh và Mỹ, bằng 0,914 mét.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Chín, 2010, 12:20:34 am

Mùa xuân năm ấy vào lúc tin về cuộc chiến tranh Áp-ga-ni-xtan được phổ biến rộng rãi đến vùng Trung Á Liên Xô, Lầu Năm Cóc đã bằng trăm phương nghìn kế ngăn chặn không cho kĩ thuật phương Tây chuyển nhượng được cho Liên Xô. Thông qua một loạt những hiệp định song phương và đa phương, rất nhiều các quốc gia đã gia nhập liên minh khống chế kĩ thuật. Đồng thời, những bản liệt kê các kĩ thuật không được xuất khẩu cứ dài mãi lên. Mặc dầu vậy vẫn có một số vật phẩm xuất khẩu phi pháp tìm cách đến được Mat-xcơ-va; điều này chắc chắn! Nhưng nếu Liên Xô muốn thông qua một cách giản đơn “phương thức mua” để đạt được bí quyết kĩ thuật của phương Tây thì việc đó sẽ ngày càng khó! Việc khống chế ngày càng chặt vấn đề xuất khẩu kĩ thuật khiến cho Mat-xcơ-va về phương diện phân phối, bố trí tài nguyên gặp phải những vấn đề rắc rối. Do vậy khiến cho một số quan chức Liên Xô phải có sáng tạo khi triển khai công tác để đột phá được sự hạn chế của phương Tây. Họ đã phải sử dụng một sách lược thông thường, tức là thông qua một nước trung lập thứ ba để có được kĩ thuật tiên tiến của phương Tây.

Trước đó không lâu, nước Mỹ đã biết được sách lược này của Liên Xô. Một số các quan chức của Bộ Quốc phòng, Quốc Vụ viện và bộ Thương nghiệp đã quyết định thông qua hai con đường để xử lí vấn đề nan giải này; một là phía Mỹ sẽ gây áp lực cho một số nước trung lập. Mỹ sẽ yêu cầu họ đình chỉ những việc như vậy để đổi lấy việc được vào thị trường Mỹ và có được kĩ thuật của Mỹ. Thụy Điển và Áo đã làm theo cách đó; hai là, các quan chức Mỹ sẽ buộc các công ty phương Tây phải tự kiềm chế, đồng thời quản lí tốt việc họ buôn bán xới các công ty ngoài. Như vậy có nghĩa là Chính phủ Mỹ phải đấu tranh với châu Âu như đã đấu tranh trong vấn đề đường ống khí đốt hồi năm 1982 và phải sử dụng “Luật quản lí và khống chế xuất khẩu”.

Mùa xuân năm 1984, “Ủy ban liên ngành cao cấp về vấn đề chuyển nhượng kĩ thuật chiến lược” do Phó Quốc vụ khanh Uy-li-am Sư-nat lãnh đạo đã soạn thảo ra một quy tắc mới về việc hạn chế xuất khẩu kĩ thuật, từ đó làm thất bại mưu đồ giành lấy kỹ thuật phương Tây qua nước thứ ba của Liên Xô. Quy tắc mới này kiến nghị nước Mỹ cần khống chế chặt việc phân phối giấy phép, qua đó khống chế việc tái xuất khẩu kĩ thuật cao của nước Mỹ. Ví dụ, bất kì một công ty nào của một nước thành viên trong khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương nếu muốn tái xuất khẩu một sản phẩm nào đó mà nước Mỹ khống chế sang bất kì một nước nào không phải trong khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, thì công ty đó bắt buộc phải xuất trình một bản liệt kê để chứng minh loại sản phẩm này sau đó không rơi vào tay Mat-xcơ-va. Chính sách này áp dụng cho tất cả các thương phẩm do Mỹ khống chế, vì phương Tây có khả năng căn cứ vào giấy phép do Mỹ cấp để tái xuất khẩu sản phẩm đó sang một nước trung lập hay sang một nước trong thế giới thứ ba.

Định nghĩa của phía Mỹ đối với “kỹ thuật nước Mỹ” rất rộng, như vậy có thể làm cho Oa-sinh-tơn khống chế một cách thiết thực những kỹ thuật lưu động trên toàn thế giới. Châu Âu không thấy hứng thú gì trong việc này. Một quan chức thương nghiệp của nước Đức nói: “Chúng tôi thấy định nghĩa này không hợp lý. Ví dụ, một công ty châu Âu sử dụng số liệu kĩ thuật bắt nguồn ở Mỹ khai thác phần mềm máy tính, rút cục bản thân lại bị hạn chế bởi quy tắc Xuất khẩu của nước Mỹ, bất kể sự cống hiến của nước Mỹ đối với sự khai thác phần mềm này là nhỏ nhoi.

Một khi Mỹ ra sức xây dựng quốc phòng với kĩ thuật cao, thì cơ sở kĩ thuật của Liên Xô lại càng phải chịu áp lực lớn! Nhất là, sự coi trọng kĩ thuật cao của Mỹ không chỉ phản ánh về phương diện “mua” mà ngày càng phản ánh vào trong chính sách và vào trong học thuyết quân sự của các nước đồng minh trong Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Điều này sẽ làm cho một phần rất lớn tài nguyên hữu hạn của Mat-xcơ-va phải sử dụng vào việc nghiên cứu chế tạo hệ thống vũ khí.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Chín, 2010, 12:21:30 am

Tháng 5 năm 1984, Cai-xpa Uyn-pak đi dự hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng trong liên minh khối các nước Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương họp định kì tại Bruc-xen. Các bộ trưởng cùng tụ tập trong một gian phòng của tư nhân và họ bắt đầu thảo luận về chiến lược và chính sách của Liên minh. Đã hai năm nay Uyn-pak vẫn lặng lẽ chờ đợi với sự mong muốn những người đồng cấp trong các nước đồng minh ở châu Âu của ông tiếp thu một kế hoạch. Đó là kế hoạch tập trung lực lượng kĩ thuật của khối các nước Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (tức NATO) để khai thác hệ thống vũ khí mới do Mỹ mới chế tạo. Triển vọng phát triển về kĩ thuật quân sự của nước Mỹ đã có sự biến đổi to lớn. Năm 1982, quân đội Mỹ tiếp thu học thuyết “Chiến dịch cơ giáng”, dự đoán sẽ xuất hiện một giai đoạn phòng thủ tích cực trong đó bao gồm cả việc đánh vào các mục tiêu sâu của kẻ địch, đồng thời sử dụng điện tử và thiết bị thông tin ở mức độ tối đa. Nội dung chủ yếu của học thuyết này bao gồm sự tăng cường tính cơ động linh hoạt của quân đội và sử dụng liên hợp các loại binh khí. Tiền đề lập ra học thuyết này là thông qua sự đánh bất ngờ để làm rối loạn tâm trí kẻ địch; giả định nếu đối phương phòng ngự cứ kiên trì phòng thủ thì với cách đánh này chúng sẽ thất bại. Nhưng học thuyết đó lại ngang ngược giả định là bộ binh nước Mỹ tiến vào lãnh thổ một nước thành viên trong tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va để phản kích. Uyn-pak hy vọng sẽ được thực hiện nghĩa vụ khai thác kỹ thuật vũ khí tiên tiến và soạn thảo ra chiến lược mới cho khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.

Tháng 12 năm 1983, Uyn-pak kiến nghị với các nước đồng minh, coi 30 hệ thống vũ khí kĩ thuật mới sáng tạo là những hạng mục ưu tiên nhất. Nhưng, những người lãnh đạo các nước đồng minh đều cự tuyệt thẳng thừng lời kiến nghị này; vì họ, hoặc là không tin tưởng gì vào khái niệm kĩ thuật vũ khí mới xuất hiện, hoặc là họ không muốn hứa tăng dự toán quốc phòng của nước mình. Nhưng, Uyn-pak vẫn không hết hy vọng. Ông vẫn ngầm đi thuyết phục các bạn đồng cấp trong các nước đồng minh.

Đến tháng 5 năm 1984 tại hội nghị Bruc-xen, tình hình có xoay chuyển lớn, kiến nghị trên của Uyn-pak được phê chuẩn! Các bộ trưởng chỉ thị cho “Tổ kế hoạch châu Âu độc lập” tổ chức lực lượng toàn châu Âu cùng hợp tác về việc khai thác kĩ thuật mới. Hiệp ước này đối với kế hoạch trên không yêu cầu các nước thành viên phải có lời hứa gì về tài vụ mà chỉ phê chuẩn tổng thể khái niệm đã được phía Mỹ đưa ra mà thôi.

Bản hiệp ước đã được các nước đồng minh trong NATO kí kết này nhấn mạnh, sẽ mở rộng hoặc tăng tốc việc khai thác các loại vũ khí kĩ thuật mới ở một, hoặc ở nhiều các nước đồng minh. Nếu kế hoạch này thành công thì trên chiến trường sẽ có được hiệu quả đầy kịch tính. Trong báo cáo về vấn đề này của NATO đã viết: “Trên cơ sở nghiên cứu sơ bộ, các nước thành viên Na-tô cho rằng, nếu các kĩ thuật mới: truyền cảm khí, kĩ thuật xử lí tín hiệu, kĩ thuật xử lí số liệu và kĩ thuật thông tin tiên tiến sử dụng nhất loạt thì lực lượng hùng mạnh của quân đồng minh lập tức sẽ tăng lên bội phần!”

Nhưng khi các Bộ trưởng Quốc phòng của NATO phê chuẩn chiến lược mới do rất nhiều các nguyên tắc của “Chiến dịch cơ giáng” xây dựng nên, họ cũng đều nhớ kĩ lời hứa đối với việc khai thác kĩ thuật mới! Học thuyết “Hậu tục quân sự công kích (FOFA)” tuy không “hừng hực dã tâm” như học thuật “Chiến dịch cơ giáng”, nhưng trong chiến lược của NATO nó vẫn có sự thay đổi khiến người ta phải chú ý. Tuy nhiên, Bộ quốc phòng Liên Xô còn chưa hoàn toàn nhận thức được sự thay đổi này.

Khi NATO chính thức chuyển dịch trọng điểm chiến lược quân sự trước kia sang kĩ thuật mới: nguyên soái Ao-cơl-cốp kêu gọi Liên Xô cần phải nỗ lực để song song phát triển cùng Mỹ. Ông nói với một phóng viên quân sự rằng: “Mấy năm gần đây sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật thật sự đã trở thành điều kiện tiên quyết cho không năm sắp tới, khi mà trong những năm đó xuất hiện càng nhiều những vũ khí có tính huỷ diệt và những vũ khí mà trước nay người ta chưa hề biết tới. Những vũ khí này đều được chế tạo theo nguyên lí vật lí mới; rất nhiều quốc gia đương nghiên cứu chế tạo kiểu vũ khí mới này, trong đó một quốc gia quan trọng nhất chính là nước Mỹ. Trong tương lai không xa sự tiến triển về mặt này sẽ trở thành hiện thực. Nếu ngày nay chúng ta không coi trọng vấn đề này thì chúng ta sẽ phạm sai lầm lớn.”


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Chín, 2010, 12:23:41 am

Điện Krem-li quyết định không thể lạc hậu trong cuộc chạy đua kĩ thuật then chốt này. Về phía Ri-gân, trong mấy năm đầu, khi ông mới cầm quyền, các khoản mua vào cho quốc phòng của nước Mỹ mỗi năm tăng 25%; dự toán quốc phòng trong khoảng 1980 – 1985 tăng gấp đôi. Các nhà quân sự của Liên Xô rất chú trọng vấn đề này. Họ đã thấy các khoản chi tiêu về mặt nghiên cứu và khai thác kĩ thuật mới của Lầu Năm Góc đã tăng vọt. Năm 1980 - 1985, chi phí về nghiên cứu, phát minh kỹ thuật vũ khí mới của nước Mỹ gần như tăng gấp đôi. Năm 1981 - 1985, dự toán quốc phòng của Liên Xô tăng 45%, nhưng các nhà lãnh đạo Liên Xô cho rằng sự tăng đó chưa đủ để đối chọi với những sự thách thức về phương diện kĩ thuật của nước Mỹ. Vì vậy mùa xuân năm 1984 Công-xtăng-tin Chéc-nen-cô1, Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tuyên bố: “Tình hình phức tạp của quốc tế khiến chúng tôi bắt buộc phải chuyển phần lớn tài nguyên cho vấn đề bảo vệ an ninh đất nước” Sự chuyển biến về chính sách này đã khiến cho Liên Xô là một quốc gia vốn suy yếu về kinh tế càng lâm vào tình trạng “chết trâu lại thèm mẻ rìu”.

Do sự chuyển biến của chính sách này, Liên Xô đã đưa rất nhiều tài nguyên sang lĩnh vực kĩ thuật cao của quân sự. Theo lời của Rê-an Z. Xac-chi-ep, lãnh đạo Sở Nghiên cứu không gian Liên Xô những năm 80, Mat-xcơ-va đã phải chi hàng chục tỉ đôla mới gắng gượng theo kịp được sáng kiến chiến lược phòng ngự của nước Mỹ. “Sau khi Ri-gân tuyên bố kế hoạch “Chiến tranh trên các vì sao” vào năm 1983 thì kế hoạch này trở thành một hạng mục ưu tiên số 1” Vì vậy Liên Xô đã phải chuẩn bị tài chính, bắt đầu từ số không; phát triển các thiết bị, các cơ sở công nghiệp về khoa học kĩ thuật quân sự. Đến năm 1986, sáng lập 16 xí nghiệp tổng hợp độc lập, tiến hành việc nghiên cứu kỹ thuật và khai thác về các phương diện la-de và gen. Để đối phó với “hiện tượng cãi nhau lăng nhăng” giữa các xí nghiệp nọ với xí nghiệp kia, Liên Xô đã thành lập một cơ quan quan liêu mới. Thế là một cơ quan với cái tên hiệu là “Cơ-láp-cơ xmus” chỉ trong một đêm đã ra đời. Còn toàn bộ tên chính thức của nó rất dài mà đọc khó trôi chảy, tên của cơ quan đó là: “Cục Tổng quản lí kỹ thuật khai thác không gian sử dụng trong kinh tế quốc dân và nghiên cứu khoa học”. Đến mùa thu năm 1984, Viện Khoa học Liên Xô tuyên bố bỏ ra 100 triệu đôla để khai thác kĩ thuật máy tính tiên tiến với ý đồ vượt qua một thế hệ kĩ thuật. Trong nghiên cứu quốc tế về lĩnh vực này họ đã xác lập được vị trí tiền duyên của mình. Liên Xô đã gia tăng số nhân viên và số vốn để đưa và đây, nhằm nghiên cứu các hạng mục sau:

- Nghiên cứu vũ khí chùm hạt, tiến hành tại Xê-rô-oa, gần thành phố Go-rơ-ki do Páp-lôp-xki lãnh đạo.

- Nghiên cứu chùm Prô-tông và chùm la-de cận hồng ngoại; tiến hành ở Cla-suôi-ar-xkô, Xiu-lat-mu, Xiu-mi-pla-chin-xka và Cla-sna-ya-dưa-khơ-ca.

- Xây dựng lò phản ứng tụ biến ở Sở nghiên cứu Lê-nin-grat Xê-phây-môp.

Nhưng ngoài việc chuyển dịch tài nguyên ra, do có sự thách thức về mặt quốc phòng từ phía Mỹ, khiến cho Liên Xô bất kể mọi điều đã quyết tâm cùng song song phát triển với siêu cường. Muốn vậy thì Liên Xô phải có sự thay đổi hẳn về mặt kết cấu thể chế kinh tế của mình. Mat-xcơ-va cùng nước Mỹ chạy đua về vấn đề số lượng, nhưng đối với sự thách thức kĩ thuật về mặt sáng tạo cái mới và chất lượng thì lại là một vấn đề khác!

Thể chế kinh tế của Liên Xô hầu như không có tác dụng khuyến khích, nó ức chế tính sáng tạo của mọi người, còn chất lượng sản phẩm của nó thì kém! Rất nhiều kỹ thuật sử dụng để sản xuất vũ khí của Liên Xô đều từ phương Tây đến. Đối với Bộ quốc phòng Liên Xô mà nói, nền kinh tế trong nước tuy suy kém, những chỉ cần nó không xâm hại đến quyền lợi tương quan của quân đội thì ngược lại cũng tiện về mặt quản lí. Nhưng do Chính phủ Ri-gân tiến hành “sáng kiến về chiến lược phòng thủ”; một hệ thống vũ khí kỹ thuật cao, do vậy việc cải cách thể chế kinh tế của Liên Xô đã trở thành một việc không thể tránh được. Ngay từ năm 1981, Bộ quốc phòng Liên Xô đã có một chuyên đề khẳng định việc cải cách đó là tất yếu. Chuyên đề có tựa đề “Cơ sở kinh tế của lực lượng quốc phòng quốc gia xã hội chủ nghĩa”, nội dung chỉ rõ: Ngành công nghiệp kĩ thuật cao của Liên Xô, với sự suy thoái của nó “có thể hạ thấp một mặt quan trọng của thực lực quân sự - tốc độ phát triển về kinh tế; tiếp đó nó sẽ gây ra một sự tổn hại không thể cứu vãn được về mặt thực lực quốc phòng”. Ngày nay một thể chế kinh tế lạc hậu không chỉ có nghĩa là một sự yếu kém về các vật phẩm tiêu dùng trong sinh hoạt mà còn có nghĩa là nước có thể chế đó về mặt thực lực quân sự đã trở thành một quốc gia hạng hai. Nói tóm lại, trong hoàn cảnh phòng ngự tại một nước mà ở đó kĩ thuật cao được tăng cường thì quy tắc “chạy đua” đã thay đổi. Đúng như Xê-vac-nat-de2 đã nói “Đối với một quốc gia, mặt dầu về mặt an ninh tuy đã có một số lượng vũ khí mang nghĩa quyết định nhưng không quan trọng bằng, về căn bản quốc gia đó có năng lực để sáng tạo và sản xuất một loại vũ khí kiểu mới.”

Có một điều người ta không thể tưởng tượng được là, sở dĩ Liên Xô có phong trào cải cách là do có tác động của chính sách của Ri-gân! “Từ nhiều khía cạnh mà xét, sự cải cách của Liên Xô là một việc chủ động về mặt quân sự - Ep-cân-ni Nô-vi-cốp nhớ lại - Ngay từ năm 1982, Mat-xcơ-va đã bàn đến việc này, họ coi đó là một sự cần thiết để bảo tồn thực lực quân sự của Liên Xô, nhất là khi nước Mỹ tiến hành xây dựng quân sự thì Liên Xô lại cần phải có sự cải cách. I-ri-a Cha-sla-fu-a Uỷ viên Xô viết tối cao Liên Xô nói: “Rô-nan Ri-gân là cha đẻ của công cuộc cải cách ở Liên Xô!”
_______________________________________
1. Công-xtăng-tin Chéc-nen-cô: sinh năm 1911, sau khi An-đrô-pốp qua đời, ông được bầu là Tổng bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Sau đó không lâu, sức khoẻ ông ngày càng suy sụp. Ngày 10 tháng 3 năm 1985 ông qua đời!
2. Xê-vac-nat-de: sinh năm 1928; 1985 - 1990 là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô. Ông là một đồng liêu thân cận nhất của Goóc-ba-chốp. Năm 1991, sau một thời gian nghỉ việc, ông lại đảm nhận chức vụ cũ (19/11/1991 - 25/12/1991), chính mắt ông trong thời gian này đã thấy sự tan rã của Liên Xô! Tháng 3 năm 1992 ông lại quay về quê hương, nước Gru-di-a, đảm nhân chức Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ; tháng 10 cùng năm ông trúng cử chức Nghị trưởng Nghị hội (tương đương Tổng thống). 1993 trúng cử chức vụ Tổng thống nước này, đến năm 2000 lại trúng cử Tổng thống nhiệm kì tiếp.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Chín, 2010, 12:24:43 am

CHƯƠNG MƯỜI BỐN


Mùa hạ năm 1984, một mùa hạ dài dằng dặc mà nóng nực! Tháng 7, Ủy ban Thống trù Pa-ri đã hoàn thành việc thẩm định bản liệt kê cấm vận quốc tế về xuất khẩu kĩ thuật đối với tập đoàn Liên Xô. Ủy ban đã có sửa đổi và mở rộng 3 bản liệt kê về quân nhu phẩm, năng lượng nguyên tử và hợp tác quốc tế, trong đó tuy có tăng về phần mềm máy tính, thiết bị thông tin và máy tính quân dụng loại nhỏ, nhưng lại cưỡng chế việc chấp hành lên một bước, nhất là lại có điều khoản đình chỉ sự chuyển vận các vật phẩm sang nước thứ ba. Các thành viên của Ủy ban nhất trí tăng cường vấn đề phối hợp và vấn đề đình chỉ sự chuyển vận sang nước thứ ba. Vì vậy, tập đoàn Liên Xô sẽ càng khó khăn hơn trong việc giành kĩ thuật phương Tây!

Sự bất an của Mat-xcơ-va đối với Ri-gân vẫn chưa lắng dịu. Phơ-la-chi-mil Kơ-liu-xi-côp thông tri cho các tình báo viên của KGB làm việc ở các trạm tình báo trên thế giới rằng, việc thu thập nhiều các tin tình báo về nước Mỹ đối với Liên Xô là vô cùng quan trọng. Trong một bức thông điệp ông viết: “Tình hình căng thẳng của thế giới và sự uy hiếp chiến tranh đến từ nước Mỹ đã nói lên một điều là cơ quan chúng ta cần tiến hành một cuộc đấu tranh quyết liệt với đối thủ chủ yếu của chúng ta là nước Mỹ.” Sự thành lập Chính phủ Ri-gân khiến cho trên trường quốc tế xuất hiện những tình huống đặc biệt, các cơ quan hải ngoại của KGB đã phải triển khai một loạt hoạt động này khác! Tổng bộ KGB đã yêu cầu các trạm tình báo của họ ở hải ngoại, nhất thiết mỗi năm phải có ít nhất 2 bản báo cáo về tình hình nước Mỹ (trước đây yêu cầu này chỉ đề xuất với một số trạm tình báo).

Người Liên Xô cũng không ngây thơ gì mà cho rằng họ có năng lực tác động đến cuộc tổng tuyển cử ở Mỹ, nhưng hiển nhiên là họ sẽ đem hết sức ra để làm cho Ri-gân ít có cơ hội trúng cử. Ep-cân-ni Nô-vi-cốp nhớ lại: “Các nhà lãnh đạo Liên Xô đều cùng cho rằng, bất cứ một người nào khác trúng cử Tổng thống cũng đều tốt hơn Ri-gân!” Mang hy vọng có khả năng làm dao động dư luận, nhưng nhà lãnh đạo Liên Xô đều công khai nói lên quan điểm của họ đối với Chính phủ Oa-sinh-tơn. Trong quá trình này, Bộ trưởng Ngoại giao Grô-mi-cô đã phát huy tác dụng rõ rệt. Ông dường như trở thành một cây đại thụ trong giới ngoại giao Liên Xô; rất nhiều người Mỹ đã biết ông.

Ngày 27 tháng 7, khi đang nghỉ tại Y-an-ta, Grô-mi-cô có tiếp Gioóc-giơ Mai-cơn, nguyên Thượng nghị sĩ Mỹ. Năm 1972, Mai-cơn đã từng là ứng cử viên Tổng thống; năm 1984, ông đã có một cơ hội, nhưng ngay lúc đầu tranh cử đã xẩy ra một việc không hay khiến ông không thể không bỏ lỡ cơ hội. Lần đến thăm này của Mai-cơn, ông đã phát ra một tín hiệu hoà bình! Hai người trao đổi với nhau rất thẳng thắn trong 3 tiếng đồng hồ. Grô-mi-cô cũng nói hết những điều cần nói với ông ta.

Grô-mi-cô nói với Mai-cơn, ông hi vọng Ri-gân lại trúng cử, nhưng ông không có cách nào thấy trước được Chính phủ Mỹ có đình chỉ chính sách “chống Cộng” của ông ta hay không. Ri-gân và những trợ thủ của ông ta “luôn muốn gây chuyện phiền phức”. Ông nói “Họ muốn làm yếu thể chế Liên Xô, đồng thời muốn đánh đổ thể chế này!”

Trong cuộc hội đàm, họ ước định với nhau, cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10, tức trước ngày Tổng tuyển cử của nước Mỹ, Grô-mi-cô sẽ có kế hoạch sang thăm nước này. Grô-mi-cô đã cự tuyệt lời thỉnh cầu của Nhà Trắng là miêu tả Ri-gân thành một chính trị gia có mầu sắc hoà bình, vì ông cho rằng đó là ngụy kế của Nhà Trắng để làm thất bại sự công kích Ri-gân của Đảng Dân chủ. Đảng Dân chủ nói, Ri-gân đương đẩy cuộc chạy đua giữa các siêu cường đến con đường nguy hiểm của chiến tranh. Xuất phát từ một sự suy nghĩ có tính sách lược, Grô-mi-cô có ý định, một ngày trước khi đến Nhà Trắng ông sẽ hội kiến với Von-ta Mân-tel, ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Chín, 2010, 12:25:22 am

Ngày 23 tháng 9, Grô-mi-cô đọc diễn văn tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở Niu-oóc. Đó là một bài diễn thuyết có chủ đề rất rõ ràng, nội dung miêu tả khái quát về 3 phần chính trong chiến lược bí mật nhằm mục đích làm yếu Liên Xô của Chính phủ Ri-gân. Grô-mi-cô công kích một cách sắc bén về việc Oa-sinh-tơn “can thiệp vào nội chính” của Ba Lan. Trong diễn văn, ông dường như nói rằng ông đã đọc bản văn kiện số NSDD-32; ông tuyên bố nước Mỹ đang có ý đồ “làm lung lay cơ sở chủ nghĩa xã hội của Ba Lan”. Ông lên án Chính phủ Mỹ đang tiến hành một cuộc chiến tranh kinh tế. “Gây áp lực với các nước khác, nhất là với các nước châu Âu, kiềm chế không cho các nước đó liên hệ với các nước xã hội chủ nghĩa”. Cuối cùng, một lần nữa ông lại lên án Oa-sinh-tơn gây ra cuộc “chạy đua vũ trang”. Đặc biệt cần chỉ ra một điều là, ông khẳng định nước Mỹ đang tập trung nghiên cứu chế tạo ra một hệ thống vũ khí kĩ thuật mới, nhằm mục đích đe doạ Liên Xô. Ông đưa ra một câu hỏi đanh thép: “Ai có thể tin được rằng sự thúc đẩy việc nghiên cứu, phát minh ra những loại vũ khí mới là một việc chú trọng đến hoà bình?”.

Sau 5 ngày, Grô-mi-cô lại nói đúng những lời như vậy ở Nhà Trắng. Ông dứt khoát nói với Ri-gân: “Qua tất cả những lời đó, chúng tôi có thể thấy rõ là, Mỹ muốn cho Liên Xô khánh kiệt mọi tài nguyên để cuối cùng bức chúng tôi phải đầu hàng.” Nhưng trời đã phú cho Ri-gân đặc tính là kiềm chế được bản thân. Ông đã bằng những nụ cười và sự hài hước, dí dỏm lảng tránh những lời chỉ trích của Grô-mi-cô.

Đúng vào lúc các quan chức cao cấp của Chính phủ Mỹ đương soạn thảo ra chính sách đối ngoại bước sau, thì tình hình kinh tế trong nước đã khiến họ rất vui và đã khiến họ rất quan tâm! Để duy trì sự hồi sinh của nền kinh tế, họ đi đến một ý chung: làm cho giá năng lượng hạ thấp là một mục tiêu quan trọng. Rất rõ ràng, điều này đối với công nghiệp nước Mỹ là rất tốt! Những nhân vật quyết sách có đầu óc chiến lược trong Chính phủ Ri-gân như Cai-xpa Uyn-pak, Cô-xây, Giôn Pin-đơ Kơ-xtơ và các quan chức khác trong Ủy ban An ninh quốc gia đều cho rằng, giá năng lượng tương đối thấp sẽ là một đòn có tính huỷ diệt đối với điện Krem-li. Cô-xây và Uyn-pak nói với các quan chức Xau-đi rằng, nước Mỹ rất muốn giá dầu mỏ rẻ và ổn định. Nhưng đến cuối năm 1984, hoạt động tranh cử của Tổng thống đối với họ đã trở thành một mục tiêu trực tiếp họ cần dốc toàn lực vào việc này.

Chính phủ Ri-gân đã bỏ một số vốn chính trị rất lớn vào vương thất Xau-đi. “Người Xau-đi là một trong những thành tố quan trọng nhất của chiến lược Ri-gân” - A-len Fi-e-rơ nhớ lại Ngoài một số vấn đề khu vực quan trọng ủng hộ nước Mỹ ra, Ri-yat còn ủng hộ tài chính đối với lực lượng vũ trang chống Chính phủ và đối với đội du kích Mu-xlim Ap-ga-ni-xtan. Nhưng, ảnh hưởng của Ri-yat đối với việc định giá dầu hạ cũng là một sự ủng hộ đối với nước Mỹ.

Chính phủ Mỹ đã đứng ra đảm bảo để người A-rập Xau-đi mua được AWACS và máy bay chiến đấu hiện đại; đồng thời gần đây Ri-gân còn lợi dụng uy tín chức vụ Tổng thống của mình cho chuyển tên lửa “Độc thích” đến Xau-đi. Để đáp ứng được sự cần thiết về vấn đề an ninh đặc biệt ở vịnh Ba-tư, nước Mỹ còn lập ra Bộ Tư lệnh quân sự mới - Bộ Tư lệnh quân đội Mỹ đóng ở Trung Đông (USCENTCOM). Thậm chí Tổng thống còn ký một bức thông điệp xác định rõ việc ông ủng hộ Xau-đi. Đầu năm 1985, không quân Mỹ sẽ thực thi hành động “Lá chắn hoà bình”. Đó là một hệ thống phòng không tổng hợp với kĩ thuật tiên tiến nhất ở ngoài phạm vi các nước thành viên NATO, đồng thời đó là một hệ thống khống chế, chỉ huy và thông tin thông qua sự xử lí bằng máy tính, nó có thể nối tiếp máy bay AWACS của Xau-đi với 5 trung tâm chỉ huy mặt đất và 17 trạm ra-đa tầm xa với nhau. Hành động “Lá chắn hoà bình” là để ngăn chặn bất kì một sự đe doạ có tính khu vực nào. Nếu sự răn đe thất bại thì hệ thống này sẽ hiệp đồng với không quân Xau-đi phản ứng ngay: hành động này bao gồm việc phóng mật tập các quả tên lửa không đối đất. Nước Mỹ và Xau-đi hi vọng “Lá chắn hoà bình” có thể trong 10 ngày là chống đối được với một đợt công kích bất kì từ hướng nào đó, cho đến khi viện quân Mỹ đến kịp. Hành động này cũng làm cho lời hứa của Mỹ là bảo đảm về mặt quân sự cho Xau-đi được củng cố thêm một bước, đội ngũ ở đó bao gồm 400 nhân viên công tác dài ngày ở Xau-đi cộng với 1700 nhân viên quân sự người Mỹ đang đóng tại đấy. Sở chỉ huy chiến trường của quân Mỹ sẽ giữ mối liên hệ lâu dài với quân hạm Lasal, đó là kì hạm của một hạm đội (có 6 chủ lực hạm) của quân Mỹ đóng ở vùng Vịnh. Đó cũng là Sở Chỉ huy chiến trường của những đơn vị ở trên đất Mỹ thuộc Bộ Tư lệnh quân Mỹ đóng ở Trung Đông.

Xưa nay Chính phủ Mỹ không bao giờ coi việc đưa ra lời hứa đảm bảo an ninh như một thứ đồ trang sức mỹ miều, mục đích của họ chỉ là để ảnh hưởng đến việc định giá dầu mỏ của Xau-đi. Uyn-pak nói: “Một nguyên nhân khiến chúng tôi bán những vũ khí đó cho Xau-đi là để hạ thấp giá dầu mỏ”.

Mùa thu năm 1984, trước mấy hôm với dự định. Tới Xau-đi, Cô-xây kéo theo Gơ-ren Căm-bel Chủ tịch Ủy ban đốc sát tình báo của phủ Tổng thống cùng đi.

Ông cho rằng thà cộng sự với một Ủy ban có quy mô tương đối nhỏ này của Căm-bel chứ không muốn có quan hệ với Ủy ban tư vấn Tình báo đối ngoại của phủ Tổng thống. Họ bàn luận với nhau mấy vấn đề, sau đó Cô-xây giải thích về ý đồ của Chính phủ. “Ông muốn tiếp cận với người Xau-đi để chuẩn bị cho việc hạ giá dầu mỏ”. Căm-bel nhớ lại “Ông không nói nhiều về chi tiết mà chỉ “lầm bầm” có vài câu thôi”.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Chín, 2010, 12:26:55 am

Suốt cả năm 1984, Chính phủ Ri-gân đã tiến hành một loạt hoạt động du thuyết để có được sự ủng hộ trong việc hạ giá dầu thế giới. Ngày 1 tháng 8, Xiê-khơ Zha-chi A-lây Ya-ma-ni, Bộ trưởng Dầu mỏ A-rập Xau-đi đàm phán với Bộ trưởng Năng lượng nước Anh cùng mấy công ty dầu mỏ lớn với mục đích ngăn không cho giá dầu mỏ hạ xuống, giữ sao cho mỗi thùng chỉ hạ đến 29 đôla. Việc này làm cho Oa-sinh-tơn cảm thấy không yên tâm. Sau lời tuyên bố về cuộc đàm phán giữa nước Anh và Xau-đi 2 tuần, Đô-nat Ri-can, Bộ trưởng Tài chính gửi một bức công hàm cho Bộ trưởng Năng lượng Đô-nat Khô-đơ-rơ chủ trương nước Mỹ sẽ “chống lại bất kì một sự giữ giá dầu mỏ nào”. Nước Mỹ sẽ nỗ lực làm cho giá dầu mỏ hạ thấp!

Sau đó không lâu, Khô-đơ-rơ triệu tập một cuộc đại hội về dầu mỏ ở Luân-đôn. Trong đại hội ông đã đưa ra một nghi vấn: “Lẽ nào những người tiêu dùng (dầu mỏ) đã nhìn thấy giá dầu mỏ xuống thấp đủ mức rồi sao?” Ông không trực tiếp trả lời vấn đề của mình, nhưng câu hỏi của ông ngầm có ý nói hiện nay giá dầu mỏ không phải là giá thấp. Sau đó mấy tuần, Khô-đơ-rơ đã có một bước đi hết sức công khai và khác thường, ông đã gửi một bức điện cho các công ty dầu mỏ lớn của nước Mỹ, phê bình OPEC “có ý đồ nâng giá dầu mỏ hoặc theo ý muốn cá nhân hạn chế sản lượng dầu mỏ để thao túng thị trường dầu mỏ quốc tế!” Xem ra thì Chính phủ nước Mỹ đang áp dụng biện pháp làm cho giá dầu mỏ hạ thấp!

Nếu giá dầu mỏ hạ thấp thì kinh tế Mỹ sẽ được lợi rất nhiều. Điều nào rất hợp với ý muốn của các quan chức cao cấp trong Chính phủ Mỹ. Trong một bức Bị vong lục cơ mật và Quốc Vụ viện chuẩn bị cho Quốc vụ khanh Gióc-giơ Xu-ơn-xư, khẳng định lại kết quả điều tra được công bố trong một bản báo cáo về giá dầu mỏ quốc tế năm 1983 của các ngành trong Bộ Tài chính. “Có khả năng về triển vọng giá dầu mỏ sẽ hạ thấp. Điều này sẽ thúc đẩy Bộ Tài chính tiến hành thẩm định về chủ đề nghiên cứu năm 1983 của các ngành trong Bộ Tài chính. Kết luận của nó nhận định rằng, giá dầu mỏ tương đối thấp sẽ có lợi cho nền kinh tế thế giới. Tiến triển này đối với các thương gia chuyên xuất khẩu, có thể họ sẽ gặp phải một số vấn đề; nhưng nó sẽ không đe doạ gì đối với thương mại thế giới, hoặc đối với hệ thống tài chính”.

Xiê-khơ Ya-man-ni không nhắm mắt làm ngơ trước nỗ lực này của nước Mỹ. Trong một bức điện của nước Mỹ viết: “Sau khi trao đổi riêng với các quan chức của Chính phủ Mỹ và của Bộ Ngoại giao, Ya-man-ni cho rằng: “Có chứng cứ chứng tỏ Chính phủ Mỹ đương có âm mưu làm cho giá dầu mỏ hạ xuống.” Một số quan chức của các nước châu Âu cũng có kết luận như vậy. Giăng Xi-rô-ta một quan chức năng lượng cao cấp Pháp nói với một quan chức Mỹ rằng, ý kiến của Khô-đơ-rơ là nhận định của quan chức năng lượng cao cấp Mỹ, lần đầu tiên họ phát biểu công khai về vấn đề giá dầu mỏ. Trong bức điện của quan chức Mỹ trả lời Quốc Vụ viện, nói: “Si-rô-ta tuy không trực tiếp nói ra lời, nhưng ông ngầm có ý cho là có khả năng nước Mỹ trì hoãn việc hạ thấp giá dầu mỏ...”

Tháng 9, Cô-xây đến A-rập Xau-đi hội kiến với quốc vương Pha-khơ-đơ, nhưng việc này cũng không tăng cường được quan hệ giữa Mỹ và Xau-đi. Trong Vương cung, Cô-xây và Pha-khơ-đơ cũng như những lần trước, đã cùng nhìn lại tình hình chiến lược ở vùng Vịnh. Chiến tranh Áp-ga-ni-xtan đang phát triển theo hướng có lợi. Cô-xây trình bày với Quốc vương một số điểm quan trọng trong chính sách của Mỹ về vấn đề Ap-ga-ni-xtan.

Cuối cùng Cô-xây đưa ra vấn đề định giá dầu mỏ trên thị trường quốc tế. Ông nói với Pha-khơ-đơ, hiện nay giá dầu mỏ quá cao. Nếu giá dầu mỏ cứ giữ ở mức cao như thế này thì sẽ làm cho nền kinh tế Mỹ không phục hồi được. Ngoài ra, vương thất Xau-đi sẽ bị tổn thất vì việc giảm sản lượng dầu mỏ, mà chỉ có những kẻ thù của Xau-đi như I-ran, Li-bi và Liên Xô là được lợi! Do Xau-đi duy trì giá dầu cao như vậy, nên những nước này đang “mở hết tốc lực” sản xuất dầu mỏ. Chính số tiền mà họ thu được trong sự sản xuất dầu mỏ này sẽ duy trì sự tồn tại của Liên Xô ở Nam Y-ê-men, Xy-ri, E-pi-ô-ti và Ap-ga-ni-xtan. Cũng chính vì giá của dầu mỏ cao như vậy, nên khí đốt đang được thay thế dầu mỏ!

Sau khi nghe Cô-xây nói như vậy, Pha-khơ-đơ bất giác gật gật đầu. Ông nói, nói chung ông đồng ý với những nhận định tình hình của Chính phủ Mỹ, nhưng ông vẫn không thể đưa ra kết luận cuối cùng được. Sự phát triển của tình hình khi đi ông phải có phản ứng. Pha-khơ-đơ nói khe khẽ mấy chứ “feeal-wakea”. Nhóm từ này theo phương thức biểu đạt của người A-rập hàm ý, những lời vừa nói của Cô-xây đều là sự thực.

Hiện nay điều mà Cô-xây có thể làm được về vấn đề hạ giá dầu mỏ là tác động để giữa nước Mỹ và Xau-đi dần dần tăng cường sự thương thuyết về mặt ngoại giao. Vấn đề này đã tồn tại ngay từ khi Chính phủ Ri-gân mới thành lập. “Tôi đề xuất vấn đề này, rồi thảo luận những điểm chung với các quan chức Xau-đi (Bộ trưởng Quốc phòng, Vương tử Ban-đan và Quốc vương Pha-khơ-đơ) - Cai-xpa Uyn-pak nhớ lại - Họ biết là chúng tôi đem hết khả năng để làm cho giá dầu hạ. Như vậy có lợi cho tình hình kinh tế và chính trị trong nước chúng tôi, đồng thời không để cho tiền có thể rơi vào túi của người Liên Xô”. Đó là một việc làm “lưỡng lợi”. Là một nhân tố trong tổng thể chiến lược làm hạn chế sự thu nhập ngoại tệ của Liên Xô, nhất là trong lúc Liên Xô đang đẩy mạnh việc xây dựng đường ống khí đốt thứ nhất (khởi công từ tháng 9 năm 1982) thì sự hạ thấp giá dầu trở thành một việc làm hết sức cần thiết. “Hạ thấp giá dầu mỏ càng trở nên quan trọng là vì giá khí đốt phải căn cứ vào giá dầu mỏ mới đi đến sự quyết định giá của nó được - Uyn-pak nói - Giá dầu mỏ càng thấp thì số ngoại tệ mạnh thu về của Liên Xô do xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt của họ càng ít.”


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Chín, 2010, 12:28:23 am

Cuối năm 1984, các quan chức trong Chính phủ Ri-gân đối với cuộc chiến tranh ở Ap-ga-ni-xtan càng ngày càng cảm thấy không kiên nhẫn thêm được nữa. Những tin tức từ nhiều con đường đưa tới tuy chưa được xác minh nhưng đều khiến người ta có dự cảm là cuối cùng Liên Xô sẽ giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh này. Sự viện trợ của nước Mỹ quá lắm cũng chỉ có thể kéo dài thêm một chút sự chịu đựng của người Liên Xô. Một số quan chức của Ủy ban An ninh nước Mỹ như Giôn Pin-đơ Kơs-tơ và Rô-be Mac Phơ-ran là vẫn tương đối lạc quan, họ nghĩ rằng Mat-xcơ-va có thể sẽ bị bức phải rút khỏi Ap-ga-ni-xtan! Nhưng, với những tổ chức chống đối mà nói, đó là một năm gian khổ. Do Liên Xô huy động so với trước càng nhiều lực lượng không quân, do vậy nên cuộc chiến đấu càng thêm ác liệt. Quân du kích Mu-xlim đã trở thành mục tiêu bị tấn công mạnh hơn trước rất nhiều. Vào mùa xuân, Liên Xô đã triển khai tiến công đại quy mô, rồi đến mùa hạ họ lại tiến hành một đợt tiến công nữa. Dù rằng trên chiến trường, Mat-xcơ-va còn chưa có thắng lợi nhưng họ đã gây cho tổ chức chống đối những tổn thất nặng, khiến cho số thương vong của tổ chức này so với năm 1983 nhiều hơn nhiều. Do Liên Xô áp dụng sách lược pháo kích đại quy mô nên dân số Ap-ga-ni-xtan ngày càng giảm thiểu, không ít người trong họ phải di tản sang Pa-ki-xtan hoặc I-ran. Các căn cứ hậu cần cực kì quan trọng của du kích Mu-xlim cứ bị mất dần. Những vật tư cung ứng đành phải từ Pa-ki-xtan qua đường bộ chuyển đến Áp-ga-ni-xtan càng ngày càng nhiều. Điều này đối với việc cung ứng hậu cần mà nói, thật đúng là một cơn ác mộng! Tướng A-khơ-tan, phụ trách ngành tình báo Pa-ki-xtan dự cảm đến mùa xuân sang năm Liên Xô sẽ còn có những cuộc hành quân càng mãnh liệt hơn. Ông nói với Oa-sinh-tơn rằng: du kích Mu-xlim sẽ thắng lợi, nhưng với điều kiện tiên quyết là, họ phải có được sự ủng hộ về vật tư cần thiết.

Các quan chức của Chính phủ Ri-gân và các nghị sĩ và cho rằng du kích Mu-xlim Ap-ga-ni-xtan phối hợp với nhau sẽ triển khai công tác để duy trì phong trào chống đối. Ri-gân yêu cầu Rô-be Mac Phơ-ran, cố vấn An ninh quốc gia, trong năm 1984 cần giành nhiều quyền ưu tiên cho kế hoạch Ap-ga-ni-xtan. Mọi hàng viện trợ cần cung cấp tăng gấp nhiều lần so với hiện nay cho du kích Mu-xlim.

A-khơ-tan và Mô-ha-met Ưu-xu-phu đã giao nhiệm vụ cho một số thân tín của mình khống chế tiến trình của chiến tranh. Về phía Oa-sinh-tơn thì mỗi năm tổn phí 100 triệu đôla. Trong lịch sử nước Mỹ, đây là một cuộc chiến tranh “giấu mặt” tổn phí nhất. Đương nhiên điều này cũng có thể thông cảm được, vì Liên Xô đã đưa vào Ap-ga-ni-xtan một số lượng lớn quân đội. Mùa đông năm 1984 - 1985, Ưu-xu-phu định mở một loạt các cuộc tấn công vào Ca-bun. Kế hoạch này về mặt quân sự là “khả hành”, về mặt chiến lược cũng có thể có được hiệu quả, nhưng sau đó không thấy thực hiện. “Rút cục chỉ vì vấn đề tiền - Ưu-xu- phu nhớ lại - Chúng ta có đủ tiền để chi cho việc vận chuyển vật tư hoặc để mua quần áo chống rét không? Rất đáng tiếc, đáp án là “không”! Rất nhiều các đội viên du kích không có quần áo rét. Không có đủ tiền khiến cho Ưu-xu-phu hàng ngày phải tính toán giữa việc mua quần áo và mua vũ khí; mua thứ nọ thì thôi thứ kia; nhưng rút cục vũ khí vẫn là thứ quyết định trong cuộc chiến này vì so với quân trang thì nó quan trọng hơn nhiều!”

A-khơ-tan nói với Oa-sinh-tơn, có lẽ còn có cơ hội; đó là sự thay đổi chiến lược đối với Liên Xô. Ở việc này cần có lời hứa mới của phía Mỹ, nhưng có lẽ đó là một loạt tín hiệu của tuyệt vọng! Trước kia thì Liên Xô có thể chịu được sự tổn thất, nhưng nay thì họ không thể chịu được nữa rồi.

Những khoản kinh phí mà Cục Tình báo trung ương chỉ ra đã tăng lên rõ rệt, nay A-khơ-tan chuyển kinh phí đó thành ra vũ khí, đạn dược, huấn luyện và cho sự cung ứng vật tư. Người Liên Xô tất sẽ ngày càng lún sâu vào chiến tranh, số binh sĩ thương vong của họ cũng sẽ tăng lên!

Đầu năm, Cô-xây nhận được một khoản tiền ngoại ngạch dùng vào việc huấn luyện và đã có kế hoạch sử dụng khoản tiền này một cách thích đáng. Cần tập trung sự chú ý vào chiếc lược đối với những hoạt động của quân du kích Mu-xlim tại các tỉnh ở miền Bắc Ap-ga-ni-xtan. Những hoạt động này sẽ làm cho quân đội Liên Xô phải giật mình kinh ngạc. Hàng nghìn binh sĩ Liên Xô dự tính bảo đảm an toàn cho tuyến cung ứng của họ sẽ rơi vào khốn cảnh; còn quân du kích Mu-xlim thì đương “gõ cửa” vùng Trung Á Liên Xô.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Chín, 2010, 12:29:04 am

Quân du kích Mu-xlim sau khi được huấn luyện đặc biệt trong mấy tháng đã có một số thành công nổi trội. Theo một nguồn tin thì, trong năm 1983 đã có 7 quan chức cao cấp Liên Xô ở Ca-bun bị giết; năm 1984 số người bị giết gần như tăng gấp đôi. Ngoài ra, số sĩ quan chỉ huy của quân du kích Mu-xlim đang dự huấn luyện đã được tổ chức lại, họ đã chỉ huy tiến đánh các mục tiêu quân sự Liên Xô ở thủ đô. Với sự giúp đỡ của ngành tình báo Pa-ki-xtan, Cục Tình báo trung ương cung cấp mọi khí tài cho đội du kích Mu-xlim. Trong chiến đấu sử dụng ống phóng tên lửa tầm bắn có hiệu quả từ 4 đến 6 dặm Anh do Trung Quốc chế tạo và những ảnh vệ tinh rất nét do Mỹ cung cấp. Giữa năm 1984, hàng nghìn quả tên lửa đã bắn vào đất Liên Xô và các cơ sở quân sự của Ap-ga-ni-xtan. Tên lửa cũng bắn vào Văn phòng đại diện của KGB và vào đầu Cảnh sát bí mật Ap-ga-ni-xtan (KHAD). Vì vậy, tinh thần của các tướng lĩnh cao cấp Liên Xô hết sức suy sụp.

Nhưng, để cho các quan chức Liên Xô ở Ca-bun luôn ở trong trạng thái bất an và thần kinh căng thẳng, phía Pa-ki-tan đã đưa ra một thỉnh cầu đặc biệt với Cô-xây và tướng A-khơ-tan muốn có một số súng bắn tỉa. Như vậy du kích Mu-xlim có thể nhằm đúng vào các sĩ quan và các tướng lĩnh của quân đội Ijiên xô mà bắn. Cục Tình báo trung ương từ lâu đã điều tra rõ các nơi ở của các tướng lĩnh chủ yếu của quân đội Liên Xô, đồng thời theo dõi mọi hoạt động của họ. Các tướng lĩnh từ Mat-xcơ-va và Ta-ken đến thị sát ở đây cũng đều bị giám sát. Đối với các đội viên du kích được giao nhiệm vụ bắn tỉa cần phải nghiên cứu phương thức và phương pháp; những tin tình báo được cung cấp đều phải chuẩn xác! Đứng về góc độ quân sự, Cô-xây rất tán thưởng chủ ý này nhưng đây là vấn đề rất nhậy cảm: súng dùng để ám sát. Ở nước Mỹ có mật lệnh của Tổng thống cấm các quan chức của Chính phủ Mỹ không được nhúng tay vào các hoạt động ám sát nhằm vào các quan chức nước ngoài.

Về vấn đề này, đầu năm 1985 Cô-xây có hỏi ý kiến các luật sư của Cục ông và của Ủy ban An ninh quốc gia. Các luật sư cho rằng việc bắn tỉa không thoả đáng, vì từ “ám sát” trên thực tế rất gây ấn tượng! Cô-xây thấy nói vậy cũng phân vân. Ông lớn tiếng nói: “Đây là chiến tranh; nước Mỹ cung cấp tên lửa để giết các sĩ quan Liên Xô trên chiến trường và cung cấp súng bắn tỉa để giết họ. Giữa 2 việc này lại có sự khác nhau sao?” Các luật sư nói với ông: “Hai việc đó phân biệt ở chỗ mục đích khác nhau. Nếu mục đích chúng ta cung cấp súng bắn tỉa là để giết các tướng lĩnh của quân đội Liên Xô, như vậy là chúng ta đã vi phạm vào chỉ thị của Tổng thống về vấn đề ám sát và chúng ta sẽ vào tù!”

Nghe mọi người nói như vậy thì Cô-xây đã giải quyết được thắc mắc của mình. Ông nói: “Như vậy, nếu có ai hỏi về việc này, thì chúng ta đừng bảo họ là số súng này dùng vào việc ám sát, ta chỉ bảo họ rằng những súng này là súng trường. Còn nếu quân du kích Mu-xlim dùng những súng này vào việc gì là do họ quyết định, chứ không phải do chúng ta quyết định.”

Một số các quan chức cao cấp của Chính phủ Mỹ và các thành viên của Ủy ban An ninh quốc gia đã tranh luận về vấn đề này mất mấy tháng trời. Cuối cùng, khoảng mấy trăm khẩu súng “bắn tỉa” được chuyển đi và quân du kích Mu-xlim được huấn luyện để sử dụng loại súng này. Nhưng, nước Mỹ đã không chia xẻ với quân du kích những tin tình báo về sự hoạt động của các tướng lĩnh quân đội Liên Xô.

Để tiến thêm một bước trong việc thực hiện mục tiêu về Ap-ga-ni-xtan của nước Mỹ, cuối năm 1984 Chính phủ Ri-gân phát động một đợt tuyên truyền tại vùng Trung Á của Liên Xô. Nước Mỹ và Pa-ki-xtan, Trung Quốc cùng Thổ Nhĩ Kỳ phối hợp hành động kích động cư dân địa phương chống đối sự thống trị của Liên Xô. “Những người tham gia hành động này đã vượt biên giới sang vùng Trung Á Liên Xô phân phát các ấn phẩm và gieo rắc sự bất hoà ở vùng này!” Giôn Pin-đơ-rơ-xtơ nhớ lại. Nước Mỹ phụ trách chỉ đạo mọi hành động của Pa-ki-xtan, những hành động này là do tổ chức chống đối của Ap-ga-ni-xtan và ngành tình báo Ap-ga-ni-xtan tiến hành. “Chúng tôi đóng vai trò những người ủng hộ phong trào chống cộng vùng Trung Á Liên Xô - Mô-ha-met Yu-xu-phu nhớ lại - Ngoài việc lén đưa vào các tài liệu tuyên truyền ra, chúng tôi còn xây dựng một trạm truyền thanh bí mật. Cục Tình báo trung ương cung cấp những thiết bị và tài liệu phát thanh”.

Chính phủ Mỹ đã “lửa lại tưới dầu lên”, họ hi vọng sẽ gây ra nhiều vụ rối ren ở vùng Trung Á Liên Xô này.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Chín, 2010, 12:31:48 am

CHƯƠNG MƯỜI LĂM


Sáu tuần sau khi giành được thắng lợi có tính quyết định trong cuộc tổng tuyển cử Tổng thống nước Mỹ, Rô-nan Ri-gân đã tiếp một người bạn tốt rất hợp với ông về mặt ý thức hệ. Người đó là Mác-gơ-rit That-chơ, Thủ tướng nước Anh; lần này đến Oa-sinh-tơn và muốn thảo luận rất nhiều vấn đề với Ri-gân, trong đó những sự kiện phát sinh ở Liên Xô là vấn đề cần thảo luận đầu tiên.

Họ hội đàm ở trại Da-vit1 đó là nơi nghỉ ngơi của Tổng thống, toạ lạc trong một quả đồi cây cối um tùm thuộc bang Ma-ri-lan. Mấy người trợ thủ được chọn lựa cũng tham gia hội đàm. Thái độ của hai vị nguyên thủ rất tự nhiên, thoải mái. Họ trực tiếp gọi tên của nhau. Bà That-chơ, bằng mấy câu ngắn gọn nói với Tổng thống Ri-gân: ngày 16 tháng 12 bà đã hội đàm với Goóc-ba-chôp, một ngôi sao mới đang lên trong tập đoàn lãnh đạo Liên Xô. Bà nói với Ri-gân rằng con người này để lại một ấn tượng rất sâu với bà. Ông ta không giống với những nhà lãnh đạo Liên Xô khác mà bà đã được gặp! Qua các bài đăng trên báo đã nói lên một điều, Ủy ban An ninh quốc gia Mỹ cho rằng sự đình trệ của nền kinh tế Liên Xô rất phù hợp với lợi ích của nước Mỹ. Goóc-ba-chôp rất chú ý đến điều này. Ông ta còn chú ý đến “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”. Nói theo lời của bà Thát-chơ thì Mat-xcơ-va “Muốn làm cho sáng kiến đó đình chỉ bằng mọi giá”. Từ trong lời lẽ của bà Thát-chơ, Tổng thống đã thấy ngay trong đó có ẩn ý!

Sau đó, cuộc thảo luận chuyển đến “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” và về kế hoạch hữu quan của Chính phủ Mỹ. Đây là lần đầu tiên bà Thát-chơ từ chính tai mình được nghe trực tiếp Ri-gân giới thiệu một cách thẳng thắn về “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”. Bà đã nghe rất chăm chú, khi Ri-gân giới thiệu kế hoạch này, mỗi câu nói của ông đều chen chứa nhiệt tình và lòng say sưa vì lí tưởng. Ông nói với bà Thát-chơ “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” chung quy sẽ trở thành một hệ thống quốc tế, cuối cùng ta có thể phân hưởng nó với Mat-xcơ-va. Nó rất có lợi cho toàn cầu. Bà Thát-chơ tuy tỏ ý ủng hộ kế hoạch này của Mỹ, nhưng sự hứng thú của bà không giống như trong tưởng tượng của Ri-gân. Tiếp đó, bà đề xuất mấy vấn đề về kế hoạch nghiên cứu và hậu quả có thể sản sinh ra đối với sự cân bằng về chiến lược hạt nhân.

Tổng thống Ri-gân đã bỏ hẳn cái dáng vẻ tự cao tự đại của ông và thừa nhận, đối với kế hoạch nghiên cứu này ông không có thể xác định được nên bắt tay vào chỗ nào, mà ông cũng không biết được có thể hình thành được một hệ thống thiết thực “khả hành” hay không! Nhưng, nước Mỹ quả thực có lí do nghiên cứu kế hoạch đó. Ngoài ra, ông còn nói với Thủ tướng Thát-chơ rằng, kế hoạch này dù rằng không tiến triển được, nhưng về mặt kinh tế có thể gây cho Liên Xô những tổn hại rất lớn. “(Tổng thống) cho rằng, mức độ của tổn hại này có một điều kiện hạn chế thiết thực, đó tức là Chính phủ Liên Xô rút cục đã để cho nhân dân của họ sống những ngày căng thẳng quá dài!”

Cuộc thăm viếng này của Thủ tướng Anh đã đem đến cho Chính phủ Mỹ một cơ hội, làm cho ý đồ của Chính phủ Mỹ về việc đưa nước đồng minh chủ yếu ở phương Tây của mình vào kế hoạch nghiên cứu “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”, có được sự tiến triển. Giữa những người lãnh đạo các nước đồng minh thì quan niệm triết học của Thát-chơ và Ri-gân gần nhau nhất, mà trên đại thể thì Thát-chơ tán đồng ý tưởng của hệ thống phòng ngự chiến lược này. Vốn là những người thân Anh, Cai-xpa Uyn-pak và Rô-be Mac- Phơ-ran, cùng với Gioóc-giơ Xu-ơn-xư đều cảm thấy rằng, chỉ cần có sự ủng hộ của Thủ tướng Thát-chơ thì có thể làm cho sự tiếp thu “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” của các nước đồng minh chủ yếu có sự tiến triển. Sau khi cùng Mac Phơ-ran tiến hành một số công việc, bà Thát-chơ nói, nếu muốn được châu Âu hợp tác với “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” thì 4 điểm dưới đây là rất then chốt: một là, trong sự cân bằng chiến lược của các siêu cường không thể làm cho “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” giành được ưu thế; hai là, khi bố trí “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” cần căn cứ vào nghĩa vụ của điều ước mà tiến hành đàm phán; ba là, mục đích của kế hoạch này là nâng cao chứ không phải là làm yếu lực lượng răn đe; bốn là, các nước siêu cường cần tiếp tục tiến hành đàm phán, trên cơ sở hiện hữu của hai bên tìm cách làm yếu hệ thống vũ khí tiến công. Sau khi hai bên Anh - Mỹ trên 4 điểm này đi đến hiệp ước, bà Thủ tướng tuyên bố, bà “tin chắc rằng kế hoạch nghiên cứu về “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” có thể đẩy tới”.

Sự ủng hộ công khai bằng lời của Mac-gơ-rit Thát-chơ chứng minh “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” của Tổng thống Ri-gân có thể từ mộng tưởng quá độ đến kế hoạch nghiên cứu; tham dự kế hoạch nghiên cứu đều là các nhà khoa học chủ yếu của thế giới phương Tây. Trong ít năm nữa, Uyn-pak sẽ cố gắng để đi đến ký kết hiệp ước với các nước đồng minh thân cận của nước Mỹ. Từ đó ông sẽ tiến hành chỉ đạo công tác nghiên cứu dưới thể chế mới.
__________________________________________
1. Trại Đa-vit: nơi nghỉ của Tổng thống Mỹ ở miền Bắc bang Ma-ri-lan, diện tích rộng 81 heet, chung quanh có lan can bảo vệ, công chúng không được vào nơi đây. Do Tổng thống Rô-sơ-ven cho xây dựng năm 1942 nó được gọi là “Thế ngoại đào viên”. Năm 1945, Tổng thống Tơ-ru-man quyết định đây là nơi nghỉ ngơi của các Tổng thống. Năm 1953, tổng thống Ai-xen-hao lấy tên cháu ông là Đa-vit đặt tên trại. Trại này do Văn phòng trợ lí Tổng thống quản lý, bên trong có văn phòng của Tổng thống, dinh thự, bể bơi và phòng họp. Thời kì Đại chiến thứ hai, nơi đây Tổng thống Ru-dơ-ven và Thủ tướng Anh Sớc-sin đã có cuộc gặp gỡ nhau. Ngày nay, trại này thường diễn ra các cuộc hội đàm của Tổng thống Mỹ với nguyên thủ các nước.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Chín, 2010, 12:32:34 am

Tháng 1 năm 1985, Chính phủ Mỹ biết được rõ ràng tình hình về kế hoạch Liên Xô. Nước này gióng trống mở cờ muốn nâng cấp cuộc chiến tranh Ap-ga-ni-xtan. Tin tình báo ấy chủ yếu là do Cục Tình báo trung ương lấy được từ nguồn tình báo của Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô. Đó là một tin tình báo chi tiết, trực tiếp và chân thực. Các quan chức của Cục Tình báo trung ương dịch tư liệu ấy sang tiếng Anh, sau đó để vào trong tập văn kiện. Cô-xây lập tức đem những tư liệu này đến Ủy ban An ninh quốc gia và đến Uyn-pak ở Lầu Năm Góc.

Việc dịch mấy chục trang tư liệu này là do các nhà ngôn ngữ học của Cục Tình báo trung ương tiến hành. Số tư liệu này là trích lục từ một cuộc hội nghị của Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô và từ một bản báo cáo về chính sách quân sự có liên quan tới Ap-ga-ni-xtan của Liên Xô. Những tư liệu này đều chỉ ra rằng, Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô sẽ áp dụng kế hoạch mới để nhanh chóng giành được thắng lợi trong chiến tranh. Các tướng lĩnh quân đội Liên Xô đang có kế hoạch sẽ thông qua nhiều phương thức tác chiến và chiến thuật cao cấp để nhanh chóng mở rộng chiến tranh. Liên Xô sẽ phái nhiều đội viên đội đột kích được huấn luyện đặc biệt đến tác chiến với quân du kích Mu-xlim. Đội đột kích sẽ sử dụng kĩ thuật tiên tiến và những trang bị đặc biệt để đánh đêm. Xấp xỉ 1/4 đội viên đội đột kích đặc chủng của quân đội Liên Xô sẽ được phái đến Ap-ga-ni-xtan, đồng thời, lực lượng KGB cũng được tăng lên nhiều để viện trợ đội đặc chủng và đội chính quy. “Quân cận vệ Ôm-sư-cơ (Omsk)” là một trung tâm thông tin chiến trường mũi nhọn mà hoàn chỉnh, rất cơ động. Nó sẽ được sử dụng để đoạt lấy các thông tin chiến trường của đội du kích Mu-xlim. Đối với mục tiêu là những kẻ phản bội thì sẽ hiệp đồng không tập; việc này sẽ tiến hành thường xuyên, bằng biện pháp này Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô hy vọng sẽ làm dao động ý chí của đối phương.

Vũ khí đặc chủng bao gồm mìn được nguỵ trang và thuốc nổ thể khí, thể lỏng. Trong hành động quân sự ở giai đoạn này của Liên Xô, hành động quan trọng nhất của họ là điều đến Ap-ga-ni-xtan viên tướng Mi-kha-in Cha-yi-sep, một sĩ quan cao cấp chỉ huy chiến trường mới, đó là một viên tướng chiến công lừng lẫy! Khi còn trẻ, ông là một sĩ quan chỉ huy rất có uy tín trong quân đội Liên Xô đóng ở đất Đức. Viên tướng này xuất hiện ở Ap-ga-ni-xtan chứng tỏ quân đội Liên Xô đã nâng cao sức chiến đấu và sẽ áp dụng chiến lược mới. Một số văn kiện biểu thị, Bộ Tổng tham mưu Xô quân đang phải chịu áp lực của phái cứng rắn đến từ nội địa Liên Xô. Phái này yêu cầu họ cần nhanh chóng chiến thắng. Mục tiêu của họ là trong hai năm sẽ thắng lợi hoàn toàn về quân sự.

Trong số lớn hàng viện trợ mà nước Mỹ cung cấp cho du kích Mu-xlim có rất nhiều vũ khí và nhu yếu phẩm. Nhưng nếu Liên Xô lại tiến công mãnh liệt, thì phía Mỹ cần có sự chuyển biến căn bản đối với chiến lược và mục tiêu chiến tranh. Hiển nhiên là, Mat-xcơ-va đã quyết định, nếu không toàn thắng, quyết không thu quân. Nếu về điểm này Oa-sinh-tơn không làm được thì sự thất bại của tổ chức đối kháng là chắc chắn.

Mấy hôm sau, sau khi bản tin tình báo trên được Cục Tình báo trung ương chuyển đi; các quan chức Lầu Năm Góc và Ủy ban An ninh quốc gia bắt tay vào hành động ngay. Một tổ bí mật được thành lập, trong đó có các sĩ quan và các chuyên gia. Họ bắt đầu nghiên cứu kĩ sách lược mà Liên Xô áp dụng trên chiến trường, đồng thời đề xuất đối sách hữu hiệu. Thông thường cứ vào mỗi sáng thứ năm hàng tuần là Ủy ban An ninh quốc gia lại đệ trình lên Tổng thống những tư liệu tình báo về Liên Xô. Lần này bản trích yếu trên được đưa trình trực tiếp lên Tổng thống coi như là một phần của loại tư liệu tình báo hàng tuần theo thông lệ. Sau khi nhận được bản trích yếu này, Ri-gân xem ngay; ông yêu cầu Cô-xây, Uyn-pak và Mac Phơ-ran cần có hành động ứng phó lập tức. “Thậm chí Tổng thống còn yêu cầu chúng tôi phải gấp rút có hành động” - Mac Phơ-ran nhớ lại!


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Chín, 2010, 12:33:24 am

Cuối tháng 1 năm 1985, Tổ quy hoạch An ninh quốc gia triệu tập hội nghị; nghị đề thứ nhất là kế hoạch mới nhất về việc nâng cấp chiến tranh của Liên Xô và Áp-ga-ni-xtan. Thông thường thì Tổng thống ngồi ở đó lắng nghe các trợ thủ của ông tranh luận; nhưng lần này lại khác, vừa bắt đầu ông đã làm cho hội nghị “sặc mùi thuốc súng.”. Ông nghiêm mặt nói: “Các ông cần suy nghĩ về mọi biện pháp; không những chỉ làm sao cho du kích Mu-xlim tồn tại, mà còn phải làm cho họ thắng lợi!”. Ông yêu cầu Cố vấn An ninh quốc gia Rô-be Mac Phơ-ran soạn thảo một chiến lược mới, đồng thời theo đó viết ra một bản chỉ thị bí mật, để Tổng thống kí.

Mác Phơ-ran và các thành viên Ủy ban An ninh quốc gia Ven-sơn Ran-ni-xto-rô, Đô-nat, Phu-chê và thượng tướng hải quân Pin-đơ Kơ-xtơ cùng nhau chỉnh lí một văn kiện xác định lại mục tiêu chiến tranh của nước Mỹ. Tháng 3 năm 1985, Tổng thống Ri-gân kí bản văn kiện này, nó có hình thức của một bản chỉ thị về An ninh quốc gia, số hiệu 166. Đây là lần đầu bản chỉ thị này trình bày rõ rành mục tiêu đặc biệt của Mỹ về cuộc chiến tranh Áp-ga-ni-xtan, đồng thời nó đưa những mục tiêu này lên cao độ của chiến lược. Toàn bộ bộ máy ngoại giao của Chính phủ Mỹ đều ủng hộ nó lúc này. “Tất cả các thành viên của Ủy ban An ninh quốc gia đều cảm thấy chúng ta phải cải biến con đường tham gia cuộc chiến tranh Ap-ga-ni-xtan - Mac Phơ-ran nhớ lại - Ủy ban an ninh chúng tôi đã tạo thành một tình thế căng thẳng. Nếu chúng tôi có thể đánh bại mọi sự khiêu khích mới đồng thời tăng cường sự ủng hộ đối với quân du kích Mu-xlim thì chúng tôi có thể thắng lợi”.

Bản chỉ thị của quyết sách An ninh quốc gia mới này chia ra làm bảy phần then chốt. Đầu tiên, đối với vấn đề cung ứng và phân phát vũ khí cho đội du kích Mu-xlim cần phải có hiệu quả hơn nữa. Cần đặc biệt chú ý cung cấp cho họ hệ thống vũ khí kĩ thuật cao tiên tiến. Tiếp theo, ngành tình báo nước Mỹ phải thu thập thật nhiều tin tình báo về các hoạt động quân sự của Liên Xô, và đặc biệt chú ý đến các tin tình báo về mệnh lệnh chiến trường chiến thuật và chế độ tổ chức trong quân đội của quân đội Liên Xô. Ngoài ra ngành này cần phải có sự đánh giá, dự đoán và giám sát về ý đồ chính trị, quân sự của Bộ Thống soái tối cao Liên Xô.

Phần then chốt thứ ba là cái giá phải trả về chính trị trên trường quốc tế của cuộc chiến tranh này đang lên cao. Thông qua sự hợp tác của Liên Hợp quốc, nước Mỹ sẽ gây áp lực chính trị lớn nhất với Liên Xô để bức nước này phải rút quân! Một mặt Liên Xô muốn chiếm Ap-ga-ni-xtan, một mặt họ muốn cải thiện quan hệ với Mỹ; giữa hai mặt này cũng có mối liên quan với nhau.

Nhưng phần quan trọng nhất trong NSDD-166 là một đoạn phụ lục, trong đó trình bày rất rõ mục tiêu của Chính phủ Ri-gân. Năm 1980, khi Chính phủ Ca-tơ bắt đầu thực thi kế hoạch bí mật viện trợ quân du kích Mu-xlim, họ đã có một quyết định tuyệt mật là thu thập tình báo, đồng thời định rõ mục tiêu của Mỹ ở Ap-ga-ni-xtan, đó tức là tập kích để quấy rối quân chiếm đóng Liên Xô. Với tình hình lúc ấy, thì thắng lợi không chỉ là chuyện ảo tưởng xa vời mà lại là một sự nực cười tàn khốc! Chính phủ Mỹ còn sợ rằng, khi đó nếu ở Ap-ga-ni-xtan mà có thái độ hùng hổ doạ người thái quá thì rất có thể sẽ làm Mat-xcơ-va nổi giận. Cuối cùng nước Mỹ vạch ra một kế hoạch viện trợ bí mật thích hợp mới, trong đó Mỹ cũng không tuyên bố gì về mục tiêu ở Ap-ga-ni-xtan. Năm năm nay, Chính phủ Ri-gân vẫn phải chịu đựng nỗi khổ của quyết định này. Tuy nhiên, phụ lục mới trong NSDD-166 đã cải biến mục tiêu của nước Mỹ; đó là đánh bại hẳn quân đội Liên Xô ngay trên đất Ap-ga-ni-xtan, từ đó giành lấy thắng lợi cuối cùng.

Do chính sách của Mỹ có sự chuyển biến về cơ bản, NSDD-166 đã trở thành ranh giới quan trọng, chứng tỏ quyết tâm của Mỹ muốn đuổi quân đội Liên Xô ra khỏi Ap-ga-ni-xtan. “Trước khi Ri-gân vào làm chủ Nhà Trắng, nước Mỹ không có một kế hoạch (bí mật) gì để có sự điều hoà - Ven-xim Kan-ni-xtơ-rô, làm việc ở Cục Tình báo trung ương từ những năm 70 đến những năm 80 nói - Trước năm 1983, chúng ta không có một đối sách gì liên quan tới cuộc chiến tranh ở Ap-ga-ni-xtan cả. NSDD trở thành một bước ngoặt của cuộc chiến tranh này. Đương nhiên, trong quá trình của bước ngoặt rất dễ có sai lầm. Vì vậy ta cũng không thể đánh giá nó quá cao. Nếu chúng ta chú ý một chút tới tình thế quân sự trên chiến trường trước năm 1983, thì trên thực tế hai bên đều ở trong trạng thái căng thẳng. Điều mà du kích Mu-xlim có thể làm được là phát động một cuộc chiến “đánh rồi chạy”, và họ không thể đối phó được với vũ khí kĩ thuật cao của quân đội Liên Xô Sau khi Tổng thống Ri-gân kí văn kiện NSDD-166, tình hình đã thay đổi rất nhanh”. Oa-sinh-tơn đã xác định mục tiêu chính sách mới; tình thế trên chiến trường Ap- ga-ni-xtan bắt đầu biến đổi!


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Chín, 2010, 12:34:26 am

Ap-ga-ni-xtan là một trong hai mối thách thức chính trị mà Liên Xô phải đương đầu vào đầu năm 1983. Mỗi năm Liên Xô phải trả giá cho cuộc chiến tranh này từ 3 tỉ - 4 tỉ đôla. Có điều này là do phương Tây đã cung cấp mọi trang bị vũ khí cho du kích Mu-xlim “Chúng tôi thấy đó là một món tiền rất lớn đối với Liên Xô, món tiền chuyên dùng cho chiến tranh này đã làm tổn hại rất nhiều cho nền kinh tế của họ - Rô-giơ Ru-pin-sưn nhớ lại - Ở Ap-ga-ni-xtan và ở bất cứ nơi nào khác, làm cho Liên Xô phải hao phí ngoại tệ mạnh, đó đều là thành công của “Chiến lược tam vị nhất thể” của chúng tôi”. Sự trừng phạt của nước Mỹ với Ba Lan, bức Mat-xcơ-va mỗi năm phải bỏ ra một khoản tiền lớn từ 1 tỉ đến 2 tỉ để viện trợ cho Chính phủ Da-ru-del-xki. Hai trận địa tiền tiêu này của Liên Xô, do chính sách của nước Mỹ đã gây ra cho họ nguy cơ và sự tốn phí trên!

Nhưng Liên Xô có thể ứng phó được với những thách thức này, hoặc là tin rằng có thể ứng phó được! Liên Xô có thể ứng phó với trận quyết đấu này, vì họ tin rằng phong trào chống đối ở Ba Lan và Ap-ga-ni-xtan cuối cùng sẽ thất bại, hoặc ít nhất các phong trào đó sẽ suy thoái thành một số những “phiền nhiễu nhỏ” không đáng kể! Đầu năm 1983 việc làm cho Liên Xô chú ý đến nhất là “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”! Khi rất nhiều các nhà khoa học phương Tây hoài nghi kế hoạch này là khó có thể thực hiện được thì Mat-xcơ-va lại cho rằng Mỹ có thể thành công. Vì thế họ đã lập tức hành động, đem tài nguyên dồn một cách đại quy mô vào ngành công nghiệp quân sự. Họ đã bất chấp tất cả, cố sức chạy đua trên lĩnh vực này.

Chính phủ Ri-gân biết rất rõ điện Krem-li chú ý đến kế hoạch này như thế nào. Một quan chức của KGB ở Luân Đôn, đó là một gián điệp hai mang ra sức phục vụ cho ngành tình báo Anh tên là Or-cưa Cri-ep-xki đã cung cấp cho phía Anh báo cáo về sự phản ứng của Liên Xô. Trích yếu của những báo cáo này đã được các quan chức cao cấp của Chính phủ Mỹ truyền tay nhau đọc.

Căn cứ vào tin tình báo do Cri-ep-xki cung cấp, viên sĩ quan lục quân, thượng tá A.I.Sa-giân ở Đại sứ quán Liên Xô tại Luân Đôn đã nói với một số quan chức ngoại giao và tình báo rằng, các quân nhân Liên Xô cho là tính hũu hiệu của hệ thống “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” có thể đạt tới 90%. Viên sĩ quan này còn cho rằng, Liên Xô dường như không thể có thể phát triển song song với nước Mỹ được.

Sự chú trọng của Liên Xô đối với “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” còn thể hiện rõ trong bản cáo cáo do KGB khởi thảo tháng 2 năm 1935. Bản báo cáo này đã được Cri-ep-xki cung cấp cho người liên lạc với anh ta. Trong đó, KGB cảnh cáo rằng, Chính phủ Ri-gân “đang ra sức giành lấy ưu thế quân sự đối với Liên Xô”; “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” được tuyên truyền rộng rãi là một phương pháp hữu hiệu bảo vệ toàn thể nhân dân Mỹ trong chiến tranh hạt nhân”; đồng thời nó còn có một khả năng khác là nước Mỹ hy vọng “Kéo Liên Xô vào một cuộc chạy đua vũ trang ở một lĩnh vực đắt giá; Mỹ dự báo rằng ở lĩnh vực này Liên Xô sẽ phải rớt lại phía sau!” Sáng kiến đó đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo cho Liên Xô. Bản báo cáo còn nêu ra một loạt phản ứng quan trọng của KGB, bao gồm “Phía Liên Xô có thể áp dụng biện pháp tích cực để phản đối kế hoạch “Chiến tranh trên các vì sao” của Mỹ đồng thời tại cuộc hội đàm Giơ-ne-vơ họ sẽ kiên trì với lập trường vốn có.”

Đầu năm 1983, cuộc chiến kinh tế bí mật nhằm vào Krem-li bắt đầu thực thi. Liên Xô mong muốn giành được một khoản tiền vay của nước ngoài, giành được ngoại tệ mạnh và kĩ thuật; nhưng có cái thì bị đình chỉ, có cái thì bị cắt! Về phương diện thu về ngoại tệ của Liên Xô, kế hoạch đường ống khí đốt ở Xi-bê-ri có tầm cỡ hết sức quan trọng; tuy nó vẫn tiếp tục tiến hành, nhưng quy mô của nó lại bị giảm đi một nửa; ngoài ra so với kế hoạch trước thì bị hoãn hai năm. Mặc dầu sự trừng phạt của nước Mỹ bị thủ tiêu nhưng nó vẫn gây ra trở ngại nghiêm trọng cho tiến độ thi công các hạng mục. “Theo tin tình báo thì, sự trừng phạt ít nhất cũng làm cho thời gian thi công kéo dài thêm hai năm! - Rô-giơ Ru-pin-sưn nhớ lại. Or-cưa Chi-cốp, một chuyên gia trước kia của Bộ Dầu mỏ Liên Xô cũng cho rằng: “Khi chúng tôi chỉ trích, do sự trừng phạt của nước Mỹ đã khiến cho thời kì thi công bị kéo dài, đó không phải là viện cớ để chỉ trích, mà là sự thật! Mọi cái đều cứ rối tung cả lên. Đầu tiên chúng tôi không có máy tua-bin, thế là chúng tôi tự mình chế tạo, đồng thời có ý định sau này sẽ sử dụng lại lần nữa. Tuy nhiên, tất cả đều hỗn loạn, kế hoạch công tác đều bị gián đoạn. Trạng thái này kéo dài lâu đến hai năm, gây lãng phí cho chúng tôi hàng tỉ đôla!

Chính phủ Ri-gân muốn thông qua kế hoạch, cố ý tung những tin tình báo giả làm cho công trình xây dựng càng thêm phức tạp. Cô-xây nói với một số người trong Ủy ban An ninh quốc gia, “không nên quá lo lắng về kế hoạch đường ống khí đốt, dù rằng công trình đó có khôi phục, có thi công được toàn diện cũng không có gì phải lo lắng cả!” Rô-giơ Ru-pin-sưn nhớ lại “họ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó khăn, bao gồm đường ống và máy tua-bin bị nứt, thiết bị điều khiển bị cháy v.v... tất cả những sự cố đó đều đổ cho là tại Liên Xô không có năng lực, hay là do tại số không may? Với tất cả những ý đó, chúng tôi đều có lí do để không tin được!”


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Chín, 2010, 12:35:17 am

Kế hoạch bị trì hoãn đối với Krem-li mà nói là một “cú đánh” đột nhiên. Đường ống khí đốt Xi-bê-ri vốn được coi là một nguồn kiếm tiền giúp Mat-xcơ-va qua được thời kì khó khăn này. Năm 1980, hạng mục đó theo như kế hoạch của Liên Xô có lẽ đến năm 1983, mỗi năm họ có thể thu về từ 8 tỉ đến 10 tỉ đôla. Đến thập kỷ 90, sau khi đường ống khí đốt thứ hai thông khí được, thì mỗi năm có thể thu được từ 15 tỉ đến 30 tỉ đôla hoặc còn hơn nữa (tuỳ theo giá cả dầu mỏ trên thị trường). Nhưng do lập trường kiên định của Chính phủ Ri-gân, kết quả là đường ống khí đốt thứ hai không thể xây dựng được. Lại thêm sự trừng phạt của nước Mỹ, khiến cho Mat-xcơ-va mỏi mắt trông chờ một khoản lớn ngoại tệ mạnh đến tay, nhưng đã uổng công chờ đợi suốt hai năm ròng, khiến cho nền kinh tế nước họ lâm vào cảnh hỗn loạn. Ngoài ra, do sự trì hoãn của việc xây dựng đường ống khí đốt thứ nhất, có lẽ họ còn tổn thất từ 15 đến 20 tỉ đôla!

Đồng thời, kỹ thuật phương Tây có một vị trí quan trọng trong quá trình vận hành và phát triển nền kinh tế Liên Xô, nhưng hiện nay số lượng những kĩ thuật này đưa vào Liên Xô đã giảm hẳn đi. Tuy nhiên, với pháp lệnh rất chặt của nước Mỹ hạn chế sự chuyển nhượng kĩ thuật vào Liên Xô thì ta không tính được nền kinh tế của Liên Xô rút cục đã phải trả giá như thế nào trước việc này. Qua một số báo cáo thì sự tổn thất mỗi năm của Liên Xô là vài tỉ đôla. Tháng 12 năm 1984, nước Mỹ đã công bố một bản báo cáo chính thức nhan đề là “Báo cáo tổng thuật của Bộ Quốc phòng: ảnh hưởng tổng thể của sự chuyển nhượng kĩ thuật đối với sự an toàn của nước Mỹ và phương Tây” (Trong trường hợp phi chính thức còn gọi là “Báo cáo đánh giá và dự đoán chung”). Một nhóm công trình sư tiến hành thẩm tra trong mấy năm gần đây với việc nước Mỹ từ chối cấp phép cho 79 hạng mục kĩ thuật xuất khẩu, thì với giá trị tính thành tiền của những hạng mục xuất khẩu đó đối với cơ sở công nghiệp kinh tế của Liên Xô sẽ là bao nhiêu? Theo dự đoán ngoài giá thành về công nghiên cứu, phát minh và các phí tổn về nhân lực ra, bản thân những kĩ thuật này, trong 12 năm giá trị tính thành tiền mỗi năm là từ nửa tỉ đến 1 tỉ đôla. Chính phủ Mỹ mỗi năm từ chối cấp phép cho hàng nghìn hạng mục xuất khẩu, vì vậy tổng giá thành có thể còn cao hơn! “Chúng tôi sẽ kiên quyết đẩy mạnh chính sách này - Sư-thai-ép Han-pua nhớ lại - Vì rằng chính sách ấy rõ ràng là làm cho người Liên Xô không còn có cách nào giành được những kĩ thuật mà họ muốn. Họ có thể cần thiết một số máy cái nào đó từ phương Tây. Chúng ta cần ngăn chặn những sự giao dịch đó, cứ như vậy sẽ khiến cho một nhà máy Liên Xô phải đóng cửa hàng tháng trời. Chúng tôi cảm thấp chúng tôi đã bắt đúng mạch của người Liên Xô rồi.”

Nước Mỹ chỉ cần với một biện pháp là hoàn toàn chấp hành được chính sách kinh tế chiến đối với Mat-xcơ-va. Năm 1983, làm sao tranh thủ giành được giá dầu mỏ tương đối thấp thì đó là mục tiêu chủ yếu của Chính phủ Mỹ. Nước Mỹ về rất nhiều phương diện đều chiếm ưu thế! “Chúng tôi muốn hạ thấp giá dầu mỏ trên thế giới. Việc này đối với nước Mỹ là một việc hết sức có lợi - Ed-uân Miss, luật sư Nhà Trắng khi đó, nói: - Sự thật thì, chút phiền phức này đối với Mat-xcơ-va mà nói, chỉ là lớp áo đường trên chiếc bánh ga-tô mà thôi”. Nhưng có một vài người cá biệt đã nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề này. Vì nó sẽ làm cho tình hình kinh tế của Liên Xô mất ổn định. Rô-giơ Ru-pin-sưn nhớ lại: “Cô-xây hầu như ngày nào cũng rất chú ý tới giá dầu mỏ. Chúng tôi cũng vậy. Vì dầu mỏ là nguồn lợi chính để Liên Xô thu về ngoại tệ mạnh, mà cũng là nguồn vốn liếng chủ yếu của hệ thống liên hợp công nghiệp quân sự của họ”. Có người cho rằng, chỉ cần thị trường vận hành theo quy luật của nó là giá dầu sẽ tương đối thấp. Nhưng một số khác, theo Cô-xây và Uyn-pak, thì cho rằng A-rập Xau-đi, nước sản xuất dầu mỏ trên thế giới cần được sự khích lệ và ủng hộ của nước Mỹ.

Đầu năm 1983, một yếu nhân chính trị nước ngoài trong bối cảnh này đã đến thăm nước Mỹ; người đó là Pha-khơ-đơ, quốc vương nước A-rập Xau-đi. Ông là một trong những yếu nhân chính trị đến thăm nước Mỹ đầu tiên kể từ khi Tổng thống Ri-gân đắc cử lần thứ hai. Đối với A-rập Xau-đi mà nói, nâng cao sản lượng dầu mỏ với mức độ lớn khiến cho giá dầu rẻ thật không có gì khó khăn. Người Xau-đi khai thác dầu mỏ từ dưới sa mạc nên giá thành mỗi thùng chỉ có 1,5 đôla, vì vậy so với bất kì một nước sản xuất dầu nào trên thế giới, nước này cũng có thể thu được rất nhiều lợi nhuận với giá dầu rẻ.

Để hạ thấp giá dầu mỏ, Chính phủ Mỹ cứ lẳng lặng hoạt động. Uyn-pak đề xuất vấn đề này với A-rập Xau-di một cách chung chung. Trong tháng 9, khi Cô-xây sang thăm nước này, ông cũng đề xuất vấn đề này với quốc vương Xau-đi. Giôn Khơ-linh-tơn Bộ trưởng Bộ Năng lượng công khai biểu thị nước Mỹ cần phải thực hiện trăm phương nghìn kế để hạ giá dầu, vì ông cho rằng hiện nay giá dầu cao là do chính sách của OPEC gây nên, chứ không phải là sự phản ánh chân thực của tình hình thị trường.

Giá dầu hạ sẽ lập tức ảnh hưởng ngay đến tình hình trong nước Mỹ. Nếu mỗi thùng dầu giảm giá đi 5 đôla sẽ làm cho tổng sản phẩm quốc dân của nước Mỹ tăng 1-4% đồng thời còn có thể giảm bớt nạn lạm phát và làm tăng thu nhập cá nhân. Giá dầu tương đối thấp còn trực tiếp giảm thiểu sự nhập siêu thương mại của nước Mỹ. “Điều này đối với tất cả các mặt của chúng ta đều tốt cả” - thượng tướng hải quân Giôn Pin-đơ Kơ-xtơ nhớ lại – Bằng mọi cách hạ thấp giá dầu mỏ là phù hợp với lợi ích của chúng ta. Chúng ta coi việc hạ thấp giá dầu mỏ là một mục tiêu vô cùng quan trọng!” Việc định giá dầu mỏ là một bộ phận của tổng thể chiếc lược, mà hiển nhiên nó đã trở thành chính sách của nước Mỹ. Pin-đơ Kơ-xtơ nói: “Nếu từ nay về sau trong một bản chỉ thị về quyết sách đối với An ninh quốc gia NSDD- 75 hoặc trong một hành động bí mật phát hiện người A-rập Xau-đi cũng đề xuất vấn đề đó với ý đại khái như Mục tiêu của nước Mỹ là hạ thấp giá dầu mỏ ở nước ngoài, vì việc này không chỉ có ảnh hưởng đối với nền kinh tế thế giới mà đối với nền kinh tế Liên Xô cũng có ảnh hưởng, như vậy thì tôi sẽ thấy kinh ngạc!”


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Chín, 2010, 12:37:34 am

Trong chương trình đến thăm nước Mỹ của Quốc vương Pha-khơ-đơ có một số cuộc hội đàm bí mật. Khi Quốc vương và Tổng thống hội kiến với nhau thì Bộ trưởng Dầu mỏ Xiê-khơ Ya-ma-ni cũng trao đổi ý kiến với Xu-ơn-xư Mác Phơ-ran và Bộ trưởng Năng lượng Khơ-lin-tơn. Mấy tháng nay Ya-ma-ni luôn nghe thấy những lời nói này nói nọ của người Mỹ chung quanh việc hạ giá dầu mỏ. Nhưng khi Oa-sinh-tơn tiến hành các buổi hội đàm này thì thái độ của họ lại khác! Ngày 9 tháng 2 năm 1987, để chuẩn bị cho các cuộc hội đàm với Xau-đi, Quốc Vụ viện chuẩn bị một bản Bị vong lục cho Xu-ơn-xư, trong đó đại khái nói lên lập trường của nước Mỹ về vấn đề này. Trong Bị vong lục ngầm lộ ra ý, giá dầu mỏ trên thế giới quá cao, mà nước Mỹ chỉ khi giá dầu hạ xuống thì kinh tế mới phát triển tốt! Mục tiêu cơ bản trong hội đàm là: “Thảo luận tình hình giá dầu mỏ thế giới hiện nay: OPEC và A-rập Xau-đi đều ra sức giữ thể chế giá cả quan phương và hạn ngạch sản lượng của OPEC, đồng thời họ tuyên bố nước Mỹ đang thao túng thị trưởng dầu mỏ!” Bị vong lục chỉ ra rằng: “Các bộ trưởng Bộ Dầu mỏ của OPEC (trong đó có cả Ya-ma-ni) đều chỉ trích nước Mỹ đang vạch ra một kế hoạch bí mật muốn đưa giá dầu mỏ xuống một mức độ họ dù định từ trước.” Ya-man-ni chỉ nói là đúng có một nửa, vì thật ra phía Mỹ không hề dự định trước một mức giá nào cả!

Lần thăm này của quốc vương Pha-khơ-đơ có một ý nghĩa tượng trưng và có ảnh hưởng chính trị rất lớn. Trước ngày quốc vương đến thăm Mỹ mấy hôm, Rô-be Mac Phơ-ran đã hội kiến với Vương tử Ban-đan, để bày tỏ với Vương tử rằng, nước Mỹ có sự chú ý đặc biệt đối với Pha-khơ-đơ và có sự tôn trọng cần có đối với Quốc vương. Quốc vương sẽ hội đàm tay đôi với Tổng thống và Quốc vương muốn cuộc hội đàm lâu đến thế nào cũng được. Các cuộc hội đàm khác với các quan chức Mỹ cũng theo phương thức như vậy.

Ngày 12 tháng 2, đoàn xe của Quốc vương đến Nhà Trắng. Pha-khơ-đơ với bộ phục trang truyền thống của người A-rập cùng các trợ thủ của ông xúm xít chung quanh, tất cả đi vào một gian phòng hội kiến với Tổng thống. Đối với việc đến thăm nước Mỹ của Quốc vương, Ri-gân tỏ ý hoan nghênh nhiệt liệt. Sau khi cuộc hội kiến bắt đầu, trong phòng họp không có trợ thủ, không có người ghi biên bản.

Trong cuộc họp này Quốc vương Pha-khơ-đơ thấy có mấy việc hết sức chú trọng cần bàn. Tổng thống Ri-gân cũng vậy. Hai vị nguyên thủ đều tỏ ý khâm phục lẫn nhau, đều cho rằng đối phương là những nhân vật có năng lực và kiến thức. Tổng thống nói, Pha-khơ-đơ ở một khu vực mà ngày càng nhiều những đối địch và không khí hiếu chiến nhưng ông đã ủng hộ nước Mỹ. Mỗi năm ông còn cung cấp hàng tỉ đôla cho du kích Mu-xlim Ap-ga-ni-xtan và cho lực lượng vũ trang chống Chính phủ Ni-ca-ra-goa, đó là hai kế hoạch mà Tổng thống Ri-gân khi thực thi chính sách ngoại giao của ông đã rất chú trọng. Pha-khơ-đơ thì coi Ri-gân là một trong những nhà lãnh đạo trong rất nhiều trường hợp đã gian khổ cộng tác vì lợi ích của Xau-đi.

Hai người còn thảo luận những vấn đề kinh tế thế giới và vấn đề phát sinh do sự nhập siêu mậu dịch đối ngoại của nước Mỹ. Sau đó, Tổng thống Ri-gân đề xuất vấn đề giá dầu mỏ thế giới. Ri-gân nói với Pha-khơ-đơ: nước Mỹ, một nước là người bảo vệ chủ yếu của A-rập Xau-đi; kinh tế của nước Mỹ sẽ rất phát triển nếu như giá dầu mỏ tương đối thấp! Một nước Mỹ hùng mạnh sẽ phù hợp với lợi ích của A-rập Xau-đi. Kẻ thù chủ yếu của Xau-đi (Li-bi, I-ran và Liên Xô) sẽ được lợi to nếu giá dầu cao. Ri-gân nói, nước Mỹ hy vọng sẽ xây dựng mối quan hệ hợp tác với Vương thất. Ông bổ sung và nhắc lại một số vấn đề mà trước đây Uyn-pak và Cô-xây đã trao đổi với các quan chức Xau-đi. Tổng thống Ri-gân đã khống chế vấn đề nhạy cảm này, khiến đối phương không thể cò kè bớt một thêm hai gì được; thậm chí cũng không đề xuất được một giá cả đặc biệt nào hết. Nó giống như một cặp vợ chồng mà một bên muốn li hôn, nhưng lại bị bên kia gửi một bức thư miêu tả cuộc hôn nhân của họ là rất tốt đẹp.

Nhưng, Pha-khơ-đơ lại được một thông tin rõ ràng, chính xác là nước Mỹ hứa sẽ bảo đảm an ninh cho Xau-đi với sự giảm giá dầu của đối phương. Như vậy cả hai nước cũng đều được lợi và khiến cho các kẻ thù của cả hai đều bị tổn hại!

Hai hôm sau khi Quốc vương Pha-khơ-đơ hội đàm với Tổng thống Ri-gân và tiến hành một loạt các cuộc hội đàm khác với các quan chức cao cấp trong Chính phủ Mỹ, Quốc vương đã tổ chức một bữa tiệc chiêu đãi thịnh soạn tại khách sạn J.W. Ma-ri-ao tại trung tâm thành phố Oa-sinh-tơn; tham dự bữa tiệc có tới 600 người gồm những bạn bè thân mật và những người ủng hộ, giúp đỡ Xau-đi. Pha-khơ-đơ mời Giám đốc điều hành của một số công ty, các quan chức chính phủ và một số các nhân sĩ khác có tác dụng quan trọng đối với Ri-yat. Bữa tiệc thịnh soạn này tiến hành không được thuận lợi lắm vì ghế trong bàn tiệc bị đánh số nhầm nên khách mời đành phải tự đi tìm bàn ăn của mình. Nhưng bữa tiệc hết sức thịnh soạn, không khí rất hoà hợp, vui vẻ. Theo một nguồn tin, bừa tiệc này Pha-khơ-đơ phải tốn chừng 300.000 đôla. Các quan chức Chính phủ Mỹ dự buổi tiệc này đã nhiệt tình ca ngợi quan hệ hữu hảo giữa hai nước.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Chín, 2010, 12:48:25 pm

CHƯƠNG MƯỜI SÁU


Năm 1985, Ba Lan nằm ở vùng xung yếu của đế quốc Liên Xô và nước này vẫn là chiến trường tranh chấp giữa hai siêu cường. Mat-xcơ-va bằng phương thức kinh tế, tình báo và viện trợ quân sự chi viện Chính phủ Đa-ru-rel-xki. Oa-sinh-tơn thì tiếp tục với phương thức cung cấp tiền của, vật tư ngầm ủng hộ Công đoàn Đoàn kết, đồng thời cũng cung cấp những tin tình báo then chốt có khả năng phát huy tác dụng cho Công đoàn Đoàn kết.

Ngày 22 tháng 7 năm 1984, Chính phủ Đa-ru-rel-xki ban bố lệnh đại xá. Việc này đã gây ra những ảnh hưởng khác nhau cho Công đoàn Đoàn kết bí mật.

Hàng trăm phần tử tích cực tuy đã được trả lại tự do, nhưng vẫn bị cảnh sát giám sát; mà sự giám sát này lại khá ngặt nghèo! Chính phủ Ba Lan muốn bằng phương pháp này lừa phỉnh một số nước để họ không tiếp tục ủng hộ phái chống đối. Nhà đương cục tuyên bố, nếu công dân Ba Lan ở phe chống đối đình chỉ ngay mọi hoạt động chống Chính phủ thì sẽ không khởi tố, nếu không họ sẽ bị bắt!

Đến hạn kì cuối cùng là ngày 1 tháng 1 năm 1985, có khoảng 300 phần tử tích cực của Công đoàn Đoàn kết đưa ra những câu hỏi chất vấn Chính phủ. Tuy nhiên những người lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết vẫn dũng cảm kiên trì đấu tranh. Lếch Va-lơ-sa trong bài nói chuyện trước ngày Trừ tịch có tuyên bố, Công đoàn Đoàn kết bí mật sẽ “kiên trì đấu tranh, cho đến khi giành được thắng lợi cuối cùng.”

Lệnh đại xá do Chính phủ Ba Lan ban bố, nhưng mánh khóe dầy công toan tính này đã hoàn toàn thất bại do đó đã khiến nhà đương cục có những nỗ lực tích cực hơn. Họ đã phải dùng vũ lực để đập tan những hoạt động của phái chống đối. Cảnh sát Ba Lan đã phá nhà in và các hội nghị bí mật của Công đoàn Đoàn kết. Ngày 13 tháng 2, 20 cảnh sát thường phục xông vào một trụ sở ở thành phố Gơ-đan-sư-khơ. Lúc đó Lếch Va-lơ-sa đang họp với mấy người lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết bí mật. Chính phủ dày công làm công tác tình báo đã thành công! Trong số những người bị bắt có 5 người lãnh đạo khu của Công đoàn Đoàn kết. Khi đó họ đã họp được hai giờ rồi. Họ thảo luận về sách lược hành động và khả năng tổ chức một cuộc bãi công quan trọng. Hai hôm sau, cảnh sát lại bắt thêm hai người nữa. Tháng 11 năm 1985, họ bắt tất cả 340 phần tử tích cực của Công đoàn Đoàn kết bí mật.

Đầu năm 1985, nhân viên bảo an Ba Lan phát động một cuộc chiến tranh với Công đoàn Đoàn kết bí mật. Các quan chức tình báo của Ba Lan và Liên Xô đã dốc toàn lực đưa ra công khai việc cắt đứt một con đường cung cấp tiền của và vật tư của phương Tây cho Công đoàn Đoàn kết bí mật. KGB không chỉ nhằm vào Cục Tình báo trung ương, mà còn nhằm cả và Va-ti-căng. Sự chú trọng này của họ thể hiện ở một bản Bị vong lục tuyệt mật đầu năm 1983. Bản văn kiện này chuẩn bị cho Vich-to Xê-pu-ri-côp Chủ tịch KGB, đồng thời có gửi cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ba Lan một bản. Trong bản Bị vong lục này, Xiê-pu-ri-cốp ra mệnh lệnh cho Bộ Nội vụ với sự nỗ lực cao nhất “vạch trần sự cung cấp vật tư cho Công đoàn Đoàn kết bí mật của các nước tư bản phương Tây”. Vị đứng đầu KGB nghiêm khắc này lên án Ba Lan đang trở thành “một khâu yếu nhất” trong tập đoàn Liên Xô mà cúi đầu nhẫn nhục trước hoạt động lật đổ. Ông khuyến khích cảnh sát bí mật Ba Lan tiềm nhập vào Công đoàn Đoàn kết, thông qua cách hối lộ các phần tử tích cực của Công đoàn Đoàn kết bí mật lấy tin tình báo. Ông còn hứa sẽ huy động nhiều tiền của của KGB hơn nữa để vạch mặt những “kẻ gây hấn”, những kẻ đó đang đe doạ Ba Lan, đồng thời chúng còn “tài trợ cho những hoạt động lật đổ”.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Chín, 2010, 12:49:24 pm

KGB cho rằng cần phải tăng cường theo dõi sát sao Va-ti-căng. Các quan chức tình báo Liên Xô lên án bản thân “Toà thánh” đã tham gia vào hoạt động lật đổ ở Đông Âu. Bản báo cáo viết: “Va-ti-căng đầy thiên kiến chống chủ nghĩa xã hội, nguồn gốc việc này rõ ràng là từ Giăng Pôn II - Giáo hoàng La mã: căn nguyên ý đồ của ông ta đối với phe xã hội chủ nghĩa là từ tư tưởng chống Cộng, chống Liên Xô. Hơn nữa ông còn chịu ảnh hưởng rất sâu của phái Bảo thủ cực đoan trong hàng ngũ các giáo phẩm Thiên chúa giáo và các nhân vật chính trị phản động của các nước phương Tây (nhất là nước Mỹ)”. KGB nói tiếp với hàm ý cảnh cáo, Va-ti-căng đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng của họ ở Đông Âu. “Hứng thú chính của Va-ti-căng tập trung ở những nước rất có “hy vọng” ở Đông Âu. Họ nhận định những nước đó là Ba Lan, Hung-ga-ri và Nam Tư.” Căn cứ vào khuynh hướng chính trị của giáo đình Rô-ma và những việc họ đã làm ở Ba Lan. KGB quyết định phải ưu tiên xét tới vấn đề “Vạch trần việc hợp tác giữa đại biểu của Va-ti-căng và tổ chức giáo đình Rô-ma với Cục Tình báo trung ương.”

Các quan chức nắm được kế hoạch viện trợ bí mật của Chính phủ Ri-gân lo rằng, nếu kế hoạch này lộ ra bị Mat-xcơ-va vạch trần thì sẽ là một vấn đề nghiêm trọng, thậm chí sẽ gây ra một tiếng vang đầy kịch tính. Khi vấn đề trở thành phức tạp hoá, Nhà Trắng sẽ sa vào một khốn cảnh không làm sao gỡ ra nổi. Tháng 2 năm 1985, khi A-xai-kơ Kơ-na-pik, một nhân vật lưu vong của Ba Lan vừa từ phương Tây về đến trong nước thì xảy chuyện. Ông ta là một phần tử cấp tiến, mà cũng là người ủng hộ Công đoàn Đoàn kết. Khi ông đến chỗ hải quan sân bay thì hành lí bị lục soát rất kĩ. Cảnh sát tuyên bố họ đã phát hiện được ông là “nhân viên hải ngoại của Công đoàn Đoàn kết” và là đầu mối liên hệ giữa Công đoàn Đoàn kết bí mật trong nội địa Ba Lan với “cơ quan tình báo phương Tây”. Cảnh sát đưa ra một lá thư của người phụ trách văn phòng đại diện của Công đoàn Đoàn kết đóng ở Bruc-xen viết cho người lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết ở Gơ-đan-xư-kơ. Bức thư này đại thể nói về tình hình liên hệ giữa những người của Công đoàn Đoàn kết với Cục Đông Âu Bộ Quốc phòng. Kơ-na-pik phủ nhận sự tham dự hoạt động lật đổ của bản thân dưới bất cứ hình thức nào, đồng thời công khai phê phán toàn bộ việc này là một âm mưu. Cuối cùng, nhà đương cục Ba Lan cũng không bắt ông.

Nhưng, sự kiện lần này nói lên một điều là, một người liên lạc giữa hành trình của mình rất dễ bị nhà đương cục ngăn chặn. Văn phòng đại diện của Công đoàn Đoàn kết đóng ở phương Tây, Lao liên - Sản liên và Cục Tình báo trung ương trước kia thường nhờ người liên lạc đưa tin tình báo và tiền của đến Công đoàn Đoàn kết bí mật có cơ sở chính quy. Biện pháp này sở dĩ có hiệu quả vì các quan chức trong hải quan có thể giúp đỡ được việc này đã đồng tình với Công đoàn Đoàn kết bí mật. Người liên lạc xưa nay vẫn là một loại công cụ quan trọng, nhưng bắt đầu từ năm 1945, phương Tây phần nhiều truyền đạt tin tình báo cho Công đoàn Đoàn kết bí mật qua đài “Châu Âu tự do” và đài “Tiếng nói nước Mỹ”.

Bộ Nội vụ Ba Lan cho rằng, những bưu kiện ngoại giao của nước Mỹ gửi tới Ba Lan là một khâu trong đường dây truyền đạt tin tình báo này. Vì vậy nhân viên ngoại giao của Mỹ ở Vác-sa-va và nhân viên ngoại giao của Mỹ ở Lãnh sự quán đóng ở Cra-cốp (Krakow) trở thành mục tiêu giám sát trọng điểm của Ba Lan. “Chúng tôi hễ cứ đi ra khỏi Đại sứ quán là bị chú ý ngay! - Một quan chức tình báo nhớ lại - Bất cứ người nào, bất cứ vật gì ra vào Đại sứ quán đều bị họ theo dõi, kể cả rác! Bọn họ quả thật đã tỏ ra nản chí, ngã lòng1” Tháng 2, nhà đương cục Ba Lan tuyên bố các sĩ quan ở Đại sứ quán Mỹ tại Vác-sa-va hoạt động gián điệp, vì vậy số sĩ quan này đã bị trục xuất khỏi Ba Lan. Đầu tháng 5, hai quan chức ngoại giao được Chính phủ Mỹ phái tới Lãnh sự quán Cra-cốp đã bị phía Ba Lan đối xử thô bạo. Nhà đương cục Ba Lan tuyên bố họ đã có những hoạt động chống Chính phủ, vì vậy họ bị coi là những người không được hoan nghênh! Để ra sức phá hoại sự ủng hộ của phương Tây đối với Công đoàn Đoàn kết bí mật, Bộ Nội vụ Ba Lan còn cắt đứt con đường hàng không liên lạc của Đại sứ quán Mỹ. Máy bay của không quân Mỹ vẫn định kì bay đến Vác-sa-va mấy năm nay rồi. Những máy bay này thường chuyên chở những bưu kiện và thực phẩm. Các quan chức Ba Lan cho rằng, những máy bay này còn chuyên chở những thứ khác, ngoài những thứ cần thiết cho Đại sứ quán! Sự thật chứng tỏ, việc này so với bất kì một hành động nào khác đều gây cho Công đoàn Đoàn kết những tai hại và những thiệt hại lớn hơn hết.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Chín, 2010, 01:01:51 pm


Đầu năm 1987, “lưng vốn” nhiều nhất của Công đoàn Đoàn kết là 8 triệu đôla. Số tiền này đã duy trì cho sự sinh tồn của Công đoàn Đoàn kết bí mật. Vào đầu mùa xuân năm đó, rất nhiều nhà lãnh đạo bị giam trong tù, nhưng những hoạt động chống đối vẫn tiếp tục tiến hành. Ngày 1 tháng 5 là một ngày lễ quan trọng của Nhà nước - ngày Quốc tế Lao động. Hôm đó Vác-sa-va có hơn 15 nghìn người, Gơ-đan-sư-cơ có hơn 2 nghìn người xuống đường ủng hộ Công đoàn Đoàn kết. Đây là một hoạt động chống đối lớn nhất, kể từ năm 1981 là năm Ba Lan công bố “Luật quân quản”.

Đồng thời, hoạt động văn học bí mật cũng ở trong thời kì phát triển. Công đoàn Đoàn kết bí mật xuất bản hàng nghìn các loại báo, sách và chuyên đề văn chương. Một kiến trúc sư với sự dũng cảm trong phát ngôn, là Xiê-sư-ôp Piê-lai-ski đã viết một cuốn sách nhan đề “Âm mưu gia nhỏ bé”. Con người này trong mọi hoạt động phản đối Chính phủ đều tỏ ra dũng cảm. Trong cuốn sách này, ông đã nói với mọi người, phải làm như thế nào trong những hoạt động ngầm chống Chính phủ, thậm chí trong những trường hợp không gay cấn lắm ông cũng chỉ dẫn mọi người nên làm như thế nào để bảo đảm cho sự an toàn của bản thân, tránh bị bắt. Piê-lai-ski với bút danh là Ma-xi Pua-lai-ski, đã viết cuốn sách này, do nhà xuất bản CDN (tiếng Ba Lan mấy chữ viết tắt này có nghĩa là “kiên trì, bền bỉ”) ấn hành. Nhà xuất bản CDN đã xuất bản rất nhiều những cuốn sách nhỏ và chuyên đề văn chương, thậm chí xuất bản cả một tờ báo biểu thị ý Công đoàn Đoàn kết đối mặt với quân đội Ba Lan. Chính phủ Mỹ đã cung cấp tiền và vật tư cho Piê-lai-ski, con người chưa được mọi người biết tới, để giúp ông mua thiết bị và mọi thứ cần thiết khác xây dựng xí nghiệp của mình đồng thời duy trì cho xí nghiệp được tồn tại. Con đường bí mật để cung cấp tiền, cũng như các kế hoạch tương tự khác đều do hàng nghìn người hàng ngày vượt qua biên giới Ba Lan đảm nhận.

Tháng 3 năm 1985, Cai-xpa Uyn-pak, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đi dự một loạt các cuộc hội nghị của các bộ trưởng bộ Quốc phòng các nước trong khối NATO tại Luc-xăm-bua. Khi đó liên minh này đang ở trong trạng thái tương đối thuận lợi, vì việc bố trí thành công tên lửa “Pơ- sing II” và tên lửa “Tuần hàng” đến việc năm 1982, khi đấu tranh về vấn đề kế hoạch đường ống khí đốt Liên Xô tuy có gây sóng gió nhưng may sao vẫn tồn tại được. Uyn-pak từ khi nhận chức đến nay vẫn rất cố gắng động viên các nước đồng minh châu Âu tiếp cận với lập trường về hệ thống vũ khí và chiến lược liên minh của Mỹ. Giờ đây ông vẫn tiến hành những cuộc du thuyết đầy gian khổ để thuyết phục những người bạn đồng cấp ở châu Âu của ông ủng hộ “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”. Thậm chí ông còn yêu cầu họ tham gia kế hoạch nghiên cứu của Mỹ. Sự ủng hộ của Thủ tướng That-chơ đã tránh cho hai bờ Đại Tây Dương một cuộc tranh luận về vấn đề này.

Trong thời gian hội nghị, Uyn-pak miêu tả với một nhiệt tình cao độ về những lợi ích ngầm trong hệ thống phòng thủ này với những người dự họp.

“Sáng kiến phòng thủ chiến lược” sẽ không làm yếu châu Âu (tức sẽ không đẩy châu Âu ra khỏi chiếc ô bảo vệ hạt nhân của Mỹ); nó tăng cường chứ không phải phá hoại sự răn đe hạt nhân; nó thúc đẩy chứ không làm yếu sự ổn định của các siêu cường. Nhưng có lẽ lý do thuyết phục nhất vẫn là vấn đề kinh tế. Chính phủ Ri-gân đang có kế hoạch sắp xếp, bố trí các vấn đề nghiên cứu và các hợp đồng kí kết; sự thật sẽ chứng minh, điều này đối với các thương gia chế tạo và các khoa học gia châu Âu là hết sức có lợi. Ngoài ra, công tác nghiên cứu có liên quan với hệ thống này cũng giành được rất nhiều “sản phẩm phụ” về phương diện khoa học kĩ thuật. Lẽ nào châu Âu thật đã vứt bỏ lợi ích về phương diện kinh tế và kỹ thuật sao? Trong những cuộc du thuyết mặt đối mặt với các nước đồng minh châu Âu ở Luc-xăm-bua, Uyn-pak đã tác động vào họ một sức đẩy rất lớn, từ đó đã có những cuộc hội đàm bí mật hai bên giữa Chính phủ Mỹ với rất nhiều các nước đồng minh quan trọng. Cuối cùng, họ đã kí kết được các hiệp ước hợp tác trong “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”. Những hiệp ước này lần lượt kí kết giữa Mỹ với Anh (tháng 12 năm 1985), với Đức (tháng 3 năm 1986), I-xra-en (tháng 5 năm 1986), với Ý (tháng 9 năm 1986) và Nhật (tháng 7 năm 1987). Trong kế hoạch nghiên cứu, những nước đó đối với kế hoạch nghiên cứu này họ đều tham dự với sự tăng cường thực lực khoa học kĩ thuật rất lớn. “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” rất nhanh, đã biến thành một kế hoạch nghiên cứu quốc tế, có một số hạng mục mới rồi đây Mat-xcơ-va vĩnh viễn cũng không quên được bóng dáng của nó.

Đúng lúc Uyn-pak đang du thuyết ở Luc-xăm-bua thì có nguồn tin từ Mat-xcơ-va đến báo rằng, một bầu không khí bất an đang bao phủ trên bầu trời điện Krem-li. Mấy tháng nay các phân tích viên tình báo Mỹ và các quan chức ở Ủy ban An ninh quốc gia đều chú ý đến tình hình sức khoẻ của Tổng bí thư Liên Xô Công-xtăng-tin Chéc-nen-cô. Hiện nay bệnh tình ông rất trầm trọng! Tổ chức hiệp ước Vác-sa-va dự định triệu tập một hội nghị tại Mat-xcơ-va vào trung tuần tháng giêng. Có người dự đoán đây sẽ là một cuộc họp rất căng thẳng mà quan trọng. Hội nghị có thể sẽ động viên các nước vệ tinh (nhất là Ba Lan) thẳng tay tiêu diệt kẻ địch trong nước. Nhưng do tình trạng sức khoẻ của Chéc-nen-cô, nên đến phút cuối cùng, hội nghị này phải tuyên bố huỷ bỏ. Một số nhân viên phân tích tình báo Mỹ đánh cuộc rằng Chéc-nen-cô đã tạ thế.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Chín, 2010, 01:03:41 pm

Các phân tích gia của Cục Tình báo trung ương báo cáo với Cô-xây, Chéc-nen-cô đã tạ thế. Krem-li sẽ hoãn việc loan tin này cho đến khi Liên Xô bầu xong người lãnh đạo mới! Tin này lập tức được báo cho Rô-be Mac Phơ-ran, cố vấn An ninh quốc gia và Uyn-pak ở Lầu Năm Góc. Ba ngày sau, vào lúc 6 giờ sáng, Liên Xô chính thức tuyên bố tin Chéc-nen-cô tạ thế. Người thay ông xuất hiện ngay trước toàn thế giới: Mi-khai-in Goóc-ba-chốp mới 54 tuổi đã trở thành vị Tổng Bí thư mới! Sự ra đi của Chec-nen-cô và sự trúng cử của Goóc-ba-chôp tuyên bố cùng lúc đã chứng tỏ sự dự đoán của các phân tích gia là chính xác.

Goóc-ba-chôp đã kế thừa một đế quốc mà nguy cơ rình rập bốn bề: Áp-ga-ni-xtan và Ba Lan phải đối mặt với những thách thức về chính trị. Hệ thống thu nhập ngoại tệ mạnh có tác dụng chống đỡ cho thể chế kinh tế nghiêng ngả của Liên Xô, do nước Mỹ phát động cuộc kinh tế chiến nên đã bị dao động nghiêm trọng, đồng thời lâm vào tình trạng hỗn loạn! Hiện trạng kinh tế trước mặt Goóc-ba-chôp sẽ không chịu nổi sự tiến công bởi sự xây dựng quốc phòng trên nền tảng khoa học kĩ thuật cao của Mỹ. Điều này sẽ khiến ông phải dồn một lượng lớn tài nguyên sang lĩnh vực quân sự. Khi ông bắt đầu chèo chống con thuyền Liên Xô này thì các quan chức cấp cao của Chính phủ Mỹ đang nỗ lực mở rộng ưu thế của nước này.

Cuối mùa xuân năm đó, Cô-xây lại bắt đầu đi thăm một số nước để ngăn chặn những hành động chủ động của Liên Xô. Đầu tiên ông tiến hành những cuộc thăm viếng con thoi ở một số nước châu Âu, quan sát những hành động của Công đoàn Đoàn kết đồng thời tìm cơ hội mới ở Đông Âu. Sau đó, ông bay sang Pa-ki-xtan, thị sát con đường cung ứng bí mật các đồ viện trợ cho du kích Mu-xlim Ap-ga-ni-xtan. Ở đó nước Mỹ áp dụng chiến lược mới và tăng cường hành động đối với con đường cung ứng. Với những hành động này có nghĩa là nhịp điệu và tính chất của cuộc chiến tranh có sự biến đổi. Cô-xây có ý định đánh giá sự tiến triển đã giành được trên chiến trường, đồng thời ra sức đưa chiến tranh sang đất Liên Xô. Chặng cuối cùng của cuộc công cán lần này là A-rập Xau-đi, ông sẽ trao đổi với vị chủ nhân nơi này rất nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề định giá dầu mỏ.

Ở Phơ-răng-phuốc (Frankfurt), Cô-xây hội kiến với một số sĩ quan Mỹ đang đóng tại châu Âu, cùng họ thảo luận một số vấn đề. Ông còn cùng ăn trưa với một quan chức của Phủ Thủ tướng Thụy Điển, ông ngỏ lời cảm tạ với vị quan chức này về việc Thụy Điển đã để cho Mỹ sử dụng con đường cung cấp các hàng viện trợ cho Công đoàn Đoàn kết. Khác với sự lo lắng lúc đầu của Mỹ, người Thụy Điển đã nguỵ trang rất khéo các đồ viện trợ sắp chuyển đi Ba Lan. Các quan chức Ba Lan dự tính giám sát, kiểm tra toàn bộ vật tư đến từ Tây Âu, nhưng họ không phát hiện được con đường vận chuyển. Để đền đáp sự hợp tác của Thụy Điển, Cô-xây đồng ý sẽ cung cấp những tin tình báo về hải quân cho họ, nhất là những tin tình báo có liên quan tới các khu vực mà tầu ngầm Liên Xô hay xuất hiện. Trước khi ăn xong, ông yêu cầu Thụy Điển tăng dần số thuốc men viện trợ cho các trại tỵ nạn dân Ap-ga-ni-xtan ở Pa-ki-xtan.

Ở Phơ-răng-phuốc, Cô-xây còn nhận được mấy bản báo cáo thú vị về Tiệp Khắc. Quan chức tình báo phương Tây nhận định rằng, có mất tổ chức bí mật chống Chính phủ ở đó sẽ có lợi cho việc viện trợ bí mật của nước Mỹ. Tổng thống Ri-gân vẫn tưởng tượng là sự ủng hộ của nước Mỹ đã tác động tới các hoạt động bí mật của mấy nước trong tập đoàn Liên Xô. Chỉ thị của quyết sách về an ninh quốc gia số 32 do ông kí đã chỉ rõ là: ở những vùng có sự hoạt động bí mật, nơi mà nước Mỹ đang nghĩ tới sự ủng hộ, họ cần xây dựng một mạng lưới hoạt động rộng rãi. Xác nhận một tổ chức bí mật là một việc rất dễ, nhưng viện trợ họ như thế nào lại là một việc khác. Cô-xây gửi những báo cáo này lên Nhà Trắng, sau đó ông uỷ nhiệm cho một số nhân viên nghiên cứu vấn đề này.

Sáng hôm sau, máy bay Cô-xây cất cánh rời Phơ-răng-phuốc bay đến It-xla-ma-bat. Trong khi bay, ông đọc một tập tư liệu tình báo có liên quan đến Ap-ga-ni-xtan. Số tư liệu này chồng lên dầy đến 5 tấc Anh. Chính phủ Mỹ chú ý rất sát sao đến tình hình ở đây, mức độ các cuộc hành quân của Liên Xô tại đó đang tăng lên nhanh, nhất là họ đang tiến hành rất tập trung vào việc cắt đứt con đường cung ứng vật tư cho du kích Mu-xlim từ Pa-ki-xtan. Lực lượng quân sự Liên Xô có 120.000 người đóng ở Ap-ga-ni-xtan, ngoài ra còn có hơn 30.000 quân đang vượt qua sông A-mu trên vào Ap-ga-ni-xtan, chuẩn bị đánh mạnh vào các mục tiêu của quân du kích Mu-xlim tại miền Bắc. Những trận đánh này càng ngày càng có sự cải tiến về cách đánh. Lực lượng vũ trang Spe-sư-naz sẽ có những trận đánh đêm đặc biệt, khiến cho du kích Mu-xlim rất “đau đầu”. Do thiếu các thiết bị “dạ thị” 1, vì vậy họ không có năng lực phản ứng đối với những trận đánh đêm. Mìn và các vật nổ kiểu mới khác cũng được chuyển vào Ap-ga-ni-xtan. Vì vậy, trong mấy năm qua, số thương vong của quân du kích Mu-xlim gần như tăng gấp đôi.
______________________________________
1. Dạ thị: nhìn ban đêm.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Chín, 2010, 01:26:41 pm

Nhưng trong không khí bi quan và lo lắng, trong đầu của một số quan chức Chính phủ Mỹ đã loé lên ánh sáng của hy vọng. Những báo cáo từ Liên Xô đưa về đã chứng tỏ chiến tranh càng ngày càng không được lòng dân. Theo những điều tra dân ý tiến hành ở Liên Xô của các nhân sĩ hải ngoại thì có 25% người dân phản đối chiến tranh. Một tỉ lệ tương đối cao người dân cho biết, chỉ có những người lãnh đạo cao cấp về chính trị1 mới được đi du lịch nước ngoài. Một số người dân Liên Xô cho rằng, số nhân viên thương vong trong chiến tranh ở Liên Xô, so với sự dự đoán của phương Tây thì nhiều hơn nhiều. Rô-be Mac Phơ-ran cho rằng: Điều đặc biệt cần chỉ ra là dù sự tổn thất trong mọi chi phí và số nhân viên bị thương vong trong cuộc chiến tranh Ap-ga-ni-xtan không tăng nhiều, nhưng về chính trị, về mặt nghĩa vụ mà họ đảm trách, Liên Xô cũng bị mất ảnh hưởng.

Khi Cô-xây đến I-xla-ma-bát thì tình hình mọi mặt của thành phố này so với các lần ông đến thăm trước đều căng thẳng hơn. Mọi hành động ở biên giới Pa-ki-xtan của Liên Xô đều dần dần nâng cấp. Họ vừa muốn cắt đứt con đường cung ứng của du kích Mu-xlim, lại vừa muốn đe doạ Chính phủ Zi-a. Đối với thành phố biên giới Pe-sa-oa, một căn cứ của du kích Mu-xlim cũng bị bắn phá, oanh tạc vô cớ. Việc này ngày càng trở thành bình thường!

Những tin tình báo của ngành tình báo Pa-ki-xtan có được chứng tỏ Liên Xô đang chuẩn bị những cuộc tấn công mạnh, trực tiếp nhằm vào căn cứ cung ứng cho du kích Mu-xlim. Mọi đảng phái phong trào và đoàn thể như: Đảng Pa-ki-xtan tiến bộ (PPP), Phong trào Phục hưng dân chủ (MRD), tổ chức học sinh Ba-lu-chi-stan và Đảng Quốc gia Pa-ki-xtan (PNP) đều được Liên Xô viện trợ tiền, yêu cầu họ tung tin bất đồng ý kiến với Chính phủ Pa-ki-xtan. Tổ chúc khủng bố có căn cứ ở ngoài Ap-ga-ni-xtan, Ta-lây-phây-can đã gây ra những cuộc khủng bố thường dân trong nội địa Ap-ga-ni-xtan. Cảnh sát bí mật của Ap-ga-ni-xtan và KGB đã cung cấp vũ khí cho hai bộ lạc Ap-li-ta và Xen-oan. Đó là hai bộ lạc thường có những hành động bất thường, hễ có lợi là làm bất cứ việc gì! Ngoài ra, những trận không tập của Liên Xô đối với du kích Mu-xlim cũng tăng vọt!

Lần hội kiến này giữa Tổng thống Zi-a với Cục trưởng Cô-xây cũng giống như rất nhiều các lần hội kiến trước đây. Nhưng giờ đây đối với Zi-a mà nói, là một thời kì rất khó khăn. Phái đối lập chính trị ở trong nước có những hành động phản đối mạnh, quân đội cũng phê bình Chính phủ một cách vô lối. Zi-a coi kế hoạch Ap-ga-ni-xtan của Chính phủ Mỹ là rất then chốt, nó hết sức quan trọng trong việc giữ vững quyền lực của ông. Tuy nhiên đại đa số phái đối lập trong nước đều phản đối sự hợp tác với nước Mỹ.

Để giúp cho Zi-a giữ vững quyền lực của mình, Cục Tình báo trung ương đang thực thi một số kế hoạch. Zi-a có được một số lượng lớn tin tình báo, bao gồm các tấm ảnh vệ tinh cực kì giá trị và những thông tin điện tử chặn thu được của kẻ địch. Cục Tình báo trung ương còn tổ chức một tổ an ninh ở chung quanh Zi-a. Để đền đáp những cống hiến của Zi-a đối với kế hoạch Ap-ga-ni-xtan của Mỹ, Oa-sinh-tơn đang chuẩn bị cung cấp cho Ap-ga-ni-xtan những viện trợ về quân sự và kinh tế. Trị giá lần viện trợ này nhiều hơn những lần trước xấp xỉ 1 tỉ đôla. Một số quan chức trong Chính phủ Mỹ thể theo yêu cầu của Zi-a, đã ra sức giúp để Ap-ga-ni-xtan có được loại vũ khí kĩ thuật cao như loại tên lửa “Độc thích”. Nhưng, Pa-ki-xtan từ lâu luôn có cảm giác hoang mang, sợ hãi. Đó là vì do có sự uy hiếp và gây rối của Liên Xô khiến cho Zi-a kiệt sức, tuy nhiên, rất có thể đủ loại lường gạt, cám dỗ của Liên Xô có khả năng đẩy Zi-a sang phía Liên Xô.

Năm 1985, cùng với cuộc chiến tranh đi vào một giai đoạn mới, thậm chí càng thêm nguy hiểm đã xuất hiện một tình huống độc đáo. Ngành tình báo Pa-ki-xtan mở lớp huấn luyện đặc biệt cho hàng trăm đội viên du kích Mu-xlim để họ thâm nhập vào đất Liên Xô triển khai hành động quân sự. Trước khi Mat-xcơ-va phát hiện ra kế hoạch này, vấn đề duy nhất là thời gian. Vì vậy, sách lược này ở trong trạng thái không ổn định.

Từ phòng làm việc của tướng Zi-a bước ra, Cô-xây chui ngay vào trong một chiếc ô-tô tránh đạn của Cục Tình báo trung ương. Với sự hộ tống của các nhân viên vũ trang, chiếc xe đưa ông đến một cơ sở quân sự của I-xla-ma-bat; tướng A-khơ-tan và chuẩn tướng Ưu-xu-phu đợi ông ở đó. Họ thảo luận rất sôi nổi về chính sách Ap-ga-ni-xtan của Mỹ. Nước Mỹ sẽ dành một khoản tiền viện trợ bí mật rất lớn cho du kích Mu-xlim so với trước thì nhiều gấp đôi. Số tiền này sẽ giải quyết rất nhiều vấn đề hậu cần của tổ chức chống đối, nhưng những trang bị hiện đại, cần thiết cũng rất nhiều: thiết bị nhìn ban đêm tiên tiến, các chất nổ đặc biệt, thuốc tinh chế cho tên lửa. Tuy nhiên, thứ gì có thể cống hiến quan trọng nhất cho chiến tranh, có lẽ đó là kế hoạch để du kích Mu-xlim sử dụng kĩ thuật nước Mỹ.

Nước Mỹ có thiết bị tình báo kĩ thuật tốt nhất thế giới, người ta có thể thông qua những thiết bị đó mà có được những tin tình báo một cách dễ dàng.
___________________________________
1. Nguyên văn tiếng Trung là: “Chỉ có những phần tử tinh anh, đáng tin cậy về chính trị.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Chín, 2010, 01:27:45 pm

Cuộc chiến tranh của Chính phủ mới nước Mỹ đã được trình bày tường tận trong chỉ thị của quyết sách về An ninh quốc gia số 166. Như vậy là các quan chức phe Mỹ có thể lợi dụng triệt để hệ thống này để giành thắng lợi cho cuộc chiến tranh Ap-ga-ni-xtan. Đó là một tài nguyên quý giá, vì vậy cần phải sử dụng một cách “tiết kiệm”. Một vệ tinh gián điệp KH-II đã làm thay đổi quỹ đạo vận hành thông thường mà lại thu thập được rất nhiều các tin tình báo có liên quan đến Ap-ga-ni-xtan. Cục Tình báo trung ương mỗi tuần lại chuyển cho ngành tình báo Pa-ki-xtan một bản tin tình báo vệ tinh để phía Pa-ki-xtan nắm được tình hình điều động và hành động của quân đội Liên Xô. Những tin tình báo đó sẽ giúp ích cho việc xác định mục tiêu cần đánh và việc soạn thảo ra kế hoạch hành động. Hành động hợp thành (tức tính hiệp đồng và tính chính xác kết hợp với nhau) lần đầu tiên đã biến thành khả năng. Đến tháng 5, một dòng ảnh vệ tinh rời rạc sẽ hội tập thành một dòng suối nhỏ thông tin chảy xiết không ngừng.

Đồng thời, vệ tinh gián điệp thay đổi phương hướng giám sát, mạng lưới tình báo điện tử toàn cầu của nước Mỹ đồng thời chuyển hướng thu thập các tình báo có liên quan đến cuộc chiến tranh Ap-ga-ni-xtan. Cục An ninh quốc gia một lần nữa lại điều chỉnh quyền nghe trộm điện tử. Lần đầu tiên thiết bị này tập trung sức chú ý vào vùng Ap-ga-ni-xtan và vùng Trung Á Liên Xô. Mùa hạ năm 1983, chuyên gia của Cục An ninh quốc gia lại đến I-xla-ma-bat, thành lập mỗi tổ chuyên môn, lựa chọn, phân loại các tin tình báo, rồi giao những tin tình báo tương quan cho Ưu-xu-phu. Uy lực của mạng lưới tình báo rất lớn, đến nỗi hành động chiến tranh của Liên Xô có thể thoát khỏi con mắt của người Mỹ. Ví dụ, tình hình thông tin chung quanh căn cứ không quân của các máy bay quân dụng Liên Xô đều bị nhân viên kĩ thuật Cục An ninh quốc gia Mỹ giám thính rất sát sao. Đối với mỗi phi công của Liên Xô, các nhân viên kĩ thuật Mỹ đều đánh “kí hiệu”, tức thông qua giọng nói, âm điệu hoặc mô thức về ngôn ngữ mà phân biệt. Những kí hiệu này đều đưa vào máy tính, vì vậy nếu một thời gian sau lại phát hiện nhân vật có kí hiệu đó đến Ap-ga-ni-xtan là Cục An ninh quốc gia lại biết đơn vị quân đội nào được chuyển đến và sức chiến đấu của họ ra sao.

Các nhà quân sự và nhà phân tích của nước Mỹ đều có những tri thức chuyên môn; đó là một loại tài nguyên của Cục An ninh quốc gia tham gia vào cuộc chiến tranh ở Áp-ga-ni-xtan. Giữa năm 1985, các quan chức của Lầu Năm Góc và Cục Tình báo trung ương đã tiến hành phân tích các ảnh vệ tinh, rồi thông báo những điều họ đánh giá, dự đoán về chiến lược, chiến thuật của Liên Xô cho phía quân sự cho ngành tình báo Pa-ki-xtan. Vì vậy, tổ chức chống đối đã nắm được hết mọi tình hình của quân đội cũng như của các viên chỉ huy quân đội Liên Xô. Thậm chí tổ chức này có thể dự đoán được các hành động bước sau của họ. Như vậy là các sĩ quan chỉ huy của tổ chức chống đối có thể dự kiến được những hành động có tính quy luật của Liên Xô.

Căn cứ vào chiến lược mới của Ủy ban An ninh quốc gia, Cục Tình báo trung ương còn cung cấp cho ngành tình báo Pa-ki-xtan và du kích Mu-xlim máy “phát báo mạch xung” tiên tiến. Như vậy Liên Xô không thể ngăn chặn được các thông tin phát ra từ loại máy phát báo này được. Trước đây thông tin ở chiến trường (nói chính xác thì hiện nay còn chưa có mấy) đã trở thành một vấn đề hết sức khó khăn, thông thường thì phải cần mấy tuần, có khi phải mấy tháng mới có thể cung cấp một số tin tình báo cho các viên sĩ quan chỉ huy chiến trường. Các đơn vị của đội du kích Mu-xlim thường phải cách nhau mấy dặm Anh, như vậy rất khó truyền đạt tin tình báo cho chuẩn xác. Nay những thiết bị mới này đã giúp được rất nhiều cho các tổ chức chống đối, phối hợp được nhịp nhàng với nhau.

Để nhanh chóng nâng cao được sự nhất trí đối với mục tiêu bắt Liên Xô phải trả giá đối với việc họ chiếm đóng Ap-ga-ni-xtan; tướng A-khơ-tan và chuẩn thăng Ưu-xu-phu đã trình bầy tóm tắt với Cô-xây về việc họ sẽ cải biến kế hoạch về mặt mục tiêu và phương pháp. Đối với việc đánh vào các cơ sở khí đốt và dầu mỏ của Liên Xô ở Ap-ga-ni-xtan, đội du kích Mu-xlim sẽ chấp hành nghiêm túc. Họ không thích có những hoạt động phá hoại chung chung vì hiệu quả của việc làm nổ đường ống khí đốt thật ra cũng không nổi bật lắm. Sự thật thì hành động này đã làm cho những người đã tuyên bố thánh chiến thấy chán ngán. Ưu-xu-phu cho rằng vì lí tưởng của họ mà hy sinh thân mình là một vinh dự tối cao. Tuy nhiên Ưu-xu-phu vẫn nỗ lực làm cho những hoạt động phá hoại thông thường này tăng lên. Một đường ống khí đốt chủ yếu từ Xi-bê-ri chạy thẳng đến biên giới Liên Xô đã trở thành một mục tiêu công kích hết sức hấp dẫn. Con đường ống này chôn sâu dưới đất 3 mét Anh, đi qua dưới đáy sông A-mu. Đường ống này có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu kinh tế vô cùng quan trọng. Du kích Mu-xlim sau khi điều tra rõ vị trí của đồng ống này liền cho nổ ở mấy nơi của nó; họ còn dùng tên lửa đánh luôn mấy cơ sở của khí đốt, làm cho hai nơi trên đường ống bị cháy lớn trong hai ngày liền. Ưu-xu-phu nói: “Theo báo cáo tất cả các nhà máy sử dụng khí đốt trong vùng đó vì bị đánh mà phải ngừng sản xuất trong 2 tuần!”


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Chín, 2010, 01:28:32 pm

Sau khi thảo luận xong về chiến thuật, A-khơ-tan, Ưu-xu-phu và Cô-xây chuyển sự chú ý sang “phần cứng”. Du kích Mu-xlim đã có được súng bắn tỉa, ngoài ra rất nhiều hoả pháo hiện đại đang trên đường chuyển tới cho họ. Nhưng, vẫn còn một vấn đề đó là du kích Mu-xlim không có loại vũ khí để đối phó hữu hiệu với những trận không tập của Liên Xô. Trước đây họ được cung cấp tên lửa đất đối không nay loại tên lửa này toàn bộ đã vô hiệu. Loại tên lửa Sam-7 thì hỏng bét, tên lửa “Xuy Quản” của Anh và tên lửa “Hồng Tiễn” của Trung Quốc cũng không tốt hơn là bao nhiêu. Tất cả các hệ thống vũ khí thích hợp với du kích chiến của du kích Mu-xlim họ đều thử qua, kết quả là hiệu quả đều không tốt. 90% mọi sự tổn thất dưới mặt đất đều là do những cuộc bắn phá của máy bay. Nếu chúng ta không có lực lượng trên không đối chọi được với họ thì chiến lược mới cũng khó giành được phần thắng lợi. Theo lời A-khơ-tan thì, nếu một hệ thống vũ khí nào đó có khả năng thành công thì nó nhất định là một loại “vũ khí thần kì”. I-xla-ma-bat chuẩn bị đến tháng 7 sẽ tiếp thu tên lửa “Độc thích” đợt đầu. Vậy, nếu phân một phần loại tên lửa này cho du kích Mu-xlim thì kết quả sẽ như thế nào? Cô-xây cho rằng du kích Mu-xlim cần tên lửa “Độc thích”, do vậy nên mấy tháng nay ông đã mất sức nhiều về việc này. Trong tiến trình mở rộng chiến tranh, cần có những trận đánh vào lực lượng không quân, đó là việc làm hợp lô-gich. Ông nói với các trợ thủ của mình: “Khi chúng ta bắt đầu cho những máy bay trị giá 20 triệu đôla từ tít trên cao đánh xuống thì Mat-xcơ-va sẽ thấy đau đầu.” Nhưng kiến nghị về tên lửa “Độc thích” đó, một số ngành của Quốc Vụ viện và Bộ Quốc phòng phản đối vì họ lo rằng loại tên lửa này có khả năng rơi vào tay kẻ địch.

Cô-xây bảo đảm với A-khơ-tan: Chính phủ Mỹ, kể cả Tổng thống cùng rất nhiều người sẽ suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này. Ông đảm bảo là sẽ trực tiếp đề xuất vấn đề đó với cố vấn An ninh quốc gia Mác Phơ-ran và Tổng thống.

Khi Cô-xây bay tới A-rập Xau-đi để thảo luận, nghiên cứu yếu tố sau của chiến lược Ri-gân, thì tình hình Vương quốc Xau-đi ngày nay so với khi ông đến thăm nước này năm 1981 đã khác hẳn. Sự sản xuất dầu mỏ đã rơi xuống ngàn trượng. Khi đó mỗi ngày Xau-đi sản xuất được từ đỉnh cao 10 triệu thùng, nay sụt xuống còn có 2 triệu thùng. Thu nhập về dầu mỏ so với 3 năm trước đã giảm đi 70 tỉ đôla. Ở Ri-yat, chỉ có 60% văn phòng là có đủ người đến làm việc.

Trung tuần tháng 5, đã có những vụ nổ ở Ri-yat do phần tử cực đoan Mu-xlim gây ra khiến cho Chính quyền Xau-đi phải đối mặt với sự uy hiếp nội bộ nghiêm trọng. Những vụ nổ này là do một tổ chức có tên “I-xlam thánh chiến” gây ra, tổ chức này ủng hộ cách mạng I-ran. Họ ra sức lật đổ sự thống trị của Vương thất Xau-đi. Một Thông tấn xã nhận được một cú điện thoại: “Tổ chức chúng tôi đang thực thi một số hành động đối với A-rập Xau-đi. Mục tiêu của chúng tôi là Vương triều Xau-đi phản động và mục đích của chúng tôi là lật đổ nó!” Người nói điện thoại chỉ trích gia tộc Xau-đi: “... đã thông qua vũ lực và lừa dối, cướp đi đất đai thần thánh nhất của I-xlam, vì vậy chúng tôi phải phấn đấu với các tín đồ I-xlam khác để đoạt lại quyền lực của chúng tôi, đánh đuổi bạo quân đó đi.” Những lời lên án đó đã khiến cho Vương thất Xau-đi hết sức sợ hãi.

Cô-xây và Quốc vương trao đổi với nhau về những lời hứa hẹn mới đây đối với Ap-ga-ni-xtan và lực lượng vũ trang chống Chính phủ ở Ni-ca-ra-gua. Họ còn thảo luận với nhau về cuộc chiến tranh “2 I” và triển vọng giải quyết vấn đề Xát-đam Hut-sen dường như có hứng thú thật sự trong việc đàm phán hoà bình với Khô-mây-ni, đó là vì trên chiến trường, ông đang ở trong tình trạng rất bất lợi! Nhưng Tê-hê-ran lại không mấy hứng thú đối với việc này. Mao-la dường như muốn để cho Hus-sen được nếm mùi nhục nhã của sự chiến bại!

Những phần tử cực đoan I-ran đã đốt đống lửa còn chưa cháy hết! Họ giữ vững một cách kiên cường sứ mệnh phá hoại thể chế quân chủ thủ cựu ở vịnh Ba-tư. Cô-xây nói với Pha-khơ-đơ rằng, Tổng thống Ri-gân rất chú ý đến việc Liên Xô không ngừng can thiệp vào vùng này nhất là vào Nam Yê-men và Si-ri.

Xét đến việc gần đây các phần tử khủng bố gây ra những vụ nổ ở Ri-yat, ông đề nghị Văn phòng kĩ thuật Cục Tình báo trung ương thực thi những biện pháp an ninh nội bộ đặc biệt đối với Vương thất Xau-đi. Pha-khơ-đơ tiếp nhận đề nghị này với một sự cảm kích vô bờ.

Khi ánh sáng ban mai đã tràn ngập phòng hội đàm, Cô-xây lại đề xuất quan điểm của Chính phủ Mỹ là việc giành được giá dầu mỏ ổn định, tương đối thấp là một sự tiến triển hết sức đáng tán thưởng. Thậm chí ông còn dành cho Pha-khơ-dơ một số thông tin có ích cho A-rập Xau-đi. Một người nguyên ở Ngân hàng Quốc tế nói với Pha-khơ-đơ, Bộ Tài chính nước Mỹ đương có kế hoạch, vào khoảng sau tháng 12 sẽ từ từ phá giá đồng đôla. Kế hoạch này sẽ làm cho các sản phẩm của Mỹ trở nên rẻ, vì thế nên nó là một cách đẩy mạnh việc xuất khẩu của nước Mỹ. Tin này đối với Pha-khơ-đơ có giá trị vô cùng, vì rất nhiều tài sản ở nước ngoài của Xau-đi là loại “phi đôla Mỹ”. Khi đồng đôla Mỹ sụt giá, thì những tài sản đó đột nhiên tăng giá trị. Tin này sẽ hết sức có ích khi Pha-khơ-đơ muốn cải thiện hiện trạng tài chính khó khăn của Vương quốc Xau-đi. Theo phong cách của người A-rập Xau-đi, Pha-khơ-đơ hiển nhiên không trực tiếp đề xuất vấn đề định giá dầu mỏ và sản xuất dầu mỏ. Nhưng, người A-rập Xau-đi giờ đây hết sức cảm kích nước Mỹ đã bảo đảm an ninh và đã giúp đỡ họ về một số mặt kinh tế. Đó là điều hết sức rõ ràng!


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Chín, 2010, 01:29:05 pm

Ngày 29 tháng 7, tại Niu-oóc, Cô-xây đã có cuộc hội nghị bí mật với một số người đứng đầu các công ty nước Mỹ. Những người này đều có các lợi ích thương nghiệp quan trọng ở Liên Xô. Trong số đó có Đơ-uyn An-đrây-as của Công ty A-xiê I-da-nis I-mi-đan. Địa điểm hội nghị đặt ở Câu Lạc bộ Liên hợp, số 36 phố lớn 62, đó là nơi hay qua lại mua bán của tầng lớp giàu sang.

Đây là một cuộc họp phi chính thức; các quan chức cao cấp trong nội các của Chính phủ Ri-gân định kì có những cuộc họp như thế này với những ông chủ của các công ty nước Mỹ. Chủ đề của hội nghị này có liên quan với tình hình của Liên Xô. Trong hội nghị, Cô-xây phát biểu những dụ đoán của ông đối với tình hình chính trị của siêu cường Cộng sản này, tình hình đó sẽ có ảnh hưởng to lớn đối với những hoạt động thương mại của phương Đông và phương Tây; hoặc là nó sẽ gây ra những sự dao động; hoặc là nó sẽ xây dựng được những lòng tin vào thương nghiệp của các công ty Mỹ. Vào giờ giải lao, An-đrây-as đến hỏi chuyện Cô-xây trong phòng nghỉ, sau đó cùng đến phòng ăn ở lầu hai, họ đến ngồi bên chiếc bàn ăn hình chữ U.

Quan hệ giữa hai người rất tốt, trong trò chuyện họ trực tiếp gọi tên nhau (vị Chủ tịch Hội đồng Quản trị này còn có một nguồn tình báo rất tốt ở Liên Xô). Trước khi Cô-xây được bổ nhiệm chức Cục trưởng Cục Tình báo trung ương, ông đã quen thân một số giám đốc công ty hiện có mặt ở đây khoảng vài năm. Toàn bộ các giám đốc công ty họp hôm nay đều hoặc nhiều, hoặc ít đã hợp tác với phòng “Thu thập tình báo quốc gia” và đã cung cấp những gì họ biết về Liên Xô cho các cơ quan này. Không ít các Giám đốc đó đã cho phép Cục Tình báo trung ương được sử dụng công ty họ để yểm trợ cho công tác của Cục, dù ở trong nước, hoặc ngoài nước.

Sau bữa ăn trưa, An-đrây-as đã đứng dậy giới thiệu Cô-xây với cử toạ một cách nhiệt tình, sôi nổi và tường tận. An-đrây-as đặc biệt nhấn mạnh quá trình công tác của Cô-xây khi ông làm việc ở Cục Tình báo chiến lược nước Mỹ trong thời kì Thế chiến thứ hai và khi ông làm việc ở ngành Tài chính Niu-oóc. Vị Chủ tịch Hội đồng Quản trị này còn nói về tình hình khi Cô-xây làm việc ở Ủy ban Giao dịch chứng khoán (SEC) và khi ông được bổ nhiệm là người phụ trách vấn đề kinh tế ở Quốc Vụ viện. “Giờ đây chúng ta chỉ biết ông là Cục trưởng Cục Tình báo trung ương, còn tôi thì giờ đây xin được giới thiệu cùng các bạn một Uy-li-am Cô-xây hoàn chỉnh”. Khi Cô-xây bước lên bục diễn đàn thì từ phía dưới vang lên những tiếng vỗ tay giòn giã, vang dậy. Ông nói rất hấp dẫn nên dù rằng đây là các giám đốc công ty của hơn 500 công ty cỡ thế giới cũng phải lắng nghe. Cục trưởng Cục Tình báo trung ương giới thiệu bí mật mọi tình hình với họ và làm cho trong lòng họ rộn lên những hứng thú rất đậm đà!

Trong bài nói chuyện của mình, ngay khi mở đầu Cô-xây đã giới thiệu với cử toạ về vị Tổng bí thư mới Đảng Cộng sản Liên Xô. Vì những người dự họp đều là thương gia, nên Cô-xây chủ yếu nói về kế hoạch kinh tế và chính trị của Gooc-ba-chốp. Vị Tổng Bí thư này đã hứa sẽ ổn định nền kinh tế khập khiễng của Liên Xô, ông ta sẽ áp dụng một số biện pháp giải quyết cấp tiến, nhưng những biện pháp này rất có khả năng thất bại! Cô-xây, nét mặt nghiêm nghị nói với mọi người rằng, các cơ quan quan liêu của đảng họ đã phản đối Goóc-ba-chôp; quân đội cũng phản đối ông ta. Kinh tế Liên Xô ở trong trạng thái hỗn loạn, tồn tại những nguy cơ quan trọng về tài nguyên. Liên Xô muốn cải thiện hoàn cảnh kinh doanh, khiến cho các công ty phương Tây dễ tiếp thu. Nhưng sự cải thiện này chỉ là những lời nói hoa mỹ. Cô-xây nói, do thiếu ngoại tệ mạnh, nên trong hai tháng liền họ phải tạm thời đình chỉ trả các khoản tiền cho các thương gia cung ứng nước ngoài, do vậy nên các công ty làm ăn với Liên Xô phải hết sức cẩn thận! Đứng về góc độ kinh tế mà xét, thông tin này khiến mọi người bi quan.

Về lĩnh vực chính trị, Cô-xây tỏ ra có chút lạc quan! Do Liên Xô phải trả giá quá đắt vì họ đã liên tục bành trướng ra bên ngoài, lại thêm tình hình kinh tế quá ngặt nghèo nên sự bành trướng đã phải chậm lại. Đế quốc Liên Xô vì bành trướng ra bên ngoài như vậy nên họ đã phải mang một gánh nặng về tài chính bởi thế họ không có được thực lợi về tài chính. Goóc-ba-chôp do đó bị bức phải giảm bớt sự chi tiêu về quân sự để mong vượt qua được sự khủng hoảng về kinh tế.

Khi kết thúc bài phát biểu, Cô-xây nói, trước đây ông thường tổ chức những cuộc nói chuyện bí mật với các xí nghiệp gia và mời họ cùng chia xẻ các tin tình báo với Chính phủ. “Rút cục thì Liên Xô sẽ xẩy ra chuyện gì, tôi tin các vị hãy tìm ra đầu mối, vì các vị có thể nắm được mạch đập của họ. Như vậy chúng ta có thể biết được tần xuất đập của con tim Liên Xô!”.

Sau khi kết thúc bài nói chuyện và trả lời một số vấn đề thính giả vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt Cô-xây. Khi ra về, ông vỗ vỗ vào vai mấy người và bắt tay từ biệt nhiều người khác.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Chín, 2010, 01:30:45 pm

Mùa hạ năm 1985, khắp Oa-sinh-tơn đều bàn tán xôn xao về vị Tổng Bí thư mới của Liên Xô. Trong con mắt của họ, Mi-khai-in Goóc-ba-chôp là cả một vấn đề cần tìm hiểu! So với Chéc-nen-cô thì Goóc-ba-chôp là người của thế hệ sau, khi còn trẻ ông đã đi du lịch nhiều nơi ở phương Tây. Phong cách hành sự của ông so với lớp người trước thì đặc vẻ phương Tây.

Ngày 25 tháng 6 năm 1985, Ủy ban An ninh quốc gia đã triệu tập hội nghị tại Lầu lớn hành chính để thảo luận hàng loạt vấn đề an ninh. Không khí trong hội nghị tương đối sôi nổi. Số phần tử trí thức dự họp này đã tranh luận rất nhiệt tình, không ai chịu nhân nhượng ai về vấn đề, trong thời đại Goóc-ba-chôp Liên Xô sẽ có những sự biến đổi gì. Có người đã đúc ra một câu nói khôi hài của An-đrây Grô-mi-cô: “Nụ cười của Goóc-ba-chôp rất mê người, nhưng răng của ông ta làm bằng thép”; hơn nữa họ còn chú ý, ông là môn sinh của một vị lãnh đạo có bàn tay sắt, Yu-ri An-đrô-pôp, Chủ tịch KGB và Tổng Bí thư thì người ta không thể hy vọng trên con người của ông thấy được sự biến đổi rõ rệt của Liên Xô. Có người còn nhấn mạnh Goóc-ba-chôp là một con người may mắn! Ông đã từng là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp. Chức vụ này trong đời sống chính trị ở Liên Xô có khác nào như một “ngôi mộ chính trị”! Mặc dầu như vậy, ông ta vẫn tìm cách làm được Tổng Bí thư. Tổng thống Ri-gân rõ ràng là thích cách nói dưới đây: “Goóc-ba-chôp là một người lãnh đạo Liên Xô kiểu mới, trên thực tế ông là một người lãnh đạo đất nước Liên Xô thứ nhất rất coi trọng phu nhân của ông!”.

Khi chuyển đến vấn đề có liên quan tới chính sách của nước Mỹ, Ri-gân cũng như thường lệ ngồi trên ghế lắng nghe người khác thảo luận. Từ khi là Tổng thống đến nay, những ý nghĩ của ông về Liên Xô có biến đổi. Ông đã hiểu rõ giá trị của thông tin và ngoại giao, hơn nữa ông còn cho rằng luận điệu cũ rích “Liên Xô thiên chấp cuồng1 cũng có phần đúng. Ông đã ra lệnh phải giảm bớt hẳn các hoạt động bay quân sự của Liên Xô khi họ tiến hành trinh sát ở ngoài biên giới. Khoảng 20 phút sau, Ri-gân cũng tham gia thảo luận: “Goóc-ba-chôp có lẽ không phải là một người lãnh đạo Liên Xô kiểu mới” - Ông nói - Chỉ có thời gian mới nói rõ được mọi việc, có thể là chưa đến 10 năm. Nhưng tôi muốn giữ lấy nhiệt tình đối với Liên Xô. Tôi không muốn đình chỉ bất cứ việc nào mà tôi đang làm.”

Gióoc-giơ Xu-ơn-xư tiếp tục xúc tiến cuộc đối thoại ngoại giao giữa Mỹ và Liên Xô, thậm chí ông còn muốn tổ chức một cuộc hội đàm thượng đỉnh giữa các siêu cường. Kiến nghị này là do phó Tổng thống Bus lần đầu tiên đề xuất với Goóc-ba-chôp trong lễ tang Chec-nen-cô. Nhưng, do những nguyên nhân khác nên việc này phải gác lại “Tổng thống hiểu rõ giá trị của hai vấn đề, thủ đoạn ngoại giao và chiến lược thế công”. Giôn Pin-đơ Kơ-xtơ nhớ lại.

Đến cuối mùa hạ, có hai chính sách kinh tế quan trọng làm cho Liên Xô vốn đã ở trong tình trạng kinh tế hỗn loạn nay lại phải chịu một ảnh hưởng đáng sợ. Chính sách thứ nhất là do Oa-sinh-tơn gây ra. Dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính Giêm Pây-cơ, đồng đôla Mỹ bắt đầu sụt giá dần dần, từ nay đến 12 tháng nữa sẽ sụt giá 1/4. Động cơ Mỹ làm như vậy hoàn toàn là do nhu cầu trong nước, Pây-cơ hi vọng thông qua sự sụt giá này đẩy mạnh xuất khẩu, làm cho giá cả hàng hoá Mỹ trên thị trường nước ngoài rẻ đi. Nhưng đồng thời, theo tính toán thực số, đồng đôla Mỹ sụt giá thực tế sẽ làm cho nước xuất khẩu của Liên Xô giảm thiểu 1/4. Thường thì Mat-xcơ-va đem đổi tất cả ngoại hối thu được từ xuất khẩu dầu mỏ ra đôla Mỹ; đó là loại tiền mà Liên Xô ưa thích. Khi đồng đôla Mỹ vững giá sẽ cho phép Liên Xô, với sức mua của nó đạt tới hạn độ lớn nhất ở châu Âu và ở châu Á thì chính sách này có ích. Nhưng khi nó sụt giá thì tình hình sẽ đảo ngược. Theo sự ước đoán của Cục Tình báo trung ương, Krem-li đã phải trả một giá là 1 tỉ 5 đôla Mỹ đối với sự sụt giá của đồng đôla Mỹ.

Một loại chính sách khác là xuất phát từ Ri-yat. Nó có một tác dụng cực kì quan trọng đối với sự tử vong của nền kinh tế Liên Xô. Cuối mùa hạ năm 1985, A-rập Xau-đi chính thức thông báo cho Chính phủ Mỹ, Xau-đi hy vọng tăng sản lượng dầu mỏ sẽ làm cho giá dầu mỏ quốc tế tụt xuống nhiều. “Họ đã báo trước cho chúng ta biết rằng, chúng tôi có thể nhìn thấy sản lượng dầu mỏ sẽ tăng vọt” - Uyn-pak nhớ lại. Xuất phát từ nguyên nhân an ninh và kinh tế, người A-rập Xau-đi tạm thời làm theo lời khuyến cáo của Chính phủ Mỹ. Qua con đường ngoại giao Xau-đi đã thông báo quyết định của mình cho Oa-sinh-tơn. Lần này trái hẳn với quyết định giảm sản lượng dầu mỏ của họ, một quyết định khiến mọi người phải giật mình kinh ngạc thời kì thập kỷ 70. Đây là một chứng cứ chứng tỏ sự tăng cường hợp tác vì mục tiêu chung giữa nước Mỹ và A-rập Xau-đi.
___________________________________
1. Thiên chấp cuồng: thiên về hành động thô bạo.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Chín, 2010, 01:31:32 pm

Để cứu vãn một cơn bão táp về tài chính sẽ đem lại tổn thất cho Liên Xô, Goóc-ba-chôp đã họp với các cố vấn quan trọng và các trợ thủ của ông nghiên cứu việc soạn thảo ra kế hoạch cải cách kinh tế để thực thi vào kế hoạch 5 năm lần thứ hai. Thể chế kinh tế của Liên Xô tồn tại một số lớn vấn đề nhưng những vấn đề này xưa nay vẫn bị coi nhẹ. Nội dung quan trọng trong lần cải cách thứ nhất của vị Tổng Bí thư mới nhận chức này là phát triển tăng tốc, từ đó họ sẽ đưa Liên Xô, một siêu cường quốc đã hồi phục về kinh tế này tiến vào thế kỉ mới! Hiện đại hoá là một mục tiêu mới, chứ không phải là một sản phẩm, vì nó cần thời gian tới mấy mươi năm. Để thực hiện mục tiêu này, Liên Xô phải tăng đầu tư trong phạm vi lớn về phương diện chế tạo máy móc, nhất là phải tăng đầu tư về lĩnh vực kĩ thuật (máy móc thí nghiệm, người máy, điện tử học và máy tính), đồng thời phải hết sức nhanh chóng trong vấn đề thay cũ đổi mới thiết bị. Để thực hiện kế hoạch này, Goóc-ba-chôp cần phải đáp ứng mấy điều kiện sau: Tức phải có kĩ thuật phương Tây, ngoại tệ mạnh và kết thúc mọi sự thách thức về chính trị, những điều kiện đó chỉ có thể thực hiện được trong trường hợp Chính phủ Ri-gân thay đổi chính sách.

Goóc-ba-chôp hết sức nhiệt tình kêu gọi các nhà quyết sách phương Tây và các thương nhân mở rộng sự giao lưu thương mại. Khi đưa ra lời kêu gọi này, ông đã liên hệ kĩ thuật, thương mại và hợp tác chính trị vào làm một. “Trong thế giới nguy hiểm này, chúng ta không thể hoàn toàn coi nhẹ mối quan hệ ổn định giữa thương mại và kinh tế, khoa học và kỹ thuật này được. Chúng ta không có quyền làm như vậy!” Ông nói với các thính giả của ông rằng: “Nếu chúng ta muốn thật sự xây dựng một mối quan hệ vững chắc và ổn định có thể làm cho hoà bình được bảo đảm, thì chúng ta phải phát triển mối quan hệ thương nghiệp.”

Goóc-ba-chôp cần ưu tiên xét một việc, đó là lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt; nó là nguồn chủ yếu để Liên Xô có được ngoại tệ mạnh, sau đó họ sẽ dùng số tiền này, từ phương Tây mua về lương thực và các thực phẩm khác. Mục tiêu mà vị tân nhiệm Tổng Bí thư này xác định là, tăng số khí đốt đưa sang phương Tây, hơn 22.000 tỉ mét khối Anh của năm 1985 được đưa lên 30.000 tỉ mét khối Anh vào năm 1990. Phần trị số gia tăng này có được là từ mỏ khí đốt mới của miền Tây Xi-bê-ri. Mỏ khí đốt mới này cho đến gần đây mới đưa vào vận hành. Sản lượng dầu mỏ cũng tăng lên với mức độ lớn. Trong thời gian kế hoạch 5 năm sau (1986 - 1990) Goóc-ba-chôp phê chuẩn rót vào công nghiệp dầu mỏ một khoản tiền là 51 tỉ rưỡi đôla để cải tiến thiết bị sản xuất dầu mỏ; đồng thời năm 1986 sẽ lập một kỉ lục mới là đưa 16 mỏ dầu mới đi vào sản xuất. Goóc-ba-chôp hy vọng thông qua việc xuất khẩu năng lượng sẽ thu được hàng tỉ đôla.

Nhưng, ngoài việc từ phương Tây có được kĩ thuật, ngoại tệ mạnh và tiền vay ra, Goóc-ba-chôp cũng hi vọng giảm nhẹ được gánh nặng thuộc lĩnh vực quân sự. Đến cuối năm 1985, kể từ thập kỷ 60, lần đầu tiên số vũ khí mà nước Mỹ sản xuất đã nhiều hơn Mat-xcơ-va. Có lẽ điều quan trọng hơn hết là, dự toán nghiên cứu và phát triển của Mỹ tăng gấp đôi, điều này khiến cho các sĩ quan cao cấp Liên Xô và Goóc-ba-chôp cảm thất lo lắng! Khi đó một uỷ viên Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô nói: “Chúng ta nhận thấy một điều rất rõ ràng là: lực lượng của các lĩnh vực tương quan đã chuyển sang đối phó với chúng ta, trong đó bao gồm lĩnh vực kĩ thuật quân sự, lĩnh vực ý thức và lĩnh vực kinh tế. Chúng ta phải có biện pháp để ngăn chặn sự tiến triển về các lĩnh vực đó của Mỹ, ngõ hầu có sự “đối đáp” thích đáng với mọi thách thức khác của nước Mỹ”.

Về phía quân sự, như S.L.Su-cơ-rôp nguyên Bộ trưởng Quốc phòng, đã nói: “Bằng phương thức của mình, Liên Xô sẽ chạy đua với sự phát triển về mặt quân sự của nước Mỹ”. Do có sự chuyển biến về vấn đề chạy đua vũ trang nên Goóc-ba-chôp đã nghĩ đến một triển vọng chẳng hay ho gì; đó có lẽ là do “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” của nước Mỹ nên khiến cho ông ta cảm thấy bứt rứt không yên! Với cách nhìn của ông thì vấn đề cốt lõi của thế giới này là “Khoa học kĩ thuật phát triển đến một trình độ nhất định, do được ứng dụng một cách rộng rãi nên đã thu được thành tựu mới; nhất là về lĩnh vực quân sự, nó có thể đưa sự chạy đua vũ trang vào một giai đoạn mới hoàn toàn.” Mat-xcơ-va đang đứng trước một sự thách thức về kĩ thuật mà nó không có cách nào ứng phó được, vì vậy nên họ cảm thấy sợ hãi! A-lếc-xan-đơ Pes-mêl-tơ-na cho rằng, do xây dựng quân sự nên nước Mỹ đã áp đặt “nhân tố kinh tế” trong gánh nặng quân sự của Liên Xô, đó chính là “Việc lớn hàng đầu trước mặt Goóc-ba-chôp”. A-na-tô-ri Xiao-na-ap cố vấn ngoại giao của Goóc-ba-chôp nhớ lại: “Đối với Gioóc-ba-chôp mà nói, việc cần thiết trước mắt là phải kết thúc chiến tranh lạnh. Có như vậy thì chúng tôi mới có thể thực sự cắt giảm dự toán quốc phòng, từ đó mà hạn chế được khối liên hợp công nghiệp quân sự. Sự việc đã rất rõ ràng, ông sẽ đàm phán vô điều kiện với Tổng thống Ri-gân, trong đàm phán hai người sẽ đi rất xa qua việc cắt giảm một cách thực chất vũ khí chiến lược”. Điều mà ông rất quan tâm có lẽ là “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”. Pes-mêl-tơ-na nói: “Khi bàn về “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” chúng tôi có cảm giác phải chăng chúng tôi rơi vào cuộc chạy đua vũ trang, do “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” gây nên; vì rằng chúng tôi đang thử làm một số việc mà Mỹ đang làm, ví dụ như kế hoạch không gian và “hệ thống vũ khí không cơ” khiến cho Goóc-ba-chôp cảm thấy hoảng sợ”.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Chín, 2010, 01:32:39 pm

Tháng 6 năm 1985, Goóc-ba-chôp triệu tập một hội nghị đặc biệt về khoa học sĩ thuật hiện đại. Trung tâm nghị đề của cuộc hội nghị này là tăng tốc trong việc phát triển công nghiệp máy cái, kỹ thuật máy tính hiện đại, kĩ thuật điện tử và công nghiệp điện tử. Những hạng mục này đều là “thuốc xúc tác” để Liên Xô có thể tăng tốc phát triển, mà đó cũng là lĩnh vực then chốt để vực toà lâu đài Liên Xô dậy. Trong hội nghị, vị Tổng Bí thư mới nhận chức này tuyên bố, xúc tiến khoa học kĩ thuật hiện đại là sứ mệnh quan trọng nhất của ông. Ông hỏi những người dự họp, cải biến thể chế kinh tế có nghĩa là thế nào? “Có nghĩa là sản phẩm thông qua khoa học kĩ thuật phải có sự đổi mới, đồng thời đạt được trình độ kĩ thuật cao nhất thế giới!”

Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 đang được soạn thảo của Đảng Cộng sản Liên Xô phản ánh tâm tình cấp bách và quan tâm của Đảng đối với vấn đề tăng nhanh tiến bộ kĩ thuật. Bản kế hoạch này chú trọng đến việc phát triển điện tử học, coi đó là một hạng mục ưu tiên nhất, có như vậy mới rút ngắn được khoảng cách về kĩ thuật giữa Liên Xô với phương Tây. Bản kế hoạch yêu cầu sản lượng về công nghiệp người máy từ 13 nghìn lên tới 28 nghìn; máy cái từ 2500 máy tăng lên 10.700 máy. Trong hai năm đầu của kế hoạch mới, số vốn đầu tư về nghiên cứu phát minh, thí nghiệm dùng cho thiết bị đối với công trình bộ môn sẽ vượt tổng đầu tư của 5 năm trước là 50%; chú ý là số tiền dành cho việc nghiên cứu, phát minh cần tập trung vào các hạng mục về khoa học, kỹ thuật cao.

Điều đáng phiền lòng của Liên Xô là tài nguyên tốt nhất đều tập trung vào lĩnh vực công nghiệp quân sự. Một nửa số máy cái tập trung vào các xí nghiệp quốc phòng, mà các nhà khoa học làm việc ở đó đều là những người giỏi nhất! Ít nhất cũng có đến một nửa phí tổn về nghiên cứu phát minh chi cho lĩnh vực quân sự. Nhưng về phía Mỹ thì sự xây dựng quốc phòng của Ri-gân (đặc biệt là nhấn mạnh vào loại kĩ thuật mới xuất hiện) cũng có nghĩa là cần phải chuyển thật nhiều tài nguyên vào lĩnh vực quốc phòng.

Chính phủ Ri-gân hứa ứng dụng kĩ thuật mới phát minh vào vũ khí thông thường và vào “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”. Tổng Tham mưu trưởng quân đội Liên Xô đối với lời hứa này cảm thấy có hiện tượng bất bình thường. Tướng Ep-xiê Yép đã viết trong một bài đăng trong một tập san của quân đội: “Sự uy hiếp do kĩ thuật mới phát minh gây ra sẽ làm cho chủ nghĩa tư bản có đầy đủ năng lực để đột nhiên tập kích chúng ta; điều này chẳng khác gì bọn Na-di1 xâm nhập vào Liên Xô tháng 6 năm 1941”. Tướng Ca-li-ep, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, trong một bài báo ông đã coi một người công nhân già và Pô-pa-côp, một nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết “Sông và chết” của Si-mô-nôp là những công dân Liên Xô gương mẫu. Trong bài viết của mình, Ca-li-ep đã hi vọng công dân Liên Xô đứng trước sự uy hiếp mới của chủ nghĩa tư bản, cần phải nói như Pô-pa-côp rằng: “Trong trường hợp vạn bất đắc dĩ, tôi thậm chí có thể rời bỏ ngôi nhà ở của tôi rồi ra ở một căn phòng nhỏ tồi tàn sống với bánh mì và nước lã... Như vậy thì Hồng quân sẽ có đủ mọi thứ cần thiết!” Đảng Cộng sản Liên Xô thề không cho phép chủ nghĩa tư bản một lần nữa có được ưu thế quân sự, nhưng nếu họ quả có thực hiện được lời hứa đó thì họ sẽ phải trả giá đắt!

Goóc-ba-chôp muốn giữ lời thề. Đối với ông mà nói, về lĩnh vực kĩ thuật quân sự, Liên Xô đã tụt xuống phía sau nước Mỹ và điều này sẽ đe dọa địa vị siêu cường của Liên Xô “Chúng ta không có sự lựa chọn nào khác! - Goóc-ba-chôp nói với các tín đồ trung thành của Đảng - Với sự tấn công của khoa học, kĩ thuật hiện đại, sự chạy đua lại càng kịch hệt. Điều này đối với những kẻ bị tụt hậu thì ảnh hưởng của nó lại càng tàn nhẫn!” Qua sự nhìn nhận của Goóc-ba-chôp thì “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” là một kế hoạch mà Mỹ muốn chất chồng thêm vào gánh nặng kinh tế của Liên Xô. “Mỹ muốn với cuộc chạy đua của loại vũ khí không gian vừa hiện đại, vừa đắt giá sẽ đánh đổ nền kinh tế Liên Xô”. Ông nói với nhân dân Liên Xô trên đài Truyền hình Mat-xcơ-va: “Nước Mỹ muốn gây cho những nhà lãnh đạo Liên Xô đủ điều khó khăn, bao gồm cả lĩnh vực xã hội hòng phá hoại kế hoạch nâng cao đời sống nhân dân của đất nước Liên Xô chúng ta; từ đó kích động sự bất mãn của nhân dân đối với những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước”.

Sự phát triển của tình hình đã thúc đẩy Goóc-ba-chôp hơn lúc nào hết cần phải dốc hết sức lực vào việc xây dựng Quốc phòng. Kế hoạch 5 năm mới yêu cầu phải chi rất nhiều tiền cho vũ khí hiện đại. Đúng như Goóc-ba-chôp sau này đã thừa nhận; trong những năm từ 1986 đến 1990 kế hoạch chi tiêu cho quốc phòng hiệu suất tăng hầu như mỗi năm là 8%, tức là gấp đôi hiệu suất tăng trưởng của thu nhập quốc dân. Trong kế hoạch 5 năm sau, tổng số chi tiêu quốc phòng tăng lên 45%, điều này thật khiến người ta kinh ngạc!

Goóc-ba-chôp mong phương Tây, nhất là Tổng thống Mỹ, một con người chống Cộng sẽ có chút hoà hoãn trong cuộc vận động phản đối Liên Xô.
_____________________________________
1. Đức Quốc xã.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Chín, 2010, 09:15:56 pm

CHƯƠNG MƯỜI BẢY


Tháng 8 năm 1985, một cuộc “cờ bạc” nhằm vào tâm trạng kinh tế Liên Xô lẳng lặng triển khai. Tuy hiệu quả không lập tức cảm thấy được ngay, nhưng những thùng dầu của A-rập Xau-đi đã mở vòi và dầu của họ đã tràn ngập cả thị trường dầu mỏ thế giới. Ngày nay hồi tưởng lại, A-rập Xau-đi đã đưa ra quyết định khó khăn mà trọng đại này để rồi sau đó; Xiê-khơ A-man-ni, Bộ trưởng Dầu mỏ đi đến những câu tuyên bố: “A-rập Xau-đi sẽ cùng với các nước thành viên OPEC chiếm cứ phần còn lớn hơn nữa của thị trường dầu mỏ thế giới!”. Sáu tháng sau khi Tổng thống Ri-gân đề cập với Pha-khơ-đơ chuyện này, bốn tháng sau khi “Lá chắn hoà bình” bắt đầu tiến triển thì sản lượng dầu mỏ của Xau-đi tăng vọt lên. Bất cứ ai cũng đều có sự suy đoán, rút cục thì có nhân tố nào đã thúc đẩy A-rập Xau-đi có quyết định trọng đại như vậy. Cai-xpa Uyn-pak nhận định: “Nguyên nhân nội bộ đã khiến cho A-râp Xau-đi quyết định tăng sản lượng và hạ giá dầu mỏ năm 1985. Nhưng Xau-đi tất cũng biết rằng, quyết định này có thể cải thiện quan hệ giữa Xau-đi với nước Mỹ”.

Trong mấy tuần sản lượng dầu mỏ tăng lên của Xau-đi mỗi ngày không đầy 2 triệu thùng; sau đó tăng lên 6 triệu thùng. Cuối thu năm 1985, sản lượng dầu thô tăng vọt lên mỗi ngày khoảng 9 triệu thùng. Đối với nước Mỹ mà nói, giá dầu mỏ hạ là một món lời, tương đương với việc đưa tặng cho những người tiêu dùng Mỹ hàng chục tỉ đôla. Nhưng đối với Mat-xcơ-va, bất kì việc hạ giá dầu mỏ nào cũng đều gây ra những sự tổn hại cho nền kinh tế của họ. Nhưng, tình hình của năm 1985 đã có biến đổi lớn, sự tăng lên về số dự trữ ngoại tệ mạnh bị hạn chế, họ chỉ còn cách thông qua việc bán vàng để giữ cho sự thu nhập ngoại tệ mạnh vẫn ở mức độ cần có. Cũng như là năng lượng của bánh mì và bơ, ngoại tệ mạnh trong việc chế tạo máy móc so với bất kì một hàng tiêu dùng nào, ảnh hưởng của nó đối với hiện trạng kinh tế của Liên Xô cũ đều quan trọng hơn. Tháng 7 năm 1985, trong một bản báo cáo tuyệt mật về hiện trạng kinh tế Liên Xô của Cục Tình báo trung ương, đã khẳng định năng lực sáng tạo về việc thu nhập ngoại hối của Liên Xô rất yếu. Số chênh lệch mậu dịch giữa Liên Xô và phương Tây, quý I năm 1984 bội thu 7 trăm triệu đôla, đến quý I năm 1985 lại thành ra nhập siêu 1,4 tỉ đôla.

Có lẽ điều quan trọng là, Goóc-ba-chôp đang mong xuất khẩu năng lượng để có được ngoại tệ mạnh, rồi với số ngoại tệ đó sẽ mua kĩ thuật và hàng tiêu dùng để thực hiện kế hoạch cải cách của ông. Liên Xô mong dùng số tiền này để nhập khẩu các vật phẩm và thực phẩm của phương Tây. “Giá dầu mỏ hạ làm cho kế hoạch này thất bại, quả là thất bại! - Ep-côn-ni Nô-vi-cốp nói - Đó là tai nạn. Hàng tỉ đôla thế là đi đứt!”

Sau khi A-rập Xau-đi nâng cao sản lượng dầu mỏ không lâu, giá dầu mỏ quốc tế như một hòn đá đã chìm xuống dưới đáy hồ. Tháng 11 năm 1985, giá bán mỗi thùng dầu thô là 30 đôla, nhưng sau 5 tháng đã hạ xuống còn 12 đôla. Đối với Mat-xcơ-va, hơn 10 tỉ đôla chỉ trong một đêm là tan biến, số đôla này bằng một nửa số thu nhập ngoại tệ mạnh của Liên Xô. Kinh tế Liên Xô vì vậy lại càng khốn quẫn.

Đúng vào lúc Mat-xcơ-va đang phải một mình đối phó với trận bão táp tài chính này, thì ánh mắt của toàn thế giới lại tập trung vào Giơ-ne-vơ, nơi sắp diễn ra cuộc hội đàm thượng đỉnh của hai siêu cường. Gióoc-giơ Bus khi đến dự tang lễ Chéc-nen-cô đã đề nghị với Goóc-ba-chôp về cuộc hội đàm này.

Vị lãnh đạo Liên Xô mới đã vui vẻ nhận lời. Chính phủ Ri-gân đưa ra lời mời, và tỏ ra hết sức hy vọng về cuộc hội đàm này. Tổng thống Ri-gân và Quốc vụ khanh, Gióoc-giơ Xu-ơn-xư nhận định, cuộc hội đàm giữa nguyên thủ hai nước này có khả năng đạt được sự tiến triển về vấn đề khống chế vũ trang. Mục tiêu của Ri-gân không chỉ hạn định ở mặt khống chế vũ trang thông thường, lí tưởng của ông còn là tiêu trừ hạt nhân. Đồng thời với việc đánh lui Chủ nghĩa Cộng sản, ông muốn cắt giảm kho vũ khí của hai bên ở mức độ lớn; đó là một trong những mục tiêu mà ông muốn dốc hết nhiệt tình nóng bỏng vào đó!

Nếu cuộc hội nghị thượng đỉnh mà Ri-gân đề nghị này có thể làm dịu sự lo âu đối với chính sách vũ đoán của người lãnh đạo Liên Xô thì Goóc-ba-chôp sẽ nắm lấy cơ hội này để hoà hoãn hiện trạng kinh tế hỗn loạn mà Liên Xô đã sa vào đó. Ở Ap-ga-ni-xtan và Ba Lan, người Liên Xô không còn cách nào để khống chế cục thế được nữa. Tinh thần phản đối cuộc chiến tranh Ap-ga-ni-xtan ở Liên Xô đang lên cao. Goóc-ba-chôp rất biết tinh thần này sẽ đục rỗng xã hội Liên Xô! Ở Ba Lan, Công đoàn Đoàn kết bí mật không những vẫn tồn tại mà còn vững vàng hơn lên. Sự suy sụp về tinh thần của Chính phủ Da-ru-del-xki cũng nhanh chóng như sự suy sụp đối với nền kinh tế của họ. Ngoài việc cung cấp tiền của cho Ap-ga-ni-xtan và Ba Lan để bồi dưỡng lực lượng địa phương, ngõ hầu gạt bỏ sự thống trị bá quyền của địa phương ra; Chính phủ Ri-gân đương thông qua các biện pháp như siết chặt vòng vây hạn chế kĩ thuật, hạn chế sự xuất khẩu năng lượng của Liên Xô và tăng nhanh các bước chạy đua vũ trang giữa các siêu cường; trong xã hội Liên Xô, một lần nữa lại nẩy sinh ra những trở ngại khó bề vượt qua! Đặc biệt là “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” đã dồn Goóc-ba-chôp tới chân tường.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Chín, 2010, 09:16:44 pm

Các quan chức cao cấp của Chính phủ Ri-gân tìm cách chủ động thuyết phục phía Liên Xô tiếp thu nghị trình mà họ đã soạn thảo ra cho hội nghị này. Họ muốn cho đối phương rõ rằng, sự chú trọng của hội nghị này không phải chỉ tập trung ở việc khống chế vấn đề vũ trang vì trước đây các siêu cường đã hội đàm nhiều lần về vấn đề này rồi. Để chỉ thị về quyết sách đối với An ninh quốc gia số 75 nhất trí với mục tiêu “đánh lui” thế lực Liên Xô của Chính phủ Mỹ. Đô-nat Phu-chiê thành viên của Uỷ ban An ninh quốc gia đề xuất ra một ý tưởng về “Sáng kiến khu vực”. Đề nghị này sẽ tập trung sự chú ý vào 5 điểm nóng có tính khu vực; trong mấy nơi này đều có những cuộc chiến đấu giữa chính quyền do Liên Xô ủng hộ và những người khởi nghĩa chống Cộng. Nước Mỹ đề nghị, dưới sự ủng hộ và giám sát của các siêu cường, các phía tham gia giao chiến đều tự đàm phán với nhau. Họ sẽ cùng nhau nỗ lực gạt bỏ những sự viện trợ quân sự của các nước ngoài. Đương nhiên, họ vẫn có thể nhận viện trợ kinh tế. Thật ra thì Phu-chiê cũng không hề có ảo tưởng là Mat-xcơ-va sẽ tiếp thu kiến nghị này. Nhưng đây là một thủ đoạn phản kích có tác dụng trên bàn đàm phán để ngăn không cho Goóc-ba-chôp trong suốt thời gian hội nghị, công kích, lên án “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” của Mỹ.

Về vấn đề “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”, Cô-xây và Ken-nis A-đéc-man, Chủ nhiệm Nha khống chế và tái giảm quân bị cũng đề ra một sáng kiến tượng tự. Sáng kiến này không thành công, nhưng sự thật nó rất có tác dụng. Hai người cùng cho rằng, Tổng thống đưa ra khái niệm “Mở toang phòng thực nghiệm”, dùng để nghiên cứu “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”; so với khái niệm “Mở toang bầu trời” của Ai-xen-hao đưa ra 30 năm về trước đều có hiệu quả như nhau. “Mở toang phòng thực nghiệm” có thể làm cho sự giao lưu trong việc nghiên cứu phòng thực nghiệm của hai siêu cường được tiến hành. Đương nhiên không bao giờ Mat-xcơ-va lại tán đồng kiến nghị này, nhưng nó có thể bịt miệng không cho Liên Xô công kích Mỹ.

Trước cuộc hội nghị này, Tổng thống Ri-gân đã nghiên cứu rất nhiều các tài liệu gốc về kinh tế Liên Xô. “Ông thích đọc loại tư liệu này - Đô-nat Ri-can nhớ lại - Cứ vào những ngày cuối tuần, ông mang đến một đống lớn loại tư liệu này, sau đó ông đọc hết bản này đến bản khác. Về sự hiểu biết của ông về tình hình kinh tế và quân sự Liên Xô nhiều nhà chuyên môn cho rằng sự hiểu biết của ông về mặt này còn hơn họ.” Từ trong những tư liệu này, ông đã hiểu được rằng tình hình của Liên Xô hết sức nguy ngập, chủ yếu biểu hiện ở: sự thiếu thốn vật chất ngày càng rõ nét; trong sản xuất công nghiệp gặp nhiều vấn đề nan giải; nguy cơ thiếu ngoại tệ mạnh ngày càng nghiêm trọng. Ri-gân biết rằng, trong tay ông dù rằng không nắm được tất cả mọi lá bài, nhưng ít nhất ông cũng nắm được mấy lá bài then chốt rất quan trọng đối với Liên Xô.

Năm 1985, giữa hai siêu cường có nhiều vấn đề đối lập nhau rất nghiêm trọng. Thành phố Giơ-ne-vơ của Thụy Sĩ tỏ ra hết sức hiếu khách. Thành phố này đã trở thành một nơi tổ chức cuộc hội đàm thượng đỉnh lần thứ nhất của hai nguyên thủ. Ri-gân và Goóc-ba-chôp mặt đối mặt tranh tài cao thấp, mục đích sự tranh luận của họ rõ ràng là để chiếm lợi thế. Theo kế hoạch, Gióoc-giơ Xu-ơn-xư, Quốc vụ khanh nước Mỹ và E. Xê-vac-nat-de, Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô đã có một loạt cuộc hội đàm ngoại giao, chủ đề thảo luận là về các vấn đề Ap-ga-ni-xtan, nhân quyền, khống chế vũ trang và “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”.

Ngay khi bắt đầu hội nghị, Goóc-ba-chôp đã chĩa mũi nhọn công kích vào “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”. Ông nói với Tổng thống Ri-gân, sáng kiến này sẽ dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang, nó sẽ làm cho cả hai nước đều phá sản và không ổn định! Hai mắt của vị Tổng Bí thư này nhìn thẳng vào Ri-gân cảnh cáo rằng, ông còn ý định làm bất cứ việc gì ông thấy cần làm thông qua việc sử dụng rất nhiều loại vũ khí tấn công, đối chọi với “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” của Mỹ. Ông nói tiếp, “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” là ý đồ giành lấy ưu thế chiến lược và là chứng cứ thứ nhất về khả năng tấn công bằng vũ khí hạt nhân của Mỹ. Trừ phi trong vòng 18 tháng tới Mỹ có quyết định chính xác đối với “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” nếu không thì triển vọng về hoà bình thế giới sẽ vô cùng ảm đạm!

Trước quan điểm của Goóc-ba-chôp, Ri-gân đã phản bác rất quyết liệt. Với sức mạnh tinh thần của mình ông đã nói những lời lẽ thốt tự đáy lòng mình chứ ông không nói theo những ý ngắn gọn của bản Bị vong lục mà Quốc Vụ viện Mỹ đã chuẩn bị sẵn cho ông. Goóc-ba-chôp đã hăng hái đối đáp lại từng lời, từng ý của Ri-gân; hai vị nguyên thủ lời qua tiếng lại không ai chịu ai. Rút cục, Goóc-ba-chôp đã nói hết lẽ nhưng cũng không thuyết phục được Ri-gân nhượng bộ về vấn đề “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”!

Sau một ít phút nghỉ giải lao, hội nghị lại chuyển sang vấn đề khác. Goóc-ba-chôp lần này lại lặp lại trò cũ. Sau khi Tổng thống Ri-gân hứa sẽ hạn chế sự thí nghiệm và khai thác hệ thống phòng thủ chiến lược, Goóc-ba-chôp nói, ông hi vọng cuối cùng khi nước Mỹ bố trí hệ thống này thì nên có sự linh hoạt nào đó. Ông muốn Ri-gân tin rằng, thủ tiêu “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” không có nghĩa là Ri-gân hoặc Chính phủ Mỹ “mất mặt”. Tổng thống Ri-gân muốn lảng tránh vấn đề này, nên ông nói với Goóc-ba-chôp rằng: “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” không phải là vấn đề có thể đàm phán được!”. Lời nói này khiến cho Goóc-ba-chôp bực tức, ông tuyên bố Tổng thống đã không có sự tôn trọng ông đúng mức. Sau đó, ông nói với Ri-gân, nếu không thủ tiêu “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” thì cũng không thể khống chế vấn đề vũ trang được. Đối với sự chỉ trích của Goóc-ba-chôp, Ri-gân chỉ cười lảng!

Khi hội nghị chuyển sang thảo luận vấn đề khu vực, lại đến lượt Ri-gân chỉ trích Goóc-ba-chôp. Lời lẽ của Ri-gân so với lời lẽ của bất kì một vị Tổng thống Mỹ nào nói với bất kì một vị Tổng Bí thư Liên Xô nào đều khó nghe hơn. Ri-gân công kích Goóc-ba-chôp về vấn đề Ap-ga-ni-tan theo kiểu “bắn súng liên thanh”. Ông nói: Mat-xcơ-va đang làm việc tiêu diệt chủng tộc. Máy bay Liên Xô ném xuống một số đồ chơi, thực ra đó là một loại mìn nhử. Những em bé nghèo khổ không hề có một chút nguy hại gì cho ai, do các cháu nhặt những thứ đồ chơi đó nên mìn nổ khiến các cháu chết! Ở các nơi khác (Ba Lan, Ni-ca-ra-goa và Ăng-gô-la), Liên Xô đang chiến đấu với một số tổ chức dân tộc chủ nghĩa, những tổ chức này chỉ muốn có được sự tự do cho mình. Ông mạnh dạn hỏi một vấn đề khiến cho Goóc-ba-chôp bối rối: “Lẽ nào ngài vẫn muốn tiếp quản cả thế giới sao?”

Cuộc hội nghị thượng đỉnh này không làm cho chính sách của nước Mỹ có sự chuyển biến gì lớn. Cuối cùng thì nó đã kết thúc trong một khung cảnh hào nhoáng, tráng lệ điển hình. Ri-gân cũng chẳng thấy hứng thú gì với những nghi thức ngoại giao và ông dẫn đoàn đại biểu về nước với tâm tình khoan khoái, mãn nguyện! Còn Goóc-ba-chôp đã công kích rất mạnh “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”; việc này đã thể hiện tâm thái tuyệt vọng của ông. Thái độ của Tổng thống Ri-gân rất rõ, đó là khi ông nói về vấn đề Ap-ga-ni-xtan, ông đã: “đập” lại “người” bằng chính lí lẽ của “người”!”.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Chín, 2010, 09:19:21 pm

Trong hội nghị Giơ-ne-vơ, Goóc-ba-chôp đã không thực hiện được mục tiêu của mình; sau khi trở về Mat-xcơ-va, ông lại phải đối mặt với triển vọng ảm đạm của hiện trạng kinh tế. A-lec-xan-đơ Pes-mêl-tơ-nak nhớ lại: “Đối với Liên Xô mà nói, chúng tôi thấy cuộc chạy đua vũ trang đã gây áp lực đối với họ. Goóc-ba-chôp muốn tiến hành tiếp việc cải cách, nhưng chạy đua vũ trang liên tục không ngừng đã gây những trở ngại rất lớn cho những cải cách đó.”

Goóc-ba-chôp rất rõ Liên Xô phải đối mặt với một tình hình kinh tế không sáng sủa gì. Ông thấu hiểu mối liên hệ giữa sự phục hồi kinh tế với thế lực của Liên Xô. Sự lớn mạnh về kinh tế quyết định thực lực chính trị của Liên Xô. Ngày 23 tháng 5, ông nói với các quan chức ngoại giao ở bộ này rằng: “Không có sự phát triển tăng tốc về kinh tế và xã hội thì không thể nào giữ vững được địa vị của chúng ta trên vũ đài chính trị.” Ông thẳng thắn nói với mọi người rằng, sự khủng hoảng về kinh tế sẽ nghiêm trọng như thế nào; nó có thể khiến chúng ta không tham dự hoạt động quốc tế, trừ khi chúng ta có sự chuyển biến tốt về mặt này.

Theo sự loan báo của cơ quan truyền thông quân sự Liên Xô thì phía quân sự cảm thấy lo lắng vì, một khi hệ thống vũ khí kĩ thuật cao đổi mới của phương Tây vẫn trên đà phát triển được đưa ra sử dụng ở chiến trường thì nó sẽ gây ra ảnh hưởng như thế nào? Sự tiến triển về kinh tế và kĩ thuật (có lẽ chỉ có thể thông qua sự cải cách mạnh mẽ thì mới làm được điều này) là một điều cần thiết đối với An ninh quốc gia. Một tờ tập san của quân đội đã chỉ rõ rằng: “Chỉ có một cơ sở kinh tế mạnh mà hiện đại mới có đủ năng lực duy trì và cải tiến chạy đua vũ trang, đồng thời mới có thể cung cấp cho quân đội một số lượng đầy đủ về vũ khí hiện đại, về kĩ thuật quân sự và về mọi loại lương hưởng”. Cải cách không chỉ làm cho nền kinh tế dân dụng của Liên Xô hiện đại hoá và làm dịu đi cuộc sống căng thẳng của những người dân bình thường do tình hình khan hiếm các vật phẩm tiêu dùng hàng ngày mà nó làm cho tương quan giữa lực lượng đối sách có sự chuyển biến. Tướng Đơ-mi-tri A-tap (sau này là Bộ trưởng Quốc phòng) tuyên bố: cải cách tức là “tăng cường sự sản xuất trên cơ sở có được thành tựu mới nhất về khoa học kĩ thuật”. Xuất phát từ sự cần thiết của quân đội mà ông ủng hộ cải cách.

Đối với những người dân Oa-sinh-tơn họ rất thận trọng với sự nỗ lực cải cách của Goóc-ba-chôp. Kế hoạch này đã làm cho họ phải giận dữ! Nếu đối với một xã hội tuy thiếu đi tính nhất trí, nhưng lại do sự mở cửa và tự do mà ít đi tính xâm lược, thì một xã hội như vậy tất nhiên phù hợp với lợi ích của nước Mỹ. Nhưng, nếu Goóc-ba-chôp, với một phương thức nào đó, tìm cách xây dựng một đế quốc tuy có năng suất và có kĩ thuật tiên tiến nhưng lại khoác chiếc áo ngoài Mác - Lê với 70 năm quá khứ thì như vậy sẽ xuất hiện tình trạng gì? Nếu ông ta chỉ lợi dụng cải cách như một loại ngụy kế cốt để giành lấy những khoản tiền vay của phương Tây, thì cũng sẽ xuất hiện tình trạng gì?

Cùng với sự bắt đầu cuộc đông chinh thập tự quân của Goóc-ba-chôp đưa sức đẩy của kĩ thuật vào thể chế kinh tế của Liên Xô thì chiến lược phong toả kĩ thuật mang tính thế giới đối với tập đoàn Liên Xô của Chính phủ Ri-gân bắt đầu phát huy tác dụng. Kể từ năm 1981 cho đến nay, về mặt kết cấu và về mặt pháp luật đối với chế độ khống chế vấn đề xuất khẩu, nước Mỹ đã tiến hành rất nhiều cải cách. So với Chính phủ các khoá trước thì Chính phủ Mỹ hiện nay lại càng chú trọng đến sự chấp hành chế độ này. Đầu thập kỷ 70 và thập kỷ 80, chỉ có 2, 3 vụ án đánh cắp kỹ thuật bị khởi tố. Vậy mà chỉ riêng tháng 1 năm 1986 Bộ Tư pháp đã khởi tố hơn một trăm vụ án loại đánh cắp kỹ thuật. Trong thời kì Ri-gân cầm quyền “Thanh đơn1 khống chế vật phẩm” đã mở rộng thêm một bước. Từ tháng 10 năm 1983 đến tháng 9 năm 1987, trong “thanh đơn” đã tăng lên 26 hạng mục kĩ thuật.

Nhưng, sự thay đổi thực chất nhất có lẽ bắt đầu từ năm 1985, khi đó hai đảng có sự thống nhất hành động, với sự ủng hộ của Chính phủ đã có sự sữa chửa “Luật khống chế và quản lí xuất khẩu” ban bố năm 1979; từ đó lần đầu tiên đã trao cho quan chức quản chế xuất khẩu Mỹ quyền điều tra đối với việc xuất khẩu trái phép ra khỏi biên giới nước Mỹ; đại lí thương mại có thể theo dõi đến tận hiện trường xuất khẩu (như Hương Cảng, Thụy Sĩ và Ấn Độ). Mỗi số bản hiệp định 2 bên đã được kí kết bởi các nước trung lập, những nước này cần tiến hành khống chế đối với hành vi xuất khẩu của mình. Nhân viên hải quan còn có được quyền lực bất bình thường khác. Họ có thể lục soát những hàng hoá khả nghi mà không cần có sự phê chuẩn; hơn nữa họ còn có thể tịch thu những hàng hoá đó. Việc xử phạt các hàng hoá vận chuyển trái phép trở nên hết sức nghiêm ngặt; có thể bắt giam, thay thế cho phạt tiền!
_____________________________________
1. Thanh đơn: bản kê khai chi tiết.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Chín, 2010, 09:21:31 pm

Năm 1986, nước Mỹ đã dốc toàn lực vào việc thực thi chiến lược phong toả kĩ thuật. Các nước thành viên của Uỷ ban Thống trù Pa-ri đều tự tăng cường việc khống chế hàng xuất khẩu, bịt kín những lỗ rò rỉ ở mấy nước Thụy Điển, Áo và Thụy Sĩ. Khoảng 40% các thương gia chế tạo nước Mỹ, khi xuất khẩu hàng của mình cần phải có giấy phép xuất khẩu thuộc một loại hình nào đó, cốt làm cho Mat-xcơ-va không thể mua được một cách hợp pháp các loại kĩ thuật cao tiên tiến của Mỹ. Trong thời gian 4 năm, Chính phủ Ri-gân đã xây dựng thành công một cơ quan an ninh; mục đích duy nhất của cơ quan này là theo dõi các hàng hoá xuất khẩu sang Liên Xô. “Uỷ ban Chuyển nhượng kĩ thuật” đặt trong Cục Tình báo trung ương sử dụng máy tính tiên tiến để theo dõi những kỹ thuật xuất khẩu trên toàn thế giới, đồng thời tiến hành giám sát, khống chế lưu lượng mậu dịch kĩ thuật cao. Do Oa-sinh-tơn không ngừng tăng áp lực, mấy nước đồng minh chủ yếu phương Tây mặc dầu chấp hành các biện pháp trên không được nghiêm túc lắm, nhưng cuối cùng cũng phải khống chế các hàng xuất khẩu theo cách của Mỹ. Năm 1984, Bộ Quốc phòng Anh đã tổ chức các chuyên gia kỹ thuật lại, thành lập một tổ chuyển nhượng kĩ thuật để theo dõi tình hình xuất khẩu khoa học kĩ thuật cao. Pa-ri và Bon cũng đề ra kế hoạch như vậy.

Mat-xcơ-va đối với kĩ thuật phương Tây như kẻ đói khát trước miếng ăn, nhưng không có cách nào giành được số lượng cần thiết. Sự hạn chế xuất khẩu của phương Tây khiến cho Krem-li buộc phải mạo hiểm một phen. Năm 1986, các nhân viên tình báo của KGB và GRU1 muốn ra tay đánh cắp kĩ thuật của phương Tây. “Suốt cả thập niên 80, cùng với sự tăng cường việc hạn chế xuất khẩu của phương Tây, hoạt động gián điệp công nghiệp của họ rất sôi động.” Sư-thai-ep Han-pua nhớ lại. Nhưng, gián điệp rất khó lựa chọn xác đáng các tình báo kĩ thuật. Những kĩ thuật chiếm được (mua tương đối hợp pháp) không có tác dụng gì, vì nhân viên kĩ thuật Liên Xô không được huấn luyện, chỉ đạo hoặc giúp đỡ gì về kĩ thuật.

Do đoán được rằng Krem-li khi truy tìm kỹ thuật sẽ bằng mọi cách phái gián điệp công nghiệp đi làm việc này, vì vậy Cô-xây và các quan chức cao cấp khác trong Chính phủ Mỹ đã mở rộng việc đặt ra kế hoạch tình báo kĩ thuật giả. Nhân viên phân tích tình báo ở Lăng-lây đã phân tích rất kĩ kế hoạch 5 năm của Goóc-ba-chôp để xác định lĩnh vực kỹ thuật nào cần thiết nhập kĩ thuật phương Tây. Kết hợp kết quả phân tích với những báo cáo của những kẻ phản bội Liên Xô cung cấp, các chuyên gia kĩ thuật lập ra một bản thanh đơn kĩ thuật mà thương gia đại lí của Liên Xô có thể cảm thấy thích thú nhất. Sau đó các chuyên gia soạn thảo ra một tài liệu tình báo “có thiếu sót” về lĩnh vực kĩ thuật mà Liên Xô cần; phía thứ ba ở châu Âu và phía Mỹ chuyển những tài liệu tình báo đó, (hoặc bán) cho thương gia đại lí Liên Xô, (những người này không hề nghi ngờ gì về những tài liệu này!).

Kỹ thuật về phương diện dầu mỏ và khí đốt, nhất là công nghệ tinh chế đời mới là một lĩnh vực mà phía Liên Xô cảm thấy hứng thú. Trước việc cấm vận của nước Mỹ, quan chức ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt của Liên Xô muốn khai thác một số chi tiết máy để dùng vào việc khoan dò dầu mỏ vùng sát biển trong nước. Họ biết được rằng những chi tiết máy đó do Mỹ thiết kế rất có giá trị và chúng đã trở thành một ưu thế của phương Tây. Với sự giúp đỡ của các chuyên gia công nghiệp dầu mỏ, Cục Tình báo trung ương đặt kế hoạch đưa phía Liên Xô vào tròng trong việc này. Công trình sư Liên Xô mất mấy tháng trời, đi sâu tìm tòi một tư liệu tương quan đã hoàn thiện về một dàn khoan dò dầu mỏ vùng sát biển do Mỹ thiết kế để sử dụng ở vịnh Mê-hi-cô. Phía Liên Xô muốn mô phỏng bản thiết kế này của Mỹ. Theo sự dự đoán thì, để cơ bản sao lại thiết kế của Mỹ, công trình sư Liên Xô đã phải chi ra hàng vạn đôla. “Chiêu này rất có hiệu quả”, một chuyên gia nhớ lại “về mặt kĩ thuật dầu mỏ và khí đốt chúng tôi đã làm cho họ rối mù lên. Cho đến nay họ vẫn chưa hiểu đầu cuối vấn đề là như thế nào hết!”.

Phòng Thu thập tình báo quốc gia thuộc Cục Tình báo trung ương thuyết phục mấy công ty thuộc “Trung tâm công nghiệp vi điện tử” thiết kế máy chủ của máy tính và vệ tinh tiên tiến, khiếm khuyết về kĩ thuật. “Các công trình sư rất phấn khởi vì việc này - Một quan chức nhớ lại - Đối với mấy công trình sư đó, làm việc trong một kế hoạch bí mật, mà lại là đi vào một cửa ải khó về thiết kế thì đó là một sự thách thức hết sức cấp bách.” Lợi dụng thiết kế đã “báo hỏng” của thương gia chế tạo, các công trình sư đã soạn thảo ra một loạt “thiết kế tiên tiến”, sau đó họ bán cho các thương gia đại lí của Liên Xô với giá tiền khoảng 15.000 đôla. Theo lời đồn thì cho đến năm 1989, Liên Xô đối với một số thiết kế đó vẫn tiếp tục phân tích và lợi dụng! Một quan chức nói: “Với số liệu không chuẩn xác nào đó, một khi đi vào khâu nghiên cứu, phát minh, thì thật rất khó xử lí.”

Chính phủ Ri-gân còn coi tình báo giả như một thủ đoạn thúc đẩy Liên Xô theo dõi “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”. Quan chức KGB Ôn-cơ Cri-ep-xki đã làm việc bí mật cho nước Anh, đến năm 1985 thì phản bội hẳn. Theo tin tình báo y cung cấp thì các nhà lãnh đạo cao cấp Krem-li đều cho rằng “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” chắc chắn sẽ thực thi; như vậy, đó sẽ là một thách thức đối với kho vũ khí của Liên Xô. Cô-xây, Cai-xpa Uyn-pak và Giôn Pin-đơ Kơ-xtơ muốn coi sự chú ý này của Liên Xô là một ưu thế tâm lí của họ. Chiến dịch này về bản chất mà nói, ý Mỹ muốn gây ra một ấn tượng, tức là sự tiến triển thực chất mà chuyên gia kĩ thuật Mỹ có được đã vượt rất xa thực tế hiện có. “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” khiến cho Goóc-ba-chôp cảm thất bất an, nó đã trở thành một thách thức nghiêm trọng đối mặt với Liên Xô!
_______________________________________
1. GRU: viết tắt của nhóm từ tiếng Nga Glavnoe Rajvedivat elnoe Uynavlenie có nghĩa là: Tổng Cục Tình báo Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Chín, 2010, 09:29:25 pm


Nếu sự chạy đua kĩ thuật làm hao tổn lực lượng của Liên Xô thì những thách thức về chính trị đã có thể làm dao động nền móng của đế quốc này. Căn cứ vào chỉ thị của Tổng thống Ri-gân, Cô-xây đang bố trí rất nhiều hành động bí mật trong phạm vi toàn cầu để đánh lui thế lực của Liên Xô. Cô-xây là một người như vậy, trước cuộc đọ sức trên bàn cờ quốc tế, trong ông đã rực cháy một niềm tin, không phải là muốn ăn tươi mấy tên “tiểu tốt” của đối phương, mà là hi vọng đánh chết đối phương!

Mấy tuần sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh Giơ-ne-vơ, Cô-xây cùng ăn bữa trưa với A-len Fi-e-rơ ở phòng làm việc tại Lăng-lây. Fi-e-rơ công tác ở bán đảo A-rập từ rất lâu, nay được phái đến công tác tại Trung Mỹ. Hai người thảo luận về tình hình Trung Mỹ và những suy nghĩ của Cô-xây về việc ủng hộ các cuộc khởi nghĩa chống Cộng trên toàn thế giới. Ông muốn giành được thắng lợi ở một nơi nào đó. “Nếu chúng ta có được một cuộc thắng lợi - Ông nói với Fi-e-rơ - thì có thể coi như toàn bộ kế hoạch không thực tế sẽ “cải tử hoàn sinh”, đồng thời sự việc này sẽ tạo ra phản ứng dây chuyền trong toàn bộ đế quốc Liên Xô”. Đầu năm 1986, mặc dầu Liên Xô đã nhiều lần thất bại nhưng họ vẫn không chịu nhượng bộ. Tuy nhiên khắp thế giới không một nơi nào như Ap-ga-ni-xtan, tại đó Mỹ đã có một cơ hội “tuyệt hảo” để đánh lui Liên Xô.

Năm 1986, cùng với mùa đông đến trên đất nước Ap-ga-ni-xtan đầy gian khổ của chiến tranh, tiếng súng lớn nhỏ trên chiến trường đã lặng hẳn lại! Khi tuyết bắt đầu rơi, cũng như 6 năm qua, quân đội Liên Xô và Ap-ga-ni-xtan đã rút khỏi các đồi núi và các lũng núi vào ở trong các công sự phòng ngự, hoặc trong thành. Đã một năm nay, kể từ khi bắt đầu đánh chớp nhoáng (hiện nay quân Liên Xô do tướng Trai-xép chỉ huy) họ cũng không thu được kết quả gì đáng kể. Ở tuyến phía đông, quân Liên Xô huy động 20.000 người, tổ chức một trận tiến công đại quy mô nhưng vẫn không phong toả được vùng biên giới tiếp giáp với Pa-ki-xtan; cũng không cắt đứt được mối liên hệ giữa quân du kích Mu-xlim với căn cứ cung ứng của họ. Từ một phương diện khác, những lời mà nước Mỹ hứa với tổ chức chống đối bắt đầu đưa ra thi hành và đã thu được hiệu quả. Số lượng vũ khí đang trên đường vận chuyển đã tăng vọt: năm 1985 du kích Mu-xlim nhận được 10.000 súng bắn lựu đạn và 200.000 tên lửa. So với 5 năm trước đây thì tổng số còn nhiều hơn. Mỗi năm tổng cộng số vũ khí, đạn dược nhận được là 50.000 tấn, còn 2 năm trước chỉ có 10.000 tấn.

Năm 1986, khi Cô-xây đến thăm Pa-ki-xtan, ông và tướng A-khơ-tan và chuẩn tướng Ưu-xu-phu kiểm điểm, nhận định tình hình chiến tranh tại một căn cứ tiền duyên, sát ngay biên giới Ap-ga-ni-xtan. Họ đã xem xét các bức ảnh vệ tinh và bản đồ Ap-ga-ni-xtan tỉ lệ lớn, kiểm tra sự bố trí quân đội, số người thương vong và một số tình hình có thể xuất hiện trong năm tới. Họ quan tâm nhất tới vấn đề, trong vòng 5 năm tới tổ chức chống đối cải biến bản thân như thế nào. Hiện nay, du kích Mu-xlim đang áp dụng chiến thuật hiện đại tiến hành những hành động quân sự đại quy mô, tháng này thu được kết quả lớn hơn tháng trước. Trong 5 năm vừa qua, trang bị của du kích Mu-xlim chỉ là súng trường và họ phải đi chân không trong nội địa Ap-ga-ni-xtan tìm những mục tiêu dễ đánh. Còn ngày nay thì súng bắn chim đổi lấy đại bác, và họ đã sử dụng vũ khí kỹ thuật cao tiến đánh căn cứ không quân của Liên Xô. Hiện nay họ sử dụng hệ thống thông tin vô tuyến điện đời mới, bán kính hữu hiệu có thể đạt tới 600 dặm Anh. Cùng với việc xây dựng các trạm thông tin ở miền Trung Bộ Ap-ga-ni-xtan, vùng căn cứ của tổ chức chống đối Ap-ga-ni-xtan cũng được xây dựng, một số thiết bị hiện đại cũng được lắp đặt ở những nơi có sự bảo vệ nghiêm ngặt. Vệ tinh do Mỹ phóng ra cũng phủ sóng trên bầu trời Ap-ga-ni-xtan, đồng thời nó cũng truyền ảnh về nơi các nhân viên phân tích tình báo ở Oa-sinh-tơn và về nơi các quan chức ngành tình báo Pa-ki-xtan ở vùng biên cương. Lợi dụng những tình báo này, các quan chức ngành tình báo Pa-ki-xtan đã truyền các chỉ thị tới các vùng căn cứ. Sau đó, những căn cứ này có thể sử dụng vô tuyến điện “Khiêu tần” (bán kính hữu hiệu là 20 - 30 dặm Anh) truyền mệnh lệnh đến tay các chỉ huy chiến trường của du kích Mu-xlim.

Các chiến sĩ du kích Mu-xlim đã sử dụng ngày càng thành thạo các vũ khí hiện đại. Được vậy là do ngay từ năm 1985 đã xây dựng được rất nhiều trường huấn luyện quân sự, ở đó nhà trường đã dạy cho họ sử dụng mọi loại vũ khí. Một khoá trình 2 tháng bao gồm các bài dạy về: súng bắn tăng, súng cao xạ, gài mìn, quét mìn, phá hoại, đánh trong đường phố, và lãn công. Hàng nghìn chiến sĩ du kích đã tham gia học tập những khoá trình này. Mỗi năm có 20.000 chiến sĩ du kích tốt nghiệp ở những trường kiểu đó. Họ đã có được kĩ năng “Nhân viên loại U của Cục Tình báo trung ương”.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Chín, 2010, 09:30:07 pm

Năm 1985, sự thắng lợi về những lời hứa của nước Mỹ hiển nhiên đã đến lúc thu hoạch; trong năm đó, du kích Mu-xlim đã có được thành tựu rực ra. Tư lệnh đội du kích, Ây-kha-met Sa-a Ma-xđô nổi tiếng là “Hùng sư thung lũng Phan-chi-es” đã chiếm được một trọng địa phòng ngự Pây-sư-cơn do một tiểu đoàn trấn giữ trong lô cốt ngầm; bắt được 450 tù binh! Ở một nơi khác, đội du kích đã đánh sân bay và những máy bay đậu ở đó. Suốt mùa hạ năm 1983, du kích dùng tên lửa đánh rất mạnh vào sân bay Can-đa-ha, bức Liên Xô phải bỏ sân bay này, chuyển một số lớn máy bay đến một nơi càng hẻo lánh hơn. Đối với Mat-xcơ-va mà nói, có lẽ một việc “bất cát lợi” là, du kích Mat-xcơ-va đã tiến hành hàng loạt những hoạt động quân sự ở các tỉnh phía Bắc Ap-ga-ni-xtan, vùng giáp giới với Liên Xô; đồng thời một hạm tàu vận tải của Liên Xô khi đi ngang qua sông A-mu đã bị bắn chìm. Tình báo nước Anh cung cấp một loại thuỷ lôi nhỏ có thể gắn chặt vào phía dưới mớm nước của hạm đội tàu. Những du kích quân Mu-xlim đã qua lớp huấn luyện đặc biệt có thể bơi qua sông, gài vài quả mìn trong nội địa Liên Xô, sau đó lại bơi về Ap-ga-ni-xtan.

Nhưng, hình thức nâng cấp chiến tranh là nghiêm trọng nhất: kế hoạch của du kích Mu-xlim là đánh vào đất Liên Xô! Kiến nghị này đầu tiên là do Nhà Trắng đề xuất vào năm 1983; A-khơ-tan và đã Ưu-xu-phu tiếp thu kiến nghị này. Cuối năm 1985, Chính phủ Mỹ đã “lâm trận lùi bước!” Khi họ muốn đánh tiếp tục thì Cô-xây quyết định nước Mỹ tốt nhất là không chia xẻ các ảnh vệ tinh chụp nội địa Liên Xô cho du kích Mu-xlim. Những ảnh này có thể làm cho các trận đánh càng thêm hữu hiệu, nhưng đồng thời cũng trực tiếp làm cho Mỹ dính líu vào cuộc chiến tranh này. “Nếu những tên lửa liên hiệp của các bạn đánh rất chính xác thì người Liên Xô sẽ biết rằng các bạn sử dụng ảnh vệ tinh do nước Mỹ trao cho!” Một quan chức nhớ lại “Chúng tôi là một quốc gia duy nhất trên thế giới có thể cung cấp loại tình báo đó. Nếu chúng tôi làm như vậy là quá đáng và rất lộ liễu, người Liên Xô có thể sẽ trả đũa!” Vì vậy, Ưu-xu-phu đành tổ chức tiến công trong tình huống không có ảnh vệ tinh.

Nhưng, nước Mỹ có thể viện trợ du kích Mu-xlim bằng nhiều phương thức khác. Những tổ chức quân du kích được huấn luyện đặc biệt trang bị các thiết bị phóng tên lửa của Trung Quốc, hoạt động ở trong nội địa Liên Xô. Cục Tình báo trung ương thì cung cấp các vật nổ kĩ thuật cao. Du kích Mu-xlim sẽ chọn những mục tiêu dân dụng và quân dụng để phá hoại. Họ có thể tiến đánh các cơ sở công nghiệp Liên Xô, làm cho xe hoả trật bánh, đồng thời đánh các vị trí quân sự của Liên Xô bằng tên lửa.

Cục Tình báo trung ương đã tổ chức huấn luyện về kĩ thuật, do đó cũng giúp ích cho việc thay đổi chiến lược, chiến thuật của tổ chức chống đối. Cuối năm 1985, du kích Mu-xlim tổ chức ám sát Mô-ha-met Na-di-bu-la, thủ trưởng cảnh sát bí mật Ap-ga-ni-xtan. Một sĩ quan chỉ huy của đội du kích Mu-xlim được sự trợ giúp của một quan chức cảnh sát bí mật Ap-ga-ni-xtan ở Ca-bun, đã cùng với quân du kích đã nghĩ ra một kế hoạch bí mật. Viên sĩ quan chỉ huy này sử dụng thiết bị của Cục Tình báo trung ương cung cấp, đồng thời cũng học được một số kĩ năng của Cục này. Tháng 8 năm 1985, anh lén mang chất nổ và thiết bị hẹn giờ vào Ca-bun. Thương gia đại lí của viên cảnh sát bí mật Ap-ga-ni-xtan mua một chiếc ô tô cũ với một cái tên giả, trên xe chứa đầy chất nổ. Có người tiết lộ tin Na-di-bu-la sẽ đến thăm Đại sứ quán Ấn Độ ở Ca-bun cuối tháng 11, thế là viên sĩ quan du kích lái chiếc xe, cho đỗ ở trên đường trước mặt Đại sứ quán Ấn Độ. Do thiếu ngòi nổ điều khiển từ xa, anh phải sử dụng thiết bị hẹn giờ. Nhưng, Na- di-bu-la lại đến chậm 1 tiếng đồng hồ, nên quả mìn khi nổ đã không hại được ông!

A-khơ-tan, Ưu-xu-phu và Cô-xây sau khi đã phân tích trên bản đồ và ảnh vệ tinh thì họ bắt đầu thảo luận về chiến lược mới. Họ dự kiến công việc sẽ thành công và cùng chúc mừng lẫn nhau; sau đó họ chuyển sang thảo luận về phương thức chỉ đạo chiến tranh sau này. Tướng A-khơ-tan đề xuất vấn đề tên lửa “Độc thích”. Lời thỉnh cầu này do phía Mỹ không ai đề cập đến nên “thai đã chết ngay trong bụng mẹ”. Vị tướng Pa-ki-xtan này muốn được một lời giải thích. Ưu-xu-phu nhớ lại vì sao khi đó phía Pa-ki-xtan lại đưa ra lời thỉnh cầu ấy: “Đó là một thứ vũ khí duy nhất có thể làm xoay chuyển cục thế chiến tranh”. Cô-xây nói, ông và các quan chức chính phủ khác do chuyện này mà thấy buồn lòng! Nhưng, chắc sau này vấn đề cũng sẽ được giải quyết. Rô-be Mac Phơ-ran, hồi cuối năm 1983 đã báo cáo vấn đề này với Tổng thống. Tổng thống dường như cũng sẽ đồng ý vấn đề ấy. Nếu lạc quan thì đến mùa hạ, du kích Mu-xlim có thể nhìn thấy một số bộ phận của loại tên lửa đó. A-khơ-tan nghe nói vậy rất phấn khởi; ông nói với Cô-xây, việc này sẽ làm thay đổi hẳn tiến trình chiến tranh.

Cuộc chiến tranh Ap-ga-ni-xtan liên tiếp thu được thành công, chủ yếu nhờ vào sự ủng hộ của Pa-ki-xtan. Một quan chức Liên Xô đã nói với một quan chức ngoại giao cao cấp Mỹ ở Mat-xcơ-va rằng, Pa-ki-xtan luôn ủng hộ tổ chức chống đối Ap-ga-ni-xtan, vì thế Krem-li có ý định “tặng quà cho Zi-a”! Cô-xây nói với A-khơ-tan, nước Mỹ sẽ đem hết sức ra bảo vệ Tổng thống Zi-a. Việc bảo vệ an toàn này được tiến hành rất chu đáo, nhưng vẫn phải tăng cường ở một hai mặt nữa. Sau 3 năm, khi chiếc máy bay chở Tổng thống Zi-a bị nổ tan trên bầu trời thì đó là chứng cứ gián tiếp nói lên KGB, hoặc là cảnh sát bí mật Ap-ga-ni-xtan đã nhúng tay vào việc này.

Sau khi hội đàm, Cô-xây muốn đi xem cuộc bắn mẫu của du kích Mu-xlim. Ngành tình báo Pa-ki-xtan có một kế hoạch về hoả lực, bao gồm việc bắn biểu diễn các loại súng trường, súng cối, súng phóng lựu, súng trường không giật. Đầu năm 1986, có một số tân binh được điều sang Ap-ga-ni-xtan chiến đấu với quân đội Liên Xô. Rất nhiều hiện tượng chứng tỏ năm đó là một năm tốt.

Du kích Mu-xlim bắt đầu giành được quyền chủ động trên chiến trường. Quân đội Liên Xô xem ra thì rất không ổn định; hoạt động trinh sát quân sự trên đất Liên Xô không lâu sau đó đã bắt đầu!


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Chín, 2010, 09:31:21 pm

CHƯƠNG MƯỜI TÁM


Cuối năm 1985, A-rập Xau-đi quyết định tăng nhanh sản lượng dầu mỏ khiến giá dầu hạ rất thấp; điều này không thể không làm cho Krem-li chú ý. Đứng trước việc thu nhập ngoại tệ mạnh chưa bao giờ ít đến thế, nên một văn kiện với lời lẽ cứng rắn do một Uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô kí, đã được chuyển tới Quốc vương Pha-khơ-đơ hồi đầu năm 1986, Ôoc-cơ A-lech-xê-ep-vis Cri-nep-xki, Cục trưởng Cục Trung Đông, Bộ Ngoại giao Liên Xô và Cai-dar A-li-ep, Uỷ viên Bộ Chính trị, nhà nghiên cứu về A-rập đã truyền đạt thông tin của Liên Xô đến Pha-khơ-đơ; đồng thời I-rắc và Si-ri cũng cùng nhau đưa ra lập trường phản ứng về vấn đề đó. Hai nước này cũng là những nước bị thua thiệt do sách lược dày công mưu tính của A-rập Xau-đi.

Bức thư này rõ ràng là đã cảnh cáo Xau-đi không nên cứ một mực hạ thấp giá dầu, đồng thời đề nghị có một cuộc hội đàm bí mật ở Giơ-ne-vơ để ổn định giá dầu mỏ. Xuất phát từ lợi ích của bản thân, I-ran đã công khai đe doạ Xau-đi, vì sự tổn thất về việc thu nhập dầu mỏ đã bức I-ran phải thủ tiêu kế hoạch tiến công I-rắc. Do I-ran và I-rắc hầu như đều vi phạm các quy tắc chiến tranh đã có từ lâu nên họ đã dẫn đến tình hình ở vịnh Ba-tư càng thêm căng thẳng: các tàu chở dầu, nhà máy luyện dầu và các giếng dầu đều bị đánh phá! Do thiếu các linh kiện và các chi tiết máy nên không quân I-ran bắt đầu ít thấy xuất hiện trong chiến tranh, vì vậy “Vệ đội cách mạng” của I-ran đi trên nhưng chiếc du hạm đã tấn công vào các tàu chở dầu ở I-rắc! Những chiếc du hạm này chở đầy các binh sĩ bừng bừng khí thế, được trang bị tên lửa sẵn sàng phóng thẳng vào tàu chở dầu của đối phương. Các tàu chở dầu ở vịnh Ba-tư đang lâm vào tình trạng hiểm nguy!

Đầu năm 1986, do Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục bảo vệ sự an toàn dầu mỏ trong vùng Vịnh, nên A-rập Xau-đi cũng có chút yên tâm. Về việc I-ran đánh tầu chở dầu của I-rắc, tuy sự đe doạ mà nước này phải chịu không nghiêm trọng như đối với các nước sản xuất dầu khác (như Cô-oét), nhưng nước Mỹ không cho phép I-ran được có hành động khống chế hoặc hiếp bách đối với việc vận chuyển dầu mỏ trong vùng Vịnh; Sau khi được tin này Quốc vương Pha-khơ-đơ thấy vui vẻ và an tâm! Ở Oa-sinh-tơn, vương tử Ban-đan đã nói với Cai-xpa Uyn-pak và Cô-xây về sự quan tâm của ông đối với tình hình vùng Vịnh. Tháng 4 năm 1986 khi phó Tổng thống Gióoc-giơ Bus đến thăm bán đảo A-rập, ông đã cùng chủ nhân trao đổi về vấn đề này.

Đầu năm 1986, sản lượng dầu mỏ của Xau-đi xấp xỉ mỗi ngày 10 triệu thùng, giá dầu tiếp tục hạ. Đối với Xau-đi sản lượng dầu mỏ tăng vọt sẽ làm họ thu nhập được nhiều hơn so với sự tổn thất do giá dầu hạ; dự tính sẽ tăng thu nhập khoảng 1/3. Dù giá dầu hạ xuống 8 đôla mỗi thùng nhưng sẽ thu nhập dầu mỏ của Xau-đi lại trội hơn năm 1985. Đối với việc đồng đôla sụt giá, Pha-khơ-đơ thấy đây là một sức đẩy về kinh tế khác rất lớn. Theo như một bản Bị vong lục bí mật của Quốc vụ viện Mỹ, do gần đây đồng đôla Mỹ sụt giá khiến cho người Xau-đi “phát tài to”! Chỉ riêng nửa cuối năm 1985, tổng số tiền phát tài này “xấp xỉ 10 tỉ đôla”. Người Xau-đi mong rằng năm 1986 họ sẽ thu hoạch được tương tự như vậy.

Tháng 2 năm 1986, khi tiền bắt đầu được đưa đến tổ chức bí mật của Tiệp Khắc, thì hành động đánh lui thế lực Liên Xô của Mỹ ở Đông Âu bước vào một giai đoạn mới. Theo chỉ thị của quyết sách về An ninh quốc gia số 32 và nguyện vọng của Tổng thống, nước Mỹ và Tiệp Khắc của phương Tây đã bắt tay được với nhau. Nước Mỹ đã thiết lập một đường dây liên lạc với tổ chức bí mật của Tiệp Khắc. Tuy nhiên, tổ chức bí mật của Tiệp Khắc mỗi năm về tiền chỉ có mấy chục nghìn đôla; bất luận về quy mô hay về phạm vi đều không thể nào so sánh với hành động của Ba Lan được. Phái phản đối của Tiệp vẫn ở trong giai đoạn manh nha, chủ yếu họ vẫn chịu sự chi phối của tổ chức nhân quyền trong các phần tử trí thức (ví dụ “phong trào Hiến chương 77”), hoặc của giáo hội. Thông qua tổ chức lưu vong của phương Tây phe phản đối đó được Cục Tình báo trung ương cấp tiền bạc; các tổ chức này thường bí mật mang tiền đến cho họ. Số tiền mang đến trong mỗi lần tuy ít nhưng “tích thiểu thành đa”. Công đoàn Đoàn kết đã có những việc làm rất mạnh dạn, họ đã bằng cách nào đó có những hoạt động ủng hộ phái phản đối của hai nước Ba Lan và Tiệp Khắc trong một vùng hẻo lánh tại một cánh rừng dọc theo biên giới hai nước. Họ đã tiến hành hiệp thương nhiều lần về vấn đề đó. Nếu tổ chức bí mật của hai nước liên hợp lại với nhau, thì thế lực của Liên Xô ở vùng này sẽ phải đối mặt với những thách thức rất bất lợi.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Chín, 2010, 09:32:33 pm

Hoạt động bí mật phía sau “Bức màn sắt”, đó là một công việc mạo hiểm, nhưng xác định con đường cung cấp viện trợ cũng không dễ gì! Cô-xây giao cho Cơ-le-rơ Gióoc-giơ, Trưởng phòng Hành động mới nhận chức của Cục ông một bản Bị vong lục, với ý định yêu cầu xác định một số công tác về mặt hoạt động của phái phản đối và trả lời câu hỏi nên làm như thế nào để giúp đỡ họ được tốt hơn! “Cô-xây muốn biết trong việc giúp đỡ phái phản đối ở khu vực đó thì Cục ông có thể làm những gì. Ông khuyến khích Công đoàn Đoàn kết hợp tác với mọi phái phản đối khác”. Một quan chức đã hiểu rõ bản Bị vong lục đó nhớ lại.

Một vấn đề khác là kế hoạch có thể bị lộ. Cơ quan tình báo của tập đoàn Liên Xô có khả năng tiết lộ kế hoạch này từ đó họ sẽ phá hoại tổ chức bí mật. Ngay từ những năm 20, Cảnh sát bí mật của Bôn-sê-vích đã lập ra mấy tổ chức bí mật “hư cấu”, rồi lấy những tổ chức này làm công cụ, qua đó bắt được những người phản đối chính quyền Liên Xô. Tổ chức nổi tiếng nhất là “Hiệp hội của những người theo chủ nghĩa quân chủ ở Trung bộ Nga (MOR)”; còn tổ chức có tên là “Tín nhiệm” thì càng nổi danh hơn. “Tín nhiệm” đã thành công trong việc chui vào các tổ chức chống Cộng khác, đồng thời phá hoại mấy hoạt động tình báo của những tổ chức này ở nước Nga.

Nhưng nếu coi Ba Lan là một ví dụ, thì điều đó chứng minh sự ủng hộ ở bên ngoài có thể có tác dụng rất lớn. Ngoài số tiền mà Cục Tình báo trung ương cung cấp ra, mỗi năm Công đoàn Đoàn kết còn có được khoản tiền quyên góp chừng nửa triệu đôla từ hải ngoại, trong đó có 300.000 đôla đến từ “Lao liên - Sản liên”. Tuy nhiên, khoản viện trợ này không phải là không có lúc gián đoạn. Đầu mùa xuân năm 1986, từ Xtốc-khôm ở Thụy Điển và thành phố cảng Sta-đơ chuyển đến mấy đợt vật tư nhưng đều bị ngăn chặn ở dọc đường; lí do là một người nào đó, hoặc một nơi nào đó trên đường dây liên lạc đã báo với chính quyền. Nếu đường dây vận chuyển bị phá hoại thì sự cung ứng vật tư sẽ bị cắt đứt. Tuy nhiên, tổ chức bí mật còn có sự lựa chọn khác nữa.

Trong toàn bộ hành động, sự hoài nghi phần lớn đều chuyển hướng về phía Thụy Điển. Đối với con tàu vận chuyển, các phần tử tích cực của Công đoàn Đoàn kết chỉ có một con đường là áp tải cho đến khi hàng hoá đến được Thụy Điển. Tuy nhiên, trong các phần tử tích cực của Công đoàn Đoàn kết phương Tây có khả năng bị nhân viên tình báo của địch gài người vào, nhưng điều này cũng chưa thật xác thực. Chỉ có những phần tử tích cực của Công đoàn Đoàn kết rất được tín nhiệm mới có thể tham gia vào việc bí mật vận chuyển các cung ứng phẩm. Người mới đến không được tham gia vào việc này. Nếu có người biết được sự bí mật của “thùng thư”, thì có thể họ do bị cám dỗ này khác mà đi báo nhà đương cục. Giữa tháng 2, Cô-xây đã từ phòng làm việc của ông ở Nhà Trắng gọi điện cho một quan chức Thụy Điển rất thông thạo các hành động bí mật. Mục đích cuộc gọi điện này là: toàn bộ các đường liên lạc ở Thụy Điển có “lỗ hổng”. Cô-xây yêu cầu vị quan chức này bịt những “lỗ hổng” đó lại.

Một số nhân viên tình báo nước Mỹ được phái tới Thụy Điển giúp đỡ các đương sự ở đó điều tra việc này. Tổ liên hợp này đã mất hai tuần rưỡi thời gian để điều tra các khâu trong toàn bộ hành động của Thụy Điển. Họ đã tiến hành kiểm tra rất tỉ mỉ, bao gồm quan sát, kiểm tra biên bản và cả việc giám sát các công nhân, nhưng đều không phát hiện được điều gì! Cuối cùng, căn cứ vào sự cáo giác của một công nhân bên cảng, họ mới phát hiện được nguyên nhân của vấn đề. Tổ này đã theo dõi một nhân viên hải quan Sta-tơ thì phát hiện người này đang đánh điện báo cho một quan chức hải quan ở Gơ-đan-sư-khơ. Tổ liền thông qua sự kiểm tra những giấy tờ về tài khoản ngân hàng của nhân viên hải quan này, thì thấy mỗi lần anh ta đi cáo giác đều được 200 đôla tiền thưởng.

Dù đã phát hiện ra tội phạm, tổ liên hợp này vẫn ở trong trường hợp “tiến thoái lưỡng nan”. Bất luận là bắt anh ta hay cách chức anh ta thì báo chí cũng đều đăng tin. Như vậy sẽ lộ hết mọi bí mật! Phía Thụy Điển liền quyết định áp dụng biện pháp là phân công công tác khác, rồi tăng lương khiến cho anh ta có được kết quả thiết thực. Đối với một công chức của Chính phủ mà nói, do cung cấp tình báo cho một nước trong Hiệp ước Vác-sa-va mà bản thân được thăng tiến về sự nghiệp, trường hợp này có lẽ chỉ có một chứ không có hai! Công việc của người này sau đó rất bình ổn, lỗ hổng như vậy là bịt lại được!

Đang lúc Chính phủ Ri-gân tăng sự ủng hộ tài chính bí mật cho những hoạt động bí mật ở phía sau: “bức màn thép” thì Mi-khai-in Goóc-ba-chôp cũng ngồi trên ghế Chủ tịch của Đại hội đại biểu lần thứ 27 của Đảng Cộng sản Liên Xô. Trong 10 hôm hội nghị, các lãnh tụ các đảng Cộng sản đến từ nhiều nơi trên thế giới đã tề tựu tại Mat-xcơ-va. Họ đã “vẽ ra” tương lai của phong trào Cộng sản. Trong đoàn Chủ tịch, Goóc-ba-chôp ngồi bên cạnh Ri-ca-sép; người ngồi đằng sau ông là Đa-ru-del-xki và Hô-nec-cơ.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Chín, 2010, 09:33:27 pm

Bài diễn văn trong đại hội, Goóc-ba-chôp phát biểu rất có ý nghĩa lịch sử đối với một số vấn đề đã có sự thảo luận đầy đủ. Sau đó ông bắt đầu tiết lộ những “tội lỗi” trước kia của Liên Xô. Ông còn đưa ra những lời hiệu triệu cảm động lòng người trong việc xây dựng lại xã hội Liên Xô. Giọng nói của Goóc-ba-chôp sang sảng, dõng dạc, tràn trề một tình cảm hăng say, cuốn hút. Ông đề cập tới rất nhiều vấn đề quan trọng. Ông nói với các đại biểu rằng kỹ thuật tiến bộ đối với tương lai của Liên Xô vô cùng quan trọng. Chỉ có tiến triển được về mặt kỹ thuật, chúng ta mới có thể khiến Đảng thực hiện được mục tiêu của mình, khiến cho “tiềm lực kinh tế” được tăng lên gấp đôi. Kế hoạch 5 năm mới sẽ đặt tiến bộ kĩ thuật vào vị trí trung tâm. Ông nói: “Đảng yêu cầu đưa tiền của và vốn vào những lĩnh vực nào mà chỉ trong một thời gian ngắn có thể thu được rất nhiều lợi nhuận, không được tăng số lượng công nhân, nhưng phải sáng tạo ra thiết bị và kĩ thuật mới có hiệu suất cao”. Kế hoạch 5 năm kêu gọi phải coi “ngành khoa học kỹ thuật cao” là lĩnh vực đầu tư trọng điểm. Hơn 200 tỉ rúp sẽ được phân phối vào lĩnh vực này, từ đó thực hiện hiện đại hoá công nghiệp. Con số này còn nhiều hơn tổng số đầu tư của 10 năm trước. Đối với việc đầu tư vào lĩnh vực khoa học kĩ thuật cao, chúng ta chan chứa hi vọng về một nền kinh tế tăng trưởng và phát triển.

Goóc-ba-chôp còn cảnh cáo đối với ý đồ của Mỹ. Ông nói “Nguyện vọng chân thành của ông là huỷ bỏ gánh nặng “Chiến tranh trên các vì sao” và sự chạy đua về vũ trang thông thường”. Ông cảnh cáo là: “Nước Mỹ và nền công nghiệp quân sự của nó đã giữ tác dụng đầu tàu của chủ nghĩa đế quốc mà cho đến nay họ vẫn không muốn hãm bớt tốc độ của nó lại”. Ông còn nói: “Nguyên tắc cơ bản của an ninh kinh tế là nước Mỹ cần huỷ bỏ bất cứ sự trừng phạt nào về kinh tế, và không được có bất cứ một sự phong toả và kì thị nào!” Ông công khai chỉ trích việc Mỹ can thiệp vào công việc của các nước khác, nhất là đối với nội chính của Ba Lan và Ap-ga-ni-xtan. Ông cảnh cáo: thế lực đế quốc muốn mưu đồ “lật đổ Ba Lan”. Ông nói với các “tín đồ” của chủ nghĩa Cộng sản rằng: “Thế lực phản cách mạng và chủ nghĩa đế quốc đang làm cho Ap-ga-ni-xtan chảy máu”.

Mùa xuân năm 1986, sự sụt giá dữ dội về dầu mỏ quốc tế không chỉ làm cho toàn thế giới hết sức hoang mang, mà cũng làm cho 1/4 các quan chức trong Chính phủ Mỹ lo lắng. Ngay cả phó Tổng thống Gióoc-giơ Bus tuy đang chuẩn bị cho động thái về sự việc làm mọi người chú ý vừa xảy ra trong 10 ngày nay ở vịnh Ba-tư, nhưng trước việc giá dầu mỏ sụt xuống nhiều; là phó Tổng thống nhưng đồng thời cũng là một thương gia về dầu mỏ ở bang Tếch-dát, ông đã thấy đây là một sự nguy hiểm chứ không phải là một việc gì có thể hy vọng. Giá dầu cao đối với cơ sở chính trị của ông - miền Tây Nam nước Mỹ là một việc tốt. Phó Tổng thống đã nói lên quan điểm của ông về vấn đề này trong những trường hợp phi công khai.

Ngày 1 tháng 4, trước khi lên đường, Bus đã tổ chức một buổi họp báo ở Oa-sinh-tơn. Ông nói: “Điều hết sức quan trọng là sự “ổn định” của giá dầu mỏ, vì lợi ích của nước ta, tôi sẽ ra sức tuyên truyền về quan điểm này... Lợi ích này có liên quan tới sự an ninh của quốc gia chúng tôi... Tôi cho rằng chúng ta cần thiết trao đổi với nhau về sự ổn định thị trường, vì chúng ta không thể để cho giá dầu mỏ như những người lính nhảy dù cứ tự do rơi không có dù!”

Những ý kiến này không phù hợp với lời nói và việc làm của Chính phủ Mỹ. Tổng thống, Cai-xpa Uyn-pak, Cô-xây và Giôn Pin-đơ Kô-xtô khi chưa trưng cầu ý kiến của cố vấn “Sự vụ quốc nội” đã cho rằng giá dầu xuống thấp là một việc rất tốt đối với nước Mỹ. Sau khi bình luận về lời phát biểu trên của Bus, quan điểm bất bình thường này bị công khai phản bác. Một người phát ngôn Nhà Trắng nói: “Con đường làm cho giá dầu ổn định là để cho thị trường tự do phát huy tác dụng”. Người này còn chỉ rõ rằng, Bus sẽ khẳng định với Quốc vương Pha-khơ-đơ là, lực lượng thị trường sẽ quyết định mức giá của dầu mỏ.

Sau mấy hôm phát biểu quan điểm trên, Bus bay đến Ri-yat. Nơi ông đến đầu tiên ở Ri-yat là Đại sứ quán mới xây của Mỹ. Trong bữa tiệc tối hôm đó, phó Tổng thống trao đổi với mấy vị bộ trưởng Xau-đi, trong đó có Xiê-khơ A-ma-ni. Họ thảo luận thẳng thắn với nhau rất nhiều vấn đề, nhưng vấn đề đột xuất là giá dầu mỏ. Bus cảnh cáo rằng, nếu giá dầu vẫn ở mức thấp nhất thì những nhà sản xuất dầu mỏ nước Mỹ sẽ gây áp lực với Quốc hội, đánh thuế vào dầu mỏ nhập khẩu hoặc sẽ có hình thức đấu tranh để bảo vệ lợi ích của họ. Đối với lời cảnh cáo của phó Tổng thống, A-ma-ni không để tâm, nhưng như vậy lại làm tăng thêm sự hỗn loạn của Xau-đi. Đã mấy tháng nay, các quan chức cao cấp của nước Mỹ trước sau vẫn thuyết phục Xau-đi hạ thấp giá dầu mỏ. Trước tiên là Uyn-pak và Cô-xây cuối cùng là Tổng thống. Trước sau họ vẫn động việc tăng sản lượng dầu. Nay Bus lại đến Ri-yat để phát biểu quan điểm trái hẳn lại!


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Chín, 2010, 09:36:31 pm

Sau đó, phó Tổng thống từ Ri-yat bay đến Đa-lan1, nơi ấy có hành cung của Quốc vương Pha-khơ-đơ. Tại đây, Quốc vương tổ chức yến tiệc chiêu đãi Bus. Những người phục vụ mang súng, đeo gươm tề chỉnh. Sau khi dự tiệc, Bus và Pha-khơ-đơ có cuộc bí một hội đàm; cuộc hội đàm này rất nhanh đã biến thành một cuộc hội nghị đêm khuya. Vào thời gian này, quân hạm của I-ran đã tập kích vào tàu chở dầu của Xau-đi, việc đó khiến cho Pha-khơ-đơ lo lắng. I-ran hiện đang quan việc chiếm đảo Fao ở phía Nam I-rắc, giáp với Cô-oét để yểm hộ trận địa của họ ở miền Nam I-rắc. Fao có thể trở thành con đường thông đến Cô-oét, thậm chí thông đến mỏ dầu của Xau-đi. Pha-khơ-đơ rất lo lắng việc việc này. Quân đội Xau-đi ở trong trạng thái cảnh giới cao độ. Bus khẳng định lại, nếu I-ran tấn công Xau-đi, nước Mỹ sẽ cương quyết ủng hộ Vương thất nước này. Trước khi kịp phản ứng, quân đội Mỹ sẽ không cho phép I-ran tấn công Cô-oét hoặc A-rập Xau-đi. Quân hạm ở vùng vịnh của hải quân Mỹ sẽ giám sát hành động của I-ran vì đối với hành động quân sự của I-ran, Oa-sinh-tơn đã nắm rất chắc.

Khi cuộc thảo luận chuyển đến vấn đề dầu mỏ, Bus nói với Quốc vương, ông đang mong đợi sự “ổn định” của thị trường dầu mỏ. Giá dầu mỏ vào mùa thu năm 1985 trên thị trường là 30 đôla/thùng thì vào tháng 4 năm 1986 tụt ngay xuống 10 đôla/thùng, có người dự đoán có thể còn sụt xuống 5 đôla/thùng. Bus nói với Pha-khơ-đơ, từ lâu ông đã nói với A-man-ni rằng nước Mỹ sẽ phải chịu áp lực rất lớn, nếu như tiến hành hạn mức việc nhập khẩu dầu mỏ hoặc đánh thuế quan. Vì vậy Quốc hội Xau-đi tốt nhất là áp dụng biện pháp nâng giá dầu. Về ý kiến này, Pha-khơ-đơ hết sức chú trọng. Đối với Bus mà nói, phát biểu điều ấy hiển nhiên trái với chính sách của nước Mỹ, đó là một việc cực kỳ bình thường, vì trước đây sự thật đã chứng minh, trong 5 năm đầu khi Ri-gân mới chấp chính, phó Tổng thống là một con người thành thật. Đây là lần đầu tiên ông vượt qua khuôn khổ của Chính phủ Mỹ, nhưng ý kiến của ông lại được vị nguyên thủ nước ngoài tiếp thu!

Khi những lời của Bus nói với Pha-khơ-đơ truyền tới Nhà Trắng, Ri-gân thấy không thể không áp dụng một số hành động nào đó. Ông đã có một cách làm ít có! Một vị đại sứ nói: “Ông đã nghiêm khắc phê bình Bus”. Ri-gân đã nói rõ với Bus rằng, khi Tổng thống và các thành viên cao cấp trong Nội các có cùng chung một quan điểm, mà Phó Tổng thống lại có một quan điểm khác thì điều ấy chẳng phải là một việc hay ho gì!

Tại một nơi nào đó ở phương Tây đã đưa ra một lời yêu cầu là thị trường dầu mỏ quốc tế cần can thiệp ngay để giữ cho giá dầu mỏ được “ổn định” ở một mức nhất định. Mùa thu năm 1986, trong một cuộc hội nghị bí mật của cơ quan năng lượng quốc tế, có mấy nước đã ra sức tranh thủ các quan chức năng lượng cao cấp nhất của nước thành viên ra quyết định nâng giá dầu mỏ.

Đoàn đại biểu nước Mỹ căn cứ vào chính sách của nước mình, tuyên bố họ không tán thành việc đó. Thậm chí họ còn chủ trương gạch bỏ bất kì từ ngữ nào có liên quan với nhóm từ “giá cả ổn định” trong bản dự thảo tuyên bố hiện nay về vấn đề giá dầu mỏ tương đối thấp trong lần hội nghị này.

Có một bản báo cáo bí mật tháng 5 năm 1986 của Cục Tình báo trung ương có tựa đề “Liên Xô: đứng trước tình trạng khó khăn, thiếu ngoại tệ mạnh”. Bản báo cáo nói về vấn đề giá dầu mỏ sụt nhiều sẽ huỷ hoại kết cấu nội bộ của nền kinh tế Liên Xô như thế nào. Phần trích yếu của bản báo cáo viết: “Giá năng lượng thấp, sản lượng dầu tụt và đồng đôla mất giá sẽ làm suy yếu rất nhiều năng lực nhập khẩu thiết bị, nông sản và vật tư công nghiệp từ phương Tây trong vòng 10 năm của Liên Xô. Đúng lúc Goóc-ba-chôp mong muốn giành được sự viện trợ của phương Tây để thực hiện kế hoạch phục hồi kinh tế của ông ta thì sự thu nhập ngoại tệ của ông ta lại rất kém (có khả năng bị hụt khoảng 1/3 hoặc hơn nữa)”. Bản báo cáo viết tiếp: “Năm nay, sự giảm giá mạnh của giá dầu mỏ đã làm cho tình hình thu nhập của Mat-xcơ-va bị sút kém rất nhiều... Năm 1980, khi Liên Xô xuất khẩu dầu mỏ cho các nước có ngoại tệ mạnh, Liên Xô là nước đứng mũi chịu sào lúc sản phẩm dầu mỏ thế giới xuống thấp. Cùng với việc trong một thời gian ngắn, Liên Xô rất ít có cơ hội có thể làm cho nước mình tăng phần tiết kiệm năng lượng hoặc đi tìm một loại thế phẩm để thay thế dầu mỏ; vì vào thời điểm gay cấn, khi mà Goóc-ba-chôp đang ra sức thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nếu giảm bớt lượng cung ứng năng lượng cho các hộ dân thường thì sẽ có khả năng làm cho việc sản xuất dầu mỏ rơi vào trạng thái hỗn loạn.” Báo cáo này khẳng định lại một kết luận ngày 9 tháng 8 năm 1984; tức là theo một tin tình báo, nếu 1 thùng dầu mỏ hạ xuống 1 đôla thì thu nhập của Mat-xcơ-va mỗi năm sẽ thiệt từ nửa tỉ đến một tỉ đôla, mà số ngoại tệ mạnh này đối với họ lại hết sức quan trọng! Giá dầu mỏ hạ thấp sẽ làm cho tổng thu nhập mỗi năm của Liên Xô giảm đi 1,3 tỉ đôla. Giá khí đốt song song với giá dầu mỏ, vì vậy thu nhập khí đốt xuất khẩu của Liên Xô cũng giảm đi hàng tỉ đôla. Đồng thời, đồng đôla mất giá cũng làm cho sự thu nhập hàng năm của Mat-xcơ-va giảm đi khoảng 2 tỉ đôla. Đó là vì sự xuất khẩu của Liên Xô kết toán bằng đôla, còn nhập khẩu phần lớn kết toán lại bằng tiền châu Âu.

Nhưng sự sụt giá dữ dội đem lại sự tổn thất toàn bộ của Liên Xô chỉ mới bắt đầu thống kê. Súng đạn là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai sau xuất khẩu năng lượng của Liên Xô. Phần lớn số súng đạn này đã xuất khẩu sang các nước Trung Đông, để đổi lấy dầu mỏ hoặc đôla. Trong thời kì phồn vinh của dầu mỏ vào những năm của thập kỷ 70, số súng đạn mà Liên Xô bán cho các nước Trung Đông đã tăng lên 5 lần, mà trong suốt cả thập kỷ 80, tổng số xuất khẩu của Liên Xô vẫn bảo đảm được một mức rất quan trọng. Nhưng do dầu bị sụt giá dữ dội, nên phần lớn các khách hàng giàu có và ổn định vẫn mua súng đạn của Liên Xô thì nay lại ở trong tình trạng giật gấu, vá vai. Nửa năm đầu của năm 1986, sự thu nhập của I-ran, I-rắc và Li-bi về dầu mỏ giảm 46%. Kết quả số súng đạn tiêu thụ của Liên Xô năm 1986 giảm đi 20%; ngoài ra 20 tỉ đôla từ kho vàng của Krem-li cũng tiêu tan. Thật trớ trêu khi Liên Xô cần ngoại tệ mạnh nhất thì họ lại tổn thất về đôla rất nhiều và rất rõ!
_______________________________________
1. Đa-lan: một thành phố ở vùng Đông Bắc A-rập Xau-đi.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Chín, 2010, 09:37:02 pm

Rập khuân theo dự toán quốc phòng của Ri-gân, sự thu nhập tài chính của Liên Xô lung lay dữ dội như vậy, vì thế rất khó lường được hậu quả! Thập kỷ 70, khi giá dầu tương đối cao, Krem-li cảm thấy hết sức hạnh phúc. Trong những năm 1973 - 1982, sự thu nhập về xuất khẩu năng lượng của Liên Xô tăng 14 lần, còn lượng xuất khẩu thậm chí lại không tăng được gấp đôi. Trong thời kì đó, “tỉ giá xuất nhập khẩu” của Liên Xô tăng 65%, nghĩa là với một số lượng vật phẩm xuất khẩu nhất định có thể đổi về số vật phẩm nhập khẩu thì số xuất khẩu nhiều hơn 2/3. Nhưng giá dầu thế giới sụt giá dữ dội đến mức làm người ta kinh ngạc, khiến cho quá trình này có sự chuyển biến ngược hẳn lại. Vì vậy, rất nhiều vật phẩm nhập khẩu từ phương Tây có thể gắng gượng duy trì cho sự sinh tồn của thể chế này (thực phẩm, máy công cụ và các hàng tiêu dùng hàng ngày) trở nên cực kì đắt đỏ. Đến tháng 7 năm 1986, Liên Xô mua một loại thiết bị đặc biệt của Tây Đức thì số dầu mỏ cần thiết xuất khẩu so với một năm trước nhiều gấp 5 lần. Đối với Goóc-ba-chôp, sử dụng ngoại tệ mạnh để tiến hành cải cách, không phải là sự lựa chọn có thể thực hiện được nữa rồi!

Cơn bão táp về ngoại tệ mạnh của Liên Xô đã gây ra những phản ứng về nhiều mặt. Do thiếu vốn của mấy mươi các hạng mục công nghiệp loại lớn của Liên Xô đều bị thủ tiêu. Kế hoạch của công ty ôtô Rơ-nôn là lắp ráp lại ô tô, trị giá 1,2 tỉ đôla phải đình chỉ! Một mỏ than ở Xi-bê-ri, do không có ngoại tệ mạnh chi trả, nên những thiết bị nhập từ Mỹ và Nhật đột nhiên cũng bị đình chỉ. Hai nhà máy hoá học mới xây dựng do công ty hữu hạn cổ phần Giôn Pu-răng và công ty hữu hạn cổ phần công nghiệp hoá học nước Anh đầu tư 1 tỉ đôla cũng bị bỏ.

Sự hạ giá dữ dội của dầu mỏ khiến cho Liên Xô không thể trông chờ gì được vào số tiền sẽ vay của phương Tây, mặc dầu đó là một nguồn quan trọng để họ có được tiền mặt. Một số báo cáo tương đối quan trọng có liên quan đến các thành viên của Uỷ ban An ninh quốc gia thời kì đầu của Chính phủ Ri-gân do Rô-giơ Ru-pin-sưn chỉnh lí chỉ ra rằng: một nguồn lớn về tài chính mà Liên Xô và khách hàng của họ có được là do họ có thể sử dụng số tiền gửi vào ngân hàng của đồng nghiệp phương Tây. Một số tài khoản lại “thường xuyên chuẩn bị” đã đáp ứng được yêu cầu tiền mặt ngắn hạn của Krem-li, khiến cho Mat-xcơ-va thông qua những thủ thuật về tiền gửi (ngân hàng) đã tránh được những vấn đề về tài chính. Tiền gửi vào Ngân hàng của đồng nghiệp là một truyền thống lâu đời của giới Ngân hàng, không thể trong một đêm mà huỷ bỏ được. Nhưng Chính phủ Mỹ trong nhiều trường hợp đã đề xuất vấn đề này với giới Ngân hàng; mong có một sự hạn chế nào đó đối với tập quán này!

Có một lần, Cô-xây đến tham dự một cuộc hội kiến tư nhân (thậm chí bí mật) do một số lãnh đạo cao cấp trong giới Ngân hàng tổ chức. Lần tụ họp này tiến hành trong một cửa hàng ăn ở khu Ngân hàng (Cô-xây vốn là một Ngân hàng gia quốc tế). Ở đó, ông gặp một số người quen cũ. Họ có những lời khuyên rất thẳng thắn với ông và ông cũng có những lời khuyên như vậy với họ. Ông cũng phát biểu với họ những suy nghĩ của ông trước những khó khăn đối mặt với Goóc-ba-chôp. Ông nói: “Họ biết rằng nếu muốn cạnh tranh với chúng tôi thì phải có được sự tiến bộ về lĩnh vực máy tính và kĩ thuật thông tin. Nhưng, nếu muốn làm được điều đó, họ phải nới lỏng việc khống chế về chính trị đối với dân chúng. Nước Mỹ nên đẩy tiến trình tự do hoá về kinh tế của Liên Xô, hay là nên làm cho nước mình giữ được địa vị dẫn đầu về kĩ thuật và kinh tế? Đó là vấn đề lớn nhất mà nước Mỹ phải giải quyết” Cô-xây không giải đáp vấn đề do ông đề xuất, mà tiếp tục thảo luận vấn đề tài chính của Liên Xô. Ông nói với những lời lẽ nhiệt tình, cứng rắn. Do kinh tế cạn kiệt và do giá trị của những tài nguyên (dầu mỏ, khí đốt và súng đạn) tối quan trọng không đem về được những khoản thu nhập đáng kể ngoại tệ mạnh nên Mat-xcơ-va yêu cầu phương Tây cho họ vay thật nhiều ngoại tệ. Nhưng ông rất tự tin cho rằng, các ngân hàng gia sẽ không mạo hiểm cho vay như vậy, do khi Liên Xô trả nợ gặp phải nhiều điều lôi thôi, mà sự thu nhập ngoại tệ của họ lại kém hẳn đi. Vì vậy nếu cho họ vay nhiều, thật chẳng có ý nghĩa gì hết! Sau đó, ông nói với những vị trùm tư bản này về những sự âu lo của Chính phủ Mỹ; đó là Krem-li có thể lợi dụng số tiền gửi ngân hàng của các đồng nghiệp và thi thố những cơ mưu của họ để moi tiền trong các ngân quỹ của phương Tây.

Cùng với những trung tâm tài chính của đế quốc Liên Xô bị đổ bể triệt để, ở những vùng ngoại vi xa xôi của đế quốc này những tổ chức đối đầu với chủ nghĩa Cộng sản quyền uy càng ngày càng nhiều. Những tổ chức này đều có nguyện vọng độc lập và đều có được sự viện trợ của nước Mỹ. Ở Ba Lan và Ap-ga-ni-xtan (hai nước này có sự đối đầu đáng kể nhất với Liên Xô), những hoạt động phản đối Krem-li tiếp tục lên cao. Ngày 5 tháng 6 năm 1986, nhà đương cục Ba Lan tình cờ phát hiện ra Chư-pi-knep Pu-ak, đã từng bị truy nã từ ba năm nay. Ông phụ trách công tác tổ chức của công đoàn Đoàn kết, ngoài ra ông còn phụ trách công tác giám sát các tài khoản ngân hàng về các số tiền quyên góp đến từ phương Tây và cả việc phân phát mọi khoản tiền này khác. Ông bị bắt thật là một tổn thất rất lớn cho phái phản đối. Trước nay ông đã không bị bắt là do ông luôn thay đổi chỗ ở và khéo cải trang (sử dụng tóc giả, đồ hoá trang, râu giả và mũ; những thứ này do các học sinh trường Đại học Sân khấu, có cảm tình với Công đoàn Đoàn kết nên lén đưa cho ông).


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Chín, 2010, 09:41:53 pm

Mấy tháng đầu năm 1986, còn có hơn 320 phần tử tích cực của Công đoàn Đoàn kết bị bắt, nhưng trong số những người đó không ai có tài cán hơn Pu-ak. Tuy ở cơ sở còn có rất nhiều các phần tử tích cực, nhưng hệ thống chỉ huy và điều hành công tác tổ chức cùng việc quản lí các hoạt động của phái phản đối đã đứng trước một tình hình rất nghiêm trọng. “Những hoạt động của phái phản đối vẫn tiến hành như trước, nhưng người trong nước đã bắt đầu không chú ý đến họ nữa!” Một quan chức nhớ lại. “Việc Pu-ak bị bắt đối với hoạt động của phái phản đối là một tổn thất rất lớn”. Do ông bị bắt nên Công đoàn Đoàn kết ở trong hoàn cảnh “như rắn mất đầu”, vì vậy không có mấy người lãnh đạo biết được người khác đang làm gì, họ cũng không biết được chức trách cùng những hoạt động thường ngày và địa chỉ của những người ấy. Tình trạng đó tuy có thể ngăn ngừa được sự cài người vào tổ chức của nhà đương cục và sự sơ hở của bản thân, mà còn có thể tránh cho các người lãnh đạo bị bắt tiết lộ những tin tức nội bộ với nhà đương cục, nhưng lại không có người thay thế được vai trò, tác dụng của Pu-ak.

Tuy nhiên, việc Pu-ak bị bắt không phải đến đây là kết thúc. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc này, bởi Mỹ tăng cường thêm sự trừng phạt về kinh tế, nên những quan hệ mậu dịch giữa Ba Lan và phương Tây gần như đình chỉ. Mức mậu dịch năm 1980 là 7 tỉ rưỡi đôla, năm 1986 đã giảm đi còn có 1 tỉ đôla. Ít lâu sau, các khoản tiền vay từ các nước phương Tây cũng bị giảm. Do Ba Lan không xuất khẩu mấy sang phương Tây, nên cũng không vay thêm được nhiều tiền. Trước năm 1980, mỗi năm Vác-sa-va còn vay được 8 tỉ đôla, đến năm 1985, rút xuống còn 300 triệu đôla. Kết quả, Ba Lan bắt buộc phải vay tiền các nước trong tập đoàn Liên Xô, nhưng các nước này hầu như cũng chẳng có mấy tiền cho Ba Lan vay. Số nợ của Ba Lan vay “các đồng minh” tăng lên nhanh chóng. Chuyển từ đồng rúp sang đôla, số nợ đó là 5 tỉ đôla!

Pu-ak bị bắt đã khiến ông trở thành một sự tượng trưng cho tinh thần kiên trì, bất khuất. Đó cũng là lí do vì sao nước Mỹ vẫn duy trì sự trừng phạt đối với Ba Lan. Căn cứ vào tình hình kinh tế trước mắt, Da-ru-del-xki lo sẽ xẩy ra bạo loạn, do đó ông đã triệu tập các cố vấn của ông đến văn phòng, tuyên bố thả Pu-ak. Ngoài ra, Chính phủ Ba Lan không thể không đáp ứng một số yêu cầu của Chính phủ Ri-gân với mục đích thủ tiêu sự trừng phạt. Oa-sinh-tơn đưa ra ba điều kiện tiên quyết: đối thoại một cách thực chất với Giáo hội; tiến hành hoà giải toàn quốc, nhượng bộ phái phản đối; phóng thích chính trị phạm.

Da-ru-del-xki rất khó tiếp thu những điều kiện này. Nhưng đến mùa hạ năm 1986, kết thúc sự trừng phạt của nước Mỹ đã trở thành một nhân tố then chốt với sự sinh tồn của chính quyền. Ngày 22 tháng 7, chỉ sau ngày Pu-ak bị bắt có nửa tháng, Da-ru-del-ski tuyên bố đại xá: toàn bộ chính trị phạm được tự do! Kẻ địch của chính quyền Ba Lan lại trở về trên các phố lớn, lại gia nhập Công đoàn Đoàn kết bí mật một cách tự do; sách lược đập tan Công đoàn Đoàn kết đã thất bại!

Đối với hành động của Ba Lan, Oa-sinh-tơn vẫn không lên tiếng. Trên cơ bản, Vác-sa-va đã đáp ứng ba điều kiện tiên quyết do Mỹ đề xuất, nhưng Nhà Trắng lại thể hiện thái độ “không nghe theo, không nhân nhượng”. Cô-xây, Uyn-pak và nhiều thành viên trong Uỷ ban An ninh quốc gia kiến nghị với Tổng thống vẫn giữ thái độ trừng phạt thích đáng đối với Ba Lan, tiếp tục giữ áp lực với Da-ru-del-ski. Như vậy có lẽ Ba Lan sẽ còn nhượng bộ nữa với công đoàn Đoàn kết! Phe phản đối Chính phủ Vác-sa-va rõ ràng là đã lấy lại được sức sống, kinh tế Ba Lan đã ở bên bờ của sự tan rã. Ri-gân yêu cầu Ba Lan bàn bạc với Va-ti-căng để hiểu được quan điểm họ.

Từ một mức độ nào đó mà nói, Công đoàn Đoàn kết bí mật Ba Lan hết sức mong muốn kết thúc ngay trừng phạt. Lếch Va-lơ-sa và chín người lãnh đạo cao cấp khác của Công đoàn Đoàn kết ra một bản tuyên bố, yêu cầu Ri-gân thay đổi lập trường cứng rắn của ông, vì điều kiện kinh tế của Ba Lan ngày càng xấu đi “Không những đã uy hiếp kẻ thống trị lẫn người bị thống trị, mà còn uy hiếp cả thế hệ sau”. Hồng y giáo chủ Ca-sa-rô-li cũng đưa ra kiến nghị giống như vậy với Ri-gân. Giáo hoàng Rô-ma cảm thấy, những đau khổ mà Ba Lan từng phải chịu đã đủ lắm rồi! Chính phủ Ri-gân vẫn cứ trì hoãn đưa ra quyết định. Mãi đến tháng Giêng năm 1987, họ mới tỏ ra chú trọng kiến nghị này. Việc tài trợ bí mật Công đoàn Đoàn kết được tiếp tục tiến hành.

Lệnh đặc xá của Chính phủ Ba Lan làm cho các cấp bộ của Công đoàn Đoàn kết càng tăng thêm lòng tin tưởng. Giờ đây tình hình lưng vốn, tiền bạc đã đầy đủ, những người lãnh đạo đã bình yên vô sự. Tài chính của phương Tây, hậu cần và vật tư đưa tới tay phái phản đối liên tiếp không ngừng. Đầu tháng 10, những người lãnh đạo của Công đoàn Đoàn kết đã họp hai ngày ở Gơ-đan-sư-khơ. Giờ đây căn cứ không gian để hoạt động tự do rất lớn. Đối với chiến lược từ nay về sau, họ lại có sự nhận định và đề ra sách lược mới. Tại Gơ-đan-sư-khơ và Vác-sa-va họ đồng thời tổ chức hai cuộc họp báo. Lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết đã ra một bản tuyên bố khiến mọi người phải chú ý: Họ sẽ hoạt động công khai. Va-lơ-sa tuyên bố. “Chúng tôi không có ý định hoạt động bí mật nữa!”.

Đây là một sự chuyển biến mạnh bạo, đầy dũng khí. Phái phản đối chuẩn bị công khai thách thức với Chính phủ trung ương Ba Lan. Một số thành viên trong Ban lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết tiết lộ bản tuyên bố mà họ sắp công bố cho Chính phủ Ri-gân biết, vì vậy Oa-sinh-tơn đã có sự chuẩn bị. Giôn-pin-đơ Kơ-xtơ cố vấn An ninh quốc gia nói: nhà đương cục Ba Lan rất biết rằng, nếu trấn áp Công đoàn Đoàn kết thì có nghĩa là nước Mỹ sẽ tiếp tục lệnh trừng phạt, đồng thời sẽ hạn chế số tiền cho vay. Da-ru-del-ski không có sự lựa chọn nào khác, chỉ có thể thực hiện lập trường ôn hoà. Có người nghĩ rằng sẽ có hành động trấn áp khốc liệt, nhưng cuối cùng chuyện này không xẩy ra!


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Chín, 2010, 09:43:54 pm

Nhà đương cục Ba Lan ra sức cắt đứt con đường viện trợ bí mật của phương Tây đối với Công đoàn Đoàn kết, trong khi việc này phương Tây vẫn tiếp tục tiến hành.

Trên một bến cảng nọ, một loạt hàng hoá bị tịch thu; đây là một lần thu hoạch quan trọng của nhà đương cục Ba Lan. Một chiếc ô-tô vận tải tải trọng 40 tấn bị tịch thu, bên trong chứa số vật tư trị giá 200 nghìn đôla, 23 máy in ốp sét, 49 máy Phô-tô-cóp-pi, 60 máy Fax, một số máy tính nhãn hiệu IBM và một số máy móc khác. Nhưng, mặc dầu gặp phải những vấp váp tạm thời này khác, việc cung cấp vật tư cho Công đoàn Đoàn kết vẫn được tiến hành.

Cục Tình báo trung ương vẫn ủng hộ và cung cấp tiền của cho những nhóm lưu vong người Tiệp và những người Hung tại châu Âu và Mỹ hy vọng các nhóm này tiết lộ những tin tình báo hữu quan về tổ quốc của họ. Chỉ thị về quyết sách An ninh quốc gia số 32 của Ri-gân yêu cầu phải có những hoạt động có tính khu vực, làm sao để có thể giải phóng Đông Âu khỏi tập đoàn Liên Xô, vì vậy phạm vi hoạt động lật đổ cần mở rộng thêm. Giữa năm 1986, có một bức thư do một tổ chức không cùng chính kiến ở sau “bức màn sắt” khởi thảo và kí tên gửi đến Uỷ ban An ninh quốc gia Mỹ bức thư kêu gọi một hành động liên hợp đấu tranh với sự trấn áp của Liên Xô. Cô-xây và Uỷ ban An ninh quốc gia quyết định giúp đỡ tổ chức này. Họ gửi cho tổ chức này 25 nghìn đôla!

Cuối tháng 10 năm 1986, có một tổ chức khác đưa ra lời kêu gọi, lật đổ thế lực Liên Xô ở Đông Âu. Đây tuy chỉ là một bức thư sơ sài có vài dòng chữ do một số người không cùng chính kiến khởi thảo, nhưng là một bức thư tuyệt đối không dễ giai quyết. Đây là một vụ “động đất” về chính trị, là một lời kêu gọi của những người không cùng chính kiến ở Hung-ga-ri, Đông Đức, Tiệp Khắc và Ba Lan liên hợp lại được phát đi nhân ngày mừng “Tổ chức Hiệp ước Vác sa-va” thành lập tròn 30 năm ở Hung-ga-ri.

Sự liên hợp hành động của những người không cùng chính kiến ở các nước Đông Âu là một cơn ác mộng đối với tập đoàn Liên Xô. Những cuộc khởi nghĩa xẩy ra ở Hung và ở Tiệp dễ được lỏng tay đối phó vì nó xẩy ra cách quãng. Nhưng sự khủng hoảng ở cả một khu vực thì lại là một việc khác. Năm 1981, khi Công đoàn Đoàn kết kêu gọi tất cả các nước Đông Âu tự tổ chức ra công đoàn tự do cho mình thì không có việc nào lại làm cho Krem-li tức giận đến thế. Bức thư này làm cho nhà đương cục cảm thấy lo lắng trước việc những sự việc bất an ở trong tình trạng phổ biến. Bức thư này có 122 người kí tên, trong đó bao gồm một số nhân vật quan trọng của phái phản đối: Oa-xư-lap Kha-vel1 ở Tiệp, Gióoc-giơ Khang-lap ở Hung, và Lêch Va-le-sa ở Ba Lan. Quan điểm của bức thư này là do bản thân những người không cùng chính kiến đề xuất. Những người lưu vong phương Tây thường xuyên ra vào các nước châu Âu để đưa các tin tình báo đã truyền khắp Đông Âu bức thư này. Cuối cùng thì đài “Châu Âu tự do” đã phát nó.

Bức thư này đã trở thành nội dung trung tâm của chỉ thị về quyết sách An ninh quốc gia số 32. Ở Ba Lan, Công đoàn Đoàn kết đã an toàn qua được một trận bão táp; số tiền mặt đợt hai (50 nghìn đôla) gửi đi từ Tiệp Khắc vào đầu tháng 10 đã bình yên đến tay Công đoàn Đoàn kết. Còn Ba Lan thì rơi vào trạng thái không an ninh, có những hoạt động của Chính phủ Ri-gân.

Vào lúc các phần tử tích cực của Công đoàn Đoàn kết Ba Lan đang tiếp tục thông qua các cuộc mít tinh, các tác phẩm văn học và những bản kháng nghị về chính trị để từng chút, từng chút một làm vết dầu loang đối với nhà đương cục Cộng sản thì ngày mồng 7, ở một căn cứ không quân tại I-xla-ma-bat, binh sĩ Ap-ga-ni-xtan bắt đầu mở một số thùng hàng rất đặc biệt. Ở trong một số thùng thoạt nhìn rất bình thường nhưng bên trong lại đựng một loại “vũ khí kì dị” mà du kích Mu-xlim chờ đợi từ lâu. Chính phủ Ri-gân đã thực hiện lời hứa của họ: đợt đầu tên lửa “Độc thích” đã được gửi tới! Từ đầu cuộc chiến tranh tới nay, trước tình hình không có gì đáng lo về vấn đề phòng không của đối phương, Liên Xô đã bắn phá ác liệt vào mọi mục tiêu của du kích Mu-xlim; trong tay quân du kích lúc này chỉ có một số rất ít tên lửa đất đối không nên không có tác dụng gì đáng kể trong vấn đề phòng không. “Cái mà du kích Mu-xlim rất cần chính là thứ này - Ven-sưn Ran-ni-xtơ-rô nhớ lại - Bay thấp rồi bắn phá là chiến thuật hữu hiệu nhất của Liên Xô. Việc gửi tên lửa “Độc thích” đến là một sự cải biến động lực của chiến tranh rất thực chất. Nó làm cho Liên Xô phải lui vào thế thủ.”
_____________________________________
1. Oa-xư-láp Kha-vel: sinh năm 1936, nhà viết kịch nổi tiếng của Tiệp Khắc, thi sĩ, người không cùng chính kiến thời kì Đảng Công sản chấp chính; sau thời kì Đông Âu có biến động lớn, ông là Tổng thống Tiệp Khắc (1989 - 1992). Ông tham dự cuộc cải cách tự do năm 1968 với cương vị là một nhân vật chủ yếu; sau hành động trấn áp Tiệp Khắc của Liên Xô kịch bản của ông viết bị cấm, hộ chiếu bị tịch thu; những năm 70 đến 80 ông bị bắt và bị giam 4 năm (1979 - 1983). Tháng 11 năm 1989 là người lãnh đạo tờ “Công dân luận đàm”, tháng 12 ông là Tổng thống lâm thời trong Chính phủ liên hợp với Đảng Cộng sản; tháng 7 năm 1990 được bầu là Tổng thống, năm 1992 ông thôi giữ chức này.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Chín, 2010, 09:44:41 pm

Xu thế cuộc chiến tranh ở Ap-ga-ni-xtan luôn luôn chuyển biến. Năm 1986 đối với Liên Xô mà nói, tuy đã phải trả một giá đắt nhưng họ đã có được thành công rất lớn. Với tốc độ tiến công mới của Liên Xô, quân du kích Mu-xlim đã phải bỏ Tra-ua-rơ, mặc dầu đó là một căn cứ rất quan trọng trong nước. Lúc này tổ chức chống đối đành tiến về Kơ-u-xtơ. Nhưng sự thật thì những thành công đó đối với Liên Xô chỉ là tạm thời; du kích Mu-xlim so với trước càng mạnh hơn. Trước đây Liên Xô rất hay sử dụng máy bay, do đó nên họ đã đánh thắng ở Kơ-u-xtơ và Tra-ua-rơ. Nhưng giờ đây thì chiến thuật đó đã kết thúc rồi!

Tên lửa “Độc thích” rất có giá trị, vì vậy nó được bảo vệ hết sức cẩn thận. Các nước đồng minh của Mỹ đều chưa có được loại tên lửa này. Là một loại tên lửa đất đối không tốt nhất thế giới, tên lửa “Độc thích” có đặc điểm là đã phóng đi rồi thì không cần chú ý đến nó nữa mà vẫn đánh đúng mục tiêu; vì vậy nó không cần tới thiết bị chỉ dẫn hướng bay. Cao độ bay là 15.000 mét Anh, nó có mang theo một đầu đạn cao nặng, tốc độ bay là 1200 dặm Anh/giờ, nó có sử dụng một hệ thống thám trắc hồng ngoại tuyến tầm nhiệt phức tạp. Một khi đã xác định được mục tiêu thì mọi biện pháp phòng ngừa của đối phương đều không có tác dụng.

Một điều Chính phủ Mỹ có chút ngại trong quyết định cung cấp tên lửa “Độc thích” cho du kích Mu-xlim là họ sợ hệ thống vũ khí này rơi vào tay những phần tử khủng bố hoặc những phần tử cực đoan. Các loại máy bay chở khách của Tây Âu hoặc của Trung Đông rất dễ trở thành vật hi sinh của loại vũ khí này. Nhưng bản thân Tổng thống quyết định, dù rằng có mạo hiểm cũng phải cung cấp loại tên lửa này cho du kích Mu-xlim.

Cùng với việc chuyển tên lửa “Độc thích” đến, chuẩn tướng Mô-ha-met Ưu-xu-phu sẽ phụ trách cụ thể việc huấn luyện các đội viên đội du kích Mu-xlim sử dụng loại tên lửa này. Cô-xây muốn Cục Tình báo trung ương chỉ đạo công tác huấn luyện, nhưng ngành tình báo Pa-ki-xtan không đồng ý. Quân đội Mỹ sẽ đem tới một bộ mô hình loại tên lửa này, với sự giúp đỡ của các nhân viên công tác của Cục Tình báo trung ương, hệ thống tên lửa “Độc thích” sẽ được lắp đặt ở căn cứ quân sự Oa-chê-ri. Viên sĩ quan chỉ huy du kích Mu-xlim sẽ tới đây, trong thời gian ba tuần việc huấn luyện sẽ phải bắt đầu. Mỗi năm du kích Mu-xlim sẽ mua 250 bộ tên lửa “Độc thích” tất cả gồm 1.200 quả tên lửa.

Dưới sự lãnh đạo của viên sĩ quan mới nhận chức chỉ huy đơn vị tên lửa “Độc thích”, đội du kích Mu-xlim tổ chức một phân đội nhỏ gọi là đội “Tập kích tên lửa”. Một khi tên lửa bắn rơi một máy bay Liên Xô, phân đội này sẽ giết ngay viên phi công. Đó là một nhiệm vụ khiến người ta thấy kinh hoảng. Thế là sau mấy tháng huấn luyện, lần đầu tiên tên lửa “Độc thích” đã xuất hiện trên bầu trời Ap-ga-ni-xtan.

Ngày 25 tháng 9, một tổ du kích Mu-xlim phục trên một quả núi nhỏ rất gần sân bay Cu-la-la-pat, viên sĩ quan Ca-fal được lệnh chỉ huy một phân đội mang theo 3 qua tên lửa “Độc thích” và một phân đội tập kích. Họ lặng lẽ ngồi trong một lùm cây thấp. 3 giờ chiều, 8 chiếc trực thăng chiến đấu “Thư lộc” đổ xuống sân bay Cu-la-la-pat. Máy bay trực thăng “Thư lộc” là một loại máy bay khi nó bay trên trời trông không được rõ lắm, nên những hôm thời tiết xấu loại máy bay này thường gây nhiều thương vong cho binh sĩ và thường dân.

Sự thao tác của hệ thống tên lửa này rất dễ, điều này khiến người ta thấy có chút không được tin tưởng vào hiệu quả của nó. Nó có thể tự động bắt mục tiêu. Nhân viên chuyên môn điều khiển tên lửa “Độc thích” từ từ ngắm thật chuẩn vào mấy mục tiêu tách rời, những mục tiêu này thế là đã được xác định Sau đó ngón tay anh đặt vào cò súng. Một đội viên khác cầm máy ảnh ngồi trong lùm cây, mắt chăm chú nhìn vào nơi sắp xẩy ra một sự việc quan trọng.

Lúc ấy, những chiếc máy bay này bắt đầu cất cánh bay khi lên cao được 600 mét Anh, lúc chúng bắt đầu lượn vòng thì Ca-fal hạ lệnh bắn. Cùng với tiếng hô “Chúa phù hộ”, 3 quả tên lửa bay vọt lên bầu trời. Một quả trong đó do có trục trặc nên rơi ngay xuống đất, nhưng không gây thương tích cho ai hết, 2 quả kia trúng ngay mục tiêu, 2 chiếc máy bay lập tức bốc cháy. Các đội viên du kích hết sức vui mừng, lớn tiếng reo hò, đồng thời họ nhẩy nhót chung quanh tên lửa “Độc thích”. Họ lại bắn tiếp 2 quả tên lửa nữa, 2 quả này cũng đều trúng mục tiêu! Những chiếc trực thăng còn lại vội vã bay đi hết. Với việc bắn hạ máy bay này, du kích Mu-xlim đã chứng thực với thế giới rằng, họ đã có một loại vũ khí mới, từ đó có thể cải biến tiến trình chiến tranh. Rõ ràng là, loại “vũ khí kì dị” này uy lực rất lớn. Lần đầu bắn 200 quả tên lửa này, đã bắn trúng được 75% máy bay.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Chín, 2010, 09:45:31 pm

Mấy tuần sau khi viên chỉ huy Ca-fal chỉ huy đơn vị anh sử dụng tên lửa “Độc thích”, thì cuốn băng ghi hình trận đánh hôm đó được gửi tới Nhà Trắng để Tổng thống xem. Phần lớn những hình trên cuốn băng đều rất mờ, đó là vì người ghi hình hôm ấy rất xúc động cứ chạy đi, chạy lại chúc mừng thắng lợi; chỉ có hình những mảnh xác máy bay bị bắn rơi và sương mù là tương đối rõ. Ngoài cuốn băng ghi hình, Tổng thống còn nhận được chiếc bóng (đèn) điện tử còn lưu lại sau khi phóng quả tên lửa “Độc thích” đầu tiên ở Ap-ga-ni-xtan.

Trong mấy tuần đó, du kích Mu-xlim còn nhiều lần sử dụng tên lửa “Độc thích” bắn máy bay Liên Xô. Ít lâu sau, tin tức này bắt đầu lan truyền trong các phi công của Liên Xô. Tình báo Mỹ cho biết, trong các phi công Liên Xô đã bắt đầu xuất hiện hiện tượng tinh thần hoảng loạn trước việc tên lửa “Độc thích” bắn hạ nhiều máy bay của họ. Do các phi công Liên Xô từ chối việc bay theo một đội hình đặc biệt nên bị cấp trên trách cứ, họ đã bị phê bình là bay cao quá và như vậy là một hành động tắc trách. Các phi công Liên Xô sau khi hoàn thành nhiệm vụ đánh phá hoặc vận chuyển hàng hoá bay về sân bay thì ở sân bay cạnh đó, họ áp dụng phương pháp “rắn bò” để hạ cánh. “Họ bắt đầu từ một tầm rất cao trên không trung rồi sà xuống ném bom - Ven-sưu Kan-ni-xtơ-rô xem xong tin tình báo loại này nhớ lại - Như vậy sẽ làm cho hiệu suất bắn phá của họ rất thấp”. Từ đó, họ bắt đầu phải chịu những tổn thất khó chịu đựng nổi. Ở mức độ thấp nhất mà nói, Ap-ga-ni-xtan đang biến thành một nơi máu chảy không ngừng! “Sự sử dụng tên lửa “Độc thích” làm cho chiến thuật cân bằng nay đã nghiêng về phía chúng ta - Mô-ha-mét Ưu-xu-phu nói - Cùng với những thành công liên tiếp khiến cho sĩ khí của du kích Mu-xlim cao vọt, còn sĩ khí của kẻ địch thì thấp hẳn.” Một trợ lí ngoại giao của Sê-vac-nat-de nhớ lại: “Tôi tháp tùng Sê-vat-nát-de đi Ap-ga-ni-xtan 6 lần... Xin nói thực là, khi bay vào sân bay Ca-bun, chúng tôi rất sợ bị tên lửa “Độc thích” tập kích. Loại cảm giác đó thật chẳng thích chút nào. Khi bay qua biên giới về đến nước, tôi thấy hết sức sung sướng. Tôi muốn nói vào máy phóng thanh: “Chúng tôi đã ở trên đất Liên Xô rồi. A! Lạy trời, lạy đất! Chúng tôi đã trở về rồi!”.

Đơn vị sử dụng tên lửa “Độc thích” của du kích Mu-xlim đã bố trí chung quanh căn cứ không quân của Liên Xô. Đơn vị thứ nhất bố trí ở chung quanh Ca-bun và Cu-la-la-pat. Đơn vị thứ hai bố trí ở miền Bắc và ở vùng tiếp giáp với Liên Xô. Du kích Mu-xlim ở vùng biên giới không chỉ có ý định bắn vào các máy bay trên sân bay Ap-ga-ni-xtan, mà còn có ý định bắn cả các máy bay bay trong đất Liên Xô. Để khuyến khích các sĩ quan chỉ huy du kích Mu-xlim chủ động sử dụng tên lửa “Độc thích” mà không dự trữ lại, khi bắn hết số tên lửa được phát (có xác nhận) thì viên sĩ quan chỉ huy lại được nhận thêm 2 quả tên lửa “Độc thích” ngoài định mức, coi như một sự khích lệ.

Do tên lửa “Độc thích” trên bầu trời Ap-ga-ni-xtan có tác dụng uy hiếp nên nước Mỹ yêu cầu phía Pa-ki-xtan mở rộng chiến tranh tới vùng Trung Á Liên Xô, đồng thời coi việc đó là một biện pháp đe doạ nước này. Mùa thu, Thứ trưởng bộ Quốc phòng Mỹ Phây-le-đơ I-cơn khi làm chứng nhân ở Quốc hội, ông có nhắc đến chính sách Ap-ga-ni-xtan của Mỹ. Lúc trả lời câu hỏi của một nghị sĩ đưa ra, câu trả lời của ông đã gây ra một cơn “bão táp” từ phía Mat-xcơ-va. Ông nhớ lại: “Khi đó tôi nói, nếu Liên Xô không tuân thủ nghị quyết của Liên Hợp Quốc thì chiến tranh sẽ lan rộng tới vùng Trung Á Liên Xô; chung quy, những việc đó đều là xâm nhập!” Cô-xây trước sau vẫn thúc đẩy việc xâm nhập, còn I-cơn thì cho rằng nói như vậy cốt để Liên Xô phải rút quân. Phóng viên “Tass” đưa tin này về Mat-xcơ-va. Bộ Ngoại giao Liên Xô liền phản đối quyết liệt với Quốc Vụ viện nước Mỹ. Quốc Vụ viện lập tức hỏi I-cơn về việc này. “Quốc Vụ viện cho rằng chúng ta nói như vậy là quá đáng, họ bảo tôi như thế là đi quá xa - I-cơn nhớ lại - Nhưng, chúng tôi vẫn lấy những lời nói đó để uy hiếp Liên Xô. Chúng tôi đã cố gắng làm thử đủ cách. Cô-xây đã dốc hết nhiệt tình của ông vào việc này, chúng tôi cũng đem hết toàn lực ra giúp ông.”

Cuối năm 1986, bản báo cáo về những hoạt động của du kích Mu-xlim trong đất Liên Xô đưa tới Oa-sinh-tơn. Các sĩ quan chỉ huy du kích Mu-xlim ở các tỉnh phía bắc Ap-ga-ni-xtan khi đó đều được trang bị súng ba-dô-ca 107 li của Trung Quốc và súng ba-dô-ca 122 li của Ai Cập, Xạ trình của các loại súng này khoảng 10 dặm Anh. Đến tối, những loại vũ khí này đều được lắp đặt ở bờ nam sông A-mu, từ đó bắn qua sông sang bờ bắc. Những viên đạn được bắn như nước sang đất Liên Xô và nổ ran bên đó. Một phân đội nhỏ do tình báo Pa-ki-xtan huấn luyện và được Cục Tình báo trung ương trang bị vũ khí vượt qua sông A-mu đánh vào các trạm gác biên phòng, chôn mìn và cắt dây điện. Sân bay của thị trấn Pi-a-nat ở biên giới Liên Xô bị du kích Mu-xlim tiến đánh nhiều lần. Quân du kích chỉ cần vượt qua biên giới, nếu tình cờ gặp các cư dân Liên Xô, là họ sẽ tham gia ngay vào trận đánh.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Chín, 2010, 09:46:27 pm

Đầu tháng 12 năm 1986, khoảng 30 chiến sĩ du kích Mu-xlim ngồi trên mấy chiếc ca-nô vượt sông A-mu đánh hai trạm thuỷ điện ở bên đó. Trên đường tiến đến trạm thuỷ điện họ đã diệt được hai trạm gác. Khi du kích tiến công, có 18 binh sĩ Liên Xô bỏ quân đội mình chạy sang hàng ngũ quân du kích. Do trạm thuỷ điện bị phá hoại nghiêm trọng nên dân ở đây bị mất điện liền vài tuần.

Mấy tháng cuối cùng của năm 1986, du kích Mu-xlim có kế hoạch mùa xuân năm tới sẽ tiến đánh một loạt các mục tiêu trên đất Liên Xô. Họ gồm một số chiến sĩ du kích vũ trang được huấn luyện đặc biệt. Tốp chiến sĩ này sẽ đi sâu vào tận nước Nga để trinh sát với những vũ khí rất hiện đại, họ có kế hoạch sẽ tiến công sân bay Tung-sun-pua ở gần thôn Ri-a-mu-pua-rô. Sau đó, một phân đội nhỏ 20 người sẽ mai phục hai bên một con đường ô-tô ở biên giới phía đông Thên-mai-chơ (một thành phố châu Á cổ trên đất Liên Xô). Vũ khí họ sử dụng có mìn chống tăng, ba-dô-ca và súng máy. Phân đội này sẽ chôn mìn trên đường, đợi khi quân xa của Liên Xô hành quân đến, sau khi mìn nổ họ sẽ nhất loạt nổ súng. Ngoài ra họ còn yêu cầu chỉ huy một tổ chiến sĩ đi sâu vào nội địa Liên Xô chừng 15 dặm Anh đánh vào một mục tiêu công nghiệp ở gần căn cứ không quân nhậy cảm Vô-rô-xi-lôp-pat.

Đối với Krem-li mà nói, những trận đánh đó trực tiếp uy hiếp sự toàn vẹn lãnh thổ của Liên Xô. Nên những người lãnh đạo đất nước này rất sợ hãi.

Những người theo chủ nghĩa dân tộc và theo chủ nghĩa “I-slam nguyên giáo chỉ” đương suy nghĩ chuẩn bị một trận đánh lớn. Sau khi bắt đầu đánh vào lãnh thổ Liên Xô một thời gian, họ sẽ bắt Liên Xô phải trả giá! Với những hành động như trên, cùng với tên lửa “Độc thích” đưa vào đất Liên Xô sẽ gây ra những tổn thất ngày càng nhiều về người và về tài sản, từ đó đủ để bức Liên Xô phải rút quân ở Ap-ga-ni-xtan. Đầu tháng 11 năm 1986 Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô triệu tập một cuộc hội nghị để quyết định việc nghiên cứu phương pháp rút quân khỏi Ap-ga-ni-xtan. Vào thời kì chiến tranh lạnh, trong lịch sử Liên Xô, đây là lần đầu tiên họ thất bại! Đầu tháng 12, A-pu-tu rây Sa-tal, Bộ trưởng Ngoại giao Pa-ki-xtan nhận lời mời của Yu-ri Uơ-rông-chôp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô đến thăm Mat-xcơ-va. Thứ trưởng Liên Xô rất thẳng thắn; ông bảo, chiến tranh là một “vết thương gỉ máu”, rồi ông quả quyết nói “Chúng tôi chuẩn bị rút!” Uơ-rông-chôp khẳng định, cái giá của chiến tranh đối với Mat-xcơ-va mà nói quả là quá đắt. Ông đề nghị Sa-tal giúp đỡ để bảo đảm trong quá trình rút của quân đội Liên Xô không xẩy ra chuyện đổ máu. Sa-tan bảo đảm I-xla-ma-bat sẽ gắng hết sức mình để quân đội Liên Xô rút lui yên ổn.

Sau mấy tuần Sa-tal về nước, Tổng thống mới của Ap-ga-ni-xtan, nguyên là thủ trưởng Cảnh sát bí mật, Mô-ha-mét Na-di-bu-la được Goóc-ba-chôp mời tới Krem-li. Các uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Ap-ga-ni-xtan cũng đến Mat-xcơ-va cùng Na-di-bu-la. Cuộc hội đàm này bề ngoài có vẻ như một cuộc trao đổi bình thường, nhưng mục đích thật sự của nó thì rất nghiêm túc. Ngày 12 tháng 12, những người dự họp đến điện Xanh Ca-ta-rin của đại điện Krem-li; đó là một phòng lộng lẫy, nguy nga, trên tường treo rất nhiều các bức chân dung và tượng thánh của đế quốc Nga xưa. Sau khi Na-di-bu-la và các đồng sự của ông đã an vị, Mi-kha-in Goóc-ba-chôp vào phòng cùng với bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng KGB Liên Xô.

Goóc-ba-chôp bỏ hết mọi nghi thức, ông đi thẳng vào vấn đề chủ yếu. Vị Tổng Bí thư nói không úp mở với các vị khách rằng, quân đội Liên Xô trong vòng hai năm tới sẽ rút khỏi Ap-ga-ni-xtan. Mat-xcơ-va sẽ không tiếp tục cuộc chiến tranh này nữa. Goóc-ba-chôp nói với những người dự họp, ông vẫn tin chắc rằng chủ nghĩa Cộng sản sẽ thắng lợi ở Ap-ga-ni-xtan; bằng hết sức mình ông sẽ làm mọi việc cho Chính phủ Na-di-bu-la, bao gồm cả việc giành những cơ hội để họ có được thắng lợi. Trước khi rút, quân đội Liên Xô sẽ tiếp tục tác chiến ở thế công, và sẽ chuyển giao phần lớn mọi vũ khí, trang bị cho quân đội của Chính phủ Ap-ga-ni-xtan. Goóc-ba-chôp nói với các uỷ viên Bộ Chính trị Ap-ga-ni-xtan: “Nhưng, các bạn sẽ phải đơn độc tác chiến!”

Giờ đây, mỗi năm cuộc chiến tranh này khiến cho Krem-li phải trả một giá đắt là 4 tỉ đôla và hàng nghìn sinh mệnh! Do Chính phủ Ri-gân mở rộng cuộc chiến tranh này làm cho Liên Xô không có cách nào chiến thắng nổi. Krem-li cảm thất sức cùng lực kiệt, vì vậy nên không sao tránh nổi thương vong. Trong lịch sử chiến tranh lạnh này Liên Xô đã hoàn toàn bị đánh bại; thật là một việc có một không hai! Cũng giống như cuộc thất bại năm 1905 và 1917 của kẻ thống trị trước ở đế quốc Nga, lần thất bại này sẽ tạo ra hậu quả có tính cách mạng đối với Nga Xô.

Nhưng, đúng lúc Krem-li chuẩn bị rút quân khỏi Ap-ga-ni-xtan, hàng vài trăm thị dân ở An-ma A-ta, thủ đô Ca-dắc-xtan đã xuống đường, tiến hành bạo loạn phản đối Nga. Trận bão táp bắt đầu ở Ap-ga-ni-xtan chứng tỏ, biên giới được quốc tế công nhận đã không được tôn trọng đúng mức. Nhìn bên ngoài, cuộc bạo loạn này là do người lãnh đạo Đảng Cộng sản Ca-dắc-xtan Mô-ha-met Ru-na-ep bị trục xuất và người kế nhiệm ông, Cân-nat Cơl-pin phát động. Nhưng, do vấn đề dân tộc và tôn giáo mà gây ra cuộc bạo loạn này, từ đó đã dẫn đến một cuộc náo loạn lớn như vậy, bởi thế nên nó đã trở thành một cái cớ để cải tổ Chính phủ.

Phạm vi ảnh hưởng của cuộc bạo loạn chủ nghĩa dân tộc này rất rộng. Điều rất rõ ràng là, những kẻ tham gia bạo loạn đã được tổ chức lại rất tốt và đã có sự chuẩn bị. Ca-dắc-xtan đã trở thành trung tâm, từ đó Mỹ và Pa-ki-xtan liên hợp với nhau ở vùng Trung Á Liên Xô để tuyên truyền chống Liên Xô. Đài phát thanh, tác phẩm văn học và các tài liệu tuyên truyền khác đều được đưa tới vùng này. Trung quốc cũng làm rất nhiều sự việc giống như vậy! Hiệu quả của loại hoạt động này không có cách nào đánh giá được. Nhưng trong thời kì bạo loạn, tình cảm chống Chính phủ của quần chúng rất rõ. Trên lá cờ của những kẻ phản đối viết: “Chúng tôi muốn gia nhập Trung Quốc” và “Nước Mỹ là bạn của chúng tôi”. Những thông tin này khiến Mat-xcơ-va rất hoảng sợ.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Chín, 2010, 09:48:39 pm

Đúng vào lúc thế lực của Liên Xô ở Ba Lan và Ap-ga-ni-xtan suy sụp, thì “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” của Mỹ, cái “âm hồn” đỏ cứ vương vấn trên bầu trời Krem-li! Đến cuối năm 1986, về mặt kĩ thuật, kế hoạch này có được một số thành quả nhất định. Kể từ năm tài chính 1985, kinh phí về tài chính đã được tăng gấp đôi, đến năm tài chính 1987 thì đạt dược 3 tỉ 3 đôla. Một số chính phủ đã kí kết hiệp ước về hợp tác nghiên cứu với Chính phủ Mỹ. Tình hình phát triển của vấn đề này khiến Goóc-ba-chôp cảm thấy rất đau đầu, vì kế hoạch này ngoài việc có rất nhiều các nhân viên kĩ thuật tham gia ra, Chính phủ Mỹ còn có thể làm cho nó trở thành hợp pháp.

Krem-li đang triển khai một cuộc hoạt động công khai để phản đối các nước đồng minh của Mỹ, yêu cầu họ không nên tham gia vào kế hoạch nghiên cứu “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”, đồng thời còn khẳng định rằng, hệ thống này chứng tỏ Chính phủ Ri-gân có ý đồ giành lấy ưu thế chiến lược trên thế giới. Nhưng mặt khác, Liên Xô ủng hộ tổ chức khủng bố gồm những tín đồ của chủ nghĩa Mác-Lê; tổ chức này đã phát động một cuộc công kích quân sự vào cơ sở nghiên cứu về “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” và vào các nhà khoa học quá cảnh châu Âu. Từ tháng 7 năm 1986 đến tháng 3 năm 1987, có 3 cố vấn cao cấp của Chính phủ nước ngoài tham gia vào cuộc đàm phán hợp tác bí mật đã bị ám sát. Ngày 6 tháng 7 năm 1986, Kac-hai-yin- sư Bêch-hu-su người phụ trách vấn đề “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”, chủ nhiệm phòng nghiên cứu của Công ty “Tây môn tử” và người lái xe của ông bị chết do một quả bom nổ điều khiển từ xa tại ngoại thành thành phố Muy-ních. Tháng 6 năm 1985, ông có cuộc hội đàm với các quan chức của Chính phủ Mỹ để thảo luận về khả năng thực thi kế hoạch nghiên cứu “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”. Cuối năm 1985 và đầu năm 1986, trong thời kì Bon và Oa-sinh-tơn đàm phán về vấn đề hợp tác nghiên cứu “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” thì Bêch-hu-sư là cố vấn của Chính phủ Tây Đức. Trong hiện trường phạm tội của “Lữ đoàn đỏ” (RAF)1 còn để lại một phong thư, nội dung nói Bêch-hu-sư sở dĩ bị ám sát là vì ông đã tham gia vào những cuộc đàm phán bí mật này.

Ngày 10 tháng 10 Chê-ran Fông Pu-lân-min, quan chức ở Bộ Ngoại giao Tây Đức khi bước xuống xe taxi ở bên ngoài trụ sở của ông tại Bon thì bị một tay súng bịt mặt bắn chết. Trong thời kì đàm phán hợp tác về “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”, Fông Pu-lân-min là cố vấn chủ yếu của Han-srit-lik Cân-sư2, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Tây Đức. Tờ “Phơ-răng-pho hội báo” nói ông đảm đương một “trách nhiệm rất lớn”. “Lữ đoàn đỏ” cũng tuyên bố, nhận trách nhiệm về vụ này; tuy nhiên qua lời tuyên bố của họ, người ta có thể thấy rõ vụ này có liên quan tới cuộc đàm phán về “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”. “Hôm nay, chúng tôi đã giải quyết được vụ đội đột kích Ju-cơ-lit Su-bat bắn chết Pu-lân-min; một quan chức ngoại giao, người có tham dự việc đàm phán bí mật”; Quyếc-Rây-pu, sĩ quan kiểm sát Liên bang Đức, điều tra viên vụ án này nói, ông phản đối phương Tây; nhất là phản đối bọn tay sai của “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”.

Trong việc đàm phán về Hiệp ước hợp tác “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” người bị giết còn có tướng Li-sao Cheo-chê-ri, một quan chức cao cấp của Bộ Quốc phòng nước Ý. Ngày 20 tháng 3 năm 1987, vị Cục trưởng Bộ Quốc phòng này đã bị hai tên thích khách bắn chết. Cũng như Bêch-hu-sư và Pu-lân-min, trong thời kì đàm phán hợp tác về “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”, vị tướng này là cố vấn chủ yếu của Chính phủ Ý. “Liên minh chiến đấu cho chủ nghĩa Cộng sản”, chi phái của “Lữ đoàn đỏ” Ý nhận trách nhiệm về vụ này. Trong một bản tuyên bố dài 14 trang, tổ chức này nói, Cheo-chê-ri “sở dĩ bị giết vì người này luôn theo đuổi đường lối của Chính phủ Ý tham dự kế hoạch “Chiến tranh giữa các vì sao””.
_______________________________________
1. Lữ đoàn đỏ: tổ chức khủng bố cánh hữu ở Liên bang Đức. Thành lập năm 1968. Tổ chức này trong thời kì đầu chuyên làm những việc như cướp ngân hàng, đặt bom, phóng hoả, bắt cóc, mưu sát. Giữa thập kỷ 70, tổ chức này trở thành một tổ chức khủng bố quốc tế.
2. Han-srit-lik Cân-sư: sinh năm 1927, Chủ tịch Đảng Tự do dân chủ Tây Đức (1974 - 1985) kiêm nhiệm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ông tán thành việc cải thiện quan hệ giữa Liên Xô với tiền tập đoàn Đông Âu. Sau khi Goóc-ba-chôp nắm quyền. Ông chủ trương phương Tây cần lợi dụng cơ hội lịch sử này để có được sự hoà hoãn. Năm 1989 - 1990 ông có nhiều hoạt động để mưu đến sự thống nhất của nước Đức và ông đã trở thành Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sau khi nước Đức thống nhất. Năm 1992 ông thôi giữ chức này.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Chín, 2010, 09:51:27 pm

Các nhà khoa học và những người lãnh đạo công ty ở Tây Âu tham gia kế hoạch nghiên cứu “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” cũng đều là mục tiêu ám sát. Ngày 24 tháng 7 năm 1986, Sở Nghiên cứu Phu-lang-khơ-phây ở A-a-sân (Aach Tây Đức) bị đánh bom. Sở này đảm nhận hạng mục la-de cao năng lượng có liên quan với “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”. Đó là một hạng mục la-de châu Âu mà mọi người đều biết rõ. Ngày 25 tháng 7, một quả bom 15 bảng đã nổ, tổng bộ Công ty Đao-nil ở I-ni-mân-xtat bị phá hoại nặng. Công ty Đao-nil hợp tác với Công ty S-phêl về hệ thống ngắm chuẩn của vũ khí, đó là thiết bị dùng cho mục tiêu không gian. Tháng 8 năm 1986, Công ty Thang-mu-sưn của Pháp, chỉ kí có một hợp đồng nghiên cứu về “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”, vậy mà chỉ hai tháng sau văn phòng của Công ty này đã bị đánh bom. Công ty này tham gia vào việc nghiên cứu la-de điện tử tự do. Theo lời của tướng Giêm A-pa-la-khan-sưn, chủ nhiệm nghiên cứu về “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”, thì kĩ thuật này sẽ làm cho hệ thống “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” có được sự “tiến triển rõ rệt”. Theo một nguồn tin thì công ty Thang-mu-sưn tham gia công tác nghiên cứu về chất Galium (Ga) và chất Arsenium (As) tập trung thành một đường điện cho “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”. Loại đường điện này sẽ rút ngắn thời gian phản ứng của hệ thống phòng ngự. Ngày 16 tháng 11 năm 1986, công ty IBM bị phá hoại do bom đánh trúng; nguyên nhân do công ty này tham gia bốn hợp đồng nghiên cứu về “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”!

Đồng thời, rất nhiều các tổ chức khủng bố độc lập khác cũng bắt đầu đánh bom các mục tiêu của “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”. Việc này, có chút “kì lạ”. Càng “kì lạ” nữa là một số phần tử khủng bố cánh tả, mục tiêu đánh bom truyền thống của họ, lại là một số mục tiêu chính trị, hoặc là mục tiêu coi như tượng trưng cho chủ nghĩa tư bản và cho “chủ nghĩa đế quốc phương Tây”! Lúc này Mat-xcơ-va trở thành một nơi “bến đỗ” an toàn cho các phần tử khủng bố ở Đông Béc-lin và ở các nước khác của tập đoàn Liên Xô. Không còn nghi ngờ gì nữa, Mat-xcơ-va cho rằng các trận “đánh” đó rất có ích cho họ!

Trên mặt trận ngoại giao, hy vọng lớn nhất của Goóc-ba-chôp là tìm cách loại trừ “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”, sau đó sẽ đưa ra một kiến nghị khiến Tổng thống Ri-gân không có cách nào cự tuyệt được. Tháng 10 năm 1986, cuộc hội đàm thượng đỉnh ở Rây-kia-vích1 đã cho ông một thời cơ như vậy.

Goóc-ba-chôp mong muốn Chính phủ Ri-gân làm 2 việc. Đúng như lời ông đã nói đầu năm 1986 trong một buổi nói chuyện với các quan chức ngoại giao Liên Xô; công tác của Liên Xô “phải có cống hiến cho sự phát triển trong nước”. Ông nói với các người dự họp rằng, mục tiêu cao nhất của chính sách ngoại giao Liên Xô là “sáng tạo một môi trường bên ngoài đẹp nhất” cho cải cách. Điều đó có nghĩa là phải giành được kĩ thuật và vay được tiền của phương Tây, đồng thời làm tiêu tan được sự thách thức về kĩ thuật mà “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” và sự xây dựng quốc phòng của Ri-gân áp đặt trên đầu Liên Xô.”

Xét từ nhiều mặt thì cuộc hội đàm thượng đỉnh Rây-kia-vích là một ranh giới. Trong cuộc hội nghị này, 2 siêu cường sắp đi đến bên bờ của việc loại trừ tất cả vũ khí hạt nhân, nhưng Liên Xô hy vọng rằng trước hết hãy mau chóng thủ tiêu kế hoạch nghiên cứu “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”! Rây-kia-vích là nơi thứ hai mà 2 vị lãnh đạo hai nước siêu cường hội đàm với nhau. Nếu Giơ-ne-vơ là cơ hội để hai bên thăm dò nhau, thì Rây-kia-vích là chiến trường của hai vị nguyên thủ có tầm nhìn từ xa. Mục tiêu và giá trị quan của họ có sự khác biệt về bản chất, nhưng họ đều hi vọng ngồi lại với nhau để bàn bạc.

Mấy tuần trước cuộc hội nghị thượng đỉnh này, đã có những tin dò rỉ rằng: kế hoạch của vị Tổng Bí thư này là sẽ bất thình lình “tập kích” vào Tổng thống Ri-gân. Kế hoạch của Goóc-ba-chôp là đưa ra một kiến ước có thể làm cho Tổng thống Ri-gân rơi vào bẫy. Nhà Trắng cảm thấy rất rõ là Goóc-ba-chôp cần có sự khuyến giải và giúp đỡ! “Họ hết sức mong muốn đạt được một hiệp nghị về “Sáng kiến phòng thủ chiến lược - Đô-nal Ri-ca nhớ lại - Hoàn cảnh của họ rất khó khăn, chúng tôi có thể nhìn thấy điều này. Nhưng, Tổng thống lại không thể đồng ý như vậy.”

Tiêu huỷ tất cả vũ khí hạt nhân, đó là một kiến nghị khiến người ta chú ý do Goóc-ba-chôp đề xuất tháng 1 năm 1986, mà đó cũng là một đòn tiến công của ông ta. Krem-li rất biết Ri-gân chán ghét vũ khí hạt nhân và bản tính chủ nghĩa lí tưởng của ông; vì vậy kiến nghị trên của Goóc-ba-chôp có thể có tác dụng thúc đẩy; Tổng Bí thư hy vọng thấy được một kết quả như vậy, vì cái kiến nghị này rất có sức mê hoặc, đến nỗi khiến cho Ri-gân không có cách nào cự tuyệt được!
________________________________________
1. Rây-kia-víc (Reykjavik) thủ đô Ai-xơ-len.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Chín, 2010, 09:51:54 pm

Trong tất cả các cuộc hội nghị thượng đỉnh, thì hội nghị Rây-kia-vích là không có kế hoạch nhất. Mấy cuộc hội nghị thượng đỉnh trước, thoạt mới bắt đầu hội nghị đã rơi ngay vào trong sự “du hí chính trị”. Để giành thắng lấy thế thắng hai bên đều cò kè bớt một thêm hai. Ri-gân và Goóc-ba-chôp không thể dự đoán được kết quả của cuộc hội đàm, nhưng họ đều hi vọng sớm xác định được nghị trình, đồng thời muốn ra sức làm cho đối phương đáp ứng được yêu cầu của mình. Hội nghị họp ở cung Hô-phơ-ti. Nhìn dọc theo bờ biển thì nơi đây rất trơ trọi! Theo người ta nói, ở đây thường có ma! Nhưng lần này lấy nơi đây làm địa điểm họp hội nghị thượng đỉnh thật rất thích hợp!

Ngày đầu của cuộc hội nghị này bắt đầu lúc 10 giờ 30, ngày 11 tháng 10. Ri-gân và Goóc-ba-chôp đều có phiên dịch riêng. Họ ngồi vây quanh chiếc bàn trong phòng ăn nhỏ. Vị Tổng Bí thư gần như tuyên bố ngay, đối với các lĩnh vực có liên quan tới mối quan hệ giữa 2 nước ông đều có những kiến nghị tích cực, nhất là về mặt khống chế quân bị. Sau khi phát biểu một số bình luận, Gióoc-giơ Xu-ơn-xư, Quốc vụ khanh nước Mỹ và Et-đơ-oa Xê-vac-nat-de đều chủ động tham gia vào cuộc hội đàm của 2 vị nguyên thủ. Kiến nghị của Liên Xô tập trung vào 3 lĩnh vực: vũ khí hạt nhân chiến lược, lực lượng hạt nhân tầm trung và vũ khí không gian. Những kiến nghị này quả thực đều là những vấn đề rất cơ bản, cụ thể là: về lĩnh vực vũ khí hạt nhân chiến lược 2 bên sẽ giảm bớt 50%. Nhưng về phương diện vũ khí không gian, Goóc-ba-chôp nhấn mạnh: “Sáng kiến phòng thủ chiến lược phải hạn chế trong phạm vi phòng thực nghiệm.”

Sau khi buổi hội đàm đầu tiên kết thúc, Ri-gân quây quần cùng các trợ thủ cao cấp của ông; đó là: Xu-ơn-xư, Giôn Pin-đơ Kơ-xtơ, Pôn Ni-et-chơ, Ken-nơ-sư A-đéc-man và Ri-xác Pu-a-rơ. Tổng thống vẫn giữ được phong cách đẹp đẽ ít thấy ở ông. Một mặt ông lắng nghe các trợ thủ thảo luận, một mặt ông suy nghĩ kỹ về các kiến nghị của Goóc-ba-chôp. Ni-et-chơ thấy rất phấn khởi về các kiến nghị do Tổng Bí thư đề xuất, còn Ri-gân lại nói: “Ông ta đưa ra rất nhiều kiến nghị, nhưng điều tôi ngại chủ yếu là ông ta lôi vấn đề “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” ra!”

2 giờ chiều, cuộc hội đàm lại tiếp tục, Ri-gân, Goóc-ba-chôp, Xu-ơn-xư và Xê-vác-nat-de lại mặt đối mặt ngồi với nhau. Ri-gân đưa ra những lời phản ứng trước các kiến nghị của Goóc-ba-chôp, đại khái là ông trình bầy các kiến nghị của Mỹ về vấn đề khống chế quân bị. Ở tầng 2, các thành viên trong đoàn đại biểu của 2 bên có sự trao đổi với nhau phi chính thức. Giôn Pin-đơ Kơ-xtơ và nguyên soái A-khơ-rô-mai-ep ngồi ở góc phòng trao đổi với nhau. Pin-đơ Kơ-xtơ dường như thấy ngay rất rõ ràng là, Nguyên soái rất chân thành về phương diện khống chế quân bị, nhưng ông thấy lo lắng đối với “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”. Ông cảnh cáo: “Ý đồ của kế hoạch này dường như muốn chuyển lực lượng, đối sách sang phía có lợi cho các ông”. Họ trao đổi với nhau hơn 1 tiếng đồng hồ, khi Pin-đơ Kơ-xtơ đứng dậy thì 2 sự phán đoán có tính chiến lược đã ăn sâu vào óc ông: “Về phương diện muốn có được một hiệp nghị thì ông ta rất chân thành, tôi tin chắc vào điều ấy. Họ cần thiết một hiệp nghị. Nhưng ông ta cực kì chú ý đến “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”, vì sáng kiến này là một sự thách thức đối với Mat-xcơ-va; về điểm này cũng hết sức rõ. Chỉ cốt sao làm cho kế hoạch đó dừng lại thì họ sẽ làm bất cứ điều gì họ có thể làm.”

Thời gian hội nghị thượng đỉnh là 2 ngày, tình hình 2 bên đều có sự thay đổi đột ngột về mặt tinh thần. Liên Xô đã nhượng bộ rất nhiều về phương diện vũ khí hạt nhân chiến lược và về lực lượng hạt nhân tầm trung. Nhưng Goóc-ba-chôp nói; điều này chủ yếu quyết định bởi việc có thủ tiêu “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” hay không. Liên Xô sở dĩ trở thành một siêu cường, phần lớn là do lực lượng quân sự của nó. Goóc-ba-chôp đồng ý giảm bớt lực lượng quân sự của Liên Xô ở mức độ lớn, nhưng đồng thời phải có sự liên hệ giữa lực lượng này với “phòng thủ chiến lược”. Điều đó đã nói lên rất rõ ràng Mat-xcơ-va muốn có sự hoà hoãn trong quan hệ đối với phương Tây như thế nào.

Ri-gân vẫn kiên trì một cách ngoan cường trong quan điểm của ông đối với hệ thống phòng thủ chiến lược. Ông rời Ai-xơ-len trong sự vô cùng giận dữ và cảm thấy một sự thất vọng sâu sắc đối với cuộc hội nghị này. Nhưng, theo lời của Pin-đơ Kơ-xtơ, sau đó một tháng, “Tổng thống đã hiểu rõ trong hệ thống “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”, chúng tôi có những gì; kế hoạch đó đã có một sự thách thức cực lớn đối với Krem-li!”.


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Chín, 2010, 09:54:25 pm

PHẦN KẾT


Cuối năm 1986, do sự kiện I-ran - Ni-ca-ra-goa1, chính phủ Ri-gân phải đối mặt với một sự rắc rối về chính trị, Uỷ ban An ninh quốc gia lập tức rơi vào tình trạng hỗn loạn; đồng thời Cục trưởng Cục Tình báo trung ương Uy-li-am Cô-xây lâm bệnh nặng, đầu năm 1987 ông qua đời! Tiếp theo Bộ trưởng Quốc phòng, Cai-xpa Uyn-pak từ chức. Thế là nhóm người rất thành thạo về mặt kĩ xảo để triển khai một thế công về chiến lược với Liên Xô đã “danh tồn thực vong”! Số người còn lại, hoặc một số người khác có ý định kiên trì ở lại, ít lâu sau họ cũng tự cảm thấy lo cho mình còn chưa xong. Đối mặt với cơn bão táp của sự kiện I-ran - Ni-ca-ra-goa ai nấy đều như tượng đất qua sông - ngay bản thân mình cũng khó bảo toàn! Tuy nhiên, một bộ phận then chốt của chiến lược này vẫn tồn tại.

Cho đến năm 1989, trước kì Tổng tuyển cử, nước Mỹ tiếp tục ủng hộ Công đoàn Đoàn kết Ba Lan về mặt tài chính và hậu cần. Những sự viện trợ này là một cống hiến quan trọng về mặt sinh tồn và phát triển đối với Công đoàn Đoàn kết. Dù rằng sau tháng 5 năm 1988, Liên Xô bắt đầu rút quân ở Ap-ga-ni-xtan, nước Mỹ vẫn tiếp tục viện trợ về mặt quân sự và tình báo cho du kích Mu-xlim. Sau khi Liên Xô giải thể năm 1991, nước Mỹ cũng vẫn tiếp tục hạn chế xuất khẩu kĩ thuật sang tập đoàn Liên Xô. Cho đến tận nay, giá năng lượng tương đối thấp và thu nhập ngoại tệ mạnh giảm bớt vẫn là một vấn đề gây lúng túng cho Mat-xcơ-va. Vào giữa thập kỷ 80, dự toán quốc phòng của nước Mỹ trên thực tế đã ở vào một thời kì ổn định ở mức cao, mà về mặt xây dựng quốc phòng vẫn tiếp tục kế hoạch nghiên cứu vũ khí hiện đại đổi mới, trong đó bao gồm “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”. Chiến lược và những tham số về tài nguyên trong cuộc chạy đua với Liên Xô của một siêu cường được xây dựng từ thời kì đầu chấp chính của Chính phủ Ri-gân vẫn được tiếp tục và giữ một cách hoàn chỉnh tới khi Liên Xô tan rã.

Liên Xô không phải do mọi “tác động” của nước Mỹ mà tan rã, cũng không phải do thời gian có lợi đối với nước Mỹ mà tan rã. Phải chăng do Krem-li phải đối mặt với “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” và với sự xây dựng quốc phòng của Mỹ; phải chăng do sự vấp váp, trắc trở về chính trị ở Ba Lan và ở Ap-ga-ni-xtan; phải chăng do tổn thất hàng vài chục tỉ đôla Mỹ do xuất khẩu năng lượng; phải chăng do không có cách nào giành được kỹ thuật của phương Tây. Thật ra nếu không phải do hiệu ứng tích luỹ của tổng hợp các nhân tố trên thì chúng ta có lí do để tin rằng Liên Xô có thể vượt qua cái của ải khó qua này! Thể chế Cộng sản Liên Xô không phải là một thổ hữu cơ mà trong bất cứ một hoàn cảnh quốc tế nào cũng có thể huỷ diệt được. Chính sách của nước Mỹ có thể, mà cũng nhất định cải biến được tiến trình lịch sử của Liên Xô, nhưng có một điều đáng nực cười là, rất nhiều các nhà quan sát ở phương Tây trước kia cứ một mực cho là thể chế kinh tế của Liên Xô cũng tốt đẹp như thể chế kinh tế của nước Mỹ. Họ cho rằng chính sách đối kháng sẽ không có kết quả, ngược lại sẽ làm cho địa vị của Liên Xô tăng cường. Giờ đây, họ lại quay ngoắt 180o, họ cho rằng sự suy nhược và đổ bể của đế quốc Liên Xô, về một ý nghĩa nào đó mà nói thì đó là điều không tài nào tránh khỏi!

Ngay từ thời kì đầu của thời đại Ri-gân, sự cáo chung của Liên Xô đã bắt đầu rồi. Tuy khi ấy còn chưa có hiện tượng gì chứng tỏ sự cáo chung của Liên Xô đang đến gần; nhưng thời kì đó; Liên Xô, một cơ thể vốn mang bệnh nặng thì chịu làm sao nổi một áp lực rất lớn bị bức phải hao phí nhiều tài nguyên quý báu để chạy đua vũ trang với một kẻ địch hùng mạnh? Liên Xô không có năng lực từ ngoại giới để giành được một loại thuốc có thể cải tử hoàn sinh, hoặc ít nhất cũng có thể hoãn giảm một số triệu chứng, mà nó chỉ có thể mắt mở trừng trừng nhìn căn bệnh của mình phát tác.

Vào thời gian đó, không có một người nào trong Chính phủ nước Mỹ (ngoại trừ Rô-nan Ri-gân) nhìn thấy rõ toà lâu đài Liên Xô sụp đổ. Mục tiêu của nước Mỹ là làm yếu và làm hao tổn thể chế Liên Xô. Nhưng, chính sách mà nước Mỹ vạch ra để làm yếu Liên Xô, cuối cùng lại biến thành nhân tố đe doạ sự sinh tồn của Liên Xô.

Năm 1989, trong cuộc tổng tuyển cử, Công đoàn Đoàn kết Ba Lan đã giành được thắng lợi với ý nghĩa đặc biệt. Xê-ơn-cai Ta-la-xên-cơ, trợ lí chính sách ngoại giao của Xê-vac-nat-de (Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô thời kì 1985 - 1991) cho rằng, sự kiện quan trọng này đã khiến cho Mi-kha-in Goóc-ba-chôp tin rằng, thể chế Liên Xô sẽ sụp đổ. Nhưng nếu không có Chính phủ Ri-gân hoặc bí mật, hoặc công khai ủng hộ thì Công đoàn Đoàn kết sau 10 năm không thể một lần nữa lại phục hồi. Nếu Chính phủ Mỹ không ép các nước phương Tây thực thi việc trừng phạt Ba Lan; không bí mật ủng hộ Công đoàn Đoàn kết bí mật về mặt tài chính, hậu cần và tình báo; không lấy việc trừng phạt để bắt bí Chính phủ Ba Lan đàm phán về vấn đề hồi phục phái phản đối, thì hành động trấn áp của Chính phủ Ba Lan sẽ rất thành công!
_______________________________________
1. Sự kiện I-ran - Ni-ca-ra-goa: Pin-đơ Kơ-xtơ, một thành viên trong Uỷ ban An ninh quốc gia đã phê chuẩn việc đem một khoản tiền lớn, tiền mua vũ khí của I-ran ủng hộ lực lượng vũ trang chống Chính phủ Ni-ca-ra-goa. Việc này đã phạm vào một đạo luật do Quốc hội thông qua năm 1984, cấm nước Mỹ không được viện trợ trực tiếp, hoặc gián tiếp cho lực lượng chống chính phủ Ni-ca-ra-goa trên. Hành động phi pháp này của Uỷ ban An ninh quốc gia sau khi bị bại lộ năm 1986 đã gây ảnh hưởng rất xấu cho Ri-gân. Pin-đơ Kơ-xtơ bị cách chức và bị khởi tố!


Tiêu đề: Re: Những âm mưu làm tan rã Liên bang Xô viết
Gửi bởi: chuongxedap trong 05 Tháng Chín, 2010, 09:55:28 pm

Sự thất bại của Liên Xô tại Ap-ga-ni-xtan, ở mặt trận của phe Cộng sản đã phát sinh ra nhiều phản ứng. Điều này đã nói lên rằng, cái gọi “chủ nghĩa Brê-giơ-nhep1 (tức không được “vòng tay nhường” bất cứ một nước Xã hội chủ nghĩa nào cho phương Tây) trên thực thế là trống rỗng, vô nghĩa! Nhưng nếu nước Mỹ không áp dựng chính sách tấn công thì cục thế Liên Xô liệu có xuất hiện sự nghịch chuyển không, điều này thật đáng nghi ngờ! Quân du kích Mu-xlim đã dũng cảm đối mặt với một đối thủ mà lực lượng quân sự của họ vượt trội hẳn; hơn nữa sự thật đã chứng minh, đối thủ này là những người mặt sắt vô tình! Nếu không có sự viện trợ của Mỹ, khẳng định là quân du kích sẽ thất bại! Chuẩn tướng Mô-ha-met Ưu-xu-phu nói: “Trong quá trình đánh bại nước Nga, sự viện trợ của Cục Tình báo trung ương là tất yếu và quyết định.” Kế hoạch viện trợ bí mật của nước Mỹ, đầu tiên mang tính thí nghiệm do Chính phủ Ca-tơ khởi động từ năm 1980, sau đó kế hoạch này được phát triển suốt cả thập kỉ 80. Đương nhiên, chất lượng và mức độ hiện đại của vũ khí cũng được nâng cao, hơn nữa phái phản đối cũng được san sẻ những tin tình báo. Trước đây mục đích của du kích Mu-xlim là luôn tập kích vào quân đội Liên Xô; đến năm 1985, mục đích này biến thành sự tranh thủ giành thắng lợi, thậm chí còn đưa cả chiến tranh vào đất Liên Xô.

Tác động lâu dài của những hành vi chủ động này đã làm cho Liên Xô bị tổn thất rất nhiều người, cuối cùng nó đã bức Liên Xô phải rút quân khỏi Ap-ga-ni-xtan.

Ngoài ra Chính phủ Mỹ đã triệt để lợi dụng những vết nứt về chính trị đối ngoại phản ánh vào nội bộ tập đoàn Liên Xô, làm cho nguy cơ về tài nguyên của Liên Xô bị trầm trọng thêm. Vấn đề xây dựng quốc phòng của Mỹ là một minh chứng, mục đích trực tiếp của nó là tăng cường sức uy hiếp, nhưng Chính phủ Mỹ còn có một mục đích sâu sắc hơn nữa, đúng như bản “Chỉ thị kế hoạch 5 năm của Bộ Quốc phòng” đã chỉ rõ, công cuộc xây dựng quốc phòng của họ không chỉ là nâng cao lực lượng quân sự tương đối giữa Mỹ với Liên Xô, mà Mỹ còn muốn làm cho Liên Xô phải suy thoái hoàn toàn về thực lực kinh tế. Đó là một hình thức của kinh tế chiến!

Công cuộc xây dựng quốc phòng không chỉ giản đơn là tăng dự toán, mà vấn đề quan trọng không kém là sử dụng tiền của như thế nào. Đối với Liên Xô mà nói, đột nhiên đưa hệ thống vũ khí tiên tiến, khoa học kĩ thuật cao (bao gồm “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”) vào cuộc chạy đua vũ trang, tức là đưa một loạt động lực nguy hiểm vào cuộc chạy đua đó! Krem-li thích chạy đua về số lượng, vì như vậy họ có thể trội hơn so với ưu thế kĩ thuật của Mỹ. Nhưng, khi đưa các tham số chất lượng vào cuộc chạy đua, thì rõ ràng Mat-xcơ-va ở vào thế yếu, mà họ sẽ có cảm giác là “lực bất tòng tâm”. Chính vì vậy, Goóc-ba-chôp mới thấy lo lắng đối với “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” và kế hoạch quốc phòng khoa học kĩ thuật cao của Mỹ.

Đồng thời, Chính phủ Mỹ còn không ngừng “đánh” vào túi tiền của Mat-xcơ-va. Đường ống khí đốt ở Xi-bê-ri chỉ hoàn thành có một nửa quy mô của nguyên kế hoạch, mà về tiến độ phải hoãn lại hai năm; điều này khiến cho Liên Xô tổn thất một khoản tiền lớn. Hơn nữa Mỹ còn không ngừng tìm cách làm giá năng lượng quốc tế thấp đi; tình hình đó khiến Liên Xô đã “chết trâu lại thêm mẻ rìu”! Đúng lúc họ rất cần ngoại tệ mạnh thì lại mất trắng ngay hàng chục tỉ đôla. Hơn nữa sự hạn chế xuất khẩu kĩ thuật của phương Tây tăng cường thêm một bước trong việc gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế của Liên Xô.

Nhưng, chúng ta có thể đặt vấn đề như sau, nếu công cuộc xây dựng quốc phòng nước Mỹ do Gim-mi Ca-tơ bắt đầu năm 1980, kết thúc năm 1983, hoặc nước Mỹ không có “Sáng kiến phòng thủ chiến lược”, hoặc Liên Xô có thể tiếp tục giành được kĩ thuật của phương Tây, hoặc khi giá năng lượng lên tương đối cao, đường ống khí đốt đem lại sự thu nhập một khoản lớn ngoại tệ mạnh; như vậy thì nguy cơ về năng lượng của Liên Xô sẽ dễ dàng đối phó hơn nhiều.

Làm cho Krem-li sa xuống vực sâu không phải do một sự kiện hoặc do một chính sách riêng lẻ nào. Sở dĩ chiến lược tổng thể của Chính phủ Ri-gân có được uy lực lớn đến như vậy là do tác dụng tổng hợp của các loại chính sách. Tất cả các sự việc trên đã dẫn đến một điều khá khôi hài là: các nhà lịch sử học đã cho Mi-kha-in Goóc-ba-chôp một niềm vinh dự tối cao: chính ông là người đã làm cho mọi người thấy được ánh bình minh của thời đại sau chiến tranh! Kẻ chiến bại đã có được niềm vinh dự cao hơn người chiến thắng nhiều, đó là một hiện tượng cực kì độc đáo trong quá trình phát triển của loài người!
________________________________________
1. Chủ nghĩa Brê-giơ-nhep: Thời kì 1967 - 1968 khi Tiệp Khắc dưới sự lãnh đạo của Đu-bê-ep (Dubeek) tiến hành cải cách, Brê-giơ-nhep đưa ra một luận điểm: “Khi các lợi ích chung cơ bản của các nước XHCN khác bị sự uy hiếp của một nước XHCN” thì Liên Xô có quyền can thiệp. Luận điểm này người phương Tây gọi là: “Chủ nghĩa Brê-giơ-nhep”.




Hết!