Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu - Hồi ký Việt Nam => Tác giả chủ đề:: chuongxedap trong 04 Tháng Mười, 2009, 10:20:44 am



Tiêu đề: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Mười, 2009, 10:20:44 am

Tên sách: Tiếng sấm Tây Nguyên
Nhà xuất bản: Từ điển Bách khoa
Năm xuất bản: 2005
Số hoá: ptlinh, chuongxedap



ĐÒN ĐIỂM HUYỆT


Chiến trường Tây Nguyên chuyển mình, sôi động.

Trận tiến công Đức Lập và tuyến phòng thủ liên hoàn gồm năm cứ điểm trên đường 14 phía tây nam Buôn Ma Thuột của Sư đoàn 10 và Trung đoàn 40 pháo binh đẩy địch ở đây vào tình thế nguy ngập. Các căn cứ Núi Lửa, căn cứ 23 của địch lần lượt bị tiêu diệt. Địch dồn lực lượng vào quận lỵ ngoan cố chống cự. Sư đoàn 10 phải dừng lại củng cố lực lượng rồi tiếp tục tiến công, đến hôm sau mới dứt điểm.

Trước tình hình nguy khốn, Phạm Văn Phú, Tư lệnh Vùng II chiến thuật bay đến Buôn Ma Thuột họp với Sư phó Sư đoàn 23 nguỵ và Tỉnh trưởng Đắc Lắc. Phú nhận định: Đức Lập không còn khả năng cứu vãn, không cần tăng viện nữa. Trước mắt, Trung đoàn 53 cố gắng giữ cho được ngã ba Đắc Sắc. Nếu ngày hôm sau tình hình khá hơn, sẽ phản kích lấy lại Đức Lập. Trường hợp không trụ nổi thì được phép tự di tản về hậu cứ. “Cộng sản” đánh Quảng Đức, uy hiếp Buôn Ma Thuột chỉ để nghi binh tạo điều kiện cho vài ngày tới sẽ tập trung lực lượng đánh vào Kon Tum - Plâycu. Do vậy, việc chính hiện nay là tăng cường mọi khả năng đối phó với địch ở trọng điểm là Kon Tum và Plâycu.

Đến thời điểm này quân ngụy vẫn không biết ý định và hướng tiến công của quân ta. Chúng cho rằng ta uy hiếp Buôn Ma Thuột là nghi binh để đánh Plâycu và Kon Tum; đánh Đức Lập là đề mở thông đường vào Nam Bộ. Từ đó, chúng lo đối phó với ta ở hướng bắc Tây Nguyên, rút bớt lực lượng ở nam Tây Nguyên lên tăng viện cho Plâycu. Phú vẫn cả quyết: nhất định Plâycu là hướng chủ yếu, vì Sư đoàn 320 của “Việt cộng” vẫn ở đó, còn Sư đoàn 10 “Việt cộng” vẫn ở Đắc Tô - Tân Cảnh. Ở Buôn Ma Thuột cũng sẽ có hoạt động phối hợp bằng đặc công, pháo kích, nhưng không phải là hương chính.

Hoạt động của quân ta trên các hưóng nhịp nhàng, ăn khớp. Kế hoạch nghi binh chiến lược thực hiện rất thành công. Trong cuộc đấu trí đầu tiên, bộ tham mưu địch đã phạm sai lầm. Buôn Ma Thuột sơ hở lại càng thêm sơ hở.

Trong lúc Quân đoàn II ngụy ra sức chuẩn bị đối phó với chủ lực ta ở bắc Tây Nguyên, thì vào lúc 1 giờ 55 phút sáng 10-3-1975, trận Buôn Ma Thuột bắt đầu. Trung đoàn đặc công 198 cùng một bộ phận pháo cối nổ súng tiến công, đánh chiếm sân bay lên thẳng Ngã Sáu, cụm kho Mai Hắc Đế, sân bay Hoà Bình. Pháo binh ta từ các trận địa xung quanh Buôn Ma Thuột bắn phá mãnh liệt hậu cứ Sư đoàn 23, Sở chỉ huy tiểu khu Đắc Lắc, khu doanh trại pháo binh, thiết giáp của địch trong thị xã.

Buôn Ma Thuột, tỉnh lỵ tỉnh Đắc Lắc, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Tây Nguyên, có vị tíi quan trọng về quân sự. Thị xã nằm trên ngã ba đường chiến lược số 21 nối với đường số 1 đi Nha Trang và đường số 14, phía bắc lên Plâycu, phía nam xuống miền Đông Nam Bộ. Dân số khoảng 96.000 người. Địch bố trí ở đây khoảng 8.400 tên, gồm một trung đoàn bộ binh, hai chi đoàn thiết giáp, hai tiểu đoàn pháo binh, Sở chỉ huy Sư đoàn 23, Liên đoàn biệt động 21 cùng các lực lượng bảo an, cảnh sát và các căn cứ Trung đoàn 45 bộ binh, Trung đoàn 8 thiết giáp, Trung đoàn 222 pháo binh, với hai sân bay là sân bay thị xã và sân bay Hoà Bình. Chọn mục tiêu tiến công chủ yếu là Buôn Ma Thuột, Bộ thống soái tối cao dự kiến sẽ làm đảo lộn hoàn toàn thế phòng ngự của địch ở Tây Nguyên, rung chuyển toàn chiến trường miền Nam bằng một đòn điểm huyệt.

Mới tờ mờ sáng, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương nhận được điện của anh Văn Tiến Dũng:

… “Ngày 10-3-1975, ta đã đánh Buôn Ma Thuột. Tình hình diễn biến thế nào, có nhận xét gì lớn, tôi sẽ điện tiếp. Chúng tôi vẫn khoẻ. Anh Thiện vào 559 trợ lực tích cực cho chiến dịch này. Mọi yêu cầu đều cố gắng bảo đảm. Quân no, lực lượng lớn, vũ khí trang bị đầy đủ, tinh thần phấn chấn, khí thế cao. Chưa bao giờ mạnh và đánh tập trung lớn ở đây như năm nay. Chúc các anh trong Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương mạnh khoẻ. Ký tên: Tuấn”.

Chiến dịch Tây Nguyên đã mở màn. Tôi trực tiếp chủ trì các cuộc giao ban hằng ngày của Bộ Tổng Tham mưu. Dự giao ban thường có các anh Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Trần Quý Hai, Vương Thừa Vũ, Trần Sâm, Trần Văn Quang, Cao Văn Khánh, Phùng Thế Tài. Anh Phạm Ngọc Mậu, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và anh Vũ Xuân Chiêm, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần cũng thường có mặt.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Mười, 2009, 10:21:55 am

Sáng 10-3, trong cuộc giao ban thường lệ ở Sở Chỉ huy “nhà con rồng”, mọi người phấn khởi đón tin chiến thắng đầu tiên: ta đã giải quyết xong quận lỵ Đức Lập, Đắc Soong, Núi Lửa, mở thông hành lang chiến lược Bắc Nam. Trận Buôn Ma Thuột đã bắt đầu từ rạng sáng hôm nay, đang phát triển thuận lợi.

Các cơ quan Tổng hành dinh hoạt động khẩn trương. Cán bộ tác chiến, thông tin, cơ yếu làm việc thâu đêm, suốt sáng. Thông tấn xã Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Cục Quân báo, Cục Tuyên huấn khai thác kịp thời tin tức công khai của địch và của phương Tây... Tất cả đều nhằm giúp Bộ thống soái tối cao nhận định, phán đoán, đánh giá tình hình điều hành chiến tranh từng giây từng phút.

Tin từ nhiều nguồn tới tấp báo về. Tại sân bay Ngã Sáu, Trung đoàn 198 đặc công diệt các mục tiêu quan trọng trong sân bay, phát triển đánh chiếm khu cảnh sát, bệnh viện dã chiến, tạo hành lang thông suốt ở cửa ngõ Đông Bắc thị xã Buôn Ma Thuột. Các chiến sĩ đặc công nhanh chóng diệt sở chỉ huy khu kho Mai Hắc Đế, mở cửa ở hướng tây bắc, chuẩn bị đường tiến đánh căn cứ Sư đoàn 23 ngụy.

Các đơn vị bộ binh, xe tăng, thiết giáp tranh thủ vượt sông Sêrêpốc, vào chiếm lĩnh các trận địa xuất phát tiến công, hình thành năm mũi nhất tề tiến công vào thị xã.

Cuộc chiến đấu ở khu vực Ngã Sáu diễn ra quyết liệt. Trung đoàn 95B đánh bại cuộc phản công của địch có xe tăng và không quân chi viện.

6 giờ 30 phút sáng ngày 10-3, dưới sự yểm hộ của pháo binh chiến dịch, các chiến sĩ Sư đoàn 316 đánh chiếm các mục tiêu trong thị xã Buôn Ma Thuột. Trên hướng tây bắc, quân ta tiến công khu thông tin, khu vận tải, áp sát hậu cứ Sư đoàn 23 ngụy.

Ở hướng đông bắc thị xã, bộ binh ta có xe tăng đi cùng tiến công tiểu khu Đắc Lắc, đến 15 giờ ta chiếm được tiểu khu.

Ở hướng nam, quân ta tiến công các mục tiêu quân sự và quân lỵ Hoà Bình.

Trong ngày 10-3, hầu hết các mục tiêu quan trọng trong thị xã, trừ Sở Chỉ huy Sư đoàn 23, đều bị quân ta đánh chiếm. Tình hình phát triển thuận lợi. Bộ Tư lệnh chiến dịch quyết định tập trung lực lượng nhanh chóng tiêu diệt sở chi huy Sư đoàn 23 và các mục tiêu còn lại trong thị xã, đồng thời tiêu diệt các căn cứ Bản Đôn, Chư Nga, Buôn Hồ, ngăn chặn quân tiếp viện từ bên ngoài, bố trí lực lượng sẵn sàng đánh quân địch phản kích.

Mãi đến lúc này, Nguyễn Văn Thiệu và bọn tướng tá ngụy mới tỉnh ra. Chúng kêu gào trên đài phát thanh Sài Gòn: “tử thủ Buôn Ma Thuột bằng mọi giá”. Rõ ràng là đã quá muộn rồi!

Sáng hôm sau, 11-3, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương họp tại Sở Chỉ huy. Đây là cuộc họp đầu tiên của Bộ thống soái tối cao từ khi mở màn chiến dịch Tây Nguyên.

Rất vui trước thắng lợi những ngày đầu chiến dịch, các anh thảo luận sôi nổi về sự phát triển thế và lực của ta, sự suy sụp của địch. Về hoạt động của ta, mọi người đều nhất trí cần khẩn trương tiếp tục mở rộng tiến công, sẵn sàng đánh địch phản kích.

Điều đáng chú ý là tinh thần quân ngụy sụp xuống rất nhanh. Chúng không chịu nổi những đòn tiến công của quân ta vào các chi khu, quận lỵ. Ai cũng nghĩ đến khả năng giành thắng lợi lớn hơn dự kiến ban đầu.

Qua thảo luận, hội nghị đề cập đến khả năng địch rút chạy khỏi Tây Nguyên. Trong trường hợp này, cần có kế hoạch chốt chặt, bao vây, chia cắt, tiến công. không cho chúng chạy thoát.

Hội nghị cũng thấy rõ cục diện chiến trường đang chuyển biến mau lẹ, cần nắm bắt kịp thời cơ. Đã cần phải nghĩ ngay đến các hoạt động quân sự chính trị ở Huế, Trị - Thiên, Đà Nẵng. Tình hình khách quan đòi hỏi cơ quan chiến lược và toàn quân chuẩn bị nhanh hơn về mọi mặt.

Tinh thần là vừa qua đã có Phước Long, nay lại có Buôn Ma Thuột. Vậy nên xem lại kế hoạch hai năm đã phù hợp hay chưa, ta có thể đẩy mạnh, đẩy nhanh hơn nữa được không?

Tôi phát biểu ý kiến, nêu lên những nhân tố mới đã và đang xuất hiện sẽ đưa đến những bước nhảy vọt. Lực lượng của địch bị dàn mỏng, căng kéo, rất dễ đứt tung bất cứ lúc nào và ở bất cứ đoạn nào. Không loại trừ khả năng địch rút bỏ Tây Nguyên. Quân ta còn sung sức, tinh thần chiến đấu cao, hậu cần bảo đảm. Cần khẩn trương hành động, nắm bắt thời cơ và chớp lấy thời cơ.

Kết thúc hội nghị, anh Ba nói ngắn gọn, nhấn mạnh đến các hoạt động quân sự của ta trong những ngày đầu chiến dịch, coi đó là một “nếp làm ăn” mới. Anh gợi ý có thể đẩy mạnh các hoạt động hơn nữa được không? Cần suy nghĩ xem Buôn Ma Thuột đã phải là trận mở đầu cuộc Tổng tiến công chiến lược hay chưa? Phải có những quả đấm chủ lực mạnh trong lúc này. Các quân đoàn ở miền Nam, miền Bắc phải sử dụng như thế nào cho thật linh hoạt, thật tập trung, không nên phân tán.

Sau cuộc họp, có điện của anh Văn Tiến Dũng:

“Kính gửi anh Chiến,

1. Ta đã hoàn toàn làm chủ thị xã Buôn Ma Thuột. Các mục tiêu lớn như Sư đoàn bộ 23, tiểu khu Đắc Lắc, khu thiết giáp và pháo, sân bay thị xã đã chiếm giữ. Đang truy lùng tàn quân trốn trong thị xã. Sơ bộ mới biết bắt gần 1.000 tù binh (chưa phân loại) và một khối lượng rất lớn chiến lợi phẩm. Đức Lập đến Đắc Soong đã hoàn toàn xong. Thu 12 pháo và gần 100 tấn đạn pháo.

2. Đang tiếp tục phát triển để tiêu diệt các mục tiêu xung quanh như căn cứ Trung đoàn 45, căn cứ Trung đoàn 53, Buôn Hồ, Bản Đôn và tăng thêm lực lượng để chiếm giữ vững chắc sân bay Hoà Bình.

3. Ngày 11-3, Ủy ban quân quản Đắc Lắc sẽ triển khai công việc. Để thuận lợi cho công tác, đề nghị trao quân hàm đại tá cho đồng chí Y Blốc để làm Chủ tịch uỷ ban”.

Căn cứ vào tình hình địch - ta trên chiến trường vào khả năng bảo đảm hậu cần và thời tiết thuận lợi, anh Tuấn có ý định vừa củng cố vững chắc Buôn Ma Thuột, sẵn sàng đánh định phản kích, vừa phát triển ra chung quanh để hoàn toàn làm chủ Đắc Lắc, phát triển về phía đông đến Cheo Reo (có thể tiêu diệt hoặc bao vây Cheo Reo ) rồi từ đó ngược lên bao vây tiêu diệt Plâycu, cô lập Kon Tum...

Hướng phát triển về phía nam có thể để chậm lại sau.

Anh Tuấn đề nghị tôi trao đổi trong Quân uỷ và báo cáo với Bộ Chính trị rồi cho anh biết sớm.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Mười, 2009, 10:23:45 am

Chiến dịch Tây Nguyên mở đầu thắng lợi giòn giã. Buôn Ma Thuột đã được giải phóng.

Như vậy tình hình chiến sự đã phát triển nhanh hơn so với kế hoạch chiến lược cơ bản, trù tính giải phóng Tây Nguyên trong năm 1975, bước một của kế hoạch hai năm. Với chiến thắng Buôn Ma Thuột, ta có khả năng giải phóng Tây Nguyên sớm hơn nhiều. Đây là vấn đề quan trọng mới được đặt ra.

Rất yên tâm về Tây Nguyên, tôi nghĩ ngay đến các chiến trường phối hợp ở Trị-Thiên, Khu V, Nam Bộ, nhất là Đồng bằng sông Cửu Long.

Bộ Tổng Tham mưu báo cáo: Tình hình phát triển tốt. Ở Trị - Thiên, quân ta bí mật vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài dày đặc của địch, đột nhập xuống đồng bằng và xung quanh thành phố Huế, liên tiếp tiến công các vị trí và hệ thống kìm kẹp của địch. Quân và dân Khu V tiêu diệt quận lỵ Tiên Phước, uy hiếp Quảng Tín, Quảng Ngãi.

Ở chiến trưởng Nam Bộ, địch không còn bắt được thanh niên vào lính, nên lực lượng của chúng ở cơ sở bị hẫng hụt. Quân và dân vùng châu thổ sông Cửu Long phối hợp chặt chẽ ba mũi giáp công, diệt nhiều đồn bốt địch, giải phóng nhiều địa bàn rộng lớn. Phong trào đấu tranh cách mạng lên cao...

Phát huy chiến thắng Phước Long và chiến thắng núi Bà Đen, B2 đã có kế hoạch hoạt động của toàn Miền phối hợp với chiến trường chính, mở đầu đợt hai của kế hoạch mùa khô 1974 - 1975 vào ngày N (đêm 9 rạng ngày 10-3-1975), theo quy định của Bộ Tổng tư lệnh. Ngoài kế hoạch quân sự, các anh còn có kế hoạch đẩy mạnh nổi dậy của quần chúng, sử dụng lực lượng tổng hợp của chiến tranh nhân dân theo tinh thần Tổng tiến công và nổi dậy.

Đồng thời, Bộ Tư lệnh Miền cũng đã thông qua kế hoạch và giao nhiệm vụ cho Quân đoàn IV, các quân khu, Sư đoàn và các lực lượng đặc công, biệt động trong nội thành Sài Gòn.

Một điều cần suy nghĩ trong những ngày này là sắp xếp cán bộ chủ trì ở các “quả đấm chủ lực”. Chiến thắng Tây Nguyên càng cho thấy việc ấy quan trọng biết nhường nào. Quân uỷ Trung ương quyết định bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, chỉ huy Quân đoàn IV và Đoàn 232. Đồng chí Hoàng Cầm, Tư lệnh, đồng chí Hoàng Thế Thiện, Chính uỷ, đồng chí Bùi Cát Vũ, Phó Tư lệnh Quân đoàn IV. Đồng chí Nguyễn Minh Châu, Tư lệnh, đồng chí Trần Văn Phác, Chính ủy, đồng chí Trần Văn Nghiêm, phó Tư lệnh Đoàn 232.

19 giờ ngày 11-3, tôi điện cho anh Văn Tiến Dũng:

“Sáng nay, trước khi nhận điện của anh, Bộ Chính trị và Quân uỷ đã họp nhận định tình hình có mấy điểm chính sau đây:

1. Kế hoạch chiến lược và chiến dịch do Bộ Chính trị và Quân uỷ đề ra là chính xác, công tác chuẩn bị làm tương đối tốt, vì vậy ngay trong những ngày đầu vào đợt đã giành được thắng lợi lớn.

2. Thắng lợi ở Buôn Ma Thuột - Đức Lập trên đường 19 và ở các hướng khác chứng tỏ ta có khả năng giành thắng lợi to lớn với nhịp độ nhanh chóng hơn dự kiến. Đặc điểm nổi bật là tinh thần địch rất sa sút.

3. Trước tình hình đó, ngay trong đợt hoạt động này và kể cả trong kế hoạch tiếp theo, cần có tinh thần khẩn trương, mạnh bạo, kịp thời, lợi dụng thời cơ mới giành thắng lợi lớn.

4. Ở B3, cần hết sức chú trọng đợt hoạt động này và kể cả trong kế hoạch tiếp theo, cần có tinh thần khẩn trương, mạnh bạo, kịp thời lợi dụng thời cơ mới giành thắng lợi lớn.

5. Điện của anh hoàn toàn phù hợp với ý kiến trao đổi sáng nay trong Bộ Chính trị và Quân uỷ. Tôi vừa bàn với anh Ba, anh Sáu. Hoàn toàn đồng ý với chủ trương trong điện:

    a) Ở Buôn Ma Thuột, tiêu diệt địch còn lại, phát triển xung quanh, sẵn sàng đánh viện.

    b) Nhanh chóng phát triển về hướng Cheo Reo, bao vây ngay để tiêu diệt.

    c) Hoàn thành ngay thế bao vây Plâycu, thực hiện chia cắt chiến lược, bao vây và chuẩn bị tiêu diệt An Khê để cô lập Plâycu.

Phát triển xuống phía nam sẽ làm sau một bước. Trong phát triển tiến công, chú ý nắm vững chủ lực, tránh phân tán...

… Thường vụ Quân uỷ Trung ương quyết định phong quân hàm đại tá cho đồng chí Y Blốc. Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương nhiệt liệt khen ngợi toàn thể cán bộ, chiến sĩ, đảng viên, đoàn viên, công nhân viên quốc phòng và nhân dân trên mặt trận Tây Nguyên đã giành thắng lợi lớn...

Chúc anh mạnh khoẻ và gửi lời chúc anh em trong đó. Ký tên: Chiến”.

Không khí phấn khởi, tin tưởng, quyết tâm bao trùm cơ quan Tổng hành dinh.

Lúc này nắm tình hình địch là trọng tâm công tác của cơ quan chiến lược. Tôi chỉ thị mắc cho đồng chí Trưởng phòng 70 Cục Quân báo một máy điện thoại ở nhà riêng và dặn đồng chí thư ký từ nay khi nào có tin kỹ thuật thì dù tôi ở đâu, làm gì, ngay cả khi đang họp Bộ Chính trị, cũng phải báo ngay. Hằng ngày, cứ 4 giờ 30 sáng, phải gọi điện cho đồng chí Thanh hỏi xem có tin tức gì mới trong đêm.

Từ chỗ phán đoán sai lầm, địch bắt đầu tỉnh ra và bị động đối phó.

Tin cho biết Nguyễn Văn Thiệu có ý định dựa vào các lực lượng còn lại và các điểm phụ cận Buôn Ma Thuột, điều thêm lực lượng bộ binh có không quân yểm trợ, tổ chức phản kích chiếm lại thị xã. Chiến đoàn 45 cùng sở chỉ huy cơ bản của Sư đoàn 23 ngụy đã đổ bộ bằng trực thăng xuống Buôn Hồ trưa ngày 11-3. Không quân ngụy đang được huy động ở mức độ cao.

12 giờ ngày 12-3, Quân uỷ điện tiếp cho anh Dũng, đồng gửi anh Hoàng Minh Thảo và Thường vụ Đảng uỷ B3... “Địch đang có ý định dựa vào các lực lượng chưa bị tiêu diệt của chúng và các điểm phụ cận, tăng thêm lực lượng phối hợp với không quân tiến hành phản kích hòng chiếm lại Buôn Ma Thuột... Vì vậy, việc cấp thiết nhất là nhanh chóng tập trung lực lượng hơn nữa, nhanh chóng tiêu diệt các đơn vị và các căn cứ của địch ở chung quanh Buôn Ma Thuột, tiêu diệt viện binh của chúng. Tiêu diệt được bộ phận quan trọng sinh lực của địch chung quanh Buôn Ma Thuột sẽ có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của chiến dịch. Đồng thời chỉ đạo mọi công tác hoạt động trên các hướng phát triển đã dự định: Cheo Reo, Plâycu và đường 19. Chú ý khai thác tù binh phục vụ cho tác chiến và binh vận. Chúc thắng to. Ký tên: Chiến”.

Đồng thời, tôi chỉ thị Bộ Tổng Tham mưu điện cho Khu V, Trị - Thiên và Quân đoàn II thông báo nội dung cuộc họp của Bộ Chính trị ngày hôm qua (11-3), hướng dẫn phương hướng hoạt động tiếp theo của các chiến trường là cần khẩn trương, mạnh bạo, kịp thời tranh thủ điều kiện thuận lợi giành thắng lợi to lớn hơn. Theo những hướng đã dự kiến, dựa vào quyết tâm cơ bản đã đề ra kịp thời phát triển một cách kiên quyết. Hết sức coi trọng tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch trong khi chúng rút chạy hoặc trong khi chúng đưa quân đến tiếp viện.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Mười, 2009, 10:24:33 am

Những ngày tháng ba sôi động.

Đã trở thành lệ thường, các anh trong Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương thường đến Tổng hành dinh dự giao ban, nghe Bộ Tổng Tham mưu báo cáo tình hình chiến sự, trao đổi ý kiến chỉ đạo kịp thời. Riêng tôi, ngoài những giờ làm việc ban ngày, thường là thông tầm không nghỉ trưa, tối nào cũng vào Sở Chỉ huy bằng lối cửa tây, làm việc và ngủ luôn tại đấy. Phấn khởi xua tan mỏi mệt. Tiết xuân náo nức lòng người. Quyền chủ động chiến lược giúp cho cơ quan lãnh đạo, chỉ huy thêm bình tĩnh, sáng suốt, linh hoạt, ngược lại với kẻ địch đang trong thế bị động, tuyệt vọng, rối mù...

Trong buổi giao ban sáng 13-3, Bộ Tổng Tham mưu báo cáo: Có khả năng địch tập trung lực lượng của chúng còn lại ở Tây Nguyên về Plâycu, cũng có thể chúng buộc phải rút chạy khỏi Tây Nguyên. Dù trong tình huống nào, ta cũng phải thực hiện cho bằng được và thực hiện thật nhanh quyết tâm tiêu diệt địch, giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên.

Buổi giao ban tiến hành nhanh, gọn. Thời gian là lực lượng, không thể lãng phí. Tôi điện ngay cho anh Dũng: “... Trường hợp địch bị tiêu diệt một bộ phận sinh lực lớn, mất thị xã Buôn Ma Thuột và nhiều quận lỵ, việc chia cắt chiến lược đường số 19 thực hiện tốt thì có khả năng chúng tập trung các lực lượng còn lại ở B3 và Plâycu, cũng nên nghĩ đến khả năng chúng buộc phải thực hiện rút lui chiến lược. Vì vậy, cần bao vây ngay Plâycu bằng các thứ hoả lực, kể cả các loại pháo cao xạ, triệt đường tiếp tế của địch, chuẩn bị tiêu diệt địch trong cả hai tình huống: địch co cụm ở Plâycu, hoặc rút chạy khỏi Tây Nguyên... Ký tên: Văn”.

Bức điện được chuyển lúc 9 giờ sáng.

Hôm sau, anh Lê Trọng Tấn gọi điện cho tôi báo cáo tin kỹ thuật mới nhất Cục 2 vừa nhận được: Tình hình Plâycu, Kon Tum rất hỗn loạn. Địch đốt cả kho tàng. Dân hốt hoảng. Thiệu bay ra Cam Ranh nghe Phú báo cáo tình hình, có Cao Văn Viên, Trần Thiện Khiêm và Đặng Văn Quang cùng dự. Nghe xong, Thiệu nói: Quân viện bị cúp. Đạn và tiền thiếu. Địch đánh mạnh. Kon Tum - Plâycu, ít người, kinh tế không có. Cho rút quân về giữ vững vùng duyên hải. Lộ trình rút được chấp thuận là liên tỉnh lộ 7.

Tôi trao đổi với anh Tấn:

- Địch rút bỏ Plâycu - Kon Tum đã rõ rệt. Chúng sẽ đưa lực lượng xuống co cụm giữa đồng bằng Khu V, Huế và Đà Nẵng. Tình hình sẽ phát triển nhanh. Anh điện ngay cho anh Dũng biết.

Nhận được các bức điện dồn dập gửi vào, anh Văn Tiến Dũng và Bộ Tư lệnh Tây Nguyên rất đồng tình. Các anh lập tức ra lệnh cho các hướng hình thành bao vây và tổ chức đánh địch. Tuy vậy, không phải ai cũng nhạy bén trước tình hình diễn biến quá nhanh. Sau này được biết lúc bấy giờ, có một số cán bộ ở chiến trường nghĩ khác. Có đồng chí đã nói với anh Vũ Lăng, Phó Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên: “Làm gì có chuyện địch rút Plâycu”(!).


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Mười, 2009, 10:32:45 am

Cả nước hướng về miền Nam.

Báo hằng ngày hết ngay từ sáng sớm. Trong các giờ phát thanh thời sự, hầu như mọi gia đình đều ngồi bên máy thu thanh. Các bản tin nhanh của Thông tấn xã Việt Nam, mặc dù đã tăng thêm mỗi ngày mấy bản, vẫn không đáp ứng kịp yêu cầu. Đài BBC được nhiều người đón nghe. Các phóng viên nước ngoài thường trú tại Hà Nội chạy ngược xuôi săn lùng tin, khẩn trương không kém...

Mặt trận dư luận phải ăn khớp với mặt trận quân sự. Không phải lúc nào công tác thông tin, tuyên truyền cũng cần triển khai rầm rộ. Tôi trao đổi với các anh trong Bộ Chính trị và điện ngay cho anh Dũng:

… “Theo chỉ thị của Bộ Chính trị, chúng tôi chủ trương về tuyên truyền công khai chỉ thực hiện từng bước. Lúc đầu đưa ra từng trận, đợi đến khi cuộc tiến công cơ bản hoàn thành mới đưa tin giải phóng Buôn Ma Thuột. Trong khi đưa tin, nêu bật sự vi phạm Hiệp định của địch, nói nhiều về phong trào nổi dậy của quần chúng, đồng thời nói nhiều đến hoạt động của Quân giải phóng... Anh có ý kiến gì, điện cho biết. Ký tên: Chiến”.

Đồng thời, tôi chỉ thị Tổng cục Chính trị thông báo chủ trương này cho các cơ quan thông tin đại chúng. Trong quân sự, nhất là ở thời điểm quyết định, cần phải nói ít, làm nhiều. “Cần miếng mà không cần tiếng”.

Tin về dồn dập. Cơ quan tác chiến phải lựa chọn, sàng lọc để báo cáo tình hình được chính xác, kịp thời.

Địch đã phát hiện được hướng tiên công chiến lược Tây Nguyên của ta. Chúng đang điều động lực lượng cơ động chiến lược gồm quân dù và một số thiết đoàn hòng phản kích chiếm lại Buôn Ma Thuột. Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho Phạm Văn Phú phải củng cố lại lực lượng, chiếm lại Buôn Ma Thuột bằng mọi giá. Chúng sử dụng Liên đoàn biệt động quân 21, hai trung đoàn 44 và 45 của Sư đoàn 23 với sự yểm trợ của Sư đoàn 3 không quân đóng ở sân bay Thành Sơn (Phan Rang). Đồng thời, chúng điều Liên đoàn biệt động quân 7 từ Sài Gòn ra thay Sư đoàn 23 ở Plâycu.

Địch chưa kịp hành động thì Liên đoàn 21 đã bị ta đánh thiệt hại nặng. Ngày 13-3, trung đoàn 45 được 20 lần chiếc máy bay lên thẳng đổ xuống đông Buôn Ma Thuột, cũng bị quân ta đánh, diệt hai tiểu đoàn.

Từ chiến trường Khu V, ngày 15-3, anh Chu Huy Mân điện ra báo cáo: tình hình phát triển nhanh và thuận lợi. Ở vùng ven biển, Khu V sẽ đánh Tam Kỳ, Trà Bổng, Sơn Hà, phát triển xuống đường số 4 xung quanh Quảng Ngãi, Bình Định, tạo điều kiện cho đồng bằng mở mang, giành dân, đồng thời bao vây An Khê, tạo thời cơ dứt điểm.

Ngay hôm đó, tôi tranh thủ trao đổi với anh Ba và anh Sáu1 về những diễn biến mới trên chiến trường Tây Nguyên và các chiến trường khác, xác định phương hướng phát triển chiến dịch Tây Nguyên. Các anh hoàn toàn nhất trí. Tôi điện cho anh Văn Tiến Dũng:

“20 giờ ngày 15-3-1975.

Điện gửi anh Tuấn,

Chúng tôi đã trao đổi với anh Ba và anh Sáu, nhận định tình hình như sau:

1. Căn cứ các nguồn tin, hiện nay địch đã thấy rõ hướng chính của ta là nam Tây Nguyên, xác định được tương đối rõ lực lượng của ta ở đây, ở các hướng khác ta chỉ hoạt động có mức độ, vì vậy chúng đã có chủ trương tập trung cố gắng, điều động lực lượng cơ động chiến lược và một số liên đoàn biệt động và thiết đoàn có thể theo đường 21 mở cuộc hành quân tương đối lớn hòng giành lại Buôn Ma Thuột.

Tuy lực lượng có tăng, nhưng tinh thần chúng rất kém, các mặt bảo đảm có nhiều khó khăn. Ta có đầy đủ điều kiện để tiêu diệt toàn bộ sinh lực địch.

2. Vì vậy, cần tập trung lực lượng ở vùng A. (Buôn Ma Thuột) và phụ cận, nắm chắc lực lượng dự bị trong tay, nhanh chóng tập trung binh hoả lực tiêu diệt từng cánh quân của địch, trước hết là trên hướng Phước An, sẵn sàng tiêu diệt viện binh đường không, đường bộ của chúng.

Bước tiếp theo sẽ chuyển lực lượng lên tiêu diệt địch ở Cheo Reo.

Trận Buôn Ma Thuột đang phát triển thành một cuộc chiến đấu quy mô lớn nhằm tiêu diệt trên dưới hai sư đoàn địch. Việc tiêu diệt sinh lực lớn của địch ở đây sẽ có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển thắng lợi của chiến dịch trên cả chiến trường Tây Nguyên. Cần động viên cán bộ, chiến sĩ có quyết tâm thật lớn, nắm lấy cơ hội lớn, tiêu diệt toàn bộ sinh lực địch, giải phóng nam Tây Nguyên.

3. Đối với B (Nam Bộ), hình thành từng bước thế bao vây, tăng cường khống chế các sân bay và phá hủy các kho tàng của địch, tiến hành thật khẩn trương mọi công tác chuẩn bị cần thiết để không cho địch kịp trở tay.

Chúc thắng to
Ký tên: Chiến

Trong khi các đồng chí cơ yếu đang khẩn trương dịch điện, tôi nhận được điện của anh Dũng cho biết bộ đội rất phấn khỏi và hứa “sẽ nỗ lực tổ chức chỉ đạo thực hiện nhằm đạt các yêu cầu của trên, rút ngắn thời gian, vượt kế hoạch năm 1975... Trước tình hình chiến sự đang phát triển nhanh chóng, cung cách làm ăn “rị mọ” của cán bộ ta là một trở ngại, cần được nhanh chóng khắc phục”.

Đọc xong, tôi viết thêm một đoạn vào bức điện đang dịch dở:

“Viết xong điện này thì nhận được điện 05 của anh. Chúng tôi nhất trí ta sẽ hoàn thành vượt thời gian rất nhiều kế hoạch chung đã định, hiện đang nghiên cứu và gấp rút chuẩn bị theo phương hướng đó. Sau khi xin chỉ thị Bộ Chính trị, tôi sẽ có điện mới cho anh”.

Như vậy là phía trước và phía sau đều thống nhất, trên dưới đều quyết tâm: Phải thắng nhanh hơn, lớn hơn, không hoàn toàn phụ thuộc vào chỉ tiêu và thời gian định ra trong kế hoạch cơ bản.
______________________________________
1. Đồng chí Lê Đức Thọ.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Mười, 2009, 10:40:17 am

Tình hình phát triển quá nhanh.

Mặc dù ta đã hạn chế mức độ tuyên truyền, cả nước ta và thế giới cũng bị cuốn hút vào cơn lốc cách mạng ở miền Nam Việt Nam.

Ở các cơ quan chiến lược của Đảng và của quân đội, nơi nắm vững tình hình từng giờ, từng phút, không khí lại càng sôi động. Tất cả tâm trí dành hết cho miền Nam.

Từ đầu tháng 2, theo đề nghị của anh Lê Trọng Tấn, Quân uỷ đồng ý để Bộ Tổng Tham mưu triển khai nghiên cứu kế hoạch tác chiến các bước tiếp theo chiến dịch Tây Nguyên, là các chiến dịch Huế - Đà Nẵng và Sài Gòn, chủ động cùng các tổng cục trong Bộ Quốc phòng xác định các mục tiêu chiến lược, sử dụng lực lượng và bảo đảm hậu cần, kỹ thuật. Lúc này, cơ quan tác chiến không đủ cán bộ, một số trợ lý có năng lực và kinh nghiệm đã tham gia Đoàn A.75. Sau khi trao đổi với Tổng cục Chính trị, tôi gọi điện cho đồng chí Lê Hữu Đức, Cục trưởng Cục Tác chiến:

- “Cậu sang ngay Cục Cán bộ bàn bạc chọn lấy một số cán bộ để về làm kế hoạch. Tôi đã gặp anh Song Hào, anh ấy rất nhất trí. Nhớ cho người ra Trạm 66 mời anh Trần Hải Phụng, Tư lệnh biệt động Sài Gòn - Gia Định vào tham gia tổ chức nghiên cứu chiến dịch Sài Gòn. Anh ấy thông thuộc thành phố Sài Gòn. Chú ý sử dụng biệt động, đặc công đánh vào các mục tiêu quan trọng.

Diễn biến của chiến trường đi trước mọi phán đoán và dự kiến. Riêng tôi trong những ngày này, diễn biến của chiến trường như một cuốn phim quay thường trực trong đầu. Tại Tổng hành dinh, tôi thường đứng rất lâu trước tấm bản đồ lớn, không những theo dõi sự phát triển của các mũi tiến công của quân ta, sự đối phó của địch, mà còn suy nghĩ, tính toán, hình dung những bước phát triển tiếp theo trên tất cả các hướng chiến lược từ Trị - Thiên đến đồng bằng sông Cửu Long. tấm bản đồ chiến sự như rõ hơn, sáng hơn mọi ngày. Đất nước thân yêu, trải dài trên bờ Thái Bình Dương đang chuyển mình, bỏ rơi lại phía sau mọi suy nghĩ, tác phong lề mề, lạc hậu. Câu thơ của Bác trong bài thơ học đánh cờ lúc này nhắc nhở:

Lạc nước hai xe đành bỏ phí
Gặp thời một tốt cũng thành công


Nhiều đêm, tôi sang phòng trực ban tác chiến ngồi cùng anh em đến tận khuya, muốn đón tin về sớm phút nào hay phút ấy.

Những lúc quá căng thẳng, thỉnh thoảng tôi ra Hồ Tây bơi thuyền để thư giãn tinh thần. Thường mỗi lần như thế, có một cán bộ cùng đi để tranh thủ làm việc nhẹ nhàng, nhất là ghi lại những ý nghĩ quan trọng bất chợt nảy ra. Có lần mải suy nghĩ, đã bơi thuyền khá xa, ra tận đền thờ bà chúa Liễu Hạnh...

Ngày 16-3, được tin địch rút Kon Tum, tôi điện ngay cho Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên yêu cầu triển khai đánh quân địch rút chạy, đồng thời lệnh cho Quân khu V đưa bộ đội địa phương lên chốt đường số 7, cho Sư đoàn 968 và Sư đoàn 470 công binh tiến nhanh vào Plâycu, Kon Tum.

Ngày hôm sau, Cục Tác chiến báo cáo: Bộ đội ta đang thực hiện kế hoạch cắt đứt con đường này, tiêu diệt quân địch đang tháo chạy. Ở Trị - Thiên, phối hợp với chiến trường chính Tây Nguyên, quân ta đã tiến công phá vỡ một mảng lớn hệ thống phòng ngự của địch ở khu vực đường 14, diệt và bắt gần 1.000 tên địch, thu hút, giam chân quân địch ở tây nam Thừa Thiên, diệt cứ điểm Chúc Mao và điểm cao 300, uy hiếp tây bắc Huế, tạo điều kiện cho các lực lượng địa phương tiêu hao sinh lực địch, vũ trang tuyên truyền gây cơ sở quần chúng suốt từ nam sông Thạch Hãn đến Vụng Lăng Cô.

Bộ Tổng Tham mưu khẩn trương nắm tình hình các chiến trường Khu V, Nam Bộ.

Trong buổi giao ban sáng 17-3, trước một bản đồ lớn phản ánh tình hình chiến sự mới nhất, tôi đi đến một nhận định: Sau khi quân ta đã cơ bản đánh bại cuộc phản kích của địch hòng chiếm lại Buôn Ma Thuột, quân địch ở đây đang thực hiện co cụm chiến lược, tập trung về hướng Sài Gòn, Cam Ranh, có thể cả Đà Nẵng. Thời cơ lớn đã xuất hiện.

Qua trao đổi, tôi và các đồng chí chủ trì trong Bộ Tổng Tham mưu nhất trí ngày mai sẽ đề nghị với Bộ Chính trị: Sau khi Tây Nguyên cơ bản đã được giải phóng, phát triển theo hai hướng: hướng chủ yếu, phần lớn lực lượng B3 sẽ phát triển vào miền Đông Nam Bộ. Hướng thứ hai, phát triển xuống đồng bằng Khu V với lực lượng hiện có, có thể tăng cường thêm một sư đoàn. Để đáp ứng kịp yêu cầu của các hướng tiến công chiến lược, lệnh cho Đoàn 559 chuyển cả tuyến đường Trường Sơn sang đường 14 (Plâycu - Kon Tum), tăng cường trang bị, vừa làm công tác vận chuyển vừa bảo vệ hành lang, củng cố vùng giải phóng.

Cuộc giao ban vừa xong, tôi tranh thủ điện cho anh Văn Tiến Dũng:

“Địch đang thực hiện co cụm chiến lược sớm hơn ta dự kiến. Trước sự phát triển tiến công của ta, sắp đến quá trình co cụm chiến lược sẽ tiếp tục. Phương hướng là tập trung ở Sài Gòn, Cam Ranh, có thể Đà Nẵng... Đây là thời cơ lớn. Phát triển tiến công theo hướng nào là chủ yếu... Anh trả lời về hướng phát triển để kịp xin ý kiến Bộ Chính trị vào sáng mai. Chúc anh và anh em khoẻ, thắng trận to. Ký tên: Chiến”.

Bức điện được chuyển ngay lúc 9 giờ sáng.

Vừa ngồi vào bàn làm việc, giở tờ báo Nhân dân với hàng tít đậm đưa tin chiến thắng trên trang nhất, thì đồng chí trực ban tác chiến chuyển đến một bức điện của anh Dũng đề ngày 16-3. Sau khi báo cáo bổ sung tình hình mới nhất ở Tây Nguyên, anh xin ý kiến Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương về mấy việc lớn:

- Bảo vệ, củng cố vùng mới giải phóng.

- Diệt viện binh địch. Diệt hai quận còn lại của tỉnh Đắc Lắc và quận Đức Xuyên, giữ đường 21 không cho địch giải toả.

Phát triển tiến công Cheo veo, cắt rời Plâycu và Kon Tum.

Ngoài ra, anh đề nghị B2 phối hợp tiến công về hướng Quảng Đức, đánh chiếm Nhân Cơ, bao vây tiêu diệt Gia Nghĩa. Khu V tiến công tiêu diệt An Khê, cắt đường 19. B4 và B5 chia cắt Huế - Đà Nẵng, uy hiếp hai thành phố này.,

Cục Tác chiến sao bức điện của anh Dũng gửi ngay đến các đồng chí trong Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương. Tôi tranh thủ điện tiếp vào bức điện vừa đánh đi: Phưong án 1: Sau khi Tây Nguyên đã được giải phóng hoặc cơ bản giải phóng thì phát triển theo hai hướng: hướng chủ yếu là cho đại bộ phận lực lượng ở B3 phát triển vào miền Đông; hướng thứ hai là mở rộng vùng giải phóng đồng bằng Khu V với lực lượng hiện có, có thể tăng cường F. 968 và binh khí kỹ thuật... Tôi, anh Sĩ1 anh Ba Long2 nhất trí nặng về phương án 1. Ngày mai sẽ xin ý kiến Bộ Chính trị. Ký tên: Chiến”.

Tối hôm ấy, Bộ Tổng Tham mưu điện cho Quân khu Trị - Thiên và Khu V đưa ngay lực lượng xuống đồng bằng với quy mô trung đoàn, phối hợp cùng các lực lượng vũ trang địa phương và nhân dân, đánh chiếm các khu vực ở vùng sâu, đánh chiếm quận lỵ Phú Lộc, cắt đường số 1, chuẩn bị tiến công Đà Nẵng.

Ngày hôm sau, có tin báo Sư đoàn dù ở Đà Nẵng đang rút về Sài Gòn, địch đưa Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ lên thay, có hiện tượng địch muốn bỏ đất từ bắc Huế đến đèo Hải Vân. Đó là những dấu hiệu địch co cụm chiến lược trên toàn miền nam. Tôi hội ý với Bộ Tổng Tham mưu điện cho B4 và B5 lập tức đánh ngay, cắt đường số 1, pháo kích sân bay Phú Bài, kiên quyết không cho địch rút quân, co cụm về Đà Nẵng.

   
Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP
   (Trích từ cuốn “Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng: Hồi ức”
   PHẠM CHÍ NHÂN thể hiện - Chính trị Quốc gia. H:2000)
______________________________________
1. Đồng chí Hoàng Văn Thái.
2. Đồng chí Lê Trọng Tấn.



Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Mười, 2009, 10:48:14 am

BỘ CHÍNH TRỊ VÀ QUÂN UỶ TRUNG ƯƠNG
VỚI CHIẾN DỊCH TÂY NGUYÊN
1


… Một tháng sau chiến thắng Phước Long, ngày 5 tháng 2, anh Văn Tiến Dũng lên đường vào Tây Nguyên. Theo quyết định của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, anh cùng các anh Đinh Đức Thiện, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần; Lê Ngọc Hiền, Phó Tổng Tham mưu trưởng và một số cán bộ của cơ quan Bộ Tổng Tham mưu, các quân chủng, binh chủng, tổ chức thành bộ phận đại diện của Bộ Tổng tư lệnh và Quân uỷ Trung ương mang bí danh Đoàn A.75. Tham gia đoàn không những gồm những cán bộ chỉ huy, tham mưu có kinh nghiệm mà còn cả những cán bộ, nhân viên thông tin, cơ yếu có trình độ nghiệp vụ cao, đã tích luỹ nhiều kinh nghiệm công tác.

Bộ Tổng Tham mưu theo dõi hành trình của đoàn và được biết ngày 13 tháng 2, các anh đã đến Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên. Anh Lê Ngọc Hiền vào trước để nghiên cứu chiến trường và chuẩn bị kế hoạch tác chiến.

Khi đoàn A.75 đang lên đường, để giữ bí mật, hàng ngày chúng tôi không dùng điện đài liên lạc với đoàn. Nhưng để anh Dũng và Đoàn A.75 có những tin tức mới nhất, cần thiết cho việc thảo luận kế hoạch tác chiến sắp tới, Bộ Tổng Tham mưu đã liên lạc với đài của Bộ tư lệnh B3, thường xuyên thông báo những tin tức mới nhận được, nhất là tin về địch, về vận chuyển hậu cần bảo đảm cho chiến dịch, để B3 báo cáo lại khi Đoàn A.75 vào đến Tây Nguyên.

Về tình hình địch, qua tin kỹ thuật, chúng tôi đặc biệt chú ý đến cuộc họp ngày 18 tháng 2 giữa Thiệu và các tướng ngụy ở Sài Gòn. Hai kết luận của bọn cầm đầu quân ngụy trong cuộc họp này khiến chúng tôi quan tâm:

Một là, chúng phán đoán ta mở cuộc tiến công Xuân Hè trong tương lai, gần với mục tiêu là đánh phá bình định, giành đất, giành dân trên chiến trường trọng điểm là quân khu 2.

Hai là, Thiệu nhắc đề phòng ta đánh Quảng Đức, PPlây Cu, Công Tum, đó là mục tiêu “điểm”; còn Buôn Ma Thuột, nếu có bị tiến công cũng chỉ là “diện”.
_____________________________________
1. Tên bài do nhóm biên soạn đặt.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Mười, 2009, 10:50:35 am

Ngày 22 tháng 2, sau cuộc họp của cơ quan Bộ Tổng Tham mưu tổng họp tình hình địch và công tác chuẩn bị của ta để báo cáo Thường trực Quân uỷ chúng tôi lại điện tiếp vào B3 những tin tức mới nhất về địch đã được cơ quan tổng hợp và đánh giá, kể từ đầu năm đến trung tuần tháng 2.

Sau khi nêu những điểm chính về tổng số quân và hai khối cơ động chiến lược của địch ở nam quân khu 1 (Quảng Đà) và chung quanh Sài Gòn, về lực lượng tại chỗ ở mỗi quân khu, về thất bại của địch trong các chiến dịch “đồng khởi đặc biệt” nhất là trên các hướng trọng điểm ở Khu 5, miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, chúng tôi nói về âm mưu của Mỹ, sự phán đoán của bộ Tổng Tham mưu ngụy đối với chủ trương chiến lược của ta, nhất là những tin tức liên quan đến chiến trường Tây Nguyên.

Chính phủ Mỹ đang vận động quốc hội để xin thêm viện trợ cho ngụy. Họ đã đưa thêm nhân viên quân sự Mỹ vào miền Nam, trong đó có 340 nhân viên không quân; đã bí mật đưa thêm vũ khí đạn dược cho ngụy và tăng thêm máy bay B.52 vào Thái Lan. Có tin Mỹ mở cầu hàng không để trực tiếp tăng viện vũ khí xuống các sân bay PPlây Cu, Công Tum; riêng ở sân bay Công Tum, cứ ba ngày lại có ba đến bốn chiếc máy bay C.141 hạ cánh ban đêm.

Về chủ trương chiến lược của ta, địch cho rằng ta sẽ đẩy mạnh tiến công quy mô lớn hơn năm 1974, nhưng có thể chưa bằng năm 1972; rằng ta sẽ chiếm thêm một số chi khu quận lỵ, một số thị trấn, thị xã, nhưng cố tránh không để Mỹ can thiệp trở lại. Ta sẽ đánh cả ở bốn quân khu, nhưng hướng chính là quân khu 2, nhằm giải phóng các thị xã PPlây Cu, Công Tum trước mùa mưa. Địch cũng phát hiện ta đang tích cực chuẩn bị ở vùng Quảng Đức, Buôn Ma Thuột, chúng phán đoán ta đã đưa sư đoàn 968 vào PPlây Cu và sư đoàn 320 xuống Đắc Lắc. Địch cũng dự kiến ta sẽ hoạt động mạnh trên các hướng nam Trị Thiên và tây-nam Đà Nẵng. Đáng chú ý là địch vẫn đang ra sức tìm hiểu ý định chiến lược và việc điều động lực lượng chiến lược của ta.

Về thời gian tiến công, địch phán đoán ta sẽ bắt đầu vào dịp tết cho đến hết tháng 6 năm 1975. Vì vậy trước tết, chúng điều chỉnh lực lượng cơ động chiến trường ở Bắc Tây Nguyên và tây-nam Đà Nẵng. Còn khối cơ động chiến lược thì vẫn bố trí như cũ.

Chúng tôi cũng thông báo tình hình chuẩn bị và lực lượng không quân của địch ở khu vực Đông Nam châu Á, về cuộc diễn tập sắp tới của hải quân khối SEATO...

Về ta, chúng tôi thông báo tóm tắt công tác chuẩn bị trên các chiến trường Nam Bộ, Khu 5, Tây Nguyên và Trị Thiên, cả về tình hình củng cố lực lượng, về kết quả tuyển quân, mặc dù trước khi lên đường, Đoàn A.75 đã được biết kết quả bước đầu của các mặt công tác này.

Ngay từ đợt đầu, công tác tuyển quân năm nay đã báo hiệu nhiều thuận lợi. Từ cuối năm 1974, đấu năm 1975, khi quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị và kết quả hội nghị quân sự địa phương được phổ biến xuống các quân khu, các tỉnh ở miền Bắc, khắp các địa phương, từ vùng đồng bằng đến rừng núi đã dấy lên một phong trào tòng quân rầm rộ chưa từng thấy. Nhiều nam nữ thanh niên xin hoãn ngày cưới, hoãn ngày vào trường đại học hoặc đi học ở nước ngoài để được vào bộ đội ngay trong đợt đầu năm. Một khí thế “cả nước ra quân” rầm rộ từ thành thị đến nông thôn. Đó là khí thế sôi nổi của thanh niên nô nức đi đăng ký tòng quân, của các chiến sĩ cũ đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự lên xã, huyện tình nguyện xin trở lại đội ngũ vào chiến trường. Toàn dân nhất trí rất cao với quyết tâm chiến lược của Đảng. Tấm lòng người dân từng làng bản, phố phường ở hậu phương lớn vẫn ngày đêm hướng ra tiền tuyến lớn, một lòng, một dạ sắt son, quyết cùng đồng bào miền Nam ruột thịt đi tới đích trong chặng đường cuối cùng của sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Cục Tình báo thu lượm, sàng lọc, phán đoán. Cán bộ hai cơ quan Tác chiến và Tình báo trực 24/24 giờ.

Buổi giao ban trong khu “Nhà con rồng” sáng ngày 10 diễn ra trong không khí thật phấn khởi. Tin tức đầu tiên cho biết, ta đã đánh chiếm Đức Lập, Đắc Soong, Núi Lửa ở Khu 5, đánh thông đường chiến lược Đông Trường Sơn. Phía bắc, ta tiêu diệt quận lỵ Thanh An. Trên đường 19, ta áp sát phía tây thị xã Plây Cu.

Một thói quen trong các buổi giao ban là tin tức về sự đối phó của địch thường được mọi người quan tâm theo dõi với thái độ chăm chú. Lần này cũng vậy, ta được biết, trong một cuộc họp lúc 11 giờ ngày hôm trước, 9 tháng 3, các tướng ngụy chỉ huy ở Tây Nguyên vẫn cho rằng: Ta đánh Quảng Đức, uy hiếp Buôn Ma Thuột để nghi binh. Có thể vài ngày tới, ta sẽ tập trung đánh mạnh Plây Cu - Công Tum. Vì vậy, việc chính hiện nay của chúng tôi là tăng cường mọi khả năng đối phó ở hướng Bắc Tây Nguyên.

Thế là bọn cầm đầu quân ngụy tiếp tục phán đoán sai lầm, do đó tiếp tục đối phó sai lầm. Chúng ta rút bớt lực lượng từ Nam Tây Nguyên đưa lên tăng viện cho Plây Cu, khiến cho Buôn Ma Thuột càng trở nên sơ hở và cô lập. Trong cuộc đấu trí đầu tiên trong mùa khô này trên chiến trường Tây Nguyên, cái đúng, cái thắng của ta, cái sai, cái bại của địch đang diễn ra từng ngày, từng giờ.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Mười, 2009, 10:51:22 am

Mấy hôm trước, trong cơ quan tham mưu thoáng có biểu hiện băn khoăn lo ngại. Có tin một vài chiến sĩ ta bị thương rồi bị bắt; địch lại nhặt được một số đồ dùng cá nhân của anh em rơi rớt trên đường 14, khi luồn vào phía nam Buôn Ma Thuột. Nhưng đến hôm nay, nhận được báo cáo tình hình địch, mối lo đó không còn nữa. Hoạt động quân báo của ta đánh lạc hướng phán đoán của địch đã phát huy tác dụng.

Điều khiến chúng tôi chú ý là tinh thần quân địch sa sút nhanh, hiện tượng rã nhanh của chúng trong cuộc thử sức 10 ngày đầu tháng 3. Chúng không chịu nổi cách đánh của ta vào các chi khu quận lỵ. Do đó, ta chủ trương cần mạnh dạn phát triển tiến công.

Sau khi nghe báo cáo tình hình chiến trường Tây Nguyên, anh Văn hỏi kỹ về các chiến trường phối hợp, nhất là đồng bằng sông Cửu Long. Ở đây có nhiều triệu chứng cho thấy địch vẫn cố sức đôn lực lượng bảo an, dân vệ lên, nhưng do khả năng bắt lính ngày càng hạn chế nên lực lượng địch ở cơ sở bị hẫng. Đây là một tình hình mới khiến các anh trong Quân uỷ quan tâm.

Về phía ta, do chuẩn bị chu đáo và phối hợp chặt chẽ giữa ba mũi giáp công, nên trong đợt vừa qua, hoạt động của các lực lượng vùng châu thổ sông Cửu Long khá tốt: nhiều đồn bốt bị gỡ, nhiều xã được giải phóng, hàng nghìn gia đình binh sĩ ngụy tham gia công tác binh vận; lính ngụy đào, rã ngũ được nhân dân che chở và đưa về quê quán; hàng ngàn cuộc đấu tranh trực diện với địch; hàng ngàn nhân dân cùng với du kích cắt từng quãng lộ 4.

Cục Tình báo và trực ban tác chiến được chỉ thị nắm chắc diễn biến ở Tây Nguyên và các chiến trường phối họp. Trận Buôn Ma Thuột đã bắt đầu từ rạng sáng ngày 10 tháng 3. Và khi chúng tôi đang ngồi nghe tình hình trong buổi giao ban hàng ngày, thì tin tức đầu tiên cho biết trận đánh đang phát triển thuận lợi. Từng “nhịp thở” của chiến trường được trực ban tác chiến theo dõi chặt chẽ; từng bước tiến của bộ đội được kịp thời ghi lên bản đồ.

Chiến sự Tây Nguyên mà trung tâm là Buôn Ma Thuột, lúc này đang là đối tượng quan tâm nhất của Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương, những người có trách nhiệm trong Bộ Tổng Tham mưu và trong các tổng cục.

Sáng ngày 11 tháng 3, các anh trong Bộ Chính trị đến Khu A trong thành vừa để biết sớm tin trận Buôn Ma Thuột, vừa để cùng với Quân ủy Trung ương tiến hành cuộc họp quan trọng đầu tiên kể từ khi chiến dịch Tây Nguyên mở màn và đang báo hiệu diễn biến thuận lợi.

Sau khi nghe Bộ Tổng Tham mưu báo cáo diễn biến 10 ngày đầu của chiến trường Tây Nguyên và các chiến trường phối hợp, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương trao đổi ý kiến về hướng phát triển của chiến dịch Tây Nguyên, một vấn đề đã từng được bàn tới trước đây.

Vấn đề được các anh nhanh chóng nhất trí: về địch, tinh thần sa sút, khả năng chiến đấu hạn chế, thế phòng ngự cô lập, trong khi ta còn sung sức, khả năng hậu cần bảo đảm, thời tiết thuận lợi. Ta cần nhanh chóng củng cố vùng mới giải phóng sẵn sàng đánh địch phản kích, tiếp tục mở rộng tiến công ra chung quanh, sau khi làm chủ Buôn Ma Thuột, làm chủ hoàn toàn tỉnh Đắc Lắc; đồng thời phát triển lên hướng Cheo Reo mà chưa vội phát triển vào phía nam.

Thắng lợi trong 10 ngày đầu tháng 3 khiến các anh rất vui và hầu như ai cũng hướng suy nghĩ về khả năng giành thắng lợi lớn hơn dự kiến ban đầu.

Các anh Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Lê Thanh Nghị, đều thấy phải nghĩ đến Huế - Đà Nẵng. Các anh thấy cần phải nhắc Trị Thiên mạnh dạn đẩy tới hơn nữa, “ta xuống đồng bằng là địch chạy thôi”.

Anh Phạm Văn Đồng và anh Võ Nguyên Giáp nêu lên những nhân tố mới đã và đang xuất hiện, cục diện chiến trường đang chuyển biến mau lẹ, cần nhanh chóng nắm bắt cho kịp thời cơ.

Cuối cùng anh Ba kết luận. Anh nói, đại ý:

- Năm qua ta đánh cả mùa mưa. Cần xem đấy có phải là một nếp “làm ăn” mới không? Mùa khô đánh, mùa mưa cũng đánh. Cái mới nữa là chiến thắng Buôn Ma Thuột đã diễn ra nhanh, gọn. Thắng lợi này cho thấy tình hình khách quan đòi hỏi phải chuẩn bị nhanh hơn về mọi mặt. Trước đây ta đề ra kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam trong hai năm. Vừa qua có Phước Long, nay có Buôn Ma Thuột. Vậy ta có thể đẩy mạnh hơn nữa được không? Buôn Ma Thuột đã phải là mở đầu của cuộc tổng tiến công chiến lược chưa? Chúng ta cần suy nghĩ. Ở miền Nam, hiện ta đã có 2 quân đoàn. Ở miền Bắc, ta cũng còn 1 quân đoàn. Phải sử dụng thế nào cho rất linh hoạt, rất tập trung, không nên phân tán. Phải có quả đấm mạnh để khi có thời cơ, đập mạnh vào Sài Gòn...


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Mười, 2009, 10:52:46 am

Chiều hôm đó, đồng chí trực ban tác chiến trao cho tôi một bức điện. Nhìn nét mặt rạng rỡ của anh, tôi đoán là có tin vui. Anh Dũng từ chiến trường Tây Nguyên điện ra cho biết: Ta đã hoàn toàn làm chủ thị xã Buôn Ma Thuột và khu vực từ Đức Lập đến Đắc Soong. Địch bị bất ngờ vì đòn điểm trúng huyệt. Ta bắt gần 1.000 tù binh, thu một số lớn chiến lợi phẩm, trong đó có 12 khẩu pháo và gần 100 tấn đạn pháo. Quân ta đang phát triển, tiêu diệt các mục tiêu chung quanh.

Tôi nghĩ thầm: Có lẽ các anh trong đó thông cảm với một trong những điều lo lắng nhất bấy lâu nay của cơ quan tham mưu ở ngoài này, nên đã sớm cho biết rõ số đạn pháo chiến lợi phẩm bước đầu thu được. Trận đánh chưa hoàn toàn kết thúc, khi dứt điểm chiến dịch Tây Nguyên, số lượng đạn pháo ta thu được chắc chắn còn nhiều hơn. Dù sao, 100 tấn cũng là con số rất đáng mừng!

Điện của anh Dũng còn cho biết ý định sơ bộ về hướng phát triển của chiến dịch sau chiến thắng Buôn Ma Thuột.

Ngay chiều hôm đó, anh Văn điện cho anh Dũng. Sau khi bày tỏ sự vui mừng và phấn khởi trước thắng lợi lớn và giòn giã của quân ta ở hướng chính cũng như ở hướng phối hợp, bức điện viết:

Sáng nay trước khi nhận được điện của anh, Bộ Chính trị và Quân uỷ đã họp, nhận định tình hình, có mấy điểm chính sau đây:

a) Kế hoạch chiến lược và chiến dịch do Bộ Chính trị và Quân uỷ đề ra là chính xác, công tác chuẩn bị làm tương đối tốt, vì vậy ngay trong những ngày đầu đã giành được thắng lợi lớn.

b) Thắng lợi Buôn Ma Thuột - Đức Lập, trên đường 19 và ở các hướng khác chứng tỏ ta có khả năng giành thắng lợi to lớn với nhịp độ nhanh hơn dự kiến. Đặc điểm nổi bật là tinh thần địch rất sa sút.

c) Trước tình hình đó, ngay trong đợt hoạt động này và kể cả trong kế hoạch tiếp theo của ta, cần có tinh thần khẩn trương và mạnh bạo. Kịp thời lợi dụng thời cơ mới, giành thắng lợi lớn.

Sau khi tỏ rõ sự nhất trí hoàn toàn với chủ trương trong điện của anh Dũng và nhắc lại các hướng phát triển của chiến dịch, bức điện viết:

Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương nhiệt liệt khen ngợi toàn thể cán bộ, chiến sĩ, đảng viên, đoàn viên, anh chị em công nhân viên và các lực lượng vũ trang địa phương đã nêu cao tinh thần quyết thắng, anh dũng, mưu trí và sáng tạo, táo bạo và khẩn trương giành thắng lợi lớn trong những ngày đầu của chiến dịch. Cần kịp thời nắm thời cơ thuận lợi giành thắng lợi to lớn hơn nữa...

Cuối điện ký tên “Chiến”1

Cục Tình báo nắm khá sớm phản ứng của địch. Từ chỗ phán đoán sai lầm, chúng bắt đầu bị động đối phó.

Trưa ngày 12 tháng 3, Bộ Tổng tư lệnh thông báo cho anh Văn Tiến Dũng, anh Hoàng Minh Thảo và Thường vụ Quân khu uỷ Tây Nguyên: Theo tin cuối cùng, địch đang có ý dựa vào các lực lượng còn lại và các điểm phụ cận của Buôn Ma Thuột cùng với lực lượng sẽ điều thêm đến, có không quân yểm trợ, phản kích hòng chiếm lại Buôn Ma Thuột. Tin cho biết chiến đoàn 45 cùng sở chỉ huy cơ bản của sư đoàn 23 ngụy đã được trực thăng đổ xuống Buôn Hồ trưa ngày 11 tháng 3, không quân ngụy đang được huy động ở mức độ cao. Cần nhanh chóng tập trung lực lượng hơn nữa, nhanh chóng tiêu diệt các đơn vị và các căn cứ địch chung quanh Buôn Ma Thuột, tiêu diệt viện binh của chúng. Điều đó có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của chiến dịch. Cần theo dõi và chỉ đạo mọi hoạt động trên các hướng phát triển đã dự định (Cheo Reo, Plây Cu, đường 19).

Đồng thời Bộ Tổng Tham mưu cũng thông báo cho Khu 5, B2, Trị Thiên và Quân đoàn 2 nội dung nhận định của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương trong cuộc họp sáng ngày 11 tháng 3 về thắng lợi to lớn trong đợt tiến công mới của ta trên tất cả các chiến trường kể từ ngày 4, về dự kiến đối phó của địch sau thất bại ở Buôn Ma Thuột và về phương hướng hoạt động tiếp theo của các chiến trường. Bức điện chỉ rõ:

“Ngay trong đợt hoạt động này và kể cả kế hoạch tiếp theo của ta, cần quán triệt tinh thần khẩn trương và mạnh bạo, kịp thời lợi dụng điều kiện thuận lợi mới giành thắng lợi to lớn hơn. Cần hết sức coi trọng tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch trong khi chúng rút chạy hoặc trong khi chúng viện lớn... Đồng thời trên đà thắng lợi mới, kịp thời phát triển theo những hướng đã dự kiến. Trên từng chiến trường cụ thể, dựa vào quyết tâm cơ bản đã đề ra, nay cần thực hiện với một tinh thần kiên quyết và mạnh bạo...”.
__________________________________
1. Chiến là bí danh đồng chí Võ Nguyên Giáp, Tuấn là bí danh đồng chí Văn Tiến Dũng trong cuộc tổng tiến công và nổi dây mùa Xuân năm 1975.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Mười, 2009, 10:55:12 am

Trong buổi giao ban sáng ngày 13 tháng 3, dựa vào tin tức mới nhận được, Bộ Tổng Tham mưu dự kiến: Trường hợp địch bị tiêu diệt một bộ phận sinh lực lớn, mất thị xã Buôn Ma Thuột và nhiều quận lỵ, việc chia cắt chiến lược trên đường 19 thực hiện tốt có khả năng địch tập trung các lực lượng còn lại ở Tây Nguyên về Plây Cu, cũng có khả năng chúng buộc phải thực hiện rút lui chiến lược.

Chúng tôi thông báo nhận định trên đây đến các anh ở B3 và Khu 5, nói rõ ý kiến đã trao đổi nhất trí trong Quân uỷ là: Cần hình thành bao vây Plây Cu với các thứ hoả lực kể cả các loại pháo cao xạ nhằm triệt đường tiếp tế của địch, chuẩn bị tốt để tiêu diệt địch trong cả hai tình huống địch co cụm ở Plây Cu hoặc rút chạy khỏi Tây Nguyên.

Sáng ngày 15 tháng 3, theo báo cáo của Cục Tình báo, ý định đối phó của địch đã rõ rệt. Thiệu trực tiếp ra lệnh cho tướng Phạm Văn Phú phải cố giữ cho được các vị trí chung quanh thị xã Buôn Ma Thuột để làm bàn đạp phản kích chiếm lại thị xã này bằng liên đoàn biệt động 21, hai trung đoàn 44 và 45 thuộc sư đoàn 23, với sự yểm trợ của sư đoàn không quân 3 ở sân bay Thành Sơn (Phan Rang); liên đoàn biệt động 7 được điều từ Sài Gòn ra thay thế sư đoàn 23 ở Plây Cu.

Kế hoạch của địch vừa triển khai thì liên đoàn 21 bị ta vây đánh thiệt hại nặng; đến ngày 13 tháng 3 địch phải dùng trên 200 chiếc máy bay lên thẳng và máy bay yểm trợ để đổ trung đoàn 45 xuống đông Buôn Ma Thuột, nhưng bị ta ép mạnh, chúng không có chỗ đứng chân nên buộc phải chuyển xuống khu nông trại Phước An. Hôm sau, ngày 14 tháng 3, hai tiểu đoàn của trung đoàn này bị ta tiêu diệt.

Ngoài tin tức trên, trong cuộc hội báo ngày 15, Cục Tình báo còn báo cáo: Qua tin tức, địch đã thấy hướng tiến công chiến lược chính của ta là Tây Nguyên, thấy tương đối rõ lực lượng của ta trên chiến trường này và cho rằng hoạt động của ta ở các hướng khác chỉ có mức độ. Vì vậy, địch chủ trương điều động lực lượng cơ động chiến lược (các lữ dù) và một số thiết đoàn mở cuộc hành quân tương đối lớn (có thể theo đường 21) hòng giành lại Buôn Ma Thuột.

Sau khi trao đổi ý kiến với anh Ba và anh Thọ, anh Văn thông báo cho anh Dũng tình hình trên đây và nói rõ: trước mắt, ta cần tập trung lực lượng đầy đủ ở vùng Buôn Ma Thuột và phụ cận, chấn chỉnh và nắm chắc lực lượng dự bị trong tay nhanh chóng tập trung binh hoả lực, khẩn trương tranh thủ thời gian tiêu diệt từng cánh quân của địch trước hết là trên hướng Phước An, sẵn sàng tiêu diệt viện binh đường không và đường bộ của địch. Bước tiếp theo sẽ chuyển lực lượng lên tiêu diệt địch ở Cheo Reo. Trận Buôn Ma Thuột đang phát triển thành một trận đánh quy mô lớn nhằm tiêu diệt trên hai sư đoàn địch.

Bức điện được chuyển đi, anh chị em cơ yếu đang phân công dịch thì đồng chí trực ban đến mượn lại. Anh Văn thêm vào một đoạn:

“Viết xong điện này thì nhận được điện số 05 của anh. Chúng tôi nhất trí nhận định: Ta sẽ hoàn thành vượt thời gian rất nhiều so với kế hoạch chung đã định. Hiện đang nghiên cứu và gấp rút chuẩn bị theo phương án đó. Đầu tuần tới, sau khi xin chỉ thị Bộ Chính trị, sẽ có điện cho anh”.

Trong bức điện số 05 (đề ngày 14 tháng 3 ) nói trên anh Dũng cho biết anh em trong chiến trường B3 rất phấn khởi về tinh thần và chủ trương phát triển chiến dịch của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương. “Chúng tôi sẽ nỗ lực tổ chức chỉ đạo thực hiện nhằm đạt yêu cầu trên, rút ngắn thời gian, vượt kế hoạch của năm 1975”.

Anh Dũng cũng cho biết thêm là tình hình phát triển nhanh quá, phức tạp quá, trong khi cung cách làm ăn “rị mọ”1 của cán bộ ta không tiến kịp. Tình hình đó cần nhanh chóng khắc phục.

Theo tình hình địch mấy ngày giữa tháng 3, chúng tôi chú ý một hiện tượng mới trên đường số 1. Vài ngày sau chiến thắng Buôn Ma Thuột, Cục Tình báo báo cáo có hiện tượng địch chuyển quân từ Trị Thiên vào Đà Nẵng. Chúng đưa liên đoàn biệt động quân 14 ra Quảng Trị thay thế cho sư đoàn lính thuỷ đánh bộ vào Đà Nẵng. Chúng tôi thấy ngoài hoả lực các đơn vị tại chỗ, cần có thêm trận địa hoả lực mạnh, bố trí vững chắc, để khống chế dọc đường số 1 từ Trị Thiên trở vào, hạn chế hoạt động của địch, nhất là ngăn chặn các cuộc chuyển quân của chúng. Anh Doãn Tuế, Tư lệnh Pháo binh, đã được điều lên tham gia trong Tổ Trung tâm của Bộ Tổng Tham mưu từ đầu tháng 3 năm 1974, được chỉ thị tổ chức ngay một đoàn cán bộ pháo binh do đồng chí Lưu Hưởng phụ trách và bàn bạc với anh Hoàng Đan, Phó tư lệnh Quân đoàn 2, chuẩn bị trận địa pháo ở tây Trị Thiên, bám trụ đánh địch dọc đường 1 từ Quảng Trị đến Thừa Thiên. Sau khi chúng tôi trao đổi và thống nhất ý kiến, anh Lê Trọng Tấn chỉ thị cho tiền phương B42 và B53: Cần đánh mạnh, tiêu diệt sinh lực địch; đánh mạnh giao thông dọc đường 1 và đẩy mạnh chiến tranh du kích ở đồng bằng phải được coi là những nhiệm vụ trước mắt rất quan trọng.
____________________________________
1. Theo tiếng địa phương Khu 5, có nghĩa là cách làm ăn theo đường mòn lối cũ, chậm chạp, lề mề.
2. Quân khu Trị Thiên.
3. Lực lượng của Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị cũ, lúc đó ở tây Trị Thiên - Huế.



Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Mười, 2009, 10:56:37 am

Riêng trên chiến trường Khu 5, ngày 15 tháng 3, trong một bức điện gửi Bộ Tổng Tham mưu, anh Chu Huy Mân cũng cho rằng tình hình phát triển nhanh và thuận lợi. Anh đề nghị sau Buôn Ma Thuột, nên phát triển lên hướng Cheo Reo và Plây Cu (diệt hoặc bao vây, triệt tiếp tế). Ở vùng ven Khu 5, sẽ diệt địch ở Tam Kỳ, Trà Bồng, Sơn Hà rồi phát triển xuống đường 1, giải phóng căn bản bắc Quảng Ngãi cô lập thị xã, đánh mạnh ở phía nam giáp Bình Định, còn thị xã sẽ giải quyết sau. Trên hướng Bình Định, sư đoàn 3 của ta đang tập trung lực lượng diệt trung đoàn 42 ngụy, sau đó phát triển xuống nam Bình Định, làm mất khả năng có động của sư đoàn 22 địch tạo điều kiện cho đồng bằng mở mảng, giành dân, đồng thời có một bộ phận diệt ngoại vi và bao vây An Khê, tạo thời cơ dứt điểm.

Ngày 17, khi trên chiến trường Tây Nguyên, quân ta đã cơ bản đánh bại cuộc phản kích của địch hòng chiếm lại Buôn Ma Thuột, Bộ Tổng Tham mưu nhận chỉ thị tổng hợp tình hình chuẩn bị cho cuộc họp sắp tới của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương. Chúng tôi được biết đây là một cuộc họp quan trọng tiếp theo cuộc họp ngày 11 tháng 3 nhằm đánh giá toàn bộ tình hình, xác định phương hướng phát triển cuộc tiến công chiến lược sau chiến thắng Buôn Ma Thuột.

Được biết có cuộc họp quan trọng này, ngày 16, anh Dũng điện ra Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương “báo cáo tóm tắt tình hình và chủ trương tiếp tục giành thắng lợi trong mùa khô này”.

Sau khi nhắc lại phán đoán sai lầm của Mỹ-ngụy cả về phương hướng chiến lược và khả năng đánh lớn của ta; đánh giá thắng lợi to lớn trên chiến trường Tây Nguyên và những mặt còn hạn chế của bộ đội cần khắc phục, nhất là nhận thức địch, ta trong điều kiện mới, về tổ chức và chỉ huy chiến đấu còn mang cung cách cũ, lối làm ăn còn lề mề... anh Dũng đề nghị mấy nhiệm vụ lớn cần làm cho được trong mùa khô này:

1. Bảo vệ, củng cố vững chắc vùng mới giải phóng.

2. Diệt viện binh, diệt nốt hai quận còn lại của Đắc Lắc và quận Đức Xuyên, giữ vững đường 21 không cho địch giải toả.

3. Phát triển tiến công Cheo Reo và bao vây dồn hẹp địch ở Plây Cu, cắt rời Plây Cu với Công Tum.

4. Đề nghị với B2 phối hợp tiến công về hướng Quảng Đức, đánh chiến Nhân Cơ, bao vây và tiêu diệt Gia Nghĩa; Khu 5 tiến công tiêu diệt An Khê, cắt đứt hoàn toàn đường 19; B4 và B5 thực hiện chia cắt Huế-Đà Nẵng, uy hiếp thành phố này.

Cục Tác chiến cho sao gấp bức điện của anh Dũng để gửi ngay đến các anh trong Bộ Chính trị và Quân uỷ, vì bức điện đến vào lúc cuộc giao ban sáng 17 đã xong. Vấn đề mới nổi lên được nhận định trong giao ban sáng hôm sau đó là địch đang thực hiện co cụm chiến lược sớm hơn ta dự kiến. Trước sự phát triển tiến công của ta sắp tới, quá trình co cụm chiến lược của ngụy sẽ tiếp tục, phương hướng của chúng là tập trung về Sài Gòn, Cam Ranh, có thể cả Đà Nẵng. Đây là thời cơ lớn, xuất hiện sớm hơn dự kiến của ta. Vấn đề đặt ra lúc này là phát triển tiến công theo hướng nào là chủ yếu? Dự kiến hai phương án:

Phương án một, sau khi Tây Nguyên đã được giải phóng, hoặc cơ bản giải phóng, phát triển theo hai hướng: Hướng chủ yếu, phần lớn lực lượng B3 phát triển vào miền Đông; hướng thứ hai phát triển xuống đồng bằng Khu 5 với lực lượng hiện có, có thể tăng cường sư đoàn 968 và binh khí kỹ thuật.

Phương án hai dùng phần lớn chủ lực của Tây Nguyên, phát triển về hướng đồng bằng Khu 5, giải phóng Bình Định, Phú Yên đến Nha Trang, sau đó mới phát triển vào miền Đông.

So sánh hai phương án trên, anh Văn và các anh chủ trì trong Bộ Tổng Tham mưu nhất trí đề nghị với Bộ Chính trị cho hành động theo phương án một.

Một công tác quan trọng khác mà chúng tôi thấy cần khẩn trương triển khai sau khi đã được các anh đồng ý: Chuyển cả tuyến 559 sang đường 14, tăng cường trang bị để vừa làm công tác vận chuyển, vừa giữ vững hành lang, củng cố vùng giải phóng1.
___________________________________
1. Từ hạ tuần tháng 3, Đoàn 559 đã chuyển sang đường 14: 3 trung đoàn công binh, 3 trung đoàn cao xạ và đưa 5 đại đội công binh vào Plây Cu, Công Tum.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Mười, 2009, 10:57:14 am

Cùng ngày 17, trong điện gửi Thường vụ Quân khu ủy Quân khu 4, Quân khu Trị Thiên, Quân uỷ Trung ương nhấn mạnh: Tình hình phát triển nhanh và thời cơ lớn đang đến sớm hơn ta dự kiến; địch đang phải đối phó với Nam Tây Nguyên, Khu 5, Nam Bộ và bắt đầu co cụm chiến lược. Trước tình hình đó, Trị Thiên có những thuận lợi mới để đẩy mạnh hoạt động về mọi mặt. Cụ thể là cần đẩy mạnh tiến công của chủ lực từ phía tây thực hành chia cắt chiến lược giữa Huế-Đà Nẵng, mạnh dạn đưa lực lượng xuống đồng bằng, phát động quần chúng, đẩy mạnh chiến tranh du kích, áp sát các tuyến ngăn chặn của địch, kết hợp chặt chẽ chiến tranh du kích của quân và dân ở đồng bằng với tiến công của chủ lực từ phía tây xuống.

Ngay đêm hôm đó, khi tin địch rút khỏi Plây Cu - Công Tum đã khá rõ rệt, chúng tôi trao đổi ý kiến và anh Tấn điện chỉ thị ngay cho Quân khu Trị Thiên và Khu 5 đưa lực lượng xuống đồng bằng, không phải quy mô tiểu đoàn mà chuẩn bị đưa cả trung đoàn xuống, cùng bộ đội địa phương, dân quân du kích, các đội công tác và nhân dân diệt ác, phá kìm, đánh chiếm và làm chủ các khu vực ở vùng sâu, khẩn trương tiêu diệt quận lỵ Phú Lộc và cắt đường 1, đồng thời chuẩn bị gấp hoả lực đánh vào Đà Nẵng.

Hôm sau, ngày 18 tháng 3, được tin sư đoàn dù ở Đà Nẵng đang rút về Sài Gòn và thay thế bằng sư đoàn lính thuỷ đính bộ; lại có hiện tượng cho thấy địch có thể từ bỏ bắc Huế đến sông Thạch Hãn. Chúng tôi nhận định, thế là địch bắt đầu thực hiện kế hoạch co cụm chiến lược lớn trên toàn miền Nam, và đây là một bước suy sụp mới rất nghiêm trọng của Mỹ-ngụy. Sau buổi giao ban sáng, Bộ Tổng Tham mưu điện cho B4 và B5: Cần hoạt động táo bạo, khẩn trương, không để cho địch rút lui an toàn hoặc bỏ vùng bắc Huế co cụm về Đà Nẵng; phải đánh ngay xuống đông đường số 1 và cắt đường, dùng pháo binh đánh sâu vào sân bay, kho tàng ở Phú Bài.

Cùng ngày, anh Văn Tiến Dũng từ Tây Nguyên điện cho biết địch đã rút khỏi Công Tum và Plây Cu từ sáng 16 theo đường số 7 qua Cheo Reo. Bộ đội đã được lệnh tập trung mọi khả năng cắt đường số 7 diệt quân địch tháo chạy, đồng thời tiếp tục phát triển xuống Khánh Dương, diệt lực lượng sư đoàn 23 địch...

Cuộc họp của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương ngày 18 tháng 3 diễn ra trong bối cảnh cục diện chiến trường đang chuyển biến nhanh. Mở đầu, anh Ba vui vẻ thốt lên: “Tình hình phát triển nhanh quá”. Đó dường như là suy nghĩ chung của các anh có mặt trong cuộc họp. Anh Ba nói tiếp:

- Tây Nguyên là một mốc quan trọng để đánh giá địch. Vừa qua, chúng bị bốn bất ngờ:

1. Bất ngờ vì không phá được hiệp định mà còn bị ta kiên quyết đánh lại.

2. Bất ngờ về quy mô tác chiến của ta, chúng cho rằng đến năm 1976 ta mới đánh lớn, chứ không phải năm 1975.

3. Bất ngờ vì hướng tiến công của ta ở Tây Nguyên.

4. Bất ngờ vì Tây Nguyên vỡ quá nhanh.

Tiếp đó, anh nói về đánh địch co cụm và hướng phát tiên tiến công về Sài Gòn.

Theo anh, nếu để cho địch co cụm được, chúng sẽ mạnh. Phải làm sao cho địch suy yếu ngay trong quá trình co cụm, ngay khi chúng còn đang phân tán cả ở Khu 5, đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông. Địch co cụm vì chúng thấy phân tán binh lực thì sẽ yếu. Nhưng ta khẳng định: Chúng càng co cụm càng bị tiêu diệt lớn hơn. Ta phải tạo ba quả đấm: chủ lực, nông thôn và đô thị, cả ba đều phải mạnh. Phải tạo nên binh biến. Phải tập trung 9 sư đoàn vào hướng Sài Gòn và phía sau phải có 4 đến 5 sư đoàn dự bị. Như vậy sẽ tạo được bất ngờ và sức mạnh sẽ tăng lên gấp ba đến bốn lần... Đánh Sài Gòn là khó. Phải diệt cho được ít nhất là ba sư đoàn địch. Lực lượng quân sự phải tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch.

Bộ Tổng Tham mưu báo cáo tổng hợp về tình hình B2 và riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thời gian qua, tin tức về B2 nhận được còn ít. Nhưng nổi lên trong tháng 3 là nghị quyết của Trung ương Cục về nhiệm vụ của B2 phối hợp với chiến trường chính và chuẩn bị cho đồng bằng sông Cửu Long phối hợp với Sài Gòn. Trung ương Cục đã có chủ trương:

1. Cắt lộ 4, trên hướng Mỹ Tho đi Cần Thơ, cắt kênh Chợ Gạo.

2. Tiến công mạnh vào lực lượng của sư đoàn 21 và sư đoàn 7 địch, không cho chúng tăng viện cho Sài Gờn, đồng thời ngăn chặn và tiêu diệt lực lượng địch từ Sài Gòn có thể co cụm về đồng bằng.

3. Khống chế sân bay Trà Nóc (Cần Thơ) không cho không quân địch dùng để yểm trợ cho chiến trường chính ở Sài Gòn.

4. Khẩn trương chuẩn bị để kịp thời phát động quần chúng nổi dậy, tận dụng thời cơ khi ta đánh Sài Gòn để thực hành tiến công và nổi dậy đồng loạt theo phương châm: xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh bằng lực lượng của chính mình. Vùng trọng điểm cần tập trung chỉ đạo là Mỹ Tho, Cần Thơ và Bến Tre.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Mười, 2009, 10:59:06 am

Trong quá trình thảo luận, đồng chí Bí thư Quân uỷ Trung ương đề nghị Bộ Chính trị hạ quyết tâm giải phóng miền Nam trong vòng năm nay (1975). Tình hình đang chuyển biến nhanh. Mới 10 ngày, kể từ trận tiến công Đức Lập, đã  xuất hiện địch co cụm lớn. Lực lượng so sánh đã thay đổi. Ngụy suy yếu rõ rệt. Tuy có triệu chứng Mỹ chuẩn bị lực lượng không quân nhưng chúng khó khăn về nhiều mặt và tình hình diễn biến nhanh, quân ngụy có hiện tượng suy sụp nhanh, nên Mỹ có thể không dám can thiệp nữa. Địch co cụm sớm hơn ta dự kiến, tinh thần chúng sa sút khá mạnh; ta sung sức, lực lượng tập trung, khí thế mạnh mẽ. Đề nghị triển khai lực lượng trên ba hướng: Hướng chủ yếu là Sài Gòn, nhưng đồng bằng sông Cửu Long vẫn là hướng rất quan trọng. Hai hướng khác là Trị Thiên - Đà Nẵng và đồng bằng Khu 5. Đưa các sư đoàn ở mặt trận Tây Nguyên vào Sài Gòn, tăng cường binh khi kỹ thuật và pháo cao xạ cho các sư đoàn này bằng biện pháp lấy của địch để tăng cường bổ sung cho ta. Quân khu Trị Thiên thực hành cắt ngang đường số 1 và cô lập Huế - Đà Nẵng. Đề nghị cho Quân đoàn 1 lên đường. Phương châm là “táo bạo, khẩn trương, chắc thắng”. Tiến hành đồng thời hay trước sau một cách linh hoạt nhằm cả ba yêu cầu: bao vây, chia cắt và tiêu diệt địch. Trong tháng 4, phải hình thành bao vây chia cắt về chiến lược tạo biến động về cục diện chiến lược. Đồng bằng sông Cửu Long và Khu 5 đánh mạnh quân địch bình định, đẩy mạnh việc giành dân. Cho thành lập thêm một số tiểu đoàn của huyện, tỉnh, xây dựng và huấn luyện, sẵn sàng bổ sung.

Anh Lê Đức Thọ đi sâu đánh giá khả năng can thiệp trở lại của Mỹ. Anh khẳng định sự suy sụp của quân ngụy trên chiến trường lần này là rất cơ bản vì không còn quân Mỹ làm chỗ dựa. Vấn đề đặt ra là Mỹ có trở lại không, chúng có dám liều không? Những khó khăn của Mỹ vượt ra ngoài cả sự suy nghĩa của ta. Chúng không còn khả năng trở lại can thiệp. Từ khi quân Mỹ trực tiếp nhảy vào đến nay (từ 1965 đến 1975), tức là 10 năm qua, chưa lúc nào ta có thời cơ tốt đẹp như hiện nay. Ta đã dự kiến địch co cụm, nay nó co cụm sớm hơn. Nó mong giữ được lực lượng để co cụm, co cụm để giữ được lực lượng, nhưng chúng lại bị thiệt hại nặng nề. Ta phải đánh ngay trong lúc địch co cụm để chúng tiếp tục suy yếu đi. Nó co cụm ở đâu? Ta phá thế nào? Nó co về giữ đường chiến lược và các căn cứ chiến lược dọc bờ biển và đồng bằng. Ta phá trên hai mặt trận: tiến công của chủ lực và đòn nông thôn đồng bằng, phá bằng bao vây, chia cắt và tiêu diệt. Như anh Văn nói, ta có cơ sở để dứt điểm trong năm 1975. Vấn đề là tổ chức, là hậu cần, là cán bộ...

Anh Trường Chinh, anh Phạm Văn Đồng và các anh khác nói thêm nhiều khía cạnh về đánh giá thế địch đi xuống toàn diện, về ý đồ co cụm chiến lược của chúng, về cách đánh chiến lược của ta trên các hướng. Ý kiến của các anh đều thể hiện tinh thần phải nắm thời cơ, quyết giành thắng lợi càng nhanh càng tốt.

Cuộc thảo luận thật sôi nổi, hào hứng, phấn khởi, liên tục suốt cả buổi sáng, kể cả trong giờ nghỉ.

Cuối cùng Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương nhất trí hạ quyết tâm hoàn thành kế hoạch hai năm ngay trong năm 1975; xác định phương hướng tiến công chiến lược chủ yếu là Sài Gòn và trước mắt cần phải tiêu diệt ngay toàn bộ lực lượng địch trong quân khu 1 của chúng. Với quyết tâm đó, trên thực tế, cuộc tiến công chiến lược đã chuyến thành cuộc tổng tiến công chiến lược.

Bộ Chính trị giao cho Quân uỷ Trung ương làm kế hoạch thực hiện quyết tâm mới đó.

Thế là tiếp theo cuộc họp hôm 11 tháng 3, cuộc họp ngày 18 tháng 3 này lại cho tôi ấn tượng sâu sắc về sự phát triển mới và lớn của quyết tâm chiến lược, kế hoạch chiến lược. Thứ ba tuần trước, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương mới dự kiến chung là có thể giành thắng lợi sớm hơn thời gian đề ra trong kế hoạch hai năm. Thứ ba tuần này, đã khẳng định: Quyết tâm giành thắng lợi trong năm 1975. Rõ ràng một trong những nét đặc sắc trong chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta, không chỉ dừng lại ở bước nắm đúng thời cơ, hạ quyết tâm chiến lược đúng đắn, mà khi thời cơ chiến lược xuất hiện nhanh hơn dự kiến, đã kịp thời nắm bắt, chỉ đạo chiến lược sắc bén, kịp thời giành thắng lợi lớn hơn, nhanh hơn. Sau hội nghị, anh Văn gửi điện thông báo với anh Dũng nhận định của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương: Về thắng lợi to lớn có ý nghĩa chiến lược của ta (đánh dấu một bước phát triển rất mới trong cục diện chung, một bước suy sụp mới của Mỹ - ngụy ); về ý đồ thực hiện co cụm chiến lược quy mô lớn của địch, nhằm tập trung lực lượng ở vùng Sài Gòn và một phần ở đồng bằng sông Cửu Long, có thể ở cả Đà Nẵng và Cam Ranh, với âm mưu tạo một thế tương đối vững để đi đến một giải pháp chính trị hoặc tiếp tục chia cắt một phần miền Nam. Vì vậy ta cần tranh thủ thời gian cao độ, cần khẩn trương hành động hết sức bất ngờ (về thời gian, về phương hướng, về lực lượng) hết sức táo bạo, đồng thời bảo đảm chắc thắng. Theo tinh thần đó, Bộ Chính trị đã cân nhắc mọi mặt và hạ quyết tâm thực hiện phương án 11. Sau khi hoàn thành giải phóng Tây Nguyên, ta cần nhanh chóng chấn chỉnh bộ đội chủ lực, đồng thời khẩn trương triển khai mọi công tác chuẩn bị theo Phương án một... Tuần sau, anh Lê Trọng Tấn sẽ vào gặp anh Văn Tiến Dũng, anh Võ Chí Công và các anh ở B2 ra (đã điện triệu tập) để báo cáo quyết tâm của Bộ Chính trị và góp ý kiến xây dựng kế hoạch thực hiện.

Bức điện vừa gửi đi thì Bộ Tổng Tham mưu nhận được điện của anh Dũng, cũng đề ngày 19 tháng 3. Hai bức điện cùng một lúc bay trên không trung và cùng chứa đựng một nội dung: Hướng phát triển tiến công chiến lược trong thời gian tới.

Anh Dũng nói về thất bại của địch trong và sau chiến dịch Tây Nguyên, mà nổi lên là quân khu 2 địch, “một quân khu đang bị bối rối nhất vì bị tiêu diệt nhiều và bị mất tinh thần nhất vì phải bỏ Tây Nguyên”.

Sau khi phân tích về nhiều điều kiện để ta có thể tiếp tục phát triển thắng lợi, phân tích những yêu cầu chiến lược cần đạt được trong thời gian tới, anh Dũng cho biết ý định của các anh trong đó đưa lực lượng Tây Nguyên cùng với Khu 5 phát triển xuống Bình Định, Phú Yên và một phần Khánh Hoà, tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng trên một triệu dân. Ngoài ra cũng tính đến việc đánh với hai, ba trung đoàn, lữ đoàn địch, tức là cơ bản đánh quỵ quân đoàn 2 ngụy, giải phóng hầu hết vùng chiến thuật 2 và không cho quân đoàn 2 khôi phục, đồng thời đánh tụt tổng số quân ngụy xuống từ 20% đến 25%. Đó cũng là vấn đề tiêu diệt chiến lược.
_________________________________
1. Tức phương án đưa phần lớn lực lượng ở B3 phát triển vào miền Đông, đồng thời mở rộng vùng giải phóng đồng bằng khu 5 với lực lượng hiện có, có thể tăng cường sư đoàn 968 và binh khí kỹ thuật.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Mười, 2009, 11:00:46 am

Hôm sau, ngày 20 tháng 3, khi quân ta ở Tây Nguyên đang truy kích địch tháo chạy trên ba hướng (đường 7 về Phú Túc, đường 21 về Khánh Dương và đường 19 về An Khê), qua bức điện số 57, anh Dũng cho biết dự kiến trong vài ba ngày nữa bộ đội ở Tây Nguyên sẽ bám sát địch xuống đồng bằng theo ba đường trên (đường 7 xuống Phú Yên, đường 21 xuống Ninh Hoà rồi Nha Trang, Cam Ranh, đường 19 xuống Bình Định). Anh cũng đề nghị chỉ điều sư đoàn 316 khi B2 cần thêm lực lượng, và đề nghị: Vì tình hình hiện nay đang biến động từng giờ, không nên tổ chức cuộc họp chung (B3, Khu 5 và Nam Bộ), mà nên điện tóm tắt chỉ thị của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương và cử người đi gấp vào phổ biến cho từng chiến trường.

Cùng ngày, sau khi đã nhận được điện về quyết tâm của Bộ Chính trị theo phương án một, anh Dũng lại trả lời:

“… Về thời cơ và phương hướng chiến lược thì hoàn toàn nhất trí1, song có những điểm về tổ chức thực hiện thì chưa rõ yêu cầu đạt tới với thời gian thực hiện, vì hiện nay bộ đội còn đang bám sát địch tháo chạy, truy kích chúng về hướng đông. Chúng tôi đang bàn cách thực hiện quyết tâm này nhưng phải tính từ thời gian rút được bộ đội về chấn chỉnh nghiên cúu kế hoạch tác chiến, chuẩn bị chiến trường và tính đến cả thời gian còn hoạt động được của lực lượng Tây Nguyên vào chiến trường mới, trước mùa mưa?...”

Bức điện của anh Dũng đến chậm. Để không ảnh hưởng đến hoạt động của bộ đội, ngày 22 tháng 3, Bộ Tổng Tham mưu chuyển đi liền hai bức điện của Quân uỷ Trung ương gửi vào Tây Nguyên. Điện đầu ngắn gọn để anh Dũng yên tâm về hướng phát triển tiến công của bộ đội B3 đã được Bộ Chính trị nhất trí. Ngay sau đó là một bức điện dài, nhắc lại nhận định của Bộ Chính trị về âm mưu địch và quyết tâm ngày 18 tháng 3 của Bộ Chính trị nhằm đánh bại kế hoạch của địch, nhanh chóng thực hiện chủ trương chiến lược ở hướng trọng điểm. 

Tiếp đó, điện của đồng chí Bí thư Quân uý Trung ương viết:

- “Sau khi nhận được điện của anh (ý nói bức điện số 57 của anh Dũng)... tôi đã bàn với anh Sáu Thọ và xin ý kiến của anh Ba, trước mắt nhất trí với kế hoạch phát triển và sử dụng lực lượng như trong điện của anh.

“Động viên cán bộ và chiến sĩ có quyết tâm thật lớn truy kích tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng các tỉnh ven biển, kể cả Nha Trang và Cam Ranh; cần có kế hoạch tăng cường cán bộ và trang bị, nhanh chóng phát triển các lực lượng tại địa phương đã giải phóng, giao việc củng cố địa phương cho lực lượng tại chỗ, tập trung lực lượng lại càng sớm càng tốt để củng cố, đồng thời khẩn trương triển khai việc chuẩn bị mọi mặt ở hướng trọng điểm”.

Anh Văn cũng thông báo để anh Dũng biết những nét lớn về chủ trương tác chiến trên các hướng và đã cử cán bộ vào phổ biến quyết tâm của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương cho các anh Phạm Hùng (B2), Võ Chí Công (Khu 5) và căn cứ vào tình hình cụ thể bàn kế hoạch thực hiện.

Từ cuối trung tuần tháng 3, cục diện chiến trường càng chuyển biến hết sức mau lẹ, chứng minh nhận định đúng đắn của Bộ Chính trị trong cuộc họp ngày 18.

Chiến dịch Tây Nguyên đã cơ bản kết thúc thắng lợi. Đến ngày 23 tháng 3, trên chiến trường quan trọng này đã gần sạch bóng quân thù...


   
Đại tướng HOÀNG VĂN THÁI
   (Trích từ cuốn “Những năm tháng quyết định: Hồi ức”,
   TRẦN TRỌNG TRUNG thể hiện - QĐND. H: 2001)

_______________________________________
1. Tức nhất trí với phương án một.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Mười, 2009, 11:03:54 am

ĐÒN ĐÁNH TRÚNG HUYỆT


Đúng 2 giờ sáng ngày 10 tháng 3, bộ đội đặc công nổ súng đánh sân bay Hoà Bình, hậu cứ trung đoàn 53, sân bay thị xã và kho Mai Hắc Đế, mở màn cuộc tiến công Buôn Ma Thuột. Cùng lúc các loại pháo, hoả tiễn giội bão lửa vào sư đoàn bộ sư đoàn 23 ngụy và kéo dài từng loạt đến 6 giờ 30 phút sáng, làm rối loạn và tê liệt cơ quan đầu não địch. Với lối đánh điêu luyện của lực lượng đặc biệt tinh nhuệ, chỉ trong vòng một giờ, bộ đội đặc công đã chiếm phần lớn sân bay thị xã, phá huỷ trong nháy mắt 7 máy bay địch, chiếm một góc sân bay Hoà Bình và toàn bộ kho Mai Hắc Đế.

Lợi dụng tiếng pháo gầm, tiếng súng nổ, các loại xe kéo pháo bắn thẳng, pháo cao xạ, xe tăng, xe thiết giáp, ô tô chở bộ binh của ta từ các phía ào ào tiến về hướng thị xã.

Nghe tiếng súng nổ, chúng tôi trong Sở chỉ huy nhìn nhau thở nhẹ nhõm vì như thế là đã vượt qua được một thời gian hết sức căng thẳng đối với người chỉ huy: thời gian triển khai toàn bộ lực lượng vào cuộc tiến công. Thật vậy, đây là một vấn đề vô cùng khó khăn phức tạp. Làm sao trong một đêm đưa được an toàn, đúng thời gian, vào đúng vị trí, một lực lượng lớn gồm 12 trung đoàn bộ binh và các binh chủng kỹ thuật. Một số đơn vị phải chiếm lĩnh trước ép sát thị xã một cách bí mật, còn đại bộ phận các đơn vị bộ binh cơ giới, xe tăng thọc sâu tại các vị trí chờ đợi từ xa trên các hướng khác nhau, theo các trục đường khác nhau tiến vào các mục tiêu đã định trong thị xã.

Có đơn vị xe tăng của ta cách Buôn Ma Thuột 40 ki-lô-mét phải băng qua các vật chướng ngại, bỏ qua các đồn bốt địch dọc đường, ầm ầm tiến thẳng về thị xã. Trên dòng sông Sêrêpốc hung dữ, những chiếc phà hiện đại được lắp ghép rất nhanh; xe tăng, xe bọc thép, pháo cao xạ, pháo cơ giới nối đuôi nhau qua phà. Cả núi rừng Tây Nguyên chuyển động trong bão lửa.

Do tổ chức hiệp đồng tốt, bảo đảm chu đáo, chỉ huy điều chỉnh chặt, cho nên các hướng, các mũi tiến quân đều tiến vào đúng thời gian. Thế là ta đã ghi được điểm thắng đầu tiên đối với địch ở Buôn Ma Thuột.

Trời sáng dần. Các vị trí địch trong thị xã hiện lên rõ nét trước mắt các pháo thủ ta.

7 giờ 15 phút, các cụm pháo ta theo một hiệu lệnh thống nhất đua nhau nã đạn vào sư đoàn bộ sư đoàn 23, sở chỉ huy tiểu khu và khu thiết giáp. Trước đó, lợi dụng lúc trời còn tối hai tiểu đoàn bộ binh của ta từ phía nam đã bí mật tiến vào thị xã đánh chiếm một số mục tiêu và lợi dụng kết quả của trận pháo kích đã nhanh chóng đánh khu vực ngã sáu trung tâm thị xã, rồi phát triển đánh sang khu nhà thờ quân ngụy, chiếm phía đông sư đoàn bộ sư đoàn 23. Địch dùng máy bay oanh tạc và cho bộ binh phản kích quyết liệt hòng đánh bật ta ra. Cuộc chiến đấu diễn ra hết sức quyết liệt. Đến 9 giờ sáng, ta dùng bộ binh kết hợp với xe tăng tổ chức một đợt tiến công vào sở chỉ huy tiểu khu, đầu não chỉ huy các lực lượng bảo an, dân vệ trong tỉnh. Địch chống cự mạnh, ta phải điều thêm lực lượng dự bị tổ chức tiến công liên tiếp nhiều đợt. Mãi đến 13 giờ 30 phút, quân ta mới vào được cổng tiểu khu. Quân địch dựa vào các nhà gác vẫn tiếp tục chống cự. Ta tiếp tục phát triển tiêu diệt hết các ổ đề kháng của địch. 17 giờ 30 phút, ta hoàn toàn làm chủ sở chỉ huy tiểu khu tỉnh Đắc Lắc.

Sau khi đã giải quyết xong sở chỉ huy tiểu khu, ta tách một lực lượng phát triển sang khu hành chính đầu não chính quyền địch, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên đầu sỏ ngụy quyền, tiếp đó thừa thắng phát triển đánh chiếm khu quân cảnh và tiêu diệt gọn một đại đội địch ở đông bắc sân bay thị xã.

Phối hợp với hướng đông bắc, cánh quân tây bắc nhanh chóng đánh chiếm điểm cao Chư Bua, một vị trí khống chế và tiền tiêu ngoài thị xã, tiếp đó dùng bộ binh phối hợp với xe tăng tiến công đánh chiếm khu thiết giáp, khu pháo binh và hậu cứ tiểu đoàn 1 trung đoàn 45 ngụy.

Đến 15 giờ ta hoàn toàn làm chủ các mục tiêu nói trên. Quân địch hầu như bị tiêu diệt toàn bộ, còn lại một số rất ít chạy về sư đoàn bộ sư đoàn 23.

Ở hướng tây nam, một mũi thọc sâu lợi hại của ta gồm bộ binh và xe tăng nhân lúc địch đang choáng váng đã nhanh chóng vượt qua khu kho Mai Hắc Đế thọc vào chiếm khu trung tâm thông tin và áp sát sư đoàn bộ sư đoàn 23 từ phía tây. Địch dùng máy bay oanh tạc ngăn chặn ta và tổ chức phản kích nhiều đợt. Ở đây đã diễn ra cuộc chiến đấu giằng co giữa ta và địch, giành nhau từng căn nhà, từng góc phố.

Trong ngày ta đã chiếm được phần lớn thị xã, trừ khu vực sư đoàn bộ sư đoàn 23 và một số mục tiêu phía đông tiểu khu.

Địch bị đánh bất giờ đối phó lúng túng. Pháo binh và thiết giáp địch hoàn toàn bị tê liệt ngay từ đầu. Tuy nhiên chúng vẫn ngoan cố dùng 80 lần chiếc máy bay oanh tạc ngăn chặn ta và tìm mọi cơ hội phản kích quyết liệt.

Nhưng hầu hết các cuộc phản kích của địch đều thất bại và chúng buộc phải co về giữ sư đoàn bộ sư đoàn 23.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Mười, 2009, 11:07:15 am

Thua đau nhưng địch vần chưa hết chủ quan. Chúng cho rằng ta tiến công chỉ đến mức như mùa xuân năm 1968, nếu chúng giữ được 3 - 4 ngày thì có khả năng khôi phục lại tình thế cũ. Ngoài liên đoàn 21 biệt động quân đã điều vào thị xã từ chiều 10 tháng 3, chúng còn dự định điều động thêm trung đoàn 45 từ Plây Cu xuống để tiếp tục phản kích.

Đến tối, sau khi nghe báo cáo tổng hợp tình hình, tôi nói với đồng chí Hoàng Minh Thảo qua máy điện thoại:

“Trong ngày đầu, tiến công vào thị xã, ta đã thu được thắng lợi lớn, đã chiếm và khống chế được 2 trong số 3 mục tiêu quan trọng nhất là sở chỉ huy tiểu khu, sân bay thị xã, khống chế được sân bay Hoà Bình. Các hướng đều đánh tốt, riêng hướng nam có gặp khó khăn hơn nhưng đã thực hiện được nhiệm vụ. Lực lượng ta tiêu hao ít, ta hoàn toàn có điều kiện đánh dứt điểm nhanh sư đoàn bộ sư đoàn 23 ngụy cùng các mục tiêu còn lại và phải dứt điểm xong trước khi địch đưa được lực lượng mới đến. Các đồng chí chỉ thị ngay cho các đơn vị giữ vững các khu vực đã chiếm, truy quét tàn quân; chuẩn bị kỹ để sáng 11 tháng 3 nhìn rõ mục tiêu tổ chức đánh dứt điểm sư đoàn bộ sư đoàn 23; điều toàn bộ sư đoàn 10 từ Đức Lập về đông bắc thị xã sẵn sàng tiêu diệt địch phản kích; chấp hành tốt các chính sách khi vào thị xã”.

Cần nói thêm rằng đến ngày 10 tháng 3, địch mới ngã ngửa ra, khi đã rõ ta đánh chiếm Buôn Ma Thuột. Lúc này thì đã quá muộn đối với chúng rồi. Đường số 14 bị cắt, các trung đoàn của sư đoàn 23 địch đang ở Plây Cu không dám cơ động đường bộ và cũng chưa đủ phương tiện để vận chuyển bằng đường không đến ứng cứu. Chúng vô cùng hoang mang, dao động vì phần lớn gia đình, vợ con đều sống trong thị xã Buôn Ma Thuột. Trong lúc đó ta pháo kích mạnh sân bay Plây Cu, gây trở ngại cho địch trong việc dùng máy bay đưa quân xuống Buôn Ma Thuột.

Sáng 11 tháng 3, chúng tôi nhận được báo cáo:

7 giờ 20 phút, pháo binh hạng nặng của ta bắn vào sư đoàn bộ sư đoàn 23, xe tăng và bộ binh ta đang trên đường tiến vào sư đoàn bộ sư đoàn 23. Địch kêu nguy khốn. 30 phút sau xe tăng và bộ binh ta tràn vào sư đoàn bộ sư đoàn 23 từ bốn phía. Đích được lệnh cố thủ đến cùng.

8 giờ 15 phút, được tin tên sư đoàn phó sư đoàn 23 và bộ phận tham mưu của hắn đã bỏ chạy khỏi sư đoàn bộ. Ta đánh tiếp, cuộc chiến đấu diễn ra hết sức khẩn trương và quyết liệt. Ta đã tìm được hai hầm ngầm, bắt được tên đại tá Nguyễn Trọng Luật, tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Đắc Lắc và tên cần vụ của sư đoàn phó sư đoàn 23. Đánh chiếm một số hầm ngầm còn lại, bắt thêm 13 tên, trong đó có 4 đại uý, và tên đại tá sư đoàn phó Vũ Thế Quang. Tên này bị bắt ngoài đồn điền cà phê. Lúc này nhiều nơi địch kéo cờ trắng.

10 giờ 30 phút liên đoàn 21 biệt động quân ngụy điện cho cấp trên của nó như sau: “Hiện nay ban chỉ huy liên đoàn, đại đội 23 trinh sát và pháo đang ở tình trạng rất căng thẳng, tiểu khu Đắc Lắc mất rồi, bộ tư lệnh sư đoàn 23 mất rồi. Hậu cứ của liên đoàn 21 cũng mất, tiền cứ của tiểu đoàn 24 cũng mất. Tiểu đoàn 72 và tiểu đoàn 96 hiện nằm ở phía sau ban chỉ huy tiểu khu, nay ở đó có nhiều tăng của Việt cộng. Liên đoàn 21 đã bất lực, không cứu được sư đoàn bộ sư đoàn 23. Hiện nay đạn gần hết. Pháo chỉ còn hai khẩu và 100 viên đạn, nếu không tiếp tế thì nguy lắm”.

Sau khi chiếm sở chỉ huy sư đoàn 23, ta tràn qua hậu cứ của trung đoàn 45. Tiếp đó, giải quyết xong các khu quân cảnh, cảnh sát, truyền tin, trường huấn luyện địa phương quân. Quân ta từ các hướng gặp nhau ở sư đoàn bộ sư đoàn 23. Đội vũ trang công tác đã vào thị xã Buôn Ma Thuột. Về cơ bản, ta đã giải quyết xong Buôn Ma Thuột lúc 10 giờ 30 phút ngày 11 tháng 3 năm 1975.

Chúng tôi mừng rỡ không sao kể xiết. Bộ đội hết sức phấn chấn. Một thị xã to như vậy mà đánh trong hơn 32 giờ đã xong. Đúng là sức mạnh của ta bây giờ quân địch không tài nào chống cự nổi.

Một đồng chí trong Sở chỉ huy nói:

- Đánh Buôn Ma Thuột hơn một ngày đêm quả thật là thần kỳ. Tôi ở chiến trường này đã 11 năm rồi. Lần này ta chuẩn bị thật dày công phu, bộ đội ra quân rất có khí thế. Sướng thật! Đây là lần đầu hành quân tiến công bằng xe hơi. Năm 1968 đánh Plây Cu vất vả lắm, chỉ chiếm giữ được đài phát thanh thôi, nhưng được ba ngày sau phải rút. Lần này thị xã to thế, mình giải quyết nhanh như thế thì đúng là thần kỳ thật.

Chúng tôi chỉ thị phải hỏi cung ngay hai tên đại tá ngụy để nắm thêm tình hình kịp cho bước phát triển tới. Đồng chí thiếu tá Mạc Lâm, người có nhiều kinh nghiệm về hỏi cung của Cục Quân báo được cử đi trực tiếp khai thác tên đại tá sư đoàn phó Vũ Thế Quang.

Quang khai:

“Việc các ông đánh Buôn Ma Thuột nằm ngoài dự kiến của bộ tổng tham mưu chúng tôi và cả của Mỹ nữa. Sau trận Phước Long, chúng tôi nhận định: trong thời gian tới, các ông có thể đánh một số thị xã nhỏ như An Lộc, Gia Nghĩa, còn thị xã lớn như Buôn Ma Thuột, Plây Cu, Tây Ninh chưa đánh được. Khi Buôn Ma Thuột bị tiến công, chúng tôi cũng cho rằng đây chỉ là nghi binh để đánh Gia Nghĩa.

Muốn phòng thủ quân khu 2 hiện nay, Sài Gòn phải giữ Nha Trang, ở đó có cơ sở thứ hai của bộ tư lệnh quân đoàn 2, ban chỉ huy tiếp vận 5, sân bay, hải cảng. Phải có một trung đoàn giữ đèo Mơ Đrắc, một trung đoàn giữ từ đèo Cả trở vào, một trung đoàn phòng thủ Nha Trang. Nha Trang, Phan Thiết quan trọng hơn Quy Nhơn. Quy Nhơn chỉ quan trọng khi còn Plây Cu và Công Tum. Sư đoàn 23 có thể thành lập lại nhưng sau ba tháng mới được 50 phần trăm số quân.

Nếu các ông đánh Nha Trang bây giờ thì thuận lợi vì ở đây đang hoang mang. Chỉ cần chú ý hải pháo (chủ yếu là pháo 76 ly, còn 122 ly rất ít). Không quân ở đây hoạt động dễ dàng hơn. Nhưng số lượng không nhiều, mỗi ngày chỉ được 30 lần chiếc máy bay F.5 cho toàn miền, còn là máy bay A.37. Tiếp tế đường biển dễ hơn, song tinh thần binh sĩ suy sụp và thế phòng thủ chưa hình thành. Bây giờ Sài Gòn chỉ còn dựa vào quân dù và thuỷ quân lục chiến. Mà lính dù thì thiếu tin tưởng. Lúc này đánh thiệt hại quân dù hoặc thuỷ quân lục chiến là đánh sụp tinh thần quân lực Sài Gòn”.

Biết Quang từng làm thị trưởng Cam Ranh, ta hỏi về tình hình phòng thủ của địch ở cảng này. Quang khai:

“Cam Ranh chẳng có phòng thủ gì cả. Chỉ có vẻ mạnh bề ngoài thôi. Quân đoàn làm nhà toàn hướng ra phía biển để hóng mát. Với cách đánh của các ông thì đánh là được ngay. Cam Ranh muốn tổ chức phòng thủ lại cũng mất ít nhất là ba tháng. Mà chưa chắc đã tổ chức được vì thiếu nhiều thứ. Từ khi Mỹ rút, túi đựng cát, dây kẽm gai, xi măng, xe cộ đều thiếu. Tình hình này thì dễ vỡ lắm”.

Ta càng thấy rõ địch hơn.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Mười, 2009, 11:07:55 am

Sáng 11 tháng 3, tôi gửi bức điện sau đây cho đồng chí Võ Nguyên Giáp:

“Gửi đồng chí Chiến,

1. Ta đã hoàn toàn làm chủ thị xã Buôn Ma Thuột. Ta đã chiếm giữ các mục tiêu lớn như sư đoàn bộ 23, tiểu khu Đắc Lắc, khu thiết giáp và khu sân bay thị xã. Đang truy lùng tàn quân lẩn trốn trong thị xã.

Sơ bộ mới biết: bắt gần 1.000 tù binh. Thu một số lượng lớn chiến lợi phẩm.

Ta đã làm chủ từ Đức Lập đến Đắc Soong. Thu 12 pháo và gần 100 tấn đạn pháo.

2. Đang tiếp tục phát triển để tiêu diệt các mục tiêu chung quang thị xã; căn cứ trung đoàn 45, hậu cứ trung đoàn 53, Buôn Hồ, Bản Đôn và tăng thêm lực lượng để chiếm giữ vững chắc sân bay Hoà Bình.

3. Ngày 11 tháng 3, Uỷ ban quân quản Đắc Lắc sẽ triển khai công tác. Đề nghị đề bạt quân hàm đại tá cho đồng chí Y Blốc và cử làm Chủ tịch Uỷ ban quân quản.

4. Căn cứ vào tình hình: địch ở Tây Nguyên tinh thần sa sút, khả năng yếu, cô lập, xét đến lực lượng ta còn sung sức và phấn khởi, hậu cần có khả năng bảo đảm và thời tiết còn thuận lợi, chúng tôi có ý định sơ bộ:

- Vừa củng cố vững chắc Buôn Ma Thuột, sẵn sàng đánh phản kích của địch, vừa phát triển ra chung quanh để hoàn toàn làm chủ tỉnh Đắc Lắc.

- Phát triển về phía đông Phú Bổn (có thể tiêu diệt hoặc bao vây) rồi từ đây phát triển ngược lên nhằm bao vây, tiêu diệt Plây Cu, cô lập Công Tum để giải quyết sau. Hướng phát triển về phía nam có thể để chậm lại sau. Tôi đã trao đổi ý kiến với các đồng chí Đinh Đức Thiện và Lê Ngọc Hiền. Các đồng chí ấy cũng nhất trí.

Đề nghị đồng chí trao đổi ý kiến trong Quân uỷ và báo cáo với Bộ Chính trị, sau đó hướng dẫn cho chúng tôi”.

Cũng trong ngày 11 tháng 3, đồng chí Lê Duẩn nói với một số cán bộ cơ quan Bộ Tổng tham mưu:

- Các đồng chí hãy suy nghĩ xem trận Buôn Ma Thuột có phải là trận mở đầu cuộc Tổng tiến công lớn của ta không?

Trận Buôn Ma Thuột là một đòn sét đánh đối với địch. Chúng choáng váng và rối loạn.

Bọn ngụy ở Sài Gòn muốn giấu trận đại bại này, ra sức cãi rằng Buôn Ma Thuột vẫn còn trong tay chúng. Tên phát ngôn của chúng họp báo: “Bảo Buôn Ma Thuột thất thủ là sai, hoàn toàn sai”. Nhà báo Pháp Pôn Lêăngđri vừa đưa tin về việc ta đã thật sự làm chủ Buôn Ma Thuột liền bị cảnh sát ngụy gọi đến bắn chết tại sở cảnh sát.

Chúng tôi chủ trương và đề nghị Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh chưa cần đưa tin gì ngay về trận Buôn Ma Thuột trên báo và đài của ta, cứ để cho địch ba hoa rồi sau chúng càng chết đứng. Bao giờ ta giải phóng xong cả tỉnh Đắc Lắc thì bấy giờ báo và đài đưa tin cũng không muộn.

Chiều 11 tháng 3, đồng chí Hoàng Minh Thảo ra lệnh cho các đơn vị làm ngay một số việc gấp như diệt nốt các hầm ngầm còn sót lại trong thị xã, tìm kiếm cứu các anh chị em của ta bị địch giam giữ trong nhà lao Buôn Ma Thuột, tiêu diệt các vị trí chung quanh thị xã và xa hơn một chút như Buôn Hồ, Sêrêpốc, Lạc Thiện, Bản Đôn, Đức Xuyên, Khánh Dương, và đặc biệt là nhanh chóng bố trí lực lượng sẵn sàng đánh quân viện của địch từ phía đông thị xã Buôn Ma Thuột tới. Đồng thời tranh thủ thời gian củng cố tổ chức, bổ sung binh khí kỹ thuật để sẵn sàng làm nhiệm vụ phát triển xa hơn, rộng hơn nữa.

Vấn đề đặt ra ngay lúc bấy giờ cho một người chỉ huy là phải triệt để tận dụng thời cơ đã tạo ra được để gấp rút phát triển thắng lợi. Vì chỉ có phát triển mới củng cố những thắng lợi đã đạt được, lại tạo cơ hội giành thắng lợi mới nhanh hơn, to lớn hơn.

Nhưng phát triển như thế nào, theo hướng nào, với mức độ nào, với lực lượng nào lại là một vấn đề cần suy tính, cân nhắc thật chặt chẽ, kỹ lưỡng. Đây là một cuộc chạy đua với địch, với trời để mở rộng thắng lợi. Ở Tây Nguyên lúc bấy giờ địch còn một lực lượng lớn chủ lực quân đoàn 2 và quân địa phương đóng ở Công Tum, Plây Cu. Lực lượng chủ lực của quân đoàn 2 còn hai trung đoàn 44, 45 đã bị hao hụt của sư đoàn 23 đang còn ở Plây Cu, toàn bộ sư đoàn 22 đang phải đối phó với quân ta ở Bình Định và các liên đoàn biệt động quân. Khả năng thực hiện của chúng là có thể cơ động từng trung đoàn đến phản kích chiếm lại Buôn Ma Thuột hoặc tăng cường phòng ngự các vị trí, các thị xã còn lại của Tây Nguyên, đánh mở các đường giao thông, và cố thủ, đợi mùa mưa. Điều cần phải tính đến nữa là địch còn có thể điều động một, hai sư đoàn ở các chiến trường khác đến nếu ở những nơi ấy ta hoạt động yếu.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Mười, 2009, 11:08:42 am

Ở Tây Nguyên chỉ còn khoảng gần hai tháng nữa là bắt đầu mùa mưa. Đây sẽ là một trở ngại rất lớn đối với hoạt động của bộ đội, nhất là các binh đoàn lớn có trang bị nhiều binh khí, kỹ thuật nặng. Trong khoảng thời gian gần hai tháng đó, ta phải tính đến đánh sao cho gọn, cho nhanh và giữ vững thắng lợi để sau mùa mưa ta đánh tiếp. Hoặc là cũng chỉ với thời gian đó, bộ đội ta khí thế ngày càng cao, thực lực ngày càng mạnh, địch. Ngày càng suy yếu, ta có triển vọng giành ngay thắng lợi vượt mức kế hoạch của năm 1975 và thực hiện luôn cả kế hoạch năm 1976 của Tây Nguyên trước mùa mưa. Tôi, đồng chí Đinh Đức Thiện, đồng chí Lê Ngọc Hiền và một số đồng chí khác trong sở chỉ huy bắt đầu trao đổi ý kiến, tính toán về vấn đề này trong tối ngày 11 và sáng ngày 12 tháng 3. Chúng tôi báo cáo về Bộ Chính trị và Bộ Tổng tư lệnh tình hình và những dự kiến hành động của chúng tôi ở Tây Nguyên. Đồng thời đề nghị về Bộ Tổng tư lệnh ra lệnh đôn đốc mặt trận Trị Thiên mạnh dạn đánh xuống đường số 1 để phối hợp, giữ địch ở đây không cho chúng điều quân lên Tây Nguyên.

Cũng cần nói rằng mới qua một trận đầu - trận Buôn Ma Thuột - về phía ta, ngoài những tiến bộ vượt bậc làm nên chiến thắng giòn giã đó, ta cũng phát hiện những điểm yếu cần nhanh chóng khắc phục như tác phong lề mề, lối đánh giặc theo kiểu cũ.

Nhưng điều chúng tôi suy nghĩ, tính toán nhiều nhất là: địch trên chiến trường Tây Nguyên sau trận Buôn Ma Thuột sẽ hành động thế nào đây? Địch trên toàn chiến trường miền Nam nói chung sẽ làm gì đây? Mỹ và bọn đầu sỏ ngụy quân, ngụy quyền ở Sài Gòn sẽ phản ứng ra sao? Lúc đó địch ở Tây Nguyên trước cuộc tiến công nhanh, mạnh và lối đánh hiểm của ta, đã tan rã nhanh chóng, trong hơn một ngày đêm mất hai đầu não quan trọng: hệ thống chỉ huy lực lượng địa phương của tỉnh Đắc Lắc và cơ quan chỉ huy của sư đoàn 23 ngụy. Phản kích chiếm lại Buôn Ma Thuột là điều chắc chắn đối với chúng, nhưng Buôn Ma Thuột đã ở trong tình thế bị cô lập. Các đường bộ đã bị cắt, các sân bay lớn đã bị chiếm thì nếu chúng có đổ quân bằng đường không cũng bị hạn chế, dùng lực lượng cơ động của bản thân quân đoàn 2 hoặc nếu dùng cả lực lượng tổng dự bị cũng không phải dễ gì chiếm lại được Buôn Ma Thuột, một khi ta đã có lực lượng mạnh bố trí sẵn để đánh quân địch tăng viện tới.

Từ ngày 10 tháng 3, các chiến trường khác của ta ở miền Nam hoạt động phối hợp tích cực, địch cũng phải xem xét toàn bộ các mặt trận để tính liệu có rảnh tay mà tập trung được lực lượng vào Buôn Ma Thuột không? Khó khăn về quân sự của chúng lại đi đôi với những khó khăn về chính trị, tinh thần và kinh tế mà Mỹ, ngụy đang gặp phải. Viện trợ Mỹ bổ sung chưa chắc đã có. Chính quyền Pho còn có những khó khăn khác ở Trung Đông và ở ngay bản thân nước Mỹ.

Còn ta, ta đã thắng nhanh chóng, dồn dập trong trận Buôn Ma Thuột, gây nên một niềm tin tưởng, phấn khởi rất lớn cho tất cả các đơn vị, các chiến trường. Các đơn vị của ta còn sung sức, lực lượng hậu cần tiêu hao rất ít mà lại còn được bổ sung bằng phần lấy của địch.

Khi bàn đến tình hình lương thực, đạn dược, đồng chí Đinh Đức Thiện xoè hai bàn tay ra, rồi vui vẻ nói:

- Bỏ một vốn, không phải bốn lời mà đến mười lời rồi đó. Ta còn đủ, còn nhiều, không những đủ dùng cho đến mùa mưa mà còn đủ cho cả mùa khô năm sau. Xe của ta, đạn của ta cũng còn nhiều mà xe, đạn của địch trong kho Mai Hắc Đế ở Buôn Ma Thuột cũng lấy được nhiều. Cứ đánh mạnh nữa, cứ đánh to nữa, và đánh càng nhanh càng tốt.

Vấn đề đặt ra bây giờ là ta phải phát triển thật nhanh, không cho địch kịp đối phó, không cho trời làm trở ngại. Một cuộc chạy đua với địch, với trời bắt đầu từ sáng ngày 12 tháng 3.

Sự suy nghĩ, cân nhắc của chúng tôi trong sở chỉ huy gặp nhau ở một điểm là sẽ dùng phần lớn lực lượng của chiến dịch phát triển ngược lên phía bắc theo đường số 14, tiêu diệt và giải phóng Plây Cu, cô lập Công Tum.

Để thực hiện kế hoạch phát triển đó, một mặt phải nhanh chóng tiêu diệt số địch còn lại ở phụ cận thị xã Buôn Ma Thuột và giải phóng toàn bộ tỉnh Đắc Lắc, mặt khác, phải sẵn sàng đánh quân viện của địch phản kích hòng chiếm lại Buôn Ma Thuột và giữ vững vùng giải phóng.

Riêng đối với thị xã Buôn Ma Thuột, Uỷ ban quân quản cần sớm ra mắt nhân dân để kêu gọi ngụy quân ngụy quyền ra trình diện, nộp vũ khí, tổ chức phòng không sơ tán nhân dân, tổ chức chính quyền dưới cơ sở và lực lượng tự vệ cho thị xã khôi phục ngay những hoạt động để bảo đảm đời sống nhân dân như bệnh viện, trường học, chợ, nhà máy điện, nhà máy nước, các cửa hàng, các xí nghiệp, v.v...

Vấn đề lớn nhất và cấp bách nhất đối với Buôn Ma Thuột lúc bấy giờ là tiếp tế lương thực, thực phẩm cho nhân dân trong thị xã và vùng phụ cận. Một số kho gạo, muối, đồ hộp, thuốc men thu được của địch trong thị xã được phát ngay cho nhân dân.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 04 Tháng Mười, 2009, 11:09:13 am

Chiều ngày 12 tháng 3, tôi nhận được điện của đồng chí Võ Nguyên Giáp cho biết Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương phấn khởi trước thắng lợi to lớn, giòn giã của quân ta, gửi lời nhiệt liệt khen ngợi toàn thể cán bộ, chiến sĩ, đảng viên, đoàn viên, công nhân viên quốc phòng và nhân dân trên mặt trận Tây Nguyên. Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đã họp và nhận định tình hình như sau: kế hoạch chiến lược và chiến dịch do Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đề ra là chính xác. Thắng lợi ở Buôn Ma Thuột, Đức Lập, trên đường số 19 và ở các hướng khác chứng tỏ ta có khả năng giành thắng lợi to lớn với nhịp độ nhanh hơn dự kiến. Điểm nổi bật là tinh thần địch rất sa sút. Trước tình hình đó, cần có tinh thần khẩn trương và mạnh bạo, kịp thời lợi dụng thời cơ mới giành thắng lợi lớn. Các đồng chí Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Võ Nguyên Giáp hoàn toàn nhất trí với chủ trương ở Buôn Ma Thuột, nhanh chóng tiêu diệt các đơn vị địch còn lại, vừa phát triển ra chung quanh vừa sẵn sàng đánh viện của địch. Nhanh chóng phát triển về phía Phú Bổn, tiêu diệt sinh lực địch từng vùng. Hình thành ngay thế bao vây Plây Cu, tiến đến tiêu diệt Plây Cu. Đối với Công Tum thì cô lập và tiêu diệt sau. Hướng phát triển về phía nam sẽ làm sau một bước.

Chỉ ít phút sau, chúng tôi lại nhận được điện của Bộ Tổng tư lệnh cho biết: theo tin mới nhất, địch đang có ý định dựa vào các lực lượng còn lại như một bộ phận của trung đoàn 53, liên đoàn 21 biệt động quân và các điểm phụ cận của Buôn Ma Thuột, nhất là Buôn Hồ và Phước An và điều thêm từ một đến hai trung đoàn chủ lực và biệt động quân cùng với không quân địch tiến hành phản kích hòng chiếm lại Buôn Ma Thuột.

Tại Sở chỉ huy, chúng tôi cũng nhận được thêm tin mới: chiến đoàn 45 cùng sở chỉ huy cơ bản sư đoàn 23 ngụy đã dùng máy bay lên thẳng từ Plây Cu đổ bộ xuống Buôn Hồ trưa ngày 11 tháng 3 và một chiến đoàn nữa sẽ đổ xuống Phước An trong ngày 12 tháng 3. Không quân ngụy đang được huy động ở mức cao. Vì vậy, việc cấp thiết nhất là tập trung lực lượng của ta, nhanh chóng tiêu diệt các đơn vị và các căn cứ địch ở chung quanh Buôn Ma Thuột, tiêu diệt viện binh của chúng.

Lúc bấy giờ, hai bức điện nói trên đã động viên, cổ vũ chúng tôi rất mạnh. Những nhận định và chủ trương sáng suốt, sự thông cảm, nhất trí giữa lãnh đạo của Trung ương với bộ phận chỉ huy ở chiến trường là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi trên mặt trận. Phấn khởi trước những thắng lợi đã giành được và tin chắc vào những thắng lợi tiếp theo, chúng tôi nhanh chóng triển khai các công tác.

Đồng chí Lê Ngọc Hiền đi gặp ngay các đồng chí trong Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên để trao đổi ý kiến cụ thể thêm về phương hướng phát triển thắng lợi của chiến dịch. Đồng chí Đinh Đức Thiện rời sở chỉ huy xuống Cục hậu cần của Mặt trận và các binh trạm, các kho để kiểm tra, đôn đốc.

Chúng tôi đã tính đến việc di chuyển Sở chỉ huy lên phía trước cho kịp với sự phát triển của tình hình. Cán bộ tham mưu trong Sở chỉ huy vừa theo dõi tình hình trong ngày vừa nghiên cứu đường hành quân, địa hình chung quanh Plây Cu và đã dự thảo cách đánh, bố trí binh lực, hoả lực khi đánh Plây Cu nhằm tiêu diệt sở chỉ huy đầu não quân khu 2 của địch. Mặt khác, đã gọi điện thoại ra Hà Nội yêu cầu cho những dự báo thời tiết tháng 4 và tháng 5 năm 1975 trên vùng Tây Nguyên.

Ngày 12 tháng 3, Thiệu gửi điện cho tư lệnh quân khu 2 của hắn: “phải giữ Buôn Ma Thuột bằng bất cứ giá nào, trách nhiệm chỉ huy thống nhất cả mặt trận này do tư lệnh sư đoàn 23 đảm trách”. Đến hết ngày 13 tháng 3, địch vẫn chưa thừa nhận việc ta đã giải phóng Buôn Ma Thuột. Các đài và hãng tin của thế giới phương Tây cũng còn nói mù mờ, lấp lửng. Quân đoàn 2 địch đang tự mình tìm cách đối phó. Máy bay A.37 từng tốp bay bằng ném bom thị xã Buôn Ma Thuột và máy bay trinh sát địch lượn ở vùng phía đông thị xã.

Đúng như ta dự kiến, trung đoàn 45 thuộc sư đoàn 23 ngụy đã được vận chuyển bằng máy bay lên thẳng từ Plây Cu đến đổ bộ xuống phía đông thị xã Buôn Ma Thuột, vùng Phước An, nơi ta đã bố trí sẵn lực lượng để tiêu diệt chúng.

Một trận đánh then chốt nữa ở Tây Nguyên sắp bắt đầu.


   
Đại tướng VĂN TIẾN DŨNG
   (Trích từ cuốn “Đại thắng mùa xuân”. QĐND. H. 1995)


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 09:35:44 am

THAM GIA CHIẾN DỊCH TÂY NGUYÊN1


Trung tuần tháng 12 năm 1974, anh Võ Chí Công và tôi ra Hà Nội dự cuộc họp Bộ Chính trị Trung ương Đảng mở rộng. Cuộc họp bắt đầu ngày 18 tháng 12 năm 1974 đến ngày 8 tháng 1 năm 1975. Chủ trì cuộc họp là Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lê Duẩn. Bộ Chính trị gồm có các đồng chí: Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp, Phạm Hùng, Lê Thanh Nghị, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Duy Trinh, Trần Quốc Hoàn. Thành phần mở rộng gồm: Trần Văn Trà (chiến trường Nam Bộ); Võ Chí Công, Chu Huy Mân (Khu 5), Cơ quan Bộ gồm: anh Song Hào - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Đinh Đức Thiện - Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần và mấy đồng chí thư ký. Trong 20 ngày hội nghị đi sâu vào mấy vấn đề lớn: đánh giá tình hình địch, ta trên chiến trường miền Nam từ sau ngày Hiệp định Pa-ri có hiệu lực, nhất là hai năm 1973 - 1974; quyết tâm mở cuộc tổng tiến công chiến lược và nổi dậy đều khắp, giải phóng miền Nam trong Xuân Hè 1975, tốt nhất là hoàn thành trước mùa mưa. Sở dĩ thời gian hội nghị kéo dài 20 ngày vì anh Ba muốn để tập thể cân nhắc chín chắn, dự kiến các tình huống, chiến lược thật kín, đảm bảo thắng nhanh, gọn tạo thời cơ phát triển nhanh và nhanh chóng làm chủ sào huyệt cuối cùng của Mỹ - ngụy. Đột phá, mở màn vào đâu. Hội nghị cân nhắc mấy phương án, cuối cùng chọn Buôn Ma Thuột, giải phóng cao nguyên trung phần trước. Từ nóc nhà Trung Đông Dương này tạo thời cơ lớn toả đi các hướng chủ yếu, cuối cùng là tiêu diệt và làm tan rã quân địch; dứt điểm giải phóng Sài Gòn. Sau Buôn Ma Thuột, Huế, Đà Nẵng phải giải phóng nhanh mở đường vận chuyển chiến lược (đường 1A). Mọi vấn đề lớn nêu ra được hội nghị thảo luận, hoàn toàn nhất trí cao.

Trên đường trở lại chiến trường, ngồi trên chiếc xe com-măng-ca đường rừng lắc lư để thực hiện quyết tâm lịch sử, tôi xúc động nhớ công ơn trời biển của Bác Hồ. Gần một nửa thế kỷ bôn ba quên mọi gian khổ, dám nhận hy sinh, Bác đã làm rạng rỡ non sông đất nước. Bác ra đi đã để lại một tập thể kế cận trung kiên tuyệt đối, có tầm nhìn xa, sáng tạo, đảm đương sứ mạng lịch sử của Tổ quốc và nhân dân, thực hiện lời căn dặn của Bác: Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào, giành lại trọn vẹn cả non sông gấm vóc. Qua cuộc họp lịch sử, tôi thấy những bộ não lớn, những tinh hoa sáng ngời tiêu biểu của dân tộc Việt Nam quy tụ lại trở thành sức mạnh to lớn. Tôi nghĩ chiến trường Tây Nguyên sẽ trở thành chiến trường lịch sử. Trên 10 năm, quân và dân Tây Nguyên đã bất chấp hy sinh gian khổ, bám trụ đánh địch, giành dân, sáng tạo chiến trường để có ngày hôm nay và sắp tới. Từ cao nguyên này, nóc nhà Trung Đông Dương, đột phá mở màn, cuộc tấn công chiến lược: giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Về đến Khu 5, chúng tôi khẩn trương triệu tập hội nghị Thường vụ Khu ủy và Quân khu uỷ để quán triệt quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị; thông qua phương án của quân, dân Khu 5 đã được chuẩn bị. Cuộc họp này cũng bàn thảo, lựa chọn một trong hai phương án để đi vào tổ chức thực hiện nắm quyền chủ động.

Phương án 1, mở đầu tiến công tiêu diệt quận lỵ chi khu Tiên Phước và căn cứ Phước Lâm. Làm công sự chốt chặt các điểm cao phía đông, kéo mấy trung đoàn cơ động ngụy vào ứng cứu, tiêu diệt chúng ở vùng giáp ranh. Khi quân địch không còn sức chiến đấu phải rút lui thì ta cho lực lượng dự bị có xe tăng phối hợp bất ngờ tiến công vào thị xã Tam Kỳ. Sau khi giải phóng Tam Kỳ, Sư đoàn bộ binh 2 của ta theo đường 1 tiến thẳng vào Đà Nẵng. Theo phương án này, căn cứ Chu Lai, thị xã Quảng Ngãi bị chia cắt. Ta chỉ dùng 1 trung đoàn bộ binh, 1 đại đội pháo và 1 đại đội xe tăng cùng lực lượng vũ trang địa phương và quần chúng nổi dậy để giải phóng.

Phương án 2, Sư đoàn bộ binh 2 của ta, mở đầu tiêu diệt địch giải phóng quận lỵ chi khu Sơn Hà, sau đó nhanh chóng tiến công giải phóng thị xã Quảng Ngãi rồi chuyển vào phía nam giải phóng nam Quảng Ngãi nối liền với bắc Bình Định. Ý định then chốt trong phương án này là trong mùa Xuân năm 1975, đồng bằng Khu 5 ăn chắc từ thị xã Quảng Ngãi đến trung Bình Định. Một vài anh em thường nói: Giải phóng vùng này “bỏ túi trước”, Quảng Ngãi, Bình Định, sang hè sẽ chuyển ra bắc giải phóng Đà Nẵng.

Hai phương án nói trên đều có lý lẽ và đã tranh luận mấy tháng. Vì vậy, trước Tết Nguyên đán tôi xin phép Thường vụ Khu uỷ và Thường vụ Quân uỷ được kết luận: Theo phương án 1, để tập trung mọi lực lượng, tinh thần, vật chất chuẩn bị có chất lượng đảm bảo chắc chắn. Theo phương án này thì lực lượng ta quá thấp phải cố gắng nhiều. Nhưng phương án 1, đứng về chiến lược cao hơn, chủ động hơn. Có thể nói, thực hiện phương án 1 tự mình nỗ lực chủ quan, tạo thời cơ trực tiếp, lợi dụng thời cơ chung, kín đáo và sắc bén hơn về tư tưởng chiến lược và tâm lý.

Sư đoàn 3 trước có ý định điều ra Quảng Nam, Đà Nẵng, để thực hiện phương án này, song nửa chừng, Bộ giao nhiệm vụ cho Sư đoàn đánh địch cắt đứt đường 19. Phương án 1 thiếu Sư đoàn 3, nhưng quyết tâm của quân khu thì nhiệm vụ, mục tiêu không giảm.
________________________________
1. Tên bài do nhóm biên soạn đặt.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 09:36:42 am

Trong lúc các đơn vị đang khẩn trương chuẩn bị thì ngày 21 tháng 1 năm 1975, Đảng uỷ và Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên nhận được chỉ thị bổ sung của Thường vụ Quân uỷ Trung ương. Theo chỉ thị bổ sung, nhiệm vụ của hướng tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phải tiêu diệt từ 4 đến 5 trung đoàn bộ binh, 1 đến 2 trung đoàn thiết giáp, cố gắng tiêu diệt hoặc đánh quỵ 1 sư đoàn, đánh thiệt hại nặng quân đoàn 2 ngụy, giải phóng phần lớn hoặc hoàn toàn ba tỉnh Đắc Lắc, Quảng Đức, Phú Bổn bao gồm các thị xã Cheo Reo, Gia Nghĩa, Buôn Ma Thuột. Trọng điểm là tỉnh Đắc Lắc, mục tiêu quyết định là thị xã Buôn Ma Thuột, hướng phát triển là Cheo Reo và Gia Nghĩa. Cheo Reo là hướng phát triển chủ yếu.

Nhằm phối hợp với Tây Nguyên đánh thiệt hại nặng quân đoàn 2 ngụy, Tổng tư lệnh giao nhiệm vụ cho Khu 5 sử dụng Sư đoàn 3 (thiếu) và Tiểu đoàn công binh 19 mở chiến dịch tiến công địch trên đường 19 trong phạm vi hai huyện Bình Khê và An Khê, tiêu diệt từ 1 đến 2 chiến đoàn bộ binh và 1 đến 2 chi đoàn cơ giới, cắt đứt đường 19, thực hiện chia cắt chiến lược quân địch giữa đồng bằng và Tây Nguyên.

Để tăng cường lực lượng cho hướng tiến công chiến lược chủ yếu, Bộ lần lượt đưa vào Tây Nguyên Sư đoàn 968, Sư đoàn 316, Trung đoàn 95b của Sư đoàn 325, Trung đoàn cao xạ 232, Trung đoàn công binh 575, một tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn cầu phà, 1 tiểu đoàn thông tin, 1 tiểu đoàn vận tải, 1 đại đội trinh sát, 1 trung đội khí tượng, 3 trạm sửa chữa xe pháo, 1 đội điều trị và 8 nghìn quân bổ sung.

Ở các tỉnh đồng bằng Quảng Đà, Quảng Ngãi, Bình Định lần lượt thành lập các trung đoàn địa phương 96, 94, 93. Các tỉnh Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hoà chưa tổ chức trung đoàn nhưng cũng hình thành khối chủ lực tập trung mấy tiểu đoàn.

Do ý nghĩa quan trọng của chiến dịch Tây Nguyên, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương cử anh Văn Tiến Dũng - Uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị, Tổng tham mưu trưởng làm đại diện Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh và tổ chức sở chỉ huy tiền phương của Bộ để trực tiếp chỉ đạo chiến dịch.

Bộ tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên hình thành trên cơ sở lấy Bộ tư lệnh và cơ quan Mặt trận Tây Nguyên làm nòng cốt do anh Hoàng Minh Thảo làm tư lệnh, anh Đặng Vũ Hiệp làm chính uỷ. Ngoài ra còn có các đồng chí cán bộ cao cấp và trung cấp do Bộ phái đến tăng cường để tăng sức mạnh và khả năng giải quyết tốt các vấn đề tác chiến cũng như các vấn đề hậu cần, vận tải.

Bên cạnh Bộ tư lệnh chiến dịch, Thường vụ Khu uỷ Khu 5 cử anh Bùi San - Uỷ viên Thường vụ Khu uỷ cùng một bộ phận cơ quan giúp việc. Đi sát với các hướng chiến dịch có các đại diện của các tỉnh uỷ Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum.

Đêm 3 rạng ngày 4 tháng 3, Trung đoàn 95a được lệnh cắt đứt đường 19, nhanh chóng tiêu diệt một số chốt giao thông và làm chủ hoàn toàn đoạn đường dài 20km từ ngã ba Plây Pôn đến ấp Phù Yên. Cùng đêm, một bộ phận của Sư đoàn 320 cắt đường 14 ở đoạn bắc Cẩm Ga. Ngày 4 tháng 3, Sư đoàn 3 Quân khu 5 tuy gặp nhiều khó khăn về quân số và hậu cần cũng đã tích cực phối hợp đánh cắt đường 19 từ đèo Thượng An đến cầu số 13 chiếm 9 chốt giao thông, diệt 2 đại đội và tiểu đoàn bộ tiểu đoàn 1 trung đoàn 47, làm chủ hoàn toàn đoạn đường trên. Tiếp đó, đêm 4 rạng ngày 5 tháng 3, Trung đoàn 25 hoạt động trên đường 21 đoạn Chư Cúc đã đánh chiếm một đoạn đường về phía đông Chư Cúc.

Thế là quân ta cơ bản đã cài xong thế trận chia cắt chiến dịch. Quân địch ở thị xã Buôn Ma Thuột về đường bộ đã bị hoàn toàn cô lập với Quy Nhơn, Plây Cu, Nha Trang; đồng thời thế chia cắt đó cũng đã cô lập Tây Nguyên với các tỉnh đồng bằng ven biển miền Trung.

6 giờ ngày 8 tháng 3, Trung đoàn 48 Sư đoàn 320 và một bộ phận pháo cơ giới đã nổ súng tiến công Cẩm Ga (quận lỵ Thuần Mẫn) về phía thị xã Buôn Ma Thuột. Đến 7 giờ 20 phút ta làm chủ trận địa, tiêu diệt toàn bộ quân địch. Ngày 9 tháng 3, Trung đoàn 64 Sư đoàn 320 đã tiêu diệt hoàn toàn quân địch trong quận lỵ Buôn Hồ.

Trận Cẩm Ga và trận Buôn Hồ đã làm cho đường 14 hoàn toàn bị cắt đứt, thị xã Buôn Ma Thuột càng cô lập và bị uy hiếp dữ dội. Để cứu vãn tình hình, ngày 8 tháng 3, địch vội vã điều liên đoàn biệt động quân số 21 (thiếu) xuống sân bay Hoà Bình và đưa lên Buôn Hồ, hòng phản kích chiếm lại đường 14.

Trên hướng Đức Lập, căn cứ này nằm về tây nam thị xã Buôn Ma Thuột khoảng 60km trên đường 14 đi Gia Nghĩa. Trận đánh do Sư đoàn 10 (thiếu) và một bộ phận pháo cơ giới của Trung đoàn 40 và tiểu đoàn đặc công thực hiện. 5 giờ 35 phút ngày 9 tháng 3, pháo binh bắt đầu bắn vào Đức Lập. 8 giờ 20 phút, Trung đoàn 66 Sư đoàn 10 đánh chiếm căn cứ 23, Trung đoàn 28 đánh chiếm căn cứ Núi Lửa, hình thành hai mũi phát triển tiến công vào thị trấn. Riêng quận lỵ Đức Lập vì ta nắm tình hình không chặt và tổ chức tiến công không tốt nên đánh đợt 1 không thành. Sáng ngày 10 tháng 3, ta tổ chức tiến công đợt 2 mới giải quyết xong. Chiều ngày 10 tháng 3 ta diệt luôn vị trí Đắc Xắc, Đức Minh và giải phóng hoàn toàn Đức Lập.

Tại Buôn Ma Thuột, quân địch lúc này ở trong thị xã có sở chỉ huy tiền phương sư đoàn 23, trung đoàn 53 (thiếu), 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn xe tăng, 2 tiểu đoàn bảo an. Quân số khoảng 8.000 tên.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 09:38:21 am

2 giờ sáng ngày 10 tháng 3 năm 1975, Trung đoàn đặc công 198 tiến công 3 vị trí: sân bay Hoà Bình, sân bay thị xã, cụm kho Mai Hắc Đế. Cùng giờ, hoả tiễn H12 và ĐKB của ta đánh vào sư đoàn bộ sư đoàn 23, chỉ huy sở tiểu khu và khu pháo binh, thiệt giáp. Địch vẫn đinh ninh rằng cũng như năm 1968, ta chỉ dùng đặc công và pháo binh đánh rồi sáng sẽ rút.

Cùng lúc, khi pháo bắt đầu bắn, lợi dụng tiếng nổ các mũi tiến công của ta tập kết cách thị xã 10 - 15km, xe tăng 20-25km, có bộ phận 40km, bắt đầu vượt sông Sêrêpốc tiến vào tuyến xuất phát tiến công. Một cuộc tiến công gồm 12 trung đoàn bộ binh của Sư đoàn 316, các trung đoàn 24, 95b và các trung đoàn binh chủng trên 5 mũi khác nhau đã được điều khiển nhịp nhàng, chặt chẽ. Một cuộc tiến công quân binh chủng hợp thành tuyệt đẹp 5 giờ ngày 10 tháng 3 năm 1975, toàn bộ đội hình đã chiếm lĩnh vị trí xuất phát tiến công, hình thành thế bao vây sát thị xã.

5 giờ 30 phút pháo binh bắn thử. 7 giờ 15 phút pháo binh bắt đầu trút bão lửa xuống các mục tiêu quy định. Pháo cao xạ đã tiến sát đội hình bộ binh. 9 giờ ngày 10 tháng 3 các mũi bộ binh và cơ giới bắt đầu tiến công.

Trải qua một ngày chiến đấu quyết liệt, đến chiều ngày 10 tháng 3, quân ta đã đánh chiếm sở chỉ huy tiểu khu, khu liên hợp pháo binh - thiết giáp, một phần khu sư đoàn bộ sư đoàn 23. Trên tất cả các hướng quân địch đều chống trả quyết liệt.

Đêm 10 tháng 3, liên đoàn biệt động quân 21, được lệnh từ Buôn Hồ tiến về thị xã để cứu nguy cho sở chỉ huy sư đoàn 23, nhưng đến khu vực suối Ia Tam vấp phải quân ta. Bọn này đã chuồn ra phía đông thị xã ẩn nấp. Trong đêm 10 tháng 3 ta nắm lại tình hình, tổ chức hiệp đồng lại với các mũi, hội quân ở sư đoàn bộ sư đoàn 23. 6 giờ sáng ngày 11 tháng 3, quân ta lại mở đợt tiến công mới. Với sức mạnh áp đảo, các loại hoả lực và xe tăng của ta đã nhanh chóng đè bẹp địch, chi viện cho bộ binh xung phong. 9 giờ sáng 11 tháng 3 quân ta đánh chiếm sở chỉ huy sư đoàn 23. Mục tiêu chủ yếu của trận đánh đã hoàn thành, cơ quan đầu não của địch ở Buôn Ma Thuột đã bị đập tan.

Đến 11 giờ trưa ngày 11 tháng 3 năm 1975, ngọn cờ chiến thắng của bộ đội Tây Nguyên đã phất cao trên nóc hầm chỉ huy sư đoàn 23 ngụy. Sau đó, quân ta đã nhanh chóng phát triển thắng lợi tiêu diệt địch ở các vùng phụ cận như hậu cứ 45, trường huấn luyện, căn cứ 53, ấp Châu Sơn.

Trận đánh thị xã Buôn Ma Thuột là một trận tiến công xuất sắc. Chỉ trong vòng 33 giờ, bằng nghệ thuật chiến đấu tài giỏi, bằng sức mạnh hiệp đồng binh chủng quy mô lớn và bằng tinh thần chiến đấu của cán bộ, bộ đội ta đã lập nên chiến công Tây Nguyên đại thắng vang dội, làm đòn mở đầu cho cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa Xuân 1975.

Theo kế hoạch, sau khi tiêu diệt xong Đức Lập, Sư đoàn 10 sang đứng chân ở đông bắc Buôn Ma Thuột sẵn sàng đánh quân phản kích.

7 giờ ngày 14 tháng 3, Trung đoàn 24 được pháo binh và xe tăng chi viện đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 45 sư đoàn 23 quân ngụy, diệt 210 tên, bắt 180 tên, thu 4 pháo 105 ly, số địch còn lại chạy về Nông Trại - Phước An. Ngày 15 và 16 tháng 3, địch đổ tiếp trung đoàn 44 và sư đoàn bộ 23 nhẹ xuống Phước An, cộng với số bảo an tại đây, quân địch ở khu vực này lên đến 5.600 tên.

7 giờ 15 phút ngày 16 tháng 3, Sư đoàn 10 dùng pháo bắn vào Nông Trại, sau đó xe tăng chở bộ đội ta đột kích vào trận địa địch. 8 giờ 15 phút ta làm chủ Nông Trại, tiêu diệt hoàn toàn các lực lượng còn lại của trung đoàn 45. Trung đoàn 24 tiếp tục tiến công địch chiếm ngã ba Phước An. Trung đoàn 28 và xe tăng, xe bọc thép phát triển theo đường 21 xuống Chư Cúc diệt các lực lượng của trung đoàn 44. Trong hai ngày 17 và 18 tháng 3 ở khu vực Phước An, ta đã diệt gần 500 tên, bắt 1.600 tên, thu hơn 1.800 súng có 6 pháo 105 ly.

Ngày 18 tháng 3, Trung đoàn 28 và Trung đoàn 25 đã chặn đánh lực lượng còn lại của trung đoàn 44 diệt 500 tên, giải phóng Chư Cúc. Sư đoàn 23 quân ngụy hoàn toàn bị xoá sổ.

Ngày 15 tháng 3 năm 1975, Bộ Tổng tư lệnh nhận định: Sau khi mất Buôn Ma Thuột có khả năng sẽ diễn ra hai tình huống: thứ nhất, địch sẽ bỏ Kon Tum lui về giữ Plây Cu; thứ hai, bỏ Tây Nguyên, rút về đồng bằng.

Ngày 14 tháng 3, Nguyễn Văn Thiệu đến Nha Trang. Sau khi xem xét tình hình, Thiệu quyết định rút bỏ Tây Nguyên co về giữ đồng bằng, củng cố một thời gian chờ đợi thời cơ phản kích chiếm lại Buôn Ma Thuột và Tây Nguyên. Lần đầu tiên trong lịch sử 30 năm chiến tranh của nhân dân ta, một quân đoàn địch đã rút chạy, một cuộc rút chạy có ý nghĩa chiến lược.

Đến ngày 15 tháng 3, ta đã phát hiện được ý định rút chạy của địch. Cũng ngày đó, Phạm Văn Phú - tư lệnh quân đoàn 2, tư lệnh quân khu 2 và sở chỉ huy ở Plây Cu chuồn trước bằng máy bay về Nha Trang. Tiếp đó là cuộc tháo chạy lớn bằng đường bộ. Vì đường 19, đường 21 và đường 14 đã bị cắt đứt, nên địch phải liều mạng rút theo đường số 7, từ Plây Cu qua Cheo Reo về Củng Sơn - Tuy Hoà.

Để đảm bảo an toàn cho cuộc rút chạy, quân khu 2 ngụy không báo cho các lực lượng địa phương biết “cứ để cho chúng chống giữ, khi chủ lực rút xong ai biết thì biết”.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 09:39:10 am

16 giờ ngày 17 tháng 3, Tiểu đoàn 9 Trung đoàn 64 Sư đoàn 320 ra cắt đường 7 ở đông nam Cheo Reo 4km. Ngày 18 tháng 3, Trung đoàn 64 (thiếu) ra cắt đường 7 đông Cheo Reo 10km. Cùng ngày, Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 48 cắt đường 7 giữa Cheo Reo và Phú Thiện, làm cho chúng bị nghẽn lại tại thị xã Cheo Reo gần 10 nghìn tên. Tuy nhiên, một số ít quân địch cũng đã vượt qua trước ngày Trung đoàn 64 ra cắt đường ra, đã chạy về Phú Túc, Củng Sơn.

Ngày 18 tháng 3, Trung đoàn 48 (thiếu) được pháo binh chi viện tiến công đánh chiếm thị xã Cheo Reo gồm khu hành chính, tiểu khu, tiêu diệt một số lớn quân địch rút chạy của quân đoàn 2 ngụy ùn ở đây. Từ ngày 17 tháng 3 đến ngày 19 tháng 3, Trung đoàn 9 Sư đoàn 320 tiến công tiêu diệt địch ở quận lỵ Phú Nhơn, Mỹ Trạch, Phú Thiện.

Ngày 21 tháng 3, quân ta diệt địch dồn về ở Phú Túc và ngày 23 tháng 3 bộ đội ta tiến sát đến Củng Sơn. Ở Củng Sơn địch tụ lại khoảng 6.000 tên, 40 xe tăng, xe thiết giáp và hàng trăm xe vận tải. Đoạn đường Củng Sơn về Tuy Hoà bị hư hỏng nặng nên quân địch đã ùn lại đây để chờ sửa đường.

Tại Củng Sơn, lực lượng của ta chỉ có Trung đoàn 64 (thiếu) với 2 tiểu đoàn địa phương tỉnh Phú Yên nhưng vẫn kiên quyết tiến công. Ngày 24 tháng 3, quân ta mở đợt tiến công dồn dập vào Củng Sơn, tụ điểm cuối cùng của địch, tiêu diệt và bắt sống gần hết quân địch. Chúng chỉ chạy thoát được 11 xe M113 và một bộ phận của liên đoàn biệt động quân 6.

Ngày 18 tháng 3, Trung đoàn 29 và tỉnh đội Kon Tum giải phóng thị xã Kon Tum, Trung đoàn 95a giải phóng thị xã Plây Cu, Trung đoàn 19 giải phóng Thanh Bình. Ngày 22 tháng 3 Sư đoàn 3 (thiếu) giải phóng An Khê. Cùng ngày, Sư đoàn 10 và Trung đoàn 25 chiếm Khánh Dương. Ngày 20 tháng 3, Trung đoàn 271 (thiếu) chiếm Kiến Đức, địch ở Gia Nghĩa rút chạy, quân ta vào tiếp quản thị xã này.

Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng. Từ trên cao nguyên quân ta đã toả ra thành ba mũi tiến công xuống các tỉnh đồng bằng nam Khu 5. Mũi thứ nhất, gồm có Sư đoàn 968 và Trung đoàn 95A từ Plây Cu theo đường 19 tiến xuống Bình Định, phối hợp cùng với Sư đoàn 3 và các lực lượng vũ trang tỉnh Bình Định đánh một trận lớn từ Phú Thông đến sân bay Gò Quánh, tiêu diệt sư đoàn 22, góp phần giải phóng tỉnh Bình Định.

Mũi thứ hai, do Sư đoàn 320 và các lực lượng tăng cường theo đường số 7 tiến xuống phía đông, phối hợp với lực lượng vũ trang tỉnh Phú Yên giải phóng thị xã Tuy Hoà.

Mũi thứ ba, do Sư đoàn 10 và các lực lượng tăng cường đã tiêu diệt lữ dù 3, trung đoàn 40 sư đoàn 22 quân ngụy và tiến xuống giải phóng thành phố Nha Trang (2-4), quân cảng Cam Ranh (3-4).

Sau 1 tháng liên tục tiến công, chiến dịch Tây Nguyên kết thúc vào ngày 4 tháng 4 năm 1975.

Chiến thắng Tây Nguyên, chiến thắng mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đã tạo ra một bước ngoặt chiến lược.

Thắng lợi của chiến dịch mở đầu cuộc Tổng tiến công diễn ra ở Tây Nguyên, một địa bàn chiến lược vô cùng quan trọng của Tổ quốc. Từ địa bàn đó ta đã phát triển tiến công xuống đồng bằng, cắt đôi hệ thống bố phòng của địch, đẩy quân địch đến khởi điểm bắt đầu của quá trình tan rã và suy sụp về chiến lược. Chiến thắng Tây Nguyên đã tạo cho ta thế và lực mới, mạnh toàn diện, có điều kiện tiếp tục đẩy mạnh cuộc tiến công tiến lên giành thắng lợi to lớn hơn. Chiến thắng Tây Nguyên đã tạo ra bước nhảy vọt trong chiến tranh, làm cho so sánh lực lượng giữa ta và địch thay đổi có lợi cho ta. Địch mất 1 quân đoàn, mất 7 tỉnh, bị chia cắt về chiến lược khiến chúng phải rút bỏ và chịu thua nhiều nơi khác. Chiến thắng Tây Nguyên đã cổ vũ, động viên khí thế cả nước ta quyết tâm đẩy mạnh cuộc tiến công tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

   
Đại tướng CHU HUY MÂN
   (Trích từ cuốn “Thời sôi động”:
   LÊ HẢI TRIỀU thể hiện – QĐND. H: 2004)


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 09:40:41 am

VÀO CHỈ ĐẠO CHIẾN DỊCH TÂY NGUYÊN


Tháng 4 năm 1974, tôi từ Nam Bộ ra, được giao 1 nhiệm vụ làm Phó tổng Tham mưu trưởng. Trước khi vào làm việc, tôi được cấp trên cho nghỉ phép 15 ngày. Mới nghỉ được 5 ngày thì đồng chí Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trưởng gọi vào và bảo:

- Tình hình chiến trường rất khẩn trương. Đồng chí cần vào ngay cùng Cục tác chiến làm kế hoạch. Làm thế nào để ta tiến lên giành thắng lợi lớn hơn.

Lúc bấy giờ, đảng ta đã có Nghị quyết 21. Trong Nghị quyết có nêu hai khả năng có thể diễn ra trên chiến trường miền Nam. Một là, đấu tranh bằng chính trị, pháp lý, tiến lên giành thắng lợi theo Hiệp định Pa-ri. Hai là, trở lại chiến tranh để đi lên giành toàn thắng. Quán triệt Nghị quyết 21. Quân ủy Trung ương đã ra nghị quyết, chỉ thị cho các chiến trường tích cực đánh bại các cuộc phản công triệt phá phong trào, bình định cấp tốc, tràn ngập lãnh thổ, phá thế “da báo” của Mỹ - ngụy... Ta thực hành tiến công, phản công để đánh bại âm mưu lấn chiếm vùng giải phóng của chúng. Như vậy là Quân uỷ Trung ương đã kịp thời xử lý ngay khả năng thứ hai mà Nghị quyết 21 đã nêu, Phù hợp với suy nghĩ của cán bộ, nhất là của những đồng chí lúc đó đang hằng ngày hằng giờ phải đối đầu, đánh địch trên các chiến trường.

Theo hướng chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ tổng Tham mưu đã liên tiếp xây dựng năm kế hoạch và một điểm chung là phải tiến hành đấu tranh vũ trang, đi lên giành thắng lợi bằng tiến công quân sự, kết hợp với nổi dậy của quần chúng. Dự kiến kế hoạch năm 1975, ta nâng mức diệt địch lên đến sư đoàn, giải phóng tỉnh và một số tỉnh, tiếp tục mở rộng vùng giải phóng, tạo điều kiện để đón thời cơ chính trị. Tức là vào cuối năm 1975, chế độ ngụy tiến hành bầu cử tổng thống, nếu ta đánh mạnh, sẽ buộc Mỹ thay đổi chính sách, lật Thiệu, chấp nhận phương án thoả hiệp để Mỹ rút. Cuối năm 1976, bầu tổng thống Mỹ, nếu ta đánh mạnh trên chiến trường, ngụy khó mà đứng vững, cộng với dư luận đòi Mỹ phải rút ra khỏi cuộc đấu tranh Việt Nam, buộc chính phủ Mỹ phải thay đổi lập trường..., ta tiến lên vào năm sau.

Trong khi xây dựng kế hoạch chiến lược cũng như khi thông qua tại cuộc họp Bộ Chính trị - Quân ủy Trung ương tháng 10 năm 1974 và cuộc họp mở rộng, có các đồng chí Bí thư và Tư lệnh các chiến trường tham dự cuối tháng 12 năm 1974, đầu tháng 1 năm 1975, vấn đề lựa chọn chiến trường chính Tây Nguyên và hướng tấn công chủ yếu của chiến dịch là nam Tây Nguyên (Buôn Ma Thuột) theo như đề án của Bộ Tổng Tham mưu đã trình bày, đã được thảo luận kỹ trước khi kết luận.

Trước đó, khi chuẩn bị chiến dịch, cũng đã có ba ý kiến khác nhau về lựa chọn chiến trường chính là Tây Nguyên, miền đông Nam Bộ, hay cắt đèo Hải Vân. Về hướng chiến dịch, trên chiến trường Tây Nguyên có ba hướng: hướng nam (Buôn Ma Thuột) được chọn làm hướng chính, hướng trung, tiến công Plây Cu, được chọn làm hướng nghi binh chiến dịch, hướng bắc, tiến công vào Kon Tum cũng được chọn làm hướng nghi binh thứ hai.

Về ý định cách đánh Tây Nguyên thì tại Hội nghị tháng 10 năm 1974, Bộ Tổng Tham mưu đã đề ra phương án “Tiến công Đức Lập, cắt giao thông, diệt viện, phát triến tiến công đánh chiếm Buôn Ma Thuột”. Đến cuộc họp tháng 12 năm 1974, qua trao đổi, thống nhất quyết định tiến công ngay vào Buôn Ma Thuột.

Theo như kế hoạch chiến lược đã đề ra thì chiến dịch Tây Nguyên nhằm ba mục đích lớn: diệt gọn sư đoàn địch; mở rộng hành lang tuyến vận tải Bắc - Nam, mở rộng vùng giải phóng cấp tỉnh (dự kiến ba tỉnh); phối họp với vùng sâu phá kế hoạch bình định “tràn ngập lãnh thổ” của chúng.

Ngay sau cuộc họp Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương cuối tháng 12 năm 1974, đầu tháng 1 năm 1975, có một cuộc hội ý giữa anh Võ Nguyên Giáp, anh Văn Tiến Dũng, anh Lê Trọng Tấn và tôi tại phòng họp của Quân uỷ Trung ương, bàn việc điều chinh kế hoạch, thực hiện ngay phương án đánh Buôn Ma Thuột như quyết định của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương. Lúc này, ở Tây Nguyên, Bộ Tư lệnh Mặt trận đã được thông báo từ tháng 9, tháng 10 năm 1974 đang xúc tiến việc chuẩn bị đánh theo phương án “tiến công Đức Lập, phát triển tiến công chiếm Buôn Ma Thuột”. Đang hội ý thì anh Lê Đức Thọ bước vào nói ý kiến của anh Lê Duẩn và anh Thọ là phải cố gắng đánh Buôn Ma Thuột ngay. Các anh cử tôi vào Tây Nguyên để bàn với Bộ Tư lệnh Mặt trận trong đó bổ sung kế hoạch. Với chiến dịch Tây Nguyên và cả riêng tôi nữa, cuộc hội ý cân nhắc cẩn thận từng việc này có ý nghĩa rất lớn.

Ngày 16 tháng 1 năm 1975, tôi lên đường. Điều lo lắng nhất của tôi trên đường đi là làm sao ít ảnh hưởng đến kế hoạch của mặt trận Tây Nguyên mà vẫn có binh lực để đánh thẳng vào Buôn Ma Thuột. Bây giờ, ở Mặt trận Tây Nguyên có Sư đoàn 10 chuẩn bị đánh Đức Lập, Sư đoàn 320 chuẩn bị cắt giao thông, diệt viện trên đường 14 và một số trung đoàn, tiểu đoàn bộ binh độc lập và binh chủng. Muốn đánh vào Buôn Ma Thuột, nhất định phải có thêm lực lượng. Khoảng ngày 21 tháng 1, tôi đến Sở chỉ huy Mặt trận. Tại đây, tôi gặp anh Vũ Lăng, Tư lệnh; anh Đặng Vũ Hiệp, Chính ủy; anh Nguyễn Năng, Phó tư lệnh và các đồng chí trong cơ quan Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên. Chúng tôi họp với nhau trong 5 ngày, đi đến thống nhất kế hoạch chiến dịch Tây Nguyên. Rồi tôi phải trở ra miền Bắc để báo cáo với các anh trong Quân uỷ Trung ương xin thêm lực lượng vì báo cáo bằng vô tuyên điện e rằng không đạt được ý mà chúng tôi bàn thống nhất.

Khi tôi ra đến nam cầu Hiền Lương thì có barie chắn lại. Một đồng chí sĩ quan thông báo: theo lệnh của Bộ, tôi phải quay trở lại, vào Sở chỉ huy của Đoàn 559 và chờ ở đó. Lúc ấy, Tết Ất Mão đã đến gần. Sau những năm ở chiến trường, tôi đang hy vọng có một cái Tết sum họp gia đình. Vào Bộ Tư lệnh Đoàn 559, gặp anh Đồng Sĩ Nguyên, anh ấy bảo tôi nằm chờ. Sau này tôi mới biết lý do lệnh giữ tôi lại, không ra Hà Nội là để giữ tuyệt đối bí mật cho chiến dịch. Ngày mồng 2 Tết, anh Văn Tiến Dũng vào. Bàn việc tăng thêm lực lượng cho Tây Nguyên, suy đi tính lại, cũng chỉ tăng thêm một sư đoàn. Đó là Sư đoàn 316 mới từ Lào về đang đóng quân ở Nghệ An. Tập họp trên đường 559 được thêm Sư đoàn 968. Sư đoàn 316 tuy đã chiến đấu nhiều trên chiến trường Lào nhưng chưa đánh địch ở miền Nam, song có hai đồng chí chỉ huy thì đã chiến đấu trong Nam rồi. Anh Đàm Văn Ngụy, Sư đoàn trưởng, là con người rất tốt, có sở trường trong đánh thọc sâu chiến dịch. Còn anh Hải Bằng, Sư đoàn phó, có khả năng đánh hợp đồng binh chủng. Chúng tôi quyết định dùng Sư đoàn 316, có tăng cường thêm một trung đoàn và toàn bộ các trung đoàn, tiểu đoàn binh chủng kỹ thuật của Mặt trận, bao gồm đặc công, pháo binh, công binh, tăng - thiết giáp, thông tin... làm lực lượng chủ công đánh vào Buôn Ma Thuột. Sư đoàn 968 đánh ở phía tây Plây Cu để nghi binh. Ở Kon Tum, ta dùng vô tuyến điện của Sư đoàn 10 để nghi binh như là sư đoàn đang chuẩn bị đánh mạnh ở đây. Trong khi đó, sư đoàn 10 lại được dùng để đánh giải phóng Đức Lập, cùng ngày, phải cơ động bằng ô to về làm lực lượng dự bị kịp thời ngay khi ta nổ súng tiến công Buôn Ma Thuột. Sư đoàn 320 làm lực lượng cắt giao thông, diệt viện trên đường 14 từ Plây Cu về Buôn Ma Thuột. Ngoài ra, còn có Trung đoàn 59B, các trung đoàn, tiểu đoàn pháo binh, tăng - thiết giáp, thông tin... Cách bố trí lực lượng này, khi báo cáo ra Quân ủy Trung ương và Bộ, cũng có ý kiến cho là “đại phân tán”, nhưng trong thực tế chỉ huy cơ động lực lượng thì lại khác.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 09:41:29 am

Ngày 5 tháng 3 năm 1975, thực hiện nghi binh, lừa địch. Sư đoàn 968 đã nổ súng tiến công phía tây Plây Cu. Từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 3, Sư đoàn 320 lần lượt tiêu diệt cứ điểm Chư Sê và nam ngã ba Thuần Mẫn, mở toang một đoạn đường để chuẩn bị đánh viện. Rạng sáng ngày 9 tháng 3, Sư đoàn 10 đánh Đức Lập. Ngay buổi sáng hôm đó, Sư đoàn 10 đã hoàn thành nhiệm vụ. Lúc này, như đã bàn trước với anh Đinh Đức Thiện, Bộ Tư lệnh 559 điều ngay 100 xe chở lực lượng chủ yếu của Sư đoàn 10 đến Buôn Ma Thuột làm lực lượng dự bị.

Rạng sáng ngày 10 tháng 3, Sư đoàn 316, được tăng cường Trung đoàn 95B, các trung đoàn, tiểu đoàn binh chủng, kỹ thuật như đặc công, công binh, pháo binh, xe tăng của Mặt trận Tây Nguyên nổ súng tấn công Buôn Ma Thuột. Đến trưa Ngày 11 tháng 3, quân ta đã chiếm được sở chỉ huy sư đoàn 23 và sở chỉ huy phân khu quân sự tỉnh Đắc Lắc. Từ lúc này cho đến ngày 17, ngày 18 tháng 3 ta phải xử lý đồng thời ba tình huống trên chiến trường. Một là, phải giải quyết cho triệt để thắng lợi giải phóng Buôn Ma Thuột, vì sau ngày 11 tháng 3 vẫn còn căn cứ trung đoàn 53 ngụy ở sân bay Hoà Bình, mãi đến ngày 17 ta mới giải quyết xong. Hai là, diệt viện binh của địch hòng chiếm lại thị xã Buôn Ma Thuột. Ba là, diệt quân rút lui khỏi Tây Nguyên theo lệnh của Nguyễn Văn Thiệu.

Lần đầu tiên Nguyễn Văn Thiệu phải tự quyết định việc xử lý chiến lược trên chiến trường, y cũng muốn co lực lượng theo bài bản của Mỹ, rút quân về trấn giữ ba đèo lớn là An Khê trên đường 19 từ Plây Cu về Quy Nhơn, đèo Tanu trên đường 7 từ Plây Cu về Tuy Hòa, đèo Phượng Hoàng từ Tây Nguyên về Ninh Hoà, Phan Rang. Việc phát hiện được địch rút lui để đánh ngay chúng trên đường rút có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong chiến dịch Tây Nguyên. Nếu không đánh kịp thời, quân địch trấn giữ được cả ba ngọn đèo nói trên thì sẽ gây khó khăn lớn cho quân ta trong việc triển khai thế tiến công của chiến dịch, có khi ta phải dừng lại để chuẩn bị mở chiến dịch mới trong khi mùa mưa đã tới, vì vậy mà chiến tranh có thể kéo dài. Tình hình chiến dịch Tây Nguyên sau khi cơ bản giải phóng xong thị xã Buôn Ma Thuột hết sức khẩn trương. Mặc dù lúc đó, có những thông tin sai lạc, nhấn mạnh việc địch tăng viện hòng chiếm lại Buôn Ma Thuột, nhưng trong nhạy cảm của chúng tôi ở Sở chỉ huy phía trước, từ dự đoán đến hiện thực quân địch đang phải rút lui chiến lược ngày càng rõ ra. Ngay tối 16 tháng 3, không liên lạc được với Bộ chỉ huy chiến dịch Tây Nguyên, anh Văn Tiến Dũng và tôi trực tiếp gọi điện thoại xuống Sư đoàn 320 ra lệnh nhanh chóng chuyển đội hình đang sẵn sàng đánh địch tăng viện hòng phản kích chiếm lại Buôn Ma Thuột sang hành quân gấp lên hướng bắc, tiến công quân địch trên đường lút lui. Chiều tôi ngày 17 tháng 3, Sư đoàn 320 mới đưa được tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64 vào đánh địch rút lui ở phía đông nam Cheo Reo. Đêm 17 đến sáng 18 tháng 3, lần lượt cả Trung đoàn 64 và Trung đoàn 48, Sư đoàn 320 mới đánh thẳng được vào đội hình chủ yếu của chúng. Trước khi ta nổ súng tiến công, đài quan sát của ta báo về cho tôi biết: “Đầu đội hình của địch thì đi vào phố Cheo Reo bảy, tám xe một hàng. Toàn bộ thị xã Cheo Reo tràn ngập ô tô quân sự và dân sự. Đuôi của đội hình xe địch thì ở tít tận chân trời phía Plây Cu, không thể trông thấy hết”. Nghe được tin này, tôi vô cùng mừng. Như thế là trúng rồi, ta đã đánh rồi, mệnh lệnh phát đi là chính xác. Đội hình hành quân rút lui của địch kéo dài hàng trăm cây số đã bị quân ta đánh tan tác. Chúng bỏ xe pháo và các loại phương tiện chiến tranh khác, tháo chạy theo đường mòn xuyên rừng. Sư đoàn 320 (gồm hai Trung đoàn 48 và 64) đã phát triển tiến công truy kích địch dọc theo đường số 7 về tới Tuy Hoà, diệt một số, bắt toàn bộ lực lượng chủ yếu bộ binh, binh quân chủng kỹ thuật Quân đoàn kiêm Quân khu 2 của địch.

Chiến thắng ngày 17, 18 tháng 3 năm 1975 trên Tây Nguyên đánh dấu một bước ngoặt quyết định thực hiện vượt yêu cầu mục đích ban đầu của chiến dịch, nâng mức diệt từ sư đoàn lên quân đoàn, quân khu, giải phóng nhiều tỉnh và quan trọng hơn nữa là đã chia cắt chiến lược chiến trường miền Nam. Điều tôi muốn nói rõ là: giải quyết những vấn đề hệ trọng trong kế hoạch chiến lược, chiến dịch và triển khai tổ chức thực hiện, ví dụ như vấn đề lựa chọn chiến trường, xác định hướng và mục tiêu tiến công chủ yếu của chiến dịch để dự trữ hậu cần, kỹ thuật và tập trung lực lượng đánh đòn quyết định... là những công trình nghiên cứu tập thể, trải qua nhiều cuộc trao đổi, bàn luận ở cả cấp chiến lược và cấp chiến dịch mới có thể đạt chuẩn xác cao, khả thi, đã đánh là đúng, đánh trúng, đánh bại được địch.

Chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch cấp Bộ nằm trong kế hoạch chiến lược phấn đấu thực hiện trong hai năm 1975, 1976 giành toàn thắng, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, thống nhất đất nước. Chiến dịch đã được thực hiện giành thắng lợi giòn giã. Chiến thắng có ý nghĩa chiến lược của chiến dịch đã tạo thiên tạo thời, tạo các điều kiện thực hiện để Bộ Chính trị - Quân uỷ Trung ương ra quyết định ngày 15 tháng 3 năm 1975: “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đã bắt đầu” và chỉ trong năm mươi lăm ngày đêm, quân ta đã diệt và đánh tan rã hơn một triệu quân địch và toàn thể bộ máy chiến tranh của chúng, giành toàn thắng.

   
Thượng tướng LÊ NGỌC HIỂN kể
   LÊ NGUYÊN VĨNH ghi
   (Theo “Sự kiện và nhân chứng” số 11/2004)


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 09:44:38 am

BUÔN MA THUỘT KỲ TÍCN VỀ
NGHỆ THUẬT NGHI BINH, BẪY ĐỊCH


Binh pháp viết rằng “kế cao nhất là kế lừa địch”. Trong trận Buôn Ma Thuột 3-1975 - trận đánh then chốt để giải phóng Tây Nguyên, các tướng lĩnh Việt Nam đã hoàn thành kế này một cách xuất sắc. Không chỉ bọn ngụy mà cả tình báo Mỹ - quan thầy của chúng cũng bị... “sập bẫy”.

Sau hiệp định Pari, Mỹ rút quân về nước, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã phải kêu gọi quân ngụy “chiến đấu theo kiểu nhà nghèo” bởi chúng đã mất cái “bầu sữa” là lực lượng quân sự Mỹ ở miền Nam. Ấy vậy nhưng chúng vẫn ngoan cố không chịu thi hành Hiệp định. Trước tình hình đó, Đảng ta quyết định: “Địch không thi hành hiệp định, tiếp tục chiến tranh Việt Nam hoá, thực chất là chiến tranh thực dân kiểu mới hòng chiếm lấy cả miền Nam thì ta không còn con đường nào khác là phải tiến hành chiến tranh cách mạng, tiêu diệt chúng, giải phóng miền Nam” (Nghị quyết hội nghị lần thứ 21 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, tháng 10/1973 ).

Tháng 12/1974 Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương lập kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975-1976.

Để thăm dò phản ứng của Mỹ, ngày 6/1/1975 quân ta giải phóng tỉnh Phước Long ( miền Đông Nam Bộ). Quân ngụy không phản công “tái chiếm Phước Long”. Mỹ lớn tiếng đe doạ nhưng đã không dám đem quân cứu nguy. Trận Phước Long là một trận trinh sát chiến lược của ta, qua trận này ta nhận định: Đế quốc Mỹ không dám can thiệp để cứu quân ngụy. Mất Phước Long, cửa ngõ phía Bắc Sài Gòn đã mở rộng.

Ta bố trí Quân đoàn 2 ở Huế, Quân đoàn 4 ở Biên Hoà - hai “quả đấm” xiết chặt 2 vùng Nam - Bắc chiến tuyến.

Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương quyết định chọn Tây Nguyên làm chiến dịch mở đầu. Buôn Ma Thuột sẽ là trận then chốt của chiến dịch đó. Đánh được Tây Nguyên, từ đó ta có thể toả xuống đồng bằng ven biển miền Trung. Từ lâu thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã đánh giá rất cao vị trí chiến lược Tây Nguyên: “Ai chiếm được Tây Nguyên sẽ làm chủ được Đông Dương”. Ta nhận định: đánh Tây Nguyên, bọn ngụy sẽ không thể đưa quân dự bị đi cứu vì còn phải lo đối phó với hai “quả đấm” kia (Sài Gòn và Huế, Đà Nẵng). Lúc này ở Tây Nguyên địch có Sư đoàn 23; 7 liên đoàn biệt động quân ( tương đương với 7 trung đoàn ); 36 tiểu đoàn bảo an; 4 thiết đoàn xe tăng, xe bọc thép (gồm 380 xe); 25 trung đội pháo binh (250 khẩu); 1 Sư đoàn không quân (Không đoàn 702) với 150 máy bay, trong đó có 24 máy bay chiến đấu. Lực lượng của địch ở Tây Nguyên có thể nói là khá mạnh.

Tướng lĩnh ngụy cho rằng ta sẽ đánh Huế, Đà Nẵng hoặc Biên Hoà nên chúng tập trung lực lượng ở Sài Gòn, Huế và Đà Nẵng rất đông. Đội dự bị quân dù và thuỷ quân lục chiến đều ở những nơi này.

Quân ta ở Tây Nguyên có hai sư đoàn là Sư đoàn 10 và Sư đoàn 320. Ta bí mật tăng cường cho Tây Nguyên 2 sư đoàn nữa, đó là Sư đoàn 968 từ hạ Lào hành quân vượt biên giới Việt Lào vào Tây Nguyên và Sư đoàn 316 hành quân từ Nghệ An vào. Từ đầu tháng 1-1975, Bộ tổng tư lệnh còn tăng cường cho chiến dịch Tây Nguyên Trung đoàn 95B, Trung đoàn cao xạ 232, Trung đoàn công binh 575, và một tiểu đoàn cầu phà, một tiểu đoàn vận tải, một đại đội thông tin, một đại đội trinh sát. Các đon vị này đều tập kết gần Buôn Ma Thuột. Tây Nguyên đột ngột trở thành một “quả đấm” nặng ký của ta mà bọn địch không hay biết. Do đó ta mới phá vỡ Tây Nguyên một cánh nhanh chóng. Đó là cái hay về thế trận chiến lược của ta, về tài thao lược của Bộ thống soái của ta.

Từ lâu bọn Mỹ - ngụy ở Tây Nguyên có kinh nghiệm rằng: hễ Sư đoàn 10 và Sư đoàn 320 của ta di chuyển về hướng nào thì nơi đó sẽ xảy ra đánh lớn. Tương kế tựu kế, ta bí mật thế chỗ của Sư đoàn 10 và Sư đoàn 320 bằng Sư đoàn 968. Khi các sư đoàn này chuyển quân được lệnh để lại toàn bộ mạng thông tin vô tuyến điện và cả nhân viên báo vụ. Các đài vô tuyến vẫn duy trì phát sóng đúng giờ, tung các báo cáo giả để đánh lừa địch (liên lạc giữa các đơn vị đánh Buôn Ma Thuột ta dùng đường dây hữu tuyến). Tình báo địch khi theo dõi các tín hiệu phát ra, vẫn đinh ninh là Sư đoàn 10 và Sư đoàn 320 còn ở vị trí cũ. Sau này chuyên gia tình báo Mỹ Phrăng-Xnép đã phải thốt lên cay đắng: “Chúng tôi quá tin vào kỹ thuật nên đã bị cộng sản dùng kỹ thuật để lừa!”

Để giấu việc tập trung quân về Buôn Ma Thuột, Bộ Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên điều một số đơn vị và rất nhiều dân công hoả tuyến lên phía Kon Tum - Plây Cu rậm rịch mở đường đào hào, chuẩn bị trận địa, có vẻ như sắp đánh lớn ở Plây Cu.

Bị các hoạt động nghi binh của ta đánh lừa, tướng Phạm Văn Phú - Tư lệnh Quân khu 2 ngụy khi bàn kế hoạch đối phó với ta đã nhận định: Nếu đánh lớn, cộng sản sẽ lấy Kon Tum, Plây Cu làm điểm quyết chiến. Nơi thứ hai có thể bị tấn công là Quảng Đức vì cộng sản đã chiếm được Phước Long nên cần đánh Quảng Đức để thông đường vào Nam Bộ.

Tướng Phú ra lệnh cho các đơn vị phòng giữ Kon Tum, Plây Cu củng cố hệ thống bố phòng, tăng cường cho Quảng Đức một trung đoàn, tăng cường sục sạo ra xa để sóm phát thiện ý đồ của ta. Trong khi đó Buôn Ma Thuột không được chú ý tăng lực Lượng, ở Buôn Ma Thuột lục này quân ngụy chỉ có Trung đoàn 53 (thuộc sư đoàn 23), Sở chỉ huy nhẹ sư đoàn 23; 3 tiểu đoàn bảo an (294, 272 và 96); một tiểu đoàn pháo binh; một tiểu đoàn thiết giáp và liên đoàn biệt động 296.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 09:45:18 am

Đêm 18/2/1975 Tướng Phú nhận được nguồn tin của phòng tình báo quân khu 2: “Những hoạt động của Việt cộng ở Kon Tum - Plây Cu chỉ là nghi binh, ý định thực sự của họ là sẽ đánh Buôn Ma Thuột”. Nhưng tình báo Mỹ lại khẳng định là tình hình chưa có gì thay đổi, các đơn vị Việt cộng vẫn ở chỗ cũ. Những tin tức trái ngược nhau làm đau đầu tướng Phú, tuy vậy ông ta vẫn quyết định đưa Trung đoàn 45 từ Plây Cu về khu vực Ea H’leo để tìm Sư đoàn 320 của ta nhưng ta đã rút lui khỏi khu vực này từ trước chỉ để lại những tổ trinh sát, tuyệt đối tránh đụng độ.

Sau hơn 10 ngày lùng sục ở khu vực Ea H’leo, địch không hề phát hiện được dấu vết quân ta. Lúc ấy Bộ tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên cho phát đi bức điện như sau: “Địch đã bị lừa, cho rằng ta sẽ đánh Buôn Ma Thuột nên đã đưa Trung đoàn 45 xuống phía Nam”. Nhận được nguồn tin này tướng Phú càng tin là ta sẽ đánh Plây Cu, Kon Tum.

Khi các cánh quân ta đã triển khai hướng chính an toàn, ngày 1/3/1975 Bộ Tư lệnh chiến dịch có Sư đoàn 968 đánh nghi binh, tấn công các vị trí ở ngoại vi thị xã Plây Cu như chốt Mỹ, đồn Tầm và một loạt các cứ điểm trên dãy Chư Gôi, Chưkra, điểm cao 605, uy hiếp quận lỵ Thanh An và Thanh Bình. Trong những trận này ta dùng cả pháo lớn, bọn ngụy tưởng rằng ta đang thực hiện chiến thuật “bóc vỏ” để đưa quân ém sát đánh Plây Cu. Tướng Phạm Văn Phú vội vã ra lệnh rút Trung đoàn 45 đang lùng sục ở Ea H’leo về tăng cường sức chống đỡ ở hướng tây Plây Cu. Kế đánh thật mà “giả” là có hiệu lực nhất trong nghi binh lừa địch.

Vậy là ta đã thành công hai kế lớn: lừa địch và điều địch, ngày tận số của bọn ngụy ở Buôn Ma Thuột đã sắp bắt đầu.

Đêm mùng 3 rạng mùng 4/3/1975 quân ta đã cắt đường 19 - con đường huyết mạch nối từ cảng Quy Nhơn lên Plây Cu, địch chủ yếu dùng con đường này để tiếp tế cho Tây Nguyên. Tướng Phú tung liên đoàn biệt động quân số 4 và tiểu đoàn 3 ra phản kích, nhưng thất bại.

Ngày 5/3/1975 quân ta tiến ra cắt đường 21 - con đường chiến chiến lược quan trọng thứ hai nối Nha Trang đi Buôn Ma Thuột. Việc quân ta cắt đường 19 và đường 21 khiến Phạm Văn Phú lo lắng, tuy nhiên ông ta vẫn đinh ninh rằng đây là đòn nghi binh của quân ta để chuẩn bị đánh Plây Cu. Để đề phòng, ông ta đã cử Đại tá Vũ Thế Quang - Phó tư ]ệnh Sư đoàn 23 về Buôn Ma Thuột chỉ huy lực lượng quân ngụy từ Đắk Lắk đến Gia Nghĩa. Trên đường vào Buôn Ma Thuột, đoàn xe của Vũ Thế Quang và tuỳ tùng gồm 15 chiếc đã bị phục kích ở Ea H’leo, 8 chiếc đi đầu bị bắn cháy, 7 chiếc còn lại chạy thoát, trong đó có xe của Quang.

Liên tục trong 2 ngày mùng 7 và 8 tháng 3, quân ta nổ súng đánh các cứ điểm Chư Xê, Chữ Mnga, Buôn Hồ để kéo Trung đoàn 53 ngụy ở khu vực bắc Buôn Ma Thuột ra tiêu hao chúng, tạo điều kiện cho lực lượng ta có thời gian chuẩn bị. Cả 3 trận đánh trên, quân ta đều thắng lợi, làm cho đường 14 - con đường nối giữa Plây Cu và Buôn Ma Thuột bị cắt đứt.

Buôn Ma Thuột hoàn toàn bị cô lập, như cá nằm trên thớt.

Bộ Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên chủ trương dùng phương án đánh thọc sâu, đánh áp đảo vào khu trung tâm Buôn Ma Thuột, đập nát đầu não Sư đoàn 23 ngụy và khu tỉnh trưởng Đắk Lắk ngay từ những đòn tiến công đầu tiên (cách đánh này được gọi là “nở hoa trong lòng định”).

2 giờ sáng ngày 10 tháng 3 năm 1975, cuộc tấn công Buôn Ma Thuột chính thức mở màn, Trung đoàn đặc công 198 nổ súng tiến công sân bay Hoà Bình và sân bay thị xã. Sau 2 giờ chiến đấu, bộ đội đặc công đã chiếm hai phần ba sân bay thị xã, 2 giờ 16 phút, Trung đoàn 198 làm chủ một phần sân bay Hoà Bình. Địch phản ứng quyết liệt, chúng cho pháo bắn cấp tập vào những nơi chúng nghi ta tập trung quân. Lợi dụng tiếng pháo nổ, xe tăng và thiết giáp của ta tiến vào thị xã. 2 giờ 10 phút, các trận địa pháo của ta bắt đầu bắn phá dữ dội vào Sở chỉ huy Sư đoàn 23 ngụy, dinh tỉnh trưởng Đắk Lắc, trung tâm thông tin của địch và trận địa pháo binh, xe tăng địch. Mờ sáng các mũi tiến công của quân ta đã áp sát thị xã, địch leo lên các khu nhà cao tầng chống trả lại ta rất quyết liệt.

9 giờ ngày 10 tháng 3 ta chiếm được khu tỉnh trưởng. Đại tá Tỉnh trưởng Đắc Lắc là Nguyễn Trọng Luật bỏ nhiệm sở chạy sang sở chỉ huy Sư đoàn 23. Đến 10 giờ, xe tăng ta tiến sâu vào thị xã, Bộ binh cùng xe tăng đánh thẳng vào khu chỉ huy trung đoàn thiết giáp ngụy. Một trận đấu tăng kinh khủng diễn ra, đến 12 giờ trưa ta làm chủ được khu thiết giáp. Ta tiếp tục đánh sang khu pháo binh, đến 13 giờ toàn bộ khu pháo binh bị tiêu diệt.

Nực cười là đến lúc này mà bọn ngụy vẫn bán tín bán nghi, cho rằng ta đánh Buôn Ma Thuột để nghi binh nhằm kéo quân ngụy từ Kon Tum, Plây Cu xuống ứng cứu để thừa cơ tấn công các cứ điểm này.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 09:46:09 am

Trong ngày đầu tiến công vào Buôn Ma Thuột, ta đã thu được thắng lợi lớn. Hệ thống chỉ huy phòng ngự của địch bị rối loạn, nhiều mục tiêu quan trọng trong thị xã đã bị ta chiếm. Binh lính sĩ quan địch hoang mang cực độ, 6 giờ sáng ngày hôm sau, 11 tháng 3, pháo binh chiến dịch bắn cấp tập vào sở chỉ huy Sư đoàn 23 suốt 2 giờ đồng hồ. Bộ binh và xe tăng đồng loạt tấn công, đến 10 giờ 30 phút, số quân địch phòng ngự tại sở chỉ huy buộc phải bỏ chạy, cờ giải phóng tung bay phấp phới trên nóc sở chỉ huy Sư đoàn 23. Đại tá Vũ Thế Quang đã phải vứt bỏ cả giày, mũ để chạy trốn, nhưng bị quân ta bắt sống. Đại tá Tỉnh trưởng Đắc Lắc Nguyễn Trọng Loạt cũng bị bắt khi đang lẩn trốn trong rừng cà phê. Về cơ bản trận Buôn Ma Thuột đã thắng lợi, nhưng ở một số cứ điểm quân ngụy vẫn còn cố thủ. Căn cứ trung đoàn 53, trung đoàn 45 cùng các khu huấn luyện Lê Lai, Đạt Lý, Châu Sơn, Chữ Mnga, Bản Đôn địch vẫn kiểm soát. Chúng có thể dùng lực lượng tăng viện đổ quân xuống các căn cứ này để phản kích chiếm lại Buôn Ma Thuột. Trong các ngày tiếp theo ta nhổ nốt những cứ điểm này. Ta dự tính: vì đường 14 Plây Cu đi Buôn Ma Thuột đã bị quân ta cắt nên địch chỉ có thể tiếp viện cho Buôn Ma Thuột bằng đường không. Đi bằng máy bay sẽ không mang được pháo lớn và xe tăng. Đây lại là một cách điều địch vào thế trận của ta.

Quả nhiên ngày 12 tháng 3 địch dùng trực thăng đổ trung đoàn 44 và sở chỉ huy nhẹ Sư đoàn 23 xuống Phước An. Tại Phước An lúc này tàn quân ngụy từ các nơi kéo về hình thành một cánh quân lớn gồm trung đoàn 45, liên đoàn 21 và trung đoàn 44 vừa đổ xuống. Tất cả do viên chuẩn tướng Lê Trung Tường cầm đầu. Lập tức chúng bị Sư đoàn 10 của ta vây đánh dữ dội. Lê Trung Tường leo lên trực thăng chạy trốn nhưng máy bay bị đạn phòng không của ta bắn rơi. Tường bị thương, được đám tàn quân dìu chạy thoát. Chiều ngày 16-3, Trung đoàn 66 (thuộc Sư đoàn 10) được tăng cường thêm một đại đội xe tăng tấn công căn cứ trung đoàn 53 ngụy - điểm phòng thủ cuối cùng của địch. Sau 3 giờ chiến đấu ta đã làm chủ căn cứ này. Buôn Ma Thuột hoàn toàn giải phóng.

Ngày 14-3 khi chiến sự ở Buôn Ma Thuột đang tiếp diễn, Tổng thống ngụy Nguyễn Văn Thiệu đã bay ra Cam Ranh để nghe Phạrn Văn Phú tường trình tình hình quân sự. Tham dự cuộc họp này còn có Cao Văn Viên, Trần Thiện Khiêm và Đặng Văn Quang. Phú báo cáo: Trình Tổng thống, tôi đã cho 2 trung đoàn 44 và 45 về giải toả Buôn Ma Thuột, nhưng đã bị lực lượng đối phương quá mạnh đẩy lùi về phía đông đường số 21, ở Plây Cu, Kon Tum, Liên đoàn 23 biệt động bị đánh mạnh. Phi trường Cù Hanh bị pháo kích liên tục. Ở quốc lộ 19, Trung đoàn 95 cộng sản đánh mạnh vào Liên đoàn 4 biệt động quân và thiết đoàn kị binh 3, đã có 12 thiết giáp bị cháy. Ở Bình Định, cộng sản đang nỗ lực chiếm phi trường Phú Cát. Cộng sản rất mạnh, họ đã bắt Đại tá Vũ Thế Quang. Ông Quang bị bắt tức là họ biết rất rõ tình hình Nha Trang và Cam Ranh (vì Quang là thị trưởng cũ của Cam Ranh ).

- Trước tình hình đó anh nghĩ sao? - Thiệu hỏi.

- Tôi sẽ giữ Cao nguyên bằng mọi giá. Tôi đã cho Sư đoàn 23 về tăng viện cho Buôn Ma Thuột, rút 2 liên đoàn biệt động quân ở Kon Tum về tăng cường cho mặt trận phía Đông và phía Tây, chuẩn bị chiến đấu đến cùng. Tôi sẽ trở lại Plây Cu chiến đấu và tôi sẽ chết ở đó, với điều kiện Tổng thống và tướng Viên cho không quân yểm trợ tối đa, tiếp tế bằng không vận đầy đủ nhu cầu về vật liệu, vũ khí, đạn dược và bổ sung quân số đủ bù thiệt hại nặng vừa qua. Nếu được tăng viện, tôi sẽ giữ được Cao nguyên.

Nghe xong Phú thề thốt, Thiệu ngán ngẩm quay sang hỏi Viên:

- Còn quân trù bị để tăng viện cho Quân đoàn 2 không?

Viên trả lời:

- Không còn.

Cuối cùng Thiệu quyết định:

- Phải rút khỏi Kon Tum và Plây Cu để bảo toàn lực lượng, lấy quân về giữ đồng bằng ven biển, tiếp tế thuận lợi hơn.

Thiệu hỏi Viên:

- Rút theo đường số 19 có được không?

- Thưa Tổng thống, trong lịch sử chiến tranh Đông Dương chưa có lực lượng nào rút theo đường số 19 mà không bị tiêu diệt.

Nghe xong, Thiệu quyết định phải rút theo đường số 7, tuy đường xấu, nhưng đã lâu không dùng nên tạo được yếu tố bất ngờ.

Khi thấy Thiệu ra quyết định rút bỏ Tây Nguyên, tướng Phú phản đối, nhưng Thiệu nói thẳng: “Nếu không chấp hành mệnh lệnh sẽ bị ngồi tù hoặc cách chức” (55 ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ - Alen Dowson).


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 09:50:34 am

Trở về Plây Cu ngay ngày hôm đó, Phú triệu tập cuộc họp khẩn cấp, trình bày lại lệnh của Thiệu và giao cho Trần Văn Cẩm phụ tá của Tư lệnh quân đoàn làm kế hoạch rút lui. Phú căn dặn cấp dưới: “Phải rút rất nhanh và rất bí mật. Lợi dụng thời cơ khi đối phương còn tập trung đối phó với Sư đoàn 23 để mà rút. Phải nghi binh để cho họ tưởng rằng ta tăng cường thêm lực lượng về Buôn Ma Thuột”. Bọn chúng còn không cho cả các Tỉnh trưởng biết kế hoạch rút lui.

Triển khai kế hoạch rút lui trong ngày 15, địch đã sử dụng 2 Liên đoàn biệt động số 6 và 23 cùng Lữ đoàn kị binh số 2 đi làm nhiệm vụ bảo vệ đường. Đưa liên đoàn công binh trước đó chữa đường và bắc cầu. Đêm 14 và ngày 15, không quân đã vận tải cơ quan Quân đoàn 2 và lính không quân về Nha Trang. Lãnh sự quán Mỹ ở Plây Cu cũng chạy về Nha Trang.

Tuy bọn địch hết sức giữ bí mật nhưng những triệu chứng tháo chạy của chúng không thể nào che giấu được. Tin tức địch rút chạy tiếp tục loan truyền trong binh lính và nhân dân thị xã Plây Cu. Giá vé máy bay tăng vọt lên 40.000đồng/chiếc. Lính ngụy xông vào đập phá và cướp các hiệu buôn. Thấy lính chạy, nhân dân cũng ùn ùn chạy theo. Cảnh rút chạy của Quân đoàn 2 diễn ra trong tình trạng hốt hoảng và loạn lạc chưa từng có. Đường sá tắc nghẽn, các loại xe cộ tranh đường để vượt, lính tráng và dân chúng bám vào leo tràn lên xe.

Ngay từ ngày 13/3, Quân uỷ Trung ương đã gửi bức điện cho Bộ Tư lệnh chiến dịch, chỉ thị “Cần hình thành ngay việc bao vây Plây Cu, triệt cả đường bộ lẫn đường không của địch, chuẩn bị tốt cho việc tiêu diệt địch trong cả 2 tình huống”. Như vậy là Quân uỷ Trung ương đã sớm dự kiến cuộc rút lui, chiến lược của địch ở Tây Nguyên.

19 giờ ngày 15/3, đồng chí Văn Tiến Dũng gọi điện cho Bộ Tư lệnh chiến dịch “Địch đã rút chạy trên đường số 7, tổ chức truy kích ngay”.

Trước đó ta đã có dự kiến giao cho cả Sư đoàn 320 nhiệm vụ giải phóng Cheo Reo, Phú Bồn. Sư đoàn 320 đã có bộ phận trinh sát đi nghiên cứu thị xã Cheo Reo, nhưng tình hình đường số 7 thì chưa có điều kiện nắm chắc, đặc biệt là đoạn phía Đông từ Cheo Reo qua Phú Túc, Củng Sơn thì hầu như chưa có ai biết được. Phía Đông đường số 7 hiện ta mới có tiểu đoàn 9. Sư đoàn 320 cơ động nhanh đến đó cũng phải mất một ngày. Khó khăn thì nhiều song với tinh thần chấp hành mệnh lệnh triệt để, Bộ Tư lệnh chiến dịch hạ quyết tâm “Truy kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn địch trên đường số 7. Đoạn tập trung tiêu diệt địch chủ yếu từ Cheo Reo đến Củng Sơn...”.

Bộ Tư lệnh chiến dịch sử dụng Sư đoàn 320 được tăng cường Trung đoàn 95B, 1 tiểu đoàn xe tăng và một bộ phận pháo binh của Trung đoàn 675 để truy kích địch. Đề nghị với Bộ Tư lệnh quân khu 5 cho lực lượng vũ trang địa phương Phú Yên ngăn chặn địch ở Củng Sơn.

Sau khi nhận lệnh, Sư đoàn 320 đã mau chóng hành quân về hướng thị xã Cheo Reo truy kích địch. Tiểu đoàn 9 đã tới đường số 7 đầu tiên cách phía Đông Cheo Reo khoảng 4km. Các lực lượng tăng cường khác của Sư đoàn 320 cũng đã đến gần Cheo Reo. Bộ Tư lệnh quân ngụy lập tuyến trung chuyển ở Cheo Reo để điều hành và trung chuyển cho tập đoàn rút chạy của địch về Tuy Hoà. Thị xã Cheo Reo nho bé bỗng trở thành noi tụ tập hàng vạn binh lính và dân chúng. Dọc đường số 7 khoảng 2000 chiếc xe xếp hàng 3 hàng 4. Trong phố không còn nơi đóng quân, địch căng bạt nằm phơi ra giữa sân bóng ngổn ngang.

Tiểu đoàn 9 của ta nhanh chóng chiếm quận Phú Sơn trên đường số 14, đến ngày 16 ta tấn công và chiếm được đèo Ban Blếch. Tiếp đó trung đoàn B89 chiếm luôn quận lỵ Phú Thiện ở bắc Cheo Reo, cắt đứt đường số 7, hình thành thế bao vây và tiến công từ phía sau đội hình rút chạy của địch.

Ngày 17, pháo binh ta bắn vào thị xã Cheo Reo khiến địch càng hoang mang, hốt hoảng. Bọn địch gọi máy bay đến ném bom tiểu đoàn 9 của ta, chẳng may bom rơi đúng vào đội hình Liên đoàn biệt động số 7 của chúng.

Ngày 18, tiểu đoàn 7 và 8 thuộc trung đoàn 64 đã đến đóng cách Cheo Reo 10km, tiến công vào đội hình trên đường số 7. Quân địch tốp bị giết, tốp lội qua sông tháo chạy tan tác. 11 giờ cùng ngày, trung đoàn 48 nhận nhiệm vụ tiến công vào cụm địch ở Cheo Reo. Pháo ta bắn dồn dập vào thị xã, địch tranh nhau tháo chạy, xe tăng địch vượt cầu Ai Nu, cầu sập, xe rơi tõm xuống sông các xe còn lại lội tràn qua sông chạy bừa. Nước sâu, cát lún, lại bị đánh dồn dập. Xe hỏng, người chết chồng chất.

Tướng Phú quá sợ hãi trước cuộc tiến công của quân ta đã chuồn về Nha Trang, giao cho viên tướng tồi Phạm Duy Tất chỉ huy cuộc hành quân triệt thoái.

1 giờ chiều ngày 18/3, Phú điện cho Tất “Mở đường máu mà tháo thân, mạnh đơn vị nào đơn vị ấy chạy, xe không đi nổi thì phá xe, tìm đường, bỏ qua mọi tình huống mà luồn cho thoát, lấy Củng Sơn làm tụ điểm”.

Nhận xong điện của Phú, Tất đã lên máy bay lên thẳng trước. Quân địch vứt toàn bộ xe pháo, lội bừa sang sông, chạy thục mạng. Binh lính địch bị bắt, ra hàng đông nghìn nghịt, ta không đủ người để bắt làm tù binh. Đến 18 giờ ngày 18/3 quân ta chiếm hoàn toàn thị xã Cheo Reo.

Tại thị xã Củng Sơn, quân địch ùn lại khoảng 6000 tên, 40 xe tăng và thiết giáp, máy trăm xe vận tải. Ngày 24, Trung đoàn 64 tuy lực lượng ít hơn địch nhiều lần, vẫn kiên quyết chấp hành mệnh lệnh tiến công vào Củng Sơn, tiêu diệt và bắt toàn bộ địch co cụm. Tàn quân địch chỉ chạy thoát về Tuy Hoà 11 xe M113 và một số lính biệt động.

Thế là từ ngày 17-24 tháng 3, bằng một trận truy kích táo bạo và khẩn trương, quân ta đã tiêu diệt 6 liên đoàn biệt động quân, 4 thiết đoàn, 1 liên đoàn công binh, 20 tiểu đoàn bảo an cảnh sát. Bắt 8000 tù binh, thu và phá huỷ 1400xe, trong đó có 90 xe tăng, 25 xe M113, 8 khẩu pháo 175ly, 19 khẩu pháo 155 ly và pháo 105 ly.

Tập đoàn rút về giữ đồng bằng ven biển bị đạp tan. Đường số 7, nơi mà địch hy vọng là con đường cứu mệnh đã trở thành mồ chôn tập đoàn rút chạy chiến lược.

Đến ngày 24/3/1975 Tây Nguyên đã được giải phóng hoàn toàn.

Thất thủ Tây Nguyên, thế và lực quân ngụy suy yếu nghiêm trọng. Trên đà thắng lợi, quân ta mở cuộc tiến công thần tốc giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.


   
Thượng tướng HOÀNG MINH THẢO kể
   DUY HỮU ghi
   (Trích từ cuốn “Âm vang Tây Nguyên: Hồi ký”.
   – Nxb Văn hóa dân tộc, H: 2001)


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 09:57:39 am

THỰC HIỆN LỜI THỀ SẮT SON GIẢI PHÓNG TÂY NGUYÊN


… Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta (tháng 10 năm 1973) khẳng định: Con đường cách mạng của miền Nam là con đường bạo lực cách mạng. Bất kể trong tình hình nào ta cũng phải nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược tiến công. Tháng 10 năm 1974 Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương hạ quyết tâm: Động viên nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta ở cả hai miền trong thời gian 1975 - 1976, đẩy mạnh đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh ngoại giao, làm thay đổi nhanh chóng và toàn diện so sánh lực lượng trên chiến trường miền Nam theo hướng có lợi cho ta. Và nhất trí thông qua phương án chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công có ý nghĩa chiến lược trong năm 1975. Kế hoạch chiến lược cơ bản hai năm là sử dụng bạo lực cách mạng tổng hợp từng bước làm thay đổi so sánh lực lượng, giành thắng lợi ngày càng lớn, tạo điều kiện để giành thắng lợi hoàn toàn. Kế hoạch gồm hai bước. Bước một, năm 1975, tranh thủ bất ngờ, tiến công lớn và rộng khắp trên toàn miền Nam tạo điều kiện thuận lợi để thực hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa trong năm 1976. Bước hai, năm 1976 là năm tổng công kích, tổng khởi nghĩa giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Bên cạnh chiến lược cơ bản hai năm Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương còn dự kiến “Kế hoạnh thời cơ”. Tinh thần cơ bản của kế hoạch này là khi thời cơ chiến lược đến sớm thì có thể giải phóng miền Nam trong năm 1975.

Trước khi vào chiến trường anh Vũ Lăng được lãnh đạo Bộ Tổng Tham mưu gợi ý sơ bộ về nhiệm vụ tác chiến năm 1975. Ý đồ chiến lược của trên và nhiệm vụ của khối chủ lực Tây Nguyên được sáng tỏ dần. Tháng 9 năm 1974, Quân uỷ Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh chính thức giao nhiệm vụ cho Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên mở chiến dịch nam Tây Nguyên. Khu vục tác chiến chủ yếu là Đức Lập. Đảng uỷ và Bộ tư lệnh Mặt trận chúng tôi đã nghiên cứu quán triệt phổ biến cho các ngành liên quan chuẩn bị.

Cuối tháng 10 năm 1974, anh Nguyễn Quốc Thước, phụ trách tham mưu trưởng được Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên cử ra Hà Nội báo cáo tình hình và nhận chỉ thị của Bộ. Ngày 6 tháng 11, anh Văn Tiến Dũng, Ủy viện Bộ Chính trị: Tổng tham mưu trưởng giao nhiệm vụ cho Mặt trận Tây Nguyên anh Dũng nói:

- Nhiệm vụ lần nay của Tây Nguyên được mở rộng phạm vi, quy mô và mục tiêu cụ thể của cuộc tiến công. Đó là: Tiêu diệt một bộ phận sinh lực quan trọng quân địch, diệt, làm bị thương từ 4 đến 5 vạn tên, trong đó diệt từ 3 đến 4 trung đoàn, liên đoàn bộ binh, thiết giáp, đánh thiệt hại nặng từ 1 đến 2 sư đoàn chủ lực ngụy, diệt nhiều tiểu đoàn bảo an, trung đội dân vệ, làm tụt nhanh quân số của chúng. Mở rộng hành lang chiến lược từ đường 14 qua Gia Nghĩa xuống đường 20 nối liền với miền Đông Nam Bộ và từ Tây Nguyên xuống ba tỉnh Khu 5 (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà). Giải phóng nhân dân và phần lớn vùng đất bằng nam Plây Cu, Cheo Reo và xung quanh Buôn Ma Thuột, đánh bại kế hoạch nống lấn giải toả của địch, giữ vững, phát huy quyền làm chủ chiến trường, thực hiện chia cắt chiến lược. Tích cực phối họp với mặt trận đánh phá “bình định” ở đồng bằng. Cụ thể tiêu diệt từ 3 đến 4 tiểu khu, chi khu, từ 1 đến 2 tỉnh lỵ (Gia Nghĩa, Cheo Reo, Gia Nghĩa là chủ yếu). Đánh phá giao thông và hậu cứ, phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh, làm cho tiềm lực kinh tế địch giảm sút trầm trọng. Khi có thời cơ, thực hiện cắt hẳn các đường 14, 19, 21, trọng điểm là đường 19. Phát triển đấu tranh chính trị trong các thị xã. Ra sức xây dựng cơ sở tự vệ mật, các tổ chức biệt động, diệt ác ôn đầu sỏ, tạo thế làm chủ cơ sở. Xây dựng ba thứ quân, xây dựng vùng giải phóng, đường chiến dịch, đường chiến lược, hoàn thành mọi công tác chuẩn bị cho nhiệm vụ tiếp theo.

Anh Văn Tiến Dũng nhấn mạnh: Những nhiệm vụ trên đều có liên quan mật thiết với nhau, nhiệm vụ này làm tiền đề, điều kiện cho nhiệm vụ kia phát triển và ngược lại. Những nhiệm vụ tiêu diệt sinh lực địch, phá huỷ phương tiện chiến tranh, giải phóng địa bàn là nhiệm vụ quan trọng số một có tính chất quyết định.

Ngày 12 tháng 11, anh Nguyễn Quốc Thước đến gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bí thư Quân uỷ Trung ương, Tổng tư lệnh. Đại tướng nói với anh Quốc Thước:

- Anh Dũng đã dặn rồi, tôi nói thêm, chiến dịch này rất kiến quyết, trường hợp nào cũng phải làm cho được.

Ở Tây Nguyên địa hình tốt, địch phân tán, diệt địch trong công sự vững chắc cũng được, nhưng tốt nhất là diệt viện. Hai giai đoạn của chiến dịch có thể dài nhưng cũng có thể gần nhau. Trên những hướng phối hợp thường có thể thắng lớn. Khi địch điều lực lượng chi viện hoặc nó rung chuyển thì thời cơ thắng lớn. Các đồng chí cần nắm vững 16 chữ của phương châm: Bất ngờ, kiên quyết, lợi dụng thời cơ phát triển nhanh, phối hợp mạnh, nhịp nhàng.

Tóm lại các đồng chí cần xây dựng kế hoạch cơ bản và kế hoạch phát triển trong thời cơ tốt. Trường hợp này phải vận động nhanh không phải tuần tự. Bố trí lực lượng phải cơ động. Nếu chiến dịch thắng lợi thì ở Tây Nguyên lực lượng địch có thể thay đổi. Nếu địch rút sở chỉ huy thì phải tổ chức đánh cắt giao thông và phá sân bay. Vì vậy, về chiến dịch và chiến thuật cần có kế hoạch tác chiến đánh địch trong công sự và đánh quân viện, đồng thời có kế hoạch phát triển nhanh (nên tổ chức 1 trung đoàn bộ binh cùng pháo binh và xe cơ giới), táo bạo truy kích vì địch lúc rút chạy rất sơ hở, đánh dễ vỡ.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 09:59:25 am

Giữa lúc Tây Nguyên đang khẩn trương chuẩn bị cho nhiệm vụ chiến đấu ở hướng Gia Nghĩa thì ngày 6 tháng 1 năm 1975 quân và dân Đông Nam Bộ đã giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long. Quân chủ lực ngụy ồ ạt phản công hòng “tái chiến Phước Long”, nhưng tất cả mọi cố gắng của chúng đều bị quân ta đánh bại. Cuối cùng cả Mỹ lẫn ngụy đánh nuốt hận chịu mất Phước Long.

Qua sự kiện Phước Long càng khẳng định nhận định của Bộ Chính trị là chính xác: “Quân ngụy đã suy yếu nghiêm trọng không đủ sức phản kích chiếm lại những vùng đã mất và Mỹ đã rút quân ra khỏi miền Nam thì khó có khả năng đưa quân nhảy vào lại miền Nam, và dù chúng can thiệp đến thế nào đi nữa thì chúng không thể cứu vãn được nguy cơ sụp đổ của chính quyền Sài Gòn”. Trên cơ sở các nhận định trên. Trung ương đã hạ quyết tâm chiến lược lịch sử: Mở cuộc Tổng tiến công chiến lược trên quy mô toàn miền Nam nhằm tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ ngụy quân, đập tan toàn bộ ngụy quyền, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân.

Về kế hoạch chiến lược, Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương đã chọn Tây Nguyên làm chiến dịch mở đầu và kết luận dứt khoát: Lấy Buôn Ma Thuột làm trận then chốt quyết định của chiến dịch Tây Nguyên.

Chiều ngày 21 tháng 1 năm 1975, anh Lê Ngọc Hiền - Tổng tham mưu phó phổ biến chỉ thị của Thường vụ Quân uỷ Trung ương cho Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên. Tham dự hôm đó có anh Vũ Lăng, tôi (Đặng Vũ Hiệp), anh Nguyễn Năng, và các anh phụ trách Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần, các phòng tác chiến, trinh sát, v. v… Sau khi phân tích tình hình địch, tình hình ta trên toàn chiến trường miền Nam, những thắng lợi cuối năm 1974, đầu năm 1975 cũng như mục đích chiến dịch Tây Nguyên, anh Lê Ngọc Hiền nói:

- Thường vụ Quân uỷ Trung ương giao cho Mặt trận Tây Nguyên trong chiến dịch này phải tiêu diệt từ 4 đến 5 trung đoàn bộ binh, từ 1 đến 2 trung đoàn thiết giáp, nhiều liên đoàn, tiểu đoàn bảo an, nhiều đại đội dân vệ, bắt nhiều tù binh. Phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh, thu nhiều binh khí kỹ thuật để đánh địch và dự trữ cho ta. Cố gắng đánh qụy hoặc diệt sư đoàn địch, đánh thiệt hại nặng quân đoàn 2 ngụy. Giải phóng phần lớn hoặc hoàn toàn tỉnh Đắc Lắc, Phú Bổn, Quảng Đức mở hành làng chiến lược nối Tây Nguyên với Đông Nam Bộ, Tây Nguyên với các tỉnh nam Khu 5 (Bình Đỉnh, Phú Yên, Khánh Hoà), tạo thế mới trên chiến trường Tây Nguyên, chia cắt chiến lược địch, phá bình định của địch ở vùng đất bằng Tây Nguyên, hết sức coi trọng công tác phát động quần chúng, chấp hành tốt các chính sách. Rèn luyện nâng cao trình độ bộ đội chủ lực, thực hiện càng đánh càng mạnh, cơ động bộ đội nhanh chóng.

Phạm vi chiến dịch như trên đã nói, gồm 3 tỉnh Đắc Lắc, Phú Bổn, Quảng Đức. Trọng điểm là Đắc Lắc, mục tiêu chủ yếu là Buôn Ma Thuột. Hướng phát triển chủ yếu là Phú Yên (theo đường số 7), hướng phối hợp là đường 19 và đường 21. Hướng kiềm chế, nghi binh là Plây Cu và Kon Tum.

Về sử dụng lực lượng, Bộ cho các anh sử dụng hết binh khí kỹ thuật, không hạn chế. Phương châm tư tưởng chỉ đạo là: mạnh bạo, chắc thắng, cơ động linh hoạt, bí mật bất ngờ.

Chú ý hết sức chủ động tạo bất ngờ trong suốt quá trình chiến dịch. Nắm vững tiêu diệt sinh lực địch, bắt tù binh thu vũ khí, càng đánh càng mạnh.

Như vậy do tình hình phát triển rất mau lẹ nên trong vòng 5 tháng Bộ đã 3 lần thay đổi nhiệm vụ đối với Tây Nguyên. Điều đó làm cho chúng tôi gặp không ít khó khăn. Trước đó, chúng tôi đã tổ chức làm nhiều việc như: xây dựng kế hoạch tác chiến, thiết bị chiến trường, thông qua quyết tâm chiến đấu của các đơn vị. Đến nay, chuyển mục tiêu chủ yếu từ Gia Nghĩa về Buôn Ma Thuột có nghĩa là chúng tôi phải lật cánh, gần như làm lại từ đầu; từ xây dựng phương án, kế hoạch chiến đấu đến thiết bị chiến trường, tổ chức mạng lưới bảo đảm hậu cần, với khối lượng công việc rất lớn, mà thời gian còn lại không nhiều. Nhưng khó khăn lớn nhất đối với chúng tôi là tổ chức đột phá vào thị xã Buôn Ma Thuột như thế nào? Vì đây là trận mở đầu và cũng là trận then chốt quyết định của chiến dịch. Nhưng nhận thức rõ tình hình nhiệm vụ, quyết tâm chiến lược của Đảng, chúng tôi xác định phải khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ trên giao. Sau nhiều lần đi trinh sát thực địa và nghiên cứu hình thái bố trí của địch ở Tây Nguyên và khả năng chúng sử dụng lực lượng cơ động từ nơi khác đến trước, trong hoặc sau khi ta đánh Buôn Ma Thuột, Đảng uỷ và Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên xác định cách đánh chiến dịch như sau: Nhử địch về Kon Tum, Plây Cu rồi hãm chúng lại đó, tạo sơ hở ở Buôn Ma Thuột để ta tiêu diệt và làm chủ.

Tiếp đó sẽ phát triển đánh chiếm Gia Nghĩa, Phú Bổn để mở rộng khu vực, làm bàn đạp phát triển tiến công các hướng khác.

Để thực hiện ý định trên vấn đề có tính chất quyết định là lập thế trận chiến dịch. Thế trận đó phải thể hiện: chia cắt, vây hãm, vừa hãm vừa tiến công đột phá, vừa bí mật vừa nghi binh.

Về phương án đánh thì xã Buôn Ma Thuột, Đảng uỷ và Bộ tư lệnh chúng tôi xác định hai phương án. Phương án một: đánh địch chưa có phòng ngự dự phòng; phương án hai: đánh địch có phòng ngự dự phòng.

Chúng tôi tranh thủ tạo điều kiện để đánh địch theo phương án một; đồng thời sẵn sàng đánh địch ở phương án hai, có nghĩa là sư đoàn 23 ngụy đã về Buôn Ma Thuột phòng ngự dự phòng cuộc tiến công của ta vào thị xã. Sư đoàn này về Buôn Ma Thuột, tức là nó đã về căn cứ, nơi chúng tổ chức phòng ngự vững chắc, kiên cố. Dù tình huống nào cũng phải kiên quyết giành thắng lợi giòn giã trận Buôn Ma Thuột. Chúng tôi xác định mục tiêu chủ yếu trong thị xã là sở chỉ huy sư đoàn 23 và tiểu khu Đắc Lắc, khu liên hợp pháo binh - thiết giáp là mục tiêu quan trọng. Đảng uỷ xác định đánh vào thị xã Buôn Ma Thuột trên ba hướng: hướng bắc là chủ yếu; hướng tây nam và hướng nam là quan trọng. Đội hình tiến công có năm mũi trong đó có một mũi thọc sâu. Về thủ đoạn chiến đấu trong phương án một: kết hợp luồn sâu ém sẵn của bộ đội đặc công và bộ binh với đột kích của lực lượng binh chủng hợp thành cơ động từ xa bỏ qua các mục tiêu bên ngoài, áp nhanh vào thị xã, bất ngờ tiến công và đột phá trận địa địch dưới sự chi viện của pháo binh. Nếu xảy ra phương án hai ta sẽ thực hiện: “đánh chắc tiến chắc và đột phá liên tục”. Cán bộ, chiến sĩ Tây Nguyên chúng tôi đã từng đánh thị xã Kon Tum nhưng chưa làm chủ hoàn toàn. Sau khi ta giải phóng Phước Long, Bộ tư lệnh Miền đã cử một đoàn cán bộ đến Tây Nguyên phổ biến kinh nghiệm đánh thị xã, nhưng Phước Long chỉ là một thị xã nhỏ và không phức tạp như thị xã Buôn Ma Thuột. Do vậy, Đảng uỷ và Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên giao cho cơ quan tham mưu mặt trận phải nghiên cứu phương án đột phá tiến công thị xã Buôn Ma Thuột một cách kỹ lưỡng chu đáo, thực hiện được yêu cầu đánh chiếm nhanh nhưng ít gây thiệt hại cho thị xã.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 10:01:42 am

Tôi nói thêm vài nét về thị xã Buôn Ma Thuột. Thị xã này rộng ngót 25 km2 ( không tính các căn cứ quân sự ở ngoại vi), là thủ phủ của Tây Nguyên, nơi đặt căn cứ của sư đoàn 23 ngụy. Từ trung tâm thị xã kéo về phía nam, khu vực sở chỉ huy sư đoàn 23 và các đơn vị trực thuộc chiếm diện tích hơn 1 km2, được cấu trúc thành từng khu vực khá kiên cố và phức tạp. Phía đông đường 14 là tiểu khu bảo an, toà hành chính và các trụ sở của cơ quan ngụy quyền tỉnh Đắc Lắc. Án ngữ phía tây bắc thị xã là khu căn cứ của trung đoàn 8 thiết giáp và tiểu đoàn pháo binh 39. Phía tây nam là khu kho quân sự Mai Hắc Đế. Phía đông và đông nam thị xã là căn cứ các trung đoàn 45 và 53. Xen kẽ giữa các khu quân sự là các khu vực dân cư đông đúc, đặc biệt là khu chợ thị xã (Buôn Ma Thuột lúc đó có 160.000 dân).

Địa hình xung quanh thị xã Buôn Ma Thuột tương đối bằng phẳng, khá thuận lợi cho tác chiến hiệp đồng binh chủng. Ở quanh thị xã là rừng cà phê, đây là điều kiện rất thuận lợi để bộ đội ta có thể áp sát mục tiêu mà vẫn giữ được bí mật.

Thời gian này Bộ tư lệnh, cơ quan tham mưu mặt trận làm việc không kể ngày đêm. Anh Vũ Lăng, anh Nguyễn Năng, tôi và anh Nguyễn Quốc Thước - phụ trách Tham mưu trưởng mặt trận cùng các đồng chí cán bộ tác chiến, chủ nhiệm các binh chủng trinh sát, pháo binh, công binh, xe tăng, thông tin, cao xạ thức thâu đêm để bàn đi tính lại xây dựng phương án tiến công Buôn Ma Thuột. Cuối cùng Đảng uỷ Mặt trận hạ quyết tâm:

Tập trung lực lượng đánh ngã nhanh ba mục tiêu chính là: sở chỉ huy sư đoàn 23, tiểu khu bảo an - toà tỉnh trưởng và khu liên hợp pháo binh - thiết giáp; chủ yếu là sở chỉ huy sư đoàn 23. Ba mục tiêu trên là mục tiêu quan trọng lại cách biệt với khu dân cư, ta tập trung đánh vào đó sẽ đỡ thiệt hại cho nhân dân.

Phương án tác chiến được vạch ra là: Sử dụng bộ đội đặc công đánh chiếm trước kho Mai Hắc Đế, sân bay thị xã và sân bay Hoà Bình để cắt đứt đường không của địch. Lợi dụng tiếng súng, tiếng bộc phá của đặc công, đưa 12 trung đoàn bộ binh, xe tăng, pháo binh, cao xạ và công binh ở cách thị xã từ 10 đến 25km vượt qua sông Sêrêpốc và các hướng khác nhanh chóng lướt qua các mục tiêu vòng ngoài, dùng sức mạnh hiệp đồng binh chủng bộ binh, pháo binh và xe tăng đánh thẳng vào các mục tiêu chủ yếu trong thị xã.

Chúng tôi bàn nhiều đến việc nghi binh thu hút và giam chân cho được 8 trung đoàn chủ lực quân ngụy ở lại bắc Tây Nguyên, không cho chúng về Buôn Ma Thuột trước khi ta nổ súng đánh vào thị xã này; đồng thời tổ chức lực lượng chặt đứt ba con đường chiến lược số 14, 19 và 21 để chia cắt đồng bằng với Tây Nguyên, chia cắt bắc Tây Nguyên với nam Tây Nguyên.

Chúng tôi cho rằng thời cơ để thực hiện phương án này là khi ta cắt đứt được đường số 19 và đứng số 14, giam phần lớn chủ lực địch ở lại bắc Tây Nguyên và bí quyết để thực hiện phương án này là tiến hành biện pháp nghi binh khôn khéo.

Lợi dụng sai lầm của địch, ta đã tiến hành một kế hoạch nghi binh rất công phu, thu hút sự đối phó của địch về bắc Tây Nguyên. Tuy nhiên, chúng tôi không đánh giá thấp bộ máy tình báo đồ sộ của Mỹ - ngụy nên đã tính đến những bất ngờ có thể xảy ra.

Nhằm bảo đảrn cho bộ đội hoàn thành tốt nhiệm vụ của chiến dịch, Đảng uỷ và Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên một mặt tích cực xây dựng phương án tác chiến, mặt khác tập trung giải quyết nhiều vấn đề về tổ chức biên chế công tác hậu cần, kỹ thuật và tiến hành công các đảng, công tác chính trị một cách tích cực cả phía trước và phía sau, cơ quan và đơn vị, nhằm tạo nên chuyển biến căn bản toàn diện, có khí thế và hành động cách mạng sôi nổi, tự giác, bảo đảm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.

Về tổ chức biên chế, ngay từ tháng 4 năm 1974, Thường vụ Đảng uỷ và Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên chúng tôi đã quyết định xây dựng các lực lượng vũ trang Tây Nguyên theo phương hướng binh đoàn cơ động tác chiến quy mô lớn. Theo hướng đó, về tổ chức có những thay đổi. Mỗi sư đoàn bộ binh có 3 trung đoàn bộ binh và 1 trung đoàn pháo binh; mỗi tiểu đoàn có 400 người. Lực lượng pháo binh chiến dịch của Mặt trận tổ chức thành 2 trung đoàn pháo mặt đất và 2 trung đoàn pháo phòng không. Thành lập thêm trung đoàn đặc công 198, trung đoàn xe tăng 273 và trung đoàn thông tin 29.

Công tác xây dựng hậu phương và công tác hậu cần được khẩn trương tiến hành. Bước vào chiến dịch năm 1975, Mặt trận Tây Nguyên đã xây dựng được 3 cơ sở tiếp nhận chi viện ở cánh Bắc, cánh Trung và cánh Nam, có hệ thống kho tàng, bến bãi, đường sá cho xe vận tải1. Tuyến đường ống dẫn dầu, tuyến đường dây trần và các khu vực dự trữ vật chất chiến lược đã tạo điều kiện cho việc tăng cường sức mạnh chiến đấu của ta. Các khu vực kho đã triển khai hợp lý, bảo đảm có thể tiếp nhận một đêm từ 300 đến 400 xe và từ 1.500 đến 2.000 tấn hàng. Nhờ vậy đã bảo đảm 75% nhu cầu vật chất cho gần một chục vạn quân trước ngày chiến dịch mở (1.400 tấn).
__________________________________
1. Từ tháng 1 năm 1973 đến tháng 4 năm 1974 Tây Nguyên đã mở 394 km đường chiến dịch.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 10:03:12 am

Do bản chất ngoan cố của đế quốc Mỹ và chính quyền Nguyễn Văn Thiệu nên cuộc chiến đấu sẽ quyết liệt, phức tạp, yêu cầu nhiệm vụ rất cao manh tính chất kiên quyết, khẩn trương. Đảng uỷ Mặt trận Tây nguyên chủ trương quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ mục tiêu, nhiệm vụ và quan điểm cơ bản của cách mạng miền Nam, bản chất âm mưu và khả năng của địch, nhiệm vụ chiến trường có quyết tâm vượt mọi khó khăn, chiến đấu liên tục không ngại hy sinh gian khổ, quyết thi đua giành thắng lợi lớn nhất, chống mọi biểu hiện chủ quan, thoả mãn, dừng lại; nắm vững tư tưởng đánh tiêu diệt, đánh nhanh, diệt gọn, đồng thời coi trọng công tác binh vận, làm tan rã hàng ngũ địch; đề cao tinh thần đoàn kết hiệp đồng giữa các đơn vị, các binh chủng, các hướng, sẵn sàng nhận khó khăn về mình, tạo thuận lợi cho bạn để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ; chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật chiến trường, tự giác nghiêm minh, thực hiện tốt chính sách vùng mới giải phóng, chính sách tù hàng binh, chính sách chiến lợi phẩm.

Để thực hiện những nội dung trên, chúng tôi tập trung chỉ đạo công tác xây dựng đảng một cách toàn diện. Đại hội đảng bộ các cấp xác định nhiệm vụ chính trị của đơn vị: Sư đoàn ta diệt 2-3 trung đoàn địch, trung đoàn ta diệt chiến đoàn địch trong một thời gian nhất định. Nghị quyết đại hội được tổ chức học tập sâu rộng đến chiến sĩ để tạo nên sự nhất trí cao. Nhưng vấn đề mấu chốt là phát huy sức mạnh của các cấp uỷ đảng, vai trò tiền phong gương mẫu của đảng viên. Xây dựng các chi bộ đại đội chiến đấu thực sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, có năng lực lãnh đạo toàn diện. Công tác phát triển đảng được tiến hành tích cực, đi vào nền nếp thường xuyên. Nhờ vậy nên mặc dù qua chiến đấu thương vong lớn, đảng viên cử đi học nhiều nhưng vẫn bảo đảm tỷ lệ lãnh đạo trên 40%. Đầu năm 1975, chi bộ có chi uỷ chiếm 86,60%, trung đội có tổ đảng chiếm 94,3%, tiểu đội có đảng viên chiếm 85,3%.

Trong công tác cán bộ, trước yêu cầu đánh hiệp đồng binh chủng lớn đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ đủ, đồng bộ, hợp lý, có trình độ năng lực đáp ứng1.

Bước vào chiến dịch. Đảng uỷ và Bộ tư lệnh Mặt trận phát động cao trào thi đua với khẩu hiệu hành động: “Mừng Đảng, mừng Xuân ra quân đại thắng quét sách quân thù giải phóng nhân dân”.

Thời gian này Thường vụ tỉnh uỷ Đắc Lắc đã tiến hành nhiều cuộc họp để bàn việc phối hợp chặt chẽ với đòn tiến công của bộ đội chủ lực. Trước hết là quán triệt cho các cấp uỷ đảng nắm chắc thời cơ lịch sử, nhiệm vụ của tỉnh Đắc Lắc trước yêu cầu mới, xác định quyết tâm, kế hoạch tiến công và nổi dậy trong toàn tỉnh, đặc biệt là trên địa bàn trọng điểm thị xã Buôn Ma Thuột; đồng thời có kế hoạch cụ thể đối với các hướng phát triển theo dự kiến của trên ở trục đường 14, 21, Cheo Reo, đường số 7... Chỉ trong một thời gian ngắn toàn tỉnh đã khôi phục được số cơ sở bị đứt liên lạc và phát triển cơ sở mới ở 23 buôn, gồm 6.500 dân, xây dựng 87 cơ sở cốt cán các loại, lập thêm 10 ban cán sự quần chúng và ban vận động khởi nghĩa xã, buôn.

Tháng 2 năm 1975, Thường vụ tỉnh uỷ Đắc Lắc quyết định tuyển chọn những cán bộ chiến sĩ trong các ngành ở tỉnh và thị xã để thành lập một đội vận động chính trị gồm 81 đồng chí, có ban chỉ huy chung do anh Ama H’oanh - Ủy viên thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư thị uỷ Buôn Ma Thuột trực tiếp lãnh đạo nổi dậy giành chính quyền, làm chủ tiếp sau đòn tiến công quân sự, theo bốn yêu cầu: ổn định tư tưởng quần chúng, động viên quyết tâm giải phóng trọn vẹn thị xã, giáo dục quần chúng không chạy theo địch mà phải bám lại nhà; tham gia tổ chức cách mạng; xây dựng chính quyền cách mạng ở cơ sở, huy động một bộ phận thanh niên tham gia chiến đấu, v.v...

Đối với lực lượng vũ trang địa phương, Thường vụ tỉnh uỷ Đắc Lắc quyết định sử dụng tiểu đoàn bộ binh 301 (thiếu); tiểu đoàn đặc công 401 và các đơn vị trực thuộc do anh Đỗ Minh Cảnh, tỉnh đội trưởng và anh M’lô Nguynh - chính trị viên phó tỉnh đội chỉ huy đánh chiếm quận lỵ Đức Xuyên, Lạc Thiện và phát triển theo đường 21B về hướng Phước An. Dùng đại đội 1, tiểu đoàn 301 vào thị xã Buôn Ma Thuột tảo trừ bọn địch sống sót chống lại, tạo thế thuận lợi cho hoạt động của đội vận động chính trị. Sử dụng đại đội bộ binh cùng bộ đội huyện và đội công tác đánh địch, mở dân, giải phóng vùng đông Cheo Reo. Thường vụ tỉnh uỷ đã bàn bạc cụ thể các mặt về công tác tiếp quản thị xã Buôn Ma Thuột, quyết định thành lập ủy ban quân quản do anh Y Blốc Êban, phó bí thư tỉnh uỷ, chủ tịch uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh làm chủ tịch và anh Lê Chí Quyết, phó bí thư tỉnh uỷ làm bí thư đảng uỷ quân quản, phó chủ tịch uỷ ban và một số uỷ viên chỉ đạo các huyện tổ chức các ủy ban quân quản huyện. Anh Huỳnh Văn Cần, bí thư tỉnh uỷ Đắc Lắc cho tôi biết đến trước chiến dịch, trong vùng địch kiểm soát ở tỉnh Đắc Lắc đã có 624 cơ sở cốt cán, gồm 160 cơ sở chính trị, binh vận, 144 đội du kích mật và 228 cơ sở khác. Trong thị xã có 120 gia đình cơ sở cũ, đó là chỗ dựa cho đội chính trị tiến vào thị xã. Chính những cơ sở này đã cung cấp thường xuyên những tin tức mới nhất của địch trong thị xã cho ta. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và ban quân sự thị xã đã chuẩn bị xong kế hoạch và lực lượng của địa phương phối họp với bộ đội chủ lực.
_____________________________________
1. Từ năm 1973 đến tháng 6 năm 1975 Mặt trận Tây Nguyện đã đưa vào đội ngũ cán bộ 1.081 đồng chí, đề bạt các cấp cho 4.490 đồng chí và bổ nhiệm 3.349 đồng chí. Trong năm 1974 nhiều lớp tập huấn về nghệ thuật chiến dịch, về chiến thuật vận động tiến công, đánh công sự vững chắc, đánh thành phố, thị xã được mở cho các đối tượng khác nhau từ trung đội đến sư đoàn.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 10:04:22 am

Những ngày cuối tháng 1 năm 1975, Bộ tư lệnh Mặt trận làm việc suốt ngày đêm để giao nhiệm vụ cho các đơn vị.

Tối ngày 24 tháng 1 năm 1975, giao nhiệm vụ cho trung đoàn 95A.

Ngày 25 tháng 1 năm 1975, giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 320, Sư đoàn 316.

Ngày 26 tháng 1 năm 1975, nghiên cứu lần cuối phương án một đánh vào thị xã Buôn Ma Thuột.

Sáng ngày 27 tháng 1 năm 1975, giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 10.

Chiều ngày 27 tháng 1 năm 1975, nghiên cứu lần cuối phương án hai đánh thị xã Buôn Ma Thuột.

Sáng ngày 28 tháng 1 năm 1975, nghiên cứu lần cuối phương án đánh quân giải tỏa khi địch có phòng ngự dự phòng.

Sáng ngày 29 tháng 1 năm 1975, anh Nguyễn Kim Tuấn, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 320 báo cáo quyết tâm bổ sung.

Ngày 30 tháng 1 năm 1975. Bộ tư lệnh giao nhiệm vụ cho các đơn vị: trung đoàn pháo binh 40, trung đoàn pháo binh 675, trung đoàn phòng không 234, trung đoàn phòng không 593, trung đoàn xe tăng 273, trung đoàn đặc công 198.

Ngày 31 tháng 1 năm 1975, anh Vũ Lăng chỉ thị cho anh Nguyễn Quốc Thước viết lại kế hoạch chiến dịch và quy định thời gian trong 5 ngày phải xong. Anh Vũ Lăng lưu ý anh Nguyễn Quốc Thước một số vấn đề: Ở phần mục đích, phương châm tác chiến cần viết cho chặt chẽ hơn. Phần cách đánh và tổ chức, công tác bảo đảm đường sá cơ động cho pháo binh, xe tăng; công tác bảo đảm kỹ thuật, xăng dầu, đạn dược, ăn uống, v.v... cần phân rõ từng cấp chịu trách nhiệm; công tác bảo đảm cho các mũi, các hướng hiệp đồng thời gian, đặc biệt đối với đơn vị thọc sâu phải viết ngắn gọn nhưng rõ, để khi thực hiện thuận lợi.

Ngày 1 tháng 2 năm 1975, Bộ tư lệnh giao nhiệm vụ cho trung đoàn 271.

Để tăng cường lãnh đạo, chỉ huy chiến dịch, ngày 7 tháng 2 năm 1975, anh Hoàng Minh Thảo đến Tây Nguyên theo quyết định của trên.

Do ý nghĩa quan trọng của chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch mở đầu của cuộc tiến công chiến lược nên Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh đã cử anh Văn Tiến Dũng - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân uỷ Trung ương, Tổng tham mưu trưởng làm đại diện của Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh vào Tây Nguyên tổ chức sở chỉ huy tiền phương của Bộ trực tiếp chỉ đạo chiến dịch. Trung tuần tháng 2 năm 1975, Bộ tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên hình thành cơ sở lấy Bộ tư lệnh và cơ quan Mặt trận Tây Nguyên làm nòng cốt. Anh Hoàng Minh Thảo - Tư lệnh chiến dịch; tôi (Đặng Vũ Hiệp) - Chính uỷ; các anh Vũ Lăng, Phan Hàm, Nguyễn Lang - Phó tư lệnh; anh Phí Triệu Hàm - Phó chính uỷ. Bên cạnh Bộ tư lệnh chiến dịch còn có anh Bùi San, đại diện Thường vụ Khu uỷ Khu 5 cùng một bộ phận cơ quan giúp việc. Đi sát với các hướng chiến dịch có các đại diện của tỉnh uỷ Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum.

Chiều ngày 14 tháng 2 năm 1975, Bộ tư lệnh chiến dịch báo cáo quyết tâm và kế hoạch tác chiến chiến dịch với anh Văn Tiến Dũng, đại diện Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng. Theo sự thống nhất trong Bộ tư lệnh, anh Vũ Lăng, tôi và anh Nguyễn Quốc Thước báo cáo (anh Hoàng Minh Thảo mới đến Tây Nguyên đang ở giai đoạn nắm tình hình). Đúng giờ làm việc, anh Vũ Lăng lên cơn sốt rét, không thể có mặt. Sau khi nghe anh Nguyễn Quốc Thước trình bày phương án kế hoạch tác chiến chiến dịch, anh Văn Tiến Dũng đặt vấn đề: Vì sao Sư đoàn 10, một đơn vị có kinh nghiệm đánh công sự vững chắc lại sử dụng để đánh Đức Lập, mà không đưa vào tiến công thị xã Buôn Ma Thuột ngay từ đầu. Tôi và anh Nguyễn Quốc Thước đã trình bày lý do, nhưng xem ra ý kiến chưa đủ sức thuyết phục đối với anh Văn Tiến Dũng. Tranh thủ giờ nghỉ, tôi đến gặp anh Vũ Lăng. Nhìn anh mặt tái ngắt, môi tím bầm, người run lẩy bẩy và đang sốt ruột chờ tin chúng tôi làm việc với anh Dũng, tôi ái ngại và thương anh quá. Kể lại cho anh nghe tình hình và nói vui: “Có chết thì ngày mai hẵng chết. Còn bây giờ ông phải đến mà “cãi” về chuyện sử dụng Sư đoàn 10 đánh Đức Lập”.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 10:05:06 am

Trước đề nghị của tôi, mặc dù cơn sốt chưa qua, nhưng anh Vũ Lăng đã cố gắng đến họp và báo cáo chi tiết việc sử dụng Sư đoàn 10. Anh Vũ Lăng nói rành rọt ý định của Đảng uỷ và Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên trong việc sử dụng sư đoàn này. Chính vì Sư đoàn 10 có kinh nghiệm đánh công sự vững chắc nên phải sử dụng sư đoàn 10 (thiếu trung đoàn 24) vào trận Đức Lập. Bởi vì Bộ Tư lệnh chiến dịch xác định việc đánh căn cứ Đức Lập phải bảo đảm chắc thắng và chỉ được phép đánh thắng trong thời gian từ một đến hai ngày. Sau đó phải nhanh chóng cơ động lực lượng về bắc Buôn Ma Thuột làm lực lưọng dự bị cho Sư đoàn 316 sẵn sàng tham gia trận then chốt, dứt điểm Buôn Ma Thuột nếu địch ngoan cố chống cự khi đơn vị bạn chưa giải quyết được. Đồng thời sẵn sàng đánh địch phản kích. Hơn nữa để thực hiện nhiệm vụ được giao hồi tháng 10 năm 1974 Sư đoàn 10 đã được bố trí tập kết ở Đức Lập. Điều động quân trở lại vừa mất thời gian, vừa gây thêm nhiều khó khăn, nhất là về giữ bí mật.

Sau khi anh Vũ Lăng trình bày, anh Văn Tiến Dũng đã cân nhắc và cuối cùng nhất trí phê chuẩn kế hoạch đó. Anh nhắc nhở chúng tôi thời gian gấp, nhiệm vụ nặng cần tổ chức đảm bảo chu đáo để đưa nhanh Sư đoàn 10 về hướng Buôn Ma Thuột sau khi đã giải phóng xong Đức Láp.

Vì chưa hiểu hết bối cảnh lịch sử, nên hiện nay có người cho rằng lúc đó không cần đánh Đức Lập mà chỉ dùng một lực lượng nhỏ bao vây thì địch sẽ bỏ chạy.

Thời gian chuẩn bị còn lại rất gấp nên mọi công tác phải tiến hành hết sức khẩn trương. Hầu như đêm nào cơ quan chỉ huy chiến dịch cũng phải làm việc đến 2, 3 giờ sáng. Các anh Nguyễn Quốc Thước, Khuất Duy Tiến, Trần Minh Hảo có đêm tranh thủ ngủ ngồi một lát rồi lại thức dậy làm việc. Tuy vất vả, mệt nhọc là thế nhưng nghĩ đến ngày Buôn Ma Thuột được giải phóng, cả Tây Nguyên không còn bóng quân thù thì ai cũng thấy trong lòng phấn khởi, tăng thêm nghị lực làm việc.

Theo phương án đã được đại diện Quân uỷ Trung ươnng và Bộ Tổng tư lệnh thông qua, các đơn vị tham gia chiến dịch Tây Nguyên được giao nhiệm vụ chính thức như sau:

- Sư đoàn 968 ( thiếu ) có nhiệm vụ hoạt động nghi binh tích cực giam chân khối chủ lực của quân khu 2 ngụy ở lại Kon Tum, Plây Cu.

- Sư đoàn 320 có nhiệm vụ cắt đường 14 đoạn Cẩm Ga (Thuần Mẫn), sẵn sàng tiêu dịch địch từ Plây Cu đi giải toả Buôn Ma Thuột, hoặc địch từ Buôn Ma Thuột đánh lên. Sau khi dứt điểm Cẩm Ga, sư đoàn này phát triển bao vây và tiêu diệt địch, giải phóng thị xã Cheo Reo.

- Trung đoàn 25 cắt đường 21 và chặn đánh địch ở đoạn tây Khánh Dương, tiêu diệt địch ở Buôn Ma Thuột rút chạy, hoặc địch từ đồng bằng Khu 5 lên theo trục đường 21.

- Trung đoàn 95A đánh cắt giao thông và tiêu diệt địch trên đường 19 đoạn tây An Khê phối hợp với Sư đoàn 3 Quân khu 5 đánh trên đoạn đông An Khê.

- Sư đoàn 316, trung đoàn 95B, trung đoàn 24 (Sư đoàn 10), trung đoàn đặc công 198, 2 trung đoàn pháo binh 40 và 675, 3 trung đoàn pháo cao xạ 234 (thiếu), 593 và 232, trung đoàn xe tăng 273, 2 trung đoàn công binh 7 và 575, trung đoàn thông tin 29 có nhiệm vụ tiêu diệt địch giải phóng Buôn Ma Thuột.

- Sư đoàn 10 cùng một lúc phải thực hiện 2 nhiệm vụ:

1. Sử dụng sư đoàn thiếu được tăng cường 1 tiểu đoàn cao xạ thuộc trung đoàn 234, 1 cụm pháo binh 122 ly và 155 ly có nhiệm vụ nhanh chóng đánh đứt điểm quận lỵ Đức Lập và quét địch từ Đức Lập đến ngã ba Đắc Soong trong thời gian từ 1 đến 2 ngày. Đánh xong Đức Láp, sư đoàn nhanh chóng cơ động lực lượng về bắc Buôn Ma Thuột sẵn sàng tham gia trận then chốt đánh dứt điểm Buôn Ma Thuột nếu địch ngoan cố co cụm chống cự, khi đơn vị bạn chưa giải quyết được. Đồng thời sẵn sàng đánh địch phản kích. Nếu Sư đoàn 320 gặp khó khăn thì tăng cường lực lượng để giải quyết Cheo Reo.

2. Tổ chức một sở chỉ huy nhẹ của sư đoàn chỉ huy trung đoàn 24 và trung đoàn 95B tác chiến trên hướng đông bắc và hướng tây Buôn Ma Thuột. Mục tiêu trung đoàn 95B đánh chiếm sân bay thị xã, ngã sáu, tiểu khu Đắc Lắc. Trung đoàn 24 sử dụng 1 tiểu đoàn được tăng cường 1 đại dội xe tăng, 1 đại đội xe thiết giáp, 1 đại đội cao xạ hình thành lực lượng thọc sâu của chiến dịch, đánh chiếm sở chỉ huy sư đoàn 23, dùng 1 tiểu đoàn bao vây Chư Nga, 1 tiểu đoàn làm lực lượng dự bị.

Thực hiện kế hoạch tác chiến trên, Sư đoàn 968 (do anh Thanh Sơn - Tư lệnh, anh Trần Trác - Chính uỷ) từ Hạ Lào hành quân bộ vượt qua vùng rừng núi hiểm trở biên giới Việt - Lào. Ngày 15 tháng 1 năm 1975 đến vị trí tập kết T73 với quân số 5.429 người, gồm 2 trung đoàn (trung đoàn 19: 1.890 người, trung đoàn 29: 1.890 người), mỗi tiểu đoàn quân số lên tới 480 người, bộ đội khoẻ mạnh, xe pháo an toàn.

Từ Nghệ An, Sư đoàn 316 (do anh Đàm Văn Ngụy - Sư đoàn trưởng, anh Hà Quốc Toản - Chính uỷ) hành quân bằng ô tô vào đến Tây Nguyên ngày 7 tháng 2 năm 1975 với quân số khá cao 8.820 người, có 2.137 đảng viên, trong đó có 73 trên 85 chi bộ đại đội có chi uỷ.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 10:05:57 am

Từ đầu tháng 1 năm 1975, Bộ tăng cường liên tiếp cho Tây Nguyên trung đoàn 95B (Sư đoàn 325), tiểu đoàn đặc công 1 của Bộ, trung đoàn cao xạ 232, trung đoàn công binh 575 thuộc Đoàn 559 và 1 tiểu đoàn cầu phà, 1 tiểu đoàn và 1 đại đội thông tin, 1 tiểu đoàn vận tải, 1 đại đội trinh sát, 1 đại đội khí tượng, 3 trạm sửa chữa xe, pháo, đội điều trị 48 và 8.000 quân bổ sung lần lượt đến Đắc Lắc. Ngoài ra còn có các đơn vị phối hợp và phối thuộc ở các hướng. Sư đoàn 3 (Quân khu 5) từ bắc Bình Định hành quân đến đông An Khê (Gia Lai), trung đoàn bộ binh 271, tiểu đoàn đặc công 14 của Miền đến Gia Nghĩa, tiểu đoàn 21 Sư đoàn 470 (Đoàn 559) đến Bản Đôn.

Đầu tháng 2 năm 1975, Sư đoàn 320 (do anh Kim Tuấn - Sư đoàn trưởng, anh Bùi Huy Bổng - Chính uỷ ) và các trung đoàn binh chủng kỹ thuật bí mật rời khỏi khu vực đường 19, Đức Cơ, qua 5 ngày hành quân bộ, dưới cái nắng gay gắt của rừng khoọc Gia Lai đã đến ví trí tập kết phía tây Thuần Mẫn an toàn.

Ngày 6 tháng 2 năm 1975, trung đoàn 66, khối hành quân đầu tiên của Sư đoàn 10 (do anh Hồ Đệ - Sư đoàn trưởng, anh Lã Ngọc Châu - Chính uỷ ) bí mật rời hậu cứ Kleng về tập kết ở phía bắc dãy núi Chư Mon Đray rồi được xe ô tô chở về nam Tây Nguyên. Những ngày tiếp theo các đơn vị còn lại của Sư đoàn 10 cũng bí mật bàn giao tuyến phòng thủ Võ Đinh cho Sư đoàn 968 rồi bí mật theo đường 1B bằng xe cơ giới hướng về phía nam.

Ba cơ quan của Mặt trận Tây Nguyên cũng được lệnh di chuyển vào khu vực Đắc Đam (Đắc Lắc) phục vụ cho Bộ tư lệnh chiến dịch chỉ huy, chỉ đạo các đơn vị.

Tôi nói thêm, mỗi khi mùa khô đến, những người chỉ huy quân đội Mỹ - ngụy ở Tây Nguyên thường theo dõi sự di chuyển của Sư đoàn 10 và Sư đoàn 320. Họ cho rằng hai sư đoàn này có mặt ở đâu, ở đó sẽ đánh lớn. Tương kế tựu kế, ta đã bí mật thế chỗ của Sư đoàn 10 và Sư đoàn 320 bằng Sư đoàn 968. Khi hai sư đoàn này chuyển quân đã được lệnh để lại toàn bộ mạng thông tin vô tuyến (kể cả nhân viên báo vụ). Các đài vô tuyến của hai sư đoàn này vẫn duy trì phát sóng đúng giờ tung các báo cáo giả lên làn sóng điện để đánh lừa sự theo dõi của địch. Tình báo địch khi theo dõi các tín hiệu phát ra, biết rõ cố tật của báo vụ viên từng đơn vị nên họ yên tâm là Sư đoàn 10 và Sư đoàn 320 vẫn ở vị trí cũ.

Sau này viên tướng Mỹ Sáclơ Timét - cố vấn của Nguyễn Văn Thiệu đã phải thốt lên: “Bằng biện pháp nghi binh qua làn sóng điện, Việt Cộng đã thành công trong kế hoạch giam chân bộ phận chủ yếu của quân lực Việt Nam cộng hoà thuộc quân khu 2 ở Plây Cu và Kon Tum”.

Bị các hoạt động nghi binh chiến dịch của ta làm cho lạc hướng, ngày 18 tháng 2 trong cuộc họp với các tướng lĩnh để kiểm điểm tình hình thực hiện kế hoạch phòng thủ quốc gia “Lý Thường Kiệt 1975” và các biện pháp của hội đồng an ninh quốc gia đã quyết định trước đây, tổng thống ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu vẫn cho rằng: “Quân khu 2 sẽ là chiến trường trọng điểm, quân khu 1 và quân khu 3 là chiến trường phối hợp. Cần đề phòng cộng sản có thể đánh vào một số thị xã nhỏ, nhất là các thị xã hẻo lánh ở Tây Nguyên như Quảng Đức, Kon Tum”. Sau cuộc họp ở phủ tổng thống về, tướng Phạm Văn Phú - tư lệnh quân khu 2 kiêm tư lệnh quân đoàn 2 ngụy đã triệu tập chỉ huy trưởng đơn vị, tiểu khu trưởng trong quân khu để nhận định tình hình, bàn kế hoạch đối phó. Họ cho rằng hình thức bố trí lực lượng của ta “nhẹ đuôi nặng đầu” (ý nói các sư đoàn chủ lực của ta đều tập trung ở hai tỉnh Kon Tum và Plây Cu ) nếu đánh lớn ta sẽ lấy Kon Tum, Plây Cu làm “điểm”, chiến sự sẽ diễn ra ác liệt. Nơi diễn ra sôi động thứ hai có thể là Quảng Đức vì hiện nay ta đã chiếm được Phước Long nên cần đánh Quảng Đức để mở thông đường hành lang vào Nam Bộ, do đó Quảng Đức có thể nổi lên trong tình hình hiện nay. Từ nhận định trên, tướng Phú ra lệnh cho các đơn vị phòng giữ Kon Tum, Plây Cu cần củng cố hệ thống bố phóng, tăng cường sục sạo ra xa để sớm phát hiện ý đồ của ta và tổ chức tiến công từ tuyến ngoài, tiêu hao, làm giảm sức tiến công của ta khi đánh sâu vào khu vực thị xã; tăng cường cho Quảng Đức 1 trung đoàn để tăng thêm khả năng phòng thủ. Và tướng Phú vẫn chủ quan cho rằng Buôn Ma Thuột có thể bị đánh nhưng quy mô không lớn vì chỉ là “diện” nên chưa cần tăng lực lượng. Ngoài ra viên tướng này còn chỉ thị cho các đơn vị dưới quyền chú trọng điều tra sự di chuyển của 2 sư đoàn 10 và 320. Như trên đã nói, 2 sư đoàn chuyển về hướng nào thì nơi đó sẽ nổ ra đánh lớn. Tuy vậy, vẫn tỏ ra âu lo, nên sau cuộc họp Phú đã trao đổi riêng với chuẩn tướng Trần Văn Cẩm - phụ tá hành quân và Lê Khắc Lý - tham mưu trưởng quân đoàn 2 là ông ta rất sợ tình hình có nhiều đột biến ngoài dự tính, trong khi lực lượng quân khu ít và đã phải dàn mỏng, gắn chặt vào từng nơi. Tướng Phú than phiền rằng hôm gặp tổng thống Thiệu xin tăng thêm quân dù là lực lượng đã quen chiến trường để làm quân ứng cứu tại chỗ nhưng không được Thiệu chấp nhận. Cuối cùng tướng Phú chỉ được tăng thêm 2 liên đoàn biệt động...


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 10:06:45 am

Đêm 18 tháng 2, đại tá Trịnh Tiêu - trưởng phòng tình báo quân khu 2 ngụy nhận được nguồn tin: “Sư đoàn 10 đã hành quân vào phía nam chuẩn bị đánh Đức Lập, Sư đoàn 320 sang tây Ea H’leo chuẩn bị đánh Thuần Mẫn. Một lực lượng khác đang chuẩn bị đánh Buôn Ma Thuột”.

Nhận được tin trên, Trịnh Tiêu đã báo cáo Phạm Văn Phú như sau: những hoạt động ở Kon Tum và Plây Cu chỉ là hoạt động nghi binh của Việt cộng. Ý định thực sự của họ là sẽ đánh vào Buôn Ma Thuột”. Phát hiện của cơ quan tình báo đã làm cho Phú rất lo lắng, nên đã nghĩ đến việc “có lẽ phải đưa sư đoàn 23 về lại Buôn Ma Thuột”.

Nhưng mặt khác, Phạm Văn Phú lại nhận được thông báo của tình báo Mỹ khẳng định rằng tình hình chưa có gì thay đổi, các đơn vị Việt cộng vẫn ở chỗ cũ... Những tin tức trái ngược nhau làm đau đầu tướng Phú. Tuy vậy, ngày 19 tháng 2 năm 1975, Phú vẫn quyết định rút bớt trung đoàn 45 từ Plây Cu đưa về tây đường 40 ở khu vực tây Ea H’leo để sục sạo tìm Sư đoàn 320. Nhưng trước đó, Bộ tư lệnh chiến dịch đã lệnh cho sư đoàn này lui quân về phía tây, chỉ để lại những tổ trinh sát bám địch, tuyệt đối tránh đụng độ với chúng.

Trước tình hình diễn biến phức tạp đó, Bộ tư lệnh chiến dịch đã nhận định:

“Địch có nghi ta chuẩn bị đánh Đức Lập, Gia Nghĩa, Buôn Ma Thuột, cắt đường 14 ở Thuần Mẫn, với một số bằng chứng riêng lẻ. Nhưng địch vẫn chưa phát hiện ý định và lực lượng chiến dịch của ta. Những hoạt động trên mang tính chất rời rạc, cục bộ. Tuy nhiên, cũng vẫn phải chủ động đề phòng”. Và Bộ tư lệnh chiến dịch quyết định “kiên trì, khôn khéo giữ bí mật ý định và lực lượng ta ở hướng tác chiến chủ yếu (Buôn Ma Thuột). Tích cực hoạt động nghi binh trên hướng Kon Tum và Plây Cu để thu hút trung đoàn 45 về Plây Cu”.

Thực hiện ý định trên, cơ quan tham mưu chiến dịch đã cho phát đi một bức điện giả để đánh lừa địch, nội dung như sau: “Địch đã bị lừa cho rằng ta sẽ đánh Buôn Ma Thuột nên đã đưa trung đoàn 45 xuống phía nam”. Bộ tư lệnh quân khu 2 ngụy đã nhận được bức điện trên, cùng lúc với các chỉ huy quân sự các tỉnh ở Tây Nguyên. Sau khi nhận được bức điện của ta đánh đi, Phạm Văn Phú càng hoài nghi về nguồn tin đã nhận được và dứt khoát từ bỏ ý định đưa sư đoàn 23 trở lại Buôn Ma Thuột.

Sau khi các đơn vị bộ binh và binh chủng triển khai ở hướng chính an toàn, ngày 1 tháng 3 năm 1975, Bộ tư lệnh chiến dịch lệnh cho Sư đoàn 968 (mang tên Sư đoàn 320) đánh nghi binh tiến công một loạt các vị trí ở ngoại vi thị xã Plây Cu như đồn Tầm, chốt Mỹ và một loạt các cứ điểm trên dãy Chư Kra, Chư Gôi, điểm cao 605, uy hiếp quân lỵ Thanh An và Thanh Bình. Tiếng súng nổ xen lẫn tiếng gầm rú của xe tăng như báo hiệu một cuộc tiến công lớn vào thị xã Plây Cu đã bắt đầu.

Trong khi trung đoàn 45 ngụy đã qua 10 ngày lùng sục ở khu vực Ea H’leo vẫn không phát hiện ra Sư đoàn 320, thì được tin sư đoàn này xuất hiện đang tiến công vào hướng tây Plây Cu. Không giấu nổi bực tức, Phạm Văn Phú ra lệnh đưa ngay trung đoàn 45 về tăng cường chống đỡ ở hướng tây Plây Cu. Sáng ngày 3 tháng 3 năm 1975, trung đoàn 45 ngụy từ Ea H’leo vội vã hành quân về lại tây thị xã Plây Cu.

Đêm ngày 3 rạng sáng ngày 4 tháng 3 năm 1975, Bộ tư lệnh chiến dịch ra lệnh cắt đứt đường 19. Từ sáng đến trưa ngày 4 tháng 3, trung đoàn 95A (anh Lê An - trung đoàn trưởng, anh Trần Kiều - Chính uỷ) đã tiến ra đường 19 tiêu diệt một loạt các vị trí địch trong đó có căn cứ pháo binh Ia Dun do một tiểu đoàn bảo an đóng giữ. Đến chiếu hôm ấy trung đoàn 95A đã làm chủ đoạn đường dài 20 km từ ngã ba Plây Bôn đến ấp Phú Yên.

Cùng ngày 4 tháng 3, Sư đoàn 3 Quân khu 5 tuy vừa hành quân từ bắc Bình Định vào, gặp rất nhiều khó khăn về quân số và hậu cần cũng đã tích cực phối hợp đánh cắt đường 19 - đoạn từ đèo Thượng An đến cầu số 13 tiêu diệt 2 đại đội và tiểu đoàn bộ tiểu đoàn 1 trung đoàn 47 ngụy diệt 316 tên, bắt sống 52 tên, thu 200 súng và 2 khẩu pháo 105 ly, làm chủ hoàn toàn đoàn đường trên.

Tin đường số 19 bị cắt đứt đã nhanh chóng truyền về Oasinhtơn, đêm 4 tháng 3 hãng thông tấn AP đã loan tin: “Đường số 19, con đường tiếp tế chủ yếu của cao nguyên đã bị cắt đứt. Các trận đánh đã tập trung ở Lệ Trung - đông Plây Cu 16 km và ở Bình Khê - tây Quy Nhơn 40 km. Nhiều vị trí Lệ Trung đến Bình Khê bị tiến công và mất liên lạc điện đài. Một căn cứ pháo binh 105 ly ở tây bắc Bình Khê đã bị cộng sản đánh chiếm”.

Trước tình thế con đường huyết mạch nối từ cảng Quy Nhơn lên sở chỉ huy quân đoàn 2 ngụy ở Plây Cu bị cắt đứt, Phạm Văn Phú đã tung liên đoàn biệt động quân số 4 và tiểu đoàn 3 ra đông Plây Cu để phản kích trung đoàn 95A, đồng thời ông ta ra lệnh cho sư đoàn 22 ngụy từ bắc Bình Định vào đường số 19 để phản kích lại Sư đoàn 3 của ta.

Trên hướng đường số 21, ngày 5 tháng 3 năm 1975, trung đoàn 25 do anh Lộ Khắc Tâm - trung đoàn trưởng, Nguyễn Ngãi - chính uỷ chỉ huy tiến công một đoàn xe địch, làm chủ đoạn đường phía đông Chư Xê - con đường chiến lược quan trọng thứ hai nối từ Nha Trang đi Buôn Ma Thuột đã bị cắt đứt. Địch phải điều chi đoàn 2 thiết giáp thuộc trung đoàn 19 từ Bình Thuận và Khánh Hoà cùng với lực lượng học viên trường biệt động quân ở Dục Mỹ và hai tiểu đoàn bảo an đối phó với trung đoàn 25 của ta ở Chư Xê. Việc trung đoàn 25 cắt đứt đường 21 đã làm cho Phạm Văn Phú một lần nữa phải suy nghĩ về Buôn Ma Thuột. Ông ta cho rằng: Tại sao Việt cộng đánh Plây Cu, Kon Tum lại có lực lượng vào Buôn Ma Thuột và cắt đứt đường 21, hay là đối phương lại nghi binh? Đề phòng tình huống xấu, tướng Phú đã cử đại tá Vũ Thế Quang - phó tư lệnh sư đoàn 23 ngụy về Buôn Ma Thuột với nhiệm vụ mới: tư lệnh chiến trường nam Tây Nguyên, chỉ huy toàn bộ lực lượng quân ngụy từ Đắc Lắc đến Gia Nghĩa.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 10:07:25 am

Khoảng 17 giờ ngày 5 tháng 3, đoàn xe 15 chiếc của Vũ Thế Quang và tuỳ tùng trên đường vào Buôn Ma Thuột đã rơi vào ổ phục kích của trung đoàn 64 Sư đoàn 320 (anh Phạm Quang Bào - trung đoàn trưởng, anh Đinh Thế Mỹ - chính uỷ) ở đoạn nam Ea H’leo. 8 chiếc đi đầu bị bắn cháy, 7 chiếc còn lại chạy thoát được về Plây Cu, trong đó có xe của Vũ Thế Quang.

Một vấn dề trở ngại cho ta khi triển khai lực lượng ở phía bắc Buôn Ma Thuột là trung đoàn 53 ngụy đang lùng sục ở khu vực này. Bộ tư lệnh chiến dịch lệnh cho Sư đoàn 320 đánh Chư Xê (nam Thuần Mẫn) để kéo trung đoàn 53 ra đối phó, tạo điều kiện cho lực lượng ta ở bắc, tây bắc Buôn Ma Thuột tiếp tục chuẩn bị.

6 giờ ngày 7 tháng 3, tiểu đoàn 3 trung đoàn 48 Sư đoàn 320 nổ súng. Sau 40 phút chiến đấu, tiểu đoàn 3 diệt gọn Chư Xê.

Ngày 8 tháng 3, trung đoàn 48 do anh Lê Quang Bình - trung đoàn trưởng, anh Đinh Hữu Tấn - chính ủy chỉ huy được tăng cường 2 pháo 105 ly, 3 pháo 85 ly bắn thẳng tiến công chi khu quân sự Cẩm Ga và quận lỵ Thuần Mẫn. Sau 1 giờ 20 phút, trung đoan 48 làm chủ Cẩm Ga và Thuần Mẫn, diệt 1 tiểu đoàn bảo an, 2 trung đội cảnh sát và cơ quan chi khu, bắt 121 tên, thu 200 súng (có 2 khẩu pháo 105 ly), 18 xe quân sự. Tiếp đó ngày 9 tháng 3 trung đoàn 64, Sư đoàn 320 đã tiêu diệt hoàn toàn căn cứ Buôn Hồ.

Trận Cẩm Ga, Chư Xê và Buôn Hồ đã làm cho đường 14 - con đường nối liền giữa nam và bắc Tây Nguyên bị cắt đứt.

Tại Buôn Ma Thuột, Vũ Thế Quang đã ra lệnh báo động, rút trung đoàn 53 về phòng thủ thị xã và đưa 1 tiểu đoàn của trung đoàn này lên tăng cường cho Đức Lập.

Sáng ngày 9 tháng 3, Phạm Văn Phú từ Plây Cu bay vào Buôn Ma Thuột gặp Vũ Thế Quang và Nguyễn Trọng Luật, đại tá tỉnh trưởng Đắc Lắc. Sau khi xem xét toàn bộ tình hình, tướng Phú động viên Vũ Thế Quang: “Hãy sử dụng lực lượng hiện có để cố giữ Buôn Ma Thuột”. Đại tá Vũ Thế Quang hỏi lại tướng Phú: “Nếu tiến công vào Buôn Ma Thuột thì bao giờ Việt cộng sẽ bắt đầu?”. Tướng Phú trả lời: “Có sớm cũng phải giữa tháng 4. Nhưng họ không thể đánh lớn. Tổng thống Thiệu đã dặn tôi: Nơi nào bị đánh thì cố giữ, Hội nghị Pari sẽ họp lại, ta giữ được nhiều đất thì có giá để mặc cả với đối phương. Vì vậy, không thể rút thêm lực lượng ở Plây Cu để tăng cho Buôn Ma Thuột. Đến bây giờ bộ tổng tham mưu (ngụy) vẫn khẳng định là hướng tiến công chính của Việt cộng ở Tây Nguyên vẫn là Kon Tum và Plây Cu”!

Nói xong Phú vội vã lên máy bay trở về Plây Cu.

Địch đang hoang mang thì sáng ngày 9 tháng 3, Bộ tư lệnh chiến dịch ra lệnh cho Sư đoàn 10, được tăng cường trung đoàn 40 tiến công chi khu quân sự và quận lỵ Đức Lập. Đây là tuyến phòng thủ vững chắc của địch bao gồm 5 cứ điểm liên hoàn nằm trên đường 14 ở phía tây nam Buôn Ma Thuột. Được sự chi viện của 15 khẩu pháo lớn của trung đoàn 4 và trung đoàn 40 (pháo chiến dịch), chỉ sau hơn 3 giờ chiến đấu, trung đoàn 66 do anh Nguyễn Đình Kiệp - trung đoàn trưởng, anh Nguyễn Chí Nguyện - chính uỷ trung đoàn chỉ huy đã làm chủ hoàn toàn căn cứ chỉ huy hành quân của sư đoàn 23, một vị trí quan trọng bậc nhất của địch ở Đức Lập.

Cùng lúc đó, tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 3 trung đoàn 28 do anh Nguyễn Đức Cẩm - trung đoàn trưởng, anh Nguyễn Ngọc Xuân - chính uỷ chỉ huy tiến công căn cứ Núi Lửa. Chỉ sau 45 phút chiến đấu trung đoàn 28 đã làm chủ căn cứ Núi Lửa, toàn bộ quân ngụy trong căn cứ bị tiêu diệt và bắt làm tù binh.

Khi đánh vào quận lỵ Đức Lập, do nắm địch không chắc và tổ chức đột phá không tốt nên đánh đợt một không thành công, chỉ huy Sư đoàn 10 ngay trong đêm tổ chức nắm địch lại, mở hướng tiến công mới. Đến sáng ngày 10 tháng 3 Sư đoàn 10 mở đợt tiến công thứ hai mới giải quyết xong. Thừa thắng, các chiến sĩ trung đoàn 66 phát triển đánh chiếm Đắc Sắc và Đức Minh, 2 đại đội bảo an đóng ở đây nhanh chóng bị tiêu diệt và tan rã. Trong khi các đơn vị tiến công quân địch ở Đức Lập thì tiểu đoàn 3 trung đoàn 28 được lệnh phát triển phối hợp với tiểu đoàn 32 trung đoàn đặc công 198 đánh chiếm căn cứ Đắc Song do tiểu đoàn 1 trung đoàn 53 chiếm giữ. Như vậy, sau 2 ngày chiến đấu, Sư đoàn 10 (thiếu) đã tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Đức Lập và Đắc Song, bắt hơn 100 tên, thu 14 khẩu pháo 105 ly, 20 xe tăng, thiết giáp và hàng nghìn quả đạn pháo. Theo kế hoạch, sau khi giải phóng Đức Lập, Sư đoàn 10 đã nhanh chóng cơ động về phía đông thị xã Buôn Ma Thuột làm lực lượng dự bị chiến dịch.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 10:08:36 am

Mờ sáng ngày 9 tháng 3 năm 1975, tại thị xã Buôn Ma Thuột, Vũ Thế Quang - chỉ huy trưởng chiến trường phía nam còn đang ở nhà riêng thì nhận được điện báo: Đức Lập đang bị pháo kích mạnh. Quang vội vã đến trung tâm hành quân cùng Nguyễn Trọng Luật - đại tá tỉnh trưởng Đắc Lắc theo dõi tình hình.

11 giờ trưa, Phạm Văn Phú bay tới Buôn Ma Thuột tổ chức cuộc họp khẩn cấp ngay tại trung tâm hành quân sư đoàn 23. Ngoài tướng Phú còn có Lê Trung Tường - chuẩn tướng tư lệnh sư đoàn 23, Phạm Văn Nghìn - đại tá tỉnh trưởng Quảng Đức cùng Vũ Thế Quang và Nguyễn Trọng Luật. Cuộc họp vừa bất đầu thì tướng Phú nhận được tin “Căn cứ 23 và Núi Lửa thất thủ”. Tướng Phú đưa ra một quyết định: “Tình hình Đức Lập đã quá xấu, không còn khả năng cứu vãn, nên không tăng quân cứu viện”. Ông ta hứa: Sẽ tăng cho Buôn Ma Thuột 1 chi đội xe tăng để tăng thêm sức phòng thủ và cho Vũ Thế Quang rút 2 tiểu đoàn ở Bản Đôn về bảo vệ ngoại vi thị xã. Cho đến lúc này Phạm Văn Phú vẫn chủ quan cho rằng ta đánh Đức Lập, uy hiếp Buôn Ma Thuột là để nghi binh, có thể vài ngày nữa ta sẽ tập trung tiến công Kon Tum và Plây Cu.

Nhưng điều bất ngờ lớn nhất đối với những người chỉ huy quân đội Mỹ - ngụy ở Sài Gòn và ở Tây Nguyên đã tới.

16 giờ ngày 9 tháng 3, từ những vị trí tập kết cách thị xã từ 15 đến 30 km, 12 trung đoàn bộ binh và binh chủng đã hình thành 5 mũi tiến công cùng tiến về hướng Buôn Ma Thuột. Ở hướng tây, dẫn đầu đoàn xe cơ giới là các đơn vị xe tăng tiến theo dấu lộ tiêu do công binh cắm sẵn xuyên qua các khu rừng để tiến ra bờ sông Sêrêpốc. Cây trên đường vẫn đứng nguyên, nhưng gốc cây đã được các chiến sĩ công binh cưa trước ba phần tư và ngụy trang kín đáo, nên xe tăng chỉ cần húc nhẹ là cây đổ và con đường mới hình thành cho xe qua. Công binh Sư đoàn 316 đã chuẩn bị đủ các loại phương tiện: thuyền độc mộc, thuyền cao su, bè nứa, móc ròng rọc vào dây cáp căng giữa hai bờ để đưa từng tiểu đoàn vượt sang bờ phía đông.

Ở phía bắc, trung đoàn 53 ngụy còn chiếm giữ khu vực Quảng Nhiêu, Mê Van nên đến ngày 8 tháng 3 mạng đường ở hướng này vẫn còn từ 10 đến 12 km chưa làm xong. Sau khi trung đoàn 53 rút đi, trung đoàn công binh 575 phải làm suốt đêm ngày và đến 23 giờ ngày 9 tháng 3 đã hoàn thành xong 3 tuyến đường phía bắc vào Buôn Ma Thuột. Theo số liệu tôi còn lưu lại, tổng số chiều dài các con đường mới làm để vào Buôn Ma Thuột là 336 km, 3 bến phà, 2 ngầm và nhiều bến vượt cho bộ binh.

Đúng 2 giờ 3 phút sáng ngày 10 tháng 3 năm 1975, Bộ tư lệnh chiến dịch ra lệnh cho trung đoàn đặc công 198 (do anh Trần Kình - trung đoàn trưởng, anh Nguyễn Văn Tích - chính uỷ) tiến công thị xã Buôn Ma Thuột. Sau 2 giờ chiến đấu, bộ đội đặc công đã chiếm hai phần ba sân bay thị xã, làm chủ đường Phan Chu Trinh. Một mũi khác đã vượt đường 14 đánh chiếm khu cảnh sát. 2 giờ 16 phút, trung đoàn 198 đánh chiếm và làm chủ sân bay Hoà Bình, một mũi khác đánh vào căn cứ trung đoàn 53. Đại đội đặc công 2 được một đồng chí trong đội công tác tỉnh Đắc Lắc dẫn đường đánh chiếm làm chủ khu kho Mai Hắc Đế và con đường 429 mở hành lang cho mũi thọc sâu tiến vào thị xã.

Vào thời gian này, các trận địa pháo chiến dịch 105, 122, 130 ly và các loại hoả tiễn H12, ĐKB bắt đầu bắn phá dữ dội vào sở chỉ huy sư đoàn 23 và kéo dài từng đợt đến 6 giờ 30 phút.

Dựa vào địa bàn do đặc công mới mở, tiểu đoàn 5 trung đoàn 95B cùng xe tăng, xe thiết giáp từ hướng đông bắc theo đường Phan Chu Trinh tiến vào đánh chiếm Ngã Sáu và tiểu khu Đắc Lắc.

Trên hướng tây bắc, trung đoàn 148 Sư đoàn 316 (anh Đỗ Thanh Trì - trung đoàn trưởng, anh Nguyễn Khai Mẫn - chính ủy) dùng 1 tiểu đoàn đánh chiếm điểm cao Chư Ebua. Lực lượng chủ yếu được tăng cường 1 đại đội xe tăng tiến vào khu thiết giáp và khu pháo binh.

Trên hướng tây nam, trung đoàn 174 Sư đoàn 316 được tăng cường 1 đại đội xe tăng do anh Đào Trọng Lịch - trung đoàn trưởng, anh Nguyễn Văn Xướng - chính uỷ chỉ huy dùng tiểu đoàn 2 đánh chiếm điểm cao Chư Duê. Tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 3 đánh vào kho xăng sư đoàn 23 và các đơn vị trực thuộc của sư đoàn này ở phía nam đường 429.

Trên hướng tây, tiểu đoàn 4 trung đoàn 24 Sư đoàn 10 do anh Trương Quang Oánh - tiểu đoàn trưởng chỉ huy được tăng cường 1 đại đội xe tăng, 1 đại đội thiết giáp (gồm 16 xe tăng T54 và xe K63) của trung đoàn 273 hình thành mũi thọc sâu binh chủng hợp thành dưới sự chỉ huy của anh Trương Văn Việt - trung đoàn phó trung đoàn 24 theo đường 429 tiến vào sở chỉ huy sư đoàn 23.

Trên hướng nam, khi trung đoàn 198 nổ súng thì trung đoàn 149 Sư đoàn 316 (anh Nguyễn Văn Đạo - trung đoàn trưởng, anh Nguyễn Văn Hoạt chính uỷ) còn cách mục tiêu khá xa, bộ đội vừa đi vừa chạy để kịp thời gian hiệp đồng. Trung đoàn này phải vượt qua con suối lớn, nước sâu nên mất khá nhiều thời gian. Địa hình hướng nam toàn nương rẫy trống trải, địch phát hiện cho máy bay oanh tạc trúng đội hình. Riêng tiểu đoàn 9 của trung đoàn 149 được đội công tác dẫn đường, đến 11 giờ 30 phút tiểu đoàn này đã chiếm được quận lỵ Hoà Bình. Quá trình phát triển chiến đấu, các trung đoàn cao xạ 232 và 234 theo sát đội hình tiến công của bộ binh và xe tăng, bắn rơi 6 máy bay A37, buộc máy bay địch phải nâng độ cao.

Phối hợp với bộ đội chủ lực, đại đội 1 tiểu đoàn 301 và các đội xung kích của thị xã Buôn Ma Thuột đã phát triển vào các khu phố tảo trừ truy quét tề điệp, bọn địch lẩn trốn trong dân, bảo vệ trật tự trị an trong thị xã.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 10:09:04 am

Cùng tiến với cánh quân hướng tây bắc là đoàn cán bộ vận động chính trị gồm 83 người do anh Ama H’oanh lãnh đạo đã vượt qua khu liên hợp pháo binh thiết giáp vào chùa Khải Đoan. Anh Ama H’oanh kể lại: Khi các cơ sở cũ trong thị xã gặp lại những người cán bộ năm xưa họ hết sức vui mừng bởi vì suốt 7 năm qua lòng dân thị xã Buôn Ma Thuột vẫn son sắt với cách mạng, với Đảng. Và không ít người, có lúc nào đó chao chạnh, giảm bớt lòng tin thì lúc đó họ đã hăng hái như những ngày Tết Mậu Thân năm nào dẫn đường cho cán bộ và bộ đội, phát hiện những tên ác ôn có nhiều nợ máu ẩn nấp, kêu gọi ngụy quyền đầu hàng, nộp vũ khí.

Qua một ngày chiến đấu trên cả bốn hướng bộ đội ta chiến đấu rất ngoan cường táo bạo, dũng cảm mãnh liệt thọc sâu, hiệp đồng gắn bó giữa bộ binh và pháo binh, bộ binh và xe tăng, giữa bộ đội chủ lực và lực lượng vũ trang địa phương đã làm chủ phần lớn các mục tiêu quan trọng trong thị xã Buôn Ma Thuột và các cứ điểm án ngữ vòng ngoài.

Tiêu biểu trong ngày đầu là gương chiến đấu của tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 4 trung đoàn 24 Sư đoàn 10. Khi chiếc xe tăng đi đầu sụp lầy, đội hình bị ùn lại, máy bay địch oanh tạc vào đội hình. Trương Quang Oánh bình tĩnh, dũng cảm vượt lên chỉ huy bộ đội và anh đã anh dũng hy sinh. Khi xe tăng ta tiến vào cửa mở, lúc này khói bụi mịt mù chiến sĩ lái không nhìn rõ đường, bất chấp hiểm nguy, đại đội trưởng Lê Xuân Chuyển chỉ huy trung đội trưởng Nguyễn Đức Lập và tiểu đội trưởng Kiều Hải Âu quê An Tường, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc cầm cờ đứng hai bên cửa mở làm lộ tiêu cho xe tăng mũi thọc sâu binh chủng họp thành tiến vào. Bùi Đức Chín và 9 chiến sĩ của tiểu đoàn 4 trung đoàn 24 Sư đoàn 10 đã anh dũng hy sinh ở khu vực cột cờ khu truyền tin. Trung đội trưởng Nguyễn Quang Trung (trung đoàn 148) trước tình huống cửa mở hẹp, xe tăng và bộ binh bị ùn lại, không thể để đồng đội bị thương vong, anh đã ôm bộc phá xông lên dưới làn đạn bắn thẳng của địch mở rộng cửa mở cho xe tăng ta tiến công và dẫn đầu trung đội đánh vào bên trong...

Đêm ngày 10 tháng 3, sau khi nghe cơ quan tham mưu báo cáo tình hình, Bộ tư lệnh chiến dịch nhận định: “Trong ngày đầu tiến công vào thị xã, ta đã thu được thắng lợi lớn, đã chiếm được hai mục tiêu quan trọng là sân bay thị xã và toà tỉnh trưởng, khống chế được sân bay Hoà Bình. Các mũi đều đánh tốt, riêng mũi phía nam có khó khăn, thắng lợi thu được chưa tương xứng với tổn thất của bộ đội. Hệ thống chỉ huy phòng ngự của địch bị rối loạn. Mặc dù lực lượng tại chỗ kết hợp với không quân phản kích ác liệt, nhưng không đẩy lui được lực lượng ta ra khỏi thị xã nên binh lính, sĩ quan ngụy hoang mang cực độ. Tuy vậy, bọn đầu sỏ, ác ôn vẫn cố chống lại. Bộ tư lệnh chiến dịch chủ trương: Tập trung lực lượng mạnh nhanh chóng tiêu diệt sở chỉ huy sư đoàn 23 và các mục tiêu còn lại trong thị xã. Triển khai lực lượng sẵn sàng đánh phản kích, đồng thời khẩn trương tiêu diệt các căn cứ bàn đạp Bản Đôn, Chư Nga, Buôn Hồ, trói chặt địch ở Buôn Ma Thuột, không cho lực lượng cơ động bên ngoài ứng cứu. Đưa lực lượng cao xạ áp sát thị xã, bảo vệ đội hình tiến công của ta và bảo vệ nhân dân, điều một bộ phận lực lượng sang phía đông bắc sẵn sàng đánh địch đổ bộ đường không.

Từ 6 giờ đến 8 giờ sáng ngày 11 tháng 3, pháo binh chiến dịch bắn cấp tập liên tục suốt 2 tiếng đồng hồ. Khi pháo binh vừa ngừng, các mũi binh chủng hợp thành của ta xung phong đánh chiếm sào huyệt cuối cùng của quân ngụy ở Buôn Ma Thuột. Địch cho máy bay ném bom ngay trên đường phố. Xe tăng M48, đại liên, súng cối, tiểu liên AR15 từ trong lỗ châu mai lô cốt cố thủ bắn như trút đạn trước cổng sư đoàn bộ sư đoàn 23. Các chiến sĩ bộ binh bám sát, yểm hộ cho xe tăng tiêu diệt các ổ đề kháng của địch; các chiến sĩ xe tăng luôn luôn tiến trước, mở những mũi đột kích mạnh tiêu diệt xe tăng và hoả điểm địch. Trung đoàn 95B và đại đội xe tăng 4 từ tiểu khu Đắc Lắc tiến công sang hậu cứ sư đoàn 23 hợp điểm với mũi tiến công phía tây.

Xe tăng 980 do đại đội trưởng Đoàn Sinh Hưởng chỉ huy dẫn đầu mũi tiến công phía tây đánh tràn vào cổng chính. Sau khi bắn sập một góc cổng chính, xe tăng 980 xô đổ cổng sắt rồi cùng với xe của Bùi Mạnh Hùng, Phạm Hồng Vách dẫn dắt bộ đội đột phá vào trung tâm chỉ huy sư đoàn 23.

Đến 11 giờ ngày 11 tháng 3, mũi thọc sâu binh chủng hợp thành của Sư đoàn 10 và các mũi tiến công của trung đoàn 95B, trung đoàn 174 Sư đoàn 316 đã hợp điểm tại sư đoàn bộ sư đoàn 23 ngụy. Tổ cắm cờ của đại đội 1 tiểu đoàn 4 trung đoàn 24 Sư đoàn 10 do tiểu đội trưởng Phạm Văn Vy, quê Yên Nội, Thanh Ba, Phú Thọ cùng hai chiến sĩ là Đàm Duy Tộ, Nguyễn Văn Thắng đã cắm lá cờ Quyết thắng của Bộ tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên lên trung tâm chỉ huy sư đoàn 23. Dưới sự chỉ huy của chính trị viên đại đội 3 tiểu đoàn 4 trung đoàn 24 Ngô Huy Chuyên, quê Lê Lợi, Kiến Xương, Thái Bình, anh em đại đội 3 đã tiến vào phòng làm việc của Vũ Thế Quang thu toàn bộ cờ hiệu, con dấu, bản đồ... còn nguyên trên bàn làm việc. Đại tá tỉnh trưởng Đắc Lắc Nguyễn Trọng Luật cùng một tốp sĩ quan chạy qua khu “quân cụ biệt lập” định trốn vào rừng cà phê thì bị bộ phận thọc sâu tiểu đoàn 4 (Sư đoàn 10) do Bùi Văn Độ cùng tiểu đội bắt làm tù binh cùng 12 sĩ quan khác. Đại tá Vũ Thế Quang - tư lệnh phó sư đoàn 23 thì chạy một mình, vứt bỏ cả giày, cả mũ, trên người chỉ mang một cái túi con. Đến tối ngày 11, viên đại tá, tư lệnh phó sư đoàn 23 ngụy - một người trai ở phố Sinh Từ, Hà Nội lầm đường theo giặc đã bị trung đoàn 174 bắt khi vượt qua buôn A Lê 2 đi Phước An. Quang được ta đưa xe chở về trại giam. Khi qua phà sông Sêrêpốc, anh ta hết nhìn trời nhìn mây lại nhìn chiếc phà chở tới 3, 4 chiếc xe ô tô cùng chuyến, thốt lên: “Chúng tôi thua là phải”.

Nắm thời cơ bộ đội tiến công, 315 tù chính trị ở nhà tù Buôn Ma Thuột đã nổi dậy phá cửa nhà tù chạy thoát ra ngoài.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 10:09:45 am

Đêm ngày 11 tháng 3, Bộ tư lệnh chiến dịch nhận định: Địch mất thị xã nhưng các căn cứ bàn đạp vẫn còn. Chúng có thể dùng lực lượng tăng viện đổ quân xuống các căn cứ bàn đạp phản kích chiếm lại Buôn Ma Thuột. Hướng phản kích chủ yếu sẽ là hướng đông bắc. Đồng thời lệnh cho trung đoàn đặc công 198 và trung đoàn 148 (Sư đoàn 316) tảo trừ, giữ địa bàn, củng cố thắng lợi. Trung đoàn 24 (thiếu) phối họp với tiểu đoàn 6 trung đoàn 95B diệt căn cứ 45. Tiểu đoàn 5 trung đoàn 24 diệt cứ điểm Chư Nga. Tiểu đoàn 21 Đoàn 559 đánh địch, giải phóng Bản Đôn. Trung đoàn 149 Sư đoàn 316 và một bộ phận trung đoàn đặc công 198 diệt căn cứ Hoà Bình.

Thực hiện kế hoạch tác chiến trên, ngày 12 tháng 3 trung đoàn 24 và tiểu đoàn 6 trung đoàn 95B cùng xe tăng tiến công căn cứ 45, diệt và bắt 350 tên địch, thu và phá huỷ 245 xe quân sự, thu hơn 400 súng các loại. Chiều ngày 12 tháng 3 trung đoàn 174 đánh chiếm cầu Thọ Thành (Sêrêpốc) diệt và bắt 300 tên địch, thu hàng trăm xe.

Ở hướng bắc, ngày 12 tháng 3, trung đoàn 9 Sư đoàn 320 đánh chiếm quận lỵ Buôn Hồ, phát triển về hướng thị xã Buôn Ma Thuột diệt căn cứ Chư Pao thu 4 pháo 105 ly, giải phóng ấp Đạt Lý, thu trên 500 súng các loại, làm chủ đường số 14. Cùng với tiến công quân sự, các đội công tác và cơ sở tại chỗ phát động quần chúng nổi dậy giải tán bộ máy kìm kẹp của địch, thu hàng trăm súng các loại, phá banh các khu đồn Klê B, Buôn Hồ (cũ), Buôn Klát, các ấp Chí An, Thiện An, Đạt Hiếu, An Lạc, Tưng Mai, Buôn Đê, Buôn Vít... giải phóng toàn bộ hơn 60 buôn ấp và dinh điền với trên 12 nghìn dân Kinh - Thượng tại chỗ và bị địch dồn về đây...

Đêm ngày 12 tháng 3 năm 1975, anh Văn Tiến Dũng, đại diện Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh chuyển điện của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, bức điện có đoạn. “Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương nhiệt liệt khen ngợi toàn thể cán bộ, chiến sĩ, đảng viên, đoàn viên, anh chị em công nhân viên đã nêu cao tinh thần quyết thắng, anh dũng mưu trí và sáng tạo, táo bạo và khẩn trương, giành nhiều thắng lợi to lớn ngay trong những ngày đầu chiến dịch. Cần kịp thời nắm thời cơ thuận lợi giành thắng lợi to lớn hơn nữa”.

Trong điện, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương chỉ thị: “Ở Tây Nguyên cần hết sức chú trọng công tác tiếp quản, chú trọng chính sách dân tộc, nhằm tăng cường đoàn kết các dân tộc và thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc... Nếu có ngoại kiều ở Buôn Ma Thuột cần đối đãi tử tế và có thể thả họ sớm”. Cũng trong bức điện này Thường vụ Quân uỷ Trung ương đã quyết định phong quân hàm cấp đại tá cho anh Blốc - phó bí thư tỉnh uỷ, chủ tịch uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Đắc Lắc.

Có nhiều cuốn sách viết về trận Buôn Ma Thuột đã lấy 11 giờ ngày 11 tháng 3 năm 1975 - giờ ta cắm lá cờ lên sở chỉ huy sư đoàn 23 xác định là giờ giải phóng hoàn toàn thị xã này. Nhưng ai đã từng tham gia trận đánh vào Buôn Ma Thuột chắc không thể quên, đến trưa ngày 11 và những ngày tiếp sau đó cuộc chiến đấu vẫn diễn ra quyết liệt, hơn 8.000 tên địch bị tiêu diệt một số, còn đại bộ phận vẫn ẩn nấp trong thị xã. Trung đoàn 53 là đơn vị bảo vệ chủ yếu ở thị xã vẫn còn trong căn cứ của nó. Sư đoàn 23, ngay chiều ngày 12 tháng 3 đã bắt đầu đổ quân xuống phía đông thị xã. Tất cả tình hình đó cho thấy ta mới giành thắng lợi quan trọng, nhưng chưa phải là thắng lợi hoàn toàn. Vì vậy, trên đài phát thanh lúc bấy giờ ta vẫn chưa công bố là đã giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột.

Tôi muốn nói kỹ về trận đánh căn cứ trung đoàn 53 ngụy. Gọi là căn cứ trung đoàn 53 nhưng trong đó gồm doanh trại của 2 trung đoàn 44 và 53, nằm về phía đông nam sân bay Hoà Bình, cách trung tâm thị xã 10 km, được tổ chức phòng ngự rất vững chắc, quanh căn cứ có đến 7 hàng rào kẽm gai xen kẽ giữa các lớp rào là bãi mìn. Lớp tường đất đắp quanh căn cứ cao và dày, các lô cốt và ụ súng bố trí ngay trong tường đất. Hầm chỉ huy của trung đoàn bằng bê tông xây chìm dưới lòng đất. Khi vạch kế hoạch tác chiến, Bộ tư lệnh chiến dịch rất quan tâm đến sân bay Hoà Bình và căn cứ trung đoàn 53. Điều quan tâm này bắt nguồn từ bài học lịch sử hè năm 1972, khi ta bao vây thị xã Kon Tum, quân địch chỉ còn một con đường duy nhất là sân bay Kon Tum. Từ sân bay này quân ngụy đã đủ điều kiện đưa sư đoàn 23 đến để giành giật lại được thị xã Kon Tum. Do vậy việc đánh chiếm sân bay Hoà Bình và căn cứ trung đoàn 53 là mục tiêu quan trọng phải đánh ngay từ đầu. Vì nhiều lý do công tác bảo đảm ta không thể đưa bộ binh và xe tăng vào để đánh ngay mà chỉ sử dụng trung đoàn đặc công 198 thực hiện nhiệm vụ này. Khi được lệnh nổ súng, lúc 2 giờ 10 phút ngày 10 tháng 3 trung đoàn 198 nhanh chóng chiếm được sân bay Hoà Bình. Nhưng khi đánh vào căn cứ 53, trung đoàn 198 gặp nhiều khó khăn, tuy có đánh chiếm được một số mục tiêu nhưng sau đó địch đã phản kích đánh bật ta ra, và cho xe tăng ra bịt cửa mở. Một số anh em bị thương không ra được đã bị địch bắt, tra tấn hết sức dã man. Có anh em đã bị chúng thiêu sống hết sức man rợ.

Căn cứ 53 còn thì sân bay Hoà Bình có nguy cơ địch chiếm lại và sẽ là bàn đạp để địch đưa quân tái chiếm Buôn Ma Thuột. Do vậy Bộ tư lệnh sử dụng trung đoàn 149 Sư đoàn 316 diệt căn cứ 53.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 10:10:32 am

Ngày 14 tháng 3 trung đoàn 149 đánh nhầm vào khu điều vận sân bay, đến khi tiến sang căn cứ 53 đã bị địch chặn lại. Ngày 15 tháng 3, trung đoàn 149 tiến công lần thứ hai, nhưng trung đoàn bị máy bay địch đánh trúng đội hình, bộ đội bị thương vong, cuộc tiến công vào căn cứ 53 vẫn không thành. Địch càng ngoan cố, chiếm giữ chờ quân tiếp viện. Lúc này, 1 đại đội thám kích sư đoàn 23 đổ bộ bằng máy bay lên thẳng đang tìm đường vào căn cứ, trung đoàn 45 ngụy cũng đã đổ xuống cách đó không xa. Lê Trung Tường - sư đoàn trưởng sư đoàn 23 đã về Phước An. Rõ ràng địch đang nỗ lực dùng đòn phản đột kích chiến dịch bằng đổ bộ đường không để giành lại Buôn Ma Thuột.

Chiều ngày 16 tháng 3 Bộ tư lệnh Sư đoàn 10 quyết định dùng trung đoàn 66 được tăng cường 1 đại đội xe tăng T54 tiêu diệt căn cứ 53. Sau khi nhận lệnh trung đoàn trưởng Nguyễn Đình Kiệp dẫn cán bộ đi trước trinh sát, đồng thời lệnh cho bộ đội hành quân bám theo. Sau 3 giờ chiến đấu quyết liệt, tiểu đoàn 7 dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Hoàng Ngọc Toái và chính trị viên Phạm Quang Vinh, tiểu đoàn 9 do Bạch Công Nghĩa - tiểu đoàn trưởng và Phạm Chào (phái viên của ban chính trị trung đoàn 66 được cử làm chính trị viên) phối hợp với một bộ phận của trung đoàn 149 từ hướng tây nam đánh vào. Trung đoàn 66 và một bộ phận của trung đoàn 149 đã làm chủ căn cứ 53. Toàn bộ quân địch trong căn cứ bị tiêu diệt và bắt làm tù binh. Đến đây, thị xã Buôn Ma Thuột mới thực sự hoàn toàn được giải phóng.

Bộ tư lệnh chiến dịch dự kiến trước âm mưu khả năng phản kích của địch nên trận Đức Lập vừa kết thúc Sư đoàn 10 đã được lệnh hành quân gấp về phía đông Buôn Ma Thuột để tiêu diệt sư đoàn 23 ngụy phản kích. Trên chiến trường Kon Tum, sư đoàn 23 thường đụng trận với Sư đoàn 10 của ta, nên cả hai sư đoàn của ta và địch đã hiểu biết khá rõ về nhau. Sư đoàn 23 biết khá nhiều về Sư đoàn 10, từ người chỉ huy đến hướng hoạt động của các trung đoàn. Ngược lại, Sư đoàn 10 cũng biết kỹ về sư đoàn 23, biết rõ từng sở trường, sở đoản của các trung đoàn. Trung đoàn 45 thường hoạt động bí mật, hay đánh bất ngờ. Trung đoàn 53 đã ra quân thì pháo bắn dồn dập, có khi chỉ cần nghe tiếng pháo bắn cũng đủ biết trung đoàn 53 sắp ra quân. Còn trung đoàn 44 thường làm lực lượng dự bị, thay thế các trung đoàn kia khi mất sức. Trong sư đoàn 23, trung đoàn 45 là trung đoàn con cưng số một, chính Vũ Thế Quang đã từng làm trung đoàn trưởng trung đoàn này trước khi được cất nhắc lên làm sư đoàn phó sư đoàn 23.

Ngày 12 tháng 3, được không quân yểm trợ trung đoàn 45 nhảy xuống vùng điểm cao 581 Hoà Bình, liên kết với tàn quân của liên đoàn biệt động 21. Ngày 15 và ngày 16, chúng ném nốt trung đoàn 44 và sư đoàn bộ 23 xuống Phước An. Ngày 14 tháng 3, trung đoàn 24 Sư đoàn 10 và đại đội thiết giáp 5 được sự chi viện của pháo chiến dịch đã đánh tan tiểu đoàn 2 địch ở khu điểm cao 581. Thừa thắng bộ đội ta tiến công vào cụm quân của tiểu đoàn 1 trung đoàn 45. Một số sống sót chạy về co cụm ở đồn điền cà phê ngã ba Nông Trại cùng với liên đoàn 21 biệt động quân bảo vệ phía tây nam quận lỵ Phước An. Ý đồ phản kích của địch bị đập tan, quân địch quay sang co cụm chống đỡ bị động những cuộc tiến công của Sư đoàn 10.

Sáng ngày 16, bộ binh và xe tăng Sư đoàn 10 tiến công vào ngã ba Nông Trại. Trung đoàn 45 ngụy và liên đoàn 21 biệt động quân bị diệt và tan rã. Một số tàn quân chạy về Phước An.

Tại Phước An, tàn quân từ các nơi kéo về hình thành một cụm quân lớn gồm phần lớn trung đoàn 44, trung đoàn 45, liên đoàn 21 cùng sư đoàn bộ sư đoàn 23, do Lê Trung Tường cầm đầu. Ngày 17 tháng 3 Sư đoàn 10 sử dụng các trung đoàn 24, 28 được pháo binh chiến dịch chi viện cùng xe tăng trung đoàn 273 mở đợt tiến công quyết định vào Phước An. Trước sức tiến công của quân ta, Lê Trung Tường vội leo lên chiếc trực thăng UH1 định chạy trốn nhưng máy bay chở viên tướng này đã bị đạn phòng không của quân ta bắn rơi. Tường bị thương, được một tốp lính lôi ra khơi máy bay và cõng chạy trốn.

Trong hai ngày 17 và 18 tháng 3 ở khu vực Phước An, Sư đoàn 10 đã diệt gần 500 tên, bắt sống 1.600 tên, thu 1.800 súng các loại. Toàn bộ lực lượng ở Phước An hoang mang cực độ, nhiều tên cởi bỏ quần áo lính, mặc quần áo thường dân chạy trốn về Chư Cúc. Ngày 18 tháng 3, trung đoàn 25 đón đầu đánh quân địch rút chạy. Trung đoàn 28 truy kích đánh trận cuối cùng tiêu diệt về cơ bản sư đoàn 23 ngụy, giải phóng vùng đông bắc tỉnh Đắc Lắc.

Như vậy, chỉ trong vòng 5 ngày từ 14 đến 18 tháng 3 bằng 4 trận đánh trên chặng đường dài ngót 50 km, Sư đoàn 10 đã xoá sổ vĩnh viễn sư đoàn 23, chấm dứt sự tồn tại của “những thiên thần lịch sử” (danh hiệu của quân ngụy tặng cho sư đoàn 23 năm 1973).

Sau khi Sư đoàn 10 tiêu diệt sư đoàn 23, tình hình nổi dậy của nhân dân Phước An càng sôi động, bọn phòng vệ dân sự ra hàng, nộp vũ khí. Nhân dân nổi dậy phá tan 13 khu đồn, 35 ấp chiến lược; 70 buôn, 11 dinh điền được hoàn toàn giải phóng, giải tán ngụy quyền, thành lập chính quyền cách mạng.

Cùng ngày 18 tháng 3, Ủy ban quân quản tỉnh Đắc Lắc được thành lập, Anh Y Blốc làm chủ tịch, anh Lê Chí Quyết làm bí thư đảng uỷ. Ủy ban quân quản ra mắt nhân dân tại khu chùa xã Lạc Giao đường Trần Hưng Đạo, việc làm đầu tiên của Ủy ban quân quản là thiết lập chính quyền cơ sở. Nhưng việc này khá phức tạp, nhiều nơi phải làm đi làm lại hai ba lần mới tạm ổn. Tiếp đó là việc ổn định đời sống nhân dân trước hết là khôi phục lại hệ thống điện và nước. Hàng nghìn thanh niên các trường Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ tham gia công việc cứu thương, thu vũ khí, canh gác công sở, giữ gìn trật tự... Không ít người xin gia nhập lực lượng vũ trang. Phong trào phụ nữ phát triển khá mạnh, chị em tự nguyện đi gọi chồng con và người thân theo địch trở về với cách mạng, nộp vũ khí, tài liệu. Chị em còn tích cực giúp đỡ cơm nước cho bộ đội.

Bên cạnh Ủy ban quân quản, các đoàn cán bộ tiếp quản của tất cả các ngành hành chính, an ninh, kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật cùng đoàn cán hộ của Khu 5 tăng cường đã triển khai toàn diện các mặt công tác, nhanh chóng ổn định đời sống của nhân dân trong thị xã.

Một thị xã đông dân vừa mới giải phóng với bao công việc bộn bề, nhung Tỉnh uỷ đã nắm chắc nhiệm vụ phát triển của chiến dịch đã huy động hàng trăm lái xe và 250 xe tải, xe ca sẵn sàng phục vụ bộ đội chủ lực tiến công về Duyên Hải và vào Nam Bộ.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 10:12:21 am

*
*   *

Nói đến chiến dịch Tây Nguyên, phải nói tới trận then chốt mở đầu - Buôn Ma Thuột. Nhưng sẽ là thiếu sót nếu như không nói rõ trận then chốt thứ hai diễn ra nhanh và rất gọn tiêu diệt hoàn toàn sư đoàn 23 và liên đoàn biệt động quân số 21 làm cho địch hoang mang, rối loạn, không những ở cấp sư đoàn, quân đoàn mà còn tác động đến cơ quan đầu não của ngụy quyền Sài Gòn. Từ sai lầm về chiến thuật, chiến dịch dẫn đến sai lầm về chiến lược. Một khi đã sai lầm về chiến lược thì thất bại trong chiến tranh là điều không tránh khỏi.

Ngày 14 tháng 3, Nguyễn Văn Thiệu bay ra Cam Ranh để nghe Phạm Văn Phú tường trình về quân sự. Cùng đi với Thiệu còn có đại tướng Trần Thiện Khiêm và đại tướng Cao Văn Viên - tổng tham mưu trưởng quân ngụy và trung tướng Đặng Văn Quang.

Theo tin sau này chúng tôi mới nắm được1, cuộc họp có một số diễn biến chủ yếu như sau:

Phạm Văn Phú - tư lệnh quân đoàn 2, tư lệnh quân khu 2 báo cáo với tổng thống Nguyễn Văn Thiệu:

- Trình tổng thống, tôi đã cho các trung đoàn 44, 45 giải toả Buôn Ma Thuột, nhưng lực lượng cộng sản quá mạnh đã đẩy lùi được lực lượng tăng viện của chúng ta (ngụy) về phía đông quốc lộ 21. Ở Kon Tum và Plây Cu quân cộng sản đánh mạnh vào liên đoàn biệt động quân 23, hoạt động ở phía đông và phía tây, phi trường Cù Hanh bị pháo kích liên tục. Ở phía đông quốc lộ 19 trung đoàn 95 cộng sản đánh mạnh vào liên đoàn biệt động quân 4 và thiết đoàn kỵ binh 3, đã có 12 thiết giáp bị cháy. Ở Bình Định các trung đoàn 12 và trung đoàn 2 của cộng sản nỗ lực từ phía đông để chiếm phi trường Phù Cát...

Nghe xong, Nguyễn Văn Thiệu hỏi Phạm Văn Phú:

- Trước sự kiện đó anh nghĩ sao?

Phú trả lời:

- Tôi hy vọng có thể cứu vãn được quân khu 2 với điều kiện tổng thống cho quân tăng viện.

Sau khi nghe Phạm Văn Phú báo cáo tình hình, Nguyễn Văn Thiệu quay sang hỏi tướng Cao Văn Viên:

- Còn lực lượng dự bị chi viện cho quân khu 2 không?

- Thưa tổng thống, không còn.

Nguyễn Văn Thiệu quay sang hỏi Phạm Văn Phú:

- Nếu không có quân tăng viện, anh có khả năng giữ được bao lâu?

- Nếu được tổng thống và tướng Viên yểm trợ không quân tối đa, tiếp tế bằng không quân đầy đủ về vũ khí, đạn dược tôi sẽ giữ được 1 tháng. Quân khu 2 thôi không xin tăng viện mà chỉ xin quân số bổ sung để bù tổn thất nặng nề sau trận Buôn Ma Thuột. Với trách nhiệm là tư lệnh, tôi sẽ ở lại Plây Cu và sẽ chết ở đó (!).

Nghe xong lời thề thốt của Phú, tổng thống Thiệu ngán ngẩm lắc đầu:

- Không! Không thể có quân tăng viện, không có quân bổ sung, quân viện bị cúp, đạn và tiền đều thiếu. Chúng ta đang bị tấn công mạnh ở khắp mọi nơi chứ không riêng ở quân khu 2. Địch đánh mạnh hơn năm 1968, hơn cả năm 1972. Kon Tum, Plây Cu người ít, kinh tế không có, để bảo toàn lực lượng, lấy quân về giữ đồng bằng ven biển, ở đấy điều kiện tiếp tế thuận lợi hơn.

Dừng hồi lâu, Nguyễn Văn Thiệu lại hỏi Cao Văn Viên:

- Rút theo đường 19 có được không?

- Thưa tổng thống, trong lịch sử chiến tranh ở Đông Dương, chưa có lực lượng nào rút theo đường 19 mà không bị tiêu diệt...

Kế hoạch rút lui được Thiệu, Viên, Phú bàn tính rất kỹ. Thời điểm này, mọi con đường từ Tây Nguyên về đồng bằng đều bị cắt đứt chỉ còn đường số 7 - con đường còn lại duy nhất để về đồng bằng. Đường số 7 bị hư hỏng nặng vì đã bỏ từ lâu, nhất là đoạn phía đông thị xã Cheo Reo 10km trở về Phú Yên đường rất xấu, cây cối um tùm, cầu sụp nhiều nhưng sửa chữa lại có thể sử dụng được. Thiệu, Viên, Phú thống nhất rút lui theo tỉnh lộ 7 là một việc làm rất mạo hiểm nhưng họ hy vọng sẽ tạo được bất ngờ cho việc rút quân.
____________________________________
1. “55 ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ”. ALOEN DOWSON.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 10:12:59 am

Ngay tối ngày 14 tháng 3, Phạm Văn Phú triệu tập một cuộc họp khẩn cấp tại bộ tư lệnh quân đoàn 2. Vào cuộc họp, Phú nói:

- Cuộc họp bàn về vận mệnh quốc gia ở Cam Ranh hoàn toàn bí mật, chỉ có 5 người tham dự: Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, đại tướng Trần Thiện Khiêm, đại tướng Cao Văn Viên, trung tướng Đặng Văn Quang và tôi (Phú) đã bàn việc rút khỏi cao nguyên...

Phạm Văn Phú vừa nói xong, chuẩn tướng Trần Văn Cẩm - người chịu trách nhiệm lập kế hoạch rút lui hỏi Phú:

- Ta có thông báo cho các tỉnh trưởng và các cơ quan hành chính cấp tỉnh cùng lực lượng bảo an dân vệ và dân chúng biết không?

Phú nói:

- Theo lệnh của tổng thống không được thông báo cho các tỉnh trưởng. Ai biết thì rút, không biết thì ở lại Tây Nguyên. Dùng lực lượng địa phương ở lại chống đỡ để bảo vệ cho chủ lực rút an toàn, mặt khác đó cũng là cách đánh lạc hướng sự chú ý của đối phương, giữ bí mật cho cuộc rút lui.

Thực hiện kế hoạch rút lui, Phạm Văn Phú điều các liên đoàn biệt động quân số 6 và 23 tăng cường cho lữ đoàn kỵ binh 2 bảo vệ đoạn đường từ ngã ba Mỹ Trạch đến quận Sơn Hoà, yểm trợ cho công binh sửa đường, bắc cầu, đoạn đường còn lại giao cho quân địa phương Phú Bổn và Phú Yên bảo vệ. Tuy vậy, Phú vẫn cảm thấy chưa ổn nên đã điều thêm liên đoàn biệt động quân số 7 từ Kon Tum “ưu tiên” cho rút trước để về án ngữ đoạn đường từ phía đông Cheo Reo đến đèo Tu Na. Đêm ngày 14 rạng ngày 15 tháng 3, sư đoàn 6 không quân ngụy đã chuyển cơ quan quân đoàn 2, lãnh sự quán Mỹ ở Plây Cu về Nha Trang. Tuy địch cố giữ bí mật và tiến hành nghi binh, nói là đưa quân về tái chiếm Buôn Ma Thuột nhưng hành động rút chạy vội vã của địch không thể che được mắt dân chúng và binh lính của họ. Đột nhiên thị xã Plây Cu trở nên hỗn loạn, giá vé máy bay Plây Cu đi Sài Gòn tăng vọt. Dân chúng đã biết cuộc rút chạy của quân đoàn 2, nên cũng vội vã hò nhau chạy theo.

Về phía ta, tối ngày 15 tháng 3, anh Văn Tiến Dũng gọi điện thông báo Bộ tư lệnh chiến dịch biết có hiện tượng địch rút bỏ Kon Tum, Plây Cu. Tiếp đến từ Hà Nội, Bộ Tổng tư lệnh cũng điện cho Bộ tư lệnh chiến dịch: Sở chỉ huy tiền phương của quân đoàn 2 và lãnh sự quán Mỹ đã chuyển về Nha Trang. Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đã gợi ý cho Bộ tư lệnh chiến dịch nên nghĩ đến khả năng địch buộc phải rút bỏ Tây Nguyên.

Sáng ngày 16 tháng 3, Bộ tư lệnh chiến dịch vừa triển khai kế hoạch đánh sư đoàn 23 trên đường 21 vừa làm kế hoạch đánh địch rút chạy trên đường số 7. Cùng ngày đài quan sát của ta phát hiện và báo cáo sở chỉ huy chiến dịch từng đoàn xe địch đủ loại hàng trăm chiếc nối nhau từ ngã ba Mỹ Trạch chạy về Phú Bổn. Được tin trên, Bộ tư lệnh chiến dịch điện ngay cho anh Kim Tuấn - Sư đoàn trưởng Sư đoàn 320 xác minh hiện tượng trên.

Lúc này, trung đoàn 48 ở Thuần Mẫn, trung đoàn 9 ở Phú Nhơn; trung đoàn 64 (thiếu tiểu đoàn 9) đang truy kích địch ở Chư Pao, Đạt Lý; trung đoàn 95B đang làm dự bị cho Sư đoàn 10 ở đường 21. Như vậy, cả Sư đoàn 320 chỉ có tiểu đoàn 9 trung đoàn 64 là bố trí ở tây Cheo Reo 7km theo đường bản đồ.

Đêm ngày 16 tháng 3, tiểu đoàn 9 trung đoàn 64 được lệnh cơ động ngay trong đêm, ngày 17 phải có mặt ở phía nam Cheo Reo nổ súng chặn địch. Nhận được lệnh, tham mưu trưởng sư đoàn Ngô Huy Phát (lúc này đang chỉ huy tiểu đoàn 9 và một bộ phận của trung đoàn 48 làm công tác chuẩn bị phương án tiến công thị xã Cheo Reo), không còn thời gian để tính toán anh chỉ thị cho chỉ huy tiểu đoàn 9 cho bộ đội hành quân. Thời gian gấp rút, đường xa, đèo dốc khó đi, trời lại tối nhưng các chiến sĩ tiểu đoàn 9 Sư đoàn Đồng Bằng hiểu rõ giá trị của thời cơ, anh em đã tìm nứa khô đốt đuốc, soi đường vượt qua rừng khoọc, tắt qua dãy núi đá tai mèo để đến nhanh đường 7. Cuộc chạy đua với địch của chiến sĩ tiểu đoàn 9 diễn ra khẩn trương, quyết liệt. Đến 16 giờ ngày 17 tháng 3, đại đội 11 tiểu đoàn 9 đã đến đường số 7 ở phía đông nam Cheo Reo 4km.

Trong đêm ngày 16, anh Đặng Văn Khoát - phó chủ nhiệm hậu cần chiến dịch trực tiếp điều động 110 xe ô tô chở Sư đoàn 320 đang làm nhiệm vụ hướng Buôn Ma Thuột về Thuần Mẫn. Thiếu ô tô, bộ đội tổ chức chạy bộ, ô tô quay lại đón bộ đội dọc đường.

Tiếp theo tiểu đoàn 9 là toàn bộ trung đoàn 64, sau trung đoàn 64 là trung đoàn 48 và các đơn vị còn lại của Sư đoàn 320.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 10:14:32 am

Sáng ngày 17 tháng 3, một số xe địch chạy lọt về Củng Sơn nhưng đại bộ phận tập đoàn rút chạy của quân đoàn 2 ngụy vẫn chưa chạy thoát. Trên đường 7 hàng nghìn xe đủ loại nối đuôi nhau ùn ùn đổ về thị xã Cheo Reo. Chúng chạy hàng tư, hàng năm lấn ra cả hai bên đường. Đoàn xe địch qua khỏi Cheo Reo khoảng 4km gặp trận địa phục kích đầu tiên của tiểu đoàn 9. Bộ đội chưa kịp đào cộng sự, lợi dụng gốc cây ụ mối nổ súng. Đang cơn hoảng loạn, nghe tiếng súng của ta, cả đoàn xe địch nhào ra hai bên đường chạy vào rừng. Một số tên lái nhảy ra khỏi xe chạy bộ về Cheo Reo.

Tại thị xã Cheo Reo, lúc này quân khu 2 đã biến thành tuyến trung chuyển để đặt sở chỉ huy hành quân và điều hành việc rút chạy. Do đường chưa sửa xong, lại bị quân ta chặn đánh, thị xã Cheo Reo người chật ních và ước chừng khoảng 2.000 xe các loại đậu kín mặt đường và có khoảng hơn một vạn tên địch, dựng lều bạt nằm ngổn ngang tràn ra cả sân bóng.

Mờ sáng ngày 18 tháng 3, địch củng cố lại đội hình dùng 2 thiết đoàn xe tăng mở đường chạy về Củng Sơn. Tiểu đoàn 9 ngoan cường nổ súng dữ dội vào đoàn xe địch. Tiểu đội trưởng Nguyễn Vi Hợi thuộc đại đội 9 tiểu đoàn 9 bắn 2 quả B40 diệt 2 xe bọc thép địch. Bọn địch ùn lại, hoảng sợ chạy tán loạn. Hợi chỉ huy tiểu đội vừa chiến đấu vừa kêu gọi địch đầu hàng. Trong hai ngày 18 và 19 tháng 3, chỉ tính riêng tiểu đội Nguyễn Vi Hợi đã diệt 40 tên bắt 46 tù binh, bắn cháy 9 xe tăng, xe bọc thép. Riêng Hợi diệt 21 tên địch, bắn cháy 6 xe bọc thép, bắt sống 6 xe bọc thép khác1.

11 giờ ngày 18 tháng 3, Bộ tư lệnh chiến dịch lệnh cho Sư đoàn 320 nhanh chóng đánh chiếm thị xã Cheo Reo. Được pháo binh chi viện, trung đoàn 48 mở đợt tiến công vào sân bay, toà hành chính, khu cố vấn Mỹ, tiểu khu Phú Bổn, trại lính “Ngô Quyền”, ty cảnh sát, ty chiêu hồi, đài phát thanh. Cầu Ea Nu bắc qua sông Ba bị xe tăng địch tranh nhau vượt qua. Cầu sập, địch cho xe chạy bừa, bãi sông biến thành bãi xác xe. 13 giờ ngày 18, Phạm Văn Phú điện cho Phạm Duy Tất: “Mở đường máu mà thoát thân, xe không đi được thì phá xe, bỏ qua mọi tình huống mà chạy, lấy Củng Sơn làm tụ điểm”. Tất bất lực trước sự tổn thất quá nặng nề, gần như tan rã, thất thểu leo lên máy bay chuồn về Nha Trang bỏ lại quân lính.

18 giờ ngày 18 tháng 3, Sư đoàn 320 hoàn toàn làm chủ thị xã Cheo Reo.

Ngày 21 tháng 3, các chiến sĩ trung đoàn 64 đuổi kịp lực lượng rút chạy trước của địch và vây diệt chúng ở Phú Túc. Ngày 22 tháng 3, trung đoàn 64 diệt địch ở Ga Pui. Ngày 23 tháng 3, trung đoàn 64 tiến sát Củng Sơn.

Tại Củng Sơn, địch ùn lại khoảng 6.000 tên, đủ các sắc lính, cùng 40 xe tăng, thiết giáp.

Bộ Tư lệnh Quân khu 5 ra lệnh cho tiểu đoàn 96 và tiểu đoàn 13 tỉnh Phú Yên chặn đường rút chạy của địch ở phía đông Củng Sơn.

12 giờ ngày 24 tháng 3, trung đoàn 64 và bộ đội tỉnh Phú Yên từ ba hướng tiến vào Củng Sơn. Trước sức tiến công mạnh mẽ của quân ta, đội quân ô hợp rối loạn, chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng bị tiêu diệt, tan rã. 18 giờ ngày 24 tháng 3, Củng Sơn được hoàn toàn giải phóng.

Sau khi Cheo Reo giải phóng, ngày 20 tháng 3 năm 1975, Uỷ ban quân quản thị xã Cheo Reo ra mắt nhân dân (gần 2.000 đồng bào tham dự anh Siu Pui - phó bí thư tỉnh uỷ làm chủ tịch, anh Hoàng Lâm tức Võ Tịch ) làm phó chủ tịch và một số uỷ viên. Anh A Ma Quang - khu uỷ viên được Thường vụ Khu uỷ Khu 5 phái vào tăng cường chỉ đạo địa phương ở hướng Cheo Reo, đường số 7.

Uỷ ban quân quản và các lực lượng tiếp quản đã tổ chức tốt công tác thu dọn chiến trường, giải quyết các hậu quả do địch để lại, giữ gìn trị an... bước đầu ổn định ăn ở cho dân. Hơn 2 vạn nhân dân Kon Tum, Plây Cu chạy theo địch dồn tại đây được bộ đội và nhân dân địa phương nhường cơm, sẻ áo. Có những gia đình ly tán, chạy lạc vào rừng, anh em cán bộ chiến sĩ Sư đoàn 320 đã tận tình giúp đỡ. Riêng tiểu đội Nguyễn Vi Hợi đã tìm được hơn 200 người dân lạc trong rừng. Anh em giúp đỡ người già, trẻ em từ nước uống, viên thuốc chữa bệnh, chia sẻ nắm cơm, gói gạo sấy... rồi giải thích cho họ trở về quê cũ. Uỷ ban quân quản đảm bảo về lương thực, thực phẩm và bố trí phương tiện chuyên chở hơn hai vạn người dân Kon Tum, Plây Cu trở về quê hương. Cùng thời gian, Sư đoàn 320 đánh địch trên đường số 7, sư đoàn 10 diệt địch ở Phước An. Ngày 17 tháng 3, trung đoàn 29 Sư đoàn 968 cùng lực lượng vũ trang địa phương. tỉnh Kon Tum tiến vào giải phóng thị xã Kon Tum. Trung đoàn 95A ngược đường 19 cùng lực lượng vũ trang tỉnh Gia Lai tiến vào giải phóng thị xã Plây Cu.

Trên đường 21, ngày 23 tháng 3, Sư đoàn 10 và trung đoàn 25 đánh chiếm Khánh Dương, diệt và làm tan rã trung đoàn 40 thuộc sư đoàn 22 ngụy và 4 tiểu đoàn bảo an. Ở Quảng Đức ngày 24 tháng 3, trung đoàn 271 cùng lực lượng vũ trang địa phương tiến công giải phóng thị xã Gia nghĩa.

Cả vùng Tây Nguyên bao la được giải phóng.
___________________________________
1. Nguyễn Vi Hợi quê ở Phú Khê, Sông Thao, Phú Thọ, được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 15 tháng 1 năm 1976. Hiện công tác tại Quân khu 2, quân hàm thượng tá.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 10:15:22 am

Tương quan lực lượng trên chiến trường về mặt chiến lược lúc này nghiêng hẳn về phía cách mạng. Lực lượng chiến lược ngụy suy yếu nghiêm trọng, đột biến và đang tan rã lớn. Toàn miền Nam địch có 4 quân khu thì quân khu 2 và quân đoàn 2 bị đánh thiệt hại nặng nhất buộc phải rút khỏi địa bàn chiến lược Tây Nguyên, khả năng trước mắt của địch không đủ sức phản kích chiếm lại Tây Nguyên, mà chủ yếu co cụm lập phòng tuyến ngăn chặn ta, trọng điểm là Nha Trang, Cam Ranh để giữ an toàn vùng Sài Gòn - Gia Định và đồng bằng sông Cửu Long. Địch vội vã rút lực lượng dự bị chiến lược khỏi Trị - Thiên, đưa lữ đoàn dù số 3 lập lá chắn ngăn chặn ta ở đèo Ma Đrắc hiểm trở.

Trước sự tiến công của Quân đoàn 2 và lực lượng vũ trang địa phương Trị - Thiên địch buộc phải rút khỏi Quảng Trị và bắt đầu “di tản” Huế. Thừa thắng, Quân đoàn 2 và bộ đội địa phương Quân khu Trị - Thiên đập tan tuyến phòng thủ vòng ngoài đánh chiếm cửa Thuận An, Tư Hiền và từ ba mặt tiến vào giải phóng thành phố Huế. Ở Quân khu 5, Sư đoàn 2 tiến công tiêu diệt địch cùng lực lượng địa phương giải phóng Tuần Dương, Tam Kỳ. Quân và dân Quảng Ngãi tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Ngãi. Đà Nẵng đang bị bao vây bốn mặt, cô lập và rối loạn. Ở Nam Bộ, Sư đoàn 7 Quân đoàn 4 đánh chiếm Định Quán, Hoài Đức, Giá Rai và đang tiến về Lâm Đồng. Lực lượng vũ trang Quân khu 7 tiêu diệt chi khu Dầu Tiếng và các vị trí địch ở Bến Củi, Cầu Khởi, suối Ông Hùng, ngã ba Đất Sét. Ở Tây Nguyên, mặc dù cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt liên tục, song các đơn vị vẫn còn sung sức, bám sát địch. Cán bộ, chiến sĩ phấn chấn, tin tưởng, khí thế thi đua lập công tốt. Qua chiến đấu các trung đoàn chủ lực của ta có thêm kinh nghiệm tác chiến hiệp đồng binh chủng đánh thành phố. Hậu cần dồi dào, đủ sức bảo đảm cho bộ đội ta phát triển. Thời tiết đang là mùa khô rất thuận lợi cho việc cơ động bộ đội và công tác vận chuyển.

Ngày 21 tháng 3, tại sở chỉ huy tiền phương Bộ Tổng tư lệnh, anh Văn Tiến Dũng truyền đạt lệnh giao nhiệm vụ bổ sung của Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh cho Bộ tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên như sau: “Tiếp tục phát triển chiến đấu trên 3 trục đường 19, 7, 21, giải phóng Phú Yên, Khánh Hoà, phối hợp với Sư đoàn 3 Quân khu 5 giải phóng Bình Định. Mục tiêu chủ yếu là diệt lữ đoàn 3 ở đèo Phượng Hoàng - Ma Đrắc và tiến xuống giải phóng Nha Trang, Cam Ranh”.

Chấp hành mệnh lệnh của Bộ Tổng tư lệnh, Bộ tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên nhanh chóng tổ chức lực lượng phát triển tiến công trên 3 hướng xuống các tỉnh đồng bằng Nam Trung Bộ.

Ngày 29 tháng 3, trung đoàn 19 Sư đoàn 968 và trung đoàn 95A tiến xuống Bình Định hợp điểm với Sư đoàn 3 Quân khu 5. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ tư lệnh Quân khu 5, sau 3 ngày chiến đấu Sư đoàn 3, Sư đoàn 968 và trung đoàn 95A đã tiêu diệt sư đoàn 22 (thiếu). Đây là sư đoàn chủ lực cuối cùng của quân đoàn 2 ngụy bị xoá sổ. Thừa thắng, 13 giờ ngày 31 tháng 3 quân và dân Bình Định tiến công thị xã Quy Nhơn. Đến 16 giờ ngày 1 tháng 4 năm 1975, thị xã Quy Nhơn được giải phóng.

Cùng lúc, tiểu đoàn 2 trung đoàn 95A vượt biển đánh chiếm và giải phóng các đảo Hòn Tre, Cù Lao Thu.

Cánh quân thứ hai, ngày 28 tháng 3 Sư đoàn 320 đã có mặt ở vị trí tạm dừng miền tây tỉnh Phú Yên. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã hết lòng giúp đỡ bộ đội Sư đoàn Đồng Bằng vác đạn, tải thương, dẫn đường.

Ngày 31 tháng 3, được du kích đưa đường, phối hợp chiến đấu, tiểu đoàn 9 trung đoàn 64 tiến công Hòn Một. Tiểu đoàn 8 đánh chiếm đoạn đường số 1 từ Phú Khê đến cầu ván Hoà Xuân.

5 giờ sáng ngày 1 tháng 4, các mũi tiến quân của Sư đoàn 320 bắt đầu đánh chiếm Tuy Hoà. Sau 45 phút chiến đấu, ta chiếm được ngã năm, trung đoàn 48 đánh chiếm căn cứ Chóp Chài, phát triển thành 2 mũi dọc đường số 1 và ven biển, tiến công sân bay Đông Tác.

6 giờ 48 phút, trung đoàn 48 vượt sông Đà Rằng đánh chiếm ty cảnh sát, tiểu khu Phú Yên, một mũi đánh vào sân bay. Từ hướng nam trung đoàn 64 và tiểu đoàn 13 bộ đội địa phương diệt địch ở Hoà Hiệp.

9 giờ ngày 1 tháng 4, quân ta hoàn toàn làm chủ các mục tiêu trong thị xã Tuy Hoà.

Trên biển, địch cướp thuyền đánh cá của dân chạy ra khơi lên tàu tẩu thoát. Được bà con ngư dân giúp đỡ Sư đoàn 320 dùng thuyền đuổi theo truy kích địch.

Ở khu vực sân bay, hàng trăm tên địch chui rúc trong hầm ngầm đụn cát lần lượt ra hàng. Trung đội trưởng Đàm Việt Hùng đại đội 9 tiểu đoàn 9 trung đoàn 64 dẫn đầu mũi truy kích địch ra tận bãi biển Đông Tác. Tại đây trung đội của anh đã bắt sống chuẩn tướng Trần Văn Cẩm - phó tư lệnh quân đoàn 2, tư lệnh chiến trường Phú Yên. Ở một địa điểm khác, chiến sĩ ta bắt được viên đại tá Vi Văn Bình trong khi đang cải dạng chạy trốn. Đây là lần thứ hai sau ba năm (lần thứ nhất ở Đắc Tô - Tân Cảnh), viên đại tá này bị bộ đội Tây Nguyên bắt làm tù binh.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 10:16:09 am

Cánh quân thứ ba gồm Sư đoàn 10, trung đoàn bộ binh 25, trung đoàn pháo binh 40, xe tăng trung đoàn 273 sau khi giải phóng Khánh Dương được lệnh tiến đánh lữ dù 3 ở đèo Ma Đrắc - Phượng Hoàng mở đường xuống giải phóng Ninh Hoà, Nha Trang, Carn Ranh.

Sau khi chiếm đèo Phượng Hoàng - Ma Đrắc đại tá Văn Bá Ninh - lữ đoàn trưởng lữ dù 3 đã cho bắt tay ngay vào củng cố các chốt bảo an có sẵn và đào thêm công sự. Chúng bố trí trận địa pháo ở các eo núi để ta khó phát hiện. Xe tăng, xe thiết giáp được chúng “phòng ngự dư tản”, lấy đại đội làm đơn vị đóng chốt. Khi phát hiện được lực lượng ta, chúng dùng pháo binh và không quân sát thương. Với thủ đoạn này quân dù hy vọng sẽ tiêu hao và ngăn chặn được ta mà chúng không bị tiêu diệt.

Để tiêu diệt lữ đoàn dù, đập tan lá chắn phía tây Ninh Hoà, Bộ tư lệnh chiến dịch phân công tôi và anh Vũ Lăng trực tiếp đốc chiến Sư đoàn 10. Ngày 25 tháng 3, chúng tôi đã có mặt tại sở chỉ huy Sư đoàn 10. Chúng tôi thống nhất phương án tiêu diệt lữ đoàn dù 3 như sau: Tiêu diệt gọn lữ đoàn dù 3 bằng nhiều trận, tiêu diệt gọn từng tiểu đoàn địch, thực hiện cài thế bằng lực lượng vây ở phía đông đèo Phượng Hoàng, kết hợp chặt chẽ đột phá chính diện với bao vây chia cắt đánh hai bên sườn, chủ động khắc phục khó khăn phát huy sức mạnh tổng hợp của các binh chủng, giành cho được thế chủ động bất ngờ. Quyết tâm của chúng tôi là cố gắng đánh nhanh diệt gọn lữ đoàn 3, nhưng ta ít thương vong để có lực lượng phát triển ngay xuống đồng bằng. Thế mạnh của lữ đoan dù số 3 trong phòng ngự chính là chúng chiếm được địa hình đường đèo hiểm hóc, lại được 24 khẩu pháo chi viện.

Sáng ngày 29 tháng 3, mở đầu cuộc tiến công tiêu diệt lữ đoàn 3 là trận đấu pháo ác liệt giữa pháo binh ta và pháo binh địch làm rung chuyển cả vùng đường đèo dài hơn 10 km. Những khẩu pháo ta vừa thu được ở Buôn Ma Thuột và những xe đạn pháo từ kho Mai Hắc Đế được chuyển đến đã giáng xuống các trận địa pháo của lữ dù 3 những đòn sấm sét. 12 khẩu pháo của địch đã bị phá huỷ, phá hỏng. Sức chi viện hoả lực của địch bị giảm đi một nửa, bộ binh địch bắt đầu co cụm. Nắm thời cơ lúc địch đang điều chỉnh đội hình, Bộ tư lệnh Sư đoàn 10 ra lệnh cho các trung đoàn bộ binh và xe tăng của ta đột phá vào đội hình phòng ngự của địch. Quân dù không được hoả lực pháo binh chi viện, lại bị quân ta tiến công diệt từng đơn vị; chúng tìm cách co cụm lại chóng đỡ nhưng lúc nay các trung đoàn của ta đã cắt quân địch ra từng mảng. Tinh thần sĩ quan, binh lính dù bắt đầu dao động, hoảng loạn.

Ngày 1 tháng 4, giữa lúc Sư đoàn 320 giải phóng thị xã Tuy Hoà, thì tại khu vực đèo Phượng Hoàng các chiến sĩ Sư đoàn 10, trung đoàn 25 và xe tăng ta mở đợt tiến công vào toàn bộ các cụm quân của lữ dù 3. Sau 2 giờ chiến đấu lữ dù 3 hoàn toàn bị tiêu diệt. Cánh cửa “thép” Phượng Hoàng - Ma Đrắc - phòng tuyến phía tây Ninh Hoà bị đập tan. Bộ đội ta tràn xuống giải phóng thị trấn Ninh Hoà. Cả Sư đoàn 10 bừng bừng khí thế tiến về đồng bằng.

Đơn vị nào có xe thì hành quân xe, không có xe thì hành quân bộ. Khó có thể nói hết niềm vui sướng của cán bộ chiến sĩ Tây Nguyên khi hành quân đến đỉnh đèo Phượng Hoàng. Phía trước đã nhìn thấy biển Đông, để lại phía sau là cả một vùng cao nguyên bao la vừa được giải phóng... Trên vai nặng trĩu trang bị, chân rộp phồng sau nhiều ngày hành quân đuổi địch nhưng ai nấy đều hăng hái, đi nhanh như nhạy.

Sáng ngày 2 tháng 4, trung đoàn 24 và tiểu đoàn 3 trung đoàn 28 cùng xe tăng, pháo binh tiến vào quận lỵ Ninh Hoà. Lực lượng vũ trang địa phương xa nhân dân Ninh Hoà được bộ đội hỗ trợ đã nổi dậy giành quyền làm chủ. Cả thị trấn Ninh Hoà đỏ rợp cờ sao. Nhân dân đã ra đứng chật hai bên đường vẫy cờ hoa, reo mừng đón bộ đội cách mạng.

13 giờ ngày 2 tháng 4, lực lượng đột kích binh chủng hợp thành của Sư đoàn 10 do anh Vũ Đình Thước - Tham mưu phó sư đoàn chỉ huy theo đường số 1 tiến về thành phố Nha Trang.

Tại Nha Trang, sang ngày 1 tháng 4, được tin lữ dù 3 thua trận, tuyến phòng thủ đèo Phượng Hoàng - Ma Đrắc bị phá vỡ, Phạm Văn Phú vội vã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp, tìm cách “tử thủ” Nha Trang. Ngoài Phú còn có chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang - tư lệnh sư đoàn không quân 6 và viên sĩ quan chỉ huy trường hạ sĩ quan Đồng Đế. Một số sĩ quan có mặt lúc đó, sau bị bắt khai rằng: gọi là họp nhưng thực chất chỉ nghe tướng Phú phán lệnh thiết quân luật 24 trên 24 giờ trong ngày, gập rút củng cố lại các trận địa phòng thủ, thu gom tàn quân thành lập các đơn vị mới, bổ sung súng đạn cho các đơn vị bảo an, dân vệ. Đồng thời ông ta quyết định thành lập mặt trận Nha Trang và cử Phạm Quốc Thuần làm tư lệnh. Họp xong, Phạm Văn Phú cùng một số sĩ quan tuỳ tùng dùng máy bay lên thẳng thị sát chiến trưòng. Ông ta dùng máy bộ đàm mà vẫn không liên lạc được với một đơn vị đồn trú nào. Phú bay thẳng về Phan Rang, không xuống Nha Trang như dự định.

Bất chấp lệnh giới nghiêm của Phú, nhân viên hành chính ngụy quyền bỏ nhiệm sở, quân lính ngụy về nhà lo di tản vợ con gia đình. Lính dù, lính biệt động thua trận ùn ùn đổ về Nha Trang cùng hơn một ngàn tên quân phạm vừa phá ngục ra, chúng tranh giành xe cộ, cướp giật của dân làm cho thành phố trở nên hỗn loạn.

17 giờ ngày 2 tháng 4, sau khi đánh tan các chốt của địch ở đèo Ro Tượng, đèo Rù Rì, lực lượng binh chủng họp thành của Sư đoàn 10 bắt đầu vượt cầu Xóm Bóng tiến vào thành phố. Các ổ đề kháng cuối của quân đoàn 2 ngụy đã bị tiêu diệt. Đoàn xe chở bộ đội tiến đến đâu trật tự ở đó được thiết lập. Nhân dân thanh phố biển Nha Trang vây quanh những xe chở bộ đội tặng chiến sĩ ta trái cây, nước ngọt...

Thừa thắng, sáng ngày 3 tháng 4, lực lượng đột kích của Sư đoàn 10 theo đường số 1 tiến về phía nam. Địch cho máy bay ném bom, bắn phá ác liệt chặn đường. Tiểu đội trưởng Nguyễn Văn Mịch, đại đội 72 trung đoàn 234 quê Hoàng Thanh, Hiệp Hòa, Hà Bắc, bằng một quả đạn A72 đã bắn rơi tại chỗ 1 máy bay A37, bắt sống giặc lái. Cùng thời gian trên, tiểu đội phó Đỗ Văn Lý đại đội 72 trung đoàn 234 quê Khu 1. Việt Trì, Phú Thọ sử dụng 1 quả đạn bắn rơi tại chỗ 1 máy bay A37. Những ổ đề kháng ở hai bên đường liên tiếp đánh vào đội hình quân ta. Vượt qua ác liệt hy sinh, lực lượng đột kích của ta vẫn nhằm hướng quân cảng Cam Ranh xốc tới.

14 giờ ngày 13 tháng 4 năm 1975, Cam Ranh - quân cảng lớn, có vị trí chiến lược quan trọng bậc nhất của Tổ quốc ta đã hoàn toàn được giải phóng, kết thúc chiến dịch Tây Nguyên mùa Xuân năm 1975. 16 giờ chiều hôm đó, tôi, anh Hồ Đệ - Sư đoàn trưởng và anh Lã Ngọc Châu - Chính uỷ Sư đoàn 10 đã có mặt tại quân cảng Cam Ranh vừa chia vui với bộ đội vừa hướng dẫn anh em phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương giữ gìn an ninh chính trị, bảo vệ những thiết bị, kho tàng trong căn cứ và nhanh chóng củng cố lực lượng để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ mới...

   
Thượng tướng ĐẶNG VŨ HIỆP
   (Trích từ cuốn “Ký ức Tây Nguyên”:
   LÊ HẢI TRIỀU thể hiện – QĐND, H.:2002)


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 10:24:28 am

ĐOÀN 559 TRONG CHIẾN DỊCH TÂY NGUYÊN1


Tết đến rồi ào qua như cơn gió. Trở về sở chỉ huy, tôi trực tiếp liên lạc với Tiền phương Bộ Tư lệnh. Anh Nguyễn Lang phấn khởi báo cáo: Từ cuối tháng 1, trên hướng bắc Buôn Ma Thuột, theo yêu cầu của Bộ Tư lệnh chiến dịch, Trung đoàn 575 - đơn vị vừa được thành lập lâm thời để làm đường chiến dịch, đã tập trung mở mới các trục đường 48, 50, 50B... với tổng chiều dài 60 cây số, đảm bảo cơ động được cả xe tăng, pháo hạng nặng.

Đường được mở theo kiểu “lấn dũi” từ ngoài vào, làm đến đâu ngụy trang cẩn mật đến đó. Đến ngày 4 tháng 3, trục đường do Trung đoàn 575 mở từ hướng bắc đã vào đến bản Kơ Hia, cách thị xã Buôn Ma Thuột chừng 20 cây số, mà kẻ địch không hay biết gì. Lực lượng, thiết bị kỹ thuật đã chuẩn bị để hoàn thành 20 cây số còn lại trong khoảng một ngày đêm, khi có lệnh.

Cùng thời gian này, Sư đoàn ô tô 571 dốc toàn lực gồm 17 tiểu đoàn xe với hơn 2.600 chiếc, vận chuyển 20.000 tấn hàng, chủ yếu là gạo, đạn pháo vào cụm kho ở Phi Hà (khu vực ba biên giới).

Ở tuyến trong, Sư đoàn 471 huy động tổng lực xe chuyển hơn 10 nghìn tấn vật chất vào các cụm kho K20, K40, phía tây bắc và tây nam Buôn Ma Thuột (chủ yếu là đạn pháo, phụ tùng xe tăng, pháo, khí tài, thông tin... ) phục vụ chiến dịch Tây Nguyên: cơ động Sư đoàn 968 vào tây nam Plây Cu thay Sư đoàn 10 làm nhiệm vụ tác chiến nghi binh chiến dịch.

Theo yêu cầu của Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên, vào đầu tháng 3, Bộ Tư lệnh Trường Sơn điều động Trung đoàn 232 và Trung đoàn 546 pháo cao xạ, Trung đoàn 49 thông tin, tiểu đoàn 55 ô tô trực tiếp phục vụ chiến dịch. Và trước giờ mở màn chiến dịch, Sư đoàn phòng không 377 cũng được tung vào dàn đội hình bảo vệ lực lượng của ta tham chiến ở các khu vực Kon Tum, Plây Cu, Đức Lập, Buôn Ma Thuột.

Bộ đội xăng dầu Trường Sơn - chủ lực quân là Trung đoàn đường ống 537 khẩn trương thi công tuyến ống dài 28 cây số, từ Đắc Đạm (phía tây) sang Đức Lập, đồng thời lắp đặt tại Đức Lập một trạm cấp phát có trữ lượng 100 mét khối. Mục tiêu bảo đảm xăng dầu cho chiến dịch là không dưới 1.000 tấn.

Như vậy là, vào đầu tháng 3, các lực lượng thuộc Bộ Tư lệnh Trường Sơn tham gia chiến dịch Tây Nguyên đã sẵn sàng cao độ. Cơ sở vật chất hậu cần - kỹ thuật, đã chuyển giao cánh nam chiến dịch 10.000 tấn, cánh bắc là 15.000 tấn. Anh Nguyễn Lang gọi điện thông báo với tôi rằng: Bộ Tư lệnh B3. Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Tư lệnh Trường Sơn cả về bảo đảm chiến lược, chiến dịch, cả về bảo đảm vật chất hậu cần – kỹ thuật, cả lực lượng chiến đấu. Với lượng vật chất hiện có, Bộ Tư lệnh Tây Nguyên có thể yên tâm tới hết năm 1975.

Cũng trong thời điểm này, tôi nhận điện của anh Đinh Đức Thiện “mật báo”: Anh Tuấn (anh Văn Tiến Dũng) đã gửi điện cho Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, khen quân hậu cần làm ăn giỏi. Sau này tôi có được xem nội dung bức điện đó. Anh Dũng nói: Tuyến 559 đã xây dựng được mạng đường chiến lược và đường chiến dịch liên hoàn; tạo được khối lượng vật chất để bảo đảm cho năm 1975 và cả cho khi thời cơ phát triển. Đồng thời lại xây dựng được lực lượng phòng không, bộ binh mạnh, để tham gia chiến dịch.

Do công tác chuẩn bị tốt, giữ được bí mật mà ta có đủ yếu tố cần thiết để giữ quyền chủ động trong quá trình tiến công chiến lược. Đó là lực lượng vật chất hùng hậu, hậu cần đủ và nhanh, đường sá và phương tiện bảo đảm khả năng cơ động lớn.


Phấn khởi trước những kết quả bước đầu của toàn tuyến. Nhưng dẫu sao cũng mới chỉ là bước chuẩn bị. Tất cả nén lòng chờ ngày nổ súng.

Cũng chính vào thời khắc căng thẳng trong sôi động này, ngày 5 tháng 3, Bộ Tư lệnh Trường Sơn chia tay anh Hoàng Thế Thiện được Bộ Chính trị điều vào giữ chức Chính uỷ Quân đoàn 4 - lúc đó anh Hoàng Cầm là Tư lệnh.

Có quyết định, anh Thiện vào quân đoàn ngay. Chia tay chúng tôi, anh hóm hỉnh nói: Mấy năm Bộ Tư lệnh Trường Sơn đã qua mấy đời Chính ủy, nhưng Tư lệnh Nguyên thì vẫn còn Nguyên.

Xiết chặt tay anh Thiện, tôi xúc động nói:

- Đời hoạt động cách mạng của anh em ta là tiếp nối những chuyến ra đi. Chẳng cuộc chia tay nào giống cuộc chia tay nào. Nhưng có đi mới có đến. Mong chóng đến ngày gặp anh tại Sài Gòn.

Sau khi anh Thiện vào Quân đoàn 4, anh Lê Xy được trên bổ nhiệm giữ chức Chính uỷ Bộ Tư lệnh Trường Sơn.

Với Mặt trận Tây Nguyên trước ngày “trở dạ”, lúc này dẫu cho Sư đoàn 968 đã chuyển thuộc Bộ Tư lệnh chiến dịch. Nhưng chúng tôi vẫn dõi theo từng “đường đi nước bước” của những cán bộ, chiến sĩ yêu quý của mình.
__________________________________
1. Tên bài do nhóm biên soạn đặt.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 10:25:16 am

Mười ngày đầu tháng 3, Sư đoàn 968 đã thực hiện xuất sắc vai trò nghi binh thay Sư đoàn 10, hút lực lượng địch về hướng bắc Tây Nguyên. Bằng nhiều hình thức nghi binh lừa địch, đặc biệt với đòn tiến công uy hiếp tuyến phòng thủ của địch ở Plây Cu, Kon Tum. Sư đoàn 968 và các lực lượng vũ trang địa phương không chỉ giam chân một lực lượng lớn của địch ở bắc Tây Nguyên, mà còn góp phần “củng cố” thêm nhận định “sai lầm chết người” của đội ngũ tướng tá quân đội Sài Gòn, đặc biệt là Bộ Tư lệnh quân đoàn 2 ngụy rằng: Hướng tiến công của ta là Plây Cu, Kon Tum. Trên cơ sở đó, ta có điều kiện và thời cơ tiến công Buôn Ma Thuột theo phương án địch không có lực lượng phòng ngự dự phòng.

Ở hướng chính, thực hiện yêu cầu của Bộ Tư lệnh chiến dịch, đúng 23 giờ ngày 9 tháng 3 năm 1975, Trung đoàn 575 khai thông trục đường 50B, hai nhánh 50C, 50D chọc thẳng vào thị xã Buôn Ma Thuột và tổ chức xong đội hình công binh hộ tống xe tăng.

Ngày 10 tháng 3, ta nổ súng tiến công thị xã Buôn Ma Thuột. Theo yêu cầu tác chiến chiến dịch, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 575 hợp sức cùng Trung đoàn công binh 7 Mặt trận Tây Nguyên bảo đảm cho đội hình binh chủng hợp thành tiến công địch, giành thắng lợi.

Bộ đội vận tải vừa cơ động bộ đội, vừa vận chuyển kịp thời đạn pháo cho các đơn vị chiến đấu.

Bộ đội xăng dầu vừa cấp phát, giải phóng xe ở những trạm cây xăng, vừa bố trí một số xe xi-téc cơ động bảo đảm xăng dầu cho các lực lượng xe pháo tham gia chiến dịch.

Cuộc tiến công đồng loạt của ta trên khắp chiến trường Tây Nguyên, đặc biệt là đòn “điểm huyệt” Buôn Ma Thuột đã làm cho quân địch ở Tây Nguyên tan vỡ nhanh chóng. Để bảo toàn lực lượng, địch quyết định bỏ Tây Nguyên, rút thật nhanh theo đường số 7 về co cụm giữ duyên hải miền Trung.

Nhận lệnh của anh Văn Tiến Dũng, Bộ Tư lệnh chỉ thị cho Sư đoàn 471 tổ chức lực lượng cơ động bộ binh truy kích địch rút chạy theo đường số 7 và cơ động Sư đoàn 320 tiến theo đường 14 đuổi địch đến Buôn Hồ, Đạt Lý.

Ngày 25 tháng 3 năm 1975, chiến dịch Tây Nguyên – đòn công phá của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 toàn thắng. Tây Nguyên hoàn toàn được giải phóng.

Chiến thắng vang dội Tây Nguyên đã tạo nên sự sụp đổ đột biến cả về tinh thần và thế bố trí chiến lược của địch. Từ đây, địch bị dồn vào thế bị tiêu diệt và tan rã không sao cứu vãn nổi.

Lúc này, theo chỉ thị của Bộ Tư lệnh, tôi gọi điện cho anh Nguyễn Lang, giao cho tiền phương Bộ Tư lệnh nhanh chóng tiếp quản vùng giải phóng. Sở chỉ huy tiền phương chuyển vào đóng ở thị xã Buôn Ma Thuột, trực tiếp chỉ đạo Sư đoàn 470 tiếp thu kho tàng - chủ yếu là cụm kho Mai Hắc Đế của quân ngụy, khai thác chiến lợi phẩm bổ sung cho chiến trường; đồng thời triển khai ngay lực lượng bảo vệ vùng giải phóng Kon Tum, Plây Cu.

Sau khi vào tiếp quản vùng giải phóng, anh Nguyễn Lang đã huy động ngay ô tô chuyển gấp một số hàng hóa dân sinh cứu tế cho đồng bào gặp khó khăn.

Theo chỉ thị của Bộ, chúng tôi kịp thời thành lập Trung đoàn 655 làm nhiệm vụ quản giáo hàng vạn sĩ quan, binh lính ngụy bị ta bắt trong chiến dịch Tây Nguyên.

Điện giao nhiệm vụ cho Tiền phương Bô Tư lệnh xong, tôi trao đổi với các anh trong Bộ Tư lệnh: Với chiến dịch Tây Nguyên, bộ đội Trường Sơn thật sự là những người  “đi trước về sau”. Chúng ta có mặt từ những ngày đầu mở đầu vận chuyển bảo đảm vật chất hậu cần – kỹ thuật, tham gia tác chiến chiến dịch, tiếp quản vùng giải phóng và giải quyết hậu quả sau chiến dịch.

Sau này cần nghiên cứu, tổng kết như một chiến dịch điển hình.

   
Trung tướng ĐỒNG SĨ NGUYÊN
   (Trích từ cuốn “Đường xuyên Trường Sơn”:
   DUY TƯỜNG KỲ VĂN thể hiện – QĐND, H:2001)


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 10:32:55 am

CHIẾN DỊCH TÂY NGUYÊN
BÍ MẬT, BẤT NGỜ


Từ 1 tháng 3 năm 1975, ta triển khai thế trận chiến dịch tạo thế nghi binh để địch phán đoán quân ta sắp đánh Plây Cu, Kon Tum; khống chế giao thông, cô lập mục tiêu Buôn Ma Thuột.

2 giờ sáng ngày 10 tháng 3 năm 1975, ngày mở đầu đợt 2 mùa khô 1975, bộ đội đặc công nổ súng đánh sân bay Hoà Bình, hậu cứ trung đoàn 53, sân bay thị xã và kho quân sự Mai Hắc Đế mở màn cho cuộc tiến công thị xã Buôn Ma Thuột. Cùng lúc các loại pháo, hoả tiễn dội bão lửa vào bộ chỉ huy sư đoàn 23 ngụy và kéo dài từng loạt đến 6 giờ 30 phút sáng làm rối loạn và tê liệt cơ quan đầu não địch. Lợi dụng tiếng pháo gầm, tiếng súng nổ, các loại xe kéo pháo bắn thẳng, pháo cao xạ, xe tăng, xe thiết giáp và xe chở bộ binh của ta từ các phía ào ào tiến vào thị xã.

- Trận chiến đấu hiệp đồng binh chủng diễn ra ác liệt.

Đến 10 giờ 30 phút ngày 11 tháng 3 năm 1975 về cơ bản ta đã giải quyết xong Buôn Ma Thuột, bắt sống đại tá Nguyễn Trọng Luật tiểu khu trưởng, tinh trưởng Đắc Lắc và đại tá sư đoàn phó 23 ngụy Vũ Thế Quang, chiếm bộ chỉ huy sư đoàn 23 ngụy và tiểu khu Đắc Lắc.

- Sau khi đánh chiếm Buôn Ma Thuột, bộ đội ta tổ chức diệt viện phản kích và tiếp tục khống chế, bao vây cô lập Plây Cu, Kon Tum.

Trước nguy cơ bị tiêu diệt mà không thể điều quân trù bị cứu ứng, ngụy quyền Sài Còn lệnh cho quân đoàn 2 bỏ Kon Tum và Plây Cu theo đường 7 rút về hướng duyên hải. Cuộc tháo chạy rơi ngay vào thế mai phục của ta, Sư đoàn 320 của Bộ và lực lượng ũu trang Quân khu 5 đã diệt gọn đoàn quân hỗn loạn này trên đường 7 (16-3-1975 ).

Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên gồm các đồng chí:

- Trung tướng Hoàng Minh Thảo, Tư lệnh.

- Đại tá Đặng Vũ Hiệp, Chính uỷ.

- Thiếu tướng Vũ Lăng và các đại tá: Phan Hàm, Nguyễn Lang, Nguyễn Năng: Phó tư lệnh.

- Đại tá Phí Triệu Hàm: Phó chính uỷ.

Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trưởng đại diện cho Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh tại mặt trận nhận xét:

“Trận Buôn Ma Thuột hiểm và mạnh quá, tiếp đến trận đánh diệt quân viện sư đoàn 23 ngụy ở phía đông Buôn Ma Thuột nhanh và gọn quá làm cho địch hốt hoảng, rối loạn không những ở cấp sư đoàn, ở quân khu mà chính là động đến cơ quan đầu nào của ngụy quyền Sài Gòn. Từ sai lầm về chiến thuật, chiến dịch đến sai lầm về chiến lược, Ngụy quyền Sài Gòn hốt hoảng ra lệnh rút chạy khỏi Tây Nguyên… Mà đã sai lầm về chiến lược rồi thì thất bại trong chiến tranh là điều chắc chắn…”1.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng nhớ lại:

“Sau thất bại nặng nề tại Buôn Ma Thuột, địch hoang mang và ra lệnh rút chạy khỏi chiến trường Tây Nguyên. Lúc đó Bộ thống soái tối cao nhận định: chiến thắng Buôn Ma Thuột đã trở thành chiến dịch giải phóng miền Nam, phải tập trung lực lượng nhanh chóng hướng về Sài Gòn. Qua tin tình báo, biết địch tập trung quân quyết định co cụm “tử thủ” ở Đà Nẵng tôi ra lệnh cho Bộ Tư lệnh chiến trường Trị Thiên Huế chuyển từ “kế hoạch cơ bản” sang “kế hoạch thời cơ”, đánh địch rút chạy, không cho chúng tập trung về Đà Nẵng”.

Ngày 29 tháng 3 năm 1975, bộ đội tấn công và giải phóng Đà Nẵng, địch tháo chạy hỗn loạn. Tôi đề nghị Bộ Chính trị và Thường trực Quân ủy Trung ương chuyển lệnh “tấn công” sang “tổng tấn công” và thảo bức điện của Bộ thống soái tối cao gởi đi các chiến trường, trong đó có câu “Trận Sài Gòn đã bắt đầu”… Một lệnh thần tốc mới đã được ban hành. Trước đây bản lệnh của Bộ thống soái có hai chữ “chắc thắng”. Lệnh mới không có hai chữ chắc thắng mà là: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, quyết thắng và toàn thắng”.

   
Trung tướng LÊ VĂN TƯƠNG (Lê Chân)
   (Trích từ cuốn “Con đường tôi đã chọn: Hồi ức”:
   NĂM DÂN thể hiện – QĐND. H.2004)
________________________________________
1. Đại tướng Văn Tiến Dũng - Đại thắng mùa xuân – Nxb Quân đội nhân dân – Hà Nội, 1997


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 10:35:00 am

TIẾN CÔNG GIẢI PHÓNG BUÔN MA THUỘT1


… Ngày 15 tháng 1 năm 1975, chúng tôi được lệnh hành quân bằng cơ giới vào miền Nam chiến đấu.

Ngày 3 tháng 2 năm 1975 chúng tôi tới Đắc Đam, cái đích cuối cùng của cuộc hành quân cơ giới, thực hiện đúng yêu cầu: đi nhanh, đến gọn, đến đủ, an toàn và bí mật. Ở đây, ở mảnh đất Đắc Đam này, sư đoàn chúng tôi khẩn trương triển khai các mặt theo mệnh lệnh tác chiến để kịp thời tham gia chiến dịch Tây Nguyên. Đây là chiến dịch mở màn cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Đồng thời cũng ở mảnh đất Tây Nguyên anh hùng và bất khuất, quê hương của anh hùng Núp – người Tây Nguyên đầu tiên đã bắn Pháp chảy máu, đã tin tưởng rằng các dân tộc Tây Nguyên có thể đánh được Pháp bảo vệ được buôn làng, chúng tôi đã tổ chức đón tết Ất Mão, tết đầu tiên của cán bộ chiến sĩ sư đoàn 316 chúng tôi ở miền Nam ruột thịt...

Tây Nguyên có diện tích khoảng bốn mươi nhăm ngàn ki-lô-mét vuông. Số dân trên 70 vạn người, chủ yếu là người Thượng, còn lại là một số ít người Hoa và người Kinh. Dải đất ba-dan này có ba thị xã lớn: Buôn Ma Thuột, Plây Cu và Kon Tum.

Đây là vùng cao nguyên có rừng núi hiểm trở, chạy dài trên bốn tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Quảng Đức và Lâm Đồng, phía tây nam giáp Campuchia, phía tây bắc giáp Lào, còn phía đông và phía nan là vùng đồng bằng Khu 5 với vựa lúa Quảng Ngãi, Phú Yên trù phú và miền Đông Nam Bộ kiên cường, bất khuất, là chiến trường quen thuộc của tôi năm nào đã cùng anh em trong trung đoàn 174 đánh trên điểm cao 875 của chiến dịch Đắc Tô, Tân Cảnh.

Con đường 14 chạy dọc bốn tỉnh Tây Nguyên nối liền với miền đông Nam Bộ. Những thị xã lớn ở Tây Nguyên đều nằm dọc theo đường 14. Do đó, có thể nói đường 14 là con đường huyết mạch của toàn khu vực.

Ngoài ra còn một số con đường nhỏ khác. Đường 19 nối Plây Cu với đồng bằng Khu 5. Đường 21 từ Buôn Ma Thuột đi Khánh Hoà. Đường số 7 từ Cheo Reo đi Củng Sơn. Đường 21B từ Buôn Ma Thuột đi Lạc Thiện, Gia Nghĩa...

Tây Nguyên thuộc phạm vi của lực lượng quân khu 2 ngụy Sài Gòn do tướng Phạm Văn Phú chỉ huy. Lực lượng địch ở đây lúc này có khoảng một sư đoàn, bảy liên đoàn biệt động quân (tương đương với 10 trung đoàn) cùng bốn thiết đoàn tăng, thiết giáp.

Buôn Ma Thuột. tỉnh lỵ của Đắc Lắc, thị xã lớn nhất của Tây Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá lớn nhất của toàn khu, được xây dựng trên một mảnh đất bằng phẳng, ước độ 24 ki-lô-mét vuông. Nhà cửa thưa và thấp. Chủ yếu là nhà một tầng. Phần lớn nhân dân ở đây là người Kinh và một số ít ngoại kiều. Người Thượng rất ít, họ là vợ con binh lính, nhân viên ngụy quyền. Khi Pháp rút khỏi miền Bắc nước ta, chúng kéo theo dân công giáo di cư vào thị xã này và biến họ thành một hành lang chiến lược ở rải quanh thị xã.

Tây Nguyên được Pháp và Mỹ coi là địa bàn chiến lược hết sức quan trọng: “Ai làm chủ được Tây Nguyên, người đó sẽ làm chủ được cả miền Nam”. Mà thị xã Buôn Ma Thuột lại là cái chốt quan trọng vào bậc nhất của khu chiến lược này. Do đó Pháp đã dày công xây dựng Buôn Ma Thuột thành một căn cứ lớn. Khi quân Mỹ xâm lược nước ta, chúng mở rộng Buôn Ma Thuột thành một thị xã quân sự có tầm vóc chiến lược; vừa là trung tâm kinh tế chính trị vừa là đầu mối giao thông của cao nguyên.

Địch tổ chức phòng thủ Buôn Ma Thuột thành ba khu vực. Khu dân cư ở phía bắc, khu hành chính ở phía đông, khu quân sự ở phía tây và nam. Ba khu này tạo thành thế chân vạc. Trong mỗi khu lại có lực lượng chiến đấu tại chỗ và lực lượng cơ động. Nhưng lực lượng phòng thủ và cơ động chủ yếu vẫn ở khu quân sự. Ở đây có hai sân bay: Một là sân bay Hoà Bình, sát khu quân sự ở phía nam. Hai là một sân bay ở phía bắc thị xã ở mỗi sân bay thường xuyên có năm, bảy chiếc máy bay trực thăng và vận tải túc trực.

Buôn Ma Thuột lại là một căn cứ quân sự lớn, là hậu cứ của sư đoàn 23; là hậu cứ của các liên đoàn, chiến đoàn, các binh chủng thuộc quân khu 2.
____________________________________
1. Tên bài do nhóm biên soạn đặt.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 10:35:31 am

Qua các nguồn tin, chúng tôi được biết lúc này ở Buôn Ma Thuột có hai tiểu đoàn thuộc trung đoàn 53, có sở chỉ huy nhẹ của sư đoàn 23; ba tiểu đoàn bảo an 294, 272 và 96 sở chỉ huy liên đoàn biệt động 296; chỉ huy cảnh sát tỉnh Đắc Lắc.

Chỉ huy các lực lượng phòng thủ Buôn Ma Thuột do chỉ huy tiểu khu Đắc Lắc đảm nhiệm. Chủ yếu là lực lượng của sư đoàn 23.

Hậu cứ sư đoàn 23 có chiều rộng khoảng 1.000 mét, dài gần 2.000 mét chạy dọc theo đường 14. Khu này lại chia nhỏ ra từng khoảng. Mỗi khoảng được ngăn bằng một lớp rào đơn và do các đơn vị bộ binh hoặc binh chủng đảm nhiệm.

Khi vào trinh sát, anh em phát hiện mỗi khoảnh đều có đường ra vào riêng. Trong mỗi nhà ở có công sự làm sẵn, có chiến hào và các ụ chiến đấu. Hào giao thông có nắp xen kẽ với vật chướng ngại. Ở sở chỉ huy sư đoàn 23, ngoài các đơn vị bộ binh còn có chi đội thiết giáp bảo vệ.

Hậu cứ thiết đoàn 8, hậu cứ tiểu đoàn 1 trung đoàn 45, hậu cứ trung đoàn 32 pháo binh đều nằm trong một khu vực. Nhà cửa được xây dựng nửa chìm nửa nổi, xe và pháo đều nằm trong công sự có nắp dày từ một đến hai mét.

Khu kho Mai Hắc Đế ở phía tây sư đoàn bộ sư đoàn 23 dài khoảng 1.500 mét gồm bốn dãy nhà kho, mỗi kho rộng khoảng một trăm bốn mươi đến một trăm năm mươi mét vuông. Các góc kho có lô cốt, chòi gác, đèn chiếu sáng. Toàn khu có bảy lớp rào kẽm gai bao bọc, có đường bao quanh ở phía trong hàng rào. Các đội tuần tra đi đi lại lại suốt ngày đêm.

Cơ quan hành chính tỉnh Đắc Lắc và sở chỉ huy tiểu khu Đắc Lắc ở phía đông sư đoàn bộ sư đoàn 23, còn phía bắc là sân bay thị xã. Đó là một sân bay nhỏ, rất nhỏ. Chỉ có máy bay trực thăng và máy bay L.19 là lên xuống được. Quanh sân bay có hàng rào mái nhà, có hệ thống đèn chiếu sáng...

Ban chỉ huy sư đoàn đặc biệt chú ý đến sân bay Hoà Bình. Cạnh sân bay này là hậu cứ của trung đoàn 44, trung đoàn 45, hợp thành một khu quân sự liên hoàn gọi là khu B50. Khu B50 nằm trên một dãy đồi rất cao so với toàn cảnh thị xã Buôn Ma Thuột. Khu B50 trước kia vốn là trại lính của lực lượng đặc nhiệm Mỹ. Do đó, B50 có rất nhiều hầm hố kiên cố, có thể chống được đạn pháo 130. Công sự, nhà cửa ở B50 xây dựng thành nhiều tầng, nhiều lớp, nửa nổi nửa chìm bằng xi măng cốt thép. Chân đồi có hào chống tăng và hào giao thông chằng chịt. Số quân ở B50 ước khoảng 180 tên gồm quân chiến đấu và quân về nghỉ. Trung đoàn 53 có 3.500 quân. Đây là lực lượng mạnh nhất của thị xã Buôn Ma Thuột.

Hướng phòng ngự chính ở thị xã này là tây-bắc.

Khi sư đoàn 316 chúng tôi được lệnh chuẩn bị đánh Buôn Ma Thuột, tôi, một mặt điện gấp xuống Gia Nghĩa cho đoàn cán bộ do anh Thơi, phó sư đoàn trưởng quay lại, mặt khác khẩn trương tổ chức đoàn cán bộ gồm các cấp trưởng do anh Hải Bằng - phó sư đoàn trưởng chỉ huy đi chuẩn bị chiến trường mới.

Một buổi sớm mùa xuân, tiết trời Tây Nguyên hoàn toàn khô ráo, ấm áp chứ không mưa phùn gió bấc, ẩm ướt như ngoài Bắc, tôi được lệnh lên Bộ chỉ huy mặt trận Tây Nguyên nhận nhiệm vụ mới. Chúng tôi ra đi trong bầu không khí phấn khởi và tin tưởng vào nhiệm vụ của mình được nhận, vào thắng lợi nhất định sư đoàn 316 sẽ hoàn thành. Quân ta mới giải phóng thị xã Phước Long. Đó là nguồn cổ vũ rất lớn đối với chúng tôi. Bước chân thoăn thoắt trên những nẻo đường mòn khi leo dốc, khi lội suối mà chẳng ai thấy mệt. Anh nào anh nấy đều đoán già đoán non, đều háo hức đón nhận nhiệm vụ mới.

Mùa xuân! Trăm hoa đua nở. Cây cỏ tốt tươi. Dọc đường chúng tôi đi đến đâu cũng phảng phất hương thơm. Trên những cành cây cổ thụ, những giò hoa phong lan đai châu buông xuống như những chuỗi ngọc lung linh sắc tím. Những con gà rừng dạn hơi người lần ra tận các nẻo đường mòn nhặt gạo rơi. Thấy động, những chú gà trống nhảy tót lên cành cây, đập cánh gáy te te. Mấy đồng chí cán bộ tác chiến trẻ và cậu công vụ của tôi cứ lăm le khẩu súng AK, đòi bắn mấy con cho vào nồi cháo để “tăng thêm sức chiến đấu”. Tôi phải nhắc nhở anh em tuyệt đối giữ bí mật.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 10:36:00 am

Khi tôi và Hà Quốc Toản đến sở chỉ huy mặt trận, Phó tổng tham mưu trưởng Lê Ngọc Hiền cùng đoàn cán bộ Bộ Tổng tham mưu và Bộ tư lệnh B3 đã chờ đón chúng tôi. Cán bộ hai sư đoàn bạn cũng đã có mặt. Anh Hồ Đệ, sư đoàn trưởng và anh Lã Ngọc Châu, chính uỷ sư đoàn 10, anh Kim Tuấn, sư đoàn trưởng và anh Phí Triệu Hàm, chính uỷ sư đoàn 320. Sau khi chúng tôi đã ngồi yên vị trên những chiếc ghế được ghép bằng cành cây thì anh Vũ Lăng mở tấm bản đồ tác chiến khổ lớn trải kín chiếc bàn rộng được ghép sơ sài. Anh nói rõ ý nghĩa mục đích của chiến dịch Tây Nguyên và quyết tâm giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương.

Phó Tổng tham mưu trưởng nhìn chúng tôi một cách vui vẻ, cởi mở. Anh đưa mắt nhìn hai anh Hồ Đệ, Kim Tuấn và tôi hỏi:

- Sư nào có thể xung phong đánh trận mở màn vào thị xã Buôn Ma Thuột?

Anh Kim Tuấn báo cáo sư đoàn 320 của anh còn rải quân ở khu vực Cẩm Ga, Thuần Mẫn, nếu đánh thị xã Buôn Ma Thuột thì không đủ lực lượng.

Anh Hồ Đệ cũng báo cáo rằng: sư đoàn 10 của anh còn ở mạn Đức Lập, Đắc Song.

Thế là nhiệm vụ đánh trận mở màn cho chiến dịch mùa xuân 1975 vào thị xã Buôn Ma Thuột được Phó tổng tham mưu trưởng giao cho sư đoàn 316 chúng tôi.

Tôi suy nghĩ rất nhiều về vinh dự của sư đoàn đã được Phó tổng tham mưu trưởng Lê Ngọc Hiền đã thay mặt Đảng, quân đội giao cho.

Đây là lần đầu tiên sư đoàn chúng tôi làm nhiệm vụ tiến công một thị xã lớn, thủ phủ một vùng chiến lược quan trọng. Nhiệm vụ tuy rất nặng nề nhưng chắc chắn không vượt quá khả năng của sư đoàn. Thời gian làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn, sư đoàn chúng tôi đã từng đánh thị trấn Nậm Thà, đánh tập trung với đội hình lớn tại mặt trận Cánh Đồng Chum. Và dĩ nhiên, sư đoàn chúng tôi đã chiến thắng giòn giã (hồi ấy tôi mới ở cương vị cán bộ trung đoàn). Lần này nhất định sư đoàn 316 chúng tôi sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Phương án tác chiến giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột có nhiều giả thiết. Có nhiều giả thiết, lẽ đương nhiên sẽ có nhiều đáp án khác nhau. Tôi nghĩ, người chỉ huy giỏi là người biết chọn một hoặc hai phương án cho một trận đánh. Có như vậy, mới tập trung cao độ trí tuệ, sức lực của cá nhân mỗi người chỉ huy, của tập thể cho cái phương án mình đã lựa chọn để giành thắng lợi.

Tại sở chỉ huy, đồng chí Vũ Lăng, Tư lệnh mặt trận B3 giao nhiệm vụ cho sư đoàn 316 chúng tôi đánh thị xã Buôn Ma Thuột theo phương án bóc vỏ vây lấn, chắc thắng. Trước mắt là diệt một loạt các cứ điểm ngoại vi ở Chư Dia, Chư Bua, Thọ Thạnh, sân bay Hoà Bình. Sau đó đánh tiếp vào sở chỉ huy của sư đoàn 23 quân ngụy Sài Gòn và dinh tỉnh trưởng Đắc Lắc.

Với một đối tượng có phòng thủ vững chắc như thị xã Buôn Ma Thuột thì đây là một phương án đẹp, một phương án đánh ăn chắc. Chúng ta đã có cơ sở lý luận và thực tiễn để tin tưởng vào phương án này. Đó là ở chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ hơn hai mươi năm trước, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã vận dụng rất tài tình phương án này và đã rất thành công. Điều đó không chỉ đem lại thắng lợi rực rỡ cho dân tộc ta buộc thực dân Pháp phải cam chịu thất bại, cuốn gói khỏi miền Bắc nước ta, chấm dứt hơn 80 năm đô hộ, mà còn vang xa khắp năm châu bốn biển.

Tôi trăn trở suy nghĩ rất nhiều về phương án đánh bóc vỏ này. Vì ở Buôn Ma Thuột, địch có quân số đông, trang bị mạnh, tổ chức phòng ngự rộng có trọng điểm và vững chắc; đặc biệt khả năng phản kích của địch rất nhanh, kể cả đường không lẫn đường bộ. Nếu ta đánh bóc vỏ thì diễn biến chiến đấu tất yếu phải diễn ra trong một thời gian dài, không gian rộng từ ngoài vào trong. Qua mỗi đợt chiến đấu ta phải dừng lại củng cố sức chiến đấu, đồng thời phải đánh địch phản kích. Cứ như vậy, tương quan lực lượng ngày một không có lợi cho ta, sức tiến công của sư đoàn sẽ giảm dần và có thể phải dừng lại dẫn đến không đạt dược mục đích của chiến dịch. Các mục tiêu trọng yếu của địch sẽ được củng cố, tăng cường khả năng phòng ngự. Mặt khác, lực lượng phản kích của địch có xe tăng, không quân, pháo binh mạnh mẽ đẩy ta ra xa Buôn Ma Thuột. Như vậy sư đoàn sẽ không hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Tôi cứ lo khi chưa vào được thị xã, sư đoàn 316 chúng tôi đã hết quân. Dĩ nhiên Bộ phải điều tiếp thê đội dự bị là sư đoàn 10 hay sư đoàn 320 vào thay chân chúng tôi. Vậy là phải hao tổn rất nhiều sức lực, xương máu, đạn dược, trang bị mà chưa chắc đã lấy được thị xã Buôn Ma Thuột. Bởi vì một khi ta tăng quân thì địch cũng tăng viện, tăng vũ khí và bom đạn. Mức độ giằng co giữa ta và địch chắc chắn sẽ rất ác liệt.

Chúng tôi tranh cãi, bàn luận khá sôi nổi. Phần nhiều ý kiến đều muốn chọn phương án tập trung lực lượng đánh bóc vỏ, đánh đâu thắng đó, đánh dứt điểm từng chi khu tiến tới giải phóng hoàn toàn thị xã này. Nhưng đánh như thế trong điều kiện hiện nay, vào năm 1975, địch được trang bị vũ khí kỹ thuật ngập đến chân răng, ta sẽ hao tổn nhiều thời gian, sức lực, trang bị và cả xương máu nữa.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 10:36:35 am

Về phần mình, suốt thời gian theo đường binh nghiệp, cho tới giờ phút này, tôi thành thật thú nhận rằng tôi chưa chỉ huy một trận đánh “bóc vỏ” nào. Sở trường của tôi là dùng một lực lượng mạnh, bí mật bất ngờ đánh thọc sâu vào trung tâm đầu não địch, khiến quân địch hoang mang giãy giụa như rắn bị mất đầu hoặc với cách đánh vận động tiến công kết hợp chốt kia. Đó là những trận đánh tôi đã có may mắn được Đảng và quân đội giao cho nhiệm vụ chỉ huy đơn vị ở Mường Sinh - Tháp Xưa, ở điểm cao 875 phía tây-nam Đắc Tô, Tân Cảnh, ở Đầm Be, ở đường 13... Song cũng chính vì vậy mà cho đến giờ phút này, khi ghi lại những dòng này, tôi vẫn luôn tự hỏi, tôi có chủ quan, bảo thủ về cách đánh của mình không? Trong chỉ huy trận đánh mà chủ quan, bảo thủ, thường là cầm chắc thất bại trong tay. Chiến trường mở ra biết bao sắc thái, luôn luôn diễn biến sinh động và kỳ ảo. Nó luôn đòi hỏi người chỉ huy phải nhanh chóng nắm bắt tình hình thực tiễn và vận dụng cách đánh sao cho thích hợp nhất để vẫn giành thắng lợi mà lại ít tổn thương. Do vậy trước sau tôi chỉ có một ý nghĩ, trong tác chiến người chỉ huy phải căn cứ vào nhiệm vụ được giao, vào lực lượng của mình, vào tình hình địch để luôn luôn biết khai thác triệt để những điểm yếu của địch và vận dụng cái mạnh của mình, của đơn vị mình, của địa hình, địa vật, chủ động tiến công trong mọi hoàn cảnh. Có làm được như vậy mới giành được thắng lợi về mình.

Bản tính người dân tộc thiểu số chúng tôi vốn thẳng thắn, luôn luôn trung thực với ý nghĩ của mình. Do vậy, khi tôi nói rõ những suy nghĩ của mình và trình bày cách đánh hoàn toàn khác với cách đánh bóc vỏ, chắc chắn một số đồng chí không hài lòng lắm. Nhưng tôi biết làm thế nào khác được. Phương án tác chiến bao giờ cũng quyết định thành bại của trận đánh, tính mạng của chiến sĩ. Cho nên tôi không thể nói quanh co, nói dích da dích dắc theo hình cái chữ chi, chữ giét mà nói như một đường đạn bắn thẳng.

Phương án đánh thị xã Buôn Ma Thuột của tôi như sau:

Bỏ qua ngoại vi, tập trung một lực lượng lớn, mạnh, bất ngờ đánh thẳng vào sở chỉ huy sư đoàn 23 ngụy Sài Gòn và dinh tỉnh trưởng Đắc Lắc, đập nát cơ quan đầu não của địch, khiến chúng như rắn bị đánh giập đầu không còn sức chỉ huy chiến đấu. Tiếp theo đánh vào đơn vị kỹ thuật như kho thông tin, sở chỉ huy trung đoàn thiết giáp, pháo binh và các đơn vị trực thuộc khác.

Rất nhiều ý kiến khác nhau về phương án đánh bóc vỏ và phương án đánh thọc sâu chia cắt... Anh em bàn luận, thảo luận, đôi khi rất quyết liệt. Tôi lắng nghe tất cả những ý kiến thuận tai và nghịch tai của anh em mà xúc động vô cùng. Dù thuận tai hay nghịch tai đều được họ nghĩ suy chín chắn, phát biểu chân thành. Tôi gọi đó là những lời nói xuất phát từ ruột từ gan của mỗi người. Về phần mình, lẽ dĩ nhiên, tôi phải bảo vệ bằng được chính kiến của mình, bảo vệ bằng được phương án tác chiến của mình. Song tại hội nghị này, cách đánh của chúng tôi không được trên chấp thuận.

Sau Tết Nguyên đán Ất Mão, đoàn cán bộ của Bộ Quốc phòng do Đại tướng Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng dẫn đầu vào chiến trường. Ở mặt trận Tây Nguyên, Bộ chỉ định anh Hoàng Minh Thảo làm tư lệnh, anh Vũ Lăng làm phó tư lệnh mặt trận. Phương án đánh Buôn Ma Thuột được Đại tướng Văn Tiến Dũng, Bộ Tư lệnh B3, Cục Tác chiến và các tư lệnh binh chủng rà xét lại một lần nữa.

Ngày 25 tháng 2 năm 1975, tôi nhận lệnh của Bộ Tư lệnh B3 mời về họp. Lần đầu tiên được ngồi trên xe U-oát, anh Vũ Lăng đi công tác ghé thăm sư đoàn đã cho tôi và anh Hà Quốc Toản cùng đi. 19 giờ chúng tôi đến sở chỉ huy chiến dịch. Mọi người đã có mặt đông đủ.

Sau khi nhấn mạnh mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của trận đánh, Đại tướng Văn Tiến Dũng nói:

- Trận này, trận mở màn chiến dịch, ta phải đánh thắng, nếu sư đoàn 316 chủ công không đánh thắng thì Bộ Tư lệnh chiến dịch gồm nhiều tướng tá ngồi đây chẳng có ý nghĩa gì. Vì vậy, ý định phương án đánh của đơn vị chủ công như thế nào, đồng chí Đàm Văn Ngụy trình bày.

Mọi người chăm chú lắng nghe tôi thay mặt ban chỉ huy sư đoàn trình bày phương án đánh thọc sâu, đánh áp đảo; đập nát trung tâm đầu não của sư đoàn 23 ngụy Sài Gòn và khu tỉnh trưởng tỉnh Đắc Lắc ngay từ những đòn tiến công đầu tiên.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 10:44:25 am

Phương án cụ thể như sau:

- Mũi thứ nhất: Chúng tôi đưa trung đoàn 149 và tiểu đoàn phòng không 12,7 ly vượt đường 14 đoạn giữa hai căn cứ Thọ Thanh và Đức Lập, xuôi về phía nam 20 kilômét. Rồi vượt sông Sêrêpốc đánh vào phía nam thị xã Buôn Ma Thuột - khu dinh tỉnh trưởng tỉnh Đắc Lắc. Qua trinh sát, chúng tôi thấy ở phía nam này địch bố phòng rất mỏng.

- Mũi thứ hai: Đánh từ hướng tây - bắc vào là trung đoàn 148. Trung đoàn này tiêu diệt xong trung đoàn thiết giáp ngụy quân, sẽ phát triển đội hình đánh tiếp vào trung đoàn pháo binh.

- Mũi thứ ba: do trung đoàn 95 đánh từ hướng đông - bắc xuống, chiếm ngã sáu, chặn các mối đường giao thông vào thành phố. Sau đó, phối hợp với trung đoàn 148 đánh thẳng sang phía đông.

- Mũi thứ tư: đánh từ hướng tây và tây-nam, do trung đoàn 174 đảm nhiệm. Mũi này cũng vượt sông Sêrêpốc, nhưng ở đoạn gần đập thuỷ điện Hơ Rinh. Sau đó bí mật luồn qua khoảng giữa hai cứ điểm Chư Bua và Chư Dia đánh thẳng vào sở chỉ huy sư đoàn 23 ngụy và khu thông tin của sư đoàn này.

Tôi đề nghị pháo binh của mặt trận và sư đoàn tập trung bắn vào sở chỉ huy sư đoàn 23.

Ngoài ra, một đơn vị pháo binh và toàn bộ lực lượng phòng không của sư đoàn 316 chúng tôi cơ động vượt đường 14 xuống phía nam thị xã Buôn Ma Thuột đánh chi viện cho trung đoàn 149. Một tiểu đoàn cao xạ của chiến dịch, một tiểu đoàn cao xạ của sư đoàn 316 và tiểu đoàn 9 của trung đoàn 149 ém quân ở sân bay Hoà Bình, cách thị xã Buôn Ma Thuột 9 kilômét về phía đông-nam, dùng 12,7 ly khống chế không cho địch chi viện.

Về công tác chuẩn bị tôi đề nghị:

Phải khẩn trương và bí mật. Tuyệt đối giữ bí mật trong việc làm đường và sửa đường từ Đắc Đam đi Buôn Ma Thuột, khoảng 40 kilômét từ tây sang đông.

Công binh chuẩn bị cầu phà cho xe tăng, pháo binh vượt sông Sêrêpốc. đền cách các cứ điểm khoảng từ 7 đến 10 ki-lô-mét thì cắt cây mở đường, cưa sát gốc một nửa hoặc hai phần ba cây để khi xe tăng, pháo binh hành quân có thể hạ cây một cách dễ dàng. Tôi nghĩ, cưa như vậy vừa giữ được nguyên hiện trạng của rừng vừa làm cho lá cây vẫn tươi xanh chứ không bị héo khô.

Về phần bộ binh mỗi người chuẩn bị một cây lồ ô dài chừng 3 mét có đường kính độ một gang tay và một cuộn dây rừng. Đến bờ sông Sêrêpốc sẽ ghép lại thành mảng đưa bộ đội vượt sông.

Tiếp đó, Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên giao nhiệm vụ cho sư đoàn 316 đánh từ 4 đến 6 ngày phải giải phóng bằng được thị xã Buôn Ma Thuột.

Sở dĩ Bộ Tư lệnh chiến dịch giao cho chúng tôi từ 4 đến 6 ngày để giải phóng Buôn Ma Thuột vì Buôn Ma Thuột là một thị xã rộng lớn, đông dân ở Tây Nguyên. Số dân ở thị xã này gấp ba số dân ở thị xã Phước Long, mà lực lượng đánh địch lại chỉ có một mình sư đoàn 316. Lực lượng địch ở đây cũng đông; một trung đoàn bộ binh, một trung đoàn pháo binh, một trung đoàn thiết giáp và các tiểu đoàn bảo an, địa phương quân.

Tôi nghĩ mãi về cái khoảng thời gian từ 4 đến 6 ngày này. Đây là kiểu đánh trận địa chiến. Dài quá. Đánh dài ngày trong điều kiện địch có hoả lực mạnh thì chúng tôi sẽ mất hết quân. Nếu địch đưa lực lượng đến giải toả và tiếp viện thì sư đoàn 316 không có lực lượng đánh tiếp nữa.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 10:45:09 am

Để thống nhất trong chỉ huy lần cuối, trước khi báo cáo quyết tâm với trên, tôi mời các đồng chí Hà Quốc Toản, chính uỷ, Minh Khai, phó chính ủy, đồng chí Minh Thơi, Hải Bằng, phó sư đoàn trưởng bàn bạc kỹ phương án tác chiến và hạ quyết tâm chỉ đánh trong 2 ngày là phải giải phóng được thị xã Buôn Ma Thuột.

Riêng đánh thọc sâu cũng có hai tình huống. Do đó phải có hai phương án.

Một là, nếu chưa đến giờ G, ngày N - ngày giờ mở chiến dịch - địch đã nắm được một phần nào đó về lực lượng của ta. Nguồn tin này cũng có thể do tình hình địch phát hiện hoặc do ta sơ xuất để lộ hướng tiến quân, lộ địa điểm tập kết quân, lộ do địch phát hiện được những hàng cây bị cắt dở. Như vậy, địch sẽ tăng cường một vài trung đoàn giữ Buôn Ma Thuột. Nếu tình huống này xảy ra, sư đoàn 316 tạm dừng đánh Buôn Ma Thuột lại để sư đoàn 10 của anh Hồ Đệ đánh Đức Lập buộc địch đưa lực lượng từ Buôn Ma Thuột lên giải vây cho Đức Lập. Lúc đó sư đoàn 316 sẽ tổ chức lực lượng phục kích đánh địch trên đoạn đường giữa Thọ Thanh và Đức Lập, diệt gọn số quân giải toả Đức Lập. Tiếp đó, kéo toàn bộ lực lượng về đánh thọc sâu vào Buôn Ma Thuột.

Tình huống hai là địch vẫn chủ quan không tăng viện cho Buôn Ma Thuột, chúng tôi vẫn thực hiện theo phương án tác chiến cũ. Bên sa bàn, mọi người thảo luận sôi nổi, cũng có lúc các tướng lĩnh tranh luận với nhau rất gay gắt, quyết liệt, nhưng tựu trung lại, ai nấy đều nhất trí với cách đánh của sư đoàn chúng tôi.

Sau khi kết luận về phương án đánh Buôn Ma Thuột, Đại tướng Tổng tham mưu trưởng cổ vũ thêm:

- Cách đánh của Đàm Văn Ngụy vừa trình bày gọi là cách đánh “nở hoa trong lòng địch”. Hồi còn chỉ huy sư đoàn 320, mình cũng tổ chức một mũi thật mạnh, thật tinh nhuệ đánh vào trung tâm thị xã Thái Bình khiến cho quân giặc không kịp trở tay.

Thế là toàn bộ kế hoạch phương án tác chiến của sư đoàn 316 chúng tôi đã được Bộ chỉ huy mặt trận Tây Nguyên thông qua và chấp thuận. Chúng tôi rất phấn khỏi, rất tin tưởng vào cách đánh mà ban chỉ huy sư đoàn đã lựa chọn.

Ngay đêm hôm đó, các anh Lê Ngọc Hiền, Vũ Xuân Chiêm, Phan Hàm, Doãn Tuế, Trần Nhẫn, Hoàng Niệm, Lê Xuân Kiện và nhiều cán bộ của Bộ Tổng tham mưu đã về Đắc Đam tổ chức giúp đỡ, cổ vũ cho cán bộ chiến sĩ sư đoàn 316 chúng tôi làm công tác chuẩn bị chiến đấu.

Sư đoàn được Bộ chỉ huy mặt trận rất quan tâm. Trên tăng cường cho đơn vị mạnh cả về quân số và binh khí kỹ thuật. Sư đoàn được bổ sung thêm trung đoàn đặc công 198, trung đoàn bộ binh 95B và một tiểu đoàn thuộc trung đoàn 24 (sư đoàn 10). Chúng tôi tiến hành ngay mọi nhiệm vụ chuẩn bị tiến công tiêu diệt khu trung tâm thị xã Buôn Ma Thuột, trọng điểm tiến công là khu phòng thủ sở chỉ huy sư đoàn 23 ngụy.

Hội nghị đảng ủy mở rộng được mời đến các trưởng phòng ban trong cơ quan sư đoàn và các cán bộ trung đoàn.

Ngày 5 và 6 tháng 2 năm 1975, đảng ủy sư đoàn họp quán triệt mệnh lệnh tác chiến của trên và xác định quyết tâm. Nghị quyết của sư đoàn được phổ biến đến cán bộ chiến sĩ. Nhiều cuộc họp được tiến hành đã giải quyết một cách cụ thể những băn khoăn lo lắng của từng đơn vị cả về tư tưởng và tổ chức, đồng thời củng cố thêm quyết tâm chiến đấu. Một khí thế thi đua sôi nổi dấy lên trong toàn đơn vị. Cán bộ, chiến sĩ đều cố gắng làm thật tốt mọi việc chuẩn bị cho chiến đấu. Trong đợt huấn luyện ngắn nhằm bổ sung các mặt kỹ thuật, chiến thuật đánh thành phố, nhiều đồng chí cán bộ và chiến sĩ đã đạt thành tích xuất sắc.

Trong bốn hướng tiến công vào thị xã, ngoài hướng đông-bắc do trung đoàn bộ binh 95B phụ trách, cùng tám xe tăng, một tiểu đoàn cao xạ, hai khẩu lựu pháo 122 đánh theo ngã sáu vào tiếu khu Đắc Lắc, phối hợp với các mũi của trung đoàn đặc công 198 của Bộ đánh vào sân bay thị xã; còn lại ba hướng khác đều do sư đoàn 316 chúng tôi đảm nhiệm. Lực lượng lãnh đạo, chỉ huy sư đoàn quyết định như sau:

Hướng tây-bắc do trung đoàn 148 đảm nhiệm, được tăng cường bốn lựu pháo 122, tám xe tăng, ba pháo 85 nòng dài và tiểu đoàn cao xạ 232, có pháo cảu mặt trận chi viện, bước đầu đánh hậu cứ thiết giáp. Một tiểu đoàn của trung đoàn 148 làm dự bị chung cho mặt trận.

Trung đoàn 174 được tăng cường tám xe tăng T54, hai pháo 85 nòng dài, hai cối 120, được pháo binh chiến dịch và sư đoàn chi viện, từ hướng tây-nam đánh vào thị xã, bước đầu đánh chiếm Chư Duê, mở đường cho pháo mặt đất, pháo cao xạ và xe tăng vào chiếm lĩnh trận địa, chi viện cho đặc công trung đoàn 198 chiếm kho Mai Hắc Đế rồi đánh thẳng vào sở chỉ huy sư đoàn 23 theo đường 14 qua khu hậu cần. Trung đoàn tổ chức một tiểu đoàn làm dự bị cho trung đoàn và sư đoàn.

Trung đoàn 149 được tăng cường hai pháo 85 nòng dài, một cối 120, một tiểu đoàn súng máy cao xạ 12,7, có pháo mặt trận và pháo sư đoàn chi viện, tiến công từ hướng nam vào thị xã, sở chỉ huy sư đoàn 23 và tiểu khu Đắc Lắc. Một tiểu đoàn (thiếu) chi viện cho đặc công 198 đánh chiếm sân bay Hòa Bình. Trung đoàn dùng một đại đội làm dự bị.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 10:45:51 am

Trên bốn hướng tiến công của lực lượng bộ binh đánh vào thị xã, sư đoàn 316 trực tiếp chỉ huy hai hướng nam và tây-nam (trung đoàn 149 và trung đoàn 174), cùng mũi thọc sâu của tiểu đoàn 4 trung đoàn 24 sư đoàn 10. Hai hướng đông-bắc và tây-bắc do sở chỉ huy tiền phương mặt trận trực tiếp chỉ huy (trung đoàn 95B và trung đoàn 148 ).

Trung đoàn pháo binh 187 ngoài số pháo tăng cường cho các đơn vị, còn lại tập trung thành hai cụm. Mỗi cụm có từ hai đến bốn khẩu 122 và hai khẩu 85 làm nhiệm vụ chi viện cho trung đoàn 174 và trung đoàn 149.

Lúc này, một yêu cầu rất cao của chiến dịch được đặt ra là bí mật của trận đánh, bí mật của các mũi tiến công, giữ được bí mật càng tạo thế bất ngờ. Đó là nhân tố quyết định thắng lợi trận đánh. Mọi hành động của đơn vị trong thời gian chuẩn bị và chiếm lĩnh trận địa nhất cử nhất động đều phải chấp hành nghiêm ngặt những quy định: ăn, ở, đi lại v.v... Từ khu tập kết đến thị xã Buôn Ma Thuột đường rất xa. Để tiếp cận, các trung đoàn phải qua những chặng đường hành quân dài. Đơn vị ở gần nhất như trung đoàn 148 phải đi mất ba ngày đêm. Trung đoàn 149 xa nhất đi mất sáu ngày đêm. Các cỡ pháo nặng có xe kéo càng nhiều khó khăn, phải tổ chức cầu, phà để vượt sông, có đơn vị phải vượt sông hai lần mới vào đến trận địa. Trên đường có xe tăng pháo binh yểm trợ, bộ đội công binh đi trước mở đường. Mở đường tới đâu ngụy trang đến đó. Những cây to bằng bắp đùi trở lên đều bị bộ đội công binh cắt đứt hai phần ba thân cây, cắt cùng một hướng ở gần sát mặt đất, như vậy cây vẫn tươi xanh, xe tăng chạy tới đâu, húc đổ tới đó, mở đường mà đi. Bộ Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên điều đến một số đơn vị và đặc biệt là rất nhiều dân công hỏa tuyến lên phía Kon Tum - Plây Cu, rậm rịch mở đường, đào hào, chuẩn bị trận địa, thực hiện nghi binh chiến dịch.

Do vậy địch không còn nghi ngờ ta đánh thị xã Buôn Ma Thuột.

Theo chỉ thị của Bộ Tư lệnh mặt trận, chỉ khi nào đặc công bắt đầu nổ súng, các đơn vị cơ giới mới được vượt sông. Do đó, riêng việc tiến vào trận địa theo đúng thời gian quy định đã rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi mỗi đơn vị phải có tinh thần trách nhiệm cao, trình độ tổ chức vững vàng, chấp hành kỷ luật hết sức chặt chẽ mới bảo đảm hoàn thành được nhiệm vụ.

Sau những ngày đêm vất vả chuẩn bị, ngày 27 tháng 2 năm 1975, công việc điều tra chiến trường, xây dựng kế hoạch tác chiến, kế hoạch cơ động lực lượng, bảo đảm vật chất kỹ thuật... của sư đoàn hoàn thành về cơ bản.

Ngày 28 và 29 tháng 2 năm 1975, sư đoàn tiến hành hội nghị quân chính nhằm kiểm tra, quán triệt nhiệm vụ và tổ chức hiệp đồng lần cuối cùng, đồng thời bổ sung hoàn thiện các mặt công tác chuẩn bị.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi đánh thắng trận mở màn của chiến dịch, Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên đã ra lệnh cho các đơn vị hiệp đồng tác chiến, khoá chặt các tuyến đường và các vị trí địch có thể chi viện cho Buôn Ma Thuột.

Sư đoàn 968 vây chặt Plây Cu.

Quân khu 5 điều lực lượng cắt đường 14 từ Lai Khê đi Gia Lai, Kon Tum.

Trung đoàn 25 cắt đường 21.

Lực lượng phòng không cũng được tăng cường để khống chế sân bay Hoà Bình và khu vực ngoại vi thị xã Buôn Ma Thuột, sẵn sàng đánh địch tăng viện đổ bộ đường không.

11 giờ ngày 5 tháng 3 năm 1975, Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên Hoàng Minh Thảo hạ lệnh cho sư đoàn 316 thực hành cơ động theo phương án. Anh nói thêm:

- Các tuyến đường, các vị trí địch có liên quan, đơn vị bạn đã khoá chặt rồi. Chúc sư đoàn ra quân đánh thắng.

Tôi lo lắng và phấn khởi. Bình tĩnh nhưng vẫn thấy nôn nao. Tỉnh táo và hồi hộp. Tất cả như xáo trộn trong tôi. Là một người lính già, một người chỉ huy đã dày dạn kinh nghiệm trong tác chiến, vậy mà trước giờ ra trận tôi vẫn cảm thấy hồi hộp lạ thường. Trái tim tôi đập rất mạnh, tôi chỉ muốn giữ mãi ống nghe bên tai mình để được nghe giọng nói ấm áp, ân tình, vừa là mệnh lệnh vừa là lời động viên khuyến khích của đồng chí Tư lệnh chiến dịch. Tôi hứa với anh:

- Sư đoàn 316 chúng tôi quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh giao phó.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 10:46:32 am

12 giờ trưa ngày 5 tháng 3 tôi ra lệnh cho trung đoàn 149 và tiểu đoàn pháo cao xạ xuất phát hành quân về phía nam. Tối ngày 5 phải vượt qua đường 14. Dạo ấy địch nghi ta mở chiến dịch trên đường 14 nên cứ 30 phút chúng lại cử một đoàn xe tuần tiễu. Để xóa sạch dấu vết, khi vượt đường 14, cũng như những lần trước, anh em lấy nilông trải thành tuyến cắt ngang mặt đường cho bộ đội đi qua. Nếu nghe tiếng xe ô tô địch thì nhanh chóng cuộn nilông lại. Cứ như thế, trung đoàn 149 lần lượt vượt qua mặt đường mà không hề để lại dấu vết.

Ngày 6 tháng 3 cả hai cánh đông-bắc và tây tây-nam cũng được lệnh xuất phát.

Đêm 8 tháng 3 sư đoàn 10 đã sử dụng 1 trung đoàn đánh vào thị trấn Đức Lập.

Cũng trong đêm 8 tháng 3, cánh quân hướng nam của chúng tôi vượt sông Sêrêpốc. Bộ đội công binh khẩn trương kiểm tra lại đường xuất phát của xe tăng và pháo binh.

Sáng ngày 9 tháng 3 bộ đội thiết giáp xuất phát. Đơn vị công binh cho đổ cây, mở đường cho xe tăng vượt sông. Gần đến vị trí đóng quân, anh em được lệnh cho máy nổ nhỏ đi. Lúc này bộ đội trinh sát cũng luồn rừng làm nhiệm vụ. Để giữ bí mật tuyệt đối, anh em được lệnh tạm giữ tất cả những người dân đi săn thú rừng và đi làm nương rẫy.

2 giờ 3 phút sáng 10 tháng 3, trung đoàn đặc công 98 nổ súng tiến công sân bay Hoà Bình và sân bay thị xã. Địch phản ứng quyết liệt, pháo bắn cấp tập vào những nơi chúng nghi ta tập trung quân. Lợi dụng tiếng pháo nổ, xe tăng, xe thiết giáp tranh thủ tăng tốc độ hành quân.

Các mũi tiến công của sư đoàn 316 hành quân cách thị xã Buôn Ma Thuột khoảng 5-6 ki-lô-mét thì địch bắn đạn pháo sáng. Cả bầu trời mặt đất rực sáng như ban ngày. Bộ đội càng có dịp nhìn đường sá dễ hơn. Anh em bám sát nhau, các đơn vị bám sát đội hình tăng tốc độ hành quân.

Đến 2 giờ 10 phút, Bộ Tư lệnh chiến dịch hạ lệnh cho các cỡ pháo mặt đất bắn cấp tập vào những mục tiêu đã định trong thị xã như sở chỉ huy sư đoàn 23, dinh tỉnh trưởng Đắc Lắc, trận địa pháo, trung tâm thông tin của địch... Ánh điện trong thị xã tắt ngấm. Chỉ còn những ánh chớp loe loé chằng chịt như chớp giật của đạn pháo chiến dịch. Mờ sáng, các mũi tiến công đã áp sát thị xã.

Cánh quân hướng nam đã chạm trán với tiểu đoàn 6 quân ngụy vừa trong thị xã đi ra. Bộ đội ta nhanh chóng bao vây và diệt gọn. Tên tiểu đoàn trưởng bị bắt sống.

Thừa thắng, cánh quân phía nam tiến thẳng vào thị xã, áp sát sở chỉ huy sư đoàn 23 ngụy. Địch leo lên các khu nhà cao tầng chống trả lại ta rất quyết liệt. Mờ sáng, ở hướng tây và tây nam trung đoàn 174 đánh vào khu thông tin. Địch cũng leo lên các khu nhà cao tầng và chiếm các vị trí có lợi để chống trả. Các hướng khác quân ta cũng đồng loạt đánh vào khu trung tâm thị xã.

9 giờ ngày 10 tháng 3 ta chiếm được khu tỉnh trưởng. Đại tá tỉnh trưởng Nguyễn Trọng Luật vội vàng bỏ nhiệm sở chạy sang sở chỉ huy sư đoàn 23.

Ở hướng tây, tây - bắc, khi ta đánh vào trung đoàn thiết giáp bị địch chống trả quyết liệt. Chúng cho xe tăng ra chặn đường, chặn cửa mở của các mũi tiến công. Hoả lực địch rất mạnh, anh em không sao tiến lên được. Đến 10 giờ, xe tăng ta tiến vào thị xã. Lúc này, bộ binh hiệp đồng chặt chẽ với xe tăng, thiết giáp đánh thẳng vào khu chỉ huy trung đoàn thiết giáp quân ngụy. Xe tăng đấu với xe tăng, pháo đấu với pháo, trí lực đấu với trí lực. Xe tăng ta cấp tập tiến thẳng vào các mục tiêu địch, xe tăng ngụy bốc cháy. Địch hoảng loạn bỏ chạy. Nhiều tên lính lái tăng đã vọt khỏi xe chạy thục mạng với đám tàn quân.

12 giờ trưa, bộ đội ta làm chủ hoàn toàn khu thiết giáp. Anh em tiếp tục đánh sang khu pháo binh. Đến 13 giờ toàn bộ khu pháo binh địch cũng bị tiêu diệt.

Trong khi đó trung đoàn 95 cũng đã chiếm được ngã sáu, địch phản kích quyết liệt.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 10:49:00 am

Nguyễn Văn Thiệu, tổng thống ngụy quyền Sài Gòn lệnh cho sư đoàn trưởng sư đoàn 23 Vũ Thế Quang và đại tá Nguyễn Trọng Luật tỉnh trưởng tỉnh Đắc Lắc bằng mọi giá phải kiên quyết giữ Buôn Ma Thuột. Đến lúc này Nguyễn Văn Thiệu vẫn bán tín bán nghi. Hắn nghĩ rằng trung đoàn 25 (bộ đội tỉnh Đắc Lắc) đánh vào thị xã Buôn Ma Thuột để nghi binh nhằm kéo quân từ Kon Tum, Plây Cu xuống ứng cứu, và ta thừa cơ tiến công Plây Cu, Kon Tum. Do đó, Thiệu tăng cường máy bay cho thị xã Buôn Ma Thuột. Từ ngày 10 tháng 3 đến ngày 15 tháng 3 địch điều động hàng trăm lần chiếc máy bay ném bom, bắn phá. Ngoài ra còn pháo bầy từ nhiều điểm thường xuyên bắn cấp tập vào trận địa của ta. Trong ngày 10 trận chiến diễn ra vô cùng quyết liệt. Ta mở nhiều đợt tiến công nhưng không chiếm được sở chỉ huy sư đoàn 23. Có những đơn vị đã vào sát cổng vẫn không tiến lên được, phải đào hầm nằm lại. Tôi bổ sung thêm lực lượng và trang bị cho hướng này để đêrn 10 tháng 3 đánh tiếp. Đêm đó trời tối đen như mực. Bộ đội đứng cách nhau một vài mét vẫn khó phát hiện ra nhau. Đứng ở trên một thung lũng, tôi giơ bàn tay lên trước mặt mình cũng chỉ nhìn thấy mờ mờ. Buộc lòng, tôi phải lệnh cho bộ đội nghỉ tại chỗ củng cố hầm hào và sẵn sàng chờ lệnh tiến công. Anh Trì trung đoàn trưởng trung đoàn 174, anh Đạo trung đoàn trưởng trung đoàn 149, anh Linh trung đoàn trưởng trung đoàn 148, các anh đề nghị mờ sáng sẽ đánh tiếp.

5 giờ sáng ngày 11 tháng 3, từ căn cứ sư đoàn 23 có một tiểu đoàn bộ binh có một xe tăng yểm trợ tiến ra phản kích ta. Chớp thời cơ “may mắn” ấy, bộ đội ta đã nổ súng tiến công dồn dập diệt gọn tiểu đoàn quân ngụy và những xe tăng yểm trợ. Thừa thắng anh em đánh thốc vào sở chỉ huy sư đoàn 23.

5 giờ 30 phút, pháo binh ta bắt đầu bắn phá sở chỉ huy sư đoàn địch cùng các mục tiêu kế cận. Các loại pháo đi cùng bộ binh cũng lần lượt bắn phá từng hoả điểm địch trên đường tiến quân.

6 giờ 30 phút, các mũi bộ binh cùng lúc đánh vào mục tiêu chính.

Trung đoàn 174 triển khai đội hình theo 3 mũi:

Mũi thứ nhất do tiểu đoàn 3 được tăng cường 4 xe tăng, phối hợp với tiểu đoàn 4 (trung đoàn 24 sư đoàn 10) cùng tiến công. Quá trình hành tiến chiến đấu, quân ta gặp một kho nhiên liệu lớn của địch bị đạn pháo bắn cháy dữ dội. Các đơn vị không sao vượt qua được, buộc phải vòng lên phía bắc, tìm đường tiếp cận sở chỉ huy địch. Khi đến trước khu sở chỉ huy của chúng, ta bị một loạt hàng rào dây thép gai dày đặc ngăn chặn. Các chiến sĩ phải dùng hết số bộc phá mang theo song vẫn chỉ quét được một số rào phía ngoài. Lúc này, pháo binh, máy bay địch tập trung bắn phá vào đội hình đơn vị. Để giảm bớt thương vong, ta cho xe tăng lên mở đường, phá các hàng rào còn lại. Quân ta đột nhập căn cứ địch, chiến đấu giành giật từng lô cốt, từng căn hầm trong căn cứ; có nơi phải giành đi giật lại tới năm, sáu lần. Xe tăng và bộ binh ta luôn bám sát chi viện cho nhau cùng đánh thẳng sang sở chỉ huy sư đoàn 23.

Mũi thứ hai do đại đội 11 tiểu đoàn 3 được tách ra từ đầu, đánh chiếm ấp Ba Lê 2, rồi từ đó thọc sang khu tham mưu của sở chỉ huy. Tại đây, ta đánh bật ba đợt phản kích của địch, sau đó chiếm khu Hùng Vương, bắt liên lạc với trung đoàn 149 rồi cùng đột phá vào sở chỉ huy địch.

Mũi thứ ba do tiểu đoàn 1 trung đoàn 174 được tăng cường ba xe tăng từ hướng tây-nam đột phá khu đài phát thanh quân ngụy rồi tiến sát khu tham mưu chọc vào sở chỉ huy sư đoàn địch.

Trung đoàn 149 tiến công địch bằng hai mũi: tiểu đoàn 7 đánh từ phía nam lên, chọc thẳng vào khu tham mưu địch. Tại đây, ta gặp phải sức chống trả quyết liệt của địch. Tiểu đoàn dừng lại chấn chỉnh đội hình, tiếp tục tiến công. 9 giờ 50 phút, tiểu đoàn đánh tan quân địch phản kích: khoảng 100 tên cùng 7 xe tăng. Ba xe địch bị bắn cháy. Một số địch bỏ xác tại chỗ. Bọn còn lại tháo chạy về bắc điểm cao 491, lui về co cụm hướng sân bay Hoà Bình thì gặp tiểu đoàn 9 của ta đang vây ép địch tại đây chặn đánh, bắn cháy hai xe, bắt sống 2 xe, diệt và bắt nhiều tù binh. Trên đà chiến thắng, tiểu đoàn 7 đánh chiếm khu tham mưu, diệt 269 địch, bắt sống 19 tên rồi tiến vào trung tâm sở chỉ huy sư đoàn 23 lúc 10 giờ 50 phút.

Lúc này đồng chí Bùi Văn Vui, phó tiểu đội trưởng tiểu đội 5 có trung đội 2 bảo vệ được giao nhiệm vụ mang cờ để cắm lên sở chỉ huy địch đã hy sinh khi đánh chiếm khu nhà thờ Thiên chúa giáo trong doanh trại quân ngụy. Đồng chí Trần Công Kỳ, trung đội trưởng trung đội 2 đại đội 1 liền lấy luôn một lá cờ của ta trong phòng truyền thống của địch, dùng bút bi viết tên trung đoàn lên mép cờ, sau đó giao cho 3 đồng chí trong trung đội là Nguyễn Đức Thịnh, Ngô Văn Quyền và Trần Văn Thanh cắm lên nóc sở chỉ huy sư đoàn 23 ngụy.

Tiểu đoàn 8 trung đoàn 149 từ tiểu khu chọc sang sở chỉ huy sư đoàn 23, phối hợp với các đơn vị trên các hướng cùng giải quyết mục tiêu then chốt của mặt trận đề ra.

Mặc dù quân địch mang hết tàn lực ra đối phó, chúng vẫn không sao tránh khỏi số phận bị tiêu diệt. Đến 10 giờ 30 phút ngày 11 tháng 3, trước sức tiến công mạnh mẽ của quân ta trên các hướng, số quân địch phòng ngự tại sở chỉ huy buộc phải bỏ chạy. Cờ của ta phấp phới tung bay trên nóc sở chỉ huy sư đoàn 23 ngụy. Đại tá Vũ Thế Quang cùng với số tàn quân bị các chiến sĩ đại đội 11 tiểu đoàn 3 trung đoàn 174 bắt sống trong khi đang tìm đường lẩn trốn trong một vườn rau cạnh sở chỉ huy.

Mục tiêu chính của cuộc tấn công thị xã Buôn Ma Thuột đã hoàn thành. Sở chỉ huy sư đoàn 23 ngụy bị tiêu diệt.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 10:49:34 am

Sau 32 giờ tiến công mãnh liệt, sư đoàn 316 chúng tôi đã cùng các đơn vị bạn hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ trận đánh then chốt của chiến dịch. Trận Buôn Ma Thuột vượt thời gian dự kiến của mặt trận đề ra.

Các vị trí quan trọng của địch trong thị xã cùng sở chỉ huy sư đoàn 23 đã mất, đại tá Nguyễn Trọng Luật, tỉnh trưởng tỉnh Đắc Lắc bị ta bắt sống. Dù thất bại nặng nề, chúng vẫn hy vọng tìm mọi cách tổ chức phản kích hòng chiếm lại.

Từ Sài Gòn, ngày 12 tháng 3 năm 1975, Nguyễn Văn Thiệu trực tiếp hạ lệnh cho Phạm Văn Phú cố thủ ở các cứ điểm còn lại.

Sân bay Hoà Bình, căn cứ trung đoàn 53, trung đoàn 45 cùng các khu huấn luyện Lê Lai, Đạt Lý, Châu Sơn, Chư Nga, Bản Đôn, địch vẫn còn kiểm soát. Chúng hy vọng tiếp tục sử dụng liên đoàn biệt động quân 21 cùng với số quan của trung đoàn 53, hình thành các cánh quân phản kích tại chỗ, đồng thời tập trung các đơn vị của sư đoàn 23 gồm trung đoàn 45, trung đoàn 44 cơ động xuống Buôn Ma Thuột phối hợp với các cánh trên, đánh chiếm lại thị xã. Chúng huy động đến mức tối đa lực lượng không quân của sư đoàn 6 và tất cả số máy bay ở sân bay Thành Sơn (Phan Rang) chi viện cho quân phản kích. Thiệu ra lệnh điều gấp liên đoàn biệt động quân từ Sài Gòn ra bịt kẽ hở Plây Cu thay cho sơ đoàn 23 rút về để phản kích.

Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên chỉ thị cho các đơn vị tiến công Buôn Ma Thuột phải tích cực phát huy thắng lợi, giải quyết nhanh, gọn các mục tiêu còn lại để sớm ổn định tình hình thị xã, đồng thời tổ chức ngay một lực lượng mạnh kịp thời đánh bại các đợt phản kích trên mặt đất và đường không của địch.

Đêm 11 tháng 3, trung đoàn 148 và tiểu đoàn 4 (trung đoàn 198) đặc công được lệnh ở lại tiếp tục tảo trừ số địch còn lại tại các căn cứ đã chiếm và bảo đảm an ninh trật tự trong thị xã. Các đơn vị còn lại tiếp tục phát triển tiến công các mục tiêu địch co cụm ngoài thị xã.

Trong hai ngày đầu, ta đã bắt được trên 7.000 tù và hàng binh. Trước chiến dịch sư đoàn chỉ dự kiến có khoảng 3.000 - 4.000 tù hàng binh. Nay số địch bị bắt tăng vọt lên. Với số gạo và thuốc ít ỏi ta chẳng thể nào nuôi nổi chúng. Tôi xin ý kiến Bộ chỉ huy mặt trận. Anh Thảo nhắc nhở chi nên giữ lại lính kỹ thuật, lính lái xe còn lại bao nhiêu tập hợp lại tuyên truyền rõ chính sách khoan dung của mặt trận rồi tha cho chúng về đoàn tụ với gia đình. Chính số lính được thả tự do này đã tuyên truyền cho ta ở trong vùng nhân dân bị tạm chiếm và trong đám ngụy quân ngụy quyền khiến cho tinh thần của chúng thêm hoang mang rệu rã.

Sau hai ngày thắng lợi giòn giã, 5 giờ sáng ngày 12 tháng 3, trung đoàn 95 và tiểu đoàn 4 trung đoàn 24 với 7 xe tăng được hai cụm pháo chiến dịch chi viện tiến công vào hậu cứ trung đoàn 45.

9 giờ, ta hoàn toàn làm chủ trận địa, bắt 152 tên địch, thu 414 súng các loại. Một bộ phận lớn quân địch ở đây bỏ chạy về căn cứ trung đoàn 53. Ta truy kích diệt thêm 210 tên (trong đó có tên trung tá trung đoàn trưởng trung đoàn 45).

5 giờ sáng, tiểu đoàn 1 trung đoàn 174 đánh chiếm cứ điểm Thọ Thạnh, diệt 40 tên, bắt sống 45 tên, thu ba pháo 105, giải phóng hoàn toàn đoạn đường 14 từ Đức Lập về Buôn Ma Thuột.

Ngày 13 tháng 3, địch dồn tiểu đoàn 45 về Buôn Ma Thuột. Căn cứ trung đoàn 45 bị mất. Căn cứ trung đoàn 53 đang bị vây ép mạnh. Toán quân đầu tiên của sư đoàn 23, trực thăng phải đổ xuống khu nông trại Phước An bên ngoài thị xã. Vừa chạm mặt đất, toán quân này lập tức bị quân ta vây đánh, buộc phải chuyển sang phòng ngự trong vòng vây hãm của ta cùng với số tàn quân của liên đoàn 21.

Cũng trong ngày 13 tháng 3, trung đoàn 148 diệt ấp Châu Sơn, Đạt Lý, sư đoàn 10 diệt điểm Chư Nga.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 10:50:11 am

Ngày 14 tháng 4, hồi 5 giờ 35 phút, trung đoàn 149 được xe tăng pháo binh yếm trợ, tăng cường tiến công căn cứ trung đoàn 53. Sau 30 phút pháo bắn cấp tập, bộ binh và xe tăng xung phong đánh vào căn cứ. Địch dùng phi pháo đánh trả, đồng thời huy động các lực lượng bộ binh phản kích liên tiếp. Cuộc chiến đấu mỗi lúc một quyết liệt, giằng co đến chiều tối. Các loại đạn A.K, B.40, B.41, pháo 105, 155, 120 và đạn chống tăng cạn dần. Sau khi nắm lại tình hình, sư đoàn thấy quân số địch ở đây có khoảng ba nghìn tên, được tổ chức và chỉ huy chặt chẽ, công sự phòng thủ kiên cố, có nhiều hầm cố thủ lớn, hoả lực pháo binh và xe tăng của chúng còn rất mạnh. Nếu chỉ dùng lực lượng trung đoàn 149 thì không thể bảo đảm tiến công thắng lợi. Sư đoàn báo cáo lên mặt trận đề nghị thêm lực lượng và thời gian để tổ chức đợt tiến công mới. Đề nghị của sư đoàn không được chấp nhận. Bộ Tư lệnh mặt trận ra lệnh phải nhanh chóng sử dụng trung đoàn 149, giải quyết bằng được căn cứ này trong ngày.

Hồi 17 giờ ngày 15 tháng 3, sau khi bổ sung gấp đạn dược, củng cố, chấn chỉnh đội hình, trung đoàn 149 tiếp tục tố chức tiến công. Tiểu đoàn 9 cùng hai xe tăng từ trận địa pháo dã chiến tiến vào phá hàng rào khu tây cứ điểm. Địch bắn ra mãnh liệt. Đồng chí Hồ Đức Bảy đại đội trưởng đại đội 9, từ sáng đã hai lần bị thương, anh dũng cảm chỉ huy đơn vị tiến công địch. Khi tiến qua hàng rào cuối cùng của địch. Bảy lại bị thương lần thứ ba vào bụng. Tay giữ chặt vết thương ở bụng, tay cầm súng, Bảy dẫn đầu đại đội xông và căn cứ. Do vết thương quá nặng, máu mất nhiều, anh ngã xuống giữa đợt tiến công gần lô cốt đầu cầu nơi đơn vị vừa mới chiếm được và đang trụ lại để đánh địch ra phản kích. Ở mũi tiểu đoàn 8, xe tăng vướng vật chướng ngại không lên được, bộ binh phải tiến hành đột phá để kịp hiệp đồng với mũi tiến công của tiểu đoàn 9. Lần mở cửa thứ nhất và thứ hai đều bị xe tăng địch bịt mất cửa mở. Khi mở cửa lần thứ ba, số bộc phá mang theo không đủ. Tiểu đoàn dừng lại. Trời tối mịt. Cả hai mũi lớn bám được phía ngoài căn cứ địch.

Vậy là đợt tiến công lần thứ hai của trung đoàn 149 không thành. Mặt trận ra lệnh rút trung đoàn 149 ra ngoài, chuẩn bị cho đợt tiến công tiếp sau, dự định sẽ tiến hành vào ngày 16 tháng 3.

Ngày 15 tháng 3, khi ta đang chuẩn bị đánh tiếp căn cứ trung đoàn 53, địch đổ thêm trung đoàn 44 và sở chỉ huy nhẹ sư đoàn 23 xuống Buôn Ma Thuột. Chuẩn tướng Lê Trung Tường, phó chỉ huy sư đoàn 23, chỉ huy cuộc đổ bộ đã bị pháo cao xạ bắn bị thương phải đi Sài Gòn cấp cứu. Toàn bộ lực lượng sư đoàn 23 địch lúc này đã có mặt đầy đủ ở ven thị xã. Như rắn mất đầu lại bị quân ta đánh liên tiếp nên chúng phải dồn lại xung quanh Chư Cúc, Krông Pốc, Phước An, trên đường 21. Địch không dám phản kích như dự tính mà phải cùng với số quân xuống trước tăng cường phòng ngự.

Lực lượng địch tại căn cứ 53 do tên đại tá Võ Ân chỉ huy được trang bị và bố phòng rất vững chắc. Nơi đây quân địch hy vọng biến thành một bàn đạp chủ yếu cho cuộc phản kích lớn từ trong lòng Buôn Ma Thuột. Đó cũng là nơi các cánh phản kích phía nam của sư đoàn 23 đang cố gắng liên tục. Trước tình hình ấy, mặt trận điều thêm trung đoàn 66 sư đoàn 10 tới hiệp đồng chiến đấu với trung đoàn 149. Ngoài hoả lực các đơn vị được tăng cường từ trước, lần này có thêm chín xe tăng, hai pháo 155, tám pháo 122, hai pháo 105, bốn pháo cao xạ 57, tám pháo cao xạ 37 cùng hai súng phun lửa và hai cơ số B.72 đến tham gia trận đánh.

Hai trung đoàn tổ chức thành bốn mũi tiến công. Hai mũi ở hướng bắc và đông-bắc do trung đoàn 66 đảm nhiệm. Hai mũi ở hướng nam và tây-nam do trung đoàn 149 đảm nhiệm.

16 giờ ngày 16 tháng 3, pháo binh ta phát hoả. Sau đó một giờ, xe tăng ta trên các hướng ngắm bắn trực tiếp tiêu diệt lần lượt các hoả điểm, chi viện cho bộ binh mở đường. Máy bay và pháo địch đánh trả quyết liệt vào đội hình quân ta. Mỗi khi phát hiện cửa mở của ta ở hướng nào, địch điều ngay xe tăng và bộ binh ra ngăn chặn, buộc ta không những phải xung phong chiếm đầu cầu và phát triển nhanh mà còn phải tổ chức bảo vệ cửa mở một cách vững chắc mới không bị chia cắt và có đủ sức mạnh đánh sâu vào căn cứ của chúng. Đến 20 giờ, trung đoàn 66 cùng trung đoàn 149 mới mở xong cửa mở cho hai mũi. Từ 22 giờ, trên cả bốn mũi của hai trung đoàn, bộ binh và xe tăng ta đồng loạt tiến công vào căn cứ địch, chiếm các bàn đạp đầu cầu rồi phát triển nhanh vào tung thâm. Địch chống trả quyết liệt. Trận đánh kéo dài suốt đêm tới sáng ngày 17 tháng 3. Các mũi của ta lợi dụng khi trời vừa sáng, tổ chức hiệp đồng, tiến công đánh thẳng vào sở chỉ huy trung đoàn 53. Quân địch ra sức kháng cự. Nhưng do bị đánh cùng một lúc từ bốn phía chúng buộc phải phân tán lực lượng ra từng hướng để đối phó. Các mũi bộ binh, xe tăng ta được hoả lực của pháo binh chi viện, ép dần địch vào trung tâm căn cứ. Lợi dụng các hoả điểm địch bị pháo ta tiêu diệt chưa kịp củng cố, quân ta tập trung lực lượng đánh rất mạnh, tạo thành các lỗ thủng thọc sâu vào lòng địch, lần lượt chiếm các khu để xe, nhà kho, câu lạc bộ sĩ quan rồi tiến thẳng vào hầm chỉ huy trung đoàn. Bị dồn chặt vào một khu, lại bị cắt ra từng khoảng nhỏ, đội hình địch trở nên hỗn loạn, sức chống đỡ yếu dần.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 10:50:56 am

Đến 8 giờ ngày 17 tháng 3, một số quân địch tháo chạy. Ta xung phong chiếm hoàn toàn sở chỉ huy trung đoàn 53. Căn cứ còn lại mạnh nhất của địch ở Buôn Ma Thuột bị tiêu diệt. Thừa thắng, quân ta phát triển chiếm tiếp sân bay Hoà Bình, căn cứ thiết giáp, căn cứ pháo binh. Trong lúc quân địch bỏ chạy hỗn loạn, tên Võ Ân bị thương được bọn tàn quân dìu thoát. Quân địch bị tiêu diệt phần lớn, số còn lại tháo chạy về phía đông. Căn cứ 53 bị tiêu diệt, bàn đạp triển khai phản kích của sư đoàn 23 đã bị mất. Niềm hy vọng tái chiếm thị xã Buôn Ma Thuột của địch tắt ngấm.

Khi chiến đấu, một chiến sĩ ta không may bị lọt vào tay giặc, chúng tra tấn cực kỳ man rợ. Người chiến sĩ ấy không chịu nổi những cú đòn hiểm đã khai: đánh thị xã Buôn Ma Thuột là sư đoàn 316 ở Lào về, được trang bị rất hiện đại, có đủ cả xe tăng, pháo mặt đất và pháo phòng không.

Điều này khiến địch rất bất ngờ, rất lo sợ. Chả là theo chỉ thị của Bộ, để nghi binh địch, khi hành quân, sư đoàn vẫn để lại trên đất Diễn Châu (Nghệ An) một máy thông tin 15 oát, thường ngày đánh điện báo giả về Bộ, còn báo cáo thực thì được gọi theo đường dây hữu tuyến điện, qua các binh trạm.

Điều đó khiến địch hoang mang. Vậy là ở Tây Nguyên còn ba bốn sư đoàn nữa như sư 10, sư 320, sư 968 và nhiều trung đoàn độc lập khác, chứng tỏ lực lượng dự bị chiến dịch của ta còn khá mạnh. Bộ Tổng Tham mưu ngụy sợ quân đoàn 2 của tướng Phạm Văn Phú và một số đơn trị khác ở Plây Cu, Kon Tum một sớm một chiều sẽ bị bốn sư đoàn của ta đánh lại.

Thiệu vội vã hạ lệnh cho họ “tuỳ nghi di tản” để bảo toàn lực lượng, bố trí lại thế trận, bảo vệ đồng bằng Trung Bộ. Xe cộ binh lính ngụy quyền hốt hoảng rút theo đường số 7.

Thế là hơn mười ngày đêm chiến đấu giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột và chặn đánh địch âm mưu tái chiếm, sư đoàn 316 đã hoàn thành nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên giao cho. Sư đoàn đã đóng góp xứng đáng vào công cuộc giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột, trận mở màn, then chốt của chiến dịch Tây Nguyên mùa Xuân năm 1975.

Mảnh đất sống còn của lực lượng ngụy quyền, ngụy quân trên Tây Nguyên trước đây và cả một vùng đất đai rộng trên 10.000 kilômét vuông với hàng chục quận lỵ, chi khu đã được giải phóng.

Cán bộ, chiến sĩ sư đoàn chúng tôi hết sức vui mừng, tự hào trước những cố gắng đã góp phần tạo nên chiến thắng Buôn Ma Thuột. Đây là trận đầu tiên sư đoàn được tham gia cùng nhân dân miền Nam sau nhiều năm làm nghĩa vụ quốc tế. Chiến thắng Buôn Ma Thuột không chỉ là một quả đấm thép của ta điểm trúng huyệt kẻ thù mà còn là một đòn giáng mạnh vào ý chí quân ngụy làm cho tinh thần chúng bắt đầu rệu rã và suy sụp nghiêm trọng.

Đối với sư đoàn chúng tôi, chiến thắng Buôn Ma Thuột mang một ý nghĩa đặc biệt và giá trị lớn lao. Là lực lượng chủ yếu trong trận Buôn Ma Thuột, cán bộ, chiến sĩ sư đoàn với ý chí và quyết tâm cao, đạp bằng mọi gian khổ, hy sinh quyết giành chiến thắng, thực hiện kỳ được ý đồ chiến dịch, chiến lược của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương trong trận then chốt mở đầu cho chiến dịch Tây Nguyên và cho cả cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 này. Chiến thắng Buôn Ma Thuột còn chứng minh sư đoàn 316 chẳng những giỏi tác chiến trên chiến trường rừng núi mà đánh trong thành phố, thị xã cũng phát huy được hiệu quả chiến đấu cao, đánh phân tán, độc lập trong một chiến dịch nhỏ, cũng như đánh hiệp đồng binh chủng lớn trong một chiến dịch mang ý nghĩa chiến lược đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đánh thắng mọi kẻ thù. Điều đó chúng tỏ sự trưởng thành của sư đoàn trong quá trình rèn luyện trong thực tế chiến đấu trên chiến trường bạn những năm làm nhiệm vụ quốc tế; tiếp thu nhanh những cái mới, chịu khó học tập kinh nghiệm của bản thân và của các đơn vị bạn, tự bổ sung cho mình những điều khiếm khuyết, từng bước hoàn thiện, nâng cao bản lĩnh chiến đấu.

Một tờ báo phương Tây ngày 21 tháng 3 bình luận về chiến thắng Buôn Ma Thuột như sau: “Trong có vài ngày, bản đồ quân sự cũng chính là chính trị của Việt Nam bị đảo lộn lung tung. Chỉ cần một trận - trên Buôn Ma Thuột, đã khiến cho từng mảng lớn cấu trúc do chế độ Nguyễn Văn Thiệu dựng lên sụp đổ một cách chẳng vinh quang gì”.

Sau khi bị bắt, Vũ Thế Quang nói:

“Đã từ lâu, tình hình trong tỉnh rất yên tĩnh. Một số cuộc đụng độ nhỏ đã diễn ra vừa không quan trọng vừa ở những nơi rất xa thị xã. Ngoài trận thọc sâu năm 1968 với lực lượng nhỏ trong khoảng một thời gian rất ngắn, rồi sau đó bị đẩy ra ngay, không có một dấu hiệu nào nói lên khả năng đánh lớn của cách mạng ở đây. Việc bố trí quân của quân khu 2 cũng chứng minh đã coi nhẹ Buôn Ma Thuột. Ở Kon Tum có từ ba đến năm đơn vị cấp trung đoàn, Plây Cu có bốn trung đoàn của sư đoàn 23 và lữ đoàn 2 thiết giáp. Quảng Đức ít nhất cũng có một trung đoàn. Nhưng ở Buôn Ma Thuột nhiều lúc chẳng có một lực lượng chủ lực lớn nào. Nếu có thì thường là những đơn vị được điều về ngắn hạn để nghỉ ngơi hoặc làm nơi dừng chân trước khi chuyển đi hoạt động trên hướng khác. Do tình hình nhiều năm ít có đánh lớn tại khu vực, việc bố trí như vậy có phần “hợp lý”, nhưng sai lầm chính ở đây là chỗ cứng nhắc, thiếu linh hoạt, không thấy được đối thủ rất biến hoá, luôn luôn đổi cách đánh”.

“Trận đánh thị xã có thể nói là một trận đánh hiệp đồng binh chủng tuyệt đẹp, biểu hiện một trình độ tổ chức chuẩn xác cao - Vũ Thế Quang nói tiếp - Tuy còn một vài khuyết điểm như một, hai mũi tiến công không thuộc địa hình nên đánh chưa nhanh, chưa mạnh. Ngoài việc chúng tôi bị nghi binh, thiếu chuẩn bị đối phó, việc phối hợp ăn ý, nhanh, mạnh giữa các binh chủng tăng, pháo bộ binh của Quân giải phóng đã làm cho chúng tôi bất ngờ quá đỗi, không sao kịp trở tay, mặc dù chúng tôi còn vài chục xe thiết giáp, đạn chống tăng và các loại khác đủ dùng... Trước đây, với cách đánh của cách mạng, chúng tôi quan niệm nếu tiến công thị xã, Quân giải phóng sẽ phải đột phá qua trận tuyến bảo vệ vòng ngoài. Phải “bóc vỏ” rồi mới vào sâu được bên trong. Với cách đánh đó, chúng tôi có đủ thời gian để đối phó. Nhưng cách đánh rất mới này của Quân giải phóng đã làm tuyến phòng thủ Buôn Ma Thuột tan vỡ mau lẹ. Chúng tôi không có cách nào chống đỡ, cứu vãn nổi”.

Tù binh Nguyễn Trọng Luật cũng rất ngạc nhiên vì chúng ta đã đưa xe tăng, thiết giáp đánh thẳng vào thị xã trong điều kiện địch có nhiều vành đai tai mắt dày đặc vây xung quanh mà không hề hay biết, ngay cả tới giờ phút cuộc tiến công vào thị xã của ta mở màn. Luật nói: “Thật kỳ lạ, thật bất ngờ đau xót cho chúng tôi”.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 10:51:47 am

Trí thấp dẫn đến lực hèn, quân ngụy từ giờ đầu nổ súng đã bị hãm vào một thế trận hết sức hiểm nghèo, bị chia cắt ra từng mảng, không liên hệ, ứng cứu được cho nhau. Từ tình trạng vô cùng bị động và bất lợi đó dẫn đến các đơn vị của chúng như bị trói tại chỗ, ở đâu đánh đó, ngày càng lâm vào cảnh bị vây hãm và bị đánh tới tấp, phải giơ lưng chịu đấm. Tuy ở một số khu vực, chúng có đối phó lại khá mạnh, song cũng chỉ là những phản ứng tự vệ, mặc dù lực lượng còn dồi dào, để rồi cuối cùng không tránh khói bị tiêu diệt. Được như vậy, chính là nhờ thế trận vô cùng thuận lợi mà quân ta đã tạo được, đã khắc phục được nhiều khuyết điểm, nhược điểm cả trong tổ chức cơ động lực lượng, chỉ huy hiệp đồng trong vận dụng cách đánh cụ thể, giành được chủ động, đánh thắng quân địch.

Từ đánh nhỏ, đánh vừa, đánh vận động là phổ biến trước đây, sư đoàn đã tiến lên đánh tập trung trong đội hình lớn, với nhiệm vụ chủ yếu đánh vào một thị xã quan trọng được phòng ngự kiên cố và đã hoàn thành một cách tốt đẹp. Đây là bước trưởng thành nhảy vọt của sư đoàn trước đòi hỏi của giai đoạn chiến đấu mới.

Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên đã đánh giá cao sự đóng góp của sư đoàn 316 trong đợt chiến đấu giải phóng Buôn Ma Thuột. Sư đoàn được xác định là một đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong đội hình của mặt trận.

Quốc hội và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã tặng thưởng sư đoàn 316 chúng tôi huân chương Quân công hạng nhất về những thành tích mà tập thể cán bộ, chiến sĩ sư đoàn đã cống hiến trong chiến dịch này.

   
Trung tướng ĐÀM VĂN NGỤY
   (Trích từ cuốn “Đi một ngày đàng”: Hồi ký;
   LÊ MINH HUY, DƯƠNG DUY NGỮ ghi – QĐND. H: 1994)


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 10:55:29 am

BỘ ĐỘI VẬN TẢI TRƯỜNG SƠN
TRONG CHIẾN DỊCH TÂY NGUYÊN
1


Đầu năm 1975, với cương vị Phó chủ nhiệm chính trị, Đảng uỷ viên Bộ Tư lệnh Trường Sơn đang là phái viên đốc chiến trên tuyến, tôi nhận được điện báo về hậu cứ họp Đảng uỷ Bộ Tư lệnh Trường Sơn. Điểm họp là một trạm khách được Bộ Tư lệnh cho xây dựng ở Vĩnh Mốc, Vĩnh Linh, sau khi ta giải phóng Quảng Trị, để đón tiếp các đồng chí lãnh đạo từ chiến trường ra, hoặc từ ngoài Bắc vào. Dự họp có đông đủ các anh trong Đảng uỷ Bộ Tư lệnh: Đồng Sĩ Nguyên, Hoàng Thế Thiện, Nguyễn Lang, Phan Khắc Hy..., cùng các anh chỉ huy cơ quan Bộ Tư lệnh và đơn vị.

Vào hội nghị, anh Nguyên quán triệt lại quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị Trung ương Đảng trong 2 năm 1975-1976, tranh thủ thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam, nếu điều kiện cho phép, quyết tâm dứt điểm trong năm 1975. Đặc biệt, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương quyết định chọn Tây Nguyên làm “đột phá khẩu” cho chủ trương chiến lược mới, thành lập Bộ Tư lệnh chiến dịch, do anh Hoàng Minh Thảo làm Tư lệnh, anh Đặng Vũ Hiệp làm chính uỷ. Do vậy, ngoài thực hiện nhiệm vụ chi viện chiến lược theo kế hoạch, Bộ Tư lệnh Trường Sơn còn có nhiệm vụ tham gia chiến dịch Tây Nguyên, cụ thể là làm đường chiến dịch, cơ động quân, vận chuyển bảo đảm vật chất hậu cần, vũ khí, khí tài cho các lực lượng tham gia chiến dịch và trực tiếp tác chiến chiến dịch.

Để trực tiếp phục vụ chiến dịch giải phóng Tây Nguyên, Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh Trường Sơn quyết định thành lập Bộ Tư lệnh tiền phương. Phó tư lệnh Nguyễn Lang được phân công phụ trách Bộ Tư lệnh tiền phương. Anh còn được Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng chỉ định làm Phó tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên, đặc trách công tác hậu cần, kỹ thuật. Chỉ huy sở Bộ Tư lệnh tiền phương đặt ở Sa Thầy, cạnh sở chỉ huy Sư đoàn 470. Tôi được chỉ định là thành viên của Bộ Tư lệnh tiền phương. Những gì lĩnh hội được từ hội nghị có tính lịch sử này đã tạo cho chúng tôi niềm tin mãnh liệt về một mùa xuân mới - mùa xuân toàn thắng.

Thực hành mệnh lệnh của Bộ, Sư đoàn 470 được giao nhiệm vụ vừa vận chuyển chi viện chiến lược vừa bảo đảm phục vụ chiến dịch Tây Nguyên và lực lượng tác chiến tại chỗ của chiến dịch Sư đoàn bộ binh 968 quân tình ngụyện Việt Nam tại Hạ Lào, trực thuộc Bộ Tư lệnh Trường Sơn, khẩn trương cơ động về bắc Tây Nguyên, tác chiến trên một hướng chiến dịch. Sư đoàn ô tô 471 dâng toàn bộ đội hình sâu vào phía Nam, vừa vận chuyển chi viện chiến lược, vừa vận chuyển phục vụ chiến dịch. Bộ Tư lệnh Trường Sơn còn thành lập thêm hai trung đoàn công binh (574 và 575) để mở gấp đường chiến dịch, bảo đảm cơ động bí mật bất ngờ xe tăng, pháo hạng nặng... theo yêu cầu của Bộ Tư lệnh chiến dịch.

Do yêu cầu nhiệm vụ, hầu hết cán bộ các cơ quan Bộ Tư lệnh và Bộ Tư lệnh tiền phương được tung xuống các đơn vị, từng cung đường, trực tiếp truyền đạt mệnh lệnh của cấp trên, đôn đốc, kiểm tra, giúp đơn vị thực thi nhiệm vụ. Tôi được phân công xuống đốc chiến, giúp các anh Bộ Tư lệnh Sư đoàn 471 và hai trung đoàn công binh 574, 575.

Đối với Sư đoàn vận tải ô tô 471, sau khi chuyển sang làm Chính uỷ Sư đoàn 472 và về cơ quan Bộ Tư lệnh, tôi vẫn luôn theo dõi từng “đường đi nước bước” của Sư đoàn - nơi tôi từng gắn bó suốt hai mùa khô 1971-1972 và 1972-1973. Bình tâm nhìn lại, đây là thời điểm gian khổ, quyết liệt nhất đối với Sư đoàn 471.

Sau khi Hiệp định Pari được ký kết, Sư đoàn 471 chuyển sang hoạt động chủ yếu ở địa bàn đông Trường Sơn, góp phần hoàn chỉnh thế trận cầu đường, chuẩn bị cho chủ trương chiến lược mới, vận chuyển chi viện chiến trường. Được sự hỗ trỡ của lực lượng thanh niên xung phong, của Bộ Tư lệnh Khu 5, mặt trận Tây Nguyên..., Sư đoàn 471 đã hoàn thiện mạng đường, cầu đông Trường Sơn từ A Vương đến Sa Thầy, vào năm 1974.

Tháng 6 năm 1974, theo đề nghị của Bộ Tư lệnh Trường Sơn, Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc Phòng quyết định thành lập các Sư đoàn binh chủng. Theo đó, Sư đoàn khu vực 471 và Sư đoàn khu vực hậu cứ 571 chuyển thành hai sư đoàn vận tải ô tô. Đây là một sự kiện vô cùng quan trọng trong lịch sử tổ chức quân đội ta, nếu không nói là chưa có tiền lệ cả với những cường quốc quân sự trên thế giới.

Biên chế của Sư đoàn 471 lúc này có các trung đoàn ô tô 32, 33, 536 và 17, do anh Nguyễn Văn Lạn làm Sư đoàn trưởng, anh Phạm Thái làm Chính uỷ; các anh Phạm Lê Hoàng, Nguyễn Tất Giới là Sư đoàn phó, anh Phan Biên là Phó chỉnh uỷ và anh Nguyễn Thuận Quảng là Tham mưu trưởng. Đây là một tập thể cán bộ sư đoàn vận tải cơ giới khá lý tưởng. Anh Nguyễn Văn Lạn nguyên là cán bộ chính trị, là người khá quyết đoán, có chính kiến kể cả chính kiến trái với cấp trên như bản tính “đồ Nghệ” mà chúng tôi vẫn thường đùa gọi anh như vậy. Sự kiện anh phản ứng quyết định của Bộ Tư lệnh Trường Sơn thử nghiệm tổ chức vận chuyển cơ giới mùa mưa trước đây là một điển hình cho tính cách đó.

Đến với Sư đoàn 471 trong những ngày khẩn trương chuẩn bị cho chiến dịch, nhớ về hội nghị Đảng uỷ Bộ Tư lệnh Trường Sơn bàn triển khai thực hiện chủ trương chiến lược mới của Đảng, khi đó lãnh đạo, chỉ huy các Sư đoàn 470, 471, 472, 571... nhận nhiệm vụ đột xuất nặng nề mà đầy tự tin, không một chút lo lắng, tôi càng cảm phục tầm nhìn xa của Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng và sự năng động, sáng tạo của Bộ Tư lệnh Trường Sơn. Chỉ bằng “vốn liếng” quý giá là mấy sư đoàn binh chủng - đặc biệt là hai sư đoàn vận tải thiện chiến sẵn trong tay thì Bộ Tư lệnh Trường Sơn mới chủ động hoàn toàn trước tình hình có bước phát triển đột biến, mới đủ khả năng bảo đảm nhanh nhất, đầy đủ nhất khối lượng vật chất kỹ thuật cho chiến trường; kể cả sử dụng lực lượng lớn vận tải cơ giới cơ động các binh đoàn binh chủng hợp thành của Bộ vào tham gia các chiến dịch quy mô lớn.

Từ khi chuyển thành sư đoàn vận tải cơ giới, biên chế hơn 1.600 xe, trong điều kiện cầu đường cho phép, cường độ đánh phá của không quân địch giảm hẳn, Sư đoàn 471 đã tổ chức vận chuyển cung dài từ đường số 9 vào Xê Sụ, Sa Thầy; giao hàng trực tiếp cho chiến trường Khu 5, Tây Nguyên; một bộ phận chuyển tiếp vào Lộc Ninh, Bù Gia Mập, giao hàng cho Nam Bộ.
__________________________________
1. Tên bài do nhóm biên soạn đặt.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 11:18:19 am

Bước vào Tổng tiến công xuân 1975, sở chỉ huy Sư đoàn chuyển từ Đầu Mầu - đường số 9 vào Xê Sụ. Hai trung đoàn 33 và 536 lấy hàng ở Xê Sụ, Sa Thầy, chuyển giao cho các hướng chiến trường. Hai Trung đoàn 32 và 17 trực tiếp lấy hàng từ cụm kho Đông Hà, đường số 9 chuyển thẳng vào giao cho Nam bộ tại Lộc Ninh.

Chuẩn bị cho chiến dịch Tây Nguyên, theo yêu cầu của Bộ, Sư đoàn 471 huy động tổng lực phương tiện cơ động gấp toàn bộ đội hình Sư đoàn 316 cùng toàn bộ binh khí kỹ thuật từ Tây Nguyên; tập kết quanh đường số 19, bảo đảm tuyệt đối bí mật an toàn. Thành công của việc cơ động Sư đoàn 316 đã tạo tiền đề để chúng tôi tổ chức lực lượng cơ động Sư đoàn 968 từ Hạ Lào về Plây Cu, Kon Tum thay chân Sư đoàn 10 tác chiến nghi binh ở hướng bắc chiến dịch. Tiếp đó, ngày 4 tháng 3, Sư đoàn 471 tổ chức lực lượng, bí mật cơ động Sư đoàn 10 vào vị trí tập kết chiến dịch, chuẩn bị tiến công Đức Lập; chuyển hơn 100 tấn đạn pháo lớn theo lưng bộ đội vào tới tận trận địa pháo, kịp giờ “G” phát hoả mở màn chiến dịch.

Để bảo đảm kịp thời yêu cầu vận chuyển vật chất, cơ động lực lượng tham gia chiến dịch, tôi cùng các anh trong Bộ Tư lệnh sư đoàn quyết định cho xe chạy lấn sáng, lấn chiều, nhưng tuyệt đối phải bảo đảm bí mật. Riêng các đêm 6 và 7 tháng 3, khi chuyển hàng giao tại những điểm gần địch, lái xe phải tắt đèn, đi mò trong đêm.

Xen kẽ những ngày đốc chiến tại Sư đoàn 471, tôi sang nắm tình hình mở đường chiến dịch từ nam Đức Cơ xuống Chư Mnga của các Trung đoàn 574, 575. Trên hướng bắc Buôn Ma Thuột, Trung đoàn 575, do các anh Nguyễn Văn Châu và Nguyễn Văn Liễu chỉ huy, khẩn trương khôi phục các trục đường 48, 50. Từ giữa tháng 2, Trung đoàn tiếp tục mở một trục dọc gồm đường 50B và hai nhánh là đường 50C, 50D. Tổng chiều dài trục đường này lên tới gần sáu chục cây số. Đa phần đường mới mở đi sát đồn điền cao su của các chủ tư bản Pháp trước đây. Vào gần thị xã Buôn Ma Thuột, địa hình trống trải, dân cư đi lại nhiều, yêu cầu giữ bí mật được đặt lên hàng đầu. Khi đường mở vào cách thị xã chừng 20 cây số, chỉ huy trung đoàn được lệnh cho bộ đội tạm dừng, chuẩn bị vật liệu, phương tiện để khi có lệnh là hoàn tất quãng còn lại trong một ngày đêm. Chính thời gian này, anh em công binh đã bí mật, khôn khéo tổ chức thành từng nhóm nhỏ, cưa cắt sát gốc những cây to dọc trục đường sẽ mở, chỉ để lại một phần cho cây khỏi ngã; đào đặt sẵn lượng nổ cần thiết vào những gò đống phải phá... Tất cả sẵn sàng chờ lệnh thông đường.

Dốc hết khả năng, phát huy cao độ trí tuệ, tính tổ chức kỷ luật cao, đến ngày 4 tháng 3, trục đường do Trung đoàn 575 mở từ hướng bắc đã vào đến bản Kơ Hia, Chư Mnga, cách thị xã Buôn Ma Thuột chừng hai chục cây số mà kẻ địch không hay biết gì. Để có được kết quả đó, cũng phải kể đến sự ưu ái của núi rừng Trương Sơn. Đúng là “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Dưới những tán rừng lặng lẽ là cả một chiến dịch ra quân của mấy chục nghìn quân, mấy nghìn xe ô tô pháo lớn. Núi rừng Trường Sơn đang ẩn chứa sức mạnh tiềm tàng, to lớn mà đối phương không thể nào hình dung nổi.

Thời gian mở màn chiến dịch đến gần, kế hoạch bảo đảm cho chiến dịch cũng hoàn tất. Ngoài cơ động Sư đoàn 968 và Sư đoàn 10 vào vị trí tập kết chiến dịch bí mật, an toàn, Sư đoàn 471 đã chuyển 10.300 tấn vũ khí, khí tài - chủ yếu là đạn pháo lớn, khí tài thông tin, phụ tùng xe tăng thiết giáp vào khu vực Sa Thầy, tập kết ở trục đường đông Trường Sơn, tại những nhánh rẽ xuống từng hướng chiến dịch...

Qua theo dõi, kiểm tra của Tiền phương Bộ Tư lệnh Trường Sơn, toàn bộ công tác chuẩn bị, bảo đảm vật chất kỹ thuật, cầu đường..., bộ đội Trường Sơn đã hoàn thành vượt mức kế hoạch 30 phần trăm trước ngày so với thời gian quy định. Đặc biệt, do chủ động chuẩn bị tốt, khi được lệnh mở tiếp các trục đường còn lại như dự kiến, Trung đoàn 575 đã dồn lực tổ chức thi công suốt ngày đêm. Đúng 23 giờ ngày 9 tháng 3, Trung đoàn đã triển khai thông trục đường 50B, hai nhánh 50c, 50D và tổ chức xong lực lượng hộ tống xe cùng binh khí kỹ thuật.

Là người chủ trì tiền phương Bộ Tư lệnh trong “đêm trước” của chiến dịch, sau khi gọi điện báo cáo kết quả công tác chuẩn bị cũng như đánh giá của Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên, với anh Đồng Sĩ Nguyên và anh Lê Xy, anh Nguyễn Lang không giấu nổi vui mừng. Anh tâm sự với chúng tôi: Bộ đội Trường Sơn đã thực hiện tốt lời căn dặn một tháng trước đó của anh Văn Tiến Dũng và anh Đinh Đức Thiện... Niềm vui ngập tràn cơ quan Bộ Tư lệnh tiền phương, làm vợi đi tâm trạng bồn chồn, thấp thỏm của chúng tôi, bởi giờ mở màn chiến dịch Tây Nguyên đang đến gần.

Ngày 10 tháng 3, ta nổ súng tiến công địch ở thị xã Buôn Ma Thuột. Theo yêu cầu của Bộ Tư lệnh chiến dịch, Trung đoàn công binh 575 đã phối hợp cùng Trung đoàn 7 công binh, Mặt trận Tây Nguyên bảo đảm cầu đường cho đội hình binh chủng hợp thành tiến công địch, giành thắng lợi.

Cuộc tiến công đồng loạt của ta trên khắp chiến trường Tây Nguyên, đỉnh cao là đòn “điểm huyệt” Buôn Ma Thuột đã làm cho quân địch ở địa bàn chiến lược trọng yếu này hoàn toàn tan rã. Địch buộc phải bỏ Tây Nguyên tháo chạy theo đường số 7 về co cụm tạo “lá chắn” ở duyên hải miền Trung.

Không cho địch chạy thoát, nhận chỉ thị của Đại tướng Văn Tiến Dũng, anh Nguyễn Lang lệnh cho Sư đoàn 471 tổ chức một lực lượng cơ động Sư đoàn 10 truy kích địch rút chạy theo đường số 7 và cơ động Sư đoàn 320 truy kích địch theo đường 19 xuống Buôn Hồ, Đạt Lý.

Theo phân công của anh Lang, tôi may mắn được đi cùng cánh quân truy kích địch theo đường số 7. Khi Sư đoàn 10 phối hợp cùng Sư đoàn 3 Quân khu 5 chặn đánh tiêu diệt gọn lực lượng Quân khu 2 của địch từ Plây Cu tháo chạy theo đường số 7 xuống Phú Yên; chúng tôi lại đi cùng Trung đoàn ô tô 32 và Trung đoàn ô tô 536 cơ động Sư đoàn 320 truy kích địch, phía nam tiểu khu Buôn Hồ đến Đạt Lý.

Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo đảm và tham gia chiến dịch Tây Nguyên, Sư đoàn 470 khẩn trương sửa chữa gấp trục đường 19 nối dài từ Đức Cơ xuống đường 14 ở khu vực Núi Hòn Rồng và trục đường từ Công Tum vào Buôn Ma Thuột...

Khói súng chưa tan, Tiền phương Bộ Tư lệnh Trường Sơn được lệnh khẩn trương tiếp quản và chuyển vào thị xã Buôn Ma Thuột, đóng tại khu vực kho Mai Hắc Đế và Bộ Tư lệnh Sư đoàn 23 quân ngụy. Sư đoàn 470 cơ động toàn bộ lực lượng vào Đắc Lắc, Bộ Tư lệnh sư đoàn đóng tại ngã ba đường 14 và đường 21 đi Ninh Hoà. Sư đoàn 471 khẩn cấp chuyển một khối lượng lương thực, thực phẩm cứu đói cho nhân dân thị xã Buôn Ma Thuột và vùng phụ cận, kịp thời ổn định tình hình vùng mới giải phóng.

Thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên đã làm đảo lộn hoàn toàn thế phòng thủ chiến lược của quân đội Sài Gòn, là cơ sở để Bộ Chính trị họp ngày 25 tháng 3, hạ quyết tâm “Tập trung lớn nhất và nhanh nhất lực lượng binh khí kỹ thuật, vật chất đảm bảo giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa. Nắm thời cơ chiến lược, tiêu diệt, làm tan rã quân đoàn 1 ngụy và đại bộ phận quân đoàn 2, không cho chúng co cụm quanh Sài Gòn”.

   
Thiếu tướng VÕ SỞ
   (Trích từ cuốn “Đường về đất mẹ: Hồi ức”:
   DUY TUỞNG thể hiện – QĐND, - H. 2000)


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 11:23:17 am

GIẢI PHÓNG BUÔN MA THUỘT


Đầu năm 1975, từ miền Bắc, sau gần hai chục ngày hành quân, cuộc hành quân đầu tiên hoàn toàn bằng cơ giới cỡ sư đoàn của quân đội ta, Sư đoàn 316 tới địa điểm tập kết chiến dịch tại khu vực Đắc Đam (tỉnh Đắc Lắc), chuẩn bị tiến công thị xã Buôn Ma Thuột.

Khi tiến hành xây dựng kế hoạch tiến công thị xã Buôn Ma Thuột, ta chọn hướng tây-nam làm hướng chủ yếu. Ở hướng này, hệ thống phòng ngự vòng ngoài của địch mỏng, dễ vượt qua để có thể chọc thẳng vào mục tiêu chính: sở chỉ huy sư đoàn 23 ngụy. Mặt khác, khu vực này không có đường giao thông, chỉ có đường kiểm lâm, khó triển khai lực lượng lớn. Vì vậy địch khó có thể ngờ là chúng ta lại vượt qua sông Sêrêpốc rồi luồn rừng tiến vào Đây chính là “gót chân A-sin” của chúng.

Ngày 28-2-1975, Bộ tư lệnh chiến dịch thông qua quyết tâm chiến đấu của Sư đoàn 316. Là đơn vị chủ công đánh Buôn Ma Thuột, Sư đoàn 316 phải tiêu diệt cho được 5 mục tiêu: sở chỉ huy sư đoàn 23 ngụy; căn cứ thiết giáp và pháo binh địch; tiểu khu Đắc Lắc, sân bay thị xã; sân bay Hoà Bình; chi khu Hoà Bình và khu kho Mai Hắc Đế. Anh Đàm Văn Ngụy, Sư đoàn trưởng, được Bộ Tư lệnh chiến dịch chỉ định đốc chiến trung đoàn 98, đơn vị phải vu hồi xa, có nhiều khó khăn. Sở chỉ huy cơ bản của sư đoàn do tôi, Sư đoàn phó, chỉ huy chung, cùng với Chính uỷ Hà Quốc Toản, Tham mưu trưởng Nguyễn Xuân Khoát và Chủ nhiệm chính trị Trần An, triển khai phía sau trung đoàn 174.

1 giờ 30 phút sáng 10-3-1975, một bộ phận của trung đoàn đặc công 198 nổ súng tiến công khu kho Mai Hắc Đế, mở đầu trận Buôn Ma Thuột. Đến 2 giờ, các cụm pháo binh chiến dịch bắt đầu bắn vào những mục tiêu đã định trong thị xã. Ngay từ đầu, mũi đặc công đánh sân bay thị xã đã chiếm được đài chỉ huy và khu cảnh sát. Đến 4 giờ 30 phút đánh sân bay thị xã, chiếm lĩnh mục tiêu và bắt liên lạc được với trung đoàn 95B. Địch phản kích từ sở chỉ huy sư đoàn 23 ngụy ra, trung đoàn 174 phải sử dụng tiểu đoàn bộ binh 1 đến chi viện đánh phản kích và phát triển đánh chiếm khu kho. Đến 11 giờ tiểu đoàn 1 mới chiếm được khu kho Mai Hắc Đế.

Mũi đặc công đánh sân bay Hoà Bình mãi 5 giờ sáng mới nổ súng. 11 giờ, tiểu đoàn 9 của trung đoàn 98 cơ động tới, cùng đặc công đánh vào chi khu Hoà Bình và sân bay Hoà Binh. 17 giờ giải quyết xong chi khu, sau đó phát triển vào sân bay Hoà Bình, bắt liên lạc được với trung đoàn đặc công 198 hiệp đồng cùng đánh địch phản kích chiếm lại sân bay và kết thúc lúc 19 giờ trong ngày.

Trên hướng trung đoàn 98, tiểu đoàn 8 tiến công vào khu tiếp vận, thú ý, ngân khố. Đến 11 giờ tiến sát tiểu khu Đắc Lắc. Địch liên tục phản kích, chiến đấu kéo dài. Đến 15 giờ mới bắt liên lạc được với trung đoàn 95B, cùng hiệp đồng đánh chiếm tiểu khu Đắc Lắc. 18 giờ, sư đoàn lệnh cho trung đoàn dừng lại củng cố nơi đã chiếm, chấn chỉnh lực lượng để chuẩn bị sang ngày 11-3 tổ chức thành một mũi phối hợp với e174 tiến công đánh chiếm khu trung tâm sư đoàn 23 ngụy.

Đối với trên hướng chủ yếu, khoảng 7 giờ ngày 10-3, trung đoàn 174 bắt đầu tiến công sở chỉ huy sư đoàn 23. Đến 12 giờ trung đoàn báo cáo giải quyết xong mục tiêu và dừng lại củng cố chiếm lĩnh. Cũng khoảng 12 giờ, trung đoàn 148 đã đánh chiếm hậu cứ pháo binh và thiếp giáp địch, tiếp tục phát triển vào Ngã Sáu - Trung tâm thị xã. Tại đây, trung đoàn 148 đã bắt liên lạc được với trung đoàn 95B. 18 giờ, trung đoàn chuyển sang chốt giữ khu vực đã chiếm. 15 giờ cùng ngày, trung đoàn 95 đánh chiếm xong tiểu khu Đắc Lắc, dừng lại củng cố nơi chiếm lĩnh.

13 giờ ngày 10-3, nghe tin tổng hợp tình hình mọi mặt, tôi chú ý đặc biệt những thông tin nhận được hoàn toàn trái ngược nhau: trung đoàn 174 báo cáo đã giải quyết xong sở chỉ huy sư đoàn 23 ngụy. Trong khi đó, cơ quan tham mưu chiến dịch phát hiện thấy Sở chỉ huy sư đoàn 23 ngụy vẫn còn liên lạc với các đơn vị ở vòng ngoài, gọi Liên đoàn biệt động quân 21 từ sân bay Hoà Bình về gấp để bảo vệ, đồng thời gọi máy bay đến đánh phá để cố thủ, chờ viện binh phản kích. Tên đại tá Nguyễn Trọng Luật, chỉ huy tiểu khu Đắc Lắc đã bỏ nhiệm sở chạy về sở chỉ huy sư đoàn 23 ngụy cùng với tên đại tá Vũ Thế Quang, phó sư đoàn trưởng 23 tổ chức cố thủ để chờ viện binh.

Trước tình hình ấy, tôi trao đổi với Thường vụ Đảng uỷ sư đoàn rồi báo cáo về Sở chỉ huy chiến dịch đề đạt ý kiến để tôi trực tiếp vào thị xã nắm tình hình xem thực tế ra sao mà bọn đầu não Sư đoàn 23 ngụy vẫn còn chưa bị tiêu diệt. Tư lệnh chiến dịch đồng ý.

Sau khi nghe Trung đoàn trưởng 174 Đào Trọng Lịch và Chính uỷ trung đoàn Nguyễn Sướng báo cáo tình hình, tôi trao đổi: Theo các nguồn tin, ta chưa diệt được sở chỉ huy sư đoàn 23 ngụy. Vì vậy anh Lịch cùng tôi vào thị xã nắm tình hình và tổ chức chiến đấu để tiến công dứt điểm sư đoàn 23 ngụy trong ngày.

Vào tới khu vực sở chỉ huy sư đoàn 23 ngụy, tại thực địa chúng tôi phát hiện một khu nhà biệt lập phía trái cách đó khoảng 400-500m, có hàng rào thép gai bao bọc và nhiều công sự, lô cốt. Đối chiếu với bản đồ do chiến dịch cung cấp thì không có khu vực này. Tôi cho gọi tên sĩ quan mới bị bắt trong khi hắn chỉ huy địch để khai thác. Tên tù binh cho biết bên này - trong bản đồ chiến dịch cấp ghi là Sở chỉ huy - thì chỉ là hậu cứ, gồm có hậu cần, tiếp vận, thông tin và gia binh. Bên kia mới chính là khu sở chỉ huy sư đoàn 23 ngụy hiện tại có hệ thống hầm và giao thông hào ngầm, nhà cố vấn, trung tâm chỉ huy và trung tâm liên lạc, có xe tăng và pháo trực tiếp bảo vệ... Thế là đã rõ. Ngay tối 10-3, tôi triệu tập trung đoàn trưởng trung đoàn 174, tiểu đoàn pháo binh 187, các tiểu đoàn trưởng và các đại đội trưởng tiểu đoàn 2 thuộc lữ đoàn tăng 273, cụm pháo binh chiến dịch, tiểu đoàn 4, trung đoàn 24, sư đoàn 10 cùng đi trinh sát tiếp cận mục tiêu, nghiên cứu từng hướng tiến công và hiệp đồng cụ thể các binh chủng ngay tại thực địa.

5 giờ 30 phút ngày 11-3, các cụm pháo binh chiến dịch và sư đoàn tập trung hoả lực bắn mãnh liệt vào khu trung tâm sở chỉ huy Sư đoàn 23 ngụy cùng các mục tiêu kế cận. Pháo bắn thẳng và xe tăng tiến hành bắn phá hoại các hoả điểm địch trên đoạn cửa mở và cổng chính của căn cứ dịch. 6 giờ 30 phút, các mũi bộ binh và xe tăng đồng loạt mở cửa.

10 giờ 30 phút ngày 11-3-1975, ta đã giải quyết xong căn cứ sở chỉ huy sư đoàn 23 ngụy. Quân ngụy như rắn mất đầu, các đồn bốt trong thị xã đều tan rã, bỏ chạy ra vòng ngoài. Vòng ngoài khi ấy còn sân bay Hoà Bình, căn cứ trung đoàn 53 ngụy, căn cứ trung đoàn 45 ngụy, khu huấn luyện Lê Lai và các cứ điểm Châu Sơn, Đạt Lý, Thọ Thạnh, Chư Nga, Kim Châu Phát, Bản Đôn...

Từ đêm 12-3 đến ngày 18-3 các trung đoàn toả ra diệt hết các cứ điểm vòng ngoài. Buôn Ma Thuột hoàn toàn giải phóng.

   
Trung tướng, PGS-TS. NGUYỄN HẢI BẰNG
   NGUYỄN TÂN (ghi)
   (Theo “Sự kiện và nhân chứng” số 11/2004)


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 11:24:36 am

BỘ ĐỘI ĐẶC CÔNG THAM GIA MỞ MÀN CHIẾN DỊCH TÂY NGUYÊN


Thực hiện ý định của trên, trung đoàn đặc công 198 thuộc Mặt trận Tây Nguyên khẩn trương tiến hành công tác chuẩn bị, trinh sát trận địa, nắm chắc các mục tiêu được giao đánh chiếm. Tháng 2 năm 1975, trên tăng cường cho trung đoàn 198 tiểu đoàn 27 đặc công chủ lực. Tiểu đoàn đặc công 27 do đồng chí Nguyễn Đình Tiết làm tiểu đoàn trưởng, tôi lúc đó làm tiểu đoàn phó. Sau khi được lệnh điều động của Bộ Tư lệnh thì tiểu đoàn hành quân vào Tây Nguyên ngay. Khi vào đến Tây Nguyên, chúng tôi dừng chân ở cạnh sông Sêrêpốc, gần Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên và tổ chức liên hệ ngay với trung đoàn 198. Là đơn vị phối thuộc, nên tiểu đoàn 27 được Ban chỉ huy trung đoàn 198 giao cho nhiệm vụ cùng với tiểu đoàn 5 của trung đoàn, có tăng cường hoả lực A72, cối 82, ĐKZ đánh chiếm sân bay Hoà Bình, căn cứ của hai trung đoàn 44 và 53 thuộc sư đoàn 23 ngụy Sài Gòn. Tiểu đoàn 27 còn được trung đoàn điều động đại đội 18, phối thuộc cho tiểu đoàn 4 của trung đoàn 198 đánh chiếm sân bay thị xã Buôn Ma Thuột. Sau khi phân công nhiệm vụ, tiểu đoàn 27 (thiếu đại đội 18) tiến công tiêu diệt căn cứ trung đoàn 44 thuộc sư đoàn 23 ngụy. Nhằm bảo đảm cho trận đánh thắng lợi, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 27 Nguyễn Đình Tiết đã cùng với tổ trinh sát nằm cả ngày ở hàng rào để nắm địch trong sân bay, xác định từng vị trí để hạ quyết tâm chính xác cho trận đánh.

Là cán bộ chỉ huy tiểu đoàn 27, tôi được phân công đi cùng đại đội 18, do đồng chí Chính làm đại đội trưởng, đồng chí Minh là chính trị viên đại đội. Đại đội 18 phối hợp với 2 đại đội của tiểu đoàn 4 đánh vào sân bay thị xã Buôn Ma Thuột. Ở hướng đông thị xã, đại đội 2 thuộc tiểu đoàn 4 do đồng chí Khúc Đình Đức làm đại đội trưởng được giao nhiệm vụ đánh chiếm khu kho Mai Hắc Đế. Trên hướng đánh kho Mai Hắc Đế, đồng chí Lê Mạnh Hùng, phó tiểu đoàn trưởng, đồng chí Kích tiểu đoàn phó chính trị của tiểu đoàn 4 trực tiếp chỉ huy. Chỉ huy chung trên hướng đánh sân bay thị xã và khu kho Mai Hắc Đế là đồng chí Hiếu, phó trung đoàn trưởng trung đoàn 198. Trên hướng của đại đội 18 có tôi đi cùng được đảng uỷ, chỉ huy tiểu đoàn 4 rất quan tâm. Khi được tăng cường cho tiểu đoàn 4, đồng chí Biều, tiểu đoàn trưởng đã trực tiếp chỉ huy các lực lượng trinh sát, nắm mọi mặt tình hình sân bay thị xã, nên chúng tôi rất thuận lợi. Sân bay thị xã Buôn Ma Thuột nằm trên địa hình khá phức tạp, khó quan sát phát hiện mục tiêu. Khi đi trinh sát, các đồng chí ở tiểu đoàn 4 đã phải ém người, nằm sát hàng rào ngay ban ngày để nắm chắc tình hình hoạt động của địch. Khi đại đội 18 vào nắm lại mục tiêu, chúng tôi cũng phải tiến hành trong đêm tối. Địch bố phòng rất cẩn mật, chúng tôi phải vượt qua gần chục lớp hàng rào. Giữa các lớp hàng rào là những vườn khoai, cà phê có nhà dân ở lẫn. Khi chúng tôi đi qua nhà dân thì có chó sủa dữ, chủ nhà ra soi đèn. 7 anh em trinh sát phải nằm ép xuống luống khoai. Tôi bảo đại đội trưởng Chính phải thật cẩn thận. Không ai phát hiện ra chúng tôi. Khi chúng tôi nắm mục tiêu xong thì trời đã gần sáng. Chúng tôi hội ý và quyết định không trở về theo đường cũ mà táo bạo, bí mật vượt qua quốc lộ để kịp thời gian cho trận đánh. Chúng tôi đi qua một bản của dân, thấy lác đác có người dậy nấu cơm, nhưng chúng tôi không bị lộ.

Khi công việc chuẩn bị hoàn tất trên tất cả các hướng, đúng 1 giờ 55 phút ngày 10-3-1975, các tiểu đoàn 4, 5, 27 thuộc trung đoàn đặc công 198 đồng loạt nổ súng đánh chiếm sân bay Buôn Ma Thuột, sân bay Hoà Bình, kho đạn Mai Hắc Đế, mở màn chiến dịch Tây Nguyên. Khi tiến công vào sân bay thị xã Buôn Ma Thuột, tiểu đoàn 4 chia làm 3 hướng; trên hướng chủ yếu, các đồng chí Hiếu, trung đoàn phó, đồng chí Biều, tiểu đoàn trưởng, đồng chí Trình chính trị viên tiểu đoàn đi cùng. Tôi đi theo hướng của đại đội 18 do đồng chí Chính, đại đội trưởng chỉ huy. Các hướng chiến đấu với địch rất quyết liệt. Đến 5 giờ sáng thì ta cơ bản làm chủ sân bay, tạo cho bộ binh, xe tăng của ta vào đánh chiếm các mục tiêu trong thị xã. Sau đó, tiểu đoàn 4 và chúng tôi hiệp đồng với bộ binh, xe tăng đánh địch cố thủ trong hầm ngầm, trong các ổ đề kháng suốt ngày 10-3, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ địch, phá 3 giàn ra-đa, 9 máy bay, bắn rơi 2 trực thăng và thu nhiều vũ khí, trang bị khác.

Ở hướng tây-nam, đại đội 2 của tiểu đoàn 4 do đại đội trưởng Đức, phó tiểu đoàn trưởng Hùng chỉ huy, đồng chí Kích, tiểu đoàn phó chính trị đi trên hướng này đã chiến đấu, nhanh chóng chiếm được mục tiêu kho đạn Mai Hắc Đế và ngoan cường chống trả các đợt phản kích của địch, giữ vững được vị trí. Chiếm giữ được kho Mai Hắc Đế, ta đã thu được 50 kho đạn pháo trữ lượng tổng khoảng 100.000 tấn, 14 kho đạn và 200 súng các loại; thu và phá huỷ nhiều xe tăng, xe bọc thép... Trên hướng đông-nam thị xã, sân bay Hoà Bình bị tiểu đoàn 5 và 27 bất ngờ nổ súng, địch hoảng hốt rút xuống hầm ngầm cố thủ. Trên hướng này, được sự chỉ đạo trực tiếp của Ban chỉ huy trung đoàn gồm đồng chí Kình, trung đoàn trưởng, đồng chí Tích chính uỷ, đồng chí Cự tham mưu trưởng, đồng chí Tôn tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 5 đã chỉ huy bộ đội chiến đấu rất dũng cảm. Tiểu đoàn 27 do đồng chí Tiết, tiểu đoàn trưởng; đồng chí Mai, tiểu đoàn phó chính trị, đồng chí Tiến chính trị viên và đồng chí Chũ, tiểu đoàn phó quân sự thường xuyên bám sát đơn vị, động viên chiến sĩ chiến đấu. Sau 7 ngày đêm chiến đấu kiên cường, giữ vững mục tiêu, bộ đội đặc công đã cùng với các lực lượng ta đánh tan nhiều đợt phản kích của địch, diệt 500 tên, số còn lại phần nhiều bị bắt sống, phá và thu nhiều phương tiện chiến tranh của địch, góp phần giải phóng hoàn toàn thị xã Buôn Ma Thuột.

Trận đánh mở màn của bộ đội đặc công đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng binh chủng hợp thành đánh chiếm thị xã, góp phần tiến đến giải phóng Đắc Lắc và Tây Nguyên, tạo thế phát triển chiến lược, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
   
Đại tá TRẦN THANH PHƯƠNG kể
   HƯƠNG HỒNG THU ghi
   Báo “Sự kiện và nhân chứng” tháng 3/1997.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 11:26:18 am

ĐƯỜNG TỚI MÙA XUÂN TÂY NGUYÊN


Đầu tháng 12 năm 1974, đại đội 7, tiểu đoàn 74, sau mùa huấn luyện đang thực tập dã ngoại thì được lệnh của thủ trưởng Cục 2 (nay là Tổng cục 2) gọi về nhận nhiệm vụ: hành quân khẩn cấp vào B3 chuẩn bị chiến dịch Tây Nguyên. Niềm phấn chấn ùa đến với mỗi chúng tôi sau những ngày chờ đợi, chuẩn bị.

Đoàn xe chở đại đội theo con đường giao liên 559 len lỏi giữa những cánh rừng Trường Sơn, chốc chốc lại gặp những mảnh rừng cháy rụi, cây đổ ngổn ngang vì bom đạn. Sau 10 ngày xuyên rừng, băng suối, chúng tôi vào đến hậu cứ của Mặt trận B3 tại Đắc Đam. Bộ Tư lệnh Mặt trận, trực tiếp là đồng chí trưởng phòng 2 giao nhiệm vụ cho đại đội chúng tôi phối thuộc quân đoàn, chia làm 2 hướng trinh sát chuẩn bị đánh thị xã Buôn Ma Thuột. Sư bộ binh 23 ngụy khét tiếng thiện chiến đóng quân tại đây. Nhận lệnh xong, ban chỉ huy đại đội gồm có tôi đại đội trưởng, đồng chí Phùng Đình Từ chính trị viên, đồng chí Nguyễn Văn Tân đại đội phó, đồng chí Nguyễn Văn Kim phó chính trị viên cùng đồng chí Phạm Văn Hân tiểu đoàn phó đi cùng đại đội bàn bạc phương án tiếp cận chiến trường.

Tình hình địch lúc này, Mỹ đã rút, nhưng những cứ điểm ngụy ở Buôn Ma Thuột đều do các sư đoàn chủ lực đóng. Hàng ngày, chúng dùng trực thăng tuần tra, lùng sục 4-5 lần, tung thám báo, biệt kích ráo riết thăm dò lực lượng ta. Để chúng không phát hiện được nơi ém quân, chúng tôi phải tuyệt đối giữ bí mật. Từ 1968 đến 1974, ta không đánh Buôn Ma Thuột bằng quân chủ lực, chủ yếu đánh hướng Plây Cu khiến địch có phần chủ quan. Thơi gian này, lực lượng của bộ đội đặc công cũng tiến sát thị xã, nhưng chúng tôi ngụy trang rất khéo nên địch không đánh hơi được gì. Cuối tháng 1, đầu tháng 2-1975, hai hướng của đại đội 7 triển khai nhiệm vụ. Mục tiêu chúng tôi trinh sát gồm: đài phát thanh thị xã tổng kho Mai Hắc Đế, sở chỉ huy sư đoàn 23, toà thị chính, sân bay trực thăng và sân bay Hoà Bình. Mỗi mũi tiếp cận mục tiêu từ hướng của mình. Mặc dù khẩn trương với nhiệm vụ, nhưng mỗi chúng tôi đều cảm nhận được mùa xuân đang về với vùng đất đỏ cao nguyên. Thoảng đâu đây mùi hương rừng, mùi của những chồi non, hoa cà phê ngạt ngào trong nắng đượm. Con sông Sêrêpốc như hiền hoà hơn, ngân vang tiếng nước vỗ bờ... Tất cả như trào sôi sức sống mới, như linh cảm điều gì lớn lao đang đến. Một cái tết nữa sắp về. Và chúng tôi sắp bước vào trận. Bỗng nhiên trong lòng mỗi người đều xôn xao khó tả.

Đêm 30 Tết, chúng tôi quây quần quanh chiếc bàn kê tạm bằng thân cây, chiếc rađiô để chính giữa, xung quanh bầy thuốc lá, lương khô do quân đoàn tiếp tế. Có cả cà phê anh em nhặt được trên đường hành quân rồi tự tay chế biến. Tất cả lặng im trong giờ phút thiêng liêng, nghe như nuốt từng lời từ miền Bắc thân yêu vọng vào. Ai đó ngồi cạnh siết nhẹ tay tôi. Ngoài kia, rừng khoọp như đang nhú những mầm xanh đầu tiên. Tôi bỗng thèm được ngắm từng khuôn mặt thân thương của gia đình trong mùi hương trầm lan toả biết bao. Và tôi cũng biết rằng, lúc này, gia đình, đồng đội ở miền Bắc cũng đang nghĩ về chúng tôi...

Đón Tết xong, chúng tôi bắt tay vào công việc ngay. Mỗi hướng chúng tôi chia làm 5 đến 6 tổ, ban ngày đi từ vị trí tập kết đến bìa rừng gần thị xã chúng tôi đi đêm. Mùa này đồng bào Tây Nguyên phát rẫy làm nương, những trảng cỏ, lùm cây đều bị đốt khiến chúng tôi rất khó di chuyển. Chỉ một sơ suất nhỏ là chúng tôi có thể lọt vào tầm quan sát của địch. Có lần trên đường đi, bất ngờ gặp một tốp đồng bào đi rẫy. Không còn cách nào khác, chúng tôi đành nói thật: “Chúng tôi là bộ đội giải phóng, xin bà con giữ bí mật”. Quả thật, chúng tôi đã không gặp một rắc rối nào sau đó, càng vững lòng và tin dân. Điểm chúng tôi chọn làm nơi trú chân để quan sát là những bụi cây những bụi cỏ còn sót lại cách thị xã chừng 1km. Đêm đến, từng tổ chúng tôi bí mật tiềm nhập thị xã, vượt qua các vành đai bảo vệ, cứ khoảng 3-4 giờ sáng lại nhớ mọi ngóc ngách, đếm từng hàng rào, từng loại mìn, hào chống tăng, đặc biệt là các vị trí chiến đấu của giặc. Tỉ mỉ, chính xác và khẩn trương, sau 20 ngày đêm chúng tôi đã có trong tay bản đồ chi tiết về bố phòng của thị xã Buôn Ma Thuột, tận mắt chứng kiến và thuộc đường đi lối lại trong hang ổ kẻ thù. Hai hướng của đại đội 7 nhanh chóng trở về vị trí làm báo cáo, một tuần sau lại dẫn cán bộ Mặt trận B3 vào tận nơi trinh sát trận địa, bảo đảm bí mật.

Hoàn tất nhiệm vụ trinh sát, chúng tôi sẵn sàng chờ lệnh dẫn bộ binh đi chiến đấu. Tối 9-3 vào chiếm lĩnh trận địa, rạng 10-3-1975, chúng tôi trong đội hình Mặt trận B3 đồng loạt tiến công thị xã. Tiếng súng nổ, tiếng hô xung phong, dồn dập rộ lên các hướng. Địch tuy bị động nhưng chống trả rất quyết liệt. Pháo binh bắt đầu nã đạn vào các mục tiêu. Hướng bắc, chúng tôi cử đồng chí Tân chỉ huy 1 tổ 5 đồng chí vượt khói lửa vào trung tâm thị xã. Lợi dụng địa hình cao các đồng chí quan sát và báo cáo kịp thời về các hướng tiến công của ta, về sự phản công của địch, thương vong... Sau 2 ngày đêm chúng ta đã giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột, đây là một chiến thắng có ý nghĩa vô cùng to lớn. Không nghỉ ngơi, chúng tôi lại khẩn trương lên đường đi chuẩn bị chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Qua trận trinh sát thị xã Buôn Ma Thuột, chúng tôi đã trưởng thành lên một bước. Do sự chỉ đạo, huấn luyện của Cục, cùng với nỗ lực của anh em, chúng tôi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bảo toàn lực lượng. Do có nhiều thành tích trong chiến đấu, sau giải phóng, đại đội 7, tiểu đoàn 74 - Cục 2 đã vinh dự nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

   
Đại tá HOÀNG MINH CẨM kể
   TRẦN THANH XUÂN ghi
   Báo “Sự kiện và nhân chứng” tháng 4/2000.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 11:27:55 am

CUỘC TRUY KÍCH ĐỊCH THÁO CHẠY TRÊN ĐƯỜNG SỐ 7


Sau khi Buôn Ma Thuột thất thủ, lực lượng còn lại của sư đoàn 23 ngụy và các liên đoàn biệt động quân tiến hành “Tái chiếm Buôn Ma Thuột” bị đại bại, ngày 14 tháng 3 năm 1975 Nguyễn Văn Thiệu cùng bọn chóp bu ngụy quyền Sài Gòn vội vã lệnh cho quân đoàn 2 rút bỏ cao nguyên Trung phần bằng đường số 7 về giữ vùng đồng bằng duyên hải miền Trung.

Nắm chắc diễn biến tình hình địch và thời cơ, Bộ tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên đã quyết định sử dụng sư đoàn 320 đang đứng chân ở khu vực Thuần Mẫn được tăng cường một tiểu đoàn thiết giáp một cụm pháo chiến dịch nhanh chóng chặn địch ở đông nam Cheo Reo tiêu diệt lực lượng rút chạy của quân đoàn 2 ngụy.

Thế là đúng 21 giờ ngày 16 tháng 3, cả sư đoàn chúng tôi lao vào cuộc truy kích thần tốc, kiên quyết không cho địch chạy thoát.

Cuộc truy kích thần tốc trước hết diễn ra ở tiểu đoàn 9 - trung đoàn 64. Tối ngày 16 tháng 3, tiểu đoàn 9 đang chốt cắt đường 7B ở tây Cheo Reo 10km, sau khi nhận được lệnh của sư đoàn trưởng Kim Tuấn: “Bằng bất cứ giá nào, sáng 17 tháng 3 tiểu đoàn phải có mặt ở chân đèo Tu Na để chặn địch”, cả tiểu đoàn lập tức lao vào cuộc chạy đua với quân địch. Tới trưa ngày 17 tháng 3, đại đội 11 đã đến vị trí chuẩn bị nổ phát súng đầu tiên trong cuộc truy kích của sư đoàn.

Trên hướng bắc, trung đoàn 9 sau khi chiếm quận lỵ Phú Nhơn đã nhanh chóng hình thành mũi tiến công từ phía bắc xuống thị xã Cheo Reo. Trung đoàn 48 đã chủ động đưa tiểu đoàn 2 theo đường 7B áp sát phía tây Cheo Reo.

Sáng ngày 17 tháng 3, một số xe địch chạy lọt về Củng Sơn nhưng phần lớn tập đoàn rút chạy của quân đoàn 2 vẫn chưa chạy thoát. Trên đường số 6, hàng ngàn xe quân sự của địch nối đuôi nhau ùn ùn đổ về thị xã Cheo Reo. Chúng chạy hàng tư, hàng năm lấn cả ra hai bên bìa rừng. Trên trời máy bay hộ tống trút bom, bắn rốc két ngăn chặn phía sau, dọn đường phía trước.

Đoàn xe địch chạy ra khỏi thị xã Cheo Reo 4km gặp trận địa phục kích của tiểu đoàn 9, cả đoàn xe nhào ra hai bên đường, chạy vào rừng, lùi lại phía sau. Đến chiều ngày 17 tháng 3, cánh cửa thép phía đông nam Cheo Reo đã được khoá chặt. Lực lượng cơ bản của tập đoàn địch rút chạy đã bị nhốt chặt trong thung lũng Cheo Reo.

Cũng trong ngày và đêm 17 tháng 3, cơ quan hậu cần chiến dịch và sư đoàn đã huy động hơn 100 xe ô tô cấp tốc chở trung đoàn 64 và một số đơn vị trực thuộc trong đó có tiểu đoàn 16 súng máy 12 ly 7 chúng tôi đang làm nhiệm vụ ở khu vực Phước An, Đạt Lý, Buôn Hồ (bắc Buôn Ma Thuột) về ngã ba Thuần Mẫn. Thiếu xe thì chạy bộ. Xe chạy hết tốc lực. Đổ quân xuống nơi quy định, xe lập tức quay lại đón bộ phận chạy sau. Từ chỗ dừng xe, chúng tôi tiếp tục chạy bộ suốt đêm theo đường rừng về Cheo Reo.

Mờ Sáng ngày 18, địch củng cố lại đội hình, dùng hai thiết đoàn xe tăng mở đường chạy về Củng Sơn. Tiểu đoàn 9 đồng loạt nổ súng dữ dội vào đội hình địch, xe tăng, xe bọc thép liều chết mở hết tốc độ lao qua cầu Ea Nu. Cầu sập, xe và lính rơi xuống sông, đường tắc nghẽn, địch bỏ xe, tản vào rừng, lội qua sông Ba chạy trốn. Đúng lúc đó lực lượng cơ bản của trung đoàn 64 và đơn vị tôi đến nơi, đánh thốc tới. Hàng trăm xe quân sự địch bị bắn cháy nằm ngổn ngang trên đường và bãi sông. Trong trận đánh táo bạo và quyết liệt này, tiểu đội trưởng Nguyễn Vi Hợi thuộc đại đội 9 (tiểu đoàn 9) đã nêu một tấm gương chiến đấu ngoan cường dũng cảm. Qua hai ngày chiến đấu, một mình anh đã bắn cháy và bắt sống 12 xe bọc thép, diệt 120 tên, cùng đồng đội bắt sống 120 tên khác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Sau này Nguyễn Vi Hợi được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Để tạo thế tiêu diệt toàn bộ quân địch rút chạy, chiều ngày 18 Bộ Tư lệnh sư đoàn ra lệnh cho trung đoàn 48 tiến công thị xã Cheo Reo. Đồng thời lệnh cho trung đoàn 64 chuẩn bị đón đánh địch trong thị xã bung ra.

Sau bước chuẩn bị ngắn, được pháo binh và thiết giáp chi viện, trung đoàn 48 đã lần lượt đánh chiếm cơ quan hành chính tỉnh, tiểu khu Phú Bổn, đài phát thanh, ty ngân khố và một bộ phận quan trọng cơ quan Quân đoàn 2 ngụy rút chạy về đây.

Bước sang ngày 19 tháng 3, ở hướng trung đoàn 64 cuộc chiến lại bước vào giai đoạn quyết liệt. Bị đánh trong thị xã, địch bung ra húc bừa vào các chốt của ta mong thoát chạy được về phía đông. Suốt ngày hôm đó, khắp các mũi các hướng trên tuyến chốt chặn của trung đoàn 64, ở đâu cũng bắt sống được xe tăng, xe bọc thép địch. Tù binh đủ sắc lính ngụy ngày một đông. Đông đến nỗi các bộ phận không còn đủ người để trông coi chúng nữa. Ở trận địa 12 ly 7 của chúng tôi, nhiều toán lính ngụy tay không, đầu trần, giơ cao miếng vải trắng vào trước hầm pháo xin được đầu hàng. Chúng tôi chỉ hướng cho họ ra đường lộ để được dẫn về vị trí tập trung.

Ngay đêm 19 tháng 3, trung đoàn 64 và các lực lượng phối thuộc được tăng cường 1 tiểu đoàn thiết giáp được lệnh hành tiến đánh địch. Ngày 21, chúng tôi đuổi kịp lực lượng chạy trước của địch, vây diệt chúng ở Phúc Túc. Ngày 22 diệt địch ở sông Ca Lúi. Ngày 23 toàn bộ đội hình trung đoàn tiến sát Củng Sơn, bắt liên lạc được với tiểu đoàn 96 bộ đội địa phương Phú Yên, hình thành thế bao vây quân địch ở Củng Sơn.

Ngày 24 tháng 3, trung đoàn 64 và tiểu đoàn 96 bộ đội địa phương Phú Yên được pháo binh, xe tăng yểm trợ đã tiến công thị trấn Củng Sơn. Đến 16 giờ trận đánh kết thúc. Cụm quân địch ở Củng Sơn hoàn toàn bị tiêu diệt. sơn 2 ngàn tên địch bị diệt và bị bắt. Toàn bộ trang bị vũ khí đã lọt vào tay quân ta, trong đó có 41 xe tăng, thiết giáp, hơn chục khẩu pháo 105 và 155 ly và 1 máy bay trực thăng còn nguyên vẹn đỗ trên đường băng sân bay Củng Sơn.

Đến đây cuộc truy kích thần tốc đuổi địch trên đường số 7 của sư đoàn 320 và cũng là trận then chốt thứ 3 của chiến dịch Tây Nguyên kết thúc thắng lợi. Toàn sư đoàn đã diệt gọn tập đoàn rút chạy của quân đoàn 2 ngụy, gồm 4 tiểu đoàn biệt động quân, 3 trung đoàn thiết giáp cùng phần lớn cơ quan quân đoàn 2 và nhân viên kỹ thuật sư đoàn 6 không quân. Bắt sống hơn 8.000 tên, thu và phá huỷ 1.400 xe quân sự (có 90 xe tăng, 35 xe bọc thép), 8 khẩu pháo 175 ly, 19 khẩu pháo 155 ly cùng nhiều vũ khí trang bị khác. Đập tan ý đồ co cụm chiến lược của địch về đồng bằng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao. Và bằng chiến thắng này, sư đoàn 320 đã góp phần quan trọng kết thúc thắng lợi chiến dịch Tây Nguyên đại thắng, mở ra thời cơ có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.

   
HÙNG TẤN
   Báo “Sự kiện và nhân chứng” tháng 4/2000


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 11:28:56 am

THÔNG TIN TRƯỜNG SƠN CHUẨN BỊ TRẬN MỞ MÀN


Hạ tuần tháng 12-1974, toàn tuyến chiến lược 559 (Binh đoàn Quang Trung) thực hiện quyết tâm của Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh binh đoàn, đã bước vào đợt công kích vận tải cho mùa xuân 1975.

Trên tuyến chiến lược, con đường và trục đường dây thông tin gắn bó với nhau như đôi bạn chí thân: Con đường mở lối cho đường dây thông tin phát triển, nhưng có khi con đường phát triển lại nhờ tuyến đường dây thông tin soi lối. Tuyến dây thông tin kéo dài đã phục vụ cho tác chiến bộ binh và phòng không, bảo vệ cho con đường để lực lượng vận tải đột kích.

Đoạn đường dây mà trung đoàn thông tin 596 đảm nhiệm ở Tây Trường Sơn từ phía Nam sông Kahan, Hạ Lào đã cùng con đường trục chiến lược rẽ về phía Đông để nhập vào trạm cơ vụ B-28 ở Pole-Khok. Hàng cột điểm những hoa sứ trắng trên ngọn chập chờn khi ẩn khi hiện song song với con đường đã vượt sông Sa Thầy, sông Pô Cô, đôi dây trần đã dựa vào hai cây cao đôi bờ để lao vút sang với tư thế dứt khoát về phía Nam. Đến quốc lộ 19, tuyến dây lại cùng con đường lượn theo sườn núi Chư Pông đi về tuyến sông Xêrêpốc, đường và dây thông tin không dừng lại ở sở chỉ huy trung đoàn công binh 4, một đơn vị đã gắn liền tên tuổi với binh trạm 42, với đoạn đường ngang qua động Cô Tiên, qua A Sầu, A Lưới về hướng Tây Thừa Thiên của chiến dịch tổng tiến công và nổi đậy của tết Mậu Thân mùa xuân 1968... mà lại cùng con đường đi nữa, để không dừng lại ở Bù Gia Mập địa đầu trên đất B2 mà còn kéo dài, dài nữa...

Để chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, đồng chí Trung tướng tư lệnh binh đoàn Quang Trung đã đến tận tuyến đường Nam Tây Nguyên để kiểm tra và giao nhiệm vụ cho các lực lượng binh chủng trên tuyến chiến lược Trường Sơn.

Tháng 1-1975, nhiệm vụ nặng nề và vinh quang đó đã đến. Binh đoàn nhận xây dựng nối tiếp với đường dây phía Đông của Bộ, chiều dài trên 200km, đường dây trần Pole Khok đến Xêrêpốc và ~ phải hoàn thành vào cuối tháng 2-1975. Bộ Tư lệnh thông tin sẽ dùng trung đoàn 132 tiếp tục xây dựng đường dây từ Khâm Đức theo quốc lộ 14 vào hợp điểm tại Pole Khok (cơ vụ B.18) của binh đoàn...

Nhận được lệnh trên thì thời gian còn lại rất ít. Do nhiệm vụ hết sức khẩn trương, vì thi công 200km đường cột dây trần chỉ có thời gian 1 tháng, mọi vật tư, phương tiện phải đưa từ phía sau lên. Chúng tôi quyết định báo cáo trên xin huy động 2 trung đoàn dây trần 596 và 49 của binh đoàn vừa phải giữ vững trục dây thông tin Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn dài hàng ngàn km để bảo đảm cho chiến đấu mùa khô 74-75. Chúng tôi dự kiến ngày 26-2 sẽ nối thông tin liên lạc tải ba 3 kênh từ cơ vụ B-28 vào đến cơ vụ B-30 ở Xêrêpốc, đồng thời cũng là thông toàn tuyến đường dây từ sở chỉ huy phía trước của Bộ về phía sau... Nhưng ngày 24-2 chúng tôi nhận được điện của đồng chí Phó Tư lệnh binh chủng thông tin đang ở sở chỉ huy phía trước của Bộ gửi cho tôi báo là để nối thông liên lạc toàn tuyến còn cần 20km dây cáp đường trục nữa và lực lượng để tổ chức 1 trục dây cáp từ cơ vụ B-30 kéo vào tổng trạm thông tin sở chỉ huy phía trước của Bộ. Anh Hiền, Phó chủ nhiệm thông tin binh đoàn và các đồng chí chỉ huy trung đoàn 596 đã tổ chức tốt tuyến dây này, cụ thể ngày 25-2 kéo 1 trục 20km cáp từ cơ vụ B-30 và ngày 26-2 cùng tiểu đoàn 36 kéo tiếp 1 trục 20km cáp nữa...

Đúng vào những ngày đầu tháng 3, một báo cáo ngắn gọn vang lên trong tiếng rít reo vui của tín hiệu điện thoại tải ba: “Đường dây thông tin đã hoàn thành, sẵn sàng truyền lệnh...”. Một báo cáo đã làm vui lòng mong đợi của cấp trên và nức lòng bộ đội thông tin toàn tuyến Trường Sơn đang hướng về hai trung đoàn thông tin dây trần 49 và 596.

Đây là chiến công thầm lặng nhưng đã góp phần vào trận đánh mở đầu vào thị xã Buôn Ma Thuột lúc 02 giờ sáng ngày 10-3-1975 mở màn cho một mùa xuân đại thắng.

   
HOÀNG ĐÌNH QUÝ
   (Nguyên Chủ nhiệm thông tin - BTL Trường Sơn)
   Báo “Cựu chiến binh Việt Nam” ngày 17/4/1997



Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 11:29:40 am

ĐẬP TAN Ổ KHÁNG CỰ NGOAN CỐ NHẤT
CỦA QUÂN NGỤY TẠI CĂN CỨ 53


Trưa 11-3-1975, thị xã Buôn Ma Thuột được giải phóng. Cuộc tiến công vào mục tiêu then chốt trong chiến dịch Tây Nguyên đã toàn thắng. Nhưng chúng tôi, những cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 66 (đoàn Đắc Tô) không thể nào quên được trận chiến đấu có thể được xem như ác liệt, quả cảm nhất của quân ta để tiêu diệt, đè bẹp ổ phản kích, phòng ngự kiên cố nhất của địch ở hậu cứ trung đoàn 53, sư đoàn 23 ngụy đóng tại sân bay Hoà Bình, cách thị xã 3-4km, đập tan âm mưu co cụm, “tử thủ”, chờ tăng viện hòng tái chiếm Buôn Ma Thuột của sư đoàn 2 ngụy. Riêng với tôi, một cán bộ trưởng thành, nhiều năm gắn bó với đoàn Đắc Tô, thì trận chiến đấu tiêu diệt cứ điểm Hòa Bình thực sự đòi hỏi ý chí kiên quyết tiến công, lòng dũng cảm của bộ đội ta và là một trong những trận đánh oanh liệt, đáng nhớ nhất của trung đoàn 66, từng nổi tiếng với chiến thắng Plây Me (trung đoàn cũng mang tên Plây Me từ sau trận đó).

Cứ điểm 53 được xây dựng hết sức kiên cố, rộng chừng 1km2, xung quanh có nhiều lớp hàng rào phòng ngự và phân khu, bố trí nhiều bãi mìn, vật cản và đặc biệt có các chốt tiền tiêu rất lợi hại trong phát triển và đánh trả đối phương từ xa. Bên trong cứ điểm có các lô cốt, hầm ngầm và công sự vững chắc, có chỗ dày tới hàng mét. Địch lại có lợi thế là ở trên cao, quanh khu căn cứ hoàn toàn trống trải. Quân ngụy co cụm về đây đông tới hàng ngàn tên, tinh thần hoang mang, nhưng được thả dù tiếp viện, chi viện đến mức tối đa, lại được bọn tướng tá ngụy khích lệ, nên chúng ngoan cố, điên cuồng chống trả hòng tử thủ đến cùng. Trong các ngày 15, 16 tháng 3, xe tăng, bộ binh ta đã mở nhiều đợt tiến công vào cứ điểm nhưng không “nhổ” được căn cứ này, lại bị thiệt hại và thương vong lớn. Sáng 16-3, trung đoàn 66 được lệnh hành quân khẩn cấp gần 30km từ nơi đang tập kết về áp sát “cứ điểm”, nhanh chóng triển khai công sự để có thể chiến đấu được ngay. Chiến thắng những ngày trước làm nức lòng cán bộ, chiến sĩ và tuy mệt nhoài sau những ngày chiến đấu căng thẳng, khí thế vào trận mới thật sôi nổi. Ngay chập tối 16-3, được pháo binh và cối đi cùng chi viện, hai tiểu đoàn 7 và 9 đoàn Plây Me vào trận (tôi khi đó là chính trị viên tiểu đoàn 7). Địch phát hiện dùng hoả lực mạnh đánh trả, máy bay địch liên tục ném bom. Đến 21 giờ, chúng tôi mới tiến được nửa đường, trong khi đại đội mở cửa thương vong nhiều. Đại đội trưởng Bình anh dũng hy sinh, tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn phó đều bị thương nặng phải dưa về tuyến sau, bộc phá mở cửa cũng gần cạn. Ở các hướng khác tình thế cũng hết sức khó khăn. Rạng sáng 17-3, đơn vị chúng tôi được đại đội 9 do đồng chí Gia làm đại đội trưởng cùng một số xe tăng vào tiếp sức. Từ hướng thứ yếu, chúng tôi nhập lại thành mũi đột kích mạnh, xe tăng phát huy hết ưu thế về hoả lực, tốc độ xe trước yểm hộ cho xe sau vượt qua hàng rào, đánh chiếm khu tiền duyên. Đại đội trưởng Gia bị thương, sau khi băng bó lại leo lên xe tăng chỉ huy bộ đội đánh bật từng ổ kháng cự, từng ụ súng, lô cốt, 11 giờ trưa, mũi đột kích của đại đội trưởng Gia đã chiếm được sở chỉ huy hậu cứ bắt tù binh để kịp thời khai thác về hệ thống phòng ngự ngầm của chúng. Địch liên tiếp ném bom xuống đội hình của ta và ném bom chặn đường rút lui của quân ngụy, bắt chúng phải “tử thủ” đến cùng. Hoả lực ĐKZ, xe tăng và cao xạ 37 ly của ta phát huy hết uy lực, đánh dũng mãnh cả mặt đất và trên không. Các chiến sĩ nuôi quân, thông tin... cũng dũng cảm không kém, dùng ngay súng thu được của địch đánh địch. Trước sức mạnh áp đảo, tiến công dũng mãnh của quân ta, địch không thể chống đỡ nổi, lực lượng chi viện cũng bị đánh tả tơi, mất liên lạc, 17giờ, ta hoàn toàn làm chủ căn cứ. Đại đội trưởng Gia cắm lá cờ “Quyết thắng” của nhân dân Kon Tum trao tặng lên nóc sở chỉ huy hậu cứ 53. Cũng lá cờ này đã từng bay phấp phới trên sở chỉ huy căn cứ Đức Lập mà trung đoàn tham gia giải phóng ít ngày trước đó.

   
Thượng tá PHẠM CHÀO
   Báo “Sự kiện và nhân chứng” tháng 3/1995


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 11:30:49 am

NHỮNG NGÀY ĐẦU TIẾP QUẢN PLÂY CU


Plây Cu là đầu não quân sự ở Tây Nguyên với sở chỉ huy tiền phương của Quân khu 2 và Quân đoàn 2 ngụy Sài Gòn. Địch tập trung quân nơi đây khá đông, chúng bố trí lực lượng dày đặc từ Plây Cu đến Kon Tum. Khi sư đoàn 316 giải phóng Buôn Ma Thuột và sư đoàn 10 đánh tan cuộc phản kích của sư 23 ngụy, thì quân địch ở Plây Cu đã tháo chạy hoảng loạn.

Đồng chí Bùi San, phó bí thư khu uỷ 5 (bí danh là Chín Liêm) đang tham gia chỉ đạo hoạt động trong nhân dân Buôn Ma Thuột được sự phân công của đồng chí Năm Công (Võ Chí Công), bí thư Khu uỷ 5 hoả tốc dẫn đoàn cán bộ xoi đường ra tiếp quản ngay Plây Cu. Cùng đi với đồng chí Bùi San có tôi, phó ban công thương khu; đồng chí Lê, chuyên viên của Văn phòng khu uỷ; đồng chí Tuấn, chuyên viên của Ban kinh tài khu; đồng chí Rảo, tiểu đoàn phó tiểu đoàn bảo vệ khu uỷ đi trên một xe con Uoát theo đường quân sự làm gấp ra Plây Cu (tỉnh Gia Lai).

Lúc 9 giờ tối ngày giải phóng Buôn Ma Thuột, từ ngoại ô thị xã, đoàn này xuất phát. Đi mãi đến tờ mờ sáng mới ra đến nhà máy chè Bàu Cạn. Thấy có bóng người thấp thoáng trong nhà máy chè, dừng xe lại, đồng chí Bùi San cho bảo vệ vào hỏi xem tình hình ra sao. Bà con nói là lính ngụy đã rút chạy xuống đồng bằng cả rồi. Mọi người lên xe đến thẳng chợ Plây Cu thấy lửa còn đang cháy, khói toả um tùm, nhiều quầy hàng bị đập phá tan tành.

Vừa nhảy xuống xe ngay trước cổng chợ, đồng chí Bùi San vội họp cấp tốc, những người cùng đi đứng quanh đồng chí hỏi: “Nên làm việc gì trước việc gì sau ngày hôm nay, trong lúc lãnh đạo tỉnh này chưa vào kịp?”. Anh em trong đoàn đề xuất: Nhiệm vụ bức xúc nhất là kéo dân bị địch cưỡng bức chạy theo chúng đang mắc kẹt tại đường số 7 xuống Phú Yên - đoạn ta diệt đoàn xe địch tháo chạy; huy động dân dập tắt lửa ở chợ những chỗ còn cháy; mặt khác, tìm cơ sở ở thị xã để liên lạc với thường vụ tỉnh uỷ Gia Lai bàn giao công việc tiếp quản thị xã để kịp về tham gia tiếp quản thành phố Đà Nẵng... Đồng chí Bùi San giao cho tôi tổ chức việc cứu dân bị kẹt vùng chiến sự trên đường 7, các việc còn lại nêu trên phân công các đồng chí cùng đi mỗi người một việc.

Chúng tôi chia nhau bung ra các ngả đường quanh thị xã phát loa gọi những người còn lánh né ở lại quanh thị xã. Bà con (kể cả anh em lính ngụy rã ngũ) nghe cách mạng đã vào tiếp quản Plây Cu ban đầu còn ngần ngại, đến khoảng 10 giờ, họ tụ tập được khoảng 35 người. Qua số người này họ phát hiện cho ta biết kho gạo, kho xăng và huy động được hàng chục xe con, xe vận tải, phá kho lấy gạo, xăng mang xuống vùng dân đang bị kẹt, phát loa gọi đồng bào ra đường, cách mạng sẽ phát gạo cho ăn, muốn về đâu thì về. Ban đầu bà con còn ngần ngại, phân vân, ta chọn trong số người kể cả lính ngụy mới rã ngũ ở tại thị xã Plây Cu lùng vào rừng hai bên đường kêu gọi. Khoảng 2 giờ chiều, họ lần lượt ra gần 100 người. Ta cho gạo ăn và tất cả đều xin về Bầu Cạn, Biển Hồ và thị xã Plây Cu. Qua số này ta vận động họ về tìm các loại phương tiện có động cơ đến thị xã lấy xăng cho xe, mang gạo đi cứu dân ngay trong buổi chiều cùng ngày. Ta tổ chức từng đoàn, cử người chỉ huy và bằng cách kêu gọi dân bị kẹt trở về. Nhờ việc quen biết nhau, nên họ mách cho nhau biết chỗ trốn lánh của dân bị kẹt, bà con sáp vào vận động, gọi loa, nên chiều hôm đó đến ngày sau đã đưa được khoảng trên 5000 dân về Bàu Cạn, Biển Hồ, thị xã Plây Cu và Kon Tum.

Chiều cùng ngày đoàn vào thị xã Plây Cu, đội công tác của thị xã đã bám sát nên đã bắt liên lạc với đoàn chúng tôi. Qua đội công tác thị xã đã liên lạc với tỉnh nên chiều ngày sau anh Ama Nhanh, Bí thư tỉnh uỷ và một số anh thường vụ, phụ trách các ngành của tỉnh vào thị xã. Anh bùi San đã giao công việc cho tỉnh. Sau đó đoàn kéo về tham gia tiếp quản Đà Nẵng.

   
TÔ ĐÌNH CƠ
   (Nguyên Phó trưởng ban công thương khu Trung Trung bộ)
   Báo “Sự kiện và nhân chứng” tháng 3/1995.


Tiêu đề: Re: Tiếng sấm Tây Nguyên
Gửi bởi: chuongxedap trong 06 Tháng Mười, 2009, 11:32:39 am

BỘ TỔNG THAM MƯU
VỚI CHIẾN DỊCH NAM TÂY NGUYÊN NĂM 1975


Để mở trận đột phá tiến công chiến lược giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên, thực hiện kế hoạch của Bộ Tổng tham mưu, trong những tháng cuối năm 1974, tại Bộ chỉ huy Mặt trận B3, ý đồ chiến lược còn nằm trong tuyệt mật, nhưng tất cả cán bộ mặt trận và binh chủng đã bắt tay vào làm công tác chuẩn bị chiến trường cho chiến dịch mùa khô năm 1975. Công binh đã mở đường làm gấp vào hướng nam Tây Nguyên và ngụy trang kín đáo. Đến tháng 11 năm 1974, đoàn cán bộ Bộ tư lệnh B3 do Thiếu tướng Vũ Lăng, Tư lệnh; đồng chí Quốc Thước, Tham mưu trưởng, cùng Tư lệnh các đơn vị binh chủng từ cơ quan B3 đã xuống binh trạm Nam. Đoàn đi về hướng Đức Lập, vào Đắc Đăm triển khai trinh sát các mục tiêu và thiết lập Sở chỉ huy chiến dịch theo ý định chiến lược của Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng: “Mặt trận B3 đảm nhiệm hướng chiến lược chủ yếu của toàn Miền trong chiến dịch mùa khô năm 1975”, và bổ sung nhiệm vụ: “Chuẩn bị tấn công giải phóng Gia Nghĩa và tỉnh Quảng Đức”. Tiếp theo là một chủ trương mới, thực hiện ý đồ chiến lược tuyệt mật ngày 9 tháng 1 năm 1975 của Thường trực Quân uỷ Trung ương là: “Mở chiến dịch tấn công địch ở nam Tây Nguyên” và nói rõ hơn: “Mục tiêu chủ yếu là Buôn Ma Thuột”. Để chỉ đạo trực tiếp trận đột phá tiến công chiến lược này, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương cử đồng chí Đại tướng Văn Tiến Dũng, ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng làm đại diện tại Mặt trận Tây Nguyên. Ngày 21 tháng 1 năm 1975, đoàn cán bộ trung cao cấp Bộ Tổng tham mưu trực tiếp chỉ đạo chiến dịch đã đến chiến trường B3 và làm việc với Bộ tư lệnh Mặt trận tại Sở chỉ huy ở Đắc Đăm.

Trải qua 2 tháng chuẩn bị chiến trường, đồng chí Thiếu tướng - Tư lệnh Vũ Lăng cùng cán bộ cơ quan Mặt trận B3 báo cáo với Đại tướng Tổng Tham mưu trưởng về tình hình chiến trường và ý định ban đầu của chiến dịch, hướng tiến công các mục tiêu địch theo ký hiệu: C3 (Đức Lập); C4 (Gia Nghĩa); C7 (Cheo Reo - Quảng Đức); C9 (Thuần Mẫn); C10 (Buôn Đôn); và mục tiêu A (Buôn Ma Thuột). Về lực lượng địch ở Tây Nguyên lúc này có Sở chỉ huy Quân đoàn 2 - Căn cứ 23 - Sân bay Hoà Bình, các trận địa pháo, đặc biệt là pháo 175 ly, 155 ly; hàng trăm xe tăng, xe bọc thép, 7 liên đoàn biệt động quân; hệ thống chi khu, ấp hình thành liên hoàn hàng chục năm nay. Về lực lượng B3, ngoài hai sư đoàn và các trung đoàn binh chủng tại chỗ; lần này Bộ còn tăng cường phối thuộc cho 2 sư đoàn (968 và 316); lực lượng xe vận tải của Đoàn 559; các đơn vị đặc công, pháo binh của Miền đứng trên địa bàn.

Đại tướng chú ý nghe báo cáo về thủ đoạn nghi binh, đánh lạc hướng giữ bí mật ý đồ tác chiến của ta. Về lực lượng hoạt động giả trong chiến dịch nghi binh ở phía bắc Tây Nguyên của ta liên tục hoạt động như hệ thống vô tuyến điện, huy động dân công, đánh rơi bản đồ chiến lệ kế hoạch tiến công giải phóng Kon Tum... và càng gần bước vào chiến dịch thì pháo binh B3 liên tục pháo kích các mục tiêu ở phía bắc Tây Nguyên. Qua các hành động trinh sát và mở đường, điều động lực lượng của ta, dịch có phát hiện một vài dấu vết nên chúng đã cho máy bay trinh sát. Bọn cố vấn Mỹ đến địa bàn kiểm tra, tăng cường trinh sát nống ra, nhưng chúng vẫn đinh ninh và khẳng định là ta chuẩn bị mở chiến dịch tiến công hướng bắc Tây Nguyên, giải phóng tỉnh Kon Tum...

Đại tướng Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng thay mặt Bộ Chính trị và Thường trực quân uỷ Trung ương trực tiếp giao nhiệm vụ cho Đảng uỷ và Bộ tư lệnh Mặt trận B3 theo nghị quyết của Quân uỷ Trung ương ngày 21 tháng 1 năm 1975: “Mở chiến dịch Tây Nguyên nhằm mục đích: Tiêu diệt lớn sinh lực địch, diệt nhiều trung đoàn, chiến đoàn, đánh quỵ Sư đoàn 23, giải phóng Đức Lập và Buôn Ma Thuột, mở hành lang thông suốt với B2 và ba tỉnh Liên khu 5 tạo ra cục diện mới ở chiến trường, tăng thêm khả năng cơ động của chủ lực Tây Nguyên, phối hợp có hiệu quả giải phóng toàn miền Nam”.

Về tham mưu chiến lược, cách đánh chiến dịch, đồng chí Văn Tiến Dũng khẳng định: Đây là chiến dịch binh chủng hợp thành quy mô lớn, nắm vững thời cơ bí mật bất ngờ tấn công tiêu diệt địch.

Được sự trực tiếp tổ chức chiến dịch của Bộ Tổng tham mưu, các đoàn trinh sát của Bộ tiếp tục trinh sát bổ sung cho mục tiêu A (Buôn Ma Thuột) từ ngày 8 đến 20 tháng 2 năm 1975. Tại Sở chỉ huy Đắc Đăm, cạnh đồng chí Văn Tiến Dũng, các cán bộ tham mưu tác chiến Trần Trí, Lê Minh; đồng chí Thông, Trưởng ban trinh sát, cùng các cán bộ của Bộ Tổng tham mưu xây dựng chiến lệ và đắp sa bàn mục tiêu A. Công việc được tiến hành khẩn trương, cả ngày và đêm. Đúng vào đêm giao thừa ngày 11 tháng 2 năm 1975, tức là ngày mồng 1 tết Ất Mão, trong khu rừng toả ngát hương hoa mai ở Đức Lập, Đắc Đăm, cùng với “quà đón Xuân” của đồng chí Văn Tiến Dũng và đoàn cán bộ Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh B3 là một “rừng” chiến lệ. Các dải sa bàn rực lên một vùng đô thị của Cao Nguyên trung phần là những mục tiêu của ý chí, quyết tâm, tinh thần quyết chiến quyết thắng. Tết Ất Mão ấy ở B3, ở Sở chỉ huy tuy chỉ vẻn vẹn có một con gà và mấy đĩa xôi nhưng đầy ắp tiếng cười giữa rừng khuya. Mọi người đều tin tưởng trước sự tính toán chiến lược; sắc sảo trước đòn đánh bất ngờ do được bảo mật thông tin tuyệt đối và nghi binh tải giỏi, chắc chắn nhiều đơn vị lớn, nhiều chiến đoàn địch sẽ bị tiêu diệt, thành phố Buôn Ma Thuột và Tây Nguyên sẽ được giải phóng...

Và đúng như vậy, trận tác chiến đột phá bằng binh chủng hợp thành đã diễn ra nhịp nhàng, giành được thắng lợi lớn, đồng chí Văn Tiến Dũng nói, như là “Một bản Xônat”. Đồng chí Hoàng Minh Thảo nhắc lại nghệ thuật kiến trúc chiến tranh phải bằng “Tập đoàn quân”, nói lên tập trung sức mạnh áp đảo gấp nhiều lần. Lực lượng của ta vào chiến dịch lúc này có 5 sư đoàn mạnh, 2 trung đoàn pháo binh với 2.800 tấn đạn, 2 tiểu đoàn ô tô, 1 trung đoàn đặc công, 1 trung đoàn xe tăng cùng nhiều binh chủng phối hợp. Đồng chí Vũ Lăng nói: “Bí mật sẽ bất ngờ, mà bất ngờ thì sức mạnh sẽ tăng lên gấp bội và tạo ra một thời cơ mới” cũng như “một quả thôi sơn bất ngờ làm cho đối phương sẽ bị đo ván!”.

Đúng là, sự bất ngờ đã diễn ra liên tục, Bộ chỉ huy chiến dịch đã sử dụng hết nhiều tấm bản đồ vì tình huống diễn ra quá nhanh: Đêm 4 tháng 3 năm 1975 lần đầu tiên trung đoàn 95 đánh cắt đứt giao thông ngay tại cầu A Zun đường 19. Ngày 8 tháng 3, đồng loạt các mục tiêu bên ngoài Buôn Ma Thuột bị tấn công tiêu diệt như Thuần Mẫn, Cẩm Ga, Buôn Đôn, Gia Nghĩa. Căng địch ra để đánh. Mục tiêu quan trọng liên hợp phòng ngự tại Đức Lập bị Trung đoàn 66 và pháo binh tiêu diệt xong ngày 9 tháng 3 năm 1975 gồm các thiết đoàn, chi đoàn thiết giáp, pháo binh, công binh, thám báo, bảo an và các liên đoàn biệt động.

Mục tiêu trọng điểm của chiến dịch là thành phố Buôn Ma Thuột. Ở đây có Sư đoàn 23 ngụy; 3 trận địa pháo 175 ly, 155 ly; 2 thiết đoàn xe tăng, 1 sân bay, sở chỉ huy, hệ thống truyền tin, các liên đoàn biệt động 21 và 23, hệ thống công sự vững chắc.

Khi mở cuộc tấn công đột kích, ta đã tạo được thế bất ngờ: Các sư đoàn Bộ binh 316, 10; Trung đoàn xe tăng 273 đã vào vị trí tập kết; các trận địa pháo của ta đã chuẩn bị sẵn; cầu phà làm gấp vượt sông Sêrêpốc đã chuẩn bị xong mà địch không hề hay biết. Lúc 24 giờ ngày 9 tháng 3 năm 1975 một tiểu đoàn của Trung đoàn 198 đặc công do đồng chí thượng uý Nguyễn Văn Tôn chỉ huy, đã tiềm nhập chiếm lĩnh sân bay Hoà Bình bằng 2 tạ bộc phá. Vào 1 giờ sáng ngày 10 tháng 3 năm 1975, bộc phá đã nổ long trời. Cả thành phố Buôn Ma Thuột, lực lượng của địch đang thiếp đi, đã lại bừng tỉnh sau tiếng nổ kinh hoàng. Các trận địa pháo chiến dịch, xe tăng Trung đoàn 273 và bộ binh ta đã ào ạt vượt qua sông Sêrêpốc lần lượt tiêu diệt các mục tiêu trong trung tâm. Trưa ngày 10 tháng 3 năm 1975, thành phố Buôn Ma Thuột hoàn toàn được giải phóng. Thừa thắng xông lên, các đơn vị tiếp tục tấn công đánh mạnh vào Quân đoàn 2 ngụy bắt sống tên Chuẩn tướng Trần Văn Cẩn, Tư lệnh phó Quân đoàn.

Như Quân uỷ Trung ương đã dự đoán “tăng thêm khả năng cơ động”, lúc này mục tiêu của chiến dịch không chỉ tiến công thành phố Buôn Ma Thuột, giải phóng Tây Nguyên mà liên tục phát triển như vũ bão. Do Bộ tư lệnh theo dõi chỉ huy kịp thời trước sự dao động hoảng loạn của địch. Sư đoàn 320 đã nhanh chóng chặn đánh quân địch rút chạy trên đường số 7, tiêu diệt hàng trăm xe cơ động và hàng ngàn tên. Tiếp theo là 2 sư đoàn phát triển xuống đồng bằng: Sư đoàn 320 tiến công giải phóng tỉnh Khánh Hoà, Sư đoàn 10 tiến công giải phóng tỉnh Phú Yên.

Tại Sở chỉ huy chiến dịch, các đồng chí Tư lệnh nói vui là “đánh hết bản đồ”. Sư đoàn 10, Sư đoàn 320 phát triển tiến công xa quá, có lúc bị mất liên lạc. Đây là lần đầu tiên lực lượng chủ lực tại chỗ của B3 trong nhiều năm đánh Mỹ, nay được Bộ trực tiếp chỉ đạo với chiến dịch quy mô lớn chưa từng thấy.

Ngày 26 tháng 3 năm 1975, chuẩn bị nhiệm vụ tiếp theo, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Binh đoàn Tây Nguyên (tức Quân đoàn 3) để khẩn trương tiến nhanh tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. Trước khi lên đường làm nhiệm vụ mới, đồng chí Văn Tiến Dũng phát biểu trong tổng kết chiến dịch nam Tây Nguyên: “Lực lượng vũ trang B3 và các lực lượng tham gia chiến dịch đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.

Ngày 20 tháng 3 năm 1975, Sư đoàn 320, Sư đoàn 10 theo đường 20 lên hợp điểm Quân đoàn 3, tiến theo đường 14 vào tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh theo hướng Tây Bắc. Các cán bộ Bộ Tổng tham mưu lại tiếp tục đưa Quân đoàn 3 vào tiến công giải phóng Sài Gòn. Báo Quân giải phóng Tây Nguyên viết bài “Chim D’Rao cất cánh bay xa và tạm biệt Tây Nguyên”.

   
Đại tá HUỲNH CHÁNH
   (Trích từ cuốn “Kỷ niệm sâu sắc về công tác tham mưu chiến lược”
   T2. - QĐND., H: 2004)



Het!