Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc => Từ thuở mang gươm đi mở cõi... => Tác giả chủ đề:: 1thoang trong 30 Tháng Mười, 2009, 10:36:41 pm



Tiêu đề: Các chúa Trịnh - vị trí vai trò lịch sử
Gửi bởi: 1thoang trong 30 Tháng Mười, 2009, 10:36:41 pm
Các Chúa Trịnh tồn tại trong lịch sử dân tộc hơn 200 năm vào các thế kỷ XVI, XVII, XVIII. Cho đến nay, ba bốn trăn năm đã trôi qua nhưng nhận thức về các Chúa Trịnh – vị trí và vai trò lịch sử còn nhiều điểm vẫn chưa được rõ ràng, thậm chí còn sai lệch. Chúng ta thử cùng nhìn nhận lại 1 số vấn đề sau:

1/ Việc các Chúa Trịnh, như lâu nay vẫn thường gọi là “tiếm quyền”, “lấn át”… vua Lê, là cần thiết hay không cần thiết?

Trong bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam lúc đó, khi mà con cháu vua Lê không còn đủ sức để cai quản đất nước, khủng hoảng kinh tế, xã hội diễn ra có lúc trầm trọng, nông dân khởi nghĩa triền miên, bọn ngoại xâm không từ bỏ âm mưu xâm lược…Cả dân tộc đang cần có một chính quyền đủ sức để bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước, nhưng khi không muốn động chạm đến ngai vàng bởi âm hưởng, đức độ của các vua Lê tiền bối, cộng với tư tưởng “Trung quân ái quốc” đã thấm vào máu thịt các nhà nho, các tầng lớp nhân dân. Đó là một mâu thuẫn lớn không dễ giải quyết.

Trong điều kiện xã hội Việt Nam như vậy thì việc các Chúa Trịnh từng bước “lấn át” vua Lê là tất yếu khách quan. Thực tế lịch sử đặt ra yêu cầu các Chúa Trịnh phải nắm thực quyền để điều hành xã hội, quản lý đất nước. Và, để phần nào giải quyết mâu thuẫn trên, bên cạnh “lục bộ” của nhà Lê, các Chúa Trịnh đã không khéo đặt ra “lục phiên” của phủ Chúa để thực sự nắm quyền hành động.

Thực tế lịch sử cho thấy, nếu chính quyền của các Chúa Trịnh không hợp lòng dân, không đảm đương nổi nhiệm vụ quản lý đất nước, điều hành đất nước, ổn định đời sống xã hội (tất nhiên chỉ có mức độ) thì không thể tồn tại tới hơn 200 năm.

2. Những công lao đóng góp của các Chúa Trịnh đối với lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI, XVII, XVIII.

+ Về đối nội: Đã giữ được kỷ cương, phép nước để xã hội phong kiến Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển.

+ Về đối ngoại: Giữ gìn được độc lập dân tộc, không những không bị Trung Quốc xâm lược mà còn bảo vệ được lãnh thổ quốc gia (như việc đòi lại được khu mỏ đồng Tụ Long mà Trung Quốc đã chiếm dụng).

+ Phát triển đất nước: Đã tiến hành được một số cải tiến, đổi mới mà tiêu biểu là Trịnh Cương. Đã cải tiến quản lý kinh tế tài chính, cải tiến bộ máy quản lý hành chính, cải tiến chế độ giáo dục thi cử, nâng cao chất lượng tuyển chọn nhân tài. Cải tiến ít nhiều tổ chức quân sự, tăng thêm tiềm lực quốc phòng.

Phố Hiến - Kinh Kỳ thời kỳ này được mở mang và phát triển sầm uất là biểu hiện của những chính sách tiến bộ về kinh tế của các Chúa Trịnh. Tuy nhiên những cải tiến đổi mới ấy đều có những cố gắng nhưng hiệu quả chưa cao, và cũng chỉ là “giải pháp tình thế” nhất thời, chưa đến tầm của một cuộc cải cách đổi mới toàn diện.

3. Những gương mặt nổi bật trong dòng dõi các Chúa Trịnh:

Chúng ta cần thừa nhận một số nhân vật trong dòng các Chúa Trịnh đã có những cống hiến trong các lĩnh vực cho đất nước:

- Trịnh Sâm, Trịnh Cương vừa là nhà quản lý, vừa là nhà thơ có ít nhiều cống hiến trong các lĩnh vực văn học.

- Trịnh Ngọc Thị Trúc với “Chi nam ngọc âm giải nghĩa” vừa có tính văn học, vừa có tính “từ điển” học và “Phật huyết bảo phục mẫu âm” của Trịnh Quán cũng có cống hiến nhất định về văn hóa. Đó là những phát hiện mới mẻ trong Hội thảo này.

Về quân sự, họ Trịnh tuy có những cải tiến về mặt tổ chức, nhưng nhìn chung vẫn không mạnh. Tuy nhiên, Trịnh Tùng nổi bật lên là nhà quân sự tài ba.

Vậy thì nên chăng:

a. Khi  biên soạn các giáo trình lịch sử, sách giáo khoa lịch sử về các Chúa Trịnh cần phải có sự sửa chữa lại cho đúng mức hơn. Trong nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy, lịch sử, chúng ta đã bỏ dùng từ “Ngụy”, “nhuận” đối với nhà Hồ, nhà Mạc, nhà Tây Sơn. Đối với các Chúa Trịnh, cũng cần phải sửa chữa lại cho đúng với thực tế lịch sử.

b. Ghi công lao họ Trịnh bằng cách lấy tên một số danh nhân họ Trịnh đặt cho các đường phố.

c. Những di tích lịch sử các Chúa Trịnh để lại như Nghè Vẹt, đền thờ Thái Tể Hoàng Đình Ái, Phủ Trịnh, đã và đang xuống cấp nghiêm trọng, cần phải nhanh chóng được xếp hạng là di tích lịch sử cấp Quốc gia và có sự đầu tư thích đáng, khẩn cấp để bảo vệ và tôn tạo. Đồng thời cần phải quy hoạch lại và công nhận cụm di tích lịch sử có liên quan tới Nhà Trịnh ở Vĩnh Lộc (Thanh Hóa).

d. Tổ chức sưu tầm và giới thiệu các tác phẩm văn học điêu khắc thời Lê – Trịnh.

Không biết các chú có ý kiến gì không ạ?


Tiêu đề: Re: Các chúa Trịnh - vị trí vai trò lịch sử
Gửi bởi: _new trong 30 Tháng Mười, 2009, 10:56:52 pm
1. Em không rõ sách vở của ta nhìn nhận sai về Chúa Trịnh cụ thể thế nào?  ;)
2. Nghi ngờ không phải Thoáng xịn.
3.  ;D


Tiêu đề: Re: Các chúa Trịnh - vị trí vai trò lịch sử
Gửi bởi: Bodoibucket trong 31 Tháng Mười, 2009, 09:01:06 am
Trịnh tộc chấm com đây mà!  ;D


Tiêu đề: Re: Các chúa Trịnh - vị trí vai trò lịch sử
Gửi bởi: menthuong trong 01 Tháng Mười Một, 2009, 05:15:30 pm
Các Chúa Trịnh tồn tại trong lịch sử dân tộc hơn 200 năm vào các thế kỷ XVI, XVII, XVIII. Cho đến nay, ba bốn trăn năm đã trôi qua nhưng nhận thức về các Chúa Trịnh – vị trí và vai trò lịch sử còn nhiều điểm vẫn chưa được rõ ràng, thậm chí còn sai lệch. Chúng ta thử cùng nhìn nhận lại 1 số vấn đề sau:

1/ Việc các Chúa Trịnh, như lâu nay vẫn thường gọi là “tiếm quyền”, “lấn át”… vua Lê, là cần thiết hay không cần thiết?
2. Những công lao đóng góp của các Chúa Trịnh đối với lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI, XVII, XVIII.

Không biết các chú có ý kiến gì không ạ?

Cơ chế "Vua+Chúa" trong thời ấy là rất đặc biệt trong lịch sử Việt Nam, có ý nghĩa cả cho hôm nay. Rất tiếc sao các "sử gia" và "chính trị gia" của QSVN ít lên tiếng bàn thảo thế? Chả bù cho chủ đề "Bóng hồng Việt Nam" ? Hơi buồn!


Tiêu đề: Re: Các chúa Trịnh - vị trí vai trò lịch sử
Gửi bởi: Bodoibucket trong 01 Tháng Mười Một, 2009, 11:11:00 pm
Thì Tào Tháo cũng là chúa đó thôi bác menthuong à!


Tiêu đề: Re: Các chúa Trịnh - vị trí vai trò lịch sử
Gửi bởi: caytrevietnam trong 01 Tháng Mười Một, 2009, 11:54:35 pm


Cơ chế "Vua+Chúa" trong thời ấy là rất đặc biệt trong lịch sử Việt Nam, có ý nghĩa cả cho hôm nay. Rất tiếc sao các "sử gia" và "chính trị gia" của QSVN ít lên tiếng bàn thảo thế? Chả bù cho chủ đề "Bóng hồng Việt Nam" ? Hơi buồn!
[/quote]

Chủ đề bóng hồng "nặng" về thưởng thức, giải trí. Còn những vấn đề như thế này thì "nặng" về nghiên cứu, tìm hiểu bác ợ!, do đó sự chênh lệch về số lượng người tham gia khác nhau là phải

Một nguyên nhân nữa là cái "cơ chế vua chúa" như bác nói ấy các nhà nghiên cứu gọi là "lưỡng đầu chế", họ viết cũng chưa sâu, chưa nhiều nên nhà cháu nghĩ các bác ấy cũng hỏi thằng "Gúc" và đọc từ lâu rồi nên không có gì để bàn bạc chăng?


Tiêu đề: Re: Các chúa Trịnh - vị trí vai trò lịch sử
Gửi bởi: menthuong trong 02 Tháng Mười Một, 2009, 05:18:24 pm
Cơ chế "Vua+Chúa" trong thời ấy là rất đặc biệt trong lịch sử Việt Nam, có ý nghĩa cả cho hôm nay. Rất tiếc sao các "sử gia" và "chính trị gia" của QSVN ít lên tiếng bàn thảo thế? Chả bù cho chủ đề "Bóng hồng Việt Nam" ? Hơi buồn!

Một nguyên nhân nữa là cái "cơ chế vua chúa" như bác nói ấy các nhà nghiên cứu gọi là "lưỡng đầu chế", họ viết cũng chưa sâu, chưa nhiều nên nhà cháu nghĩ các bác ấy cũng hỏi thằng "Gúc" và đọc từ lâu rồi nên không có gì để bàn bạc chăng?

Cơ chế này đã được viết ở http://www.suutap.com/default.asp?id=1187&muc=3 nhưngtôi vẫn thấy thiếu thiếu thế nào í. Ý nghĩa của nó? Ngày nay thế nào?


Tiêu đề: Re: Các chúa Trịnh - vị trí vai trò lịch sử
Gửi bởi: caytrevietnam trong 03 Tháng Mười Một, 2009, 12:01:05 am
Cơ chế "Vua+Chúa" trong thời ấy là rất đặc biệt trong lịch sử Việt Nam, có ý nghĩa cả cho hôm nay. Rất tiếc sao các "sử gia" và "chính trị gia" của QSVN ít lên tiếng bàn thảo thế? Chả bù cho chủ đề "Bóng hồng Việt Nam" ? Hơi buồn!

Một nguyên nhân nữa là cái "cơ chế vua chúa" như bác nói ấy các nhà nghiên cứu gọi là "lưỡng đầu chế", họ viết cũng chưa sâu, chưa nhiều nên nhà cháu nghĩ các bác ấy cũng hỏi thằng "Gúc" và đọc từ lâu rồi nên không có gì để bàn bạc chăng?

Cơ chế này đã được viết ở http://www.suutap.com/default.asp?id=1187&muc=3 nhưngtôi vẫn thấy thiếu thiếu thế nào í. Ý nghĩa của nó? Ngày nay thế nào?

Ngày nay chúng ta học tập và kế thừa  ;D


Tiêu đề: Re: Các chúa Trịnh - vị trí vai trò lịch sử
Gửi bởi: menthuong trong 03 Tháng Mười Một, 2009, 04:28:55 pm
Thì Tào Tháo cũng là chúa đó thôi bác menthuong à!
Nhưng đó là bên Tầu !


Tiêu đề: Re: Các chúa Trịnh - vị trí vai trò lịch sử
Gửi bởi: Bodoibucket trong 03 Tháng Mười Một, 2009, 04:46:27 pm
Thì ai học của ai đây, bác?


Tiêu đề: Re: Các chúa Trịnh - vị trí vai trò lịch sử
Gửi bởi: caytrevietnam trong 04 Tháng Mười Một, 2009, 02:06:03 pm
Thì ai học của ai đây, bác?

Thì thời nay học của thời xưa, chả lẽ bác không thấy à?


Tiêu đề: Re: Các chúa Trịnh - vị trí vai trò lịch sử
Gửi bởi: menthuong trong 05 Tháng Mười Hai, 2009, 06:10:02 pm
Các Chúa Trịnh tồn tại trong lịch sử dân tộc hơn 200 năm vào các thế kỷ XVI, XVII, XVIII. Cho đến nay, ba bốn trăn năm đã trôi qua nhưng nhận thức về các Chúa Trịnh – vị trí và vai trò lịch sử còn nhiều điểm vẫn chưa được rõ ràng, thậm chí còn sai lệch.

Tôi thấy rằng:

Các Chúa Trịnh (1545-1787) là tập đoàn phong kiến kiểm soát quyền lực nhà nước Đại Việt thời nhà Hậu Lê (1533-1789), khi nhà vua không có thực quyền vẫn được duy trì ngôi vị. Bộ máy triều đình lúc này hoạt động theo thể chế lưỡng đầu. Các chúa Trịnh cầm quyền tổng cộng 243 năm, được 10 đời chúa. Nếu kể cả Trịnh Cối và Trịnh Cán là 12 chúa. Khởi thủy là Trịnh Kiểm (鄭檢,1545-1570) kết thúc bởi Trịnh Bồng (鄭篷,-1786). Xét ra đời Trịnh Khải, Trịnh Bồng ngắn và rối ren nên thường chỉ tính 8 đời cầm quyền vững vàng, thịnh trị của họ Trịnh từ Trịnh Kiểm đến Trịnh Sâm. Nhưng Trịnh Kiểm mới chỉ được ban chức Thái sư 太師 chỉ đến đời Trịnh Tùng mới chính thức xưng Chúa vào năm 1599 với danh Đô Nguyên súy Tổng quốc chính Thượng phụ Bình An Vương 都元帥 綜國政尚父 平安王.

Việc các Chúa Trịnh không ngồi lên ngai vàng mà chỉ nắm vai trò Chúa liên quan đến một giai thoại về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (阮秉謙; 1491–1585). Chuyện rằng: khi vua Lê Trung Tông chết không có con nối, Trịnh Kiểm định thay ngôi nhà Lê nhưng còn sợ dư luận nên sai người đến hỏi ông. Ông nói với chú tiểu, nhưng thực ra là nói với bề tôi họ Trịnh: “Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản” (ý nói giữ là bề tôi của các vua Lê thì lợi hơn). Trịnh Kiểm nghe theo, sai người tìm người tôn thất nhà Lê thuộc chi Lê Trừ (anh Lê Lợi) đưa lên ngôi, tức là vua Lê Anh Tông. Họ Trịnh mượn tiếng thờ nhà Lê nhưng nắm thực quyền điều hành chính sự, còn nhà Lê nhờ họ Trịnh lo đỡ cho mọi chuyện chính sự, hai bên nương tựa lẫn nhau tồn tại tới hơn 200 năm. Bởi thế còn có câu: “Lê tồn Trịnh tại”.

Thời đại các Chúa Trịnh nắm quyền Đàng Ngoài là thời đại đặc biệt trong lịch sử phong kiến việt Nam, vừa có Vua, vừa có Chúa. Chính thời đại nhiều biến động lớn đó đã sinh ra nhà bác học lớn nhất của Việt Nam trong lịch sử trung đại, là tác giả của 40 bộ sách gồm hàng trăm quyển viết về nhiều lĩnh vực khác nhau bởi đầu óc thông tuệ đặc biệt cộng với vốn sống lịch lãm và một nghị lực làm việc phi thường. Đó là Lê Quý Đôn (梨贵燉,1726 - 1784) quê tại Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ (nay thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Ngay từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, năm 27 tuổi đỗ Đình Nguyên, làm tới chức Bồi tụng. Đây cũng là thời đại đã sản sinh ra Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ( 1720 – 1791) rất tinh thông y học, văn chương, là danh nhân Việt Nam thế kỉ XVIII được nhiều người kính trọng, được suy tôn là ông Tổ nghề Y Việt Nam.

Như vậy việc đánh giá đúng vai trò của các Chúa Trịnh, đặc biệt là những Chúa có công lao là cần thiết và chắc sẽ có nhiều bài học cho cơ chế thực thi dân chủ ngày nay.


Tiêu đề: Re: Các chúa Trịnh - vị trí vai trò lịch sử
Gửi bởi: macbupda trong 05 Tháng Mười Hai, 2009, 08:33:59 pm
Lại bắt bẻ bác menthuong rồi. ;D (Bác đừng giận em nhé)
Họ Trịnh có 12 đời chúa là:

1. Thế Tổ Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm
2. Thành Tổ Triết Vương Trịnh Tùng
3. Văn Tổ Nghị Vương Trịnh Tráng
4. Hoằng Tổ Dương Vương Trịnh Tạc
5. Chiêu Tổ Khang Vương Trịnh Căn
6. Hy Tổ Nhân Vương Trịnh Cương
7. Dụ Tổ Thuận Vương Trịnh Giang
8. Nghị Tổ Ân Vương Trịnh Doanh
9. Thánh Tổ Thịnh Vương Trịnh Sâm
10. Điện Đô Vương Trịnh Cán
11. Đoan Nam Vương Trịnh Tông
12. Án Đô Vương Trịnh Bồng

Từ Trình Sâm trở lên là gọi theo miếu hiệu, còn từ Trịnh Cán trở xuống là gọi theo tước hiệu khi còn sống, vì không có miếu hiệu. Vậy cần gì phải tính Trịnh Cối (con cả Trịnh Kiểm, anh Trịnh Tùng) mới đủ 12 chúa?

Việc họ Trịnh duy trì vua Lê làm vì mà không cướp ngôi do lời khuyên của Trạng Trình là một giai thoại hay. Nhưng thực ra dù có lời khuyên đó hay không, em cho rằng họ Trịnh vẫn sẽ không cướp ngôi vua Lê. Khi Lê Trang Tông chết không có con nối, Trịnh Kiểm rõ ràng không thể tự xưng đế, bởi như vậy danh nghĩa phù Lê không còn, khó "danh chính ngôn thuận" chống chọi quân nhà Mạc ở phía bắc. Sau này, dù diệt được nhà Mạc, các chúa Trịnh đã coi đó là "truyền thống" khó thay đổi, "không thể phá bỏ phép tắc của tổ tông" đã thành cái lệ bất thành văn rồi. Vả lại nhà Mạc là tấm gương nhãn tiền. Nếu bỏ nhà Lê, thì chính là phá bỏ uy tín "tôn phù" đối với tầng lớp nho sĩ, cho chúa Nguyễn là đối thủ ở phương Nam một cơ hội thu phục lòng người.

Công bằng mà nói, trong các chúa Trịnh cũng có những người giỏi, cố gắng chấn chỉnh chính sự của Đàng Ngoài, khôi phục sản xuất bị tàn phá do chiến tranh, biết trọng dụng nhân tài... và đã có những đóng góp đáng kể về văn hóa. Tiêu biểu là các chúa Trịnh Tùng, Trịnh Căn, Trịnh Cương, Trịnh Doanh.


Tiêu đề: Re: Các chúa Trịnh - vị trí vai trò lịch sử
Gửi bởi: lonesome trong 05 Tháng Mười Hai, 2009, 09:02:48 pm
Vụ các chúa Trịnh không chịu lật vua Lê thật ra trong giai thoại "Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản" cũng nói ró rồi: Lòng dân chỉ hướng về nhà Lê thôi, bất cứ thế lực nào muốn lật nhà Lê đều không nhận được sự ủng hộ của dân. Dù sau này các vua Lê đúng là chỉ còn làm vì nhưng ngay như Nguyễn Huệ cũng phải đợi tới lúc Lê Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà mới có thể danh chính ngôn thuận đem quân ra đánh chứ các lần trước cũng đều phải cử người ở lại với danh nghĩa phò tá vua Lê đấy thôi.
Chuyện LCT phải sang cầu nhà Thanh có người cho rằng là do Ngô Văn Sở thừa lệnh Nguyễn Huệ để "chơi chiêu" nhưng rõ là sau khi diệt quân Thanh, việc NH không đưa con cháu nhà Lê lên nối ngôi cũng là 1 sai lầm vì lòng dân Bắc Hà vẫn luôn nghĩ về Lê Thái Tổ.
Sau này khi nhà Nguyễn thu phục trọn vẹn lãnh thổ, dân Bắc Hà vẫn không hoàn toàn coi mình là con dân nhà Nguyễn - nhất là khi nhà Nguyễn dời đô vào Huế, làm mất đi vị thế Trung Ương của dân Bắc Hà. Cái tư tưởng "chính thống" đấy nó ăn thâm căn cố đế như vậy, thử hỏi chú Trịnh nào dám lật ngôi vua Lê đây?


Tiêu đề: Re: Các chúa Trịnh - vị trí vai trò lịch sử
Gửi bởi: menthuong trong 05 Tháng Mười Hai, 2009, 09:39:04 pm
Lại bắt bẻ bác menthuong rồi. ;D (Bác đừng giận em nhé)
Họ Trịnh có 12 đời chúa là:

1. Thế Tổ Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm
2. Thành Tổ Triết Vương Trịnh Tùng
3. Văn Tổ Nghị Vương Trịnh Tráng
4. Hoằng Tổ Dương Vương Trịnh Tạc
5. Chiêu Tổ Khang Vương Trịnh Căn
6. Hy Tổ Nhân Vương Trịnh Cương
7. Dụ Tổ Thuận Vương Trịnh Giang
8. Nghị Tổ Ân Vương Trịnh Doanh
9. Thánh Tổ Thịnh Vương Trịnh Sâm
10. Điện Đô Vương Trịnh Cán
11. Đoan Nam Vương Trịnh Tông
12. Án Đô Vương Trịnh Bồng

Vậy cần gì phải tính Trịnh Cối (con cả Trịnh Kiểm, anh Trịnh Tùng) mới đủ 12 chúa?
Đúng là tôi không tính Trịnh Kiểm vì nghĩ ông chỉ là Khởi thuỷ, chưa được phong Vương, chưa có danh xưng Chúa nhưng lại đưa Trịnh Cối vào là chưa xác đáng. Không ai lại đi giận bác macbupda@ bởi những kiến thức đầy đủ, chắc chắn và truy nhanh thế của Búp Đa.
 
 Riêng với Đoan Nam vương Trịnh Khải, tôi cũng biết vị chúa thứ 11 này còn có tên là Trịnh Tông nhưng cuốn Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim (NXB Thanh Hoá 2006) viết tên chúa này là 鄭楷 trong đó chữ với nghĩa “khuôn phép, mẫu” được đọc là “Khải” nên tôi thấy gọi là Trịnh Khải hay hơn.


Tiêu đề: Re: Vấn đề hôn nhân giữa các vua Lê với các Quận chúa họ Trịnh
Gửi bởi: menthuong trong 05 Tháng Mười Hai, 2009, 10:01:10 pm
Các Chúa Trịnh có cái hay là khi lập thế tử, các chúa Trịnh không nhất thiết chọn con cả, mà chọn người con nào giỏi nhất. Do vậy nối đời nắm quyền, chi phối mọi chuyện quốc gia đại sự. Công việc triều chính đã ở tay Chúa thì việc hôn nhân của Vua cũng vậy thôi! Chính ra nó đã khởi nguồn từ việc Trịnh Tùng gả người con gái thứ mười của mình là Ngọc Trinh cho Kính Tông để thắt chặt quan hệ giữa 2 nhà, dễ thâu tóm đại quyền.

Lê Thần Tông Duy Kỳ (1619-1643 và 1649-1662) con Kính Tông (1600-1619)  và Trịnh Ngọc Trang lấy Trịnh Thị Ngọc Trúc làm Hoàng hậu. Nhưng Ngọc Trúc đã có một đời chống với Cường Quận công Lê Trụ là bác (hay chú) họ Lê Duy Kỳ. Mà Trịnh Thị Ngọc Trúc lại là con Trịnh Táng (con Trịnh Tùng với Đặng Thị Ngọc Dao, ở ngôi Chúa 1623-1657) nên gọi Ngọc Trinh bằng cô. Như vậy trong việc Lê Thần Tông lấy Trịnh Thị Ngọc Trúc có 4 sự rối:

- Cháu lấy lại vợ của chú,
- Mà người vợ ấy đã có 4 con,
- Con cô lấy con cậu,
- Lại còn được phong là Hoàng hậu !

Có lẽ cuộc hôn nhân nhuốm đầy màu sắc chính trị Thần Tông-Ngọc Trúc là "vô tiền khoáng hậu"!

Ngoài trường hợp trên, thời Lê Trịnh còn có những đấng quân vương nhà Lê lấy vợ là các quận  chúa họ Trịnh với mối quan hệ “loạn luân” đôi khi khá oái oăm:

1. Lê Chân Tông Duy Hựu (1643-1648), con Thần Tông Duy Kỳ (1619-1643, 1649-1662), lấy em Trịnh Thị Ngọc Trúc (Hoàng hậu của Thần Tôn) là Trịnh Thị Phương Từ (chưa tìm thấy tư liệu chi tiết). Như vậy hai bố con Vua lấy hai chị em quận chúa. Ông vua con ở ngôi 7 năm rồi băng ở tuổi 20 và vua cha khi đó đang là Thượng hoàng lại trở lại ngôi vua lần thứ hai (1649-1662).

2. Lê Dụ Tông Duy Đường (1705-1729), cháu ngoại đời thứ 4 của lấy cháu nội đời thứ 7 Trịnh Tùng (1570-1623) là Trịnh Thị Ngọc Trang (con Trịnh Cương). Như thế về vai vế là cụ lấy chắt.

3. Lê Duy Vĩ (chắt của Lê Dụ Tông và Trịnh Thị Ngọc Trang), con trưởng vua Lê Hiển Tông. Tháng Giêng năm 1764, vua Lê Hiển Tông lập Lê Duy Vĩ làm thái tử. Trịnh Doanh gả con gái là Tiên Dung quận chúa cho Duy Vĩ.  Nên nhớ Duy Vĩ là cháu ngoại đời thứ 4 còn Tiên Dung là cháu nội đời thứ 3 của Trịnh Cương (1709-1729). Như thế là cháu lấy cô họ. Nhưng Duy Vĩ là người có ý khôi phục quyền bính cho họ Lê do vậy Trịnh Sâm đã vu tội cho thái tử, sai người bắt giữ, truất ngôi và tống giam. Lê Duy Vĩ chết trong ngục, sau con là Duy Kỳ được nối ngôi, tức Lê Chiêu Thống (1787-1788) ông vua cuối cùng của triều Lê.

4. Lê Duy Phường tức Vĩnh Khánh Đế (1720-1732, con Dụ Tông và Ngọc Trang) lấy Trịnh Thị Ngọc Thể, con Trịnh Cương. Như thế lại là hai bố con đều làm rể chúa An Đô vương.
Ngoài ra Trịnh Giang còn tố cáo Lê Duy Phường lại tư thông với phi của bố vợ, tức cháu gian dâm với bà ngoại kế nên bị phế làm Hiền Đức công rồi phải thắt cổ chế ở bãi Cơ  Xá.

Đúng làm một thời đại có lắm điêù khác thường! Đây có là một điểm để đánh giá vai trò nhà Chúa không?
Bản thân tôi khi thống kê lược thuật cũng thấy "rối" (mặc dù đã lấy ý từ sách của Nguyễn Thị Chân Quỳnh)nên có lẽ việc tính thế thứ khó chuẩn xác, mong được bổ khuyết.


Tiêu đề: Re: Các chúa Trịnh - vị trí vai trò lịch sử
Gửi bởi: caytrevietnam trong 05 Tháng Mười Hai, 2009, 11:37:00 pm
Qua các nội dung về đời chúa Trịnh (và cả chúa Nguyễn nữa), chỉ nói riêng về vấn đề uy tín, chúng ta thấy chính triều Hậu Lê mới là triều đại có nhiều uy tín, có ảnh hưởng lớn và được quần chúng nhân dân ủng hộ, được các thế lực phong kiến tôn phù

Đến cả khi triều đại này cáo chung mà còn bao người lưu luyến, các cuộc khởi nghĩa chống triều Nguyễn sau này không ít người được tôn làm mình chủ chính là con cháu nhà Lê hoặc mạo nhận con cháu nhà Lê để tranh thủ sự ủng hộ.



Tiêu đề: Các chúa Trịnh - vị trí vai trò lịch sử
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Mười Hai, 2009, 08:31:13 am
Em xin góp ý với bác menthuong: Trong bài viết về quan hệ hôn nhân hai họ Trịnh Nguyễn, bác dùng chữ "loạn luân" hơi bừa bãi đấy. Ngày xưa, chỉ ngăn cấm người nội tộc (cùng trong một họ) lấy nhau. Còn vua Lê lấy con gái họ Trịnh thì vẫn được tính là hai họ khác nhau, nên không bị coi là loạn luân. Thời ấy, con cô lấy con cậu là bình thường. Còn trường hợp vua Lê Dụ Tông lây Trịnh Thị Ngọc Trang thì ngay cả theo quan điểm hiện đại còn không bị coi là trái pháp luật, vì quan hệ họ hàng đã rất xa rồi, mà bác cũng cho là oái ăm thì hơi lạ. Các sử gia thời Lê Trung Hưng chê thời Trần đặt lệ cưới người trong họ là trái luân thường. Nếu việc vua Lê cưới con gái họ Trịnh bên ngoại cũng bị coi là "loạn luận" thì chẳng hóa ra tự vả miệng mình sao. Việc này không phải chỉ bởi sử viết thời Lê thì chỉ lên án chuyện sai thời Trần, mà ỉm đi việc nhà Lê. Mà cả bởi quan điểm lúc ấy nó đúng là như thế (tức là coi lấy người bên họ ngoại cũng được).
Vả lại, chữ "loạn luân" thường dùng khi coi như đó là một tội. Còn khi xem xét vấn đề lịch sử, người ta tránh dùng chữ này vì dễ động chạm. Ngay đến việc hôn nhân nhà Trần, bây giờ trong văn viết mọi người cũng chỉ gọi là hôn nhân đồng tộc, chứ ít nói là loạn luân.


Tiêu đề: Re: Các chúa Trịnh - vị trí vai trò lịch sử
Gửi bởi: menthuong trong 06 Tháng Mười Hai, 2009, 09:26:46 am
1. Khi tìm hiểu lịch sử thấy hiện tượng đó và thấy một vài bài báo vẫn dùng thuật ngữ này nên khi chẳng biết dùng từ nào hoen đành viết vậy, nhưng thâm tâm thấy chưa ổn nên tôi đã đưa nó vào trong “” rồi!

2. Lệ tục, luật pháp thời xưa và cả nay tôi cũng biết sơ sơ nên khi nêu ra những ví dụ đó để thảo luận về "vai trò chúa Trịnh" khi với tới cả vấn đề hôn nhân của Hoàng thất và phải chăng đó là những cuộc hôn nhân "mang mầu sắc chính trị", chứ tôi không nhằm quy tội cho các Vua, Hoàng tử và Quận chúa trong cuộc. Một ông Vua, lấy bà vợ đã có chồng và đã đẻ 4 con lại chồng vốn là bậc cha chú mình thì bà ấy dù có sắc nước hương trời đến mấy, chắc gì nhà Vua đã hạnh phúc!

3. Là một người yêu lịch sử, tôi không hề có ý muốn và dám phạm thượng, nhất là với những bậc quân vương, những danh gia vọng tộc đã cùng dân tộc làm nên lịch sử.

4. Xin nhận và cám ơn lời góp ý của bác macbupda@ và sẽ rút kinh nghiệm ngay (nếu không có diễn đàn lại cứ tưởng mình viết đúng mà tái phạm nữa thì buồn chết và lại sai thêm!). Nhưng bác bảo tôi “bừa bãi” e hơi nặng quá và chưa “thấu tình đạt lý” mấy đâu, giảm “án” chút xíu được không?

5. Tôi biết việc thông gia nhiều đời giữa họ Lê của vua và họ Trịnh của chúa thời Lê-Trịnh không phải là cá biệt. Dân thường cũng có và ở mọi thời đại, nhất là ở nông thôn. Ngay họ ông nội tôi và họ bà nội tôi cũng không ngoại lệ và đôi khi “tréo nghoe” rất khó gọi cho con cháu (vợ là chị nhưng chồng lại là cháu một ai đó). Như vậy có “oái oăm” không?. Thôi, nói như các cụ “ngõ nhà ai người ấy đi”!

6. Đúng là thuật ngữ “hôn nhân đồng tộc” nghe thuận hơn “loạn luân” khi nói về tình trạng hôn nhân trong Hoàng thất nhà Trần (trừ một vài trường hợp).


Tiêu đề: Re: Các chúa Trịnh - vị trí vai trò lịch sử
Gửi bởi: lonesome trong 06 Tháng Mười Hai, 2009, 06:24:21 pm
2. Lệ tục, luật pháp thời xưa và cả nay tôi cũng biết sơ sơ nên khi nêu ra những ví dụ đó để thảo luận về "vai trò chúa Trịnh" khi với tới cả vấn đề hôn nhân của Hoàng thất và phải chăng đó là những cuộc hôn nhân "mang mầu sắc chính trị", chứ tôi không nhằm quy tội cho các Vua, Hoàng tử và Quận chúa trong cuộc. Một ông Vua, lấy bà vợ đã có chồng và đã đẻ 4 con lại chồng vốn là bậc cha chú mình thì bà ấy dù có sắc nước hương trời đến mấy, chắc gì nhà Vua đã hạnh phúc!

Bác menthuong chắc nên xem lại:
- Trần Thủ Độ lấy bà Trần Thị Ngọc Dung lúc bà ấy là gì?
- Nếu bà Trịnh Thị Ngọc Trúc lấy chồng từ lúc 16, đẻ bốn con trong 5-6 năm thì cũng mới 21-22 tuổi. Ở thời xưa, tuổi đó thì đúng là "giừ" nhưng không  đến mức bác phải đưa ra cái từ "chắc gì" như thế.
Nếu đơn thuần vì mục đích chính trị, Chúa Trịnh cũng không thiếu người tới mức phải gán ghép như thế. Chuyện đã xảy ra cách mấy trăm năm, nếu bác muốn hiểu kỹ hơn chắc phải làm cái thời gian biểu xem có hợp lý hay khộng vậy chứ cứ "chắc gì", "có thể" ... thì chẳng đi đến đâu đâu...


Tiêu đề: Re: Các chúa Trịnh - vị trí vai trò lịch sử
Gửi bởi: menthuong trong 06 Tháng Mười Hai, 2009, 08:17:17 pm
Các Chúa Trịnh tồn tại trong lịch sử dân tộc hơn 200 năm vào các thế kỷ XVI, XVII, XVIII. Cho đến nay, ba bốn trăn năm đã trôi qua nhưng nhận thức về các Chúa Trịnh – vị trí và vai trò lịch sử còn nhiều điểm vẫn chưa được rõ ràng, thậm chí còn sai lệch. Chúng ta thử cùng nhìn nhận lại 1 số vấn đề sau:
1/ Việc các Chúa Trịnh, như lâu nay vẫn thường gọi là “tiếm quyền”, “lấn át”… vua Lê, là cần thiết hay không cần thiết?
2. Những công lao đóng góp của các Chúa Trịnh đối với lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI, XVII, XVIII.
3. Những gương mặt nổi bật trong dòng dõi các Chúa Trịnh:
Không biết các chú có ý kiến gì không ạ?

Hôm nay ngày nghỉ, thong thả hỏi anh Gúc mới biết các vấn đề này đã được đặt ra và giải quyết cơ bản từ cách đây hơn 10 năm!

Tiếc là không tiếp cận được các báo cáo đã trình bày tại cuộc “HỘI THẢO KHOA HỌC CÁC CHÚA TRỊNH VỊ TRÍ VAI TRÒ LỊCH SỬ”  từ 1995 đó! Không hiểu 14 năm qua đã có gì mới chưa và việc thực hiện các kiến nghị tại Hội thảo đó đến đâu rồi ?

Giá mà được xem trước trang này: http://www.trinhtoc.com/News/013/Tu-lieu-lich-su/437/Cac-chua-Trinh---vi-tri-vai-tro-lich-su.html chắc tôi chả dám tham gia thảo luận theo gợi ý của bạn 1thoang@ bất cứ điều gì thêm nữa, cứ chờ vào thư viện hay lên mạng mà lục tìm. Đúng là “gái goá lo chuyện triều đình”.

Mong các bác đã mất thời gian đọc và nhận xét, góp ý cho những thảo luận của tôi thông cảm. Dù sao bản thân cũng nhận được nhiều kinh nghiệm bổ ích trên nhiều phương diện.

Để tạm biệt trang này chuyển sang chủ đề khác (đấy là tôi nói cá nhân tôi thôi) và cũng sắp sang năm 2010, tôi xin phép các tác giả Trần Lê Sáng-Phạm Kỳ Nam-Phạm Đức Duật đưa đôi câu đối của các ông lên đây cùng chia sẻ:

Tổ quốc mấy ngàn Xuân, sử đậm in ngời thế Nước;
Giang sơn muôn vạn Tết, hoa thơm toả ngát ơn Người
.


Tiêu đề: Re: Các chúa Trịnh - vị trí vai trò lịch sử
Gửi bởi: lonesome trong 06 Tháng Mười Hai, 2009, 11:38:51 pm
Cung vua - Phủ chúa
Thời kỳ Lê Trung hưng, còn được gọi là thời Lê-Trịnh. Trong suốt thời phong kiến Việt Nam, thời kỳ này là thời kỳ duy nhất: vừa có vua lại vừa có chúa. Chúa Trịnh nắm thực quyền, vua Lê chỉ là bù nhìn. Khác hẳn với các triều đại trước, phủ Chúa là nơi giải quyết mọi việc lớn nhỏ trong nước, triều đình vua Lê chỉ có danh mà không có thực. Tại triều đình Thăng Long, các chúa Trịnh ngày càng lấn át, ức chế vua Lê.

Năm 1599, Trịnh Tùng tự lập làm Đô nguyên soái, Tổng quốc chính, Thương phụ, Bình An vương. Uy quyền ngày một cao, Trịnh Tùng muốn làm đúng danh vị tước vương, bèn sai người xin với nhà vua; nhà vua bất đắc dĩ phải y cho. Vua Lê Thế Tông sai Thái tể Hoàng Đình Ái đem sách thư tiến phong Trịnh Tùng làm Bình An vương, ban thêm cho ngọc toản, tiết mao và hoàng việt(1) (ba thứ này đều tượng trưng đặc quyền của vua chúa thời phong kiến). Trịnh Tùng được mở phủ Chúa, đặt quan thuộc. Từ đấy chính sự quyền bính đều do phủ Chúa tự quyết đoán, mọi việc từ của cải, thuế khóa, quân lính đến dân chúng đều hết thảy về phủ Chúa.

Từ đó, triều đình vua Lê phải đặt dưới quyền điều khiển của họ Trịnh và phủ Chúa mới thực sự là trung tâm của bộ máy nhà nước phong kiến. Hệ thống tổ chức chính quyền lúc ban đầu đại khái vẫn dựa theo quan chế thời Hồng Đức, có thay đổi ít nhiều cho thích hợp với tình thế mới.

Phủ Chúa: Đứng đầu phủ Chúa cũng là đứng đầu chính quyền trung ương có chức Tham tụng và Bồi tụng, do Trịnh Tùng đặt ra từ năm 1600. Hai chức này tức là chức Tể tướng thời trước, nhưng khác trước ở chỗ chức Tham tụng và Bồi tụng không có một phẩm tước nhất định, mà do chúa Trịnh tự ý lựa chọn những người thân tín sung vào. Giữ chức Tham tụng, Bồi tụng có thể là những viên Thượng thư các bộ (Bộ trưởng), có thể là viên Thị lang (Thứ trưởng) hay Đô cấp sự trung (đứng đầu Đô sát viện). Nhiệm vụ của chức Tham tụng, Bồi tụng là trực tiếp giúp Chúa bàn định mọi việc quốc chính ở vương phủ.
Lúc đầu, phủ Chúa Trịnh có nhiều khả năng ở vào quãng phía Nam hồ Hoàn Kiếm ngày nay, tức là ở giữa 2 hồ Tả Vọng và Hữu Vọng lúc đó. Có thể ở quãng giữa phố Tràng Thi, cạnh Nhà Thờ lớn bây giờ. Nhưng về sau, chúa Trịnh đã cho xây dựng tiếp thêm nhiều cung điện lớn, bao gồm tới 52 tòa, phát triển dần sang phía Đông và Đông Nam, cho tới tận sát bờ sông Hồng, cùng với các cung điện, là các ao cảnh, nguyệt đài, thủy tạ, chuồng voi, chuồng ngựa, kỳ đài, bãi hội quân và duyệt quân (Diễn vũ trường). Tiếp theo, chúa Trịnh còn cho sửa sang các điện đường của nhà Quốc tử giám (1662), sửa sang lại và khánh thành Võ học sở ở gần sông Hồng (khoảng năm 1723) (Lê Quý Đôn: Kiến văn tiểu lục, Sđd, tr. 105). Chúa Trịnh còn sai trưng mua các loại gỗ quý trong nhân dân để dùng vào việc xây cất các doanh trại, cho xây dựng lầu Ngũ Long cao 300 thước (khoảng 120 mét) ở ven hồ Hoàn Kiếm...

Triều đình vua Lê: Ngoài một ông vua Lê, phần nhiều được đặt lên ngai vàng khi còn rất nhỏ tuổi: Lê Thế Tông lên ngôi lúc mới có 7 tuổi; Lê Kính Tông: 12 tuổi; Lê Thần Tông: 12 tuổi; Lê Chân Tông: 13 tuổi; Lê Huyền Tông: 9 tuổi; Lê Gia Tông: 11 tuổi (Đó là các ông vua Lê kế tiếp nhau ở ngôi liên tục từ năm 1573 đến năm 1675, hơn 1 thế kỷ!), triều đình vẫn có danh hiệu Lục bộ Thượng thư và Ngự sử đài, nhưng lúc ban đầu số thượng thư chưa đầy đủ.

Năm 1664, Trịnh Tạc mới lập đủ Thượng thư 6 bộ: Lại - Hộ - Lễ - Binh - Hình - Công. Trong đó, Tham tụng Phạm Công Trứ kiêm Thượng thư bộ Lại, Bồi tụng Trần Đăng Soạn kiêm Thượng thư bộ Hộ. Những viên thượng thư 6 bộ này tuy chức vị thuộc triều đình nhưng đều là người của chúa Trịnh cử lên làm việc dưới quyền chỉ huy của phủ Chúa.
Năm 1675, Trịnh Tạc quy định rõ công việc và quyền hạn của 6 bộ, nhưng chỉ là hữu danh vô thực.

Trên Lục bộ vẫn còn có những chức Đại tư đồ, Đại tư mã, Đại tư không, Tam thái (Thái sư - Thái phó - Thái bảo), Tam thiếu (Thiếu sư - Thiếu phó - Thiếu bảo) để ưu đãi công thần, đặc biệt là công thần trung hưng, tức là những quan văn võ có công lớn trong sự nghiệp diệt nhà Mạc, giúp họ Trịnh khôi phục lại ngôi vua Lê.

Như vậy, đứng về tổ chức bên ngoài mà xét thì chính quyền trung ương trong thời này hình như có hai tổ chức là Triều đình và phủ Chúa. Nhưng thực chất hai tổ chức ấy đều thống nhất làm một, và tập trung quyền chỉ huy về phủ Chúa. Ngay từ năm 1599, Trịnh Tùng quy định một chế độ bổng lộc cho vua không lấy gì làm rộng rãi lắm: hằng năm được thu thuế 1.000 xã gọi là lộc Thượng tiến "quân lính túc trực và hộ vệ thì trong nội điện có 5.000 lính, 7 thớt voi, và 20 chiếc thuyền rồng. Nhà vua chỉ chỉnh chện mặc áo long bào, cầm hốt ngọc nhận lễ triều yết mà thôi" (Cương mục, tập II, Sđd, tr. 222). Và họ Trịnh đời đời tập phong tước vương là bắt đầu từ Tùng" (Cương mục, tập II, Sđd, tr. 222).

Từ năm 1718, Trịnh Cương lại đặt thêm Lục phiên (tương đương với Lục bộ) là: Lại - Hộ - Lễ - Binh - Hình - Công, bên phủ Chúa, để rút hết quyền hành của Lục bộ bên Triều đình.
Ngoài ra, ở Thăng Long lúc này, còn thường xuyên có một đạo quân đồn trú gồm khoảng 5 vạn người, với một chuồng voi lớn chừng 150 đến 200 con, các kho chứa thuốc súng, vũ khí và các cỗ đại bác bên cạnh bãi duyệt quân.

Đối với vua Lê, chúa Trịnh tự ý phế lập nhằm đưa lên ngôi báu những ông vua trẻ con dễ bảo hay những ông vua nhu nhược cam tâm đóng vai trò bù nhìn. Nhiều vua Lê đã bị ám hại chỉ vì muốn làm vua thực sự, mưu chống lại sự chuyên quyền của họ Trịnh. Trong số 16 vua được lập lên trong thời Lê Trung hưng thì 3 vua đã bị giết hại vì tay họ Trịnh và 5 vua là những trẻ con chưa đến tuổi trưởng thành.

Vua Lê hoàn toàn là một cương vị hư danh, không có thực quyền. Ngay cả một số nghi thức triều yết tối thiểu có tính chất hình thức cũng dần dần bị chúa Trịnh hủy bỏ hay xâm phạm.

Từ Trịnh Tạc (1657-1682) trở đi, các chúa Trịnh vào triều yết không quỳ lạy, không xưng tên, và tự tiện ngồi ngay bên trái chỗ "ngự tọa", ngang hàng với nhà vua. Trước kia hàng tháng vào ngày sóc (mùng 1), vọng (ngày rằm), chúa Trịnh và các quan lại trong triều phải đến chầu vua ở điện Vạn Thọ, nhưng dần dần về sau chúa Trịnh cũng bỏ nghi lễ ấy. Triều đình vua Lê ngày càng vắng vẻ và chỉ là chỗ an nghỉ hay đúng hơn là chỗ giam cầm nhà vua, không còn là cơ quan đầu não của bộ máy nhà nước phong kiến như trước kia nữa.
...


Tiêu đề: Re: Các chúa Trịnh - vị trí vai trò lịch sử
Gửi bởi: lonesome trong 06 Tháng Mười Hai, 2009, 11:40:02 pm
Các cuộc chính viên của lính Tam phủ ở kinh thành Thăng Long
Trong các phong trào chống đối giai cấp thống trị thời Lê-Trịnh, đặc biệt nhất là có 4 cuộc chính biến do quân lính ở kinh thành Thăng Long gây ra.

Trong thời Lê-Trịnh, quân lính đóng giữ kinh thành Thăng Long thường kén lính ở 3 phủ thuộc Thanh Hóa và 12 huyện của 4 phủ thuộc Nghệ An(1) để chuyên bảo vệ kinh thành. Loại lính này được ưu đãi hơn các lính nơi khác; vì thế gọi là "ưu binh". Ba phủ (Thiệu Thiên, Hà Trung, Tĩnh Gia) ở Thanh Hóa là nơi căn cứ địa vững chắc xưa kia của họ Trịnh, là nơi chủ yếu cung cấp quân túc vệ, nên quân túc vệ này, còn có tên là lính "Tam phủ".

Năm 1694, trong sự đối đầu với quân lính ở Thăng Long, Tham tụng Phạm Công Trứ và Bồi tụng Nguyễn Quốc Trinh(2) đã thi hành nhiều chính sách khắt khe, nên những người ở kinh thành đã nổi lên giết chết Nguyễn Quốc Trinh và phá nhà Phạm Công Trứ. Phạm Công Trứ phải bỏ trốn ra ngoài kinh thành.

Năm 1741, quân lính kinh thành lại nổi lên phá nhà, tìm giết Tham tụng Nguyễn Quý Cảnh. Nguyễn Quý Cảnh phải chạy trốn. Cả hai cuộc chính biến này đều thiếu tổ chức, thiếu lãnh đạo, nên đã bị chính quyền Lê-Trịnh dập tắt ngay.

Năm 1782, để phản đối việc lập Trịnh Cán còn nhỏ tuổi làm Chúa, quân lính kinh thành Thăng Long đã nổi lên làm một cuộc đảo chính. Quân lính đã giết Hoàng Đình Bảo, một đại thần nắm quyền ở phủ Chúa, và giết Đặng Thị Huệ, mẹ Trịnh Cán. Họ tới nhà giam, đem Trịnh Khải là anh Trịnh Cán ra, lập làm Chúa. Cuộc đảo chính thành công.

Năm 1784, quân lính ở kinh thành Thăng Long lại một lần nữa nổi lên để chống lại sự ức chế của bọn quan lại cầm đầu trong phủ Chúa là Nguyễn Lệ, Dương Khuông và một tướng cầm đầu quân hầu trong phủ Chúa là Nguyễn Triêm. Quân lính đã tới vây nhà Nguyễn Lệ và Dương Khuông. Nguyễn Lệ phải cải trang chạy trốn sang Sơn Tây. Dương Khuông và Nguyễn Triêm đều chạy trốn vào phủ Chúa Trịnh. Quân lính phá tan nhà của bọn Nguyễn Lệ, Dương Khuông, rồi mang khí giới đi thẳng vào phủ Chúa Trịnh lùng bắt bọn Dương Khuông và Nguyễn Triêm. Chúa Trịnh Khải phải đem tiền bạc ra chuộc tính mạng cho Dương Khuông và đành đưa Nguyễn Triêm ra cho quân lính đánh chết. Sau đó, Trịnh Khải phải theo ý quân lính cách chức bọn Nguyễn Lệ, Dương Khuông. Từ đấy, quyền bính của triều đình và phủ Chúa là ở trong tay quân lính. Mọi việc thay đổi, cắt đặt tướng tá đều phải làm theo ý muốn của quân lính.
ST (http://vn.myblog.yahoo.com/thutrang-cz/article?mid=476)


Tiêu đề: Re: Các chúa Trịnh - vị trí vai trò lịch sử
Gửi bởi: macbupda trong 07 Tháng Mười Hai, 2009, 08:57:25 pm
Trong các chúa Trịnh, có lẽ thời hai chúa Trịnh Căn, Trịnh Cương là yên ổn, thái bình nhất. Thử xem xét một số hoạt động dưới thời hai ông (1682 đến 1978):
Trịnh Căn lên ngôi chúa là lúc chiến tranh Trịnh - Nguyễn tạm ngưng, Cao Bằng từ tay họ Mạc cũng đã thu hồi được nên có điều kiện bắt tay vào sửa trị đất nước.
Khi Trịnh Căn, Trịnh Cương nắm quyền, cũng ít xảy ra những chuyện lủng củng giữa vua - chúa, cũng không có phế vua, giết vua… mâu thuẫn của giai cấp cầm quyền nói chung được hòa hoãn.
Hai chúa được nhiều hiền thần văn võ giúp rập như: Nguyễn Quý Đức, Đặng Đình Tướng, Nguyễn Đăng Đạo, Đặng Tiến Thự, Nguyễn Quán Nho, Lê Huyến, Nguyễn Công Cơ, Nguyễn Mại… Chứng tỏ hai chúa biết khuyến khích và sử dụng người tài.
Thời Trịnh Căn, có lẽ do vừa kết thúc chiến tranh, còn nhiều khó khăn, sản xuất chưa được phục hồi hoàn toàn. Nhiều lần xảy ra đê vỡ, mất mùa đói kém, triều đình thường phải dùng tiền phát chẩn. Nhưng việc cứu tế kịp thời, nên chưa xảy ra những cuộc đấu tranh lớn của nông dân. Khi chúa Trịnh Cương cầm quyền, tình hình đã được cải thiện, đã có những năm được mùa to.
Cũng đời chúa Trịnh Căn, xảy ra nhiều việc ở biên giới với Trung Quốc. Khi Ngô Tam Quế làm phản nhà Thanh, chúa Trịnh đã không giúp sức. Có thể coi đây là hành động khôn ngoan của chúa. Nhưng sau này, nhiều lần các thế lực thổ hào và quan lại địa phương nhà Thanh gần biên giới gây ra sự lấn chiếm. Đặc biệt nghiêm trọng là năm 1688, tháng 5, thổ ty Vân Nam nhà Thanh xâm chiếm đất biên giới ở hai châu Vị Xuyên, Bảo Lạc thuộc Tuyên Quang và châu Thủy Vĩ thuộc Hưng Hóa, suốt đời nhà Lê vẫn không sao lấy lại được. Chúa Trịnh Căn thường cử các sứ đoàn ngoại giao sang giải quyết, tránh xung đột. Nhưng cũng thể hiện triều đình chưa đủ cương quyết trong đối phó.
Việc khảo công (xem xét, kiểm tra tư cách quan lại) được quan tâm tiến hành thường xuyên. Năm 1726 (Bính Ngọ), do Nguyễn Công Cơ tâu lên chúa Trịnh Cương rằng chuỵen thi cử có nhiều nhũng lạm, phần lớn con em nhà quyền thế đỗ hương cống, không có thực tài, nên chúa hạ lệnh thi lại, đánh hỏng 28 người, trong đó có con tham tụng Lê Anh Tuấn, con Huân quận công Đặng Đình Gián, con nuôi nội giám Đỗ Bá Phẩm… bọn này giao cho pháp đình xét hỏi và trị tội nặng. Nguyễn Công Cơ vì dám nói thẳng được thăng chức Thiếu Bảo.


Tiêu đề: Re: Các chúa Trịnh - vị trí vai trò lịch sử
Gửi bởi: 1thoang trong 12 Tháng Giêng, 2010, 12:55:53 am
Đề nghị đặt tên đường cho 2 vị chúa Trịnh (http://thethaovanhoa.vn/133N20100111091823814T0/de-nghi-dat-ten-duong-cho-2-vi-chua-trinh.htm)

(TT&VH) - Đó vừa là một mong muốn, vừa là một đề nghị của hầu hết các nhà sử học, con cháu dòng họ Trịnh tham gia Hội thảo khoa học Chúa Trịnh Cương thân thế và sự nghiệp được Hội Sử học Hà Nội, Hội đồng họ Trịnh ở Thăng Long tổ chức hôm qua (10/1) tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi (HN) nhân 281 năm ngày mất của ông (1729 - 2010).

(http://ttvh.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2010/01/11/hoithao.JPG)

Hội thảo đã thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà làm văn hóa, các nhà sử học cũng như con cháu dòng họ Trịnh trong cả nước, nhiều nhất là những người họ Trịnh hiện đang sống và công tác tại Hà Nội đến dự.

Có tất cả 33 tham luận được trình bày tại Hội thảo, tập trung đánh giá, định vị lại vai trò của dòng họ Trịnh đối với sự nghiệp gìn giữ và phát triển của dân tộc trong lịch sử một cách khoa học, công bằng và chính xác. Với tư cách là người dạy học, tham gia Hội đồng biên soạn SGK lịch sử, GS Đinh Xuân Lâm đánh giá: Nhân vương Trịnh Cương là nhà chính trị kiệt xuất, nhà chính trị lỗi lạc và là nhà văn hóa uyên thâm có nhiều đóng góp cụ thể và to lớn trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đây vừa là bằng chứng, vừa là tiêu chuẩn để chúng ta tiến hành điều chỉnh, sửa đổi một số sai sót, hạn chế trong SGK lịch sử khi đề cập đến thân thế và sự nghiệp của các chúa Trịnh. Tất nhiên, không thể làm một lúc là xong mà cũng cần phải xác định thêm, đến khi nào thấy đúng thì không thể không chỉnh lý. Bên cạnh đó, chúa Trịnh cũng gắn bó với đất Thăng Long nên nhân dịp chuẩn bị cho đại lễ Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, tôi cho rằng, đề nghị của dòng họ Trịnh về việc nên lấy tên Trịnh Tùng và Trịnh Cương đặt tên đường ở Hà Nội là hoàn toàn hợp lý.

Cũng xin nói thêm, Nhân vương Trịnh Cương (1686 - 1729) người làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa, là chắt của Định Nam vương Trịnh Căn và là vị chúa Trịnh thứ 6 thời Lê Trung Hưng, cầm quyền từ tháng 5 năm 1709 đến tháng 10 năm 1729. Ông được xem là nhà cải cách tài chính đầu tiên trong lịch sử cổ - trung đại Việt Nam đầu thế kỷ XVIII.

Tuy nhiên, kết thúc Hội thảo các nhà sử học vẫn chưa thể khẳng định hai đường mang tên hai vị chúa này sẽ ở Hà Nội hay một địa phương nào khác vì việc đặt tên đường phải tuân thủ một quy trình hết sức chặt chẽ.

Hoàng Mai


Tiêu đề: Re: Các chúa Trịnh - vị trí vai trò lịch sử
Gửi bởi: bhavaghita trong 03 Tháng Chín, 2010, 08:35:49 pm
Khi nói về chúa Trịnh thì phải kể đến Trịnh kiểm: thuở xưa ông này nhà nghèo nhưng rất có hiếu, có người mẹ thích ăn thịt gà nên thường xuyên qua nhà hàng xóm trộm gà về nấu cho mẹ. Bị người làng bắt được giải lên quan, Trịnh kiểm làm bài thơ tỏ rõ đạo hiếu của mình nên được quan tha bổng. Dân làng tức lắm nên 1 hôm đợi Trịnh Kiểm đi vắng đã vào nhà đạp chết mẹ trịnh kiểm và vứt xác ra đồng, Xác bà mẹ bị mối lấp thành gò. Khi Trịnh Kiểm về thì đã quá muộn. Ông phẩn chí bỏ đi đầu quân cho Nguyễn Kim tạo thành sự nghiệp hiển hách muôn đời.
Có 1 chuyện là sau này có ông hầy địa lý đi ngang qua chỗ mối lấp xác mệ Trịnh Kiểm thành gò, ông hỏi dân làng được biết câu chuyện trên, nhìn ngôi mộ ông đọc bài thơ sau:
                                 Phi đế phi bá
                                 quyền nghiêng thiên hạ
                                 Truyền được tám đời
                                 trong nhà dấy vạ.
Quả nhiên sau này đã ứng nghiệm câu thơ của nhà địa lý nói trên


Tiêu đề: Re: Các chúa Trịnh - vị trí vai trò lịch sử
Gửi bởi: hoangphi trong 18 Tháng Năm, 2012, 08:51:44 pm

Đúng là không thể phủ nhận công lao của họ Trịnh đối với đất nước nhưng đó không có nghĩa là vua lê bất tài vô dụng.....mà là tài năng không có chỗ dụng....nói đúng hơn là không cần dụng.....các chúa Trịnh đã hoàn toàn thay mặt vua lê cai quản đất nước (phía bắc - thực tế, phía nam - danh nghĩa ....từ ngữ chỉ tương đối....)

Các chúa Trịnh có người tài có người bất tài.....có người coi trọng vua có người khinh vua.....nhưng tóm lại tất cả đều coi mình là "Không phải là vua mà là vua" - đạo quân thần đâu chấp nhận đều đó....

Đại Việt Sử Ký toàn thư của Lê Hy viết vào nửa cuối thế kỷ 17, tức là thời của các chúa Trịnh....lời lẽ ca ngợi các chúa không ngớt, phàm những việc mà cả thiên hạ đều biết mới dám viết như việc chúa cho người giết Lê Anh Tông....còn những điều khác chưa thấy nhắc đến....có phải chăng có sự nhúng tay của các chúa ???? vậy có nên trách Lê Hy và người những người cộng tác của ông không ? Âu cũng là chuyện thường tình của thời cuộc bấy giờ....

Nếu Ngô Sĩ Liên (giả sử) còn sống đến triều Nguyễn chắc sẽ chỉ chích thật nặng những việc mà chúa đã làm với vua.....

Đạo quân thần đã không vẹn kẻ sĩ bấy giờ vẫn tận trung có lẽ chưa hiểu ra mà thôi.....

Nhưng với việc tôn phù vua Lê, giữ gìn tôn miếu cũng xem như không phụ lòng đế vương đã khuất....