Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu - Hồi ký Việt Nam => Tác giả chủ đề:: quansuvn trong 04 Tháng Giêng, 2021, 08:42:05 pm



Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 04 Tháng Giêng, 2021, 08:42:05 pm
- Tên sách: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
- Tác giả: Mai Văn Bộ
- Nhà xuất bản: Thành phố Hồ Chí Minh
- Năm xuất bản: 1985
- Số hóa: quansuvn



LỜI GIỚI THIỆU


Sài Gòn và miền Nam nước ta được giải phóng tròn một thập kỷ. Thế mà về thất bại của Hoa Kỳ, về những bài học mà nước này cần rút ra cho mình vẫn còn không ít người Mỹ tranh luận, tranh luận đặc biệt sôi nổi nhân dịp 30 tháng 4 năm nay.


Có tướng lãnh, có chính khách cay cú với thất bại chiến tranh đầu tiên trong lịch sử của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - thất bại mà họ đã góp phần và cái giá phải trả về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, tâm lý chưa tính sổ hết được - cho rằng nước họ không thua chiến tranh, không thua về quân sự, chỉ thua trên mặt trận chính trị đối nội, thua tại bàn đàm phán Pa-ri.


Ai có theo dõi thời cuộc và suy nghĩ khách quan đều có thể hiểu được thâm tâm của những tướng lãnh và chính khách nầy. Nghe họ nói, đọc những gì họ viết, người ta không nhầm lẫn ai trong bọn họ muốn bào chữa cho bản thân, ai - trong "thời kỳ sau Việt Nam" - muốn Oa-sinh-tơn cứ tiếp tục chính sách đối đầu và ở đâu mà sức ép chính trị, thủ đoạn kinh tế, đe dọa quân sự tỏ ra không khuất phục được đối phương thì dùng võ lực nếu thấy lực lượng so sánh cho phép.


Có mấy ai tin - ngay cả ở Hoa Kỳ - rằng không thất bại về quân sự mà chú Sam chịu cuốn cờ về nước một cách ê chề, rồi nhìn một cách bất lực cả một cơ đồ thực dân mới được dày công xây dựng trong suốt hai thập kỷ sụp đổ như một lâu đài bằng giấy với sự tháo chạy tán loạn vào những ngày, những giờ cuối cùng của cả thầy lẫn tớ? Dĩ nhiên, thất bại quân sự đâu có nghĩa là quân lính Mỹ bị hất xuống Biển Đông.

Dù sao, những kẻ ngoan cố nhất cũng đã thừa nhận rằng nước họ thua trên những mặt trận khác.

Trên mặt trận ngoại giao - một mặt trận thật sự với những cuộc đấu tranh phức tạp, gay gắt, quyết liệt, hai bên mặt đối mặt suốt năm năm trời - chúng ta biết còn quá ít. Mong mỏi của nhiều người là nhân dịp kỷ niệm 40 năm thắng lợi của ngành ngoại giao ta, nhiều tài liệu sẽ được công bố, giúp cho nhân dân ta và cả người nước ngoài hiểu thêm nhiều điều bổ ích, hiểu sâu hơn cuộc đấu tranh toàn diện của dân tộc ta và, qua đó, thấy rõ hơn tầm vóc của thắng lợi cuối cùng trong cuộc đọ sức với đế quốc Mỹ.


Quyển Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật dưới dạng hồi ký là một trong những tài liệu ấy. Một tài liệu "sống" vì người trong chuyện ghi lại những điều chính mình làm hoặc bản thân chứng kiến trực tiếp.


Những sự kiện được ghi lại xảy ra một thời gian ngắn trước cuộc tập kích chiến lược Tết Mậu Thân (1968). Người lãnh đạo ở Nhà Trắng và Lầu Năm góc cùng một số phụ tá của họ thấy rõ nửa triệu quân Mỹ bị sa lầy ở Việt Nam. Một mặt trận nhân dân thế giới đã hình thành trên thực tế đòi Hoa Kỳ chấm dứt chiến tranh. Đông đảo nhân dân Mỹ và trong các giới chính trị và quân sự ngày càng có nhiều tiếng nói đòi quân Mỹ rút khỏi Việt Nam. Đã đến lúc Oa-sinh-tơn thấy phải tiếp xúc với "phía  bên kia" ngoài chiến trường để tìm cách rút khỏi bãi lầy. Nhưng làm sao tiếp xúc được? Ai sẽ làm môi giới mà Mỹ có thể tín nhiệm và Hà Nội có thể chấp nhận? Tiếp xúc ở đâu và dưới hình thức nào để giữ bí mật nhằm không để lộ Mỹ đang ở thế yếu? Nội dung cụ thể của tiếp xúc mà hai bên có thể thỏa thuận là gì? Đấy là bao nhiêu vấn đề không phải kỹ thuật đơn thuần mà có nội dung chính trị tế nhị, phức tạp cần có đáp số để tiến nhanh đến đàm phán thật sự, tìm một giải pháp thương lượng cho cuộc chiến tranh.


Đọc hồi ký người ta thấy phía Việt Nam hiểu sâu sắc địch thủ của mình như thế nào, đã phá tan những thủ đoạn dai dẳng của họ muốn đàm phán trên thế mạnh như thế nào, đã kiên trì và vững vàng giữ lập trường nguyên tắc của mình, đồng thời khôn khéo, chủ động kết hợp đấu tranh ngoại giao với đấu tranh trên chiến trường và tranh thủ dư luận quốc tế như thế nào nhằm, cuối cùng, buộc họ phải tiếp xúc với phía ta theo điều kiện cơ bản của ta.


Tác giả ghi lại tỉ mỉ những sự kiện, nhắc lại bối cảnh trước và trong quá trình chúng xảy ra, và phân tích nhằm giúp người đọc hiểu rõ bề sâu của vấn đề, qua đó cũng bắt đầu cho thấy phần nào bản lĩnh của hai bên trên một mặt trận mới.


Tác giả - đồng chí Mai Văn Bộ - là người không xa lạ với thành phố ta và các tỉnh phía Nam nói riêng. Đồng chí đã từng hoạt động trong phong trào sinh viên yêu nước trước Cách Mạng Tháng Tám tham gia viết lời cho nhiều bài hát của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước thời bấy giờ và bài "Giải phóng miền Nam" sau nầy.

Tháng 8 năm 1945, đồng chí tham gia Tổng khởi nghĩa ở Sài Gòn.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng chí trải qua nhiều cương vị công tác, trong nội thành Sài Gòn - Chợ Lớn và ở khu giải phóng Nam Bộ.

Sau hội nghị Giơ-ne-vơ (1954) đồng chí trở lại Sài Gòn trong Phái đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam cạnh Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát.

Từ năm 1960, đồng chí Mai Văn Bộ chuyển hẳn sang ngành ngoại giao và từ đó cho đến đầu những năm 80 nầy. Đồng chí đã từng giữ trong nhiều năm cương vị đại sứ tại Pháp, kiêm đại sứ tại Bỉ, Hà Lan và Lúc-xăm-bua, đi lại nhiều nước ở Tây Âu và Bắc Âu.

Đồng chí là thành viên phái đoàn Việt Nam dân chủ cộng hòa tại Hội nghị Pa-ri.

Năm 1984, đồng chí Mai Văn Bộ trở về thành phố Hồ Chí Minh và viết tập hồi ký nầy mà Nhà xuất bản trân trọng giới thiệu với bạn đọc. Nếu chúng tôi không nhầm, đây là tập hồi ký đầu tiên của một cán bộ ngoại giao Việt Nam được xuất bản ở nước ta.


                                                              NHÀ XUẤT BẢN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
                                                                             Tháng 6 năm 1985


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 04 Tháng Giêng, 2021, 08:43:25 pm
TRƯỚC KHI VÀO CHUYỆN


Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch thường khuyên các đồng chí lớn tuổi và đã trải qua thực tiễn đối ngoại nên viết hồi ký.


Từ lâu, tôi cũng đã có ý định viết về đòn tấn công ngoại giao đầu năm 1967 dẫn đến cuộc tiếp xúc bí mật giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ vào cuối năm đó tại Pa-ri, thủ đô nước Pháp.


Thật vậy, cuộc tiếp xúc bí mật kéo dài đúng hai tháng cuối năm 1967 là một thủ đoạn không thể tách rời đòn tấn công ngoại giao công khai đầu năm mà nó vừa là kết quả, vừa là bộ phận. Huống chi, chỉ có dưới ánh sáng của đòn tấn công ngoại đầu năm - dần dần trở thành một chiến dịch huy động cả dư luận quốc tế - cuộc tiếp xúc bí mật cuối năm mới có được đầy đủ ý nghĩa và tác dụng của nó trong nhiệm vụ đấu tranh, tìm hiểu thêm kẻ địch và kết hợp phục vụ chiến trường đang tiến nhanh tới cuộc tập kích chiến lược mùa Xuân 1968.


Tuy nhiên, tôi đã không viết tập hồi ký ngắn này nếu Hen-ri Kít-xin-giơ (Henry Kissinger), trước đây là cố vấn an ninh của Tổng thống Ních-xơn (Nixon), cũng đã không viết trong tập hồi ký (Những năm ở Nhà Trắng) The White House Years của ông ta (A la Maison Bianche 1968-1973, bản dịch tiếng Pháp, Nhà xuất bản Fayard 1979) như sau:

"Trong nhiều tháng ròng tôi đi lại đều đặn Pa-ri để chuyển những thông điệp và nhận thông điệp của người Bắc Việt Nam. Cuối cùng, cố gắng đó thất bại, những đó là một bước trên đường đi tới một thỏa thuận mà một năm sau đã cho phép tạm ngừng những cuộc ném bom và bắt đầu những cuộc đàm phán hòa bình".


Bằng cách nói nửa úp nửa mở khá tinh vi trên đây, Kít-xin-giơ đã xuyên tạc sự thật, kể công và bịa đặt vai trò của ông ta trong quá trình đi tới ngừng ném bom và đàm phán hòa bình giữa Mỹ và Việt Nam.

Vả lại, đọc những dòng trên đây của Kít-xin-giơ, người ta có quyền nêu lên rất nhiều câu hỏi, như:

- Tại sao có cuộc tiếp xúc bí mật giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ?

- Những "thông điệp" được trao đổi giữa hai bên là những thông điệp nào và nội dung ra sao?

- Tại sao có chuyện lạ lùng cố gắng thất bại mà lại là một bước trên đường đi tới một thỏa thuận? v.v...

Và từ đó, người ta cũng có thể đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.

Tôi tự thấy mình có trách nhiệm làm sáng tỏ những vấn đề trên đây, vạch trần trò bịp bợm và lập lại sự thật về một thắng lợi rực rỡ của ngành Ngoại giao Việt Nam, vì "người Bắc Việt Nam" mà Kít-xin-giơ đã nhắc đến trong hồi ký, xin được phép nói rõ chính là tôi.


Nói thực ra, việc làm của tôi không có gì là đặc biệt khó khăn. Hồ sơ gồm tất cả chỉ thị từ trong nước, những biên bản tiếp xúc, báo cáo và một số tài liệu vẫn còn đó.

Cho nên, để viết về đòn tấn công ngoại giao đầu năm 1967 cũng như về cuộc tiếp xúc bí mật vào cuối năm đó, tôi có đầy đủ tư liệu, chỉ cần sắp xếp có trình tự, đặt lại các sự kiện trong bối cảnh  và các mối liên quan, làm cho mỗi sự kiện tự nói lên ý nghĩa của nó, với những phân tích và kết luận cần thiết.


Song, có một điều vẫn làm tôi băn khoăn. Ở phương Tây, trong những năm gần đây, viết hồi ký đã trở thành một cái mốt. Có chính khách vừa mới ra khỏi chính quyền đã khao khát trở lại, vội vã viết hồi ký để phô trương thành tích, kể cả những thành tích có tính chất tưởng tượng; hoặc để tự bào chữa về một lỗi lầm hay một thất bại mà người ta không thể nào ngụy trang thành thắng lợi, hoặc cũng thường thấy, chỉ để trả thù vì đã đột ngột mất toi chiếc ghế bộ trưởng mà nạn nhân đã phải dày công xoay xở mới ngồi vào được.


Thành thật mà nói, tôi không có những ý đồ như vậy. Song đã viết hồi ký thì không thể nào chỉ đóng vai trò một nhân chứng thụ động, hoặc chỉ kể chuyện của người khác mà còn phải và chủ yếu kể lể rất nhiều về những việc làm của mình hoặc về những sự kiện có liên quan ít hay nhiều, gần hay xa đến bản thân, huống chi còn phải nói lên, bằng lời văn hay không bằng lời văn, cách đối xử, những ý nghĩ và tình cảm, những phân tích, nhận định và đánh giá, khi thì thuận lợi cho người này mà không thuận lợi cho người kia, thậm chí có khi thuận lợi cho cá nhân mình mà không thuận lợi cho người khác.

Mong bạn đọc thông cảm tình thế tế nhị và lắm khi khó xử của người viết hồi ký.


                                                                                    Viết xong tại Làng đại học Thủ Đức
                                                                                             Thành phố Hồ Chí Minh
                                                                                        Ngày 15 tháng 11 năm 1984
                                                                                                    MAI VĂN BỘ


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 04 Tháng Giêng, 2021, 08:45:12 pm
I
NHIỆM VỤ MỚI


Trung tuần tháng 8 năm 1987, sau khi về nước dự Hội nghị ngoại giao lần thứ 6 và thăm một số nơi trên miền Bắc, tôi lại tạm biệt Hà Nội vang rền tiếng bom, tiếng máy bay siêu âm, tiếng nổ của hỏa tiễn và tiếng súng phòng không đủ các cỡ, để trở lại Pari, với một nhiệm vụ mới, bí mật và khẩn trương.

Vì có tình hình mới.

Trước, cũng cần nhắc lại, vào thời gian nói trên tại Hà Nội, không phải người ta chỉ có nghe những tiếng rú nhức óc và tiếng nổ long trời của các loại vũ khí hiện đại mà qua báo chí, các đài phát thanh và tin của các hãng thông tấn, người ta còn nghe vọng đến tai từ năm châu bốn biển tiếng la ó, tiếng gào thét phẫn nộ của các phong trào quần chúng lên án Mỹ và đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh xâm lược chống Việt Nam.


Đặc biệt, tinh thần chống chiến tranh đã phát triển khá sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân Mỹ.

Thời báo Niu-Yoóc (The New York Times) viết rằng chính trị của Mỹ ở Việt Nam đã trở thành đề tài của một cuộc thảo luận rộng rãi và nóng bỏng trong "mỗi gia đình, mỗi cơ quan, mỗi nông trang". Với thời gian, cuộc phản chiến của nhân dân Mỹ đã trở thành một phong trào chính trị quy mô chưa từng thấy. Thanh niên Mỹ biểu tình, công khai đốt xé thẻ quân tịch và chạy ra nước ngoài (Ca-na-da, Tây Âu, Bắc Âu...) tham gia các tổ chức quần chúng ủng hộ Việt Nam.


Riêng ở Pháp, trên 30 chính đảng và tổ chức quần chúng gồm tất cả các khuynh hướng chính trị và tôn giáo, cùng với nhân sĩ, trí thức, nghệ sĩ, nhà khoa học, nhà báo, v.v... đã tập hợp thành một lực lượng chính trị rộng rãi và không ngừng hoạt động dưới những hình thức cực kỳ phong phú chống chính trị xâm lược của Mỹ ở Việt Nam.


Dù thuộc ngành hoạt động xã hội nào, hệ ý thức hay tôn giáo nào, chỉ cần có một chút lương tri thì mỗi người đều có lý do chính đáng để chống đế quốc xâm lược Mỹ.


Song song với sự giúp đỡ quí báu và có hiệu quả của các nước xã hội chủ nghĩa, Mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam và chống Mỹ đã hình thành trên thực tế ở Tây Âu.


Người ta nói không sai: Lương tri của loài người đã trỗi dậy chống chủ nghĩa đế quốc Mỹ.

Giữa năm 1967, chiều hướng của cuộc chiến tranh đã trở nên khá rõ ràng.

Nếu cần một hình tượng để mô tả tình thế tuyệt vọng của đế quốc Mỹ lúc bấy giờ, có thể nói là tên sen đầm quốc tế quen thói ngạo nghễ và ỷ thế hiếp người, đang lâm vào tình cảnh bi đát "chó bỏ giỏ cua". Phải, nó còn có thể gầm ghè, nhe răng đe dọa và cắn chết người, nhưng nó đã không thể nào tự nó rút chân ra được nữa rồi!

Nói một cách khác, Mỹ đã sa lầy ở Việt Nam.

Có người nói Mỹ đã bắt đầu bằng một sự sai lầm. Đó là khi nó chọn đối tượng làm nạn nhân cho chính sách xâm lược của nó. Để rồi từ đó, mỗi lần đứng trước nguy cơ thất bại, nó lại áp dụng chiến thuật, "chạy trốn về phía trước" bằng cách tiếp tục leo thang chiến tranh.


Song quá trình "thất bại - leo thang" và "leo thang - thất bại" đã nghiễm nhiên trở thành một quy luật khắc nghiệt như một sợi dây vô hình trói chặt Mỹ, mà Mỹ cố vùng vẫy cũng không thể nào thoát được.

Dưới đây, tôi không trở lại từ đầu mà chỉ xin nhắc lại một số sự kiện và chi tiết có ý nghĩa, từ năm 1961 trở đi.

Đầu năm 1961, từ Ai-xen-hao (Eisenhower) sang Ken-nê-đy (Kennedy) với chính sách "cứng rắn ở tất cả các mặt trận" và chiến lược "trả đũa ồ ạt", Mỹ đã phát động trở lại cuộc chạy đua vũ trang và đặt thế giới trước "sự thách thức của Mỹ" (le defi americain). Mỹ vác ngọn cờ thập tự chinh chống phong trào giải phóng dân tộc, sẵn sàng can thiệp ở bất cứ nơi nào mà nó có thể can thiệp, chẳng những để "ngăn chặn" mà còn để "đẩy lui" mọi tiến bộ xã hội, bằng mọi giá.


Hành động tội ác đầu tiên của Ken-ne-đy là cuộc đổ bộ chống Cu-ba ở Vịnh Con Lợn ngày 18 tháng 4 năm 1961. Nếu Mỹ đã tạm thời thành công ở Goa-tê-ma-la (Guatemala) năm 1954, thì cuộc đổ bộ chống Cu-ba đã kết thúc bằng một sự thất bại vang dội và nhục nhã. Liền sau đó, tháng 5 năm 1961, thay vì rút bài học thất bại, Ken-ne-đy vội vã phái Phó Tổng thống Giôn-xơn đến Sài Gòn mang cho Diệm sự ủng hộ của chính quyền mới và chuẩn bị "chiến tranh đặc biệt".


Chiến lược tố cộng - diệt cộng đã gây cho phong trào và lực lượng cách mạng những tổn thất nghiêm trọng chưa từng thấy, nhưng đồng thời, nó cũng đã đưa chế độ độc tài gia đình trị kiểu phong kiến cực kỳ phản động của Diệm đến bờ vực thẳm. Từ đầu năm 1960, phong trào đồng khởi ở Nam Bộ đã nổi lên như vũ vão và giải phóng nhiều vùng rộng lớn. Từ thế chủ động, Mỹ đã sa vào thế bị động chiến lược.


Để đối phó, sau chuyến đi Sài Gòn của Giôn-xơn, Mỹ tung cố vấn và vũ khí vào miền Nam và cuộc "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ đã bắt đầu bằng kế hoạch chữa cháy cấp tốc "18 tháng bình định miền Nam", tạm thời cứu được Diệm khỏi sụp đổ, để rồi ba năm sau, chính Mỹ lại giết tên đao phủ đã trở thành một thứ "ngựa bất kham" mà nó đã cứu sống. Song chỉ ba tuần lễ sau khi Diệm bị giết (1-11-1963), Tổng thống Ken-ne-đy cũng bị ám sát (22-11-1963). Nội bộ Mỹ-ngụy rối tựa bòng bong. Ngỡ tưởng giết Diệm và đưa cánh quân sự lên cầm quyền là có thể ổn định được tình hình chính trị nội bộ, Mỹ có ngờ đâu những cuộc đấu đá, tranh giành ảnh hưởng và địa vị giữa các tướng lĩnh  và các phe phái chính trị, ngấm ngầm từ lâu, nay có dịp nổ bùng ra và hàng chục cuộc đảo chính, âm mưu đảo chính và hất cẳng lẫn nhau nối tiếp liên miên, đến nỗi sau này, trong hồi ký của ông ta, Giôn-xơn đã phải than thở "lật đổ Diệm là một chủ trương sai lầm".


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 04 Tháng Giêng, 2021, 08:46:44 pm
Phong trào cách mạng càng phát triển và càng tấn công khắp miền Nam thì cuộc khủng hoảng chính trị nội bộ của Mỹ-ngụy càng thêm rối ren và hỗn loạn hơn bao giờ hết.


Kết quả là đến cuối năm 1964 và đầu 1965, mặc dù có sự tham gia trực tiếp ngày càng đông của lực lượng không quân và hải quân, "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ bắt đầu lâm vào nguy cơ phá sản hoàn toàn.


"Quyền chủ động đã về tay cộng sản", Mắc Na-ma-ra, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, và tướng Tay-lo đã báo cáo như vậy  về Oa-sinh-tơn, tháng 4 năm 1965.


Thay vì chấp nhận sự thất bại và trình bày nó như là "một sự thất bại của Diệm" cho đỡ mất mặt, Mỹ lại tiếp tục áp dụng "chiến lược phản ứng linh hoạt" bằng cách ồ ạt đổ quân lên miền Nam và liên tục ném  bom bắn phá miền Bắc với sự đồng lõa không chút giấu giếm của Bắc Kinh: "Mỹ không đụng đến ta, ta không đụng đến mi".


Ngày 9 tháng 6 năm 1965, trong cuộc họp báo chí hằng tuần, Tổng thống Giôn-xơn tuyên bố không qui định bất cứ một giới hạn nào cho việc Mỹ gởi quên sang Việt Nam. Thế là, tháng 8 năm 1965, từ 25.000, đạo quân viễn chinh của Mỹ tăng vọt lên 75.000 và Tổng thống Mỹ lại cam kết sẽ tăng quân số đó lên 300.000.


Chỉ ba tháng sau, cuối tháng 11 năm 1965, tổng số quân Mỹ ở Việt Nam đã lên đến 200.000 và không quân Mỹ đã tiến hành 3.000 lần đột kích vào bầu trời miền Bắc Việt Nam. Tháng 12 năm 1965, Mỹ công khai thừa nhận không quân Mỹ đã bắt đầu đánh phá những mục tiêu kinh tế bên trong khu vực Hà Nội - Hải Phòng, chấm dứt một sự khẳng định giả dối được lập đi lập lại: "không quân Mỹ chỉ nhằm vào những mục tiêu quân sự".


Trên đà tiếp tục leo thang, con số 300.000 quân của Tổng thống Giôn-xơn chẳng mấy mốc đã bị vượt và đến cuối năm 1966, quân số Mỹ có mặt ở Việt Nam đã tăng vọt lên 389.000.


Năm 1967, Mỹ còn sẽ tung thêm quân vào chiến trường Việt Nam, đưa quân số của đạo quân viễn chinh Mỹ lên đến khoảng nửa triệu!


Với việc đổ nửa triệu quân lên miền Nam và liên tục ném bom bắn phá miền Bắc, Mỹ đã phải chiu hàng năm 30 tỷ đô-la và nếu trước đây, Mỹ còn rêu rao chiến tranh ở miền Nam vẫn là chiến tranh của ngụy quyền được Mỹ giúp đỡ thì bây giờ Mỹ không còn thấy cần đến cái thứ lá nho đó nữa nên Mỹ đã chường mặt ra và công khai thừa nhận "chiến tranh cục bộ" ở Việt Nam là "một cuộc chiến tranh của Mỹ".


Thật ra, chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam "đặc biệt" hay "cục bộ", trước cũng như sau năm 1965, bao giờ chẳng là "một cuộc chiến tranh của Mỹ"? Ngụy quyền, ngụy quân, và cả những đơn vị vũ trang của một số nước chư hầu tham gia chiến tranh bên cạnh quân Mỹ, cũng chỉ là những công cụ chiến tranh của Mỹ mà thôi.


Vả lại, Mắc Na-ma-ra đã lấy làm hãnh diện vì "cuộc chiến tranh của Mỹ" còn được gọi là "cuộc chiến tranh của Mắc Na-ma-ra" (Tháng 7 năm 1964, trả lời phỏng vấn của Thời báo Niu-Yoóc, Mắc Na-ma-ra tuyên bố: "Tôi không có gì để phản đối về việc người ta gọi chiến tranh là "chiến tranh của Mắc Na-ma-ra". Tôi nghĩ rằng nó rất quan trọng và tôi bằng lòng được liên kết với nó. Cho nên, tôi sẽ làm tất cả để giành chiến thắng").


Nói "chiến tranh của Mắc Na-ma-ra" cũng là nói chiến tranh của Lầu Năm góc, của các tướng lãnh nóng đầu, của những "diều hâu" khác và của "Đảng của chiến tranh". Họ sẽ không lùi trước việc sử dụng bất cứ thứ vũ khí nào mà họ có thể huy động được, với khuynh hướng thường xuyên thoát khỏi mọi sự giám sát chính trị. Lý lẽ duy nhứt hướng dẫn hành động của họ, như họ thường nhắc lại, là họ không có sự lựa chọn nào khác hơn là sự chiến thắng. Do đó, đối với họ, chỉ có "chiến tranh tổng lực".


Trên thực tế, từ sau Hội ngị Hô-nô-lu-lu tháng 6 năm 1964, cùng với việc tên tướng "diều hâu" khét tiếng Tay-lo (Taylor) nhậm chức đại sứ ở Sài Gòn, Mỹ đã bắt đầu tiến hành "chiến tranh tổng lực" chống Việt Nam.


Nhằm mục đích trên đây, Mỹ sẽ huy động tất cả sức người, sức của và các loại vũ khí hiện đại nhứt và tinh vi nhứt mà tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của nước Mỹ và tương quan lực lượng trên phạm vi thế giới cho phép Mỹ huy động.


Nếu không một thành phố đông dân nào của miền Bắc đã phải chịu cùng một số phận với Hi-rô-si-ma, điều đó hoàn toàn không có nghĩa là Mỹ đã không hề nghĩ đến khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử ở chiến trường Việt Nam, một chiến trường thuộc châu Á, sau chiến trường Nhật Bản.


Bằng chứng là ba lần - tháng 10 năm 1965, tháng 7 năm 1965 và tháng 10 năm 1966 - một người Đức, gốc Do Thái, lấy quốc tịch Mỹ, với cái tên Henri Kít-xin-giơ đã đến Sài Gòn để "nghiên cứu tình hình miền Nam", với tư cách cố vấn đặc biệt của Tổng thống Giôn-xơn về "chiến lược nguyên tử". Đồng thời, Oa-sinh-tơn cố tình đưa tin một số đơn vị pháo đầu tiên, thích hợp với việc phóng đầu đạn nguyên tử, cũng đã đến miền Nam Việt Nam. Như vậy, chủ trương "nguyên tử hóa chiến tranh Việt Nam" đã có một bước đầu chuẩn bị.


Một bằng chứng nữa là ngày 13 tháng 3 năm 1966, chính Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mắc Na-ma-ra đã tuyên bố trước Quốc hội: "Không thể nói dứt khoát là vũ khí nguyên tử sẽ không bao giờ được sử dụng". "Nói một cách khác, người ta không thể loại trừ khả năng Mỹ gây nên những Hi-rô-si-ma khác ở Việt Nam "tùy sự phát triển của tình hình"!


Không có gì là khó hiểu cả. Trên thực tế, để đạt tới chiến thắng quân sự, họ đã không lùi trước bất cứ một tội ác chiến tranh nào. Sau khi tung ra ở miền Nam những sư đoàn thủy quân lục chiến nổi tiếng "không ai thắng nổi" với một hỏa lực mà người ta chỉ thấy được trên các chiến trường của chiến tranh thế giới lần thứ hai, mà vẫn không giành được thắng lợi nào có tính chất quyết định, Mỹ đã liều lĩnh dùng đến những biện pháp tuyệt vọng: bom na-pan, hơi độc và chất độc hóa học, đồng thời với việc áp dụng rộng rãi chiến thuật phát xít tàn bạo: đốt sạch, phá sạch và giết sạch.


Cách tiến hành chiến tranh bằng những biện pháp độc địa trên đây, bất chấp sự phẫn nợ và lên án của nhân dân thế giới, đã nói lên sự bất lực hoàn toàn của Mỹ trong ý đồ giành lấy một chiến thắng quân sự.


Riêng việc dùng chất độc hóa học ồ ạt trong năm 1965 cũng đã chứng minh rằng mỹ không còn hy vọng giành thắng lợi bằng những loại vũ khí khác.


Người ta còn nhớ vào đầu năm 1965, các nhà chiến lược Lầu Năm góc, kể cả người cầm đầu là Bộ trưởng quốc phòng Mắc Na-ma-ra, đều dự đoán cuộc chiến tranh ở Việt Nam sẽ kết thúc vào cuối năm bằng sự chiến thắng của Mỹ. Thế mà, chẳng cần phải đợi đến cuối năm, chỉ mới vào đầu tháng 7 năm 1965, sự thất bại quá rõ ràng của "chiến lược, leo thang" đã được cụ thể hóa bằng việc Ca-bốt Lốt trở lại chức vụ đại sứ Mỹ ở Sài Gòn thay thế tướng Tay-lo từng nổi tiếng là "con người của sự leo thang".


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 04 Tháng Giêng, 2021, 08:48:34 pm
Cũng tháng 7 năm 1965, vào ngày 20, trong một "diễn văn lớn" đọc tại Liên hợp quốc, Tổng thống Giôn-xơn lớn tiếng bảo vệ Hiệp nghị Giơ-ne-vơ 1954, chẳng khác nào Hiệp nghị này đã được Mỹ luôn luôn "tông trọng"!


Và, cũng vào cái thời điểm oái oăm này, chẳng còn ai nữa để mà ngạc nhiên khi nghe hai Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Mỹ tuyên bố trên đài truyền hình rằng Mỹ sẵn sàng đeo đuổi chiến tranh 5 năm, 10 năm hoặc 20 năm nữa, cho đến khi nào miền Bắc Việt Nam ý thức được rằng họ không thể thắng và không có giải pháp nào khác hơn là thương lượng (U.P, ngày 10 tháng 8, 1965).


Nói như vậy, phải chăng cũng có nghĩa là về phần mình hai ngài Bộ trưởng Mỹ đều đã ý thức được rằng Mỹ cũng không thể thắng được Việt Nam và cũng không có giải pháp nào khác hơn là thương lượng?


Trong cuộc trả lời phỏng vấn trên đây, Mắc Na-ma-ra đồng thời đã đưa ra một khái niệm mới "xuống thang" (désescalade) hoặc "leo thang ngược chiều" (escalade a rebours). Ông ta còn nói rằng chiến tranh có thể kết thúc bằng "sự giảm bớt từng bước" hoạt động quân sự của hai bên và không bắt buộc chấm dứt một lượt.


Nói trắng ra, hai ngài Bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Mỹ đã công khai thú nhận rằng Mỹ đã hoàn toàn mất hết hy vọng giành thắng lợi quân sự bằng chiến lược mở rộng chiến tranh ra miền Bắc Việt Nam.


Chính trong những điều kiện trên đây mà Tổng thống Giôn-xơn đã mở ra một "cuộc tấn công hòa bình" đại quy mô vào cuối năm 1965.


Nhằm tranh thủ dư luận quần chúng Mỹ và dư luận nhân dân thế giới hòng đổ trách nhiệm kéo dài chiến tranh cho Việt Nam, Tổng thống Giôn-xơn tung một lô phái viên mệnh danh là "những kẻ bành trướng vì hòa bình", gồm cả Phó tổng thống Hăm-phơ-rây (Humphrey), đi bốn phương trời.


Phó tổng thống Mỹ lãnh "sứ mạng đặc biệt" đi Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Phi-lip-pin... (sự thật là để yêu cầu các nước này tham gia nhiều hơn nếu chiến tranh còn kéo dài và mở rộng!).


Ha-ri-man (Harriman) (Sau này, Ha-ri-man cầm đầu Phái đoàn Mỹ đàm phán tay đôi với Phái đoàn Việt Nam dân chủ cộng hòa trước khi Hội nghị Pa-ri từ hai bên chuyển thành bốn bên) đại sứ lưu động của Nhà Trắng, cùng một đoàn 17 "chuyên gia", thình lình đến Vác-sa-va, thủ đô Ba Lan, ngày 9 tháng 12 năm 1965, mà đại sứ Mỹ ở đây cũng không hề hay biết. Tất nhiên, hành động bất thường, đột xuất này của Mỹ không có mục đích nào khác hơn là làm cho dư luận phương Tây chú ý đến chuyến đi. Trong lúc đó, không phải ngẫu nhiên mà các giới thân cận của Nhà Trắng công khai nói đến "leo thang hòa bình" với hàm ý "không loại trừ khả năng sẽ có một cuộc gặp gỡ Giôn-xơn - Hồ Chí Minh".


Uy-li-am Bơn-đi (William Bundy), Thứ trưởng ngoại giao phụ trách các vấn đề Viễn Đông, cũng được phái đi Ca-na-đa.


Như vậy là chính phủ Mỹ có thể nói với thế giới rằng Mỹ đã tiếp xúc và đã vận động Ba Lan và Ca-na-đa, hai thành viên của Ủy ban quốc tế có nhiệm vụ kiểm soát và giám sát việc thi hành Hiệp nghị Giơ-ne-vơ năm 1954. Mỉa mai thay, không lúc nào bằng lúc này, bộ máy tuyên truyền đầu độc của Mỹ không ngừng nhắc đến một Hiệp nghị quốc tế mà chính Mỹ đã chà đạp lên để bứng lấy và tiếp tục cuộc chiến tranh bỏ dở của thực dân Pháp ở Việt Nam.


Mỹ còn cố giả tạo "một không khí lạc quan" bằng cách ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam trong mấy ngày, Tổng thống Giôn-xơn tuyên bố: sẵn sàng thương lượng, bất cứ lúc nào!


Tổng thống Mỹ có muốn hòa bình thật không? Nếu muốn hòa bình, thì thứ hòa bình nào hay là "hòa bình kiểu Mỹ", theo những điều kiện do Mỹ đưa ra?


Vậy thử xem lập trường thương lượng của Tổng thống Giôn-xơn là như thế nào.


Chắc có người còn nhớ, trên mười năm về trước, có một thượng nghị sĩ Mỹ tên là Lin-đơn B.Giôn-xơn đã làm chấn động dư luận quần chúng Mỹ và buộc dư luận thế giới cũng phải chú ý, bằng cách dõng dạc tuyên bố chống lại việc đưa lính Mỹ đi chết ở Đông Dương trước thượng nghị viện Mỹ (Ngày 5 tháng 4 năm 1954, trong một cuộc thảo luận tại Thượng nghị viện về chính sách của Mỹ ở Đông Dương, Giôn-xơn tuyên bố: "Tôi chống lại việc đưa lính Mỹ đến nơi bùn và đầm lầy của Đông Dương để bị giết chóc nhằm làm tồn tại mãi mãi chủ nghĩa thực dân và sự bóc lột châu Á bởi người da trắng").


Người ta cũng chưa quên rằng trong chiến dịch tranh cử tổng thống cuối năm 1964, cũng ông Giôn-xơn đó và Đảng dân chủ của ông ta đã tập trung cuộc vận động xung quanh vấn đề "Hòa bình ở Việt Nam". Và, cũng vì lẽ đó, mà ông Giôn-xơn đã đắc cử với một tỷ lệ phiếu chưa từng thấy trong biên niên bầu cử tổng thống ở Mỹ. Tất nhiên, điều đó không có ý nghãi nào khác hơn là nhân dân Mỹ chán ghét chiến tranh và tỏ ra ghê tởm tên hiếu chiến cực đoan Gôn-oa-tơ (Goldwater), ứng cử viên của Đảng cộng hòa, và cũng không có cách nào khác hơn là đặt nguyện vọng tha thiết của họ vào Giôn-xơn, được quảng cáo rùm beng là "ứng cử viên của hòa bình".


Nhưng bây giờ thì mọi người đã rõ là sau khi đắc cử Tổng thống, ông Giôn-xơn đã ngang nhiên phản bội những người đã bầu cử ông ta, vì ông đã làm theo nguyện vọng không phải của đa số nhân dân Mỹ mà của Gôn-oa-tơ! Và bằng cách đó, Tổng thống mới đắc cử đã thổi bùng ngọn lửa phản chiến lên khắp nước Mỹ.


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 04 Tháng Giêng, 2021, 08:49:39 pm
Dầu vậy, "Tuyên bố chính thức" ngày 2 tháng 1 năm 1966 của Nhà Trắng vẫn kể là "những sáng kiến vì hòa bình" của chính phủ Mỹ "khó mà đếm hết được"!


Theo "Tuyên bố chính thức" trên đây thì sáng kiến nghiêm túc nhứt của Mỹ là "kế hoạch hòa bình" được Tổng thống Giôn-xơn đưa ra trong bài diễn  văn đọc ngày 7 tháng 4 năm 1965 tại Bôn-ti-mo (Baltimore). Điều gì là quan trọng và đáng quan tâm hơn hết trong "kế hoạch hòa bình" đó?


Mỹ nói sẵn sàng thương lượng với Hà Nội, và chỉ với Hà Nội mà thôi, Mỹ làm như không hề có "Việt cộng".


Và, nếu có thương lượng với Hà Nội, Mỹ sẵn sàng biếu một tỷ đô-la cho việc phát triển kinh tế của Việt Nam, kể cả miền Bắc. Nói một cách khác, Oa-sinh-tơn sẵn sàng mua hòa bình ở miền Nam với giá một tỷ đô-la. Thậm chí, cũng có thể nói điều kiện hòa bình của Mỹ là: miền Bắc phải bán miền Nam cho Mỹ! Đúng là hòa bình kiểu Mỹ!


"Tuyên bố chính thức" ngày 2 tháng 1 năm 1966, còn phô trương "nhiều đóng góp của Mỹ vào sự nghiệp hòa bình". Những đóng góp nào? Người ta không còn tin ở mắt mình nữa, khi đọc thấy tuyên bố khẳng định đóng góp trước hết của Mỹ là Hiệp nghị Giơ-ne-vơ! Té ra sự "đóng góp" quan trọng nhứt của Mỹ lại là một Hiệp nghị quốc tế mà Mỹ đã cố tình vi phạm, mà "Sách trắng" của Mỹ công bố ngày 27 tháng 2 năm 1966 không hề nói đến trong những "cam kết của Mỹ đối với miền Nam Việt Nam".


Cuối cùng, phải nói là chính phủ Mỹ đã xóa sạch mọi cơ sở thương lượng bằng cách khẳng định rằng Mỹ không bao giờ rời bỏ miền Nam Việt Nam vì Mỹ không thể "phản bội" nhân dân miền Nam! Khăng khăng từ chối nói chuyện với "những người đang chiến đấu", coi miền Nam chẳng khác nào bang thứ 52 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ với lập trường ngoan cố đến phi lý đó, Oa-sinh-tơn đã cố tình bóp chết từ trong trứng nước mọi khả năng chấm dứt chiến tranh bằng một giải pháp thương lượng.


Vì Mỹ còn chưa muốn chấm dứt chiến tranh, một cuộc chiến tranh đã được lập chương trình, chuẩn bị đầy đủ và tiến hành ráo riết trong khuôn khổ chính sách của Mỹ ở Đông Nam Á và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thậm chí đã trở thành lý do tồn tại chủ yếu của chính sách đó.


Vì Mỹ còn rất sợ hòa bình, chưa dám nghĩ đến mà cũng chưa hình dung nổi sự sụp đổ không tránh khỏi của toàn bộ chiến lược của mình ở kv trong trường hợp hòa bình được lập lại và Mỹ phải rút quân về nước.


Tóm lại, vì chỉ bằng chiến tranh Mỹ mới còn hy vọng bám được miền Nam Việt Nam và thế đứng lâu dài của Mỹ ở khu vực.


Vào giữa năm 1967, tình hình chiến sự ở miền Nam đang xích gần tới một thời điểm có tính chất quyết định.


Có thể nói năm 1967 là một năm bản lề, nó có nhiều triển vọng mở ra một thời kỳ mới.

Mỹ vẫn lao đầu vào chiến tranh, vẫn tiếp tục, ngày đêm ném bom bắn phá miền Bắc, mặc dù, theo lời Ca-bốt Lốt những "biện pháp trừng phạt" đó có thể "gây nhiều thiệt hại", nhưng không có nghĩa gì về mặt quân sự và chiến lược  (Ngày 15-2-1965, trả lời phỏng vấn của báo U.S News and World Report (Tin tức Mỹ và thế giới), Ca-bốt Lốt nói: "Tôi không tin rằng những biện pháp trừng phạt đó, tự nó giải quyết được vấn đề. Tôi không tin rằng chúng ta có thể chiến thắng hoàn toàn bằng việc ném bom các đường tiếp tế") .


Từ "Hội đồng chiến tranh" này đến "Hội đồng chiến tranh" khác, những phần tử nóng đầu của Lầu Năm góc vẫn nhai đi nhai lại luận điệu độc nhứt: Vì kẻ địch không muốn hòa bình, nên Mỹ không có sự lựa chọn nào khác hơn là tiếp tục chiến tranh để giành lấy một thắng lợi quân sự với bất cứ giá nào.


Trong khi đó, tình thế của Mỹ trên chiến trường vẫn hoàn toàn bế tắc. Số máy bay Mỹ bị bắn rơi trên miền Bắc cứ tăng lên và danh sách lính Mỹ chết "nơi bùn và đầm lầy của Đông Dương nhằm làm tồn tại mãi mãi chủ nghĩa thực dân và sự bóc lột châu Á bởi người da trắng", như Tổng thống Giôn-xơn đã từng nói khi ông còn là một thượng nghị sĩ chưa được biết tiếng, cứ kéo dài ra.


Một điều đáng nói là "cuộc tấn công hòa bình" của Tổng thống Giôn-xơn, với tính chất bịp bợm và lập trường phi lý của nó, chẳng những không gây được sức ép nào đối với Việt Nam mà trái lại, nó đã báo động khắp nơi đề phòng một cuộc leo thang mới, sau khi sự thất bại của nó được công bố.


Lời lẽ "hòa bình giả" và hành động "chiến tranh thật" của Tổng thống Mỹ làm cho "khủng hoảng lòng tin" càng ăn sâu trong mọi tầng lớp nhân dân và ngay cả trong hàng ngũ binh sĩ Mỹ, điều chưa từng thấy ở mức độ nghiêm trọng như vậy trong lịch sử 200 năm của nước Mỹ.


Tình hình nội bộ của nước Mỹ ngày càng trở nên phức tạp và căng thẳng. Chiến tranh thúc đẩy quá trình quân sự hóa nền kinh tế chỉ có lợi cho các ngành công nghiệp phục vụ chiến tranh.


Trong những điều kiện trên đây, tất nhiên là phong trào phản chiến của quần chúng Mỹ đã không ngừng phát triển cả về bề rộng và bề sâu.

Nhìn rộng ra, vị trí quốc tế của Mỹ trên thế giới ngày càng bị thu hẹp và suy yếu.

Chiến tranh ở Việt Nam giúp Mỹ nắm chặt hơn một số chư hầu ở khu vực châu Á. Song, điều quan trọng và cốt tử đối với Mỹ là thái độ của các đồng minh lớn ở Tây Âu. Thay vì đổ xô đến cứu Mỹ như Mỹ đã từng cứu họ, họ đã ngoảnh mặt làm ngơ. Ắt họ không thể nào quên được rằng Mỹ đã lợi dụng danh nghĩa chống chủ nghĩa thực dân cũ để thay chân họ ở nhiều nơi bằng chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ. Thậm chí, có kẻ lăm le chờ Mỹ rút khỏi Đông Dương để trở lại dưới hình thức nào đó hoặc chen chân vào để thủ lợi, và tất cả đồng minh của Mỹ ở Tây Âu và Nhật Bản không sót một kẻ nào đều tranh nhau lợi dụng cơ hội - có thể nói là bằng vàng - để cạnh tranh với Mỹ, làm giàu và phát triển kinh tế, đặc biệt trong những năm 60, với một tốc độ trung bình hàng năm gấp 2 lần so với thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Riêng Nhật Bản đã thu lợi thêm vì đã trở thành một căn cứ hậu cần quan trọng của Mỹ.


Mặt khác, Mỹ dùng chiến trường Việt Nam - một chiến trường của châu Á - để làm nơi thử vũ khí mới, hiện đại nhứt và tinh vi nhứt của Mỹ. Nhưng, cũng trong thời gian đó, tương quan lực lượng trên phạm vi thế giới đã thay đổi khá nhiều và không còn có lợi cho Mỹ nữa.


Tóm lại, nếu Mỹ không sớm buông Việt Nam, quá trình sa sút của Mỹ trên nhiều mặt đối nội và đối ngoại chỉ có thể tiếp tục đi xuống của nó mà thôi.


Đầu năm 1967, Việt Nam dân chủ cộng hòa đã tung ra một đòn tấn công ngoại giao công khai đòi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và khẳng định rằng chỉ sau đó, hai bên mới có thể nói chuyện. Nay, Mỹ đã đánh tiếng muốn có "tiếp xúc bí mật" giữa Mỹ và Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Nếu đúng như thế, chúng ta cũng sẵn sàng.

Trong bối cảnh trên đây, chắc không còn ai ngạc nhiên nữa nếu biết rằng nhiệm vụ mới, bí mật và khẩn trương mà tôi được trao trước khi tạm biệt Hà Nội lần này là sẵn sàng tiếp xúc với Mỹ.

Tôi còn nhớ rất rõ là tôi lên đường với một ý nghĩ cứ lẩn quẩn trong đầu, như một sự ám ảnh.

Những kẻ dám liều lĩnh xâm lược Việt Nam, dù thâm độc và tàn bạo đến đâu, dù giàu và mạnh đến cỡ nào, nếu đến lúc nào đó mà vẫn chưa bị đánh bật ra khỏi bờ cõi Việt Nam thì cuối cùng, cũng phải tìm lối thoát thân bằng cách ngồi lại nói chuyện với Việt Nam ở thế thua, thế bị động và bất lợi cho chúng.


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 12 Tháng Hai, 2021, 08:36:15 pm
II
ĐÒN TẤN CÔNG NGOẠI ĐẦU NĂM 1967


Tôi vừa trở lại Pa-ri thì một số nhà báo quen biết yêu cầu được gặp với lý do đơn giản: "Vì ông từ trong nước mới sang, ắt có nhiều chuyện để kể cho chúng tôi nghe!".

Tôi đành tiếp học trong một cuộc gặp gỡ thân mật.

Các nhà báo lấy làm thú vị khi tôi kể lại những điều tai nghe mắt thấy trong cuộc chiến đấu anh dũng phi thường của nhân dân ta, tại thủ đô Hà Nội cũng như ở các tỉnh mà tôi đã đi thăm. Đặc biệt, tôi đã kể lại việc phi cơ Mỹ bị hỏa tiễn phòng không của ta bắn rơi. Lúc bấy giờ, tôi đang đứng dưới mái nhà Bộ Ngoại giao nhìn lên nền trời thu trong vắt của Hà Nội, thì 2 phi cơ Mỹ nối đuôi nhau lao tới ném bom cầu sắt Long Biên. Tức thì một hỏa tiễn phòng không từ đất vọt lên và nổ tung. Chiếc phi cơ đi đầu rơi lả tả. Chiếc thứ hai kịp lao xuống, tránh được sức nổ của hỏa tiễn và cút mất. Chiếc dù của tên phi công thoát chét bay lơ lửng khá lâu, đơn độc giữa bầu trời phút chốc trở lại im phăng phắc như không hề có việc gì đã xảy ra.   


Sau khi trả lời nhiều câu hỏi, tôi định chấm dứt cuộc gặp gỡ. Nhưng một nhà báo đã đứng lên hỏi:

- Trước đây người ta nói Việt Nam đã thắng Pháp không phải ở dbp mà ở Pa-ri. Là vì người Pháp đã xuống đường chống lại cuộc "chiến tranh bẩn thỉu" của thực dân. Vậy, phải chăng Việt Nam ngày nay cũng đang hy vọng thắng Mỹ ở Oa-sinh-tơn?

Đáp: Vấn đề chủ yếu đối với chúng tôi là làm thất bại một cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo bị mọi người lên án và nguyền rủa. Còn chúng tôi mong sẽ thắng ở đâu, ở Việt Nam hay ở Mỹ, điều đó không quan trọng, miễn là thắng.

Lại một nhà báo khác đứng lên hỏi:

- Thời gian gần đây, người ta nói rất nhiều về những cuộc tiếp xúc bí mật giữa Oa-sinh-tơn và Hà Nội. Đến nay, những loại tin như vậy đều bị bên này hoặc bên kia cải chính. Vậy, riêng ông, ông mới từ Hà Nội sang, ông có định tiếp xúc bí mật với một đại diện nào đó của chính phủ Mỹ không?

Đáp: Nếu tôi có dự định tiếp xúc bí mật với người Mỹ mà hôm nay lại đi khai ra với ông, thì còn gì là bí mật nữa?

Các nhà báo cười ầm lên, chế giễu anh chàng đã đưa ra câu hỏi quá vụng về. Sau đó, tất cả vui vẻ ra về.

Thật ra, các nhà báo đã đánh hơi và chắc cũng đã ngửi thấy trong không khí mùi "tiếp xúc bí mật" giữa Mỹ và Việt Nam. Huống chi, không phải hoàn toàn vô cớ mà họ cho rằng cuộc tiếp xúc đó có thể xảy ra tại Pa-ri.


Ngày 5 tháng 1 năm 1967, tôi có nhận lời mời dự bữa cơm trưa của Hội báo chí ngoại giao (Association de la presse diplomatique) tại Nhà Hội Mỹ latin (Maison de l'Amérique letine).

Phòng ăn mà cũng là phòng họp báo chật ních. Trên 40 nhà báo của rất nhiều nước đã có mặt hôm đó.

Theo thống kê, cuối bữa cơm, khi cà phê được dọn ra thì Chủ tịch Hội đứng lên giới thiệu khách và cuộc họp báo bắt đầu.

Tôi trả lời nhiều câu hỏi: về lập trường bốn điểm của Việt Nam dân chủ cộng hòa; về tình hình ở miền Nam Việt Nam; về tầm quan trọng chính trị, chiến lược và quân sự của Mặt trận dân tộc giải phóng; về "những kế hoạch hòa bình" của Mỹ; về đề nghị ba điểm của Tổng thư ký Liên hợp quốc (Thant) v.v...

Nhưng cuối cùng, hàng chục câu hỏi đã được tập trung vào một vấn đề, tuy cách đề cập có khác nhau, như:

- Mỹ đòi phải có sự đáp ứng mới chịu chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam, vậy ông nghĩ thế nào?

- Đổi lấy việc Mỹ chấm dứt vĩnh viễn việc ném bom miền Bắc, chính phủ Bắc Việt Nam có nhận "xuống thang chiến tranh" ở miền Nam không?

- Việc Mỹ chấm dứt vĩnh viễn việc ném bom có đưa đến đàm phán không?

- Sau khi Mỹ chấm dứt ném bom, ông có nhận tiếp xúc với người Mỹ nhằm giải quyết vấn đề chiến tranh bằng con đường thương lượng không?

Sau khi nhắc lại lập trường nguyên tắc của Việt Nam dân chủ cộng hòa là Mỹ phải chấm dứt hoàn toàn việc ném bom bắn phá miền Bắc mà không được đòi hỏi bất cứ một sự đáp ứng nào, đồng thời vạch rõ Mỹ đã thất bại trong việc leo thang chiến tranh và đang bị dư luận khắp nơi trên thế giới, kể cả ở Mỹ, lên án ngày càng dữ dôi, tôi tuyên bố:

Trong những điều kiện trên đây, đứng trước sự thất bại đã trở nên hiển nhiên, và đồng thời, phải đối phó với trào lưu dư luận khắp nơi lên án Mỹ, nếu Mỹ chấm dứt vĩnh viễn và không điều kiện việc ném bom bắn phá miền Bắc thì sự kiện đó sẽ được Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa xem xét.

Cùng trong những điều kiện đó, sau khi chấm dứt việc ném bom bắn phá miền Bắc, nếu chính phủ Mỹ đề nghị tiếp xúc với Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, tôi nghĩ rằng đề nghị đó cũng sẽ được Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa nghiên cứu.

Tôi nói vừa dứt, cả phòng họp rộn lên.

Nhiều nhà báo đẩy ghế đứng lên và tranh nhau hỏi:

- Ông nói đề nghị tiếp xúc của Mỹ sẽ được nghiên cứu, tức có nghĩa là có nhiều khả năng đề nghị đó sẽ được chấp nhận, có phải như vậy không?

- Nếu có tiếp xúc, cuộc tiếp xúc đó sẽ đượ tiến hành, theo ông, trước hay là sau việc Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc?

- Như vậy, có "cái mới" trong lập trường của Việt Nam dân chủ cộng hòa, đề nghị ông nõi rõ thêm v.v...

Tất nhiên là tôi không nói rõ thêm điều gì ngoài những lời tuyên bố trên kia. Họ càng thèm thuồng, càng tốt.


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 12 Tháng Hai, 2021, 08:39:08 pm
Ngay sau đó, nhiều nhà báo vội vã rời phòng họp, để báo cái tin "giật gân" trên đây về tòa soạn của họ. Suốt mấy ngày, các đài phát thanh Tây Âu và Mỹ chưa hết nhắc lại và bình luận đủ cách, đủ kiểu lời tuyên bố của tôi.


Tiếp theo, ngày hôm sau, 6 tháng 1, trả lời phỏng vấn của nhà báo Mô-ri-xơ Vẹc-te (Marice Verther) trên Đài truyền hình Pháp, tôi lại nhấn mạnh rằng chiến lược leo thang chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam đã không đạt được bất cứ mục tiêu nào Mỹ đã đề ra mà trái lại, chiến tranh phá hoại dã man của Mỹ chẳng những đã thất bại về những mục tiêu của nó mà còn bị toàn thể nhân dân thế giới lên án. Sau đó, một lần nữa, tôi tuyên bố:


Nếu Mỹ chấm dứt vĩnh viễn và không điều kiện việc ném bom bắn phá miền Bắc Việt Nam và đề nghị tiếp xúc với Việt Nam dân chủ cộng hòa, đề nghị đó sẽ được nghiên cứu.


Đầu năm 1967, nhân dịp tiếp Đoàn ngoại giao, Tổng thống Pháp Đờ-gôn lại lên tiếng nghiêm khắc phê phán Mỹ, gọi cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam là "một cuộc chiến tranh phi nghĩa", "một cuộc chiến tranh đáng ghét". Và, một lần nữa, Tổng thống khẳng định: "Bất cứ một giải pháp nào về vấn đề Việt Nam cũng phải thông qua việc Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam".

Mỹ phản ứng cay cú.

Được nhà báo Mô-ri-xơ Vẹc-te yêu cầu bình luận về lời tuyên bố trên đây của Tổng thống Đờ-gôn, tôi vui vẻ nói:

"Tất nhiên lập trường đầy phẫn nộ và dứt khoát đó của Tổng thống nước Cộng hòa Pháp là một đóng góp tích cực cho sự nghiệp hòa bình, cho nên, về phần tôi, không có gì phải phàn nàn cả!".

Tóm lại, có thể nói rằng với những tuyên bố của tôi ngày 5 và 6 tháng 1 năm 1967, dư luận và báo chí Phương Tây đã được chuẩn bị để đón lấy lời tuyên bố quan trọng ngày 28 tháng 1 của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh.


Ngày 28 tháng 1 năm 1967, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh đã trả lời phỏng vấn của nhà báo Ô-xtrây-lia Bước-sết (Wilfred Burchett) như sau:

Hỏi: Mỹ có lần tuyên bố cần có những cuộc "nói chuyện trực tiếp" giữa Mỹ và Việt Nam dân chủ cộng hòa. Xin Bộ trưởng bình luận về lời tuyên bố đó.

Trả lời: Mỹ nói thế, nhưng trong việc làm thì tỏ ra rất ngoan cố và xảo quyệt, vẫn tiếp tục "leo thang" đẩy mạnh và mở rộng chiến tranh xâm lược. Nếu quả thật Mỹ muốn nói chuyện thì trước hết, Mỹ phải chấm dứt việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Chỉ sau khi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hoạt động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thì Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ mới có thể nói chuyện được.

Câu trả lời còn có đoạn cuối sau đây:

"... Chúng tôi tin chắc rằng lập trường bốn điểm và thái độ đúng đắn của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày càng được sự đồng tình và ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân và chính phủ các nước yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới. Nếu Mỹ không chịu nghe theo lẽ phải thì càng tự vạch mặt là kẻ xâm lược ngoan cố. Nhân dân Việt Nam quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thực hiện hòa bình thống nhứt Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và thế giới".

Thế là, đòn tấn công ngoại giao đầu năm 1967 của Việt Nam dân chủ cộng hòa đã được tung ra, tung ra đúng thời cơ thuận lợi và trong những điều kiện đã được chuẩn bị trước.


Một trào lưu dư luận hoan nghênh lời tuyên bố dấy lên khắp nơi.

Dư luận thế giới cho rằng Việt Nam "có thiện chí hòa bình" và do đó, tập trung đòi Mỹ phải đáp ứng, bằng cách đình chỉ không điều kiện việc ném bom bắn phá miền Bắc Việt Nam.


Dư luận quần chúng và báo chí Mỹ cũng đã trở nên hết sức sôi nổi. Báo chí Mỹ bình luận nhiều, coi trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam là "một dấu hiệu", "một gợi ý" và "một sự tiến triển" đánh dấu một giai đoạn mới.


Tuy mỗi người có thể giải thích sự mềm dẻo của Việt Nam một cách khác nhau, nhưng điểm hội tụ vô cùng lý thú là hầu hết các nhà bình luận trên báo chí và đài truyền hình Mỹ đều gặp nhau trong một thái độ chung là đòi chính phủ Mỹ phải đáp lại thiện chí bằng thiện chí.


Thoạt tiên, Mỹ rất bị động và lúng túng. Nhà Trắng cũng như Bộ Ngoại giao Mỹ đều im thin thít. Rõ ràng là họ chưa sẵn sàng tiếp thu ý kiến của đối phương mà cũng chưa dám vội vã lên tiếng bác bỏ.


Mãi năm ngày sau, Mỹ mới chính thức mở chiến dịch tuyên truyền phản kích.

Trong hai cuộc họp báo, ngày 1 tháng 2 của Đin Rớt, Bộ trưởng Ngoại giao, và ngày 2 tháng 2 của đích thân Tổng thống Giôn-xơn, họ đều nói loanh quoanh đổ cho Việt Nam là "chưa nghiêm chỉnh" và "chưa thật sự cố gắng để đi tới hòa bình", trái lại họ thề thốt rằng "Mỹ rất sốt sắng vì hòa bình" và "Mỹ sẵn sàng đi quá nửa đường". Cuối cùng, họ nhắc lại 14 điểm trước đây của Mỹ, có thể bổ sung thêm thời gian rút quân (6 tháng) ở điểm 8 (Lập trường 14 điểm của Tổng thống Giôn-xơn) tuyên bố rõ ràng về lập trường đàm phán của Mỹ.

Do đó, hai trận tuyến đã hình thành.


Việt Nam dân chủ cộng hòa kiên quyết đòi Mỹ chấm dứt việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và chỉ sau đó, hai bên mới có thể nói chuyện với nhau được.


Còn Mỹ thì biện bạch cho hai lập luận: một là "thương lượng không điều kiện tiên quyết", có nghĩa là thương lượng trong khi Mỹ vẫn tiếp tục toàn bộ chiến sự chiến sự cả việc ném bom bắn phá miền Bắc; hai là "ngừng ném bom có điều kiện", tức "có đi có lại"; Việt Nam phải "xuống thang quân sự ở miền Nam" và "giảm thâm nhập vào Nam".

Hai lập luận trên đay của Mỹ chỉ nhằm một mục đích: đàm phán trên thế mạnh!

Chừng nào Mỹ còn bám lấy lập trường "đàm phán trên thế mạnh" đó, thì chưa thể có đàm phán được.

Chẳng phải chờ đợi lâu lắc gì, cuộc đấu tranh bùng nổ ngay giữa hai trận tuyến và được phản ánh hàng ngày trong dư luận quần chúng Mỹ và trên tất cả đài phát thanh, đài truyền hình và báo chí thế giới.


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 12 Tháng Hai, 2021, 08:40:48 pm
Tiếp tục đòn tấn công ngoại giao, Việt Nam dân chủ cộng hòa: Mỹ ném bom phá hoại các đê điều trên miền Bắc, trong khi mùa mưa sắp đến; Mỹ phải chấm dứt ngay và không điều kiện việc ném bom bắn phá miền Bắc.

Bộ Ngoại giao Mỹ vội vàng cải chính.


Ngày 3 tháng 2 trả lời phỏng vấn của nhà báo Rô-giê Pie (Roger Pie) ở mục "Năm cột trên trang nhứt" (Cin colonnes à la Une) của Đài truyền hình Pháp, tôi bác bỏ luận điệu dối trá "không quân Mỹ chỉ đánh phá những mục tiêu quân sự", xác định rõ Mỹ không có quyền đánh phá bất cứ một mục tiêu nào, dù quân sự hay là dân sự, trên lãnh thổ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và do đó Mỹ phải chấm dứt việc ném bom bắn phá mà không được đòi hỏi bất cứ điều kiện nào.

Tôi kết luận: "Lời tuyên bố ngày 28 tháng 1 đã làm sáng tỏ thiện chí của Việt Nam dân chủ cộng hòa và toàn thế giới sẽ phán xét".

Dư luận quần chúng và báo chí Mỹ càng xôn xao sau khi Mỹ bị tố cáo đã phạm tội ác ném bom đê điều. Có nhà quan sát phương Tây đến tận nơi ném bom và xác nhận ý đồ của Mỹ nhằm gây ngập lụt nhiều vùng rộng lớn của châu thổ Sông Hồng.


Phong trào phản chiến của quần chúng và thanh niên Mỹ tiếp tục phát triển mạnh, càng đòi chính phủ Mỹ đáp ứng lời tuyên bố ngày 28 tháng 1 của Việt Nam dân chủ cộng hòa.


Ngày 9 tháng 2, nhân dịp trả lời phỏng vấn của Đài Truyền hình Mỹ NBC, tôi khẳng định:

"Sau lời tuyên bố ngày 28 tháng 1 của Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam dân chủ cộng hòa, thiện chí của chúng tôi không cần được chứng minh nữa. Bây giờ, đến lượt chính phủ Mỹ phải chứng minh thiện chí của Mỹ.

Mỹ phải chọn một trong hai con đường: nếu những người cầm quyền Mỹ chấm dứt vĩnh viễn việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, thì sau đó, những cuộc nói chuyện có thể được tiến hành giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ, còn nếu họ từ chối làm như vậy, họ sẽ tự lột mặt nạ  và tỏ ra là những kẻ xâm lược ngoan cố chỉ biết có sức mạnh của vũ khí".


Khách quan mà nói, đòn tấn công ngoại giao đầu năm 1967 đã tạo nên một cuộc diện chính trị quốc tế rất thuận lợi cho Việt Nam. Sức ép mạnh mẽ của dư luận và báo chí thế giới đổ dồn về phía Oa-sinh-tơn đòi Mỹ chấm dứt ném bom để tạo điều kiện cho Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ nói chuyện với nhau.


Đến đây, chúng ta có thể kết luận rằng, trong khi Mỹ bị kẹp giữa hai gọng kềm - vừa sa lầy ở Việt Nam, vừa bị lên án khắp nơi trên thế giới, kể cả ở Mỹ - nên đâm ra bị động và lúng túng về mọi mặt, thì trái lại, qua đợt tấn công ngoại giao quyết liệt mở ra từ đầu năm 1967 mà cao điểm là lời tuyên bố ngày 28 tháng 1, Việt Nam dân chủ cộng hòa đã vận dụng tài tình sách lược phân hóa hàng ngũ địch, cô lập kẻ thù chính hiếu chiến và ngoan cố và, do đó, đã tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi và mạnh mẽ của nhân dân thế giới.


Từ lập trường bốn điểm nổi tiếng đầu năm 1965 và bằng đòn tấn công ngoại giao đầu năm 1967, Việt Nam đã giành được chủ động trên mặt trận dư luận quốc tế và ngoại giao, cũng như đã giành được chủ động trên chiến trường miền Nam.


Từ nay trở đi, phối hợp chặt chẽ  và sinh động với chiến trường, ngoại giao Việt Nam sẽ duy trì và phát huy tinh thần chủ động đó, vận dụng với nhiều sáng tạo hơn nữa sách lược phân hóa hàng ngũ địch, cô lập hơn nữa kẻ thù chính và tranh thủ sự đồng tình ủng hộ rộng rãi hơn nữa của nhân dân thế giới, đặc biệt của nhân dân Mỹ, cho đến khi nào Mỹ cùng đường phải ngồi lại nói chuyện với Việt Nam ở thế thua, thế bị động và bất lợi.


Vả chăng, cái mốc cực kỳ quan trọng trên đây đã được đánh dấu một cách cụ thể bằng bức thư mà Tổng thống Giôn-xơn buộc phải gởi cho Chủ tịch Hồ Chí Minh vào đầu tháng 2 năm 1967.

Quả thật như vậy, trong tình thế bị động và lúng túng, Tổng thống Giôn-xơn đã dùng đến một cách đối phó ắt đã làm cho nhiều người không khỏi ngạc nhiên. Ông ta đã tạm để qua một bên cái đầu óc kiêu căng xấc láo để ký tên vào một bức thư gởi cho Hồ Chủ tịch. Phải chăng Tổng thống Mỹ đã ngỡ là, bằng cahs làm có vẻ khác thường đó, ông ta có thể làm cho mọi người tin ở "thiện chí hòa bình" dù sao cũng đã quá muộn màng của một kẻ đã bị quần chúng năm châu phẫn nộ liệt vào loại "hung thần", thậm chí còn gọi đích danh là "tên sát nhân"?


Số là đầu tháng 2 năm 1967, đại diện Mỹ ở Mát-xcơ-va xin gặp đại diện của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và trao thư tay của Tổng thống Giôn-xơn gởi cho Chủ tịch Hồ Chí Minh (Phụ lục VII và VIII: Thư của Tổng thống Giôn-xơn gởi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thư trả lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh).

Ngày 15 tháng 2, thư trả lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đại diện nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trao cho đại diện Mỹ (Phụ lục VII và VIII: Thư của Tổng thống Giôn-xơn gởi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thư trả lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh).


Chỉ cần đọc qua một lần cũng đủ thấy là nội dung hai bức thư chứa đựng những lập trường và quan điểm hoàn toàn đối kháng.

Một bên, Việt Nam, là chân lý, chính nghĩa và đạo lý.

Còn một bên, Mỹ, là phi lý, phi nghĩa và phi nhân.

Liền sau khi hai bức thư được Hà Nội công bố, bộ máy tuyên truyền của Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ vội vã mở chiến dịch bịa đặt và xuyên tạc mà chắc là họ đã dự kiến và chuẩn bị từ trước, đặc biệt là tung ra luận điệu nham hiểm cho rằng việc Hà Nội công bố hai bức thư đã làm hỏng một con đường "quí báu" mà hai bên đáng lẽ phải dùng để đàm phán và "giải quyết toàn bộ cuộc chiến tranh". Đồng thời, Tổng thống Giôn-xơn không ngớt rêu rao Mỹ đã có "25 cố gắng hòa bình", song không một lần nào đã được phía Việt Nam dân chủ cộng hòa đáp ứng. Nói một cách khác, chiến tranh còn kéo dài là do phía Việt Nam dân chủ cộng hòa chứ không phải là do phía Mỹ!


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 13 Tháng Tư, 2021, 02:56:06 pm
Trước tình hình trên đây, ngày 10 tháng 4, tôi đã trả lời một số câu hỏi phỏng vấn của Đài truyền hình và phát thanh Ca-na-đa:

Hỏi: Tại sao Hà Nội lại đi công bố thư trao đổi giữa Tổng thống Giôn-xơn và Chủ tịch Hồ Chí Minh?

Đáp: Lý do thật đơn giản. Suốt hai năm qua, các nhà cầm quyền Mỹ không ngừng nhai lại những luận điệu dối trá về "ý muốn hòa bình và thương lượng" của họ, ngay cả trong khi họ họp Hội đồng chiến tranh ở đảo Guam. Chính thượng nghị sĩ Phun-brai (Fulbright), Chủ tịch Ủy ban ngoại giao của Thượng nghị viện Mỹ đã lên tiếng tố cáo Tổng thống Giôn-xơn đến đảo Guam không phải để tìm một giải pháp hòa bình mà để tìm một chiến thắng quân sự nhằm bắt Hà Nội đầu hàng, bằng cách tàn sát càng nhiều người bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu! Mặt khác, để mọi người, đặc biệt la nhân dân Mỹ, yên tâm chờ đợi, bộ máy tuyên truyền đầu độc của Mỹ thỉnh thoảng lại tung ra những tin hoàn toàn bịa đặt về "những tiếp xúc có thể xảy ra" giữa Oa-sinh-tơ và Hà Nội.

Cho nên, vì mục đích đưa ra ánh sáng những thủ đoạn bịp bợm đó và vạch cho dư luận thế giới thấy rõ những ý đồ thực sự và những mục tiêu thực sự của Mỹ ở Việt Nam mà những bức thư đã được công bố.


Hỏi: Bây giờ, ông có thể cho biết về thái độ của Tổng thống Giôn-xơn trong "cử chỉ" của ông ta?

Đáp: Được! Nếu ông muốn, tôi sẽ nói về "cử chỉ" của Tổng thống Giôn-xơn.

Trước hết, hãy đặt "cử chỉ" đó trở lại trong bối cảnh của nó.

Ngày 8 tháng 2, đại diện Mỹ ở Mát-xcơ-va xin gặp đại diện của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đã trao một bức thư của Tổng thống Giôn-xơn gởi cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Vài ngày sau, bằng "hành động kéo dài việc ngưng ném bom", Mỹ tự ý định một thời hạn để chờ Hà Nội "trả lời".

Ngày 15 tháng 2, đại diện của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã trao cho đại diện Mỹ thư trả lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Song, ngày hôm trước, 14-2, Tổng thống Giôn-xơn đã tự cho rằng ông ta không "chờ" được nữa, đã tự ý ra lịnh ném bom bắn phá lại miền Bắc và cũng đã quyết định "tiếp tục toàn bộ chiến sự".

Từ những sự kiện trên đây, cần rút ra hai điểm trong cái gọi là "cử chỉ" của Tổng thống Mỹ.

Một là: "kéo dài ngưng ném bom", đồng thời tự ý định một thời hạn để chờ "trả lời", đó chẳng phải là một tối hậu thư hay sao? Dù sao đi nữa, người ta cũng có đầy đủ lý do để nghĩ rằng Tổng thống Giôn-xơn đòi chúng tôi chấp nhận mà không bàn cãi điều kiện đàm phán của Mỹ, bằng cách đe dọa ném bom bắn phá trở lại và ông ta đã làm đúng như vậy!

Hai là: Trước khi nhận được thư trả lời - thời gian chờ đợi không quá một tuần lễ - Tổng thống Mỹ đã ra lịn ném bom bắn phá trở lại và "tiếp tục toàn bộ chiến sự".

Rõ ràng mục đích của Mỹ không phải là "chấm dứt cuộc xung đột ở Việt Nam" như Tổng thống Giôn-xơn đã nói mà chỉ nhằm tạo ra một cái cớ để Mỹ tiếp tục chiến tranh. Ý nghĩa của cái gọi là "cử chỉ" của Tổng thống Mỹ là như thế đấy!


Hỏi: Chính phủ Mỹ nói đã có "25 cố gắng hòa bình" ông nghĩ thế nào?

Đáp: Như ông biết, đó chỉ là những điệu hát đã nhàm tai! "Đàm phán không điều kiện tiên quyết", có nghĩa là bắt chúng tôi phải đàm phán dưới bom, "ngừng ném bom có điều kiện" và đòi chúng tôi phải "xuống thang quân sự ở miền Nam", tức đòi nhân dân máy bay chấp nhận sự đầu hàng từng bước; còn ngừng bắn", tức là đòi nhân dân miền Nam từ bỏ cuộc chiến đấu trong lúc một đạo quân viễn chinh Mỹ trên 400.000 tên vấn tiếp tục chiếm đóng miền Nam.

Vậy chúng tôi có thể nói: "25 cố gắng hòa bình" của Tổng thống Giôn-xơn trên thực tế đã chuẩn bị cho 25 cố gắng chiến tranh và "Năm lần tạm ngừng ném bom" cũng đã chuẩn bị cho việc leo thêm năm nấc thang chiến tranh mới.


Hỏi: Đề nghị ông nói về nội dung thông điệp của Tổng thống Giôn-xơn. Ông nghĩ gì về bức thông điệp đó, ông có những lý lẽ nào?

Đáp: Lý lẽ duy nhứt của chúng tôi là chân lý, và sức mạnh của chúng tôi là do chúng tôi có chính nghĩa.

Tổng thống Giôn-xơn bắt đầu bức thư bằng cách viện có rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh và ông ta sẽ bị "lịch sử nghiêm khắc phê phán", vì "cả hai chúng ta đều có nghĩa vụ nặng nề là phải nghiêm chỉnh tìm con đường dẫn tới hòa bình".

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đáp lại: "Chính phủ Mỹ đã gây ra chiến tranh xâm lược Việt Nam thì con đường đưa đến hòa bình ở Việt Nam là Mỹ phải chấm dứt xâm lược".

Vả lại, điều rất hiển nhiên là người ta không thể nào tìm ra được một giải pháp đúng đắn cho vấn đề Việt Nam, nếu người ta không có một sự phân biệt rõ ràng giữa kẻ xâm lược là Mỹ, và người bị xâm lược là Việt Nam và nếu người ta không xác định trách nhiệm duy nhứt trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là trách nhiệm của Mỹ.

Ngoài ra, Tổng thống Giôn-xơn còn nói ông ta xót xa về "số người chết và bị thương", về "tài sản bị phá hoại" và về "sự đau khổ của con người". Vậy, người ta phải tự hỏi: "Kẻ nào đã phạm tội ác ở Việt Nam?" Chính phủ Mỹ đã gây ra chiến tranh ở Việt Nam chứ không phải Việt Nam đã gây ra chiến tranh ở Mỹ.


Hỏi: Tôi nghĩ rằng vấn đề chủ yếu nhứt mà đó cũng là nội dung chính của bức thư của Tổng thống Giôn-xơn, là vấn đề ngừng ném bom. Ông nghĩ thế nào?

Đáp: Vâng, cho đến bây giờ, ai ai cũng biết là Tổng thống Giôn-xơn tiếp tục bác bỏ sáng kiến hòa bình ngày 28 tháng 1 của chúng tôi, tiếp tục bác bỏ tất cả những lời kêu gọi đòi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom bắn phá miền Bắc Việt Nam. Song, lý lẽ dối trá nhứt, chính là lý lẽ mà ông ta đã nêu lên trong thư và dựa vào đó để tiếp tục những cuộc ném bom. Ông hãy nghe rõ! Tổng thống Giôn-xơn nói như thế này: "Việc ngừng ném bom sẽ gây nên sự bàn tán tiến hành và sẽ phương hại đến tính chất không chính thức và bí mật của những cuộc thảo luận đó". Nói một cách khác, trong tình hình đó, cuộc thảo luận nào cũng sẽ thất bại! Tất nhiên, không ai hiểu tại sao cả. Còn Tổng thống Mỹ thì đương nhiên kết luận: Như vậy, chính vì lợi ích của những cuộc thảo luận, chúng tôi phải tiếp tục ném bom các ông.

Ông có thể cho lời ngụy biện đó là nghiêm chỉnh hay sao?


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 13 Tháng Tư, 2021, 02:57:22 pm
Hỏi: Nhưng trên thực tế, phải chăng điều mà Tổng thống Giôn-xơn đòi hỏi, là vấn đề "có đi có lại?" "Chúng tôi sẽ không ném bom các ông nữa, nếu về phía các ông, các ông không còn tiếp tục những thâm nhập vào miền Nam". Dù sao, về phía Oa-sinh-tơn, vấn đề đã được nêu lên như vậy! Ông nghĩ thế nào về vấn đề "có đi có lại"?

Đáp: "Có đi có lại" là cái quái gì?

Phải chăng Mỹ muốn bắt chúng tôi "trả giá" việc Mỹ chấm dứt ném bom bắn phá? Vậy thì, trong trường hợp đó, chúng tôi trả lời dứt khoát: không! không có vấn đề "thưởng khuyến khích" kẻ xâm lược. Cũng như không thể nào có vấn đề "trả tiền chuộc" cho một tên bắt cóc!

Phải chăng Mỹ muốn đòi chún tôi chấm dứt sự giúp đỡ và ủng hộ đồng bào của chúng tôi ở miền Nam? Để cho đạo quân viễn chinh Mỹ trên 400.000 tên làm mưa làm gió ở miền Nam? Mà miền Nam, như ông biết, là thịt của chúng tôi, là máu của chúng tôi, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói. Phải chăng là để cho đồng bào của chúng tôi ở miền Nam bị tách rời khỏi miền Bắc và biết thế nào là tính tàn bạo của đế quốc Mỹ, của chính sách "bình định" bằng những biện pháp đốt sạch, phá sạch và giết sạch?

Phải chăng Mỹ muốn khó vĩ tuyến 17 lại, duy trì không thời hạn chế độ bù nhìn ở miền Nam Việt Nam và làm tồn tại mãi mãi sự chia cắt đất nước của chúng tôi? Mỹ đừng hòng!

Hòa bình, vâng! Nhưng không phải trong bất cứ điều kiện nào và với bất cứ giá nào!

Tôi xin hỏi ông, đúng, tôi muốn biết nhân dân Mỹ sẽ phản ứng như thế nào, nếu những bang ở miền Nam nước Mỹ bị tách khỏi những bang ở miền Bắc và, thêm vào đó, bị một nước ngoài chiếm đóng. Nhân dân Mỹ có chấp nhận thứ "hòa bình áp đặt" đó không? Chắc chắn là không, Nhân dân Việt Nam cũng không!

Như ông biết, Tổng thống Giôn-xơn tự cho ông ta có quyền phát ngôn nhân danh nhân dân miền Nam Việt Nam mỗi lần ông thấy có dịp làm việc đó, chẳng khác nào miền Nam Việt Nam là thuộc quyền sở hữu của ông ta. Song, miền Nam Việt Nam là của Việt Nam, của toàn thể nhân dân Việt Nam, chứ đâu phải là của Mỹ. Hiển nhiên là như vậy. Miền Nam Việt Nam đâu phải là bang thứ 52 của Mỹ mà là phân nửa của nước Việt Nam. Kẻ nào dám nói ngược lại?

Cho nên, tôi xin nói với ông, bất chấp tất cả những lời ngụy biện và tất cả những sự lừa phỉnh, sự thật vẫn là sự thật!

Sự thật là chính phủ Mỹ đã gây ra chiến tranh xâm lược ở Việt Nam. Chính phủ Mỹ phải chấm dứt cuộc xâm lược, đó là con đường duy nhất đưa tới việc lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời Tổng thống Giôn-xơn như vậy. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói lên điều đó một cách rõ ràng, kiên quyết và trịnh trọng vì biết rằng mình được sự đồng tình  và ủng hộ của toàn thể nhân dân Việt Nam, của dư luận quốc tế và của tất cả các dân tộc và chính phủ yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới.


Hỏi: Ở Mỹ, một bộ phận rất lớn của dư luận có thái độ bất đồng với chính phủ về sự có mặt của Mỹ ở Việt Nam. Phải chăng đó là một dư luận rộng rãi hay chỉ hạn chế trong một số giới không đông lắm?

Đáp: Tôi nghĩ rằng đến nay quần chúng Mỹ chưa được thông báo đầy đủ về cuộc chiến tranh Việt Nam. Tại sao? Bởi vì một bức màn khói dựng lên bằng đủ thứ huyền thoại, trái sự thật, dối trá và thường xuyên được bộ máy tuyên truyền chính tức sử dụng và khai thác nhằm che đậy và làm cho quần chúng Mỹ không biết được tất cả sự thật. Song, cứ càng được cho biết nhiều hơn thì nhân dân Mỹ càng phản ứng và mở rộng những hoạt động chống chính sách của chính phủ Mỹ ở Việt Nam. Và, tôi vui mừng được nói lên rằng thời gian qua, phong trào phản chiến ở Mỹ đã phát triển về bề rộng, về bề sâu cũng như  về sức mạnh, từ khi có những cuộc biểu tình, tuần hành, mít tinh, hội họp, hội thảo. Vả lại, vừa xuất hiện một hình thức đấu tranh mới, một thứ "tòa án" mà ở đó bị cáo là chính phủ Mỹ. Một cuộc biểu tình lớn sẽ được tiến hành vào ngày 15 tháng 4 tới đây tại Niu Yoóc và Xan Phran-xi-xcô (San Francisco).

Tại sao có được những sự phát triển mới đó của phong trào phản chiến ở Mỹ?

Trước hết, vì chiến tranh không những đã gây nên vô số tàn phá ở Việt Nam mà cuối cùng chiến tranh cũng đã thâm nhập vào các gia đình Mỹ dưới hình thức thuế má, lạm phát, biện pháp quân dịch và đồng thời dưới những hình thức khổ đau và tang tóc.

Mặt khác, tính chất vị chủng của chiến tranh đã bùng nổ giữa ban ngày, ở Việt Nam cũng như ở Mỹ. Bằng chứng là lời kêu gọi của mục sư Lu-thơ Kin (Luther King) (Luther King, mục sư Mỹ da đen cầm đầu phong trào đấu tranh bảo vệ quyền công dân, đòi sáp nhập người Mỹ da đen vào xã hội Mỹ, chống chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, được tặng thưởng Hòa bình Nô-ben và bị ám sát năm 1964) nhằm thực hiện sự liên minh giữa những chiến sĩ đấu tranh cho quyền công dân và những người Mỹ chống chiến tranh.

Vì thế, tôi tin rằng chẳng bao lâu nữa những tầng lớp đông đảo của nhân dân Mỹ sẽ tham gia phong trào chống chiến tranh ở Việt Nam.

Ông hãy nhớ lời nói nổi tiếng của Tổng thống Lin-côn (Lincoln) (Abraham Lincoln, Tổng thống Mỹ bị bọn chủ trương duy trì chế độ nô lệ ám sát năm 1865): "Ông có thể lừa dối mọi người trong một thời gian nào đó. Ông có thể lừa dối vài ba người mãi mãi. Nhưng, ông không thể nào lừa dối mãi mãi tất cả mọi người".

Để lẩn tránh việc chấm dứt ném bom bắn phá miền Bắc, ngoài đòi hỏi "được bảo đảm là việc thâm nhập vào miền Nam bằng đường bộ và đường thủy đã chấm dứt", Tổng thống Mỹ còn lập luận rằng việc Mỹ ngừng  ném bom bắn phá miền Bắc "sẽ gây nên sự bàn tán trên toàn thế giới và sẽ phương hại đến tính chất không chính thức và bí mật của những cuộc thảo luận đó" (Thư của Tổng thống Giôn-xơn gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh).


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 13 Tháng Tư, 2021, 02:58:59 pm
Cần có hai nhận xét sau đây:

- Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nói hai bên có thể nói chuyện sau khi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chớ không hề có ý kiến "nói chuyện có tính chất không chính thức và bí mật". Đó là điều mà chính Mỹ bịa ra, rồi cũng chính Mỹ gạt đi!

- Tổng thống Giôn-xơn quả quyết rằng một cuộc nói chuyện như thế, sau khi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom... tất phải thất bại! Còn trái lại, nếu hai bên đàm phán trong khi Mỹ tiếp tục ném bom bắn phá miền Bắc... tất sẽ thành công ư?

Áp đặt, ngụy biện quanh co như thế chỉ vì Mỹ chưa chịu chấm dứt ném bom bắn phá miền Bắc, còn hòng sử dụng chiến tranh phá hoại như một chủ bài gây sức ép nếu có đàm phán với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


Luận điệu bịp bợm và lập trường ngoan cố "đàm phán trên thế mạnh" trên đây chứng minh rằng mặc dù bị động vè chiến lược và ngày càng lúng túng về chiến thuật, đế quốc Mỹ vẫn bám ý đồ cột Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào một trong hai điều kiện: hoặc là chấp nhận đàm phán dưới bom, hoặc là bỏ rơi từng bước miền Nam để đổi lấy việc Mỹ chấm dứt ném bom bắn phá miền Bắc.


Đáp lại, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa tỏ thiện chí sẵn sàng đàm phán trên cơ sở tuyên bố ngày 28 tháng 1, vừa giữ vững quyết tâm chuẩn bị đánh một đòn chiến lược chưa từng thấy, làm thất bại "chiến tranh cục bộ" và cả chiến lược toàn cầu "phản ứng linh hoạt" của Mỹ, tạo nên một bước ngoặt, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh và ngồi lại đàm phán ở thế thua, thế bị động và bất lợi.


Thực tế là chưa lúc nào bằng lúc này, vấn đề xâm lược và chống xâm lược ở Việt Nam được đặt ra một cách rõ ràng, cụ thể và khẩn trương trước nhân dân thế giới.


Nhân dân thế giới đang chứng kiến một sự thách thức, một sự đọ sức, thậm chí một sự đụng đầu lịch sử có thể nói là kinh thiên động địa giữa hai ý chí lớn, giữa hai thế lực lớn của thời đại.


Các nhà báo và bạn bè ở phương Tây quen gọi cuộc chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam là cuộc chiến đấu không cân sức giữa Đa-vít (David) và Gô-li-át (Goliath) (Chuyện được kể trong kinh thánh).


Đa-vít nhờ mưu mẹo nên đã thắng anh chàng khổng lồ Gô-li-át. Tên khổng lồ Mỹ cũng sẽ thua vì Việt Nam cũng khôn khéo như Đa-vít. Những chuyện cổ tích của nhân dân Việt Nam được người ta đem ra phân tích để chứng minh rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc thông minh và có thừa trí tuệ để làm thất bại mưu sâu kế độc của kẻ thù gian ác.


Vả lại, gọi Việt Nam là Đa-vít còn Mỹ là Gô-li-at còn hàm ý một nước nhỏ bị một nước lớn ỷ thế hiếp người và, do đó, thái độ đương nhiên của tất cả những người lương thiện chuộng lẽ phải là đứng về phía Việt Nam và bảo vệ Việt Nam chống Mỹ.


Tôi cũng thường nghe các bạn bè ở phương Tây nói: "Việt Nam là một nước nhỏ đã thắng hai nước lớn".

Nhìn hình thức bên ngoài, thì đúng như vậy. Nhưng xét cho cùng, thực chất hoàn toàn khác.

Thường thường, "một nước lớn" thắng "một nước nhỏ", "một nước mạnh" thắng "một nước yếu" chứ "một nước nhỏ" hoặc "một nước yếu" thì khó mà thắng được "một nước lớn", "một nước mạnh" dù ngay trên lãnh thổ của mình.


Trong lịch sử nhân loại, có bao nhiêu nước nhỏ và dân tộc nhỏ đã bị nước lớn và dân tộc lớn tiêu diệt, thôn tính hoặc đồng hóa? Danh sách chắc là dài lắm!

Phải chăng trường hợp của Việt Nam, "một nước nhỏ" đã liên tiếp thắng "hai nước lớn" cũng như đã từng đánh bại ba cuộc xâm lược của Mông-Nguyên hồi thế kỷ XII là một ngoại lệ?

Tôi không nghĩ như vậy. Việt Nam có cái lớn và cái mạnh riêng của Việt Nam.


Lại phải chăng vì Việt Nam chiến đấu tự vệ, tức đấu tranh cho một sự nghiệp chính nghĩa, nên nhứt định sẽ thắng? Còn đế quốc Mỹ, trái lại, tiến hành chiến tranh xâm lược phi nghĩa, nên nhứt định sẽ thua?


Nói nguyên tắc, đạo lý, quy luật hay chiến lược... đều đúng cả. Song, trên thực tế, cuộc chiến đấu vô cùng khốc liệt, dưới những hình thức và trong những điều kiện luôn luôn thay đổi và chỉ có thể đi theo một con đường khúc khuỷu khi lên khi xuống, bao giờ cũng gay go và phức tạp.


Việt Nam có chính nghĩa. Chính nghĩa là nguồn gốc của sức mạnh. Nhưng ngược lại, phải có sức mạnh, mặc dù có trường hợp không dùng đến mới bảo vệ được chính nghĩa. Chân lý muôn thuở là như vậy. Có chính nghĩa chưa đủ để thắng. Rải rác trên thế giới, ngay ở thời đại của chúng ta, còn có bao nhiêu nấm mồ của chính nghĩa! Chỉ vì ở những nơi đó, vào thời điểm nào đó, chính nghĩa chưa được bảo vệ một cách có hiệu quả bằng sức mạnh cần thiết và đầy đủ.


Cho nên, một cuộc đấu tranh chính nghĩa có thể tạm thời thất bại và, trái lại, một cuộc xâm lược tàn bạo có thể tạm thời đạt được mục tiêu phi nghĩa của nó.

Muốn thắng đế quốc Mỹ, Việt Nam đã có chính nghĩa, còn phải có sức mạnh cần thiết và đầy đủ.

Anh em Phi châu thường nói với chúng ta: "Các bạn có hạnh phúc hơn chúng tôi nhiều vì có được Chủ tịch Hồ Chí Minh". Việt Nam - Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh - Việt Nam đã trở thành biểu tượng của một ý chí bất khuất, một đường lối cách mạng tất thắng.

Nhiều bạn còn nói: "Việt Nam chiến đấu, kiên cường lại được nhân dân thế giới đồng tình và ủng hộ, Việt Nam sẽ thắng".

Trên đây, theo tôi nghĩ, là những lời nói chân thành xuất phát từ một sự nhận định và đánh giá sâu sắc, chứ không phải chỉ là những lời nói xã giao.


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 13 Tháng Tư, 2021, 02:59:52 pm
Từ phương Tây nhìn về đất nước, đứng giữa thế giới sục sôi phong trào ủng hộ Việt Nam chống Mỹ, cũng như khi về nước và đi thăm một số nơi trên miền Bắc bị đánh phá ác liệt, lúc nào tôi cũng cảm thấy sâu sắc rằng công cuộc chống Mỹ, cứu nước long trời lở đất của dân tộc Việt Nam không thể chỉ là cuộc chiến đấu của "một nước nhỏ" chống "một nước lớn" mà cũng không phải đơn thuần là vấn đề "một nước chống một nước"!


Đây là sự đụng đầu lịch sử kinh thiên động địa giữa hai thế lực khổng lồ của quá trình chống chủ nghĩa đế quốc và giải phóng dân tộc trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.


Một bên là đế quốc Mỹ, siêu cường, đầu sỏ phe đế quốc và sen đầm quốc tế, nổi tiếng giàu và mạnh, chưa hề thất bại trong bất cứ một cuộc chiến tranh nào, ngạo nghễ vác ngọn cờ thập tự chinh hô hào đồng minh và chư hầu tham gia chống phong trào giải phóng dân tộc và cách mạng thế giới, mưu đồ khuất phục Việt Nam nhằm thực hiện chính sách của nó ở Đông Nam Á và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời để làm gương cho dân tộc nào vừa đấu tranh giành độc lập tự do lại vừa có khát vọng hoặc đường lối tiến lên chủ nghĩa xã hội như Việt Nam.


Trong chiến tranh xâm lược chống Việt Nam, đế quốc Mỹ không lôi kéo được các đồng minh lớn ở Tây Âu tham chiến, mà chỉ có được sự trợ lực kém cỏi của Nam Triều Tiên và một số chư hầu Đông Nam Á. Trái lại, Mỹ tha hồ sử dụng những căn cứ quân sự ở Thái Lan và Phi-lip-pin, đồng thời Nhật Bản đã trở nên một căn cứ hậu cần lý tưởng cho đạo quân viễn chinh Mỹ.


Còn một bên, dám đứng lên chống lại đế quốc Mỹ, trước hết, là một dân tộc có truyền thống dựng nước và giữ nước lâu đời, lại chiến đấu dưới ngọn cờ bất khuất của một Đảng Mác-xít chân chính và dày kinh nghiệm, đã đúc kết và vận dụng được một khoa học quân sự độc đáo về chiến tranh giải phóng có đường lối chính trị đúng đắn và sách lược khôn khéo, tập hợp được lực lượng hùng hậu trong nước và tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của nhân dân thế giới, là thành viên của Cộng đồng xã hội chủ nghĩa thế giới và, cuối cùng, được thừa nhận trên thực tế là ngọn cờ đầu của Phong trào giải phóng dân tộc mặc dù Việt Nam chưa bao giờ tự phong như thế.


Vì chiến đấu hy sinh gian khổ cho sự nghiệp chính nghĩa của thời đại - độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - nên Việt Nam được thời đại công nhận và tiếp sức. Đáp lại, bằng cuộc chiến đấu kiên cường và thắng lợi của mình, Việt Nam đã làm rạng rỡ thời đại. Do đó, Việt Nam nghiễm nhiên trở thành một ngọn cờ có sức hiệu triệu mãnh liệt và có khả năng lớn lao tập hợp đông đảo quần chúng năm châu chống chủ nghĩa đế quốc Mỹ, kẻ thù số một của hòa bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên thế giới ngày nay.


Quá trình trên đây đã đưa tới kết quả tất yếu là: sức mạnh của Việt Nam gồm cả sức mạnh của bản thân dân tộc Việt Nam cộng với sức mạnh của thời đại, tạo nên một sức mạnh tổng hợp lớn lao, một thế lực khổng lồ làm tịt ngòi bom nguyên tử của Mỹ, kể cả bom chiến thuật, buộc đế quốc Mỹ phải làm ngơ trước sự hấp dẫn của một chiến trường thuộc châu Á sau chiến trường Nhật Bản, mặc dù Mỹ đã có một bước đầu chuẩn bị.

Vậy, sự đụng đầu lịch sử chấn động địa cầu giữa hai thế lực khổng lồ của thời đại sẽ kết thúc ra sao?

Sự chiến thắng của đế quốc Mỹ chẳng những sẽ là một thất bại của dân tộc Việt Nam mà còn là một bước lùi của Phong trào giải phóng dân tộc và của cách mạng thế giới. Nó sẽ đem lại cho Mỹ một thời cơ quá đẹp để Mỹ tiếp tục đánh phá những cuộc đấu tranh giải phóng ở các khu vực khác, ngăn chặn xu thế tiến lên chủ nghĩa xã hội của các dân tộc mới giành được độc lập, tự do và áp đặt khắp nơi chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ. Mỹ sẽ còn lợi dụng uy thế của kẻ chiến thắng nắm lại các chư hầu và đồng minh "tráo trở và bội bạc" để tiếp tục đeo đuổi chiến lược toàn cầu phản động của nó.

Còn nếu Mỹ sẽ thua và Việt Nam sẽ thắng thì sao?

Nếu thua, Mỹ đành bỏ rơi ngụy quyền con đẻ của nó ở miền Nam, và rút đạo quân viễn chinh, chiến bại và xốc xếch và mất tinh thần về nước, và Việt Nam sẽ vĩnh viễn chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, giành lại độc lập hoàn toàn, mở ra giai đoạn đất nước thống nhứt và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước. Nhưng chiến thắng của Việt Nam còn là chiến thắng của phong trào giải phóng dân tộc, đặc biệt của xu thế gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội của thời đại, và nói chung, của cách mạng thế giới. Chiến thắng của Việt Nam đồng thời giáng một đòn nghiêm trọng vào chiến lược toàn cầu phản động của đế quốc Mỹ và báo hiệu sự phá sản không tránh khỏi của chủ nghĩa thực dân mới trên thế giới, cũng như chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc cuộc kháng chiến của Việt Nam chống thực dân Pháp năm 1954 đã mở đầu thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới.

Cái được thua thật quá lớn! Nó liên quan đến vận mạng của mọi dân tộc trên quả đất. Một thời kỳ lịch sử thế giới sẽ mang dấu ấn sâu đậm của nó.

Chính vì cái được thua có ý nghĩa lịch sử và thời đại như thế nên tất nhiên mỗi bên đều có những cố gắng cao nhứt phù hợp với khả năng để mong giành lấy thắng lợi cuối cùng.

Xét cho cùng, trong sự đụng đầu vang dội địa cầu giữa Mỹ và Việt Nam, cũng như nói chung, trong bất cứ một cuộc chiến tranh nào khác, vấn đề có ý nghĩa quyết định, trước hết là tương quan lực lượng trên chiến trường. Nhưng tiền tuyến bao giờ cũng lệ thuộc vào hậu phương và chịu sự tác động trực tiếp của hậu phương. Huống chi là ngày nay, tương quan lực lượng trên chiến trường và thậm chí cả những vấn đề chiến lược và chiến thuật cũng không tách rời tương quan lực lượng trên phạm vi thế giới và xu thế của thời đại.


Những mối liên quan khăng khít trên đây không ngừng vận động và tác động lẫn nhau, đặc biệt giữa tiền tuyến và hậu phương (người ta nói hậu phương của Mỹ đã trở thành "mặt trận thứ hai" của Việt Nam), tạo cho mỗi bên một sức mạnh tổng hợp quyết định thành bại và kết tục của trận đánh sẽ tác động trở lại toàn bộ các mối tương quan (sau 10 năm rút khỏi Việt Nam, nước Mỹ vẫn chưa hết day dứt vì "hội chứng Việt Nam").

Giữa Mỹ và Việt Nam, bên nào có được một sức mạnh tổng hợp lớn hơn và bền bỉ hơn, tức có khả năng chiến đấu lâu dài hơn, bên đó sẽ thắng.

Tóm lại, thực chất, quy mô, ý nghĩa và triển vọng của trận đánh là thế.


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 13 Tháng Tư, 2021, 03:01:07 pm
Lúc bấy giờ, đế quốc Mỹ đang ráo riết tăng cường và mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


26 tháng qua, từ khi Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh phá hoại chống miền Bắc, trọng lượng bom do phi cơ Mỹ trút xuống miền Bắc đã vượt trọng lượng bom ném xuống nước Đức phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai.


Hơn nữa, chiến tranh phá hoại chống miền Bắc bằng không quân và hải quân của Mỹ đã chuyển sang một giai đoạn mới. Máy bay và tàu chiến Mỹ được sử dụng tới một quy mô chưa từng thấy, ngày đêm liên tục ném bom bắn phá có tính chất hủy diệt và nhằm đánh vào tiềm lực kinh tế và tinh thần của nhân dân miền Bắc.


Ngày 20 tháng 4, nhiều đợt phi cơ Mỹ đánh thẳng vào trung tâm thành phố cảng Hải Phòng, làm sập nhiều nhà máy, làm chết và bị thương trên 100 dân thường. Đã 12 lần, không quân Mỹ đánh phá Khu Liên hợp gang thép Thái Nguyên. Mỹ lại tăng cường việc sử dụng bom "chống cá nhân" v.v... hòng "tàn sát càng nhiều người bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu" như Thượng nghị sĩ Mỹ Phun-brai (Fulbright) đã tố cáo.


Những mục tiêu của không quân Mỹ đâu phải chỉ là "bê-tông và sắt thép", như Tổng thống Giôn-xơn đã nói.


Mục đích hiển nhiên của Tổng thống Mỹ là làm cho miền Bắc Việt Nam "chảy hết máu", cuối cùng phải "khuất phục" và chấp nhận "hòa bình kiểu Mỹ".


Song song với việc tăng cường chiến tranh phá hoại chống miền Bắc, Mỹ âm mưu đánh một đòn chiến lược mới có tính chất quyết định ở miền Nam.


Đầu tháng 2 năm 1967, lợi dụng mùa khô, Mỹ tung ra cuộc "phản công chiến lược", "tìm và diệt" lần thứ hai, gồm nhiều trận càn đánh vào các khu căn cứ miền Nam, đặc biệt là trận càn Gian-xơn Xi-ty kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1967. Đây là trận đánh lớn nhứt, dài ngày nhứt từ khi Mỹ bắt đầu xâm lược Việt Nam.


Ngờ đâu càng đánh lớn, Mỹ càng thiệt lớn. Từ ngày 2 tháng 2 đến 19 tháng 4, lực lượng võ trang Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng chục ngàn quân địch, mà đại bộ phận là quân Mỹ, phá hủy trên 800 xe tăng và xe thiết giáp.


Những sư đoàn "không ai thắng nổi" của Mỹ bị tổn thấy nặng nề, đến nỗi Đin Rớt, phải thừa nhận: "Năm 1967 là năm đau khổ khốc liệt đối với Mỹ trong chiến tranh Việt Nam".


Sự thật hiển nhiên là việc Mỹ tăng cường chiến tranh phá hoại chống miền Bắc và tiến hành liên tiếp hai cuộc "phản công chiến lược" ở miền Nam, mùa khô 1965-1966 và mùa khô 1966-1967, không hề lay chuyển được mà trái lại, đã củng cố thêm quyết tâm chiến lược, của Việt Nam ở cả hai miền.


Ngày 25 tháng 4, trả lời phỏng vấn của Ủy ban đề xuống hòa bình ở Việt Nam (Comité promoteur pour la Paix au Vietnam) của Vê-ni-xi (Vénitie) nhân dịp kỷ niệm ngày giải phóng nước I-ta-lia (25-4) và ngày 20 tháng 5 tại diễn đàn Đại hội vì hòa bình ở Việt Nam (Etats généraux pour la Paix au Vietnam) ở Pa-ri, tôi có nêu rõ vấn đề:


"Hơn bao giờ hết, mọi người, mọi dân tộc và tất cả các chính phủ yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới đều tự thấy bản thân có liên quan đến một cuộc chiến tranh dã man nhứt và vô nhân đạo nhứt, đó là chiến tranh xâm lược của Mỹ chống Việt Nam".


Tôi trình bày những kết luận của Tòa án quốc tế về tội ác chiến tranh vừa họp xong ở thủ đô Thụy Điển (Stockholm) (Tòa án quốc tế về tội ác chiến tranh do nhà triết học Anh Bẹc-trăng Rớt-xen (Bertrand Russell) thành lập, gồm nhiều nhân vật nổi tiếng như Lê-ô Ba-xô (Léo Basso), Giăng Pôn Xạc (Jean Paul Sartre) v.v...).


Sau khi phân tích các giai đoạn của cuộc xâm lược của Mỹ ở Việt Nam. Tòa án quốc tế về tội ác chiến tranh đã đi đến kết luận:

"... Mỹ phải chịu trách nhiệm về việc dùng vũ lực ở Việt Nam, và , do đó Mỹ đã phạm một tội ác xâm lược chống nước này, một tội ác chống hòa bình".

Đáp lại câu hỏi: "Chính phủ Mỹ có phạm những hành động xâm lược chống Việt Nam, theo văn bản của luật quốc tế hay không?". Tòa án đồng thanh tuyên bố: Có!

Và "như vậy là chính phủ Mỹ đã phạm một tội ác xâm lược chống một dân tộc độc lập và có chủ quyền ở Việt Nam".

"Do đó, chính phủ Mỹ phải một mình chịu trách nhiệm hoàn toàn về cuộc chiến tranh cũng như về việc đeo đuổi chiến tranh".

Kết luận trên đây của Tòa án quốc tế về tội ác chiến tranh phản ảnh sự lên án của quần chúng rộng rãi khắp các nước, cho thấy rằng cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam vì độc lập tự do, đã trở thành trung tâm của cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới chống chủ nghĩa đế quốc Mỹ.


Nhắc lại sáng kiến hòa bình ngày 28 tháng 1, được Hồ Chủ tịch xác nhận trong thư trả lời cho Tổng thống Mỹ, tôi khẳng định:

"Cần nói lên một lần nữa rằng nhân dân Việt Nam quyết không khuất phục trước vũ lực và quyết không nói chuyện dưới bom".

Ngày 21 tháng 5, trả lời phỏng vấn của báo Unita của Đảng cộng sản I-ta-lia, tôi vạch sự thất bại của Mỹ ở cả hai miền. Ở miền Nam, sự tổn thất của đạo quân viễn chinh Mỹ trong cuộc "phản công chiến lược" lần thứ hai vào mùa khô 1966-1967, còn nặng nề hơn sự tổn thất của Mỹ trong cuộc "phản công chiến lược" lần thứ nhứt vào mùa khô 1965-1966.

Tướng Oet-mo-len (Westmoreland), tư lệnh quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam kêu gào xin thêm quân với Quốc hội. Liền sau đó, 35.000 viện binh Mỹ được gấp rút vận chuyển từ Cộng hòa Liên bang Đức sang chiến trường miền Nam.


Nhưng chẳng vì thế mà Mỹ cải thiện được tình thế của đạo quân viễn chinh Mỹ ở Việt Nam. Trái lại, Thời báo Niu Yoóc (The New York Times) đã phàn nàn: "Càng nhiều quân, càng ít hy vọng!".

"Sách trắng" của Đảng Cộng hòa, công bố ngày 1 tháng 4 ở Mỹ, đã thừa nhận rằng, mặc dù phải chịu tổn thất nặng nề, quân đội Mỹ ở miền Nam vẫn kiểm soát được ít xã hơn là ngụy quân vào năm 1962.

Còn ở miền Bắc, đến ngày 18 tháng 5, chiếc máy bay Mỹ thứ 1.900 đã bị bắn rơi. Chỉ trong một tháng leo thang chiến tranh phá hoại, từ 28 tháng 4 đến 28 tháng 5, không quân Mỹ đã mất 141 chiếc máy bay.

Súng phòng không của Hà Nội chĩa lên trời, nhiều đến nỗi một nhà báo phương Tây cho rằng người ta có thể bước đi từ miệng súng này sang miệng súng khác.

Qua thử thách, huyền thoại về "sức mạnh thần kỳ của không lực Huê Kỳ" đã bị đánh đổ hoàn toàn!

Cuối cùng, một lần nữa, tôi bác bỏ lập luận "đàm phán không điều kiện tiên quyết" tức "đàm phán trên thế mạnh" của Mỹ và cũng một lần nữa, tôi xác định lập trường dứt khoát "không đàm phán dưới bom" của Việt Nam.


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 15 Tháng Tư, 2021, 03:28:40 pm
III
MỘT CHUYẾN ĐI BÍ MẬT


Xét cho cùng, Mỹ không còn cách nào tốt hơn hoặc khác hơn là phái sứ giả bí mật đi Hà Nội.

Vai trò trung gian của một số nước được Mỹ sử dụng bằng cách này hay cách khác và kể cả cuộc vận động trên cơ sở ba điểm của Tổng thư ký Liên hợp quốc, đều tan vỡ mà không để lại một tiếng vang nào. Chỉ vì Mỹ tự nhốt mình trong một mâu thuẫn vô cùng gay gắt. Một mặt, Mỹ muốn tiếp xúc thăm dò đối phương, nhưng mặt khác, lại một mực bác bỏ đòi hỏi chính đáng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và khăng khăng muốn "đàm phán trên thế mạnh".


Nhưng, việc Mỹ phái sứ giả bí mật đi Hà Nội đâu phải đơn thuần là một vấn đề kỹ thuật! Mỹ phải giải quyết cụ thể một loạt vấn đề có tính chất chính trị sâu sắc.

Trước hết là việc chọn người làm sứ giả. Ai sẽ làm sứ giả bí mật của Mỹ? Vị "sứ giả tin cậy" đó của Mỹ sẽ được Hà Nội tiếp không? Nếu được tiếp thì ở cấp nào? Vị sứ giả đó sẽ gây được lòng tin và sẽ được Hà Nội cho biết những điều mà Hà Nội muốn nói với Mỹ hay không?


Sau đó là vấn đề giữ bí mật cho chuyến đi. Bị dồn vào thế bị động và lúng túng, Mỹ rất sợ bất cứ một động thái bí mật nào có thể bị phát giác và bị giải thích như là một biểu hiện của thế yếu hoặc một sự nhượng bộ của mình. Vậy, đối với chuyến đi, Mỹ không thể nào không nghĩ đến những gì cần phải làm để che đậy và ngụy trang, để đánh lạc hướng các nhà quan sát quốc tế và báo chí thế giới.


Nhằm mục đích trên đây, Mỹ đã nhờ đến sự bảo trợ của Pấc-oát-sơ (Pugwash), một tổ chức chống chiến tranh hạt nhân, gồm nhiều nhà khoa học thế giới và do một nhà công nghiệp Mỹ tài trợ. Liền sau đó, một "bộ tham mưu" được thành lập và được Mỹ thừa nhận có đầy đủ tư cách, đã họp suốt ba ngày 16, 17 và 18 tháng 6 tại Pa-ri.

Thành phần gồm có những ai và họ đã đi đến những quyết định gì?

Tất nhiên, điều trước tiên và không thể thiếu được, là sự có mặt của một đại diện của chính phủ Mỹ. Người đó là Hen-ri Kít-xin-giơ, giáo sư trường đại học Ha-vớt (Harvard) đã "nhân danh Tổng thống" vừa tham gia, vừa chủ trì cuộc họp.


Nhân vật quan trọng thứ hai là ông Tổng thư ký của Pấc-oát-sơ, giáo sư Hơt-bớt Mạc-cô-vích (Herbert Marcovich) của Viện Pa-xtơ Pa-ri.

Xung quanh hai ông, còn có Cao ủy năng lượng Pháp và hai giáo sư của trường đại học Ha-vớt.

Họp suốt ba ngày, những đầu óc thông thái như vậy ắt phải làm ra những sản phẩm có giá trị. Việc làm đầu tiên của "bộ tham mưu" là xác định rõ ràng mục đích của chuyến đi.

Sau này, trong một bức thư gởi cho Kít-xin-giơ vào tháng 11 năm 1967, Mạc-cô-vích có nhắc lại:

"Khi Pấc-oát-sơ yêu cầu chúng tôi tiến hành sứ mạng, chúng tôi đã nhận, xuất phát từ hai giả thuyết mà nếu không có hai giả thuyết này thì hành động của chúng tôi sẽ không có ý nghĩa gì cả.

Giả thuyết thứ nhứt: Sự mong manh của chính phủ Mỹ tiến hành đàm phán với chính phủ Hà Nội, bằng cách thành thật chấp nhận chấm dứt việc ném bom bắn phá lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Giả thuyết thứ hai: Sự mong manh của chính phủ Hà Nội được thấy chấm dứt việc ném bom bắn phá nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bằng cách thành thật chấp nhận tiến hành đàm phán với Chính phủ Oa-sinh-tơn.


Mạc-cô-vích khẳng định: "Chúng tôi phải nói ngay rằng không có một sự kiện nào cho phép chúng tôi xét lại hai giả thuyết trên đây", và viết tiếp:

"Trước khi đi Hà Nội, chúng ta đã thỏa thuận với nhau rằng mục tiêu của chúng ta - và đó cũng là mục tiêu duy nhứt của chúng ta từ trước đến nay - là tiếp tới sự gặp gỡ giữa những đại diện có thẩm quyền của hai chính phủ, trước hoặc sau việc ngừng ném bom bắn phá. Những gì mà những đại diện đó cần nói với nhau và cái gì sẽ xảy ra, những cái đó không liên quan đến chúng tôi. Chúng tôi biết - và ông biết còn rõ hơn chúng tôi - đó chỉ là giai đoạn đầu; việc giải quyết cuộc tranh chấp thật sự, cuộc thương lượng thật sự, cuộc thương lượng về miền Nam chỉ có thể là giai đoạn sau mà những thể thức không thuộc phạm vi tìm tòi nghiên cứu của chúng tôi...


"Đó là một mục tiêu hạn chế vậy, và mục tiêu hạn chế đó tỏ ra là có thể đạt được sau những thảo luận tại cuộc họp của Pấc-oát-sơ...".

Thế là "bộ tham mưu" gồm toàn các nhà thông thái Mỹ và Pháp đã xác định khá rõ ràng "mục tiêu hạn chế" của họ là "tiến tới sự gặp gỡ giữa những đại diện có thẩm quyền của hai chính phủ, trước hoặc sau việc ngừng ném bom bắn phá" trên cơ sở hai bên đánh đổi nhau: Mỹ chấm dứt ném bom bắn phá, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhận tiến hành đàm phán.

"Hạn chế" cũng có nghĩa là khiêm tốn, là thiết thực, là có thể đạt được.

Vậy, họ có đạt được "mục tiêu hạn chế" trên đây không? Nhưng, đó là một vấn đề sau này.

Bây giờ thì "bộ tham mưu" đã nhứt trí cử ông Mạc-cô-vích làm sứ giả của Mỹ và sẽ bí mật đi Hà Nội. Nhưng không phải vì thế mà việc chọn người làm sứ giả đã được giải quyết xong. Trái lại, quyết định quan trọng đầu tiên này vấp ngay câu hỏi: Mạc-cô-vích, tất nhiên là được sự tin cậy của Mỹ, sẽ được Hà Nội tiếp không? Ai ai cũng thừa nhận rằng vị giáo sư, thành viên Pháp, đồng thời là Tổng thư ký của Pấc-oát-sơ, có đầy đủ những đức tính cần thiết của một người trung gian, nhưng không một người nào dám khẳng định, kể cả ông Mạc-cô-vích, rằng vị sứ giả vừa được chọn sẽ được chấp nhận của Hà Nội. Lý do chủ yếu được nêu lên là giáo sư Mạc-cô-vích chưa phải là một nhân vật quen biết của Hà Nội và do đó, dù có được Hà Nội tiếp đi nữa, ông cũng khó lòng hoàn thành được sứ mạng.


Vì vậy, "bộ tham mưu" phải nghĩ đến sự cần thiết tìm ra một nhân vật cùng đi với giáo sư Mạc-cô-vích, mà nhân vật này thì phải đáp ứng đầy đủ hai điều kiện: một là, có khả năng tiếp xúc một cách dễ dàng với các nhà lãnh đạo Việt Nam; hai là bảo đảm được tính trung thực của người trung gian.

Người ta đi đến kết luận: Thượng sách là tìm cho ra một người quen cũ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 15 Tháng Tư, 2021, 03:30:58 pm
Thoạt tiên, "bộ tham mưu" đã nghĩ đến ông Đát-chiê đờ la Vi-giơ-ri (D'Astier de la Vigerie), một nhân vật thuộc phái Đờ Gôn có tên tuổi và có quen biết Hồ Chủ tịch. Được đề nghị đi Hà Nội, ông rất xúc động trước triển vọng gặp lại Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng ông đành phải từ chối vì lý do sức khỏe.


Ông Đát-chiê đờ la Vi-giơ-ri đã đích thân báo cho tôi biết sự việc trên đây mà vẫn chưa hết tiếc là tình hình sức khỏe quá tồi tệ không cho phép ông thừa cơ hội đi thăm Hồ Chủ tịch.


Sự từ chối của nhân vật gô-lít buộc "bộ tham mưu" phải họp lại. Tên một số chính khách và nhà báo được gợi ra. Nhưng cuối cùng, đề nghị liên quan đến một người quen cũ của Hồ Chủ tịch được giữ lại để thăm dò.

Kít-xin-giơ đã kể lại trong hồi ký của ông ta như sau:

"Từ tháng 7 đến tháng 10 năm 1967, chính phủ Giôn-xơn yêu cầu tôi làm trung gian trong một cố gắng làm cho đàm phán tiến triển. Tôi nhờ chuyển thông điệp qua hai nhà trí thức Pháp mà tôi quen biết: một người trong đó đã quan hệ với Chủ tịch Hồ Chí Minh vào những năm 40 và đã giúp chỗ ở khi ông đến Pa-ri đàm phán với người Pháp. Tôi được phép gợi ý những bạn của tôi đi Hà Nội để đề nghị những điều kiện để Mỹ tạm ngừng ném bom, coi đó như là dọn đường cho hội đàm. Họ đã đi và đã gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh".


Thật vậy, "bộ tham mưu" và Kít-xin-giơ đã có công tìm ra được một sứ giả từng quen biết Hồ Chủ tịch trong thời gian Hội nghị Phông-ten-nơ-bloo (Fontainebleau) họp. Đó là ông Rây-mông Ô-brắc (Raymond Aubrac). Có lúc Hồ Chủ tịch đã ngụ tại nhà ông và một cháu gái, con của ông, là con đỡ đầu của Hồ Chủ tịch. Cho nên, ông Ô-brắc có đầy đủ lý do để tin rằng ông sẽ được tiếp một cách ân cần và trọng thị nên ông ngỏ ý muốn đi Hà Nội và được gặp Hồ Chủ tịch. Do đó, được yêu cầu, ông Ô-brắc đã nhận sứ mạng cùng bác sĩ Mạc-cô-vích đi Hà Nội.


Trao nhiêm vụ đi Hà Nội cho hai sứ giả trên đây, Kít-xin-giơ và "bộ tham mưu" đã tỏ ra là những kẻ biết chọn mặt gửi vàng.

Nhưng hai ông sẽ đi Hà Nội bằng cách nào? Với danh nghĩa gì? Bí mật hay công khai? Nếu không thể đi bí mật mà phải đi công khai, thì họ phải làm gì để che đậy tính chất và mục đích của chuyến đi?


Có thể nói lúc bấy giờ, với những tin đồn đại "đã có đàm phán bí mật", tất cả các ngọn đèn pha của thời sự thế giới đều tập trung chiếu vào Việt Nam. Mỗi động thái, mỗi lời tuyên bố của Hà Nội hoặc của Oa-sinh-tơn có liên quan đến cuộc chiến tranh ở Việt Nam đều được các nhà quan sát quốc tế đem ra mổ xẻ, nhận định và đánh giá.


Tình thế hiển nhiên là hai ông Ô-bắc và Mạc-cô-vích không thể nào đặt chân lên đất Hà Nội mà không bị phát hiện.

"Bộ tham mưu" và Kít-xin-giơ không có phép mầu nào khác hơn là ngụy trang thật chu đáo chuyến đi của hai ông.

Có lẽ các bộ óc thông thái của giáo sư và bác học Mỹ và Pháp, kể cả Kít-xin-giơ, đều cho rằng, dưới ánh sáng chói chang của những ngọn đèn pha của thời sự thế giới, họ không thể nào chỉ bằng "một sứ mạng công khai" mà có thể che đậy được "một sứ mạng bí mật".

Để có sự bảo đảm tối đa, người ta đã quyết định dùng đến "hai sứ mạng công khai" vậy. Thậm chí, đó là "hai sức mạng mà không ai có thể ngờ vực được".

Một là: sứ mạng của Viện Pa-xtơ Pa-ri liên hệ với Viện Pa-xtơ Viễn Đông, với sự đồng tình của Viện trưởng Viện Pa-xtơ Pa-ri.

Hai là: sứ mạng của Ủy ban thường trực của Pấc-oát-sơ có mục đích nghiên cứu khả năng tổ chức ở Phnôm Pênh một hội nghị địa phương bàn những vấn đề hợp tác quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế và phòng bịnh, và hội nghị này sẽ được sự bảo trợ của Viện Pa-xtơ Pa-ri.


Thế mà người ta vẫn chưa yên tâm.

Nhằm đề phòng mọi sự bất trắc, người ta còn nghĩ ra cách "che đậy mục tiêu chính" bằng những "mục tiêu phụ".

Do đó, hai ông Ô-brắc và Mạc-cô-vích sẽ "làm việc" với Viện Pa-xtơ ở Phnôm Pênh và Viện Vệ sinh phòng bịnh và vi trùng học tại Hà Nội.

Thế là, tất cả những sự chuẩn bị thật chu đáo cho cuộc hành trình đã xong. Hai sứ giả chỉ còn có việc lên đường.

Hà Nội đã đồng ý tiếp hai ông.

Xin nói thêm: Tất nhiên, biên bản các cuộc họp của "bộ tham mưu" và những quyết định đã được trao cho ông Cố vấn ngoại giao của Tổng thống Pháp, ông Cố vấn ngoại giao này không thể nào không được thông báo cho ông Tổng thư ký Phủ Tổng thống và lẽ đương nhiên là ông này phải lập tức báo cáo lên Tổng thống Đờ Gôn.


Điều dễ hiểu là sứ mạng làm trung gian mà hai ông Ô-brắc và Mạc-cô-vích được chính phủ Mỹ giao phó, không thể nào thiếu sự chấp thuận của chính phủ Pháp và càng không thể vượt ra ngoài phạm vi chính sách của Pháp.

Ngày 18 tháng 7, cuộc hành trình đã bắt đầu từ Pa-ri (Xem phụ lục I).

Ngày 24 và 25-7, hai ông Ô-brắc và Mạc-cô-vích đã có mặt ở Hà Nội, với danh nghĩa "một phái đoàn khoa học".

Ngày 24 tháng 7, ông Ô-brắc được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp và hai lần, ngày 24 tháng 25, hai ông Ô-brắc và Mạc-cô-vích được Thủ tưởng Phạm Văn Đồng tiếp.

Ngày 28, hai ông về đến Pa-ri và suốt mấy tiếng đồng hồ, đã báo cáo với Kít-xin-giơ tỉ mỉ từng chi tiết những gì mà hai ông đã nghe và đã thấy ở Hà Nội.

Sau khi nghe báo cáo đầy đủ, Kít-xin-giơ tuyên bố nội dung những cuộc tiếp xúc vở Hà Nội thuộc vào loại "tuyệt mật" và yêu cầu hai ông Ô-brắc và Mạc-cô-vích áp dụng "nguyên tắc bảo mật tuyệt đối", đối với tất cả những người khác trong "bộ tham mưu" đã dày công chuẩn bị cho chuyến đi.

Họ có răm rắp làm theo yêu cầu của Kít-xin-giơ không? Tất nhiên là không!

Đặc biệt, Phủ Tổng thống đã được báo cáo đầy đủ.


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 15 Tháng Tư, 2021, 03:32:19 pm
Tôi nhận được những bản ghi chép của hai ông, Ô-brắc và Mạc-cô-vích về những cuộc tiếp xúc ở Hà Nội, mà theo lời hai ông, những bản ghi chép đó cũng đã được trao cho Kít-xin-giơ.

So với thông báo của Hà Nội, những bản ghi chép trên đây không có điều gì mâu thuẫn hay quá khác biệt. Tuy nhiên, những bản ghi chép đó cho thấy khá rõ những điều đã được hai ông quan tâm. Riêng bản ghi chép về cuộc tiếp xúc ngày 25 tháng 7 của hai ông với Thủ tướng Phạm Văn Đồng có nhiều điều lý thú và đáng chú ý về nội dung cũng như về phương diện ngoại giao.


Có đoạn chép Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã cố tình nhắc lại (vì đây là cuộc tiếp xúc lần thứ hai) rằng sở dĩ ông Ô-brắc được tiếp ở Hà Nội là vì chỉ riêng cái tên của ông đã là một thứ phù phép (un sésame) mở cửa cho ông vào Việt Nam. Như vậy, người ta có thể hiểu rằng nếu không phải ông Ô-brắc mà là một người xa lạ nào khác thì chưa chắc người đó đã nhận được thị thực vào Việt Nam, và nếu không có ông Ô-brắc, thì cũng chưa chắc ông Mác-cô-vích đến được Hà Nội, bất cứ với danh nghĩa gì.


Ông giáo sư Kít-xin-giơ có đủ tế nhị để hiểu sự hàm ý đó không? Hay là ông đã vội cho rằng, vì đã đến được Hà Nội và đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp, cho nên đối với Hà Nội, hai ông Ô-brắc và Mạc-cô-vích nghiễm nhiên đã trở thành những "sứ giả chính thức và được chấp nhận" của Mỹ? Và, do đó, ông Kít-xin-giơ có thể phái hai ông đi Hà Nội bất cứ lúc nào cũng được? Phần sau, sẽ rõ.


Ngoài ra, theo bản ghi chép của hai ông Ô-brắc và Mạc-cô-vích, Thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói:

"Chủ yếu là cuộc đấu tranh tại chiến trường. Ở đó, tinh hình của Mặt trận dân tộc giải phóng và của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã trở nên khả quan hơn những năm qua.

Cái được thua là: miền Nam Việt Nam. Trên báo chí Mỹ, người ta bắt đầu thừa nhận điều này hãy quay lại miền Nam! Nhưng Nhà Trắng và Lầu Năm góc vẫn chủ trương tiếp tục ném bom bắn phá miền Bắc.

Hiện nay, và trong những tuần sắp tới, quan trọng hơn hết là vấn đề đê điều, Mỹ sẽ lợi dụng mua mưa trong những tuần tới. Chúng tôi sẵn sàng đánh trả.

Tiềm lực quân sự của chúng tôi đã được tăng cường nhờ sự giúp đỡ quý báu của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác.

Chúng tôi sẵn sàng chống lại một cuộc chiến tranh trên bộ trên lãnh thổ của chúng tôi".

Sau đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhấn mạnh:

"Chúng tôi chấp nhận sự thách thức. Chúng tôi chiến đấu từ 4.000 năm rồi! Ba lần, chúng tôi đã đánh bại quân xâm lược Mông Cổ và quân đội Mỹ ngày nay không thể nào đem ra so sánh được với đạo quân của Thành Cát Tư Hãn và Hốt Tất Liệt lúc bấy giờ!".

Khẳng định rằng đạo quân viễn chinh Mỹ ngày nay, dù được trang bị vào loại hiện đại nhứt thế giới, cũng sẽ thất bại ở Việt Nam chẳng khác nào những đoàn quân thiện chiến của Mông Nguyên trước đây, điều đó nhiều người đã nói.

Song, nói rằng quân đội Mỹ ngày nay, trong những điều kiện lịch sử khác, vẫn không thể đem ra so sánh được, tức không nguy hiểm bằng những đội kỵ binh của Mông Nguyên, quả thật không mấy người đã làm sự so sánh đó!


Có lần, trong giờ giải lao của một phiên họp bí mật được tiến hành song song với Hội nghị Pa-ri giữa Việt Nam và Mỹ, tôi hỏi Kít-xin-giơ:

- Nếu người Mỹ các ông trước đây có biết rằng chúng tôi đã ba lần đánh tan tành những đội quân xâm lược của Mông Nguyên, các ông có dám liều lĩnh xâm lược Việt Nam không?

Kít-xin-giơ không trực tiếp trả lời câu hỏi của tôi mà chỉ phân bua:

"Vì chúng ta đánh nhau quá lâu, nên các ông chưa tin là Mỹ thực sự muốn chấm dứt chiến tranh!".

Không biết hai ông Ô-brắc và Mạc-cô-vích đã "phản ứng" như thế nào, khi hai ông nghe nói: "... quân đội Mỹ ngày nay không thể nào đem ra so sánh được với đạo quân của Thành Cát Tư Hãn và Hốt Tất Liệt". Lúc bấy giờ hai ông có thể nghĩ thầm trong bụng: Cho rằng Việt Nam có đánh bại quân xâm lược Mông Cổ ba lần đi nữa, 50 vạn quân Mỹ tuy không thắng được Việt Nam, nhưng sẽ bị đánh bại hay không, vẫn còn phải chờ xem. Không phải vì hai ông đánh giá thấp lực lượng và quyết tâm của Việt Nam. Mỹ đã không khuất phục được Việt Nam, điều đó đã rõ. Dẫu vậy, Việt Nam cũng không thể nào đẩy mấy chục vạn quân Mỹ xuống biển được, nhiều người thường nghĩ và nói như vậy.


Vậy thử hỏi: Vào những thời kỳ lịch sử khác nhau - phân nửa sau của thế kỷ XIII và những năm 60 của thế kỷ XX - và nếu chú ý đầy đủ những tương quan lực lượng, giữa 50 vạn quân Mông Nguyên tràn qua biên giới phía Bắc, trong lúc đó một bộ phạn khác đã vượt biển đánh úp Chiêm Thành rồi từ phía Nam đánh lên, và 50 vạn quân Mỹ ồ ạt đổ bộ lên miền Nam với một lực lượng hải quân và không quân đêm ngày ném bom bắn phá miền Bắc, thì đối với Việt Nam cuộc xâm lược nào nguy hiểm hơn?

Của nửa triệu quân Mỹ hay của nửa triệu quân Mông Nguyên?

Trong lịch sử thế giới, hễ nói đến đế quốc Mông Cổ hình thành vào thế kỷ XIII mà biên giới phía Tây kéo dài đến tận Ba Lan, Lưỡng Hà và Vịnh Ba Tư, thì mọi người đều quen nghĩ đến một đạo quân khét tiếng tàn bạo, chủ yếu gồm những đội kỵ binh thiện chiến, ngồi như đóng đinh trên lưng ngựa, vung gươm đi chinh phục thiên hạ, có sức tấn công như vũ bão, đánh đâu thắng đó và cũng đã từng làm cho các vua chúa châu Âu và cả Giáo hoàng đều sợ hãi. Người ta còn nói nơi nào mà vó ngựa của đạo quân Mông Cổ đi qua, thì nơi đó cỏ không còn mọc được nữa!


Đạo quân bách chiến bách thắng của đế quốc Mông Cổ đã chinh phục cả Trung Quốc và lập nên nước Nguyên. Điều đáng nói hơn nữa là khi đế quốc Mông Nguyên sử dụng cả lực lượng của Trung Quốc xua quân sang xâm lược Việt Nam thì lại là lúc nó đang lên đến tuyệt đỉnh hùng cường. Vả lại, cuộc xâm lược Việt Nam chỉ là một bước mở đường cho nó thực hiện ý đồ tóm thu cả vùng Đông Nam Á hòng mở rộng biên giới phía Nam xuống tận quần đảo Nam Dương.


Việt Nam nhỏ bé của thế kỷ XIII bị kẹp giữa hai gọng kềm - Thoát Hoan ở phía Bắc và Toa Đô ở phía Nam, thực sự đã thấy rõ mình đang dứng trước nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn hoặc bị thôn tính để trở thành quận huyện của đế quốc Mông Nguyên. Thế mà, ba lần Việt Nam đã đánh bại đế quốc Mông Cổ và hơn thế nữa, đã làm tan vỡ vĩnh viễn mộng xâm lược và bành trướng của nó xuống Đông Nam Á.


Còn 50 vạn quân Mỹ ngày nay thì sao? Đã sa lầy và đã mất hết hy vọng chiến thắng. Huống chi Việt Nam ngày nay, tất nhiên, không còn là Việt Nam của thế kỷ XIII, thậm chí cũng không còn là Việt Nam 20 năm trước đây khi nó đánh bại đạo quân viễn chinh của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ.


Trên cơ sở của sự nhận định và đánh giá của mình, Thủ tưởng Phạm Văn Đồng đã vạch trước mắt đế quốc Mỹ con đường mà nó phải đi:

"Muốn thương lượng về nội dung của vấn đề, nghĩa là toàn bộ của vấn đề Việt Nam và trước hết là vấn đề miền Nam, thì Mặt trận dân tộc giải phóng có mặt. Tuy nhiên, chúng tôi chấp nhận giai đoạn đầu không bao gồm Mặt trận".

Lúc bấy giờ, ai dám nghĩ rằng tháng 5 năm 1968, Mỹ sẽ làm đúng theo "lời chỉ dẫn" của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trước đó 10 tháng, bằng cách đến Pa-ri và bắt đầu nói chuyện tay đôi với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chưa có sự hiện diện của Mặt trận dân tộc giải phóng?

Lại cũng theo bản ghi chép của hai ông Ô-brắc và Mạc-cô-vích, Thủ tướng Phạm Văn Đồng còn chịu khó nói thêm cho Mỹ rõ:

"Những nhân tố của giải pháp:

- Đối với miền Bắc, chấm dứt không điều kiện và vĩnh viễn việc ném bom bắn phá.

- Đối với miền Nam: rút quân.

"Ngày nào Mỹ thừa nhận những nguyên tắc đó, chúng tôi biết chúng tôi sẽ làm gì. Chúng tôi không có lợi ích gì trong việc làm nhục Mỹ. Nhưng, trước hết, Mỹ phải nhận thức được rằng Mỹ đã thua trận, rồi sẽ tính sau".


Có thể kết luận rằng bài toán còn nhiều ẩn số và chỉ khi nào Mỹ ý thức được rằng Mỹ đã thua thì chừng đó Mỹ mới có thể tìm ra những đáp số đem lại cho Mỹ một lối thoát thân.

Trong khi chờ đợi, Thủ tướng chỉ rõ:

- Nếu các ông cần một sự tiếp xúc, hãy gặp đại diện của chúng tôi ở Pa-ri.


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 19 Tháng Tư, 2021, 03:06:49 pm
IV
MỘT CUỘC TIẾP XÚC BÍ MẬT


Nói thực ra là tôi không ngờ rằng nhiệm vụ mới "sẵn sàng tiếp xúc với Mỹ" và lời giới thiệu của Thủ tướng Phạm Văn Đồng với hai ông Ô-bắc và Mạc-cô-vích "Nếu các ông cần một sự tiếp xúc, hãy gặp đại diện của chúng tôi ở Pa-ri" sẽ đưa tôi vào trận địa vô cùng phức tạp của một "cuộc tiếp xúc bí mật", khi thì gay go, khi thì hào hứng, nhưng lúc nào cũng căng thẳng và thách thức, kéo dài hai tháng, từ 17 tháng 8 đến 17 tháng 10/1967.


Tôi cũng không ngờ rằng người đại diện cho tập đoàn cầm quyền Mỹ, gần như thường xuyên có mặt ở một sân bay hay một khách sạn nào đó của thủ đô nước Pháp, nằng nặc đòi gặp được tôi với ước mơ trở nên "người Mỹ đầu tiên đã tiếp xúc được với Hà Nội", lại là Hen-ri Kít-xin-giơ, một người Đức gốc Do Thái, lấy quốc tịch Mỹ, đang dạy học ở Đại học Ha-vớt, đã từng đến Sài Gòn ba lần trong vòng hai năm, 1965 và 1966, "để nghiên cứu tình hình miền Nam" với tư cách cố vấn đặc biệt của Tổng thống Giôn-xơn về "chiến lược nguyên tử", lại cũng là người vừa "nhân danh Tổng thống" phái hai sứ giả đi Hà Nội dưới sự bảo trợ của tổ chức Pấc-oát-sơ và, chỉ hơn một năm sau, sẽ nổi tiếng là "ông giáo sư của Tổng thống Ních-xơn".


Ngày 17 tháng 8:

Hai ông Ô-brắc và Mạc-cô-vích đến cơ quan Tổng đại diện xin gặp tôi. Tôi còn vắng mặt ở Pa-ri. Đồng chí bí thư thứ nhứt tiếp. Hai ông cho biết Kít-xin-giơ đang có mặt ở Pa-ri và theo yêu cầu của Kít-xin-giơ, họ xin được cấp thị thực đi Hà Nội mà "không được phép nói lý do".

Nghe báo cáo lại, tôi không khỏi ngạc nhiên,

Không phải do tôi hoàn toàn không biết gì về tung tích và hành vi của Kít-xin-giơ trong thời gian qua, nhưng bây giờ, ông ta "làm gì", "nhân danh ai" mà ngạo mạn thế?

Theo lời giới thiệu của hai ông khách:

Là người của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Mắc Na-ma-ra.

Là người của Mắc Na-ma-ra hay của Tổng thống Mỹ, cũng mặc! Đã đến một cơ quan chính thức của Việt Nam để xin thị thực nhập cảnh mà không chịu nói lý do, cứ xem như là không có đến vậy.

Nhưng, có đúng Kít-xin-giơ hiện đang là "người của Mắc Na-ma-ra" không? Phải chăng chính ông Mắc Na-ma-ra, kẻ đã lấy làm tự hào vì cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam còn được gọi là "chiến tranh của Mắc Na-ma-ra" và đã từng tuyên bố "Tôi sẽ làm tất cả để chiến thắng!", nay đã "ý thức được rằng Mỹ không thể thắng và không có giải pháp nào khác hơn là thượng lượng" như ông ta đã có lần khuyên Việt Nam?

Nếu đúng như vậy, ông Kít-xin-giơ cần tỏ ra biết điều hơn mới phải!

Tình hình lại rất căng. Suốt hai ngày 11 và 12 tháng 8, không quân Mỹ ồ ạt ném bom thủ đô Hà Nội, cầu sắt Long Biên bị đánh sập một nhịp. Thế mà, ngày 17 tháng 8, Kít-xin-giơ lại ngang nhiên cho hai sứ giả đến gặp đại diện của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xin thị thực đi Hà Nội mà "không được phép nói lý do".

Phải chăng "cặp thầy-trò" Mắc Na-ma-ra-Kít-xin-giơ định dùng sức ép của các cuộc ném bom bắt chúng ta phải vội vàng đón tiếp hai sứ giả của họ? Nếu đúng thế thì đây là một hành vi chẳng những không hợp thời mà còn ngạo mạn.

Phải chăng ông Kít-xin-giơ cho rằng hai ông Ô-brắc và Mạc-cô-vích, vì một lần trước đi Hà Nội và được tiếp, nên nghiễm nhiên đã trở thành những "sứ giả chính thức và được chấp nhận" của Mỹ, đối với Hà Nội? Và, do đó, ông Kít-xin-giơ có thể phái họ đi Hà Nội bất cứ lúc nào cũng được? Nếu thế thì quả là ông Kít-xin-giơ không có đủ tế nhị để hiểu được sự khác biệt giữa thái độ tiếp đón ân cần và trọng thị một "Ô-brắc, người quen cũ của Chủ tịch Hồ Chí Minh" và sự "chấp nhận một sứ giả của Mỹ". Ông Kít-xin-giơ đã vượt qua cái khoảng cách đó một cách quá dễ dàng. Ông ta đã phạm sai lầm. Với thói chủ quan và ngạo mạn đó, ông ta sẽ khó mà tránh được những lỗi lầm còn nghiêm trọng hơn nữa.


Ngày 21 tháng 8:

Mạc-cô-vích trở lại cơ quan, chỉ nhận được câu trả lời ngắn gọn của đồng chí bí thư thứ nhất: "Hai ông không thể đi Hà Nội được". Mạc-cô-vích thất vọng ra về.

Song chỉ hai tiếng đồng hồ sau, điện thoại réo lên và qua điện thoại, Mạc-cô-vích nài nỉ xin trở lại vì "có việc gấp".

Ông đến cơ quan, gặp lại đồng chí bí thư thứ nhứt, vẻ mặt chưa hết xúc động.

Ông cho biết là ông vừa cãi nhau kịch liệt với Kít-xin-giơ. Kít-xin-giơ nói ông ta bị bất ngờ trước sự từ chối của Hà Nội. Còn Mạc-cô-vích thì cho Kít-xin-giơ đã hành động thiếu suy nghĩ và chủ quan. Đáng lẽ đến cơ quan lần trước, ông Ô-brắc và ông phải trình bày rõ ràng lý do của việc hai ông xin thị thực đi Hà Nội. Nhưng, Kít-xin-giơ thì một mực gạt đi và nói: "Không cần thiết!".

Cuối cùng, sau khi trút được nỗi lòng, Mạc-cô-vích nói:

"Bây giờ thì ông Kít-xin-giơ đã thấy là cần thiết rồi! Ông đã tỏ ra biết điều hơn. Xin nhờ ông báo lại với ông Tổng đại diện rằng ông Kít-xin-giơ có một thông điệp của Chính phủ Mỹ gởi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đề nghị ông Ô-brắc và tôi được phép đi Hà Nội để chuyển tận tay với những lời bình luận thêm. Bằng không được, ông Kít-xin-giơ nhờ chúng tôi trao thông điệp nói trên cho ông Tổng đại diện".


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 19 Tháng Tư, 2021, 03:09:05 pm
Ngày 25 tháng 8:

Tôi tiếp hai ông Ô-brắc và Mạc-cô-vích. Hai ông bắt đầu bằng những lời phân trần, đổ trách nhiệm về việc xảy ra vừa rồi cho Kít-xin-giơ và nhiều lần khẳng định sự khâm phục và những tình cảm sâu sắc đối với nhân dân và các nhà lãnh đạo Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ độc lập và tự do của dân tộc.

Tôi phê phán thái độ "không hợp thời và ngạo mạn" của nhà đại trí thức Mỹ, nhưng đồng thời, tôi cũng làm cho họ yên tâm bằng cách nói rằng tôi chỉ mong họ thực hiện vai trò trung gian một cách khách quan và vô tư.

Hai ông tỏ ra vui vẻ trước thái độ hiểu biết của tôi.

Sau đó, hai ông trao cho tôi thông điệp của Chính phủ Mỹ gởi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau đây:

"Nước Mỹ sẵn sàng chấm dứt ném bom bắn phá bằng không quân và hải quân ở miền Bắc Việt Nam với sự nhận thức rằng việc đó sẽ nhanh chóng đưa tới những cuộc thương lượng có hiệu quả giữa đại diện Mỹ và đại diện của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để tiến tới giải quyết những vấn đề đang làm hai nước chống đối nhau. Trong khi các cuộc thảo luận được tiến hành, công khai hoặc bí mật, Mỹ cho rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ không lợi dụng việc ngừng ném bom bắn phá này. Bất cứ hành động lợi dụng nào của phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ tất nhiên là không phù hợp với một hoạt động nhằm giải quyết những vấn đề giữa Mỹ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà đó cũng là mục đích của cuộc thảo luận.

Mỹ sẵn sàng tiến hành thảo luận hoặc công khai hoặc bí mật. Tuy nhiên, khó có thể giữ được bí mật về những cuộc thảo luận đó một khi có việc chấm dứt ném bom bắn phá hoàn toàn. Vì lẽ đó, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có thể lựa chọn một cách giải quyết khác là một sự giảm quy mô và phạm vi của các cuộc ném bom bắn phá trong khi các cuộc thảo luận bí mật được tiến hành.

Mỹ sẵn sàng có tiếp xúc riêng và ngay với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để xem xét về cách làm trên đây hoặc về bất cứ gợi ý nào theo hướng đó mà Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa ra" (Phụ lục II).

Sau khi trao thông điệp với thái độ hết sức thận trọng, gần như do dự, Mạc-cô-vích trình bày:

Ông Kít-xin-giơ rất mong được đi Hà Nội. Ông có thể đi một mình mà cũng có thể có một nhân vật chính thức cùng đi. Hoặc là chỉ có một nhân vật chính thức đi. Hà Nội có thể chọn bất luận công thức nào phía Mỹ cũng sẵn sàng chấp nhận.

Không để hai ông chờ lâu, tôi nói:

- Có lẽ ông Kít-xin-giơ có biệt tài trong việc đề xuất những vấn đề không hợp thời. Tôi vừa phê phán việc ông ta xin cho hai ông đi Hà Nội ngày 17 tháng 8, tức năm ngày sau khi không quân Mỹ trút bom xuống thủ đô. Nay, việc hai ông xin đi Hà Nội chưa giải quyết được và sau khi không quân Mỹ liên tục ném bom bắn phá suốt ba ngày 21, 22 và 23 thì ông Kít-xin-giơ lại vội vã "leo thang" bằng cách đề nghị Hà Nội tiếp đón ông ta cùng với một nhân vật chính thức, hoặc một trong hai người. Không cần hỏi, tôi cũng đã biết trước câu trả lời của Hà Nội rồi! Hai ông nghĩ thế nào?

Ô-brắc nói lên cả sự bực bội của ông:

- Tôi đã bảo mà! Kít-xin-giơ không chịu nghe chúng tôi. Chúng tôi nhiều lần nói là chưa phải đã đến lúc đặt vấn đề đó ra!

Mạc-cô-vích cũng vội vã phân bua:

- Tôi cũng rất khổ tâm khi phải đưa ra đề nghị của Kít-xin-giơ mà bản thân tôi cũng cho là không thực tế!

Tôi vui vẻ nói:

- Sau khi hòa bình được lập lại, tức sau khi không còn bóng dáng một tên lính nào của đạo quân viễn chinh Mỹ trên toàn bộ đất nước Việt Nam nữa, chúng tôi sẽ vui lòng mời ông Kít-xin-giơ sang thăm Việt Nam. Còn bây giờ thì...

Tôi chưa nói hết lời, hai ông nhanh nhẩu hưởng ứng:

- Quá sớm! Quá sớm!

Mọi người mỉm cười.

Quay lại thông điệp của chính phủ Mỹ, Mạc-cô-vích nói một cách trịnh trọng:

- Ông Kít-xin-giơ nhờ tôi lưu ý ông rằng ông đích thân Tổng thống Giôn-xơn đã "duyệt từng chữ" văn bản của thông điệp.

Tôi hỏi"

- Cùng một lúc tôi nhận được tới hai bản, một bản tiếng Anh và một bản tiếng Pháp, vậy Tổng thống Giôn-xơn đã "duyệt" bản nào?

Hai ông nhìn chau chưng hửng.

Cuối cùng, Mạc-cô-vích giãi bày:

- Theo tôi nghĩ và nếu tôi không lầm, dĩ nhiên bản chính là bản tiếng Anh. Chắc Tổng thống Giôn-xơn đã "duyệt" bản tiếng Anh. Nhưng cũng chắc chắn là hai bản tiếng Anh và Pháp đều có giá trị như nhau.

Ông Ô-brắc chen vào:

- Đúng! Đúng! Có thể nói là bản tiếng Pháp rất "trung thành" với bản tiếng Anh. Chúng tôi đã "duyệt" kỹ bản tiếng Pháp!

Tôi nói:

- Tôi hoàn toàn tin tưởng ở năng lực "duyệt" bản tiếng Pháp của hai ông!

Cả hai cười khoan khoái.

Thừa lúc mọi người vui vẻ, Mạc-cô-vích khoe:

- Mặc dù được biết Tổng thống Giôn-xơn đã "duyệt từng chữ" văn bản của thông điệp, chúng tôi vẫn không lấy gì làm hài lòng về cách diễn đạt ngay trong câu đầu. Trên văn bản đầu tiên mà chúng tôi nhận được từ tay Kít-xin-giơ, câu đó được trình bày như sau:

"Nước Mỹ sẵn sàng chấm dứt ném bom bắn phá bằng không quân và hải quân ở miền Bắc Việt Nam nếu việc đó sẽ nhanh chóng đưa tới những cuộc thương lượng có hiệu quả...".

Ô-brắc chồm tới cướp lời Mạc-cô-vích:

- Vì nói "nếu" việc ngừng ném bom bắn phá sẽ nhanh chóng đưa tới những cuộc thương lượng có hiệu quả... tức là đã ra điều kiện rồi!

Tôi cười, nói:

- Hai ông đã bắt đầu hiểu người Mỹ!

Hai người reo lên:

- Đúng! Đúng như vậy! Chúng tôi đã mạnh dạn yêu cầu Kít-xin-giơ hỏi lại chính phủ Mỹ xem có cách diễn đạt nào khác hơn và tránh được sự hiểu lầm là Chính phủ Mỹ "đặt điều kiện" cho việc ngừng ném bom bắn phá, Kít-xin-giơ do dự, chần chừ hồi lâu, nhưng vì chúng tôi quá khẩn khoản nên cuối cùng ông ta đã điện báo cáo ý kiến của chúng tôi về Oa-sinh-tơn. Không đầy hai tiếng đồng hồ sau, Kít-xin-giơ nhận được trả lời cho biết Tổng thống Giôn-xơn đồng ý thay thế chữ "if" (nếu) bằng hai chữ "with understanding", có nghĩa là "với sự nhận thức rằng" việc ngừng ném bom bắn phá sẽ nhanh chóng v.v...

Cả hai đều kết luận:

- Như vậy là có khác trước!

Để đánh tan sự mơ hồ trong nhận thức của hai ông, tôi buộc lòng phải nói:

- Không nói "nếu" mà lại nói "với sự nhận thức rằng", thì có khác gì các ông nói "Trắng mũ và mũ trắng" đâu? ("Blane bonnet et bonnet blane", tức không có gì khác nhau cả).

Mạc-cô-vích chống chế:

- Dù sao cũng không phải hoàn toàn giống như trước.

Tôi buộc lòng phải nói thêm:

- Chỉ cần đọc qua một lần, người ta cũng có thể nhận ra ngay thực chất là câu đầu của thông điệp không phải chỉ đưa ra một điều kiện mà đến hai điều kiện cho việc ngừng ném bom bắn phá. Các ông cứ đọc lại: "một là việc ngừng ném bom bắn phá phải "nhanh chóng" đưa tới thương lượng; hai là thương lượng phải "có hiệu quả". Nếu việc Mỹ ngừng ném bom bắn phá "không nhanh chóng" đưa tới thương lượng, hoặc thương lượng "không có hiệu quả" như Mỹ đòi hỏi, thì ai có thể cấm Mỹ tự cho họ có quyền ném bom bắn phá trở lại, viện cớ là Việt Nam đã không làm đúng sự cam kết? Các ông nghĩ thế nào?

Hai ông ngồi im, sững sờ. Mấy phút trôi qua.

Vì là buổi tiếp xúc đầu tiên của tôi với hai ông, tôi đành nói giả lả:

- Thôi được, để tôi còn xem lại một lần nữa.

Tôi nhìn cái trán hói rất sâu lấm tấm mồ hôi của ông Ô-brắc. Câu chuyện khi thì vui vẻ và thoải mái, khi thì nghiêm trang và căng thẳng, đã thu hút ông đến nỗi ông quên lửng chiếc pip nằm gọn trong lòng bàn tay trái đã tắt ngấm tự bao giờ. Chợt nhớ ra, ông bật lửa đốt thuốc và hít một hơi thật dài.

Còn ông Mạc-cô-vích thì, dưới mái tóc đen và dày, đôi mắt cũng đen và rất sáng của ông đượm vẻ đăm chiêu. Ông đứng tần ngầm, định nói điều gì, nhưng lại thôi.

Hai ông ra về, bước đi nặng nề, khác hẳn khi mới đến, chắc lòng bâng khuâng như đã đánh rơi mất một cái gì.


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 19 Tháng Tư, 2021, 03:10:16 pm
Sau khi Mỹ trao thông điệp vào ngày 25 tháng 8 (tuy đề ngày 23 tháng 8, nhưng hai ngày sau, Kít-xin-giơ mời trao được cho tôi), một tình thế mới đã xuất hiện.

Mỹ tuyên bố ngừng ném bom Hà Nội 10 ngày và đe dọa ném bom trở lại, nếu không nhận được "tín hiệu" của Hà Nội trong thời gian đó.

Quả là một tối hậu thư trơ trẽn kiểu Mỹ!

Nhưng ai sẽ thắng, ai sẽ thua trong cuộc thách thức này? Vấn đề quan trọng không phải ở bản thân của sự thách thức mà ở kết cục của nó.

Đồng thời, từ ngày 25 tháng 8 trở đi, không ngày nào là ngày mà điện thoại không reo, khi thì Ô-brắc, khi thì Mạc-cô-vích, khi thì cả hai ông, liên tục hỏi tin tức Hà Nội và chờ mong "sự trả lời" của Hà Nội cho thông điệp ngày 25 tháng 8 của Oa-sinh-tơn.

Hai ông tỏ ra nôn nóng như ngồi trên lửa trước sự im lặng kéo dài của Hà Nội mà Mỹ "không thể nào hiểu được".


Ngày 31 tháng 8:

Ô-brắc xin gặp tôi. Ông gợi lại nhiều kỷ niệm về Hồ Chủ tịch, nhấn mạnh cảm tình sâu sắc của ông đối với cuộc chiến đấu vì độc lập tự do của nhân dân Việt Nam.

Sau đó, ông nói:

- Sau năm ngày suy nghĩ, tôi vẫn chưa hết băn khoăn vì tôi không rõ việc chuyển thông điệp ngày 25 tháng 8 sẽ lợi hay hại cho Việt Nam như thế nào. Điều làm cho tôi khổ tâm hơn hết là việc chính phủ Mỹ, sau khi trao được thông điệp, đã lập tức tuyên bố là Mỹ ngừng ném bom Hà Nội 10 ngày, tức đến ngày 5 tháng 9 và cố tình làm cho mọi người hiểu rằng Mỹ sẽ ném bom trở lại nếu không nhận được "trả lời" của Hà Nội trước ngày 5 tháng 9. Dù muốn hay không, việc này cũng liên quan trực tiếp đến bản thân tôi và Mạc-cô-vích. Nhiều lần chúng tôi đã trao đổi ý kiến với nhau, nhưng vẫn chưa hết băn khoăn, trăn trở... Hay là như thế này, ông thử xem có được không?

Tôi: Thế nào, ông cứ nói.

Ô-brắc: Nếu chúng tôi được đi Hà Nội, thời gian ngừng ném bom Hà Nội có thể sẽ được kéo dài. Chúng tôi sẵn sàng "làm con tin" buộc Mỹ phải  kéo dài ngừng ném bom Hà Nội. Tất nhiên, chúng tôi không thể ở lại Hà Nội mãi được. Song, ít nhứt Mỹ cũng không thể ném bom trở lại thủ đô cho đến khi nào chúng tôi còn có mặt ở đó. Tuy không nhiều, nhưng cũng tránh được một số thương vong và tàn phát nào đó. Thành thật mà nói, triển vọng đó an ủi và khích lệ chúng tôi.

Tôi: Tôi hiểu sự lo nghĩ của ông và của ông Mạc-cô-vích. Sự có mặt của hai ông ở Hà Nội, trong một số ngày nào đó, có thể có tác dụng như ông vừa mới nói. Nhưng cần nói rõ là ở đây, cái được thua còn lớn hơn nhiều! Rất cảm ơn ông vì ông đã nghĩ cách làm để bớt thương vong và tàn phá cho một dân tộc đã chịu thương vong và tàn phá cho một dân tộc đã chịu thương vong và tàn phá quá nhiều rồi. Song vấn đề cơ bản là cuối cùng Mỹ phải chấm dứt xâm lược và rút quân chấm dứt vĩnh viễn và không điều kiện việc ném bom bắn phá miền Bắc Việt Nam. Thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói với ông ở Hà Nội. "Trước hết, Mỹ phải nhận thức được rằng Mỹ đã thua trận, rồi sẽ tính sau". Ông còn nhớ câu nói đó chứ?

Ô-brắc: Vâng! Tôi hoàn toàn đồng ý là Mỹ có nhận thức được như vậy, cuộc chiến tranh mới có khả năng chấm dứt.

Tôi: Bây giờ, chúng ta, cả ông và tôi, phải làm thất bại chính sách hai mặt vừa ném bom, vừa đề nghị đàm phán của Mỹ, cái đã!

Ô-brắc: Tôi khó lòng vắng mặt quá lâu ở Rô-ma, vì như ông biết, tôi là một viên chức của Tổ chức lương nông (FAO) của Liên hợp quốc đóng trụ sở tại thủ đô I-ta-li-a. Theo ông, tôi nên đi Rô-ma hay nên ở lại tin Hà Nội.

Tôi: Tùy ông! Tuy nhiên, theo tôi, ông cũng nên đợi đến ngày 5 tháng 9, nếu không có trở ngại lớn cho công việc của ông.


Ngày 2 tháng 9:

Hai ông Ô-brắc và Mạc-cô-vích đến cơ quan gặp tôi.

Ô-brắc: Nếu tôi đi Rô-ma mà có thể trở lại Pa-ri trước ngày 5 tháng 9, tôi đi có được không?

Tôi: Tôi không thấy điều gì làm cho ông phải quá đắn đo như thế cả. Nếu Mỹ ném bom trở lại, tức là Mỹ sẽ tự vạch trần trò chơi hai mặt của mình, vừa ném bom, vừa giục đàm phán, giục đàm phán rồi lại ném bom. Chỉ có thế thôi.

Mạc-cô-vích: Chúng tôi có nên báo cáo việc làm của chúng tôi cho ông Cố vấn ngoại giao của Tổng thống Đờ Gôn không? Ông nghĩ làm thế nào là phải?

Tôi: Thật tình mà nói, tôi không rõ quan hệ và trách nhiệm của hai ông đối với Tổng thống. Cho nên tôi không có ý kiến gì đặc biệt về vấn đề đó.

Hai người ra về, sau khi nhắc lại nhiều lần rằng họ rất nóng lòng chờ tin tức Hà Nội. Tôi có cảm giác họ phải xin đến gặp tôi vì không thể ngồi ở nhà được, mà ra về họ lại càng sốt ruột hơn.


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 19 Tháng Tư, 2021, 03:11:55 pm
Ngày 3 tháng 9:

Chưa đến giờ làm việc, điện thoại đã réo. Ở đầu giây, Mạc-cô-vích đề nghị được tiếp cùng Ô-brắc, vì "có tin vui"!

Vừa đúng 9 giờ, hai ông đã đến.

Mạc-cô-vích (tinh thần phấn chấn rõ rệt):

Tối ngày 2 tháng 9, vào khoảng 20 giờ, tôi có nói chuyện qua điện thoại khá lâu với ông bạn Kít-xin-giơ của tôi. Trong câu chuyện, tôi có thuật lại những điều quan trọng mà ông nói với chúng tôi sáng ngày 2 tháng 9, đặc biệt tôi có nhấn mạnh sự phê phán của ông về "trò hai mặt" của Mỹ.

Tôi" Xin cảm ơn ông đã làm việc đó!

Mạc-cô-vích: Không! Không! Ông không có gì phải cảm ơn tôi.

Nói cho Kít-xin-giơ biết sự phê phán của ông, đó là điều mà chúng tôi phải làm và chỉ có như thế hai bên mới hiểu nhau hơn.

Ô-brắc (sốt ruột): Ông bạn hãy nói kết quả của cú điện thoại đi!

Mạc-cô-vích: Vâng! Vâng! Trước hết, tôi yêu cầu Kít-xin-giơ tìm cách kéo dài việc ngừng ném bom Hà Nội. Sau đó, vào khoảng nửa đêm, lúc khoảng ba tiếng đồng hồ sau cú điện thoại của tôi, Kít-xin-giơ trả lời cho biết việc ngừng ném bom Hà Nội sẽ được kéo dài thêm 72 tiếng đồng hồ, tức đến chiều ngày 6 tháng 9, để chờ Hà Nội "trả lời" thông điệp của Mỹ.

Tôi: Kéo dài ngừng ném bom Hà Nội thêm 72 tiếng đồng hồ, tức Mỹ muốn gây sức ép thêm 72 tiếng đồng hồ nữa. Tuy nhiên, xin cảm ơn hành động tích cực của ông và cũng xin ghi nhận thông báo hợp thời của ông Kít-xin-giơ.

Ô-brắc: Sau khi hỏi ý kiến của ông, chiều ngày 2 tháng 9 chúng tôi đã báo cáo "đại thể" việc làm của chúng tôi cho ông Cố vấn ngoại giao của Tổng thống Đờ Gôn, tức ông Hầu tước Đờ Xanh Lê-gi-ê đơ la Xô-xây (Marquis de Saint Legier de la Sausaye).

Tôi: Chắc Phủ Tổng thống cũng đã được báo tin vừa rồi.

Ô-brắc và Mạc-cô-vích: Vâng! Vâng!

Câu chuyện kết thúc vui vẻ. Hai ông phấn khởi ra về. Cái píp của ông Ô-brắc nhả khói liên tục. Còn chiếc cặp da bao giờ cũng đầy ắp của ông Mạc-cô-vích hôm nay không có gì nặng lắm...


Ngày 1 tháng 9, nhân dịp Quốc khánh, tôi nhận trả lời phỏng vấn của Đài phát thanh Lúc-xăm-bua. Lợi dụng những câu hỏi, kết hợp đấu tranh công khai và tiếp xúc bí mật, kết hợp đấu tranh công khai và tiếp xúc bí mật, tôi đã gián tiếp nói với quần chúng Mỹ và Kít-xin-giơ những điều mà tôi thấy cần và nên nói.

Về ngày Quốc khánh "dưới bom", tôi tuyên bố:

Hơn bao giờ hết, nhân dân Việt Nam cử hành lễ kỷ niệm lần thứ 22 ngày Độc lập trong một bầu không khí phấn khởi và tin tưởng.

Phấn khởi vì thắng lợi tiếp theo thắng lợi, về phương diện chính trị cũng như về phương diện quân sự, ở miền Nam cũng như ở miền Bắc, đặc biệt trong hai năm qua.

Tin tưởng, vì nhân dân Việt Nam dày dạn kinh nghiệm đã cầm chắc thắng lợi cuối cùng.

Hỏi: Quan hệ giữa miền Bắc và miền Nam như thế nào?

Đáp: Miền Nam là phần nửa nước Việt Nam, chứ không phải bang thứ 52 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Hỏi: Hiện nay Mỹ gây sức ép ngày càng mạnh đối với miền Bắc. Cuộc leo thang tiếp tục, Không quân Mỹ tiến hành những cuộc đột kích dọc biên giới Trung Quốc. Hà Nội bị ném bom. Cầu sắt Long Biên bị đánh hỏng. Theo ông, những lý do nào đã làm cho chính phủ Mỹ leo thêm nấc thang mới đó?

Đáp: Hiện nay, chính là lúc mà Mỹ đang tiếp tục leo thang chiến tranh chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Những cuộc đột kích dã man của không quân Mỹ đã xảy ra trong những ngày 11 và 12 và sau đó, những ngày 21, 22, và 23 tháng 8, đánh vào trung tâm thủ đô và chiếc cầu sắt lớn trên sông Hồng. Ngoài ra, các đê gần Hà Nội cũng bị đánh phá nhiều nơi. Như vậy là Mỹ đã leo thêm một nấc thang chiến tranh cực kỳ nghiêm trọng và đã phạm thêm nhiều tội ác ghê tởm chống nhân dân Việt Nam.

Tại sao vậy? Chỉ vì Mỹ chưa chịu từ bỏ cuộc xâm lược mặc dù thất bại ngày càng nặng nề ở miền Nam mà cũng chẳng đạt được mục tiêu nào đã được đề ra cho cuộc ném bom và đánh phá miền Bắc.

Rõ ràng là Mỹ đang áp dụng chiến thuật "chạy trốn về phía trước". Chỉ có thế thôi.

Nhưng cũng cần nói thêm là Mỹ phải trả giá rất đắt ý đồ đen tối đó. Từ 11 đến 23 tháng 8, đã có 22 máy bay bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội và tất cả phi công Mỹ đều chết hoặc bị bắt khi xuống tới đất.

Hỏi: Cầu sắt Long Biên có được sửa chữa không? Những cuộc ném bom bắn phá gần đây nhằm vào các trục giao thông Hà Nội - Lạng Sơn và Hà Nội - Lào Cai có cản trở việc vận chuyển viện trợ của Trung Quốc không? (Chắc là Kít-xin-giơ muốn biết về những vấn đề được nêu ra trên đây lắm!)

Đáp: Ông khỏi phải bận tâm. Dù cầu sắt Long Biên có được sửa chữa hay là không, tôi có thể bảo đảm với ông rằng chúng tôi có đầy đủ phương tiện dự phòng cần thiết để qua sông. Mặc dù có những cuộc ném bom bắn phá, sự thông thương vẫn được duy trì ngày và đêm trên tất cả các tuyến đường.

Hỏi: Vì ông mới từ miền Bắc trở lại đây, ông có thể cho biết những cuộc ném bom bắn phá của Mỹ đã giảm bớt tiềm lực quân sự của miền Bắc, từ ngày 6 tháng 2 năm 1965 đến nay, ở chừng mực nào? Với tỷ lệ nào? (Phải chăng phóng viên của Đài phát thanh Lúc-xăm-bua đã nêu câu hỏi cặn kẽ trên đây theo yêu cầu của Kít-xin-giơ?)

Đáp: Trước hết tôi xin phép chữa câu hỏi của ông. Đáng lẽ, ông nên hỏi tôi như thế này: "Ở chừng mực nào, với tỷ lệ nào, những cuộc ném bom bắn phá của Mỹ đã tăng cường thêm tiềm lực quân sự của miền Bắc Việt Nam là tiềm lực quân sự của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã không hề bị giảm bớt, như ông nói, mà trái lại, nó đã tăng thêm rất nhiều trong hai năm qua. Những người sẵn sàng cải chính điều tôi vừa nói đó, chắc chắn không phải là những phi công Mỹ!

Hỏi: Ông Bộ trưởng quốc phòng Rô-bớt Mắc Na-ma-ra có một lời tuyên bố làm chấn động thế giới. Ông ấy nõi: "Những cuộc ném bom không có khả năng ép miền Bắc phải thương lượng, trừ phi nhằm đánh phá triệt để các thành phố". Ông hiểu lời tuyên bố đó như thế nào?

Đáp: Cũng như mọi người, ông biết rằng lời tuyên bố của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đã được giải thích bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, ai ai cũng đồng tình về một điểm. Ông Mắc Na-ma-ra đã công khai nói lên sự thất bại của Mỹ, đồng thời cũng là sự thất bại của chính ông ta. Điều đó không có gì là lạ cả. Vì lẽ đến hôm nay thì mọi người đều biết rằng không quân và hải quân Mỹ không hề đạt được những mục tiêu được đề ra, tức không hề tác động được tinh thần của nhân dân, không hề làm rối loạn được cơ cấu kinh tế mà cũng không hề giảm bớt được tiềm lực quân sự của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong khi đó sự thật là những tổn thất của không quân và hải quân Mỹ, về máy bay cũng như về phi công, đã đánh đổ một cách không thương tiếc huyền thoại về "sức mạnh thần kỳ của không lực Hoa Kỳ!".

Trong giới quân sự và cầm quyền Mỹ, sở dĩ còn có những kẻ đang cay cú kêu gào ném bom, bắn phá triệt để hơn nữa thủ đô Hà Nội và các thành phố khác, là chỉ vì chính họ cũng đã phải thừa nhận sự thất bại của những cuộc ném bom bắn phá của không quân và hải quân Mỹ.

Hỏi: Ông có tin rằng, với thời gian, dư luận Mỹ có thể chuyển biến một cách thuận lợi cho ông không?

Đáp: Chắc chắn là như vậy. Cứ càng biết rõ thêm những tội ác dã man mà chính sách chiến tranh của Oa-sinh-tơn đã gây ra ở Việt Nam và cứ càng thấy rõ thêm những hậu quả thảm hại của chiến tranh ngay trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của nước Mỹ, thì quần chúng Mỹ càng đẩy mạnh cuộc đấu tranh phản chiến của họ. Người ta không phải vô cớ mà gọi đó là Mặt trận thứ hai. Sự huy động lực lượng chống chiến tranh, gồm tất cả các phong trào, các tổ chức, các hiệp hội... là một bằng chứng. Hàng ngàn thanh niên Mỹ đã chạy trốn ra nước ngoài, đến Ca-na-đa, Tây Âu và Bắc Âu để thoát khỏi quân dịch, tức để khỏi bị đưa sang chết oan uổng ở Việt Nam.

Cho nên, chúng tôi tin chắc rằng, trong những ngày tới đây cũng như trong thời gian qua, phong trào phản chiến của quần chúng Mỹ chỉ có thể phát triển một cách thuận lợi đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của chúng tôi mà thôi. Nếu có người còn chưa tin hẳn như vậy, xin cứ theo dõi "sự khủng hoảng lòng tin" đối với Tổng thống Mỹ, một sự khủng hoảng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn và đã bắt đầu đe dọa ông ta trong cuộc bầu cử sắp tới.

Hỏi: Ông có thể cho biết trong những điều kiện nào, miền Bắc sẽ đồng ý thương lượng? Phải chăng cuộc thương lượng, trong thời gian đầu, chỉ gồm có Mỹ và miền Bắc Việt Nam?

Đáp: Ông xem lại lời tuyên bố ngày 28 tháng 1 của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi chỉ cân nhắc lại: "Chỉ sau khi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ mới có thể nói chuyện và thảo luận các vấn đề liên quan đến hai bên".

Hỏi: Câu hỏi cuối cùng. Thưa ông Tổng đại diện, cho phép tôi hỏi ông: Sức khỏe của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sao? Phải chăng Chủ tịch vẫn ở Hà Nội, bất chấp các cuộc ném bom bắn phá của không quân Mỹ?

(Thật là một câu hỏi hợp thời! Mỹ rất "quan tâm" theo dõi sức khỏe của Hồ Chủ tịch. Các nhà "Việt Nam học" của Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ đã đưa ra nhiều giả thuyết có thể nói là táo bạo. Họ cho rằng tinh thần nhân dân Việt Nam sẽ sa sút sau khi Hồ Chủ tịch qua đời. Họ cũng không hề giấu giếm những "công trình nghiên cứu" của họ về vấn đề "kế thừa", với những dự kiến: xu hướng này, xu hướng nọ sẽ lên cầm quyền v.v... Sức khỏe của Hồ Chủ tịch, từ nhiều năm, đã trở thành một sự ám ảnh đối với họ).

Đáp: Chủ tịch Hồ Chí Minh khỏe mạnh, rất khỏe mạnh. Xin cảm ơn.


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 19 Tháng Tư, 2021, 03:16:26 pm
Ngày 5 tháng 9:

Ô-brắc đã đi Rô-ma. Đến chieeuf6 tháng 9, "thời hạn" ngừng ném bom Hà Nội sẽ chấm dứt. Tình hình trở nên căng thẳng và khẩn trương.

Mạc-cô-vích trao cho tôi bản sao của một bức điện và một bức thư gởi cho Kít-xin-giơ ngày 5 tháng 9.

Nội dung bức điện: "Còn hy vọng mong manh, do ném bom bắn phá Hà Nội nên bế tắc, yêu cầu tuyệt đối không có "sáng kiến" nào tương tự".

Nội dung thư: Lập lại nội dung bức điện, nhưng có thêm: "Hà Nội quyết tâm, leo thang mới hay ném bom trở lại Hà Nội sẽ làm tiêu tan mọi khả năng. Mong gặp nhau cuối tuần".

Điện và thư gởi cho Kít-xin-giơ trên đây bộc lộ một sự chuyển biến lý thú và quan trọng trong thái độ và cách suy nghĩ của Mạc-cô-vích. Trong cặp Ô-brắc-Mạc-cô-vích, ngay từ đầu chúng ta đã nhận thấy giáo sư Mạc-cô-vích, Tổng thư ký của Pấc-oát-sơ, người đã nhân danh tổ chức này để lãnh nhiệm vụ đi Hà Nội theo yêu cầu của Kít-xin-giơ, tức của tập đoàn cầm quyền Mỹ, là nhân vật chính. Còn Kít-xin-giơ cần đến Ô-brắc là cần cái tên của ông, vì, như Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhắc khéo, cái tên của Ô-brắc là một thứ "phù phép" mở cửa cho ông vào Việt Nam. Do đó, Mạc-cô-vích mới lọt được vào Hà Nội.

Mạc-cô-vích cũng là người có trách nhiệm liên hệ và báo cáo mọi hoạt động, mọi tin tức về nhiệm vụ trung gian của ông với Cố vấn ngoại giao của Tổng thống Đờ Gôn.

Thực tế là qua câu chuyện giữa hai ông và tôi, vai trò nhân vật chính của Mạc-cô-vích bao giờ cũng nổi rõ.

Điều lý thú và quan trọng là bây giờ chúng ta thấy một Mạc-cô-vích bất bình dồn Kít-xin-giơ vào chân tường và nói thẳng vào mặt Kít-xin-giơ: "Do ném bom, bắn phá Hà Nội nên bế tắc, yêu cầu tuyệt đối không có "sáng kiến" nào tương tự!"

Sau chuyến đi Hà Nội, ông tin ở thiện chí của Việt Nam. Việc chúng ta tố cáo "trò hai mặt" của Mỹ - vừa đánh phá, vừa đề nghị đàm phán - không phải đã không làm cho ông suy nghĩ về chính sách chiến tranh của Mỹ, về sự tranh giành ảnh hưởng giữa hai khuynh hướng chống đối nhau trong nội bộ của giới cầm quyền Mỹ.

Mạc-cô-vích đã đi đến kết luận: "Hà Nội quyết tâm, leo thang mới hay ném bom trở lại Hà Nội sẽ làm tiêu tan mọi khả năng". Nói một cách khác, nếu Mỹ làm như vậy, trách nhiệm làm thất bại cuộ tiếp xúc hoàn toàn thuộc về phía Mỹ.


Sáng ngày 7 tháng 9:   

"Thời hạn 10 ngày" ngừng ném bom bắn phá Hà Nội, được kéo dài thêm một ngày, đã chấm dứt chiều hôm qua 6 tháng 9. Việc gì đã xảy ra? Không quân Mỹ đã trở lại đánh phá thủ đô rồi chăng? Hay là Mỹ sẽ lùi thêm một bước nữa? Sự thách thức đã kết thúc hay còn tiếp tục?

Đúng 9 giờ sáng, Mạc-cô-vích gọi điện thoại. Ở đầu giây, ông rối rít xin gặp tôi, không giấu được niềm vui.

Vừa ngồi xuống ghế, bằng một giọng sôi nổi, ông kể:

"Chiều hôm qua, "thời hạn" ngừng ném bom đánh phá Hà Nội đã hết. Tôi không thể ngồi yên mà cũng không biết mình phải làm gì để đẩy lùi một quyết định mà hậu quả có thể làm sụp đổ tất cả. Trong cơn bối rối, tôi đánh liều gọi điện thoại nói chuyện với Kít-xin-giơ. Tôi nhắc lại nội dung bức điện ngày 5 tháng 9 của tôi, nhấn mạnh việc đánh Hà Nội đã gây bế tắc, Mỹ không được phạm sai lầm đó lần thứ hai. Tôi hỏi Kít-xin-giơ có làm được gì nữa không? Vì thời gian kéo dài ngừng ném bom đã qua".

Ngừng mấy giây, rút mùi soa lau mồ hôi trán, Mạc-cô-vích vui hẳn lên, kể tiếp:

"Chẳng khác nào một kẻ sắp chết đuối nên đụng đâu vớ đó, tôi không ngờ vài giờ sau, Kít-xin-giơ gọi lại tôi, cho biết đã gặp Mắc Na-ma-ra và ngày 9 tháng 9 sẽ được Giôn-xơn tiếp và... điều vô cùng quan trọng là từ nay đến đó, không có đánh phá Hà Nội! Sợ tôi chưa hiểu, ông bạn Kít-xin-giơ của tôi đã chịu khó lập lại hai lần: Cho đến ngày 9 tháng 9, không có vấn đề ném bom trở lại Hà Nội!"

Tôi vui vẻ nói:

"Lần thứ hai, tôi xin ghi nhận một thông báo hợp thời của ông Kít-xin-giơ".

Chưa bao giờ, tôi thấy nhà khoa học Mạc-cô-vích, có mái tóc đen, có đôi mắt sáng, vẻ mặt lúc nào cũng nghiêm trang, lại phấn chấn và hồ hởi như hôm nay.

Không chút dè dặt, ông thổ lộ tâm tình:

"Trước khi đi Hà Nội, cũng như hiện nay, mục đích duy nhứt mà cũng là sứ mạng của tôi là đạt được sự gặp gỡ giữa những người đại diện có thẩm quyền của hai chính phủ, trước hoặc sau việc chấm dứt ném bom. Sau đó, hai bên sẽ có điều gì để nói với nhau và việc gì sẽ xảy ra, tất cả những cái đó sẽ không liên quan đến tôi nữa. Cho nên, chúng tôi gọi đó là một mục tiêu hạn chế. Thế mà đến nay, mục tiêu hạn chế đó vẫn chưa đạt được".

Tôi mới uống trà, vì thấy ông không dằn được cơn xúc động. Uống xong một chén trả và với một giọng ôn tồn, ông nói tiếp:

Bây giờ, Kít-xin-giơ hết sức mong phía ông có một tín hiệu, dù rất nhỏ. Tôi cũng thiết tha mong như vậy. Vì sao? Vì có được một tín hiệu của Hà Nội, dù là rất nhỏ như tôi vừa nói, Kít-xin-giơ mới có thể nói với Giôn-xơn: "Đã có tín hiệu của Hà Nội!". Trong tình hình hiện nay, tôi có thể nói một tín hiệu nhỏ của Hà Nội sẽ có ý nghĩa rất lớn. Một mặt, Kít-xin-giơ sẽ nghiễm nhiên trở nên "người Mỹ đầu tiên bắt được tín hiệu của Hà Nội". Mặt khác, tư cách mới đó sẽ giúp cho Kít-xin-giơ đấu tranh có hiệu quả hơn, chống bọn "diều hâu" hiếu chiến.

Do đó, đề nghị ông cho phép tôi nói với Kít-xin-giơ rằng, khi đến Pa-ri cuối tuần này, khoảng 16 tháng 9, Kít-xin-giơ có thể gặp được ông. Nếu từ nay đến ngày 9 tháng 9 mà ông trả lời nhận gặp thì Kít-xin-giơ có thể nói ngay với Giôn-xơn "đã có tín hiệu!".

Tôi đáp: "Tôi không thể cho phép ông làm như vậy. Vì sao? Vì cuộc tiếp xúc giữa ông Kít-xin-giơ và tôi phải là một sự kiện có ý nghĩa. Cho đến khi nào Mỹ còn leo thang chiến tranh ở cả hai miền, còn đòi đàm phán trên thế mạnh, thì việc tôi tiếp ông Kít-xin-giơ sẽ vẫn không có ý nghĩa gì cả".

Mạc-cô-vích ra về, suy tư nhưng vẫn lạc quan.

17 giờ ngày 7 tháng 9:

Mạc-cô-vích gọi điện thoại, hấp tấp xin lỗi vì ông đã "nói sai". Ông xin nói lại: Kít-xin-giơ sẽ gặp Giôn-xơn ngày 8 tháng 9 chứ không phải ngày 9 tháng 9, tức sớm hơn một ngày, và Kít-xin-giơ sẽ đến Pa-ri ngày 9 tháng 9 chứ không phải ngày 16 tháng 9, tức sớm hơn một tuần. Ngoài ra, Kít-xin-giơ sẽ trụ lại Pa-ri 10 ngày để chờ trả lời của Hà Nội và trong thời gian đó cũng sẽ không có gì thay đổi.

Thế là, lần thứ ba, tôi lại nhận được một thông báo hợp thời: "cũng sẽ không có gì thay đổi trong thời gian 10 ngày mà Kít-xin-giơ có mặt ở Pa-ri".

Như vậy, ba lần Mỹ đã lùi bước. Vỏ quít dày, có móng tay nhọn.

Có lẽ điều lý thú hơn nữa là trong khi Việt Nam bình chân như vại thì Mỹ lại cuống lên. Tổng thống Giôn-xơn tiếp Kít-xin-giơ sớm hơn dự định một ngày, còn Kít-xin-giơ thì được phái đi Pa-ri sớm hơn dự định một tuần. Thêm vào đó, Kít-xin-giơ sẽ nằm lại Pa-ri 10 ngày để chờ Hà Nội trả lời thông điệp của Mỹ. Té ra ông giáo sư Mỹ, gốc Do Thái vẫn còn chưa quên cái trò "nằm vạ đòi nợ mướn"!


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 19 Tháng Tư, 2021, 03:17:27 pm
Ngày 8 tháng 9:

Tôi nhận được thông điệp trả lời cho Mỹ. Từ 25 tháng 8, ngày mà Mỹ trao thông điệp, tính ra không phải 10 ngày mà 13 ngày đã qua, vượt thời hạn quy định 10 ngày của Mỹ đến ba ngày. Mỹ đang chờ, đang lên cơn sốt.

Song, tôi tự hỏi: Tôi có nên trao thông điệp trả lời cho Mỹ hay chưa? Và rồi tự giải đáp: Trong tình hình mới, với nội dung "thông báo hợp thời lần thứ ba" của Kít-xin-giơ, không có gì phải vội!

Tôi hoãn đến ngày 10 tháng 9, chờ Kít-xin-giơ sang Pa-ri, xem có gì mới không và cũng để rõ thêm ý đồ của Mỹ.

Trưa ngày 9 tháng 9:

Tôi tiếp Ô-brắc và Mạc-cô-vích theo yêu cầu của hai ông. Hai ông cho biết Kít-xin-giơ đã từ Oa-sinh-tơn đến Pa-ri vào lúc 9 giờ sáng. Liền sau đó, Kít-xin-giơ đã hội ý cấp tốc với hai ông tại sân bay Oc-ly (Orly). Theo Kít-xin-giơ, ngày 8 tháng 9 đã có cuộc họp quan trọng gồm Mắc Na-ma-ra, Bộ trưởng quốc phòng Đin Rớt, Bộ trưởng ngoại giao, Rô-xtốp (Rostow), Cố vấn an ninh của Tổng thống, Bơn-đi (Bundy), Thứ trưởng ngoại giao phụ trách các vấn đề Viễn Đông, và Kít-xin-giơ. Tổng thống Giôn-xơn theo dõi cuộc họp qua máy nghe. Rô-xtoops, nổi tiếng "diều hâu", tỏ ý nghi ngờ, không tin cuộc tiếp xúc ở Pa-ri sẽ đạt kết quả mong muốn. Những người khác, đặc biệt là Mắc Na-ma-ra, chủ trương tiếp tục tiếp xúc mặt dù không một ai dám nói là Hà Nội sẽ trả lời thông điệp ngày 25 tháng 8 của Mỹ. Sau cuộc họp trên đây, Tổng thống Giôn-xơn tạm thời cho phép đeo đuổi "cuộc thí nghiệm".

Tôi chỉ nói với hai ông: Chưa có gì mới!

Mạc-cô-vích: Khi nào có trả lời, ông cứ gọi ngay chúng tôi.

Ô-brắc: Vào nửa đêm, cũng được!

Hai ông vui vẻ ra về. Ra đến cửa, Mạc-cô-vích còn nói với lại: Nếu có trả lời, ông cứ gọi ngay chúng tôi nhé!


Ngày 10 tháng 9:

Vào khoảng 20 giờ, qua điện thoại, tôi báo cho Mạc-cô-vích biết là tôi đã nhận được thông điệp trả lời của Hà Nội. Tôi gợi ý ông đến gặp tôi sáng hôm sau, 11 tháng 9, vào giờ nào cũng được, tùy ông. Mạc-cô-vích reo mừng, cảm ơn và hỏi tôi bắt đầu ngày làm việc vào giờ nào. Tôi trả lời: 9 giờ. Mạc-cô-vích xin hẹn 9 giờ rưỡi.

Tôi hiểu rằng ông cần báo tin cho Kít-xin-giơ trước khi đi gặp tôi.


Ngày 11 tháng 9:

Đúng 9 giờ rưỡi, Mạc-cô-vích bước qua ngưỡng cửa cơ quan Tổng đại diện. Vừa vui mừng, vừa xúc động, ông nhận thông điệp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trả lời thông điệp ngày 25 tháng 8 của chính phủ Mỹ.

Sau mấy giây do dự, Mạc-cô-vích nhắc lại đề nghị của Kít-xin-giơ mong được tiếp xúc với tôi.

Tôi trả lời: Đe dọa ném bom Hà Nội của Mỹ là một tối hậu thư, nên ông Kít-xin-giơ chưa thể gặp tôi được!

Mạc-cô-vích đề nghị giữ quan hệ, tôi đồng ý. Ông vội vã ra về.

Khi ông siết tay từ biệt, tôi cảm thấy đau cả bàn tay.

Sau đây là thông điệp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trả lời cho Mỹ (Phụ lục III):

Những đề nghị của Mỹ thực chất là ngừng ném bom có điều kiện. Việc Mỹ ném bom nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một hành động bất hợp pháp. Mỹ phải chấm dứt việc ném bom mà không được đòi hỏi bất cứ một điều kiện nào.

Thông điệp của Mỹ đã được trao sau một cuộc leo thang, đánh phá Hà Nội và với sự đe dọa liên tục đánh phá Hà Nội. Rõ ràng đó là một tối hậu thư đối với nhân dân Việt Nam.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiên quyết bác bỏ những đề nghị trên đây của Mỹ.

Lập trường của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Mỹ phải chấm dứt vĩnh viễn và không điều kiện việc ném bom và bất cứ hành động chiến tranh nào khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Mỹ phải rút quâ Mỹ và quân chư hầu khỏi miền Nam Việt Nam, thừa nhận Mặt trận dan tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và để cho nhân dân Việt Nam tự giải quyết công việc nội bộ của mình. Chỉ sau khi Mỹ chấm dứt không điều kiện ném bom và bất cứ hành động chiến tranh nào khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ mới có thể có những cuộc nói chuyện.

Cũng ngày 11 tháng 9:

Khoảng 18 giờ, Mạc-cô-vích gọi điện thoại báo tôi biết rằng sau khi nhận được, Kít-xin-giơ đã chuyển ngay về Oa-sinh-tơn thông điệp trả lời của Hà Nội. Hơn thế nữa, Kít-xin-giơ đã bảo đảm "lúc trưa, đã có văn kiện đó trên bàn viết của Giôn-xơn".


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 19 Tháng Tư, 2021, 03:18:14 pm
Ngày 13 tháng 9:

Đúng 12 giờ trưa, Mạc-cô-vích xin gặp để trao cho tôi thư của Kít-xin-giơ, dịch nguyên văn như sau:

"Tôi có trả lời của chính phủ Mỹ cho thông điệp nhận được hôm thứ hai của Hà Nội. Tôi cũng có một bình luận về thông điệp đó. Vì tầm quan trọng của trả lời của Mỹ và vì bình luận liên quan đến những cuộc thảo luận khác với Hà Nội mà chũng tôi bắt buộc giữ bí mật, tôi phải trao tận tay bình luận trên đây. Tôi sẵn sàng đi đến một cuộc gặp gỡ bất cứ ở đâu và vào bất cứ giờ nào tiện lợi cho ông".

Tôi đọc qua, lời lẽ thật là khôn khéo!

"Vì tầm quan trọng của trả lời", "vì cần giữ bí mật nội dung bình luận" ngay cả đối với những người làm trung gian là hai ông Ô-brắc và Mạc-cô-vích, nên Kít-xin-giơ cần trao tận tay tôi bình luận đó, hơn nữa, ở đâu và lúc nào mà tôi thấy tiện lợi cho tôi!

Đáp lại sự chờ mong của Mạc-cô-vích, tôi chỉ nhắc lại: Đe dọa ném bom trở lại Hà Nội là một tối hậu thư, nên ông Kít-xin-giơ chưa thể gặp tôi được.

Mạc-cô-vích: Nếu không còn sự đe dọa đó nữa, ông sẽ đồng ý tiếp ông Kít-xin-giơ chăng?

Đáp: Chừng đó sẽ hay!

Mạc-cô-vích lại hỏi: Nếu ông Kít-xin-giơ nhờ tôi chuyển đến ông trả lời của chính phủ Mỹ và cả bình luận của Kít-xin-giơ, mong ông sẽ tiếp tôi.

Tôi bật cười: Ông cho phép tôi bình luận lời phát biểu vừa rồi của ông nhé!

Mạc-cô-vích cũng vui lây: Xin mời ông!

Tôi nói tiếp: Một là: chính Kít-xin-giơ, chứ không phải ai khác, muốn giữ bí mật nội dung bình luận của ông ta đối với ông.

Hai là: Ông muốn gặp tôi lúc nào chả được, ông có phải Kít-xin-giơ đâu mà phải hỏi trước tôi thế?

Mạc-cô-vích vui vẻ, trở lại với bản tính của ông. Con người khoa học của ông, tuy lúc nào cũng có vẻ mặt nghiêm trang và thái độ chín chắn, vẫn giữ được tính hồn nhiên và nhạy cảm.

Mạc-cô-vích phân trần: Ông còn nhớ, có hôm tôi lo quá. Đặc biệt là hôm 5 tháng 9. Ông bạn Ô-brắc thân yêu của tôi đã đi Rô-ma, phó thác tất cả mọi việc cho một mình tôi. Chiều ngày 6 tháng 9, thời gian kéo dài ngừng ném bom sắp chấm dứt, tôi chưa khi nào thấy tôi hoàn toàn bất lực đến như thế! Ông hiểu dùm tôi! Tôi phải làm gì để ngăn chặn một sự đổ vỡ có thể làm tiêu tan mọi hy vọng? Tôi thấy tôi không được phép phạm sai lầm vì một sự chậm trễ. Tôi rối lên, vừa đánh điện, vừa viết thư cho Kít-xin-giơ.

Tôi nói: Biết đâu, điện và thư ngày 5 tháng 9 của ông đã chẳng làm cho Mỹ hiểu hơn quyết tâm của chúng tôi!

Mạc-cô-vích, bằng một giọng xúc động, kể tiếp:

- Rồi ngày 6 tháng 9 đi qua. Và tôi không thể nào nói hết được nỗi vui mừng của tôi khi Kít-xin-giơ cho biết đã gặp Mắc Na-ma-ra, sẽ gặp Giôn-xơn và đến ngày 9 tháng 9 sẽ không có vấn đề ném bom trở lại Hà Nội. Nhưng tôi vừa gỡ được thế bí này thì thấy một thế bí khác lù lù trước mặt. Ngày 9 tháng 9 có xa xôi gì đâu! Mà ông bạn Hen-ri thân yêu của tôi (tức Kít-xin-giơ) hình như muốn dày vò tôi, muốn chọc con dao vào vết thương của tôi. Ông ấy đòi: trước ngày 9 tháng 9, Hà Nội phải có một "tín hiệu", dù rất nhỏ, để ông ấy có thể nói với Giôn-xơn: "Đã có tín hiệu!" Ông ấy còn nói đó cũng là cách tốt nhứt giúp ông ấy chống lại cánh quân sự hiếu chiến. Nhưng "tín hiệu" gì bây giờ? Ông ấy thuyết phục tôi yêu cầu ông tiếp ông ấy vào ngày 16 tháng 9, ngày ông ấy đến Pa-ri. Nếu được thế, ông ấy cũng sẽ nghiễm nhiên là "người Mỹ đầu tiên đã tiếp xúc được với Hà Nội". Ông ấy nói với tôi rằng nếu ông trả lời và hứa như vậy, thì đó cũng là loại tín hiệu mà Giôn-xơn đang chờ.

Ngừng một phút, Mạc-cô-vích nói tiếp một cách bực bội: Tôi có cảm giác người Mỹ đòi hỏi quá nhiều!

Tôi: Chẳng những họ đòi hỏi ở ông quá nhiều mà còn đòi hỏi ở chúng tôi những gì mà họ không có một tí quyền đòi hỏi nào.

Mạc-cô-vích: Nhưng rồi, niềm vui lại dấy lên trong lòng tôi. Đó là chuyện ngày 9 tháng 9 Kít-xin-giơ đến và ở lại Pa-ri 10 ngày, đặc biệt là suốt 10 ngày này sẽ không có gì thay đổi, Mỹ sẽ không có "sáng kiến" mới nào! Rồi đến việc tiếp nhận thông điệp trả lời của Hà Nội một cách trót lọt. Một lần nữa, xin cảm ơn ông! Tuy nhiên, chưa phải là những nỗi khổ tâm của tôi đã chấm dứt! Một lần nữa, tôi không thể nhớ là lần thứ mấy, Kít-xin-giơ lại nằng nặc đòi gặp được ông vì "tầm quan trọng của trả lời", vì nội dung bình luận của ông ta cần được "giữ bí mật: v.v... Bế tắc lại hoàn bế tắc!

Tôi: Thói quen đáng ghét của người Mỹ là "Được đằng chân, lân đằng đầu". Để làm gì? Để chèn lấn nhau? Tranh giành ảnh hưởng? Việc trao đổi thông điệp mới bắt đầu sau bao nhiêu năm chiến tranh, bao nhiêu năm tội ác và nói dối. Tại sao họ không để cho mọi thứ cặn bã trong đầu óc của họ có thì giờ lắng xuống, để chính họ có thể nhận ra họ phải làm gì để chấm dứt một cuộc xâm lược tội lỗi! Tại sao, thay vì kiên nhẫn một chút, họ lại đưa ra những vấn đề không hợp thời và, do đó, chưa thể giải quyết được, chẳng khác nào họ lại cố tình thọc gậy vào bánh xe?

Mạc-cô-vích: Tôi không trách ông đâu! Về phần tôi, điều cơ bản là tôi phản đối Mỹ ném bom, yêu cầu Mỹ chấm dứt không phải chỉ riêng ở Hà Nội mà trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Lương tri không cho phép tôi tán thành người Mỹ vừa tiến hành đàm phán, vừa đe dọa ném bom trở lại Hà Nội. Nhưng, tôi biết làm thế nào? Chỉ lời tuyên bố xằng bậy hôm qua của Đin Rớt cũng đủ làm cho tôi bất bình rồi! Ông ta nói bừa: "Hà Nội xem bất cứ cuộc ném bom nào cũng là một tối hậu thư!" Còn hiểu gì nữa, nếu người ta tin những lời nói vô nghĩa đó? Mà có lẽ không ai hiểu gì cả!

Tôi: Càng tốt cho Mỹ!

Mạc-cô-vích: Chỉ trừ những người trong cuộc, như ông và tôi, mới thấy lời tuyên bố của Đin Rớt là một sự xuyên tạc trâng tráo. Thôi, hôm nay, xin tạm ngừng ở đây và xin lỗi ông, tôi đã làm cho ông mất quá nhiều thì giờ quý báu để nghe tôi.

Mạc-cô-vích buồn bã ra về, sau khi nghe tôi lên án Mỹ ném bom Hải Phòng và Cẩm Phả.


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 19 Tháng Tư, 2021, 03:21:36 pm
Ngày 14 tháng 9:

Vì không gặp được tôi và do đó, cũng không thể "đích thân" trao thông điệp mới của chính phủ Mỹ, Kít-xin-giơ một lần nữa đành phải nhờ Mạc-cô-vích làm thay.

Sáng 14 tháng 9, Mạc-cô-vích xin gặp và trao cho tôi một bức thư, có bình luận của Kít-xin-giơ kèm theo.

Bức thư dịch nguyên văn như sau:

Đối với loại câu thúc mà chúng tôi tự áp đặt cho chúng tôi, thái độ của Hà Nội làm cho người ta phải chưng hửng. Nếu chúng tôi ném bom xung quanh Hà Nội, chúng tôi bị tố cáo là gây sức ép. Nếu, trái lại, do sáng kiến của chúng tôi và cũng không hề có một sự gợi ý nào của Hà Nội mà chúng tôi tự hạn chế những hành động của chúng tôi và duy trì sự hạn chế đó không định thời hạn thì người ta trách móc chúng tôi dùng tối hậu thư.

Sự thực là đề nghị của Mỹ không chứa đựng một sự đe dọa nào hay một điều kiện nào và không thể bị bác bỏ vì những lý do đó.

Đọc xong thư của Kít-xin-giơ, tôi nghiêm khắc phê phán: Người ta nói ông Kít-xin-giơ có tài ngụy biện. Ông vừa thi thố biệt tài đó!

Mạc-cô-vích giật mình, lắng nghe.

Tôi nói tiếp: Thật vậy, Mỹ ném bom Hà Nội, thì ông Kít-xin-giơ chỉ gọi đó là "ném bom xung quanh Hà Nội". Hơn thế nữa, theo ông giáo sư của trường đại học Ha-vớt, ai nói Mỹ gây sức ép bằng những cuộc ném bom, là nói oan cho Mỹ! Vậy thử hỏi: Mỹ ném bom "xung quanh Hà Nội" - hãy cứ cho là như thế đi - để làm gì? Nếu không phải là để gây sức ép thì tại sao công thức "ném bom để thương lượng" được bộ máy tuyên truyền của Mỹ đang làm rùm beng hiện nay?

Tuy nhiên, sau đây mới là điều đáng nói hơn hết.

Ông Kít-xin-giơ nói do "sáng kiến" của Mỹ và "cũng không hề có sự gợi ý nào của Hà Nội", Mỹ đã tự hạn chế sự hoạt động. Đúng như vậy, Hà Nội đòi Mỹ chấm dứt vĩnh viễn và không điều kiện việc ném bom bắn phá trên khắp lãnh thổ miền Bắc chứ đâu có đưa ra cái gợi ý quái gở yêu cầu Mỹ tạm ngừng ném bom Hà Nội, để hai bên có thể nói chuyện với nhau?

Còn ngừng ném bom, nhưng không phải là chấm dứt vĩnh viễn và không điều kiện mà chỉ ngừng với sự đe dọa đánh phá trở lại sau một thời hạn tự phía Mỹ định lấy, nếu ông giáo sư Kít-xin-giơ không muốn nghe nói đến một tối hậu thư, thì ông gọi kiểu đe dọa đó là cái trò gì? Là "thanh gươm của Đa-mô-lét" (Damocles) chăng? (Có thể nói: Gươm treo đầu sợi tóc, có thể rơi xuống, gây tai họa bất cứ lúc nào).

Mạc-cô-vích: Tôi hoàn toàn đồng ý với ông là chúng ta không phải chỉ đòi Mỹ chấm dứt ném bom ở Hà Nội thôi mà trên toàn bộ lãnh thổ miền Bắc, để hai bên có thể nói chuyện. Tôi cũng đã nhiều lần nói với Kít-xin-giơ rằng Mỹ hay từ bỏ cái lối chơi "ngừng ném bom có thời hạn để chờ sự trả lời của Hà Nội". Gọi đó là "tối hậu thư" hay "thanh gươm của Đa-mô-lét" hay gì gì nữa, cũng được cả, vì sự thật là thế! Đáng buồn thay!

Tôi kết luận: Trên đây, tôi mới phát biểu một số ý kiến sơ bộ. Tôi sẽ nghiên cứu thêm, đặt biệt là lời bình luận của Kít-xin-giơ và chúng ta sẽ có dịp gặp nhau lại.

Mạc-cô-vích ra về, bực bội đến khổ sở.


Mạc-cô-vích đi rồi, tôi đọc lại bức thư của Kít-xin-giơ trước khi xem những lời bình luận của ông ta.

Ngoài những điều tôi đã nói với Mạc-cô-vích, bức thư kết thúc bằng câu:
"Đề nghị của Mỹ không chứa đựng một sự đe dọa hoặc một điều kiện nào và không thể bị bác bỏ vì những lý do đó".

Trước hết, cái lô-gic hình thức trên đây của Kít-xin-giơ làm tôi nhớ lại câu chuyện "mũi tên của Zê-nông".

Bịa ra cái tiên đề "mũi tên mỗi lần bay phân nửa đường bay còn lại", để kết luận "cho nên mũi tên không bao giờ bay tới đích". Đó là ngụy biện nổi tiếng và còn truyền lại đến ngày nay của nhà hiền triết Hy Lạp Zê-nông.

Cũng bịa ra cái tiên đề "Đề nghị của Mỹ không chứa đựng một sự đe dọa hoặc một điều kiện nào" để thò ra kết luận "và không thể bị bác bỏ vì những lý do đó". Song, đây là ngụy biện quá tầm thường của giáo sư Mỹ Hen-ri Kít-xin-giơ.

Hễ tiên đề sai thì kết luận không thể nào đúng được tức cũng sai nốt. Sự thật là: Đề nghị của Mỹ thực chất là ngừng ném bom có điều kiện, nên đã bị bác bỏ vì lý do đó.

Dầu vậy, lần thứ tư, xin ghi nhận thông báo mới, cũng "rất hợp thời" của ông Kít-xin-giơ được nói rõ trong thư, là: "Mỹ tự hạn chế hành động và duy trì sự hạn chế đó không định thời hạn", có nghĩa là tạm thời, Mỹ ngừng đánh phá thủ đô Hà Nội mà không định một thời hạn nào.


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 19 Tháng Tư, 2021, 03:23:08 pm
Cùng với thư, Mạc-cô-vích cũng có trao cho tôi bình luận của Kít-xin-giơ và có nhấn mạnh rằng bản ghi chép đã được Kít-xin-giơ "duyệt lại" cẩn thận.

Xin dịch nguyên văn như sau:

Bình luận kèm theo thư:

1. Đây là sự giải thích mà tôi được phép đưa ra liên quan đến ý nghĩa của việc ngừng ném bom.

2. Sự giải thích của chính Kít-xin-giơ.

Bức thư cần được đọc trong bối cảnh hiện nay: của rất nhiều áp lực đang hoạt động trong chính phủ Mỹ. Nó là một tuyên bố xóa bỏ mọi ý nghĩa về một tối hậu thư (Những chữ và chững câu được in nghiêng, là hoàn toàn theo bản ghi chép của Mạc-cô-vích).

3. Tôi (Kít-xin-giơ) có báo cáo với Oa-sinh-tơn bình luận của Mạc-cô-vích cho rằng rất khó mà trao đổi giữa cuộc leo thang. Tôi có lập lại bình luận của ông Mai Văn Bộ là người biết rõ thành phố Hải Phòng và, do đó, chính vùng đông dân cư đã bị thiệt hại bởi những cuộc ném bom vừa qua.

4. Bình luận của chính Kít-xin-giơ.

a. Hiện nay, hình như việc tìm một giải pháp cho tình trạng thiếu tiếp xúc sẽ có hiệu quả hơn là bắt đầu tranh cãi về những phần hợp thành nguồn gốc của nó.

Chúng tôi xin nhắc lại rằng thông điệp vừa qua đưa ra việc ngừng ném bom và theo đúng tinh thần của nó, việc ngừng ném bom là không điều kiện. Điều này đáng được làm sáng tỏ, nếu thấy cần thiết.

b. Xin ông Bộ nhớ cho là số người được biết toàn bộ cuộc thảo luận này (viết "đề nghị mở đầu" nhưng lại xóa đi) là rất ít và không gồm một quân nhân nào cả. Do đó, khó lòng mà ngăn chặn được những quyết định đã có trước khi trao thông điệp ngày 25/8, trừ trường hợp của Hà Nội.

(Mạc-cô-vích nói: Tôi có đề nghị thêm vào bình luận điều nói rằng việc ngừng ném bom Hà Nội, là không có hạn định thời gian.

Kít-xin-giơ trả lời rằng điều đó đã được nói rõ trong bức thư)

5. Bình luận khẳng định:

a. Oa-sinh-tơn không cho rằng những cuộc đánh phá ngày 11 tháng 9 năm 1967 là một bước leo thang. Mục tiêu đánh phá là chiếc cầu của Hải Phòng và những chi nhánh của đường xe lửa cách trung tâm thành phố 3 kilomet 2, một chiếc cầu cách trung tâm 1 kilomet 6 và một cái kho cách trung tâm 2 kilomet 4.

Tất cả những mục tiêu này, theo Oa-sinh-tơn, đều ở xa vùng dân cư chính và được tách khỏi trung tâm bởi một con sông nhỏ có một con lộ và một đường xe lửa vượt qua.

Do vị trí của chúng, theo sự tính toán, những mục tiêu trên đây có thể bị đánh phá với những rủi ro tối thiểu cho nhân dân.

Những mục tiêu gần trung tâm thành phố hơn hết, chiếc cầu có con lộ và đường xe lửa vượt qua thực tế là cùng nằm trong một vị trí địa hình với nhà máy xi măng đã bị đánh phá trong thời gian qua. Gần đây hơn, ngày 28 và hai ngày trước đó.

Tất cả những mục tiêu khác đều xa trung tâm thành phố một cách có ý nghĩa.

Tôi mong được đóng góp vào một sự hiểu biết nhau tốt hơn giữa hai bên về những vấn đề khác khi được đặt ra, một trong những điều được nhận thấy ở Oa-sinh-tơn là những cố gắng để đi tới đối thoại chỉ luôn luôn xuất phát từ một phía.

Trên đây là bản ghi chép của Mạc-cô-vích.


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 19 Tháng Tư, 2021, 03:24:06 pm
Trong bối cảnh của tình hình chiến sự ở Việt Nam và 20 ngày sau khi Mỹ trao thông điệp cho ta, tôi nghĩ bài biện hộ trên đây của Kít-xin-giơ cần được phân tích và bình luận.

Lúc bấy giờ, giữa tháng 9 năm 1967, không quân và hải quân Mỹ ngày đêm đánh phá điên cuồng, ném bom cả Hà Nội và Hải Phòng mà vẫn không hề thay đổi được cuộc diện chiến tranh một cách thuận lợi cho Mỹ.

Tất nhiên, Mỹ chưa chịu lùi. Mà tiến lên, thì vô phương!

Còn gì khác hơn là "nói chuyện"? Song, cuộc tiếp xúc qua trung gian giữa Mỹ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Pa-ri chưa hết giậm chân tại chỗ, chưa mở ra một triển vọng nào sáng sủa cho Mỹ cả. Thậm chí, "những cố gắng để đi tới đối thoại chỉ luôn luôn xuất phát từ một phía"! Mỹ sốt ruột nhưng vẫn phải kiên trì. Kít-xin-giơ đi lại giữa Oa-sinh-tơn và Pa-ri như một con thoi. Bài biện bộ vừa hùng hồn vừa chi li của Kít-xin-giơ là một bằng chứng cụ thể.

Chính vì quá sốt ruột mà ông thầy cãi Kít-xin-giơ đã bắt đầu bài biện hộ dài dòng của ông ta bằng cách vung tay dọa dẫm: "Bức thư cần được đọc trong bối cảnh hiện nay". Bối cảnh nào? Kít-xin-giơ nói: "... của những áp lực đang hoạt động trong chính phủ". Nói trắng ra: ngay trong nội bộ chính phủ Mỹ đang có những kẻ vận động chống lại một giải pháp thương lượng, đừng làm hỏng cuộc tiếp xúc, hãy nắm lấy thời cơ v.v...! Nói một cách khác, làm hỏng cuộc tiếp xúc là không lợi cho các ông đâu!

Dọa dẫm, thúc giục... chẳng qua là thủ đoạn thông thường của đế quốc Mỹ, ngay cả đối với những đồng minh gần nhứt và lớn nhất của nó!

Một đồ đệ của Mết-tẹc-ních (Metternich) (Chính khách Áo, đầu thế kỷ XIX) và của Bi-xmac (Bismark) (Chính khách Phổ, nửa sau thế kỷ XIX), chủ trương "quân binh lực lượng" và làm bất cứ điều gì mà tương qua lực lượng cho phép làm, đòi "sự liên kết" (linkage) và quy mọi vấn đề tranh chấp trên thế giới vào sự chi phối của quan hệ Đông Tây mà chủ yếu là quan hệ Mỹ - Xô, kẻ ấy là một "bồ câu" được sao?

Cho là nói "rất nhiều áp lực đang hoạt động trong chính phủ" có lẽ cũng chưa đủ sức thuyết phục đối phương nên Kít-xin-giơ giở giọng ba hoa "Xin ông Bộ nhớ cho là số người được biết toàn bộ cuộc thảo luận này là rất ít và không gồm một quân nhân nào cả" (có gạch dưới từ "không gồm..." đến "nào cả"). Ngu ý là, nếu có một quân nhân nào đó mà biết được thì hỏng to! "Diều hâu quân sự" cộng với "diều hâu chính trị" thì phải biết, đừng hòng nói chuyện đàm phán đàm phiếc gì nữa!

Nhưng thôi! Dọa dẫm hay thúc giục, đó là quyền của Mỹ. Còn có sợ và khuất phục hay không, lại là quyền của Việt Nam.

Phiền một nỗi, hễ giấu đầu thì hở đuôi.

Kít-xin-giơ nói: "không có quân nhân nào biết cả!". Vậy kẻ nào cung cấp cho ông ta kế hoạch đánh phá Hải Phòng hết sức tỉ mỉ và cụ thể để chứng minh rằng những trận đánh phá ngày 11 tháng 9 năm 1967 "không phải là một bước leo thang"? Nếu không phải Lầu Năm góc thì là cánh quân sự nào?

Nếu chỉ là một vài chi tiết hoặc một vài con số có tính chất chung chung thôi thì cũng được đi! Trái lại, đây là những chi tiết và những con số cụ thể đến lạ lùng như: "mục tiêu đánh phá là chiếc cầu Hải Phòng và những chi nhánh của đường xe lửa cách trung tâm thành phố 3 kilomet 2", "một cái kho cách trung tâm 2 kilomet 4". Nhìn toàn bộ, tất cả những mục tiêu vừa kể ra đó đều "được tách khỏi trung tâm bởi một con sông nhỏ có một con lộ và một đường xe lửa vượt qua".

Làm sao mà Kít-xin-giơ có được bản đồ đánh phá Hải Phòng với những mục tiêu, những tọa độ, những cự ly và những con số chính xác lạ lùng: 3 kilomet 2, 1 kilomet 6, 2 kilomet 4? Phải chăng ông ta đã ăn cắp tài liệu trên đây của Tham mưu tác chiến? Phải chăng đã có tên phi công nào đó, sau cuộc đánh phá Hải Phòng ngày 11 tháng 9 năm 1967, đã tặng cho ông ta tài liệu đó?

Điều mà người ta có thể khẳng định là: không thể có một kẻ nào sẵn sàng trao cho Kít-xin-giơ, trực tiếp hoặc gián tiếp, tài liệu quân sự mật trên đây mà không đòi được biết tài liệu đó sẽ được sử dụng vào mục đích gì?

Vả lại, những chuyến đi đi lại lại như con thoi của Kít-xin-giơ giữa Oa-sinh-tơn và Pa-ri, sự có mặt của Kít-xin-giơ trong các cuộc họp ở Nhà Trắng mặc dù ông ta chưa có một chức danh chính thức nào, làm sao qua mắt được bọn "diều hâu quân sự". Huống chi, từ Oa-sinh-tơn, Kít-xin-giơ thường xuyên liên hệ bằng điện thoại với Mạc-cô-vích ở Pa-ri. Vậy cánh "diều hâu quân sự" mù điếc hết rồi sao?

Cuối cùng, tục ngữ phương Tây có câu: "Kẻ nào muốn chứng minh quá nhiều thì không chứng minh được gì cả!" và ông Kít-xin-giơ chỉ có thể thất bại một cách chua cay trong vai trò "trạng sư của quỷ sứ" mà thôi.

Nhưng, tại sao Kít-xin-giơ phải vất vả chạy ngược chạy xuôi, phải chịu khó lập luận quanh co để chứng minh những điều mà dù tài giỏi đến đâu ông cũng không thể nào chứng minh được? Tại sao ông gân cổ cãi liều và luôn miệng lập lại rằng việc ngừng ném bom mà chính phủ Mỹ đưa ra là "không điều kiện", bất chấp nguyên văn thông điệp ngày 25 tháng 8, hoặc khẳng định rằng cuộc đánh phá dã man Hải Phòng ngày 11 tháng 9 "không phải là một bước leo thang" mà chỉ là một cuộc đánh phá "với những rủi ro tối thiểu cho nhân dân"? Nói tóm lại, tại sao Kít-xin-giơ lại cố bám riết, hòng thuyết phục một đối phương mà chắc chắn là ông ta không thể nào thuyết phục nổi?

Chẳng qua là vì Mỹ vẫn đeo đuổi ảo tưởng đàm phán trên thế mạnh trong những điều kiện gắn liền với việc Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc.

Chúng ta thì dứt khoát bắt Mỹ phải ngồi lại nói chuyện ở thế thua, thế bị động và bất lợi cho Mỹ.

Chúng tôi hiểu Mỹ, nên biết đánh Mỹ trên tất cả các mặt trận. Còn ông và những người cầm quyền ở Oa-sinh-tơn chưa hiểu chúng tôi đâu, ông Kít-xin-giơ ạ!

Riêng về phần ông, ông kêu ca "tình trạng thiếu tiếp xúc" không giúp cho ông làm sáng tỏ được "việc ngừng ném bom là không điều kiện" và mong muốn "được đón góp vào một sự hiểu biết nhau tốt hơn giữa hai bên về những vấn đề khác khi được đặt ra".

Chúng tôi biết ông đang chạy đua vào Nhà Trắng. Ông chỉ mong tiếp xúc được với chúng tôi để trở nên "người Mỹ đầu tiên đã tiếp xúc được với Hà Nội", lấy đó làm nấc thang để ông bước qua ngưỡng cửa danh vọng.

Ông có thể lừa bịp được nhà cầm quyền Mỹ, song không thể lừa bịp được Việt Nam đâu!

Với lại, cũng chưa phải đã đến lúc mà chúng tôi sẵn sàng giúp ông thực hiện tham vọng cá nhân của ông, vì chưa thấy có lợi cho chúng ta.


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 19 Tháng Tư, 2021, 03:25:53 pm
Ngày 16 tháng 9:

Hai ngày sau, vì không tiếp xúc được với tôi nên một lần nữa, trước khi rời Pa-ri đi Bon (thủ đô Cộng hòa liên bang Đức), Kít-xin-giơ đành nhờ Mạc-cô-vích và Ô-brắc trao thông điệp để ngày 13 tháng 9 - chậm mất ba hôm - của chính phủ Mỹ cho tôi.

Nguyên văn tiếng Pháp dịch ra như sau:

Chính phủ Mỹ nghĩ rằng thông điệp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 11 tháng 9 có thể dựa trên một sự hiểu sai về đề nghị của Mỹ ngày 25 tháng 8. Đề nghị của Mỹ không chứa đựng điều kiện hay đe dọa nào và không thể bị bác bỏ vì những lý do đó.

Lúc ấy, chính phủ Mỹ hiểu rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có lẽ muốn tiến hành nhanh chóng thương lượng có hiệu quả và đưa đến hòa bình khi những cuộc đánh phá bằng không quân và hải quân chấm dứt. Chính phủ Mỹ tìm cách xác nhận sự kiện đó trong đề nghị ngày 25 tháng 8 của mình mà Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang có trong tay.

Để chứng minh thiện chí của mình, và để tạo không khí tốt nhất cho việc xét đề nghị của mình, Mỹ đã tự ý ngừng ném bom Hà Nội kể từ 25 tháng 8, ngày mà đề nghị được chuyển cho Hà Nội. Sự hạn chế này đã được duy trì không thời hạn mặc dù những hoạt động của lực lượng đối phương ở miền Nam thực tế đã tăng lên từ ngày 25 tháng 8.

Đề nghị của Chính phủ Mỹ ngày 25 tháng 8 vẫn giữ nguyên gia trị. (Phụ lục IV)

Thực chất, có gì đáng gọi là "mới" trong thông điệp thứ hai này của Mỹ đâu!

Vẫn "Đề nghị của Mỹ không chứa đựng điều kiện hay đe dọa nào và không thể bị bác bỏ vì những lý do đó".

Cũng vẫn "Mỹ tự ý ngừng ném bom Hà Nội, kể từ ngày 25 tháng 8 ngày mà đề nghị được chuyển cho Hà Nội".

Lại vẫn "Sự hạn chế này đã được duy trì không thời hạn".

Cuối cùng, thông điệp mới vẫn khẳng định "đề nghị của Chính phủ Mỹ ngày 25 tháng 8 vẫn giữ nguyên giá trị".

Tuy nhiên, có điều lý thú và cũng rất có ý nghĩa là Mỹ tự nhận rằng Mỹ đã nhận định và đánh giá sai lầm về lập trường và thái độ của Việt Nam.

Thật vậy, thông điệp mới ngày 16 tháng 9 của chính phủ Mỹ có đoạn nói về thông điệp ngày 25 tháng 8 như sau:

Lúc ấy, chính phủ Mỹ hiểu rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có lẽ muốn tiến hành nhanh chóng thương lượng có hiệu quả và đưa đến hòa bình, khi những cuộc đánh phá bằng không quân và hải quân chấm dứt.

Vậy, Mỹ hay Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bên nào chủ quan và nôn nóng "muốn tiến hành nhanh chóng thương lượng" và mong "thương lượng có hiệu quả" ngay!

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chăng? Chắc chắn là không phải rồi!

Chỉ còn có Mỹ!

Tóm lại, suy bụng ta ra bụng người, Mỹ đã vội lấy những ước mơ của mình làm điều kiện cho việc chấm dứt ném bom.

Bây giờ mới vỡ lẽ!

Mặc dù biết thế, Mỹ vẫn chưa chịu buông. Kít-xin-giơ vẫn yêu cầu được gặp tôi ngày 23 tháng 9 khi ông ta từ Bon quay về Oa-sinh-tơn, qua Pa-ri.

Dù sao, tôi cũng sẽ có được trước mắt một tuần lễ nghỉ ngơi.

Trên thực tế, thông điệp thứ hai, nhận ngày 16 tháng 9, của Mỹ kết thúc vòng thứ nhứt của cuộc tiếp xúc.

Nhìn lại, từ 17 tháng 8 đến 16 tháng 9, cuộc tiếp xúc bí mật qua trung gian giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ kéo dài một tháng trời, đã được tiến hành liên tục, phức tạp và có lúc đã trở nên căng thẳng tưởng chừng như sẽ đứt, nhưng vẫn không đứt.

Tôi điểm lại tình hình và báo cáo về nước.

Lập trường đàm phán của Mỹ thực chất là ngừng ném bom có điều kiện, tức đàm phán trên thế mạnh.

Thông điệp của Mỹ ngày 25 tháng 8 cũng như thông điệp nhận ngày 16 tháng 9 chứa đựng hai điều kiện:

Một là: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cam kết sẽ nhanh chóng tiến hành thương lượng có hiệu quả, ngay sau khi Mỹ ngừng ném bom bắn phá, để tiến tới giải quyết những vấn đề đang làm hai nước chống đối nhau, tức giải quyết toàn bộ cuộ chiến tranh.

Hai là: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cam kết sẽ không lợi dụng việc Mỹ ngừng ném bom bắn phá miền Bắc, tức sẽ không tăng cường công cuộc chống Mỹ ở miền Nam trong khi hai bên tiến hành đàm phán.

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kéo dài trên nửa tháng, từ 25 tháng 8 đến 11 tháng 9, mới trả lời thông điệp đầu tiên của Mỹ, mà trả lời thông điệp đầu tiên của Mỹ, mà trả lời là để bác bỏ thẳng thừng đề nghị ngừng ném bom có điều kiện và những "tối hậu thư" của Mỹ.

Bị bất ngờ trước thái độ kiên định của Việt Nam, Mỹ dùng thủ đoạn gây sức ép bằng cách ném bom Hà Nội.

"Chiến thuật ném bom Hà Nội" thất bại vì nó không lay chuyển được mà trái lại chỉ làm cứng rắn thêm thái độ của Việt Nam. Mỹ chuyển sang "chiến thuật ngừng ném bom Hà Nội" để đổi lấy "một tín hiệu".

Ném bom Hà Nội, không xong. Ngừng ném bom Hà Nội, cũng chẳng được gì. Mỹ đưa ra con ngáo ộp "cánh quân sự hiếu chiến" nổi tiếng là "diều hâu".

Song, tất cả những trò ảo thuật chỉ đưa tới kết quả hoàn toàn trái ngược với ý đồ đầu tiên của Mỹ vì: Mỹ phải kéo dài ngừng ném bom Hà Nội, ban đầu nói 10 ngày; sau đó, kéo dài thêm 72 tiếng (ba ngày); sau nữa, nói là không có gì thay đổi trong thời gian Kít-xin-giơ có mặt ở Pa-ri (sau ngày 9 tháng 9) và cuối cùng, Mỹ nói ngừng ném bom Hà Nội là "tự ý và không thời hạn".

Rốt cuộc, đụng phải lập trường và thái độ kiên định của Việt Nam, Mỹ đành phải lùi từng bước, bước sau tiếp bước trước, và cuối cùng, chỉ còn nhắc lại một cách nhạt nhẽo: "Đề nghị của chính phủ Mỹ ngày 25 tháng 8 vẫn giữ nguyên giá trị".

Như vậy là tốt!

Trước mắt, Việt Nam không có yêu cầu nào khác.

Kít-xin-giơ có nhờ hai ông Ô-brắc và Mạc-cô-vích, nhắc lại rằng ông ta sẵn sàng dừng chân ở Pa-ri ngày 23 tháng 9 để gặp tôi, trên đường từ Bon trở lại Oa-sinh-tơn.

Tôi hy vọng được một tuần lễ nghỉ ngơi.


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 19 Tháng Tư, 2021, 03:27:55 pm
Ấy thế mà tối 20 tháng 9, điện thoại réo. Ở đầu giây, ông Mạc-cô-vích tha thiết xin gặp tôi sáng 21 tháng 9 để trao thông điệp mới của chính phủ Mỹ.

Quả vậy, Oa-sinh-tơn không đủ kiên nhẫn để chờ một tuần lễ.

Sáng ngày 21 tháng 9:

Đúng 9 giờ sáng, cơ quan vừa mở cửa thì hai ông Ô-brắc và Mạc-cô-vích hối hả bước vào.

Hai ông trao cho tôi một lầu cả 2 thông điệp, một của chính phủ Mỹ, một của Kít-xin-giơ, mà hai ông đã nhận được trong ngày 20 tháng 9.

Thông điệp của Kít-xin-giơ nói rõ:

Chiều thứ sáu 22 tháng 9, tôi rời Pa-ri để đọc một diễn văn ở Ha-nô-vơ (Hanover) (Cộng hòa liên bang Đức) vào ngày thứ bảy. Chủ nhật, có lẽ tôi sẽ trở về Mỹ. Nếu trước chiều thứ bảy mà ông biêt sẽ có trả lời của Hà Nội vào ngày chủ nhật hoặc thứ hai, xin ông cho Mạc-cô-vích biết, ông này sẽ báo cho tôi để tôi có thể dừng chân ở Pa-ri.

Còn thông điệp của Chính phủ Mỹ mà Kít-xin-giơ đã nhận chiều ngày 20 tháng 9 lời lẽ như sau:

Oa-sinh-tơn vẫn mong sẽ nhận được một trả lời cho những thông điệp của mình.

Ông Mai Văn Bộ có nghĩ rằng sẽ có một trả lời không?

Chúng tôi xin nghi nhận sự thỏa thuận của ông về tư cách của hai ông Ô-brắc và Mạc-cô-vích, hai ông này được sự tin cậy hoàn toàn của chúng tôi để duy trì sự tiếp xúc.

Về phần chúng tôi, Hen-ri Kít-xin-giơ vẫn sẵn sàng để nhận thông điệp trực tiếp, hoặc qua sự trung gian của hai ông Ô-brắc và Mạc-cô-vích.

Nếu đó là điều được mong muốn, ông Hen-ri Kít-xin-giơ có thể đến Pa-ri nhận trực tiếp hoặc qua sự trung gian của hai ông Ô-brắc và Mạc-cô-vích bất cứ một thông điệp nào của phía ông, trong phong bì đóng lại hoặc để ngỏ cũng được.

Nếu đó là điều được mong muốn, Oa-sinh-tơn sẵn sàng phái một viên chức có tính chất chính thức đi nhận bất cứ thông điệp nào, hoặc trực tiếp, hoặc qua sự trung gian của hai ông Ô-brắc và Mạc-cô-vích.

Đọc xong thông điệp trên đây của chính phủ Mỹ, tôi nói:

- Như vậy, dù sao giữa chính phủ Mỹ và chúng tôi, cũng đã bước đầu có được một thỏa thuận có ý nghĩa.

Hiểu ý tôi, Mạc-cô-vích vui vẻ nói:

- Lẽ tất nhiên, điều khích lệ đối với chúng tôi là chúng tôi được sự tin cậy của cả hai bên.

Tôi để lên bàn hai thông điệp của Mỹ và nói:

- Có thì giờ, tôi sẽ xem lại.

Câu nói của tôi, giữa những nhà ngoại giao với nhau, cũng có nghĩa là: nếu hai ông không có gì nói thêm, cuộc gặp gỡ hôm nay có thể chấm dứt ở đây!

Song hai ông khách dường như có điều gì day dứt trong lòng, muốn nói nhưng hãy còn do dự.

Thấy vậy, tôi mời hai ông uống trà.

Sau đây là "câu chuyện tâm tình" của hai ông.

Ô-brắc (không giấu được sự xúc động qua lời nói): Tôi có trao đổi ý kiến với ông bạn Mạc-cô-vích thân yêu của tôi. Chúng tôi rất mong có được một phút thoải mái tinh thần, ngoài khuôn khổ nhiệm vụ của chúng tôi, để nói với ông một vài câu chuyện, có thể nói là để thổ lộ tâm tình với ông.

Tôi: Tôi rất hoan nghênh thái độ đó của hai ông. Chúng ta hãy nói chuyện ở ngoài lề trách nhiệm của chúng ta vậy.

Mạc-cô-vích: Hương trà nhài thơm ngát làm tôi nhớ đến chén trà mà Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã mời chúng tôi. Kinh nghiệm của tôi là, ở đây cũng như ở Hà Nội, người ta có thể trao đổi về những vấn đề cực kỳ quan trọng, một cách thẳng thắn xung quanh một chén trà mà không cần to tiếng!

Ô-brắc (bật lửa đốt thuốc, bỗng kêu lên): Cái píp chết tiệt của tôi lại không thông nữa rồi!

Tôi: Chỉ tạm thời thôi, ông Ô-brắc ạ!

Ô-brắc (vui vẻ): Dù sự bế tắc hôm nay chỉ là tạm thời - tôi hết sức mong mỏi như thế! - thì tôi cũng thành thật mà nói rằng tôi chưa thấy rõ triển vọng của cuộc giằng co gay go giữa ông và ông Kít-xin-giơ. Có lúc tôi rất bi quan...

Mạc-cô-vích (chen vào): Xin lỗi! Ông bạn già Ô-brắc của tôi nói thế, cũng như tôi, là không hề có ý đổ trách nhiệm cho phía Việt Nam!

Ô-brắc (vội vã): Không! Không! Trái lại, Mỹ ném bom bắn phá nước Việt Nam chứ không phải Việt Nam ném bom bắn phá nước Mỹ. Vậy Mỹ phải có trách nhiệm tìm cách chấm dứt cuộc đánh phá đáng nguyền rủa đó!

Tôi: Tất nhiên là như vậy. Tôi không hiểu lầm hai ông đâu!

Mạc-cô-vích: Chúng tôi chỉ mong có một điều là Mỹ có cách nào đó, có đề nghị hoặc sáng kiến nào đó mà phía Việt Nam cho là có thể chấp nhận được. Chứ chúng tôi không hề nghĩ rằng phía Việt Nam phải có sự nhượng bộ nào đó để làm vừa lòng Mỹ. Chính vì xuất phát từ ý nghĩ đó mà chúng tôi hoàn toàn tán thành câu nói của phía ông là đòi Mỹ phải chấm dứt không điều kiện việc ném bom bắn phá miền Bắc Việt Nam.

Tôi: Rất tiếc là ông Kít-xin-giơ không có cách nhìn của hai ông và do đó, cũng không thể có quan điểm đúng đắn được. Cho nên hai ông vẫn chưa hết vất vả! Thật là đáng phàn nàn cho hai ông! (Mọi người cười).

Ô-brắc: Chúng tôi chỉ lo ngại một việc và tự hỏi chúng tôi có bị Mỹ lợi dụng không và việc làm của chúng tôi có hại gì cho Việt Nam không. Chúng tôi có nên cắt đứt quan hệ với họ, ngay từ bây giờ không?

Tôi: Ông thử nói tôi nghe, xem Mỹ có thể lợi dụng hai ông bằng cách nào.

Ô-brắc (sau mấy giây suy nghĩ): Ví dụ: họ nhờ chúng tôi đi Hà Nội rồi ngừng ném bom Hà Nội; nhờ chúng tôi trao thông điệp sau khi ném bom trở lại Hà Nội; lại nhờ chúng tôi trao thông điệp và kéo dài việc ngừng ném bom Hà Nội, nhưng lại đánh phá dữ dội cảng Hải Phòng v.v... Chúng tôi vô tình trở thành một thứ "con tin" vô thời hạn! Rồi ngày nào đó, điều đáng gờm hơn hết là họ sẽ tung ra công khai những hồ sơ và tài liệu đã được chuẩn bị trước, chứng minh rằng chúng tôi đã giúp họ thế này, thế nọ... hoặc nói rằng nhờ sự hoạt động trung gian của hai chúng tôi mà họ đã khám phá được cái này, cái nọ v.v... Còn gì là thanh danh của chúng tôi?

Mạc-cô-vích: Tôi mong rằng khi nào Việt Nam thấy cần chấm dứt nhiệm vụ của chúng tôi thì ông cứ nói cho chúng tôi được biết. Chúng tôi sẽ rất vui lòng và sẽ xem như chúng tôi đã làm tròn nhiệm vụ đối với Việt Nam, một nước mà chúng tôi sẽ không bao giờ hết khâm phục.

Tôi: Tôi hiểu sự lo lắng của hai ông. Thật ra, có lúc cũng cần phải suy nghĩ như vậy. Nhưng tôi lại nghĩ rằng hai ông và tôi, với tinh thần cảnh giác cần thiết, chúng ta sẽ phát hiện kịp thời sự lợi dụng của Mỹ và cũng sẽ kịp thời có biện pháp ngăn chặn. Huống chi lẽ phải thuộc về chúng ta. Về vấn đề được ông Mạc-cô-vích nêu lên, cũng vậy. Bao giờ thì có thể nói là hai ông đã hoàn thành nhiệm vụ? Chưa thể nói ngay được. Điều có thể nói, một cách chắc chắn, là đến hôm nay, vào giờ này, hai ông chưa hoàn thành nhiệm vụ!

Mạc-cô-vích: Cảm ơn ông! Như vậy là chúng tôi cứ yên tâm...

Ô-brắc: ... tiếp tục nhiệm vụ!

Mạc-cô-vích (nét mặt bỗng trở nêg nghiêm trang): Xin thú nhận rằng nhiệm vụ của chúng tôi thật là vừa gay go, vừa tế nhị. Gay go là tất nhiên, vì hoạt động hiện nay của chúng tôi có liên quan đến một cuộc chiến tranh mà chưa ai biết sẽ kết thúc như thế nào cả!

Ô-bắc (cười): Nếu biết thì dễ quá!

Mạc-cô-vích: Còn tế nhị thì phải nói là chúng tôi phải thận trọng trong từng lời nói, cố tránh mọi sự lệch lạc, mọi sự hiểu lầm của bên này đối với bên kia; trái lại, chúng tôi cố ghi chép và thuật lại những gì đã nghe được, một cách trung thực, khả dĩ làm cho hai bên hiểu nhau hơn, dù là chưa đồng tình.

Ô-brắc: Tôi hoàn toàn tán thành sự phân tích trên đây của ông bạn Mạc-cô-vích của tôi. Vả lại, có làm được như thế thì chúng tôi mới xứng đáng với sự tin cậy của hai bên. Trái lại, một sự hiểu lầm của bên này đối với bên kia, do chúng tôi gây ra, dù là vô tình, sẽ vô cùng tai hại.

Tôi: Tôi cảm thông sâu sắc nỗi ưu tư của hai ông. Tránh mọi lệch lạc, có thái độ trung thực, làm cho hai bên hiểu nhau chính xác dù là chưa đồng tình với nhau, như ông Mạc-cô-vích vừa nói, chính đó là lý do tồn tại của sứ mạng của hai ông. Phiền một nỗi là sứ mạng thì gay go, tế nhị và cũng có thể nói là phức tạp nữa kia, song bí quyết thành hay bại lại nằm gọn trong tay của Oa-sinh-tơn.

Mạc-cô-vích: Chính vì thế mà tôi đề nghị ông xem lại một lần nữa vấn đề tiếp xúc trực tiếp giữa ông và Kít-xin-giơ.

Ô-brắc: Xin nói thẳng là sự tiếp xúc trực tiếp đó sẽ làm cho nhiệm vụ của chúng tôi trở nên nhẹ nhàng hơn, ít phức tạp hơn.

Mạc-cô-vích: Chúng tôi rất mong ông tiếp Kít-xin-giơ vậy. Và, như ông đã biết, đó là lời yêu cầu tha thiết nhất của Kít-xin-giơ. Vấn đề này có tầm quan trọng của nó. Tôi đã có lần trình bày với ông. Ông tiếp Kít-xin-giơ là ông gây thêm uy tín và sức mạnh cho ông ta, giúp ông ta đánh bại những kẻ chống đối trong chính quyền Mỹ, có lợi cho việc tìm ra một giải pháp hòa bình cho cuộc chiến tranh.

Ô-brắc: Tôi xin nói thêm một câu. Nhìn Kít-xin-giơ chạy vạy, lui tới như con thoi giữa Oa-sinh-tơn và Pa-ri, hết tuần này sang tuần khác... tôi nghĩ rằng chính phủ Mỹ rất cần đến cuộc tiếp xúc.


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 19 Tháng Tư, 2021, 03:28:45 pm
Tôi: Tôi đồng ý với ông Mạc-cô-vích là sự tiếp xúc trực tiếp với tôi sẽ đem lại cho ông giáo sư của trường đại học Ha-vớt một uy tín chính trị, một trọng lượng mà ông ta chưa có. Còn nói như ông Ô-brắc, cho rằng chính phủ Mỹ rất cần đến sự tiếp xúc thì trong tình thế bế tắc hiện nay của Mỹ ở Việt Nam, mặc dù Mỹ đã leo thang chiến tranh đến tột đỉnh rồi, điều đó cũng đúng thôi. Họ có cách thoát thân nào khác hơn là ngồi lại nói chuyện với chúng tôi đâu? Thế nhưng họ vẫn đòi chúng tôi chấp nhận những điều kiện của họ thì họ mới chịu chấm dứt ném bom bắn phá và ngồi lại nói chuyện với chúng tôi, tức là bắt chúng tôi chấp nhận cho họ thương lượng trên thế mạnh. Do đó, tôi cần nói thật rõ với hai ông là chừng nào họ còn chưa chịu chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thì vẫn chưa thể có tiếp xúc hoặc nói chuyện trực tiếp giữa hai bên.

Đúng như hai ông nói đây là một vấn đề vô cùng quan trọng, một vấn đề nguyên tắc. Hiện nay, chẳng những không chịu chấm dứt việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác mà Mỹ còn leo thang chiến tranh một cách điên cuồng, đúng với phương châm "ném bom để thương lượng"! Tuyên bố ngày 19 tháng 9 của Bộ Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phải nhấn mạnh rằng cuộc ném bom bắn phá của không quân và hải quân Mỹ ở khu phi quân sự và Vĩnh Linh là có tính chất hủy diệt. Cố nhiên không phải không lực Huê Kỳ có thể làm mưa làm gió trên bầu trời Việt Nam mà không bị trừng trị. Hai phi cơ B.52 đã bị chúng tôi bắn rơi. Ngoài ra, như ông Ô-brắc có nói lúc nãy, ngừng ném bom Hà Nội thì không quân Mỹ liền ném bom dữ dội Hải Phòng, Cẩm Phả và vùng biên giới. Vậy ngừng chỗ này để tập trung đánh phá dã man chỗ khác là ý nghĩa gì?

Tôi xin nhấn mạnh một lần nữa rằng vấn đề để tiếp xúc giữa Kít-xin-giơ và tôi không phải chỉ đơn thuần là vấn đề gặp gỡ giữa hai con người, giữa hai cá nhân mà là vấn đề quan hệ giữa hai nước và còn hơn thế nữa, là vấn đề tiếp xúc giữa một bên đi xâm lược là Mỹ và một bên bị xâm lược là Việt Nam.

Thực chất là như thế đó. Vậy, lẽ dĩ nhiên là chúng tôi phải xét vấn đề trong điều kiện và khuôn khổ của chính sách chiến tranh của Mỹ. Cho nên, rất tiếc là trong tình hình hiện nay, ông Kít-xin-giơ chưa thể gặp tôi được.

Mạc-cô-vích (sau một phút do dự, rút trong cặp ra một xấp giấy và đưa cho tôi): Đề nghị ông xem bản thảo báo cáo mà chúng tôi đã chuẩn bị để trao cho ông Cố vấn ngoại giao của Tổng thống Đờ Gôn.

Tôi (sau khi xem xong): Bao giờ hai ông sẽ trao bản báo cáo này cho Tổng thống?

Ô-brắc: Theo ý kiến tôi, và tôi đã trao đổi với Mạc-cô-vích, chúng tôi sẽ trao báo cáo cho Tổng thống Đờ Gôn nếu Mỹ ném bom trở lại Hà Nội!

Tôi: Tại sao đợi đến lúc bấy giờ hai ông mới làm việc đó?

Ô-brắc: Chúng tôi đã nhiều lần đánh điện, viết thư và nói trực tiếp với Kít-xin-giơ rằng ném bom trở lại Hà Nội là Mỹ đạp đổ tất cả những gì mà bản thân chúng tôi đã dày công đóng góp, tuy còn rất ít, nhưng ít còn hơn là không có gì. Hành động trên đây của Mỹ cũng sẽ chứng minh rằng chúng tôi đã bị lợi dụng trong một trò chơi độc ác của Mỹ!

Mạc-cô-vích: Trên thực tế, ném bom trở lại Hà Nội là cắt cầu... là hết. Dù sao, thành thật mà nói và đó cũng là điều duy nhất cổ vũ và an ủi chúng tôi, chúng tôi đã góp phần khai thông một con đường, bắc một chiếc cầu cho hai bên trao thông điệp, tức gián tiếp nói chuyện với nhau... Không lẽ lại để đổ sập tất cả? Nếu tình huống đó xảy ra, đương nhiên là chúng tôi có trách nhiệm báo cáo lên Tổng thống.

Tôi: Nếu tôi không nhầm thì không phải đợi đến bản báo cáo này, ông Cố vấn ngoại giao và Tổng thống Đờ Gôn mới biết việc làm của hai ông?

Ô-brắc: Đúng! Đúng! Hôm trước, chúng tôi đã trình bày với ông Cố vấn ngoại giao và dĩ nhiên là ông ấy đã báo cáo lên Tổng thống việc làm của chúng tôi.

Tôi: Tôi xin hỏi và nếu trả lời được thì hai ông trả lời, bằng không thì thôi nhé! Vậy, ý kiến của ông Cố vấn ngoại giao và của Tổng thống Đờ Gôn về sứ mạng của hai ông như thế nào?

Ô-brắc: Ông Cố vấn ngoại giao khuyến khích chúng tôi. Còn Tổng thống Đờ Gôn thì có vẻ chưa tin ở sự thành công.

Tôi: Tại sao vậy? Chính Tổng thống Đờ Gôn ngày 2 tháng 9 năm 1966, trong bài diễn văn Phnôm Pênh nổi tiếng, đã nói rành mạch rằng chỉ khi nào Mỹ tuyên bố rút quân thì mới có thể có thương lượng. Còn chúng tôi, chúng tôi chỉ đòi Mỹ chấm dứt ném bom bắn phá không điều kiện. Như vậy, chẳng phải là yêu sách của chúng tôi còn thấp hơn nhiều so với sự đòi hỏi hoàn toàn chính đảng của Tổng thống Đờ Gôn đó sao?

Ô-brắc (quay lại Mạc-cô-vích): Nếu ông bạn Mạc-cô-vích của tôi không phản đối, tôi xin kể câu chuyện sau đây.

Mạc-cô-vích (cười): Xin ông bạn già cứ tự nhiên, coi như tôi đã đồng tình rồi vậy!

Ô-brắc: Cảm ơn! Cảm ơn! Tôi xin kể vậy. Đúng hơn là những người thân cận của Tổng thống Đờ Gôn có kể lại rằng khi được báo tin Mỹ đã bắt đầu ném bom miền Bắc Việt Nam, vị tướng già của chúng tôi kêu lên: "Thế là Mỹ đã sa lầy rồi!".

Sau đó không lâu, có kẻ đi mách với đại sứ Mỹ, ông này lập tức báo cáo về Oa-sinh-tơn sự phản ứng "không hữu nghị" của Tổng thống Pháp. Oa-sinh-tơn đùng đùng nổi giận, yêu cầu xác minh. Đến nay không ai rõ hậu quả của sự xác minh này như thế nào cả. Dù sao, hai năm sau, tình thế bế tắc của Mỹ ở Việt Nam không phải là một sự cải chính đối với lời tiên tri của vị tướng già. Huống chi bây giờ đã không còn vấn đề sa lầy hay không sa lầy nữa, mà vấn đề được đặt ra là đã đến lúc Mỹ phải giải quyết một cuộc chiến tranh không lối thoát!

Tổng thống Đờ Gôn lại có ý kiến về một cách thoát hiểm cho Mỹ, đã đưa ra trong bài diễn văn Phnôm Pênh! Lại một lần nữa, Oa-sinh-tơn không kềm được sự tức giận. Do đó, theo tôi nghĩ, nếu Tổng thống Đờ Gôn chưa tin tưởng ở vai trò trung gian của chúng tôi, là chỉ vì ông cho rằng tình hình chưa chín đó thôi!

Mạc-cô-vích: Tôi hoàn toàn nhứt trí với ông bạn già Ô-brắc của tôi.

Nỗi lòng cởi mở, mỗi người uống thêm một chén trà, Ô-brắc khoan khoái nhét thuốc vào píp, bật lửa đốt. Mạc-cô-vích thoải mái đứng lên, lắc lắc chiếc cặp da bao giờ cũng nặng trĩu. Cả hai vui vẻ ra về, hẹn sẽ còn gặp nhau lại.

Tôi nhìn theo. Họ là những người có thiện chí.


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 19 Tháng Tư, 2021, 03:30:20 pm
Chiều 22 tháng 9:

Mạc-cô-vích trao cho tôi thông điệp sau đây của Kít-xin-giơ:

"Thông điệp của chính phủ Mỹ gởi ông Mai Văn Bộ, Kít-xin-giơ nhận và chuyển ngày 22 tháng 9.

Chính phủ Mỹ vẫn chờ một trả lời cho thông điệp ngày 13 tháng 9 của mình. Đề nghị của thông điệp ngày 25 tháng 8 vẫn giữ nguyên giá trị.

Hiện nay, chính phủ Mỹ không có gì nói thêm nữa".

Tôi nhận thông điệp mà không có lời bình luận nào.


Chiều 23 tháng 9:

Tôi mời cả Ô-brắc và Mạc-cô-vích đến gặp tôi. Nhưng chỉ có Mạc-cô-vích vì Ô-brắc đang ở Rô-ma.

Tôi nhờ Mạc-cô-vích chuyển cho Kít-xin-giơ một "thông điệp miệng" của tôi.

Mạc-cô-vích lấy giấy ra ghi chép cẩn thận.

Tôi nói:

Mỹ đang tiếp tục leo thang chiến tranh điên cuồng ở miền Bắc. Sau khi ngừng ném bom Hà Nội, không quân Mỹ tập trung ném bom bắn phá dã man Cẩm Phả, Hải Phòng.

Về Hải Phòng, Mỹ ném bom liên tiếp, đánh phá cầu đường, khu đông dân cư, một cách tàn bạo. Những giải thích của Kít-xin-giơ về ném bom Hải Phòng không thể nào chấp nhận được.

Ngoài ra, Mỹ dùng B.52 liên tiếp ném bom khu phi quân sự và Vĩnh Linh. Những cuộc ném bom này có tính chất hủy diệt.

Trong khi Mỹ leo thang chiến tranh như thế, tôi không thể nào tiếp Kít-xin-giơ được.

Về phương diện cá nhân, tôi không ghét bỏ gì Kít-xin-giơ. Nhưng xin nhắc lại là vấn đề tiếp xúc giữa tôi và Kít-xin-giơ phải đặt trong khuôn khổ của chính sách chiến tranh của Mỹ đối với Việt Nam.

Chính sách đó tỏ ra là một chính sách hai mặt, đầy mâu thuẫn. Ví dụ:

Mỹ ngừng ném bom Hà Nội 10 ngày, 72 giờ... có tính chất tối hậu thư. Nhưng sau đó, Mỹ lại nói: tự ý và không thời hạn.

Mỹ ngừng ném bom Hà Nội nhưng lại tập trung ném bom dã man Cẩm Phả, Hải Phòng. B52 liên tiếp ném bom khu phi quân sự và Vĩnh Linh. Phải chăng đó là Mỹ muốn "tạo không khí thuận lợi nhứt cho việc xét đề nghị của Mỹ" như Mỹ nói?

Thực chất đề nghị ngày 25-8 là ngừng ném bom có điều kiện. Mỹ nói "không điều kiện" nhưng vẫn nhắc lại là đề nghị ngày 25 tháng 8 vẫn giữ nguyên giá trị.

Thực sự mà nói, đối với chính sách của Mỹ mà tôi vừa nêu, chúng tôi không thể nào có ảo tưởng?

Mạc-cô-vích ghi xong, đọc lại cho tôi nghe. Tôi sửa một vào chữ không chính xác. Ông xếp tờ giấy lại và cẩn thận cho vào cặp.

Tôi: Ông nghĩ thế nào về những điều tôi vừa nói với ông Kít-xin-giơ?

Mạc-cô-vích: Tôi hoàn toàn đồng tình về những nhận xét của ông. Tôi chắc chắn ông Ô-brắc cũng vậy.

Thật ra, không phải đợi đến hôm nay tôi mới đồng tình về những điều ông vừa nói. Bằng chứng là ngày 17 tháng 8, ngay hôm đó, khi nhận được thông điệp của Mỹ do Kít-xin-giơ đưa, chúng tôi đã ngần ngại, không muốn chuyển vì ngày 11 và 12 tháng 8 Mỹ đã ném bom Hà Nội. Đánh rồi đề nghị nói chuyện! Dù muốn, dù không, người ta cũng không tránh khỏi nghĩ đến chính sách cổ truyền "cái gậy và củ cà-rốt" của Mỹ.

Hà Nội không chấp nhận đề nghị xin đi Hà Nội của chúng tôi. Điều đó càng chứng tỏ việc Mỹ ném bom Hà Nội hai ngày 11 và 12 tháng 8 đã gây bế tắc. Ai đứng vào địa vị Hà Nội, cũng phải làm như thế. Không có cách nào khác.

Sở dĩ chúng tôi vẫn xin đi Hà Nội là vì chúng tôi biết chúng tôi có được sự tín nhiệm của Hà Nội, và sự có mặt của chúng tôi sẽ buộc Mỹ phải ngừng ném bom, ít nhứt cũng trong những ngày có mặt của chúng tôi. Điều này đã thôi thúc chúng tôi.

Mỹ ném bom ngày 21, 22 và 23 buộc chúng tôi phải nói thẳng với Kít-xin-giơ: Mỹ vừa ném bom, vừa đề nghị nói chuyện, ai có thể hiểu được "thiện chí" của Mỹ?

Kít-xin-giơ giải thích: "Do những quyết định đã có từ trước và không thể ngăn chặn được v.v..."

Đối với quyết định ngừng ném bom 10 ngày, 72 giờ... chúng tôi cũng đã không do dự mà nói với Kít-xin-giơ rằng hành động có tính chất tối hậu thư.

Kít-xin-giơ giải thích: "Mắc Na-ma-ra phải khó khăn lắm mới có được những quyết định đó!"

Khi Mỹ ngừng ném bom Hà Nội, nhưng lại ném bom Cẩm Phả, Hải Phòng, chúng tôi lại một lần nữa nói với Kít-xin-giơ: "Hà Nội không thể nào nhận nói chuyện khi mà Mỹ còn làm như thế".

Kít-xin-giơ lại đáp: "Nếu tôi có quyền quyết định trong vấn đề này, tôi sẽ ngừng hoàn toàn ném bom miền Bắc và chờ Hà Nội trả lời!".

Bây giờ, Mỹ nói ngừng ném bom Hà Nội mà không định thời hạn. Tôi biết đó cũng chưa phải đã đáp ứng đòi hỏi của Hà Nội...

Tôi: Một lần nữa, tôi khẳng định là Mỹ phải chấm dứt ném bom bắn phá trên toàn miền Bắc, vĩnh viễn và không điều kiện mới có thể có nói chuyện giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ.

Mạc-cô-vích: Xin nói thật với ông là mấy tuần qua, đặc biệt là mấy ngày nay, một ý nghĩ cứ ám ảnh tôi: Mỹ làm tất cả, chỉ trừ đáp đúng yêu cầu của Việt Nam!

Tôi: Nếu chúng ta có đầy đủ kiên nhẫn, chúng ta sẽ thấy rồi đây học sẽ làm những gì mà một kẻ xâm lược thất bại phải làm.


Trưa chủ nhật 24 tháng 9:

Mạc-cô-vích gọi điện thoại xin gặp tôi chiều chủ nhật 24 tháng 9. Tôi nói bận và hẹn tiếp ông sáng hôm sau.


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 19 Tháng Tư, 2021, 03:32:11 pm
Sáng 25 tháng 9:

Mạc-cô-vích đến và cho biết Kít-xin-giơ đã từ Hăm-bua (Hambourg, Cộng hòa liên bang Đức), đến Pa-ri vào 10 giờ 30 phút sáng 24 tháng 9. Ông đã gặp Kít-xin-giơ tại sân bay Ọc-ly trong thời gian Kít-xin-giơ chờ đổi máy bay về Mỹ.

Việc làm đầu tiên của ông là đọc cho Kít-xin-giơ nghe "thông điệp miệng" của tôi. Sau khi nghe Kít-xin-giơ nhờ Mạc-cô-vích chuyển cho tôi "thông điệp miệng" trả lời sau đây:

1. Tôi thừa nhận sức mạnh của lập luận của ông.

2. Tôi mang về Oa-sinh-tơn văn bản ghi lại của ông Mạc-cô-vích và đích thân sẽ thảo luận văn bản đó ở cấp cao nhứt.

3. Tôi bảo đảm với ông rằng hiện nay ở Mỹ có một sự mong muốn rất mạnh là ngừng ném bom, mặc dù bề ngoài như thế nào đó.

4. Tôi nghĩ rằng một trong những khó khăn bắt nguồn từ sự không hiểu nhau về cách suy nghĩ của chúng ta.

a. Theo chúng tôi, chúng tôi nói rằng chúng tôi sẽ ngừng ném bom ngay sau khi biết rằng một cuộc thảo luận sẽ tiếp theo.

b. Theo những điều Hà Nội nói, người ta có thể hiểu rằng một cuộc thảo luận có thể tiếp theo việc ngừng ném bom.

5. Một giải pháp có thể và phải được tìm ra nhằm dung hòa hai thái độ đó.

6. Tôi xác nhận một lần nữa rằng một trong những lý do của hành động của chúng tôi hồi tháng 8 là ý muốn của chúng tôi giữ bí mật tuyệt đối về những cuộc tiếp xúc của chúng ta và tránh nguy cơ làm hỏng những cuộc tiếp xúc đó bằng một cuộc tranh cãi công khai giữa các khuynh hướng ở Mỹ. Do đó, không thể ngăn chặn được một vài hành động đã dự định trước cuộc tiếp xúc. Chúng tôi không hề có ý đồ phối hợp việc đưa ra đề nghị nói chuyện với một cuộc leo thang chiến tranh vì về vấn đề này, tôi xin bảo đảm tuyệt đối.

7. Tôi sẵn sàng đến Pa-ri bất cứ lúc nào. Nếu ông muốn, trái lại, một nhân vật chính thức sẽ đến đây. Trong bất cứ trường hợp nào, nguyên tắc bí mật tuyệt đối sẽ được triệt để tôn trọng* (Phụ lục V).


Mạc-cô-vích cũng có nói thêm: Mắc Na-ma-ra và Đin Rớt đều tán thành nội dung thông điệp trên đây của Kít-xin-giơ và Kít-xin-giơ đã mang về Mỹ một số thông điệp mà Mỹ định trao cho ta, nhưng vì không tiếp xúc được nên không trao.

Nhìn lại tuần qua có những điểm nổi lên sau đây:

1. Ngày 11 tháng 9, tôi trao cho Kít-xin-giơ trả lời của ta cho thông điệp ngày 25 tháng 8 của chính phủ Mỹ, tức hai tuần sau khi ta nhận được. Liền sau đó, ngày 13 tháng 9, tức hai ngày sau, Kít-xin-giơ yêu cầu được gặp tôi để trao đổi thông điệp thứ hai của chính phủ Mỹ và bình luận riêng của ông ta. Sau đó, Oa-sinh-tơn cứ thấp thỏm mong một trả lời của Hà Nội, nhấn mạnh rằng Mỹ sẵn sàng tiếp nhận trả lời đó bằng mọi cách, mọi kiểu, trực tiếp, qua trung gian v.v...

Tình hình thất bại và bế tắc ở miền Nam kéo dài, triển vọng cuộc tiếp xúc Pa-ri vẫn mịt mờ... Oa-sinh-tơn lên cơn sốt thực sự.

2. Bằng "thông điệp miệng" gởi cho Kít-xin-giơ, tôi kịch liệt lên án Mỹ tiếp tục leo thang chiến tranh, bác bỏ những lời biện bạch của Kít-xin-giơ, đặc biệt của Mỹ và nói thẳng rằng ta không thể nào có ảo tưởng đối với chính sách của Mỹ.

3. Kít-xin-giơ vẫn ráo riết đeo đuổi ý đồ trở nên "người Mỹ đầu tiên đã tiếp xúc được với Hà Nội". Kít-xin-giơ lại nói với Mạc-cô-vích: Nếu tôi có quyền quyết định, tôi sẽ ngừng hoàn toàn ném bom miền Bắc và chờ Hà Nội trả lời. "Thông điệp miệng" ngày 25 tháng 9 của Kít-xin-giơ được sự tán thành của Mắc Na-ma-ra và Đin Rớt đánh dấu một sự chuyển biến có ý nghĩa. Tôi cần phân tích và đánh giá sự chuyển biến này trước khi tiếp tục cuộc tiếp xúc.

Vòng cuối cùng và cũng là vòng quyết liệt nhứt.

Trở về trước, chủ yếu là Mỹ cố áp đặt lập trường "ngừng ném bom có điều kiện" được nêu rõ trong thông điệp ngày 25 tháng 8 và những tuyên bố khác của chính phủ Mỹ. Song, đến đây có thể nói là mưu đồ "đàm phán trên thế mạnh" của Mỹ vấp phải quyết tâm chiến lược của Việt Nam, đã phá sản hoàn toàn.

Bằng chứng là "thông điệp miệng" ngày 25 tháng 9 của Kít-xin-giơ gởi cho tôi, được sự tán thành của Mắc Na-ma-ra và Đin Rớt, theo lời của Mạc-cô-vích, đã lần đầu tiên không nhắc đến thông điệp ngày 25 tháng 8 nữa và cũng lần đầu tiên chỉ nói về sự khác biệt giữa Mỹ và Việt Nam liên quan đến khả năng đàm phán sau khi Mỹ ngừng ném bom.

Kít-xin-giơ đã nêu rõ vấn đề:

a. Chúng tôi (Mỹ) nói rằng chúng tôi sẽ ngừng ném bom ngay sau khi biết rằng một cuộc thảo luận sẽ tiếp theo.

b. Theo những điều Hà Nội nói, người ta có thể hiểu rằng một cuộc thảo luận có thể tiếp theo việc ngừng ném bom.

Kít-xin-giơ làm ra vẻ như ông ta vừa khám phá ra một bí mật mà mọi người đều biết.

Quả vậy, lập trường của Việt Nam dân chủ cộng hòa trước sau như một vẫn là: chỉ sau khi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thì mới có thể nói chuyện giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ.

Nhưng nói "có thể có" là nói hai khả năng: "có thể có" có nghĩa là cũng "có thể không".

Vậy, nếu Mỹ tuyên bố hủy bỏ thông điệp ngày 25 tháng 8, định ngày ngừng ném bom bắn phá miền Bắc mà không đòi hỏi điều gì hết và sau đó, Mỹ đề nghị hai bên tiến hành đàm phán thì thái độ của Việt Nam dân chủ cộng hòa sẽ chuyển "có thể có" thành "sẽ có" hay không?

Đến đây, con bài của Việt Nam dân chủ cộng hòa vẫn còn để sấp.

Rồi đây, ắt chúng ta sẽ có dịp thấy vị giáo sư của trường đại học Ha-vớt dùng đến những mưu ma chước quỷ nhằm lật ngửa cho kỳ được con bài vẫn còn để sấp của Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Sấp hay ngửa, đó là vấn đề của Mỹ.

Còn giữ con bài của mình úp mặt xuống bàn cho đến khi nào đó, trong những điều kiện và bối cảnh nào đó, sẽ chủ động lật ngửa nó ra, lại là vấn đề của Việt Nam.

Và, một khi con bài đã được lật ngửa, tình thế mới được tạo ra sẽ có lợi cho bên nào?

Cái được thua là như vậy


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 19 Tháng Tư, 2021, 03:33:10 pm
Sáng 30 tháng 9:

Mạc-cô-vích trao cho tôi bản ghi chép một ý kiến mà Kít-xin-giơ nhờ chuyển cho tôi:

Mác Na-ma-ra, Đin Rớt, Giôn-xơn và Kít-xin-giơ có rất nhiều hy vọng và tin tưởng ở sự trung gian hiện nay.

Đề nghị nêu lên trong thông điệp ngày 25 tháng 8 và được sửa đổi bằng những thông điệp tiếp theo vẫn còn nguyên giá trị. Điều đã được khẳng định là bất kỳ một sự ám chỉ về một điều kiện nào đó cần được xóa bỏ và xin nhắc lại một cách rõ ràng là thông điệp đó như vừa được nêu lại hôm nay không chứa đựng một điều kiện nào hết.

Sau khi đọc xong những ý kiến trên đây của Kít-xin-giơ, tôi nói rõ:

Ông Kít-xin-giơ thề thốt luôn miệng rằng đề nghị ngưng ném bom của Mỹ không chứa đựng bất cứ một điều kiện nào. Thậm chí, ông còn nói thông điệp ngày 25 tháng 8 đã được sửa đổi bằng những thông điệp tiếp theo. Nhưng ông lại nói "thông điệp ngày 25 tháng 8 vẫn giữ nguyên giá trị"! Chẳng phải ông đã tự mâu thuẫn đó sao?

Mạc-cô-vích: Nếu Mỹ trao một thông điệp mới, lập lại nội dung 25 tháng 8, nhưng bỏ hết các điều kiện theo ý kiến của ông, tức là ông bác bỏ câu nào và chữ nào, phía Mỹ sẽ bỏ câu đó và chữ đó, thì ông thấy thế nào?

Tôi: Mỹ biết rõ Mỹ phải làm gì hơn tôi. Bài diễn văn vừa rồi của Gôn-bơ (Golberg), đại diện của Mỹ ở Đại hội đồng Liên hợp quốc, không có gì mới mẻ cả. Mỹ vẫn đặt điều kiện vô lý cho việc ngừng ném bom, vẫn chưa từ bỏ âm mưu xâm lược và ngoan cố bám lấy miền Nam Việt Nam.

Mạc-cô-vích: Tôi không muốn nêu ra, nhưng vì có sự yêu cầu của Kít-xin-giơ nên tôi cũng xin liều lĩnh hỏi ông một câu nữa. Nếu Mỹ trở lại mức độ ném bom trước tháng 8, ông có đồng ý tiếp Kít-xin-giơ không?

Tôi: Không có vấn đề tiếp xúc hay nói chuyện dưới bom, như tôi đã từng nói với ông.

Mạc-cô-vích chào tôi, lặng lẽ ra về, bước đi chậm chạp và chiếc cặp quá nặng làm lệch hẳn một bên vai của ông.

Điều đáng chú ý là bản ghi chép một số ý kiến của Kít-xin-giơ trên đây có nói rõ là thông điệp ngày 25 tháng 8 đã "được sửa đổi bằng những thông điệp tiếp theo" và nhấn mạnh "bất kỳ một sự ám chỉ về một điều kiện nào đó cần được xóa bỏ".

Sau đó, Kít-xin-giơ lại yêu cầu Mạc-cô-vích sửa chữa thông điệp ngày 25 tháng 8 theo "ý kiến của Việt Nam".

Một cách thăm dò thật là xảo quyệt.

Để lật ngửa con bài của Việt Nam ra, Kít-xin-giơ có thể hứa hẹn bất cứ điều gì!

Không thành công, Kít-xin-giơ lại chìa ra con bài "trở lại mức ném bom trước tháng 8"! Sự thăm dò này chẳng những vụng về mà còn quá lỗi thời. Chính Mạc-cô-vích đã ngần ngại và không muốn đưa ra.


Sáng 2 tháng 10:   

Mạc-cô-vích gặp tôi và nói:

Trưa 1 tháng 10, qua điện thoại, Kít-xin-giơ có nói với Mạc-cô-vích rằng Mắc Na-ma-ra, Đin Rớt và Kít-xin-giơ đang nghiên cứu kỹ vấn đề "ngừng ném bom trên thực tế" và đang có nhiều hy vọng.

(Một thời gian sau khi đi Hà Nội về, Ô-brắc và Mạc-cô-vích có cho tôi xem một bản ghi chép tiếp xúc, trong đó, vấn đề "ngừng ném bom trên thực tế" có được đề cập một cách qua loa. Sau đó, mọi người đã quên hẳn.

Bây giờ, Mỹ lại đào lên một vấn đề mà có lẽ Mỹ cho rằng còn có thể sử dụng được.

Mạc-cô-vích tiếp tục trình bày:

Kít-xin-giơ cho rằng hai trường hợp có thể xảy ra về vấn đề "ngừng ném bom không điều kiện":

Một là: Trước hoặc sau ngừng ném bom, Mỹ chuyển cho Việt Nam dân chủ cộng hòa một tuyên bố chính thức, nhưng không công khai, do một nhân vật có thẩm quyền trao.

Hai là: Mỹ ngừng ném bom trên thực tế, sau đó, Mỹ thông báo chính thức bằng cách Mỹ yêu cầu Việt Nam dân chủ cộng hòa tiếp một nhân vật có thẩm quyền.

Sau mấy giây do dự, Mạc-cô-vích nói tiếp:

- Kít-xin-giơ có nêu một vấn đề rất tế nhị, liên quan đến vai trò của nước Pháp... Tôi không thể không cho ông biết. Kít-xin-giơ nói: "Không biết có cần Tổng thống Đờ Gôn hay một cường quốc thứ ba nào đó làm trung gian không".


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 19 Tháng Tư, 2021, 03:34:38 pm
Ngày 4 tháng 10:

Tôi mời Mạc-cô-vích đến cơ quan và yêu cầu ông ghi chép trả lời cho Kít-xin-giơ như sau:

Lập trường của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa không hề thay đổi. Nếu Mỹ thật sự muốn nói chuyện, thì trước hết phải chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Lời tuyên bố ngày 28 tháng 1 của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh là chính thức và công khai.

Vấn đề đặt ra hiện nay giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ là đã đến lúc hai bên tiếp xúc với nhau chưa, chứ còn Mỹ muốn tiếp xúc với Việt Nam dân chủ cộng hòa thì thiếu gì nơi có đại diện của chúng tôi.

Thế là, tất cả những mưu mô "ngừng ném bom trên thực tế", tuyên bố chính thức nhưng không công khai, dó một nhân vật có thẩm quyền trao, kể cả "sự trung gian của một nhân vật hoặc một cường quốc thứ ba", đều như bọt xà phòng đua nhau tan vỡ.

Song, Kít-xin-giơ chưa phải đã chịu bỏ cuộc.

Do đó, có câu chuyện lý thú sau đây về ông giáo sư trường đại học Ha-vớt bỗng nhiên kiêm nghề "soạn kịch bản".


Ngày 4 tháng 10:

Vào khoảng 20 giờ, Mạc-cô-vích gọi điện thoại xin gặp. Tôi nói: "Nếu không có gì khẩn cấp, xin ông hãy đợi đến sáng mai". Thái độ thoái thác đó của tôi không làm ông nản chí. Ông nằn nì mãi và, cuối cùng, tôi đã phải tiếp ông.

Mạc-cô-vích: Kít-xin-giơ lại gọi tôi và hỏi lại về "khả năng nói chuyện" trước khi họp với Mắc Na-ma-ra và Đin Rớt.

Tôi: Lập trường của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa không có gì thay đổi.

Mạc-cô-vích: Sau khi nghe ông khẳng định lập trường của Việt Nam dân chủ cộng hòa vè khả năng nói chuyện giữa hai bên, tức là "nếu Mỹ thật sự muốn nói chuyện thì trước hết phải chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống Việt Nam dân chủ cộng hòa", Kít-xin-giơ đã nghĩ ra cái kịch bản (scénario) sau đây:

a. Chính phủ Mỹ gởi một thông điệp cho Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa thông báo rõ ràng, một cách không nhầm lẫn được, việc Mỹ chấm dứt ném bom không điều kiện.

b. Sau khi thực hiện chấm dứt ném bom, chính phủ Mỹ sẽ gởi thông điệp thứ hai, đề nghị ngày giờ và địa điểm nói chuyện.

Tôi: Thực chất, cái "kịch bản" của Kít-xin-giơ cũng chỉ là "ngừng ném bom có điều kiện" mà thôi! Mỹ hãy chấm dứt không điều kiện việc ném bom bắn phá cái đã!

Cái logic của "kịch bản" trên đây của Kít-xin-giơ là Mỹ thông báo chấm dứt ném bom cho Việt Nam dân chủ cộng hòa và Việt Nam dân chủ cộng hòa "đáp lại" bằng cách nhận "đề nghị về ngày giờ và địa điểm nói chuyện" của Mỹ.

Hai sự kiện được trình bày như hoàn toàn không liên quan gì với nhau cả, nhưng có cái trước thì đương nhiên phải có cái sau. Do đó, thực chất, cái sau "là điều kiện" của cái trước!

Như vậy, sau khi Mỹ chấm dứt ném bom, không phải "có thể có" mà "sẽ có" nói chuyện giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ.

Một lần nữa, mục đích rõ ràng của cái "kịch bản" trên đây của Kít-xin-giơ, cũng chỉ nhằm lật ngửa con bài còn để sấp của Việt Nam mà thôi.

Và dưới đây là con bài cuối cùng của Mỹ: "một dự thảo thông điệp" yêu cầu Việt Nam sửa chữa!


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 19 Tháng Tư, 2021, 03:35:13 pm
Sáng ngày 8 tháng 10:

Sau một thời gian vắng mặt, Ô-brắc trở lại Pa-ri. Sáng nay, cả hai ông Ô-brắc và Mạc-cô-vích xin gặp tôi. Ngay phút đầu, tôi nhận thấy thái độ của hai ông không được thoải mái lắm. Ô-brắc ra hiệu, đùn cho Mạc-cô-vích nói trước.

Mạc-cô-vích: Sứ quán Mỹ tại Pa-ri nhờ chúng tôi trao cho ông một "dự thảo thông điệp" mà chính phủ Mỹ sẵn sàng chuyển cho Việt Nam dân chủ cộng hòa, nếu có được sự đồng ý. Kít-xin-giơ có yêu cầu chúng tôi nói lại với ông rằng ông ấy sẵn sàng đến Pa-ri để trao tận tay ông bản thông điệp...

Dự thảo thông điệp của chính phủ Mỹ (Phụ lục VI):

Chính phủ Mỹ hiểu rằng lập trường của Việt Nam dân chủ cộng hòa là: ngay sau khi Mỹ chấm dứt mọi hình thức đánh phá Việt Nam dân chủ cộng hòa mà không nói đến điều kiện, Việt Nam dân chủ cộng hòa có thể nhanh chóng tiến hành thảo luận có kết quả với Mỹ. Những thảo luận này có thể nhằm mục đích giải quyết những vấn đề giữa Mỹ và Việt Nam dân chủ cộng hòa.


Giả thiết là quan điểm trên đây đúng với lập trường của Việt Nam dân chủ cộng hòa, chính phủ Mỹ sẵn sàng, thể thao thông điệp ngày 25 tháng 8, chuyển đến trước cho Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày tháng chính xác mà việc ném bom nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có thể sẽ chấm dứt và gợi ý ngày tháng và địa điểm cho việc bắt đầu thảo luận.

Đọc xong, tôi nhìn nét mặt của Ô-brắc và Mạc-cô-vích, tôi chợt thấy hai ông chẳng những không vui mà còn biểu lộ sự lúng túng, như có điều gì khó nói.

Để đánh tan không khi nặng nề, tôi hỏi:

Kít-xin-giơ có yêu cầu hai ông nói thêm điều gì nữa không?

Ô-brắc (phân trần): Chúng tôi rất ngần ngại trong việc trao "dự thảo" trên đây.

Tôi: Vì sao?

Ô-brắc: Vì chúng tôi vẫn thấy nhắc lại thông điệp ngày 25 tháng 8!

Tôi: Phải chăng ông muốn nói "bình mới, rượu cũ"?

Mạc-cô-vích (chen vào): Chính vì lý do đó mà chúng tôi đã chất vấn Kít-xin-giơ qua điện thoại. Kít-xin-giơ đã giải thích rằng trong cuộc họp với Mắc Na-ma-ra và Đin Rớt, có cả Rô-xtốp dự, Kít-xin-giơ đã phải đấu tranh gay go mà vẫn không đạt được một văn bản tốt hơn.

Tôi: Bây giờ, có lẽ tất cả chúng tôi đã hiểu rõ hơn ý đồ của những người cầm quyền ở Mỹ. Song không lẽ Kít-xin-giơ lại nghĩ rằng Việt Nam dân chủ cộng hòa có thể thay đổi lập trường nguyên tắc của mình để chấp nhận đề nghị ngày 25 tháng 8 đã quá lỗi thời của Mỹ? Tại sao Kít-xin-giơ nhờ hai ông chuyển cho chúng tôi một văn bản mà chính bản thân ông ta cũng không hoàn toàn tán thưởng?

Mạc-cô-vích: Dẫu vậy, chúng tôi cũng có thể nói với Kít-xin-giơ rằng ông sẽ nghiên cứu?

Tôi: Nói thực ra, có gì phải nghiên cứu đâu! Thái độ ngoan cố bám lấy thông điệp ngày 25 tháng 8 của Mỹ không thể có hậu quả nào khác hơn là làm bế tắc tất cả! Lại thêm một bằng chứng nữa! Tổng thống Giôn-xơn vừa lập lại nội dung thông điệp ngày 25 tháng 8 trong bài diễn văn đọc tại Xan An-tô-ni-ô (San Antonio) ngày 29 tháng 9 vừa qua. Bài diễn văn đó có đoạn sau đây, mời hai ông nghe.

Tôi lấy ra bài diễn văn của Giôn-xơn và đọc:

... Mấu chốt của vấn đề là Mỹ sẵn sàng ngừng ngay lập tức việc đánh phá bằng khhq chống miền Bắc Việt Nam nếu việc này đưa đến những cuộc thảo luận có kết quả. Chúng ta cho rằng trong lúc các cuộc thương lượng này đang được tiến hành, Bắc Việt Nam không được lợi dụng việc ngừng hoặc hạn chế ném bom của Mỹ... với những điều kiện này, Mỹ sẵn sàng v.v...

Tôi xin phép lặp lại: "với những điều kiện này"! Như vậy là không có gì mới cả. Dù tài ba đến mấy, Kít-xin-giơ cũng không thể nào ngụy trang quạ đen thành phượng hoàng được! Vả lại, tôi đã nhiều lần vạch rõ chính sách hai mặt của Mỹ. Đến nay, Mỹ đã liên tục đánh phá Hải Phòng, đến lần thứ 10 rồi! Vừa qua, bom đạn Mỹ đã liên tiếp trong hai ngày 27 và 28 tháng 9 đã giết chết trên 30 học sinh và làm bị thương mấy chục em nữa. Sự leo thang chiến tranh điên cuồng đó càng làm cho chúng tôi không chút ảo tưởng đối với chính sách chiến tranh của Mỹ.

Ô-brắc: Không biết từ nay, chúng tôi còn có nên tiếp tục chuyển thông điệp của Mỹ nữa không, khi mà chính bản thân chúng tôi thấy được là "vẫn còn điều kiện"? Có lẽ chúng tôi phải cắt đứt với Mỹ. Nếu không, Hà Nội sẽ nghĩ gì về chúng tôi?

Hai ông ra về, vẻ mặt đăm chiêu, bước đi nặng nề.


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 19 Tháng Tư, 2021, 03:36:03 pm
Sáng 17 tháng 10:

Tôi mời cả Ô-brắc và Mạc-cô-vích, nhưng Ô-brắc đã đi Rô-ma, một mình Mạc-cô-vích đến.

Tôi: Tôi đã làm ông Ô-brắc và ông mất quá nhiều thì giờ. Nhưng thành thật mà nói, không phải hoàn toàn vô ích. Xin cảm ơn hai ông! Có những cái ta làm, có kết quả thấy được ngay. Nhưng cũng có cái ta làm, phải chờ một thời gian mới thấy được kết quả. Có phải thế không, ông Mạc-cô-vích?

Mạc-cô-vích: Vâng! Lập trường của hai bên đã rõ ràng, nhưng chưa có điểm hội tụ. Chắc là còn phải chờ!

Tôi: Đúng là như vậy. Nếu nhìn lại thời gian hai tháng qua, chúng ta có thể đi đến những nhận xét cụ thể. Qua văn kiện 25 tháng 8 cũng như qua "dự thảo thông điệp" và bài diễn văn Xan An-tô-ni-ô của Tổng thống Giôn-xơn, chính sách không thay đổi của Mỹ vẫn là đặt điều kiện này, điều kiện nọ cho việc ngừng ném bom và chấm dứt mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Mỹ lại dùng thủ đoạn "tiếp xúc bí mật", hòng mặc cả với chúng tôi việc giải quyết toàn bộ vấn đề chiến tranh. Trong khi đó, thái độ của Mỹ chứa đầy mâu thuẫn, lật lọng và xảo quyệt.

Mặc khác, thời gian qua, Mỹ không ngừng leo thang chiến tranh vô cùng nghiêm trọng. Chính bản thân ông cũng thấy ngại ngùng, mỗi lần phải trao cho chúng tôi những điều kiện phi lý của Mỹ.

Có lần, ông tỏ ra bực tức trước việc Mỹ leo thang chiến tranh. Có lần, sợ bị Mỹ lợi dụng, ông Ô-brắc và ông muốn cắt đứt quan hệ với Mỹ.

Tôi nghĩ rằng những người có lương tâm không thể nào và cũng không nên có những nhận thức mơ hồ về bản chất của đế quốc Mỹ.

Tôi có tóm tắt một số ý kiến của tôi và xin trao cho ông văn bản ghi lại những ý kiến đó.

Mạc-cô-vích đọc văn bản tôi vừa trao cho ông:

Hiện nay, Mỹ đang leo thang chiến tranh, một cách cực kỳ nghiêm trọng. Những luận điệu hòa bình của Mỹ chỉ là lừa bịp.

Trong lúc Mỹ leo thang chiến tranh, chúng tôi không thể nào tiếp ông Kít-xin-giơ và cũng không thể tiếp tục bình luận về những ý kiến của Mỹ mà ông chuyển cho chúng tôi.

Lập trường của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa rất rõ ràng là: chỉ sau Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thì mới có thể có những cuộc nói chuyện giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ.

Mạc-cô-vích: Tôi có thể trao cho Kít-xin-giơ văn bản này không?

Tôi: Nếu ông thấy là cần thiết.

Mạc-cô-vích đứng lên, không giấu được sự xúc động khi ông bắt tay từ biệt tôi.


17-8-1967 - 17-10-1967

Thế là sau hai tháng, cuộc "tiếp xúc bí mật" đã kết thúc.

Cái gì sẽ xảy ra, có nói chuyện hay không có nói chuyện, sau khi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Kít-xin-giơ, giáo sư học nghề phù thủy, đã dùng hết mánh khóe hòng lật ngửa nó lên, những con bài của Việt Nam vẫn còn để sấp.

Chỉ vì một lý do: Thời cơ chưa đến!


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 20 Tháng Tư, 2021, 02:49:40 pm
V
VẤN ĐỀ THỜI CƠ


Bao giờ thời cơ mới đến?

Chiến dịch tấn công ngoại giao, được phát động từ đầu năm, với lời tuyên bố quan trọng của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh, đã không ngừng phát huy tác dụng rộng khắp Tây Âu và đặc biệt, đã khuấy động dư luận quần chúng và các phương tiện thông tin đại chúng ở Mỹ.


Sức ép của dư luận thế giới ngày càng dồn về phía Mỹ, đòi Mỹ chấm dứt việc ném bom bắn phá miền Bắc Việt Nam.

Tuy nhiên, có một điểm có thể gọi là "tiêu cực", hạn chế phần nào sức tấn công của lời tuyên bố ngày 28 tháng 1 năm 1967. Việt Nam mới nói "có thể có" chứ chưa nói "sẽ có" nói chuyện giữa hai bên sau khi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Bộ máy tuyên truyền đầu độc khổng lồ của Mỹ không ngừng khai thác cái mà tập đoàn cầm quyền Mỹ gọi là "vấn đề chưa rõ ràng" để gây hoang mang và lấp liếm thái độ ngoan cố của họ. Một bộ phận dư luận thế giới, một số chính khách và nhà báo, tuy có nhiều thiện chí, vẫn còn chờ đợi lời nói cuối cùng của Việt Nam.

Bao giờ thì Việt Nam sẽ thốt ra lời nói cuối cùng đó?

Nhiều nhà báo và đại biểu Quốc hội Mỹ đã chịu khó bay sang Pa-ri, đến Bộ Ngoại giao Pháp, cố gặp cho kỳ được ông E.M., Vụ trưởng Vụ châu Á và châu Đại dương, vì ông này được coi như là một chuyên gia nắm "Hồ sơ Việt Nam" chắc nhứt. Sau khi gặp ông E.M., hộ liền xin tiếp xúc với tôi, nói là theo lời khuyên của ông Vụ trưởng Vụ châu Á và châu Đại dương của Bộ Ngoại giao Pháp. Trong trường hợp họ gặp tôi trước thì sau đó, thế nào họ cũng xin được ông E.M. tiếp. Đến nỗi, có lần ông E.M. vui vẻ nói với tôi: "Chúng ta cứ tiếp tục chuyền bóng cho nhau, để làm cho họ bớt u mê, bớt thiển cận!".

Vậy, họ bỏ công từ Mỹ bay sang Pháp để tìm "cái gì"?

Chỉ vì tình hình thúc bách, họ muốn biết và cần biết lời nói cuối cùng của Việt Nam, tức "sẽ có" hay là "sẽ không có" đàm phán sau khi Mỹ làm đúng đòi hỏi của Việt Nam dân chủ cộng hòa tức chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác.


Tất nhiên, ông E.M. cũng như tôi, không ai có thể vượt qua giới hạn "có thể có". Điều quan trọng là lợi dụng cơ hội làm cho họ "bớt u mê, bớt thiển cận" về cuộc chiến tranh xâm lược cực kỳ tàn bạo song đã thất bại và bế tắc ở Việt Nam.


Năm 1967 là năm mà Mỹ đã đưa chiến tranh xâm lược lên đến đỉnh cao chưa từng thấy. Năm mươi vạn quân Mỹ, gồm những sư đoàn thiện chiến nhứt, đã đổ bộ lên miền Nam. Mỹ đã huy động khả năng kinh tế và tài chính lớn lao của Mỹ, đã huy động những lực lượng hải lục không quân mà Mỹ có thể huy động được, để ném tất cả vào một cuộc chiến tranh hao tiền, tốn của và tốn nhân mạng đến mức mà nhân dân Mỹ không còn có thể chấp nhận được nữa.


Nhưng bế tắc vẫn hoàn bế tắc! Mỹ không có lối thoát thân bằng con đường tiếp tục chiến tranh. Đó là kết luận của chính Mắc Na-ma-ra, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, từ cuối năm 1966.

Ngày 29 tháng 8 năm 1966, Mắc Na-ma-ra nhận được báo cáo của một nhóm chuyên viên cao cấp về "khả năng kỹ thuật liên quan đến những hoạt động quân sự của chúng ta ở Việt Nam". Bản báo cáo bắt đầu bằng câu: "Những cuộc ném bom miền Bắc không có ảnh hưởng trực tiếp và có thể đánh giá được đối với khả năng của Hà Nội trong việc tổ chức và tiến hành những hoạt động quân sự tại miền Nam ở mức độ lâu nay". Và, bản báo cáo kết luận: "Không có cơ sở thích ứng nào để dự kiến một mức độ cố gắng quân sự cần thiết để đạt những mục tiêu đã được đề ra. Thực tế là không có một cơ sở vững chắc nào để xác định được mức độ cố gắng mà chúng ta có thể làm để đạt những mục tiêu đó" (Theo trích dẫn của An-đrê Phông-ten (André Fontaine) trong quyển Un lit pour deux reves (Đồng sàng dị mộng)).


Ngày 14 tháng 10 năm 1966, trong một giác thứ, Mắc Na-ma-ra báo cáo với Tổng thống Giôn-xơn "không có phương pháp hợp lý nào để chấm dứt nhanh chóng chiến tranh" (Theo trích dẫn của An-đrê Phông-ten (André Fontaine) trong quyển Un lit pour deux reves (Đồng sàng dị mộng)).

Thế là đã quá rõ!

Và chính Kít-xin-giơ-chứ không phải ai khác-đã nghe tận tai và thấy tận mắt tình thế thất bại và bế tắc đó của đế quốc Mỹ ở miền Nam.

Kít-xin-giơ đã kể lại hết sức tỉ mỉ những điều tai nghe mắt thấy trong Hồi ký Những năm ở Nhà Trắng của ông ta.

Kít-xin-giơ kể lại hai lần, lần đến Vĩnh Long và hai lần hỏi tên tỉnh trưởng ở đó về kết quả bình định, như sau:

"Đi thăm tỉnh Vĩnh Long vào tháng 10 năm 1965, tôi đã hỏi ông tỉnh trưởng về mức độ được bình định của tỉnh ông, ông tỉnh trưởng trả lời một cách hãnh diện: 80%" (Ông Kít-xin-giơ quên nói ở đây rằng ông đến miền Nam là với tư cách "cố vấn đặc biệt" về "Chiến lược nguyên tử" của Tổng thống Giôn-xơn).   

"Nhân cuộc viếng thăm Việt Nam lần thứ hai, tháng 7 năm 1966, tôi chú ý đến những tỉnh cũ để có thể đánh giá những thay đổi. Ở Vĩnh LOng, vẫn ông tỉnh trưởng ấy đã nói với tôi sau cuộc đến thăm lần trước của tôi, rằng đã có những tiến bộ to lớn vô cùng, tôi hỏi ông ta hiện giờ tỉnh đã được bình định ra sao, ông ta trả lời tôi, vẫn hãnh diện như lần trước: 70%".

Xin miễn bình luận.


Nhân dịp Nguyễn Văn Thiệu được "bầu" tổng thống, bộ máy tuyên truyền của Mỹ ngụy không ngớt rêu rao là "Thiệu đã đưa vào chính quyền nhiều người miền Nam hơn trước và những người quốc gia".

Kít-xin-giơ viết trong hồi ký:

"Tuy vậy, sứ quán ta ở Sài Gòn ước lượng khoảng 80% xã có hạ tầng cơ sở cộng sản. Người ta ước lượng 65% trong toàn dân và 81% ở nông thôn...".

Tháng 10 năm 1965, sau khi thăm đại bản doanh Thái Bình Dương của Mỹ ở Ha-oai (Hawai), Kít-xin-giơ ghi vào sổ nhật ký: "không một ai thực sự có thể giải thích cho tôi chiến tranh Việt Nam sẽ kết thúc như thế nào, dù vào tình huống thuận lợi nhứt!".

Thật là bế tắc hoàn toàn, con đường hầm không lối thoát!


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 20 Tháng Tư, 2021, 02:50:50 pm
Sau ba lần đi Sài Gòn (tháng 10 năm 1965, tháng 7 và tháng 10 năm 1966), Kít-xin-giơ phải thú nhận: "Tôi đã nhận thấy ngay chúng ta đã tham gia một cuộc chiến tranh mà chúng ta không biết làm thế nào để chiến thắng, mà cũng không biết làm thế nào để kết thúc".


Và ngày 18 tháng 8 năm 1966, Kít-xin-giơ đã tâm sự với Ca-bốt-lốt, lúc bấy giờ làm đại sứ Mỹ ở Sài Gòn như sau:

"... Chúng ta phải có gấp một chiến lược đàm phán, chính phủ cần tuyên bố nhanh chóng mở hội đàm, vì hội đàm sẽ là giai đoạn đầu chứ không phải giai đoạn cuối cùng của những khó khăn của chúng ta".

Chỉ cần những lời thú nhận rõ ràng và cụ thể trên đây của Kít-xin-giơ cũng đủ nói lên tình thế bi đát của Mỹ là thất bại và bế tắc như thế nào.


Chính từ đó Kít-xin-giơ đã rút ra kết luận được nhiều người biết và đã đăng trên tập san Foregin Affairs (Những vấn đề ngoại giao): nguyên tắc chủ yếu của chiến tranh du kích là khi người ta không thua là thắng, trong khi đối với quân đội chính qui, không giành được thắng lợi tức là thua.

Mỹ muốn chấm dứt một cuộc chiến tranh xâm lược đã thất bại chăng?

Mỹ muốn thoát khỏi cảnh bế tắc bằng cách rút đạo quân viễn chinh về nước chăng?

Mỹ không còn con đường thoát thân nào khác hơn, như Kít-xin-giơ nói, là "nhanh chóng mở hội đàm", tức phải ngồi lại nói chuyện với đối phương.

Nhưng Mỹ đã không nhanh chóng mở được hội đàm có kết quả, vì cứ một mực muốn đàm phán trên thế mạnh.

Thời gian đi nhanh qua. Mới đó, đã đến cuối năm.


Tháng 12 năm 1967.

Một thời điểm cực kỳ quan trọng. Dọc các tuyến đường Trường Sơn - mà cả thế giới quen gọi là "Đường mòn Hồ Chí Minh", cuộc chiến tranh ngăn chặn và chống ngăn chặn giữa Mỹ và Việt Nam đang diễn ra vô cùng quyết liệt.


Sau những thắng lợi và những kinh nghiệm của mùa khô 1966 - 1967, và đặc biệt là với những cố gắng chuẩn bị, bổ sung và tăng cường suốt mùa mưa vừa qua, Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn mới, lấy phương tiện vận tải cơ giới làm chủ yếu. Các sư đoàn chủ lực, các đơn vị xe tăng, pháo binh, công binh, thông tin... như trăm sông ngàn suối, cuồn cuộn đổ về một hướng mà Mỹ bằng bất cứ giá nào cũng không ngăn chặn nổi.


Trong khi đó, chiến trường miền Nam đã được các lực lượng quân dân tại chỗ chuẩn bị và sẵn sàng phối hợp, kể cả ở các thành phố, sào huyệt của địch.


Mặc dù chưa biết chúng sẽ bị đánh lúc nào và ở đâu, Mỹ đã vội vã hủy bỏ "kế hoạch phản công chiến lược lần thứ 3" đã được dự định vào mùa khô 1967-1968, để huy động mọi lực lượng và mọi phương tiện đối phó với cơn lốc vận tải của ta. Không quân Mỹ không ngừng thả chất độc hóa học hủy diệt từng cánh rừng dọc các tuyến đường, rải những "cây nhiệt đới" (máy thu và phát tiếng động, thu nhiệt và phát sóng cho máy bay đến ném bom) để dò xe, dò đường và đã ném khoảng 6 vạn trái bom đủ các loại dọc tuyến đường Trường Sơn. Mắc Na-ma-ra đã cho khởi công xây dựng một hàng rào điện tử ở ngay vùng giới tuyến. Nhưng Mỹ không làm sao ngăn chặn được dòng người và xe mà mật độ mỗi ngày một tăng lên trên các tuyến đường ở cả phía Đông và phía Tây Trường Sơn và kéo dài đến tận vùng Châu Thành tỉnh Sông Bé của miền Nam.


Trên thực tế, chiến tranh ngăn chặn của Mỹ đã thất bại.

Và có thể nói là cuộc đếm ngược đến giờ G ngày N của trận tập kích chiến lược mùa Xuân 1968 đã bắt đầu!


Đã đến lúc ngoại giao Việt Nam phải dứt điểm chiến dịch tấn công được phát động từ đầu năm, để dồn tất cả sức ép của dư luận thế giới về phía Mỹ và tạo điều kiện thuận lợi cho đòn chiến lược có tính chất quyết định.

Chỉ còn hơn bốn tuần nữa...

Ngày 29 tháng 12 năm 1967, tại buổi chiêu đãi đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Mông Cổ, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Duy Trinh tuyên bố:

"Sau khi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sẽ nói chuyện với Mỹ về những vấn đề có liên quan".


Để quét sạch mọi rác rưởi và mọi tàn dư do chiến tranh tâm lý bịp bợm của Mỹ còn để lại trong dư luận Tây Âu và Mỹ, ngày 16 tháng 1 năm 1968, trả lời phóng viên Đài truyền hình Pháp, tôi nói rõ:

"Tất cả những nhà quan sát chính trị đều quan tâm việc dùng thời tương lai (futur) thay thế cho lối điều kiện (conditionne) (Theo cách "chia động từ" (ngữ pháp)). Như vậy là rõ và không cần phải là chuyên gia về ngôn ngữ học mới nhận thấy lời tuyên bố ngày 28 tháng 1 năm 1967 đã được làm sáng tỏ hoàn toàn bởi những lời tuyên bố ngày 29 tháng 12 năm 1967.

Việt Nam đã lật ngửa con bài thương lượng!

Việt Nam dân chủ cộng hòa sẽ nói chuyện với Mỹ, nếu Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Dư luận và báo chí thế giới, kể cả ở Mỹ, đồng thanh hoan hô Việt Nam!

Dư luận và báo chí thế giới, kể cả ở Mỹ, cũng đồng thanh đòi Mỹ lập tức ngừng ném bom để cho những cuộc nói chuyện giữa Mỹ và Việt Nam dân chủ cộng hòa bắt đầu!

Từ Tây Âu sang Mỹ, nhiều chính phủ, các chính khách và các nhân vật có tên tuổi, đều lên tiếng, gây sức ép đối với Mỹ.

Mỗi bài báo, mỗi bức điện, mỗi lời phát biểu... là một chùm pháo hoa sáng rực trên bầu trời Việt Nam.

Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đều lên tiếng hoan nghênh lời tuyên bố rõ ràng và dứt khoát ngày 29 tháng 12 năm 1967 của Việt Nam dân chủ cộng hòa.


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 20 Tháng Tư, 2021, 02:52:53 pm
Chỉ trừ Trung Quốc!

Trung Quốc muốn gì?

Họ phản đối kịch liệt, chẳng những họ phản đối Việt Nam mà còn phản đối cả thế giới, chỉ vì cả thế giới - trừ họ ra - cùng một lòng với Việt Nam đòi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom bắn phá lãnh thổ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa để hai bên nói chuyện với nhau.

Song, chúng ta không hề ngạc nhiên.

Đâu phải đợi đến bây giờ họ mới phản đối chúng ta?

Lời tuyên bố ngày 25 tháng 1 của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh không hề được các cơ quan ngôn luận Trung Quốc đăng lại với lý do ỡm ờ: Trung Quốc đang có phong trào cách mạng lớn, báo chí đang tập trung vào việc trong nước!

Cũng như năm 1941, trong những tháng đầu của cuộc chiến tranh chống phát xít Hít-le, Hồng quân Liên Xô phải tạm thời rút lui và Mát-xcơ-va bị uy hiếp nghiêm trọng, cho nên Liên Xô đề nghị Trung Quốc phối hợp mở chiến dịch du kích kiềm chân quân đội Nhật để Hồng quân co thể rút bớt lực lượng về phía Tây, Trung Quốc đã từ chối, với lý do đơn giản "Tiết kiệm sức người" và ra chỉ thị nội bộ "án binh bất động".

Nhưng, họ phản đối Việt Nam đòi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc đánh phá miền Bắc, để nhằm đạt "cái gì?"

Nhân dân nhật báo Bắc Kinh số ra ngày 21 tháng 2 năm 1967, trong bài "Đập tan một âm mưu mới của Mỹ-Xô" có đoạn viết:

"Cái nút của vấn đề Việt Nam không phải là vấn đề Mỹ ngừng ném bom miền Bắc mà là ở chỗ quân xâm lược Mỹ phải rút khỏi Việt Nam, đình chỉ cuộc xâm lược đối với toàn cõi Việt Nam, để cho nhân dân Việt Nam tự giải quyết lấy vấn đề của mình, chứ không phải là ở chỗ ném bom hay không ném bom miền Bắc".

Thật là quá rõ ràng! Họ ngang nhiên bác bỏ sự đòi hỏi của Việt Nam vì cho đó là một yêu sách "quá thấp" và "không giải quyết được gì" để đưa ra một đòi hỏi "cao hơn" và "triệt để hơn", tức "cách mạng hơn".

Họ cố tình làm cho có người nào đó ngộ nhận rằng Việt Nam dân chủ cộng hòa đang cùng Liên Xô tìm cách "thỏa hiệp" với Mỹ và bỏ rơi miền Nam và chỉ Trung Quốc mới có đường lối kiên định "chống Mỹ đến cùng".

Nhằm phá hoại mọi khả năng nói chuyện giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ, Bắc Kinh đã không ngần ngại tung ra khẩu hiệu duy nhất đòi Mỹ "chấm dứt xâm lược và rút quân". Đưa ra một yêu sách quá cao, không đếm xỉa gì đến so sánh lực lượng nhằm ngăn chặn và làm thất bại thủ đoạn cổ điển của những kẻ phá hoại, của những tên phản cách mạng giấu mặt.

Nhưng tại sao họ muốn làm tiêu tan mọi khả năng nói chuyện giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ? Họ sợ cái gì?

Họ đã chẳng "vừa đánh, vừa nói chuyện" với Mỹ ở Triều Tiên đó sao?

Nhưng khi chúng ta nhắc lại câu chuyện "đánh, đàm" mà không ai không biết đó, thì họ không ngần ngại nói phăng rằng họ "đã phạm sai lầm" và "Việt Nam không nên đi theo vết xe đổ"!

Vấn đề đâu phải ở chỗ sai lầm hay không sai lầm mà ở ý đồ rất thâm độc.

Đeo đuổi đường lối đối ngoại phi xã hội chủ nghĩa cơ bản chống chủ nghĩa mác-xít và chống Liên Xô, họ đang chờ tín hiệu hòa hoãn của Mỹ và không lúc nào bằng lúc này, khi mà tín hiệu hòa hoãn đó bắt đầu xuất hiện, họ không sợ gì bằng sợ mất "con bài Việt Nam", con bài dự trữ từ lâu để họ mặc cả với Mỹ! Họ rất sợ nguy cơ đó sẽ đến với họ nếu Việt Nam trực tiếp nói chuyện với Mỹ! Cho nên, họ phải cố ngăn chặn khả năng nói chuyện giữa Việt Nam và Mỹ cho đến khi nào họ bắt được tín hiệu của Mỹ, và rồi họ sẽ sẵn sàng quay 180 độ!


Sự thật như thế nào, ắt mọi người đều rõ.

Riêng bản thân tôi cũng đã có dịp hiểu thấm thía thế nào là thái độ tráo trở và ý đồ thâm độc trên đây của các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh.

Trung tuần tháng 5 năm 1968, cuộc nói chuyện giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ bắt đầu. Hai bên thỏa thuận mỗi tuần họp một lần. Sau mỗi phiên họp, là một thành viên của đoàn Việt Nam dân chủ cộng hòa, tôi đến sứ quán Trung Quốc thông báo cho đại sứ H.Chen. nội dung phiên họp. Đại sứ Liên Xô và các đại sứ các nước xã hội chủ nghĩa khác cũng được thông báo như vậy.


Tuần này sang tuần khác, tháng này sang tháng khác, ông đại sứ và một người phiên dịch tiếp tôi tại gian phòng khách rộng mênh mông và tẻ ngắt của sứ quán, vẻn vẹn có ba chén trà.


Tôi trình bày, người phiên dịch dịch, ông đại sứ ngồi nghe. Nhưng ông có hiểu tôi nói gì không? Ông có suy nghĩ gì về những điều tôi thông báo không? Phải nói là không hề có một biểu hiện nào thoáng qua trên nét mặt lạnh như tiền của ông!


Nhìn vị tướng gì tóc bạc của "Vạn lý trường chinh" ngồi im như một pho tượng không biết nói, lòng tôi ái ngại vô cùng. Phải chăng ông đang đi vào một cuộc "trường chinh" khác, cũng sẽ dài dằng dặc và cũng sẽ đẫm máu hàng triệu người Trung Quốc - tất nhiên, con số này không có ý nghĩa gì đối với các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh - nhưng chỉ đem lại chém giết nhau tàn khốc trong nội bộ và suy vong nặng nề cho đất nước? Phải chăng rồi đây, ông cũng sẽ bị xích cổ và ném ra đường cho lũ trẻ con hóa dại vì bị đầu độc tha hồ lăng mạ để cho Trung Quốc làm "cách mạng văn hóa".


Bình thường ông đâu phải là người vô tâm vô tánh như thế! Xuất thân là nông dân, thân hình cao lớn, dáng người quắc thước và đôi mắt sáng rực niềm tin, ông có đầy đủ khí phách của một tướng lãnh coi thường trận mạc và sẵn sàng xả thân vì cách mạng. Ông lại còn là một con người bộc bạch và vui tính.


Ấy thế mà bây giờ ông ngồi trơ ra đó. Tôi cảm thấy như có sức nặng của cả quả đất đè lên hai vai rộng của ông  và ông phải huy động toàn bộ nghị lực mới có thể tự biến thành một con người vừa câm vừa điếc, hoàn toàn trái ngược với bản tính hồn nhiên và nhạy cảm của ông.


Tôi không trách móc gì ông. Trái lại, tôi rất thông cảm tình cảnh vừa mỉa mai, vừa bi đát của ông mà chỉ giận những kẻ đã xô đẩy ông vào tấn bi kịch.

Vả lại, tôi đâu phải là kẻ xa lạ đối với ông. Ông đã có lần nhờ tôi làm trung gian giữa Bộ Ngoại giao Pháp và ông, để giúp Trung Quốc thu hồi trụ sở sứ quán của Tưởng Giới Thạch tại phố Giọt-giơ V (Georges V). Cao trào "cách mạng văn hóa" đã phủ lên tường nhà sứ quán Pháp ở Bắc Kinh những "đại tư" hững "khẩu hiệu" ghê tởm của nó. Pháp đòi Trung Quốc phải xóa sạch những thứ dơ bẩn đó đi thì Pháp mới chịu giao trả trụ sở sứ quán ở Pa-ri cho Trung Quốc.


Cuối cùng, sau một đêm, Pháp bỗng nhiên thấy tường nhà sứ quán của mình ở Bắc Kinh đã trở nên sạch sẽ hơn bao giờ hết! Pháp nhờ tôi báo tin vui cho đại sứ Trung Quốc để ông cho người đến Bộ Ngoại giao nhận chùm chìa khóa.


Từ đó, ông coi tôi là một người bạn thân thiết của ông. Tất nhiên, đối với tôi, ông cũng không còn là một con người xa lạ nữa. Bây giờ, giữa ông và tôi, không còn chút gì là quan hệ thân tình giữa hai người bạn nữa, mà chỉ có sự đối lập gay gắt và không giấu giếm giữa hai đường lối chính trị.


Mỗi lần, sau khi tôi trình bày, ông không hề hỏi hoặc nói một điều gì liên quan đến cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Mỹ và cuộc tiếp xúc bao giờ cũng kết thúc bằng những câu chuyện thời tiết, gió mữa vô vị.


Từ hai bên chuyển thành bốn bên, Hội nghị Pa-ri về Việt Nam vẫn kéo dài, những phiên họp hàng tuần cứ nối tiếp nhau đều đều cũng như những "cuộc nói chuyện với người điếc" của tôi tại sứ quán Trung Quốc sau mỗi phiên họp.

Tôi ngao ngán quá! Thật vậy, không có kẻ nào điếc hơn kẻ không muốn nghe.

Rồi năm 1968 và 1969 đã trôi qua. Cũng như thường lệ, vào đầu tháng 10 năm 1970, tôi lại đến sứ quán Trung Quốc để làm cái việc vô vị của tôi. Nhưng lần này, lần đầu tiên, một tham tán sứ quán ra tận cổng niềm nở đón tôi và xoắn xít đưa tôi lên cầu thang. Cửa phòng khách đã mở toang. Đại sứ, tham tán, phiên dịch và mấy cán bộ nữa, cả nam lẫn nữ, đã chực sẵn, đổ xô đến chào hỏi tôi rối rít, chẳng khác nào đón người thân đi xa mới về!

Tôi đinh ninh có việc gì quan trọng đã xảy ra rồi đây!

Mọi người ngồi im lặng và lắng nghe tôi trình bày như nuốt từng lời nói của tôi.


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 20 Tháng Tư, 2021, 02:53:40 pm
Về phần tôi, mắt vẫn nhìn vào tờ giấy, miệng vẫn nói mà đầu óc thì thoát ly thực tại. Tôi cố đào bới tìm trong những năm qua những sự kiện nào có thể giải thích được "thái độ hoàn toàn mới" của sứ quán. Tôi đi ngược thời gian: 1970... 1969... 1968... và, đây rồi! Đầu năm 1965, Mao Trạch Đông đã bật đèn xanh cho Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam bằng câu tuyên bố với Ết-ga Xnâu (Edgard Snow): "Mi không đụng đến ta, ta không đụng đến mi" và "Trung Quốc không làm chiến tranh ngoài biên giới của mình". Từ đó, tôi quay trở lại... Sau khi tuyên bố "trung lập", Trung Quốc hủy bỏ thỏa thuận phái phi công sang Việt Nam, rồi từng bước gây khó khăn cho viện trợ quá cảnh của Liên Xô. Tiến thêm một bước nữa, họ ngang nhiên đòi Việt Nam không được nhận viện trợ của Liên Xô nữa, mà chỉ được nhận viện trợ của Trung Quốc thôi và, cuối cùng, tháng 10 năm 1968, họ dọa cắt viện trợ, cắt quan hệ Đảng và Nhà nước... Họ đòi gạt Liên Xô qua một bên và quyết nắm độc quyền vấn đề Việt Nam. Để làm gì? Làm với ai? Với Mỹ? Chỉ có với Mỹ thôi!... Bỗng tôi sực nhớ: đầu năm 1970, Ết-ga Xnâu - lại cũng chính tên "nhà báo" mà ông Mao Trạch Đông đã dùng để nói chuyện với Mỹ suốt mấy chục năm qua, từ khi còn ở Diên An - một lần nữa sang Trung Quốc và lần này, ông Mao Trạch Đông đã tuyên bố: "Tôi sẵn sàng đón Ních-xơn sang thăm Trung Quốc với bất cứ danh nghĩa gì, Tổng thống hay khách du lịch, và những vấn đề giữa Trung Quốc và Mỹ chỉ có thể giải quyết với Ních-xơn mà thôi".    Tiếp theo, tháng 5 năm 1970, Mỹ và Trung Quốc chuyển đàm phán từ Vác-sa-va đến Pa-ri.


Tại sao có sự mời mọc trên đây? Tại sao có sự thay đổi địa điểm đàm phán?

Trên hai mươi năm qua, những người lãnh đạo Trung Quốc vẫn kiên trì chờ một tín hiệu của Mỹ. Nhưng Mỹ đã làm ngơ vì chưa cần đến sự hòa hoãn với Bắc Kinh.

Đầu tôi nóng bừng bừng, tôi vừa làm thông báo vừa tự hỏi: "Phải chăng họ đã trao đổi tín hiệu và đã ngoặc với nhau rồi?"


Tôi nhớ lại rằng tại Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, Bộ trưởng ngoại giao Mỹ, Đa-lét (F. Dulles) đã cố tình làm cho nhiều người thấy ông ta từ chối bắt tay ông Chu Ân Lai. Nay, Mỹ đã sa lầy ở Việt Nam, không rút chân ra được nữa. Phải chăng hy vọng cuối cùng của Ních-xơn là tìm một kẻ phản bội có thể đâm vào lưng Việt Nam? Không còn nghi ngờ gì nữa... Kẻ phản bội sẽ dùng "con bài Việt Nam", con bài dự trữ từ lâu để mặc cả với Mỹ!


Thông báo của tôi chấm dứt. Những câu hỏi của đại sứ Trung Quốc kéo tôi hoàn toàn trở lại thực tại. Lần đầu tiên, sự trình bày của tôi không còn là một "cuộc nói chuyện với người điếc" nữa. Trái lại, ngài đại sứ nhiều lần nhắc lại "sự đồng tình sâu sắc", "sự tán thưởng" của mình đối với lập trường và quan điểm của Việt Nam và cuối cùng, sau khi chấn chỉnh tư thế thật chỉnh tề, ông nói:

- Bắc Kinh đánh giá rất cao chủ trương đàm phán vô cùng sáng suốt của Việt Nam!

Tôi nghĩ thầm: À, thì ra thế!

Mặc dù lời phát biểu trên đây không còn quá đột ngột đối với tôi nữa và tôi cũng chưa muốn nói gì, ông đại sứ nói tiếp: "Việt Nam chẳng những nắm được quy luật của Mỹ trên chiến trường mà còn nắm được quy luật của Mỹ ở bàn Hội nghị".

Thấy tôi vẫn ngồi im, ông cố ý nhấn mạnh: "Việt Nam lại có nhiều nhà thương lượng xuất sắc!".

Tiếp theo là một cuộc chiêu đãi thực sự. Cái phòng khách mênh mông và tẻ ngắt của sứ quán với ba chén trà và ba người độc thoại trước đây, trở nên nhộn nhịp kẻ vào người ra. Nhân viên phục vụ lăng xăng mang ra rượu thịt đầy bàn.

Mời nhau, chúc nhau... Nhưng, chao ôi! Ăn gì, uống gì, tôi cũng thấy nghèn nghẹn trong cổ.

Mười lăm năm đã qua mà cái cảm giác khó chịu đó trong cổ tôi vẫn chưa tan.

Trong lịch sử loài người, thời gian là một nhân chứng sáng suốt và vô tư mà không một tên hôn quân hay bạo chúa nào, không một tên lừa thầy hay phản bạn nào mà cũng không một tên phát xít hay phản động nào có thể uy hiếp hay mua chuộc được.


Huống chi, ở thời đại chúng ta, thời gian đó cũng chẳng cần phải dài lắm. Năm hay mười năm cũng đủ để lột sạch tất cả những mặt nạ và phơi trần chân tướng của họ ra dưới ánh sáng chói chang của lịch sử.


Sau khi khuyên ta "trường kỳ mai phục ở miền Nam" nhằm giữ Việt Nam trong tình trạng chia cắt, không yếu, không mạnh để họ dễ bề khuất phục, Bắc Kinh lại thúc ép ta quyết tâm chiến đấu còn họ thì làm cách mạng văn hóa và chờ tín hiệu hòa hoãn từ Oa-sinh-tơn. Thúc ép đến mức mà có người Mỹ nói một câu nổi tiếng: "Trung Quốc quyết tâm đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng".


Sau khi bắt được tín hiệu hòa hoãn của Mỹ, họ không tiếc lời ca ngợi chủ trương đàm phán của Việt Nam mà mới hôm qua họ còn chống kịch liệt, và luôn miệng hoan hô các nhà thương lượng Việt Nam mà cũng mới hôm qua, họ còn tiếp một cách miễn cưỡng.

Họ đã quay 180 độ!

Chỉ trường hợp trên đây của chính sách đối ngoại phi xã hội chủ nghĩa của Bắc Kinh cũng đủ để chứng minh rằng quay 180 độ là thuộc về bản chất của họ, là cái logic của quá trình đi từ những biểu hiện cực tả giả hiệu sang chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh thực sự, không loại trừ sự câu kết với chủ nghĩa đế quốc. Nguồn gốc sâu xa là chủ nghĩa sô-vanh nước lớn, đặt lợi ích ích kỷ của mình lên trên hết và buộc nước khác phải tuân thủ.


Chủ nghĩa bành trướng và bá quyền của Bắc Kinh ngày nay chẳng phải cái gì khác hơn là bước tột cùng của quá trình suy đồi, biến bạn thành thù, biến thù thành bạn, liên kết chặt chẽ trên thực tế với chủ nghĩa đế quốc, trước hết là với chủ nghĩa đế quốc Mỹ và với bất kỳ thế lực phản động nào nhằm chống Liên Xô và cộng đồng xã hội chủ nghĩa thế giới.

Họ đã vượt qua ranh giới cuối cùng của sự phản bội.


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 20 Tháng Tư, 2021, 02:56:41 pm
Xin trở lại tuyên bố ngày 29 tháng 12 năm 1067 của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Duy Trinh:

"Sau khi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sẽ nói chuyện với Mỹ về những vấn đề có liên quan".


Oa-sinh-tơn phản ứng như thế nào? Lúng túng và chập chững.

Ngày 1 tháng 1 năm 1968, Tổng thống Giôn-xơn còn nói rằng chính phủ Mỹ thấy cần phải xác minh những lời tuyên bố của Bộ trưởng ngoại giao Bắc Việt Nam (AFP, Oa-sinh-tơn ngày 2 tháng 1 năm 1968).


Bộ Ngoại giao Mỹ thì nhắc đi nhắc lại tuyên bố 29 tháng 9 của Tổng thống Mỹ: Mỹ sẽ chấm dứt ném bom nếu có bảo đảm thảo luận có hiệu quả và Bắc Việt Nam không được lợi dụng để tăng cường tiếp tế vào Nam (Tiếng nói Hoa Kỳ, ngày 5 tháng 1 năm 1968).


Trong lúc Mỹ vẫn ngoan cố bám lấy lập trường "chấm dứt ném bom có điều kiện" trên đây, nhưng lại dùng thủ đoạn xoa dịu dư luận quần chúng Mỹ bằng cách rêu rao Mỹ "đang nghiên cứu", "đanh tiếp tục làm sáng tỏ", "đang chờ đợi một loại trả lời nào đó của Hà Nội" v.v... thì việc gì phải đến đã đến!


Quá trình đếm ngược đến giờ G và ngày N đã kết thúc.

Đêm 30 rạng 31 tháng 1 năm 1968, tức là đêm mùng 3 rạng mùng 4 Tết Mậu Thân, cuộc Tổng tấn công và nổi dậy trên toàn miền Nam của quân và dân ta nổ ra, làm rung chuyển cả Nhà Trắng và Lầu Năm góc và đã tạo ra một bước ngoặt chiến lược.


Mỹ hoàn toàn bi bất ngờ về ngày tháng và quy mô của trận tập kích.

Tổng thống Giôn-xơn la lên: 44 đô thị và 24 căn cứ quân sự của Mỹ bị tấn công! Ngày 12 tháng 2 trong một cuộc gặp gỡ với sinh viên, Tổng thống Mỹ còn tuyên bố rằng công thức Xan An-tô-ni-ô vẫn có giá trị, tuy đồng thời phải nói: "Chúng ta sẽ họp với họ ngày mai, nhưng chúng ta sẽ không bao giờ đầu hàng".


Cuộc tập kích chiến lược Tết Mậu Thân, tuy không đạt được tất cả các mục tiêu đề ra, đã gây nên một sự chấn động chính trị và tâm lý lớn lao trên thế giới và trong nội bộ nước Mỹ và, qua cuộc tấn công quy mô và toàn diện này, theo cách nói của Đin Rớt và Mắc Na-ma-ra, Mỹ đã ý thức được rằng họ chẳng những không thắng được Việt Nam mà còn có thể thua to. Do đó, Mỹ không còn cách nào thoát thân nào khác hơn là xuống thang chiến tranh và đề nghị đàm phán.


Ngày 31 tháng 3, Tổng thống Giôn-xơn tuyên bố Mỹ ngừng ném bom hạn chế ở miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra và đề nghị nói chuyện.


Hà Nội sẽ phản ứng ra sao? Oa-sinh-tơn chờ đợi, cả thế giới chờ đọi. Một ngày qua, rồi hai ngày, ba ngày...

Suốt 72 tiếng đồng hồ căng thẳng, mặc dù không ai dám thúc giục Việt Nam, vì Mỹ chỉ ngừng ném bom hạn chế, song cả thế giới đều chờ mong và đều hy vọng Việt Nam sẽ chấp thuận.


Tuyên bố ngày 3 tháng 4 của Bộ Ngoại giao ta đã đáp ứng đúng lòng chờ mong và niềm hy vọng đó: Việt Nam dân chủ cộng hòa sẽ cử đại biểu của mình tiến hành cuộc nói chuyện tay đôi với Mỹ, để đòi Mỹ chấm dứt vĩnh viễn và không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống Việt Nam dân chủ cộng hòa và chỉ sau đó, hai bên mới có thể bàn bạc và giải quyết những vấn đề có liên quan.

Cả thế giới reo vui.

Về phần Mỹ, tuy phải xuống thang chiến tranh và phải ngồi lại nói chuyện ở thế thua, thế bị động và bất lợi, họ vẫn dựa vào tiềm lực quân sự và kinh tế còn mạnh, ngoan cố bám lấy những điều kiện lỗi thời và kéo dài thương lượng.


Dầu vậy, đến ngày 1 tháng 11 năm 1968 tức bảy tháng sau tuyên bố cuối tháng 3 của Mỹ và sau năm tháng nói chuyện giữa hai đoàn Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ, Tổng thống Giôn-xơn buộc phải tuyên bố chấm dứt hoàn toàn và không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.


Thế là, phối hợp chặt chẽ với chiến trường, đòn tấn công ngoại giao đầu năm 1967, đưa đến tiếp xúc bí mật cuối năm và tuyên bố thứ hai ngày 29 tháng 12 của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Duy Trinh đòi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đã kết thúc thắng lợi vẻ vang.


Đế quốc Mỹ, với đầu óc hiếu chiến và tiềm lực quân sự, kinh tế còn có thể huy động được, chưa dễ chịu sớm bỏ cuộc, nhưng thế thua, thế bị động và bất lợi của Mỹ đã rõ ràng và không thể đảo ngược.


Bây giờ, ắt mọi người đều nhận ra mục tiêu chiến lược và yêu cầu phối hợp giữa ngoại giao và chiến trường để đánh đòn quyết liệt Tết Mậu Thân.


Tiến hành "tiếp xúc bí mật" cuối năm - vừa là kết quả, vừa là bộ phận của cuộc tấn công ngoại giao đầu năm - đấu tranh vạch chính sách hai mặt của Mỹ, kiên quyết bác bỏ "chấm dứt ném bom có điều kiện", giằng co suốt hai tháng trời... là một thủ đoạn ngoại giao vừa tìm hiểu thêm địch, vừa thu hút địch, kéo dài và chủ động cắt khi không cần thiết nữa.


Qua cuộc tiếp xúc, chúng ta càng thấy rõ thêm là Mỹ không còn cách thoát thân nào khác hơn là nói chuyện với đối phương, nhưng mặt khác, Mỹ vẫn một mực từ chối xuống thang chiến tranh và chỉ muốn đàm phán trên thế mạnh.


Trước thái độ ngoan cố của đế quốc hiếu chiến Mỹ, quyết tâm chiến lược của Việt Nam chẳng những được chứng minh mà còn được củng cố thêm,

Rốt cuộc, Kít-xin-giơ đã húc đầu vào tường và đã thất bại.

Đến đây, ắt có bạn đọc sẽ hỏi: Vậy, Kít-xin-giơ có thừa nhận sự thất bại của ông ta không?

Xin đáp: Có và không!


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 20 Tháng Tư, 2021, 02:57:31 pm
Có là vì trong hồi ký Những năm ở Nhà Trắng, sau khi khoe khoang "Từ tháng 7 đến tháng 10 năm 1967, chính phủ Giôn-xơn yêu cầu tôi làm trung gian trong một cố gắng làm cho đàm phán tiến triển", Kít-xin-giơ đã phải thú nhận: "cuối cùng, cố gắng đó thất bại".


Không, là vì liền sau đó, Kít-xin-giơ vội vã kể công: "Nhưng đó là một bước trên đường đi tới một thỏa thuận mà một năm sau đã cho phép tạm ngừng những cuộc ném bom và bắt đầu những cuộc hội đàm hòa bình". Đây là một sự bịa đặt hoàn toàn!


Kít-xin-giơ làm như "công lao" của ông ta đã đưa tới hội đàm hòa bình, mà không hề có hai cuộc "phản công chiến lược" mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967 đã thất bại nặng nề của Mỹ, mà cũng chẳng hề có cuộc tập kích chiến lược Tết Mậu Thân đã thắng lợi vang dội của Việt Nam và đã làm thất bại "chiến tranh cục bộ" của Mỹ, tạo nên một bước ngoặt chiến lược, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, ngồi vào đàm phán và bắt đầu quá trình rút ra khỏi miền Nam Việt Nam.


Chắc có bạn đọc lại hỏi: "Nhưng Kít-xin-giơ có nói vì sao ông ta đã thất bại không?".

Kể lại cuộc tiếp xúc đầu tiên với đồng chí Xuân Thủy và tôi, ngày 4 tháng 8 năm 1969, tại nhà của ông Xanh-tơ-ni (J.Sainteny, nguyên Tổng đại diện Pháp tại Hà Nội) ở phố Ri-vô-li (Rivoli), Kít-xin-giơ viết: "Tôi hơi ngài ngại trước cuộc gặp gỡ này. Lần đầu tiên, bản thân tôi tiến hành một cuộc đàm phán. Cũng là lần đầu tiên, tôi đi gặp cái con người Bắc Việt Nam mà tôi luôn bắt trượt, mà tôi đã theo đuổi không kết quả trong suốt cả mùa hè, nhân danh Tổng thống" (Sách đã dẫn).


Té ra, Kít-xin-giơ thất bại là chỉ vì ông ta đã "bắt trượt" con người Bắc Việt Nam mà ông đã "theo đuổi"? Vậy thì ông ta đã thành công nếu đã không "bắt trượt" tôi? Nếu đúng thế, thì quả thật Kít-xin-giơ không hiểu vì sao ông ta đã thất bại. Nhưng có đúng thế không?


Không lẽ sau khi ra khỏi Nhà Trắng và mãi đến lúc cầm bút viết hồi ký mà Kít-xin-giơ từng nổi tiếng là "ông giáo sư của Tổng thống Ních-xơn" và được các giới trí thức và báo chí phương Tây coi như là bộ óc thuộc loại xuất sắc nhứt của nước Mỹ, lại chưa hiểu rằng sở dĩ cuộc tiếp xúc của Mỹ rơi Việt Nam dân chủ cộng hòa ở Pa-ri đã thất bại hoàn toàn là chính vì thái độ khăng khăng muốn "đàm phán trên thế mạnh" của Oa-sinh-tơn? Thái độ ấy đã vấp phải quyết tâm chiến lược không gì lay chuyển nổi của đối phương và theo cách nói của Kít-xin-giơ, đã phá sản vì "lý do đó".


Cũng không lẽ cuộc đàm phán gay go, vừa công khai vừa bí mật, kéo dài năm năm và đã kết thúc bằng một Hiệp nghị buộc Oa-sinh-tơn phải rút toàn bộ quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam, cũng đã không giúp cho Kít-xin-giơ nhận thức được nguyên lý cơ bản của nghề đàm phán nhằm chấm dứt một cuộc chiến tranh là người ta không thể nào giành được qua tiếp xúc hay tại bàn hội nghị những gì đã không giành được trên chiến trường? Càng không thể lấy lại được cái gì đã mất, như cái "thế mạnh" chẳng hạn, vì từ lâu nó đã tuột khỏi tầm tay của Mỹ.


Lại không lẽ Kít-xin-giơ cũng không hiểu rằng dù có lắm mưu ma chước quỉ ông ta vẫn không lật ngửa được con bài của Việt Nam dân chủ cộng hòa về khả năng đàm phán sau khi Mỹ chấm dứt vô điều kiện việc ném bom bắn phá, và một khi Việt Nam dân chủ cộng hòa chủ động lật ngửa con bài của mình ra bằng tuyên bố ngày 29 tháng 12 năm 1967, thì đã quá muộn rồi, làm cho Mỹ trở tay không kịp nữa?


Tóm lại, có lẽ ông giáo sư Kít-xin-giơ hiểu tất cả! Nhưng đừng ai hỏi ông phanh phui trước mọi người những nguyên nhân thất bại của ông ta trong vai trò "trạng sư của quỷ sứ" hoặc thú nhận bất cứ điều gì không có lợi cho tham vọng trở lại Nhà Trắng của ông ta mà ai cũng biết.

Còn hai ông Ô-bắc và Mạc-cô-vích thì sao?

Sau một số lần tiếp xúc, tôi đã nhận ra hai ông là những người có thiện chí.

Sở dĩ hai ông đã nhận vai trò trung gian vừa gay go vừa tế nhị như hai ông nói, là vì hai ông mong được đóng góp vào những cố gắng tìm ra một giải pháp thương lượng khả dĩ chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam.


Hai ông chỉ mong đạt được "mục tiêu hạn chế" là sự gặp gỡ giữa đại diện có thẩm quyền của hai chính phủ, trước hoặc sau khi Mỹ ngừng ném bom bắn phá miền Bắc. Từ đó trở đi, việc gì có thể xảy ra, sẽ không liên quan đến hai ông nữa.


Hai ông có hiểu vì sao đã không đạt được "mục tiêu hạn chế" đó không?

Tháng 11 năm 1967, một thời gian sau khi cuộc tiếp xúc đã chấm dứt, hai ông đã viết cho Kít-xin-giơ một bức thư khá dài, điểm lại tình hình, nhận sự thiếu sót của bản thân, nhưng chủ yếu là phân tích và phê phán nghiêm khắc thái độ và chính sách của Mỹ (Xem phụ lục IX).


Hai ông đã thấy được rằng hai ông đã khởi đầu bằng một sự sai lầm, vì đã cho rằng sự chấm dứt không điều kiện việc ném bom như chúng ta đòi hỏi là "một điều kiện có thể thương lượng được - chí ít cũng có thể được hiểu theo một cách nào đó - dưới ánh sáng của một lời chú giải tinh tế.


Hai ông tự nhận sai lầm mà không hề trách móc Việt Nam về bất cứ vấn đề gì. Trái lại, hai ông đã phân tích và phê phán nghiêm khắc thái độ lật lọng và chính sách hai mặt của Mỹ: vừa leo thang chiến tranh bằng cách tăng cường ném bom bắn phá, vừa trao đổi thông điệp đề nghị đàm phán, nói một cách khác "hai chuyến giao hàng đều do một người gởi" mà người gởi đó không ai khác hơn là Tổng thống Giôn-xơn.


Hai ông không loại trừ khả năng những thông điệp mà Mỹ trao cho Việt Nam dân chủ cộng hòa chỉ là những "tư liệu của một hồ sơ được chuẩn bị để đưa ra cho dư luận Mỹ".

Trong một bức thư khác gởi cho Kít-xin-giơ đề ngày 15 tháng 12 năm 1967, tức 2 tháng sau khi cuộc tiếp xúc bí mật bị phía Việt Nam dân chủ cộng hòa cắt đứt, Mạc-cô-vích tiếp tục đánh giá thái độ của mỗi bên và ông tỏ ra vẫn chưa nguôi cơn bực tức đối với Mỹ.


Một lần nữa, ông khẳng định, "thiện chí không còn bàn cãi vào đâu được" của phía Việt Nam và nhắc lại phía Việt Nam đã nhiều lần tố cáo "trò hai mặt" của Mỹ (Xem phụ lục IX).


Ông cho rằng cuộc đấu tranh giữa các khuynh hướng trái ngược nhau trong nội bộ Mỹ đã làm tiêu tan mọi hy vọng và buộc Mắc Na-ma-ra phải từ chức (tháng 11 năm 1967).

Về phần mình, ông tỏ ra hết sức bực bội khi biết có vụ Ma-ri-gôn (Marigold) (Tên mà Mỹ dùng để chỉ sự trung gian không thành công của Ba Lan), trước cuộc tiếp xúc Pa-ri: "Nếu tôi biết có vụ Ma-ri-gôn, chắc là tôi đã từ chối tiếp tục từ cuối tháng 8".

Thật vậy, có lúc hai ông muốn cắt đứt với Mỹ vì sợ bị Mỹ lợi dụng.

Tuy nhiên, cũng có lúc hai ông tưởng chừng như đã đạt mục tiêu và tỏ ra nôn nóng.

Tôi tin rằng bây giờ hai ông đã hiểu.


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 24 Tháng Tư, 2021, 10:27:06 am
PHỤ LỤC


I. Trích báo cáo của hai ông Ô-brắc và Mạc-cô-vích về chuyến đi Hà Nội từ ngày 18-7 đến ngày 28-7-1967

(https://i.imgur.com/aL9EKvV.jpg)


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 24 Tháng Tư, 2021, 10:27:46 am
II. Thông điệp ngày 25-8 của Chính phủ Mỹ gởi Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa

(https://i.imgur.com/QWikXll.jpg)


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 24 Tháng Tư, 2021, 10:28:25 am
III. Thông điệp trả lời của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa

(https://i.imgur.com/QWikXll.jpg)


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 24 Tháng Tư, 2021, 10:29:04 am
IV. Thông điệp ngày 13-9 của Chính phủ Mỹ

(https://i.imgur.com/unogfkz.jpg)


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 24 Tháng Tư, 2021, 10:30:01 am
V. Thông điệp miệng của Kít-xin-giơ ngày 24-9

(https://i.imgur.com/wuED8VI.jpg)
(https://i.imgur.com/OQPTpqE.jpg)


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 24 Tháng Tư, 2021, 10:31:54 am
VI. "Dự thảo thông điệp" của Chính phủ Mỹ

(https://i.imgur.com/30cHTsG.jpg)


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 24 Tháng Tư, 2021, 10:32:51 am
VII. Thư của Tổng thống Giôn-xơn gởi Chủ tịch Hồ Chí Minh
   
Ngày 8 tháng 2 năm 1967

Thưa Chủ tịch,

Tôi viết thư này gởi Ngài hy vọng có thể chấm dứt cuộc xung đột ở Việt Nam. Cuộc xung đột này đã gây ra thiệt hại nặng nề về số người chết và bị thương, về tài sản bị phá hoại và về sự đau khổ của con người. Nếu chúng ta không tìm được một giải pháp đúng đắn và hòa bình thì lịch sử sẽ nghiêm khắc phê phán chúng ta.

Cho nên tôi tin rằng cả hai chúng ta đều có nghĩa vụ nặng nề là phải nghiêm chỉnh tìm con đường dẫn tới hòa bình.

Chính là để đáp ứng với nghĩa vụ đó mà tôi trực tiếp viết thư gởi Ngài. Trong mấy năm qua, chúng tôi đã cố gắng bằng rất nhiều cách và qua nhiều con đường để chuyển tới Ngài và các vị đồng sự của Ngài lòng mong muốn của chúng tôi thực hiện một giải pháp hòa bình. Vì những lý do gì đó, những cố gắng đó đã không đưa tới kết quả gì.

Có thể là ý kiến và thái độ của chúng tôi cũng như ý kiến và thái độ của các Ngài đã bị xuyên tạc hoặc hiểu lầm trong khi được chuyển qua các con đường đó. Chắc chắn là khi liên hệ gián tiếp luôn luôn có nguy cơ đó.

Có một cách tốt để khắc phục vấn đề này và tiến lên trong việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình. Đó là chúng ta thu xếp một cuộc nói chuyện trực tiếp giữa những đại diện được tin cậy, cuộc nói chuyện đó sẽ tiến hành một cách bảo đảm bí mật và không công bố. Những cuộc nói chuyện đó không được dùng để tuyên truyền mà phải là một cố gắng nghiêm chỉnh để tìm ra một giải pháp có thể thực hiện được và cả hai bên đều có thể chấp nhận được.

Trong hai tuần qua, tôi đã ghi nhận lời tuyên bố công khai của các đại diện Chính phủ Ngài gợi ý rằng các Ngài sẵn sàng tiến hành nói chuyện tay đôi trực tiếp với đại diện của Chính phủ Mỹ miễn là chúng tôi chấm dứt "vô điều kiện" và vĩnh viễn việc ném bom và mọi hành động quân sự đối với nước Ngài.

Trong những ngày qua, những bên nghiêm chỉnh và có trách nhiệm đã gián tiếp bảo đảm với chúng tôi rằng đề nghị của Ngài là thực như thế.

Tôi xin nói thẳng rằng với đề nghị đó tôi thấy có hai khó khăn lơn. Do lập trường công khai của Ngài, một hành động như thế về phía chúng tôi nhứt định sẽ gây nên sự bàn tán trên toàn thế giới cho rằng cuộc thảo luận đang được tiến hành và sẽ phương hại đến tính chất không chính thức và bí mật của những cuộc thảo luận đó. Thứ hai, nhứt định về phía chúng tôi sẽ có sự lo ngại nghiêm trọng rằng Chính phủ Ngài sẽ có thể lợi dụng hành động đó của chúng tôi để cải thiện vị trí quân sự của mình.

Chú ý tới những vấn đề đó, tôi sẵn sàng tiếp theo hướng chấm dứt chiến sự xa hơn là điều mà Chính phủ Ngài đã đề nghị hoặc là trong những lời tuyên bố công khai hoặc là qua con đường ngoại giao không chính thức. Tôi sẵn sàng ra lịnh chấm dứt ném bom nước Ngài và ngừng đưa thêm lực lượng Mỹ vào miền Nam Việt Nam ngay khi nào tôi được bảo đảm là việc thâm nhập vào miền Nam Việt Nam bằng đường bộ và đường thủy đã chấm dứt. Tôi tin rằng những hành động tự kiềm chế đó của cả hai bên sẽ tạo điều kiện cho chúng ta tiến hành một cuộc thảo luận nghiêm chỉnh và không chính thức sớm dẫn đến hòa bình.

Tôi đưa ra với Ngài đề nghị trên đây với một ý thức khẩn trương đặc biệt do ngày nghỉ năm mới ở Việt Nam sắp tới. Nếu Ngài có thể chấp nhận được đề nghị này thì tôi thấy không có lý do gì nó lại không thể bắt đầu có hiệu lực sau ngày nghỉ năm mới tức là Tết.

Đề nghị mà tôi đã đưa ra sẽ mạnh thêm nhiều nếu các nhà chức trách quân sự của Ngài và của Chính phủ miền Nam Việt Nam có thể nhanh chóng thương lượng để kéo dài thời gian ngừng bắn nhân dịp Tết.

Về địa điểm cuộc thảo luận tay đôi mà tôi đề nghị, có nhiều khả năng. Ví dụ như chúng ta có thể cử đại diện đến gặp nhau ở Mát-xc ơ-va là nơi có tiếp xúc. Các đại diện có thể gặp ở một nước nào khác như Miến Điện. Ngài có thể ý kiến gì khác về cách sắp xếp hoặc về địa điểm và tôi sẽ cố thỏa mãn gợi ý của Ngài.

Điều quan trọng là chấm dứt cuộc xung đột đã mang lại những gánh nặng cho nhân dân cả hai nước chúng ta và trước hết là cho nhân dân miền Nam Việt Nam. Nếu Ngài có ý kiến gì về hành động mà tôi đề nghị thì điều kiện hết sức quan trọng là tôi nhận được những ý kiến đó càng sớm càng hay.


Chào Ngài
Lyndon B. Johnson


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 24 Tháng Tư, 2021, 10:34:02 am
VIII. Thư trả lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh


Ngày 15 tháng 2 năm 1967


Thưa Ngài,

Ngày 10 tháng 2 năm 1967, tôi đã nhận được thư của Ngài. Đây là thư trả lời của tôi.

Nước Việt Nam cách xa nước Mỹ hàng vạn dặm. Nhân dân Việt Nam không hề động chạm đến nước Mỹ. Nhưng trái với lời cam kết của đại diện Chính phủ Mỹ tại hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954, Chính phủ Mỹ đã không ngừng can thiệp vào Việt Nam, gây ra và mở rộng chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam nhằm chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Từ hơn 2 năm nay, Chính phủ Mỹ còn dùng không quân và hải quân đánh phá nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, một nước độc lập, có chủ quyền.

Chính phủ Mỹ đã phạm tội ác chiến tranh, phá hoại hòa bình và chống lại loài người. Ở miền Nam Việt Nam, nửa triệu quân Mỹ và quân chư hầu dùng những vũ khí tàn ác nhứt và những thủ đoạn chiến tranh dã man nhứt, kể cả bom na-pan, chất độc hóa học và hơi độc, để giết hại hàng loạt đồng bào chúng tôi, phá hoại mùa màng, triệt hạ làng mạc.

Ở miền Bắc Việt Nam, hàng ngàn máy bay trút hàng chục vạn tấn bom đạn, phá hoại các thành phố, xóm làng, nhà máy, cầu đường, đê đập, tàn phá cả nhà thờ, đình chùa, nhà thương, trường học. Trong thư Ngài tỏ ra xót xa trước những đau thương tàn phá ở Việt Nam. Xin hỏi Ngài ai đã gây ra những tội ác tày trời ấy? Chính là quân Mỹ và quân chư hầu của Mỹ. Chính phủ Mỹ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tình hình cực kỳ nghiêm trọng ở Việt Nam hiện nay.

Cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ chống nhân dân Việt Nam là một thử thách đối với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa; cuộc chiến tranh đó là một sự đe dọa đối với phong trào độc lập của các dân tộc, đồng thời uy hiếp nghiêm trọng hòa bình ở châu Á và thế giới.

Nhân dân Việt Nam chúng tôi rất tha thiết với độc lập, tự do và hòa bình. Nhưng trước sự xâm lược của Mỹ, nhân dân Việt Nam đoàn kết một lòng, không sợ hy sinh gian khổ, đã đứng lên kháng chiến và quyết kháng chiến đến khi giành được độc lập, tự do thực sự và hòa bình chân chính. Cuộc đấu tranh chính nghĩa của chúng tôi được sự đồng tình và ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân thế giới, kể cả những tầng lớp rộng rãi trong nhân dân Mỹ.

Chính phủ Mỹ đã gây ra chiến tranh xâm lược Việt Nam thì con đường đưa đến hòa bình ở Việt Nam là Mỹ phải chấm dứt xâm lược. Chính phủ Mỹ phải chấm dứt vĩnh viễn và không điều kiện việc ném bom và mọi hành động khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; phải rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam; phải thừa nhận Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam; phải để nhân dân Việt Nam tự giải quyết công việc nội bộ của mình. Đó là nội dung cơ bản của lập trường 4 điểm của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, thể hiện những nguyên tắc và điều khoản chủ yếu của Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Việt Nam. Đó là cơ sở cho giải pháp chính trị đúng đắn về vấn đề Việt Nam.

Trong thư, Ngài có đề ý kiến Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ trực tiếp nói chuyện. Nếu Chính phủ Mỹ thật muốn nói chuyện thì trước hết Mỹ phải chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Chỉ sau khi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thì Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ mới có thể nói chuyện và bàn các vấn đề có liên quan đến hai bên.

Nhân dân Việt Nam quyết không khuất phục trước vũ lực và quyết không nói chuyện trước sự đe dọa của bom đạn.

Sự nghiệp của chúng tôi là chính nghĩa. Mong Chính phủ Mỹ hãy hành động hợp với lẽ phải.

   
Chào Ngài
Hồ Chí Minh

Gởi Ngài Lyndon B. Johnson
Tổng thống nước Mỹ


Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật
Gửi bởi: quansuvn trong 24 Tháng Tư, 2021, 10:35:46 am
IX. Lập trường 4 điểm của Việt Nam dân chủ cộng hòa

1. Xác nhận những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là hòa bình, độc lập, chủ quyền, thống nhứt và toàn vẹn lãnh thổ. Theo đúng Hiệp định Giơ-ne-vơ, chính phủ Mỹ phải rút quân đội, nhân viên quân sự và các loại vũ khí ra khỏi miền Nam Việt Nam; triệt để phá những căn cứ quân sự của Mỹ ở miền Nam, xóa bỏ "Liên minh quân sự với miền Nam". Chính phủ Mỹ phải đình chỉ hành động chiến tranh đối với miền Bắc, phải hoàn toàn chấm dứt mọi hành động xâm phạm lãnh thổ và chủ quyền của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

2. Trong lúc chờ đợi thực hiện hòa bình thống nhứt nước Việt Nam, trong lúc còn tạm thời chia làm hai miền, thì phải triệt để tôn trọng những điều khoản quân sự của Hiệp nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Việt Nam, như: hai miền đều không có liên minh quân sự với nước ngoài, không có căn cứ quân sự, quân đội và nhân viên quân sự nước ngoài trên đất mình.

3. Công việc miền Nam do nhân dân miền Nam tự giải quyết theo cương lĩnh chính trị của Mặt trận dân tộc giải phóng MNVN, không có sự can thiệp của nước ngoài.

4. Việc thực hiện hòa bình thống nhứt nước Việt Nam do nhân dân Việt Nam ở hai miền tự giải quyết, không có sự can thiệp của nước ngoài.
   

Đề nghị 3 điểm của Tổng thư ký Liên hợp quốc (Thant)

1. Ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam.

2. Giảm đáng kể các hoạt động quân sự của tất cả các bên ở miền Nam Việt Nam.

3. Phải có sự tham gia của Mặt trận dân tộc giải phóng trong bất cứ một việc giải quyết hòa bình nào.


Lập trường 14 điểm của Tổng thống Giôn-xơn:

1. Mỹ chấp nhận Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 và 1962 như là những cơ sở "đủ tốt" cho việc đàm phán.

2. Mỹ sẽ hoan nghênh một cuộc hội nghị về Đông Nam Á hoặc bất cứ một khu vực nào của châu Á.

3. Mỹ sẵn sàng tiến hành những cuộc đàm phán không điều kiện.

4. Mỹ sẵn sàng, nếu Hà Nội muốn, tiến hành các cuộc thảo luận không chính thức (informal) và không điều kiện.

5. Một cuộc ngưng bắn có thể là điểm đầu tiên của hội nghị hòa bình, hoặc bước chuẩn bị cho một hội nghị hòa bình, hoặc bước chuẩn bị cho một hội nghị như vậy.

6. Mỹ sẵn sàng thảo luận chương trình 4 điểm của miền Bắc Việt Nam.

7. Mỹ không muốn có căn cứ quân sự ở Đông Nam Á.

8. Mỹ không muốn sự có mặt về quân sự của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

9. Ủng hộ tuyển cử tự do.

10. Việc thống nhất hai nước Việt Nam có thể được quyết định bằng sự tự do quyết định của nhân dân hai nước.

11. Các nước Đông Nam Á có thể là không liên kết hoặc trung lập, Mỹ không muốn có đồng minh mới.

12. Mỹ sẵn sàng đóng góp 1 tỷ đô-la cho chương trình phát triển khu vực mà Bắc Việt Nam có thể tham gia.

13. Việt cộng sẽ không có khó khăn gì trong việc trình bày quan điểm của họ tại một hội nghị sau khi chiến sự chấm dứt.

14. Việc ném bom sẽ được chấm dứt nếu những gì xảy ra sau đó sẽ được công bố.


Thư của hai ông Ô-brắc và Mạc-cô-vích gởi cho Kít-xin-giơ tháng 11 năm 1967, có những đoạn sau đây:

... mục tiêu hạn chế tỏ ra là có thể đạt được sau những thảo luận tại cuộc họp của Pất-oát-sơ, thế mà, đến nay, mục tiêu đó vẫn chưa đạt được. Tại sao?

Bản thân chúng tôi khởi đầu đã phạm một sai lầm vì nghĩ rằng "sự chấm dứt không điều kiện việc ném bom" như chính phủ Hà Nội nói, là "một điều kiện" có thể thương lượng được - chí ít cũng có thể được hiểu theo một cách nào đó dưới ánh sáng của một lời chú giải tinh tế. Chúng tôi đã mất quá nhiều thì giờ mới hiểu được - và làm cho ông hiểu được - rằng điều đã được nói với chúng ta từ 25 tháng 7: không điều kiện có nghĩa là, theo tinh thần của những người đã trình bày nó - không có một điều kiện nào. Thí dụ: một thời hạn ngừng ném bom là một điều kiện; mong muốn rằng việc ngừng ném bom sẽ được tiếp theo bằng những cuộc nói chuyện có hiệu quả là một điều kiện được biểu thị bằng chữ có hiệu quả, v.v...

Chúng tôi nghĩ - và chúng tôi cần nói lên rõ ràng - rằng nhà cầm quyền của ông phạm sai lầm lớn nhứt, có lẽ sai lầm đó làm cho sự hoạt động của chúng tôi không đạt một kết quả nào, bằng việc liên tiếp ném bom chiếc cầu và thành phố Hà Nội ngày 15 tháng 8 và những ngày 21, 22, 23 tháng 8 trong khi, qua con đường của ông, ngày 17 tháng 8 chính phủ Mỹ yêu cầu chúng tôi chuyển thông điệp đã được thảo ra sau khi tôi từ Hà Nội trở về. Chúng tôi không có cách nào làm cho người Việt Nam hiểu rằng sự trùng hợp của hai sự tiến triển, sự leo thang mới và nghiêm trọng bằng việc ném bom đánh phá lần này thủ đô của họ và việc gởi một thông điệp tìm con đường thương lượng, là ngẫu nhiên. Và, thành thật mà nói, ông Hen-ri thân mến, thật khó mà tin như vậy, khi báo chí về phần họ, cũng như chúng ta về phần chúng ta, đều chỉ rõ rằng hai chuyến giao hàng đều do một người gởi - nếu ông cho phép tôi gọi người đứng đầu nước ông như thế!

Sau những sự can thiệp của ông, một khi Hà Nội được loại ra khỏi danh sách các mục tiêu ném bom - chúng tôi mong Hà Nội sẽ vĩnh viễn không bị ném bom nữa - thì những cuộc ném bom lại tăng cường đánh phá Hải Phòng, trong lúc chúng tôi và ông đang tìm cách xác định rõ thêm những con đường đưa tới thương lượng.

Không một thông điệp nào mà ông nhờ chúng tôi chuyển giao đã nói lên hiện tình của những cuộc ném bom mà chỉ những bình luận của ông mới nói đến mà thôi. Trái lại, những thông điệp nhận được của Hà Nội đều nói đến và nhấn mạnh sự trùng hợp đó.

... Thật vậy, những thông điệp mà chúng tôi chuyển có thể, hoặc là một sự mong muốn thành thật đi tơi thương lượng, hoặc là những tư liệu của một hồ sơ được chuẩn bị để đưa ra cho dư luận Mỹ.


Thư Mạc-cô-vích gởi Kít-xin-giơ đề ngày 15-12-1967

Phía Việt Nam: Chúng tôi được tiếp ở Hà Nội hồi tháng 7 và chúng tôi đã có được tất cả những cuộc tiếp xúc mong muốn trong hai tháng, cho đến giữa tháng 10. Với tiền lệ của vụ Ma-ri-gôn, việc chấp nhận những cuộc tiếp xúc là một cử chỉ thiện chí hiển nhiên, có ý nghĩa hơn là tôi đã nghĩ và tôi không thấy một biểu hiện nào khác có giá trị hơn. Nhiều lần, ông Mai Văn Bộ có nói với chúng tôi về trò hai mặt...

Phía Mỹ: ... Việc ông Mắc Na-ma-ra ra đi - nếu chúng tôi không hiểu nhầm - là một dấu hiệu chắc chắn của cuộc đấu tranh khuynh hướng và cũng nói lên sự chọn lựa của người có trách nhiệm chính. Trong bối cảnh như thế, ông phải có lý do vững chắc mới duy trì được chút hy vọng nào đó. Việc duy trì con đường tiếp xúc này trong hai tháng trời, trong những điều kiện như thế, đã làm tiêu tan mọi hy vọng của bên này cũng như bên kia. Nếu tôi được biết có vụ Ma-ri-gôn chắc là tôi đã từ chối tiếp tục từ cuối tháng 8.