Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc => Từ cây giáo đến khẩu súng... => Tác giả chủ đề:: huyphuc1981_nb trong 07 Tháng Giêng, 2008, 01:30:12 pm



Tiêu đề: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 07 Tháng Giêng, 2008, 01:30:12 pm
http://www.alphaco.us/alpha-co/nvaweapons1.htm
http://world.guns.ru/grenade/gl01-e.htm

Quân ta vốn lấy yếu đánh mạnh. Nối tiếp truyền thống Bazooka tự chế hồi đánh Tây là B40, sau đó là B41. Quân ta đã nhập khẩu, chế tạo, sử dụng các súng đó một cách hoành tráng hơn bất cú quân đội nào. Chính quân ta đã biến chúng thành những súng chống tăng lập nhiều chiến công nhất sau Thế Chiến 2, buộc các nước tiên tiến phải nhìn nhận đánh giá lại xe tăng.
Với nước ta, các súng này đóng một vai trò then chốt trong chiến thuật. Chúng đóng góp phần kha khá trong công cuộc giải phóng, thống nhất. Vậy nên cần bàn luận kỹ về chúng nhỉ. Mở topic về các súng này để mọi người cùng chọn lọc, chia sẻ thông tin. Như chúng cấu tạo thế nào, trang bị bao giờ, làm ở đâu, ai cho, đánh đấm thế nào, ưu nhược điểm... và vân vân vân.
Sau này con cháu (nếu có) của chúng ta đọc mà biết kỹ hơn.

Em mở đầu trước nhé. Post một đống ảnh lên.

B40 là tên Việt Nam của súng chống tăng RPG-2, Liên Xô thiết kế. Súng ở Việt Nam có các nguồn Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam sản xuất. Khẩu súng do Việt Nam sản xuất được dập chìm dòng chữ B40 GIAI PHONG. Các mẫu súng còn ở Bảo Tàng Quân Đội (Bảo Tàng Lịch Sử Quân Sự). (Hồi này bảo tàng này tệ thật, nó gom các mẫu vật ngoài trời vào một đống, không ra làm sao để lấy chỗ cho thuế đất).

RPG-2 được phát triển năm 1947, đến năm 1949 thì chấp nhận trang bị, đến khoảng năm 1960 thì dừng trang bị do RPG-7 được chấp nhận năm 1959. RPG-2 là lứa súng chống tăng sản xuất sau Thế Chiến của Liên Xô phát triển từ Panzerfaust của Đức Quốc Xã. RPG-1 rất giống Panzerfaust-44, đời cuối cùng của Đức, hầu như không được sử dụng. RPG-2 phát triển lên cả tầm bắn hiệu quả, sức xuyên đầu đạn, cơ chế điểm hỏa.

RPG trong tiếng Nga là súng phản lực cầm tay phóng lựu (РУЧНОЙ ПРОТИВОТАНКОВЫЙ ГРАНАТОМЕТ РПГ-2), thường được gọi trong tiếng Anh là ống phóng tên lửa mang trái phá Grenades rocket launcher", hay ống phóng tên lửa chống tăng, "anti tank rocket launcher".

B40 xuất phát từ phiên bản Bazooka tự chế trong Kháng Chiến Chống Pháp. Những khẩu súng đầu tiên tự chế theo mẫu của khẩu súng Mỹ viện trợ trước Cách Mạng. 40 là 40mm, Bazooka 40mm, có thể tạm hiểu như vậy.

Trung Quốc được chuyển giao công nghệ, cùng lứa với chuyển giao AK. Trung Quốc gọi là 56式40毫米火箭筒, 56 thức 40 hào mễ hỏa tiễn đồng, chữ đồng trong hỏa đồng, ống phóng tên lửa kiểu 56 40mm. (các súng được chuyển giao công nghệ lúc đó lấy tên kiểu 56, như AK có 56 thức xung phong bộ thương). Tiệp sản xuất là P-27, Nam tư: M57.

Về tính năng cơ bản: cỡ nòng 40mm, đạn to hơn nòng cỡ 80mm, tầm bắn hiệu quả 150mét, xuyên giáp thép cán tiêu chuển RHA 180mm. Có thể có những loại đạn khác như ở Việt Nam chỉ có đạn xuyên lõm 80mm PG-2. Tốc độ bắn đạt 4 phát phút, có thể năng tốc độ bắn thêm chút nếu có phụ.
Cân nặng: 2,86kg súng rỗng và 4,48kg đã lắp đạn.
Dài: 95cm súng rỗng và 120cm đã lắp đạn.

Súng được dùng cho cá nhân. Quân đội Liên Xô biên chế tổ 2 người, một dùng AK và một dùng B40, mỗi người đeo một bao đạn 3 viên. Tổ này có thể hoạt động độc lập hoặc nằm trong tiểu đội. Ở Việt Nam, súng này cùng trung liên và tiểu đội trưởng nằm trong tổ hỏa lực mạnh của tiểu đội, hỗ trợ bám sát. Tổ hỏa lực này cũng có thể tập trung vào trung đội thành lập tiểu đôi hỏa lực mạnh. Súng dùng thuốc phóng là thuốc nổ đen nên khi bắn tiếng rất đanh to, nhiều khói, dễ bị phát hiện. Do tầm bắn rất gần nên cần có những chiến thuật hết sức không khéo áp sát xe tăng, công sự.

Thời của nó, những năm 1950, khẩu súng dẫn đầu thế giới súng chống tăng cá nhân. Lúc đó nó bắn xuyên giáp tất cả các loại xe tăng quân xanh Tư Bản. Một số vị trí trên tăng hạng nặng Liên Xô đỏ thì không đủ sức, nhưng đầu đuôi sườn rất nhiều chỗ bắn được. Ngày nay thì súng đã lạc hậu.

Súng được dùng ở Tầu, Vịt, Bắc Hàn. Súng chưa bao giờ được dùng ở quê hương nó là Liên Xô, hồi đấy anh cả đỏ quá khiếp, không ai dám ho he.

Không hiểu quân ta có súng vào thời gian nào, dùng ở đâu từ bao giờ, cái này phải hỏi bác Đoành. Nhưng theo tớ hiểu thì súng có mặt trong thời kỳ khó khăn nhất của kháng chiến chỗng Mỹ. Em thấy súng xuất hiện trong trận Vạn Tường, và cũng trong trận đánh này, có thấy những phát đạn không nổ hay những bỡ ngỡ chiến thuật. Trong giai đoạn này, đây là súng chống tăng chủ lực của quân ta.

Khẩu súng cho phép người lính của đội quân nghèo bắn hạ những xe tăng đắt tiền mạnh mẽ, lấy yếu đánh mạnh. So với Panzerfaust, khẩu súng đã có tên lửa tăng tốc, nhưng tên lửa này yếu, đóng góp phần rất nhỏ.

Đạn Lõm. Đây là cơ chế xuyên giáp của liều lõm (không phải đạn B40):
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/Nguyenlylieunolom.jpg)

Súng B40, bao đạn 3 viên và các thành phần súng
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/rpg_display-1.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/rpg2_01.gif)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/rpg2_02.gif)


Tiêu đề: Thân súng B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 07 Tháng Giêng, 2008, 01:51:51 pm
Súng có cấu tạo rất đơn giản bền chắc.
Đây là tay cầm. Tay cầm chỉ có hai miến nhựa Ba-kê-lit bắn bằng ốc vào khong nhôm, phía trên tau cầm là hộp máy súng. Trước là cò, bên trái là chốt an toàn tròn nhỏ, sau tay cầm là búa. Búa đập vào kim hỏa rồi bật ra và được giữ lại ở ngoài một chít. Kim hỏa sau khi hoạtk động cũng được lò xo đẩy ra để đạn chuyển động dễ dàng. Kim hỏa chọc vào hạt nổ trên thành đạn và có một ống dẫn lửa vào liều phóng.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/sung/B40_RPG-2_53_handgrip.jpg)



Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: dongadoan trong 07 Tháng Giêng, 2008, 08:05:27 pm
Về tính năng cơ bản: cỡ nòng 40mm, đạn to hơn nòng cỡ 80mm, tầm bắn hiệu quả 150mét, xuyên giáp thép cán tiêu chuển RHA 180mm. Có thể có những loại đạn khác như ở Việt Nam chỉ có đạn xuyên lõm 80mm PG-2. Tốc độ bắn đạt 4 phát phút, có thể năng tốc độ bắn thêm chút nếu có phụ.
---------------------------------------------------------------------------------------
 Chỗ này "chỉnh" chú HP một chút! B-40 Vịt có cả loại đạn nổ văng mảnh để chống bộ binh, loại đạn này do nhà Vịt tự chế!


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: seahawk1 trong 08 Tháng Giêng, 2008, 06:28:35 pm
Về tính năng cơ bản: cỡ nòng 40mm, đạn to hơn nòng cỡ 80mm, tầm bắn hiệu quả 150mét, xuyên giáp thép cán tiêu chuển RHA 180mm. Có thể có những loại đạn khác như ở Việt Nam chỉ có đạn xuyên lõm 80mm PG-2. Tốc độ bắn đạt 4 phát phút, có thể năng tốc độ bắn thêm chút nếu có phụ.
---------------------------------------------------------------------------------------
 Chỗ này "chỉnh" chú HP một chút! B-40 Vịt có cả loại đạn nổ văng mảnh để chống bộ binh, loại đạn này do nhà Vịt tự chế!



Thảo nào hồi bé em đọc lịch sử sư 312 hay kể đến bác Hoàng Đăng Miện chuyên vác B40 đi chơi bộ binh ở Lào. Chắc là xài kiểu đạn này rồi.


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: Ngocvancu trong 08 Tháng Giêng, 2008, 10:42:49 pm
huyphuc1981 cho hỏi về nguyên tắc và cách sử dụng Panzerfaust của Đức trong chiến tranh thế giới lấn thứ hai.Tôi còn thấy có 1 loại súng chống Tank mà quân đội Anh sừ dụng và có thấy Hồng quân Liên xô dùng,nó giống như được phóng đi bằng một cái máng,hình như đạn được dùng thuốc phóng phóng đi hay dùng hơi nén để đẩy quả đạn đi,dĩ nhiên là uy lực và độ chính xác không thể nào bằng Panzerfaust.


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 11 Tháng Giêng, 2008, 11:12:41 am
Về tính năng cơ bản: cỡ nòng 40mm, đạn to hơn nòng cỡ 80mm, tầm bắn hiệu quả 150mét, xuyên giáp thép cán tiêu chuển RHA 180mm. Có thể có những loại đạn khác như ở Việt Nam chỉ có đạn xuyên lõm 80mm PG-2. Tốc độ bắn đạt 4 phát phút, có thể năng tốc độ bắn thêm chút nếu có phụ.
---------------------------------------------------------------------------------------
Chỗ này "chỉnh" chú HP một chút! B-40 Vịt có cả loại đạn nổ văng mảnh để chống bộ binh, loại đạn này do nhà Vịt tự chế!

Có thế hả bác. Nguyên bản RPG-2 và RPG-7 đều có đạn sát thương, nhưng không hiểu có nhập khẩu không. Có một trận hồi đầy đánh Tây dùng bazooka sát thương như thế này, em quên mất trận nào rồi, ai nhỡ được thig đính chính hộ cái. Địch tắm dưới sông, ta bắn vào tảng đá trên sông, đán văng ra thành mảnh sát thương.
To ngocvancu, từ đã, hết cái đám ảnh B40 đã. Hôm nọ định bốt thì có chú rủ đi làm cả tuần vừa về xong.


Tiêu đề: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒, dây đeo bao đạn.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 11 Tháng Giêng, 2008, 11:37:48 am
Hình ảnh dây đeo, bao đạn.
Súng cấu tạo hết sức đơn giản. Mỗi bao có ba viên đạn liều rời, trước khi bắn lắp liều vào đạn. Tổ chiến đấu 2 người, một người mang súng trường tấn công và 3 viên đạn, làm nhiệm vụ cảnh giới, phụ bắn... Xạ thủ chính cũng mang một bao 3 đạn thế này. Tốc độ bắn nâng cao khi có phụ lắp liều chuẩn bị đạn.


(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/day_deo_bao_dan/B40_RPG-2_day_deo_bao_dan_53rpg_opn.jpg)(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/day_deo_bao_dan/B40_RPG-2_day_deo_bao_dan_53RPG2-1.jpg)(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/day_deo_bao_dan/B40_RPG-2_day_deo_bao_dan_53RPG2_am.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/day_deo_bao_dan/B40_RPG-2_day_deo_bao_dan_53_rpg2sl.jpg)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/day_deo_bao_dan/B40_RPG-2_day_deo_bao_dan_53_rea-1.jpg)(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/day_deo_bao_dan/B40_RPG-2_day_deo_bao_dan_53_rearsl.jpg)(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/day_deo_bao_dan/B40_RPG-2_day_deo_bao_dan_53_frntsl.jpg)(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/day_deo_bao_dan/B40_RPG-2_day_deo_bao_dan_53_frn-1.jpg)


Tiêu đề: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒. Thân súng.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 11 Tháng Giêng, 2008, 11:51:25 am
http://www.russianwarrior.com/STMMain.htm?1947RPG2_detail.htm&1

Các ảnh này lấy ở trong này. Có điều, trong này nó chú thích là súng do Bắc Hàn sản xuất. Cũng có thể, kiểu nhà ta làm là theo mẫu đó. Nhưng chắc chắn đây là súng nhà ta rồi. Kẩu súng có số 168-57626, ghi dòng chữ B40 GIAI PHONG. Phần nắp cò và khung cò đều có số 670, không hiểu là gì.

Phần cò súng, cái tròn tròn ca rô là khóa an toàn, cái đằng sau cò là búa, đập vào kim hỏa (hình như trong ảnh đã tháo kim hỏa). Sau khi kích nổ cả búa và kim hỏa đều được lò xo đẩy ra, cho đạn chuyển động thuận tiện. Trong ba ảnh dưới đây, khóa an toàn ở vị trí sẵn sàng bắn.

Phần cò súng chỉ có khung cò và nắp, 4 ốc bắt nắp đồng thời là ốc giữ các bộ phận của khối cò (cũng chỉ có cò, búa, khóa an toàn, 2 lò xo). Các trục của cò, búa, khoá an toàn đều giá trên nắp này. Kim hỏa đặt trong một cái ổ, có lỗ thoát khí về phía phải, cần tránh xa mắt xạ thủ. Vỏ cò làm bằng dập hau phay, thông thường các súng Vịt không có máy dập đắt tiền thấy vết phay, mài, giũa. Các bộ phận máy súng (thép đen) thì được gia công phay, tiện. Độ chính xác chả cần cao cấp gì, đó là một yêu cầu thiết kế rất khó vượt qua của vũ khí bộ binh Nga.

Cò súng-nắp cò. Phải là nhìn gần hơn
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/sung/B40_RPG-2_53_rpglftside.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/sung/B40_RPG-2_53_rpgtrigger.jpg)
Phía bên phải súng, có lỗ thoát khí nóng từ ổ kim hỏa.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/sung/B40_RPG-2_53_riteside.jpg)


Tiêu đề: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒 Lên đạn sẵn sàng bắn
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 11 Tháng Giêng, 2008, 11:57:26 am
Sau khi lắp đạn xong, xạ thủ cần lên cò bằng cách đẩy búa xuống. Khóa an toàn đặt về vị trí sẵn sàng.

Đây là hình ảnh búa ở vị trí nghỉ, khóa an toàn ở vị trí khóa súng.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/sung/B40_RPG-2_53rpgsafe1.jpg)

Khóa an toàn ở vị trí sẵn sàng bắn, nhưng chưa lên búa, búa vẫn ở vị trí nghỉ.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/sung/B40_RPG-2_53rpgsafe2.jpg)

Đã ấn cò búa xuống (lên cò) và đặt khóa an toàn ở vị trí sẵn sàng, súng đã sẵn sàng bắn.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/sung/B40_RPG-2_53rpgsafe3.jpg)


Tiêu đề: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒. Ốp và nòng.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 11 Tháng Giêng, 2008, 12:00:49 pm
Thân súng chỉ có hai ốp gỗ chống nóng bắt vít ốp vào nòng, đầu nòng dập gờ chắc để cho bền. Vì súng quá đơn giản nên lính hay gọi đùa là ống lươn.

Cách bắt ốp gỗ.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/sung/B40_RPG-2_53_rpg2band.jpg)(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/sung/B40_RPG-2_untitled.jpg)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/sung/B40_RPG-2_53_rpgexhaust.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/sung/B40_RPG-2_rpg_display.jpg)


Tiêu đề: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒. Thước ngắm.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 11 Tháng Giêng, 2008, 12:06:55 pm
Cái thân súng đã đơn giản thì cái thước ngắm cũng không phức tạp. Thước ngắm và đầu ruồi đều được gập vào khi di chuyển và dựng lên khi bắn. Thước ngắm có 3 thang cố định, ứng với 50-100 và 150 mét.

Đầu ruồi:
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/thuoc_ngam/B40_RPG-2_dau_ruoi_thuoc_ngam_53_rp.jpg)(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/thuoc_ngam/B40_RPG-2_dau_ruoi_thuoc_ngam_53-4.jpg)

Ở đây, chuẩn bị bắn, dựng đầu ruồi và lắp đạn. Trên đạn có một mấu, phải lắp mấu đó đúng vào khe miệng nòng.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/thuoc_ngam/B40_RPG-2_dau_ruoi_thuoc_ngam_53-3.jpg)


Thước ngắm
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/thuoc_ngam/B40_RPG-2_dau_ruoi_thuoc_ngam_53-1.jpg)(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/thuoc_ngam/B40_RPG-2_dau_ruoi_thuoc_ngam_53-2.jpg)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/thuoc_ngam/B40_RPG-2_dau_ruoi_thuoc_ngam_53rpg.jpg)(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/thuoc_ngam/B40_RPG-2_dau_ruoi_thuoc_ngam_53_re.jpg)


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: SaoVang trong 11 Tháng Giêng, 2008, 12:14:40 pm
Sao trong bao đạn, quả ở giữa dài hơn một tý thế hả đồng chí.


Tiêu đề: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 11 Tháng Giêng, 2008, 12:21:50 pm
Đạn.
Đạn B40 là loại đạn lõm. Liều nô lõm được đổ đúc trong khối định hình. Phần lõm của khối định hình là tấm tích năng lượng, chính tấm này là đạn xuyên giáp, được gi công chính xác. Trong ảnh, phần đỏ là thuốc nổ chính, vàng là trạm truyền nổ, ngòi màu trắng ở cổ đạn.
Đạn có đường kính 40mm, đường kính to nhất 80mm. nặng 1,84 kg (4 lbs), dài 67cm (25.6 inches). Tốc độ cao nhất 82-84m/s. Sức xuyên 180mm thép cán tiêu chuẩn RHA.
Đây là đạn chưa lắp liều, nó gồm phần đầu đạn, ngòi nổ quan tính và thân tên lửa sáu cạnh. Phía sau tên lửa là cánh ổn định đàn hồi bó sát vào thân tên lửa, khi bay xòe ra.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/dan/PG2detail.jpg)

Đằng sau đầu đạn là tên lửa đẩy. Đây là điều khác biệt của RPG-2, B40 với Panzerfaust, nó đã là một tên lửa chứ không phảit ống phóng không giật đơn thuần. Tuy nhiên, tên lửa của B40 nhỏ yếu. Tên lửa được đốt cháy bởi liều, qua lỗ thông.
Đằng sau tên lửa là các cánh định vị đàn hồi, các cánh này được bó bởi một vòng sắt khi bảo quản, khi bắn, xạ thủ tháo vòng sắt đó, uốn các cánh cho vào trong nòng.
Tên lửa có hình lục giác. Tên lửa khôngt hể làm mạnh mẽ do phụt vào xạ thủ.

Sơ đồ đầu đạn.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/dan/PGdiagram.jpg)

Vỏ đầu đạn đồng thời là khuôn định hình liều nổ lõm.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/dan/PGwarhead.jpg)(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/dan/PGnose.jpg)

Đầu đạn, ngòi và ống tên lửa.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/dan/PG2explo.jpg)

Đuôi tên lửa, có lỗ mồi (lấy lửa từ thuốc phóng), các ánh ổn định được vòng dai bó vào.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/dan/PGtail.jpg)(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/dan/PG2finsin.jpg)

Cánh ổn định xòe ra khi bay
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/dan/PG2fins2.jpg)(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/dan/PGfinsout.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/dan/PGtail.jpg)


Tiêu đề: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒. Ngòi.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 11 Tháng Giêng, 2008, 12:40:03 pm
Trong trận Vạn Tường có đoạn đạn không nổ.
B40 có ngòi quán tính, khi đạn đập vào mục tiêu bị "phanh lại", khối nặng lao lên trước chọc vào hạt nổ, sóng chấn động truyền qua trạm truyền nổ giấy và nhôm. Kiểu ngòi nổ này rõ ràng là tiên tiến hơn loại chạm nổ cổ lỗ như bazooka, nhưng chưa thể sánh kiểu phát điện như B41.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/ngoi/PG2detonator.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/ngoi/untitled.jpg)(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/ngoi/PGdetexplo.jpg)


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 11 Tháng Giêng, 2008, 12:42:25 pm
http://www.warchina.com/n17110c37.aspx
Còn trong này, bọn nó sai
http://baike.baidu.com/view/403834.html

Đây là nơi có mấy cái ảnh đã bốt.
http://www.russianwarrior.com/STMMain.htm?1947RPG2_detail.htm&1


Tiêu đề: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒 Tầu
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 11 Tháng Giêng, 2008, 12:56:57 pm
Trung Quốc được chuyển giao công nghệ cùng với AK-47. B40 tầy tên 56式40毫米火箭筒 (56 thức 40 hào mễ hỏa tiến đồng, ống phóng tên lửa kiểu 56 40mm).
Tuy vậy, ngay sau đó, Tầu bị lạc hậu vì Liên Xô có B41 mà Tầu đã cãi vã với anh cả đỏ. Sau này, Tầy không bao giờ sản xuất B41 vì nhiều lý do, khó khăn kỹ thuật, giá thành, bảo quản... cho đến khi súng B41 đã lạc hậu. Tầu xó nhiều mẫu súng cải tiến lai cắng B40 và B41, như ảnh dưới đây. Trên là kiều 69-1 (56-1式), dưới là một kiểu 56, cả hai đều lai B40 và B41.
Sau này, Tầu có một số kiểu như 69/2004, súng thì giống B41 nhưng đạn rất ngắn. Những khẩu súng này thu được ở Apganistan, tầu liên minh với CIA làm suy yếu Liên Xô.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/rpg69_tren_rpg56_duoi.jpg)



Tiêu đề: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒 Sơ đồ.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 11 Tháng Giêng, 2008, 01:36:30 pm
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/so_do_tu_the/B40catdoi.jpg)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/so_do_tu_the/Vn800px-PG-2_rocketvn.jpg)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/so_do_tu_the/RPG2_and_PG2_TBiU_37.jpg)(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/so_do_tu_the/PG_2_TBiU_37.jpg)


Tiêu đề: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒. Bắn.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 11 Tháng Giêng, 2008, 01:42:45 pm
Súng có thể sử dụng các tư thế đứng bắn, quỳ bắn, nằm bắn. Có thể kê giá bắn. Khi bắn, cần đặt súng nghiêng 30 độ so với phương thân người nằm để tránh luồng phụt sau súng. Cần tránh các vật cản trong tầm 2 mét sau súng.

Khi bắn, tiếng nổ rất đanh và khói lộ du súng dùng thuốc nổ đen.

Nằm bắn, quỳ bắn, đứng bắn. Ảnh scan từ sách huấn luyện lính Ba Lan.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/so_do_tu_the/800px-RPG_2_TBiU_37_1.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/so_do_tu_the/RPG_2_TBiU_37_2.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/so_do_tu_the/RPG_2_TBiU_37_3.jpg)

Đây, nó bảo là trúng pháo phòng không 57mm, nhưng là vết đạn B40.
http://www.history.army.mil/books/Vietnam/mounted/images-full/F8.jpg



Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: SaoVang trong 11 Tháng Giêng, 2008, 02:14:03 pm
Cái bác ở ảnh trên cùng mà bấm cò một cái là đồng đội có chân giò và thịt mông nướng để cải thiện ngay.


Tiêu đề: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒. Lưới B40.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 11 Tháng Giêng, 2008, 02:24:37 pm
Tây sợ Bazooka 1 thì Mỹ VNCH sợ B40 và sau này là B41 gấp mấy lần. Ở ra cây cối nhiều, thuận lợi đánh gần, các loại xe tăng mạnh nhất mà Mỹ VNCH có đều dưới trướng B40 hết.

Buồn cười, VNCH tự hào là chúng phát minh ra một thứ chống B40 rất hiệu quả, đó là lưới B40. Thực chất, lưới B40 là gì.Đó là loại lưới mắt cáo, không biết có phải mắt 40mm không ????? nhưng từ thời Thế chiến 2 đã được dùng để chống đạn Panzerfaust. Các đạn này là hậu duệ của nó là B40 có tốc độ thấp. Đạn B40 mắc lại ở lưới này mà không nổ.

Mỹ với mồ ma cái VNCH thường chăng lưới súng quanh công sự hay xe cộ. Nhưng không hiểu sao, chúng cũng không phát triển mạnh phương án này ???? có thể chúng lười, dốt ???? nhưng cũng có thể là lưới vô ích với B41 và ĐKZ ???? cũng có thể do chăng lưới kém khả năng chiến đấu ????. Hồi Thế chiến 2, thường dùng lưới đan bằng dây 8mm. Hồi đánh Mỹ, Mỹ ngụy thường dùng loại lưới xây dựng 3mm đan mắt 60mm, quân ta đặt luôn là lưới B40 để nhắc nhau gặp những chỗ nào như thế phải bắn B41 hay ĐKZ. Lưới này rất phổ biến trong xây dựng, sau này bán phế thải nhiều nên đến nay vẫn được gọi là lưới B40.

Có một điểm đánh chú ý, chiến tranh ở ta có một lượng khổng lồ xe cộ các loại do Mỹ làm cháy bởi B40, B41, nhưng Mỹ không phát triển các giáp chống đã lõm, đơn giản như đạn B40. Ví dụ, lúc đó Liên Xô đã phát triển các giáp liên hợp, kết hợp cả chống đạn lõm HE và đạn xuyên cứng KE như T-64. Đức cũng thiết kế cho Mỹ xe MBT-70 có nhiều giáp phụ nhưng Mỹ bỏ đi. Rồi đến Iraq, xe tăng M1 Mỹ lại bị B41 bắn cháy. Có thể, Mỹ không có đủ trình tự thiết kế xe tăng, nhập khẩu công nghệ nên khốn nạn vậy chăng ????
Ngay cả thời những năm 196x, khi ta còn thiếu B41, thì các phướng án chống Panzerfaust cổ lỗ như giáp phụ, lưới quây hàn quanh tháp pháo... cũng đắc dụng ra phết mà M48 không có. ????? nếu không như thế thì B40 đã kém chiến công đi nhiều.

Các lưới này vẫn được quân Mỹ dùng ở Apgan hay Iraq để chống bom ven đường. Khoảng những năm 1960, Israel và Liên Xô phát triển giáp phản lực, sau đó Liên Xô phát triển các thiết bị bảo vệ xe tăng mới như giáp liên hợp, giáp phản lực, thiết bị đánh chặn tên lửa... vô hiệu hóa hoàn toàn các vũ khí đơn giản như B40. Tuy vậy, những đạn như thế này vẫn hết sức đáng sợ với các xe bọc thép yếu như ô tô lính hay M113. Trong phim cuộc chiến 10 ngàn ngày còn cảnh bắn hạ xe M113.

http://www.battlefield.ru/index.php?option=com_content&task=view&id=85&Itemid=50
Xe tăng T-34-85mm ngày chiến thắng bên cổng Branderburg Gates.
(http://www.battlefield.ru/tanks/t34_85/t34_85_4.jpg)

T-34-85 medium tank of the 36th Tank Brigade of the 11th Tank Corps. Berlin. April 30, 1945
(http://www.battlefield.ru/tanks/t34_85/t34_85_2.jpg)

Xe tăng Mỹ ở Tam Kỳ, 3/1968. Các xe này mang theo lưới B40 để quây xe khi đỗ.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/so_do_tu_the/Americal_Division_in_Tam_Ky_-_March.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/so_do_tu_the/Americal_Division_in_Tam_Ky_-_Ma-1.jpg)


(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/so_do_tu_the/F8.jpg)


Tiêu đề: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒 Ở Vịt
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 11 Tháng Giêng, 2008, 02:48:08 pm
Cái này thì phải hỏi bác Đoành.
Không hiểu B40 nhập vào Việt Nam từ lúc nào, ai đặt cái tên B40.

Trong những trận đánh đầu tiên với Mỹ, quân ta đã trang bị khá rộng rãi khẩu này. Trong trận Vạn Tường, quân ta đánh thắng xe tăng và xe bọc thép chở quân địch, vũ khí bắn xe chính là B40. CŨng trong trận này, thấy có đạn không nổ, có lẽ đạn bắn vào chỗ giáp quá nghiêng, bắn vào lưới hay ngòi xấu.
Nhìn chung, độ bền của súng và đạn thì khỏi phải bàn. CHúng có cấu tạo hết sức đơn giản, đi đôi với tin cậy, bền.
Súng dừng trang bị ở Liên Xô vào đầu những năm 1960-thời điểm giao thông chưa bị đánh phá, chưa có mâu thuẫn lớn Trung-Xô, vậy có thể hiểu đến lúc đó nhà ta đã rất nhiều súng đạn này.
Xem các ảnh chụp năm 1972-1973 thì thấy lẫn lộn hai loại B40 và B41. Còn sau chiến tranh, vẫn thấy trang bị B40 ống lươn ở những đơn vị bộ binh, nhưng những đơn vị mạnh hay bộ binh cơ giới như 304 đã tiệt giống.

Hồi đánh Mỹ, có thể nói súng bắn hạ được tất cả các loại xe cộ. Xe tăng M48, M60 có thể có những điểm không phá hủy xe, nhưng rất ít (ví như khiên). Nhìn chung nếu xạ thủ bình tĩnh thì mỗi phát bắn được một xe. Còn xe M113 chở quân thì quá muỗi, gần như B40 chỉ văng ra nếu đạn vào góc quá chéo.
Nhược điểm của súng là tầm quá gần, điều này làm cho súng cần những chiến thuật là trình độ đặc biệt cao của lính.  Điều này cũng hạn chế khả năng của súng chỉ phát huy tốt ở miền rừng nũi thuận lợi áp sát. Ngay cả ở đây, bộ binh vẫn cần thêm các súng tầm xa hơn như ĐKZ.
Tốc độ đầu đạn thấp dẫn đến mắc ở lưới cũng là một hạn chế, nhưng việc quây lưới cũng cản trở mục tiêu thực hiện nhiệm vụ của nó. Mặt khác, khi quây lưới thì cũng chỉ chống được B40, vô tác dụng với ĐKZ hay B41 sau này, nên Mỹ ngụy cũng không chuộng lắm cái lưới đó.

Nhìn chung, súng có mặt ở thời điểm khó khăn nhất khi đánh Mỹ, trước khi thế hệ sau B41 xuất hiện. Tuy già cả ốm yếu, hơn B41, nhưng B40 cũng đã chiến đấu hoành tráng, như Ấp Bắc, Vạn Tường.


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: vaxiliep trong 11 Tháng Giêng, 2008, 03:36:53 pm
huyphuc1981 cho hỏi về nguyên tắc và cách sử dụng Panzerfaust của Đức trong chiến tranh thế giới lấn thứ hai.Tôi còn thấy có 1 loại súng chống Tank mà quân đội Anh sừ dụng và có thấy Hồng quân Liên xô dùng,nó giống như được phóng đi bằng một cái máng,hình như đạn được dùng thuốc phóng phóng đi hay dùng hơi nén để đẩy quả đạn đi,dĩ nhiên là uy lực và độ chính xác không thể nào bằng Panzerfaust.

Đấy là khẩu PIAT bác ạ, bác có thể vào link này tham khảo tạm! http://en.wikipedia.org/wiki/PIAT


Tiêu đề: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒. Panzerfaust
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 11 Tháng Giêng, 2008, 04:52:37 pm
Projector, Infantry, Anti Tank (PIAT) là súng chống tăng bộ binh. Nó là một dạng súng cối.

Panzerfaust là loại vũ khí chống tăng dùng cho bộ binh của Đức phát triển rất sớm. Tuy nhiên, chính người Đức không đánh giá được hết vai trò của nó. Loại vũ khí này chỉ được người Đức đặt áp lực phát triển cao lúc cuối chiến tranh, khi đã trên miệng lỗ.

Panzerfaust là một nhóm vũ khí. Thuộc loại phóng lựu không giật. Mang đầu đạn lõm chống tăng. Sau này, khi Đức chết đi, người ta hay nói nhiều đến nó như là một hiện tượng kỳ lạ của chiến tranh. Tuy vậy, thiết kế súng đạn còn rất nhiều hạn chế. Những nhược điểm lớn nhất như tốc độ đầu đạn quá thấp, dễ dàng bị chắn bời lưới đơn giản. Hay nhược điểm như độ tin cậy của đầu đạn thấp, cả khả năng kích nổ, xuyên... phụ thuộc nhiều vào tốc độ, vị trí, góc chạm. Thêm một phần nữa do thiếu thuốc nổ tốt và phương tiện thử nghiệm tiên tiến, các vũ khí này không rạng danh như B40 hay B41 sau này. (thuốc phóng là thuốc nổ đen, thuốc nhồi liều lõm là TNT và TNT trộn TNG như dynamit cứng).

Faustpatrone klein, được phát triển từ năm 1942. Đây là vũ khí chống tăng dùng một lần, nặng 3,2kg dàu 98,5cm. Đạn dài 36cm, đầu đạn đường kính 10cm, thuốc nổ lõm 400g. Đạn có chuôi gỗ và cánh ổn định xếp vàp, không có tên lửa. Tốc độ 28m/s bắn xa 30 mét, xuyên giáp 140mm. Thước ngắm đầu ruồi gập vào. Một số vấn đề lớn chưa giải quyết được như xu hướng đạn nẩy ra và trượt theo mặt dốc xe tăng mà không nổ. Faustpatrone đơn giản, vẫn được sản xuất đến năm 1945.

Panzerfaust 30, khắc phục những nhược điểm của đời cũ bằng tăng trọng lượng đầu đạn và hình dạng đầu đạn. Cả ống phóng và đạn nặng 5,1kg, tầm vẫn 30 mét. Đầu đạn nhồi 800gr thuốc sức xuyên 200mm. Sản xuất từ 8/1943 đến 8/1944 dược thay bởi Panzerfaust 60.

Panzerfaust 60. Đây là loại được dung rộng nhất. Cải tiến tập trung vào việc tăng tầm. Ống tăng lên 5cm, thuốc đẩy nhổi 134g, sơ tốc 45m/s tầm bắn 60 mét. Thước ngắm và cơ cấu cò cũng thay đổi chút. Cả bộ nặng 6,1kg , bắt đầu sử dụng 9/12944.

Panzerfaust 100. Phát triển tiếp theo, sơ tốc 60m/s tầm bắn 100 mét. Buống nổ 2 tầng rất phức tạp, trang bị tháng 11 năm 1944. Chiều dài ống như cũ, khối lượng tăng lên 6,8kg.

Panzerfaust 150, Panzerfaust 250.
Panzerfaust 150 sản xuất tháng 3/1945, chỉ có số lượng ít. Panzerfaust 250 chưa sản xuất. Panzerfaust 150 là phóng to của Panzerfaust 100.

Panzerschreck được phát triển theo bản M9A1 Bazooka Mỹ, thu được ở Bắc Phi. Raketen-Panzerbüchse (ống phóng tên lửa chống tăng).
Khác với các Panzerfaust, Panzerschreck có súng dùng nhiều lần, biên chế cho tổ 2 người. Ống phóng trụ trơn dài 164cm nặng 9,25kg. Đạn RPzB.Gr.4322, nặng 3,3kg nhồi liều lõm 660g. Tên lửa hoạt động đến khi cách ống 2 mét, tốc độ lúc đó 105m/s, tầm bắn xa nhất 700mét. Tầm bắn hiẹu quả được cho là từ 200-400mét, nhưhg có lẽ nếu đặt những yêu cầu hiệu quả như sau này thì rất thấp. SÚng có tấm chắn luồng phụt tên lửa. Phiên bản đầu tiên tháng 10/1943, phiên bản dùng đạn RPzB.Gr.4992 11kg thàng 11/1943, cả hai loại đạn đều xuyên 230mm thép. Phiên bản cuối nhẹ hơn RPzB.54/1, 12/1944, ống còn 135cm, cả khối còn 9,5kg. Phiên bản cuối là một nỗ lực phát triển khi chiến tranh đã gến kết thúc. Phần ngòi tin cậy hơn, độ chính xác cao hơn.
http://www.geocities.com/Augusta/8172/panzerfaust.htm

Faustpatrone klein. Panzerfaust 30
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Panzerfaust/panzerfaust_30_2.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Panzerfaust/panzerfaust30.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Panzerfaust/panzerfaust3.jpg)

Panzerfaust 60
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Panzerfaust/panzerfaust60.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Panzerfaust/panzerfaust60_1.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Panzerfaust/panzerfaust60_2.jpg)

Panzerfaust 150
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Panzerfaust/panzerfaust150.jpg)

Panzerfaust 10
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Panzerfaust/panzerfaust100.jpg)

Ju-181 và 4 đạn
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Panzerfaust/bu181_panzerfaust.jpg)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Panzerfaust/panzerfaust5-1.jpg)





Tiêu đề: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 11 Tháng Giêng, 2008, 04:59:05 pm
faustpatrone
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Panzerfaust/faustpatrone.jpg)

Panzerfau 150 hay là 60
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Panzerfaust/pzfbox.jpg)(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Panzerfaust/pzfaustshot2.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Panzerfaust/war.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Panzerfaust/pz_faust.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Panzerfaust/d10_panzerfaust150_01.jpg)



Tiêu đề: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 11 Tháng Giêng, 2008, 05:08:13 pm
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Panzerfaust/panzerschreck.jpg)

Panzerfaust sau này được dùng đặt cho các đời tiếp theo, Đức và Thụy Điển tiếp tục sản xuất sâu Thế chiến.
http://www.waffenhq.de/infanterie/panzerfaust3.html

TTVNOL
http://www8.ttvnol.com/forum/quansu/883604/trang-1.ttvn?v=xn6y8w1sxmi1zpd4pzw0



Tiêu đề: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 11 Tháng Giêng, 2008, 05:24:35 pm
Panzerfaust, Panzerschreck tầm gần, không tin cậy... đòi hỏi sử dụng chúng rất vất vả. Người Đức cũng nỗ lực hướng tới chiến tranh toàn dân, lập những tổ săn tăng lưu động, phát Panzerfaust cho trẻ con ông già... Nhưng cũng như các nỗ lực chiến tranh đường phố khác, Đức vẫn chết.

Tuy vậy, những vũ khí này đã đứng lên chứng mình rằng bộ binh vẫn có thể diệt tăng như thường. Liên Xô hồi đó chỉ có một loại lưự đạn mang liều nổ lõm chống tăng. Đồng minh cũng có một ít nhưng không thể so sánh với Đức. Nhưng nếu Đức tôn trọng đám này và đầu tư phát triển kỹ, khắc phục những nhược điểm thì họ chế được B40 hay ĐKZ-B10-82mm cũng nên. Có điều, việc đó không xảy ra, Panzerfaust không trở thành vũ khí của kẻ thắng như B40 và B41.


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: dongadoan trong 11 Tháng Giêng, 2008, 05:28:10 pm
B40 có ngòi quán tính, khi đạn đập vào mục tiêu bị "phanh lại", khối nặng lao lên trước chọc vào hạt nổ, sóng chấn động truyền qua trạm truyền nổ giấy và nhôm. Kiểu ngòi nổ này rõ ràng là tiên tiến hơn loại chạm nổ cổ lỗ như bazooka, nhưng chưa thể sánh kiểu phát điện như B41.
------------------------------------------------------------------------
  Loại ngòi nổ quán tính này trong tài liệu của nhà Vịt còn gọi là ngòi "nhoi"!


Tiêu đề: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 11 Tháng Giêng, 2008, 05:28:51 pm
Đức cũng nỗ lực chiến tranh nhân dân, nhưng chết vẫn hoàn chết.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Panzerfaust/panzerfaust30-01.jpg)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Panzerfaust/panzerfaustvolkssturm.jpg)


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: ivanhoe1234 trong 11 Tháng Giêng, 2008, 05:54:22 pm
Tuy già cả ốm yếu, hơn B41, nhưng B40 cũng đã chiến đấu hoành tráng, như Ấp Bắc, Vạn Tường.

Ở Ấp Bắc vẫn chưa có B40, trận này M113 toàn bị ném lựu đạn thôi.


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: Ngocvancu trong 11 Tháng Giêng, 2008, 07:26:50 pm
huyphuc1981 cho hỏi về nguyên tắc và cách sử dụng Panzerfaust của Đức trong chiến tranh thế giới lấn thứ hai.Tôi còn thấy có 1 loại súng chống Tank mà quân đội Anh sừ dụng và có thấy Hồng quân Liên xô dùng,nó giống như được phóng đi bằng một cái máng,hình như đạn được dùng thuốc phóng phóng đi hay dùng hơi nén để đẩy quả đạn đi,dĩ nhiên là uy lực và độ chính xác không thể nào bằng Panzerfaust.

Đấy là khẩu PIAT bác ạ, bác có thể vào link này tham khảo tạm! http://en.wikipedia.org/wiki/PIAT

Cám ơn Vaxiliep,bây giờp tớ mới biết tên nó là Piat đấy


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: Ngocvancu trong 11 Tháng Giêng, 2008, 07:28:10 pm
Đức cũng nỗ lực chiến tranh nhân dân, nhưng chết vẫn hoàn chết.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Panzerfaust/panzerfaust30-01.jpg)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Panzerfaust/panzerfaustvolkssturm.jpg)
Thằng này cách b81n ra sao vậy huyphúc1981?


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 11 Tháng Giêng, 2008, 07:31:04 pm
Tuy già cả ốm yếu, hơn B41, nhưng B40 cũng đã chiến đấu hoành tráng, như Ấp Bắc, Vạn Tường.

Ở Ấp Bắc vẫn chưa có B40, trận này M113 toàn bị ném lựu đạn thôi.

Ô, thế à.
Lúc đó B40 chắc cũng có nhiều rồi. Có thể trận đó quân ta không đem ra đánh hay là đơn vị đó chưa có.
Đọc trận Vạn Tường thấy B40 bắn có quả không nổ, cũng có lý lắm, vẫn là ngòi cơ học mà.

Còn cái thằng xe đạp trên chỉ là ma nơ canh thôi, nó mô tả, lúc đó Đức phát súng cho trẻ con từ 16 tuổi cho đến ông già. CŨng bắn được kha kha tank T-34 đấy. Nhưng quá muỗi so với số lượng xe tăng xuất xưởng.


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: Ngocvancu trong 11 Tháng Giêng, 2008, 07:36:10 pm
Đức cũng nỗ lực chiến tranh nhân dân, nhưng chết vẫn hoàn chết.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Panzerfaust/panzerfaust30-01.jpg)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/Panzerfaust/panzerfaustvolkssturm.jpg)
Thằng này cách bắn như thế nào vậy huyphuc1981


Tiêu đề: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒, PIAT .
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 11 Tháng Giêng, 2008, 07:53:39 pm
Không rõ, nó có mộ cái cò ấn trên súng, nhưng không hiểu lên đạn và khóa an toàn thế nào.
Xạ thủ lất ngay mép viên đạn làm đầu ruồi, súng chỉ có thước ngắm thôi.


Projector, Infantry, Anti-Tank (PIAT) Tạm hiểu là máy phóng chống xe tăng dùng cho bộ binh.
Yêu cầu chếa tạo vũ khí chống tăng mới xuất hiện từ năm 1941, sau khi các súng trường xuyên giáp không đạt yêu cầu. Áp lực tăng tầm súng bắn lực N68 tăng lên.
PIAT được hiểu như khẩu cối tầm rất gần. Súng có cái cần, cắm đạn vào đóm đuôi đạn là nòng súng. Cái mang bên ngoài chỉ để che chắn. SÚng nạp đạn rất khó, tác dụng tồi tệ. Nhìn chung, tồi tệ so với các đồ bên trên. Thế nhưng nước Anh nghèo nàn lạc hậu vẫn phải dùng dũng này cho đến 1950.

Súng có một khối lùi đơn giản, thật khốn khổ cho lính phải lên đạn cho nó. Thật ngu ngốc áp dụng phương án khối lùi ở đây, thay cho phương án không giật. Súng rất nặng.
Thử nghiệm đầu tiên với súng cuối 1941, đạ thử tháng 2-1941, có tê M-1, sau đó có các cải tiến MK-1A, MK-2, MK-3.
Súng được thiết kế bởi Brigadier Jefferis, ban đầu có tên Jefferis Shoulder Gun. Súng bắt đầu được sản xuất 8/1942. Khoảng 100.000 súng đã được sản xuất cùng 5 triệu đạn trong chiến tranh, sau đó là 13,3 triệu đạn.
Đến tháng 12-1942, có 1000 người đã được huấn luyện và sau đó súng được đền nghị đưa sang Bắc Phi. Ban đầu người ta đề nghị trang bị một súng cho một trung đội với 100 đạn. Đến tháng 2, sư 78 và 46 đã có đủ.
Súng nặng cả đạn 14,5kg. Dài 990mm, bắn xa 100 mét khoan sâu 100mm. CŨng như các đầu đạn lõm và súng hồi đó, súng điểm hỏa rất tồi và kém chính xác. Đạn dài 40 phân nặng hơn cân 3.

Năm sản xuất  1942 1943 1944 1945
súng  8.100 98.215 8.800 -
Đạn 16.000 27.22.000 3.843.000 925.000

Những người chế ra PIAT và những ngườig thích quảng cáo cho Anh Mỹ thường nói nhiều về nó. Dĩ nhiên, đấy là súng chống tăng bắn đạn lõm đầu tiên của họ. Nhưng rõ ràng, con số khoang 100mm ở 30 độ không đáng tin.

Được quảng cáo là tầm bắn tối đa 300 mét. Nhưng những thử nghiệm của người Đức cho thấy tốc độ đầu đạn đầu nòng thay đổi từ 70-130m/s. CHo thấy, súng có độ chính xác kém hơn cả quẩy quăng dây. Theo cách tính nghiêm túc, súng chỉ có tầm bắn hiệu quả dưới 100 mét. Nhưng kể cả với tầm bắn đó, đạn cũng hay đi chơi lắm.
Kéo cái khối lùi súng lên cả một cực hình. Còn khẩu súng nặng thế nào thì không bàn.
Một số anh lạc quan chủ nghĩa cho là súng có tên lửa, thật sự là láo.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/PIAT/piatbomb.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/PIAT/piatfuze.jpg)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/PIAT/piatlauncher.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/PIAT/piat-n1.gif)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/PIAT/piat_pocisk.gif)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/PIAT/piat_n_bt.gif)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/PIAT/piat_b.gif)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/PIAT/piat-copy.gif)

Chụp ảnh kỷ niệm, không thấy mồ hôi khi vác khẩu súng 14 ký rưỡi.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/PIAT/piat2n.jpg)

Lên cò
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/PIAT/piat08.jpg)


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: maibennhau trong 12 Tháng Giêng, 2008, 10:39:33 am
Hồi đánh Mỹ VN cũng chế ra khẩu CT-62 dịch ra là Chống tăng kiểu 62, khẩu này hình như cũng lai giữa B-40 và B-41 thì phải bác huyphuc1981_nb nói giùm em với


Tiêu đề: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒. Không biết gì về CT-62
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 12 Tháng Giêng, 2008, 12:55:17 pm
Ôi trời, tớ nghe tên lạ hoắc. Bác Đoành ơi, tra hộ đi.

Mình nghi là súng tầu, tra 62 thức 62式 trên gúc, được ống nhòm, súng trường... với kiểu T-62 Liên Xô (苏联t-62式主战坦克 Tiền Tô Liên 62 thức chủ chiến thản khắc, thản khắc là xe tăng) hay type 62 tầu (中国62式坦克, trung quốc 62 thức thản khắc, xe tăng hạng nhẹ 21 tấn).


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: dongadoan trong 12 Tháng Giêng, 2008, 01:24:59 pm
Ôi trời, tớ nghe tên lạ hoắc. Bác Đoành ơi, tra hộ đi.
----------------------------------------------------------------------------
  Có đấy, loại CT-62 này được quân giới VN chế tạo dựa theo mẫu B-40 và kinh nghiệm chế tạo DKZ từ cuối năm 1962. Đến giữa năm 1963 thì hoàn thiện thiết kế và bắt đầu chế thử. Ngày 26/8/1963 bắn thử CT-62 tại trường bắn Sơn Tây, đạn nổ tốt, các tính năng tương tự B-40 nhưng nặng hơn. Căn cứ trên kết quả thử nghiệm này, năm 1964 bắt đầu sản xuất đại trà, loạt "O" sản xuất được 54 khẩu súng và 3.726 viên đạn CT-62. Sau đó vì các nhà máy phải sơ tán tránh chiến tranh phá hoại nên chưa kịp triển khai tiếp. Sang năm 1966, B-40 được viện trợ hàng loạt với số lượng lớn nên đề án CT-62 tạm dừng!
  Căn cứ vào tài liệu trên thì B-40 (RPG-2) vào VN lần đầu trong khoảng từ 1958 đến 1962 và với số lượng rất ít! Khoảng 1964, 1965 sau khi Mỹ vào miền Nam thì miền Bắc mới công khai tiếp tế vũ khí XHCN cho QGP và khi ấy B-40 mới có mặt để chống lại chiến thuật "Thiết xa vận"!

@ HP: Chú mình không đọc PM của anh hử?


Tiêu đề: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒. Nguồn gốc tên B40
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 20 Tháng Giêng, 2008, 10:40:24 pm
Thế thì bao giờ RPG-2 được đặt tên B40 hả bác. Cũng hỏi bác luôn thể, từ đâu và lúc nào có B40 GIAI PHONG. Nhà máy nào đã sản xuất nó. Có làm toàn bộ hay àm những phần này.



Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: Lizzy trong 20 Tháng Giêng, 2008, 11:41:00 pm
Nhìn ở diễn đàn chính
chữ 式 ra chữ Thành
毫 chữ này na ná chữ Lão
米 chữ này ra chữ Thủy

----------

Kiểu này em phải đi khám mắt gấp hoặc phải bổ túc lại 1 lớp tiếng Trung :))


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 21 Tháng Giêng, 2008, 12:31:16 am
Nhìn ở diễn đàn chính
chữ 式 ra chữ Thành
毫 chữ này na ná chữ Lão
米 chữ này ra chữ Thủy

----------

Kiểu này em phải đi khám mắt gấp hoặc phải bổ túc lại 1 lớp tiếng Trung :))

chữ (thức) ra chữ Thành, là cái thành (có bộ thổ, đắp đất mà).

chữ này na ná chữ Lão, thật ra (hào) là ly.
 lão (người Lão)
  lão (ông già)
  lão (nó, coi thường) và vài vài nghĩa khác

chữ này ra chữ Thủy
Mễ đột 米突, mètre. Mễ , mét. Hào mễ là ly mét, ly tây. Chữ Mễ này đôi khi dùng chỉ nước Mỹ.
Thủy nước là . Thủy trong thủy chung là , thủy chung=始終.



Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: dongadoan trong 22 Tháng Giêng, 2008, 06:54:53 pm
Thêm một thông tin nữa: Loại B-40 (RPG-2) vào VN lần đầu năm 1964, B-41 (RPG-7) năm 1971. Cũng trong năm 1971, VN đã tự nghiên cứu cải tiến B-40 theo mẫu của B-41 nhằm khắc phục những yếu điểm của B-40 như: dễ lộ vị trí bắn (cái đuôi lửa), cự ly bắn gần khó đảm bảo an toàn cho xạ thủ. Loại B-40 này được gọi là B-40 Giải phóng, có nòng súng và thước ngắm theo mẫu LX, các chi tiết bên ngoài theo mẫu của TQ. B-40 Giải phóng cũng có tripod 2 chạc như B-41 nhưng thước ngắm chỉ được khắc vạch từ 50 đến 150m.


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: chiangshan trong 22 Tháng Giêng, 2008, 07:34:51 pm
Thêm một thông tin nữa: Loại B-40 (RPG-2) vào VN lần đầu năm 1964, B-41 (RPG-7) năm 1971.

Có vẻ không ổn ạ, vì giữa năm 66 trong biên chế f9 đã thấy có 18 B41 cho 1 trung đoàn, 9 B40 cho 1 đại đội.
B40 chắc cũng phải vào sớm hơn thì mới làm mẫu cho khẩu CT62 ra đời năm 62 được.


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: dongadoan trong 22 Tháng Giêng, 2008, 07:43:36 pm
Có vẻ không ổn ạ, vì giữa năm 66 trong biên chế f9 đã thấy có 18 B41 cho 1 trung đoàn, 9 B40 cho 1 đại đội.
B40 chắc cũng phải vào sớm hơn thì mới làm mẫu cho khẩu CT62 ra đời năm 62 được.

------------------------------------------------------------------
  Ờ, anh nhìn nhầm đấy! Tài liệu viết là "năm 1964, B-40 được trang bị phổ biến cho các đơn vị chủ lực..." thì mình lại nhầm là "vào"! ;)


Tiêu đề: B40 GIAI PHONG
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 23 Tháng Giêng, 2008, 12:29:13 am
À, ra vậy.
Vậy là B40 GIAI PHONG ra đời năm  (à) 1971.
Hồi em đi lính thì toàn bộ B40 đều là B40 GIAI PHONG, như vậy là ta đã tự sản xuất và trang bị phần lớn súng này.
Nhưng việc cải tiến cái đuôi lửa thì em không bít. Hồi em bắn, có vẻ như không phải thuốc nổ đen hoàn toàn nhưng vẫn kha khá khói, có điều lửa thì không. Như vậy, theo em hiểu là ta dã cải tiến liều phóng. Ngoài thứ đó ra, ta có cải tiến gì không bác.

Mấy cái ảnh em bốt lên, Ngố nó ghi là súng Bắc Hàn sản xuất, tức quá, bắt mấy thằng làm trang WEB đó đi học tiếng Việt thôi.  "The North Korean markings can also be seen in that picture", bậy quá.
http://www.russianwarrior.com/STMMain.htm?1947RPG2_detail.htm&1

Còn B40 vài Việt Nam năm nào bác vưỡn nợ.


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: dongadoan trong 23 Tháng Giêng, 2008, 05:57:52 pm
À, ra vậy.
Vậy là B40 GIAI PHONG ra đời năm 1964.

-------------------------------------------------------
 ;D Cho chú đọc lại, B-40 Giải Phóng ra đời năm 1971, ông em ạ!


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: chiangshan trong 23 Tháng Giêng, 2008, 06:39:23 pm
XM202 chắc là bản thử nghiệm của M202, phóng rocket nhưng mà là dùng đạn cháy : http://www.inetres.com/gp/military/infantry/flame/M202.html

(http://www.inetres.com/gp/military/infantry/flame/M202A1_2.gif)

XM202 có thể lắp lẫn rocket của M72 (cùng cỡ nòng 66mm), tính năng tương đương 4 khẩu M72 ;D
Hồi ký tướng Hiệp có kể nhiều xe tăng cuả ta bị thứ này bắn hỏng khi đánh vào sân bay TSN.

Ta sau 75 lại làm ngược lại, lắp đạn cháy 66mm cho M72.


p/s : khẩu ĐKZ trong ảnh có phải là loại 90mm không bác giun xanh.


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 25 Tháng Giêng, 2008, 10:13:20 am
Mịe cái bọn wiki. Trước đây mình viết là РУЧНОЙ ПРОТИВОТАНКОВЫЙ ГРАНАТОМЕТ РПГ-7 . Mịe, thằng nào cũng thể hiện khôn.

thằng nào nó sửa là реактивный противотанковый гранатомёт

Không chú ý, lại copy về đây, lại còn dịch ra tiếng việt nữa chứ. Xếp nào sử hộ bên B40 cái, tớ hết hạn sửa rùi.

РУЧНОЙ ПРОТИВОТАНКОВЫЙ ГРАНАТОМЕТ РПГ-2, súng phóng lựu chống tăng cầm tay, ở trang 1.


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: mig19farmer trong 25 Tháng Giêng, 2008, 09:49:18 pm
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/dan/PGtail.jpg)

Nhà em dốt nát nhưng hình như không ai làm ống phụt động cơ tên lửa bằng một cái lỗ tí tẹo thế nào đâu ạ. Nếu cả thân đạn chứa đầy thuốc phóng, đạn bắn chỉ tầm 100m đổ lại với sơ tốc đầu nòng 84m/s thì nó chỉ cháy tầm 1,5 giây là cùng, làm sau tống hết nổi qua cái lỗ tí xíu ấy. Với lại tên cái trang mà bác chôm ảnh ấy nó ghi sơ tốc đầu nòng 84m/s, tốc độ tối đa cũng 84m/s, vậy nhà em mạn phép suy luận là cái lỗ ấy đơn giản là ống dẫn lửa (fire tube) từ cái kíp đạn (nằm ngang và bị kim hỏa chọc lên) vào liều phóng thôi.

PS: Em đã làm hẳn 1 chủ đề hỏi về vấn đề này bên bõ KTQS và cũng tự tìm hiểu nhiều chỗ và em kết luận B40 chỉ là nguyên lý súng không giật như Panzefaust thôi. Nếu bác cần thì bác ới em 1 câu, anh em mình ngồi làm chén rượu rồi tháo thử 1 cái đuôi đạn B-40 ra coi xem bên trong nó có liều phóng không. Bác cứ PM nhá.


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: mig19farmer trong 25 Tháng Giêng, 2008, 10:54:56 pm
B-40 Giải phóng cũng có tripod 2 chạc như B-41 nhưng thước ngắm chỉ được khắc vạch từ 50 đến 150m.

Trêu bác Đoàn phát: người ta xài các tiền tố "mono" cho 1, "bi" cho 2, "tri" cho 3 và "quad" cho 4. Thế nên cái  "tripod 2 chạc" người ta gọi là "bipod" ạ.

to bác Phúc: bác làm em vừa phải lất que chọc thử vào cái lỗ ấy của quả đạn B-40 để kiểm chứng lại quan điểm: cái lỗ ấy bịt kín mít chứ không thông vào buồng rỗng trong thân đạn mà lại thông sang cái lỗ kíp đạn bác ạ, thế mới vui.


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 26 Tháng Giêng, 2008, 02:23:01 am
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/dan/PGtail.jpg)

Nhà em dốt nát nhưng hình như không ai làm ống phụt động cơ tên lửa bằng một cái lỗ tí tẹo thế nào đâu ạ. Nếu cả thân đạn chứa đầy thuốc phóng, đạn bắn chỉ tầm 100m đổ lại với sơ tốc đầu nòng 84m/s thì nó chỉ cháy tầm 1,5 giây là cùng, làm sau tống hết nổi qua cái lỗ tí xíu ấy. Với lại tên cái trang mà bác chôm ảnh ấy nó ghi sơ tốc đầu nòng 84m/s, tốc độ tối đa cũng 84m/s, vậy nhà em mạn phép suy luận là cái lỗ ấy đơn giản là ống dẫn lửa (fire tube) từ cái kíp đạn (nằm ngang và bị kim hỏa chọc lên) vào liều phóng thôi.

PS: Em đã làm hẳn 1 chủ đề hỏi về vấn đề này bên bõ KTQS và cũng tự tìm hiểu nhiều chỗ và em kết luận B40 chỉ là nguyên lý súng không giật như Panzefaust thôi. Nếu bác cần thì bác ới em 1 câu, anh em mình ngồi làm chén rượu rồi tháo thử 1 cái đuôi đạn B-40 ra coi xem bên trong nó có liều phóng không. Bác cứ PM nhá.

Đúng đấy.
Phương án ban đầu người ta định để cái ống cho cái tên lửa vào đấy, nhưng kiểu gì cũng không nhét được, cho đến ngày nay. Cái lỗ thông đấy nếu có tên lửa sẽ là lỗ mồi tên lửa và đốt dây cháy chậm. Nhưng khổ thân, các phiên bản B40 bi giờ vưỡn chưa làm được, mà ngược lại.
Các đạn B40 ta dùng đều có 2 dòng đặc điểm, tốc độ đầu nòng và tốc độ tối đa, nhưng khổ, 2 dòng ấy như nhau, tức là đạn ra khỏi nòng là giảm tốc ngay, tên lửa gì.

Cấu tạo phần cò và điểm hỏa thì B40 và B41 về nguyên lý giống nhau. B41 cũng có hạt nổ đặt trên sườn đuôi. ống dấn cháy nhồi thuốc nổ đen dẫn lửa vào tâm đạn, bộ này được chắn bởi một chụp. Đầu súng B41 cũng có khe lắp đạn. Có cũng có cơ cấu na ná, kim hỏa cũng vậy.
Khác biệt của b41 phần lớn là thuật phóng. Còn phần cơ khí thì đắt đỏ ở giá vật liệu và gia công kỹ, chứ nguyên tắc thì cũng đơn giản.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1136.10


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: dongadoan trong 26 Tháng Giêng, 2008, 09:32:05 am
Hic, chú cứ bóc mẽ anh chú! ;D
Gọi tripod vì quen như camera, thế mà thằng chú cũng nghía thấy! >:(


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 26 Tháng Giêng, 2008, 03:57:24 pm
Yasin, Hamas, Palestin chế tạo.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B41/Yasin_RPG.gif)


Tiêu đề: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 28 Tháng Giêng, 2008, 04:23:21 pm
Mãi mới nhìn thấy cái logo, viết nhiều bài thì lên sao gạch ke ke ke ke ke ke
Thế thì câu bài.

Liên kết anh em, Một số kiểu liều lõm.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1136.msg13913#msg13913

Đầu đạn B40 thuộc loại kết hợp, có thể coi nó bao gồm một liều lõm đặt trước môt liều thuốc nổ thường. Cấu tạo này nhàm đặt tốc độ truyền phản ứng nổ đồng đền đến các điểm trên mặt lõm. Thực chất, phần kéo dàu dầy cộp của liều lõm chính là trạm truyền nổ đến liều lõm chính là mặt hình lõm. Kiểu liều lõm này nặng hơn một chút so với các kiểu liều lõm hiện đại hơn.

Sau này, các thuốc nổ nhanh rẻ đi, đồng thời xuất hiện các thuốc nổ nhanh ổn định khi chấn động như HMX và cũng xuất hiện phương pháp "hóa cứng" các thuốc nổ nhanh. Điều này cho phép chế liều nổ tạo hình có độ bền cơ học cao, truyền phản ứng nổ đồng đều.

Phần liều lõm của khối thuốc B40 có góc mở rộng. Đây là nguyên tắc được Đức áp dụng và Liên Xô kiên trì duy trì trong suốt quá trình phát triển các súng chống tăng cầm tay. Điều này yêu cầu kỹ thuật rất cao như B41 trên. Nhưng cái đạt được là xác suất tiêu diệt mục tiêu khi bắn trúng cao. Cũng nhiều loại đạn đành chấp nhận thu bé góc mở này do không đạt điểm kỹ thuật.

Yêu cầu càng cao khi tốc độ đạn tăng lên. May cho B40, nó có cái ngòi nhoi vừa đủ cho tốc độ 84m/s của nó. Tuy thế, Trận Vạn Tường cũng có đạn văng không nổ. May là chỉ một viên, địch rồi cũng phải té sau khi bọ lại cho B40 kha khá xác xe các loại.




Tiêu đề: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒 Trạm truyền nổ.
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 28 Tháng Giêng, 2008, 11:47:51 pm
Bác Mic19 có thắc mắc về đạn M72. Ngoài việc đạn M72 có góc mở hẹp kiểu nòng súng ra, đạn M72 chưa có trạm truền nổ đều. Kiểu liều lõm dài hình nòng súng không lắp được kiểu trạm truyền nổ này của B40 và B41. Đây là của B40, trạm truyền nổ chưa tạo thành liều lõm khởi động súng như B41, nhưng đã đảm bảo các điểm trên mặt lõm phát nổ đồng đều.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/dan/no_dong_deu_PGdiagram.jpg)

Viê đạnn trong khi bay trông như thế này. Viên dưới này hình như chưa bắn, người ta dùng làm mẫu việc hủy vật liệu nổ rơi vãi. Thằng nào pốt cái này cũng viết là B-40, chỉ thừa cái dấu trừ thôi.
http://www.freerepublic.com/focus/f-news/1010258/posts
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/dan/sap_huy_b4-_b01030706e.jpg)



Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒 Trạm truyền nổ.
Gửi bởi: mig19farmer trong 29 Tháng Giêng, 2008, 12:04:04 am
Bác Mic19 có thắc mắc về đạn M72. Ngoài việc đạn M72 có góc mở hẹp kiểu nòng súng ra, đạn M72 chưa có trạm truền nổ đều. Kiểu liều lõm dài hình nòng súng không lắp được kiểu trạm truyền nổ này của B40 và B41. Đây là của B40, trạm truyền nổ chưa tạo thành liều lõm khởi động súng như B41, nhưng đã đảm bảo các điểm trên mặt lõm phát nổ đồng đều.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/dan/no_dong_deu_PGdiagram.jpg)

Em tưởng do B40 xài thuốc chậm nên mới cần trạm truyền chứ M-72 nó xài thuốc xịn thì làm gì cần nữa đâu phải không ạ. Nhà em ít hiểu mấy thứ cao siêu, rất khoái giống B40 này, đơn giản đến dễ sợ, ngắm mãi không chán. Đạn B40 em dám nói mấy chú gò Inox ở Hàng Thiếc là đảm bảo ngon hơn mấy viên em xem này (ba via tứ tung, nham nhở thê thảm, vật liệu tệ vỏ đạn tệ hơn cả vỏ hộp sữa Ông Thọ, nón đồng thì thô ráp sần sùi và chả có gì có vẻ là gia công siêu chính xác cả). Em nghĩ nếu sức khoan tầm 180mm thép cán với thuốc đểu rẻ tiền như cái giống này vẫn chơi tất cả các loại tăng nhẹ và thiết giáp, sao mình không trang bị huấn luyện đến cấp tiểu đội dân quân tự vệ nhỉ (thấy toàn K44 chạy loăng quăng).

Nếu là em thì em sẽ nâng cấp đạn B40 như sau:
- Thay cái vỏ mỏng dính thành đạn dày lên chút với rãnh khía song song sít nhau tầm 1mm để tạo mảnh văng diệt bộ binh. Cái này sẽ tăng sức sát thương mảnh lên rất nhiều, ta sẽ có đạn lưỡng dụng.
- Thêm ngòi nổ định thời bằng cách cho thêm 1 cái ngòi chậm vào cái ống đạn, khi kíp cháy sẽ đốt cháy ngòi, ngòi cháy lâu độ 3-4s thì kích hoạt kíp hủy đạn. Kíp sẽ là loại lưỡng dụng, vừa chạm nổ vừa dẫn cháy nổ. Như vậy đạn có văng ra hay mắc lưới, kẹt trong bao cát vẫn nổ, sát thương phần nào sinh lực địch ở gần mục tiêu hoặc phá lung lưới, công sự bao cát.

Còn súng thì chỉ như là cái ống nước, chắc giá thành chỉ vài chục ngàn là cùng một khẩu.


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 29 Tháng Giêng, 2008, 02:20:40 am
Súng thì rẻ rồi nhưng vài chụcc khìn chưa đỏ công phốt phát hóa chống rỉ. Chũng có phương án mảnh sát thương đấy. Nhưng ở ta ưu tiên chống tăng nên dồn hết khối lượng cho thuốc nổ.
B41 và B40 trong chống Mỹ đều chào thua M79 chức năng "dã pháo tiểu đội", do đạn nặng không mang được nhiều, bắn chậm. B40 lại tầm quá gần.

Còn cái ngòi nổ chậm ấy đúng là cần nhiều đấy, để chống công sự cát chẳng hạn, nhưng không hỉu sao mãi vẫn chưa có. Cách giải thích duy nhất là ngày nay không ai quan tâm phát triển B40 nữa.

Về liều lõm, mình đã giải thích rõ ở địa chỉ trên. M72 là liều lõm dạng ống nòng súng, phản ứng nổ cần truyền vừa phải để luôn đi sau "viên đạn": là khí nén nóng tốc độ cao do nó tạo ra. Tùy hình dáng kích thước đạn mà người ta làm chậm tốc độ tuyền nổ bằng đúc, như trộn với TNT và các phụ gia. Liều kiẻu này phản ứng nổ cần truyền từ đuối đạn lên cạnh chữ V, nếu nhanh quá thì nó dập tốc độ "Viên đạn" hinh thành trong trục đạn.

Ngược lại, đạn góc mở lớn cần điểm hỏa toàn bộ mặt lõm cùng lúc, nên mới có mạch dẫn phản ứng nổ vào giữa cạnh chữ V, chứ không bắt đầu từ đuôi liều lõm.


Tiêu đề: Skoda Pancerovka P-27 Tiệp Khắc
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 30 Tháng Giêng, 2008, 04:16:31 pm
Năm 1946, đường kính nòng 45mm, đường kính đạn 110mm, tầm xa nhất 200 mét, tầm bắn hiệu quả 100 mét, xuyên 250mm. Súng dài 1030mm, đạn dài 720mm. Súng nặng 6,4kg, đạn nặng 3,74kg. Sơ tốc 70m/s tốc độ bắn 4-5 phát phút.
Thước ngắm có 3 thang 50-150-200.


(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/Skoda_Pancerovka_P_27/P27_Pancerovka.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/Skoda_Pancerovka_P_27/p27.jpg)


Bác đoàn này, hình như hồi cuối Kháng chiến đánh tây nhà ta có nhập về phải không nhẩy. Bác làm ơn số hóa cái đầu to của bác hộ cái, để em search cho nhanh.


Tiêu đề: So sánh B40 và M72
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 30 Tháng Giêng, 2008, 04:39:06 pm
Quân Mỹ thì ưa quảng cáo. Thường đem M72 ra so với B41, nhuqưng thực ra, tầm cỡ M72 chỉ so với B40 khoản chống tăng. M72 là súng liền đạn dùng một lần.

M72 được thiết kế và chấp nhận trang bị sau B41, được coi là vũ khí đối đầu với B41. Tuy nhiên, sự nhiệp của B42 thì hoành tráng vang dội, danh tại thiên thu, ngược hẳn với M72. Nhiều thằng như Iran, Israel ngày trước đánh Iraq, phe Mỹ đàng hoàng nhưng cứ dùng B41.

M72 có tầm bắn mục tiêu di động thấp, 165 mét, so với B40 là 150 mét. Nhưng khả năng xuyên của đầu đạn M72 có nhiều vẫn đề, vậy nên hiệu quả thật sự thấp, điều đó được thể hiện trong chiến tranh. Tầm bắn hiệu quả thấp do súng này tản mát và không xuyên được nhiều phần trên xe, làm diện tích mục tiêu hữu ích tụt xuống. Khó mà so sánh xem thằng nào hơn, có lẽ M72 hơn chút chăng ???
Cái nổi trội của M72 là không cần súng, tất cả mọi người đều có thể tham gia bắn. Tầm bắn tối đa rất cao, 1000 mét. Nhờ vậy, súng này thuận tiện làm "dã pháo" sát thương. Ở chức năng làm "dã pháo", súng này quá đỉnh, vượt xa B40 và B41.

Tuy nhiên, quân ta lại có nhiều M79 còn đỉnh hơn quá đỉnh, nên M72 thất nghiệp. Một phiên bản của ta là M72 bắn loạt, đạn cháy. Ngay cả những năm khó khăn 1970, quân ta còn phải dùng rất nhiều B40, nhưng không có ai định lấy M72 ra thay B40 cả.


Tiêu đề: Tiến trình B40 ở Việt Nam
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 30 Tháng Giêng, 2008, 09:33:40 pm
Trong này đã nói vè tiến trình thay thế B40 thành B41.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1136.msg13795#msg13795

Đến lúc tớ ở lính thì chỉ có những sư đoàn bộ binh cơ giới mới đầy đủ B41, còn những sư đoàn bộ binh đi bộ như 325 thì B41 vẫn rất ít, cỡ có một nửa. Có thể hình dung tiến trình thay thế như sau:
Năm 1964, B40 đã là vũ khí tiểu đội trong những sư đoàn chủ lực ở miền Bắc. Cũng không hiểu B40 lên đường vào Nam từ bao giờ, B40 có được trang bị cho những lực lượng không phải bộ binh chủ lực không. Khi đã là vũ khí tiểu đội, mỗi đại đội bộ binh có 9 khẩu.
Năm 1965-1966: B41 đã vào Việt Nam số lượng ít, đến năm 1966 những sư đoàn mạnh đã có mỗi đại đội 1-2 khẩu. Không hiểu các đơn vị biên chế số B41 đó thế nào ????? rất có thể, B41 lúc đó nằm trong tiểu đội hỏa lực mạnh của đại đội. Một khả năng ít xảy ra là, các súng B41 trong trung đoàn tập hợp thành một trung dội hay đại đội mạnh, 3 người 2 khẩu hay 2 người một khẩu, cũng có thể là 3 người 1 khẩu. Trong khi đó, B40 vẫn là vũ khí chủ lực đại đội, mỗi đại đội 9 khẩu. Giai đoạn trung gian này hơi phức tạp, không biết bố trí B41 ở đâu.
Đến năm 1971 thì các đại đội chủ lực đều có B41.
Đến năm 1979, đánh hai chiến tranh biên giới thì  B40 vẫn phổ biến.
Việc thay thế hoàn toàn B40 chỉ có thể kết thúc vào những năm cuối cùng của thế kỷ 20, thập niên 1990.
Như vậy, việc chúng ta thay thế B40 diễn ra hết sức chậm. Súng chóng tăng cấp tiểu đội của chúng ta luôn ở trạng thái hết sức lạc hậu.

Chúng ta tiến hành nghiên cứu sản xuất B40 rất sớm, trước cả RPK hay AK hiệu TUL năm 1969. Tuy nhiên, B40 hiệu CT-62 có vẻ như quá đen đủi. Nó sinh ra trong thời kỳ bên tầu đang "cách mạng văn hóa", mà mục tiêu chủ yếu của cách mạng này là đàn áp lớp trí thức mới nổi, công nghiệp mới nổi. Chúng ta từng tự chế rất nhiều súng chống tăng trong Kháng chiến đánh Tây, nhưng truyền thống đó không được tiếp tục với B40. Và cũng không tiếp tục với B41. Thật đáng tiếc, truyền thống đó thui quá sớm. Các nhà kỹ thuật thì thừa kiến thức và quyết tâm.

Đến giờ bác Đoành vưỡn nợ cái giai đoạn B40 vào Việt Nam.  
Theo em biết thì P-27, một kiểu súng chống tăng do Tiệp chế tạo đã có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, không hiểu cụ thể từ bao giờ. Năm 1954, khi ta bắt đầu trang bị lại hàng loạt súng ống thì B40 ở Liên Xô đã nhiều. Năm 1959, Liên Xô dừng trang bị B40 thay bằng B41, tất nhiên dư thừa rất nhiều. Tại sao từ lúc đó B40 không phổ biến ????
Chúng ta không có "học thuyết quân sự" lúc đó. Nhưng Quân Đội ta được xây dựng từ kinh nghiệm chiến trường, dĩ nhiên hiểu được tầm quan trọng của súng chống tăng cá nhân. Như vậy, bản thân Quân Đội dĩ nhiên có nhu cầu nghiên cứu cách áp dụng B40, và dĩ nhiên cũng tham khảo cách biên chế của Liên Xô và Tầu.
Trận Ấp Bắc diễn ra hết sức khó khăn. Kỳ thật, trận đánh chỉ có xe M113 mà thôi. Nhưng bộ đội không hề có vũ khí nào đối phó với xe bọc thép nhẹ này đúng nghĩa. Trận đánh thắng lợi chỉ bằng khả năng phi thường của các chiến sĩ, và thật sự đã phải dùng những phương pháp của ngày đầu đánh Pháp 1945-1946. M113 không dám tiến mạnh vì quân ta bắn hạ các xạ thủ 12,7mm. Ta cử một tổ bọc hậu cảm tử đánh chặn xe, ném lựu đạn diệt xe, tổ này không rút được, mất hết.
Một câu hỏi lớn, 9 năm sau 1954, 4 năm sau khi Liên Xô chấp nhận dừng trang bị B40, tại sao ở Ấp Bắc quân ta vẫn thiếu thốn B40 như vậy ???????


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: dongadoan trong 30 Tháng Giêng, 2008, 09:42:56 pm
Trận Ấp Bắc diễn ra hết sức khó khăn. Kỳ thật, trận đánh chỉ có xe M113 mà thôi. Nhưng bộ đội không hề có vũ khí nào đối phó với xe bọc thép nhẹ này đúng nghĩa. Trận đánh thắng lợi chỉ bằng khả năng phi thường của các chiến sĩ, và thật sự đã phải dùng những phương pháp của ngày đầu đánh Pháp 1945-1946. M113 không dám tiến mạnh vì quân ta bắn hạ các xạ thủ 12,7mm. Ta cử một tổ bọc hậu cảm tử đánh chặn xe, ném lựu đạn diệt xe, tổ này không rút được, mất hết.
Một câu hỏi lớn, 9 năm sau 1954, 4 năm sau khi Liên Xô chấp nhận dừng trang bị B40, tại sao ở Ấp Bắc quân ta vẫn thiếu thốn B40 như vậy ?

-------------------------------------------------------
 Trận Ấp Bắc là năm 1963, lúc ấy ta đang còn phải giữ tiếng, chưa dám công khai đưa bộ đội từ Bắc vào, vũ khí cũng phải chọn loại có xuất xứ TB hoặc "độ" lại theo mẫu TB như K-50 thì tiểu đoàn 261 (tiểu đoàn Hi-rôn) lấy đâu ra "ống lươn" mà xài? Thực ra, hồi ấy vũ khí chống thiết giáp cũng không chỉ có mỗi lựu đạn, còn có AT nữa mà!


Tiêu đề: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒. Trạm truyền nổ tiên tiến
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 30 Tháng Giêng, 2008, 11:43:17 pm
Thật là dở hơi, phải mang B40 vào bắn cho thằng Diệm tan xác ra chứ.

Bác nhanh nhanh số hóa cuộc sống của B40 ở Việt nam cho em xem nhé.


Từ hồi Bush lên, Mỹ thi hành chính sách "tiếp thị quốc gia", quảng cáo nước Mỹ trên toàn cầu. Các bản quyền tin tức hay sách vở cũ được Mỹ mua lại, xào nấu rồi dịch ra nhiều thứ tiếng, cấp miễn phí cho báo chí, vốn mọc lêm như nấm thời báo không cần in.

M72 tuy đã chết yểu từ lâu nhưng được thổi lên tận mây xanh. Có lẽ còn rất ít người Mỹ biết rằng, M72 là một chương trình thất bại thảm hại của Vũ khí Mỹ. Quá ít người biết được rằng, trận đánh đầu tiên của M72, nó bắn vào PT-76 nhưng không xuyên được. M72 được quảng cáo là khoan 370mm thép cán tiêu chuẩn, nhưng bó tay trước xe lội nước PT-76 giáp dầy nhất chỉ 20mm trên tháp pháo, thân xe dầy nhất 14mm.

Kỳ thật, M72 được thiết kế để đối đầu với B41, nhưng chỉ sánh với B40. Thậm chí, về mặt xuyên giáp, B40 tuy chỉ dám nhận là xuyên được 280mm nhưng thực tế ăn đứt con số 370mm của M72. Chí ít thì B40 cũng dùng để bắn những xe tăng chủ lực M48, M60. Còn loại M113 giáp ngang thân xe PT-76 thì B40 nổ phá tanh bành, không cần khoan.

Bộ máy tiếp thị toàn cầu thường mô tả B40 và B41 như là phiên bản của Panzerfaust thời Thế Chiến 2, không có gì hay. ?????
Kệ cái bộ máy ấy, nó có quảng cáo M72 đến trên mây xanh thì M72 cũng đã chết rồi. Còn B41 thì hoành tráng với sự nghiệp huy hoàng 50 năm nay. B40 tuy cổ, nhưng phiên bản Yasin của nó vẫn còn đang được chế tạo và tham chiến.

Ở trang trước đã nói đến nguyên lý này rồi, bên B41 cũng có, ở đây phóng to ra vì vẫn còn bạn thắc mắc về cái trạm truyền nổ của B40 và B41. Bằng cái trạm này, B40 đã làm một cuộc cách mạng về liều nổ lõm, đạt tỷ lệ diệt mục tiêu sau khi trúng rất cao. Đây là điều mà các nhà kỹ thuật phương Tây không chú ý đến mặc dù họ nghiên cứu về đạn này khá nhiều, có lẽ họ là những nạn nhân đầu tiên của "tiếp thị tòan cầu".
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1136.50

Đạn M72 văng ra trước giáp 20mm chính vì cái này. Ra trước B40 gần 20 năm, nhưng quá ít kinh nghiệm chiến trường, M72 có truyền phản ứng nổ thô sơ như các đạn thời Thế chiến 2. Ngòi nổ điểm hỏa đúng lúc và trạm truyền nổ chữ U là những yếu tố quyết định nâng cao tỷ lệ diệt mục tiêu của B40. Phần thuật phóng B40 cổ, tốc độ đạn chậm... nhưng không vì thế mà B40 kém kinh hòang.
B41 cũng thừa kế kiểu trạm truyền này nhưng cải tiến ưu việt hơn. Kiểu trạm truyền này yêu cầu điểm hỏa chính xác cao. Đặc biệt với đạn vận tốc lớn. Ở B41 và đạn pháo, một kiểu điểm hỏa mới được phát triển đáp ứng yêu cầu này. Những đặc điểm này các vũ khí khác không có, không đạt được tỷ lệ diệt mục tiêu cao của dòng RPG này.
Mà không hiểu nhà thiết kế nào đã chế ra kiểu trạm truyền này ?????
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/so_do_dan_lom/tran_truyen_no_dong_deu.jpg)


Tiêu đề: Lựu đạn chống tăng RKG-3
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 31 Tháng Giêng, 2008, 12:21:15 am
Là người anh em với B40, lựu đạn chống tăng PKG-3 được phổ biến đầu những năm 1950, Sau này lực đạn cũng được phát triển bởi cải tiến và xuất khẩu.
Nặng 1070mm.
Dài 400mm
Đườg kính 76mm
Xuyên
120mm bản nguyên thủy
170mm RKG-3E
220mm RKG-3EM
Lựu đạn cũng có liều nổ lõm trạm truyền nổ chữ U như B40, cũng ngòi nổ quán tính, nhưng có dù và khóa an toàn cho ngòi nổ.
Lựu đạn được chế tạo ở Nam Tư, Ai Cập và một số nước. Nam Tư có tên М79 do xưởng SDPR sản xuất. Hồi tớ đi lính có được học về lự đạn này. Bác Đoành ơi, kiểu lựu đạn này dùng ở Vịt khi nào bác bít hôn.

http://www.waronline.org/write/warriors-pocket-artillery.html
http://arms2.narod.ru/Info/Grenades/Russia.htm
http://gunsite.narod.ru/gr_rkg3.htm
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/RKG_3_luu_dan_chong_tang/11.jpg)


Tiêu đề: Ảnh tư liệu B40
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 31 Tháng Giêng, 2008, 12:54:28 am
Chú thích của Sơn. Thời 1979. Một năm anh hùng, quân ta bình Nam định Bắc. Rõ ràng, thpời điểm này quân ta có B kém Tầu và pốt. CHúng đã trang bị đồng loạt Kiểu 1969.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1136.msg14056#msg14056
Chốt của đồn biên phòng Hữu Nghị, Lạng Sơn.

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=979.msg13758#msg13758
(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/IMG_0067-1.jpg)

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/PB060171.jpg)

1975, cụ đoành pốt
Binh lính sư đoàn 23 BB ra hàng tại Buôn Ma Thuột.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=494.msg5896#msg5896
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/battubinhf23bb.jpg)


Tiêu đề: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒 Quảng Trị 1972
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 31 Tháng Giêng, 2008, 01:25:49 am
Có ai có những ảnh này độ phân giải cao hơn nhẩy.
Quảng Trị 1972
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B40/anh_chien_truong/73-1.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B40/anh_chien_truong/52-1.jpg)


Tiêu đề: RPG-1, РПГ-1
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 04 Tháng Hai, 2008, 10:27:09 pm
Thằng cha Mig ..... quá. Khó chịu. Không chuyện trò gì với ...  ấy nữa.

Hình như đã nói chuyện này nhỉ, thôi, nếu nói rồi thì nói lại, mạng chậm quá.
PG-2 không có tên lửa, nhưng tất cả các tài liệu đều nói RPG-2 là ống phóng tên lửa. Điều đó được hiểu như sau, PG-2 chỉ là một loại đạn trong những loại đạn dự tính được thiết kế chế tạo. Tuy nhiên, sau đó chỉ có đạn PG-2 được sản xuất nhiều. Có một loại đạn sát thương có tầm xa hơn, có tên lửa mạnh. Vì vậy, không phải vì PG-2 không có tên lửa mà RPG-2 không phải là ống phóng tên lửa.

RPG-1 là phiên bản được bắt đầu thiết kế 1944, song song với các phiên bản Panzerfaust của Đức. Những đạn Panzerfaust đầu tiên Liên Xô có được xuất hiện ở Stalingrad. Năm 1944, Phòng nghiên cứu pháo-cối phát triển chương trình súng chống tăng cầm tay, chương trình dẫn đầu bởi P.G Lôminsky (Г.П. Ломинский). Chương trình chế súng có mã tên LPG-44 và đạn PG-70 (ЛПГ-44 ПГ-70).

Thiết kế có nhiều điểm khác biệt các Panzerfaust Đức, cơ bản nhất là súng được dùng nhiều lần, chế tạo khá kỹ. Súng có tay nắm và cò như một khẩu súng, chứ không tạm bợ như Panzerfaust Đức. Tay cầm kiểu súng trường có khóa an toàn.

Một số đặc điểm khác như ngắm qua mép đạn như Panzerfaust, súng cũng dùng thuốc nổ đen, nòng trơn.  Cánh ổn định cứng.

Khỏang năm 1944-1945, súng được đặt tên RPG-1 và PG-1, điều này đánh dấu sự thành công của súng. Tuy nhiên, việc sản xuất không phát triển vì Đức cũng chả còn xe tăng, trong khi súng vãn còn nhiều nhược điểm.

Cỡ nòng: 30mm
Đường kính đầu đạn: PG-2: 70mm
Chiều dài súng: 1mét chẵn
Chiều dài đạn:425mm
Súng nặng: 2kg
Đạn nặng 1,6kg
Tốc độ đầu đạn : 46m/s
Tầm bắn thước ngắm: 70 mét
Tầm bắn trúng nhiều: 50 mét mục tiêu cao 2 mét
Xuyên 150 mét
Tốc độ bắn: 4-6 phát phút

Đầu đạn có liều nổ lõm dạng góc mở hẹp điểm hỏa dưới lên. Đây là kiểu đầu nổ lõm chống tăng cổ lỗ nhất, phụ thuộc nhiều vào góc chạm. Các Panzerfaust lúc đó dùng đầu nổ lõm góc rộng, nhưng cũng điểm hỏa dưới lên.

Súng không đảm bảo được tính tin cậy của ngòi nổ, đồng thời liều thuốc nổ đen thay đổi tính chất theo nhiệt độ môi trường. Chương trình kéo dài đến 1948, khi B40 đã xuất hiện.

Súng không được chấp nhận trang bi.



(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/RPG_1/rpg1.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/RPG_1/rpg1a.gif)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/RPG_1/rpg1b.gif)
----------------------------------------------------
 Cảnh cáo huyphuc1981_nb lần 2! Một lần nữa là anh cho chú lên cột điện ngồi chơi!


Tiêu đề: Phát triển B40
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 04 Tháng Hai, 2008, 10:47:45 pm
ke ke ke ke ke ke
thì thôi, không nói chuyện với nó nữa là được chứ gì.

Năm 1947, nhóm thiết kế GSKB-30 (ГСКБ-30) dẫn đầu bởi  Smoliakova (A. Смолякова , được biết tới là nhóm thiết kế đạn dược) bắn tay vào thiết kế B40. Súng có mã tên DRG-40, đạn PG-80. Súng thành công mỹ mãn. Sau khi thử nghiệm, súng được đặt tên là RPG-2 và đạn PG-2.

Súng lần đầu áp dụng nhiều kỹ thuật mới, như cánh đuôi xoáy, so với thẳng của các đời trước. Tiến bộ có tính cách mạng là liều góc rộng và trạm truyền nổ chữ U, giờ đây vẫn là kiểu HEAT tốt nhất. Kỹ thuật điểm hỏa cũng là một phát minh hoàn toàn mới.

Súng được chấp nhận trang bị năm 1949. Sau đó S.G Kôrmunôv và B.F Kuzmyna ( С.Г. Коршунову и В.Ф. Кузьмину) được giải thưởng nhà nước.

Năm 1957, súng có thiết bị nhìn đêm hồng ngoại đi kèm đèn chiếu NSP-2 (НСП-2), kiểu cải tiến này có tên RPG-2H (РПГ-2Н).

Có thể nói, đây là khẩu RPG đầu tiên thành công thật sự của Liên Xô. So với thế giới, khẩu súng đã mở đầu một cuộc cách mạng về súng chống tăng. Từ những vũ khí phụ không tin cậy trước đây, B40 cho phép người lính bộ binh đánh xe tăng hiệu quả, và là khẩu súng chống tăng cá nhân đầu tiên được trang bị chính thức, rộng rãi, với tư cách là vũ khí chính.

Phần tên lửa không thể hoàn thiện được cho đến khi có B41. Đạn B41 đượcgia công khá đắt đỏ, và cũng có chương trình huấn luyện, thước ngắm phát triển mới dùng được tên lửa. Khẩu RPG cuối cùng không có tên lửa là RPG-4, trung gian giữa B40 và B41.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1136.msg14334#msg14334


(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B40/rpg2d.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B40/rpg2c.gif)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B40/rpg2e.gif)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B40/rpg2b.gif)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B40/rpg2a.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B40/rpg2.jpg)


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: SaoVang trong 16 Tháng Mười, 2008, 01:41:55 pm
Thêm một thông tin nữa: Loại B-40 (RPG-2) vào VN lần đầu năm 1964, B-41 (RPG-7) năm 1971. Cũng trong năm 1971, VN đã tự nghiên cứu cải tiến B-40 theo mẫu của B-41 nhằm khắc phục những yếu điểm của B-40 như: dễ lộ vị trí bắn (cái đuôi lửa), cự ly bắn gần khó đảm bảo an toàn cho xạ thủ. Loại B-40 này được gọi là B-40 Giải phóng, có nòng súng và thước ngắm theo mẫu LX, các chi tiết bên ngoài theo mẫu của TQ. B-40 Giải phóng cũng có tripod 2 chạc như B-41 nhưng thước ngắm chỉ được khắc vạch từ 50 đến 150m.

Vừa đọc sách Lịch sử kỹ thuật quân sự, thấy viết B40 vào chiến trường miền Nam lần đầu tiên năm 1957 (5 khẩu).

Trả nợ giùm bác Đoàng ;)


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: dongadoan trong 16 Tháng Mười, 2008, 05:26:38 pm
 Dạ, báo cáo chú!
 
 Cái này anh đã nói rõ rồi cơ mà, 5 khẩu vào năm 1957 có lẽ bị bạn gửi lạc vì không hề có phụ tùng, hướng dẫn hay đạn kèm theo. Mãi năm 1964, B-40 mới vào VN với số lượng lớn và chính thức được biên chế cho các sư đoàn chính quy. Hình như nói trong topic "Vũ khí VN..." thì phải! ;D


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: SaoVang trong 16 Tháng Mười, 2008, 06:41:06 pm
Dạ, báo cáo chú!
 
 Cái này anh đã nói rõ rồi cơ mà, 5 khẩu vào năm 1957 có lẽ bị bạn gửi lạc vì không hề có phụ tùng, hướng dẫn hay đạn kèm theo. Mãi năm 1964, B-40 mới vào VN với số lượng lớn và chính thức được biên chế cho các sư đoàn chính quy. Hình như nói trong topic "Vũ khí VN..." thì phải! ;D

Vâng, em đọc rồi, nhưng vì đồng chí huyphuc cu hỏi mãi là B40 vào Việt Nam năm nào thì em trả lời hộ bác thôi, còn về năm 1964 là đại trà rồi, lần đầu tiên là năm 1957.


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: taupaypay trong 28 Tháng Mười, 2008, 01:25:43 pm
(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/624906.jpg)

Sơ đồ thông số nổ của đạn B4x
(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/page-1.gif)
(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/page-2.gif)
(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/page-3.gif)
(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/page-4.gif)


tấm tích năng lượng 19,3micro giây sau khi kích nổ
(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/Baum2.gif)
(http://i113.photobucket.com/albums/n228/binhbl/shaped.jpg)

xóa bài này chỗ nào thế nhỉ


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: VasilyTran trong 21 Tháng Hai, 2009, 09:16:46 pm
Cho em hỏi hình như trong trận Ấp Bắc thì ta có B40 rồi thì phải ?
Trong SGK có ghi là " ta đã bắn cháy 13 xe bọc thép M113 ".


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: china trong 21 Tháng Hai, 2009, 09:23:37 pm
Cho em hỏi hình như trong trận Ấp Bắc thì ta có B40 rồi thì phải ?
Trong SGK có ghi là " ta đã bắn cháy 13 xe bọc thép M113 ".
Lại thêm một nạn nhân ;D


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: saruman trong 22 Tháng Hai, 2009, 12:20:16 pm
Cho em hỏi hình như trong trận Ấp Bắc thì ta có B40 rồi thì phải ?
Trong SGK có ghi là " ta đã bắn cháy 13 xe bọc thép M113 ".
Bác này tự sáng tác rồi. Sách ghi là "13 xe tăng, xe bọc thép", có ghi loại nào đâu
Ấp Bắc chủ yếu là ta dùng lựu đạn và DKZ từ thời chống Pháp


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 23 Tháng Hai, 2009, 10:40:30 am
Cho em hỏi hình như trong trận Ấp Bắc thì ta có B40 rồi thì phải ?
Trong SGK có ghi là " ta đã bắn cháy 13 xe bọc thép M113 ".
Bác này tự sáng tác rồi. Sách ghi là "13 xe tăng, xe bọc thép", có ghi loại nào đâu
Ấp Bắc chủ yếu là ta dùng lựu đạn và DKZ từ thời chống Pháp

Đâu. Ấp Bắc dùng súng trường bắn tỉa và lự đạn tiếp cận ném. Thế mới tài.
Trận có tiếng dùng B40 là Vạn Tường.


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: VasilyTran trong 26 Tháng Hai, 2009, 08:31:53 pm
Cho em hỏi hình như trong trận Ấp Bắc thì ta có B40 rồi thì phải ?
Trong SGK có ghi là " ta đã bắn cháy 13 xe bọc thép M113 ".
Bác này tự sáng tác rồi. Sách ghi là "13 xe tăng, xe bọc thép", có ghi loại nào đâu
Ấp Bắc chủ yếu là ta dùng lựu đạn và DKZ từ thời chống Pháp
Cái này là em viết nguyên văn "Ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 450 địch ( có 19 cố vấn Mĩ ) , bắn rơi 8 máy bay, bắn cháy 13 xe bọc thép M113 " .
Ở trong SGK lịch sử 12 nâng cao (phân ban) :'(  cho nên em mới hỏi ???


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: tuaans trong 26 Tháng Hai, 2009, 09:18:49 pm
Trận này có dùng AT không nhỉ?


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: china trong 26 Tháng Hai, 2009, 09:24:24 pm
 Nếu là sách giáo khoa thì thôi, đừng hỏi đúng hay sai làm gì!


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: dang_cap_pro trong 27 Tháng Hai, 2009, 11:06:08 pm
Trận này có dùng AT không nhỉ?


[/quote]

Đâu. Ấp Bắc dùng súng trường bắn tỉa và lự đạn tiếp cận ném. Thế mới tài.
Trận có tiếng dùng B40 là Vạn Tường.
[/quote]

pác HP đã nói rùi mà, chỉ dùng lựu đạn ném thôi. mà sao M113 của Mỹ lại dể hạ bằng lựu đạn thế nhỉ?


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: china trong 28 Tháng Hai, 2009, 10:53:27 am
 M113 hoàn toàn có thể bị hạ bởi lựu đạn chống tăng thường được trang bị cho lính bộ binh trong WWW2(hình dáng cấu tạo ra sao hỏi anh Huyphuc là nhất ;D) trong KCCM chắc là có.
 Đối với lựu đạn nhỏ hơn có thể hạ M113 bẳng cách ném vào thùng xe, mà hình như trong KCCM tôi chưa nghe nói có chiếc M113 nào bị hạ theo kiểu này.
 


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: anhlinhcuHo trong 29 Tháng Tám, 2009, 07:29:10 pm
Bác huyphuc thử giải thích hộ em xem với đạn B40 thì dòng năng lượng hay dòng vật chất là yếu tố chủ yếu để xuyên thép.


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 29 Tháng Tám, 2009, 09:31:01 pm
Cũng thế thôi. "dòng vật chất năng lượng cao"

Đạn B40 có một tấm tích năng lượng, sau vụ nổ, tấm tích năng lượng này bị nén thành một dải dài, xuyên qua giáp. Tấm tích này của B40 và B41 đều rất mỏng, tốc độ vài km/s, nhiệt độ lên đến 3-5 ngàn độ.

Tấm tích này có khả năng tập trung năng lượng, vật chất cao do vụ nổ phát ra đồng đều trên bề mặy gương lõm. Năng lượng đồng đều do trạm truyền nổ hình chữ U đặc trưng của các đạn Nga. Không phải tự nhiên mà các B chiến công nhiều đến vậy, trong khi có nhiều nước sản xuất RPG. Việc copy đạn không khó, hoặc chuyển giao công nghệ cũng không yêu cầu nhiều, nhưng phương pháp thiết kế để áp dụng nguyên lý nổ trên một súng cỡ nòng khác thì không phải ai cũng có.

Nhờ trạm này mà các đầu đạn B dễ dàng sử dụng góc mở lớn và tập trung hơn, cho phép tăng góc chạm, tăng khả năng tập trung. Cải tiến của B41 chủ yếu kéo dài thời gian chụm theo chiều dọc, giảm sự phân tán của năng lượng tập trung khi khối vật chất năng lượng cao di chuyển theo chiều dọc, cho phép di chuyển thời điểm và khoảng cách điểm hỏa thởi mái hơn. B41 có khả năng đâm xuyên khi chưa nổ mạnh như đạn đại bác, nhờ thế khắc phục nhược điểm của B40 là dễ bị chặn bởi lưới, nhưng đổi lại, thời điểm điểm hỏa của B41 yêu cầu rất nghiệt ngã. Các vết đạn B41 ở Iraq cho thấy đường kính dòng vật chất năng lượng cao trong thực tế chỉ dưới 1cm, hết sức tập trung.

B41 thực hiện việc chụm dọc bằng một phễu kiêm chức năng nắp trước đầu đạn. Phễu này khá cứng và có cạnh sắc cắt thép, nhờ đó đạn được điểm hoả đúng lúc. Khối lượng của phễu ngăn sự thất thoát theo chiều ngang, do phản ứng phễu vỡ diễn ra sau khi thuốc đã nổ hết, tốc độ vỡ của phễu chậm do nó bắt đầu sau, một khối lượng vật chất chủ yếu là khí thuốc do đó bị khối lượng phễu ngăn lại và tạo thành một khối vật chất có mật độ cao chuyển động song song với dòng vật chất năng lượng cao của tấm tích năng lượng, tạo thành vỏ bọc ngăn sự thất thoát theo chiều ngang. Phản ứng này rất tinh tế, nhiều chục năm liền các nhà khoa học phương Tây không hiểu được, cho đến khi họ có máy tính để mô phỏng.

Sau khi liên xô tan vỡ thì một số kỹ thuật Nga thất thoát, trong đó có trạm truyền nổ chữ U này. PanzerFaust III (PzF3) của Đức sau đời đầu dùng đầu đạn cổ, đến năm 1992 có loại đầu đạn trạm truyền nổ chữ U. B40 là vũ khí đầu tiên dùng loại trạm truyền nổ chữ U này. RPG-1 trước đó là phiên bản kết hợp một số đặc điểm của Pzf44 Đức và loại RPG Liên Xô sản xuất trong chiến tranh, vẫn là trạm truyền nổ dưới lên.

Giá trị của góc mở rộng thì xem trận Làng Vây, M72 bắn vào giáp quá nghiêng của PT-76 văng ra. PT-76 có vỏ rất mỏng, tạo thành nỗi nhục lớp cho M72. M72 chỉ thu được mật độ chiến công đáng kể, nhưng là đáng kể với nó, còn vẫn là không đáng kể với yêu cầu trận đánh, ở cửa ngõ Sài Gòn. Nhờ đặc tính của chiến tranh đường phố mà xạ thủ phục kích đợi tăng đến rất gần, nhắm được vào những điểm yếu như sườn xe, sau tháp pháo, sau xe. (T các loại đều không lộ ổ đỡ tháp pháo, giáp ở đó dày, những có thể chưa thủng đã méo, gây kẹt súng). Mỹ về sau ném toàn bộ các thiết kế súng trường, xe tăng, máy bay và đương nhiên cả RPG của họ đi mà nhập khẩu kỹ thuật, đó là chiến thắng chiến lược lẫy lừng của chiến tranh Việt Nam mà ít người cảm nhận được, cũng thường được che dấu thô thiển với lớp người hạ đẳng.

M72 có tính năng chiến đấu lý thuyết xấp xỉ B40 mặt chống tăng, tầm bắn hiệu quả xa hơn chút (170 mét so với tầm bắn hiệu quả B40 là 150 mét). Tầm bắn tối đa 1km (B40 là 500 mét). Sức xuyên lý thuyết B40 nhỉnh hơn chút. So sánh tầm bắn tối đa và hiệu quả các B cao hơn do chúng có tỷ lệ sơ tốc lớn trong tổng vận tốc tối đa, phần vận tốc do tên lửa tạo ra khi đã ra ngoài ray phóng làm phân tán đường đạn. Nhưng thực tế, B40 là số một, còn M72 chóng rơi vào quên lãng.

Liên Xô có một phiên bản có hệ thống phóng copy của M72 sau chiến tranh Việt Nam là RPG-18. Do M72 thể hiện một mặt chiến thuật mạnh, đó là cả tiểu đội cùng một lúc bắn được, tạo thành dàn hỏa lực mạnh như một dàn dã pháo rất lớn, trong khi B chỉ 1 người một tiểu đội. Tính chất đó cũng cho phép dễ dàng lập một tổ săn tăng, mỗi người mang một hai đạn, bắn từ nhiều hướng trong khi mỗi người vẫn mang một súng trường hoặc súng ngắn liên thanh bắn đạn viên. Nhưng tất nhiên RPG-18 có đầu đạn trạm truyền nổ chữ U, quân Chechen sử dụng RPG-18 khá tốt.

Phiên bản Tầu nhái B40 tuy có chuyển giao công nghệ, nhưng họ "sáng tạo" một kiểu ngòi nổ mới rất tệ, tự phát nổ trong kho hai lúc rơi, buộc ta phải thay thế hàng loạt. Sau này ta sản xuất theo mẫu Liên Xô và có một số cải tiến nhưng đều thử nghiệm rất kỹ, không bao giờ có hiện tượng như vậy lần nữa.

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1136.msg13990#msg13990
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/so_do_dan_lom/tuyennodanb40_m72.jpg)


http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1047.msg14046#msg14046
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/so_do_dan_lom/tran_truyen_no_dong_deu.jpg)

Đây là ảnh động, các bạn rất hay nhầm khi post nguyên lý của phản ứng nổ liều lõm, sự nhầm lẫn do mấy con vật mà bác Đoàn nuôi lảm nhảm. Ảnh do mình tự làm, hơi thô, nhưng đúng, copy r vô tư với thành viên qsvn trên qsvn.
Việc copy sơ đồ điểm hoả này là đơn giản. Nhưng thiết kế nguyên lý này trên cỡ đạn riêng của mình là điều rất khó khăn, được thực hiện bởi các bài toán bí truyền trong thời đại không có máy tính. Ngay cả thời máy tính hiện nay, việc thiết kế một đạn truyền nổ chữ U từ sườn vào tâm cũng không đơn giản và không nhiều súng có.
Đệm ngăn phản ứng nổ làm bằng giấy các tông. Nó chỉ là một khối lượng tương đương độ dầy của một lớp không khí khá lớn, nhờ đó giảm tốc độ truyền nổ trong thời gian các mảnh giấy tăng tốc vì bị phá hủy. Trong thời gian đó, khí nổ của kíp truyền qua khoảng trống với tốc độ hàng km/s và phát nổ đai đuôi của khối thuốc chính sau thời gian dưới phần vạn giây. Nhờ có đệm các tông mà phản ứng nổ đi vòng, vòng quanh đến trước đường thẳng, nên tấm bìa các tông được gọi là tấm ngăn sóng nổ hay đúng hơn là tấm làm chậm phản ứng nổ. Do công nghệ đơn giản nên thật ra thuốc truyền nổ của B40 chưa hoàn toàn kín hình chữ u, mà đáy chữ U chưa đúc được kín bằng thuốc truyền nổ (RDX, HMX...) lên chỉ là một khoảng trống. Các vũ khí khác cùng thời cũng có thuốc kín, nhưng trạm truyền hồi đó dầy, nặng, không hợp với đầu đạn B40 vốn đã phóng khá yếu.
Nhìn hình cũng thấy thuốc liều lõm có thể làm bằng những loại thuốc nổ chậm, như các thuốc nổ cứng dễ đúc định hình, kiểu TNT, hay RDX được làm ổn định bằng cách trộn với TNT (amatôn), trong khi HMX lúc đó còn đắt đỏ quý hiếm.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/RPG_2/B40RPGdiagram.gif)

Còn đây là sơ đồ M72. Các sách vở của Mỹ chỉ có sơ đồ này, theo họ, tất cả các đạn lõm trên đời đều điểm hoả dưới lên thế này. Trong khi đó, kiểu điểm hoả ngang đã bắn chết cả núi xe của họ, được sản xuất bởi những nước nghèo nàn lạc hậu nhất quả đất. Phương pháp điểm hoả dưới lên (sau ra trước) là phương pháp điểm hoả cổ nhất của liều lõm, Mỹ học lỏm từ châu Âu trước WW2. Sau này, châu Âu không hạ cố rỉ tai cho Mỹ thêm cách điểm hoả nào nữa, cho nên M72 vẫn sử dụng cách này. Ta dễ dàng hiểu tại sao Mỹ phải thiết kế một bộ máy chế tạo liệt não công nghiệp to đến như vậy. Giải thích làm sao việc M72 có sức xuyên lý thuyết 150mm mà bắn 20mm không thủng ?? chỉ có cách làm liệt não người nghe mà thôi. Mình định vẽ các hình động này từ trước, nhưng cảm thấy trình vẽ xấu quá nên tưởng rằng các bạn nhìn hình tĩnh là hiểu.

Ngay cả các đầu nổ chống tăng mạnh nhất trên đạn tự hành hiện đại của Mỹ vẫn không thoát khỏi cách truyền nổ quá cổ đại này. Điều này làm các đạn đó đường kính lớn, to, nặng, lại kém. Thật ra hầu hết các đạn Mỹ đều là nhai lại các phiên bản cổ lỗ của châu Âu, cũng như xe tăng hay súng trường vậy.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/M72/M72diagram.gif)


Tiêu đề: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 30 Tháng Tám, 2009, 10:32:57 am
Sức mạnh của trạm truyền nổ chữ U nằm ở đâu ??

Như hình động mình sẽ vẽ dưới đây.

Ở đạn có trạm truyền nổ chữ U, khối vật chất năng lượng cao tạo bởi tấm tích năng lượng nổ được dồn thành một viên bi, nó hơi kéo dài chút nhưng ngắn, tập trung năng lượng ở cả chiều ngang và chiều dài. Nguyên nhân tiếp theo là: việc nổ ép từ xung quanh vào tạo thành khối vật chất nén có mật độ rất cao, với tấm tích năng lượng bằng đồng, khối vật chất nén có mật độ 20-30 gram / cm3. Chính vì vậy, lỗ khoan nhỏ, ít tốn năng lượng cho mỗi đơn vị chiều sâu và nhờ đó sâu hơn. Nhìn những lỗ khoan của B41 trên M1A1 ở Iraq thì dân lái súng Mỹ tởn đời, lỗ khoan chỉ dưới 1cm khi B41 phát nổ đúng tầm.

Ở đạn có trạm truyền nổ dưới lên, phản ứng nổ vượt trước khối vật chất năng lượng cao, vì tốc độ nổ là 9km/s, trong khi đó tốc độ dòng vật chất năng lượng cao chỉ đạt cao nhất 2km/s. Điều này, dễ thấy một tác hại là nổ phía trươc cản trở chuyển động của vật chất năng lượng cao đi chậm hơn, nhưng điều đó không lớn. Tác hại lớn nhất là khối vật chất năng lượng cao không dồn thành một viên bi như trạm truyền nổ chữ U, mà kéo dài thành một que đũa.

Chúng ta biết rằng, một viên đạn APDS cùng đường kính viên đạn súng trường sẽ nặng gấp 25 lần viên đạn súng trường, nhưng bắn viên đạn APDS đó thủng được giáp xe tăng vỡi cái lỗ bằng đường kính của nó, trong khi mỗi viên đạn súng trường không làm sứt mẻ mảy may giáp xe tăng, và 25 viên, 250 viên, 2500 viên vẫn là con số không. Đó là giá trị của việc tập trung năng lượng. Mỗi đoạn của que đũa dài có năng lượng thấp, sẽ bị giáp nghiêng đẩy ra ngoài phần lớn năng lượng, và cả que đũa không tập trung sẽ có các đoạn lần lượt bị đẩy ra ngoài. Trong khi đó B40 đấm một phát duy nhất là giáp đã nghẻo. Sự tệ hại của đạn điểm hoả dưới lên sẽ đỡ hơn khi góc chạm tốt, thẳng vuông góc với mặt giáp, khi đó lỗ khoan trở thành cái phễu hứng trọn năng lượng. Tuy vậy, chỉ đỡ thôi chứ không không hoàn toàn hiệu quả.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B40/B40diagramUStation.gif)


Còn đây là sơ đồ truyền nổ dưới lên cổ lỗ. Sơ đồ này có một ưu thế là đường kính đạn nhỏ vẫn nhồi được nhiều thuốc, tuy rằng điều đó làm hiệu suất chiều sâu khoan / khối lượng thuốc giảm đi, nhưng với đại bác thì tỷ lệ đó chấp nhận được, liều của đại bác 10-30kg không thành vấn đề. Với đại bác, người ta cải thiện phương pháp này bằng nhiều tầng, các tầng trước chuẩn bị một khối vật chất nén năng lượng cao cho tầng sau tăng tốc tiếp, do đó, tốc độ của khối vật chất đạt xấp xỉ bằng tốc độ nổ. Đó là nhuyên lý của BM-31. Việc làm pháo đường kính không lớn quá sẽ tạo điều kiện thuận lợi khi bắn các đạn khác, trong đó các đạn chủ lực là AP và APDS chứ không phải đạn lõm HEAT.
Áp dụng trên M72 không cần lo đường kính, không cần bắn APDS, AP... là điều khó có thể chấp nhận được. Điều này chứng minh rằng M72 cũng như M16, là một quyết định phong vương đẻ non. Đây là tỷ lệ lý tưởng nhất, dùng loại thuốc nổ siêu việt, tốc độ dòng vật chất đạt tức thời 2km/s. Thông thường, khối vật chất năng lượng cao có chiều dài gần bằng chiều dài chữ V bên trong khối thuốc, tức chiều dài đường trục ban đầu của tấm tích năng lượng, do vận tốc chuyển độ của tấm này chỉ băng 1/8 của tốc độ truyền nổ. Trong hình là tốc độ vật chất lý tưởng đạt 1/4 tốc độ truyền nổ.

Sơ đồ này giải thích tại sao truyền nổ dưới lên không thể có góc rộng, thuốc nhanh và tấm tích tốt, nó tạo thành áp cao ở tâm tấm tích năng lượng và đẩy năng lượng phân tán ra chứ không tập trung. Thuốc nổ càng tốt, tấm tích càng chuyển động nhanh và càng dễ phân tán.

Chính vì việc tốc độ truyền nổ phải đợi tốc độ chuyển động của tấm tích năng lượng, nên các liều lõm có góc hẹp phải sử dụng các phương pháp làm chậm thuốc nổ, như trộn các phụ gia gây cứng, tức là giảm chất lượng thuốc nổ. Điều này dẫn đến việc giảm mật độ năng lượng / khối lượng của thuốc, quan trọng hơn là lượng thuốc bay mất khi chưa kịp nổ tăng lên. Để từ từ mình vẽ hình mô tả sự phân tán của điểm hỏa tâm so với điểm hỏa chu vi. Điểm hỏa chữ U là một dạng điểm hỏa chu vi, là ưu thế tuyệt đối của các B trong 40 năm. Sau 40 năm B độc quyền, công ty Nobel mới có Pzf 3 dùng trạm chữ U năm 1992, sau khi học kỹ thuật Đông Đức. Công ty này cũng là nơi bán kỹ thuật AT-4, thứ thay thế M72 dở người của Mỹ. Nhưng vì nhiều lý do, trạm truyền nổ chu vi hình chữ U không bao giờ đến Mỹ.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/M72/M72run.gif)


Đây là sơ đồ đạn cỡ B 40, B41, DKZ 82.... nếu dùng truyền nổ dưới lên, sử dụng thuốc nổ tốt RDX hay HMX, tốc độ truyền nổ cao vượt xa tốc độ chuyển động của tấm tích năng lượng nổ và dẫn đến hiệu suất bị mất gần hết. Điều này giải thích kiểu liều lõm truyền nổ dưới lên một tầng không thể dùng thuốc tốt và cho sức xuyên tốt
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/truyen_no_duoi_len.gif)


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: dongadoan trong 30 Tháng Tám, 2009, 10:37:46 am
Hì, chú HP chỉ anh cách biến cả loạt hình thành hình động đi! ;D


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 30 Tháng Tám, 2009, 11:49:53 am
Hì, chú HP chỉ anh cách biến cả loạt hình thành hình động đi! ;D

Có mấy cái, chất lượng bọn nó the same mà. Ảnh tĩnh (tức các frame) thì các chương trình làm ảnh động hơi cùi, bác làm từ bọn thiết kế ảnh tĩnh chuyên nghiệp như corel hay adobe. Định khung bằng MS powerpoint cũng được.
http://www.ulead.com/download/download.htm

Đây là mấy cái em hay dùng
http://www.ulead.com/download/runme.htm
Nếu bác không tiện ra hàng cd kiếm crack thì lấy free, nó cắt mấy chức năng, nhưng bù bằng MS powerpoint  cũng được.


Một số chú gọn nhỏ tiện lợi
http://www.gif-animator.com/

Microsoft GIF Animator thì bác search downlink, em chưa tìm thấy link của chính MS, nhưng các cache khác thì nhiều lắm. Thăng này được cái đơn giản nhỏ gọn và chuối như tất cả những cái gì của MS.


Tiêu đề: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 31 Tháng Tám, 2009, 09:21:02 am
Có một số ... nói về mìn ven đường và liều nổ tự tạo Iraq, cho đó là liều lõm ?? Điều này cũng giống như cái Wiki ... ngợi ca quân Tầu sâu quảng thiện chiến vậy. Phải là quân Tầu cực kỳ thiên thần thì "cuộc tháo chạy lớn nhất lịch sử Mỹ" ở Bắc Hàn mới anh hùng dũng cảm. Mìn ven đường phải là liều nổ lõm thì M1 mới có lý để làm xe tăng tốt nhất.

Hệ thống tuyên truyền ... bắt đầu phát triển quy mô quốc gia từ Bắc Kim. Ở đây, họ bịa ra nguyên si một chiến tuyến vào đầu tháng 11 / 1950. Bịa ra nguyên si một trận công thành Wonson lịch sử. Có điều, chỉ ... mới tin được vì trước thảm họa Chosin, quân Tầu đã tàng hình đi qua chiến tuyến lịch sử và Lục Quân, Hải Quân Mỹ tranh nhau chiến công Wonson, trận công thành lớn nhất lịch sử tưởng tượng. Hài nhất là Hải quân bảo họ công thành Wonson xong rồi lấy đó làm căn cứ đánh chiếm Humnam, Lục quân thì nói họ đổ bộ Hungnam rồi tập kích Wonson. Thật đúng là cám cho liệt não, một thứ cám hổ lốn.

Thật ghê tởm một lịch sử mà chiến tuyến lớn nhất họ có được lả chiến tuyến tưởng tượng, trận công thành lớn nhất lịch sử nước tởm lợm nào chưa bao giờ diễn ra ?? Cỗ máy làm liệt não quy mô quốc gia ngày đó nay đã phát triển ở mức toàn cầu.



Ở đây, ta phân tích cấu tạo mìn vên đường và sẽ thấy, mô phỏng phản ứng nổ cho thấy, nó phân tán năng lượng chứ không hội tụ. Thế nhưng tại sao nó nguy hiểm, mình đã post cảnh bố trí và phát nổ một quả rồi. Không hề là mìn tự tạo, mà là một quả đạn pháo 203mm Mỹ, hay bom máy bay, đặt cách đường xe tăng đi 10 mét. Đầu quả đạn pháo này thành đạn xuyên giáp bắn thủng chiếc M1. Tất nhiên, chỉ có siêu tăng M1 mới bị mảnh mìn khoan thủng. Đạn 25mm còn khoan thủng nổ động cơ M1 thì mảnh phá từ viên đạn 203mm chứa cả tạ thuốc nổ mạnh gấp mấy lần viên đạn 25mm.

Sự việc trở nên nguy hiểm gấp bội khi lính Mỹ đã được làm liệt não tưởng họ được chào đón hân hoan ở Iraq, tưởng du kích chỉ có trong rừng sâu núi thẳm, tưởng vùng xanh là thiên đường đầy nắng. Lính Mỹ di chuyển trên những chiếc Hum vỏ mỏng chơi bời. Ngay cả M3, M113 vỏ cũng quá mỏng với những loại mìn đó, đạn B41 không cần tập trung, chỉ cần sức phá ngang cũng đập vỡ tan xe này từ xa 10cm. Một khối thuốc 20kg đặt xa 10 mét thổi đá thành đạn làm M113 thủng toác, còn Hum thì tan tành bay vèo vèo trong không trung.

Nguy hiểm hơn nữa là chiến tranh diễn ra ngay trong thành phố, chợ búa tấp nập, người ta dễ dàng mua nhiều chục tấn nguyên liệu làm thuốc nổ. Với vài tấn xăng và một cái động cơ ô tô kéo máy phát điện, có ngay 500 kg thuốc nổ tốt chỉ sau 2 tuần điện phân.

Kết hợp của sự tồi tệ trong công tác chỉ huy, xe tăng chủ lực đạn 25mm bẵn cũng thủng, M113 cổ lỗ sỹ và lính tráng liệt não hoang tưởng thật khó giải thích, và cách truyền thống lại được sử dụng: làm liệt não người nghe. Vì quân Tầu sâu quảng siêu hơn siêu nhân nên Mỹ phải chạy, mìn ven đường Iraq có hiệu quả kinh khiếp hơn Tomahaw nên Mỹ thương vong. Hết sức đơn giản.

Ảnh dưới cònn mô tả hiệu ứng phân kỳ của điểm hỏa tâm và hiệu ứng hội trụ của điểm hỏa chữ U từ chu vi vào.

Đây là từ chu vi vào, thực hiện bằng trạm truyền nổ chữ U. Không cần liều lõm, khối thuốc nổ dẹt phẳng được điểm hoả từ chu vi vào bằng trạm truyền nổ chữ U vẫn hội tụ năng lượng. Chính điều này làm kiểu điểm hoả chữ U mà B40 khai sinh cho phép góc mở đầu đạn rất rộng, sức hội tụ năng lượng cao và sức phá huỷ ít ảnh hưởng bởi góc chạm. CÙng một chiếc xe tăng hình cầu, khả năng diệt mục tiêu ở góc chạm lớn đến 45 độ cho phép diện tích mực tiêu hiệu quả của B40, B41 cao gấp 3-4 lần so với các vũ khí khác.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/chu_vi.gif)

Đây là điểm hoả từ tâm ra, năng lượng nổ bị phân tán. Du kích Iraq thực hiện điểm hoả thế này, đương nhiên, đó là vũ khí "ngược chống tăng", và chỉ có giải thích duy nhất về thương vong Mỹ là sự tồi tệ của tất cả các loại xe. Một quân đội coi giáp không đỡ được đạn 25mm là giáp MBT thì sẽ coi mảnh mìn sát thương là đạn xuyên giáp.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/truyen_no_tam.gif)


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 01 Tháng Chín, 2009, 06:08:24 pm
B40 còn tác dụng trong hiện đại không ?.

Nếu thay câu hỏi là "B40 có hiện đại không",thì khá hài hước, không ai nói đồ 1949 là đồ hiện đại cả. Xe đạp năm 1949 có thể không khác mấy ngày nay, nhưng có bao nhiêu đời RPG ra sau RPG-2 rồi.

B40 có sức xuyên đương nhiên cao hơn đạn 20mm, 25mm của xe M3 IFV. Nếu như đạn súng máy trên cóp tác dụng thì không có lỹ do gì B40 mất tác dụng. Do đó, trừ mặt trước tháp pháo và dốc trước xe, B40 bắn thủng M1A1, M1A2 ở tất cả các vị trí còn lại.

Đạn M2 IFV hạ M1, thủng giáp nổ động cơ
http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/linhtinhpost/d47.jpg
Phóng to
http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/M1/chay_hong/d47-2.jpg

Một loại pháo cùng loại với pháo T-54
http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/M1/chay_hong/abrams_01.jpg


Giáp này thì chưa cần B40- cũng nổ khoang đạn. Tronng ảnh là B41 bắn trúng cái lồng sắt, phát nổ sớm, mất sức xuyên. Nhưng dù chỉ còn là khối bộc phá 1kg, nó vẫn dùng sức ép xé rách M1.
http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/M1/chay_hong/d5.jpg

B41 phát nổ đúng trông thế này.
http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/linhtinhpost/m1a1_5.jpg


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: madaguoi trong 14 Tháng Mười Hai, 2009, 10:54:10 pm
hồi em đi học tiểu đội trưởng được bắn 2 phát con B40 này ở núi Dinh bà rịa,bắn xong đi ngơ ngơ 2 phút mới tỉnh há miệng cho khói bay ra nghĩ lại hài vô cùng,mà con này bắn cự li 100m là thiếu chính xác lắm rồi vì ảnh hưởng của gió rất lớn,kết nhất là ba9n1 B41 bắn đạn B41M của việt nam đạn nhỏ nhưng chính xác và rất uy lực ;D


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: lonesome trong 20 Tháng Mười Hai, 2009, 01:05:16 pm
Hic, chú cứ bóc mẽ anh chú! ;D
Gọi tripod vì quen như camera, thế mà thằng chú cũng nghía thấy! >:(

Điểm yếu thì gọi là nhược điểm chứ không phải yếu điểm, bác ạ


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: tamking trong 21 Tháng Mười Hai, 2009, 10:40:18 pm
các tiền bối giải thích hộ:

như vậy tấm tích năng lượng sẽ biến dạng thành một viên bi
đích thị là một viên bi hay là một thanh nhọn dài hay là một vật thể cực nhỏ không định hình ạ?
các bác lý giải hộ là tại sao vụ nổ không làm nó tan tành mà có thể ép nó biến dạng ạ?

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B40/B40diagramUStation.gif)

theo hình trên thì chỉ có nửa phần sau của đầu đạn biến dạng thành lõi xuyên hay là toàn bộ kể cả cái chóp ạ?

nếu tấm tích là urani hay vonfarm thì tại sao sức xuyên lớn hơn ạ?


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: selene0802 trong 21 Tháng Mười Hai, 2009, 11:09:07 pm
các tiền bối giải thích hộ:

như vậy tấm tích năng lượng sẽ biến dạng thành một viên bi
đích thị là một viên bi hay là một thanh nhọn dài hay là một vật thể cực nhỏ không định hình ạ?
các bác lý giải hộ là tại sao vụ nổ không làm nó tan tành mà có thể ép nó biến dạng ạ?

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/sung_chong_tang/B40/B40diagramUStation.gif)

theo hình trên thì chỉ có nửa phần sau của đầu đạn biến dạng thành lõi xuyên hay là toàn bộ kể cả cái chóp ạ?

nếu tấm tích là urani hay vonfarm thì tại sao sức xuyên lớn hơn ạ?
Tớ có thấy dòng nào của bác phúc nói là tấm tích biến thành viên bi đâu nhỉ ?  ???
Về nguyên tắc, theo tớ hiểu cái này tương tự như mìn lõm, khi nổ, thì năng lượng sẽ bị phân tán thành nhiều hướng, nhưng nguyên tắc của mìn lõm là làm cho năng lượng tậm trung về 1 hướng nhất định và quét ra (dạng mìn DH hay claymore) đạn kiểu này chỉ khác là nó có 1 cái phễu để biến năng lượng thành mũi khoan.
Nôm na là thế (tớ là dân kinh tế, chỉ bon chen giải thích được đến mức ấy thôi  :-\)


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: tamking trong 21 Tháng Mười Hai, 2009, 11:11:00 pm

Tớ có thấy dòng nào của bác phúc nói là tấm tích biến thành viên bi đâu nhỉ ?  ???


đây ạ, em không phát biểu bừa đâu:

Ở đạn có trạm truyền nổ chữ U, khối vật chất năng lượng cao tạo bởi tấm tích năng lượng nổ được dồn thành một viên bi, nó hơi kéo dài chút nhưng ngắn, tập trung năng lượng ở cả chiều ngang và chiều dài. Nguyên nhân tiếp theo là: việc nổ ép từ xung quanh vào tạo thành khối vật chất nén có mật độ rất cao, với tấm tích năng lượng bằng đồng, khối vật chất nén có mật độ 20-30 gram / cm3. Chính vì vậy, lỗ khoan nhỏ, ít tốn năng lượng cho mỗi đơn vị chiều sâu và nhờ đó sâu hơn. Nhìn những lỗ khoan của B41 trên M1A1 ở Iraq thì dân lái súng Mỹ tởn đời, lỗ khoan chỉ dưới 1cm khi B41 phát nổ đúng tầm.


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: selene0802 trong 21 Tháng Mười Hai, 2009, 11:13:06 pm

Tớ có thấy dòng nào của bác phúc nói là tấm tích biến thành viên bi đâu nhỉ ?  ???


đây ạ, em không phát biểu bừa đâu:

Ở đạn có trạm truyền nổ chữ U, khối vật chất năng lượng cao tạo bởi tấm tích năng lượng nổ được dồn thành một viên bi, nó hơi kéo dài chút nhưng ngắn, tập trung năng lượng ở cả chiều ngang và chiều dài. Nguyên nhân tiếp theo là: việc nổ ép từ xung quanh vào tạo thành khối vật chất nén có mật độ rất cao, với tấm tích năng lượng bằng đồng, khối vật chất nén có mật độ 20-30 gram / cm3. Chính vì vậy, lỗ khoan nhỏ, ít tốn năng lượng cho mỗi đơn vị chiều sâu và nhờ đó sâu hơn. Nhìn những lỗ khoan của B41 trên M1A1 ở Iraq thì dân lái súng Mỹ tởn đời, lỗ khoan chỉ dưới 1cm khi B41 phát nổ đúng tầm.

Vậy là mắt nhắm mắt mở, đọc không kĩ, xin lỗi nhe  ;D


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: dongadoan trong 22 Tháng Mười Hai, 2009, 08:23:57 am
Luồng xuyên chứ không phải "viên bi", cách nói của chú hp ý muốn miêu tả nó về độ nén ép của khối vật chất thôi, không phải về hình dạng! ;D


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: binhyen1960 trong 12 Tháng Giêng, 2010, 08:23:28 pm
 Tôi nghe nói thời chúng ta còn đánh nhau với VNCH những cụ lính mình còn mang cả B40 ra bắn máy bay đấy


Tiêu đề: Re: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒
Gửi bởi: dongadoan trong 12 Tháng Giêng, 2010, 08:30:15 pm
Ơ, nếu ở điều kiện có lợi thì súng ngắn cũng bắn được máy bay (trực thăng) chứ B-40 thì nói làm gì hả cụ? ;D