Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc => Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước... => Tác giả chủ đề:: chiangshan trong 11 Tháng Tám, 2007, 11:38:12 am



Tiêu đề: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 11 Tháng Tám, 2007, 11:38:12 am
LỰC LƯỢNG QUÂN ĐỘI HOA KỲ THAM CHIẾN Ở VIỆT NAM
(xem chi tiết hơn tại đây (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=113.msg38280#msg38280))


LỤC QUÂN


- Lực lượng Dã chiến I (I.FFV - I Field Force Vietnam), gồm sư đoàn kỵ binh số 1, các sư đoàn bộ binh số 4 và 25, sư đoàn không vận số 101, lữ đoàn không vận số 173, đơn vị pháo binh số 41 và 52.
Thời gian hoạt động ở Việt Nam : 11-1965 đến 4-1971.

- Lực lượng Dã chiến II (II.FFV - II Field Force Vietnam), gồm sư đoàn kỵ binh số 1, các sư đoàn bộ binh số 1, 4, 9, 25, sư đoàn không vận số 101, các lữ đoàn bộ binh số 196 và 199, lữ đoàn không vận số 173, lữ đoàn dù số 3 thuộc sư đoàn không vận số 82, đơn vị pháo binh số 23 và 54.
Thời gian hoạt động ở Việt Nam : 3-1966 đến 5-1971.

- Quân đoàn 24 (XXIV Corps), gồm sư đoàn kỵ binh số 1, sư đoàn bộ binh số 23, sư đoàn không vận số 101, đơn vị pháo binh số 108 và nhiều đơn vị độc lập khác.
Thời gian hoạt động ở Việt Nam : 2-1968 đến 6-1971.

- Lực lượng đặc biệt.

Các đơn vị của Lục quân :

- Sư đoàn kị binh [không vận] số 1 First Team (9/65 - 6/72).
- Sư đoàn bộ binh số 1 Big Red One (10/65 - 4/70).
- Sư đoàn bộ binh số 4 Ivy Division (9/66 - 12/70).
- Sư đoàn bộ binh số 9 Old Reliables (12/66 - 10/70).
- Sư đoàn bộ binh số 23 Americal (9/67 - 11/71).
- Sư đoàn bộ binh số 25 Tropic Lighting (12/65 - 4/71).
- Sư đoàn không vận số 101 Screaming Eagles (7/65 - 3/72).
- Sư đoàn bộ binh cơ giới số 5 Red Diamon (2/68 - 8/71).

- Lữ đoàn dù số 173 Sky Soldier (5/65 - 8/71).
- Lữ đoàn bộ binh nhẹ số 11 (12/67 - 10/71) [1].
- Lữ đoàn bộ binh nhẹ số 196 (8/66 - 6/72) [1].
- Lữ đoàn bộ binh nhẹ số 198 (10/67 - 11/71) [1].
- Lữ đoàn bộ binh nhẹ số 199 Redcatcher (12/66 - 10/70).
- Lữ đoàn không vận số 3 (sư đoàn không vận số 82 All American) (2-68 - 12/69).

- Trung đoàn kị binh thiết giáp số 11 Black Horse (8/66 - 3/71).
- Lữ đoàn không quân [trực thăng] số 1 (5/66 - 3/73).
- Đơn vị pháo binh số 23 Steel On Target gồm 13 tiểu đoàn pháo (10/65 - 1/72).
- Đơn vị pháo binh số 41 gồm 10 tiểu đoàn pháo (4/67 - 10/69).
- Đơn vị pháo binh số 52 Big Guns Are Ready gồm 9 tiểu đoàn pháo (6/66 - 6/71).
- Đơn vị pháo binh số 54 Lanyards of Liberty gồm 7 tiểu đoàn pháo (10/66 - 11/69).
- Đơn vị pháo binh số 108 Deeds Above Words gồm 7 tiểu đoàn pháo (10/67 – 11/71).
- Đơn vị pháo binh phòng không số 97 Always On Top gồm 2 tiểu đoàn tên lửa đất đối không Hawk (9/65 - 10/68).

- Lữ đoàn công binh số 18 (8/65 - 7/72).
- Lữ đoàn công binh số 20 (3/66 - 4/72).
- Lữ đoàn quân cảnh số 18 (9/66 - 3/73).
- Trung đoàn đặc nhiệm đường không số 5 (lính Mũ Nồi Xanh - Green Beret).

Vào thời điểm cao nhất tháng 4-1969, lục quân Mỹ đạt quân số 363.000 người. Trang bị gồm có :

- Pháo binh : 84 tiểu đoàn với khoảng 1.500 khẩu pháo các loại (chủ yếu là pháo 105mm, 155mm trở lên).

- Xe tăng thiết giáp : 24 tiểu đoàn với khoảng 2.900 xe tăng, xe bọc thép các loại.


HẢI QUÂN VÀ THỦY QUÂN LỤC CHIẾN


- Hạm đội 7 Thái Bình Dương (7th Fleet). Trong chiến đấu cũng từng được tăng cường thêm một số tàu chiến của Hạm đội 5.
Thời gian hoạt động ở Việt Nam : 1964-1973.

- Bộ tư lệnh lực lượng thuỷ quân lục chiến số 3 (III. MAF - III Marine Amphibious Force) gồm sư đoàn thủy quân lục chiến số 1 và 3, hai trung đoàn tàu đổ bộ, không đoàn hải quân 1, Quân đoàn 24.
Thời gian hoạt động ở Việt Nam : 5-1965 đến 3-1970.

- Lực lượng cơ động đường sông.

Các đơn vị chiến đấu của Hải quân và Thủy quân lục chiến :

- Hạm đội 7.
- Sư đoàn thủy quân lục chiến số 1 The Old Breed (8/65 - 4/71).
- Sư đoàn thủy quân lục chiến số 3 Fighting Third (3/65 - 11/69).

Các đơn vị chiến đấu của hải quân đường sông :

- Lực lượng đặc nhiệm 115 (Task Force 115).
- Lực lượng đặc nhiệm 116 (Task Force 116).
- Lực lượng đặc nhiệm 117 (Task Force 117).

Vào thời điểm cao nhất tháng 4-1969, hải quân Mỹ đạt quân số 36.000 người và lính thủy đánh bộ 81.800 người, lực lượng phòng vệ bờ biển 400 người. Trang bị khoảng 267 tàu hải quân các loại.

Lực lượng tác chiến của Hạm đội 7 Mỹ đánh phá miền Bắc Việt Nam thường xuyên có 2-3 tàu sân bay, 15-30 tàu chiến gồm tàu chống ngầm, tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu ngầm. Riêng trong chiến dịch Linebecker-2 tháng 12-1972 có 6 tàu sân bay tham gia.


KHÔNG QUÂN


- Bộ Tư lệnh Không quân chiến lược (SAC - Strategic Air Command) (65-73).

- Bộ Tư lệnh Không quân chiến thuật (TAC - Tactical Air command) (62-73).

- Bộ Tư lệnh Vận tải hàng không quân sự (MAC - Military Airlift Command).

- Tập đoàn quân Không quân số 7 (7th Air Force) gồm các không đoàn tiêm kích và tiêm kích bom số 3, số 12, 35, 366, 31, 37; sư đoàn không quân 834 vận tải chiến thuật, 1 không đoàn trinh sát, 2 không đoàn tác chiến đặc biệt và một số đơn vị yểm trợ.
Thời gian hoạt động ở Việt Nam : 4-1966 đến 1-1973.

- Sư đoàn không quân số 2 [2].

- Sư đoàn không quân số 315.

- Sư đoàn không quân số 83.

- Sư đoàn không quân vận tải số 834 [2].


Vào thời điểm cao nhất tháng 4-1969, Không quân Mỹ đạt quân số 61.400 người.
Trang bị : 4.050 máy bay trong đó có 768 máy bay chiến đấu và 2.668 máy bay trực thăng.

Riêng chiến dịch tập kích đường không Linebecker-2 tháng 12-1972 đã huy động 193 máy bay ném bom chiến lược B-52 và 1.077 máy bay tiêm kích, cường kích chiến thuật.


Mỹ đã huy động vào thời điểm cao nhất 68% lục quân, 40% hải quân, 32% không quân chiến thuật, 50% không quân chiến lược, 45 % pháo binh. Có 3.525.000 lượt quân đã sang tham chiến tại Việt Nam. Trong thời gian chiến tranh, Mỹ đã động viên 8 sư đoàn, 2 lữ đoàn hậu bị, đồng thời huy động 5.000.000 lao động sản xuất cho quốc phòng phục vụ cuộc chiến tranh này.


[1] : Các đơn vị này sau đó nhập vào sư đoàn bộ binh số 23.

[2] : Các đơn vị này nhập vào Tập đoàn không quân số 7.




Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 11 Tháng Tám, 2007, 11:44:06 am
LỰC LƯỢNG QUÂN SỰ CÁC NƯỚC ĐỒNG MINH CỦA MỸ THAM CHIẾN Ở VIỆT NAM
(xem chi tiết hơn tại đây (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=113.msg29697#msg29697))


HÀN QUỐC

- Sư đoàn Thủ đô (sư đoàn Mãnh Hổ) (9/65 - 3/73).

- Sư đoàn bộ binh số 9 (sư đoàn Bạch Mã) (9/66 - 3/73).

- Lữ đoàn lính thủy đánh bộ số 2 (lữ đoàn Thanh Long) (10/65 - 2/72).

- Đơn vị Chim Bồ Câu.

- Một số tiểu đoàn, đại đội binh chủng hỗ trợ (thiết giáp, công binh, pháo binh, quân cảnh…).

Tổng quân số lúc cao nhất : 50.000 người.


THÁI LAN

Lực lượng trên chiến trường Việt Nam gồm :

- Sư đoàn bộ binh Hắc Báo (7/68 - 12/72).

- Trung đoàn tình nguyện Hổ Mang (9/67 - 8/68).

- Một số tiểu đoàn, đại đội binh chủng hỗ trợ.

Tổng quân số : 13.000 người.

Lực lượng trên chiến trường Lào thường xuyên có khoảng 10-20 tiểu đoàn bộ binh và một số đơn vị binh chủng.


AUSTRALIA


- Trung đoàn bộ binh Hoàng Gia (5/65 - 12/72).

- 1 tàu khu trục và 1 biên đội máy bay.

- Một số đơn vị binh chủng hỗ trợ.

Tổng quân số : 7.000 người.


PHILLIPINES

Có 1 tiểu đoàn quân báo, 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh và bộ phận quân y (9/66 - 12/69).
Tổng quân số : 2.000 người.


NEW ZEALAND

Có 2 đại đội bộ binh và 1 đại đội pháo binh (7/65 - 12/71).
Tổng quân số : 600 người.


ĐÀI LOAN

Có 29 cố vấn quân sự. Một số trực tiếp chiến đấu với đặc công nước của QĐNDVN hoặc tham gia các chiến dịch biệt kích đường biển của VNCH vào miền Bắc Việt Nam.



Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 11 Tháng Tám, 2007, 11:52:58 am
Khối các nước xã hội chủ nghĩa


CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA


Từ tháng 06/1965 đến tháng 03/1969, CHND Trung Hoa đưa sang Việt Nam 346 chuyên gia quân sự và 320.000 lượt quân nhân, công nhân xây dựng công trình quốc phòng, làm đường bộ, đường sắt. Những đơn vị đầu tiên sang Việt Nam tháng 06/1965 gồm 4 chi đội (tương đương sư đoàn) công binh 1, 4, 5, 6 được tổ chức thành 22 trung đoàn công binh, trong đó chi đội 1 công binh đảm nhiệm xây dựng đường sắt Lưu Xá - Kép, chi đội 5 công binh đảm nhiệm sửa chữa đường ô tô từ Lào Cai xuống Yên Bái, chi đội 4 công binh đảm nhiệm nâng cấp quốc lộ 3 từ Bờ Đậu - Phú Lương đến Cao Bắc - Ngân Sơn. Ngoài ra còn một số đơn vị công binh đường sắt, công binh không quân, quân y, rà phá mìn của hải quân và công nhân xây dựng với tổng số khoảng 170.000 lượt người.

Từ cuối năm 1966, một số đơn vị phòng không CHND Trung Hoa cũng được đưa sang Việt Nam làm nhiệm vụ chiến đấu tại khu vực gần biên giới Việt - Trung, những đơn vị đầu tiên là Chi đội (tương đương sư đoàn) 62 phòng không (từ tháng 12/1966 đến tháng 08/1967), Chi đội 170 phòng không (từ tháng 07/1967 đến tháng 03/1968)... Tổng cộng có 16 lượt chi đội với 63 lượt trung đoàn phòng không đã tham chiến ở Việt Nam, với khoảng 150.000 lượt người. Các đơn vị này bao gồm:

Tại mặt trận phía tây:
- Chi đội 6.
- Chi đội 61.
- Chi đội 67.
- Chi đội 164.
- Chi đội 165.
- Chi đội 166.

Tại mặt trận phía đông:
- Chi đội 19.
- Chi đội 31.
- Chi đội 32.
- Chi đội 34.
- Chi đội 35.
- Chi đội 37.
- Chi đội 62.
- Chi đội 63.
- Chi đội 163.
- Chi đội 168.
- Chi đội 170.

Từ tháng 02/1969, toàn bộ các đơn vị CHND Trung Hoa gồm 7 trung đoàn công binh làm đường sắt, 2 trung đoàn công binh sửa chữa đường bộ, 4 chi đoàn cao xạ và một số đơn vị công binh không quân với quân số 114.563 người lần lượt được tổ chức rút về nước và đến tháng 09/1969 hoàn thành rút quân khỏi Việt Nam.

Trong thời gian ở Việt Nam, các đơn vị CHND Trung Hoa bị tổn thất 771 người chết và 1.675 người bị thương.


LIÊN BANG CHXHCN XÔ VIẾT

(http://www.quansuvn.net/index.php?action=dlattach;topic=4572.0;attach=2092;image)


Từ 1960 đến 1975, Liên bang CHXHCN Xô Viết đưa khoảng 6.500 lượt tướng lĩnh, sĩ quan và 4.500 lượt hạ sĩ quan, binh sĩ sang làm nhiệm vụ tại Việt Nam. Các chuyên gia quân sự Liên Xô đã trực tiếp tham chiến trong các đơn vị tên lửa đất đối không của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong giai đoạn 1965 - 1966. Tổn thất ở Việt Nam là 13 người chết (4 không trong chiến đấu).

Tại chiến trường Lào, từ 1960 đến 1963, đoàn không quân vận tải Liên Xô gồm 20 máy bay vận tải Li-2, 14 máy bay vận tải IL-14, 10 trực thăng Mi-1 và Mi-4 tham gia phối hợp với Không quân Nhân dân Việt Nam làm nhiệm vụ chi viện cho bộ đội Việt Nam và Lào. Trong thời gian hoạt động có 1 máy bay IL-14 bị bắn rơi làm 6 quân nhân Liên Xô chết.


CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN TRIỀU TIÊN

(http://www.quansuvn.net/index.php?action=dlattach;topic=113.0;attach=995;image)

Từ năm 1966 đến 1969, CHNDND Triều Tiên cử sang Việt Nam 384 chuyên gia quân sự (trong đó có 96 phi công và nhân viên kỹ thuật không quân) và 35 chuyên gia về địch vận, phát thanh. Từ cuối 1966 đến 1967, các phi công và nhân viên kỹ thuật không quân CHNDND Triều Tiên dưới danh nghĩa các đại đội chuyên gia lần lượt được sang Việt Nam và tổ chức thành 2 đại đội MiG-17 và 1 đại đội MiG-21 do Việt Nam trang bị. Các đơn vị này sau đó được tổ chức chung thành đoàn bay Z, đóng căn cứ tại sân bay Kép và được đặt dưới sự chỉ huy của Bộ tư lệnh Sư đoàn Không quân 371 Không quân Nhân dân Việt Nam.

Trong thời gian tham chiến ở Việt Nam, tổn thất của CHDCND Triều Tiên là 14 phi công chết (trong đó 2 không trong chiến đấu).


CÁC QUỐC GIA KHÁC

Các quốc gia khác thuộc khối xã hội chủ nghĩa như Cuba và một số nước Đông Âu cũng cử chuyên gia quân sự sang Việt Nam.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 11 Tháng Tám, 2007, 12:01:20 pm
LỰC LƯỢNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM NĂM 1975
(xem chi tiết hơn tại đây (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=113.msg41825#msg41825))


BỘ BINH

Có 23 sư đoàn, 1 lữ đoàn, 24 trung đoàn và trên 100 tiểu đoàn bộ binh, được tổ chức thành 5 quân đoàn chủ lực và một số đơn vị độc lập :

Quân đoàn 1 - binh đoàn Quyết Thắng gồm :

- Sư đoàn bộ binh 308 Quân Tiên Phong : trung đoàn bộ binh 36, 88, 102 và trung đoàn pháo binh 58 [1].
- Sư đoàn bộ binh 312 Chiến Thắng : trung đoàn bộ binh 141, 165, 209 và trung đoàn pháo binh 186.
- Sư đoàn bộ binh 320B Đồng Bằng : trung đoàn bộ binh 27, 48, 64 và trung đoàn pháo binh 54.
- Lữ đoàn bộ binh cơ giới 202.
- Lữ đoàn pháo binh 45 Tất Thắng.
- Sư đoàn phòng không 367.
- Lữ đoàn công binh 299, trung đoàn thông tin 240.


Quân đoàn 2 - binh đoàn Hương Giang gồm :

- Sư đoàn bộ binh 3 Sao Vàng QK5 : trung đoàn bộ binh 12, 14, 141 và trung đoàn pháo binh 68 [2].
- Sư đoàn bộ binh 304 Vinh Quang : trung đoàn bộ binh 9, 24, 66 và trung đoàn pháo binh 68.
- Sư đoàn bộ binh 324 Ngự Bình : trung đoàn bộ binh 1, 2, 3 và trung đoàn pháo binh 178 [3].
- Sư đoàn bộ binh 325 : trung đoàn bộ binh 18, 46, 101 và trung đoàn pháo binh 84.
- Lữ đoàn xe tăng thiết giáp 203.
- Lữ đoàn pháo binh 164.
- Sư đoàn phòng không 673.
- Lữ đoàn công binh 219, trung đoàn thông tin 463.


Quân đoàn 3 - binh đoàn Tây Nguyên [4] gồm :

- Sư đoàn bộ binh 10 : trung đoàn bộ binh 24, 28, 66 và trung đoàn pháo binh 4.
- Sư đoàn bộ binh 316 : trung đoàn bộ binh 148, 149, 174 và trung đoàn pháo binh 187.
- Sư đoàn 320A Đồng Bằng : trung đoàn bộ binh 9, 48, 64 và trung đoàn pháo binh 54.
- Trung đoàn xe tăng thiết giáp 273.
- Lữ đoàn pháo binh 40.
- Trung đoàn pháo binh 675.
- Trung đoàn đặc công 198.
- Trung đoàn phòng không 232.
- Trung đoàn phòng không 234.
- Trung đoàn phòng không 593.
- Lữ đoàn công binh 7, trung đoàn thông tin 29.


Quân đoàn 4 - binh đoàn Cửu Long [5] gồm :

- Sư đoàn bộ binh 6 QK7 : trung đoàn bộ binh 4, 33.
- Sư đoàn bộ binh 7 : trung đoàn bộ binh 12, 14, 209 và trung đoàn pháo binh 210.
- Sư đoàn bộ binh 341 Sông Lam : trung đoàn bộ binh 266, 270, 273 và trung đoàn pháo binh 55.
- Đoàn xe tăng thiết giáp 26.
- Trung đoàn đặc công 429.
- Lữ đoàn pháo binh 24.
- Lữ đoàn phòng không 71.
- Trung đoàn công binh 25, trung đoàn thông tin 26.


Đoàn 232 là đơn vị lâm thời, tương đương quân đoàn, gồm :

- Sư đoàn bộ binh 3 Phước Long B2 : trung đoàn bộ binh 201, 205, 271 và trung đoàn pháo binh 262.
- Sư đoàn bộ binh 5 QK8 : trung đoàn bộ binh 1, 2, 3 và trung đoàn pháo binh 42.
- Sư đoàn bộ binh 9 QĐ4 : trung đoàn bộ binh 1, 2, 3 và trung đoàn pháo binh 28.
- 4 trung đoàn bộ binh độc lập.
- 1 trung đoàn và 1 tiểu đoàn phòng không.
- 2 tiểu đoàn xe tăng.


Đoàn 559 - binh đoàn Trường Sơn là 1 đơn vị đặc biệt, có quy mô tương đương cấp quân khu, tổ chức gồm :

- Sư đoàn bộ binh 968.
- Sư đoàn công binh 470.
- Sư đoàn công binh 472.
- Sư đoàn công binh 473.
- Sư đoàn công binh 565.
- Sư đoàn ô tô vận tải 471.
- Sư đoàn ô tô vận tải 571.
- Sư đoàn phòng không 377.
- Các đơn vị trực thuộc gồm : 7 tiểu đoàn pháo binh, 6 trung đoàn cao xạ, 1 trung đoàn bộ binh, 4 trung đoàn đường ống xăng dầu, 2 trung đoàn cầu, 1 trung đoàn vận tải đường sông, 1 trung đoàn giao liên cơ giới, 1 trung đoàn kho, 1 trung đoàn huấn luyện an dưỡng, 4 đoàn Thanh niên xung phong, một số phi đội trực thăng, máy bay tiêm kích.


Các đơn vị bộ binh chủ lực độc lập :

- Sư đoàn bộ binh 2 QK5 : trung đoàn bộ binh 1, 31, 38 và trung đoàn pháo binh 368.
- Sư đoàn bộ binh 4 QK9 : trung đoàn bộ binh 2, 10, 20 và 1 trung đoàn pháo binh.
- Sư đoàn bộ binh 8 QK8 : trung đoàn bộ binh 15, 18 và 1 trung đoàn pháo binh.
- Sư đoàn bộ binh 968 Đoàn 559 : trung đoàn bộ binh 19, 29 và 1 tiểu đoàn pháo binh.
- Sư đoàn bộ binh 711 QK5.
- Sư đoàn bộ binh 338 dự bị trên miền Bắc : trung đoàn bộ binh 3, 28, 102 và 1 tiểu đoàn pháo binh.
- Sư đoàn bộ binh 350 dự bị trên miền Bắc.
- Lữ đoàn bộ binh 52 QK5 gồm 4 tiểu đoàn bộ binh và 2 tiểu đoàn pháo binh[6].

Bộ đội địa phương trên chiến trường miền Nam có 21 trung đoàn bộ binh, khoảng 100 tiểu đoàn bộ binh cùng hàng trăm đại đội, trung đội độc lập.


XE TĂNG THIẾT GIÁP

Tổng cộng có 9 trung đoàn, lữ đoàn và đơn vị tương đương cùng. Trong đó có 4 lữ/trung đoàn và đơn vị tương đương của các quân đoàn chủ lực và 5 trung/lữ đoàn trực thuộc binh chủng và quân khu :

- Lữ đoàn xe tăng thiết giáp 201 trực thuộc binh chủng.

- Lữ đoàn xe tăng thiết giáp 215 trực thuộc binh chủng.

- Trung đoàn xe tăng huấn luyện 207 trực thuộc binh chủng.

- Trung đoàn xe tăng thiết giáp 206 QK4.

- Trung đoàn xe tăng thiết giáp 574 QK5.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 11 Tháng Tám, 2007, 12:03:51 pm
KHÔNG QUÂN

Lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam (thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân) có 4 trung đoàn tiêm kích, 1 tiểu đoàn cường kích, 1 lữ đoàn vận tải và 1 trung đoàn huấn luyện [7].

- Sư đoàn không quân 371 Thăng Long gồm :
+ Trung đoàn tiêm kích 921 Sao Đỏ trang bị máy bay tiêm kích MiG-21.
+ Trung đoàn tiêm kích 923 Yên Thế trang bị máy bay tiêm kích MiG-17.
+ Trung đoàn tiêm kích 925 trang bị máy bay tiêm kích J-6 (MiG-19 do Trung Quốc sản xuất).
+ Trung đoàn tiêm kích 927 Lam Sơn trang bị máy bay tiêm kích MiG-21.
+ Tiểu đoàn cường kích 929 trang bị máy bay ném bom chiến thuật IL-28.

- Lữ đoàn vận tải 919 gồm :
+ Một tiểu đoàn trang bị máy bay vận tải An-2, An-3, An-24.
+ Một tiểu đoàn trang bị máy bay vận tải IL-14, IL-18, Li-2.
+ Một tiểu đoàn trang bị trực thăng Mi-4, Mi-6, Mi-8.
Một số máy bay An-2 và IL-14 của lữ đoàn 919 được cải tiến để mang bom và rocket.

- Trung đoàn huấn luyện 910 trang bị máy bay tiêm kích huấn luyện MiG-15, MiG-17, MiG-21UM.


PHÒNG KHÔNG

Ngoài các sư đoàn phòng không thuộc các đơn vị bộ binh, các đơn vị phòng không độc lập gồm 4 sư đoàn [8] và nhiều trung đoàn phòng không của quân khu, tỉnh :

- Sư đoàn phòng không 361 Hà Nội.

- Sư đoàn phòng không 363 Hải Phòng.

- Sư đoàn phòng không 365 Bắc Thái.

- Sư đoàn phòng không 375.


PHÁO BINH

Binh chủng Pháo binh có 7 lữ đoàn, 28 trung đoàn, 38 tiểu đoàn, 104 đại đội, 14 trung đội, 52 khẩu đội.
Trong đó :

Pháo binh của bộ đội chủ lực có 7 lữ đoàn, 28 trung đoàn, 17 tiểu đoàn, 6 đại đội. Ngoài các đơn vị pháo binh thuộc bộ binh là các đơn vị pháo binh độc lập thuộc binh chủng, quân khu gồm :

- Trực thuộc binh chủng có các lữ đoàn pháo binh 38, 204, 368 và các trung đoàn pháo binh 154, 166, 208.

- Trực thuộc các quân khu có :
+ Trung đoàn pháo binh 6 thuộc Quân khu 9.
+ Trung đoàn pháo binh 16 thuộc Quân khu Trị-Thiên.
+ Trung đoàn pháo binh 572 và 576 Quân khu 5.
+ 3 tiểu đoàn pháo binh thuộc Quân khu 8.
+ 1 tiểu đoàn pháo binh thuộc Quân khu 6.
+ 1 tiểu đoàn pháo binh độc lập trực thuộc B3.
+ 1 tiểu đoàn pháo binh độc lập quân tình nguyện ở Lào.
+ Đoàn 559 : 7 tiểu đoàn pháo binh.

Ngoài ra lữ đoàn bộ binh 52 QK5 có 2 tiểu đoàn pháo binh, cùng 6 đại đội pháo binh độc lập thuộc các trung đoàn quân tình nguyện ở Lào.

Pháo binh của bộ đội địa phương và dân quân tự vệ có 21 tiểu đoàn, 98 đại đội, 14 trung đội, 52 khẩu đội.


ĐẶC CÔNG

Lực lượng đặc công được tổ chức rải khắp các chiến trường, các cấp, riêng trực thuộc binh chủng có 4 tiểu đoàn cơ động, thuộc mặt trận B1, B2, B3, B4 có 8 trung/lữ đoàn và 11 tiểu đoàn đặc công. Tổng lực lượng trên chiến trường miền Nam là 1 sư đoàn, 1 lữ đoàn, 5 trung đoàn, 36 tiểu đoàn, 121 đại đội và hàng trăm phân đội nhỏ hơn :

- Sư đoàn đặc công 2 gồm 7 trung đoàn : 10 (đặc công nước), 113, 115, 116, 117, 119, 429.

- Lữ đoàn đặc công biệt động 316 gồm 4 tiểu đoàn đặc công vùng ven Sài Gòn và 13 cụm biệt động nội đô.

- Các đơn vị độc lập có các trung đoàn 126 B4 (đặc công nước), 198 B3, 8 QK8, 10 QK9, 367B (F5) và đoàn 1 đặc công biệt động.



HẢI QUÂN

Quân chủng Hải quân có 2 trung đoàn tàu chiến [10], 2 trung đoàn tàu vận tải, 4 vùng hải quân, 2 đoàn và một số tiểu đoàn đặc công thủy, pháo cối.

- Trung đoàn tàu chiến 171.

- Trung đoàn tàu chiến 172.

- Trung đoàn tàu vận tải 125.

- Trung đoàn tàu vận tải 128.

- Các vùng hải quân K2, K3, K4, K5 [11].

- Đoàn 10 Rừng Sác và đoàn 126 đặc công thủy.



[1] : năm 1975 sư đoàn BB 308 QĐ1 ở lại miền Bắc làm dự bị.

[2] : sư đoàn BB 3 SV phối thuộc cho QĐ2 trong chiến dịch HCM.

[3] : sư đoàn BB 324 ở lại bảo vệ Huế, không tham gia chiến dịch HCM.

[4] : QĐ3 thành lập ngày 27-3-1975.

[5] : sư đoàn BB 9 của QĐ4 được phối thuộc cho Đoàn 232.

[6] : trong chiến dịch HCM, lữ đoàn BB 52 chiến đấu trong đội hình QĐ4.

[7] : trong quá trình chiến đấu có thu và sử dụng một số cường kích A-37B và tiêm kích F-5A/E, trong đó 1 biên đội A-37B tham chiến ngày 28-4-1975.

[8] : mỗi sư đoàn phòng không gồm một số trung đoàn pháo phòng không và tên lửa đất đối không.

[9] : thuộc hải quân.

[10] : trung đoàn tàu chiến đấu 171, 172 có các tàu chiến, tàu tuần tiễu, phóng lôi, săn ngầm... trang bị pháo, ngư lôi, tên lửa của TQ và LX.

[11] : các vùng hải quân có quyền hạn tương đương cấp trung đoàn, có các đơn vị đặc công thủy, pháo cối, các đơn vị thuyền máy vận tải và vũ trang.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 11 Tháng Tám, 2007, 12:36:04 pm
LỰC LƯỢNG QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ NĂM 1975
(xem chi tiết hơn tại đây (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=113.msg40426#msg40426))


BỘ BINH

Có 13 sư đoàn bộ binh, tổ chức thành 4 quân đoàn - quân khu và một số đơn vị độc lập:

Quân đoàn 1 - Quân khu 1 gồm :

- Sư đoàn bộ binh 1 : trung đoàn bộ binh 1, 3, 51, 54 và thiết đoàn 7.
- Sư đoàn bộ binh 2 : trung đoàn bộ binh 4, 5, 6 và thiết đoàn 4.
- Sư đoàn bộ binh 3 : trung đoàn bộ binh 2, 56, 57 và thiết đoàn 11.
- Lữ đoàn kỵ binh 1.

Quân đoàn 2 - Quân khu 2 gồm :

- Sư đoàn bộ binh 22 : trung đoàn bộ binh 40, 41, 42, 47 và thiết đoàn 14.
- Sư đoàn bộ binh 23 : trung đoàn bộ binh 44, 45, 53 và thiết đoàn 3.
- Lữ đoàn kỵ binh 2.

Quân đoàn 3 - Quân khu 3 gồm :

- Sư đoàn bộ binh 18 : trung đoàn bộ binh 43, 48, 52 và thiết đoàn 5.
- Sư đoàn bộ binh 21 : trung đoàn bộ binh 31, 32, 33 và thiết đoàn 9.
- Sư đoàn bộ binh 25 : trung đoàn bộ binh 46, 49, 50 và thiết đoàn 10.
- Lữ đoàn kỵ binh 3.

Quân đoàn 4 - Quân khu 4 gồm :

- Sư đoàn bộ binh 5 : trung đoàn bộ binh 7, 8, 9 và thiết đoàn 1.
- Sư đoàn bộ binh 7 : trung đoàn bộ binh 10, 11, 12 và thiết đoàn 6.
- Sư đoàn bộ binh 9 : trung đoàn bộ binh 14, 15, 19 và thiết đoàn 2.
- Lữ đoàn kỵ binh 4.

Các đơn vị bộ binh độc lập khác :

- Sư đoàn Nhảy dù (thuộc lực lượng tổng trừ bị) : lữ đoàn dù 1, 2, 3, 4.
- Sư đoàn Thủy quân lục chiến (thuộc lực lượng tổng trừ bị) : lữ đoàn thủy quân lục chiến 147, 258, 369, 468.
- Sư đoàn biệt động quân : gồm 3 liên đoàn biệt động quân. Được thành lập cuối tháng 4-1975.
- Liên đoàn 81 biệt kích dù.

Lực lượng biệt động quân có 18 liên đoàn : 4, 5, 6, 7, 8, 11, 12, 14, 15, 21, 22, 23, 24, 25, 31, 32, 33, 41.

Lực lượng địa phương quân có khoảng gần 400 tiểu đoàn bảo an. Trong đó một số được tổ chức thành các liên đoàn bảo an (tương đương trung đoàn).


KHÔNG QUÂN

Có 6 sư đoàn :

- Sư đoàn không quân số 1 :
+ Không đoàn 41 gồm 2 phi đoàn quan sát (O-1, O-2, U-17), 1 phi đoàn vận tải (C-7A), 1 phi đội trinh sát (EC-47D) và 1 phi đội yểm trợ mặt đất (AC-119K).
+ Không đoàn 51 gồm 5 phi đoàn trực thăng vũ trang (UH-1H) và 1 phi đoàn trực thăng vận tải (CH-47A).
+ Không đoàn 61 gồm 3 phi đoàn cường kích (A-37B) và 1 phi đoàn tiêm kích (F-5A/-B).

- Sư đoàn không quân số 2 :
+ Không đoàn 62 gồm 1 phi đoàn quan sát (O-1, U-17), 2 phi đoàn và 1 phi đội trực thăng vũ trang (UH-1H), 1 phi đoàn yểm trợ mặt đất (AC-47D).
+ Không đoàn 92 gồm 3 phi đoàn cường kích (A-37B), 1 phi đoàn và 1 phi đội trực thăng vũ trang (UH-1H).

- Sư đoàn không quân số 3 :
+ Không đoàn 23 gồm 2 phi đoàn quan sát (O-1, U-17) và 2 phi đoàn cường kích (A-1H).
+ Không đoàn 43 gồm 1 phi đoàn trực thăng vận tải (CH-47A), 4 phi đoàn và 1 phi đội trực thăng vũ trang (UH-1H).
+ Không đoàn 63 gồm 4 phi đoàn tiêm kích (F-5A/-B/E, RF-5A).

- Sư đoàn không quân số 4 :
+ Không đoàn 64 gồm 1 phi đoàn trực thăng vận tải (CH-47A), 2 phi đoàn và 1 phi đội trực thăng vũ trang (UH-1H).
+ Không đoàn 74 gồm 2 phi đoàn trinh sát (O-1, U-17) và 3 phi đoàn cường kích (A-37B).
+ Không đoàn 84 gồm 3 phi đoàn và 1 phi đội trực thăng vũ trang (UH-1H).

- Sư đoàn không quân số 5 :
+ Không đoàn 33 gồm 2 phi đoàn trinh sát (EC-47D, U-6A), 2 phi đoàn vận tải (C-7A), 1 phi đoàn làm nhiệm vụ đặc biệt (VC-47B, U-17) và 1 phi đội trực thăng vũ trang (UH-1H).
+ Không đoàn 53 gồm 2 phi đoàn yểm trợ mặt đất (AC-119K) và 2 phi đoàn vận tải (C-130A).

- Sư đoàn không quân số 6 :
+ Không đoàn 72 gồm 1 phi đoàn quan sát (O-1, O-2, U-17), 1 phi đoàn cường kích (A-1H), 2 phi đoàn và 2 phi đội trực thăng vũ trang (UH-1H).
+ Không đoàn 82 gồm 1 phi đoàn cường kích (A-37B), 1 phi đoàn trực thăng vận tải (CH-47A), 1 phi đoàn và 1 phi đội trực thăng vũ trang (UH-1H).

- Trung tâm huấn luyện không quân : gồm 1 phi đoàn huấn luyện trang bị U-17A và 1 phi đoàn huấn luyện trang bị T-37A, trực thăng UH-1H.

Về trang bị, không quân VNCH có khoảng 1.800 máy bay các loại, trong đó có khoảng 300 máy bay chiến đấu A-1, A-37, F-5 và 600 trực thăng vũ trang UH-1.


PHÁO BINH

- Có 66 tiểu đoàn và trên 160 trung đội pháo binh độc lập với khoảng 1.500 khẩu pháo 105mm, 155mm và một số pháo tự hành 175mm.

- 7 tiểu đoàn pháo cao xạ và súng máy cao xạ.


XE TĂNG THIẾT GIÁP

Có 4 lữ đoàn kỵ binh, 18 thiết đoàn (tương đương trung đoàn thiết giáp) và 57 chi đội (tương đương đại đội) xe tăng thiết giáp với khoảng 600 xe tăng M-48, xe tăng nhẹ M-41 và 1.400 thiết giáp M-113.


HẢI QUÂN

Tổ chức hải quân VNCH gồm :

- 5 vùng Duyên hải :
+ Vùng 1 gồm 5 duyên đoàn, 3 giang đoàn và 1 hải đội duyên phòng.
+ Vùng 2 gồm 8 duyên đoàn và 1 hải đội duyên phòng.
+ Vùng 3 gồm 3 duyên đoàn và 1 hải đội duyên phòng.
+ Vùng 4 gồm 4 duyên đoàn và 1 hải đội duyên phòng.
+ Vùng 5 gồm 2 giang đoàn, 2 duyên đoàn và 1 hải đội duyên phòng.

- 2 vùng Sông ngòi :
+ Vùng 3 gồm 4 giang đoàn.
+ Vùng 4 gồm 7 giang đoàn.

- Hành quân lưu động sông gồm :
+ Vùng 3 Sông ngòi.
+ Vùng 4 Sông ngòi.

Ngoài ra còn có các lực lượng tăng viện thuộc :
+ Lực lượng đặc nhiệm 211 Thủy bộ : gồm 3 liên đoàn với 6 giang đoàn.
+ Lực lượng đặc nhiệm 212 Tuần thám : gồm 6 liên đoàn với 15 giang đoàn.
+ Lực lượng đặc nhiệm 214 Trung ương : gồm liên đoàn người nhái và 3 liên đoàn với 10 giang đoàn.
+ Lực lượng đặc nhiệm 99 gồm 3 giang đoàn.

- Hành quân lưu động biển gồm lực lượng đặc nhiệm 213 Duyên phòng.

- Hạm đội gồm :
+ Hải đội 1 Tuần duyên.
+ Hải đội 2 Chuyển vận.
+ Hải đội 3 Tuần dương.

- Liên đoàn Tuần giang : gồm 24 đại đội tuần giang [4].

- Lực lượng Hải tuần làm nhiệm vụ đưa biệt kích xâm nhập miền Bắc.

- Hệ thống các căn cứ, công xưởng, đài kiểm báo....

Hải quân VNCH được trang bị khoảng 1.500 tàu xuồng các loại, trong đó có khoảng 700 tàu chiến trên sông và trên biển.

Tổng số quân của VNCH khoảng 1,35 triệu người, trong đó quân chính quy 495.000 người, quân địa phương và cảnh sát 475.000 người, phòng vệ dân sự 381.000 người. Nhưng thực tế có khoảng 200.000 là "lính ma".

Theo đánh giá về trang bị và quân số, VNCH có lục quân "đứng thứ 4 thế giới", không quân "đứng thứ 3 thế giới", hải quân "đứng thứ 9 thế giới".


[1] : thành lập gấp vào tháng 4-1975.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: AK47 trong 11 Tháng Mười Một, 2007, 10:17:08 pm
Thông tin nay hay quá trước giờ ko hề biết là có ca lực lượng CHDCND Triều Tiên tham gia nữa.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: dongadoan trong 15 Tháng Hai, 2008, 08:58:02 pm
Bổ sung tài liệu về các lực lượng đồng minh của Mỹ tham chiến tại miền Nam Việt Nam.

Theo một tài liệu của VNCH thì họ gọi những lực lượng này là: Lực lượng quân viện thế giới tự do (LLQVTGTD). Dưới đây trích nguyên văn theo tài liệu của VNCH.

  Khoảng 40 quốc gia đang viện trợ cho VNCH dưới đủ mọi hình thức. Trong số 40 quốc gia này, 8 quốc gia gồm cả Hoa Kỳ đang viện trợ về quân sự, y tế và công tác dân sự vụ trong lãnh thổ VNCH. Theo thứ tự mẫu tự, bằng Anh ngữ, các quốc gia này gồm: Úc Đại Lợi, Đại Hàn Dân Quốc, Tân Tây Lan, Cộng Hòa Phi Luật Tân, Tây Ban Nha, Thái Lan và Hoa Kỳ. Tổng số nhân viên thuộc LLQVTGTD khoảng 69.000 cộng với khoảng 250.000 là của Hoa Kỳ vào ngày 30.6.1971.

  - Úc Đại Lợi: Úc Đại Lợi là quốc gia đầu tiên trong Thế giới Tự do sau Hoa Kỳ viện trợ quân sự cho VN. Úc cung ứng các đơn vị hải, lục, không quân. Lực lượng Úc lên tới khoảng 7.500 người. Dưới đây là phần tóm lược về lực lượng Úc tại VN:

a) Lục quân Úc cung ứng ba lực lượng:

 1, Lực lượng đặc nhiệm Úc gồm 3 tiểu đoàn bộ binh, một trung đoàn súng nặng 105 ly, một chi đoàn thiết giáp, một chi đoàn thiết vận xa, một phân đoàn công binh và các lực lượng yểm trợ tác chiến linh tinh khác.

 2, Đoàn yểm trợ tiếp vận Úc gồm các đơn vị hành chánh, quân y và tiếp vận để yểm trợ cho Lực lượng Đặc nhiệm Úc.

 3, Tóan Huấn luyện Lục quân Úc. Cố vấn đoàn sát nhập hoạt động chung trong hệ thống cố vấn Phái bộ MACV.

b) Không lực Hoàng Gia Úc Đại Lợi:
Gồm các trực thăng UH1H, các oanh tạc cơ Caribou và Canberra. Các oanh tạc cơ Caribou và Canberra đặt dưới quyền kiểm sóat hành quân của Đệ Thất không lực.

c) Hải quân Hoàng Gia Úc Đại Lợi:

 1, Một phóng lôi hạm điều khiển hỏa tiễn tự động đặt dưới quyền kiểm sóat của Đệ Thất hạm đội.

 2, Một tóan thợ lặn (phá hoại dưới nước) đặt căn cứ tại Vũng Tàu.

 3, Một phi đội trực thăng của Hải quân Hoàng Gia Úc nhập vào đại đội trực thăng xung kích 135 thuộc Quân lực Hoa Kỳ đậu tại trại Bear Cat. Phi hành đoàn trực thăng xử dụng và duy trì trực thăng VN-1H
(chắc do đánh máy nhầm, có thể là UH1H).
---------------------------------------------
 Còn tiếp...


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: rongxanh trong 16 Tháng Hai, 2008, 08:52:47 am
LỰC LƯỢNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM NĂM 1975


Các đơn vị bộ binh chủ lực độc lập :

- Sư đoàn bộ binh 711 QK5.

- F 711 QK5 này có thể là F304 đánh trận Thựơng Đức?
- Lực luợng Bắc Triều Tiên tham gia trong chiến tranh VN còn có lực luợng công binh (tôi biết thì ít nhất là 1 đại đội) + lực luợng lái xe vận tải.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: rongxanh trong 16 Tháng Hai, 2008, 08:55:15 am
Lực luợng đặc công cũng thiếu Đoàn 1 - Đặc công biệt động, chuyên trách mặt trận phía Tây (Tuơng đuơng với tiểu đòan?)


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: dongadoan trong 16 Tháng Hai, 2008, 09:03:51 pm
  - Trung Hoa Quốc Gia: Phái bộ cố vấn quân sự Trung Hoa Quốc Gia do một trung tướng cầm đầu viện trợ sĩ quan cố vấn chiến tranh chính trị cho VNCH. Các sĩ quan này cố vấn và trợ lực về tâm lý chiến cho mỗi vùng chiến thuật, cho trường Chiến Tranh Chính Trị tại Đà-Lạt và Cục Tâm lý chiến QLVNCH tại Saigon. Trung Hoa Quốc Gia cũng cung ứng phi hành đoàn C47 vào công tác cứu trợ dân sự khẩn cấp. Phái bộ cố vấn Trung Hoa Quốc Gia tổng cộng có 30 người.

  - Đại Hàn: Tổng số các lực lượng của Đại Hàn Dân Quốc tại VN lên tới 50.000, đứng thứ hai sau Hoa Kỳ về quân số. Dưới đây là thành phần quân lực Đại Hàn tại VN:

a) Các đơn vị tác chiến Đại Hàn gồm hai sư đoàn Bộ binh với một Lữ đoàn Thủy quân lục chiến tăng cường. Đệ nhị Lữ đoàn Lữ đoàn Thủy quân lục chiến Đại Hàn (Lữ đoàn Thanh Long) đóng tại Vùng I. Sư đoàn 9 Đại Hàn (Sư đoàn Bạch Mã) và Sư đoàn Thủ-Đô Đại Hàn (Sư đoàn Mãnh Hổ) đóng tại vùng II.

b) Bộ chỉ huy Đệ Bách yểm trợ tiếp vận tại Nha Trang làm công tác yểm trợ cho các đơn vị tác chiến thuộc Quân lực Đại Hàn.

c) Thành phần công tác dân sự vụ chính của Quân lực Đại Hàn (hay công tác Xây Dựng Nông thôn) là Đoàn kiến tạo yểm trợ (còn biết dưới danh hiệu "Đơn vị Bồ Câu") đóng tại Dĩ An ở phía Bắc Saigon. Ngoài các hoạt động dân sự vụ tại khu vi Dĩ An, Đoàn Kiến tạo yểm trợ còn điều hành Bệnh viện Giải phẫu Quân đội lưu động tại Vũng Tàu.
 


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: dongadoan trong 17 Tháng Hai, 2008, 02:28:26 pm
  - Tân Tây Lan: Tân Tây Lan cung ứng 2 đại đội khinh binh, một pháo đội dã chiến 105 ly, một đơn vị yểm trợ tiếp vận và một phái bộ y tế tam công. Tổng số lực lương Tân Tây Lan là 566 người.

a) Phái bộ y tế tam công đóng tại Đồng Sơn thuộc vùng II dưới quyền kiểm sóat điều hành của USAID. Nhiệm vụ của phái bộ này là viện trợ y tế cho dân chúng và giúp đỡ nhà chức trách địa phương nâng cao mức độ vệ sih công cộng.

b) Các đại đội khinh binh và pháo đội dã chiến được sát nhập từng đơn vị vào Lực lượng Đặc nhiệm Úc.

c) Đơn vị Yểm trợ Tân Tây Lan được sát nhập vào Đoàn yểm trợ tiếp vận Úc tại Vũng Tàu.

  - Phi Luật Tân: Đoàn quân y Phi tại VN (PHILCON-V) gồm có Bộ chỉ huy đặt trụ sở tại 12 Trần Quốc Toản, Saigon, gồm có:
 1, Tóan Quân y Tây Ninh.
 2, Tóan Quân y Bình Dương.
 3, Tóan Quân y Định Tường.
 4, Tóan Y tế hương thôn Hậu Nghĩa.

  - Tây Ban Nha: Một đoàn y tế Tây Ban Nha gồm 11 người hiện làm việc tại Bệnh viện Trung Ương Gò Công từ tháng 9-1966. Đoàn này cung ứng dịch vụ y tế cho Bệnh viện  Trung Ương.



Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: dongadoan trong 17 Tháng Hai, 2008, 05:19:32 pm
  - Thái Lan:

a) Sĩ quan và nhân viên phi hành thuộc Không lực Hoàng gia Thái tới VN vào tháng 9-1964 với nhiệm vụ trợ giúp Không quân VN trong các cuộc hành quân bằng C47. Vào tháng 7-1966 thêm 8 sĩ quan và nhân viên phi hành gia nhập đoàn lập thành phi đội Vinh Quang. Phi đội này hiện nay xử dụng phi cơ C-123 của không lực Hoa Kỳ, đặt dưới quyền kiểm sóat của đệ Thất không lực và là một thành phần của Không đoàn Hành Quân Đặc Biệt 315, tiếp tục trợ giúp như một phần thuộc không đoàn 33 của KQVN trong các cuộc hàng quân bằn C47.
  Hải quân Hoàng Gia Thái có một chiếc LST đặt dưới quyền kiểm sóat của Ban chuyên chở Hàng hải Quân sự (MSTS) và một chiếc PGM đặt dưới quyền kiểm sóat của Hải quân Vn. Các hải hạm này hoạt động tại VN từ tháng 12-1966.

b) Thành phần Lục quân Hoàng Gia Thái lúc đầu là Trung đoàn chí nguyện Lục quân Hoàng Gia Thái hay Nữ Xà Vương. Trung đoàn khinh binh này gồm 4 đại đội vũ khí nhẹ, một chi đoàn kỵ binh thiết giáp, một chi đội đại bác 105 ly, gồm cả thảy 2.200 người. Trung đoàn này hoạt động tại VN vào tháng 9-1967 và trở về Thái Lan trong tháng 8-1968.

c) Lực lượng Chí nguyện Lục quân Hoàng Gia Thái thay thế Trung đoàn Nữ Xà Vương tại VNCH. Lực lượng này là một sư đoàn khinh binh gồm 2 Lữ đoàn, một chi đoàn kỵ binh thiết giáp, 2 tiểu đoàn pháo binh 105 ly và một tiểu đoàn pháo binh 155 ly, một tiểu đoàn công binh, một tiểu đoàn truyền tin và các đơn vị yểm trợ tác chiến. Lực lượng này tới VN làm 2 đựt. Đợt đầu đến VN trong tháng 7 và 8-1968. Đợt thứ hai đến VN trong tháng 1 và 2-1969.

d) Khi đợt đầu đến VN, bộ chỉ huy phối hợp Quân lực Hoàng Gia Thái tại VN được thay thế bằng Bộ chỉ huy hỗn hợp và đại đội công vụ. Một trung đội an ninh liên lạc được phép phối hợp hoạt động với VN trong tháng 5-1969. Bộ chỉ huy phối hợp Quân lực Hoàng Gia Thái do một Trung tướng điều khiển và Lực lượng Chí nguyện Hoàng Gia Thái do một Trung tướng điều khiển. Tổng số quân lực Hoàng Gia Thái khoảng 11.800 người.

  - Hoa Kỳ: Khởi sự ủng hộ các nỗ lực của VNCH từ năm 1954 bằng cách giữ vai trò cố vấn, viện trợ kinh tế và trang cụ. Mức độ viện trợ của Hoa Kỳ tăng dần tới mức độ hiện nay. Lực lượng tác chiến chính yếu đầu tiên của Hoa Kỳ đến VN vào năm 1965.
  Ngay cả sau khi Sư đoàn 3 Thủy quân lục chiến, Lữ đoàn 3, Tiểu đoàn 82 rút về, Hoa Kỳ vẫn có 6 Sư đoàn, 4 Lữ đoàn biệt lập và một trung đoàn kỵ binh thiết giáp tại VNCH, không kể một số lớn các đơn vị yểm trợ tiếp vận tác chiến. Các lực lượng hải, không quân vẫn còn duy trì. Sự tổ chức và liên lạc chỉ huy của Quân lực Hoa Kỳ nằm trong phần đính bản 3, 4, 5.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: rongxanh trong 19 Tháng Hai, 2008, 08:30:51 am
ĐẶC CÔNG


- Sư đoàn đặc công 2 gồm 7 trung đoàn : 10 (đặc công nước), 113, 115, 116, 117, 119, 429.

HẢI QUÂN

- Đoàn 10 Rừng Sác và đoàn 126 đặc công thủy.

Đoàn 10 rừng Sác đã được kể ở trên Sư đòan 2 rồi! Trùng rồi!


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 20 Tháng Hai, 2008, 07:42:40 pm
- F 711 QK5 này có thể là F304 đánh trận Thựơng Đức?

Cái f711 này lai lịch cũng hơi khó hiểu. Có nguồn cho là sư đoàn độc lập, có nguồn cho là mật danh của f2 hoặc f304.
Theo tài liệu Mỹ, f711 thành lập 29/6/71 ở Bình Định, cuối năm 73 giải thể và một phần lực lượng chuyển thành lữ đoàn 52.


- Phi Luật Tân: Đoàn quân y Phi tại VN (PHILCON-V) gồm có Bộ chỉ huy đặt trụ sở tại 12 Trần Quốc Toản, Saigon, gồm có:
 1, Tóan Quân y Tây Ninh.
 2, Tóan Quân y Bình Dương.
 3, Tóan Quân y Định Tường.
 4, Tóan Y tế hương thôn Hậu Nghĩa.

Lạ thật, theo tài liệu Mỹ thì lính Phi ở VN có 1 tiểu đoàn quân báo, 1 tiểu đoàn pháo 105mm và 1 tiểu đoàn công binh công trình.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 15 Tháng Ba, 2008, 08:24:24 pm
Tài liệu của MACV về các đơn vị ta.

Theo cách phân chia của Mỹ, BV để chỉ các đơn vị thành lập ở miền Bắc rồi vào Nam, VC để chỉ các đơn vị thành lập ở miền Nam.


I. Bộ binh

Sư đoàn bộ binh 3 thành lập ngày 2-9-1965, bao gồm các trung đoàn 2, 12, và 22. Trung đoàn 2 là một trong các trung đoàn “VC gốc”. Trung đoàn 12 nguyên là trung đoàn 18 sư đoàn 325 BV được chuyển vào Nam tháng 2-1965. Trung đoàn 22 được tổ chức gồm cả binh lính người địa phương và người miền Bắc. Trong đội hình sư đoàn còn có các tiểu đoàn súng cối, súng phòng không, công binh. Sư đoàn bị giải thể sau Tết Mậu Thân 1968 và được tái lập vào tháng 6-1971, khi đó trung đoàn 21 thay thế vị trí của trung đoàn 22. Đến tháng 1-1973, trung đoàn 141 BV thay thế trung đoàn 21.

Sư đoàn bộ binh 9 thành lập ngày 2-9-1965, là sư đoàn VC đầu tiên được tổ chức ở miền Nam Việt Nam, bao gồm trung đoàn 271, 272 và một trung đoàn mới thành lập khác (các trung đoàn này còn được ghi nhận với phiên hiệu 1, 2). Sư đoàn này còn được tái biên chế sau đó, nhận thêm trung đoàn 3B (nguyên là trung đoàn 88 sư đoàn bộ binh 308 BV), trung đoàn này lại được thay thế năm 1969 bởi trung đoàn 95C sư đoàn 325C BV, hay còn được ghi nhận với phiên hiệu 3. Thời điểm tháng 3-1972, sư đoàn 9 có trung đoàn bộ binh 271 và 272 VC, trung đoàn bộ binh 95C BV, trung đoàn pháo binh 22 VC, tiểu đoàn phòng không 24 VC, tiểu đoàn trinh sát T28 VC ở Tây Ninh trừ tiểu đoàn phòng không ở Bình Long.

Sư đoàn bộ binh 2 thành lập ngày 20-10-1965 ở tỉnh Quảng Nam, gồm trung đoàn 1 VC, trung đoàn 21 BV, tiểu đoàn 70. Trung đoàn 1 là một trong những trung đoàn VC đầu tiên từ 1962, còn trung đoàn 21 là một đơn vị mới được chuyển từ Bắc vào. Năm 1966 có thêm trung đoàn 31 BV. Sư đoàn này rút sang Lào năm 1970 và chiến đấu ở đó đến tháng 3-1971, nhận thêm trung đoàn 141 BV thay thế vị trí trung đoàn 21. Tháng 3-1972, sư đoàn 2 được ghi nhận ở sư đoàn bộ ở Quảng Tín, trung đoàn 1 và 31, tiểu đoàn đặc công 10 BV, tiểu đoàn pháo binh 12 BV, tiểu đoàn công binh GK40 BV ở Quảng Tín và trung đoàn 21 ở Quảng Nam. Mùa xuân năm 1972, sư đoàn 2 có mặt ở Tây Nguyên, nhận thêm trung đoàn 52 sư đoàn 320. Sau khi tái tổ chức giữa năm 1973, trong đội hình sư đoàn có trung đoàn 31, 38, 141. Cuối năm 1974, sư đoàn được tăng cường thêm trung đoàn bộ binh 36 BV và trung đoàn pháo binh 368.

Sư đoàn bộ binh 1 thành lập ngày 10-12-1965 với trung đoàn 33, 66 và 320 (các trung đoàn này đều được đưa vào Nam trước đó và bố trí ở Tây Nguyên trong đội hình sư đoàn 325. Trung đoàn 33 sau đó tách ra thành một đơn vị độc lập và sư đoàn được tăng cường trung đoàn 88, đơn vị cũng đã rời đi cuối năm 1967. Có lẽ sư đoàn này đã được tái lập trước tháng 12-1972.

Sư đoàn bộ binh 5 thành lập ngày 23-11-1965 ở khu vực Bà Rịa với trung đoàn 4 và 5. Sư đoàn này chủ yếu tác chiến với quy mô trung đoàn tới năm 1971. Tháng 3-1972, sư đoàn bộ và trung đoàn 275 VC bố trí ở Phước Long, trung đoàn 174 BV ở Tây Ninh và trung đoàn 6 VC ở Bình Long. Những đơn vị khác của sư đoàn như tiểu đoàn pháo binh 22 BV, tiểu đoàn phóng không 24 BV, tiểu đoàn trinh sát 27 VC và tiểu đoàn đặc công 28 VC đều ở Bình Long.

Sư đoàn bộ binh 7 thành lập ngày 13-6-1966 ở khu vực Phước Long, gồm trung đoàn 16 (nguyên là trung đoàn 101 sư đoàn bộ binh 325 BV), trung đoàn 141 và 209 (sư đoàn bộ binh 312 BV). Trung đoàn 16 nhanh chóng được thay thế bằng trung đoàn 52 (sư đoàn bộ binh 320 BV). Thời điểm tháng 3-1972, đội hình sư đoàn có các trung đoàn bộ binh 141, 165, 209 BV, cùng tiểu đoàn pháo binh K22, tiểu đoàn phòng không 24, tiểu đoàn công binh 28 và tiểu đoàn trinh sát đặc công 95, bố trí ở Tây Ninh.

Sư đoàn bộ binh 10 thành lập ngày 20-9-1972 ở mặt trận Tây Nguyên, gồm trung đoàn 28, 66 và 95B. Trung đoàn 24 được phối thuộc vào sư đoàn mùa xuân 1973 và trung đoàn 95B được chuyển sang sư đoàn 320 muà xuân 1975.

Sư đoàn bộ binh 711 thành lập ngày 29-6-1971 ở tỉnh Bình Định. Sư đoàn giải thể cuối năm 1973, lực lượng của sư đoàn được chuyển sang xây dựng thành lữ đoàn bộ binh 52. 

Sư đoàn bộ binh 325 bắt đầu chuyển quân vào Nam tháng 10-1964 với các trung đoàn 33, 95 và 101. Sư đoàn tác chiến ở Tây Nguyên với các trung đoàn 33, 101, 320 (trung đoàn 18 tăng cường cho mặt trận Tây Nguyên). Sư đoàn giải thể cuối năm 1965, các đơn vị được tổ chức trong đội hình sư đoàn bộ binh 1 VC hoặc trở thành các đơn vị độc lập.

Sư đoàn bộ binh 304 gồm trung đoàn 9, 24 và 66 vào Nam tháng 8-1965. Trung đoàn 9 chiến đấu ở Lào và trung đoàn 66 trong đội hình sư đoàn bộ binh 1 VC. Sư đoàn quay trở lại miền Bắc tháng 6-1968, nhưng chiến đấu ở Lào mùa xuân 1971 và ở phía bắc Nam Việt Nam từ năm 1971.

Sư đoàn bộ binh 308 đã tổ chức 1 trong 3 tiểu đoàn sau này trở thành trung đoàn 320 năm 1964. Trung đoàn 88 của sư đoàn vào Nam năm 1966 và các đơn vị còn lại tháng 9-1967 (trung đoàn 36, 88, 102).

Sư đoàn bộ binh 312 gửi 1 tiểu đoàn vào Nam màu xuân năm 1963 và 1 tiểu đoàn khác năm 1964. Trung đoàn 141 và 209 của sư đoàn này tăng cường cho mặt trận B2 năm 1966, chiến đấu trong đội hình sư đoàn bộ binh 7 VC. Sư đoàn vào nam tháng 9-1967, sau Tết Mậu Thân được xây dựng lại ở miền Bắc với trung đoàn 141, 165 và 209. Sư đoàn chiến đấu ở Lào từ 1969-1971. Các trung đoàn của sư đoàn phối thuộc chiến đấu với các sư đoàn khác năm 1972, sau đó trở lại miền Bắc. Mùa xuân 1975 sư đoàn lại được đưa vào Nam.

Sư đoàn bộ binh 316 (trung đoàn 98, 174 và 176) chuyển trung đoàn 174 vào Tây Nguyên năm 1967, nhưng sư đoàn tác chiến chủ yếu ở Lào. Sư đoàn cũng đã tác chiến ở Tây Nguyên xuân 1975.

Sư đoàn bộ binh 320 chuyển 1 tiểu đoàn súng cối vào Nam tháng 8-1965, sau đó là trung đoàn 64 tháng 2-1966 và trung đoàn 52 cũng trong năm đó. Bộ phận còn lại của sư đoàn vào tháng 9-1967, trở về miền Bắc tháng 10-1968 (Tuy nhiên, Thủy quân lục chiến ghi nhận có mặt sư đoàn này ở Vùng 1 chiến thuật tháng 1-1969, với trung đoàn 48, 52, 64). Sư đoàn vào Nam tháng 10-1970, chiến đấu ở Lào năm 1971, trở lại Bắc nhưng sau đó xuất hiện ở Tây Nguyên tháng 1-1972.

Sư đoàn bộ binh 320B gồm trung đoàn 48B và 64B, tác chiến trong cuộc tiến công năm 1972, sau đó trở về miền Bắc tháng 9-1973.

Sư đoàn bộ binh 325B vào Nam mùa xuân 1966 với trung đoàn 95B, 101B. Trung đoàn 101B sáp nhập với trung đoàn 101C. Sau đó, đội hình sư đoàn có trung đoàn 33, 24, 95B, tác chiến như những đơn vị độc lập sau này. Sư đoàn giải thể cuối năm 1966.

Sư đoàn bộ binh 324 tổ chức tháng 6-1965 và vào Nam cuối năm 1966 với trung đoàn 3.

Sư đoàn bộ binh 325C gồm trung đoàn 18C, 95C và 101C vào Nam cuối năm 1966. Sau Tết Mậu Thân, các trung đoàn ở lại trong khi sư đoàn bộ rút về Bắc để tổ chức sư đoàn 325D.

Sư đoàn bộ binh 304B vào Nam và chiến đấu ở khu phi quân sự đầu năm 1968 với trung đoàn 9B, 24B, 66B. Tháng 3-1972, đội hình sư đoàn có trung đoàn 9, 24B, 66B và tiểu đoàn đặc công 20, tác chiến ở Quảng Trị.

Sư đoàn bộ binh 325D gồm trung đoàn 18D và 95D được tổ chức năm 1967, làm nhiệm vụ huấn luyện và dự bị. Tuy nhiên trung đoàn 18D đã chiến đấu ở Lào và trung đoàn 95D ở đường 9 đầu năm 1969. Sư đoàn đóng vai trò quan trọng trong cuộc tiến công 1972, khi đó sư đoàn bỏ chữ D trong phiên hiệu và chính thức trở thành sư đoàn bộ binh 325.

Sư đoàn bộ binh 324B xuất hiện ở Vùng 1 chiến thuật tháng 3-1972. Tại thời điểm đó, sư đoàn bộ và trung đoàn 812 ở Quảng Trị, trung đoàn 29 và 803 ở Thừa Thiên.

Sư đoàn bộ binh 4 thành lập trong khoảng thời gian 1973-1974, từ các trung đoàn độc lập D1, 18B và 95A. Sư đoàn tác chiến lần đầu trong cuộc tổng tiến công 1975.

Sư đoàn bộ binh 6 thành lập trong khoảng thời gian 1973-1974 từ các trung đoàn độc lập 24, DT1 và 207. Sư đoàn tác chiến lần đầu trong cuộc tổng tiến công 1975.

Sư đoàn bộ binh 8 thành lập trong khoảng thời gian 1973-1974 từ các trung đoàn độc lập Z15 và Z18. Sư đoàn tác chiến lần đầu trong cuộc tổng tiến công 1975.

Sư đoàn bộ binh 303 thành lập ngày 19-8-1974 (còn được biết với phiên hiệu sư đoàn 3), với các trung đoàn bộ binh 201, 205 và 271 VC cùng trung đoàn pháo binh 262 BV.

Sư đoàn bộ binh 341 được tái lập năm 1972 và vào Nam tháng 1-1975.


Các Quân đoàn chủ lực xuất hiện trong giai đoạn cuối của cuộc chiến :

Quân đoàn 2 thành lập ngày 17-5-1974 ở mặt trận Trị Thiên, gồm các sư đoàn bộ binh 304, 324, 325; sư đoàn phòng không 367; lữ đoàn xe tăng 203; lữ đoàn pháo binh 164; lữ đoàn công binh 219. Sau khi Vùng 1 chiến thuật sụp đổ năm 1975, quân đoàn này tiến công dọc theo bờ biển.

Quân đoàn 4 thành lập ngày 20-7-1974, gồm các sư đoàn bộ binh 5, 7, 9; trung đoàn pháo binh 24; trung đoàn phòng không 71; trung đoàn công binh 25; trung đoàn đặc công 429. Quân đoàn này tấn công Sài Gòn từ hướng tây bắc, chuyển sư đoàn 5 đi và được phối thuộc sư đoàn 341. Quân đoàn này dựa trên cơ sở Đoàn 301, thành lập ngày 18-3-1971 gồm sư đoàn bộ binh 5, 7, 9 và trung đoàn pháo binh 28 để chống lại cuộc tấn công vào Cambodia của quân đội VNCH.

Quân đoàn 3 thành lập ngày 26-3-1975 dựa trên sở chỉ huy và lực lượng mặt trận Tây Nguyên, gồm sư đoàn bộ binh 10, 316, 320; trung đoàn pháo binh 40 và 675; trung đoàn phòng không 234 và 593; trung đoàn xe tăng 273; trung đoàn công binh 7. Quân đoàn này tấn công Sài Gòn từ hướng tây.

Quân đoàn 1 thành lập ngày 24-10-1973 gồm sư đoàn bộ binh 308, 312, 320B; sư đoàn phòng không 367; lữ đoàn pháo binh 45; lữ đoàn xe tăng 202; lữ đoàn công binh 299. Quân đoàn vào Nam cuối tháng 3-1975 để tham dự cuộc tấn công vào Sài Gòn.
 


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 15 Tháng Ba, 2008, 08:24:46 pm
Các trung đoàn bộ binh :

Trung đoàn 1 VC Có mặt ở QK5 từ 1962; biên chế vào Sư đoàn 2 20/10/1965. Tháng 3/1972 nằm trong biên chế Sư đoàn 2 [các tiểu đoàn 40, 60, 90 VC], Quảng Tín. Biến mất vào khoảng giữa 1973.

Trung đoàn 2VC Có mặt ở QK5 từ 1962; biên chế vào Sư đoàn 3 2/9/1965 [Sư đoàn 3 giải thể sau Tết 1968 cho tới khi tái lập vào tháng 6/1971]. Không thấy nêu trong danh sách vào tháng 3/1972.   

Trung đoàn 2 BV Trong đội hình Sư đoàn 3 tháng 3/1972 [tiểu đoàn 1, 2, 3; tiểu đoàn đặc công 4, tiểu đoàn pháo binh 5], Bình Định.

Trung đoàn 3 VC Có mặt ở QK5 từ 1962 [nhưng biến mất vào năm 1965 ?]

Trung đoàn 3 VC Trung đoàn cơ sở thành lập Sư đoàn 9 2/9/1965. Trung đoàn sau đó tách khỏi Sư đoàn 9. Xuất hiện ở nam vùng 1tháng 1/1969. Biên chế vào Sư đoàn 711 29/6/1971 và có lẽ giải thể cuối 1973.

Trung đoàn 3 BV Bộ phận của Sư đoàn 324 năm 1966. Trung đoàn 3 có lẽ được tổ chức lại từ trung đoàn 95C khoảng sau tháng 12/1971, bộ phận còn lại biên chế vào Sư đoàn 9.

Trung đoàn 3B BV Thành lập (trước 1969) nhờ tổ chức lại trung đoàn 88/Sư đoàn 308 và biên chế vào Sư đoàn 9. Tách khỏi Sư đoàn 9 năm 1969, lấy lại phiên hiệu và biên chế cũ.

Trung đoàn 4 VC Hoạt động ngày 23/11/1965 trong biên chế Sư đoàn 5. Tách khỏi Sư đoàn 5 trước tháng 12/1972.

Trung đoàn 4 BV Thuộc QK Trị Thiên – Huế tháng 3/1972 [tiểu đoàn bộ binh K4B VC và K4C BV]. Có mặt ở QK Trị Thiên – Huế tháng 12/1972 [có lẽ chính là trung đoàn 4 VC cũ].
 
Trung đoàn 5 VC Hoạt động ngày 23/11/1965 trong biên chế Sư đoàn 5. Tách khỏi Sư đoàn 5 trước tháng 12/1972.

Trung đoàn 5 BV Thuộc QK Trị Thiên – Huế tháng 3/1972 [tiểu đoàn bộ binh 804, 810 BV, tiểu đoàn đặc công Chi Thua II VC, tiểu đoàn súng không giật 32 BV], Thừa Thiên. Có mặt ở QK Trị Thiên – Huế tháng 12/1972 [có lẽ chính là trung đoàn 5 VC cũ].

Trung đoàn 6 BV Xuất hiện ở QK Trị Thiên tháng 1/1969 và 12/1972, cũng như tháng 3/1972 [ tiểu đoàn bộ binh 800, 802, 806 BV, tiểu đoàn đặc công 12 BV, tiểu đoàn súng không giật 35 BV], Thừa Thiên..

Trung đoàn 6 VC thành lập tháng 3/1970 [trung đoàn bộ 4/1970, tiểu đoàn 8 3/1970, tiểu đoàn 7 và 9 4/1970]; một bộ phận của Sư đoàn 5 vào tháng 3/1972, Bình Long.

Trung đoàn 9 BV Một bộ phận của Sư đoàn 304 điều sang Lào tháng 8/1965; quay trở lại đội hình sư đoàn tháng 1/1968 (có thể sớm hơn).

Trung đoàn 9B BV Bộ phận thuộc Sư đoàn 304B. Tuy nhiên tháng 3/1972 Sư đoàn 304B có trung đoàn 9 BV [tiểu đoàn 1, 2, 3] thay vì 9B, Quảng Trị.

Trung đoàn 10 VC Được tổ chức mùa thu 1965 ở QK5. Không có thông t  thêm.

Trung đoàn 12 VC Tổ chức từ trung đoàn 18 BV/Sư đoàn 312 (vào nam tháng 9/1965); biên chế trong Sư đoàn 3 2/9/1965 [Sư đoàn 3 giải thể sau Tết 1968 cho tới khi tái lập vào tháng 6/1971]. Trong đội hình Sư đoàn 3 tháng 3/1972 [ tiểu đoàn 4, 5, 6], Bình Định.

Trung đoàn 16 BV Thành lập 13/6/1966 từ trung đoàn 101 và biên chế trong Sư đoàn 7. Tách ra một thời gian ngắn sau đó..

Trung đoàn 18 BV bộ phận của Sư đoàn 312 vào nam tháng 2/1965 và đổi phiên hiệu là Trung đoàn 12 VC.

Trung đoàn 18B BV Có mặt ở QK3 12/1972. Biên chế vào Sư đoàn 4 1973 hoặc 1974.

Trung đoàn 18C BV Bộ phận của Sư đoàn 325C và vào nam trong đội hình sư đoàn cuối 1966; trở thành đơn vị độc lập sau Tết 1968.

Trung đoàn 18D BV Bộ phận của Sư đoàn 325D; sang Lào năm 1969 và sau đó trở lại đơn vị.

Trung đoàn 21 BV Vào nam 20/10/1965 và biên chế trong Sư đoàn 2. Tách khỏi Sư đoàn 2 3/1971. Biên chế vào Sư đoàn 3 6/1971. Tuy nhiên thấy xuất hiện trong đội hình Sư đoàn 2 3/1972 [tiểu đoàn 4, 5, 6], Quảng Ngãi. Tách khỏi Sư đoàn 3 6/1973.

Trung đoàn 22 VC Thành lập ngày 2/9/1965 trong đội hình Sư đoàn 3. (Các trung đoàn của Sư đoàn 3 phân tán sau Tết 1968 cho tới khi tái lập 6/1971). Rời Sư đoàn 3 6/1971.

Trung đoàn 24 BV Bộ phận của Sư đoàn 304 và vào nam cùng sư đoàn tháng 8/1965. Hoạt động với Sư đoàn 325B 1966. Thuộc mặt trận B-3 3/1972 [tiểu đoàn 4, 5, 6], Pleiku. Đơn vị độc lập 12/1972. Biên chế vào Sư đoàn 10 xuân 1973. Có thể đã chuyển sang Sư đoàn 6.

Trung đoàn 24B BV Tháng 3/1972 là một bộ phận của Sư đoàn 304B [tiểu đoàn 4, 5, 6], Quảng Trị.

Trung đoàn 27 BV Xuất hiện ở bắc vùng 11/1969. Thuộc mặt trận B5 Mặt trận 3/1972 [tiểu đoàn 1, 2, 3], Quảng Trị.

Trung đoàn 27B BV Thuộc mặt trận B5 12/1972.

Trung đoàn 28 BV Thuộc mặt trận B3 3/1972 [tiểu đoàn K1, K2, K3], Kontum. Biên chế trong Sư đoàn 10 20/9/1972.

Trung đoàn 29 BV Thuộc Sư đoàn 324B 3/1972 [tiểu đoàn 7, 8, 9]. Thừa Thiên.

Trung đoàn 31 BV Biên chế trong Sư đoàn 2 1966. Không xuất hiện năm 1972 (Thuộc mặt trận B5 tháng 3 và 12/1972), nhưng chắc chắn xuất hiện lại 1973. 3/1972, thuộc Sư đoàn 2 [tiểu đoàn 1, 2, 3], Quảng Tín. Tuy nhiên, 1 Trung đoàn 31 BV cũng xuất hiện ở Mặt trận B5 [tiểu đoàn bộ binh 15, 27 BV, đại đội đặc công 11, 12 BV, đại đội bộ binh C9 và C10 VC], Quảng Trị.

Trung đoàn 33 BV Bộ phận của Sư đoàn 325 và vào nam cùng sư đoàn 11/1964, nhưng tách ra 1965. Biên chế trong Sư đoàn 1 10/12/1965. Sau đó tách ra thành đơn vị độc lập. Hoạt động với Sư đoàn 325B d1966. 3/1972 thuộc đặc khu Bà Rịa [ tiểu đoàn K1 K2, K3], Phước Tuy trung đoàn bộ và và K3), Long Khánh (K1), Bình Tuy (K2). Thuộc QK 7 12/1972.

Trung đoàn 36 BV Bộ phận của Sư đoàn 308 và vào nam độc lập 1966; quay lại sư đoàn cuối 1967. Biên chế trong Sư đoàn 2 cuối 1974.

Trung đoàn 38 BV Xuất hiện ở nam vùng 11/1969. Biên chế trong Sư đoàn 711 29/6/1971. 3/1972 thuộc Mặt trận 4 [tiểu đoàn 7, 8, 9], Quảng Nam. Biên chế trong Sư đoàn 2 giữa 1973.

Trung đoàn 48 BV Bộ phận của Sư đoàn 320, vào nam cùng sư đoàn 9/1967.

Trung đoàn 48B BV Bộ phận của Sư đoàn 320B.

Trung đoàn 52 BV Bộ phận của Sư đoàn 320 vào nam 1966 (sau tháng 2). Biên chế trong Sư đoàn 7, 1966. Cũng xuất hiện trong đội hình Sư đoàn 320 1/1969. Biên chế trong Sư đoàn 2 xuân 1972. Tách ra giữa 1973 và trở thành lữ đoàn.

Trung đoàn 52B BV Bộ phận của Sư đoàn 320 3/1972, chỉ có trung đoàn bộ xuất hiện ở nam VN, Quảng Trị.

Trung đoàn 52? BV Bộ phận của Sư đoàn 1 12/1972.

Trung đoàn 64 BV Bộ phận của Sư đoàn 320, vào nam 2/1966. Trở lại 9/1967.

Trung đoàn 64B BV Bộ phận của Sư đoàn 320B.

Trung đoàn 66 BV Bộ phận của Sư đoàn 304 và vào nam cùng sư đoàn 8/1965. Biên chế trong Sư đoàn 1 10 12/1965. Thuộc mặt trận B3 3/1972 [tiểu đoàn 7, 8, 9], Cambodia/Kontum. Biên chế trong Sư đoàn 10 20/9/1972. Có thể thuộc mặt trận B3.

Trung đoàn 66B BV 3/1972 là bộ phận của Sư đoàn 304B [tiểu đoàn 7, 8, 9], Quảng Trị.

Trung đoàn 84 BV Xuất hiện ở bắc vùng 11/1969.

Trung đoàn 86 BV Thuộc QK2 12/1972.

Trung đoàn 88 BV Bộ phận của Sư đoàn 308 và vào nam không rõ thời điểm. Biên chế trong Sư đoàn 1, không rõ thời điểm; tách ra 9/1967 và trở lại Sư đoàn 308. Đổi phiên hiệu là Trung đoàn 3B, không rõ thời điểm (trước 1969); 1969 lấy lại phiên hiệu cũ và trở về Sư đoàn 308. 3/1972 thuộc QK 2 [tiểu đoàn bộ binh K7, K8, K9, tiểu đoàn đặc công K10], Bình Tường trung đoàn bộ, K1 và K2), Kiến Tường (K9), Kiến Phong (K10).

Trung đoàn 95 BV Bộ phận của Sư đoàn 325 và vào nam cùng sư đoàn 11/1964. Tách ra cuối 1965. Cũng được mang tên Trung đoàn 95A 3/1972, thuộc QK 3 [tiểu đoàn bộ binh Z7, Z8, Z9, tiểu đoàn đặc công Z3], Kiên Giang trung đoàn bộ và Z3), An Xuyên (Z7 Z8, và Z9). Thuộc QK3 12/1972. Biên chế trong Sư đoàn 4 1973 hoặc 1974.

Trung đoàn 95B BV Bộ phận của Sư đoàn 325B và vào nam cùng sư đoàn xuân 1966. Trở thành đơn vị độc lập vào cuối năm. Thuộc mặt trận B3 3/1972 [tiểu đoàn K1 K63, K394], Pleiku. Biên chế trong Sư đoàn 10 20/9/1972. Chuyển sang Sư đoàn 320 xuân 1975.

Trung đoàn 95C BV Bộ phận của Sư đoàn 325C và vào nam cùng sư đoàn cuối 1966; đơn vị độc lập sau Tết 1968. Biên chế trong Sư đoàn 9 1969. Thuộc Sư đoàn 9 3/1972 [tiểu đoàn 4, 5, 6 ], Tây Ninh. Có thể đổi phiên hiệu là Trung đoàn 3 sau 12/1972.

Trung đoàn 95D BV Bộ phận của Sư đoàn 325D, vào Đường 9  đầu 1969 và sau đó trở lại sư đoàn.

Trung đoàn 98 BV Bộ phận của Sư đoàn 316.

Trung đoàn 101 BV Bộ phận của Sư đoàn 325 và vào nam cùng sư đoàn 11/1964. An  đơn vị độc lập sau cuối 1965. Thuộc phân khu 1 3/1972 [tiểu đoàn 1, 2, 3 ], Bình Long (trung đoàn bộ), Bình Dương (1), Hậu Nghĩa (2), Tây Ninh (3).

Trung đoàn 101B BV Bộ phận của Sư đoàn 325B và vào nam cùng sư đoàn xuân 1966. Sau đó sáp nhập với Trung đoàn 101C.

Trung đoàn 101C BV Thành lập là 1 bộ phận của Sư đoàn 325C, có thể vào nam độc lập và sáp nhập với Trung đoàn 101B, có lẽ nhập vào Sư đoàn 325B cho đến khi giải thể cuối 1966.

Trung đoàn 101D BV Có thể hoạt động trong Sư đoàn 325D, nhưng vào nam trong Sư đoàn 325C cuối 1966. Trở thành trung đoàn độc lập sau Tết 1968. Biên chế trong Sư đoàn 1 12/1972.

Trung đoàn 102 BV Bộ phận của Sư đoàn 308 và vào nam cùng sư đoàn 9/1967.

Trung đoàn 126 BV Xuất hiện ở bắc vùng 11/1969.

Trung đoàn 138 BV Xuất hiện ở mặt trận B5, bắc vùng 1, 1/1969.

Trung đoàn 141 BV Bộ phận của Sư đoàn 312 nhưng vào nam 1966. Biên chế trong Sư đoàn 7 13/6/1966. Biên chế trong Sư đoàn 2 3/1971. 3/1972 thuộc Mặt trận 4 [tiểu đoàn 1, 2, 3], Quảng Nam, trở lại Sư đoàn 312 1973.

Trung đoàn 141 BV Bộ phận của Sư đoàn 7  3/1972 [tiểu đoàn 1, 2, 3], Tây Ninh.

Trung đoàn 165 BV Bộ phận của Sư đoàn 312 nhưng vào nam 1966. Biên chế trong Sư đoàn 7 13/6/1966. Thuộc Sư đoàn 7 3/1972 [tiểu đoàn 1, 2 và 3 ], Tây Ninh. Trở lại Sư đoàn 312 1973.

Trung đoàn 174 BV Bộ phận của Sư đoàn 316 và vào Tây Nguyên 1967. Thuộc Sư đoàn 5 3/1972 [tiểu đoàn 1, 2, 3 ], Tây Ninh. Có thể trở lại sư đoàn xuân 1975.

Trung đoàn 188 BV 3/1972 thuộc QK 3 [tiểu đoàn bộ binh Z4, Z5 và Z6, tiểu đoàn đặc công T20], Kiên Giang.

Trung đoàn 201 VC Biên chế trong Sư đoàn 303 khi sư đoàn thành lập 19/8/1974.

Trung đoàn 205 BV Bộ phận của Sư đoàn 5 12/1972. Chuyển sang Sư đoàn 303 19/8/1974.

Trung đoàn 207 BV Biên chế trong Sư đoàn 6  1973 hoặc 1974; từng là 1 trung đoàn độc lập.

Trung đoàn 209 BV Bộ phận của Sư đoàn 312, vào nam cùng sư đoàn 9/1967. Biên chế trong Sư đoàn 7 đầu 1972, 3/1972 [tiểu đoàn K4, K5, K6 ], Tây Ninh. Trở lại Sư đoàn 312 1973.

Trung đoàn 246 BV 3/1972 Thuộc mặt trận B5 [tiểu đoàn 1, 2 và 3 ], Quảng Trị. Thuộc mặt trận B5 12/1972.

Trung đoàn 270 BV Xuất hiện ở bắc vùng 1 1/1969. Biên chế trong Sư đoàn 711 29/6/1971.Tuy nhiên, 3/1972 thuộc Mặt trận B5 [tiểu đoàn 4, 5 và 6 , cộng với tiểu đoàn phòng không 6 BV], Quảng Trị. Tách khỏi Sư đoàn 711và có lẽ giải thể cuối 1973.

Trung đoàn 270B BV Thuộc mặt trận B5 12/1972.

Trung đoàn 271 VC Thành lập đầu 8/1961. Biên chế trong Sư đoàn 9 2/9/1965. Thuộc Sư đoàn 9 3/1972 [tiểu đoàn 1, 2 và 3 ], Tây Ninh. Có lẽ là đơn vị độc lập khoảng 12/1972. Chuyển sang Sư đoàn 303 19/8/1974.

Trung đoàn 272 VC Thành lập 8/1961. Biên chế trong Sư đoàn 9 2/9/1965. Thuộc Sư đoàn 9 3/1972 [tiểu đoàn 1, 2, 3 ], Tây Ninh.

Trung đoàn 274 VC   3/1972 thuộc đặc khu Bà Rịa [tiểu đoàn 1, 2, 3 ], Long Khánh (1 và 2), Biên Hoà (trung đoàn bộ và 3). Thuộc QK7 12/1972.

Trung đoàn 275 VC Bộ phận của Sư đoàn 5 3/1972 [tiểu đoàn 1 và 3 ], Phước Long.

Trung đoàn 320 BV Thành lập 1964 từ 3 tiểu đoàn  (1 từ Sư đoàn 308) và vào nam. Biên chế trong Sư đoàn 1 10/12/1965.

Trung đoàn 401 BV Xuất hiện ở Sư đoàn 3 1/1969.

Trung đoàn 803 BV Bộ phận của Sư đoàn 324B. Xuất hiện ở  QK Trị-Thiên  1/1969. Thuộc Sư đoàn 324B 3/1972 [tiểu đoàn 1, 2 và 3 ], Thừa Thiên.

Trung đoàn 812 BV Bộ phận của Sư đoàn 324B. Cũng xuất hiện ở Mặt trận 7 bắc vùng 1 1/1969. Thuộc Sư đoàn 324B 3/1972 [tiểu đoàn 4, 5, 6 ], Quảng Trị.

Trung đoàn D1 VC Thành lập 7/1967 (trung đoàn bộ 3/1968). 3/1972 thuộc QK 3 [tiểu đoàn 303 và 309 ], Chương Thiện. Thuộc QK3  2/1972. Biên chế trong Sư đoàn 4   1973 hoặc 1974.

Trung đoàn D2 VC Thành lập 8/1968 (trung đoàn bộ 6/1968). 3/1972 thuộc QK3 [tiểu đoàn bộ binh Z7, Z8, Z9, tiểu đoàn đặc công Z10], Kiên Giang (trung đoàn bộ, Z9 và Z10 ), An Xuyên (Z7 Bn), Chương Thiện (Z8 Bn). Thuộc QK3  12/1972.

Trung đoàn D3 VC Không rõ thời điểm thành lập. 3/1972 thuộc QK 3 [tiểu đoàn 306 và 312 ], Vĩnh Bình (trung đoàn bộ và 306), Vĩnh Long (312). Thuộc QK 3   12/1972.

Trung đoàn DT1 VC Thành lập 3/1964. Thuộc QK2  3/1972 [tiểu đoàn bộ binh 261A và 261B, tiểu đoàn đặc công 269B], Định Tường. Biên chế trong Sư đoàn 6 1973 hoặc 1974.

Trung đoàn E6 BV Bộ phận của Sư đoàn 5 12/1972.

Trung đoàn Z15 BV Biên chế trong Sư đoàn 8  1973 hoặc 1974; từng là 1 trung đoàn độc lập.

Trung đoàn Z18 BV Biên chế trong Sư đoàn 8  1973 hoặc 1974; từng là 1 trung đoàn độc lập.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 15 Tháng Ba, 2008, 08:27:28 pm
II. Phòng không và không quân

Trung đoàn không quân 921 thành lập tháng 8-1964 và trung đoàn không quân 923 thành lập một năm sau đó. Năm 1964 BV chưa có không quân, và những máy bay tiêm kích MiG-15, MiG-17 xuất trận tháng 8-1964 là từ Trung Quốc. Cuối tháng 6-1965, BV có khoảng 70 MiG-15, MiG-17. Những chiếc MiG-21 đầu tiên được chuyển tới tháng 12-1965. Ngoài ra còn có 8 máy bay ném bom IL-28. Cuối năm 1966, lực lượng không quân BV có khoảng 70 máy bay tiêm kích với 15 MiG-21 (29 máy bay mất trong không chiến với Mỹ, nên viện trợ chỉ đủ bù lại số bị tổn thất). Năm 1967, BV mất 75 máy bay trong không chiến và 15 chiếc bị tiêu diệt trên mặt đất. Với những bổ sung, khoảng 20 máy bay đã được đưa sang Trung Quốc để huấn luyện và tổ chức lại. Sư đoàn không quân 371 thành lập ngày 24-3-1967 với 2 trung đoàn tiêm kích 921 và 923. Đầu năm 1968, lực lượng tiêm kích ở trong nước có khoảng 25 chiếc. Cuối tháng 10-1968, 8 chiếc IL-28 được tổ chức thành đơn vị trực chiến.

Hai trung đoàn không quân khác được thành lập sau đó : 925 vào tháng 2-1969 và 927 vào tháng 2-1972. Tất cả đều nằm trong đội hình sư đoàn không quân 371.

Lực lượng phòng không với 6 trung đoàn pháo cao xạ và 2 trung đoàn radar năm 1963 đã phát triển nhanh chóng. Năm 1964, BV có khoảng 700 súng phòng không các loại và 20 radar cảnh giới. Lực lượng phòng không được tổ chức ở các điểm dân cư hay căn cứ quân sự, đảm nhiệm từ cao độ 20.000 feet trở xuống. Đơn vị SAM đầu tiên được tổ chức tháng 4-1965 và tác chiến lần đầu tháng 7-1965. Chúng được bố trí đầu tiên ở khu vực Hà Nội, sau đó là Hải Phòng, khu vực LOC (?) phía nam Thanh Hoá. Cuối năm đó, ước tính có khoảng 60 bệ phóng. Ngoài ra là một lực lượng pháo cao xạ hùng hậu (ví dụ, tháng 2-1965 có 2.100 súng phòng không).

Đến tháng 6-1966, lực lượng phòng không đã được tổ chức thành các sư đoàn :

Sư đoàn phòng không 361
thành lập ngày 19-5-1965 làm nhiệm vụ bảo vệ Hà Nội.

Sư đoàn phòng không 363 thành lập tháng 6-1966 làm nhiệm vụ bảo vệ Hải Phòng.

Sư đoàn phòng không 365 thành lập tháng 6-1966.

Sư đoàn phòng không 367 thành lập tháng 6-1966, là một đơn vị cơ động tác chiến ở Quân khu 4 (gồm 4 trung đoàn pháo cao xạ và 1 trung đoàn tên lửa đất đối không).

Sư đoàn phòng không 369 thành lập tháng 6-1966.

Cuối năm 1966, đã có khoảng 150 bệ phóng SAM ở miền B. Số dàn radar đã phát triển lên 100, gồm radar cảnh giới, radar dẫn đường cho không quân, radar dẫn bắn cho pháo cao xạ. 100 bệ phóng khác được phát hiện cuối năm 1967. Tất cả lực lượng được tổ chức thành 25 tiểu đoàn SAM.

Hai sư đoàn khác được thành lập :

Sư đoàn phòng không 368 thành lập năm 1968 ở Quân khu 4.

Sư đoàn phòng không 377 thành lập năm 1968 ở Quân khu 4, với 3 trung đoàn rút từ các đơn vị khác.

Đến tháng 4-1968, BV có khoảng 8.000 súng phòng không chủ yếu là súng máy hoặc pháo cao xạ hạng nhẹ, nhưng cũng có cả pháo cao xạ 100mm (được triển khai tháng 7-1965). Ngoài ra còn có hơn 350 dàn radar và 300 dàn phóng SAM.


III. Xe tăng

Lữ đoàn xe tăng 202 lần đầu tác chiến ở Lào với tiểu đoàn 367. Lữ đoàn đã tham gia chiến đấu trong cuộc tiến công 1972 và cuộc tổng tiến công 1975.

Lữ đoàn xe tăng 203 cũng được ghi nhận là đã tác chiến ở Lào năm 1971 với tiểu đoàn 198 và 297. Lữ đoàn cũng đã tham gia cuộc tổng tiến công 1975.


IV. Pháo binh

Sư đoàn pháo binh 69 VC được ghi nhận ở Vùng 3 chiến thuật, thành lập tháng 8-1962. Tháng 3-1972, sư đoàn có trung đoàn pháo binh 96 BV (bao gồm 1 tiểu đoàn VC) và trung đoàn pháo phản lực 208B BV. Cả hai trung đoàn này xâm nhập Vùng 3 chiến thuật năm 1971. Trong đội hình sư đoàn còn có 1 tiểu đoàn phòng không VC (thành lập 1964) và 1 tiểu đoàn súng cối VC (thành lập tháng 10-1965). Các đơn vị khác được bố trí ở Bình Long và Tây Ninh.

Trung đoàn pháo binh 38 BV tháng 3-1972 thuộc mặt trận B5, với các tiểu đoàn pháo 1, 2, 3 ở Quảng Trị.

Trung đoàn pháo binh 40 BV tháng 3-1972 thuộc mặt trận B3, gồm các tiểu đoàn pháo K11, K16, K33, K44 và tiểu đoàn cao xạ K30 ở Kon Tum.

Trung đoàn pháo phản lực 68B BV có mặt ở Vùng 1 chiến thuật tháng 1-1969, nhưng không được ghi nhận tháng 3-1972.

Trung đoàn pháo phản lực 74 BV có mặt ở Đặc khu Bà Rịa tháng 3-1972. Gồm tiểu đoàn 1 và 3 ở Biên Hoà và tiểu đoàn 2 ở Long Khánh.

Trung đoàn pháo phản lực 84 BV thuộc mặt trận B5 tháng 3-1972. Gồm các tiểu đoàn 1, 2, 3, 4 ở Quảng Trị.

Trung đoàn pháo binh 96 BV tháng 3-1972 là một bộ phận của sư đoàn pháo binh 69 VC, với trung đoàn bộ và tiểu đoàn K4 ở Tây Ninh và tiểu đoàn K3, K5 ở Bình Long.

Trung đoàn pháo binh 164 BV thuộc mặt trận B5 tháng 3-1972, gồm tiểu đoàn 1, 2, 3 ở Quảng Trị.

Trung đoàn pháo phản lực 208B BV là một bộ phận của sư đoàn pháo binh 69 VC tháng 3-1972, gồm tiểu đoàn 1, 2, 22 ở Tây Ninh.

Trung đoàn pháo binh 262 BV trở thành một bộ phận của sư đoàn bộ binh 303 mới thành lập năm 1974.

Trung đoàn pháo phản lực 368B BV ở Vùng 1 chiến thuật tháng 1-1969, không được ghi nhận tháng 3-1972.
 


Tính đến tháng 1-1973, theo tài liệu của VNCH, lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam ở miền Nam Việt Nam có :

- Vùng 1 chiến thuật : 7 sư đoàn và 6 trung đoàn bộ binh; 1 sư đoàn và 12 trung đoàn phòng không; 6 trung đoàn pháo binh; 2 trung đoàn xe tăng; 3 trung đoàn đặc công.

- Vùng 2 chiến thuật : 3 sư đoàn và 5 trung đoàn bộ binh; 2 trung đoàn pháo binh; 1 trung đoàn xe tăng; 1 trung đoàn đặc công.

- Vùng 3 chiến thuật : 2 sư đoàn và 8 trung đoàn bộ binh; 1 sư đoàn và 2 trung đoàn pháo binh; 1 sư đoàn và 2 trung đoàn đặc công; 1 trung đoàn xe tăng.

- Vùng 4 chiến thuật : 2 sư đoàn và 11 trung đoàn bộ binh.


Các đơn vị khác được ghi nhận còn có lữ đoàn xe tăng M26, sư đoàn pháo binh 75, sư đoàn phòng không 377, sư đoàn công binh 5 và sư đoàn đặc công 27.

Lực lượng pháo binh có khoảng 430 khẩu pháo 122mm và 130mm. Thiết giáp các loại có 655 xe (gồm cả xe bọc thép chở quân và xe xích kéo pháo). Trong tổng số vũ khí trên bao gồm cả pháo lựu D-20 152mm và pháo chống tăng T-12 100mm.

Theo nguồn thông tin này, BV đã tổ chức hơn 20 trung đoàn phòng không sau khi ngừng bắn.

Các đơn vị đặc công trực thuộc mặt trận B2, tính đến năm 1975 có 12 trung đoàn và đơn vị tương đương, và 36 tiểu đoàn độc lập.


----------------------------
Có vẻ họ lấy mốc để nghiên cứu là Mậu Thân 1968, 3/1972 và 4/1975.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: altus trong 23 Tháng Tư, 2008, 01:52:31 am
Các bác bên quân lực cho tôi hỏi vài phát.

1.
Trích dẫn
Trung đoàn 24 BV Bộ phận của Sư đoàn 304 và vào nam cùng sư đoàn tháng 8/1965. Hoạt động với Sư đoàn 325B 1966. Thuộc mặt trận B-3 3/1972 [tiểu đoàn 4, 5, 6], Pleiku. Đơn vị độc lập 12/1972. Biên chế vào Sư đoàn 10 xuân 1973. Có thể đã chuyển sang Sư đoàn 6.

E24 này có phải là E24/F304 đánh trận Làng Vây không? Trên mạng có một số bài viết nói E24 đánh Đắc Tô - Tân Cảnh cuối năm 1967 và E24 đánh Kon Tum Mậu Thân đợt 1. Chắc cùng một lúc không tham gia được cả Làng Vây và Kon Tum?

2. E271 QGP (Q.761, TĐ Bình Giã) có phải thành lập từ E271 chủ lực từ Bắc vào không? Mà chính xác từ khi nào EQ761 được đổi phiên hiệu thành E271? Sau này E271 nhập vào F9 năm 1965, sau đó theo tài liệu MACV của bác chiangshan thì sang F303, giai đọan sau lại thấy nhiều chỗ ghi là thuộc F5?

3. E273 có phải thành lập cùng thời điểm với F9 không? Từ những đơn vị nào? Sau này thì "quá trình công tác" thế nào? F9 đến năm 72 hình như không còn E273 nữa.

Tài liệu ta có ghi chép tổng kết gì về trận E271 đụng độ và tiêu diệt 2 đại đội (thiếu) thuộc TĐ 2/28 của Sư 1 Mỹ Anh Cả Đỏ ngày 17/10/1967 không? Vụ này bọn PBS Mỹ dựng thành cả phim tài liệu:

http://en.wikipedia.org/wiki/Battle_of_Ong_Thanh

http://www.pbs.org/wgbh/amex/twodays/index.html


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 24 Tháng Tư, 2008, 07:20:20 pm
Hiện em không có tài liệu trong tay nên chỉ trả lời được bác altus thế này thôi:

1/ Đấy là 2 e khác nhau. f304 đi B năm 65, vào chiến trường thì thành các e độc lập (trong đó có e66 - Ia đrăng, nói đến đây hẳn bác altus nhớ ra ngay), đó là e24 Đắc Tô, Kon Tum.... Ở miền Bắc f304 được tái lập, trong đó có e24 đánh Làng Vây. 
Nói chung các đơn vị của ta đã vào sâu hơn Trị - Thiên thì khi chuyển địa bàn đa số là xuôi vào Nam chứ ít khi ngược ra Bắc.

2/ e271/f303 cuối năm 71 mới vào B2, là e độc lập, khi f3 Phước Long (f303) thành lập thì nằm trong f3. Còn 1 e271 khác là anh em sinh đôi với nó thì (hình như) đi B sớm hơn.

3/ Các e của f9 mang phiên hiệu e1, e2, e3. Số hiệu 271/272/273 hình như là do Mỹ đặt.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: dongadoan trong 24 Tháng Tư, 2008, 07:31:33 pm
3/ Các e của f9 mang phiên hiệu e1, e2, e3. Số hiệu 271/272/273 hình như là do Mỹ đặt.
---------------------------------------------------
 Đấy là phiên hiệu khi tham gia chiến dịch Quang Trung của f9 năm 1972.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: altus trong 25 Tháng Tư, 2008, 03:26:34 am
1/ Đấy là 2 e khác nhau. f304 đi B năm 65, vào chiến trường thì thành các e độc lập (trong đó có e66 - Ia đrăng, nói đến đây hẳn bác altus nhớ ra ngay), đó là e24 Đắc Tô, Kon Tum.... Ở miền Bắc f304 được tái lập, trong đó có e24 đánh Làng Vây. 

Vâng tôi cũng đóan thế. Cảm ơn bác đã kôn phơm.


Trích dẫn
2/ e271/f303 cuối năm 71 mới vào B2, là e độc lập, khi f3 Phước Long (f303) thành lập thì nằm trong f3. Còn 1 e271 khác là anh em sinh đôi với nó thì (hình như) đi B sớm hơn.

3/ Các e của f9 mang phiên hiệu e1, e2, e3. Số hiệu 271/272/273 hình như là do Mỹ đặt.

Bác dongadoan

3/ Các e của f9 mang phiên hiệu e1, e2, e3. Số hiệu 271/272/273 hình như là do Mỹ đặt.
---------------------------------------------------
 Đấy là phiên hiệu khi tham gia chiến dịch Quang Trung của f9 năm 1972.

Thế thì tức là cuối cùng ta có bao nhiêu E 271 (phiên hiệu của ta) hở các bác.

E273/F9 thấy bọn MACV nói là năm 69 được E95C thay vào, nhưng E mới này vẫn giữ phiên hiệu là E3/F9, rồi đến 72 lại vẫn mang phiên hiệu E273? Thế thì E273 cũ sau đó đi đâu? Giải tán hay là sao nhỉ?


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: baogt trong 25 Tháng Tư, 2008, 07:18:52 am
Sao quân đòan 4 các Bác đếm thiếu sư 10, sư 10 đánh trên Tây Nguyên mà, Trận đánh Buôn Mê Thuật ông già em kể có đồng chí  trinh sát sư 10 bị bắt, bị mất quyển hồi ký ghi rõ mục đích tiến công mà tướng Phú tưởng mình nghi binh. Với trận đấy do không lấy được sớm sơ đồ hầm ngầm làm ta mất 1 tiểu đoàn đặc công, các bác có biết đó là tiểu đoàn nào không?


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 25 Tháng Tư, 2008, 10:20:32 am
Sao quân đòan 4 các Bác đếm thiếu sư 10, sư 10 đánh trên Tây Nguyên mà, Trận đánh Buôn Mê Thuật ông già em kể có đồng chí  trinh sát sư 10 bị bắt, bị mất quyển hồi ký ghi rõ mục đích tiến công mà tướng Phú tưởng mình nghi binh.

1 là nhà em chả đếm thiếu gì ạ.

2 là nhật ký chứ không phải hồi ký đâu ạ.

Quân đoàn 3 - binh đoàn Tây Nguyên [4] gồm :

- Sư đoàn bộ binh 10 : trung đoàn bộ binh 24, 28, 66 và trung đoàn pháo binh 4.
- Sư đoàn bộ binh 316 : trung đoàn bộ binh 148, 149, 174 và trung đoàn pháo binh 187.
- Sư đoàn 320A Đồng Bằng : trung đoàn bộ binh 9, 48, 64 và trung đoàn pháo binh 54.
- Trung đoàn xe tăng thiết giáp 273.
- Lữ đoàn pháo binh 40.
- Trung đoàn pháo binh 675.
- Trung đoàn đặc công 198.
- Trung đoàn phòng không 232.
- Trung đoàn phòng không 234.
- Trung đoàn phòng không 593.
- Lữ đoàn công binh 7, trung đoàn thông tin 29.

Trích dẫn
Với trận đấy do không lấy được sớm sơ đồ hầm ngầm làm ta mất 1 tiểu đoàn đặc công, các bác có biết đó là tiểu đoàn nào không?

Đánh ở BMT là d4+d5/eĐC198 và d27. Chi tiết có thể xem ở đây: http://quansuvn.net/index.php?topic=1227.70


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 03 Tháng Năm, 2008, 01:27:54 pm
Bác altus

Thế thì tức là cuối cùng ta có bao nhiêu E 271 (phiên hiệu của ta) hở các bác.

Theo tìm hiểu của em thì có 2 trung đoàn mang phiên hiệu 271. e271A vào Nam cuối 71, đầu 72, tham gia chiến dịch Nguyễn Huệ, sau này về f3/303, tác chiến chủ yếu ở ĐBSCL. e271B, có lẽ là tái lập ở miền Bắc và vào Nam quãng 74-75, tham gia chiến dịch Tây Nguyên 3/75.

Còn các phiên hiệu 271/272/273 của f9 có lẽ chỉ là phiên hiệu giả.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: altus trong 03 Tháng Năm, 2008, 03:05:39 pm
Ơ thế không phải trung đoàn Bình Giã (Q. 761) của F9 từng mang phiên hiệu 271 hở bác? Mà phiên hiệu giả nghĩa là thế nào?


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: altus trong 05 Tháng Năm, 2008, 03:47:23 pm
Có bác nào biết lai lịch cụ thể của E Bắc Sơn không? E này vào Nam rồi thành chủ lực QK 6. Nghe nói nó bị xóa phiên hiệu vì khi hành quân tổn thất cao quá. Một D, D605 năm 1966 đưa về F5. Trước khi vào Nam lai lịch của E này thế nào nhỉ? Có phải phiên hiệu là E 45 không?


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 05 Tháng Năm, 2008, 06:06:34 pm
Có bác nào biết lai lịch cụ thể của E Bắc Sơn không? E này vào Nam rồi thành chủ lực QK 6. Nghe nói nó bị xóa phiên hiệu vì khi hành quân tổn thất cao quá. Một D, D605 năm 1966 đưa về F5. Trước khi vào Nam lai lịch của E này thế nào nhỉ? Có phải phiên hiệu là E 45 không?

Có vẻ giống trường hợp e52/f320, vào Nam tháng 8/66.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: altus trong 07 Tháng Năm, 2008, 05:36:01 am
Hỏi tiếp các bác, đọc quyển LS F5 thấy tháng 11/67 E88 của F308 về phối thuộc với F5 chừng một tháng rồi lại đi. Một số chỗ khác thấy nói E88 này giai đọan 66-68 họat động ở B2. Trong khi đó F308 được ghi là vào Nam tham gia Khe Sanh chỉ thiếu E36. Như vậy có phải là E88/F308 ở Khe Sanh và E88 ở B2 là hai E khác nhau không? Hay là E88 tháng 5/68 bò ngược ra Khe Sanh với đơn vị cũ? Rồi thì bọn MACV kia lại nói là sau 1969 E88 về lại với F308. Thực hư thế nào nhỉ?


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 07 Tháng Năm, 2008, 07:38:13 pm
Bác đang làm luận án đấy ạ ;D Trường hợp này cũng giống e24 bác ạ.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: altus trong 08 Tháng Năm, 2008, 01:20:04 am
Bác đang làm luận án đấy ạ ;D Trường hợp này cũng giống e24 bác ạ.

Không, tôi không có được tham vọng ấy ạ. :D Mấy trường hợp kiểu này QĐNDVN có "khí" nhiều...

Không bác nào biết thêm về E Bắc Sơn ạ?


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 08 Tháng Năm, 2008, 11:07:12 am
Không bác nào biết thêm về E Bắc Sơn ạ?

Nếu tìm được phiên hiệu là nhà em khắc mò được tin cho bác ;D Mà bác đọc ở đâu nói đây là e45 thế ạ?


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: altus trong 08 Tháng Năm, 2008, 08:44:33 pm
Chả là tôi đang tìm hiểu thêm về trận Long Tân (18/08/1966) giữa E5/F5 + D445 và 6RAR Úc. Bọn Úc cãi nhau khá nhiều thứ về thông tin bên ta, trong đó có tay đạo diễn cái phim tài liệu gì của Úc lên wiki khăng khăng là đã sang VN phỏng vấn cựu sĩ quan chỉ huy của ta, khẳng định là có một bộ phận của "NVA 45th Regiment" tham gia. Hồ sơ gốc của tụi Úc chép 2 trong số 3 tù binh ta sau trận đánh khai đơn vị mình là E45. Theo quyển lịch sử F5 thì trước trận đánh F5 được bổ sung thêm D605 từ E Bắc Sơn về làm D3/E5 mới. Tôi đang đoán mò là E Bắc Sơn từng có phiên hiệu là E 45, khi D 605 về  E5/F5 thì chiến sĩ có thể chưa làm quen kịp với phiên hiệu mới?

Bọn Úc đang làm phim truyện về trận này định năm nay sẽ chiếu, tinh thần là "trận đánh thần thánh của quân đội Úc, 100 chọi 2500" >:( Quanh vụ này bản thân bọn Úc với nhau cũng cãi nhau tưng bừng)

Nếu ta có thông tin xác tín thì tôi định sẽ sửa cái wiki entry. Hối xưa tôi cũng không coi trọng wiki lắm nhưng sau vụ đọc thông tin của bác pan zờ về cái báo cáo của ông bác sỹ quân y Pháp năm 2004, đưa thêm con số tù binh gốc Mít tại ĐBP vào cái phần "VM tàn bạo", ngoảnh đi ngoảnh lại thấy bây giờ nó được đưa ra trích dẫn ở khá nhiều chỗ khác :D

Tôi đang định có ý kiến anh em bên mình lập ra một team chuyên trách về các trang wiki tiếng Anh liên quan đến quân mình. Ảnh hưởng chắc chắn là nhiều hơn tranh luận diễn đàn, mà diện quảng cáo cho quansuvn lại cũng rộng hơn nữa  ;)


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: dongadoan trong 08 Tháng Năm, 2008, 08:49:00 pm
Về nguyên tắc, trước khi vào chiến dịch các đơn vị cấp chiến thuật đều đổi phiên hiệu. Cái này vừa để giữ bí mật việc điều quân vừa để đề phòng khi chiến sĩ bị địch bắt như bác ví dụ ở trên.

Ý tưởng của bác rất hay, bác có nhận lãnh đạo cái team ấy không? ;D


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: altus trong 08 Tháng Năm, 2008, 08:52:43 pm
Tôi sẵn sàng đóng góp bác ạ. Miễn là có các bác khác tiếp "đạn" cho xung kích thôi  ;D


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 08 Tháng Năm, 2008, 09:48:38 pm
Ơ thế không phải trung đoàn Bình Giã (Q. 761) của F9 từng mang phiên hiệu 271 hở bác? Mà phiên hiệu giả nghĩa là thế nào?

Hic, giờ mới dò ra được ;D Đúng là trong chiến dịch Đồng Xoài, các trung đoàn 1/2/3 (mấy tháng sau hợp thành f9) mang phiên hiệu 271/272/273. Chắc đó là phiên hiệu để nghi binh.

Mà bác altus có tin được không, cùng thời điểm diễn ra trận Long Tân, 1 sư đoàn 5 khác đang chiến đấu ở Phú Yên! ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 27 Tháng Sáu, 2008, 11:25:58 am
Nhân mượn được của lão New quyển VN Order of Battle, bổ sung thêm thông tin về các lực lượng tham chiến ở VN.

Đầu tiên là đám lâu nhâu trước.


HÀN QUỐC


Đơn vị đầu tiên của quân đội Hàn Quốc là toán điều tra, khảo sát tới VN 8/1964. Tiếp đó là đơn vị "Bồ Câu" gồm các thành phần hỗ trợ chiến đấu vào 2/1965. Từ tháng 9/1965, Hàn Quốc bắt đầu triển khai các đơn vị làm nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu gồm 2 sư đoàn bộ binh, 1 lữ đoàn thuỷ quân lục chiến và các đơn vị bảo đảm khác, đưa quân số Hàn Quốc ở VN lên 50.000 người, đứng thứ hai chỉ sau Mỹ. Các đơn vị Hàn Quốc tham chiến ở VN trong thời gian 8/1964 - 3/1973 gồm:

1. Sư đoàn Thủ đô (tức sư đoàn Mãnh Hổ) được triển khai ở VN từ 9/1965 và tham chiến cho đến 3/1973. Các đơn vị của sư đoàn này chủ yếu hoạt động trên địa bàn Quy Nhơn - Bình Khê thuộc tỉnh Bình Định.

Thành phần:

- Trung đoàn Kỵ binh, gồm 3 tiểu đoàn bộ binh, tới VN từ 10/1965.

- Trung đoàn bộ binh số 1, gồm 3 tiểu đoàn bộ binh, tới VN từ 10/1965.

- Trung đoàn bộ binh số 26, gồm 3 tiểu đoàn bộ binh, tới VN từ 4/1966.

- Pháo binh sư đoàn: gồm 3 tiểu đoàn pháo 105mm và 1 tiểu đoàn pháo 155mm.

- Các đơn vị hỗ trợ chiến đấu và phục vụ chiến đấu khác như tiểu đoàn công binh, đại đội thiết giáp, không quân, trinh sát, thông tin, quân y, quân cảnh....


Lính Hàn Quốc đi càn ở khu vực Quy Nhơn

[attachment=1]

2. Sư đoàn bộ binh số 9 (tức sư đoàn Bạch Mã) được triển khai ở VN từ 9/1966 đến 3/1973. Các đơn vị của sư đoàn này chủ yếu hoạt động ở khu vực Ninh Hoà của tỉnh Khánh Hoà.

Thành phần:

- Trung đoàn bộ binh số 28, gồm 3 tiểu đoàn bộ binh, tới VN từ 9/1966.

- Trung đoàn bộ binh số 29, gồm 3 tiểu đoàn bộ binh, tới VN từ 9/1966.

- Trung đoàn bộ binh số 30, gồm 3 tiểu đoàn bộ binh, tới VN từ 10/1966.

- Pháo binh sư đoàn: gồm 3 tiểu đoàn pháo 105mm và 1 tiểu đoàn pháo 155mm.

- Các đơn vị hỗ trợ chiến đấu và phục vụ chiến đấu khác như tiểu đoàn công binh, đại đội thiết giáp, không quân, trinh sát, thông tin, quân y, quân cảnh....


3. Lữ đoàn thuỷ quân lục chiến số 2 (tức lữ đoàn Thanh Long) tham chiến ở VN trong thời gian 9/1965 - 2/1972. Các đơn vị của lữ đoàn này đã tham gia các hoạt động tác chiến trên địa bàn các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi....

Thành phần: 4 tiểu đoàn thủy quân lục chiến (1, 2, 3, 5).


TQLC Hàn Quốc ở Tuy Hoà

[attachment=2]


4. Các thành phần khác: gồm các đơn vị hỗ trợ chiến đấu và phục vụ chiến đấu như công binh, thông tin, quân báo, an ninh, vận tải, quân cảnh, hậu cần, tâm lý chiến....


Tài liệu tham khảo

Lt Gen Stanley R. Larsen & Brig Gen James L. Collins, Jr, Allied Participation in Vietnam, Department of the Army, Washington, D.C. 1985   

Shelby L. Stanton, Vietnam Order of Battle: A Complete Illustrated Reference to U.S. Army Combat and Support Forces in Vietnam 1961-1973, U.S News Books, Washington D.C. 


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 27 Tháng Sáu, 2008, 11:31:07 am
THÁI LAN


I. LỤC QUÂN

Các đơn vị của Lục quân Hoàng gia Thái Lan tham chiến ở VN trong thời gian 9/1967 - 3/1972, với quân số khoảng 11.570 người, bao gồm:

1. Trung đoàn tình nguyện Lục quân Hoàng gia Thái Lan (tức trung đoàn Mãng Xà Vương) gồm một số phân đội bộ binh, pháo binh, thiết giáp... sang VN 9/1967 và tham chiến đến 8/1968. Trung đoàn này chủ yếu kết hợp tác chiến với sư đoàn bộ binh số 9 của Mỹ ở khu vực xung quanh Sài Gòn.

Trung đoàn Mãng Xà Vương ở Phước Thọ, 11/1967

[attachment=1]


2. Sư đoàn viễn chinh Lục quân Hoàng gia Thái Lan (tức sư đoàn Hắc Báo) gồm 2 lữ đoàn thường trực, bắt đầu được triển khai ở VN từ 7/1968. Đến 8/1971, sư đoàn này rút quân, để lại 1 lữ đoàn và một số đơn vị binh chủng tổ chức thành Lực lượng tình nguyện Hoàng gia Thái Lan tiếp tục tham chiến đến 3/1972. Cũng như trung đoàn Mãng Xà Vương, sư đoàn Hắc Báo chủ yếu tác chiến ở khu vực xung quanh Sài Gòn.

Thành phần:

- Lữ đoàn 1, gồm 3 tiểu đoàn bộ binh, ở VN từ 1/1969 - 7/1969.

- Lữ đoàn 2, gồm 3 tiểu đoàn bộ binh, ở VN từ 1/1969 - 3/1972.

- Lữ đoàn 3, gồm 3 tiểu đoàn bộ binh, ở VN từ 7/1969 - 8/1970.

- Pháo binh sư đoàn: gồm 3 tiểu đoàn pháo 105mm và 1 tiểu đoàn pháo 155mm.

- Các đơn vị khác gồm tiểu đoàn kỵ binh thiết giáp, công binh, thông tin, đại đội trinh sát, không quân, quân cảnh....


Sư đoàn Hắc Báo tới Tân Cảng, Sài Gòn, 7/1968.

[attachment=2]


II. KHÔNG QUÂN

Không quân Hoàng gia Thái Lan cử sang VN 16 sĩ quan, nhân viên hỗ trợ và tham gia huấn luyện KQ VNCH từ 8/1964, sau đó bổ sung thêm và được tổ chức thành phi đội Chiến Thắng (thành lập 6/1967). Quân số lúc cao nhất của Không quân Hoàng gia Thái Lan ở VN là 45 người, bao gồm:

- Bộ phận sử dụng máy bay vận tải C-47 trong KQ VNCH gồm 3 phi công và 5 nhân viên kỹ thuật.

- Bộ phận sử dụng máy bay vận tải C-123K trong phi đoàn vận tải chiến thuật 19 của Không quân Mỹ, gồm 9 phi công, 7 nhân viên kỹ thuật và 3 nhân viên hàng hoá.

- Bộ phận làm nhiệm vụ mặt đất như thông tin, kỹ thuật, cơ giới…
   

III. HẢI QUÂN

Hải quân Hoàng gia Thái Lan hoạt động ở VN là lực lượng Hải Mã gồm 185 quân nhân, trang bị 1 tàu đổ bộ LST đặt dưới quyền kiểm sóat của Ban chuyên chở Hàng hải Quân sự (MSTS) và 1 tàu tuần tiễu PGM đặt dưới quyền kiểm sóat của HQ VNCH, hoạt động từ 12/1966.


Tài liệu tham khảo

Lt Gen Stanley R. Larsen & Brig Gen James L. Collins, Jr, Allied Participation in Vietnam, Department of the Army, Washington, D.C. 1985   

Shelby L. Stanton, Vietnam Order of Battle: A Complete Illustrated Reference to U.S. Army Combat and Support Forces in Vietnam 1961-1973, U.S News Books, Washington D.C. 


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 27 Tháng Sáu, 2008, 11:35:12 am
AUSTRALIA


I. LỤC QUÂN

Thành phần quân nhân Australia đầu tiên tới tham chiến ở VN là các cố vấn quân sự thuộc Đơn vị Huấn luyện của Lục quân Australia, tới VN ngày 31/7/1962, tham gia huấn luyện QLVNCH.

Đơn vị chiến đấu đầu tiên của Lục quân Australia là tiểu đoàn 1, trung đoàn Hoàng gia Australia cùng một số phân đội bảo đảm tới VN. Trong các năm tiếp theo, Australia tiếp tục đưa thêm nhiều đơn vị bộ binh và binh chủng tới VN, đưa tổng số quân ở thời điểm cao nhất lên 7.670 người (cuối 1969).

Lực lượng Australia tham chiến ở VN trong thời gian từ tháng 7/1962 đến tháng 12/1972, chủ yếu hoạt động trên địa bàn Đồng Nai, Biên Hoà, Bà Rịa - Vũng Tàu....

Các đơn vị của Lục quân Australia ở VN được tổ chức thành:

- Lực lượng Đặc nhiệm số 1 (1st Australian Task Force - 1 ATF).

- Đoàn Hỗ trợ Hậu cần số 1 (Australian Logistic Support Group - 1 ALSG)

- Đội Huấn luyện của Lục quân (Australian Army Training Team Vietnam - AATTV)


1. Lực lượng Đặc nhiệm số 1

- Bộ binh: lực lượng thường trực là trung đoàn Hoàng gia Australia có 3-4 tiểu đoàn bộ binh (tuỳ thời điểm). Tổng cộng có 9 tiểu đoàn (1-9) đã lần lượt thay phiên nhau sang VN trong thời gian 5/1965 - 3/1972.

Trung đoàn Hoàng gia Australia tới sân bay Tân Sơn Nhất

[attachment=1]

- Thiết giáp: lực lượng thường trực có 1 tiểu đoàn thuộc trung đoàn thiết giáp số 3 và 1 tiểu đoàn thuộc trung đoàn kỵ binh số 1 cùng một số phân đội hỗ trợ, bảo đảm. Tổng cộng có 3 tiểu đoàn thiết giáp (A, B, C) và 2 tiểu đoàn kỵ binh (A, B) đã lần lượt thay phiên nhau sang VN trong thời gian 9/1965 - 3/1972.

- Pháo binh: lực lượng thường trực có khoảng 2 trung đoàn thiếu cùng một số phân đội hỗ trợ, bảo đảm. Tổng cộng 3 trung đoàn pháo binh (1, 4, 12) đã lần lượt thay phiên nhau sang VN trong thời gian 9/1965 - 12/1971.

- Không quân: gồm 1 phi đội trinh sát (116), hoạt động ở VN từ 9/1965 - 3/1972.

- Lực lượng đặc biệt: lực lượng thường trực có khoảng 1 tiểu đoàn thuộc trung đoàn đặc nhiệm đường không (SAS). Tổng cộng có 3 tiểu đoàn (1, 2, 3) đã thay phiên nhau sang VN trong thời gian 4/1966 - 10/1971.

- Các lực lượng khác: gồm các đơn vị công binh, thông tin, quân báo, và các đơn vị hỗ trợ chiến đấu khác....

Xe tăng Centurion của quân Australia

[attachment=2]


2. Đoàn Hỗ trợ Hậu cần số 1

Đoàn Hỗ trợ Hậu cần số 1 gồm các đơn vị phục vụ chiến đấu như hành chính, quân y, vận tải, xăng dầu, kỹ thuật....


3. Đội Huấn luyện của Lục quân

Thường xuyên có khoảng trên 100 cố vấn quân sự Australia giúp huấn luyện các đơn vị của lục quân và lực lượng đặc biệt QLVNCH. Tổng cộng 990 cố vấn quân sự Australia đã có mặt ở VN.


II. KHÔNG QUÂN

Các đơn vị của Không quân Hoàng gia Australia tham chiến ở VN gồm có:

- Phi đoàn 35, trang bị 6 máy bay vận tải Caribou, hoạt động ở VN từ 8/1964 - 2/1972.

- Phi đoàn 9, trang bị trực thăng UH-1H, hoạt động ở VN từ 4/1966 - 11/1971, thường được phối thuộc cho Lực lượng Đặc nhiệm số 1.

- Phi đoàn 2, trang bị máy bay ném bom Canberra, hoạt động ở VN từ tháng 4/1967 - 6/1971 trong đội hình không đoàn chiến thuật 35 của Không quân Mỹ.

- Các đơn vị bảo đảm khác.

Máy bay ném bom Canberra của phi đoàn 2, Không quân Hoàng gia Australia

[attachment=3]


III. HẢI QUÂN

- Các tàu vận tải làm nhiệm vụ vận chuyển hàng gồm HMAS Sydney (5/65-3/72), HMAS Jerapit (6/66-3/72) và HMAS Boonaroo (6/66).

- Các tàu chiến làm nhiệm vụ chi viện hoả lực gồm các khu trục hạm HMAS Brisbane (3-10/69, 3-10/71), HMAS Perth (9/67-4/68, 9/68-4/69, 9/70-4/71), HMAS Hobart (3-9/67, 3-10/68, 3-10/70), HMAS Vendetta (9/69-4/70), được phối thuộc cho Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ.


Các khu trục hạm HMAS Brisbane, HMAS Hobart và HMAS Perth

[attachment=4]

- Một phi đội trực thăng được phối thuộc cho đại đội trực thăng xung kích 135 của Lục quân Mỹ, hoạt động từ 10/1967 - 6/1971.

- Đội thợ lặn 3, được bố trí phục vụ phòng thủ cảng Vũng Tàu (2/67-8/70) và Đà Nẵng (8/70-4/71).


Tài liệu tham khảo

Lt Gen Stanley R. Larsen & Brig Gen James L. Collins, Jr, Allied Participation in Vietnam, Department of the Army, Washington, D.C. 1985   

Shelby L. Stanton, Vietnam Order of Battle: A Complete Illustrated Reference to U.S. Army Combat and Support Forces in Vietnam 1961-1973, U.S News Books, Washington D.C. 

Australian Order of Battle for Vietnam 1962-1972 (http://www.vvaa.org.au/oob.htm) © Brian Ross


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 27 Tháng Sáu, 2008, 11:42:58 am
PHILIPPINES

Tháng 8/1964, quân đội Philippines cử sang một nhóm sĩ quan hỗ trợ QLVNCH về chiến tranh tâm lý và hoạt động dân sự. Đến 9/1966 một lực lượng Philippines được gửi sang VN, được tổ chức thành Đoàn Công tác dân sự số 1 (1st Philippine Civic Action Group - PHILCAG) với quân số 2.060 người, triển khai tới 1/1970. Căn cứ của PHILCAG đặt ở Tây Ninh, trong thời gian hoạt động ở VN có rất ít đụng độ giữa lực lượng PHILCAG với QĐNDVN.

Thành phần:

- Tiểu đoàn pháo binh 105mm.

- Tiểu đoàn an ninh.

- Tiểu đoàn công binh công trình.

- Tiểu đoàn quân y.

- Các đơn vị hành chính và hậu cần.


Lính Philippines xây dựng căn cứ

[attachment=2]

----------------------------

NEW ZEALAND


Từ 7/1965 - 6/1972, New Zealand đưa sang VN một lực lượng nhỏ mang phiên hiệu Lực lượng V gồm bộ binh, pháo binh và các đơn vị khác. Lực lượng này có quân số 566 người, được sáp nhập vào lực lượng Australia để tạo thành lực lượng hỗn hợp ANZAC (Australian-New Zealand Army Corps).

- Đại đội pháo binh 161 (pháo 105mm), 7/1965 - 3/1971.

- Đại đội bộ binh V thuộc tiểu đoàn New Zealand, lữ đoàn 28 Khối thịnh vượng chung, 5/1967 - cuối 1971.

- Đại đội bộ binh W thuộc tiểu đoàn New Zealand, lữ đoàn 28 Khối thịnh vượng chung, 12/1967 - 11/1970.

- Đại đội 4 thuộc lực lượng đặc nhiệm đường không (SAS).

- Các đơn vị bảo đảm khác.


Pháo binh New Zealand ở VN

[attachment=1]

----------------------------

TRUNG HOA DÂN QUỐC

Từ tháng 10/1968, Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) cử sang VN một đoàn cố vấn quân sự gồm 31 người, chia làm 6 nhóm hoạt động ở 4 Vùng chiến thuật, Biệt khu Thủ đô và Trường võ bị Đà Lạt.



Tài liệu tham khảo

Lt Gen Stanley R. Larsen & Brig Gen James L. Collins, Jr, Allied Participation in Vietnam, Department of the Army, Washington, D.C. 1985   

Shelby L. Stanton, Vietnam Order of Battle: A Complete Illustrated Reference to U.S. Army Combat and Support Forces in Vietnam 1961-1973, U.S News Books, Washington D.C. 


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: altus trong 02 Tháng Bảy, 2008, 02:14:50 pm
Các bác có biết vào thời điểm nào đơn vị đầu tiên của ta từ miền Bắc vào tham gia chiến đấu ở vùng ĐBSCL không ạ?


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 07 Tháng Tám, 2008, 05:26:35 pm
Chả là tôi đang tìm hiểu thêm về trận Long Tân (18/08/1966) giữa E5/F5 + D445 và 6RAR Úc. Bọn Úc cãi nhau khá nhiều thứ về thông tin bên ta, trong đó có tay đạo diễn cái phim tài liệu gì của Úc lên wiki khăng khăng là đã sang VN phỏng vấn cựu sĩ quan chỉ huy của ta, khẳng định là có một bộ phận của "NVA 45th Regiment" tham gia. Hồ sơ gốc của tụi Úc chép 2 trong số 3 tù binh ta sau trận đánh khai đơn vị mình là E45. Theo quyển lịch sử F5 thì trước trận đánh F5 được bổ sung thêm D605 từ E Bắc Sơn về làm D3/E5 mới. Tôi đang đoán mò là E Bắc Sơn từng có phiên hiệu là E 45, khi D 605 về  E5/F5 thì chiến sĩ có thể chưa làm quen kịp với phiên hiệu mới?

Trung đoàn Bắc Sơn (không chỗ nào nhắc đến số hiệu, có thể là không có) là trung đoàn binh chủng hợp thành của QK Việt Bắc, lúc vào Nam thì được xé lẻ ra tăng cường cho nhiều nơi.

Đơn vị đầu tiên từ miền Bắc vào ĐBSCL có thể là sư đoàn f1, gốc là các e từ miền Bắc vào Tây Nguyên, và cuối 68 chuyển vào Nam Bộ. 

Em cũng đang xây dựng 1 bảng tra cứu các đơn vị từ cấp e trở lên trong KCCM. Phải nói là khá loạn óc ::)


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 13 Tháng Tám, 2008, 08:21:35 pm
http://baodaidoanket.net/ddk/print.ddk?id=5921 (http://baodaidoanket.net/ddk/print.ddk?id=5921)

Chứng tích của hoài niệm
   

Hẳn ít ai biết, tại xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đang có một nghĩa trang ghi công các liệt sĩ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên duy nhất tại Việt Nam. Đó là một chuyện lạ và xung quanh nghĩa trang này còn tồn tại rất nhiều những câu chuyện lạ khác, mà trong khuôn khổ trang báo, chúng tôi không có điều kiện ghi lại hết được.


Ký ức chiến công

Khu nghĩa trang Triều Tiên rộng 2ha tọa lạc trang trọng trên đồi Rừng Hoàng (thuộc xã Tân Dĩnh) là nơi an nghỉ của 14 chiến sĩ không quân CHDCND Triều Tiên hy sinh trên bầu trời Việt Nam trong những năm chiến tranh ác liệt nhất. Họ đã đến và mãi mãi ra đi vì một lý tưởng, cho một mục tiêu cao đẹp, nơi an nghỉ của họ chính là một minh chứng lịch sử tạc vào không gian và thời gian.

Trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, không quân Việt Nam đã làm nên những kỳ tích dường như không tưởng khi nâng cấp, cải tiến những chú “én bạc Liên Xô” Mic 17, Mic 19 để thực hiện thành công các cuộc tấn công du kích trên không, hạ gục hàng loạt những máy bay siêu âm hiện đại của không lực Hoa Kỳ như F4, F111... Với nguyên bản, én bạc chỉ mang trên mình một khẩu trọng pháo 37 ly, các cán bộ kỹ thuật không quân Việt Nam đã tự mày mò rồi nâng cấp, lắp ghép thêm một khẩu trọng pháo nhằm tăng thêm hỏa lực (bó tay!). Đồng thời, chúng ta cũng đã cải tiến thêm một số chi tiết để én bạc vận động nhanh nhẹn hơn, các phi công không ngừng học hỏi và sáng tạo trong cách điều khiển, đặc biệt ở kỹ thuật quay đầu đột ngột, lúc ẩn lúc hiện, nhiều lần “chọc” F4, F111 (bó chân!) có những tính năng tiêu diệt mục tiêu ưu việt hơn hẳn phải rụng như sung khiến đế quốc Mỹ phải thốt lên kinh hãi và hận thù én bạc Việt Nam.

Ngạc nhiên với một Việt Nam vừa thoát khỏi vòng kiềm tỏa phong kiến, lâu nay vẫn gìn giữ Tổ quốc, đánh đuổi bè lũ ngoại xâm bằng đao kiếm, cung nỏ nay đã không những bắt kịp được khoa học kỹ thuật chiến tranh mà còn tự nâng lên một tầm mới không ngờ. Năm 1965, 14 chiến sĩ không quân Triều Tiên đã được cử sang Việt Nam để học hỏi kinh nghiệm. Tại sân bay Kép (Hà Bắc cũ), họ đã được chúng ta truyền đạt cho những lý thuyết và kỹ thuật chiến đấu, ứng biến trong từng hoàn cảnh, lấy yếu thắng mạnh. Kỳ “thực tập”, 14 chiến sĩ được phép xuất kích với đội hình “toàn Triều Tiên” và có thể được phép nhả đạn khi cần thiết. Vì muốn nhuần nhuyễn nhanh cách đánh, vì lòng căm thù giặc Mỹ, khi phát hiện mục tiêu, họ lập tức áp sát và chiến đấu quả cảm.

Do quan niệm, đã xuất kích là phải tiêu diệt được đối phương, không bảo vệ được phi cơ thì không quay về nên họ đã không trang bị cho mình những phương tiện thoát hiểm. Và, chỉ trong năm 1965 và 1967, 12 chiến sĩ đã một đi không trở lại. (2 chiến sĩ còn lại hy sinh năm 1972 tại sân bay Kép trong một trận ném bom miền Bắc khốc liệt bằng B52 của đế quốc Mỹ).

Cá chép hồng và tấm lòng người Việt

Đó là câu chuyện do cựu chiến binh Dương Văn Dậu ở thôn Tân Văn, người đã mấy chục năm nay thường xuyên đến hương khói cho các liệt sĩ Triều Tiên kể lại. Đứng bần thần giữa những tấm bia tưởng niệm, ông Dậu tiếp: “Thi thể 12 chiến sĩ ấy đã được bà con ta tìm thấy và đưa về sân bay Kép. Sau đó, đích thân một vị tham tán sứ quán Triều Tiên tại nước ta đã về và xin chọn khu đồi Rừng Hoàng này, tức nghĩa trang bây giờ, làm nơi an nghỉ cho họ. Tôi không rõ lắm, nhưng có lẽ lý do để nơi này được chọn vì nó nằm thoải hướng nhìn về phía Đông Nam, về quê hương các anh. Khi chôn cất, bên cạnh mỗi chiếc áo quan còn được đặt một con cá chép hồng và một chú chó đen. Nhiều người thắc mắc, họ chỉ bảo, đó là phong tục của người Triều Tiên. Nhưng về sau này người ta mới biết, chuyện về những con cá chép hồng không chỉ là phong tục.”

Nhiều người già trong xã kể lại: Ngày trước, một ông già tên là Đức đã trực tiếp bán 6 con cá chép hồng cho người Triều Tiên. Khi mua, họ hỏi những con cá này bắt được ở đâu, phải là cá ở sông, con sông đó lại phải trực tiếp chảy ra biển. Ông Đức bán cho họ 3 con, họ nhờ ông tìm giúp cho 9 con nữa, nhưng tìm mãi ông chỉ mua về thêm được 3 con. Ngày ấy, gia đình ông làm nghề vạn chài quanh năm lênh đênh trên dòng sông Thương, cái nghèo cái khổ tưởng như cứ đeo đẳng mãn kiếp. Sau khi giúp họ tìm mua những con cá chép hồng, công việc chài lưới của gia đình ông bỗng dưng thuận lợi, may mắn, rồi ông có cơ hội lên bờ dựng nhà, lập nghiệp.

Đến năm 1972, khi giặc Mỹ đánh phá miền Bắc ác liệt, chúng trút bom đạn xuống khu vực sân bay Kép như trải thảm. Nhà ông bị trúng bom tan hoang nhưng 7 thành viên trong gia đình đã may mắn thoát chết. Chuyện do một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay linh tính người phụ nữ, hoặc cũng có thể, theo như dư luận làng thôn, do một sức mạnh siêu nhiên thúc đẩy. Không hiểu sao, sáng hôm đó vợ ông lại dậy rất sớm đi luộc ốc rồi kêu cả gia đình dậy ăn, ông Đức bảo mang vào nhà, bà vợ lại một mực kéo ra ngoài vườn. Đang ăn, một chùm bom xõa cánh biến ngôi nhà thành một đống tro tàn. Thoát nạn. Sau này, các con ông cũng gia nhập “phong trào” thu gom sắt vụn, phế liệu để bán. Hàng loạt những bãi bom mìn, nơi ngày xưa phải gánh chịu những đau thương ác liệt nhất, bị đào bới tung bành. Tiền kiếm được nhiều nhưng mất mát lại quá lớn khi rất nhiều người phải bỏ mạng vì những quả bom bi, những trái mìn “ngủ quên” trong lòng đất bấy lâu nay bỗng nhiên thức giấc. May mắn lại đến với các con ông khi họ kịp “giải nghệ” trước khi tử thần vô tình chấm tên vào sổ thiên tào.

Chứng kiến những sự may mắn, hoặc có thể do trùng hợp của gia đình ông Đức, các cụ già trong làng bảo, đó là do những chiến sĩ không quân Triều Tiên phù hộ để cảm ơn ông đã giúp họ tìm những con cá chép hồng. Một cụ (chúng tôi xin không nêu tên người già) kể: “Ông Đức đã từng nói với tôi, người Triều Tiên, đặc biệt là những người lính chiến đấu nơi đất bạn như Việt Nam, có một lệ tục, nếu hy sinh sẽ được chôn cất cùng cá chép hồng bắt được ở sông để sau này linh hồn họ sẽ được những con cá đó đưa theo dòng sông ra biển nước bao la xanh thẳm để trở về quê hương.

Ông Đức đã không bắt những con cá chép ở ao hồ mà lặn lội hằng tháng trời tìm cá sông theo yêu cầu của họ. Ông bảo, đó là bản tính chân thật của người Việt khiến vong linh những người lính quả cảm kính phục. Về sau, ông Đức vẫn thường xuyên đến nghĩa trang viếng những người lính ấy, (chỉ tiếc khi viết bài này chúng tôi đã không tìm gặp được ông – PV). Cụ già kể tiếp: “Mỗi lần ông Đức về nhang khói ở nghĩa trang thì trời lại đổ mưa. Cái lạ là ông ấy không tránh mà cứ đứng lặng thinh bên những tấm bia, ai hỏi ông cũng không nói gì, nhiều lần tôi đã phải lấy áo mưa hoặc tấm nilon che cho ông ấy.

Nhiều lần ông ấy còn kể cho tôi nghe về những giấc mơ lạ ông gặp. Ông ấy mơ thấy những người lính Triều Tiên đi lại trong nghĩa trang rồi đăm chiêu nhìn về phía Tổ quốc. Họ khóc nhiều lắm, nhất là hai người lính trẻ là bạn thân sinh năm 1945 và mất năm 1967. Họ cứ tiến về nhau, nhưng lạ thay, họ không thể nào giáp mặt được mặc dù khoảng cách rất gần. Không hẳn là mê tín, vì ngoài ông ấy còn có rất nhiều người gần gũi với nghĩa trang này cũng có những giấc mơ tương tự.

Cho đến năm ngoái, khi phía nước bạn sang tiến hành thủ tục chuyển hài cốt liệt sĩ về Tổ quốc họ mới phát hiện ra một ngôi mộ trống có tên, tuổi trùng hợp với một người lính trẻ kia. Nhiều người thắc mắc, rất có thể thi thể anh ấy chỉ gần đây thôi, và cuộc tìm kiếm được tiến hành. Bao nhiêu nước mắt của những người chứng kiến đã rơi thấm xuống lòng đất khi thi thể người lính được hiện ra trong đêm vẫn nguyên vẹn như khi viên tịch. Đó là một ngôi “mộ kết” do điều kiện đất, nước đặc biệt khiến thi thể anh không thể phân rã được như bình thường”. (Xung quanh ngôi mộ kết này còn nhiều câu chuyện lạ song chúng tôi xin phép không đăng tải vì có xu hướng mê tín – PV).

Hậu sự

Ngày 25 tháng 4 là ngày Quân đội Nhân dân Triều Tiên, năm nào Đại sứ quán nước bạn tại Việt Nam cũng đến khu nghĩa trang này để đặt vòng hoa, thắp hương tưởng niệm và dọn dẹp sạch sẽ cho những người lính đã anh dũng hy sinh. Mặc dù hài cốt của họ đã được chuyển về Tổ quốc, nhưng ngày thương binh – liệt sĩ (27-7) năm nào địa phương cùng nhân dân xung quanh nghĩa trang cũng đến thắp hương và viếng họ. Bên cạnh đó, Nhà nước ta cũng đã tiến hành tôn tạo nơi đây thành một khu di tích, tưởng niệm để nhân dân ta đời đời ghi nhận công lao của những chiến sĩ không quân quả cảm Triều Tiên, để người Triều Tiên, người Hàn Quốc và thế giới hiểu về những tình cảm, những mối quan hệ tốt đẹp giữa hai dân tộc, hai đất nước Việt Nam - Triều Tiên.

Đức Tuyền - Đức Thọ



Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 13 Tháng Tám, 2008, 08:28:12 pm
Danh sách 14 phi công BTT tử trận ở VN (theo báo Tuổi Trẻ)

1. Lim-Txun-Gơn, 15/08/1945 - 26/06/1967;
2. Uơn-Hông-Xang, 25/04/1946 - 24/09/1965;
3. Kim-Chi-Hoan, 01/05/1936 - 12/02/1968;
4. Kim-Hiêng-U, 20/12/1937 - 18/10/1967;
5. Kim-The-Un, 28/03/1938 - 03/06/1967;
6. Bac-Đông-Dun, 24/01/1939 - 01/05/1967;
7. Ly-Txang-II, 18/05/1937 - 01/05/1967;
8. Ly-Đông-Su, 04/06/1937 - 21/07/1967;
9. Kim-Quang-Uc, 22/05/1932 - 10/03/1967;
10. Lim-Dang-An, 18/12/1929 - 30/09/1967;
11. Txa-Sun-He, 15/01/1938 - 24/04/1967;
12. Ly-Đôn-In, 15/01/1938 - 21/07/1967;
13. Xin-Đal-Hô, 03/02/1938 - 16/05/1967;
14. Kim-Ươn-Hoan, 21/10/1936 - 10/04/1967.

Có một chút mâu thuẫn với bài trên:

Trích dẫn
Do quan niệm, đã xuất kích là phải tiêu diệt được đối phương, không bảo vệ được phi cơ thì không quay về nên họ đã không trang bị cho mình những phương tiện thoát hiểm. Và, chỉ trong năm 1965 và 1967, 12 chiến sĩ đã một đi không trở lại. (2 chiến sĩ còn lại hy sinh năm 1972 tại sân bay Kép trong một trận ném bom miền Bắc khốc liệt bằng B52 của đế quốc Mỹ).


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: ThangLong69 trong 13 Tháng Tám, 2008, 10:07:23 pm
lý do để nơi này được chọn vì nó nằm thoải hướng nhìn về phía Đông Nam, về quê hương các anh.( còn chỗ nào để bó nữa không hở chiangshal ? )


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: altus trong 14 Tháng Tám, 2008, 01:39:00 am

Với nguyên bản, én bạc chỉ mang trên mình một khẩu trọng pháo 37 ly, các cán bộ kỹ thuật không quân Việt Nam đã tự mày mò rồi nâng cấp, lắp ghép thêm một khẩu trọng pháo nhằm tăng thêm hỏa lực


Cảm ơn bác. Chứng cớ rành rành về vụ lắp 105 lên MIG-17 thế là đã rõ ràng mười mươi rồi!


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 20 Tháng Tám, 2008, 11:56:01 pm
Lực lượng quân sự Mỹ tham chiến ở Việt Nam

PHẦN I - LỤC QUÂN


I. Thống kê các đơn vị chiến đấu chính của Lục quân

1. Cấp quân đoàn

1.1. Lực lượng Dã chiến I (I Field Force, Vietnam - I FFV)

Dã chiến I thành lập ngày 15/3/1966 với nhiệm vụ điều hành các hoạt động tác chiến của quân Mỹ và đồng minh trên địa bàn Vùng II chiến thuật, sở chỉ huy đặt tại Nha Trang. Dã chiến I giải thể ngày 30/4/1971.

Các đơn vị chính từng thuộc biên chế Dã chiến I:
- Sư đoàn kỵ binh số 1
- Sư đoàn bộ binh số 4
- Lữ đoàn 3, sư đoàn bộ binh 25
- Lữ đoàn 1, sư đoàn đổ bộ đường không 101
- Lữ đoàn đổ bộ đường không 173
- Liên đoàn pháo binh 41
- Liên đoàn pháo binh 52
- Lữ đoàn công binh 18


1.2. Lực lượng Dã chiến II (II Field Force, Vietnam - II FFV)

Dã chiến II thành lập ngày 15/3/1966 với nhiệm vụ điều hành các hoạt động tác chiến của quân Mỹ và đồng minh trên địa bàn Vùng III chiến thuật, sở chỉ huy đặt tại Biên Hoà, Long Bình. Đây là lực lượng tác chiến lớn nhất của quân đội Mỹ ở Việt Nam. Dã chiến II giải thể ngày 2/5/1971.

Các đơn vị chính từng thuộc biên chế Dã chiến II:
- Sư đoàn kỵ binh số 1
- Sư đoàn bộ binh số 1
- Sư đoàn bộ binh số 9
- Sư đoàn bộ binh 25
- Sư đoàn đổ bộ đường không 101
- Lữ đoàn 3, sư đoàn bộ binh số 4
- Lữ đoàn 3, sư đoàn đổ bộ đường không 82
- Lữ đoàn bộ binh 196
- Lữ đoàn bộ binh 199
- Lữ đoàn đổ bộ đường không 173
- Trung đoàn kỵ binh thiết giáp 11
- Liên đoàn pháo binh 23
- Liên đoàn pháo binh 54
- Lữ đoàn công binh 20


1.3. Quân đoàn 24 (XXIV Corps)

Quân đoàn 24 thành lập ngày 15/8/1968 với nhiệm vụ điều hành các hoạt động tác chiến của quân Mỹ và đồng minh trên địa bàn Vùng I chiến thuật, sở chỉ huy đặt tại Phú Bài và sau đó chuyển về Đà Nẵng. Quân đoàn 24 giải thể ngày 30/6/1972.

Các đơn vị chính từng thuộc biên chế Quân đoàn 24:
- Sư đoàn kỵ binh số 1
- Sư đoàn bộ binh 23
- Sư đoàn đổ bộ đường không 101
- Lữ đoàn 1, sư đoàn bộ binh cơ giới số 5
- Lữ đoàn bộ binh 196
- Lữ đoàn 3, sư đoàn đổ bộ đường không 82
- Liên đoàn pháo binh 108


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 21 Tháng Tám, 2008, 03:36:45 pm
2. Cấp sư đoàn

2.1. Sư đoàn kỵ binh số 1

Sư đoàn kỵ binh số 1 ("The First Team") tới VN 9/1965, là sư đoàn hoàn chỉnh đầu tiên của quân đội Mỹ được điều động sang VN.Từ 10/1965 đến 1/1968 sư đoàn này hoạt động trên địa bàn Vùng II chiến thuật như Tây Nguyên, Bình Định, Bình Thuận. Từ 1/1968 đến 10/1968 hoạt động trên địa bàn Vùng I chiến thuật như Huế, Thừa Thiên, Quảng Trị... Từ 10/1968 hoạt động trên địa bàn Vùng III và Vùng IV, tham gia cả các cuộc hành quân sang đất CPC. Sư đoàn này rút khỏi VN 4/1971, để lại lữ đoàn 3 hoạt động độc lập. Đến 6/1972 hoàn tất rút quân khỏi VN.

Tổ chức:
- BCH sư đoàn
- BCH lữ đoàn 1
- BCH lữ đoàn 2
- BCH lữ đoàn 3
- BCH pháo binh sư đoàn
- BCH hậu cần


Biên chế lực lượng:
- Bộ binh: 9 tiểu đoàn bộ binh.
- Pháo binh: 4 tiểu đoàn pháo 105mm, 1 tiểu đoàn pháo 155mm, 1 tiểu đoàn trực thăng phóng rocket, 1 đại đội trinh sát đường không.
- Không quân: 1 liên đội không quân gồm 2 tiểu đoàn trực thăng xung kích, 1 tiểu đoàn trực thăng hỗ trợ xung kích, 1 đại đội hỗ trợ chung, 1 đại đội vận tải cánh bằng và 1 đại đội trực thăng hạng nặng.
- Trinh sát: 1 tiểu đoàn kỵ binh không vận, 1 đại đội trinh sát tầm xa và 1 đại đội biệt kích.
- Các đơn vị hỗ trợ: 1 tiểu đoàn công binh, 1 tiểu đoàn thông tin, 1 tiểu đoàn quân y, 1 tiểu đoàn vận tải, 1 tiểu đoàn bảo dưỡng, 1 tiểu đoàn hậu cần, 1 đại đội quân báo, 1 đại đội quân cảnh, 1 đại đội quản trị.


2.2. Sư đoàn bộ binh số 1

Sư đoàn bộ binh số 1 ("Big Red One") tới VN từ tháng 10/1965, hoạt động chủ yếu trên địa bàn Vùng III chiến thuật như Tây Ninh, Bình Dương, Bình Long... Đến 4/1970 rút quân khỏi VN.

Tổ chức:
- BCH sư đoàn
- BCH lữ đoàn 1
- BCH lữ đoàn 2
- BCH lữ đoàn 3
- BCH pháo binh sư đoàn
- BCH hậu cần

Biên chế lực lượng:
- Bộ binh: 7 tiểu đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn bộ binh cơ giới.
- Pháo binh: 4 tiểu đoàn pháo 105mm, 1 tiểu đoàn pháo 155mm, 1 đại đội trinh sát.
- Không quân: 1 tiểu đoàn không quân gồm 2 đại đội cơ động đường không và 1 đại đội kỵ binh không vận.
- Trinh sát: 1 tiểu đoàn kỵ binh thiết giáp, 1 đại đội trinh sát tầm xa, 1 đại đội biệt kích.
- Các đơn vị hỗ trợ: 1 tiểu đoàn công binh, 1 tiểu đoàn thông tin, 1 tiểu đoàn quân y, 1 tiểu đoàn hậu cần và vận tải, 1 tiểu đoàn bảo dưỡng, 1 đại đội quân báo, 1 đại đội quân cảnh, 1 đại đội quản trị.


2.3. Sư đoàn bộ binh số 4

Sư đoàn bộ binh số 4 ("Ivy Division") tới VN tháng 9/1966. Sư đoàn này chủ yếu hoạt động trên địa bàn Vùng II chiến thuật, một số bộ phận đi phối thuộc với các đơn vị khác hoạt động ở Vùng I và III. Tháng 6/1970 tham gia các cuộc hành quân vào đất CPC. Tháng 12/1970 rút quân khỏi VN.

Tổ chức:
- BCH sư đoàn
- BCH lữ đoàn 1
- BCH lữ đoàn 2
- BCH lữ đoàn 3
- BCH pháo binh sư đoàn
- BCH hậu cần


Biên chế lực lượng:
- Bộ binh: 8 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn bộ binh cơ giới.
- Pháo binh: 4 tiểu đoàn pháo 105mm, 1 tiểu đoàn pháo 155mm.
- Không quân: 1 tiểu đoàn không quân.
- Thiết giáp: 1 tiểu đoàn thiết giáp (xe tăng)
- Trinh sát: 1 tiểu đoàn kỵ binh thiết giáp, 2 đại đội trinh sát tầm xa, 1 đại đội biệt kích.
- Các đơn vị hỗ trợ: 1 tiểu đoàn công binh, 1 tiểu đoàn thông tin, 1 tiểu đoàn quân y, 1 tiểu đoàn hậu cần và vận tải, 1 tiểu đoàn bảo dưỡng, 1 đại đội quân báo, 1 đại đội quân cảnh, 1 đại đội quản trị.


2.4. Sư đoàn bộ binh số 9

Sư đoàn bộ binh số 9 ("Old Reliables") tới VN tháng 12/1966. Sư đoàn này hoạt động chủ yếu trên địa bàn Vùng III và IV. Đến 8/1969 rút khỏi VN, để lại lữ đoàn 3 hoạt động độc lập. Đến 10/1970 hoàn thành rút quân khỏi VN.

Tổ chức:
- BCH sư đoàn
- BCH lữ đoàn 1
- BCH lữ đoàn 2
- BCH lữ đoàn 3
- BCH pháo binh sư đoàn
- BCH hậu cần


Biên chế lực lượng:
- Bộ binh: 5 tiểu đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn bộ binh cơ giới, 3 tiểu đoàn bộ binh cơ động đường sông.
- Pháo binh: 3 tiểu đoàn pháo 105mm (1 tiểu đoàn cơ động đường sông), 1 tiểu đoàn pháo 155mm, 1 đại đội quan sát.
- Không quân: 1 tiểu đoàn không quân.
- Trinh sát: 1 tiểu đoàn kỵ binh thiết giáp, 1 đại đội trinh sát tầm xa, 1 đại đội biệt kích.
- Các đơn vị hỗ trợ: 1 tiểu đoàn công binh, 1 tiểu đoàn thông tin, 1 tiểu đoàn quân y, 1 tiểu đoàn hậu cần và vận tải, 1 tiểu đoàn bảo dưỡng, 1 đại đội quân báo, 1 đại đội quân cảnh, 1 đại đội quản trị.



Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 21 Tháng Tám, 2008, 04:01:00 pm
2.5. Sư đoàn bộ binh 23

Sư đoàn bộ binh 23 (AMERICAL) được tổ chức tháng 9/1967 từ các lữ đoàn bộ binh nhẹ 11, 196, 198. Sư đoàn này hoạt động chủ yếu trên địa bàn Vùng I như Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi... Đến 11/1971 giải thể và rút quân, chuyển lại lữ đoàn 199 thành đơn vị độc lập, đến 6/1972 mới rút hết.

Tổ chức:
- BCH sư đoàn
- BCH lữ đoàn 11
- BCH lữ đoàn 196
- BCH lữ đoàn 198
- BCH pháo binh sư đoàn
- BCH hậu cần


Biên chế lực lượng:
- Bộ binh: 11 tiểu đoàn bộ binh.
- Pháo binh: 3 tiểu đoàn pháo 105mm, 2 tiểu đoàn pháo 155mm, 1 tiểu đoàn pháo tự hành 175mm và 203mm, 1 đại đội súng máy .50 cal.
- Không quân: 1 liên đoàn không quân gồm 2 tiểu đoàn chiến đấu và 1 tiểu đoàn cơ động đường không.
- Trinh sát: 2 đại đội kỵ binh không vận, 2 đại đội kỵ binh thiết giáp, 1 đại đội trinh sát tầm xa, 1 đại đội biệt kích.
- Các đơn vị hỗ trợ: 1 tiểu đoàn công binh, 1 tiểu đoàn thông tin, 1 tiểu đoàn quân y, 1 tiểu đoàn hậu cần và vận tải, 1 tiểu đoàn bảo dưỡng, 1 đại đội quân báo, 1 đại đội quân cảnh, 1 đại đội quản trị.


2.6. Sư đoàn bộ binh 25

Sư đoàn bộ binh 25 ("Tropic Lightning") tới VN 3/1966, hoạt động chủ yếu ở địa bàn Vùng III và tham gia hành quân sang đất CPC, một bộ phận phối thuộc cho các đơn vị khác hoạt động ở Vùng II. Đến 12/1970 rút khỏi VN, để lại lữ đoàn 2 hoạt động độc lập, đến 4/1971 hoàn thành rút quân khỏi VN.

Tổ chức:
- BCH sư đoàn
- BCH lữ đoàn 1
- BCH lữ đoàn 2
- BCH lữ đoàn 3
- BCH pháo binh sư đoàn
- BCH hậu cần


Biên chế lực lượng:
- Bộ binh: 6 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn bộ binh cơ giới.
- Pháo binh: 4 tiểu đoàn pháo 105mm, 1 tiểu đoàn pháo 155mm.
- Không quân: 1 tiểu đoàn không quân.
- Thiết giáp: 1 tiểu đoàn thiết giáp (xe tăng)
- Trinh sát: 1 tiểu đoàn kỵ binh thiết giáp, 1 đại đội trinh sát tầm xa và 1 đại đội biệt kích.
- Các đơn vị hỗ trợ: 1 tiểu đoàn công binh, 1 tiểu đoàn thông tin, 1 tiểu đoàn quân y, 1 tiểu đoàn vận tải, 1 tiểu đoàn bảo dưỡng, 1 tiểu đoàn hậu cần, 1 đại đội quân báo, 1 đại đội quân cảnh, 1 đại đội quản trị.


2.7. Sư đoàn đổ bộ đường không 101

Sư đoàn đổ bộ đường không 101 ("Screaming Eagles") cử lữ đoàn 1 sang VN từ 7/1965, hoạt động ở Vùng II. Sư đoàn sang VN 11/1967, hoạt động chủ yếu ở Vùng I và III. Đến 3/1972 rút quân khỏi VN.

Tổ chức:
- BCH sư đoàn
- BCH lữ đoàn 1
- BCH lữ đoàn 2
- BCH lữ đoàn 3
- BCH pháo binh sư đoàn
- BCH hậu cần


Biên chế lực lượng:
- Bộ binh: 10 tiểu đoàn bộ binh cơ động đường không.
- Pháo binh: 4 tiểu đoàn pháo 105mm, 1 tiểu đoàn pháo 155mm, 1 tiểu đoàn trực thăng phóng rocket, 1 đại đội trinh sát đường không.
- Không quân: 1 liên đội không quân gồm 2 tiểu đoàn trực thăng xung kích, 1 tiểu đoàn cơ động đường không, 1 đại đội hỗ trợ chung, 1 đại đội trực thăng hạng nặng.
- Trinh sát: 1 tiểu đoàn kỵ binh, 1 đại đội trinh sát tầm xa và 1 đại đội biệt kích.
- Các đơn vị hỗ trợ: 1 tiểu đoàn công binh, 1 tiểu đoàn thông tin, 1 tiểu đoàn quân y, 1 tiểu đoàn vận tải, 1 tiểu đoàn bảo dưỡng, 1 tiểu đoàn hậu cần, 1 đại đội quân báo, 1 đại đội quân cảnh, 1 đại đội quản trị.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 21 Tháng Tám, 2008, 08:53:59 pm
3. Cấp trung và lữ đoàn

3.1. Lữ đoàn đổ bộ đường không 173

Lữ đoàn đổ bộ đường không 173 ("Sky Soldiers") tới VN 5/1965, hoạt động trên nhiều khu vực của Vùng II và III như Tây Nguyên, Tây Ninh, Biên Hoà, Bình Định, Bình Thuận... Đến 8/1971 rút khỏi VN.

Biên chế:
- Bộ binh: 4 tiểu đoàn bộ binh đổ bộ đường không.
- Pháo binh: 1 tiểu đoàn pháo 105mm.
- Không quân: 1 đại đội không quân.
- Trinh sát: 1 đại đội thiết giáp (pháo chống tăng tự hành), 1 đại đội kỵ binh thiết giáp.
- Các đơn vị hỗ trợ: 1 tiểu đoàn hỗ trợ, 1 đại đội công binh, 1 đại đội thông tin.

Trong giai đoạn đầu lữ đoàn còn được phối thuộc thêm tiểu đoàn 1, trung đoàn Hoàng gia Australia.


3.2. Lữ đoàn bộ binh nhẹ 11

Lữ đoàn bộ binh nhẹ 11 tới VN 9/1967, đến 2/1969 chính thức được biên chế vào sư đoàn bộ binh 23 mới tổ chức. Lữ đoàn này hoạt động chủ yếu trên địa bàn Quảng Ngãi và Quảng Tín ở Vùng I. Đến 11/1971 rút khỏi VN.

Biên chế:
- Bộ binh: 4 tiểu đoàn bộ binh.
- Pháo binh: 1 tiểu đoàn pháo 105mm.
- Trinh sát: 1 đại đội kỵ binh thiết giáp.
- Các đơn vị hỗ trợ: 1 tiểu đoàn hỗ trợ, 1 đại đội công binh.


3.3. Lữ đoàn bộ binh nhẹ 196

Lữ đoàn bộ binh nhẹ 196 tới VN 8/1966, hoạt động ở địa bàn Vùng III. Đến 4/1967 được biên chế vào Lực lượng OREGON và chuyển tới Vùng I. Đến 2/1969 chính thức trực thuộc sư đoàn bộ binh 23. Đến 11/1971 trở lại thành đơn vị độc lập và rời VN 6/1972.

Biên chế:
- Bộ binh: 4 tiểu đoàn bộ binh.
- Pháo binh: 1 tiểu đoàn pháo 105mm.
- Trinh sát: 1 đại đội kỵ binh thiết giáp, 1 đại đội kỵ binh không vận.
- Các đơn vị hỗ trợ: 1 tiểu đoàn hỗ trợ, 1 đại đội công binh, 1 đại đội thông tin.


3.4. Lữ đoàn bộ binh nhẹ 198

Lữ đoàn bộ binh nhẹ tới VN 10/1967, biên chế vào Lực lượng OREGON và sau đó chuyển sang sư đoàn bộ binh 23, hoạt động ở Vùng I. Đến 11/1971 rút khỏi VN.

Biên chế:
- Bộ binh: 4 tiểu đoàn bộ binh.
- Pháo binh: 1 tiểu đoàn pháo 105mm.
- Trinh sát: 1 đại đội kỵ binh thiết giáp.
- Các đơn vị hỗ trợ: 1 tiểu đoàn hỗ trợ, 1 đại đội công binh.


3.5. Lữ đoàn bộ binh nhẹ 199

Lữ đoàn bộ binh nhẹ 199 tới VN 12/1966, hoạt động trên địa bàn Vùng III như Biên Hoà, Sài Gòn, Long Bình, Xuân Lộc... Đến 10/1970 rút khỏi VN.

Biên chế:
- Bộ binh: 4 tiểu đoàn bộ binh.
- Pháo binh: 1 tiểu đoàn pháo 105mm.
- Trinh sát: 1 đại đội kỵ binh thiết giáp, 1 đại đội trinh sát tầm xa, 1 đại đội biệt kích.
- Các đơn vị hỗ trợ: 1 tiểu đoàn hỗ trợ, 1 đại đội công binh, 1 đại đội thông tin.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 21 Tháng Tám, 2008, 09:22:36 pm
3.6. Lữ đoàn 1, sư đoàn bộ binh cơ giới số 5

Lữ đoàn 1, sư đoàn bộ binh cơ giới số 5 tới VN 7/1968, được bố trí hoạt động trên địa bàn Quảng Trị và tham gia hành quân sang Lào 1/1971. Đến 8/1971 rút quân khỏi VN.

Biên chế:
- Bộ binh: 1 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn bộ binh cơ giới.
- Pháo binh: 1 tiểu đoàn pháo tự hành 155mm.
- Thiết giáp: 1 tiểu đoàn thiết giáp (xe tăng).
- Trinh sát: 1 đại đội kỵ binh thiết giáp, 1 đại đội biệt kích.
- Các đơn vị hỗ trợ: 1 tiểu đoàn hỗ trợ, 1 đại đội công binh, 1 đại đội thông tin.


3.7. Lữ đoàn 3, sư đoàn đổ bộ đường không 82

Lữ đoàn 3, sư đoàn đổ bộ đường không 82 tới VN 2/1968, bố trí hoạt động ở Huế. Đến 9/1968 được điều vào khu vực Sài Gòn. Đến 12/1969 rút khỏi VN.

Biên chế:
- Bộ binh: 3 tiểu đoàn bộ binh đổ bộ đường không.
- Pháo binh: 1 tiểu đoàn pháo 105mm.
- Không quân: 1 đại đội không quân.
- Trinh sát: 1 đại đội kỵ binh thiết giáp, 1 đại đội biệt kích.
- Các đơn vị hỗ trợ: 1 tiểu đoàn hỗ trợ, 1 đại đội công binh, 1 đại đội thông tin.


3.8. Lữ đoàn 3, sư đoàn kỵ binh số 1

Lữ đoàn 3 tới VN 9/1965 trong đội hình sư đoàn kỵ binh số 1. Đến 4/1971 trở thành đơn vị độc lập, hoạt động ở Vùng III. Đến 6/1972 rút khỏi VN.

Biên chế:
- Bộ binh: 4 tiểu đoàn bộ binh.
- Pháo binh: 1 tiểu đoàn pháo 105mm, 1 đại đội trực thăng phóng rocket, 1 đại đội trinh sát đường không.
- Không quân: 1 tiểu đoàn trực thăng xung kích, 1 đại đội kỵ binh không vận.
- Thiết giáp: 1 tiểu đoàn kỵ binh thiết giáp (phối thuộc)
- Các đơn vị hỗ trợ: 1 tiểu đoàn hỗ trợ, 1 đại đội công binh, 1 đại đội thông tin.


3.9. Lữ đoàn 3, sư đoàn bộ binh số 9

Lữ đoàn 3 tới VN 12/1966 trong đội hình sư đoàn bộ binh số 9. Đến 7/1969 tách khỏi sư đoàn, phối thuộc cho sư đoàn bộ binh 25 hoạt động ở Vùng III. Đến 10/1970 rút khỏi VN.

Biên chế:
- Bộ binh: 3 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn bộ binh cơ giới.
- Pháo binh: 1 tiểu đoàn pháo 105mm.
- Trinh sát: 1 đại đội kỵ binh không vận, 1 đại đội biệt kích.
- Các đơn vị hỗ trợ: 1 tiểu đoàn hỗ trợ, 1 đại đội công binh, 1 đại đội thông tin.
- Đơn vị đặc biệt: 1 trung đội kỵ binh (xe đệm khí)


3.10. Lữ đoàn 2, sư đoàn bộ binh 25

Lữ đoàn 2 tới VN 3/1966 trong đội hình sư đoàn bộ binh 25. Đến 10/1970 trở thành đơn vị độc lập, hoạt động ở Vùng II. Đến 4/1971 rút khỏi VN.

Biên chế:
- Bộ binh: 3 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn bộ binh cơ giới.
- Pháo binh: 1 tiểu đoàn pháo 105mm.
- Trinh sát: 1 đại đội kỵ binh không vận, 1 đại đội biệt kích.
- Các đơn vị hỗ trợ: 1 tiểu đoàn hỗ trợ, 1 đại đội công binh, 1 đại đội thông tin.


3.11. Lữ đoàn 1, sư đoàn đổ bộ đường không 101

Lữ đoàn 1 tới VN 5/1965 hoạt động ở Vùng II. Đến 5/1967 trực thuộc Lực lượng OREGON. Đến 11/1967 nhập lại vào đội hình sư đoàn đổ bộ đường không 101.

Biên chế:
- Bộ binh: 3 tiểu đoàn bộ binh đổ bộ đường không.
- Pháo binh: 1 tiểu đoàn pháo 105mm.
- Trinh sát: 1 đại đội kỵ binh thiết giáp.
- Các đơn vị hỗ trợ: 1 tiểu đoàn hỗ trợ, 1 đại đội công binh, 1 đại đội thông tin, 1 đại đội quân y.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 22 Tháng Tám, 2008, 08:12:40 pm
II. Thống kê các đơn vị binh chủng

1. Kỵ binh - thiết giáp

Lực lượng kỵ binh - thiết giáp của Lục quân Mỹ ở VN có 12 tiểu đoàn gồm 9 tiểu đoàn và một số đại đội kỵ binh, 3 tiểu đoàn và một số đại đội thiết giáp. Trong đó có 3 tiểu đoàn thuộc trung đoàn kỵ binh thiết giáp 11 và 3 tiểu đoàn kỵ binh rút từ sư đoàn thiết giáp số 1 và 2, còn lại là các đơn vị kỵ binh - thiết giáp trực thuộc các sư đoàn và lữ đoàn bộ binh.

Trung đoàn kỵ binh thiết giáp 11 ("The Black Horse Regiment") tới VN 9/1966, hoạt động ở khu vực Vùng III. Trên thực tế trung đoàn này không tác chiến tập trung mà tách các tiểu đoàn đi phối thuộc với các đơn vị khác. Đến 3/1971 rút khỏi VN.

Biên chế: 3 tiểu đoàn kỵ binh thiết giáp (mỗi tiểu đoàn có 1 đại đội xe tăng, 3 đại đội kỵ binh và 1 đại đội pháo binh), 1 đại đội kỵ binh không vận và được phối thuộc 1 đại đội công binh và 1 đại đội quân y.

Trang bị 51 xe tăng M-48A3, 296 xe bọc thép M-113, 9 xe phun lửa M-132, 18 pháo tự hành M-109 155mm, 48 trực thăng.


==Biên chế tiêu chuẩn của 1 tiểu đoàn thiết giáp Mỹ==
[attachment=1]


==Biên chế tiêu chuẩn của 1 tiểu đoàn kỵ binh thiết giáp Mỹ==
[attachment=2]


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 22 Tháng Tám, 2008, 08:16:32 pm
2. Pháo binh

Lực lượng pháo binh của Lục quân Mỹ ở VN có 70 tiểu đoàn gồm:
- 63 tiểu đoàn pháo mặt đất
- 2 tiểu đoàn trực thăng phóng rocket
- 5 tiểu đoàn và một số đại đội phòng không

Các đơn vị pháo binh (kể cả pháo binh thuộc các sư đoàn và lữ đoàn) được tổ chức trong 5 liên đoàn pháo binh trực thuộc các BCH pháo binh cấp quân đoàn và 1 liên đoàn phòng không.

- Liên đoàn pháo binh 41 và 52 thuộc BCH Pháo binh Dã chiến I.

- Liên đoàn pháo binh 23 và 54 thuộc BCH Pháo binh Dã chiến II.

- Liên đoàn pháo binh 108 thuộc BCH Pháo binh Quân đoàn 24.

- Liên đoàn phòng không 97.

Về trang bị, pháo binh Mỹ ở VN có:
- 32 tiểu đoàn pháo xe kéo 105mm.
- 7 tiểu đoàn pháo xe kéo 155mm.
- 2 tiểu đoàn pháo tự hành 105mm.
- 5 tiểu đoàn pháo tự hành 155mm.
- 12 tiểu đoàn pháo tự hành 175mm và 203mm.
- 5 tiểu đoàn hỗn hợp pháo xe kéo 155mm và pháo tự hành 203mm.
- 2 tiểu đoàn trực thăng phóng rocket.
- 2 tiểu đoàn tên lửa đất đối không HAWK .
- 3 tiểu đoàn và một số đại đội xe phòng không .50cal (12,7mm) và 40mm.


==Biên chế tiêu chuẩn của 1 tiểu đoàn pháo xe kéo 105mm Mỹ==
[attachment=1]

==Biên chế tiêu chuẩn của 1 tiểu đoàn pháo xe kéo 155mm Mỹ==
[attachment=2]

==Biên chế tiêu chuẩn của 1 tiểu đoàn hỗn hợp pháo xe kéo 155mm và pháo tự hành 203mm Mỹ==
[attachment=3]

==Biên chế tiêu chuẩn của 1 tiểu đoàn hỗn hợp pháo tự hành 175mm và 203mm Mỹ==
[attachment=4]


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 22 Tháng Tám, 2008, 08:18:22 pm
==Biên chế tiêu chuẩn của 1 tiểu đoàn tên lửa đất đối không HAWK==
[attachment=1]

==Biên chế tiêu chuẩn của 1 đại đội súng máy phòng không tự hành M55 .50cal==
[attachment=2]


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 23 Tháng Tám, 2008, 10:28:32 am
3. Không quân

Lực lượng không quân của Lục quân Mỹ ở VN có 28 tiểu đoàn và một số đại đội không quân, 4 tiểu đoàn kỵ binh không vận (tổng cộng 142 đại đội không quân và kỵ binh không vận). Ngoài 1 tiểu đoàn an ninh, 6 tiểu đoàn và một số đại đội không quân trực thuộc 6 sư đoàn bộ binh và các lữ đoàn, các đơn vị còn lại được đặt dưới quyền điều hành của lữ đoàn không quân số 1.

Lữ đoàn không quân số 1 thành lập 5/1966, biên chế gồm 7 liên đội không quân:

- Liên đội không quân 11 (thuộc sư đoàn kỵ binh số 1) gồm 2 tiểu đoàn trực thăng xung kích, 1 tiểu đoàn trực thăng hỗ trợ xung kích và một số đại đội.

- Liên đội không quân 12 gồm 7 tiểu đoàn chiến đấu, 1 tiểu đoàn hỗ trợ chiến đấu, 1 tiểu đoàn kỵ binh không vận và một số đại đội.

- Liên đội không quân 16 gồm 2 tiểu đoàn chiến đấu.

- Liên đội không quân 17 gồm 4 tiểu đoàn chiến đấu, 1 tiểu đoàn hỗ trợ chiến đấu, 1 tiểu đoàn kỵ binh không vận và một số đại đội.

- Liên đội không quân 101/160 (thuộc sư đoàn đổ bộ đường không 101) gồm 3 tiểu đoàn trực thăng xung kích và một số đại đội.

- Liên đội không quân 164 gồm 3 tiểu đoàn chiến đấu, 1 tiểu đoàn kỵ binh không vận và một số đại đội.

- Liên đội không quân 165 là đơn vị điều hành không lưu.

Vào thời kỳ cao điểm, trang bị của lữ đoàn không quân số 1 có 641 máy bay, 441 trực thăng tấn công AH-1G, 311 trực thăng vận tải CH-47, 635 trực thăng trinh sát OH-6A và 2.202 trực thăng UH-1.


==Biên chế tiêu chuẩn của 1 tiểu đoàn trực thăng xung kích Mỹ==
[attachment=1]

==Biên chế tiêu chuẩn của 1 tiểu đoàn trực thăng hỗ trợ xung kích Mỹ==
[attachment=2]


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 23 Tháng Tám, 2008, 11:22:20 am
4. Bộ binh

Lực lượng bộ binh Mỹ ở VN có 81 tiểu đoàn bộ binh và nhiều đại đội, trung đội, bao gồm cả các đơn vị biệt kích (trinh sát), các đơn vị làm nhiệm vụ đặc biệt như canh gác căn cứ, sở chỉ huy, bộ binh trong các đơn vị trực thăng...

Các đơn vị bộ binh chiến đấu được biên chế trong 7 sư đoàn và 4 lữ đoàn (tổng cộng 25 lữ đoàn), gồm:

- 26 tiểu đoàn bộ binh cơ động/đổ bộ đường không.

- 9 tiểu đoàn bộ binh cơ giới.

- 3 tiểu đoàn bộ binh cơ động đường sông.

- 42 tiểu đoàn bộ binh thường.


==Biên chế tiêu chuẩn của 1 tiểu đoàn bộ binh Mỹ==
[attachment=1]

==Biên chế tiêu chuẩn của 1 đại đội bộ binh Mỹ==
[attachment=2]

==Biên chế tiêu chuẩn của 1 đại đội biệt kích Mỹ==
[attachment=3]


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 23 Tháng Tám, 2008, 11:25:29 am
bác chiangsan,

Sư 5 nào mà chiến đấu tại Phú Yên vậy bác, không phải sư 5 chiến đấu tại ĐBSCL hay sao ?

À, thế mới hay ;D Cuối năm 1965 phân khu nam QK5 giải thể, tổ chức lại lực lượng thành sư đoàn mang phiên hiệu f5 gồm trung đoàn 10 và 20. Sư 5 "em" sau một thời gian thì giải thể, cả 2 trung đoàn đều chuyển vào ĐBSCL.

Sư 5 "anh" thì chiến đấu chủ yếu ở khu vực QK6-QK7, vùng Phước Long, Bà Rịa...

p/s: bác altus làm quả mổ xẻ trận Long Tân đi nhỉ ;D


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 23 Tháng Tám, 2008, 01:04:07 pm
5. Lực lượng đặc biệt

Trung đoàn đặc nhiệm (đổ bộ đường không) số 5 của Lục quân Mỹ hoạt động ở VN 10/1964 đến 3/1971. Lực lượng gồm 4 đại đội (A, B, C, D) và nhiều phân đội, đảm nhiệm việc huấn luyện, tổ chức các đơn vị đặc biệt người Việt cũng như triển khai các hoạt động vào sâu trong vùng kiểm soát của đối phương. Trong thời gian hoạt động được tăng cường thêm một số phân đội của trung đoàn đặc nhiệm số 1.


6. Công binh

Lực lượng công binh của Lục quân Mỹ ở VN gồm 20 tiểu đoàn công binh chiến đấu, 15 tiểu đoàn công binh công trình và một số đại đội. Không kể các đơn vị trực thuộc các sư, lữ và trung đoàn chiến đấu, các đơn vị công binh được tổ chức thành 5 liên đoàn công binh công trình (34, 35, 45, 79, 159) và 1 liên đoàn công binh chiến đấu (937), đặt dưới quyền chỉ huy của 2 lữ đoàn.

Lữ đoàn công binh 18 hoạt động ở VN từ 9/1965 - 9/1971, đảm nhiệm các hoạt động trên địa bàn Vùng I và II chiến thuật.

Lữ đoàn công binh 20 hoạt động ở VN từ 8/1967 - 9/1971, đảm nhiệm các hoạt động trên địa bàn Vùng III và IV chiến thuật.


7. Thông tin

Lực lượng thông tin của Lục quân Mỹ ở VN gồm 31 tiểu đoàn và một số đại đội. Ngoài các đơn vị trực thuộc các sư, lữ và trung đoàn chiến đấu, lực lượng thông tin được đặt dưới quyền điều hành của lữ đoàn thông tin số 1.

Lữ đoàn thông tin số 1 thành lập 4/1966, biên chế gồm 4 liên đoàn thông tin:

- Liên đoàn thông tin số 2 đảm nhiệm hoạt động trên địa bàn Vùng III và IV.

- Liên đoàn thông tin 12 đảm nhiệm hoạt động trên địa bàn Vùng I.

- Liên đoàn thông tin 21 đảm nhiệm hoạt động trên địa bàn Vùng II.

- Liên đoàn thông tin 160 đảm nhiệm hoạt động trên địa bàn Sài Gòn - Long Bình.


8. Quân cảnh

Lực lượng quân cảnh Mỹ ở VN làm nhiệm vụ chiến đấu và bảo đảm an ninh gồm 6 tiểu đoàn và một số đại đội thuộc các sư đoàn bộ binh cũng như làm nhiệm vụ đặc biệt. Các đơn vị quân cảnh này được đặt dưới quyền điều hành của lữ đoàn quân cảnh 18.

Lữ đoàn quân cảnh 18 thành lập 9/1966, biên chế gồm 2 liên đoàn:

- Liên đoàn quân cảnh 16 gồm 3 tiểu đoàn, đảm nhiệm hoạt động trên địa bàn Vùng I và II.

- Liên đoàn quân cảnh 89 gồm 3 tiểu đoàn, đảm nhiệm hoạt động trên địa bàn Vùng III và IV.


-------------------

Tài liệu tham khảo

Shelby L. Stanton, Vietnam Order of Battle: A Complete Illustrated Reference to U.S. Army Combat and Support Forces in Vietnam 1961-1973, U.S News Books, Washington D.C. 


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 23 Tháng Tám, 2008, 08:42:34 pm
PHẦN HAI – THỦY QUÂN LỤC CHIẾN

I. Thống kê các đơn vị chiến đấu chính

1. Cấp quân đoàn

Lực lượng thủy bộ III (III Marine Amphibious Force - III MAF) được thành lập 5/1965 để chỉ huy tất cả các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ hoạt động trên địa bàn Vùng I chiến thuật. Trên thực tế, Lực lượng thủy bộ III là cấp quân đoàn đảm nhiệm điều hành tất cả các hoạt động của Thủy quân lục chiến và Lục quân Mỹ (bao gồm cả Quân đoàn 24) ở Vùng I. Đến 4/1971 rút quân khỏi VN.

Các đơn vị chính thuộc Lực lượng thủy bộ III:
- Sư đoàn thủy quân lục chiến số 1.
- Sư đoàn thủy quân lục chiến số 3.
- Liên đoàn không quân thủy quân lục chiến số 1.


2. Cấp sư đoàn

2.1. Sư đoàn thủy quân lục chiến số 1

Sư đoàn thủy quân lục chiến số 1 tới VN 2/1966, hoạt động chủ yếu tại khu vực Quảng Đà, đến 4/1971 rút quân khỏi VN.

Tổ chức:
- BCH sư đoàn
- BCH trung đoàn 1
- BCH trung đoàn 5
- BCH trung đoàn 7

Biên chế:
- Bộ binh: 9 tiểu đoàn thủy quân lục chiến
- Pháo binh: 1 trung đoàn pháo binh gồm 4 tiểu đoàn.
- Thiết giáp: 1 tiểu đoàn xe tăng, 1 tiểu đoàn xe lội nước, 1 đại đội chống tăng và 1 đại đội thiết giáp lội nước.
- Trinh sát: 1 tiểu đoàn và 1 đại đội trinh sát.
- Các đơn vị hỗ trợ: 1 tiểu đoàn và 1 đại đội công binh, 1 tiểu đoàn thông tin, 1 tiểu đoàn quân cảnh, 1 tiểu đoàn vận tải, 1 tiểu đoàn quân y, 1 tiểu đoàn hậu cần...


2.2. Sư đoàn thủy quân lục chiến số 3

Sư đoàn thủy quân lục chiến số 3 tới VN 5/1965, hoạt động chủ yếu tại khu vực Trị Thiên. Đến 10/1969 rút quân khỏi VN.

Tổ chức:
- BCH sư đoàn
- BCH trung đoàn 3
- BCH trung đoàn 4
- BCH trung đoàn 9

Biên chế:
- Bộ binh: 9 tiểu đoàn thủy quân lục chiến
- Pháo binh: 1 trung đoàn pháo binh gồm 6 tiểu đoàn.
- Thiết giáp: 1 tiểu đoàn xe tăng, 1 tiểu đoàn xe lội nước 1 đại đội chống tăng.
- Trinh sát: 1 tiểu đoàn và 1 đại đội trinh sát.
- Các đơn vị hỗ trợ: 1 tiểu đoàn và 1 đại đội công binh, 1 tiểu đoàn thông tin, 1 tiểu đoàn quân cảnh, 1 tiểu đoàn vận tải, 1 tiểu đoàn quân y, 1 tiểu đoàn hậu cần...


3. Cấp trung đoàn

3.1. Trung đoàn 26, sư đoàn thủy quân lục chiến số 5

Trung đoàn 26, sư đoàn thủy quân lục chiến số 5 biên chế 3 tiểu đoàn bộ binh tới VN 4/1967, được phối thuộc cho sư đoàn thủy quân lục chiến số 1 hoạt động trên địa bàn Vùng I. Đến 3/1970 rút quân khỏi VN.


3.2. Trung đoàn 27, sư đoàn thủy quân lục chiến số 5


Trung đoàn 27, sư đoàn thủy quân lục chiến số 5 biên chế 3 tiểu đoàn bộ binh tới VN 2/1968, được phối thuộc cho sư đoàn thủy quân lục chiến số 1 hoạt động ở khu vực Đà Nẵng. Đến 9/1968 rút quân khỏi VN.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 23 Tháng Tám, 2008, 08:45:43 pm
II. Thống kê các đơn vị binh chủng

1. Thiết giáp

Lực lượng thiết giáp của Thủy quân lục chiến Mỹ ở VN có 2 tiểu đoàn xe tăng, 2 tiểu đoàn pháo tự hành chống tăng, 2 tiểu đoàn xe lội nước và 1 đại đội xe thiết giáp lội nước.

==Biên chế 1 tiểu đoàn xe tăng TQLC Mỹ (tăng cường 1 đại đội chống tăng)==
[attachment=1]

==Biên chế 1 tiểu đoàn chống tăng TQLC Mỹ==
[attachment=2]


2. Pháo binh

Lực lượng pháo binh của Thủy quân lục chiến Mỹ ở VN có 10 tiểu đoàn, 5 đại đội và một số phân đội. Các đơn vị này được tổ chức thành liên đoàn pháo binh số 1.

Liên đoàn pháo binh số 1 thành lập 11/1966, biên chế 2 trung đoàn:

- Trung đoàn pháo binh thủy quân lục chiến 11 (thuộc sư đoàn thủy quân lục chiến số 1) có 4 tiểu đoàn.

- Trung đoàn pháo binh thủy quân lục chiến 12 (thuộc sư đoàn thủy quân lục chiến số 3) gồm 6 tiểu đoàn.


3. Không quân

Lực lượng không quân của Thủy quân lục chiến Mỹ ở VN có liên đoàn không quân số 1 gồm 3 liên đội chiến đấu, 2 liên đội trực thăng cùng một số đại đội. Liên đoàn không quân số 1 trực thuộc Lực lượng thủy bộ III đến 3/1968 thì được chuyển đặt dưới quyền chỉ huy của Tập đoàn không quân số 7 của Không quân Mỹ.

Biên chế:

- Liên đội không quân chiến đấu TQLC 11, đặt căn cứ tại Đà Nẵng.

- Liên đội không quân chiến đấu TQLC 12, đặt căn cứ tại Chu Lai.

- Liên đội không quân chiến đấu TQLC 13, đặt căn cứ tại Chu Lai.

- Liên đội không quân trực thăng TQLC 16, đặt căn cứ tại Đà Nẵng.

- Liên đội không quân trực thăng TQLC 36, đặt căn cứ tại Chu Lai.


4. Bộ binh

Lực lượng bộ binh có 21 tiểu đoàn thủy quân lục chiến, 2 tiểu đoàn và 2 đại đội trinh sát, được tổ chức trong 7 trung đoàn.

==Biên chế tiêu chuẩn của 1 tiểu đoàn TQLC Mỹ==
[attachment=3]


5. Công binh

Lực lượng công binh của Thủy quân lục chiến Mỹ ở VN có 5 tiểu đoàn và 2 đại đội, biên chế trong 2 sư đoàn thủy quân lục chiến và trực thuộc Lực lượng thủy bộ III.


6. Thông tin

Lực lượng thông tin của Thủy quân lục chiến Mỹ ở VN có 3 tiểu đoàn, biên chế trong 2 sư đoàn thủy quân lục chiến và trực thuộc Lực lượng thủy bộ III.


7. Quân cảnh

Lực lượng thông tin của Thủy quân lục chiến Mỹ ở VN có 2 tiểu đoàn, trực thuộc 2 sư đoàn thủy quân lục chiến.


-----------------

Tài liệu tham khảo

Shelby L. Stanton, Vietnam Order of Battle: A Complete Illustrated Reference to U.S. Army Combat and Support Forces in Vietnam 1961-1973, U.S News Books, Washington D.C.

Ed Gilbert, The US Marine Corps in the Vietnam War: III Marine Amphibious Force 1965-75 (Battle Orders), Osprey Publishing.

Jack Shulimson, Lt Col Leonard A. Blasiol, USMC Charles R. Smith, Cpt David A. Dawson, USMC, US Marines in Vietnam, 1968: The Definitive year. History and Museums Division. Headquarters, USMC. Washington D.C, 1997.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: sudoan trong 26 Tháng Tám, 2008, 09:40:33 am
bác chiangsan,

Sư 5 nào mà chiến đấu tại Phú Yên vậy bác, không phải sư 5 chiến đấu tại ĐBSCL hay sao ?

À, thế mới hay ;D Cuối năm 1965 phân khu nam QK5 giải thể, tổ chức lại lực lượng thành sư đoàn mang phiên hiệu f5 gồm trung đoàn 10 và 20. Sư 5 "em" sau một thời gian thì giải thể, cả 2 trung đoàn đều chuyển vào ĐBSCL.

Sư 5 "anh" thì chiến đấu chủ yếu ở khu vực QK6-QK7, vùng Phước Long, Bà Rịa...

p/s: bác altus làm quả mổ xẻ trận Long Tân đi nhỉ ;D
Bác nói sư 5 tại Phú Yên giải thể, thế sư 3 sao vàng thay thế sư 5 chiến đấu tại PHú Yên phải không bác ?


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 26 Tháng Tám, 2008, 11:53:46 am
Không. f3 hoạt động chủ yếu ở địa bàn Quảng Ngãi, Bình Định. Vùng Phú Yên trở vào chỉ có bộ đội địa phương.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: sudoan trong 28 Tháng Tám, 2008, 09:32:29 am
Bộ đội địa phương là gì bác ?  Có phải là nhân dân địa phương tham gia cách mạng ban ngày đi làm ban đêm là du kích gài mìn đặt bom đánh tỉa không ?  Cho em hỏi thêm là tỉ lệ 1 lính chính quy như F3 hay F2 chiến đấu thì có bao nhiêu bộ đội địa phương vậy


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 28 Tháng Tám, 2008, 11:14:22 am
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=275879&ChannelID=119 (http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=275879&ChannelID=119)

Ngày 10-8-2008

Kính gửi đồng chí phụ trách tòa soạn TTCT

Tôi là thiếu tướng Phan Khắc Hy, nguyên chính ủy Bộ tư lệnh không quân trong thời gian có không quân Triều Tiên tham gia chiến đấu ở Việt Nam.

Sau ngày đế quốc Mỹ mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, được sự thỏa thuận giữa hai đảng và hai chính phủ, từ năm 1965 đến đầu 1969 phía Triều Tiên cử sang Việt Nam một đoàn không quân tổng cộng 87 người tham gia chiến đấu để rút kinh nghiệm. Mọi mặt bảo đảm và chỉ huy do ta phụ trách.

Bộ tư lệnh không quân giao cho trung đoàn không quân 923 quản lý và chỉ huy đoàn không quân Triều Tiên. Trung đoàn 923 đóng ở sân bay Kép. Lúc này chưa có Quân đoàn 2. Ngoài ra cũng không có chuyện phi công Triều Tiên không mang dù và tự khóa chân vào máy bay.

Sơ kết đợt chiến đấu từ 1966 đến đầu 1969, không quân ta bắn rơi 222 máy bay Mỹ, bắt sống 51 giặc lái, trong đó bạn Triều Tiên bắn rơi 26 chiếc. Ngoài 14 liệt sĩ hi sinh trên đất VN, một số bạn còn được nhà nước bạn tuyên dương Anh hùng.

Tôi gửi kèm tấm ảnh chụp kỷ niệm với đoàn bạn sau buổi trao đổi kinh nghiệm ngày 4-6-1968 tại sân bay Kép.

PHAN KHẮC HY
(Q.Tân Bình, TP.HCM)


[attachment=1]

Chụp ảnh lưu niệm với đoàn không quân CHDCND Triều Tiên tại sân bay Kép ngày 4-6-1968. Người ngồi hàng đầu (thứ tư từ phải sang) là chính ủy Bộ tư lệnh không quân Phan Khắc Hy. Bên phải và bên trái ông Phan Khắc Hy là đoàn trưởng và đoàn phó đoàn không quân CHDCND Triều Tiên

p/s: bó tay với cái thể loại vừa dốt vừa cùn của các đ/c Tuổi trẻ.

À, không hẳn là Tuổi trẻ, phải nói là 2 vị thông thái Hà Ánh Dương và Văn Hải mới đúng.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 28 Tháng Tám, 2008, 11:26:21 am
Bộ đội địa phương là gì bác ?  Có phải là nhân dân địa phương tham gia cách mạng ban ngày đi làm ban đêm là du kích gài mìn đặt bom đánh tỉa không ?  Cho em hỏi thêm là tỉ lệ 1 lính chính quy như F3 hay F2 chiến đấu thì có bao nhiêu bộ đội địa phương vậy

Hơ, làm gì có tỉ lệ nào như thế này. Đọc phần cuối ĐBP - Điểm hẹn lịch sử về cách thức hoạt động của 3 thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích) đi nhé.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: OldBuff trong 28 Tháng Tám, 2008, 11:30:05 am
Vụ dùng trọng pháo lắp trên Mig-17, Mig-19 có lẽ mấy tác giả bài viết vào thuổng ý tưởng gắn 105ly lên máy bay để bắn cho hoành tráng từ ttvnol. Viết lách kiểu này thì khiếp quá! Khổ cho vong của mấy liệt sỹ Triều Tiên.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: OldBuff trong 28 Tháng Tám, 2008, 11:34:22 am
Nghe giọng văn của 2 tác giả bài viết thì họ là CTV của TTCT. Chắc mấy bác thuộc cơ quan truyền thông cấp xã viết bài kiếm thêm. Đ/c Sơn xem thử đại diện cho quansu.net viết bài phản hồi nhé!


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 28 Tháng Tám, 2008, 11:44:00 am
Nghe giọng văn của 2 tác giả bài viết thì họ là CTV của TTCT. Chắc mấy bác thuộc cơ quan truyền thông cấp xã viết bài kiếm thêm. Đ/c Sơn xem thử đại diện cho quansu.net viết bài phản hồi nhé!

Có mấy CCB viết phản hồi rồi ạ. Em tuổi gì mà dám nhoi với cụ thiếu tướng cựu chính ủy KQ (http://www10.ttvnol.com/forum/tinhocvn/images/emotion/icon_smile_big.gif)


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: ThangLong69 trong 28 Tháng Tám, 2008, 09:38:31 pm
Cần phải chuyển hai nhà báo ở TTCN sang báo Tuổi Trẻ Cười.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 28 Tháng Tám, 2008, 11:09:41 pm
PHẦN BA – HẢI QUÂN VÀ PHÒNG VỆ BỜ BIỂN


I. Lực lượng thuộc Hạm đội 7

1. Lực lượng tàu sân bay công kích (Attack Carrier Striking Force)

Lực lượng hàng không mẫu hạm công kích (Lực lượng đặc biệt 77 – Task Force 77) của Hạm đội 7 bao gồm các hàng không mẫu hạm, các chiến hạm hộ tống và không quân của Hạm đội 7, có nhiệm vị tiến hành các hoạt động đánh phá các mục tiêu ở miền Bắc VN và Lào cũng như chi viện cho lục quân Mỹ và đồng minh ở miền Nam VN. Lực lượng 77 thường xuyên có ít nhất từ 2-3 hàng không mẫu hạm trực chiến, triển khai ở khu vực Dixie (Dixie Station) từ 1965 ở ngoài khơi Khánh Hoà và đến tháng 5/1966 di chuyển tới khu vực Yankee (Yankee Station) nằm ngoài khơi Đà Nẵng.

Trong thời gian từ 1965 – 1975 đã có tổng cộng 17 hàng không mẫu hạm luân phiên tham chiến ở VN:
- USS Bon Homme Richard.
- USS Constrellation.
- USS Coral Sea.
- USS Intrepid.
- USS Oriskany.
- USS Enterprise.
- USS Forrestal.
- USS Hancock.
- USS Ranger.
- USS Kitty Hawk.
- USS Franklin D. Roosevelt.
- USS Ticonderoga.
- USS America.
- USS Shangri – La.
- USS Saratoga.
- USS Midway.
- USS Independence.


2. Lực lượng đặc biệt thủy bộ (Amphibious Task Force)

Lực lượng thủy bộ (Lực lượng đặc biệt 76 – Task Force 76) của Hạm đội 7 có nhiệm vụ tiến hành các hoạt động đổ bộ, đột kích, chi viện… dọc bờ biển. Lực lượng 76 chỉ huy 2 đơn vị Thường trực đổ bộ và đổ bộ đặc biệt (Amphibious Ready Group and Special Landing Force - ARG/SLF). Mỗi nhóm gồm 1 cụm lực lượng thường trực đổ bộ (ARG) gồm 3-4 tàu đổ bộ các loại và 1 cụm lực lượng đổ bộ đặc biệt (SLF) gồm 1 tiểu đoàn thủy quân lục chiến và 1 tiểu đoàn trực thăng.

ARG/SLF Alpha gồm cụm lực lượng 76.4 (ARG) và cụm lực lượng 79.4 (SLF).

ARG/SLF Bravo gồm cụm lực lượng 76.5 (ARG) và cụm lực lượng 79.5 (SLF).

Các đơn vị ARG/SLF hoạt động từ 1965 đến 9/1969 thì ngừng sau khi các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đã được đưa vào chiến đấu trong đất liền.


3. Cụm lực lượng các tuần dương hạm – khu trục hạm (Cruiser – Destroyer Task Group)

Cụm lực lượng các tuần dương hạm – khu trục hạm (Cụm lực lượng đặc biệt 70.8 – Task Group 70.8 ) có nhiệm vụ tiến hành các hoạt động bắn phá các mục tiêu trên vùng bờ biển Bắc VN cũng như chi viện cho lục quân Mỹ và đồng minh ở miền Nam VN. Cụm lực lượng 70.8 bắt đầu hoạt động từ tháng 10/1966, vào thời kỳ cao điểm có khoảng 20 chiến hạm trực chiến. Cụm lực lượng 70.8 được phối thuộc cả một số tàu của Hải quân Hoàng gia Australia và ở một vài giai đoạn còn được tăng cường thêm 1 thiết giáp hạm.


4. Lực lượng hỗ trợ hậu cần (Logistic Support Force)

Lực lượng hỗ trợ hậu cần (Lực lượng đặc biệt 73 – Task Force 73) có nhiệm vụ vận chuyển, bảo đảm hậu cần, hỗ trợ cho các hoạt động tác chiến của Hải quân.


5. Không quân

Lực lượng không quân của Hải quân triển khai ở VN từ 1965-1975 có tổng cộng 28 tiểu đoàn tiêm kích, 52 tiểu đoàn cường kích và 4 tiểu đoàn trực thăng. Trong đó có 1 tiểu đoàn tiêm kích và 1 tiểu đoàn cường kích của Thủy quân lục chiến.

Các đơn vị không quân được tổ chức trong 15 liên đoàn không quân (1, 2, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 14, 15, 16, 17, 19, 21), bố trí trên các hàng không mẫu hạm của Hạm đội 7.


II. Lực lượng Hải quân Mỹ ở VN (US Naval Force, Vietnam)

1. Lực lượng giám sát bờ biển (Coastal Surveillance Force)

Lực lượng giám sát bờ biển (Lực lượng đặc biệt 115 – Task Force 115) thành lập 3/1965 làm nhiệm vụ tuần tiễu vùng bờ biển miền Nam VN, phối hợp với hải quân VNCH. Tổ chức của Lực lượng 115 gồm 2 liên đội phòng vệ bờ biển và 2 liên đội duyên hải:

- Liên đội phòng vệ bờ biển số 1 (Coast Guard Squadron 1), thành lập 1965, gồm các phân đội phòng vệ bờ biển 11 (An Thới), 12 (Đà Nẵng), 13 (Cam Lộ), trang bị 16 tàu WBR.

- Liên đội phòng vệ bờ biển số 3 (Coast Guard Squadron 3), thành lập 1967-1968, trang bị 15 tàu WHEC.

- Liên đội duyên hải số 1 (Coastal Squadron 1), thành lập 1965, gồm các phân đội duyên hải 11 (An Thới), 12 (Đà Nẵng), 13 (Cam Lộ), 14 (Cam Ranh), 15 (Quy Nhơn), 16 (Chu Lai) trang bị 84 tàu PCF làm nhiệm vụ tuần tra gần bờ.

- Liên đội duyên hải số 3 (Coastal Squadron 3), thành lập 3/1967 trang bị tàu PG.

Lực lượng 115 giải thể cuối 1970, chuyển giao trang bị cho hải quân VNCH.


2. Lực lượng tuần tra sông (River Patrol Force)

Lực lượng tuần tra sông (Lực lượng đặc biệt 116 – Task Force 116) thành lập 12/1965 có nhiệm vụ tiến hành các hoạt động tuần tra trên sông và chấm dứt hoạt động 12/1970. Tổ chức của Lực lượng 116 gồm 5 liên đội, mỗi liên đội gồm 2 phân đội 10 tàu PBR.

- Liên đội 51: Cần Thơ/Bình Thủy.

- Liên đội 52: Sa Đéc, Vĩnh Long.

- Liên đội 53: Mỹ Tho.

- Liên đội 54: sông Nhà Bè.

- Liên đội 55: Đà Nẵng.

Ngoài ra Lực lượng 116 cũng được một bộ phận không quân hỗ trợ gồm tiểu đoàn trực thăng tấn công nhẹ số 3 trang bị UH-1B và tiểu đoàn cường kích nhẹ số 4 trang bị OV-10 vũ trang.


3. Lực lượng cơ động đường sông (Mobile Riverine Force)

 Lực lượng cơ động đường sông (Lực lượng 117 – Task Force 117) được thành lập 2/1967, kết hợp giữa lực lượng tàu chiến của Hải quân và lực lượng của lữ đoàn 2, sư đoàn bộ binh số 9 Mỹ. Tổ chức của Lực lượng 117 gồm 2 nhóm cơ động đường sông với 4 giang đoàn, chia thành 8 phân đội được trang bị khoảng 30 tàu chiến và tàu vận tải trên sông:

Nhóm cơ động đường sông Alpha gồm 2 giang đoàn xung kích 9 và 11.

Nhóm cơ động đường sông Bravo gồm 2 giang đoàn xung kích 13 và 15.

Sau khi sư đoàn bộ binh số 9 rút quân khỏi VN, đến 8/1969 Lực lượng 117 giải thể, chuyển giao trang bị cho hải quân VNCH.


4. Công binh

Các đơn vị công binh của Hải quân Mỹ được đặt dưới sự chỉ huy của lữ đoàn công binh công trình HQ số 3, trung đoàn công binh công trình HQ 30 và 32. Tổng cộng 22 tiểu đoàn công binh Hải quân đã lần lượt đưa lực lượng sang VN. Công binh của Hải quân Mỹ được bố trí chủ yếu ở Vùng I, tại các căn cứ Đà Nẵng, Chu Lai, Huế - Phú Bài, Đồng Tâm và Quảng Trị.

-----------------------------

Tài liệu tham khảo:

Marolda, Edward J, By Sea, Air and Land: An Illustrated History of the U.S. Navy and the Sea War in Southeast Asia, Department of the Navy - Naval Historical Center.

Shelby L. Stanton, Vietnam Order of Battle: A Complete Illustrated Reference to U.S. Army Combat and Support Forces in Vietnam 1961-1973, U.S News Books, Washington D.C.

US Naval Force in Vietnam © Richard A. Rinaldi, 2008


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: rongxanh trong 30 Tháng Tám, 2008, 08:25:14 am
Đã sai lè ra rồi lại còn cố mà cãi. Đúng là đồ con lừa (súc vật lại bị xúc phạm ;D)
Hài vãi!
Chắc KQ VN lắp hẳn pháo 130 ly lên Mig 17 và Mig 19 mất  ;D

=======
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=275879&ChannelID=119 (http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=275879&ChannelID=119)
=======
Quân đoàn 2 đã từng đặt đơn vị chỉ huy tại sân bay Kép, nhưng không huấn luyện các chiến sĩ Triều Tiên.

Việc không quân bắn rơi máy bay F4 của Mỹ là chính xác, còn bắn rơi được F111 là do các máy bay Mig 17 và Mig 19 của không quân Việt Nam đã lắp thêm một khẩu trọng pháo bên cạnh khẩu pháo 37 ly để làm tăng thêm hỏa lực. Do đó những chiếc Mig này đã khuấy đảo được những chiếc F111 của Mỹ trong năm 1972.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 01 Tháng Chín, 2008, 11:19:52 am
PHẦN BỐN – KHÔNG QUÂN


I. Thống kê các đơn vị chính của Không quân

1. Bộ Tư lệnh Không quân chiến lược

Bộ Tư lệnh Không quân chiến lược (Strategic Air Command – SAC) có nhiệm vụ điều hành toàn bộ hoạt động của lực lượng máy bay ném bom chiến lược B-52 và máy bay tiếp dầu KC-135. Lực lượng đầu tiên của SAC tham gia ở VN vào tháng 2/1964 với nhiệm vụ điều hành hoạt động của máy bay trinh sát chiến lược U-2 ở căn cứ Biên Hoà; đơn vị này ngừng hoạt động tháng 8/1965. Tháng 8/1964, lần đầu tiên SAC điều động máy bay tiếp dầu KC-135 tới hỗ trợ hoạt động của không quân Mỹ ở VN. Ngày 18/6/1965, máy bay ném bom B-52 tham chiến lần đầu ở VN.

Lực lượng của SAC được huy động với quy mô lớn nhất trong chiến dịch tập kích đường không Linebacker II tháng 12/1972, với 206 máy bay ném bom chiến lược B-52 thuộc 3 liên đoàn không quân chiến lược ở căn cứ Anderson (Guam) và U-Tapao (Thái Lan); khoảng 120 máy bay tiếp dầu KC-135 cùng nhiều máy bay trinh sát, hỗ trợ khác.


2. Bộ Tư lệnh Không quân chiến thuật

Bộ Tư lệnh Không quân chiến thuật (Tactical Air Command - TAC) có nhiệm vụ triển khai, quản lý, bảo đảm kỹ thuật, huấn luyện… cho các đơn vị máy bay chiến đấu và vận tải chiến thuật trên chiến trường VN, Lào và CPC.


3. Bộ Tư lệnh Vận tải hàng không quân sự

Bộ Tư lệnh Vận tải hàng không quân sự (Military Airlift Command – MAC) có nhiệm vụ tiến hành vận chuyển tầm xa từ các căn cứ ở Mỹ và Nhật sang VN.


4. Tập đoàn Không quân số 7

Tập đoàn Không quân số 7 (7th Air Force) được tổ chức tháng 3/1966, sở chỉ huy đặt tại căn cứ Tân Sơn Nhất (VN), có nhiệm vụ trực tiếp chỉ huy và điều hành hoạt động của các đơn vị không quân chiến thuật Mỹ trên chiến trường VN, Lào và CPC. Tập đoàn Không quân số 7 Chấm dứt hoạt động tại VN tháng 3/1973.

Biên chế của Tập đoàn Không quân số 7:
- Sư đoàn không quân 834.
- Liên đoàn chiến đấu chiến thuật: 3, 8, 12, 31, 35, 37, 49, 354, 355, 366, 388, 474.
- Liên đoàn trinh sát: 432, 460, 553.
- Liên đoàn tác chiến đặc biệt: 14, 56, 633.
- Các đơn vị mặt đất.


5. Tập đoàn Không quân 13

Tập đoàn Không quân 13 (13th Air Force) đặt căn cứ tại Clark (Philippin), điều hành hoạt động của sư đoàn không quân 315, chi viện cho hoạt động của Tập đoàn Không quân số 7 trên chiến trường Đông Dương.


II. Thống kê các đơn vị thành phần

1. Không quân vận tải

1.1. Sư đoàn không quân 834

Sư đoàn không quân 834 thành lập 10/1966, phụ trách các đơn vị không quân vận tải chiến thuật của Mỹ ở VN. Sư đoàn không quân 834 trực thuộc Tập đoàn Không quân số 7, sở chỉ huy đặt tại căn cứ Tân Sơn Nhất. Tháng 12/1971 chấm dứt hoạt động.

Biên chế:

- Trung tâm điều hành vận tải hàng không (Airlift Control Center - ALCC)

- Liên đoàn vận tải chiến thuật 315 (tăng cường từ sư đoàn không quân 315): trang bị máy bay vận tải C-47, C-123, O-2. Triển khai ở VN từ 12/1962, căn cứ các đơn vị đặt tại Tân Sơn Nhất, Phan Rang, Biên Hoà. Chấm dứt hoạt động tại VN 3/1972.

- Liên đoàn vận tải chiến thuật 483: trang bị máy bay vận tải C-7. Triển khai ở VN từ 1/1967. Căn cứ các đơn vị đặt tại Cam Ranh, Phù Cát, Vũng Tàu.


1.2. Sư đoàn không quân 315

Sư đoàn không quân 315 trực thuộc Tập đoàn Không quân 13, phối hợp và hỗ trợ các hoạt động của Tập đoàn Không quân số 7 trên chiến trường Đông Dương.

Biên chế:

- Liên đoàn vận tải chiến thuật 315: tăng cường cho sư đoàn không quân vận tải 834.

- Liên đoàn vận tải chiến thuật 314: trang bị máy bay vận tải C-130. Căn cứ đặt tại Kung Kuan (Ching Chuan Kang), Đài Loan.

- Liên đoàn vận tải chiến thuật 374: trang bị máy bay vận tải C-130. Căn cứ đặt tại Naha, Okinawa (Nhật Bản).

- Liên đoàn vận tải chiến thuật 463: trang bị máy bay vận tải C-130. Căn cứ đặt tại Mactan sau đó chuyển về Clark (Philippin). Đảm nhiệm hoạt động của các đơn vị C-130 đóng ở Tân Sơn Nhất (VN).


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 01 Tháng Chín, 2008, 11:54:26 am
2. Không quân chiến đấu

2.1. Liên đoàn tiêm kích chiến thuật số 3: trực thuộc Tập đoàn Không quân số 7, trang bị tiêm kích F-5 và cường kích A-37. Triển khai ở VN từ 11/1965, căn cứ đặt tại Biên Hoà (VN). Chấm dứt hoạt động tại VN 10/1970.

2.2. Liên đoàn tiêm kích chiến thuật số 8: trực thuộc Tập đoàn Không quân số 7, trang bị tiêm kích F-4 và F-104. Triển khai từ 12/1965, căn cứ đặt tại Ubon (Thái Lan). Ngừng các hoạt động trên chiến trường VN giữa 1973.

2.3. Liên đoàn tiêm kích chiến thuật 12: trực thuộc Tập đoàn Không quân số 7, trang bị tiêm kích F-4. Triển khai ở VN từ 11/1965, căn cứ đặt tại Cam Ranh, đến tháng 3/1970 chuyển về Tuy Hoà (VN). Chấm dứt hoạt động tại VN 11/1971.

2.4. Liên đoàn tiêm kích chiến thuật 31: trực thuộc Tập đoàn Không quân số 7, trang bị tiêm kích F-100. Triển khai ở VN từ 12/1966, căn cứ đặt tại Tuy Hoà (VN). Chấm dứt hoạt động tại VN 10/1970.

2.5. Liên đoàn tiêm kích chiến thuật 35: trực thuộc Tập đoàn Không quân số 7, trang bị tiêm kích F-4, F-100, cường kích A-37, máy bay ném bom B-57. Triển khai ở VN từ 4/1966, căn cứ đặt tại Đà Nẵng (VN). Chấm dứt hoạt động tại VN 7/1971.

2.6. Liên đoàn tiêm kích chiến thuật 37: trực thuộc Tập đoàn Không quân số 7, trang bị tiêm kích F-4, F-100, triển khai ở VN từ 3/1967, căn cứ đặt tại Phù Cát (VN). Chấm dứt hoạt động tại VN 3/1970.

2.7. Liên đoàn tiêm kích chiến thuật 49: trực thuộc Tập đoàn Không quân 12, trang bị tiêm kích F-4. Được phối thuộc cho Tập đoàn Không quân số 7 và triển khai ở Takhli (Thái Lan) 5/1972. Chấm dứt hoạt động 10/1972.

2.8. Liên đoàn tiêm kích chiến thuật 354: trực thuộc Tập đoàn Không quân số 7, trang bị cường kích A-7. Triển khai từ 9/1972, căn cứ đặt tại Korat (Thái Lan). Chấm dứt hoạt động ở VN đầu 1973.

2.9. Liên đoàn tiêm kích chiến thuật 355: trực thuộc Tập đoàn Không quân số 7, trang bị tiêm kích bom F-105, F-111 và một số máy bay trinh sát/tác chiến điện tử EB-66, RB-66. Triển khai từ 11/1965, căn cứ đặt tại Takhli (Thái Lan). Chấm dứt hoạt động 12/1970.

2.10. Liên đoàn tiêm kích chiến thuật 366: trực thuộc Tập đoàn Không quân số 7, trang bị tiêm kích F-4. Triển khai ở VN 1966. Chấm dứt hoạt động tại VN 6/1972 và triển khai ở Takhli (Thái Lan).

2.11. Liên đoàn tiêm kích chiến thuật 388: trực thuộc Tập đoàn Không quân số 7, trang bị tiêm kích F-4, F-105, máy bay trinh sát/tác chiến điện tử EB-66, EC-121, giai đoạn cuối có thêm cường kích A-7 và vận tải vũ trang AC-130. Triển khai từ 4/1966, căn cứ đặt ở Korat (Thái Lan). Hoạt động cho đến hết chiến tranh.

2.12. Liên đoàn tiêm kích chiến thuật 474: trực thuộc Tập đoàn Không quân số 7, trang bị tiêm kích bom F-111. Triển khai từ 9/1972, căn cứ đặt tại Takhli (Thái Lan). Chấm dứt hoat động tại VN đầu 1973.


3. Không quân trinh sát

3.1. Liên đoàn trinh sát chiến thuật 432: trực thuộc Tập đoàn Không quân số 7, trang bị máy bay trinh sát RF-4, RF-101. Triển khai từ 9/1966, căn cứ đặt tại Udorn (Thái Lan).

3.2. Liên đoàn trinh sát chiến thuật 460: trực thuộc Tập đoàn Không quân số 7, trang bị máy bay trinh sát RF-4, RF-101 và trinh sát/tác chiến điện tử EB/RB-66, RC/EC-47. Triển khai từ 2/1966, căn cứ đặt tại Tân Sơn Nhất (VN). Chấm dứt hoạt động ở VN 8/1971.

3.3. Liên đoàn trinh sát 553: trực thuộc Tập đoàn Không quân số 7, trang bị máy bay trinh sát/tác chiến điện tử EC-121, QU-22. Triển khai từ 10/1967, căn cứ đặt tại Korat (Thái Lan). Chấm dứt hoạt động ở VN 10/1970.


4. Không quân tác chiến đặc biệt

4.1. Liên đoàn tác chiến đặc biệt 14: trực thuộc Tập đoàn Không quân số 7, trang bị cường kích A-1, vận tải C-47, C-130, vận tải vũ trang AC-47, AC-119. Triển khai từ 3/1966, căn cứ đặt tại Nha Trang, đến 10/1969 chuyển về Phan Rang (VN). Chấm dứt hoạt động ở VN 9/1971.

4.2. Liên đoàn tác chiến đặc biệt 56: trực thuộc Tập đoàn Không quân số 7, trang bị cường kích A-1, vận tải vũ trang AC-47… Triển khai từ 3/1967, căn cứ đặt tại Nakhon (Thái Lan). Chấm dứt hoạt động ở VN đầu 1973.

4.3. Liên đoàn tác chiến đặc biệt 633: trực thuộc Tập đoàn Không quân số 7, trang bị cường kích A-1. Triển khai từ 3/1966, căn cứ đặt tại Pleiku (VN). Chấm dứt hoạt động ở VN 3/1970.


5. Các đơn vị mặt đất

5.1. Các đơn vị bảo đảm

5.1.1. Liên đội điều hành chiến thuật 505: triển khai từ 11/1965-3/1973 ở Tân Sơn Nhất. Phụ trách các đài radar và các trạm điều hành không lưu. Sau đó chuyển các đơn vị điều hành không lưu cho liên đội 504.

5.1.2. Liên đội hỗ trợ chiến thuật 504: triển khai từ 12/1966 – cuối 1972 ở Biên Hoà (VN). Phụ trách các đơn vị điều hành không lưu.

5.1.3. Liên đoàn căn cứ không quân 377: phụ trách quản lý căn cứ Tân Sơn Nhất.


5.2. Các đơn vị an ninh Không quân

Trong thời gian hoạt động ở VN, Không quân Mỹ triển khai 29 (lượt) tiểu đoàn an ninh Không quân, làm nhiệm vụ bảo vệ các căn cứ không quân Tân Sơn Nhất, Biên Hoà, Phan Rang, Cam Ranh, Pleiku, Phù Cát, Bình Thủy, Quy Nhơn, Tuy Hoà, Nha Trang.

Ngoài ra, có 10 (lượt) tiểu đoàn an ninh Không quân được triển khai ở Thái Lan, làm nhiệm vụ bảo vệ các căn cứ không quân U-Tapao, Udorn, Takhli, Korat, Nakhon Phanom, Ubon.


5.3. Các đơn vị công binh Không quân

Trong thời gian hoạt động ở VN, Không quân Mỹ triển khai 5 tiểu đoàn công binh Không quân, bố trí ở các căn cứ Biên Hoà, Phù Cát, Cam Ranh, Phan Rang, Tuy Hoà. Ngoài ra còn 1 tiểu đoàn công binh Không quân bố trí ở căn cứ U-Tapao (Thái Lan).


------------------------

Tài liệu tham khảo

US Air Force and South East Asia 1965-1973 © Richard A. Rinaldi, 2007

Shelby L. Stanton, Vietnam Order of Battle: A Complete Illustrated Reference to U.S. Army Combat and Support Forces in Vietnam 1961-1973, U.S News Books, Washington D.C.
    
Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và VNCH trong chiến tranh Việt Nam (1965-1975), NXB QĐND, 2003


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 02 Tháng Chín, 2008, 03:10:51 pm
LỰC LƯỢNG QLVNCH NĂM 1975


PHẦN MỘT – TỔ CHỨC CHUNG


I. LỤC QUÂN

1. Bộ binh

1.1. Tổ chức

  • 1 BTL Biệt khu thủ đô
    1 lữ đoàn an ninh thủ đô.

- 4 BTL Quân khu – Quân đoàn
- 11 sư đoàn bộ binh
-   35 trung đoàn bộ binh trực thuộc các sư đoàn.
-   105 tiểu đoàn bộ binh trực thuộc các trung đoàn.

- 1 sư đoàn nhảy dù
-   4 lữ đoàn nhảy dù trực thuộc sư đoàn
-   12 tiểu đoàn nhảy dù trực thuộc các lữ đoàn.

- 1 sư đoàn thủy quân lục chiến
-   4 lữ đoàn thủy quân lục chiến trực thuộc sư đoàn.
-   12 tiểu đoàn thủy quân lục chiến trực thuọc các lữ đoàn.

- 1 BCH biệt động quân trung ương
- 3 BCH biệt động quân cấp quân đoàn
- 16 liên đoàn biệt động quân
-   48 tiểu đoàn biệt động quân trực thuộc các liên đoàn.

- 6 BCH đặc khu
- 44 BCH tiểu khu
-   367 tiểu đoàn bảo an (trong đó có 27 liên đoàn bảo an).
-   284 đại đội bảo an.
-   148 đại đội dân vệ.
-   4.400 trung đội dân vệ.

1.2. Trang bị

Tính đến đầu 1975, QLVNCH được trang bị các loại vũ khí bộ binh nặng sau:

- 570 tên lửa chống tăng TOW.

- 2.080 súng không giật.

- 2.900 cối 60mm.

- 1.600 cối 81mm.

- 176 cối 106,7mm.


2. Pháo binh

2.1. Tổ chức

- 1 BCH pháo binh trung ương
- 4 BCH pháo binh cấp quân đoàn
- 13 BCH pháo binh cấp sư đoàn

- 4 tiểu đoàn pháo binh 175mm trực thuộc quân đoàn

- 16 tiểu đoàn pháo binh 155mm
-   5 tiểu đoàn pháo binh 175mm trực thuộc quân đoàn.
-   11 tiểu đoàn pháo binh 155mm trực thuộc 11 sư đoàn bộ binh.

- 46 tiểu đoàn pháo binh 105mm
-   7 tiểu đoàn pháo binh 105mm trực thuộc quân đoàn
-   39 tiểu đoàn pháo binh 105mm trực thuộc 13 sư đoàn

- 16 đại đội pháo binh 105mm trực thuộc 16 liên đoàn BĐQ.

- 136 trung đội pháo binh 105mm trực thuộc các tiểu khu.

- 7 tiểu đoàn pháo phòng không trực thuộc quân đoàn.

2.2. Trang bị

Tính đến đầu 1975, lực lượng pháo binh QLVNCH được trang bị tổng cộng 1.532 pháo mặt đất và 168 pháo phòng không (tổng 1.700 khẩu), bao gồm:

- 48 pháo tự hành 175mm.

- 288 pháo xe kéo 155mm.

- 1.196 pháo xe kéo 105mm.

- 168 pháo phòng không 40mm.


3. Kỵ binh – thiết giáp

3.1. Tổ chức

- 1 BCH thiết giáp trung ương

- 4 BCH lữ đoàn kỵ binh trực thuộc quân đoàn

- 3 thiết đoàn chiến xa.

- 19 thiết đoàn kỵ binh.
-   18 thiết đoàn kỵ binh của quân đội.
-   1 thiết đoàn kỵ binh của cảnh sát.

- 51 chi đội thiết giáp thuộc tiểu khu, phân khu, đặc khu.

3.2. Trang bị

Tính đến đầu 1975, lực lượng kỵ binh thiết giáp QLVNCH được trang bị 383 xe tăng và 1.691 thiết giáp (tổng 2.074 xe), bao gồm:

- 162 xe tăng M-48A3.

- 221 xe tăng M-41.

- 1.691 xe thiết giáp M-113 và V-100 (trong đó có 85 xe của cảnh sát, 204 xe của tiểu khu).

- 84 cối 106,7mm (gắn trên xe bọc thép).


4. Công binh

- 1 BCH công binh
-   4 liên đoàn công binh chiến đấu
-   4 liên đoàn công binh kiến tạo


5. Truyền tin

- 1 BCH truyền tin
-   3 liên đoàn khai thác truyền tin
-   2 liên đoàn yểm trợ truyền tin


6. Quân cảnh

- 1 BCH quân cảnh
-   12 tiểu đoàn quân cảnh
-   11 đại đội quân cảnh độc lập


8. Lực lượng đặc biệt

- 1 BCH sở công tác/nha kỹ thuật
-   4 chiến đoàn biệt kích/sở công tác.
-   1 liên đoàn biệt kích nhảy dù.

- 1 BCH sở liên lạc/nha kỹ thuật
-   3 chiến đoàn biệt kích/sở liên lạc


9. Cảnh sát

- 1 BTL cảnh sát trung ương
- 5 BCH cảnh sát cấp quân khu và tương đương
- 65 BCH cảnh sát cấp tỉnh và tương đương

- 2 biệt đoàn cảnh sát dã chiến trung ương.

- 55 đại đội cảnh sát dã chiến tỉnh.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 02 Tháng Chín, 2008, 03:14:29 pm
II. KHÔNG QUÂN

1. Tổ chức

- 1 BTL không quân.

- 6 sư đoàn không quân.

- 15 không đoàn chiến thuật trực thuộc 6 sư đoàn.
-   6 phi đoàn chiến đấu phản lực F-5.
-   10 phi đoàn chiến đấu phản lực A-37.
-   3 phi đoàn chiến đấu cánh quạt A-1.
-   21 phi đoàn trực thăng UH-1.
-   4 phi đoàn trực thăng CH-47.
-   3 phi đoàn vận tải vũ trang AC-47, AC-119.
-   3 phi đoàn vận tải C-7.
-   2 phi đoàn vận tải C-130.
-   4 phi đoàn vận tải trinh sát.
-   8 phi đoàn quan sát O-1, O-2, U-17.
-   2 phi đoàn huấn luyện T-37, T-41.


2. Trang bị

Tính đến đầu 1975, không quân QLVNCH được trang bị tổng cộng 1.683 máy bay các loại, bao gồm 446 máy bay chiến đấu, 82 máy bay vận tải, 62 máy bay trinh sát, 287 máy bay quan sát liên lạc, 46 máy bay huấn luyện và 760 trực thăng.

2.1. Chiến đấu

- 129 tiêm kích phản lực F-5.
- 202 cường kích phản lực A-37.
- 61 cường kích cánh quạt A-1.
- 54 vận tải vũ trang AC-47, AC-119.

2.2. Trực thăng

- 699 trực thăng UH-1.
- 61 trực thăng vận tải CH-47.

2.3. Vận tải

- 30 máy bay C-130.
- 52 máy bay C-7.

2.4. Trinh sát

- 62 máy bay trinh sát RC/EC-47, RC/EC-119, RF-5.

2.5. Quan sát liên lạc

- 167 máy bay O-1.
- 31 máy bay O-2.
- 9 máy bay U-6.
- 80 máy bay U-17.

2.6. Huấn luyện

- 22 máy bay T-41.
- 24 máy bay T-37.


III. HẢI QUÂN

1. Tổ chức

- 1 BTL hải quân

- 1 BTL hành quân biển

- 1 BCH hạm đội trung ương
-   4 hải đội

- 1 sở phòng vệ duyên hải
-   1 liên đoàn người nhái

- 1 BCH lực lượng đặc nhiệm duyên phòng
-   5 hải đội duyên phòng

- 4 BCH vùng duyên hải
-   20 duyên đoàn

- 1 BTL hành quân sông

- 1 BCH lực lượng đặc nhiệm thủy bộ
-   3 liên giang đoàn thủy bộ.
-   6 giang đoàn thủy bộ.

- 1 BCH lực lượng đặc nhiệm tuần thám
-   7 liên giang đoàn tuần thám
-   15 giang đoàn tuần thám

- 1 BCH lực lượng đặc nhiệm tuần thám trung ương
-   4 liên giang đoàn tuần thám trung ương.
-   15 giang đoàn tuần thám trung ương.

- 2 BCH sông ngòi
-   14 giang đoàn xung phong.
-   7 giang đoàn vận tải.


2. Trang bị

Tính đến đầu 1975, hải quân QLVNCH được trang bị 1.496 tàu thuyền các loại, trong đó có 216 tàu đi biển, bao gồm 90 chiến hạm, 1.227 chiến đỉnh và 179 chiến thuyền.

2.1. Chiến hạm

- 2 hộ vệ hạm DER.
- 7 tuần dương hạm WHEC.
- 7 hộ tống hạm PCE, MSF.
- 20 tuần duyên hạm PGM.
- 4 giang pháo hạm LSIL.
- 3 trợ chiến hạm LSSL.
- 6 dương vận hạm LST.
- 5 hải vận hạm LSM.
- 2 bệnh viện hạm LSMH.
- 14 giang vận hạm LCU.
- 1 thực vận hạm YER.
- 2 yểm trợ hạm AGP.
- 2 cơ xưởng hạm ARL.
- 6 hoả vận hạm YOG.
- 3 trục vớt hạm YLLC.
- 6 duyên vận hạm.

2.2. Chiến đỉnh

- 24 tuần duyên đỉnh WPB.
- 102 duyên tốc đỉnh PCF.
- 293 giang tốc đỉnh PBR.
- 28 trục lôi đỉnh MLMS.
- 8 giang đỉnh trục vớt.
- 249 chiến đỉnh tuần tiễu PTHC.
- 523 chiến đỉnh loại khác.

2.3. Chiến thuyền

- 30 chủ lực
- 142 Yabuta
- 6 Kiến giang
- 1 ghe xi măng.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 02 Tháng Chín, 2008, 03:18:40 pm
PHẦN HAI – CÁC ĐƠN VỊ CHIẾN ĐẤU


I. CÁC ĐƠN VỊ CHIẾN ĐẤU LỤC QUÂN

1. Các đơn vị độc lập

1.1. Sư đoàn nhảy dù (trực thuộc BTTM)
-   Lữ đoàn nhảy dù 1.
-   Lữ đoàn nhảy dù 2.
-   Lữ đoàn nhảy dù 3.
-   Lữ đoàn nhảy dù 4.
-   BCH pháo binh sư đoàn gồm 3 tiểu đoàn pháo binh 105mm.

1.2. Sư đoàn thủy quân lục chiến (trực thuộc BTTM)
-   Lữ đoàn thủy quân lục chiến 147.
-   Lữ đoàn thủy quân lục chiến 258.
-   Lữ đoàn thủy quân lục chiến 369.
-   Lữ đoàn thủy quân lục chiến 468.
-   BCH pháo binh sư đoàn gồm 3 tiểu đoàn pháo binh 105mm.

1.3. Liên đoàn biệt kích nhảy dù 81

Biên chế 4 chiến đoàn xung kích và 20 toán thám kích xung phong.

1.4. BCH biệt động quân trung ương

Trực thuộc BCH biệt động quân trung ương có 3 liên đoàn biệt động quân (4, 6, 7). Cuối tháng 4/1975 các đơn vị biệt động quân còn lại được tổ chức thành 2 sư đoàn biệt động quân mang phiên hiệu 101 và 106.


2. Quân đoàn 1 – Quân khu 1

2.1. Sư đoàn bộ binh 1
-   Trung đoàn bộ binh 1.
-   Trung đoàn bộ binh 3.
-   Trung đoàn bộ binh 54.
-   Thiết đoàn kỵ binh 7.
-   BCH pháo binh sư đoàn gồm 1 tiểu đoàn pháo binh 155mm, 3 tiểu đoàn pháo binh 105mm.

2.2. Sư đoàn bộ binh 2
-   Trung đoàn bộ binh 4.
-   Trung đoàn bộ binh 5.
-   Trung đoàn bộ binh 6.
-   Thiết đoàn kỵ binh 4.
-   BCH pháo binh sư đoàn gồm 1 tiểu đoàn pháo binh 155mm, 3 tiểu đoàn pháo binh 105mm.

2.3. Sư đoàn bộ binh 3
-   Trung đoàn bộ binh 2.
-   Trung đoàn bộ binh 51.
-   Trung đoàn bộ binh 56.
-   Trung đoàn bộ binh 57.
-   Thiết đoàn kỵ binh 11.
-   BCH pháo binh sư đoàn gồm 1 tiểu đoàn pháo binh 155mm, 3 tiểu đoàn pháo binh 105mm.

2.4. BCH biệt động quân quân đoàn 1
-   Liên đoàn biệt động quân 11.
-   Liên đoàn biệt động quân 12.
-   Liên đoàn biệt động quân 14.
-   Liên đoàn biệt động quân 15.

2.5. Lữ đoàn kỵ binh 1
-   Thiết đoàn chiến xa 20.
-   Thiết đoàn kỵ binh 4 (thuộc sư đoàn 2).
-   Thiết đoàn kỵ binh 7 (thuộc sư đoàn 1).
-   Thiết đoàn kỵ binh 11 (thuộc sư đoàn 3).
-   Thiết đoàn kỵ binh 17.
-   Thiết đoàn kỵ binh 18.
   
2.6. BCH pháo binh quân đoàn 1
-   2 tiểu đoàn pháo binh 175mm.
-   1 tiểu đoàn pháo binh 155mm.
-   3 tiểu đoàn pháo phòng không 40mm.

2.7. Đơn vị bộ binh khác
-   50 tiểu đoàn và 56 đại đội bảo an (có 8 liên đoàn).
-   1 tiểu đoàn và 1 đại đội quân cảnh.
-   6 đại đội cảnh sát dã chiến.

2.8. Đơn vị binh chủng khác
-   Liên đoàn công binh chiến đấu 10.
-   Liên đoàn công binh kiến tạo 8.
-   4 đoàn biệt kích.

2.9. Không quân trên địa bàn
- Sư đoàn không quân 1 gồm 3 không đoàn chiến thuật với:
-   5 phi đoàn chiến đấu.
-   6 phi đoàn trực thăng.
-   1 phi đoàn vận tải.
-   2 phi đoàn trinh sát/quan sát.
   
2.10. Hải quân trên địa bàn
-   BCH hải quân vùng 1 duyên hải gồm 6 duyên đoàn.
-   Hải đội 1 duyên phòng.
-   1 giang đoàn xung phong.
-   2 giang đoàn tuần thám.
-   1 giang đoàn trục lôi.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 02 Tháng Chín, 2008, 03:20:15 pm
3. Quân đoàn 2 – Quân khu 2

3.1. Sư đoàn bộ binh 22
-   Trung đoàn bộ binh 40.
-   Trung đoàn bộ binh 41.
-   Trung đoàn bộ binh 42.
-   Trung đoàn bộ binh 47.
-   Thiết đoàn kỵ binh 14.
-   BCH pháo binh sư đoàn gồm 1 tiểu đoàn pháo binh 155mm, 3 tiểu đoàn pháo binh 105mm.

3.2. Sư đoàn bộ binh 23
-   Trung đoàn bộ binh 44.
-   Trung đoàn bộ binh 45.
-   Trung đoàn bộ binh 53.
-   Thiết đoàn kỵ binh 3.
-   BCH pháo binh sư đoàn gồm 1 tiểu đoàn pháo binh 155mm, 3 tiểu đoàn pháo binh 105mm.

3.3. BCH biệt động quân quân đoàn 2
-   Liên đoàn biệt động quân 21.
-   Liên đoàn biệt động quân 22.
-   Liên đoàn biệt động quân 23.
-   Liên đoàn biệt động quân 24.
-   Liên đoàn biệt động quân 25.
-   Liên đoàn biệt động quân 4 (BTTM tăng phái).
-   Liên đoàn biệt động quân 6 (BTTM tăng phái).

3.4. Lữ đoàn kỵ binh 2
-   Thiết đoàn chiến xa 21.
-   Thiết đoàn kỵ binh 3 (thuộc sư đoàn 23).
-   Thiết đoàn kỵ binh 8.
-   Thiết đoàn kỵ binh 14 (thuộc sư đoàn 22).
-   Thiết đoàn kỵ binh 19.
   
3.5. BCH pháo binh quân đoàn 2
-   1 tiểu đoàn pháo binh 175mm.
-   2 tiểu đoàn pháo binh 155mm.
-   3 tiểu đoàn pháo binh 105mm.
-   2 tiểu đoàn pháo phòng không 40mm.

3.6. Đơn vị bộ binh khác
-   85 tiểu đoàn và 67 đại đội bảo an (có 4 liên đoàn).
-   2 tiểu đoàn và 4 đại đội quân cảnh.
-   16 đại đội cảnh sát dã chiến.

3.7. Đơn vị binh chủng khác
-   Liên đoàn công binh chiến đấu 20.
-   Liên đoàn công binh kiến tạo 6.
-   2 chiến đoàn biệt kích, 1 đoàn biệt kích.

3.8. Không quân trên địa bàn
- Sư đoàn không quân 2 gồm 2 không đoàn chiến thuật.
- Sư đoàn không quân 6 gồm 2 không đoàn chiến thuật.
Tổng cộng:
-   9 phi đoàn chiến đấu.
-   6 phi đoàn trực thăng.
-   4 phi đoàn trinh sát/quan sát/huấn luyện.
   
3.9. Hải quân trên địa bàn
-   BCH hải quân vùng 2 duyên hải với 6 duyên đoàn.
-   Hải đội 2 duyên phòng.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 02 Tháng Chín, 2008, 03:21:32 pm
4. Quân đoàn 3 – Quân khu 3

4.1. Sư đoàn bộ binh 5
-   Trung đoàn bộ binh 7.
-   Trung đoàn bộ binh 8.
-   Trung đoàn bộ binh 9.
-   Thiết đoàn kỵ binh 1.
-   BCH pháo binh sư đoàn gồm 1 tiểu đoàn pháo binh 155mm, 3 tiểu đoàn pháo binh 105mm.

4.2. Sư đoàn bộ binh 18
-   Trung đoàn bộ binh 43.
-   Trung đoàn bộ binh 48.
-   Trung đoàn bộ binh 52.
-   Thiết đoàn kỵ binh 5.
-   BCH pháo binh sư đoàn gồm 1 tiểu đoàn pháo binh 155mm, 3 tiểu đoàn pháo binh 105mm.

4.3. Sư đoàn bộ binh 25
-   Trung đoàn bộ binh 46.
-   Trung đoàn bộ binh 49.
-   Trung đoàn bộ binh 50.
-   Thiết đoàn kỵ binh 10.
-   BCH pháo binh sư đoàn gồm 1 tiểu đoàn pháo binh 155mm, 3 tiểu đoàn pháo binh 105mm.

4.4. BCH biệt động quân quân đoàn 3
-   Liên đoàn biệt động quân 31.
-   Liên đoàn biệt động quân 32.
-   Liên đoàn biệt động quân 33.

4.5. Lữ đoàn kỵ binh 3
-   Thiết đoàn chiến xa 22.
-   Thiết đoàn kỵ binh 1 (thuộc sư đoàn 5).
-   Thiết đoàn kỵ binh 5 (thuộc sư đoàn 18).
-   Thiết đoàn kỵ binh 10 (thuộc sư đoàn 25).
-   Thiết đoàn kỵ binh 15.
   
4.6. BCH pháo binh quân đoàn 3
-   1 tiểu đoàn pháo binh 175mm.
-   1 tiểu đoàn pháo binh 155mm.
-   2 tiểu đoàn pháo binh 105mm.
-   1 tiểu đoàn pháo phòng không 40mm.

4.7. Đơn vị bộ binh khác
-   87 tiểu đoàn và 65 đại đội bảo an (có 5 liên đoàn).
-   4 tiểu đoàn và 5 đại đội quân cảnh.
-   33 đại đội cảnh sát dã chiến.

4.8. Đơn vị binh chủng khác
-   Liên đoàn công binh chiến đấu 30.
-   Liên đoàn công binh kiến tạo 5.
-   Liên đoàn khai thác truyền tin 65.
-   Liên đoàn yểm trợ truyền tin 63.
-   Chiến đoàn biệt kích 1.

4.9. Không quân trên địa bàn
- Sư đoàn không quân 3 gồm 3 không đoàn chiến thuật.
- Sư đoàn không quân 5 gồm 2 không đoàn chiến thuật.
Tổng cộng:
-   5 phi đoàn chiến đấu.
-   7 phi đoàn trực thăng.
-   4 phi đoàn vận tải.
-   2 phi đoàn trinh sát/quan sát/huấn luyện.
   
4.10. Hải quân trên địa bàn
-   BTL hạm đội trung ương.
-   BCH hải quân vùng 3 duyên hải với 4 duyên đoàn.
-   Hải đội 3 duyên phòng.
-   BTL lực lượng đặc nhiệm tuần thám trung ương với 4 liên giang đoàn với 15 giang đoàn.
-   BCH hải quân vùng 3 sông ngòi với 6 giang đoàn xung phong.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 02 Tháng Chín, 2008, 03:23:08 pm
5. Quân đoàn 4 – Quân khu 4

5.1. Sư đoàn bộ binh 7
-   Trung đoàn bộ binh 10.
-   Trung đoàn bộ binh 11.
-   Trung đoàn bộ binh 12.
-   Thiết đoàn kỵ binh 6.
-   BCH pháo binh sư đoàn gồm 1 tiểu đoàn pháo binh 155mm, 3 tiểu đoàn pháo binh 105mm.

5.2. Sư đoàn bộ binh 9
-   Trung đoàn bộ binh 14.
-   Trung đoàn bộ binh 15.
-   Trung đoàn bộ binh 16.
-   Thiết đoàn kỵ binh 2.
-   BCH pháo binh sư đoàn gồm 1 tiểu đoàn pháo binh 155mm, 3 tiểu đoàn pháo binh 105mm.

5.3. Sư đoàn bộ binh 21
-   Trung đoàn bộ binh 31.
-   Trung đoàn bộ binh 32.
-   Trung đoàn bộ binh 33.
-   Thiết đoàn kỵ binh 9.
-   BCH pháo binh sư đoàn gồm 1 tiểu đoàn pháo binh 155mm, 3 tiểu đoàn pháo binh 105mm.

5.4. Lữ đoàn kỵ binh 4
-   Thiết đoàn kỵ binh 2 (thuộc sư đoàn 9).
-   Thiết đoàn kỵ binh 6 (thuộc sư đoàn 21).
-   Thiết đoàn kỵ binh 9 (thuộc sư đoàn 9).
-   Thiết đoàn kỵ binh 12.
-   Thiết đoàn kỵ binh 16.
   
5.5. BCH pháo binh quân đoàn 4
-   2 tiểu đoàn pháo binh 105mm.
-   1 tiểu đoàn pháo binh 155mm.

5.6. Đơn vị bộ binh khác
-   145 tiểu đoàn và 96 đại đội bảo an (có 10 liên đoàn).
-   5 tiểu đoàn và 1 đại đội quân cảnh.
-   20 đại đội cảnh sát dã chiến.

5.7. Đơn vị binh chủng khác
-   Liên đoàn công binh chiến đấu 40.
-   Liên đoàn công binh kiến tạo 7.
-   Liên đoàn khai thác truyền tin 67.
-   Liên đoàn yểm trợ truyền tin 64.

5.8. Không quân trên địa bàn
- Sư đoàn không quân 4 gồm 3 không đoàn chiến thuật với:
-   3 phi đoàn chiến đấu.
-   6 phi đoàn trực thăng.
-   2 phi đoàn trinh sát/quan sát/huấn luyện.
   
5.9. Hải quân trên địa bàn
-   BCH hải quân vùng 4 duyên hải với 4 duyên đoàn.
-   Hải đội 4 duyên phòng.
-   Hải đội 5 duyên phòng.
-   BTL lực lượng đặc nhiệm thủy bộ gồm 3 liên giang đoàn với 6 giang đoàn.
-   BTL lực lượng đặc nhiệm tuần thám gồm 7 liên giang đoàn với 15 giang đoàn.
-   BCH hải quân vùng 4 sông ngòi với 7 giang đoàn xung phong.


6. Biệt khu Thủ đô

- Lữ đoàn an ninh thủ đô gồm 3 tiểu đoàn.

- 2 tiểu đoàn quân cảnh.

- 2 tiểu đoàn công vụ.

- 11 tiểu đoàn bảo an.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 02 Tháng Chín, 2008, 03:25:39 pm
II. CÁC ĐƠN VỊ CHIẾN ĐẤU KHÔNG QUÂN

1. Sư đoàn không quân 1

Căn cứ đặt tại Đà Nẵng.

1.1. Không đoàn chiến thuật 41
-   Phi đoàn quan sát 110.
-   Phi đoàn quan sát 120.
-   Phi đoàn vận tải 427.

1.2. Không đoàn chiến thuật 51
-   Phi đoàn trực thăng 213.
-   Phi đoàn trực thăng 233.
-   Phi đoàn trực thăng 239.
-   Phi đoàn trực thăng 235.
-   Phi đoàn trực thăng 257.
-   Phi đoàn trực thăng 247.

1.3.   Không đoàn chiến thuật 61
-   Phi đoàn chiến đấu phản lực 516.
-   Phi đoàn chiến đấu phản lực 528.
-   Phi đoàn chiến đấu phản lực 550.
-   Phi đoàn chiến đấu phản lực 538.


2. Sư đoàn không quân 2

Căn cứ đặt tại Nha Trang và Phan Rang.

2.1. Không đoàn chiến thuật 62
-   Phi đoàn quan sát 114.
-   Phi đoàn vận tải vũ trang 817.
-   Phi đoàn trực thăng 215.
-   Phi đoàn trực thăng 219.
-   Phi đội C, phi đoàn trực thăng 259.

2.2. Không đoàn chiến thuật 92
-   Phi đoàn chiến đấu phản lực 524.
-   Phi đoàn chiến đấu phản lực 534.
-   Phi đoàn chiến đấu phản lực 548.
-   Phi đội D, phi đoàn trực thăng 259.


3. Sư đoàn không quân 3

Căn cứ đặt tại Biên Hoà.

3.1. Không đoàn chiến thuật 23
-   Phi đoàn quan sát 112.
-   Phi đoàn quan sát 124.
-   Phi đoàn chiến đấu cánh quạt 514.
-   Phi đoàn chiến đấu cánh quạt 518.

3.2. Không đoàn chiến thuật 43
-   Phi đoàn trực thăng 221.
-   Phi đoàn trực thăng 223.
-   Phi đoàn trực thăng 231.
-   Phi đoàn trực thăng 245.
-   Phi đoàn trực thăng 251.
-   Phi đoàn trực thăng 237.
-   Phi đội E, phi đoàn trực thăng 259.

3.3. Không đoàn chiến thuật 63
-   Phi đoàn chiến đấu phản lực 522.
-   Phi đoàn chiến đấu phản lực 536.
-   Phi đoàn chiến đấu phản lực 540.
-   Phi đoàn chiến đấu phản lực 542.
-   Phi đoàn chiến đấu phản lực 544.


4. Sư đoàn không quân 4

Căn cứ đặt tại Bình Thủy và Sóc Trăng.

4.1. Không đoàn chiến thuật 64
-   Phi đoàn trực thăng 217.
-   Phi đoàn trực thăng 255.
-   Phi đoàn trực thăng 249.
-   Phi đội I, phi đoàn trực thăng 259.

4.2. Không đoàn chiến thuật 74
-   Phi đoàn quan sát 116.
-   Phi đoàn quan sát 122.
-   Phi đoàn chiến đấu phản lực 520.
-   Phi đoàn chiến đấu phản lực 526.
-   Phi đoàn chiến đấu phản lực 546.

4.3. Không đoàn chiến thuật 84
-   Phi đoàn trực thăng 211.
-   Phi đoàn trực thăng 225.
-   Phi đoàn trực thăng 227.


5. Sư đoàn không quân 5

Căn cứ đặt tại Tân Sơn Nhất.

5.1. Không đoàn chiến thuật 33
-   Phi đoàn trinh sát 314.
-   Phi đoàn trinh sát 716.
-   Phi đoàn trinh sát 718.
-   Phi đoàn vận tải 429.
-   Phi đoàn vận tải 438.
-   Phi đội G, phi đoàn trực thăng 259.

5.2. Không đoàn chiến thuật 53
-   Phi đoàn trinh sát 720.
-   Phi đoàn vận tải vũ trang 819.
-   Phi đoàn vận tải vũ trang 821.
-   Phi đoàn vận tải 435.
-   Phi đoàn vận tải 437.


6. Sư đoàn không quân 6

Căn cứ đặt tại Pleiku, Phù Cát và Nha Trang.

6.1. Không đoàn chiến thuật 72
-   Phi đoàn quan sát 118.
-   Phi đoàn chiến đấu cánh quạt 530.
-   Phi đoàn trực thăng 229.
-   Phi đoàn trực thăng 235.
-   Phi đội B, phi đoàn trực thăng 259.

6.2. Không đoàn chiến thuật 82
-   Phi đoàn chiến đấu phản lực 532.
-   Phi đoàn trực thăng 241.
-   Phi đoàn trực thăng 243.
-   Phi đội A, phi đoàn trực thăng 259.

6.3. Các đơn vị khác
-   Phi đoàn huấn luyện 918.
-   Phi đoàn huấn luyện 920.



Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 02 Tháng Chín, 2008, 03:27:53 pm
III. CÁC ĐƠN VỊ CHIẾN ĐẤU HẢI QUÂN

1. BTL hành quân lưu động biển

1.1. Hạm đội trung ương

Sở chỉ huy đặt tại Sài Gòn. Biên chế 4 hải đội:
-   Hải đội 1 chiến đấu.
-   Hải đội 2 huấn luyện.
-   Hải đội 3 phục vụ.
-   Hải đội 4 quét lôi.

1.2. Sở phòng vệ duyên hải (biệt kích)
-   Liên đoàn người nhái

1.3. Lực lượng đặc nhiệm duyên phòng

Tức lực lượng đặc nhiệm 213, chỉ huy sở đặt tại căn cứ Cam Ranh. Biên chế 5 hải đội duyên phòng:

-   Hải đội 1 duyên phòng (hải đội 213.1), bố trí ở Đà Nẵng.

-   Hải đội 2 duyên phòng (hải đội 213.2), bố trí ở Quy Nhơn.

-   Hải đội 3 duyên phòng (hải đội 213.3), bố trí ở Cát Lở (Phước Tuy).

-   Hải đội 4 duyên phòng (hải đội 213.4), bố trí ở An Thới (Phú Quốc).

-   Hải đội 5 duyên phòng (hải đội 213.5), bố trí ở Năm Căn (Cà Mau).

1.4. BCH các vùng duyên hải

-   Vùng 1 duyên hải, sở chỉ huy đặt ở Đà Nẵng. Biên chế 6 duyên đoàn: 11, 12, 13, 14, 15, 16.

-   Vùng 2 duyên hải, sở chỉ huy đặt ở Nha Trang. Biên chế 6 duyên đoàn: 21, 23, 25, 26, 27, 28.

-   Vùng 3 duyên hải, sở chỉ huy đặt ở Cát Lở. Biên chế 4 duyên đoàn: 33, 34, 35, 36.

-   Vùng 4 duyên hải, sở chỉ huy đặt ở An Thới. Biên chế 4 duyên đoàn: 41, 42, 43, 44.


2. BTL hành quân lưu động sông

2.1. Lực lượng đặc nhiệm thủy bộ

Tức lực lượng đặc nhiệm 211, căn cứ đặt tại Đồng Tâm (Mỹ Tho). Biên chế 3 liên giang đoàn thủy bộ:

-   Liên giang đoàn thủy bộ 211.1 gồm 2 giang đoàn thủy bộ 70, 71.

-   Liên giang đoàn thủy bộ 211.2 gồm 2 giang đoàn thủy bộ 72, 73.

-   Liên giang đoàn thủy bộ 211.3 gồm 2 giang đoàn thủy bộ 74, 75.

2.2. Lực lượng đặc nhiệm tuần thám

Tức lực lượng đặc nhiệm 212, căn cứ đặt tại Bình Thủy (Cần Thơ). Biên chế 7 liên giang đoàn tuần thám:

-   Liên giang đoàn tuần thám 212.1 gồm 2 giang đoàn tuần thám 51, 52.

-   Liên giang đoàn tuần thám 212.2 gồm 2 giang đoàn tuần thám 53, 54.

-   Liên giang đoàn tuần thám 212.3 gồm 2 giang đoàn tuần thám 55, 56.

-   Liên giang đoàn tuần thám 212.4 gồm 3 giang đoàn tuần thám 57, 58, 66.

-   Liên giang đoàn tuần thám 212.5 gồm 2 giang đoàn tuần thám 59, 60.

-   Liên giang đoàn tuần thám 212.6 gồm 2 giang đoàn tuần thám 61, 62.

-   Liên giang đoàn tuần thám 212.7 gồm 2 giang đoàn tuần thám 63, 64.

2.3. Lực lượng đặc nhiệm tuần thám trung ương

Tức lực lượng đặc nhiệm 214, căn cứ đặt tại Cát Lái. Biên chế 4 liên giang đoàn tuần thám trung ương:

-   Liên giang đoàn tuần thám 214.1 gồm 2 giang đoàn tuần thám 40, 41.

-   Liên giang đoàn tuần thám 214.2 gồm 2 giang đoàn tuần thám 42, 43.

-   Liên giang đoàn tuần thám 214.3 gồm 2 giang đoàn tuần thám 44, 45.

-   Liên giang đoàn tuần thám 214.4 gồm 3 giang đoàn tuần thám (46, 47, 48), 3 giang đoàn hộ tống (81, 82, 83), 3 giang đoàn trục lôi (91, 92, 93).

2.4. BCH các vùng sông ngòi

- Vùng 3 sông ngòi, sở chỉ huy đặt tại Gia Định. Biên chế 6 giang đoàn xung phong 22, 24, 27, 28, 30, 34.

- Vùng 4 sông ngòi, sở chỉ huy đặt tại Cần Thơ. Biên chế 7 giang đoàn xung phong 21, 23, 25, 26, 29, 31, 33.

Ngoài ra còn có giang đoàn xung phong 32 bố trí trên địa bàn Vùng I.


2.5. BCH liên đoàn tuần giang

Biên chế 24 đại đội tuần giang.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 08 Tháng Chín, 2008, 01:00:07 pm
THỐNG KÊ LỰC LƯỢNG QĐNDVN NĂM 1975


PHẦN MỘT – TỔ CHỨC CHUNG


I. LỤC QUÂN

1. Bộ binh

- 4 BTL Quân đoàn.

- 12 BTL Quân khu và tương đương (bao gồm cả 6 Quân khu miền Bắc).

- 1 BTL Đoàn vận tải quân sự chiến lược 559.

- 24 sư đoàn bộ binh
-   12 sư đoàn bộ binh trực thuộc Quân đoàn.
-   10 sư đoàn bộ binh trực thuộc Quân khu và Mặt trận.
-   2 sư đoàn bộ binh dự bị BTTM trên miền Bắc.

- 1 lữ đoàn bộ binh trực thuộc Quân khu.

- 24 trung đoàn bộ binh trực thuộc Quân khu và tỉnh.

- 102 tiểu đoàn bộ binh trực thuộc Quân khu và tỉnh.


2. Pháo binh

- 1 BTL Pháo binh

- 8 lữ đoàn pháo binh
-   3 lữ đoàn pháo binh trực thuộc BTTM.
-   5 lữ đoàn pháo binh trực thuộc các quân đoàn.

- 27 trung đoàn pháo binh
-   3 trung đoàn pháo binh trực thuộc BTTM.
-   4 trung đoàn pháo binh trực thuộc quân khu và mặt trận.
-   20 trung đoàn pháo binh trực thuộc các sư đoàn bộ binh.

- 38 tiểu đoàn pháo binh
-   5 tiểu đoàn pháo binh trực thuộc quân khu và mặt trận.
-   7 tiểu đoàn pháo binh trực thuộc Đoàn 559.
-   5 tiểu đoàn pháo binh trực thuộc các sư đoàn và lữ đoàn bộ binh.
-   21 tiểu đoàn pháo binh của bộ đội địa phương và dân quân tự vệ.

- 104 đại đội, 14 trung đội, 52 khẩu đội pháo binh, trong đó có 6 đại đội của bộ đội chủ lực.


3. Tăng – thiết giáp

- 1 BTL Tăng – thiết giáp

- 9 trung/lữ đoàn và đơn vị tương đương xe tăng - thiết giáp
-   2 lữ đoàn trực thuộc BTTM.
-   1 trung đoàn huấn luyện trực thuộc BTTM
-   4 trung/lữ đoàn trực thuộc quân đoàn.
-   2 trung đoàn trực thuộc quân khu.

- Một số tiểu đoàn độc lập.


4. Đặc công

- 1 BTL Đặc công

- 1 sư đoàn đặc công.

- 1 lữ đoàn đặc công biệt động.

- 1 đoàn đặc công biệt động trực thuộc BTTM.

- 12 trung đoàn đặc công.
-   7 trung đoàn đặc công trực thuộc sư đoàn đặc công.
-   5 trung đoàn đặc công độc lập.

- 4 tiểu đoàn đặc công cơ động trực thuộc BTTM.

- 36 tiểu đoàn đặc công độc lập (có 11 tiểu đoàn trực thuộc quân khu và mặt trận).

- 121 đại đội và nhiều phân đội đặc công độc lập.


5. Công an vũ trang (thuộc Bộ CA)

- 1 BTL Công an vũ trang

- 2 trung đoàn công an vũ trang trực thuộc BTL.

- 1 trung đoàn an ninh vũ trang trực thuộc Miền.

- 1 tiểu đoàn công an vũ trang cơ động trực thuộc BTL.

- 1 tiểu đoàn (thủy đội) công an vũ trang trực thuộc BTL.

- Các đồn biên phòng và các phân đội công an/an ninh vũ trang cấp quân khu, tỉnh.


6. Công binh

- 1 BTL công binh

- 4 sư đoàn công binh trực thuộc Đoàn 559: e470, 471, 472, 565.

- 4 trung/lữ đoàn công binh trực thuộc quân đoàn: lữ 299/QĐ1, lữ 219/QĐ2, lữ 7/QĐ3, e25/QĐ4.

- 16 trung đoàn công binh.
-   7 trung đoàn công binh trực thuộc binh chủng.
-   3 trung đoàn công binh trực thuộc quân khu và mặt trận.
-   6 trung đoàn công binh trực thuộc Đoàn 559.

- Nhiều tiểu đoàn, đại đội công binh trực thuộc mặt trận, quân khu, tỉnh và các đơn vị.


7. Hoá học

- 1 BTL Hoá học
-   2 tiểu đoàn phòng hoá: d901, 902.
-   Các phân đội phòng hoá trực thuộc quân khu, tỉnh và các đơn vị.


8. Thông tin

- 1 BTL Thông tin.

- 4 trung đoàn thông tin trực thuộc quân đoàn: e240/QĐ1, e463/QĐ2, e29/QĐ3, e26/QĐ4.

- Nhiều tiểu đoàn, đại đội thông tin trực thuộc mặt trận, quân khu, tỉnh và đơn vị.


II. PHÒNG KHÔNG – KHÔNG QUÂN

- 1 BTL Phòng không – Không quân.

- 1 BTL sư đoàn không quân (tương đương BTL Không quân)

- 1 lữ đoàn không quân vận tải trực thuộc BTL Không quân.
-   2 tiểu đoàn vận tải.
-   1 tiểu đoàn trực thăng.

- 4 trung đoàn không quân tiêm kích trực thuộc BTL Không quân.

- 1 tiểu đoàn không quân ném bom trực thuộc BTL Không quân.

- 1 trung đoàn không quân huấn luyện trực thuộc BTL Không quân.

- 7 sư đoàn phòng không.

- 1 lữ đoàn phòng không.

- Nhiều trung đoàn, tiểu đoàn pháo phòng không trực thuộc mặt trận, quân khu, tỉnh và đơn vị.

- 1 BTL Tên lửa phòng không.
-   12 trung đoàn tên lửa phòng không.

- 1 BTL sư đoàn/binh chủng radar.
-   4 trung đoàn radar: e290, 291, 292, 293.



III. HẢI QUÂN

- 1 BTL Hải quân

- 2 trung đoàn tàu chiến đấu.

- 2 trung đoàn tàu vận tải.

- 4 vùng hải quân.

- 2 đoàn đặc công hải quân.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 08 Tháng Chín, 2008, 01:06:58 pm
PHẦN HAI – CÁC ĐƠN VỊ CHIẾN ĐẤU LỤC QUÂN


I. CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC BỘ

1. Các đơn vị trực thuộc BTTM

1.1.   Sư đoàn bộ binh 338 *
-   Trung đoàn bộ binh 52.
-   Trung đoàn bộ binh 102.

1.2.   Sư đoàn bộ binh 350 (BTL 350) *
-   Trung đoàn bộ binh 42.
-   Trung đoàn bộ binh 50.


* Ở lại bảo vệ miền Bắc.


2. Quân đoàn 1 – Binh đoàn Quyết Thắng

2.1. Sư đoàn bộ binh 308 – Quân Tiên Phong *
-   Trung đoàn bộ binh 36 – Bắc Bắc.
-   Trung đoàn bộ binh 88 – Tu Vũ.
-   Trung đoàn bộ binh 102 – Thủ đô.
-   Trung đoàn pháo binh 58.

2.2. Sư đoàn bộ binh 312 – Chiến Thắng
-   Trung đoàn bộ binh 141 – Ba Vì.
-   Trung đoàn bộ binh 165 – Lao Hà Yên.
-   Trung đoàn bộ binh 209 – Sông Lô.
-   Trung đoàn pháo binh 186.

2.3. Sư đoàn bộ binh 320B – Đồng Bằng
-   Trung đoàn bộ binh 27 – Triệu Hải.
-   Trung đoàn bộ binh 48.
-   Trung đoàn bộ binh 64.
-   Trung đoàn pháo binh 54.

2.4. Lữ đoàn bộ binh cơ giới (tăng thiết giáp) 202.

2.5. Lữ đoàn pháo binh 45 – Tất Thắng.

2.6. Sư đoàn phòng không 361.

2.1. Các đơn vị binh chủng khác

-   Lữ đoàn công binh 299.
-   Trung đoàn thông tin 240.


* Ở lại bảo vệ miền Bắc.


3. Quân đoàn 2 – Binh đoàn Hương Giang

3.1. Sư đoàn bộ binh 304 – Vinh Quang
-   Trung đoàn bộ binh 9 – Quang Trung.
-   Trung đoàn bộ binh 24 – Trần Hưng Đạo.
-   Trung đoàn bộ binh 66 - Ký Con.
-   Trung đoàn pháo binh 62.

3.2. Sư đoàn bộ binh 324 – Ngự Bình *   
-   Trung đoàn bộ binh 1.
-   Trung đoàn bộ binh 2.
-   Trung đoàn bộ binh 3.
-   Trung đoàn pháo binh 172.

3.3. Sư đoàn bộ binh 325 – Bình Trị Thiên
-   Trung đoàn bộ binh 18 – Lê Trực.
-   Trung đoàn bộ binh 95 – Nguyễn Thiện Thuật **.
-   Trung đoàn bộ binh 101 – Trần Cao Vân.
-   Trung đoàn pháo binh 84.

3.4. Sư đoàn bộ binh 3 – Sao Vàng, QK5 ***

3.5. Lữ đoàn tăng – thiết giáp 203.

3.6. Lữ đoàn pháo binh 164.

3.7. Sư đoàn phòng không 673.

3.8. Đơn vị binh chủng khác

-   Lữ đoàn công binh 219.
-   Trung đoàn thông tin 463.


* Ở lại bảo vệ Huế.

** Đầu 1975 tách khỏi f325 đi tăng cường cho Tây Nguyên.

*** Chủ lực QK5 tăng cường sau khi giải phóng Đà Nẵng.



4. Quân đoàn 3 – Binh đoàn Tây Nguyên *

4.1. Sư đoàn bộ binh 10 – Đắk Tô
-   Trung đoàn bộ binh 24.
-   Trung đoàn bộ binh 66 – Plây Me.
-   Trung đoàn bộ binh 95.
-   Trung đoàn pháo binh 4.

4.2. Sư đoàn bộ binh 316
-   Trung đoàn bộ binh 148 – Sơn La.
-   Trung đoàn bộ binh 149.
-   Trung đoàn bộ binh 174 – Cao Bắc Lạng.
-   Trung đoàn pháo binh 181.

4.3. Sư đoàn bộ binh 320A – Đồng Bằng
-   Trung đoàn bộ binh 9.
-   Trung đoàn bộ binh 48 – Thăng Long.
-   Trung đoàn bộ binh 64.
-   Trung đoàn pháo binh 54 - Kinh Thanh.

4.4. Lữ đoàn tăng – thiết giáp 273.

4.5. Pháo binh Quân đoàn

-   Lữ đoàn pháo binh 40.
-   Trung đoàn pháo binh 675.

4.6. Phòng không Quân đoàn
-   Trung đoàn cao xạ 232.
-   Trung đoàn cao xạ 234.
-   Trung đoàn cao xạ 593.
 
4.1. Đơn vị binh chủng khác
-   Lữ đoàn công binh 7.
-   Trung đoàn thông tin 29.


* Thành lập tháng 3/1975.


5. Quân đoàn 4 – Binh đoàn Cửu Long

5.1. Sư đoàn bộ binh 7
-   Trung đoàn bộ binh 12.
-   Trung đoàn bộ binh 14.
-   Trung đoàn bộ binh 209.
-   Trung đoàn pháo binh 210.

5.2. Sư đoàn bộ binh 9 *
-   Trung đoàn bộ binh 1 – Bình Giã.
-   Trung đoàn bộ binh 2 – Đồng Xoài.
-   Trung đoàn bộ binh 3 – Hoa Lư.
-   Trung đoàn pháo binh 28.

5.3. Sư đoàn bộ binh 6, QK7 **

5.4. Sư đoàn bộ binh 341, QK4 ***

-   Trung đoàn bộ binh 266.
-   Trung đoàn bộ binh 270.
-   Trung đoàn bộ binh 273.
-   Trung đoàn pháo binh 55.

5.5. Đoàn tăng – thiết giáp 26.

5.6. Lữ đoàn pháo binh 24.

5.7. Lữ đoàn phòng không 71.

5.8. Trung đoàn đặc công 429.

5.9. Các đơn vị binh chủng khác

-   Trung đoàn công binh 25.
-   Trung đoàn thông tin 26.


* Trong chiến dịch HCM nằm trong đội hình Đoàn 232.

** Chủ lực QK7 tăng cường.

*** Chủ lực QK4 tăng cường.



6. Đoàn 232

Đoàn 232 là đơn vị lâm thời được thành lập tháng 2/1975, tương đương quân đoàn.

Biên chế:
- Sư đoàn bộ binh 3 – Phước Long, B2.
- Sư đoàn bộ binh 5, B2.
- Sư đoàn bộ binh 9, Quân đoàn 4.
- Trung đoàn bộ binh 16, QK7.
- Trung đoàn bộ binh 271B, QK8.
- Trung đoàn bộ binh 24, f8/QK8.
- Trung đoàn bộ binh 88, QK8.
- Lữ đoàn pháo binh 232.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 08 Tháng Chín, 2008, 01:11:37 pm
II. CÁC ĐƠN VỊ QUÂN KHU VÀ MẶT TRẬN

1. Mặt trận B1 – Quân khu 5

1.1. Sư đoàn bộ binh 2
-   Trung đoàn bộ binh 1 – Ba Gia.
-   Trung đoàn bộ binh 31.
-   Trung đoàn bộ binh 38.
-   Trung đoàn pháo binh 368.

1.2. Sư đoàn bộ binh 3 – Sao Vàng *
-   Trung đoàn bộ binh 2 – An Lão.
-   Trung đoàn bộ binh 12 – Tây Sơn.
-   Trung đoàn bộ binh 141 – Hoài Ân.
-   Trung đoàn pháo binh 68.

1.3. Lữ đoàn bộ binh 52.  *

1.4. Trung đoàn bộ binh 93.

1.5. Trung đoàn bộ binh 94.

1.6. Trung đoàn bộ binh 96.

1.7. Trung đoàn bộ binh 36.

1.8. Trung đoàn bộ binh 271 **.

1.9. Trung đoàn bộ binh 46. ***


1.9. Trung đoàn tăng – thiết giáp 574.

1.10. Trung đoàn pháo binh 572.

1.11. Trung đoàn pháo binh 576.

1.12. Trung đoàn phòng không 573.

1.13. Đơn vị khác

-   Trung đoàn công binh 83.
-   Trung đoàn công binh 270.
-   Trung đoàn thông tin 575.


* Tăng cường cho QĐ2 sau giải phóng Đà Nẵng.

** Chủ lực QK4 tăng cường.

*** Chủ lực QK3 tăng cường. Sau giải phóng Đà Nẵng tăng cường cho f325/QĐ2.



2. Mặt trận B2

2.1. Các đơn vị chủ lực Miền

2.1.1. Sư đoàn bộ binh 3 – Phước Long *
-   Trung đoàn bộ binh 201.
-   Trung đoàn bộ binh 205.
-   Trung đoàn bộ binh 271A.
-   Trung đoàn pháo binh 262.

2.1.2. Sư đoàn bộ binh 5 *
-   Trung đoàn bộ binh 1.
-   Trung đoàn bộ binh 2.
-   Trung đoàn bộ binh 3.
-   Trung đoàn pháo binh 42.
-   Tiểu đoàn đặc công 28.

2.1.3. Sư đoàn đặc công 2.

2.1.4. Lữ đoàn biệt động 316.



* Nằm trong đội hình Đoàn 232.


2.2. Quân khu 6

2.2.1. Trung đoàn bộ binh 812.

2.2.2. Tiểu đoàn pháo binh 130.

2.2.3. Tiểu đoàn đặc công 200C.


2.3. Quân khu 7

2.3.1. Sư đoàn bộ binh 6
-   Trung đoàn bộ binh 4 – Đồng Nai.
-   Trung đoàn bộ binh 33.

2.3.2. Trung đoàn bộ binh 16.

2.3.3. Trung đoàn bộ binh 271B.


2.4. Quân khu 8

2.4.1. Sư đoàn bộ binh 8

-   Trung đoàn bộ binh 24.
-   Trung đoàn bộ binh 207.
-   Trung đoàn bộ binh 320.
-   Tiểu đoàn pháo binh 310.
-   Tiểu đoàn phòng không 12.
-   Tiểu đoàn đặc công 283.

2.4.2. Trung đoàn bộ binh 1 Đồng Tháp.

2.4.3. Trung đoàn bộ binh 88.

2.4.4. Trung đoàn bộ binh 271B *

2.4.5. Trung đoàn đặc công 8.


* Thành lập đầu 1975.


2.5. Quân khu 9

2.5.1. Sư đoàn bộ binh 4

-   Trung đoàn bộ binh 2.
-   Trung đoàn bộ binh 10 - Ngô Quyền.
-   Trung đoàn bộ binh 20 - Trần Hưng Đạo.

2.5.2. Trung đoàn bộ binh 1 - U Minh.

2.5.3. Trung đoàn bộ binh 3 - Cửu Long.

2.5.4. Trung đoàn bộ binh 101.

2.5.5. Trung đoàn pháo binh 6.


2.6. Thành đội Sài Gòn – Gia Định

2.6.1. Trung đoàn bộ binh 1 Quyết Thắng (tức trung đoàn Gia Định 1).

2.6.2. Trung đoàn bộ binh 2 Quyết Thắng (tức trung đoàn Gia Định 2).


3. Mặt trận B3 – Tây Nguyên

3.1. Trung đoàn bộ binh 25.

3.2. Trung đoàn bộ binh 28.

3.3. Trung đoàn bộ binh 95.

3.4. Trung đoàn pháo binh 675 *

3.5. Trung đoàn pháo binh 40 **

3.6. Trung đoàn đặc công 198 *

3.7. Trung đoàn tăng - thiết giáp 273 **

3.8. Trung đoàn cao xạ 232 *

3.9. Trung đoàn cao xạ 234 *

3.10. Trung đoàn cao xạ 593 *

3.11. Các đơn vị khác

- Trung đoàn công binh 7 **
- Trung đoàn thông tin 29 *


* Sau đó nằm trong đội hình Quân đoàn 3.

** Sau đó được nâng lên thành lữ đoàn và trực thuộc Quân đoàn 3.



4. Mặt trận B4 – Quân khu Trị Thiên   

4.1. Trung đoàn bộ binh 6 – Phú Xuân.

4.2. Trung đoàn bộ binh 4 - Phong Quảng.

4.3. Trung đoàn đặc công 126.

4.4. Trung đoàn pháo binh 16.



5. Mặt trận Lào

5.1. Sư đoàn bộ binh 31
-   Trung đoàn bộ binh 335.
-   Trung đoàn bộ binh 866.
-   Tiểu đoàn pháo binh 42.
-   Tiểu đoàn xe tăng 195.
-   Tiểu đoàn phòng không 24.

5.2. Trung đoàn bộ binh 176.


6. Đoàn 559

6.1. Sư đoàn bộ binh 968
-   Trung đoàn bộ binh 19.
-   Trung đoàn bộ binh 29 – Vĩnh Thắng.
-   Trung đoàn pháo binh 4.

6.2. Sư đoàn phòng không 377.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 08 Tháng Chín, 2008, 01:20:25 pm
PHẦN III - CÁC ĐƠN VỊ CHIẾN ĐẤU QUÂN BINH CHỦNG


I. LỤC QUÂN

1. Tăng – thiết giáp

1.1. Các đơn vị trực thuộc Bộ
-   Lữ đoàn tăng – thiết giáp 201.
-   Lữ đoàn tăng – thiết giáp 215.
-   Trung đoàn huấn luyện 207.

1.2. Các đơn vị trực thuộc Quân đoàn
-   Lữ đoàn bộ binh cơ giới (tăng – thiết giáp) 202, Quân đoàn 1.
-   Lữ đoàn tăng – thiết giáp 203, Quân đoàn 2.
-   Trung đoàn tăng – thiết giáp 273, Quân đoàn 3.
-   Đoàn tăng – thiết giáp 26, Quân đoàn 4.

1.3. Các đơn vị trực thuộc Quân khu
-   Trung đoàn tăng – thiết giáp 206, Quân khu 4.
-   Trung đoàn tăng – thiết giáp 574, Quân khu 5.


2. Pháo binh

2.1. Các đơn vị trực thuộc Bộ
-   Lữ đoàn pháo binh 38.
-   Lữ đoàn pháo binh 204.
-   Lữ đoàn pháo binh 368.
-   Trung đoàn pháo binh 154.
-   Trung đoàn pháo binh 166.
-   Trung đoàn pháo binh 208.

2.2. Các đơn vị trực thuộc Quân đoàn
-   Lữ đoàn pháo binh 45 - Tất Thắng, Quân đoàn 1.
-   Lữ đoàn pháo binh 164, Quân đoàn 2.
-   Lữ đoàn pháo binh 40, Quân đoàn 3.
-   Trung đoàn pháo binh 675 - Anh Dũng, Quân đoàn 3.
-   Lữ đoàn pháo binh 24, Quân đoàn 4.
-   Lữ đoàn pháo binh 232, Đoàn 232.

2.3. Các đơn vị trực thuộc Quân khu và Mặt trận
-   Trung đoàn pháo binh 6, Quân khu 9.
-   Trung đoàn pháo binh 16 - Thuận An, Quân khu Trị Thiên.
-   Trung đoàn pháo binh 572, Quân khu 5.
-   Trung đoàn pháo binh 576, Quân khu 5.
-   Tiểu đoàn pháo binh 130, Quân khu 6.
-   Lữ đoàn pháo binh 40, Mặt trận B3 (sau đó chuyển thuộc Quân đoàn 3).
-   Trung đoàn pháo binh 675 - Anh Dũng (sau đó chuyển thuộc Quân đoàn 3).
-   1 tiểu đoàn pháo binh độc lập trực thuộc B3.
-   7 tiểu đoàn pháo binh trực thuộc Đoàn 559.
-   3 tiểu đoàn pháo binh trực thuộc Quân khu 8.


3. Đặc công

3.1. Các đơn vị trực thuộc Bộ
-   Đoàn đặc công biệt động 1.
-   4 tiểu đoàn đặc công cơ động trực thuộc Bộ.

3.2. Các đơn vị trực thuộc Quân đoàn
-   Trung đoàn đặc công 198, Quân đoàn 3.
-   Trung đoàn đặc công 429, Quân đoàn 4.
-   3 tiểu đoàn đặc công trực thuộc Quân đoàn 4.

3.3. Các đơn vị trực thuộc Quân khu và Mặt trận

3.3.1. Mặt trận B1 – Quân khu 5

-   3 tiểu đoàn đặc công cơ động quân khu.
-   5 tiểu đoàn đặc công khác.

3.3.2. Mặt trận B2
- Sư đoàn đặc công 2
-   Trung đoàn đặc công 10 Rừng Sác.
-   Trung đoàn đặc công 113.
-   Trung đoàn đặc công 115.
-   Trung đoàn đặc công 116.
-   Trung đoàn đặc công 117.
-   Trung đoàn đặc công 119.
-   Trung đoàn đặc công 429 (sau đó chuyển thuộc Quân đoàn 4).
- Lữ đoàn đặc công biệt động 316
-   4 tiểu đoàn đặc công: 80, 81, 82, 83.
-   13 cụm biệt động nội đô (Z20 - Z32).
- Trung đoàn đặc công 8, Quân khu 8.
- Trung đoàn đặc công 10, Quân khu 9.
- Trung đoàn đặc công 5 (367B), sư đoàn bộ binh 5.

3.3.3. Mặt trận B3 – Tây Nguyên
-   Trung đoàn đặc công 198 (sau đó chuyển thuộc Quân đoàn 3).
-   3 tiểu đoàn đặc công khác.

3.3.4. Mặt trận B4 – Quân khu Trị Thiên
-   Trung đoàn đặc công hải quân 126.
-   3 tiểu đoàn và đặc công khác.


4. Công an vũ trang

4.1. Trung đoàn công an vũ trang 254.

4.2. Trung đoàn công an vũ trang 600 – Tân Trào.

4.3. Trung đoàn an ninh vũ trang 180.

4.4. Tiểu đoàn công an vũ trang cơ động 12.

4.5. Tiểu đoàn (thủy đội) công an vũ trang 18.



Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 08 Tháng Chín, 2008, 01:23:24 pm
II. PHÒNG KHÔNG – KHÔNG QUÂN

1. Phòng không
   
1.1. Các đơn vị phòng không trực thuộc Bộ
 
1.1.1. Sư đoàn phòng không 361 – Hà Nội

-   Trung đoàn tên lửa 236 - Sông Đà.
-   Trung đoàn tên lửa 257 - Cờ Đỏ.
-   Trung đoàn tên lửa 261 - Thành Loa.
-   Trung đoàn tên lửa 274 - Hùng Vương.
-   Trung đoàn tên lửa 276.
-   Trung đoàn tên lửa 277.
-   Trung đoàn cao xạ 212.
-   Trung đoàn cao xạ 220.
-   Trung đoàn cao xạ 244.
-   Trung đoàn cao xạ 248.
-   Trung đoàn cao xạ 260.
-   Trung đoàn cao xạ tự hành 237.

1.1.2. Sư đoàn phòng không 363 – Hải Phòng
-   Trung đoàn tên lửa 238 - Hạ Long.
-   Trung đoàn tên lửa 268.
-   Trung đoàn cao xạ 211.
-   Trung đoàn cao xạ 240 - Thành Tô.
-   Trung đoàn cao xạ 252.
-   Trung đoàn cao xạ 264.

1.1.3. Sư đoàn phòng không 365 – Bắc Thái
-   Trung đoàn tên lửa 263 - Quang Trung.
-   Trung đoàn tên lửa 275.
-   Trung đoàn cao xạ 216.
-   Trung đoàn cao xạ 226 - Quang Trung.
-   Trung đoàn cao xạ 228 - Hàm Rồng.
-   Trung đoàn cao xạ 231.

1.1.4. Sư đoàn phòng không 375
-   Trung đoàn tên lửa 267.
-   Trung đoàn cao xạ 213.
-   Trung đoàn cao xạ 224 - Tô Vĩnh Diện.
-   Trung đoàn cao xạ 282.


1.2. Các đơn vị phòng không trực thuộc Quân đoàn, Quân khu và Mặt trận

1.2.1. Sư đoàn phòng không 367, Quân đoàn 1

-   Trung đoàn tên lửa 285.
-   Trung đoàn cao xạ 230 - Thống Nhất.
-   Trung đoàn cao xạ 241.
-   Trung đoàn cao xạ 280 - Hồng Lĩnh.
-   Trung đoàn cao xạ tự hành 274.

1.2.2. Sư đoàn phòng không 673, Quân đoàn 2
-   Trung đoàn tên lửa 263.
-   Trung đoàn cao xạ 223.
-   Trung đoàn cao xạ 243 - Trần Hưng Đạo.
-   Trung đoàn cao xạ 245.
-   Trung đoàn cao xạ 250 - Thăng Long.
-   Trung đoàn cao xạ 284 - Sông La.

1.2.3. Các đơn vị phòng không Mặt trận B3/Quân đoàn 3
-   Trung đoàn cao xạ 232.
-   Trung đoàn cao xạ 234.
-   Trung đoàn cao xạ 593.

1.2.4. Lữ đoàn phòng không 71, Quân đoàn 4.

1.2.5. Trung đoàn phòng không 573, Quân khu 5.

1.2.6. Các đơn vị phòng không đoàn 559

- Sư đoàn phòng không 377:
-   Trung đoàn cao xạ 218.
-   Trung đoàn cao xạ 227.
-   Trung đoàn cao xạ 528.
-   Trung đoàn cao xạ 545.
-   Trung đoàn cao xạ 546.
-   Trung đoàn cao xạ 591.
-   Trung đoàn cao xạ 595.
- Trung đoàn cao xạ 523, sư đoàn công binh 470.
- Trung đoàn cao xạ 546, sư đoàn công binh 470.
- Trung đoàn cao xạ 46, sư đoàn công binh 471.
- Trung đoàn cao xạ 521, sư đoàn công binh 472.
- Trung đoàn cao xạ 593, sư đoàn công binh 472.


1.2.7. Các đơn vị phòng không thuộc các Quân khu miền Bắc

- Quân khu Việt Bắc:
-   Trung đoàn cao xạ 254.
-   Trung đoàn cao xạ 256.
-   3 tiểu đoàn phòng không độc lập.

- Quân khu Tả Ngạn:
-   Trung đoàn cao xạ 272.
-   7 tiểu đoàn phòng không độc lập.

- Quân khu Hữu Ngạn:
-   12 tiểu đoàn phòng không độc lập.


2. Không quân

2.1. Lữ đoàn không quân vận tải 919
-   Tiểu đoàn vận tải An-2, căn cứ đặt tại sân bay Gia Lâm.
-   Tiểu đoàn vận tải IL-14, căn cứ đặt tại sân bay Gia Lâm.
-   Tiểu đoàn trực thăng Mi, căn cứ đặt tại sân bay Hoà Lạc.

2.2. Sư đoàn không quân 371 – Thăng Long
-   Trung đoàn không quân tiêm kích 921 – Sao Đỏ, căn cứ đặt tại sân bay Nội Bài.
-   Trung đoàn không quân tiêm kích 923 – Yên Thế, căn cứ đặt tại sân bay Thọ Xuân.
-   Trung đoàn không quân tiêm kích 925, căn cứ đặt tại sân bay Yên Bái.
-   Trung đoàn không quân tiêm kích 927 – Lam Sơn, căn cứ đặt tại sân bay Nội Bài.
- Tiểu đoàn không quân ném bom 929.

2.3. Trung đoàn không quân huấn luyện 910
-   Căn cứ đặt tại sân bay Kiến An.


III. HẢI QUÂN

1. Trung đoàn tàu chiến đấu 171
-   Tiểu đoàn 7 tàu tuần tiễu.
-   Tiểu đoàn 136 vận tải.
-   Tiểu đoàn 200 vận tải.
-   Phân đội 23 thuyền máy.


2. Trung đoàn tàu chiến đấu 172
-   Tiểu đoàn 135 tàu tên lửa và phóng lôi.
-   Tiểu đoàn 137 tàu tuần tiễu.
-   Tiểu đoàn 1 rà phá mìn.


3. Trung đoàn tàu vận tải 125


4. Trung đoàn tàu vận tải 128


5. Các BCH vùng hải quân


-   Vùng 2 (K2).
-   Vùng 3 (K3).
-   Vùng 4 (K4).
-   Vùng 5 (K5).


6. Các đơn vị đặc công Hải quân
- Đoàn 10 Rừng Sác, sư đoàn đặc công 2 Miền.
- Trung đoàn 126, Quân khu Trị Thiên.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 08 Tháng Chín, 2008, 08:06:12 pm
Thống kê phiên hiệu các đơn vị BB từ cấp e trở lên. Những chỗ màu xanh là trích tài liệu Mỹ để so sánh:


Cấp sư đoàn


Sư đoàn 1

- f1 chủ lực B3: thành lập 12/1965 gồm các e 66, 88, 320. Đầu 1967 e174 thay e88. Cuối 1968 vào Đông Nam Bộ (-e66). Nhận về e101D. Thực tế các e chủ yếu tách ra tăng cường cho các chiến trường. Cuối 1973 giải thể.

F1 thành lập ngày 10-12-1965 với e33, 66 và 320 (các e này đều được đưa vào Nam trước đó và bố trí ở Tây Nguyên trong đội hình f325. E33 sau đó tách ra thành một đơn vị độc lập và f được tăng cường e88, đơn vị cũng đã rời đi cuối năm 1967. Có lẽ f này đã được tái lập trước tháng 12-1972.


Sư đoàn 2

- f2 chủ lực QK5, thành lập 2/9/1965, gồm e1, 21. Tháng 10/1966 nhận thêm e31. Tháng 7/1970 nhận e141 thay cho e21. Hè 1972 nhận e52/f320A thay cho e31. Tháng 6/1973 chuyển e141 cho f3, nhận về e31, 38.

F2 thành lập ngày 20-10-1965 ở tỉnh Quảng Nam, gồm e1 VC, e21 BV, d 70. E1 là một trong những e VC đầu tiên từ 1962, còn e21 là một đơn vị mới được chuyển từ Bắc vào. Năm 1966 có thêm e31 BV. F này rút sang Lào năm 1970 và chiến đấu ở đó đến tháng 3-1971, nhận thêm e141 BV thay thế vị trí e21. Tháng 3-1972, f2 được ghi nhận ở f bộ ở Quảng Tín, e1 và 31, d đặc công 10 BV, d pháo binh 12 BV, d công binh GK40 BV ở Quảng Tín và e21 ở Quảng Nam. Mùa xuân năm 1972, f2 có mặt ở Tây Nguyên, nhận thêm e52 f320. Sau khi tái tổ chức giữa năm 1973, trong đội hình f có e31, 38, 141. Cuối năm 1974, f được tăng cường thêm e36 BV và e pháo binh 368.


Sư đoàn 3:

- f3 tức sư đoàn Sao Vàng, chủ lực QK5, thành lập 2/9/1965 gồm các e2, 12, 22. Tháng 2/1970 phân tán e22 để tăng cường cho các đơn vị khác. Tháng 7/1970 giải thể. Ngày 29/6/1971 tái lập với các e2, 12, 21. Cuối tháng 6/1973 giải thể e21 và nhận về e141/f2.

F3 thành lập ngày 2-9-1965, bao gồm các e2, 12, và 22. E2 là một trong các e “VC gốc”. E12 nguyên là e18 f325 BV được chuyển vào Nam tháng 2-1965. E22 được tổ chức gồm cả binh lính người địa phương và người miền Bắc. Trong đội hình f còn có các d súng cối, súng phòng không, công binh. F bị giải thể sau Tết Mậu Thân 1968 và được tái lập vào tháng 6-1971, khi đó e21 thay thế vị trí của e22. Đến tháng 1-1973, e141 BV thay thế e21.


- f3 tức sư đoàn Phước Long, chủ lực Miền. Thành lập cuối 1973 gồm các e 201, 205, 271A.

F303 thành lập ngày 19-8-1974 (còn được biết với phiên hiệu f3), với các e201, 205 và 271 VC cùng e pháo binh 262 BV. (Bọn này đi trước thời đại ;D, sau 75 f3 Phước Long mới được đổi phiên hiệu thành f303)


Sư đoàn 4:

- f4 chủ lực QK9. Thành lập 7/1974 gồm các e 2, 10, 20.

F4 thành lập trong khoảng thời gian 1973-1974, từ các e độc lập D1, 18B và 95A. F tác chiến lần đầu trong cuộc tổng tiến công 1975.


Sư đoàn 5:

- f5 chủ lực Miền, thành lập 2/9/1965 gồm các e4, 5. Tháng 9/1967 nhận thêm e88 (đến tháng 11/1967). Tháng 4/1968 tách e4. Tháng 7/1968 nhận thêm e33, 88. Tháng 10/1968, e174 thay thế e88.

F5 thành lập ngày 23-11-1965 ở khu vực Bà Rịa với e4 và 5. F này chủ yếu tác chiến với quy mô e tới năm 1971. Tháng 3-1972, f bộ và e275 VC bố trí ở Phước Long, e174 BV ở Tây Ninh và e6 VC ở Bình Long. Những đơn vị khác của f như d pháo binh 22 BV, d phóng không 24 BV, d trinh sát 27 VC và d đặc công 28 VC đều ở Bình Long.

- f5 do phân khu nam QK5 thành lập tháng 9/1965, gồm e10, 20. Chiến đấu trên địa bàn Phú Yên, Khánh Hoà, Đắc Lắc 1965-1966. Không có thông tin gì sau đó, có lẽ được giải thể.


Sư đoàn 6:

- f6 chủ lực QK7. Thành lập 11/1974 gồm các e 4, 33.

F6 thành lập trong khoảng thời gian 1973-1974 từ các e độc lập 24, DT1 và 207. F tác chiến lần đầu trong cuộc tổng tiến công 1975.


Sư đoàn 7:

- f7 chủ lực Miền thành lập ngày 13/6/1966, gồm các e12, 14, 16. Đầu 1967 e16 tách khỏi f, nhận về e52/f320. Tháng 4/1967 nhận lại e16 thay cho e52. Tháng 10/1967 e16 tách ra thành e độc lập. Tháng 8/1968 nhận về e320. Tháng 11/1968 e320 tách ra tăng cường cho Tây Nam Bộ. Cuối 1968 đầu 1969 nhận về e209/f1.

F7 thành lập ngày 13-6-1966 ở khu vực Phước Long, gồm e16 (nguyên là e101 f325 BV), e141 và 209 (f312 BV). E16 nhanh chóng được thay thế bằng e52 (f320 BV). Thời điểm tháng 3-1972, đội hình f có các e141, 165, 209 BV, cùng d pháo binh K22, d phòng không 24, d công binh 28 và d trinh sát đặc công 95, bố trí ở Tây Ninh.


Sư đoàn 8:

- f8 chủ lực QK8, thành lập 20/10/1974 gồm 3 e 24, 88, 320. Đầu 1975 nhận về e207 thay cho e88.

F8 thành lập trong khoảng thời gian 1973-1974 từ các e độc lập Z15 và Z18. F tác chiến lần đầu trong cuộc tổng tiến công 1975.


Sư đoàn 9:

- f9 chủ lực Miền, thành lập 2/9/1965 gồm 3 e 1, 2, 3. Đầu 1969 e3 tách khỏi f, nhận về e88(A)/f308 và đổi thành e3B. Tháng 10/1969 e88 tách khỏi f, nhận về e95C/f325B và đổi phiên hiệu thành e3/f9.

F9 thành lập ngày 2-9-1965, là f VC đầu tiên được tổ chức ở miền Nam Việt Nam, bao gồm e271, 272 và một e mới thành lập khác (các e này còn được ghi nhận với phiên hiệu 1, 2). F này còn được tái biên chế sau đó, nhận thêm e3B (nguyên là e88 f308 BV), e này lại được thay thế năm 1969 bởi e95C f325C BV, hay còn được ghi nhận với phiên hiệu 3. Thời điểm tháng 3-1972, f9 có e271 và 272 VC, e95C BV, e pháo binh 22 VC, d phòng không 24 VC, d trinh sát T28 VC ở Tây Ninh trừ d phòng không ở Bình Long.

Sư đoàn 10:

- f10 chủ lực B3, tức sư đoàn Đắk Tô, thành lập 20/9/1972 gồm 3 e 28, 66, 95. Tháng 5/1973 nhận về e24(B) thay cho e28.

F10 thành lập ngày 20-9-1972 ở mặt trận Tây Nguyên, gồm e28, 66 và 95B. E24 được phối thuộc vào f mùa xuân 1973 và e95B được chuyển sang f320 muà xuân 1975.


Sư đoàn 31:

- f31 QK4 thành lập 11/7/1974 gồm e 335, 866. Làm nhiệm vụ chiến đấu ở Thượng Lào (Sau này mang tên sư đoàn Lam Hồng).


Sư đoàn 304:

- f304(A), tức sư đoàn Vinh Quang, thành lập trong KCCP gồm các e 9, 57, 66. Tháng 3/65 nhận về e42 thay cho e57 (4/1965 đổi thành e24). Hè 1965 vào Nam, giải thể f và bổ sung các e cho các chiến trường.

F304 gồm e9, 24 và 66 vào Nam tháng 8-1965. E9 chiến đấu ở Lào và e66 trong đội hình f1 VC. F quay trở lại miền Bắc tháng 6-1968, nhưng chiến đấu ở Lào mùa xuân 1971 và ở phía bắc Nam Việt Nam từ năm 1971.

- f304B thành lập 8/1965, mang phiên hiệu chính thức f304, gồm các e 9, 57, 66.

F304B vào Nam và chiến đấu ở khu phi quân sự đầu năm 1968 với e9B, 24B, 66B. Tháng 3-1972, đội hình f có e9, 24B, 66B và d đặc công 20, tác chiến ở Quảng Trị.


Sư đoàn 305

- f305 thành lập 7/1954 gồm các đơn vị bộ đội Khu 5. Năm 1960 chuyển thành lữ đoàn. Năm 1964 được xây dựng thành lữ đoàn dù. Tháng 4/1967 sáp nhập với BTL Đặc công.


Sư đoàn 308

- f308, tức sư đoàn Quân Tiên Phong. thành lập trong KCCP gồm các e 36, 88, 102. Cuối 1965 đầu 1966 điều e88(A) tăng cường cho B3 và tái lập e88/f308. Tháng 2/1968 điều e36(A) tăng cường cho QK5 và tái lập e36/f308.

F308 đã tổ chức 1 trong 3 d sau này trở thành e320 năm 1964. E88 của f vào Nam năm 1966 và các đơn vị còn lại tháng 9-1967 (e36, 88, 102).

- f308B: tức f338 tổ chức lại thành f chiến đấu 7/1972.


Sư đoàn 312

- f312, tức sư đoàn Chiến Thắng, thành lập trong KCCP gồm các e 141, 165, 209. Năm 1966 điều e141 (141A), 165 (165A) vào Nam thành lập f7 và thành lập lại e141 (141B), e165 (165B) ở ngoài Bắc. Tháng 1/1968 điều e141B, 209A vào Nam. Tháng 8/1968 thành lập lại sư đoàn với đầy đủ 3e 141, 165, 209.

F312 gửi 1 d vào Nam mùa xuân năm 1963 và 1 d khác năm 1964. E141 và 209 của f này tăng cường cho mặt trận B2 năm 1966, chiến đấu trong đội hình f7 VC. F vào nam tháng 9-1967, sau Tết Mậu Thân được xây dựng lại ở miền Bắc với e141, 165 và 209. F chiến đấu ở Lào từ 1969-1971. Các e của f phối thuộc chiến đấu với các f khác năm 1972, sau đó trở lại miền Bắc. Mùa xuân 1975 f lại được đưa vào Nam.

- f312B: được tổ chức 5/1972 từ học viên các trường lục quân và binh chủng, trở thành f dự bị trực thuộc Bộ. Không có thông tin thêm.


Sư đoàn 316

- f316: thành lập trong KCCP gồm các e 98, 174, 176. Năm 1958 rút gọn thành lữ đoàn. Tháng 5/1964 tái lập sư đoàn hoàn chỉnh gồm các e 148, 174, 673. Tháng 4/1966 e174 tách khỏi f, e673 bổ sung cho một số đơn vị khác. Tháng 5/1966 thành lập e174B. Năm 1974 nhận thêm e149.

F316 (e98, 174 và 176) chuyển e174 vào Tây Nguyên năm 1967, nhưng f tác chiến chủ yếu ở Lào. F cũng đã tác chiến ở Tây Nguyên xuân 1975.


Sư đoàn 320

- f320A, tức sư đoàn Đồng Bằng, thành lập trong KCCP gồm các e 48, 52, 64. Đầu 1966 điều e52 vào Nam và tái lập e52/f320A. Tháng 9/1966 điều e52 tăng cường cho B2 và tái lập e52/f320A. Tháng 1/1971 điều e52 tăng cường cho B2, nhận về e46/QK3 và đổi thành e52/f320A. Tháng 6/1972 điều e52 tăng cường cho QK5. Đầu 1975 nhận về e9/f968.

F320 chuyển 1 d súng cối vào Nam tháng 8-1965, sau đó là e64 tháng 2-1966 và e52 cũng trong năm đó. Bộ phận còn lại của f vào tháng 9-1967, trở về miền Bắc tháng 10-1968 (Tuy nhiên, TQLC ghi nhận có mặt f này ở Vùng 1 chiến thuật tháng 1-1969, với e48, 52, 64). F vào Nam tháng 10-1970, chiến đấu ở Lào năm 1971, trở lại Bắc nhưng sau đó xuất hiện ở Tây Nguyên tháng 1-1972.

- f320B: thành lập giữa 1965 gồm các e 48, 64, 52. Năm 1972 chuyển e52 cho f341 và nhận về e27.

F320B gồm e48B và 64B, tác chiến trong cuộc tiến công năm 1972, sau đó trở về miền Bắc tháng 9-1973.


Sư đoàn 324

- f324, tức sư đoàn Ngự Bình, thành lập 6/1955 gồm các e 90, 93, 803. Tháng 2/961 chuyển thành lữ đoàn. Tháng 5/1965 khôi phục thành f324 gồm e 90, 803, 812. Cuối 1966 giải thể. Tháng 2/1969 tái lập gồm e29, 803, 812 và đổi phiên hiệu thành e1, 2, 3.

F324 tổ chức tháng 6-1965 và vào Nam cuối năm 1966 với e3.

F324B xuất hiện ở Vùng 1 chiến thuật tháng 3-1972. Tại thời điểm đó, f bộ và e812 ở Quảng Trị, e29 và 803 ở Thừa Thiên.


Sư đoàn 325

- f325(A), tức sư đoàn Bình Trị Thiên, thành lập trong KCCP, gồm các e 18(A), 95(A), 101(A). Vào Nam 11/1964. Sau đó giải thể, các e được tăng cường cho các chiến trường.

F325 bắt đầu chuyển quân vào Nam tháng 10-1964 với các e33, 95 và 101. F tác chiến ở Tây Nguyên với các e33, 101, 320 (e18 tăng cường cho mặt trận Tây Nguyên). F giải thể cuối năm 1965, các đơn vị được tổ chức trong đội hình f1 VC hoặc trở thành các đơn vị độc lập.

- f325B: phát triển từ f325 năm 1964, gồm các e 18B, 95B, 101B. Giữa 1965 đưa e101B vào Nam và thành lập e101C thay thế. Vào Nam 12/1965.

F325B vào Nam mùa xuân 1966 với e95B, 101B. E101B sáp nhập với e101C. Sau đó, đội hình f có e33, 24, 95B, tác chiến như những đơn vị độc lập sau này. F giải thể cuối năm 1966.

- f325C: thành lập cuối 1965, gồm các e 18C, 95C, 101D. Vào Tây Nguyên 4/1968.

F325C gồm e18C, 95C và 101C vào Nam cuối năm 1966. Sau Tết Mậu Thân, các e ở lại trong khi f bộ rút về Bắc để tổ chức f325D.

- f325D: thành lập hè 1968, gồm các e 18D, 95D, 101E. Vào Quảng Trị đầu 1969. Từ cuối 1969 đến cuối 1971 xây dựng và đưa các tiểu đoàn vào tăng cường cho các chiến trường. 11/1971 tái tổ chức thành f325 hoàn chỉnh.

F325D gồm e18D và 95D được tổ chức năm 1967, làm nhiệm vụ huấn luyện và dự bị. Tuy nhiên e18D đã chiến đấu ở Lào và e95D ở đường 9 đầu năm 1969. F đóng vai trò quan trọng trong cuộc tiến công 1972, khi đó f bỏ chữ D trong phiên hiệu và chính thức trở thành f325.


Sư đoàn 330

- f330 thành lập năm 1954 gồm các đơn vị bộ đội miền Nam tập kết. Năm 1962 (?) chuyển thành lữ đoàn 330. Sau này được chuyển thành trung đoàn (?)


Sư đoàn 335

- f335, tức sư đoàn Thảo Nguyên, thành lập 5/1955. Tháng 9/1959 chuyển thành lữ đoàn, chiến đấu tại mặt trận Lào. Năm 1965 chuyển thành e335.


Sư đoàn 338

- Thành lập cuối 1956 từ các đơn vị bộ đội Nam Bộ tập kết. Tháng 3/1958 rút xuống thành lữ đoàn. Tháng 8/1966 khôi phục lại f làm nhiệm vụ huấn luyện. Tháng 7/1972 tổ chức lại thành f chiến đấu mang phiên hiệu 308B gồm các e 36B, 88B, 102B. Tháng 10/1972 chuyển e36B cho f341. Tháng 4/1973 nhận về e52/f341. Tháng 8/1973 chuyển e88B cho f316. Tháng 3/1974 khôi phục lại phiên hiệu f338 gồm e52, 102.


Sư đoàn 341

- f341, tức sư đoàn Sông Lam, thành lập năm 1955 (?). Năm 1960 chuyển thành lữ đoàn. Tháng 2/1962 thành lập lại f341. Năm 1964 cử các e vào Nam chiến đấu và giải thể. Tháng 3/1965 tái lập. Cuối 1966 các e vào Nam chiến đấu và giải thể. Tháng 11/1972 được tái lập lần thứ 2 với e52/f320B và 270. Tháng 3/1973 nhận e36B thay e52 chuyển về f338 và đổi thành e273. Tháng 6/1973 được bổ sung thêm e266.

F341 được tái lập năm 1972 và vào Nam tháng 1-1975.

- f341B: chủ lực Bộ, thành lập 3/1975 (?)


Sư đoàn 350

- f350: thành lập 21/9/1954. Tháng 3/1958 chuyển thành lữ 350. Tháng 4/1965 khôi phục thành f350. Tháng 6/1965 sáp nhập với thành đội Hải Phòng thành BTL 350.


Sư đoàn 711   

- f711 chủ lực QK5, thành lập 11/1971 gồm e 31, 38. Tháng 4/1972 nhận thêm e9(A)/f304(A). Tháng 6/1973 giải thể. Một bộ phận chuyển sang xây dựng lữ đoàn 52 (có thể là pháo binh?).

F711 thành lập ngày 29-6-1971 ở tỉnh Bình Định. F giải thể cuối năm 1973, lực lượng của f được chuyển sang xây dựng thành lữ đoàn bộ binh 52. 


Sư đoàn 968

- f968/559: thành lập 28/6/1968 với tên gọi Đoàn 968 trực thuộc QK4, làm nhiệm vụ tại mặt trận Nam Lào. Năm 1972 chính thức trở thành f968 gồm các e 9, 19, 39. Tháng 11/1972 nhận thêm e52, 102 và thành ập e59. Năm 1974 về nước với biên chế gồm các e 9, 19, 29.


Theo tên gọi:

-   Sư đoàn Bình Trị Thiên: f325.
-   Sư đoàn Đắk Tô: f10.
-   Sư đoàn Chiến Thắng: f312.
-   Sư đoàn Đồng Bằng: f320A/B.
-   Sư đoàn Ngự Bình: f324.
-   Sư đoàn Phước Long: f3 B2.
-   Sư đoàn Quân Tiên Phong: f308.
-   Sư đoàn Sao Vàng: f3 QK5.
-   Sư đoàn Sông Lam: f341.
-   Sư đoàn Thảo Nguyên: f335.
-   Sư đoàn Vinh Quang: f304.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 08 Tháng Chín, 2008, 08:28:04 pm
Cấp lữ đoàn: chủ yếu các lữ đoàn là các sư đoàn rút gọn, trừ trường hợp lữ đoàn 52 QK5 => xem phần về các trung đoàn, e52/f320A (4).


Cấp trung đoàn:

Trung đoàn 1:

- e1/f2, tức trung đoàn Ba Gia, nguyên là e1 chủ lực QK5. Trực thuộc f2 khi f2 thành lập tháng 9/1965.

E1 VC Có mặt ở QK5 từ 1962; biên chế vào F2 20/10/1965. Tháng 3/1972 nằm trong biên chế F2 [các d 40, 60, 90 VC], Quảng Tín. Biến mất vào khoảng giữa 1973.

- e1/f9, tức trung đoàn Bình Giã, nguyên là e1 chủ lực Miền (hay còn mang phiên hiệu Q761, 271) thành lập 7/1961. Trực thuộc f9 khi f9 thành lập 9/1965.

- e1/f324, tức e803/f324 đổi phiên hiệu tháng 8/1969.

- e1/f5: thành lập tháng 6/1970 trên cơ sở 1 d của e5/f5 cũ.

- e1/QK8, trung đoàn Đồng Tháp: thành lập cuối 1967 với tên gọi chiến đoàn 1. Đầu 1968 chính thức mang phiên hiệu e1.

- e1 Quyết Thắng thuộc thành đội Sài Gòn – Gia Định, thành lập tháng 4/1975, còn có tên trung đoàn Gia Định 1.

- e1/QK5 ~ e1/f2.

- e1 Miền ~ e1/f9

- e1 miền Tây Nam Bộ ~ e5/f5.

- e1/QK9 (1) ~ e2/f4 QK9. Thành lập 9/1963. Tháng 6/1964 chuyển lên Đông Nam Bộ, trở thành e3 chủ lực Miền (còn mang phiên hiệu e273). Trực thuộc f9 khi f9 thành lập 9/1965. Tháng 9/1969 tách khỏi f9 về tăng cường cho QK9, mang phiên hiệu e2/QK9. Trực thuộc f4/QK9 khi f4 thành lập.

- e1/QK9 (2), tức trung đoàn U Minh, thành lập 6/1964, trở thành chủ lực QK9.


Trung đoàn 2:

- e2/f3, tức trung đoàn An Lão, nguyên là e2 chủ lực QK5 thành lập tháng 5/1962. Trực thuộc f3 khi f3 thành lập tháng 9/1965.

E2 VC Có mặt ở QK5 từ 1962; biên chế vào F3 2/9/1965 [F3 giải thể sau Tết 1968 cho tới khi tái lập vào tháng 6/1971]. Không thấy nêu trong danh sách vào tháng 3/1972.

E2 BV Trong đội hình F3 tháng 3/1972 [d 1, 2, 3; d đặc công 4, d pháo binh 5], Bình Định. (Mẽo nhầm trung đoàn An Lão thành 2 e khác nhau ;D)

- e2/f9, tức trung đoàn Đồng Xoài, nguyên là e2 chủ lực Miền (hay còn mang phiên hiệu Q762, 272). Trực thuộc f9 khi f9 thành lập tháng 9/1965.

- e2/f324, tức e812/f324 đổi phiên hiệu tháng 8/1969.

- e2/f4 QK9, tức trung đoàn Lộc Ninh, tiền thân là e1/QK9 thành lập 9/1963. Tháng 6/1964 chuyển lên Đông Nam Bộ, trở thành e3 chủ lực Miền (còn mang phiên hiệu e273). Trực thuộc f9 khi f9 thành lập 9/1965. Tháng 9/1969 tách khỏi f9 về tăng cường cho QK9, mang phiên hiệu e2/QK9. Trực thuộc f4/QK9 khi f4 thành lập.

- e2 Quyết Thắng thuộc thành đội Sài Gòn – Gia Định, thành lập tháng 4/1975, còn có tên trung đoàn Gia Định 2.

- e2/QK8 (1): thành lập cuối 1967 với tên gọi chiến đoàn 2. Đầu 1968 chính thức mang phiên hiệu e2. Giữa 1970 giải thể.

- e2/QK8 (2) ~ e320/f8: phiên hiệu của e320 khi được điều về QK8 3/1969.

- e2/QK9 (1): thành lập 11/1963, giải thể 9/1966.

- e2/QK9 (2): thành lập vào đợt 2 Mậu Thân 1968, đầu 1969 giải thể, tăng cường cho e1/QK9 (2).

- e2/QK9 (3) ~ e2/f4.

- e2 Gio An: chiến đấu tại mặt trận Huế 1968. Không có thông tin thêm.

- e2/QK5 ~ e2/f3.

- e2 Miền ~ e2/f9.

- e2/f5 ~ e174/f316, e174/f5 đổi phiên hiệu tháng 6/1970. 


Trung đoàn 3:

- e3/f9 (1) ~ e1/QK9. Tháng 6/1964 chuyển lên Đông Nam Bộ, trở thành e3. Trực thuộc f9 khi f9 thành lập 9/1965. Tháng 9/1969 tách khỏi f9 về tăng cường cho QK9, trở thành e2/QK9 (3) ~ e2/f4.

E3 VC E cơ sở thành lập F9 2/9/1965. E sau đó tách khỏi F9. Xuất hiện ở nam vùng 1 tháng 1/1969. Biên chế vào F711 29/6/1971 và có lẽ giải thể cuối 1973.

- e3/f9 (2): nguyên là e88(A)/f308, năm 1969 trực thuộc f9 với phiên hiệu e3B. Tháng 10/1969 tách khỏi f.

E3B BV Thành lập (trước 1969) nhờ tổ chức lại e88/F308 và biên chế vào F9. Tách khỏi F9 năm 1969, lấy lại phiên hiệu và biên chế cũ.

- e3/f9 (3): nguyên là e95C/f325B, tháng 10/1969 trực thuộc f9 với phiên hiệu f3.

- e3/f5: thành lập ngày 1/5/1970.

- e3/f324, tức e29/f324 đổi phiên hiệu tháng 8/1969. Nguyên là e18C/f325C.

E3 BV Bộ phận của F324 năm 1966. E3 có lẽ được tổ chức lại từ e95C khoảng sau tháng 12/1971, bộ phận còn lại biên chế vào F9.

- e3/QK8 ~ e88/QK8: phiên hiệu của e88 khi được điều về trực thuộc QK8 9/1969.

- e3/QK9, tức trung đoàn Cửu Long, thành lập 4/1968, chủ lực QK9.

- e3 Miền ~ e3/f9.

* E3 VC Có mặt ở QK5 từ 1962 [nhưng biến mất vào năm 1965 ?] => Không có đơn vị tương ứng của ta.


Trung đoàn 4:

- e4/QK7, tức trung đoàn Đồng Nai, thành lập 3/2/1965, trực thuộc f5 khi f5 thành lập 2/9/1965. Tháng 4/1968 tách khỏi sư đoàn, trực thuộc Miền. Trực thuộc f6/QK7 khi f6 thành lập.

E4 VC Hoạt động ngày 23/11/1965 trong biên chế F5. Tách khỏi F5 trước tháng 12/1972.

- e4/f5 ~ e4/QK7.

- e4/B4, chủ lực QK Trị Thiên, tức trung đoàn Phong Quảng, thành lập 4/1973.

E4 BV Thuộc QK Trị Thiên – Huế tháng 3/1972 [d bộ binh K4B VC và K4C BV]. Có mặt ở QK Trị Thiên – Huế tháng 12/1972 [có lẽ chính là e4 VC cũ]. (?)

- e4/QK8: phiên hiệu của e24/f8 khi được tăng cường cho QK8 giữa 1972.


Trung đoàn 5:
   
- e5/f5: nguyên là e5 chủ lực Miền, thành lập 5/1965 trên cơ sở e1 miền Tây Nam Bộ. Trực thuộc f5 khi f5 thành lập 9/1965. Tháng 6/1970 tách 2 d làm cơ sở thành lập e205, d còn lại được bổ sung và tổ chức thành e1/f5.

E5 VC Hoạt động ngày 23/11/1965 trong biên chế F5. Tách khỏi F5 trước tháng 12/1972.

- e5 chủ lực Miền ~ e5/f5.

- e5/QK8 ~ e207/f8: phiên hiệu của e207 khi được điều về QK8 1972.

* E5 BV Thuộc QK Trị Thiên – Huế tháng 3/1972 [d bộ binh 804, 810 BV, d đặc công Chi Thua II VC, d súng không giật 32 BV], Thừa Thiên. Có mặt ở QK Trị Thiên – Huế tháng 12/1972 [có lẽ chính là e5 VC cũ]. => Chưa tìm được đơn vị tương ứng của ta.


Trung đoàn 6:

- e6 tức trung đoàn Phú Xuân, thuộc QK Trị Thiên, thành lập 10/1965.

E6 BV Xuất hiện ở QK Trị Thiên tháng 1/1969 và 12/1972, cũng như tháng 3/1972 [ d bộ binh 800, 802, 806 BV, d đặc công 12 BV, d súng không giật 35 BV], Thừa Thiên.


* E6 VC thành lập tháng 3/1970 [e bộ 4/1970, d 8 3/1970, d 7 và 9 4/1970]; một bộ phận của F5 vào tháng 3/1972, Bình Long. => Chưa tìm được đơn vị tương ứng phía ta.


Trung đoàn 9:

- e9/f304, tức trung đoàn Quang Trung. e9(A) tách khỏi f304 1/1965. e9B/f304B thành lập 8/1965, chính thức mang phiên hiệu e9/f304.

- e9/f968 ~ e9(A)/f304 (?)

- e9/f320A ~ e9/f968.
   
- e9/f711 ~ e9(A)/f304(A) (?).

- e9(A)/f304(A): tách khỏi f304 1/1965, chiến đấu ở Trung Lào và Trị Thiên (7/1967). Chiến đấu ở Hạ Lào cuối 1971 đầu 1972. Tháng 4/1972 trực thuộc f711/QK5 (?). Tháng 6/1973 trở thành e độc lập. Trực thuộc f968. Đầu 1975 chuyển sang trực thuộc f320A.

E9 BV Một bộ phận của F304 điều sang Lào tháng 8/1965; quay trở lại đội hình sư đoàn tháng 1/1968 (có thể sớm hơn).

- e9(B)/f304B: thành lập 8/1985, chính thức mang phiên hiệu e9/f304.

E9B BV Bộ phận thuộc F304B. Tuy nhiên tháng 3/1972 F304B có e9 BV [d 1, 2, 3] thay vì 9B, Quảng Trị.


Trung đoàn 10:

- e10/f4: tức trung đoàn Ngô Quyền, nguyên là e95A, thành lập đầu 1964. Vào Tây Nguyên cuối 1964, đầu 1965. Đầu 1966 vào Nam Trung Bộ, đổi phiên hiệu thành e10. Đầu 1968 vào Đông Nam Bộ. Đầu 1970 tăng cường cho QK9. Trực thuộc f4/QK9 khi f4 thành lập.

E10 VC Được tổ chức mùa thu 1965 ở QK5. Không có thông tin thêm.

- e10/QK9 ~ e10/f4 hay e95A.



Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 08 Tháng Chín, 2008, 08:37:10 pm
Trung đoàn 12:

- e12/f3 Sao Vàng, tức trung đoàn Tây Sơn. Nguyên là e18(A)/f325(A), vào QK5 tháng 2/1965 và đổi phiên hiệu. Trực thuộc f3 khi f3 thành lập tháng 9/1965.

E12 VC Tổ chức từ e18 BV/F312 (vào nam tháng 9/1965); biên chế trong F3 2/9/1965 [F3 giải thể sau Tết 1968 cho tới khi tái lập vào tháng 6/1971]. Trong đội hình F3 tháng 3/1972 [ d 4, 5, 6], Bình Định.

- e12/f7, nguyên là e165(A)/f312 vào Đông Nam Bộ 1966 và đổi phiên hiệu, trực thuộc f7 khi f7 thành lập 9/1966. Trong một số tài liệu vẫn được gọi là e165/f7.


Trung đoàn 14:

- e14/f7 chủ lực Miền, nguyên là e141(A)/f312 vào Nam 1966 và đổi phiên hiệu, trực thuộc f7 khi f7 thành lập 9/1966. Trong một số tài liệu vẫn được gọi là e141/f7.


Trung đoàn 16:

- e16/QK7, nguyên là e101(A) vào Đông Nam Bộ giữa 1965, đổi phiên hiệu thành e16 (hay Q16). Trực thuộc f7 khi f7 thành lập. Tách ra thành e độc lập. Trực thuộc f7 và f9 trong một thời gian, sau đó trở thành e chủ lực QK7.

E16 BV Thành lập 13/6/1966 từ e101 và biên chế trong F7. Tách ra một thời gian ngắn sau đó.

- e16/f7 ~ e16/QK7.

- e16/f9 ~ e16/QK7.


Trung đoàn 18:

- e18/f325, tức trung đoàn Lê Trực. e18(A) đi Nam 2/1965. e18B đi Nam 12/1965. e18C tách khỏi f 3/1968. e18D nằm trong đội hình f325D được tổ chức thành f chiến đấu 11/1971, chính thức mang phiên hiệu e18/f325.

- e18(A)/f325(A) ~ e12/f3. Vào QK5 tháng 2/1965 và đổi phiên hiệu thành e12. Trực thuộc f3 khi f3 thành lập tháng 9/1965

E18 BV bộ phận của F312 vào nam tháng 2/1965 và đổi phiên hiệu là E12 VC.

- e18B/f325B ~ e20/f4. Thành lập đầu 1964, vào Nam Trung Bộ 12/1965. Đổi phiên hiệu thành e20. Tháng 12/1968 vào Đông Nam Bộ. Đầu 1970 vào QK9. Đến 1974 trực thuộc f4/QK9.

E18B BV Có mặt ở QK3 12/1972. Biên chế vào F4 1973 hoặc 1974.

- e18C/f325C, thành lập cuối 1965. 1/1968 vào Trị Thiên. 3/1968 tách khỏi sư đoàn. Trở thành e3/f324.

E18C BV Bộ phận của F325C và vào nam trong đội hình sư đoàn cuối 1966; trở thành đơn vị độc lập sau Tết 1968.

- e18D/f325D: thành lập hè 1968. Từ cuối 1969 đến cuối 1971 làm nhiệm vụ huấn luyện. Tháng 11/1971 khôi phục và mang phiên hiệu chính thức e18/f325.

E18D BV Bộ phận của F325D; sang Lào năm 1969 và sau đó trở lại đơn vị.


Trung đoàn 19:

- e19/f968: thành lập 4/1972, chiến đấu ở mặt trận Nam Lào. Trực thuộc f968.


Trung đoàn 20:

- e20/f4: tức trung đoàn Trần Hưng Đạo, nguyên là e18B/f325B vào Nam Trung Bộ 12/1965 và đổi phiên hiệu thành e20. Tháng 12/1968 vào Đông Nam Bộ. Đầu 1970 vào QK9. Đến 1974 trực thuộc f4/QK9..

- e20/QK9 ~ e20/f4.

- e20/f5 QK5 ~ e18A/f325A.


Trung đoàn 21:

- e21/f2, thành lập đầu 1965 trên miền Bắc và đi Nam. Trực thuộc f2 khi f2 thành lập tháng 9/1965. Tháng 11/1971 chuyển từ f2 sang f3. Đến tháng 6/1973 giải thể.

E21 BV Vào nam 20/10/1965 và biên chế trong F2. Tách khỏi F2 3/1971. Biên chế vào F3 6/1971. Tuy nhiên thấy xuất hiện trong đội hình F2 3/1972 [d 4, 5, 6], Quảng Ngãi. Tách khỏi F3 6/1973.

- e21/f3 ~ e21/f2.


Trung đoàn 22:

- e22/f3, thành lập trên miền Bắc hè 1965 và đi Nam. Trực thuộc f3 khi f3 thành lập tháng 9/1965. Giải thể tháng 2/1970.

E22 VC Thành lập ngày 2/9/1965 trong đội hình F3. (Các e của F3 phân tán sau Tết 1968 cho tới khi tái lập 6/1971). Rời F3 6/1971.


Trung đoàn 24:

- e24/f304: e24(A)/f304(A) nguyên là e42 QK Tả Ngạn, đi Nam 1965. e24B/f304B được tái lập trên miền Bắc và chính thức mang phiên hiệu e24/f304.

- e24/f10: nguyên là e42 được tái lập. Cuối 1968 sáp nhập với e42/f350 thành e42 QK Tả Ngạn. Tháng 10/1971 tăng cường cho B3, trở thành e24. Tháng 5/1973 trực thuộc f10.

- e24/f8: nguyên là e42 QK Tả Ngạn đổi phiên hiệu. Năm 1965 nhập vào f304(A), tăng cường cho QK5. Năm 1966-1969 tăng cường cho B3. Năm 1970 chiến đấu ở chiến trường C, K. Năm 1972 tăng cường cho B2. Tháng 6/1972 tăng cường cho QK8. Trực thuộc f8/QK8 khi f8 thành lập 10/1974.

E24 BV Bộ phận của F304 và vào nam cùng sư đoàn tháng 8/1965. Hoạt động với F325B 1966. Thuộc mặt trận B-3 3/1972 [d 4, 5, 6], Pleiku. Đơn vị độc lập 12/1972. Biên chế vào F10 xuân 1973. Có thể đã chuyển sang F6. (Mẽo bị lẫn lộn e24A, e24/f10 và e24/f8 của ta với nhau ;D)

- e24 chủ lực B3 ~ e24/f10.

- e24B/f304B: thành lập 8/1965, chính thức mang phiên hiệu e24/f304.

E24B BV Tháng 3/1972 là một bộ phận của F304B [d 4, 5, 6], Quảng Trị.


Trung đoàn 25:   

- e25 chủ lực B3, thành lập đầu 1975.


Trung đoàn 27:

- e27/f320B, tức trung đoàn Triệu Hải, chủ lực QK4, thành lập 2/1968 tăng cường cho QK Trị Thiên. Từ tháng 6/1972 trực thuộc f320B.

E27 BV Xuất hiện ở bắc vùng 11/1969. Thuộc mặt trận B5 Mặt trận 3/1972 [d 1, 2, 3], Quảng Trị.

E27B BV Thuộc mặt trận B5 12/1972.

- e27 chủ lực B5 ~ e27/f320B.


Trung đoàn 28:

- e28/B3: thành lập 1968. Trực thuộc f10 khi f10 thành lập cuối 1972. Đến 5/1973 tách khỏi f10 trở thành e độc lập.

E28 BV Thuộc mặt trận B3 3/1972 [d K1, K2, K3], Kontum. Biên chế trong F10 20/9/1972.

- e28/f10 ~ e28/B3


Trung đoàn 29:

- e29/f324 ~ e3/f324, nguyên là e18C/f325C.

E29 BV Thuộc F324B 3/1972 [d 7, 8, 9]. Thừa Thiên.

- e29/f968: tức trung đoàn Vĩnh Thắng, thành lập 5/1974, trực thuộc f968.

- e29 Miền: thành lập 5/1968. Không có thông tin thêm.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: tamking trong 08 Tháng Chín, 2008, 08:41:43 pm
Các bác ơi! f330 là sư đoàn của miền tây nơi em đó! em ở cần thơ! ở đó có cả một khu nhà nghỉ của cựu binh f330 đến ngày lể họp mặt! f330 chỉ đánh nhiều ở chiến trường K! f330 hiện dống quân ở Chi Lăng-An Giang


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 08 Tháng Chín, 2008, 08:45:00 pm
Trung đoàn 31:

- e31/f2, nguyên là e64/f320. Tháng 2/1966 tăng cường cho QK5 và đổi phiên hiệu thành e31. Tháng 10/1966 trực thuộc f2.

E31 BV Biên chế trong F2 1966. Không xuất hiện năm 1972 (Thuộc mặt trận B5 tháng 3 và 12/1972), nhưng chắc chắn xuất hiện lại 1973. 3/1972, thuộc F2 [d 1, 2, 3], Quảng Tín. Tuy nhiên, 1 E31 BV cũng xuất hiện ở Mặt trận B5 [d bộ binh 15, 27 BV, đại đội đặc công 11, 12 BV, đại đội bộ binh C9 và C10 VC], Quảng Trị. => lại lẫn lộn ;D

- e31 tức e31/f341, chủ lực QK4 tăng cường cho mặt trận B5 (1966-1967).


Trung đoàn 33:

- e33 chủ lực B3 ~ e101B/f325B. Cuối 1968 vào tăng cường cho B2. Trực thuộc f6/QK7 khi f6 thành lập.

E33 BV Bộ phận của F325 và vào nam cùng f 11/1964, nhưng tách ra 1965. Biên chế trong F1 10/12/1965. Sau đó tách ra thành đơn vị độc lập. Hoạt động với F325B 1966. 3/1972 thuộc đặc khu Bà Rịa [ d K1 K2, K3], Phước Tuy e bộ và và K3), Long Khánh


Trung đoàn 36:

- e36/f308, tức trung đoàn Bắc Bắc. e36A/f308 tăng cường cho QK5 2/1968, e36B/f308 tái lập và chính thức mang phiên hiệu e36/f308.

- e36A/f308: tăng cường cho QK5 2/1968.

E36 BV Bộ phận của F308 và vào nam độc lập 1966; quay lại sư đoàn cuối 1967. Biên chế trong F2 cuối 1974. ???

- e36B/f308B ~ e273/f341.

- e36/QK5 ~ e36A/f308.


Trung đoàn 38:

- e38/f2: nguyên là e90/f324. Sau đó tách khỏi f324 đi tăng cường cho QK5 và đổi phiên hiệu thành e38. Tháng 6/1973 trực thuộc f2.

E38 BV Xuất hiện ở nam vùng 11/1969. Biên chế trong F711 29/6/1971. 3/1972 thuộc Mặt trận 4 [d 7, 8, 9], Quảng Nam. Biên chế trong F2 giữa 1973.


Trung đoàn 39:

- e39: thành lập 1/1972, chiến đấu ở mặt trận Nam Lào. Trực thuộc f968.


Trung đoàn 42:

- e42 (1) ~ e24/f8 năm 1965 nhập vào f304(A) và đổi thành e24(A).

- e42 (2) ~ e24/f10, tăng cường cho B3 10/1971.


Trung đoàn 46:

- e46/f325: nguyên là chủ lực QK3, tăng cường cho QK Trị Thiên đầu 1975. Sau giải phóng Đà Nẵng tăng cường cho f325.


Trung đoàn 48:

- e48/f320A, tức trung đoàn Thăng Long.

E48 BV Bộ phận của F320, vào nam cùng f9/1967.

- e48/f320B, tức trung đoàn Thạch Hãn.

E48B BV Bộ phận của F320B.


Trung đoàn 52:

- e52/f320A, tức trung đoàn Tây Tiến. e52/f320A (1) vào Nam đầu 1966. e52/f320A (2) vào Nam 9/1966. e52/f320A (3) vào Nam đầu 1971. e52/f320A (4) 6/1972 tách khỏi f320A.

- e52/f320A (1): vào B2 đầu 1966, trực thuộc f7 khi f7 thành lập 6/1966. Tháng 4/1967 tách khỏi f7. Không có thông tin thêm.

- e52/f320A (2): thành lập 6/1966. Vào B2 9/1966 với tên gọi trung đoàn Nguyễn Huệ. Không có thông tin thêm.

- e52/f320A (3): thành lập 10/1966, vào B2 đầu năm 1971. Không có thông tin thêm.

- e52/f320A (4): trực thuộc f320. Tháng 6/1972 tách khỏi f tăng cường cho QK5. Trực thuộc f2 QK5. Tháng 6/1973 tách khỏi f, tổ chức lại thành lữ đoàn 52 QK5.

E52 BV Bộ phận của F320 vào nam 1966 (sau tháng 2). Biên chế trong F7, 1966. Cũng xuất hiện trong đội hình F320 1/1969. Biên chế trong F2 xuân 1972. Tách ra giữa 1973 và trở thành lữ đoàn.

E52B BV Bộ phận của F320 3/1972, chỉ có e bộ xuất hiện ở nam VN, Quảng Trị.

E52? BV Bộ phận của F1 12/1972. (Tiếp tục bị lẫn lộn ;D)

- e52/f320B ~ e52/f338: cuối 1972 chuyển sang trực thuộc f341. Tháng 3/1973 chuyển sang f308B (338).

- e52/f2 ~ e52/f320A (4). Tách khỏi f320A tăng cường cho f2 từ 6/1972-6/1973.
   

Trung đoàn 59:

- e59: thuộc f968 chiến đấu tạo Nam Lào, thành lập 1972.



(còn tiếp)


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 08 Tháng Chín, 2008, 08:45:58 pm
Các bác ơi! f330 là sư đoàn của miền tây nơi em đó! em ở cần thơ! ở đó có cả một khu nhà nghỉ của cựu binh f330 đến ngày lể họp mặt! f330 chỉ đánh nhiều ở chiến trường K! f330 hiện dống quân ở Chi Lăng-An Giang

Đây là thời chống Mẽo bác ạ. f330 của bác sau 75 mới được thành lập ;D


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 09 Tháng Chín, 2008, 08:54:49 am
Trung đoàn 64:

- e64/f320A, tức trung đoàn Quyết Thắng. Lưu ý: không phải các trung đoàn Quyết Thắng của Sài Gòn-Gia Định sau này. e64 tăng cường cho QK5 2/1966 và đổi thành e31. Ở miền Bắc tái lập e64/f320A.

E64 BV Bộ phận của F320, vào nam 2/1966. Trở lại 9/1967.

- e64/f320B.


Trung đoàn 66:

- e66/f304, tức trung đoàn Ký Con: e66A/f304A đi Nam cuối 1965. e66B/f304B được tái lập và chính thức mang phiên hiệu e66/f304.

- e66/f10, tức trung đoàn Plây Me. Nguyên là e66A/f304A đi Nam cuối 1965. Trực thuộc f1 khi f1 thành lập cuối 1966. Tách khỏi f1 thành chủ lực B3 sau khi f1 vào B2. Trực thuộc f10 khi f10 thành lập cuối 1972.

E66 BV Bộ phận của F304 và vào nam cùng f 8/1965. Biên chế trong F1 10 12/1965. Thuộc mặt trận B3 3/1972 [d 7, 8, 9], Cambodia/Kontum. Biên chế trong F10 20/9/1972. Có thể thuộc mặt trận B3.

- e66 chủ lực B3 ~ e66/f10.

- e66/f1 ~ e66/f10.


Trung đoàn 88:

- e88/f308 tức trung đoàn Tu Vũ. e88A/f308 đi Nam 12/1965. e88B/f308 thành lập và chính thức mang phiên hiệu e88/f308.

- e88/QK8: nguyên là e88(A)/f308. Vào Tây Nguyên tháng 12/1965. Trực thuộc f1. Vào Đông Nam Bộ năm 1967. Trực thuộc f5 từ tháng 9-11/1967 và 1/1968. Trực thuộc f9 năm 1969 với phiên hiệu e3B. Trực thuộc f8/QK8 khi f8 thành lập 10/1974. Đầu 1975 tách ra thành e độc lập.

E88 BV Bộ phận của F308 và vào nam không rõ thời điểm. Biên chế trong F1, không rõ thời điểm; tách ra 9/1967 và trở lại F308. Đổi phiên hiệu là E3B, không rõ thời điểm (trước 1969); 1969 lấy lại phiên hiệu cũ và trở về F308. 3/1972 thuộc QK 2 [d bộ binh K7, K8, K9, d đặc công K10], Bình Tường e bộ, K1 và K2), Kiến Tường (K9), Kiến Phong (K10).

- e88/f5 ~ e88/QK8.

- e88 chủ lực B3 ~ e88/QK8.

- e88B/f308B ~ e149/f316: e88B trực thuộc f308B (f338) khi f338 được tổ chức thành f chiến đấu 308B 7/1972. Tháng 6/1973 chuyển sang f316, đổi phiên hiệu thành e149.


Trung đoàn 90:

- e90/f324 ~ e38/f2.


Trung đoàn 93

- e93/QK5: thành lập cuối 3/1975, thuộc tỉnh đội Bình Định.


Trung đoàn 94:

- e94 Quảng Ngãi thuộc QK5, thành lập 2/1975.


Trung đoàn 95:

- e95/f325, tức trung đoàn Nguyễn Thiện Thuật. e95A/f325A đi Nam cuối 1964. e95B/f325B đi Nam cuối 1965. e95C/f325C đi Nam đầu 1968. e95D/f325D thành lập hè 1968, đến cuối 1971 chính thức mang phiên hiệu e95/f325.

- e95A/f325A: thành lập đầu 1964. Vào Tây Nguyên cuối 1964, đầu 1965. Đầu 1966 vào Nam Trung Bộ, đổi phiên hiệu thành e10. Đầu 1968 vào Đông Nam Bộ. Đầu 1970 tăng cường cho QK9. Trực thuộc f4/QK9 khi f4 thành lập.

E95 BV Bộ phận của F325 và vào nam cùng f11/1964. Tách ra cuối 1965. Cũng được mang tên E95A 3/1972, thuộc QK 3 [d bộ binh Z7, Z8, Z9, d đặc công Z3], Kiên Giang e bộ và Z3), An Xuyên (Z7 Z8, và Z9). Thuộc QK3 12/1972. Biên chế trong F4 1973 hoặc 1974.

- e95B/f325B: thành lập đầu 1964. Vào Trị Thiên 12/1965. Tăng cường cho B3. Trong các tài liệu về giai đoạn 1975 thường được gọi là “e95A” để phân biệt với “e95B” vào B3 sau (thực chất “e95B” này là e95D).

E95B BV Bộ phận của F325B và vào nam cùng sư đoàn xuân 1966. Trở thành đơn vị độc lập vào cuối năm. Thuộc mặt trận B3 3/1972 [d K1 K63, K394], Pleiku. Biên chế trong F10 20/9/1972. Chuyển sang F320 xuân 1975.

- e95C/f325C: thành lập cuối 1965. Vào Khe Sanh 2/1967. Vào Tây Nguyên 4/1968. Vào Nam Bộ 6/1968, đổi phiên hiệu thành e3/f9.

E95C BV Bộ phận của F325C và vào nam cùng sư đoàn cuối 1966; đơn vị độc lập sau Tết 1968. Biên chế trong F9 1969. Thuộc F9 3/1972 [d 4, 5, 6 ], Tây Ninh. Có thể đổi phiên hiệu là E3 sau 12/1972.

- e95D/f325D: thành lập hè 1968. Chiến đấu ở Trị Thiên trong đội hình f. Từ cuối 1969 đến cuối 1971 làm nhiệm vụ huấn luyện. Tháng 11/1971 khôi phục và mang phiên hiệu chính thức e95/f325. Đầu 1975 tách khỏi f325 vào tăng cường cho B3. Trong các tài liệu về giai đoạn 1975 thường được gọi là “e95B” để phân biệt với “e95A” đã ở B3 từ trước (thực chất “e95A” này là e95B).

E95D BV Bộ phận của F325D, vào Đường 9  đầu 1969 và sau đó trở lại sư đoàn.


Trung đoàn 96:

- e96, thuộc mặt trận 4 QK5, thành lập 2/1974.


Trung đoàn 101:

- e101/f325, tức trung đoàn Trần Cao Vân. e101(A)/f525(A) đi Nam cuối 1964. e101B/f325B đi Nam giữa 1965. e101C/f325B đi Nam cuối 1965. e101D/f325C đi Nam giữa 1968. e101E/f325D đến 11/1971 chính thức mang phiên hiệu e101/f325.

- e101(A)/f325(A): thành lập đầu 1964. Vào Tây Nguyên cuối 1964 đầu 1965. Vào Đông Nam Bộ giữa 1965, đổi phiên hiệu thành e16 (còn có phiên hiệu là Q16).

E101 BV Bộ phận của F325 và vào nam cùng f 11/1964. Trở thành đơn vị độc lập sau cuối 1965. Thuộc phân khu 1 3/1972 [d 1, 2, 3 ], Bình Long (e bộ), Bình Dương (1), Hậu Nghĩa (2), Tây Ninh (3).
 
- e101B/f325B: thành lập đầu 1964. Vào Tây Nguyên giữa 1965. Giữa 1966 sáp nhập với e101C thành e33.

E101B BV Bộ phận của F325B và vào nam cùng sư đoàn xuân 1966. Sau đó sáp nhập với E101C.

- e101C/f325B: thành lập giữa 1965, vào Trị Thiên 12/1965. Giữa 1966 vào Tây Nguyên và sáp nhập với e101B thành e33.

E101C BV Thành lập là 1 bộ phận của F325C, có thể vào nam độc lập và sáp nhập với E101B, có lẽ nhập vào F325B cho đến khi giải thể cuối 1966.

- e101D/f325C: thành lập cuối 1966. Vào Quảng Trị 6/1967. Vào Tây Nguyên 4/1968. Vào B2 cuối 1968, trực thuộc f1 chiến đấu chủ yếu trên chiến trường K. Cuối 1973 tăng cường cho QK9.

E101D BV Có thể hoạt động trong F325D, nhưng vào nam trong F325C cuối 1966. Trở thành e độc lập sau Tết 1968. Biên chế trong F1 12/1972.

- e101E/f325D: thành lập hè 1968, trong thời gian 1969-1970 huấn luyện các tiểu đoàn đi tăng cường cho các chiến trường. Tháng 11/1971 khôi phục và chính thức mang phiên hiệu e101/f325.

- e101/QK9 ~ e101D.


Trung đoàn 102:

- e102/f308, tức trung đoàn Thủ đô.

- e102/f338: tức e102B/f308B, trực thuộc f338 khi f338 được tổ chức thành f chiến đấu 308B 7/1972.

- e102B/f308B ~ e102/f338.


Trung đoàn 141:

- e141/f312, tức trung đoàn Ba Vì. e141A/f312 đi Nam 1966. e141B/f312 đi Nam 1968. e141 được thành lập lại và chính thức mang phiên hiệu e141/f312.

- e141A/f312, vào Nam 1966 và đổi phiên hiệu, trực thuộc f7 khi f7 thành lập 9/1966. Trong một số tài liệu vẫn được gọi là e141/f7 hoặc e14/f7.

- e141B/f312, tức trung đoàn Hoài Ân. Thành lập năm 1966 sau khi e141A vào Nam. Tháng 1/1968 tăng cường cho QK5. Tháng 7/1970 trực thuộc f2. Tháng 6/1973 chuyển từ f2 sang f3.

E141 BV Bộ phận của F312 nhưng vào nam 1966. Biên chế trong F7 13/6/1966. Biên chế trong F2 3/1971. 3/1972 thuộc Mặt trận 4 [d 1, 2, 3], Quảng Nam, trở lại F312 1973.

E141 BV Bộ phận của F7  3/1972 [d 1, 2, 3], Tây Ninh. (Lẫn lộn 2 trung đoàn)

- e141/f2 ~ e141B/f312..

- e141/f3 Sao Vàng ~ e141B/f312 .

- e141/f7 ~ e141A/f312.


Trung đoàn 148:

- e148/f316, tức trung đoàn Sơn La, thành lập trong KCCP. Tháng 6/1964 chuyển từ QK Tây Bắc về f316.


Trung đoàn 149:

- e149/f316, nguyên là e88B/f308B (f338) được bổ sung về f316 năm 1973.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 09 Tháng Chín, 2008, 09:03:17 am
Trung đoàn 165:

- e165/f312, tức trung đoàn Lao Hà Yên. e165(A)/f312 đi Nam 1966. e141 được tái lập và chính thức mang phiên hiệu e141/f312.

- e165/f7 ~ e12/f7.

- e165A/f312 ~ e12/f7. Vào Đông Nam Bộ 1966 và đổi phiên hiệu, trực thuộc f7 khi f7 thành lập 9/1966. Trong một số tài liệu vẫn được gọi là e165/f7 hoặc e12/f7.

E165 BV Bộ phận của F312 nhưng vào nam 1966. Biên chế trong F7 13/6/1966. Thuộc F7 3/1972 [d 1, 2 và 3 ], Tây Ninh. Trở lại F312 1973.


Trung đoàn 174:

- e174/f316: e174(A) tách khỏi f316 đầu 1965. e174B thành lập 5/1966 chính thức mang phiên hiệu e174/f316.

- e174/f5: nguyên là e174(A)/f316, đã chiến đấu ở Sầm Nưa đầu 1965. Tách khỏi sư đoàn 4/1966. Vào Tây Nguyên 3/1967. Chuyển xuống Đông Nam Bộ 7/1968. Trực thuộc f5 từ 10/1968. Tháng 6/1974 đổi phiên hiệu thành e2/f5.

E174 BV Bộ phận của F316 và vào Tây Nguyên 1967. Thuộc F5 3/1972 [d 1, 2, 3 ], Tây Ninh. Có thể trở lại sư đoàn xuân 1975.

- e174 chủ lực B3 ~ e174/f5.

- e174B/f316: thành lập 5/1966, mang phiên hiệu chính thức e174/f316.


Trung đoàn 176:

- e176: quân tình nguyện ở Trung Lào, thành lập 3/1973


Trung đoàn 201:

- e201/f3 Phước Long: thành lập 10/1970 ở CPC. Trực thuộc f3 Phước Long khi f3 thành lập.

E201 VC Biên chế trong F303 khi sư đoàn thành lập 19/8/1974.


Trung đoàn 205:

- e205/f3 Phước Long: thành lập tháng 7/1970 trên cơ sở 2 d của e5/f5. Trực thuộc f3 khi f3 thành lập.

E205 BV Bộ phận của F5 12/1972. Chuyển sang F303 19/8/1974.


Trung đoàn 207:

- e207/f8: thành lập năm 1970 trên chiến trường K. Năm 1972 trực thuộc QK8. Tháng 10/1974 trực thuộc f8/QK8 khi f8 thành lập.

E207 BV Biên chế trong F6  1973 hoặc 1974; từng là 1 e độc lập.


Trung đoàn 209:

- e209/f312, tức trung đoàn Sông Lô. e209A đi Nam đầu 1968. e42 QK Tả Ngạn được bổ sung về f312 và chính thức mang phiên hiệu e209/f312.

- e209A/f312, đi Nam tháng 1/1968 và trực thuộc f7.

- e209/f7, nguyên là e209A/f312.

E209 BV Bộ phận của F312, vào nam cùng f 9/1967. Biên chế trong F7 đầu 1972, 3/1972 [d K4, K5, K6 ], Tây Ninh. Trở lại F312 1973.


Trung đoàn 238:

- e238: bộ đội địa phương Quảng Trị (1968).


Trung đoàn 246:

- e246, tức trung đoàn Tân Trào. Chủ lực QK Việt Bắc tăng cường cho mặt trận Trị Thiên 1967-1968.

E246 BV 3/1972 Thuộc mặt trận B5 [d 1, 2 và 3 ], Quảng Trị. Thuộc mặt trận B5 12/1972.


Trung đoàn 266:

- e266/f341, thành lập 26/9/1973, trực thuộc f341.


Trung đoàn 268:

- e268 Thành đội Sài Gòn - Gia Định, phát triển từ d268 năm 1968, đến 1970 rút trở lại thành tiểu đoàn.


Trung đoàn 270:

- e270/f341: e270 QK4 được thành lập năm 1954, được tổ chức lại nhiều lần. Phát triển thành lữ đoàn 341 (1957) và f341 (1962), giải thể 1964. Tháng 10/1970 tái lập e270 và tăng cường cho Quảng Trị đến 11/1971. Tháng 8/1972 đưa các d tăng cường cho Lào. Tháng 11/1972 tái lập e270 trực thuộc f341.

- e270/B5 ~ e270/f341

- e270/f341B: tức e57, đổi phiên hiệu và trực thuộc f341B 3/1975.

E270 BV Xuất hiện ở bắc vùng 1 1/1969. Biên chế trong F711 29/6/1971.Tuy nhiên, 3/1972 thuộc Mặt trận B5 [d 4, 5 và 6 , cộng với d phòng không 6 BV], Quảng Trị. Tách khỏi F711và có lẽ giải thể cuối 1973.

E270B BV Thuộc mặt trận B5 12/1972.


Trung đoàn 271:

- e271/f3 Phước Long, tức e271A, tiền thân là e812 trong KCCP, đi Nam cuối 1971, trở thành trung đoàn chủ lực Miền. Trực thuộc f3 Phước Long khi thành lập.

- e271 QK4, tháng 9/1972 từ miền Bắc vào tăng cường cho Quảng Trị.

- e271/QK8: tức e271B, thành lập sau chiến thắng Phước Long trên cơ sở 1d của e271. Tháng 4/1975 chuyển xuống QK8.

- e271/f9 ~ e1/f9.

E271 VC Thành lập đầu 8/1961. Biên chế trong F9 2/9/1965. Thuộc F9 3/1972 [d 1, 2 và 3 ], Tây Ninh. Có lẽ là đơn vị độc lập khoảng 12/1972. Chuyển sang F303 19/8/1974. (Nhầm với e271A/f3 Phước Long)

- e271 chủ lực Miền ~ e1/f9.

- e271A ~ e271/f3 Phước Long.

- e271B ~ e271/QK8.


Trung đoàn 272:

- e272/f9 ~ e2/f9.

E272 VC Thành lập 8/1961. Biên chế trong F9 2/9/1965. Thuộc F9 3/1972 [d 1, 2, 3 ], Tây Ninh.

- e272 chủ lực Miền ~ e2/f9.


Trung đoàn 273:

- e273/f341, nguyên là e8 QK Tả Ngạn, tháng 8/1972 trực thuộc f308B và đổi phiên hiệu thành e36B. Tháng 2/1973 chuyển sang trực thuộc f341 và đổi phiên hiệu thành e273.

- e273/f9 ~ e3/f9.

- e273 chủ lực Miền ~ e3/f9.


Trung đoàn 274:

- e274 tức e4/f5, phiên hiệu do phía Mỹ gọi (?)

E274 VC   3/1972 thuộc đặc khu Bà Rịa [d 1, 2, 3 ], Long Khánh (1 và 2), Biên Hoà (e bộ và 3). Thuộc QK7 12/1972.


Trung đoàn 275:

- e275 tức e5/f5, phiên hiệu do phía Mỹ gọi.

E275 VC Bộ phận của F5 3/1972 [d 1 và 3 ], Phước Long


Trung đoàn 320:

- e320: thành lập năm 1964. Tăng cường cho B3 đầu 1965. Trực thuộc f1 chủ lực B3 khi f1 thành lập cuối 1965 đầu 1966. Cuối 1968 vào cho Nam Bộ và sau đó tách khỏi f1, về tăng cường cho QK8. Trực thuộc f8/QK8 khi f8 thành lập 10/1974.

E320 BV Thành lập 1964 từ 3 d  (1 từ F308) và vào nam. Biên chế trong F1 10/12/1965.


Trung đoàn 335:

- e335 thuộc mặt trận Thượng Lào, tiền thân là f335. Năm 1965 chuyển thành e. Trực thuộc f31 khi f31 thành lập 7/1974.


Trung đoàn 803:

- e803/f324 ~ e1/f324 .

E803 BV Bộ phận của F324B. Xuất hiện ở  QK Trị-Thiên  1/1969. Thuộc F324B 3/1972 [d 1, 2 và 3 ], Thừa Thiên.


Trung đoàn 812:

- e812/QK6: thành lập 5/1974..

- e812/f324 ~ e2/f324.

E812 BV Bộ phận của F324B. Cũng xuất hiện ở Mặt trận 7 bắc vùng 1 1/1969. Thuộc F324B 3/1972 [d 4, 5, 6 ], Quảng Trị.


Trung đoàn 866:

- e866 thuộc mặt trận Thượng Lào, thành lập 8/1966. Trực thuộc f31 khi f31 thành lập 7/1974.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 09 Tháng Chín, 2008, 09:11:57 am
Phía Mỹ có thống kê một số đơn vị không tương ứng với tài liệu ta:

E3 VC Có mặt ở QK5 từ 1962 [nhưng biến mất vào năm 1965 ?]

E6 VC thành lập tháng 3/1970 [e bộ 4/1970, d 8 3/1970, d 7 và 9 4/1970]; một bộ phận của F5 vào tháng 3/1972, Bình Long.

E84 BV Xuất hiện ở bắc vùng 1 1/1969.

E86 BV Thuộc QK2 12/1972.

E126 BV Xuất hiện ở bắc vùng 11/1969. (Có thể là nhầm với e126 đặc công)

E138 BV Xuất hiện ở mặt trận B5, bắc vùng 1, 1/1969. (Có thể đây là e238)

E401 BV Xuất hiện ở F3 1/1969.

E D1 VC Thành lập 7/1967 (e bộ 3/1968). 3/1972 thuộc QK 3 [d 303 và 309 ], Chương Thiện. Thuộc QK3  2/1972. Biên chế trong F4   1973 hoặc 1974.

E D2 VC Thành lập 8/1968 (e bộ 6/1968). 3/1972 thuộc QK3 [d bộ binh Z7, Z8, Z9, d đặc công Z10], Kiên Giang (e bộ, Z9 và Z10 ), An Xuyên (Z7 Bn), Chương Thiện (Z8 Bn). Thuộc QK3  12/1972.

E D3 VC Không rõ thời điểm thành lập. 3/1972 thuộc QK 3 [d 306 và 312 ], Vĩnh Bình (e bộ và 306), Vĩnh Long (312). Thuộc QK 3   12/1972.

E DT1 VC Thành lập 3/1964. Thuộc QK2  3/1972 [d bộ binh 261A và 261B, d đặc công 269B], Định Tường. Biên chế trong F6 1973 hoặc 1974. (Có thể là e1 Đồng Tháp, QK8)

E E6 BV Bộ phận của F5 12/1972.

E Z15 BV Biên chế trong F8  1973 hoặc 1974; từng là 1 e độc lập.

E Z18 BV Biên chế trong F8  1973 hoặc 1974; từng là 1 e độc lập.


(Lưu ý: cách gọi QK1, 2, 3... của Mỹ không giống với ta)


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 09 Tháng Chín, 2008, 09:12:56 am
Theo tên gọi:

-   Trung đoàn An Lão: e2/f3 QK5.
-   Trung đoàn Ba Gia: e1/f2 QK5.
-   Trung đoàn Ba Vì: e141/f312.
-   Trung đoàn Bắc Bắc: e36/f308.
-   Trung đoàn Bắc Sơn: e binh chủng hợp thành của QK Việt Bắc, vào Nam cuối 1965, giải thể do tổn thất lớn trên đường hành quân.
-   Trung đoàn Bình Giã: e1/f9 tức e271, e761.
-   Trung đoàn Cao Bắc Lạng: e174/f316.
-   Trung đoàn Cửu Long: e3/QK9.
-   Trung đoàn Đội Cung: e57.
-   Trung đoàn Đồng Khởi: e của QK8 thành lập 7/1972. Không có thông tin thêm.
-   Trung đoàn Đồng Nai: e4/f6.
-   Trung đoàn Đồng Tháp: e1 Đồng Tháp QK8.
-   Trung đoàn Đồng Xoài: e2/f9 tức e272, e792.
-   Trung đoàn Gia Định: e1 và e2 Quyết Thắng, tức e1 và e2 Gia Định, thuộc thành đội Sài Gòn-Gia Định.
-   Trung đoàn Hoa Lư: e3/f9.
-   Trung đoàn Hoài Ân: e141/f3 QK5.
-   Trung đoàn Ký Con: e66/f304.
-   Trung đoàn Lao Hà Yên: e165/f312.
-   Trung đoàn Lê Trực: e18/f325.
-   Trung đoàn Lộc Ninh: e2/f4 QK9.
-   Trung đoàn Ngô Quyền: e10/f4.
-   Trung đoàn Nguyễn Huệ: e52/f320A (2).
-   Trung đoàn Nguyễn Thiện Thuật: e95/f325.
-   Trung đoàn Phú Xuân: e6 QK Trị Thiên.
-   Trung đoàn Plây Me: e66/f10.
-   Trung đoàn Quang Trung: e9/f304.
-   Trung đoàn Quảng Ngãi: e94/QK5.
-   Trung đoàn Quyết Thắng: e64/f320; e Quyết Thắng (1968-1970); e1 và e2 Quyết Thắng MT Sài Gòn-Gia Định 1975.
-   Trung đoàn Sông Lô: e209/f312.
-   Trung đoàn Sơn La: e148/f316.
-   Trung đoàn Tân Trào: e246.
-   Trung đoàn Tây Sơn: e12/f3 QK5.
-   Trung đoàn Tây Tiến: e52/f320A.
-   Trung đoàn Thành Đồng Biên Giới: e165/f312..
-   Trung đoàn Thạch Hãn: e48/f320B.
-   Trung đoàn Thăng Long: e48/f320A.
-   Trung đoàn Thủ Đô: e102/f308.
-   Trung đoàn Trần Cao Vân: e101/f325.
-   Trung đoàn Trần Hưng Đạo: e24/f304; e20/f4.
-   Trung đoàn Triệu Hải: e27/f320B.
-   Trung đoàn Trung Dũng: e42.
-   Trung đoàn Tu Vũ: e88/f308.
-   Trung đoàn U Minh: e1/QK9.
-   Trung đoàn Vĩnh Thắng: e29/f968.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: rongxanh trong 12 Tháng Mười, 2008, 07:58:10 am
Đến cuối năm 68, tổng quân số cả nước là 896.510 người, trong đó chủ lực là 803.304 người, bộ đội địa phương là 88.206 người. Tổng quân số ở miền Bắc là 592.618 (Có 20.441 bộ đội địa phương), tổng số quân ở miền Nam là 303.912 người  (Có 67.765 bộ đội địa phương). Riêng lực lượng dân quân du kích cả nước có 2,6 triệu người, trong đó ở miền Nam có trên 350.000 người.

Từ năm 65 đến năm 68 đã đưa vào miền Nam 344.816 quân các loại cho các chiến trường từ B1 đến B5. Riêng 2 năm (65-66) đã đưa vào miền Nam 14 trung đòan bộ binh, từ năm 67-68 chủ yếu là đưa quân bổ sung cho các chiến trường trên.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: rongxanh trong 14 Tháng Mười, 2008, 10:02:49 pm
1.   Từ năm 1965 đến 1968, Trung quốc đưa sang Việt Nam tổng số 310.011 người, bao gồm: Bộ đội cao xạ, bộ đội và công nhân xây dựng công trình quốc phòng, làm đường sắt, đường bộ. Bộ đội phòng không Trung Quốc tham gia chiến đấu 1.659 trận, bắn rơi 126 máy bay Mỹ, bị thương 1.675, hy sinh 771. Lực lượng bạn rút hết về nước trong năm 1969.

2.   Từ năm 1965 đến 1968, Liên Xô cử sang VN 3.019 chuyên gia quân sự các loại, chủ yếu là chuyên gia kỹ thuật các binh chủng, quân chủng.

3.   Từ năm 1966 đến 1968, Triều Tiên cử sang VN 384 chuyên gia (Trong đó có 96 phi công), tham gia chiến đấu và bắn rơi 26 máy bay Mỹ, hy sinh 12 phi công (trong đó có 2 trường hợp không trong chiến đấu). Ngoài ra còn có 35 chuyên gia về dịch vận và phát thanh. Rút hết về nước trong năm 1969.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: rongxanh trong 14 Tháng Mười, 2008, 10:03:45 pm
1.   Năm 1965:
a.   Dự kiến kết thúc năm đưa khoảng 45.000 quân vào chiến trường miền Nam, trong đó có hoàn chỉnh 2 sư đoàn, 3 trung đoàn, 8 tiểu đoàn, 6 đại đội công binh cùng các đơn vị khác.
b.   Cuối năm 1965 tổng số bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương trên toàn miền Nam là gần 200.000 người. Chủ lực toàn miền đã xây dựng 5 sư đoàn (1, 2, 3, 5, 9) và 11 trung đoàn bộ binh và các trung đoàn, tiểu đoàn khác.
c.   Lực lượng dân quân du kích phát triển lên 210.000 người, bộ đội địa phương có 80.000 người, tổ chức thành 30 tiểu đoàn, hơn 100 đại đội, 300 trung đội.

2.   Năm 1966
d.   Kế hoạch đưa 80.000 quân vào chiến trường miền Nam (Từ 15.000 20.000 người cho mặt trận Tây Nguyên).
e.   Ba tháng đầu năm đưa 1 sư đoàn và 4 trung đoàn bộ binh, 8 tiểu đòan phòng không, 3 tiểu đoàn súng cối trợ chiến, 2 tiểu đòan thông tin… nâng số Trung đoàn trên toàn miền đầu hè 1966 lên 27 trung đoàn so, với 20 trung đoàn cuối năm 65 (Khu 5 có 8E, Tây Nguyên có 7 E, Đông Nam Bộ 10 E, Khu 9 có 1 E, Trị Thiên có 1 E).
f.   Trị Thiên: Đầu hè năm 66 có E bộ binh 6, 1 số phân đội binh chủng, 4 tiểu đoàn bộ đội địa phương (804, 808, 810, 814).
g.   Bộ đội tập trung là 219.000 người, chủ lực miền và các khu là 151.000 người. Số tiểu đòan chiến đấu tăng từ 103 (1965 – có 65 tiểu đòan cơ động) lên 136 tiểu đòan (98 tiểu đòan cơ động).
h.   Mùa khô năm 65-66 lực lượng vũ trang địa phương miền Nam có 34 tiểu đòan, 98 đại đội, 250 trung đội bộ đội địa phương, 175.000 du kích và tự vệ.

3.   Năm 1967
i.   Sáu tháng đầu năm 1967 đưa 51.400 quân vào chiến trường, gồm 2 trung đoàn, 3 tiểu đòan quân tăng cường, 38.500 quân bổ sung.
j.   Lực lượng vũ trang quân khu 5 tính đến cuối năm 67 là 74.000 quân, trong đó có gần 46.000 quân chủ lực, 21.000 quân địa phương, 6.900 quân ở hành lang.
k.   Do được tăng cường 81.000 quân từ miền Bắc, đến cuối năm 1967, lực lượng vũ trang tập trung của ta trên chiến trường miền Nam đã có gần 232.000 quân, số tiểu đòan chiến đấu tăng lên 190. Riêng chiến trường Nam bộ nhận thêm hơn 50.000 súng các loại, trong đó có nhiều súng chống tăng.

4.   Năm 1968
a.   Đến cuối năm 68, tổng quân số cả nước là 896.510 người, trong đó chủ lực là 803.304 người, bộ đội địa phương là 88.206 người. Tổng quân số ở miền Bắc là 592.618 (Có 20.441 bộ đội địa phương), tổng số quân ở miền Nam là 303.912 người  (Có 67.765 bộ đội địa phương). Riêng lực lượng dân quân du kích cả nước có 2,6 triệu người, trong đó ở miền Nam có trên 350.000 người.

5.   Các số liệu khác
a.   Từ năm 65 đến năm 68 đã đưa vào miền Nam 344.816 quân các loại cho các chiến trường từ B1 đến B5. Riêng 2 năm (65-66) đã đưa vào miền Nam 14 trung đòan bộ binh, từ năm 67-68 chủ yếu là đưa quân bổ sung cho các chiến trường trên.
b.   Năm 1965, miền Bắc có hơn 1,6 triệu dân quân tự vệ, chiếm 8.55% tổng số dân.
c.   Năm 1966, miền Bắc có hơn 2 triệu dân quân tự vệ, chiếm 10.5% tổng dân số.
d.   Giữa năm 1966, lực lượng chuyên gia và quân tình nguyện Việt Nam tại Lào có 10.000 người (Đoàn 959 có 800, ở Trung – Hạ Lào có 4500, ở Thượng Lào có 4700), lực lượng tình nguyện có 10 tiểu đòan bộ binh, 2 tiểu đòan cao xạ, 16 đội công tác.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 14 Tháng Mười, 2008, 10:20:23 pm
Hé hé, em biết bác giun lấy từ đâu ra rồi ;D


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: rongxanh trong 15 Tháng Mười, 2008, 08:06:08 am
Hé hé, em biết bác giun lấy từ đâu ra rồi ;D

Biết 1 mà chưa biết 2. ::)
Chuẩn bị chống shock đi là vừa  ;D


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: saruman trong 15 Tháng Mười, 2008, 09:55:55 am
Số bộ đội chi viện cho miền Nam theo Web Tây

(http://img523.imageshack.us/img523/8076/chart1dh7.jpg)

Tính ra thì số bộ đội vào Nam vào khoảng 950 ngàn lượt người. Năm 1968 huy động cao nhất với hơn 140 ngàn. Quân số cuối 1968 tăng hơn cuối 1967 19 ngàn, tức là trong năm 1968 ta hi sinh hoặc bị thương, bị bắt hoặc đào ngũ 122 ngàn chiến sĩ, khá khớp với số liệu của cục tác chiến, hồ sơ 1103


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: _new trong 15 Tháng Mười, 2008, 03:18:10 pm
Hé hé, em biết bác giun lấy từ đâu ra rồi ;D

Biết 1 mà chưa biết 2. ::)
Chuẩn bị chống shock đi là vừa  ;D
Mấy tay này có tài liệu hay mà dấu, chia sẻ đê!


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: dongadoan trong 29 Tháng Mười, 2008, 09:33:25 pm
Hôm nay tìm được trong đống tài liệu lưu một cái phụ lục của "Ban Tổng kết chiến tranh chống Mỹ cứu nước". Giấy xấu, chữ lem nhem nhưng cứ post thử để các bác xem. Lưu ý: Tài liệu này có thể có độ chính xác khá cao!

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/thongke1-1.jpg)

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/thongke1-2.jpg)

P/s; Úi giời, sao nó lại bé tí hin thế nhỉ? ???


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: dongadoan trong 29 Tháng Mười, 2008, 10:10:48 pm
Bực quá đi mất!

(http://farm4.static.flickr.com/3064/2984466882_265daa9bd2_b.jpg)


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: altus trong 29 Tháng Mười, 2008, 10:14:52 pm
Thế bác không có bảng nào về lực lượng ta qua các thời kỳ ạ?  ;)


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: dongadoan trong 29 Tháng Mười, 2008, 10:20:59 pm
He...he, có cái bảng về lực lượng chi viện miền Nam các thời kỳ đấy, nhưng bực rồi, chả post nữa! ;D


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: dongadoan trong 29 Tháng Mười, 2008, 10:33:07 pm
Thử phát nữa ;D


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: dongadoan trong 29 Tháng Mười, 2008, 10:33:46 pm
Có vẻ ổn nhể? ;D


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 29 Tháng Mười, 2008, 10:45:09 pm
Bác để chiều ngang 2000px đi, nhìn thế này vẫn chưa đọc được gì ;D


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: rongxanh trong 31 Tháng Mười, 2008, 08:29:09 am
Diễn biến tên gọi 1 số đơn vị:

http://www.laodong.com.vn/Home/Thong-tin-tiep-ve-mot-so-trung-doan-tham-gia-chien-dau/200810/112563.laodong
--------------------
Thông tin tiếp về một số trung đoàn tham gia chiến đấu
Lao Động số 252 Ngày 31/10/2008 Cập nhật: 10:17 PM, 30/10/2008


Trung đoàn 14:

- E14/F7 chủ lực miền, nguyên là E141(A)/F312 vào Nam 1966 và đổi phiên hiệu, trực thuộc F7 khi F7 thành lập tháng 9.1966. Trong một số tài liệu vẫn được gọi là E141/f7.
Trung đoàn 16:

- E16/QK7, nguyên là E101(A) vào Đông Nam Bộ giữa năm 1965, đổi phiên hiệu thành E16 (hay Q16). Trực thuộc F7 khi F7 thành lập. Tách ra thành E độc lập. Trực thuộc F7 và F9 trong một thời gian, sau đó trở thành E chủ lực QK7.

- E16/F7 ~ E16/QK7.

- E16/F9 ~ E16/QK7.

Trung đoàn 18:

- E18/F325, tức trung đoàn Lê Trực. E18(A) đi Nam tháng 2.1965. E18B đi Nam tháng 12.1965. E18C tách khỏi F 325 vào tháng 3.1968. E18D nằm trong đội hình F325D được tổ chức thành F chiến đấu tháng 11.1971, chính thức mang phiên hiệu E18/F325.

- E18(A)/F325(A) ~ E12/F3. Vào QK5 tháng 2.1965 và đổi phiên hiệu thành E12. Trực thuộc F3 khi F3 thành lập tháng 9.1965.

- E18B/F325B ~ E20/F4. Thành lập đầu năm 1964, vào Nam Trung Bộ tháng 12.1965. Đổi phiên hiệu thành E20. Tháng 12.1968 vào Đông Nam Bộ. Đầu năm 1970 vào QK9. Đến năm 1974 trực thuộc F4/QK9.

- E18C/F325C, thành lập cuối năm 1965. Tháng 1.1968 vào Trị Thiên. Đến tháng 3.1968 tách khỏi F325 trở thành E3/F324.

- E18D/F325D: Thành lập hè 1968. Từ cuối năm 1969 đến cuối năm 1971 làm nhiệm vụ huấn luyện. Tháng 11.1971 khôi phục và mang phiên hiệu chính thức E18/f325.

Trung đoàn 19:

- E19/F968: trực thuộc F968. Chiến đấu ở mặt trận Nam Lào năm 1972.

Trung đoàn 20:

- F20/F4: tức trung đoàn Trần Hưng Đạo, nguyên là E18B/F325B vào Nam Trung Bộ tháng 12.1965 và đổi phiên hiệu thành E20. Tháng 12.1968 vào Đông Nam Bộ. Đầu năm 1970 vào QK9. Đến năm 1974 trực thuộc F4/QK9..

- E20/QK9 ~ E20/F4.

- E20/F5 QK5 ~ E18A/F325A.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 31 Tháng Mười, 2008, 08:32:12 am
Cái này là đồ của nhà trồng ;D
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=113.msg41940#msg41940


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: dongadoan trong 18 Tháng Mười Một, 2008, 08:57:16 pm
Thử post hình to hơn:


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: altus trong 28 Tháng Giêng, 2009, 07:08:23 am
Theo tên gọi:
-   Trung đoàn Đồng Nai: e4/f6.

Nhờ Chủ nhiệm QL xem lại có phải E Đồng Nai này là E4 của F5 khi thành lập không, hay lại là E Đồng Nai "em" nào khác? F6 mãi năm 73-74 mới thành lập.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 28 Tháng Giêng, 2009, 11:46:18 am
e4/QK7, tức trung đoàn Đồng Nai, thành lập 3/2/1965, trực thuộc f5 khi f5 thành lập 2/9/1965. Tháng 4/1968 tách khỏi sư đoàn, trực thuộc Miền. Trực thuộc f6/QK7 khi f6 thành lập.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: rongxanh trong 29 Tháng Giêng, 2009, 11:12:18 pm
Quân lực các nước đồng minh của Mỹ trong VNW



Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: rongxanh trong 06 Tháng Hai, 2009, 07:04:13 pm
Phân bố - quân số các đơn vị Quân Giải phóng miền Nam trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam
đến 31/5/1973

A.   Địa bàn Quân khu 1 - VNCH
I.   Tỉnh Quảng Trị
1.   Sư đoàn 304B, Mặt trận B5: Quân số ước tính 6700, đã di chuyển về miền Bắc VN


a).   Bộ phận chỉ huy Sư đoàn    250
*   Tiểu đoàn 14 súng cối   150
*   Tiểu đoàn 15 súng không giật   150
*   Tiểu đoàn 16 phòng không   150
*   Tiểu đoàn 17 công binh   200
*   Tiểu đoàn 18 thông tin   150
*   Tiểu đoàn 19 đặc công   150
*   Tiểu đoàn 20 trinh sát   150
*   Tiểu đoàn 24 Quân y   150
*   Tiểu đoàn 25 vận tải   200

b).   Trung đoàn 9 bộ binh, quân số ước tính 1500
*   Sở chỉ huy trung đoàn, các đơn vị chuyên môn   400
*   Tiểu đoàn 1   400
*   Tiểu đoàn 2   400
*   Tiểu đoàn 3   350

c).   Trung đoàn 24, quân số ước tính 1400
*   Sở chỉ huy trung đoàn, các đơn vị chuyên môn   350
*   Tiểu đoàn 4   400
*   Tiểu đoàn 5   300
*   Tiểu đoàn 6   350

d).   Trung đoàn 66, quân số ước tính 1400
*   Sở chỉ huy trung đoàn, các đơn vị chuyên môn   400
*   Tiểu đoàn 7   350
*   Tiểu đoàn 8   350
*   Tiểu đoàn 9   300

e).   Trung đoàn pháo binh 68, quân số ước tính 700
*   Sở chỉ huy trung đoàn, các đơn vị chuyên môn   100
*   Tiểu đoàn 1   200
*   Tiểu đoàn 2   200
*   Tiểu đoàn 3   200

2.   Sư đoàn 308, Mặt trận B5: Quân số ước tính 6400, đã di chuyển về miền Bắc VN

a).   Bộ phận chỉ huy Sư đoàn và các đơn vị chuyên môn    250
*   Tiểu đoàn 14 súng cối   100
*   Tiểu đoàn 15 súng không giật   150
*   Tiểu đoàn 16 phòng không   150
*   Tiểu đoàn 17 công binh   200
*   Tiểu đoàn 18 thông tin   150
*   Tiểu đoàn 19 đặc công   150
*   Tiểu đoàn 20 trinh sát   150
*   Tiểu đoàn 24 Quân y   150
*   Tiểu đoàn 25 vận tải   200

b).   Trung đoàn 36 bộ binh, quân số ước tính 1500
*   Sở chỉ huy trung đoàn, các đơn vị chuyên môn   400
*   Tiểu đoàn 1   350
*   Tiểu đoàn 2   400
*   Tiểu đoàn 3   350

c).   Trung đoàn 88, quân số ước tính 1450
*   Sở chỉ huy trung đoàn, các đơn vị chuyên môn   350
*   Tiểu đoàn 4   400
*   Tiểu đoàn 5   350
*   Tiểu đoàn 6   350

d).   Trung đoàn 102, quân số ước tính 1100
*   Sở chỉ huy trung đoàn, các đơn vị chuyên môn   300
*   Tiểu đoàn 7   300
*   Tiểu đoàn 8   250
*   Tiểu đoàn 9   250

e).   Trung đoàn pháo binh 58, quân số ước tính 700
*   Sở chỉ huy trung đoàn, các đơn vị chuyên môn   100
*   Tiểu đoàn 10   150
*   Tiểu đoàn 12 phòng không   150
*   Tiểu đoàn 14 súng cối   150
*   Tiểu đoàn 16 phòng không   150

3.   Sư đoàn 312, Mặt trận B5: Quân số ước tính 5800, đã di chuyển về miền Bắc VN

a).   Bộ phận chỉ huy Sư đoàn và các đơn vị chuyên môn    250
*   Tiểu đoàn 14 súng cối   100
*   Tiểu đoàn 15 súng không giật   150
*   Tiểu đoàn 16 phòng không   150
*   Tiểu đoàn 17 công binh   200
*   Tiểu đoàn 18 thông tin   100
*   Tiểu đoàn 19 đặc công   150
*   Tiểu đoàn 20 trinh sát   150
*   Tiểu đoàn 24 Quân y   150
*   Tiểu đoàn 25 vận tải   200

b).   Trung đoàn 141 bộ binh, quân số ước tính 1400
*   Sở chỉ huy trung đoàn, các đơn vị chuyên môn   300
*   Tiểu đoàn 1   300
*   Tiểu đoàn 2   400
*   Tiểu đoàn 3   400

c).   Trung đoàn 165 bộ binh, quân số ước tính 1300
*   Sở chỉ huy trung đoàn, các đơn vị chuyên môn   350
*   Tiểu đoàn 4   350
*   Tiểu đoàn 5   300
*   Tiểu đoàn 6   300

d).   Trung đoàn 209 bộ binh, quân số ước tính 1500
*   Sở chỉ huy trung đoàn, các đơn vị chuyên môn   400
*   Tiểu đoàn 7   350
*   Tiểu đoàn 8   400
*   Tiểu đoàn 9   350

4.   Sư đoàn 320B, Mặt trận B5: Quân số ước tính 5900

a).   Bộ phận chỉ huy Sư đoàn    250
*   Tiểu đoàn 16 phòng không   100
*   Tiểu đoàn 17 công binh   200
*   Tiểu đoàn 18 thông tin   150
*   Tiểu đoàn 19 đặc công   150
*   Tiểu đoàn 20 trinh sát   150
*   Tiểu đoàn 20 vệ binh   100
*   Tiểu đoàn 24 Quân y   150
*   Tiểu đoàn 25 vận tải   150

b).   Trung đoàn 48B bộ binh, quân số ước tính 1400, đã di chuyển về Bắc Việt Nam để củng cố.
*   Sở chỉ huy trung đoàn, các đơn vị chuyên môn   400
*   Tiểu đoàn 1   350
*   Tiểu đoàn 2   300
*   Tiểu đoàn 3   350

c).   Trung đoàn 52B bộ binh, quân số ước tính 1300, đã di chuyển về Nam Đông Hà.
*   Sở chỉ huy trung đoàn, các đơn vị chuyên môn   350
*   Tiểu đoàn 4   400
*   Tiểu đoàn 5   450
*   Tiểu đoàn 6   400

d).   Trung đoàn 64B, quân số ước tính 1500
*   Sở chỉ huy trung đoàn, các đơn vị chuyên môn   400
*   Tiểu đoàn 7   350
*   Tiểu đoàn 8   350
*   Tiểu đoàn 9   400

5.   Sư đoàn 325, Mặt trận B5: Quân số ước tính 6200

a).   Bộ phận chỉ huy Sư đoàn    250
*   Tiểu đoàn 14 súng cối   150
*   Tiểu đoàn 15 súng không giật   150
*   16 phòng không   200
*   Tiểu đoàn 17 công binh   150
*   Tiểu đoàn 18 thông tin   150
*   Tiểu đoàn 19 đặc công   150
*   Tiểu đoàn 20 trinh sát   150
*   Tiểu đoàn 24 Quân y   150
*   Tiểu đoàn 25 vận tải   200

b).   Trung đoàn 101 bộ binh, quân số ước tính 1500.
*   Sở chỉ huy trung đoàn, các đơn vị chuyên môn   400
*   Tiểu đoàn 1   350
*   Tiểu đoàn 2   400
*   Tiểu đoàn 3   350

c).   Trung đoàn 95 bộ binh, quân số ước tính 1450.
*   Sở chỉ huy trung đoàn, các đơn vị chuyên môn   350
*   Tiểu đoàn 4   350
*   Tiểu đoàn 5   400
*   Tiểu đoàn 6   350

d).   Trung đoàn 18, quân số ước tính 1550
*   Sở chỉ huy trung đoàn, các đơn vị chuyên môn   400
*   Tiểu đoàn 7   400
*   Tiểu đoàn 8   350
*   Tiểu đoàn 9   400

6.   Sư đoàn Phòng không 367 Việt Nam, Mặt trận B5: Quân số ước tính 1700

a).   Bộ phận chỉ huy Sư đoàn và các đơn vị chuyên môn   100
b).   Trung đoàn 230 phòng không, quân số ước tính 500.
*   Sở chỉ huy trung đoàn, các đơn vị chuyên môn   100
*   Tiểu đoàn 1   150
*   Tiểu đoàn 2   100
*   Tiểu đoàn 3   150

c).   Trung đoàn 241 phòng không, quân số ước tính 600.
*   Sở chỉ huy trung đoàn, các đơn vị chuyên môn   110
*   Tiểu đoàn 8   150
*   Tiểu đoàn 24   150
*   Tiểu đoàn 28   100
*   Tiểu đoàn 39   100

d).   Trung đoàn 280 phòng không, quân số ước tính 500
*   Sở chỉ huy trung đoàn, các đơn vị chuyên môn   100
*   Tiểu đoàn 102   100
*   Tiểu đoàn 130   150
*   Tiểu đoàn 216   150

7.   Các Trung đoàn độc lập

a).   Trung đoàn 27 Việt Nam, Mặt trận B5, quân số 1450
*   Sở chỉ huy trung đoàn, các đơn vị chuyên môn   400
*   Tiểu đoàn 1   350
*   Tiểu đoàn 2   350
*   Tiểu đoàn 3   350

b).   Trung đoàn 31 (Sông Hồng), Mặt trận B5, quân số 1100
*   Sở chỉ huy trung đoàn, các đơn vị chuyên môn   400
*   Tiểu đoàn 15   350
*   Tiểu đoàn 27   350

c).   Trung đoàn 38 pháo binh Mặt trận B5, quân số 800
*   Sở chỉ huy trung đoàn, các đơn vị chuyên môn   100
*   Tiểu đoàn 1   200
*   Tiểu đoàn 2   250
*   Tiểu đoàn 3   250

d).   Trung đoàn 45 pháo binh, Mặt trận B5, quân số 700
*   Sở chỉ huy trung đoàn, các đơn vị chuyên môn   100
*   Tiểu đoàn 1   200
*   Tiểu đoàn 2   200
*   Tiểu đoàn 3   200

e).   Trung đoàn 84 pháo phản lực (Rocket), Mặt trận B5, quân số 800
*   Sở chỉ huy trung đoàn, các đơn vị chuyên môn   150
*   Tiểu đoàn 1   200
*   Tiểu đoàn 2   250
*   Tiểu đoàn 3   200

f).   Trung đoàn 164 pháo binh Mặt trận B5, quân số 600
*   Sở chỉ huy trung đoàn, các đơn vị chuyên môn   100
*   Tiểu đoàn 11   150
*   Tiểu đoàn 12   200
*   Tiểu đoàn 13   150

g).   Trung đoàn 166 pháo binh, Mặt trận B5, quân số 700
*   Sở chỉ huy trung đoàn, các đơn vị chuyên môn   100
*   Tiểu đoàn 1   200
*   Tiểu đoàn 2   200
*   Tiểu đoàn 3   200

h).   Trung đoàn 232 phòng không, Sư đoàn 365 phòng không QĐND Việt Nam, quân số 600
*   Sở chỉ huy trung đoàn, các đơn vị chuyên môn   100
*   Tiểu đoàn 1   200
*   Tiểu đoàn 2   150
*   Tiểu đoàn 3   150

i).   Trung đoàn 282 phòng không, Sư đoàn 365 phòng không, quân số 600
*   Sở chỉ huy trung đoàn, các đơn vị chuyên môn   100
*   Tiểu đoàn 1   150
*   Tiểu đoàn 2   200
*   Tiểu đoàn 3   150

j).   Trung đoàn 284 phòng không, Sư đoàn 365 phòng không, quân số 600
*   Sở chỉ huy trung đoàn, các đơn vị chuyên môn   100
*   Tiểu đoàn 7   100
*   Tiểu đoàn 15   200
*   Tiểu đoàn 120   200

k).   Trung đoàn 202 tăng thiết giáp, quân số 600
*   Sở chỉ huy trung đoàn, các đơn vị chuyên môn   100
*   Tiểu đoàn 166   120
*   Tiểu đoàn 197   100
*   Tiểu đoàn 198   130
*   Tiểu đoàn 244   150

l).   Trung đoàn 203 tăng thiết giáp, quân số 600[/color][/b]
*   Sở chỉ huy trung đoàn, các đơn vị chuyên môn   150
*   Tiểu đoàn 297   150
*   Tiểu đoàn 397   150
*   Tiểu đoàn 512   150

8.   Các Tiểu đoàn độc lập

*   Tiểu đoàn 1A, Trung đoàn 126 đặc công thuỷ   130
*   Tiểu đoàn 15 đặc công công trình, Mặt trận B5   200
*   Tiểu đoàn 17 đặc công, mặt trận B5   180
*   Tiểu đoàn 19 đặc công, mặt trận B5   200
*   Tiểu đoàn 25 đặc công, mặt trận B5   150
*   Tiểu đoàn 31 đặc công - trinh sát, mặt trận B5   150
*   Tiểu đoàn 35 đặc công, mặt trận B5   150
*   Tiểu đoàn 47, mặt trận B5   300
*   Tiểu đoàn K8, tỉnh Quảng Trị   150
*   Tiểu đoàn K10 đặc công tỉnh Quảng trị   150
*   Tiểu đoàn 14 tỉnh Quảng trị   250
*   Tiểu đoàn K75 pháo binh tỉnh Quảng Trị   200
*   Tiểu đoàn K3 tỉnh Quảng Trị   200

9.   Các Đại đội và Trung đội độc lập

*   Đại đội 11, huyện Gio Linh   30
*   Đại đội huyện Cam Lộ   50
*   Đại đội 1, huyện Hải Lăng   100
*   Đại đội 2, huyện Hải Lăng   100
*   Đại đội 1, huyện Triệu Phong   50
*   Đại đội 2, huyện Triệu Phong   40
*   Đơn vị 1 đặc công, tỉnh Quảng Đà   10
*   Đại đội 23 trinh sát, tỉnh Quảng Trị   40

II.   Tỉnh Thừa Thiên
1.   Sư đoàn 324B, Mặt trận Trị Thiên - Huế, quân số ước tính 5770


a).   Bộ phận chỉ huy và các đơn vị chuyên môn   250
*   Tiểu đoàn pháo binh   150
*   Tiểu đoàn phòng không K54   150
*   Tiểu đoàn Thông tin K16   150
*   Tiểu đoàn Quân y K96   150
*   Tiểu đoàn vận tải 48   200
*   Tiểu đoàn điều dưỡng K26   150
*   Tiểu đoàn công binh 21   80
*   Tiểu đoàn trinh sát 61   60
*   Tiểu đoàn cảnh vệ 64   80

b).   Trung đoàn 803, quân số 1400
*   Sở chỉ huy và các đơn vị chuyên môn   350
*   Tiểu đoàn 1   350
*   Tiểu đoàn 2   300
*   Tiểu đoàn 3   400

c).   Trung đoàn 812, quân số 1450
*   Sở chỉ huy và các đơn vị chuyên môn   350
*   Tiểu đoàn 4   400
*   Tiểu đoàn 5   350
*   Tiểu đoàn 6   350

d).   Trung đoàn 29, quân số 1500
*   Sở chỉ huy và các đơn vị chuyên môn   400
*   Tiểu đoàn 7   350
*   Tiểu đoàn 8   350
*   Tiểu đoàn 9   400

2.   Các Trung đoàn độc lập

a).   Trung đoàn pháo binh 675B, Mặt trận Trị Thiên - Huế, quân số 700
*   Sở chỉ huy và các đơn vị chuyên môn   100
*   Tiểu đoàn 1   200
*   Tiểu đoàn 2   200
*   Tiểu đoàn 3   200

b).   Trung đoàn 5, Mặt trận Trị Thiên - Huế, quân số 1200
*   Sở chỉ huy và các đơn vị chuyên môn   300
*   Tiểu đoàn đặc công 1 (Hiện biên chế cho Thành phố Huế)   200
*   Tiểu đoàn đặc công 2   250
*   Tiểu đoàn K4A   300
*   Tiểu đoàn pháo binh K32   150

c).   Trung đoàn pháo binh 6, Mặt trận Trị Thiên - Huế, quân số 1200
*   Sở chỉ huy và các đơn vị chuyên môn   350
*   Tiểu đoàn K1   300
*   Tiểu đoàn K2   300
*   Tiểu đoàn K3   250

3.   Các Tiểu đoàn độc lập

*   Tiểu đoàn 11 đặc công - trinh sát, Mặt trận Thừa Thiên - Huế   150
*   Tiểu đoàn K12 đặc công, Mặt trận Thừa Thiên - Huế   190
*   Tiểu đoàn 582 đặc công, Mặt trận Thừa Thiên - Huế   200
*   Tiểu đoàn pháo binh K33, Mặt trận Thừa Thiên - Huế   150 (Hiện biên chế vào Sư đoàn 324B)
*   Tiểu đoàn K33 đặc công, mặt trận B5   200
*   Tiểu đoàn pháo phản lực K35, Mặt trận Thừa Thiên - Huế   150

4.   Các đại đội, trung đội độc lập

*   Đội hoạt động đặc biệt của tỉnh Thừa Thiên - Huế   40
*   Đại đội 71A, huyện Phú Lộc   455
*   Đại đội 71B, huyện Phú Lộc   20
*   Đội 1, huyện Quảng Điền   300
*   Đội 2, huyện Quảng Điền   30
*   Đại đội 105, huyện Hương Trà   70
*   Đội hoạt động đặc biệt, huyện Hương TRà   30
*   Đại đội Phong Điền   30
*   Đại đội C4 Hương Thọ   50
*   Đội hoạt động đặc biệt, huyện Hương Thuỷ   30
*   Đại đội Phú Vang   50
*   Đại đội C2 tỉnh Thừa Thiên   50



Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: rongxanh trong 06 Tháng Hai, 2009, 07:04:29 pm
III.   Tỉnh Quảng Nam
1.   Sư đoàn 711, Quân khu 5, quân số 4600


a).   Cơ quan chỉ huy   200
*   Tiểu đoàn 424 đặc công   200 (Nguyên thuộc Trung đoàn 5 đặc công, hiện sát nhập vào Sư đoàn 711)
*   Tiểu đoàn 13 phòng không   200
*   Tiểu đoàn 15 công binh   150
*   Tiểu đoàn 17 thông tin   150
*   Tiểu đoàn 19 vận tải   150
*   Tiểu đoàn 20 Quân y   150
*   Tiểu đoàn 71 trinh sát   50

b).   Trung đoàn 270 (còn gọi là Trung đoàn 9), quân số 1150
*   Sở chỉ huy và các đơn vị chuyên môn   300
*   Tiểu đoàn 4   300
*   Tiểu đoàn 5   300
*   Tiểu đoàn 6   250

c).   Trung đoàn 31 (còn gọi là Trung đoàn 9), quân số 1100
*   Sở chỉ huy và các đơn vị chuyên môn   350
*   Tiểu đoàn 7   300
*   Tiểu đoàn 8   250
*   Tiểu đoàn 9   300

d).   Trung đoàn 38, quân số 1100
*   Sở chỉ huy và các đơn vị chuyên môn   300
*   Tiểu đoàn 17   250
*   Tiểu đoàn 18   300
*   Tiểu đoàn 19   250

2.   Các Tiểu đoàn độc lập

*   Tiểu đoàn 3, mặt trận 44 (tức Đặc khu Quảng Đà)   200
*   Tiểu đoàn 8 đặc công, Mặt trận 44   180
*   Tiểu đoàn R20, Mặt trận 44   100
*   Tiểu đoàn V25, Mặt trận 44   110
*   Tiểu đoàn trinh sát 42, Mặt trận 44   150
*   Tiểu đoàn Q82, huyện ĐIện Bàn   150
*   Tiểu đoàn đặc công T89, mặt trận 44   100
*   Tiểu đoàn đặc công Q91, mặt trận 44   150
*   Tiểu đoàn pháo phản lực (Rocket) 575, mặt trận 44   150
*   Tiểu đoàn pháo phản lực (Rocket) 577, mặt trận 44   180
*   Tiểu đoàn đặc công 409, Quân khu 5   230
*   Tiểu đoàn đặc công 471, Quân khu 5   110
*   Tiểu đoàn pháo binh 12, Quân khu 5   200 (hiện thuộc Sư đoàn 711)

3.   Các Đại đội và trung đội độc lập

*   Đại đội đặc công thuỷ, mặt trận 44   60
*   Đại đội 160 AT, mặt trận 44   40
*   Đại đội 1, thành phố Hội An   40
*   Đại đội 2, thành phố Hội An   40
*   Đại đội đặc công Lê Đô, thành phố Đà Nẵng   50
*   Đại đội 1, huyện Duy Xuyên   20
*   Đại đội 2, huyện Duy Xuyên   25
*   Đại đội 3, huyện Duy Xuyên   40
*   Đại đội 1, huyện Đại Lộc   49
*   Đại đội 2, huyện Đại Lộc   40
*   Đại đội C7, khu 1, huyện Hoà Vang   25
*   Đại đội 1, khu 2, huyện Hoà Vang   30
*   Đại đội 2, khu 2, huyện Hoà Vang   30
*   Đại đội 1, khu 3, huyện Hoà Vang   40
*   Đại đội 1, đội phụ cận 2, thành phố Đà Nẵng   35

IV.   Tỉnh Quảng Tín
1.   Trung đoàn công binh 270 (phiên hiệu C30?) QK5   700 (Các bộ phận hoạt động tại vùng Châu Sơn)


*   Sở chỉ huy và các cơ quan chuyên môn   100
*   Tiểu đoàn 4   200
*   Tiểu đoàn 5   200
*   Tiểu đoàn 6   200

2.   Trung đoàn tăng - pháo binh 572 QK5   550 (Hiện tại đơn vị này cùng hoạt động với Sư đoàn 711 và được trang bị 20 T54, 4 pháo 130mm, 5 cao xạ 37mm)

*   Sở chỉ huy và các cơ quan chuyên môn   150
*   Tiểu đoàn 183   200
*   Tiểu đoàn 177   200

3.   Các Tiểu đoàn độc lập

*   Tiểu đoàn 11, tỉnh Quảng Nam   200
*   Tiểu đoàn 70, tỉnh Quảng Nam   150
*   Tiểu đoàn 72, tỉnh Quảng Nam   220
*   Tiểu đoàn đặc công K80, Qk5   200
*   Tiểu đoàn pháo binh 74, tỉnh Quảng Nam   200

4.   Các Đại đội và trung đội độc lập

*   Đại đội 706 LF   80
*   Đại đội đặc công 1 LF   50
*   Đại đội đặc công 2 LF   50
*   Đại đội trinh sát 41 LF   50
*   Đại đội phòng không, tỉnh Quảng Nam   50
*   Đại đội súng cối, tỉnh Quảng Nam   50
*   Đại đội pháo phản lực (Rocket) 78   70
*   Đại đội 701, huyện Quế Sơn   40
*   Đại đội 702, huyện Quế Sơn   35
*   Đại đội 703, huyện Quế Sơn   45
*   Đại đội 704, huyện Quế Sơn   30
*   Đại đội đặc công 1, huyện Thăng Bình   20
*   Đại đội C8, huyện Thăng Bình   20
*   Đại đội hoạt động đặc biệt, huyện Thăng Bình   15
*   Đại đội V11, huyện Quế Tiên   28
*   Đại đội D45, huyện Quế Tiên   37
*   Đại đội C7, huyện Tiên Phước   15
*   Đại đội C9, huyện Tiên Phước   20
*   Trung đội B45, huyện Tiên Phước   30
*   Đại đội C18, thành phố Tam Kỳ   30
*   Đại đội V20, thành phố Tam Kỳ   27
*   Đại đội V14, Nam huyện Tam Kỳ   27
*   Trung đội pháo binh, Nam huyện Tam Kỳ   10
*   Đại đội C1, Bắc huyện Tam Kỳ   20
*   Đại đội V12, Bắc huyện Tam Kỳ   35
*   Đại đội V42, Bắc huyện Tam Kỳ   27
*   Trung đội bộ binh, Bắc huyện Tam Kỳ   10

V.   Tỉnh Quảng Ngãi
1.   Sư đoàn 2 - Nông trường 2 QK5, quân số 5670


a).   Cơ quan chỉ huy   250
*   Tiểu đoàn 10 đặc công   150
*   Tiểu đoàn 12 pháo binh   150
*   Tiểu đoàn 14 phòng không   150
*   Tiểu đoàn 15 công binh   150
*   Tiểu đoàn 17 thông tin   150
*   Tiểu đoàn 18 quân y   150
*   Tiểu đoàn 19 vận tải   200
*   Tiểu đoàn 20 (Replacement Bn)   150
*   Tiểu đoàn 21 trinh sát   170

b).   Trung đoàn 1, quân số 1450
*   Cơ quan chỉ huy và các bộ phận chuyên môn   350
*   Tiểu đoàn 1   400
*   Tiểu đoàn 2   350
*   Tiểu đoàn 3   350

c).   Trung đoàn 141, quân số 1450
*   Cơ quan chỉ huy và các bộ phận chuyên môn   300
*   Tiểu đoàn 4   350
*   Tiểu đoàn 5   350
*   Tiểu đoàn 6   300

d).   Trung đoàn 52, quân số 1200
*   Cơ quan chỉ huy và các bộ phận chuyên môn   300
*   Tiểu đoàn 4   300
*   Tiểu đoàn 5   300
*   Tiểu đoàn 6   300

2.   Các Trung đoàn độc lập

a).   Trung đoàn đặc công 459 (-), QK5   750
*   Sở chỉ huy và các cơ quan chuyên môn   150
*   Tiểu đoàn 403 đặc công (D453)   300
*   Tiểu đoàn 406 đặc công   300

3.   Các Tiểu đoàn độc lập

*   Tiểu đoàn xe tăng, QK5   250
*   Tiểu đoàn 20 súng cối   750
*   Tiểu đoàn 567 trinh sát (mã hiệu D32) QK5   150
*   Tiểu đòan 7 đặc công (D40), tỉnh Quảng Ngãi   100
*   Tiểu đoàn 30 (D83) tỉnh Quảng Ngãi   200
*   Tiểu đoàn 40 (D48), tỉnh Quảng Ngãi   150
*   Tiểu đoàn 70 đặc công (D472), tỉnh Quảng Ngãi   150
*   Tiểu đòan pháo 107, tỉnh Quảng Ngãi   130
*   Tiểu đoàn 145, huyện Đức Phổ   130

4.   Các đại đội và trung đội độc lập

*   Đại đội trinh sát H14   50
*   Đại đội phòng không H19 LF(?)   50
*   Đại đội đặc công 81 LF   50
*   Đại đội 93 đặc công, đội đô thị   50
*   Đại đội 72, huyện SƠn Tịnh   20
*   Đại đội 284, huyện Sơn Tịnh   30
*   Đại đội 289, huyện Sơn Tịnh   30
*   Đại đội 372, huyện Sơn Tịnh   50
*   Đại đội 172, huyện Tư Nghĩa   40
*   Đại đội 18, huyện Nghĩa Hành   50
*   Đại đội C96 Minh Long   50
*   Đại đội Sơn Hà   50
*   Đại đội 19A, huyện Mộ Đức   50
*   Đại đội đặc công 45, huyện Mộ Đức   50
*   Đại đội 169, huyện Mộ Đức   40
*   Đại đội huyện Ba Tơ LF   50
*   Đại đội Gia Vực   60
*   Đại đội huyện Trà Bồng LF   30
*   Đại đội P31, huyện Bình Sơn   30
*   Đại đội pháo C51, huyện Bình SƠn   20
*   Đại đội 134, huyện Sơn Tịnh   20
*   Đại đọi C75, huyện Tư Nghĩa   30
*   Đại đội C65, huyện Tư Nghĩa   30
*   Đại đội đặc công 95A, huyện Bình Sơn   40
*   Đại đội đặc công 95B, huyện Bình Sơn   30
*   Đại đội H44, Phòng Duyên   30
*   Đại đội đặc công, huyện Tư Nghĩa   30
 


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: rongxanh trong 18 Tháng Hai, 2009, 06:33:36 pm
B.   Quân khu II

I.   Tỉnh Bình ĐỊnh
1.   Sư đoàn 3 – Nông Trường 3, QK5, quân số 4170


a).   Cơ quan chỉ huy   150

*   Tiểu đoàn 14 công binh   120
*   Tiểu đoàn 15 vận tải   200
*   Tiểu đoàn 16 phòng không   150
*   Tiểu đoàn 17 pháo binh   200
*   Tiểu đoàn 18 thông tin   150
*   Tiểu đoàn 40 đặc công   200
*   Tiểu đoàn 70 quân y   100
*   Tiểu đoàn sản xuất nông nghiệp 305   100

b).   Trung đoàn 2, quân số 850

*   Cơ quan chỉ huy và các bộ phận chuyên môn   300
*   Tiểu đoàn K1   300
*   Tiểu đoàn K2   200
*   Tiểu đoàn K3   50

c).   Trung đoàn 12, quân số 1000

*   Cơ quan chỉ huy và các bộ phận chuyên môn   300
*   Tiểu đoàn 4   250
*   Tiểu đoàn 5   250
*   Tiểu đoàn 6   200

d).   Trung đoàn 21, quân số 950

*   Cơ quan chỉ huy và các bộ phận chuyên môn   300
*   Tiểu đoàn K4   150
*   Tiểu đoàn K5   250
*   Tiểu đoàn K6   250

2.   Các Tiểu đoàn độc lập

*   Tiểu đoàn 8 (X503),  tỉnh Bình Định   250
*   Tiểu đoàn 50, tỉnh Bình Định   200
*   Tiểu đoàn 52, tỉnh Bình Định   250
*   Tiểu đoàn 53, tỉnh Bình Định   200
*   Tiểu đòan 54, tỉnh Bình Định   150
*   Tiểu đoàn 55, tỉnh Bình Định   200
*   Tiểu đoàn 56, tỉnh Bình Định   130
*   Tiểu đoàn 405 đặc công, QK5   200
*   Tiểu đoàn 450 đặc công, Trung đoàn 459   250
*   Tiểu đoàn 38 vận tải   200
*   Tiểu đoàn 39 quân y   200

3.   Các đại đội và trung đội độc lập

*   Đại đội trinh sát   25
*   Đại đội D10 đặc công   25
*   Đại đội C1, huyện Hoài Ân   70
*   Đại đội súng cối C2, huyện Hoài Ân   22
*   Đại đội C1, huyện Hoài Nhơn   35
*   Đại đội C2, huyện Hoài Nhơn   35
*   Đại đội pháo binh C3, huyện Hoài Nhơn   35
*   Đại đội C4 cối 82 , huyện Hoài Nhơn   35
*   Đại đội C5, huyện Hoài Nhơn   40
*   Đại đội C6, huyện Hoài Nhơn   35
*   Đại đội C40, huyện Hoài Nhơn   35
*   Đại đội C1, huyện Phù Cát   23
*   Đại đội C2, huyện Phù Cát   31
*   Đại đội C3, huyện Phù Cát   22
*   Đại đội C1, huyện Bình Khê   36
*   Đại đội C2, huyện Bình Khê   13
*   Đại đội C1, huyện An Lão   60
*   Đại đội C1, huyện Vĩnh Thạnh   70
*   Đại đội C1, huyện Vân Canh   27
*   Đại đội C1 huyện Phù Mỹ   40
*   Đại đội C2, huyện Phù Mỹ   50
*   Đại độ C3 chống tăng, huyện Phù Mỹ   28
*   Đại đội C4, huyện Phù Mỹ   27
*   Đại đội C5, huyện Phù Mỹ   32
*   Đại đội C6, huyện Phù Mỹ   30
*   Đại đội C1, huyện An Nhơn   30
*   Đại đội C2, huyện An Nhơn   25
*   Đại đội C1, huyện Tuy Phước   50
*   Đại đội D30 đặc công, thành phố Quy Nhơn   38
*   Đại đội 598, thành phố Quy Nhơn   16

II.   Tỉnh KonTum
1.   Sư đoàn 10, Mặt trận B3, quân số 4300


a).   Cơ quan chỉ huy và các bộ phận chuyên môn   200

*   Tiểu đoàn 30 phòng không   200
*   Tiểu đoàn 31 công binh   200
*   Tiểu đoàn pháo binh 32   200
*   Tiểu đoàn huấn luyện 34   200
*   Tiểu đoàn 35 dự bị (Replacement)   200
*   Tiểu đoàn 36 thông tin   200
*   Tiểu đoàn 37 đặc công (Tiểu đoàn K1, trung đoàn 400 đặc công)   150

b).   Trung đoàn 28, quân số 700

*   Cơ quan chỉ huy và các bộ phận chuyên môn   250
*   Tiểu đoàn K1   150
*   Tiểu đoàn K2   150
*   Tiểu đoàn K3   150

c).   Trung đoàn 66, quân số 850

*   Cơ quan chỉ huy và các bộ phận chuyên môn   350
*   Tiểu đoàn 7   150
*   Tiểu đoàn 8   150
*   Tiểu đoàn 9   200

d).   Trung đoàn 95B, quân số 800

*   Cơ quan chỉ huy và các bộ phận chuyên môn   250
*   Tiểu đoàn 1   150
*   Tiểu đoàn K63   200
*   Tiểu đoàn 394   200

2.   Các trung đoàn độc lập

a).   Trung đoàn pháo binh 40, mặt trận B3, quân số 1400

*   Cơ quan chỉ huy và các bộ phận chuyên môn   200
*   Tiểu đoàn K11 pháo 85mm   150
*   Tiểu đoàn K16 xe tăng   150
*   Tiểu đoàn K30 phòng không 12,7mm   200
*   Tiểu đoàn K32 súng cối 120mm   200
*   Tiểu đoàn K33 DK 75mm   200
*   Tiểu đoàn K44 pháo phòng không 37mm   200
*   Tiểu đoàn K46 phòng không   100

b).   Trung đoàn công binh 83, mặt trận B3, quân số 1200

*   Sở chỉ huy và các cơ quan chuyên môn   300
*   Tiểu đoàn 1   300
*   Tiểu đoàn 2   300
*   Tiểu đoàn 3   300

3.   Các Tiểu đoàn độc lập

*   Tiểu đoàn vệ binh K27, mặt trận B3   240
*   Tiểu đoàn trinh sát K28, mặt trận B3   200
*   Tiểu đoàn tăng 297, Trung đoàn 203 tăng thiết giáp   150
*   Tiểu đoàn 304, Kontum   260
*   Tiểu đoàn pháo binh 311, Kontum   150
*   Tiểu đoàn 406 đặc công, Kontum   180

4.   Các đại đội và Trung đội độc lập

*   Đại đội C31 pháo binh   25
*   Đại đội C32 pháo binh   30
*   Đại đội trinh sát, tỉnh Kontum   40
*   Đại đội H16   40
*   Đại đội H29   50
*   Đại đội H30 LF   40
*   Đại đội H40 LF   45
*   Đại đội D9, huyện H80   30
*   Đại đội C167, huyện H67   40

III.   Tỉnh Pleiku
1.   Sư đoàn 320, quân số 4400


a).   Cơ quan chỉ huy   200

*   Tiểu đoàn 14 súng cối   200
*   Tiểu đoàn 15 DK   200
*   Tiểu đoàn 16 phòng không   200
*   Tiểu đoàn 17 công binh   200
*   Tiểu đoàn 18 thông tin   200
*   Tiểu đoàn 19 đặc công   200
*   Tiểu đoàn 20 trinh sát   200
*   Tiểu đoàn 24 quân y   200
*   Tiểu đoàn 25 vận tải   200

b).   Trung đàon 48   1150

*   Cơ quan chỉ huy và bộ phận chuyên môn   250
*   Tiểu đoàn K1   300
*   Tiểu đoàn K2   300
*   Tiểu đoàn K3

c).   Trung đoàn 64   1250

*   Cơ quan chỉ huy và bộ phận chuyên môn   350
*   Tiểu đoàn 7   300
*   Tiểu đoàn 8   300
*   Tiểu đoàn 9   300

2.   Các Trung đoàn độc lập

a).   Trung đoàn 24, Mặt trận B3   1300

*   Cơ quan chỉ huy và bộ phận chuyên môn   300
*   Tiểu đoàn 1   300
*   Tiểu đoàn 2   400
*   Tiểu đoàn 3   300

b).   Trung đoàn công binh E7, Mặt trận B3   1000

*   Cơ quan chỉ huy và bộ phận chuyên môn   200
*   Tiểu đoàn K1   250
*   Tiểu đoàn K2   300
*   Tiểu đoàn K3   250

3.   Các Tiểu đòan độc lập

*   Tiểu đoàn K2, tỉnh Gia Lai   150
*   Tiểu đoàn K67, tỉnh Gia Lai   400
*   Tiểu đoàn K40, tỉnh Gia Lai   200
*   Tiểu đoàn K63, mặt trận B3   360
*   Tiểu đoàn D2, Binh trạm 470   ?

4.   Các Đại đội và trung đội độc lập

*   Đại đội đặc công K90, tỉnh Gia Lai   25
*   Đại đội S23, Khu 3   40
*   Đại đội S24, Khu 4   30
*   Đại đội S25, Khu 5   42
*   Đại đội S26, Khu 6   50
*   Trung đội đặc công 21, tỉnh Gia Lai   20

IV.   Tỉnh Phú Yên

*   Tiểu đoàn 9, tỉnh Phú Yên   120
*   Tiểu đoàn 13, tỉnh Phú Yên   70
*   Tiểu đoàn 14, tỉnh Phú Yên   70
*   Tiểu đoàn 96, tỉnh Phú Yên   120

2.   Các đại đội và trung đội độc lập

*   Đại đội đặc công 203, tỉnh Phú Yên   13
*   Đại đội đặc công 201, tỉnh Phú Yên   70
*   Đại đội đặc công 202, tỉnh Phú Yên   70
*   Đại đội đặc công 25   60
*   Đại đội 377, huyện Tuy Hòa 2   30
*   Đại đội DK11, huyện Sông Cầu   25
*   Đại đội C24 đặc công thủy, tỉnh Phú Yên   25
*   Đại đội C21 trinh sát, tỉnh Phú Yên   50
*   Đại đội súng cối C167 (82 và 120 mm), tỉnh Phú Yên   70
*   Đại đội 373 (HK3), huyện Tuy Hòa   10
*   Đại đội 375, huyện Tuy An   08

V.   Tỉnh Khánh Hòa

*   Tiểu đoàn 407, Quân khu 5   300
*   Tiểu đoàn 460 đặc công, tỉnh Khánh Hòa   150
*   Tiểu đoàn 470 đặc công, tỉnh KHánh Hòa   170
*   Tiểu đoàn đặc công 480, tỉnh Khánh Hòa   120

1.   Các Đại đội và trung đội độc lập

*   Đại đội pháo binh C10, tỉnh Khánh Hòa   40
*   Đại đội đặc công thủy K91, tỉnh Khánh Hòa   35
*   Đại đội đặc công thuỷ K92, tỉnh Khánh Hòa   40
*   Đại đội đặc công thủy K93, tỉnh Khánh Hòa   35
*   Đại đội 548, tỉnh Khánh Hòa   54
*   Đại đội bộ binh C3, Bắc huyện Ninh Hòa   40
*   Trung đội bộ binh, Nam huyện Ninh Hòa   28
*   Trung đội 101, huyện Vạn Ninh   23
*   Trung đội đặc công 61, Bắc huyện Diên Khánh   28
*   Trung đội 106, Cam Ranh   24
*   Trung đội 109, Vĩnh Sơn   25
*   Trung đội 108, Vĩnh Khánh   20
*   Trung đội B25, H1 Đắc Lắc    26
*   Trung đội pháo binh 503, huyện Diên Khánh   25

VI.   Tỉnh Ninh Thuận
1.   Các đại đội và trung đội độc lập


*   Đại đội 211 đặc công   24
*   Đại đội pháo binh H15   20
*   Đại đội C610, Ninh Thuận   26
*   Đại đội D1, Anh DŨng   20
*   Đại đội địa phương, Thuận Ban   22
*   Đại đội địa phương, Bắc Ái Đông   27
*   Đại đội địa phương, An Phước   16
*   Đại đội địa phương 420, Thuận Nam   20
*   Đại đội 440, Bắc Ái Tây   24

VII.   Tỉnh Đắc Lắc
1.   Các Trung đoàn độc lập


a).   Trung đoàn 25, Mặt trận B3   1000

*   Cơ quan chỉ huy và bộ phận chuyên môn   250
*   Tiểu đoàn K2 (Tiểu đoàn đặc công 304, Đắc Lắc)   200
*   Tiểu đoàn K3 (Tiểu đoàn K3, Trung đoàn đặc công 400)   300
*   Tiểu đoàn K5 (Tiểu đoàn K5, trung doàn 24 cũ)   250

2.   Các Tiểu đoàn độc lập

*   Tiểu đoàn 301, tỉnh Đắc Lắc   30
*   Tiểu đoàn 401 đặc công, tỉnh Đắc Lắc   400

3.   Các Đại đội và trung đội độc lập

*   Đại đội đặc công 303, tỉnh Đắc Lắc   70
*   Đại đội đặc công 309, tỉnh Đắc Lắc   65
*   Đại đội trợ chiến 314, tỉnh Đắc Lắc   60
*   Đại đội địa phương, huyện H4   50
*   Đại đội địa phương, huyện H60   95
*   Đại đội địa phương, huyện H10   54
*   Đại đội H90, huyện H9   45
*   Đại đội sản suất 318, tỉnh Đắc Lắc   60
*   Đại đội C1, Tiểu đoàn K394, tỉnh Đắc Lắc   60
*   Đại đội địa phương 90, tỉnh Đắc Lắc   70
*   Đại đội địa phương H3   70
*   Đại đội 144, huyện H2   70
*   Đại đội 133, huyện H1   58

VIII.   Tỉnh Quảng Đức
1.   Các đại đội và Trung đội độc lập


*   Đại đội C50, huyện Đức Lập   24
*   Đại đội địa phương C75, huyện Khiêm Đức   15
*   Đại đội C20, huyện Kiến Đức   40
*   Đại đội C30, huyện Đức Lập   14
*   Trung đội B51, Đức Xuyên   15
*   Trung đội đặc công K1, huyện Đức Lập   14

IX.   Tỉnh Tuyên Đức
1.   Tiểu đoàn 810, tỉnh Tuyên Đức   250


2.   Các Đại đội và trung đội độc lập

*   Đại đội 870, thành phố Đà Lạt   25
*   Đại đội 809, huyện Đức Trọng   24
*   Đại đội 816, huyện Đức Trọng   26
*   Đại đội 815, huyện Đơn Dương   22
*   Trung đội 212 đặc công, huyện Lạc Dương   15
*   Trung đội 711 đặc công, huyện Lạc Dương   18
*   Trung đội 850 đặc công, thành phố Đà Lạt   12
*   Trung đội 852 đặc công, thành phố Đà Lạt   16
*   Trung đội 854 đặc công, thành phố Đà Lạt   19
*   Trung đội 860 đặc công, thành phố Đà Lạt   10

X.   Tỉnh Lâm Đồng
1.   Các đại đội và trung đội độc lập


*   Đại đội C730, tỉnh Lâm ĐỒng   33
*   Đại đội C744, tỉnh Lâm Đồng   20
*   Đại đội 720, Nam Bảo Lộc   47
*   Đại đội C745, tỉnh Lâm Đồng   30
*   Đại đội C759, thành phố Bảo Lộc   16
*   Đại đội C216 đặc công, tỉnh Lâm Đồng   23
*   Trung đội D742, huyện K2   13
*   Trung đội pháo binh B83, tỉnh Lâm Đồng   20

XI.   Tỉnh Bình Thuận
1.   Các Tiểu đòan độc lập


*   Tiểu đoàn 186, QK6   300
*   Tiểu đoàn 700, QK6   300
*   Tiểu đòan 840, QK6   220
*   Tiểu đoàn 481 đặc công – trinh sát, tỉnh Bình Thuận   60
*   Tiểu đoàn 482, tỉnh Bình Thuận   100

2.   Các Đại đội và trung đội độc lập

*   Đại đội C2, Tiểu đoàn 430, huyện Hàm Thuận   18
*   Đại đội 450, huyện Thuận Phong   40
*   Đại đội 440A, huyện Hòa Đa   29
*   Đại đội C3, Tiểu đoàn 430, huyện Hàm Thuận   26
*   Đại đội 452 đặc công, huyện Thuận Phong   24
*   Đại đội 590, huyện Thuận Phong   29
*   Đại đội 470, huyện Phan Lý Chàm   22
*   Đại đội B21, huyện Tuy Phong   ?

XII.   Quân khu 6 - Các Đại đội và trung đội độc lập

*   Đại đội 200 đặc công QK6   60
*   Đại đội 130 pháo binh   50


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: rongxanh trong 18 Tháng Hai, 2009, 06:35:38 pm
C.   Quân khu III

I.   Tỉnh Bình Tuy
1.   Các Đại đội và Trung đội độc lập


*   Đại đội công binh C434   23
*   Đại đội 81 đặc công – trinh sát, Bình Tân   40
*   Đại đội C88, Bình Tân   65
*   Đại đội C431, Nam Đức   40
*   Đại đội C432   18
*   Đại đội C460, Nam Tấn   35
*   Đại đội C462   25
*   Đại đội 433, Hoài Đức   30
*   Đại đội C84 công binh, tỉnh Bình Tuy   20
*   Đại đội C464 công binh, Hàm Tân   30
*   Trung đội 85 súng cối (82mm)   07

II.   Tỉnh Phước Long
1.   Trung đoàn E1 chủ lực, khu vực Đông Nam Bộ (Tức Quân khu 1)   600


*   Cơ quan chỉ huy và bộ phận chuyên môn   100
*   Tiểu đòan D1 (G45 cũ)   200
*   Tiểu đoàn D2   200
*   Tiểu đoàn D3   200

2.   Các Tiểu đoàn độc lập

*   Tiểu đoàn D3, Quân khu 1 (Đông Nam Bộ - RX chú thích)   200
*   Tiểu đoàn D4   200
*   Tiểu đoàn 168, tỉnh Phước Long   130

3.   Các Đại đội và Trung đội độc lập

*   Đại đội C1 súng cối QK1   40
*   Đại đội C2 Phòng không, QK1   30
*   Đại đội C4 đặc công, QK1   30
*   Đại đội huyện K25   45
*   Đại đội C9 công binh - vận tải   30
*   Đại đội C14 pháo binh   25
*   Đại đội C15 trinh sát   20
*   Đại đội 103, tỉnh Phước Long   30
*   Đại đội C280 hành lang (Corridor)   60
*   Đại đội K460, Bố Đức   50
*   Đại đội K127, Đôn Luân   50
*   Đại đội K129, Đức Phong   50
*   Trung đội B19 Công binh - Đặc công   40

III.   Tỉnh Gia Định
1.   Các Tiểu đoàn độc lập


*   Tiểu đoàn 4 đặc công Gia Định, QK1   130
*   Tiểu đoàn 16 đặc công, Đoàn 429   180
*   Tiểu đoàn F15 đặc công, Quân khu T4 thức Quân khu 4 tức Quân khu Sài Gòn - CHợ Lớn – Gia Định   150
*   Tiểu đoàn F30 đặc công, Quân khu T4   150
*   Tiểu đoàn F40 đặc công thủy, QK T4   200

2.   Các Đại đội và trung đội độc lập

*   Đại đội C2 Công binh - Đặc công, QK T4   30
*   Đại đội C3 pháo binh, QK T4   40
*   Đại đội C4 phòng không, QK T4   40
*   Đại đội C5 trinh sát, QK T4   20
*   Đại đội C1, huyện Thủ Đức   20
*   Đại đội 2, huyện Bình Chánh   40
*   Đại đội K12, huyện Thủ Đức   30
*   Trung đội Tân Bình   25
*   Trung đội Thủ Đức   30

IV.   Tỉnh Bình Long
1.   Sư đoàn 9 – Công trường 9 (Mã H69 – Đoàn K)   3150


a).   Cơ quan chỉ huy   250

*   Tiểu đoàn H22 pháo binh (V22)   200
*   Tiểu đoàn H24 phòng không (V24)   150
*   Tiểu đoàn H26 thông tin (V26)   120
*   Tiểu đoàn H27 trinh sát kỹ thuật (V27)   130
*   Tiểu đoàn H28 đặc công (V28)   100
*   Tiểu đoàn H29 vận tải (V29)   200
*   Tiểu đoàn H30 huấn luyện (V30)   100
*   Tiểu đoàn H31 (dự bị? – Replacement – V31)   150
*   Tiểu đoàn điều dưỡng/ Quân y (V32)   200

b).   Trung đoàn 271 (T31-T91)   750

*   Cơ quan chỉ huy và bộ phận chuyên môn   200
*   Tiểu đoàn 1   200
*   Tiểu đoàn 2   150
*   Tiểu đoàn 3   200

c).   Trung đoàn 95C (T33-T93)   800

*   Cơ quan chỉ huy và bộ phận chuyên môn   200
*   Tiểu đoàn 7   150
*   Tiểu đoàn 8   200
*   Tiểu đoàn 9   250

d).   Trung đoàn lựu pháo 42, Sư đoàn pháo binh 69   600

*   Cơ quan chỉ huy và bộ phận chuyên môn   200
*   Tiểu đoàn 1 (105mm)   150
*   Tiểu đoàn 2 (105mm)   100
*   Tiểu đoàn 3 (105mm)   150

e).   Trung đoàn 271 phòng không, Sư đoàn pháo binh 69   700

*   Cơ quan chỉ huy và bộ phận chuyên môn   200
*   Tiểu đoàn 1   200
*   Tiểu đoàn 2   150
*   Tiểu đoàn 3   150

2.   Các Trung đoàn độc lập

a).   Trung đoàn 201   750

*   Cơ quan chỉ huy và bộ phận chuyên môn   150
*   Tiểu đoàn 11   150
*   Tiểu đoàn 32   150
*   Tiểu đoàn 62   150
*   Tiểu đoàn 4   150

3.   Các Tiểu đoàn độc lập

*   Tiểu đoàn tăng 3, Trung đoàn 203 tăng thiết giáp   100
*   Tiểu đoàn tăng 5, Trung đoàn 203 tăng thiết giáp   100
*   Tiểu đoàn tăng 21, Trung đoàn 203 tăng thiết giáp   100
*   Tiểu đoàn 17 đặc công, Đoàn 429   150
*   Tiểu đoàn 190 vệ binh   200
*   Tiểu đoàn 369, tỉnh Bình Long   120

4.   Các Đại đội và Trung đội độc lập

*   Đại đội 20 thông tin, Bộ chỉ huy đặc công   30
*   Đại đội C27 đặc công thủy, Bộ chỉ huy đặc công   30
*   Đại đội C50 đặc công thủy, Bộ chỉ huy đặc công   35
*   Đại đội 173 đặc công thủy, Bộ chỉ huy đặc công   40
*   Đại đội C30, huyện Lộc Ninh   30
*   Đại đội C31, huyện Lộc Ninh   30
*   Đại đội C32, huyện Lộc Ninh   30
*   Đại đội C219, huyện Chơn Thành   30   

V.   Tỉnh Bà Rịa – Long Khánh (????)
1.   Trung đoàn 33   700


a).   Cơ quan chỉ huy và các bộ phận chuyên môn   200

*   Tiểu đoàn 1   150
*   Tiểu đoàn 2   200
*   Tiểu đòan 3   150

2.   Các Tiểu đòan độc lập

*   Tiểu đoàn 6 đặc công, QK1   130

3.   Các Đại đội và Trung đội độc lập

*   Đại đội C26 công binh - đặc công, QK1   37
*   Đại đội C195 trinh sát, QK1   40
*   Đại đội C200, QK1   40
*   Đại đội Cao su, tỉnh Bà Rịa – Long Khánh   40
*   Đại đội C1 đặc công – công binh, tỉnh Bà Rịa – Long Khánh   30
*   Đại đội C2 đặc công – công binh, tỉnh Bà Rịa – Long Khánh   30
*   Đại đội C8 Sông Mang   24
*   Đại đội C203, huyện Xuân Lộc   36
*   Đại đội C215, huyện Thủ Thừa   50
*   Đại đội 210 công binh, QK1   20
*   Trung đội hoạt động đặc biệt   20
*   Trung đội trinh sát - đặc công, huyện Xuân Lộc   12
*   Trung đội súng cối, huyện Xuân Lộc   14

VI.   Tỉnh Phước Tuy
1.   Trung đoàn 274 chủ lực   810


a).   Cơ quan chỉ huy và các bộ phận chuyên môn   300

*   Tiểu đoàn 1   230
*   Tiểu đoàn 2   200
*   Tiểu đòan 3   80

2.   Các Tiểu đoàn độc lập

*   Tiểu đoàn 274 pháo binh, QK1   100
*   Tiểu đoàn 445, tỉnh Bà Rịa – Long Khánh   180
*   Tiểu đoàn 634, tỉnh Bà Rịa – Long Khánh   50
*   Tiểu đoàn D500, QK1   55

3.   Các đại đội và trung đội độc lập

*   Đại đội C41, Châu Đức (Đoàn 400)   26
*   Đại đội C20 Châu Đức   22
*   Đại đội C25, Long Xuyên   15
*   Đại đội C29, Long Xuyên   18
*   Đại đội C30, Long Xuyên   17
*   Đội hành động đặc biệt, Xuyên Mộc   9
*   Đại đội A31, Khu 3   20
*   Đại đội A32, Khu 3   19
*   Đại đội C610 hành động đặc biệt   15

VII.   Tỉnh Biên Hòa
1.   Các Tiểu đòan độc lập


*   Tiểu đoàn 9 đặc công, Đoàn 429   200
*   Tiểu đoàn 8 đặc công thủy, QK1   100
*   Tiểu đoàn 10 Rừng Sát, QK1   300
*   Tiểu đoàn J12 đặc công, tỉnh Biên Hòa, QK1   100
*   Tiểu đoàn 174 pháo binh, QK1   200

2.   Các đại đội và Trung đội độc lập

*   Đại đội 1 Biên Hòa   30
*   Đại đội C2, QK1   19
*   Đại đội 512 thông tin, QK1   30
*   Đại đội C1, huyện Tân Uyên   15
*   Đại đội C5 đặc công, Biên Hòa   11
*   Đại đội C9 trinh sát - đặc công U2   25
*   Đại đội X2, huyện Nhơn Trạch   25
*   Đại đội C245, huyện Nhơn Trạch   25
*   Đại đội C260, huyện Trảng Bom   50
*   Đại đội 207, huyện Bình Sơn   22
*   Trung đội B1 súng cối, huyện Tân Uyên   15
*   Trung đội huyện Dĩ An   15
*   Đại đội huyện Dĩ An   20

VIII.   Tỉnh Tây Ninh
1.   Trung đoàn độc lập


a).   Trung đoàn Z8 pháo phản lực (Rocket), trung đoàn 208, Sư đoàn pháo binh 69      250


2.   Các Tiểu đoàn độc lập

*   Tiểu đoàn 8 đặc công, Đoàn 429   150
*   Tiểu đoàn 12 trinh sát, Đoàn 429   200
*   Tiểu đoàn 14, tỉnh Tây Ninh   130
*   Tiểu đoàn D1, Quân khu C50   200
*   Tiểu đoàn D2, Quân khu C50   300
*   Tiểu đoàn D3, Quân khu C50   300
*   Tiểu đòan D200, Quân khu C50   200

3.   Các Đại đội và trung đội độc lập

*   Đại đội C2 trinh sát, Bộ chỉ huy đặc công   50
*   Đại đội C55 đặc công, Bộ chỉ huy đặc công   40
*   Đại đội C55 đặc công thủy, Bộ chỉ huy đặc công   50
*   Đại đội 582 đặc công, Bộ chỉ huy đặc công   27
*   Đại đội 782 đặc công, Bộ chỉ huy đặc công   27
*   Đại đội 784A đặc công, Bộ chỉ huy đặc công   30
*   Đại đội 784B đặc công, Bộ chỉ huy đặc công   30
*   Đại đội 245 đặc công, Bộ chỉ huy đặc công   70
*   Đại đội B81, huyện Phước Ninh (326)   27
*   Đại đội B82, huyện Bến Cầu (322)   30
*   Đại đội B86, huyện Phú Khương (330)   20
*   Đại đội B87, huyện Tòa Thánh (334)   28
*   Đại đội B88, thành phố Tây Ninh (318)   35
*   Đại đội 84, huyện Gò Dầu (310)   20
*   Đại đội C33, huyện Gò Dầu   36
*   Đại đội 40 hoạt động đặc biệt   26
*   Đại đội C5 pháo binh   20

IX.   Tỉnh Bình Dương
1.   Sư đoàn 7 – hay Công trường 7 (Phiên hiệu H67)   3400


a).   Cơ quan chỉ huy   200

*   Tiểu đòan V22 pháo binh (H22)   150
*   Tiểu đoàn V24 phòng không (H24)   100
*   Tiểu đoàn V26 thông tin (H26)   100
*   Tiểu đoàn V27 trinh sát (H27)   100
*   Tiểu đoàn V28 đặc công (H28)   100
*   Tiểu đoàn V29 vận tải (H29)   150
*   Tiểu đoàn V30 huấn luyện (H30)   100
*   Tiểu đoàn V31 thay thế (? – Replacement) (H31)   100
*   Tiểu đoànV32 Điều dưỡng/ quân y (H32)   150
*   Đại đội C41 chống tăng (K41)   70
*   Đại đội C94 công binh (K94)   80
*   Đại đội C97 Dược phẩm (K97)   50

b).   Trung đoàn 141 (T21 – T97)   650

*   Cơ quan chỉ huy và các bộ phận chuyên môn   200
*   Tiểu đoàn 1   200
*   Tiểu đoàn 2   150
*   Tiểu đoàn 3   100

c).   Trung đoàn 165 (T22 – T 98)   650

*   Cơ quan chỉ huy và bộ phận chuyên môn   200
*   Tiểu đoàn 4 (H34)   150
*   Tiểu đoàn 5 (H35)   150
*   Tiểu đoàn 6 (H36)   150

d).   Trung đoàn 209 (T23 – T99)   650

*   Cơ quan chỉ huy và bộ phận chuyên môn   200
*   Tiểu đoàn 7 (H34)   150
*   Tiểu đoàn 8 (H35)   100
*   Tiểu đoàn 9 (H36)   200

2.   Các Trung đoàn độc lập

a).   Trung đoàn T29 hỗn hợp, Đoàn 429   600

*   Cơ quan chỉ huy và bộ phận chuyên môn   300
*   Tiểu đoàn 13 đặc công   100
*   Tiểu đoàn 14 đặc công   160
*   Tiểu đoàn H43 bộ binh (Tiểu đoàn 3 hay J3, trung đoàn E205)   40

b).   Trung đoàn 205 (-) (T95)   600

*   Cơ quan chỉ huy và bộ phận chuyên môn   200
*   Tiểu đoàn 1 (H11 – J1)   200
*   Tiểu đoàn 2 (H12 – J2)   200

c).   Tiểu đoàn Z7 pháo phản lực, trung đoàn 208, Sư đoàn 69 pháo binh   150


3.   Các Tiểu đòan độc lập

*   Tiểu đoàn 1, Quyết Thắng, QK1   100
*   Tiểu đoàn 2, Quyết Thắng, Qk1   200
*   Tiểu đoàn K1, QK1   100
*   Tiểu đoàn K2, đặc công   160
*   Tiểu đoàn 6 đặc công   100
*   Tiểu đoàn 7 đặc công, Đoàn 429   150
*   Tiểu đoàn 10 đặc công, Đoàn 429   150
*   Tiểu đoàn 89 pháo binh   120
*   Tiểu đoàn Phú Lợi, tỉnh Thủ Dầu Một   150
*   Đại đội C1 trinh sát, Bộ chỉ huy đặc công   27
*   Đại đội C21 trinh sát, Bộ chỉ huy đặc công   30
*   Đại đội C22 pháo phản lực, Bộ chỉ huy đặc công   50
*   Đại đội C23 đặc công thủy, Bộ chỉ huy đặc công   68
*   Đại đội 53 đặc công, Bộ chỉ huy đặc công   80
*   Đại đội 51 đặc công, Bộ chỉ huy đặc công   20
*   Đại đội trinh sát, QK1   35
*   Đại đội công binh thủy, QK1   40
*   Đại đội C5 đặc công, QK1   40
*   Đại đội 69 vệ binh, QK1   50
*   Đại đội 5 đặc công, QK1   20
*   Đại đội C116, pháo binh, QK1   22
*   Đại đội C500 đặc công, QK1   30
*   Đại đội 512 thông tin, QK1   20
*   Đại đội C2, QK1   20
*   Đại đội 571 đặc công, QK1   35
*   Đại đội 502 đặc công, QK1   50
*   Đại đội 504 đặc công, QK1   40
*   Đại đội 506 đặc công công binh, QK1   15
*   Đại đội 508 đặc công, QK1   30
*   Đại đội 510 trinh sát, QK1   45
*   Đại đội 546 đặc công, QK1   30
*   Đại đội 612 pháo phản lực, QK1   20
*   Trung đội B5 pháo binh, QK1   7
*   Đại đội C65, thành phố Bình Dương   40
*   Đại đội C1, huyện Phú Giáo   30
*   Đại đội 301, huyện Phú Giáo   12
*   Đại đội C3 đặc công, huyện Châu Thành   30
*   Đại đội C4 trợ chiến, huyện Châu Thành   6
*   Đại đội C2 hoạt động đặc biệt, huyện Dầu Tiếng   12
*   Đại đội C64, huyện Dầu Tiếng   24
*   Đại đội C63, huyện Lái Thiêu   08
*   Đại đội 61, huyện Nam Bến Cát   36
*   Đại đội Thị Liên, huyện Châu Thành   20
*   Trung đội Quyết tử, tiểu khu Thủ Biên   12
*   Trung đội pháo binh B5, huyện Dầu Tiếng   19
*   Trung đội Lái Thiêu   30
*   Trung đội hoạt động đặc biệt, huyện Bến Cát   07
*   Đại đội C1, huyện Tân Uyên   30

X.   Tỉnh Hậu Nghĩa
1.   Các Trung đoàn độc lập


a).   Trung đoàn 101, hay Đoàn 16, QK1   500

*   Cơ quan chỉ huy và bộ phận chuyên môn   200
*   Tiểu đoàn 7   100
*   Tiểu đoàn 8   100
*   Tiểu đoàn 9   100

b).   Trung đoàn 12 (E271)   750

*   Cơ quan chỉ huy và bộ phận chuyên môn   250
*   Tiểu đoàn K7   200
*   Tiểu đoàn K8   150
*   Tiểu đoàn K9   150

2.   Các Tiểu đoàn độc lập

*   Tiểu đoàn 18 đặc công, Đoàn 429   200
*   Tiểu đoàn K6 đặc công, QK1   140

3.   Các Đại đội và trung đội độc lập

*   Đại đội trinh sát, QK1   40
*   Đại đội 1 đặc công, QK1   25
*   Đại đội huyện Đức Hòa   20
*   Đại đội huyện Đức Huệ   20
*   Đại đội C25, nam huyện Củ Chi   25
*   Đại đội C320 (c5), bắc huyện Củ Chi   25
*   Đại đội 1, huyện Trảng Bàng   30
*   Đại đội 3, huyện TRảng Bàng   10
*   Đại đội 4, huyện Trảng Bàng   06

XI.   Tỉnh Long An
1.   Các Tiểu đoàn độc lập


*   Tiểu đoàn K1, QK 1   200
*   Tiểu đoàn K4, QK 1   80
*   Tiểu đoàn K5, QK 1   170
*   Tiểu đoàn K7 đặc công, QK 1   100
*   Tiểu đoàn K8 pháo binh, QK 1   100
*   Tiểu đoàn K9, QK 1   135

2.   Các Đại đội và trung đội độc lập

*   Đại đội C5 đặc công, Bộ chỉ huy Đặc công   40
*   Đại đội 1 DK 75, QK1   50
*   Đại đội 2 DK 75, QK1   50
*   Đại đội 1 súng cối 82, QK1   40
*   Đại đội 21 súng cối 82, QK1   40
*   Đại đội C3, DK75, QK1   40
*   Đại đội 5 đặc công, QK1   50
*   Đại đội C2 đặc công, QK1   40
*   Đại đội C3 đặc công, QK 1   40
*   Đại đội C4, súng máy 12,8, QK1   40
*   Đại đội C21, huyện Bình Phước   20
*   Đại đội 315, huyện Cần Đước   40
*   Đại đội C314, huyện Tân Trụ   20
*   Đại đội C316, tây huyện Cần Đước   15
*   Đại đội C4, huyện Cần Giuộc   50
*   Đại đội C1, huyện Bến Lức   30
*   Đại đội C2, huyện Thủ Thừa   40
*   Đại đội C61, huyện Bến Thủ   40
*   Đại đội C62, huyện Bến Thủ   40
*   Đại đội 315, bắc huyện Rạch Kiên   10
*   Đại đội C700, huyện Tân Trụ   20

XII.   Campuchia
1.   Sư đoàn 69 pháo binh (hay Đoàn 75 – Đông Hà)   4150


a).   Cơ quan chỉ huy   300

*   Tiểu đoàn 16 phòng không   150
*   Tiểu đoàn 20 phòng không   150
*   Tiểu đoàn 26 thông tin   150
*   Tiểu đoàn 27 trinh sát   100
*   Tiểu đoàn 29 vận tải   200
*   Tiểu đoàn 32 điều dưỡng/ quân y   250

b).   Trung đoàn 96 pháo binh   700

*   Cơ quan chỉ huy và bộ phận chuyên môn   250
*   Tiểu đoàn K33   150
*   Tiểu đoàn K34   150
*   Tiểu đoàn K35   150

c).   Trung đoàn 208 rocket   850

*   Cơ quan chỉ huy và bộ phận chuyên môn   300
*   Tiểu đoàn 6 rocket   150

2.   Sư đoàn C30B (-) hay CT6 – CT9B   1650

a).   Cơ quan chỉ huy   200

*   Tiểu đoàn 25công binh   100
*   Tiểu đoàn 26 thông tin   100
*   Tiểu đoàn 27 trinh sát   100
*   Tiểu đoàn 28 đặc công   100
*   Tiểu đoàn 32 quân y   100
*   Đại đội cối 82 và 120mm   70
*   Đại đội rocket 107mm và 122mm   70
*   Đại đội tăng T54 và PT76   60

3.   Trung đoàn 272(hay T32 – T92 – E2), Sư đoàn CT 9   900

*   Cơ quan chỉ huy và bộ phận chuyên môn   250
*   Tiểu đoàn 4   200
*   Tiểu đoàn 5   250
*   Tiểu đoàn 6   200

4.   Các Trung đoàn độc lập

a).   Trung đoàn 180 cảnh vệ   650

*   Cơ quan chỉ huy và bộ phận chuyên môn   200
*   Tiểu đoàn 1   150
*   Tiểu đoàn 2   150
*   Tiểu đoàn 3   150

b).   Trung đoàn 570 biên phòng   900

*   Cơ quan chỉ huy và bộ phận chuyên môn   300
*   Tiểu đoàn 5   200
*   Tiểu đoàn 6   200
*   Tiểu đoàn 7   200

5.   Các Tiểu đoàn độc lập

*   Tiểu đoàn 46 trinh sát, Ban Quân báo, Trung ương cục   300


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: rongxanh trong 18 Tháng Hai, 2009, 06:46:08 pm
D.   Quân khu IV

I.   Tỉnh Sa Đéc
1.   Tiểu đoàn độc lập


*   Tiểu đoàn 857, tỉnh Sa Đéc   100

2.   Các Đại đội và Trung đội độc lập
*   Đại đội bộ binh, thành phố Sa Đéc   19
*   Trung đội địa phương, Lấp Võ   20

II.   Tỉnh Kiến Tường
1.   Tiểu đoàn độc lập


*   Tiểu đoàn 504, tỉnh Kiến Tường   150

2.   Các đại đội và trung đội độc lập

*   Đại đội bộ binh, thành phố Kiến Tường   20
*   Trung đội pháo binh, tỉnh Kiến Tường   10
*   Đại đội 917 đặc công, tỉnh Kiến Tường   30

III.   Tỉnh Định Tường
1.   Các Trung đoàn độc lập


a).   Trung đoàn 1 Đồng Tháp, QK2   1000

*   Cơ quan chỉ huy   300
*   Tiểu đoàn 261A, DT1   250
*   Tiểu đoàn 261B, DT1   250
*   Tiểu đoàn 261C, DT1   250

b).   Trung đoàn Z15, QK2   950

*   Cơ quan chỉ huy   350
*   Tiểu đoàn K1 (D1), DT1   200
*   Tiểu đoàn K2 (D200), DT1   200
*   Tiểu đoàn K5 (D510), DT1   200

c).   Trung đoàn 24 (T14) Sư đoàn 30B   600

*   Cơ quan chỉ huy   180
*   Tiểu đoàn D4, DT1   120
*   Tiểu đoàn D5, DT1   150
*   Tiểu đoàn D6, DT1   150
*   Tiểu đoàn Z14, DT1   150

2.   Các Tiểu đoàn độc lập

*   Tiểu đoàn 269 đặc công, QK2   160
*   Tiểu đoàn 279 đặc công QK2   200
*   Tiểu đoàn 309 pháo binh, QK2   100
*   Tiểu đoàn 514C, tỉnh Mỹ Tho   200
*   Đại đội 2009B, QK2   100

3.   Các đại đội và trung đội độc lập

*   Đại đội 334X đặc công, tỉnh Mỹ Tho   50
*   Đại đội 332X, tỉnh Mỹ Tho   25
*   Đại đội 336X, tỉnh Mỹ Tho   20
*   Đại đội 338X, tỉnh Mỹ Tho   20
*   Đại đội bắc huyện Châu Thành   28
*   Đại đội C1, bắc huyện Châu Thành   42
*   Đại đội C2, bắc huyện Châu Thành   35
*   Đại đội địa phương huyện Chợ Gạo   15
*   Đại đội địa phương bắc huyện Cai Lậy   54
*   Đại đội địa phương nam huyện Cai Lậy   29
*   Đại đội địa phương huyện Cái Bè   30

IV.   Tỉnh Gò Công
1.   Tiểu đoàn độc lập


*   Tiểu đoàn 509, tỉnh Gò Công   150

2.   Các đại đội và trung đội độc lập

*   Đại đội địa phương, khu Đông   15
*   Đại đội C51 đặc công, tỉnh Gò Công   20
*   Đại đội địa phương, khu Tây   15

V.   Tỉnh Kiến Hòa
1.   Trung đoàn độc lập


a).   Trung đoàn 2 hay Trung đoàn Đồng Khởi, tỉnh Kiến Hòa   1100

*   Cơ quan chỉ huy   300
*   Tiểu đoàn 516 (D1)   250
*   Tiểu đoàn 560 (D6)   200
*   Tiểu đoàn 263 (D7)   200
*   Tiểu đoàn 590 (D9)   150

2.   Các Tiểu đoàn độc lập

*   Tiểu đoàn 281 đặc công, Qk2   200
*   Tiểu đoàn 269 đặc công – công binh, tỉnh Bến Tre   150

3.   Các Đại đội và trung đội độc lập

*   Đại đội địa phương, thành phố Bến Tre   35
*   Đại đội 268A DK75, tỉnh Kiến Hòa   25
*   Đại đội 128, SMPK 12,8mm, tỉnh Kiến Hòa   40
*   Đại đội 268B chống tàu xuồng, tỉnh Kiến Hòa   50
*   Đại đội 260 trinh sát, tỉnh Kiến Hòa   70
*   Đại đội 268C DK75, tỉnh Kiến Hòa   40
*   Đại đội 127 cối 82, tỉnh Kiến Hòa   34
*   Đại đội 135 trinh sát, tỉnh Kiến Hòa   35
*   Đại đội 136 nữ   25
*   Đại đội 250 vệ binh, tỉnh Kiến Hòa   40
*   Đại đội địa phương huyện Thạnh Phú   30
*   Đại đội nam huyện Mỏ Cày   35
*   Đại đội Bắc huyện Mỏ Cày   30
*   Đại đội C1, huyện Châu Thành   30
*   Đại đội C2, huyện Châu Thành   30
*   Đại đội C1, huyện Giồng Trôm   33
*   Đại đội C2, huyện Giồng Trôm   30
*   Đại đội địa phương huyện Ba Tri   30
*   Đại đội C1, huyện Bình Đại   40
*   Đại đội C2, huyện Bình Đại   30
*   Đại đội địa phương huyện CHợ Lách   20

VI.   Tỉnh Kiến Phong
1.   Các Trung đoàn độc lập


a).   Trung đoàn H207 (E207/ CT9), QK2   500

*   Cơ quan chỉ huy   200
*   Tiểu đoàn 1   80
*   Tiểu đoàn 2   120
*   Tiểu đoàn 3   100
*   Tiểu đoàn 56 phòng không, Sư đoàn pháo binh 69   150
*   Tiểu đoàn 10 pháo binh, Đoàn pháo binh 75   250

b).   Trung đoàn Z18 (E207/ CT9), QK2   850

*   Cơ quan chỉ huy   300
*   Tiểu đoàn H1   150
*   Tiểu đoàn H2   250
*   Tiểu đoàn H3   150
*   Tiểu đoàn 56 phòng không, Sư đoàn pháo binh 69   150

2.   Các Tiểu đoàn độc lập

*   Tiểu đoàn 283 đặc công thủy, QK2   200
*   Tiểu đoàn 295X, QK2   80
*   Tiểu đoàn 502A, tỉnh Kiến Phong   200
*   Tiểu đoàn 502B, tỉnh Kiến Phong   230

3.   Các đại đội và trung đội độc lập

*   Đại đội địa phương huyện Hồng Ngự   30
*   Đại đội địa phương bắc huyện Cao Lãnh   20
*   Đại đội địa phương Đồng Tiến   20
*   Đại đội C1, huyện Mỹ An   40
*   Đại đội C2, huyện Mỹ An   30
*   Đại đội địa phương huyện Thanh Bình   20

VII.   Tỉnh Châu Đốc
1.   Sư đoàn 1 hay NT1 (Đoàn Phước Long, QK2   3960


a).   Cơ quan chỉ huy   100

*   Tiểu đoàn 21 trinh sát   150
*   Tiểu đoàn 23 pháo binh   150
*   Tiểu đoàn 24 phòng không   150
*   Tiểu đoàn 25 công binh   150
*   Tiểu đoàn 26 thông tin   100
*   Tiểu đoàn 29 vận tải   150
*   Tiểu đoàn K30 huấn luyện (khu huấn luyện)   100
*   Tiểu đoàn K31 huấn luyện tân binh   100
*   Tiểu đoàn K32 điều dưỡng/ quân y   100
*   Tiểu đoàn T40 đặc công   250

b).   Trung đoàn 101D (Đoàn 1)   800

*   Cơ quan chỉ huy   320
*   Tiểu đoàn K7   150
*   Tiểu đoàn K8   180
*   Tiểu đoàn K9   150

c).   Trung đoàn 44 (Đoàn 44)   1000

*   Cơ quan chỉ huy   300
*   Tiểu đoàn 5   200
*   Tiểu đoàn T50   180
*   Tiểu đoàn 78 (hay 340)   170
*   Tiểu đoàn 640 pháo binh   150

d).   Trung đoàn 52 (Đoàn 46)   660

*   Cơ quan chỉ huy   300
*   Tiểu đoàn 4   160
*   Tiểu đoàn 5   100
*   Tiểu đoàn 6   100

2.   Các Tiểu đoàn độc lập

*   Tiểu đoàn 511 đặc công, Châu Đốc   200
*   Tiểu đoàn 512, Châu Đốc   300
*   Tiểu đoàn A11 đặc công, Châu Hà   150
*   Tiểu đoàn A12, Châu Hà   150

3.   Các Đại đội và trung đội độc lập

*   Đại đội 385A pháo binh, tỉnh Châu Đốc   35
*   Đại đội 385B pháo binh, tỉnh Châu Đốc   35
*   Đại đội 381 đặc công, tỉnh Châu Đốc   32
*   Đại đội địa phương huyện Châu Phú   20
*   Đại đội địa phương huyện An Tân   30
*   Đại đội địa phương huyện Tịnh Biên   18
*   Đại đội địa phương huyện Tri Tôn   35

VIII.   Tỉnh An Giang
1.   Các Đại đội và trung đội độc lập


*   Đại đội 387 đặc công – công binh   21
*   Trung đội địa phương huyện An Phú   20

IX.   Tỉnh Kiên Giang

*   Đoàn 6 pháo binh, QK3   330
*   Đoàn 8 đặc công, QK3   500
*   Tiểu đoàn 297 (U Minh 10), tỉnh Rạch Giá   160

2.   Các Đại đội và trung đội độc lập

*   Đại đội 617 pháo binh, tỉnh Rạch Giá   40
*   Đại đội 612 đặc công, tỉnh Rạch Giá   25
*   Đại đội 616 pháo binh, tỉnh Rạch Giá   30
*   Đại đội bộ binh, thành phố Rạch Giá   30
*   Đại đội địa phương huyện Hà Tiên   26
*   Đại đội địa phương 1, huyện Phú Quốc   100
*   Đại đội địa phương 2, huyện Phú Quốc   100
*   Đại đội địa phương huyện An Biên   24
*   Đại đội địa phương huyện Tân Hiệp   30
*   Đại đội địa phương huyện Châu Thành A   20
*   Đại đội địa phương huyện Châu Thành B   30
*   Đại đội địa phương huyện Giồng Riềng   30

X.   Tỉnh Vĩnh Bình
1.   Các Tiểu đoàn độc lập


*   Tiểu đoàn 501, tỉnh Trà Vinh   150
*   Tiểu đoàn 509, tỉnh Trà Vinh   150

2.   Các Đại đội và trung đội độc lập

*   Đại đội 1 hoạt động đặc biệt, thành phố Trà Vinh   17
*   Đại đội 2 hoạt động đặc biệt, thành phố Trà Vinh   27
*   Đại đội 3 hoạt động đặc biệt, thành phố Trà Vinh   20
*   Đại đội pháo binh, thành phố Trà Vinh   15
*   Đại đội 509, tỉnh Trà Vinh   35
*   Đại đội 517A pháo binh   50
*   Đại đội địa phương huyện Trà Cú   30
*   Đại đội 1 địa phương huyện Trà Ôn   30
*   Đại đội địa phương huyện Cầu Ngang   30
*   Đại đội địa phương huyện Vũng Liêm   40
*   Đại đội 1 địa phương huyện Càng Long   30
*   Đại đội 2 địa phương huyện Càng Long   30
*   Đại đội địa phương huyện Châu Thành   30
*   Đại đội địa phương huyện Long Toan   20
*   Đại đội địa phương huyện Cầu Kè   15
*   Đại đội địa phương huyện Tiểu Cần   15

XI.   Tỉnh Vĩnh Long
1.   Trung đòan D3, QK3   800


*   Cơ quan chỉ huy và bộ phận chuyên môn   415
*   Tiểu đoàn 306   170
*   Tiểu đoàn 308   65
*   Tiểu đoàn 312   150

2.   Các Đại đội và trung đội độc lập

*   Đại đội địa phương huyện Châu Thành   18
*   Đại đội địa phương huyện Bình Minh   32
*   Đại đội địa phương huyện Tam Bình   31
*   Đại đội địa phương huyện Minh Đức   35

XII.   Tỉnh Phong Định
1.   Các Tiểu đoàn độc lập


*   Tiểu đoàn 1 Tây Đô, tỉnh Cần Thơ   170
*   Tiểu đoàn 2012 đặc công, QK3   100
*   Tiểu đoàn 2311 pháo binh, QK3   100

2.   Các Đại đội và trung đội độc lập

*   Đại đội C36 đặc công – công binh, tỉnh Cần Thơ   35
*   Đại đội H37 pháo binh   30
*   Đại đội C158   60
*   Đại đội 823, thành phố Cần Thơ   30
*   Đại đội 824, thành phố Cần Thơ   35
*   Đại đội địa phương huyện Châu Thành A   20
*   Đại đội địa phương huyện Châu Thành B   16
*   Đại đội địa phương huyện Ô Môn   35
*   Đại đội địa phương huyện Phụng Hiệp   40
*   Đại đội địa phương huyện Kế Sách   30

XIII.   Tỉnh Chương Thiện
1.   Các Trung đoàn độc lập


a).   Trung đoàn 1, QK3   750[/color]

*   Cơ quan chỉ huy   350
*   Tiểu đoàn 303   100
*   Tiểu đoàn 307   100
*   Tiểu đoàn 309   200

b).   Trung đoàn D2, QK3   1150

*   Cơ quan chỉ huy   300
*   Tiểu đoàn 7   200
*   Tiểu đoàn 8   250
*   Tiểu đòan 9   200
*   Tiểu đoàn 10   200

c).   Trung đoàn 18   1200

*   Cơ quan chỉ huy   350
*   Tiểu đoàn 304   200
*   Tiểu đoàn 305   250
*   Tiểu đoàn 306   200
*   Tiểu đoàn 307 đặc công   200

d).   Trung đoàn 10 đặc công (95A), QK3   1000

*   Cơ quan chỉ huy   400
*   Tiểu doàn 7   200
*   Tiểu đoàn 8   200
*   Tiểu đoàn 9   200

2.   Các Tiểu đoàn độc lập

*   Tiểu đoàn 2014 đặc công, QK3   150
*   Tiểu đoàn 2315 pháo binh, QK3   130

3.   Các Đại đội và Trung đội độc lập

*   Đại đội địa phương, Gò Quao   35
*   Đại đội địa phương, Vĩnh Thuận   30
*   Đại đội địa phương, Hồng Vân   30
*   Đại đội địa phương huyện Long Mỹ   30

XIV.   Tỉnh Ba Xuyên
1.   Tiểu đoàn độc lập


*   Tiểu đoàn 1 Phú Lợi (hay đơn vị 764)   145

2.   Các Đại đội và trung đội độc lập

*   Đại đội 368 pháo binh, tỉnh Sóc Trăng   55
*   Đại đội 301, thành phố Sóc Trăng   27
*   Đại đội hoạt động đặc biệt, tỉnh Sóc Trăng   25
*   Đại đội C602 pháo binh, tỉnh Sóc Trăng   40
*   Đại đội C603 trinh sát, tỉnh Sóc Trăng   40
*   Đại đội 604 đặc công, tỉnh Sóc TRăng   20
*   Đại đội B68, tỉnh Sóc Trăng   30
*   Đại đội địa phương huyện Long Phú   30
*   Đại đội địa phương huyện Thuận Hóa   20
*   Đại đội địa phương huyện Thành Trì   25
*   Đại đội địa phương huyện Mỹ Xuyên   45
*   Đại đội Lịch Hội Thương   20

XV.   Tỉnh Bạc Liêu
1.   Tiểu đoàn độc lập


*   Tiểu đoàn 2 Phú Lợi (hay 764B0   200

2.   Các Đại đội và trung đội độc lập

*   Đại đội địa  phương huyện Phước Long   30
*   Đại đội địa phương huyện Vĩnh Châu   24
*   Trung đội đặc công huyện Vĩnh Châu   17
*   Đại đội địa phương huyện Vĩnh Lợi   23
*   Trung đội đặc công huyện Vĩnh Lợi   15
*   Đại đội địa phương huyện Gia Rai   20
*   Đại đội 2 địa phương, huyện Gia Rai   15

XVI.   Tỉnh An Xuyên
1.   Các Tiểu đoàn độc lập


*   Tiểu đoàn 2 U Minh, tỉnh Cà Mau   180
*   Tiểu đoàn 3 U Minh, tỉnh Cà Mau   240
*   Tiểu đoàn 962 vệ binh, QK3   200

2.   Các đại đội và trung đội độc lập

*   Đại đội đặc công thủy, QK3   30
*   Đại đội 165, tỉnh Cà Mau   30
*   Đại đội 289 pháo binh, tỉnh Cà Mau   45
*   Đại đội địa phương huyện Châu Thanh   31
*   Đại đội địa phương huyện Thới Bình   27
*   Đại đội địa phương huyện Mười Tế   15
*   Đại đội địa phương huyện Năm Cứng   35
*   Đại đội địa phương huyện Duyên Hải   40
*   Đại đội địa phương huyện Đầm Dơi   33

XVII.   Campuchia
1.   Sư đoàn 5 hay Công trường 5 (C20B-Z25)   3570


a).   Cơ quan chỉ huy   200

*   Tiểu đoàn 22 pháo binh   100
*   Tiểu đoàn 24 phòng không   100
*   Tiểu đoàn 26 thông tin   100
*   Tiểu đoàn 27 trinh sát   100
*   Tiểu đoàn 28 đặc công   100
*   Tiểu đoàn 29 vận tải   100
*   Tiểu đoàn 32 Điều dưỡng   100
*   Tiểu đoàn 33 quân y   100

b).   Trung đoàn 1 (Đoàn 11 – Trung đoàn 275)   640

*   Cơ quan chỉ huy   300
*   Tiểu đoàn 1   100
*   Tiểu đoàn 2   130
*   Tiểu đoàn 3   110

c).   Trung đoàn 2 (Đoàn 12 – 174 – H25)   1150

*   Cơ quan chỉ huy   400
*   Tiểu đoàn 4   200
*   Tiểu đoàn 5   200
*   Tiểu đoàn 6   200
*   Tiểu đoàn K4B   150

d).   Trung đoàn 3 (E6 – Đoàn 13 – C138)   630

*   Cơ quan chỉ huy   250
*   Tiểu đoàn 7   80
*   Tiểu đoàn 8   150
*   Tiểu đoàn 9   150
*   Tiểu đoàn Z12 phòng không, Sư đoàn 69 pháo binh   150 (Tăng cường cho Trung đoàn 3, Sư đoàn 5)


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: rongxanh trong 02 Tháng Ba, 2009, 09:59:41 pm
Tiếp...
----

Danh sách – Quân số các đơn vị hành chính Quân Giải phóng miền Nam trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam
đến 31/5/1973




A.   Địa bàn Quân khu 1 - VNCH

I.   Tỉnh Quảng Trị

*   Mặt trận B5   250
*   Bệnh viện 43, Mặt trận B5   30
*   Cơ quan chỉ huy tỉnh Quảng Trị   60
*   Ban Tham mưu   50
*   Ban Chính trị   60
*   Ban Hậu cần   60
*   Đại đội vận tải C12   40
*   Đại đội công binh C24   45
*   Đại đội thông tin C18   60
*   Đại đội vệ binh C17   40
*   Bệnh viện H88   50
*   Cơ quan chỉ huy huyện Gio Linh   20
*   Cơ quan chỉ huy huyện Cam Lộ   50
*   Cơ quan chỉ huy huyện Triệu Phong   40
*   Cơ quan chỉ huy huyện Hải Lăng   35
*   Cơ quan chỉ huy thị xã Quảng Hà   100

II.   Tỉnh Thừa Thiên

*   Cơ quan chỉ huy mặt trận Thừa Thiên – Huế   400
*   Ban Tham mưu   50
*   Ban Chính trị   40
*   Ban Hậu cần   70
*   Tiểu đoàn thông tin, QK Trị Thiên   150
*   Tiểu đòan công binh, QK Trị Thiên   200
*   Tiểu đoàn quân y, QK Trị Thiên   140
*   Tiểu đoàn hậu cần/ vận tải, QK Trị Thiên   250
*   Tiểu đoàn vệ binh K8, QK Trị Thiên   200
*   Tiểu đoàn 400 Điều dưỡng, QK Trị Thiên   130
*   Cơ quan chỉ huy tỉnh Thừa Thiên   100
*   Bộ phận tham mưu   40
*   Bộ phận chính trị   30
*   Bộ phận hậu cần   40
*   Cơ quan chỉ huy thành phố Huế   25
*   Cơ quan chỉ huy huyện Phong Điền   30
*   Cơ quan chỉ huy huyện Quảng Điền   20
*   Cơ quan chỉ huy huyện Hương Trà   30
*   Cơ quan chỉ huy huyện Hương Thọ   30
*   Cơ quan chỉ huy huyện Hương Thủy   25
*   Cơ quan chỉ huy huyện Phú Vang   25
*   Cơ quan chỉ huy huyện Phú Lộc   35
*   Đại đội vận tải, thành phố Huế   60

III.   Tỉnh Quảng Nam

*   Ban chỉ huy, Mặt trận 44 hay Đặc khu Quảng Đà   100
*   Ban Tham mưu   30
*   Ban CHính trị   70
*   Ban Hậu cần   50
*   Bệnh viện 76, MT44   50
*   Bệnh viện 78, MT 44   40
*   Bệnh viện 79, MT 44   40
*   Đại đội vệ binh, MT 44   50
*   Tiểu đoàn 130 vận tải, MT 44   250
*   Tiểu đoàn 140 vận tải, MT 44   100
*   Tiểu đoàn 150 vận tải, MT 44   100
*   Tiểu đoàn 26 thông tin, MT 44   100
*   Nông trường Quyết Thắng, MT 44   120
*   Sở chỉ huy Khu 1, huyện Hòa Vang   30
*   Đại đội 1 công binh, khu 1, huyện Hòa Vang   30
*   Đại đội 2 công binh, khu 1, huyện Hòa Vang   30
*   Sở chỉ huy Khu 2, huyện Hòa Vang   50
*   Bệnh viện 79, Khu 2 huyện Hòa Vang   10
*   Sở chỉ huy Khu 3, huyện Hòa Vang   30
*   Sở chỉ huy thành đội Đà Nẵng   50
*   Sở chỉ huy quận đội 1, thành phố Đà Nẵng   50
*   Sở chỉ huy quận đội 2, thành phố Đà Nẵng   35
*   Sở chỉ huy quận đội 3, thành phố Đà Nẵng   50
*   Sở chỉ huy quận đội 3 núi   200
*   Huyện đội Điện Bàn   50
*   HUyện đội Đại Lộc    45
*   Huyện đội Duy Xuyên   50
*   Trung đoàn 220 vận tải, QK5   2000
*   Trung đoàn 260 vận tải, QK5   700
*   Trung đoàn 200 vận tải, tỉnh đội Lam Sơn   200

IV.   Tỉnh Quảng Tín

*   Tỉnh đội Quảng Nam   150
*   Ban Tham mưu   60
*   Ban CHính trị   30
*   Ban Hậu Cần   30
*   Ban chỉ huy Khu A   60
*   Bệnh xá   20
*   Đại đội công binh   30
*   Đại đội thông tin   50
*   Đại đội 45 vận tải   60
*   Đại đội 46 vận tải   40
*   Trường huấn luyện   25
*   Huyện đội Quế Sơn   50
*   Trung đội công binh, huyện Quế Sơn   10
*   Huyện đội Thăng Bình   57
*   Huyện đội Tiên Phước   52
*   Huyện đội Quế Tiên   53
*   Cơ quan chỉ huy Huyện đội Bắc Tam Kỳ   55
*   Cơ quan chỉ huy Huyện đội Nam Tam Kỳ   59
*   Trung đội công binh, Nam huyện Tam Kỳ   10
*   Thành đội Tam Kỳ   35
*   Trung đoàn 230 vận tải, QK5   1800
*   Tiểu đoàn vận tải, Binh trạm 280
*   Tiểu đoàn công binh, Binh trạm 280
*   Tiểu đoàn phòng không, Binh trạm 280

V.   Tỉnh Quảng Ngãi

*   Bộ chỉ huy Quân khu 5   500
*   Cục Tham mưu   500
*   Cục Chính trị   110
*   Cục Hậu cần   600
*   Trung đoàn 503 vận tải, QK5   1200
*   Tiểu đoàn 705 vận tải QK5   200
*   Tiểu đoàn 1 thông tin, QK5   200
*   Tiểu đoàn 2 thông tin, QK5   150
*   Tiểu đoàn 7 sản xuất nông nghiệp, QK5   150
*   Tiểu đoàn 7 vệ binh, QK5   150
*   Tiểu đoàn 1 dự bị? (Replacement), QK5   100
*   Tiểu đoàn 2 dự bị? (Replacement), QK5   100
*   Trường đào tạo quân chính, QK5   100
*   Tỉnh đội Quảng Ngãi   50
*   Ban Tham mưu   45
*   Ban Chính trị   45
*   Ban Hậu cần   50
*   Thành đội Quảng Ngãi   50
*   Đại đội H18 thông tin, tỉnh Quảng Ngãi   50
*   Đại đội H16 công binh, tỉnh Quảng Ngãi   45
*   Bệnh viện B21, tỉnh Quảng Ngãi   30
*   Bệnh viện B25, tỉnh Quảng Ngãi   35
*   Đại đội H22 vận tải, tỉnh Quảng Ngãi   80
*   Đại đội H20 huấn luyện   15
*   Đại đội H41 vệ binh   35
*   Huyện đội Trà Bồng   75
*   Huyện đội Bình Sơn   40
*   Huyện đội Sơn Tịnh   35
*   Huyện đội Tư Nghĩa   40
*   Huyện đội Nghĩa Hành   30
*   Huyện đội Minh Long   35
*   Huyện đội Sơn Hà   40
*   Huyện đội Mộ Đức   35
*   Huyện đội Ba Tơ   40
*   Huyện đội Đức Phổ   50
*   Huyện đội Sông Ré   30

VI.   Lào

*   Trung đoàn 592 công binh   1000
*   Trung đoàn 4 công binh   1100
*   Trung đoàn 10 công binh   1400
*   Trung đoàn 95 công binh   1100
*   Trung đoàn 98 công binh   1500
*   Trung đoàn 14 vận tải   1000
*   Tiểu đoàn 75 công binh   300
*   Tiểu đoàn 69 công binh   300
*   Tiểu đoàn 666 công binh   300
*   Tiểu đoàn 968 công binh   200
*   Tiểu đoàn 29 vận tải   300
*   Tiểu đòan 53 vận tải   200
*   Tiểu đoàn 56 vận tải   200
*   Tiểu đoàn 161 vận tải   300
*   Tiểu đoàn 33 thông tin   250
*   Tiểu đoàn 45 thông tin   250   


Tiêu đề: Các lực lượng quân đội đã tham chiến ở việt nam
Gửi bởi: hipzols trong 26 Tháng Ba, 2009, 01:58:28 pm
Hi moị  người rất vui dc biết đến diễn dàn này. một điều rất bổ ích cho người những thế hệ sau bọn em.
dưới đây là một số hình ảnh logo về các lực lượng đã tham chiến ở việt nam.
em ko biết có chưa tạm thời post lên tham khảo .nếu có admin move dùm em nhé.
(http://i219.photobucket.com/albums/cc188/hipzols/1-4.jpg)
(http://i219.photobucket.com/albums/cc188/hipzols/2-2.jpg)
(http://i219.photobucket.com/albums/cc188/hipzols/3-5.jpg)
(http://i219.photobucket.com/albums/cc188/hipzols/4-2.jpg)
(http://i219.photobucket.com/albums/cc188/hipzols/5-1.jpg)

rất mong dc mọi người bổ sung thêm .thanks


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: rongxanh trong 09 Tháng Năm, 2009, 10:20:11 pm
Tiếp theo và hết
-----------

B.   Quân khu 2 VNCH

I.   Tỉnh Bình Định

*   Trung đoàn 240 vận tải, QK5   1000
*   Tiểu đoàn 1 thanh niên xung phong, Đoàn Bắc Sơn   300
*   Tiểu đoàn 2 thanh niên xung phong, Đoàn Trung Sơn   300
*   Tiểu đoàn 3 thanh niên xung phong, Đoàn Nam Sơn   300
*   Tỉnh đội Bình Định   450
*   Các Huyện đội, tỉnh BÌnh ĐỊnh   200
*   Tiểu đoàn 253 vận tải, Trung đoàn 250 vận tải   150

II.   Tỉnh Kontum

*   Bộ chỉ huy Mặt trận B3   300
*   Ban Tham mưu   350
*   Ban Chính trị   170
*   Ban Hậu cần   100
*   Ban chỉ huy trung đoàn 250 vận tải   200
*   Tiểu đoàn 2 vận tải, Trung đoàn 15 vận tải   200
*   Tiểu đòan D5 vận tải, B3   400
*   Tiểu đoàn 765 vận tải, B3   400
*   Trường huấn luyện, B3   30
*   Tỉnh đội Kontum   420
*   Đơn vị 3 Điều dưỡng, B3   70
*   Đơn vị 4 Điều dưỡng, B3   70
*   Bệnh viện V10, B3   27
*   Đơn vị 1 Điều dưỡng, B3   70

III.   Tỉnh Pleiku

*   Trung đoàn 15 vận tải   1200
*   Tiểu đoàn 7 vận tải   380
*   Tiểu đoàn K21 dự bị? (Replacement)   80
*   Tiểu đoàn K22 dự bị? (Replacement)   80
*   Tiểu đoàn K23 dự bị? (Replacement)   80
*   Tiểu đoàn D25 công binh   180
*   Trường quân chính   400
*   Trường hậu cần   50
*   Trường chính trị   50
*   Công binh xưởng X53   80
*   Công binh xưởng X55   20
*   Kho X6   200
*   Tỉnh đội Gia Lai   380
*   Đơn vị Quân báo   60
*   Trường huấn luyện đặc công, B3    30
*   Đơn vị 2 Điều dưỡng, B3   70

IV.   Tỉnh Phú Yên

*   Bộ phận của Trung đoàn 250 vận tải   250
*   Tỉnh đội Phú Yên   350
*   Đại đội C18 thông tin   50
*   Đại đội 23 vận tải   90
*   Đại đội C19 công binh   40

V.   Tỉnh Khánh Hòa

*   Tiểu đoàn 252, trung đoàn 250 vận tải   600
*   Tỉnh đội Khánh Hòa   600
*   Huyện đội Cam Ranh   15
*   Huyện đội Vạn Ninh   20
*   Huyện đội Nam Ninh Hòa   15
*   Huyện đội Bắc Ninh Hòa   20
*   Huyện đội Diên Khánh   20
*   Huyện đội Vĩnh Tranh   20
*   Huyện đội Khánh Sơn   20
*   Trung đội B27 vận tải   30
*   Đại đội B14 thông tin   50
*   Huyện đội Vĩnh SƠn   20
*   Huyện đội Vĩnh Khánh   20

VI.   Tỉnh Ninh Thuận

*   Tỉnh đội Ninh Thuận   150

VII.   Tỉnh Đắc Lắc

*   Tiểu đòan 251, Trung đoàn 250 vận tải   350
*   Tỉnh đội Đắc Lắc   780

VIII.   Tỉnh Quảng Đức

*   Tỉnh đội Quảng Đức   100

IX.   Tỉnh Tuyên Đức

*   Tỉnh đội Tuyên Đức   460

X.   Tỉnh Lâm ĐỒng

*   Tỉnh đội Lâm ĐỒng   630
*   Tiểu đoàn H60 vận tải   150

XI.   Tỉnh Bình Thuận

*   Bộ chỉ huy Quân khu 6   293
*   Ban Tham mưu   113
*   Ban CHính trị   483
*   Ban Hậu cần   350
*   Tiểu đoàn H50 vận tải   350
*   Tỉnh đội Bình Thuận   600
*   Các đơn vị chuyên môn    550

XII.   Campuchia

*   Tiểu đoàn 5 vận tải   400
*   Tiểu đòan 6 vận tải, Trung đoàn 15 vận tải   200
*   Tiểu đoàn K26 thông tin   500
*   Tiểu đòan 8 vận tải, Mặt trận B3   400

C.   Quân khu 3

I.   Tỉnh Bình Tuy

*   Tỉnh đội Bình Tân   192
*   Các huyện đội của tỉnh Bình Tân   93

II.   Tỉnh Phước Long

*   Tỉnh đội Phước Long   210

III.   Tỉnh Bình Long

*   Tỉnh đội Bình Long   260
*   Tỉnh đội Tây Phước BÌnh   775

IV.   Tỉnh Long Khánh

*   Đoàn hậu cần 814, Bộ chỉ huy QGP miền Nam   1900
*   Tiểu đoàn vận tải bưu điện 47, Bộ chỉ huy QGP miền Nam   100
*   Đoàn vận tải 30, Quân khu Đông Nam Bộ hay QK1   100
*   Đoàn vận tải J600, Quân khu ĐÔng Nam Bộ   85

V.   Tỉnh Phước Tuy

*   Các huyện đội của Quân khu Đông Nam Bộ   400

VI.   Tỉnh Biên Hòa

*   Thành đội Biên Hòa   115
*   Các huyện đội   335
*   Đơn vị quân bưu, tham mưu, Quân khu ĐÔng Nam Bộ   57

VII.   Tỉnh Tây Ninh

*   Tỉnh đội Tây Ninh   20
*   Ban Tham mưu   250
*   Ban Chính trị   100
*   Ban Hậu cần   380
*   Tiểu đoàn A66 trinh sát, quân báo, J2, Bộ chỉ huy QGP miền Nam   230
*   Các huyện đội, tỉnh đội Tây Ninh   300
*   Tiểu đoàn A13 thông tin, J2, Bộ chỉ huy QGP miền Nam   100
*   Bộ chỉ huy QGP miền Nam   300
*   CỤc Tham mưu   5010
*   Cục CHính trị   560
*   Cục Hậu cần   900

VIII.   Tỉnh Hậu Nghĩa

IX.   Tỉnh Bình Dương

*   Bộ chỉ huy, Quân khu ĐÔng Nam Bộ   300
*   Ban Tham mưu   1200
*   Ban CHính trị   600
*   Ban Hậu cần   1300
*   Các huyện đội   800
*   Đoàn hậu cần 235, Bộ chỉ huy QGP miền Nam   500

X.   Tỉnh Long An

*   Các huyện đội   630
*   Đại đội C200 thông tin   40
*   Tiểu đòan A66 vận tải, Quân khu ĐÔng Nam Bộ   200

XI.   Campuchia

*   Bộ chỉ huy Quân khu 1,4   200
*   Ban Tham mưu   210
*   Ban CHính trị   90
*   Ban Hậu cần   300
*   Trung đoàn 90, Bộ chỉ huy QGP miền Nam   1750
*   Trung đoàn 92, Bộ chỉ huy QGP miền Nam   1500
*   Đoàn 220 Hậu cần, Bộ chỉ huy QGP miền Nam   2000
*   Đoàn 210 Hậu cần, Bộ chỉ huy QGP miền Nam   2500
*   Đoàn 230 Hậu cần, Bộ chỉ huy QGP miền Nam   2000
*   Đoàn 17 Hậu cần, Bộ chỉ huy QGP miền Nam   1400
*   Đoàn 500 Hậu cần, Bộ chỉ huy QGP miền Nam   1000
*   Đoàn 400 Hậu cần, Bộ chỉ huy QGP miền Nam   500
*   Đoàn 300 Hậu cần, Bộ chỉ huy QGP miền Nam   500
*   Tiểu đòan 48 vận tải, Bộ chỉ huy QGP miền Nam   240
*   Tiểu đòan 49 vận tải, Bộ chỉ huy QGP miền Nam   200
*   Bộ chỉ huy Quân khu C10 Khmer   400
*   Bộ chỉ huy Quân khu C20 Khmer   300
*   Bộ chỉ huy Quân khu C30 Khmer   350
*   Bộ chỉ huy Quân khu C40 Khmer   300
*   Bộ chỉ huy Quân khu C50 Khmer   200
*   Tiểu đòan 49 quân bưu, Bộ chỉ huy QGP miền Nam   100
*   Ban Đặc công, Bộ chỉ huy QGP miền Nam   350
*   Tiểu đoàn H19 huấn luyện, Bộ chỉ huy QGP miền Nam   200
*   Tiểu đoàn H11 huấn luyện đặc công, Bộ chỉ huy QGP miền Nam   100
*   Tiểu đòan 9 thanh niên xung phong, Bộ chỉ huy QGP miền Nam   200
*   Tiểu đoàn 40 thông tin, Bộ chỉ huy QGP miền Nam   200
*   Tiểu đoàn 42 thông tin, Bộ chỉ huy QGP miền Nam   200
*   Tiểu đoàn 44 thông tin, Bộ chỉ huy QGP miền Nam   200
*   Tiểu đòan K8 huấn luyện, Long An   200
*   Tiểu đòan công binh C23, Quân khu C30   40
*   Trường quân chính H12   510
*   Đoàn hậu cần 240   
*   Đoàn hậu cần 340
*   Đoàn hậu cần 770

D.   Quân khu 4

I.      Tỉnh Sa Đéc

*   Tỉnh đội Vĩnh Long   100

II.   Tỉnh Kiến Tường

*   Tỉnh đội Kiến Tường   250

III.   Tỉnh Định Tường

*   Tỉnh đội   05
*   Ban Tham mưu   186
*   Ban Chính trị   55
*   Ban Hậu cần   125
*   Bệnh viện 1, Ban Hậu cần   27
*   Bệnh viện 2, Ban Hậu cần   29
*   Bệnh viện 3, Ban Hậu cần   23
*   Trường Y tế   12
*   Đại đội công binh   26
*   Huyện đội Bắc Châu Thành   122
*   Huyện đội Nam Châu Thành   130
*   Huyện đội Bắc Cai Lậy   97
*   Huyện đội Nam Cai Lậy   66
*   Huyện đội CHợ Gạo   22
*   Huyện đội Cái Bè   160
*   Đại đội công binh C30B, Quân khu 2   20

IV.   Tỉnh Gò Công

*   Các huyện đội trong tỉnh Gò Công   150
*   Tỉnh đội Gò Công   65

V.   Tỉnh Kiến Hòa

*   Tỉnh đội Bến Tre   900
*   Các huệyn đội trong tỉnh Bến Tre   1000

VI.   Tỉnh Kiến Phong

*   Tỉnh đội Kiến Phong   400
*   Các huyện đội của tỉnh Kiến Phong   500

VII.   Tỉnh An Giang

*   Tỉnh đội An Giang   450
*   Các huyện đội trong tỉnh An Giang   200
*   Tiểu đoàn 161 vận tải   65

VIII.   Tỉnh Kiên Giang

*   Đại đội công binh, tỉnh Rạch Giá   80
*   Tỉnh đội Rạch Giá   335
*   Các huyện đội của tỉnh Rạch Giá   335

IX.   Tỉnh Vĩnh Bình

*   Tỉnh đội Trà Vinh   410

X.   Tỉnh Vĩnh Long

*   Tỉnh đội Vĩnh Long   205
*   Các huyện đội trong tỉnh Vĩnh Long   375

XI.   Tỉnh Phong Định

*   Tỉnh đội Cần Thơ   340
*   Các huyện đội của tỉnh Cần Thơ   310

XII.   Tỉnh Chương Thiện

*   Tiểu đòan huấn luyện T70, Quân khu 3   120

XIII.   Tỉnh Ba Xuyên

*   Tỉnh đội Sóc Trăng   485
*   Các huyện đội của tỉnh Sóc Trăng   360

XIV.   Tỉnh An Xuyên

*   Bộ chỉ huy Quân khu 3   100
*   Ban Tham mưu   620
*   Ban Chính trị   255
*   Ban Hậu Cần   970
*   Tiền phương Ban Hậu cần, QK 3   170
*   Bộ phận Tham mưu   40
*   Trường quân chính, QK3   75
*   Đoàn vận tải 197   20
*   Đoàn vận tải 1976   10
*   Đơn vị vận tải   30
*   Tỉnh đội Cà Mau   312
*   Các huyện đội của tỉnh Cà Mau   358

XV.   Campuchia

*   Bộ chỉ huy Quân khu 2   100
*   Ban Tham mưu   90
*   Ban CHính trị   55
*   Ban hậu cần   80
*   Tiểu đoàn D16 vận tải, QK2   155
*   Đại đội 250X thông tin, Qk2   40
*   Các đơn vị khác   800
*   Kho T22, Ban Hậu cần QK2   40
*   Đoàn vận tải 195, QK3   1000
*   Tiểu đoàn 60A vận tải, Bộ chỉ huy QGP miền Nam   150


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: canpl trong 18 Tháng Tám, 2009, 08:56:16 pm
các bác cho hỏi trung đoàn 154 quân khu hữu ngạn năm 1963-1964 hiện nay trực thuộc đâu , mong các bác thông tin gia đình tôi đang tìm thông tin liệt sỹ trước đây bên pháo binh thì phải


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 22 Tháng Mười, 2009, 05:21:04 pm
Bài này nói về sự hiện diện của các chuyên gia QS thuộc khối XHCN ở Đông Dương trong KCCM: http://www.globusz.com/ebooks/LuisSilva/00000018.htm

Một số điểm đáng chú ý:

- Nhiều nguồn tin khác nhau (dân thường, quân nhân Việt-Lào chiêu hồi, tình báo/biệt kích Mỹ-VNCH...) xác nhận chuyên gia QS của khối XHCN có mặt ở Lào, CPC và VN (nam vĩ tuyến 17), bao gồm LX, TQ, Tiệp, Đông Đức, Ba Lan, Triều Tiên, Cuba... thậm chí có cả người Pháp (?).

- Đông Đức được cho là có 1 tiểu đoàn công binh ở Lào - theo báo cáo của biệt kích Mỹ.

- Quân nhân Triều Tiên được cho là tham gia chiến đấu chống quân Lon Nol ở CPC - dựa vào việc bắt được 1 số bản tin liên lạc bằng tiếng Triều Tiên. Cũng lí do tương tự mà quân nhân TQ được cho là có mặt hoặc thậm chí chỉ huy 1 số đơn vị VN.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: altus trong 22 Tháng Mười, 2009, 05:23:51 pm
Bài này nói về sự hiện diện của các chuyên gia QS thuộc khối XHCN ở Đông Dương trong KCCM: http://www.globusz.com/ebooks/LuisSilva/00000018.htm

Các diễn đàn trước nay vẫn hay lôi cái này ra. Chẳng có bằng chứng gì cụ thể cả.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 22 Tháng Mười, 2009, 05:30:01 pm
Bên diễn đàn china-defense có 1 ku nói là quen cựu binh TQ từng ở Lào, nhiệm vụ là nghe trộm điện đài và do thám Bắc Việt Nam ::)


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: fanlong74 trong 27 Tháng Mười, 2009, 06:00:59 pm
Bài này nói về sự hiện diện của các chuyên gia QS thuộc khối XHCN ở Đông Dương trong KCCM: http://www.globusz.com/ebooks/LuisSilva/00000018.htm

Các diễn đàn trước nay vẫn hay lôi cái này ra. Chẳng có bằng chứng gì cụ thể cả.
Hồi lâu em có nghe 1 cụ chiến đấu ở Phú yên kể chuyện đón đoàn sĩ quan TQ và BTT vào chiến trường khoản trước 68 (đi thực tế chứ không phải làm chuyên gia), họ ở được 3 ngày, ăn hết sắn (là thứ chỉ dùng đãi khách) chuyển qua ăn rau rừng chịu không nổi nên xin ra bắc lại. Cụ kể trong lúc đang trò chuyện với các đồng đội cũ, đồng đội của cụ có vẻ không muốn nhắc tới việc này nên em không dám hỏi thêm. Cụ kể ra câu chuyện có ý nói sức chịu đựng của các đồng chí đó kém hơn các cụ chứ không có ý ôn lại kỷ niệm nên khi thấy đồng đội không hưởng ứng cụ cũng dừng luôn. Vụ này em biết trước cả vụ phi công BTT tham chiến, có thể những chuyện như vậy vào lúc đó được xếp vào nhóm không nên công khai chăng.
Vụ quân nhân Cu Ba được QGP dẫn đường bò vào căn cứ Chu Lai nghiên cứu thì em nghe bà đại sứ Cu Ba kể lại 1 lần trên TV nhân dịp lễ lộc gì đó (minh họa cho tình đoàn kết hữu nghị của QĐ 2 nước). Sau này được nghe lại từ 1 ông khác cũng trong ĐSQ Cu Ba
Em cũng thử hỏi lại nhưng chưa có kết quả về các vụ này. Tuy hiên theo em nghĩ, với hoàn cảnh chiến trường lúc đó, họ đi tham quan lấy thực tế chứ chả phải chuyên gia


Tiêu đề: Binh lính Trung Quốc có mặt tại miền Nam VN trong KCCM??
Gửi bởi: rongxanh trong 03 Tháng Mười Một, 2009, 09:56:18 pm
Nhân có bài này,

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=113.120

Bài này nói về sự hiện diện của các chuyên gia QS thuộc khối XHCN ở Đông Dương trong KCCM: http://www.globusz.com/ebooks/LuisSilva/00000018.htm

Các diễn đàn trước nay vẫn hay lôi cái này ra. Chẳng có bằng chứng gì cụ thể cả.

Cái này đã được gọi là bằng chứng chưa nhỉ?

(http://i595.photobucket.com/albums/tt38/rongxanhpmu2/KyvatKCCM/P3_Page_1.jpg)


Tiêu đề: Re: Binh lính Trung Quốc có mặt tại miền Nam VN trong KCCM??
Gửi bởi: rongxanh trong 03 Tháng Mười Một, 2009, 09:56:54 pm
(http://i595.photobucket.com/albums/tt38/rongxanhpmu2/KyvatKCCM/P3_Page_2.jpg)


Tiêu đề: Re: Binh lính Trung Quốc có mặt tại miền Nam VN trong KCCM??
Gửi bởi: rongxanh trong 03 Tháng Mười Một, 2009, 09:57:17 pm
(http://i595.photobucket.com/albums/tt38/rongxanhpmu2/KyvatKCCM/P3_Page_3.jpg)


Tiêu đề: Re: Binh lính Trung Quốc có mặt tại miền Nam VN trong KCCM??
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 03 Tháng Mười Một, 2009, 11:17:32 pm
Rongxanh:
Trong box Tài liệu - hồi ký Việt nam, phần topic Cuộc chiến thầm lặng của Đại tá Đinh Như Ninh, cũng có nói vài đoạn về chuyên gia QS nước ngoài (LX, TQ?) vào đến khu vực do đơn vị của ông phụ trách.


Tiêu đề: Re: Binh lính Trung Quốc có mặt tại miền Nam VN trong KCCM??
Gửi bởi: chiangshan trong 08 Tháng Mười Một, 2009, 09:10:50 pm
Nhân có bài này,

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=113.120

Bài này nói về sự hiện diện của các chuyên gia QS thuộc khối XHCN ở Đông Dương trong KCCM: http://www.globusz.com/ebooks/LuisSilva/00000018.htm

Các diễn đàn trước nay vẫn hay lôi cái này ra. Chẳng có bằng chứng gì cụ thể cả.

Cái này đã được gọi là bằng chứng chưa nhỉ?

http://i595.photobucket.com/albums/tt38/rongxanhpmu2/KyvatKCCM/P3_Page_1.jpg

Vấn đề là có mặt với tư cách quan sát viên hay chuyên gia QS/cố vấn. Theo nghĩa 1 thì đến nay cả đường chính thức lẫn không chính thức đều xác nhận là có.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: altus trong 23 Tháng Mười Một, 2009, 02:37:14 am
Nghĩa 1 thì cần gì tìm cho xa. Hồi trước bên TTVNOL có cả cái ảnh to tổ chẳng chụp cái khẩu hiệu hoan nghênh các đ/c TQ vào thăm miền Nam đấy thôi.  ;)

À đây rồi:

(http://i154.photobucket.com/albums/s259/altus_71/vn-dncthanhtcthamnam67.jpg)

Câu hỏi là đã có đ/c nào cầm AK/K-54 tay bo với giặc chưa thôi.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 23 Tháng Mười Một, 2009, 08:53:51 am
Thế thượng tá Tút lấy gì để chứng minh các đ/c TQ được chào mừng ở đây là quân nhân, nhỡ đại biểu hội phụ nữ thì sao ;D


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: altus trong 24 Tháng Mười Một, 2009, 06:42:52 am
Ờ, thì phụ nữ có đến cũng phải "quan sát" chứ. Đi làm cố vấn thì chắc không nói là "đến thăm" được.  ???


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: rongxanh trong 24 Tháng Mười Một, 2009, 10:15:44 pm
Nghĩa 1 thì cần gì tìm cho xa. Hồi trước bên TTVNOL có cả cái ảnh to tổ chẳng chụp cái khẩu hiệu hoan nghênh các đ/c TQ vào thăm miền Nam đấy thôi.  ;)

À đây rồi:

(http://i154.photobucket.com/albums/s259/altus_71/vn-dncthanhtcthamnam67.jpg)

Câu hỏi là đã có đ/c nào cầm AK/K-54 tay bo với giặc chưa thôi.

ĐÓ là sau năm 1973, khi CHính phủ CMLT MNVN có đất làm trụ sở chính, mấy nước có quan hệ đặt đại sứ quán nên mới có khẩu hiệu chào đón, quan tư à ;)


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: khanhkhe trong 25 Tháng Mười Một, 2009, 04:32:35 pm
Gửi bác Chiangshan : bác cho em hỏi một chút ! Ở biên giới phía bắc đợt đánh t em ở E52 F337 , trong sử của f337 em thấy nói e52 thuộc f341 chuyển sang khi thành lập f337 . Nhưng hồi hội diễn văn nghệ của E52 bọn em các thủ trưởng có nói là E52 của bọn em là trung đoàn Tây tiến năm xưa và tiết mục văn nghệ của E cũng toàn nói về đoàn Tây tiến . Trong topic này em thấy E52 trong kccm F320B cũng có , F338 , F341, F2 , F320A , F7 cũng có , vậy E52 đó có phải là trung đoàn Tây tiến của F320 không ạ ?


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 25 Tháng Mười Một, 2009, 07:34:31 pm
Gửi bác Chiangshan : bác cho em hỏi một chút ! Ở biên giới phía bắc đợt đánh t em ở E52 F337 , trong sử của f337 em thấy nói e52 thuộc f341 chuyển sang khi thành lập f337 . Nhưng hồi hội diễn văn nghệ của E52 bọn em các thủ trưởng có nói là E52 của bọn em là trung đoàn Tây tiến năm xưa và tiết mục văn nghệ của E cũng toàn nói về đoàn Tây tiến . Trong topic này em thấy E52 trong kccm F320B cũng có , F338 , F341, F2 , F320A , F7 cũng có , vậy E52 đó có phải là trung đoàn Tây tiến của F320 không ạ ?

Theo tìm hiểu của em thì e52/f337 nguồn gốc là từ f320B, rồi lần lượt chuyển sang f341, f338 và cuối cùng là f337. f320B khi thành lập thì lại do 1 phần cán bộ của f320A tách sang nên trung đoàn bác coi như là anh em song sinh với e52/f320A (đoàn Tây Tiến).


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 25 Tháng Mười Một, 2009, 07:42:52 pm
Quân TQ ở VN.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: fanlong74 trong 25 Tháng Mười Một, 2009, 10:31:23 pm
các bác Chiangsan, Altus và Rongxanh xem kỹ "Know Your Enemy: The Viet Cong" chưa nhỉ  ::)


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: altus trong 25 Tháng Mười Một, 2009, 11:07:19 pm
Tôi tin bác rongxanh hơn. Chắc bọn Mẽo chắp phim quay sau 1973 vào phim thu được năm 1965 để dựng chuyện.  ;)


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: fanlong74 trong 26 Tháng Mười Một, 2009, 10:45:36 am
Tôi tin bác rongxanh hơn. Chắc bọn Mẽo chắp phim quay sau 1973 vào phim thu được năm 1965 để dựng chuyện.  ;)
Phim gốc làm năm 1966 mà bác, hay bản em down được trên net là do bọn phản động quốc tế mới làm lại sau này tung lên mạng để đánh lừa dư luận nhân dân tiến bộ yêu chuộng hòa bình  ::)    . Cái hình của bác đưa lên dường nhưnhư cũng thừ phim đó thì phải ;)
chuyện quân nhân các nước XHCH vào Nam em cũng đã kể những gì em biết và hỏi những gì em chưa rõ trên mấy topic rồi nhưng chưa ra ngô ra khoai gì cả, chắc phải chờ nhà ta giải mật mới cụ thể được.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: altus trong 26 Tháng Mười Một, 2009, 04:47:39 pm
Dạo trước tôi cũng từng đi hỏi xem bên này ở đâu có tài liệu chính thức liên quan đến quân nhân Ba Lan đã từng ở VN, trong Ủy ban giám sát hay là chuyên gia trực tiếp giúp quân mình, lần mãi mới đến một chỗ họ trả lời là tất cả những của ấy để trong lưu trữ của Tổng Cục 2 BTTM QĐND Ba Lan, nên diện như tôi không có cửa nào. Sau gặp mấy ông Ba Lan nghiên cứu lịch sử chuyên nghiệp, họ bảo xin giấy phép vào đọc phải đợi khoảng 1 năm, không được sao chụp gì hết, tên người bị tô đen cả. Mà đấy là gần 20 năm sau khi đã đổi chính thể, vào NATO đấy các bác.  ;D


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: _new trong 26 Tháng Mười Một, 2009, 05:11:19 pm
Dạo trước tôi cũng từng đi hỏi xem bên này ở đâu có tài liệu chính thức liên quan đến quân nhân Ba Lan đã từng ở VN, trong Ủy ban giám sát hay là chuyên gia trực tiếp giúp quân mình, lần mãi mới đến một chỗ họ trả lời là tất cả những của ấy để trong lưu trữ của Tổng Cục 2 BTTM QĐND Ba Lan
- Cái này em nghĩ là trả lời theo cảm tính. Cứ có cái gì có vẻ "nhạy" một tí là gán cho TC2 với nhân viên mật.
- Nếu có đơn vị TQ chiến đấu ở VN thật, hồi 79 TQ họ tung ra ngay, chứ chẳng bỏ qua.
- Vấn đề này chắc chắn Mỹ và thế lực phản động cũng cố đào rồi, liên quan đến vấn đề pháp lý, chính nghĩa mà.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: altus trong 26 Tháng Mười Một, 2009, 09:36:41 pm
- Cái này em nghĩ là trả lời theo cảm tính. Cứ có cái gì có vẻ "nhạy" một tí là gán cho TC2 với nhân viên mật.

Không biết cái người trả lời tôi họ cảm tính hay căn cứ vào đâu, vì tôi chưa được lên chiếu có thể đòi trả lời bằng văn bản.   :-[ Tuy nhiên mấy ông sử gia tôi quen họ cũng xác nhận là để ở đấy. Tất cả hồ sơ cá nhân, báo cáo, tổng kết của nhân viên PL sang ICCS và làm nghĩa vụ quốc tế đều do tình báo quân đội lúc đó quản lý. Tôi còn từng gặp một tay đi tìm hồ sơ của bố hắn (đã mất) để tìm hiểu, cho vào gia phả, hắn được xác nhận là hồ sơ về các hoạt động tại VN của bố anh để ở đây, nhưng bị từ chối không cho vào đọc. Hắn nhờ đại biểu quốc hội can thiệp cũng không được.

Mà nhà bác đã đọc PM chưa. Tiền tuyến đang kêu gọi đấy.  ;)


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: lekiem trong 25 Tháng Mười Hai, 2009, 08:23:06 pm
Chào các bác ,
"Dạo trước tôi cũng từng đi hỏi xem bên này ở đâu có tài liệu chính thức liên quan đến quân nhân Ba Lan đã từng ở VN, trong Ủy ban giám sát hay là chuyên gia trực tiếp giúp quân mình, lần mãi mới đến một chỗ họ trả lời là tất cả những của ấy để trong lưu trữ của Tổng Cục 2 BTTM QĐND Ba Lan, nên diện như tôi không có cửa nào. Sau gặp mấy ông Ba Lan nghiên cứu lịch sử chuyên nghiệp, họ bảo xin giấy phép vào đọc phải đợi khoảng 1 năm, không được sao chụp gì hết, tên người bị tô đen cả. Mà đấy là gần 20 năm sau khi đã đổi chính thể, vào NATO đấy các bác. "
Mời anh xem website của Ba Lan :

http://aon.edu.pl/files/Zuziak.doc
http://pl.wikipedia.org/wiki/Andrzej_Wawrzyniak

"W latach 1956-1960 był szefem wydziału Delegacji Polskiej do Międzynarodowej Komisji Nadzoru i Kontroli w Wietnamie. Od 1961 do 1965 r. – attaché kulturalnym, następnie, w latach 1967-1971, zastępcą szefa misji i chargé d’affaires Polski w Indonezji. Od 1973 do 1974 r. pełnił funkcję szefa Delegacji Polskiej do Międzynarodowej Komisji Nadzoru i Kontroli w Laosie,"


Tôi có thể gặp ông Andrzej Wawrzyniak nếu anh cần .

http://www.historycy.org/index.php?showtopic=36539
Kukliński
http://www.trybuna-robotnicza.pl/index.php?option=com_content&task=view&id=2662&ac=0&Itemid=136

http://www.nhat-nam.ru/vietnamwar/

lekiem



Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: altus trong 26 Tháng Mười Hai, 2009, 12:35:40 am
Mời anh xem website của Ba Lan :

http://aon.edu.pl/files/Zuziak.doc
http://pl.wikipedia.org/wiki/Andrzej_Wawrzyniak

"W latach 1956-1960 był szefem wydziału Delegacji Polskiej do Międzynarodowej Komisji Nadzoru i Kontroli w Wietnamie. Od 1961 do 1965 r. – attaché kulturalnym, następnie, w latach 1967-1971, zastępcą szefa misji i chargé d’affaires Polski w Indonezji. Od 1973 do 1974 r. pełnił funkcję szefa Delegacji Polskiej do Międzynarodowej Komisji Nadzoru i Kontroli w Laosie,"


Tôi có thể gặp ông Andrzej Wawrzyniak nếu anh cần .

Vâng ạ, cảm ơn anh. Nếu có thể, anh tìm hộ hoặc hỏi hộ ông Warzywniak hoặc ông nào khác xem làm sao có danh sách các quân nhân CHND Ba Lan từng ở VN, họ tên, thời gian ở VN, từng làm nhiệm vụ gì, thì tôi rất đa tạ.

Altus


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: lekiem trong 31 Tháng Mười Hai, 2009, 02:17:42 am
Chào anh Altus ,
Phần lớn các thành viên trong phái đoàn quân đội Ba lan ở VN là nhân viên của tình báo quân đội .
Tốt nhất nên hỏi trực tiếp các cơ quan quân đội của Ba Lan .
Đại sứ Ba Lan mới ở Việt Nam là ngài Roman Iwaczkiewicz , trước là tướng trong quân đội của Ba Lan .
http://pl.wikipedia.org/wiki/Roman_Iwaszkiewicz
Như vậy theo tôi các anh có thể hỏi ngài ĐS trực tiếp về các thông tin của lịch sử ngày xưa .
lekiem
theo tin không chính thức của Ba Lan có khoảng 800 người Ba Lan tham gia tại cuộc chiến tranh ở VN ở cả bên trận tuyến .Chỉ có khoảng 80 người trở về .Báo trí Ba Lan không nói gì về vấn đề này .


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: altus trong 31 Tháng Mười Hai, 2009, 02:55:48 am
Tốt nhất nên hỏi trực tiếp các cơ quan quân đội của Ba Lan .

Vâng. Tôi đã viết là tôi đã đi hỏi, rồi bị đuổi cổ rồi mà.

Trích dẫn
Như vậy theo tôi các anh có thể hỏi ngài ĐS trực tiếp về các thông tin của lịch sử ngày xưa .

Hị... bác cứ làm như hỏi đường ấy nhỉ. Theo tôi nếu bác hỏi hộ ngài được thì bác hỏi giúp đi ạ.  ;)

Kính bác,

Altus


Tiêu đề: Một số thống kê về Mỹ và VNCH từ 1972 đến 1975
Gửi bởi: dongadoan trong 03 Tháng Năm, 2010, 10:19:12 pm
 Để giúp cho các bạn có tài liệu tranh luận, nghiên cứu về các trận đánh, các chiến dịch trong KCCM, tôi đưa lên đây một số thống kê về tổ chức, biên chế, trang bị của quân Mỹ, đồng minh của Mỹ và VNCH trong các năm từ 1972 (trước khi Hiệp định Paris ký kết) đến cuối tháng 4 năm 1975.

 Tài liệu này do tôi sao chép từ một tài liệu thống kê "Tình hình địch" của Cục Nghiên cứu/BTTM. Do gõ bằng tay nên có lẽ sẽ hơi chậm, mong các bạn thông cảm!



Tiêu đề: Năm 1972
Gửi bởi: dongadoan trong 03 Tháng Năm, 2010, 10:21:30 pm
(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/My1.jpg)


(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/My2.jpg)


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: hieuthachsung trong 18 Tháng Chín, 2010, 08:02:09 pm
LỰC LƯỢNG QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ NĂM 1975
(xem chi tiết hơn tại đây (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=113.msg40426#msg40426))

Quân đoàn 3 - Quân khu 3 gồm :

- Sư đoàn bộ binh 18 : trung đoàn bộ binh 43, 48, 52 và thiết đoàn 5.
- Sư đoàn bộ binh 21 : trung đoàn bộ binh 31, 32, 33 và thiết đoàn 9.
- Sư đoàn bộ binh 25 : trung đoàn bộ binh 46, 49, 50 và thiết đoàn 10.
- Lữ đoàn kỵ binh 3.

Quân đoàn 4 - Quân khu 4 gồm :

- Sư đoàn bộ binh 5 : trung đoàn bộ binh 7, 8, 9 và thiết đoàn 1.
- Sư đoàn bộ binh 7 : trung đoàn bộ binh 10, 11, 12 và thiết đoàn 6.
- Sư đoàn bộ binh 9 : trung đoàn bộ binh 14, 15, 19 và thiết đoàn 2.


Bác xem lại giùm em chỗ này được không ạ. Liệu có nhầm lẫn gì không khi Sư đoàn 5 bộ binh VNCH đóng ở Lai Khê, Bình Dương, còn Sư đoàn 21 BB lúc đó đóng ở Bạc Liêu. Thanks Bác!


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 18 Tháng Chín, 2010, 08:07:09 pm
Đúng là em nhầm thật, phải là sư 5 thuộc QĐ3 còn sư 21 thuộc QĐ4 mới đúng.

4. Quân đoàn 3 – Quân khu 3

4.1. Sư đoàn bộ binh 5
-   Trung đoàn bộ binh 7.
-   Trung đoàn bộ binh 8.
-   Trung đoàn bộ binh 9.
-   Thiết đoàn kỵ binh 1.
-   BCH pháo binh sư đoàn gồm 1 tiểu đoàn pháo binh 155mm, 3 tiểu đoàn pháo binh 105mm.

4.2. Sư đoàn bộ binh 18
-   Trung đoàn bộ binh 43.
-   Trung đoàn bộ binh 48.
-   Trung đoàn bộ binh 52.
-   Thiết đoàn kỵ binh 5.
-   BCH pháo binh sư đoàn gồm 1 tiểu đoàn pháo binh 155mm, 3 tiểu đoàn pháo binh 105mm.

4.3. Sư đoàn bộ binh 25
-   Trung đoàn bộ binh 46.
-   Trung đoàn bộ binh 49.
-   Trung đoàn bộ binh 50.
-   Thiết đoàn kỵ binh 10.
-   BCH pháo binh sư đoàn gồm 1 tiểu đoàn pháo binh 155mm, 3 tiểu đoàn pháo binh 105mm.

5. Quân đoàn 4 – Quân khu 4

5.1. Sư đoàn bộ binh 7
-   Trung đoàn bộ binh 10.
-   Trung đoàn bộ binh 11.
-   Trung đoàn bộ binh 12.
-   Thiết đoàn kỵ binh 6.
-   BCH pháo binh sư đoàn gồm 1 tiểu đoàn pháo binh 155mm, 3 tiểu đoàn pháo binh 105mm.

5.2. Sư đoàn bộ binh 9
-   Trung đoàn bộ binh 14.
-   Trung đoàn bộ binh 15.
-   Trung đoàn bộ binh 16.
-   Thiết đoàn kỵ binh 2.
-   BCH pháo binh sư đoàn gồm 1 tiểu đoàn pháo binh 155mm, 3 tiểu đoàn pháo binh 105mm.

5.3. Sư đoàn bộ binh 21
-   Trung đoàn bộ binh 31.
-   Trung đoàn bộ binh 32.
-   Trung đoàn bộ binh 33.
-   Thiết đoàn kỵ binh 9.
-   BCH pháo binh sư đoàn gồm 1 tiểu đoàn pháo binh 155mm, 3 tiểu đoàn pháo binh 105mm.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: ngoduythiet trong 06 Tháng Mười Một, 2010, 11:42:36 am
Các bác lấy tư liệu ở BTTM thì em không có ý kiến gì rồi. :D Em không phải là lính có lẽ cũng chẳng bao giờ tiếp cận được với các tài liệu ở BTTM hay BTTL .Vậy các bác có tài liệu gì ở BCH thì post lên cho em xem với nhá.Chứ em xem trên wed cũng không được chính sác cho lắm cái thật thì ít mà cái của bọn phản động thì nhiều. Tk các bác nhiều :D


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: dinhbuzz trong 08 Tháng Mười Hai, 2010, 08:42:09 pm
Trung đoàn 31:

- e31/f2, nguyên là e64/f320. Tháng 2/1966 tăng cường cho QK5 và đổi phiên hiệu thành e31. Tháng 10/1966 trực thuộc f2.

E31 BV Biên chế trong F2 1966. Không xuất hiện năm 1972 (Thuộc mặt trận B5 tháng 3 và 12/1972), nhưng chắc chắn xuất hiện lại 1973. 3/1972, thuộc F2 [d 1, 2, 3], Quảng Tín. Tuy nhiên, 1 E31 BV cũng xuất hiện ở Mặt trận B5 [d bộ binh 15, 27 BV, đại đội đặc công 11, 12 BV, đại đội bộ binh C9 và C10 VC], Quảng Trị. => lại lẫn lộn ;D

- e31 tức e31/f341, chủ lực QK4 tăng cường cho mặt trận B5 (1966-1967).


Trung đoàn 33:

- e33 chủ lực B3 ~ e101B/f325B. Cuối 1968 vào tăng cường cho B2. Trực thuộc f6/QK7 khi f6 thành lập.

E33 BV Bộ phận của F325 và vào nam cùng f 11/1964, nhưng tách ra 1965. Biên chế trong F1 10/12/1965. Sau đó tách ra thành đơn vị độc lập. Hoạt động với F325B 1966. 3/1972 thuộc đặc khu Bà Rịa [ d K1 K2, K3], Phước Tuy e bộ và và K3), Long Khánh


Trung đoàn 36:

- e36/f308, tức trung đoàn Bắc Bắc. e36A/f308 tăng cường cho QK5 2/1968, e36B/f308 tái lập và chính thức mang phiên hiệu e36/f308.

- e36A/f308: tăng cường cho QK5 2/1968.

E36 BV Bộ phận của F308 và vào nam độc lập 1966; quay lại sư đoàn cuối 1967. Biên chế trong F2 cuối 1974. ???

- e36B/f308B ~ e273/f341.

- e36/QK5 ~ e36A/f308.


Trung đoàn 38:

- e38/f2: nguyên là e90/f324. Sau đó tách khỏi f324 đi tăng cường cho QK5 và đổi phiên hiệu thành e38. Tháng 6/1973 trực thuộc f2.

E38 BV Xuất hiện ở nam vùng 11/1969. Biên chế trong F711 29/6/1971. 3/1972 thuộc Mặt trận 4 [d 7, 8, 9], Quảng Nam. Biên chế trong F2 giữa 1973.


Trung đoàn 39:

- e39: thành lập 1/1972, chiến đấu ở mặt trận Nam Lào. Trực thuộc f968.


Trung đoàn 42:

- e42 (1) ~ e24/f8 năm 1965 nhập vào f304(A) và đổi thành e24(A).

- e42 (2) ~ e24/f10, tăng cường cho B3 10/1971.


Trung đoàn 46:

- e46/f325: nguyên là chủ lực QK3, tăng cường cho QK Trị Thiên đầu 1975. Sau giải phóng Đà Nẵng tăng cường cho f325.


Trung đoàn 48:

- e48/f320A, tức trung đoàn Thăng Long.

E48 BV Bộ phận của F320, vào nam cùng f9/1967.

- e48/f320B, tức trung đoàn Thạch Hãn.

E48B BV Bộ phận của F320B.


Trung đoàn 52:

- e52/f320A, tức trung đoàn Tây Tiến. e52/f320A (1) vào Nam đầu 1966. e52/f320A (2) vào Nam 9/1966. e52/f320A (3) vào Nam đầu 1971. e52/f320A (4) 6/1972 tách khỏi f320A.

- e52/f320A (1): vào B2 đầu 1966, trực thuộc f7 khi f7 thành lập 6/1966. Tháng 4/1967 tách khỏi f7. Không có thông tin thêm.

- e52/f320A (2): thành lập 6/1966. Vào B2 9/1966 với tên gọi trung đoàn Nguyễn Huệ. Không có thông tin thêm.

- e52/f320A (3): thành lập 10/1966, vào B2 đầu năm 1971. Không có thông tin thêm.

- e52/f320A (4): trực thuộc f320. Tháng 6/1972 tách khỏi f tăng cường cho QK5. Trực thuộc f2 QK5. Tháng 6/1973 tách khỏi f, tổ chức lại thành lữ đoàn 52 QK5.

E52 BV Bộ phận của F320 vào nam 1966 (sau tháng 2). Biên chế trong F7, 1966. Cũng xuất hiện trong đội hình F320 1/1969. Biên chế trong F2 xuân 1972. Tách ra giữa 1973 và trở thành lữ đoàn.

E52B BV Bộ phận của F320 3/1972, chỉ có e bộ xuất hiện ở nam VN, Quảng Trị.

E52? BV Bộ phận của F1 12/1972. (Tiếp tục bị lẫn lộn ;D)

- e52/f320B ~ e52/f338: cuối 1972 chuyển sang trực thuộc f341. Tháng 3/1973 chuyển sang f308B (338).

(còn tiếp)


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: hieuthachsung trong 11 Tháng Mười Hai, 2010, 10:52:57 pm
Có bác nào là cựu binh của E33/F6 QK7 ko? Em đang có một cựu binh muốn liên lạc đây.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: hieuthachsung trong 11 Tháng Mười Hai, 2010, 10:57:54 pm
Trung đoàn 31:

- e31/f2, nguyên là e64/f320. Tháng 2/1966 tăng cường cho QK5 và đổi phiên hiệu thành e31. Tháng 10/1966 trực thuộc f2.

E31 BV Biên chế trong F2 1966. Không xuất hiện năm 1972 (Thuộc mặt trận B5 tháng 3 và 12/1972), nhưng chắc chắn xuất hiện lại 1973. 3/1972, thuộc F2 [d 1, 2, 3], Quảng Tín. Tuy nhiên, 1 E31 BV cũng xuất hiện ở Mặt trận B5 [d bộ binh 15, 27 BV, đại đội đặc công 11, 12 BV, đại đội bộ binh C9 và C10 VC], Quảng Trị. => lại lẫn lộn ;D

- e31 tức e31/f341, chủ lực QK4 tăng cường cho mặt trận B5 (1966-1967).


Trung đoàn 33:javascript:void(0);

- e33 chủ lực B3 ~ e101B/f325B. Cuối 1968 vào tăng cường cho B2. Trực thuộc f6/QK7 khi f6 thành lập.

E33 BV Bộ phận của F325 và vào nam cùng f 11/1964, nhưng tách ra 1965. Biên chế trong F1 10/12/1965. Sau đó tách ra thành đơn vị độc lập. Hoạt động với F325B 1966. 3/1972 thuộc đặc khu Bà Rịa [ d K1 K2, K3], Phước Tuy e bộ và và K3), Long Khánh


Trung đoàn 36:

- e36/f308, tức trung đoàn Bắc Bắc. e36A/f308 tăng cường cho QK5 2/1968, e36B/f308 tái lập và chính thức mang phiên hiệu e36/f308.

- e36A/f308: tăng cường cho QK5 2/1968.

E36 BV Bộ phận của F308 và vào nam độc lập 1966; quay lại sư đoàn cuối 1967. Biên chế trong F2 cuối 1974. ???

- e36B/f308B ~ e273/f341.

- e36/QK5 ~ e36A/f308.


Trung đoàn 38:

- e38/f2: nguyên là e90/f324. Sau đó tách khỏi f324 đi tăng cường cho QK5 và đổi phiên hiệu thành e38. Tháng 6/1973 trực thuộc f2.

E38 BV Xuất hiện ở nam vùng 11/1969. Biên chế trong F711 29/6/1971. 3/1972 thuộc Mặt trận 4 [d 7, 8, 9], Quảng Nam. Biên chế trong F2 giữa 1973.


Trung đoàn 39:

- e39: thành lập 1/1972, chiến đấu ở mặt trận Nam Lào. Trực thuộc f968.


Trung đoàn 42:

- e42 (1) ~ e24/f8 năm 1965 nhập vào f304(A) và đổi thành e24(A).

- e42 (2) ~ e24/f10, tăng cường cho B3 10/1971.


Trung đoàn 46:

- e46/f325: nguyên là chủ lực QK3, tăng cường cho QK Trị Thiên đầu 1975. Sau giải phóng Đà Nẵng tăng cường cho f325.


Trung đoàn 48:

- e48/f320A, tức trung đoàn Thăng Long.

E48 BV Bộ phận của F320, vào nam cùng f9/1967.

- e48/f320B, tức trung đoàn Thạch Hãn.

E48B BV Bộ phận của F320B.


Trung đoàn 52:

- e52/f320A, tức trung đoàn Tây Tiến. e52/f320A (1) vào Nam đầu 1966. e52/f320A (2) vào Nam 9/1966. e52/f320A (3) vào Nam đầu 1971. e52/f320A (4) 6/1972 tách khỏi f320A.

- e52/f320A (1): vào B2 đầu 1966, trực thuộc f7 khi f7 thành lập 6/1966. Tháng 4/1967 tách khỏi f7. Không có thông tin thêm.

- e52/f320A (2): thành lập 6/1966. Vào B2 9/1966 với tên gọi trung đoàn Nguyễn Huệ. Không có thông tin thêm.

- e52/f320A (3): thành lập 10/1966, vào B2 đầu năm 1971. Không có thông tin thêm.

- e52/f320A (4): trực thuộc f320. Tháng 6/1972 tách khỏi f tăng cường cho QK5. Trực thuộc f2 QK5. Tháng 6/1973 tách khỏi f, tổ chức lại thành lữ đoàn 52 QK5.

E52 BV Bộ phận của F320 vào nam 1966 (sau tháng 2). Biên chế trong F7, 1966. Cũng xuất hiện trong đội hình F320 1/1969. Biên chế trong F2 xuân 1972. Tách ra giữa 1973 và trở thành lữ đoàn.

E52B BV Bộ phận của F320 3/1972, chỉ có e bộ xuất hiện ở nam VN, Quảng Trị.

E52? BV Bộ phận của F1 12/1972. (Tiếp tục bị lẫn lộn ;D)

- e52/f320B ~ e52/f338: cuối 1972 chuyển sang trực thuộc f341. Tháng 3/1973 chuyển sang f308B (338).

(còn tiếp)
Công nhận bọn Mẽo nắm quân mình kỹ thật.


Tiêu đề: Sư đoàn 2 đặc công
Gửi bởi: vuhoangson trong 05 Tháng Giêng, 2011, 09:23:06 pm
Xin lỗi, có thể cho cháu biết về Sư đoàn 2 đặc công QĐNDVN được không? Hình như không có chi tiết.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 15 Tháng Giêng, 2011, 12:26:52 pm
Xin lỗi, có thể cho cháu biết về Sư đoàn 2 đặc công QĐNDVN được không? Hình như không có chi tiết.

Theo LS bộ đội ĐC:

Tháng 4 năm 1974, Bộ chỉ huy Miền ra quyết định chuyển Đoàn đặc công 27 thành Sư đoàn đặc công 2. Cơ quan sư đoàn có 3 phòng: Tham mưu, Chính trị, Hậu cần. Lực lượng trực thuộc có 7 trung đoàn (e10, e113, e115,  e116, e117, e119, e429).

Bộ chỉ huy sư đoàn có các đồng chí: Nguyễn Văn Mây - sư đoàn trưởng; Lê Bá Ước - chính ủy; Nguyễn Thanh Tùng (Chín Tùng) - sư đoàn phó; Tống Viết Dương - sư đoàn phó; Nguyễn Minh Dũng - sư đoàn phó.


Sau KCCM, f2 ĐC chuyển thành khung sư đoàn làm kinh tế, rồi trở thành f302 QK7.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: altus trong 15 Tháng Giêng, 2011, 05:21:06 pm
Lực lượng trực thuộc có 7 trung đoàn (e10, e113, e115,  e116, e117, e119, e429).

QDNDVN có còn sư nào biên chế nhiều trung đoàn hơn không chiangshan?  :o


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 15 Tháng Giêng, 2011, 07:50:20 pm
Sư đoàn PK 361 năm 75 có 11 trung đoàn (5 e tên lửa, 6 e cao xạ) ;D


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: quangcan trong 22 Tháng Giêng, 2011, 05:52:55 pm
E138 năm 1968, chiangsan ơi?


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 22 Tháng Giêng, 2011, 09:22:04 pm
E138 năm 1968, chiangsan ơi?

Liệu có phải là e238?


Tiêu đề: Một số thông tin về Trung đoàn 101B - Trung đoàn 33 - Đoàn A57
Gửi bởi: quangcan trong 15 Tháng Ba, 2011, 12:06:44 pm
Một số thông tin về Trung đoàn 101B thuộc sư đoàn 325 ( sư đoàn Bình Trị Thiên) - sau chuyển thành Trung đoàn 33 và cuối cùng là Đoàn A57 trực thuộc BTL Miền


Tiêu đề: Re: Một số thông tin về Trung đoàn 101B - Trung đoàn 33 - Đoàn A57
Gửi bởi: quangcan trong 15 Tháng Ba, 2011, 12:07:38 pm
tiếp theo


Tiêu đề: Re: Một số thông tin về Trung đoàn 101B - Trung đoàn 33 - Đoàn A57
Gửi bởi: quangcan trong 15 Tháng Ba, 2011, 12:08:36 pm
tiếp theo


Tiêu đề: Re: Một số thông tin về Trung đoàn 101B - Trung đoàn 33 - Đoàn A57
Gửi bởi: quangcan trong 15 Tháng Ba, 2011, 12:09:22 pm
tiếp theo


Tiêu đề: Re: Một số thông tin về Trung đoàn 101B - Trung đoàn 33 - Đoàn A57
Gửi bởi: quangcan trong 15 Tháng Ba, 2011, 12:10:18 pm
tiếp theo


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: quangcan trong 15 Tháng Ba, 2011, 12:14:25 pm
tiếp theo


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: quangcan trong 15 Tháng Ba, 2011, 12:22:07 pm
tiếp theo


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 24 Tháng Ba, 2011, 07:43:58 pm
Bác quangcan có thu thập được thông tin "ngoài luồng" nào về sư đoàn 1 không ạ?  ::)


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: quangcan trong 28 Tháng Ba, 2011, 11:05:48 am
@chiangsan: Cũng đang tìm, có sẽ "share". ;D


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: quangcan trong 06 Tháng Mười Hai, 2011, 02:36:38 pm
Già bản nào xem hộ em tháng 5/1974 có trung đoàn 9 nào ở Tây nguyên không vớ,  ;D. Đang thấy lạ quá là lạ luôn:

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,22763.msg342405.html#msg342405


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 07 Tháng Mười Hai, 2011, 04:07:13 pm
Có thể là trung đoàn 9A không nhỉ. 1974 cũng là năm 968 về nước.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: quangcan trong 07 Tháng Mười Hai, 2011, 04:11:21 pm
anh xem lại 968 rồi, họ ghi tháng 1/1975 mới có đoàn tiền trạm về đến biên giới. Đây tận tháng 5, tháng 7 mà LS giữ chức vụ B trưởng nên không hợp lý lắm.  >:(.
Mà có một điểm khá thắc mắc là sau Hiệp định Paris thì ở 968 không thấy nhắc đến trung đoàn 9A nữa; chỉ còn lại trung đoàn 19, 29, 39 rồi sau Bộ có tăng thêm cho mặt trận Y, Z một số đơn vị. Khi sư đoàn 968 về nước thay thế vị trí đứng quân cho các đơn vị bạn, cũng không thấy nhắc đến vị trí thay thế của trung đoàn 9A. Mà nếu 9A có tham gia tháng 3 thì cũng phải có dòng nhắc đến ở hướng 968 trong năm 1975 chứ ? chả thấy mô,  :(


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: altus trong 08 Tháng Mười Hai, 2011, 07:52:39 am
Một bạn đọc của VMH có nhắn tới bác quangcan là e9 (hay e9A) năm 1975 được chuyển về f320A, tham gia đánh Đồng Dù. Sử f968 có nói là "Trung đoàn 9 được vinh dự thay mặt Sư đoàn 968 tiến đánh căn cứ Đồng Dù." Sau 30/4/75 f968 giải thể, đến 1976 khi tái thành lập thì e9 được trả về f968.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: quangcan trong 08 Tháng Mười Hai, 2011, 10:40:21 am
Một bạn đọc của VMH có nhắn tới bác quangcan là e9 (hay e9A) năm 1975 được chuyển về f320A, tham gia đánh Đồng Dù. Sử f968 có nói là "Trung đoàn 9 được vinh dự thay mặt Sư đoàn 968 tiến đánh căn cứ Đồng Dù." Sau 30/4/75 f968 giải thể, đến 1976 khi tái thành lập thì e9 được trả về f968.
Vâng, em xem lại rồi, nhất trí e9 đánh Đồng Dù. Nhưng bác hỏi lại hộ em xem là thế thời điểm Liệt sỹ hy sinh, e9A ở đâu với?
Em vừa xem lại và phát hiện ra một điều lạ nữa làm tăng cơ hội phản biện:
- trong giấy báo tử ghi rất rõ LS thuộc C2 D4 E9 hy sinh tháng 7/1974.
Mà trung đoàn 9 theo biên chế thì không hề có tiểu đoàn 4??? Tiểu đoàn 4 thì phải là trung đoàn 19 mới hợp lý? >:( mà nếu trung đoàn 19 thì tháng 7/1974 càng không thể có mặt ở Tây Nguyên. >:(

- vừa xem lại 320A, không thấy ghi e9 phối thuộc cho nó từ bao giờ, chỉ thấy tháng 2, 3/1975 ém sẵn :
Trích dẫn
- Trung đoàn 9 nhanh chóng đánh chiếm vị trí Kênh Sáu rồi phát triển lên quận lỵ Phú Nhơn, khu vực Mỹ Thạch; sau đó hình thành một mũi theo đường 7 từ hướng tây-bắc qua Phu Thiện đánh xuống thị xã Cheo Reo.



Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: ductung2510 trong 08 Tháng Mười Hai, 2011, 02:48:53 pm
Bác quangcan à, có khi nào bác em là lính trinh sát không nhỉ, lính trinh sát hay lọ mọ đi theo dẫn các C D đi loanh quoanh ko bác nhỉ. Chứ theo bác thì E9 này đi vô đó làm gì nhỉ.
Em hỏi bố em thì ông cụ cũng chịu chết chả biết bác lính gì.  :-X



Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: quangcan trong 08 Tháng Mười Hai, 2011, 02:58:54 pm
Bác quangcan à, có khi nào bác em là lính trinh sát không nhỉ, lính trinh sát hay lọ mọ đi theo dẫn các C D đi loanh quoanh ko bác nhỉ. Chứ theo bác thì E9 này đi vô đó làm gì nhỉ.
Em hỏi bố em thì ông cụ cũng chịu chết chả biết bác lính gì.  :-X

Báo cáo bác như sau:
- đúng là lính trinh sát thường đi trước, thậm chí còn đi trước đoàn tiền trạm của các cụ cơ; mục đích của họ là tiếp cận địch sớm, nhận thông tin địa bàn và khu vực từ các đơn vị bạn chuẩn bị giao, .... Nhưng đi như thế này chỉ có trinh sát cấp F thôi ạ, cùng lắm - gấp lắm thì mới đến trinh sát cấp E ạ. Thế cho nên B trưởng của đại đội 2 tiểu đoàn 4 mà phải đi trước cả đoàn tiền trạm thì vô vô lý lắm đấy ạ.
- đoàn tiền trạm thì thường do F trưởng hoặc TMT cầm trịnh, dẫn theo từ trưởng các D trở lên đi thăm thú địa hình; cấp phó và chính trị viên ở nhà lo chuyển quân và đội hình lên đường,  ;D. Cấp B trưởng là cấp kiểu "đầu đinh cuối cán" - sát và trực tiếp với anh em rồi, chạy đi đâu nữa.
- Giả sử nếu là e9A hay có là đơn vị nào thuộc F968 thì cuối tháng 11, đầu 12/1974, F968 còn tổ chức Hội nghị Đảng ủy và bình công cấp sư đoàn ở Lào cơ,  ;).

Thôi, có lẽ vẽ vời nhiều mất công tốn sức, bác đã có biên bản bàn giao của tỉnh đội rồi thì vào thực địa là ra thôi; quan tâm mấy cái này nữa hơi phức tạp thêm nhỉ. Vì tôi thấy lạ nên cứ "vẽ rắn thêm chân" chứ chắc ...... Chúc bác tháng 12 lên đường may mắn. Gắng lên,  ;D


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: quangcan trong 08 Tháng Mười Hai, 2011, 03:09:34 pm
Vừa tìm thấy cái tin này, chả biết chị này viết có đúng không hay lại do mấy bác nhà báo ....  ;D
Trích dẫn
Năm 1970, ông làm đại đội trưởng, năm 1973, ông làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 9 Sư đoàn 968. Ông nói những năm 1973 – 1975 là giai đoạn kết thúc chiến tranh vậy mà năm 1974 trên chiến trường Tây Nguyên, ông bị thương nặng. Với điều kiện y tế khi đó, ông đã phải để lại một chân nơi chiến trường.

Link: http://nld.com.vn/20110909024834754p1222c1224/bo-chong-toi.htm


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: ductung2510 trong 08 Tháng Mười Hai, 2011, 03:14:23 pm
Vâng, Nhà em chuẩn bị lên đường nên em muốn tích thêm 1 tí thông tin càng tốt, chứ dạo này em cứ ngoảnh mắt ra là vô QSVN đọc, hăng quá lại đọc cái hồi ức của các bác CCB, đầu óc lúc nào cũng lơ tơ mơ.  ;D  làm việc thì chấm chớ.
Cảm ơn bác!


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: ductung2510 trong 08 Tháng Mười Hai, 2011, 03:40:02 pm
Chị này lại không để lại địa chỉ Email nhỉ. :(
Bác ấy được kết nạp Đảng năm 1968 rồi lên Tiểu đoàn trưởng năm 1973 phải nổi tiếng lắm bác nhỉ?
Chị ấy viết chuyện để đăng dự thi không biết có viết chuẩn không bác nhỉ?  :)

Bác Quangcan tìm thông tin sát thế ạ.





Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: quangcan trong 08 Tháng Mười Hai, 2011, 03:42:04 pm
Vâng, Nhà em chuẩn bị lên đường nên em muốn tích thêm 1 tí thông tin càng tốt, chứ dạo này em cứ ngoảnh mắt ra là vô QSVN đọc, hăng quá lại đọc cái hồi ức của các bác CCB, đầu óc lúc nào cũng lơ tơ mơ.  ;D  làm việc thì chấm chớ.
Cảm ơn bác!

Ở đâu xa, người nhà mình này

Trích dẫn
Vài thông tin trả lời nhanh các bác thế này:
Trong chiến dịch HCM, F320A có các E làm nhiệm vụ sau:
- E48 mở cửa hướng Đông căn cứ Đồng Dù.
- E9b mở cửa hướng Tây Bắc căn cứ Đồng Dù.
- E64 hỗ trợ Đoàn DC 198 chiếm Cầu Bông cầu Sáng, sau đó đánh sân bay Tân Sơn Nhất.

     Căn cứ Đồng dù là hậu cứ Sư 5 VNCH chứ không phải Sư 25 (VNCH không có sư 25) chắc mấy ông viết sách nhầm vì hồi 1965 xây dựng, đây là căn cứ của sư 25 "Tia chớp nhiệt đới" Mỹ, sau khi rút thì sư 5 VNCH thế chân.

    Tôi ở D2 (K18), E9b. Trung đoàn tôi không có tiểu đoàn 4 hay tiểu đoàn 5. Chỉ có D1 (K15), D2(K18) và D3 (K16)

Nguồn:  đây (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,6323.msg97404.html#msg97404) ;D


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: quangcan trong 08 Tháng Mười Hai, 2011, 04:03:54 pm
Chị này lại không để lại địa chỉ Email nhỉ. :(
Bác ấy được kết nạp Đảng năm 1968 rồi lên Tiểu đoàn trưởng năm 1973 phải nổi tiếng lắm bác nhỉ?
Chị ấy viết chuyện để đăng dự thi không biết có viết chuẩn không bác nhỉ?  :)....

đậm 1: muốn tìm khó gì, viết cái e-mail gửi ng.laodong@nld.com.vn - nhờ tìm thông tin về chị Hoàng Thị Minh Tuyền; đây nè (http://nld.com.vn/2011082509234765p1222c1225/hop-thu-chuyen-bay-gio-moi-ke-20-den-258.htm)

đậm 2, 3: tháng 3/1971 khi đánh PS22, Lào thì tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2 trung đoàn 9 tên là Nguyễn Ấn (sử 968) - đến khi đánh 4/1975 thì có tên bác Nguyễn Ấn là trung đoàn trưởng trung đoàn 9.  :D :D :D. Bị thương nặng và mất một chân thì dễ bác ấy được giải ngũ về quê lắm  ;)

Thông tin này trùng hợp với tin của bác Trọngc6 này, hỏi thử bác nhà thơ (http://buiquangthanh.com/ArticleDetail.aspx?ID=4558&CatID=889&Lang=VI) này xem sao?


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: ductung2510 trong 08 Tháng Mười Hai, 2011, 04:22:48 pm
Em đọc qua và trích dẫn phản hồi của bác tranlam99
Trích dẫn
tranlam99:
Về phiên hiệu đơn vị trung đoàn 9, tôi nghĩ là cũng phù hợp, có lẽ trong sử ghi lại theo phiên hiệu đã thay đổi sau này rồi.

Có lẽ ở trung đoàn 48 có các tiểu đoàn 1,2,3 thì trung đoàn 9 sẽ đổi phiên hiệu các tiểu đoàn của mình sang thành tiểu đoàn 4,5,6. Do vậy  D1(K15) cũ đổi thành tiểu đoàn 4, D2(K18)  cũ đổi thành tiểu đoàn 5 và D3(K16)  cũ đổi thành tiểu đoàn 6. Tiểu đoàn của bác Trọng là tiểu đoàn 5 nên có các c5, c6, c7 và trong sử nói bị kẹt ở cửa mở là đúng.

Đậm 1: Bác tranlam99 này phân tích như vậy đúng không hả bác Quangcan
Đậm 2: Bác Trongc6 nhà mình đúng là tiểu đoàn 5 bác nhỉ.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: quangcan trong 09 Tháng Mười Hai, 2011, 09:31:48 am
khi ấy sư đoàn 320A gọi là sư đoàn thiếu, chuyển trung đoàn 52 xuống đồng bằng khu 5 tăng cường cho sư đoàn 2 mà. Gốc 320A gồm trung đoàn 48 (tiểu đoàn 1,2,3) - trung đoàn 52 (tiểu đoàn 4,5,6) - trung đoàn 64 (tiểu đoàn 7,8,9).
Thế nên khi trung đoàn 9A được Bộ và B3 điều về tăng cường cho sư đoàn 320A để trở thành sư đoàn đủ thì mới có chuyển các bác 320A gọi các tiểu đoàn của trung đoàn 9 là tiểu đoàn 4, 5, 6. Chứ các bác e9A thì chả cần biết chuyện đó; phiên hiệu của tao thì tao vẫn giữ, cứ 1,2,3 mà chơi - anh em biết với nhau.
Xem lại đánh đồng dù thì khi mở cửa, sử 320A có nói tiểu đoàn 4,5,6 ở một hướng tiến công mở cửa thì đó được hiểu là các đơn vị của trung đoàn 9.  ;D

Tiểu đoàn 5 thì thường có các đại đội 4,5,6 chứ,  ;D.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: Trongc6 trong 15 Tháng Mười Hai, 2011, 01:09:26 pm
     Chào các bạn Quangcan và DucTung2510.

     Tôi dạo này bận nên hôm nay mới đọc được tin nhắn của Quangcan.
(tôi và Quangcan đã gặp bắt tay nhau ở 19c Ngọc Hà hồi đầu tháng 9/2011 rồi mà).

     Thật khổ và vất vả cho các bạn tìm thông tin và phỏng đoán. Tôi xin trả lời nhanh thế này.

     Trung đoàn 9 thành lập 23/9/1947, là trung đoàn độc lập. Sau đó nhập về sư 304. Đến KCCM thì tách ra là trung đoàn độc lập, gọi là E9B (còn sư 304 vẫn thành lập lại một E9, gọi là E9A). Thế mới có chuyện sau 1975, cả 2 E9 này đều nhận cái tháp pháo xe tăng của Pháp ở đường số 6 Hòa Bình là của mình.

     Riêng chúng tôi, gọi E9 hay E9B thì vẫn là đơn vị mình.

      Giữa năm 1973, E52 của F320A rút ra chiến trường B4, nên F320A bị thiếu 1 trung đoàn. Sau khi hiệp định Pari bị phá, E9 chúng tôi được bổ sung cho F320A.

    Ngày 31/1/1974, cả trung đoàn đã có mặt ở sân bay Đức cơ (Gia Lai).

   10/2/1974, cả E9 chúng tôi đã chiếm lĩnh xong vị trí trú quân ở vùng Chư Nghé và sau đó tác chiến chính ở hướng Tây của Thị xã PleiKu (vùng đất nằm kẹp giữa 2 con đường tỉnh lộ là 5A và 5B, gần dãy núi Chư Giông Giàng).

      E9 tác chiến ở đó đến giữa tháng 1/1975 mới hành quân xuống DăkLak đường 14, vùng gần Cẩm Ga (Thuần Mẫn).

       Đến 7/1975, E9 lại về đội hình F968 (F968 chưa bao giờ bị giải thể)

       E9 trong nội bộ vẫn gọi các tiểu đoàn là 1, 2, 3 (hoặc K15, K18, K16). Riêng trong sổ sách của sư 320A hay khi tác chiến tập trung thì sư đoàn 320A mới gọi các tiểu đoàn của E9 là D4, D5, D6. (Đúng như nhận định của Quangcan).
 Mỗi tiểu đoàn có 4 đại đội, gồm 3 C bộ binh và 1 C hỏa lực, bạn Quangcan ạ.
Vì thế D2 sẽ có các C 5, 6, 7, 8. C8 là C hỏa lực

      Người nhà bạn Ductung2510 ở GBT ghi là hy sinh 5/1974  và ở C2D4E9 là không có gì sai. Theo như chúng tôi nói với nhau thì anh ấy ở C2, K15 (D1), E9.

       Hiện nay lính C2, K15 (D1), E9 ở Hà Nội có rất nhiều.

      Như bài viết của bác Namluc71 thì hôm 28/8/2011 vừa rồi, các CCB của E9 gặp mặt ngày truyền thống tại UBND huyện Từ Liêm có đến hơn trăm người. Bác Vũ Xuân Sinh (thời 1974 là chính ủy E) nhà ở ngay gần đó.

      Tôi ở K18 nên không biết rõ các bác ở K15. Nhưng tôi có thể cho bạn Ductung2510 số  ĐT của một CCB C2K15 là bác Phạm Trung Lương (Lương "vỗ vai" trong hồi ký ở Topic của tôi), nhà ở C3 phòng 7, TT Kim Liện, Hà Nội: 0989200913.

     Còn việc tìm mộ, chúng tôi không tham gia làm chính sách cụ thể khi đó nên cũng không xác định giúp bạn được vị trí các ngôi mộ LS, mong bạn lượng thứ.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: altus trong 15 Tháng Mười Hai, 2011, 05:29:03 pm
Ngày 31/1/1975, cả trung đoàn đã có mặt ở sân bay Đức cơ (Gia Lai).

Cái này chắc là 31/1/1974 đúng không ạ?

Tháng 7/75 e9 đã về f968 rồi ạ?


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 15 Tháng Mười Hai, 2011, 06:43:00 pm
Nhờ bác altus hỏi hộ 1 bạn đọc của VMH xem bạn đọc này có thông tin gì của Mỹ về hoạt động của sư đoàn 1 QGP không? ;)


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: Trongc6 trong 15 Tháng Mười Hai, 2011, 07:06:49 pm
Ngày 31/1/1975, cả trung đoàn đã có mặt ở sân bay Đức cơ (Gia Lai).

Cái này chắc là 31/1/1974 đúng không ạ?

Tháng 7/75 e9 đã về f968 rồi ạ?

Cảm ơn bạn Altus. Tôi đã sửa lại là 31/1/1974 rồi.

Đánh xong Đồng Dù, E9 chỉ được đóng quân trong đó hơn hai tháng là đã phải chia tay 320A để về lại F968, làm nhiệm vụ tiễu trừ Fulro trên cao nguyên (chủ yếu ở Daklak).

Tôi chỉ coi việc viết bài trên trang QSVN như một dạng chia sẻ và thư dãn, chứ không phải bản kê khai lý lịch cho nên viết được đến đâu thì viết (chủ yếu là lúc vui có hứng và không bận chuyện cơm áo gạo tiền), nên chuyện của tôi chỉ ở mức lững thững, các bác thông cảm.

Cũng chính vì thế mà tôi chưa đi đến đoạn E9 ở Tây Nguyên (chỉ mới nói bóng gió sơ qua giao lưu với các bác Bob và Tomqb3 trong "Chuyện của một thời" của các bác ấy thôi).

Nay thấy Quangcan nhắn tin nên tôi mới nhảy cóc để xác định lại thông tin mà Ductung2510 muốn hỏi.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: quangcan trong 16 Tháng Mười Hai, 2011, 11:28:02 am
Ơ, 31/1/1974, E9 đã có mặt ở sân bay Đức Cơ, Gia Lai hả bác? em tưởng tháng 2/1974, trung đoàn 9 này còn đánh ở Chăm Pi, Nọng Kin, quét địch dọc trục đường 23 hướng đến Pak Sòng. Em nghĩ chí ít thì sau Hiệp định Viêng Chăn về vấn đề Lào (21/2/1974) thì Mặt trận có điều E9 đi đâu thì đi chứ nhỉ?  ;D

Em cũng có thắc mắc nhỏ là ở khu vực này, cuối 1972 đầu 1973, tại sao Bộ lại điều thêm cho mặt trận này trung đoàn 52 và trung đoàn 102 nhỉ; sau đó không thấy nhắc đến. Như vậy đầu 1973, sư đoàn 968 có các trung đoàn 9, 19, 29, 39, 59, 52, 102. Sau khi F968 rút về đầu 1975, chỉ để lại trung đoàn 39, thì không thấy nhắc đến các đơn vị kia nữa?

- liệu có phải sau hiệp định Viêng Chăn, Bộ lại rút trung đoàn 9, 52, 102 về nằm sát biên giới không? trung đoàn 9 thì nhảy vào F320A; trung đoàn 52 xuống đồng bằng khu 5; trung đoàn 102 ?


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: Trongc6 trong 16 Tháng Mười Hai, 2011, 02:30:25 pm
Ở đây đ/c Quangcan có một chút hiểu nhầm:

      - Hiệp định Viên Chăn của lào ký ngày 21/2/1973 (chỉ sau HĐ pari non 1 tháng, chứ không phải 1974 mới ký).
     Sau HĐ Viên Chăn, tình hình bên Lào êm luôn chứ không gay go như ở miền Nam VN. Tháng 10, 11/1973 chúng tôi về lại gần vùng Lào Ngam an toàn chứ không có chiến sự. E9 được nghỉ non một năm ở Nam Lào rồi mới sang B3. Bên Topic của tôi đang kể chuyện thanh bình ứng với thời gian tháng 10/1973 mà.

     - E52 của F320A rút khỏi sư vào giữa năm 1973 là ra B4 (vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi) chứ không sang Lào.
    Suốt trong giai đoạn chiến tranh sau 1970, chiến trường Nam Lào chỉ còn có sư 968 (Sư 2 Quảng Đà có sang đánh năm 1970 nhưng rút luôn, không trụ lại). Sư 968 cũng chỉ có 3 trung đoàn là E9 (chủ công), E19 và E39. Trong đó E39 chủ yếu làm công tác dân vận cho Lào, hầu như không tham chiến.

   - Chiến trường Nam Lào không quá căng thẳng để cần phải thêm các E bổ sung như Quangcan viết đâu. F968 có đặc thù riêng vừa là chủ lực, vừa là bộ đội Trường Sơn (Đoàn 559 có duy nhất một sư đoàn bộ binh, đó chính là F968)

   - Đến đầu năm 1975 (1/1975) F968 chỉ còn 2 trung đoàn gồm E19 và E39 rút nốt về B3, làm nhiệm vụ thế chân và nghi binh cho F320A xuống Đaklak cắt đường 14 cho chiến dịch TN đánh Buôn Ma Thuột như các tài liệu kể về chiến thắng Tây nguyên (Buôn Ma Thuột) xuân 1975 mà nhiều tướng lĩnh đã viết hồi ký đấy.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: quangcan trong 17 Tháng Mười Hai, 2011, 08:24:29 am
Trích dẫn
Ơ, 31/1/1974, E9 đã có mặt ở sân bay Đức Cơ, Gia Lai hả bác? em tưởng tháng 2/1974, trung đoàn 9 này còn đánh ở Chăm Pi, Nọng Kin, quét địch dọc trục đường 23 hướng đến Pak Sòng. Em nghĩ chí ít thì sau Hiệp định Viêng Chăn về vấn đề Lào (21/2/1974) thì Mặt trận có điều E9 đi đâu thì đi chứ nhỉ?  

Hề hề, chỗ này em mắt toét nhìn nhầm, 21/2/1973 mới đúng.

Trích dẫn
- Chiến trường Nam Lào không quá căng thẳng để cần phải thêm các E bổ sung như Quangcan viết đâu. F968 có đặc thù riêng vừa là chủ lực, vừa là bộ đội Trường Sơn (Đoàn 559 có duy nhất một sư đoàn bộ binh, đó chính là F968)

em thấy sử 968 ghi mà, thống kê hẳn hoi nên mới lấy làm lạ  ;D; không hiểu ý đồ tác chiến và hướng điều quân thế nào nhỉ?

Trích dẫn
Để thực hiện quyết tâm trên, Bộ điều thêm Trung đoàn 102 và Trung đoàn 52 vào đội hình chiến đấu của Sư đoàn 968. Bộ Tư lệnh 559 thành lập thêm Trung đoàn 59 (thiếu 1 tiểu đoàn) rút từ các sư đoàn trên tuyến chiến lược 559. Như vậy ở địa bàn Hạ Lào ta đã có 6 trung đoàn bộ binh.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: Trongc6 trong 19 Tháng Mười Hai, 2011, 09:37:20 pm
Chào Quangcan:

Với cái kiểu ghi sử thế thì bố thằng Tây đọc xong cũng chết. Bon Mỹ mà muốn nghiên cứu về các đơn vị của ta trong KCCM, chắc phải đến khi hội thảo trên sao hỏa mới kết luận được.

Tôi cũng không hiểu sao tài liệu viết vậy. Mình ở trong cuộc, thấy sao thì nói vậy thôi. Vả lại khi gặp mặt truyền thống E9 hay F968 cũng có thấy ai nói đến các trung đoàn 52, 101, 59 hay thậm chí là 29 đâu. Thế mà trên mạng vẫn thấy có gặp mặt CCB E29, F968 ??

@Quangcan và Ductung2510:

Anh Phạm Trung Lương mà tôi nói ở bài trước đã xác nhận LS Ngọc Ánh (anh của Ductung2510) đúng là B trưởng của C1K15E9 và anh Lương chính là 1 A phó trong B anh ấy lúc đó.

Có điều anh Lương nói là B trưởng Ánh hy sinh trong trận Y3 (Bảo Đức) ngay trong lúc tiềm nhập do dẫm phải mìn. Nếu như thế thì anh Ánh hy sinh đêm 14 rạng 15/7/1974 chứ không phải tháng 5/1974, bạn Đức Tùng ạ.

Bạn Ductung2510 nên gọi điện và gặp mặt anh Lương để hỏi chuyện cho rõ hơn. Nếu có bản đồ vùng đường 5A, 5B (Pleiku) tôi có thể chỉ được khu vực anh ấy hy sinh. Trận Y3 tôi có tham gia, K18 đánh cửa mở hướng Nam.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 19 Tháng Mười Hai, 2011, 09:50:21 pm
em thấy sử 968 ghi mà, thống kê hẳn hoi nên mới lấy làm lạ  ;D; không hiểu ý đồ tác chiến và hướng điều quân thế nào nhỉ?

Trích dẫn
Để thực hiện quyết tâm trên, Bộ điều thêm Trung đoàn 102 và Trung đoàn 52 vào đội hình chiến đấu của Sư đoàn 968. Bộ Tư lệnh 559 thành lập thêm Trung đoàn 59 (thiếu 1 tiểu đoàn) rút từ các sư đoàn trên tuyến chiến lược 559. Như vậy ở địa bàn Hạ Lào ta đã có 6 trung đoàn bộ binh.

Đoán mò là 2 trung đoàn mà bác quangcan đặt dấu hỏi có liên quan đến sư 338.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: quangcan trong 23 Tháng Mười Hai, 2011, 10:40:32 am
em thấy sử 968 ghi mà, thống kê hẳn hoi nên mới lấy làm lạ  ;D; không hiểu ý đồ tác chiến và hướng điều quân thế nào nhỉ?

Trích dẫn
Để thực hiện quyết tâm trên, Bộ điều thêm Trung đoàn 102 và Trung đoàn 52 vào đội hình chiến đấu của Sư đoàn 968. Bộ Tư lệnh 559 thành lập thêm Trung đoàn 59 (thiếu 1 tiểu đoàn) rút từ các sư đoàn trên tuyến chiến lược 559. Như vậy ở địa bàn Hạ Lào ta đã có 6 trung đoàn bộ binh.

Đoán mò là 2 trung đoàn mà bác quangcan đặt dấu hỏi có liên quan đến sư 338.

anh đặt thêm câu hỏi nữa:
- Như trích dẫn ở trên thì tháng 11/1972, F968 có thêm trung đoàn 52?
- Thế nhưng sau khi đánh xong Kon tum cuối tháng 5 đầu tháng 6/1972 thì sư đoàn 2 được lệnh về lại đồng bằng khu 5; đi cùng F2 thiếu lúc này lại có một trung đoàn 52 (F320A) và trung đoàn này đã tham gia trận đánh Đá Bàn khá nổi tiếng; đồng thời sau này cũng là gốc để lập nên lữ đoàn 52 sau khi sư đoàn 711 giải thể.
Cùng một khoảng thời gian khá ngắn, Bộ lấy đâu ra nhiều trung đoàn 52 thế nhở?   ;)


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 23 Tháng Mười Hai, 2011, 09:30:31 pm
Các trung đoàn 52 vốn là bí ẩn ;D Theo tính toán thì đã có 3 trung đoàn 52 vào Nam và sau đó mất tung tích, liệu có xác suất nào 1 trong các trung đoàn này đi lệch sang Lào không nhỉ ;D

Còn trung đoàn 102 chắc là 102B (308B, tức 338). Vì 102 xịn không hề rời 308 bao giờ.


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: quangcan trong 30 Tháng Mười Hai, 2011, 10:47:03 am
Có một lần anh nói chuyện với một VIP khá to, sếp có biểu trước lính của sư đoàn 338 (sư đoàn 308B) có vào chiến đấu tại chiến trường Hạ Lào; hôm đó mở bản đồ ra có chỉ quanh khu Saravan hướng theo đường xuống Pak Soong, Pak Se. Sau đó có rút ra bắc khi có Hiệp định Viêng Chăn. Lạ cái là biểu trung đoàn hồi đó mang tên trung đoàn 36B.  ;D Rồi, cứ để đó tiếp tục ngâm cứu. ;D

Giờ có chuyện mới nhờ bác altus, em chiangshan hợp sức giúp nhé:
- cần tái hiện lại các khu vực/ điểm A, B, C, D, bãi 9,... trong chiến dịch Sa Thầy tháng 10/1966 (Paul Revere IV - hoạt động của sư đoàn 4 bộ binh  mẽo) tại bờ đông. tây Sông Sa Thầy, sát biên giới Cambodia (6437.2). Cụ thể và chi tiết cần nhất là bãi D1 trong ngày 10/11/1966 (đang ngờ là gần sát hoặc đoạn giữa Sa Thầy và Pô Cô); và hướng hành quân phục kích của tiểu đoàn 9 trung đoàn 66A đoàn PleiMe trong ngày 01/11 đến 10/11.
 link đây. (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,22763.msg348923.html#msg348923)


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: chiangshan trong 30 Tháng Mười Hai, 2011, 11:05:49 am
Có một lần anh nói chuyện với một VIP khá to, sếp có biểu trước lính của sư đoàn 338 (sư đoàn 308B) có vào chiến đấu tại chiến trường Hạ Lào; hôm đó mở bản đồ ra có chỉ quanh khu Saravan hướng theo đường xuống Pak Soong, Pak Se. Sau đó có rút ra bắc khi có Hiệp định Viêng Chăn. Lạ cái là biểu trung đoàn hồi đó mang tên trung đoàn 36B.  ;D Rồi, cứ để đó tiếp tục ngâm cứu. ;D

Giờ có chuyện mới nhờ bác altus, em chiangshan hợp sức giúp nhé:
- cần tái hiện lại các khu vực/ điểm A, B, C, D, bãi 9,... trong chiến dịch Sa Thầy tháng 10/1966 (Paul Revere IV - hoạt động của sư đoàn 4 bộ binh  mẽo) tại bờ đông. tây Sông Sa Thầy, sát biên giới Cambodia (6437.2). Cụ thể và chi tiết cần nhất là bãi D1 trong ngày 10/11/1966 (đang ngờ là gần sát hoặc đoạn giữa Sa Thầy và Pô Cô); và hướng hành quân phục kích của tiểu đoàn 9 trung đoàn 66A đoàn PleiMe trong ngày 01/11 đến 10/11.
 link đây. (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,22763.msg348923.html#msg348923)

Âu xịt  >:( Kiểu này phải làm hẳn 1 thống kê mới đến địa bàn tỉnh huyện thôi, dừng ở cấp mặt trận không ăn thua  >:(


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: quangcan trong 30 Tháng Mười Hai, 2011, 11:07:43 am
Có một lần anh nói chuyện với một VIP khá to, sếp có biểu trước lính của sư đoàn 338 (sư đoàn 308B) có vào chiến đấu tại chiến trường Hạ Lào; hôm đó mở bản đồ ra có chỉ quanh khu Saravan hướng theo đường xuống Pak Soong, Pak Se. Sau đó có rút ra bắc khi có Hiệp định Viêng Chăn. Lạ cái là biểu trung đoàn hồi đó mang tên trung đoàn 36B.  ;D Rồi, cứ để đó tiếp tục ngâm cứu. ;D

Giờ có chuyện mới nhờ bác altus, em chiangshan hợp sức giúp nhé:
- cần tái hiện lại các khu vực/ điểm A, B, C, D, bãi 9,... trong chiến dịch Sa Thầy tháng 10/1966 (Paul Revere IV - hoạt động của sư đoàn 4 bộ binh  mẽo) tại bờ đông. tây Sông Sa Thầy, sát biên giới Cambodia (6437.2). Cụ thể và chi tiết cần nhất là bãi D1 trong ngày 10/11/1966 (đang ngờ là gần sát hoặc đoạn giữa Sa Thầy và Pô Cô); và hướng hành quân phục kích của tiểu đoàn 9 trung đoàn 66A đoàn PleiMe trong ngày 01/11 đến 10/11.
 link đây. (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,22763.msg348923.html#msg348923)

Âu xịt  >:( Kiểu này phải làm hẳn 1 thống kê mới đến địa bàn tỉnh huyện thôi, dừng ở cấp mặt trận không ăn thua  >:(

Được thế thì tốt quá, chú chủ công - anh nhận chân thứ yếu,  ;D


Tiêu đề: Re: Lực lượng quân sự các bên trong KCCM
Gửi bởi: quangcan trong 07 Tháng Ba, 2012, 01:46:21 pm
em thấy sử 968 ghi mà, thống kê hẳn hoi nên mới lấy làm lạ  ;D; không hiểu ý đồ tác chiến và hướng điều quân thế nào nhỉ?

Trích dẫn
Để thực hiện quyết tâm trên, Bộ điều thêm Trung đoàn 102 và Trung đoàn 52 vào đội hình chiến đấu của Sư đoàn 968. Bộ Tư lệnh 559 thành lập thêm Trung đoàn 59 (thiếu 1 tiểu đoàn) rút từ các sư đoàn trên tuyến chiến lược 559. Như vậy ở địa bàn Hạ Lào ta đã có 6 trung đoàn bộ binh.

Đoán mò là 2 trung đoàn mà bác quangcan đặt dấu hỏi có liên quan đến sư 338.

đậm: Ơ đúng đấy, thời điểm khi F320B chuyển từ khung huấn luyện lên sẵn sàng chiến đấu thì lúc đó E48 đã có đủ quân và nó là thằng đi B đầu tiên của F320B. Trong lúc đó, khoảng tháng 11/1971 thì QK Tả ngạn tách E8 ra lập thêm E64 cho F320B. Khoảng tháng 1/72 thì toàn bộ F320B tập trung về Nông Cống, Thanh Hóa.  Khi F320B thiếu E48 đã đi B, ra Nghệ An thì có chuyển E52 cho F338 và thằng F338 này đi Lào. Còn F bộ và E64 thì vào quảng trị tham gia chiến dịch 1972; F320B được Bộ tăng cường cho E27 (trung đoàn 27).

Như vậy, có cơ sở để khẳng định sử sư đoàn 968 viết chuẩn, sư đoàn 338 thọc xuống Hạ Lào mang phiên hiệu sư đoàn 308B, trong đội hình của nó có trung đoàn 52 ,  ;D