Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu nước ngoài => Tác giả chủ đề:: hoi_ls trong 20 Tháng Giêng, 2010, 08:11:41 am



Tiêu đề: Hồ sơ mật Liên Xô
Gửi bởi: hoi_ls trong 20 Tháng Giêng, 2010, 08:11:41 am
HỒ SƠ MẬT LIÊN XÔ

Trọng Phụng và Văn Toàn biên soạn
NXB Công An Nhân Dân 2006
Khổ 14,5 x 20,5. Số trang : 583

Số hóa : hoi_ls




(http://img225.imageshack.us/img225/7905/lienxo1ev1.jpg)



LỜI GIỚI THIỆU

   Hồ sơ mật Liên Xô là cuốn sách được biên soạn dựa vào những tư liệu mới được công khai, những thư từ từng giấu kín, những tập hồi ký bị cấm lưu hành trong thời kỳ Đại Nguyên soái Stalin lãnh đạo Nhà nước Liên Xô. Nội dung sách bao gồm 12 chuyên án hình sự phức tạp nhưng chung một đề tài chuyên quyền, lộng hành, tranh giành ngôi vị độc tôn, tham vọng trở thành thần tượng. Những mưu mô ám muội, những toan tính tinh vi, những thủ đoạn tàn bạo được sử dụng chỉ nhằm loại trừ phe phái đối lập để ung dung ngồi vào chiếc ghế cao nhất trong chính quyền hoặc tiêu diệt những nhân vật lỗi lạc nổi trội để không còn ai hơn mình.

   Mọi ý đồ đều xuất phát từ Điện Kremli, chủ mưu là những “chiến hữu thân cận nhất" từng đồng cam cộng khổ thời xây dựng chính quyền Xô Viết và thời nội chiến. Không thể không kể đến sự đồng lõa ấy là tính cả tin, sự buông lỏng và cả thói vô trách nhiệm của một tập thể nắm quyền lực tối cao.

   "Bạo chúa" có "gian thần" phò tá thì âm mưu ám muội nào cũng thực hiện được. Công cụ của "bạo chúa" là "gian thần", công cụ của "gian thần" là cơ quan quyền lực Chêka, các sát thủ chuyên nghiệp và những gã bác sĩ không có lương tâm nằm trong Cục Bảo vệ sức khoẻ lãnh tụ. Hành vi giết người mà dựa trên tiêu chí đạo đức "Kẻ thù của nhân dân ", “Tập đoàn phản cách mạng hoạt động chống nhân dân" thì nạn nhân rất khó tự bảo vệ và dễ ru ngủ tính cảnh giác của nhân dân.

   Chỉ một chiếc ghế bành bọc nhung đỏ trong Điện Kremli mà Trôtxki và Stalin đều nhăm nhe, nhưng thế lực Stalin mạnh hơn, tính tàn bạo kiểu vua chúa Trung cổ ở Stalin thể hiện táo tợn, quyết đoán mưu mẹo hơn nên Stalin thắng.

   Thời kỳ Stalin cai trị Liên Xô tồn tại một xã hội bưng bít, một xã hội thiên đường hoang tưởng, bắt đầu từ việc thần thánh hoá một cá nhân, thần bí hoá và không có cá tính hoá một cá nhân. Niềm vui, sở thích và thái độ của cá nhân ấy là những bí mật quốc gia đặc biệt quan trọng. Đó là tệ sùng bái cá nhân. Tệ sùng bái cá nhân tồn tại được phải dựa trên cơ sở loại trừ những người không cùng phe cánh và những người tài giỏi hơn. Nếu ai đó bị ông ta coi là kẻ thù thì không thể thay đổi được. Nạn nhân của tệ sùng bái cá nhân là những tướng lĩnh công huân, những vị lãnh đạo lão thành, các chính trị - kinh tế gia tài giỏi. Cơ quan đàn áp của Stalin ngụy tạo những chứng cớ về tội danh "Kẻ thù của nhân dân", “tập đoàn phản cách mạng hoạt động chống Liên Xô" để tiến hành những cuộc tàn sát, thanh trừng bất chấp đạo lý phi nhân tính.

   Thể chế quốc gia dù rõ ràng, chặt chẽ mà người chấp hành thiếu tinh thần trách nhiệm đã có tác hại lớn.. Nếu vin vào thể chế, nấp sau thể chế để làm bậy thì sự ngang ngược ác hiểm càng đáng sợ hơn.
   Lênin bị ám sát, "đồ đệ thân tín" của Người liền mượn gió bẻ măng, dựa vào việc chữa bệnh mà dùng thuốc phá hoại sức khoẻ của Người.

   Có thể nói ẩn trong hào quang của vĩ nhân là những bi kịch - bi kịch quyền lực, bi kịch tình cảm. Sau khi từ trần, người sáng lập Nhà nước công nông đầu tiên của xã hội loài người bị các "đồ đệ” của mình bài xích khéo:

   Stalin tâng bốc Lênin là nhà chuyên chính vô sản cứng rắn, thẳng tay với kẻ thù ... Lời tuyên bố này ngầm mách bảo cho mọi người biết "Lãnh tụ không có lòng khoan dung độ lượng”, đồng thời lại có tác dụng biện hộ cho những quyết định tàn bạo mà sau này Stalin thể hiện với các đồng chí của ông.

   Khơrútsốp có những phát biểu vô ơn phủ nhận vai trò lịch sử của Lênin, xem Lênin như là một nhà cải cách máy móc bảo thủ "Chỉ biết bảo nông dân mùa này nên trồng cây gì".

   Brêgiênhép nhìn nhận Lênin như là "ông cụ từ thiện hào nhoáng bên ngoài". Người chết không thể tự biện hộ nên thoải mái chỉ trích, thậm chí thoá mạ.

   Lênin mất đi, những phụ tá đắc lực nhất, thân thiết nhất của Người - những nhân vật góp công sức xây dựng tạo nên Nhà nước công nông bị bức hại dần dần, những cuộc thanh trừng vô ơn rất tàn bạo đó chỉ nhằm nâng cao uy tín cho người kế vị. Số phận Stalin cũng vậy, nó như một minh chứng cho luật nhân quả.
   Bêria - cánh tay phải của Stalin, người chỉ đứng dưới một người mà trên cả muôn người đã ký một quyết định mang tính chất như một “lệnh tiêu diệt" tạo tiền đề cho việc ông ta mưu hại cấp trên của mình nhưng lại tỏ ra quan tâm săn sóc sức khoẻ cho Đại Nguyên soái: "Khi lãnh tụ bị ốm phải báo cho ủy viên Nhân dân An ninh (Bêria) biết, khi ủy viên Nhân dân An ninh có mặt bên bệnh nhân mới được phép gọi bác sĩ". Kết cục là: Stalin bị ngất, các "bề tôi trung thành", các “chiến hữu thân cận" vẫn ung dung: "Các người hoảng loạn nỗi gì, chẳng thấy lãnh tụ đang ngủ đó sao". Mười giờ sau họ mới “hoảng hốt" gọi bác sĩ đến cấp cứu!

   Gấp cuốn sách lại mà như hiện ra toàn cảnh bức tranh xã hội của Liên Xô thời Stalin thoả sức dọc ngang. Lời nói của ông là pháp luật, sinh mạng con người không được coi trọng,  nguyện vọng của con người bị xem nhẹ mới thấy lời nói sâu sắc, thấm đượm đạo lý nhân văn của nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười: "Từ dân, do dân, vì dân". Hiểu như thế thì chủ nghĩa cá nhân không còn đất sinh tồn.

   Hồ sơ mật Liên Xô là cuốn sách tham khảo quý.

   Nhà xuất bản Công an Nhân dân trân trọng giới thiệu cuốn sách với Quý vị độc giả.

NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 20 Tháng Giêng, 2010, 08:18:29 am
CHƯƠNG 1
MỘT TRĂM NGÀY ĐÔNG

   Những ngày cuối cùng của Lênin- vấn đề người thừa kế: - Trôtxki, Stalin hay BLôngtai - Làng Goocki, nơi Lênin từ trần- Mối quan hệ cá nhân của Lênin và Stalin : Quan hệ với Stalin bị phá vỡ. Lời đồn xung quanh việc Stalin đã hạ độc chết Lênin. Nguồn sử liệu, tài liệu lưu trữ. Những lời truyền miệng- Nhiều cuốn bệnh án của Lênin lần đầu tiên được công bố.

   Xung quanh việc Vlađimia Ilích lâm bệnh và cái chết của Người đã có vô vàn các tin đồn khác nhau. Sau khi người mất, những lời đồn, các cách phán đoán bắt đầu được lưu truyền. Cuối tháng 1 năm 1924, một bài báo có xuất xứ từ Trung ương Đảng Cộng sản Nga được đăng trên tờ "Công nhân" có đoạn viết: "Đồng chí Lênin đang chữa bệnh tại làng Goocki, cách Mátxcơva không xa, do vậy mãi đến 7 giờ 30 phút tối hôm đó Ban chấp hành Đảng Cộng sản Nga mới biết tin đồng chí mất. Một số các đồng chí ủy viên Trung ương ở Mátxcơva lập tức đến làng Goocki. Lúc đó đồng chí Bukharin đang ở bên cạnh Người..."

   Hai ngày sau trong bài điếu văn với tiêu đề: "Sáu ngày khó quên của nước Nga" của đồng chí Zinôviép đăng trên báo "Sự thật" có đoạn viết: "Có đồng chí gọi điện thoại cho tôi nói rằng Ilich đã đi rồi... Một tiếng sau tôi đến làng Goocki, đứng trước thi hài của Iích".

   Khi đến đó tôi đã thấy Bukharin, Tômxki, Calinin, Stalin, Camênhép và tôi (Ricốp lúc đó đang nằm viện).

   Đã có rất nhiều đảng viên, đặc biệt có nhiều đảng viên không phải công tác trong cơ quan trung ương, đã chú ý đến điểm mâu thuẫn giữa bài báo đăng trên tờ "Công nhân" và lời điếu của Zinôviép đăng trên tờ "Sự thật". Một đằng thì nói là đồng chí Bukharin đã ở làng Goocki. Một đằng thì lại nói, đồng chí Bukharin sau khi nghe tin tạ thế của Lênin đã cùng với các đồng chí trong Bộ chính trị và các đồng chí ủy viên khác tức tốc đi xe cơ động từ Kremli đến làng Goocki.

   Vậy rút cuộc lúc đó Bukharin đang ở đâu?

   Trong bài điếu văn viết nhân kỉ niệm tròn một năm ngày mất của Lênin, Bukharin đã trả lời: "Lúc đó tôi chạy đến, căn phòng đầy những thuốc men và các bác sỹ, Ilích thở hắt ra một hơi, ngửa mặt ra phía sau, trắng bệch đến dễ sợ, yết hầu rung rung như muốn nói điều gì, hai tay Người thõng xuống - Ilích, Ilích người đã không còn nữa rồi..."

   Mọi người đều biết rằng Lênin mất vào hồi 18 giờ 50 phút ngày 21 tháng 1 năm 1924. Thế nhưng đến 21 giờ 30 phút thì Stalin, Zinôviép, Calinin và Tômxki mới đi xe đến làng Goocki.

   Vậy là vấn đề nảy sinh từ đâu? Phải chăng Bukharin là người lãnh đạo cao nhất, duy nhất của Đảng có mặt bên cạnh Lênin lúc người trút hơi thở cuối cùng? Vậy thì Zinôviép lý giải làm sao về bài điếu văn của mình? Nhưng, bài điếu của Zinôviép cũng nhanh chóng bị quên lãng trong ký ức của người dân. Bởi vì chính bài viết "Sáu ngày khó quên" của Zinôviép được cho là loại hồ sơ đặc biệt và được khóa kỹ trong két sắt. Số phận bài điếu văn của Bukharin viết nhân kỷ niệm một năm ngày mất của Lênin cũng cùng chung số phận như vậy. Hơn thế nữa, nó không phải chỉ là một bài báo.

   Năm 1927, trong bài viết với tiêu đề: "Bàn về Lênin đã trích công bố hồi ký của Sôrin", của kẻ theo gót Bukharin. Sôrin bị bắt năm 1939. Năm 1944 chết. Năm 1957, Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lênin đã cho xuất bản ba tập "Hồi ký về Lênin", trong đó họ đã thu thập nhiều bài hồi ký của Sôrin. Nhưng đã bị lược bỏ đi rất nhiều, thậm chí tất cả những phần liên quan đến tên của Bukharin cũng đều bị lược bỏ hết. Và như vậy, 3 tập "Hồi ký về Lênin" đã được xuất bản mấy lần vào năm 1960, thậm chí nó được tái bản vào những năm 1980.

   Đỉnh cao trong cuộc đời hoạt động chính trị của Bukharin được Sôrin nhắc đến trong cuốn hồi ký xuất bản năm 1927, trong đó có nhiều tình tiết rất ly kỳ. Ngày 21 tháng 1 năm 1924, lúc đó Sôrin đang ở làng Goocki, sau khi ăn trưa xong, Sôrin biết rằng trong "Toà nhà lớn" đang cần có Dầu long não, anh ta vội chạy đi báo cho Bukharin biết. Tôi đã báo cho Bukharin về tin cần có Dầu long não. Bukharin vừa nghe, chợt biến sắc nói: "Ai đã nói với đồng chí như vậy", và lập tức cùng tôi bước vào "Tòa nhà lớn".

   Đến giờ thì đã rõ, Bukharin chính là người đã ở bên Lênin khi người ra đi. Khi Người bị cảm, không có một ai tại viện dưỡng lão ở làng Goocki, vô hình chung, Bukharin đã trở thành người được chứng kiến một sự kiện lịch sử.

   Lẽ nào lại là ngẫu nhiên? Đảng cũng không có những giải thích rõ ràng về việc này. Trong giờ phút cuối cùng khi Lênin ra đi, chỉ có mình Bukharin có mặt tại làng Goocki, bản thân của sự việc này có thể làm cho nhân dân thấy được một luận cứ nào đó. Trong cuộc đấu tranh để giành lấy những di sản của Lênin, chẳng ai có thể có được một cơ hội quý báu như vậy. Do vậy mà sự thật về việc Bukharin có mặt ở làng Goocki cần phải giấu đi.

   Trên thực tế sự việc cũng đúng là như vậy. Người thứ nhất đã làm như vậy đó là Zinôviép. Trong lời điếu từ ông ấy đã giữ được một giọng đọc vô cùng bình tĩnh. Đã thể hiện được sự đoàn kết nhất trí của Bộ chính trị trước cái chết của lãnh tụ. Không ai có thể coi mình là người có đặc quyền kế thừa lãnh tụ. Bukharin cũng đồng ý với phương châm này. Nhưng sau khi có lời nói dối nho nhỏ thứ nhất của những bạn chiến đấu ở bên cạnh giường của người quá cố, những người này đã có những thỏa thuận với nhau, sau đó lại có lời nói dối thứ 2, rồi thứ 3. Cứ như vậy, câu chuyện thần thoại người đầu tiên biết được tin Lênin ra đi đương nhiên chính là Stalin, điều này đã bám rễ một cách chắc chắn trong ý thức của mọi người. Stalin, chỉ có ông ấy mới có thể có được quyền lực hàng đầu như vậy. Tuy nhiên, các nhà sử học đã chứng minh được rằng, chính Zinôviép là người đầu tiên ở Mátxcơva biết tin sớm nhất về cái chết của lãnh tụ. Maria Ilinichina Ulianôpna đã điện thoại trực tiếp từ làng Goocki cho Zinôviép. Zinôviép cũng vì sự đoàn kết nhất trí trong Bộ chính trị, đồng ý chia sẻ niềm vinh dự này với Stalin. Và kết quả là trong báo cáo của tổ lãnh đạo về việc kỷ niệm vĩnh viễn Lênin của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã có chi tiết phải tranh luận với nhau, và được viết lại như sau: "Lúc 7 giờ tối ngày hôm đó, đồng chí Stalin và Zinôviép là hai người được biết sớm nhất về sự ra đi của Lênin..... 9 giờ 30 phút ngày 21 tháng 1, đồng chí Stalin, Zinôviép, Tômxki, Calinin, đã lên ô tô đến làng Goocki".



Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 20 Tháng Giêng, 2010, 08:26:30 am
   Và như vậy, vô hình chung, Bukharin người lãnh đạo cao nhất, duy nhất của Đảng đã có mặt bên giường bệnh của Lênin, điều này tuyệt nhiên không thể vô ý đổi thành Stalin được. Về điều này xin xem lại bài tường thuật của Pangki Bruêvich (1873-1935) - nhà hoạt động Đảng và Nhà nước, Tiến sĩ lịch sử học viết về hồi ký của Lênin, nói về việc các thành viên của Bộ chính trị đã đến làng Goocki vào ngày 21  tháng 1. Trong đó có đoạn như sau:

   "Stalin đi đến trước mặt mọi người, ông rảo những bước dài, lúc quay sang trái, lúc quay sang phải, cứ mỗi một bước đi, ông lại chuyển ngoắt thân mình một cái rồi đút bàn tay phải vào trong túi của bộ quân phục, điệu bộ nặng nề, kiên quyết... sắc mặt Stalin trắng bệch ra, căng thẳng, con mắt thì chăm chú nhìn vào... Tạm biệt nhé, tạm biệt nhé, Vlađimia Ilích... Xin tạm biệt ! Sắc mặt Stalin lúc này đã hết trắng, hai tay nâng đầu Lênin, ghé sát vào người mình, hầu như ôm ghì lấy Lênin rồi hôn lấy hôn để, lên trán của Lênin... Stalin đã phẩy tay một cái, bước đi một cách dứt khoát giống như chém một nhát dao chặt đứt quá khứ và hiện tại..."

   Với những cuốn hồi ký thế này, và rất nhiều những cuốn hồi ký tương tự như thế, đã dạy cho nhân dân ta nhận thức được vai trò đặc biệt của Stalin. Và việc làm sáng tỏ vấn đề, cuối cùng ai là học trò của Lênin, ai là nhân vật số một xứng đáng là người kế thừa của Lênin.

   Thời gian vẫn cứ trôi, năm này qua năm khác, các vị lãnh tụ chính trị của đất nước thì cứ kẻ lên người xuống. Nhưng, những câu chuyện xung quanh việc bệnh tật và cái chết của Lênin thì không bao giờ dứt. Đến thời kỳ tan băng của Khơrútsốp, những câu chuyện ấy lại bùng lên.

   Bức màn sắt cuối cùng cũng đã hé mở, người ta được ra nước ngoài nhiều hơn. Ở nước ngoài, người ta nghe thấy nhiều chuyện mà từ trước đến nay không nghe thấy ở Liên Xô. Vậy thì đâu là chân tướng của sự việc, đâu là hư cấu? Làm thế nào để có thể tách biệt cho được sự thật của lịch sử và những việc bịa đặt vu cáo?

   Trong những năm Khơrútsốp cầm quyền, đã có một số người nào đó từng nghiên cứu về cuộc đời và hoạt động của Lênin, có ý đồ muốn phủ nhận Lênin. Tuy nhiên đến thời kỳ Brêgiênhép, những ý đồ này đã bị triệt tận gốc. Vào thời kỳ đó, công thức hóa việc sửa sai các khuôn mẫu cũ, hư cấu, nguỵ tạo đang rất được thịnh hành. Các hình thức tuyên truyền của chính giới như điện ảnh, sách báo đã biến Lênin trở thành một ông cụ chuyên đi phát quà cho trẻ em trong các ngày lễ thánh và là người chuyên đi làm tất cả mọi việc thiện cho mọi người. Việc này được thấy rõ trên phim ảnh, kịch, thậm chí cả trong các tác phẩm hội họa. Còn trong thời kỳ cầm quyền của Stalin, Lênin được coi là một người luôn thẳng tay với kẻ thù. Trong thời Khơrútsốp, Lênin lại được xem như một người chỉ biết bảo nông dân rằng, vào mùa nào thì nên trồng cây gì. Trong thời kỳ Brêgiênhép, Lênin được coi là một người chỉ thích hào nhoáng bên ngoài. Một vị lãnh tụ hầu như đã biết hết tất cả mọi thứ theo một khuôn mẫu đã định sẵn. Người luôn luôn đúng giống như mọi việc đã được sắp đặt sẵn như từ trong bụng mẹ vậy.

   Còn ngày nay, Lênin trong con mắt của mọi người là người thế nào? Đến nay chắc chẳng ai tin Lênin lại chỉ là người đơn điệu như vậy, và từ trước đến nay, Người cũng không phải là người đơn điệu như thế. Nhưng, những lời đánh giá về Lênin không khó khăn như hiện nay, và sự thật cũng không có gì phải bàn cãi cả.

   Những kẻ muốn đả phá, công kích Lênin, nhưng lại không thể dùng ngòi bút để đả phá Người thì chúng bới móc Người trên mọi phương diện. Chứng chỉ trích Người luôn đặt bạo lực lên hàng đầu, đặt lợi ích của xã hội lên trên lợi ích của cá nhân kiểu tư tưởng dân chủ theo khuynh hướng "tả" của tư tưởng cộng sản cấp tiến.

   Ngày càng nghe thấy nhiều lời chỉ trích Lênin về việc Lênin đã gây ra nhiều bi kịch lớn. Rồi vấn đề đời tư của Lênin, trong đó bao gồm cả việc Người bị ám sát, mang trọng bệnh và cả sự thực về việc bị trúng thương cho đến lúc Người mất.

   Trong thời gian tôi ở nước ngoài, có người đã dẫn lời từ các báo chí của Nga hỏi tôi rằng: Di hài "đặt tại lăng Lênin ở quảng trưởng Đỏ không phải là di hài của Lênin, mà là một di hài khác được thay vào đó, thậm chí đó chỉ là một bức tượng, mà thực sự thì thi hài của Lênin đã không được bảo quản tốt. Nói gì thì nói, chắc chắn thi hài của Lênin đã không được bảo quản chu đáo. Do vậy đến tháng 7 năm 1941, đã xảy ra bi kịch là thi hài của Lênin đã được đem đến Sibêri để cất giữ. Chính vì những việc này đã dẫn đến sự nghi ngờ của rất nhiều người. Vì sao quá trình ướp xác Lênin lại phải tiến hành bí mật như vậy? Chẳng lẽ việc này lại đúng như chính giới vẫn hay nói hay sao, việc không công khai trên báo chí về vấn đề ướp xác phải chăng là để ngăn chặn không cho đưa ra những bí mật về bệnh tình của Lênin chăng? Nếu như tin vào cách nói của chính giới như vậy - Thì đây, với ba lần bị cảm, động mạch bị sơ cứng, bị mất trí nhớ và khả năng nói, điều này tất nhiên sẽ rất đau đầu, vậy thì sẽ giải thích thế nào đây về việc, chính trong thời kỳ Lênin bị bệnh trầm trọng thế này, lại chính là thời kỳ mà Người sáng tạo được nhiều tác phẩm lý luận khoa học ? Trong thời kỳ này, nhiều tác phẩm đã được ra đời như: "Bàn về vấn đề cách mạng dân tộc", "Vấn đề dân tộc hay vấn đề "Tự trị hóa", "Về vấn đề hợp tác hóa", "Chúng ta cải tổ viện kiểm soát công nông thế nào?", "Về vấn đề cách mạng của nước ta", "Thư gửi đại biểu đại hội". Theo suy đoán, như vậy thì thứ bệnh mà Lênin gặp phải chắc là một thứ bệnh nội tạng gì chăng?

   Không chỉ ở nước ngoài, mà ngay ở trong nước những điều bàn tán xung quanh cái chết của Lênin và những lời bóng gió vô căn cứ không hề giảm đi tý nào. Những lời phát biểu của Kaliyakin tại Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô lần thứ nhất, lại một lần nữa làm cho những điều bàn tán và những lời bóng gió về Lênin có dịp lại bùng phát trở lại. Kiến nghị đòi đưa thi hài của Lênin ra khỏi quảng trường đỏ và việc làm trái với ý nguyện của người chết và những người thân thích của Lênin được xem như một phát hiện vĩ đại trước hàng triệu đồng bào trong nước. Bàn về nguyên nhân cái chết bí mật của Lênin, bàn về kẻ đã bắn mấy viên đạn tẩm độc đó chẳng phải là ta bàn đến Kapulan mà ta lại một lần nữa bàn đến kẻ đã đưa những tin đồn này lan ra. Nói gì đi chăng nữa thì chúng ta cũng thấy, Lênin đã từng giảm án đối với những phán quyết của ban thanh trừng bọn phản cách mạng trên toàn nước Nga. Kapulan đã sống tại Macatan đến khi tuổi già. Một số sách báo xuất bản công khai, thậm chí đã khẳng định, có người từng nhìn thấy Kapulan sống ở Budinka và Sôrốpka.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 20 Tháng Giêng, 2010, 08:44:17 am
   Nhiều năm nay, trên thực tế, giới hạn của sự phối hợp của lịch sử đã làm cho chúng ta bị bó hẹp đến đáng thương hại. Đa số mọi người không biết gì và thiếu hiểu biết về sự thật của những sự việc trong dĩ vãng, việc làm cho mọi người tin rằng, đang có những lời đồn đại muôn màu, muôn vẻ ở những làng quê, những thành phố của một quốc gia rộng lớn. Tính công khai ở đây đã bị che đậy, mọi người ai cũng muốn bỏ ngoài tai những điều đã nói nhàm chán được chôn vùi suốt mấy chục năm qua. Ấy vậy mà những lời nói bâng quơ ấy được mô tả rất thần thánh vì thế những người chả biết gì cũng rất dễ tin vào những lời nói dối.

   Do không nắm rõ nguyên nhân thực sự cái chết của Lênin, cho nên đã có những tin đồn vô căn cứ là Stalin đầu độc Lênin. Trong thời kỳ "băng tan" Khơrútsốp và vào cuối những năm 1980, trong một số tác phẩm lịch sử đã ngầm ám chỉ rằng, Stalin đã nhúng tay vào bi kịch ở làng Goocki. Tuy nhiên các tác phẩm này không dám chỉ thẳng vào như nhà viết kịch Pháp đã từng viết, nhưng những tin đồn người Capcadơ trong Điện Kremli (Stalin) có tội thì ngày càng trở nên thần bí.

   Năm 1991, trên tạp chí "Thông báo của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô" có đăng hồi ký của Maria Ulianôpna, một năm trước chính mắt tôi đã được đọc cuốn hồi ký này. Và thực sự tôi đã may mắn phát hiện ra một trang trong cuốn nhật ký của Maria có nội dung rất đặc biệt, điều này đã làm tôi vô cùng kinh ngạc. Hiện nay, căn cứ vào bút tích của những đoạn đã được sửa chữa ở trang 30, 31 của Maria, đem trích nội dung ra ta thấy Maria viết: Ngày 30 tháng 5, Lênin yêu cầu Stalin đến gặp Người. Côrôpnicốp đã khuyên Lênin hủy bỏ cuộc gặp mặt này, bởi vì việc này có thể sẽ không có lợi cho Người, nhưng cuối cùng lời khuyến cáo đó đã chẳng có tác dụng gì. Lênin đã nói rằng, Người cần nói chuyện một cách ngắn gọn với Stalin. Sau khi nói xong. Người tỏ ra cực kỳ xúc động, vậy là nguyện vọng của Người đã được thỏa mãn. Người gọi điện cho Stalin đến gặp mình. .Một lát sau, Bukharin và Stalin cùng tới. Stalin bước vào căn phòng của Lênin, Lênin đề nghị Stalin đóng chặt cửa lại. Lúc này Bukharin đang ở phía ngoài cùng với chúng tôi. Ông nói một cách thần bí rằng: "Tôi đã đoán ra được vì sao Lênin lại muốn gặp Stalin rồi". Nhưng ông không nói ra ý nghĩ của mình cho chúng tôi biết.

   Mấy phút sau, cửa phòng Lênin bật mở, Stalin từ trong phòng bước ra, đập vào mắt chúng tôi là hình ảnh của một Stalin với tâm trạng chán nản. Sau khi từ biệt chúng tôi, Stalin và Bukharin đi qua căn phòng nhỏ nằm gần "toà nhà lớn" phía trong viện điều dưỡng, rồi tiến về phía xe ô tô đang đỗ ở bên ngoài. Tôi đi lại đó tiễn họ, tôi thấy họ nói gì đó với nhau rất nhỏ, lúc ở trong viện điều dưỡng tôi thấy Stalin quay người về phía tôi nói rằng: đối với tôi - Maria, thì có thể nói được, còn đối với chị dâu tôi - Crupxcaya, không nên nói. Stalin nói với tôi, Lênin gọi ông đến là muốn để cho ông thực hiện lời hứa của mình trước đây với Lênin là: Rồi sẽ đến một ngày nào đó, khi thần kinh của Lênin bị tê liệt lúc đó Stalin phải nhanh chóng giúp người rời khỏi thế giới này. Lênin nói: "Cái giây phút trước kia tôi nói với đồng chí bây giờ đã đến rồi, tôi biết mình đã bị tê liệt, bây giờ tôi cần sự giúp đỡ của đồng chí”.

   Lênin nhờ Stalin mang thuốc độc đến cho mình, Stalin đã đồng ý với yêu cầu của Lênin. Sau đó Stalin cúi xuống hôn Lênin và bước ra khỏi phòng, Nhưng khi nói chuyện Stalin đã có ý nghi ngờ. Lẽ nào Lênin lại không hiểu là Stalin cũng đã đồng ý như vậy. Nếu như giây phút vĩnh biệt đã đến gần, và lúc đó những hy vọng về sự phục hồi sức khỏe không còn nữa... Stalin nói: "Để an ủi Người, tôi đã đồng ý với yêu cầu của Người. Nhưng Người phải thật sự hiểu cho là, Người thực sự không còn hy vọng gì nữa, hoặc giả những lời nói của tôi đã chứng thực rằng Người chẳng còn hy vọng gì nữa. Vậy thì phải làm thế nào đây?” Nói đến đây Stalin và Bukharin quyết định quay lại chỗ Lênin một lần nữa. Khi quay lại đây, Stalin đã cùng trao đổi với các bác sỹ. Các bác sỹ nói một cách quả quyết rằng, bệnh của Lênin chẳng phải đã hoàn toàn hết hy vọng, bệnh của Người hoàn toàn không phải là không chữa được. Đề nghị Người hãy cố gắng đợi thêm một thời gian nữa. Thế là mọi công việc lại được tiến hành. Lúc này ở trong phòng của Lênin, Stalin ngây người ra một lúc. Rồi sau khi đi ra, Stalin đã nói với Bukharin rằng, Lênin đã đồng ý chờ thêm một thời gian nữa. Xem ra, sau khi Stalin chuyển lời của bác sỹ đến Lênin, Người tỏ vẻ rất vui. Stalin còn đảm bảo rằng, nếu như thực sự không còn hy vọng gì nữa, thì Stalin sẽ thực hiện lời hứa của mình. Lời bảo đảm của Stalin đã làm cho Lênin cảm thấy thật yên lòng. Cho dù Người không hoàn toàn tin tưởng lắm mà nói: "Đây chỉ là mánh khóe ngoại giao của đồng chí”.

   Liên tục trong suất mấy chục năm qua, cuốn nhật ký của Crúpxkaya luôn bị xếp trong kho hồ sơ của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Dường như chưa có ai được nhìn thấy nó. Nhưng khi xem xét cuốn nhật ký của Maria, ta thấy bà nói chính bà đã tự tay đánh máy cuốn nhật ký này, vậy thì một số người gần gũi với Maria nhất định đã nhìn thấy cuốn nhật ký này. Hơn nữa không loại trừ khả năng các tình tiết chủ yếu được ghi chép và nội dung tỷ mỷ của bản viết tay đã trở thành tài sản của một số người nào đó ở Mátxcơva. Đoạn nói về những viên thuốc độc, đương nhiên sẽ dẫn đến sự chú ý của mọi người. Vì thế những thông tin trong cuốn nhật ký chưa được công bố sự việc này có thể dẫn đến nhiều sự việc hoang đường không lường trước được, thậm chí dẫn đến sự ức đoán của một số người tin theo khuôn phép cũ không nắm được sự thật của lịch sử đáng tin cậy.

   Sự việc xem ra chỉ có vậy, đó là việc khi bị bệnh tật dày vò, Lênin đã nhờ đến bạn chiến đấu cũ của mình mang thuốc độc đến, để mình được chết sớm. Nhưng vấn đề là ở chỗ, vì sao Người lại chọn Stalin? Mặc dù cho đến nay, các nhà văn, nhà chính trị đã tranh luận nhiều về vấn đề này. Hơn thế nữa, họ ngày càng vững tin rằng, trong số những người luôn theo sát Lênin, thì Stalin là người thích hợp nhất cho việc này. Phải chăng Lênin sợ chết? Không phải. Năm 1911, do nhận được tin Lapác tự sát, Lênin đã nói với Crúpxkaya: "Nếu như một cá nhân nào đó không thể phục vụ Đảng được, thì cũng nên nhìn thẳng vào sự thật như Lapác".

   Bốn năm trước đây, Lênin cũng tí nữa thì bị hy sinh. Lúc đó Người đang lặng lẽ đi trên mặt biển đóng băng, đến một hòn đảo ở gần đó để trốn lên một chiếc tàu thủy. Việc này xảy ra ở Phần Lan. Cảnh sát Nga đã cho người theo dõi Lênin trên đất Phần Lan. "Muốn đến hòn đảo đó, Lênin phải đi ba cây số”, Crúpxkaya kể lại: "Cho dù lúc đó là tiết tháng 12, nhưng các tầng băng lúc đó chưa hẳn đã đóng lại chắc chắn. Và lúc đó chẳng có ai tình nguyện vượt nguy hiểm để hộ tống Người đi, và lúc đó cũng chẳng có người hướng đạo. Cuối cùng có hai người nông dân Phần Lan uống rượu say quyết định hộ tống Người. Thế là trên mặt biển băng, người đã lủi thủi ra đi. Hai người nông dân và Lênin suýt nữa thì vong mạng - Tính mạng giữ được chỉ là do ngẫu nhiên..."

   Lúc đi trên băng, Lênin vừa đi vừa nghĩ: "Nếu hy sinh như thế này thì thật là ngu xuẩn biết bao".

   Ngày 30 tháng 8 năm 1918, Lênin bị ám sát. Giáo sư B.C Vêsburốt thuật lại sự việc này sau: Khi đưa Lênin đã bị thương vào Điện Kremli. Người yêu cầu tất cả mọi người đều phải ra ngoài hết, chỉ trừ mình tôi được ở lại trong phòng, khi chỉ có hai chúng tôi ở trong phòng, Người hỏi tôi: "Tôi sắp đi rồi phải không? Nếu như sắp hy sinh thật, xin hãy nói trực tiếp cho tôi biết, để tránh có việc gì tôi chưa làm xong mà đã hy sinh rồi".



Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 20 Tháng Giêng, 2010, 08:55:08 am
   Trong cuốn nhật ký của Camênhép có đoạn viết:
   "...Nếu như tôi bị ám sát, nhờ các đồng chí xuất bản hộ tôi cuốn sách này "Chủ nghĩa Mác bàn về nhà nước" (ở Stôckhôm - Thụy Điển bị nhỡ chưa in được), bìa  sách nên màu xanh...". Camênhép nhắc lại "Giả dụ tôi hy sinh" mà chỉ nói với giọng chế diễu rằng, "Nếu như tôi bị ám sát".

   Crúpxkaya đã chỉ ra: "Trong cuộc đời mình, Lênin luôn rơi vào những cảnh ngộ kề cận với cái chết. Điều này vẫn còn hằn lại những vết tích trên thân thể Người. Nhưng những điều đó không làm cho Người bị thấp hèn đi.”

   Nhưng, Lênin lại rất sợ khi thần kinh trong trạng thái tê liệt lúc chờ đợi cái chết. Năm 1922, Lênin nhớ lại lúc Lapác đã tự nguyện buông xuôi cuộc đời, thì Người đã nghĩ đến việc cho gọi Stalin đến gặp mình.

   Cho đến nay việc nghiên cứu thời kỳ cuối đời của Lênin ít được chú ý. Nói đi nói lại vẫn là những mẩu chuyện đã bị cắt xén sửa đổi của những năm trước đây, những mẩu chuyện đó thường là có vẻ giống nhau. Trước đây khi chính giới nghiên cứu về cuộc đời của Lênin đã không đi sâu vào vấn đề này, không tổng hợp những tài liệu có liên quan đến bệnh tật và hành vi của Người khi chờ đợi cái chết. Vì thế các nhà sử học coi đó là việc đánh giá thấp ký ức của họ. Tính công khai đã mở ra bức màn cực kỳ bí mật trong suốt những năm qua về nguyên nhân cái chết thần bí của nhà cải cách vĩ đại của thế kỷ 20. Để tiến hành bảo vệ bí mật các tài liệu liên quan đến bệnh tình của Lênin, ngay lập tức nó được đưa vào kho bảo quản theo chế độ lưu trữ đặc biệt, đưa tất cả các tài liệu in ấn có liên quan đến những ngày cuối cùng trong cuộc đời Lênin và cái chết của Người đi tiêu hủy. Cách làm này đã làm tăng thêm nhiều kiểu tin đồn khác nhau của mọi người. Và điều đó khiến người ta nghi ngờ cuốn sổ khám bệnh của Lênin do nhà nước công bố.

   Cần phải đi tìm những tài liệu viết tay ! Phải nói là ở nơi nào đó, nhất định có những chứng cứ của những người đã chứng kiến sự việc, nhật ký của người đương thời, những người thân của Lênin, các bác sỹ đã từng chữa bệnh cho Người thời gian đó. Những người Bônsêvích lão thành nói, trong mấy năm đầu sau khi Người mất, trên báo chí có đăng tải rộng rãi hồi ký của Lênin. Tóm lại, là cần phải đi tìm. Đúng vậy, tuy hy vọng rất nhỏ bé. Vì thời kỳ đó, người ta rất sợ hãi nên đã đem tất cả những cuốn tạp chí, báo chí có đăng những bài có liên quan đến cái gọi là "mưu phản" đem đốt hết, bán chúng làm phế liệu. Cho dù có như vậy thì vẫn cứ phải đi tìm lại - Có quyết tâm chắc chắn sẽ làm được.

   Thật may mắn cho tôi, trong đống đồng nát, tình cờ tôi đã nhìn thấy một cuốn tạp chí có tiêu đề "Tia lửa của chúng ta", chính do cái đầu đề cuốn tạp chí và cái màu vàng cũ kỹ đã lâu năm của nó đã khiến tôi chú ý đến nó. Cuốn tạp chí này không có điểm nào trùng với tờ báo "Tia lửa" do Lênin sáng lập và chủ biên. Nó là tờ báo của cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng Cộng sản Nga (Bônsêvich) tại học viện quân y Hải lục quân công nông mỗi tháng xuất bản một kỳ. Tôi nghĩ rằng, nội dung xuất bản của nó mang tính chuyên môn hẹp, chuyên môn về ngành y, do vậy mà chưa chắc đã có tác dụng gì đối với tôi, lúc đó tôi hơi thất vọng và đã định bỏ nó vào vị trí cũ nhưng lại nghĩ cứ lật thử xem có may mắn hay không và thật ngẫu nhiên, tôi đã tìm đúng được một bài, chỉ đọc mấy chữ đầu thôi đã khiến tôi như muốn ngưng thở: "Kính thưa các đồng chí, đây là lần đầu tiên tôi muốn kể lại những sự việc có liên quan đến bệnh tình của Vlađimia Ilích Ulianốp Lênin lúc người còn sống. Bài viết này tôi viết lại những gì tôi nhớ lại thời kỳ đó..."

   Quyển tạp chí bên ngoài không đẹp lắm, xuất bản với số lượng ít, nhưng rõ ràng có đăng hồi ký của một bác sĩ đã từng chữa bệnh cho Lênin. Trong lòng tôi rất muốn biết: Tác giả là ai? Đó là giáo sư, bác sĩ Vichto Auxipốp. Năm 1915, ông nhận chức Chủ nhiệm khoa thần kinh của học viện y khoa Sanh Pêtécbua, Năm 1917 ông là chủ tịch Hiệp hội các nhà thần kinh học Sanh Pêtécbua. Năm 1933 ông là nhà khoa học được Nhà nước Nga phong tặng, Nhà khoa học công huân liên bang Xô Viết, Năm 1939 ông trở thành viện sĩ thông tấn Viện Khoa học, năm 1944 ông là viện sĩ Viện y khoa Liên Xô. Ông mất năm 1947. Cuốn tài liệu này đã nằm trong kho lưu trữ đặc biệt suốt hơn nửa thế kỷ qua. Những lời văn trong đó của Giáo sư rất dài, do vậy tôi xin được trích ra những nội dung chủ yếu. Thậm chí một số việc mà mọi người chưa được biết cũng xin được kể lại.

   Trong đoạn đầu, tác giả viết: Là một bác sĩ, tháng 5 năm 1923, ông có cuộc gặp với Lênin. Và từ đó đến khi Lênin mất, bác sĩ dường như chỉ ở cạnh Lênin.

   Có thể chia thời gian mà Lênin đã thọ bệnh ra làm ba thời kỳ. Giáo sư viết: "Thời kỳ thứ nhất bắt đầu từ tháng 3 năm 1922, thời kỳ thứ hai là tháng 12 năm 1922, thời kỳ thứ ba là tháng 3 năm 1923. Việc chia giai đoạn như vậy đã chỉ rõ ra rằng, quá trình từ lúc người sinh bệnh đến phát bệnh là ngày càng nặng lên, theo hình thức nhảy cóc. Tức là có những khoảng thời gian bệnh của Người đã có lúc thuyên giảm, Người đã cảm thấy sức khỏe tốt lên nhiều, nhưng giai đoạn sau bệnh lại tăng thêm lên tiếp tục phát triển. Bệnh của Người phát triển đều đều không đột ngột. Ví dụ, lần thứ nhất vào tháng 3 năm 1922 trước khi phát bệnh, Người đã có một giai đoạn ủ bệnh, lúc đó bệnh của Người chưa đến mức làm cho mọi người phải chú ý, ngay bản thân người bệnh cũng không để ý đến lắm. Do vậy mà việc xác định thời gian nào Lênin bắt đầu mắc bệnh là một việc rất khó. Nhưng thời gian Lênin phát bệnh là tháng 3 năm 1922. Điểm này có một số chứng cứ là: Những người ở bên cạnh Lênin nói, Lênin thỉnh thoảng vẫn nói với họ, Người cảm thấy khó chịu, có lúc Người cảm thấy có những triệu chứng của bệnh tật ngày càng nặng hơn, khiến Người không thể không lo lắng".



Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 20 Tháng Giêng, 2010, 08:59:58 am
   Ví dụ, khi Lênin đi săn, có lúc Người ngồi dưới gốc cây, tay Người mân mê chân phải, chúng tôi hỏi nhỏ, Người làm sao vậy? Người trả lời: "Đi mệt quá, nghỉ lát đã”. Giáo sư Auxipốp cho rằng, Lênin lúc đó tự mình cũng có thể biết được sức khỏe của mình không còn tốt nữa. Nhưng Người không để ý, thậm chí Người còn giấu biệt việc này với mọi người xung quanh. Lênin luôn đặt mục tiêu cao cả của mình lên trên hết, và Người nguyện hy sinh sức khỏe, lợi ích cá nhân mình để thực hiện mục tiêu cao cả ấy.

   "Nhưng từ tháng 3 năm 1922 trở đi" Giáo sư nói tiếp: "Đã bắt đầu xuất hiện nhiều hiện tượng làm mọi người xung quanh phải chú ý... nó thường được biểu hiện như: Thường bị mất đi cảm giác trong thời gian ngắn, bị tê liệt nửa người bên trái”. Đây là hiện tượng xảy ra rất ngắn: Tay phải bị tê, sau đó rất nhanh các cơ năng phục hồi trở lại. Nhiều lúc khả năng biểu đạt tiếng nói bị mất đi, sau đó trong vài phút, Người không thể tự biểu đạt được tư tưởng của mình. Những biểu hiện như vậy cứ lặp đi lặp lại mỗi tuần khoảng vài lần. Thời gian kéo dài không lâu lắm, từ 20 phút đến 2 giờ đồng hồ, nhưng không bao giờ vượt quá 2 tiếng. Có khi đang đi, đột nhiên lại phát bệnh. Người tự nhiên ngã quay ra đất phải một lúc sau, khả năng biểu đạt ngôn ngữ lại được phục hồi trở lại, Người lại tiếp tục công việc của mình. Trong thời kỳ này, các bác sỹ, Giáo sư trong và ngoài nước cũng đã được mời đến đây. Từ đó trở về sau Lênin phải chịu sự giám sát của họ. Thời kỳ đầu Người ngã bệnh, vào khoảng trước tháng 3, có một số bác sỹ đã khám bệnh cho Người, nhưng họ không phát hiện ra các hiện tượng đã làm tổn hại nặng đến não bộ của Người. Bệnh tình của Người được giải thích là do làm việc quá căng thẳng. Chính vì vậy mà Lênin đã nói với mọi người là Người chỉ làm việc từ 6 đến 8 giờ trong một ngày, nhưng ngược lại, Người luôn luôn làm việc không hạn chế về thời gian, thậm chí có lúc Người còn làm việc thâu đêm.

   Như vậy, là phải ép buộc Người nghỉ ngơi. Đưa Người đến sống tại vùng ngoại ô Mátxcơva, sống tại một nơi có cánh đồng rộng lớn, đó chính là làng Goocki, nơi ở và làm việc của Lênin trước khi Người mất. Hiệu quả của công việc điều dưỡng rất tốt, đến tháng 8, Lênin thấy khỏe trong người, Người hy vọng có thể tiếp tục làm việc, bệnh tật dường như đã hết, những cơn đau đầu cũng hết luôn. Nhưng cho dù như vậy, phải đến tháng 10, Người mới có thể quay về cương vị công tác cũ được nhưng phải hạn chế. Chính trong thời kỳ này Người cảm thấy rất hài lòng về sức khỏe của mình, thậm chí Người còn không chú ý gì đến lời dặn dò của bác sỹ, Người thường phát biểu một mạch rất dài. Ví dụ như trong Hội nghị quốc tế cộng sản lần thứ nhất, Người đã phát biểu liên tục 1 tiếng 20 phút, mà lại dùng tiếng Đức để phát biểu. Tình trạng sức khỏe này kéo dài đến tháng 12, sau đó nó bị suy giảm do bệnh tật, tái phát.

   Điều này được thể hiện rõ là nửa người bên phải của Người bị tê liệt nhưng khả năng nói lúc đó vẫn chưa bị tổn thương. Qua một thời gian điều trị, chứng tê liệt đã giảm hẳn. Khả năng vận động, đi lại đã tốt lên nhiều nhưng không thể trả lại được khả năng vận động như ban đầu. Bệnh vừa đỡ một chút, Người lại tiếp tục lao vào công việc, Người đọc cho nữ thư ký và người tốc ký chép lại những điều suy nghĩ của Người. Mấy chương cuối cùng của một cuốn sách, Người đã hoàn thành trong tháng 2 năm 1923".

   "Từ tháng 3, thời kỳ thứ 3 của bệnh tật lại bắt đầu”. Giáo sư Auxipốp chỉ ra: Biểu hiện tê liệt ở tay phải và chân phải ngày càng trầm trọng, khả năng phát ngôn cực kỳ kém. Mỗi khi Lênin muốn nằm lên giường, Người tự mình đã không thể nói ra được ý muốn của mình, mà trong mồm chỉ lắp bắp được vài tiếng, sau đó phải ra hiệu bằng tay. Người cũng không thể hiểu hết được những điều mà mọi người xung quanh nói. Lần đầu tiên tôi gặp Lênin vào tháng 5 năm 1923, lúc đó tôi đi cùng các Giáo sư khác. Bệnh tình của Lênin lúc này đã rất nghiêm trọng, và bệnh còn kéo dài bao lâu, lúc đó không thể chẩn đoán được là bệnh tình của Người liệu có chuyển biến hay không, sức khỏe của Người liệu có hồi phục được hay không.

   Nhưng với thể chất cứng cỏi của người bệnh, cộng với sự tận tâm của các bác sĩ điều trị, bệnh tình của Lênin đã bắt đầu có những chuyển biến tốt. Trong khoảng ngày 20 tháng 5, Người lại một lần nữa được đưa từ Điện Kremli đến làng Goocki. Lúc đó đã phải áp dụng biện pháp đề phòng rất cẩn mật để Người đi bằng ô tô. Để tránh sóc và bụi bặm, xe đi rất chậm, cuối cùng đến nơi an toàn. Ở làng Goocki Người cảm thấy tốt lên nhiều, Người thấy rất vui khi tiếng nói được phục hồi trở lại.

   Do vậy, đã có một chuyên gia ngôn ngữ được đặc cách mời riêng tới để luyện tập cho Người. Qua một tháng luyện tập đã có kết quả nhất định: Người có thể nghe hiểu đầy đủ những điều mà những người xung quanh nói. Nhưng đến khoảng ngày 22 tháng 6, bệnh tình của Người lại có hiện tượng xấu đi nhiều, đây cũng là lần xấu đi cuối cùng, nó kéo dài đến ngót một tháng. Sự mất ngủ luôn dày vò Người, đã xuất hiện những hiện tượng ảo giác kém ăn bồn chồn, đau đầu. Đặt Người nằm trên xe đẩy đi lại ở trong phòng khiến đầu Người đỡ đau hơn.

   Vào hạ tuần tháng 7, bệnh tình của Người không có chiều hướng xấu đi thêm nữa. Tình trạng sức khỏe đã tốt hơn lên chút ít. Lênin đã có thể ngồi xe ô tô đi đến một số công viên ở vùng lân cận. Giấc ngủ của Người đã hồi phục trở lại, ăn đã ngon miệng hơn, sức khỏe đã tốt hơn. Người đã vui mừng khi. thấy năng lực nói chuyện đã được hồi phục. Lần này Lênin ra hiệu cho Crúpxkaya phải kiên quyết giúp đỡ Người luyện tập để có thể nói được.

   Hiển nhiên là Người không muốn bất kỳ một người nào khác nhìn thấy hậu quả tật bệnh của mình. Mà điều này chắc chắn làm Người không vui.

   "Khả năng hiểu được toàn bộ ý nghĩa lời nói của mọi người đã hoàn toàn được khôi phục. Vì thế người bắt đầu cảm thấy hứng thú những nội dung các bài báo, Crúpxkaya đọc cho Người nghe các bài xã luận trên báo, các điện báo, các tài liệu khác và những thứ mà Người thích. Vì trước đây Lênin cũng đã từng viết báo, do vậy Người nắm bắt nội dung các bài báo rất nhanh. Mở một tờ báo ra, Người đã biết xã luận nằm ở chỗ nào, điện báo nằm ở đâu, sau đó Người cầm tay bà gõ gõ vào những chỗ có nội dung hay mà mình cảm thấy thích thú. Có những lúc gặp những bài báo có nội dung dễ làm xúc động lòng người, Crúpxkaya đã không dám đọc cho Người nghe. Còn những chỗ nào Người thích, Người liền yêu cầu Crúpxkaya đọc lại. Người còn có thể nhớ được những con số. Người phân biệt rõ đâu là báo mới, đâu là báo cũ. Nhưng khả năng biểu đạt ngôn ngữ của Người chưa được tốt lắm. Người chỉ có khả năng sử dụng được một số ít từ đơn, nhưng cũng rất hạn chế, do vậy mà việc giúp Người luyện tập chỉ là giúp Người nhắc đi nhắc lại một vài từ đơn để từ đó dần dần có khả năng khôi phục được khả năng biểu đạt ngôn ngữ”.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 20 Tháng Giêng, 2010, 09:05:23 am
   Vào tháng 3 năm 1923, đây là thời kỳ bệnh ngày càng nặng. Người không chỉ bị mất đi khả năng nói, mà Người còn bị mất đi khả năng đọc. Bây giờ khả năng đọc đã dần được phục hồi, Người có khả năng phân biệt được sự khác biệt của một số từ đơn với chữ cái. Khi đưa cho Người xem một bức tranh, Người có thể nói được trong tranh có những vật gì, và việc dùng tay trái tập viết cũng được tiến hành.

   "Nói đến đây chắc các bạn sẽ đưa ra một vấn đề”. Giáo sư nói, "Vậy cuối cùng thì Người mắc bệnh gì? Bệnh nhân bị liệt nửa người bên phải, nhưng lại hiểu lời nói của người khác. Lênin bị mất đi khả năng đọc và độc lập nói chuyện, nhưng lại có thể nhắc đi nhắc lại một số từ đơn.

   Các bạn có biết không, trong bộ não của chúng ta đang tồn tại một số bộ phận nào đó, não bộ trung ương thần kinh quản về vận động của cơ thể và quản về lời nói. Ví dụ, ngôn ngữ nằm ở bên trái bán cầu đại não, chúng ta đều đã biết, mỗi một nửa bán cầu đại não phụ trách một nửa cơ thể con người.

   Lênin bị liệt cơ thể, và việc phân bổ các khu vực có liên quan đến thần kinh trung ương của bộ não bị trục trặc. Do vỏ đại não bị tổn thương nên đã dẫn đến khả năng biểu đạt ngôn ngữ cũng có vấn đề”.

   Tiếp theo, Giáo sư Auxipốp đã giải thích về bệnh tình của Lênin trên góc độ y học như sau: Vùng não vận động của bán cầu đại não trái của Lênin đã bị tổn thương, hơn nữa diện tích tổn thương này là rất lớn. Ngay từ đầu, Lênin đã không thể hiểu hết lời nói. Điều này có nghĩa là, vùng xương sọ bên phải phía sau tai đã bị tổn thương. Việc Người có thể nhắc đi nhắc lại được một số từ đơn, nhưng Người không thể nói được. Vì sao vậy? Nguyên nhân của hiện tượng này là do, trong ký ức của Người, chỉ còn nhớ được các từ đơn trong não bộ, mà thông qua ngôn ngữ khác nhau, dây thần kinh trung ương đã bị đứt đoạn. Kết quả là con đường thông từ trung ương khu thần kinh đến bộ máy ngôn ngữ bị đứt quãng, nên Người không thể nói được.

   Lênin tại sao không thể đọc được? Trong não của Lênin cũng tồn tại một dạng như vậy ở trung ương thần kinh làm mất đi khả năng đọc của Người. Trung ương thần kinh bị thương tổn với diện tích lớn đã làm Người không thể đọc hiểu. Mắt của Người có thể nhìn được, nhưng Người không thể đọc được, Nguyên nhân là do Trung ương thần kinh có liên quan trực tiếp đến vùng xương sọ phía sau cũng bị thương tổn. Và bán cầu đại não phải của Người cũng bị thương tổn.

   Bệnh tình đã có chút chuyển biến tốt, thế nhưng đến khoảng trung tuần tháng 10 lại xuất hiện tình trạng nguy hiểm. Đúng vậy, chính trong thời gian này, Lênin tự mình cảm thấy sức khỏe đã tốt lên nhiều. Người thường dành nhiều thời gian đứng lâu ở ngoài trời hoặc đi ô tô vào rừng để thay đổi không khí, nhưng sau khi xuống xe Người phải dùng xe lăn và phải có người giúp Lênin đẩy xe lăn. Vào hạ tuần tháng 10, tình trạng bị mất tri giác trong một thời gian ngắn lại bắt đầu tái phát. Mỗi lần như vậy kéo dài từ 15 đến 20 giây. Mới đầu số lần không nhiều, mỗi tuần từ 3 đến 4 lần. Sau này thì cường độ ngày càng dầy lên. Trong đó có một lần bị co giật. Điều này đã chứng tỏ rằng vỏ đại não đã xuất hiện tình hình rất xấu rồi.

   "Ngày 20 tháng 1, Lênin cảm thấy khó chịu toàn thân. Người hoàn toàn không ăn uống gì, ủ rũ mệt mỏi, chẳng muốn làm gì cả, Người nằm trên giường, các bác sĩ phải cho Người ăn thức ăn lỏng. Người chỉ vào mắt mình và ra hiệu cho các bác sĩ thấy mình rất khó chịu ở mắt. Thế là lập tức Giáo sư nhãn khoa Avenbakhơ được điều động từ Mátxcơva tới để khám mắt cho Người. Việc quan sát mắt có ý nghĩa các kỳ quan trọng. Vì mắt và não có quan hệ mật thiết với nhau. Não bị ứ máu hoặc cung cấp máu không đủ lập tức sẽ xảy ra hiện tượng xung huyết ở đáy mắt. Giáo sư Avenbakhơ đã nhận được sự đón tiếp cực kỳ trọng thị của bệnh nhân, Giáo sư cảm thấy rất hài lòng ở chỗ, trong khi dùng bảng kiểm tra thị lực để kiểm tra, Giáo sư thấy bệnh nhân đã có thể đọc được chữ cái. Giáo sư đã kiểm tra đáy mắt của Lênin cực kỳ kỹ lưỡng, nhưng Giáo sư không phát hiện có gì lạ cả.

   Đến ngày thứ 2 rồi mà bệnh nhân vẫn cứ mệt mỏi. Người đã nằm trên giường gần 4 tiếng đồng hồ. Tôi cùng Giáo sư Phơsíttơ (người này được Bulêlapxki mời tới từ Đức vào tháng 3 năm 1922) tới thăm bệnh cho Người. Chúng tôi thăm bệnh cho Người 3 lần: Vào sáng sớm buổi trưa và buổi tối. Khi biết Người muốn ăn gì, tôi đã đồng ý bón cho Người. Khi chuông đồng hồ điểm 6 tiếng, cảm giác khó chịu lại tăng lên, tri giác bị mất hết. Chân tay co giật, thậm chí cả nửa người bên phải, đầu gối phải không thể co duỗi. Nửa thân bên trái cũng bắt đầu xuất hiện hiện tượng co giật, hô hấp gấp gáp, tim đập không bình thường, mỗi phút chỉ thở 36 lần, tim co bóp 120 đến 130 lần /phút, đã xuất hiện tình trạng cực kỳ nguy hiểm. Nhịp hô hấp không đều, không tuân theo quy luật thông thường thì điều này biểu thị cái chết đang đến gần. Nhưng qua một lúc, nhịp thở lại tương đối đều. Sô lần hít thở cũng đã giảm xuống còn 26 lần /phút. Mạch giảm xuống còn 90. Lúc này chúng tôi đi kiểm tra lại nhiệt độ cơ thể của Lênin, nhiệt kế chỉ 4203, các cơn co giật đã làm cho thân nhiệt tăng cao. Và cột thủy ngân của nhiệt kế vẫn còn tiếp tục tăng đến mức không còn chỗ trống trong nhiệt kế nữa.

   Một lát sau, các cơn co giật đã bắt đầu giảm đi chút ít, chúng tôi đang hy vọng rằng lần tái phát này sẽ kết thúc một cách thuận lợi. Nhưng đúng 6 giờ 50 phút, đột nhiên máu lại dồn lên mặt, mặt Người đỏ bừng bừng, cùng lúc đó Người đã ngưng thở. Các bác sỹ vội tới hô hấp nhân tạo cho Người. Công việc này được tiến hành trong 25 phút nhưng không còn một chút hiệu quả nào. Hệ hô hấp và tim ngừng đập, dẫn đến cái chết của Người".


   Ngày tiếp theo, mọi người tiến hành xử lí bảo quản thi hài của Người. Đến nay, khi chúng ta quay lại tìm hiểu, thì vẫn cứ có nhiều kiểu nhận định khác nhau về vấn đề này. Nhưng trước mắt mọi sự chú ý đều đổ đồn vào kết quả giải phẫu của các chuyên gia, Giáo sư mà đứng đầu là viện sỹ Abulikhasốp và Giáo sư Auxipốp. Trong khi giải phẫu họ phát hiện thấy huyết quản động mạch của bệnh nhân đã bị mở rộng, do vậy mà động mạch bị cứng lại rồi xơ vữa.

   Cùng với sự tăng lên của tuổi tác, các chất cặn đọng lại ngày một nhiều đã làm giảm dần tính đàn hồi của động mạch. Nhưng ở giai đoạn tuổi trung niên, việc mắc các bệnh này là tương đối nhẹ, đến khi già nó mới trầm trọng. Mà Lênin mới chỉ có 53 tuổi, việc động mạch của Người bị cứng lại là hơi sớm. Điều này do Giáo sư Pêtrôxốpxki kết luận cùng với Giáo sư Auxipốp- một nhà thần kinh học kiệt xuất của nước Nga. Như vậy là ở đây lại phát sinh thêm một vấn đề: Vì sao một người chỉ mới 53 tuổi, có một cuộc sống điều độ, không uống rượu, không hút thuốc lại bị mắc loại bệnh này?


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 20 Tháng Giêng, 2010, 09:10:56 am
   Giáo sư Auxipốp đã trả lời như sau: "Chúng tôi đã tìm thấy đáp án cho vấn đề này, là do tính di truyền. Cha của Lênin cũng chết đúng 53 tuổi. Nguyên nhân cái chết của ông cũng là sơ cứng động mạch não. Nhưng mẹ của Lênin chết muộn hơn, bà sống đến năm 70 tuổi và cũng bị chết vì sơ cứng động mạch. Nhưng ở tuổi bà mà bị chết vì bệnh này thì không lấy gì làm lạ cả. Do yếu tố di truyền và một loạt các nhân tố khác trong cuộc sống đã làm cho bệnh của Người sớm phát tác. Các nhân tố khác chính là cường độ làm việc của não Người quá căng thẳng. Ví như nhớ lại thời kỳ Người bị đi đày ở Sibêri và những chấn động thần kinh mà Người gặp phải. Mỗi khi nhớ lại những ngày gian khổ để làm cách mạng và gánh vác những trọng trách nặng nề thì rất dễ tưởng tượng ra rằng, một con người đã từng trải qua biết bao nhiêu những giây phút biến động đầy trắc trở như vậy, đã gánh vác quá nhiều trọng trách như vậy, tất yếu sẽ đẩy nhanh quá trình di truyền của căn bệnh".

   Người ta tiến hành giải phẫu thi hài Lênin trong vòng 4 tiếng đồng hồ ở làng Goocki. Ngoài những cái tên được ghi trong cuốn sổ chẩn đoán giải phẫu như Abulikhasôp, Auxipốp còn có các bác sỹ nổi tiếng trong và ngoài nước như Bônếch, Grinđê, Yrikhitôp, V.Y.Nrôchanôp, A.Achêrên, Vêlistơraptôp, B. C Vesburôt. Cuốn sổ ghi quá trình giải phẫu Lênin hiện vẫn được bảo quản tại Viện bảo tàng Lênin ở Mátxcơva. Trong văn kiện này có ghi chép nhiều thuật ngữ y học. Tôi chỉ viện dẫn ra đây kết luận cuối cùng. Đây là những giải đáp chính xác và rõ ràng về những kết luận cuối cùng bệnh tình của Lênin.

   Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cái chết của Người là do động mạch máu não của Người đã bị lão hóa quá sớm, do đó đã xuất hiện hiện tượng bị kích vỡ nhiều chỗ ở động mạch não. Mà các khe hở ở não rất hẹp, làm cho máu lưu thông không được, dẫn đến tổ chức ở não bị nhũn ra, gây nên các căn bệnh của Người như (tê liệt, nói khó khăn, mất tri giác...) còn nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của Người bao gồm 2 nguyên nhân chính :

   Thứ nhất: Tuần hoàn, máu ở não gặp nhiều khó khăn.

   Thứ hai: Màng não bị xuất huyết ở bốn chỗ.

   "Làng Goocki ngày 22 tháng 2 năm 1924".

   Các tài liệu về việc giải phẫu của Người liệu đã được công khai chưa? Uy viên nhân dân Ximarêkhơ thuộc ủy ban nhân dân bảo vệ sức khỏe cán bộ đã có công sưu tập rất tỷ mỷ và giới thiệu tập hồi ký nghiên cứu công việc giải phẫu thi hài Lênin được đăng trên báo "Tin tức" ngày 25 tháng 1 năm 1924. Ông nhấn mạnh rằng, cơn tai biến mạch máu não đã làm tổn thương đến não và khí quản của một con người luôn luôn phải căng thẳng với công việc.

   Bệnh tật thông thường thôi, cũng đủ làm tổn thương đến cơ thể vốn đã rất yếu của Người, mà bộ não của Lênin lại đang rất yếu, hơn nữa Người luôn ở vào trạng thái làm việc quá căng thẳng, thường xuyên mệt mỏi. Chính vì các hoạt động trí não quá căng thẳng và những xúc cảm mạnh đã là những đòn đầu tiên giáng vào bộ não của Người.

   Điều này có thể lý giải được là vì sao công việc trị bệnh cho Người lại không mang lại kết quả, tất cả mọi biện pháp chữa trị đều không thể phục hồi lại được tính đàn hồi của các mạch máu não, nhất là khi bệnh của Người đã chuyển sang đến giai đoạn bị vôi hóa. Có thể nhận thấy rõ là Lênin đã mắc vào căn bệnh này không phải 5 năm, hay 10 năm. Nhưng chính Người đã không sớm quan tâm đến nó. Nếu như sớm phát hiện ra nó và được điều trị kịp thời thì bệnh của Người có thể không trị hết tận gốc nhưng cũng có thể ngăn chặn được rất nhiều.

   Những người có thẩm quyền trong ngành y cho rằng, ca phẫu thuật của Lênin là cực kỳ thành công. Ngoài việc giải phẫu ra, Giáo sư Abulikhasôp còn tiến hành các nghiên cứu tỷ mỷ vào tháng 2 năm 1924. Chính từ các nghiên cứu tỷ mỷ này, Giáo sư đã rút ra kết luận trong báo cáo: Một lần nữa có thể khẳng định: "Hệ thông động mạch bị vỡ, và diện tích đại não bị tổn thương quá lớn là cơ sở của mọi biên cố, cho dù hệ thống huyết quản và khí quản đều không thấy có bệnh gì đặc biệt".

   Để nói rõ kết luận cuối cùng này, chúng tôi cần phải trở lại hồi ký "không công khai" của bà Crúpxkaya, ở trang 31có viết : "Bất luận là thế nào, tất cả các bác sĩ đều phải thừa nhận là bệnh tình của Vlađimia Ilích Ulianôp Lênin là cực kỳ trầm trọng”. Mặc dù trong ngày thứ hai Crúpxkaya đã nói với Rôsêlimô là "Tình hình lúc này đã cực kỳ nghiêm trọng rồi, chỉ có làm thay đổi tình hình bằng cách làm mất đi độc tính trong máu thì mới có hy vọng phục hồi". Nhưng điều mà Rôsêlimô nói lại không diễn ra. Giáo sư P.A.Grindê đã dự báo cực kỳ bi quan, cho dù Trôtxki đã nói, ông ta đã "công khai thừa nhận là không thể hiểu được căn bệnh của Lênin".

   Tôi nghĩ rằng, hai bản tài liệu cấp 1 trước đây mà mọi người chưa biết, nên đã làm cho những lời đồn nhảm về bệnh tật và nguyên nhân cái chết của Lênin được lan truyền mãi không dứt.

   Những năm trước đây, chưa từng tổ chức giám định khoa học một cách thật sự đối với những tài liệu có liên quan đến bệnh tật của Lênin. Ý đồ thực của việc ngăn chặn mọi lời đồn đại là gì vậy? Bởi vì có tin cho rằng, tại một nơi cực kỳ bí mật nào đó, vẫn còn tồn tại một cuốn sổ ghi chép chính xác, đầy đủ từng ngày, từng tuần, từng tháng, thậm chí từng giờ từng phút những vấn đề xung quanh bệnh tình của Lênin. Và ở trong đó có cả những tình tiết cực kỳ nhỏ...


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 20 Tháng Giêng, 2010, 09:41:31 am
   Theo lời kể của Pêtrôsôpxki, Bộ trưởng bảo vệ sức khỏe Liên Xô nói: Xét thấy ý đồ của người nước ngoài luôn có ý muốn xuyên tạc về nguyên nhân cái chết của Lênin, ông đã cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô quyết định giao cho một nhóm các nhà khoa học (trong đó có ông) nghiên cứu những tài liệu về bệnh án của Lênin, để từ đó có kết luận mang tính giám định về nguyên nhân cái chết của Lênin vào trước ngày kỷ niệm long trọng lần thứ 100 ngày sinh Lênin.

   Các nhà khoa học đã làm việc nửa tháng trời trong kho hồ sơ, đã nghiên cứu một cách rất kỹ lưỡng các tài liệu bệnh án gồm 400 trang, đọc kỹ các báo cáo hóa nghiệm, các phim X quang, các đơn thuốc và các biểu đồ về động mạch sơ cứng. Tất cả những ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia y khoa nổi tiếng lúc đó đã kết luận về nguyên nhân cái chết của Lênin. Nhận xét của tổ các nhà khoa học cũng hoàn toàn khớp với những ý kiến kết luận của các chuyên gia, bác sĩ thời đó, và nhận xét này đã được trình lên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.

   B.V Pêtrôsôpxki đã từng viết một bài được coi như văn bản chính thức kèm theo để trình lên Ban chấp hành Trung ương, theo lời của ông, bài viết này cần phải được đăng tải công khai trên báo chí để đính chính những tin đồn đại các kiểu trước đây. Nhưng không hiểu vì sao mà bài viết này không được đăng tải.

   Thế nhưng trong các cuốn sách của Trôtxki trong đó kể cả cuốn sách bằng tiếng Nga của ông được tái bản đi tái bản lại ở nước ngoài với số lượng lớn lại đưa ra các thông tin khác.

   Đến năm 1990, Nhà xuất bản Chính trị Liên Xô đã cho xuất bản hai tập truyện ký về cuộc đời hoạt động của Stalin do Trôtxki viết. Trong cuốn sách cũng có đề cập đến việc Lênin đã nhờ Stalin mang thuốc độc đến cho mình. "Tôi cũng xin nói thẳng ra rằng", Trôtxki viết: "Trong dĩ vãng, trong đó bao gồm cả thời kỳ viết tự truyện, khi tôi nghĩ đến việc này (lúc đó tôi nghĩ rằng không còn có dịp nào để có thể công khai vấn đề này) cũng không dám nghĩ thêm nữa, và tôi còn nghĩ thêm rằng Lênin biết việc Stalin mong cho Người chết đi, còn Stalin cũng đã đoán là Lênin đã có nghi ngờ mình. Thẩm phán Yacôta và những người khác đã cho chúng tôi thấy lại một thời kỳ lịch sử của Điện Kremli. Trong số những người gần gũi nhất với Stalin, có một kẻ chuyên làm công việc bỏ thuốc độc, hắn chính là bác sỹ đã điều trị cho Lênin và các nhân viên Chính phủ . Vậy thì khi nào phòng thực nghiệm thuốc độc được chuyển về nằm trong hệ thống quản lý hành chính của Stalin? Điều này tôi không biết. Có khả năng, chính vì lời thỉnh cầu của Lênin khiến Stalin có ý đồ trong trường hợp nào đó có thể dùng thuốc độc làm công cụ có hiệu quả để loại trừ những trở ngại.
   Yacôta lúc đó bắt đầu phụ trách công tác cảnh vệ cho Lênin. Nếu Stalin sợ phải làm theo yêu cầu của Lênin, thì ông ta hoàn toàn có thể vin cớ là các thành viên khác trong Bộ chính trị phản đối hoặc có thể gợi ý Lênin yêu cầu Yacôta làm việc này. Có thể nói cái chết của Lênin là một cái chết bình thường. Nhưng cũng có thể nói cái chết đó đã có người giúp nó được đẩy nhanh..."


   Có thể thấy rằng, Trôtxki cũng không có chứng cứ trực tiếp nào để chứng thực là Stalin có nhúng tay vào vấn đề đẩy nhanh hơn nữa cái chết của Lênin. Cho dù là bị Stalin trục xuất ra khỏi nước Nga, do vậy mà ông còn giữ mối thù hận này với Stalin, và Trôtxki vẫn kiên trì theo đuổi phương pháp suy đoán lô gích khiến người ta dễ nghi ngờ. Thế nhưng, một khi những mầm mống nghi ngờ được trồng xuống mảnh đất màu mỡ thì nó sẽ phát triển rất nhanh. Bởi vì các tài liệu, hồ sơ thật sự có giá trị nói về cái chết của Lênin đã bị cho vào kho lưu trữ từ lâu rồi.

   Trôtxki thể hiện mình là một diễn viên kịch có bản lĩnh cực kỳ cao siêu, bạn không thể không thán phục ông ta về điều này. Trôtxki nói tiếp: "Nếu như Stalin muốn giúp đỡ cho Lênin được ra đi, nếu như ông ta định dùng một cách nào đó để thực thi yêu cầu của Lênin, thì tại sao ông ta lại không báo cáo yêu cầu của Lênin cho các ủy viên trong Bộ chính trị? Bởi vì nếu làm thế thì ông ta sẽ không nhận được sự ủng hộ của mọi người, Stalin biết rõ rằng, người đầu tiên muôn phản đối điều đó chính là tôi - Trôtxki".

   Khi đưa ra vấn đề này, hẳn là Trôtxki phải có những lý lẽ của mình. Các bạn hãy xem ông ta tự trả lời vấn đề này: "Đầu tiên thoạt nhìn, biểu hiện của Stalin với sự việc này là làm cho người ta cảm thấy buồn bực, khi đó quyền lực của Stalin chưa đủ lớn. Ông ta hoàn toàn có lý do để lo lắng, nếu như trong thi hài của Lênin có thuốc độc lúc đó mọi người sẽ phải đi tìm ai là người hạ độc. Vậy cách giải quyết êm thấm nhất là đem việc này ra báo cáo với Bộ chính trị, để Bộ chính trị ra quyết định là không cho phép hạ độc Lênin. Nhưng Lênin có thể thông qua một con đường khác để có được thuốc độc."

   Có thật chăng là Lênin đã nhờ Stalin mang thuốc độc đến cho Người, nếu như việc này có thật, thì Bộ chính trị hoàn toàn có thể không cho Stalin chấp hành yêu cầu này của Lênin. Nhưng tất nhiên là không có. Nếu Lênin thật sự muốn Stalin giúp mình làm việc này, thì Lênin có thể dùng cách không chính thức, mà chỉ cần dùng phương thức riêng để Stalin tự nguyện cung cấp cho mình. Có thể nhờ những người đáng tin cậy, thông qua nhiều con đường khác nhau có thể mang độc dược tới cho Lênin, lúc đó trong đội cảnh vệ của Lênin có người của Stalin, hoàn toàn có thể đưa cho Lênin những cái chỉ có Stalin và Lênin biết, những người khác không thể biết, không ai biết, và hơn thế nữa sẽ vĩnh viễn không ai có thể biết được, cuối cùng là ai đã giúp Lênin việc này. Stalin thì lúc nào cũng có thể thoái thác nói là: "vì Bộ chính trị đã quyết định cự tuyệt yêu cầu của Lênin, do đó Lênin lại phải nhờ đến người khác".


   Trôtxki còn nghi ngờ, ông ta thậm chí còn hỏi: "Có phải Stalin đã dự đoán trước, chứng minh rằng mình không có mặt tại hiện trường nên cố ý đưa ra những lời bịa đặt? Trôtxki nói: "Lúc đó chẳng ai đi kiểm chứng xem lời nói của Stalin là thật hay dối trá, bởi vì chẳng ai có ý nghĩ đi tìm Lênin để hỏi về việc này. Do vậy mà khi phát hiện chất độc trong người Lênin thì tốt nhất nên đưa ra lý giải là: Bộ chính trị đã sớm biết Lênin muốn có cách giải quyết này. Bởi vậy có thể thấy rõ là, cho dù Stalin có cự tuyệt giúp đỡ Lênin thì cuối cùng Lênin cũng đã tìm được người giúp đỡ mình...".

   Năm 1970, khi đề cập đến việc chứng minh, giám định những tài liệu có liên quan đến bệnh tình và cái chết của Lênin thì những ước đoán của Trôtxki là không có cơ sở, chúng được xây dựng dựa trên cơ sở của những lời đồn đại của cuốn nhật ký bí mật của Crúpxkaya. Ngày nay, ai cũng có thể kết luận một cách công bằng về tính đúng đắn của các tài liệu lịch sử cấp 1 này. Việc công khai rộng rãi những tin đồn về sự kiện ngày 30 tháng 8 năm 1918 khi Lênin bị ám sát ở Nhà máy Mikhailich Sê-na và tình hình sức khỏe của Người đã xấu đi và chết nhanh chóng cũng không được chứng thực.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 20 Tháng Giêng, 2010, 09:47:27 am
   Năm 1950 một tổ chức công tác có thẩm quyền trong ngành y tế đã tiến hành giám định kỹ thuật về tình hình Lênin bị ám sát thế nào và quá trình ngã bệnh của Người sa rao, sau đó sẽ đưa ra kết luận về mối liên quan giữa chúng. Nhưng thật đáng tiếc kết quả giám định kỹ thuật của tổ công tác mãi 20 năm sau mới được công bố, giám định kỹ thuật chứng thực là viên đạn quả đã gây nguy hiểm cho sinh mạng của Lênin, nhưng về góc độ ngoại khoa đã chỉ ra rằng, đương nhiên vết đạn cũng có ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe của Lênin. Nhưng nó không phải là nguyên nhân chính hình thành nên căn bệnh sơ cứng động mạch - Viên đạn đã bắn vào phía dưới, bên phải xương đòn quai xanh. Chứ nó không liên quan gì đến động mạch trái. Thế mà chính động mạch trái đã bị tổn thương sau này, và nó đã dẫn đến sự tê liệt của tay phải và chân phải, khả năng nói bị mất, và cũng có thể nói rằng, nó đã gây thương tổn cho bán cầu đại não trái.

   Viên đạn đã bắn trúng Lênin chắc chắn không có  độc tố chứ? Đúng như sự việc sau này đã điều tra, có 2 viên đạn có độc tố. Một viên bắn trúng vai trái, còn viên khác đi xuyên qua phần mềm ở ngực rồi nằm ở chỗ xương quai xanh. Giáo sư Pêtrôvich đã gặp vô vàn các ca bị đạn bắn xuyên ngực, nhưng trong đó chỉ có 2 trường hợp là sống sót, tất cả đều đã chết. Liệu rằng chất độc ở 2 viên đạn có phát tác ra cơ thể của Lênin không? Liệu có thể đưa vấn đề cấm kỵ này ra bàn luận công khai được không? Trước đây có tin đồn rằng, Khapulan dùng đạn tẩm thuốc độc bắn vào Lênin đã hằn sâu trong nhận thức của mọi người.

   Ảnh hưởng của phim ảnh đối với mọi người lại hơn cả sự thật của lịch sử, nhưng lịch sử thì không thể thay đổi được.

   Sau này khi tra xét rõ ràng, viên đạn có thuốc độc cũng không phải có nhiều thuốc độc như người ta đồn. Viên đạn mà kẻ khủng bố bắn vào Lênin được dùng loại độc tố mà người Anhđiêng thường tẩm vào những mũi tên. Nhưng kẻ sát thủ đã không nắm được tỉ mỉ phương pháp tẩm độc của người Anhđiêng. Chính vì tẩm độc không đúng cách, nên độc tính đã bị phân giải rất nhiều do đó không gây nguy hiểm nhiều cho Lênin, chính vì thế Lênin đã được cứu thoát.

   Để có thể nghiên cứu công khai một cách khoa học những khả năng lịch sử đầy những bi kịch và bí mật của nước ta, với bản lĩnh dũng cảm các nhà khoa học trẻ đã thâm nhập vào lĩnh vực cấm kỵ này. Họ đã có những lý giải mới mẻ. Ví dụ như Giáo sư Vôinốp thuộc Học viện Giáo dục lịch sử Êrenbua đã có bài đăng trên báo "Sự thật Đoàn thanh niên Cộng sản Cômxmôn" ngày 29 tháng 8 năm 1990 bày tỏ sự nghi ngờ đối với những tin tức của chính giới về việc kẻ đã sát hại Lênin năm 1918. Theo tin tức của chính giới, tại Nhà máy Mikhailich Sêna, nơi Khabulan đã rút súng ám sát Lênin. Tác giả viết, trên thực tế đã chẳng có ai tận mắt nhìn thấy kẻ ám sát đã bắn Lênin thế nào. Theo bản năng, viên đội trưởng cảnh vệ chạy đến và Khabulan đã bị bắt tại hiện trường tương đối xa địa điểm mà Lênin bị ám sát. Lúc đó Khabulan tay nắm chặt cán ô đang đứng dưới gốc cây, điều đó đã gây nghi ngờ cho viên đội trưởng cảnh vệ Baolin. Sử gia trẻ Culialốp đến từ Êrenbua đã điều tra là: Khabulan là một người mù dở, liệu trong lúc tối trời như vậy, cô ta có thể bắn trúng liền mấy phát vào Lênin được không? Hơn nữa có bằng chứng nào khẳng định cô ta đã biết sử dụng khẩu Brao-ninh.

   Giáo sư V.Vôinôp cũng đồng thời không phủ nhận là Khabulan có tham gia vào vụ ám sát. Nhưng điều làm ông ta nghi ngờ là Khabulan đã bắn vào Lênin mấy phát. Ông ta cho rằng khả năng nhiều nhất là Khabulan chỉ theo dõi Lênin báo cho các phần tử chấp hành biết thời gian địa điểm Lênin đọc diễn văn. Trong khi hỏi cung, ngay cả việc cô ta bắn ra bao nhiêu viên đạn, cô ta cũng không trả lời được, đối với một sát thủ chuyên nghiệp có kinh nghiệm, thì đây chẳng phải là một việc lạ hay sao.

   Trong cùng một ngày, được đăng trên tờ "Sự thật Đoàn thanh niên Cộng sản Cômxmôn" còn có bài của Culiasốp, nghiên cứu viên thuộc Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác-lênin trực thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã tiến hành bình luận, giải thích về bài viết của sử gia Vôinôp thuộc Viện Giáo dục Êrenbua. Culiasôp cũng thừa nhận rằng, những tình tiết chính xác của sự việc Lênin bị ám sát vẫn còn rất mơ hồ. Vậy là sự nghi ngờ của Vôinôp là có lý. Lâu nay, theo cách nhận định được thừa nhận rộng rãi, thì Khabulan chính là kẻ dùng súng bắn vào Lênin liên tục mấy phát, trong đó có 2 phát, khiến Lênin bị thương nặng. Nhưng khi tiến hành nghiên cứu sâu những vấn đề trong vụ án đã phát sinh rất nhiều vấn đề. Lúc Lênin bị ám sát, có rất nhiều người đang vây quanh Người, nhưng người làm chứng chỉ có một, đó là C.K.Kim - lái xe của Lênin.

   Trong lời khai ban đầu của người lái xe có rất nhiều mâu thuẫn. Theo anh ta nói, đã nhìn thấy một người phụ nữ (lúc thì bảo nhìn thấy người con trai), tay cầm khẩu Brao-ninh, rồi lại nói, người phụ nữ đó chạy đến chỗ anh ta và quẳng khẩu súng xuống chân anh ta. Viên lái xe này là một người có kinh nghiệm trong việc dùng súng, do vậy khả năng nói sai là rất ít. Culiasôp còn đưa ra một ví dụ về sự không ăn khớp trong lời chứng của viên lái xe này và những lời khai của viên đội trưởng cảnh vệ có nhiều điểm mâu thuẫn với nhau. Trong lần hỏi thứ nhất, Viên đội trưởng cảnh vệ nói: Lúc xảy ra sự việc, anh ta có mặt tại hiện trường và chính anh ta đã bắt Khabulan. Sau này khi chứng thực thì anh ta lại nói là anh ta và một số người khác chạy theo đã bất ngờ nhìn thấy Khabulan. Lúc đó có người gào to lên rằng: "chính hắn đấy". Thế là viên đội trưởng cảnh vệ cùng một số người ở đó vây lấy Khabulan nhằm tránh sự phẫn nộ của mọi người sẽ nghiền nát cô ta ra.

   Sau khi "thẩm tra" xong, vũ khí chủ yếu để ám sát Lênin - khẩu súng ngắn Brao-ninh đã được một công nhân nhặt lên và giao nộp cho Đội trưởng cảnh vệ Baolin. Lúc đó chẳng có giám định vân tay và cũng chẳng có giám định đường đạn. Trong quá trình trinh sát, nhiều vấn đề được người ta đã đơn giản hóa. Culiasôp đã viết : Ví dụ như, trong cuốn sổ ghi chép xét hỏi, thường thấy những câu chung chung như: "có người nói", "có người kêu lên...". Nhưng chẳng có ai chỉ ra cụ thể là ai nói, ai kêu. Nếu như không có giám định kỹ thuật, cũng như không có sự hỏi han các quần chúng ở đó thì thật là không chính xác. Khabulan đã buột miệng khai ra là cô ta bắn. Nhưng sự thực trinh sát cho thấy trên thực tế cô ta đã bị dắt mũi. Nhiều người cho rằng, không cần phải phức tạp vấn đề lên nữa. Hơn nữa khó có thể ngăn được làn sóng phẫn nộ của công nhân ở đó. Do vậy vụ án của Khabulan đã được nhanh chóng kết thúc. Công tác trinh sát cũng nhanh chóng được tuyên bố kết thúc. Bị bắt ngày 31 tháng 8 năm 1918. Khabulan bị xử tử ngày 3 tháng 9 năm 1918.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 20 Tháng Giêng, 2010, 09:51:00 am
   Có thật là Khabulan đã bắn vào Lênin?

   Giáo sư C. Kudriashôp đã không đưa ra câu trả lời trực diện, ông cho rằng, không cần phải bàn cãi thêm là Khabulan đã tham gia vào vụ ám sát. Nhưng theo ông, còn các vấn đề khác thì ông không dám khẳng định. Cho dù có các lời cung của chính Khabulan, nhưng với khẩu súng của cô ta và cùng với những lời làm chứng của các nhân chứng tại hiện trường đã "nhận ra" kẻ ám sát cô ta đã phải "nhận tội". Giáo sư cho rằng, hoàn toàn có khả năng đã có một kẻ khác nổ súng cùng với Khabulan. Có một sự thật chí ít cũng chứng minh được điều này: Khi Lênin ngã xuống, có một người đàn ông, tay cầm khẩu súng côn quay đã lên đạn muốn chạy đến chỗ Lênin. Nhưng Đội trưởng cảnh vệ Baolin đã không cho anh ta lại gần. Đảng Cách mạng xã hội đã thực sự chuẩn bị rất chu đáo cho vụ ám sát này, dường như họ đã tham gia tất cả các vụ ám sát.

   Nghiên cứu viên, Giáo sư Culiasôp đã rút ra kết luận là: Thời gian đã trôi qua nhiều năm rồi, nhưng bây giờ chưa chắc đã có thể điều tra cho rõ ràng được việc Lênin bị ai ám sát. Nhưng nghiên cứu việc này là rất có ích, bởi vì nó đã mở ra một trang chứa đầy mâu thuẫn và phức tạp trong lịch sử nước ta.

   Thật vậy, muốn tránh được kiểu tuyên truyền gò bó, giả tạo theo kiểu giáo điều chủ nghĩa, các sử gia còn phải làm rất nhiều việc. Đương nhiên các sử gia và toàn thể xã hội trước tiên cần loại bỏ tư tưởng thần thánh hóa Lênin. Không cần cứ phải nhất nhất giữ lại từng câu từng chữ của Lênin. Bởi vì mọi điều của ngày đó đã khác xa bây giờ.

   Lúc sinh thời Lênin luôn chủ trương ai chết thì cần làm một đám tang thật giản đơn. Cho đến tận năm 1924, chủ trương này đã nhận được sự ủng hộ của những người bạn thân thiết, những bạn chiến đấu cũ và vợ của Người. Chính Crúpxkaya đã phản đối việc tiến hành giải phẫu thi hài của Lênin và việc dùng quan tài thủy tinh để bảo quản thi hài Người. Ngày 24 tháng 1 năm 1924, trong đám tang của Lênin, bà nói: "Tôi khẩn thiết yêu cầu các đồng chí, hãy đừng vì sự kính trọng bên ngoài, đừng nên biến những việc đó thành nỗi đau cho Người, đừng nên xây dựng các tượng đài kỷ niệm, đừng lấy tên của Người đặt cho các công trình kiến trúc, đừng nên tiến hành các hoạt động kỷ niệm rầm rộ v. v. . . Người sinh thời luôn coi nhẹ những việc này, Người coi những việc này chỉ làm mệt người mà thôi. Các đồng chí nên nhớ rằng nghèo đói và loạn lạc vẫn đang còn tồn tại trên đất nước chúng ta".

   Trong hồi ký của Pangki Bruêvich có đoạn viết: Lênin luôn tán thành kiểu mai táng phổ thông hoặc hỏa thiêu. Người luôn nhắc đến việc nước ta phải xây dựng một đài hóa thân. Pangki Bruêvich còn khẳng định: Chính vợ Lênin - Bà Crúpxkaya và những người thân của Lênin đã kịch liệt phản đối việc ướp xác.

   "Thế nhưng đại bộ phận mọi người đều cho rằng, việc lưu giữ thi hài Lênin là một việc các kỳ quan trọng. Suy nghĩ của mọi cá nhân phải phục tùng theo nguyện vọng của hàng trăm triệu người vô sản nước Nga".

   Trong một thời gian dài, chúng ta có rất ít những hiểu biết về lăng mộ Lênin. Những điều mà chúng ta được nghe thấy nó là những sự việc mà ai cũng biết. Ví dụ như xây dựng vào lúc nào, chất liệu gỗ để xây dựng lăng là gỗ gì, lúc nào thì sửa chữa để...nó giống tình trạng bây giờ, ai là người từng giải phẫu cho Lênin. v..v còn lại tất cả những việc khác đều được đưa vào bí mật. Chỉ đến khi cách đây không lâu, chúng ta mới được biết: Vào mùa hạ năm 1941, thi hài của Lênin đã được đem cất giữ. Đến tháng 3 năm 1945 mới được đem trở về. Hẳn chúng ta đã biết có một căn phòng thực nghiệm trong lăng Lênin để tiến hành kiểm tra định kỳ đối với thi hài Lênin. Chiếc quan tài này cũng được đặc chế thành chiếc quan tài thủy tinh có thể chống đạn. Sở dĩ phải chế tạo một chiếc quan tài thủy tinh chống đạn là do trước đây đã xảy ra hai lần có kẻ phá hoại dùng lựu đạn để phá quan tài Lênin. Nhưng lựu đạn nổ chỉ làm cho hai lớp thủy tinh rạn nứt, làm bị hỏng chút ít ở da mặt và tay Lênin. Những hư hỏng đó đã dễ dàng được khắc phục bằng thuốc chống hư hỏng. Thông thường, xác ướp của Người một năm được kiểm tra một lần.

   Do vậy việc nói là: Thi thể của Lênin đã không được bảo quản, việc người nằm trong quan tài thủy tinh không phải là Lênin, mà là người khác hoặc tượng, chẳng qua đó cũng chỉ là kết quả của sự tưởng tượng. Đương nhiên cũng không thể nói là, các bộ phận trên cơ thể Lênin không có chút thay đổi nào. Nhưng nhìn tổng thể, thì trước mắt chưa có gì phải lo lắng cả.

   Thi hài của Lênin còn có thể bảo quản được bao lâu?

   Theo viện sĩ y khoa Nga Yuri Nôpuxin, thành viên của tổ công tác nghiên cứu của phòng thực nghiệm lăng Lênin của Chính phủ thì:

   Hiện nay trong các nhà khoa học chẳng ai có thể khẳng định là thi hài của Lênin có thể bảo quản được bao lâu.

   Đương nhiên viện sĩ Nôpuxin chỉ nói về góc độ y học.



Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 20 Tháng Giêng, 2010, 09:55:59 am
CHƯƠNG 2
BỨC THƯ CỦA NGƯỜI BỆNH

   Di chúc của Lênin – Mối quan hệ giữa Stalin và Crúpxkaya - Ulianốpna chống lại Crúpxkaya - Crúpxkaya bị thất sủng - cái bánh mừng thọ của Stalin - cái chết đột ngột - Những cách nhìn nhận khác nhau.

   Ngày 26 tháng 2 năm 1939, trên tất cả các báo của Trung ương đều có đăng rất rõ bức thư chúc thọ Nađêzđa Konxtantinốpna Crúpxkaya với nội dung :

   "Trong ngày sinh nhật lần thứ 70 của đồng chí, các đồng chí ủy viên Trung ương liên bang và các ủy viên nhân dân Xô Viết xin bày tỏ lời chúc mừng nồng nhiệt nhất tới đồng chí - Một người Bônsêvích lão thành, một người bạn tri kỷ của Lênin.

   Các ủy viên Liên bang và các ủy viên nhân dân Xô Viết xin chúc đồng chí an khang, trường thọ. Xin chúc đồng chí tiếp tục có nhiều cống hiên hơn nữa cho sự nghiệp vĩ đại của chủ nghĩa cộng sản, cho lợi ích của Đảng và toàn thể nhân dân lao động Liên Xô".


   Điện chúc mừng, thư chúc mừng được tới tấp gửi tới Điện Kremli. Nhưng, lúc đó đồng chí Crúpxkaya đang phải nằm trong bệnh viện tại Điện Kremli. Đêm ngày 26 tháng 2, bệnh tình của Crúpxkaya đã rất nguy kịch. Bà dường như không còn cảm giác nữa. Buổi sáng ngày 27 tháng 2, lúc 6 giờ 15 phút, Crúpxkaya đã vĩnh biệt chúng ta.

   Ngày 28 tháng 2, trên tất cả các báo xuất bản đều có viền tang đen. Ban chấp hành Trung ương, ủy ban nhân dân Liên bang đã thông báo tin đau buồn này cho toàn thể nhân dân như sau: "Sự ra đi của đồng chí Crúpxkaya, một người đã hiến trọn đời mình cho cách mạng, cho sự nghiệp Chủ nghĩa Cộng sản là một tổn thất vô cùng to lớn đối với Đảng và toàn thể nhân dân Liên Xô".

   Cho dù đã có kết quả chẩn đoán căn bệnh của bà là tắc mạch máu, dẫn đến viêm phúc mạc, nhưng vẫn có nhiều lời đồn đại ở trong nước nghi ngờ về nguyên nhân cái chết của Crúpxkaya. Có tin đồn cho rằng, hình như trong ngày sinh nhật của Crúpxkaya đã có người mang đến một cái bánh gatô lớn do Stalin gửi tới. Sau khi nếm bánh đột nhiên bà cảm thấy khó chịu, sự khó chịu tăng lên đến mức nhiều lúc bà bị mất cảm giác. Lúc đó bác sỹ được gọi đến và họ đã đưa bà vào nằm trong bệnh viện ở Điện Kremli, tại đây bà đã chết vì thuốc độc.

   Trên tờ "Tin nhanh của phái đối lập" của Trôtxki, kẻ đã từng bị trục xuất khỏi nước Nga, đã có những phản ứng về cái chết của Crúpxkaya như sau: "Chúng ta tuyệt nhiên không trách cứ Crúpxkaya là đã không quyết tâm cắt đứt quan hệ với chủ nghĩa Bônapac... Phẩm chất quý giá nhất của Crúpxkaya chính là tinh thần trách nhiệm. Bà có đầy đủ sự mạnh dạn, nhưng bà lại thiếu đi dũng khí. Chúng ta hẳn còn nhớ một việc hết sức đau lòng là bà đã phải tiễn biệt một nhân vật của lịch sử ra đi, bà là người bạn trung thực nhất của Lênin, do vậy bà không đáng phải bị chỉ trích".

   Có thật Crúpxkaya có ý định cắt đứt quan hệ với "chế độ quan liêu của chủ nghĩa Bônapac?" Đúng vậy, và hơn nữa không phải chỉ là một lần. Đã có không ít các chứng cớ để chứng minh điều này. Trôtxki đã dẫn lời của Crúpxkaya nói vào năm 1926 như sau: "Giả sử Lênin vẫn còn sống, Người có thể đã phải ngồi tù”. Đây chính là sự phản ứng của bà sau khi Stalin đoạt được mọi quyền hành. Mùa hè năm 1930, tại Hội nghị của Đảng ở Baoman, Crúpxkaya đã phát biểu bày tỏ không tán thành với kiểu tập thể hóa của Stalin. Ví dụ, bà nói, việc thực hiện cách thức tập thể hóa của Stalin không có một chút nào giống với phương thức hợp tác hóa của Lênin. Người lãnh đạo Ban chấp hành Trung ương đã không chịu trưng cầu ý kiến trong Đảng và cũng chẳng thèm trưng cầu ý kiến của nhân dân. Quả đúng như lời sử gia Metvâychép đã viết: Kaganôvích đã dùng những lời thô bạo và gay gắt đối với Crúpxkaya, rồi sau đó thậm chí còn tuyên bố: "Crúpxkaya - không phải là ngọn đèn hải đăng để chỉ đường đi tới hạnh phúc cho Đảng ta".

   Bi kịch của Crúpxkaya bắt đầu từ khi chế độ tập quyền trong tay Stalin được tăng cường là điều tất yếu. Được coi là vợ, là bạn của Lênin, thậm chí bà cảm thấy đau đớn trong tâm hồn là bà bị coi là vật cản đáng sợ của những đảng viên lão thành. Là người sống và công tác bên cạnh Lênin nhiều năm, phải chăng Crúpxkaya đã lợi dụng danh tiếng của Lênin, lợi dụng danh tiếng của mình trong Đảng để bảo vệ những người thân của Lênin khỏi bị bức hại?

   Những việc này được các sử gia nắm rất rõ, nhưng rồi cũng chỉ có vài người là có kết cục tốt đẹp. Ngay cả đến việc tránh cho những người bạn thân thiết nhất của mình và Lênin khỏi bị bức hại đến chết, bà cũng đành chịu bó tay bất lực.

   Các cơ quan của ủy ban nhân dân nội vụ cũng không đếm xỉa gì đến những lời kháng nghị của bà, những ý kiến đúng đắn của cá nhân bà cũng không được tôn trọng. Sự tuyệt vọng của bà là có thể tưởng tượng được. Ví dụ như bà đã từng hai mắt đẫm lệ để cầu xin tha cho Giêmalianôp. Năm 1935, Giêmalianôp đã bị bắt. Ông nguyên là một công nhân Sanh Pêtécbua đã có công từng nuôi giấu Lênin trốn trong túp lều ở Razlip khi Lênin phải chạy trốn. Năm 1921, Lênin đã giúp đỡ ông trên nhiều lĩnh vực với sự tín nhiệm cao.

   Trước khi cách mạng Tháng Mười nổ ra, Lênin đã quen với Giêmalianôp, Lênin đã đánh giá rất cao những hoạt động của ông trong đội tiền phong công nhân. Sự bảo vệ của Crúpxkaya đã không thành. Giêmalianôp vẫn bị bắt sau khi nghỉ hưu. Tổng cộng ông đã phải trải qua hơn hai mươi năm lưu đày, giam cầm. Vậy là yêu cầu của người vợ Lênin đã quá cố đối với Giêmalianôp, người đã từng ba lần cưu mang Lênin ở Razlip, bằng mắt, bằng những lời cầu xin của những đứa con của ông cũng không làm thay đổi được điều gì, chẳng làm ai lay động. Họ chỉ nhận được một điều là sự bi thảm của số phận.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 20 Tháng Giêng, 2010, 09:59:33 am
   Crúpxkaya còn dự định biện hộ cho Yo. Phyatnixki nhưng rồi cũng bị thất bại Yo. Phyatnixki là ủy viên trong Ban chấp hành Trung ương. Hình như ông có một thời gian làm ở Sở mật thám của Sa hoàng, do vậy đã bị Bộ Nội vụ dân ủy bắt. Trong cuộc họp toàn thể của Ban chấp hành Trung ương vào tháng 6 năm 1937, Crúpxkaya đã chính thức phát biểu, nhưng cũng chẳng hề có chút tác dụng nào. Tại hội nghị, bà đã tuyên bố rằng, Yo. Phyatnixki là một chiến sĩ Bônsêvích hoạt động bí mật, ông chưa từng một lần thất bại, coi ông có hoạt động gián điệp là không đúng, là vô căn cứ. Cũng lại giống như những lần trước, lần kháng nghị này của bà cũng chẳng mang lại kết quả gì. Sở dĩ các sử gia biết được sự thật của một số người không có tội được tha là do có sự can dự của bà, và số người đó cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay mà thôi. Một việc nữa cũng hay được nhắc đến là việc giải phóng cho I.Đ. Xiuculin.

   Ngày 3 tháng 4 năm 1917, ông là người đã phát thẻ Đảng cho Lênin. Vậy điều gì đã khiến cho Stalin và những người thân cận của Stalin có thái độ ngạo mạn đối với những người bạn hữu thân thiết nhất, và những người cùng Lênin lập ra Đảng và Nhà nước Xô Viết và coi thường ý kiến của bà một cách thô bạo. Vậy thì đâu là nguyên nhân? Các nhà nghiên cứu nước ngoài đã chỉ ra rằng, sau khi Lênin mất, thái độ của Stalin đối với Crúpxkaya đột nhiên thay đổi. Lúc đầu Stalin còn chịu nhịn bà. Rồi để phê bình Crúpxkaya đã có những sai lầm trong một loạt vấn đề về lịch sử Đảng và Lênin, Stalin đã từng chỉ thị cho giới báo chí và các nhà nghiên cứu học thuật phải viết những bài "cải tạo" con người cố chấp này. Nhưng tất cả những điều đã nói ở trên cũng không ảnh hưởng đến việc sau này Stalin đã chỉ thị cần phải tổ chức tang lễ của Crúpxkaya theo đúng nghi thức cấp cao nhất. Hơn thế nữa, Stalin còn đứng ở hàng đầu trong số các Ủy viên Bộ chính trị, để tự tay đỡ hộp tro hài cốt của Crúpxkaya. Thế nhưng ngay sáng ngày hôm sau, có một bọn người lạ mặt đến nhà bà Crúpxkaya lục soát lấy đi những tài liệu hồ sơ và hiện chúng lưu lạc ở đâu cho đến nay chẳng ai có thể biết được. Sự việc sau khi xảy ra, người ta đã dị nghị về môi trường của “chiếc bánh ga tô sinh nhật có độc". Thái độ của những người cầm quyền cao nhất đối với cái chết của người bạn chiến đấu đã lung lay.

   Phản ứng của nhân dân với việc này cũng rất nhạy cảm. Nếu vin cớ vào việc tịch thu các thư tịch, sách vở của Crúpxkaya ở trong thư viện, thì điều này có nghĩa là đã có thế lực vô hình nhúng tay vào.

   Nhân dân kính trọng Crúpxkaya, vì bà là người đã từng chia sẻ với Lênin mọi gian khổ, mọi nỗi bất hạnh trong cuộc sống. Bà là hình tượng có sức hút ghê gớm về tính trung thực đối với Lênin. Hơn thế nữa, bà được rất nhiều người biết đến. Bà thường đến nhiều nhà máy, công trường, các cuộc hội nghị để nói chuyện. Bà từng đảm nhận nhiều cương vị trong giáo dục. Nhưng giờ đây lịch sử dường như đã bị cắt bỏ, tất cả mọi việc bà từng làm trước đây đều bị lãng quên hết. Những tác phẩm của bà không được sử dụng. Những cuốn sách của bà trước đây được xuất bản cũng bị bỏ đi hết. Báo chí cũng không nói về bản thân bà nữa. Thậm chí ngay trong ngày kỷ niệm cách mạng, người ta cũng không hề đả động tới. Năm 1940, tại Mátxcơva, báo "Tia lửa" kỷ niệm 40 năm ngày ra số báo đầu tiên, nhưng trong số những người biên tập và sáng lập ra tờ báo, những người xem triển lãm cũng không nhìn thấy có tên của bà Crúpxkaya, mà đáng lẽ ra phải có tên của bà trong danh sách đó.

   Khi Crúpxkaya còn sống, bề ngoài người ta vẫn tôn trọng bà.

   Trong những năm tháng cuối cùng của đời mình, bà vẫn sống tại căn nhà ở Điện Kremli. Căn nhà mà trước đây cả Vladimia Ilích và Maria đã từng sống ở đó. Lái xe của bà vẫn là Kiri. Grôhuôp và Khômachép. Trong Đại hội lần thứ 13 và 14 của Đảng, bà được bầu làm ủy viên ban giám sát trung ương, ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Liên Xô khoá 15. Bà đã từng là đại biểu Xô Viết tối cao khoá 1, và là thành viên đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao. Bà còn đảm nhiệm cương vị Thứ trưởng dân ủy Bộ giáo dục.

   Cùng với sự xa rời các chức vụ cao, thì sự coi thường và không thân mật đối với Crúpxkaya cũng ngày càng rõ. B.Đrizhô vào Đảng đầu năm 1920, trong 20 năm cuối cùng đã làm thư ký riêng cho Crúpxkaya. Theo lời bà nói, sau khi Lênin mất, Stalin và Crúpxkaya chỉ nói chuyện với nhau có một lần vào năm 1925. Lúc đó Crúpxkaya đồng ý với quan điểm của Zinôviép. Stalin luôn không hài lòng với người vợ của Lênin quá cố, lại đi ủng hộ phái đối lập. Ông đã dành nhiều thời gian để khuyên nhủ bà và còn hứa sẽ để bà làm ủy viên Bộ chính trị, nếu bà cự tuyệt với phái đối lập. Nhưng Crúpxkaya chẳng chút động lòng. Bà nói rằng, bà chưa sẵn sàng thay đổi lòng tin của mình.

   Thư ký B.Đrizhô cho rằng, chắc chắn Stalin sẽ không bỏ qua cho bà về việc này. Từ đó về sau Stalin và bà không hề nói chuyện với nhau nữa.

   Trong những năm cuối đời, bà rất ít khi đến căn phòng làm việc của mình ở Bộ dân ủy giáo dục. Trong một số giáo trình mà bà biên soạn thường xuất hiện những đoạn ca ngợi Stalin mà bà căn bản không rõ từ đâu đến, nhưng bà vẫn yên lặng không nói ra. Đích thực là bà đã thoả hiệp, như vậy là bà đã đồng ý cắt bỏ nhiều vấn đề có liên quan đến Lênin trong tập hồi ký của Người. Bà biết rõ rằng, việc bà biện hộ cho những đồng chí bị "trừng phạt" chỉ làm hại họ thôi, chứ không ích gì. Và bà chìm vào im lặng, chỉ có một lần khi xét hỏi Bukharin bà đã nói với B.Đrizhô rằng: "Manichka, may quá cô ấy không biết việc này". (Maria Ulianopva - em gái Lênin, chết tháng 6 năm 1937).

   Những người Bônsêvích lão thành cho rằng, đầu những năm 1930 trước năm 1937, Crúpxkaya đã thực sự bị khuất phục. Các văn bản lịch sử của chính giới không thấy đề cập đến vấn đề này - đây là một khu vực cấm của lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô trong một thời gian dài. Nói chung điều này đối với các sử gia cũng vậy và đối với các nhà viết tiểu thuyết cũng thế, mọi việc không phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của cơ quan tuyên truyền chính giới thì đều không được lưu hành. Trong những văn kiện, tài liệu đã xuất bản không tìm thấy bất kỳ một bài nào có liên quan đến sự phân tích về đời tư của những người ở xung quanh Lênin.

   Nếu như chúng ta tin vào những truyện ngắn, truyện vừa thì có thể quy quan hệ cá nhân của Lênin và Crúpxkaya như sau: Trong thời gian họ bị lưu đày, họ có rất nhiều thời gian rỗi rãi, hàng ngày họ có bàn luận với nhau về chính trị, hoặc họ cùng dịch với nhau những cuốn sách tiếng Anh. Điều thật đáng tiếc là cuốn sách "Đời thường của danh nhân" còn có điểm chưa được hoàn mĩ, trong đó chỉ giới thiệu hành vi của những nhân vật ưu tú, mà chẳng đề cập đến những động cơ tâm lý của những hành động đó. Nếu như bạn tin vào sự miêu tả Crúpxkaya như vậy ở trong các cuốn sách thì chắc bạn sẽ có nhận định rằng, trong những năm tháng cuối đời Crúpxkaya là một người cực kỳ thẳng thắn, chân thành.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 20 Tháng Giêng, 2010, 10:04:39 am
   Trong mọi hoàn cảnh luôn là người bạn tốt thực tâm thực bụng. Có thể rất dễ dàng nhận thấy, kiểu miêu tả như vậy giống như một trò lừa bịp tinh vi được dựa theo những "khuôn mẫu” được "quy định" từ trước.

   Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta hãy cùng xem xét các loại sách báo được xuất bản ở nước ngoài. Tuy nhiên từ năm 1990 trở đi, những sách báo đó chỉ có Liên Xô xuất bản. Nói vậy như thế có nghĩa là, chỉ có 2 tập "Stalin" của Trôtxki do nhà xuất bản Mátxcơva ấn hành.. Trong tập thứ 2 viết về những ngày cuối cùng của Lênin ở làng Goocki, tác giả viết: “Suốt ngày Lênin nhận được sự chăm sóc của vợ và em gái, hai người phụ nữ đã tận tâm, tận lực chăm sóc Người bệnh giống như trước đây họ đã từng chăm sóc khi Người còn khỏe vậy. Vợ của Lênin - bà Nađêzđa - Konxtantilốpna Crúpxkaya thực sự là người bạn đời trung thực của Lênin, từ lúc trẻ cho đến lúc già bà đã làm mọi công việc một cách không mệt mỏi".

   Từ khi Lênin ốm nặng, Maria Ulialốpna cũng đem toàn bộ sức lực của mình để chăm sóc cho người anh. Tính cách của bà có nhiều điểm giống với anh trai của mình đó là: Trung thành, ngoan cường, không thỏa hiệp, nhưng về tài trí bà có phần bị hạn chế. Những đặc điểm trên đây đã làm cho tính cách của Maria luôn ghen ghét với Crúpxkaya để giành lấy sự yêu quý của Lênin. Tính cách của Maria đã không ít lần làm cho Crúpxkaya phải khổ sở. Khi Lênin còn sống, Người đã chia sẻ cho hai người có quyền hành ngang hàng với nhau. Nhưng khi Lênin mất đi rồi, mọi việc đều khác hẳn. Đương nhiên bất kỳ ai trong hai người đều không thể trở thành người hiểu hết được ý chí của Lênin. Nhưng mọi người đều đã biết, hai người họ luôn ra sức để được trở thành người hiểu được ý chí của Lênin. Về mặt chính trị thì Crúpxkaya và Lênin có mối giao kết chặt chẽ hơn nhiều so với Maria.

   Lênin thường đem tài liệu mật giao cho vợ bảo quản. Trên phương diện chính trị, Lênin cũng có nhiều liên hệ mật thiết với Crúpxkaya hơn Maria. Crúpxkaya hiểu rõ mười mươi việc Lênin sắp đặt cho Stalin thế nào. Trong tay bà còn nắm giữ nhiều "di chúc" chính trị của Lênin. Bà đã giao nó cho Ban chấp hành Trung ương, sau đó bà yêu cầu phải đọc trước Đại hội 12 năm 1923. Mọi người đều nghe thấy ý kiến của Crúpxkaya và rất sợ bà. Maria ngay lập tức bị đẩy về vị trí thứ yếu của mình. Do có sự bất hòa giữa Maria và Crúpxkaya đã dẫn đến việc Maria trở thành người của Stalin.

   Cả hai người phụ nữ đều sống trong căn nhà cũ ở Điện Kremli, Maria ngày càng ghen ghét với Crúpxkaya. Vì những việc xung quanh bản di chúc, mà Stalin đã trút mối hận với Lênin lên đầu Crúpxkaya.

   Do vậy Trôtxki cho rằng, sau khi Lênin mất nguyên nhân của thái độ không thân thiện với Crúpxkaya là do Stalin báo thù. Lep Đaviđôvích Trôtxki còn viết, nguyên nhân quan trọng nhất về hành động này của Stalin là tâm lý báo thù và hư vinh. Việc liên minh với Hítler khiến cho Stalin luôn có cảm giác đã được thỏa mãn vì đã sai khiến được mọi người đó chính là cảm giác của sự hận thù. Khi đoàn đại biểu hữu nghị của Anh, Pháp thăm Mátxcơva, Stalin đã tiến hành đàm phán với bọn quốc xã rồi đột nhiên tuyên bố ký hiệp ước với Hítler. Những điều đó có thể thấy rõ ràng Stalin đã đánh giá thấp nguyện vọng của chính phủ Anh. Chính phủ Anh khi cùng phát triển mối quan hệ với Hítler đã liên tiếp gặp phải những trắc trở, cũng đã cố ý hạ thấp vai trò của Điện Kremli, chính vì thế Stalin đã báo thù. Thậm chí cả sự kiện ngày 20 tháng 9 năm 1939 khi Liên Xô chiếm được Riwop, hoàn toàn không còn nghi ngờ gì nữa, lần thất bại của 19 năm trước còn hằn mãi trong ký ức của Stalin.

   Những luận điểm và những ví dụ mà Trôtxki nêu ra trên đây có thể đồng ý hoặc không đồng ý. Đương nhiên cũng nên nghĩ đến những tình tiết tương đối quan trọng như vậy. Trong nhiều câu chữ của mình, Trôtxki đã xen vào những sự thù hận và những ác ý cá nhân đối với kẻ thù luận chiến của Điện Kremli. Nhưng không chỉ có mình Trôtxki nhìn thấu được vấn đề, mà chính Stalin, trong mọi lúc mọi nơi cũng không khi nào quên những người đã cố ý hoặc vô ý đắc tội với mình. Vào giữa những năm 20, Giáo sư Guegueshenz trường Đại học Cộng sản Tibilesi, trong một lần không cẩn thận đã nói ra rằng: "Stalin chẳng phải là một nhà lý luận". Sau sự việc này Giáo sư tỏ ra rất hối hận vì đã chót lỡ lời và nhiều lần tỏ ý muốn thu hồi lại câu nói, nhưng điều này đã không thể cứu nổi ông ta. Đối với những việc ở cách xa Stalin hàng trăm km, trong khi tranh luận với một cá nhân nào, cá nhân đó vì bị kích động mà nói ra một câu không cam chịu, chứ chưa nói đến những việc quan trọng hơn. Ví dụ, bàn về di chúc của Lênin, Trôtxki chứng minh rằng, Stalin tỏ ra không quan tâm đến văn kiện này, Stalin coi bản di chúc của Lênin chỉ là những lời lẽ của người ốm chịu ảnh hưởng của "mấy mụ đàn bà".

   Trong một thời gian dài, cái được gọi là bản "di chúc" của Lênin được bao phủ một bầu không khí cực kỳ thần bí trong cuốn "Bàn về Stalin và chủ nghĩa Stalin". Rôxi Metvâychép viết: Những người thu thập tài liệu giúp Stalin đều là những người đã từng bị tù đày và các đảng viên cộng sản ở các trại tập trung. Những đảng viên này bị tù tội vì "lưu giữ các văn kiện phản cách mạng, tức cái gọi là bản di chúc của Lênin". Từ giữa những năm 1930, sau khi bắt đầu có sự đàn áp với quy mô lớn, bản văn kiện này bị tuyên bố là giả tạo.

   Nội dung bản "di chúc" của Lênin được chia ra làm hai phần (Phần một được viết từ ngày 26 tháng 12 năm 1922 và một phần được viết vào 4 tháng 1 năm 1923) có nội dung như sau: Kiến nghị, xem xét phương pháp điều Stalin khỏi cương vị Tổng Bí thư, đồng thời sẽ bổ nhiệm người khác đảm nhiệm cương vị này. Lênin cho rằng, quyền lực trong tay của Stalin khi được làm Tổng Bí thư là rất lớn, rất khó có thể nói rằng Stalin sẽ luôn cẩn thận khi sử dụng quyền lực này. Hiện nay, việc nhắc lại di chúc chẳng còn ý nghĩa gì nữa, bởi vì ngày nay đã có nhiều người biết rồi. Nhưng quá trình viết và công bố đi chúc của Lênin lại là điều rất mới trong đó có nhiều chỗ "trống". Chỉ có một điểm không cần phải bàn cãi, đó là "bản di chúc" được viết trong mùa xuân năm 1923 cũng là lúc Đại hội 12 họp. Lênin đã nói lại rằng, nguyện vọng của Người là những biên bản về lời nói của Người được in ra làm 3 bản. Một bản cho bản thân Người, một bản cho Crúpxkaya, một bản dành cho thư ký của Người, Metvâychép đã khẳng định rằng, Người còn yêu cầu gắn xi niêm phong bản "di chúc" của mình, ghi rõ ngày, tháng và người duy nhất được quyền mở là Người, còn sau khi người mất phải do Crúpxkaya mới được mở nó. Nhưng M.A Vôrôchisêva, thư ký của Lênin không ghi câu này vào trong thư "sau khi Người mất" mà chỉ nói lại bằng miệng cho Crúpxkaya biết.

   Nội dung bản "di chúc" được chuyển tới cho các đại biểu của Đại hội 12. Nhưng không thấy các đại biểu có thảo luận gì xung quanh vấn đề điều chỉnh chức Tổng Bí thư của Stalin. Và bức thư cửa Lênin chuyển tới cho các ủy viên Trung ương cũng không được đọc. Sở dĩ có những việc như vậy là do trong khi chấp hành những chỉ thị của Lênin đã xuất hiện những việc ngoài dự đoán. Vấn đề là ở chỗ, người được quyền mở bức thư có gắn xi lại chỉ có thể là Lênin, thế nhưng Lênin lúc đó đang bị liệt, Người không nói được, mà Crúpxkaya cũng không làm việc này được, do vậy mà cứ theo ý nguyện của Lênin thì chỉ khi nào Người mất mới được quyền mở nó.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 20 Tháng Giêng, 2010, 10:08:06 am
   Vậy là phong bì có văn kiện tuyệt mật này đã được cất kỹ đúng một năm. Liệu Stalin có biết về những bức thư này? Về việc này cũng có nhiều nhận định khác nhau. Có nhận định cho là Stalin đã biết được việc này thông qua lời kể của Vôrôchisêva, có một lần bà thư ký này đã buột miệng nói ra là Lênin có một bản "di chúc". Sau khi biết được việc này, Crúpxkaya đã hết sức ngăn cản để không cho Stalin tiếp xúc với Lênin lúc này đang bị liệt. Do đó Stalin lúc này nuôi ý đồ sẽ có một ngày hỏi thẳng vấn đề này với Lênin. Trước khi Lênin mất một năm, Người đã bắt Crúpxkaya đem bức thư gắn xi đó đến nhưng Crúpxkaya đã không dám vi phạm di chỉ của Lênin. Kiểu nhận định thế này được lưu truyền rộng rãi trong giới phụ nữ, nhất là vào giữa những năm 50, tin tức này còn được nhanh chóng lan truyền trong các giáo viên trường học cấp tỉnh. Còn kiểu nhận định thứ 2 là, do Stalin không nắm chắc được là bản "di chúc" đó như thế nào, nhưng Stalin luôn nghi ngờ và rất cẩn thận chỉ cần một vài hành động miễn cưỡng là Stalin có thể gián tiếp phát giác đoán ra là Lênin đang giữ bản "di chúc".

   Vậy trên thực tế là thế nào - điều này rất khó nói ra. Và vẫn còn loại nhận định thứ 3 là: Stalin không biết Lênin có di chúc. Tán thành kiểu nhận định này chỉ có Bachanốp, người đã từng là thư ký của Bộ chính trị, đã trốn ra nước ngoài. Trong hồi ký của mình, ông ta viết trước ngày khai mạc Đại hội 13 của Đảng, Crúpxkaya một người luôn mạch lạc trong công việc đã mở "quả bom" (di chúc) đựng trong chiếc phong bì của Lênin đưa cho Ban chấp hành Trung ương Đảng, lúc này Mêkhơních đã đem lại nội dung văn kiện báo cáo với Stalin, trong văn kiện Lênin đề nghị miễn trừ chức vụ Tổng bí thư của Stalin. Stalin đã dùng lời lẽ cực kỳ khó nghe chửi mắng Crúpxkaya, rồi chạy đến thương lượng với Zinôviép và Camênhép. Chúng ta hãy giới thiệu sơ lược tình hình phân bố các lực lượng chính trị thời bấy giờ. Trong thời kỳ Lênin lâm bệnh, cuộc đấu tranh giành quyền lực diễn ra, nổi lên có ba người là Zinôviép, Camênhép và Stalin. Ba người này đã liên kết với nhau để chống lại đối thủ cạnh tranh nguy hiểm là Trôtxki. Sau khi Lênin tạ thế, Stalin cần củng cố hơn bao giờ hết cái liên minh "Ba người" này để có thể đánh đổ được Trôtxki.

   Bây giờ nhìn lại, ta thấy rõ ràng rằng, chính sự liên minh với Zinôviép và Camênhép đã cứu nguy cho Stalin. Còn trước đây, nhóm 3 người này đã ký kết với nhau một thỏa hiệp. Khi Đại hội lần thứ 13 diễn ra, báo cáo chính trị sẽ do Zinôviép đọc, điều này có tác dụng xác lập uy tín của Đinôviép. Và trong thỏa hiệp này, đến Đại hội 14, Zinôviép vẫn lãnh trách nhiệm đọc diễn văn khai mạc vì việc này có liên quan đến uy tín của Zinôviép ở Lêningrát. Nhưng sau này, khi liên minh ba người bị tan vỡ, các thỏa hiệp này giữa họ cũng bị tiêu ra tro.

   Lúc này giữa 3 người vẫn còn tồn tại một thỏa ước khác để cùng nhau liên hợp chống lại Trôtxki. Do có sự xuất hiện bản di chúc của Lênin, vấn đề đầu tiên được đề cập đến là Zinôviép và Camênhép đã đồng ý để Stalin được giữ cương vị Tổng Bí thư. Họ đã vô cùng ấu trĩ khi nhận thức rằng: Stalin chẳng còn phải sợ gì nữa, bởi vì bản di chúc của Lênin đã khiến cho uy tín của Stalin ở trong Đảng bị hạ thấp. Vậy là họ đã ra tay cứu Stalin. Tác giả Zinôviép viết, trước khi Đại hội diễn ra một ngày, ngày 21 tháng 5 năm 1924, Trung ương Đảng đã triệu tập hội nghị khẩn cấp để tuyên đọc bản di chúc của Lênin...

   Hội nghị toàn thể Ban chấp hành Trung ương tổ chức tại hội trường Đoàn Chủ tịch Ban chấp hành  Trung ương Đảng Cộng sản toàn Nga. Trên ghế Chủ tịch, có Camênhép ngồi ở phía sau, bên cạnh là Zinôviép. Camênhép tuyên đọc bức thư của Lênin. Hội trường yên lặng một lúc. Bacanốp nhìn thấy rất rõ sắc mặt của Stalin từ thâm tín chuyển sang căng thẳng, theo chương trình hội nghị đã sắp xếp trước, Zinôviép đứng lên phát biểu.

   Zinôviép phát biểu rằng, di chúc của Lênin chính là pháp luật. Chúng ta không chỉ một lần tuyên thệ chấp hành di chúc của Người, có một điểm mà chúng ta may mắn được chứng kiến, việc lo lắng của Lênin là đúng. Điều này có nghĩa là chức vụ Tổng Bí thư và sự mất đoàn kết trong Ban chấp hành Trung ương Đảng là rất nguy hiểm.

   Đương nhiên là các ủy viên Trung ương đã nhận thấy rất rõ trong Ban chấp hành Trung ương có chia rẽ. Zinôviép đã kiến nghị Đại hội một lần nữa bầu Stalin tiếp tục giữ cương vị Tổng Bí thư. Lúc này Stalin nghiến răng lại, đôi mắt hướng ra phía cửa sổ, khuôn mặt biểu lộ sự căng thẳng: Vì đó là lúc quyết định số phận của ông ta, nhưng không ai nói gì cả. Camênhép đề nghị dùng phương thức biểu quyết bằng giơ tay để quyết định trực tiếp vấn đề này. Rồi Bazanốp đếm tay và báo cáo kết quả với Camênhép, đại đa số mọi người đều tán thành bầu Stalin tiếp tục giữ cương vị Tổng Bí thư một nhiệm kỳ nữa. Chỉ có nhóm nhỏ của Trôtxki là phản đối nhưng cũng có vài người bỏ phiếu trắng.

   Zinôviép và Camênhép đã chiến thắng. Nếu lúc đầu Zinôviép và Camênhép biết đề phòng viên đạn của Stalin bắn vào sau gáy mình thì đã tốt. Một năm rưỡi sau, Zinôviép và Camênhép đã bị tước bỏ hết mọi chức vụ. Zinôviép đã đau khổ nhớ lại là mình và Camênhép đã cứu Stalin như thế nào, ông đau khổ nói rằng: "Đồng chí Stalin có biết là phải cám ơn ai không?". Stalin cầm lấy cái tẩu thuốc ở trong mồm ra nói rằng: "Còn phải nói, tôi đương nhiên đã biết, và biết rất rõ, thật không ngờ anh vẫn còn căn bệnh đó".

   Vậy là vấn đề dự kiến nhân sự cho chức vụ Tổng bí thư đã được giải quyết. Ngoài ra hội nghị còn thông qua một quyết nghị: "Tuân theo di huấn của Lênin, đầu tiên các văn kiện này không thể sao chép, vì các thành viên của Ban tiếp nhận văn kiện đã đọc văn kiện của Lênin tại các đoàn đại biểu nên phần quyết nghị này đã lộ rõ ý đồ làm cho mọi người mơ hồ không xác định rõ, làm được như vậy sẽ khiến các vụ lãnh đạo trong các đoàn đại biểu chỉ có thể truyền đạt được những điểm chính trong văn kiện của Lênin và quyết nghị của hội nghị một cách đơn giản cho các đại biểu, khiến các đại biểu không thể nắm được kỹ văn kiện của Lênin".

   Sử gia Metvâychép tỏ ra hoài nghi về các chứng cứ của thư ký Bộ chính trị Bachanốp. Metvâychép cho rằng: không thể tin được là di chúc của Lênin đã được tuyên đọc trước hội nghị của các ủy viên Trung ương trước khi Đại hội khai mạc một ngày. Metvâychêp nói tiếp: Có rất ít các ủy viên Trung ương biết được nội dung bức thư Lênin gửi đại hội. Họ cũng thường xem xét các công văn gửi cho Crúpxkaya, trên những công văn đó viết rằng, sau khi Người mất hãy công khai những biên bản mà Người đã nói cho toàn Đảng tại Đại hội tới.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 20 Tháng Giêng, 2010, 10:13:24 am
   Liệu Crúpxkaya có biết được nội dung trong các phong bì đó không ? Giả dụ nói rằng bà biết, vậy thì những tin đồn của nhân dân là Stalin nhiều lần có ý muốn nắm được những văn kiện bí mật ấy của Lênin và bị Crúpxkaya kiên quyết từ chối là hoàn toàn có thể chứng thực được. Còn nếu nói bà không biết, thì đó chẳng qua là ca ngợi tinh thần dũng cảm, đức nhẫn nại của người phụ nữ này. Bà đã chấp hành di huấn của Lênin. Sau khi Lênin mất, bà đã mở bức thư, bà phát hiện thấy một bức gửi cho Đại hội 12, nhưng vì Đại hội 12 đã họp rồi, bà quyết định sẽ đợi đến Đại hội 13 để trình lên đại hội. Quả đúng như vậy, Metvâychép không phủ nhận sự thực này, chính Crúpxkaya đã trình lên Ban chấp hành Trung ương bản di chúc trước ngày Đại hội họp.

   Hiện nay, tài liệu lưu trữ của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã được công khai, nhiều điều ghi trong biên bản của những lần Đại hội Đảng và Hội nghị toàn thể Trung ương đó đã được công khai. Sẽ có nhiều hy vọng để được làm rõ nhanh chóng vấn đề là phải chăng tại hội nghị toàn thể trung ương, bản "Di chúc" của Lênin đã được tuyên đọc, hay vấn đề bản "Di chúc" chỉ được đem ra thảo luận trong một nhóm nhỏ của Bộ chính trị. Phải nói thật là dường như việc vạch rõ chi tiết của bài viết này chẳng có ý nghĩa thực tế gì. Cuối cùng thì trong suốt quá trình đại hội, liên minh hội ba người Zinôviép, Camênhép và Stalin đã có những quyết định và không coi trọng nó. Quan trọng là ở chỗ, vì họ đã có sự thương lượng với nhau, và tại Đại hội chính thức, bản "di chúc" của Lênin đã không được tuyên đọc. Chiến lược của hội ba người là, khi Đại hội khai mạc mở đầu là giới thiệu các vị lãnh đạo tổ chức Đảng của các nước cộng hòa và các tỉnh sau đó sẽ đọc tại hội nghị bí mật của một số đoàn đại biểu trước hội nghị, nhưng bất kỳ một ai tham dự Đại hội cũng đều không được ghi chép gì hết. Một điều đặc biệt quan trọng là, những lời phát biểu của các đại biểu trong Đại hội không hề động chạm đến bức thư đó. Trọng suốt quá trình hội nghị, Zinôviép và Camênhép đã có nhiều cuộc họp bí mật với nhiều đoàn đại biểu lớn nhất.

   Đúng như mọi việc đã được an bài từ trước: Stalin đã tuyên bố thôi giữ chức Tổng Bí thư, nhưng ngay lập tức Camênhép, Zinôviép và nhiều các ủy viên Trung ương khác liên tiếp thuyết phục Stalin đừng rời bỏ chức vụ Tổng Bí thư. Họ đã tặng cho Stalin một món quà hoàn toàn không thể ngờ tới: quyết định không ghi văn kiện của Lênin vào biên bản đại hội, thậm chí cũng không nói đến hội nghị bí mật của các đoàn đại biểu, để cho việc thảo luận những vấn đề quan trọng này không còn lưu lại bất kỳ văn bản nào, và họ đã làm đúng như vậy.

   Nhưng điều làm người ta khó chịu nhất là, có rất nhiều những chứng cứ lịch sử và văn kiện chỉ có sau khi công bố ở nước ngoài rồi chúng ta mới được biết, ngay bản di chúc của Lênin cũng có số phận như vậy. Năm 1926, người ta đã thấy bản di chúc được đăng trên các tạp chí của Mỹ, Pháp. Những Văn kiện của Lênin đăng trên các tạp chí ở phương Tây rất có khả năng là do phái đối lập cung cấp. Mà cách làm thông thường của chúng ta là báo chí của chúng ta tuyên bố chỉ trích những văn kiện Di chúc của Lênin đã công bố là giả tạo. Nhưng không thể giấu mãi được. Trong hội nghị toàn thể Ban chấp hành trung ương vào tháng 7 năm 1926 theo yêu cầu của phái đối lập, cần phải đem bản Di chúc của Lênin và thái độ của Lênin đối với Stalin trong mấy tháng cuối đời mình và những thông báo nội bộ khác ghi vào biên bản tốc ký bí mật. Nhưng Stalin đã có một hành động rất tinh khôn. Ông đưa ra kiến nghị với Đại hội 15 là xóa bỏ quyết nghị có liên quan đến bản Di chúc của Lênin tại Đại hội 13, mà đề nghị đưa bản Di chúc của Lênin vào tuyển tập Lênin.

   Vậy trên thực tế kết quả là thế nào? Trong Đại hội 15, khi bàn đến vấn đề liên quan đến bản Di chúc của Lênin, Ricốp đã đứng lên kiến nghị rằng, phải đưa bản Di chúc của Lênin ra thảo luận trong Đảng, phải được in ấn và phát hành có kèm thêm những phần ghi chép tốc ký. Các đại biểu đã biểu quyết thông qua kiến nghị của Ricốp. Thế nhưng năm thứ 2 sau Đại hội 15 các báo cáo tốc ký của Đại hội 15 mới được xuất bản công khai, nhưng trong đó cũng chẳng hề có một chút dính dáng đến bản Di chúc của Lênin. Trong "Tuyển tập Lênin" cũng không thấy có bản Di chúc của Lênin.

   Chính xác là lúc Đại hội khai mạc, các bản thông tin tóm tắt được in để phát cho các đại biểu có bản Di chúc của Lênin nhưng vì số lượng rất ít, nên sau khi kết thúc Đại hội, các đại biểu đã mang chúng theo mình, do đó mà các tập báo cáo giản lược này đã biến mất một cách mất tăm trên đất nước rộng lớn này. Sau đó bắt đầu một thời kỳ bức hại, người ta đã nghĩ đủ mọi cách để tránh khỏi có liên quan đến các loại tài liệu đó, vì thế những ai còn giữ lại những văn kiện đó (sách, báo) của Lênin, đều bị bắt hết. Họ bị khởi tố và bị khép vào tội hoạt động phản cách mạng.

   Ngày 24 tháng 12 năm 1922, Lênin đã truyền chỉ thị bằng miệng cho thư ký của mình ghi vào để gửi Đại hội. Bởi vì Người nghi ngờ khả năng của Stalin, liệu khi có quyền lực trong tay, Stalin có thực sự cẩn trọng, cùng lúc đó giữa Stalin và Crúpxkaya đã xảy ra một sự kiện không vui, điều này đã làm cho Lênin có những phản ứng gay gắt. Vậy thì cuộc xung đột được tạo nên do bản Di chúc của Lênin giữa Stalin và Crúpxkaya có mối liên hệ gì không. Chúng ta đều biết rằng, ngày 5 tháng 3 năm 1923 có một biên bản ghi lời của Lênin, nói thẳng với Stalin. Lênin cực kỳ tức giận, Người đã yêu cầu Stalin phải xin lỗi Crúpxkaya. Ngày 4 tháng 2 năm 1923 đã là 2 tháng kể từ ngày viết biên bản bổ sung tháng 12 năm 1922. Biên bản ngày 5 tháng 3 là biên bản ghi lời nói cuối cùng trong đời Lênin.

   Trôtxki cho rằng, nhìn vào biên bản ngày 5 tháng 3, thì thấy rất rõ, cho dù là thời gian nào, nhìn từ góc độ nào, chính trị hay tình cảm cá nhân, ta luôn thấy mối quan hệ của Stalin và Lênin đã hoàn toàn bị phá vỡ. Nhìn từ góc độ cá nhân của kẻ đã từng bị trục xuất khỏi nước Nga, qua "con quỷ của cách mạng" Trôtxki, đã bị Stalin trục xuất này ta thấy rằng, phần ghi chép của Lênin chính là một chứng cứ cho thấy, Lênin đã hoàn toàn cắt đứt quan hệ đồng chí với Stalin.

   Chúng ta cùng xem xét cuốn hồi ký của B.Đrizhô năm 1989 có viết, "Hiện nay, trên nhiều trang báo, cái tên Nađêzda Konxtantilốpna Crúpxkaya và thái độ của Stalin đối với bà ngày càng xuất hiện nhiều, tôi muốn kể lại những sự thực mà tôi được biết.

        Chỉ vừa mới hai tháng sau khi Stalin tỏ thái độ thô bạo với Crúpxkaya, vì sao Lênin lại phải gửi thư yêu cầu Stalin phải xin lỗi Crúpxkaya? Nguyên nhân của sự việc này có khả năng chỉ mình tôi biết, bởi vì Crúpxkaya thường hay kể với tôi về việc này. Sự việc được bắt đầu từ tháng 3 năm 1923. Có một lần khi Crúpxkaya và Lênin đang nói chuyện với nhau về một vấn đề gì đó, chợt có tiếng chuông điện thoại reo lên, Crúpxkaya chạy lại nhấc điện thoại (Nơi ở của Lênin có lắp điện thoại ở ngoài hành lang). Nghe xong điện thoại, trở lại chỗ của Lênin, Lênin liền hỏi: "Ai gọi điện đó?" Crúpxkaya trả lời: "Điện thoại của Stalin", "chúng tôi đã làm lành với nhau". "Vậy cuối cùng thì có việc gì vậy?" Lênin lại hỏi. Và thế là Crúpxkaya không thể không nói hết ra: Sự việc bắt đầu từ tháng 12 năm 1922, lúc đó Stalin đang nói chuyện với Crúpxkaya qua điện thoại một cách cực kỳ thô bạo, ông ta còn đe dọa cả danh nghĩa ủy viên nhân dân của bà. Crúpxkaya đã cầu xin Lênin đừng để ý đến chuyện đó, bởi mọi việc đã được dàn xếp ổn thỏa, bà đã quên sự việc đó. Nhưng bà đã không thuyết phục được Lênin, việc Stalin xúc phạm đến Crúpxkaya là sự xỉ nhục đối với Người, đến ngày 5 tháng 3 năm 1923, Lênin đã gửi một bức thư cho Stalin và bức thư được sao gửi cho Zinôviép và Camênhép. Trong thư yêu cầu Stalin phải xin lỗi Crúpxkaya.

   Stalin không thể không xin lỗi, nhưng việc này làm ông ta không bao giờ có thể quên được, từ đó đã dẫn đến thái độ sau này của Stalin đối với Crúpxkaya.

   Nhân đây cũng xin nói luôn là, sau khi Stalin chết có nhiều tài liệu ghi chép của Lênin được tìm thấy ở chỗ Stalin. Những tài liệu này được tìm thấy trong một ngăn kéo bàn làm việc của Stalin. Stalin đã giữ những tài liệu này cho đến lúc chết.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 20 Tháng Giêng, 2010, 10:19:01 am
   Vì sao Stalin lại trách mắng Crúpxkaya trong điện thoại? Đương nhiên là khó có thể đồng ý với kiểu đồn đại của dân chúng là Stalin biết việc Lênin có một bản ghi chép về ông ta, do đó Stalin có ý muốn đến gặp Người, nhưng đã bị Crúpxkaya cản trở. Nhìn vẻ bên ngoài ta thấy, Stalin gọi điện đến là ra vẻ quan tâm đến sức khỏe của Lênin. Stalin đã răn đe Crúpxkaya rằng, bà không đảm bảo an toàn, chu đáo cho Lênin, chính Crúpxkaya đã cho phép Lênin vi phạm lệnh cấm của các bác sĩ là không cho phép Lênin làm việc trí não. Khi Lênin bị ốm liệt giường, Người muốn ra chỉ thị gì đều phải truyền lại bằng miệng. Có khi mỗi ngày, Người vẫn đọc những bài viết, những kiến nghị chừng 5 đến 10 phút. Thậm chí còn yêu cầu cho xem báo và các loại tạp chí cần thiết. Stalin cho rằng, Crúpxkaya đã phá vỡ những quy định từ trước đây, coi sinh mạng của Lênin như trò đùa. Muốn nhanh chóng làm Tổng Bí thư, coi việc được Bộ chính trị ủy quyền là một cơ hội tốt để thay đổi thân phận của mình. Qua các hành động trên đây, ta thấy, Stalin có danh chính ngôn thuận mà giám sát chặt chẽ mọi hành động của Lênin, giám sát tất cả mối quan hệ của Người, thậm chí còn để ý tỷ mỷ đến từng chữ trong các bức thư.

   Một việc tương đối quan trọng là Người ốm yếu như vậy, thì không có cách nào tiếp xúc với Trôtxki được nên không thể có chuyện Lênin và Trôtxki có mối tình cảm đặc biệt thân thiết trong lúc sinh mệnh nguy nan.

   Sau khi đã thương lượng cùng các bác sĩ, Stalin, Bukharin và Camênhép ra một quyết định như sau: Thứ nhất, cho phép mỗi ngày Lênin được quyền đọc cho thư ký ghi chép trong vòng từ 5 đến 10 phút. Nhưng những bản viết đó không nên có tính chất văn kiện. Vlađimia Ilrích cũng không nên đợi những trả lời cho những biên bản ghi chép của mình; nghiêm cấm mọi sự thăm viếng.

   Thứ hai, bất cứ ai ai trong số bạn bè hay người thân đều được thông báo những tin tức trong đời sống chính trị cho Lênin biết. Không cung cấp những tài liệu gây nên sự bối rối lo nghĩ, làm cho Lênin phải động não dẫn đến không có lợi cho sức khỏe của Người.

   Những quy định này nó không giống sự quan tâm đối với lãnh tụ đang ốm, mà ngược lại, nó giống như những chỉ thị giám sát những kẻ bị giam lỏng. Có thể nói rằng, Stalin quyết không để cho sự việc xảy ra một cách ngẫu nhiên nữa và quyết không để cho Lênin được thông tin cho ai và gặp ai.

   Người luôn phải chịu đựng sự nhục nhã - Crúpxkaya đã gửi cho Camênhép một bức thư: "Tôi đã đưọc sự cho phép của các bác sỹ và tôi đã ghi lại một bức thư do Lênin đọc cho tôi chép. Vì thế ngày hôm qua Stalin đã có thái độ cực kỳ thô bạo với tôi. Tôi không phải là mới vào Đảng, mà trong suốt 30 năm nay, tôi chưa hề nghe thấy một đồng chí nào lại nói với tôi thô tục như vậy. Vì lợi ích của Đảng và sự tôn trọng đối với Lênin, tôi sẽ quyết không chịu lùi một bước.

   Đối với Lênin, điều gì nên nói, và điều gì không nên nói, tôi chắc là các bác sỹ ai cũng biết rõ. Do vậy mà tôi biết rõ điều gì khiên Người lo lắng không yên, điều gì thì sẽ tốt cho Người, điều gì thì sẽ không làm sao, và cho dù là thế nào đi chăng nữa thì tôi luôn là người hiểu Lênin hơn Stalin.

   ...Mong đồng chí hãy bảo vệ cho tôi, đừng để cuộc sống của tôi phải chịu sự can thiệp thô bạo, và hãy giúp tôi tránh được sự chỉ trích và uy hiếp không đáng có đó. Stalin còn dám đe doạ cả danh nghĩa Ủy viên nhân dân của tôi do các đồng chí trong Ban chấp hành Trung ương đã nhất trí bầu tôi lên, tôi cũng chẳng còn nhiều thời gian và sức khỏe để suốt ngày theo đuổi những chuyện ngu xuẩn thế này. Tôi là một con người đang sống bình thường, nhung thật ra thần kinh của tôi đã quá căng thẳng rồi – Nađêzđa Konxtantilôpna Crúpxkaya".


   Đằng sau vẻ quan tâm bên ngoài của Stalin đối với Lênin là còn ẩn chứa một âm mưu khác. Trong những ý kiến cuối cùng mà Lênin đã từng trăng trối lại có nhiều điều liên quan đến Stalin. Thậm chí nó không chỉ là trong Di chúc, mà đã từ rất sớm, trong các bài viết của Người đã ẩn chứa nội dùng về vấn đề này. Ví dụ, trong tác phẩm: "Chúng ta nên cải tổ Viện Kiểm sát Công nông như thế nào""Thà ít nhưng phải tốt hơn" Lênin đã phê bình gay gắt, và rất sắc bén ủy ban nhân dân kiểm soát công nông do Stalin lãnh đạo. Tác phẩm của Lênin đã làm cho Stalin ngấm ngầm phẫn nộ, qua đó Stalin thấy được cá nhân mình bị phê phán.

   Bài viết này đã được cụng cấp cho các báo sử dụng. Lênin đã kiên quyết yêu cầu được đăng tại nó một cách nhanh nhất. Crúpxkaya, đồng chủ biên tờ “Sự thật" đã nói với Bukharin. Stalin lúc này cuống cả lên, chẳng dám ngủ gật nữa. Ông ra sức không cho phép Viện Kiểm sát Công nông được phép xuất bản tác phẩm trên của Lênin. Trong tác phẩm này đã phê bình Stalin, là ủy ban nhân dân do Stalin lãnh đạo, là cơ quan kém nhất trong số các cơ quan được thành lập. Bộ chính trị đã nghiên cứu vấn đề này. Có tin nói, Quybixép đã kiến nghị đem tác phẩm này đăng trên báo "Sự thật”, nhưng chỉ xuất bản một bản để cho Lênin đọc nhằm xua đi những lo lắng của Người. Nhưng kiến nghị này đã không được thông qua. Sau này quyết định công bố tác phẩm này được phổ biến rộng rãi trên tờ "Sự thật" ngày 25 tháng 1 năm 1923.

   Đương nhiên là những điều mà Lênin nói về Stalin được báo chí dùng cách riêng của mình làm cho mọi người không hiểu được bao nhiêu sự thật của vấn đề. Stalin đã lợi dụng quyền được Bộ chính trị giao cho việc chăm sóc sức khỏe của Lênin để quản chặt Lênin. Ông ta dường như không rời mắt khỏi Lênin. Bây giờ thì đã rõ, thậm chí Stalin còn cài cắm cả người của mình vào trong đội ngũ nhân viên xung quanh Lênin. Biên bản ghi lời nói của Lênin được đăng báo đã làm cho Stalin tức giận và lo sợ. Việc lo sợ và tức giận này đã được thể hiện bằng cuộc nói điện thoại với Crúpxkaya.

   Cái chết của Lênin thực sự đã làm cho Stalin vô cùng thoải mái. Theo cách nói của một nhà nghiên cứu phương Tây P.Taken, thì Stalin đã tâng bốc người chết lên tận mây xanh. Stalin cần một Lênin không còn làm cho Stalin phải sợ hãi và Stalin cũng chẳng cần phải nghĩ cách gì để đối phó nữa.

   Đột nhiên có sự xuất hiện của "quả bom" - Di chúc của Lênin. "Vì sao trong suốt một thời gian dài Crúpxkaya lại không đưa ra bản Di chúc này vậy?". Thư ký trong nhiều năm của Crúpxkaya, B.Đrizhô đã nêu ra vấn đề này. Bà đã tự trả lời rằng: "Crúpxkaya đã kiên trì thực hiện tâm niệm của Lênin. Bà kiên quyết thực hiện bằng được việc phải cho tuyên đọc bản Di chúc trước Đại hội 13 của Đảng, nhưng Stalin và các ủy viên Bộ chính trị khác đã quyết phản đối do vậy Crúpxkaya và các ủy viên Bộ chính trị khác đã cùng nhau đàm phán 3 tháng rưỡi và chỉ đến trước ngày Đại hội ngày 18 tháng 15 (Đại hội khai mạc vào ngày 23 tháng 5), Crúpxkaya mới giao bản Di chúc, và đồng ý để đọc trong các đoàn đại biểu của Đại hội".

   Vậy đây là một chứng cứ mới để chứng minh là số phận của bản Di chúc đã sớm được một nhóm người có quyền hành quyết định rồi mới được đưa ra trình trước đại hội. Nhóm ba người này đã hoàn toàn chế ngự được Crúpxkaya. Thế là bà đã phải tuân theo phương án của cỗ xe ba ngựa này.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 20 Tháng Giêng, 2010, 10:25:10 am
   Rất khó có thể giải thích được hàm ý của việc bà tại sao lại nhanh chóng thuận theo họ như vậy. Trong một cuốn sách có tiêu đề: "Những bí mật về tội ác của Stalin" của tướng quân A.Audốp thuộc Dân ủy Bộ Nội vụ có viết, có một lần Stalin đã buột miệng nói ra là, nếu Crúpxkaya không ngừng việc phê bình ông ta, thì Đảng sẽ tuyên bố rằng Crúpxkaya không phải là vợ của Lênin. Mà vợ của Lênin là một Bônsêvích lão thành - bà Êrinna Stasôva. Stalin còn nói thêm: “Đúng vậy, với Đảng thì không có gì là không thể...”. Một số những người công tác nghiên cứu có khuynh hướng cho rằng, kiểu nhận định như vậy chỉ là những câu chuyện cười chính trị của các ủy viên nhân dân Dân ủy Bộ Nội vụ trong những năm 20, 30 mà thôi. Những câu chuyện cười này nó phản ảnh hoàn cảnh xã hội của thời đại đó. Con người luôn phải đối mặt với những vụ trấn áp qui mô lớn khiến người ta phát sợ, cá nhân thì chẳng thể làm gì được đành chịu bó tay.

   Gần đây nhất các nhà nghiên cứu đã đưa ra các suy đoán về tác phẩm đã được đăng trên báo rằng: Crúpxkaya đang chuẩn bị báo thù, do đó bà đang có sự chuẩn bị kế hoạch cho bài phát biểu khi Đại hội 18 khai mạc vào ngày 10 tháng 3 năm 1939. Được biết, Crúpxkaya - một người bị Stalin trấn áp trên quy mô lớn và đang chuẩn bị phát biểu trước Đại hội để vạch tội của Stalin. Những tin đồn này chứng tỏ rằng những năm tháng bi thảm của bà bị kìm nén trong mấy năm qua là đúng. Bàn về vấn đề này, chúng ta hãy cùng xem xét nhận định của Đrizhô - thư ký của Crúpxkaya. Đrizhô nói rằng: "Hiện nay tôi có thể làm chứng là Crúpxkaya đã chuẩn bị để tham gia Đại hội 18. Có người đoán rằng, chắc bà muốn phát biểu để phản đối Stalin, phản đối đàn áp. Mà theo chúng tôi được biết, bà còn chuẩn bị phát biểu mảng công tác giáo dục chính trị trước đại hội. Bà đã chuẩn bị xong hết cả rồi, tất cả những điều này bà đã nói ra với tôi".

   Nhưng còn một số những nhận định khác, như B.A.Camênhép, một học giả nổi tiếng nói: "Theo cuốn hồi ký của một nữ đồng sự với Crúpxkaya (Krapxincô ở Dân ủy Bộ Giáo dục - người đã từng rất hiểu Crúpxkaya từ trước cách mạng) cho biết, thì Crúpxkaya rất muốn tham dự đại hội, bà rất muốn kể ra những hành vi kinh khủng của chế độ Stalin đối với thành quả của cách mạng. Nhưng có một lần, khi Krapxincô đến thăm bà, thấy Crúpxkaya do dự nói rằng, cho dù có đi dự Đại hội lần này, Crúpxkaya sẽ không phát biểu gì hết". Crúpxkaya nói: "Nếu như tôi đả động đến những việc xấu xa đó, lập tức họ sẽ hất tôi ra khỏi vũ đài chính trị, điều này đã xảy ra một lần rồi ở Đại hội 16".

   Phải chăng tin đồn Crúpxkaya đã chết vì ăn bánh gatô sinh nhật có thuốc độc không còn đứng vững nữa? Theo sự suy đoán của một số người, chính vì sợ Crúpxkaya sẽ đến Đại hội 18 phát biểu có tính chất vạch tội, Stalin mới ra mật lệnh cần phải trừ khử bà quả phụ quật cường này đi. Shêkhơrin đã nói một cách hàm hồ trong tác phẩm "Bôskhơrebêsep" rằng, nguyên nhân cái chết đột ngột của Crúpxkaya trong ngày sinh nhật lần thứ 70 chính là chỗ này. Trong cuốn hồi ký của Shêkhơrin đã có một tình tiết, ông ta đã từng trực tiếp đưa ra vấn đề về nguyên nhân cái chết đột ngột của Crúpxkaya với Bôskhơrebêsep - nguyên là trợ thủ của Stalin.

   Hắn nơm nớp lo sợ nhìn bốn xung quanh rồi hạ thấp giọng nói: "Tôi ít nhiều cũng biết một chút, bà già không phải bị súng bắn chết, mà có người đã hạ độc bà". Ông ta ngoảnh nhìn bốn phía rồi thêm: "Việc này có liên quan tới Maria Ulianôpna, tôi không tin. Tôi cho rằng điều này cũng giống như báo chí đã từng nói đó là một cái chết đột ngột không rõ ràng" như mọi người đều biết, em gái của Lênin cũng chết một cách không rõ ràng vào năm 1937. Trôtxki còn viết: "Ở đó nếu sử dụng súng poọc hoọc, thì không tiện lắm, vậy là Stalin đã chọn thủ đoạn hạ độc. Dưới tay Stalin có một phòng thực nghiệm thuốc độc lớn và một số bác sỹ. Các bác sỹ này lấy danh nghĩa đi chữa bệnh để triệt hạ nhưng người mà Stalin yêu cầu. Các bác sỹ này có thể nói chính xác tên các loại độc dược, chúng được pha chế theo tỷ lệ nào, sử dụng chúng trong điều kiện hoàn cảnh nào. Từ chỗ là thuốc chữa bệnh có thể biến thành những loại chết độc chết người. Các bác sĩ này do Trung ương Đảng, cũng tức là do Stalin chỉ định. Người từng đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Hồng quân Blôngtai cũng bị chết một cách thần bí. Đến vợ của Stalin, bà Nađizđa cũng bị chết một cách thần bí. Trong số những người bị chết vì thuốc độc còn có Maxim Goocki. Hai người này đều là các Bônsêvích lão thành bị chết vì thuốc độc".

   Có tin đồn khắp Mátxcơva rằng, Yageda là người lãnh đạo của phòng thực nghiệm chuyên về các loại độc dược. Đây quả là một thời kỳ hỗn loạn kinh khủng. Những người được Crúpxkaya coi là có quy củ, trung thực thì lại bị coi là "kẻ thù của nhân dân" cần phải bị tiêu diệt. Sự bảo vệ của bà là quá nhỏ bé. Các vị lãnh đạo Dân ủy Bộ Nội vụ không hề che giấu sự miệt thị bà ra mặt. Tất cả những điều đó đã khiến cho người phụ nữ này phải im lặng trong thời gian rất lâu, và điều đó làm cho bà phải rất vất vả trong cuộc sống riêng tư.

   Cuối những năm 90 của thế kỷ 19, Crúpxkaya đã giúp đỡ Sônhiđica con gái của nhà văn nổi tiếng, bà F.Ga.Carôlencô Sôphia, thi vào trường trung học ở Pêtécbua, sau cách mạng, Sôphia đến Pôntápsila. Năm 1934, Sôphia đã kể lại những chuyện đói kém mất mùa ở Ucraina và chuyện bị cưỡng bức vào nông trang cho Crúpxkaya nghe, bà đã cầu mong Crúpxkaya hãy ra tay cứu lấy cảnh ngộ bi thảm của bà. Sau khi nhận được thư của Sôphia, Crúpxkaya đã không gửi thư lại cho Sôphia. Vậy cuối cùng thì có việc gì vậy? Phải chăng Crúpxkaya có trái tim sắt đá? Hay Crúpxkaya làm bộ làm tịch gì chăng ? Vậy thì tại sao mà bà không quan tâm đến số phận của người con gái nhà văn này ? F.Gacarôlencô là một nhà văn nổi tiếng vì sự tiến bộ, là một người theo chủ nghĩa dân chủ, cách mạng.

   Đến nay chúng ta có thể hiểu được phần nào trong mấy bức thư của nhà văn gửi cho Lunasatxki lần đầu tiên được đăng trên tạp chí "Thế kỷ mới" về thái độ của ông đối với cách mạng tháng Mười, khủng bố đỏ, nội chiến. Nếu lúc đó Crúpxkaya gửi thư cho Sôphia thì người ta lập tức nghĩ ngay đến những lời lẽ quá khích của cha cô phê bình chính quyền mới ở địa phương.

   Crúpxkaya cảm thấy mình đang bị rơi vào một cảnh ngộ không an toàn. Bà bị bắt buộc rời khỏi làng Goocki. Tuy bà không bị đuổi ra khỏi nhà ở Điện Kremli, nhưng dù có ở lại căn nhà này thì cũng không cảm thấy thoải mái như trước. Sự sợ hãi đã ăn sâu vào mọi mặt của đời sống xã hội, ngay cả tại Điện Kremli cũng không ngoại lệ. Cái chết của Maria Innicina đã làm Crúpxkaya rối bời trong một thời gian dài dường như có một bóng ma luôn dày vò bà. Sau khi Lênin mất, hai người phụ nữ vẫn sống tại căn nhà cũ, rồi đột nhiên một người phụ nữ lại ra đi bi thảm. Theo hồi ký của B.Đrizhô lúc đó cũng có mặt ở trong nhà Crúpxkaya thì sau khi Maria chết một thời gian, đại để vào cuối năm 1937 hoặc đầu 1938 Bộ Tư lệnh Cảnh vệ Kremli gọi điện tới đề nghị cho phép một người đi qua vườn đến gặp Crúpxkaya, nói là mang sữa đến cho Crúpxkaya. B.Đrizhô lúc đó muốn tìm hiểu xem là việc gì nên đã gọi điện đến làng Goocki để hỏi, nhưng đã nhận được hồi âm là không cử ai mang sữa đến cho Crúpxkaya. Crúpxkaya đã cự tuyệt không cho người đó đến, nhưng Bộ Tư lệnh lại cứ gọi điện đến hai, ba lần nữa yêu cầu phải để cho người đó vào. Người phụ nữ đáng thương từ trước tới nay chưa bao giờ gặp một Bộ Tư lệnh Cảnh vệ ngang ngược như vậy.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 20 Tháng Giêng, 2010, 10:31:20 am
   B.Đrizhô viết: "Tôi lo cho tính mạng của Crúpxkaya, tôi không nói gì với bà. Tôi gọi điện cho Vlaxich (ông là đội trưởng đội bảo vệ) và nói với Vlaxich rằng cần phải cử cảnh vệ đến bảo vệ Crúpxkaya. Tôi nói lại với Crúpxkaya là Vlaxich tự gọi điện đến. Tôi cũng không hiểu sao lúc đó Crúpxkaya lại có thể bình tĩnh như thế. Bà nói, thôi đã điều động bảo vệ đến thì cũng được. Ngày hôm sau người đưa sữa ấy đến".

   Phó tiến sỹ kinh tế học M.Sưtayin đã cung cấp thêm một chi tiết được viết trong cuốn: "Bí mật về cái chết của đệ nhất phu nhân" như sau: Cho dù Crúpxkaya có là đại biểu của Xô Viết Tối cao Liên Xô, song bà vẫn bị cấm tiếp xúc với những người thân của những người bị đàn áp. Bài viết này được đăng trên hàng chục tờ báo khác nhau ở trong nước, do vậy nó đã đưa ra được nhiều điều mới mẻ mà trước đây mọi người chưa biết về thái độ của Stalin đối với Crúpxkaya.

   Cũng trên các báo này, họ đã cho đăng tải bài viết của Bôxphênốp trên báo "Sự thật" để công kích Crúpxkaya đã cho xuất bản cuốn hồi ký về Lênin, tác giả chỉ trích Crúpxkaya có nhiều sai lầm trong công tác tại Đại hội lần 2 của Công Đảng dân chủ xã hội Nga, đem tư tưởng của mình áp đặt cho Lênin.
Điều làm cho các nhà bình luận vô cùng phẫn nộ là bà đã "giới thiệu không chính xác về Stalin kiệt xuất".

   Bôxphênốp cho rằng, chính Stalin mới là người hiểu Lênin khi Người nói gì, nghĩ gì... hơn cả Crúpxkaya.

   Không còn nghi ngờ gì nữa, Stalin đã được Bôxphênốp giúp đỡ. Có thật chăng là Stalin hiểu Lênin hơn cả Crúpxkaya? Chúng ta hãy cùng xem bức thư của Lênin gửi cho Zinôviép tháng 7 năm 1916 và gửi cho Cabinxky. Trong thư gửi Đinôviép, Người viết, "Anh còn nhớ cái họ Khơba này không?" Còn trong bức thư gửi Cabinxky, Lênin viết: "Hắn còn gọi là Joshep... có phải không? Tôi đã quên, hắn rất ngạo mạn."

   Qua đây có thể thấy rõ lúc này ấn tượng của Lênin đối với Stalin chẳng có gì là sâu đậm cả, thậm chí đến họ của Stalin, Người còn không nhớ rõ.

   Có một sự thật, bây giờ người ta mới biết. Ngày 5 tháng 8 năm 1938, Bộ chính trị thông qua Nghị quyết về phần 1 của cuốn tiểu thuyết dài "Lịch sử và nhân chứng""Gia đình Ulianôp" của tác giả Mariêta Sakiniăng quyết nghị khiển trách: "Sau khi Crúpxkaya nhận được bản thảo cuốn tiểu thuyết dài của Sakiniăng, bà chẳng những không ngăn cản việc xuất bản cuốn sách, mà ngược lại còn tìm mọi cách khuyến khích tác giả miêu tả đầy đủ hơn các mặt của gia đình Ulianôp, vì thế bà phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với cuốn sách này. Quyết nghị cho rằng hành vi của Crúpxkaya là không thể dung thứ và không khôn ngoan, đồng chí Crúpxkaya làm việc này trước hết chưa báo cáo, cũng chưa được sự đồng ý của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô".

   Crúpxkaya đã biến tác phẩm của Lênin, tài sản chung thành tài sản riêng của mình, và coi mình là người độc quyền trong mọi công việc xã hội và cuộc sống riêng tư của gia đình Lênin. Ban chấp hành Trung ương từ xưa tới nay chưa giao cái quyền này cho bất cứ một ai, mãi tới ngày 11 tháng 10 năm 1956, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô mới ra quyết nghị về biện pháp xuất bản các tài liệu của Lênin để thay thế cho nghị quyết sai lầm của năm 1938.

   Chúng ta cùng xem một trích đoạn trong cuốn hồi ký của Khơrútsốp: "Stalin cực kỳ coi thường Crúpxkaya, và ông ta cũng chẳng tôn trọng Maria, Stalin luôn nói họ là những người không tốt. Stalin còn nói họ chẳng phải là những tài sản quý báu của Đảng. Mỗi lần đối xử thô bạo với Crúpxkaya xong, hẳn Stalin phải dễ chịu lắm".

   Còn một tình tiết nữa không thể không nói, tình tiết này không phải là những lời nói đùa của những người trong Dân ủy Bộ Nội vụ, mà là của một người lãnh đạo cao nhất của Đảng trong 10 năm trước đây Khơrútsốp. Do vậy đây là một tình tiết rất có sức thuyết phục. Khơrútsốp nhớ lại: "Stalin nói với một số người rằng, Crúpxkaya không phải là vợ của Lênin. Stalin nói ra điều này rất tùy hứng sau khi Crúpxkaya đã chết. Stalin còn nói, nếu bà ta còn sống, chúng ta có quyền nghi ngờ điều này là có thật. Chúng ta có thể tuyên bố vợ của Lênin là một người phụ nữ khác, và cái tên người đó sẽ nhận được sự kính trọng của mọi người trong Đảng."

   Thật vậy thoạt nghe thôi, mọi người đã phải rùng mình.

   Nhưng lại có nhận định rằng, cái bánh sinh nhật có độc và cái chết của Crúpxkaya có liên quan với nhau. Liệu đây phải chăng là nhận định duy nhất? B.Đrizhô đã kiên quyết bác bỏ kiểu nhận định là "bánh sinh nhật có thuốc độc , bà thư ký nói: "tất cả mọi tin đồn có liên quan đến cái bánh sinh nhật có thuốc độc đều không đúng. Về cơ bản là không có bánh. Hoặc nếu có chăng nữa thì tại sao tất cả những người khác, kể cả tôi nữa, đến bây giờ tôi vẫn còn sống". Nhưng bà thư ký cũng không thấy nói đến là bà có ăn bánh sinh nhật đó. Vì không nhất định là một người có thể ăn hết bánh, thì liệu có thể chia nhỏ được cái bánh đó cho mỗi người một miếng được không.

   Lúc này ở Alkhagheskeye có một người bạn là một vị Bônsêvích lão thành điều trị ở viện điều dưỡng này, nơi đây cũng có nhiều nhà cách mạng nổi tiếng cũng đến đây nghỉ ngơi. Tại đây, trong những năm cuối đời, Crúpxkaya cũng thường xuyên lui tới nghỉ ngơi. Giữa bà và những người bạn cũ luôn có những ý nghĩ tốt đẹp dành cho nhau.

   Thời đó một tuần làm việc 6 ngày. Vào ngày thứ 7, 25 tháng 2 dường như Crúpxkaya đã bận việc suốt ngày ở ủy ban nhân dân liên bang để thảo luận kế hoạch 5 năm lần thứ 3 về giáo dục quốc dân, Crúpxkaya trở về nhà rất muộn. Đây cũng là ngày làm việc cuối cùng trong đời bà. Trời đã tối rồi, bà chuẩn bị đi ra ngoại thành.

   Alkhagheskeye đã ở bên bà một đêm. Ngay từ sáng sớm, khách khứa bắt đầu lục tục kéo đến - Việc kỷ niệm ngày sinh của Crúpxkaya lại đúng vào một ngày nghỉ, thật là một ngày có nhiều ý nghĩa. Mọi người bắt đầu ăn sáng và sau đó là các hoạt động chúc thọ. Mọi người hồi tưởng lại chuyện cũ, lúc đó ai cũng cười đùa râm ran, tình cảm Crúpxkaya dạt dào vui vẻ... Ăn sáng xong mọi người cùng nhau đi chụp ảnh. Chẳng ai có thể biết được đây là điềm báo trước của một kết cục.

   Khách khứa từ Mátxcơva cũng đã tới. Khi hoàng hôn buông xuống, Crúpxkaya bắt đầu cảm thấy khó chịu, bà trở về căn phòng của mình. Do quá đau đớn, bà đã bị mất hết cảm giác.

   Do Crúpxkaya đột ngột ngã bệnh, dẫn đến có nhiều lời đồn là bà bị hạ độc. Ngoài lời đồn đại là trong bánh sinh nhật có thuốc độc ra còn có nhiều lời đồn đại khác, Stalin tặng bà nhiều loại trái cây trong đó chứa các chất độc mà các bác sỹ đã kỳ công tẩm vào. Điều đáng tiếc là, cho đến nay những tin đồn đó đều không bị bác bỏ và cũng chẳng được làm sáng tỏ. Do những kết luận về chuẩn đoán của năm 1939 thiếu tài liệu giám định nên đã sinh ra sự suy đoán rất hoang đường. Năm 1989 một Nhà xuất bản Giáo dục nghiêm túc khẳng định, vợ goá của Lênin được sắp xếp vào một viện điều dưỡng đặc biệt của Bộ dân ủy, cho tới khi bà tạ thế. Bỗng nhiên tác giả nghe được Crúpcrupkya ở làng Alkanghenskoye đã mất tri giác, liền không hề do dự khẳng định rằng điều đã nói là viện điều dưỡng của quân nhân có cùng tên ở ngoại ô Mátxcơva, các nhân viên của Bộ dân ủy trong những năm ấy cũng đến điều dưỡng ở viện điều dưỡng ấy.

   Đương nhiên đây là những tình huống ngoài dự liệu, nhưng cũng phải nói đó cũng là một trong những nguyên nhân phát sinh những nghi vấn trong trường hợp rất hiếm tài liệu sự thực của lịch sử.



Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 20 Tháng Giêng, 2010, 01:46:40 pm
   Hai nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lênin thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô I.C.Culicốp và viện sĩ thông tấn viện khoa học Liên Xô B.A.Cumanhep nói rất chính xác là ngày 1 tháng 5 năm 1990 họ đã có bài đăng trên báo Sự thật: Việc liên quan tới cái chết của Crúpxkaya cần có những nghiên cứu bổ sung.

        Giáo sư M.Sưtayin, người có bài đăng trên báo "Người kế vị" trong bài viết này ông đã nghiên cứu tỉ mỉ trình tự của quá trình bệnh tật trong ngày cuối cùng của Crúpxkaya. "7 giờ 30 phút tối đã xuất hiện những cơn đau dữ dội làm mất cảm giác, thư ký B.Đrizhô đã gọi bác sĩ tới. Các bác sĩ đã dốc toàn lực để xử lý, nhưng cơn đau vẫn không dứt, cần phải mời các bác sĩ có kinh nghiệm nhất đến hội chẩn. Giáo sư Ôxi và Giáo sư Zhakhanôpxki đến. Họ nghi là viêm ruột thừa, nhưng cuối cùng họ cũng chưa dám xác định chắc chắn sự chuẩn đoán của mình. Họ đề nghị đưa đến bệnh viện của Điện Kremli. Trên đường từ viện điều dưỡng đến Mátxcơva, đã bắt đầu xuất hiện hiện tượng tim đập ngắt quãng.

   Tại bệnh viện ở Điện Kremli, các bác sỹ đã hội chẩn cho bà và họ đã đi đến kết luận cuối cùng, tắc mạch máu dẫn đến bị viêm phúc mạc".


   Ngày 28 tháng 2 năm 1939 ở đầu trang nhất tờ "Sự thật" có đăng thông cáo của Nhà nước với tiêu đề: "Thông cáo về bệnh tình của đồng chí Nađêzđa Konxtantinốpna Crúpxkaya" có đoạn viết: "Bệnh tình của đồng chí ngày càng nguy cấp, chỉ vừa mới ngã bệnh thôi, nhưng tim có vấn đề, và tri giác đã bị mất, nên không thể tiến hành phẫu thuật cho bà được. Do bệnh tình quá hiểm nghèo, 6 giờ 15 phút sáng ngày 27 tháng 2, Crúpxkaya đã vĩnh biệt chúng ta".

   Có thể thấy rằng bài viết của M.Sưtayin và cách thông báo của Nhà nước cũng tạm thời không có gì khác biệt. Nhưng cũng chỉ đến đây thôi. Tiếp đó tác giả nói: Không lâu trước đây, Santicôp và người đồng sự trong thư viện quốc gia - bà Biêrênixki đã tỏ ra không tin tưởng vào tính chất chân thật của những lời chuẩn đoán bệnh tình của Crúpxkaya.

   Người đồng sự này nói: Bà ấy đã được bà Santicôp, nguyên trước đây hoạt động cách mạng cùng Crúpxkaya, giao cho các bản viết tay của Crúpxkaya để bảo quản ở thư viện. Trong các bản viết tay đó có phần hồi ký của một nữ y tá đã từng chăm sóc cho Crúpxkaya (Người này đã từng công tác tại bệnh viện ở Điện Kremli). Bản hồi ký viết năm 1962.

   Nữ y tá đã chứng minh rằng: "Trong tháng 2, trong một ca trực đêm của tôi, Crúpxkaya đã được đưa tới khoa của tôi. Bà được xếp nằm trong một phòng lớn có 2 giường. Tôi không biết Crúpxkaya được đưa vào viện từ lúc nào và vì sao lại phải vào viện. Chỉ từ sau khi bà được đưa từ lầu 4 xuống (nơi có phòng phẫu thuật), tôi mới biết bà nằm viện, lúc này tôi mới biết bà là ai. Crúpxkaya đã bị mất hết tri giác rồi.

   Với chức năng của một y tá, tôi phải phụ trách khoảng 10 phòng bệnh nhân. Theo các quy định đặc biệt của bệnh viện này, đối với các bệnh nhân đặc biệt nguy kịch hoặc sau khi đã được phẫu thuật thì mỗi bệnh nhân được một y tá chăm sóc. Nhưng riêng trường hợp này lại không được xếp như vậy. Tôi không thể không chăm sóc cho các bệnh nhân khác, nhưng tôi cũng có chú ý nhiều hơn đến Crúpxkaya.

   Theo trí nhớ hiện nay của tôi, tôi vẫn nhớ bà nằm tại chiếc giường phía bên phải cửa sổ, đầu giường có một cái bàn nhỏ, trên có một ngọn đèn nhỏ, phát ra ánh sáng yếu ớt.

   Crúpxkaya nằm đó nét mặt vô cùng bình thản, đôi mắt bà ngẫu nhiên hơi mở, bà chẳng nói gì cả.

   Giáo sư Auxikin đã mổ cho Crúpxkaya, trực ban ngoại khoa là bác sỹ Nicôlaizêvích Socôlôp. Lúc đó tôi hỏi bác sỹ trực ban Nicôlaizêvích Socôlôp là Crupxkaya đã phẫu thuật gì vậy ? Ông ta ấp úng nói chẳng nên lời.

   Vào thời điểm đó, tức đêm 26, ngày 27 tháng 2, Crúpxkaya đã không khôi phục được tri giác và bà đã vĩnh biệt chúng ta".


   Cứ theo như lời của cô y tá, thì Crúpxkaya đã được tiến hành phẫu thuật. Thế mà trong lời thông báo của cơ quan Nhà nước lại nói rằng do tim bà không tốt, và do là sợ bà sẽ chết khi phẫu thuật, do vậy đã không tiến hành phẫu thuật cho bà. Đem so sánh hồi ký của cô y tá và lời thông báo của Nhà nước với nhau ta có thể suy đoán: Khi vấn đề nảy sinh, có phẫu thuật hay không đều phải có sự đồng ý của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Một điều đáng chú ý đến một sự thực cực kỳ quan trọng đó là: Trong sinh nhật lần thứ 70, Crúpxkaya không được trao tặng huân chương mặc dù đã được thông qua rồi. Nhưng theo hồi ký của B.Đrizhô: Trong lúc hấp hối, khi tri giác được phục hồi chút ít, Crúpxkaya nói: "Các bác sỹ muốn làm gì cứ làm, tôi còn cần phải đi dự Đại hội đại biểu”.

   Phải chăng là Crúpxkaya cần đi dự Đại hội để phát biểu về vấn đề công tác giáo dục văn hóa?



Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 20 Tháng Giêng, 2010, 01:52:06 pm
CHƯƠNG 3
LOẠI TRỪ ĐỐI THỦ

   Sự giành giật giữa Trôtxki và Stalin. Quan điểm mới - Vì sao họ lại hận thù nhau - Là cuộc đấu tranh tư tưởng hay là đấu tranh giữa người với người - Vì sao Stalin lại giành được thắng lợi.

   Ngày 24 tháng 8 năm 1940, có một đoạn tin rất ngắn được đăng trên báo "Sự thật" với nội dung sau: "Luân đôn, tin ngày 22 tháng 8 (Thông tấn xã Tass). Theo đài phát Luân đôn ngày hôm nay đưa tin Trôtxki đã bị một người thân tín ám sát, bị bắn vỡ sọ, chết tại một bệnh viện ở Mêhicô".

   Đồng thời Thông tấn xã Tass cũng đăng tải thông tin này, trên báo "Sự thật" còn có, thêm lời bình luận của Ban biên tập. Rất dễ nhận thấy là bài bình luận này đã viết ngay sau khi nhận được tin tức của đài phát thanh Luân đôn. Bất kể như thế nào thì rất nhiều độc giả cũng đều cho là như vậy. Ngay đến nhà báo sau khi xem bài bình luận cũng cảm thấy khâm phục những người làm việc ở báo "Sự thật" chỉ trong một thời gian ngắn như vậy mà có thể viết được những tài liệu đó - đây không phải là một việc đơn giản. Để hiểu rõ tin vắn này, được phát trên đài, bản thân các biên tập viên biết rất rõ những tài liệu như thế này phải qua cấp nào duyệt mới được phát.

   Bài viết "Cái chết của gián điệp quốc tế” được đăng trên báo "Sự thật" đã được ra đời như thế nào? Lịch sử chưa có lời giải đáp. Có người đoán rằng nó được xuất phát từ văn phòng của cấp cao nhất. Chúng tôi xin chuyển đến các bạn nội dung sơ lược của bài viết này.

   "Điện báo đưa tin Trôtxki đã chết. Báo chí Mỹ viết, đã có kẻ mấy năm nay sống ở Mêhicô ám sát Trôtxki. Hung thủ là R.Mortan Vanzênaise, kẻ đã từng theo đuôi Trôtxki và là nhân viên của ông ta. Trôtxki đã bị nhân dân lao động toàn thế giới phỉ báng và nhục mạ, nhiều năm đã phản bội lại giai cấp công nhân và đội tiền phong của nó - phản bội lại sự nghiệp của Đảng Bônsêvích, đã chui xuống nấm mồ. Giai cấp thống trị của chủ nghĩa tư bản nhà nước mất đi một tên nô bộc trung thành. Tình báo nước ngoài mất đi một tên gián điệp sừng sỏ trong nhiều năm, mất đi một người tổ chức và một kẻ giết người bất chấp mọi thủ đoạn với mục đích phản lại cách mạng.

   Con đường phản trắc của Trôtxki đã trượt rất dài, trên vũ đài chính trị, ông ta luôn chơi trò hai mặt. Bởi vậy cho nên ngay từ năm 1911, Lênin đã sớm đặt cho ông ta biệt hiệu là kẻ "ngụy quân tử" , cái biệt hiệu chính xác này đã suốt đời bám lấy ông ta".


   Bài viết còn liệt kê hàng loạt những việc được coi là nghiệp chướng của Lép Đaviđôvich Trôtxki. Từ năm 1903, tại Đại hội lần thứ 2 của Công Đảng xã hội dân chủ Nga, ông ta đã tích cực ủng hộ cho quan điểm của Mantôp và những lãnh tụ Mensêvích khác. Tháng 6 năm 1917, sau khi vào Đảng Bônsêvích, mùa xuân năm 1918, Trôtxki đã cấu kết cùng một nhóm người gọi là "phái tả" trong Đảng Cộng sản và những người cánh tả trong Đảng cách mạng xã hội, vạch ra những âm mưu hiểm độc để chống đối Lênin, rồi mưu toan lật đổ và tiêu diệt những lãnh tụ của giai cấp vô sản như Lênin, Stalin và Sveclôp. Trôtxki vốn dĩ là một tên gian tế chuyên tổ chức những tên hung thủ giết người, là kẻ âm mưu và mạo hiểm; ông ta luôn là người đứng trong bóng tối. Âm mưu mà ông ta định thực hiện, may mắn đã không hoàn thành được, nhưng ông ta đã phát huy được tác dụng lãnh đạo trong các tội ác của mình. Hai mươi năm sau, vào tháng 5 năm 1938 trong khi xét xử âm mưu "Liên minh phái hữu của Trôtxki chống Liên Xô" đã bị vạch trần.

        Trong những năm nội chiến, vào thời điểm mà nhà nước Xô Viết đang phải chiến đấu để chống lại bọn Bạch vệ và một đội quân hùng hậu của bọn can thiệp nước ngoài tấn công nước Nga, thì những hành động phản trắc và nhu nhược của Trôtxki đã làm tổn hại đến sức chiến đấu của Hồng quân Liên Xô.

   Trong lần xét xử "Liên minh phái hữu của Trôtxki" chống Liên Xô, toàn bộ con đường phản bội của Trôtxki đã được phơi bày trước toàn thể nhân dân thế giới. Theo những bị cáo đã bị xét xử trong vụ này, một chiến hữu thân cận nhất của Trôtxki đã thú nhận: Họ đã làm gián điệp cho tình báo nước ngoài, ngay từ đầu những năm 1921, từ đó trở đi, họ chính thức trở thành gián điệp quốc tế. Dưới sự lãnh đạo của Trôtxki, họ đã cung cấp nhiều tin tức tình báo cho các cơ quan tham mưu và các cơ quan tình báo của Anh, Pháp, Đức, Nhật.

   Năm 1929 Chính phủ Liên Xô đã trục xuất tên phản bội Trôtxki phản cách mạng khỏi nước Nga. Khi bị trục xuất, một số tập đoàn tư bản chủ nghĩa của một số nước ở châu Âu, châu Mỹ đã ôm hắn vào lòng. Đây không phải là ngẫu nhiên, mà mọi sự đã rõ ràng, từ tất lâu Trôtxki đã phục vụ cho những kẻ bóc lột giai cấp công nhân.

   Trôtxki đã tự giam mình vào cái chuồng đã được thiết kế sẵn. Sự sa đoạ của Trôtxki đã vượt quá giới hạn cho phép; ông ta giết hại cả những kẻ ủng hộ ông ta; Những người bị ông ta trừ khử chính là một số phần tử đã được ông ta huấn luyện. Ông ta dạy cho chúng biết ám sát, biết phản bội, đối xử tàn bạo với giai cấp công nhân và Nhà nước Xô Viết. Trôtxki là hung thủ tổ chức ra nhiều vụ giết người: Kirốp, Quibixép, Maxim Goocki đều đã trở thành vật hy sinh của Trôtxki. Con người bỉ ổi đó đã có một kết cục thật đáng thương. Trên trán ông ta, Thượng đế đã nhìn thấy hàng chữ gián điệp quốc tế, hung thủ giết người.

   Cơ quan báo chí của Trung ương Đảng đã có phản ứng như thế trong việc đưa tin về cái chết của người bạn chiến đấu thân thiết nhất của Lênin, nguyên ủy viên Bộ chính trị, nguyên ủy viên Nhân dân hải lục quân.




Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 20 Tháng Giêng, 2010, 01:57:13 pm
   Được sự giúp đỡ của Tạp chí "Cờ", Trôtxki đã đăng một số nhật ký trong những năm hoạt động cuối đời của mình. Vì thế, độc giả mới biết được, Trôtxki đã để lại bản di chúc viết vào ngày 27 tháng 2 năm 1940 tại một thị trấn nhỏ ở Mêhicô, đây là những gì còn lại của kẻ lưu vong này.

   Bản di chúc viết xong trước khi Trôtxki chết mấy tháng. Xem ra, có vẻ như Trôtxki biết trước được điều này. Cái chết của Trôtxki đã làm cho đối thủ chiến thắng ông ta tại Điện Kremli phản ứng như thế. Trong di chúc của Trôtxki có đoạn "Trong này, tôi không cần phải phản bác lại những lời phỉ báng hèn hạ của Stalin và những người do ông ta đại diện. Trong con người cách mạng của tôi không hề mắc phải một vết đen nào. Từ trước đến nay, tôi chưa hề trực tiếp hay gián tiếp có thoả thuận bí mật gì đối với kẻ thù, cũng chưa bao giờ đàm phán với kẻ thù của giai cấp công nhân. Đã có hàng triệu kẻ thù của Stalin phải chết, nhưng họ chẳng biết mình đã mắc phải tội danh gì. Lớp người của cuộc cách mạng mới đang khôi phục lại danh dự chính trị của họ và họ đang bàn việc khen thưởng đối với những người đã bị Kremli bức hại".

   Trôtxki viết tiếp: "Trong cuộc đời 43 năm hoạt động chính trị, trước sau tôi luôn là một người cách mạng, trong đó có 42 năm đấu tranh dưới ngọn cờ chủ nghĩa Mác. Giả dụ bây giờ được bắt đầu lại từ đầu, tôi đương nhiên sẽ cố gắng tránh những sai lầm này hoặc sai lầm khác, nhưng phương hướng của tôi, thì sẽ không bao giờ thay đổi. Tôi nguyện sẽ là một người cách mạng vô sản, là con người theo chủ nghĩa Mác, đi theo con đường duy vật biện chứng và là một con người vô thần, chết đi cũng không thỏa hiệp. Bây giờ so với thời thanh niên của tôi, lòng tin của tôi đối với tương lai của Chủ nghĩa Cộng sản không những tha thiết mà ngày càng kiên định hơn".

   Ngày 3 tháng 3 năm 1940, Trôtxki bổ sung: "Cho dù tôi có chết trong tình huống nào, thì lòng tin vào tương lai của chủ nghĩa Cộng sản của tôi cũng không dao động".

   Thật là ngoài sự dự đoán của mọi người, lẽ nào lại không phải là như vậy? Nói về thời học sinh phổ thông trung học và đại học của Trôtxki, thì hoàn toàn khác với những điều mà người ta cứ nhồi nhét cho chúng tôi.

   Luận điểm của Trôtxki là: Không thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở một quốc gia, điều này được coi là cơ sở của Trôtxki chống Nhà nước Liên Xô.

   Ở trong nước, cách đây không lâu, tên của Trôtxki còn xuất hiện trong nhiều ca khúc. Trong nhiều cơ quan Đảng và Nhà nước, tượng của Trôtxki còn được dựng bên cạnh tượng của Lênin. Nhưng cho đến nay, cũng cùng trong quốc gia này, tên của Trôtxki đã bị mọi người thóa mạ.

   Vậy thì Lép Đaviđôvich Trôtxki là người thế nào?

   Ông ta là thiên sứ chăng? Không phải, Trôtxki không phải là thiên sứ. Ông ta được gọi với rất nhiều tên gọi khác nhau như: "Con quỷ của cách mạng", "Người Hà Lan lâm thời" của cách mạng. Những ông già ở Pêtrôgrát còn nhớ, những người công nhân đã công kênh ông ta vào hội trường như thế nào, hội trường của đoàn "Nghệ thuật hiện đại". Học thức của Trôtxki rất uyên bác. Là người rất có tài về chính trị, đặc biệt là tài hùng biện. Cách mạng đã tạo nên cơ hội cho Trôtxki. Cùng với căn bệnh ngày càng trầm trọng của Lênin, các nước phương Tây đã nhận định, Trốtxki chính là người kế tục cương vị cao nhất của Đảng và Nhà nước Liên Xô. Rồi đột nhiên, Trôtxki bị mất hết chức vụ, ông bị khai trừ ra khỏi Đảng, bị lưu đầy đến Alamutu, rồi bị trục xuất khỏi nước Nga, cuối cùng chết thảm thương tại Mêhicô xa xôi.

   Trong suốt một thời gian dài, chúng ta tránh nói đến cuộc đời của Trôtxki, mà chỉ tập trung vào nghiên cứu những hành vi làm gián điệp và ý đồ phản trắc của Trôtxki. Nhưng ở phương Tây có nhiều cuốn sách nói về Trôtxki, bản thân Trôtxki cũng viết rất nhiều. D.A. Wolkogenop đã khuấy động sự trầm lặng bằng cách ông ta viết một cuốn truyện ký về sự nghiệp chính trị của một nhân vật cách mạng có chất chứa đầy rẫy những bi kịch và mâu thuẫn nội tại.

   Gần đây, nhất là vào tháng 8 năm 1995 tức là 55 năm sau ngày Trôtxki bị ám sát, báo chí đã đăng một số bài, trong chừng mực nào đó, đã có tác dụng bổ sung thêm những thông tin bị thiếu hụt mà trước đây bị cấm đoán.

   Trôtxki và Stalin là hai người cùng tuổi (cùng cầm tinh một con vật) đều sinh vào năm 1879. Trôtxki lớn hơn đối thủ của mình 2 tháng. Cha của Trôtxki là một địa chủ người Do Thái, họ có một trang trại. Em gái Trôtxki - Ôliga. Cô cũng giống như anh mình, sau này trở thành nữ chiến sỹ cách mạng và sau đó đã kết hôn với Camênhép.

        Năm 18 tuổi, Lep Bronstan đã tham gia vào phong trào xã hội dân chủ. Năm 19 tuổi, Lép Bronstan bắt, bị tù 2 năm ở các nhà tù Nicôlaiép, Kônsư, Ôđetsa, sau đó bị đi đầy ở Sibêri.

   Tại Mátxcơva, Trôtxki bị giam cùng trại với các loại tội phạm. Trôtxki đã kết hôn với một phụ nữ hơn ông 7 tuổi. Đôi vợ chồng này đã cùng nhau đi đầy ở thành phố Ieccút.

   Năm 1902, Trôtxki cùng vợ và hai con gái (đứa nhỏ mới 4 tháng tuổi) làm hộ chiếu giả, từ Sibêri trốn ra nước ngoài. Cái tên Bronstan khi đi đày không còn nữa, mà chỉ còn Trôtxki của tự do.

   Vậy cái tên giả này đã phát sinh như thế nào? "Tôi tự điền tên, tuổi vào các cột mục trong hộ chiếu, tôi dùng tên người tù ở nhà tù Ođetsa".

   Đây là lời thừa nhận của kẻ trốn tù tinh ranh.

   Trôtxki đi qua Viên rồi đến Luân đôn. Lúc đó Trôtxki chưa biết tiếng Anh.

   "Tôi đã đến Luân đôn mùa thu năm 1902, vì không biết tiếng Anh, nên phải dùng tay ra hiệu để thuê một chiếc xe ngựa và đưa cho người đánh xe một tờ giấy trong đó có địa chỉ. Đây là nơi ở của Vlađimúz Ilích Lênin". Một năm sau, trong Đại hội lần thứ hai của Công Đảng Dân chủ Xã hội Nga, với danh nghĩa là đại biểu của Liên minh Dân chủ xã hội Sibêri, tham dự hội nghị là một kiều dân mới tới. Tại đây, do sự khác biệt về quan điểm với Lênin về ngay điều 1 của bản Điều lệ Đảng viên, Trôtxki đã trở thành một người Mensêvích.

   Năm 1904, Trôtxki thoát ly khỏi phái Mensêvích cùng với Aléchxander Panus đề ra lý luận: Cách mạng không ngừng, nhưng Trôtxki tuyệt nhiên không tham gia vào Đảng Bônsêvích. Trôtxki luôn cao ngạo, tự coi mình là người của Đảng Dân chủ Xã hội "Độc lập".

   Lập trường này khiến cho tài năng hùng biện kiệt xuất của Trôtxki được thể hiện rất rõ.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 20 Tháng Giêng, 2010, 02:02:30 pm
   Trong các sách giáo khoa lịch sử lâu nay né tránh một sự thực là: Năm 1905 Trôtxki từng lãnh đạo Xô Viết đại biểu công nhân Sanh Pêtécbua. Khi cuộc cách mạng nước Nga vừa bùng nổ, Trôtxki trở về Sanh Pêtécbua để xây dựng các chiến lũy trên đường phố. Trôtxki đã từng lãnh đạo Xô Viết Sanh Pêtécbua trong 2 tuần. Những người cách mạng ở đây đều biết tên của Trôtxki. Nhưng cuộc cách mạng Nga lần thứ nhất bị thất bại, Xô Viết cũng bị giải thể, Trôtxki bị bắt. Ông ta lại một lần nữa lên đường đi Sibêri quen thuộc của mình. Nhưng chưa kịp đến địa điểm đi đầy, Trôtxki đã trốn thoát và một lần nữa Trôtxki lại đến Luân đôn.

   Năm 1907, Trôtxki tham dự Đại hội đại biểu lần thứ 5 (tức Đại hội đại biểu Công Đảng Dân chủ Xã hội Nga). Đúng lúc Stalin cũng đến dự Đại hội. Nhưng Trôtxki chẳng hề chú ý tới con người mà sau này trở thành đối thủ cạnh tranh chủ yếu của mình. Trôtxki lại một lần nữa không tham gia vào đội ngũ của những người Bônsêvích. Nhưng ông ta cũng chẳng tham gia đội ngũ của những người Mensêvích. Camênhép có ý thử cho người dân chủ Xã hội "độc lập" này tham gia vào đội ngũ của những người Bônsêvích của Lênin, nhưng rồi kế hoạch của Camênhép đã không thành. Con người lắm tài nhiều tật này đã không đồng ý. Bản thân Lênin rất biết đến tài năng chính luận của Trôtxki. Thế nhưng vì Camênhép muốn lôi kéo Trôtxki về phía Lênin khiến ông ta tức giận. Trôtxki đã dùng ngòi bút sắc bén của mình để phản đối Lênin, Trôtxki gọi Lênin là: "kẻ bóc lột và đẩy phong trào công nhân Nga vào tình trạng lạc hậu". Thậm chí còn gọi Lênin là "tên độc tài dự khuyết".

   Về cuộc sống của Trôtxki ở nước ngoài trước cách mạng tháng 10, có thể kể vắn tắt như sau: Khi đại chiến thế giới lần thứ nhất nổ ra, Trôtxki cũng giống như Lênin, ông ta cũng tham dự Hội nghị Simécvande. Các đại biểu đã phát biểu cương lĩnh chống chiến tranh. Năm 1916, Trôtxki bị coi là "kẻ cổ động nguy hiểm", do đó đã bị trục xuất từ Pháp sang Tây Ban Nha. Sau khi bị bắt ở Mađrít thì bị trục xuất, gia đình dắt nhau sang New York. Tuy con thuyền chính trị của Trôtxki gặp phải rất nhiều sóng gió, nguy hiểm, nhưng chính trong những năm đó, ông đã có dịp lại kết hôn lần thứ hai. Trôtxki đã cưới một nữ chiến sỹ cách mạng, bà Natalia Sietova. Bà sinh cho Trôtxki hai đứa con trai, đó là vào tháng 1 năm 1917.

   Tháng 2 năm 1917, cuộc cách mạng dân chủ tư sản bùng nổ ở nước Nga, Kêrenxki được đứng đầu Chính phủ lâm thời, chế độ Sa hoàng bị lật đổ, Trôtxki lập tức trở về nước. Nhưng tại Canađa, ông lại bị bắt. Xô Viết Pêtrôgrát lúc này đang gia tăng áp lực đối với Chính phủ lâm thời, buộc Chính phủ Lâm thời phải can thiệp giải thoát cho Trôtxki. Đầu tháng 5, ông được trả tự do, trở về Sanh Pêtécbua. Trôtxki đã về chậm hơn so với Lênin một tháng. Rất nhiều người đã mang cờ đến chào đón đoàn tàu trở về của Trôtxki. Nhiều nhà báo đã viết, mọi người đến hoan hô, chào đón khi thấy Trôtxki xuất hiện. Giống như năm 1905, Trôtxki lại lãnh đạo Xô Viết Sanh Pêtécbua.

   Đến nay, khi chúng ta truy đến cùng chân tướng của sự việc, mọi người ngày càng bàn tán nhiều đến vai trò thực sự của Trôtxki trong cuộc võ trang khởi nghĩa tháng 10 ở Pêtrôgrát. Về mặt này có nhiều kiểu bình luận khác nhau, đương nhiên không thể tìm thấy một đáp án chính xác trong các tài liệu lịch sử của nước ta.

   Vì trên thực tế, trong nhiều tác phẩm nổi tiếng đã xuất bản trước đây, trong đó có "Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô”, "Bách Khoa toàn thư”, "Cuộc cách mạng Tháng Mười Xã hội chủ nghĩa vĩ đại” và nhiều tác phẩm nổi tiếng khác, tên tuổi của Trôtxki không thấy được nhắc đến nhiều; hoặc có nhắc đến cũng chỉ qua loa. Các nhà sử học phương Tây luôn có xu hướng muốn khuyếch trương vai trò của Trôtxki. Ví dụ như chúng ta không thể tin ngay cách nói khẳng định của Cácmen, một trong những tác giả viết về Trôtxki, mà coi đó đều là thật cả. Ông này nói rằng, trên thực tế, Trôtxki dựa vào các cơ quan, báo chí của Đảng để đề cao chức Chủ tịch Xô Viết Pêtrôgrát được bầu một cách hợp pháp nhằm thực hiện đảo chính. Căn cứ quan điểm của nhà văn này là: Trong khi Lênin phải hoạt động bí mật, còn Trôtxki thì hoạt động công khai, và có quyền lực rất lớn.

   Mọi người đều biết rằng, người lãnh đạo công tác chuẩn bị và thực hành khởi nghĩa vũ trang chính là Lênin. Hàng ngày Người đều viết văn kiện và sách báo, gửi cho Ban chấp hành Trung ương và cho Ban văn kiện ở Sanh Pêtécbua. Tôi nghĩ, chúng ta cũng không cần thiết phải hoài nghi và tranh luận làm gì.

   Còn bàn về vai trò của Trôtxki lại là một việc khác. Ở đây chỉ cần nêu một ví dụ để chứng tỏ mọi vấn đề đã rõ ràng. Đó là bài đăng trên báo "Sự thật" nhân kỷ niệm tròn 1 năm Cách mạng Tháng Mười.

   Đầu những năm 30, các tạp chí có đăng bài viết này, sau đó Stalin ra lệnh bãi bỏ và cấm không được đăng nữa. Trong bài này viết: "Lênin, người đứng đầu Ban chấp hành Trung ương Đảng luôn luôn cổ vũ phong trào cách mạng và là người tổ chức thực tế của toàn bộ cuộc khởi nghĩa, còn dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí Trôtxki, Chủ tịch Xô Viết Sanh Pêtécbua có thể nói một cách chắc chắn rằng, Đảng nên đem tất cả những công lao và thành tích mà ủy ban cách mạng quân sự đã giành được chuyển cho chính quyền Xô Viết, mà người đầu tiên có công lớn là Trôtxki".

   Dưới bài viết có chữ ký của Stalin. Bài đăng trên báo còn có một phần do Stalin viết.

   Vậy vấn đề là ở chỗ nào, mọi người đại để không trách Lép Đaviđôvích thiếu sự lô gích và trí tuệ. Ông ta thành thạo với việc trả thù đối thủ của mình ở Điện Kremli xa xôi, đúng vậy, Trôtxki đã dùng thủ đoạn công kích cay độc. Nhưng trong đó cũng bao gồm cả những lời chế giễu, khinh thường nhạo báng, và moi móc.

   Năm 1922, Dân ủy bộ Giáo dục đã cho xuất bản cuốn sách "Trong 5 năm" gồm 15 bài trong đó có 1 bài nói về xây dựng Hồng quân, và một bài với tiêu đề: "Hai năm ở Ucraina ". Những bài viết này không nói gì đến vai trò của Stalin. Trong năm 1922 còn xuất bản 2 cuốn gồm những tư liệu về cuộc nội chiến và về lịch sử Hồng quân. Lúc này mọi người cảm thấy không hài lòng với cuốn sách mang khuynh hướng này. Trong cuốn sách không hề nhắc đến vai trò của Stalin. Năm 1923, Ban chấp hành Trung ương xuất bản cuốn sách với tiêu đề "Văn hóa Xô Viết” dài 400 trang. Trong phần quân đội có đăng nhiều ảnh của những người xây dựng Hồng quân, nhưng cũng không thấy có hình ảnh của Stalin. Trong đó có một chương “Lực lượng cách mạng tháng 10 trong 7 năm sơ khai" cũng không hề thấy đả động đến Stalin. Trong cuốn sách có kèm theo hình ảnh của Trôtxki, Buxiôngni, Bulaokhen, Vôrôsilốp; còn nói đến Antônốp - Aphusêdencô, Bubônốp, Tơbiancô, Diêcơrốp, Tukhasiepxki, Ubôrêvích và những người khác.

        Sau này, hầu hết trong số những người được nhắc đến trong này đều bị coi là "Kẻ thù của nhân dân" và đều bị xử bắn. Trong bài diễn văn nhân kỷ niệm 9 năm ngày thành lập Hồng quân tên của Stalin cũng không hề được nhắc tới.



Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 20 Tháng Giêng, 2010, 02:07:11 pm
   Ngày 2 tháng 11 năm 1927, tại hội nghị đại biểu Đảng vùng Krasnôpnesrenskhơ, Vôrôsilốp đã phát biểu về vấn đề Hồng quân. Trong lời phát biểu của Vôrôsilốp, ngay đến việc ám chỉ Stalin là người tổ chức Hồng quân cũng không có, trong đầu Vôrôsilốp không có ý nghĩ rằng Stalin là người tổ chức Hồng quân. Mãi đến 3 năm sau đó Vôrôsilốp mới rất cẩn trọng mà chỉ ra rằng, Stalin là người tổ chức Hồng quân.
Tuy nhiên con người của Điện Kremli này cũng không vội say sưa trong chiến thắng, mà luôn phải cảnh giác với những kẻ chiến bại, kẻ thù nguy hiểm vẫn còn nhiều bài phát biểu.

   Trôtxki hồi tưởng lại, lúc đó Stalin chỉ là một thành viên của bộ tư lệnh Bônsêvích. Thậm chí ông ta còn không nổi bật như những người khác.

   Trôtxki buồn rầu nói rằng: "Trong một tình thế có đông đảo quần chúng diễu hành thị uy, rồi có xung đột lớn xảy ra, ông ta về mặt chính trị có thể miễn cưỡng đứng được. Nhưng trong hội nghị của Bộ tư lệnh Bônsêvích, Stalin cũng chẳng làm cho ai chú ý tới mình, Stalin tư duy chậm chạp, luôn không theo kịp với nhịp độ thay đổi. Không chỉ Zinôviép và Camênhép mà cả những người trẻ tuổi như Svéclốp, thậm chí Sôcôlinicốp khi thảo luận họ có đóng góp lớn hơn Stalin.

   Suốt năm 1917, Stalin chỉ đóng vai quan sát thôi. Ý đồ cuối cùng của các nhà sử học bồi bút muốn khoác lên cho Stalin vai trò của người lãnh đạo cuộc cách mạng tháng 10 là một sự ngụy tạo xấu xa đối với lịch sử".

   Sau khi Trôtxki bị trục xuất, các loại sách báo đã thực sự bắt đầu phát huy vai trò của Stalin. Sau khi đã có sự "thanh lọc" lớn, Stalin được đưa vào trong sách giáo khoa, trong các bộ phim, tranh ảnh... Như mọi người đều biết, trong các thứ bừa bãi, loạn xạ ấy đã từng mấy lần được đưa lên làm tác phẩm nghệ thuật. Nhưng cho đến nay không ai có thể biết được rằng Stalin đã họp ở đâu, vào lúc nào và để làm cái gì, đã lệnh cho ai. Tại làm sao lúc quan trọng nhất lại không thấy bóng ông ta, tại sao từ trước đến nay không ai nói đến cái Trung ương này.

   Tại sao Stalin lại có thể hợp pháp hóa vai trò lãnh đạo của mình đối với cách mạng tháng 10, mà cần phải nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Stalin đối với Trung ương Đảng. Chẳng có loại hồ sơ nào, chứng cứ nào nhắc đến việc này. Trung ương đã bố trí Svéclốp là hàng số một chứ không phải Stalin. Nói cho cùng thì đây cũng chỉ là chi tiết.

        Nhưng có thể thấy rằng: "Cho dù có ngụy tạo đến đâu đi chăng nữa thì cuối cùng cũng phải lộ ra".

   Có lẽ là Stalin, không muốn đi tìm sự nổi danh cho mình chăng? Trôtxki đã tự hỏi rồi lại tự trả lời: Không đúng. Ngược lại Stalin luôn ráo riết đi tìm sự nổi danh cho mình, nhưng Stalin luôn không đạt được điều này. Điều này đã làm cho Stalin rất đau khổ. Ông đã phải đi tìm con đường vu hồi để tiến. Lúc đó một người muốn nổi tiếng thì phải đi vào với quần chúng, cũng có thể chỉ dùng một ngòi bút, hay dùng cái miệng khéo nói của mình hoặc giả sáng tạo ra lý luận. Nhưng đối với Stalin, những điều này, Stalin còn lâu mới có. Phương pháp thích hợp nhất đối với Stalin là, muốn được nổi danh thì phải xây dựng một cơ quan, và cơ quan này sẽ trở thành bộ máy thổi ông ta thành một lãnh tụ nổi tiếng.

   Theo cách nhìn của Trôtxki thì Stalin không phải là một nhà tư tưởng, cũng chẳng phải là một nhà văn và cũng chưa bao giờ là một nhà diễn thuyết. Trong buổi lễ diễu hành nhân ngày quốc khánh tại lăng Lênin ở quảng trường Đỏ, khi quần chúng còn chưa thể thấy Stalin đứng tách ra với những nhà lãnh đạo khác ở trên lễ đài thì Stalin đã nắm được chính quyền rồi. Trôtxki vẫn chứng minh Stalin chẳng phải là một nhà lý luận: Khi Lênin còn sống, Người đã không chấp nhận Stalin vào ban khởi thảo cương lĩnh Đảng.
Điều này sẽ làm nảy sinh một vấn đề: Nếu Stalin có nhiều khuyết điểm, thất thố sai lầm như vậy, thì tại làm sao không một ai dám công khai vạch mặt Stalin trước toàn thể thế giới văn minh? Thì đó chẳng phải là đáng chê trách hay sao? Thật đáng tiếc các chứng cứ lịch sử không chứng thực điều này. Ngược lại đánh giá của các tài liệu lịch sử của Liên Xô và nước ngoài là giống nhau.

   Trong khi thừa nhận Trôtxki là một trong những người xây dựng Hồng quân, thì đồng thời những tài liệu lịch sử này của Hồng quân được xây dựng bằng phương pháp tàn khốc và nghiêm khắc một cách công khai, đó là 2 cách đánh giá giống nhau.

   Trong những tài liệu này đã tuyệt nhiên không hề giấu giếm phương pháp huấn luyện nghiêm khắc đối với Hồng quân của Trôtxki là hoàn toàn thống nhất. Tác giả Cácmen đã chứng minh rằng "chính Trôtxki là người bật đèn xanh cho sự tàn khốc của cuộc nội chiến. Mọi hình phạt cho đến mức tử hình đều được giải thích là vì lợi ích của cách mạng. Trôtxki và những tư tưởng vĩ đại của ông ta đã hòa làm một, hình thành một con người mặt sắt vô tình; "vô tình, tàn khốc" là câu cửa miệng của Trôtxki. Trôtxki đã xử tử tướng hải quân Xiasthơnây vì tội lãn công. Ông này là một người Bônsêvích, đã khắc phục nhiều khó khăn để cứu được hạm đội Ban Tích, đưa hạm đội này về cửa sông Nêva. Trong giới hải quân, ông là người rất có uy tín, nhưng việc ông tỏ thái độ cứng rắn với chính quyền mới đã làm cho ông bị, hoàn tàn cô lập vì thế Trôtxki rất phẫn nộ với Xiasthơnây, nên Trôtxki đã làm mọi cách để Xiathơnây phải quy phục, và khiến cho những người khác phải run sợ. Trong khi xét xử, Trôtxki đã trực tiếp tuyên bố Xiathơnây là một tên tội phạm nguy hiểm cần phải bắn bỏ không thương tiếc... Trôtxki còn áp dụng các biện pháp dã man khác là bắt giữ con tin, căn cứ vào mệnh lệnh của Trôtxki đã có một danh sách những  người thân của các sĩ quan ở ngoài mặt trận".

   Tháng 8 năm 1919, Trôtxki đã cho ra một bản quy định cho các nhân viên. Có thể căn cứ vào 3 điều trong đó để thấy được tính chất của bản quy tắc đó. Điều thứ tư: "Cần phải bắt tay ngay vào việc thành lập phòng đặc biệt trừng trị những kẻ gây trở ngại cho việc xây dựng quân đội". Điều thứ 6 "Mỗi một Ủy viên chính trị cần phải biết đích xác gia cảnh của một người chỉ huy... Điều này có 2 nguyên nhân: Một là khi người chỉ huy bị hy sinh trong chiến đấu, tiện cho việc giúp đỡ gia đình họ. Thứ 2 là, khi chỉ huy có ý định phản bội, thì lập tức phải bắt giữ các thành viên trong gia đình...". Điều 8: "Phòng đặc biệt phải phối hợp chặt chẽ với phòng chính trị và Tribunan... để nhanh chóng trừng phạt tội phạm". (Tribunan là một loại tòa án thời kỳ đầu chính quyền Xô Viết để xét xử những tội phạm phản cách mạng và những tội phạm khác.)

   Trôtxki đã tự mình chấp hành mọi quy tắc. Trong một số văn kiện lịch sử của chúng ta có miêu tả sự tàn khốc của Trôtxki như sau: Một trung đoàn, khi chưa có lệnh đã tự động rút khỏi phòng tuyến, Trôtxki biết được ông đã hạ lệnh xét bắn luôn viên chỉ huy. Tuy nhiên, Trôtxki cảm thấy như thế vẫn chưa đủ, ông ta ra lệnh cho cả Trung đoàn đứng thành hàng ngang, cứ 10 người ông ta lấy ra một người hành quyết ngay trước mắt mọi chiến sỹ khác.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 20 Tháng Giêng, 2010, 02:11:54 pm
   Ngay trong thời kỳ chiến tranh, cũng như thời kỳ hậu chiến, giữa các vị chỉ huy và trong quân đội đã lưu truyền rất nhiều chuyện về Trôtxki. Có một đoàn tầu hỏa rất nặng, cần phải có 3 đầu máy mới kéo nổi, đây là một hình ảnh ấu trĩ của một số chỉ huy cơ động đặc biệt. Trôtxki chưa từng đi lính, Trôtxki không có khát vọng trở thành Nguyên soái. Trôtxki trở thành ủy viên hải lục quân chỉ là ủy viên nhân dân mà thôi, chứ không phải là tư lệnh quân đội. Đúng là Trôtxki chủ trương, trong các ủy viên quân sự Cách mạng cần có chức vụ Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Khi đó người đảm nhiệm chức vụ này là Yo.Yo. Wacaikits, sau này là Camênhép. Hai người đều là thượng tá của quân đội cũ.

   Trừ việc tạm thời đến Mátxcơva trong một thời gian ngắn ra, Trôtxki đã đảm nhận chức vụ Chủ tịch ủy ban quân sự trong thời gian hai năm rưỡi. Chính những ngày nắm quyền trên cương vị này, Trôtxki đã tự chuốc lấy không ít kẻ thù. Đoàn xe bọc thép của Trôtxki đã đi qua nhiều nơi khó khăn nhất, người ta có hai tâm trạng muốn đoàn xe đến và sợ đoàn xe đến.

   Họ chờ đợi vì, Trôtxki có quyền lực lớn trong tay, ông ta luôn ra tay giúp đỡ bộ đội mỗi khi gặp khó khăn. Điều này toàn quân kể cả các tướng soái ai cũng biết. Thuốc men, hàng hóa dự bị được đưa đến nơi cần thiết nhất. Còn nguyên nhân của sự sợ hãi đó là: Ai cũng biết tính khí ngang ngược của Trôtxki. Trôtxki luôn tỏ ra không khách sáo ngay cả với chỉ huy và chính trị viên có thể giao cho tòa án xét xử và cách chức họ. May mà trên xe luôn luôn có những chuyên gia quân sự và cán Bộ chính trị để Trôtxki kịp thời trám vào những chỗ trống ở ngoài mặt trận. Để phân rõ địch ta, các nhân viên trong đoàn xe đều mặc áo da và trên tay có đeo phù hiệu, những nhân viên cảnh vệ và nhân viên công tác có phương thức đeo phù hiệu theo quy định sẵn. Trên các phù hiệu này có dòng chữ: "Chủ tịch ủy ban quân sự cách mạng Trôtxki". Phù hiệu này do Nhà máy in tiền bạc làm. Trên các phù hiệu đều co đánh số hiệu và được phát cho từng người một. Nếu ai đánh mất phù hiệu, thì phải bị khử ngay.

   Trong đoàn xe của Trôtxki gồm có văn phòng, thư viện, y tế, đài vô tuyến, điện báo, có đội ô tô riêng, thậm chí còn có cả xưởng in riêng. Tại xưởng in có tờ báo "Trên đường”. Báo này không chỉ phát cho Bộ Tư lệnh Tập đoàn quân, Sư đoàn hay Lữ đoàn mà còn phát đến tận tay các chiến sĩ Hồng quân ở các ga. Những bài đăng trên báo này được các báo địa phương đăng lại và phát cho nông dân dọc hai bên đường tàu. Nhà máy in này còn in cả những mệnh lệnh lớn như lời hiệu triệu hô hào của Trôtxki. Những mệnh lệnh trấn áp tàn khốc những người Côzắc ở vùng Weishkaya, Miculinshkaya, Yelanshkaya cũng được xuất phát từ đây. Những người Côzắc ở vùng này đã chống lại ủy ban cách mạng địa phương một cách quyết liệt. Còn ủy ban cách mạng lại máy móc chấp hành những chỉ thị không chín muồi của Phương diện quân miền Nam. Vị ủy viên hải lục quân này đã nổi cơn thịnh nộ đối với những tên đầu sỏ hư hỏng không tuân lời này với lời lẽ cứng rắn, mạnh mẽ. Trôtxki nói rằng: "Phải nghiền nát những tên phản bội xấu xa này và đào huyệt chôn chúng! Đối với chúng thì giết không cần hỏi tội ! Đối với các cư dân Côzắc này nếu ai dám chống lại thì quyết không được nương tay.”

   Trong tâm linh của Trôtxki, những tội ác không thể gột rửa được, không chỉ là những cuộc giết chóc đẫm máu ở sông Đông, tội của ông ta không chỉ là cưỡng bức Tư lệnh Tập đoàn quân kỵ binh số 2. F Mirônôp, khiến cho ông này bị chết trong nhà.ngục Butenski năm 1921. Bàn về Trôtxki, D.Vônkôgơnôp đã viết: "Đối với Trôtxki, lý tưởng cuộc cách mạng tháng 10 là một bộ phận của cách mạng thế giới, là mục tiêu cao nhất. Để thực hiện được mục tiêu này, ông ta cho rằng tinh thần đặt lên trên tất cả những cái gì cao quý khác, kể cả đối với sinh mạng". Một trong những phương pháp để tiến hành chỉnh đốn quân đội là luôn dùng đến thủ đoạn bạo lực và khủng bố. Theo như báo cáo của Vôrônhépsư ta thấy: "Công tác tòa án quân sự dã chiến đã được triển khai, người bị bắt đợt đầu là những binh lính đào ngũ, các tổ chức Xô Viết, đại biểu của công nông binh, ủy ban dân nghèo và các chủ gia đình phải chịu trách nhiệm về việc cho những kẻ đào ngũ ẩn náu. Việc xử oan đối với những kẻ đào ngũ đầu tiên này đã phát huy tác dụng. Việc duy trì hình thức này là rất cần thiết".

   Nói một cách thực sự cầu thị, đối với những bài báo được đăng trên các báo trung ương giống như các báo cáo không phát hiện ra được những văn kiện có tính chất ngăn chặn hay chỉ trích. Từ đó có thể thấy được rằng việc xử tử bừa bãi những kẻ đào ngũ, đã được rất nhiều ủy viên Trung ương biết, thậm chí vấn đề này cũng đã được bộc lộ tại Đại hội đại biểu lần 8 của Đảng Cộng sản Nga. Nhưng phái “quân sự đối lập" chống Trôtxki lại không giành được sự ủng hộ của Đại hội. Bản thân Trôtxki đã dùng nhiều cách khác nhau để cường điệu rằng, việc ông thực thi những chính sách hà khắc là đã được sự đồng ý của trung ương. Nhưng điều đó không có nghĩa là, trong khi đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch ủy ban quân sự cách mạng, Trôtxki không phạm phải những sai lầm to tát nào, mà còn nhiều sai lầm là đằng khác, trong đó có sai lầm về việc xác định ưu thế chiến lược trong hành động của quân đội, xác định phương hướng đột kích chủ yếu. Còn không cần phải nói đến những sai lầm về cách làm cụ thể của ông ta nữa, thể hiện cụ thể ở chỗ là ông ta đã xử tử nhiều vị chỉ huy trung thành của cách mạng, rồi dùng những thủ đoạn khủng bố để đối phó với nông dân... 

   Tất cả những việc này đã được Lênin dự liệu trước. Quan hệ tốt, xấu giữa Trôtxki và Stalin là một nhân tố quan trọng gây nên sự chia rẽ trong Ban chấp hành Trung ương. Trong Di chúc, Người đã chỉ ra cách để tránh bị chia rẽ. Nhưng bản Di chúc đó đã bị giấu biệt đi mất, vậy là sau khi Lênin mất, Trôtxki và Stalin đã bắt đầu cuộc chiến giành quyền lực.

   Hàng chục năm nay, người ta nói đi nói lại với chúng tôi, đây là cuộc đấu tranh tư tưởng. Như vậy, Trôtxki là người của phái cực tả theo quan điểm kiên trì cực đoan quá khích, người đã từng biến đất nước thành một trại lính cực lớn để đấu tranh với nhau, ở đó mọi người phải sống, phải chiến đấu, công tác theo kỷ luật của quân đội. Ông ta còn đấu tranh vì sự nghiệp siêu công nghiệp hóa của đất nước, xây dựng một đội quân lao động lớn dưới sự lãnh đạo của mình, thông qua bộ máy quan liêu.

   Còn Stalin thì ngược lại, ông là người kế thừa những kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội của Lênin.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 20 Tháng Giêng, 2010, 02:16:14 pm
   Đến nay, mọi việc đã hoàn toàn rõ ràng, đây không phải chỉ là cuộc đấu tranh tư tưởng, mà là một cuộc đấu tranh giữa người với người. Mục tiêu của cuộc đấu tranh chỉ có một giành lấy chính quyền. Tư tưởng này đã phát huy tác dụng dẫn dắt bổ trợ. Việc tranh giành quyền lực giữa các lãnh tụ không còn là lạ nữa. Nhưng mãi đến tận gần đây, sau những năm 70, sự việc mới được làm sáng tỏ. Trôtxki thuộc vào nhóm người phản đối Stalin - nhóm người đấu tranh vì sự nghiệp công nghiệp hóa, kinh tế có kế hoạch, tranh thủ đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, tập thể hóa nông nghiệp, phản đối việc dựa dẫm vào phú nông. Đúng vậy, trước tình hình của đất nước, những khái niệm chín muồi trên đây là có liên quan đến kế hoạch 5 năm của Stalin, tất cả đều được sản sinh từ trong đội ngũ những người thuộc phái phản đối. Vào thời kỳ trước tháng 2 năm 1923, phái của Stalin nhận định rằng, cần phải dựa vào những người nông dân trung thực, không bắt họ phải hy sinh vì lợi ích của công nghiệp hóa. Kinh tế có kế hoạch đã từng bị chế nhạo là: sự chi phối của lãnh tụ chứ không phải là kế hoạch. Năm 1927, trong cuộc đấu tranh chống Trôtxki, Stalin đã nhận được sự ủng hộ từ Môlôtốp, Vôrôxilốp và một số người khác. Stalin nói, chúng ta cần gì xây dựng những công trình quốc gia trên sông Đơnhiép, chẳng khác nào người nông dân cần một cái máy ghi âm mà không phải là con bò sữa. Thật khó mà tin được rằng, từ năm 1923, phái phản đối lại yêu cầu làm kế hoạch 5 năm và tự mình đặt ra là một bộ phận cấu thành của kế hoạch đó. Điều mà mọi người đều biết đó chính là kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Stalin !

   Sau khi đã trục xuất Trôtxki, Stalin đã hoàn toàn nắm được quyền chủ động thực thi kế hoạch của phái Trôtxki, việc tiến hành cưỡng ép tập thể hóa để "đội quân lao động" được giám sát chặt chẽ xây dựng nhà máy, thành phố, biến đất nước -trở thành một trại lính của một đội quân có kỷ luật nghiêm khắc. Nếu sau này sự việc phát triển chứng minh rằng bản thân Stalin trên thực tế cũng chỉ là phần tử Trôtxki. Như vậy, người ta sẽ hỏi rằng: Trong giữa thập kỷ 20 họ tranh cãi không ngừng về việc gì vậy?

   Ngay từ thời nội chiến, sự xung đột, va chạm của Trôtxki và Stalin đã xảy ra nhiều lần. Sau khi Lênin mất, sự xung đột, va chạm này trở nên công khai, thù địch nhau, vậy ai là người đầu tiên gây sự? Ai là người quyết tâm đẩy sự căng thẳng trong quan hệ giữa họ ngày càng dâng cao? Các tư liệu của chính giới không thấy đề cập đến vấn đề này. Thần thoại của cái gọi là đấu tranh tư tưởng vẫn chiếm vị trí chủ đạo. Trước mắt, những động cơ cá nhân, hãy tạm chưa truy xét Tuy nhiên, thời gian gần đây trên báo chí đã đăng nhiều bài viết phá tan sự yên lặng và đạp đổ những giáo điều cũ kỹ.

   Giáo sư B.Sirôtkin lần đầu tiên đã mạnh dạn giải thích động cơ âm thầm trong mối quan hệ đối địch không thể điều hòa giữa hai vị lãnh tụ. Việc hai vị lãnh tu, đối địch với nhau chỉ mang lại cho quốc gia những tai họa không thể lường hết mà thôi. Bài viết của Giáo sư có tiêu đề "Phần tử Trôtxki là hạng người thế nào", đó là một lần thử nghiệm hữu ích độc đáo, ông thử đưa ra những đầu mối về quan hệ lẫn nhau của những chi tiết đan xen giữa Stalin và Trôtxki trong những năm giữa thập kỷ 20. Giáo sư nhấn mạnh rằng, đây chỉ là quan điểm của riêng cá nhân giáo sư. Bài viết này có ý nghĩa hơn các bài của chính giới. Vì nếu không làm sáng tỏ chân tướng của các sự việc bên trong Điện Kremli sau khi Lênin mất, thì thật khó lý giải về động cơ mưu sát tại biệt thự ở một thị trấn nhỏ của Mêhicô 10 năm sau đó.

   Toàn bộ sự thật đều được bắt đầu từ người hầu như không có tội. Năm 1924, lúc xuất bản tập 3 của tuyển tập Trôtxki, cuốn sách này có tựa đề "1917", tức là năm xảy ra cách mạng tháng 10. Nội dung cuốn sách không có gì đặc biệt. Nhưng cuốn sách đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ. Ngày 26 tháng 11 năm 1924, trên tờ "Sự thật" lập tức có đăng tải 2 bài: Một bài của Camênhép với tựa đề "Chủ nghĩa Lênin hay chủ nghĩa Trôtxki", một bài khác của Stalin với tựa đề "Chủ nghĩa Trôtxki hay là chủ nghĩa Lênin". Tiếp sau 2 bài trên còn có nhiều bài báo khác của các tác giả Bukharin Zinôviép và Crúpxkaya...được đăng trên tờ "Sự thật" đã kịch liệt phê phán cuốn sách. Mũi nhọn của những bài phê phán này không chỉ nhằm vào riêng cuốn sách "1917", mà nó còn nhằm vào lời tựa của cuốn sách của Trôtxki với tiêu đề là: "Bài học của cách mạng Tháng Mười". Thái độ của các tác giả này đối với các cuốn sách là như thế nào, từ các tiêu đề của bài viết để phản bác lại phía địch có thể thấy rõ được. Bài viết của Bukharin có tên gọi: "Không nên viết về lịch sử cách mạng Tháng Mười như vậy" còn bài viết của Zinôviép có tiêu đề: "Chủ nghĩa Bônsêvích hay là chủ nghĩa Trôtxki", còn bài viết của Cúpxkaya có tiêu đề: Bàn về "Bài học từ cách mạng Tháng Mười".

   Để chứng minh công tác phát triển đảng viên mới, nhân dịp kỷ niệm Lênin, Lep Đavinôvích đã hứa với mọi người như thế nào, ngày 09 tháng 12 năm 1924, tờ "Sự thật" có đăng bức thư của Trôtxki gửi cho Gikhơychơ đề ngày 01 tháng 4 năm 1913, lúc đó Trôtxki đang là một người phản đối Lênin. Trong thư có đoạn viết: "Hiện tại toàn bộ hệ thống chủ nghĩa Lênin đang chứa đầy nhân tố nguy hiểm dẫn đến tự tan rã. Những người công nhân trong một số nhà máy và những người vô sản không biết chữ", sau khi xem đoạn văn này đều giật mình kinh hãi. Từ những tin tức mà Đại hội 14 truyền ra, những người này đã bị hù dọa, và bức thư đã được tìm thấy trong kho lưu trữ, khiến cho nhiều người chưa được rèn rũa bản lĩnh chính trị cảm thấy hoang mang do dự. Họ nhận định rằng, những điều được gọi là "Người sáng lập ra cách mạng tháng Mười" "Người anh hùng của cuộc nội chiến" là những lời tự bạch trong cuốn sách của Trôtxki. Trôtxki là một món hàng có giá trị của Mensêvích, là phần tử luôn ngầm chống đối Lênin. Thì ra uy tín của ông ta trong Đảng đã được thổi phồng lên như vậy?

   "Cuộc bút chiến" giữa Stalin và Trôtxki đã diễn ra hơn 2 tháng liền. Tháng 01 năm 1925, tại hội nghị toàn thể Trung ương, chủ nghĩa Trôtxki đã bị khiển trách, mọi người nói rằng đây là phiên bản của tinh thần phái dân chủ xã hội ở châu Âu. Hầu hết mọi người trong hội nghị đã nhất trí thông qua quyết nghị này, những ý kiến phản đối chỉ có hai người: X.Racopski và Pytacôp, Zinôviép và Camênhép còn yêu cầu khai trừ Trôtxki ra khỏi Bộ chính trị. Stalin lại đề xuất một ý kiến khác -  bãi miễn chức vụ Chủ tịch ủy ban cách mạng nước cộng hòa, và đại đa số đại biểu dự hội nghị đã bỏ phiếu tán thành kiến nghị của Stalin.

   Ngày 20 tháng 01 năm 1925, trên báo "Sự thật" có đăng bức thư của Trôtxki nói về việc ông ta bị cưỡng bức từ chức. Bức thư này căn cứ vào nội dung phong phú trong bức thư phản bác tháng 11 năm 1924 với tiêu đề "Sự bất đồng giữa chúng tôi". Nhưng, bức thư đó là để chống trả lại sự trách cứ đối với ông ta. Vào thời điểm đó bức thư không được công bố, nó được lưu giữ trong kho lưu trữ tới 64 năm sau, cho đến mãi năm 1988 nó mới được phát hiện. Năm 1989 Giáo sư B.Sirôtkin lần đầu tiên cho đăng bức thư trên các báo chí Liên Xô, nhưng nội dung cũng bị cắt xén đi nhiều. Khi tuyên bố từ chức Chủ tịch ủy ban quân sự cách mạng, Trôtxki bác bỏ việc gán cho ông ta mọi loại tội danh, nhưng ông ta nói là sẵn sàng chịu mọi hình thức kỷ luật của Đảng.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 20 Tháng Giêng, 2010, 02:21:33 pm
   B.Sirôtkin viết rằng: "Nguyên nhân thực sự của việc tước bỏ danh hiệu "Người sáng lập ra cách mạng tháng Mười" và "Anh hùng của cuộc nội chiến”, bất kể là lúc đó hay sau đó một thời gian ngắn (sau sự xét xử lẫn lộn trắng đen của những năm 30, lúc đó Trôtxki đã thành "hung thủ” "gián điệp" và "phần tử khủng bố”) cũng không được tuyên bố cho Đảng và nhân dân biết. Trên thực tế thì lúc đó đã xảy ra việc gì vậy? Theo những điều mà chúng ta được biết hiện nay thì Vlađimia I lích đã tha thứ cho hành vi "phi chủ nghĩa Bônsêvích" trước cách mạng háng Mười của Trôtxki. Tưởng rằng sự việc chẳng có gì phức tạp, vì quá trình tranh luận giữa Trôtxki với Gikhơychơ đã kết thúc từ trước, khi ông gửi thư cho với Gikhơychơ. Nhưng vì sao mà Trôtxki và những đối thủ tranh luận khác lại không nghĩ đến bản Di chúc của Lênin.

   Có thể trả lời đầy đủ các vấn đề này, khi sự việc nảy sinh ra hay không, trong một chừng mực nào đó có thể trả lời rằng, nó được đề cập đến trong văn kiện của Đảng, đó là căn cứ vào đề nghị của Camênhép. Ngày 21 tháng 11 năm 1924, Ban chấp hành thành ủy Mátxcơua đã thông qua quyết nghị với nội dung như sau: cuốn "Bài học của cách mạng tháng Mười" của đồng chí Trôtxki là một hành động vi phạm thô bạo nghĩa vụ đảng viên, đã được thông qua tại Đại hội 13 và cũng là một tác phẩm xấu làm ảnh hưởng đến sự đoàn kết trong Đảng...”


   Nếu như nói việc phát hành tác phẩm này của Trôtxki là hành vi vi phạm nghĩa vụ đảng viên, thế thì việc không công bố bản Di chúc của Lênin là hành vi gì vậy?

   Giáo sư B.Sirôtkin thuộc Học viện Ngoại giao viết: Trong tác phẩm "Bài học của cách mạng tháng Mười", Trôtxki một lần nữa miêu tả lại đêm trước của cuộc khởi nghĩa vũ trang tháng Mười, hành vi phản bội giai cấp của Zinôviép và Camênhép (trong bức thư đăng trên tờ “Đời sống mới" họ đã tiết lộ kế hoạch của Đảng Bônsêvích). "Điều này chủ yếu ám chỉ di huấn của Lênin có đoạn chỉ ra: "Việc phản bội giai cấp của Zinôviép và Camênhép trước cách mạng tháng Mười đương nhiên không phải là ngẫu nhiên..." Đúng vậy trong di huấn của Lênin còn chỉ ra tiếp "Đối với hành vi phản bội này, việc truy cứu tội của hai người như vậy là quá nhẹ, giống như việc truy cứu trách nhiệm của việc phi Bônsêvích của Trôtxki trước đây".

   Tuy nhiên hình ảnh Trôtxki "con quỷ cách mạng" đã dần phai mờ và người ta cũng đã quên rồi. Nhưng các đối thủ chính trị của ông vẫn không buông tha con bài "phi chủ nghĩa Bônsêvích của Trôtxki" để tiến hành trả thù ông. So sánh giữa hành vi phi chủ nghĩa Bônsêvích của Trôtxki trước cách mạng tháng Mười và tội của Zinôviép và Camênhép tiết lộ "tiểu tiết" của kế hoạch Bônsêvích, thì không hiểu rằng tội của Trôtxki sẽ nặng hơn bao nhiêu lần.

   Ngoài ra, Trôtxki cũng ngầm đồng ý rằng di chúc bí mật của Lênin đã được “tiết lộ ra" và lưu truyền ở nước ngoài, cùng với Giôn - Ridơ, một phóng viên Mỹ có quan hệ mật thiết với Trôtxki, thì ngay từ những năm 1925, Mars Ixthơman đã xuất bản cuốn sách có tiêu đề "Nước Nga sau cái chết của Lênin", cuốn sách này đã đưa ra một cách nguyên văn bản Di chúc tương đối chuẩn xác, và còn đăng cả bức thư của Crúpxkaya trước đây - sau khi Lênin mất được một năm, Crúpxkiaya đã viết bức thư đó cho Trôtxki, trong thư có đoạn viết: "Thái độ của V.I.Lênin đối với anh... đến chết cũng không thay đổi".

   Cái hay của sự việc ở chỗ bản di chúc của Lênin là "bí mật của Đảng" cho dù Trôtxki hay đối thủ của Trôtxki thì đều không thể trực tiếp dẫn lời trong Di chúc của Lênin. Việc biện luận xung quanh bài viết "Bài học của cách mạng tháng Mười", từ đầu chí cuối đềuđược tiến hành theo kiểu nguyên tắc "râu ông nọ cắm cằm bà kia".

   Một số người lấy danh nghĩa Bộ chính trị để doạ khai trừ Trôtxki, một lần nữa ép ông ta phải nhận là có sai lầm, ngày 01 tháng 9 năm 1925, trong bài viết "Bônsêvích" ông ta phải tự mình công khai tuyên bố cắt đứt quan hệ với phóng viên riêng là Mars Ixthơman, và hơn thế nữa những điều mà tác giả này đã viết về Di chúc của Lênin chỉ là "những lời giả tạo".

   Sau khi Zinôviép và Camênhép giúp Stalin một lần nữa tái chức Tổng Bí thư thì cả ba người đều cảm thấy mình đã có được một chỗ dựa chắc chắn: Bởi vì, giữa họ đã thông qua một quyết nghị không cho phép sao chép Di chúc của Lênin, cả ba người đều theo đuổi lợi ích của cá nhân mình. Đột nhiên Trôtxki lại phá vỡ "thỏa thuận" của họ, gây ra một cuộc tranh luận trong Đảng.

   Không, Lép Đavinôvích quyết chẳng phải là một chú cừu non, tuyệt nhiên không phải là một chú cừu non dễ bảo. Ai cũng nghĩ rằng chính Trôtxki đã làm cho kẻ thù của mình phải chịu những đòn đầu tiên là vạch trần âm mưu quỷ kế của họ.

   Nếu quy đến cùng thì nguyên nhân gây nên sự đối đầu giữa họ là do những yếu tố khách quan tạo thành, và điều này dường như có vẻ ngược lại chân tướng của sự thật. Theo lời của Bachanốp chứng minh rằng, Trôtxki là người thuộc loại cuồng tín. Trôtxki tin tưởng vào chủ nghĩa Mác. Sau này ông ta nói ông ta hoàn toàn tin tưởng vào Lênin và chủ nghĩa Mác. Sự tin tưởng sâu sắc đó là không thay đổi... Ông ta cúi đầu trước Đảng và ông ta cũng có nhận định rằng Đảng chính là vũ khí hoàn hảo nhất của cách mạng thế giới, nhưng từ trước tới nay ông ta không hề từ bỏ quan điểm tư tưởng của mình, cho đến tận lúc hấp hối, ông cũng không nghi ngờ, quan điểm của mình...

   Tuy nhiên, ba năm sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười, Lênin vẫn nói rằng, cách mạng Xã hội chủ nghĩa không thể chỉ thực hiện ở một quốc gia, nhưng cuối cùng Lênin cũng không thể không nhận ra là quan điểm về Xã hội chủ nghĩa của mình cần phải có những điều chỉnh căn bản. Giống như việc cắt bỏ chữ "thế giới" trong khẩu hiệu "cách mạng xã hội chủ nghĩa thế giới muôn năm" tháng 4 năm 1917 khi diễn thuyết ở một ga xe lửa ở Phần Lan. Sau này, người ta đã cắt bỏ mấy chữ đó trong các bài diễn thuyết của Lênin. Lênin rất giỏi phát hiện những mâu thuẫn giữa học thuyết và hiện thực khách quan, Lênin đã từng nghiên cứu từ đầu đến cuối những lý luận của chủ nghĩa Mác bàn về cách mạng thế giới, đề ra được kế hoạch mới về con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội - Đó chính là chính sách kinh tế mới, thế nhưng đến ngay cả những người bạn thân cận nhất của Người cũng cảm thấy rất khó hiểu về những kế hoạch mới này. Trôtxki vẫn là người ủng hộ cách mạng thế giới đến cùng.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 20 Tháng Giêng, 2010, 02:24:53 pm
   Đầu năm 1919, ông đã viết một bản báo cáo bí mật gửi Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Nga (b), trong báo cáo có viết: Ở phương Tây, những sự kiện lớn rất có thể sẽ không phát sinh nhanh chóng, do vậy ở đây thời gian chuẩn bị cho cách mạng cần phải là một thời gian dài. Không còn nghi ngờ gì nữa, lực lượng của Hồng quân chấp hành chính sách giữ gìn hòa bình ở châu Á là cực kỳ quan trọng, nhưng chưa thể so sánh được với châu Âu. Hiện nay con đường tới Ấn Độ so với con đường đến Hungari Xô Viết có thể thông thoáng hơn, nhưng cần một đội quân phát huy được vai trò to lớn hơn ở châu Âu, lực lượng này có thể phá vỡ trạng thái cân bằng của quan hệ thực dân không ổn định ở châu Á và trực tiếp thúc đẩy các cuộc khởi nghĩa vũ trang của quần chúng để đảm bảo thắng lợi cho các dân tộc bị thực dân áp bức ở châu Á.

   Trôtxki không hoài nghi tính đúng đắn của tiến trình vu hồi này, nó giống như muốn đi đến Luân đôn hay Paris thì có thể vòng vèo một số thành phố của Apganixtan, Bănglađét...Ông còn hưng phấn một cách bất bình thường mà thông báo rằng: "Trong một vài tháng trước đây, tôi đã từng đưa ra kiến nghị xây dựng một đội kỵ binh (từ 3 trên 4 vạn chiến sỹ) và có ý định phái họ đến làm nhiệm vụ ở Ấn Độ".

   Sau khi Trôtxki đăng phần văn kiện bí mật đó trên báo "Giáo sư" , các độc giả phải giật mình kinh hãi. Biện pháp xử lý đối với việc này là, hoặc là dìm nó đi, hoặc là lựa chọn những tin tức, có khuynh hướng để đăng báo rồi dùng biện pháp khẳng định một cách tuyệt đối hoặc thủ đoạn tầm chương trích cú để thay thế cho phương pháp phân tích mà lý giải những việc đã qua. Những người bị gò bó bởi phương pháp tư tưởng này đang tỉnh ra. Họ đã mở ra một chân trời mới cho mình. Có lẽ Trôtxki đã từng hy vọng như thế. Nhưng kế hoạch mạo hiểm đưa quân sang Ấn Độ của Trôtxki lúc đó đã không được sự ủng hộ của Ban chấp hành Trung ương. Để dấy lên ngọn lửa cách mạng thế giới, cho dù gặp phải bất kỳ khó khăn gì cũng không làm giảm nhiệt tình cách mạng của Trôtxki cho đến lúc chết ông ta vẫn ôm ấp lòng tin huyễn hoặc là cách mạng thế giới tất nhiên sẽ tới. Năm 1938, ông thậm chí còn thành lập Quốc tế thứ tư - Chuẩn bị tiến hành thành lập quốc tế của cách mạng thế giới. Nhưng ông đã bị trục xuất sau sự việc này.

   Trước ngày khai mạc Đại hội 15, Trôtxki đã bị khai trừ Đảng tịch, và đến tháng 01 năm 1928 ông bị đi đày ở Alamutu. Nơi Trôtxki bị đi đày ở cách Mátxcơva 4000 km, cách ga tàu hỏa gần nhất là 250 km và cách biên giới Trung Quốc khoảng 250 km. Tuy vậy, ông vẫn không ngừng tiến hành các hoạt động chính trị. Nhưng bắt đầu từ cuối tháng 10 năm 1928, đối với Trôtxki cùng vợ và con, mọi nguồn sách báo, thư từ từ bên ngoài đã hoàn toàn bị cắt đứt. Trôtxki nhận được bức thư của người con gái đang ốm ở một bệnh viện Mátxcơva gửi tới. Bức thư đến được tay Trôtxki phải đi mất 73 ngày đường, khi đó, con gái ông đã bị khai trừ Đảng tịch và bị đuổi việc. Khi người cha hồi âm lại cho con gái thì cô ta đã chết. Bức thư của người con gái thứ hai ốm yếu cũng mất 43 ngày và cũng giống như chị mình, bị khai trừ Đảng tịch và cũng bị đuổi việc.

   Vào trung tuần tháng 12 năm 1928, Cục Bảo vệ an ninh chính trị quốc gia đã phái một đại biểu toàn quyền mang theo một văn kiện từ Mátxcơva đến cho Trôtxki yêu cầu ông ta dừng ngay việc lãnh đạo phái đối lập. Nếu như ông không chấp hành, thì sẽ đặt vấn đề thay đổi chỗ ở của Trôtxki. Trôtxki đã gửi thư trả lời cho Ban chấp hành Trung ương và Ban chấp hành quốc tế Cộng sản bảo ông từ bỏ những hoạt động chính trị, có nghĩa là bảo ông từ bỏ cuộc đấu tranh vì lợi ích của giai cấp vô sản quốc tế. Nhưng ông không thể dừng cuộc đấu tranh đã kéo dài suốt 32 năm này được, cũng có nghĩa là dừng toàn bộ cuộc sống chính trị của đời ông. Do vậy mà ông không thể phục tùng yêu cầu có tính chất thông điệp cuối cùng của Cục Bảo vệ an ninh chính trị quốc gia.

   Một tháng sau, Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã biểu quyết với đại đa số phiếu để thông qua quyết nghị trục xuất Trôtxki ra khỏi lãnh thổ Liên Xô. Bukharin, Ricốp và Tômxki đã bỏ phiếu phản đối. Chính lúc Chính phủ Liên Xô và các Đại sứ quán của Liên Xô ở nước ngoài đang nghiên cứu xem nước nào đồng ý, tiếp nhận Trôtxki, khi ông bị trục xuất, lại vẫn là vị thẩm phán ở Cục Bảo vệ an ninh quốc gia được đặc phái đến gặp Trôtxki lần nữa. Vị thẩm phán đã đưa cho Trôtxki xem một phần trích ngang biên bản cuộc họp đặc biệt ngày 18 tháng 01 năm 1929 của tòa án Cục Bảo vệ an ninh quốc gia. Trong đoạn trích có viết: Trôtxki bị trục xuất ra khỏi lãnh thổ Liên Xô, là vì đã có hành động phản cách mạng. Điều này được biểu hiện ở chỗ, ông đã tổ chức nhiều hoạt động phi pháp chống lại chính đảng Xô Viết, reo rắc những ngôn luận chống Xô Viết, hơn thế nữa lại còn chuẩn bị đấu tranh vũ trang để chống lại chính quyền Xô Viết. Sau khi nhận được phần trích yếu này của viên thẩm phán, Trôtxki cực kỳ phẫn nộ, ông giao cho đặc phái viên thẩm phán này một bản tuyên bố với nội dung như sau: "Ngày 20 tháng 1 năm 1929, tôi tuyên bố bản quyết nghị của hội nghị đặc biệt của Tòa án Cục Bảo vệ chính trị an ninh quốc gia ngày 18 tháng thăm 1929, thực tế đây là một loại tội phạm, về hình thức là hành vi trái pháp luật của Lép Trôtxki".

   Ngày 22 tháng 1 năm 1929, Trôtxki cùng vợ, con trai lên xe ô tô, sau đó đi xe trượt tuyết, rồi lại lên ô tô đến ga Blôngtai, rồi đi tàu trở về Mátxcơva. Con người, nguyên là ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch ủy ban quân sự cách mạng nước Cộng hòa đã như phát cuồng mà gào lên rằng, họ không thể hoàn toàn làm trái nguyện vọng của ông, trục xuất ông ra khỏi đất nước, đây là quyết định chưa qua xét xử, do vậy quyết định này là không hợp pháp. Lúc này người ta còn trách Trôtxki hồ đồ. Năm 1922, chính Trôtxki đã tán thành Ban chấp hành Trung ương toàn Nga và thông qua bản nghị quyết ấy, giao cho Cục Bảo vệ an ninh chính trị quốc gia có quyền trục xuất phần tử phản bội hoạt động chống lại Nhà nước Xô Viết ra khỏi lãnh thổ Liên Xô. Vì thế lúc bấy giờ những người tài giỏi, trí thức cũ của Nga không qua xét xử các nhà triết học, các nhà văn, các học giả cũng bị trục xuất. Chẳng phải ai khác, chính Trôtxki đã dùng cánh tay yếu ớt của những trí thức, thuộc thế hệ một để đẩy người dân Nga đi mưu cầu hạnh phúc, rồi cũng chính ông lại kêu là văn hóa quý tộc bị cách mạng tháng 10 lật đổ, chung quy lại cũng chỉ là sự bắt chước hình thức bề ngoài của phương Tây một cách tương đối cao mà thôi. Văn hóa quý tộc không phải là cái để nhân dân Nga hưởng thụ, nó chưa hề có sự cống hiến nào đối với văn hóa của nhân loại.

   Lịch sử có những sự kiện giống nhau đến kinh ngạc! Tư tưởng của Trôtxki bị coi là sự mô phỏng đáng xấu hổ của trào lưu tư tưởng phái dân chủ xã hội châu Âu. Còn bản thân ông lại là kẻ thù nguy hiểm nhất của chính quyên Xô Viết. Tại một nhà ga nhỏ, ở trong rừng hoang vu ở tỉnh Cuôcsưkhơ, Trôtxki phải trải qua 12 ngày đêm trên đoàn xe lửa đặc biệt dưới sự giám sát của cảnh vệ, ông ta luôn cáu gắt đã cự tuyệt việc đi Thổ Nhĩ Kỳ, đây là quốc gia duy nhất đồng ý tiếp nhận phần tử bị trục xuất này. Trôtxki yêu cầu đưa ông ta đến Đức. Cục Bảo vệ an ninh chính trị quốc gia đã trả lời rằng, đây là việc rất khó. Họ đã trao đổi với những người có trách nhiệm ở Mátxcơva rất nhiều lần. Trong tình hình cực kỳ bí mật, người dẫn đầu toán người đi theo Trôtxki đã cho gọi Sécgây, con trai và vợ ông đến để từ biệt, tại một đoạn đường sắt nằm sâu trong rừng rậm. Bão tuyết bắt đầu ập đến, nên cuộc gặp gỡ phải kéo dài thêm vài ngày nữa. Đầu máy xe lửa hàng ngày phải chạy từ sáng sớm đến một ga gần nhất để lấy lương thực. Cuối cùng họ nói với Trôtxki rằng, nước Đức không nhận người bị trục xuất. Do vậy, quyết định cuối cùng vẫn là đưa ông đến thành phố Ixtambun, Thổ Nhĩ Kỳ. Trôtxki kiên quyết phản đối, nhưng điều đó chẳng có ý nghĩa gì, mà xe lửa lại chuyển hướng chạy về phương Nam, có lẽ sẽ chẳng ai tưởng tượng được rằng, trước đây không lâu trước mắt ông là một bức tranh rất đẹp. Với đoàn xe thiết giáp nổi tiếng với đội quân công tác quần áo chẽn bằng da, đã làm cho Bộ tư lệnh Phương diện quân và tập đoàn quân sợ phát run lên.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 20 Tháng Giêng, 2010, 02:30:47 pm
   Ngày 10 tháng 2 năm 1929, đoàn xe đặc biệt. đã đến Ôđétxa, trong các toa xe có đầy những nhân viên đặc biệt của Cục bảo vệ an ninh chính trị quốc gia. Sau khi xuống tàu, họ định đi tàu thủy, rời Ôđétxa, nhưng do băng đóng trên mặt biển, tàu không thể đi được. Dường như số phận của kẻ bị trục xuất bị đùa cợt vậy, nhưng điều đáng để chế diễu là, Trôtxki đã ngồi trên con tàu mang tên "Ilích" để rời khỏi Tổ quốc. Từ sự việc đó đến nay, Trôtxki vẫn tâm tâm niệm niệm không quên được là: ông đã viết lời tuyên án thế nào đối với đại biểu đặc phái toàn quyền của Cục Bảo vệ Chính trị quốc gia. Tuy Trôtxki đã thẳng thắn kháng nghị lại một cách thô bạo đối với ông ta, nhưng ông ta lại dùng bạo lực để bức hại Trôtxki. Trôtxki nhận định rằng, việc đưa ra những lời cảnh cáo là điều tất yếu: việc khôi phục lại bộ mặt thật của Cách mạng tháng Mười là không thể tránh khỏi, thời gian sẽ không còn xa nữa. ông hy vọng, quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Liên Xô căn cứ vào nguyên tắc của chủ nghĩa Bônsêvích chân chính, sớm muộn gì, cũng sẽ tìm ra kẻ tổ chức và thi hành việc bức hại ông.

   Sau cuộc hành trình 22 ngày trên biển Đen, Trôtxki đã đến Thổ Nhĩ Kỳ. Vợ và con trai ông cùng đi, có 4 nhân viên an ninh đi hộ tống gia đình họ. Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành mảnh đất nương thân của ông trong 4 năm. Năm 1932, ông nhận được thông báo là ông bị tước bỏ Quốc tịch Liên Xô.

   Chỉ đến ngày 19 tháng 2, báo chí Liên Xô mới đưa tin về hành động đối với Trôtxki. Nhưng con tàu "Ilích" đã dừng tại cảng Ixtambun. Tin tức về sự việc này rất ngắn và được đăng ở một vị trí không quan trọng trong tờ báo. Cùng ngày, trên tờ báo còn đăng một tin tức đổi tên thành phố Trôtxki ở vùng Samara tỉnh Volga thành Khapaepskhơ, còn thành phố thứ hai Casrêna cũng tên là Trôtxki, mãi đến tận tháng 8 năm 1929 người ta mới đổi tên cho nó.

   "Người Hà Lan lâm thời" của cách mạng thế giới này lại từ một quốc gia này di cư tới một quốc gia khác. Ông đã từng đi qua Thổ Nhĩ Kỳ, Đan Mạch, Na Uy... có thời gian còn sống tại Paris. Và sau này ông chuyển đến Mêhicô cho dù ở bất cứ chỗ nào, ông cũng không dừng công việc một phút nào cả. Lượng sách mà ông viết rất lớn, rồi có cả các bài văn, bài phê bình, nhưng điều gây thú vị nhất cho mọi người là những bức thư, nhật ký, ghi chép, tạp lục của ông. Đương nhiên một trong các nhân vật chủ yếu trong các tác phẩm của ông là đối thủ đã giành được thắng lợi trước ông. Trong mọi phương diện, từ lý luận chính trị đến cuộc sống gia đình, Trôtxki luôn chú ý đến kẻ đã giành thắng lợi ở Điện Kremli. Cần phải chỉ ra rằng, đối với các sự việc nằm trong tương lai gần thì Trôtxki có con mắt nhìn thấu được sự việc rất chính xác. Còn nhìn từ góc độ lịch sử thì ông là người không biết nhìn xa trông rộng. Ông là nhà chiến thuật xuất sắc, nhưng không phải là một nhà chiến lược. Stalin trước sau vẫn coi mình là một người bình thường. Do vậy, ông cần được sùng bái.

   Sau khi đã thông qua sự phân tích, đánh giá như vậy Trôtxki đã tụt xuống đến mức như một kẻ bịa đặt bình thường. Ông đã từng nói cho Bukharin biết một sự việc vào năm 1924. Lúc đó, tuy Bukharin là người thân cận nhất của Stalin, nhưng Bukharin vẫn giữ được mối quan hệ hữu hảo với Trôtxki. Bukharin đã nói với Trôtxki rằng: "Tôi vừa từ chỗ Khơba trở về, ông có biết là ông ta đang làm gì không ? Ông ta bế đứa bé 1 tuổi ở nôi lên, ông ta cầm tẩu thuốc hút rồi thở vào mặt đứa bé...". Trôtxki ngắt lời nói: "Ông nói láo!". Bukharin lập tức phản bác nói rằng: "Đúng tôi nói thực đấy!". Đúng vậy, đó là tôi nói thực. Đứa trẻ lúc đó không chịu được khói thuốc đã khóc ré lên, nhưng Khơba chỉ cười lớn mà nói rằng: "Không vấn đề gì, điều đó làm tăng thêm sự cứng cáp mà...". Bukharin bắt chước rất hài hước động tác giọng nói Grudia của Stalin. Trôtxki nói: "Điều đó chẳng phải là sự dã man của lũ người man rợ hay sao!” Bukharin nói: "Ông lại không hiểu Khơba rồi, ông ta luôn là người như vậy, rất đặc biệt...".

   Cũng giống như dự đoán của Trôtxki, Hítle cũng muốn tấn công Stalin, ông ta cũng dự đoán là Stalin muốn kết bè cánh với Hitle thành liên minh khiến người ta phải khiếp hãi. Ngay từ ngày 22 tháng 9 năm 1930, Trôtxki đã viết: "Stalin đã dùng liên minh bán nước xấu xa này để trả giá cho cái hòa bình... mà ông ta không lấy được... Trong mỗi một giai đoạn mới, Hít le lại đòi Mátxcơva phải trả giá cao hơn. Hôm nay Stalin đã giao "Ucraina" cho người bạn Mátxcơva tạm thời bảo quản, ngày mai Hít le sẽ nêu ra vấn đề ai sẽ là chủ nhân của Ucraina . Bất kể là Stalin hay Hít le, họ đã phá bỏ rất nhiều điều ước. Liệu Hiệp ước liên minh mà họ đã ký có thể kéo dài bao lâu ?.."

   Trước khi chết 10 ngày, Trôtxki có viết một bài cuối cùng, trong đoạn kết của bài viết có nói: "Nê-rô cũng giống như những sản phẩm của thời đại mình. Nhưng sau khi ông ta chết, tượng của ông ta đều bị đập phá hết, mà tên tuổi của ông ta xấu xa đến mức không thể ngửi được. Sự báo thù của lịch sử còn đáng sợ hơn sự báo thù của bản thân Tổng Bí thư". (Nê-rô : Hoàng đế La Mã (37-38) năm 54 Công nguyên. Là ông vua tàn bạo, hiếu sắc, nhưng có lòng tự tôn rất cao. Do thi hành chính sách đàn áp nên không được lòng dân, bị các tầng lớp xã hội La Mã phản đối.)

   Nhưng, sự báo thù của Tổng Bí thư cũng đã ghê gớm lắm rồi! Tổng Bí thư luôn chú ý đọc các bài báo của Trôtxki đăng trên các tạp chí báo chí trên thế giới. Việc này tuy không vinh quang gì nhưng các bài viết không bao giờ chịu quỳ gối trước kẻ thù hiểm ác nhất này. Theo những điều được biết hiện nay, có bộ phận chuyên môn lựa chọn những bài dịch của Trôtxki được đăng mới nhất. Những bản dịch xong phải đưa ngay cho Stalin 1 bản. Do sợ sự trả thù của Tổng Bí thư. Trôtxki đã phải chịu sự hù doạ đến kinh hồn bạt vía. Để viết ra được những tác phẩm chống Stalin này, Trôtxki đã phải trả một giá rất đắt, bởi vì các bài báo, tác phẩm, thư tịch của Trôtxki đã phải trả bằng sinh mạng của những người thân của Trôtxki ở nước Nga.

   Đứa con gái đầu của Trôtxki đã kết hôn với một viên giám ngục năm 19 tuổi. Cô ta và các con sống ở Lêningrát, nhưng sau này cô cũng bị đi đày ở Sibêri, và cuối cùng cô chết trong trại tập trung. Trong lần kết hôn thứ nhất, Trôtxki có 2 người con gái. Khi ông bị đi đày ở Alamutu cô con gái thứ hai là Linna đã bị chết vì lệnh lao. Cô con gái cả bị trục xuất khỏi Liên Xô và đã tự sát ở Đức năm 1933. Chồng của họ đều là những chiến sỹ đã tham gia trong cuộc nội chiến, nhưng sau đó cũng bị chết một cách thê thảm trong trại tập trung.

   Lần kết hôn thứ hai, vợ Trôtxki cũng sinh cho ông được 2 người con trai là Lep và Sécgây.

   Việc tiến hành báo thù không chỉ diễn ra ở ngay trên lãnh thổ đất nước, mà rất nhiều người đã rơi vào cảnh giam cầm trong các nhà lao, trại tập trung, ở đây chỉ vì lý do họ bị coi là người của Trôtxki. Hành động báo thù còn được diễn ra cả trên lãnh thổ của đất nước khác. Cụ thể là người con trai cả của Trôtxki đã bị chết một cách bí hiểm tại Paris. Theo sự chứng thực của báo chí nước ngoài, ví dụ như một tờ báo được nhiều độc giả tín nhiệm ở Italia có đăng về tin này trên tạp chí "Câu chuyện họa báo" với nội dung: Lep (con trai Trôtxki) là một trong những trợ thủ quan trọng nhất của Trôtxki khi ông đang sống lưu vong đã chết một cách thần bí. Điều này đã khiến Stalin vô cùng tức giận khi tuần báo "Nước ngoài" của Liên Xô cho đăng tải bài viết này.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 20 Tháng Giêng, 2010, 02:36:37 pm
   Lep đã có một quyết định mất cảnh giác là đi mổ ruột thừa tại một cơ sở khám bệnh ở Mirabơ - Paris của một kiều dân Nga. Ngày 16 tháng 2 năm 1938, anh ta đã chết trong tay kẻ giết người tại phòng khám này. Bài viết đó còn nói rằng, một bác sĩ ngoại khoa nổi tiếng đã phẫu thuật cho anh ta, và kết quả phẫu thuật là rất thuận lợi. Nhưng sau 2 ngày, khi các bác sỹ gặp Lep ở ngoài hành lang thì thấy quần áo trên người anh ta xộc xệch, toàn thân nóng rực sốt cao, chỗ vết mổ rộng hoác, chảy rất nhiều máu. Các bác sĩ lập tức phẫu thuật lần 2 cho anh ta, nhưng không kịp và người bệnh đã chết.

   Sau việc con trai của mình bị chết, Trôtxki đã tuyên bố : Ông cảnh cáo, tuy rằng hiện thời ông không có trong tay những chứng cứ cụ thể là con trai ông chết dưới bàn tay của Cục Bảo vệ an ninh chính trị quốc gia, nhưng nguyên nhân thực sự của cái chết thì ông đã biết rõ cả rồi. Ông đưa ra 6 tài liệu có liên quan, điều này cũng đủ khiến mọi người phải suy nghĩ.

   Trong cuốn nhật ký ghi chép hàng ngày, người cha đau khổ này đã tuyệt vọng mà kêu rằng: "Thật đáng thương, Natasa đáng thương của tôi (vợ)!". Trong cuộc đấu tranh đẫm máu này, tất cả những người con của Trôtxki đều lần lượt ra đi.

   Trong gia quyến của mình, chỉ còn lại một bà vợ và đứa cháu ngoại 8 tuổi. Trôtxki phải chăng đã dự đoán và linh cảm được cái chết của đứa con trai chính là tiếng chuông cảnh báo cuối cùng đối với bản thân mình. Phải chăng mục tiêu tiếp theo là đến lượt ông chăng? Điều này không còn nghi ngờ gì nữa. Hành động săn lùng Trôtxki đã có từ lâu rồi. Nhưng người ta cũng rất khó ra tay: Phải chăng những kẻ truy tìm ông không biết cách và cần phải nghiên cứu thời gian, địa điểm để sát hại ông, hay là vì những kẻ truy tìm ông không vội xúi giục những kẻ săn lùng ra tay hành động, mà bọn săn lùng ông đã có một kế hoạch trả thù ông rất hiểm độc, để từng bước tiêu diệt dần những người thân thuộc của ông, nhất định ông không thể tránh được kẻ thù hiểm ác nhất của mình ngày một đến gần. Điều này khiến cho ông biết rõ rằng ông bị báo thù là đương nhiên. Khi còn ở Ôslô, một kẻ không rõ tung tích đã đột nhập vào nơi ở của Trôtxki, với ý đồ định cướp đi những tài liệu lưu trữ của ông. Ở Paris, tủ sắt của ông cũng bị cạy ra, 70 kg văn kiện, tài liệu đã bị thiêu hủy hết. Sau khi đến Mêhicô, trong thời gian đầu Trôtxki ở nhà của một họa sĩ tên là Lêbêra, sau đó ông chuyển đến một biệt thự ở ngoại ô Mêhicô. Biệt thự này ở đại lộ Viên, chung quanh có tường cao, có người bảo vệ suốt 24 giờ, muốn vào biệt thự này, phải qua một cửa chắc chắn và phải bấm chuông trước. Bên ngoài có cảnh sát khám xét người ra vào biệt thự. Như vậy có thể nói là biệt thự được canh phòng rất nghiêm ngặt, không ai có thể vào biệt thự mà không bị phát giác.

   Nhưng ngày 20 tháng 5 năm 1940 có khoảng 20 nhân viên mặc cảnh phục và quân phục, do một viên thiếu tá dẫn đầu đã xâm nhập vào nhà ở của Trôtxki, dường như họ đã nắm rõ mọi ngõ ngách trong nhà, không một chút chậm trễ, họ tới chỗ buồng ngủ, trên giường lớn có hai người đang nằm trong chăn kinh hãi tỉnh dậy, đoàn quân đã dùng súng máy bắn thẳng vào 2 người, theo những chứng cứ sau này được biết họ đã bắn khoảng 300 phát đạn. Đây chính là lần họ dự định kết liễu tính mạng của Trôtxki, nhưng ông và vợ của mình đã may mắn được cứu thoát. Dùng súng máy để gây sát thương, đạn được bắn vào từ 3 hướng: từ phía cửa phòng của đứa cháu ngoại, từ phía cửa phòng làm việc và từ cửa phòng ngủ. Giả dụ họ thật sự nằm ở trong đó thì chẳng có vận may nào cứu được họ. Nhưng lúc đó họ đang nấp ở một góc và nằm im thin thít. Chỉ có thằng cháu ngoại là bị thương nhẹ, xước ở chân do đạn gây nên.

   Những kẻ tập kích sau khi bắn hết đạn đã nhanh chóng tháo chạy, lúc đó người giúp việc và nhân viên bảo vệ liền chạy vào, họ kiểm tra rồi chạy ra ngoài cửa, không phát hiện ra dấu vết bị cậy nào. Vậy bọn giết người đã vào bằng lối nào? Họ phát hiện ra ở cửa bên cạnh phòng ngủ còn sót lại quả lựu đạn giả.Vậy bọn giết người mang lựu đạn giả đi để dùng vào việc gì vậy?

   Theo sự suy đoán tại hiện trường của cảnh sát, có khả năng nó được dùng để xóa dấu vết. Còn người bị hại là Trôtxki lại có cách nhìn nhận khác, các loại văn kiện và tác giả của nó mới là điều cần phải xóa.

   Đúng vào lúc bắt đầu cuộc điều tra, những kẻ bí mật đã làm cách nào để đột nhập vào căn nhà, thì một trong những vệ sỹ của Trôtxki, 25 tuổi, người Mỹ đã bị mất tích. Khoảng sau một tháng, thi thể của anh ta đã được tìm thấy. Thi thể của anh ta bị vùi trong vườn của ngôi nhà bị tập kích. Các cảnh sát ở Cục cảnh sát Mêhicô cho rằng, người vệ sỹ Mỹ đó là trợ thủ cho bọn khủng bố, chính anh ta là kẻ đã mở cửa rồi cùng đồng bọn đào tẩu sau khi hành động xong, và sau đó chính anh ta cũng bị trừ khử để bịt đầu mối. Bộ phận cảnh vệ cũng đồng ý với nhận xét này. Nhưng bản thân Trôtxki thì không tin vào nhận xét đó. Và ngược lại, Trôtxki đã cho đóng một tấm biển kỷ niệm trên đó viết: "Kỷ niệm Robert. Lecton. Huth - Hát 1915-1940".

   Cục cảnh sát kiên quyết tìm tông tích của những kẻ khủng bố. Tổng thống Mêhicô bày tỏ thái độ quan tâm sâu sắc đến sự việc này. Ông đã đón tiếp rất nồng hậu gia đình Trôtxki vừa từ Ôslô đến vì Chính phủ Liên Xô tuyên bố rằng, Trôtxki lấy Na Uy làm nơi để hoạt động chống đối, nên yêu cầu Na uy cưỡng chế Trôtxki đi nơi khác. Tổng thống đã phái đoàn tàu hỏa đặc biệt của mình đến đón Trôtxki tại cảng Mêhicô. Ông đã tiếp đãi Trôtxki bằng những nghi thức cao nhất, và còn tuyên bố Trôtxki là khách của Chính phủ. Tiếp sau đó, một thời gian rất ngắn, Cục trưởng Cục Cảnh sát chính trị bí mật đã rỉ tai Tổng thống rằng, người đã giúp đỡ tên đầu sỏ khủng bố này là một họa sĩ nổi tiếng Mêhicô. Ông ta đi theo Stalin.

   Việc xóa sổ Trôtxki lại một lần nữa bị thất bại, nhưng tính mạng "Người Hà Lan lâm thời" của cách mạng thế giới này đang nằm trong sự quản chế chặt chẽ của Stalin. Hiện tại, hành động mưu sát cuối cùng cũng được ra tay.

   Sự kiện mưu sát Trôtxki tuy đã trải qua hơn nửa thế kỷ, nhưng chỉ đến những năm 1990, chúng ta mới biết được là nó đã xảy ra như thế nào. Xung quanh ý đồ mưu sát Trôtxki của các hung thủ đó là một câu chuyện ly kỳ, nhưng đã bị tiêu tan như bọt xà phòng. Tên của anh ta là Rh.Mordan.Phandenretsh, là một trong những người thân cận nhất của Trôtxki, và cũng là một người theo đuôi Trôtxki. Nhưng phương án hành động mưu sát ngay từ lúc bắt đầu đều nằm trong vòng bí mật. Trừ một số chi tiết lặt vặt thì không có thêm một tình tiết nào mới. Và đương nhiên các tình tiết đó, luôn trở thành những tin tức giật gân hàng đầu.

   Ngày 20 tháng 8 năm 1940, một tên hung thủ đã đột nhập vào phòng của Trôtxki, đứng đằng sau chiếc ghế ông ngồi và xem lướt qua bài văn ông đang viết, rồi hung thủ lùi lại một bước, rút từ trong tay áo ra cái cào, bổ thật mạnh vào đầu Trôtxki, lúc đó Trôtxki lập tức đứng dậy, kêu to lên, xông vào định nắm lấy tay hung thủ, để hắn không thể tấn công tiếp được nữa, rồi Trôtxki đẩy tên hung thủ ra và chạy vội ra khỏi phòng làm việc. Do mệt quá, ông phải dựa vào lan can ở ban công của phòng ăn để nghỉ. Các vệ sỹ nghe thấy tiếng chạy lại và từ trong phòng làm việc lại có tiếng kêu, lần này là tiếng kêu của hung thủ bị đánh. Trôtxki cố nhịn đau, nói cần phải cho hung thủ sống, để hắn nói ra ai là kẻ đã phái hắn đến đây.

   Đầu của Trôtxki đã bị thương, các bác sỹ sau khi kiểm tra vết thương trên đầu của ông thì rất lo lắng, họ lập tức đưa ông đến khám ở bệnh viện. Tại đó, vết thương của Trôtxki đã được tiến hành hội chẩn và được các bác sĩ giỏi nhất Mêhicô trực tiếp phẫu thuật. Nhưng cuối cùng do vết thương ở não quá nặng. Lép Đaviđôvích Trôtxki đã mất hồi 19 giờ 20 phút ngày 21 tháng 8 năm 1940.






Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 20 Tháng Giêng, 2010, 02:48:02 pm
   Đại để chúng ta đã biết sơ qua về vụ mưu sát ở biệt thự ngoại ô Mêhicô, nhưng đương nhiên trong vụ mưu sát này còn có nhiều nghi vấn. Ví dụ, hung thủ làm sao có thể vào được nhà của Trôtxki? Lần mưu sát này và lần mưu sát trước có gì liên quan với nhau không? Số phận của hung thủ sau này sẽ như thế nào? Cuối cùng thì hung thủ là người thế nào? Anh ta tự một mình hay là đo ai sai bảo?

   Sự việc mà được ỉm đi suốt một thời gian dài hơn nửa thế kỷ thì nay đã được mọi người bắt đầu nhắc tới. Thời kỳ trước đây, đây là một vấn đề cấm được nhắc tới, nhưng nay đang dấy lên trào lưu đăng tải các chứng cứ để vén bức màn của vụ mưu sát này. Mỗi một hàng, mỗi một chữ đều đã bắt đầu xuất hiện tên thật của kẻ giết người, hắn là Ramon Maicađen.

   Về sự kiện này, Y.Pabôrốp căn cứ vào những tài liệu mà ông thu thập được hồi những năm 50 đã làm cho người ta rất thích thú. Lúc đó, ông đang công tác tại Mêhicô, và là một chuyên viên văn hóa! Ông đã được tiếp kiến với nhiều người, chứng kiến nhiều sự việc, và sau này chính họ lại trở thành bạn hữu của ông. Đại ý phần tài liệu này nhằm mục đích tiết lộ cho nhân dân được biết một cách tỷ mỉ về hành động muốn xóa xổ Trôtxki, đây chỉ là lần thử nghiệm thứ nhất.

   Về sự việc này, nhà mỹ thuật Tigơ Libêra cho rằng theo lời kể của Y.Babôrốp: "Trên các báo chí của chúng ta đã nói quá nhiều rằng kẻ giết người trong vụ án Trôtxki chính là Philíp, hắn là người Do Thái, sống ở Pháp. Hiện tại chúng ta đều đã biết, đứng đằng sau Philíp là bác sỹ Gơrigơri Rabinôvích, đại biểu của Hội chữ thập đỏ Liên Xô ở New York. Dưới trướng của anh ta còn một kiều dân Tây Ban Nha tên là Caclôt Contrêrats, anh ta mang trong mình dòng máu của Nga và ltalia. Tại thành phố Mêhicô ngay từ những năm 1928, tôi đã biết anh ta. Lúc đó, anh ta từ Quốc tế Cộng sản đến đây để giúp đỡ về công tác Đảng, tên thật của anh ta là Victoria Vêtali. Nhưng chúng tôi và những người Tây Ban Nha đều gọi anh ta là Ênhiêát Sanmonti. Dưới Contrêrats còn có 3 thuộc hạ tâm đắc từ Mátxcơva đến, họ đều dùng tên giả để thực hiện những nhiệm vụ do Stalin giao phó. Cả 3 người trước kia đều đã từng là quân nhân trong quân đội Tây Ban Nha, đồng thời là học viên của Học viện Quân sự Mátxcơva. Họ là Máctinêt, Anvarêt và Ximonnít. Họ là một nhóm 4 người do Đavít Anpharô Xikhairôt chỉ huy. Rabinôvích nhận chỉ thị cần thiết từ 2 người Mátxcơva đầy quyền lực này.

   "Đồng chí Baburô" nổi tiếng Tây Ban Nha là một nhân vật chủ yếu trong 2 con người đó. Ở Tây Ban Nha anh ta còn gọi là "đồng chí Côtôp" và "tướng quân Lêonnôp" Tên thật của anh ta là Lêônit Aitinhcung. Tại Mátxcơva họ đã lãnh đạo việc thành lập một phòng hành động đặc biệt để xóa sổ Trôtxki. Trong sự việc này thì Ramon Maicađen là một tên tay sai bình thường. Y được lệnh chui vào trong nhà ở của Trôtxki, xác định cho Xikhairôt biết vị trí các phòng của ngôi biệt thự này. Sau khi Xikhairôt không làm được, nên Maicađen bất đắc dĩ trở thành hung thủ chủ yếu...".

   Ramon Maicađen là ai? Tên thật của anh ta mãi tới năm 1950 mới được Kuaong, một nhà khoa học về tội phạm làm rõ: Haim Ramôn Maicađen Du. Rinh. Anh ta đã ở Mêhicô được hơn nửa năm, trên hộ chiếu của anh ta có viết: "Tên họ: Tôni Babiji; Nơi sinh: Nam Tư", đã từng phục vụ trong quân đội nước cộng hoà Tây Ban Nha và đã giành được quân hàm thiếu tá.

   Nhưng xung quanh nhân vật thần bí này, anh em của hắn còn biết rõ hơn những người khác. Người anh em của hắn tên là Louis Maicađen, anh ta là người Liên Xô đã về hưu. Anh từng là giáo viên cửa trường Đại học Ma-đrít và từng sống ở một thị trấn nhỏ ngoại ô Ma-đrít. Louis đã từng sống ở Nga 40 năm, ngoài ra còn có một thời gian sống ở Pháp. Trong thời gian rất ngắn này, anh ta không hề tiết lộ với bất cứ ai về người anh em của mình. Mà cho đến tận bây giờ anh ta mới bắt đầu nói. Lần đầu tiên anh ta đã trả lời nhà báo "Lao động" Louis chứng thực rằng: Đúng Ramôn, người anh của anh ta và mẹ của họ đều làm việc ở Bộ Nội vụ dân ủy Liên Xô, thuộc nhóm người do Lêonít Kôtốp lãnh đạo. Ngày 20 tháng 8 năm 1940, khi Ramôn "hành sự", còn cách địa điểm nhà Trôtxki 100 m đã có hai chiếc xe khác nhau đỗ ở đó đợi anh ta, trong đó có mẹ và "đồng chí Paburô" tức là Lêonít Aitingcung đang đợi anh ta trong xe. Do việc ám sát không thành, nên kế hoạch bị lỡ. Theo lời các vệ sĩ của Trôtxki, chúng đã dùng một loạt súng lục ổ quay để bắn tên khốn nạn chui vào phòng làm việc của Trôtxki ý đồ muốn dùng hiện trường này để tìm ra kẻ giấu mặt ở phía sau, nhưng hung thủ lại kêu to lên: "Có một người! Tôi không rõ hắn lắm. Họ... Tôi bị trói chặt cả hai chân, hai tay ! Họ bắt mẹ tôi làm con tin !". Trong những ghi chép của Paburô có đề cập đến tình tiết: "Giả sử Lêonít lựa chọn Maicađen thi hành nhiệm vụ này mà bản thân anh ta cũng đồng tình, thì có lẽ điều này khi được tiết lộ ra có ý nghĩa như một trò đùa. Theo lời chứng thực của các nhân viên điều tra vụ ám sát Trôtxki, Aitingcung có quan hệ rất mật thiết với con gái địa chủ Tây Ban Nha ở Cu Ba tên là Ai. Utstaxia Maria Cari tát dơri Riô, còn có quan hệ với mẹ của Mencađen một người đàn bà lại có bộ mặt rất ưa nhìn. Sau đó từ năm 1940 về sau, do yêu cầu của công việc, tướng quân thường nghỉ tại căn nhà ở Mátxcơva, vì một lý do nào đó mà hành vi mưu sát "bị lộ" không đúng cách thức nên tướng quân bị truy cứu trách nhiệm, năm 1954, toà án quân sự đã xử tước quyền tự do của ông ta 12 năm".

   Tiện đây cũng nói luôn là, vì đã có công thực hiện kế hoạch xoá sổ Trôtxki, Lêôrút Aitingcung được tặng thưởng huân chương Lênin. Maicađen đã bị toà án tối cao Mêhicô xử 20 năm tù. Anh ta đã kể một cách tường tận từng hành động khi đột nhập vào nơi ở của Trôtxki: Người nữ thư ký được Trôxki ưa chuộng vì cô đã phát huy được vai trò rất tốt của mình, và theo đề nghị của cô, Lép Đaviđôvích Trôtxki có lúc phải dịch một số tài liệu có liên quan đến Đệ tứ quốc tế. Còn Maicađen giả làm người giao nhận tài liệu, những người cảnh vệ coi anh ta là người của Trôtxki do vậy đã để anh ta tự do đi lại trong nhà.

   Trong ngục, Maicađen cảm thấy cuộc sống rất thoải mái, anh ta được ở một căn phòng riêng rộng rãi, có đầy đủ thiết bị, thậm chí còn có cả ti vi, vợ anh ta được vào thăm mỗi tuần 2 lần. Cục cảnh sát còn cho biết, ở bên ngoài có một số người còn chuẩn bị cho anh ta vượt ngục. Nhưng khi anh ta biết được hành động này, anh kiên quyết từ chối vượt ngục. Sau khi Stalin chết, người ta thấy không còn ai nhắc đến đề nghị vượt ngục nữa. Người tù này rất mãn nguyện khi để ý đến điểm này, hơn thế lại luôn tỏ thái độ rất cẩn thận, tự cảm thấy là người được may mắn, không thể loại trừ một trường hợp là: Kẻ giết người mà còn sống thì kẻ chủ mưu luôn không yên tâm. Họ chuẩn bị cho Maicađen vượt ngục, rồi nhân đó khử luôn.

   Sau khi hết hạn tù, Maicađen đã được tự do. Theo lời của người anh em của anh ta, thì năm 1961 trong tình hình không làm rùm beng, không tặng anh ta danh hiệu anh hùng của Liên Xô, nhưng cấp cho anh ta một căn hộ không lớn ở Sôcôn-Mátxcơva. Ngoài ra, mỗi tháng anh ta còn được cung cấp 400 rúp để dưỡng lão, còn được quyền đi nghỉ mát ở biệt thự Marahuôpca. Vì thế mọi người hầu như đã quên anh ta. Ở Mátxcơva, cuộc sống của anh ta tương đối khó khăn. Hàng ngày có thể thấy anh ta xếp hàng dài để mua khoai tây và chen chúc nhau trên tuyến ô tô buýt - bất kể là bản thân anh ta, hay người vợ anh ta là một phụ nữ Inđiêng của Mêhicô không biết nói tiếng Nga. Tất cả mọi thứ đó làm cho anh ta đau khổ: Xếp hàng dài để mua hàng hoá mà vẫn luôn thiếu. Anh luôn bị dày vò, cuối cùng đã quyết tâm đi Cu Ba. Năm 1978, anh đã chết tại Cu Ba. Ngày nay trên nghĩa trang công cộng Mátxcơva Cônsôvô, anh nằm tại đây, trên bia mộ của anh có viết chữ: "Rôphét Ramôn Ivanôvích - anh hùng Liên Xô". Anh được chôn ở đây, nhưng vẫn dùng tên của người khác.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 21 Tháng Giêng, 2010, 07:47:06 am
CHƯƠNG 4
ÂM MƯU CỦA KẺ CHIẾN THẮNG

   Bị cảm - trước ngày đến Cônsôvô - cách nhìn nhận của Khơrútsốp - Những chứng cớ của con gái Stalin - Bộ mặt vui mừng của Bêria - Ai đã "giúp" Stalin ra đi - lời kể của Bônômarencô và Erenbua.

   Trong hồi ký của viện sĩ Anđrê Đimitriêvichs Sakharốp có viết về Stalin mất công bố ngày 5 tháng 3. Tuy viện sĩ có nói trước rằng bản thân ông ta chưa có ý kiến gì về việc Stalin tại sao chết, nhưng ông cũng cho rằng Stalin rõ ràng chết từ trước! Hơn nữa, tin tức về cái chết của Stalin đã bị giấu kín trong mấy ngày.

   Đã có rất nhiều suy đoán không chính xác về cái chết của Stalin. Cho đến tận ngày nay vẫn còn tồn tại cách nói rằng Stalin đã bị hại chết, và nói rằng Stalin hình như bị Bêria hạ độc. Sau khi bản án đối với Bêria lần đầu tiên được công khai vào năm 1990 thì kiểu đồn đại Stalin bị hạ độc ngày càng được phổ biến. Ví dụ, trong lời khởi tố có nói, để nghiên cứu cách dùng của nhiều loại độc dược trong khi tiến hành ám sát, Bêria đã cho thành lập một phòng thực nghiệm bí mật, công việc nghiên cứu tính chất thuốc độc được tiến hành trên thân thể các tử tù.

   Vẫn còn một chứng cứ nữa và cũng là chứng cứ quan trọng nhất trong hệ thống của Bộ Dân ủy Nội vụ và Bộ An ninh quốc gia đích thực có tồn tại một phòng thực nghiệm để tiến hành thực nghiệm đối với các loại thuốc độc. Truyền thống của Yagơta đã được thừa kế xuất sắc.

   Các nhà sử học đương thời chỉ nắm được lời khai của hai nhân chứng thời đó. Hai người đó là những người ở bên cạnh Stalin trong những ngày cuối cùng. Đó là Khơrútsốp và con gái của Stalin. Thật đáng tiếc là, khi Đại nguyên soái mất, những người khác chẳng ai có hồi ký.Với tình hình rất phức tạp ở đây đã làm cho vấn đề trở nên khó giải quyết, do vậy cần phân tích kỹ những lời khai của nhân chứng, đồng thời phải kiểm chứng lại bệnh án của Stalin mới có thể xác định được nguyên nhân thực sự của cái chết, đáp ứng lòng mong mỏi của hàng triệu đồng bào muốn biết rõ về nguyên nhân cái chết của Stalin.

   Khơrútsốp đã đưa ra hàng loạt các sự việc, nói Stalin là người đa nghi trong những năm cuối đời, tính đa nghi này được biểu hiện bằng những hành động thật buồn cười.

   Stalin rất lo sợ khi phải nhắc đến cái chết. Trong khi ăn cơm, nếu như có ai đó trong những người cùng ăn với ông không động đũa đến một món nào đó, thì ông sẽ không ăn món đó. Ông luôn đi đến chỗ cực đoan, ông không tin bất kỳ ai, kể cả những người trung thành tuyệt đối và phục vụ ông trong nhiều năm.

Khơrútsốp cũng nói đến một con đường ô tô từ Điện Kremli đến biệt thự Cônsôvô ở ngoại ô, con đường đó không xa, nhưng ô tô lại phải đi vòng vào một ngõ nhỏ của Mátxcơva. Stalin còn có một bản đồ riêng về thành phố Mátxcơva. Sau khi ngồi lên xe và cho xe chạy, ông ra lệnh cho lái xe quẹo nghiêng, đi như thế, nào, đi đến đâu, con đường đó là con đường gì, ngay người cảnh vệ của Stalin cũng không biết. Và trong hành trình của ông, mỗi lần đều có sự thay đổi.

Đi càng gần đến khu biệt thự, mạng lưới cảnh vệ càng phức tạp. Cửa ngoài được khoá lại bằng loại khoá rất tinh vi, có hai lớp tường vây xung quanh khu biệt thự, giữa hai lớp tường vây có nuôi chó dữ, ngoài ra còn được lắp hệ thống hàng rào điện tử, Stalin dùng hệ thống này để phòng chống những kẻ ám sát. Có lẽ ông đã nghĩ tới cái lô cốt của Trôtxki ở Mêhicô? Muốn làm được, Bêria đã báo cáo rất kỹ với ông ta về tình hình trừ khử kẻ thù của mình.

Tóm lại, sức khoẻ của Stalin đã suy giảm rõ ràng. Năm 1951, khi Stalin mời Khơrútsốp đến nghỉ ngơi ở Xôchi, ông ta đã nói với Khơrútsốp rằng: "Tôi không thể cứu được nữa rồi, giờ chẳng còn ai tin tôi cả, đến bản thân tôi cũng chẳng tin tôi nữa".

Đằng sau việc Stalin nói rằng ông ta không thể cứu vãn được, nó còn có gì nữa không? Nay chúng tôi xin tiếp tục chuyển đến các bạn những miêu tả của Khơrútsốp về những ngày cuối cùng của Đại nguyên soái Stalin. Hồi ký của Khơrútsốp ghi lại một ngày trước khi Stalin bị trúng gió ở Cônsôvô, đây tạm thời được coi là tư liệu duy nhất.

Ngày 28 tháng 2 năm 1953 - thứ 7, điện thoại từ phòng Stalin gọi tới, cho mời Khơrútsốp, Malencốp, Bêria và Bunganin đến Điện Kremli. Trong điện thoại có thông báo là Stalin mời họ tới. Bốn người cùng đồng thời đến Điện Kremli. Họ cùng nhau xem phim. Sau đó, Stalin đề nghị mọi người cùng đến biệt thự ngoại ô để ăn tối.

Họ cùng nhau ăn tối, bữa ăn kéo ra rất dài. Stalin gọi đó là: bữa ăn trưa. Vào khoảng 5 hoặc 6 giờ sáng thì bữa ăn kết thúc. Điều đó chẳng có gì là lạ cả, đối với họ điều này đã trở nên quen thuộc. Bữa trưa đều kết thúc vào thời gian này. Sau bữa ăn, Stalin có vẻ hơi say trong lòng rất vui, không nói điều gì chứng tỏ là không bình thường. Khi mọi người ra về, như mọi khi, Stalin tiễn họ ra cửa, ông ta cười rất nhiều tinh thần rất thoải mái. Ông ta còn gõ gõ lên bụng Khơrútsốp, gọi đó là ngọn tháp Miđi. Stalin trong lúc tinh thần vui vẻ thì mới đùa Khơrútsốp như vậy.

Một ngày chủ nhật, ngày nghỉ. Khơrútsốp chờ Stalin lại một lần nữa mời đến nhà chơi. Trong khi đợi điện thoại, ông ăn vội vài miếng cơm. Phải chăng Stalin quyết định cho họ được nghỉ ngơi trong ngày nghỉ? Điều này là không thể. Điện thoại chẳng hề rung chuông lên lần nào. Trời đã tối, có việc gì không bình thường chăng? Khơrútsốp nghi hoặc rồi cởi áo quần và lên giường.

Đột nhiên có chuông điện thoại vang lên, Khơrútsốp vồ lấy điện thoại, thì ra là điện thoại của Malencôp. Ông thông báo rằng, nhân viên cảnh vệ của Stalin đã gọi điện tới, chúng ta cần đến biệt thự ngay, không biết là đã xảy ra việc gì đối với Stalin. Malencốp tiếp tục gọi điện cho Bêria và Bunganin. Họ đã bàn nhau không trực tiếp đến chỗ Stalin, mà đến thăm phòng trực ban. Được thôi, vậy thì gặp nhau ở phòng trực ban. Nhưng có lẽ điều làm cho mọi người cảm thấy kỳ lạ đó là, bốn thành viên của Đoàn Chủ tịch Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô, những chiến hữu thân cận nhất của lãnh tụ lại không lập tức vào ngay phòng để xem đã xảy ra việc gì đối với Stalin, mà lại đi tìm người trực ban, họ cho rằng người trực ban là người biết rõ hơn hết trong những tình huống như vậy thì nên làm gì: Theo chế độ trong biệt thự thì trực ban là người nắm chắc nhất mọi việc.

Khi đến phòng trực ban, họ hỏi nhân viên trực ban Chêka tỷ mỉ: Đã xảy ra việc gì? Rút cục đã xảy ra việc gì? Vì sao các anh lại cho rằng đã xảy ra sự cố đối với Stalin?

Người trực ban trả lời: Thông thường cứ đến 11 giờ đêm là Stalin lại gọi điện thoại cho người mang trà vào, hoặc có lúc muốn ăn chút gì đó. Nhưng hôm nay thì không thấy có chuông điện thoại.

Thế là người trực ban liền phái Pitơrốpna một nhân viên vào xem xét tình hình như thế nào. Người này là một nữ nhân viên, đã công tác lâu năm bên cạnh Stalin, là một người đầu bếp trung thực, rất trung thành với Stalin. Sau đó người trực ban vội vàng nói với 4 thành viên của Đoàn Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương rằng, họ cử Pitơrốpna đi xem. Bà này trở về nói rằng đồng chí Stalin đang nằm trên nền nhà, đang ngủ, có thể nhìn thấy dưới thân thể đồng chí ướt đẫm, có thể đồng chí đái ra quần. Nhân viên Chêka đã khênh Stalin lên và đặt lên ghế sôpha trong phòng ăn. Ở đây có hai phòng ăn, một phòng to, một phòng nhỏ, Stalin vốn dĩ nằm ngủ ở phòng ăn lớn, thấy Người dậy đi sang phòng ăn nhỏ, Người đã bị ngã, rồi đái ra quần, ướt hết cả. Cả 4 thành viên Đoàn chủ tịch Khơrútsốp, Malencốp, Bêria và Bunganin đều cho rằng, lúc này Stalin rơi vào một tình huống khó xử, họ không tiện xuất đầu lộ diện, và cả 4 người quyết định trở về nhà.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 21 Tháng Giêng, 2010, 07:50:20 am
Khơrútsôp vừa nằm xuống thì chuông điện thoại lại reo lên đó là điện thoại của Malencốp. Vừa nãy, nhân viên cảnh vệ của Stalin đã gọi đến cho ông ta nói rằng, họ cảm thấy kinh hoàng vì Stalin đang ở trong trạng thái không bình thường. Tuy bà đầu bếp nói là người ngủ rất ngon, nhưng giấc ngủ của Stalin không bình thường. Có gì đó đã quá lâu, cần phải đến một lần nữa.

Khơrútsốp và Malencốp bàn với nhau là gọi điện cho Đoàn chủ tịch và những vị thường trực khác là Vôrôsilốp và Kaganôvích, hai người này đã không tham dự bữa rượu hôm qua và lần trước đã không đến khu biệt thự, rồi Khơrútsốp và Malencốp còn bàn với nhau là sẽ gọi cả bác sỹ đến nữa.

Rồi trong đêm hôm đó, lần thứ hai, hai người lại đến phòng trực ban. Các bác sỹ cũng đã đến. Trong số các bác sỹ, có Lucômxki, một người quen của Khơrútsốp. Còn những người khác thì ông ta không nhớ rõ.
Họ đi đến căn phòng của Stalin. Stalin nằm trên ghế sôpha, đang ngủ.

Giáo sư Lucômxki kinh hoàng đi tới trước mặt Stalin. Hai tay của Giáo sư sờ vào tay của Stalin, nó nóng như lửa vậy, có vẻ ngại ngùng Bêria lúc đó hơi thô bạo một chút gắt lên. "Ông là bác sỹ, nên làm thế nào thì cứ làm chứ”.

Giáo sư nói, cánh tay phải của Stalin không thể cử động được nữa, chân trái cũng đã bị tê liệt và Người cũng không thể nói được nữa. Tình hình đã rất nghiêm trọng, mọi người lập tức cởi hết quần áo của Stalin ra, thay bộ quần áo khác cho Người, đặt người vào phòng ăn lớn, để cho Người nghỉ trên ghế sôpha, ở đây không khí thoáng hơn. Lúc đó quyết định việc các bác sỹ phải luân lưu trực ban ngay.

Thường vụ Đoàn chủ tịch cũng cắt cử nhau trực ban ngày đêm. Họ đã phân công: Bêria và Malencốp một tổ, Khơrútsốp và Bunganin một tổ, còn Kaganôvhích và Vôlôsilốp một tổ. Bêria và Malencốp trực ban ban ngày, hôm đó, còn Khơrútsơp và Bunganin trực ban đêm.

Chính vào lúc đó, ai cũng biết bệnh tình của Stalin đã rất trầm trọng. Bác sỹ nói rằng: Những người bị mắc bệnh này không mấy ai có thể trở lại làm việc được. Stalin may ra có thể sống được, nhưng việc khôi phục khả năng làm việc của Người là rất khó. Vì loại bệnh này rất ít có khả năng điều trị. Loại bệnh này phần nhiều kéo dài chẳng được bao lâu, và sẽ kết thúc bằng tai biến.

Mọi người ở hiện trường đã nỗ lực hết sức để cứu Stalin. Người vẫn nằm ở đó, đã mất hết tri giác. Mọi người đã dùng thìa để bón cho ông ăn, cho ông uống nước quả ngọt, rồi các bác sỹ phải làm động tác thông tiểu cho ông. Ông nằm đó không một chút động đậy.

Khơrútsốp còn phát hiện ra một tình tiết, khi các bác sĩ cho Stalin bài tiết nước tiểu, ông đã tự mình cố che đậy lại. Điều này hiển nhiên cho thấy ông còn cảm thấy ngượng, nhưng chính điều đó đã làm cho mọi người cảm thấy có hy vọng: Nói như vậy, có nghĩa là Stalin còn có chút cảm giác.

Có một hôm, không biết là vào ngày thứ mấy sau khi Stalin bị ốm, thật tiếc là Khơrútsốp đã không nhớ. Hôm đó Stalin dường như tỉnh lại. Nhưng ông không thể nói được, ông nhấc cánh tay trái và chỉ lên trần hay lên tường cũng không rõ. Khóe miệng ông dường như nở một nụ cười. Sau đó, ông dùng tay trái ấn vào tay phải, tay phải không hề cử động.

Khơrútsốp viết, ông đoán biết được bệnh nhân Stalin đang dơ tay muốn chỉ điều gì. Trên tường có treo một bức họa, bức họa đó được cắt ra từ tờ họa báo “Đốm lửa" do một nhà hoạ sỹ đã phục chế lại. Trên bức họa vẽ hình một bé gái còn rất nhỏ tuổi, đang đưa bình sữa cho chú cừu nhỏ ăn. Mà lúc đó Stalin lại đang được các bác sỹ cho ăn bằng thìa, thì việc ông chỉ vào bức họa như muốn nói: "Đấy các anh em, hoàn cảnh của tôi bây giờ giống như chú cừu nhỏ, cô bé đùng bình sữa cho cừu ăn, còn bác sỹ thì dùng thìa cho tôi ăn".

Khi Stalin vừa mắc bệnh, Bêria đã đến chỉ trích, làm nhục người. Nhưng khi trên khuôn mặt của bệnh nhân như vừa lộ ra dấu hiệu của sự thức tỉnh, thì Bêria đã quỳ hai hai đầu gối xuống trước ghế sôpha, nâng hai tay của người bệnh lên và hôn lấy hôn để. Khi Stalin lại rơi vào tình trạng hôn mê và sau khi nhắm mắt lại, thì Bêria đứng dậy và giận dữ nhổ một bãi nước miếng.

Khơrútsốp viết: “Đến lượt tôi và Bunganin trực đêm, chúng tôi đã ở đây cả ngày rồi. Sau khi hết ca trực, tôi lên xe trở về nhà. Tôi rất muốn ngủ một giấc, vì trong khi trực tôi chưa được ngủ tý nào, tôi uống thuốc an thần, rồi nằm xuống giường, vừa ngủ được một tý, chuông điện thoại lại réo lên".

Đáng tiếc là trong hồi ký của Khơrútsốp không chỉ rõ sự việc phát sinh vào ngày giờ hôm nào. Nhưng căn cứ vào sự miêu tả phán đoán, về những sự việc trọng đại của ông ta, thì có thể khẳng định, sự việc diễn ra trong cùng một ngày. Khơrútsốp không hề nhắc tới là không ngủ tý nào trong những ngày trực ban. Việc ông ta dùng danh từ "trực ban" là dùng từ số đơn. Hơn nữa, phần đầu của câu cũng giống y hệt nhau. “Đến lượt tôi và Bunganin trực ban. Chúng tôi đã ở đây cả ngày rồi". Ngày đó có thể là ngày 2 tháng 3.

Tôi sẽ ghi nhớ tình tiết quan trọng này trước vì nó còn có ích nhiều cho chúng tôi. Chúng ta hãy tiếp tục tham khảo thêm những chi tiết trong ghi chép của Khơrútsốp. Như vậy, vừa mới hết ca trực đêm thứ nhất, Khơrútsốp đã bị gọi dậy. Malencốp đã gọi điện thoại tới nói rằng bệnh tình của Stalin đã rất hiểm nghèo và đề nghị Khơrútsốp đến ngay lập tức.

Khơrútsốp gọi lái xe tới và đi đến Cônsôvô nhanh. Đúng vậy, bệnh tình của Stalin quả là rất bi đát. Mọi người trong thường vụ đã đến đủ cả, và mọi người đều cảm thấy là Stalin đã sắp chết. Bác sỹ nói: Người đã rơi vào trạng thái nguy kịch rồi. Một lát sau, Stalin ngừng thở, các bác sỹ tiến hành hô hấp nhân tạo, nhưng cũng chỉ phí công vô ích.



Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 21 Tháng Giêng, 2010, 07:54:15 am
Bây giờ chúng ta hãy cùng xem phần thứ hai của tài liệu ghi chép của Svétlanna Aliluêva, con gái Stalin cuối cùng đã được xuất bản ở nước ta. Ngày 2 tháng 3, con gái Stalin đang học tiếng Pháp tại viện khoa học xã hội thì có người đến tìm và nói với cô rằng, Malencốp mời cô đến biệt thự của Stalin. Điều này thật khó tin, vì không phải là cha cô mà lại là người khác gọi cô về khu biệt thự của cha cô. Lúc đó tâm thần cô hoang mang, vội vàng về biệt thự.

Xe của cô tiến thẳng vào cổng lớn, khi đang ở trên con đường nhỏ thì Khơrútsốp và Bunganin ra chặn xe lại, cô đoán rằng, mọi việc thế là đã hết... Cô xuống xe, hai người liền nắm lấy tay cô, cả hai nước mắt lưng tròng nói "Vào nhà đi", hai người còn nói: "Bêria và Malencốp sẽ cho cô biết tất cả".

Khi mọi người bước vào nhà, cả căn phòng đều toát lên vẻ khác lạ, nó không tĩnh mịch như mọi ngày mà là một sự im lìm đến cao độ. Có người chạy đi chạy lại vẻ rất bận rộn. Mọi người nói với cô rằng, cha cô đêm qua đột nhiên trúng gió, bây giờ hiện đang hôn mê, không tỉnh nữa. Cô nhè nhẹ thở phào, bởi vì vừa mới đây cô còn nghĩ chắc cha mình không còn nữa. Mọi người nói với cô rằng, việc trúng gió diễn ra đêm hôm qua, lúc đó khoảng 3 giờ đêm, và mọi người đã phát hiện ra cha cô đang nằm trên nền nhà, trên tấm thảm cạnh ghế sôpha. Thế là mọi người đã khiêng ông sang phòng khác và đặt ông nằm trên ghế sôpha ông vẫn thường ngủ. Đến bây giờ ông vẫn nằm ở đó, có các bác sỹ đang ở bên cạnh ông, cô có thể vào thăm cha mình.

Cô ngây người ra nghe, đầu cô như ù đặc đi. Mọi chi tiết lúc này đã chẳng còn có ý nghĩa gì nữa. Cô chỉ còn có một cảm giác - cha cô sắp chết rồi. Về điều này cô không hề hoài nghi chút nào hết cho dù cô vẫn chưa nghe thấy bác sỹ nói như thế nào. Cô ý thức được rằng, toàn bộ những người xung quanh căn phòng này đều đã biến mất trong mắt của cô. Cứ như vậy, liên tiếp qua 3 ngày trời, cô đều có ý nghĩ này, cô biết rất rõ ràng là không còn có lối thoát nào khác nữa.

Dừng lại, để cho chúng tôi dừng lại một chút đã. Chúng tôi đã phát giác ra một tình huống rất quan trọng: Chi tiết này hoàn toàn được con gái của Stalin chứng thực, cô đã ở bên người cha hấp hối trong căn phòng này 3 ngày liền, điều này có nghĩa là vào đúng ngày 5 tháng 3 !

Nào, bây giờ chúng ta lại tiếp tục đọc "Người cha nằm đó, trong căn phòng lớn và vây quanh ông có rất nhiều người. Các bác sĩ lần đầu tiên chữa bệnh cho ông (Viện sĩ Vinôgratốp bác sĩ riêng của Stalin hiện đang ở tù) luôn bận rộn và rất lo lắng. Các bác sĩ đặt máy nghe bệnh lên cổ và sau gáy Stalin, cho chạy điện tâm đồ, máy hô hấp, chụp X quang. Y sĩ tiêm...có một bác sĩ theo dõi ghi bệnh án. Tất cả đều được tiến hành rất quy củ. Để cứu lấy một tính mạng mà đã biết là không thể cứu được, tất cả mọi người đều rất bận rộn".

"Viện khoa học y học đã có cuộc họp chuyên môn để quyết đinh chọn cách chữa trị. Ngay tại một căn phòng nhỏ cạnh đó lại có tiếp một ủy ban về y học tiếp tục họp, thảo luận xem cần phải làm thế nào, từ phòng nghiên cứu khoa học sẽ chuyển tới một thiết bị hô hấp nhân tạo, cùng đi với thiết bị, còn có nhiều chuyên gia trẻ được điều đến. Tất nhiên là trừ họ ra, không ai có thể sử dụng được các thiết bị này. Các thiết bị cồng kềnh này rất khó bố trí trong phòng, khiến cho các chuyên gia trẻ này cứ ngây người ra, lúng túng. Đột nhiên, con gái Stalin phát hiện ra một người trong số các bác sĩ trẻ mình đã quen biết, vậy cô đã gặp bác sĩ này ở đâu vậy? Cô và vị nữ bác sĩ nhìn nhau gật gật đầu mà chẳng nói câu gì. Mọi người đều im lặng, không khí giống như là ở trong giáo đường vậy. Ở đó, trong căn phòng lớn đã xảy ra một sự kiện trọng đại, dường như đó là một sự việc vĩ đại đây là cảm nhận của tất cả mọi người có mặt ở đó. Do vậy, ai cũng đều có những biểu hiện rất nghiêm trang".

"Chỉ có một người có biểu hiện không ra thể thống gì người đó chính là Bêria. Ông ta hưng phấn đến cực độ. Bình thường thì ông ta luôn mang bộ mặt dễ ghét, mỗi khi có dục vọng gì, bộ mặt đó lại càng trở nên dễ ghét. Mà dục vọng của ông ta, đó là cái gì vậy, đó là công danh, sự tàn nhẫn, xảo trá, lộng quyền - trong những lúc quan trọng, ông ta luôn là người động não, xử lý rất khôn ngoan. Điều này được biểu hiện rất rõ. Bêria đến trước giường bệnh, nhìn rất lâu lên khuôn mặt của bệnh nhân. Cha tôi nhiều lúc cũng trợn mắt lên nhìn, nhưng rõ ràng ánh mắt đó là vô thức, hoặc giả có thì đó là ý thức mơ hồ. Những lúc đó, Bêria nhìn chằm chằm vào ánh mắt mơ hồ của cha tôi, ông ta muốn làm ra vẻ là một đầy tớ trung thành nhất, đáng tin cậy nhất, ông ta muôn cố tình ra sức tạo ra một ấn tượng với cha tôi. Điều đáng tiếc là người ta đã để Bêria lộng quyền trong một thời gian quá dài...".


Cuối cùng, khi mọi việc sắp kết thúc, đột nhiên Bêria phát hiện ra con gái của Stalin, ông ta liền yêu cầu: "Đưa cô ấy đi !". Tất cả mọi người đều nhìn Bêria, nhưng không ai nghĩ gì. Tất cả đều đã kết thúc. Bêria là người đầu tiên bước ra khỏi căn phòng lớn. Trong căn phòng, không khí lặng như tờ. Mọi người im lặng vây quanh người bệnh. Còn Bêria vô cùng đắc ý đi ngoài hành lang rồi kêu to, gọi xe ô tô tới: "Khơrúttalép!" "Chuẩn bị xe!. "Đây là một tên gian thần hiện đại giỏi giang nhất" con gái Stalin viết. Y là hiện thân của một kẻ quỷ kế nịnh hót lừa đảo, độc ác kiểu phương Đông. Ông ta thậm chí còn lừa cả cha tôi mặc dù cha tôi bình thường không phải là người dễ mắc lừa. Con rắn độc này đã làm rất nhiều việc xấu và bây giờ nó đã phủ bóng đen lên người cha tôi. Về nhiều phương diện, cả hai người này đều có tội.

Nhưng nhiều khi Bêria đã xảo quyệt lừa được cha tôi và cười thầm trong bụng. Đối với điều này thì chẳng còn phải nghi ngờ gì nữa. "Mọi người đều đã rõ cả "thượng tầng" của họ..."

Bây giờ Bêria đã bộc lộ bản chất xấu xa của ông ta, ông ta đã không giấu nổi nữa. Không chỉ mình cô, mà tất cả mọi người ai cũng rõ điều này. Nhưng tất cả mọi người đều sợ ông ta. Mọi người cũng đã biết, khi Stalin chết ở nước Nga cho dù là bất kỳ một ai nắm được quyền hành trong tay thì cũng không thể bì được với quyền hành của Bêria.

Ở đây tôi muốn nói lên cảm khái rằng: Lịch sử đang lặp lại! 29 năm trước, bản thân Stalin cũng rơi vào tình huống như thế. Trong buổi tang lễ Lênin, Stalin cảm thấy mình là người chủ có đầy đủ mọi quyền lực, thực tế là như thế đấy. Đối thủ cạnh tranh chính của Stalin - Trôtxki lúc đó đang chữa bệnh ở Xôkumi. Trôtxki đã từ chỗ chữa bệnh đánh điện báo về cho Stalin hỏi: Khi nào tang lễ được cử hành? Stalin đã trả lời bằng điện báo rằng; ông cứ nên ở đó điều trị, tang lễ của Lênin dù sao cũng chẳng còn kịp nữa đâu. Trên thực tế, tang lễ được cử hành trước một ngày Stalin điện báo cho Trôtxki. Trôtxki không được dự tang lễ của Lênin, điều này có nghĩa là quyền lực của ông đã bị mất đi, còn địa vị của Stalin lại càng được đề cao.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 21 Tháng Giêng, 2010, 07:56:56 am
Ngày 25 tháng 1 năm 1924, Stalin đã cho thông qua quyết định trước toàn thể Đoàn Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô việc bảo quản thi hài của Lênin. Người giữ chức Tổng chính ủy cơ quan an ninh quốc gia, Bêria đã lợi dụng cương vị này, nên Bêria đã nắm được tin tức này từ nước ngoài, trước khi Lênin mất, ngay từ mùa thu năm 1923, một số ủy viên Bộ chính trị Trung ương cũng đã thảo luận về vấn đề tế nhị là sẽ an táng Lênin như thế nào mỗi một đoạn dài so với bản chính...Camênhép phản đối việc bảo quản thi hài của người. Ngược lại Stalin, Calinin và các nhà lãnh đạo khác lại tán thành việc bảo quản thi hài Lênin.

Cho dù là vợ của Lênin, Crúpxkaya cũng phản đối việc bảo quản thi hài Lênin, nhưng cuối cùng Stalin vẫn thắng. Giới văn hóa tôn giáo phương Tây đã lên tiếng phản ứng gay gắt việc ướp xác này. Đây là một quyết định chưa từng có từ trước đến nay. Giả dụ tôn giáo ở Nga chưa bị lật đổ mà uy tín của Giáo hội vẫn còn như trước, thì cách làm của Stalin sẽ không được ủng hộ và cũng không được người ta thông cảm. Cho dù người khác có nghĩ thế nào, thì ý nghĩ của Bêria vẫn hoàn toàn rõ ràng là: Đồng thời với việc xây dựng lăng Lênin, cũng là một bước đẩy việc sùng bái cá nhân Stalin lên thêm một bước. Để hợp thức hóa việc sùng bái cá nhân, để mọi người coi việc làm như vậy đối với Lênin là đương nhiên, Stalin đã gọi Lênin là người thầy, đem gắn quan hệ thày trò thành mối quan hệ của mình với Lênin, và tự nhận mình là người kế tục sự nghiệp của Lênin. Nếu như chúng ta cùng xem xét những sự việc này, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng, chính Bêria cũng dẫm lên vết xe đổ đó. Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Bêria cũng làm như Stalin đã làm trước đây, thông qua Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương là Hội đồng Bộ trưởng đề xuất việc xây dựng lăng mộ, tức quyết nghị xây dựng lăng mộ kỷ niệm vĩnh cửu những lãnh tụ vĩ đại của Nhà nước Xô Viết. Việc xây dựng lăng mộ này là để kỷ niệm hai vị lãnh tụ vĩ đại Lênin và Stalin, và chôn dưới chân tường quảng trường Đỏ và chân tường Điện Kremli là những nhân vật kiệt xuất của nhà nước Xô Viết và của Đảng Cộng sản. Sau khi kế hoạch hoàn thành, quan tài của Lênin và Stalin được đưa vào lăng để quảng đại quần chúng lao động và chiêm ngưỡng.

Còn bây giờ chúng ta hãy tiếp tục nghe con gái của Stalin miêu tả về thời khắc cuối cùng của cha cô: "Như vậy là khi cha bị mất tri giác, chúng tôi đã đi rồi. Cha bị trúng gió nặng và đã không thể nói được. Một nửa thân người bên phải của cha đã không nhúc nhích được (Khơrútsốp cũng miêu tả như vậy). Mắt của cha cô mở ra mấy lần, nhưng ánh mắt của cha rất mơ hồ, không biết là cha cô phân biệt được những người xung quanh không". Lúc đó, mọi người xúm đến xung quanh cha, rồi họ cố gắng lắng tai nghe Người nói điều gì đó, hoặc dù nhìn trong thần thái đôi mắt của Người có thể thấy biểu hiện nguyện vọng của Người. Đứa con gái ngồi bên cạnh người cha, nắm chặt lấy tay cha. Người nhìn con gái mình, nhưng chưa chắc người ta đã nhìn thấy con gái mình. Rồi cô ôm hôn cha, hôn lên tay của cha, trừ những việc đó ra, cô không có gì đáng để làm nữa.

Trong hồi ký của cô chan chứa tình cảm, điều này không phải là khó lý giải cô tự trách mình. Bởi vì bản thân cô từ trước đến nay không phải là một cô gái ngoan, cô không hề có một sự giúp đỡ nào cho trái tim cô đơn của người cha. Trong những năm tuổi già, cơ thể suy nhược, bệnh tật dầy vò, bản thân bị xã hội quẳng ra ngoài, cha cô là một lão già cô độc. Ông có cả thảy 8 cháu nội ngoại, trong đó có năm đứa ông chưa hề thấy mặt. Còn bọn trẻ cũng chưa hề biết ông. Đây thật là một bi kịch đáng sợ, đáng thương của một gia đình.

Stalin khi chết rất đáng sợ và rất khổ. Máu não phát tán ra toàn bộ vùng giữa não, dưới tác động của một trái tim khỏe mạnh thì máu não dần tràn vào khu hô hấp, hệ hô hấp bị tắc nghẹt nên càng nguy cấp. Trong 12 giờ cuối cùng, tình hình đã rất xấu, thiếu ôxy trầm trọng, mặt của bệnh nhân đã chuyển sang sắc tím, biến hình đi, rồi dần dần chẳng còn nhận ra được, mồm miệng ông méo xệch. Trong một đến hai tiếng cuối cùng, bệnh nhân từ từ ra đi, những gì còn đọng lại thật đáng sợ. Mọi người mở mắt trừng trừng nhìn bệnh nhân ra đi trong trạng thái đau khổ.

Hình như là trong bất cứ lúc nào, cũng như đến phút cuối cùng, Stalin đều mở to mắt, nhìn toàn bộ mọi người ở xung quanh. Đó là ánh mắt rất sợ hãi, có lẽ đó là ánh mắt của trạng thái thần kinh đang hỗn loạn. Ông dùng ánh mắt căm hờn, sợ hãi đối với cái chết và đối với các bác sỹ lạ mặt bận rộn ở xung quanh ông. Rồi đột nhiên, Stalin nhấc cánh tay trái (tay này hơi cử động), không biết là ông định chỉ phương hướng nào, hoặc giả là để ra hiệu cho mọi người trong phòng. Lúc đó, điều này làm cho mọi người không hiểu nổi và rất lo sợ. Cách chỉ tay của ông rất kỳ lạ, nhưng nó lại có tính chất như dọa nạt, không biết là ông định nhằm vào ai, cái gì... Trong những thời khắc cuối cùng, bệnh nhân dãy giụa lần cuối một cái, rồi buông tay từ giã mọi người.

Cô con gái nắm chặt lấy một bác sỹ trẻ tuổi mà cô quen biết, và vị bác sỹ này cũng vô cùng xúc động.
Sau đó, các thành viên của Chính phủ đều vội vàng đi ra ngoài, họ cần đến Mátxcơva, nơi đó là Ban chấp hành Trung ương, mọi người đang ở đó ngóng đợi tin tức...

Người phục vụ cũng đã đến, nhân viên cảnh vệ cũng đã đến, họ đến để chia buồn cùng tạm biệt cô, nữ quản gia của căn nhà cũng đến để chia buồn, mọi người đều gọi bà là Varêchika, như vậy trong 18 năm bà đã làm việc ở khu biệt thự của Stalin. Bà quỳ xuống trước ghế sôpha, đầu bà gục lên ngực của người chết, khóc to lên, giống như một người ở nông thôn vậy, bà khóc thảm thiết rất lâu và cũng chẳng có ai an ủi bà.

Đêm khuya, nói một cách chính xác là đã sắp sáng rồi, lại có thêm một số người nữa đến, họ muốn đem thi hài của Stalin đi phẫu thuật. Một chiếc xe trắng đỗ trước cửa khu biệt thự, tất cả mọi người đều bước tới. Cả những người đứng ở ngoài cũng bỏ mũ để mặc niệm. Đúng 6 giờ sáng, Lêvintan đã thông qua tuyên bố trên đài phát thanh công bố tin buồn trước nhân dân.

Sau khi Stalin mất hai ngày, lúc này vẫn chưa an táng. Theo chỉ thị của Bêria, những người phục vụ, các nhân viên cảnh vệ và toàn bộ nhân viên phục vụ ở khu biệt thự đều bị triệu tập hết cả lại. Họ được nghe chỉ thị, tất cả mọi đồ vật ở đây đều được chuyển đi hết (không biết là mang đi đâu), tất cả mọi người đều phải rời khỏi chỗ này.

Không ai có thể tranh cãi gì với Bêria, mọi người ở đó đều rất hoang mang, họ chẳng rõ điều gì cả. Họ thu dọn đồ đạc, sách báo, đồ ăn, dụng cụ gia dụng chất hết lên xe ca. Toàn bộ số đồ vật đó được đưa đến chỗ nào, nó được chất vào kho vậy... Lúc đó ủy ban An ninh quốc gia, thiếu một đoạn dài so với bản thảo KGB họ đều phải chấp hành đầy đủ mọi chỉ thị của cấp trên, (đây vẫn là những quy định do Stalin phê chuẩn).


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 21 Tháng Giêng, 2010, 08:01:20 am
Ngày 2 tháng 3, con trai của Stalin, Vaxili được triệu đến khu biệt thự, anh ta ngồi giữa căn phòng lớn mấy tiếng đồng hồ liền trước mắt bao nhiêu người, thời gian gần đây anh ta thường sống như vậy, vẫn cứ uống say khướt, rồi rất nhanh anh ta lại bỏ đi. Trong phòng làm việc, anh ta lại tiếp tục uống, nói năng lung tung, chửi bới bác sỹ, lại còn lớn tiếng gào lên là cha mình bị giết chết, rằng ông bị chết là do bị người khác giết. Anh ta gào một mạch cho đến lúc trở về chỗ ở của mình.

Cái chết của người cha đã làm anh ta kinh hoàng. Anh ta luôn sợ hãi không yên. Anh ta luôn tin chắc rằng cha mình bị hạ độc chết, "bị giết chết". Anh ta cho rằng thế giới đã sụp đổ, không còn thế giới này nữa, cuộc sống của anh ta thế là hết rồi.

Trong thời gian diễn ra các hoạt động tang lễ anh ta luôn ở vào trạng thái cực kỳ bi đát, lúc nào cũng giận dữ gặp ai chửi nấy, chỉ trích cả những bác sỹ, những người của chính phủ, anh ta đều mắng tuốt. Anh cho rằng họ điều trị không đúng và an táng cũng chẳng ra gì. Trong hồi ký của con gái Stalin có viết, kể rất nhiều điều về người anh trai bất hạnh của mình. Vaxili bị tước bỏ hết mọi chức vụ, sống một cuộc sống phóng đãng. Sau một thời gian ngồi tù, năm 1962 anh ta sống cô đơn ở một căn hộ cô quạnh và chết lúc 41 tuổi.

Năm 1963, Aliluêva (con gái Stalin) viết một cuốn sách với tựa đề: "Hai mươi bức thư gửi những người bạn thân". Trong cuốn sách, cô đã tả lại cảnh lúc Stalin chết. Chúng ta hãy cùng xem nội dung của cuốn sách này. Và cũng phải đến một phần tư thế kỷ sau, các độc giả Liên Xô mới được nhìn thấy cuốn sách này. Trong thời gian từ năm 1968 đến năm 1988 , Aliluêva đã cho ra đời thêm một tác phẩm khác với tựa đề "Cuốn sách viết cho cháu ngoại nữ”. Cô không thể đăng được cuốn sách này trên các tạp chí Liên Xô. Mãi đến năm 1991, tạp chí "Tháng Mười" mới đăng tác phẩm này. Cô đã lại một lần nữa nhắc trong tác phẩm về căn bệnh đột ngột của cha mình và vấn đề cái chết của anh trai Vaxili cô cho rằng cần phải bổ sung toàn bộ mọi sự thực vào trong cuốn sách của mình.

Cô cùng cha nói chuyện với nhau lần cuối vào khoảng tháng một hoặc tháng 2 năm 1953. Cha cô đột nhiên gọi điện thoại tới và cũng như mọi lần, ông hỏi ngay: "Có phải con chuyển thư của Nađiratsvêli đến cho bố không?". Cô đã trả lời là không, bởi vì khi đó có một quy tắc rất chặt chẽ là: Thư của cha không được ai khác mang tới, không thể coi là "thùng thư” được.

Khi Stalin chết được mấy ngày, chuông gọi cửa nhà cô ở phố ven bờ sông lại reo lên. Đứng trước cửa là một người lạ, ông ta xưng tên là Nadiratsvêli. Ông ta hỏi, Giucốp và Vôrôsilốp ở đâu và nhờ nói với họ là ông đã sưu tập được một số tài liệu về Bêria. Cô trả lời "Giucốp ở phố Granốpxki, còn Vôrôsilốp ở trong Điện Kremli không có giấy thông hành thì không thể vào đó được”. Sau cuộc nói chuyện 2 ngày, rất có thể là vào hôm đó, Bêria đã gọi điện tới cho cô, lúc đầu Bêria vòng vo tam quốc, nói gần nói xa. Nói một lúc lâu sau, ông ta đột ngột chuyển hướng, hỏi như truy xét cô: "Cái người có tên là Nadiratsvêli có đến nhà cô bây giờ đang ở đâu?”

Sau câu hỏi của Bêria, cô cảm thấy thật lo sợ. Sau đó cô đã bị gọi đến để xét hỏi và phải giải thích: Cô đã biết người đó như thế nào, vì sao hắn lại đến tìm cô. Cô đã phối hợp hành động với hắn như thế nào. Càng thậm tệ hơn là, vì cô đã giúp hắn, một tên phao tin đồn nhảm thối tha, nên cô đã bị cảnh cáo nghiêm khắc. Nhưng sau này sau khi Bêria bị bắt, thì kỷ luật này được xóa.

"Cũng đúng như điều tôi nhận định, con người Bêria cho Stalin". Rồi tiếp theo sau đó, rất nhiều người thân cận với Stalin đã lập tức bị bắt: Họ là tướng cảnh vệ Vlaxika, và Bôskhơrêbêshep, thư ký riêng của Stalin việc này xảy ra vào khoảng tháng 1, tháng 2 năm 1953. Viện sỹ Vênôgratôp lúc đó đang bị giam trong ngục, ông là bác sỹ riêng của Stalin. Ngoài ông ra, không ai có thể đến gần Stalin được. Buổi chiều ngày 1 tháng 3 năm 1953 khi người phục vụ nữ thấy cha tôi nằm bất tỉnh nhân sự bên cạnh cái bàn điện thoại, đã yêu cầu gọi ngay bác sỹ, nhưng cũng chẳng ai làm việc này cả.

Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, đúng như lời của 2 vị quân nhân lão thành Vlaxika và Bôskhơrêbêshep nếu có mặt tại hiện trường, họ khẳng định có thể sắp xếp công việc một cách suôn sẻ thì chẳng cần phải thông báo cho các quan chức của Chính phủ mà bác sỹ cũng tới sớm hơn. Nhưng ngược lại, sự việc lại diễn ra không như vậy. Lúc đó, trong tình trạng cực kỳ khẩn cấp, bà phục vụ đã "yêu cầu” cho gọi bác sỹ (bác sỹ ở ngay nhà bên cạnh phòng cảnh vệ), nhưng viên chỉ huy trưởng cảnh vệ ở đó lại quyết định “theo quan hệ trực thuộc", thì cần phải gọi điện thoại báo cho thủ trưởng của mình trước, để hỏi xem nên làm như thế nào. Việc này đã làm mất rất nhiều thời gian. Thế mà lúc đó, cha nằm trên nền nhà, không được sự cứu giúp nào. Và cuối cùng, tất cả các quan chức Chính phủ đã đến đủ cả, họ muốn nhìn tận mắt xem, có phải đúng như lời bà phục vụ đã khẳng định Stalin đã bị trúng gió không. Như vậy là trong vòng 12 đến 14 giờ sau đó đã không có bác sỹ nào được gọi tới. Trong khoảng thời gian này đã xảy ra một bi kịch tại khu biệt thự Cônsôvô. Bà phục vụ và viên cảnh vệ bực tức, muốn cho gọi bác sỹ tới ngay, nhưng các quan chức Chính phủ nói với họ rằng "đừng có cuống lên như vậy". Bêria còn khẳng định rằng: "Chẳng có việc gì xảy ra đâu, Stalin đang ngủ đó mà". Rồi các quan chức Chính phủ đi ra xe. Nhưng chỉ sau đó vài tiếng, họ lại trở lại, bởi vì bà phục vụ và các nhân viên cảnh vệ đã bực tức không thể kiên nhẫn chịu được nữa. Cuối cùng, các quan chức chính phủ yêu cầu phải đưa người bệnh sang một phòng bên cạnh, cởi bỏ quần áo cho ông và đặt ông lên giường. Lúc đó, các bác sĩ vẫn chưa tới. Nhìn từ góc độ y học thì có thể nói là, việc đưa người bệnh dời khởi chỗ ngã là không có lợi. Khi người bệnh bị trúng gió (bị xung huyết ở não) thì không nên di chuyển. Cần phải nói thêm là, những bác sĩ ở ngay gần đó mà không được gọi đến khám cho Stalin. Cuối cùng, trong buổi sáng sớm thứ hai nhiều bác sỹ thuộc viện khoa học y khoa đã tới làm ra vẻ như việc chuẩn đoán bệnh của Stalin, phải cần tới cả một Viện y khoa vậy! Sau 10 giờ sáng, tất cả mọi bác sỹ đã có mặt. Nhưng họ không tìm thấy bệnh án, Viện sỹ Vinôgratốp đã từng ghi chép rất nhiều vấn đề chuẩn đoán và ý kiến xử lý về sức khỏe của Stalin trong bệnh án,...Bệnh án quan trọng như thế mà lại để ở chỗ bí mật nào đó ở Điện Kremli, mà đến bây giờ vẫn không tìm thấy.

Buổi chiều ngày ngày 5 tháng 3 thì cha chết. Thi hài ông được đưa đi để phẫu thuật. Mọi người ở biệt thự Cônsôvô đều tuân lệnh của Bêria là rời khỏi đây. Bà phục vụ, viên cảnh vệ, những người đã từng đòi có được bác sỹ ngay lập tức để khám cho Stalin đã bị buộc thôi việc. Và tất cả mọi người ở đây đều được lệnh là phải giữ mồm giữ miệng. Ngôi biệt thự bị đóng cửa, cửa lớn bị niêm phong, giống như là chưa từng có sự tồn tại của toà biệt thự. Chính phủ đã công bố sai sự thật với toàn dân rằng Stalin đã chết trong căn nhà ở Điện Kremli. Mục đích của chính phủ làm như vậy là, làm cho bất kỳ một người nào kể cả những người đã làm trong biệt thự dù muốn nói thế nào đi chăng nữa, thì cũng luôn "không tồn tại" một khu biệt thự của Stalin...


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 21 Tháng Giêng, 2010, 08:04:34 am
Những người đã từng bảo vệ, phục vụ tại khu biệt thự đã phải im hơi lặng tiếng suốt một thời gian dài. Phải đến 13 năm sau, vào năm 1966, .người đầu bếp nữ đã từng phục vụ ở đó gần 20 năm đến nhà tôi và kể lại toàn bộ câu chuyện mà tôi đã kể cho các bạn nghe ở trên. Trong đoạn này tôi không viết ở trong cuốn "Hai mươi bức thư gửi bạn thân". Bởi vì, trước khi tôi viết về đoạn gọi bác sỹ thì cuốn sách đã viết xong rồi. Tôi không muốn thay đổi bất kỳ điều gì trong bản thảo đó. Vì có nhiều người trong giới văn hóa Mátxcơva đã đọc nó. Tôi cũng không muốn năm 1967, lúc đó tôi chưa về nước để một số người phương Tây nào đó cho rằng tôi "khuấy lên" chỉ là ân oán cá nhân hoặc là trả thù, giả sử lúc đó tôi đem những chuyện của anh trai Vaxili viết thành sách thì chắc rằng hậu quả sẽ thật khó lường.

Trừ cô ta ra thì còn ai có thể biết được câu chuyện của Vaxili? Tại nơi đi đày, anh ấy được người ta "giúp cho chết đi", khi đó, KGB đã phái một nữ tình báo viên với danh nghĩa là y tá ở bên cạnh Vaxili... Sau khi Vaxili uống rượu, cô y tá này đã tiêm thuốc ngủ và thuốc an thần cho Vaxili, mà những loại thuốc này thì cực kỳ có hại cho khí quản. Lúc đó cũng chẳng có ghi chép gì của bác sĩ cả, vì cô y tá này tức là “nhân viên y tế”, Vaxili chỉ giữ lại duy nhất một cái ảnh cuối cùng, trong đó trông anh ta thật thảm hại. Cho dù là ở trong ngục, sắc mặt của anh ấy đã khá lên rất nhiều! Ngày 19 tháng 3 năm 1962, trong một hoàn cảnh hết sức đáng nghi, Vaxili đã chết. Chẳng có kết luận giám định của bác sỹ, và cũng chẳng có ai kiểm nghiệm phẫu thuật, chúng tôi ngồi ngây ra ở trong nhà mình mà chẳng biết anh ấy chết như thế nào. Vậy là hàng loạt các loại tin đồn ly kỳ cứ thế tuôn ra... 

Về cái chết của cha tôi, đương nhiên là Vaxili rõ hơn tôi rất nhiều. Bởi vì, tháng 3 năm 1953, trong những ngày tháng này anh tôi đã nói chuyện với các phóng viên nước ngoài ở khách sạn nhưng anh đã bị theo dõi và cuối cùng đã bị bắt. Các quan chức Chính phủ đã không cho phép anh được đi lại tự do. Sau đó, KGB đã dứt khoát "giúp anh được chết".

Những người trực tiếp chứng kiến bi kịch trong ngôi biệt thự cũng chỉ tạm thời biết như vậy. Một điều rất dễ nhận thấy là, trong tập hồi ký của con gái Stalin, đặc biệt là trong cuốn "sách viết cho cháu gái ngoại", các hành động của các quan chức chính phủ, nói một cách nhẹ nhàng khiến mọi người cũng khó hiểu. Vì sao mà sau khi nhận được điện báo của người cảnh vệ, Khơrútsốp, Bêria, Malencốp, Bunganin đã đến khu biệt thự mà họ không cho gọi ngay bác sỹ? Khi họ nghe Bêria nói rằng Stalin đang ngủ, đừng làm cho ông ta mất ngủ, thế là tất cả họ lại trở về nhà điều này làm cho người ta cảm thấy thật kỳ quặc. Sự việc càng làm tăng thêm nghi vấn đó là, sau khi viên cảnh vệ phát hiện Stalin đang mặc quần áo ngủ nằm dưới nền nhà, vì sao anh ta lại không gọi ngay y tá đến giúp sức. Cần biết rằng, thời gian quý báu đã bị bỏ lỡ. Vấn đề cuối cùng này đã được trả lời ngay sau khi Stalin mất không lâu. Lãnh tụ Stalin đã xây dựng cho mình một đội con tin có một chế độ quản lý riêng, theo quy tắc làm việc tỉ mỉ đã được Bêria phê chuẩn, nếu không được ông phê chuẩn thì bác sỹ không được đến chỗ Stalin. Biện pháp phòng ngừa này được áp dụng sau khi Viện sỹ Vênôgratôp bị bắt. Nói thực ra "vụ án y tế” đã từng sôi động một thời, tức là bắt đầu từ Vênôgratôp, bác sỹ riêng của Stalin phát hiện thấy tình hình sức khỏe của ông đã xấu đi rất nhiều, viện sỹ đề nghị cần giảm bớt nhiều công việc quá căng thẳng, Stalin tỏ ra tức giận với việc chuẩn đoán này. Từ đó, không cho phép viện sỹ này vào căn phòng đó của Stalin nữa, và ít lâu sau, ông bị tống vào tù.

Likia Kimashukhơ như đổ thêm dầu vào lửa. Việc cần phải làm sáng tỏ là: Likia Kimashukhơ viết thư mật báo là theo bản năng hay cô ta đã bị ai sai khiến. Giả sử A.D.Shaharốp cho cô là một nhân viên mật thám. Cô ta công tác tại phòng thực nghiệm ở bệnh viện của Điện Kremli, cô là một bác sỹ, khi Girưđanốp chết, ở Lantai, cô đã đến đó. Trong bức thư cô viết, là do điều trị không đúng cách, các bác sỹ đã dùng cách điều trị sai nên dẫn đến cái chết của Giưđanốp. Mọi việc này đều có âm mưu từ trước.

Bức thư của Likia giống như một hạt giống rơi từ mảng đất mầu mỡ: Stalin truyền bá cho người ta một hệ tư tưởng, dù họ bị kẻ thù bao vây, cứ coi là chưa có một người nào bị địch phát hiện "vụ án bác sỹ giết người" đã gây phản ứng rộng rãi không lường. Một số lớn bác sỹ bệnh viện Điện Kremli phải ngồi tù. Họ bị tra tấn mà khai rằng từ lâu họ đã lặng lẽ ngấm ngầm rút ngắn tính mạng của nhà lãnh đạo cao nhất. Họ "công nhận" rằng Giưđanốp, Đimitrốp, Sécbacốp đã bị giết hại. Rằng họ đã lấp liếm việc Giưđanốp bị bệnh tắc nghẽn mạch máu, cứ để cho Giưđanốp hoạt động làm việc, rồi dày vò Giưđanốp đi tới cõi chết.

Chính vào lúc này, để bảo vệ tính mạng của lãnh tụ kính yêu, Bêria đã ký bản quy tắc làm việc chi tiết, đặt ra những quy định nghiêm ngặt như sau: Nếu như không có Bêria ở đó, không có sự phê chuẩn của ông ta, thì không ai được phép gọi bác sỹ đến cho Stalin. Do vậy cho dù là cảnh vệ hay nhân viên phục vụ, cũng đều không dám đi gọi bác sỹ.

Còn vấn đề thứ nhất, thì tình hình phức tạp hơn, nên vẫn chưa tìm được phương án chính xác để giải quyết, ít nhất cũng có hai loại ý kiến để có thể so sánh.

Loại thứ nhất là: Kể cả thường vụ Đoàn Chủ tịch cũng phải tuân thủ các nguyên tắc làm việc bí mật mà Bêria đã ký. Đúng vậy, loại ý kiến này không được chấp nhận: Vì sao Bêria lúc đó lại không dùng đến quyền lực của mình? Vì sao lại không cho gọi bác sỹ tới? Cần biết rằng trong số những người đầu tiên vào thăm Stalin khi bị hôn mê nằm ở dưới đất, có cả Bêria.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 21 Tháng Giêng, 2010, 08:07:53 am
Vôncôgơnốp cũng đưa ra một số chính kiến. Ông đã cùng nói chuyện với viên cảnh vệ A.T. Rêbin. Viên cảnh vệ cho rằng, khi bị trúng gió, Stalin vẫn nằm trên sàn nhà trong khoảng từ 6 đến 8 tiếng đồng hồ, chẳng hề có sự cứu hộ nào về y tế, chẳng có ai có ý định cứu hộ ông bằng y tế. Viên cảnh vệ khẳng định rằng điều này giống như tất cả mọi việc đã được làm theo kịch bản đã định sẵn của Bêria. Các bạn chiến đấu ấy của Stalin đã đuổi các cảnh vệ và thành viên phục vụ của Stalin ra khỏi phòng của Stalin, rồi cấm họ không được gọi điện thoại đi đâu cả. Sau đó, tất cả họ nhất loạt cùng ra về, chỉ tới khoảng 9 giờ sáng ngày 2 tháng 3, Bêria, Malencốp, Khơrútsốp mới tới. Sau đó thì các ủy viên thường vụ khác cũng tới, và còn dẫn theo cả bác sỹ.

Có một điều rất có nghĩa là, khi Stalin hồi tỉnh trong chốc lát, ông có nhớ tới việc Lênin không thể nói được trong vòng 11 tháng trời hay không? Nếu đúng như lời của Trôtxki nói, Stalin có liên quan tới cái chết của Lênin, trừ khi Stalin ý thức được thái độ của người khác đối với mình đúng như thái độ của mình đối với người khác 30 năm trước đây. Vậy ông có cảm tưởng gì? Ái dà, ai mà biết được? Trong đại não ông, những mạch máu căng chèn ép khiến ông rơi vào tình cảnh đáng sợ là trong mấy năm cuối đời bệnh não đã làm cho ông có nhiều thay đổi trong tâm tư, tính cách độc đoán chuyên quyền đã dần dần hình thành.

Có lẽ, khi lần thứ nhất đến thăm Stalin, Bêria thực sự không biết Stalin đã rơi vào tình trạng rất nguy hiểm chăng? Có thể ông ta thật sự cho rằng, Stalin đang ngủ chăng? Tiện đây xin bổ sung thêm một câu. Lúc đó chẳng tìm thấy Bêria ở đâu cả. Sau này, khi đã tốn rất nhiều công sức mới biết được là Bêria đang ở và đang làm trò “quỷ" ở căn nhà riêng.

Nghĩ đến tình cảnh Stalin nằm trên sàn nhà mà Bêria lại nói là Stalin chẳng hề làm sao cả, điều này thật khó làm cho mọi người có thể tin được. Lại thêm nữa là việc Bêria còn chặn họng không cho viên cảnh vệ và bà phục vụ nói, ông ta nói: "Các người còn hoảng loạn nỗi gì? Đi ngay ra khỏi đây, cấm không được phá rối giấc ngủ của lãnh tụ”. Bêria còn dọa là sẽ tìm họ để tính sổ với họ.

Trong buổi sáng, khi lần thứ hai đến đây, Bêria không giấu được vẻ dương dương tự đắc. Về điểm này, bất kể là con gái Stalin hay Khơrútsốp đều có những miêu tả lại. Trong hai tập sách của Vôncôgơnốp miêu tả Stalin có viết, Bêria đã dựng lên một kịch bản chính trị cực lớn, vở kịch này đã được ông ta nghĩ đến từ rất sớm. Bêria đã để các ủy viên thường vụ khác ở bên cạnh linh cữu Stalin, còn mình thì lại rời bỏ Cônsôvô một thời gian về nằm khểnh ở Điện Kremli. Chỉ có một mình ông ta làm như vậy thôi.

Di chúc! Bêria đã cố gắng để rút ra bài học trong các sai lầm của người khác. Quanh sự việc của Stalin có thể để lại Di chúc bỗng đã bị nhắc nhở ông ta. Nhớ lại năm đó, Stalin đã từng mất đi một cơ may, mặc dù dường như Stalin đã khống chế được mọi động tĩnh của Lênin trong mỗi lần gặp, trong mỗi lá thư. Hơn nữa, Stalin còn cài cắm người của mình vào ở bên cạnh Lênin, và Stalin vẫn không nắm được bản Di chúc của Lênin, Bêria không nên lại một lần nữa rơi vào sai lầm này, cho dù thế nào đi chăng nữa thì cũng không thể một lần nữa mắc sai lầm!

Giả sử trong két bảo hiểm của Stalin có một văn kiện về việc cách chức Bêria?

Sự lo lắng của Paplôvích không phải là không có căn cứ. Ngày 16 tháng 12 năm 1952, Cục trưởng Cục cảnh vệ, thuộc Bộ An ninh Nicôlai Sitôvích Vơlaxich đã bị bắt. Ngay từ năm 1919, Vơlaxich vẫn chỉ là một chiến sỹ Hồng quân bình thường, Nicôlai được điều đến cạnh Stalin để đảm nhiệm công tác bảo vệ Stalin. Tội danh của ông là đã dung túng cho bác sỹ hạ độc, có liên quan đến gián điệp, và lạm dụng chức quyền. Việc thẩm vấn  Nicôlai do chính Bêria tiến hành.

Trong tủ hồ sơ của Nhà nước cách mạng tháng Mười, vẫn còn giữ được một bức thư viết vào tháng 5 năm 1955 của Nicôlai gửi cho Vôrôsilôp, Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô. Thư này được gửi từ biên cương, lúc đó vị Trung tướng cảnh vệ của Stalin bị cách chức và đi đày. Trong thư, ông coi Stalin là người đứng đầu chính phủ. Ông viết: "Sau khi chiến tranh kết thúc, vị đứng đầu Chính phủ đã đi xuống nam khi phái về cơ quan an ninh quốc gia đã không làm tốt công tác bảo vệ của mình, Stalin đứng trước mặt tôi, tỏ thái độ cực kỳ phẫn nộ đối với Bêria... Stalin nói, đã ra lệnh cách chức lãnh đạo Bộ An ninh quốc gia của Bêria. Vị đứng đầu Chính phủ này hỏi tôi rằng, Metcurôp, Côbucôp làm việc như thế nào, sau này còn hỏi đến Grơlichơ và Sanap. Tôi đã đem những điều mình biết báo cáo với ông... Sau đó, tôi tin rằng những điều tôi nói chuyện với vị đứng đầu Chính phủ, thì Bêria đều đã biết được cả sự đen đủi của tôi cũng từ việc này mà ra...”

Còn về nội dung của cuộc nói chuyện này, Bêria làm thế nào mà biết được, mọi người cũng chỉ đoán già đoán non. Có thể nói đi nói lại rằng, điều này chỉ có thể xảy ra bằng 2 kiểu: Hoặc là Stalin tự mình nói cho Bêria biết, hoặc là Bêria đã nghe trộm "chủ nhân" của mình.

Tiếp theo trong bức thư gửi cho Vôrôsilốp, Nicôlai còn viết: "Sau khi bị Bêria thẩm vấn xong, tôi đã rõ, ngoài cái chết ra, tôi chẳng còn hy vọng nào khác, do vậy tôi đã xác nhận lại một lần nữa là họ đã lừa dối vị đứng đầu Chính phủ... Họ cần tôi nói ra những điều về Bôskhơrêbêshép, nhưng tôi đã cự tuyệt yêu cầu của họ, tôi nói rằng tôi chẳng có một chút tài liệu nào làm hại đến thanh danh của Bôskhơrêbêshép. Tôi chỉ nói với họ rằng, người đứng đầu Chính phủ đã nhất thời rất không hài lòng với Bêria, người lãnh đạo Bộ An ninh chúng ta. Tôi xin nêu một số sự thực mà người đứng đầu Chính phủ đã nói với tôi đó là: sai lầm trong công tác, sai lầm của Bêria... là không có lời cung khai về Bôskhơrêbêshép, nên họ nói với tôi rằng anh sẽ bị chết ở trong ngục".

Vơlaxich đã không thể kiên trì mãi được, bởi vì "thần kinh thất thường, bị chấn động, mất khả năng tư duy và năng lực tự kiềm chế... Tôi thậm chí còn không đủ sức để đọc những lời khẩu cung mà họ đã viết sẵn cho tôi. Họ đã dùng mọi cực hình làm tôi đau khổ, chửi bới, uy hiếp, bắt ép tôi ký vào bản cáo trạng đáng sợ đó trong khi tôi còn đang bị cùm... Sau đó, chúng mới mở cùm cho tôi được đi ngủ, đây là sự đãi ngộ chưa từng có đối với tôi vì họ đã có những thí nghiệm của mình trong nhà tù..."

Đoạn viết cuối cùng là, Stalin đã đối xử với những người xung quanh mình thế nào. Dựa vào nhiều sự phán đoán, Bêria cảm thấy Stalin càng ngày càng lạnh nhạt đối với mình.



Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 21 Tháng Giêng, 2010, 08:12:55 am
Điều này không phải chỉ có một mình Bêria cảm nhận được. Trong mấy tháng cuối của chính quyền Stalin thật vô cùng ghê gớm. Đã có nhiều vị lão thành quân cận vệ: Vôrôsilốp, Micôiăng, Môlôtốp không được tín nhiệm. Tháng 11 năm 1952, tại hội nghị toàn thể về công tác tổ chức Trung ương họp sau khi Đại hội 19 Đảng Cộng sản Liên Xô kết thúc, Stalin đã làm một điều mà không ai ngờ tới là loại bỏ hoàn toàn Môlôtốp và Micôiăng. Người đã nghi ngờ hai vị lão thành này. Trong lời phát biểu của mình, Stalin tỏ ra không còn một chút tín nhiệm về chính trị đối với hai người này, Stalin nghi ngờ họ không thành thực trong chính trị. Họ không có danh sách trong Ban thường vụ Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao. Danh sách này phải được Stalin đồng ý. Triệu chứng không tốt lành này làm cho từ đó 2 người không còn được Stalin mời đến ăn nữa. Mọi việc đều đã rõ, chỉ còn con đường chết dành cho 2 người.

Nhiều sử gia cho rằng, lúc đó, một vụ đàn áp mới với quy mô lớn như năm 1937 đối với những người không được hoan nghênh đã được chuẩn bị sẵn. Đợt đàn áp lớn này sẽ động đến những nhà lãnh đạo chính trị ở tầng lớp cao và đến cả những người ủng hộ họ ở các địa phương. Khắp nơi trên toàn quốc đã mít tinh lên án "các bác sỹ giết người". Và những tên đồng bọn. Trên báo chí nhiều lần xuất hiện những thông tin về bọn tội phạm đầu độc có liên quan nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật ở các thành phố và nông thôn. Bầu không khí căng thẳng diễn ra ngày càng tăng. Bêria không hiểu rõ rằng, để xoa dịu lòng dân, "chủ nhân" có thể sẽ coi ông ta là vật hy sinh số 1. Bất kỳ một bạn chiến đấu nào của lãnh tụ cũng đều có thể thành người thừa. Cudơnétsốp, Vôdơnhiexianski, Vơlaxích, Bôskhơrêbêshép. Tiếp đến là ai đây?

Rồi Stalin đột nhiên bi trúng gió, việc ngoài dự tính này đã hóa giải được những nỗi hoảng sợ và những dự cảm nặng nề. Bêria, người trước tiên nhìn rõ tình thế mới mẻ này. Cần phải có hành động. Đầu tiên là phải làm rõ Stalin có để lại Di chúc hay không? Nếu có thì nội dung của bản Di chúc là gì. Trong Di chúc có nói đến ai là người thừa kế hay không.

Vậy là khi các bạn chiến đấu khác của lãnh tụ chưa biết đến, thì Bêria đã tranh thủ không để lỡ thời cơ chạy đến Điện Kremli. Sau khi Vơlaxích và Bôskhơrêbêshép bị trừ khử, thì Bêria người còn lại duy nhất được tự do ra vào phòng làm việc của Stalin. Con người đáng sợ này lúc đó vào phòng làm việc của Stalin làm gì vậy? Thật đáng tiếc là không có chứng cứ trực tiếp nào, có chăng chỉ là các phỏng đoán gián tiếp. Theo suy đoán của Voncôgơnốp thì trong đó có một điều rất có ý nghĩa là: Đại tướng A.A. Ephixép người từng là Thứ trưởng Bộ an ninh quốc gia nói rằng. Stalin có một cuốn sổ tay dày, bìa bọc vải đen. Thỉnh thoảng Stalin ghi chép một số điều trong đó. Rất không phải là ông ta sợ quên, mà khả năng nhớ của Stalin rất tốt, đã từng nổi tiếng là "máy tính". Những năm cuối đời, khả năng nhớ đó đã giảm. Ví dụ, Khơrútsốp đã kể lại một việc như sau : Có một lần Stalin gặp Bunganin mà ông ta không làm sao nhớ được tên của Bunganin. Việc giảm sút trí nhớ làm cho Stalin vô cùng phiền não, ông không muốn để cho người khác biết được điều này, do vậy ông luôn nổi cáu, nạt nộ người khác.

Voncôgơnốp viết, như vậy là nội dung của những ghi chép trong đó sẽ vĩnh viễn không bao giờ được biết đến. Ephixép nói rằng, ông không biết, nhưng ông cho rằng Stalin vẫn còn giữ một số thư riêng của Bunganin, Trôtxki, Zinôviép và Camênhép.

Người có thể được gặp trực tiếp Stalin chỉ là Bêria, Bôskhơrêbêshép và Vơlaxich. Và cũng có thể chỉ có họ mới biết được cuốn sổ đó có còn hay không. Nhưng hai người được Stalin tin tưởng nhất là Bôskhơrêbêshép và Vơlaxích đã bị Bêria vu cáo và gạt ra trước lúc Stalin chết. Điều này có nghĩa là, trước khi Stalin chết, trong 3 người đó chỉ còn một mình Bêria ở bên cạnh Stalin.

Khi Bêria và Khơrútsốp cùng viên bác sỹ vào để cấp cứu cho Stalin, lúc đó đang bị trúng gió hôn mê (trước đó, Stalin nằm trong khoảng từ 12 đến 14 tiếng đồng hồ mà không được cấp cứu. Tên quỷ quyệt này, thủ hạ của Stalin biết rõ là, Stalin đã hết đời rồi, thế rồi, Bêria bỏ mặc Khơrútsốp, Malencốp và những người khác ở bên cạnh Stalin còn mình thì nhanh chân cho ô tô phóng đến Điện Kremli. Ngày nay, ai dám bảo rằng, Bêria con quỷ này không dám mở két của Stalin? Nếu như điều này xảy ra. Vậy thì Bêria đã đem tài liệu của lãnh tụ đi đâu? Bêria không nhận ra rằng trong vòng năm rưỡi lại đây, thái độ của Stalin luôn coi ông ta là người thừa. Như vậy Stalin không thể không có những dự tính đối với Bêria. Có lẽ đại nguyên soái có để lại chỉ thị hoặc di chúc chăng? Những người công tác bên cạnh Stalin luôn luôn uốn gối, khom lưng trước mặt Stalin thì hiển nhiên họ chấp hành đúng di nguyện của lãnh tụ. Những lo lắng và vội vàng của Bêria là có căn cứ. Hơn nữa việc vào văn phòng của Stalin chỉ có ông ta mới có thể vào được. Cần biết rằng, ông ta chính là người phụ trách bảo vệ. Voncôgơnốp viết rằng. Bất kể là thế nào, cuối cùng Bêria cũng phát hiện ra két bảo hiểm của Stalin, về cơ bản là trống không. Chỉ có một số chứng từ và văn kiện không quan trọng.

Bằng việc tiêu hủy cuốn sổ cá nhân của Stalin (nếu là có thật) thì Bêria đã dọn được cho mình con đường đi tới đỉnh cao. Có thể chúng ta vĩnh viễn không bao giờ biết được những điều "bí mật" của Stalin Nội dung chứa trong cuốn sổ tay đen. Ephixép vẫn tin rằng, trước khi chính thức mở niêm phong két bảo hiểm của Stalin, thì Bêria đã tiến hành "thanh lý” chúng. Hiển nhiên là Bêria rất muốn làm việc này.

Vài tiếng sau, Bêria trở về ngôi biệt thự Cônsôvô. Ông ta càng tỏ ra tự tin hơn, rõ ràng khác hẳn với bộ mặt đau khổ và có tính kìm nén của những người khác. Bêria bắt đầu truyền đạt thông cáo của chính phủ về bệnh tình của Stalin để đăng báo và trên đài phát thanh: "Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô thường xuyên giám sát về bệnh tình của đồng chí Stalin rất nghiêm trọng, Ban chấp hành Trung ương Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô cho rằng kể từ hôm nay cần thiết sẽ ra thông báo thứ nhất nói: "Ngày 2 và ngày 3 tháng 3 đã áp dụng phương pháp điều trị tương ứng để cải thiện chức năng hô hấp bị tổn thương và chức năng tuần hoàn máu. Những biện pháp này tạm thời không làm cho bệnh tình có chuyển biên căn bản nào. Đến 2 giờ đêm ngày 4 tháng 3 bệnh tình của đồng chí Stalin vẫn rất nặng... ". Bản thông cáo số 2, trên thực tế là nhắc lại, nội dung bản thông cáo trước: "Đêm ngày 5 tháng 3, bệnh tình của đồng chí Stalin vẫn rất nặng. Người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê, (không biết gì nữa, việc điều tiết thần kinh hô hấp khó khăn, hoạt động của tim tiếp tục suy yếu...".

Bản thông cáo lần thứ 3 cũng đồng thời được đăng với tin tạ thế của Stalin trên báo "Sự thật” ngày 6 tháng 3.

Bản thông cáo này được công bố lúc 4 giờ sáng ngày 5 tháng 3. Bản thông cáo nói rằng: Trong đêm ngày 4 tháng 3 và rạng sáng ngày 5 tháng 3, bệnh tình của Stalin đã rất hiểm nghèo. Việc này đã dẫn đến các loại tin đồn về thời gian chết thật sự của Stalin.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 21 Tháng Giêng, 2010, 08:17:39 am
Sau này người ta mới biết rằng Stalin căn bản không giống như trong thông báo nói, Stalin bị trúng gió ở trong Điện Kremli, mà là ở ngoại thành, tại khu biệt thự gần ngoại ô. Vaxili con trai của Stalin nói là "Các ông đã giết cha anh", tin đồn này cứ được lưu truyền khắp nơi trong mọi người, nó lan ra từ khắp thành phố này sang thành phố khác ! Sau khi Bêria bị bắt và sau khi Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô công bố bức thư công khai về vụ án Bêria thì mọi người lại càng hoài nghi về tính chân thực của các tin tức của chính giới. Ai cũng kinh sợ khi biết rằng trong cơ quan của Bêria có một phòng "thực nghiệm", "về kiểm tra nói dối". Tại đây dùng các sản phẩm hóa dược để thực hiện loại trừ tính chất kiềm chế trong lòng con người ta.

Người lãnh đạo phòng thực nghiệm các bác sĩ chuyên môn cũng đã hoàn thành nhiệm vụ cực kỳ tinh tế là trừ khử bí mật những người không cần phải bắt theo lệnh của Bêria. Các bác sĩ còn cho các loại thuốc độc chung với thuốc bệnh để giết người. Với phương pháp này, các bác sĩ ở phòng thực nghiệm này đã giết chết hơn 300 người.

Năm 1976, ở Frăng Phuốc, trên bờ sông Ranh đã cho xuất bản cuốn sách cách đây không lâu các độc giả Liên Xô mới được biết cuốn sách này. Tác giả cuốn sách là người Cápcadơ tên là Aptonhannôp. Năm 1937 đã từng bị thanh trừng. Sau đó, khi được tha đã di cư đến Tây Âu. Ông từng là Giáo sư sử học ở nước Nga. Cuốn sách có tiêu đề "Âm mưu của Bêria về bí mật cái chết của Lênin". Tháng 5 năm 1990, trên tạp chí "Ngôn ngữ’ đã cho đặng nội dung một phần của cuốn sách này. Trong cuốn sách đã chỉ rõ. Mối quan hệ của Lênin và Stalin sớm muộn cũng phải lật tẩy, hoặc là hoán đổi vị trí cho nhau, hoặc là cùng chết trong ngọn lửa. Trong cuốn sách ông viết: Ngày nay có rất ít các nhà sử học Liên Xô tranh luận với nhau về điều này. Tức là khi Stalin đã quyết định mượn tay Malencốp "Cận vệ quân trẻ” để thanh trừ "Cận vệ quân già" Môlôtốp, thì Bêria là người đầu tiên nhìn thấy được kế hoạch chiến lược của Stalin: Theo mô thức của những năm 20 và những năm 30 thì phải trừ khử những ủy viên lão thành trong Bộ chính trị. Điều đó có nghĩa là mượn tay đội "Cận vệ quân trẻ” để trừ khử đội "Cận vệ quân già". Rồi lại mượn sức của lực lượng cán bộ phụ trách được đề bạt trong công nhân để trừ khử đội "Cận vệ quân trẻ”. Những tính toán của Stalin đã sai lầm. Những người xung quanh ông không còn mang trong đầu những tư duy của những năm 1920 nữa. Mà dưới sự bồi dưỡng của ông, tinh thần của họ, phương pháp tư duy của họ, hành động của họ đã giống hệt ông. Không còn nghi ngờ gì nữa, trong số những người đó, chỉ có một lá cờ đầu. Người đó chính là Bêria.

Antonhaunôp, tác giả của cuốn sách cho rằng, sự sơ hở khiến người ta chẳng hiểu gì cả. Sau khi tạo ra "Vụ án bác sĩ mưu sát” Stalin cũng đã bộc lộ ý đồ của mình: Phải biết rằng, việc chỉ trích cơ quan An ninh Tối cao Quốc gia ung dung "để bác sĩ làm loạn" như thế có nghĩa là trực tiếp chĩa mâu thuẫn vào Bêria.

Bêria cũng rất hiểu cách dùng người của Stalin, và ông ta cũng đã rõ số phận của người tiền nhiệm Yagoda và Êdốp của mình đã gặp phải, ông ta không có ảo tưởng. Stalin bây giờ rất cần cái đầu của Bêria. Còn Bêria, ngoài việc chặt đầu Stalin thì không còn cách nào cứu được mình nữa.

Theo cách nhìn này của tác giả Antonhannôp, thì Bêria đã tổ chức được một hoạt động âm mưu chống Stalin khó khăn chưa từng có. Nhưng khi thực hiện thì lại rất thuận lợi. Hơn nữa kẻ tổ chức âm mưu đã tự chứng thực rằng về mặt nghệ thuật, học thuật cao siêu, uy tín, đức độ được mọi người mến mộ của ông ta so với Stalin thì không ai có thể bì được. Và hơn nữa trình độ tổ chức và mưu sát chính trị của ông ta còn vượt xa cả Stalin.

Cũng chẳng phải là tâm lý: Đầu cơ trừu tượng, cũng chẳng phải là ý tưởng nghệ thuật, mà là được nhà luật học có hàng loạt chứng cớ gián tiếp bị coi là có tội, phải trục xuất ra nước ngoài Antonhannôp đã kết luận: Stalin đã bị chết bởi âm mưu. Nhưng ông ta bị chết như thế nào? Hoặc giả giống như những điều mà chính phủ đã thông báo là do kiệt sức mà chết. Nhưng trong Hội nghị Bộ Chính trị thì Stalin đã bị sốc và sau đó là bị hậu quả của việc điều trị có tính chất phá hoại, hoặc là đã bị Bêria đầu độc bằng loại thuốc độc từ từ. Tác giả đã đưa ra hai loại tội chứng của cả hai loại giả thiết này.

Với giả thiết thứ nhất là cách nhìn nhận của Erenbua. Năm 1956, Erenbua đã nói điều này cho nhà triết học, nhà văn Pháp Pônsatơ. Các báo trên thế giới đều có đăng cách nhìn nhận của ông ta. Các bạn hãy chú ý xem báo "Thế giới" của Đức đã đăng cách nhìn của ông thế nào.

Ngày 1 tháng 3 năm 1953, Hội nghị Đoàn chủ tịch trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô Kaganôvích đã phát biểu và yêu cầu Stalin mấy điểm sau:

1. Thành lập một ủy ban đặc biệt để điều tra khách quan về "vụ án các bác sỹ”.

2. Bãi bỏ lệnh của Stalin trục xuất người Do thái ra ở những vùng biên cương hẻo lánh của Liên Xô.

Trừ Bêria, tất cả các ủy viên Bộ chính trị lão thành đều ủng hộ các yêu cầu trên của Kaganôvích. Đây quả là sự việc quá bất thường. Vì từ trước đế nay chưa hề có lúc nào có ý kiến nhất trí như thế, lúc này Stalin nổi giận đùng đùng không chỉ quát tháo ầm ĩ, chửi bới lung tung, mà còn uy hiếp đe doạ các ủy viên Bộ chính trị muốn tạo phản. Thế nhưng họ đã sớm dự liệu được điều này. Kaganôvích đã thay mặt Bộ chính trị tự gửi thông điệp cuối cùng cho Stalin, khẳng định nhất định sẽ có phản ứng như vậy. Họ cũng rất rõ là, nếu như Stalin dùng đến quyền lực thì họ sẽ không ra khỏi Điện Kremli. Do đó họ đã dự trù trước và chọn phương thức phòng, chống phù hợp. Đó là Micôiăng đã tuyên bố với Stalin nóng nảy rằng, "Nếu như trong vòng nửa giờ đồng hồ nữa, chúng tôi không được tự do rời khỏi đây quân đội sẽ tràn vào Điện Kremli". Vừa dứt lời. Lập tức Bêria cũng không ủng hộ Stalin nữa. Sự tráo trở của Bêria đã làm cho Stalin không còn trấn tĩnh được nữa, còn Kaganôvích đã đến trước mặt Stalin xé tấm thẻ thành viên Đoàn chủ tịch Trung ương Đảng Cộng sản Liên xô, rồi vứt vào mặt Stalin.

Stalin không kịp gọi cảnh vệ của Điện Kremli , ông đã bị trúng gió gục ngay xuống ngã lăn ra đất bất tỉnh nhân sự. Mãi đến 6 giờ sáng ngày 2 tháng 3 bác sĩ mới được phép khám cho Stalin.



Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 21 Tháng Giêng, 2010, 08:27:03 am
Tác giả Antonhannôp còn nêu lên quan điểm phổ biến của cơ quan thông tin đại chúng phương Tây về cách nhìn nhận này trước Đại hội 22 Đảng Cộng sản Liên Xô cơ bản đều cho là: Do vấn đề trục xuất người Do thái nên đã phát sinh sự chia rẽ, bất đồng ý kiến dẫn đến kiệt sức, điều này có nghĩa là, trong những quan điểm phổ biến ấy Pônômarencô đã viết thêm một câu: Vừa thấy Stalin ngã quỵ xuống đất, bất tỉnh nhân sự, Bêria đã mở miệng kêu lên: "Chúng ta tự do rồi !". Đương nhiên từ góc độ tìm hiểu đối tượng mà ngày nay chúng ta trao đổi thì cách nhìn nhận này là không thể chấp nhận được. Xung quanh truyền thuyết nói Stalin bị trúng gió ở Điện Kremli là từ của cơ quan Nhà nước. Trong thông báo của Nhà nước, chỉ nói đến nơi ở Điện Kremli.

Cách nhìn nhận thứ hai có nhiều sức thuyết phục hơn là khả năng Bêria đã dùng thuốc độc để dần dần hạ độc Stalin. Cách nhìn nhận này có nội dung chính như sau: Sau Đại hội 22 Đảng Cộng sản Liên Xô kết thúc, đã cho thành lập một ủy ban điều tra để điều tra những hành vi phạm tội của Bêria và những thuộc hạ của Bêria. Nhiều người Bônsêvích lão thành được sửa sai và khôi phục danh dự, đã tham gia vào ủy ban điều tra này. Điều mà các đảng viên già rất quan tâm là, cuối cùng thì Stalin đã chết trong tình huống nào? Kết quả điều tra của họ là, sự việc phát triển từ ngày 23 tháng 2 đến 1 tháng 3 là hoàn toàn như Khơrútsốp đã thuật lại. (Nhân đây cũng nói thêm một câu nữa là kết quả điều tra của ủy ban điều tra và cách nhìn nhận trước đây là giống nhau, Antonhannôp không dám bảo đảm). Khơrútsốp, Bêria, Malencốp, Bunganin đến thăm Stalin, họ cùng nhau vui vẻ ăn tối. Nhưng lần ăn uống này cơ bản không phải do Stalin đề xuất mà là do Malencốp sắp xếp. Với lý do là Hội đồng Bộ trưởng họp vào ngày thứ hai, tức là ngày 2 tháng 3, Hội nghị sẽ thảo luận một số vấn đề cần phải xin ý kiến Stalin. Một tuần trước, Stalin đã thông báo cho Thường vụ Bộ chính trị Đoàn Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương việc xét xử công khai "Vụ án giết người của bác sỹ” cần phải được tiến hành vào trung tuần tháng 3, và đưa bản sao giấy khởi tố có chữ ký của viện trưởng viện kiểm sát tối cao Liên Xô cho họ. Trong đơn khởi tố này, cùng với lời giải thích của ông Viện trưởng viện kiểm sát Saphunôp (tay sai của Bêria) về việc hội đàm với Stalin, cuối cùng đã xoá được mọi nghi ngờ của mọi người đối với tấm lòng thành thực của Stalin. Lời khởi tố nói rằng: Trong thời kỳ chiến tranh, người Mỹ không chỉ xây dựng cơ cấu gián điệp trong sở y tế của Điện Kremli, thậm chí họ còn cài cắm gián điệp vào Ban chấp hành Trung ương và Bộ An ninh quốc gia (Như Nôchôpxki của Ban chấp hành Trung ương và Abakumốp, Bộ An ninh quốc gia). Việc này cũng được nước Anh làm từ trước khi chiến tranh nổ ra, trong chiến tranh họ đã mở rộng mạng lưới gián điệp này. Họ đã chiêu mộ được các ủy viên Trung ương như Cudơnhétsốp, Bôpucốp, Rôđiônốp. Đối với quân đội, trong đơn khởi tố không thấy nói gì, mà chỉ nói có người muốn hạ độc giết tướng lĩnh của Thê đội 2 (Vasilepsiki, Gơvônốp, Chécnencô, Kônhiép). Nhưng họ tin chắc có thể thấy rõ, chỉ có Giucốp, Vôrônốp, Yumasép, Pôcơdannôp là những nguyên soái bị oan ức mới là những đối tượng mà bản khởi tố cảm thấy thích thú...

Tóm lại, tất cả đều đã rõ. Lời phán xét đối với các bác sĩ, và không phải vụ án đã khép lại nó giống như những gì đã làm năm 1937, sẽ có rất nhiều đầu các ủy viên Bộ chính trị rơi xuống. Khơrútsốp, Bêria, Bunganin và Malencốp sau khi nghiên cứu tỷ mỉ đơn khởi tố, dựa vào ý kiến của Khơrútsốp, họ đã quyết định thảo luận vấn đề này.

Trong cách nhìn nhận của những người “Bônsêvích lão thành” thì rõ ràng là Khơrútsốp là người đầu tiên nêu ra đề nghị loại bỏ Stalin. Đây là những suy nghĩ có ảnh hưởng tới thời kỳ "Băng tan" của Khơrútsôp. Thậm chí Khơrútsốp còn ra sức giãi bày tâm tình của mình trước mặt các cựu Đảng viên đã bị bức hại. Khơrútsôp từng nói rằng, khi Stalin có ý định có những hành động khủng bố mới, Khơrútsốp đã không bàng quan đứng nhìn.

Cuộc hội đàm được diễn ra dường như trong một khu rừng rậm ở ngoại ô Mátxcơva (trong ngôi nhà từ trước đến nay không thấy có nói đến loại đề tài này) với danh nghĩa là một cuộc đi săn. Qua hội đàm họ đã quyết định; Vì nguyên nhân sức khỏe, Stalin không còn phù hợp để tham gia công tác Đảng và chính phủ với hiệu quả cao nữa, kiến nghị bãi toàn bộ chức vụ của ông. Nhưng Stalin có thể ký bất cứ văn kiện nào để tranh thủ thời gian, sau đó rồi mới thủ tiêu hết những người ấy thì phải làm thế nào đây? Khơrútsôp tựa như quay sang Bêria: "Bêria, anh là chuyên gia trong lĩnh vực này, chúng tôi không rành việc này lắm, theo anh nên làm thế nào, vẫn để Stalin còn sống mà ông ta lại không can dự vào công việc của Đảng và Nhà nước?”

Lịch sử lại lặp lại! Nếu như sự việc này là có thật, vậy thì mười mấy năm sau cũng lại nảy sinh một sự việc tương tự với Khơrútsôp. Lúc đó cũng vào đúng ngày nghỉ, do Khơrútsốp không thích Bí thư thứ nhất Tỉnh ủy Igơnatôp tiến hành thăm dò mình. Nhưng Brêgiênhép và Pôtgoocnưi đã có manh mối đối với hành động âm mưu từ Điện Kremli. Một mặt lừa bỏ thuốc độc, một mặt thất bại không có lối thoát.

Chúng ta hãy cùng tiếp tục theo dõi hành động của những tay thợ săn đang đi săn trong ngày nghỉ. Bêria đã hiểu được ám chỉ ngầm của Khơrútsốp, và đã trả lời thẳng ra rằng, hãy tống Stalin vào ngục, chứ nếu để ông ta tự do hành động thì còn nguy hiểm hơn; Nếu như không phân rõ ranh giới với Stalin, dù Stalin có chết, thì cũng sẽ mãi mãi can thiệp vào công việc của Đảng. Nói thế thôi nhưng chẳng thấy Bêria đề xuất thêm bất cứ biện pháp cụ thể nào nữa. Thế rồi Malencốp đã kiến nghị bức Stalin phải tuyên bố từ chức trên truyền hình và phát thanh. Sau đó đưa ông ta giam vào một nhà ngục ở đảo Sôrôvêxki để cách biệt ông ta với thế giới bên ngoài. Bêria không đồng ý với ý kiến này.

"Người Trung Quốc biểu thị sự đồng tình sẽ ra tay cứu ông ta ra khỏi đảo, hoặc những người Mỹ hiếu kỳ sẽ ra tay cứu ông ta. Giống như trước đây người Đức trong thời kỳ chiến tranh đã từng cứu Musôlini".


Nhưng nhận được sự cổ vũ đối với kiến nghị của Malencốp, Bêria tuyên bố là ông sẽ cùng với đội Chêka thực thi công việc giết Stalin. Những điều này đúng như những gì Khơrútsốp nghĩ đến. Nhưng ông ta muốn nghe những lời đó do chính mồm Bêria nói ra.

Không thể nghi ngờ gì nữa tâm địa thực sự của Bêria. Đầu ông ta đã rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm, Malencốp không phải là không do dự khi đồng ý với suy nghĩ của Bêria và Khơrútsốp. Sau đó họ giao cho Bêria vạch kế hoạch tỷ mỷ "về việc từ chức của Stalin" Quy định biệt hiệu cho kế hoạch là "Môzart" "Môzart và Shariêli của Puskin (hình như là hạ độc)".

Antonhannôp nói, cách nói này là rất có tính quyết định. Không chỉ vậy, trong một lần nói chuyện chống Stalin, Khơrútsốp đã trích dẫn trong tác phẩm của  Puskin rằng: "Người ác độc không thể trở thành thiên tài được”.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 21 Tháng Giêng, 2010, 08:33:18 am
Mấy hôm sau Bêria mời Khơrútsốp, Bunganin, Malencốp đến biệt thự của mình thưởng thức đĩa hát nhạc cổ điển mới được mang từ ngước ngoài về, trong đó có cả Mozart. Trong khi họ đi dạo trong rừng cây. Bêria đã đem mở cho mọi người nghe hai bản Mozart. Ông đã đưa ra 2 kế hoạch chi tiết, "Kế hoạch nhỏ" "kế hoạch tốt nhất".

"Kế hoạch nhỏ" quy định không dùng lực lượng khác mà cưỡng bức Stalin từ chức. Khi Stalin dùng bữa tối cùng "tứ đại ủy viên" ở Cônsôvô thì đột nhiên bị trúng gió rất nặng - không phải chết ngay, nhưng cũng không thể sống được Stalin đã ra đi trong trường hợp có người chứng kiến trong đó có con gái, bác sỹ.

"Kế hoạch tốt nhất" hầu như quy định là, khi Stalin ngủ (vào ban ngày) thì cho gây ra vụ nổ ở trong biệt thự của Stalin. Kế hoạch lén lút đặt thuốc nổ vào một tặng phẩm rồi để vào nơi đã quy định. Chẳng những phá hủy nhà ở của Stalin, mà còn san phẳng các  tòa nhà ở cạnh đó, đồng thời tiêu hủy hết những người làm chứng quá thừa.

Sự thành công của "kế hoạch nhỏ" là do bốn người họ cùng chịu trách nhiệm. Còn sự thành công của "kế hoạch tốt nhất" sẽ do một mình Bêria chịu trách nhiệm. Vào giờ X đã quy định trong kế hoạch, thì mọi sự liên lạc từ biệt thự của Stalin, nơi ở và văn phòng ở Điện Kremli cắt đứt, đường dây nội bộ của Chính phủ và tất cả mọi con đường vào biệt thự của Stalin (cho dù là trên bộ hay trên không) cắt đứt mọi thông tin đối với các thành viên Đoàn chủ tịch Ban chấp hành Trung ương trừ "Tứ đại ủy viên". Giờ X vừa điểm, "Tứ đại ủy viên", tuyên bố Stalin bị "ốm nặng", tạm thời "Tứ đại ủy viên" nắm quyền "cho tới khi Stalin hoàn toàn bình phục". Tất cả những hành động ấy của "Tứ đại ủy viên" thực hiện âm mưu này thì mới giành được địa vị hợp pháp. Sau khi đã chuẩn bị được xong mọi thứ như trên, "Tứ đại ủy viên" đã hội đàm cùng với Stalin. Cuộc hội đàm được tiến hành vào tối ngày 28 tháng 2 năm 1953 tại khu biệt thự của Stalin ở Cônsôvô. Sau khi hội đàm những việc chính, họ đã uống rất nhiều rượu. Malencốp, Khơrútsốp và Bunganin đã sớm rời khỏi khu biệt thự, nhưng họ không trở về nhà mà họ vào Điện Kremli. Bêria mượn cớ giống như trước đây để bàn một số vấn đề nào đó của ngành mình với Stalin. Lúc này tại hiện trường xuất hiện thêm hai gương mặt mới: Một người là nam, anh ta là cấp phó của Bêria. Một người là nữ nhân viên dưới quyền của Bêria. Bêria báo cáo với Stalin rằng đã nắm được một số tài liệu về "vụ án bác sỹ" chuẩn bị ám sát Khơrútsốp, Bêria gọi nữ nhân viên trình lên một cặp văn kiện to. Bêria vừa bày văn kiện cho Stalin xem, vừa lúc đó nữ nhân viên đã rất nhanh hắt một dung dịch gì đó lên mặt Stalin. Loại đung dịch này rất có thể là một thứ thuốc mê nào đó, ngay lúc đó Stalin liền bị hôn mê, thế là nữ nhân viên trên liền chích cho Stalin luôn mấy mũi tiêm thuốc độc mãn tính vào nội tạng của Stalin. Rồi sau đó trong những ngày "điều trị" cho Stalin, chính nữ nhân viên này xuất hiện với danh nghĩa là một bác sỹ lại tiêm chích cho Stalin. Cô ta pha liều lượng thuốc vừa đủ để sao cho Stalin không thể chết ngay tại chỗ, mà sẽ từ từ chết một cách tự nhiên. Sự trình bày của các "Bônsêvích lão thành" là thế đấy.

Điều này làm chúng ta tự nhiên nhớ lại đoạn văn Aliluêva con gái Stalin đã miêu tả, nữ bác sỹ thần bí ở bên giường Stalin: "Các bác sĩ trẻ ngơ ngác nhìn nhau... tôi bỗng chợt nghĩ rằng, mình đã gặp vị nữ bác sỹ trẻ này ở đâu? Rồi tôi gật đầu chào vị nữ bác sỹ, mà chẳng nói gì cả..."

Như vậy là, trong tất cả các cách nhìn nhận, có 3 điểm cố định không thay đổi được là:
 
Điểm thứ nhất: Khi Stalin chết, trong số những người túc trực bên cạnh Stalin. Bộ chính trị có 4 người là Bêria, Bunganin, Khơrútsốp, Malencốp.

Điểm thứ 2: Chỉ đến ngày thứ 2 mới cho phép các bác sỹ vào chỗ Stalin.

Điểm thứ 3: Chính Bêria có liên quan đến cái chết của Stalin. Do vậy Antonhannôp đã rút ra hai kết luận. Kết luận thứ nhất là: Mặc dù bệnh tình của Stalin hết sức trầm trọng (hôn mê bất tỉnh) nhưng "Tứ đại ủy viên" đã xác định trước cái chết tất yếu của Stalin. Do vậy họ không có ý định gọi bác sỹ đến chữa trị cho Stalin.

Kết luận thứ 2: Đã đành việc gọi bác sỹ do một mình Bêria quyết định. Rõ ràng ông ta đã gọi đến những người chấp hành theo ý chỉ của ông ta, đó là những người sẽ giúp Stalin đi đến cái chết.

Xem ra kết luận thứ 2 là yếu ớt nhất. Bởi vì nó không có bất kỳ một chứng cứ thiết thực nào để luận chứng nó còn kết luận thứ nhất có thể miễn cưỡng coi đó như một nhận xét ban đầu, cũng chỉ có thế mà thôi. Đương nhiên, hoàn toàn có thể loại trừ khả năng có âm mưu thì cũng không chính xác. Lãnh tụ đã già rồi, sức khỏe giảm sút. Trong hồi ký của Khơrútsốp nói rằng, khi Đại hội 19 Đảng Cộng sản Liên Xô bế mạc, chỉ phát biểu 5 đến 7 phút, Stalin đã có biểu hiện cực kỳ đuối sức khiến cho mọi người khó tin. Stalin cho rằng, đây là thắng lợi của Người.

Người thường nói đến vấn đề về hưu, nhưng thực tế không hiểu được mục tiêu của Người là gì, không loại trừ khả năng, Người thăm dò phản ứng của những người làm việc bên Người. Đến ngay bản thân Người cũng chẳng tin vào mình nữa. Trong tình hình như vậy những người làm việc xung quanh Stalin, nếu như tiên đoán được Người sẽ tiến hành một cuộc thanh lọc lớn mới thì họ hoàn toàn nghĩ đến biện pháp loại bỏ chính Người. Đêm ngày 2 tháng 3 việc Stalin đột ngột bị trúng gió đã khiến cho họ thở phào nhẹ nhõm. Đây đương nhiên là một sự việc khác. Đúng là ông trời cao có mắt, trăm đường tránh không khỏi số.

Có thật là không có ý định mời bác sỹ đến cho Stalin không? Đây tạm thời vẫn là một trong những vấn đề bí ẩn nhất, còn Stalin cuối cùng chết là vì sao, vì "tứ đại ủy viên" hay vì một mình Bêria, hay vì vận mệnh bất ngờ bị trúng gió, đây cũng là điều bí mật. Nhưng điều này nhất định sẽ được làm sáng tỏ. Cần biết rằng, năm 1801 đã xảy ra sự kiện Paul đệ nhất bị giết hại, và phải đến 100 năm sau, tức sau cách mạng, năm 1905 người dân Nga mới biết được. Để nghiêm khắc bảo vệ lợi ích của việc thừa kế trong hoàng cung, bất luận Sa hoàng nào cũng đều như vậy cả.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 21 Tháng Giêng, 2010, 08:38:34 am
CHƯƠNG 5
HY VỌNG NGUY HIỂM

Một truyền thuyết đẹp. Là vật hy sinh của tình yêu hay là nô lệ của tình yêu. Bị người khác giết hay tự sát. Cách nhìn nhận của chính giới. Sự phỏng đoán của bạn gái. Những kiến giải của các nhà chính trị.

Lần gặp gỡ đầu tiên của họ được diễn ra trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Lúc đó đang là những ngày hè nóng nực, ánh mặt trời chiếu rọi xuống nơi nơi, mặt biển lóng lánh ánh bạc, giả sử như không có biển cả thì con người ta khó mà thở được vì phải chịu sức nóng hầm hập như trong một phiên chợ đông người vậy. Nhưng ở đây tuy nóng như thế nhưng vẫn rất dễ chịu, trên bờ biển một lũ trẻ đang nô đùa với nhau, thỉnh thoảng chúng lại phát ra những tiếng cười vô tư.

Đột nhiên một bé gái trượt chân bị ngã xuống nước, các bạn cùng lứa đứng ngây người ra vì sợ, tiếng kêu thất thanh chìm vào tiếng sóng vỗ. Trên bờ, tất cả đều cuống cả lên. Đúng lúc đó, một chàng trai không rõ tên chạy đến và nhảy bổ xuống nước. Người ta chỉ trông thấy hai tay cậu nâng đứa trẻ khỏi mặt nước. Người đã cứu được đứa trẻ là một người không cao tóc hung hung, trên mặt rỗ hoa, lăn tăn mấy sợi râu, chính chòm râu sau này đã trở nên quen thuộc với toàn thể nhân dân thế giới.

Cô bé chơi ở bờ biển và không may bị ngã xuống biển ngẫu nhiên được chàng thanh niên Joshep, người Grudia 24 tuổi. Cô gái đó tên là Natia. Họ của cô là Aliluêva. Trước đó không lâu, cô vừa tròn 2 tuổi. Đó là việc xảy ra tại thành phố Bacu năm 1903.

"Đối với một người mẹ có nhiều ảo tưởng và rất nhạy cảm mà nói, đó là sự mở đầu rất có ý nghĩa". Xvétlana Aliluêva viết: "Sau đó khi mẹ gặp bố, lúc đó mẹ đã là một học sinh trung học 16 tuổi. Còn bố là một nhà cách mạng 38 tuổi vừa bị đi đày ở Sibêri trở về, và đã sớm trở thành bạn của gia đình này... " Rồi rất nhanh, họ đã cưới nhau, Nađêzđa Aliluêva trở thành vợ của Stalin.

Đây là lần kết hôn thứ 2 của Stalin. Lần kết hôn thứ nhất là vào thời kỳ trước cách mạng. Người vợ đầu của Stalin là Ekachierina Sêmiaonôpna Sưvanítchơ. Bà mất vào năm 1907. Bà sinh cho Stalin một người con trai tên là Yasha. Lúc nhỏ Yasha ở với họ hàng đi học ở Grudia, sau đó lên Mátxcơva ở với bố. Lần kết hôn thứ 2, Stalin có 2 người con là Vaxili và Xvétlana.

Cuộc sống gia đình của Stalin là một trong những điều bí mật quan trọng nhất của ông. Trong thời kỳ Stalin nắm quyền, tình hình cuộc sống gia đình của ủy viên Bộ chính trị như: Niềm vui sở thích và thái độ đối với một vấn đề nào đó đều là những bí mật quốc gia đặc biệt quan trọng. Như vậy dễ dàng thấy rằng, tình hình cuộc sống riêng tư của Stalin là điều cơ mật quốc gia quan trọng biết chừng nào. Một xã hội bị bưng bít bắt đầu từ việc thần bí hóa và không có cá tính hóa của giới lãnh đạo nhà nước. Cho dù hình tượng của Stalin được hàng chục triệu người tôn sùng là "cha của các thời đại và của nhân dân các dân tộc". Tượng ông có ở khắp nơi, trong cả nước không thể đếm xuể nhưng cũng chỉ là để hoan hô và ca ngợi mà thôi. Đời tư của lãnh đạo luôn bị giấu kín, chẳng ai có thể biết được.

Chỉ đến giai đoạn gần đây, các độc giả thông qua báo chí mới bắt đầu biết những thông tin đã bị giấu kín suốt hơn nửa thế kỷ qua: Cuộc sống gia đình của vị Đại nguyên soái, những tập tục, thói quen trong gia đình, về cái chết của bà vợ thứ 2 lúc bà mới 31 tuổi. Xuất thân của bà từ đâu? Làm việc gì? Cha mẹ bà là ai? Bà đã chết như thế nào? Bị bức tử chết hay chết tự nhiên? Những vấn đề này tuyệt nhiên không phải là chuyện phiếm, khi người ta đưa ra những vấn đề này cũng không hẳn chỉ là sự hiếu kỳ. Bình thường nếu xem xét về cái chết của người vợ mà Stalin yêu mến đã có ảnh hưởng lớn đến tính cách của Stalin, thì đó là một sự thật không còn phải tranh cãi. Đây là vấn đề đặc biệt có ý nghĩa.

Người vợ thứ 2 của Stalin sinh ra tại Bacu. Bố là Sécgây Iacốplêvích Aliluép. Bà là con thứ tư trong nhà, và là con út, bà có 2 người anh trai. Một là Paven, còn người kia là Phêôđô. Người chị gái của bà tên là Anna. Cha bà xuất thân là một nông dân ở Vôrônhiedư, mang đậm bản chất của dân đảo Síp. Mẹ của ông là người Síp. Do mang trong người dòng máu Síp nên trông giống như người miền Nam, khuôn mặt có nét của người nước ngoài. Theo lời cháu gái ngoại của ông là Svetlann Giôgiépphuna Aliluêva, thì dường như những người trong gia tộc Aliluêva đều có đặc điểm mắt đen nhánh, răng trắng, nước da ngăm ngăm đen, cơ thể gầy nhỏ thon. Sécgây được trời phú cho cái tài làm kỹ thuật, có kỹ thuật về thợ nguội. Ông làm việc tại một xưởng sửa chữa đầu máy xe lửa ở ngoại Capcadơ. Ông đã ở Tibilisi, Bacu, Bathundô. Năm 1898 ông gia nhập Công đảng dân chủ xã hội Nga. Ông đã gặp một số nhân vật hoạt động nổi tiếng trong phong trào công nhân như Calinin, Phêaurêtôp... Năm 1900 ông chuyển đến Pêtécbua để làm giám đốc công ty chiếu sáng.

Sécgây là một công nhân được giáo dục có văn hóa. Những người sống cùng thời với ông đã nói về ông như sau: ông là một người dong dỏng cao, nghiêm chỉnh và sạch sẽ, gọn gàng, thậm chí rất lịch sự, trang nhã. Ông có bộ râu rậm điểm theo những sợi trắng, có điểm gì đó rất giống với Calinin. Ông là người luôn nho nhã, nhẹ nhàng, ôn hòa với tất cả mọi người. Ở Pêtécbua ông có một căn hộ 4 phòng. Tất cả các con của ông đều được học hết bậc trung học.

Cuộc hôn nhân của ông cũng lãng mạn không kém người con gái. Lúc đó ông đang làm việc ở Nhà máy ở Tibilisi. Trong một đêm đẹp trời, vị hôn phu của ông ném một túi đồ từ trong nhà qua cửa sổ rồi chạy ra đứng bên chàng trai. Lúc này bà chưa đầy 14 tuổi, nhưng tình yêu của bà vô cùng nồng nàn và bà cũng rất có ý thức vì hạnh phúc. Bà mang họ của người Ucraina tên là Phêđôrencô. Bố của bà lớn lên ở Grudia và sinh sống tại đó. Vì mẹ của ông là người Grudia. Bố của Ôlêga nói tiếng Ucraina. Ông lấy một người phụ nữ Đức và cũng là dân di cư đến đây, như vậy người vợ trẻ của ông, Aliluêva có thể nói tốt cả hai thứ tiếng Đức và Grudia.

Mãi tới cuối những năm 1890, Stalin mới làm quen với người công nhân Aliluép. Stalin gặp ông tại Tibilisi và Bacu năm 1910, sau khi trốn khỏi nơi bị đi đày và đến Pêtécbua. Stalin đến ở nhà Sécgây Iacốplêvích và Ôlêga Yôcôniépna. Sau đó Stalin lại bị đi đày ở rừng nguyên sinh Tuluhan lần nữa, nhưng ông vẫn giữ liên lạc với gia đình Aliluép.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 21 Tháng Giêng, 2010, 08:42:47 am
Cuộc cách mạng tháng 2 năm 1917 đã làm Stalin thoát khỏi cảnh đi đày ở Sibêri. Ông đến Pêtrôgrát, con người đã sống cuộc sống hoang dã này không có tiền bạc, trong túi ông cũng chẳng có một mẩu bánh mỳ, ông sẽ đi đâu về đâu? Ông đi đến nhà những người quen cũ Aliluép nhiệt tình mời ông ở lại nhà, điều đó giúp ông tránh được cái đói, cái rét. Stalin đi suốt ngày đến khuya mới về. Bất kể là Stalin về muộn như thế nào nhưng các chị em nhà Alinuêva vẫn để phần trà nóng, súp, chuẩn bị sẵn bánh mỳ đợi ông về. Hai cô gái đều không nói gì cảm thấy vui sướng khi nhìn thấy khuôn mặt khắc khổ của nhà cách mạng. Tháng 7 năm 1917, Lênin cũng trốn trong căn nhà này mấy ngày. Nachiê (tên của Nađêzđa lúc nhỏ) đã nhường căn phòng nhỏ của mình cho Người, còn bản thân cô sống trong một căn nhà khác ở ngoại thành.

Sau cách mạng tháng Mười, Stalin trở thành một thành viên của chính phủ Xô Viết khoá 1 - ủy viên nhân dân ban dân tộc. Lúc này cô bé Nađêzđa đã tốt nghiệp trung học và được nhận làm thư ký ở cơ quan Stalin. Đầu năm 1918, chính quyền Xô Viết dời đến Mátxcơva, Nađêzđa không thể không chuyển đến thủ đô tại Mátxcơva một học sinh vừa mới tốt nghiệp trung học 18 tuổi, đã mở to đôi mắt háo hức nhìn cuộc đời, và cô đã gắn chặt số phận mình với người đàn ông từng trải 37 tuổi - Stalin. Họ chẳng cử hành hôn lễ, bởi ngày đó, trong con mắt của những người Bônsêvích thì không nên cử hành hôn lễ là tốt nhất. Cô cũng chẳng đổi họ, mà giữ nguyên họ của mình. Cô đã vào Đảng tại Mátxcơva, cùng sát cánh bên chồng trong công việc. Sau này cô cùng làm việc với thư ký riêng của Lênin tại ủy ban nhân dân, và cô cũng đã từng là thư ký trong thời kỳ Lênin dưỡng bệnh tại làng Goócki.

Có một chi tiết rất thú vị là: Năm 1921, khi tiến hành thanh lọc hàng loạt trong Đảng, Nađêzđa đã bị khai trừ khỏi Đảng với lý do là "tham gia các hoạt động xã hội không đủ”. Tuy cô công tác trong Ban thư ký riêng của Vlađimia Ilich, nhưng thật đáng tiếc là không thể làm khác được! Tại thời điểm đó, tình hình xã hội rất căng thẳng, không thể dung túng cho ai cả. Cuối cùng, Lênin nhận thấy rằng cần phải viết thư cho người lãnh đạo ban thanh lọc của Đảng A.A.Sonsư và Ba.A.Chaluski để xin cho cô. Lênin thấy có trách nhiệm cần phải làm cho ban thanh lọc rõ một việc là tạm thời chưa hiểu: "Nađêzđa Sécgâyépna Aliluêva tuổi còn non trẻ".

"Bản thân tôi đã quan sát Nađêzđa khi cô làm việc ở Cục quản lý sự vụ ủy ban nhân dân", Lênin viết trong thư, "Nói điều này có nghĩa là tôi rất hiểu Nađêzđa, tôi nhận thấy cần phải chỉ ra rằng, gia đình cô trong đó bao gồm bố, mẹ và 2 người con gái đã sớm tham gia cách mạng và tôi đã biết họ từ trước cách mạng tháng Mười. Đặc biệt là vào tháng 7 năm 1917, tôi và Zi-nô-vi-ép bị bao vây gắt gao, tình hình cực kỳ nguy hiểm. Lúc đó, chính gia đình cô đã che chở cho tôi. Họ luôn tin tưởng tuyệt đối vào những người Bônsêvích, họ không những che giấu chúng tôi, mà còn giúp chúng tôi rất nhiều trong các hoạt động bí mật. Không có họ, chúng tôi khó tránh khỏi được bàn tay của bọn mật thám.”

Thế là Đảng tịch của Nađêzđa được khôi phục lại. Năm 1921, cô sinh được cậu con trai Va-xi-li, và đó cũng chính là nguyên nhân "tham gia các hoạt động xã hội không đủ". Sau khi Lênin mất, cô chuyển sang công tác tại tạp chí "Cách mạng và văn hóa". Sau đó cô đi học tại trường Đại học công nghiệp, nhưng rồi lại bị triệu hồi về và được phái đến công tác tại ủy ban thị ủy Mátxcơva. Trong thời kỳ học tại trường Đại học công nghiệp cô học khoa sợi nhân tạo, cô được tín nhiệm bầu làm lớp trưởng.

Trong hồi ký của mình, Khơrútsốp có viết tỷ mỷ miêu tả những ngày tháng cô ở Đại học công nghiệp. Nói đến người vợ của Stalin, Khơrútsốp viết, tính cách của Nađêzđa hoàn toàn khác với tính cách của Stalin: "Khi Nađêzđa học tại Đại học công nghiệp, có rất ít người biết được cô là vợ của Stalin.- Cô không bao giờ lợi dụng vị trí đặc biệt của mình, cô chưa bao giờ ngồi xe con để đến trường, hay ngồi xe con từ trường đến Điện Kremli. Đúng vậy, cô chưa từng bao giờ làm việc đó. Cô chỉ đi xe buýt mà thôi. Đối với mọi người ở trường học, cô không thể hiện một điều gì đặc biệt cả. Chỉ có vài người biết cô là vợ của Stalin. Nhìn nhận từ góc độ của cô mà nói thì cô là người không thích khoa trương mình trước mọi người. Cô được bạn bè trên thế giới, kể cả kẻ thù gọi là người vợ của "Nhân vật số một".

Xung quanh vấn đề tính cách của Nađêzđa và Stalin hoàn toàn không giống nhau đã được Bachanốp chứng thực. "Nađêzđa hoàn toàn không giống Stalin". Cô là một người rất tốt. Phẩm hạnh đoan trang, luôn thành thực với mọi người, tuy cô không xinh đẹp, nhưng cô có khuôn mặt lương thiện, hiền lành, chân thực, rất được mọi người mến mộ...

Khi tôi quen biết Nađêzđa, tôi có một cảm giác rằng, chung quanh cô trống rỗng như thiếu một cái gì. Vào lúc đó không biết vì sao cô không có bạn gái. Còn các bạn trai không ai dám đến gần. Nếu lỡ bị Stalin nghi ngờ thì sẽ chết không có đất chôn - tôi cảm thấy rất rõ ràng là vợ của Stalin cần có một nhu cầu cực kỳ đơn giản là được giao tiếp với mọi người...

...Cuộc sống gia đình của Nađêzđa rất khổ sở. Ở nhà, Stalin là chúa tể. Bởi vì trong khi làm việc, ông luôn phải tự kìm chế mình, do đó khi về đến nhà ông không bao giờ khách khí cả. Nađêzđa nhiều lần nói với tôi một cách thương tâm rằng: "ông ấy cứ lầm lì cả ngày chẳng nói câu gì, chẳng nói chuyện với ai, có người tìm ông cũng chẳng thèm quan tâm, ông là một người rất khó tiếp xúc". Nhưng tôi cố tránh nói chuyện với Stalin. Vì tôi đã sớm biết Stalin là người như thế nào. Thật đáng thương cho Nađêzđa khi cô bắt đầu phát hiện những hành động vô đạo đức, phi nhân tính của Stalin, hơn nữa cô lại tự mình không dám tin vào những điều mình đã phát hiện.

Cuộc sống riêng tư của một cá nhân, không còn nghi ngờ gì nữa, đầu tiên là nói về cuộc sống gia đình của người đó. Hiển nhiên, sau khi dời đến Mátxcơva, Nađêzđa đã nhanh chóng hiểu được điều này, trong cuộc sống của chồng cô, cô chỉ có vị trí rất nhỏ bé mà thôi. Bất kể là cô, hay đứa con trai của cô, Stalin cũng chẳng thèm quan tâm để ý đến. Trong ngôi nhà của ông ở Điện Kremli, thậm chí trong khu biệt thự thì lúc nào cũng đầy ắp khách khứa, những người thân, bạn bè và cả những người quen. Trong ngôi nhà tràn đầy tiếng cười của trẻ nhỏ - các bạn nhỏ hàng xóm luôn sang chơi đùa với Vaxili và Svetlana.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 21 Tháng Giêng, 2010, 08:48:03 am
Năm 1919, gia đình Stalin được phân một ngôi biệt thự. Năm 1932, sau khi người vợ chết, ông đã thay đổi nơi ở trong Điện Kremli, và xây đựng một khu biệt thự mới ở Cônsôvô.

Do vậy Nađêzđa ngày ngày phải đi làm, con gái giao cho bảo mẫu trông coi, nhưng trong những ngày nghỉ, hoặc buổi tối, thì cô ra sức làm hết mọi việc, dành mọi sự quan tâm cho những đứa con của mình. Svetlana trong hồi ký của mình viết trước những năm 1929-1930, mẹ cô đều tự mình làm hết mọi việc nhà, tự đi mua thực phẩm, không nhờ đến người giúp việc. Trong mọi trường hợp, bà luôn giữ được trật tự, nền nếp gia đình. Bà không nhận bất kỳ sự giúp đỡ nào của các đội viên Chêka và nhân viên bảo vệ. Stalin chỉ có duy nhất một cảnh vệ luôn đi cùng xe với Stalin và không có liên can gì đến việc nhà của Stalịn. Hơn nữa, nhân viên cảnh vệ này cũng không được đến gần nhà Stalin. Ngược lại, khi Stalin một mình lái xe đến Mátxcơva; ông thường không đem theo nhân viên bảo vệ mà đi một mình như bao người bình thường khác.

Vào mùa hè, ngôi biệt thự của vợ chồng Stalin luôn có nhiều người. Bukharin hay lui tới đó. Ông yêu thích mọi động vật ở đây. Ông thường chơi đùa với lũ trẻ, dạy bà bảo mẫu đi xe đạp và bắn súng hơi.

Blôngtai cũng đã ở đây trong một thời gian rất dài, tình bạn giữa ông và Stalin rất thắm thiết, vợ của họ cũng là những người bạn rất thân thiện với nhau. Buxiôngni mang đàn ác-coóc-đê-ông, còn Vôrôsilốp chỉ thích đàn hát theo, Stalin cũng ngẫu hứng hát theo. Tuy khi nói chuyện với nhau, thì họ nói rất bé, nhưng khi họ hát thì ngược lại, âm thanh cao vút, lời lẽ rõ ràng.

Tất cả mọi người trong nhà đều phải công nhận vai trò thủ lĩnh của nữ chủ nhân. Chỉ một mình Nađêzđa cũng có thể làm cho mọi tính cách khác nhau ở đây trở nên thân thiết, đoàn kết, làm cho mọi người luôn thuận hòa bên nhau. Rất nhiều người hiểu bà đã nhấn mạnh rằng, ở bà không những có một ma lực, sự thông minh, lòng hào hiệp với khách, mà còn có một ý chí kiên cường, phẩm chất đứng đắn. Đứng trước những sự việc mà bà cho là không thể thay đổi được, bà tuyệt nhiên không bao giờ chịu lùi bước. Khi nhấn mạnh đến tính cách độc lập của bà, mọi người thường đưa ra ví dụ sau: Năm 1927, giữa Stalin và Trôtxki nổ ra cuộc đấu tranh gay gắt. Sau khi Trôtxki và Zinôviép bị khai trừ khỏi Đảng, A.A.Giêfây ra mặt ủng hộ họ đã tự sát. Trong buổi lễ tang để đưa người xấu số về nơi an nghỉ cuối cùng, có cả Nađêzđa.

Nađêzđa có rất nhiều người thân, tất cả họ đều nhận được sự quan tâm của bà. Sau khi kết hôn, Stalin đã đón bố mẹ bà lên Mátxcơva. Năm 1932, sau khi Nađêzđa mất, bố cô luôn đóng cửa ở lỳ trong nhà. Sau đó ông chuyển đến ở với cô con gái lớn Anna. Sau này ông bắt đầu viết hồi ký và đã được xuất bản năm 1946. Nhưng ông không được xem cuốn hồi ký của mình vì ông đã mất vào năm 1945, thọ 80 tuổi. Vợ của ông cũng mất khi 76 tuổi. Sau khi đứa con gái út chết, hai cụ già lại bị phân đi đôi ngả, mỗi người lại đơn độc đón nhận những ngày cuối cùng của đời mình ở một nơi. Đúng vậy gia đình họ dã gặp hết sự đau buồn này đến sự đau buồn khác.

Vận hạn cứ liên tiếp rơi xuống gia đình ông, nó giống như đã được định đoạt sẵn. Sau khi Nađêzđa chết, vận hạn lại đổ lên đầu người anh trai của bà, Paven, và người chị dâu. Tính cách của Paven rất giống với Nađêzđa, rất yếu đuối, tình cảm và tin người. Nhưng điều mà mọi người không ngờ tới là anh lại xung phong vào bộ đội, trở thành một quân nhân, không phải là Paven tự lựa chọn con đường binh nghiệp mà chính quân đội đã chọn anh. Khi cách mạng bùng nổ và khi cuộc nội chiến nổ ra, anh phải cầm vũ khí và chiến đấu ở Tuốcghinixtan.

Sau cuộc nội chiến, theo chỉ thị của Lênin, Paven tham gia vào đội khảo sát Uvansep và được phái đến cực Bắc thăm dò khoáng sản, và tìm mỏ than. Anh không phải là nhà khoa học, mà là người phụ trách an ninh cho các nhà khoa học. Bằng việc khảo sát được mở quặng than và mỏ sắt có trữ lượng lớn, Paven và Uvansep là những người đã đặt nền móng cho vùng đất này.

Cuối năm 1920, anh được cử làm đại biểu quân sự và được đi thăm Đức. Sau khi về Mátxcơva, anh đã sáng lập ra cục quản lý xe tăng. Năm 1938, khi đi nghỉ về, trở về cương vị công tác cũ, anh đã không nhận ra được Cục quản lý xe tăng do mình sáng lập ra: khi Paven không có mặt ở đây, những nhân viên của anh ở cục đã bị bắt hết. Nhiều phòng làm việc bị niêm phong, cả hành lang không có lấy một tiếng động. Anh cảm thấy cơ thể mệt mỏi, và kết quả là anh đã bị chết vì bệnh tim trong khi đang ở phòng làm việc. Gần 10 năm sau, vào năm 1943, Bêria nghĩ tới cái chết đột ngột của Paven và đã lợi dụng việc này để gây khó dễ cho vợ của Paven, bà bị kết tội là đã hạ độc chồng và bị tù 10 năm, nhốt trong một phòng riêng, mãi đến năm 1954 mới được thả ra.

Cuộc đời của chị gái Anna cũng gặp bi kịch không kém. Anna cũng giống như Nađêzđa, cô lấy chồng từ rất sớm. Chồng cô là Rêtensư là một người Bônsêvích Ba Lan, bạn cũ của Chiêrenxki. Rêtensư đã từng công tác tại ủy ban tiễu trừ bọn phản cách mạng ở Ucraina và Grudia. Tại Tibilisi ông đã gặp Bêria.

Bêria không thích ông đã tìm đủ mọi cách để loại ông ra khỏi Grudia. Cuối cùng Bêria đã tìm được một lý do vô cùng xác đáng. Điều Rêtensư đến công tác tại ủy ban thanh trừng phản cách mạng ở Mátxcơva. Năm 1936, trong cuộc tuyển cử đại biểu Xô Viết tối cao đầu tiên, ông đã trúng cử. Nhưng đến năm 1938, sau khi bị Bêria điều đến công tác ở Mátxcơva, ông lại tiếp tục bị điều đi Kazắcxtan. Thế là cả nhà ông phải chuyển đến Alamutu - Kazắcxtan. Vừa dừng chân ở đó không lâu, ông lại bị triệu về Mátxcơva. Ông trở về Mátxcơva với một tâm trọng nặng trĩu. Tâm trạng này không phải là vô duyên cớ - Lần này, ông không còn trở về nhà được nữa.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 21 Tháng Giêng, 2010, 08:51:13 am
Vợ ông đã mang con cái trở về Mátxcơva. Anna không hề tin rằng chồng mình lại là "kẻ thù của nhân dân". Lúc đó người anh trai Paven vẫn còn sống, Paven đã kiên trì biện hộ cho ông thậm chí vì việc này mà Paven đã cãi nhau cả với Stalin, nhưng Stalin không mảy may dao động. Đúng như Svetlana đã từng viết: "không ai có thể lay động được quyết định của cha". Nếu như Stalin muốn loại một người nào (kể cả những người quen) nếu ông đã coi ai là "kẻ thù” thì không ai có thể làm thay đổi được. Bất kể là Paven hay Aliôsa Sưvanítchơ cũng vậy mà thôi. Mà điều duy nhất mà họ được là mất đi cơ hội tiếp xúc với Stalin, mất đi sự tín nhiệm của Stalin. Sau lần gặp cuối cùng này, Stalin và hai người này đã chia tay nhau mỗi người một ngả, coi nhau như kẻ thù vậy. Rêtensư đã bị xử bắn, và chính Stalin con người tàn khốc và phũ phàng cũng đã tự mình báo tin này cho Anna vợ của Rêtensư. Từ đó về sau, Anna không bao giờ bước chân vào ngôi biệt thự của vợ chồng Stalin nữa, và càng không bao giờ thèm vào ngôi nhà của Stalin trong Điện Kremli nữa. Điều này đã làm cho ông bà Aliluép, bố mẹ của Anna vô cùng đau khổ và vì cái chết của con rể mà ông đã khóc không thành lời. Họ dự định đem hết những gì có thể để giúp cô con gái cả. Giống như tất cả những người thật thà khác, Anna ngây thơ, đã đi cầu cứu đến những người bạn cũ của chồng - Vôrôxilốp, Môlôtốp và Kaganôvích. Cô không tin là chồng cô đã bị xử bắn. Các bạn cũ của chồng cô đã tiếp cô rất tử tế, mời cô uống trà, ra sức an ủi cô, và họ cũng chỉ biết làm như vậy mà thôi. Không ai có thể giúp cô được.

Năm 1947, Anna đã cho xuất bản cuốn hồi ký "cách mạng và gia đình Aliluép". Sau khi đọc cuốn sách này, Stalin đã nổi trận lôi đình. Viện sỹ Phêđôxiép thuộc viện khoa học đã đột nhiên đăng một bài có tính chất hủy diệt bình luận trên báo "Sự thật". Trong bài viết ông đã dùng những lời lẽ sắc bén và dự đoán được một cách đúng đắn là bài bình luận này đã lấy lời của ai làm dẫn chứng. Ngoài Anna ra, tất cả mọi người đều kinh hãi lo sợ, Anna không chú ý đến sự gào thét này, mà còn dự định sẽ viết tiếp hồi ký. Nhưng ý nguyện của cô đã không thành. Năm 1948, cô và vợ góa của Paven đã bị xử 10 năm tù giam. Năm 1954 cô được thả khỏi nhà ngục, cô đã không thể nhận ra người con của mình đã lớn thế này, cả ngày cô ngồi ngây ra ở trong phòng, lạnh lùng với tất cả mọi tin tức ở xung quanh; tin Stalin chết, tin kẻ thù số một của gia đình cô - Bêria cũng đã chết. Bệnh thần kinh phân liệt đang hành hạ Anna. Năm 1964 Anna chết trong bệnh viện. Sau 10 năm biệt giam, cô luôn sợ hãi cánh cửa nhà tù. Trong bệnh viện, cho dù cô đã nhiều lần đề nghị, nhưng cánh cửa phòng cô vẫn bị khóa suốt đêm. Vào buổi sáng ngày thứ 2, người ta đã phát hiện cô đã chết trong phòng bệnh. Cho đến ngày cuối cùng của cuộc đời, cô vẫn luôn tin rằng Rêtensư vẫn còn sống, cho dù cô đã nhận được giấy báo chính thức sửa sai cho chồng mình.

Vận hạn vẫn cứ bám đuổi triền miên đối với gia tộc Aliluép, trước khi diễn ra bi kịch của Nađêzđa, số phận đã đón anh trai Phêđon của bà đi rồi. Phêđon là một người thanh niên rất đa tài, anh đặc biệt thích những môn như toán học, hóa học, vật lý. Do có tài năng xuất chúng, ngay từ trước cách mạng anh đã được vào học ở trường sỹ quan Hải quân Nga. Ngay từ ngày còn ở Tibilisi đã quen Khamua, bố mẹ của Phêđon, đã mang Phêđon về ở với mình. Khamua và bạn bè của anh có thể chịu đựng được những điều mà người khác không thể chịu được. Bản thân Phêđon cũng không chịu được. Và anh là một chàng trai thông minh lương thiện, nhưng về mặt tinh thần thì lại thật đáng buồn. Phêđon bị điên. Có người nói rằng, Khamua thích thử thách các chiến sĩ của mình. Có một lần, anh đã đạo diễn một trận tập kích giả cho bộ đội. Lúc đó tất cả bộ đội chạy tán loạn, nhưng họ đều bị bắt và trói lại hết. Trên đất là thi thể đầy máu của viên chỉ huy, bên cạnh là quả tim của ông ta, máu dường như còn chưa đông. Trong tình cảnh như vậy, các chiến sĩ bị bắt làm tù binh phải làm thế nào? Do thần kinh bị kích thích quá mạnh Phêđon đã trở thành nửa tàn phế. Cả đời anh ta chẳng thể làm việc được nữa, chỉ nhận tiền phụ cấp. Anh đã trở thành vật hy sinh của cách mạng, đối với cuộc cách mạng này, anh đã hiến trọn tuổi thanh xuân, sức khoẻ và tài hoa của mình. Nhưng có ai biết được rằng nếu để anh công tác trong một văn phòng thì chắc chắn anh sẽ hữu ích hơn nhiều còn hơn là để anh ra chiến trường. Nhưng ai có thể nắm được vận mệnh của mình? Phêđon đã bị đưa ra nơi chiến trường nơi mũi tên hòn đạn.

Về cảnh ngộ của Aliôsa trong báo cáo tại Đại hội 22 của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Khơrútsốp viết rằng: Người Bônsêvích lão thành này của khu vực Cápcadơ sau khi xử bắn, thì tên của ông không còn trong ký ức của mọi người nữa, tên tuổi của ông trong các sách giáo khoa trên các tờ báo đều bị xóa bỏ hết. Cái tên "Aliôsa" chỉ là tên giả dùng trong Đảng, còn tên thật của ông ta là Alếchxanđrơ Sômianôvích Blôngtai.

Alếchxanđrơ là anh trai của vợ thứ nhất của Stalin, một người đã được giáo dục rất cơ bản tại Châu Âu. Trước cách mạng đã được sự hỗ trợ của Đảng, Alếchxanđrơ đã được gửi đến học ở Đại học Zêna. Ông thông thạo nhiều ngôn ngữ phương Đông và phương Tây, nắm được các kiến thức về kinh tế nhất là về mặt nghiệp vụ Tài chính. Khi đại chiến thế giới lần nhất bùng nổ, ông đang du học tại Đức, và đã bị bắt giam. Sau khi cách mạng Nga bùng nổ, ông được gọi về nước. Khi trở về Grudia, ông trở thành ủy viên Trung ương, phụ trách Bộ tài chính nước Cộng hòa. Vợ của ông - Maria xuất thân trong một giá đình giàu có, đã tốt nghiệp Học viện âm nhạc Tibilisi và Trường dòng cao cấp ở Pêtécbua, là diễn viên ca hát trong đoàn kịch Grudia. Họ đã đặt tên cho con trai mình là Giônsơnritơ, để kỷ niệm một nhà báo Mỹ là Giơnsơnritơ đã gặp cảnh không may.

Alếchxanđrơ không giữ chức vụ gì cao ở trong Đảng cả. Lĩnh vực hoạt động của ông là ngành tài chính tiền tệ. Ông từng công tác tại Béclin, Luân đôn, Giơnevơ. Mấy năm cuối cùng trước khi bị bắt, ông là người lãnh đạo Ngân hàng ngoại thương Mátxcơva. Làn sóng đàn áp phũ phàng lúc đó đã cuốn ông vào dòng xoáy đẫm máu. Năm 1937, sau cái chết của Rêtensư, ông cũng bị bắt, ông không thừa nhận bất kỳ một tội nào buộc cho ông, cũng không cầu cứu sự giúp đỡ của Stalin (cho dù 2 người chơi rất thân với nhau từ nhỏ). Đồng thời với việc ông bị bắt, vợ ông, bà Maria cũng bị bắt. Hai người đều bị kết án 10 năm tù và họ bị giam ở hai trại tập trung khác nhau. Đứa con của họ Giônsơnritơ được giao cho người thày giáo cũ trông nom, điều này đã cứu được mạng sống của đứa trẻ. Người thầy giáo này hiện nay công tác tại Nhà máy sản xuất máy khâu. Svétlanna đã chứng thực điều này. Anh trai của cô là Yakốp có ý định đón cậu bé về nhà mình nhưng vấp phải sự phản đối của bà vợ, bà này nói, Giônsơnritơ còn có người họ gần hơn, nhưng Giônsơnritơ không còn ai có họ gần hơn nữa. Vì cô em Malicốp (Em của Alêchxanđrơ Smaonốp Sưvanitchơ cũng bị bắt và chết trong tù. Bác (Anh của Maria) cũng bị bắt giam. Trước đây Maria đã từng hy vọng nhờ vào sự trông nom của người anh.

Cảnh ngộ Aliôsa và vợ anh cũng thật đáng sợ. Năm 1942, Aliôsa đã bị xử bắn lúc 60 tuổi. Vừa nghe tin này, người vợ ngã lăn ra đất, bị nhồi máu cơ tim và chết.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 21 Tháng Giêng, 2010, 08:53:57 am
Voncôgơnôp chỉ ra rằng, bi kịch của đứa con cả làm cho tinh thần của Stalin bất an, nhưng ông càng lo sợ hơn khi thanh danh của mình bị tổn thương. Sự quan tâm của ông đối với cậu con trai, chỉ là nằm trong giới hạn lo sợ tổn hại tới thanh danh của ông. Sự bạc tình phụ nghĩa của Stalin khiến vợ ông phải trả giá bằng sinh mạng và cũng làm cho con gái gặp nhiều điều trắc trở.

Trong hồi ký của Svétlanna có viết: Bố cô có thái độ đối xử vô cùng lạnh nhạt đối với người anh trai, điều này thật không công bằng, cũng vì điều đó mà anh ấy đã vô cùng đau khổ. Anh ấy đã sống một thời gian dài ở Tibilixi cùng với người em gái của mẹ, bà Alếchxanđrơ. Sau này khi khôn lớn, do sự kiên quyết của bác Alếchxanđrơ, cuối cùng anh cũng được lên Mátxcơva học tập. Yacốp nhỏ hơn người mẹ kế 7 tuổi. Người mẹ kế này làm rất nhiều công việc chính bà đã làm thay đổi cuộc sống không thoải mái của Yacốp. Khi mẹ mất, lúc đó Yacốp mới 2 tuổi. Rõ ràng là tính cách của anh giống mẹ chứ không giống bố, không phải là người ham thích công danh, tính hay cáu, thô lỗ, còn cha anh luôn bảo anh là kẻ nhu nhược.

Khi Yacốp quyết định kết hôn, cha anh cũng chẳng buồn nghe đến việc này. Ông cũng chẳng muốn giúp đỡ anh, hành động này của cha khiến anh rất giận dữ, trong lúc không kìm chế được, anh đã có ý định tự sát. Nhưng thật may làm sao, viên đạn không vào người, Yacốp vẫn sống nhưng chỉ nằm ỳ ở giường, không dậy. Sau khi biết được việc này, chính Stalin đã mắng thẳng vào mặt Yacốp: "Hà hà, chết hụt hả ?". Vậy là quan hệ giữa hai cha con đã hoàn toàn bị phá vỡ. Sau đó Yacốp đến sống tại nhà của Aliluép ở Lêningrát và làm việc với cương vị là một công trình sư. Anh đã tốt nghiệp Học viện vận tải công trình đường sắt Mátxcơva.

Năm 1935, Yacốp đến Mátxcơva vào học tại Học viện pháo binh. Việc này là theo nguyện vọng của người cha muốn anh trở thành một quân nhân. Anh có một cuộc sống tự lập, lần kết hôn thứ nhất cũng là kết hôn bị thất bại. Lần kết hôn thứ hai cũng không nhận được sự đồng tình của Stalin. Sau này khi hiểu được thái độ của cha, Yacốp rất ít đến chỗ Stalin, trong lòng chỉ còn một cảm giác là luôn phải đề phòng với cha mình mà thôi. Quan hệ của hai cha con hoàn toàn không thể hòa hợp, rất khó có thể làm cho họ xích lại gần nhau được.

Sau khi chiến tranh bùng nổ được hai ngày, Yacốp liền đi ra tiền tuyến. Đơn vị của anh được điều động tới Bêlarútxia, xe tăng của quân địch lúc này đã thọc sâu vào giới tuyến của Bêlarútxia. Rất nhanh, không có tin tức gì về Yacốp nữa, anh đã bị mất tích, sau này mới rõ rằng anh bị bắt làm tù binh, con trai cua Stalin tỏ ra là một người rất kiên cường vượt quá cả sức tưởng tượng của Stalin. Trong trại tập trung của quân Đức, Yacốp đã phải chịu một cuộc sống cực kỳ khổ sở, nhưng anh quyết không bao giờ chịu đầu hàng quân địch.

Stalin đã từng lo sợ quân dịch sẽ lợi dụng Yacốp để đạt được mục đích tuyên truyền. Nhưng những lo lắng này là không có cơ sở. Thế nhưng Stalin đã hạ lệnh bắt Yuria, vợ của Yacốp. Mùa xuân năm 1943, mọi việc đã được làm sáng tỏ.

Điều bất hạnh của Yuria và Yacốp không có liên quan gì với nhau. Hơn nữa những biểu hiện của Yacốp tại trại tập trung đã làm cho mọi người tin rằng, anh không đánh mất nhân cách, hơn nữa đã rất dũng cảm đối mặt với cái chết. Đến lúc đó, Yuria mới được thả ra khỏi nhà tù. Thì ra, trong lòng Stalin nghi ngờ có thể kẻ đã bán rẻ Yacốp và ông đã nghi ngờ chính Yuria có liên quan đến vụ việc này.

Svétlanna nói, mùa Đông năm 1943-1944, Mặt trận Stalingrat đã kết thúc, trong một cuộc gặp mặt hiếm hoi với Stalin, Stalin đột nhiên nói với cô rằng, "người Đức đề nghị đổi Yasa (tên của Ycacôp) lấy người của họ... ta nên mua bán với họ thế nào đây ? Không thể được đã là chiến trường thì cứ để nó là chiến trường”. Svétlanna tiếp: "Như vậy, nếu có thả Yasa, thì hãy để anh tự xếp đặt vận mệnh của mình... cách làm này rất phù hợp với tính tình của cha, ông đã cự tuyệt mọi lời thỉnh cầu. Ông đã dễ dàng quên chúng coi như không có chúng ở trên đời này vậy".

Cuộc đời của Vaxili cũng chẳng hơn gì. Trong nhật ký của vận động viên bóng đá nổi tiếng Starôkhin có viết, khi Vaxili Stalin 18 tuổi, cậu đã được mang quân hàm cấp tướng. Điều này thật không đúng. Trong hồ sơ cá nhân của Trung tướng Vaxili Stalin chứng thực rằng, khi nổ ra chiến tranh, anh ta lúc đó 20 tuổi mới là đại uý sau đó anh ta được đề bạt là thượng tá, bốn năm sau anh trở thành thiếu tướng và chỉ 1 năm sau lại được thăng lên trung tướng.

Điều này cũng dễ hiểu, Vaxili cứ liên tục được người ta kéo lên, còn năng lực của anh như thế nào, tài năng ra sao, có tồn tại khuyết điểm gì không, thì chẳng thấy ai hỏi han gì đến. Đó chẳng qua là họ ra sức nịnh cha của anh mà thôi. Vận động viên này chỉ rõ, vị tướng quân trẻ tuổi nhất thế giới này là một người bị trúng độc rượu mãn tính. Trong khoảng thời gian từ 7 giờ sáng đến 8 giờ sáng đầu óc anh ta luôn tỉnh táo lúc đó còn có thể làm việc với anh ta được. Sau đó anh ta dặn dò người giúp việc: "Mang ra đây nhanh lên". Mọi người đều biết anh ta nói mang ra cái gì. Người ta đưa đến chai Vốtka và 3 miếng dưa hấu, đó là những thứ mà anh ta thích. Ngoài cái đó ra, anh ta không ăn gì khác. Một bọn người luôn vây quanh anh chỉ vì trục lợi cho mình: được chia nhà, được đề bạt... Xung quanh những giai thoại về Vaxili, người ta viết, chỉ cần anh ta đồng ý tiếp anh, thì nhất định anh ta sẽ giúp. Bọn người này chuyên dùng mánh khoé thông thường là lợi dụng anh ta, để có những yêu cầu mà anh ta đáp ứng một cách rất ngây thơ. Người phó của Vaxili nhấc điện thoại rồi ra lệnh bằng miệng rằng "hiện nay tướng quân Stalin cần nói chuyện với anh đấy" Nghe thấy cái tên đó trong điện thoại người nghe điện phải ngẩn người ra sau khi trấn tĩnh lại thì họ biết rằng vấn đề thực tế đã được giải quyết, Vaxili rất thích được đóng vai chúa tể, về điểm này thì anh ta giống như cha mình. Do không chịu rèn luyện thói quen cần phải động não trong công việc, nên anh ta luôn cảm thấy không hứng thú đối với các việc quốc gia đại sự.

Vaxili có tất cả: ô tô, ngựa tốt, chó săn, biệt thự sang trọng. Trong ngôi biệt thự, anh có đủ thứ đồ uống quý hiếm trên thế giới. Anh có quyền chi rất nhiều tiền. Nhưng anh lại không biết được giá trị của đồng tiền. Cuộc sống của anh cực kỳ phóng đãng hà khắc nhưng lại luôn xử sự không công bằng với đồng nghiệp và thủ trưởng. Thường bức hại họ, thậm chí còn giam họ vào trong ngục. Tất cả những điều đó đã làm hại anh ta rất nhiều. Sau khi người cha chết được 21 ngày, trung tướng Vaxili bị cách chức. Năm đó anh 32 tuổi, anh không còn được mặc quân phục nữa. Sau này Vaxili bị bắt, giam tại Kêsăn và đã chết ở đó, để lại 4 bà vợ và 7 người con.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 21 Tháng Giêng, 2010, 08:57:11 am
Không thể không đồng ý với quan điểm của Voncôgơnôp. Việc này ông nhấn mạnh rằng, thông qua cuộc sống phóng đãng cũng là bất hạnh của Vaxili đã làm cho mọi người tin rằng: việc cố ý lạm dụng chức quyền thì cũng có nghĩa là hủy hoại tất cả những người xung quanh mình, trong đó kể cả với con cái mình, điều này có nhiều ví dụ trong lịch sử. Các hoàng đế La Mã, sau khi ở ngôi cao nhất của quyền lực, thì đằng sau họ là những đứa con tinh thần uể uải, thể lực giảm sút. Stalin - Người được ca ngợi là "Lãnh tụ của mọi dân tộc trong mọi thời đại" đã khôn khéo dùng tinh thần của chủ nghĩa yêu nước để giáo dục cô con gái được ông yêu quý nhất là Svétlanna. Cô con gái bất hạnh này đã kết hôn tới 4 lần, lần kết hôn nào của cô cũng thất bại, trong đó có 2 lần kết hôn với người ngoại quốc. Stalin rất khó lý giải một sở thích có thể gọi là bệnh hoạn, là cứ muốn tống giam những người thân của mình vào trong ngục tù. Cha của người chồng thứ nhất của Svétlanna đã phải chịu số phận như vậy. Trước đó, vận hạn này cũng không bỏ qua Aya Kapuren nhà đạo diễn điện ảnh kiêm nhà báo rất nổi tiếng này. Ông đã được cô con gái của Stalin đang học trung học theo đuổi. Trong khi nói chuyện điện thoại cô đã bị người khác nghe trộm và báo cáo lại với cha cô. Ông gọi điện liền bị bắt và bị xử tù 5 năm, sau đó ông lại bị gia hạn giam thêm 5 năm nữa trong một trại tập trung, đáng sợ ở gần Antai.

Đối với người chồng thứ nhất của Svétlanna, Stalin không thèm nhìn mặt. Ông nói chắc như đinh đóng cột rằng, con người này sẽ không tồn tại được. Stalin đã không nuốt lời.

Ông luôn cho rằng ở đâu cũng có kẻ thù. Điều này chính là do tâm tư trống rỗng, cuộc sống cô độc đã tạo nên như vậy. Cô con gái đã từng chất vấn ông về việc năm 1948 bác và dì đã mắc tội gì, mà phải chịu giam trong ngục. Đối mặt với vấn đề này của con gái, Stalin đã trả lời: "Họ đã nghe thấy quá nhiều, biết được quá nhiều và họ cũng nói quá nhiều. Tất cả những điều đó chỉ có lợi cho kẻ thù...".

Vậy nguyên nhân nào đã tạo ra cục diện như vậy. Phó tiến sỹ y khoa F.Đ.Tôbôriăngxki đã đăng một bài báo trên tờ "Tia lửa" thuật lại những việc có liên quan đến cái chết "bí mật" của nhà thần kinh học Biêkhơchiêliôp. Sau Đại hội Đại biểu các nhà thần kinh học toàn Liên Xô lần thứ nhất kết thúc năm 1927, ông đã bị chết tại Mátxcơva. Trong giới y học Liên Xô khi đó, nói đến một người cơ thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn, họ thường có một hình dung như sau: "ông lao động không biết mệt mỏi, nhưng rồi cũng giống như Biêkhơchiêliôp thôi". Ông đã được thế giới công nhận là một học giả lớn không ham mê vui nhộn tiêu khiển, không chịu nghỉ ngơi, hoạt động không mệt mỏi, mỗi ngày ông làm việc ước chừng 18 tiếng đồng hồ. Một con người như thế mà đột nhiên bị chết "một cách bất ngờ” về bệnh dạ dày không phải là chết trong bệnh viện, mà chết ở trong nhà của người khác. Việc mắc bệnh của ông hình như có liên quan đến việc ông xem triển lãm ở một rạp hát nhỏ. Sau khi đi tham quan xong, dường như ông có dự buổi chiêu đãi đã định trước, ông đã ăn điểm tâm, uống trà ở đó.

Xung quanh cách nhìn nhận đã lưu truyền cho đến gần những năm 70 thì ông bị người ta hạ độc khi ông điểm tâm ở đó. Cách nhận định này vẫn cứ đeo đẳng mãi trong tâm trí của các bác sỹ tâm lý học từ đời nọ sang đời kia. F.Đ.Toboriăngski cho rằng, cách nhìn nhận này có thể là chính xác, ông dựa vào báo chí xuất bản từ năm 1927. Vào năm đó thì đây là một việc gây chấn động trong giới báo chí. Có một chứng cứ rất thuyết phục là thi thể của viện sĩ đã không được phẫu thuật để nghiên cứu bệnh lý. Điều này là mâu thuẫn với quy định của thời đó. Bởi vì quy định lúc đó là, đối với thi hài của những người đột tử thì cần phải tiến hành mổ pháp y. Thế mà việc nhanh chóng quyết định xử lý thi hài bằng cách hỏa thiêu thật nằm ngoài dự liệu của mọi người. Hơn nữa, không biết xuất phát từ ý nghĩ nào mà thi hài của ông không được hỏa thiêu ở Lêningrát, tại nơi cư trú của ông trước khi chết, mà lại đem hỏa thiêu ở Mátxcơva nơi ông chết. Ngoài ra người ta mổ thi hài ngay tại nhà ông và lấy óc của ông để giao cho việc nghiên cứu phẫu thuật xử lý tạm thời bảo quản, cách làm này từ trước đến nay thật chưa hề có.

Vì sao lại phải làm gấp gáp như vậy? Năm 1927, cơ bắp ở cánh tay trái của Stalin tiếp tục bị đau, các nghiên cứu viên thuộc phòng nghiên cứu thần kinh học Đại học Mátxcơva, chủ nhiệm khoa Khơlamen đã tiến hành kiểm tra cho ông. Công việc chuẩn đoán thật phức tạp, việc điều trị cũng tốn nhiều công phu. Chủ nhiệm khoa đã mời Viện sĩ Biêkhơchiêliôp tới hội chẩn. Stalin do dự không quyết. Nhưng ông đã nhớ lại, chính Viện sĩ này là người đã từng chữa bệnh cho Lênin. Trung tuần tháng 12, Stalin đã đồng ý với đề nghị của Khơlamen. Ông đã gọi điện thoại cho Viện sĩ Biêkhơchiêhôp nói rằng, khi nào đến Mátxcơva hãy gọi điện cho ông ta.

Trong mấy ngày liền, hai người rất bận rộn với mọi công việc. Họ dự định thời gian để hội chẩn tất nhất là vào buổi chiều ngày 22 hoặc ngày 23 tháng 12. Không loại trừ khả năng viện sĩ sẽ tiến hành kiểm tra cho Stalin 2 lần. Cuộc nói chuyện giữa một bác sĩ Viện sĩ danh tiếng và một bệnh nhân cực kỳ đài các đã được tiến hành thế nào, thì không thể biết được. Nhưng có thể khẳng định được rằng, người được coi là một bác sỹ tâm lý kiệt xuất, khi đứng trước bệnh nhân chỉ có thể nói những lời tán dương. Nhưng ông đã đưa ra một lời chẩn đoán khiến mọi người kinh hoàng, đó là bệnh điên. Ông đã cho thông báo mời các bác sĩ tới hội chẩn cùng mình, rồi ông đi vào xem hát.

Stalin đã bằng cách nào để nghe được kết luận của Viện sĩ vậy, điều này cũng chẳng thể ai biết được. Nhưng qua việc này thì cái chết của Viện sĩ đã được định sẵn, và việc đưa ra kết luận trong chẩn đoán của ông ta là bí mật của quốc gia. Stalin đã biết rất rõ rằng, nếu như kết luận này mà lọt vào tay của phái đối lập, thì chắc chắn sẽ cực kỳ nguy hiểm. Chúng ta cần biết rằng, Viện sĩ là thành viên của đại biểu Xô Viết tối cao Thành phố Lêningrát, ông hoàn toàn có thể đem tin tức này báo cáo với Zinôviép. Điều này chắc chắn sẽ làm cho Stalin rất giận dữ. Khái niệm bệnh "điên" mà Viện sĩ nói tới có hàm ý gì? Cần biết nguyên bản của từ này theo nghĩa gốc tiếng Hy Lạp có nghĩa là biểu thị sự nghiêm trọng, bệnh thần kinh, nói năng lung tung. Từ này cũng có thể dùng để chỉ một loại trạng thái tâm lý đặc biệt, tức là muốn tạo ra một tư tưởng được gọi là cực kỳ quý giá, mà điều đầu tiên là tư tưởng về tác dụng đặc biệt của cá nhân. F.Đ.Toboriăngski cho rằng, rất có khả năng là, khi nói đến căn bệnh này, viện sĩ muốn chỉ một trạng thái tâm lý có thể duy trì được năng lực hành vi logích.

Đồng thời, mọi người không thể không đồng ý với cách nhìn nhận của F.Đ.Toboriăngski không có bệnh án, cũng chẳng có tài liệu lưu trữ để xác định sự thật, do vậy rất khó xác định kết luận của viện sĩ có đúng hay không. Cho dù...



Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 21 Tháng Giêng, 2010, 09:00:53 am
Bây giờ chúng ta cùng quay lại xem một chút trong hồi ký của Svetlanna. Trong khi miêu tả quang cảnh buổi lễ an táng của mẹ cô, Svétlanna đã nói rằng, cái chết của mẹ cô đã làm cho cha cô vô cùng tức giận. Khi tham dự vào lễ truy điệu, đến để từ biệt bà, ông đã đến đứng trước quan tài, dùng 2 tay đẩy quan tài ra, rồi quay ngoặt người đi. Ông không đi tới mộ. Ông cho rằng cái chết của vợ là sự phản bội lại ông, ông không có lỗi trong cái chết của vợ.

Bây giờ chúng ta cùng trực tiếp xem xét cái chết của Nađêzđa.Về không khí trong gia đình Stalin, thì rất nhiều cảnh ngộ bi thảm của những người thân đã được nói đến, mà cảm giác chính xuyên suốt là câu chuyện ngoài lề. Nhưng những tình tiết này đã biểu hiện đặc điểm cử chỉ, hành vi của Stalin, người được coi là chồng, là cha, và không làm rõ các tình tiết này là không được. Bởi vì, chính những tình tiết này là căn nguyên bi kịch của gia đình Stalin vào đêm ngày 8 tháng 11 năm 1932.

Trước khi xảy ra bi kịch này đã xảy ra việc gì? Nhìn từ bên ngoài dường như chẳng thấy có việc gì xảy ra cả. Nhưng theo lời của Nađêzđa thì bà là người hiểu rất rõ mọi vấn đề. Bà có lòng tự tin cực kỳ mãnh liệt. Bà không thích thừa nhận là mình không tốt. Do vậy, mẹ của bà và Anna chị của bà rất ghét bà. Họ là những người phụ nữ rất thẳng thắn, nghĩ sao nói vậy.

Bà ngoại của Svétlann nói với cô rằng, trước khi mẹ cô chết một thời gian, bà đã rất buồn khổ và rất dễ nổi cáu. Có một lần, một người bạn cũ từ thời trung học đến thăm bà, họ đã ở trong phòng của bọn trẻ để nói chuyện, nhưng bà đã nghe thấy mẹ cô nói rằng: "Mọi cái đều chán cả", “làm sao có thể vui vẻ được?". Bạn của bà hỏi rằng: "Nói như vậy là những đứa con của chị cũng không thể làm cho chị vui được sao?". "Con cũng chẳng thể làm được" Nađêzđa nhắc lại. Thế đấy! Cuộc sống quả thật là thế...

Trước đó phải chăng trong gia đình vợ chồng Stalin đã nảy sinh mâu thuẫn gì, nguồn tin duy nhất về vấn đề này hiện nay chỉ có ở trong thư của Svétlanna. Ví dụ như Svétlanna dẫn lời của bà bác khẳng định, trong mấy năm cuối cùng của đời mình, trong đầu óc của mẹ tôi, luôn có ý nghĩ sẽ dời bỏ cha tôi. Anna nói tiếp, em gái bà là một "tín đồ tôn giáo chịu nhiều đau khổ”. Stalin đối với vợ quá cứng nhắc, quá thô bạo, không coi vợ ra cái gì, làm cho bà tức giận vô cùng. Vì bà quá yêu ông. Năm 1926, giữa hai người đã xảy ra một cuộc cãi vã, bà đã tức giận dẫn con và bà vú nuôi về ở với ông ngoại ở thành phố Lêningrát, bà không muốn quay trở về nhà nữa. Bà có dự định sẽ chuyển công tác về thành phố Lêningrát, từng bước tự xây dựng cho mình một cuộc sống riêng. Lần cãi vã đó là do thái độ thô bạo của Stalin. Nguyên nhân sự việc thì chẳng thấy có gì là nghiêm trọng, nhưng tất cả là do sự phẫn nộ đã được tích luỹ từ lâu. Sau một thời gian, Stalin đã gọi điện thoại cho Nađêzđa nói rằng, ông muốn "hòa giải" cùng bà. Và Nađêzđa lại tự mình mang con trở về Mátxcơva.

Vẫn dẫn lời của bà bác, Svétlanna viết, mấy tuần cuối trước khi Nađêzđa tốt nghiệp đã có kế hoạch đi đến nhà bà chị ở Kháccốp, khi đó Retensư đang làm việc ở đó. Nađêzđa muốn làm việc và sống ở đó. Bà tỏ ra rất kiên quyết với cách nghĩ đó, bà muốn thoát khỏi của mình. Dùng lời của con gái bà, Svétlann nói cái địa vị này đối với mẹ tôi chẳng qua là một sức ép mà thôi. Nađêzđa không phải là loại phụ nữ thích thực dụng như vậy. Địa vị cao quý của bà có thể đem lại cho bà tất cả, nhưng đối với bà thì nó tuyệt nhiên chẳng có ý nghĩa gì. Người ta nói rằng, người phụ nữ ở tầng lớp cao nhất phải có đầu óc tỉnh táo, thấu hiểu đạo lý, còn Nađêzđa cảm thấy phiền muộn nhất, buồn khổ nhất là không có đạo lý ấy. Bất kỳ một người phụ nữ nào trong số họ muốn số phận mình có được một địa vị cao quý thì phải cam chịu chấp nhận hết.

"Toàn bộ vấn đề là ở chỗ mẹ tôi luôn có những lý giải về cuộc sông của mình, và luôn kiên trì những lý giải đó” , Svétlana viết, cô có ý thử phân tích xem nguyên nhân tâm lý dẫn tới bi kịch của mẹ cô đêm hôm đó. "Thoả hiệp, nhượng bộ, điều này không phù hợp với tính cách của bà. Bà thuộc lớp người trẻ của cách mạng, tức là những người lao động hăng hái của những kế hoạch 5 năm đầu. Họ là những con người xây dựng trung thực của cuộc sông mới, là con người của thời đại mới.

Họ luôn tin rằng, mình là người mới được cách mạng giải phóng thoát khỏi những phong tục tập quán dung tục cũ. Họ tin tưởng một cách chắc chắn mình có thể xây dựng lý tưởng mới của con người mới trong thời đại mới. Hoài bão của bà là lý tưởng cách mạng, bà toàn tâm toàn ý tin tưởng vào lý tưởng đã lựa chọn. Lúc đó, bên cạnh mẹ tôi đã có rất nhiều người dùng hành động thực tế để ủng hộ niềm tin của mẹ tôi. Đối với mẹ tôi thì cha tôi đã từng là một con người mới lý tưởng nhất trong số những người mới đó. Lúc đó trong con mắt của cô nữ sinh trung học trẻ tuổi này, cha tôi là một "nhà cách mạng kiên cường bất khuất". Vừa mới từ nhà tù Sibêri về và là người bạn của ông bà tôi. Ấn tượng này đã đọng lại trong lòng mẹ tôi một thời gian dài, nhưng không phải là vĩnh viễn không thay đổi...

Tôi nghĩ, chính bởi vì mẹ tôi là người phụ nữ thông minh, rất thẳng thắn, nên cuối cùng bà đã ý thức được rằng, cha tôi chẳng phải là người giống như hồi trẻ mẹ tôi đã nhận định, bà cảm thấy có một cảm giác sợ hãi và tuyệt vọng vô cùng”.


Thật đáng tiếc là trong mùa Thu đó, những người thân thấu hiểu được tâm tính của Nađêzđa thì lại không có mặt bên cạnh ba. Gia đình Paven, anh trai của bà ở Beclin, còn chị Anna và anh rể ở Kháccốp, bố ở Sôchi.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 21 Tháng Giêng, 2010, 09:08:20 am
Đêm ngày 8 sáng ngày 9 tháng 11 năm 1932, cuối cùng đã xảy ra việc gì? Đ.A.Voncôgơnôp cảm thấy vô cùng bi quan. Ông cho rằng, đây là một bí mật, một bí mật khó có thể hoàn toàn công khai. Những tuyên bố và những nhận định của chính giới mà người ta đã biết, nhưng bất kể có cách nói thế nào, thì cũng khó làm cho mọi người có thể tìm được. Trước đó không lâu, các nhân viên khi nghiên cứu tài liệu đã phát hiện ra một văn bản vô cùng thú vị. Đó là một bức thư đề nghị của Calinin. Nội dung bức thư đó đề nghị tha cho một nữ tù nhân bị giam trong tại trung Sôlốpca. Người tù nhân này tên là Alếchxăngđra Carinnốpna Cônsakmna. Bức thư đó được viết bằng bút chì màu, và viết trên mấy tờ giấy của học sinh, đề ngày 22 tháng 10 năm 1935.

Trong bức thư nói, Cônsakinna là đảng viên đã từng làm việc cho gia đình Stalin 5 năm. Một người tù tên là Sinhierôbúp trước đây đã từng công tác tại Điện Kremli khai rằng, Cônsakina nói, hình như Stalin đã dùng súng giết chết Nađêzđa. Thế là Cônsakinna bị bắt. Trong bức thư đó Cônsakinna không kiên quyết phủ nhận sự thực này, và dẫn lời của cơ quan nhà nước rằng, chủ nhân của tôi, đã chết vì "bị nhồi máu cơ tim". Trong bức thư cũng có nhắc đến Buncôva, Sênhéplôbốp, chồng của Cônsakinna, vệ sỹ Grômây. Ngoài ra còn có một bí thư chi bộ Đảng nữa đến có hỏi dò bà giúp việc, vì sao báo chí lại không nói tới, nguyên nhân cái chết của Nađêzđa? Từ nội dung trong bức thư đề nghị, ta có thể thấy rõ, những nhận định của các cơ quan nhà nước xung quanh cái chết của Nađêzđa làm cho nhiều người không thỏa mãn. Huống hồ Cônsakinna lại viết rằng, trong đêm Nađêzđa chết, thì Stalin có trở về ngôi nhà trong Điện Kremli. Như vậy là ông về theo vợ. Một nhà sử học nổi tiếng đã đưa ra kết luận, rất có thể những cách đánh giá này đã đến tai Stalin, ông cảm thấy lo sợ, nên đã quyết định không những phải trừ khử Cônsakinna, mà phải thông qua việc bắt Cônsakinna để bịt miệng tất cả những người nào biết về cái chết của vợ mình, việc mà Stalin cần làm bà phải bịt mồm những người đó lại.

Cuối năm 1935, đầu năm 1936, toà án đã xét xử Cônsakinna theo ý của Stalin. Trong bức thư đề nghị gửi cho Kalinin, Cônsakinna viết, trinh sát viên Khacăng đã dọa bà, ép bà phải nhận tội. Sau đó, chẳng cần qua xét xử, bà đã bị đi đầy ở trại tập trung Sôlôpca. Đằng sau bức thư đề nghị của bà, Bộ trưởng dân ủy Bộ Nội vụ đã kết luận; Tên của Cônsakinna "có liên quan với vụ án tập đoàn khủng bố phản cách mạng trong Bộ tư lệnh cảnh vệ Điện Kremli và thư viện của Chính phủ”. Kalinin đã phê vào bức thư mấy lời rất ngắn "không thụ lý”. Đó là vào ngày 8 tháng 3 năm 1936.

Đã từng có một cách nhìn nhận là, do Stalin không thể chịu đựng nổi tính cách kiên cường cố chấp của vợ và trong lúc nóng giận ông đã giết chết Nađêzđa. Kiểu nhận định này đã được nhiều người chấp nhận. Voncôgơnôp không tin vào nhận định này. Ông có cảm giác rằng cũng không loại trừ khả năng này, có thể do Nađêzđa cảm thấy mệt mỏi chán nản với chồng, nên đã chọn cách phản kháng đau buồn đó để biểu thị suy nghĩ của mình.

Một sử gia nổi tiếng khác, ông Métvâychép thì cho rằng, việc đưa ra nhận định chính Stalin đã giết chết vợ mình, về cơ bản là không hợp lý. Trước khi Svétlanna 16 tuổi, mọi người luôn tin rằng, mẹ cô bị bệnh viêm ruột thừa mà chết, những người lớn xung quanh cô luôn nói với cô như thế. Sau này, theo lời của hai người phụ nữ đã được nhìn quang cảnh cái chết của mẹ cô đầu tiên, miêu tả lại đã chứng minh rằng mẹ cô chết là do tự sát. Một trong hai người phụ nữ đó là bà vú nuôi. Bà sống trong nhà của Stalin từ năm 1926 đến năm 1956 (bà mất), không lâu trước khi chết, khi biết cái chết sắp đến gần bà đã đem mọi chuyện mình được chứng kiến trong một phần tư thế kỷ tại đây kể lại cho Setlanna đã khôn lớn, bà không muốn đem tất cả những điều bí mật đó đi theo bà vĩnh viễn. Bà muốn rũ bỏ tất cả, bà muốn lòng mình được thanh thản.

Chúng ta cùng trích ra nguyên xi một đoạn miêu tả "Karôlina Vasiliepna Kili là quản gia của gia đình chúng tôi. Sáng nào bà quản gia cũng gọi mẹ tôi dậy"

Svétlanna viết: "Cha tôi ở trong phòng sách của mình hoặc ngủ trong phòng ngủ có điện thoại gần phòng ăn, đêm hôm đó ông đã trở về nhà rất muộn sau buổi yến tiệc, sau khi trở về ông đã ngủ trong thư phòng, còn mẹ cũng từ buổi tiệc về sớm hơn một chút.

Căn phòng này cách nơi làm việc rất xa, nếu muốn đi tới đó thì phải đi qua lối nhỏ bên cạnh là phòng của các con. Phòng ngủ của cha tôi nằm ở bên trái phòng ăn. Từ phòng ăn của nhà muốn sang phòng ngủ của mẹ thì phải quẹo phải và cũng phải đi qua lối đi nhỏ này. Cửa sổ phòng mẹ nhìn ra vườn hoa Aếchxăngđơrôt đối diện với cổng của nhà Trôtxki (nếu đứng ở nơi gần chỗ bàn vé của kịch viện, nhìn về phía bên phải kịch viện xuyên qua vườn hoa Alêchxăngderôpski thì thấy Cung điện Pôchécsơ. Cung điện này được kiên trúc theo phong cách cổ điển Nga. Mái nhà hình chóp nhọn, cửa sổ nhìn ra vườn hoa và cửa sổ phòng mẹ cũng nhìn ra vườn hoa, còn tôi không thích hướng này lắm...

Trong buổi sáng hôm đó, Karôlina Vasiliepna vẫn như mọi ngày, bà nhanh chóng vào bếp làm bữa ăn sáng, rồi gọi mẹ tôi. Bà ta cuống lên, run lẩy bẩy chạy vào phòng chúng tôi gọi bà vú em, nhưng bà ta không nói được câu nào. Hai bà cùng đi đến chỗ mẹ tôi nằm ở cách giường ngủ không xa lắm, toàn thân bê bết máu, trong tay bà vẫn nắm chặt khẩu súng lục "Voltair”, khẩu súng này do một người bạn từ Béclin gửi cho bà. Âm thanh khi khẩu súng này bắn ra rất nhỏ, thậm chí ngay ở phòng bên cạnh cũng chẳng nghe thấy. Toàn thân mẹ tôi lạnh cóng. Hai người phục vụ này co dúm lại vì sợ hãi, họ rất sợ lúc này ông tới. Hai bà giúp việc đã khênh mẹ tôi lên giường, sau khi đặt mẹ ngay ngắn trên giường, họ ngây ra, không biết làm gì tiếp nữa. Cuối cùng, họ chạy đi gọi điện cho người có trách nhiệm. Trong số đó có vệ sĩ trưởng Avensôphecrônôvích Dênôkichơ, Pôrina Siemiaonốpna, Môlôtôva và những người bạn của mẹ tôi nữa...
Rất nhanh chóng, mọi người đều lao đến. Cha lúc đó vẫn đang ngủ ở phòng ngủ bên trái nhà ăn. Môlôtôp và Vôrôsilốp đã tới kịp, mọi người đều kinh hoàng không tin được.

Cuối cùng, cha cũng từ phòng mình bước sang phòng ăn. Mọi người nói với ông rằng: "Giôgiép ơi! Nađêzđa đã vĩnh biệt chúng ta rồi". Bà vú nuôi nói với tôi. Tôi rất tin tưởng bà hơn bất kỳ một ai khác. Bởi vì, thứ nhất, bà là một người cực kỳ thành thực, thứ hai riêng về việc này bà lại vô cùng hối hận. Đối với một phụ nữ bình thường, đối với một tín đồ chân chính trong trường hợp này thì nhất định không thể nói sai được, càng vĩnh viễn không thể...".



Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 21 Tháng Giêng, 2010, 09:11:57 am
Khi miêu tả quang cảnh cái chết của mẹ, Svétlanna còn dẫn lời của một phụ nữ khác, đó là Môlôtôva. Bà là bạn rất thân của Nađêzđa. Bà kể lại sự việc này trùng khớp với thời gian mà bà vú nuôi đã kể lại, đều vào năm 1955. Lúc đó bà vừa bị đi đày từ Cadắcxtan trở về không lâu. Bà bị đi đày ở đó 4 năm (1949 - 1953).

Lúc đó, Môlôtôva đã cùng tham dự buổi tiệc nhân ngày cách mạng tháng Mười cùng với Nađêzđa và nhiều người khác. Tất cả mọi người có mặt tại buổi tiệc đều tận mắt nhìn thấy, Stalin và vợ đã xảy ra việc cãi nhau, bà vợ tức giận và bỏ về, nhưng lúc đó mọi người không ý thức được rằng sự việc này lại dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như vậy. Môlôtôva cùng đi với Nađêzđa, bà sợ Nađêzđa cô đơn về một mình. Sau khi hai người dời khỏi buổi tiệc, họ đi mấy vòng quanh khu Điện Kremli, họ cứ đi không dừng lại cho đến khi Nađêzđa bình tĩnh lại.

"Khi bình tĩnh rồi, chính bà đã kể lại sự việc của mình ở trong trường đại học, câu chuyện làm cho mọi người rất thích thú”, Svétlanna kể lại lời của Môlôtôva, "cha rất thô bạo, mẹ vô cùng đau khổ khi ở cùng với cha và điều này thì ai cũng biết, nhưng cần phải biết rằng họ đã ở bên nhau trong nhiều năm, họ đã có mái ấm gia đình, đã sinh con đẻ cái, và mọi người đều rất yêu mến mẹ... Ai dám nghĩ đến điều này! Tất nhiên, đây không phải là một cuộc hôn nhân lý tưởng, nhưng có bao nhiêu cuộc hôn nhân lý tưởng?".

Sau khi bà hoàn toàn bình tĩnh lại: Siemiaonôpna nói: "Chúng ta ai về nhà nấy đi ngủ đi. Tôi hoàn toàn tin rằng mọi việc đều bình thường. Những việc xảy ra  vừa rồi đều đã qua đi . Nhưng kh i trời vừa sáng, chúng tôi đã được nghe tin dữ này qua điện thoại..."

Như vậy là, việc không vui tại buổi tiệc đã được che giấu suốt hơn nửa thế kỷ đó, chính là nguyên nhân phụ dẫn đến kết cục bi thảm của Nađêzđa. Sau khi từ nơi đi đày trở về, Bôrina, Giemxiurơnna đã đem tất cả những điều bí mật này nói cho con gái của Nađêzđa biết. Nói thực là, không có việc gì là không có nguyên nhân cả. Chỉ có điều là cuộc cãi vã lại xảy ra đúng trong buổi tiệc kỷ niệm 15 năm cách mạng tháng Mười. Stalin "chỉ có điều là" nói với vợ rằng: "Hừ, em uống!" Còn vợ ông đột nhiên kêu lên: "Tôi đối với anh cũng chẳng là cái gì cả!". Nói rồi, liền đứng dậy, trước mặt mọi người, rời khỏi buổi tiệc.

Bà vốn bị suy nhược thần kinh và bà cũng chẳng uống được rượu. Trong lòng bà rất ghét rượu, do đó bà không ưa và cũng rất sợ những người uống rượu. "Đừng uống rượu và vĩnh viễn đừng bao giờ uống rượu!". Bà luôn nhắc nhở cô con gái Svétlanna như vậy. Đây cũng là nguyên cớ của vụ cãi nhau giữa bà và Stalin. Stalin theo thói quen của người Cápcadơ thường cho con trai uống rượu nho. Có lẽ lúc đó Nađêzđa đã dự đoán trước được số phận khốn khổ của Vaxili chăng? Còn Vaxili thực sự đã bị rượu đốt cháy mình. Tuy nói rằng Nađêzđa ghét rượu đến tận xương tủy, cách thức mời rượu bà cũng rất đặc biệt, nhưng tuyệt nhiên đây không phải là nguyên nhân chính, khiến cho bà phản ứng mãnh liệt như vậy. Mà chính là sự thô lỗ quá mức của .Stalin đã làm cho bà không thể chịu nổi: "Tôi đối với anh cũng chẳng là cái gì cả". Bà cảm thấy quá nhục nhã.

Đúng vậy, có nhận định là đã xảy ra một cách như thế. Ngoài những chi tiết như đã nói ở trên, thì vẫn còn hai nhận định nữa. Một là của Metvâychép đã ghi lại nhận xét của Enukichơ, thì ngày 8 tháng 11 tại Điện Kremli có tổ chức buổi gặp mặt của các vị lãnh đạo với quy mô không lớn lắm. Nađêzđa cũng tham gia vào buổi gặp mặt này, còn Stalin hôm đó đã đến muộn. Sau khi Stalin đến. Nađêzđa đã có ý trách Stalin. Thế là Stalin nổi giận đùng đùng, mắng lại bà bằng mấy câu thô lỗ. Ông đã không hút thuốc bằng tẩu thuốc mà hút thuốc lá điếu. Ông đã cáu giận, vứt điếu thuốc đang hút dở vào mặt vợ. Điếu thuốc đã rơi vào trong cổ áo liền quần của bà.

Nađêzđa gạt điếu thuốc lá đi rồi đứng phắt dậy, còn Stalin cũng giũ áo quay ngoắt đi. Dường như lúc đó Nađêzđa cũng đứng dậy bước đi. Stalin ra xe đi về khu biệt thự, còn Nađêzđa quay về ngôi nhà trong Điện Kremli. Không khí của buổi lễ thế là bị phá vỡ, nhưng chỉ vài tiếng sau, có một sự việc xảy ra còn thậm tệ hơn nhiều. Điện thoại từ nhà Stalin gọi tới cho Enukichơ, và Secgây.Onchungnischơ yêu cầu họ cần nhanh chóng tới đây Nađêzđa đã nổ súng tự sát. Bên cạnh bà là khẩu  súng và bức thư, đương nhiên là không ai dám mở bức thư đó. Mọi người báo cáo toàn bộ sự việc cho Stalin biết, ông đã tới phòng bà rất nhanh. Cũng rất hiển nhiên là ông cũng rất kinh hoàng, nhưng lầm lì chẳng nói gì. Mọi người có ý định giữ kín việc tự sát của Nađêzđa. Trên báo chí cũng chỉ công bố những đơn chữa bệnh giả tạo. Toàn bộ những người giúp việc cũng bị đổi đi hết.

Đối với sự việc này, vợ của Bukharin cũng đưa ra một nhận định khác: Vào một ngày của tháng 11 năm 1932, tôi từ trường học về nhà, nhìn thấy Bukharin ở nhà. Tôi thấy mặt ông ấy trắng bệch ra, lo lắng không yên, ông ấy và Nađêzđa có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Nađêzđa ngầm ủng hộ quan điểm tập thể hóa của Bukharin. Bà chẳng tìm được thời gian thích hợp nào sẽ nói lên ý nghĩ của mình với Bukharin. Nađêzđa là một người rất lương thiện và khiêm tốn, nội tâm bà cũng yếu ớt, bên ngoài thì khiến người ta yêu mến. Bà luôn đau khổ vì tính khí ngang ngược và thô bạo của Stalin. Trước đó không lâu, tức là vào ngày 8 tháng 11, Bukharin cũng đã đến chào bà trong buổi tiệc kỷ niệm 15 ngày cách mạng tháng Mười. Bukhain nói, Stalin nửa tỉnh nửa say ném điếu thuốc lá đang hút dở và vỏ cam quýt vào mặt bà, bà đã không chịu nổi, liền đứng dậy bỏ dở buổi tiệc.

Trong buổi tiệc, Nađêzđa ngồi đối diện với Stalin, còn Bukharin ngồi cùng bên với Nađêzđa (có lẽ cách một người, không nhớ rõ). Buổi sáng hôm sau, mọi người phát hiện ra là Nađêzđa đã chết rồi.

Nói tóm lại, theo hai nhận định của hai người thì độ sai lệch không lớn lắm, thậm chí chuyện về đầu mẩu thuốc lá cũng chẳng lấy gì quan trọng lắm, còn việc Bukharin đột nhiên nói ném cả vỏ quýt vào mặt vợ điều này có hay không cũng không có ý nghĩa mang tính nguyên tắc. Đó chỉ là những chuyện nhỏ và cũng dễ hiểu. Lời của một trong những nhân vật hiểu rõ được mọi nội tình sự việc khiến người ta phải cảnh giác nghĩ rằng: "Stalin đi ra xe về biệt thư còn Nađêzđa trở về ngôi nhà ở trong Điện Kremli". Theo lời của bà vú nuôi của Svétlana, thì Stalin đã ngủ tại nhà. Chúng ta hãy cùng xem cuốn tự thuật của Svétlanna. Cô viết hai người đàn bà (một là bà vú nuôi, một là bà quản gia) là những người đầu tiên nhìn thấy Nađêzđa nằm trên nền nhà cách giường ngủ không xa, trong tay bà vẫn nắm chặt khẩu súng ngắn. Sau khi khênh Nađêzđa lên giường và chỉnh lại người cho ngay ngắn, họ đã làm gì? Họ có đánh thức Stalin dậy ngay hay không ? Không. Mà họ đi gọi điện thoại cho các bạn bè của Nađêzđa và viên vệ sĩ trưởng.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 21 Tháng Giêng, 2010, 09:15:29 am
Điều này chẳng phải là rất lạ hay sao? Chính tại căn phòng đó, trong căn phòng bên trái của phòng ăn, chồng của người phụ nữ đã tự sát còn đang ngủ, thế mà khi phát hiện ra người chết, họ lại không đánh thức người chồng dậy và chẳng báo cáo gì với ông ta. Càng kỳ lạ hơn nữa là, Pauken, Enukitchơ, Criemxiurenna tới nơi và bước vào phòng thì Môlôtôp và Vôrôsilôp cũng vừa tới, mà khi đó chủ nhân ngôi nhà vẫn cứ đang ngủ. Cần biết rằng, khi những người này đến đây, thì chắc chắn họ phải bấm chuông và họ cũng phải nói chuyện rồi mới đi vào phòng của người chết, điều này có nghĩa là có tiếng ồn ào, lẽ nào ông chồng lại không nghe thấy "Cuối cùng cha cũng bước ra khỏi phòng và tiến vào phòng ăn", Svétlanna đã viết như vậy. "Mọi người báo cáo tình hình sự việc cho Stalin, rồi ông liền bước tới rất nhanh, người được coi là biết rõ nội tình, Enukitchơ đã kể lại như vậy".

Điều mâu thuẫn rất dễ nhận ra là, nếu như không phải là một tạp chí danh tiếng ở nước ngoài tạp chí "Thời đại" của Mỹ ngày 1 tháng 10 năm 1990 đột nhiên cho đăng một phần nội dung hồi ký của Khơrútsốp, thì mâu thuẫn này sẽ còn dày vò mãi các sử gia. Trong cuốn sách của Khơrútsốp, ông ta đã bổ sung một số chi tiết, sự bổ sung này có nhiều nguyên nhân khác nhau, nó không có trong các cuốn sách đã từng được xuất bản trước đây. Mà những chi tiết này được ghi vào trong cuốn băng của Khơrútsốp. Cuốn sách mới này của Khơrútsốp có tên là "Hồi ký của Khơrútsốp: cuốn băng công khai". Thời gian ghi cuốn băng dài khoảng hơn 100 tiếng đồng hồ. Trong lời giới thiệu của tạp chí "Thời đại" có viết: Những người thân và bạn bè của Khơrútsốp lo sợ người lãnh đạo Điện Kremli trước đây đang có khiếm khuyết trong chế độ Xô Viết. Nếu chỉ trích vị lãnh tụ chính trị khi người còn sống, khi nhà đương cục gọi là vấn đề bí mật quốc gia bị lộ ra ngoài, thì tránh sao khỏi hậu quả nghiêm trọng. Vì thế những bạn bè và người thân đã giữ lại một phần của nội dung của cuốn băng này. Do đó tạp chí ngày nay đăng lại những đoạn đó.

"Sau khi Stalin chết, tôi biết có nhiều việc liên quan đến cái chết của Nađêzđa", Khơrútsốp nói: "Đương nhiên sự việc này vĩnh viễn cũng không thể có thêm những căn cứ để chứng thực. Vlaxich vệ sĩ trưởng của Stalin đã nói với tôi, sau khi duyệt binh xong, mọi người đều đến nhà của Vôlôxilôp ăn trưa. Sau mỗi lần duyệt binh hoặc những hoạt động tương tự như thế, mọi người thường hay đến dùng cơm tại nhà Vôlôxilôp.

Người chỉ huy cuộc duyệt binh và những ủy viên Bộ chính trị khác đã đi thẳng từ quảng trường đỏ về nhà của Vôlôxilôp. Mọi người đến đây đều giống nhau hết, họ đều uống rượu. Cuối cùng mọi người đều giải tán hết, Stalin cũng đi, nhưng ông không về nhà.

Trời đã rất muộn, cũng chẳng biết lúc đó là mấy giờ nữa. Nađêzđa vô cùng sốt ruột, bà bắt đầu đi tìm ông, bà gọi điện thoại đến khu biệt thư, hỏi viên trực ban xem Stalin có ở đó không. "Có”, viên trực ban trả lời: "Đồng chí Stalin đang ở đây”, “Ai đang ở đó cùng với ông ấy?” . Viên trực ban nói với bà rằng, có một phụ nữ đang ở trong đó cùng với Stalin, và anh ta cũng nói cho bà biết tên của người phụ nữ đó. Đó là vợ của quân nhân Kuxép, lúc này anh chàng quân nhân đang ăn tại nhà của Vôlôxilốp. Khi Stalin đi, ông đã cho người phụ nữ này đi cùng. Mọi người nói với tôi rằng, cô ta rất đẹp. Stalin đã ngủ cùng cô ta tại khu biệt thự. Nađêzđa đã biết sự thật này qua người trực ban.

Buổi sáng hôm sau (không biết là mấy giờ), Stalin trở về nhà, nhưng lúc đó Nađêzđa đã chết rồi. Bà chẳng để lại thư từ gì cả, nếu như có thì cũng chẳng có ai nói với tôi Sau này, Vlaxich nói: "Viên sĩ quan đó là một thằng ngốc, chả có kinh nghiệm gì cả. Bà ấy hỏi lại đem nói tuốt tuồn tuột”.
 
Sau đó có lời đồn rằng, có khả năng là Stalin đã giết Nađêzđa. Nhận định này không chắc chắn lắm. Còn nhận định thứ nhất có vẻ rất có lý. Quả là Vlaxich đã từng là vệ sỹ của Stalin".


Vẫn còn có một sự thật là những người tán thành với nhận định cho là Nađêzđa tự sát: Khi Stalin cực kỳ buồn bực, những người thân của vợ ông chẳng những không tránh xa ông, mà hoàn toàn ngược lại, họ đồng tình với ông, họ muốn làm giảm nhẹ đau khổ của ông, giúp đỡ ông qua khỏi cơn đau buồn này.

Lần cuối cùng Khơrútsốp gặp Nađêzđa là vào ngày 7 tháng 11 năm 1932. Nói một cách chính xác là cuộc gặp gỡ diễn ra trước khi bà chết 40 giờ đồng hồ. Lúc đó họ đang đứng trên lễ đài duyệt binh thì còn nói gì được nữa. Hôm đó thời tiết rất lạnh, gió to.

Stalin vẫn như mọi ngày, mặc một chiếc pardesu của quân đội không cài khuy, Nađêzđa nhìn Stalin và nói: "Chồng tôi lại không thắt lưng da rồi, ông sẽ cảm lạnh và sinh ốm mất thôi".

Qua hai ngày, Kaganôvích đã triệu tập một cuộc họp Ban bí thư Trung ương. ông thông báo về cái chết đột ngột của Nađêzđa. Một hay hai ngày sau đó, Kaganôvích lại triệu tập tiếp cuộc họp Ban bí thư, rồi nói: Stalin yêu cầu truyền đạt sự thật của sự việc này. Nađêzđa không phải tự nhiên chết mà bà đã dùng cách tự sát để kết liễu cuộc đời mình. "Stalin không nói rõ từng chi tiết, mà chúng tôi cũng không hỏi".

Trong hồi ký, Khơrútsốp nói: "Chúng ta đã an táng Nađêzđa, Stalin rất đau khổ, tôi không biết trong lòng ông ta nghĩ gì nhưng bên ngoài thì rất đau khổ.

Nỗi đau khổ của Stalin rất đặc biệt nên nói theo đúng kiểu của Stalin. Điều ông nghĩ chắc chắn không phải là vợ của mình, mà chính là bản thân ông. Ông có cảm giác là mình đang bị trừng phạt, ông không biết tại sao mình lại phải nhận một đòn từ phía sau như vậy.

Trong bức thư Nađêzđa để lại cho ông trước khi chết chứa đầy những lời trách móc, oán hận. Bức thư này không được giữ lại đến ngày nay, nó đã bị tiêu hủy ngay lúc đó rồi. Mọi người cho rằng, trong bức thư để lại đó nội dung đề cập đến không hoàn toàn là việc riêng.

Trong số các cán bộ nhà nước ở các vùng biên cương xa xôi của nước Nga, đặc biệt là trong số các bà vợ của họ có lưu truyền một truyền thuyết rất đẹp: Stalin hầu như hàng tuần đến buổi tối đều đến mộ của Nađêzđa, ông ngồi âm thầm một mình mấy tiếng đồng hồ trước bia mộ của bà. Điều này không phù hợp với sự thật. Bởi vì, Stalin chẳng thèm qua thăm phần mộ của vợ lấy một lần, còn bia mộ do gia đình Aliluép làm.

Chỉ cho đến những năm cuối đời Stalin mới bắt đầu nói về vợ mình, tại phòng làm việc của ông, tại phòng ăn trong khu biệt thự, trong ngôi nhà ở Điện Kremli ông đã treo những bức ảnh lớn của Nađêzđa".



Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 21 Tháng Giêng, 2010, 03:31:38 pm
CHƯƠNG 6
LÀ BẠN BÈ HAY LÀ NGƯỜI CẠNH TRANH

Tiếng súng không rõ ràng - Stalin đã đến - thẩm vấn hung thủ - cái chết của cảnh vệ - ba ủy ban của Bộ chính trị - con người bắn súng ấy - cuộc gặp gỡ bí mật - Ngôi báu của lãnh tụ.

Ngày 2 tháng 12 năm 1934, một tốp người đi tới từ trong hành lang của tầng một Cung điện Sưmônnưi, số người không nhiều. Người đi hàng đầu nhất là một vị mặc quân phục, với vẻ mặt trắng bệch như người chết vậy, một số bộ ria con kiến, ánh mắt thẫn thờ, trông như một gã điên dại. Tay phải anh cầm 1 khẩu súng lục, gặp ai đi hướng tới phía mình, liền hét lên rằng: "Đứng sát vào tường, 2 tay thõng xuống".

Con người ấy là Yacôta ủy viên nhân dân bộ nội vụ, người đi theo sau anh là Stalin, Môlôtốp,Vôrôsilốp, Rhưđannốp, Edôp. Họ đến sau 2 ngày Kirốp bị ám sát. Yacôta là cán bộ làm công tác bảo vệ an ninh cho họ. Chỉ nhìn anh ta giơ súng lục lên như diễn kịch, ra lệnh cho các nhân viên công tác của Tỉnh ủy Lêningrát phải đứng nghiêm sát vào tường, không được động đậy.

Sau một năm Stalin phong cho Yacôta danh hiệu là ủy viên nhân dân an ninh quốc gia, được hưởng chế độ đãi ngộ cấp Nguyên soái. Trường Biên phòng cao cấp, công xã lao động của Bộ Nội vụ (ở Bócsơvô) và một chiếc cầu to trên sông Thungcútxka đều đặt theo tên ông. Trong những người đã từng làm ủy viên của Bộ Nội vụ nhân dân, thì ông xứng đáng là nhân vật số 1. Hăngrisi Grigơriiêvích Yacôta, thời trẻ lấy Ita Lêônnitốp, cháu ngoại của Svéclốp làm vợ, còn trong quá trình điều tra vụ án mưu sát Kirốp, ông đã thành công tỏ ra mình trung thành với Stalin. Các cán bộ dũng cảm công tác ở Bộ Nội vụ nhân dân, dưới sự lãnh đạo của vị cán bộ thượng cấp của họ đã bắt được một số lớn những kẻ phạm tội hèn mạt, giết người và đã chứng minh rằng những hành động phạm tội đẫm máu là có âm mưu và có kế hoạch, là thực thi dưới sự xúi bảy của tập đoàn phản cách mạng do Zinôviép và Gaminhép cầm đầu. Trong tất cả 77 người bị bắt, thì những người làm công tác Đảng Xô Viết và giới kinh tế chiếm số đông, trong đó kể cả Zinôviép và Gamichép. Hội nghị đặc biệt của Bộ Nội vụ nhân dân Liên Xô quyết định giam cầm 77 người kể trên với thời hạn khác nhau, về sau lại đổi thành xử tử hình.

Bỗng chốc, đã truyền đến một tin đồn không thể tưởng tượng được rằng: kẻ tham gia mưu sát Kirốp chính là Yacôta. Vị ủy viên của Bộ Nội vụ nhân dân có quyền lực vô hạn độ ấy đã thừa nhận tất cả những tội phạm có thể hiểu được và không thể hiểu được, trong đó bao gồm: nó là một trong những tên lãnh đạo tập đoàn Trôtxki cánh hữu nhằm lật đổ chính quyền Xô Viết, phục hồi chủ nghĩa tư bản, đã tham gia vào các hoạt động ám sát Minđnơxki, Quybixép, Góocki và Mácxim Phêkhốp, con trai Góocki cũng như giúp đỡ bọn gián điệp nước ngoài. Đọc những lời nói thú tội của Yacôta trong xét xử, mọi người hết sức kinh hãi "Mùa hè năm 1934, Enukichơ báo cho tôi rằng, Trung ương tập đoàn cánh hữu quyết định ám sát Kirốp. Likốp trực tiếp tham dự vào việc định ra quyết định ấy. Lúc này, tôi mới biết tập đoàn khủng bố Trôtxki kiên trì bảo tôi đừng cản trở họ làm việc đó. Vì thế tôi buộc phải đề nghị Zhapôlôgiơsư, Phó Cục trưởng Cục nội vụ Lêningrát lúc bấy giờ không nên ngăn cản những hành động khủng bố đối với Kirốp. Qua một thời gian, Zhapôlôgiơsư báo cho tôi biết Cục Nội vụ Nhân dân đã bắt được một kẻ tên là Nicôlaép, thu được một khẩu súng lục có ổ quay trên mình y và bản đồ chỉ đường tới chỗ Kirốp, song Nicôlaép đã được tha".

Hàng trăm triệu nhân dân trên đất nước Nga rộng mênh mông, đọc những điều trình bày trên từng trang báo chí đều sợ run lên. Thế là thế nào? là nằm mê, là ảo tưởng? phải chăng là điên hay là ảo tưởng? Đều không phải, đó là hiện thực, là tình hình hiện thực được chứng minh bằng giấy tờ hẳn hoi. Bulannốp, thư ký của Yacôta, làm chứng ở toà án nói: "Yacôta biến tôi thành một người hoàn toàn trung thành với ông. Khi ông trao đổi với người khác trước mặt tôi, không bao giờ tránh hiềm nghi. Ông từng nói với tôi rằng Bôrisốp, cán bộ của Cục nội vụ nhân dân Lêningrát cho liên quan với vụ ám sát Kirốp. Sau khi các thành viên của chính phủ đến Lêningrát, báo cho Bôrisốp đến cung diện Sưmônnưi phải làm chứng cho việc thẩm vấn ông ta, lúc này Zhabôlôgiơsư vì căng thẳng và lo lắng Bôrisốp khai ra kẻ xúi bẩy ở hậu trường, nên đã quyết định trừ khử y. Theo chỉ thị của Yacôta , Zhabôlôgiơsư đã sắp xếp: khi lấy xe hơi của Bôrisốp lái vào cung Điện Sưmônnưi, đã xảy ra một vụ tai nạn xe, Bôrisốp mất mạng trong vụ tai nạn này".

Ngày 15 tháng 3 năm 1938, Yacôta bị xử tử, tất cả có 17 người bị xử tử hình, trong đó còn có cả Bukhanin và Ricốp.

Được ít lâu cuộc đại chiến thế giới lần thứ 2 bùng nổ. Tiếng vang của tiếng súng ám sát Kirốp ở trong Cung điện Sưmônnưi cũng hoà tan với tiếng rít của bom và tiếng gầm rú của đại bác. Trước thời kỳ giữa những năm 50, tuyên bố của chính giới về nguyên nhân Kirốp bị ám sát là không thể lay chuyển được, bản tuyên bố ấy được truyền ra sau khi tiếng súng của Nicôlaép ám sát Kirốp không rõ ràng, sẽ do Stalin tự quyết định ngay, hoặc vào mấy ngày đầu mấy tuần đầu. Bản tuyên bố nói, Nicôlaép là dựa vào chỉ thị của Zinôviép lãnh đạo "trung tâm Mátscơva" phản cách mạng đóng ở Mátscơva để tiến hành hoạt động khủng bố này. Đồng thời đã tồn tại song hành một "trung tâm Trôtxki Zinôviép" khác ở Lêningrát. Trung tâm này nhận được chỉ thị của Trôtxki tiến hành những hoạt động khủng bố đối với Kirốp ở nước ngoài. Chỉ sau khi Yacôta xây dựng được mối liên hệ giữa bọn Zinôviép với bọn "cánh hữu” - Ricôp, Bukhanin, Tômski, và nhờ vào sự giúp đỡ của bọn chúng, gần gũi họ để có thể bảo đảm cho hung thủ tiếp cận được Kirốp, thì chúng mới thực thi được hành động khủng bố của chúng. Sau khi nhận được chỉ thị tương ứng, Yacôta phổ biến các chỉ thị ấy cho "người của mình" Zhapôlôgiơsư. Việc tìm chọn kẻ đi làm nhiệm vụ ám sát đã trở thành vấn đề chỉ là về kỹ thuật. Vừa vặn Lêonít Nicôlaép trở thành đối tượng lựa chọn. Tên này vừa bị khai trừ ra khỏi Đảng, và bị sa thải, là kẻ có thù với lãnh đạo, thường hay đối lập với lãnh đạo.

Rõ ràng cách nói thiếu cân nhắc ấy cũng dễ hiểu. Cần biết rằng Zinôviép và Gaminhép chúng sẽ hiểu rõ ràng, nếu ám sát Kirốp, thì người được lợi chính là Stalin. Ông sẽ không bỏ lỡ thời cơ lợi dụng sự kiện này để gạt bỏ những lãnh tụ của phái đối lập trước đây. Song cách nói đó của chính giới được truyền bá rộng rãi, trong tất cả các sách giáo khoa, cách nói ấy được nhiều lần nhắc tới. Ngay từ thời thơ ấu, được coi là chân lý vĩnh cửu không đáng tranh luận nữa nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 21 Tháng Giêng, 2010, 03:33:54 pm
Nhưng trong các nước phương Tây, lại lưu tuyền một cách nói khác. Tháng 12 năm 1934, sau khi Trôtxki biết được tin Kirốp đã chết, y suy đoán là Stalin có thể có liên quan đến cái chết của Kirốp. Trong cuốn sách "Thiên bí sử về việc Stalin phạm tội" của A.Aurôp, có nghiên cứu tỉ mỉ về cách nói này. Năm 1953, sau khi Stalin qua đời, cuốn sách này đã được đăng ngay trên tạp chí "Sinh hoạt" của Mỹ bằng tiếng Anh. Tác giả A.Aurôp đã từng là vị tướng của Bộ Nội vụ nhân dân, sang Tây Ban Nha năm 1938, rồi từ đó không trở về Tổ quốc nữa. Ông đã mục kích một số chi tiết của vụ án rắc rối phức tạp ấy. Thí dụ việc phán quyết khoan hồng khác thường một số lớn nhân viên công tác ở Cục nội vụ nhân dân Lêningrát, khiến Aurôp rất ngỡ ngàng. Trong số những người bị xét xử, chỉ có một người bị kết án 10 năm tù giam. Tất cả những người còn lại, kể cả Cục trưởng cục nội vụ nhân dân và Zhapôlôgiơsư, Phó Cục trướng nội vụ thành phố Lêningrát, chỉ bị kết án tù giam từ 2 đến 3 năm. Điều lạ lùng hơn là, đáng lý Stalin cần phải coi vụ án ám sát Kirốp chẳng những uy hiếp chính sách của ông, mà còn uy hiếp chính bản thân ông. Nếu như nói ngày nay Bộ Nội vụ không bảo vệ được Kirốp, thì ngày mai bản thân Stalin có thể cũng phải sống trong hoàn cảnh nguy hiểm như thế. Đáng lý Stalin phải làm như thế, dù là bài học cho các nhân viên công tác khác của Bộ Nội vụ nhân dân, để họ nhớ kỹ rằng họ phải thật sự hoàn toàn chịu trách nhiệm về cái chết của các lãnh tụ.Căn cứ vào những nguyên nhân ấy, đáng lý Stalin phải ra lệnh xử bắn ngay Yacôta. Song chỉ 4 năm sau Yacôta mới bị xử bắn. Cũng có nghĩa là, dù cho Yacôta chắc chắn phải chết, nhưng vì mục đích nào đó, Stalin còn cần đến y.

Còn một việc nữa cũng rất khó hiểu. Shaninh, bạn của Yacôta , Cục trưởng cảnh sát giao thông của Bộ Nội vụ và Pônken, vệ sĩ trưởng của Stalin có gửi quà cho Zhapôlôgiơsư, trong đó có máy thu thanh, đĩa hát và các tặng phẩm khác đều là hàng nhập ngoại. Cả hai đều biết rằng đều không cho phép bất cứ biểu hiện nào gần gũi đối với những kẻ bị xét hỏi. Dựa theo những quy định không thành văn bản, dù là bạn bè thân thiết nhất của mình, hễ bị liệt vào là đối tượng bị nghi ngờ, thì đều phải cắt đứt mọi quan hệ với họ. Phải chăng Shaninh và Pônken đã biết, gửi quà cho Zhapôlôgiơsư sẽ không gây ảnh hưởng xấu cho 2 người hay sao?

Còn đó là việc nhỏ. Hãy xem những sơ hở chính trong trình bày của Aurôp:

Mùa hè năm 1934, Kirốp bắt đầu xảy ra mâu thuẫn với các ủy viên Bộ chính trị. Tại Hội nghị Bộ chính trị, Kirốp đã mấy lần phê bình Sécgây Onchungnisitchơ vị lãnh đạo cao cấp của mình trước đây, đã gửi nhiều chỉ thị rối ren về xây dựng công nghiệp ở tỉnh Lênmgtát. Kirốp còn chỉ trích Micaoyang, ủy viên dự khuyết Bộ chính trị đã gây rối loạn hệ thống cung ứng thực phẩm ở Lêningrat. Ông cũng có tranh luận với Vôrôsilốp. Uy tín của Kirốp ngày càng cao trong nhân dân, đã làm cho các ủy viên Bộ chính trị và bản thân Stalin tức giận. Các ủy viên Bộ chính trị ấy, kể cả Stalin đều không phải là nhà diễn thuyết dũng cảm. Lời nói của họ trong các trường hợp công khai là rỗng tuyếch, nhạt nhẽo. Còn Kirốp thì đúng là trái hẳn lại, lời nói của ông sinh động nổi tiếng trên thế giới, ông biết gần gũi quần chúng như thế nào. Ông không sợ đi thị sát nhà máy, không sợ phát biểu trước công nhân, về việc ấy ông là người duy nhất trong các ủy viên Bộ chính trị. Bản thân Kirốp cũng đã từng là công nhân. Ông thật sự lắng nghe những đau khổ vất vả của công nhân và cố gắng dùng mọi khả năng giúp đỡ họ. Ở Lêningrát uy tín của ông rất cao. Các ủy viên hội đồng nhân dân ở Mátxcơva còn thua kém Kirốp rất xa. Các Giám đốc Nhà máy xí nghiệp ở Lêningrát kính trọng ông.

Đầu năm 1934, sau khi họp Đại hội 17 Đảng Cộng sản Liên Xô, uy tín của Kirốp lại tăng lên nhiều. Tại hội nghị Kirốp được các đại biểu hoan hô rất lâu, khác hẳn với các ủy viên Bộ chính trị khác. Trong phòng nghỉ của đại hội, mọi người thì thào, chỉ có Stalin mới được Kirốp tôn kính.

Stalin tức giận tính độc lập cao của Kirốp, nên đã quyết định điều Kirốp ra khỏi Lêningrát. Kirốp được cho hay, Mátxcơva bổ nhiệm ông phụ trách một chức vụ quan trọng ở Ban tổ chức Trung ương.

Song Kirốp không vội đi Mátxcơva. Ông nói để đi cần phải bắt tay vào hoàn thành hàng loạt công việc trọng đại, vì thế ông đã kéo dài mất mấy tháng. Chẳng những như thế, ông ngày càng ít tham dự Hội nghị Bộ chính trị. Rõ ràng đó là một sự khiêu khích.

Thế rồi. A.. Aurốp rút ra kết luận rằng, Stalin nghĩ tới, việc giải quyết vấn đề phức tạp ấy chỉ có một con đường. Kirốp cần phải bị trừ khử. Còn trách nhiệm thanh toán Kirốp cần phải để cho các lãnh tụ phái đối lập trước đây đảm nhận. Làm như vậy, là có thể nhất cử lưỡng tiện. Stalin nhận định, nếu ông chứng minh được rằng : Zinôviép, Gaminhép và các nhà lãnh đạo khác của phái đối lập đã giết hại Kirốp - "người con trung thành của Đảng ta" và là ủy viên Bộ chính trị, do đó ông có quyền nêu ra yêu cầu: Lấy máu trả bằng máu.

Trong quá trình chuẩn bị ám sát, Stalin chú ý Cục Nội vụ Nhân dân Thành phố Lêningrát chịu trách nhiệm bảo vệ an ninh cho Kirốp. Cục trưởng Métvâychi có quan hệ thân thiết và tình cảm nồng hậu với Kirốp. Cần phải chuyển Métvâychi đi nơi khác, điều tới một người của mình tương đối tin cậy. A.Aurốp nói, Stalin đã lựa chọn được Yeptôkimôp. Anh ta là Cục trưởng của Tổng cục bảo vệ an ninh quốc gia Liên Xô đóng ở một tỉnh của Ucraina. Theo chỉ thị của Stalin, Yacôta ra lệnh điều Métvâychi đến công tác ở Minskhơ, bổ nhiệm Yeptôkimốp đến Lêningrát. Nhưng, Kirốp không đồng ý quyết định ấy. Ông gọi điện thoại cho Yacôta trước, sau lại gọi điện thoại cho Stalin kháng nghị Yacôta chưa bàn với Tỉnh ủy Lêningrát mà đã ra lệnh. Cuối cùng đành phải hủy bỏ lệnh điều Métvâychi rời khỏi Lêningrát. Do ý đồ gài thân tín của mình đến Lêningrát không đạt được ngoài việc mưu cầu sự giúp đỡ của Yacôta và thông báo kế hoạch bí mật xử trí Kirốp cho ông ta, Stalin không có sự lựa chọn nào khác. Yacôta điều ngay thân tín của mình là Ivan Zhapôlôgiơsư từ Lêningơrát đến. Lúc bấy giờ Zhapôlôgiơsư là cán bộ cấp phó của Métvâychi.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 21 Tháng Giêng, 2010, 03:40:53 pm
Aurôp vị tướng của Bộ Nội vụ nhân dân trước đây đã trình bày giản đơn "động cơ chính trị" trừ khử Kirốp. Tiếp theo, ông lại trình bày tỉ mỉ chi tiết ám sát. Phần một do Aurôp trình bày quả thật có những nghi vấn to lớn, nếu như nói phần một này vẫn có thể coi như là một giả thiết, thì phần hai mà ông trình bày, tức phần liên quan tới tổ chức và thực thi hành động khủng bố, sẽ còn đầy những sai lầm lớn không chính xác và thực tế. Rõ ràng điều đó chứng tỏ rằng, vụ án Kirốp xảy ra trong tình hình Aurôp không có ở hiện trường. Hơn nữa ông chỉ thông qua người khác kể và sự suy đoán của bản thân để tìm hiểu vụ án này.

Sự trình bày của Aurôp có nhiều chỗ không sát thực tế. Thí dụ, Aurôp khẳng định ngày 1 tháng 12 năm 1934, cái ngày không rõ ràng ấy, có họp Hội nghị Tỉnh ủy ở Cung điện Sưmônnưi, Kirốp chủ trì cuộc hội nghị này. Còn tình hình thực tế là lúc bấy giờ quả thực có một cuộc Hội nghị, nhưng không phải là Hội nghị thường vụ, mà là Hội nghị liên hiệp Ban bí thư Thành ủy và Tỉnh ủy . Hơn nữa, về thời gian thì sớm hơn hai ngày. Tức họp ngày 29 tháng 11. Với sự có mặt của Kirốp, Hội nghị đã thông qua Hội nghị liên hiệp toàn thể Tỉnh ủy và Thành ủy họp hai ngày tháng 12, thảo luận Nghị quyết "Biện pháp kế hoạch của tổ chức Đảng Lêningrát về việc xoá bỏ chế độ phiếu cung cấp bánh mì". Sáng sớm hôm ấy, Kirốp từ Mátxcơva trở về Lêningrát. Ở Mátxcơva, Kirốp đã tham dự Hội nghị toàn thể Ban chấp hành Trung ương (b) Đảng Cộng sản Liên Xô trong hai ngày. Vừa đến Mátxcơva ông mở "báo sự thật Lêningrát” thấy một bản tuyên bố. "18 giờ ngày 1 tháng 12 sẽ họp hội nghị những phần tử tích cực của tổ chức Đảng ở Lêningrát (b) Đảng cộng sản Liên Xô tại Cung Ulixki. Khi vào hội trường không cần xuất trình thẻ Đảng". Nhìn chung đã kịp thời ra thông báo. Hay đấy, Kirốp cũng tán thành làm như vậy.

Ở Mátxcơva, Kirốp bàn định với Xiutốp, Bí thư thứ hai Tỉnh ủy , để Xiutốp trở về Lêningrát sớm hơn các đại biểu khác một ngày, thông qua Ban bí thư, họp hội nghị những phần tử tích cực. Đối với việc xoá bỏ tem phiếu bánh mì, Kirốp cảm thấy rất phấn khởi như trẻ con vậy. Vấn đề này đã được thảo luận tại Hội nghị toàn thể Ban chấp hành Trung ương.

Aurôp viết, Bôrisốp không đưa khay để bánh mỳ lát và trà vào nhà họp Ban thường vụ. Bôrisốp vừa không vào nhà họp cũng không báo cáo với Kirốp về việc Điện Kremli có gọi điện thoại tìm ông. Sao lại như vậy, chỉ vì một nguyên nhân đơn giản, Kirốp không có ở trong nhà họp, hơn nữa, ngay cả trong phòng họp Ban Thường vụ, cũng không thấy có một người nào. Thực tế, hội nghị lại họp ở văn phòng của Xiutốp, Bí thư thứ hai Tỉnh ủy . Vì thế, bất kể như thế nào, Kirốp cũng không thể đứng lên từ ghế tựa, để đi ra ngoài phòng họp, tiện tay khép cửa lại, giống như Aurôp viết thêm vậy. Ông viết: "chính trong nháy mắt ấy, vang lên một tiếng súng, mọi người đang dự họp chạy bổ ra cửa, nhưng họ chưa kịp mở tung cửa ra, đùi Kirốp mắc vào cửa, toàn thân ngã vật xuống trong vũng máu. Kirốp bị bắn chết".

Như trên đã trích dẫn một đoạn ngoài một câu nói cuối cùng ra, còn những mô tả khác thì đều là không đúng sự thực. Trong biên bản thẩm vấn Bôrisốp ngay sau khi vụ khủng bố có ghi: "Khoảng 16 giờ 30 phút Bôrisốp gặp Kirốp ở cửa phòng họp cổng chính điện Sưmônnưi, rồi anh đi theo Kirốp, với khoảng cách độ chừng mười lăm bước. Trong hành lang rộng của tầng ba, thì cự ly của Bôrisốp với Kirốp cách nhau chừng hai mươi bước. Khi rẽ vào hành lang nhỏ độ hai bước, Bôrisốp nghe thấy tiếng súng nổ, khi anh rút khẩu súng lục ổ quay lên đạn, lại nghe thấy tiếng súng thứ hai vang lên. Sau khi chạy vào hành lang nhỏ, anh nhìn thấy hai người nằm ở trên sàn, cạnh cửa phòng tiếp khách của Xiutốp, với khoảng cách ba, bốn mét. Ở gần đó có một khẩu súng lục ổ quay...".

Trong biên bản giám định pháp y về cái chết của Kirốp có viết:

Vào lúc 16 giờ 37 phút ngày 1 tháng 12 năm 1934, sau khi vang lên hai tiếng súng, người ta phát hiện Kirốp nằm úp mặt xuống ở hành lang gần văn phòng của Xiutốp ở tầng ba cung Điện Sưmônnưi. Máu mũi miệng Kirốp đều đọng lại thành cục, trên sàn một vài vết máu. Những người chạy trước đến chỗ Kirốp có Ivansinkha, Rôtsliacốp, Khơtaski, Phêritman và Pôcân. Họ từ văn phòng của Xiutốp Bí thư Tỉnh ủy chạy tới. Sau bảy đến tám phút người ta khiêng Kirốp vào trong văn phòng của ông. Lúc này Galipiarina, bác sĩ của phòng y tế Cung điện Sưmônnưi tới, chị xác nhận mặt Kirốp tím bầm mạch không đập, ngừng thở, đồng tử giãn to, không có phản ứng với ánh sáng. Người ta định làm hô hấp nhân tạp cho Kirốp, kẹp túi chườm nước nóng vào đùi ông. Qua kiểm tra phát hiện thấy vết thương sau đầu. Bác sĩ cao cấp hàm Giáo sư cũng đã tới. Nhưng đều bất lực trước người bị nạn. Do hệ thống thần kinh trung khu bị tổn thương rất nghiêm trọng nên Kirốp bị chết ngay.

Chúng ta hãy theo dõi một chi tiết cực kỳ quan trọng trong vụ việc này. Hai tiếng súng vang lên trong hành lang của Cung điện Sưmônnưi. Aurôp không đề cập tới tiếng súng thứ hai, trinh sát viên của Bộ Nội vụ cũng cho rằng không có gì đặc biệt về chi tiết này. Phát súng thứ hai của hung thủ giết hại Kirốp là nhằm bắn vào mình nhưng không trúng. Hung thủ dãy giụa điên cuồng toàn thân run rẩy anh nằm phủ phục cách người chết độ hai bước, ra sức gào thét, Galipiarina bác sĩ phòng y tế Cung điện Sưmônnưi có chứng kiến sự gào thét của hung thủ hoảng sợ như vậy, khiến các bác sĩ không thể không giúp đỡ hắn. Tên khủng bố này sau khi giết người không có ý định chạy trốn và không phản kháng như thế là thế nào? Hắn ngoan ngoãn đầu hàng các chiến sĩ cảnh vệ.

Aurốp lại dựa vào trí tưởng tượng tạo ra các tình tiết như hung thủ lấy vũ khí như thế nào, làm thế nào để có được giấy ra vào điện Sưmônnưi. Khẩu súng lục ổ quay căn bản không phải là Bộ Nội vụ giao cho hung thủ, mục đích làm như thế là để che giấu vết tích người thứ ba nhúng tay vào để thực hiện âm mưu của mình. Mọi cái thật không giản đơn hơn được nữa. Khẩu súng lục ổ quay ấy hung thủ có từ năm 1918, hơn nữa đã hai lần đăng ký súng vào năm 1924 và 1930. Lúc bấy giờ hầu như tất cả những người làm công tác Đảng và Thanh niên đều có quyền mang vũ khí. Ngoài ra năm 1920, tên khủng bố ấy đã mua 28 viên đạn súng lục ổ quay ở trong một cửa hàng tại Lêningrát. Cho nên cách nói Nicôlaiép mới có khẩu súng trước khi sát hại Kirốp là hoàn toàn sai. Còn việc Aurôp mô tả rằng có người cho Nicôlaiép giấy ra vào Cung điện Sưmônnưi cũng không có căn cứ. Trong những năm ấy bất cứ đảng viên nào có thẻ đảng viên đều có thể ra vào dễ dàng Văn phòng Tỉnh ủy. Đúng, Nicôlaiép đã từng bị khai trừ khỏi Đảng nhưng sau này anh lại được phục hồi Đảng tịch. Anh có thẻ Đảng. Sau khi anh xuất trình thẻ Đảng cho lính gác thì anh có thể đến bất cứ tầng nào. Sau này còn xác minh, hàng tháng Nicôlaiép đều có nộp đảng phí, mặc dù từ tháng 4 năm 1934 anh đã không làm việc nữa.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 21 Tháng Giêng, 2010, 03:43:23 pm
Tất cả những cái đó gần đây mới biết. Còn lúc bấy giờ, tháng 12 năm 1934, những sự nhỏ nhặt ấy người ta cũng không buồn để ý. Stalin đã có quy định rõ ràng đối với nhân viên công tác ở Bộ Nội vụ: Điều tra hung thủ trong bọn Zinôviép. Sau khi được báo cáo về bi kịch xảy ra ở Cung điện Sưmônưi, bản thân lãnh tụ cùng với các bạn chiến đấu thân thiết nhất tụ tập ở hiện trường sau năm tiếng đồng hồ (có tin sau hai tiếng) xảy ra sự việc. Những người biết được thái độ của lãnh tụ đối với sự an toàn của mình hiểu rõ rằng trong tình hình không bình thường ấy, lần này lãnh tụ đi ra ngoài không có gì đặc biệt khiến người ta phải quan tâm. Ở nhà ga xe lửa Lêningrát, Stalin không bắt tay bất cứ ai ra đón mà còn nhiếc mắng họ. Một Sư đoàn đặc biệt thuộc Tổng cục an ninh chính trị của Liên Xô cũng được điều tới Lêningrát. Công tác điều tra do Iacốp, Agranốp cán bộ cấp phó của Yacôta và một số sĩ quan cao cấp khác của Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm. Aculốp - Viện trưởng Viện kiểm sát, Visinski - Phó viện trưởng viện kiểm sát, Lép Sơninh - trinh trát viên chịu trách nhiệm các vụ án đặc biệt quan trọng cũng đã tới hiện trường.

Bất kể là Stalin, Trinh sát viên hay là Viện trưởng, Viện phó kiểm sát viên hay là quan toà, mọi người đều rất khẩn cấp. Chính ngay hôm Kirốp bị ám sát, tình hình rối mù đó không qua Bộ chính trị thảo luận, không qua Nguyên thủ quốc gia Kalinin Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Liên Xô ký, một quyết định của Ban chấp hành Trung ương về việc sửa đổi luật tố tụng hình sự đã vội vã công bố. Bản quyết nghị ấy do Enukitchơ, một thư ký của Ban chấp hành Trung ương ký, quy định: Việc trinh sát điều tra các vụ khủng bố phải xử lý nhanh (nội trong mười ngày), cơ quan thẩm vấn nghe kể về vụ án, thì không cần thiết phải có các bên tham gia, cũng không cần phải xem xét có thể có vấn đề miễn giảm rồi hoãn việc thi hành án tử hình đối với tội phạm, bởi vì khi đã kết án lại khiếu nại hoặc xin miễn tội đều không cho phép, sau khi kết án tử hình đối với các loại tội phạm kể trên, các cơ quan thuộc Bộ Nội vụ đều phải thi hành phán quyết đó.

Không biết tại sao Stalin lại vội vã như thế, công tác trinh sát cũng tiến hành vội vàng như vậy. Để có được lời khai của Nicôlaiép, mọi biện pháp đều đã được sử dụng. Trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ y ở nhà lao đều có các nhân viên công tác ở Bộ Nội vụ trực ban. Người bị trinh sát thẩm vấn tuyên bố tuyệt thực, và khi bị hỏi cung đã có ý định nhẩy qua cửa sổ ở tầng bốn, nhưng đã bị tóm chân lôi lại nên không nhẩy xuống được. Tất cả các biên bản thẩm vấn đều được gửi ngay tới Stalin ở Mátxcơva. Stalin đề nghị với Agranốp: "Hãy tăng thêm cho Nicôlaiép một số dinh dưỡng, mua cho anh ta thịt gà và một số thực phẩm khác để anh ta ăn no, cho anh ta khoẻ lên, sau đó anh ta sẽ nói ra ai đã xui khiến anh ta. Nếu chúng ta chỉ đánh đập anh ta, thì anh ta sẽ không hé miệng ra đâu. Cuối cùng anh ta sẽ nói ra hết, khai ra hết". Đồng thời Stalin gọi điện thoại cho Yacôta bảo các anh làm sao mà cứ ở lỳ đấy lâu như thế. "Các anh phải cẩn thận một chút, hãy coi chừngđấy...” Người thẩm vấn hứa với Nicôlaiép rằng chúng tôi sẽ bảo vệ tính mạng của anh ta sẽ cung cấp thức ăn tốt nhất và lắp bồn tắm trong nhà lao, trên bàn ăn có hoa quả và rượu. Tất cả những cái đó chỉ nhằm Nicôlaiép khai ra những lời cần thiết và nêu ra được bọn Zinôviép. Cuối cùng Nicôlaiép đã khai y đã nhận ra mười ba tên trong bọn Zinôviép. Thế rồi lại bắt đầu tra khảo những người đó.

Công tác điều tra được đẩy nhanh như đi cứu hoả.

Cơ quan viện kiểm sát cũng xông lên trước như đi cứu hoả. Mau lên. Mau lên nữa! Lép Sơninh trinh sát viên đã từng giải quyết các vụ án đặc biệt quan trọng của viện kiểm sát Liên Xô năm 1956 đã nói về những khẩu cung dưới đây: "Sau khi tới Lêningrát, Acurôp, Viện trưởng viện kiểm sát và Visinki Phó Viện trưởng viện kiểm sát bắt tay vào thẩm vấn bị cáo ngắn gọn một lần nữa, còn tôi thì chịu trách nhiệm ghi lại những lời khai của các bị cáo. Những sự thẩm vấn lại đó hoàn toàn chỉ lướt qua thôi. Thời gian thẩm vấn lại cho mỗi bị cáo từ hai mươi đến ba mươi phút, hơn nữa trong khoảng thời gian này Ban chấp hành Trung ương cử một nhóm chuyên giải quyết vụ án này do Yadôp và Côsalép làm đại biểu cũng tham gia giải quyết vụ án này. Việc thẩm vấn lại chỉ hạn chế ở việc hỏi bị cáo, xem anh ta có khẳng định những lời khai và tài liệu với cơ quan của Bộ Nội vụ xem anh ta có nhận tội không”. Tiếp theo Lép Sơninh chứng minh rằng: "Ý kiến khởi tố của Kiểm sát viên là do Visinski tự viết... Anh đã cùng với Acurốp lên Trung ương tìm Stalin hai ba lần, Stalin đã phê vào tờ khởi tố đó. Tôi biết được điều đó là qua Visinski. Visinski rất phấn khởi nói Stalin đã xem xét tỷ mỉ và đã sửa từng chữ, từng câu trong bản khởi tố này. Visinskin còn nói, Stalin nêu ra một số đề nghị về cách nói quen dùng trong khởi tố".

Công tác tấn công điên cuồng vẫn tiếp tục tiến hành cuối tháng 12 bản thảo khởi tố của Kiểm sát viên gửi lên Ban bí thư Trung ương Yedôp và Acurốp có công văn yêu cầu chỉ định thời gian thảo luận bản thảo. Stalin ngay lúc đó phê rằng: "Đề nghị Môlôtốp và các ủy viên khác của Bộ chính trị duyệt. Tôi đề nghị ngày mai hoặc tối nay họp, tốt nhất là chín giờ tối nay". Chính ngày hôm ấy bản khởi tố đã được Bộ chính trị chịu thảo luận thông qua Visinski và Sơninh ký, Acurốp phê chuẩn.

Từ 14 giờ 20 phút ngày 28 tháng 12 đến 6 giờ 40 phút ngày 29 tháng 12, Tòa án quân sự thuộc Tòa án tối cao Liên Xô đã mở phiên toà bí mật xét xử vụ án Nicôlaiép ở Lêningrát. Chủ trì phiên toà xét xử có: Urichkhơ Chánh án toà án, Maturêvích và Cơliyasép - Luật sư toà án quân sự, Bathơnia - thư ký phiên toà. Có mười bốn người ở ghế bị cáo. Họ bị tố cáo là đã tham gia tập đoàn khủng bố bí mật chống Xô Viết do các thành viên của phái đối lập Zinôviép trước đây lập ra ở Lêningrát, mà Nicôlaiép được tập đoàn này cử đi tiến hành các hoạt động ám sát. Nicôlaiép đã nhận tội cố ý ám sát giết hại Kirốp do "trung tâm Lêningrát" cử tới, và đã không giấu giếm vạch trần các thành viên của trung tâm này. Đại đa số các bị cáo chỉ thừa nhận mình đã tham gia vào phái đối lập mới của Zinôviép, hơn nữa đã tham gia trước đây. Họ tuyên bố, họ không có quan hệ với vụ mưu sát Kirốp. Song tất cả các bị cáo ấy đều bị kết án tử hình, hơn nữa sau một tiếng đồng hồ tuyên án, án đã được thi hành.

Vào thời kỳ giữa những năm 50, Maturêvích, Cơliyasép và Bathơnia đã lần lượt giải thích về phiên toà hôm đó. Mỗi một người trong họ đều chứng minh rằng, trước khi phán quyết, Urichkhơ có trao đổi với Stalin, Stalin nói biện pháp trừng trị chỉ có một loại xử bắn. Sau này điều tra rõ ràng rằng, lời nghị án không phải được quyết định ở Lêningrát, mà là đã được Mátxcơva sắp đặt từ trước. Mọi cái đều được triển khai theo các tình tiết mà Stalin đã định sẵn. Thậm chí ông còn quy định cả những "việc nhỏ" như loại đơn khởi tố được đăng trên báo chí, đơn khởi tố đề ngày 27 tháng 12, tức công bố trước một ngày mở phiên toà. Thế là, những người lao động ở các địa phương nô nức tổ chức mít tinh và biểu tình thị uy, yêu cầu bọn tội phạm giết người theo chủ nghĩa khủng bố của Trôtxki và Zinôviép phải trả nợ máu. Vụ án này được phiên toà mở xét xử trong tiếng cầu nguyện và tiếng lên án phẫn nộ ấy. Trong các quảng trường của các phân xưởng, của các nhà máy, từng đoàn người đang phẫn nộ lên án. Những thông tin về các cuộc mít tinh có liên quan dồn dập đưa tới, đầy rẫy trên các trang to nhỏ của báo chí. Việc đòi bọn Trôtxki, Zinôviép phải trả nợ máu đã trở thành một tâm trạng của toàn xã hội. Tâm trạng ấy đã giảm được nhiều khó khăn trong công tác xét xử, bởi vì công tác xét xử đã thể hiện ở lòng dân.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 21 Tháng Giêng, 2010, 03:47:04 pm
Đại đa số những sự thực trước đây được trình bày ở đây cũng đã được mọi người đều biết. Có người đứng ở góc độ lôgích đã phân tích những sự thực ấy. Họ phát hiện, những sự thực ấy có mâu thuẫn với cách nói của chính giới, không phải là chứng cứ về cách nói của chính giới. Về điểm này, tại Đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Liên xô, Khơrúpsốp đã công khai nói ra trước tiên. Đáng lẽ bản báo cáo về tệ sùng bái cá nhân Stalin là báo cáo bí mật, nhưng tin đồn về bản báo cáo ấy lại lan truyền tới giới báo chí nước ngoài. Những tin đồn ấy cũng đã gây chấn động nhân dân nước ta. Ngày nay chúng ta đã hiểu rõ ràng rằng năm 1956 Khơrútsốp đã nói những gì về cái chết của Kirốp. Ông nói như thế này: "Cần phải nói, một số tình hình có liên quan đến việc mưu sát đồng chí Kirốp, cho tới nay vẫn còn rất nhiều chỗ khiến người ta khó hiểu và ngờ vực. Tình hình đó đòi hỏi phải tiến hành điều tra tỉ mỉ nhất. Có lý do để nhận xét rằng, trong số những người chịu trách nhiệm bảo vệ Kirốp, có người đã giúp đỡ cho hung thủ Nicôlaiép giết hại Kirốp. Trong thời gian trước một tháng rưỡi hành hung giết người, Nicôlaiép từng có hành động khả nghi nên đã bị bắt, nhưng y đã được thả, thậm chí không kiểm tra y. Một tình hình cực kỳ đáng ngờ là ngày 2 tháng 12 năm 1934, khi một nhân viên Chêka chịu trách nhiệm bảo vệ Kirốp bị đưa đi thẩm vấn, lại vì bị "tai nạn" xe hơi, nên đã chết, mà trong số người chịu  trách nhiệm áp giải anh ta, lại không có một người nào bị nạn cả. Sau khi Kirốp bị giết hại, người lãnh đạo Cục Nội vụ Lêningrát bị điều đi nơi khác, và bị xử phạt rất nhẹ, nhưng đến năm 1937 lại bị xử bắn. Có thể nhận xét rằng, sở dĩ họ bị xử bắn, là vì nhằm xoá dấu vết tội lỗi của kẻ tổ chức giết hại Kirốp". Những sự thực mà Khơrútsốp nêu ra đã hoàn toàn đập tan cách nói của chính giới, theo cách nói của chính giới, thì Trôtxki, Zinôviép và Gamichép đã ra lệnh cho kẻ giết hại Kirốp, còn trong quá trình thẩm vấn Zimôviép và Gamichép thừa nhận rằng, họ chịu trách nhiệm về mặt chính trị và về mặt đạo nghĩa đối với việc ám sát. Tấn bi kịch trong Cung điện Sưmônnưi đã từng có những biến đổi mới: Bôrisốp cảnh vệ của Kirốp đã từng cảnh báo Sécgây Mirônôvích rằng có khả năng xảy ra vụ mưu sát, đã hai lần anh còn bắt được Nicôlaiép mang súng ống hoạt động ở gần khu vực cảnh giới. Sau này, không biết ai đã bảo anh thả Nicôlaiép đi. Còn Bôrisốp lại bị trừ khử.

Khi Khơrútsốp lại một lần nữa, cũng chính là lần thứ hai ông công khai nói về vấn đề ấy mà ông đã nghiên cứu là tại Đại hội lần thứ 22 của Đảng họp vào năm 1961, khi đọc rồi bế mạc, Khơrútsốp đã phát biểu một đoạn như sau: "Một sự thực lôi cuốn sự quan tâm của mọi người là hung thủ giết hại Kirốp trước đó đã hai lần bị bắt sống ở khu vực gần Cung điện Sưmônnưi và khi kiểm tra thấy có mang theo vũ khí. Nhưng không biết là căn cứ vào lệnh của ai, cả hai lần Nicôlaiép đều được tha. Sau này, chính là y mang theo vũ khí xuất hiện ở hành lang Cung điện Sưmônnưi, là nơi Kirốp thường hay đi qua, và y đã giết hại Kirốp. Cũng không biết tại sao, trong giờ phút xảy ra ám sát, Vệ sĩ trưởng của Kirốp lại ở cách sau Kirốp rất xa. Mà theo nguyên tắc chặt chẽ của công tác bảo vệ, ông không có quyền ở khoảng cách xa với đối tượng bảo vệ. Còn một sự thực nữa, cũng là điều cực kỳ lạ lùng: Stalin, Môlôtốp và Vôrôsilốp vốn dĩ định thẩm vấn Vệ sĩ trưởng của Kirốp, nhưng khi Vệ sĩ trưởng bị đưa đi để thẩm vấn, thì trên đường lại xảy ra một vụ tai nạn xe. Sau này, người lái chiếc xe ấy nói rằng, chính những người chịu trách nhiệm áp giải Vệ sĩ trưởng đi thẩm vấn đã cố ý gây nên tai nạn xe hơi. Người phụ trách việc áp giải nói rằng Vệ sĩ trưởng chết vì tai nạn xe, nhưng thực tế là Vệ sĩ trưởng bị người áp giải giết chết. Một người từng chịu trách nhiệm làm công tác cảnh vệ cho Kirốp đã bị giết chết bằng biện pháp đó. Sau này những kẻ giết hại Vệ sĩ trưởng cũng bị bắn chết.... Thế thì ai có thể làm được những cái đó? Hiện nay vụ án phức tạp ấy đang được nghiên cứu tỉ mỉ”. Đây là các nhà lãnh đạo Đảng và nhà nước lần đầu tiên công khai bác bỏ cách nói của chính giới ngót ba mươi năm nay. Tài liệu của Đại hội 22 không xén bớt, đã được đăng toàn bộ trên báo chí. Hàng trăm bức thư dồn dập gửi tới Trung ương Đảng. Các tác giả bức thư ủng hộ cách nói của Khơrútsốp. Họ đã báo cáo những tình hình chi tiết mới, cung cấp nhiều tài liệu chứng cứ liên quan tới tấn bi kịch tháng 12 năm 1934 trước đây chưa biết. Năm 1960 đoàn chủ tịch Trung ương đã thành lập ban điều tra về tình hình Kirốp bị sát hại. Ban này do Shơvécních lãnh đạo, điều tra thăm hỏi hàng nghìn người kiểm duyệt nghiên cứu hàng nghìn văn kiện. Thành viên tích cực nhất trong ban này là Auliga Grigơriepna Shatunôpxkaya. Trước cách mạng bà là Bônsơvích, từng công tác với Kirốp ở vùng ngoại Cápcadơ, năm 1933 bị bức hại, mãi đến những năm 50 mới từ Khơrêma trở về Mátxcơva. Khơrútsốp rất hiểu bà, đề nghị bà công tác ở ban Giám sát của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.

Auhga Grigơriepna tiến hành điều tra trong 2 năm. Hàng trăm người đã công khai với bà những bí mật 30 năm nay họ không dám hồi ký. Bà đã lao động rất gian khổ, tích luỹ được 64 tập tài liệu. Bản báo cáo do Shơvécních và Shatunốpxkaya ký, gửi cho Đoàn chủ tịch Trung ương đã xác định rõ ràng: Kirốp bị sát hại là theo lệnh bí mật của Stalin. Kết luận của ban điều tra này đã trở thành cơ sở cho Khơrútsốp phát biểu tại Đại hội 22 Đảng cộng sản Liên Xô. Có chứng cớ nói dưới ảnh hưởng của kết quả điều tra kể trên, Khơrútsốp thậm chí đã nêu ra vấn đề thẩm tra lại những vụ án tố tụng thẩm phán những năm 30 với Đoàn chủ tịch Trung ương, trong đó bao gồm vụ án Zinôviép - Gamichép, vụ án Phiatacốp - Sôcôlinicốp, vụ án Bukharin, vụ án Tukhasiépski và một số vụ án khác, song Khơrútsốp đã bỏ dở giữa chừng - hoặc do ông chưa đủ quyết tâm hoặc ông chưa được các bạn chiến đấu ủng hộ.

Điều không thể gạt bỏ được là kết luận của ban điều tra, trước tiên là Shatunốpxkaya. Nhiều năm nay luôn uốn nắn thái độ của Khơrútsốp đối với vụ án Kirốp bị giết hại. Rõ ràng trong những năm từ 1967 đến 1971 khi ông ở Pittơrôvô - Tanni ngoại ô Mátxcơva, ở đó ông ghi âm hồi ký của mình, trước mặt ông là bản kết luận của ban điều tra. "Băng ghi âm bí mật" của Nikita Khơrútsốp đến năm 1990 người ta mới bắt đầu được biết. Nội dung của cuốn băng không đưa vào hai cuốn sách mà trước đây ông đã xuất bản. Bây giờ chúng ta hãy trích một đoạn băng ghi âm:

"Năm 1934 tôi tham dự Đại hội lần thứ 17 của Đảng”  Khơrútsốp nói: "Mọi người cho tôi biết khi bỏ phiếu biểu quyết chỉ có sáu đại biểu (tất cả có 1.966 đại biểu) đã bỏ phiếu phản đối Stalin. Nhiều năm sau mới làm rõ, thực tế năm ấy số bỏ phiếu phản đối có khoảng 260 đại biểu. Xét địa vị của Stalin và tính sĩ diện hão của ông thì đây thật là một việc không thể tưởng tượng nổi (A.G. Shatunôtsikaia nhận định khi Đại hội 17 Đảng Cộng Sản Liên Xô tổ chức bầu cử Ban chấp hành Trung ương có 202 đại biểu bỏ phiếu phản đối Stalin. Hai người nói có chênh lệch, nhưng điều đó hoàn toàn có thể hiểu được. Do ở một làng ngoại ô Mátxcơva, nên khi công tác Khơrútsốp không sử dụng tài liệu hồ sơ tác giả).

Stalin hiểu rất rõ ai bỏ phiếu phản đối ông, chắc chắn sẽ không phải người như Khơrútsốp. Những người ấy khi Stalin cầm quyền dựa theo nấc thang chức vụ đi lên. Họ coi Stalin là thần thánh Stalin hiểu rõ, không phải là những người đó chống lại ông mà là những cán bộ lão thành thời Lênin. Trong thời gian Đại hội lần thứ 17 Đảng Cộng sản Liên Xô, một vị lãnh đạo của tổ chức Đảng ở thành phố Bắc Cápcadơ gặp Kirốp Bí thư tổ chức Đảng ở Lêningrát, ông nói vung với Kirốp rằng: "Một số đảng viên lão thành bàn tán với nhau rằng, hãy để cho một đồng chí đối xử với anh em lịch thiệp hơn lên thay thế Stalin thời điểm ấy đã đến. Đồng chí của chúng tôi ở đây nhận xét rằng đồng chí nên làm Tổng bí thư”.

Kirốp đến chỗ Stalin nói tất cả những điều nghe được ấy cho ông. Sau khi Stalin nghe Kirốp nói, chỉ trả lời đơn giản rằng:

"Cảm ơn anh đồng chí Kirốp!”


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 21 Tháng Giêng, 2010, 03:50:37 pm
Cuối năm 1934 Lêônít Nicôlaiép cảm thấy rất bực bội với tất cả mọi thứ xung quanh, bị khai trừ ra khỏi Đảng, xuất hiện ở văn phòng Kirốp gần phòng nghiên cứu Sưmônnưi nhưng anh đã bị bắt, có thể do anh có hành động khả nghi. Sau khi lục soát trong người thấy có khẩu súng lục. Tuy vậy anh lại được thả. Chỉ có một kết luận là: Anh được thả, là vì người lãnh đạo tổ chức cử anh đến thực thi hành động khủng bố đã ra lệnh thả. Được ít lâu Nicôlaiép lại thâm nhập vào Cung điện Sưmônnưi, khi Kirốp đang lên cầu thang đã bắn vào ông. Bảo vệ của Kirốp ở phía sau cũng không kịp tới và làm gì được.

Sau này lưu truyền một cách nói, Stalin dặn dò đưa Nicôlaiép đến chỗ ông. Nicôlaiép quỳ xuống nói, tôi làm việc theo lệnh, hãy tha thứ cho tôi, có lẽ anh mong muốn được sống bởi vì anh chỉ làm theo mệnh lệnh. Tất là dốt nát. Để sự kiện này mãi mãi trở thành bí mật cần phải trừ khử Nicôlaiép. Sau này cũng đã làm như thế.

Aurôp vị tướng trước đây của Bộ Nội vụ mô tả tình hình Stalin thẩm vấn Nicôlaiép hơi có chỗ khác nhau. Mirônốp người bạn tốt của Aurôp, Cục trưởng cục Quản lý kinh tế Bộ Nội vụ năm ấy, từng tham gia phỏng vấn Nicôlaiép, anh chứng minh rằng sự việc gần như thế. Trong nhà có Stalin, Yacôta , Mirônốp và nhân viên công tác áp giải Nicôlaiép từ nhà tù đến. Trước đó Stalin có trao đổi riêng với Zhapôrôgiơsư, không có người làm chứng, thời gian dài khoảng hơn một tiếng đồng hồ.

Nicôlaiép đi vào trong phòng đứng ở cửa đầu quấn băng y tế, Stalin ra hiệu cho anh ta đến gần ngắm nghía anh một cách hiền từ, với giọng nói nhẹ nhàng hỏi anh. "Sao đồng chí lại giết hại người tốt như thế?".

"Không phải tôi bắn vào anh ấy, tôi muốn bắn vào Đảng!” Nicôlaiép cố chấp trả lời. Qua giọng nói của anh người ta cảm thấy anh không hề run sợ trước mặt Stalin.

"Đồng chí lấy được súng ở đâu?”' Stalin tiếp tục hỏi.

"Tại sao đồng chí hỏi tôi? Đồng chí hãy đi hỏi Zhapôrôgiơsư!" Câu trả lời có vẻ thô lỗ.

Stalin giận tái cả mặt "Đưa nó đi!" Stalin lầu bầu nói. Vừa ra đến cửa Nicôlaiép ngoảnh lại phía Stalin định thanh minh nhưng đã bị đẩy ra ngoài.

Cửa vừa khép lại, Stalin liếc nhìn Mirônốp nói với Yacôta: "Chẳng cần!" Không đợi người khác nói theo, Mirônốp vui vẻ đi ra. Sau mấy phút Yacôta nhẹ nhàng mở cửa gọi Zhapôrôgiơsư vào. Một mình Zhapôrôgiơsư cùng với Stalin thời gian không quá 15 phút. Từ căn phòng khiến người ta sợ hãi đi ra Zhapôrôgiơsư rảo bước trên hành lang, không nhìn thấy Mirônốp vẫn đang ngồi chờ ở phòng khách.

Từng có nhiều tin đồn và suy đoán về việc Stalin thẩm vấn Nicôlaiép. Chúng ta còn phải phân tích và so sánh, còn bây giờ chúng ta hãy ngừng mô tả đoạn chúng ta cảm thấy hấp dẫn trong “cuốn băng ghi âm bí mật" của Khơrútsốp "tôi còn biết một số việc". Khi nói đến tình hình Stalin thẩm vấn Nicôlaiép, Khơrútsốp nói: "Khi Stalin đến Lêningrát điều tra tình hình Kirốp bị sát hại, ông ra lệnh gọi Chính ủy (tức Bôrisốp - tác giả), ngày hôm đó chịu trách nhiệm công tác bảo vệ cho Kirốp đến để thẩm vấn. Chiếc xe ca chở Chính ủy đã xẩy ra tai nạn, ông đã chết ngay.

Qua thời gian dài mới thẩm tra và xét hỏi nhân viên áp giải Chính ủy. Những người ấy đều bị xử bắn cả. Tôi đề nghị điều tra lái xe. May mắn là anh vẫn còn sống. Anh cho chúng tôi biết, tai nạn xe căn bản không nghiêm trọng - chẳng qua chỉ là va chạm nhỏ mà thôi. Song anh đã nghĩ ra, anh đã nghe thấy tiếng xe ca đụng mạnh vào thành xe. Thế là chính ủy bị giết chết.

Tôi không nghi ngờ sau bức màn của âm mưu này là Stalin đang hoạt động. Kirốp đã biến tổ chức Đảng ở Lêningrát thành một quần thể tích cực. Ông rất được hoan nghênh. Nhưng sau khi ông bị đả kích làm cho đảng và Nhân dân cảm thấy đau đớn. Cớ lẽ chính vì điểm ấy, Kirốp đã bị chọn làm vật hy sinh. Cái chết của ông đã thành cái cớ khiến cho Stalin rung chuyển được cả nước, gây không khí căng thẳng khiến cho nhân dân căng thẳng tới mức có thể tha thứ cho những vụ ám sát chính trị, cũng khiến Stalin thoát ra khỏi những người mà họ không thích và thoát khỏi là "kẻ thù của nhân dân".

Shatunốpxkaya chứng minh rằng, sau khi lần lượt báo cáo vụ ám sát Kirốp bị sát hại và những thông tin về một số vụ tố tụng khác lên các thành viên Đoàn chủ tịch Trung ương, Khơrútsốp ra lệnh thu thập toàn bộ các tài liệu làm hồ sơ. Để làm dịu sự phản đối của bà, Khơrútsốp nói: "Hiện nay chúng ta vẫn chưa được mọi người hiểu, mười lăm năm sau chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này". Nhưng Khơrútsốp chưa thực hiện được lời hứa của ông - được hai năm ông đã bị người bạn chiến đấu của ông thay thế. Ngay từ trước khi ông bị cách hết mọi chức vụ, Shatunốpxkaya đã nghỉ hưu. Sau khi bà về hưu thì một số người làm chứng trước đây cung cấp tài liệu cho bà tìm đến bà. Họ báo cho bà biết rằng lại có người đến giới thiệu bằng chứng cho họ. Bà đã hiểu rõ: Đảng đánh giá lại những kết luận của Ban điều tra trước đây. Bà không đoán sai. Một ban mới thành lập do Bialisơ lãnh đạo đã bắt đầu làm việc.

Sau này mọi cái đều là im hơi lặng tiếng. Trong hai mươi năm năm tròn ở tất cả các nơi bất kể là cơ quan thông tin báo chí, sách báo lịch sử hay trong giới khoa học, đều không hề đề cập tới tấn thảm kịch xảy ra ở Cung điện Sưmônnưi chi có sau khi bắt đầu cải cách thì sự im lặng mới bị phá vỡ. Nơi phá vỡ im lặng đầu tiên là báo chí Lêningrát đã đăng hàng loạt bài báo của A. Kilirina, bà là Nghiên cứu viên cao cấp của Phòng nghiên cứu lịch sử đảng trực thuộc Tỉnh ủy Lêningrát. Bà dũng cảm nêu ra, tuyên bố chân lý dễ dàng hơn tìm tòi chân lý. Bà kêu gọi không nên dựa vào tình cảm để viết lịch sử của quá khứ, mà phải tìm hiểu chân tướng lịch sử, phải bằng văn kiện và sự thực, bà đã được kết luận hoàn toàn trái ngược với kết luận của Shatunốpxkaya. Trên báo chí ở Lêningrát, bà tuyên bố: Phòng nghiên cứu của bà chưa tìm thấy bất cứ một chứng cứ nào về việc Stalin tham dự vào vụ mưu sát Kirốp, dù là chứng cứ trực tiếp hay là gián tiếp, đều không thấy.



Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 21 Tháng Giêng, 2010, 03:52:47 pm
Bắt đầu từ năm 1987, A. Kilirina đã liên tiếp đăng hơn hai mươi bài báo với đề tài quan trọng. Trong bài báo, bà đã phân tích mọi cách nói và tin đồn có thể hiểu được và không thể hiểu được của tấn thảm kịch xảy ra có liên quan ở Cung Điện Sưmônnưi. Nhìn chung khuynh hướng của Kilirina nên coi vụ ám sát là do cá nhân có mưu đồ và thực thi, với giả thiết có khả năng nhất để nghiên cứu, song bà cũng không quả quyết bác bỏ lập luận của người khác.

Shatunốpxkaya, cũng không hoang phí thời gian - bà cũng tin cải cách! Đối với bà người ta hiểu được: Bà đã bỏ ra nhiều năm để thu thập văn kiện tài liệu, để tìm hiểu tình hình thông qua những người chứng kiến may mắn còn sống và những bạn bè thân thiết của họ. Bà là người đầu tiên làm như thế, hơn nữa bà còn với cương vị rất cao thay mặt cho Đoàn Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương đi làm công việc này. Sau khi vị Bônsêvích lão thành ấy biết được kết luận nghiên cứu của Kilirina, nhất là khi bà biết được Kilirina nghi ngờ Stalin tham gia vào vụ mưu sát Kirốp, bà kiên quyết nêu ra ý kiến bác bỏ, bà kiên trì cho rằng kết luận của bà trình bầy trong bản báo cáo gửi tới Trung ương năm 1961 là đúng đắn.

Vậy thì Ôliga Shatunốpxkaya kiên trì những chứng cứ đã thấy là những gì? Bây giờ chúng ta hãy xem một đoạn bà nói chuyện với tác giả cuốn sách.

Trước hết Shatunốpxkaya cho rằng, do uy tín ngày càng cao của Kirốp, hơn nữa trong thời gian Đại hội lần thứ 17 Đảng Cộng sản Liên Xô, một số ủy viên Trung ương đảng họp hội nghị bí mật ở nhà Ônchungnisitchơ thảo luận vấn đề thay thế Stalin, dẫn tới Kirốp trở thành nhân vật nổi tiếng, vì thế Stalin có lý do sợ Kirốp nổi lên. Về cuộc hội nghị bí mật lần này không có chứng cứ trực tiếp, hình như Côsion, Aikhơ, Sbpuntaiép đã tham dự cuộc hội nghị này. Shatunốpxkaya bị Êrenna Smôrôkina vợ của Pittơ Smôrôkin người lãnh đạo Đoàn thanh niên cộng sản Lêningrát bức hại và được Arêkhơsia Sêvátđiăngnốp bạn chiến đấu lão thành của Kirốp cho biết tình hình của cuộc hội nghị lần này. Mùa hè năm 1934, khi Kirốp đi nghỉ ở Siêtcrôriêtskhơ hình như có nói với Alếchkhơsia Sêvátđiăngnốp: Hiện nay Stalin sẽ không để tôi sống nữa. Từ đó, cả gia đình Alếchkhơsia luôn luôn nơm nớp lo sợ. Mancút (em gái của vợ Kirốp) vào Đảng năm 1911 cũng nói với Sahunốpxkaya về tình hình họp ở nhà Ônchungnisitchơ, bà hầu như đã trích lời của Sécgây Mirônôvích.

Thứ hai, việc Stalin thẩm vấn Nicôlaiép có vấn đề thực tế lúc bấy giờ không để lại biên bản thẩm vấn, song Satunốpxkaya tin chắc rằng Nicôlaiép ngay lúc đó tuyên bố rằng nhân viên công tác của Bộ Nội vụ đã dùng bốn tháng trời để khuyên bảo ông đi ám sát. Họ kiên quyết nói rằng đây là yêu cầu của Đảng và Nhà nước, vì Nicôlaiép đã nói thẳng ra như thế, nên đã bị đánh đập điên cuồng ngay lúc đó ở văn phòng Stalin. Vậy thì ai chứng minh những điều đó? Đó là Onpalin, vị Bônsêvích lão thành. Ông dựa vào lời kể của Pariskhaép kiểm sát viên thành phố Lêningrát tham gia cuộc xét xử năm ấy kể lại tình hình ấy cho Satunốpxkaya. Vị kiểm sát viên ấy hiểu rõ, sau khi sa vào cuộc trao đổi nào đó ở hậu trường ông cũng khó có cơ hội may mắn, nên đã lấy súng tự sát, trước khi tự sát ông đã kể những bí mật ấy cho Aupalin, người bạn tốt của mình. Ngoài ra còn có một người làm chứng khác tên là Đmitriép cũng là một bônsêvích lão thành, ông là bạn của Xiutôp, Bí thư thứ hai Tỉnh ủy Lêningrát. Cùng với Psarikhaép, Kiểm sát viên Thành phố, Xiutốp cũng đã tham gia cuộc thẩm vấn này. Trước khi ông bị bắt, đã kể cho Đmitriép về cuộc thẩm vấn của Stalin với Nicôlaiép.

Thứ ba, Bôrisốp, sĩ quan bảo vệ của Kirốp đã từng cảnh báo với Kirốp là có nguy hiểm. Trên đường đi xe ca áp giải đến Cung điện Sưmônnưi để cho Stalin thẩm vấn, anh đã bị nhân viên công tác ở Cục Bảo vệ an ninh Chính trị quốc gia áp giải dùng thanh gậy sắt đánh vào đầu thì chết. Năm 1934 nguyên nhân xảy ra sự cố xe hơi được giải thích là xe bị hỏng, do đâm vào tường, bảo rằng vì Bôrisốp đâm vào tường nên đã chết. Shatunốpkaya đã tìm đến người lái xe ca ấy. Anh tên là Kuchin anh sống một cách lạ lùng trong trại tập trung. Anh lái xe ấy nói, nhân viên công tác của Bộ Nội vụ ngồi ở bên cạnh anh, bỗng giật lấy tay lái của anh làm cho xe anh đâm vào tường. Song Kuchin lại nắm chắc tay lái nên chỉ có đèn xe bị đâm hỏng... "Đây chỉ là một sự cố bịa đặt ra, Bôrítsôp bị người ta lấy đá đập chết”. Thực tế, lời khai của Kuchin đã tự mâu thuẫn “Năm 1934 nói thế này, đến năm 1937 tại nói thế khác. Mà năm 1961 lại một kiểu nói mới. Đầu óc anh ta có vấn đề khi nói năng thì hỏi một đường trả lời một nẻo, không ăn khớp với nhau, thường ở trạng thái tinh thần hoảng hốt, vào thời kỳ giữa những năm 60, Kuchin lại cung cấp thêm những chứng cứ mới: vâng, có xảy ra; có xảy ra tai nạn xe, Bôrisốp chết vì tai nạn xe". Có, Kuchin ở đây mọi cái đều rõ ràng. Đúng rồi, Mamusân ! Mamusân gì ? Mamusân tức là giải phẫu thi thể của Bôrisốp, đồng thời lúc bấy giờ theo yêu cầu bác sĩ ngoại khoa đã cung cấp cho những lời làm chứng cần thiết. Mãi đến năm 1962 khi ông sắp lâm chung, ông mới báo cho Rátthơmiel bạn của ông rằng: "Bôrisốp bị thương chắc chắn là vì đầu anh bị đánh đập mạnh nên đã chết".

Thứ tư, Nicôlaiép hung thủ giết hại Kirốp đã mấy lần bị bảo vệ của Kirốp bắt. Người ta còn lục lọi trên mình Nicôlaiép một cái cặp công văn mở nắp ở phía trên, trong cặp giấu một khẩu súng lục ổ quay có đạn và một sơ đồ chỉ đường Kirốp đi dạo mát, song, nhân viên công tác Cục Bảo vệ an ninh chính trị quốc gia Lêningrát lần nào cũng lại thả anh, và còn đe doạ nhân viên bảo vệ. Năm 1938 khi xét hỏi các thành viên của "tập đoàn cánh hữu Trôtxki", bị cáo Yacôta thừa nhận rằng ông đã chỉ thị cho Zhapôrôgiơsư thả Nicôlaiép, bởi vì Enukichơ và Ricốp dặn như thế. Ôliga Grigơriyepna nhận định rằng, đó là người ở cấp bậc cao hơn (Stalin) dặn dò như thế.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 21 Tháng Giêng, 2010, 03:55:22 pm
Ngày nay, mọi người đã biết rõ, trong cuộc phán xét năm 1938, khi Yacôta bị tuyên án tử hình, ông đã được nói lời cuối cùng, ngoài những tố cáo tiến hành hoạt động gián điệp ra, thì về cơ bản ông đã thừa nhận tất cả những điều tố cáo ông. Nhưng Kilirinna vẫn nghi ngờ cách nói của Khơrútsốp, mà cốt lõi cách nói của Khơrútsốp, đúng như chúng ta đã biết, đó là kết luận của Zhatunốpxkaya có ghi trong bản báo cáo: "Để chứng minh rằng Stalin đã tham dự vào các hoạt động ám sát Kirốp". Kilirinna nhận xét: "Luồng suy nghĩ mà Khơrútsôp đi tìm chứng cớ, thực tế là luồng suy nghĩ mà các trinh sát đã tiến hành trong những năm 30, sự cố nhân tạo, bảo vệ vi phạm quy tắc làm việc, Nicôlaiép bị bắt ở Cung điện Sưmônnưi. Điều khác nhau chỉ là Khơrútsốp dựa vào những chứng cứ mà anh lái xe (xe chở Bôrisôp đến điện Sưmônnưi) may mắn kỳ diệu còn sống lại cung cấp cho, còn Yacôta và Bơrannốp thư ký riêng của ông chỉ là đã thừa nhận những sự thực ấy mà thôi".

Dù sao cũng không thể coi thường những sự thật là sự cố xe hơi, Bôrisốp bị giết hoặc tự sát (cũng có giả thiết này) cũng như sự thật là Bộ Nội vụ có tham dự vào sự kiện này. Kilirinna cho rằng cần thiết phải đồng thời thăm dò tìm hiểu ở các lĩnh vực khác, hãy bỏ qua luồng suy nghĩ quen thuộc được các nhân viên nghiên cứu sao đi chép lại. Ban điều tra đầu tiên với nhiệt tình sôi nổi theo lời kêu gọi của Đại hội lần thứ 20 Đảng Cộng sản Liên Xô. Rõ ràng Ban điều tra này có khuynh hướng chống Stalin. Điều đó người bình thường cũng nhận ra. Nhưng các nhà sử học không nên trông gió bẻ buồm, gió chiều nào theo chiều ấy, không chịu nổi sự cám dỗ cũng không nên tuân theo những quy tắc của các nhà xã hội học Xô Viết nhồi nhét từ thế hệ này đến thế hệ khác. Lịch sử biến thành chính trị của quá khứ. Kilirinna là một trong những người ít ỏi có biểu lộ sự quan tâm đối với từng cá nhân của bọn khủng bố.

Ngày 3 tháng 12 năm 1934, Bộ Nội vụ công bố trên báo chí. Hung thủ giết hại Kirốp là Lêôrút Vasihêvích Nicôlaiép, nguyên viên chức Viện kiểm sát công nông Lêningrát sinh năm 1904. Mấy ngày đầu, dù tại cuộc mít tinh quần chúng hay trên báo chí hễ nhắc đến tên anh thì người ta chửi rủa mắng nhiếc. Cùng với ngày tháng trôi qua, tên của anh cũng dần dần bị người ta lãng quên. Nicôlaiép bị xử bắn, vợ, mẹ, em trai và hai người chị gái của anh, cùng chị gái và anh rể vợ anh, cũng vì đã tham gia vào vụ mưu sát Kirốp, nên phải chịu cùng số phận. Mẹ và hai người chị của Nicôlaiép gần đây đã được sửa lại án.

Tóm lại, thiếu tài liệu về tình hình gia đình, có liên quan đến bọn khủng bố. Lâu nay, đã gây nghi ngờ sự quan tâm toàn diện đối với Nicôlaiép. Gia đình của anh cũng phải đào tận gốc rễ. Kilirinna đã phải tốn bao công sức cuối cùng đã từng li từng tí vẽ ra bộ mặt đại khái của hung thủ giết người. Trong thời gian 15 năm, Nicôlaiép đã thay đổi 13 cương vị công tác. Điều may mắn là, có một đơn vị còn lưu giữ một cách kỳ diệu một bản hồ sơ lý lịch của anh, do chính tay anh viết tiểu sử của mình. Khi Nicôlaiép bắn súng giết người ở Cung điện Sưmônnưi, anh 30 tuổi. Anh sinh ở Pêtécbua, đi học tới lớp 6. Năm 1920 vào Đoàn thanh niên Cônsôvô, năm 1924 vào Đảng Cộng sản Liên Xô (b). Khi viết lý lịch ở Khu đoàn thanh niên Cônsôvô Vibua, tại cột những người thân trong gia đình "anh viết” chị gái Anna, em trai Pitơ, mẹ Maria, Đimôphâyépna, bà. Anh không ghi tình hình cha. Có một chi tiết quan trọng: Tên cha của em trai anh là Alếchdăngđơrôvích khác với tên của cha anh. Phải chăng mẹ anh không may mắn trong cuộc sống gia đình. Vốn dĩ, cha của mấy đứa trẻ này không phải là cùng một người. Bà mẹ làm gì hả? Ừ, bà rửa xe ở bãi xe điện Bơrôxin và Calinin. Trước năm 11 tuổi, Nicôlaiép bị ốm nặng, đi không được. Năm 1926, một tổ điều trị chỉ rõ, anh có triệu chứng thoái hoá - hai tay như tay khỉ vậy, đùi ngắn, thân hình khẳng khiu. Trong viện lưu giữ hồ sơ ở Lêningrát, người ta đã phát hiện cuốn sổ đăng ký nghĩa vụ quân sự của công dân Nicôlaiép. Trong sổ có ghi: "Căn cứ vào Điều 15 Lệnh số 1090, tổ điều trị miễn trừ cho anh huấn luyện quân sự trước khi tòng quân và nghĩa vụ phục vụ trong Hồng quân".

Đặc điểm tình hình của Nicôlaiép cũng dần dẫn sáng sủa: trạng thái tâm lý của anh không ổn định, cử chỉ hành động lúc thì tốt, lúc thì xấu, khi thì khiến người ta chán ghét và không làm việc chính đáng, khi thì cáu gắt lung tung. Thường hay ở trạng thái đối lập với những người xung quanh. Thường chỉ vì một việc nhỏ mà sinh sự cãi nhau. Khi anh đặt mua sách chính trị, cho rằng người phát hành hoàn tiền lẻ cho anh chậm, thế rồi cãi cọ ầm lên, bảo rằng người ta sao lâu thế vẫn không hoàn lại tiền. Anh đi xe đạp đâm vào người ta gây thương tích, khi Toà án nhân dân xét xử anh phải bồi thường cho người bị hại, anh lại đi khắp nơi kêu toáng lên là bị oan ức, khiến người bị hại và quan toà ngán ngẩm vô cùng.

Hình như việc gì anh cũng đã làm - Anh đã làm nhân viên công tác cơ quan đại diện, làm phụ cho thợ nguội, từng làm thợ tiện. Khi công tác ở Samara anh có đảm nhiệm chức thư ký Xô Viết thôn, đã từng công tác một năm rưỡi ở bên cạnh cán bộ lãnh đạo. Trong thời gian này, chính là thời kì Pêtrôgrát bị đói kém nhất - nằm 1919 - 1920. Sau khi trở về thành Pêtrôgrát quê hương, - làm việc ở Phòng sự nghiệp công cộng khu Vâybua, làm viên chức rồi làm Chủ nhiệm văn phòng ủy nhiệm khu đoàn thanh niên Kônsôvô Vâybua. Về sau anh đến Luga, ở đó anh được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm văn phòng Huyện đoàn thanh niên Kônsôvô. Sau đó bỗng nhiên tại Nhà máy "Sao đỏ" trở thành một anh phụ việc cho thợ nguội, tại Nhà máy "kho vũ khí màu đỏ" và Nhà máy Các Mác, anh làm thợ tiện. Từ tháng 5  đến tháng 8 năm 1932, làm chỉ đạo viên Tỉnh ủy, sau này từ trước tháng 10 năm 1933 là nhân viên công tác ở Phòng kiểm tra giá cả Viện kiểm sát công nông. Mùa hè năm 1933, hủy bỏ Phòng kiểm tra giá cả, Nicôlaiép lại được điều về Tỉnh ủy, lần này anh đến làm việc ở Phòng tuyên truyền văn hoá từ đây đến tháng 10 năm 1933, anh lại được điều đến làm việc ở Phòng nghiên cứu lịch sử Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Lêningrat (b) Đảng cộng sản Liên Xô. Chức vụ cuối cùng của anh là Chỉ đạo viên Ban lịch sử Đảng.

Ngày 8 tháng 4 năm 1934, Phòng nghiên cứu đã thảo luận vấn đề của cá nhân Nicôlaiép. Tổ chức Đảng triệu tập Đại hội toàn thể đảng viên thông qua nghị quyết khai trừ anh ra khỏi Đảng. Nguyên nhân là anh "không phục tùng sự sắp xếp công tác của khu ủy , từ chối đi làm công tác ở ban tuyển chọn chịu trách nhiệm động viên đảng viên tham gia xây dưng giao thông vận tải có phản ứng không chịu sự điều động để công tác đối với quyết định ấy của Đảng, gây xích mích vô lý, chỉ trích cán bộ lãnh đạo của Đảng”. Trước bốn ngày khi Nicôlaiép bị khai trừ ra khỏi Đảng, cơ quan hành chính của Phòng nghiên cứu ra lệnh miễn nhiệm công tác của anh. Anh bị cách chức, không phải vì anh không làm được việc, mà là vì anh "từ chối tiếp nhân sự phân công của Đảng". Điểm này đã được chú thích trong lệnh cách chức anh. Xét ở góc độ luật pháp, lý do để cách chức Nicôlaiép là không hợp pháp. Đáng lẽ toà án phải phục hồi cho anh trở lại công tác, song Nicôlaiép lại nhậm chức ở cơ quan của Đảng, nói chung Viện tư pháp không giải quyết những vấn đề về tranh chấp lao động của nhân viên công tác trong cơ quan của Đảng. Nếu như không có mệnh lệnh gây tai họa ấy, có lẽ Kirốp cũng sẽ không bị trúng đạn ở đầu và ngã ở hành lang Cung điện Sưmônnưi tháng 12 năm 1934. Vậy ai có thể nói đúng được đây.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 21 Tháng Giêng, 2010, 03:59:05 pm
Nicôlaiép phản đối việc khai trừ Đảng tịch và quyết định sa thải anh. Anh khiếu nại lên Ban kiểm sát điện Sưmônnưi Đảng Cộng sản Liên Xô (b). Sau khi Ban giám sát nghiên cứu đơn khiếu nại của anh, có cân nhắc thấy Nicôlaiép đã thành thật hối cải, nên không phê chuẩn quyết định của Đại hội đảng viên phòng nghiên cứu, chỉ đặt vấn đề xử phạt nghiêm khắc, có ghi vào hồ sơ cá nhân. Đồng thời Ban giám sát có chỉ rõ khuyết điểm của đảng viên thanh niên này: thô lỗ đại khái, cực đoan, thiếu tự kiềm chế, cuồng nhiệt, không được phục hồi trở lại công tác ở Phòng nghiên cứu. Từ tháng 4 năm 1934 Nicôlaiép không được làm việc nữa. Tình hình đó khiến anh vô cùng quẫn bách, thực tế anh đã mất hết chỗ dựa để sinh tồn.

Bản khởi tố do kiểm sát viên công bố ngày 27 tháng 12 năm 1934 nêu rõ: "... có một tình hình đủ để chứng minh rằng bị cáo Nicôlaiép trong thời gian này không có vấn đề khó khăn trong cuộc sống, anh có ba căn nhà ở đầy đủ tiện nghi..." sau khi nghiên cứu sổ đăng ký nhà ở thời kỳ ấy còn giữ lại, thấy không phải là hoàn toàn như thế. Nicôlaiép ở số 41 đơn nguyên 13 tầng số 8 đường phố Rêtnôi. Trong nhà anh có sáu người lớn, chiếm hai căn buồng nhỏ trong khu nhà ở công cộng, tổng diện tích là 30 mét vuông. Cũng dễ hiểu, sau khi bị cắt tiền lương cố định, thì tình cảnh của Nicôlaiép sẽ ra sao. Anh không được ai giúp đỡ cả, mà anh là người duy nhất trong gia đình có thể kiếm tiền để nuôi sống người thân. Về người cha của Nicôlaiép cho tới nay cũng chưa tìm được một chút tài liệu nào, sao không khỏi thất vọng.

Bản khởi tố nêu: "Nicôlaiép thường hay lấy cớ là thân thể suy nhược, cần phải điều trị, nên đã ngoan cố cự tuyệt đề nghị sắp xếp công tác cho anh". Cách nói ấy cũng hoàn toàn không chính xác. Quả thật, các ngành có liên quan có sắp xếp công việc cho Nicôlaiép, song lại là những công việc chung chung, làm công nhân trong nhà máy. Còn anh cho rằng, anh bị khai trừ không công bằng, anh đề nghị được phục hồi công việc ở phòng nghiên cứu trước đây, hoặc là ít nhất cũng sắp xếp cho anh một công việc so với trước đây không kém là bao, để có được đồng tiền lương như trước đây. Khi làm việc ở phòng nghiên cứu tiền lương hàng tháng của anh là từ 250 - 275 rúp. Trước khi làm công tác "lãnh đạo" anh luôn luôn bị điều động từ Nhà máy này đến Nhà máy khác, với tiền lương là 70 đến 120 rúp. Nghĩ tới tình cảnh gia đình anh đông người, hơn nữa trong tình hình chỉ có một mình vợ anh có công tác, người ta hoàn toàn có thể hiểu được tại sao anh cự tuyệt đề nghị sắp xếp công tác ở nhà máy. Thực tế, Nicôlaiép không nắm được một ngành công tác chuyên môn nào, dù sao anh đều không có đầy đủ trình độ kỹ thuật.

Có khi, người ta bảo Nicôlaiép giết Kirốp là xuất phát từ ghen ghét: Nhiều chứng cứ còn giữ được chứng tỏ, Nicôlaiép rất mực thương yêu vợ mình hơn nữa thường hay ghen vợ. Ban đầu Nicôlaiép công nhận là cũng đã thúc đẩy cho cách nói đó được lưu truyền. Ngay hôm xảy ra vụ mưu sát, trước khi Yacôta và Agơranốp tới, các nhân viên Chêka của Lêningrát đã trinh sát, Nicôlaiép hầu như khẳng định rằng, anh giết Kirốp chết là nhằm báo thù cho bản thân. Nhưng ngày hôm sau, một số người nói ra sự suy diễn ấy đã bị trừng trị nghiêm khắc. Thí dụ, ngày 2 tháng 12 Pieđenkin, một thợ đứng máy phay của Nhà máy "Svâytơranna""reo rắc những tin đồn phản cách mạng, nói xấu thanh danh của Kirốp" đã bị khai trừ ra Đảng. Pieđenkin nói Kirốp vì tranh công ghen tuông nên mới bị giết chết. Việc quyết định xử phạt nhanh như thế, khiến người ta ngỡ ngàng. Ví dụ như thế ở Lêningrát không phải là duy nhất.

Milita Đraurê là tên của vợ Nicôlaiép. Chị là một cô gái xinh đẹp và đáng yêu. Chị sinh ra ở một gia đình cố nông của Látvia, từng vào Đoàn thanh niên Kônsôvô, sau có vào Đảng, chịu trách nhiệm công tác ngành đăng ký của Huyện ủy Luga. Trong thời gian Nicôlaiép công tác ở Huyện Đoàn thanh niên Kônsôvô, chị đã quen biết anh. Năm 1930, chị đến Tỉnh ủy Lêningrát, lúc đầu làm đăng ký viên, về sau trở thành Trợ lý Trưởng phòng cán bộ ngành công nghiệp nhẹ. Năm 1933, chị được điều tới cục Lêningrát Bộ công nghiệp nặng, làm thư ký giám sát công việc cán bộ. Cục này không ở trong Cung điện Sưmônnưi. Kirốp có quen biết Milita Đraurê không? Tất nhiên có biết. Rất nhiều người đều có gặp, khi họ gặp nhau ở hành lang Cung điện Sưmônnưi, mỉm cười với nhau. Đối với tất cả chị em, Kirốp đều tủm tỉm cười vui vẻ ông là một con người vui vẻ lạc quan, một con người hoà nhã thân mật dễ gần. Không có một chứng cứ nào khiến người ta nghi ngờ về mối quan hệ lén lút giữa ông với Milita, dù là chứng cứ gián tiếp cũng không có.

A. Kilirinna cho rằng, khi cơ quan trinh sát điều tra không nghiêm túc nghiên cứu những tài liệu thu được khi lục lọi nhà ở của Nicôlaiép, theo cách nói hung thủ giết người chỉ hành động đơn độc. Những tài liệu ấy gồm có nhật ký của Nicôlaiép và thư khiếu nại gửi các cơ quan khác nhau. Trong đó nói tới sự tuyệt vọng và bất mãn của anh, nói tới gánh nặng về sinh hoạt vật chất trầm trọng của anh, cũng nói tới "thái độ không công bằng của nhân viên công tác nhà nước đối với những con người sôi nổi". Nhân tiện xin nói thêm, tình hình của cá nhân Nicôlaiép, vừa không phải là đối tượng nghiên cứu tỉ mỉ của Ban điều tra Shơvecních, cũng không phải là đối tượng nghiên cứu tỉ mỉ của Ban điều tra Pielisơ sau này. Các thành viên của hai ban điều tra này đều không thoát ra khỏi khuôn khổ lối suy nghĩ cố định.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 21 Tháng Giêng, 2010, 04:02:30 pm
Các nhân viên trinh sát mới trưởng thành, thoát khỏi những ràng buộc, quy định khuôn sáo cứng nhắc của tiền bối cuối cùng đã bắt tay vào công việc nghiên cứu toàn diện, hoàn chỉnh khách quan và không một chút ngoại lệ về tình hình có liên quan đến Kirốp bị giết hại, thời gian của nhiều năm lại trôi qua. Năm 1987, Bộ chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã thành lập ban điều tra, tính ra đây cũng đã là ban điều tra thứ ba rồi. Nhiệm vụ của ban là tiến hành nghiên cứu bổ sung những tài liệu có liên quan mà Stalin tổ chức bức hại. Trong ban có thành lập tổ điều tra tấn bi kịch tháng 12 năm 1934, các nhân viên gồm có: Yu.I. Sietốp, cố vấn luật pháp cao cấp của Viện kiểm sát Liên Xô, thượng tá tư pháp U.B. Kurich kiểm sát viên quân sự cao cấp của Viện kiểm sát quân sự Tối cao, Thượng tá tư pháp A. Varêtôp, trợ lý Trưởng phòng trinh sát của KGB. Công tác điều tra tiến hành liên tục được hơn hai năm.

Đây là văn kiện tổng kết của tổ điều tra, một bản báo cáo dài hơn 100 trang (Chưa kể nhiều chứng từ phụ và tài liệu giám định). Khối lượng công việc này rất lớn. Các nhân viên điều tra đã tìm được nhiều những văn kiện mới trong Viện lưu trữ hồ sơ bị coi là sẽ vĩnh viễn mất đi, đã nghiên cứu nhiều cách nói nêu trên báo chí, kiên quyết không bỏ qua bất cứ một luận cứ quan trọng nào, đồng thời có tham khảo các nguồn thông tin của nước ngoài, trong đó kể cả những chứng từ của A.Aurốp, vị tướng trước đây của Bộ Nội vụ Liên Xô.

Tổ điều tra đã nghiên cứu tỉ mỉ tình hình của bản thân hung thủ. Đã xác minh nhiều chi tiết mới, rất quan trọng. Mà trong cuộc điều tra thời kỳ những năm 30, đối với những chi tiết ấy, hoặc là cố ý lướt qua, hoặc là không muốn liên hệ chúng với các vụ án tố tụng, có thể do ít thời gian chăng? Bạn đọc còn nhớ rõ, lúc bấy giờ còn triển khai cuộc thi đua phá án đáng sợ, khiến người ta không hiểu nổi. Nhân tiện xin nói thêm ngày 1 tháng 12 năm 1934, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã vội vàng, thông qua một bản nghị quyết cấp tốc phá án (không quá 10 ngày) song trong thực tế không thi hành được.

Tất nhiên, việc tuyên bố nhật ký, thư từ và đơn thư đề nghị của Nicôlaiép còn dễ hơn "những thứ làm giả" vừa mới "ngụy trang" biên soạn ra. Những thư từ và văn kiện mà tổ trinh sát điều tra do Siêtốp lãnh đạo thu thập được ở trong nhà Nicôlaiép cùng các thư từ và văn kiện mà Nicôlaiép giao cho các ngành kiểm tra đã được giám định. Đây là một bức thư đề tháng 7 năm 1934 gửi cho Kirốp. Trong thư Nicôlaiép viết, anh từng đảm nhiệm những chức vụ quan trọng, từng tích cực đấu tranh với "phái đối lập mới", trước sau là chiến sĩ trung thành của Đảng, nhưng đã hơn 3 tháng nay không có việc làm, cũng không có tiền lương, cũng không có ai quản việc này cả.

Tháng 8 Nicôlaiép viết thư gửi cho Stalin. Vẫn là nói những ý oán trách ấy: sinh hoạt vật chất gian khổ, bị sa thải một cách không công bằng, bởi đã phê bình nên bị bức hại và gạt bỏ...Không đợi thư trả lời, tháng 10 anh lại gửi cho Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (b) một lá thư. Nói trong nhà anh có sáu người, trong đó năm người là lớn tuổi chỉ có vợ anh là có việc làm. Cả gia đình dựa vào đồng tiền lương ít ỏi của vợ anh thì không thể sống tiếp được. Đây quả thật là lời kêu gọi từ tâm linh. Kể từ hôm bị khai trừ anh đã viết cho cơ quan Xô Viết và Đảng mấy chục bức thư, nhưng không có một tác dụng nào cả. Nicôlaiép tuyệt vọng hết đời, đã bịa đặt và bổ sung thêm một “câu chuyện tự kể” đau buồn khiến ta cảm động. Sự "từ biệt" này với những từ ngữ thê thảm bi quan để nói lên một tâm linh đau khổ không ổn định, tuyệt vọng, nói tới tự sát và lấy đó để vạch trần xã hội đen tối. Anh nói đến, vì công bằng "vì sứ mệnh lịch sử”, anh sẵn sàng hy sinh mình. Các tác phẩm khác của Nicôlaiép: "gửi vợ và các anh em giai cấp thân yêu”, “lời dặn dò chính trị (trả lời của tôi trước Đảng và Tổ quốc )" đại khái nội dung là như thế. Trong các tác phẩm ấy, anh ám chỉ rõ ràng rằng anh đang chuẩn bị tiến hành các hoạt động khủng bố. Kế hoạch ám sát do Nicôlaiép tự định ra, được bảo tồn hoàn hảo và lời giải thích tỉ mỉ về khả năng thực thi phương thức ám sát khiến người ta tin rằng, đây là nói về sự chuẩn bị ám sát Kirốp.

Trong nhật ký, Nicôlaiép nhiều lần nhắc tới, anh sẽ được ghi vào sử sách người ta sẽ xây dựng bia kỷ niệm cho anh. Anh ví mình là Rhơliabôp và Radixép. Về mơ ước hão huyền khoác lác của Nicôlaiép, những người thân thích và bạn bè của anh có thể làm chứng cho anh. Xét về bệnh trạng của Nicôlaiép, tình hình sức khoẻ bất thường, cùng những chứng bệnh thoái hoá do tổ điều trị phát hiện năm 1926 (về điểm này, nên đã miễn trừ nghĩa vụ quân sự cho anh) có thể nói, nên giám định bệnh thần kinh cho anh. Song, yêu cầu về pháp luật vẫn chưa được thi hành. Tình hình ấy làm cho mọi người khó hiểu và khó xử. Tên khủng bố ấy vẫn làm thật: Bắn một phát súng vào phía sau đầu, đánh ngã một vị ủy viên Bộ chính trị có mười lăm cảnh vệ bảo vệ lăn xuống đất, hơn nữa y còn không có ý định trốn khỏi hiện trường. Chẳng những như thế, y còn bắn phát súng thứ hai muốn tự sát, nhưng bắn không trúng. Thế rồi anh run rẩy, đúng như bác sĩ mô tả, anh "trong trạng thái điên cuồng” cách người chết khoảng ba bước.

Ý kiến của Tổ kiểm sát điều tra là: Tổ chưa nắm một cách khách quan được tài liệu chứng thực Stalin và cơ quan Bộ Nội vụ tham gia vào tổ chức, thực thi hành động mưu sát Kirốp. Điều đáng chú ý là Ban chuyên trách điều tra được Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô giao cho, tổ này đã sử dụng hai năm trời, nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến sự kiện tháng 12 ở Cung điện Sưmônưi. Tất cả ba người ấy: Sietốp, Kurich, Varêtốp đều tin chắc rằng, có khả năng nhất là chỉ một mình Nicôlaiép hành động.

Có một cách nói cho rằng, trong thời gian Đại hội lần thứ 17 Đảng Cộng sản Liên Xô, một số đại biểu đã thảo luận vấn đề cách chức Tổng Bí thư của Stalin, đưa Kirốp lên thay, đã dẫn tới quan hệ giữa Stalin và Kirốp trở nên xấu. Nhận xét về cách nói này như thế nào? Shatunốpxkaya đảm bảo rằng, từng có một cuộc hội nghị bí mật như thế, được tổ chức ở nhà Ônchungnisitchơ.

Có lẽ thực tế có cuộc hội nghị lần thứ nhất. Nhưng lại không có một tài liệu khách quan nào có thể chứng minh được. Shatunôpxkaya chỉ dựa vào một nguồn thông tin - nghe những người thân thích và người quen của người bị hại kể lại, cùng những thư từ người ta gửi cho Ban điều tra của Sơvecních vào cuối những năm 50 và đầu những năm 60. Dù là những người kể hay là những người viết thư, họ đều không quen biết Stalin và Kirốp. Do địa vị xã hội của họ, nên họ không thể trực tiếp quan sát Stalin và Kirốp, còn những suy luận của họ về mối quan hệ lẫn nhau giữa Stalin và Kirốp là dựa theo những tin đồn. Ngôn từ luật pháp chặt chẽ và chuẩn xác: Chỉ coi trọng sự thật và văn kiện chân chính.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 21 Tháng Giêng, 2010, 04:06:19 pm
Còn sự thật và văn kiện chứng minh rằng, quan hệ giữa Stalin và Kirốp là thân mật và tốt đẹp. Khi Kirốp đến Mátxcơva, thường ở trong nhà của Stalin, ông thường đem thú rừng săn được và cá tươi câu được đến cho Stalin "Cha rất thích Kirốp rất lưu luyến ông".

Svéclanna Aliluêva khi miêu tả Kirốp có viết: "Tôi vĩnh viễn cũng sẽ không tin cha tôi có liên quan với cái chết của Kirốp". Mankút, em gái vợ của Kirốp, Tướng Frasic, bảo vệ của Stalin và những người khác còn nói tới tình bạn giữa Stalin và Kirốp. Những điều được biết là đôi bạn này cùng đi nghỉ cùng nhau đến bể bơi, thậm chí cùng nhau vào nhà tắm hơi nóng, còn Stalin thì không tắm hơi nóng cùng với bất cứ người nào khác. Ngay cả ngày hôm trước bị giết hại, Kirốp còn cùng với Stalin đến rạp hát sau khi biểu diễn kết thúc, Stalin còn tiễn đưa ông đến ga xe lửa.

Thật vậy, tất cả những cái đó vẫn chưa thể giải thích được mọi vấn đề. Stalin đã từng xử tử hình nhiều người bên cạnh mình và gửi tới trại tập trung nhiều người. Những người ấy bị dày vò đau khổ, một số đã kết thúc sinh mạng của mình trong trại tập trung. Nhưng trong số họ hoặc ít hoặc nhiều nói chung đều để lại một số dấu vết như bản kết án, chữ kỹ và kết quả biểu quyết. Còn Kirốp ở đây cũng không lưu lại được gì. Có chăng nữa, chỉ là những lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Thí dụ tặng cho Kirốp cuốn sách "Bàn về Lênin và chủ nghĩa Lênin", trong sách có lưu lại những lời đề tặng như:

"Tặng Kirốp người bạn và người anh em thân thiết của tôi. Stalin tặng”.

Kirốp có đồng ý quan điểm của Stalin nêu trong sách không? Qua lời nói của ông, ông tán thành quan điểm của Stalin. Lại nói sự hình thành của việc sùng bái cá nhân lãnh tụ thì công của Kirốp không thể xoá nhòa được. Có ai ngờ được rằng Kirốp lại triệu tập Hội nghị Tỉnh ủy để chúc mừng kỷ niệm 50 năm ngày sinh của Stalin. Đây là trường hợp duy nhất trong phạm vi cả nước ông là người làm như thế. Có rất ít người biết về sự kiện này. Hội nghị toàn thể rút cục đã được tổ chức vào ngày 27 tháng 12 năm 1929.

Tại Đại hội lần thứ 17 Đảng Cộng sản Liên Xô, Kirốp tuyên bố báo cáo của Stalin "là văn kiện xuất sắc nhất”, ông kêu gọi mọi người "hãy giữ vững tinh thần cảnh giác cao nhất”, bởi vì đấu tranh chưa kết thúc, còn đang tiếp diễn, ông còn ca ngợi hết lời các nhân viên Chêka đã lãnh đạo hàng vạn lao động là tù nhân xây dựng kênh đào Bạch Hải - "công trình to lớn của thời đại". Chẳng những tại Đại hội lần thứ 17 Đảng Cộng sản Liên Xô, ông được các đại biểu vỗ tay như sấm, mà trong hai Đại hội 15 và 16 trước đây ông cũng được hoan nghênh. Tại hai cuộc Đại hội ấy ông đã tham dự vào việc đập tan tập đoàn Trôtxki - Zinôviép, sau đó lại tham gia vào đấu tranh chống "hữu”. Với nhiệt tình sẵn có của mình, ông tuyên bố "Đối với phái đôi lập, chúng ta cần phải gạt bỏ bằng những phương thức quả quyết nhất, cứng rắn nhất và thẳng tay nhất”. Chính trong quá trình đấu tranh chống "hữu”, Kirốp nổi bật ở hàng đầu các nhà lãnh đạo chính trị. Năm 1930, ông cùng với Caganôvích lần lượt thay thế Bukhanin và Tômski trở thành ủy viên Bộ chính trị, còn Ricốp thì được Ônchungnisitchơ thay. Kết quả là Kirốp đã vô tình khách quan giúp đỡ Stalin đập tan Bộ chính trị thời Lênin lập nên.

Đồng thời có chứng cứ tỏ rõ, thí dụ Micôiăng chứng minh rằng, không biết vì nguyên nhân gì, tại hội nghị chính trị Kirốp chưa bao giờ phát biểu ý kiến. Điều đó khiến một số nhà sử học đương đại có lý do nhận định rằng, hình như Kirốp có giữ khoảng cách nhất định với Stalin và những người xung quanh ông. Khơrútsốp đã gọi Kirốp một cách chuẩn xác rằng: "Người làm công tác quần chúng ưu tú”. Dù là Stalin hay là Môlôtốp mới tràn đầy niềm tự tin trong ngành của mình, điều khác với họ là Kirốp không sợ giao lưu với đông đảo quần chúng, song chưa bao giờ ông chủ trì công tác trong phạm vi cả nước, quá lắm ông chỉ là một vị cán bộ lãnh đạo địa phương. Có khả năng là nguyên nhân ông giữ im lặng tại Hội nghị Bộ chính trị, chính là ở đó chứ quyết không phải là như hiện nay có người tưởng rằng ông lạnh nhạt với Stalin. Cộng thêm Kirốp chưa bao giờ đến công tác ở Mátxcơva. Điều đó khiến ông chưa đứng vào hàng ngũ “lãnh tụ số 1”. Trong nhiều nấc thang quyền lực lúc bấy giờ, Kirốp chỉ được coi là “lãnh tụ vô sản của Lêningrát".

Song tất cả những cái đó đã vượt ra khỏi khuôn khổ của pháp luật. Mà Tổ giám sát điều tra được Ban điều tra của Bộ chính trị giao cho, đúng như chúng ta đã biết, chỉ thừa nhận những sự thực chuẩn xác được chứng minh bằng tài liệu khách quan. Đối với tất cả những thông tin dựa theo tin đồn và suy đoán, cách nói gió chiều nào theo chiều ấy, những thông tin của người thứ ba kể lại về người bị hại. Tất cả đòi hỏi phải có chứng cứ xác thực, mà những thông tin và cách nói ấy không xác thực. Shatunốpxkaya nêu ra kết luận cũng không có chứng cứ. Bà cho rằng khi thẩm vấn Nicôlaiép nói với Stalin rằng, nhân viên công tác của Cục bảo vệ an ninh Chính trị quốc gia đã dùng bốn tháng trời để động viên anh đi ám sát, họ cứ bảo rằng, đây là yêu cầu của Đảng và Nhà nước. Shatunốpxkaya xác nhận Nicôlaiép đã ba lần bị bắt cả người lẫn súng, hầu như mỗi lần đều được người của Cục bảo vệ quốc gia ở Lêningrát thả ra. Sau này xác minh thực tế Nicôlaiép bị bắt một lần, đó là việc xảy ra ngày 15 tháng 10 năm 1934. Nhưng không có chứng cớ nào chứng tỏ nhân viên Chêka đã kiểm tra túi da của Nicôlaiép có súng lục ổ quay. Nhân viên Chêka có thể không lục soát người bị bắt. Về cách nói Nicôlaiép nhận định rằng có người dùng tới bốn tháng để khuyên anh đi giết Kirốp cũng không có tài liệu nào chứng minh. Tìm hết tất cả các hồ sơ nghiên cứu những chứng từ của các nhân viên Chêka luôn theo dõi Nicôlaiép trong nhà lao, tổ trinh sát đã tìm thấy tờ biên bản ghi cuộc nói chuyện. Sau khi Nicôlaiép bị Stalin thẩm vấn, trở về nhà lao anh nới chuyện với người coi giữ anh: "Stalin hứa không giết tôi, thực tế là nói dối, ai mà tin được. Ông bảo nếu tôi nêu được người đồng mưu ông bảo đảm sẽ không giết tôi. Tôi không có người đồng mưu...".

Aurốp trước đó đã mô tả như thật với các bạn đọc phương Tây cả tin, sau lại với các bạn đọc của nước mình dựa vào tạp chí "Tia lửa" về tình cảnh Zhapôrôgiơsư, Phó Cục trưởng nội vụ Lêningrát tham gia vào vụ mưu sát Kirốp. Tình cảnh ấy ngay tại hiện trường Stalin thẩm vấn Nicôlaiép cũng đều không có tài liệu khách quan làm chứng. Hiện trường của cuộc thẩm vấn này là do vị tướng trước đây của Bộ Nội vụ hoàn toàn tưởng tượng ra. Trước khi thẩm vấn Nicôlaiép, Stalin không có khả năng nói chuyện trực diện với Zhapôrôgiơsư hơn một tiếng đồng hồ, nguyên nhân rất đơn giản - Zhapôrôgiơsư lúc bấy giờ không ở Lêningrat. Zhapôrôgiơsư vì bị ngã ngựa trên trường đua ngựa, bị gẫy đùi, từ tháng 8 năm 1934, phải điều trị bệnh, từ ngày 13 tháng 11 cùng năm đi nghỉ ở Huôxthơ. Khi ông trở về Lêningrát, Stalin đã quay về Mátxcơva. Zhapôrôgiơsư chưa bao giờ gặp mặt Nicôlaiép, sau khi Nicôlaiép phạm tội, cũng chưa thẩm vấn anh. Zhapôrôgiơsư không tham gia vụ mưu sát Kirốp. Ông tham gia công tác của Ban thanh trừ phản cách mạng toàn Nga là theo yêu cầu của Chienrenxki. Ông là người cầm đầu gián điệp của cơ quan tình báo Liên Xô ở nước ngoài, lâu ngày ở nước ngoài chỉ tới đầu những năm 30, mới trở về Liên Xô.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 21 Tháng Giêng, 2010, 04:12:01 pm
Tổ kiểm sát điều tra cũng đã tiến hành thẩm tra tỉ mỉ đặc biệt về cách nói đối với người làm chứng nguy hiểm ấy có liên quan đến việc cố ý trừ khử Bôrisốp. Trong sự kiện này, thực tế có rất nhiều suy đoán. Anh được đưa đến để tiếp nhận Stalin thẩm vấn - bỗng xảy ra tai nạn xe bất ngờ, tiếp theo là chết... bản giám định làm năm 1934 viết: "Bôrisốp vì đầu bị lực và vật cứng đập khá mạnh, như tường đá đập vào, làm vỡ xương sọ". Lẽ nào cả một Bộ Nội vụ như thế lại không tìm được một phương tiện giao thông thích hợp để hoàn hảo đưa Bôrisốp không bị thương đến Cung điện Sưmônnưi chờ đợi lãnh tụ ở đó? Hôm nay, sau khi việc này đã qua được ngót 60 năm, rất khó giải thích nhân viên công tác của Bộ Nội vụ lúc bấy giờ dựa vào quy định nào, điều đi một chiếc xe thông thường như thế, xe tải bỏ mui chở nặng một tấn rưỡi làm việc này. Mặc dù như vậy, chuyên gia y khoa quân sự có thẩm quyền nhất năm 1990 nhận định rằng, kết luận của bác sĩ năm 1934 là chuẩn xác.

Stalin đến Lêningrát ngày hôm ấy tức ngày 2 tháng 12 đã thẩm vấn Nicôlaiép. Mà ngày 4 tháng 12 một nhân viên Chêka tên là Kasapha gài vào nhà lao giam Nicôlaiép báo cáo với Agơranốp rằng hình như Nicôlaiép đang mê sảng nói: "Nếu như Kôtôrênốp bị bắt, đừng lo âu, anh là một con người có ý chí kiên cường, song nếu Shadơki bị bắt, nhưng anh lại là một thằng sợ chết, anh sẽ cung ra mọi cái..." Ngày hôm ấy Agơranốp đã trực tiếp gọi điện thoại báo cáo với Stalin rằng: "Qua kênh gián điệp, ở chỗ Nicôlaiép, Lêônnít được biết, những người bạn tốt nhất của anh là phần tử Trôtxki Kôtôrênốp, Ivanivannôvích và Shadơki, Nicôla Nicôlaêvích... mấy người này thù địch với đồng chí Stalin... Bộ Nội vụ rất hiểu Kôtôrênốp, y là phần tử Trôtxki tích cực hoạt động bí mật trưóc đây..."

Ngày 6 tháng 12 ba trinh sát viên: Agơranốp Mirônốp và Đimitriép đã liên tục thẩm vấn những người bị hỏi tin. Ngày hôm ấy, đã chỉnh lý được bảy bản ghi chép thẩm vấn. Nếu nói ngày 7 tháng 12 Nicôlaiép tuyên bố tuyệt thực, cự tuyệt đi để thẩm vấn và nếu có ý định kết thúc sinh mạng bằng phương thức tự sát, thì có thể tưởng tượng được rằng, nhân viên trinh sát điều tra đã dùng phương pháp nào để đạt tới mục đích hãm hại những người vô cớ. Nicôlaiép bị cưỡng ép đưa đi thẩm vấn yêu cầu anh nói ra kẻ đồng mưu. Nhật ký của Nicôlaiép ở mức độ nào đó đã giúp đỡ cho công tác trinh sát được tiến hành. Agơranốp ngay lập tức đã nắm được một đoạn là: "Tôi nhớ được, từng cùng với I van Kôtôrênốp đến đơn vị kinh doanh thu kinh phí của công tác Đoàn thanh niên côngsômmôn. Tại Khu ủy do chàng trai khoẻ mạnh Kôtôrênốp Antônốp chịu trách nhiệm thu thập, ở các nơi khác, thì do Shadơki chịu trách nhiệm..." các nhân viên trinh sát còn giúp đỡ Nicôlaiép "nhớ lại" người khác.

Ngày 6 tháng 12 Kôtôrênốp bị bắt. Vị ủy viên Trung ương đoàn thanh niên Cônsôvô trước đây trong toàn bộ thời gian dự thẩm và điều tra của viện Tư pháp, trước sau phủ nhận mình đã tham gia vào vụ mưu sát Kirốp. Tại toà án anh tuyên bố. "Tôi quỳ trước toà án xin thề rằng, dù ở chỗ Antônốp, ở chỗ Chưvâychưtốp, hay là ở chỗ Nicôlaiép, tôi chưa bao giờ nghe thấy một lời nói nào về việc tiến hành các hành động khủng bố".

Ngoài ra mười ba người cũng phủ nhận việc tố cáo họ, tên của họ là các nhân viên trinh sát bức Nicôlaiép khai ra. Khi xét xử, Nicôlaiép ra toà trong tình hình mười ba người khác không có mặt. Khi bắt đầu anh định nói rằng đây là do một mình anh làm, anh không có bất cứ một đồng mưu nào, nhưng Urilichkhơ, Chánh án phiên toà bức bách anh phục hồi những lời khai trước đây. Tại toà án, Kusép nhân viên Chêka chịu trách nhiệm trông coi Nicôlaiép, sau này có nói sau khi làm chứng ở toà án, Nicôlaiép gào lên rằng: "Tôi đã làm những gì, tôi đã làm những gì? Bây giờ họ có thể coi tôi là kẻ hèn hạ. Mọi cái đều hết rồi". Sau khi phán quyết tuyên án, Kuxép nghe thấy Nicôlaiép nói: "Phải chăng đúng là như thế. Không thể... Đó không thể... " Kusép nói, Nicôlaiép tin chắc rằng, nhiều nhất anh cũng bị kết án 3 đến 4 năm tù. Các nhân viên khác của Bộ Nội vụ nói: “sau khi toà tuyên án, Nicôlaiép gào thét lên, bảo rằng anh bị người ta lừa, rồi đập đầu vào vách". Agơranốp báo cáo với Mátxcơva rằng: Hầu hết các bị cáo đều buồn rầu, nhưng lắng nghe hết lời phán quyết, Nicôlaiép hét lên: "Tàn nhẫn..."

Các chứng từ của K.G.B, nhân viên Chêka được lưu giữ. Khi xử bắn những người bị kết án, anh có ở hiện trường. "Những người bị xử bắn đầu tiên là Nicôlaiép, Shadơki, Rumiyangxép và những người khác. Cuối cùng chỉ còn lại một mình Kôtôrênốp, Agơranốp và Vixinsky có trao đổi với anh". Họ nói với Kôtôrênốp rằng: "Bây giờ đồng chí sắp bị xử bắn rồi, đồng chí hãy nói thật đi, ai và tổ chức ám sát Kirốp như thế nào?" Kôtôrênốp trả lời rằng: "Toàn bộ cuộc xét xử lần này hoàn toàn là vớ vẩn. Những người ấy đã bị xử bắn. Bây giờ tôi cũng sẽ bị xử bắn. Song tất cả những người ấy, trừ Nicôlaiép ra, còn thì đều vô tội..."

Lý do kết án xử bắn họ, không làm cho bất cứ một ai hài lòng, cũng không ghi vào trong dự thảo kịch bản trước đây được bịa đặt ra trong Điện Kremli. Menkađen, hung thủ sát hại Trôtxki, khi anh dùng xẻng hót băng tuyết đập vào đầu trán tên "gián điệp quốc tế" ấy một đòn trí mạng, mãi tới sau hai năm rưỡi mới bị xét xử. Lúc bấy giờ đã thu thập tội chứng, đối chất trực diện và làm thực nghiệm trinh sát. Trong số mười ba người vô cớ bị xử bắn, có ba là sinh viên, có kỹ sư, giáo sư, học sinh các học viện công nghiệp và hải quân, đại biểu khu Xô Viết Vâybua. Hai mươi tám ngày sau khi sự kiện xảy ra, số phận của họ đã được quyết định. Hơn nữa sau khi toà án đọc bản phán quyết, một giờ sau, họ đều bị xử bắn. Cuộc xét xử tiến hành bôi bác và không công bằng.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 21 Tháng Giêng, 2010, 04:37:57 pm
Ban điều tra của Sơvécnich năm ấy đã nghi ngờ danh sách của "Trung tâm Trôtxki - Zimôniép ở Lêningrát và Mátxcơva". Tên tuổi của một số kẻ tham gia bắt đầu được ghi vào trong danh sách của “Trung tâm Lêningrát” còn sau này lại đổi thành danh sách "Trung tâm Mátxcơva". Thế là theo chỉ thị của Stalin, hai trung tâm Trôtxki - Zinôviép vốn không tồn tại lại được giả tạo nặn ra, hình như là chúng đã tổ chức ám sát Kirốp. Tháng 1 năm 1935, trong các vụ án hình sự mà những người như Nicôlaiép, Kôtôrênốp bị xử bắn, còn chia ra thành cái gọi là vụ án "tập đoàn phản cách mạng Zinôviép ở Lêningơrát”. Bị sa vào vụ án này có thân thích của Nicôlaiép: vợ, chị của vợ và anh rể, mẹ, chị, em cũng như Kôtôrênốp, Antônốp và những người thân của những người khác bị hành quyết tháng 12 năm 1934. Trong 77 người bị xét xử, có rất nhiều người không quen biết nhau, nhưng họ đều bị tố cáo là đã tham dự vào mưu sát. Tháng 8 năm 1936, Zimôviép, Gamichép, và những kẻ tham gia một số "trung tâm Trôtxki - Zinôviép ở Mátccơva""trung tâm liên hiệp" khác, vì đã hoạt động chống Liên Xô và thông qua tập đoàn khủng bố Nicôlaiép, Kôtôrênốp mà chúng đã chuẩn bị giết hại Kirốp một cách nham hiểm, nên đã bị đàn áp. Tóm lại đã tìm được tên thủ phạm đầu sỏ.

Ngày 13 tháng 6 năm 1988, Viện tư pháp tối cao Liên Xô minh oan sửa sai cho họ. Đã điều tra rõ ràng, bất kể một trung tâm nào kể trên đều không từng có. Những người bị xét xử trong các vụ án đó đều không tham gia vào mưu sát Kirốp. Năm 1990, Viện trưởng kiện kiểm sát Liên Xô đã kháng nghị với Viện Toà án tối cao Liên Xô về vụ án mười ba người vô cớ bị xử tử hình tháng 12 năm 1934. Bản phán quyết bất hợp pháp kết án tử hình họ đã bị hủy bỏ nên vụ án hình sự ấy đã phải bỏ dở vì những yếu tố không có tội trong hành vi của những người bị xử tử. Phán quyết đối với Nicôlaiép vẫn giữ nguyên, không thay đổi.

Không có một âm mưu nào, chỉ có một vụ ám sát, do một cá nhân thực thi. Bản phán quyết của Viện toà án tối cao công bố trước công chúng trước khi bước vào năm mới năm 1991, đã loại bỏ chút nghi ngờ cuối cùng của những người tham gia cái gọi là "Trung tâm Lêningrát" Kôtôrênôp, Antônốp v.v... Họ là tốp những người cuối cùng được xoá bỏ việc tố cáo không công bằng trong vụ án ấy. Sự tố cáo năm mươi sáu năm nay không công bằng ấy như một bóng ma luôn luôn đeo đuổi những người thân của những người bị hại còn sống sót.

Thế là kết luận của lần thẩm tra thứ ba lại rõ ràng: ám sát Kirốp là do một người làm. Không có tài liệu nào về khách quan có thể chứng minh Stalin và cơ quan của Bộ Nội vụ tham gia vào vụ mưu sát Kirốp. Song việc không thể tranh luận là Stalin đã lợi dụng việc Kirốp bị hại, lấy cớ thổi phồng sự việc. Tổ kiểm sát - điều tra đã công bố kết luận của mình trên báo chí. Ban điều tra của Bộ chính trị có đồng ý với kết luận của Tổ ấy không? Jacôlép, Chủ tịch ban điều tra tuyên bố rằng, Viện kiểm sát và các nhân viên KGB chịu trách nhiệm tiến hành thẩm tra tình hình Kirốp bị sát hại, điều cần phải chú ý "chủ yếu là phương pháp luật pháp" cần phải nghiên cứa lại vụ án này, bởi vì ở đây có rất nhiều chuyện chưa rõ.

Svécnicôp, nhân viên công tác Tỉnh ủy Lêningrát chứng minh rằng, ngày không tốt lành ấy, vào 10 giờ sáng, Kirốp gọi điện thoại bảo ông đến Cung điện Sưmônnưi. Kirốp tự nhủ rằng, mình không đi nữa, bảo Svécnicôp đưa tài liệu phát biểu mà ông đã chuẩn bị ở Tỉnh ủy đến nhà ông. Ghi lại trên bảng còn có ba cú điện thoại: lúc 12 giờ, gọi điện thoại cho Rốtliacốp, hai lần sau là gọi cho Xiutốp, Bí thư thứ 2 – Lần gọi sau cùng cho Xiutốp, vào lúc hơn 15 giờ. 15 giờ Xiutốp ở đó đã bắt đầu họp thảo luận vấn đề bỏ tem cung cấp lương thực. Qua trao đổi trong điện thoại hiểu được rõ ràng rằng Kirốp vốn dĩ không có ý định đến Cung điện Sưmônnưi nữa. Ông chuẩn bị nói chuyện với các phần tử tích cực của Đảng ở điện Ulidơki.

Nửa giờ sau, người ta nhớ một cách chính xác là đúng 16 giờ Kirốp rời khỏi toà nhà ở đường phố Kratsnêkhơchuoli. Ông đi bộ qua mấy dãy phố. Ông ngồi đợi xe hơi của ông ở bên cầu (cái cầu này gọi là cầu Kirốp, còn lúc bấy giờ gọi là cầu Ravenxthơp) để đi tới cung Ulidơki. 16 giờ 30 phút, Kirốp bỗng đến Cung điện Sưmônnưi. Ông không đi vào phía bên sườn, mà đi thẳng vào "cửa vào" Thư ký văn phòng, nghĩa là đi cửa chính.

Từng có một giả thiết, rằng không biết ai gọi điện thoại cho Kirốp bảo ông đến Cung điện Sưmônnưi để nói chuyện với Mátxcơva bằng đường dây thông tin của chính phủ. Song, để nói chuyện được, không cần phải đến Cung điện Sưmônnưi, bởi vì ngay ở trong nhà ở của ông cũng đã có một máy điện thoại gọi tới chính phủ. Điều không thể loại trừ là, Kirốp cần một văn kiện nào đó, ông quyết định đi lấy. Ở cung Ulidơki, cuộc hội nghị các phần tử tích cực của Đảng định họp vào 18 giờ. Có lẽ, công tác chuẩn bị phát biểu sớm hơn so với ông dự kiến kết thúc, thế rồi ông quyết định tham gia hội nghị do Xiutốp tổ chức ở đó một lúc?

Song, tất cả những cái đó, đều vượt lời suy đoán. Tình hình thực tế là: Trong thời gian từ 14 giờ và 15 giờ, Nicôlaiép mang theo khẩu súng lục ổ quay đi qua trạm gác cảnh giới không hề gặp trở ngại gì, tới văn phòng của A. Ugarowa, Bí thư Tỉnh ủy. Anh đề nghị cấp cho anh giấy mời dự hội nghị các phần tử tích cực của Đảng. Nhưng bị từ chối, nhưng anh không rời khỏi Cung điện Sưmônnưi. Anh đi ở hành lang, rồi ngồi lên bệ một cửa sổ, anh ngần ngừ ở bên ngoài văn phòng của các Bí thư Tỉnh ủy.

Bỗng, Kirốp xuất hiện ở hành lang, thế là tiếng súng không lành vang lên. Vệ sĩ của Kirốp không có ở phía sau ông - Bôrisốp đang dềnh dàng ở chỗ nào đó của hành lang. Ngoài vệ sĩ tiếp cận chỉ định ra, đáng lý phải còn có một bảo vệ nữa bảo vệ Kirốp (ở vòng ngoài, hơn nữa, trong hành lang của Bí thư Tỉnh ủy, vốn dĩ cần phải có nhân viên của Tổng cục bảo vệ An ninh chính trị toàn Liên Xô trực ban. Song khi có tiếng súng nổ, thì bốn cán bộ bảo vệ ấy, không một ai có mặt ở hiện trường...

Chẳng phải cái chết bi thảm của Kirốp khiến người ta khó hiểu. Trong thẻ Đảng của ông, ghi năm sinh là 1888, nhưng trên giấy khai sinh lại là 1886. Tên thật của ông là Kôtslicốp cũng dần dần bị lãng quên đi, còn ông dùng tên giả đến nay cũng chưa công khai. Ngay cả bia kỷ niệm Kirốp đặt ở tường Điện Kremli cũng đã rõ ràng khắc ngày sinh không chuẩn xác - 28 tháng 3, còn ông sinh ngày 27 tháng 3.

Sai lầm rõ ràng xuất hiện khi chuyển đổi từ năm lịch cũ sang năm lịch mới.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 22 Tháng Giêng, 2010, 08:55:10 am
CHƯƠNG 7
NHỮNG LỜI NÓI THÀNH THẬT VỚI NHAU

Một con người khí thế hiên ngang - Cáprilốp Tư lệnh Tập đoàn quân - đến từ Điện Kremli - trợ lý quân y với con trai một phụ nữ nông thôn - tù đầy và chạy trốn - Chủ tịch ủy ban quân sự cách mạng - chỗ dựa của ai - "không cần thiết phải làm phẫu thuật”.

Khi miêu tả câu chuyện này nhà văn đã viết bằng hình thức đối thoại.

A- Tôi gọi anh đến là vì anh cần phải làm phẫu thuật, cách mạng quyết không thể thiếu anh. Tôi đã mời một số chuyên gia giáo sư, họ nói sau một tháng anh sẽ bình phục. Đây là yêu cầu của cách mạng. Các Giáo sư đang đợi anh, họ cần phải kiểm tra cho anh, mọi thứ sẽ được làm rõ ràng.

B- Bất kể thế nào tôi vẫn phải hút một điếu thuốc lá. Các bác sĩ nói với tôi không nên làm phẫu thuật cũng sẽ khỏi. Tôi cảm thấy mình vẫn khoẻ không cần làm bất cứ một phẫu thuật nào, hơn nữa tôi cũng không muốn làm.

A- Đồng chí Tư lệnh Tập đoàn quân, đồng chí còn nhớ vấn đề phải cử bốn ngàn người liều mạng không, chúng ta đã thảo luận như thế nào. Đồng chí đã ra lệnh cử đi. Đồng chí đã làm đúng. Sau ba tuần lễ sẽ bình phục. Đồng chí hãy tha thứ cho tôi, tôi đã ra lệnh. Lúc này chuông điện thoại reo. Không phải là điện thoại ở ngoài mà là điện thoại nội bộ gồm ba, bốn chục máy.

A- Nhấc máy nghe lên, nghe, hỏi, cuối cùng nói:

"Gửi thông điệp cho người Pháp - tất nhiên thông điệp chính thức, làm theo hôm qua đã nói, đồng chí biết không, đồng chí có nhớ không, chúng ta đã bắt được cá lớ.n Người Pháp rất xảo quyệt. Thế nào? Vâng, vâng hãy vặn ốc chặt hơn. Tạm biệt”.

A- Xin đồng chí hãy tha lỗi cho tôi đừng nói nữa, đồng chí Caprilốp.

Tư lệnh Tập đoàn quân giẫm lên thảm đỏ đi ra cổng lớn. Tiễn khách ra ngoài phố huyện nào. Con người độ lượng ở lại văn phòng không có ai đến đây với đồng chí nữa. Đồng chí ấy cúi xuống phê duyệt văn kiện; tay cầm bút chì đỏ.

Tiếp theo, nhà văn chuyển sang mô tả tình cảnh một giáo sư, bác sĩ ngoại khoa ở văn phòng.lớn. Một số đông bác sĩ tụ tập trong văn phòng này. Chủ nhân của văn phòng đưa một bức thư bảo đảm đã bóc cho những người khách của họ xem.

"Văn thư bí mật quả thật là mệnh lệnh. Phát đi từ sáng hôm nay".

Tiếp theo nhà văn lại mô tả những mẩu chuyện của các bác sĩ trao đổi với nhau qua đó có thể cảm thấy rõ ràng sự việc là quan trọng và khẩn cấp.

"Còn phải hội chẩn đã chứ?”

"Tôi được gọi đến khẩn cấp. Điện báo gửi cho hiệu trưởng”.

"Các đồng chí có biết không, đó là vị Tư lệnh Tập đoàn quân tên là Caprilôp".

"Vâng, vâng các đồng chí biết đấy, đồng chí ấy là một Nhà cách mạng Tư lệnh Tập đoàn quân, đồng chí hay nói "xin mời".

"Hội chẩn".


Lúc này một chiến sĩ Hồng quân tay cầm súng hai gót chân chụm lại đứng nghiêm, một người trẻ tuổi cao gầy như cây liễu xuất hiện ở cổng, trên ngực anh ta đeo mấy Huân chương cờ đỏ, nhìn ông ta giống như một công tử bột đứng nghiêm ở cửa, rồi rảo bước vào phòng tiếp khách của Tư lệnh Tập đoàn quân. Anh lấy tay vuốt tóc về phía sau rồi sửa lại quân phục cho chỉnh tề nói:

"Chào các đồng chí ! Bây giờ ra lệnh cởi quần áo hả?"

Người lãnh đạo cuộc hội chẩn bắt đầu thăm hỏi bệnh nhân, lúc nào thì bắt đầu cảm thấy khó chịu, triệu chứng bệnh lý thế nào. Kết quả của cuộc hội chẩn là một trang bệnh án do Giáo sư viết thảo. Giấy đã vàng bên trên không kẻ đã nhầu nát. Theo các chuyên gia và kỹ sư nói loại giấy làm bằng bột gỗ trong thời gian tám năm đã mục hết.

Tiếp theo nhà văn đã trích dẫn biên bản của các chuyên gia nào đó dự hội chẩn (tất cả có bảy giáo sư). Bệnh nhân Caprilốp vì đau ở lồng ngực, nôn mửa, sốt nên phải khám bệnh. Hai năm trước đã phát bệnh nhưng bệnh nhân biết, cứ đi khám, điều trị, điều trị và điều trị đều không kết quả. Theo đề nghị của bệnh nhân, các nhân viên tiến hành hội chẩn.

Hiện trạng của bệnh nhân. Nhìn chung tình trạng còn khá. Phổi bình thường. Tim, thấy hơi to, mạch đập nhanh. Thần kinh suy nhược nhẹ. Các bộ phận khác trừ dạ dầy đều không có hiện tượng bệnh lý. Có thể khẳng định bệnh nhân loét dạ dầy cần phải làm phẫu thuật.

Tổ chuyên gia hội chẩn đề nghị Giáo sư Anatôli tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân. Paven Ivanôvích đồng ý làm trợ lý cho Giáo sư khi phẫu thuật.

"Tên thành phố, ngày tháng bảy vị Giáo sư ký tên"

Khi đánh giá biên bản cuộc hội chẩn này, nhà văn rất cẩn thận nhấn mạnh, sau này khi kết thúc phẫu thuật, qua trao đổi riêng với các Giáo sư có thể nhận định thực chất, không có một Giáo sư cho rằng cần thiết phải làm phẫu thuật. Họ cho rằng, bệnh loét dạ dầy này sẽ mau khỏi thôi, không cần thiết phải làm phẫu thuật. Nhưng khi hội chẩn, lúc bấy giờ lại không nói như thế, chỉ có một bác sĩ Đức trầm mặc suy đoán rằng không cần thiết phải làm phẫu thuật. Nhưng sau khi các bác sĩ khác phản đối, ông không kiên trì quan điển của mình nữa. Các Giáo sư còn nói, sau khi hội chẩn xong, vừa ngồi vào trong xe hơi thì Giáo sư Paven Ivanôvích nói với Giáo sư Anatôli: "Này anh có biết không, nếu như anh em tôi mắc bệnh này thì tôi sẽ không làm phẫu thuật. Anatôli trả lời rằng: "Vâng, tất nhiên, song... phải biết rằng phẫu thuật là an toàn...". Xe hơi rồ máy chạy.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 22 Tháng Giêng, 2010, 08:58:06 am
Anatôli ngồi ngay ngắn lại rồi sửa lại quần áo xong ghé vào tai Paven nói nhỏ (sợ lái xe nghe thấy):

"Ông Caprilôp này là một nhân vật đáng sợ, rất có bản lĩnh. Anh nghe ông ấy nói: "Bây giờ các anh ra lệnh cởi quần áo hả, các anh có biết không, tôi nghĩ phẫu thuật là thừa, nhưng các đồng chí, nếu như các đồng chí cho rằng phẫu thuật là cần thiết hãy cho tôi biết thời gian và địa điểm phẫu thuật, cho tôi nên đến đâu làm phẫu thuật”. Anh ấy nói thế đấy".

"Vâng vâng, anh có biết không đối với một người bônsêvích thì không có một biện pháp nào"
Paven nói.

Lúc này con người thẳng thắn hiên ngang ở toà nhà số một vẫn ngồi trong văn phòng của mình. Ông đang đọc sách và ghi chép. Rồi ông bắt đầu ra chỉ thị, nữ tốc ký ghi chép. Miệng ông luôn nói ra những tiếng như Liên Xô, Mĩ, Anh, địa cầu và Liên Xô, bảng Anh, tiểu mạch của nước Nga, công nghiệp nặng của Mĩ và sức lao động của Trung Quốc. Con người hiên ngang thẳng thắn nói cao giọng, ý tứ rõ ràng, mỗi câu thể hiện một cách nói.

Nhà văn không nêu đích danh con người ấy, nhưng sự ám chỉ ẩn khuất đã rất rõ ràng. Tiếp theo nhà văn lại mô tả tình hình trong phòng phẫu thuật. Trong phòng phẫu thuật khi kỹ thuật viên tiêm một mũi thuốc gây mê, 27 phút đã qua cũng không làm cho ông ngủ được. Đối với một số loại thuốc nào đó có tính phản ứng khá cao. Còn Caprilốp rất rõ ràng có phản ứng đặc dị. Mặc dù trong bệnh viện đã tiêm thuốc gây mê cho ông và lại tiêm Tricoratmêtin nhưng vẫn chưa làm cho ông ngủ được. Sau khi tăng liều thuốc lên gấp đôi thì vị Tư lệnh Tập đoàn quân ngủ được 48 phút. Lợi dụng khoảng thời gian này Giáo sư Anatôli dùng dao phẫu thuật dạ dầy cho tư lệnh, lật dạ dầy ra rồi, nắm chặt. Khi phát hiện vết loét, Giáo sư nhìn thấy một vết sẹo mầu trắng giống như vết sẹo trên mai rùa. Vết sẹo này chứng tỏ chỗ loét đã khỏi, vì thế phẫu thuật là mù quáng.

Chính lúc này mạch đập của bệnh nhân bỗng mất đi, bệnh nhân ngừng thở, hai chân lạnh ngắt. Vốn dĩ như thế là tim bị sốc: Cơ thể đã bị trúng độc do phản ứng thuốc. Như thế có nghĩa là con người ấy mãi mãi không sống lại, ông ấy sẽ chết, làm hô hấp nhân tạo, tiếp dưỡng khí, xoa dầu long não để kích thích, tiêm nước muối ưu chương cũng chỉ có thể kéo dài cái chết thêm một tiếng đồng hồ, 10 tiếng đồng hồ, 30 tiếng đồng hồ, chỉ thế thôi, nhưng người sẽ không tỉnh lại được nữa. Xét về thực tế ông đã chết rồi. Mọi cái đều rất rõ ràng Caprilốp chết dưới lưỡi dao phẫu thuật, chết trên bàn mổ.

Không ngoài dự đoán, quả nhiên dù đã tiến hành các biện pháp bô hấp nhân tạo, tiêm long não và tiếp nước v.v... nhưng cũng chẳng thấm vào đâu. Người ta đặt vị Tư lệnh này lên chiếc giường có bánh xe đẩy vào phòng bệnh. Ở trong phòng bệnh ông đã chết. Caprilốp là anh hùng trong cuộc nội chiến, là anh hùng của cuộc cách mạng nước Nga vĩ đại. Ông là một nhân vật thần kỳ. Ông có nghị lực, cũng có quyền lực cử người đi đánh nhau và hy sinh. Ở hành lang người gác cổng nói, ở toà nhà số một có điện thoại hai lần cho Giáo sư Anatôli. Tiếp theo nhà văn lại mô tả con người ngay thẳng hiên ngang ấy đến bệnh viện chia tay với thi hài Tư lệnh Tập đoàn quân.

Phần cuối cùng của cuốn tiểu thuyết là một bức thư ngắn mà Caprilốp gửi cho Pôpốp, bạn chiến đấu lâu năm của ông trước khi Caprilốp lên bàn mổ, Pôpôp đã từng đến gặp ông. Trong thư viết: "Aleosa, người anh em của tôi! Tôi biết, tôi sẽ chết". Tiếp theo vị Tư lệnh ấy mong muốn nhờ Pôpốp ở cùng với vợ mình để nuôi dưỡng con cái.

Ở phần đầu cuốn tiểu thuyết này có viết lời nới đầu như sau: "Cấu trúc về tình tiết của câu chuyện này bắt nguồn từ cái chết của Blôngtai, nên đã dùng các tài liệu viết về Blôngtai. Bản thân tôi không hiểu rõ về Blôngtai, cũng chỉ viết về con người đó mà thôi, tôi đã từng gặp ông hai lần, còn cụ thể về cái chết của ông như thế nào tôi cũng không biết, mà những chi tiết ấy đối với tôi cũng không quan trọng. Bởi vì mục đích của tôi xây dựng cuốn tiểu thuyết này tuyệt đối không phải là thông tin về tình hình vị ủy viên quân sự này tạ thế. Sở dĩ tôi nói như thế là vì tôi nhận thấy cần thiết phải báo cho bạn đọc không nên so đo chi tiết tìm sự thật và nhân vật thực trong cuốn tiểu thuyết Bôrít Bolinyac".

Theo yêu cầu của ban biên tập tạp chí "Thế giới mới" tác giả viết lời nói đầu không làm cho mọi sự suy đoán tan thành mây khói, mà ngược lại, mọi sự suy đoán đã trở nên có sức thuyết phục hơn. Còn có một sự thật cũng chứng minh rõ điều ấy. Toàn bộ tờ tạp chí "Thế giới mới" số 5 đăng bài "Câu chuyện về mặt trăng mãi mãi không tắt" xuất bản năm 1926 đều bị tịch thu. Những người đặt mua tờ tạp chí số này cũng bị thu lại. Những người cất giữ tờ tạp chí này cũng có tội như hoạt động phản cách mạng. Mấy thế hệ người Liên Xô sinh ra sau chiến tranh không biết câu chuyện ấy. Mãi tới cuối năm 1987, tạp chí "Ngọn cờ” đã đăng "Câu chuyện về mặt trăng mãi mãi không tắt”, bạn đọc mới có cơ may tự xác định được Caprilốp là ai, con người ngay thẳng hiên ngang ấy là ai trong tác phẩm của Bôrít. Tập tác phẩm của Bôrít. Bôlinyac xuất bản năm 1989 bài mở đầu là "Câu chuyện mặt trăng không bao giờ tắt". Trong các tác phẩm của Bôrít để lại, thì tác phẩm này được xuất bản lần đầu tiên trong nước. Nhân tiện xin nói thêm một câu, các sách của Bôrít xuất bản ở nước ngoài, kể cả các nước Đông Âu thông thường cũng mở đầu về "câu chuyện" ấy.



Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 22 Tháng Giêng, 2010, 09:03:59 am
Mùa hè năm 1926 xoay quanh câu chuyện ấy đã dấy lên một làn sóng mạnh mẽ. Mặc dầu có lệnh cấm, nhưng một số tạp chí "Tân thế giới” có đăng "câu chuyện mặt trăng không bao giờ tắt”, vẫn được lưu hành trong xã hội. Mặc dù trong câu chuyện không chỉ đích danh Stalin và Blôngtai nhưng những người xem hiểu được ngay những hình tượng quen thuộc. Đối với cái chết bất ngờ của Blôngtai với nhiều loại suy đoán và tin đồn khác nhau. Tóm lại tác phẩm của Bôrít Bôlinyac bắt đầu đăng ở tạp chí "Thế giới mới" số 6 năm 1926 được coi là sai lầm to lớn rõ ràng. Tác giả cũng đã công bố thư tỏ ý ăn năn hối lỗi, nhưng sự hối hận của tác giả rất kỳ quặc. Anh không vứt bỏ những nội dung chủ yếu trong tác phẩm.

"Tháng 5 năm nay" Bôrít viết "Thế giới mới" đã đăng "Câu chuyện mặt trăng mãi mãi không bao tắt” của tôi, điều ấy đã mang lại nhiều phiền phức khiến tôi đau lòng... tình hình bên ngoài của cuốn tiểu thuyết được đăng trên tạp chí là như thế. Sau khi viết xong câu chuyện, tôi có mời một số. Nhà văn và Đảng viên quen biết trong đó kể cả Ban biên tập tạp chí "Thế giới mới" để nghe họ góp ý kiến. Có rất nhiều người sau khi đã đọc tán thành đưa cho "Thế giới mới" xuất bản. Ban biên tập "Thế giới mới" đề nghị tôi viết lời nói đầu.

Trong kế hoạch xuất bản lần đầu không có lời nói đầu... hãy cho phép tôi nói thật. Bây giờ. sự việc đã qua rồi, theo tôi việc xuất bản tác phẩm này là rất không thoả đáng (quyết không phải là tôi dùng lá thư ấy,để gỡ tội cho mình). Song, hãy tin ở tôi, trong những ngày viết tác phẩm này tôi không hề có ý nghĩ xấu xa nào. Sau khi ở nước ngoài trở về, khi tôi nghe được dư luận của công chúng đối với tác phẩm của tôi, trừ những lo ngại ra, căn bản không có tư tưởng gì khác, bởi tôi vốn cũng không muốn viết một tý gì, không muốn viết những kỷ niệm khốn khổ của đồng chí Blôngtai, và chửi rủa độc ác đảng. Xưa nay tôi chưa nghĩ tới phải viết những cái làm hại Đảng. Trong toàn bộ những năm cách mạng cho tới ngày nay, trước sau tôi cảm thấy mình là con người chân thành, là công dân của Nước cộng hoà, cũng là một con người làm việc hết khả năng của mình cho nhu cầu của cách mạng...

Đúng như chúng ta đã thấy, dù là bôi nhọ hay là lăng nhục về những kỷ niệm của Blôngtai, tác giả đều phủ nhận. Anh đọc được tạp chí "Thế giới mới" số 6 là ở Thượng Hải, còn tin đăng "câu chuyện mặt trăng mãi mãi không bao giờ tắt" số tháng 5 bị cấm, anh vẫn không biết. Còn việc tên tuổi của anh có trong danh sách Lubiăngka thì anh càng không biết. Năm 1937 khi kỷ niệm ngày sinh đứa con trai ba tuổi của anh, anh bị bắt trong biệt thự Piarechiakino. Nếu động cơ của anh không có sự che giấu thì anh đã bị bắt ngay từ năm 1926. Nếu như lúc bấy giờ bức hại anh cũng có nghĩa là những sự việc kể trong tiểu thuyết là có thật, nguy hiểm lớn hơn.

"Ông thẳng tay vùi dập những nhân tài ấy nhưng bản thân ông lại không thích các nhà văn nước Nga. Ông đưa Bôrít Bôlinyac đến đâu rồi". Fêôđor Ratsrôliricốp với hình thức gửi thư công khai chất vấn Stalin. Mãi tới năm 1988 con trai của Bôrít mới được trả lời vấn đề này. Toà án quân sự của Viện luật pháp tối cao Liên Xô thông báo cho anh rằng Bôrít Bôlinyac sinh năm 1894. Vì bị tố cáo sai lầm về tội phản quốc, ngày 21-4-1938 bị toà án quân sự viện tư pháp tối cao vô cớ xét xử bị phán quyết tử hình và thi hành án ngay ngày hôm đó. Vợ của Bôrít (Bôrít là hậu duệ của dân di cư Đức thời Yêkachiarina đệ nhị đến nước Nga) bị đưa vào trại trung nữ ở Akhômôlinskhơ. Ở đây chị bị tù cùng với người em gái của Tukhasepski.

Bôrít Andrâynicasvili con trai nhà văn đã viết lời nói đầu cho cuốn sách đầu tiên "câu chuyện mặt trang mãi mãi không bao giờ tắt”. Theo anh, bản thân cuốn tiểu thuyết này là có bằng chứng. Sau khi so sánh cuốn tiểu thuyết này với tập hồi ký của bạn chiến đấu của Blôngtai, con trai nhà văn đã tìm được rất nhiều điểm chung trong đó, thậm chí phát hiện những đối thoại cá biệt ăn khớp với nhau. Điều đó khiến cho Bôrít còn tin chắc rằng những tài liệu mà cha anh nhận được là của vị thống soái Blôngtai. Bôrít con lại dám bới móc những điều thiêng liêng nhất chính nhà văn này đã phát hiện trước tiên những tệ nạn của thể chế Stalin. Dưới thể chế này khó hiểu được vì nghĩa vụ đảng viên mà con người ta đi đến chết một, cách vô nghĩa, Caprilốp Tư lệnh Tập đoàn quân không muốn làm phẫu thuật. Ông cảm thấy mình khoẻ mạnh, nhưng vì kỷ luật của đảng, ông đã đồng ý nằm xuống. Trong tác phẩm "Câu chuyện" đã mô tả rõ ràng mà chủ yếu nhất là dám mô tả.

Về Blôngtai có nhiều cuốn sách mô tả về ông, còn dựng thành phim nữa. Tên tuổi của ông chưa bị xoá nhoà trong lịch sử, còn các nhà hoạt động quân sự nổi tiếng khác của nhà nước Xô Viết như Giô. Giôvasaikít, Sia. Sia Caminhép v.v... sau khi chết, thì tên tuổi của họ đều bị xoá nhòa trong lịch sử. Trong thời kỳ cách mạng và nội chiến, Blôngtai đã đứng vững vàng ở vị trí cấp trên chỉ định cho ông, luôn luôn ở địa vị các nhà hoạt động nổi tiếng, bất cứ sự thay đổi nào trong các quan chức cấp cao đều không có ảnh hưởng gì đối với ông. Khi vào Bộ Thống soái Hồng quân của ủy ban quân sự cách mạng nước cộng hoà, Trôtski, Skhơnengski, Brơnốp, Ônresưrisithơ v.v.... bị thương nặng và bị tước bỏ chức vụ, Vôrôsilốp và Puxiongni thường hay bị một số phê bình nho nhỏ, duy chỉ có Blôngtai không giống như bọn Trôtxki, thậm chí cũng không bị phê bình như Vôrôsilốp .v.v... Trong Bộ Thống soái Hồng quân ông là người độc nhất vô nhị. Hình tượng của Blôngtai được Stalin xây dựng thành mẫu mực đã trở thành tượng thánh. Bởi vì điều đó trước hết hợp với bản thân Stalin, đối với người chết thì không cần lo lắng nữa. Xét về khía cạnh khác, dưới quyền của đồng chí Stalin, người tổ chức Hồng quân nhìn chung cần phải có một số cán bộ chỉ huy thiên tài và trung thành để lãnh đạo Tập đoàn quân và Phương diện quân. Nhìn chung không thể giống như bọn Tukhasiepski, Yêcơrốp, Iachin, Upôrêvích, Camaních, Muralốp, Mỉônốp, Buliôkhơn, Têpiencô v.v... đều là bọn phản bội và kẻ thù của nhân dân.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 22 Tháng Giêng, 2010, 09:06:45 am
Nói Blôngtai là vị thống soái thiên tài, là chắc chắn không còn có tranh luận gì nữa. Kế hoạch tác chiến do ông định ra nhằm chiếm Crimê cùng với tất cả các kế hoạch khác mà ông đề ra đều rất đơn giản, được coi là kiệt tác thiên tài thật sự, Prangơn, Tổng tư lệnh quân đội Nga sau khi thị sát toàn bộ phòng tuyến, trong mệnh lệnh có viết: "Tôi đã thị sát khu vực xây dựng pháo đài Plêkhôphu. Theo tôi, việc bảo vệ Crimê mọi sự đã sẵn sàng, chúng ta làm mọi việc có thể làm". Nam tước Prangơn đã rút ra kết luận không hay lắm đối với bản thân ông, khu vực pháo đài Plêkhôphu, suốt cả mùa Đông, Blôngtai cũng không hạ được. Quân đội của ông sẽ bị chìm nghỉm dưới chân thành Plêkhôphu!

Đúng như Prangơn có kinh nghiệm đầy đặn đã dự đoán được như thế, Blôngtai cũng làm như thế thật. Ông cử Buliôkhơn công kích chính diện thành Thổ Nhĩ Kỳ và lô cốt hình ngũ giác của Plêkhôphu. Buliôkhơn ba lần dẫn bộ đội công kích nhưng không hạ được lô cốt, cả ba lần đều phải rút lui. Song cuộc tấn công lần này chỉ nhằm lôi kéo kẻ địch, nên đã giả vờ tấn công. Còn mũi đột phá tấn công chính là mũi đột kích của Apcútthơ. Cônkhơ qua vịnh Sivát làn gió mát từ phía Tây thổi sang Đông qua biển hướng tới Gơnisiêtskhơ. Trước mắt Blôngtai lộ ra bãi cát. Điều đó khiến ông rất đỗi kinh ngạc vui mừng. Những người địa phương phơi muối ở vịnh đã chỉ rõ bãi cát. Một quyết định trong nháy mắt đã chín muồi. Tư lệnh Phương diện quân đã sửa lại kế hoạch trước đây trong khi hành quân. Theo kế hoạch cũ, bộ đội cần phải hành động men theo núi Arabatsa dài 120 dặm, rộng chỉ có ba dặm, phải đi vòng qua khu vực lô cốt của địch. Biện pháp lợi dụng nước triều xuống làm lộ ra bãi cát nông của vịnh Sivát luôn vấn vương trong đầu Blôngtai, lợi dụng khi màn đêm buông xuống, quân của Cônkhơ lội qua bãi lầy lội của vịnh Sivát Họ vừa đi vừa đánh, trải qua chiến đấu ác liệt, đã giành được bán đảo Litôpski. Con đường. thông tới phía sau thành đất của Thổ Nhĩ Kỳ đã thông. Cánh quân của Conkhơ và Buliôkhơn đồng thời giáp công mãnh liệt kẻ địch từ chính diện. Một đòn tấn công đã đột phá hàng rào dây thép gai ở vịnh Plêkhôphu. Sau khi trải qua nhiều cố gắng, trên thành đất Thổ Nhĩ Kỳ đã treo lá cờ đỏ do Puleokhơn tự tay kéo lên. Qua mấy ngày chiến đấu gian khổ hy sinh, hai khu vực lô cốt Siungganski và Isunitski đã bị hạ. Sư đoàn 30 của Gơliadơnôp tấn công mãnh liệt vào hướng Chankhơy đã mở được con đường tới Crimê. Tập đoàn quân Conkhơ tiến vào Efpatolia và Sinphêrôpôn. Tập đoàn quân kỵ binh số một do Buxiông và Vôrôsilôp chỉ huy tiến vào Sêvattrôpôn ngày 15 tháng 11 năm 1921. Puleokhơn và Buxiôngni tấn công Sêvattôpôn. Quybisép và Khatslin tấn công Phêôđôsia từ 16 tháng 11 năm 1920, toàn bộ khu vực bán đảo Crimê đã trở về tay chính quyền Xô Viết. Từ khi Blôngtai đến lãnh đạo phương diện quân miền Nan vẻn vẹn chỉ 50 ngày!

Ngay trước khi tới Plêkhôphu và Siungcara, người Anh đã coi Blôngtai trên tạp chí là thống soái vĩ đại nhất của thời đại. Rõ ràng đây là ảnh hưởng của Blôngtai đã giành được thắng lợi ở Tuôckitstan. Sau khi Blôngtai đến Tuôckitstan láng giềng của Ấn Độ, chúa tể của biển cả ấy, thận trọng theo dõi vị Tư lệnh phương diện Tuôckitstan mới tới, suy đoán mục đích Lênin cử ông đến Trung Á là gì. Khu vực Tuôckitstan lúc bấy giờ rộng rãi, còn to hơn toàn bộ châu Âu, gồm có năm tỉnh. Bờ phía Đông Catxpiên, Samankha, Sêmirêchiyê. Sông Sin và Phêcana. Nói cách khác cũng có nghĩa là một phần của Udơbêkixtan, Tuốcmênia, Tátgikixtan, Kiêcghidia và Cadăcxtan ngày nay. Ngoài ra, trung tâm của nước cộng hoà Tuôckitstan còn có hai nhà nước quân chủ Siva và Bukhara.

Khi Blôngtai trên đường tới Tuôckitstan thì nước Sivakhan bị lật đổ. Ở Hoarachurmô, thủ đô của Siva có một Khơkhan, ông là bù nhìn của người Anh. Ông bị các thần dân có khuynh hướng cách mạng vứt bỏ. Còn Bukhara vẫn bị Êmi thống trị. Ông là quan phục vụ của Nga hoàng, là học viên quân đoàn Pêtécbua Padơski có biệt thự to đẹp ở Yalta. Ở lãnh địa Êmin, tình thế cách mạng vừa mới hình thành, còn ở trong nhà tù Bukhara đã nhốt đầy những đảng viên Cộng sản. Dưới sự chỉ huy của Êmin có 40.000 binh lính do sĩ quan Anh huấn luyện. Blôngtai có tất cả không quá 20.000 chiến sĩ Hồng quân phân bố từ Cratsnôvôtskhơ đến Vênê (tên cũ của Alamutu). Từ biển mặn đến vùng đất rộng lớn Tuôckitstan của Cutxka, từng bức thư tình báo khẩn cấp gửi tới Luân đôn sương mù dày đặc, vị Tư lệnh mới tới nhiệt tình tiếp đón người bộ hành từ Ấn Độ đến, tranh thủ họ từ trong tay phần tử Batư để bảo đảm đi lại được an toàn. Ông còn tổ chức mít tinh ở Tatxken và tuyên bố. "Ấn Độ có thể nhận được viện trợ của nước Nga cách mạng!" Sự lo lắng của chúa tể biển cả phí công vô ích. Blôngtai chưa chuẩn bị tiến quân vũ trang vào Ấn Độ. Binh lực của ông rất ít, quá lắm chỉ đủ tác chiến với phần tử Batư. Lênin cử ông đến Tuôckitstan không phải là không có nguyên nhân. Blôngtai sinh ở Sêmirêchiê, rất thông thạo tình hình địa phương.

Nhiệm vụ chủ yếu của ông là củng cố chính quyền Xô Viết ở vùng Trung Á. Ông chẳng những đã hoàn thành tốt nhiệm vụ ấy, hơn nữa còn giúp đỡ nhân dân Bukhara khởi nghĩa thoát khỏi nền thống trị chuyên chế của Êmin.

Xét từ góc độ quân sự, hành động lần này là khó hoàn thành. Binh lực của Êmin chiếm ưu thế vượt gấp ba lần. Dám dùng binh lực không bằng 1 phần 4 lực lượng của địch, công kích mạnh mẽ vào pháo đài của địch, thật là hiếm có trong lịch sử, đòi hỏi nhà chiến lược phải có tài năng xuất chúng. Nghĩ đến năm ấy, Suvôrốp cũng đã từng hành động như thế, không để lỡ thời cơ hạ được Idơmen. Song vì Đại nguyên soái Nga vẻ vang năm ấy đã dùng 3,1 vạn quân đối phó với 3,5 vạn quân Thổ Nhĩ Kỳ. Còn ở Tuôckitstan, binh lực của Blôngtai lại ít hơn đối thủ 3 phần 4 ! Lại cộng thêm bức trường thành rộng, cao to vững chắc dầy bằng ba con lạc đà lại cộng thêm môi trường khắc nghiệt như trời nóng không chịu nổi, cát bụi mù mịt, trên đường hành quân các chiến sĩ không đủ nước uống.

Tuy vậy đúng như Tư lệnh Blôngtai gửi diện báo cho Mátxcơva lá cờ đỏ của cách mạng thế giới vẫn phấp phới bay trên bầu trời thành phố. Thuốc nổ mầu vàng đã phá vỡ bức tường thành khó vượt qua, các chiến sĩ Hồng quân đã tràn qua đột phá khẩu ở bức tường thành ấy. Một nước Khan cuối cùng trên lãnh thổ vô cùng rộng lớn của đế quốc Nga trước đây đã bị lật đổ. Nước cộng hoà nhân dân Xô Viết Bukhara ra đời trên lãnh địa của Êmin trước đây. Varêlian, Quybixép trở thành đại biểu của Liên bang Nga ở nước cộng hoà ấy.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 22 Tháng Giêng, 2010, 09:09:19 am
Khi Mikhaiin Vasilieevich Blôngtai 30 tuổi đã đánh bại tên Thượng tướng hải quân Coócsát, chuyên gia quân sự được huấn luyện tốt. Sau này nhà sử học nêu rõ, cuộc tấn công đối với Coócsát tuyệt diệu như thế, thành quả tấn công to lớn như thế, dù cho sau này không có Phương diện quân Tuôckitstan, đặc biệt là phương diện quân miền Nam giành được thắng lợi, thì vinh dự của Thống soái vô sản vĩ đại cũng đã thuộc về Blôngtai. Là Tư lệnh của một Tập đoàn quân của bộ đội Phương diện quân phía Đông Blôngtai đã định ra kế hoạch tấn công mạnh mẽ Coócsát. Đây lại là một kế hoạch kỳ lạ hiếm thấy: Toàn tuyến Hồng quân rút lui, quân đội của Coócsát thẳng tiến tới sông Vônga. Erenbua ba mặt bị bao vây. Miền Nam Samata quân Côdắc của Uran đã đột phá phòng tuyến của Hồng quân, lao lên phía Bắc đe dọa Samara và tuyến đường sắt Samara - Êrenbua. Trong bối cảnh các Tập đoàn quân của Phương diện quân miền Đông rút lui gian khổ vất vả, Blôngtai tỏ ra bình thường khiến người ta lạ lùng. Song ông được Tukhasiépxki và Quybisép nhiệt tình ủng hộ.

Ngày 9 tháng 4 năm 1919, Trôtxki đến Samara, Blôngtai báo cáo kế hoạch của mình cho ông. Trôtxki là Chủ tịch ủy ban Quân sự cách mạng Nước cộng hoà kiêm ủy viên hải quân nhân dân đề nghị Blôngtai phát biểu quan điểm của mình nhưng ông chưa nói cách nhìn của mình đối với tấn công và ngay đêm đó vội tới Sinpinskhơ, nơi bộ Tư lệnh Phương diện quân phía Đông đóng, cũng không gọi Blôngtai đi. Thế rồi Blôngtai cũng không tán thành, cũng không tỏ ra phản đối việc trực tiếp báo cáo với Lênin về cử chỉ lạ lùng của Trôtxki vừa không tán thành cũng không tỏ ra chống lại kế hoạch tấn công.

Ngày hôm ấy Lênin yêu cầu Trôtxki không được gạt bỏ Blôngtai và giao đơn vị bộ đội cánh phía Nam của Phương diện quân miền Đông giao cho ông chỉ huy. Ngày 10 tháng 4 Trôtxki ký lệnh ở Sinpinskhơ bổ nhiệm Blôngtai làm Tư lệnh Tập đoàn quân đơn vị cánh Nam chỉ huy 4 tập đoàn quân. Ngày 28 tháng 4 các Tập đoàn quân cánh phía Nam chuyển sang phản công. Đây là khởi điểm đập tan đơn vị bộ đội của Coócsát. Bucurutslan, Piêrêpiêi, Upha lần lượt bị công kích. Trong cuộc chiến đấu ở ven sông Piêraya, để cổ vũ tinh thần tấn công của bộ đội, Blôngtai hai tay cầm súng đi đầu hàng quân. Chỉ khi tinh thần dũng cảm được củng cố, khắc phục được hoang mang sợ sệt, thì Tư lệnh mới có thể lệnh cho bộ đội tiến lên chính lúc này trên máy bay ném xuống một quả bom. Con ngựa của Blôngtai bị trúng bom chết ngay, còn ông thì bị ngất đi. Ông được thay một con chiến mã khác. Khi ông vừa tỉnh, lại tiếp tục chỉ huy chiến đấu.

Trước cuộc chiến đấu này, Coócsát đã mất đi một khu vực rộng khoảng 300 dặm, tổn thất 1,2 vạn binh lính và 220 sỹ quan. Để lại trên chiến trường 2,5 vạn xác chết, Coócsát lui về Uran. Blôngtai đuổi theo truy kích. Lúc này để cứu vớt "cấp chỉ huy cao nhất" tránh khỏi bị tiêu diệt. Đennikin và Iutângnichi điên cuồng lồng lộn lên. Trôtxki rút một phần binh lực của Blôngtai ở đây điều động tới Pêtơgrát Salhkin và Vôrônhiêrơ đồng thời đưa ra một kế hoạch khác. Trong lòng Blôngtai cho rằng kế hoạch này là lạ lùng mù quáng và rất hoang đường. Bộ đội không tiếp tục truy kích Coócsát nữa mà dừng lại ở tuyến Êrenbua và Uranskhơ. Tình hình ấy cũng đã hạn chế hành động chiến đấu của Phương diện quân miền Đông.

Blôngtai cảm thấy khó hiểu: Lẽ nào lại để khả năng sản xuất của Nhà máy Uran cho Coócsát ? Lại nói có thể mùa Đông tới Coócsát sẽ hàn gắn được vết thương, phục hồi được sĩ khí để mùa Xuân tới trở lại. Lênin ủng hộ ý kiến của Blôngtai cần phải giải phóng khu vực Uran trước khi mùa Đông tới. Blôngtai được bổ nhiệm làm Tư lệnh phương diện quân miền Đông. Đây là việc xẩy ra sau khi Lênin và Blôngtai trực tiếp trao đổi với nhau ở Điện Kremli. Trôtxki để tỏ ý kháng nghị đã từ bỏ ý định theo dõi vấn đề quân sự ở mặt trận phía Đông.

Ngày 1 tháng 7 Coócsát bị mất Phinmu, sau hai tuần lại mất Yêkarenbua. Cuối cùng Uranskhơ, Trôitkhơ, Sơriyapinskhơ cũng được Hồng quân giải phóng. Coócsát men theo tuyến đường sắt Sibêri đi đến chỗ chết. Trong lý lịch của Blôngtai mục nghề nghiệp chính có viết là: "thợ mộc và quân sự". Sau khi đập tan Frangơn được tặng danh hiệu quân đội cách mạng vẻ vang Huân chương Hồng kỳ, trên lá cờ búa liềm thêu chữ "tặng Mikhaiin Vasiliêvich Blôngtai, anh hùng nhân dân. Ban Chấp hành Trung ương toàn Nga Nước cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Liên bang Xô Viết Nga". Đồng thời ông được vào Bộ Tổng tham mưu, việc này là chưa có tiền lệ. Ông chưa vào trường quân sự đã giành được danh hiệu quân sự cao nhất. Sau khi cuộc nội chiến kết thúc, ông luôn theo dõi công tác quân đội. Ông từng là Tư lệnh tất cả các lực lượng vũ trang của Ucraina và Crimê, đại biểu toàn quyền Hội đồng quân sự cách mạng Nước cộng hòa, Phó Chủ tịch Hội đồng quân sự cách mạng Liên Xô và ủy viên Lục hải quân đội nhân dân Liên Xô, kiêm nhiệm Tham mưu trưởng Hồng quân công nông và Viện trưởng Học viện quân sự Hồng quân công nông. Tháng 1 năm 1925 lãnh đạo Hội đồng quân sự cách mạng và Bộ lục hải quân đội nhân dân. Tháng 2 cùng năm trở thành thành viên Hội đồng lao động và quốc phòng Liên Xô.

Blôngtai trở thành quân nhân như thế nào? Sau khi nghiên cứu quá trình công tác của ông, chúng ta phát hiện, hầu như suốt cả năm 1918 từ tháng 3 đến 12, chủ yếu làm việc ở địa phương: Từng lãnh đạo Ban chấp hành Xô Viết Đại biểu Công nông binh Tỉnh Ivannôvô  Vôdơniêsenskhơ, Tỉnh ủy. Có một thời gian từng làm Chính ủy Quân khu Iarôtsraphun. Ngày 26 tháng 12, Hội đồng quân sự Nước cộng hoà ra lệnh bổ nhiệm Blôngtai làm Tư lệnh Tập đoàn quân thứ tư Phương diện quân miền Đông. Ông tới nhận nhiệm vụ ngay, song ngay cả một người lính bình thường ông cũng chưa từng làm. Lại nói trong thời gian làm Chính ủy quân khu Iarôtsraphun, công tác chính của ông là xây dựng tổ chức bộ đội cho mặt trận, tranh thủ binh lính và sĩ quan quân đội cũ chuyển sang hàng ngũ cách mạng, phục vụ đồng bộ cho các lớp huấn luyện giáo dục quân sự công nông. Hầu như hàng ngày đều có bổ sung liên tục cho tiền tuyến. Địa bàn quân khu rất rộng quản lý tám tỉnh, từ tỉnh Ankhangơnskhơ đến tỉnh Thơven. Đimitri - Phunmanốp đã giúp ông làm công tác tuyên truyền cổ động. Tướng Phêđor Nôvêtski là Trợ lý của Bộ tư lệnh. Trong vấn đề Blôngtai được bổ nhiệm làm Tư lệnh Tập đoàn quân, Phêđor - Phêđôrôvích đã phát huy được tác dụng nhất định.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 22 Tháng Giêng, 2010, 09:11:30 am
"Công tác lãnh đạo Quân khu dù là diện rộng việc nhiều đến đâu, dù là tinh thần cao đến mấy, Blôngtai vẫn cùng những người lao động ra chiến trường vật lộn sống chết với Chủ Nghĩa Tư bản". F.F.Nôviski viết hồi ký: "Một hôm trong quá trình thị sát Quân khu, cuối cùng chúng tôi nói, định đến Matxcơva nêu ra vấn đề chúng tôi ra nhận chức vụ ở mặt trận.

Blôngtai muốn tới một trung đoàn, nhận thấy ông rất thích cưỡi ngựa, tính tình lại hoạt bát, ông nói ông mong muốn có một Trung đoàn kỵ binh. Tôi khuyên ông đừng ngại gì cả, mà phải chỉ huy một tập đoàn quân. Trong bối cảnh như thế Blôngtai cảm thấy là trò đùa. Anh không thể tưởng được mình sẽ trở thành Tư lệnh một Tập đoàn quân, vì anh cho rằng mình chưa qua một lớp huấn luyện, cũng chưa qua thực tiễn chiến đấu. Còn ý kiến của tôi thì hoàn toàn khác. Trong bốn tháng cùng công tác, tôi thấy Blôngtai có hiểu biết về quân sự rất sâu sắc. Điều thường làm tôi kinh ngạc là trong số sách báo mà anh đọc, chủ yếu là các sách lý luận quân sự. Bản thân Blôngtai có phẩm chất ý chí của một cán bộ chỉ huy và có tố chất lý luận mác xít sâu sắc. Là nhà hoạt động chính trị rất có bản lĩnh. Theo tôi ông có đầy đủ những phẩm chất của một cán bộ chỉ huy quân sự mà một cán bộ chỉ huy cao cấp cần phải có. Những phẩm chất ấy được kết hợp một cách lý tưởng trên con người ông.

Cuộc đời cách mạng trước đây của ông là bảo đảm đáng tin cậy nhất cho sự tín nhiệm của quần chúng.

Tiếp theo, F.F Nôvitski nói, những người ở Mátxcơva tuyên bố với ông: ông được bổ làm Tham mưu trưởng Phương diện quân miền Nam, còn Blôngtai đến Phương diện quân niềm Nam làm Thành viên Ban quân sự cách mạng.

Nhưng tướng Nôviski tính khiêm tốn rất hiếm có, lần nữa ông giải thích cần thiết phải sắp xếp Blôngtai vào vị trí chỉ huy cao cấp, kiên trì được ở lại làm bất cứ nhiệm vụ gì bên cạnh Blôngtai, Skhơliăngski, cán bộ cấp phó của Trôtxki tỏ ý nghi ngờ ý định này, nhưng ý kiến của lão tướng quân đã được Ban tổ chức Trung ương ủng hộ Blôngtai được bổ nhiệm làm Tư lệnh Tập đoàn quân thứ tư. Còn F.F Nôvitski làm Tham mưu trưởng Tập đoàn quân này. Skhơliăngshi sao có thể ngờ được rằng, sau vài năm Blôngtai kẻ trẻ trung khoẻ mạnh mặc quân phục chiến sĩ để râu, ít nói lại lên thay thế y, trở thành Phó Chủ tịch Hội đồng quân sự cách mạng và ủy viên hải quân nhân dân.

Lại ai có thể ngờ rằng Blôngtai nếu không gặp tướng Nôvitski thì ông sẽ như thế nào. Cần biết rằng Blôngtai chỉ nghĩ đến làm chỉ huy một Trung đoàn mà thôi. Cách mạng đã đề bạt nhiều nhân vật thiên tài xuất thân từ quần chúng công nông mà Blôngtai là một trong số đó. Những người hiểu biết về ông chứng minh rằng ông đọc tiếng Pháp và tiếng Anh thông thạo, tiếng Đức và tiếng Ý cũng nắm được rất tốt. Ông nghiên cứu tất cả những tác phẩm của các chuyên gia quân sự nổi tiếng. C.A. Sirôkinsky, vị cán bộ cấp phó của ông nói trước khi ông qua đời mấy ngày, Blôngtai đã đọc lại tác phẩm của Craosaivit. Kiến thức quân sự của ông phong phú như thế nhưng lại có người nghi ngờ ông là Mikhaiylốp tướng quân đội Nga hoàng. Điều cần phải lưu ý là trong thời gian khá dài, khi ký các văn kiện Blôngtai sử dụng hai tên "Blôngtai - Mikhaiylốp".

Blôngtai có rất nhiều biệt hiệu và tên giả khi làm công tác bí mật. Nổi tiếng nhất có hai tên: Ansiani và Mikhailốp. Quá trình cách mạng trước đây của ông quả thực tràn đầy chuyện ly kỳ K.A.Apkhơsiêchiepski, người bạn chí thiết của vị thống soái nói, có một lần khi bàn tới vấn đề giáo dục quân sự, Blôngtai trả lời rằng: "Các đồng chí trong thời gian công nhân dệt ở Ivanôvô tổ chức phong trào bãi công, lần đầu tiên tôi cầm súng lục bắn vào cảnh sát, tôi đã tốt nghiệp Trường quân sự sơ cấp, Trường quân sự trung cấp của tôi là vào năm 1919, khi các Tập đoàn quân của đơn vị miền Nam của chúng tôi kiên quyết dũng cảm tấn công vào Tập đoàn quân của Coósát, tôi đã đánh giá đúng đắn tình hình chiến sự của Phương diện quân miền Đông. Còn Trường quân sự thứ ba của tôi, tức là Trường quân sự cao cấp là khi tác chiến ở Phương diện quân miền Nam với Frangơn, khi ông và các cán bộ chỉ huy khác cùng nhiều chuyên gia khuyên tôi nên có hành động khác nhưng tôi thuyết phục mình không đồng ý mà vẫn thi hành chủ trương của tôi. Tôi đã làm đúng. Ở đó chúng tôi đã giành được thắng lợi hoàn toàn, đã đập tan Frangơn.

Năm 1924 tại Đại hội Đại biểu lần thứ 9 của Đảng Blôngtai lần đầu tiên được bầu vào Ban chấp hành Trung ương. Tại Đại hội lần thứ 13 được bầu làm ủy viên dự khuyết Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương. Đại hội 13 là Đại hội đầu tiên sau khi Lênin tạ thế, họp vào tháng 4. Trong 53 ủy viên của Ban chấp hành Trung ương thì Blôngtai cùng Chiarenski là những người có uy tín nhất , và có tính độc lập nhất trong Trung ương. Blôngtai là một vị Thống soái xuất sắc với tài năng nổi bật ông ta giành được hàng loạt thắng lợi về quân sự. Những thắng lợi ấy đã quyết định cuộc nội chiến phát triển theo hướng có lợi cho Hồng quân: Thành tích và công lao của Blôngtai là không thể tranh cãi. Mọi người đều nhớ rõ Lênin từng đánh giá cao tài năng quân sự của Blôngtai thường trên hệ trực tiếp với ông, triệu ông từ chiến trường về Điện Kremli thảo luận kế hoạch tác chiến và kiên trì để ông đi tấn công quân của Frangơn đóng ở Crimê.

Trước khi nổ ra cách mạng, cuộc sống Blôngtai có rất nhiều câu chuyện ly kỳ khiến cho ông có uy tín cao và tính độc lập cao trong số ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Nga (b) với số lượng không nhiều lúc bấy giờ. Dù là đảng viên Bônsêvích xuất sắc trải qua thử thách đấu tranh bí mật nguy hiểm, Blôngtai cũng là nhân vật nổi bật có cá tính tốt đẹp. Ông đã hai lần bị kết án tử hình và bị tám năm khổ sai dầy vò trong nhà tù và đã trốn thoát ở nơi đi đây. Ông đã phải đương đầu với nguy hiểm đến tính mạng xây dựng các chi bộ đảng Bônsêvích, tất cả những cái đó đều là những thành tích nổi bật của ông.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 22 Tháng Giêng, 2010, 09:13:26 am
Nhà sử học phương Tây nhận xét, sở dĩ Blôngtai nhà cách mạng kiên cường ấy có nghị lực phi phàm và tinh thần dũng cảm vì trên người ông có pha trộn dòng máu người Mônđôva và người Rôma cổ của người cha, có pha trộn dòng máu nông dân Blônngtai và Côdắc sông Đông của người mẹ, ông là sự kết hợp tốt đẹp giữa hai huyết thống ấy. Blôngtai sinh ra ở Pitspêtkhơ, một thành phố nhỏ bụi mù ở biên thuỳ miền Đông Nam đế quốc Nga. Cha tên là Vasili. Mikhaiinlôvích Blôngtai, là một quân y sỹ hết nghĩa vụ, ông xuất thân ở một gia đình nông nô ở Mônđôva. Sau khi ra quân, ông lấy Mafura Yêfâymốpna.

Mikhaiin Blôngtai là con trai thứ hai. Hình dáng như anh cả Côngtăngtin, tóc nâu nhạt, mắt đen. Tóm lại rất giống người của gia tộc Vôrônnhiêdư. Dưới Blôngtai còn ba người em gái. Thời niên thiếu ông không phải đi chân đất, vị thống soái sau này ấy không phải trải qua những ngày gian khổ đói rét. Khi cha còn sống trong nhà không khó khăn, sơn hào hải vị ở trong nhà thường ăn không hết. Cha ông đi săn thường không bắn phí một viên đạn nào, thật xứng danh là thiện xạ. Ngay từ khi ông 10 tuổi Blôngtai đã mê đi săn bắn. Cái chết của người cha thật bất ngờ ngoài dự đoán của mọi người. Cha ông chết ở bệnh viện. Hai anh em trai của ông ở Vênây đang học trung học ở Alanmu ngày nay. Tài hoa của anh em họ xuất chúng cho nên họ hàng ở thành phố nhỏ Pitsphêtkhơ xếp cho hai đứa con trai của vị quân y sĩ về hưu ấy đến ký túc xá học tập. Mikhaiin Blôngtai khi tốt nghiệp trung học được thưởng Huy chương vàng, đến năm 1904 thi vào học viện kỹ thuật tổng hợp Pêtécbua, vào học tập ở khoa kinh tế. Song Blôngtai không có thời gian để hoàn thành học tập. Làn sóng cách mạng ngày càng lên cao đã nhanh chóng cuốn hút ông vào dòng xoáy ấy. Năm 1904 trong cuộc rối loạn của sinh viên, khi Blôngtai ném đá vào cảnh sát, ông bị bắt. Ông khai không đúng tên của mình bị xử phạt hành chính đuổi về địa phương. Sinh viên. năm thứ nhất dũng cảm ấy nghĩ đến một thành phố đầu tiên - thành phố Pêtơrôpskhơ của Tỉnh Saratốp. Rất nhanh mọi thứ được quyết định, Blôngtai mất tư cách học tập bị đuổi về thành phố Pêtơrôpskhơ.

Cuối tháng 11 năm 1904, Blôngtai vào Công đảng dân chủ xã hội nước Nga, tiến hành công tác tuyên truyền cổ động ở Pêtơrôpskhơ, Liphunây, Yekhachiêlinnôstráp...

Hôm xảy ra "vụ ngày chủ nhật đẫm máu" ở Pêtécbua, Blôngtai bị thương ở cánh tay. Mùa hè năm 1905, sau khi ông tổ chức cuộc bãi công của công nhân dệt ở Ivannôvô thì ông bị bắt, và bị đầy đi ở vùng núi Khơsan. Về sau, ông chạy trốn về Shuya. Tháng 12, chỉ huy công nhân, dân quân ở Ivannôvô và Shuya, tới Mátxcơva tham gia cuộc chiến đấu bảo vệ pháo đài Pơlêsưnniya. Họ lên hai toa xe lửa kéo bằng đầu máy chạy bằng hơi nước chạy như bay để tới. Sau khi công nhân bảo vệ pháo đài được tăng viện, tinh thần mọi người rất hăng hái. Dân quân tới tăng viện bò lên ngói toà lầu cao ngắm bắn bọn binh lính đàn áp. Tubasốp, Tổng đốc Mátxcơva ra lệnh nã pháo vào nóc toà nhà. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp. Blôngtai lợi dụng tảng băng trên sông Mátxcơva, rút lui về hướng Fêrêi và Luburêwô.

Ngày hôm sau, ông trở về Shuya.

Năm 1906, Blôngtai đến Stốc-khôm tham dự Đại hội 4 Công Đảng dân chủ xã hội Nga. Ở đây, lần đầu tiên ông được gặp Lênin. Tại cuộc họp này về nhiều mặt đã quyết định con đường sống sau này của Blôngtai. Năm 1907, Blôngtai được bầu làm Đại biểu Đại hội lần thứ 5 của Đảng, nhưng do bị cảnh sát bắt nên không thể tham dự Đại hội được. Tại phiên toà dự thẩm trong nhà tù Fradimin, Blôngtai đã trải qua giờ phút rất căng thẳng. Tên cai tù biết được qua đường dây nội bộ, đội chiến đấu của dân quân Shuya căn cứ vào mệnh lệnh của ủy ban cách mạng định xông vào Fradimin bằng hình thức tấn công vũ trang để giải cứu Blôngtai. Vì thế nhà cầm quyền thi hành biện pháp tăng cường đề phòng nhà lao bị tấn công. Blôngtai tên tù nguy hiểm ấy bị giam cách ly.

Trong thời gian chờ đợi xét xử, thì Blôngtai đã tự học tiếng Anh và tiếp Pháp một cách ngoan cường, anh đã viết được những tác phẩm dài và đặt tên cho tác phẩm trí tuệ của mình: "Chính trị kinh tế học trong lĩnh vực tài chính" "những người nghiên cứu về quyền lực và đạo đức". Những tác phẩm ấy đều do ông căn cứ vào bút ký được chỉnh lý lại hầu như ông không cảm thấy mình đang bị tù đầy.

Ngày 25 tháng 1 năm 1909, Blôngtai nhận được đơn khởi tố. Ngày hôm sau ông bị coi là kẻ phạm tội đặc biệt quan trọng và bị toà án quân khu Mátxcơva liên tục xét hỏi bí mật. Kết quả phán quyết thật là đáng sợ. Treo cổ. Sau khi tuyên bố phán quyết thì ngay lúc đó Blôngtai phải đeo còng. Từ 26-1 đến 6-4-1909 Blôngtai, sống trong nhà tử tù ngót 2 tháng rưỡi, tử thần luôn đe doạ ông.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 22 Tháng Giêng, 2010, 09:16:03 am
"Những kẻ tử tù chúng tôi". Sau này Blôngtai viết hồi ký: "Nói chung trước 5 giờ sáng là không ngủ được. Thông thường việc xử tử hình trong nhà tù là vào nửa đêm, giờ Tý qua, bên ngoài nhà tù không có chút động tĩnh gì, chúng tôi đều chú ý lắng nghe. Ngày 6-4-1909 một Luật sư bào chữa nhận được điện báo của Mátxcơva lúc 12 giờ đêm. Nội dung bức điện nói xoá bỏ việc phán quyết đối với Blôngtai, vụ án sẽ xử lại. Vị Luật sư vội đến ngay nhà tù báo tin ấy cho tôi". Tên cai tù đi vào nhà lao nói: "Blôngtai đi lên văn phòng". Đây là lời nói thương tình đối với người tử tù. Tất nhiên tôi không một chút do dự, nghĩ rằng họ mang tôi đi treo cổ đây. Trước khi gọi tôi ra, vốn dĩ trong lòng tôi rất buồn. Nhưng tới giờ phút này thì bản thân cái chết không đáng sợ. Cái cảnh lúc bấy giờ tôi còn nhớ rất rõ. Khi ra khỏi nhà tù tôi hét to: "Các đồng chí xin vĩnh biệt! Bọn chúng sắp treo cổ tôi rồi". Tôi còn nhớ tiếng ồn ào trong nhà tù lúc bấy giờ, khiến người ta khó tin được. Tôi đi theo tên cai ngục lên văn phòng nhà tù. Bỗng nhiên một vị Luật sư đi đến trước mặt tôi nói: "Mikhaiin Vasiliêvích, phán quyết đã bị xoá bỏ". Lúc bấy giờ tôi nghĩ: Tại sao con người này lại lừa dối tôi, tại sao lại an ủi tôi thế ? Căn bản tôi không cần, tôi quyết không tin vào lời an ủi của anh ta. Chỉ sau khi cái cùm của tôi được tháo ra, tôi mới hiểu rằng tôi vẫn được sống.

Trước áp lực của xã hội nên án tử hình của nhà cầm quyền buộc phải bỏ. Các Giáo sư học viện kỹ thuật tổng hợp Pêtécbua gửi thư kháng nghị cho Tư lệnh quân khu Mátxcơva phản đối xử tử hình sinh viên có tài năng và tràn đầy hy vọng ấy. Nhà văn Côrôlencô cũng ra lời kêu gọi bênh vực chàng thanh niên Blôngtai có hành động đặc biệt ấy. Bên ngoài nhà tù nhiều bè bạn của nhà cách mạng trẻ tuổi ấy cũng vì cứu anh mà đi đây đó vận động. Kết quả án tử hình đã phải hủy bỏ, thay vào là bốn năm khổ sai, Blôngtai bị giải tới Fradimin tù khổ sai. Đây là việc của năm 1910. Sau bảy tháng, căn cứ vào tình hình mới phát hiện, nhà cầm quyền lại có phán xét mới đối với Blôngtai. Phán xét mới lại là treo cổ. Lại phải đau khổ chờ đợi cái chết sắp đến, lại lắng nghe tiếng bước chân ở hành lang nhà tù trước bình minh. Cứ như thế một tháng trôi qua, án tử hình lại bị hủy bỏ, lần này lại là sáu năm tù khổ sai. Còn phải cộng thêm bốn năm khổ sai của lần xét xử trước.

Blôngtai đã mãn hạn tù khổ sai ở Fradimin và Nicôla Iepskhơ. Ông đã từng có ý định vượt ngục nhưng không thành. Sau mỗi lần vượt ngục thất bại, ông đều bị trừng phạt, giam ở hầm tối ẩm thấp trong nhà lao nhỏ bé, chỉ ngồi được thôi. Đen tối, cô quạnh lại còn những con chuột đói luôn chui rúc ở xung quanh.  Trong nhà tù, Blôngtai đeo cùm phải làm những công việc khổ sai nặng nhọc trong bảy năm rưỡi. Tháng 9 năm 1914 Blôngtai đi đầy ở Sêbêri xa xôi. Trong nhà tù khổ sai ở Iếccút, ông đã tổ chức tù chính trị tuyệt thực.

Theo những người biết chuyện nói, khi Stalin bị đầy đi Sibêri biểu hiện rất tiêu cực thường giữ khoảng cách với các đồng chí, thích một mình tiêu phí thời gian. Trong sinh hoạt hàng ngày cũng không chú ý giữ vệ sinh (sau khi ăn xong không chịu rửa bát. Sao lại phải rửa bát). Khác với Stalin, Blôngtai là linh hồn của những người đi đầy. Khi bị đầy ở Curéki, Stalin tự khép mình lại sống cô độc, cắt hết mối quan hệ riêng tư với những người đi đầy, cố gắng lánh mặt họ. Được ít lâu, do khó sống ở chung với Stalin, Sveclốp rời khỏi làng Curéki, sau đó lại có hai Đảng viên Bônsêvích Gơlôsêkin và Métvâychép cũng di chuyển tới nơi khác.

Blôngtai lại ở trong một tình cảnh khác. Thẳng thắn cởi mở, tinh thần phấn chấn. Anh là trung tâm thu hút những người bị đầy ải. Khi có nhiều thì giờ nhàn rỗi Blônngtai cố gắng tận dụng thời gian vào việc có ích. Những phạm nhân bị đầy ải ấy đã lập ra một xưởng mộc có mười mấy người làm việc trong xưởng. Với hình thức ấy họ tiến hành hoạt động. Mỗi người trong họ đều lấy bản lĩnh của mình để dạy cho mọi người. Trong trường đại học bí mật này, Blôngtai chịu trách nhiệm giảng dạy ba môn: tiếng Anh, kinh tế thống kê và quân sự. Những lưỡi bào lướt nhanh trên mặt gỗ, những phoi bào đầy trên mặt đất, những miếng ván được bào nhẵn viết lên những sơ đồ về công thức, đẳng thức và những nhiệm vụ về hành động quân sự. Nếu như ở xung quanh đó có nhân vật khả nghi nào xuất hiện thì lượt bào đã nhanh chóng lướt xoá hết, mặt ván lại sạch bóng, phoi bào lại liên tiếp rơi. Tuy vậy hành động của Blôngtai vẫn không tránh khỏi con mắt độc ác. Ngày hôm ấy mặc dù họ đang nghiên cứu cuộc giao chiến ở Pôrôchinô, so sánh cuộc giao chiến ấy với các sự kiện trong đại chiến thứ nhất. Nhưng có một bản báo cáo âm mưu quân sự về Blôngtai và bạn bè ông đã được gửi tới trên mặt bàn của tên Tổng đốc Iếccút. Một lệnh bắt tội phạm và giải tới Iếccút được thi hành. Trên con đường dẫn tới nhà tù đáng sợ như trong địa ngục, Blôngtai đã trốn thoát. Sau một tuần xuất hiện ở thành phố Sưta của Oaipâygan nhưng tên tuổi giấy tờ đã thay đổi. Ban công tác bí mật của Đảng chuyển ông đến Cục di cư làm nhân viên thống kê. Những kiến thức học trong nhà tù đã được áp dụng. Côntanôpski, một người tù đã tích cực tham gia vào công tác tổ chức di cư. Sôfia Arêkhơsiépna, con gái nuôi của ông sau này trở thành vợ của Blôngtai.

Một hôm bỗng nhiên xẩy ra một việc làm cho Blôngtai "lộ nguyên hình". Do mối quan hệ công việc, phải đi làm thay công tác thống kê lấy tên là Vasirencô, Blôngtai đi khắp toàn vùng Oaipâygan. Thế là xẩy ra việc ở một thành phố, Blôngtai gặp một người rất quen thuộc với ông cũng tên là Vasirencô. Suýt nữa thì lộ. Sau đó ở Sưta lại chuẩn bị cho Blôngtai một bộ giấy tờ mới mạo danh là Mikhaiin Alếchđăngđrôvích Mikhaiilốp. Ông đóng làm một người bị bệnh thần kinh chuẩn bị đi Mátxcơva để chữa bệnh cùng đi với ông là người bạn gái Sôphia. Chị đóng vai y tá, Blôngtai đã đóng vai người bệnh thành công - khi thì rên rỉ, khi thì co dúm người. Đi qua tất cả các ga lớn anh đều trùm chăn quay mặt vào tường.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 22 Tháng Giêng, 2010, 09:19:04 am
Ở Mátxcơva không được bao lâu - tức năm 1916, ông đến Phương diện quân miền Tây đóng ở Lữ đoàn pháo binh gần Minskhơ làm sĩ quan dự bị trong một thời gian. Sau đó lại làm nhân viên thống kê quân sự, hỗ trợ cho tổ chức quân sự. Đến khi cuộc cách mạng tháng 2 bùng nổ, Blôngtai đã là một trong những Nhà lãnh đạo tổ chức cách mạng bí mật, trong các Tập đoàn quân của Phương diện quân miền Tây đều đã thành lập tổ chức chiến đấu của mình. Năm 1917 sau cuộc cách mạng Tháng Hai Blôngtai làm Cục trưởng Cục dân cảnh Minskhơ. Về sau ông lại công tác ở Shuya Ivannôvô, cho tới dưới sự giúp đỡ của F.F.Nôvitski, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Tập đoàn quân Phương diện quân miền Đông.

Đúng như chúng ta đã thấy, tinh thần dũng cảm kiên cường của Blôngtai là có thừa. Khi ông ở Minskhơ làm Cục trưởng cục dân cảnh, vì thành phố này ở gần mặt trận luôn có những hoạt động âm mưu phản cách mạng và các tội phạm hình sự đủ mầu sắc, Blôngtai đã nhiều lần trực tiếp tham gia chiến đấu chống bọn thổ phỉ và bọn âm mưu. Sinh mạng của ông nhiều lần bị đe doạ nghiêm trọng, mức độ nguy hiểm không kém thời kỳ hoạt động bí mật. Blôngtai bẩm sinh có tính gan dạ, trong giờ phút nguy hiểm ông không bao giờ mất đi sức tự kiềm chế. Trên đây chúng tôi đã từng nêu một ví dụ, nói khi ông ở phương diện quân miền Đông, ông đã tự mang súng vào tấn công kẻ thù trong lúc Hồng quân chạy tán loạn. Lúc bấy giờ ông là Tư lệnh trẻ, luôn chiến đấu ở nơi ác liệt nhất. Còn rất nhiều sự kiện chứng minh, sau khi đặt ở đỉnh cao vinh quang, Blôngtai không bao giờ coi sự an toàn của mình là quan trọng và cũng không tự sắp xếp cho mình nhiều bảo vệ. Khi lãnh đạo tất cả các lực lượng vũ trang của Ucraina và Crimê, ông chỉ huy bộ đội chiến đấu chống bọn thổ phỉ Makhanốp. Cuộc chiến đấu diễn ra rất gian khổ, nhiều người bị hy sinh. Blôngtai khi trực tiếp tham gia chiến đấu với bọn phỉ Makhanôp, suýt nữa thì bị địch mai phục. Trong giờ phút đáng sợ ấy, nếu lúc bấy giờ Blôngtai không bình tĩnh tự tin thì không tránh khỏi tai nạn. Ông khẳng định sẽ bị bọn Makhanốp bắt. Song Blôngtai là một xạ thủ ưu tú trăm phát trăm trúng. Ông bắn năm viên đạn bắn chết năm tên địch xông tới. Quân địch trở tay không kịp, thế tấn công yếu ớt, thế là Blôngtai vọt ra khỏi vòng ổ phục kích, nhưng bị thương nhẹ. Sau khi xảy ra vụ nguy hiểm này, Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản (b) buộc phải thông qua một quyết nghị đặc biệt. Nghị quyết khẳng định sự gan dạ và cũng cảm của Blôngtai, nhưng kiên quyết không đồng ý hành động trực tiếp tham gia chiến. đấu của ông. Về chiến công của cá nhân Stalin, lịch sử đề cập rất ít. Ngay cả trong giai đoạn lịch sử huy hoàng của ông ở mặt trận, Stalin cũng không nói tới chiến công của ông.

Cuộc sống của Blôngtai làm cho quần chúng đảng viên ngạc nhiên. Tất nhiên trong Ban chấp hành Trung ương ông không phải là người duy nhất. Thí dụ Vôrôsilốp liên tục chiến đấu, liên tục giành được thắng lợi trong thời nội chiến. Và Vôrôsilốp cũng kỳ tài xuất chúng trong công tác bí mật trước cách mạng. Nhưng ông không phải là vĩ nhân như Blôngtai. Mikhaiin Vasiliêvích Blôngtai có thể đạt tới đỉnh cao về chiến lược và chiến thuật quân sự. Ông viết rất nhiều tác phẩm khoa học cơ sở về lý luận quân sự, đặt cơ sở cho học thuyết quân sự Liên Xô. Ngay cả Trôtxki cũng thừa nhận điểm ấy. Khi ông lưu vong, có viết: "Trong nội chiến Blôngtai chắc chắn đã đóng vai trò nổi bật. Tóm lại ông thông minh hơn Vôrôsilốp rất nhiều”. Ngày 23 tháng 3 năm 1926 Trôtxki viết "Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Hồng quân năm thứ tám, Vôrôsilốp trong bản  thảo do thư ký của ông viết, nói cuộc cải cách tiến hành trong Hồng quân dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Mikhaiin Vasiliêvích Blôngtai, lãnh tụ khó quên của Hồng quân. Nhưng chỉ qua ba năm, Vôrôsilốp lại quy mọi thành tựu công tác của Hồng quân và những thắng lợi của Hồng quân giành được trong nội chiến do công của Stalin. Tên tuổi của Blôngtai trong bài diễn văn kỷ niệm hoặc một chữ cũng không nhắc hoặc là ở vị trí thứ yếu”.

Trên đây chúng tôi đã từng trình bầy, lần đầu tiên Blôngtai được giao nhiệm vụ quan trọng, làm Phó Chủ tịch Hội đồng quân sự cách mạng và ủy viên nhân dân hải quân nước Cộng hoà vào tháng 3 năm 1924. Vôrôsilốp vẫn là một trong những thành viên bình thường của Hội đồng quân sự cách mạng. Vốn dĩ chuẩn bị địa vị cho Stalin ở mặt trận Salikin và các bạn chiến đấu khác, đúng là địa vị của Skhơriăngski, kẻ theo đuôi Trôtxki bị bãi chức lại nhẩy ra làm. Rõ ràng là Stalin vẫn không biết tầm nhìn về quân sự của Vôrôsilốp nông sâu như thế nào. Sau này sau cuộc chiến tranh mùa Đông với Phần Lan, Vôrôsilốp không làm được việc gì đáng kể, sau đó bị cách chức ủy viên nhân dân quốc phòng. Còn trong cuộc chiến tranh vĩ đại bảo vệ tổ quốc, Vôrôsilốp căn bản bất lực trong chỉ huy chiến đấu ở điều kiện mới, về sau cử xuống đội dự bị làm chức vụ không đáng kể. Song năm 1924, Stalin cũng bất lực trong việc lựa chọn người của mình lên thay thế Trôtxki, bởi vì ảnh hưởng của ông chưa đủ mạnh. Ông buộc phải chia ảnh hưởng với Caminhép và Zinôviép. Tháng 3 năm 1924 chính là lúc Stalin và Trôtxki xảy ra đối địch nhau gay gắt Zinôviép đề nghị cử Blôngtai có uy tín rất cao trong Đảng và trong Quân đội ra làm chức Phó của Trôtxki, Stalin ủng hộ ý kiến này.

I. K.Hanpao đã từng cùng Blôngtai đi đầy ở Sibêri là bạn tốt của Blôngtai. Ông chứng minh rằng việc bổ nhiệm này, Blôngtai không hề thích thú và đề nghị. Cùng làm việc với Trôtxki, Blôngtai cảm thấy bất yên. Trong vấn đề quân sự và công tác đảng vụ, cả hai người đều tồn tại những bất đồng rất lớn, Blôngtai còn thấy Trôtxki có ác cảm với ông. Ở đây còn pha trộn mối ân oán cá nhân, vẫn là năm 1920, khi Blôngtai đáp xe lửa từ Tatsken đến Mátxcơva, bộ đội của Ban thanh trừ phản cách mạng toàn Nga đã bao vây đoàn tầu và tiến hành sục sạo những cán bộ và bảo vệ của Blôngtai, Tư lệnh Phương diện quân ở trên xe hoả. Blôngtai rất phẫn nộ vì hành động ấy. Qua Pittensư, Phó Chủ tịch Ban thanh trừ phản cách mạng toàn Nga được biết hành động sục sạo lần này là do làm theo yêu cầu của Trôtxki. Trôtxki cho rằng chuyến xe đã mang theo vàng bạc và tài sản quý báu cướp ở Bukhara.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 22 Tháng Giêng, 2010, 09:21:48 am
Qua sục sạo không thấy gì, Blôngtai đã vô cùng phẫn nộ, nghiêm khắc kháng nghị hành động ấy "Sau khi xảy ra sự kiện ấy, các nhân viên công tác của Blôngtai cảm thấy bị làm nhục". Sự kiện ấy đã được thảo luận trong Ban tổ chức Trung ương Đảng cộng sản Nga (b). Chiarênski và Minrênski đã báo cáo kết quả sục sạo. Kết quả của sự việc này là Ban tổ chức Trung ương giao quyền cho Blôngtai với danh nghĩa là Ban chấp hành Trung ương bầy tỏ sự tín nhiệm của các nhân viên công tác của ông.

Ai lại ngờ rằng, khi thảo luận vấn đề cử ai đi làm cấp phó cho Trôtxki, Tổng bí thư nhớ kỹ mọi việc cũ "giờ phút huy hoàng" của Vôrôsilốp vẫn chưa tới. Nhưng dù sao, người tinh mắt bắt đầu đoán được rằng, cuộc đời quân sự của Trôtxki đã hết rồi: Trong biệt thự ở đường phố Chưnamianxưkaya, hai con người tự ái, suy nghĩ độc lập không thể cùng ở một ngôi nhà được. Về mặt quân sự, quan điểm của hai người đối lập nhau gay gắt. Trôtxki cho rằng, quân sự chẳng qua là một nghề nghiệp mà thôi, y tin chắc rằng, vận dụng phép biện chứng Mác xít vào quân sự là hoang đường. Còn Blôngtai thì cho rằng Hồng quân là quân đội kiểu mới, nó không phải là phường hội vũ trang nào của bọn xâm lược của bọn thực dân, không phải là vũ khí của các tướng quân, cũng không phải là một ngành kinh doanh. Hồng quân là con đẻ của nhân dân cách mạng, là cột trụ của nhân dân và hy vọng của nhân dân cách mạng. Nhân dân cần phải cố gắng hết sức ủng hộ Hồng quân. Để xây dựng và trang bị cho quân đội kiểu mới ấy cần phải định ra chính sách quân sự, đúng đắn hơn nữa, giống như tất cả các lĩnh vực trong nước, theo kế hoạch nhất định của nhà nước "Mọi vấn đề quân sự" – Blôngtai nói "Từ việc diễn tập làm cơ sở cho việc xây dựng lực lượng vũ trang đều là phản ánh sinh hoạt của đất nước, suy cho cùng là phản ánh thực tiễn kinh tế làm nguồn tài nguyên và mọi sức mạnh quốc gia". Ngày nay các tác phẩm lý luận quân sự mà Blôngtai viết "Tiền tuyến và hậu phương trong chiến tranh tương lai" Lênin và Hồng quân, quân đội và dân cảnh chủ chốt cũng không mất hết ý nghĩa của nó.

Sau khi Lênin tạ thế, Stalin ra sức công kích, hạn chế ảnh hưởng của Trôtxki. Ngoài những bài phát biểu công khai nhằm vào Trôtxki, Stalin còn cố gắng tranh thủ làm cho tên tuổi của Trôtxki ngày càng ít xuất hiện trên báo chí và trong tuyên truyền cổ động chính trị bằng miệng. Có một lần Stalin được báo cáo trong kế hoạch học tập chính trị của các chiến sĩ Hồng quân, Trôtxki vẫn được gọi là lãnh tụ của Hồng quân Công nông. Ngày 10 tháng 12 năm 1924 Blôngtai nhận được thông tri, đề nghị ông nhanh chóng nghiên cứu lại kế hoạch học tập. Trong thư trả lời Blôngtai có gửi kèm theo bản báo cáo của Trưởng phòng tuyên truyền cổ động Bộ chính trị Hội đồng quân sự cách mạng, nêu rõ "trong học tập chính trị, sẽ không coi Trôtxki là lãnh tụ của Hồng quân nữa". Tháng 1 năm 1925 sau khi trở thành Phó Chủ tịch Hội đồng quân sự cách mạng, Blôngtai bắt tay vào việc cải cách quân sự. Bước đầu tiên của cải cách là cải tổ cơ quan quân sự Trung ương, về cơ bản trong thời kỳ nội chiến đã phình ra rất to bao gồm những người ủng hộ Trôtxki. Với năm triệu quân số giảm đi 1 phần 8. Quân số trong bộ Tổng tư lệnh Hồng quân Công nông bị các phần tử Trôtxki khống chế cũng đã được giảm đi tương ứng. Về vấn đề cách chức Trôtxki và xác định ứng cử viên mới vào chức Chủ tịch Hội đồng quân sự cách mạng và ủy viên nhân dân của Hải quân Nước Cộng hoà sẽ được Hội nghị toàn thể Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Nga (b) tháng 1 năm 1924 quyết định, Trôtxki ốm không tham dự Hội nghị này. Ở đây xin bổ sung thêm một việc xảy ra rất thích hợp trong hội nghị toàn thể Trung ương. Khi giới thiệu ứng cử viên vào chức vụ mà Trôtxki bị cách chức, Caminhép bất chợt đề nghị do... Stalin đảm nhiệm chức vụ này. Stalin không che giấu sự ngỡ ngàng và không hài lòng của mình. Caminhép và Zinôviép định thông qua việc thay đổi chức vụ của Stalin nhằm thu hẹp ảnh hưởng ngày càng tăng của Stalin, nhưng ý đồ ấy không thành công, đại đa số ủy viên Trung ương phản đối đề nghị ấy. Cuối cùng Blôngtai trở thành Chủ tịch Hội đồng quân sự cách mạng và ủy viên nhân dân Hải quân nước Cộng hoà. Stalin để cho người của mình - Vôrôsilốp làm chức Phó cho Blôngtai.

Qua các tài liệu hiện có, Stalin rất tôn trọng Blôngtai. Dù sao, ít nhất về bề ngoài, Stalin đã tuân theo nguyên tắc, những người đã nhiều năm bị tù trong nhà tù Sa hoàng chịu nhiều gian khổ ở những nơi đi đầy thì được cử làm các chức vụ ấy. Năm giờ chiều ngày 29-10, sau khi Blôngtai phẫu thuật xong. Stalin và Micoiăng cùng đến bệnh viện Pốtthơkinskaya. Cả hai không được phép vào phòng bệnh, thế rồi Stalin để lại một mảnh giấy cho bệnh nhân: "Đồng chí thân mến ! Năm giờ chiều nay (tôi và Micoiăng) ở Rôchannốp. Chúng tôi định vào thăm đồng chí, anh ta không cho vào, thằng tồi ấy. Hai chúng tôi buộc phải phục tùng anh ta. Đồng chí đừng buồn, đồng chí thân mến của chúng tôi, chúng tôi gửi lời thăm đồng chí, chúng tôi sẽ còn đến nữa... Khơba (biệt danh của Stalin). Còn trong lễ tang của Blôngtai, Stalin nói: "Lão đồng chí đã được đặt một cách nhẹ nhàng và đơn giản vào huyệt, có lẽ nên như thế, cũng cần như thế. Song điều đáng tiếc là khi đồng chí trẻ của chúng ta lên thay thế đồng chí già, lại sẽ không được dễ dàng như thế, và còn lâu mới được giản đơn như thế”. Trong những lời nói ấy còn có những ẩn ý nào khác, thì chỉ bản thân người phát biểu mới hiểu rõ được thôi.

Trôtxki rất bực bội Stalin, quả quyết rằng: "Blôngtai chết vào năm 1925 dưới lưỡi dao phẫu thuật của bác sĩ ngoại khoa. Cái chết của ông lúc bấy giờ đã có rất nhiều suy đoán, và đã phản ánh trong các tác phẩm văn học. Sau này những suy đoán ấy dần dần được trực tiếp quy tội cho Stalin. Trên cương vị quân sự, Blôngtai hay làm theo lý trí của mình, khác với các viên chỉ huy của Đảng và Quân đội. Điều đó chắc chắn ngăn cản ý đồ của Stalin thông qua người đại diện của mình để khống chế quân đội".


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 22 Tháng Giêng, 2010, 09:25:13 am
Bây giờ chúng ta hãy nghe cách nói của Bôrít Bachanốp - vị Thư ký của Bộ chính trị trước đây nhấn mạnh, Blôngtai là một nhà cách mạng lão thành, cán bộ chỉ huy nổi tiếng trong nội chiến, có tài năng quân sự nổi bật. Nhưng Bachanốp đồng thời chỉ rõ Blôngtai là một con người rất lầm lì và thận trọng, ông để lại ấn tượng là người ham chơi bài tựa như ông chơi một ván to nhưng lại không lật con bài lọc cho người ta biết. Tại Hội nghị Bộ chính trị, ông rất ít phát biểu, có phát biểu cũng chỉ nói vấn đề quân sự.

Bachanốp đánh giá cao các tác phẩm quân sự của vị thống soái Blôngtai này. Ông đã quy công lao đập tan quân đội cũ bất lực đồi bại, xây dựng quân đội mới là con em nông dân của Blôngtai. Ông thậm chí còn cho rằng chính Blôngtai đã lựa chọn và đề bạt các cán bộ chỉ huy ưu tú có đủ đức tài cho các Quân khu, Quân đoàn và Sư đoàn.

"Song”, Bachanốp viết: "Trong thái độ của Stalin đối với Blôngtai phần nhiều là ngờ vực. Nhiều lần tôi nhìn thấy khi Stalin trao đổi tâm sự với người khác thì tỏ ra không hài lòng việc bổ nhiệm Blôngtai. Nhưng khi trao đổi với Blôngtai, Stalin tỏ ra rất thân thiện, chưa bao giờ bác bỏ đề nghị của Blôngtai. Điều đó có ý nghĩa gì? Phải chăng đây là diễn lại sự kiện Ugơrannốp... cũng có nghĩa là Stalin giả vờ chống lại Blôngtai, kẻ theo đuôi Zinôviép, mà thực tế cũng là xây dựng liên minh bí mật chống lại Đinôviép. Điều đó không giống như thế. Blôngtai không phải là hạng người như thế. Ông với Stalin không hề có điểm giống nhau.

Mãi đến tháng 10 năm 1925, thực chất của vấn đề mới được lộ ra. Lúc bấy giờ Blôngtai bị bệnh loét dạ dầy dày vò (khi ở nhà tù thời kỳ trước cách mạng ông đã bị loét dạ dầy) đã hoàn toàn khỏi. Stalin rất quan tâm đến sức khoẻ của ông nói "Chúng ta căn bản không chú ý tới sức khỏe quý báu của những cán bộ tốt nhất của chúng ta". Hầu như Bộ chính trị phải dùng vũ lực cưỡng bức Blôngtai làm phẫu thuật nhằm để ông khỏi bệnh. Huống chi bác sĩ riêng của Blôngtai lại tuyệt đối không cho rằng phẫu thuật là nguy hiểm.

Khi tôi biết Pôgơsiangxep, bác sĩ của Ban chấp hành Trung ương Đảng cùng với Khannai tổ chức thực thi phẫu thuật, thì mọi cách nhìn của tôi hoàn toàn trái ngược lại. Xem ra nỗi lo âu mơ hồ của tôi lúc bấy giờ lại hoàn toàn đúng đắn. Khi làm phẫu thuật, đã khéo sử dụng cách gây mê, mà Blôngtai không chịu đựng được. Ông chết trên bàn phẫu thuật, còn vợ ông lại tin chắc rằng, ông bị người ta sát hại rồi, bà đã tự sát. Trong "câu truyện mặt trăng không bao giờ tắt", đúng là tác giả Piliniackhơ đã mô tả theo tình tiết này. Tác phẩm này được lưu truyền rộng rãi. Câu truyện này đối với tác giả là rất quý.

Tại sao Stalin phải tổ chức ám sát Blôngtai? Chỉ là để cho người của mình Vôrôsilốp lên thay thế Blôngtai hay sao? Tôi không nghĩ như vậy, bởi vì qua một vài năm, sau khi Stalin nắm được toàn quyền, thì ông sẽ thực hiện sự thay thế ấy một cách dễ dàng. Tôi nghĩ, Stalin có một linh cảm (tôi cũng có linh cảm ấy), ông cho rằng Blôngtai sẽ đóng vai Napôlêon của nước Nga. Nên ông phải trừ khử Blôngtai ngay. Còn những người khác (như Tukhasiépski .v.v. . .) của Tập đoàn quân nhân, thì bị Stalin xử bắn theo thời gian.

Tất nhiên sau khi Blôngtai mất, Vôrôsilốp được sắp xếp lên vị trí là nhà lãnh đạo Hồng quân...

Từ tháng 1 năm 1925, Vôrôsilốp trở thành cán bộ cấp phó của Blôngtai. Phải chăng ông đã biết được rằng Blôngtai, ủy viên nhân dân Hải quân bị bệnh loét dạ dầy? "Về bệnh tình của Mikhayin Vasiliêvich Blôngtai tất cả chúng ta ai cũng biết", trong bài "kỷ niệm người bạn thân mến Mikhayin Vasiliêvích Blôngtai" Vôrôsilốp có viết. "Song, đồng chí ấy vẫn cùng mọi người đến nghỉ ở Crimêvà Capcadơ, đưa bạn bè của mình tung tăng ở khu núi, suốt ngày đêm đi săn bắn. Blôngtai nhìn bề ngoài thấy luôn luôn rất khoẻ, sắc mặt bỗng trắng bệch, thân hình trở nên gầy còm. Các bác sĩ không cho đồng chí đi săn nữa, yêu cầu đồng chí phải tuyệt đối nằm tĩnh dưỡng, nghiêm khắc tuân theo chế độ ăn uống. Nhưng, khi đồng chí ở trên núi cao, rừng rậm, còn bạn bè của đồng chí lại vui vẻ và thoải mái như vậy, sao đồng chí lại từ chối sự hấp dẫn ấy!"

Bệnh tật dày vò rồi lại biến mất. U.K Hanbao, bạn của Blôngtai là một bác sĩ, họ đã quen biết nhau ngay từ năm 1914 khi áp giải những phạm nhân đến nhà lao ở Krasnoyanxkhơba, mãi cho tới những ngày cuối đời, tình bạn của họ ,chưa bao giờ đứt quãng. Hanbao có viết hồi ký, Mikhain Vasiliêvich cho rằng bệnh của mình không sao, nên không thật sự điều trị. Các bác sĩ kê đơn cấp cho đồng chí nhiều thuốc, nhưng đồng chí dùng rất ít lại hay dùng thuốc muối để cấp cứu.

Mùa hè năm 1925, Blôngtai hai lần bị tai nạn xe, cánh tay đùi và đầu đều bị thương, do đó cũng ảnh hưởng tới dạ dày, dạ dầy bị chảy máu. Lúc bấy giờ, tuy đồng chí không chịu đi chữa, mãi tới tháng 9 đồng chí mới được sắp xếp đi nằm viện ở Crimê.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 22 Tháng Giêng, 2010, 09:27:30 am
Lúc này Vôrôsilốp cũng đi nghỉ ở Crimê. Vôrôsilốp thường mời Blôngtai đi săn. Sau khi lên núi săn bắt được thú rừng, họ đốt củi nướng ăn. Nói gì đến chuyện ăn uống phải kiêng khem theo chế độ này nọ. Bác sĩ hội chẩn điều từ Mátxcơva đến, kiên quyết đề nghị đồng chí trở về Mátxcơva để vào bệnh viện điều trị. Khi bác sĩ kiểm tra bệnh tình Blôngtai vẫn điềm tĩnh vui vẻ, hoà nhã cười nói. Nhưng bác sĩ quyết định làm phẫu thuật, thì Blôngtai trở nên buồn rầu ngỡ ngàng, ông giữ vẻ bình tĩnh trước mặt mọi người, nghe bác sĩ chẩn đoán bệnh tình, rồi nêu một vài ý kiến đề nghị với bác sĩ. Khi một mình ông quyết định, ông trầm ngâm suy nghĩ, nỗi lòng nặng trình trịch.

"Trước khi làm phẫu thuật, tôi đến thăm ông" U.K Hanbao viết: ông đau lòng nói với tôi rằng, ông không muốn nằm trên bàn mổ. Đôi mắt ông mờ đi. Một dự cảm không rõ ràng đè nặng lên ông. Ông nói với tôi rằng, trong trường hợp ông xảy ra hậu quả xấu, thì nhờ tôi chuyển lời đề nghị của ông tới Ban chấp hành Trung ương Đảng là hãy đưa ông về mai táng ở Shuya. Tại nơi đây ông đã làm công tác cách mạng, và cũng chính ở nơi đây ông đã qua thời thanh niên tốt đẹp nhất. Ông tha thiết yêu mến thành phố của tỉnh lẻ nhỏ này. Khi ông nói tới cuộc sống của công nhân ở Shuya, thì nét mặt ông hiện lên nụ cười dịu dàng vui vẻ.

Tôi khuyên Blôngtai đừng làm phẫu thuật, bởi ý nghĩ phải phẫu thuật đè nặng lên người ông. Nhưng ông lắc đầu nói việc này đã quyết định rồi...".


Năm 1965 khi cuốn hồi ký của Hanpao xuất bản thành sách đã xác minh sự mô tả sự việc ấy rằng "ông lắc đầu nói Stalin kiên trì bảo tôi phải mổ, ông nói cần phải dứt khoát thoát khỏi chứng loét dạ dầy, tôi quyết  định mổ..."

Ngày 27 tháng 10 năm 1925, Blôngtai chuyển từ bệnh viện Điện Kremli đến bệnh viện Sontachenkôpskaya. Sau hai ngày Giáo sư Rôchannốp mổ cho ông. Thuốc mê không có tác dụng đối với ông, trong thời gian khá dài ông vẫn không ngủ được. Các bác sĩ tăng liều lượng aminométhane lên gấp đôi. Lúc này tim ông không chịu đựng nổi. Năm giờ 40 phút ngày 31 tháng 10 năm 1925 Blôngtai qua đời.

Trước ngày chuyển viện tức ngày 26 tháng 10 ông có viết cho vợ một bức thư. Bức thư này cũng chứng tỏ Blôngtai không muốn phẫu thuật mà muốn áp dụng biện pháp điều trị (khi xảy ra loét dạ dầy thì người ta thi hành biện pháp này trước. Chỉ khi hiệu quả không tốt mới dùng biện pháp điều trị bằng biện pháp phẫu thuật ngoại khoa) "Nhìn kìa... xét nghiệm đối với tôi cũng đã xong”. Cuối cùng trong lá thư Thống soái viết sáng sớm mai tôi sẽ chuyển viện, ngày kia (thứ năm) tôi sẽ mổ. Khi em nhận được bức thư này, có lẽ em sẽ nhận được điện báo kết quả về cuộc phẫu thuật. Bây giờ anh cảm thấy mình rất khoẻ mạnh. Đừng nói đến làm phẫu thuật, ngay cả nghĩ đến anh đã thấy buồn cười. Xong qua hai lần hội chẩn đều khẳng định là phải làm phẫu thuật... bản thân anh thường nghĩ rằng không có gì là bệnh nặng cả, bởi vì rất khó giải thích sự thật là trải qua nghỉ ngơi điều trị, anh sẽ nhanh chóng bình phục.

Đêm ngày 31 tháng 10 đăng cáo phó viết, Mikhain Vasiliêvích Blôngtai, Chủ tịch Hội đồng quân sự cách mạng, sau khi làm phẫu thuật vì tim bị liệt nên đã tạ thế. Bản cáo phó đã gây nên hiệu quả xấu, vị Thống soái mới 40 tuổi bỗng nhiên tạ thế. Ở Mátxcơva đã lan truyền nhiều cách nói khác nhau. Trên báo chí đăng nhiều bài trả lời những kết luận mơ hồ về phẫu thuật. Báo chí còn đăng nhiều hồi ký của các bạn bè và các bạn chiến đấu của Blôngtai cũng như biên bản hai lần hội chẩn đối với bệnh nhân. Đáng lẽ các văn kiện và bài báo ấy sẽ làm tiêu tan nghi ngờ của mọi người và trả lời tường tận những nghi vấn trong xã hội. Song mọi tin đồn không vì thế mà mất đi. Những tài liệu công bố trên báo chí lại mâu thuẫn nhau nên càng làm người ta nghi ngờ hơn.

Đúng như "Câu chuyện mặt trăng không bao giờ lặn" kết quả của phẫu thuật chứng tỏ, cuộc phẫu thuật cho ông là không cần thiết, các Giáo sư nhìn thấy vết loét đã thành sẹo nhỏ. Song các Giáo sư đã không dừng làm phẫu thuật. Mikhayin Côlichóp đã mô tả một cách sinh động rằng, Blôngtai đã hai lần bị xét tử hình trong thời gian hai năm luôn bị bọn đao phủ đe dọa treo cổ. Sau khi chịu đựng tất cả những nỗi dày vò đau khổ, trái tim của ông lại bị 60gr Aminômethane làm cho tê liệt. Thế rồi, khi tim đã không chống đỡ nổi, chúng ta có nên trách trái tim đáng thương đó không?

Khi phát hiện tình trạng bệnh nhân bị gây mê khác thường, tác dụng của thuốc gây mê không mạnh, có nên tiếp tục kiên trì làm phẫu thuật không? Huống chi xác nhận là vết loét đã khỏi. Một số bác sĩ có kinh nghiệm dồi dào lại có quyết định khiến người ta khó tin, chỉ có thể giải thích là họ bị áp lực từ bên ngoài. Métvâychép nhà sử học nổi tiếng giữ quan điểm ấy. Ông đã đưa ra một luận cứ là: Bộ chính trị đã thảo luận vấn đề Blôngtai bị ốm, hơn nữa chính Stalin và Vôrôsilốp kiên trì phải mổ.

Cái chết của Thống soái là ngẫu nhiên hay ẩn dấu một mưu mô gì? Métvâychép viết: "Sau một lần phẫu thuật không phức tạp, Blôngtai đã qua đời một cách bất ngờ, một số việc có liên quan đến cái chết của ông cũng như sự giải thích hàm hồ của bác sĩ làm phẫu thuật gây nghi ngờ cho đông đảo cán bộ đảng viên. Các Đảng viên cộng sản ở Ivannôvô thậm chí yêu cầu lập một Ban chuyên môn điều tra về cái chết của Blôngtai. Trung tuần tháng 11 năm 1925 dưới sự chủ trì của H.N. Pôtvôitski, Hội đồng trị sự Hiệp hội các Bônsêvích lão thành đã họp hội nghị về cái chết của Blôngtai. Ban bảo vệ sức khoẻ cũng họp hội nghị. Trong báo cáo ngoài việc giải đáp những đề nghị người ta nêu ra, còn phát hiện bất kể bác sĩ chịu trách nhiệm chính hay Giáo sư Rôchannôp đều không vội làm phẫu thuật, rất nhiều người tham gia hội chẩn không phải là người trong ngành y. Mọi việc đều không qua Bộ y tế bảo vệ sức khoẻ, mà là thông qua một tổ y tế của Ban chấp hành Trung ương giải quyết. Người lãnh đạo Tổ y tế này là Siemátsưkhơ rất không tán thành một số người. Ngoài ra người ta đã điều tra rõ, trước khi hội chẩn về ca bệnh của Blôngtai, Giáo sư Rôchannốp từng bị Stalin và Zinôviép gọi đến. Qua Siemátsưkhơ, người ta hiểu được rằng, trong thời gian làm phẫu thuật, số lượng thuốc gây mê quá nhiều đã gây nên sự uy hiếp về chết chóc đối với Blôngtai đang nằm trên bàn mổ..."

Sau khi Hội đồng trị sự Hiệp hội các Bônsêvích lão thành thảo luận vấn đề này, Nghị quyết của Hội nghị đã chỉ rõ, đối xử với vị Bônsêvích kỳ cựu như thế là không ra thể thống gì cả. Bản Nghị quyết của Hội đồng trị sự được trình báo lên Đại hội đại biểu của Đảng. Nhưng tại Đại hội lần thứ 14 của Đảng họp tháng 12 năm 1925, thì vấn đề có liên quan đến cái chết của Blôngtai chưa được thảo luận.

Rôchannốp cho rằng, sau khi Blôngtai qua đời, thì vợ ông đã tự sát. Như thế không đúng. Sau khi Blôngtai mất được một năm, vợ ông mới mất vì bị bệnh lao. Khi Blôngtai phải gửi đi để làm phẫu thuật, thì vợ ông đang điều trị bệnh lao ở Cơrimê, Sirôchinxki, cán bộ cấp phó của Blôngtai được cử tới Cơrimê để thông báo cho bà tin không may mà Blông tai qua đời. Bà cùng với Sirôchixki trở về Mátxcơva tham dự lễ tang.

Thống soái đề nghị báo cáo nguyện vọng cuối cùng của ông lên Tổng bí thư là mai táng ông ở Shuya. Nhưng chỉ thị của Tổng bí thư lại là: Chôn tại chân tường Điện Kremli. Blôngtai đã bị làm trái ý nguyện của mình, nằm trên bàn mổ tiếp nhận làm phẫu thuật, còn sau khi chết, tiếp tục chịu sự sắp xếp của người khác.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 27 Tháng Giêng, 2010, 03:15:33 pm
CHƯƠNG 8
HÃY KÍN MIỆNG KÍN MỒM

Mối quan hệ của 2 người bạn chiến đấu xưa nay không phải là bình thường - sau này trở nên bất hoà - sau đó là thượng cẳng tay hạ cẳng chân - bạn bè trở thành kẻ thù - kẻ nào đã điều khiển việc giám định giả tạo cái chết - sao lại chết trong ghế tựa mây - đáng ngờ người đến thăm.

Sáng ngày 18 tháng 2 năm 1937, một người lạ mặt tự nhận là lái xe đến nhà ở của Ônchungnisítchơ ở Điện Kremli. Anh ta muốn chuyển cho Grigơn Côngstantinôvich Ônchungnisítchơ một túi văn kiện cửa Bộ chính trị. Kinaita Capnrốpna (vợ của Ônchungnisítchơ) hỏi "Nicôla Ivannôvích, lái xe riêng của Sécgây đi đâu rồi?”. Người kia trả lời rằng, hôm nay Nicôla Ivannôvích không đi làm.

Sau đó con người ấy đi lên tầng hai, vào phòng làm việc của Sécgây. Được vài phút, vọng tới một tiếng súng nổ. Người lạ mặt ấy ra đi khỏi văn phòng, xuống dưới nhà hỏi Kinaita "Vừa rồi bà có nghe thấy tiếng súng nổ không?"

Khi Kinaita đi vào văn phòng, bà nhìn thấy Sécgây gục ở ghế tựa, tay phải thõng xuống, một khẩu súng lục vứt ở sàn nhà, bên phải thi thể Sécgây.

Trước khi gã lạ mặt vào văn phòng, Sécgây với giọng người Gơrudia đang gắt gao gọi điện thoại (có thể đang gọi cho Stalin).

Cuối cùng sau 54 năm, lâu nay người mục kích sự việc đã mô tả thành các nguồn tin bàn tán và lan truyền được đăng tải trong một cuốn học thuật có tầm cỡ. Năm 1991, tạp chí "Vấn đề lịch sử của Đảng cộng sản Liên xô" có đăng một mẩu chuyện trong tập hồi ký của Kindơpao, từng là bạn chiến đấu thân thiết nhiều năm của Sécgây Ônchungnisítchơ. Anh đã giới thiệu màn kịch mà Vanvara Nicolayepna Sitôrôva từng làm người phụ trách trong Hội đồng công nghiệp nặng, kể và đã được nhắc tới ở trên. Câu chuyện do Sitôrôva kể đã được kỹ sư L.C. Kamarốp của Nhà máy sản xuất máy kéo Sơriyabinscơ ghi âm. Kindơpao nói, Sitôrốpva yêu cầu Kamarốp chỉ ghi âm cho Kindơpao thôi, và yêu cầu không nên công khai tất cả những cái mà bà nghe được ở nhà Kinaita Ônchungnisítchơ. Sau khi Sitôrôpva qua đời Kindơpao mới cho rằng, có thể công bố cho mọi người biết bí mật mà bà quả phụ ủy viên Hội đồng nhân dân công nghiệp nặng nghe được.

Kindơpao từng làm Cục trưởng dưới quyền của Ônchungnisítchơ. Việc anh công bố tập hồi ký, buộc tôi phải chỉnh lý lại những tài liệu về cái chết của "ủy viên hội đồng nhân dân công nghiệp nặng hà khắc" trong nhiều bài tưởng niệm có liên quan mà tôi thu thập được. Chính những tin đồn về việc Sécgây bị giết hại được tung ra từ đấy! Song có tin nói là không phải tự sát, cách nói tự sát là do Khơrútsốp công khai tuyên bố trước Đại hội 20 Đảng Cộng sản Liên Xô. Rất nhiều người nghi ngờ về tin này, mặc dầu đối với đại đa số những người hiện đại bình thường cũng giống như ném một quả bom. "Tại sao Bêria bức hại cả gia đình đồng chí Ônchungnisítchơ tàn khốc như thé. Bởi vì Ônchungnisítchơ đã ngăn cản Bêria thực hiện âm mưu của y. Bêria muốn tiêu diệt tất cả những ai ngăn cản y, gạt bỏ mọi trở ngại nhằm đạt được mục đích của y. Bê-ria nói với Stalin rằng Ônchungnisítchơ hay đối lập với y. Trong tình hình Stalin chưa làm rõ vấn đề, Stalin lại thi hành những biện pháp cần thiết, đồng ý trừ khử anh trai của Ônchungnisítchơ, và còn bức bản thân Ônchungnisítchơ đến mức phải nổ súng tự sát”. Những lời nói ấy đã từng gây rối loạn về tư tưởng của chúng tôi quen kiên nhẫn làm theo các bậc cha mẹ.

Tại lễ bế mạc Đại hội lần thứ 20 Đảng cộng sản Liên Xô Khơrútsốp đã đọc cái gọi là báo cáo bí mật lúc bấy giờ. Những người trải qua phong trào thanh trừ các phần tử phản cách mạng và chiến tranh, được bảo toàn sinh mệnh vẫn còn nhớ rõ bản thông cáo của chính giới liên quan đến cái chết của Ônchungnisítchơ công bố hai mươi năm trước đây, nói rằng ông chết vì bệnh suy tim. Bản tin cáo phó đóng khung đen trên trang nhất báo "Sự thật” rất nổi bật, trong đó nội dung cáo phó của Chính phủ là: Đồng chí Gơricơli Côngstăngtinnôvích Ônchungnisítchơ, ủy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô, ủy viên Hội đồng nhân dân Công nghiệp nặng đã tạ thế vào 17 giờ 30 phút ngày 18  tháng 2 năm 1937 tại nơi ở trong Điện Kremli Mátxcơva. Ở dưới còn có một bản tin cáo phó của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Liên Xô (b) trong đó có giải thích thêm về từ tạ thế - chết vì bệnh tim bột phát, và có mở rộng cả nội dung phô trương ông là "nhà hoạt động vĩ đại nhất của Đảng ta, Đảng viên Bônsêvích và Lêninnít nhiệt tình hăng hái, nhà lãnh đạo xây dựng kinh tê nổi tiếng của nước ta". Một tấm ảnh ghi lại thi hài của Ônchungnisítchơ nằm trên giường đứng bên cạnh là Kinaita Cáprirốpna Ônchungnisítchơ, người vợ đau khổ đến bất động cùng các bạn chiến đấu của ông Môlôtốp, Yêdốp, Stalin, Ruđannốp, Caganôvích, Micôying, Vôrôsilốp. Mãi tới gần đây không rõ ai chụp bức ảnh đó lại hoá ra em trai Môlôtốp chụp. Lúc bấy giờ không cho bất cứ ai vào bí mật của Điện Kremli được giữ rất kín.

Cái chết xảy ra vào lúc 17 giờ 30 phút ngày 18-2 đến 19-2 bức ảnh của những bạn chiến đấu, những đồng chí của ông đến chia buồn với người quả phụ đã được đặt bên cạnh linh cữu. Dù có theo quan điển của người hiện đại thì kết quả của cách làm việc ấy cũng khiến người ta kinh ngạc. Hầu như ở hậu trường có người đã ra sức làm cho dư luận xã hội tin vào cách nói của chính giới về cái chết của Ônchungnisítchơ, được cố ý đưa vào bức ảnh để từ đó chứng minh rằng mối quan hệ bình thường trước đây của người chết với các bạn bè đến thăm viếng. Rất hiểu được một số người thân của người chết chắc chắn có sự nghi ngờ đó. Nhưng sau khi báo "Sự thật" đã đăng mấy hàng về giám định y khoa trường hợp tử vong Ônchungnisítchơ, thì những nghi ngờ đó tan đi rất nhanh.

Giám định y khoa được trích ra từ trong báo chí lẽ ra phải thật công bằng. Dưới đây là bản báo cáo giám định y khoa khiến những người nghi ngờ nhất cũng phải tin. "Đồng chí Ônchungnisítchơ bị bệnh xơ cứng động mạch vành trầm trọng, cơ tim và huyết quản cũng bị xơ cứng, năm 1929 sau khi đã cắt bỏ thận trái do kết hạch, chỉ còn thận phải cũng bị lệnh lâu dài.

Mấy năm nay những cơn đau thắt tim và khó thở của đồng chí lại tái phát. Lần tái phát cuối cùng là đầu tháng 11 -1936, tình hình lúc bấy giờ rất trầm trọng.

Sáng ngày 18-2 Ônchungnisítchơ không nói là mình bị mệt. Nhưng đến 17 giờ 30 khi ông đột nhiên cảm thấy khó chịu, sau mấy phút thì trái tim ngừng đập dẫn đến tử vong".



Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 27 Tháng Giêng, 2010, 03:19:14 pm
Các chuyên gia có trách nhiệm nhất trong giới y học đã ký vào bản giám định tử thi ấy. Họ là G.Kaminski, ủy viên nhân dân bảo vệ sức khoẻ của Liên Xô; Y.Huatơrôpski, Giám đốc Sở y tế Điện Kremli; Rêwen, bác sĩ y khoa Cố vấn Sở y tế Điện Kremli và C.Mâysư bác sĩ trực ban Điện Kremli. Nhưng được ít lâu họ đều bị bắt và bị sát hại. Họ bị lên án là phạm tội khác, nhưng ai biết được rằng, nhất định phải trừ khử những nhân chứng nguy hiểm ấy, có cần phải có nguyên nhân chính đáng không?

Năm 1937, có một ám chỉ nào về cái chết của Kaminski và Ônchungnisítchơ bị bắn thì bị coi là người điên nói mê. Tại Đại hội lần thứ 20 Đảng cộng sản Liên Xô, Khơrútsốp là người đầu tiên lật đổ Stalin về cách nói Ônchungnisítchơ chết vì tim ngừng đập. Nhưng dù là trong bài diễn văn ông đọc trong buổi lễ tang của Ônchungnisítchơ lúc bấy giờ đã quy tội cái chết này cho Trôtxki, Zinôviép và bọn chân tay của bọn phái hữu phản cách mạng. Ông nói "Những người Bônsêvích Mátxcơva chúng ta cùng toàn thể Nhân dân lao động đều chửi rủa căm thù và khinh bỉ kẻ thù của Liên Xô và của giai cấp công nhân toàn thế giới - những phần tử Trôtxki phản bội, các phần tử phái hữu Zinôviép vô liêm sỉ. Bọn chúng với những hành động biến chất phản bội và những hoạt động gián điệp phá hoại, đã làm thương tổn đến trái tim vĩ đại của đồng chí. Những tên gián Piyatacốp ấy, những phần tử Trôtxki đê tiện, những tên phản cách mạng, kẻ thù của nhân dân đã bị giai cấp công nhân bắt sống ở hiện trường, một tên ác ôn bị xét xử và phán quyết, song hành vi phản cách mạng của y đã tăng nhanh cái chết của Sécgây thân yêu của chúng ta".

Môlôtốp nhắc lại bài diễn văn của Khơrútsốp, "kẻ thù của nhân dân và tất cả những người lao động nước ta, bọn phát xít xấu xa kiểu Trôtxki và phái hai mặt vô liêm sỉ khác cùng bọn phản bội làm cho sự nghiệp tư bản giẫy chết tăng nhanh, khiến cho đồng chí Ônchungnisítchơ bị đau khổ mà chúng ta đều biết, điều đó đã tăng nhanh cái chết cho Secgây của chúng ta. Đồng chí ấy đã không ngờ được rằng mặc dù đồng chí ấy đã giành cho bọn Piyatacốp rất nhiều cơ hội, song bọn chúng vẫn sa đọa, thậm chí rơi vào vũng bùn đen tối phản cách mạng. Chúng ta biết làm thế nào để trả thù cho đồng chí..." Trong buổi lễ truy điệu ngày 21 tháng 2 năm 1937, Vôrôsilốp, Bêria, Côsalép và những người khác đều có phát biểu theo tinh thần ấy.

Việc trình bầy công lao thành tích của người chết đã chiếm gần hết bài diễn văn của họ. Quả thực công lao thành tích của ông không ít, hồi tưởng lại cũng không phải là thừa. Bởi vì một số việc xẩy ra gần đây : như đã dỡ bỏ bia kỷ niệm Ônchunguisítchơ ở thành phố Tibilitsi, xoá bỏ tên Ônchungnisítchơ đã dùng làm tên thủ đô hơn nửa thế kỷ nay ở Nước Cộng hoà.

Nay trở lại tên cũ, cũng như lên án ông đến chết vẫn chưa làm rõ ông đã tận tụy làm việc cho ai. Tất cả những cái đó đã ám ảnh lên con người phi phàm ấy, đã xuyên tạc những nhận thức mâu thuẫn về ông tạo nên bi kịch. Người ta còn nhớ rõ "Sự kiện Grudia" nổi tiếng, nhớ rõ nhiệt tình của ông khi thực hiện đường lối tự trị hoá Capcadơ, đặc biệt nhớ rõ ông cương quyết ủng hộ kế hoạch hoá và tập thể hoá toàn diện. Lên án trong cách lãnh đạo kiểu mệnh lệnh chỉ huy của ông, khi phổ biến nhiệm vụ cho các giám đốc nhà máy, ông không nêu rõ căn cứ kinh tế, trong công tác thiếu nguyên tắc nghiên cứu tối thiểu và duy ý chí, vô căn cứ.

Năm 1937, B.B Phukin làm Giám đốc Nhà máy máy kéo Stalin viết một cách hồ đồ khiến người ta ngạc nhiên rằng: Những điều mà ủy viên Hội đồng nhân dân Công nghiệp nặng không hiểu tý gì về kinh tế đã làm cho tất cả các Nhà lãnh đạo và Giám đốc xí nghiệp Liên hiệp giận dữ. Có một lần Sécgây bảo một vị Giám đốc báo cáo xem một năm xí nghiệp của ông sản xuất được bao nhiêu chiếc máy. Sau khi vị Giám đốc này báo cáo xong, vị ủy viên công nghiệp nặng này hỏi "sản xuất thêm một số nữa không được à?"

- Đồng chí biết đấy, hiện nay rất khó, đại thể miễn cưỡng thì cũng có thể sản xuất thêm được 1.000 chiếc.

- Sản xuất thêm một số nữa không được à? Vị ủy viên lại lặp lại câu hỏi của mình.

- "Nên cần thiết nói chúng là có thể" viên Giám đốc trả lời.

- "Phải chăng có thể tăng thêm được 2.000 chiếc máy nữa không?"

- Tôi sẽ cố gắng, chúng tôi sẽ dốc toàn sức ra làm.

- "Thế thì chúng tôi định tăng thêm 3.000 chiếc". Vị ủy viên cười tuyên bố.

Thưa các bạn đọc thân mến, chắc các bạn cũng cười. Song xin các bạn hãy chờ một lát, bây giờ còn quá sớm. Phukin đã tham gia cuộc hội nghị quan trọng của chính phủ để thảo luận kế hoạch của Nhà máy này. Sécgây đề nghị vị Giám đốc Nhà máy ấy phát biểu trước. Vị Giám đốc đứng dậy tuyên bố.

"Theo đề nghị của đồng chí Sécgây, chúng tôi quyết định thi hành kế hoạch sản xuất thêm 3.000 chiếc".


Bây giờ thì có thể cười thoả mái được rồi. Con người ta là như thế, khi anh sắp chia tay với quá khứ, anh thường hay cười. Nhưng cần biết rằng thời kỳ khác nhau thì có quy tắc khác nhau. Phải chăng hiện nay với quan điểm của con người hiện đại, chỉ trích Ônchungnisítchơ rằng tại sao không hoài nghi mình giúp đỡ Stalin xây dựng chủ nghĩa xã hội? Quả thật hội nghị toàn thể Trung ương tháng 11 năm 1929, Sécgây đột nhiên tấn công phái hữu rằng các phát biểu của Bukharin, Ricốp và Tômski đều là những trò lừa bịp cả. Nhưng sau khi Bukharin bị trục xuất khỏi Bộ chính trị, ông lại giữ Bukharin ở lại trong Hội đồng nhân dân của ông, đồng thời đã đề bạt Piatacốp và Sêrêbriacốp, phái đối lập trước đây lên làm cấp phó. Trước đó Sécgây còn không đồng ý trục xuất Trôtxki đến Alamutu, nhưng đồng ý cho y di cư sang Thổ Nhĩ Kỳ.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 27 Tháng Giêng, 2010, 03:36:03 pm
Bi kịch của Sécgây là bi kịch của một thế hệ cách mạng. Trong một thời gian rất dài trước đây việc cố ý mô tả nhiều Nhà lãnh đạo chính trị trở thành anh hùng tuyệt đối không phải là sai lầm của các nhà sử học. Tuy phương cách sống kiểu điền viên không phải là của Sécgây nhưng ông và các bạn chiến đấu của ông đều đã sa vào vòng kỳ lạ theo chủ nghĩa lý tưởng. Chắc chắn về nhiều lĩnh vực ông là con người lý tưởng, nhưng là một con người rất trong sạch, ông là người theo chủ nghĩa lý tưởng hai mang. Ông tin chắc rằng tư tưởng xã hội chủ nghĩa tất nhiên sẽ giành được thắng lợi, không tin tưởng có con đường và phương pháp khác.

Tạm thời không coi những lời nói hoang đường bịa đặt rằng ông là thân tín của Stalin, chúng ta không có bất cứ một thành kiến nào mà không tìm hiểu về sinh hoạt và quá trình hoạt động của ông, theo dõi truy tìm nhiều tài liệu phong phú xuất hiện cùng với cải cách và những suy nghĩ của chúng tôi về lịch sử. Như thế chúng tôi càng hiểu được thực chất số phận bi kịch của ông hơn - đó là chúng tôi đã viết được rất nhiều, hơn nữa lại viết về chủ nghĩa anh hùng của ông ở địa vị chủ yếu. Khi kỷ niệm 50 năm ngày sinh nhật của ông, Tạp chí Thư viện Quốc gia liên hiệp với Công ty xuất bản cùng với nhà xuất bản nghệ thuật tạo hình quốc gia liên hiệp xuất bản cuốn tự truyện của ông. Cuốn tự truyện ấy được đóng rất đẹp có nhiều tranh ảnh mầu sắc được in bằng ốp xép chất lượng tốt. Trong đó mỗi một trang đều ca ngợi Stalin và các bạn chiến đấu thân thiết của ông là thiên tài, sáng suốt vĩ đại, kể cả Ônchungnisítchơ. Ông được coi là lãnh tụ, là học trò, người bạn, người yêu nước đáng tin cậy của nhân dân các dân tộc từng thời kỳ, là một trong những người lãnh đạo thiên tài của đảng và Chính phủ Liên Xô, là Đảng viên Bônsêvích kiên định nhất, nhiệt tình nhất là một trong những người lãnh đạo xuất sắc nhất của những năm tháng vĩ đại chưa từng có trong lịch sử phong trào cách mạng Nga lập nên Đảng Bônsêvích và cách mạng Xã hội chủ nghĩa tháng 10. Đúng như chúng ta đã thấy các nhà lãnh đạo của Đảng từ sau đại chiến thế giới lần thứ hai (Khơrútsốp, Brơgiênép và Chécnencô) xây dựng truyền thống để ca ngợi công lao thành tích của mình nhân dịp các ngày kỷ niệm lớn của đất nước theo chu kỳ là có nguồn gốc lịch sử rất sâu xa. Cuốn sách này sau khi Ônchungnisítchơ qua đời không biết tại sao lại khoá chặt trong tủ hồ sơ đặc biệt rõ ràng là do trong sách có nêu đích danh một số anh hùng trong chiến tranh giữ nước bị bức hại từ năm 1937 đến 1938. Tất nhiên hiện nay cuốn sách ấy đã được bỏ lệnh cấm, ai muốn xem đều được.

Toàn bộ cuốn sách đều rập theo một khuôn khổ, thậm chí không lấy ở góc độ con người bình thường, can thiệp vào đời tư của nhân vật, dù sao cũng có đôi chút thuộc về cuộc sống thời niên thiếu. Tuy cha của Sécgây thuộc về tầng lớp quý tộc ở Grudia, nhưng cha của Sécgây vẫn phải đi cầy cấy trên mảnh đất cằn cỗi vẻn vẹn mấy chục mẫu của gia đình họ chỉ đủ ăn hơn nửa năm. Thế rồi cha của vị lãnh đạo, nhà cách mạng tương lai ấy buộc phải rời khỏi làng trong những ngày nông nhàn đi vận chuyển quặng mănggan. Mẹ của Sécgây sau khi sinh mấy người con được ít lâu đã qua đời. Mẹ mất được 3 tháng thì được bà vú nuôi đem anh về nuôi. Còn cha anh đi bước nữa được ít lâu thì cũng qua đời.

Vận không may của gia đình cứ đeo đuổi cuộc đời của Sécgây cho tới sau khi ông mất. Ngay từ nhỏ Sécgây đã mất cả bố lẫn mẹ, chưa bao giờ nhận được tình thương của cha. Sécgây bị đi đầy ở Sibêri đã lấy một cô giáo ở địa phương. Họ không có con. A. Antônốp chứng thực rằng họ đã từng nuôi một cậu bé nhưng đến năm 14 tuổi bị ốm chết. Về sau Sécgây và Kinayta lại nuôi một bé gái tên là Aitơli dậy dỗ cháu ở nhà. Trước khi người cha nuôi mất không lâu thì Aitơli lấy chồng. Sau này chồng của cô đổi tên là Onchungnisítchơ.

Ban đầu Aitơli kể bí mật cho người quen. Sau này trong các trường hợp có tuyên bố cô là con đẻ của Sécgây. Cô là kết tinh của người cha sôi nổi, nhưng lại có cuộc sống ngắn ngủi. Kinayta nuôi bé gái trưởng thành, sau khi nghe những lời đó thì bà yêu cầu vợ chồng cô phải dọn đi nơi khác ở. Điều gì đã khiến cho Kinayta làm như thế ? Phải chăng là hờn giận? Quả thật xét ở mức độ nào đó, sau khi Aitơli làm xong việc tang đã tìm cớ để lấy di sản của cha để lại. còn Đinaita nhận xét hành động vong ân bội nghĩa đó như thế nào?

Không phải chỉ riêng chuyện đó, mà vì nhiều chuyện khác thúc đẩy bà buộc phải cắt đứt quan hệ với cô con nuôi ấy. A. Antônốp chứng thực rằng, vợ chồng Aitơli vốn là gián điệp của Bộ dân ủy nội vụ. Stalin thông qua chúng để nắm được mọi cử chỉ hành động của Ônchungnisítchơ và bạn bè của ông. Sau khi Sécgây mất, có tin đôi vợ chồng trẻ này đã theo lệnh thu dọn và nộp lên trên tất cả bản thảo và những cuốn sách mà ông đã đánh dấu ở đó. Sau khi Kinayta biết được những hành động của vợ chồng Aitơli thì bà thẫn thờ cả người. Có tin trước khi bà mất được ít lâu, bà có viết thư cho Trung ương yêu cầu cấm Aitơli đến mộ của Sécgây. Có người suy đoán rằng, ngành do Bêria lãnh đạo đã triển khai công tác có hiệu quả, lấy biệt hiệu là con quỷ giám sát nhanh nhẹn đối với quả phụ Ônchungnisítchơ, đã ghi tất cả những nội dung mà Kinayta nói về cái chết của chồng mình.

Nhưng trước sau bà vẫn không để cho chúng nắm được đằng chuôi, để làm trái những điều bà thoả thuận với chúng trước thi hài ông chồng bà ngày 18 tháng 2 năm 1937. Vì thế ngành của Bêria để cho bà sống bình yên, không giống như những người bạn thân khác bị tai họa trong phong trào thanh trừng phản cách mạng. Dù cho sau khi Stalin mất, Kinayta vẫn giữ bí mật về nguyên nhân cái chết của chồng, mãi tới khi sắp mất mới nói ra sự thật về cái chết của chồng bà...


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Giêng, 2010, 09:12:30 am
Gơrigôri thời nhỏ điềm đạm dễ thương, người trong làng không biết tại sao gọi cậu là Sécgây. Cậu nằm mơ cũng không nghĩ rằng sau này mình lại có kết cục như vậy. Chúng ta hãy nói về tình hình của Sécgây khi ở nhà vú nuôi. Khi cậu mới bảy tuổi, vú nuôi đưa cậu đến học ở Trường nhà dòng. Sau khi tốt nghiệp cậu vào học ở Trường đường sắt, nhưng sau một năm, do gia đình nghèo khó buộc phải trở về làng. Sau đó Simông Ônchungnisítchơ, một thày giáo cùng họ, đưa cậu đến một làng khác nuôi cậu ăn học ở một trường theo chế độ hai năm. Mùa xuân năm 1889 cậu tốt nghiệp ở trường đó. Trong cuốn sách có đóng bìa đẹp xuất bản nhân dịp chúc mừng Ônchungnisítchơ 50 năm nhân ngày sinh, kèm theo những bức ảnh quý của gia đình và các bản phô tô văn kiện, kể cả những báo cáo bí mật của cảnh sát nhưng điều kỳ lạ là trong cuốn sách lại không đề cập tới một việc sau đây, khi Sécgây vẫn còn là một học sinh ở trường theo chế độ hai năm, cậu đã bóc ảnh của Sa hoàng trên tường, rồi xé nát trước mặt mọi người, hành động đó nhằm kháng nghị nhà trường đã đuổi những học sinh con em nông dân nghèo. Mẩu chuyện tuyệt vời đó là khởi điểm của cuộc đời cách mạng của Sécgây và sau khi ông mất được xuất hiện trong các cuốn truyện của nhi đồng để kỷ niệm ông. Về sau cũng được trích dẫn vào sách cho mọi người cùng đọc. Có người hỏi nếu không có tình tiết này thì cuộc sống của  Sécgây vẫn tràn đầy những sự kiện xuất sắc nhiều chiến công, tại sao lại phải thêm? Đây có lẽ là phục hồi theo truyền thống cũ chăng? Căn cứ vào những truyền thống cũ ấy, các anh hùng trước đây đều được khắc hoạ thành hình tượng thiêng liêng vĩ đại ngay từ thời niên thiếu đã bắt đầu làm nên những sự tích anh hùng.

Có văn kiện chứng thực lần đầu tiên Sécgây đi vào con đường cách mạng là lúc ông mười lăm tuổi đó là vào năm 1901, cũng là sau khi Tara - người anh họ của ông cùng với Paven Pakhavariôni, một người thân thích khác đưa ông đến Tibilitsi. Họ đưa ông đến học tập ở Trường y, thuộc Viện y khoa thành phố. Vì cậu mồ côi nên được đặc quyền mà không muốn, ở trường miễn phí. Từ 1901 đến 1902 trong thời gian học tập cậu đã tham gia vào những hoạt động của Tổ dân chủ xã hội phi pháp. Năm 1903, mười bảy tuổi vào Công đảng Dân chủ xã hội Nga. Lúc bấy giờ ông được Đảng ủy Tibthtsi ủy nhiệm lãnh đạo công tác "trung tâm học sinh" bí mật in ấn tài liệu bất hợp pháp, phân phát trong các xí nghiệp.

Tháng 12 năm 1905 lần đầu tiên ông bị bắt trong lúc đang bốc dỡ vũ khí. Không đến 6 tháng, ông đã hai lần tuyệt thực ở nhà tù Subumi; lần cuối cùng rất ngoan cường. Ai cũng lo cho sức khoẻ của chàng trai mười chín tuổi này, các bạn gom góp một số tiền lớn để bảo lãnh cho cậu ra tù. Viên giám thị cuối cùng động lòng. Cậu vừa được bảo lãnh ra khỏi nhà tù Subumi đã vội đến Tibihsi, sau đó là mít tinh rải truyền đơn họp Hội nghị tiểu tổ bí mật. Bọn mật thám hàng ngày theo dõi nên ông luôn đứng trước nguy cơ lại bị bắt. Rồi Sécgây quyết định ẩn náu ở nước ngoài. Ở Béclanh ông định vào đại học nhưng sau khi được tin từ Côcadơ về tổ chức Bônsêvích bị phá hoại, thì nhà cách mạng trẻ tuổi quyết định trở về. Ông đến giếng dầu ở Bacu làm y sĩ ở đó. Được ít lâu ông trở thành Thành viên ủy ban khôi phục thành phố Bacu. Sau đó lại bị bắt, được thả lại bị bắt.

Tháng 11 năm 1907, ông bị bắt lần thứ tư, bị giam ở nhà lao Payrốp. Chính tại nơi đây Stalin cũng bị bắt giam ở đó. Họ gặp nhau tại đây nhưng không phải lần đầu tiên. Lần trước họ gặp nhau ở hầm bí mật tại Trường trung học nữ sinh đại lộ Mikhaiirốp (sau này gọi là đại lộ Plêkhanốp) tháng 6 năm 1906. Nơi này là ban biên tập "báo thời đại" tờ báo của Đảng Bônsêvích do Stalin lãnh đạo. Cuộc gặp lần thứ hai là vào mùa xuân 1907, sau khi Sécgây ở Béclanh trở về nước. Nhưng số phận đã để hai người cùng bị giam một nhà lao.

Tháng 4 năm 1908, Sécgây ra toà ở Bacu để xét xử. Toà án ở Tilibisi cũng đặc biệt cử người đến dự. Phán quyết của tòa rất nặng - tước mọi quyền của anh và đi đầy biệt xứ ở Sibêri. Chẳng những thế mùa hè năm ấy anh bị áp giải tới Batumi xét xử về vụ vận chuyển vũ khí trái phép năm 1905, ông bị giam ở nhà lao Batumi đến tháng 9. Nhà cầm quyền lại chuyển ông đến toà án Subumi. Ở đây ông lại bị xử tù giam một năm.

Sau đó cứ vài tháng ông lại bị chuyển từ nhà giam này đến nhà giam khác, từ nhà tù này đến nhà tù khác cuối cùng bị áp giải tới bờ sông Ancara "định cư”  ở một làng của tỉnh Giênisai, một vùng tận đầu thế giới Đileotaracan, có con đường nhỏ vào rừng dẫn tới 3 gian nhà hiu quạnh của nông dân. Bên trái là dinh lũy của Phicơlinia, bên phải là bãi đất hoang mới khai phá. Sau hai tháng ở nơi cư trú "vĩnh cửu" này, Sécgây đã tự tay đóng một chiếc thuyền độc mộc mạo hiểm vào nơi không có người mà dân Sibêri không dám vào. Từ nơi bùn lầy men theo một lối mòn đến một nơi không có người ở. Ông đến Bacu rất dễ dàng. Được ít lâu tổ chức bônsêvích cử ông đến Batư (Iran). Ở đó dưới ảnh hưởng cuộc cách mạng 1905 của nước Nga, đã nổ ra những hành động của đông đảo quần chúng cần lao. Sécgây tham gia hàng ngũ cách mạng chống lại nhà vua Sakhơsiêvan, Chỉ huy Binh đoàn vũ trang giúp quân khởi nghĩa ở Batư, Sécgây cùng với Lênin giữ vững mối liên hệ chặt chẽ với trung tâm Bônsêvích ở nước ngoài. Ông đã tổ chức chuyển những tác phẩm của Bônsêvích ở nước ngoài qua Batư về Nga. Ông thường xuyên liên lạc với Lênin và thường hay đọc "Báo người xã hội dân chủ" do Lênin chủ biên.

Trên tờ báo này ông đọc được một tin, nói ở Paris đang chuẩn bị mở một Trường Đảng. Ở đó các nhà cách mạng chuyên nghiệp có thể nâng cao trình độ lý luận của mình. Sau khi từ Ba tư trở về Bacu, ông chuyển đường sang Paris. Đến Paris từ ga xe lửa ông đi thẳng đến nơi ở của Lê nin. Sau này trong hồi ký của mình, Crúpcaia có viết: "Lúc bấy giờ người gác cổng vào báo cho tôi có một người đến, một chữ Pháp cũng không biết, chắc là muốn tìm đồng chí đấy". Tôi đi xuống nhìn thấy có một người Capcadơ đang vui vẻ đi về phía tôi, hoá ra là Sécgây. Từ đó đến nay, anh đã trở thành đồng chí thân thiết nhất của chúng tôi.



Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Giêng, 2010, 09:14:41 am
Sau đó Sécgây đã trở thành một học sinh dự thi tại Trường Đảng Rônruâymô gần Paris. Song việc học tập lại bị gián đoạn. Theo chỉ thị của Lênin mang theo sứ mệnh quan trọng trở về nước Nga làm công tác trù bị triệu tập Hội nghị toàn Nga. Nhưng khi Sécgây chưa rời khỏi biên giới nước Pháp, Sở cảnh sát Pêtécbua đã nắm được tin tình báo ông nhận trọng trách của Lênin trao phải trở về nước Nga. Ông bị theo dõi chặt chẽ ở Bacu. Nhưng nhiều lần ông đã thoát khỏi màng lưới bố trí tinh vi của Sở cảnh sát một cách thần kỳ và đã hoàn thành được nhiệm vụ mà Lênin giao cho. Sau khi trở về Paris ông đã báo cáo lại với Lênin. Hội nghị Đảng họp ở Praha là kết quả của công tác căng thẳng nhất. Là đại biểu của tổ chức Bônsêvích ở Tilibisi. Sécgây đã tham gia Hội nghị này. Ông đã báo cáo tỉ mỉ về công tác của ủy ban tổ chức Nga tại cuộc Hội nghị lần này.

Khi ông từ Praha trở về Pêtécbua ông đã trở thành ủy viên Trung ương Đảng. Ở Vôrôcôta ông đã đến chào Stalin đang bị đi đầy ở đó. Thông báo với ông tin về việc thành lập Cục Trung ương lãnh đạo công tác ở Nga, các thành viên gồm có Stalin, Sécgây, Sútvantaniăng. Sau khi Stalin và Sécgây rời khỏi nơi đi đầy đã đến Bacu trước, rồi đến Tilibisi, Sécgây lúc bấy giờ được nhiều người chú ý. Mọi người đều muốn hiểu được tinh thần của hội nghị qua Sécgây là người đã tham dự Hội nghị Praha. Sau khi báo cáo đầy đủ, Sécgây trở về Pêtéchua.

Ở Pêtécbua ông không may lại bị bắt qua sáu tháng dự thẩm, toà án Pêtéchua lên án ông bỏ trốn ở nơi bị lưu đầy, tiến hành những hoạt động trái pháp luật nên bị kết án ba năm khổ sai, sau đó đưa đi đầy vĩnh viễn. Ở toà án ông đã phải đeo cùm xích. Ông phải đến làm khổ sai ở Sơluydơpao, sau đó bị đi đầy ở Iếccút.

Cuộc cách mạng tháng 2 đã giải thoát cho ông và mọi người đi đầy. Tháng 6 năm 1917 ông đi xe hoả đến Pêtécbua. Lênin đề nghị ông công tác ở ủy ban Bônsêvích ở Pêtécbua và ủy ban chấp hành Xô Viết. Tháng 7, chính lúc bọn phản cách mạng hung hăng hoạt động ráo riết, Lênin chuyển hướng vào bí mật, Sécgây đã hai lần đến Radơrisp thăm ông. Tại đây Hội nghị Đại biểu lần thứ 6 của đảng, Sécgây đã đọc báo cáo khiến mọi người đặc biệt phấn chấn. Ngày thứ hai sau thắng lợi Cách mạng Tháng 10 ông đã tổ chức và tham gia hoạt động của Quân đoàn Côdắc chống lại tướng Cơrátnốp ở Phuncốp.

Sécgây đã trải qua 3 năm ở mặt trận nội chiến. Lênin cử ông tới Ucraina miền Nam nước Nga và ngoại Cápcadơ và Trung Á. Căn cứ vào giấy ủy nhiệm mà Lênin ký, tất cả các hội đồng nhân dân đại biểu Xô Viết công nông binh, Hội đồng quân sự cách mạng và bộ tư lệnh cách mạng đều phải dưới sự lãnh đạo của Sécgây, đại biểu chính quyền Xô Viết Trung ương, và phái viên đặc biệt. Phạm vi lãnh thổ và quyền hạn mà ông chịu trách nhiệm rất lớn. Ông là thành viên của Hội đồng quân sự cách mạng bao gồm nhiều Tập đoàn quân và phương diện quân, là chủ tịch Hội đồng quân sự cách mạng, nhà lãnh đạo Trung ương cục, người đứng đầu ủy ban đặc biệt về vấn đề chính trị, quân sự và tổ chức đảng vụ.

Song Sécgây cũng không phải là bách chiến bách thắng. Ở quân đoàn thứ 11, chủ lực Hồng quân ở Bắc Cápcadơ đã gặp khó khăn mang tính chất bi kịch quân đoàn thứ 11 là do Sécgây sáng lập ra. Tháng 12 năm 1918, Đenikin dưới sự ủng hộ của bộ đội Côdắc ở Cuban đã chặn đứng quân đoàn 11 ở Prađicápcadơ. Bộ đội cắt đứt quan hệ với nước Nga Xô Viết. Đạn đại bác và đạn các loại đều đã bắn hết, bệnh thương hàn đã cướp đi nhiều sinh mạng của các chiến sĩ, thuốc men và lương thực cũng sắp cạn kiệt. Trải qua bảy ngày cầm cự, bộ đội chống cự không nổi bắt đầu chạy tán loạn. Số bộ đội còn lại bị dồn tới vùng sa mạc Atstara thiếu nước. Sécgây chỉ huy một phân đội nhỏ buộc phải vượt qua dẫy núi Incúts. Lúc này là mùa Đông đã đến, gió Bắc thổi lạnh thấu xương, nhiệt độ âm 200C. Đường núi bị đóng băng dầy đặc, đi lại rất nguy hiểm khó khăn.

Cuốn tự truyện xuất bản nhân dịp 50 năm ngày sinh của Sécgây có mô tả đoạn đường công tác như sau: Đêm 11 tháng 2, một đơn vị bộ đội khoảng 40 người xuất phát từ Mudơchi. Sécgây, Bâyta Kanmâycốp và Siđi Anchưanốp đi trước đoàn quân, Anchưanốp là người Incútsai. Sau cánh mạng giai cấp vô sản đã trở thành người bảo vệ cách mạng ở dẫy núi Cápcadơ. Đoàn quân men theo chân núi Asinốp. Đoạn đường đầy băng tuyết càng đi càng dốc. Trời tối đen, gió thổi mạnh. Người dẫn đường tay cầm đuốc giơ cao, để mọi người đi theo. Bọn bạch phỉ xuất hiện bất cứ lúc nào. Sécgây và mấy đồng chí khác thay phiên nhau bế một bé gái mới sinh được 5 tháng, con gái vị chủ tịch ủy ban thanh trừng phản cách mạng bên bờ sông Chiarê. Kanmâycốp xé vạt áo bông của mình để bọc cho cháu bé, rồi lấy khăn quấn vào cho cháu. Mẹ của cháu bé cùng Kinayta tiếp tục bò theo. Hình ảnh Kinayta không rời khỏi tâm trí người chồng, bà đã phải chịu bao nỗi cực khổ khó khăn cùng chống tham gia chiến đấu. Bỗng Sécgây phát hiện trong túi mình còn sót lại một mẩu sôcôla. Khi nghỉ anh lấy cốc nước hoà tan mẩu sôcôla để cho bé ăn. Dưới sự chăm sóc của mọi người, đứa bé vẫn sống một cách kỳ tích. Khi lên dốc cao, Kanmâycốp bế cháu bé ngã từ trên lưng ngựa xuống. May sao anh phản ứng rất nhanh nên đứa bé và anh đều được an toàn. Đây không phải là chuyện bịa đặt, mà là có thật.

Đường ra mặt trận lại càng gian nan vất vả, vừa có cầu treo nguy hiểm, lại có nhiều đường đèo núi vòng vèo rất khó đi. Đội ngũ mỗi ngày một hao mòn, người thì ốm nằm lại ở nhà sàn ven những núi rất ít người qua lại. Đường đèo núi hiểm trở khó qua, nên ý định tới Grudia không thành. Họ buộc phải ẩn náu ở dẫy núi Incút đến đầu mùa hạ. Lúc này băng tuyết vẫn chưa tan. Mãi tới đầu tháng 6 năm 1919 Sécgây mới bí mật trở về Tibilisi một cách khó khăn. Rồi chuẩn bị đi Mátxcơva theo đường Bacu do từ Bacu đến Mátxcơva chỉ có một đường, hơn nữa lại phải đi qua vùng ngoại vi Côcadơ bị bọn phản cách mạng khống chế và biển Lý Hải do người Anh kiểm soát. Đảng bônsêvích ở Bacu do Micoyăng lãnh đạo đã cung cấp thuyền để Sécgây đi đường thủy.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Giêng, 2010, 09:16:37 am
Đêm khuya Sécgây, Kinayta, Chia Paristchơ và một số người khác đóng một bè gỗ to rời Bacu ra biển Lý Hải. Mười ba ngày hành trình liên tục dưới trời oi bức khó chịu, mọi người đều sống trong cảnh đói khát, hơn nữa lại phải luôn đối phó với chiến hạm của bọn bạch phỉ. Hai mươi sáu chính trị viên của Bacu không may đã phải rơi vào tay bọn chúng. Sáng sớm hôm đó chiếc bè gỗ đã đến được gần vùng Crátnôvôsưkhơ để tránh đi qua mặt người Anh, chiếc bè phải chuyển về phía biển theo hướng Attrakhan. Trên đường lương thực đã hết, nhưng khó khăn nhất là nước uống. Nước ngọt trên bè đã hết, cuối cùng họ cũng tới được Attcakhan. Ở đó lần đầu tiên, ông được gặp Kirốp, hai người đã kết nên tình bạn thân thiết. Trong những năm tháng cùng hoạt động mối tình đó không bao giờ phai nhạt. Nơi ở của Sécgây tại Điện Kremli có dành một phòng riêng cho Kirốp. Mỗi lần Kirốp đến Mátxcơva đều nghỉ tại đây.

Trong cuộc sống của hai con người này có rất nhiều điểm giống nhau. Họ cùng xây dựng chính quyên Xô viết ở ngoài Capcadơ. Cả hai người đều chết một cách thần bí, mộ của hai người đều xếp cùng hàng ở chân tường đỏ của Điện Kremli, đây là số phận quyết định hay là do người ta cố ý sắp xếp. Một số tin gần đây khiến mọi người lo âu. Mùa hè năm 1990 bức tượng của họ ở quảng trường Tibilitsi bị người ta dỡ bỏ trong những tiếng công kích độc ác công khai. Còn ngày 25 tháng 2 năm 1921, cũng chính ngày nay là cờ đỏ của chính quyền Xô Viết phấp phới bay trên bầu trời Tibilisi thì công nhân nông dân khởi nghĩa của Grudia. (cha mẹ và ông bà của phái dân chủ hiện nay) vui mừng nhẩy múa hoan nghênh vị Thống soái Hồng quân với tư cách đến giúp đỡ quê hương anh hùng của họ. Biết bao thế hệ Cápcadơ từ đáy lòng đều khâm phục Sécgây, còn những người hiện đại thì chỉ say đắm vào việc truy tìm nguồn gốc ông được thăng quan tiến chức trong bậc thang của tập đoàn quyết sách của đảng và nhà nước như thế nào. Ông đã từng đảm nhiệm các chức vụ chủ tịch ban giám sát Trung ương đảng Cộng sản Liên Xô (b), Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân Liên Xô và ủy ban nhân dân kiểm tra công nông, Chủ tịch ủy ban kinh tế quốc dân tối cao, mãi tới sau này khi cái tổ ủy ban kinh tế Quốc dân tối cao ông đảm nhiệm ủy viên Hội đồng nhân dân Công nghiệp nặng. Từ dãy núi Uran đến dãy núi Bắc cực và dãy núi Capcadơ, từ duyên hải Adốp đến tất cả các công trình kiến trúc Nhà máy tài nguyên dưới đất và rừng sâu của khu vực hồ Baican rộng lớn đều thuộc quyền ông lãnh đạo. Nhưng đến nay những công lao thành tích không thể xoá nhoà ấy, thì nay đang bị gạch bỏ, chỉ vì tuyên truyền rùm beng những thiếu sót của ông. Dứt khoát quên hết những nghị lực ngoan cường hơn người của ông, tài năng tổ chức xuất sắc, tính tình thẳng thắn và tinh thần kiên định của ông. Nhân thể xin nêu một ý kiến, một chuyên gia Mỹ đã công tác 5 năm ở Tiniabô không hề giấu giếm tình cảm và sự khâm phục của mình đối với vị bác sĩ nắm công tác kinh tế cả nước ấy. Ông nói, "khả năng giải quyết chi tiết công việc và khả năng giải quyết phần lớn các vấn đề mới của ông thực hiếm thấy".

Trước đây thì tâng bốc ca ngợi ầm ĩ, nay thì đả kích và bôi nhọ nói xấu. Ít lâu nay ông được coi là lãnh tụ giành được hàng trăm thành tựu kinh tế vĩ đại, nhà xây dựng khu công nghiệp mới tài ba, nhà sáng lập công nghiệp luyện kim và công nghiệp hàng không. Sau này Iurian C. Mennốp, khi nói tới "Cuộc triển lãm thành tựu của chúng ta" do Sécgây tổ chức ở Viện bảo tàng Mỹ thuật tổng hợp trước Đại hội 18 Đảng cộng sản Liên xô rằng, những người sáng tạo chân chính ra thành tựu ấy, là những cán bộ cấp phó của ông, cũng chính là số người bị bắt trong những năm ấy. Các bạn trước đây có đọc kết luận trong bài của A. Aurốp sẽ có phản ứng gì? Bởi vì căn cứ vào kết luận ấy, việc Sécgây ra sức bảo vệ tính mạng của người bạn chiến đấu thân thiết của mình, thuần tuý chỉ là xuất phát từ ý nghĩ thực dụng, vì ông chỉ trải qua lớp học y sĩ, nếu không có sự hỗ trợ của Phiyatacốp, thì ông không thể lãnh đạo được công nghiệp. Aurốp viết, các nhà hoạt động và lãnh đạo đảng các cấp Xã hội chủ nghĩa đều hiểu rất rõ người lãnh đạo thật sự về công nghiệp hoá và công nghiệp nặng là Phiyatacốp. Còn Sécgây cũng hiểu rõ điều đó "Đồng chí cần tôi làm việc gì?". Sécgây hầu như đã từng hỏi Phiyatacốp "Đồng chí biết đấy tôi vừa không phải là kỹ sư, lại không phải là chuyên gia kinh tế. Nếu đồng chí cho rằng hạng mục này hay thì tôi sẽ giơ hai tay tán thành, và sẽ cùng với đồng chí tranh thủ ý kiến mọi người tại Hội nghị Bộ chính trị".

Iuri Phiyatacốp chắc chắn là một người được trời phú cho nhất trong đảng bônsêvích. Khi cách mạng tháng 10 kết thúc, tuy ông mới có 27 tuổi, nhưng đã làm công tác cách mạng 12 năm. Còn như Lênin đánh giá cao Phiyatacốp như thế nào, trong Di chúc của người có nhắc đến thì có thể rõ. Bởi vì trong di chúc của Lênin tất cả chỉ nêu sáu nhà hoạt động đảng nổi tiếng nhất. Phiyatacốp và Bukharin đều là những người trẻ tuổi ưu tú nhất, còn Phiyatacốp vẫn là 1 con người có ý chí siêu phàm và khả năng hơn người, một cán bộ lãnh đạo hành chính rất có tinh thần trách nhiệm.

Sau cách mạng tháng 10, Phiyatacốp từng làm ủy viên chính trị thống đốc ngân hàng quốc gia, chủ tịch đầu tiên của ủy ban nhân dân Ucraina , từng lãnh đạo ủy ban kinh tế Trung ương. Năm 1931 Stalin bổ nhiệm ông làm chức Phó trong ủy ban nhân dân công nghiệp nặng. Do Stalin chưa quên vào những năm giữa thập kỷ 20, ông từng tham gia phe Trôtxki cho nên không dám để ông làm chức trưởng. Aurốp rất hiểu Phiyatacốp, ông xứng đáng là người xuất sắc của nước Nga. Bề ngoài ông giống như người anh họ Tây Ban Nha của ông. Ông vừa cao lại gầy, râu mầu hung nhạt, mặc bộ âu phục ống tay ngắn. Do làm việc nhiều thiếu chất dinh dưỡng nên người ông gầy, da xanh tái. Ông không có cuộc sống riêng tư và không thuộc về bản thân. Trước ba giờ sáng ông chưa rời khỏi văn phòng. Công việc của ông đầy ắp. Một tuần có đến mấy ngày không kịp ăn cơm trưa. Sở dĩ chúng tôi quan tâm đến Phiyatacốp và sinh hoạt của ông là vì nghiên cứu mới nhất cho thấy vì cái chết bí hiểm của Sécgây có quan hệ mật thiết tới mấy ngày cuối cùng của vị cán bộ cấp phó thứ nhất bị bắt. Xin nói thêm cách nói của Khơrútsốp 30 năm trước đây đã công khai tuyên bố là Sécgây tự sát vẫn im hơi lặng tiếng thì nay có người ủng hộ. Iu Karapuhuốc là một trong những người đó. Tờ Tạp chí "quân cận vệ thanh niên" của ông đầu năm 1991 đã suy đoán về cái chết của Sécgây.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Giêng, 2010, 09:18:12 am
Nội dung của bài báo suy đoán là Sécgây cuối cùng đã tự sát. Vị học giả trẻ tuổi ấy có sự suy đoán như vậy là do sau khi thật sự nghiên cứu số phận sau cuộc chiến ở Vantơ Sơrêpiacơ. Đúng, tên Vantơ Sơrêpiacơ là Cục trưởng cục 6 tổng Bộ an ninh đế quốc phát xít Đức. Sau thất bại của bọn Đức quốc xã không lâu, y bị mọi người nhận mặt, bị bắt giam trong nhà tù với Gơrin ở Niurenbua một thời gian. Lúc bấy giờ y chỉ phó thác mặc trời, nhưng bỗng được đặc xá, Vantơ Sơrêpiacơ được thả, tùy ý đi đâu cũng được. Thế là tên đầu sỏ của phòng bảo an đối ngoại ấy của phát xít Đức được đàng hoàng cư trú ở phòng khám bệnh nổi tiếng của nước Ý. Y có thể tiếp phóng viên, viết hồi ký và tiêu tiền thoải mái. Bẩy năm sau chiến tranh, tức 1952 y chết về bệnh ung thư.

Song bỗng nhiên có bệnh đặc xá này? Tại sao sau chiến tranh tên Sơrêpiacơ không bị xét hỏi như những tên tội phạm chiến tranh khác? Tại sao Chính phủ Liên Xô không hề có biện pháp nào phán xét những tên lãnh đạo chủ yếu của Đức quốc xã. Câu trả lời của Carapunhuốc rất đơn giản, Vantơ Sơrêpiacơ đối với chúng ta chắc chắn đã giúp đỡ rất lớn về mặt nào đó. Những mặt nào hả? Vào thời gian nào hả? Trong thời kỳ chiến tranh thì tuyệt đối không thể có, bởi vì tình thế của Liên Xô và Đức lúc bấy giờ đều rất nguy cấp. Nên chỉ có trước chiến tranh thôi. Vậy thì trước khi đánh nhau với Đức, Sơrêpiacơ giúp đỡ chúng ta như thế nào? Vị học giả trẻ tuổi Carahuốc viết: Có thể là từ năm 1933 đến 1934 có một đường dây tình báo tuyệt mật do cơ quan tình báo Đức (được Sơrêpiacơ lãnh đạo) cơ quan tình báo Anh và cơ quan tình báo Liên Xô trong hệ thống Bêria (được Bêria, Stalin và Minrơnski lãnh đạo) tạo nên. Thông qua đường dây tình báo ấy, những người hoạt động bí mật phản cách mạng có liên quan đến Trôtxki tiến hành những hoạt động tình báo ở trong và ngoài Liên Xô đều có thể chuyển tới phía bên Stalin, sau đó truyền tới Tổng cục bảo vệ An ninh chính trị Quốc gia của ủy ban nhân dân Liên Xô, để bắt và chuyển giao cho cơ quan Tư pháp.

Sau khi Minrơnski chết, trạm cuối cùng của đường dây tình báo ấy còn lại một mình Stalin, Iu Carapuhuốc nhận định, những năm 30 chính nhờ có đường dây ấy mới đập tan được những hoạt động phản cách mạng bí mật của Trôtxki ở Liên xô. Vụ án Tukhasiépki có thể chứng minh đường dây tình báo này đã tồn tại. Khi bọn theo đuổi Trôtxki đang chuẩn bị thực thi kế hoạch của mình thì đã đặt cược toàn bộ cuộc đời mình vào Tukhasiépski. Tukhasiépski xuất thân từ một gia đình quý tộc. Y gần như tin tưởng rằng Stalin không có cách nào làm cho đất nước thoát khỏi vũng bùn của sự biến cách, hơn nữa sẽ xẩy ra những sự việc đáng sợ nhất. Đó là nước Nga sẽ ở vào tình trạng bị nô dịch khốn khổ hơn mấy trăm năm bị Mông Cổ chiếm đóng. Y nhận xét đường dây của Trôtxki là tuyệt đối chính xác, cần phải quay lại xã hội tư bản, chỉ có đợi sau khi giai cấp công nhân giành được thắng lợi ở mấy nước Tư bản phát triển nước Nga mới có cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa mới. Do phát xít phát triển ở châu Âu nên tình thế nước ta trở nên rất khó khăn.

Thế rồi Tukhasiepski cùng với bọn tay chân của mình đã giao động (trừ Primacôp ra, trong đó chẳng thiếu người xuất thân từ gia đình công nhân và nông dân nghèo khổ). Đúng, phải cứu nước Nga, thà để cho nó không phải là Xã hội chủ nghĩa, cũng phải làm cho nó thoát khỏi ách thống trị theo chế độ nô lệ của nước ngoài.

Sau khi hiểu được âm mưu ấy, bằng đường dây tình báo bí mật, Stalin hiểu rất rõ cần phải giữ bí mật cho Sơtêpiacơ, rồi qua đường dây "công khai” gửi chỉ thị cho chủ tịch bộ dân ủy nội vụ, yêu cầu nghiên cứu tài liệu về chuyên án Tukhasiépski. Sau khi vị Chủ tịch này nghiên cứu các tài liệu mới nhất của chuyên án đã mua tài liệu ấy với giá ba triệu rúp từ trong tay cơ quan tình báo Đức. Không ai biết được đường giây bí mật, còn tài liệu chuyên án công khai bịa đặt có liên quan Tukhasiépski là để lừa dối những người thực thà. Thế rồi Carapuhuốc rút ra kết luận là nguyên nhân Chính phủ Liên Xô không động đến Sơrêpiagơ mà để cho y sống những năm cuối đời ở Ý.

Sau đó căn cứ vào tưởng tượng của mình, tác giả phác hoạ ra đường dây chính của sự kiện năm 1936 - 1937 mà anh cho là rất hợp với lôgích. Chính lúc bấy giờ cơ quan dân ủy nội vụ đã thu được tin tình báo của những phần tử Trôtxki đủ mọi mầu sắc tiến hành những hoạt động phản cách mạng. Thế rồi lại xuất hiện màn sau - thông qua đường dây bí mật của hệ thống Bêria, Stalin đã thu được tin tình báo về hoạt động bí mật phản cách mạng của các phần tử Trôtxki. Tháng 12 năm 1936 chuẩn bị họp Hội nghị bí mật toàn thể Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô (b) (tác giả xin nói thêm, trong văn kiện công khai không có tài liệu về cuộc Hội nghị này. Tiếp theo là ráo riết tiến hành điều tra các hoạt động của Bukharin, Licốp và những người khác. Từ ngày 23 tháng2 đến ngày 6 tháng 3 năm 1937 có kế hoạch Hội nghị toàn thể Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô (b)' lần nữa để thảo luận vấn đề để hoạt động phản cách mạng của Bukharin và Licốp.

Còn Sécgây? Carabuhuốc khẳng định, Sécgây tự sát ngày 18 tháng 2 năm 1937. Chính những lời nói gay gắt quá đáng của Stalin đã buộc ông phải tự sát. Carabuhuốc thận trọng suy diễn, Stalin chỉ trích Sécgây không biết chọn lựa cán bộ, bởi vì căn cứ vào những tài liệu mà cơ quan tình báo Liên Xô nắm được, những cán bộ mà Sécgây lựa chọn không phải là phần tử Trôtxki thì là những kẻ có liên quan tới những hoạt động phản bội phạm tội của Trôtxki.

Carabuhuốc trong sách có viết "Tin tình báo này đối với Séc gây là đáng sợ, thậm chí có thể một đòn mạnh. Sau khi Stalin thông báo tin tình báo này cho Sécgây, thì ông hoàn toàn nhận sự thực với Stalin, thừa nhận ở trong nước có những kẻ hoạt động bí mật phản cách mạng trong những phần tử Trôtxki mà trong đó, sự thực đáng sợ là có người do Sécgây giới thiệu cho đảng và nhân dân Liên Xô. Lương tâm đảng viên cộng sản buộc Sécgây quyết định tự sát..."


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Giêng, 2010, 09:33:18 am
Kết luận mà Carabuhuốc rút ra được ngoài dự đoán của mọi người. Có đúng thực như thế không? Yăng Kamaních cũng giải thích nguyên nhân tự sát như thế (Kamaních 1894-1937, nhà hoạt động trong quốc vụ Liên Xô, năm 1927 là ủy viên Trung ương, ủy ban chấp hành Trung ương toàn Nga và ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô). Phần nhiều là do ông đã tham dự vào cái âm mưu của quân nhân, ông hiểu rõ sau khi âm mưu của ông bị lộ, thì số phận của Tukhasépski đang đợi ông. Kamaních không muốn sống, mà bị làm nhục và bị khinh bỉ nên đã tự sát. Carabuhuốc trong sách có viết, M. Thuamutski và các nhà lãnh đạo cấp cao khác cũng do những hoạt động phản cách mạng bị vạch trần, nên đã tự sát.

Bây giờ, trước hết hãy nói về Sécgây mà chúng ta quan tâm, Carabuhuốc nhận định rằng, Sau khi Sécgây biết được sự thực đáng sợ người phụ tá thân thiết của mình tham dự vào những hoạt động phản bội gây nhiều tội ác của phần tử Trôtxki đã tự sát. Từ lâu chúng ta đã biết, người đã bị bắt có Yuri Piyatacốp giữ chức phó thứ nhất của ông. Đứa con trai 10 tuổi và vợ của của Nga nay lại không bị bắt. Yuri và vợ quan hệ lạnh nhạt, trước đó hai người đã sống ly thân. Mối ràng buộc duy nhất của họ là đứa con trai. Các nhân viên coi nhà lao, sau khi hiểu được tình hình đó đã quyết định lợi dụng điểm ấy. Họ biết rằng những lời người thân thiết của bị cáo nơi có hiệu lực nhất . Tình cảnh vợ con bị cáo trong vụ án "Trôtxki - Zinôviép trung tâm khủng bố đồng thời bị xử tử hình đã hiện lên trước mặt vợ Phiatacốp. Nỗi lo sợ về số phận đứa con trai duy nhất bao trùm lên bà. Để bảo toàn tính mệnh cho đứa con trai bà đã đồng ý khai tất cả những lời không có lợi cho chồng. Song sự đả kích ấy cũng không thể đánh gục được Phiatacốp. Ý chí kiên định, đầu óc tỉnh táo ông không hề sợ hãi. Mặc dầu thể xác ông bị suy sụp trong thời gian ngắn, nhưng tinh thần ông vẫn vững vàng. Còn rất nhiều người lòng son  dạ sắt như Sưmênôp và Murachicốpki, sau khi nghe thấy những lời cung khai của vợ mình thì không chịu được”.

Về việc Phiatacốp thừa nhận một cách trái lương tâm là đã tham gia vào những hoạt động gián điệp phá hoại, Carapuhuốc chỉ trình bày bằng mấy câu đơn giản "Stalin đã bàn giao đầy đủ cho Sécgây, nếu Phiatacốp và bạn chiến đấu của ông tự nguyện vạch trần cương lĩnh của chủ nghĩa Trôtxki hiện đại, giúp đỡ đất nước chống chủ nghĩa phát xít nên họ được miễn chết, vì đảng họ hy sinh chức vụ và quyền lợi của mình làm việc trong biệt thự viết hồi ký”.

Phiyatacốp đồng ý “tiếp tục làm việc cho đảng”. Tất cả những đảng viên cộng sản có quan hệ mật thiết với Sécgây bị tố cáo đã tham gia các hoạt động gián điệp và phá hoại sau bảy tiếng đồng hồ kết thúc xét xử, đều bị xử bắn.

Từ A. Aucốp chúng tôi còn biết được tình hình chi tiết dưới đây. Phiatacốp bị bắt tháng 9-1936, ban đầu thậm chí còn cự tuyệt nói chuyện với nhân viên điều tra. Nhưng tháng 1-1937, trước toà án ở hội trường của toà nhà liên minh cách mạng tháng 10 lại nhận mình phạm tội hoạt động phá hoại. Những việc ấy đã xẩy ra sau khi Sécgây mấy lần đến bộ dân ủy nội vụ và gặp Phiatacốp bị giam trong nhà lao. Cuộc gặp lần đầu tiên là theo lệnh của Aglanốp, Phiyatacốp bị đưa đến văn phòng của Yênốp vị cán bộ cấp phó. Lúc này Sécgây vội đến ôm hôn anh, nhưng Phiatacốp vội co người lại và chìa tay ra.

"Iuri! Với tư cách là bạn bè tôi đến thăm anh". Sécgây nói: "Vì anh đã trải qua một cuộc chiến đấu, hơn nữa tôi sẽ tranh đấu cho anh, tôi đã nói tình hình của anh với ông ấy (Stalin)...".

Tiếp theo Sécgây đề nghị Agranốp cho phép ông và Phiyatacốp ngồi với nhau. Hai người ngồi đối diện nói chuyện với nhau.

Dưới áp lực của Stalin, Sécgây bề ngoài tỏ ra vui vẻ với Phiyatacốp hay ông thực lòng? Thiết nghĩ đây là một câu mãi mãi không trả lời được. Tuy Aurốp không hề nghi ngờ sự thành thật và đạo đức của Sécgây, nhưng có thể Stalin yêu cầu Sécgây nghe theo chỉ huy để giải quyết các vấn đề trọng đại của đất nước. Song không chắc là có thể bức ông đóng vai kẻ tiểu nhân hèn hạ. Ngoài ra bản thân Sécgây có thể cũng không ý thức được mình đã đóng cái vai không hay ho như thế.

Dù sao mấy ngày sau cuộc gặp lần đầu, Sécgây lại đến toà nhà của bộ dân ủy nội vụ và nói chuyện riêng với Phiyatacốp. Khi chia tay, Sécgây đã truyền đạt một chỉ thị của Stalin cho Agranốp trước mặt Phiyatacốp. Không cho vợ và Môtskhalép thư ký riêng của Phiyatacốp dự phiên toà sắp tới, thậm chí không cho người làm chứng ra toà. Rất dễ hiểu Sécgây đề nghị Phiyatacốp nhượng bộ Stalin, tham dự phiên toà xét xử giả tất nhiên với tư cách bị cáo. Nhưng đối với Aurốp, đúng như ông đã viết, ông luôn thân chinh bảo vệ Phiyatacốp chứ không tin Phiyatacốp bị tử hình.

Phiyatacốp có tin Sécgây không, Aurốp thì tin Phiyatacốp biết rằng Sécgây không phải là gian dối xảo quyệt, ông tin vào tình bạn, ông đã không giúp đỡ Phiyatacốp nên không thể lãnh đạo công nghiệp. Sécgây công khai thừa nhận công lao thành tích của Phiyatacốp trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm xây dựng kinh tế. Phiyatacốp cũng hoàn toàn có lý, do tin tưởng ông vì ông là đồng hương, bạn chiến đấu thân thiết của Stalin, hơn nữa trong Bộ chính trị là người có ảnh hưởng nhất đối với Stalin.

Tóm lại sau hai lần Phiyatacốp gặp Sécgây, ông đã ký vào bản nhận tội trái với lương tâm mình. Ông thừa nhận lợi dụng chuyến đi Béclin đã viết cho Trôxki một bức thư ở Nauy lúc bấy giờ. Phiyatacốp hầu như đã thỉnh thị Trốtxki giúp đỡ tài chính cho bọn có âm mưu chống Liên Xô. Sau đó ông thừa nhận đã được thư trả lời của Trôtxki. Thông báo cho ông biết, Trôtxki đã thoả thuận với Đức quốc xã một bản hiệp nghị, theo bản hiệp nghị này, người Đức sẽ khai chiến với Liên Xô, để giúp Trôtxki giành lại quyền lực ở Liên Xô. Với việc ký kết bản hiệp nghị này, trong thư gửi cho Phiyatacốp. Trôtxki yêu cầu ông tăng cường những hoạt động phá hoại bí mật chống Liên Xô trong lĩnh vực công nghiệp.



Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Giêng, 2010, 09:36:01 am
Tại hội nghị ở Điện Kremli, sau khi nghe xong bản báo cáo nhận tội của Phiyatacốp, Stalin hỏi Chỉ thị của Trôtxki gửi tay cho Phiyatacốp đã ghi trong bản khởi tố không tốt hơn gửi bưu điện hay sao? Thế rồi lại xẩy ra một chuyện Phiyatacốp bay tới Nauy gặp Trôtxki, nhà cầm quyền Đức đã chủ động cho chuyên cơ đón Phiyatacốp chứ không phải máy bay dân dụng. Giấy nhận tội về thông tin cho Trôtxki có chữ ký của Phiyatacốp đã được sao làm nhiều bản. Thế rồi lại có một cách nói mới: Trung tuần tháng 12 năm 1935 Phiyatacốp xuống máy bay ở sân bay Ôtslô, sau khi được chính giới kiểm tra giấy tờ thì đi ô tô đến nơi ở của Trôtxki và hai người đàm thoại trực tiếp. Họ đã thảo luận kế hoạch dựa vào lưỡi lê của người Đức, để lật đổ chính quyền Stalin.

Rút kinh nghiệm bài học đau đớn nhắc tới trong quá trình thẩm vấn ở khách sạn "Buritstôn" thực tế không có, các nhà tổ chức vụ án mới nghiêm trang cảnh cáo Phiyatacốp không nên nói quá nhiều về chi tiết, ông hà tất phải báo cáo đến Nauy với danh nghĩa nào. Nhận được visa nhập cảnh như thế nào. Dù như thế cũng không tránh khỏi xảy ra chuyện cười quốc tế. Sau hai ngày Phiyatacốp tường trình trước toà án cũng tức là ngày 25 tháng 1 năm 1937, tờ "Bưu điện buổi tối” của Nauy đã đăng một bài ngắn với đầu đề "cuộc gặp gỡ của Phiyatacốp với Trôtxki ở Ôtslô là hoàn toàn bịa đặt, bài báo nêu rõ, các nhân viên công tác ở sân bay Ôtslô quả quyết phủ nhận tháng 12 năm 1935 không có bất cứ một máy bay nào hạ cánh ở đó. Nhưng bài báo này đã không có một ý nghĩa gì bởi vì rất nhiều người Liên Xô căn bản không biết đến. Như mọi người đều biết, báo chí của Nauy lúc bấy giờ không thể truyền tới Mátxcơva được".

Việc xét xử Phiyatacốp, Sêrêfuriacốp, Ragiắc, Sôcôlinicốp và các bị cáo khác tiến hành vào tháng một năm 1937. Hai tháng trước Sécgây từ nơi nghỉ trở về. Ông nghỉ ở Kitsrôvôskhơ và kỷ niệm ngày sinh lần thứ 50 của mình. Để chúc mừng ngày 27 tháng 10 năm 1936, đã tổ chức mít tinh long trọng ở thành phố Piachigơnscơ. Nhưng bản thân Giơrigơri Côngstinnôvích lại không tham dự, mà Kinayta, vợ ông tới dự. Sau này trong hồi ký bà viết: "Về tới nhà, tôi ngồi trước máy thu thanh lúc 4 giờ sáng nghe giọng nói êm dịu của phát thanh viên phát thanh điện chúc mừng Sécgây đăng trên báo chí toàn Liên Xô" hầu như không ai dự cảm tới tai họa. Sau khi Sécgây trở về Mátxcơva thì lao ngay vào công việc ở Bộ dân ủy . Hình như không có gì đặc biệt, khiến người ta lo âu, bởi vì kỷ niệm 50 ngày sinh của ông, đã trở thành ngày hội của toàn dân, để tỏ lòng kính mến ông, Phrachicápcadơ đã lấy tên của ông, nhiều nhà máy, nông trang tập thể, trường trung học, đại học, đường phố đại lộ đều lấy tên ông. Thái độ của Stalin đối với ông vẫn như trước. Trước khi qua đời không lâu, Lênin cũng đã thờ ơ với Sécgây, có thể là vì càng hiểu được nhược điểm của ông, tức nhiệt tình có thừa lại thiếu kiến thức, trong những năm đấu tranh bí mật thì có thể tha thứ được, nhưng thời kỳ xây dựng rõ ràng là không được. Stalin đã chú ý tới sự thờ ơ của Lênin với Sécgây, đặc biệt là sau "sự kiện Grudia", nhưng không bỏ qua mà kéo ông về phía mình.

Gần đây lại lan truyền cách nói trong thời gian Stalin cùng công tác với Sécgây thì quan hệ rất tốt, song đến nay mới hiểu rõ quan hệ của họ có quá trình phát triển rất phức tạp, có khi còn rất căng thẳng. Trải qua mấy chục năm im lặng, ngày càng có nhiều chứng cớ và văn kiện chứng tỏ mối quan hệ giữa Stalin với Sécgây không ổn định và phẳng lặng như các chính giới và các văn kiện lịch sử mô tả. Mối quan hệ của họ khi lên khi xuống, nhất là sau này từng bước trở nên căng thẳng, cuối cùng lên tới đỉnh cao của khủng hoảng, gây nên cái chết có tính chất bi kịch của Sécgây. Những triệu chứng họ không hiểu nhau và bất hoà đã bộc lộ trong thời kỳ những năm 30. Cần phải nêu lên rằng trong tất cả thời gian cùng làm việc với nhau Stalin hết sức thận trọng theo dõi người bạn đồng hương của mình. Kindơpao nhiều năm cùng làm việc với Sécgây và rất hiểu ông chứng thực tình bạn của Sécgây với Kirốp đã gây nên mối ngờ vực rất lớn cho Stalin. Sau khi Kirốp mất Sécgây trở nên trầm tư lặng lẽ, hơn nữa càng cảm thấy cô đơn. Trong hồi ký xuất bản lần đầu năm 1991, Kindơpao có viết: "Sau khi Sécgây biết được tin Kirốp mất đã đề nghị với Stalin được đến ngay Lêningrát, nhưng bị Stalin cương quyết từ chối, kiên trì giải thích rằng: "Tim của đồng chí không tốt, tuyệt đối không nên đi”. Tôi tin chắc rằng Stalin muốn Sécgây hủy bỏ ý định, vì biết rõ Sécgây sẽ bằng mọi cách truy tìm nguyên nhân thật sự về cái chết của Kirốp. Theo tôi cũng chính từ lúc này giữa hai người đã có sự bực tức, cũng chính sự bực tức ấy đã gây nên một kết cục bi thảm khác, cái chết bí hiểm của Sécgây".

Dựa vào những sự theo dõi đặc biệt của Kindơpao về nhiều sự kiện nổi cộm, đã được ghi trong nhật ký chứng minh rằng, ngay từ giữa những năm 30 Stalin đã bắt đầu lạnh nhạt với Sécgây. Rất khó trình bầy những chi tiết, những nguyên nhân của nó. Nhưng Kindơpao và các bạn đồng sự của ông dần cảm thấy rằng Sécgây xưa nay vẫn vui vẻ lạc quan, sau khi gặp gỡ nhân vật cấp trên hoặc tham dự hội nghị cấp cao trở về thì sầu não buồn bực, có lúc ông lại buột miệng mấy câu: "Không, dù sao tôi cũng quyết không đồng ý làm như thế". Kindơpao cũng không biết là ông đang nói gì, tất nhiên là cũng không hỏi những vấn đề không cần thiết. Nhưng có lúc Sécgây hỏi một nhân viên công tác nào đó của Bộ dân ủy công nghiệp nặng. Kindơpao có thể đoán  được đây rõ ràng là số phận của con người ấy. Còn lúc này đám mây đen trên đầu nhiều nhà lãnh đạo ngành xây dựng và công nghiệp ngày càng dầy đặc.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Giêng, 2010, 09:38:02 am
Trụ cột chủ yếu của Chủ tịch Bộ dân ủy chỉ được giáo dục ở trình độ y sĩ, đúng là số lớn chuyên gia được ông thu nạp vào làm các công việc khác nhau, cũng là do ông với nhiệt tình của mình khuyến khích họ công tác tốt. Ông đã giúp cho nhiều người khỏi bị bắt bớ, hoặc đã giải thoát họ ra khỏi nhà tù. Chính Sécgây đã triệu tập các kỹ sư trước đây bị tra hỏi, thiết kế ra máy tẽ hạt đầu tiên của Liên Xô. Tuyệt đại đa số cán bộ công nghiệp nặng bị liệt vào vụ án thanh trừng đều không được Sécgây phê chuẩn, ông kiên quyết không giao họ. Điều đó khiến Stalin rất bực tức. Stalin không chỉ một lần chỉ trích Sécgây mắc bệnh cá nhân chủ nghĩa, nhưng bề ngoài vẫn tỏ ra bình thường trong quan hệ với Sécgây.

Khi nghe thấy tin đồn gián điệp của Trôtxki tràn vào các bộ máy dân ủy, thì Sécgây hiền lành chất phác chỉ cười trừ. Bạn bè nhắc nhở ông, Stalin và Môlôtốp tin chắc vào tin đồn ông là dân ủy lại tha thứ cho hành động phá hoại trong xí nghiệp liên hiệp luyện kim, hầm mỏ, nhà máy. Sécgây trước sau không tin vào những tin đồn ấy, mãi tới tại một cuộc Hội nghị Bộ chính trị, Stalin đã phê bình không chỉ đích danh rằng ông đã tha thứ cho kẻ thù của nhân dân. Lúc này Sécgây với ý chí kiên cường đã tỏ rõ tính cương quyết của mình. Ngày hôm sau ông đã tổ chức một bộ máy kiểm tra đặc biệt. Bộ máy này chia thành mấy ban, được cử xuống địa phương kiểm tra tình hình công tác. Người lãnh đạo của mỗi ban đều phải là cán bộ công tác thanh trừ phản cách mạng có nhiều kinh nghiệm phong phú. Nhưng kết quả rất đáng sợ là Baburia anh của ông đã bị bắt. Những năm 30 ông làm Trưởng phòng chính trị Cục đường sắt Khadắc. Ông và vợ con đều bị giam ở nhà tù. Bêria định bắt Baburia nhằm đả kích nhẹ nhàng Sécgây vì y biết Baburia là người chỉ dẫn Sécgây thời thanh niên để Tổng bí thư (Stalin) lấy đó doạ Sécgây, người rất có uy tín trong Đảng. Không còn nghi ngờ gì nữa, Stalin thân chinh ra lệnh bắt anh ông. Để chứng minh người anh vô tội, Sécgây đề nghị với Stalin cho ông được đến thẩm vấn Baburia, nhưng không được.

"Tại sao anh ấy lại là kẻ thù? Baburia giới thiệu tôi vào Đảng, như thế không phải là tôi cũng bị bắt hay sao?"

Chúng tôi xin giới thiệu trước một chút, Baburia cũng sẽ không được ra khỏi nhà tù. Họ đã phán quyết anh tử hình. Một số tài liệu chứng tỏ sau khi Sécgây mất, thì Baburia bị đánh đập tàn nhẫn và xử tử hình trong văn phòng của Bêria. Trước khi chết vị bônsêvích lão thành này đã nhổ máu tươi vào một cuốn sách đóng bìa đẹp đẽ lấy tên là "Bàn về tổ chức bônsêvích ở ngoài Cápcadơ" mà cuốn sách này lại đúng là tác phẩm đắc ý của Bêria, là "Nhà văn học và nhà biên soạn lịch sử".

Đồng thời các ban mà Sécgây cử xuống điều tra nguyên nhân các vụ bắt bớ đều đã trở về Mátxcơva, họ đã đi hầu hết các đơn vị của Bộ dân ủy công nghiệp nặng. Sécgây lần lượt đọc các bản báo cáo điều tra bỗng ông thấy được. Không phát hiện thấy ở đó hoạt động phá hoại và hiện tượng lãn công. Trên cơ sở báo cáo của các ban, ông chính thức gửi thư cho Bộ chính trị, bác bỏ sự chỉ trích rằng Bộ công nghiệp nặng đã dung túng cho kẻ thù của nhân dân bắt rễ Bêria báo cáo với Stalin rằng, theo tình báo gián điệp lúc bấy giờ, Sécgây điên cuồng định lợi dụng Hội nghị toàn thể Trung ương sắp họp làm diễn đàn. Nhân dịp này y sẽ báo thêm về các hoạt động phá hoại trong lĩnh vực công nghiệp có liên quan điều đó sẽ xẩy ra xung đột với Bộ dân ủy nội vụ. Vì thế Sécgây cử chuyên gia xuống các địa phương để thu thập tài liệu về tình hình công tác và cán bộ công nghiệp. Điều mà họ nói chính là Hội nghị toàn thể Trung ương nhiều tai tiếng lần ấy họp từ tháng 2 đến tháng 3 năm 1937. Tại hội nghị này Yêkhốp đã đọc bản báo cáo với chủ đề "Cần phải tiến hành thanh trừng với quy mô lớn".

Sécgây chuẩn bị bác bỏ lời lên án đối với ông tại Hội nghị toàn thể với ý định nói lên toàn bộ sự thực làm cho Yêchốp, Bêria và Stalin sợ phát khiếp. Thế rồi họ tiến hành sục sạo nơi ở của Sécgây tại Điện Kremli, sự kiện này xẩy ra vào ngày 16 tháng 2 mà Hội nghị toàn thể Trung ương định vào ngày 19 tháng 2. Từ đêm khuya ngày 16 đến sáng sớm ngày 17 tháng 2 vừa oan ức lại phẫn nộ luôn gọi điện thoại cho Stalin. Liên tiếp gọi điện thoại đến sáng sớm, tiếng trả lời lãnh đạm và bình tĩnh trong điện thoại của Stalin truyền tới: Loại cơ quan là như thế đấy ngay cả văn phòng của tôi họ đều có thể sục sạo được, không có gì ghê gớm cả...

Sáng sớm ngày 17 tháng 2, Sécgây được tin toàn bộ các thành viên của các Ban mà ông cử xuống các Nhà máy công trường v.v... đều bị bắt cả, hơn nữa ngay cả đêm hôm ấy còn bắt cả vợ họ nữa. Được mấy ngày tất cả các Cục trưởng của Bộ dân ủy công nghiệp nặng đều bị giải đến Cabiăngca. Sau khi Sécgây mất thì số phận ấy lại rơi vào Yêphâynốp, Cục trưởng Cục cảnh vệ riêng, Siêmutskin, Thư ký riêng cũng như tất cả những người làm việc cho Sécgây, thậm chí cũng không bỏ qua người gác cổng của biệt thự. Sau này lại bắt cả hai người em của Sécgây là Côngstăngtin và Oanô. Các hồ sơ của Sécgây bị lục lọi mang đi cho Bêria nghiên cứu. Rõ ràng Stalin sợ Sécgây trước đây sao chép các thư từ của Hội nghị toàn thể Trung ương rồi giao cho một người nào đó bảo quản để tiện công bố.

Có thể tin chắc rằng sáng ngày 17 tháng 2 Sécgây và Stalin đã trực tiếp nói chuyện với nhau mấy tiếng đồng hồ, sau đó lại trao đổi với nhau một lần nữa. Cuộc trao đổi giữa hai bên lần này, cả hai đều không kìm được giận dữ, ho đều dùng tiếng Nga và tiếng Grudia trách móc và mắng nhiếc nhau. Những cuộc trao đổi này đều không rõ nội dung vì không có ai chứng kiến cả. A.Antônốp Ápphusêdenkhơ căn cứ vào những chứng cớ của những cán bộ nhiều năm công tác ở cơ quan Trung ương mô tả chi tiết như sau: "Vừa mới vào cửa, Stalin đã bác bỏ những lời chỉ trích và oán trách của Sécgây, đòi ông vạch trần kẻ thù của nhân dân. Sécgây bị bức bách hai tay nắm chặt Khơba giơ lên rồi vùng vằng một lúc. Khơba đứng dậy không nói gì cả, còn Sécgây thì đi ra khỏi nhà, hầm hầm đóng sập cửa lại. Được hai mươi phút, .Stalin cử người đến phòng ở của Sécgây truyền đạt rằng: "Gơrigơri Côngstăngtinnôvích, đồng chí phải suy nghĩ cho kỹ, nếu không sau một tiếng đồng hồ, họ sẽ đến thăm đấy".


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Giêng, 2010, 09:47:18 am
Điều gì khiến cho quan hệ của họ trở nên gay gắt như thế, và hiềm nghi giữa họ đã bắt đầu từ bao giờ. Một cách nói phổ biến nhất về sự rạn nứt giữa họ xuất hiện trong thời gian Đại hội lần thứ 17 Đảng cộng sản Liên Xô (b), hình như lúc bấy giờ có một số người tụ tập ở nhà Sécgây mà Stalin không thích, họ thảo luận vấn đề gạt bỏ Tổng bí thư. Một cách nói khác cũng rất đáng tin, đó là cách làm của Stalin trong việc giải quyết sự kiện Phiyatacốp. Ông bắt đầu chuẩn bị phát biểu tại Hội nghị toàn thể Trung ương tháng 2. Ông hiểu rất rõ nếu như ông không nói ra một sự thật thì sự nghiệp của Lênin sẽ bị đả kích trầm trọng, việc đó có quan hệ đến sự tồn vong của lý tưởng Xã hội chủ nghĩa. Do Stalin nắm nguồn tin nhanh nhậy, nên Sécgây chuẩn bị phát biểu tại Hội nghị toàn thể dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Stalin bị bóp chết ngay.
 
Hơn nữa điều không thể tưởng tượng được rằng, sau khi Sécgây chết không tiến hành một cuộc điều tra nào. Ngay cả trên thân thể không kiểm tra xem có một vết đạn nào không, không nói tới giám định y khoa khác. Rõ ràng điều khiến người ta cảm thấy không cần thiết vì cách nói của chính giới về cái chết của ông, là do suy tim bột phát đã lan truyền rộng rãi.

Còn hiện nay chúng ta đã phát hiện những sai lệch về thời gian chết. Thời gian đăng trên báo chí là 5 giờ 30 phút chiều. Đồng thời Kindơpao tin chắc là ba giờ chiều hôm ấy, khi ông đang đứng ở hành lang toà nhà của Bộ dân ủy công nghiệp nặng, Sêrốpurôski ủy viên cấp phó thông báo cho ông tin bất hạnh ấy. Khi họ tới đặt thi thể người chết vào trong nhà, đúng là 5 giờ chiều. Họ lên tầng hai vào một nhà ăn không lớn, ở đó họ nhìn thấy rất nhiều người lạ đang thì thầm với nhau. Cùng đi vào phòng với họ có năm người là Sêrôpurôpski, Kindơpao, Mikhaiin em trai của Racha Caganôvích, còn hai người khác thì Kindơpao không nhớ rõ. Họ đề nghị được vào trong phòng ngủ nhìn Sécgây. Ông nằm trên giường phủ một chăn đơn có vẻ như ngủ say. Đứng ở bên thường có Stalin, Môlôtốp, Vôrôsilốp, Phưđanốp, Caganôvích, Micôyăng, Yêdốp, Khơrútsốp v.v... Mọi người đứng lặng lẽ khoảng 8 đến 9 phút.

Stalin phá vỡ bầu không khí nặng nề trước tiên với giọng mạch lạc, Stalin nói: "Thế đấy, Sécgây làm việc mang theo bệnh tim, nhưng cuối cùng trái tim không chịu đựng được nữa...." Là người chứng kiến, Kindơpao mô tả màn ấy như sau: "Stalin ngoảnh về người thân tín của mình nói. "Chúng ta đi đi". Trước khi họ đi, họ còn đứng ở trước giường của Sécgây vài phút, rồi đi vào nhà ăn có nhiều người lạ mặt ở đó".

"Khi Stalin sắp rời căn phòng, có nói nhỏ với Kinayta mấy câu ở hành lang. Sau khi Stalin mất nhiều năm, bà nói lên sự thật lúc bấy giờ Stalin nghiêm nghị nhắc bà rằng: "Kinayta tình hình cụ thể về cái chết của Sécgây ngoài cách nói chính thức ra, không được nói cho ai biết cả, chị hiểu rõ rồi đấy..."
. Kinayta hiểu rõ ràng mọi chuyện nhưng bà đã im lặng trong nhiều năm.

Sau nhiều năm, một hôm Khơrútsốp hỏi tôi: "Siameo lúc bấy giờ chị và chúng tôi cùng ở trong phòng của Sécgây, chị có biết vì sao anh chết không?". Tôi trả lời: "Ngoài những thông tin của chính giới ra, tôi đều không biết gì. Còn Khơrútrôp bảo tôi rằng khi ấy ông là ủy viên dự khuyết Bộ chính trị, nên cũng chẳng biết gì cả".

Còn Rô.Métvâychép lại diễn đạt lời nói của Kinayta như sau. Đêm ngày 17 tháng 2 mặc dù đã nói hết với Stalin, nhưng Sécgây vẫn đến văn phòng Bộ dân ủy, ở đấy trước hết ông ký mấy bức điện báo, công văn, rồi xác định hàng loạt cuộc gặp gỡ cho ngày hôm sau. Nhưng sáng sớm ông chưa ngủ dậy, chưa mặc quần áo, cũng chưa ăn sáng. Ông dặn dò đừng quấy rầy ông và luôn tay viết những gì đó. Buổi trưa, G. Gơvakharia, một người bạn đến thăm ông, nhưng ông không tiếp chỉ dặn để người đó ăn một bữa cơm. Sau buổi trưa trời tối sầm lại. Kinayta bật đèn, đi qua nhà khách lên phòng ngủ thăm chồng. Chính lúc này ở phòng ngủ vang lên một tiếng súng. Khi bà vội lên phòng thì thấy chồng bà nằm ở trên giường đã chết.

Bà gọi ngay điện thoại cho Stalin ở nhà đối diện. Nhưng Stalin không đến ngay mà đi mời các ủy viên Bộ chính trị đến. Em gái Kinayta cũng chạy đến phòng ngủ, chị nhìn mấy tờ giấy Sécgây viết để ngay ngắn trên mặt bàn. Vêra Caprilốpna nắm mấy tờ đó vò trong tay, chị căng thẳng đến mức không thể đọc nổi một chữ nào trong đó. Khi Stalin cùng với Môlôtốp, Vôrôsilốp và các ủy viên Bộ chính trị khác vào, Stalin thấy mấy tờ giấy trong tay Vêra liền giằng lấy. Kinayta khóc thét lên, tại sao không vì tôi cũng không vì Đảng bảo vệ Sécgây ! "Câm miệng! đồ ngốc!"  Stalin thô bạo ngắt lời bà.

Mévâychép lần đầu tiên công bố bản hồi ký viết tay của Côngstăngtin, em trai Sécgây do ông giữ được. Côngtăngtin lúc bấy giờ làm việc ở Cục khí tượng thủy văn trực thuộc Bộ dân ủy Liên Xô.

Năm 1937 sau khi hai người anh qua đời được ít lâu ông cũng bị bắt. Ông bị giam ở trại tập trung những 16 năm, mãi tới sau khi Stalin qua đời mới được phục hồi danh dự.

Cái đêm 18 tháng 2 năm 1937 bất hạnh ấy, Côngstăngtin đang cùng với vợ trượt băng ở Scôriniki. Theo lệ thường họ còn định đến thăm Sécgây. Đến cổng, Vôncốp, người lái xe nói với họ rằng:  "Mau lên, mau lên..."Chúng tôi cũng không hiểu ra sao". Côngstăngtin nói: "Lên tầng". Chúng tôi đi vào nhà ăn, nhưng bị những người của Bộ Nội vụ đứng ở cửa ngăn lại. Sau đó chúng tôi được phép vào văn phòng của Sécgây. Ở đây tôi gặp Cơva Kharia, anh bảo tôi: "Sécgây của chúng ta không còn nữa".


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Giêng, 2010, 09:50:48 am
Tôi vội lao tới phòng ngủ, nhưng tôi lại bị đẩy ra, họ không cho phép đến gần thi thể, không biết đã xẩy ra việc gì, tôi hoảng hốt trở về văn phòng.

Sau đó Stalin, Môlôtốp và Rhưđanốp đi vào phòng ngủ, họ đứng trước thi hài mấy phút rồi lại trở ra nhà ăn. Lời nói của Kinayta vọng đến tai tôi: "Mọi cái đều nên công bố ở trên báo chí”, Stalin trả lời rằng: "Chúng tôi sẽ tuyên bô ông chết vì suy tim.". "Không ai tin đâu”, Kinayta phản bác. Rồi bà lại nói thêm một câu: "Sécgây yêu chân lý, cần phải nói rõ sự thật". “Sao lại không tin hả? Mọi người đều biết rằng tim của anh ấy không tốt, tất cả mọi người đều sẽ tin như thế." Stalin kết thúc câu nói của mình.

Cửa phòng ngủ khép hờ, tôi đi tới hơi đẩy nhẹ một chút nhìn thấy Rhưđanốp và Caganôvích đang ngồi ở ghế tựa bên cạnh thi hài. Họ đang nói gì đó, để tránh phiền phức tôi khép cửa lại.

Được một lát, các ủy viên Bộ chính trị và các cán bộ cao cấp khác tụ tập ở nhà ăn, Bêria được Kinayta gọi là ác ôn cũng có mặt. Bà lao tới phía Bêria đang đi đến, định tát cho y một cái. Thấy thái độ của bà y chuồn ngay, hơn nữa từ đó cũng không bao giờ xuất hiện ở nhà Sécgây.

Thi hài của Sécgây được khiêng từ phòng ngủ tới văn phòng của ông. Ở đây em trai Môlôtốp đã chụp một kiểu ảnh người chết với Stalin, Môlôtốp, Rhưđanốp cùng các thành viên khác của chính phủ và Kinayta. Sau đó Mêncurốp nhà điêu khắc nổi tiếng đến đo đầu Sécgây để nặn tượng.

Kinayta đi tìm Yêrhốp và Pôckhơ, yêu cầu cử người đi Grudia báo cho người thân, còn yêu cầu Baburia anh trai của Sécgây dự lễ tang, Yêrhốp trả lời. "Baburia đang bị toà án xét hỏi, theo chúng tôi, anh là kẻ thù của nhân dân, hãy để cho anh chịu tù đầy miễn là để cho anh ta ăn no mặc ấm là được, còn những người khác chúng tôi sẽ đi báo, miễn là có địa chỉ cho chúng tôi là được".

Tôi cho họ địa chỉ của em trai Ivan, em gái Yulia và Nina, vợ của Baburia.

Đêm khuya hôm ấy, Yêmâyriăng đi xe đến. Nhìn thấy thi hài, anh ngất ngay. Mọi người phải cố sức nâng anh lên phôtơi, đợi sau khi anh tỉnh, cho xe hơi đưa anh về nhà. Sau đó Seonuitskin cũng đi xe đến. Hôm đó đúng là ngày nghỉ, anh đang ở biệt thự Tarasốpka. Khi anh nhìn thấy cảnh đáng sợ này, anh vùng vằng nói to vẻ bất mãn, sau đó người ta cũng bỏ qua, không trói anh lại, đưa anh về nhà.

Mahuơven, thư ký của Sécgây nhìn thấy cũng hoảng hết biến sắc, lời nói của anh khiến tôi phải ghi nhớ. "Bọn xấu ấy đã giết ông".

Đêm 19 tháng 2 năm 1937 Sécgây được hoả táng. Ngày hôm sau tức 20 tháng 2 tổ chức lễ tang.
Ivan em trai và vợ, Yulia em gái và chồng không kịp đến Mátxcơva.

Qua một thời gian lại bắt đầu một cuộc bắt bớ lớn. Không thể không đề cập tới hai chi tiết mà Antônốp nêu ra, tuy chương này đã đề cập tới.

Đầu tháng 2 năm 1937, Sécgây khi đi bách bộ ở Điện Kremli với Micoiăng và Vôrôsilốp từng nói, tự sát là lối thoát duy nhất. Ông rất chán nản và nói dứt khoát rằng một ngày ông cũng không chịu được nữa.

Tình tiết thứ hai có liên quan tới tập hồi ký A.T Rêbin. Rêbin đã từng lái xe cho Sécgây, từ năm 1929 làm bảo vệ cho Stalin. Ngày 18 tháng 2 năm 1937 đồng sự của Rêbin đang đứng gác cách nhà Sécgây không xa, khi nghe thấy tiếng súng nổ, nhưng lại không đến. A. Antônốp nhận xét rất có thể anh bảo vệ này theo lệnh nên mới không hành động.

Nếu như chú ý một chút những lời làm chứng của cán bộ cấp phó Bộ dân ủy công nghiệp vì có việc gấp đến thăm Sécgây, kết hợp với những tài liệu mới nhất của B.N Sitôrôva, cán bộ phụ trách của Bộ dân ủy công nghiệp đã trình bầy ở đầu chương, cho nên không thể không tính đến việc Kindơpao kiên quyết chống lại cách nói của chính giới rằng Sécgây chết vì bệnh suy tim bột phát cũng như cách nói, Sécgây tự sát trong những năm 60 sau này.

Bởi vì vị cán bộ cấp phó ấy có gặp một người mặc quần áo đen ở cửa nhà ở của Sécgây. Người đó nhìn thấy ông thì hoảng hốt la lên rằng: "Không phải tôi giết! Tôi buộc phải làm..." rồi anh ta co cẳng chạy.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Giêng, 2010, 09:55:05 am
CHƯƠNG 9
TIẾNG SÚNG Ở SIÊBANKHA

Rôbinhan của Ôđétsa - làm quen với Zhaichiên - cuộc tập kích kiên quyết – vận quan may mắn - hỷ đoàn trưởng kỳ diệu - sự bổ nhiệm mới - sự chẩn đoán khiến người ta nghi ngờ - chiến dịch không triển khai được - tiếng súng ở Siêbankha.

Nhà thổ của Macgiônkích Zhaichiên khai trương trước cách mạng vẫn được bảo tồn trong thời kỳ Chính phủ cách mạng lâm thời cầm quyền sau khi Bônsêvích lên vũ đài, thì nghề của nhà buôn tháo vát này, chỉ còn đợi chờ ngày đóng cửa thôi. Hơn nữa còn ngấm ngầm cầu nguyện nhất thiết đừng để mất tự do. Việc bộ đội của Đennikin mơ ước lật đổ được Bônsêvích, đối với ngành nghề của Zhaichiên rất được hoan nghênh, hơn nữa ở mức độ nào đó giúp cho ông khôi phục được ngành nghề. Khi trên đường Ôđétsa râm mát cây cối hai bên rải rác, thấy những chàng bộ đội mặc quân phục ngoại quốc thì nghề nhà thổ của Zhaichiên trở nên thịnh vượng. Bọn binh lính và sĩ quan đến từ Hi Lạp, Pháp, Anh, Rumani thay thế khách thường xuyên của nhà thổ ngày trước - bộ đội Ucraina ăn mặc đúng mốt, sĩ khí hiên ngang và Quân đoàn Ba lan với danh hiệu là vô địch.

Khách chơi không bao giờ thiếu, khách chơi mà nhà thổ thích nhất phải kể đến các thuyền viên trên chiến hạm "Không Sợ” đậu ở bến cảng Ôđétsa. Nhưng ông chủ nhà thổ cũng không bao giờ từ chối được phục vụ đồng bào của mình nhất là đối với người của đơn vị Đennikin. Bởi vì ở Ôđétsa bộ đội Đennikin được coi là cơ quan phản gián. Trưa một hôm, trước cửa nhà thổ chật ních những gã mua vui tìm thú đang tìm chọn người đẹp trẻ đen. Lúc này một đại uý pháo binh với thân hình chắc nịch đến, ông chủ nhà thổ như tiếp khách nước ngoài vậy, hết sức thận trọng mời chào ngài đại uý hơn nữa luôn miệng nói cười vui vẻ. Vâng, bất kể khách nào đều không được làm mất lòng. Khách mà oán trách, thì phiền phức lắm, nhưng ai mà hiểu rõ được các anh lính tráng ấy? Có thể phải ra mặt trận vào ban đêm. Kìa, chưa đến cho người đi đặt phòng rồi.

"Chìa khoá gác xép tầng chót ở đâu?”  Người đến ra lệnh thế "đưa chìa khóa đến..."

Zhaichiên sợ hãi liếc nhìn vị khách, định nổi nóng, nhưng nhìn vẻ mặt của vị đại uý pháo binh, rõ ràng ông không suy đoán được ý định của anh, thế rồi lập cập đưa chìa khóa. Viên đại uý cầm chìa khoá tung lên, rồi đón lấy một cách thành thạo, sau đó với sự hướng dẫn của chủ nhân, đi xuống cầu thang.

"Tôi hy vọng ngài hiểu cho, tối nay một vị đại uý như ngài cũng chưa từng tới".

Ông chủ nhà thổ buồn bã nghĩ thầm. Rõ ràng ông chưa đoán ngay được con người ấy là ai, song cứ phải vất vả suy nghĩ ngầm. Lúc bấy giờ cả Ôđétsa đều đang bàn luận một tên tuổi nổi tiếng của người Bisarabiya. Khi nhắc đến tên tuổi anh ta, người thì sợ hãi, người thì phấn khởi. Có tin, người ấy đã từng mạo hiểm đột nhập  vào nhà tù cứu Đảng viên Bônsêvích bí mật bị bắt, phá hoại đường sắt, cướp được nhiều vũ khí rồi vận chuyển sang tay đội du kích ở bờ bên kia sông Đênhiếp. Tối đến, Zhaichiên nghe được tin đồn càng khó mà tin rằng một tên phỉ cướp, tung tích bí hiểm trong thanh thiên bạch nhật, đột nhập vào cơ quan phản gián của Đennikin, trải qua một trận đấu súng quyết liệt, hắn đã cướp đi nhiều văn kiện bí mật, rồi ngang nhiên chạy trốn, mà tên thổ phỉ kẻ cướp ấy đúng là mặc bộ quân phục của đại uý pháo binh.

Ở Ôđétsa, Zhaichiên là một tay nghề, làm ăn nổi tiếng. Tuy vợ ông xuất thân là người tầm thường, nhưng sau khi cưới đã trở thành quý phu nhân đeo chuỗi hạt kim cương có giá trị. Khi chị có lòng tốt, thì chị sẽ không nề hà gì làm ra vẻ đài các, đối với các bạn gái trước đây của chị. Nếu không phải vì tình hình Ôđétsa không ổn, trong thành phố thường có tiếng súng, chị thường cùng với chồng, dọn vào ở trong biệt thự hào hao ở ven biển. Do tình hình rối loạn trầm trọng, cũng như ngày càng trở nên cấp bách, khiến cho Zhaichiên đã mấy lần muốn đến xem tình hình cơ quan phản gián, sau khi bị bọn cướp ngang ngược hoành hành ở đó đang treo giải thưởng nhiều lạng vàng tróc nã tên Bisarabiya xuất quỷ nhập thần ấy. Với bản năng tự bảo vệ hoặc là do bẩm tính nhát gan, ông đã nhiều lần xoá bỏ ý nghĩ mạo hiểm hành động.

Vào lúc nửa đêm, viên "đại uý” từ trên gác xép tầng nóc đi xuống. Với khẩu khí lịch sự chủ nhân ông trong cuốn sách Scôtt của nhà văn Anh, anh tỏ lời cảm ơn ông chủ nhà thổ hấp dẫn ấy, rồi anh báo với ông chủ rằng anh muốn thay bộ quân phục của mình lấy một bộ quần áo thường dân. Zhaichiên không lấy bộ quân phục đại uý lượt là ấy bởi vì ông liên tưởng rất nhanh tới, rất có thể tên thổ phỉ ăn cướp ấy mặc quân phục trong khi đấu súng bị người ta nhìn thấy. Vì thế ông hiểu rõ ràng rằng, nếu bị cơ quan phản gián của Đennikin phát hiện, điều đợi chờ ông sẽ là cái gì. Mặc dầu rất lưu luyến, nhưng ông vẫn đưa cho vị đại uý lạ lùng ấy bộ thường phục. Trong nháy mắt đã thay xong quần áo, thế rồi rút một búi tóc giả trong cặp da ra, đội lên đầu vừa tròn lại nhẵn thín của anh. Quả thực khi người ấy mang lại búi tóc giả, người ta không nhận ra nữa: đứng trước mặt Zhaichiên là một thân sĩ lực lưỡng, trắng béo, cử chỉ kiêu ngạo. Khi chia tay, anh vô tình buột miệng ra một câu khiến cho Zhaichiên không thể nào quên được. "Tôi mắc nợ tình cảm ngài...".

Sau bảy năm, tức đêm ngày 6 tháng 8 năm 1925 Zhaichiên dùng khẩu súng poọc hoọc giết chết người sẽ trả ơn ông - Gơrigơri Ivanvích Kôtôpxki, Quân đoàn trưởng, anh hùng diệu kỳ trong nội chiến vinh dự được tặng thưởng ba Huân chương Hồng kỳ. Anh là vị "đại uý” tạm thời trốn ở nhà thổ của Zhaichiên sau khi tập kích chớp nhoáng cơ quan phản gián của Đennikin.
 


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Giêng, 2010, 09:58:22 am
Tên thật của hung thủ giết hại vị Thống soái bộ đội được che giấu đã hơn 60 năm. Hơn nữa trong hàng chục cuốn sách, Bách khoa toàn thư và tư liệu tham khảo về căn bản cũng không nhắc tới tên tuổi của con người đó. Thí dụ trong bộ Đại Bách khoa toàn thư của Liên Xô đầu tiên đã trình bày về cái chết của Kôtôpxki như sau: "ông bị người ta âm mưu sát hại tại nông trang quốc doanh "Siebankka". Cuốn Đại Bách khoa toàn thư Liên Xô tái bản năm 1953 và năm 1965 vẫn dựa theo bản xuất bản năm 1937. Còn những lần tái bản sau đó thì hoàn toàn đã thay đổi. Thí dụ, trong cuốn Đại Bách khoa toàn thư Liên Xô xuất bản năm 1973, thậm chí không có tài liệu có liên quan đến địa điểm mà Kôtôpxki bị sát hại. Cách nói hàm hồ trong sách rằng ông được an táng ở thành phố Pilchun (nay là thành phố Kitôpxki ở Ôđétsa - tác giả) lại được trích dẫn trong cuốn Bách khoa toàn thư quân sự Liên Xô xuất bản năm 1977. Những đầu mối trong các sách lịch sử và các cuốn tiểu thuyết đều do văn kiện của chính giới cung cấp. Tập sách "Tiểu sử danh nhân" xuất bản năm 1982, trong đó cuốn sách kỷ niệm Kôtôpxki đã trình bày cái chết của ông như thế nào: “Tối ngày 5 tháng 8 năm 1925, ông đã tham gia buổi đốt lửa trại của các đội viên thiếu niên Luchanốp, sau đó mọi người tham dự đêm liên hoan cùng vui chung với nhau một thời gian. Nhưng trên đường về nhà, ông đã bị kẻ địch đã phũ phàng giết hại ông”.

Trong một cuốn sách dày 200 trang, chỉ giới thiệu ngắn ngủi năm hàng chữ in nội dung cái chết của vị Thống soái nổi tiếng trong cuộc nội chiến, điều đó càng dẫn tới làm cho người ta không hiểu nổi về sự mô tả hàm hồ, không rõ ràng. "Từ viên đạn của khẩu súng poọc hoọc kia đã kết thúc một cách phũ phàng sinh mệnh của ông..". Khẩu súng poọc hoọc đó là của. ai? Rút cục tên hung thủ vô danh ấy là ai? Tại sao nó lại bắn vào Kôtốpxki? Vẫn chưa có câu trả lời.

Đại Bách khoa toàn thư Liên Xô đã xoá bỏ mất những nội dung có liên quan đến việc Kôtốpxki bị ám sát ở Nông trường quốc doanh "Siebankha" vậy thì sẽ không thể tìm thấy câu trả lời trong các cuốn sách khác xuất bản trước đó chứ gì? Cuốn sách có thẩm quyền nhất về mặt này tức là bản hồi ký của vợ Kôtốpxki bởi vì trong toàn bộ thời kỳ nội chiến, bà luôn luôn đi theo chồng. Ngoài ra năm 1958, Kisơnióp đã xuất bản một cuốn sách nhỏ 50 trang lấy tên là "Những người con trung thành của nhân dân Liên Xô" lượng phát hành rất ít, chỉ có 3.000 cuốn. Song cuốn sách đó lại là văn kiện tài liệu duy nhất có thể giải thích hàm ý của "Siebankha" cũng như mùa hè năm 1925 tại sao Kôtốpxki tới đó.

Căn cứ lời kể của Ôlêga Pitơrốpna, bà trước đây là bác sĩ, bà làm quen với Kôtốpxki trên chuyến xe lửa chạy ra mặt trận, sau đó ít lâu họ đã cưới nhau. Tháng 7 năm 1925, lần đầu tiên Kôtốpxki được phép đi nghỉ. Bởi vì từ 1924 ông thường hay bị đau dạ dày. Một lần bị đau khi ông đang ở Kiép, Giáo sư Sanôpxki bước đầu chẩn đoán ông bị loét dạ đày, đề nghị ông nằm viện để theo dõi. Nhưng sau khi cơn đau qua đi, Kôtôpxki lại cảm thấy mình vẫn mạnh khoẻ như trước đây, không có bệnh tật gì cả. Vợ ông đã giấu ông lặng lẽ báo cáo bệnh tình của ông cho Tư lệnh quân khu Ucraina. Theo lệnh của Hội đồng quân sự, ông đến Mátxcơva để tiến hành xét nghiệm toàn diện.

Các cuộc hội chẩn, xét nghiệm và chiếu X quang kiểm tra của các Giáo sư đã tiến hành khoảng hai tuần, cho rằng ông không phải mắc bệnh loét dạ dầy, mà là do thần kinh bị suy nhược mà gây nên chứng bệnh về cơ năng thần kinh đường ruột. Kôtôpxki cự tuyệt đi điều dưỡng ở viện điều dưỡng: đã dành chỗ ở rất gần biển, nếu muốn cả nhà cùng đi nghỉ, thì hà tất phải đi đến một viện điều dưỡng nào? Blôngtai đề nghị ông đến Nông trường quốc doanh "Siêbankha" của quân đội ở ngoại ô Ôđétxa, để cả gia đình họ đến nghỉ ở đó vào cuối xuân đầu hè.

Phòng điều dưỡng của Nông trường quốc doanh "Siêbankha” không to, tất cả có thể tiếp nhận được hơn 30 người đến nghỉ. Kôtôpxki được sắp xếp đến nghỉ ở một căn phòng nhỏ riêng biệt. Căn phòng này ở bên ngoài làng, rất hẻo lánh, không liền kề với các căn phòng khác. Tình hình ấy khiến Olêga Pitơrôpna rất lo âu. Theo bà, trước khi họ tới nghỉ ở nơi này, Cục bảo vệ chính trị quốc gia đã bắt được hai nhóm khủng bố phá hoại. Chúng được cử tới trụ sở của Bộ tư lệnh quân cận vệ số 2 của Hồng quân tại Uman, là nhằm để ám sát Kôtốpxki. Ngoài ra nơi này cách biên giới không xa, càng làm cho Ôlêga Pitơrốpna cảm thấy sợ hãi. Vì thế, bà đã thi hành một số biện pháp đề phòng, chuẩn bị một khẩu súng máy hạng nhẹ, trong nhà nuôi một con chó coi nhà ở nông trường. Kôtốpxki ngủ ở ngoài hành lang, sau mỗi khi đợi để ông ngủ say, bà ra ngồi ở trước cửa sổ để nghe ngóng tỉ mỉ mọi động tĩnh đáng nghi ngờ.

Kôtốpxki nghỉ ở đây rất tốt, ông được sống yên tĩnh, nên hệ thống thần kinh của ông cũng được tăng cường. Mặc dù như vậy, nên vẫn kéo dài thời gian nghỉ của ông, nhưng ông quyết định trở về nhà ở Uman, vì vợ ông đang có mang, hơn nữa, chỉ còn một tháng nữa, sẽ sinh con.

Ngoài ra trong Quân đoàn còn có rất nhiều việc: có tin đồn rằng ông sẽ phải nhanh chóng chia tay binh lính và các cán bộ chỉ huy thân yêu của ông, sắp tới sẽ có bổ nhiệm mới đối với ông, các loại tin đồn tương tự ngày càng nhiều. Điều mà mọi người đều biết là những tin đồn ấy không phải là không có căn cứ. Song những người biết được tình hình thực tế đó, lại đã trầm mặc hơn 60 năm. Phần lớn họ sợ liên lụy đến mình và người thân, thế rồi đem theo bí mật ấy đến khi chết. Nhưng sau khi trải qua sự yên lặng trang nghiêm bị tổn thương, cuối cùng chân tướng của sự thực trở nên rõ ràng.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Giêng, 2010, 10:01:08 am
Mọi cái đều có báo ứng nhân quả. Chúng ta tạm thời không bàn việc có liên quan đến Kôtốpxki sắp phải điều động lên Mátxcơva, mà là tiếp tục nghe Ôlêga Pitơrốpna kể về tình hình Kôtốpxki qua đời. Chúng ta đặc biệt nhấn mạnh địa điểm này, bởi vì địa điểm này rất quan trọng, đây là chứng cứ về người mục đích duy nhất được công khai đăng trên báo chí.

“Tối ngày 5 tháng 8, Kôtốpxki tham dự dạ hội lửa trại hè của Đội thiếu niên tiền phong Luchanốp, 9 giờ tối ông trở về đến nhà". Bà viết hồi ký: "Những người điều dưỡng ở đó quyết định tổ chức tiệc tiễn chân chúng tôi. Mười một giờ đêm khuya mọi người tụ tập lại. Kôtôpxki lại không muốn tham gia, bởi vì ông không thích những cuộc dạ hội ấy, hơn nữa lúc bấy giờ ông cảm thấy mệt mỏi, ông nói với các Đội viên thiếu niên tiền phong rằng, rằng nhất định phải quét sạch tập đoàn phản cách mạng Antônốp vì thế ông thường cảm thấy sức ép về tinh thần rất lớn".

Nghe nói cuộc dạ hội tiến hành không được vui vẻ thoải mái. Mọi người với giọng nói rất to, ngữ khí cũng rất cứng nhắc, nhưng Kôtốpxki không đồng lòng, rõ ràng ông rất buồn. Sở dĩ ông lưu lại ở đó là vì có vị Tổng giám đốc kế toán của Cục sản xuất công nghiệp quân sự trung ương tới thăm ông. Sau đó một mình tôi trở về nhà trải giường.

Bỗng tôi nghe thấy hai tiếng súng cấp bách, sau đó là sự yên lặng như tờ. Hình như đầu óc tôi bị chững lại: “Không phải bắn vào ông đâu ?” Tôi chạy bổ tới hướng có tiếng súng nổ và kêu lên, "Xẩy ra cái gì vậy?” Không có một hồi âm nào. Khi tôi chạy tới đó, nhìn thấy Kôtốpxki nằm phủ phục ở góc nhà những người điều dưỡng ở. Tôi vội vào bắt mạch ông, không thấy mạch đập nữa. Tôi vội kêu toáng lên "Hãy mau lên cấp cứu, Kôtôpxki bị giết hại”.

Những người điều dưỡng nghe thấy tiếng súng ở bên ngoài cửa sổ đều phải đi ẩn náu mãi tới khi nghe thấy tôi hô hoán họ mới ra. Kôtốpxki được khiêng vào trong nhà bếp. Tôi tỉ mỉ kiểm tra vết thương ở ngực ông. Ông đã mất hết cả những hiện tượng sống còn, vì viên đạn bắn xuyên vào động mạch chủ của ông, nên ông chết ngay.

Trước khi cơ quan điều tra tới, tôi khoá cửa nhà bếp lại, rồi một mình trở về biệt thự. Mệt rã rượi ra, tôi ngồi ở hành lang ngoài. Lúc này Đội trưởng đội cảnh vệ Nhà máy đường Siêbankha đã đến. Anh quỳ trước mặt tôi nói: "Hãy cứu con với! Bà là mẹ của toàn quân, cũng là mẹ của con, hãy cứu con với, chính con đã giết ông...".

Tôi chỉ có thể nói một câu: "Hãy cút khỏi nơi đây!" Anh ta ra đi, tôi trấn tĩnh lại rồi chạy đi tìm Giám đốc Nông trường quốc doanh. Anh em công nhân có phân công nhau đi tìm hung thủ, kỵ binh cũng men theo bờ biển đi tìm theo hướng Ôđétsa.

Tối đến, chúng tôi chuyển thi hài Kôtôpxki tới Ôđétsa. Ngày 11 tháng 8, quần chúng Ôđétsa đưa Kôtôpxki đến Binchun, sở dĩ an táng ông ở đây là vì trong cuộc đời cách mạng thời kỳ đầu chính ông đã sáng lập ra Đội xích vệ ở đây.

Rõ ràng trong bản hồi ký của bà quả phụ Kôtốpxki Olêga Pitơrôpna mất năm 1961, không chỉ rõ họ tên của kẻ thích khách. Nhưng chúng tôi lại phát hiện một chi tiết hết sức quan trọng, chức vụ của kẻ thích khách. Ôlêga Pitơrốpna gọi y là Đội trưởng đội cảnh vệ Nhà máy đường.

Bây giờ xin nói về việc bộ đội kỵ binh của Kôtốpxki xây dựng lại Nhà máy đường Pêrêgơnôpxki ở gần Uman. Đơn vị của ông được lấy tên của vị ủy viên nhân dân Ucraina, rải rác đóng ở các nơi trong vòng mấy chục cây số như Uman, Caixin và Kơrigiơpôli. Từ năm 1922 trở đi ở Liên Xô không có chiến trường nữa. Điều đau đầu nhất của các sĩ quan cấp tướng của Hồng quân là vấn đề ăn và mặc của các chiến sĩ. Vì thế đã thành lập Hợp tác xã tiêu dùng riêng cho quân nhân, với tôn chỉ chẳng những cung cấp hàng hoá cần thiết cho bộ đội, mà còn tiến hành sản xuất nữa. Kôtốpxki tích cực ủng hộ bộ máy, xí nghiệp kinh doanh sản xuất tương tự và trạm sửa chữa trong quân đoàn của mình. Nhà máy đường Pêrêgơnốpxki lúc bấy giờ ở vào tình trạng ngừng sản xuất. Kôtốpxki có thân chinh thị sát Nhà máy này. Ông cho rằng việc khôi phục sản xuất của Nhà máy này là có lợi. Thế rồi ông đã ký những hợp đồng trồng củ cải đường với nông dân địa phương, kết quả đạt được thành tựu chưa từng thấy, sau khi cùng với nông dân và công nhân hạch toán các hạng mục, thì các Hợp tác xã tiêu dùng của quân nhân trực thuộc Quân đoàn thu được lợi nhuận rất khá: Ba vạn tấn đường có chất lượng cao. Hội nghị các nhân viên công tác ở các Nhà máy đường họp ở Mátxcơva, V.Ai Chirenxki, Chủ tịch Ban kinh tế quốc dân tối cao lúc bấy giờ, xây dựng Nhà máy đường Pêrêgơnôpxki thành xí nghiệp kiểu mẫu. Lẽ nào Đội trưởng cảnh vệ của Nhà máy này lại là hung thủ giết hại Kôtốpxki? Hắn tên là gì?

Tên họ của kẻ bắn vào Kôtốpxki không đề cập tới. trong các cuốn sách xuất bản sớm hơn: "một phát súng vô nguyên cớ và không hề có ý nghĩa gì bỗng nhiên đã kết thúc cuộc sông sôi sục của Kôtôpxki. Lúc bấy giờ anh đang ở độ tuổi trẻ tráng kiện, thiết tha tham gia chiến đấu, luôn luôn sẵn sàng hiến dâng thân mình cho thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Là một chiến sĩ trung thành cam nguyện cống hiên tất cả cho tương lai tốt đẹp của con cháu thế hệ sau, tên tuổi của ông sẽ mãi mãi được ghi vào sử sách đấu tranh giai cấp". Mấy câu ấy là lời kết thúc trong cuốn sách giới thiệu về Kôtốpxki cho lớp trẻ xuất bản năm 1931 của C. Sibiriacốp và A. Nicôlaép. Lịch sử giải thích hoàn toàn kiểu Stalin lúc bấy giờ chiếm địa vị chủ đạo, tức dùng những luận điệu rập khuôn về hình thái ý thức để che đậy sự thực lịch sử, dùng những từ ngữ khéo đưa đẩy để che đậy những chi tiết mà mọi người quan tâm.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Giêng, 2010, 10:04:01 am
Lẽ nào lại không có một tài liệu ấn loát nào nhắc tới tên tuổi của hung thủ? Chính lúc tôi hầu như hết hy vọng, bỗng phát hiện một cuốn sách nhỏ cũ kỹ đã ngả màu vàng cất giữ trong một cái hòm có khoá ở Thư viện trung ương Đảng cộng sản Liên Xô, khiến tôi cảm thấy rất bất ngờ. Cuốn sách nhỏ ấy to bằng cuốn bút ký bỏ túi chỉ có 30 trang. Do thiếu không khí và ánh sáng nên cuốn sách nhỏ đó, hầu như đã hoàn toàn mục nát, cầm lên tay thì liên tiếp rơi xuống đất những mùn giấy mục nát. Căn cứ vào số và ngày đăng ký có con dấu của năm 1929 tôi phải rất vất vả và khó khăn mới lấy được cuốn sách đó từ trong kho sách ra. Cuốn sách nhỏ ấy xuất bản năm 1925 sau khi Kôtốpxki mất được ít lâu, được thu thập trong tập sách, mà tạp chí "khổ sai và đi đầy" xuất bản với giá rẻ. Tờ Tạp chí ấy là do Hiệp hội những người bị khổ sai và phạm nhân tù đày toàn Liên Xô chủ biên. Sau này theo lệnh của Stalin, Hiệp hội và Nhà xuất bản đều phải hủy bỏ.

Rất khó nói địa phương nào vẫn bảo tồn một cách kỳ diệu cuốn thứ 2. Đây quyết là một cuốn sách phải ngừng xuất bản. Quả thực tôi không dám tin vào mắt của mình. Hai hàng cuối cùng của cuốn sách ấy có viết: "sáng sớm ngày 6 tháng 8, ở Nông trường quốc doanh "Siêbankha" trực thuộc Cục sản xuất công nghiệp quân sự Trung ương cách Ôđétsa 30 dặm. Maduôtốp, Đội trưởng đội cảnh vệ Nhà máy đường Quân đoàn kỵ binh, dùng súng poọc hoọc bắn một phát vào lồng ngực Gơrigơri Ivanôvích, giết hại ông”. Té ra hung thủ là Maduôtốp. Nhưng tại sao trong cuốn sách xuất bản năm 1934 lại không có tên anh ta? Qua đối chiếu, nội dung hơn 30 hàng trong đó không hề có sửa đổi gì với cuốn sách của Sipiriacốp và A.Nicôlaép cùng biên soạn nhằm giới thiệu Kôtốpxki cho lớp trẻ. Có điều là trong cuốn sách không đề cập tới chi tiết về họ tên của hung thủ cũng như tấn bi kịch ở Siêbankha, lại tăng thêm một đoạn văn dùng từ ngữ tài hoa khéo léo, nội dung trống rỗng, không hề có đặc điểm nhân cách hoá, một đoạn văn có thể thêm vào bài thương nhớ bất kể một nhà cách mạng Bônsêvích nào. Rõ ràng Sipiriacốp cùng ngồi tù với Kôtốpxki hơn một năm đã đặc biệt tìm một người am hiểu viết về cách mạng và cuộc nội chiến cùng biên soạn cuốn sách ấy.

Như thế là trong cuốn sách nhỏ mong mỏng bỏ túi xuất bản trước đây ngót 70 năm ấy, lại không chú ý nhắc tới tên họ hung thủ đã giết hại Kôtốpxki. Nhân tiện xin bổ sung thêm, đó vẫn không phải là tên thật. Song sau đó tên họ kẻ giết hại vị tướng lĩnh nổi tiếng trong thời gian nội chiến cũng không thấy xuất hiện trên sách báo Liên Xô nữa, ở nước ngoài thì lại càng không thể có.

Năm 1990, nhà xuất bản "Quân cận vệ Thanh niên" đã xuất bản cuốn sách "Nguyên soái Hồng quân" do Rôman Phuli viết. Đây là cuốn sách đầu tiên xuất bản ở trong nước kể từ năm 1919, sau khi ông rời khỏi tổ quốc Một số sách khác của ông, như "Hành quân trên băng” "Giấy đen chữ trắng" trong những năm 20 từng xuất bản ở Nga Xô. Do ở chương một của cuốn "Nguyên soái Hồng quân" viết về Tukhasiépxki, cho nên chỉ đến 1932 một nhà xuất bản ở Béclanh có xuất bản. Êrenbua nói, chính phủ Xô Viết không tha thứ cho tác giả và con buôn xuất bản sách. Về sau, năm 1933, vẫn Nhà xuất bản ấy ở Béclanh, Phuli lại xuất bản cuốn sách giới thiệu các Nguyên soái Liên Xô khác như Vôrôsilốp, Buxiôngni, Buhaokhơn và Kôtốpxki.

Rôman Pôrisôvích Phuli năm 1986 mất ở Mỹ. Cho tới khi chết, ông cũng không được nhìn thấy những cái gọi là sách văn học chống Liên Xô của ông xuất bản ở Mátxcơva. Là người làm chứng rất sinh động ngót 80 năm lịch sử nước Nga, ông cảm thấy rất bức thiết cần phải thông báo cho nhân dân toàn bộ sự thật của lịch sử.

Với đề mục giản đơn và mộc mạc không hào nhoáng "Cái chết của Kôtôpxki” ở chương một ông mô tả ngày cuối cùng của vị tướng Hồng quân ấy, nội dung không dài, chỉ có mấy dòng ngắn ngủi. Phuli có trích dẫn bài phát biểu của Siêmieo Buxiôngni, bạn chiến đấu của Kôtốpxki trên lưng ngựa tại buổi lễ tang. Phuli có bình luận về bài phát biểu của Siêmiao Buxiôngni rằng: "Có thể cho rằng Kôtôpxki bị đánh chết trên chiến trường”, tác giả với kinh nghiệm già dặn gây hứng thú cho bạn đọc rằng: "Không, rất nhiều điều nghi ngờ về cái chết của vị Nguyên soái kiệt xuất đã ba lần được tặng thưởng huân chương và được bầu vào Ban chấp hành Trung ương”.

Thậm chí ông còn nêu ra tấm gương trong lịch sử. Năm 1882, tướng M.Đ.Xkhơbierep nổi tiếng bỗng đột tử ở khách sạn Angơrêchen. Tính tình ông nóng nảy, chính phủ không ưa thích ông, vì thế mặc dù chiến công của ông rất lớn, nhưng mọi người đều hiểu rõ rằng, các sĩ quan cao cấp của quân đội Nga hoàng và triều đình đều rất ghét Xkhơbierep, thế rồi tin đồn ở khắp mọi nơi xoay quanh về nguyên nhân cái chết của ông, có tin nói rằng vị tướng bạch phỉ ấy bị tên thiếu uý kị binh được lệnh đầu độc ông. (Xkhơbirep (1843-1882) thượng tướng bộ binh nước Nga (1881), từng tham gia quân Viễn chinh Hi-va ở Trung Á năm 1873 và cuộc viễn chinh ở Anchiêkin 1880 - 1881, tham gia đàn áp cuộc khởi nghĩa Hảo Khan (1813 - 1876). Trong cuộc chiến tranh Nga-Thổ vào năm 1877-1878, ông đã chỉ huy thắng lợi bộ đội.)


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Giêng, 2010, 10:06:55 am
"Nhưng còn ai đã giết chết vị tướng Hồng quân? Ro. Phuli nghi vấn: "Vị sứ giả của Bộ tư lệnh trong quân đoàn của Kôtôpxki sai khiến Maduôrốp bắn mấy phát súng vào ngực ông làm cho ông phải bỏ mạng ngay ở hiện trường”.

Mãi tới 65 năm sau, chúng tôi mới được rõ, vốn dĩ kẻ bắn vào Kôtốpxki không tên là Maduôtốp. Y không phải là sứ giả tin cậy của Bộ tư lệnh, cũng không phải là sĩ quan cấp phó của Kôtốpxki, còn ông chủ nhà thổ Ođétsa trước đây - Zhaichiên, năm 1925 làm đội trưởng cảnh vệ Nhà máy đường Pâyrêgơnốpxki, Rô Phuli xuất bản cuốn "Nguyên soái Hồng quân" tại Béclanh, đã Nga hoá cái từ "Mácgiônkích" thành "Maduôrôp".

Tại sao Mácgiônkích lại có cử chỉ như thế ? Rôphuli tiếp tục dẫn chứng các tài liệu khác viết rằng: Thông tin của báo chí về cái chết của Kôtốpxki rất hàm hồ, có thông tin cho rằng vị sứ giả cãi nhau gay gắt, nên súng bị cướp cò, viên đạn bắn trúng vào ông nên ông bị chết, có thông tin nói Maduôrốp là gián điệp của Cục Trinh thám Rumani.

Maduôrốp sứ giả của Bộ tư lệnh có bị thẩm vấn không? Trên báo chí nói rằng từ lâu y đã tích cực chuẩn bị hoạt động mưu sát này. Để tránh bị thất bại, trước khi ám sát, y đã từng bắn thử bằng một khẩu súng poọc hoọc, sau này chính y đã dùng khẩu súng này để ám sát Kôtốpxki.

Ở đất nước khủng bố này, Maduôrốp đã ẩn náu. Còn tên gián điệp của cục trinh thám Rumani đi đâu? Sứ giả ấy của Bộ tư lệnh chính không phải là cái gậy ảo thuật của Cục bảo vệ an ninh Chính trị quốc gia toàn Liên Xô à? Chính thông qua cái gậy ảo thuật ấy đã trừ khử kẻ âm mưu đảo chính, gây nguy hiểm cho đất nước.

Chính là đã lưu truyền những tin đồn ấy về Kôtốpxki.

Cái chết của Kôtốpxki hợp tính quy luật một cách hết sức lạ lùng. Những người ra vào trong mưa bom bão đạn, trải qua biết bao gian nan nguy hiểm mà vẫn bình yên vô sự, thường hay bị chết bởi những vụ ám sát ngấm ngầm của các tên thích khách.

Mà sứ giả của Kôtốpxki chính là loại người ấy.

Nếu khâm phục sự nhạy cảm phân biệt phải trái của Phuli. Ông mô tả rất tỉ mỉ lễ tang của Kôtốpxki: 20 khẩu đại bác của bộ đội kỵ binh Hồng quân số 2 đóng ở trong thành bắn những phát đạn đại bác để tiễn biệt, thành phố Ôđétsa treo cờ rủ tưởng niệm ông. Các Nguyên soái Hồng quân như Diêgiơrốp, Buxiôngni và Iakin có phát hiểu tại buổi lễ tang, họ ví Kôtốpxki là con đại bàng chiến của Hồng quân. "Cầu mong cho Kôtôpxki bay bổng trên bầu trời làm cho kẻ thù kinh hồn bạt vía hơn hẳn khi ông phi trên lưng ngựa”.

Một số thành phố lấy tên Kôtốpxki đặt tên cho đường phố. Về sau có người đề nghị xây bia tưởng niệm cho vị Thống soái kỵ binh ấy của Hồng quân. Rôphuli lúc bấy giờ suy đoán rằng, có thể xây dựng bia tưởng niệm Kôtốpxki, nhưng bia tưởng niệm không biết nói, nó không nói được gì.

Rút cục cuối cùng là tác giả di cư ra nước ngoài. Còn bia tưởng niệm Kôtốpxki cũng không chỉ xây dựng một cái. Tiếp theo lại bắt đầu quá trình thần thánh hoá con người, loại trừ mọi cái có thể gây nên những ảnh hưởng xấu, miêu tả một kẻ phản bội thích đấu tranh trở thành nhân vật chính diện lương thiện. Trong nhiều sách và phim ảnh kỷ niệm ông, hình như ông chưa bao giờ trải qua thời thơ ấu, phảng phất như mới sinh ra đã là nhà cách mạng, khi ông nói chuyện, làm việc đều không có văn kiện để làm chỗ dựa. Viện hồ sơ quốc gia chưa bao giờ cho các nhà sử học, nhà văn và phóng viên ra vào tự do. Bất cứ ai đều không được tra đọc những văn kiện có liên quan mà Cục cảnh sát Sa hoàng ghi chép về những hoạt động trước cách mạng của Kôtốpxki. Còn hiện nay tại sao trong nhiều văn kiện Cục cảnh sát gọi Kôtốpxki là "Thổ phỉ” hoặc "Tên đầu sỏ thổ phỉ” thì mọi người đều biết cả rồi. Ngoài ra những tài liệu điều tra về việc Kôtốpxki bị mưu sát ngay từ thời khởi đầu ấy cũng không biết tăm tích rồi. Những tài liệu ấy không biết có còn được bảo tồn ở chỗ nào không? Không chỉ tên của Zhaichiên, mà còn tất cả những tài liệu có liên quan với nông trường quốc doanh Siêbankha đều bị cấm không được đăng báo. Trong các bản hồi ký của các chiến sĩ lão thành cũng làm việc dưới sự chỉ huy của Kôtốpxki, bất cứ một chi tiết nào có liên quan đến tấn bi kịch ở Nông trường quốc doanh Ôđétsa đều bị xóa bỏ phũ phàng đi.

Tạp chí "Ngọn cờ” lần đầu tiên phá vỡ sự phong toả về câu chuyện Kôtốpxki bị hại. Năm 1989 tờ Tạp chí này đã đăng bài "Sau khi tiếng súng nổ” do Víchto Khachacốp viết, trong đó có nêu mấy cách nói khác nhau trình bày về vụ mưu sát xảy ra ở Siêbankha. Ông không né tránh những tin đồn lưu truyền trong những năm 30 có xảy ra đấu tranh về nguyên nhân vụ mưu sát.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Giêng, 2010, 10:13:36 am
Khachacốp viết rằng, có một lần một vị quan chức đến trụ sở Ban biên tập "Báo buổi chiều Kitsniôp" của ông (Khachacốp), quan chức ấy sau khi đề cập đến việc của một số người, đột nhiên có nói rằng:

“Khi Kôtôpxki mất, tôi có ở hiện trường. Tôi có thể kể về tất cả những việc đã xảy ra. Không sở dĩ tôi muốn nói, không phải để cho ngài viết tất cả quá trình đã xảy ra. Những sự thật có liên quan đến cái chết của ông từ lâu người ta đã không cần nữa. Tôi chỉ tiện thể nói để ngài rõ”.

Thế rồi ông nói:

"Lúc bấy giờ tôi và Kôtôpxki đều ở Siêbankha. Tối hôm ấy chúng tôi ngồi uống rượu ở trước bàn ăn. Lúc này Kôtôpxki đưa tới một người đàn bà trẻ lạ... Chúng tôi uống rượu vốtca, cùng tán chuyện với nhau, thấm thoắt đã nửa đêm. Lúc này Kôtôpxki phát hiện thần sắc của mắt vị sĩ quan trẻ ngồi đối diện ông, nhìn người tình mới của ông không hay. Rồi ông cởi dây đeo súng, rút khẩu súng lục chỉ về phía viên sĩ quan nói, "Tao giết mày". Viên sĩ quan cấp phó của Kôtôpxki biết rõ ông đã nói, thì ông làm, nên vội lao tới giật lấy khẩu súng của ông, chính trong khi giành giật ấy, súng đã nổ. Là do bản thân Kôtốpxki đã vô ý bóp cò viên đạn xuyên vào trái tim ông..."

V.Khachacốp cho rằng, tuy con người này biết rõ mọi chi tiết, nhưng những điều ông nói, không có một câu nào là thật cả. Nhưng tại sao ông lại nói như thế ? Phải chăng là nhằm đề cao mình? Sở dĩ có một cách nói rất không thể tin được về nguyên nhân cái chết của Kôtốpxki được lưu truyền rộng rãi, là vì cho đến nay vẫn không có ai nói rõ tình hình thực tế của tấn bi kịch ở Nông trường quốc doanh Siêbankha.

Con trai của Kôtốpxki Gơricơri, Gơricơriêvích Kôtốpxki hiện là Nghiên cứu viên nổi tiếng của viện nghiên cứu phương Đông, Phó tổng thư ký Hội liên hiệp những người làm công tác khoa học kỹ thuật thế giới, anh căm phẫn nói: Khi cha anh mất, anh mới được hai tuổi. Anh (Kôtốpxki con) sinh ra là một việc mừng lớn đối với Kôtốpxki: bởi vì ông và vợ trước sau không thể nào quên được nỗi đau mất đi bào thai sinh đôi con gái, ông ước mơ có một cậu con trai nữa. Khi biết được tin đứa con trai ra đời, Kôtốpxki đang ở Mátxcơva. Do tha thiết hy vọng sinh con trai, ông vội tới ga xe lửa. Nhưng vì tuyết nhiều chất thành đống, giao thông đường sắt bị tắc nghẽn. Rồi ông đổi sang cưỡi ngựa và chuyển sang đi xe goòng trở về Uman.

Kôtốpxki con vẫn luôn tìm cách giải đáp về nguyên nhân cái chết của cha anh. Mẹ anh đã từng phẫn nộ bác bỏ tin đồn nói rằng cha anh chết vì cãi cọ nhau. Anh tin ở mẹ anh, tin chắc chắn rằng mẹ anh hết sức thực thà. Ôlêga Pitơrốpna cùng với A.I.Uriăngnôva, chị của Lênin làm Hiệu đính viên cho cơ quan báo của Đảng dân chủ xã hội do chồng của Uriăngnôva chủ biên. Bà học ở trường Đại học y khoa Mátxcơva, bà là học trò tốt của Bunchiênkô, bác sĩ ngoại khoa nổi tiếng, khi bà làm ca mổ cuối cùng là bà đã 66 tuổi. Các bạn đồng nghiệp, láng giềng và tất cả những ai quen biết bà đều kính trọng bà. Kôtốpxki con không có một lý do nào nghi ngờ mẹ anh giấu giếm anh điều gì. Bởi vì dù cho đã phải trải qua những nỗi cực khó chưa tưng thấy, Ôlêga Pitơrốpna cũng chưa bao giờ để cho con trai có một chút nghi ngờ nào xảy ra đêm hôm tháng 8 đáng sợ ấy.

Trong bài viết của Kôtốpxki con trên tạp chí "Ngọn cờ”, có trình bày như sau: "Về nguyên nhân cái chết của cha luôn luôn trăn trở mẹ tôi, mà những tin đồn nói xấu danh dự của cha (bảo rằng cha tôi chết vì cãi nhau) dần dần đã trở thành cách nói của chính giới. Năm 1934 khi mẹ tôi nghỉ ở Viện điều dưỡng quân đội, bà nghe thấy mấy viên sĩ quan trẻ nói đùa rằng, sau khi mấy người ấy biết được con người ở trước mặt ấy là ai, thì rất băn khoăn, họ ấp a ấp úng nói với Ôlêga Pitơrôpna rằng, Cục chính trị Hồng quân công nông thông báo như thế đấy".

Kôtốpxki con còn kể một sự việc như sau: Năm 1936 mẹ anh là Đại biểu tham dự Đại hội đại biểu vợ các tướng lĩnh Hồng quân họp tại Điện Kremli. Khi Nguyên soái Tukhasiepxki tiếp kiến các Đại biểu dự đại hội, đã đặc biệt đi tới trước mặt Ôlêga Pitơrốpna, ân cần thăm hỏi bà rằng: "Ở Vác sa va có xuất bản một cuốn sách do một sĩ quan Ba lan viết, trong sách xác nhận chắc chắn Kôtôpxki là bị chính phủ Liên Xô mưu sát". Năm 1949, Kôtốpxki con tìm được cuốn sách đó ở Thư viện trường Đại học Vácsava. Cuốn sách đó chẳng những là kỷ niệm cha anh, mà còn kỷ niệm một số tướng lĩnh quân sự nổi tiếng khác của Liên Xô. Trong cuốn sách đã quả quyết rằng Kôtốpxki bị chính phủ Liên Xô ám sát, chính vì ông thẳng thắn, không gió chiều nào theo chiều nấy, nên ông có uy tín rất cao trong nhân dân. Ông chẳng những chỉ huy được thiên binh vạn mã, mà còn hô một tiếng được trăm người hưởng ứng trong nhân dân khu vực hữu ngạn Ucraina. Kôtốpxki con cho rằng, Tukhasiepxki lúc bấy giờ rõ ràng ám thị cho mẹ anh rằng cái chết của Kôtơpxki có sắc thái chính trị.

Năm 1946, Kôtốpxki con ngẫu nhiên gặp một trinh sát viên quân sự quen biết. Trinh sát viên ấy đang thẩm tra xử lý vụ án Siemiaonôp, một tên đầu sỏ bọn bạch phỉ bị bắt ở Mãn châu lý một năm trước. Cuối những năm 20, Trinh sát viên này được điều đến làm nghĩa vụ quân sự ở Kiép từng đến nhà Kôtốpxki. Vì thế Kôtốpxki con biết được Trinh sát viên ấy đã từng nhìn thấy những tài liệu về vụ án Kôtốpxki trong Phòng hồ sơ tuyệt mật của Cơ quan An ninh quốc gia. Vốn là từ những năm 20, khi cha anh còn sống, những tài liệu mà cha anh tiến hành hoạt động gián điệp có liên quan đã được gửi tới Mátxcơva. Trinh sát viên đã rất hàm hồ trả lời những thắc mắc của Kôtốpxki con, ngoài ra cũng không nói gì hơn nữa. Kôtốpxki con nói, con người ấy và Ôlêga Pitôrốpna, bà mẹ anh đã qua đời đều không hề nghi ngờ cha anh là một trong tốp người đầu tiên ở trong nước bị mưu sát chính trị sau cách mạng tháng 10.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Giêng, 2010, 02:14:18 pm
Rõ ràng chỉ có ngày nay thời đại vạch trần chân tướng đã đến, mới có khả năng đồng ý kết luận ấy của Kôtốpxki con. Trước hết chúng ta cần phải nghiên cứu lại lý lịch tiểu sử của Kôtốpxki, cần phải làm rõ tại sao mặc dầu Kôtốpxki đã lập nên những chiến công hiển hách cho Xô Viết, nhưng đối thủ của ông trong những năm hoà bình lại luôn luôn xảy ra. Có lẽ không phải vì vị Thống soái kỵ binh Hồng quân ấy đã khống chế vương quốc độc lập hơn mười thành phố ở miền Nam nước Nga và ven sông Đơnhiép, đến thời đã ngoài bốn mươi tuổi vẫn chưa chín chắn, mà còn vội vàng hấp tấp hay sao? Thời thơ ấu ông thích mạo hiểm, làm bộ hống hách và hiếu thắng, ngăn đường cướp giật ở vùng Bisarabia, ông chẳng những không hề sửa đổi những tính nết ấy, mà còn ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, vương quốc của Kôtốpxki còn xảy ra nhiều xung đột với Hội đồng quân sự cách mạng. Ở đó ngoài lệnh của Kôtốpxki ra, không có luật pháp. Ông vừa là Lãnh tụ, lại là Quan toà, hay là Nhà nước. Năm Kôtốpxki bốn mươi tuổi, vẫn giống như trước đây, trời không sợ, đất không sợ, song ông xưa nay là như thế.

Giống như thần thánh mà các hoạ sĩ vẽ vậy, các nhà đạo diễn điện ảnh, nhà tiểu thuyết và bọn bồi bút nổi tiếng, cần cù bận rộn nửa thế kỷ, họ đã sáng tạo ra hình tượng các nhân vật chính diện hoàn mỹ chu đáo, giống như đúc. Còn cuộc sống của Kôtốpxki thì đúng là không cần phải tạo dựng ra, bởi vì từ thời thơ ấu, cuộc sống của ông đã tràn đầy những câu chuyện li kỳ, trong bất cứ một cuốn sách hấp dẫn nào. Nếu câu chuyện viết dựa theo sự thật, thì nhất định sẽ hấp dẫn.

Lúc lên bảy, Kôtốpxki đã trải qua cuộc sống bay bổng lên đầu tiên trên bầu trời, từ trên nóc nhà cao sáu đến bảy trượng Nga của Nhà máy rượu, ông bị rơi xuống. Vì thế phải chữa vết thương mất một năm, mà hậu quả của câu chuyện lần này, là đã tạo ra tật nói lắp trầm trọng, sau này cùng với thời gian trôi qua, thì tật ấy đỡ nhiều. Cha ông muốn cho Kôtốpxki tiếp thu nền giáo dục tốt đẹp, nhưng vì cái tật nói lắp đã làm đảo lộn mọi thứ, rồi ông được gửi tới học ở Trường quốc dân theo chế độ hai năm.

Thời nhỏ, tinh thần ông luôn căng thẳng, tính tình bộp chộp. Rôphuli cho rằng, hình như do quá trình khổ tâm của thời thơ ấu, đã quyết định cuộc sống lung tung kiểu thổ phỉ của ông sau này. Thời nhỏ ông có hai sở thích - vận động và đọc sách. Vận động khiến cho thân thể ông khoẻ mạnh, còn đọc những tiểu thuyết mạo hiểm và những kịch bản rất hấp dẫn khiến cho cuộc sống của ông trở nên cuồng nhiệt. Do có những hành vi khiêu khích, ông đã bị Nhà Trường kia đuổi học, cha ông lại gửi ông tới học ở Trường nông nghiệp Kôrôchin. Nhưng Kôtốpxki không thích nông nghiệp. Khi ông 16 tuổi cha ông đã đột ngột qua đời. Thế là phải bỏ dở việc học hành, và bắt đầu đi làm công nhật cho một công tước giầu có tên là Khantacuchin ở vùng Bisarabia. Chính ở đây, ông đã bắt đầu cuộc đời mạo hiểm đầu tiên, và trải qua cuộc sống trước ngày làm cách mạng.

Năm 1926, nhà xuất bản ruộng đất và Nhà máy đã xuất bản một cuốn sách do Phôlichsơ Côân đề tựa cuốn sách của M. Bansucốp, lấy tên là "Đảng viên cộng sản không yên phận". Trong sách đã viết đoạn lịch sử mang tính chất bị kịch ấy "...Kôtôpxki từng đi làm công nhật cho gia đình một địa chủ nhỏ, từng có nỗi niềm ân oán riêng với tên địa chủ ấy. Hiện nay làm công nhật cho một quán rượu nhỏ người Nga ở Mỹ, có ngoại tình với nữ chiêu đãi viên, phu nhân công tước Tatakuchinnơ cũng làm ở quán rượu này..Sau khi biết được quan hệ yêu đương với phu nhân công tước, công tước giận dữ lấy kiếm định chém Kôtôpxki. Kôtôpxki nhanh trí giật thanh đoản kiếm trong tay công tước, sau đó ôm gọn người công tước quăng vào phòng quản trị. Công tước chạy tới Kitsniốp và phát đơn kiện. Rồi Kôtốpxki bắt đầu báo thù. Ông châm lửa đốt trang trại của công tước ngọn lửa cao ngút trời."

Về đoạn ấy của cuốn sách xuất bản sau này lại có cách nói khác nhau. Trong đó không có nỗi niềm ân oán riêng tư. Còn nguyên nhân xung đột giữa người làm công nhật trẻ với công tước đã biến thành sự đối kháng gay gắt giữa lao động gian khổ của cố nông với cuộc sống xa hoa của các ông chúa đất. Khi Kôtốpxki bẩm sinh thẳng thắn lần đầu tiên xảy ra đối kháng với địa chủ, rồi với giọng điệu hống hách kiểu ra lệnh chứng tỏ ông coi khinh địa chủ. Tên địa chủ nổi giận đùng đùng múa may đoản kiếm, khi y còn chưa đụng tới Kôtốpxki, thì Kôtốpxki đã nhanh nhẹn khéo léo giải giáp được vũ khí của y, và quăng y từ trong nhà quản lý ra ngoài. Tên công tước tức điên lên, bèn ra lệnh cho bọn đầy tớ trong nhà trói tên học việc ấy lại, đánh đập anh, đến đêm quẳng anh ra ngoài đồng cỏ. Một cuốn sách khác xuất bản vào những năm 70 có miêu tả một đoạn như sau: Kôtốpxki bị địa chủ ra lệnh đánh đập, có tin người làm công nhật trẻ tuổi ấy đã chống lại hình phạt về thể xác và làm nhục không công bằng đối với nông dân.

Hình tượng của ông vẫn tiếp tục được khắc hoạ thành nhân vật kinh điển. Rất nhiều cảnh đều được cấu trúc lại, đều được phó thác cho cuộc xung đột giai cấp hoàn toàn khác nhau và phù hợp với nhiệm vụ tuyên truyền lúc bấy giờ. Trong đó mấy tác phẩm có viết: sau khi đối kháng với địa chủ ngang ngược hống hách, Kôtốpxki đã trở thành người nổi bật chống lại áp bức. Từ đó đi lên con đường đấu tranh chống lại Nga hoàng. Những tác phẩm ấy thậm chí đã lược bỏ bản tính sâu sắc của nó.

Trước Cách mạng Tháng Mười, ông chẳng qua chỉ là một người cộng sản tự phát, thậm chí còn bị ảnh hưởng của chủ nghĩa vô chính phủ. "Tất cả những đau khổ và hạnh phúc của Kôtốpxki, đều ở chỗ ông quan tâm đến nỗi đau khổ của mọi người, bản tính của ông là không thể tha thứ sự giễu cợt đối với quần chúng nhân dân, cũng như ông không bao giờ xung đột với những người mà ông dẫn dắt lên con đường cách mạng". Têlix Kôen khi đề từ cho cuốn sách "Đảng viên cộng sản không yên phận" của M. Bansucốp có viết như vậy Kôtốpxki cũng giống như chủ nhân ông trong lịch sử phong trào cách mạng nước Nga của Midơkhavích, họ phải chịu đựng gian khổ vất vả vì hạnh phúc của hàng chục triệu người, mặc dù họ đã cố gắng hết sức đấu tranh, nhưng trước ngày cách mạng, lại chỉ biểu hiện là sự phản kháng tự phát của nhân dân.



Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Giêng, 2010, 02:17:45 pm
Sự mô tả đơn giản hoá, mô thức hoá về Kôtốpxki bắt đầu vào những năm 30, tất nhiên trước hết - xuất hiện trong "Giáo trình giản đơn về lịch sử Đảng (b) cộng sản Liên Xô" trong đó có nêu lên mấy vị anh hùng đã qua đời trong thời kỳ nội chiến lúc bấy giờ, rõ ràng là vì họ sẽ không gây mối đe doạ đối với những người lãnh đạo mới. Năm 1926 trên tờ tạp chí "Đảng viên cộng sản" Ucraina có đăng một bức thư ngắn của Stalin lấy đầu đề là "về Kôtôpxki" đã khẳng định những tư tưởng chính về đặc điểm chủ yếu của Kôtốpxki trong "Giáo trình lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô (b) đơn giản”. Bức thư ấy được trích dẫn nguyên văn "Kôtôpxki mà tôi quen biết là một cán bộ tổ chức có kinh nghiệm phong phú, là một Đảng viên cộng sản ưu tú và là Cán bộ chỉ huy xuất sắc". Hầu như Tổng bí thư đã giúp cho các nhà sử học và các nhà viết tiểu thuyết ra chủ đề trong sáng tác. Người viết rằng : "Tôi nhớ rõ ràng tình hình năm 1920 lúc ở mặt trận Ba Lan, lúc bấy giờ Buxiôngni đã đột phá được phòng tuyến của Rhưthômin, tấn công vào hậu phương của quân đội Ba Lan, còn Lữ đoàn do Kôtôpxki chỉ huy đã cực kỳ dũng mãnh tập kích vào quân đội Ba Lan ở Kiép.. Theo các chiến sĩ Hồng quân lúc bấy giờ nói, đối với bọn Bạch vệ của Ba Lan, không có ai giống như Kôtôpxki, khiến cho chúng nghe tin đã sợ khiếp vía, bởi vì ông sẽ hoàn toàn nghiền nát chúng. Ông là một người dũng cảm nhất trong các vị chỉ huy khiêm tốn của chúng ta, là một người khiêm tốn nhất trong các vị chỉ huy dũng cảm. Đó là K ôtôpxki trong ký ức của tôi. Chúng ta sẽ mãi mãi tưởng nhớ ông, ca ngợi ông”.

Lời nói của lãnh tụ là phép tắc. Thế rồi, các học giả đã xoay quanh chỉ thị ấy bận rộn tới hết tốp này đến tốp khác, không dám vượt khỏi phạm vi cho phép nửa bước: Đảng viên cộng sản ưu tú, Nhà tổ chức quân sự kinh nghiệm dồi dào và Vị chỉ huy xuất sắc, mặt trận Ba Lan, đó là đầu đề cho các bạn, các bạn hãy sáng tác đi! Còn tình hình trước Cách mạng Tháng Mười cũng không có gì, tại sao vậy? Lẽ nào sự phản kháng tự phát của nhân dân lại có nhiều hình thức biểu hiện? Hay là sợ có người phát hiện Toà án của Nga hoàng lại xét xử Kôtốpxki là tội phạm hay sao? Sa hoàng trừng trị không phải là các đại thần vương công mà là bọn địa chủ. Nếu Sa hoàng trừng trị đại thần vương công, thì lại là một việc khác. Thí dụ Siêm Kôxki, giống như Kôtốpxki, ông cũng xuất thân là tạo phản, hơn nữa không có mối quan hệ nào với đảng phái nhưng ông lại chĩa họng súng vào đại thần Sêrêvan. Vì âm mưu mưu sát vương công đại thần, nên ông bị coi là chính trị phạm, còn Kôtốpxki lại chỉ có thể coi là phạm tội nói chung. Nhân dân không nên biết những điều ấy, hơn nữa cũng sẽ không hiểu được. Tốt nhất vẫn là viết các đề mục ấy như mặt trận Ba Lan, đảng viên ưu tú...

Năm 1904, nếu có ai nói Kôtốpxki là Đảng viên cộng sản ưu tú, thì anh sẽ phải cười vỡ bụng ra. Bởi vì lúc bấy giờ anh đều không có quan hệ với bất cứ một đảng phái nào. Ông làm theo ý mình mười hai đấu sĩ dũng cảm khác thường đã hỗ trợ cho ông, họ ẩn náu trong rừng cây. Sau khi lần đầu tiên họ tiến hành cướp bóc điên cuồng, thì cảnh sát bắt đầu bận rộn, còn bọn địa chủ cũng bắt đầu ngủ không ngon. Họ ráo riết tăng cường cảnh vệ điền trang của mình. Khắp nơi đều có bố trí dầy đặc các trạm gác để lùng bắt thổ phỉ to gan lớn mật ấy. Nhưng chúng vẫn tiếp tục cướp bóc. Một lần, chúng đã bao vây một số đội nông dân, vì quần chúng bạo động, nên bị áp giải tới nhà tù ở Kítsưniốp trong rừng cây, Kôtốpxki đã thả họ ra và đã ký tên trên cuốn sổ nhỏ của Đội trưởng đội áp giải: "Đầu sỏ thổ phỉ diêm vương đã thả người bị bắt".

Thảo nào cậu bé vì nói lắp rất xấu hổ, nhưng sức cảm thụ rất mạnh, chìm đắm trong ảo tưởng của tiểu thuyết hoặc kịch bản, bởi vì hầu như từ đầu chí cuối chỉ nói về mình. Anh được người ta gọi là Charlemôrôm dưới ngòi bút của Silớc, Tubơrốpxki dưới ngòi bút của Puskin, Zelim Khanôm dưới ngòi bút của Biesarabốp. Bởi vì ông thường hay xuất quỷ nhập thần, thường hay ló ra ở những nơi không dự đoán được. Tiếng tăm của tên đầu sỏ thổ phỉ Kôtốpxki ngày càng lớn, thậm chí có người nhìn thấy ông ở Ôđétsa nói rằng khi ông đi, thường hay ngồi xe ngựa bỏ mui của ông, mang theo hai người bạn - Pusơkhalép, người đánh xe ngựa và sĩ quan cấp phó Chiêmianisân.

Trong toàn bộ khu vực Bisarabia, Kôtốpxki trở thành đề tài hàng đầu được mọi người bàn tán. Phóng viên nhiều tờ báo ở miền Nam luôn luôn có thông tin về hành tung của ông. Ngay cả bọn kẻ cướp trong các tiểu thuyết trinh thám cũng không dũng cảm nhanh trí như Kôtốpxki. Vợ con địa chủ và các phóng viên vẫn duy trì mối quan hệ mật thiết với ông. Thế là họ đã trở thành những người cung cấp nhiệt thành nhất về các câu chuyện ly kỳ được giải thưởng Romantích bao trùm như "Kẻ cướp quý tộc", "Thổ phỉ khôi ngô", "Người trả thù lương thiện".v.v... Trong nhiều thành phố, ông xuất hiện với danh nghĩa một nhà quan cách giầu có, ăn mặc lịch sự, ông ngồi trên xe ngựa mui trần của ông, là một chàng trai với vóc người cân đối, tóc đen, râu rậm. Nhiều người tranh luận về thành phần xuất thân của ông - có người nhận xét, nhìn xa ông giống một người dân, có người bảo rằng, thậm chí ông không biết dùng những từ ngữ của xã hội thượng lưu, để nói rằng. Thực tế Kôtốpxki đã thưởng thức và nếm chuẩn xác đủ các loại rượu ngon, thông hiểu âm nhạc, đua ngựa và thể dục, nên nói rằng ông được giáo dục rất tốt. Đồng thời ông lại là một người rất thông minh, ngay cả những khách hàng bị ông "bóc lột” cũng rất thông cảm. Thí dụ một từ báo nhỏ ở Ôđétsa có thông tin một việc là: kể chuyện về việc Kôtốpxki đã giúp đỡ nông dân một làng ở ngoại ô Kitsơniop bị cháy như thế nào.



Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Giêng, 2010, 02:20:20 pm
Trên báo chí có viết: một hôm trời hửng đẹp, một chiếc xe ngựa tư nhân chạy đến trước cửa nhà một hộ cho vay nặng lãi ở Kítsơnióp, trên xe có một ông khách ăn mặc lịch thiệp, ông mặc một chiếc áo da sang trọng cổ áo bằng lông da hải ly. Con gái ông chủ cho vay nặng lãi ấy đã tiếp vị khách kia và nói với ông rằng cha cô vắng nhà. Vị khách ấy yêu cầu hãy đợi một lúc, tiểu thư đồng ý. Trong nhà khách, ông nói năng lịch thiệp và cử chỉ tao nhã, dần dà khiến cho tiểu thư ấy lúng túng vụng về. Cô nói chuyện với chàng trai hoạt bát ấy trong nửa tiếng. Vẫn không thấy cha cô trở về, chàng trai ấy bèn tự giới thiệu:
"Tôi là Kôtôpxki".

Nghe tên ấy, tiểu thư sợ mất vía, cô khóc cầu xin ông đừng giết cô. Kôtốpxki an ủi cô, như một vị cha cố vậy, thậm chí ông còn vào bếp rót cho cô một cốc nước. Sau đó ông giải thích cho tiểu thư bị hồn xiêu phách lạc kia rằng: "không có việc gì lớn đâu, có lẽ cô cũng được tin một làng ở ngoại ô Kitsơnióp bị cháy chứ gì? Cần phải giúp đỡ gia đình những người bị cháy ấy. Theo tôi, chắc cô sẽ không từ chối để cho tôi chuyển ngay cho họ một ngàn rúp chứ ?".

Một ngàn rúp được đưa tới tay Kôtốpxki. Khi ra đi, trong tập ảnh của tiểu thư ở phòng khách, hoàn toàn thuộc phong cách của một thị trấn nhỏ, ông có ghi một câu: "Cô con gái và cha đã để lại cho tôi ấn tượng tốt đẹp, Kôtôpxki".

Phu nhân Siênkhơtsơ, bà Giám đốc ngân hàng khi tiếp phóng viên tờ báo ấy cũng vui vẻ phấn khởi nói tới Kôtốpxki. Kôtốpxki xông vào nhà họ và lấy những đồ quý hiếm, phu nhân Siênkhơtsơ định lặng lẽ giấu kín một chuỗi ngọc trai đang đeo trên cổ bà. Có lẽ do căng thẳng nên bà vội giật, kéo chuỗi ngọc đang đeo ở cổ bị đứt ra, dây chuyền quý báu rơi xuống đất. Nhưng điều khiến bà giật mình là Kôtốpxki không cúi xuống nhặt những đồ quý báu đó, mà lại đánh giá cao sự nhanh trí của bà, và còn lộ rõ nụ cười vui vẻ.

Thành phần gia đình Kôtốpxki, như thế nào? Gia phả của ông như thế nào? Những truyền thuyết và tin đồn có liên quan về mặt này đều không ít. Chúng tôi xin giới thiệu những văn kiện tài liệu tin cậy nhất - đó là tự truyện do Kôtốpxki viết ngày 19 tháng 9 năm 1916 cho Viện tư pháp khu vực Ôđétsa. Ở đây chúng tôi xin trích dẫn nguyên văn bản thảo: Tổ tiên tôi là quý tộc ở tỉnh Khamennhep Bôtuôlixki. Ông nội tôi từng là một sĩ quan. Khi giải ngũ mang quân hàm thượng tá. Đồn điền lớn của ông nội ở gần thị trấn Khơrutdiê, huyện Banta tỉnh Camiannhiêp Bôtuôlixki. Ông nội có một con gái và 5 con trai. Cha tôi là con út. Khi ông nội qua đời, cha tôi mới khoảng 12, 13 tuổi. Sau đó ít lâu, đồn điền phải bán đi hết, vì mấy người con trai khác của cụ, không muốn cùng nhau kinh doanh tài sản của gia đình. Một người anh của cha tôi từng làm sĩ quan của Sư đoàn bộ binh 14 ở Bôtuôlixki hoặc ở trong đoàn Rhưthômin, thành phố Binchiêri, tỉnh Bisarabia. Khi ông giải ngũ, mang quân hàm trung tá. Rút cục nguyên nhân nào và vì sao làm cho gia đình chúng tôi lại rơi vào tầng lớp tiểu tư sản thành phố Banta, tôi không thể giải thích nổi, cha tôi cũng chưa bao giờ nói tới. Nhưng có lẽ Sôphia Gơnxkaya, chị cả của tôi biết được việc này trước đây, ở chỗ của chị có thể còn bảo lưu một số văn kiện chứng minh là thành phần quý tộc và huân chương của ông nội cuối những năm 70 thế kỷ 19, được ManukBiei, một địa chủ lớn nhất ở Bisarabia giao cho Pitơ Nicôlaêvích, anh ruột cha tôi, làm kiến trúc sư xây dựng Nhà máy rượu ở thị trấn Cansiêxthơ, huyện Kítsơniốp, tỉnh Bisarabia, cách Kítsơnióp khoảng 35 dặm Nga. Thế rồi cha tôi dẫn cả gia đình (mẹ tôi và anh ruột Nicôla) di cư tới Bisarabia. Lúc đầu, cha tôi làm việc ở công trường xây dựng Nhà máy rượu, sau khi Nhà máy xây dựng xong, ông chịu trách nhiệm quản lý phân xưởng cơ khí, và làm việc ở đó mãi tới năm 1895, ông bị ốm rồi qua đời.

Nhà máy rượu khánh thành được ít lâu, thì bác Pitơ bị ho lao rồi tạ thế. Gia đình tôi ở Cansitơ lại có thêm nhân khẩu: Chị Sôphia sinh năm 1877, chị Elêna sinh năm 1879, tôi sinh ngày 12 tháng 6 năm 1881, em gái tôi Maria sinh năm 1883. Mẹ tôi sau khi sinh ra mấy chị em chúng tôi thì tạ thế, mặc dù cha tôi lúc đó còn rất trẻ, nhưng vì thương yêu chúng tôi, cha tôi không tái giá, mấy chị em chúng tôi đều có bảo mẫu chăm sóc. Cha tôi suốt ngày bận công việc tại nhà máy, vì thế trong những năm tuổi nhỏ chúng tôi thiếu người quan tâm tới nhu cầu tâm lý của trẻ nhỏ. Cả đời tôi chưa được hưởng cái tình cảm yêu thương đầm ấm mãnh liệt, thần kỳ và ngọt ngào không gì sánh nổi của tình mẫu tử. Cái số phận tàn khốc đã làm tôi mất đi...

Sau đó Kôtốpxky nói về người cha của mình. Cũng chỉ vì viết tự truyện trong lúc bị tù, nên hồi ký mới bi thương đến thế, trong hồi ký của mình, thì cha anh !à hiện thân của lòng lương thiện. Nhưng đồng thời cũng là người rất nghiêm khắc, thậm chí còn tàn bạo nữa. Không ai nhìn thấy ông cười bao giờ. Ông rất thành thực nên được đồng nghiệp thậm chí cả những chủ trang viên kính nể. Cha của Kôtốpxki tạ thế lúc 40 tuổi. Tình yêu tha thiết và sâu nặng của ông đối với con cái rất ít khi lộ ra ngoài, mà rất hàm súc. Ông chết vì cảm nặng chuyển sang ho lao. Lúc đó ông đã hơn một giờ ở trong nhà sửa chữa nồi hơi sau khi nồi hơi sửa xong đang phun hơi nóng, ông đi ra ngoài trong lúc trên mình ướt đẫm mồ hôi vì thế bị cảm lạnh.

Những năm còn tuổi thiếu niên, nhi đồng là thời kỳ rất quan trọng, đối với một con người. Nhưng những năm tuổi trẻ của Kôtốpxki lại rất đau buồn, không được sưởi ấm bằng tình mẫu tử, mà tình mẫu tử đối với tâm linh của trẻ nhỏ, chẳng khác gì ánh sáng mặt trời đối với cây xanh. Đối với Blôngtai, Kirốp và những người Bônsêvích bí mật nổi tiếng khác cũng vậy, những ngày vui vẻ hiếm hơi đã hình thành những giây phút hạnh phúc trong thời niên thiếu của họ. Cha mất khi Kôtốpxki mới vừa tròn 16 tuổi, lúc đó anh là đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ. Vì cô đơn nên càng buồn phiền, thêm vào đó là khiếm khuyết về cơ thể - miếng ăn gây ra những đau khổ về tinh thần. Chàng thiếu niên có khả năng tiếp thu rất mạnh, rất say mê những cuốn sách nói về Sêtêphan Lasin, sứ giả tự do của Spactac, ruồi trâu Côdắc và Phulasep tự xưng làm vua, ngoài ra anh còn thích xem những sách báo bị cấm. Lúc đó Kittsniốp chưa phải là hạt nhân của những người cách mạng Mác xít hùng mạnh, những kẻ vô chính phủ vẫn có đất hoành hành. Vì thế tất cả những sách báo có liên quan đến chủ nghĩa vô chính phủ Kôtốpxki đều đọc. Trong những sách báo đó đề cao việc áp dụng các thủ đoạn khủng bố, tước đoạt tài sản của địa chủ, cưỡng bức địa chủ và Nhà máy phải khảng khái mở ví nhiều hơn nữa. Rõ ràng là việc đọc nhiều những tiểu thuyết một cách bừa bãi, không có hệ thống và cố gắng bắt chước sách báo như vậy, đã có ảnh hưởng rất lớn tới tư tưởng vốn đã có màu sắc phiêu lưu lãng mạn của Kôtốpxki.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Giêng, 2010, 02:32:15 pm
Trong phim "Kôtốpxki" có một đoạn rất nổi tiếng như sau: "Khi chủ nhân ông vào phòng làm việc của một tên địa chủ có lắm tiền của ở Rasapia, anh ta ra lệnh: "Đứng lên trên bàn, tôi là Kôtốpxki", đoạn phim này có thực. Tên địa chủ ấy tên là Niêcơrut, có lần hắn đã nói khoác lác với một số người quen ở Kitsniốp là hắn không sợ Kôtốpxki, vì trong phòng làm việc của hắn có lắp chuông báo động nối liền với đồn cảnh sát ở gần đó, nút bấm của chuông báo động đặt ngay dưới chân bàn. Kôtốpxki cũng đã nắm được tin này. Kôtốpxki giữa ban ngày ban mặt đến nhà Niêcơrút bắt phải nộp tiền. Cái mệnh lệnh này của Kôtốpxki khiến các em nhỏ rất thích, đã có thời ở nông thôn cũng như ở thành phố, chỗ nào cũng thấy nói tới mệnh lệnh này. Các em nam giới hết lớp nọ đến lớp kia, rất thích đóng vai "Kôtôpxki".

Tôi cho rằng không ai hiểu bản chất của Kôtốpxki bằng Philip, ông viết: "con người Kôtôpxki thể hiện đủ cả sức mạnh, linh hoạt và cảnh giác của loài dã thú. Những lúc nguy hiểm nhất, ngay cả những lúc ngàn cân treo sợi tóc, cũng đều rất chủ động. Có lẽ là vì ông là một "kẻ cướp quý tộc" không tham của cải chăng ? Đây cũng là điểm khác người của Kôtôpxki. Ông theo đuổi những cái khác, ông đóng vai thổ phỉ nguy hiểm nhất và có thể nói là đóng rất tuyệt vời".

Philip lúc đó nói, ý kiến cho rằng trong con người Kôtốpxki lẫn lộn cả tính chất khủng bố, tội phạm và thích cuộc sống căng thẳng, nói như vậy là rất đúng. Để chứng minh cho kết luận của mình, Philip đã đưa ra hai ví dụ: Có ba người cưỡi ngựa đến trang trại của một địa chủ, người đi ngựa phía trước, chạy đến tự giới thiệu với tên địa chủ đang đứng trên ban công rằng, mình là Kôtốpxki "Ông đã nghe thấy rõ chứ ? thế này này. Con bò sữa của nhà nông dân Mamusưkhơ chết rồi. Tôi hạn cho ông trong vòng 3 ngày phải đem một con bò sữa của nhà ông đến cho ông ta, đương nhiên phải là con bò có sữa và béo khoẻ. Nếu trong vòng 3 ngày mà ông không thực hiện, lúc đó tôi sẽ lấy hết số gia súc của nhà ông đấy! Ông hiểu chưa ?".

Sau đó ba người cưỡi ngựa đi khỏi trang trại. Bọn địa chủ rất sợ Kôtốpxki, không tên nào dám trái lệnh. Lần này rất có thể người nông dân kia có được một con bò sữa.

Những câu chuyện thẩn kỳ ngoài vòng pháp luật của Kôtốpxki ở Sarapia đồn ầm lên, khiến bọn cảnh sát mất mặt. Nỗi hoảng sợ luôn luôn vây quanh bọn địa chủ, nhiều tên đã phải dọn đến ở Kitsniốp.

Đoàn người ngựa không ngừng săn đuổi những chiến binh nghĩa dũng của Kôtốpxki ở trong rừng. Có lúc hai bên đã gặp nhau, người của Kôtốpxki bắn nhau với cảnh sát. Mặc dù chính quyền đã treo tiền thưởng rất hậu, nhưng suốt trong một thời gian dài, không làm sao bắt được Kôtốpxki.

Việc lùng sục điên cuồng đối với bọn thổ phỉ lương thiện này cuối cùng lại kết thúc bằng việc làm cho tên Trợ lý Cảnh sát trưởng của Sở cảnh sát số 3, khi dẫn một đoàn kỵ binh đi lùng sục bị một phen xấu hổ. Tên Trợ lý Cảnh sát trưởng Chalibêca không phải là bị Kôtốpxki bắt mà hắn tự chui vào rọ. Hắn bị thủ hạ của Kôtốpxki bắt trói dẫn đến trước mặt Kôtốpxki, hắn vội vàng vái lạy xin tha chết. Người đứng đầu đám phỉ lại một lần nữa có những cử chỉ bất ngờ tha cho hắn về, nhưng bắt hắn thề, từ nay trở đi phải ngừng mọi hành động lùng sục bắt bớ. Chalibêca tuy đã thề, nhưng vì hắn không có cảm tình với bọn "Cường đạo lương thiện", nên sau khi được tha, hắn đã xảo trá, thâm hiểm thông qua những người Nga ở miền Nam nhẹ dạ, cả tin để thăm dò nơi ở bí mật của Kôtốpxki. Rồi vây bắt Kôtốpxki và những chiến hữu chủ yếu của Kôtốpxki. Việc Kôtốpxki bị bắt và bị giam tại nhà tù Kitsniốp là những tin mà những người bán báo rong đã khản cổ rao trong một thời gian. Chalibêca chiến thắng bắt được Kôtốpxki và được thưởng một ngàn rúp. Đó là vào hồi tháng 2 tháng 1906.

Ngày 31 tháng 8 năm 1906, một bức điện mật thông báo các nơi trong nước Nga, trong đó nói tên tội phạm nguy hiểm Kôtốpxki có ý đồ vượt ngục. Nhưng không phải ai cũng biết là Kôtốpxki bị nhốt trong một phòng đặc biệt có thể cơi là một cái "cũi sắt" , mà lại ở trên tháp cao sáu tầng luôn luôn có người canh giữ ngoài ra ở dưới cũng như ở trên sân còn có những trạm gác. Ngay bản thân Kôtốpxki cũng cho là không thực tế chuẩn bị không đầy đủ, vượt ngục thất bại. Kôtốpxki với một thân hình tráng kiện, ý chí kiên cường, khao khát tự do mà bị nhốt vào một phòng riêng, cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài.

Kế hoạch vượt ngục giống như những tình tiết mà nhà văn Anh, Khơnandow mô tả trong cuốn tiểu thuyết dài. Kôtốpxki nếu trốn được, thì sẽ làm cho cả nước Nga phải nhốn nháo. Bài viết trên đây là của tác giả M.Pasôcốp trong cuốn sách nhỏ. "Người đảng niên Đảng cộng sản không an phận" tác giả đã không giấu sự ca ngợi của mình đối với bản tính thích mạo hiểm của Kôtốpxki, ông ta còn nói, mặc dù kế hoạch này là rất không thực tế, thậm chí không thể thực hiện được, nhưng có thể là không ai, không có lúc nào lại có thể nghĩ là có. Kế hoạch của Kôtốpxki là trước hết hãy giải giáp vũ khí của lính canh và cảnh vệ trong nhà tù rồi khống chế nhà tù, sau đó mời Kiểm sát trưởng, Cục trưởng cảnh sát, Giám đốc Sở cảnh sát và Sĩ quan hiến binh đến nhà tù, rồi lần lượt bắt từng người một nhốt vào, sau đó nhử đội áp tải đến khám xét như thường lệ và nhân đó giải giáp vũ trang của đội áp tải. Sau khi những tù nhân đã có quần áo thường phục và vũ khí rồi sẽ giả làm đội áp tải một số lớn phạm nhân từ Kisniốp đến Ôđétsa, rồi cướp xe hoả chạy ra ngoại thành, sau đó toàn bộ tù nhân bỏ tầu hoả chạy trốn vào rừng.

Giai đoạn đầu của việc vượt ngục là phải giải giáp vũ trang của hơn năm mươi người, vì thế khi đến giờ phơi nắng, các tù nhân phải hành động ngay. Tiếng nói của tên đầu sỏ thổ phỉ Kôtốpxki đối với các bạn tù được coi như luật pháp, hai người tù bị nhốt riêng phải đòi đi nhà vệ sinh cùng một lúc, khi lính gác mở cửa thì nhân dịp cướp ngay lấy súng, rồi dùng súng đó đến khống chế tên gác ở hành lang, sau đó tất cả những người tù đều chạy ra phía cửa lớn, nhưng những bước tiếp theo của kế hoạch lại không trọn vẹn, những tên lính gác lần cửa cuối cùng, đã vứt chùm chìa khoá ra ngoài tường, mấy người tù trèo qua tường nhưng bị bọn cảnh sát ở gần đó phát hiện và bắn chặn. Khi Kôtốpxki dẫn những người tù chạy ra phía sân, thì lính ở nơi khác đã được điều đến, thế là tù nhân bị chặn lại ở trong sân. Nhiều người tù quay trở lại phòng giam, một số người khác làm công sự ngay tại hành lang. Kôtốpxki tuy bị lưỡi lê đâm vào tay, nhưng hai tay hai khẩu súng lục giơ lên hô lớn: "Nếu ngài Tỉnh trưởng đến và hứa không đánh đập chúng tôi thì chúng tôi sẽ nộp súng".


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Giêng, 2010, 02:35:20 pm
Có lẽ anh không nghĩ rằng, ngài Tỉnh trưởng sẽ đến chăng, Tỉnh trưởng đã đến thật! Sau khi nhìn thấy tỉnh trưởng, Kôtốpxki mới chịu vứt súng xuống.

Để trừng phạt Kôtốpxki, Kôtốpxki bị giam trong một cái "cũi sắt" đặc biệt tận trên tháp cao tới mười tám thước mặc dù vậy, lần này Kôtốpxki lại trốn và đã trốn thành công.

Nghe nói lần vượt ngục này, có vẻ lãng mạn một chút: Kế hoạch táo bạo lần này thực hiện được là nhờ có sự giúp đỡ của một quý bà. Quý bà này là vợ của một quan chức có quyền thế ở Kitsniốp, bà ta đến nhà tù thăm Kôtốpxki, cùng đi còn có Trợ lý nhà giam, thì không còn gì phải ngại. Để tránh làm cho quý bà có quyền và có thế này, không được tự nhiên, người Trợ lý trại giam đã quay mặt ra phía cửa sổ. Lúc đó quý bà đã ngưỡng mộ Kôtốpxki từ lâu mới thừa cơ đưa cho Kôtốpxki một gói bánh mì lớn, trong đó có dấu một khẩu súng Broning, một lưỡi cưa và một sợi dây thừng rất chắc, và cả một số thuốc lá có tẩm thuốc phiện. Lúc này quý bà không còn nghĩ gì khác kể cả địa vị của chồng và danh dự của bản thân.

Kôtốpxki chọn một điếu thuốc không tẩm thuốc phiện vừa đi vừa hút ở trong phòng, miệng thở ra những làn khói thơm ngát và lẩm bẩm khen thuốc ngon. Tên lính gác không chịu nổi thèm khát, liền rút một điếu trong bao thuốc Kôtốpxki đưa mời, sau đó Kôtốpxki giả vờ ngủ, thực ra là đang chú ý !ắng nghe những động tĩnh trong nhà tù. Đợi tới khi tên lính gác đã ngủ say, Kôtốpxki mới dùng cưa, cưa đứt hai thanh chấn song cửa và bẻ cong về phía ngoài, rồi dùng thừng buộc vào tụt xuống sân. Khi trời sáng cũng là lúc đổi phiên gác mới phát hiện chiếc dây thừng và phạm nhân đã trốn mất.

Lúc này cảnh sát, đặc vụ và gian tế ở các thành phố đều được huy động vào cuộc. Kôtốpxki vẫn trốn ở thành phố Kitsniốp. Nhưng tự do mới được hơn một tháng, lại bị cảnh sát đến vây bắt. Khi phát hiện thấy cảnh sát, hắn đã bất thình lình chạy vọt ra khỏi nơi trú ẩn và bắn loạn xạ, bọn cảnh sát bị bất ngờ chạy cuống lên, nhân dịp đó hắn chạy tới một ngõ nhỏ, nhưng ở đây đã có hai cảnh sát phục sẵn, một tên đã bắn Kôtốpxki bị thương vào đùi, mặc dù bị thương hắn vẫn đẩy được người đánh xe ngựa qua đường và cướp xe tháo chạy. Do nhẹ dạ cả tin, một lần nữa lại làm hắn phải khổ sở, hắn nhờ ông chủ nhà trọ đi mua bộ quần áo thường phục, nhưng không ngờ ông chủ nhà trọ đi báo cảnh sát đến bắt, vì thế Kôtốpxki lại một lần nữa phải tra tay vào còng.

Nhưng nhà tù rất ngán "vị khách" này, vì hắn thường làm cho những người canh gác khiếp đảm. Hắn nói với tên Trưởng trại là hắn không muốn ngày nào cũng bị khám xét, thế là từ đó không bị khám xét nữa. Hắn có khả năng sai khiến người một cách khó hiểu. Hắn không lúc nào từ bỏ ý nghĩ vượt ngục, thế là hắn đã đưa ra một kế hoạch khiến người ta khó tin: Nào là phát động tất cả tù nhân vùng lên khởi nghĩa, nào là đào một đường hầm rồi trốn. Đúng, hắn đã đào hai tháng liền. Ngay khi hắn ở trong tù, những người đã từng chơi bời với hắn, khi hắn còn tự do vẫn cảm thấy ngán. Báo "đời sống Pisarapia" đưa tin kết quả khám xét tên tù đáng sợ này cho biết. Trong phòng giam Kôtốpxki người ta tìm thấy một dao găm Phần Lan, một khẩu súng Broning, một sợi giây thừng dài bơn mươi thước, hai cái kẹp, ngoài ra còn tìm thấy một đường hầm. Kôtốpxki bị nhốt trong phòng riêng, hoàn toàn cách biệt với bên ngoài, cửa phòng lúc nào cũng có hai lính gác. Vậy những thứ đó từ đâu đến và vào bằng cách nào mà cảnh sát không biết. "Chỉ với những mẩu tin ngắn như thế, cũng đủ làm cho bọn địa chủ phải khiếp vía".

Những người có danh tiếng ở trong thành phố yêu cầu phải tiến hành điều tra xét xử sớm, không nên chậm trễ. Còn toà án chưa có cách gì để mở phiên toà xét xử. Hơn nữa tên đầu sỏ tội phạm này, lại bắt đầu lôi kéo những tên tội phạm khác, sai chúng đánh lại những tên tội phạm thuộc phe cánh khác, có lần trong nhà tù đã xảy ra cuộc đánh lộn giữa hai phe, một phe ủng hộ Kôtốpxki với phe chống lại Kôtốpxki. Nhưng tên "thổ phỉ lương thiện" này đã gặp may. Với thân hình khoẻ mạnh và với năng lực siêu phàm trong việc sai khiến người khác, trong cuộc hỗn chiến, Kôtốpxki đã chiến thắng và nhiều người đã trở thành đồng đảng của Kôtốpxki.

Tháng 4 năm 1907 Toà xử Kôtơpxki mười năm tù và tước bỏ hết quyền lợi, Kôtốpxki rất bình tĩnh tiếp nhận phán xử và cho rằng mười năm tù hay tù trung thân chỉ là việc nhỏ. Từ Sibêri đến Niepnhic để làm người tù khổ sai ở đó phải trải qua các nhà tù Nicôlaiép, Simônikhơ và nhà tù Vanôp ở đâu cũng có nhiều người muốn tìm đến để báo thù. Nhưng những người tù đã được ngầm sai giết, để trả thù, khi đứng trước mặt Kôtốpxki, thì lại run sợ như chó cụp đuôi, không dám đến gần Kôtốpxki nửa bước. Khi ở nhà tù Niépnhic, Kôtốpxki phải làm việc trong những hầm mỏ rất sâu trong lòng đất. Anh đã chuẩn bị hai năm để vượt ngục, cuối cùng anh đã thực hiện một kế hoạch vượt ngục rất táo bạo. Sau khi đánh được hai tên lính gác, Kôtốpxki đã nhanh chóng vượt qua một cái hào rộng, rồi biến mất trong cánh rừng nguyên sinh Sibêri.

Sau khi len lỏi vượt qua hàng ngàn cây số đường rừng qua các vùng Pulagoocvich, Sitta, Iêccút và Tômôshi. Bí mật tiếp xúc làm giả giấy tờ, sống cuộc sống ngoài vòng pháp luật, cuối cùng đã về tới phần châu Âu của nước Nga. Làm đủ thứ nghề, nào công nhân bốc vác trên sông Volga, công nhân tạp vụ trên công trường, đầu bếp trong xí nghiệp xay bột mì, xà ích (người điều khiển xe ngựa), thợ rèn v.v... Việc nhẫn nại lâu dài không hợp với tính cách của Kôtốpxki, cuối cùng anh quay trở về quê hương - Pisarapia. Anh mai danh ẩn tích làm quản gia cho một nữ chủ trang trại. Ai có thể ngờ rằng, một ông trông dáng người nho nhã, đàng hoàng, đứng đắn với một tên đầu sỏ thổ phỉ ăn cướp ở trang trại một cách điên cuồng vào ban đêm, lại là cùng một người. Chẳng bao lâu sau, đã có người nhận biết được bút tích của Kôtốpxki và Pisanlapia cũng biết rằng gần đây, Sa hoàng đã điều một đội cảnh vệ của cung đình do Haga dẫn đầu từ Sant Pêtecbua tới Kitsniốp để bắt Kôtốpxki.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Giêng, 2010, 02:38:34 pm
Lần này do quá tin người và với cái bệnh thích thao thao bất tuyệt, đã làm cho hắn một lần nữa khốn khổ. Sau khi đã khẳng khái cho một nông dân có nhà bị cháy, tiền làm nhà và mua sắm dụng cụ, hắn đã thuận miệng nói:

"Cầm lấy đi, cầm lấy, tiền này cũng không phải của tôi, không cần phải cám ơn, Kôtôpxki này, không cần cảm ơn".

Người nông dân đứng ngây người ra, vì cái tên Kôtốpxki này ở đây, ai mà không nghe tiếng, mặc dù vậy người nông dân này, cũng không kìm nổi thèm muốn món tiền thưởng to lớn, nên đã đi báo với cảnh sát về hành tung của ân nhân mà mình bất ngờ gặp.

Đêm hôm đó Haga đã dẫn một số lớn cảnh sát đến bao vây trang trại. Khi người chủ trang trại, biết một năm nay ai là người đã giúp mình trông nom trang trại thì kêu lên một tiếng rồi ngất xỉu luôn.

Kôtốpxki kiên quyết không hàng, hắn bắn trả cảnh sát trong khi bắn nhau, hắn bị trọng thương và bị bắt. Từ trước tới nay ở đây chưa có một người tù nào được áp giải một cách nghiêm ngặt như đối với Kôtốpxki. Báo "Pisarapia" viết: "Có tới mười ba vệ binh áp tải Kôtốpxki đến nhà tù. Tin Kôtôpxki bị áp giải tới nhà tù nhanh chóng lan khắp thành phố, trên đường phố chen chúc những người tò mò. Lần này Kôtôpxki sẽ bị giải đến Ôđétsa và bị đưa ra xử tại Toà án quân sự”.

Để có thể nhanh chóng đưa Kôtốpxki ra xét xử, nhà cầm quyền Ôđétsa đã thúc ngành điều tra phải khẩn trương. Sau khi nghe tin có thể bị xử tử hình, Kôtốpxki lại nghĩ ra một kế hoạch vượt ngục không được thực tế là dùng những tấm ván hòm đóng lại thành thang để trốn. Kôtốpxki đã viết ra kế hoạch tỉ mỉ vào một mảnh giấy vứt xuống sân chỗ các tù nhân đang phơi nắng, hy vọng có phạm nhân nào quen biết hắn, biết được việc hắn đang ở trong nhà tù này chăng, nhưng kế hoạch này không thành. Ngày 17-10-1916, Toà án quân sự tuyên bố. "Bị cáo Nigoócni Kôtốpxki 35 tuổi bị xử treo cổ”. Khi nghe toà đọc phán quyết hắn rất dũng cảm, cuối cùng chỉ yêu cầu toà không treo cổ mà xử bắn. Nhưng toà không đồng ý, thế là hắn phải đợi ngày chui đầu vào thòng lọng.

Nhưng đã xảy ra một việc làm người ta không thể hiểu nổi. Thực ra Kôtốpxki là người rất yêu cuộc sống, và tử thần cũng luôn luôn tránh xa anh. Mấy đoàn thể xã hội ở Ôđétsa đã phát động phong trào đòi thả Rôbinsơn của Pisarapia. Các nhà văn, nhà nghệ thuật và các nhân sĩ các giới khác đã chạy vạy khắp nơi, họ thông qua quyết nghị, quyết định tiến hành xin tha cho Kôtốpxki. Khi gần tới ngày thi hành án, thì phu nhân của tướng Sêmacôp lại làm một việc, lại càng khó hiểu, là yêu cầu phải hoãn lại ba ngày. Việc kéo dài thêm ba ngày đối với Kôtốpxki, quả như một chiếc phao cứu sinh, và đúng trong thời gian gia hạn, thì nổ ra cuộc Cách mạng tháng hai. Vì Chính phủ lâm thời lúc đó chưa tuyên bố bãi bỏ tử hình, nên chiếc thòng lọng vẫn lơ lửng trên đầu Kôtốpxki, nhưng lại xuất hiện thêm một cơ may. Ngọn lửa hy vọng này do nhà văn A.Phêvatônốp nhen nhóm. Sau khi đến thăm Kôtốpxki ở nhà tù, ông viết cuốn sách làm cả thành phố Ôđétsa phải cảm động "Bốn mươi ngày của người tù”.

Bất kể về giác độ lãng mạn hay giác độ huyền diệu mà nói, quá trình Kôtốpxki được miễn giảm rồi đến tha bổng được tiến hành một cách khéo léo tài tình. Những người ủng hộ ý kiến của Philip cho rằng, Nhà văn A. Phêvatônốp đã có tác dụng chủ yếu trong việc này. Lúc đó Bộ trưởng Lục, Hải quân của chính phủ lâm thời là A.I. Côsinkhôp trên đường ra mặt trận Rumani khi đi qua Ôđétsa, Bộ trưởng hải quân A.Va. Caosai cùng đi đến khách sạn "Lantô". Nhà văn Phêvatônốp được phép đến tiếp kiến. Hai vị Bộ trưởng tỏ ý nghi ngờ về yêu cầu của nhà văn. Nhưng nhà văn nói với hai vị Bộ trưởng là xử tử hình đối với Kôtốpxki là tuyệt đối không được vì cách mạng đã bãi bỏ tử hình, nhưng nếu cứ giữ hắn ở trong tù thì không có ý nghĩa gì, vì hắn sớm muộn sẽ trốn. Sau đó hai vị Bộ trưởng cũng tán thành, chỉ có một biện pháp giải quyết duy nhất là thả ra. Bộ trưởng đánh điện gửi lên Thủ tướng và nhận được điện trả lời: "Cách mạng sẽ khoan hồng cho Kôtốpxki".

Vừa được ra tù Kôtốpxki liền đến thẳng nhà Phêvatônốp cảm động nói:
"Thượng đế phù hộ, Ngài sẽ vĩnh viễn không bao giờ phải hối hận vì đã giúp tôi. Ngài hình như không biết tôi, nhưng mong ngài hãy tin tôi. Nếu có lúc nào ngài cần đến sinh mạng của tôi, thì ngài cứ bảo, Kôtốpxki đã nói không bao giờ nuốt lời".

Sau một thời gian Phêvatônốp vội vàng tìm đến gặp Kôtốpxki, ông ta đến không phải để đòi tính mạng của Kôtốpxki, mà là đối với ông ta mà nói, thì đứa con của ông ta còn quý hơn cả tính mạng của ông ta nhiều. Vì đứa con của ông ta là sĩ quan bị ủy ban tiễu phản bắt. Kôtốpxki đã báo đáp ân nhân của mình một cách đầy khảng khái và nhân tình. Kôtốpxki đã dùng biện pháp khiến người ta khó tin, để giành lại đứa con của ông ta từ tay ủy ban tiễu phản. Nhân dịp Philip đã kể rất nhiều việc làm rất có nhân tính của vị Thống soái Hồng quân có công huân kiệt tác trong cuộc nội chiến này.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Giêng, 2010, 02:45:01 pm
Còn có một loại ý kiến khác nói về việc Kôtốpxki được cứu sống. Ví dụ tờ "Ôđétsa tiểu báo" số ra tháng 3 năm 1917 có miêu tả: H.B.Pulusinốpva, vợ của Tổng tư lệnh phương diện quân Tây Nam đã tiếp kiến Kôtốpxki ngay tại nhà Tổng tư lệnh dưới hàng cây râm mát ở Nicolaiepski. Cuộc thăm hỏi cảm động này diễn ra như sau:

...Sau khi toà án xử treo cổ Kôtốpxki, anh bị giải đến nhà tử tù ở Ôđétsa, Cách mạng tháng hai đã mở cửa các nhà tù, một số người được thả, còn một số người được ra khỏi nhà tù, đi sưởi nắng tại thành phố và nghe nói chuyện về tự do. Kôtốpxki nằm trong nhóm người thứ hai này. Sau đó khi ở bên ngoài, anh đã vô tình được phóng viên của tờ “tiếng nói nước Nga" nói cho biết tên người đã cứu anh, hoá ra người cứu anh là Pulusinốpva. Vì thế Kôtốpxki quyết định đến thăm và cảm ơn bà.

Ba giờ chiều Kôtốpxki và nhà báo của tờ “tiếng nói nước Nga" cùng đến nhà bà Pulusinốpva. Pulusinốpva nhiệt tình tiếp đãi họ. Là một người đã từng bị thẩm vấn khổ dịch, lĩnh án tử hình, phải sống cuộc sống tù ngục và tử tù, nhưng vẫn rất cứng rắn, Kôtốpxki lúc đó lại rất cảm động, vì vị chủ nhân của toà nhà, là người đã làm tất cả, để cứu sinh mạng của anh, người đã quyết định số phận của anh.

Em gái của Pulusinốpva là E.B.Giênihôpsicaia cũng có mặt trong buổi tiếp. Hai tay Kôtốpxki nắm chặt tay của Pulusinốpva và nói, mãi tới tận bây giờ mới được biết ân nhân cứu mạng của mình, thì thật là xấu hổ. Pulusinốpva đáp, bà rất sung sướng là trong những năm gian khổ đã cứu được sinh mạng một con người, sau đó bà kể về quá trình hành động của bà trong việc cứu Kôtốpxki. Lá thư của Kôtốpxki gửi Pulusinốpva đã để lại trong bà một dấu ấn rất sâu sắc, sau khi nhận được thư của Kôtốpxki, bà đã viết thư cho chồng, nói rõ về tình hình của Kôtốpxki và yêu cầu ông giảm tội cho Kôtốpxki. Bà nói trong suốt cuộc đời chìm nổi của mình Kôtốpxki chưa từng vấy máu và chưa hề giết ai. Đồng thời bà cũng viết một bức thư gửi tướng Patrốp, Chánh án toà án quân sự. Tướng Patrốp viết thư trả lời, vị Tổng tư lệnh này nói, ông ta đã nắm được vụ án của Kôtốpxki và tin rằng anh ta không giết người và quyết định sửa thành án tù vô thời hạn.

Pulusinốpva sau khi nói cho Kôtốpxki biết những chi tiết này, và qua báo chí bà biết Kôtốpxki ở trong tù đã tỏ ý vừa lòng và hỏi còn cần phải giúp đỡ gì thêm từ nay về sau nữa.

Kôtốpxki đáp, sinh mạng cá nhân anh ta không còn tồn tại nữa, trong những năm giải phóng nhân dân anh chỉ muốn sống vì người khác... Mà Phêvatônốp rất có thể là người đã chuyển bức thư cảm động của Kôtốpxki cho Pulusinốpva. Ông đã động viên tất cả những lực lượng có thể để giúp Kôtốpxki. Chẳng bao lâu án tù vô thời hạn được đổi thành tù mười hai năm mà còn được rời nhà tù vào những ngày nghỉ. Và mấy tuần sau Kôtôpxki viết thư lên ủy ban Ôđétsa yêu cầu được ra mặt trận, tiếp đó Kôtốpxki được tha có điều kiện và được cử đến bộ đội của Kitsniốp. Tháng 8 năm 1917 Kôtốpxki trở thành một đội viên của đội trinh sát bộ binh của Binh đoàn bộ binh 136 dưới sự chỉ huy của Tacanrôcatsky trên chiến trường Rumani. Cái tin có tính bùng nổ này và sau đó lại là một tin khiến người Ôđétsa nói lại một cách rất thiện cảm đó là: "Ngày thứ hai sau khi ra tù, anh ta đến ngay nhà hát kịch. Vào giờ nghỉ giữa hai màn kịch, trong phòng nghỉ ồn ào tiếng cười nói, Kôtôpxki với giọng nam trầm và đầy nghị lực đã tuyên bố : Tôi đã bán đấu giá bộ còng mà tôi đã phải đeo vì nước Nga đã sinh và nuôi dưỡng tôi. Thế là một nhà tư bản yêu mến tự do đã mua bộ còng ấy với giá 10. 000 rúp".

Để chứng tỏ là người ăn mặc cầu kỳ, cử chỉ nho nhã, nói năng rành mạch. Kôtốpxki mặc bộ quần áo kỵ binh mầu đỏ bên cạnh có những đường kim tuyến, chân đi đôi ủng, đầu gối có đeo lắc vàng, nhỏ, gót ủng có đóng đinh chống trơn trượt, khi đi có tiếng kêu chói tai. Sau mấy ngày ở Ôđétsa. Sau khi thay đổi từ bộ quần áo kỵ binh lộng lẫy sang bộ quần áo lính thông thường, với hành vi độc đáo và dũng khí của kẻ thất phu, khiến người ta phải chú ý. Do có thành tích nổi bật trong chiến đấu, sau một thời gian không lâu ra mặt trận, anh được tặng thưởng Huân chương chữ thập Calepsky, và sau một thời gian giã từ người lính được lên chức chuẩn uý, được chỉ huy một đại đội kỵ binh Côdắc độc lập.

Khi Cách mạng tháng Mười, Kôtốpxki tham gia Đại hội đại biểu Tập đoàn quân số 6 mặt trận Rumani, trong Đại hội anh được bầu làm thành viên Chủ tịch Đoàn ủy ban quân sự, và tham gia Đảng đoàn Bônsêvích. Tuy lúc đó anh không hiểu lắm về Bônsêvích, nhưng anh tiếp cận một cách tự nhiên với những người có hành động thực tế. Cũng cần phải thấy rằng cách mạng, đặc biệt là trong thời kỳ nội chiến, đã thu hút nhiều lực lượng phản loạn không chín muồi, không an phận. Trong số họ nhiều người mới đầu nhiệt tình đón nhận cuộc sống mới, sau này có người đã phản bội lại cách mạng, có người đã phải đổ máu vì thắng lợi của cách mạng, cũng có người bị mất đầu ở chỗ khi người cách mạng cần phải thể hiện nghị lực kiên cường của mình. Nghị lực kiên cường không dễ mà có, và cũng không phải ai cũng có thể làm được.



Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Giêng, 2010, 03:01:53 pm
Nếu nhìn nhận lịch sử cho đúng, thì cũng không nên quên, Kôtốpxki thậm chí ngay trong thời kỳ nội chiến, anh ta cũng thích nói câu "Tôi là một người vô chính phủ”, nhưng đồng thời anh ta cũng cho rằng, giữa anh ta và các Đảng viên Bônsêvích không có gì là khác biệt. Nhiều nhà sử học mãi tới những năm 30 đã chỉ ra rằng ngay dù sau này Kôtốpxki có là một người công tác cách mạng của quân đội, thì trên người anh vẫn có nhiều đặc điểm của người theo chủ nghĩa vô chính phủ. Đúng như ngay đầu chương này đã viết, những năm 30 là những năm ranh giới. Hình tượng của Kôtốpxki lúc đó được thần thánh hoá, mô tả anh ta như ông thánh trên trời vậy.

Kôtốpxki một “Kỵ binh vô chính phủ” mặc bộ quần áo kỵ binh mầu đỏ, đeo kiếm Côdắc cảm thấy đi mặt trận đánh bọn Bạch vệ sắp bị tan rã, dưới sự áp đảo của làn sóng cách mạng giống như đi tắm vậy, rất thích hợp với Kôtốpxki. Trong chiến đấu, Kôtốpxki bị bọn Bạch vệ bắt được nhưng thần may mắn vẫn phù hộ, khiến Kôtốpxki lại trốn được. Kôtốpxki ở lại Mátxcơ va một thời gian, tinh thần dũng cảm và tài năng kiệt xuất của Kôtốpxki được đánh giá đúng và công bằng. Theo chỉ thị của Trung ương, Kôtốpxki được cử về vùng Ôđétsa do Bạch vệ chiếm giữ và liên lạc với những Đảng viên Bônsêvích bí mật ở vùng này. Những người chấp chính của thành phố Ôđétsa cứ thay đổi như đèn cù: Đầu tiên là người Ucraina, sau đến người Đức, rồi đến Bônsêvích, sau nữa lại là phần tử Cơligoocniep. Kôtốpxki làm hộ chiếu giả, hoá trang là địa chủ tên là Ganôp. Nhưng cả thành phố cũng đã nhanh chóng nhận ra bút tích của anh, mà mỗi việc làm của anh, việc nào cũng đáng sợ như: cướp ngân hàng và kho vàng của Tangnikin, trấn áp bọn phản gián Bạch vệ. Sau một lần đột kích chớp nhoáng, sau đó bặt tin anh đã ẩn trong một kỹ viện và đã thoát hiểm một cách an toàn.

Giống như trước ngày cách mạng, anh vẫn nhạy bén linh hoạt, thích giả dạng khi thì là sĩ quan quân đội, khi thì là người trợ tế của giáo hội, khi thì lại là địa chủ. Nhà đương cục treo giải thưởng lớn cho ai bắt được  Kôtốpxki và đồng bọn, những nhân viên phản gián của cảnh sát và Bạch vệ săn lùng khắp thành phố vẫn tốn công vô ích, Kôtốpxki thích chơi những trò đấu dũng, đấu trí như vậy, anh vui thích vì những trò mạo hiểm. Trước ngày Hồng quân tấn công vào Ôđétsa, Kôtốpxki đã phải làm một việc mạo hiểm chưa từng có: hoá trang thành một Thượng tá chuyển ba hòm vàng bạc châu báu từ nhà hầm của ngân hàng nhà nước ra ngoài.

Lính dưới sự chỉ huy của Kôtốpxki, sau khi Hồng quân tấn công đều đổi thành kỵ binh. Bọn thổ phỉ dưới sự cầm đầu của Pêtônac, những người lính mặc áo xanh này trở thành mối uy hiếp lớn đối với khu vực Ucraina. Lực lượng của đơn vị kỵ binh này quân số không nhiều rồi được tăng cường, chẳng mấy chốc đã trở thành một Lữ đoàn kỵ binh thuộc Sư đoàn 45 do Aga chỉ huy. Lữ đoàn kỵ binh Kôtốpxki nổi tiếng vì kỷ luật nghiêm minh, đây là một điều hiếm thấy trong những năm tháng rối loạn, sinh mạng con người không đáng một xu. Lời nói của Kôtốpxki tức là luật pháp, ai không tuân theo thì lập tức bị bắn bỏ - Xung quanh người Lữ trưởng đã từng phải vật lộn với cuộc sống tù đầy khổ sai và đã từng phải đấu tranh gian khổ một mất một còn với bọn cảnh sát và cơ quan phản gián của Đennikin có rất nhiều chuyện hà khắc vô tình. Nhưng Kôtốpxki phân biệt rất rõ giữa việc bắn bỏ những tên tù binh với việc trả thù cá nhân. Sở dĩ anh là một tên "kẻ cướp lương thiện" là vì anh cả đời thật thà. Khi anh phát hiện ra trong số những tù binh bị bắt có người trước cách mạng đã bắt anh nhiều lần và lần cuối cùng suýt nữa thì lấy mất mạng sống của anh, đó là tên Hachikhơly, nhưng không phải như tên tù binh này đã nghĩ là mình thế nào cũng bị Kôtốpxki bắn bỏ để trả thù, ngọn lửa ân oán cá nhân trong con người Kôtốpxki đã đột nhiên tắt ngấm, anh đã tha cho hắn.

Lữ đoàn Kôtốpxki của Sư đoàn 45 dưới sự chỉ huy của Achi, sau khi bị vây bốn tháng, đã đánh bại được quân đội của Pêtônac, sau đó Lữ đoàn kỵ binh của Kôtốpxki lại tham gia chiến đấu giải cứu Thủ đô phương Bắc. Trong cuộc chiến đấu đập tan quân đội của Ukiniky, Kôtốpxki lập công lớn, đơn vị của Kôtốpxki đi xe lửa về phía Nam, còn bản thân Kôtốpxki bị bệnh thương hàn phải ở lại Pêtécbua. Mấy bác sĩ được cử đến chữa bệnh cho người chỉ huy kỵ binh dũng cảm nhất của Hồng quân. Sau khi khỏi bệnh, khi lên đường Kôtốpxki được tiễn như người anh hùng bảo vệ Pêtécbua đỏ, anh mặc chiếc áo da gấu do Chính phủ Pêtécbua tặng, trên ngực lấp lánh Huân chương Sao đỏ, ngồi trong một toa xe riêng đi về Ecachênin, ở đó có những tướng sĩ dưới quyền anh bị thương trong chiến đấu đang chữa trị. Trên Đường trở về Lữ đoàn kỵ binh Kôtốpxki đem theo cả vợ - Trên tầu hoả đi ra mặt trận anh quen biết một nữ bác sĩ, kết hôn ngay trên đường, rồi cùng đến đơn vị kỵ binh.

Tháng 1 và 2 năm 1920, chỉ một mình Lữ đoàn kỵ binh Kôtốpxki đã như một chiếc búa đánh gãy xương sống của bộ đội Đennikin. Kôtốpxki thừa thắng tiến sâu vào sau lưng quân địch mấy chục cây số, khi chúng còn đang hoang mang rối loạn, đơn vị của Kôtốpxki thu được rất nhiều quân trang quân dụng. Tiếp đó là áp sát Ôđétsa, người Lữ trưởng càng tỏ ra nóng ruột không thể chờ được. Tác phẩm văn học có mô tả một cuộc nói chuyện bằng điện thoại giữa Kôtốpxki với tên Tư lệnh Bạch vệ ở Rachưchierinêya và Ôđétsa hầu như hoang đường như sau: Phương diện quân Rachưchierinêya nhắc nhở đơn vị bảo vệ Ôđétsa là Kôtốpxki chỉ còn cách Ôđétsa ba ngày đường nữa thôi, cần phải có biện pháp khẩn cấp để đánh lui đơn vị kỵ binh này của Hồng quân. Cuối cùng, phía bên Rachưchierinêya hỏi lại, ai là người đang nói chuyện với tôi đấy, "Kôtốpxki” - phía Ôđétsa đáp. Bây giờ là lúc nào rồi, mà hãy còn đùa được? thế là hai bên cãi cọ với nhau trong máy điện thoại. "Tôi bảo đảm với ông là, ông đang liên hệ với Kôtốpxki đấy". Là một người thích trêu đùa, đánh cờ và giả trang. Kôtốpxki không bao giờ để cho ngựa không sẵn sàng yên cương.

Ngày hôm đó, Kôtốpxki tấn công vào Ôđétsa, lao qua những đường phố đầy rẫy những quân Bạch vệ thẳng đến bờ sông Đênhiep để đi sâu vào tung thâm hậu phương quân Đennikin để cắt đứt đường rút lui của chúng. Thế là hơn một vạn quân từ sĩ quan đến binh lính Bạch vệ của khu vực Tilatbar bị chặn lại ở bên bờ sông Đênheip, đầy băng tuyết. Người Rumani ở bên kia sông cũng không cho họ sang, còn Kôtốpxki, thì từ phía Ôđétsa tấn công vào, anh ra lệnh cho bọn Bạch vệ đang bị vây khốn ở trên băng tuyết đầu hàng. Thế là Kôtốpxki tiếp kiến những tù binh, phương thức tiếp kiến tù binh có lẽ anh đã bắt chước ở những cuốn tiểu thuyết mạo hiểm mà anh đã đọc.

Đầu tiên anh chạy tới trước mặt những tù binh mặt mũi tái mét, sau đó quay lại đứng ở một chỗ nổi bật trước hàng quân chỉnh tề của Lữ đoàn, nói mấy câu chẳng có thứ tự gì. Có người chứng kiến đã mô tả, cuộc nói chuyện đó thể hiện lòng khoan dung của người Nga. Mặc dù sau khi chiếm được Ôđétsa, trên ngực Kôtốpxki có thêm một Huân chương Sao đỏ thứ hai nữa, nhưng trong ủy ban quân sự cách mạng, lại có người không coi đó là đương nhiên mà lại nói phương thức đối xử của Kôtốpxki đối với bọn Bạch vệ , ở trên bờ sông Đênhiep là "cách hành động của quý tộc Nga".


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Giêng, 2010, 03:03:45 pm
Sau đó Lữ đoàn kỵ bình Kôtốpxki được chỉ thị nghỉ để chỉnh đốn, hai tuần sau Kôtốpxki nhận được mệnh lệnh hành quân tới Giêmêlinca để đánh nhau với bọn bạch phỉ Ba Lan. Sau đó lại đánh nhau mấy ngày ở Paisaipôvich rồi cùng Pukini kéo đến Kiép. Bộ tư lệnh mặt trận (Egooclôp và Stalin) phái Lữ đoàn kỵ binh đi đột phá chiến tuyến của kẻ địch. Lúc đó Kôtốpxki để cho Sunghipô đỏ của Nga tự ý điều chỉnh, đang lúc khẩn cấp lại đột nhiên nhận được lệnh tiến quân lên phía Bắc để cứu viện cho đơn vị của Tukhasiepky đang gặp khó khăn. Lữ đoàn kỵ binh Kôtốpxki phải đi suốt đêm với vận tốc năm mươi kilômét/giờ, nhưng vẫn không kịp, Hồng quân đã phải rút khỏi Vacsava. Kỵ binh Kôtốpxki quen với việc hò hét, huýt sáo, vung kiếm xông thẳng vào trận địa của địch, lần này bất đắc dĩ phải chiến đấu bảo vệ phía sau một cách khổ sở để yểm hộ bộ binh Hồng quân đang bị kỵ binh Ba Lan truy đuổi. Trong tình hình đó, Kôtốpxki mưu trí lanh lợi, đã đánh lui được quân địch, mở đường cho bộ binh Hồng quân rút lui.

Nếu không nhờ có rừng cây rậm rạp thì đơn vị của Kôtốpxki đã bị xoá sổ rồi. Qua ba ngày đêm chiến đấu liên tục, số người, ngựa bị tổn thất nặng nề. Kôtốpxki phải tốn rất nhiều công sức cuối cùng mới có được một số xe ngựa kéo pháo và người bị thương lên trên đỉnh núi. Một sĩ quan quân đội Ba Lan đã năm lần cầm cờ trắng lên núi yêu cầu Kôtốpxki đầu hàng trong danh dự, nhưng đều thất bại. Nhưng lương thực cũng đã hết.

"Hỡi các anh em", Kôtốpxki hạ giọng nói: "Xin lỗi, đưa anh em tới nước bị vây thế này là lỗi tại tôi, nhưng đến nước này thì chẳng còn gì nữa, không hy vọng ai đến giúp nữa, chúng ta hoặc là hy sinh như một chiến sĩ cách mạng chân chính hoặc là xông ra".

Nắm đúng thời cơ, Kôtốpxki đột nhiên xông thẳng về phía quân Ba Lan đang khép chặt vòng vây về phía Kôtốpxki, tiếp đó là những kỵ binh mặt mũi đầy bụi và máu, không còn ngựa, vung kiếm đi theo sau chiếc xe xong mã, đang lộc cộc kéo những khẩu súng máy xuống núi, lúc đó Kôtốpxki cưỡi ngựa chạy lên phía trước một quả pháo đã nổ ngay bên cạnh làm anh ngã ngựa ngất đi các anh em đã xúm lại dùng tay khênh Kôtốpxki tiếp tục chạy.

Sau khi ra khỏi vòng vây, Kôtốpxki được xe ngựa chở đến bệnh viện. Các bác sĩ thấy vết thương của anh rất nặng, khó có thể hồi tỉnh được. Nhưng với một người đã qua nhiều năm tôi luyện, có một thân hình cường tráng và đã thử thách qua nhiều lần chết hụt, nếu là người khác thì khó có thể chịu đựng nổi và qua được cơn hiểm nghèo. Nhưng Kôtốpxki đã hồi phục rất nhanh, Ba tuần sau anh đã có mặt để chỉ huy đơn vị chiến đấu.

Ngày nay trong cái lý lịch của Kôtốpxki có một số chi tiết không thể lý giải một cách đơn giản như trước đây giữ im lặng có nghĩa là phản bội sự thực lịch sử.

Dưới đây nói qua về việc Kôtốpxki tham gia việc trấn áp phản loạn Anđônôp ở Tanpô. Gần đây báo chí đã đăng nhiều bài viết về nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa đó và những bài viết có liên quan tới sinh thời Anđônốp, mà mấy chục năm qua bị công kích là tên đầu sỏ thổ phỉ và tên Cục trưởng cục cảnh sát huyện đầu mục thổ phỉ phản cách mạng. Những nghiên cứu lịch sử gần đây và những văn kiện hồ sơ cho thấy, nguyên nhân rất sâu xa của việc nông dân ở Tanpô chống lại chế độ trưng dụng lương thực thừa, không thể thực hiện được của chính phủ địa phương và chỉ gạt bỏ những biểu hiện về hình thái ý thức bề ngoài, thì mới biết rõ nguyên nhân dẫn tới phong trào khởi nghĩa ở một tỉnh. Các nhà sử học và các nhà chính luận ngày càng nghiêng về phía quan điểm này. Tức nông dân ở Tanpô khởi nghĩa là để chống lại hành vi thô bạo của chính quyền địa phương, thực tế là vì bức bách quá.

Những suy nghĩ mới về nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa nông dân Tanpô. Họ dùng hình thức phản loạn để bày tỏ bất mãn, khiến người ta phải đánh giá lại về thái độ đối với người trấn áp khởi nghĩa. Mới đầu người ta còn né tránh, sau dần dần mạnh dạn chỉ trích Kôtốpxki, vì chính Lữ đoàn của anh đã ngồi xe lửa từ Ucraina về trấn áp cuộc khởi nghĩa ở Tanpô. Chúng ta đã biết nhà văn C.Sipilyakhôp và A.Nicôlaiép chứng thực là Lữ đoàn Kôtốpxki vừa xuống tầu ở Môsanskhơ mấy tiếng đồng hồ, đã bị những phần tử khởi nghĩa đánh chết gần 500 người, Kôtốpxki còn cùng Tư lệnh Tập đoàn quân Upôlêvich bàn kế hoạch hợp đồng tác chiến giữa bộ đội xe bọc thép và bộ đội kỵ binh. Trong đó bộ đội xe bọc thép bao vây các phần tử phản loạn rồi đuổi chúng chạy về hướng của bộ đội kỵ binh Kôtốpxki. Kế hoạch này rất thành công, do bộ đội xe bọc thép và một Lữ đoàn kỵ binh khác xua đuổi, những người khởi nghĩa chỉ còn cách chạy về phía bộ đội của Kôtốpxki. Hai tác giả cho biết, qua năm ngày đêm kịch chiến, bộ đội của Kôtốpxki đã giết được mấy ngàn người.

Lẽ nào lại phải giết nhiều người đến thế? Lẽ nào lại phải giết những người nông dân hầu như đã tuyệt vọng vì ngay đến những hạt giống cũng bị chế độ trưng thu cướp mất? Lẽ nào những người vệ sĩ cao thượng của những người nghèo khổ vùng Pisalapia và Ucraiena lại không biết những người kỵ binh hùng dũng chặt đầu của ai? Vấn đề thật đơn giản, nhưng đáp án rõ ràng là phải tìm ở trong những Văn kiện lịch sử. Khi được lệnh của nữ hoàng Ecachiêrina đệ nhị cử quân chính quy đi trấn áp quân khởi nghĩa Phacasep, Nguyên soái Suvôlôp lại không đau khổ vì lương tâm cắn dứt ư?


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Giêng, 2010, 03:05:58 pm
Còn Kôtốpxki đương nhiên cũng đau khổ, việc chém người nông phu chưa từng được tập cưỡi ngựa, không biết đánh nhau bằng đao kiếm, lần đầu tiên cưỡi ngựa, ngã từ trên mình ngựa xuống không phải là việc Kôtốpxki nên làm. Là một người thích tiểu thuyết trinh thám, Kôtốpxki mặc quần áo vàng, không muốn những người vô tội phải chết. Vì thế khi nhận được lệnh tiêu diệt đội kỵ binh do Ivan Macsiu, người bạn chiến đấu của Anđônôp chỉ huy, Kôtốpxki đã nghĩ ra một cách khéo léo để dụ tên đầu sỏ thổ phỉ ra ngoài, anh là một nhà ảo tưởng, một nhà mạo hiểm và là một người thích kích thích, chỉ có khi nào mang tính mạng của mình ra làm mạo hiểm thì anh mới thật sự thấy mình sống bằng xương bằng thịt thực.

Kôtốpxki được biết ban tiễu phản bắt được một trong những trợ thủ thân thiết nhất của Andônôp - Tham mưu trưởng Aikhơtôp, Kôtốpxki không yêu cầu bắn Aikhơtôp mà lại xin về đơn vị của mình. Theo tin tình báo lúc bấy giờ, thì Ivan Macsiu không biết Ankhơtôp bị bắt, vẫn nghĩ rằng hắn và Andônôp đang cùng trốn một chỗ. Kôtốpxki bố trí tám người của mình ở bên cạnh Aikhơtôp và ra lệnh cho họ: Nếu Aikhơtôp dở trò gì, thì bắn vỡ đầu hắn ngay, mặc dù Aikhơtôp hứa sẽ giúp đỡ, nhưng vẫn không thể tin tuyệt đối được.
Một đêm, Aikhơtôp dẫn bốn mươi kỵ binh tài giỏi, mặc quẩn áo lính Côdắc dưới sự giám sát chặt chẽ của Kôtốpxki và tám vệ sĩ trung thành của mình đến một thôn nhỏ. Trong thôn này có cụ thân sinh Macsiu, đây là điều Kôtốpxki mong muốn, ông cụ có biết Aikhơtôp, Aikhơtôp nói với ông cụ là thủ lĩnh của thổ phỉ, là Phêlanôp dẫn đội quân Côdắc tới giúp Macsiu. Ông cụ liền gọi một đứa trẻ đến giao thư của Aikhơtôp cho đứa trẻ chuyển ngay cho Macsiu ở trong rừng. Sáng sớm hôm sau nhận được thư trả lời. Trong thư Macsiu hẹn tuần sau sẽ gặp tại thị trấn Côpêlenca.

Để không làm cho địch hoảng sợ, Kôtốpxki quay về điều động Lữ đoàn của mình, yêu cầu Unepvich bố trí Hồng quân canh rừng một quãng. Mặc dù Unépvich và Đohasepky đều chưa nắm được chi tiết của hành động này. Vì cần phải phái tuyệt đối bí mật, tránh để Macsiu nghi ngờ.

Hai Binh đoàn kỵ binh vội vàng chuẩn bị những chiếc mũ bằng da dê màu đen, kiểu mũ của bọn Côdắc, Cuban vẫn dùng, và quần có sọc mầu bên cạnh. Những người chuẩn bị tham gia chiến đấu đợt này còn phải học tiếng Côdắc để xưng hô với người chỉ huy nữa.

Kôtốpxki và Aikhơtôp cưỡi ngựa đi thẳng tới chỗ Macsiu. Trên đường đi Kôtốpxki luôn luôn nhắc Aikhơtôp "coi chừng".

"Nếu anh chạy về phía kia, hoặc dùng mắt để ra hiệu cho nhau, hoặc nói lung tung một câu nào, thì anh sẽ chết ngay, chúng tôi không để anh thoát được đâu”.

Một người nổi tiếng vì thích diễn kịch, thích pha trò, và mạo hiểm, Kôtốpxki lần này đóng vai Phêlanôp rất đạt, nhưng cũng vẫn rất mạo hiểm vì lúc nào Aikhơtôp cũng có thể bán đứng anh, nhưng Aikhơtôp cũng biết rất rõ là Kôtốpxki đã nói được là làm được. Macsiu đã tin tưởng họ và dẫn tên đầu sỏ thổ phỉ Phêlanôp vào trong thôn để gặp những tên thân tín khác. Trong một căn nhà gỗ đơn sơ có khoảng hai mươi người đang đợi họ, mà bên cạnh Kôtốpxki chỉ có tám người.

Cuộc họp bắt đầu, sau khi bàn kế hoạch tấn công vào Tanpô xong, Macsiu mời họ đi ăn, khi rượu và thức ăn đã bày ra bàn, đang lúc rượu thịt vui vẻ, thì Phêlanôp đầu sỏ thổ phỉ đột nhiên đứng lên bàn nói: "Thôi không cần phải nói nữa, tôi không phải là Phêlanôp, tôi là Kôtôpxki ".

Giống như những ông chủ thể hiện ở trong đám đông như trong những cuốn chuyện mà anh thích đọc, Kôtốpxki biểu diễn rất say mê và nhuần nhuyễn. Anh hoàn toàn có thể tước súng của Macsiu một cách êm thấm. Nhưng Kôtốpxki không phải là loại người như thế, trong cuộc sống của anh không thể có mạo hiểm.

Mọi người có mặt trong nhà gỗ lúc đó đều ngỡ ra. Kôtốpxki tay cầm súng lục ổ quay chĩa vào Macsiu bóp cò lần thứ nhất không thấy đạn nổ, lần thứ hai cũng thế, liên tục ba lần đều không có đạn nổ. Lúc này Kôtốpxki lùi lại phía góc tường, mở súng ra kiểm tra và tiếp đó là chiếc đèn dầu bị một phát đạn vỡ tan, thế là cuộc hỗn chiến bắt đầu. Những người của Kôtốpxki xông vào tóm cổ những. tên đầu sỏ của cuộc khởi nghĩa. Bản thân Macsiu bị trúng ba phát đạn của Kôtốpxki, trong đó có hai phát trúng ngực. Kôtốpxki cũng bị thương cánh tay phải. Khi Kôtốpxki nằm trên cáng khênh ra khỏi nhà, Kôtốpxki cho gọi Aikhơtốp đến nói.

"Lúc đó anh hoàn toàn có thể trói tôi lại như bắt một con chim họa mi trong lồng để nộp cho Macsiu, như vậy anh có thể trở thành người anh hùng, nhưng anh đã không làm như vậy".

Kôtốpxki trầm mặc một lúc rồi nói tiếp:
"Anh đã biết là tôi có thể bắn chết anh, vì điều đó đã được ban tiễu phản bàn bạc rồi, vì nếu anh ở bên đó thì anh đã bị bắn từ lâu rồi."

Aikhơtôp nghe thấy thế sợ tái mặt.

"Thôi được thả anh ta ra, tuỳ anh ta, muốn đi đâu thì đi" Kôtốpxki ra lệnh và nói: "Chúng ta không còn ai nợ ai nữa. Thế là xe mở máy đi thẳng”.



Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Giêng, 2010, 03:08:15 pm
Tâm lý của Lữ trưởng Kôtốpxki rất kỳ quái, khác người. Khi anh còn sống, không phải là ai cũng hiểu anh. Sau khi anh chết, những mô tả có tính phiến diện, nào là anh là một người Bônsêvích trung thành hoặc là một kẻ vô chính phủ không chịu ràng buộc, không qua khỏi thử thách của thời gian. Những địa chủ và con cháu địa chủ ở vùng Pisarapia trước cách mạng bị Kôtốpxki cướp bóc phần lớn chạy ra nước ngoài, vì thế những người này nhấn mạnh đặc biệt tới những hành vi phạm tội của Kôtốpxki. Vì vậy ngoài những bài viết mô tả những hành động tội phạm của Kôtốpxki ra, có rất ít bài viết về những việc làm của anh, khiến người ta phải chú ý. Nội tâm Kôtốpxki rất phức tạp, rất mâu thuẫn. Muốn hiểu tâm lý của Kôtốpxki thì cần phải hiểu thời đại đó. Thời đó người ta không phải điền ngày sinh tháng đẻ, những việc làm trước cách mạng vào cái biểu có sẵn một cách nghiêm ngặt, cũng không cần phải tỏ lòng trung với lãnh tụ của Điện Kremli. Lúc đó còn chưa sáng tạo ra cái quan hệ nối khố của hệ thống hành chính đáng sợ. Bảng tên chức vụ do cấp trên bổ nhiệm, vì vậy nhiều chức vụ quan trọng và những người tài năng xuất chúng được tuyển chọn từ đó ra đảm nhiệm. Nhưng khi nhiệm kỳ của người đó kết thúc, thì họ trở thành những người vô dụng, thậm chí là những người nguy hiểm. Thay thế vào đó là những người bình thường, không học, không có kỹ thuật, họ vâng lời và làm việc theo sách vở. Kôtốpxki trưởng thành từ loại người này. Trong cái mệnh lệnh thuần tuý lý tình của anh ta, có thể là yêu cầu binh sĩ phải học thuộc những lời anh ta nói. Một lần vì không vừa ý với quần áo của Sư đoàn Colyvôsô. Quân đoàn trưởng Sicốp Kôtốpxki đã tự tay viết mệnh lệnh cho quân đoàn là: "Sau khi kết thúc tác chiến quần áo của các chiến sĩ trong đơn vị đồng chí Sư trưởng Z.Cơlyvôrôsicôp trông giống như quần áo lót sau những buổi hoan lạc của những đêm giao tiếp vậy".

Là một người có tính độc lập, thông minh tuyệt đỉnh, có sức hấp dẫn, là một người có tài tự biết mình, có uy tín cao trong quân đội và trong quần chúng thì không thể không có người đố kỵ ghen ghét, không thể không có những người không có ý xấu. Có những người thích báo cáo với ủy ban quân sự cách mạng và Tổng cục Chính trị về tình hình thống trị của Kôtốpxki trong vương quốc của mình (địa phương đóng quân của Quân đoàn kỵ binh số 2), nói nào là Kôtốpxki là tổng thống của nước cộng hoà, Kôtốpxki ở đó ngoài lời nói của Kôtốpxki ra, không có luật pháp, Kôtốpxki là chỉ huy, là lãnh tụ, là quan toà, là nhà nước, mà còn là Đảng nữa. Kôtốpxki với sự thông minh trời phú hiểu rất rõ hiện thực xã hội của thời đại của mình. Thời đó trong quân đội còn mang nặng tính du kích, muốn thay đổi tình trạng đó cần phải có thời gian.

Nhưng họ lại không để cho Kôtốpxki có thời gian. Đêm ngày 6 tháng 8 tại nông trường quốc doanh "Siêbankha" thuộc Cục sản xuất của quân đội trung ương cách Ôđétsa ba mươi dặm báo "Sự thật" đã đăng bức điện báo Kharcốp đánh đi cho biết: "Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Liên Xô, Ucraina và Mônđôva, Quân đoàn trưởng Quân đoàn kỵ binh Kôtốpxki không may tạ thế". Mãi 65 năm sau, chúng ta mới biết hung thủ là Mainep Chaisep chính là nhà mà Kôtốpxki đã trốn tránh sự truy bắt của bọn phản gián Đennikin và hắn đã đưa cho Kôtốpxki một chiếc áo mặc vào để đi trốn, trước khi đi Kôtốpxki đã quen miệng nói với hắn là tôi đã nợ anh một món nợ, một đêm sau năm năm, Maiyen Zhaichiên đã gặp lại người còn nợ mình và đã bắn chết anh ta.

Nhẽ nào Kôtốpxki nói lời vàng ngọc lần đó lại không thu dụng anh ta; đối với người đã cứu mình lại tỏ ra rất lạnh nhạt, để anh ta có thể hành động khinh suất như thế ? Chỉ cần tìm hiểu qua một chút là sau năm 1920, sau khi kỹ viện bị chính quyền Xô Viết đóng cửa Maiyen Zhaichiên đã gặp khó khăn trong cuộc sống, sự hoài nghi vô lý này cũng sẽ tự mất đi. Nghe nói hai năm trước ngày người mắc "nợ" được làm quan to, Maiyen Zhaichiên đã phải lần hồi qua ngày, nay chỗ này mai. chỗ khác. Lúc đó kỵ binh của Kôtốpxki đóng tại Umen, một hôm Zhaichiên đến chỗ Quân đoàn trưởng Kôtốpxki. Sau khi nghe vị ân nhân đã cứu mình ở Ôđétsa, phải trải qua biết bao nhiêu gian khổ lận đận, Kôtốpxki rất cảm động. Về mặt nhân tình mà nói, cũng có thể thông cảm nỗi khổ của Zhaichiên vì hai năm vừa qua không có công ăn việc làm cố định, đến chỗ nào cũng bị từ chối. Những người thất nghiệp còn phải xếp hàng dài ở trung tâm giới thiệu việc làm, huống chi bản thân anh ta trước đây đã từng hành nghề gây tổn hại tới thuần phong mỹ tục (kỹ viện), nên càng không thể hy vọng kiếm được việc làm khả dĩ "Tôi chỉ còn có một con đường là cùng với Natôkia nằm trong quan tài chờ chết thôi". Ông chủ kỹ viện bị xoá bỏ, nghĩ tới những ngày ở Ôđétsa khóc lóc kể với Kôtốpxki.

Thế là Kôtốpxki liền ra lệnh để ân nhân cứu mạng của mình được làm Đội trưởng Đội bảo vệ Nhà máy đường Phêrêgơnôpskhơ. Nhà máy đường này của kỵ binh. Mácgiônkích (mọi người thường gọi anh là Mácgiônkích) nhờ có sẵn khả năng làm việc nên đã nhanh chóng quen với việc kinh doanh của Nhà máy đường, ngoài ra còn giúp đội kỵ binh làm được một số việc thông thường. Nhưng Mácgiônkích cũng không dám ỉ lại vào Quân đoàn trưởng Kôtốpxki, vì Kôtốpxki đã báo đáp anh một cách khảng khái.

Hầu như không có hiện tượng gì chứng tỏ là có bi kịch như vậy, quan hệ của hai người rất cao cả trong sáng. Ngoài ra ngay khi kết thúc ngày nghỉ Kôtốpxki còn cho Mácgiônkích ngồi xe từ Umen đến Siêbankha để anh ta thu xếp một số thứ giúp người vợ chửa. Ít ra trước toà anh ta cũng nói được động cơ của việc đi Siêbankha. Kôtốpxki có biết được việc anh ta đến Siêbankha hay không hoặc giả anh ta từ Umen đến khiến Kôtốpxki phải kinh sợ? Điều này chỉ có thể đi hỏi chính Kôtốpxki.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Giêng, 2010, 03:10:43 pm
Macky bị bắt ngay hôm xẩy ra vụ án. Sau đó mấy hôm, báo chí đưa tin Mácgiônkich ám sát Kôtốpxki vì động cơ chính trị, anh ta làm theo lệnh của Cục gián điệp Rumani. Một năm sau tức tháng 8 năm 1926 mở phiên toà. Tác giả của cuốn "Lữ đoàn trưởng Hồng quân" không nói đến những chi tiết về cái chết của Kôtốpxki, sau này trong bài viết đăng trên tạp chí "Ngọn cờ" của B. Kachacôp viết: "Trong phiên toà không nói tới việc "tội phạm dùng súng bắn". Mácgiônkich thú nhận là hắn giết Kôtôpxki vì anh ta không đề bạt hắn mặc dù bản thân hắn đã nhiều lần nêu yêu cầu này với chỉ huy cấp trên".

Còn tòa ? sau khi nghe những lời trần thuật không thể tin được của Zhaichiên, toà lại tỏ ý mãn nguyện với lời giải thích của hắn? Những vị Luật sư chuyên nghiệp đó tại sao lại ấu trĩ và tin một cách dễ dàng như vậy? Trong lịch sử của chúng ta thường có những vấn đề vô cùng phức tạp.

Quá trình xét xử cũng rất kỳ lạ. Bà vợ goá của Kôtốpxki nói với các con mình về quá trình xét xử như sau: “Bà cho rằáng phiên toà thứ nhất chẳng có nội dung gì, trong đơn khởi tố Viện kiểm sát lại gọi vụ mưu sát là vụ án gián điệp của cảnh sát chính trị Rumani, khi nói tới vấn đề "mưu sát" Luật sư lại hỏi bị cáo những việc chẳng có liên quan gì..".

Theo lời của kiểm sát viên thì Zhaichiên có liên hệ với cơ quan phản gián Rumani, nhưng bà vợ goá của Kôtốpxki lại rất hiểu hung thủ và thái độ của chính sách đối xử với hắn, vì thế bà không tin thậm chí còn hoài nghi... ngày nọ qua ngày kia, nghi vấn trong đầu bà ngày càng nhiều. Tại sao nhà đương cục không ngăn chặn những tin đồn bẩn thỉu cứ lan dần ra ở Ôđétsa? Tại sao báo chí không đăng tiến trình của việc xét xử? Tại sao bản phán quyết cuối cùng cứ phải giữ bí mật? Ở đậy những bí mật nào của nhà nước có thể công khai được? Việc xét xử càng đi sâu, thì nghi ngờ càng nhiều.

Cuối cũng đã tuyên án Zhaichiên bị xử tù mười năm. Phán quyết như vậy nặng hay nhẹ, có phù hợp với tội hay không? Ngay trong cùng một phòng, có một người chỉ vì cướp bộ đồ nghề nha khoa mà trong cùng một phiên xử lại bi xử bắn, còn người giết Kôtốpxki chỉ bị xử tù mười năm?

Cả đời Kôtốpxki thích xem những chuyện lãng mạn và lịch sử thần bí, sau khi Kôtốpxki chết, những cái đó vẫn cứ xoay quanh tên anh mãi. Năm 1928 toà án xét xử hung thủ bị tù mười năm, nhưng chỉ ở tù có hai năm đã được tha. Lại có tin nói trong hai năm ở tù, khi có ai hỏi tới hắn chỉ cười đáp, đó đâu phải là tù, hắn ở tù nhưng quản lý câu lạc bộ nhà tù, ban ngày có quyền vào thành phố. Sau khi ra tù được bố trí làm việc tại đoạn toa xe Kharcốp. Hai năm sau người ta phát hiện thấy xác hắn nằm trên đường sắt gần ga Kharcốp, trên mặt hắn còn hằn rõ nụ cười đau khổ. Có người giết hắn vứt xác hắn vào đường xe lửa cho xe lửa cán, nhưng đã không kịp, một công nhân vô tình phát hiện ra màn kịch ghê sợ này.

Rõ ràng đây là có dụng ý tạo ra một tai nạn ngẫu nhiên. Ai làm việc này? Tại sao lại phải giết một người duy nhất biết rõ nguyên nhân của bi kịch Siêbankha?

Không bắt được hung thủ giết Zhaichiên. Một số tình hình mà Ôlêga Pitơnôpca Kôtôpcaia nói chứng tỏ điều này, một hôm có ba người cấp dưới của Kôtốpxki trước đây đến thăm bà và nói với bà, họ sẽ giết chết Zhaichiên. Nhưng Ôlêga Pitơnôpna đã phản đối kế hoạch của họ, bà cho rằng không nên giết Zhaichiên vì hắn là người duy nhất biết được sự thực. Vì không yên tâm đối với những người đến thăm mình, nên bà đã cảnh báo những người đứng đầu bộ đội ký lệnh là không nên trừ khử hung thủ đã giết chồng bà. Mặc dù vậy, Zhaichiên vẫn bị chết.

Kachacôp cho rằng, giết Zhaichiên là thủ hạ của Kôtốpxki làm, nhưng không phải là không có người đứng đằng sau vụ giết Kôtốpxki tham dự và chỉ huy. Zhaichiên sau khi làm điều xấu xa đáng lẽ đã bị chết rồi, vì thế hắn đã nhanh chóng được thả ra tù. Zhaichiên bị giết chẳng qua cũng chỉ là kết cục thông thường của những hành động độc ác mà thôi. Người của Kôtốpxki cũng nghĩ như thế, chẳng qua chỉ là sao khéo đúng dịp đến vậy. Bất kể là Sitơlicônôp, hay Waterman (còn một tên nữa không rõ tên) đều không cảm thấy đau khổ.

Trong một chuỗi lôgích đó những sự thực mới biết chiếm địa vị quan trọng, đó là tháng 1 năm 1925, Blôngtai Chủ tịch ủy ban quân sự cách mạng Liên Xô và là ủy viên nhân dân Hải quân Liên Xô rất quan tâm tới quá trình điều tra vụ án về cái chết của Kôtốpxki, vị chỉ hủy nổi tiếng của Hồng quân vừa được bầu làm ủy viên Ban quân sự cách mạng Liên Xô và sắp sửa được đề bạt làm Phó ủy viên nhân dân Hải quân Liên Xô, thấy cái chết khó hiểu này khiến ông ta cảm thấy kinh hoàng. Blôngtai rõ ràng là nghi trong này nhất định là có vấn đề vì thế ông đã yêu cầu gửi tất cả những tài liệu điều tra có liên quan tới vụ án về Mátcơva. Nhưng bản thân Blôngtai tháng mười năm đó lại nhận được bổ nhiệm-nhiệm vụ mới và cũng mười tháng sau đột nhiên chết trên bàn mổ, như vậy thì còn ai biết công việc điều tra tiến triển ra sao, có phát hiện ra manh mối gì, có liên quan với những ai nữa? Sau khi Blôngtai tuyệt đối không phải là chết một cách bất ngờ, những tài liệu có liên quan tới vụ án lại được trả về Ôđétsa. Những trinh sát ở đây không ai có thể cản trở việc một số người nào đó cần thêu dệt lên một số những câu chuyện thần thoại sau cái chết của Kôtốpxki.

Vậy ai cần những câu chuyện thần thoại đó? Kachacôp không trực tiếp nói rõ tên của người đó, nhưng kết luận dưới đây có thể làm cho người ta cũng dễ dàng thấy được: Người không thích Blôngtai, cũng là người rất sợ Kôtốpxki, vì Blôngtai muốn đề bạt Kôtốpxki đảm nhiệm chức Phó ủy viên nhân dân. Con trai Kôtốpxki cũng khẳng định là cha anh là người bị mưu sát chính trị đầu tiên sau Cách mạng tháng Mười. Vậy ai là người bày và thực hiện âm mưu này? Có phải là người bị Blôngtai ngáng trở không ? Cuộc đấu tranh trong nội bộ Đảng giữa thập niên 20 hình thành hai phe đối lập nhau là Stalin và Trôtxki, sau đó lại có thêm một phe nữa là Blôngtai và Chiarânxky đứng đầu, hai người này sau đó đột nhiên chết. Blôngtai đã từng đánh giá cao tài năng quân sự của Kôtốpxki và đề cử Kôtốpxki vào trong tập đoàn quyền lực cao nhất của quân đội.

Nhưng ý định của Blôngtai không thành.

Những người này định tìm bệnh "viêm dạ dày" của Kôtốpxki vì trước đây khi ở Kiép đã phát hiện anh có những triệu chứng của bệnh "Viêm loét dạ dầy". Vì thế mới chuyển ngay anh về Matxcơva đưa vào bệnh viện mà sau này Blôngtai cũng điều trị ở bệnh viện này. Trong vòng hai tuần họ tìm một lý do để Kôtốpxki phải lên bàn mổ, nhưng không tìm được lý do xác đáng và Blôngtai không đồng ý vì Kôtốpxki có một cơ thể rất khoẻ mạnh.

Vì thế chúng phải thực thi kế hoạch khác, kết quả hoàn toàn không ngoài dự đoán của chúng, chúng không phải tốn nhiều công sức mà vẫn giết được Kôtốpxki. Vì chỉ cần con người như Zhaichiên là đủ.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 29 Tháng Giêng, 2010, 08:21:55 am
CHƯƠNG 10
TIẾN LÊN DƯỚI LÁ CỜ HỒNG

Bị chôn hai lần - Quan tài ở trong vườn Nhà máy - Khai quật khám nghiệm tử thi nói lên điều gì - bị người mình bắn - về những lời thần thoại - diễn biến theo hướng nào - Ai có lợi vì cái chết của anh ta.

Người quản trang phát hiện ra chẳng biết ai đã vào trong cái nhà xiêu vẹo bằng gỗ tồi tàn này lục soát từ lúc nào, một số thực phẩm của gia đình người chết đưa cho để ở trong đó cũng biến mất. Những người nhà của người chết muốn người quản trang tìm cho người thân của họ một miếng đất tương đối cao ráo một chút, để người thân của họ được an nghỉ mãi mãi. Trong thời kỳ bạo loạn, năm 1919 cuộc chiến tranh tàn sát lẫn nhau diễn biến rất căng thẳng, làm cho biết bao người phải bỏ nhà cửa ruộng vườn ly tán khắp nơi. Ai còn có thể nghĩ được là còn có thể quay trở lại để cúi đầu trước những nấm mộ để cầu cho cha mẹ, anh, chị, em, chồng con được an nghỉ.

Người quản trang không từ chối bất cứ một ai, theo phương thức Cơ đốc giáo, ông ta chia sẻ nỗi thống khổ của những gia đình có người chết. Ngay những người vì hoàn cảnh nào đó chôn trộm, chưa được phép của nhà đương cục địa phương, thì người quản trang điếc dở này cũng cứ lờ đi để họ chôn, chứ không cản trở, ông cho rằng, sau khi chết mọi người đều bình đẳng, không nên vì người đó, khi còn sống có quan điểm tư tưởng nào đó, nên đến khi chết lại chôn họ ở dưới rãnh nước hoặc nơi tồi tàn. Người quản trang không quan tâm tới quyết định của nhà đương Cục thành phố về việc không cho những người thuộc giai cấp bóc lột, được chôn trong nghĩa trang, vì thế người quản trang được nhiều người trao cho những đồ ăn thức uống. Trong những năm đói kém, thì những món quà này quả là một phần thưởng đáng giá.

Cánh cửa của nhà người quản trang ít khi đóng, do đó có người lợi dụng sự nhẹ dạ này, khi thì đến lấy trộm mẩu bánh mì, lúc thì lấy trộm xâu cá khô, lúc lấy khúc xúc xích. Cuối cùng người quản trang lại mới bị mất một số thức ăn, ông tức quá quyết định rình bắt cho được kẻ ăn trộm. Nhưng chẳng hiểu sao ông lại cho rằng, có lẽ những người lính trốn trại đến ẩn náu ở gần đây thôi. Chứ còn nhân dân cả thành phố này đều biết ông, không ai nỡ mà cũng không ai dám đến nhà ông mà lấy bánh mì.

Một hôm, cái người đứng trước mặt ông không phải là một người lính trốn trại lưu lạc như ông dự đoán mà là một đứa bé khoảng 12-14 tuổi, thấp bé, đầu tóc bù xù, đói khát chỉ còn da bọc xương. Ông quản trang và những người giúp việc tỏ ý kinh ngạc. Thằng bé mồ côi cả cha mẹ, phải đi ăn mày trên đường phố, để có một chút thức ăn, có khi ăn xin không được phải ăn cắp. Người quản trang điếc dở cô đơn này nghĩ thương tình đã giữ thằng bé lại - chia sẻ cho nó một phần thức ăn nhỏ nhoi của mình, và lâu dần nó cũng giúp ông được một số việc.

Mọi việc trong nghĩa trang đều được cậu bé chú ý, ngay cả những phương thức mai táng khác nhau của mỗi nấm mồ cũng được hằn sâu trong đầu óc cậu. Có một lần một bà mẹ đau đớn đến tuyệt vọng đã nhảy xuống huyệt để được chôn cùng với đứa con thân yêu đã chết của mình, biết bao cảnh thương tâm thường diễn ra trước mắt cậu, mỗi lần mở cửa nghĩa trang lại nhìn thấy những cảnh tang tóc bi thương. Ở đây chôn cất đủ các loại người - Người già có, trẻ có, chiến sỹ Hồng quân, trẻ con, thủ trưởng có, và người nông dân chất phác có... đủ cả. Nhưng có một đám tang đã hằn sâu trong ký ức của cậu.

Đó là đám tang tháng 9 năm 1919, vào khoảng trưa hôm đó một số chiến sỹ Hồng quân vác xẻng cuốc tới nghĩa trang, sau khi lựa chọn một mảnh đất họ bắt đầu đào, cậu bé quản trang đi đi lại lại gần đó và nghe thấy các chiến sỹ Hồng quân nói chuyện với nhau là Người chỉ huy Hồng quân bị đánh chết sẽ được chở đến bằng tàu hoả, dự định tối nay sẽ tới.

Nhiều chiến sỹ tỏ ý bất mãn lấy cái công việc không lấy gì làm vui vẻ này để xì xào chê trách người chỉ huy hiện nay là: Tàu chở khách thường đến từ sáng, tầu đến buổi tối phần nhiều là tầu chở hàng. Gì thì gì cũng không nên chở thi hài của thủ trưởng quân sự bằng tầu chở hàng, hơn nữa từ trước tới nay việc đưa tang người của đơn vị thường dùng xe của chính đơn vị mình cơ mà. Qua đó đủ biết những chiến sỹ Hồng quân này đều là những người phục vụ trong một cơ quan cao cấp nào đó vì thế họ biết đối với người chết nào thì phải làm thế nào.

Thế rồi chiếc xe chở hàng tối hôm đó chở tới một chiếc quan tài đựng thi thể người chỉ huy, xe vừa tới là cử hành tang lễ ngay. Điều khiến người quản trang chú ý là quan tài được làm bằng kẽm. Những quân nhân hộ tống quan tài khênh đặt ngay xuống huyệt, mà những cảnh vệ đã đào, với một lễ truy điệu ngắn gọn, chỉ có vài người khách nói lời cáo biệt, không có người nào ở địa phương lên phát biểu gì, mấy khẩu súng lục bắn ba phát để tỏ ý từ biệt người đã khuất, cuối cùng một tấm bia mộ bằng gỗ ghi tên người đã khuất được cắm trên mộ.

Người quản trang và cậu bé thấy tên khắc trên bia mộ bằng gỗ cảm thấy khó hiểu, tên này không phải là một tên bình thường. Sống bên cạnh người quản trang đã lâu nhưng cậu bé chưa hề nghe thấy tên này bao giờ. Vì cậu đã quen với những tên của người, Hungari, người Đức, người Slavơ, người Trung Quốc. Vì thế tên hiếm có của người chỉ huy này đã khắc sâu trong ký ức của cậu bé và chiếc quan tài bằng kẽm cũng là những điều suốt đời cậu không thể quên. Bất kể trước kia hay sau này cậu cũng không thể nào có dịp được trông thấy loại quan tài như thế, vì nói chung người ta thường làm quan tài bằng gỗ.

Thằng bé này cũng không ngờ rằng mình đã trở thành một chứng nhân của việc an táng một vị anh hùng nổi tiếng của Liên Xô trong thời kỳ nội chiến. Về nguyên nhân cái chết của vị anh hùng này đến nay vẫn còn có những tranh luận gay gắt. Nếu cậu bé hồi đó có được cái tính tò mò của người thường, thì cũng bớt đi được một số khoảng trống trong lịch sử. 


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 29 Tháng Giêng, 2010, 08:24:27 am
Lúc đó mọi cái đều khiến người ta nghi hoặc : Ở đây người ta chưa từng nhìn thấy quan tài làm bằng kẽm từ xa mấy ngàn cây số đến, mà xe chở quan tài tới lại là xe chở hàng tồi tàn, không khớp với cấp bậc của người chết, những người hộ tống đến thì vội vội vàng vàng tang lễ quá đơn giản.v.v... Nhưng lịch sử không thừa nhận giả định, hiện thực khách quan như sau:

Mười lăm năm sau, cứ mỗi lần chiếu bộ phim cùng tên, khi cả nước đều theo đó mà ca ngợi người anh hùng, thì cậu bé con nuôi của người quản trang đã lớn tuổi nghĩ tới tên của người chỉ huy Hồng quân được mai táng trong quan tài bằng kẽm. Cậu bé lúc đó đã lớn lên tuy không còn thương cảm như khi còn đi lang thang nữa, lúc này cậu đã thường xuyên đi sửa sang lại những ngôi mộ cùng với cha nuôi, theo phương thức người xưa rót rượu để truy điệu vong hồn người chết. Qua đó người ta nghĩ tới những điều sâu xa hơn, thương cảm, đồng thời cũng khiến người ta nghĩ tới những cái gì gọi là vĩnh hằng. Anh ta lặng lẽ đảo mắt nhìn những nấm mộ mà anh tự tay tham gia vun đắp, anh ngồi xuống bên nấm mộ của người chỉ huy Hồng quân nổi tiếng. Đây là người chỉ huy Hồng quân mà các đội viên thiếu niên tiền phong đã hết lòng ca ngợi và viết thành những ca khúc đẹp đẽ bất hủ: "Đầu quấn băng, cánh tay máu chảy ròng ròng, mặt đất Tổ quốc thấm đẫm những giọt máu của anh". Người đã yên nghỉ tại đây, trên một mô đất nhỏ không làm mọi người để ý, hầu như đã bằng phẳng và không còn bia mộ nữa rồi.

Độc giả tinh tường, các người đã đoán đúng rồi, người đó tên là Vasi, còn đứa bé lang thang năm 1919 đến ở với người quản trang đó tên là Phêlaphăntop.

Đây quả thật là một sự thực đau khổ tàn khốc. Trong ba mươi năm đằng đẵng không một người nào đến thăm Nicôlai Alêchsantôvic Vasi, mộ của người anh hùng bị bắn, chôn tại nghĩa trang thành phố Sammala. Kể cả vợ, người thân và bạn bè của anh cũng chưa ai đến thăm. Nhưng điều làm người ta kinh ngạc và lại là sự thật đó là khi đội thiếu niên tiền phong của thành phố Quibisep, hát bài ca ngợi đoàn tiến quân dưới ngọn cờ Hồng, chân thành ca ngợi công đức của người anh hùng và mường tượng tới hình ảnh của người anh hùng một cách trừu tượng, với đầy cảm tình lãng mạn thì lại không biết rằng thi hài của người anh hùng, mà mình đang ca ngợi đã nằm ở địa điểm cách nơi đoàn tổ chức những ngày hội chỉ vài trăm mét, không chỉ các em mà nhiều người lớn tuổi cũng không biết điều này. Vì thế yêu cầu của chúng ta đối với người công dân quen biết Phêlaphăngtop cũng không nên quá khắt khe. Khi anh dùng một chén rượu khao để tưởng nhớ tới người đã thu nhận anh cùng làm quản trang thì anh nghĩ ngay tới những cái gì đó ở trên đời này rất ngắn ngủi và dễ mất đi. Nhưng khi anh nhìn thấy nấm mộ của người anh hùng được nhân dân cả nước Liên Xô yêu mến đã bị quên lãng, anh lại dùng một chén rượu khác để khống chế niềm tư duy đang cồn cào trong lòng. Đó là phương pháp thường dùng của người Nga để quên đi những gánh nặng tư tưởng, nhưng đó chỉ là sự giải thoát tạm thời.

Khi anh xem "Báo tin tức" đưa tin, do không xác định được địa điểm nơi mai táng Vasi, nên công tác tìm kiếm phần mộ của Vasi, đành phải ngừng, Phêlaphăngtop nhậy bén của chúng ta nghĩ sao về việc này, đã là mệnh lệnh của Mátxcơva đưa ra, thì bảo sao phải làm vậy. Bản tin này được đăng trên báo "Tin tức" ngày 13 tháng 3 năm 1937. Như người ta thường nói, cẩn thận vẫn hơn, tốt nhất là hãy yên lặng, nếu không sẽ tự rước vạ vào mình. Ngừng tìm, có nghĩa là công việc tìm kiếm phải ngừng lại, nhưng họ đã tìm ở những đâu? Chưa thấy ai đến tìm ở nghĩa trang này, nếu cần họ phải đến chứ, nhẽ nào những người bạn chiến đấu của Vasi lại không biết người chỉ huy của mình đã chôn ở thành phố nào, không thể có.

Phêlaphăngtop nói rất đúng, 12 năm sau, những người bạn của Vasi, tức tháng 6 năm 1949 họ mời Phêlaphăngtop đến Ban chấp hành Xô Viết, họ lễ phép hỏi Phêlaphăngtop xem có biết người anh hùng trong cuộc nội chiến chôn ở đâu không. Phêlaphăngtop nghĩ một lúc rồi trả lời để thử xem sao.

Câu trả lời có tính lưỡng lự đó, không phải là sự khiêm tốn vẫn có của Phêlaphăngtop, theo tác giả thì đây là một biện pháp khôn khéo để tránh gặp khó khăn. Sự việc lại diễn ra một cách thuận lợi hơn dự kiến nhiều. Tôi cần phải cảnh tỉnh ngay các độc giả là: Nếu là người suy nhược thần kinh, hoặc là người bảo vệ thần thánh và là người quá tin vào lý tưởng, thì tốt nhất không nên đọc câu chuyện kể ở chương này. Thực ra, kể lại cái sự thực khiến người ta đau buồn này, cũng không thể làm chúng ta vui lên được, nhưng người bị chỉ trích không phải là chúng ta, độc giả là những người bạn, nhưng chân lý lại càng có giá trị.

Nay chúng ta hãy nói về những gì mà người công dân Phêlaphăngtop mà chúng ta quen biết và có cảm tình đã phải trải qua.

Phêlaphăngtop đã dẫn những đồng chí Ban chấp hành Xô Viết thành phố đến cửa nhà máy... Trước mặt các thành viên Ban chấp hành kính mến là Nhà máy cáp điện Quybisep. Sau khi đứng một lúc ở trước cửa nhà máy, các thành viên trong Ban chấp hành đi về phía nhà máy. Phêlaphăngtop người dẫn đường cùng mọi người đang rảo bước đi về phía Nhà máy bỗng chậm lại, hình như có vẻ không tin tưởng lắm, Phêlaphăngtop hơi luống cuống.

"Đây chỗ này" Phêlaphăngtop ngừng lại chỉ xuống lớp đá vụn dưới chân mình nói. Có thể là lệch sang phải hay sang trái một chút...nhưng thế nào cũng chỉ ở một vị trí nào đó trong khoảng đất này thôi... .


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 29 Tháng Giêng, 2010, 08:26:12 am
Công dân Phêlaphăngtop có trí nhớ không tốt lắm đang bối rối đi đi lại lại ở chỗ cách các thành viên Ban chấp hành đứng khoảng ba mét nơi bức tường của phân xưởng điện lực của Nhà máy cáp điện Quybisep nơi mà người anh hùng N.A.Vasi kính yêu của Nhi đồng Liên Xô năm 1919 đã chôn tại nghĩa trang Đông chính giáo, nơi sau này biến thành Nhà máy cáp điện Quybisep. Trên mộ của Sư trưởng đã rải một lớp đá dầy nửa mét, được lèn kỹ, phải đào sáu, bảy cái mộ cuối cùng mới tìm thấy cái mộ của người anh hùng. Đêm khuya đèn trong vườn Nhà máy sáng trưng, khi nghe thấy Phêlaphăngtop reo lên "Đấy, đấy ông ấy đấy!" Giám đốc Nhà máy trực đêm đó mới thở phào, lấy tay lau mồ hôi trán. May quá nếu mộ này nằm sát chân tường hoặc dưới chân tường thì...

Phêlaphăngtop đã nhận đúng đây là mộ của Vasi, tất cả khu nghĩa trang chỉ có một ngôi mộ này có quan tài bằng kẽm. Hãy cho phép tôi được lấy báo cáo biên bản kiểm nghiệm tử thi để chứng minh. Đó là một văn kiện chính thức đề ngày 5 tháng 7 năm 1949. "Tổ chấp hành Xô Viết thành phố quyết định... đã tìm thấy mộ của N.A.Vasi chôn tháng 9 năm 1919 tại một địa điểm cách ba mét bên phải phân xưởng điện lực trong Nhà máy cáp điện Quybisep (nguyên là nghĩa trang Đông chính giáo)...

Bên trên mộ là một lớp đất đá, xi măng dầy 1,5m x 1,43m, quan tài đã được đưa lên chuyển đến giám định pháp y để nghiên cứu y học...".


 Trước khi tìm hiểu kết quả giám định pháp y lần đầu trong hồ sơ đã được ghi lại trong cuốn tiểu thuyết do nhà báo Ucrcaina Uri Salphunop và là người bạn chiến đấu của Vasi, tôi đề nghị độc giả chú ý tới một chi tiết quan trọng mà trên đây đã trích dẫn. Trong văn kiện ghi nói tới mộ của Vasi lại dùng một từ "đã tìm thấy" mà không phải là một từ nào khác, khiến những người có thái độ phê phán đối với việc di chuyển phần mộ của Vasi và xoá bỏ cái nghĩa trang của thành phố cổ kính này năm 1949 là có căn cứ. Nhưng Nhà máy cáp điện này xây dựng từ năm 1941 đó là theo lời nói của những người địa phương. Ngay dù có muốn tránh không để người ta bàn tán, thì văn kiện trên đây cũng chứng tỏ rằng Ban chấp hành Xô Viết thành phố không biết hoặc không muốn biết ở đây có mộ của Vasi. Nếu không thì sẽ giải thích ra sao, khi trên mộ của Vasi lại rải một lớp đá dầy tới nửa mét, một việc làm không có lý trí như vậy mà không một ai có ý kiến gì? Tại sao? Khó mà có thể làm cho người ta tin được rằng phần mộ của người anh hùng trong nội chiến, lại biến thành vườn của Nhà máy mà lại có thể tiến hành một cách âm thầm lặng lẽ được .. Nếu để một số công nhân biết được việc này, thì tình hình sẽ khác.

Cũng có nghĩa là, lại phải đi tìm mộ của Vasi. Và tức là ở Mátxcơva đã có người không vừa ý với việc tìm kiếm không có kết quả của năm 1936-1937. Vì thế mới lại bắt đầu tìm về địa điểm mai táng trước đây đã bị xoá bỏ. Vậy người đó là ai. Mục đích của việc làm này là gì?

Theo lời của cô em Vasi là Vasia Alêchxantova(cô đã tham gia việc di chuyển hài cốt của Vasi năm 1949) thì do một số tình hình quốc tế nào đó khiến Mátxcơva phải làm như vậy. Vasia Alêchxantova vẫn ở Xôsi mãi tới ngày qua đời năm 1985, cô đã từng nói chuyện với một trong những tác giả của cuốn tiểu thuyết mô tả về cái chết thần bí của Vasi là Uri Sanpgunop, rằng có người (có thể là Slovelsia, cũng có thể là người Slave) đã viết thư cho Mátxcơva đề nghị cho họ được kỷ niệm người chỉ huy chiến đấu của họ. Vì có sự lãnh đạo của Vasi, mà họ cảm thụ được tư tưởng cách mạng hoà bình, khi còn rất trẻ đã biết chiến đấu vì chính quyền Xô Viết Ucraina. Về phía Mátxcơva cũng muốn biết Vasi mai táng ở đâu? Vì thế mới tìm ở Quybisep. Ý kiến của Vasia Alêchxantova xem ra có vẻ hợp lý. Vì trong Sư đoàn của Vasi gồm người của nhiều dân tộc. Trong đó có người Đức, người Ba Lan, người Slave, người Tiệp, người Rumanie, người Hungari, người Triều tiên... Một người bạn chiến đấu cũ của Vasi thường nhắc tới một đại đội hoàn toàn là người Trung Quốc trong Trung đoàn 2 Paccôp.

Nhưng cũng có một ý kiến khác đó là một số ít người ngay từ đầu đã không đồng ý với cách giải thích về cái chết của người Sư đoàn trưởng của họ. Sau khi Vasi chết đã phát sinh một số sự kiện khiến người ta càng thêm khó hiểu. Tại sao phải đem Vasi đến chôn tại Samala cách xa hàng mấy trăm cây số ? Có phải vì ai đó muốn những người ở quê hương Vasi chóng quên Vasi không? Đã quên tên Vasi thì cũng quên luôn những bí mật về cái chết của Vasi? Tại sao lại phải dùng quan tài bằng kẽm? Thời đó việc làm như vậy khiến người ta càng thêm nghi ngờ. Có phải là để sửa chữa những sai lầm về y tế khi chưa thỉnh thị mà đã vội vàng tẩm thuốc chống thối vào thi hài Vasi, cũng có thể là ngâm vào trong cồn hoặc trong nước muối hay không? Tại sao không dùng cái xe mà Vasi tận cuối đời vẫn dùng để chở quan tài của Vasi, mà lại chở bằng tầu hàng? Tại sao trong hồ sơ của phòng hồ sơ ở Samala không nói gì tới việc an táng người anh hùng trong cuộc nội chiến này?

Những người bạn chiến đấu của Vasi vẫn chưa tìm thấy bất cứ một lời giải đáp nào cho những thắc mắc này, họ đã liên tục phản ánh vấn đề này với Mátxcơva. Trước ngày kỷ niệm ngày mất của người Sư đoàn trưởng (cũng đúng vào kỷ niệm lần thứ ba mươi ngày mất của Vasi, 1949 nguyện vọng của họ muốn tìm cho bằng được phần mộ của Vasi càng nóng bỏng. Những chiến sỹ lão thành Paccôp trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại đã may mắn thoát nạn, trước năm 1941 chưa kịp dở rói: Những tin đồn về phần mộ của Vasi ở Quybisep không còn nữa. Mãi tới khi Mátxcơva hỏi tới, Quybisep mới thành lập một ban, tìm tới người chứng nhân duy nhất khi chôn cất Sư trưởng Phêlaphăngtop.




Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 29 Tháng Giêng, 2010, 08:27:57 am
Ban chấp hành Quybisep bị lúng túng, một mặt cố gắng chứng minh với Trung ương là mình không có tội, một mặt cố tìm cách sớm kết thúc chuyện này bằng cách, chuyển quan tài có đặt thi hài của Vasi đến một nghĩa trang khác, mộ được làm bằng đá hoa cương, trên có gắn bia kỷ niệm bằng đá hoa cương cao lớn, cứ mỗi dịp kỷ niệm cách mạng, người ta mang vòng hoa đến đặt trước bia kỷ niệm này. Những sự kiện không vui cũng quên dần. Ngày nay người lớn tuổi ở thành phố này, không phải ai cũng biết đến sự kiện không hay này, còn những người trẻ tuổi, thì có tới 100% họ đều tin là mộ của Vasi đã có ở đây từ năm 1919.

Nếu không có những làn sóng mạnh có tính công khai xô đổ những con đê cấm đoán và hạn chế, thì không chỉ người dân Quybisep mà cả những người dân của các thành phố khác ở Liên Xô kể cả nhân dân của những thành phố lấy tên là Vasi cũng bị bưng bít mãi. Phải mất đúng ba mươi năm mới tìm thấy mộ của người anh hùng đã bị chôn lại lần thứ hai dưới một lớp đá dầy nửa mét, và còn phải chờ thêm bốn mươi năm nữa, mới có thể biết đến cái bí mật của việc vận dụng các phương pháp khéo léo để lừa dối nhân dân.

Đã lừa được một người, thì cũng có thể lừa được nhiều người, trong một giai đoạn nào đó, còn có thể làm cho nhân dân cả nước, thậm chí toàn nhân loại bị nhầm lẫn nữa. Nhưng mà lịch sử thì không thể lừa được. Những văn kiện của phòng hồ sơ đặc biệt, nó thay đổi triệt để nhận thức của chúng ta về cái chết của Vasi. Ở đây nói tới kết quả kiểm định pháp y đối với thi hài của Vasi sau khi tìm thấy ở Nhà máy cáp điện Quybisep tháng 7 tháng 1949.

Năm 1919 quan tài bằng kẽm đựng thi hài Vasi được hàn kỹ, mục đích của việc làm này là gì chưa rõ, nhưng bất kể là thế nào, thì cách làm có tính chất bảo vệ như thế, thì bất kể là cố ý hay không cố ý, nhưng ba mươi năm sau, nó đã có tác dụng giúp các chuyên gia pháp y. Vì quan tài được hàn kỹ, không khí không lọt vào được, vì thế thi hài hầu như còn nguyên vẹn. Trong báo cáo giám định pháp y viết: "Khi mở nắp quan tài, thi hài vẫn còn nguyên vẹn, râu tóc vẫn còn nguyên, trên trán vẫn còn hằn rõ vết băng bó, một vết lõm rộng từ trán xuống má. Sau khi mở nắp quan tài vì không khí tràn vào nên những gì đặc trưng vừa hiện ra trước mắt mọi người cũng bị thay đổi nhanh chóng, hình dạng của thi hài không còn rõ nét nữa, sau đó một lúc thì biến thành một đống..

Việc nghiên cứu xương cốt và đo lường được tiến hành một cách rất kỹ. Người ta phát hiện thấy xương sọ bị thương, vết đạn bắn từ phía sau bên phải ra phía trước bên trái...

Theo số liệu về khám nghiệm tử thi và nghiên cứu y học, Tổ công tác của Ban chấp hành Thành phố cho rằng thi hài của ngôi mộ đúng là đồng chí N.A. Vasi anh hùng trong thời kỳ nội chiến".


Nhưng vấn đề chủ yếu là, không biết tại sao bản báo cáo kiểm định này, lại phải nằm trong hồ sơ đặc biệt. Các chuyên gia đã chứng thực những lời bàn tán ngấm ngầm của mọi người là: “Xương sọ bị thương là do bị viên đạn bắn từ phía sau bên phải xuyên về phía trước bên trái... cũng có nghĩa là đường đạn đi từ sau ra trước và từ phải sang trái... còn về vết đạn thì đó là vết của đạn súng lục cối, cự ly bắn chỉ 5 đến 10 bước chân".

Như vậy là có mâu thuẫn rồi. Vì theo cách nói ở trong một số sách và trong những bộ phim nổi tiếng của Tôsencôp thì Sư trưởng Vasi bị chết trong khi chiến đấu. Ông bị bọn phỉ Pêtonac phục kích ở bên cạnh đường sắt bắn bị thương, nhưng bọn phỉ Pêtonac không thể dùng súng máy ở khoảng cách chỉ có 5 đến 10 bước để bắn được. Như vậy có nghĩa là Vasi bị người đứng ở bên cạnh bắn, mà người ở bên cạnh, thì như mọi người đều rõ chỉ có thể là người mình.

Lúc đó không ai đứng ra để lý giải điều bí mật này, vì làm như vậy chẳng có lợi gì.

Cần phải biết, Vasi là một người anh hùng trong cuộc nội chiến do Stalin tự chọn, tên của ông đã được ghi vào "Giáo trình Sơ lược lịch sử Đảng Cộng sản Bônsêvích". Trong thời kỳ tan băng của Khơrútsôp, những cuốn sách xuất bản đã được thận trọng thử đưa ra những giải đáp về những bí mật về cái chết của Vasi, nhưng chưa có tiến triển. Trong thời đại Brêgiênép, những người xung quanh Sulôp "phủ định việc tô vẽ hình tượng người anh hùng”, thậm chí cả những người không thuộc loại ưu tú và lịch sử không có liên quan gì tới những nhân vật ưu tú, cũng bị liệt vào trong số những người "phủ định tô vẽ hình tượng người anh hùng".

Che giấu sự thật chỉ có thể dẫn đến những tin đồn không thể tưởng tưởng được và những sự đoán mò không có căn cứ.



Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 29 Tháng Giêng, 2010, 08:35:40 am
Ví dụ, năm 1991 tờ Tuần san Thông tục đăng bài “Người nói chuyện” đã làm xôn xao dư luận: Hóa ra căn bản không có người Sư trưởng Vasi này! Nghe nói tất cả chỉ vì Stalin khi tiếp những người làm công tác văn hoá Liên Xô, trong đó có cả những người làm công tác điện ảnh mà ra. Năm 1935, một lần sau khi kết thúc cuộc gặp Stalin đột nhiên quay lại hỏi Tôsencôp: "Tại sao nhân dân Nga có anh hùng Sabaep, và người anh hùng đó được chiếu lên phim, còn nhân dân Ucraina tại sao lại không có người anh hùng như vậy?” Tôsencôp hiểu được hàm ý của Stalin nên đã lập tức bắt tay làm phim về người anh hùng. Người chiến sỹ Hồng quân Vasi không có tiếng tăm gì đã được làm thành anh hùng, kết quả đặt tên bộ phim là "Vasi", và kịch bản điện ảnh thành bài dân ca "Mảnh đất Tổ quốc thấm đẫm máu người”. Tờ Tuần san này phát hành không lâu thì thực tế trên thân thể Vasi đã không còn dính một tí máu nào nữa. Anh ta chỉ huy một đội quân với số lượng không nhiều, trong một lần câu kết với bọn lừa đảo có liên quan tới vấn đề lương thực bị phát hiện (Cho bọn Pêtonac đang chết đói một xe lương thực lại ghi vào khoản thu nhập và đã bị chết trận, giống như đã nói trong các loại sách bách khoa toàn thư, anh đã chết năm 1919. Nhưng lại không phải là chết trận, mà chết do cướp vợ của một chiến sỹ của mình, nên đã bị người chiến sỹ bắn vào bụng chết. Về việc này tờ tuần báo chứng thực rằng, các nhà sử học đã nắm được chứng cớ xác thực. Nếu đã như vậy, thì có lẽ đã không còn những truyền thuyết nào khác nữa.

Người ta thường nói, chỉ là phong phanh, chứ không nắm chắc thực tình. Trong mẩu tin này của tuần báo "Người kể chuyện", có cái gì có thể đồng ý vô điều kiện? Đồng ý là chỉ đúng cái giới tuyến lịch sử mà tiếng tăm không bình thường của Vasi lên tới đỉnh cao?

Đúng vậy giới tuyến này phải là năm 1935, cũng là lúc nhà đạo diễn điện ảnh nổi. tiếng Tôsencôp tiếp nhận nhiệm vụ quay bộ phim truyện "Ucrain Sabaep", nhưng giọng nói của Stalin với Tôsencôp có hơi khác. Đúng như báo "Tin tức" năm 1935 đã viết: Khi A.P.Tôsencôp lên Chủ tịch đoàn Trung ương Đảng Cộng sản nhận huân chương Lênin, quay lại chỗ ngồi của mình thì Stalin đã chêm vào một câu : Chức trách của anh là làm bộ phim về Ucrain Sabaep. Một lúc sau, cũng tại hội nghị này đồng chí Stalin lại nêu thêm một vấn đề với Tôsencôp: “Anh có biết Vasi không?”. "Có" Tôsencốp đáp. “Tốt, tốt suy nghĩ, suy nghĩ”. Đồng chí Stalin nói tiếp.

Tôsencôp không nói huênh hoang, anh đã trả lời Stalin một cách thiết thực. Còn tác giả của bài viết đăng trên tuần san "Người kể chuyện”  lại tương đối ranh mãnh nói là Vasi người chiến sỹ Hồng quân không có tiếng tăm gì mà trong phim lại trở thành anh hùng, như vậy là không có căn cứ. Vấn đề ở chỗ là Tôsencôp là đồng hương với Vasi, đương nhiên ông phải nghe thấy được một số những gì có liên quan tới Vasi.

Luận cứ chủ yếu của tác giả bài báo, đăng trên tuần san "Người kể chuyện" là Vasi chỉ nổi tiếng sau khi Stalin đặt tên cho bộ phim cùng tên, bộ phim này có tác dựng tuyên truyền cho ông ta. Nào là lãnh tụ cần một số anh hùng tuổi trẻ có cống hiến đột xuất, để lấy đó làm gương bồi dưỡng cho một thế hệ kiểu Stalin. Vì thế Stalin mới cho anh ta dùng một người mà anh ta nắm được đóng vai trò ấy. Thật vậy Stalin đã từng có lúc làm ủy viên Ban quân sự cách mạng của Tập đoàn Phương diện quân Cuốcsơ (thực tế là Phương diện quân Ucraina). Ông không thể không nghe nói nhiều điều có liên quan tới con người Vasi này. Nhưng bất kể là như thế nào cũng không thể đồng ý với ý kiến cho là trước năm 1935 cái tên Vasi này chưa ai biết tới. Đúng thế cái tên Vasi trong các sách báo của toàn Liên Xô thì không nhắc tới thường xuyên, nhưng nhân dân Ucraina thì không thể quên tên anh ta. Vì thế khi nghe Stalin nói tới tên Vasi, thì Tôsencôp đã nhận ra ngay.

Ngày nay, chúng ta không hoàn toàn biết rõ là trước khi nói chuyện với Stalin, Tôsencôp có xem cuốn "Sư đoàn 44 Kiép với Vasi" do Nhà xuất bản Kiép xuất bản năm 1923 hay không. Nhưng năm 1936 khi viết kịch bản điện ảnh, thì Tôsencôp có sử dụng cuốn sách này. Về điểm này nhật ký của Tôsencôp viết. Cuốn sách này là sách riêng của ông ta, vì thời đó xuất bản với số lượng rất hạn chế. Cuốn sách này xuất bản 12 năm trước ngày Stalin gặp Tôsencôp. B.Venepky viết trên báo “Sự thật", lược chuyện Vasi của tác giả trong hai kịch bản nổi tiếng "Đoàn kỵ binh số 1""Bi kịch lạc quan" đã xuất bản từ trước đó. Cuốn sách này đã tập hợp những hồi ký của các chiến sỹ đã từng ở trong hàng ngũ của Vasi, cũng là cuốn sách xuất bản có tính văn hiến, để kỷ niệm toàn thể các chiến sỹ, chỉ huy, những người làm công tác chính trị, những người sáng lập và lãnh tụ Vasi của Sư đoàn 44 (nguyên Sư đoàn số 1 Xô Viết Ucraina). Lời nói đầu của cuốn sách này do Phòng chính trị của Sư đoàn viết như sau: "Lịch sử của Sư đoàn 44 từ đầu đến cuối đều do các chiến sỹ lão thành, các chỉ huy, các người làm công tác chính trị của Sư đoàn này viết ra... không có một chút hư cấu nào, tất cả đều là những sinh hoạt trực tiếp, hàng ngày trong thực tế chiến đấu của sư đoàn".

Trong sách có viết: "Người chỉ huy Hồng quân tài tình, người sáng lập Binh đoàn số 1, sư đoàn số 1 của cuộc khởi nghĩa Xô Viết Ucraina, đồng chí Vasi người Sư trưởng thần kỳ... Chính anh vai vác ba lô, tham gia đội du kích trở thành một đội viên chiến đấu, anh đã tổ chức đội ngũ, lãnh đạo đội ngũ chiến đấu chống bọn bóc lột công nhân, nông dân. Chính anh là một đội viên du kích đỏ dũng cảm vô hạn và có tinh thần chông đối cao và có đầu óc sáng suốt, lý tính của người lãnh tụ, cũng chính anh trong những ngày nội chiến gian khổ, anh đã hiến cuộc đời mình cho cách mạng. Các bạn chiến đấu của Sư đoàn 44 và những người chiến sỹ lão thành vô cùng quyến luyến chuyển những tác phẩm của tập thể chúng tôi, làm ra gửi tới tay độc giả". Đó là những người bạn chiến đấu còn sống của Vasi đánh giá về anh. Còn bài viết đăng trên tuần san "Người kể chuyện" không đề tên tác giả, lại có dụng ý không tốt nói người chiến sỹ Hồng quân, không có tiếng tăm Vasi được làm anh hùng trên phim ảnh. Vậy năm 1932 (trước năm 1935, chứ không phải là sau tháng 3 năm 1935) tại Gitômic đã lập bia để tưởng niệm ai? Trong hồ sơ có ghi: Tiền làm bia tưởng niệm Vasi là tiền của các chiến sỹ lão thành của Sư đoàn Vasi và của nhân dân lao động ở các xí nghiệp ở Kiep.




Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 29 Tháng Giêng, 2010, 08:39:14 am
Nay chúng ta hãy xem một số quan điểm của một số người nghiên cứu mà họ đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Đó là ý kiến nói trước năm 1935 trong các sách sử học, văn học, chính luận không thấy nói tới tên Vasi. Có thể đồng ý với ý kiến này, nhưng chỉ đồng ý một phần thôi. Chúng tôi đã giới thiệu những tác phẩm lịch sử Sư đoàn 44 do Kiép xuất bản, ngoài ra còn bổ sung một số lớn đã được đăng trong các tạp chí "sử sách cách mạng", tập san này do Đảng Ucraina và Sở nghiên cứu lịch sử Cách mạng tháng Mười xuất bản trước năm 1933, mà đây cũng không phải là tài liệu duy nhất mà còn có nhiều tài liệu khác nữa. Đáng tiếc là các nhà sử học lại không có những tài liệu đó. Vì những tác giả của nhiều tác phẩm có liên quan tới lịch sử cuộc nội chiến là những thủ trưởng quân sự bị trấn áp trong thập kỷ ba mươi, hoặc trong những tác phẩm ấy có nói tới tên của họ nên đã bị cho vào kho hồ sơ đặc biệt, hoặc đã bị thiêu hủy hết. Nhiều bản hồi ký đã viết xong và những hồ sơ cá nhân hoàn thiện nhất cũng bị tịch thu khi bị bắt.

Ngày nay những tài liệu đó, có thể sử dụng công khai rồi. Không còn nghi ngờ gì nữa, tình hình này không chỉ xảy ra ở trong phạm vi ở cấp Nước Cộng Hoà hoặc Châu Quận. Vì thế nhà địa phương học, A.Phêsecôp cho rằng ý kiến nói là cuốn sách nói về Vasi sớm nhất và trong những sách sử có tính toàn quốc công bố sơ lược lịch sử Xôsi là năm 1935 thì cần phải bàn thêm. Cuốn sách mà A.Phêsencôp nói tới là cuốn C. Lapinôpky tái bản năm 1935 là cuốn "Lịch sử cuộc nội chiến" đã được sửa đổi bổ sung. Những người nghiên cứu cho rằng đó là cuốn sách lần đầu tiên nói tới Vasi trong phạm vi cả nước. Quả thực chúng tôi đọc trang 142 của cuốn sách này có đoạn như sau: "Đúng là ở đây đồng chí Bônsêvich Nicôlai Alêchsantôvic Vasi kiên định đã thành lập Lữ đoàn Paccôp, sau đó lại thành lập Sư đoàn 1 Ucraina (sau đó đổi tên thành Sư đoàn 44) Vasi đảm nhiệm chức Sư trưởng Sư đoàn này cho đến lúc trận vong ngày 30 tháng 8 năm 1919".

Trong một đoạn văn ngắn ngủi này Phêsencôp đã phát hiện nhiều vấn đề không đúng sự thực. "Sự thực" thì ông ta viết: Ngày 22 tháng 9 năm 1918, ủy ban quân sự cách mạng Trung ương Ucraina ra lệnh bổ nhiệm Vasi làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn Paccôp (tên đầy đủ là lấy tên của đồng chí Paccôp đặt cho Trung đoàn cách mạng Ucraina), tháng 10 được bổ nhiệm làm Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn hai do Trung đoàn Paccôp và Trung đoàn Talasa hợp thành. Cuối tháng 11, Trung đoàn Paccôp và Trung đoàn Nêgin bợp thành Lữ đoàn 1 còn Trung đoàn Talasa và Trung đoàn Sênhitky hợp thành Lữ đoàn 2. Lúc này Vasi không còn làm Lữ đoàn trưởng nữa. Bắt đầu từ tháng 4 năm 1919 thành lập Lữ đoàn Paccôp, Lữ đoàn Talasa và Lữ đoàn Nôpcarôtơ Sêviky. Vasi lúc này mới đảm nhiệm chức Sư đoàn trưởng thay N.C. Nôkhôtôp. Ngày 15 tháng 8 Sư đoàn biên phòng số 1 và Số 44 (Sư trưởng là Tupôsi) hợp nhất thành Sư đoàn bộ binh 44. Ngày 21 tháng 8, Vasi đảm nhiệm chức Sư đoàn trưởng của Sư đoàn này (vì Tupôsi bị ốm). Nhà địa phương học Phêsencôp đã sử dụng nhiều tư liệu trong các tác phẩm lịch sử để đưa ra kết luận là Vasi làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn Paccôp chỉ khoảng một tháng, còn làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn 44 chỉ có mười ngày. Như vậy đủ biết là cuốn sách của C. Napinôvic xuất bản lần thứ hai đã bắt đầu thay đổi cuộc sống và công tác của Vasi. Phêsencôp khi so sánh hai cuốn sách đã phát hiện, cuốn thứ nhất xuất bản năm 1933 không nói tới Vasi, nhà nghiên cứu này đưa ra kết luận, là những câu nói về công lao của Vasi đã được vội vàng nhét vào ba tháng sau khi Stalin nói chuyện với Tôsencôp.

Tháng 8 tháng 1989, Phêsencôp có bài "Thần thoại về Sabasep Ucraina được bào chế như thế nào" đăng trên báo "Văn học Ucraina" một Tờ báo cấp nước cộng hoà. Trong bài viết này Phêsencôp thử nêu ra những ý kiến thắc mắc đối với Vasi một người anh hùng kiểu thần kỳ trong cuộc nội chiến, ông ta cho rằng Vasi chỉ là một người chỉ huy Hồng quân rất bình thường, lúc đó Stalin cũng không nói tới anh ta thì chúng ta ngày nay cũng không ai biết tới tên anh. Nay chúng ta hãy xem ý kiến của Phêsencôp nói trước năm 1935, trong phạm vi cả nước không có ai biết đến Vasi có đúng hay không.

Chúng tôi đã nói về những tư liệu có liên quan của nước cộng hoà, nay lại thêm những tư liệu quốc gia có liên quan khác. Các học giả cho rằng bốn cuốn “hồi ký” của B.A.Andônôp-Aophuzencô do Nhà xuất bản Quân sự quốc gia xuất bản có kèm theo cả những bản địa đồ và chỉ dẫn những trận chiến đấu là một tác phẩm lịch sử chiến tranh nội chiến có giá trị. Xuất bản từ 1932 năm 1933, qua đó đủ biết không có lý do để chỉ trích tác giả đã phục tùng ý chí của lãnh tụ. Trong 10 năm đằng đẵng, bốn cuốn "hồi ký” này vẫn nằm trong tủ hồ sơ đặc biệt, khiến các nhà sử học chưa có dịp được xem tác phẩm này.

Trong cuốn ba của tác phẩm này với tiêu đề "Những điều tai nghe mắt thấy trong cuộc nội chiến” xuất bản năm 1932, chúng tôi đọc thấy hàng chữ: Sớm ngày thứ tư (sự kiện phát sinh vào tháng 2 năm 1919 tác giả đoàn quân xuất phá đi Pôlovalê, dọc đường thấy trang bị quân sự vứt bừa bãi, trong đó có cả pháo 9 inch. Ở Pôlovalê chúng tôi đã đi thăm các đơn vị của Trung đoàn 1, do tình hình khó khăn, tình trạng sức khoẻ của các chiến sỹ Hồng quân sút kém, người nào cũng rét run cầm cập, tiếng ho át cả tiếng nói ngắn gọn của Tư lệnh Tập đoàn quân Ucraina. Nhưng tới khi Tư lệnh tập đoàn ngỏ ý: Chúng ta nhất định phải chiếm lại Kiép, phải thể hiện tinh thần anh dũng của người Xô Viết chân chính, lời nói của ông đã bị chìm trong tiếng "ura" sôi động. Giới thiệu chúng tôi đến gặp người chỉ huy Sư đoàn - Vasi Trung đoàn trưởng Trung đoàn 1 (nguyên thượng úy bộ binh) có phần khô khan, quấn áo chỉnh tề, ánh mắt cương nghị, động tác thô lỗ. Ông quan tâm tới đồng chí, dũng cảm, mạnh dạn, các chiến sỹ Hồng quân đều mến phục, đồng thời ông cũng năng nổ, có sức thuyết phục, có thể tuỳ cơ ứng biến, những người chỉ huy đều tôn trọng ông.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 29 Tháng Giêng, 2010, 08:41:26 am
Mấy câu ngắn ngủi đó đã bổ sung một cách chính xác tính cách, vẻ mặt, vai trò của người Trung đoàn trưởng trẻ tuổi, ông tỏ ra nổi trội hơn Pôsencôp, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 2 Talasa. Andonôp- Aophuzencô mô tả Pôsencôp như một lãnh tụ đội du kích võ trang Ucraina thời nước Nga cũ, một nhân vật đầu mục phản cách mạng trong cuộc nội chiến. Đó là một người chắc mập béo lùn, chậm chạp nhưng lại xảo quyệt mua chuộc lòng người, những chiến sỹ Hồng quân dưới quyền ông ta đều được ăn no mặc ấm. Bộ đội của ông ta kỷ luật đều tương đối nghiêm, nhưng bản thân ông ta lại không được nghiêm, ông ta chưa được học qua lớp huấn luyện quân sự nào, ngay cả địa đồ cũng không biết xem, không nắm được diễn biến tình hình, vì thế Trung đoàn của ông ta làm việc có tính tự phát, khó tránh khỏi có những việc làm vô ích.

Không cần phải mất nhiều công sức để làm rõ viên Tư lệnh phương diện quân này trước khi tấn công Kiép do bọn phỉ Pêtonac chiếm đóng rút cục có cảm tình với ai. Andonôp Aophuzencô với con mắt kinh nghiệm đã nhìn thấy ngay Vasi là một người thông minh được việc, rất có khả năng tổ chức. Sư trưởng Lokhơtop cũng cảm thấy Trung đoàn trưởng Trung đoàn 1 là "nhân vật đại biểu điển hình của giới quân sự”. Vì thế sau khi chiếm được Kiép đảm nhiệm chức vụ chỉ huy ở Kiép, ông đã trao ngay quyền bảo vệ Kiép cho Vasi, không phải là không có nguyên nhân.

Ngày 6 tháng 2 chủ lực của Sư đoàn 1 vào Kiép. Hai ngày sau Ban chấp hành Thị ủy Kiép triệu tập cuộc họp ở Clanta. Tham dự hội nghị có Chủ nhiệm Ban chấp hành Thị ủy Bunepnôp, các cán bộ chỉ huy và các thành viên Chính phủ lâm thời Ucraina Siphunikơ, Chatosit, Khosibinky và Piatacôp, ngoài ra còn có giới quân sự như Tư lệnh Phương diện quân Andonôp Aophuzencô, Tư lệnh Tập đoàn quân Ucraina Sachenkô, Sư trưởng Sư đoàn 1 Nôkhôtôp, Tư lệnh phòng thủ Kiép Vasi, ủy viên chính trị Sư đoàn 1 Panaphikin. Nếu nói Vasi là "một chiến sỹ Hồng quân không ai biết tên", thì vị tất ông đã được ngồi cùng bàn họp với các nhà lãnh đạo của Ucraina và các vị chỉ huy cao cấp của phương diện quân.

Andonôp Aophuzencô viết, ngày hôm đó Kiép nhận được một bức điện báo, ông đã phấn khởi đọc bức điện trước mặt các chiến sỹ Hồng quân. Tư lệnh phương diện quân trích dẫn một đoạn như sau: "Theo quyết định ngày 7 tháng 2 tặng Cờ đỏ cho Trung đoàn Paccôp và Trung đoàn Talasa để biểu dương tinh thần dũng cảm trong chiến đấu của họ chống kẻ thù của công nhân và nông dân, tặng thưởng vũ khí bằng vàng cho hai Trung đoàn trưởng của hai Trung đoàn này để biểu dương sự lãnh đạo tài tình của họ và sự giữ gìn kỷ luật cách mạng của quân đội. Hy vọng Trung đoàn Paccôp và Trung đoàn Talasa tiếp tục giữ vững danh hiệu cao quý này". Như chúng ta đã biết Trung đoàn Paccôp là Trung đoàn do Nicôlai Vasi đã từng chỉ huy.

Cuốn "Những điều mắt thấy tai nghe trong cuộc nội chiến” của Anđônốp là một cuốn sách đúng đắn độc nhất vô nhị giá trị của cuốn sách là nó đã tái hiện được những văn hiến rất hiếm hoi mà bản nháp của nó đã hầu như vĩnh viễn mất rồi. Cái tên Vasi được nhắc thường xuyên trong cuốn hồi ký này. Ví dụ Tư lệnh Tập đoàn quân Kiép ngày 27 tháng 3 năm 1919 có mệnh lệnh số 9 lệnh cho Vasi người chỉ huy chiến đấu ở Lônôp bất kể là như thế nào cũng phải giữ bằng được Pêchiep để chờ bộ đội Pôcôt đến thì chuyển sang tấn công, chiếm đầu mối đường sắt Sêphêtôp. Qua báo cáo của Sư đoàn trưởng Sư đoàn 1 Nôcôp thì đủ biết nhiệm vụ này khó khăn to lớn biết chừng nào: "Tình hình phía Pêchiep rất tồi tệ, hôm qua còn chiến thắng vang dội, hôm nay đã hoang mang tan rã, đặc biệt là Trung đoàn 21, hiện nay Trung đoàn này đã bị tan rã giải thể, toàn bộ Phương diện quân hầu như hoang vắng, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp, như trừng phạt, bắn bỏ. Nhưng mấy Trung đoàn vẫn cứ tháo chạy khỏi Phương diện quân, dưới làn mưa đạn bắt buộc phải cử mấy thể đội đi Pêchiep. Đề nghị áp dụng biện pháp hoặc cho chỉ thị: Chúng tôi biết làm thế nào. Những người làm công tác chính trị rất ít... trong tình hình như vậy, chỉ còn cách bỏ Pêchiep". Đương nhiên cuối cùng Pêchiep cũng được xoay chuyển tốt hơn.

Trong thư trả lời Pêtonac. Có chữ ký của những người chỉ huy Hồng quân...Vasi, Pôsencôp, Kkơduyatơ đại diện cho người Talasa, người Paccôp và những người Ucraina khác. Tên của Vasi được ghi lên hàng đầu chứng tỏ rằng Vasi có uy tín rất cao.



Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 05 Tháng Hai, 2010, 04:36:04 pm
Trong cuốn bốn của "Những điều tai nghe mắt thấy trong nội chiến” xuất bản năm 1933 cũng thường nhắc tới tên Vasi, đây là điều có từ trước rất lâu trước khi Stalin ra lệnh đưa Vasi lên làm người anh hùng của cuộc nội chiến. Ađônôp viết ngày 1 tháng 4 năm 1919 khi thay đổi tổ chức của Tập đoàn quân Kiép, Sư đoàn 1 do Vasi chỉ huy là hạt nhân của tập đoàn này, nó là đơn vị có sức chiến đấu tốt nhất trong tập đoàn. Sư đoàn 1 với quân số đông, thực lực hùng hậu, 11.500 người, 225 thanh kiếm, 224 súng máy, 18 khẩu pháo, 10 khẩu bích kích pháo, 3 khẩu phóng lựu tầm gần, 1 xe bọc thép. Sư đoàn này có riêng một chi đội máy bay, một Trung đoàn thông tin và một tiểu đoàn tăng cường. Binh lực gồm 4 trung đoàn: Trung đoàn Paccôp số 1- Trung đoàn trưởng là Khơduyatơ; Trung đoàn Talasa - Trung đoàn trưởng Pôsencôp; Trung đoàn Nêgin số 3, Trung đoàn trưởng là Sêniakhơ; Trung đoàn thứ 4 Trung đoàn trưởng là Andôniukhơ. Hãy so sánh ngay Sư đoàn Goocki số 2 cũng là một trong những thành viên của Tập đoàn quân Kiép mà số quân của Sư đoàn này cũng chỉ là 9572 người, khoảng 200 thanh kiếm, 99 súng máy, 8 khẩu pháo. Còn thực lực của các Sư đoàn khác lại càng không đáng kể.

Còn về tình hình chính trị của Sư đoàn 1, lại càng có ý nghĩa. Trong Sư đoàn có tổ chức cơ sở Đảng cộng sản, có môi trường hoạt động, có thư viện, có câu lạc bộ Hồng quân, có phòng đọc sách; có lớp dạy học. Chỉ huy phần nhiều là đảng viên, có tinh thần chiến đấu cao. Còn tình hình của các đơn vị khác trong Tập đoàn quân thì rất không ổn định. Trong tình hình như vậy thì sư đoàn của Vasi rõ ràng là nổi trội, vì thế Anđônôp đã rất hài lòng.

Trong cuốn "Những điều tai nghe mắt thấy trong cuộc nội chiến” Anđônốp đã mô tả Vasi là một người bình tĩnh, một người chỉ huy trong những tình huống cực kỳ phức tạp vẫn vững tin, ông không có một chút nhân tố tự phát nào và cũng không có cái thói của kẻ du kích và cũng không có cái bệnh vốn có của những đầu lĩnh thời bấy giờ, căn bệnh khó bảo. Vasi không thích hành động khinh suất, ông đề xướng kỷ luật, phục tùng vô điều kiện của lãnh đạo cấp trên, chống tình cảm cá nhân và phóng túng bừa bãi. Ví dụ dưới đây chứng minh điều này: Đầu tháng 4 năm 1919 tình hình của Kiép rất nguy kịch. Lúc đó để tiêu diệt bọn phỉ tấn công vào Kiép, đã phải động viên tới đơn vị cuối cùng ngay cả những thành viên chính phủ Vôrôsilôp, Piatacôp, Bregiênép cũng đều phải đến Pôtua lãnh đạo các chi đội cộng sản, giữ vững tinh thần.

Trong khi bộ đội đang hỗn loạn, thì Anđônôp đang phòng thủ ở Kiép nhận được tin: "Chúng tôi vừa nhận được một mật điện của Vasi gởi tới. Bản mật điện này trước hết Pôsencô gửi cho Vasi, trong mật điện nói: "Vợ tôi là người của Đảng xã hội, 23 tuổi bị Ban tiễu phản Kiép giết hại. Đề nghị điện báo cho tôi biết ngay kết quả điều tra nguyên nhẩn cái chết của vợ. Đề nghị sau ba ngày phải trả lời, chúng tôi sẽ trừng phạt Ban tiễu phản. Đề nghị điện trả lời, nếu không tôi không thể sống được nữa. Đã bắt được 44 nhà tư bản, Ban tiễu phản sẽ bị tiêu diệt". Vasi bổ sung thêm "Đề nghị hỏi đồng chí Lagit Chủ tịch Ban tiễu phản về tình hình cái chết của vợ Pôsencôp và báo cho chúng tôi biết trước 10 giờ sáng, để chúng tôi có thể tránh lại xảy ra một cuộc bi thảm lớn nữa".

Pôsencôp, vị "đầu lĩnh" của người Talasa đã từ mặt trận kéo quân về Kiép, để uy hiếp để báo thù cho người vợ bị giết hại. Có gian kế nói với người chỉ huy của người Talasa, là việc giết hại này là do "Xê-ca" làm, mục đích làm cho Pôsencôp trừng phạt cơ quan chiến đấu của Xô Viết. Vasi khó khăn lắm mới có thể làm cho vị "đầu lĩnh” thô bạo này bình tĩnh lại. Vasi đã chứng tỏ mình là người chỉ huy có tính nhẫn nại, bình tĩnh.

Đầu tháng 6 năm 1919, Trôtxki đến Kiép, cuộc nội chiến đang đến lúc cực kỳ căng thẳng, mà kết cục còn tuỳ thuộc vào tình hình của Phương diện quân phương Nam, trong khi đó, ở đó tình hình lại xoay chuyển theo chiều hướng xấu, ở Xô Viết Ucraina thì tất cả đều vì một nhiệm vụ là giúp Phương diện quân phương Nam, vì vậy cần phải cải tổ Phương diện quân Ucraina. Trôtxki Chủ tịch ủy ban quân sự cách mạng Nước cộng hoà, Tổng Tư lệnh Vasi và Alanôp, ủy viên ủy ban Quân sự cách mạng Nước cộng hoà, lúc đó đều có mặt tại Kiép. Họ ký lệnh sát nhập Tập đoàn quân số 1 và số 3 Ucraina thành Tập đoàn quân số 12 Liên bang Nga trực thuộc ủy ban quân sự cách mạng Phương diện quân miền Tây. Sư đoàn Vasi một thành viên của Tập đoàn quân số 1 Ucraina trở thành lực lượng nòng cốt của Tập đoàn quân 12 mới được thành lập. Cơ quan kiểm tra quân sự chuyên ngành của Phương diện quân phương Tây, khi tiếp nhận bộ đội mới này đã tỏ ý rất vừa lòng đối với Sư đoàn Vasi. (Sư đoàn Vasi là một trong số ít những đơn vị chiến đấu không bị đưa về hậu phương "để tẩy rửa và cải biên"). Việc đánh giá cao đối với Trung đoàn Paccôp, Trung đoàn Talasa và Trung đoàn Nôpcasêvicky, coi những Trung đoàn này có những đội ngũ "cán bộ kiên định, những cán bộ này sẽ bổ sung cho 3 Lữ đoàn của sư đoàn, cần phải lấy những bộ đội dư thừa ở địa phương này để bổ sung lực lượng cho những Lữ đoàn này". Đồng thời trong Sư đoàn Vasi cần mở lớp huấn luyện sĩ quan chỉ huy ưu tú trẻ tuổi.

Trong cuốn "Những điều tai nghe mắt thấy trong nội chiến” của Ađônôp chỉ viết tới tháng 6 năm 1919, không thấy nói gì về cái chết của Vasi. Nhưng chỉ với những tư liệu đã dẫn chứng trên đây cũng đã hoàn toàn đầy đủ kết luận là Vasi rất có uy tín. Đúng vậy, uy tín của Vasi chủ yếu là ở Ucraina . Trước năm 1935 những tài liệu lịch sử chỉ coi Vasi là nhân vật địa phương, chỉ trong phạm vi Nước cộng hoà mà thôi. Những sách báo ở Trung ương ít nói về Vasi, vì những sách báo đó sau này bị cấm lưu hành nên nhiều người không có ấn tượng về Vasi. Đương nhiên cũng cần phải thừa nhận một sự thực đã được công nhận là mệnh lệnh của Stalin điều Vasi từ chức vụ cấp nước cộng hoà lên chức vụ cấp toàn quốc là một bước ngoặt. Từ đó toàn bộ hoạt động của Vasi đã sang một hướng khác.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 05 Tháng Hai, 2010, 04:38:55 pm
Thế nhưng, lúc đó Vasi đã không gặp may, trong các sách báo xuất bản năm 1935-1937 có nói tới một số thống soái đã từng tham gia cuộc nội chiến trước đây, bị đàn áp, nhưng những sách báo đó đã phải nằm trong tủ hồ sơ đặc biệt. Bản thân Vasi cũng bị chôn hai lần Lần thứ nhất chôn ở nghĩa trang, sau đó tức hai mươi năm sau lại bị đem chôn trong vườn của nhà máy, nằm sâu dưới lớp đất đá.

Hồi đó trong một thời gian rất ngắn (Chỉ có 4 tháng) vừa chuẩn bị và phát hành tập luận văn và hồi ký với số lượng 40.000 cuốn với nhan đề "Người Sư trưởng thần kỳ" Tổng biên tập là nguyên Chủ nhiệm Ban chính trị Sư đoàn Ucraina 1 Xô Viết và Chính ủy ban huấn luyện chỉ huy Đỏ của Sư đoàn K. Chanepky. Cuốn sánh này xuất bản tháng 9 năm 1935 , hai năm sau bị tịch thu và bị đưa vào cục quản lý cải tạo lao động. Nguyên nhân không phải vì người anh hùng của cuộc nội chiến quang vinh người Sư trưởng thần kỳ (tác giả gọi như thế), mà là ở chỗ những người viết hồi ký. Một trong những tác giả của cuốn hồi ký này là B.Primacôp nguyên là Trung đoàn trưởng Trung đoàn Côdắc đỏ, ông này đã cùng Vasi ký tên vào bức thư trả lời Pêtônac, trong khi xuất bản cuốn hồi ký này ông đang làm trợ lý Tư lệnh quân khu Lêningrát. .Trong những năm tháng khủng bố đến cao độ, làn sóng đàn áp vô tình đã lôi cuốn ông ta vào vòng xoáy đáng sợ. Để hoàn toàn xoá nhoà cái tên Primacôp đã bị tuyên bố là kẻ thù của nhân dân thì cần phải xoá bỏ tất cả những gì có liên quan tới cái tên đó, bất kể là những tập sách độc nhất vô nhị hay những tác phẩm nổi tiếng khác mà ông ta biên tập cũng không thể tránh khỏi. Mặc dù các tác giả đã hoàn thành một cách xuất sắc nhiệm vụ của họ, họ đã mô tả một cách thành công hình tượng sinh động của người bạn chiến đấu của mình, nhưng lại không được bảo hộ.

Mấy ngày cuối cùng của cuộc đời Vasi ra sao, Primacôp không nói tới, vì tháng 5 năm 1919 Trung đoàn Côdắc đỏ điều đi phương diện quân Denikin nên họ đã chia tay nhau. Trong số báo "Sự thật" ngày 27 tháng 3 năm 1935 đăng bài lược truyện của tác giả Sêvôepki có câu : “Ngày 30 tháng8 năm 1919, Vasi bị phần tử Pêtonac bắn trúng đầu chết tại tiểu đoàn 1 Paccôp”.

Trước đó đã xảy ra một sự kiện có kịch tính và được Sêvôepki mô tả, rất khái quát với những từ ngữ bay bướm, thậm chí còn pha chút tình cảm lãng mạn không thực tế nữa. Tháng 7 bộ đội Denikin sau khi đột phá phương diện quân Nam của Hồng quân, bắt đầu tiến về phía bắc, di chuyển theo hướng Mátxcơva. Vasi dần dần bị bao vây bốn phía: Phía Tây là quân Ba Lan, phía Tây Nam là quân Pêtonac, phía Nam chút nữa là quân Macknôp, phía Đông là quân Denikin. Kiép không thể giữ nổi nữa, con đường rút lui duy nhất là xuyên Côloxi đến Comênin. Gitômin đã được sơ tán, cơ quan chỉ huy của Vasi và bộ đội hậu cần được rút lui, .trong thời gian ngắn ngủi đó, mặt ông ta trắng bệch, mệt mỏi vô chừng, nhưng không một lời ca thán, mặc dù đang bị sốt cao, ông vẫn mạnh dạn bước lên thềm nhà ga xe lửa Gitômin.

Bộ đội của Akye và Phêchikôp (hai người này cũng bị tuyên bố là "kẻ thù của nhân dân"). Trong khi đột phá ở gần Ôđétsa thì điện đài ở một vùng nào đó hỏi Vasi đang ở đâu và đang làm gì. Vasi lúc đó đang bị vây ở Khônôpsy và đang có kế hoạch chống lại các đợt tấn công của địch. Các học viên của lớp huấn luyện của Vasi cũng được sử dụng, những học viên này có thể đảm nhiệm chức đại đội, thậm chí cả chức tiểu đoàn. Vasi ở và nơi tiếp giáp Phương diện quân phương Nam với phương diện quân phương Tây, bộ đội của phía Nam thì vội vàng dựa vào ngày càng sát, còn phương diện quân phía Tây và Phương diện quân bạch Nga cũng đều dựa cả vào khu này. Bọn bạch phỉ tuy đã chiếm được Kiép, nhưng vẫn sợ không dám tiếp tục tấn công Vasi. Sư đoàn Vasi đã trấn giữ được toàn bộ mặt Nam, Tập đoàn quân Blôngtai (do Sư đoàn Natovic và Sư đoàn Côdắc đỏ hợp thành) trấn giữ con đường đi tới Mátxcơva. Chếch về phía trái một chút, có Quân đoàn kỵ binh Punhinnhi và Vôrôsilôp, thêm về phía trái một chút nữa có Hải quân Volga và biển. Họ đã giữ chặt được Alatthơlahan. Đó là chủ lực của Phương diện quân phương Nam do Stalin lãnh đạo.

Vênepky đã mô tả toàn bộ tình hình, nhưng không chú ý tới những chi tiết. Vasi liên tục đi kiểm tra toàn bộ trung đoàn, mấy Trung đoàn của Pêtonac nhiều lần đột kích hòng phá vỡ chiến tuyến của Trung đoàn Vasi, nhưng họ đã bố trí cứ cách 7 đến 8 dặm lại có một đơn vị. Đúng như đã được thể hiện trong phim ảnh, Vasi tay cầm súng xuất hiện vào lúc có tính quyết định, nên đã động viên được người Paccôp và Talasa làm theo.

Trong phim mô tả Vasi rất hùng dũng: Tay cầm súng máy, vung kiếm, thắt lưng bên phải, giắt khẩu súng ngắn, thắt lưng bên trái giắt khẩu súng lục ổ quay. Chiến sĩ của Vasi tay đeo băng đỏ và cũng là những hình tượng rất sinh động - nay mới biết Vasi không mang kiếm và các chiến sĩ của Vasi cũng không đeo băng đỏ, chẳng qua là nhà đạo diễn nổi tiếng, đã tô vẽ như vậy thôi. Ví dụ cảnh quân nhân tuyên thệ, thực ra chỉ là hư cấu, thời đó không có chuyện tuyên thệ, mỗi chiến sĩ chỉ việc ký vào một tờ giấy đã được in sẵn. Với nội dung là tự nguyện tham gia vào Trung đoàn này, thời hạn 6 tháng. Điều kiện của bản "hợp đồng” phục dịch trong Sư đoàn của Vasi rất nghiêm khắc: Không phục tùng mệnh lệnh của chỉ huy, cướp bóc, bạo lực, say rượu thì cũng bị xử bắn.

Ngày nay chúng ta mới biết thực tế là như thế nào. Xem ra trong số những thư tín của Vinepky thì thủ pháp lãng mạn, giả hiệu đã có ảnh hưởng tới Tôsencôp. Ví dụ: "Trong những ngày tháng 8 nóng bức mọi người đang chán cảnh chiến đấu liên miên mệt mỏi. Để phản công một cách nhẹ nhàng thoải mái hơn người ta đã vứt bỏ những đôi ủng và hô lớn "Lênin muôn năm"! "Đệ tam quốc tế muôn năm"! Xông lên phía trước. Đội quân nhạc của Pêtonac đang ngủ dưới làn pháo đạn. Vasi lại gân cổ lên nói “diễn tấu đi, tiến lên!”, đội quân nhạc bắt dầu diễn tấu bài "ca ngợi". Vasi đã hát bài "quốc tế ca" với đội quân nhạc. Đội quân nhạc vừa tiến lên vừa diễn tấu, kết quả là đã đi theo thủ trưởng mới..." Cách viết như vậy là có ý nghĩa gì?


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 05 Tháng Hai, 2010, 04:42:38 pm
Trong cuốn "Người Sư trưởng thần kỳ" của tập luận văn và hồi ký còn có cả đoạn hồi ký của vợ Vasi là Phênôma Haginanôpva.

Theo một số tư liệu thì Phênôma đã từng là một chiến sĩ của Trung đoàn Paccôp và theo một số tư liệu khác thì bà ta đã từng làm công tác tiễu phản trong Trung đoàn Vasi. Không ai biết rõ sự thực về bà này, còn những thông tin liên quan đến bà ta lại rất ít và mâu thuẫn nhau. Chỉ biết Vasi và bà ta gặp nhau lần đầu, trong lúc chiến đấu. Theo bà ta nói: Lúc đó chi đội của Vasi đang giao chiến với địch. Ở vùng Khalincôvic Cômêni, bà ta là trinh sát của chi đội, một lần quân địch lợi dụng rừng rú bao vây chi đội của Vasi. Để nắm tình hình trong rừng Vasi đã gọi một người thợ săn. Trong chi đội lúc này đã hỗn loạn, vì muốn đi ra khỏi rừng phải đi qua tầm pháo đạn của địch. Lúc đó Phênôma đã dũng cảm đứng ra nhận nhiệm vụ, Vasi nói với những người trinh sát: Các anh hãy xem, người ta là một đồng chí nữ không sợ, dám đứng ra, còn các anh? Sau đó những người khác cũng bắt chước xin đi. Nhưng Phênôma không quay lại đơn vị nữa vì bị bắt, sau đó ít lâu được đánh đổi bằng một sĩ quan phỉ. Phênôma gặp Vasi lần thứ hai vào năm 1918. Năm đó có hai đoàn người đi về hai hướng, một đoàn đi về hướng Nga Xô Viết còn một đoàn đi về phía biên giới Ucraina đang bị quân Đức chiếm đóng. Một đoàn người gồm những người giàu có chạy trốn sự đàn áp của chính quyền đỏ tìm đến sự giúp đỡ của chính quyền bù nhìn Sikhôlôbatky, do Đức dựng lên, họ điên cuồng đi về phía biên giới, còn đoàn người kia là những người nghèo khổ, họ là đội quân khởi nghĩa bảo vệ chính quyền Xô Viết. Trong số người này Vasi sau khi đã thành lập được mấy tiểu đoàn ban đầu thì đột nhiên được biết Phênôma vốn là nữ trinh sát của chi đội của mình lại là Chủ tịch Ban tiễu phản tại địa phương. Khi nói tới vấn đề cá nhân, Phênôma chỉ nói duy nhất có một câu: "Như vậy là chúng tôi đã kề vai nhau chiến đấu trên mặt trận đấu tranh giai cấp".

Hồi ký của Phênôma viết khô khan, vô vị, hành văn lủng củng, không có chút khích lệ nào, và cũng không có tính bi thương đáng có của người con gái. Bà ta gọi chồng là đồng chí một cách lạnh lùng, thậm chí ngay cả khi giới thiệu về tang lễ của chồng, bà ta cũng nói: "Chúng tôi khênh quan tài của đồng chí đó lên". Trong hồi ký của bà còn sử dụng một số từ người khác nữa ví dụ như: "thủ trưởng”, "Người chỉ huy" để chỉ chồng mình như người dưng nước lã vậy. Trong hồi ký của bà ta, chúng tôi đã gặp một câu khó đoán là: Bộ chính trị Tập đoàn quân không cho phép chôn Vasi ở địa điểm gần nơi tử trận. Một số người cho rằng điều bí mật về cái chết của Vasi là ở câu nói này, đó là để tiêu tan vết tích. Đúng vậy, Phênôma đã giải thích về quyết định của Bộ chính trị Tập đoàn quân 12: "Bộ chính trị Tập đoàn quân cảm thấy kẻ địch sắp tới ngày diệt vong, chúng còn giẫy dụa tới giờ phút cuối cùng, bọn phỉ điên cuồng không chỉ trừng phạt tàn nhẫn đối với những chiến sĩ còn sống, chúng còn hủy hoại thi thể của người đã chết, vì thế bộ chỉ huy không thể để Vasi lại để cho kẻ thù giày xéo được. Còn việc tại sao lại chọn Samala làm địa điểm để chôn Vasi, thì Phênôma hầu như đã dự đoán là sau này sẽ có người nói về vấn đề này, để giải đáp những thắc mắc bà ta đã giải đáp." Samala là thành phố cách mạng vinh quang, nó có liên quan mật thiết với tên Sapaep. Riêng trong thời kỳ nội chiến tỉnh Samala đã có tới 500.000 chiến sĩ Hồng quân.

Những lý do này đủ để người ta tin ư? Nói chung là người ta có thể tin được. Nhưng cuối tháng 8 năm 1919, Samala cách Volga tới hàng ngàn cây số, khi người ta chọn địa điểm yên tĩnh an toàn này để chôn Vasi thì họ chưa biết những lý do đó, việc giải thích này phần nhiều là sau này cả.

Hơn nữa không thể không thấy rằng, những lý do này rõ ràng mâu thuẫn với những lý do khác. Có một loại ý kiến cho rằng. Đem Vasi đã chết rồi từ Tisêba chuyển đến Volga, vì để đảm bảo an toàn, vì lúc đó tình hình rất rối ren, bọn địch hung ác giầy xéo lên thi thể các chiến sĩ Hồng quân hoặc vứt xác Hồng quân vào đống rác hoặc cho súc vật ăn thịt. Vậy Samala có yên tĩnh, an toàn không? Về việc này trong hồi ký của Vinepky chúng tôi đã tìm ra đáp án. Vinepky nói: “Tối hôm đó sau khi chôn Vasi xong thì ngoại ô Samala bắt đầu bắn nhau. Lúc đó cái thành phố yên tĩnh nhất Nước cộng hoà này, cũng đã bắt đầu cuộc chiến tranh giai cấp rồi".

Phênôma tả về cái chết của chồng mình một cách trừu tượng, không tự nhiên và quá trang trọng, bà ta cố ý tránh một số chi tiết nào đó: "Vasi không sợ chết, ông ta mỉm cho cười trước sự đe doạ của cái chết, ở Khalôken ông đã vào sống ra chết, lãnh đạo Sư đoàn quang vinh chiến đấu với Bạch vệ Balan, sau đó ông hy sinh tại Khalôken".

Trong cuốn "Người Sư trưởng thần kỳ" có nói tới nguyên phó Sư trưởng Sư đoàn 44, Tupôvôi năm 1935 đảm nhiệm chức phó Tư lệnh quân khu Ucraina lâu nay, mãi cho tới gần đây vẫn được coi là nhân chứng duy nhất về cái chết của Vasi. Những lời nói của ông ta trở thành cơ sở cho những ý kiến chính thức, và sau này được nhiều tác phẩm văn học dùng làm dẫn chứng. Các nhà lịch sử sau chiến tranh không hoài nghi gì về lời nói của ông ta. Họ sao đi chép lại lẫn của nhau, chỉ có một người nói còn những người kia bắt chước như vẹt. Chỉ tới sau thập niên 70 thì tên của người đã từng giúp vào việc sản sinh ra "một khoảng trống" nữa trong lịch sử mới lại lộ diện.



Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 05 Tháng Hai, 2010, 04:45:19 pm
Là một chứng nhân chủ yếu về cái chết của Vasi, mỗi một lời nói, mỗi một biểu hiện của Tupôvôi trong hồi ký nếu có khác biệt rất nhỏ cũng rất quan trọng. Thiện ý của ông ta là nhớ tới Vasi - người Sư đoàn trưởng Sư đoàn 1 thời đó. Lúc đó Tupôvôi làm tham mưu trưởng Tập đoàn quân số 1 Ucraina Xô Viết, ông đã gặp Vasi ở tiền duyên của Sư đoàn 1. Lúc đó Vasi đứng trước mặt ông là một người không cao lớn, nhưng rất có nghị lực, ít râu, mặc áo Jacket bằng da, đầu đội chiếc mũ kiểu Mỹ, Vasi của bộ mặt cương nghị, tràn trề sức sống và với một thân hình chắc nịch đẹp trai, khiến ai đã gặp một lần cũng khó quên. Tupôvôi đánh giá rất cao tác phong công tác của Vasi, coi Vasi là một người làm việc quên mình, không biết mệt mỏi, có nghị lực phi thường. Các chiến sỹ coi Vasi là lãnh tụ và người chỉ huy kính mến của mình.

Những lời thân thiết này, đủ chứng minh Tham mưu trưởng Tập đoàn quân có cảm tình tốt với Vasi. Sau khi xem những lời trên đây độc giả nhất định nghĩ rằng dưới đây không còn những điều gì có tính đố kỵ hoặc hoài nghi đối với Vasi nữa và tất nhiên sẽ nghĩ là những câu chuyện sau này nhất định đều là thật cả.

"Tháng 8 năm 1919”, Tupôvôi thuật lại: Tôi được cử làm phó Sư trưởng Sư đoàn Vasi, lúc đó Sư đoàn đang đóng ở gần Khôlôsikin, là một doanh trại duy nhất của Ucraina. Chúng tôi bị bao vây ba mặt: Một mặt là quân của Pêtonac, một mặt là quân của Đenikin, còn mặt nữa là quân của bọn phỉ Balan. Vòng vây cửa chúng đối với Sư đoàn của chúng tôi càng ngày càng thu hẹp (lúc này Sư đoàn Vasi đã trở thành Sư đoàn 44).

Tình hình của Sư đoàn 44 thật khó khăn, nếu quân bạch phỉ Ba lan đột kích Môchily thì chúng tôi sẽ mất con đường sắt duy nhất để liên hệ với Xô Viết Nga. Còn về phía sau chỉ còn một con đường thủy là sông Pulyvia, sông Đênhep và sông Suzu. Chúng tôi, phải ngoan cường chống đỡ, kẻ địch hầu như mỗi ngày xiết chặt vòng vây hòng tiêu diệt chúng tôi trên sông Pulyvia. Trong những giờ phút quan trọng như thế, Vasi không thể không ra sức làm việc. Tuy nhiều ngày đêm mất ngủ, nhưng tinh thần của Vasi vẫn tỏ ra rất khoẻ khoắn.

Ngày 30 tháng 8 năm 1919, ngày cuối cùng của cuộc đời Vasi.

Hôm đó Vasi và tôi đến Lữ đoàn Paccôp đóng tại Banglatơ và đến cả chỗ Trung đoàn do đồng chí Khơduyatơ chỉ huy(nay là Quân đoàn trưởng kiêm chính ủy quân đoàn 17), rồi đến thôn Pêlôsia, ở đó chúng tôi hoà cùng với những người lính đang bị tan rã chuẩn bị phản công.
 
Hoả lực súng máy của địch bắn rất mạnh, tôi còn nhớ có một khẩu súng máy của địch đặt bên cạnh đường sắt cực kỳ "hung ác", nó làm chúng tôi phải nằm rạp xuống, đạn cày xới xung quanh chúng tôi.

Khi chúng tôi bò lên, Vasi quay đầu lại nói với tôi: "Vania này anh xem, tay bắn súng máy này bắn rất chuẩn".

Sau đó Vasi cầm ống nhòm nhìn về phía họng súng đang bắn. Thế nhưng, chỉ trong chốc lát, chiếc ống nhòm bị văng xuống đất, sau đó là đầu của Vasi gục xuống, tôi vội kêu lên:
"Nicôlai !"

Nhưng không có tiếng trả lời, tôi bò đến nơi, sau gáy máu chảy, tôi nhấc chiếc mũ Vasi đang đội phát hiện thấy vết đạn bắn từ phía thái dương ra đằng sau gáy, 15 phút sau Vasi cũng không hồi tỉnh, anh đã chết trong lòng tôi.

Như vậy thì thấy rằng Vasi bị trúng đạn khi ở Trung đoàn Khơduyatơ. Nếu theo cách nói của Tupôvôi, thì súng máy của địch ở bên cạnh đường sắt bắn tới, nhưng có điều lạ là khi Sư trưởng và Sư đoàn phó đến một trung đoàn phụ thuộc cấp dưới mà không có ai biết, và lại còn đi thăm các chiến sĩ Hồng quân đang bị tản mát, nhẽ nào bên cạnh những người chỉ huy cao cấp như thế, lại không có một nhân viên nào đi theo? Vậy ngày bất hạnh đó, ngoài Tupôvôi ra còn có ai đi cùng Vasi?

Vấn đề cần thiết, là phải tìm ra người mục kích khác nữa, vì nhân chứng chủ yếu còn có một số điều chưa nói ra. Kết quả giám định pháp y năm 1949 đã làm cho người ta rất hoài nghi tính chất chân thực của những hồi ức của Tupôvôi. Giám định pháp y chứng minh rằng viên đạn bắn vào Vasi từ phía sau gáy ra phía má trái đằng trước chứ không phải như Tupôvôi nói là súng máy bắn từ cự ly rất gần (khoảng năm đến mười bước). Các chuyên gia cho rằng qua đường kính của viên đạn, thì thấy đây là viên đạn của khẩu súng lục ổ quay. Nhẽ nào Tupôvôi lại không phân biệt được đạn súng máy với đạn súng lục?

Phải tìm! Cần phải tìm những chứng nhân khác! Trung đoàn trưởng mà không biết Sư đoàn trưởng đến nơi đơn vị mình đóng quân, đó là điều không thể!




Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 15 Tháng Ba, 2010, 03:13:48 pm
Những tư liệu hồ sơ có liên quan tới Kơviatơ, Khachimila, Phulansêyic...rất hiếm. Ông là người Ba lan xuất thân trong một gia đình công nhân đường sắt ở Vacsava, điều đó khiến ông và Vasi gần gũi nhau. Phụ thân của Vasi cũng là một công nhân lái tàu hỏa.

Kơviatơ năm 30 tuổi giữ chức Trung đoàn trưởng, một phần ba cuộc đời của ông, nằm sau song sắt, tên của ông vang dội khắp Sibêri, ông đã từng thể nghiệm cuộc sống tù ngục của mình trong nhà từ Trung ương, Alêchsan Tônôpky, ông cũng đã từng lao động khổ sai ở mỏ Niêckin và lao động cải tạo ở công trường xây dựng Amua. Trong cuộc mưu sát tỉnh trưởng tỉnh Vacsôvi, Kơviatơ còn nhỏ tuổi, nên không bị xử tử hình. Nhưng tới năm 1937 trong cuộc đàn áp với quy mô lớn ông ta cũng không thoát.

Để tìm được tác phẩm của Kơviatơ, tôi đã phải mất rất nhiều thời gian, mà vẫn tốn công vô ích không tìm ra một manh mối gì. Bỗng một hôm trong tập báo tháng 3-1935 của báo "Người cộng sản" Ucraina tôi đã phát hiện thấy một đoạn văn của Kơviatơ nói về cái chết của Vasi. Tôi thật không tin vào mắt mình nữa! Đoạn văn này viết: "Ngày 30 tháng 8, mờ sáng",  người chiến sĩ lão thành nhớ lại sự kiện của mười sáu năm trước: "Quân địch bắt đầu tấn công cánh tả Phương diện quân, bao vây Khơlôkin... lúc đó bộ Tư lệnh Trung đoàn Paccôp không có ở Môchininôp, tôi vội đi đến thôn Piêlôsi ở phía cánh tả, thì điện thoại báo cho tôi biết, là đồng chí sư trưởng Vasi, sư phó Tupôvôi và đồng chí Tansili, đại biểu ủy ban quân sự cách mạng Tập đoàn quân 12, đồng chí Tansili đã đến đoàn bộ ở thôn Môchininôp. Trong điện thoại tôi đã báo cáo về tình hình... Một lúc sau đồng chí Vasi và những người cùng đi đã đến trận địa tiền duyên của chúng tôi... Mọi người đều bò xuống, đồng chí Vasi ngẩng đầu lên, dùng ống nhòm nhìn về phía trước. Lúc đó đạn của kẻ thù đã bắn trúng đồng chí ấy..."

Trong câu văn ngắn ngủi này Kơviatơ, không nói tới súng máy, cũng không nói tới căn phòng ở bên đường, lại càng không nói tới hướng bay của viên đạn đã làm Sư trưởng bị chết. Nhưng ông cũng đã cho chúng ta biết những ai có mặt khi Vasi bị bắn, đó là điều rất quan trọng.

Như vậy là sự việc đã có bước ngoặt theo chiều hướng khác, có nghĩa là ngoài việc lâu nay được cho rằng chỉ có một nhân chứng "hợp pháp" duy nhất là Tupôvôi ra, lúc đó bên cạnh Vasi còn có hai người nữa, mà người không được biết đến nhất và đáng khả nghi nhất đó là Tansili - Tansinêvic Pafunôp Sanmôinôvich. Người Ôđétsa 26 tuổi này là một người ăn mặc cầu kỳ, giỏi luồn lách, thông thạo tiếng Anh và tiếng Pháp. Anh ta sau khi tốt nghiệp trung học, mùa hè năm 1919 anh ta là Giám sát viên chính trị ủy ban quân sự cách mạng Tập đoàn quân 12. Hai tháng sau khi Vasi chết, chàng công tử bột này vội vàng rời khỏi Ucraina, đến phương diện quân Nam đảm nhiệm chức tổ trưởng tổ theo dõi giám sát những tin tức mới của phòng kiểm tra thông tin quân sự Tập đoàn quân số 10. Tháng 3 năm 1989 "Xô Viết Ucraina" đưa tin Tansilivich bắn chết Vasi được ủy ban cách mạng Tập đoàn quân số 12 đồng ý. Những người ủng hộ cách nói này cho rằng đây là một phần của kế hoạch hành động, người đề ra kế hoạch muốn tìm cách giấu giếm người thi hành.

Gần đây tờ "Báo Công Nhân” của Kiép đăng bài viết của thiếu tướng C.N Pitơnikhôpky viết năm 1962, nhưng có một đoạn không được phép xuất bản, vì lý do mà nhiều người đã biết. Khi Vasi bị chết là lúc Pitơlifukin làm Lữ trưởng Lữ đoàn kỵ binh độc lập Sư đoàn 44. Trong hồi ký của vị tướng này đã đưa ra nhiều chứng cứ có giá trị, mà quan trọng nhất là ông ta đã đánh giá về phẩm hạnh và cá tính của Vasi, ông ta cũng là người cùng Vasi đi tới trận địa tiền duyên.

Pitơhkhôpky viết: "Ngày 30 tháng 8" Vasi, Tupôvôi, tôi và Tansilivich từ Bộ Tư lệnh Tập đoàn quân 12 đi đến các đơn vị tiền duyên. Nhưng lúc đó ô tô của Vasi bị hỏng cần phải sửa, nên đã quyết định dùng xe của tôi...

Chúng tôi xuất phát ngày 30, hàng ghế trước có tôi và người lái xe Khasu; Vasi, Tupôvôi và Tansilivich ngồi hàng ghế sau. Đang đi Vasi quyết định dừng lại ở Lữ đoàn Paccôp một chút. Chúng tôi bàn bạc xong, tôi ngồi xe đi Usaomi trước, sau đó sẽ cho xe lại đón họ. Sau khi mọi người đến đoàn kỵ binh Usaomi rồi, lại đưa tôi về Khơlasikin.

Tôi vừa đến Usaomi, thì bố trí xe đi đón họ ngay, thế nhưng xe vừa đi được một lúc, thì nhận được điện thoại nói Vasi bị bắn chết...Tôi vội vàng cưỡi ngựa tới Khơlasikin, thì Vasi đã được đem đến đó rồi.

Lái xe Khasu chở Vasi đã chết đến Khơlasikin. Ngoài Tupôvôi, nữ y tá ra, còn nhiều người khác nữa. Tôi gặp ông ta ở trong xe của Vasi, ông ta nằm trên cái ghế dài, đầu quấn băng.

Tupôvôi không biết tại sao lại ngồi trong xe của tôi, ông ta rất kích động, nói đi nói lại về cái chết của Vasi, sau đó lại trầm ngâm nhìn ra ngoài cửa sổ xe hồi lâu. Một người tận mắt mình, thấy đồng chí của mình bị bắn chết, tôi cảm thấy hành vi của anh ta như vậy cũng là điều bình thường. Chỉ có một điều... Tupôvôi mấy lần nói tới việc anh ta nghe thấy một chiến sĩ Hồng quân nằm bên cạnh Vasi nói: Súng của tên khốn Kiép... vỏ đạn đã làm đầu chiến sỹ này bị thương. Tupôvôi khi nói tới những điều này đã cố làm cho giọng nói của mình thể hiện buồn cảm. Nghe Tupôvôi nói thì Vasi bị Tansilivich giám sát viên chính trị dùng súng lục Broning bắn chết. Đến đêm khuya khi chia tay ông ta còn nói với tôi Tansilivich đã ở một cự ly xa như thế mà bắn Vasi...

Những lời nói đi nói lại của Tupôvôi khiến tôi bắt đầu nghĩ tới người giám sát viên chính trị này, người này cũng là người ở bên cạnh khi Vasi bị chết.

Sau đó tôi không gặp Tansihvich nữa, ông ta đã đi bộ Tư lệnh quân đoàn 12 ngay hôm Vasi bị chết.

Tansilivich hai mươi lăm đến ba mươi tuổi, ăn mặc rất cầu kỳ, luôn mặc những bộ quân phục và những đôi ủng vừa người, tỏ ra là một phó sĩ quan. Trong bao súng lục bằng da đẹp đẽ luôn có một khẩu Broning mạ kền. Bản thân anh ta nói, anh ta là người Ôđetsa. Tôi đã từng đi đến nhiều nhà tù ở Nga, đã gặp nhiều tù hình sự nhưng không hiểu tại sao người kiểm soát chính trị này lại gây cho tôi nghĩ tới hình ảnh của một tên trộm cướp trước đây. Hắn không có một tí gì gọi là tố chất của người làm công tác chính trị, hắn đã hai lần đến Lữ đoàn chúng tôi, và cũng đã từng đến đơn vị của Tupôvôi, chúng tôi đã xem giấy chứng nhận kiểm soát viên chính trị của hắn.

Sau đó những sự kiện phát sinh khiến người ta khó tin. Pitơnikôpky đã thanh minh nào là: Tiếng súng bắn chết Vasi được bắn ra sau khi tiếng súng máy ở trong toà nhà bên đường đã ngừng bắn ! Ông ta thậm chí còn cho rằng giết người có lẽ vì ngẫu nhiên không cố ý. Giám sát viên chính trị hoang mang không yên có thể vì mới tham gia chiến đấu nên còn sợ. Người mình ngẫu nhiên đánh chết người mình, đó cũng là việc thường, kết quả có thể để cho người của mình xử lý, cũng có thể đưa ra toà xét xử. Nhưng dù không phải là cố ý giết người, thì thông thường cũng cần phải bắt giữ.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 15 Tháng Ba, 2010, 03:19:09 pm
Vì thế ta thấy cách nói của Pitơnikôpky trái ngược hẳn với Tupôvôi. Pitơnikôpky thì nói rằng súng máy của Pêtonac đã ngừng rồi mới bắn, đạn vèo vèo bay tới. Đương nhiên đây không phải là chứng minh duy nhất, thậm chí những sách báo có uy tín của Nhà xuất bản Mátxcơva cũng có quan điểm như vậy. Nhưng có điều khiến người ta khó tin là, những sách báo ấy được xuất bản, khi còn Stalin. Nay, chúng ta hãy xem một đoạn văn dưới đây của nguyên Lữ đoàn trưởng Pitơnikôpky: "Khi súng máy của địch bắn, có hai người ở bên cạnh Vasi, một bên là Tupôvôi, một bên là Tansilivich, không biết ai bên phải, ai bên trái, tôi không nhớ rõ, nhưng điều đó đã không còn ý nghĩa gì nữa. Tôi vẫn cho rằng Tansilivich bắn Vasi, chứ không phải là Tupôvôi nhưng nếu không có sự giúp đỡ của Tupôvôi thì không thể... chỉ có sự tiếp tay của Tupôvôi, chỉ có sự ủng hộ của Ban cách mạng quân sự Tập đoàn quân 12, thì tội phạm mới có thể thực hành được hành động khủng bố này... tôi cho rằng Tupôvôi là kẻ đồng mưu bắt buộc. Tôi với Tupôvôi quen nhau đã lâu, tôi có cảm tưởng Tupôvôi là người thật thà, nhưng cũng cảm thấy ông ta là một người ý chí bạc nhược, không có tài năng đặc biệt, đó là nguyên nhân mà tôi cho rằng Tupôvôi là kẻ đồng mưu. Hơn nữa ông ta cũng không có dũng khí để không tham gia vào vụ mưu sát.

...Ở mặt trận, Tupôvôi đã tự tay mình băng bó đầu cho Vasi, đến khi nữ y tá Lôsenpôluma Ana Anatôniepla (hiện đang ở Mátxcơva) yêu cầu băng bó lại Tupôvôi không đồng ý.

Theo lệnh của Tupôvôi, thi hài của Vasi phải được đem chôn, khi chưa được kiểm nghiệm...

Tupôvôi không thể không biết tới điều thông thường này: là “lỗ đạn ra" lớn hơn “lỗ đạn vào". Theo cách nói của Tupôvôi, thì ông ta nhìn thấy vết đạn của Vasi khi Vasi chết trong lòng ông ta, nhưng ông ta lại nói là vết đạn từ đằng trước ra đằng sau?..".

Cuốn "Ký sự về trung đoàn Paccôp và Trung đoàn Talasa", Mátxcơva xuất bản năm 1947 lần đầu tiên để lộ quan điểm trái hẳn với những điều đã nói. Quan điểm của Tơmitari Pitơnôpky, nguyên chiến sĩ Sư đoàn Vasi trái ngược hẳn vơi quan điểm của Tupôvôi. Anh ta tin chắc là đạn bắn trúng vào Vasi, thì súng máy của kẻ địch đã bị câm lặng rồi, vì lúc đó súng máy của địch đã bị pháo của chúng ta phá hủy. Tên của người pháo thủ này, như mọi người đều biết, anh là Huamisincôp. Theo Tômitari nói thì Huamisincôp đã liên tục bắn bốn phát pháo vào nhà có súng máy ở bên đường, khi các chiến sĩ xông lên, thì thấy tên bắn súng máy này, đã bị bắn nát thành mấy mảnh và khẩu súng máy cũng bị tan tành, điều này đã xảy ra mấy giây trước lúc Vasi bị bắn chết.

Vậy thì rút cục, súng máy đó bị tiêu diệt trước hay sau khi Vasi bị chết? Nếu các pháo binh của chúng ta bắn vào nhà có khẩu súng máy này, sau khi Vasi bị chết, thì có thể không tưởng tượng được rằng đạn lại từ nóc nhà này bắn tới. Nếu nói là bốn phát pháo mà Tơmitari, nói được bắn ra từ trước, và sau khi Vasi chết không bắn nữa, như vậy có nghĩa là không còn ai ở trên nóc nhà, mà bắn nữa. Nhưng đáng tiếc là không có tài liệu điều tra về sự thực cái chết của Vasi, và cũng không có quyết định kiểm nghiệm thi hài Vasi. Ngoài ra Pitơnicôp còn chứng thực là Tupôvôi không đồng ý để nữ y tá băng bó lại cho Vasi.

Tơmitari tại sao lại có thể công khai bác bỏ ý kiến của Tupôvôi trên sách báo? Đó còn là điều bí mật, khiến người ta đau đầu. Nhưng vì ngày càng có nhiều tin đồn và nghi vấn làm cho cuốn "Ký sự về Trung đoàn Paccôp và Trung đoàn Talasa" sôi động một thời, đến mức không thể có những bước đi mạo hiểm là kiểm nghiệm thi hài của Vasi. Nhưng mãi tới năm 1949 mới tìm thấy mộ của Vasi. Kết quả giám định pháp y làm cho những nhà không tưởng hoang mang, họ ngoài việc phải chấp hành một cách nghiêm khắc chỉ thị ngừng thảo luận về cái chết của Vasi ra, không còn nghĩ được cái gì khác. Căn cứ theo phương án của trên, bắt đầu phẫn nộ lên án cuốn "Ký sự về Trung đoàn Paccôp và Trung đoàn Talasa". Cần phải thừa nhận rằng, nhiều chiến sĩ lão thành của Sư đoàn Vasi, đã bị lôi cuốn vào cuộc tuyên truyền rầm rộ này. Họ đưa ra câu hỏi: "Tại sao lại phải nhắc tới chuyện cũ"; "Đã qua nhiều năm rồi, còn chọc vào vết thương của chúng tôi làm gì?". Tóm lại là làm cho những người của Vasi chỉ trích tác giả cuốn sách này. Chỉ có một câu, tức để người của mình bức hại người mình.

Những người phát động phong trào khiển trách cuốn sách này. Cuối cùng cũng đã đạt được mục đích, tức ngay cả những người kiên trì muốn làm rõ sự thực, cũng phải yên lặng không nói nữa. Nhưng giấy không gói được lửa. Thời kỳ tan băng của Khơrútsốp đã bắt đầu đã xuất hiện khả năng mạnh dạn bàn tới những vấn đề lịch sử. Bí mật về cái chết của Vasi lại được xem xét. Tạp chí "Xô Viết Ucraina" số 5 năm 1958 đăng bài của E.A. Hasencô, thượng tướng, là thủ trưởng quân sự nổi tiếng là ủy viên ban quân sự cách mạng Phương diện quân Ucraina trong thời kỳ nội chiến viết về Vasi. Trong bài viết này lần đầu tiên vạch ra những điều không bình thường ở xung quanh Vasi mấy tuần cuối cùng của Vasi. Ví dụ Hasencô đã nói thẳng tới tên của một số người ở xung quanh Vasi, ví dụ Vasi không chịu thoả hiệp với những hiện tượng tự do tản mạn của kèn cựa của giai cấp tiểu tư sản, nên họ rất hận Vasi, nói Vasi là "du kích ngang bướng" v.v...Vị tướng đã cao tuổi này đau khổ hồi tưởng lại rằng: "Vị Thủ trưởng mới được Trung ương cử về bắt đầu tỏ ý nghi ngờ Vasi, và để lấy lòng thủ trưởng ở Trung ương người này đã trăm phương ngàn kế bới móc những khuyết điểm của Vasi nhằm hạ uy tín của Vasi. Ananôp, vị ủy viên mới của ủy ban quân sự cách mạng Tập đoàn quân 12, đã nhiều lần đến Sư đoàn Vasi để kiểm tra xem mức độ "ngang bướng" của Vasi tới chừng mực nào... Thế nhưng, Vasi đã ăn sâu bén rễ vào Sư đoàn này rồi, chỉ có kẻ thù mới có thể bắt Vasi rời khỏi Sư đoàn của mình. Nhưng một số người muốn chỉnh Vasi, cuối cùng họ cũng đã đạt được mục đích của họ.

Nay chúng ta lại xem một số những ghi chép tai nghe mắt thấy của A.K. Sitơnisincôp đã ghi lại trong cuốn tiểu thuyết của Sanphunôp và Chinisencôp. Sitơnisincôp năm 1915 vào Đảng cộng sản Liên Xô đã từng làm việc ở Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (b). Những điều tai nghe mắt thấy mà bà ta ghi chép lại vẫn được giữ lại ở quỹ bản thảo của Nhà bảo tàng kỷ niệm quốc gia N.A.Vasi. Trong bản ghi chép về những điều tai nghe mắt thấy có viết về phản ứng của M.R.Lagit, người lãnh đạo tiễu phản Ucraina đối với cái chết của Vasi. Sitơnisincôp viết: "Khi nói về tình hình của phương diện quân Tây, đồng chí Lagi nói một cách rất đột ngột":

"Chúng tôi nhận được một tin bất hạnh: Vasi bị bắn chết ngày hôm qua rồi"

"Tại sao lại bắn chết"?
Tôi hỏi lại.

"Tình hình cụ thể vẫn chưa rõ, tin từ Tập đoàn quân 12 báo cho biết vậy".

Tôi từ xưa chưa bao giờ chảy nước mắt trước mặt ai, thế mà lúc đó tôi đã không kìm được, khóc rống lên. Thấy thế đồng chí Lagit rất kinh hoảng.

"Tại sao lại khóc? à, đúng rồi... trước đây đã từng ở sư đoàn 1 của Vasi chứ gì. Nhưng cũng không nên khóc, tin còn chưa được thẩm tra. Có thể là nhầm chăng, sẽ hay. Tôi cũng cảm có phần nào lạ lùng, ông ta an ủi tôi nhưng bản thân ông ta cũng trầm tư. Đúng là kỳ lạ thật, có cái gì khó hiểu: Chimôphê, Sêniakhôp bị đánh chết, Vasili Pôsencôp bị thuốc độc chết, Nicolaivasi bị đánh chết. Có đúng là bị chết không? Không thể hiểu nổi, tại sao ở Tập đoàn quân 12 lại xảy ra hàng loạt những tai nạn như vậy? Thật là lạ!...".


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 15 Tháng Ba, 2010, 03:22:03 pm
Sênikhôp là Trung đoàn trưởng Trung đoàn Nôpcanotơ Sevicky, bị giết một cách kỳ lạ ở Nofônôp. Vasili Pêsencôp là Lữ đoàn trưởng bị đánh thuốc độc chết ở Gitômin, với thân hình chắc khoẻ, ông đã chịu đựng bốn ngày bốn đêm, nhưng cuối cùng cũng không chiến thắng được thuốc độc đã ngấm vào người, hai người này đều là những người bạn chiến đấu thân thiết của Vasi. Nghe nói hình như manh mối từ Bộ Tư lệnh Tập đoàn quân mà ra, nay lại đến lượt Vasi.

Quan hệ của Vasi với Ananốp Ủy viên mới của Ban quân sự cách mạng Tập đoàn quân 12, vốn đã rất căng thẳng, điều này được chứng thực, bằng các nguồn khác (ngoài Sachencôp) một trong những người chứng kiến là thiếu tướng Pitơnicôpky, ông đã từng nhìn thấy Vasi tức giận tháo bỏ cả giây đeo súng, thắt lưng và vứt súng lên mặt bàn trước mặt Ananôp đang ngồi ngạo mạn, không biết vì lý do gì đang chỉ trích Vasi. Lần "nói chuyện" đó xảy ra tại phòng của Ananôp ở Gitômin. Lúc đó Vasi được gọi đến để làm "công vụ" trái khoáy. Vasi người trầm tĩnh và chín chắn đã bực tức, không thể chịu nổi, phải tỏ ý xin từ chức. Sau này theo R.H.Khơlaênky, con của Sư trưởng Sư đoàn 1 Xô viết Ucraina thay thế Vasi cho biết thì theo lời của bố anh ta, cho biết thì Ananôp đã hai lần định cách chức Sư trưởng của Vasi, nhưng không thực hiện được. Vì Vasi là người có uy tín rất cao trong cán bộ chỉ huy và chiến sĩ trong sư đoàn. Ananôp biết rất rõ. Trong Sư đoàn không thể đồng ý với việc ngấm ngầm cách chức Sư trưởng của Vasi được, còn khiêu khích gây ly gián lại không thích hợp, vì tình hình của Tập đoàn quân trong thời kỳ chiến đấu đang ngày càng nguy hiểm, bất kể là như thế nào thì Vasi cũng vẫn giữ vững được chiến tuyến từ Tupônôp đến Vênisa. Còn sư đoàn tiếp sát với Sư đoàn của Vasi là Sư đoàn 44, Sư đoàn này quân số ít, binh lực yếu, là tập hợp của những người còn thừa của Tập đoàn quân số 1 Ucraina, trong chiến đấu đã thương vong rất lớn. Sư trưởng của Sư đoàn này là Ivan Tupôvôi, viên Tư lệnh của Tập đoàn quân số 1 Ucraina.

Trong khi cải tổ lực lượng quân sự của Ucraina (từ mùa hạ năm 1919 lực lượng quân sự của Ucraina được biên chế vào Hồng quân toàn Nga) định điều Sư đoàn Vasi về phương diện quân Nam. Ví dụ Pôtơaosky, ủy viên hải quân Ucraina kiên trì ý kiến này. Ngày 15 tháng 7 Pôtơaoski đã viết báo cáo gửi Lênin, nói về lý do của ông ta điều Sư đoàn Vasi đến Phương diện quân Nam. Ông ta nói, ông ta đã đến nhiều đơn vị trong Tập đoàn quân số 1, ông ta nhận thấy chỉ có Sư đoàn Vasi, là Sư đoàn duy nhất có sức chiến đấu, mỗi một Trung đoàn của Sư đoàn này đều rất cừ, phối hợp rất hài hoà. Nếu kế hoạch điều Sư đoàn Vasi về Phương diện quân Nam được thực hiện, thì tình hình có thể đã khác. Nhưng vì cuộc đấu tranh giành giật Pôlasikhôp cứ giằng co mãi không kết thúc, đồng thời cũng vì một nguyên nhân nào đó nên muốn rút Sư đoàn Vasi ra khỏi trận tuyến cũng rất khó, không có người nào thay thế họ. Vả lại, những người lãnh đạo quân sự ở đây cũng không muốn rời bỏ khỏi Sư đoàn Vasi và bản thân Vasi.

Nhưng Ananôp lại đánh giá khác về tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ và chỉ huy của Sư đoàn Vasi. Ananôp được cử làm ủy viên ủy ban quân sự cách mạng Tập đoàn quân 12 do nguyên Tập đoàn quân số 1 và Tập đoàn quân số 3 Ucraina hợp thành. Lệnh bổ nhiệm Ananôp do Trôtxki tự tay ký, điều này được Ananôp khắc sâu trong tâm khảm. Vì thế Ananôp, sau hai giờ đến Sư đoàn Vasi, ông ta đã ngồi trong phòng làm việc của mình để vội vàng làm báo cáo với cấp trên về ấn tượng của mình đối với Sư đoàn này. Vậy thì ông ta không ra mặt trận, cũng chẳng gặp các chiến sĩ Hồng quân, chỉ dựa vào buổi nói chuyện ngắn ngủi với bộ Tư lệnh thì liệu có được ấn tượng gì? Thế nhưng Ananôp lại kết luận nên đưa Vasi ra toà án quân sự, nào là đa số những người chỉ huy không xứng với chức vụ, Sư trưởng lại coi mình như một "Sa hoàng”. Người chỉ huy của trung đoàn Paccôp 1, như Trung đoàn trưởng Taniep, phó Trung đoàn trưởng Supicôp v. v... đều là những phần tử phản cách mạng, trong các đơn vị lại triển khai phong trào chống Do thái, những hành vi trộm cướp và say rượu thịnh hành, Trung đoàn Paccôp là mối uy hiếp đối với chính quyền Xô Viết v.v...

Đó là phán quyết của Ananôp, hai tuần sau khi Pôtơaosky rời Sư đoàn Vasi, sự khác biệt kinh người. Ấn tượng của Ananôp đối với Vasi thật cố chấp không chịu thay đổi, vì thế hai bên ngày càng ác cảm nhau. Ananôp tiếp tục dùng điện báo và điện thoại báo cáo với Trôtxki nói Vasi là "phần tử dị kỳ", "phần tử khả nghi", "người không thể tin được", hắn còn báo cáo với Trôtxki nói các đơn vị của Sư đoàn Vasi thực tế - "đã hoàn toàn giải thể”, cần phải thanh lọc cấp sư đoàn, bổ sung cán bộ chỉ huy. Ananôp, thậm chí còn đề nghị Trôtxki bổ nhiệm Sư trưởng khác, thay thế Vasi, ông ta còn hậm hực ca thán nói là rất khó có thể cùng làm việc với người Ucraina này được, vì họ là những người không thể tin được.

Trôtxki đã trả lời, cần thanh lọc nghiêm khắc, thay đổi người chỉ huy. Lúc đó Trôtxki đang giữ chức chủ tịch ủy ban cách mạng quân sự Nước cộng hoà và Chủ tịch bộ ủy viên nhân dân Lục, Hải quân Liên Xô đã nhấn mạnh, không cho phép dùng sách lược điều chỉnh, điều chỉnh lại có hại hơn. Trôtxki nói với người vừa do mình đề bạt rằng, không coi trọng chế độ quy định là phạm pháp, vì vậy cần phải sử dụng các biện pháp trước hết là thanh lọc cán bộ rồi sau sẽ thanh lọc đến chiến sĩ, bắt đầu từ cán bộ lãnh đạo trước.
Yêu cầu của Trôtxki có phải là đã biến thành cái mà Lagit người lãnh đạo công tác tiễu phản của Ucraina lo ngại nói tới cái phản ứng dây chuyền "Sêniacôp - Pôsencôp - Vasi" không? Căn cứ vào các hiện tượng thì thấy Ananôp đã ra sức chấp hành chỉ thị của cấp trên ngồi ở Kremli, đã chấp hành đúng mệnh lệnh của cấp trên. Ngay tới những năm cuối đời, sau khi ân nhân của hắn bị chết ở Mehicô xa xôi, Ananôp vẫn chưa thay đổi cách nhìn của mình đối với Vasi, ông ta vẫn cho rằng Vasi là một người không biết giữ kỉ luật, không có kinh nghiệm chiến đấu của một người chỉ huy, không biết đánh nhau, là đầu têu của mọi tội lỗi của Sư đoàn thậm chí của cả Tập đoàn quân 12. Ông ta vẫn cứ tin vào đánh giá của mình cho tới lúc chết. Năm 1958, Ananôp mới kịp sửa chữa sùng bái cá nhân bằng cách nói nào là uy tín không bình thường của Vasi, là biểu hiện chứng bệnh chung của chính trị độc tài, nguyên nhân chủ yếu là ông ta vẫn chưa thay đổi cách nhìn của mình, vẫn coi Vasi là một Sư trưởng bình thường, không có gì là xuất chúng cả. Những chi tiết về bài này có thể xem bài đăng trong tạp chí "Nêva" số 11 năm 1958. Ngày nay cũng rất khó nói, có phải là ủy viên ủy ban cách mạng quân sự Tập đoàn quân trước đây, nay đã già rồi, nay viết bài đăng trên tạp chí để trả lời, những lời chỉ trích của Sachencôp vị tướng 3 sao đã nghỉ hưu đăng trên Tạp chí "Xô Viết Ucraina" hay không. Bất kể là như thế nào trên các báo chí cũng không thấy đăng những bài có tính chất chống lại những luận điểm của Ananôp.



Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 15 Tháng Ba, 2010, 03:24:39 pm
Trong bài "Ucraina 40 năm trước", Ananôp đã thanh minh: "Đáng tiếc là ông ta cố chấp (Vasi) nên đã chết quá sớm". Hãy tạm thời chưa nói tới ý của câu này. Ananôp định mô tả Vasi thành một tên đầu mục Bạch vệ du kích to gan, tả bộ đội của Vasi thành những phần tử vũ trang liều mạng cổ quái. Tóm lại Trôtxki muốn vẽ như thế nào thì Ananôp vẽ như thế. Nhưng chúng ta đã từng biết Andonôp Aophuzencô Pôtơaosky, Sachencôp và một số những nhân vật quân sự nổi tiếng thời đó đánh giá Vasi. Pôtơaosky đã từng ở Sư đoàn của Vasi trong cuộc trao đổi với phóng viên "Báo Sao đỏ" ông đã nói: ở giữa thủ trưởng và các chỉ huy, Vasi và Pôsencôp các mặt đều rất xuất sắc, uy tín rất cao. "Bộ đội do họ lãnh đạo có kỷ luật sắt, mặc dù điều kiện vật chất rất gian khổ, nhưng nhiệt tình cách mạng của các chiến sĩ rất cao".

Chế độ thủ lĩnh đã có từ lâu ở Ucraina, nó vẫn tồn tại sau khi lực lượng vũ trang Ucraina sát nhập với Hồng quân Nga, còn việc bạo loạn của bọn phú nông thì đã xảy ra năm 1920. Cái đó vừa có nguyên nhân lịch sử và cũng có nguyên nhân dân tộc và nguyên nhân kinh tế. Chỉ có những người không đếm xỉa gì đến tình hình thực tế của những năm hỗn loạn, mới không xét tới nguyên nhân đó. Còn Ananôp khi bình luận về sự phát sinh những.sự kiện đó ở Ucraina đã không xét tới tình hình thực tế này.

Nếu không phải là Bộ Tư lệnh Tập đoàn quân 12 đưa ra chủ ý trừ bỏ Vasi,vậy thì còn ai là người đầu tiên nghĩ tới việc trừ bỏ Vasi? Và ai là người chấp hành? Có phải là Tansiniepky như báo "Xô Viết Ucraina" đã nói không? Có phải là Tupôvôi đã tham gia vào việc này như thiếu tướng Pitơnikhôpky đã về hưu ám chỉ không, giả dụ Pitơnikhôpky có thể gián tiếp chứng minh hành vi khả nghi của viên phó của Vasi, vậy là Khơlavicky sẽ là vu cáo Tupôvôi phạm tội giết người. Nghe nói, Tupôvôi hoàn toàn có thể làm được điều này, Ananôp và những người khác của Bộ Tư lệnh Tập đoàn quân 12, đều biết rất rõ. Không những thế họ còn ngấm ngầm tán đồng cách làm của Tupôvôi, để được nhanh chóng lên làm Sư trưởng, thay thế Vasi đã chết. Điều này xảy ra vào ngày 23 tháng 10 năm 1919 Tupôvôi bị cách chức Sư đoàn phó hai tháng, lúc đó tình cảnh của ông ta thật tồi tệ, cứ nằm bẹp trong Sư đoàn này, trong số các tổ điều tra có một tổ điều tra liên tục đến Sư đoàn, trong hai tháng đó các tổ điều tra do Sanphunôp, ủy viên ủy ban quân sự cách mạng Tập đoàn quân 12 lãnh đạo. Phòng đặc biệt của Tập đoàn quân và ủy ban tiễu phản Ucraina đã thẩm tra những tin đồn và những dự đoán được lưu truyền trong số bạn bè của Vasi. Các chiến sĩ và chỉ huy đều nóng lòng muốn biết sự thật về cái chết của Vasi, nhưng chỉ với một tờ giấy bổ nhiệm Tupôvôi lên làm Sư trưởng của Sư đoàn (không phải là phục chức mà là đề bạt), đã biến ông ta thành người vô tội.

Nhưng vấn đề vẫn còn đó, khi Vasi chết, Tupôvôi là chức phó của Vasi trước đây chỉ biết là Tư lệnh Tập đoàn quân đã cách chức của ông ta, nay lại biết thêm là không chỉ cách chức mà còn xoá tên khỏi sư đoàn. Nếu như vậy phải có lý do đầy đủ. Vậy lý do xóa tên ông ta ở Sư đoàn vì lý do gì? Đó là điều chưa biết, vì không có cái Văn bản nào nói về cái lịch sử phức tạp đó. Ngày nay, các nhà lịch sử đưa ra hai giả thiết:

1. Tupôvôi bị xoá tên khỏi Sư đoàn là vì không có chứng minh y học về cái chết của Vasi, các chuyên gia nghiên cứu về lịch sử của cuộc nội chiến cho rằng giả thiết này không thể đứng vững, vì trong cuộc chiến tranh tàn khốc, sinh mạng con người căn bản không đáng giá lắm, không có chứng minh y học đối với người chết (cho dù là Vasi) cũng không thể có ảnh hưởng lớn như vậy đối với người cấp phó như thế được.

2. Vì những kết luận của tổ kiểm tra ở sư đoàn. Theo nghiên cứu của Khơlavicky, thì những người thẩm tra cho rằng: "Những việc liên quan tới cái chết của Vasi quyết không phải là tội phạm có mục đích phản cách mạng đương nhiên là có thể căn cứ vào các mặt khác để lý giải điều này. Cần phải biết rằng, thực tiễn trong nhiều năm nay đã làm cho mọi người tin rằng, nếu theo lệnh của người đại diện cho lý tưởng vĩ đại, thì dù phạm bất cứ tội gì cũng không bị trừng trị, thậm chí còn được khen thưởng, vậy thì nhẽ nào những người tin vào những lời bố láo đó lại có tội ?

Sự thực thì Tupôvoi trở thành người phó của Vasi trong trường hợp nào? Chức vụ cao nhất của Tupôvoi là Tham mưu trưởng Tập đoàn quân. Tư lệnh Tập đoàn quân. Tôi gặp Tupôvoi lần cuối cùng là lúc ông ta là Sư trưởng Sư đoàn bộ binh 44. Sư đoàn này là một phần dư thừa của Tập đoàn quân số 1 Ucraina mà ông ta đã từng chỉ huy đồng thời cũng là Tư lệnh cuối cùng. Đó là một người có cái cằm nhỏ, với thân hình khoẻ mạnh. Trong chiến đấu, Sư đoàn 44, do ông ta lãnh đạo luôn ở bên cạnh Sư đoàn quân số 1 Xô Viết Ucraina của Vasi, trong chiến đấu Sư đoàn 44 bị thương vong rất lớn, hai Sư đoàn này cuối cùng bắt buộc phải rút lui khỏi trận địa mà trước đó đã phải đổ biết bao nhiêu xương máu mới chiếm được. Trong tình hình đó, Vasi đã nói chuyện bằng điện thoại với vị tướng của quân đội cũ, sau đó đã đi theo lệnh Tập đoàn quân 12, Sêmônôp, biên bản cuộc nói chuyện đó đã được giữ lại cho tới nay, mấy trang biên bản mấy lần suýt thành tro tàn này, đã giúp chúng tôi thấy rõ bộ mặt thật của người phó của Vasi là Tupôvôi. Đã vạch mặt được những luận điệu vô lý của cái gọi là Vasi có âm mưu cướp quyền của bộ Tư lệnh và có hành động độc đoán.

Cuộc trao đổi này diễn ra vào ngày 19 tháng 8 năm 1919. Cách sự kiện không may của Vasi chỉ có mười ngày.



Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 15 Tháng Ba, 2010, 03:30:43 pm
Vasi: Hiện tại Sư trưởng Sư đoàn 1, Sư trưởng Sư đoàn 44 và ủy viên chính trị, đều đứng bên cạnh điện thoại. Với tình thế trên trận địa của hai Sư đoàn lúc này, chúng tôi không còn cách nào có thể chấp hành mệnh lệnh chiến dịch gần đây của ngài được, bộ đội đã mệt mỏi lắm rồi, mọi người đều đi chân đất, đến bây giờ cũng không được cung cấp thứ gì, đang rút lui, mối liên hệ với Sêventôpca cũng bị cắt đứt, số phận của đơn vị này thế nào cũng chưa được rõ. Chỉ còn cách cử bộ đội đến cứu viện, mới có thể cứu vãn được tình hình. Tôi đề nghị, ra lệnh cho hai Sư đoàn này rút lui chiến lược...

Tư lệnh Tập đoàn quân: Sư đoàn 1 Ucraina, hiện nay còn những lực lượng dự trữ nào?

Vasi: Ngoài Trung đoàn Nepgin đã mất sức chiến đấu ra, hiện nay tôi không còn một lực lượng dự trữ nào khác.

Tư lệnh Tập đoàn quân: Tất cả bộ đội của Nước cộng hoà chuẩn bị bắt đầu tấn công ở mặt trận quan trọng nhất. Vì cách mạng, các anh nhất định phải chặn quân địch lại, không để cho chúng tiến nhanh về phía trước. Thắng hay bại của toàn chiến trường là ở chỗ này, cần phải tập trung lực lượng lớn nhất để ngăn chặn quân địch... Tôi nhắc lại, các anh giữ vững được trận địa ngày nào là ngày ấy rất quý đối với chúng tôi... Có nghĩa là giữ được Khơlơcken có ý nghĩa rất to lớn đối với việc sơ tán của nhân dân Kiép, vì thế không muốn để Khơlôcken rơi vào tay quân địch, thì phải có lực lượng siêu nhân...

Vasi: Sêmênôp đồng chí, để nâng cao sức chiến đấu nâng cao sỹ khí và xoá tan mối hoài nghi sợ sệt của các chiến sĩ, cần phải sát nhập hai Sư đoàn thành một, để trở thành một tập thể chiến đấu mạnh, trong Sư đoàn này nên thành lập bốn Lữ đoàn và hai Binh đoàn kỵ binh. Cũng có nghĩa là, vừa phải có người làm công tác chính trị, vừa phải có nhân viên kỹ thuật. Chúng tôi có thể hoàn toàn tin tưởng mà nói rằng, chỉ có như vậy, thì tình hình mới có thể bớt căng thẳng. Đồng thời chúng tôi cũng phải dùng lực lượng siêu phàm, để xây dựng một tập thể chiến đấu hùng mạnh, để vừa có một bộ Tư lệnh lớn mạnh, lại vừa có nguồn vật chất đảm bảo lớn mạnh, nếu được bổ sung lực lượng mới, tôi có thể tin chắc chắn rằng. Tôi, Vasi nhất định có thể giải quyết được tình trạng rối loạn đã xảy ra. Chúng tôi đã kết luận như vậy, đồng thời cũng tin tưởng chắc chắn rằng không còn cách nào khác.

Tư lệnh Tập đoàn quân: Đề nghị báo cáo cho tôi biết tình hình bố trí nhân sự, đơn vị nào cần sát nhập, cũng báo cáo luôn một thể.

Vasi: Giả dụ nếu ngài đồng ý, tôi sẽ gửi báo cáo lên trước 12 giờ ngày hôm nay, có được không?

Tư lệnh Tập đoàn quân: Tôi hoàn toàn đồng ý.

Thế là ngày hôm đó, tức ngày 19 tháng 8, Tư lệnh Tập đoàn quân 12 ra lệnh sát nhập Sư đoàn bộ binh 44 với Sư đoàn 1 Ucraina, và bổ nhiệm Vasi là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 44 sau khi sát nhập. Sau đó toàn thể các sỹ quan cũng như binh lính của Sư đoàn 44 mệt mỏi, xanh xao đã phấn khởi đứng lên bảo vệ Khơlôcken, chặn đứng đường tiến về Kiép của quân địch.

Từ đó có thể thấy, Vasi không làm âm mưu, việc sát nhập hai Sư đoàn là do hai bên bàn bạc giải quyết, như mọi người đã rõ. Tupôvôi và các ủy viên chính trị khác cũng đã tham gia vào cuộc nói chuyện bằng điện thoại với Tư lệnh Tập đoàn quân. Điều đáng hoài nghi lại chính là Tupôvôi có thể là có âm mưu, vì Tupôvôi đã từng làm Tham mưu trưởng Tập đoàn quân và là Tư lệnh Tập đoàn quân. Có thể thấy rằng, trong thời kỳ đó ông ta đã kết giao với nhiều người có thế lực khác nữa.

Việc vu cáo Vasi là người theo chủ nghĩa dân tộc Ucraina là điều vô lý, vì ông ta là người Nga. Ông của Vasi - Mikhơla là một nông dân, cả cuộc đời đã đổ mồ hôi vì mảnh đất cằn cỗi của nước Nga và ông cụ cũng đã sớm an nghỉ nơi đây. Bố đẻ của Vasi năm 19 tuổi cũng phải rời bỏ Minkhơ để đến làm việc tại một ga xe lửa nhỏ ở Sinốpsikhơ, ở đây là vùng khí hậu ôn hoà, xung quanh ga cần xây dựng nhiều kho hàng, nên có nhiều người thợ mộc Nga đến đây làm việc.

Khi người ta biết tin Vasi trước đây bị coi là "Sabaep Ucraina" là người Nga, thì các nhà sử học mới cảm thấy kinh hoàng, họ biết được chân tướng, cũng có nghĩa là bài bác Vasi trong 70 năm qua là láo toét. Khi cánh cửa của các tủ hồ sơ được mở cả ra, đã làm cho các nhà nghiên cứu càng thêm kinh ngạc. Vasi vào Đảng khi nào? mỗi người nói một cách, Vasi có phải đã học ở trường tôn giáo ở Dinhiep bốn năm hay không? Việc này trong bản lý lịch chính thức không thấy ghi, còn sau này học ở trường tôn giáo Pôtava thì bị các nhà báo ngấm ngầm đổi thành trường sư phạm. Vasi từ xưa tới nay, chưa làm thượng uý bao giờ, ông ta chỉ học quân sự bốn tháng tại Trường quân sự Vinnensky, có phải như vậy không? Sự thực thì ai là người tổ chức Trung đoàn Paccôp và là người Trung đoàn trưởng Trung đoàn này đầu tiên: Là Vasi hay A.C.Paccôpky 20 tuổi? Từ 27 đến 31 tháng 5 năm 1919, theo lệnh của Trôtxki, Paccôpky bị bắn chết mà không qua toà án xét xử. Trôtxki đã vu cáo Paccôpky trước khi chết đã để cho hai Trung đoàn của Lữ đoàn tự động rời khỏi Pôtava. Paccôpky vào Đảng tháng 5 năm 1917 đã từng giữ chức Tham mưu trưởng, sau đó làm Lữ đoàn trưởng của đội quân khởi nghĩa ở Sivinicôp.

Tức là ba tháng trước ngày Stalin tuyên bố Vasi là "Sabaep của Ucruina", lúc đó Chủ tịch ủy ban Quân sự cách mạng, ủy viên nhân dân Quốc phòng Liên Xô Vôrôsilôp có bài viết. đăng trên báo "Sao đỏ" nói Paccôpky là đầu sỏ Bạch vệ, đó không phải là điều ngẫu nhiên (tuy vị Lữ đoàn trưởng trẻ tuổi này đến năm 1920 lại được phục hồi nguyên chức). Ngoài ra việc lấy tên Paccôp để đặt tên "Đoàn đồng chí Paccôp" rút cục là để kỷ niệm ai? Là để kỷ niệm Ivan Paccôp người thượng tá người bạn chiến đấu cũ của Pôcơtan Simênisky hay là để kỷ niệm Paccôp mà người ta thường gọi là Bônsêvích Paccôpky? Cái từ "đồng chí" có thể sử dụng chung với tên của nhà hoạt động không phải là thời kỳ Liên Xô được ư?


Lẽ nào vì chế độ Xô Viết mà có thể bịa ra những điều giả dối? Đã là nói dối thì không cần phải có trách nhiệm, nhưng nó để các nhà văn xuyên tạc lịch sử để giành được những thành tựu văn chương.



Phụ lục: Hậu ký của Alêchsanđra Alikhơsêvich Tơlôsitôp (hiện ở Mátxcơva).
Cháu của N.A.Vasi


Những năm tuổi nhỏ, tôi không lo nghĩ, thời đó tôi không nghĩ gì hết, và cũng không có ai nói với tôi điều gì tôi chỉ biết đóng vai kịch của người ông, nhưng vai người ông, mà tôi đóng vừa không phải là người, ông làm cách mạng, cũng không phải là người ông kiểu Sabaep mà là một người anh hùng của gia đình nhà chúng tôi - Vasi.

Vasi tên gọi này đã đem lại cho gia đình chúng tôi biết bao tai hoạ, không thể yên ổn. Cái gia đình này, lúc thì được ca tụng, lúc thì bị chửi rủa. Tất cả những người con trai của cả gia đình chúng tôi đều là quân nhân, trong số đó có những người tan xương nát thịt trong cái máy xay thịt của cuộc đại chiến thế giới thứ hai, có người bị xã hội đen tối hồi trước chiến tranh nuốt chửng. Ngay bà vợ của Vasi cũng bị tù tội.

Trong số những người còn sống có ai là người không có liên quan, với vinh dự, ai cũng chưa nhìn thấy ánh hào quang của chủ nghĩa cộng sản.

Khi tôi không còn đóng vai những vị tiền bối kính trọng nữa, thì tôi bắt đầu biết được điều bí mật, mà điều bí mật này đã được người ta giữ kín mãi, nhưng sau vì vô ý buột miệng, do các quan điểm khác nhau và bản thân cái tên của ông tôi, khiến cho bí mật này không còn là bí mật nữa...

Tóm lại chẳng có cái gì gọi là bí mật cả.

Đối với Vasi mà nói, không cần phải cách mạng quan tâm một cách thần thánh, tuy Stalin đã đặt ông ta vào cái quan tâm đó. Số phận của Vasi là số phận của một con người có nhân cách.

Vasi, cái tên này tạo cho gia đình chúng tôi một sức hội tụ mạnh mẽ, ở nước Nga ngày nay bất kể là xảy ra việc gì cũng không thể lại làm cho chúng tôi phải sợ sệt nữa.

Cuộc sống sẽ càng ngày càng tươi đẹp, những đứa trẻ sẽ biết tìm cho mình những trò chơi anh hùng mới.

Còn có cách nào khác, ông trời đã sắp xếp như thế. Nói tóm lại, ông trời là công bằng chính nghĩa và là mặt sắt vô tình.

Chỉ cần kiên trì chân lý.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 15 Tháng Ba, 2010, 03:34:28 pm
CHƯƠNG 11
MỘT TRÁI TIM MẠNH KHOẺ

Cuộc mưu sát " y học"- câu chuyện thần thoại đã kéo dài nửa thế kỷ - bệnh tim không ai biết - tin đồn dồn dập - viêm họng hay mệt mỏi quá độ - những tin đồn khó tưởng tượng - lộ rõ chân tướng.

Đại hội đại biểu Xô Viết lần thứ VII của Liên Xô dự định khai mạc vào sáu giờ tối ngày 25 tháng 1 năm 1935. Các đại biểu trong mấy ngày vừa qua lục tục đến Mátxcơva đã được trang hoàng rực rỡ của ngày hội. Mặc dù tiếng cười nói nhộn nhịp của những người ra ga đón các đại biểu, từ các nơi về Mátxcơva, nhưng tâm tình của mọi người vẫn có vẻ bàng hoàng lo lắng. Cả Mátxcơva từ tháng 12 năm ngoái tới nay vẫn chưa thể hồi tỉnh trong tiếng súng ở cung Sưmônưi. Vụ án mưu sát Kirốp đã gây ra biết bao tin đồn, một đồn mười, mười đồn trăm, khiến người ta hoang mang lo sợ.

Các đại biểu từ các nơi về Mátxcơva họp, nhân dịp đã tranh thủ thời gian tìm đến các ủy viên nhân dân để bàn những công việc còn dang dở, vì thế những người của văn phòng ủy ban bận rộn tối mắt tối mũi, không có lúc nào được nghỉ, ngay cả buổi tối cũng vậy. Vì vào buổi tối, những người công tác ở các tỉnh xa, tin tức không nhậy bén, thường tụ tập nhau ở văn phòng, rồi tìm những người bạn quen của mình ở Mátxcơva rủ nhau tới uống trà. Câu chuyện của họ thường là vấn đề tiếng súng ở cung Sưmônưi khiến người ta hoang mang lo sợ.

Tên của hung thủ đã được công bố. Hai tuần trước đã đăng báo khởi tố và bản phán quyết của ủy ban quân sự toà án tối cao Xô Viết. Lúc đó rất ít người biết rằng, hai văn bản này đều do Stalin tự tay phê duyệt. Điều này đã được xác định sau khi đã tiến hành giám định bút tích, và sau đó còn biết thêm bản phán quyết đã được in sẵn ở Mátxcơva sau đó chuyển xuống Lêningrát vì hội nghị bí mật của ủy ban quân sự họp tại Lêningrát, vì thế chứng minh rằng: Số phận của các bị cáo hoàn toàn là do nơi khác điều khiển. Song song với thời gian thì quá trình của việc Stalin tự mình dự thẩm và thẩm lý vụ án của toà án cũng dần trở thành sự thật không cần phải tranh cãi.

Nhưng tháng 1 năm 1935 lúc đó chưa ai biết. Lúc đó ủy ban quân sự phán xử tử hình toàn bộ 14 bị cáo, và đã thi hành ngay một giờ, sau khi tuyên án. Phán quyết này lúc đó được hoan nghênh nhiệt liệt. Cả nước đã dấy lên phong trào quần chúng, người lao động mít tinh, biểu tình thông qua quyết nghị, ủng hộ những biện pháp chính đáng trừng trị bọn hung thủ xấu xa đó, phẫn nộ lên án những hành động tanh máu của bọn phỉ Zinôviép. Lúc đó chưa chắc có ai nghi ngờ có phải đúng là phần tử Zinôviép giết Kirốp không.
Vì Stalin muốn làm cho dư luận xã hội, nhất là các tổ chức Đảng, ở các cấp tin chắc là những phần tử Zinôviép có những hành động khủng bố nên đã làm rất nhiều việc. Khi các đại biểu tham dự Đại hội lần thứ VII Xô Viết ngồi uống trà với các bạn của mình ở Mátxcơva, thì cơ quan thông tin cơ yếu của Điện Kremli đang phân phát cuốn "tài liệu về việc mưu sát đồng chí Kirốp". Ở các Nước cộng hoà và các khu vực biên cương. Cuốn tài liệu này gồm những biên bản hỏi cung thẩm vấn Leonit Nicôlaiep cùng các bị cáo và những nhân chứng khác, là những tài liệu do Acolanôp, Phó ủy viên nhân dân Bộ ủy viên nhân dân nội vụ Liên Xô chủ biên vụ án mưu sát Kirốp định kỳ nộp cho Stalin. Các đại biểu trước khi đến Mátxcơva cũng đã đọc bức thư mật của ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản (B) gửi cơ quan Đảng các địa phương đề ngày 18 tháng 1. Bức thư này do chính tay Stalin viết, với tựa đề "Bài học từ sự kiện có liên quan tới việc mưu sát một cách độc địa Kirốp".

Trong thư, Stalin đại biểu ủy ban Trung ương Đảng lên án tất cả những phần tử Zinôviép "Chúng đi theo con đường hai mặt, chúng dùng những thủ đoạn hai mặt để làm thủ đoạn chủ yếu đối phó với Đảng ... mới đầu chúng đi theo con đường của những phần tử bạch phỉ phản cách mạng, làm gián điệp và chui vào đảng, đó là những con đường mà bọn gian tế thường dùng". Trong thư Stalin còn trực tiếp ra lệnh bắt những phần tử Zinôviep, ông viết: "Đối với những phần tử hai mặt thì không thể chỉ khai trừ khỏi Đảng, mà còn phải bắt và cô lập chúng để ngăn chặn chúng phá hoại uy lực của Nhà nước chuyên chính vô sản". Những chỉ thị này của Stalin trong bức thư mật đã xúc phạm thô bạo pháp chế, từ đó đã dẫn tới phong trào đàn áp với quy mô lớn. Đối tượng đàn áp không chỉ là phái đối lập trước đây, mà còn có cả các cán bộ lãnh đạo và quần chúng vô tội nữa.

Ngay từ tháng 12 năm 1934 Ephutôkimôp, Bakhaep, Salôp và Khucơlin đã bị bắt ở Mátxcơva rồi áp giải đến Lêningrat. Không chịu nổi sự tra tấn tàn bạo, họ phải thừa nhận mình là nòng cốt của cái gọi là "Trung ương Mátxcơva". Khi Zinôviép và Camichep bị vào tù thì hàng ngàn gia đình cũng hoang mang lo sợ. Vì vừa nói hôm qua họ là bạn của nhau, đến nhà nhau chơi, cùng nhau đi nghỉ mát, chỉ qua một đêm, đã trở thành nghi kỵ nhau. Trước đây là những người bạn tâm tình nay đã trở thành dè chừng cảnh giác lẫn nhau, nghi ngờ lẫn nhau.

Những phát hiện mới chỉ qua một đêm, đã làm cho người ta phải khiếp vía, khi nghe nói có những phần tử hai mặt nguỵ trang, mọi người ai nấy đều dè chừng, nhìn đoàn đại biểu Lêningrát, với con mắt nghi ngờ. Các đại biểu của Lêningrát bị cô lập. Khi họ đến bàn đăng ký làm thủ tục, không còn thấy những người chụp ảnh xúm vào chụp họ như trước đây nữa, trong khi đó những đại biểu của những thành phố nhỏ, không có tiếng tăm gì thì lại trở thành đối tượng săn ảnh của các nhà báo. Đúng thế các nhà báo họ rất nhậy cảm, họ là những người đầu tiên nắm được hướng gió, họ đã kịp thời lái thuyền đúng theo chiều gió. Khi các đại biểu đến nhà ăn, họ thì thầm với nhau "Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản (B) đã dự thảo quyết đinh cưỡng chế hơn một ngàn người Lêningrát phải rời khỏi thành phố", "Không, họ không gặp phải số phận không may của một ngàn người bị bắt sau ngày 1 tháng 12 năm 1934. Vì một ngàn người này bị vu là tham gia vào hoạt động phản cách mạng, còn hơn một ngàn người này chỉ bị tước quyền được sống ở Lêningrát thôi. Vì họ bị coi là người không đáng tin cậy". Trong tình trạng như thế thì các đại biểu của Lêningrát càng ngày càng cảm thấy bị xa lánh, mặc dù họ không có liên quan gì tới vụ thảm án ở Cung Sưmônnưi, nhưng dư âm của sự kiện này, vẫn cứ giáng xuống đầu họ. Mọi người đều muốn qua những khuôn mặt thật thà của những vị đại biểu tỉnh ngoài này có thể thấy được những manh mối nào đó có liên quan tới vụ án, nhưng đã tốn công vô ích.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 15 Tháng Ba, 2010, 03:36:04 pm
Nhưng rồi cũng có một lần các đại biểu của Lêningrát hầu như đã trút được gánh nặng, đã yên tâm hơn. Đó là vào hôm khai mạc Đại hội. Đó là Hội nghị của Đảng Đoàn cộng sản vừa kết thúc, nhưng chưa tới giờ khai mạc Đại hội, mọi người đi tới quầy bar, ở đó những đại biểu của Lêningrát đang sôi nổi bàn tán về một nguồn tin làm họ thích thú, tin này lan nhanh sang cả những người ngồi bàn bên cạnh. Hoá ra vụ án mưu sát Kirốp đã ngừng điều tra, vì người cảnh vệ Boritsôp đã chết, những người công tác trong bộ ủy viên nhân dân nội vụ bị bắt ngày 2 tháng 1 năm 1934 cũng đã được thả, họ đáng lẽ phải giải Boritsôp đến cho Stalin thẩm vấn. Khi Kirốp bị giết, thì Boritsôp đang làm cảnh vệ. Việc Boritsôp chết đột ngột và hiện trường khiến người ta nghi ngờ là Boritsôp cũng bị những kẻ âm mưu giết hại, mà cái xe chở Boritsôp đến chỗ Stalin trên đường bị tai nạn cũng rất đáng ngờ. Như mọi người đã biết chiếc xe chở Boritsôp đang đi trên đường ô tô dừng lại rẽ sang đường người đi bộ, nên đã đâm vào tường của một toà nhà, Boritsôp ngồi ở trong xe đã bị thương vào đầu hôn mê rồi chết tại chỗ.

Lúc đó, những người ngồi cùng trên chiếc xe tải chở Boritsôp đều bị bắt. Yênôp, Acơlanôp và Khơsanlep đích thân đứng ra thẩm vấn họ. Những người thẩm vấn hy vọng là họ thừa nhận Boritsôp bị mưu sát, nhưng hy vọng của họ cũng trở thành hão huyền. Cuchin người lái xe và Mali trinh sát của cảnh sát hình sự ngồi bên cạnh. Cuchin trước sau vẫn cứ nhắc lại lời khai của họ lúc ban đầu là ô tô đang đi đột nhiên rẽ bên phải ngoặt sang phía đường người đi bộ, phía phải của ô tô va vào ngôi nhà, kết quả Boritsôp chết ngay tại chỗ. Các nhân viên công tác của Bộ ủy viên nhân dân nội vụ ngồi cùng xe cũng chứng thực như thế. Khơrutchicôp một cảnh sát đang đứng gác ở hiện trường lúc đó cũng chứng thực như vậy. Các tài liệu giám định kỹ thuật cũng chứng minh lời khai của những người làm chứng. Qua giám định cho thấy nguyên nhân của tai nạn là do nhíp bánh xe trước có sự cố. Giám định pháp y cũng xác nhận Boritsôp chết do bị thương vào đầu vì tai nạn xe ô tô.

Như vậy có nghĩa là Boritsôp chết do tai nạn ô tô, mà nguyên nhân là do ô tô có sự cố, như vậy là không có âm mưu khử Boritsôp? Cũng có thể là Boritsôp cũng bị lôi cuốn vào tập đoàn phạm tội Zinôviép? Các đại biểu của Lêningrát đang chuẩn bị thở phào nhẹ nhõm. Vì Mali,Cuchin, Vênôlatôp đều đã được tha, thì họ không còn bị nghi ngờ gì nữa. Cấp trên cũng sẽ không truy xét bọn "đồng mưu” nữa, sẽ không có ai bị bắt thêm nữa,nhưng sự đời lại không như mong muốn. Đoàn đại biểu của Lêningrát đã tốn công vô ích trong việc hy vọng để tự an tủ mình. Hơn hai năm sau tức tháng 6 năm 1937 Mali,Cuchin, Vênôlatôp và những người áp giải Boritsôp đi đến cung Sưmônnưi đều bị bắt. Cuchin không chịu nổi tra tấn đã phải nhận là Mali đã cướp tay lái của anh ta, rồi lái xe đâm vào nhà. Mali và Vênôlatôp mới đầu còn phủ nhận, không có chuyện đó nhưng sau khi bị tra tấn cũng đã phải khuất phục thừa nhận là tai nạn ô tô được bố trí từ trước, mục đích là khử Boritsôp. Sau đó Vênôlatôp trong khi được xét xử đã phản cung, nói mình không có tội trong cái chết của Boritsôp. Mặc dù vậy Mali, Vênôlatôp và những người áp tải Boritsôp tuy không có cái gì dính dáng tới cái chết của Boritsôp cũng đều bị xử tử. Mãi tới sau Đại hội Đảng lần thứ XX mới có người nêu thắc mắc, nói Stalin dùng cách nào để xoá hết dấu vết, khử tất cả những người biết về vụ mưu sát Kirốp. Còn vụ mưu sát Kirốp lại chính là các cơ quan Bộ ủy viên nhân dân nội vụ tổ chức thực hiện theo chỉ thị trực tiếp của vị lãnh tụ vĩnh viễn của các dân tộc. Nhưng bất kể là có nghi ngờ gì, thì sự thực vẫn là cái chết của Kirốp, đã làm cho chỉ ở thành phố Lêningrát và quận Lêningrát đã có tới 9 vạn người bị liên luỵ. Sự thực vẫn là sự thực.

Đó là tại sao khi Kremli triệu tập các đại biểu về họp Đại hội Xô Viết lần thứ VII, khi họ được tin đồng chí Quibisep đột nhiên tạ thế, họ liền cảm thấy cái nguyên nhân đã làm cho cái khung cửa lớn của Điện Kremli bị lắc lư sụp đổ trong tiếng gào thét của sự hoảng sợ. Lúc đó Đại hội tuyên bố. Đáng lẽ đồng chí Quybisep Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Nhân dân Liên Xô, Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Lao động Quốc phòng, Chủ tịch Ủy ban Kiểm sát Xô Viết, Ủy viên Bộ chính trị, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (B) đọc báo cáo ngày hôm nay, nhưng vì đột nhiên tạ thế nên phải bỏ. Đồng thời hầu như không ai tin rằng ông ta chết một cách tự nhiên. Vì nghi có những hoạt động phá hoại và gián điệp khủng bố điên cuồng như vậy nên trong đầu óc mọi người nghĩ là kẻ địch còn lẩn khuất chưa bị vạch mặt, không còn nghĩ gì khác. Họ bắt đầu suy đoán, rút cục là kẻ nào, chấp hành mệnh lệnh của ai? Ngày 1 tháng 12 Kirốp bị ám sát chưa đến hai tháng sau lại một người nữa bị giết. Ngoài Trôtxki, Zinôviép thuê mướn bọn đao phủ ra, còn ai vào đây nữa. Vì Trôtxki không thể buông tha cho đồng chí Quybisep, vì Quibisep rất căm thù đến tận xương tận tủy đối với kẻ thù của đường lối chung của Đảng. Chúng bắt đầu trả thù, vì đồng chí Quibisep rất giỏi đánh bại những kẻ muốn làm tan rã Bônsêvích, rất giỏi vạch mặt những kẻ muốn làm lung lay lòng tin của Đảng và giai cấp công nhân đối với việc giành thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Quibisep không đội trời chung với bọn phản bội xấu xa, ông có thể đứng lên vạch rõ bộ mặt thật của chúng ở Đại hội Đảng, ở trong các cuộc họp của các đại biểu và ở trong các cuộc mít tinh của những người lao động, vì thế chúng bắt đầu trả thù.

Chúng rất sợ Quibisep vì Quibisep là một nhà chính luận thiên tài, một nhà diễn thuyết tài ba. Những cuộc luận chiến của Quibisep nhằm thẳng vào bọn chúng, vì thế bọn chúng tìm mọi cách để gạt bỏ mọi chướng ngại này. Bọn chúng đã ấp ủ một kế hoạch hành động đáng sợ, và nhân một số sự kiện có liên quan tới cái chết của Kirốp, bọn chúng muốn đẩy nhanh kế hoạch hành động. Ngay từ thời nội chiến, Quibisep và Kirốp đã là những người bạn thân thiết của nhau. Kirốp chết khiến Quibisep rất đau buồn, vì thế Quibisep không thể khoanh tay ngồi nhìn bọn đê hèn ám sát Kirốp, thực tế là chúng đã tự kết luận về hành động của chúng, ông đã phát biểu như vậy tại Đại hội đại biểu Xô Viết quận Mátxcơva tháng 1 năm đó, bọn chúng đã trở thành kẻ chấp hành trực tiếp nhiệm vụ phản cách mạng quốc tế, hành động phản bội đê hèn của chúng sẽ đi vào ngõ cụt. Quibisep chỉ ra rằng thắng lợi thực sự là thắng lợi giành được trong cuộc đấu tranh gian khổ lâu dài với kẻ thù của giai cấp và bọn chó săn của chúng. Những kẻ cơ hội "phái hữu”"phái tả". Quibisep nói: Không thể để một phút nào lơ là cảnh giác giai cấp. Chính vì thế nguyên tắc lãnh đạo của chúng ta, là từ nay về sau cần phải tăng cường cảnh giác giai cấp, đoàn kết chặt chẽ hơn nữa xung quanh đồng chí Stalin và Đảng. Những lời nói đó của Quibisep đã làm cho những phần tử Trôtxki, Zinôviép cảm thấy người của mình đã bị vạch mặt và đang có nguy cơ bị trừng trị, vì thế chúng đã vội vàng hạ thủ người bạn chiến đấu trung thành của đồng chí Stalin.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 15 Tháng Ba, 2010, 03:37:56 pm
Lúc đó nếu không phải là tất cả thì cũng là đa số người có suy nghĩ như vậy, vì mọi người đều bắt buộc phải suy nghĩ theo đúng hướng mà người thầy vĩ đại đã  đề ra. Quibisep cũng không phải ai khác, ông đã ra sức làm tốt người trợ thủ của Stalin. Lãnh tụ vừa tuyên bố chân lý không thể nào phá vỡ nổi, thì Quibisep liền đưa ra căn cứ lý luận. Việc xây dựng Xã hội chủ nghĩa muốn tiến hành thuận lợi thì cuộc đấu tranh giai cấp càng gay go quyết liệt. Cái lý luận về đấu tranh giai cấp gay go quyết liệt đó ngay từ năm 1929 đã bị phê bình công khai. Người phê bình lý luận này không phải ai khác mà chính là Bukharin. Bukharin nói, người đề ra lý luận này là đồng chí Stalin, còn người phát triển và đi sâu một cách thiên tài lý luận này là đồng chí Quibisep. Chính vì thế mà số báo ra ngày 26 tháng 1 cáo phó của Chính phủ về nguyên nhân cái chết đột ngột của Quibisep, người ta cảm thấy rất lạ. Cáo phó nói, nguyên nhân chết là do tim bị sơ cứng. Kết quả chẩn đoán này không giống với những gì người ta tưởng tượng là cần phải không ngừng nâng cao cảnh giác mà biến thành cuồng nhiệt được. Quibisep một nhân vật khiến kẻ thù của Đảng phải khiếp sợ đã bị chết vì một bệnh tim thông thường, nói như vậy khiến người ta không thể lọt tai được. Không có những chi tiết báo thù rùng rợn, không có những kẻ âm mưu bị tố giác, không có hung thủ giả trang làm bạn bè mà thực tế là hung thủ đã được cài cắm từ trước, cũng không có cạm bẫy tài tình nào, đã được bố trí sẵn. Mọi việc đều có vẻ bình thường đến mức người ta không thể tin những điều đã nói trong cáo phó. Bình thường thì có những tin là có những kẻ âm mưu chống lãnh tụ ở Điện Kremli đã lộ nguyên hình và hành động ám sát đã bị thất bại triệt để v.v. . . ý thức của quần chúng đã bị những tin tức loại đó kích thích quen rồi, thế nhưng cái ý thức đã bị kích thích thành thói quen rồi đó lần này lại không được thoả mãn vì  những gì, mà lần này nhà nước đưa ra, người ta nghĩ đến những sự kiện xảy ra có phần nào như thế.

Và sự việc phát sinh đúng như vậy, họ tin rằng đã có những hoạt động phá hoại với quy mô rất lớn. Trong lòng họ đã bùng lên một nguyện vọng không có gì có thể ngăn được là: Phải tìm ra và đánh mạnh vào kẻ thù, phải thông qua quyết nghị đề nghị phải giết chết bọn chó săn bỉ ổi, bọn phản bội giai cấp công nhân. Cuối cùng thì âm mưu cấu kết bẩn thỉu trong việc sát hại Quibisep cũng bị vạch trần. Con người Quibisep như thế không thể tự nhiên mà chết được. Trôtxki, Zinôviép và bọn phỉ Bukharin cũng không để cho ông ta chết một cách tự nhiên. Sự thực này mãi ba năm sau khi Quibisep chết mới lộ rõ. Trôtxki, Bukharin cấu kết với một số tên ác ôn. Bọn chúng ngấm ngầm cấu kết với nhau, bọn chúng giả làm những người bạn của Quibisep, rồi dùng thuốc độc làm cho Quibisep bị chết dần chết mòn, chúng đã giầy vò thần kinh của Quibisep, vốn trước đây đã bị thương tổn, vì nhà tù và sự đầy đọa chế độ của Sa hoàng, chúng đã dầy vò một cách tàn nhẫn đối với trái tim đã quá mệt mỏi trong 30 năm đấu tranh gian khổ của Quibisep. Cuối cùng chúng đã hạ độc đối với trái tim mạnh mẽ và đầy nhiệt tình này, vì thế trái tim này đã ngừng đập, không còn bùng cháy nữa.


Một trong những người cao thượng nhất trong thời đại Lênin- Stalin đã bị kẻ thù độc ác của nhân dân Liên Xô giết hại một cách độc ác và xảo quyệt như thế. Quibisep tại sao lại bị giết? Đó là kẻ thù đã trả thù ông, vì Quibisep trong 30 năm qua luôn thể hiện là một người bạn trung thành của Lênin và Stalin, bọn Trôtxki và Bukharin trả thù ông, vì ông là vật cản trong việc cấu kết đê hèn của chúng. Chúng trả thù ông, vì trong thời đại Sa hoàng, ông không thoả hiệp, đã kịch liệt phản đối bọn Mensêvich, người của đảng cách mạng xã hội, những kẻ vô chính phủ, ông chống lại tất cả những kẻ theo chủ nghĩa thủ tiêu và chủ nghĩa thoả hiệp đi ngược lại với lợi ích của người lao động; Chúng trả thù ông vì cho tới giờ phút cuối cùng của cuộc đời anh dũng của mình, ông vẫn mạnh mẽ đả kích bọn phản bội, bọn gián điệp, bọn phá hoại Trôtxki, Bukharin, ông đã phê phán một cách gay gắt. Để chúng không còn chỗ dấu mặt. Nhất là đối với Trôtxki tên chó săn của phát xít tàn ác đến cực độ, ngay trong ngày cuối cùng của cuộc đời, Quibisep cũng vạch mặt một cách triệt để không kiêng nể. Quibisep đã hiến thân mình cho công cuộc xây dựng Xã hội chủ nghĩa vĩ đại, người đã có niềm tin cao thượng đối với xã hội chủ nghĩa, người căm ghét kẻ thù của nhân dân, những lời cay độc của ông đã làm cho kẻ thù không đội trời chung của nhân dân, bọn Trôtxki không thể quên và lượng thứ được. Vì thế Trôtxki đã ngấm ngầm sử dụng những tay sát thủ của mình để hãm hại ông.

Có cầu tất có cung. Stalin cần loại luận cứ nào thì luận cứ đó có ngay. Một người của tầng lớp nào đó đã nhậy cảm đối với mỗi lời nói của Điện Kremli. Stalin có cách nhìn rất đúng đối với bản tính này của họ, điều này không ai có thể phủ nhận được. Những từ ngữ và những thuật ngữ được dùng trong những bài chính luận thời đó đã thể hiện tâm trạng của người khởi thảo nghị quyết rất là lâm ly, những nghị quyết này đã được tập thể ở các Nhà máy thông qua. Những quần. chúng này sau khi đã ý thức được sức mạnh tiềm tàng của mình, mọi người đã hăng hái phấn chấn không kiềm chế nổi nữa. Những điều trên đây, có thể nói, chỉ là phương diện triết học của vấn đề, vậy thì phương diện sự thực của vấn đề là gì? Những sự thực cụ thể về việc sát hại Quibisep lại rất ít. Cuốn "cuộc đời Quibisep" của Pênetrôp xuất bản năm 1938 phần đầu có đưa ra một số tư liệu có liên quan tới cái chết của Quibisep. Nhưng thực tế cuốn sách này không nói đến những chi tiết của vụ mưu sát, sách nói Quibisep chết trên cương vị chiến đấu ông ngã xuống cho đến giờ phút cuối cùng cũng không rời khỏi cương vị. Trái tim khoẻ mạnh của ông đột nhiên ngừng đập. Ngày 25 tháng 1 năm 1935 cũng như mọi ngày, ngay từ sáng sớm ông đã đến phòng làm việc. 17 giờ ông vẫn tham gia công tác của Đại hội Đại biểu Xô Viết lần thứ VII. Lúc đó Quibisep thấy người không bình thường, nhưng cũng không để ý vẫn cứ tiếp tục làm việc, xử lý hết việc nọ đến việc kia, ông tiếp những nhân viên công tác của ủy ban nhân dân, nghe họ báo cáo, sau đó lại đọc cho họ viết điện báo, rồi ký vào các văn kiện. Văn kiện mà ông ký cuối cùng là hai quyết định: Một là quyết định trợ giúp cho nhân dân bị thiệt hại bởi trận động đất ở nước cộng hoà Tacgikistan, vùng động đất này đã được Quibisep giải phóng khỏi tay bọn bạch phỉ và bọn vũ trang can thiệp năm 1920. Quyết định thứ hai là quyết định tăng cường cơ sở vật chất cho đội thiếu niên tiền phong "Antai".

Nay chúng ta hãy xem lại từng câu một của một đoạn trong cuốn sách nói về Quibisep. Bênêptrop viết : khoảng hai giờ chiều, Quibisep cảm thấy trong người càng ngày càng khó chịu, và rất mệt mỏi, vì thế ông cố gắng vịn bàn đứng lên.

"Tôi phải nghỉ một lúc, tôi phải nghỉ một lúc trước khi khai mạc đại hội." Nói xong ông liền đi về nhà.

"Nửa giờ sau đột nhiên tử thần đã cướp đi sinh mạng của ông”.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 15 Tháng Ba, 2010, 03:41:29 pm
Trước hết chỉ có mấy từ rất tiết kiệm như vậy, ngoài lời nói đầu của cuốn sách chỉ có ba, bốn câu khách sáo về cái chết của Quibisep ra, cũng không thấy nói gì về cái chết của Quibisep. Qua hai điểm nói trên, có thể thấy rằng mấy chữ sơ sài trên đây được thêm vào sau khi có tuyên bố về việc Quibisep bị chết, khi sách đã được xắp chữ xong. Việc mô tả việc Quibisep bị tàn hại đến chết sẽ ảnh hưởng tới cấu tứ của toàn bộ cuốn sách., vết tích của việc thêm vào đó chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, những mẩu tin mà cuốn sách này đã sử dụng chẳng ăn nhập với chiều hướng chính của cuốn sách, không khống chế được chiều hướng phát triển của các tình tiết. Xem ra đây chỉ có thể coi là để giải thích sau đó trở thành nét vẽ tồi tệ là vẽ rắn thêm chân. Để cuốn sách vốn đã viết xong phù hợp với yêu cầu của tình hình, nên đã bổ sung một cách tuỳ tiện mấy đoạn vào đầu cuốn sách, rồi lại thêm mấy trang vào cuốn sách. Đó là biện pháp thường dùng của các sách báo chính trị xã hội.

Chúng tôi phải nghiên cứu tỉ mỉ mục đích của những vấn đề đó để xác nhận năm 1938 có đúng là không thấy nói tới việc Quibisep bị tàn hại đến chết không. Qua các tư liệu có liên quan tới Quibisep xuất bản từ 1938 trở về trước và báo chí của Trung ương phát hành trong ba năm sau khi Quibisep bị chết, có thể nói chắc chắn rằng những tư liệu và sách báo nói trên không tìm thấy những gì trái ngược với cáo phó ngày 26 tháng 1 năm 1935 của Chính phủ. Nhưng tất cả những sáng tác và những sách báo nói về Quibisep xuất bản năm 1938 trở lại đây thì đều có bổ sung thêm một chương: Bị kẻ thù của nhân dân giết hại một cách độc ác.

Nhân vật đại diện điển hình cho cách làm này là Êlêna em gái của Quibisep, bà viết cuốn hồi ký, cuốn sách này do Nhà xuất bản thư tịch chính trị quốc gia chuẩn bị xuất bản năm 1938. Chương cuối của cuốn sách có nhan đề “lần gặp mặt cuối cùng”. Trong chương này Êlêna mô tả tình hình của Quibisep hai ngày trước khi chết. Cuộc gặp lần cuối cùng giữa Êlêna với Quibisep vào ngày 23 tháng 1 năm 1935.

Tối khuya hôm đó, Quibisep định về biệt thự của mình, đã rủ Êlêna cùng đi, nhưng Êlêna không biết vì lý do gì (bà quên rồi) không đi, Quibisep và vợ là Valica tiễn Êlêna ra đến cửa.

Anh Quibisep đứng ở cầu thang gác thông sang các phòng. Êlêna xuống thang gác để mặc áo khoác. Êlêna nhìn Quibisep với thân hình chắc nịch đứng chống tay vào lan can cầu thang giống như sắp sửa nâng bổng thân thể lên cao vậy, với khuôn mặt tròn bình lặng và đôi mắt sáng hiền dịu.

Sau khi đi xong đôi ủng, Êlêna đứng lên thở một hơi dài.

"Thế nào, em cảm thấy đau tim à?" Quibisep thân mật hỏi Êlêna.

"Không tim của em không sao cả" Elêna đáp, "cuộc hội chẩn gần đây bác sĩ bảo sao? Tim của anh thế nào?”

Quibisep đứng thẳng người ưỡn ngực về phía trước tỏ vẻ rất khoẻ, rồi lấy tay vỗ vỗ vào ngực nói: "Tim của anh ? Nó là bộ phận khoẻ nhất trong cơ thể của anh" .

Hãy cho phép chúng tôi tạm xen vào hồi ức của Êlêna. Chúng tôi phát hiện ra rằng, câu nói này sau này đã trở thành một phần quan trọng trong các tư liệu có liên quan tới Quibisep, câu nói này sau này được dùng để khởi tố hung thủ giết hại Quibisep. Chính vì có mấy câu đối thoại có liên quan tới trái tim khoẻ mạnh làm cho tính chính xác của giám định y học của chính quyền bí nghi ngờ trong một thời gian dài. Giám định y học cho rằng Quibisep bị chết do nhồi máu cơ tim.

Trong sách Elêna viết: Bà ta rất tin tưởng vào lời nói của người anh, và Valica vợ của Quibisep cũng tin như thế. Đúng vậy, khi bạn nhìn thấy một vĩ nhân đứng trước mặt mình, khi bạn nhìn thấy một bộ ngực nở nang khoẻ manh của vĩ nhân, đôi mắt sáng tươi và nhưng nụ cười ròn, thì ai mà không tin như thế ?

Thế nhưng hai ngày sau, thảm kịch đã xẩy ra. Quibisep đã đi rồi. Trái tim của ông ta đã ngừng đập. Sau khi Quibisep chết, những người thân của ông rất kinh hoàng; ông đột nhiên chết, khiến mọi người hoang mang. Lúc đó Êlêna cũng có mặt ở trong phòng của Quibisep cùng với bác sĩ Lêôn và đã có một cuộc đối thoại thú vị: Tại sao tim của Quibisep lại bất ngờ ngừng đập như vậy ?

"Cũng không phải đột nhiên". Lêôn trả lời nói: "Làm việc mệt mỏi căng thẳng khiến cho tim của Quibisep đã ốm đến mức hàng ngày đều có thể xảy ra bi kịch được".

Đề nghị chú ý tới câu dưới đây mô tả về hư từ mà bác sĩ Lêôn dùng có thể hiểu là tốt hoặc xấu đều được cả: "Ông cũng không giới thiệu mình là bác sĩ chữa trị chủ yếu, mà lại đột nhiên có mặt ở trong phòng của Quibixép". Tác giả đã dùng phương pháp biểu đạt rất sống sượng để tỏ ý nghi ngờ. Một loại nghi ngờ đã được khắc sâu trong tâm khảm và đã hoà trong máu huyết của người ta đó là: Không tin là tự nhiên chết, nơi nào, lúc nào cũng tưởng là âm mưu quỷ kế của bọn âm mưu và bọn hung thủ.




Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 15 Tháng Ba, 2010, 03:49:22 pm
Êlêna còn cố ý làm ra vẻ trách mình là không hiểu biết gì về y học, không quan tâm đầy đủ gì đến anh. Đã đau khổ tự hỏi mình: "Tôi tại sao lại không biết Quibisep bị bệnh tim cơ chứ?" Nhưng rồi bà lại nói ngay: Lêôn đã cho phép ông (Quibisep) làm việc, cho phép ông đánh bóng chuyền, cho phép ông đọc diễn văn ở các cuộc họp. Không những thế, Lêôn còn cho phép ông đi công tác ở Trung Á gian khổ xa xôi.

Khi đi công tác về, trông anh như một người khác, những người ra ga đón anh thấy anh mặt mũi nhợt nhạt, buồn thiu. Mọi người cứ tưởng rằng do công tác đường xa mệt nhọc, gian khổ nên bị ốm mới thế. Trong khi đi công tác anh bị viêm họng, đang lúc bị sốt cao vẫn cứ kiên trì công tác.

Như vậy là tác giả đã đưa ra một chi tiết rất quan trọng: Quibisep khi đi công tác ở Trung Á đã bị viêm họng, cái bệnh tưởng như không nguy hiểm gì, nhưng đã có ảnh hưởng rất lớn đối với tim. Đó là điều ai cũng biết.

Sau khi Quibisep trở về Mátxcơva, cảm thấy mệt mỏi khó chịu. Lúc nào cũng tâm sự nặng nề, lúc thì nằm ở salon, lúc thì nằm gục trên bàn. Trước đây chưa thấy thế bao giờ. Một lần Êlêna đến nhà anh thấy anh mặc áo pardesuy, đó là điều hiếm thấy đối với Quibisep, một con người luôn luôn say mê công việc.

"Tôi bị cảm rồi, hơi sốt, mệt lắm" ông nói bệnh tật của mình với Êlêna, ông nói: "Lêôn cho phép anh làm việc cho phép anh đi ra ngoài, vì những cái đó đều là chuyện vặt, sẽ khỏi ngay thôi."

Nếu chú ý lúc đó có thể phát giác thấy khi Quibisep nói cũng là lúc đang chú ý lắng nghe cái gì. Cho mãi tới nay Êlêna mới chợt nghĩ ra là anh đang lắng nghe "tiếng đập của trái tim hoàn toàn khoẻ mạnh" của mình, mà lúc đó anh đã cảm thấy rất kỳ lạ là tại sao tim đập không đúng nhịp, nhưng anh đã không nói điều đó với những người thân vì anh không muốn làm thương tổn tới họ. Vì thế đến ngày 23 tháng 1 anh đã nói "Tim của anh là bộ phận khoẻ nhất trong cơ thể anh".

Qua toàn bộ tình hình cho thấy. Hồi ký của Êlêna đáng lẽ đến đây chấm hết, nhưng sau đó đột nhiên lại có thêm một khúc đuôi nữa, mà luận điệu của khúc đuôi này đã thay đổi. Đầu đề của khúc đuôi này là: "Anh tôi chết vì tay kẻ thù của nhân dân". Bản thân của tiêu đề này đã nói lên cái đuôi này là sản phẩm của gió chiều nào theo chiều nấy. Với cái tiêu đề nghe tới chói tai này, chẳng ăn nhập gì với những tiêu đề của các chương trên. Đặc điểm của các tiêu đề của các chương trên là mềm mỏng, trữ tình, thỉnh thoảng còn có chút thương cảm và ưu phiền.

Ngày 2 tháng 3 năm 1938, tôi thấy tất cả những người trong số họ ở toà án, tôi phảng phất thấy những lời lẽ sắc bén của họ viết trên báo hình như đã được bào chế theo ý chỉ của cấp trên. Tức là bọn chúng, những tên hung thủ này! Đúng là bọn chúng đã giết Kirốp, Quibisep, Mizenky, Goocki và con của Goocki. Hoá ra ngay từ ngày đầu Cách mạng Tháng Mười tức năm 1918 chúng đã chuẩn bị ám sát Lênin, Stalin và đồng chí Sveclốp rồi. Chính chúng đã cử Caphulan người của Đảng xã hội cách mạng ám sát Lênin, chính chúng đã giao cho tên nữ thích khách này khẩu súng lục có lắp đạn thuốc độc.

Ngồi trên ghế bị cáo là những tên chó săn của bọn phát xít, tên gián điệp, tên phản cách mạng, tên hung thủ và phản bội tổ quốc đẫm máu.

Đó là Lêôn, hắn ngồi một cách bình tĩnh vô vị, giống như đang giảng bài, hắn kể trước toà về quá trình giết hại Mizenky, Quibisep, Goocki và con của ông ta như thế nào, nói về việc Yacôta đã hối lộ và mua chuộc hắn ra sao, tặng hắn hoa, rượu của Pháp, biệt thự và cho phép hắn được nhập hàng ngoại miễn thuế. Yacôta ngầm xúi hắn giết con của Goocki trước, sau lấn lượt là Goocki, Mizenky và cuối cùng là Quibisep...

Lêôn mới đầu dùng phương pháp không chính đáng để chữa bệnh cho những người mà hắn cần phải giết. Hắn đã kê những đơn thuốc để phá hoại sức khỏe của người bệnh và lôi kéo những người khác làm vây cánh như Giáo sư Pơlêtơniôp, bác sĩ Kachacôp có cả thư ký của Quibisep- Macsimôp - tên cường bạo kiêm hung thủ.

Macsimôp nói trước toà rằng, hắn nhận lệnh từ tên đầu sỏ Trôtxki phái hữu chống Liên Xô, thậm chí còn có Yacôta và Enukitchơ ra lệnh miệng là phải quan sát tình hình sức khoẻ của Quibisep. Hắn đã biết Lêôn và Pơlêtơniôp đã làm tất cả để phá hoại sức khoẻ của Quibisep rồi, còn nhiệm vụ của hắn là: Nếu bệnh tình của Quibisep trầm trọng thì phải tìm cách kéo dài công tác cứu chữa, nếu cần gọi người cứu chữa thì chỉ được gọi Lêôn và Pơlêtơniôp.

Macsimôp đã làm như vậy, đến ngày 25 tháng 1 năm 1935 Macsimôp thấy Quibisep mặt trắng bệch như người chết nhưng hắn vẫn để tự Quibisep đi về nhà, chứ không để ông ta nằm xuống rồi gọi người cấp cứu. Macsimôp biết bệnh tim của Quibisep sắp phát tác, vì thế hắn không muốn gọi bác sĩ vội.

Quibisep lúc đó mặc rất nhiều áo da, chân đi ủng da, mặc quần áo nhiều như thế mà lại đi bộ qua khu vườn của Điện Kremli, rồi trèo lên gác ba thì quá sức đối với một người bị bệnh tim.

Mặc dù ngay cửa vào tầng một ngôi nhà của Quibisep có phòng khám bệnh ở đó lúc nào cũng có bác sĩ và y tá trực, nhưng Macsimôp vẫn cử người đi tìm Lêôn.

Quibisep mồ hôi chảy ướt áo, với đôi ủng ở chân, ông vẫn cố leo lên tới tầng ba, vào phòng của mình, khi vào cửa, ngay đến ủng cũng không kịp tháo mà đi ngay vào thư phòng.

Ngay tới hành lang Quibisep cũng không kịp vào, ông ta đi cả ủng vào thư phòng, người nữ phục vụ nói thế.

Quibisep lấy cái gối tựa và chăn len ở giường của phòng bên cạnh, ông ta cởi áo len rồi vứt ngay lên bàn, không như mọi lần, ông thường mắc cẩn thận trên giá áo, sau đó tháo ủng, mặc quần, rồi nằm vào salon và tiện tay lấy chăn len đắp.

Quibisép nói với người nữ phục vụ; ông muốn nghỉ một lúc, không cần thứ gì, tim ông ta hơi khó chịu, người thư ký đã đi gọi bác sĩ, dặn người nữ phục vụ mười phút sau đến...
Người nữ phục vụ gọi điện báo cho Macsimôp nói bệnh tình của Quibisep rất nặng, Macsimôp lập tức gọi điện thoại báo cho Enukitchơ, nói có lẽ Quibisep chết đến nơi rồi, hiện bệnh rất nặng. Enukitchơ nói Macsimôp cần phải bình tĩnh, không nên hoang mang, cũng không cần gọi bác sĩ, mọi việc sẽ rất thuận lợi...

Mười phút sau khi nữ phục vụ vừa mở cửa phòng thì thấy Quibisep đã chết rồi. Macsimôp chạy tới, một lúc sau Lêôn cũng ngồi xe tới. Yacôta tiện đường cũng đến để nắm tình hình, hỏi khi Quibisep chết có những ai ở đó, khi biết là chỉ có một mình Quibisep thì ông ta nghĩ ngay tới việc vào nhà Quibixép một cái ông ta cũng không vào, chỉ nói với Macsimôp là đừng có cuống lên, cần phải ra dáng một người đàn ông...


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 15 Tháng Ba, 2010, 03:53:37 pm
Tất cả những lời này tôi nghe được ở toà án đó là những lời thú nhận của những tên Lêôn, Pơlêtơniôp và Macsimôp, những tên ác quỷ giết người đê hèn. Tất cả những điều đó đều đã được tên tội phạm đầu sỏ giết người Yacôta chứng thực bằng những giọng nói trầm lặng đáng sợ. Tất cả những cái đó đều đã được tên phỉ Bukharin và Chicôp đầu sỏ của "tập đoàn" Trôtxki phái hữu chứng thực.

Quibisep, vị Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân Liên Xô ủy viên Bộ chính trị ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (B), Chủ tịch ủy ban kiểm sát Xô Viết đã bị giết hại như thế.

Đó là những hung thủ mà chúng tôi nhìn thấy ở toà án...

...Mắt tôi đã nhìn thấy mọi người đã căm thù tới mức nào, khi nghe thấy những lời dối trá cuối cùng của những bị cáo trong ánh mắt của những người tham dự phiên toà đều rực lên ngọn lửa phẫn nộ và căm thù. Toà án đã đưa ra phán quyết, biện pháp trừng trị nghiêm khắc nhất: bắn bỏ !

Lúc đó cả hội trường đã thở phào nhẹ nhõm.

Phần cuối của đoạn văn mô tả này còn có thêm mấy đoạn nữa, những đoạn này chỉ là kiến giải của cá nhân. Nhưng những đoạn văn này, lại động chạm tới nỗi đau chung của những người thân của Quibisep, như vậy là có một số người trong số họ có những lý giải khác nhau về những điều trong sách đã mô tả. Trong số những người có cách nhìn khác nhất, phải kể tới Ôlêga vợ của Quibisep. Hiện nay Ôlêga đã mất được mấy năm rồi. Khi bà còn sống có một lần bà trao đổi với tôi đã chứng thực cho nhận xét của tôi là đúng. Bà vợ goá của Quibisep lúc đó đã từng kiên trì, là nếu cuốn hồi ký của Êlêna tái bản thì cần phải bổ sung và cải chính. Nhưng Êlêna vẫn cứ khăng khăng không chịu, sau khi bà đã kiên trì thuyết phục, cuối cùng Êlêna đã phải nhượng bộ, vì thế khi cuốn sách tái bản năm 1941 trong đó đã được bổ sung một số chi tiết theo yêu cầu của bà vợ goá của Quibisep. Chỉ cần so sánh một chút giữa hai cuốn sách, thì thấy ngay sự khác biệt.

Trong hồi ký của Êlêna xuất bản năm 1938 viết: Ngày 25 tháng 1 năm 193,5 sau khi tôi nhận được điện thoại đáng sợ, tôi vội vàng chạy tới nhà anh tôi trong Điện Kremli. Người đầu tiên tôi gặp ở hành lang là Chicôp, hắn là tên đầu sỏ tội phạm, là tên hung thủ hạ đẳng, hắn đến để thưởng thức thắng lợi phẩm của hắn, chính do hắn chỉ thị mà âm mưu này mới được thực hiện. Hắn đã đến, thậm chí còn làm ra vẻ đau buồn cúi đầu, hắn muốn tỏ ra bi thương, tên lừa dối hèn hạ, tên hung thủ đốn mạt!

Tôi vào thư phòng thấy Quibisep nằm ở ghế salon, đã ngừng thở, mặt tái nhợt, bình thản, an tường, anh đã không còn có thể mở đôi mắt hiền từ của mình nữa, không còn có thể cười trìu mến nữa.

Ngồi bên cạnh anh là chị Ôlêga, vợ anh, chị không khóc mà chỉ nhìn một cách kỳ lạ vào đôi mắt nhắm nghiền của Quibisep, xoa xoa lên cái trán rộng đã hoàn toàn lạnh giá của anh.

Một sinh linh đã ngừng thở...

Trong cuốn hồi ký xuất bản năm 1941, đoạn này được mô tả như sau: Người nhà của anh gọi điện thoại cho tôi, tôi đã nghe thấy một tiếng nói đáng sợ là:

"Quibisep bệnh rất nặng, đến đây ngay!"

...Chị Olêga ngồi bên cạnh Quibisep trên salon, chị đang sờ vào cái trán rộng của anh đang lạnh dần.

"Là mưu sát à?" Tôi khẽ hỏi đủ nghe.

Ôlêga phủ định, lắc đầu và trả lời khẽ, hình như sợ người đang ngủ ngon thức giấc, nói: "chết vì suy tim".

Tôi ngồi trên ghế salon bên cạnh đầu Quibisep.

Anh đã đi rồi... thật khó tin và cũng không muốn tin, Quibisep đã không còn có thể cùng với chúng ta...

Tất cả những cái đó xảy ra như thế nào? Tại sao tim anh lại ngừng đập? Mấy hôm trước các chuyên gia y học khi hội chẩn còn xác nhận tim của Quibisep là cơ quan khoẻ nhất trong cơ thể ông. Theo lời bác sĩ, thì những đơn thuốc của Quibisep đều là những loại thuốc "vô hại, là để tăng cường hệ thống thần kinh".

Ôlêga khi nói chuyện với tôi đã chứng thực là do bà kiên trì tiến hành, vì cuốn sách xuất bản lần đầu có nhiều chỗ che đậy và sai lầm, bóp méo trường hợp khách quan của sự kiện phát sinh, bà đã nêu ra một số chỗ theo bà là bóp méo quan trọng nhất, những chỗ này khi tái bản đã được sửa lại. Điều thứ nhất "Là mưu sát à?"

Về điểm này, đó là một câu có tính nghi vấn, chứ không phải là một câu có tính khẳng định. Về câu hỏi này của Êlêna, Ôlêga đã trả lời rõ ràng có tính phủ định là: "chết vì suy tim". Điều thứ hai là cuộc đối thoại giữa Êlêna với bác sĩ Lêôn bên giường Quibisep, đoạn này đã miêu tả một cách không hoàn chỉnh, Êlêna chỉ viết bác sĩ trả lời câu hỏi thứ nhất. Vì lúc đó Êlêna cảm thấy khó hiểu về nguyên nhân tim của Quibisep đột nhiên lại ngừng đập, vì thế bác sĩ nói: "Không có gì là đột nhiên cả. Công tác mệt mỏi căng thẳng làm cho tim của Quibisep đã ốm yếu tới mức lúc nào cũng có thể xảy ra bi kịch"  Êlêna còn hỏi Lêôn, tại sao họ không ngăn cản Quibisep làm việc? "về vấn đề này, nguyên văn câu trả lời của bác sĩ là: khi Quibisep đang nỗ lực công tác mà bất cứ một lý do nào của bác sĩ cũng không thể thuyết phục được, thì làm thế nào để có thể ngăn ông ta làm việc ?"


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 15 Tháng Ba, 2010, 03:56:38 pm
Đó lại là sự thực 100%. Lúc đó không phải chỉ có Quibisep, mà tất cả các ủy viên nhân dân đều làm việc suốt cả ngày, họ làm việc đến mức sức cùng lực kiệt, thậm chí làm việc đến quên cả ngày nghỉ, ngày lễ. Họ luôn cặp kè với chiếc máy điện thoại trong phòng làm việc suốt cả ngày đêm, nhiều đêm mất ngủ vì họ nắm vững phương thức làm việc và nghỉ ngơi của Stalin. Họ không những dùng cái mất ngủ để dầy vò bản thân mình và những người giúp việc cho mình, mà còn dày vò cả các thành viên của các vụ, cục và các ban ngành cấp dưới họ nữa. Và những người này cũng dầy vò những người lãnh đạo của các cơ quan trực thuộc cấp dưới nữa, vì họ nghĩ rằng. Nếu vạn nhất mà Điện Kremli đột nhiên gọi điện thoại tới, thì làm thế nào, họ cả năm không một ngày nghỉ, chủ yếu không phải vì công việc bận quá tới mức không rời ra được, mà chủ yếu vì: "Những kẻ cạnh tranh đố kỵ lợi dụng lúc anh vắng mặt lâu ở cơ quan sẽ bài bác, nói xấu, như vậy chỉ còn cách bị đuổi khỏi cơ quan. Còn lúc nào cũng luôn luôn túc trực cấp trên thì sẽ nắm được tình hình, biết được mối quan hệ phức tạp, có thể kịp thời biết được những âm mưu quỷ kế của đối thủ, để kịp thời đối phó".

Nhờ Ôlêga kiên trì, nên trong sách có thêm được mấy đoạn quan trọng nữa. Ví dụ trong lần tái bản có thêm đoạn: khi Quibisep rời phòng làm việc, về nhà nghỉ một lúc trước khi khai mạc đại hội, trong nhà không có ai, vợ Quibisep đi trực, Quibisep đến nằm ở thư phòng, người nữ phục vụ đến hỏi Quibisep có cần uống gì không. Mấy hôm gần đây Quibisep thường uống sữa pha lẫn nước khoáng nên họng bị đau. "Không, tôi không muốn uống gì cả , tôi cảm thấy tim hơi khó chịu". Quibisep nói với người phục vụ. Mười phút sau, đến gọi tôi dậy. Sau mười phút, người nữ phục vụ đến thư phòng, thì đã thấy Quibisep chết rồi.

Như vậy là có một chi tiết quan trọng đã được nói rõ: Quibisep bị đau họng, cũng có nghĩa là, viêm họng chưa khỏi hẳn.

Từ ngày 2 đến 13 tháng 3 năm 1938 Toà án quân  sự tối cao của Liên Xô tiến hành xét xử vụ án "Liên minh phái hữu Trôtxki" chống Liên Xô, dụng ý của những người bầy ra vụ án đã từng sôi động một thời này là muốn nhân dân tin rằng bọn âm mưu phái hữu Trôtxkit như Bukharin, Chicôp, Yacôta, Khơnepchinsky, Salancôvic và những nhà hoạt động Đảng nổi tiếng khác, thậm chí cả bác sĩ Lêôn, Pơlôtơnicốp, Kachacôp và thư ký của Quibisep là Macsimôp, thư ký của Gooki Khơliusicôp, bọn chúng đều quay đầu lại chĩa mũi nhọn vào những người lãnh đạo chính phủ của Đảng cộng sản Liên Xô (B) chuẩn bị những hành động ám sát họ.

Hội đồng quân sự dưới sự chủ trì của Usili đã phán quyết: Bản phán quyết tuyên bố. Mizenky, Quibisep, Goocki và con của ông ta đều bị bọn chúng mưu sát bằng "thủ đoạn y học". Trong bản phán quyết còn quy tội ám sát Kirốp cho những phần tử phái hữu Trôtxkit. Trong bản khởi tố cho rằng Yacôta đã căn cứ vào quyết định của những người lãnh đạo "Liên minh phái hữu Trôtxkit" cấu kết với nhau dùng thủ đoạn chữa bệnh để giết hại Quibisep. Bản khởi tố còn xác nhận những kẻ trực tiếp tham gia hành động khủng bố đối với Quibisep, có cả bác sĩ Lêôn, thư ký của Quibisep tức Macsimôp Chicôpky người năm 1928 đã tham gia tổ chức bí mật của phái hữu. Toà án quân sự tối cao quyết định xử bác sĩ Lêôn, Kachacôp và Macsimôp thư ký của Quthisep với mức án cao nhất là bắn bỏ, còn bác sĩ Pơlôtơniôp tuy là đồng phạm, nhưng không trực tiếp tham gia vào việc dùng thuốc độc để hại Quibisep và Goocki nên xử tù 25 năm.

Toàn văn biên bản tốc ký của việc xét xử này được đăng liên tục nửa tháng liền trên các báo lớn ở Trung ương. Trong một nhà nước 50% mù chữ này, người ta ngoài việc chỉ đọc một số báo Xô Viết rõ rệt hàng ngày ra, còn những báo khác thì không đọc. Nhưng trong nửa tháng này người ta đã đọc tất cả các cột của những tờ báo lớn. Trong các bản báo cáo tốc ký đó là những tội chứng mà các bị cáo đã nhận. Người ta hoàn toàn tin tưởng vào những gì mà báo đăng. Điều này cũng không thể trách được. Trong những năm đại thanh trừng, trong số những người dân không bị xô đẩy, thì phần lớn đều không hiểu luật La mã, vả lại họ cũng chưa thấy ai nói nếu không có tội, mà lại bị phạm vào những điều của luật pháp đó. Vì vậy họ tin rằng bọn chó săn của Phát xít đang tiến hành cấu kết với nhau tiến hành những việc bẩn thỉu, nên đã bị cơ quan trinh sát Xô Viết quang vinh dưới sự lãnh đạo của đồng chí Enôp ủy viên nhân dân của Stalin vạch mặt.

Vậy thì Ôlêga lúc đó có tin là Quibisep bị mưu sát vì thủ đoạn y học hay không? Theo như lời bà ta nói, thì lúc đầu do bị ảnh hưởng của tâm lý cuồng nhiệt ở trong hình thái ý thức của toàn xã hội, nhưng sau một thời gian, tư duy lành mạnh đã chiếm thế thượng phong. Ai còn hiểu chồng bà ta hơn bà ta, đồng thời cũng nắm được những nhược điểm và khiếm khuyết của chồng nữa, nhất là việc ông ta cứ che dấu bệnh tật của mình, chính vì che dấu nên mới dẫn đến kết cục tất nhiên đó. Thế nhưng nhắc tới điều này cũng là quá muộn rồi, nhưng bà là một người phụ nữ yếu đuối nhiều bệnh tật làm sao có thể chống lại được nhà nước hùng mạnh? Bà chỉ âm thầm đến lúc thay đổi thời cuộc, đợi đến một ngày nào đó người ta có thể mạnh dạn nói lên cái bi kịch của một thời đại, cái thời đại bị nhà nước bức bách không chịu nổi, phải nói cái điều không thật với lòng mình vì cái gọi là "thể chế ". Ôlêga lúc đó trong phạm vi có thể của mình, đã cố gắng khôi phục lại hoàn chỉnh cái buổi mà Quibisep ra đi, nhưng cái giá phải trả cho việc làm này, là cuộc cãi vã không vui vẻ gì, những giọt nước mắt đau khổ và những lời chỉ trích thậm tệ từ phía những người bạn thân của Quibisep. Mặc dù vậy Ôlêga cũng đã có lúc thành công. Ôlêga là người vợ thứ hai của Quibisep, con của Quibisep đều do bà vợ cả sinh ra. Tóm lại những người thân này, không ai muốn rời bỏ câu chuyện truyền kỳ đẹp đẽ này, vì "thể chế" mà mình đã tô vẽ lên. Vì câu chuyện truyền kỳ này ngoài việc đưa đến cho những người thân những vinh quang thần bí còn đem lại những lợi ích vật chất nữa.

Lêôn bị xử năm 68 tuổi. Lúc đó, ông làm Chủ nhiệm cố vấn Cục quản lý Y tế Điện Kremli, ông đảm nhiệm việc chữa bệnh cho các ủy viên Bộ chính trị và các thành viên Chính phủ, trong đã kể cả Stalin và con gái Stalin là Svétlana, ông là bác sĩ nổi tiếng của Điện Kremli, có thể thường xuyên ra vào các gia đình của các vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, địa vị đặc biệt của ông khiến nhiều người phải ngưỡng mộ. Nhưng nay, những người đồng nghiệp đó đang bó tay trước những tai hoạ của ông, họ đang vểnh tai nghe những lời cung khai đáng sợ của một ông già không chịu nổi những đòn tra tấn, ông già này trước đây không lâu còn là một nhà y học lớn, khiến người ta phải ngưỡng mộ, bốn mươi hai năm vừa qua, ông là thành viên của Hiệp hội nội khoa Nga.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 15 Tháng Ba, 2010, 04:00:08 pm
Nay trích một đoạn trong lời khai của Lêôn và quá trình sát hại Quibisep tại phiên toà. (Lêôn còn bị vu là giết Mizenky; Goocki và con của Goocki).

Lêôn: Yacôta hỏi tôi còn có thể nhằm vào ai nữa (ý nói đối tượng để giết - tác giả), tôi nói với ông ta, chỉ có thể ra tay với những người hay ốm đau, cần đến tôi chữa bệnh, như Quibisep ủy viên Bộ chính trị chẳng hạn. Tôi có thể lôi kéo Pơlêtơniôp, ông ta biết Quibisep, hai người chúng tôi đã biết Quibisep hai mươi năm năm rồi.

Pơlêtơniôp và tôi đều nắm vững Quibisep, hai người chúng tôi nắm vững ông ta, vì chúng tôi đã chữa bệnh cho ông ta hai mươi năm năm rồi. Tôi còn nói với Yacôta là tất cả những người tròng giới y học Mátxcơva đều biết Pơlêtơniôp có tư tưởng chống Liên Xô, ông ta rất dễ đi theo con đường khác. Yacôta nói:
"Được tôi sẽ tự đi tìm ông ta để nói chuyện, anh hãy tìm ông ta để nói trước với Pơlêtơniôplà tôi sẽ nói chuyện với ông ta còn những việc liên quan đến Goocki sẽ do Khơluisicôp giúp, còn tình hình của Quibisep sẽ có thư ký của ông ta lo".

Visinky: "Bị cáo Macsimôp có thể chứng minh lời khai của Lêôn không ?"

Macsimôp: "Tôi chứng minh, nhưng lôi kéo tôi không phải là Lêôn mà là Enuky và Yacôta".

Visinky: "Bị cáo Pơlêtơniôp, anh có thể chứng minh được lời khai của Lêôn không? Anh ta nói anh cũng tham gia và phạm tội"

Pơlêtơniôp: "Tôi chứng minh".

Lêôn: "Cho tôi được nói thêm là, giải thích về y học để chứng tỏ chúng tôi đã làm như thế nào."
Chủ toạ: "Nói đi".


Lêôn: "Để có một loại bệnh truyền nhiễm nào, ví dụ bệnh bạch hầu, thì trong miệng không nhất thiết phải có vi khuẩn bệnh bạch hầu; muốn có bệnh viêm phổi, trong bộ máy hô hấp của chúng ta không nhất thiết phải có nguyên thể, gây bệnh cầu trùng viêm phổi. Những vi khuẩn này có ở trong cơ thể nhưng tạm thời chưa gây hại, lúc đó vi khuẩn chưa có độc tính sau này có dịp chúng mới trở thành có độc tính. Để có cơ hội cho vi khuẩn có độc tính thì phải làm cho cơ thể mất sức đề kháng, mất khả năng miễn dịch, thường xuyên bị cảm mạo. Ví dụ như muốn bị viêm phổi hoặc các bệnh cấp tính khác, thì chỉ cần thường xuyên bị cảm mạo là đủ. Tôi tin như vậy, nên mặc dù có những bác sĩ cho rằng, cảm mạo có tính trừu tượng, nhưng tôi cho rằng nếu chúng ta mở những cửa sổ này, để cho gió lùa , thì ngày mai sẽ có nhiều người không đến được đây nữa, đó là điều chắc chắn. Tôi cho rằng muốn làm giảm sức đề kháng của cơ thể thì cần phải biết trong cơ thể bộ phận nào yếu nhất, cơ quan nào có sức đề kháng mạnh nhất, cơ quan nao dễ suy yếu nhất dễ kích thích nhất. Ngoài ra, còn có những biện pháp không cần phải suy nghĩ nhiều, chỉ cần dùng một loại thuốc độc nào đó, là có thể giết được người rồi. Cũng cần phải biết rằng, thực tế mỗi loại thuốc cũng đều có độc tính riêng của nó,mấu chốt là ở liều lượng. Mỗi một loại thuốc, ngay cả những loại thuốc thông thường, nếu dùng không đúng lúc không đúng liều lượng thì nó cũng trở thành thuốc độc. Do đó, chúng tôi đã dùng cách này để bắt đầu hạ độc đối thủ đối với những vật hy sinh của chúng tôi. Chúng tôi không muốn dùng loại thuốc độc có hiệu lực mạnh, cấp tính, chúng tôi đã dùng phương pháp chữa bệnh không chính đáng".

Những lời nói này có phải của Lêôn, một bác sĩ nội khoa hàng đầu ở trong nước, như y học lớn, nổi tiếng trên thế giới không? Ông ta nói cho ai nghe? Nói cho Uylisi Luật sư của Tập đoàn quân nghe ư? Nói cho Matunêvic luật sư cấp quân đoàn và Ephunep, Luật sư của Sư đoàn thành viên của toà án nghe ư? Ông ta nói cho Visinky Kiểm sát trưởng, Công tố viên của Nhà nước nghe ư? Ông ta nói cho Pulaotơ và Cômômotôp, người biện hộ thành viên Ban biện hộ thành phố Mátxcơva nghe ư ? Không, bác sĩ Lêôn không phải là nói cho họ nghe, vì với trình độ học vấn của họ thì những thường thức y học sơ đẳng như thế chỉ là thừa. Lời nói của bác sĩ hung thủ Lêôn, chỉ miễn cưỡng cho những người ít học nghe, đối với họ, thì phương thức trình bầy dễ hiểu của bác sĩ khiến trái tim u tối của họ có thể mở mang thêm, họ không phải tốn công tốn sức để lĩnh hội những lời khai của bác sĩ nhằm vào họ. Sau khi đã lĩnh hội được những lời khai đó họ sẽ đến hô hào tại các cuộc mít tinh biểu tình yêu cầu phải trừng trị những tên hung thủ xấu xa ấy. Xem ra những người đạo diễn này thật khôn khéo.

Chúng ta hãy tiếp tục xem tiếp thêm một đoạn biên bản tốc ký nữa. Sau khi Lêôn trần thuật xong cái quỷ kế giết hại Mizenky và Goocki xong, bắt đầu chuyển sang Quibisep.

Lêôn: "Nay nói về Quibisep. Bộ phận yếu nhất trong cơ thể Quibisep là tim, chúng tôi liền hạ độc vào tim của Quibisep. Chúng tôi đã biết ông ta bị bệnh tim khá lâu rồi. Những mạch máu trong tim ông ta bị yếu, tim bị viêm và thường có những cơn đau nhẹ. Trong trường hợp đó cần phải cấm không được uống những loại thuốc có hiệu lực mạnh với bệnh tim, và những loại thuốc đó kích thích tim hoạt động mạnh hơn, có thể làm cho tim bị suy yếu thêm. Những loại thuốc này cũng không cần phải có độc. Ví dụ, thuốc làm bằng lá dương địa hoàng, nên dùng với liều lượng, vừa phải hoặc cho những người khác bị bệnh tim dùng, thì loại thuốc này rất tốt, hoặc loại dùng làm bằng phân tiết tuyến cũng là một loại thuốc tốt, muốn uống loại thuốc này cần phải có thời gian cách quãng rõ rệt, nhưng chúng tôi đã cho Quibisep uống liên tục những loại thuốc hưng phấn tim, và uống trong một thời gian dài mãi tới khi ông ta đi công tác ở Trung Á mới thôi. Trong ba tháng tám, chín, mười của năm 1934, ông ta tiêm liên tục loại thuốc đặc chế bằng phân liệt tuyến, đồng thời lại uống các loại thuốc kích thích hoạt động của tim. Những cái đó khiến tim ông ta bị đau ngày một nặng thêm với số lần đau dầy hơn. Quibisep bị đau tim như thế mà lại đi công tác ở Trung Á, ở đó ông ta không may bị bệnh cấp tính, bị viêm họng nặng, trong họng có những túi mủ, chỉ còn cách mổ. Sau khi đi công tác ở Trung Á về, viêm họng vẫn chưa khỏi hẳn. Dùng ống nghe tim chứng tỏ tim bị bệnh rất nặng. Trong trường hợp như thế, đáng lẽ nên để ông ta nằm trên giường cấm không được làm việc gì, nhưng tôi đã không làm thế, Quibisep vẫn cứ làm việc. Sau đó ông ta đi đến trụ sở ủy ban nhân dân, tại phòng làm việc của ông ta ở trụ sở ủy ban nhân dân, bệnh tim của ông phát tác. Còn những việc làm của Macsimôp, người thư ký của ông chỉ làm cho ông ta chết sớm mà thôi. Sự việc là mỗi lần Macsimôp gặp tôi đều hỏi tình hình sức khoẻ của Quibisep như thế nào, cái gì có lợi cái gì không có lợi đối với sức khoẻ của Quibisep. Tôi và Macsimôp luôn luôn nói không nên chụp tim, tôi bảo với Macsimôp là Quibisep có thể bị co thắt tim, khi nào đau thì để ông ta nằm yên tĩnh trên giường, thật yên tĩnh, tôi nói rõ với Macsimôp như vậy, nhưng tôi biết Macsimôp sẽ làm ngược lại, vì hắn được Yacôta nói về kế hoạch giết hại Quibisep. Họ đã làm như thế nào? Tôi không biết khi Quibisep bị đau thắt tim, thì bên cạnh Quibisep có Macsimôp còn có ai nữa không, nhưng trong trường hợp như vậy mà những người ở bên cạnh ông ta, lại để ông ta tự về nhà một mình. Quibisep đi xuống bậc thềm, đi qua cửa cuốn, qua trước của phòng khám của bác sĩ trực ban, mà những người ở bên cạnh ông ta, lại không ai gọi bác sĩ đến để khám, ông ta về tới nhà ở tầng ba, thì gặp người nữ phục vụ, người này thấy ông bệnh nặng liền gọi điện thoại cho Macsimôp, sau đó mới gọi điện cho bác sĩ trực ban đến, rồi có người gọi điện thoại cho tôi, nhưng khi tôi đến nơi thì Quibisep đã chết rồi."


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 15 Tháng Ba, 2010, 04:04:33 pm
Visinky (sau khi nghe Lêôn thừa nhận, đã dùng thuốc có hiệu lực mạnh, để làm hai người Mizenky và Goocki) "Có lẽ đối với Valian Phêlakiminôvic - Quibisep cũng có thể như thế."

Lêôn: "Huyết áp tăng cao và áp lực của van tim tăng cao, đúng là triệu chứng ban đầu của bệnh tim. Trong trường hợp như vậy cần phải cho rằng mạch máu ở tim đã bị xơ cứng, tim không còn cách nào để có thể hút chất dinh dưỡng nữa. Tim đòi hỏi máu phải lưu thông không ngừng, như cánh tay ta đang làm việc, cần nhiều không khí vậy, nếu không sẽ bị tắc mạch máu. Khi giải phẫu sẽ thấy động mạch ngoài bị tắc, đó là hậu quả của việc co thắt tim, tình hình tắc mạch máu như thế làm cho tim bị co thắt nhanh hơn, mặc dù căn cứ vào tình hình sức khoẻ có thể phán đoán đó là tình trạng sau này, nhưng tiếc rằng chúng tôi mới phát hiện ra."

Visinky : "Rút cục là..."

Lêôn: "là do phá hoại".

Visinky: là hậu quả của những cái gọi là "chữa bệnh ư?".

Lêôn: "là hậu quả của sự phá hoại".

Visinky: Thôi không còn gì nữa.

Tiếp đó Lêôn nói tỉ mỉ về việc Lêôn và Pơlêtơniôp đã nhiều lần gặp nhau. Mỗi lần gặp nhau Pơlêtơniôp đều nhắc lại việc đồng ý tiếp thu mệnh lệnh của Yacôta. "Tôi và ông ta thương lượng nên làm thế nào để (tác dụng phá hoại- ND) giết được Quibisep và Goocki, lúc đó chúng tôi quyết định hạ thủ đối với Quibisep trước. Chúng tôi bắt đầu từ năm 1934, đến tháng 1 năm 1935 thì Quibisep chết". Lêôn với giọng nói tẻ nhạt vô vị, nói lên những lời hình như đã thuộc lòng từ trước, hầu như không phải là nói về mình, như thể nói về người khác vậy.

Sáng ngày 9 tháng 3 năm 1938 toà án quân sự bắt đầu thẩm vấn bị cáo Pơlêtơniốp.

Chủ tịch: "Bị cáo Pơlêtơniôp, mi hãy khai rõ tội của mi đối với chính quyền Xô Viết trước toà. "

Pơlêtơniôp: Mùa hè năm 1934, bác sĩ Lêôn nói với tôi là Yacôta muốn gặp tôi, ông ta nói, Yacôta không phải là nhờ tôi khám bệnh. Lêôn cũng không nói rõ là sẽ bàn về việc gì, nên tôi cũng không biết, nhưng Lêôn nói, trong Chính phủ có sự chia rẽ thành hai phe, ông ta nói, có lẽ Yacôta sẽ nói chuyện với tôi về việc này. Lúc đó Lêôn cũng không nói rõ với tôi người đó tên là gì, họ gì, cụ thể làm gì.

Visinsky : "Khi Yacôta đề nghị anh bí mật mưu sát Quibisep trà Goocki, thì tư tưởng anh thế nào? Lúc đó anh có tư tưởng chống Liên Xô không?"

Pơlêtơniôp: "Có"

Visinky: "Anh có che dấu tư tưởng đó không ?"

Pơlêtơniôp: "Có"

Visinky: "Che giấu như thế nào".

Pơlêtơniôp: "Tôi luôn mồm nói, là hoàn toàn ủng hộ chính quyền Xô Viết".
 
Visinsky: "Trong khi bàn về âm mưu quỷ kế giết hại Quibisep, anh cũng cùng bàn với Lêôn chứ ?"

Pơlêtơniôp: "Vâng tôi cùng bàn với Lêôn".

Visinsky: "Để thực hiện quy kết này, anh với Lêôn thường xuyên cấu kết với nhau chứ ?"

Pơlêtơniôp: "Lêôn làm đến đâu, tôi quan tâm đến đó vì đó là kế hoạch chung của chúng tôi".

Chúng ta hãy tạm chưa xem biên bản tốc ký về việc xét hỏi bác sĩ Kachacôp, ông ta đã nói hết những chi tiết về việc giết hại Mizenky. Chúng ta hãy xem những lời khai của Macsimôp thư ký của Quibisep, ông ta thừa nhận ngay từ năm 1929 đã đứng trên lập trường của phái hữu, từ đó ông ta đã đi theo con đường chống Đảng, chống cách mạng. Để thực hiện sách lược của Trung ương phái hữu, ông ta không những không chống lại chính sách của Đảng mà còn tỏ ra hết sức xa lánh những phần tử phái hữu đã thân bại danh liệt, đang bị khốn quẫn rồi. Tóm lại ông ta đã nguỵ trang, áp dụng thủ đoạn hai mặt.

Macsimôp Quicôpky: Một ngày cuối tháng 8 năm 1934 Enukitchơ gọi điện thoại bảo tôi đến nói chuyện. Cuộc nói chuyện hôm đó, đã có ảnh hưởng lớn tới tôi sau này. Trong buổi nói chuyện đó, Enukitchơ nói: "Nếu phái hữu biết trước thì đã tổ chức một số tầng lớp chống Liên Xô mạnh mẽ nhất, ví dụ như giai cấp phú nông, tổ chức họ lại, thì có thể đã thành công trong công việc lật đổ chính quyền Xô Viết rồi, nếu làm như vậy thì tình hình hiện nay đã khác xa rồi. Về mặt này, thì phái hữu đã lỡ dịp rồi, do đó nay cần phải áp dụng biện pháp cấp tiến hơn, để giành chính quyền". Khi nói tới biện pháp cấp tiến hơn, Enukitchơ còn tiết lộ với tôi là: "Trung ương phái hữu đã bàn với phái Trôtxkit quyết định phải áp dụng hàng loạt các hành động khủng bố đối với các Ủy viên Bộ chính trị. Cần phải làm cho sức khoẻ của họ bị thương tổn để đạt được mục đích đó. Enukitchơ còn nói. Một số bác sĩ của Cục y tế của Điện Kremli đã được chiêu mộ hoặc kết nạp vào việc này. Thủ đoạn làm cho sức khoẻ bị tổn hại này, là thích hợp nhất vì nó có thể làm cho người ta tưởng rằng, do ốm yếu mà đưa đến kết cục bất hạnh, vì thế có thể che dấu được hành động ám sát của phái hữu".


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 15 Tháng Ba, 2010, 04:07:36 pm
"Ông", Enukitchơ nói: "Nên tham gia vào hành động ám sát Quibisep; hành động này đã được chuẩn bị sẵn rồi. Bác sĩ Lêôn và bác sĩ Pơlêtơniôp sẽ làm được cộng việc của họ, còn nhiệm vụ của anh là tạo cho họ, có cơ hội để họ có thể thường xuyên đến khám bệnh cho bệnh nhân, để đến nhà bệnh nhân gọi là khám bệnh, mà không bị trở ngại gì, ngoài ra nếu bệnh nhân bị ốm nặng, hay bị một bệnh cấp tính nào đó, thì đừng có gọi bác sĩ vội, nếu cần thì gọi những bác sĩ thường chữa bệnh cho ông ta."

Tôi tuy là một thành viên của phái hữu phản cách mạng, nhưng thực tình khi thấy câu chuyện xoay chuyển một cách nhanh chóng quá như vậy, tôi cũng có phần nào kinh hoảng và bối rối. Tôi không ngờ câu chuyện lại xoay chuyển như vậy, tôi đã cố gắng trấn tĩnh để ông ta nói hết. Enukitchơ sau khi thấy tôi có vẻ lo lắng, ông ta tiếp tục nói: "Ông, rõ ràng là ông chưa đánh giá được hết sức mạnh của phái hữu ở trong nước, tổ chức và thành viên của phái hữu chúng tôi nhiều hơn nhiều so với dự đoán của ông", ông ta lại nói ngay: "Yacôta cũng là thành viên của chúng tôi, ông ta có điều kiện thuận lợi là có thể áp dụng các biện pháp trừng trị ngay những người nào trong mặt trận của chúng tôi mà lại phản lại chúng tôi. Điều này ông ta hoàn toàn có thể làm được với phạm vi quyền lực của ông ta."

Lúc đó tôi chưa biết trả lời thế nào về những lời nói của Enukitchơ, và ông ta cũng chưa nói hết, đành để đến hôm khác. Sau đó ít hôm, ông ta lại đến gặp tôi, lần này có cả Yacôta. Sau cuộc nói chuyện lần trước, lần này lại kéo thêm cả Yacôta chứng tỏ là rất quan trọng. Lần này ông ta chỉ nói đến công tác chuẩn bị sát hại Quibisep thôi. Tôi đã đồng ý tham gia vào sự kiện này. Sau đó sự việc phát triển rất nhanh, kết quả của cái gọi là chữa bệnh, sức khoẻ của Quibisep ngày một sa sút, đến khi Quibisep chuẩn bị đi công tác ở Trung Á. Enukitchơ lại gọi tôi đến và yêu cầu tôi là : "Trong thời gian đi công tác ở Trung Á cần phải mời bác sĩ của Mátxcơva, bác sĩ Lêôn sẽ đi lần này".

Quibisep khi ở Trung Á bị viêm họng, trong họng có những túi mủ, Quibisep không để bác sĩ Mátxcơva mổ, để bác sĩ địa phương Tácken mổ, cuộc mổ lần này thuận lợi, sau khi về tới Mátxcơva bệnh tình của Quibisep lại bắt đầu trầm trọng hơn, nhưng những bác sĩ đã từng khám bệnh cho ông ta vài ba lần đều cho rằng, tình hình sức khoẻ của ông ta có thể vượt qua được.Vì thế tôi đã dùng những lời nói của bác sĩ để động viên an ủi ông ta... cuối cùng thì tai hoạ cũng đã giáng xuống, hôm đó Quibisep đang làm việc, ông ta cảm thấy khó chịu, sắc mặt tái nhợt, rõ ràng đây là triệu chứng phát bệnh. Lúc đó là hai giờ chiều, ông ta về nhà, tôi liền gọi điện cho Enukitchơ nói là Quibisep đã về nhà rồi, bệnh của ông ta rất nặng. Lúc đó tôi đã khẳng định đây là kết quả của việc "chữa bệnh".

Enukitchơ bảo tôi phải bình tĩnh, làm theo yêu cầu của ông ta, không nên mời bác sĩ vội. Lúc đó đã qua khoảng mười lăm đến hai mươi phút. Quibisep lúc hai giờ thì về nhà, đến hai giờ ba mươi phút thì thần chết đã đến đón ông ta. Tôi nhận được điện thoại của người nhà Quibisep gọi tới, nói là bệnh của ông ta rất nặng, vì thế tôi đi gọi bác sĩ, nhưng khi bác sĩ đến thì Quibisep đã chết rồi, muộn quá rồi.

Tình hình thực tế là như vậy, tôi đã nói hết những gì có liên quan tới hành động khủng bố. Hành động khủng bố này là do Enukitchơ và Trung ương phái hữu Yacôta chỉ thị sắp xếp. Tôi đã tham gia vào hành động này, tôi có tội.

Toà án quân sự tối cao họp và đọc bản giám định y học. Bản giám định này viết theo hình thức hỏi đáp, người hỏi là Công tố viên nhà nước, người đáp là Giáo sư Buming một nhà hoạt động khoa học công huân . Dưới đây là trích đoạn của bản giám định y học có liên quan tới cái chết của Quibisep:

Hỏi: "Quibisep thường bị co thắt tim, động mạch xơ cứng có nên cho ông ta uống thuốc Dương địa hoàng với số lượng lớn và kéo dài như vậy không?".

Đáp: "Không, không thể".

Hỏi: "Uống dương địa hoàng với số lượng lớn, thời gian dài, (liên tục mấy tháng) có làm cho số lần co thắt tim nhiều hơn không?"

Đáp: "Đúng, có thể làm cho số lần co thắt tim nhiều hơn" .

Hỏi: "Trong khi bệnh tim phát tác, có nên cho bệnh nhân đi bộ và leo cầu thang không? Có thể cứ để mặc cho người bị bệnh tim, mà không cho gọi bác sĩ được không?".

Đáp: "Tuyệt đối không thể được, mà còn phải cấm, vì nếu không sẽ dẫn tới tử vong, huống chi tình hình đó đã dẫn đến tử vong rồi".

Hỏi: "Căn cứ vào những tình hình đó có thể là xác nhận là phương pháp chữa bệnh cho Quibisep: là cố ý mưu hại làm cho ông ta chóng chết, để đạt mục đích này, các bị cáo đã lợi dụng sự hiểu biết về chuyên môn của mình, hơn nữa còn tìm mọi cách cố ý để Quibisep khi bị đau tim không cấp cứu kịp thời, được không?"

Đáp: "Thật thế, tuyệt đối là có thể cho là như vậy".




Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 15 Tháng Ba, 2010, 04:10:17 pm
Tiếp đó, Kiểm sát trưởng Visensky trong lời khởi tố Quicôp và Bukharin đã tham gia vào việc mưu sát Kirốp, Mizenky, Goocki, con của Goocki và Quibisep. Visensky dùng những lời khai của các bị cáo để đánh một cách không thương tiếc đối với Yacôta, nói Yacôta đã dùng những thủ đoạn xảo trá đến cực điểm để giết người, theo lời vị Kiểm sát trưởng này, thì Yacôta là đại diện có trình độ cao nhất của "khoa học" trộm cướp, hắn hơn cả những kẻ có tội ác thối tha nhất từ xưa tới nay. Visensky còn đưa ra hàng loạt những ví dụ về việc không cần đến những loại thuốc độc đặc biệt, mà vẫn làm cho người ta bị chết, nói tóm lại những ví dụ đó, là những kỹ xảo phạm tội. Visensky đầy bụng kinh luân nói một cách có sách vở rằng: Như mọi người đã biết Phêni đệ nhị đã từng sử dụng một loại thuốc độc ngay đến có nghiên cứu tỉ mỉ cũng không thể phát hiện được, loại thuốc độc đó được Phêni đệ nhị gọi là "Đi ngủ dài hạn đi", còn giáo hoàng Clêment đệ nhị đã bị chết, vì khói của cây nến độc, điều này mọi người cũng đã biết. Tiếp đó Visensky nói tới vụ án lớn Phêlaha. Phêlaha đã cho vật hy sinh của mình viêm màng niêm mạc dạ đầy mãn tính rồi chết. Vizenky còn nhắc tới vụ án của bác sĩ Phacme. Bác sĩ Phacme đã dùng loại thuốc làm bằng Asenic và Sitecning với khối lượng, mà y học cho phép để đầu độc chết vật hy sinh của mình.

Visensky đã đi quá xa đề mục, toàn lấy những kinh điển ra làm ví dụ, ông ta đã biến mình thành người thuộc lòng lịch sử của những tên tội phạm, với những âm mưu tàn nhẫn của các nước, ông ta khéo dẫn mọi người đến kết luận là những thủ đoạn mà bọn hung thủ thường dùng là bác sĩ và chữa bệnh, bề ngoài làm ra vẻ chữa bệnh, nhưng thực tế là nhằm đạt được mục đích tội ác của mình. Tiếp đó Visensky đã khéo liên hệ từ những câu chuyện từ đời thượng cổ với hiện tại, rồi nhân tiện nói tới những chi tiết mà bọn tội phạm giết người dùng để ám sát Yênôp. Vụ ám sát này cũng rất xảo quyệt bọn chúng dùng thủy ngân hoà tan trong acid để đầu độc bầu không khí trong phòng làm việc của Yênôp. Mà lúc đó Yacôta đã nhắc nhở là không dùng acid Sulfuric hoà tan thủy ngân, vì acid Sulfuric sẽ để lại dấu vết, có thể làm cháy rèm cửa sổ. Theo chỉ thị của Yacôta, những rèm cửa được ngâm vào trong acid đã hoà tan thủy ngân, như vậy Yênôp ở trong phòng thở hít không khí sẽ bị chết ngay.

Đây là một quỷ kế vô cùng xảo quyệt, hiểm độc, xấu xa, tồi tệ. Đây là quỷ kế do Yacôta bầy ra được những phần tử Trung ương phái hữu Trôtxki cho phép và tán dương. Âm mưu giết hại Misenky, Goocki và Quibisep cũng được bầy đặt tỉ mỉ và bố trí khéo léo. Công tố viên Visensky đã phẫn nộ, khảng khái vạch trần những hoạt động hai mặt, những hành vi vong ân bội nghĩa, giả nhân giả nghĩa của những tên bác sĩ xấu xa này. Visensky nói những tên đê hèn này, trong khi thực hiện những thủ đoạn hèn hạ đó, lại còn mặt dầy không biết ngượng đứng khóc bên giường của những vật hy sinh mà chúng gọi là "chữa bệnh" đó.


Ngày nay, nếu xem lại những bản tốc ký biên bản của toà án đó, thì bất giác cảm thấy mình như đang ở trong một vở kịch giả dối nổi tiếng. Bác sĩ Lêôn già nua đã nhận tội, cuối cùng ông ta đã đau khổ và tội nghiệp, hối hận là đã phạm tội..., ông ta xin toà hãy tha cho mạng sống của ông ta. Giáo sư Pơlêtơniôp hoàn toàn thừa nhận những hành vi tội lỗi của mình, ông là một nhà khoa học nổi tiếng thế giới, một người cần cù chăm chỉ, tuy ở trong tù nhưng cũng phát huy được cái học vấn của mình. Trong thời gian bị giam cầm, chờ ngày xét xử với việc thông thạo bốn ngoại ngữ, ông đã viết được một chuyên đề học thuật dài mười đến mười hai trang. Macsimôp Quicôpky tỏ ý tiếp nhận những trừng phạt đáng có, cuối cùng ông ta đã tự nhận mình có tội phản lại lợi ích của Đảng và lợi ích của Tổ quốc, mà những lợi ích đó, ngay từ khi ông mới mười tám tuổi, ông đã ra sức bảo vệ vì thế ông đã chiến đấu chống lại bọn bạch phỉ và đã bị chúng bỏ tù.

Hai mươi mốt giờ hai mươi lăm phút ngày 12 tháng 3 năm 1938, ủy ban quân sự rời toà vào phòng luận tội, để ra phán quyết. Đến bốn giờ sáng ngày 13 tháng 3 thì họp xong. Thực tế thì đúng như ngày nay chúng ta đã biết, hội nghị (luận tội) chỉ là hình thức, còn phán quyết thì đã được làm từ trước khi mở phiên toà và đã được làm tại văn phòng của cấp cao hơn nhiều rồi. Hai ngày sau khi đọc phán quyết, phán quyết đã được thi hành.

Nửa thế kỷ sau, tháng 1 năm 1988 Nicôncôp tổng kiểm soát trưởng của Liên Xô lúc đó đã không tin vào vụ án này, trước đó, tức năm 1985 Hội nghị của Toàn thể Toà án tối cao Liên Xô đã phán quyết bãi bỏ vụ án này, và không lập án với nhiều bị cáo trong vụ án này. Trong đó có Giáo sư Pơlêtơniôp, của Sở nghiên cứu chẩn đoán công năng. Ông cũng như nhiều người bị hãm hại một cách vô cớ khác đã được triệt để minh oan. Nhưng Lêôn và Macsimôp Quicôpky lại không được ai rửa cái tội xấu xa là "bỏ thuốc độc", mặc dù việc khởi tố họ rõ ràng là vu cáo. Phía Nhà nước vẫn cho rằng, họ có tham gia vào việc mưu hại Quibisep nên đã bị xử tử.


Nicôncôp, Tổng kiểm soát trưởng không tin vào vụ án là vì ông cho rằng, việc khởi tố các bác sĩ và những người khác bầy mưu hãm hại Quibisep chỉ dựa vào những lời khai của bị cáo, dùng tư liệu của bản án này để khởi tố là không đúng, bản phán quyết của Toà án quân sự tối cao Liên Xô cũng không nói lên được chứng cứ nào. Bản khởi tố lại lấy những lời khai của bị cáo để dẫn chứng trong khi lại không có những chứng cứ khác thì không thể là lý do để khởi tố được.

Qua ý kiến của Nicôncôp, Tổng kiểm soát trưởng có thể đưa đến kết luận là: Dự thẩm vụ án Trung ương các phần tử phái hữu Trôtxkit, đã phá hoại một cách thô bạo pháp chế Xã hội chủ nghĩa, nhiều biên bản thẩm vấn bị cáo, biên bản đối chất, và những văn kiện khác có liên quan đến trình tự tố tụng đều là nguỵ tạo. Chúng đã dùng các thủ đoạn uy hiếp, bạo ngược, lừa dối để ép bị cáo làm chứng giả cho mình và cho người khác... không những biên bản thẩm vấn và biên bản nhận tội đã được làm sẵn từ trước, mà còn bị sửa đổi một cách tuỳ tiện.

Phó ủy viên ủy ban nhân dân nội vụ Liên Xô trước đây Phênynôpky vì ngụy tạo nhiều vụ án hình sự và trấn áp người với quy mô lớn, nên ngày 3 tháng 2 năm 1940 đã bị toà án xét xử. Trong bản thanh minh của ông ta ngày 11 tháng 4 năm 1939 có nói: Những người công tác trong ủy ban nhân dân nội vụ Liên Xô sẵn sàng để cho những người bị bắt đối chất, để có thể thảo luận một số vấn đề gì đó và thảo luận việc nên trả lời những vấn đề đó như thế nào. Công tác chuẩn bị sẵn sàng là đọc những lời khai của họ trước đây, đọc những tài liệu có liên quan với người dối chất, sau đó Yênôp gọi những người đó đến chỗ của mình, hoặc ông ta tự đến phòng của các nhân viên trinh sát, hỏi những người bị xét hỏi xem có thừa nhận những lời khai của mình không, Yênôp hình như còn nhân tiện nói với những người bị xét hỏi là khi đối chất có thể có cả những thành viên của chính phủ cũng có mặt. Nếu những người bị bắt cự tuyệt không thừa nhận những lời khai của mình, thì Yênôp sẽ gọi ngay những nhân viên trinh sát tới chỉ thị cho họ hãy làm cho những người bị bắt "nhớ lại", tức là phải làm cho những người bị bắt thừa nhận những chứng cứ nguỵ tạo trước đó.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 16 Tháng Ba, 2010, 02:33:35 pm
Họ làm thế nào để có được những chứng cứ giả tạo, điều này có thể đoán được qua bản tuyên bố của Giáo sư Pơlêtơniôp. Pơlêtơniôp sau khi bị tuyên án tù hai mươi lăm năm, ông bị tù ở nhà tù Phêlakimia. Ngày 10 tháng 12 năm 1940 trong bản tuyên bố gửi Bêria, ủy viên nhân dân, ủy ban nhân dân nội vụ lúc đó có nói: "Vì bản khởi tố tôi hoàn toàn là ngụy tạo, vì bạo lực và lừa dối nên tôi bị ép phải "thừa nhận"... mỗi lần thẩm vấn kéo dài 15 đến 18 tiếng đồng hồ, bị mất ngủ, bị bóp cổ, bị đánh đập thậm tệ không thể chịu nổi. Những cái đó làm cho tâm lý tôi thất thường, lúc đó tôi không ý thức được tôi đang làm gì. Tôi khẳng định là tôi không hề có liên quan tới bất cứ một tổ chức khủng bố nào. Trước đây tôi đã nói thế, và bây giờ tôi cũng vẫn nói thế... tôi không thể chết một cách mờ ám. Tôi tuyên bố với toàn thế giới là tôi không có tội. Người không có tội mà bị xử tội chết thì thật khó chịu..."

Pơlêtơniôp ngày 26 tháng 5 năm 1940 viết bản trần thuật cho Kiểm sát trưởng lúc đó là Visenky nói: Lúc tôi không chịu khuất phục, thì một người trinh sát nói với tôi: "Nếu những người lãnh đạo tối cao cho rằng anh sai, thì dù anh có đúng 100%, thì anh vẫn là sai hoàn toàn". Ngày 15 tháng 1 năm 1941 Pơlêtơniôp đang tuyệt vọng đã viết cho Vôrôsilôp một lá thư nói: Tôi vì bị liên luỵ Bukharin, nên bị tù 25 năm, như vậy có nghĩa là thực tế tôi phải ở tù suốt đời trong cái nhà mồ này... người đời chửi rủa, nào tử hình, nào bóp cổ, không được ngủ (trong suốt năm tuần lễ mỗi ngày chỉ được ngủ hai đến ba tiếng) người ta xé rách cổ họng tôi, ép tôi phải nhận, rồi còn bị đánh đập bằng gậy cao su... tất cả những thứ đó giáng xuống đầu tôi, khiến tôi bị tê liệt nửa người. Những kẻ tiểu nhân bỉ ổi và độc địa đó khiến tôi kinh tởm. Đề nghị ông làm thế nào để Liên Xô chúng ta cũng có chân lý như những nước văn minh khác. Chân lý được lan tỏa khắp nơi.

Đúng, chân lý đã được soi dọi, ngày 4 tháng 2 năm 1988, Hội nghị của toàn thể Tòa án tối cao Liên Xô đã xoá bỏ những phán quyết của Tòa án quân sự tối cao 13 tháng 3 năm 1938 đối với Bukhanin, Quicôp và những bị cáo khác trong đó kể cả Lêôn, vị bác sĩ đã "đầu độc", Kachacôp và Macsimôp Quycôpky thư kí cua Quibisep. Toà án chung thẩm sau khi xem xét thảy rằng trong các hành vi của các bị cáo không có yếu tố phạm tội.

Vậy Stalin tại sao lại cần phải có nhận xét là Quibisep, Mizenky, Goocki và con của Goocki bị thuốc độc giết hại? Tướng Aurốp người của ủy ban nhân dân nội vụ trước đây cho rằng, Stalin lợi dụng vụ án "Liên minh phái hữu Trôtxkit" chống Liên Xô để đả kích những nhà phê bình nước ngoài, những nhà phê bình này cứ ngoan cố đưa ra một câu hỏi giống như thế. "Trong hai vụ án đầu tiên của Mátxcơva, cứ nhấn mạnh có mấy chục tập đoàn khủng bố có tổ chức chặt chẽ, nhưng các hành động khủng bố của chúng, chỉ duy nhất có một lần thành công thôi. Có phải là ám sát Kirốp ? Nên giải thích sự thực này như thế nào ?"

Đúng thế, đây chỉ là sự thực của một lần hành động ám sát, nó quá bé nhỏ so với cả một kỳ quan tố tụng với quy mô kếch sù. Muốn trả lời một cách mạnh mẽ bọn khiêu chiến, Stalin cần phải nói lên tên của những người lãnh đạo nằm trong tay của những kẻ âm mưu. Sau một hồi suy nghĩ Stalin đã nhậy bén, giải quyết được ngay vấn đề này. Trong những năm từ 1934 -1936, mấy vị hoạt động chính trị nổi tiếng của Liên Xô do tuổi tác đã chết một cách tự nhiên, trong số đó có người rất nổi tiếng là Quibisep ủy viên Bộ chính trị và Misenky, Chủ tịch Tổng cục bảo vệ chính trị quốc gia, cùng tạ thế trong thời gian đó còn có cả Goocki và người con của Goocki là Macsim Pếtsơcôp. Stalin đã quyết định lợi dụng cái chết của bốn người này để thực hiện ý đồ của mình. Mặc dù Goocki không phải là thành viên của chính phủ, và cũng không phải thành viên Bộ chính trị, nhưng Stalin vẫn muốn tô vẽ ông ta trở thành vật hy sinh của những hoạt động khủng bố của bọn âm mưu. Stalin muốn làm cho nhân dân phẫn nộ và căm thù bọn âm mưu.

Ba vị bác sĩ nổi tiếng chữa bệnh cho Quibisep, Misenky và Goocki, cấp trên đã quyết định giao ba người này cho các nhân viên trinh sát Bộ ủy ban nhân dân nội vụ. Nhưng ba vị bác sĩ nổi tiếng này không phải là Đảng viên, nên kỷ luật của Đảng không thể áp dụng đối với họ. Họ luôn tuân theo đạo đức của giai cấp tư sản kiểu cũ, họ coi việc “không giết người, không làm chứng cứ giả tạo" là khuôn vàng thước ngọc cao hơn những mệnh lệnh của Bộ chính trị. Yênôp xét thấy như vậy. Nên ông ta quyết định trước hết phải đánh đổ ý chí của một bác sĩ nổi tiếng, rồi sau đó lợi dụng lời khai của vi bác sĩ này, để làm áp lực đối với hai vị bác sĩ còn lại.

Tướng Arcôp cho rằng, Yênôp cuối cùng đã chọn Giáo sư Pơlêtơniôp ông là một chuyên gia tim mạch nổi tiếng nhất Liên Xô, tên của ông được nhiều viện y học và các tổ chức chữa bệnh lấy để đặt tên. Để dìm uy tín của Pơlêtơniôp xuống bùn đen trước khi điều tra, Yênôp đã dùng một chiêu rất thâm độc. Một cô gái trẻ với danh nghĩa là người ốm đến nhờ Giáo sư chữa bệnh, người con gái này thường được bộ ủy ban nhân dân nội vụ dùng để chuốc rượu lôi kéo những nhân viên công tác của các đoàn đại biểu nước ngoài, sau một vài lần đến nhờ Giáo sư chữa bệnh, cô ta làm toáng lên, rồi đi kiện với cơ quan kiểm soát, nói là ba năm trước Pơlêtơniôp khi khám bệnh cho cô ta đã lên cơn dâm loạn, nhẩy vào ôm cô ra, rồi cắn vào vú cô ta.

Pơlêtơniôp bưng bít, không biết là cô gái này là do bọn ủy ban nhân dân nội vụ ngầm sai tới, và cũng không biết tại sao cô ta lại vì cớ gì mà bêu xấu mình như vậy, ông cảm thấy rất khó hiểu. Ông muốn đối chất để có thể từ miệng cô gái tìm ra được cái gì để giải thích cho cái hành vi quỷ quái này chăng, nhưng cô gái vẫn cứ nhất mực nói ra những điều cô gái đã nói. Lúc đó các tờ báo lớn hầu như ngày nào cũng đáng những bản quyết nghị của các tổ chức y tế ở các tỉnh thành phố lên án Pơlêtơniôp, chỉ trích Pơlêtơniôp bôi nhọ sự nghiệp y học Xô Viết. Trong những bản quyết nghị loại đó đều có chữ ký của các bạn bè và học sinh của Giáo sư. Đó chính là hiệu quả mà Bộ ủy ban nhân dân Bộ Nội vụ muốn có. Pơlêtơniôp bị chỉnh không mở mày mở mặt được, thậm tệ đến mức, thân bại danh liệt. Đúng lúc này, ông lại bị giao vào tay các trinh sát của Bộ ủy ban nhân dân nội vụ, ở đây có biết bao sự việc còn tệ hại hơn đang chờ đợi ông - ông bị gán tội đồng phạm trong vụ án "bác sĩ mưu sát" do Yacôta sắp đặt và Lêôn là thủ phạm.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 16 Tháng Ba, 2010, 02:37:41 pm
Trong câu chuyện truyền kỳ do Yênôp biên soạn thì Yacôta đã gọi các bác sĩ đến phòng làm việc của ông ta để uy hiếp, ép họ phải dùng phương pháp không chính đáng để đưa người bệnh nổi tiếng của mình đến chỗ chết, vì sợ Yacôta nên các bác sĩ đã đồng ý.

Tướng Aurôp viết: "Câu chuyện truyền kỳ này hoang đường tới mức chỉ cần nêu một câu hỏi, cũng đủ làm cho nó bị phá sản. Câu hỏi đó là, tại sao các bác sĩ được người ta kính mến này, lại phải mưu sát theo yêu cầu của Yacôta ? Các bác sĩ có thể kịp thời báo cho người bệnh có quyền lực của mình biết về âm mưu của Yacôta, những người bệnh này có thể báo ngay cho Stalin và chính phủ biết. Ngoài ra các bác sĩ không những có thể báo cho những người mà Yacôta chỉ định giết chết biết về sự cấu kết của hắn mà họ còn có thể trực tiếp báo cho Bộ chính trị biết nữa. Pơlêtơniôp có thể báo cáo với Môlôtôp, còn Lêôn làm việc ở trong Điện Kremli có thể trực tiếp báo cáo được với Stalin".

Visinky căn bản không đưa ra được một chứng cứ nào đối với các bác sĩ. Đương nhiên là, tự các bác sĩ cũng có thể dễ dàng đánh đổ việc khởi tố của vụ án mưu sát này. Thế nhưng trước Tòa họ lại phụ họa với Visinsky và họ lại nói đúng là họ đã kê đơn thuốc theo chỉ ý của người lãnh đạo âm.mưu, tuỳ liều lượng thích hợp, nhưng phương pháp dùng thuốc của mình lại làm cho người bệnh của mình chóng chết hơn. Các bị cáo lúc đó không thể khai thác được vì có người đã ngầm báo với họ là việc cứu họ không phải là phủ nhận rằng, mình không có tội, mà ngược lại là phải nhận hết tội và hối hận.

Như vậy là ba vị nhân sĩ không Đảng phái, ba vị bác sĩ chưa từng tham gia chính trị này đã bị lợi dụng. Mục đích của việc lợi dụng này là để chứng tỏ ý kiến của Stalin nói trước đây là chính xác; là để toàn thế giới tin tưởng rằng âm mưu của bọn khủng bố thực hiện được, chỉ có một vụ mưu sát Kirốp mà thôi. Đó là kết luận của tướng Aurôp của Bộ ủy ban nhân dân nội vụ trước đây.

Nhưng ba năm sau khi toà án đã minh oan cho vị bác sĩ giết người và Macsimôp, người thư ký của Quibisep cũng tức là tháng 1 năm 1991 báo chí Liên Xô đã đăng một bài dài trong đó có nói rõ ràng là Quibisep bị đánh thuốc độc chết là sự thực, đó không phải là do tên đầu sỏ của "Liên minh các phần tử phái hữu Trôtxki" chống Liên Xô giao nhiệm vụ này mà là "Khơba đã giết cha tôi" Tuần san "Tin nhanh phương Đông" dùng đề mục đậm nét nổi bật này để đăng bài viết dài của Phêlakimia, con trai của Quibisep.

Tác giả Phêlakimia viết: "Stalin đã giết hại cha tôi đó là sự thực không còn nghi ngờ gì nữa, mà niềm tin này được xây dựng trên cơ sở phân tích sự thật. Vậy sự thật đó là gì? Kirốp, Quibisep và Blôngtai không chỉ là tâm đầu ý hợp với nhau ở trong Đảng, mà còn là bạn chiến đấu của nhau trong thời nội chiến, mà ba người này còn là bạn thân thiết của nhau. Có nhiều ý kiến và suy đoán về cái chết của ba người này, ba người này có chức vụ cao trong Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô và có uy tín rất cao, khác với những người khác, ba người này từ trước tới nay chưa tham gia bất cứ một phe phái chông đối nào, danh tiếng của họ là thật sự và hoàn toàn tốt đẹp và khác với Stalin, là ba người đều có tài diễn thuyết tuyệt vời, họ có thể diễn thuyết ngay tại những cuộc họp đông người không cần phải chuẩn bị".

Con của Quibisep còn giữ được một tấm ảnh rất có giá trị, qua tấm ảnh này có thể phán đoán được là tình bạn của ba người rất vững chắc. Ba khuôn mặt chân thật, cương nghị, ba cái trán cao, ba khuôn mặt tươi cười, đều có sức truyền cảm mạnh mẽ. Tuần san "Tin nhanh phương Đông" đã khéo léo trưng bày bức tranh này: Trên bức tường Điện Kremli, có bức ảnh ba người, bên trên bức ảnh có khắc tên tuổi, ngày sinh, ngày mất của ba người. Những chỗ để tro hài cốt của ba vị này, không xa rời những hộp tro của những người bạn khác, những hộp tro hài cốt được đặt thành hàng chữ "nhất", người nào chết trước, thì hộp đựng tro của người đó được cho vào trước.

Số phận bi thảm giáng xuống đầu Kirốp trước, Phêlakimia con của Quibisep cho rằng Kirốp chết vì tay tên Lêônit Nicôlaiep gian tế của Tổng cục bảo vệ Chính trị quốc gia ủy ban nhân dân Liên Xô, mà Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô (B) lần thứ XVII hầu như đã đẩy sự kiện này đến sớm hơn. Nguyên do là trong cuộc bầu cử của Đại hội này Kirốp đã được nhiều phiếu hơn Stalin; do đó Kirốp chắc chắn sẽ trở thành Tổng bí thư, vì thế ông ta đã bị sát thủ giấu mặt giết hại, người thứ hai là Quibisep. Trong bài này, con của Quibisep đã viết: "Khi sắp sửa họp Đại hội lần thứ VII Quibisep chuẩn bị đọc báo cáo về tiến trình thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ hai, về xây dựng nền kinh tế quốc dân trước Đại hội. Ông đã chủ trì cuộc Hội nghị cuối cùng trước ngày khai mạc Đại hội VII, đó là Hội nghị ủy ban lao động Quốc phòng họp ngày 23 tháng 1, sáng sớm ngày 25 tháng 1 ông đã làm việc tại Bộ ủy ban nhân dân. Văn kiện mà ông ký lần cuối cùng là quyết định mở rộng trại Đội thiếu niên Tiền phong "Antai" , sau đó là ngày bất hạnh đã xảy ra những điều rất kỳ quái và không hợp lô gích chút nào. Buổi sáng bác sỹ kê đơn thuốc để hạ độc, đến trưa đã phát huy tác dụng, lúc đó cha tôi cảm thấy mình khó chịu nên ông đã đề nghị hoãn việc tiếp kiên phi hành đoàn của bộ đội Sênêkin, ông nói là phải về nhà nghỉ, đến năm giờ sẽ lại đến, Nhưng Macsimôp, người thư ký riêng của ông lại không đưa ông về, cũng không gọi bác sỹ."

Tiếp đó, con của Quibisep miêu tả một số chi tiết đã biết, những chi tiết này Elêna đã kể ở hồi ký và trong tài liệu tố tụng của vụ án năm 1938, cũng đã nói đến rồi, không có gì mới, nên chúng tôi không nhắc lại nữa, ở đây chúng tôi chỉ trích dẫn một số luận cứ và chứng cứ mà các văn bản tư liệu khác không có. Người con cửa Quibisep trong bài viết có nêu câu hỏi: "Hành vi của Macsimôp tại sao lại kỳ quái như vậy? Tháng 4 năm 1934, Macsimôp đã dựa vào lý do giả tạo để thay thế người thư ký cũ của Quibisep là Mikhaiin Phêtơman. Thay đổi thư ký có nghĩa là âm mưu câu kết ám hại Quibisep đã bắt đầu khởi động, Quibisep đã tỏ ra kịch liệt phản đối việc thay đổi người thư ký đã làm việc bên cạnh ông nhiều năm. Nhưng kháng nghị của ông cũng không có kết quả." Qua bài viết này của con Quibisep, có thể kết luận như sau: Theo chỉ thị của Stalin, Macsimôp được cắm vào bên cạnh Quibisep. Sau đó Macsimôp cũng như các vị bác sỹ, đều bị xử bắn năm 1938. Đó là giết người để bịt khẩu, nhằm che dấu hành vi khủng bố.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 16 Tháng Ba, 2010, 02:44:23 pm
Để chứng minh Quibisep và Kirốp đều là những người có tên trong sổ đen. Phêlakimia còn nhớ lại được một sự kiện là: Một hôm cả nhà Quibisep ngồi trên xe đi trên đường quốc lộ Lêningrát đến biệt thự ở Mônôtrotca. Hàng ghế phía sau có một nhân viên công tác ở ủy ban kế hoạch nhà nước Liên Xô. Quibisep mời anh ta cùng đi định kết hợp khi nghỉ ở biệt thự sẽ tranh thủ làm việc. Phêlakimia nhớ lại nói: Tất cả chúng tôi vui vẻ lên đường nhưng tôi thấy người bạn đồng hành với chúng tôi thần sắc có vẻ khác thường, ông ta luôn luôn nhìn lại sau. Đột nhiên ông ta thấy một chiếc xe đang đuổi theo xe của chúng tôi, bấm đèn pha chói mặt, ông ta vội vàng kêu lên: "Dừng xe! Đèn đỏ! Dừng ngay!" Người lái xe vội vàng hãm phanh, xe chưa dừng hẳn ông ta vội vàng đã mở cửa xe nhẩy ra rơi vào rãnh nước bên đường. Chiếc xe đuổi theo chúng tôi lao vút sạt qua xe của chúng tôi rồi mất hút trong đêm tối, chẳng ai còn nhớ là đã xảy ra điều gì. Người đồng nghiệp của cha tôi lóp ngóp bò lên đường, ông ta vừa lắp bắp vừa chống chế, vừa chui vào xe. Sau khi đến biệt thự, cha tôi mời ông ta đến thư phòng sau khi vào phòng ông ta còn cài then cửa. Một giờ sau cha tôi đi ra, trông ông có vẻ lo nghĩ và buồn bực. Vị cán bộ công tác ở ủy ban kế hoạch nhà nước này rời đây về Mátxcơva ngay, từ đó về sau không thấy ông ta nữa.

Phêlakimia, con của Quibisep đoán, có lẽ họ muốn ám sát cha tôi, cũng có lẽ họ muốn gây ra một vụ tai nạn ô tô hoặc trực tiếp bắn vào xe của chúng tôi. Còn một khả năng nữa là người cùng đi với gia đình tôi, cũng là đồng bọn của họ, nhưng tới khi lâm trận lại run sợ. Sau đó người này có thú nhận với Quibisep hay không, thì không biết. Sự kiện này quả là điều bí mật đối với cả nhà Quibisep, nhưng dù sao sự kiện này cũng là điềm báo trước của một bi kịch. Phêlakimia đến nay vẫn tin như vậy.

Vậy vì sao Stalin lại có ác cảm với Quibisep? Phêlakimia cho rằng Stalin thường có thành kiến và nghi ngờ đối với nhưng người xuất thân từ những gia đình quý tộc và được giáo dục tốt như cha tôi. Nhưng mấu chốt không phải là ở chỗ đó mà chủ yếu vì Quibisep đã yêu cầu Trung ương thành lập một Ban điều tra về cái chết của Kirốp vì thế Stalin hận Quibisep.

Như mọi người đều biết, yêu cầu Trung ương thành lập một Ban chuyên môn có quyền ngang với cơ quan trinh sát để xét hỏi hung thủ sát hại Kirốp và những người bị bắt khác. Yêu cầu này do Blôngtai đưa ra còn Quibisep thì muốn cố gắng thành lập ủy ban này. Đây là điều mới nghe thấy lần đầu tiên, vì Quibisep trước đây vẫn được coi là người của Stalin, Stalin rất thích Quibisep, Quibisep làm công tác Đảng ở thành phố, rồi được đề bạt lên cấp tỉnh, năm 1922 lại được đưa vào làm bí thư Ban chấp hành Trung ương, năm 1924 lại được trở thành một trong cái gọi là "tổ bảy người” của cơ quan quyền lực Trung ương. Trong tổ bảy người này ngoài Quibisep còn có Bukhanin, Zinôviép, Gamichep, Ricôp, Stalin và Tômsky. Đều là những nhân vật lớn cả! Rõ ràng là Quibisep lên nhanh như vậy, có lẽ là nhờ sự bảo trợ của Stalin, vì thế cho tới khi Quibisep qua đời trong Ban lãnh đạo này cũng chỉ còn có hai người là Quibisep và Stalin. Cảm kích công ơn đề bạt của Stalin, Quibisep cho tới lúc chết, vẫn là người chấp hành trung thành ý chí của Stalin, đó là quan điểm của các quan chức nghiên cứu lịch sử. Việc phân cộng công tác giữa Quibisep và Stalin rất rõ ràng, phối hợp rất ăn khớp, hai người như cùng ngồi trên một chiếc xe có hai chỗ vậy, Stalin chỉ đi hướng nào, Quibisep ra sức lái xe đi hướng đó.

Có thể còn có một Quibisep khác, mà người ta không biết? Giống như một tín đồ đã bị lừa vào trong một giáo lệ rồi, thân hình thì để ở trong giáo lệ còn trái tim lại nghĩ về thế giới bên ngoài khác. Một mặt, Quibisep hoàn toàn thuận theo và phục tùng chỗ dựa vững chắc của mình, còn nói theo từng câu, từng chữ của Stalin, nói Kirốp bị bọn phỉ Trôtxki - Zinôviep sát hại (chúng ta hãy nhớ lại bản báo cáo cuối cùng đọc tại Đại hội Xô Viết lần thứ bảy của Quận Mátxcơva ngày 7 tháng 1 năm 1935); mặt khác do nhiều chiến sĩ lão thành cách mạng nổi tiếng liên tiếp bị bắt và bị tuyên án là bọn âm mưu và phần tử Trôtxki làm cho Quibisep cảm thấy không yên và phẫn nộ. Có ý kiến nói, Quibisep đã từng công khai tuyên bố. Tình hình bên trong của vụ ám sát Kirốp và phương pháp điều tra vụ án này đáng nghi ngờ, vì vậy ủy ban Trung ương nên thành lập một ủy ban đặc biệt. Nhà văn Kharpôp trong cuốn "Nguyên soái Giucôp" đã lấy câu này làm dẫn chứng, trong sách ông viết: Kiến nghị thành lập một ủy ban được nêu ra tại Hội nghị Bộ chính trị cuối tháng 12, sau một tháng tức ngày 25 tháng 1 năm 1935 thì Quibisep bị chết đột ngột, buổi sáng còn làm việc, đến chập tối vừa uống thuốc xong khoảng nửa tiếng thì đã ra đi rồi. Lúc đó thông báo chính thức của Nhà nước nói là vì tắc mạch máu. Mãi khá lâu sau đó, đến khi xét xử Bukhanin, thì "đột nhiên phát hiện" Quibisep chết vì thuốc độc. Cái tội này đương nhiên được gán cho bọn tay chân của Zinôvich Bukhanin, vì thế chúng ta có thể kết luận: "Nhà văn Kharpôp cho rằng ý kiến Quibisep bị hạ độc là có thực. Có điều ông ta nghi ngờ Bukhanin và Zinôviép có tham gia vào vụ này hay không thôi".

Thần thoại khiến ý thức của chúng ta bị xơ cứng, vì thế chúng ta rất khó tin là Stalin cũng có lúc bị phê bình. Sự thực thì phản đối Stalin không chỉ là thành viên của phái phản đối. Việc ra sức ca ngợi công đức và cố ý thổi phồng Stalin, khiến những người ở xung quanh Stalin cũng có khối chuyện truyền kỳ. Lâu dần những câu truyện truyền kỳ đó trở thành một khối đá vững chắc to lớn không thể đánh đổ được. Đưa vị lãnh tụ lên cao vút, nhưng thực tế lại không phải như vậy. Ví dụ nhà văn Kharpôp đã nói tới Hội nghị Bộ chính trị cuối tháng 9 năm 1934, đã xảy ra náo kịch hoặc là chính vì có chuyện náo kịch đó nên nó đã thúc đẩy những sự kiện sau đó liên tiếp xảy ra. Sau Hội nghị này, Stalin đại thể đã hạ quyết tâm để mình không còn gặp những nguy hiểm như vậy nữa.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 16 Tháng Ba, 2010, 02:46:48 pm
Náo kịch đó là: Bộ chính trị thông qua Quyết nghị về việc hiện đại hoá quân đội với quy mô lớn. Quyết định này được bảo mật nghiêm ngặt. Nhưng không lâu sau Hội nghị đột ngột nhận được tin tình báo cho biết, Cơ quan tình báo nước ngoài, nhất là cơ quan tình báo của Đức đã nắm được quyết định này và đang gấp rút thám thính xem quyết định này được thực thi ra sao.

Tukhasepky phụ trách việc hiện đại hoá quân đội đã ra lệnh điều tra xem, ai đã tiết lộ tin bí mật này. Kết quả điều tra cho thấy, chính bản thân Stalin đã tiết lộ tin tức. Trong khi đàm phán chính thức với đoàn Đại biểu Tiệp Khắc, Stalin đã khoe khoang, ông ta nói dưới sự lãnh đạo của mình, Hồng quân đang tiến hành cải cách, không những có thể đưa lực lượng vũ trang Xô Viết lên ngang bằng trình độ của của quân đội các nước Châu Âu, mà còn vượt qua quân đội của châu Âu. Stalin định vơ công lao hiện đại hoá này cho cá nhân mình.

Tukhasepky sau khi điều tra được tin này, đã báo ngay cho Quibisep, Quibisep liền điện báo cho Blôngtai, Blôngtai sau khi biết Stalin làm việc này, chỉ nói có từ "con lừa" ông ta đồng ý với ý kiến của Quibisep cho rằng, cần phải mang vấn đề này của Stalin ra thảo luận tại Hội nghị không chính thức của Bộ chính trị, Quibisep chủ động đảm nhiệm việc thu thập những căn cứ cụ thể của việc phê bình Stalin để trình bày trước Hội nghị.

Tukhasepky cùng Quibisep và Blôngtai nói chuyện về việc này vào trung tuần tháng 9 năm 1934. Để cuối tháng thì Bộ chính trị họp Hội nghị bí mật. Tại Hội nghị này, Stalin không những không thể bình tĩnh để nghe nhiều vấn đề không lấy gì làm vừa lòng mà còn đột nhiên cảm thấy địa vị của mình đang bị lung lay. Nếu không có Môlôtốp bỏ phiếu trắng khi biểu quyết và nếu không có Calinin nhân hậu hiền lành cố gắng điều đình thì Stalin đã bị xử lý rồi.

Đúng như chúng ta đã thấy, quan hệ giữa Quibisep và Stalin không phải là không có khúc mắc. Không nên bỏ qua việc trong thời kỳ nội chiến Quthisep đã từng giữ chức ủy viên chính trị và ủy viên ủy ban quân sự cách mạng trong Tập đoàn quân số 1 do Tukhasepky chỉ huy, ủy viên chính trị và Tư lệnh Tập đoàn quân đã xây dựng được mối quan hệ hữu nghị tư nhân rất vững chắc. Nếu Quibisep có thể sống được tới khi xảy ra vụ án "âm mưu quân sự”, thì ai có thể biết được số phận của ông sẽ như thế nào? Stalin đa nghi khẳng định là còn nhớ ai đã là chức ủy viên Chính trị bên cạnh đối thủ đã từng tranh giành chức chỉ huy quân sự của mình trước đây? Ai đã cùng Tukhasepky ký tên vào Bản kế hoạch mệnh lệnh tác chiến và chống đột kích?

Năm 1925 Blôngtai tạ thế. Trong thời kỳ nội chiến Blôngtai đã từng chỉ huy tập đoàn quân, và Phương diện quân ủy viên chính trị và ủy viên quân sự cách mạng của Tập đoàn quân và Phương diện quân do Blôngtai chỉ huy đều là do Quibisep đảm nhiệm. Blôngtai đi đâu Quibisep đi tới đó. Blôngtai đến Buhara thì Quthisep cũng lập tức đến ngay Buhara với danh nghĩa đại biểu toàn quyền của Nước cộng hoà nhân dân Xô Viết. Blôngtai, Chủ tịch ủy ban quân sự cách mạng, ủy viên nhân dân Hải quân Liên Xô chết một cách ly kỳ khiến Quibisep bị choáng váng và đau đớn vô cùng. Ngày 1 tháng 12 năm 1934 vụ ám sát Kirốp trong cung Sưmônnưi súng nổ, Kirốp rời bỏ trần thế. Quibisep và Kirốp đã cùng nhau kề vai sát cánh bảo Attrakahan hầu như đã bị đốt thành tro bụi, nhưng họ vẫn không chịu để mất thành phố này vào tay các phần tử Côdắc và phần tử Đenikin, hai người đã kết thành bạn thân tình trong hoàn cảnh đó. Hàng trăm hàng ngàn những người bạn chiến đấu cấp bậc thấp hơn Quibisep người nọ kế tiếp người kia rời bỏ cương vị chiến đấu. Ai có thể dự đoán được rằng, nếu Quibisep còn sống liệu có thể thoát được sự chà xát của chiếc máy của bộ máy tuốt hạt tanh máu được mở hết công suất, với những tiếng ầm ầm suốt những năm 1937, 1938 không? Cũng cần biết rằng, có biết bao những tư liệu nhằm bôi nhọ Quibisep, nhưng nếu chỉ cần tiếp xúc với Tukhasepky thì nó sẽ trở thành đen đủi, càng không cần nói gì tới vấn đề liên hệ với những phần tử Trôtxki nữa.

Môlôtốp quá cố, năm 1973 trong hồi ký của mình ông đã không cố ý nói về những sai sót của Quibisép. Môlôtốp đã tỏ ra còn nhớ rất rõ một số sự kiện. Cuốn "140 lần nói chuyện với Môlôtôp" xuất bản năm 1991. Tác giả Siep đã có một số đối thoại với Môlôtốp như sau: Tác giả hỏi: "Quibisep và một số người không bằng Môlôtôp, không bằng Sêcôp có phải không?" Môlôtốp đã khiêm tốn thừa nhận là: "Không phải, ông ta đương nhiên là mạnh hơn những người đó. Trình độ văn hóa của Quibisép khá cao, ông ta đọc nhiều sách, ông ta là một nhà tổ chức xuất sắc, nhưng ông ta có liên hệ với những phần tử Trôtxki. Vì ông ta không biết rõ phương hướng, không thấy được ý nghĩa của cuộc đấu tranh chống Trôtxki. Vì ông ta cho rằng những phần tử Trôtxki đều là những nhân vật ưu tú, chỉ có điều có sự phân biệt đối xử mà thôi. Chỉ cần họ sửa chữa những sai lầm, nếu họ còn có chức vị thì vẫn nên sử dụng họ. Trôtxki đã nói khá nhiều lời tốt đẹp, do đó Trôtxki là người tốt. Đó, chính là khuyết điểm của Quibisép".

Trong thời đại đó, khuyết điểm này của Quibisép thì không thể tha thứ được, cũng như nhiều người Bônsêvích khác cũng vì khuyết điểm loại này mà không thể tha thứ được. Được tha thứ là khuyết điểm khác của Quibisép, tức là cái khuyết điểm mà Stalin nắm được, nhưng đối với cái khuyết điểm loại này của Quibisep, thì Stalin lại cố ý tha thứ thậm chí còn khuyến khích nữa. Để "lý giải" bộ phim tài liệu do Xưởng phim tư liệu Samala quay, trong đó có một đoạn nói: Trong mấy ngày cuối cùng của cuộc đời Quibisep ông ta thay đổi rất nhiều, lưng gù, đôi mắt ngơ ngác mất thần, tim luôn muốn đau nhói. Lúc đó ông ta mới 47 tuổi, thân thể ông bị tổn hại quá sớm, đó là vì ông uống nhiều rượu quá thậm chí nát rượu. Về chuyện này Phêlakymia đã từng kiên quyết bác bỏ, nhưng anh cũng không phủ nhận có lúc cha anh cũng như những người Nga bình thường khác, mỗi khi ngày Tết hoặc ngày Hội hoặc lúc tiếp khách, ông cũng có uống một chén, nhưng bất kể là thế nào, ông cũng không bao giờ uống say, không như Stalin thích làm cho người khác say túy lúy.



Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 16 Tháng Ba, 2010, 02:49:27 pm
Con trai của Quibisep chào đời trong một nhà tù một năm trước ngày Cách mạng Tháng Mười, anh đã phải chịu nhục nhã khổ sở sau khi cha chết, gia đình anh đã phải chuyển nhà từ Điện Kremli đến một khu phố bên bờ sông, anh đã cảm thụ được tâm tình của những tiếng giầy và tiếng gõ cửa dồn dập, anh đã thể nghiệm được cái tâm lý hốt hoảng lo sợ của bà mẹ. Mẹ anh tên là Valiea sinh năm 1908 bà là Đảng viên, trong phòng khách của bà lúc nào cũng để sẵn chiếc va li đựng đầy những vật dụng cần dùng để đề phòng khi bị bắt có cái dùng. Đối với người đã từng phải chịu biết bao đau khổ như vậy mà nói, thì cảm tình của một người con như anh là điều có thể thông cảm. Năm 1990, Tạp chí "Người cộng sản" số 11 đăng mấy bức thư của Stalin, năm 1969 Môlôtốp giữ lại tủ hồ sơ lịch sử Đảng. Trong đó có hai bức thư nói về cái khuyết điểm chết người của Quibisep. Trong lá thư Stalin viết cho Môlôtốp ngày 1 tháng 9 năm 1933 nói: "Phải thừa nhận rằng, tôi (còn có Vêrôsilôp) rất không vừa ý, vì anh đi một cái là nửa tháng trời, không phải là chúng ta đã bàn có kế hoạch nghỉ hai tuần rồi sao... cái này cũng dễ hiểu, không thể giao công tác của Bộ chính trị và ủy ban nhân dân cho Quibisep (anh ta hay say rượu) và Caganôvich..." Và trong một lá thư khác ngày 12 tháng 9 Stalin lại nói tới việc này... "Tôi có một số điều không tiện nói, vì có liên quan tới tôi, anh hãy về sớm đi. Nhưng nếu tôi không gọi anh về, thì rõ ràng là công tác của Trung ương sẽ do một mình Caganôvich sẽ nắm trong một thời gian dài (Quibisep có thể say rượu). Như vậy thì Caganôvich sẽ phải chạy đi chạy lại giữa công tác của trung ương với công tác của Địa phương, do đó trong công tác sẽ khó tránh khỏi khinh suất..."

Như vậy không phải là Stalin cố ý phao tín đồn để nhằm mục đích hạ thấp uy tín của Quibisep (Những thư này mãi tới năm 1990 mới công bố). Tác giả và Môlôtốp trao đổi cũng chính là về vấn đề này. Siep hỏi Môlôtôp: "Bukhanin có hay uống rượu không?" Môlôtốp trả lời theo chúng tôi cho là rất thành khẩn: "Không, trái lại Licốp lại thích uống rượu, bên cạnh Licốp lúc nào cũng có chai rượu vôtca mạnh, lâu năm. Lúc đó có một loại rượu Vôtca nhãn hiệu "Licốp” , Licốp vì thế mà nổi tiếng. Bọn chúng tôi đều uống rượu uống kiểu đồng chí. Tôi lúc trẻ uống rất khỏe. Stalin uống rượu thuận theo lẽ tự nhiên, còn Quibisep thì thích uống rượu, Quibisep đáng yêu! Ông ta còn làm thơ, ông ta là một người tốt, một người rất tốt, còn Kirốp là một người phi phàm!”.

Nay lại nói tới Ôlêga người vợ thứ hai của Quibisep, bà cũng đã từng nói với Siep về cái thói quen chết người này của chồng, theo lời bà chính vì thích thú này đã làm cho Quibisep chóng chết.

Trước cách mạng Quibisep đã bị bắt tám lần, ba lần bị đưa ra tòa xét xử, bốn lần bị đi đầy ở Sibêri. Sau cách mạng ông đảm nhiệm nhiều chức vụ của Đảng và Nhà nước: Chủ tịch Hội đồng kinh tế Quốc dân Tối cao Xô Viết, Chủ tịch Ủy ban kế hoạch nhà nước Liên Xô, Ủy viên Bộ chính trị, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng nhân dân Liên Xô. Thế nhưng mặc dù đã có nhiều công lao kiệt xuất trước cách mạng, sau cách mạng ông đã giữ nhiều chức vụ quan trọng như vậy, nhưng cũng không cứu nổi những người anh em, không thể giúp họ tránh được đàn áp. Người anh cả Anatôny bị lưu đầy đi thành phố thanh niên ở bên bờ sông Amua, người anh thứ hai Nicôlai, ông là Quân đoàn trưởng trên ngực có bốn Huân chương quả trám và được thưởng bốn Huân chương Quân kỳ Đỏ vì bị vu cáo tham gia âm mưu giết hại Kirốp nên năm 1938 bị xử bắn. Lúc đó phán quyết một Tư lệnh quân khu ngoại Cápcadơ, tử hình một anh hùng thời kỳ nội chiến, tổng cộng chỉ hai mươi phút đồng hồ. Quibisep người có địa vị thứ ba của Liên Xô cũng không thoát khỏi số phận này, ông là người nổi tiếng nhất trong số mười một người con của cha ông. Cha ông là Vơlađimia Acôplêvích là một nhà quý tộc, với hàm Trung tá đã từng là Đội trưởng của thành phố Khôseetats.

Quibisep ngay từ ngày mới lọt lòng đã có lắm chuyện truyền kỳ rồi. Người em Quibisep là Misa (Misa sau này bị một bạn học cùng khoá sĩ quan dự bị vô ý bắn chết) nói với Valia (tên Quibisep lúc còn bé) là: Tôi nghe lỏm cha mẹ nói chuyện với nhau là Valia nhặt được của người ăn mày. Quibisep đã tin lời Misa, bản thân Quibisep cũng nghe nhiều người nói anh ta không giống một chút nào với những người trong gia đình. Lúc đó Quibisep thường muốn thoát khỏi cảnh này nên ngày càng lo nghĩ đến kém ăn mất ngủ, vì thế nên đã ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý.

Khi Quibisep vĩnh biệt thế gian cũng có nhiều điều bí mật khó lường, sau khi chết rồi ông ta cũng không thuộc về mình, cũng không thuộc về vợ, lại càng không thuộc về con ông. Tên của ông thường bị những phần tử đầu cơ chính trị dùng để đạt mục đích của chúng - Có lúc dùng để tiêu diệt kẻ thù, có lúc dùng để kết giao bạn mới. Quibisep dưới chín suối tiếp tục trung thành phục vụ chế độ đã nuôi dưỡng mình.

Trước đây không lâu, thành phố Quibisep lại lấy lại tên cũ của mình - Thành phố Samara. Đại lộ Quibisep ở Mátxcơva đi đến Điện Kremli cũng được lấy lại tên cũ, chỉ còn một ngõ nhỏ bên cạnh đó vẫn gọi là ngõ Quibisep. Cái ngõ này còn giữ tên Quibisep, có lẽ để cho người đời sau nhớ lại con đường quyền lực mà các nhà chính trị thời đại đó đã đi? Hoặc là để cảnh tỉnh và cảnh cáo những nhà chính trị của thời đại mới?


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 16 Tháng Ba, 2010, 02:53:07 pm
CHƯƠNG 12
TRÊN ĐƯỜNG RỜI KHỎI KHARCỐP

Nước mắt người Đội trưởng cảnh vệ Điện Kremli - Sveclốp và Grôsêkin Sveclốp và Côdắc sông Đông - Bí mật về cái chết của Sveclôp.

Ngày 16 tháng 3 năm 1919, Paven Manicôp - Đội trưởng cảnh vệ của Điện Kremli quyết định kiểm tra tình hình chuẩn bị tại đại sảnh trụ sở Ban chấp hành Trung ương toàn Nga, vì ngày mai Đại hội Đảng lần thứ VII sẽ họp tại đây. Công tác chuẩn bị đã xong, không còn chỗ nào khiến người ta không yên tâm nữa. Trên tường treo la liệt những bó hoa xanh đỏ, cờ đỏ phấp phới, biểu ngữ loá mắt, trên bàn chủ tịch trải những khăn trải bàn đỏ tươi, cả hội trường tràn đầy không khí của ngày hội.

Tất cả hầu như đã sẵn sàng, nay chỉ cần kiểm tra máy điện thoại, có lẽ chưa mắc xong chăng? Paven Manicôp đến bên chiếc máy điện thoại quay số, à mắc xong rồi. Ông ta nhấc máy.

"Paven anh đấy à?"

Tiếng của ai? Là Avanepsốp ư? Không, không thể là anh ta! Paven Manicôp chưa bao giờ run tay như bây giờ. Đầu giây bên kia tiếng nói của Vannanô Alêchsantôvich cứ ngắt quãng liên tục.

"Anh nói ai cơ ? Ai? Làm sao?" Đội trưởng đội cảnh vệ Điện Kremli gào lên trong máy.

Một đầu giây khác của máy điện thoại lại truyền tới tiếng nói đáng sợ của một nam giới.

"Acôp Mikhainôvich, Sveclôp... năm phút trước đây đã...” Cổ họng Manicôp hầu như tắc lại, nước mắt ròng ròng.

Hai ngày sau tức ngày 18 tháng 3 năm 1919, Acôp Mikhain nôvich Sveclốp được an táng. Chính giữa Hồng trường nơi gần chân tường Điện Kremli có một ngôi mộ mới, hàng ngàn, hàng vạn người tập trung tại Hồng trường để kính viếng một tấm lòng cực kỳ đau buồn. Lênin đứng bên nấm mộ nói: "Chúng ta đưa anh xuống huyệt, anh là một lãnh tụ của giai cấp vô sản, anh đã làm nhiều việc nhất cho giai cấp công nhân, cho thắng lợi của giai cấp công nhân".

Năm 1937, Nhà xuất bản Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (B) xuất bản tuyển tập V.I. Lênin và Stalin bàn về Acốp Mikhainôvich Sveclốp. Tuyển tập ngoài những lời phát biểu của Lênin trong buổi tang lễ Sveclốp ra, còn có bảy bài của Lênin nói trong dịp kỷ niệm vị Chủ tịch thứ nhất của Ban chấp hành Trung ương toàn Nga, khi Người vĩnh viễn rời khỏi thế giới này. Đề nghị độc giả lưu ý bảy bài nói chuyện này, phần lớn là phát biểu sau khi Sveclốp tạ thế không lâu, còn lại là những bài phát biểu trong những dịp kỷ niệm ngày mất của Sveclốp.

Acôp Mikhainôvich Sveclốp trước hết là một nhà tổ chức lớn và là một nhà tổ chức thiên tài nhất. Đó là ý chủ yếu trong bài phát biểu của Lênin ngày 18 tháng 3 năm 1919 tại hội nghị khẩn cấp của Ban chấp hành Trung ương toàn Nga. Sveclốp có ưu điểm là ở chỗ ông có tài đặc biệt về mặt tổ chức, lựa chọn, bổ nhiệm các cán bộ chuyên môn, cũng ngày 18 tháng 3 tại Đại hội Đảng lần thứ VIII, Lênin đề nghị mọi người đứng dậy mặc niệm Sveclốp, Lênin lại gọi ông là một nhà tổ chức quan trọng nhất của toàn Đảng và toàn Nước cộng hoà Xô Viết Lênin nói tới việc khi Trung ương giao làm báo cáo về tổ chức trước Đại hội, vấn đề này vốn đã giao cho Sveclốp. Nhiệm vụ này chỉ có một mình Sveclốp là có thể làm được. Bất kể là trong những bài phát biểu tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương toàn Nga ngày 30 tháng 3 năm 1919, ngày 16 tháng 3 năm 1920 hay trong Đại hội lần thứ IX của Đảng ngày 29 tháng 3 năm 1920, hoặc trong bài nói chuyện cuối tháng 3 năm 1919 đã được ghi âm, Lênin đều đánh giá cao Sveclốp.

Stalin chỉ viết có một bài kỷ niệm Sveclốp, bài này được đăng trên tạp chí "Cách mạng giai cấp vô sản" năm 1924 với nhan đề: "Về Acôp Mikhainnôvích Sveclốp". Bài viết không có nhân tố cá tính đọc lên khiến người ta cảm thấy vô vị mặc dù Stalin rất hiểu Sveclốp. Stalin và Sveclốp đã cùng bị đi đày ở vùng biên cương Tuluhanskhơ, và đã cùng trốn khỏi nơi lưu đầy, lúc đó Sveclốp ẩn trong sọt quần áo bẩn đem đi giặt, bọn hiến binh đến định dùng lưỡi lê chọc vào sọt quần áo để khám xét, Stalin vội đưa cho chúng một ít tiền thế là đã biến nguy thành an. Điều này do Stalin tự kể với Nguyên soái A.E Grôvan năm 1943, trước khi lên máy bay đi Tuluhanskhơ. Chuyến đi này rất bí mật chỉ có một số rất ít người biết, trong đó có Nguyên soái A.E Grôvan. Stalin nói chuyện này với Nguyên soái Grôvan, nói lên tính chất quan trọng của việc giữ bí mật, sau đó nhà thơ tác giả của cuốn "Một trăm bốn mươi lần nói chuyện với Môlôtôp" nổi tiếng Siep đã được Nguyên soái Grôvan nói về câu chuyện của hai người chạy trốn bất hạnh này.

Bài viết của Stalin năm 1924 nhằm vào các đối tượng độc giả thông thường, bài viết muốn làm cho độc giả biết rằng, giai cấp vô sản sau khi giành được chính quyền thì Lãnh tụ và Nhà tổ chức có ý nghĩa ra sao. Stalin đã giải thích cho đồng bào phần lớn chưa được giáo dục rằng, là một Lãnh tụ và Nhà tổ chức không có nghĩa là phải kén chọn người giúp việc, tổ chức phòng làm việc và thông qua phòng làm việc để ban hành mệnh lệnh. Trong điều kiện của nước ta hiện nay là một Lãnh tụ và Nhà tổ chức có ý nghĩa là phải:

1. Phải tìm hiểu những nhân viên công tác dưới quyền mình, giỏi phát hiện những ưu điểm cũng như khuyết điểm của họ, khéo đi sâu vào trong những nhân viên công tác dưới quyền.

2. Khéo bố trí nhân viên công tác để mỗi người có thể phát huy tài năng của họ. Sau khi nói lên yêu cầu đối với lãnh tụ và nhà tổ chức, cuối cùng Stalin đưa đến kết luận: "Nếu nói đối với những nhà tổ chức và những nhà sáng lập của Đảng ta, mà tôi quen biết, so với, họ thì tôi còn thua kém rất xa. Nhưng tôi cũng phải nói rằng, những nhà tổ chức lỗi lạc, mà tôi quen biết, thì trừ Lênin ra, chỉ có hai người : Một là GiôPhê Tupônôvensky và Acôp Mikhainnôvich Sveclôp, người đã cúc cung tận tuy trong công tác xây dựng Đảng và  nhà nưóc, họ đều là những nhân vật mà Đảng của chúng ta có thể và nên lấy đó làm tự hào”.



Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Ba, 2010, 08:02:33 am
Các nhà hoạt động nổi tiếng khác của Cách mạng Tháng Mười cũng đã từng chỉ rõ Sveclốp không phải là nhà lý luận, cũng không thuộc tầng lớp trí thức hiếm hoi của Đảng, cũng không phải là nhà hoạt động dùng triết học, kinh tế hoặc sáng tạo chính luận của mình để cổ vũ quần chúng công nhân. Nicôlai Yuri Pôtaisky năm 1985 trong bài viết giới thiệu Sveclốp có nhấn mạnh việc Sveclốp coi việc tổ chức mọi người chấp hành quyết định của Trung ương Đảng là sứ mệnh của mình. Uri Potaisky viết: "Sveclốp có tài tổ chức cao siêu, giỏi ra những chỉ thị đúng đắn, kiểm tra chặt chẽ tình hình chấp hành. Ông làm việc hăng hái, tác phong nhanh nhẹn dứt khoát, đã làm gì là làm cho bằng được quyết không bỏ dở. Ông không dung túng những hành vi làm rối loạn đường lối chính trị, ảnh hưởng xấu tới danh dự của Đảng, phá hoại chính sách của Chính quyền Xô Viết. Nếu có hiện tượng đó, thì phải thông qua thảo luận giải quyết ngay..."

Yuri Pôtaisky cho rằng Sveclốp rất yêu mến cán bộ của Đảng. "Ông đã đào tạo được một đội ngũ nhân viên công tác với đội hình đặc biệt, dưới sự lãnh đạo của ông họ đều là những người công tác ưu tú có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng và có nhiều kinh nghiệm. Ông khéo lựa chọn, bồi dưỡng và bố trí cán bộ đã tạo cho Đảng hàng loạt cán bộ ưu tú... Sveclốp giáo dục cán bộ chấp hành đúng, toàn diện và nhanh chóng những quyết đinh của cơ quan cấp trên...". Trong số đó, nhiều người đã trở thành những nhân vật nổi tiếng trong thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90. Ví dụ như: Unôpky, Pêlôlôlatôp, Grôsêkin v.v... Mấy năm trước đây một số ấn phẩm như "Báo văn học Nga""Thanh niên cận vệ quân", "Mátxcơva" “Sông Cuban" đã đăng một số bài khiến độc giả kinh ngạc. Tác giả của những bài viết đó cho rằng những tài liệu của họ đưa ra có thể giúp vào việc vạch trần và nhận rõ bộ mặt thật của Acốp. Mikhainôvich Sveclốp khéo lựa chọn, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ. Độc giả kinh ngạc vì lần đầu tiên qua những bài viết này được biết những cán bộ này, đã chấp hành một cách đúng đắn toàn diện và nhanh chóng chỉ thị của "Trung ương" vì đã cùng với cá nhân Sveclốp câu kết với nhau, khiến cho Nhà nước phải trả giá đắt. Trong những bài viết này Sveclốp bị coi là người tổ chức chủ yếu của những cuộc đàn áp quy mô lớn chống lại nhân dân, là chủ mưu giết hại vị Sa hoàng cuối cùng và gia quyến của Sa hoàng, là tác giả của cái mệnh lệnh tiêu diệt người Côdắc. Căn cứ vào mệnh lệnh do ông ta thảo ra này đã có khoảng 2,5 triệu người trong số bốn triệu người sống ở lưu vực sông Đông bị tiêu diệt.

Nhà văn Côdắc Victo Mikhainôp trong bài viết đăng trên báo "Văn học Nga" đã miêu tả những cán bộ do Sveclốp đào tạo vừa có thanh vừa có sắc. Người cán bộ nay có tên là Philip Isaêvich Grôsêkin,còn có tên nữa là Saya Grô Sêkin, ông là một người bạn thân của Sveclốp trong thời kỳ bị đi đầy ở Tulukhanskhơ. Sveclốp cùng Grôsêkin ngồi trong xe trượt băng đến thành phố Cách mạng Pêtôgrát trên sông Elisai. Saya Grôsêkin là con của một đốc công sinh tại Milaimu. Irevich (có tài liệu nói là Môphusa Isilaievich) là tiểu thị dân của thành phố Pônôpsi. Như vậy có thể nói hai người là đồng hương.

Saya Grôsêkin làm trong một xí nghiệp sản xuất văn phòng phẩm, sau đó học kỹ thuật nha khoa, rồi mở cửa hiệu chữa răng tư nhân. Sau Cách mạng Tháng Mười Sveclốp đưa Grôsêkin người bạn của mình lên làm Bí thư tỉnh Pêmô. Sveclốp cần một người trung thành đáng tin cậy có thể chấp hành bất cứ nhiệm vụ gì ở Ural. Lúc đó có một nhiệm vụ rất quan trọng không thể chờ đợi được. Đó là vào tháng 8 năm 1917 Nicôlai đệ nhị và gia quyến bị nhốt tại Tôbôsikhơ nên cần phải có người đảm nhiệm việc này, vì thế Sveclốp nghĩ ngay tới Saya Grôsêki.

Hội nghị Xô Viết nhà tù Ecachênin họp tối ngày 17 tháng 7 năm 1918 hầu như kết liễu số phận của vương triều Lômanôp. Yunôpsky đội trưởng đội xử bắn lúc đó sau này nhớ lại: “Sáu giờ tối ngày hôm đó ông Philip (tức Grôsêkin) ký lệnh thi hành xử bắn". Người bạn đáng tin cậy của Sveclốp lúc đó giữ chức ủy viên Quân sự quận Ural.

Ngày hôm đó, theo tín hiệu được phát ra từ trại giam Ecachênin, ba người con của đại công tước Côngtăngtin Lômanôp bị xử tử tại Alabaep, cùng bị xử tử còn có hai người của dòng họ Lômanôp đó là Đại công tước Secgây Mikhainnôvich và bà vợ của Đại công tước là Elichavita Phêđôlốpna. Trước đó không lâu tức ngày 12 tháng 6 Mikhain em của Nicôlai Đệ nhị bị các nhân viên tiễu phản bắt và bắn chết tại Pimua.

Nhà văn Côdắc Victo Mikhanôp có bài viết đăng trên "Báo văn học Nga" đã miêu tả những cán bộ do Svéclôp đào tạo vừa có thanh vừa có sắc. Người cán bộ này có tên là Philip Isaêvich Grôsêkin nêu ra một câu hỏi. Lúc đó tất cả các thành viên của vương triều Lômanôp của Nga đều ở một khu vực đó là Ural, đây có phải là ngẫu nhiên không? Họ đều bị tiêu diệt kể cả những người họ gần lẫn những người hầu, đó có phải là ngẫu nhiên không? Tác giả của bài viết cho rằng, đương nhiên không phải là ngẫu nhiên, tác giả cho rằng đó là kế hoạch và hành động đã được Trung ương dự liệu từ trước, hành động này nay đã rõ rồi.



Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Ba, 2010, 08:05:42 am
Sveclốp rút cục đã tham gia tới mức nào vào việc giết Sa hoàng và gia quyến của Sa hoàng, đó là một vấn đề cần bàn riêng. Xem ra vấn đề này không có liên can gì tới Sveclốp. Vì trước khi tình hình trên đây được bộc lộ thì điều này đã là một nguyên nhân chủ yếu để người ta có thái độ bất đồng với Nhà cách mạng đầy nhiệt tình này, và cũng cần biết rằng trước đó không lâu, tiếng tăm của Sveclốp vẫn còn được công nhận không thể chê trách được. Nay chúng ta hãy xem con đường sinh hoạt của Saha Grôsêkin được Sveclốp thu dụng và tín nhiệm. Trong những năm công tác bí mật Grôsêkin lúc được Sveclốp cử đến nơi này, lúc lại cử đến nơi khác. Sau khi Sa hoàng bị lật đổ, Grôsêkin tự nhiên trở thành nhân vật “lên tận mây xanh", ông ta công tác lần lượt tại Thổ Nhĩ Kỳ, Pamia, Mátxcơva, Rôma, Samara, mà ở đâu ông cũng giữ chức vụ lãnh đạo. Khi ở Mátxcơva ông đảm nhận chức vụ Cục trưởng Cục công nghiệp mỏ đúng một năm (mặc dù không biết tí gì về công nghiệp mỏ).

Sau khi cả nhà Sa hoàng bị đàn áp, Grôsêkin được cử về công tác tại Ban phân phối Tổ chức của ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (B). Sau khi Sveclốp tạ thế, ông được cử vào Ban chấp hành Trung ương. Grôsêkin bất cứ làm công tác gì, bất cứ nơi đâu, ông cũng để lại vết máu tanh hôi. Năm 1925 ông được cử đi Cadăctan. Sau khi ông đến Cadăctan, không lâu thì tất cả những người Cộng sản Cadăctan nổi tiếng đều trở thành những phần tử "có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa". Trên thảo nguyên đã qua tám năm sau Cách mạng Tháng Mười, ông lại tuyên bố tiến hành cái gọi là "Cách mạng Tháng Mười con". Ông tuyên bố rõ ràng là nếu cần thì hy sinh, chứ không sợ đổ máu. Quả nhiên máu đã chảy thành sông. Ngay Abai, một nhà giáo dục vĩ đại đã chết trước Cách mạng Tháng Mười cũng bị tuyên bố là kẻ thù của chính quyền Xô Viết. Tất cả những cái gì có màu sắc tinh thần dân tộc đều bị tiêu diệt, tất cả những nhà thờ Hồi giáo đều phải đóng cửa, những người tín ngưỡng tôn giáo bị sỉ nhục, ngọn lửa đấu tranh giai cấp bị người ta reo rắc khắp nơi.

Năm 1929, ba phần tư cư dân bản địa Cadăctan sống bằng nghề du mục và bán du mục. Grôsêkin ra lệnh cho những người vừa mới đẻ ra đã là dân chăn nuôi rồi, phải định "định cư” trong một thời hạn quy định rất ngắn và đã áp dụng biện pháp cưỡng chế một cách tàn nhẫn, tịch thu gia súc và mọi thứ vật dụng trong gia đình, đi đến "định cư" tại những nơi không có nhà cửa, không có thức ăn chăn nuôi và không có cả nước dưới sự giám sát của cảnh sát. Ai chống lại thì bị bắt và bị coi là kẻ thù của Chủ nghĩa xã hội. Hạt giống dưa hấu, hạt giống dưa gang, quần áo, đồ dùng gia đình, chó mèo... đều bi tập thể hoá tuốt. Nhiều chuyên gia về chăn nuôi và trồng trọt thật sự, người thì bị bắn chết, người thì bị bần cùng hoá. Victo Mikhainôp viết: "Hành vi tịch thu quần áo, đồ dùng gia đình và toàn bộ lương thực của các gia đình phú nông đã khiến trung nông và thậm chí cả bần nông cũng tỏ ý thương cảm, một số trung nông và bần nông, đã chủ động cung cấp một số tư liệu sinh hoạt cho những gia đình phú nông”. Những cư dân bản địa bị các nhân viên tiễu phản, cơ quan cảnh sát và bộ đội chính quy trấn áp đã phải rời bỏ nhà cửa ruộng vườn đi sang các nước Tatgikistan, Udơbêkitan, có người còn phải chạy đi xa hơn như đến ven bờ sông Volga, Uran, Sibêri...có người còn cố chịu đựng gian khổ đi vào đất Trung Quốc. Theo thống kê chính thức số người Cadăctan phải bỏ nhà cửa ruộng vườn để đi lánh nạn lên tới hơn một triệu người, chiếm một phần ba tổng số nhân khẩu bản địa. Nhiều người phải bỏ cả con đẻ của mình, có hàng ngàn, hàng vạn trẻ em mồ côi bị chết. Theo tin của Hội Chữ Thập đỏ Quận Akhơchiubingscơ thì toàn bộ số trẻ nhỏ dưới bơn tuổi ở khu vực Đôkai đã bị chết. Những bà mẹ tuyệt vọng đã vứt bỏ con mình ở trước cửa cơ quan và nhà ở. Tại ga xe lửa Acacos một phụ nữ Cadăctan đã đẩy hai đứa con trai của mình vào bánh xe tàu hoả. Ở Sêmiphalatin Sikơ, một phụ nữ đã vứt hai đứa con nhỏ của mình vào một lỗ nước đóng băng để cho chết chìm. Người công tác chăn nuôi xuất sắc nhất nước - Người Cadăctan phải rời bỏ quê hương, dẫn một đoàn nông dân có sắc thái Nga và Ucraina làm một cuộc di dân bắt buộc đến Cadăctan dưới họng súng của các nhân viên công tác tiễu phản, họ được chở trên toa xe chở súc vật, chở đến một vùng đồng không mông quạnh, tĩnh nặng như tờ, bần cùng đang chờ đón họ.

Victo Mikhainôp viết: Trong ba năm tập thể hoá, những việc làm của Grôsêkin ở Cadăctan chẳng khác gì những tội ác tầy trời của bọn Pôn Pốt ở Campuchia. Tới năm 1933 tổng số đầu gia súc của Cadắctan từ bốn mươi triệu con chỉ còn lại chưa đến một phần mười. Tổng cộng số súc vật ở các khu chăn nuôi chủ yếu chỉ còn khoảng 30 đến 40 vạn con. Cadăctan vốn là một vùng chủ yếu cung cấp thịt, len và da bị biến thành sa mạc chết đói. Trước đây người Cadăc gặp nhau đều hỏi: "Súc vật năm nay có khá không?". Nay họ đã bị tước mất cơ sở của cuộc sống."

Không ai có thể biết chính xác và cũng không thể điều tra được rõ ràng, từ 1931-1933 có bao nhiêu người chết vì đói và bệnh tật. Theo dự đoán số người chết khoảng một triệu rưỡi đến hai triệu, trong đó phần lớn là người Cadăctan, còn những người thuộc các dân tộc khác khoảng 20 đến 25 vạn người. Có nghĩa là dân tộc Cadăctan, nếu không phải là một nửa, thì cũng là một phần ba số người bị chết đói và bệnh tật, chết bệnh. Theo điều tra dân số năm 1970 tổng dân số bản địa của nước Cộng hoà Cadăctan mới khôi phục dân số của năm 1926.

"Năm 1941 theo chỉ thị của Bêria đem xử bắn Grôsêkin bị bắt trước khi xảy ra chiến tranh. Trong thời kỳ Khơrútsốp, Grôsêkin được minh oan. Quận Khuttanaicô tuyến đường sắt năm 1932 đã lấy tên của người bạn trung thành của Sveclop để đặt tên cho tuyến đường này và lấy tên của vị Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương toàn Nga trước đây Sveclốp để đặt tên cho nhà ga. Đến nay hàng ngày vẫn có những chuyên xe lửa chạy từ ga Grôsêkin đến ga Sveclốp."

Kết thúc bài viết đăng trên báo "Văn học Nga”, tác giả đã dùng lời văn rất không vui, ý đồ của tác giả rất rõ ràng: Thật là ác giả ác báo. Trò không kém gì thầy, trước mặt họ là những tấm gương đời đời. Grôsêkin không nghĩ ra được ngón đòn gì mới, ông ta chẳng qua chỉ sử dụng những biện pháp của Sveclốp đối phó với người Côdăc sống ở Sông Đông để đối phó với dân Côdắc mà thôi, mặc dù trong thời hoà bình có được sửa sai.

Ngày nay Sveclốp đã bị một số người lên án là kẻ tội phạm chống lại nhân dân, là kẻ tội phạm tiêu diệt người Côdăc và gây nguy hại cho dân tộc. Lâu nay những sự thực đáng sợ có liên quan tới việc đưa người Côdắc và toàn bộ dân tộc đến thảm cảnh đã bị che giấu, mãi đến đầu thập kỷ 60 mới được bộc lộ. Nhưng trong thời kỳ tan băng, bầu dưỡng khí mới lại bị cắt đứt, đã tạo mảnh đất tốt cho các tin đồn sinh sôi nảy nở cho tới  tận bây giờ các loại tin đồn đó vẫn cứ ngày một nhiều.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Ba, 2010, 08:10:53 am
Chân tướng lâu nay bị vùi sâu trong các hồ sơ mật, đến tận bây giờ cánh cửa của các kho hồ sơ đó mới được mở ra. Đề nghị hãy xem bản báo cáo của K.K Cơratnutkin, Đảng viên Đảng cộng sản Mátxcơva gửi Bộ Côdắc Ủy ban chấp hành Trung ương toàn Nga thời đó (ông được cử đi công tác tại vùng Goobi, năm 1919 công tác tại Toà án Cách mạng, Sau làm Chủ tịch Đảng ủy Udơbêch). Trong báo cáo viết: "Những Chính ủy được cử đến lãnh đạo ở nhà ga và trong làng xã đã bóp nặn nhân dân, rượu chè, lạm dụng chức quyền áp bức nhân dân. Biến gia súc, sữa bò, bánh mì, trứng gà và các thứ khác của nhân dân thành của riêng mình... Đội kiểm sát của toà án cách mạng và các Chính ủy hoàn toàn căn cứ vào cách suy nghĩ của cá nhân mình, để tự ý tịch thu đồ đạc và thực phẩm của nhân dân. Những thứ tịch thu không biết họ mang đi đâu... Họ thực hiện việc trừng phạt bằng thể xác... hành động của họ... làm cho nhân dân sở tại rất bất mãn... đòi Đội kiểm sát của Tòa án cách mạng phải nhanh chóng cút đi..."

"...Mỗi ngày Toà án cách mạng xử năm mươi vụ án... phần lớn đều bị xử tử hình, người vô tội cũng bị lôi đi xử bắn, trong số đó nhiều người là những ông già, bà già và trẻ nhỏ. Mấy bà lão sáu mươi tuổi chẳng biết vì sao bị xử bắn. Một phụ nữ vì ghen đã kiện một cô gái mười bảy tuổi. Toà án cách mạng liền bắt cô gái này để xử tử hình, thực tế cô gái này chưa tham gia chính trị. Một số người chỉ bị nghi là đầu cơ tích trữ và hoạt động gián điệp cũng bị xử bắn. Một thành viên của Toà án Cách mạng là Sêmôkin đã công khai nói, hắn cho ai là phần tử phản cách mạng, thì người đó là phần tử phản cách mạng, không có chứng cứ gì cũng cứ xử tử hình. Việc xử bắn được thực hiện ngay giữa ban ngày trước mặt những người trong thôn làng, mỗi lần bắn ba mươi đến bốn mươi người. Họ cười nói một cách vô tình, quát tháo đem người ta đến địa điểm xử bắn, trước khi xử, chúng lột hết quần áo người ta.... những người phụ nữ lấy tay che bộ phận sinh dục, nhưng chúng không cho, chúng lăng nhục phụ nữ như vậy..."

Mô tả việc đàn áp người Côdắc không qua xét xử khiến người đọc cảm thấy ghê rợn. Pôcôslasky Chủ tịch Ủy ban cách mạng thôn Môsôpskhơ sau khi cơm no rượu say đến nhà tù lệnh cho thủ hạ đem danh sách tù nhân ra xem, mồm lẩm bẩm đọc lẩn lượt tên của những người Côdắc từ một đến sáu mươi tư người bị giam giữ tại đây sau khi đọc xong liền bắn luôn cả sáu mươi tư người. Sau đó Pôcôslasky cảm thấy đến nhà tù thì mất thì giờ phiền phức liền ra lệnh đem những người tù ra bắn ngay trước cửa nhà mình. Đến nay trong tập hồ sơ của Trung ương Cách mạng Tháng Mười vẫn còn có ghi, trong vườn nhà Pôcôslasky, người ta đã tìm thấy hơn năm mươi thi thể của người Côdắc, sau khi bị bắn đã chặt ra thành từng khúc chôn tại đây. Một số nơi ở gần thôn này cũng phát hiện thấy những thi thể của người Côdắc bị chôn vùi. Qua điều tra cho thấy, phần lớn những người bị xử tử là quần chúng vô tội.

Giết hại người Côdắc một cách tàn bạo đẫm máu, có hàng chục vạn người Côdắc bị chết oan. Số người bị chết oan là bao nhiêu còn phải điều tra thêm. Những người muốn nắm lấy vận mệnh của người Côdắc một cách tuỳ tiện, không biết tới môi trường xã hội đầy mâu thuẫn của Côdắc. Đối với những người theo chủ nghĩa lãng mạn của cách mạng thế giới đầy ảo tưởng, thì người Côdắc là một dân tộc không văn minh, căn cứ của họ là vì người Côdắc thích đeo khuyên tai, có một số người Côdắc còn dùi một lỗ nhỏ ở cánh mũi để gắn những đồ trang sức. Vì thế họ kết luận: "Cần phải ném người Côdắc và thiêu đốt trong ngọn lửa cách mạng xã hội, lượng khoan hồng của giai cấp vô sản Nga không thích hợp với lưu vực Sông Đông, cần phải làm cho lưu vực sông Đông không còn ngựa, không còn súng ống, để nó trở thành vùng nông nghiệp thuần tuý."

Làm thế nào để có thể đưa một dân tộc đã trải qua nhiều thế kỷ "không có ngựa""không có súng ống” ? làm thế nào để có thể đưa một tầng lớp nhân dân có một phương thức sinh hoạt một truyền thống, và tập quán độc đáo đặc biệt, có những sáng tác dân gian riêng thiêu đốt trong ngọn lửa đấu tranh giai cấp?

Người Côdắc xưa kia đã từng canh giữ biên cương phía Nam của đế quốc Lôssi. Họ ngồi trên những chiếc thuyền bằng gỗ phẳng đáy để đến được đế quốc Thơlapu ở miền Đông bắc Tiểu lục địa châu Á. Những bờ sông ở Viênne, Berlin, Paris đâu đâu cũng có vết chân của những con ngựa chiến của họ đến uống nước. Tại sao lại đối với người Côdắc tàn bạo và tàn nhẫn như vậy? Năm 1812, 86 Binh đoàn Côdắc đã đánh nhau với Napôlêon, góp phần đánh bại người Pháp. Cutơdôp - Nguyên soái lục quân Nga đã từng nói với các thế hệ sau rằng, cần phải ghi nhớ công lao của người Côdắc. Người Côdắc có truyền thống vinh quang bảo vệ Tổ quốc, quân đội của người Côdắc là một đội ngũ võ trang xuất sắc và nghiêm minh.

Trong một bài đăng trên tạp chí "Mátxcơva" đã cảnh tỉnh mọi người không nên quên: Năm 1875 Quân đội Côdắc ở Sông Đông có quy định mỗi người con trai Côdắc cần phải có hai mươi năm huấn luyện quân sự. Trong đó 3 năm là giai đoạn chuẩn bị, mười hai năm huấn luyện trong hàng ngũ, năm năm là thời gian huấn luyện dự bị. Mỗi người Côdắc có bốn năm quân dịch, còn lại là thời gian huấn luyện quân sự và ở nhà đợi lệnh. Ngay khi ở nhà đợi lệnh, người Côdắc cũng luôn luôn ở trạng thái sẵn sàng tham chiến, chuẩn bị ngựa, yên cương, kiếm, dao, súng, ngoài ra còn trang phục kỵ binh, quần áo cưỡi ngựa có sọc kẻ mầu sắc rực rỡ, lương khô, túi đựng yến mạch v.v... Khi có lệnh thì chưa đến một giờ, họ đã có mặt tại địa điểm tập hợp và đã hình thành trung đoàn, sư đoàn... trở thành đội quân Côdắc Sông Đông hùng mạnh... Người Côdắc không cảm thấy phiền toái vì quy định phải được huấn luyện quân sự hai mươi năm, mà họ còn cảm thấy tự hào vì phương thức sinh hoạt này... Cho tới nay ở các nước phương Tây có người còn lẫn lộn hình ảnh của Côdắc Sông Đông với người Cadăctan, như vậy đủ thấy cuộc viễn chinh của người Côdắc xưa kia đã hằn sâu trong ký ức họ. Hoạ sĩ người Pháp Effê đã thiết kế biểu trưng của Hiệp hội hữu nghị Pháp-Xô. Hình ảnh của biểu trưng là: "Maria (hình tượng nước Pháp) đang hôn người Côdắc Sông Đông".



Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Ba, 2010, 08:16:02 am
Thế mà có người dám và coi thường mọi thứ để đuổi người Côdắc ra khỏi nơi mà họ đã bao đời cư trú. Họ cấm không được dùng từ "Côdắc", không cho người Côdắc đội mũ có tai và mặc quần áo có sọc kẻ. Những tập trấn của người Côdắc được đổi tên thành Xã, những trang trại được đổi thành thôn. Ủy ban cách mạng nắm chính quyền ở lưu vực sông Đông tự coi mình như kẻ chiếm đóng mỗi ngày bắn giết hàng trăm người Côdắc gồm nam giới, phụ nữ và trẻ em. Thành viên của ủy ban cách mạng có cả nông dân bản địa, nhưng đa số vẫn là những người từ nơi khác tới họ thèm nhỏ rãi mảnh đất phì nhiêu của người Côdăc. Họ là những tên đao phủ chủ yếu giết hại người Côdắc. Họ bắt người Côdắc, giết người không phải qua xét xử, không cần thẩm vấn, không cần phải trái, trắng đen. Những chỉ thị của Trung ương cực kỳ tàn nhẫn vô tình: Bắn chết hết những người trước đây đã từng tham gia Bạch vệ quân, kể cả những người sau đó đã tự nguyện tham gia Hồng quân. Đã là người Côdắc, có ai là không tham gia Bạch vệ? Tất cả những người Côdắc đều đã tham gia Bạch vệ vì năm 1918 Cơlaisinốp, là Thống lĩnh sông Đông và là Quân đoàn trưởng Quân đoàn Bạch vệ, dùng súng ép tất cả nam giới Côdắc từ mười tám đến năm mươi tuổi phải tham gia Bạch vệ quân. Như vậy có nghĩa là nhiệm vụ của ủy ban cách mạng là tiêu diệt tất cả những người có khả năng sống của sông Đông.

Số phận của Philip Milanôp thật là bi thảm, ông là Tư lệnh Tập đoàn quân số 2 sông Đông là người bảo vệ Côdắc sông Đông. Trong thời kỳ nội chiến ông đã mất đứa con trai yêu quý, còn người con gái mười tám tuổi của ông bị bọn Bạch vệ xử tử. Bản thân ông sau này cũng bị bắt, bị nhốt trong tù Putyskơ. Năm 1921 ông đang hóng gió ở trong nhà tù thì bị lính gác đứng trên vọng gác bắn chết. Vị anh hùng thật sự của sông Đông bị đối thủ cạnh tranh mang nặng tâm lý đố kỵ, vu cáo, hãm hại này, đã từng đánh điện báo cho Lênin, trong điện báo nói : ...Tôi lấy danh nghĩa là một người cách mạng yêu cầu đình chỉ chính sách tiêu diệt Côdắc... Trong bức điện Philip Milanôp gửi ủy ban cách mạng nước cộng hoà viết : Cần phải tìm cách để người Côdắc ủng hộ chính quyền Xô Viết, vì vậy cần phải xem tới phương thức sinh hoạt, tập quán và tín ngưỡng tôn giáo đã hình thành trong lịch sử Côdắc. Milanôp cho rằng chỉ có kiên nhẫn chờ đợi và làm công tác tư tưởng chính trị tỉ mỉ thì mới có thể loại trừ được cái lạc hậu đã thấm sâu vào trong cơ thể người Côdắc. Trong thư ông viết, hiện thực ở sông Đông đòi hỏi phải thông qua các hình thức giảng bài, trao đổi, phát hành những cuốn sách nhỏ... để tư tưởng Chủ nghĩa Cộng sản thấm dần vào trong ý thức tư tưởng của người dân Côdắc, bất luận là như thế nào cũng không thể dùng bạo lực. Cần có cán bộ công tác chính trị có kinh nghiệm lãnh đạo, để người Côdắc có thể xây dựng cho mình một cuộc sống mới, đồng thời phải chú ý đến việc những phần tử phản cách mạng thâm nhập vào chính quyền Xô Viết.

Nhưng cái tầm nhìn xa về chính trị đó, cuối cùng lại bị thay thế bởi việc giết sạch, tiêu diệt sạch, một cách vô cùng tàn nhẫn. Nguyên tắc chỉ đạo thời đó là: "Giết càng nhiều, thì chính quyền Xô Viết sông Đông càng nhanh chóng được xác lập", không có ý đồ dùng thái độ thực tế để đối xử với người Côdắc và giải quyết bằng con đường hoà bình. Chỉ có một phương thức là: Dùng súng và lưỡi lê ngay dưới thời Sa hoàng, người Côdắc đã nổi tiếng về yêu mến tự do. Thời đó người Côdắc có cơ chế bầu cử riêng, có tinh thần tập thể chủ nghĩa cao thượng. Có những gia đình có từ hai lăm đến ba mươi người là điều không hiếm họ cùng nhau canh tác trên một thửa đất, không thuê mướn, sống cuộc sống giống như cộng sản chủ nghĩa. Thế nhưng bộ máy khủng khiếp đã khởi động, nông dân bắt đầu bức hại người Côdắc. Từ Côdắc bị biến mất trong cuộc sống hàng ngày. Người từ mười tám đến năm mươi lăm tuổi bị dồn đến làm việc tại nơi đi đầy, thực hiện chế độ liên hoàn bảo, giám sát lẫn nhau. Nếu phát hiện thấy một người bỏ trốn thì xử bắn năm người. Ai là người đầu tiên nêu ra tư tưởng chống Côdắc? Thảm kịch này bắt đầu từ một văn kiện mật. Trong các báo cáo của các Đảng viên Cộng sản, được cử đến sông Đông, đều nói tới văn kiện mật này.

M.B.Nepsichelop, Đảng viên Đảng Cộng sản (B) khu vực Gamôpskhơaplie năm 1919 được ủy ban kinh tế tối cao cử đi công tác tại Quận sông Đông, nhiệm vụ của ông ta là, thành lập một ủy ban kinh tế Quốc dân tại địa phương, trong bản báo cáo của ông viết: Tại vùng dân tộc Uzơbêch... không có Xô Viết... ủy ban cách mạng và tổ chức Đảng không phải là do bầu cử, mà là do cấp trên chỉ định. Người phụ trách Đảng ủy là một người không biết tí gì về tập quán sinh hoạt của người Côdắc... Theo ông nói thì Trung ương có một chỉ thị gì đó là phải tiêu diệt toàn bộ người Côdắc, nguyên tắc là: “Giết càng nhiều, thì chính quyền Xô Viết sông Đông càng nhanh chóng được xác lập".

Trung ương đúng là có một chỉ thị như thế. Tạp chí "Thông báo của Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô" năm 1989 đã tiết lộ cái văn kiện đáng sợ này. Văn kiện này có nhan đề "Thư (riêng) của Trung ương về vấn đề Côdắc" của "Ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Nga". Trong thư dùng danh nghĩa của Trung ương Đảng chỉ thị cho các nhân viên công tác chính trị của Đảng ở khu vực Côdắc, thừa nhận thông qua cách tiêu diệt từng tên một, cùng đấu tranh không chút nể nang với tất cả những nhân vật thượng tầng Côdắc, là con đường đúng đắn duy nhất. Điểm thứ tám của bức thư (cũng là điểm cuối cùng) nói: "Trung ương quyết định giao cho Bộ ủy viên nhân dân nông nghiệp, phải thật nhanh chóng đề ra biện pháp thực tế chuyển phần lớn ruộng đất của Côdắc cho bần nông."

Năm 1988 nhà văn A.Sưnamensky tiết lộ trong cuốn sách "Những ngày đỏ" khiến người ta kinh khủng: Ủy ban sông Đông đã căn cứ vào yêu cầu của Trung ương, làm một văn kiện còn nghiêm khắc hơn nữa. Toàn văn như sau:

"Để thật sớm tiêu diệt bọn Côdắc phản cách mạng và đề phòng xảy ra bạo động, Ủy ban sông Đông đề nghị các tổ chức Xô Viết hữu quan áp dụng các biện pháp dưới đây:

1. Trong các thôn, trấn, làng, xóm người Côdắc cần phải bắt ngay tất cả những nhân vật nổi tiếng có uy tín nhất định ở trong các thôn, trấn, làng, xóm, bất kể họ có tham gia phản cách mạng hay không, rồi giao cho Toà án làm con tin.

2. Công bố ngày cuối cùng của việc thu hồi vũ khí. Nếu phát hiện sau ngày hết hạn giao nộp vũ khí mà còn tàng trữ vũ khí thì phải xử bắn ngay, đồng thời phải xử bắn một số con tin.

3. Bất kể là thế nào cũng không được để người Côdắc không phải Đảng viên Đảng Cộng sản được vào ủy ban cách mạng.

4. Các ủy ban cách mạng phải lập danh sách những người Côdắc chạy trốn khỏi thôn, trấn, làng xóm. Nếu là những phần tử phú nông thì phải bắt giao cho Toà án cách mạng để có những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc nhất."




Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Ba, 2010, 08:30:58 am
Một số người phụ trách Ủy ban sông Đông với tinh thần chỉ thị của Trung ương, họ càng trắng trợn hơn để biến chỉ thị của Trung ương thành (chỗ dựa) căn cứ luật pháp để thực hiện bạo lực và trấn áp. Họ không những đàn áp kẻ thù, đàn áp Bạch vệ quân Côdắc mà còn đàn áp cả một lực lượng trong những động lực cách mạng - nông dân, căn cứ vào mệnh lệnh của ủy ban cách mạng Phương diện quân phía Nam có chữ ký của Hôtropsky, Chisy, Phuliat v.v... mỗi Trung đoàn đều thành lập một Toà án quân sự dã chiến. Toà án quân sự gồm một ủy viên chính trị Trung đoàn, hai Đảng viên và một Đảng viên dự bị. Bộ đội đi đến đâu, thì Toà án quân sự mở tới đó.

Chỉ thị của Trung ương khiến cho một số người không yên tâm và hoang mang, vì trước đó không lâu ủy ban nhân dân và ủy ban Chấp hành Trung ương toàn Nga đã công bố công khai không được bức hại và trừng phạt những người Côdắc bình thường và những sỹ quan Bạch vệ Côdắc đã tự nguyện đứng về chính quyền Xô Viết không được tùy tiện can thiệp vào tập quán sinh hoạt của người Côdắc đã được hình thành hàng mấy trăm năm. Có một số người kiên quyết phản đối việc thi hành quyết định này của Trung ương Đảng cộng sản Nga (B), trong đó có Tư lệnh Tập đoàn quân số 2 sồng Đông, Philip Milanôp. Không có chứng cứ nào chứng tỏ rằng văn kiện này đã được Bộ chính trị thảo luận trước. Hoặc đã bàn với Bộ Côdắc của Ban chấp hành Trung ương toàn Nga, và cũng không có chứng cứ nào chứng tỏ là đã xin ý kiến Lênin.

Rút cục ai là người khởi thảo "Thư của Trung ương về vấn đề Côdắc"? Vấn đề này đã được tranh luận đến nay vẫn chưa ngã ngũ. Nhà chính luận Phêdrô Pinêkhôp cho rằng Ủy ban sông Đông đứng đầu là C. Sơtrôp và Chỉ huy Phương diện quân Nam do N.Hotropsky đứng đầu cùng khởi thảo và được ủy ban quân sự cách mạng do Trôtxki đứng đầu và được Cục tổ chức Trung ương do Sveclốp đứng đầu đồng ý. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, thư này do Sveclốp dự thảo.

Đúng vậy Sveclốp trong một cuộc họp của ủy ban chấp hành Trung ương toàn Nga năm 1918 có nói:

"...Nếu nói ở thành thị, chúng ta đã cơ bản đánh đổ được giai cấp đại tư sản, nhưng còn ở nông thôn chúng ta vẫn chưa thể nói đã giành thắng lợi... chỉ khi nào chúng ta có thể chia nông thôn, thành hai trận địa lớn. Chỉ khi nào chúng ta mở được cuộc nội chiến ở nông thôn và động viên bần nông ở nông thôn đứng lên chống lại giai cấp tư sản nông thôn, thì chúng ta mới có thể nói chúng ta ở nông thôn cũng đã giành được thắng lợi như ở thành thị..."

Nhà sử học Ephukeni Nôsep, khi nghiên cứu vấn đề này cho rằng tư tưởng chống Côdắc là do Sveclốp đề ra, chỉ thị của Trung ương cũng do Sveclốp khởi thảo. Ephukenni Nôsep viết: "Đương nhiên Trôtxki cũng phải chịu một phần trách nhiệm về tấm thảm kịch này. Nhưng người thầy của phi Côdắc hoá... là Acôp Mikhainôvich Sveclốp. Về điều này thì những tài liệu văn bản có sức thuyết phục nhất. Sveclốp không chỉ là người bạn tích cực nhất của Trôtxki mà còn là nhân vật đăng đàn chủ yếu của trò phi Côdắc hoá. Có phải Trôtxki chưa từng bàn với Sveclốp về vấn đề này ư? Họ nhất định đã có bàn với.nhau, chứ không thể không ! Hai người thì một người là Chủ tịch ủy ban Quân sự cách mạng Nước cộng hoà và Ủy viên nhân dân lục, Hải quân; còn người kia là Chủ tịch ủy ban chấp hành Trung ương toàn Nga (B) và là người lãnh đạo Cục tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Nga (b). Cũng có nghĩa là cơ quan quyền lực lập pháp và cơ quan quyền lực hành pháp của cả nước đều nằm trong tay của hai người này..."

Có phải Sveclốp tự tay khởi thảo chỉ thị của Trung ương về bức hại người Côdắc hay không, điều này cho đến nay vẫn còn tranh luận. May mà trong tủ hồ sơ còn giữ lại nhiều tư liệu, độc giả có thể từ đó rút ra kết luận.

Sveclốp còn bị chỉ trích là đã tham gia vào việc xử bắn gia quyến Sa hoàng. Trong cuốn "Nhật ký và thư tín" của Trôtxki xuất bản tại New York năm 1990. Có đoạn nhật ký ngày 9 tháng 4 năm 1935, Trôtxki viết: Ai đã từng quyết định xử tử hình gia quyến Sa hoàng? Về vấn đề này đã tranh trận gay gắt... những người thuộc Đảng tự do hầu như nghiêng về phía cho rằng đây là quyết định của Ban chấp hành quân Uran ở cách rất xa Mátxcơva. Sự thực không phải thế, mà là do Mátxcơva quyết định. Sự việc xảy ra trong lúc nguy cấp của cuộc nội chiến, lúc đó tôi hầu như lúc nào cũng ở mặt trận, vì vậy đối với việc gia quyến của Sa hoàng bị giết tôi cũng khó tránh khỏi là không có liên quan. Ở đây tôi chỉ ghi lại những điều mà tôi còn nhớ như sau:

Có lẽ một lần, tôi lưu lại Mátxcơva một thời gian ngắn (tôi nhớ rõ là mấy tuần trước khi gia quyến Lômanôp bị xử tử tôi đã có dịp đến Bộ chính trị. Lúc đó vì tình hình Uran rất tồi tệ, tôi phải sớm mở phiên toà xét xử Sa hoàng để nhân dân thấy được toàn bộ bộ mặt của thời kỳ thống trị của Sa hoàng (chính sách đối với nông dân, chính sách đối với công nhân, quốc gia, văn hoá, hai cuộc chiến tranh v.v... quá trình của cuộc xét xử được phát thanh trong cả nước, đọc kết quả xét xử cho các thôn xóm biết và được nhắc đi nhắc lại hàng ngày.

Lênin đồng ý với cách làm đó và nói nếu làm được như vậy thì còn gì bằng. Nhưng có lẽ không có thời gian... không có tranh luận gì, và vì tôi còn bận nhiều việc khác, không kiên trì ý kiến của mình. Hơn nữa tôi còn nhớ trong Bộ chính trị lúc đó chỉ có ba, bốn người: Lênin, tôi, Sveclốp...Gaminhep hình như không có mặt. Trong thời gian đó Lênin không được vui, lúc nào cũng buồn, không tin tưởng lắm là có thể xây dựng được một đội quân... không lâu, tôi lại có dịp về Mátxcơva. Lúc đó nhà tù Ekhachênin đã mất rồi. Khi nói chuyện với Sveclốp, nhân tiện tôi hỏi:

"Sa hoàng ở đâu?"

"Đương nhiên" Sveclốp đáp: "Bị bắn rồi"

"Gia quyến ông ta ở đâu?"

"Bị xử tử cùng một lúc".

"Xử tử cả rồi”. Sveclốp đáp: "Sao?"

Ông ta chờ tôi phản ứng, tôi chẳng nói gì.

"Cái đó do ai quyết định"? Tôi lại hỏi.

"Chúng tôi ở đây quyết định". Ông ta cho rằng không thể để cho họ có ngọn cờ sinh tồn được, nhất là trong tình hình khó khăn hiện nay.

Tôi không hỏi gì thêm nữa vì tôi cho rằng sự việc cũng đã xong xuôi rồi. Thực ra mà nói thì quyết định này không những phù hợp mà còn là cần thiết nữa. Tính chất tàn khốc của cuộc đàn áp chứng tỏ cho mọi người biết rằng, chúng ta sẽ tiến hành cuộc đấu tranh không khoan nhượng, quyết không đình đốn. Giết cả nhà Sa hoàng không những làm cho kẻ thù phải khiếp vía và hết hy vọng, mà còn để kích thích nhiệt tình của hàng ngũ của mình, và cũng để chứng tỏ rằng không có con đường rút lui, phía trước chỉ có thể là con đường thắng lợi hoàn toàn hoặc là hy sinh tất cả. Có thể trong giới trí thức của Đảng có người hoài nghi và lắc đầu, nhưng trong những người công nhân và binh lính thì không một chút hoài nghi nào, họ không hiểu và cũng không tiếp nhận quyết định nào khác. Lênin rất biết điều đó, ông sinh ra là đã có được bản lĩnh nghĩ về quần chúng và khéo thể hiện ý dân, nhất là trong thời kỳ bước ngoặt của lịch sử vĩ đại này.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Ba, 2010, 08:33:37 am
"Trong thời kỳ tôi ở nước ngoài qua bản tin quan trọng mới nhất tôi đọc thấy mô tả việc xử oan và xử bằng hoả thiêu. Điều đó thật hay giả, tôi không biết, vì từ trước tới nay tôi không thấy thích thú với việc xử tử như thế nào, tôi thừa nhận tôi không nắm được tính tất yếu của việc xử tử”.

Tiếp đến ngày 10 tháng 04 Trôtxki viết: "Hôm nay (một ngày đầu mùa hạ) khi cùng Natasa lên núi dạo chơi, tôi nhớ tới một lần tôi và Lênin nói về việc xét xử Sa hoàng. Lênin đại thể ngoài việc có xem xét về mặt thời gian ra ("chúng tôi không kịp" xét xử tới cùng, những sự kiện có tính quyết định của tiền tuyến có lẽ còn đến sớm hơn) còn có những xem xét khác có liên quan tới gia quyến Sa hoàng. Dùng phương thức xét xử để trấn áp gia quyến đương nhiên là không thể được. Gia quyến của Sa hoàng là vật hy sinh của việc thay đổi triều đại."

Trong cuốn sách của Trôtxki có lấy lời của Piêsiêtốp ghi trong nhật ký để dẫn chứng, đổ tội giết Sa hoàng lên đầu Sveclốp. Đúng vậy ông ta đã coi Stalin là người đồng mưu với Sveclốp.

Tháng 3 năm 1989, kỷ niệm 70 năm ngày mất của Sveclốp. Trong năm đó không có một sách báo nào đăng bài kỷ niệm Sveclốp. Ngay những tờ báo trước đây hàng năm đều có bài nói về ngày kỷ niệm này, như tờ "Báo Sự thật" cũng không có phản ứng gì. Ví dụ, như đã không còn nhìn thấy những bài viết nào trước đây không lâu vẫn còn ca ngợi là người dũng sỹ can đảm không thể chê trách được, là một nhà hoạt động Bônsevich nổi tiếng, nay quảng đại quần chúng được thấy hàng loạt những bài chê trách và vạch tội Sveclốp không còn thể thống gì nữa. Nhiều người, nhất là những người trẻ tuổi, đã biết bộ mặt thật của bản thân Sveclốp và gia đình, không còn giấu giếm che đậy được nữa. Nhất là cuốn "Điện Kremli trong những năm 20" của B.Bachanôp đọc giả càng rõ hơn về tình hình của Sveclốp, gia đình và người thân của ông ta.

Acôp Mikhainnovich Sveclôp sinh ngày 22 tháng 5 năm 1885 tại Sanôpcalôto. Cha ông là Milaim Isilasevich (có tài liệu nói là Môphusa Isilaevich) bố của Sveclốp không phải là thợ điêu khắc như nhiều sách báo đã từng giới thiệu, mà là chủ một cửa hàng điêu khắc. không hiểu tại sao Acôp từ trước tới nay không nói tới tên bố bao giờ.

Anh cả của Acôp là Chinôvích lúc đó, những người công tác bí mật thường đến cửa hàng của ông Sveclốp để khắc dấu giả, để làm giấy tờ giả. Chinôvích do thay đổi tư tưởng không muốn quan hệ với những người công tác bí mật, sau đó anh ta và gia đình cắt đứt quan hệ và bỏ tín ngưỡng Do Thái giáo.

Cha anh thường dùng những lời răn của Do Thái giáo để răn dạy anh. Sau này Chinôvích được Macsimop Goocki nhận làm con nuôi đổi tên thành Chinôvich Phêcôp. Nhưng Chinôvích cũng không muốn có quan hệ với những người cách mạng ở bên cạnh Goocki, tự bỏ đi Pháp và tham gia quân đoàn nước ngoài. Sau đó ít lâu trong tác chiến Chinôvich bị mất một cánh tay. Cha anh biết được tin này liền vội vàng hỏi: "Là cánh tay nào?", khi nghe thấy là cánh tay phải ông cụ rất sung sướng. Hoá ra theo lời răn của Do Thái giáo, cha mà răn dạy con thì con bị mất cánh tay phải. Sau này Chinôvich Phêcôp vào quốc tịch Pháp tiếp tục phục vụ trong quân đội và lên tới hàm Thượng tướng, hoàn toàn cắt đứt quan hệ với gia đình. Một lần Pachanop đến Pháp gặp Chinovich. Khi Pachanop định giới thiệu tình hình của anh em Chinovich ở Nga. Chinôvich đáp, đó không phải gia đình anh ta, và không muốn biết bất cứ cái gì có liên quan đến anh em anh ta.

Người anh thứ hai của Acôp là Viniamin, không thích thú lắm với hoạt động cách mạng, di cư sang châu Mỹ, làm chủ một ngân hàng nhỏ. Sau cách mạng Acôp yêu cầu người anh thứ hai giúp đỡ.Viniamin chuyển ngân hàng của mình về Pêtrôgrát ở Nga. Viniamin không phải là đảng viên, Acôp đề nghị Lênin để anh hai của mình làm ủy viên nhân dân giao thông. Nhưng Viniamin trong thời gian là ủy viên nhân dân giao thông không được việc, Acôp đành phải miễn chức anh ta rồi bố trí anh ta làm thành viên đoàn chủ tịch ban kinh tế quốc dân tối cao. Sau này khi không còn chỗ dựa là Acôp Mikhainovich, con đường loạn lộ của Viniamin ngày càng sa sút, vì căn bản anh ta không có tố chất đảm nhiệm chức vụ lớn của nhà nước. Viniamin sau này lấy vợ là nữ diễn viên. Cô diễn viên này đã từng bị đi đày cùng với Acôp em anh ta. Stalin đã từng theo đuổi cô diễn viên này nhưng cô không thích bộ mặt nặng chình chịch và tính cách của Stalin, cô đã yêu Viniamin. Viniamin hy sinh năm 1937.

Acốp Sveclốp có hai người em gái, cô lớn tên là Sala, cô bé là Sôphia. Sôphia lấy một đại phú nông tên là Aviâpa ở miền nam nước Nga, sinh được hai con, một trai, một gái. Người con trai tên là Lêva Pôlytơ, là một chàng trai rất tài giỏi, nhưng vô liêm sỉ, tự nhận mình có sứ mạng lãnh đạo giới văn học và ỷ thế để thành lập cái gọi là "Tổ Napôsitop" để giám sát giới văn học một cách nghiêm ngặt như kiểu của ủy ban tiễu thanh các phần tử phản cách mạng. Hắn sở dĩ có thể ngang ngược như vậy vì em rể hắn là Yacôta người lãnh đạo Cục bảo vệ Chính trị quốc gia khét tiếng.

Yacôta lên như diều như vậy một phần là nhờ có gia đình Sveclốp. Hoá ra Yacôta không phải như những lời hoang đường mà hắn từng gieo rắc. Khi còn trẻ là một dược sư, mà là một người học việc ở cửa hàng điêu khắc của cụ thân sinh Sveclốp.

Sau một thời gian, hắn cảm thấy đã nắm được nghề rồi, nên muốn mở cửa hiệu riêng. Hắn đã ăn cắp một bộ đồ nghề rồi trốn đi nơi khác. Yacôta đoán cụ Sveclốp không dám đi báo với cảnh sát, vì nếu thế sẽ lộ những hoạt động ngầm của cửa hàng điêu khắc, nhưng Yacôta ở nơi khác cũng không sống nổi, nên đành phải quay lại cửa hàng của cụ Sveclốp nhận lỗi. Cụ đã tha cho hắn và lại nhận vào làm ở cửa hàng sau một thời gian, Yacôta vẫn chứng nào tật ấy, lại lấy cắp đồ nghề rồi trốn đi.

Sau khi cách mạng thắng lợi, những điều trước đây được bỏ qua. Yacôta lấy cháu ngoại của Sveclốp người lãnh đạo Nhà nước, điều này đã mở đường cho hắn thăng quan tiến chức, đưa hắn đến Kremli.


Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Ba, 2010, 08:40:55 am
Trong cuốn "Từ điển bách khoa Liên Xô" do Nhà xuất bản bách khoa toàn thư Liên Xô xuất bản năm 1980 viết: Acôp Mikhainnôvich Sveclốp (1885-1919) là nhà hoạt động Đảng và Quốc vụ Nhà nước Liên Xô, là Đảng viên Đảng Cộng sản (từ 1901). Tham gia cách mạng (1905-1907) ở Uran, năm 1912 được bầu vào ủy ban Trung ương Công đảng Dân chủ xã hội Nga, là ủy viên của Cục nước Nga của ủy ban Trung ương. Là một trong những người tổ chức "Báo Sao sáng" là người phụ trách "Báo Sự thật". Tháng 4 năm 1917 lãnh đạo xây dựng tổ chức Đảng Quận Uran. Sau Hội nghị lần thứ VII (tháng 4) của Công đảng Xã hội dân chủ Nga (B) đảm nhiệm chức Bí thư Trung ương đảng, lãnh đạo công tác trù bị Đại hội lần thứ VI của Công đảng Xã hội Dân chủ Nga (B), tham gia công tác chuẩn bị và tổ chức Cách mạng Tháng Mười ở Pêtécbua. Là thành viên của Tổng bộ lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang. Là ủy viên Ban cách mạng quân sự, là Chủ tịch Đoàn Đảng Bônsêvích tại Đại hội Xô Viết toàn Nga lần thứ hai. Từ ngày 8 tháng 11 năm 1917 (công lịch là ngày 21) là Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương toàn Nga (kiêm Bí thư Trung ương đảng) là Chủ tịch ban dự thảo Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô.

Nhưng nhiều sự thực khi còn sinh thời Acôp Mikhainnôvich được người ta tin là thật, thì nay một số người lại nghi ngờ và cũng không tìm thấy tư liệu văn bản nào để chứng thực. Một số nhà nghiên cứu thậm chí còn cho rằng ngày mà Sveclốp vào Đảng cũng đáng phải xem lại, những hoạt động của anh ta trước Cách mạng Tháng Mười, kể cả một số sự thực lịch sử của việc bị tù và đi đày cũng cần phải viết lại. Valicap Phulatônôp khi nghiên cứu tư liệu hồ sơ của khu vực Uran đã phát hiện ra một cuốn nhật ký quan trọng, chủ nhân của cuốn nhật ký là N.A.Sêtangsep, người Đảng Dân chủ Xã hội, bị tù mấy năm ở nhà tù Ecachênin. Trong nhật ký ông viết về một số tình hình mà ông và Sveclốp năm 1908-1909 cùng bị tù tại đây. Ông viết trong nhà tù rất nhiều chuột, các tù nhân đã tự động thành lập một đội diệt chuột, cử Sveclốp làm Đội trưởng. Chuột bắt được, thì vứt ngay vào thùng đựng nước giải, có những con chưa chết vẫn leo ra, tù nhân lại phải lấy giầy đập cho chuột rơi xuống cho tới chết ngạt mới thôi, có tù nhân bắt được chuột, thì dùng dây treo ngược lên. N.A Sêtangsep viết, tiêu diệt chuột là điều nên làm, nhưng dầy vò nó một cách tàn nhẫn thì không nên.

Ở trong tù Sveclốp cũng là một nhân vật có quyền thế, các tù nhân coi ông là một đại phú ông, phải vay tiền của ông hoặc được ông ban ơn. Người của Sveclốp ở bên ngoài vẫn giữ liên lạc thường xuyên với ông. Valicat Phulatônôp viết: "Đúng vậy Sveclốp hoàn toàn có lý do để coi mình là một nhân vật có thể tuỳ ý trừng phạt hoặc tha thứ cho người khác, vì những lời ông ta nói, là những lời của trẻ con còn để chỏm lãnh đạo một tổ chức bí mật giống như Đảng Bàn Tay Đen... tổ chức chiến đấu của Công Đảng Dân chủ Xã hội Nga... trong cái vùng dạy bảo "của mình, thì Sveclốp là Sa hoàng và thượng đế..." tổ chức bí mật của Sveclốp có những hoạt động gì? Trước hết là ám sát chính trị, đối tượng chủ yếu của ám sát là cảnh sát, những nhân vật đại diện bộ máy quyền lực, "phần tử xã hộ đen" tức là tất cả những người mà ông ta không ưa, ném lựu đạn vào nhà những người mà ông ta không ưa là công việc thường thấy. Những hoạt động khủng bố của họ khiến nhiều người vô tội bị chết oan.

Trong cuốn "140 lần nói chuyện với Môlôtôp", Siep khi nói với Môlôtôp về vấn đề Sveclốp, có hỏi:

Hôm đưa tang Sveclốp, Lênin đánh giá Sveclốp như vậy có quá cao không?

"Đúng, có hơi quá, nói ông ta là một nhà hoạt động tổ chức của Đảng nhưng về mặt này Sveclốp không để lại một tác phẩm nào, chẳng thấy để lại cái gì, tôi cũng không nhớ ông ta có viết gì không"

"Khi người ta nói về Kirốp cũng nói là không để lại cái gì cả."

“Kirốp có nhiều bài viết và bài phát biểu”
,  Môlôtôp nói: "Sveclốp thuộc lớp người loại bánh mỳ ra lò sớm, còn Kirốp thuộc lớp người cách mạng chín muồi. Sveclốp người không cao, mặc quần áo Jaket da, có giọng nói to kinh người, trời phú cho người có cái đầu nhỏ, mà có cái họng lớn thần kỳ như vậy, giống như cái tù và của thành Êlica! Ở Hội nghị chỉ cần ông ta hô to một tiếng "thưa các đồng chí!" Thì lập tức mọi người im như thóc. Đối với Lênin mà nói, thì không còn nhân vật nào có thể thích hợp hơn Sveclốp. Mọi người đều biết Lênin giao cho Sveclốp phát biểu... Ông ta là một nhà tổ chức rất tốt là một nhà tuyên truyền, nhưng chủ yếu là nhà tổ chức. Khi họp ông ta là người đầu tiên đứng ra nói mấy câu để duy trì trật tự của hội trường... Sveclốp có người anh tên là Phêkhôp, Goocki là thầy của anh ta. Sau khi anh ta đến Paris thì anh ta lớn tiếng chửi bới chính quyền Xô Viết. Anh ta đã có lúc làm chuyên viên của Đại sứ quán Pháp ở Nhật bản. Tôi nắm rất rõ gia đình Sveclốp. Vợ ông ta tên là Khalachia Chimôphêepna, là phụ nữ Nga.”

"Sveclốp tại sao chết, ông còn nhớ không ?"

"Một chuyến đi Kharcốp, tôi cho rằng ông ta bị cảm rồi chết. Tên của loại bệnh cảm đó là gì? Đúng rồi hình như "bệnh cảm Tây Ban Nha" nay người ta không gọi thế nữa mà gọi là bệnh cúm".

"Còn có tin đồn, nói là ông ta bị đột nhiên bắn chết tại một nơi nào đó?"


Có thể Lênin rất coi trọng ông ta. Về mặt tổ chức ông ta hoàn thành xuất sắc những việc Lênin giao, Lênin rất coi trọng điều này. Sveclốp tuy không có tầm nhìn xa. Ông là người trung thành với Đảng, có lòng trung thành trong sáng. Điều này lại chính là điều khiếm khuyết của nhiều người lãnh đạo. Lênin đã quá khen ngợi Sveclốp ông đã chết khi còn trẻ, mới có ba mươi tư tuổi, nhẽ nào lại có thể nói là ông không tốt được ư?



Tiêu đề: Re: Hồ sơ mật Liên Xô (Trọng Phụng - Văn Toàn biên soạn)
Gửi bởi: hoi_ls trong 17 Tháng Ba, 2010, 08:45:01 am
Năm mươi ba năm sau ngày mất của Sveclốp mấy lần đầu tiên công bố hồi ký của Pôsie Vênôgratxkaya tham gia Cách mạng Tháng Mười và nội chiến, sau đó bà công tác tại Xô Viết những người lao động Mátxcơva và cơ quan Trung ương Đảng cộng sản Nga (B) là một Nhà văn, tạ thế năm 1980. Sveclốp đi Kharcôp để dự Đại hội lần thứ III của Đảng cộng sản (B) Ucraina, Hội Đại biểu Xô Viết Ucraina cùng đi có Vênôgratskya lúc đó bà là thư ký. Đây là lần đi công tác cuối cùng của Sveclốp, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương toàn Nga.

Đoàn chuyên xa (xe hoả chuyên dùng) gồm ba toa không kéo chuông, không còi âm thầm đi khỏi ga, đi về hướng Kharcốp theo đúng thời gian quy định.

Hôm đó ngày 27 tháng 2. Hãy tạm không nói tới tình hình đoàn xe trên đường đi Kharcôp thủ đô Ucraina. Ngày 6 tháng 3 Sveclốp đọc bài phát biểu tại Hội nghị Đại biểu Xô viết toàn Ucraina. Ngày hôm đó, ngay từ sáng sớm Sveclốp đã bận túi bụi. Ông giao cho đánh điện đi Kutsikhơ, Valiep, Pêcalôtơ, Dula, Sêphôhôp, vì ông dự định trên đường quay trở về sẽ gặp những người Lãnh đạo Đảng và Xô Viết ở các nơi đó. Hai mươi mốt giờ ngày hôm đó đoàn chuyên xa của Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương toàn Nga rời Kharcôp trở về Mátxcơva.

Vênôgratxkaya nhớ lại nói: Trên đường trở về, Sveclốp vẫn làm việc rất khẩn trương. Ví dụ khoảng một giờ đêm những người lãnh đạo khu Pêcalôtơ cũng được gọi đến gặp ông ngay trên toa tầu, năm giờ sáng hôm sau ông lại phải tiếp những người lãnh đạo khu Kuttikhơ. Trên đường về ông đã bị ốm, nhưng vẫn cứ làm việc suốt cả đêm.

Vênôgratxkaya cho rằng Sveclốp trên đường đi Kharcốp đã hơi bị cảm rồi, khi trên đường trở về Mátxcơva lại bị nặng hơn. Đường xa, làm việc quá sức khiến ông bị cảm thêm vào đó là điều kiện ăn ở trên tàu không được tốt. Trên đường đi không những không có thức ăn nóng mà ngay đến bánh đại mạch cũng không đủ ăn. Sau đó Canôvich biết tin (toa xe của Canôvich mới được móc thêm vào đoàn chuyên xa của Sveclốp) Chủ tịch ủy ban Nhân dân toàn Nga bị đói trên tàu hoả, liền nói trên toa của ông ta có nhà bếp, có cơm nóng. Những người cùng đi đã khuyên Sveclốp, đi sang toa của Canôvich ăn một bát canh nóng.

Khi đoàn tàu đến ga Kutsikhơ, Sveclốp xuống tàu để chuyển sang toa của Canôvich. Lúc đó có mấy nông dân đang đứng ở nhà ga nhìn thấy Sveclốp vội chạy lại vây quanh lễ phép hỏi thăm sức khoẻ và đề nghị Sveclốp, nói đỡ với nhà đương cục địa phương, vì việc trưng mua lương thực của chính quyền địa phương đối với họ quá nặng.

"Báo chí nước ngoài thù địch với chúng ta lúc đó đưa tin đồn nhảm là Acôp Mikhainôvich bị nông dân đánh chết trên đường" Pôsiê Vênôgratxkaya viết: Tôi cảm giác là Sveclốp khi đứng ở nhà ga nói chuyện với nông dân đã bị cảm, ông từ toa xe nọ chuyển sang toa xe kia, mà không mặc thêm áo, chỉ khoác trên mình có một chiếc Jacket xuân thu nổi tiếng. Lúc đó đang là mùa đông, gió thổi mạnh. Sveclốp bị nông dân vây quanh, sau khi nông dân nói lên cái yêu cầu đơn giản của mình, định ra đi thì Sveclốp lại gọi họ lại hỏi về tình hình đời sống và nhà cửa của họ. Sớm hôm sau tôi thấy Sveclốp ho liên tục.

"Tôi cảm thấy, hôm qua anh bị cảm rồi" tôi nói với ông ta như vậy.

Nhưng ông vốn có tính mặc cảm nên đã vặn lại ngay: "Đề nghị chị cho tôi biết, có người phụ nữ nào có cái mẫn cảm thế không Tôi cảm mạo thì cô ta cũng cảm thấy..."

Không có chứng cứ nào chứng tỏ Sveclốp khi ở Kharcốp đã nhờ bác sĩ chữa bệnh, đến nay cũng vẫn chưa tìm thấy chứng cứ về mặt này. Trong các văn bản hồi ký của các đại biểu Đại hội Đảng hoặc của Đại biểu Đại hội Xô Viết Ucraina lúc đó không thấy nói tới Chủ tịch ủy ban Chấp hành Trung ương toàn Xô bị cảm mạo. Cần phải thấy rằng, lúc đó Sveclốp tiếp xúc với rất nhiều người, mấy trăm Đại biểu nghe ông phát biểu trên diễn đàn, cũng như Vênôgratxkaya đã nói, Sveclốp đã nhiều lần đi đến chỗ ngồi của các đại biểu, cùng nói chuyện với các đại biểu. Sveclốp trên đường từ Kharcốp về Mátxcơva qua nhiều thành phố và nói chuyện, trao đổi công tác với những người lãnh đạo Đảng và cơ quan Xô Viết ở những thành phố đó, trong số họ không có ai để lại tài liệu nói về Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương toàn Nga bị ốm, nếu họ biết Sveclốp bị ốm thì họ nhất định cử người đi tìm thuốc vì thời đó rất hiếm thuốc.

Acốp Mikhainôvich còn tham dự một cuộc mít tinh của quần chúng đó là lúc trên đường trở về Mátxcơva. Theo Vênôgratxkaya thì khi xe lửa đến gần ga Valiep, ở một địa điểm cách nhà ga không xa, công nhân đường sắt đang mít tinh. Đồng chí B.M.Olin thời đó là Chủ tịch Ban chấp hành Quận Valiep, Olin đến tận toa xe lửa mời Sveclốp đến nói chuyện... Công nhân còn cử mấy đại biểu đến gặp Sveclốp nói rằng, công nhân đường sắt rất muốn nghe Sveclốp nói chuyện... ông được công nhân nhiệt tình tiếp đón. Sveclốp rất vui mừng nói với công nhân rằng ông ta muốn thành lập Đệ tam Quốc tế Cộng sản (sau khi đoàn chuyên xa rời Kharcốp, thì nhiều tờ báo đã đăng tin này)... Acốp Mikhainôvich về tới Mátxcơva thì khản đặc lại, không nói được nữa.

Vênôgratxkaya nói Sveclốp lúc đó đúng là "cảm mạo" thật, nhưng có đúng như bà ta nói thật không? Tại sao chuyên xa của Sveclốp mãi tới ngày 11 tháng 3 mới về tới Mátxcơva? Khi Sveclốp gặp công nhân đường sắt liệu có xảy ra việc gì không? Ông ta có nói với công nhân là thành lập Đệ tam Quốc tế Cộng sản không?

Các nhà sử học thuộc thế hệ trẻ thường đưa ra những câu hỏi xoay quanh vấn đề này. Theo cách nói của các quan chức thì năm ngày sau khi Sveclốp về tới Mátxcơva thì bị chết vì do bị cảm mạo Tây Ban Nha (cúm) (cảm nặng và viêm phổi).

Nhiều nhà nghiên cứu cảm thấy nghi ngờ về cách giả thích của các quan chức.

Năm 1990 nhà chính luận Cacmen Nachalôp có bài viết nhan đề "Những điều đã nói sai lầm như thế nào" (đăng trong "Tạp chí Mátxcơva" số 7) đã nêu ra một số tư liệu sinh thời Sveclốp. Trong bài viết Cacmen Nachalop cho biết: Sveclốp đến Nhà máy sửa chữa toa xe ở Valiep định đọc bài nói chuyện về Đệ tam Quốc tế Cộng sản trước công nhân đường sắt thì bị một số công nhân đánh, vì thế ngày 16 tháng 3 năm 1919 đã chết tại Mátxcơva (Cacmen Nachalôp còn cho biết nguồn tin lấy từ cuốn "Người Do Thái ở Nga và Liên Xô" của tác giả A.N.Chiky xuất bản năm 1967 tại New York).

Khó khăn lắm mới tìm thấy cuốn sách này, phần "Phụ lục" trang 239 chúng ta có thể đọc thấy: "Chú Asa của tôi trước đó đã chết rồi, ông không phải là chết một cách tự nhiên, khi ở Nhà máy sửa chữa toa xe ở Valiep ông bị các đồng chí công nhân đánh rất thậm tệ"

Phần phụ lục của cuốn sách này có đầu đề "Rianglia Hăngri gang thép" (chỉ Lêônit Avichpaxich và Yacôta - tác giả) với đầu đề phụ là "Hồi ký của những năm tuổi trẻ". Tác giả của cuốn sách này là Alêchsantôlôp cháu ngoại của Sveclốp.



HẾT