Lịch sử Quân sự Việt Nam

Văn hoá - Thể thao - Giao lưu => Quán nước cổng doanh trại => Tác giả chủ đề:: chuongxedap trong 20 Tháng Mười Một, 2012, 09:18:29 am



Tiêu đề: Đọc, xem và suy nghĩ
Gửi bởi: chuongxedap trong 20 Tháng Mười Một, 2012, 09:18:29 am

Em lập chủ đề này mong các bác tham gia. Những gì cuộc sống xung quanh ta đang diễn ra có rất nhiều điều cần phải có một cái nhìn hợp lý, hoặc cần thiết cho mọi người nếu các bác cảm được, thấy được thì cùng góp vào đây ạ.

Em xin nổ phát súng đầu tiên, mong được các bác giúp sức:

Đây là một bài hát nổi tiếng nhưng ca sĩ đã không hiểu hoặc hiểu sai, hay có thể do vô ý mà làm sai ý nghĩa của nó:

Cỏ non Thành cổ (http://www.youtube.com/watch?v=iyyxYvy5jPM)

Đoạn lời hát “Bình minh Thành cổ, cỏ mềm theo gió đung đưa” thì được hát thành “Bình minh Thành cổ, cỏ mềm theo gió đong đưa”. “Đung đưa” bị hát thành “đong đưa”. Như vậy là sai to.

“Đung đưa”: động từ, nghĩa là chao đi, chao lại một cách nhẹ nhàng trong khoảng không. Còn “đong đưa”, bên cạnh vai trò một động từ, nghĩa là đưa qua, đảo lại, còn có nghĩa khác khi nó đóng vai trò tính từ, là: tráo trở, không thật thà (từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, 2005). “Tráo trở, không thật thà” thường được dùng khi chủ ngữ trong câu là người. Điều đáng chú ý là, trong bài hát “Cỏ non Thành cổ”, cỏ non đã được tác giả dùng để chỉ hình tượng của lớp người trẻ mới được sinh ra, nhằm gửi vào đó quan hệ đền ơn đáp nghĩa đối với lớp cha anh đã hi sinh vì hạnh phúc của quê hương Quảng Trị.

Trong trường hợp này, thiết nghĩ, không cần phải bàn nhiều về tác hại của sự nhầm lẫn đã xẩy ra. Cây cỏ non ở Thành cổ đung đưa theo gió trong buổi bình minh, hình ảnh chỉ sự trong trắng, ngây thơ, thánh thiện, bỗng dưng được áp nghĩa đong đưa, thành “đưa qua, đảo lại” như tàu lá, còn gợi cảm giác sự lẳng lơ (của đôi mắt) hay sự tráo trở, không thật thà (của lòng người). Thật là “Sai một li đi một dặm”.



Tiêu đề: Re: Đọc, xem và suy nghĩ
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 20 Tháng Mười Một, 2012, 10:17:09 am
Xin chào bác chủ nhà , tôi xin phụ họa theo bác , mà bình loạn chút xíu : Đúng là có sự nhầm lẫn khi dùng Tính  từ Đong đưa thay vì phải dùng động từ Đung đưa . Thật là một sự thiếu cẩn trọng , nếu không nói là cẩu thả trong việc viết lời cho một ca khúc. Nhất là một ca khúc chính trị .
Tôi có nhận xét khách quan rằng : các ca khúc lãng mạn thời Tiền chiến hiếm khi mắc lỗi về CA Từ . Các Nhạc sỹ   như  : Văn Cao , Hoàng Trọng, Hoàng Qúy   , Trần Hoàn, Trần thiện Thanh  v.v... Rất chau chuốt  từng câu từng chữ ( theo giới chuyên môn thì họ gọi là dùng từ  rất đắt " Điều đó cho thấy Những người Văn nghệ sỹ Trí thức ngày trước rất Tôn trọng Khán giả  và rất tôn trọng Đồng nghiệp.
Kính.,


Tiêu đề: Re: Đọc, xem và suy nghĩ
Gửi bởi: Quocngoaicu trong 20 Tháng Mười Một, 2012, 11:43:24 am
Trong trang ta cũng có bài nói về bài hát này và dùng từ "đung đưa".
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,8013.msg125326.html#msg125326

Ca sĩ Lệ Thu hát là Đong đưa theo như chỗ link của bác chủ dẫn

Mà ở chỗ này ca sĩ Nhã Phương (hay là Bảo Yến nhỉ ?) lại hát là Đung Đưa
http://www.youtube.com/watch?v=LQ4zY0tiUXQ


Tiêu đề: Re: Đọc, xem và suy nghĩ
Gửi bởi: tuanb5 trong 20 Tháng Mười Một, 2012, 02:24:44 pm

Một lần nghe ca sĩ Trung Đức hát bài "Trường sơn đông Trường sơn tây", tôi thất vọng khi ca sĩ sửa lại: "Cái gạt nước xua tan nỗi nhớ".
Trong khi nguyên bản là"Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ"

Theo tôi, để như cũ hay hơn nhiều.
Bởi xua tan thì nó sẽ hết, sẽ chẳng còn nhớ nhung gì nữa.
Còn xua đi, nó sống động hơn. Cố xua đi nhưng nó vẫn quay về, rồi lại xua đi...Cứ thế, như chiếc cần gạt nước trước mặt vậy.
Vì thế ca từ vừa thực tế, vừa có sức ám ảnh lớn trong lòng người nghe.


Tiêu đề: Re: Đọc, xem và suy nghĩ
Gửi bởi: chuongxedap trong 20 Tháng Mười Một, 2012, 03:33:48 pm
Xin chào bác chủ nhà , tôi xin phụ họa theo bác , mà bình loạn chút xíu : Đúng là có sự nhầm lẫn khi dùng Tính  từ Đong đưa thay vì phải dùng động từ Đung đưa . Thật là một sự thiếu cẩn trọng , nếu không nói là cẩu thả trong việc viết lời cho một ca khúc. Nhất là một ca khúc chính trị .
Tôi có nhận xét khách quan rằng : các ca khúc lãng mạn thời Tiền chiến hiếm khi mắc lỗi về CA Từ . Các Nhạc sỹ   như  : Văn Cao , Hoàng Trọng, Hoàng Qúy   , Trần Hoàn, Trần thiện Thanh  v.v... Rất chau chuốt  từng câu từng chữ ( theo giới chuyên môn thì họ gọi là dùng từ  rất đắt " Điều đó cho thấy Những người Văn nghệ sỹ Trí thức ngày trước rất Tôn trọng Khán giả  và rất tôn trọng Đồng nghiệp.
Kính.,

Cảm ơn các bác đã ủng hộ.

Nhưng ở đây không phải nhạc sĩ viết lời chưa chuẩn mà là ca sĩ hát không đúng lời bác ạ.

Tiện đây em gửi các bác bài viết này, may ra trong cuộc sống hàng ngày ta gặp tình huống như vậy thì biết để xử lý cho tốt ạ:

Bạn chỉ tốn vài phút để đọc mấy điều đơn giản dưới đây, mà có thể cứu được mạng người...

Tai biến mạch máu não xin nhớ ba chữ: C.N.G.

Bạn chỉ tốn vài phút để đọc mấy điều đơn giản dưới đây, mà có thể cứu được mạng người.

Một chuyên viên điều trị nói rằng: nếu ông ta có thể đến với nạn nhân Tai biến mạch máu não trong vòng 3 tiếng đồng hồ, ông ta có thể hoàn toàn đảo ngược ảnh hưởng cuả tai biến…

NHẬN DIỆN - TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Trong bữa tiệc BBQ, một người bạn bị mất thăng bằng suýt ngã, bà ta trấn an mọi người là bà không sao cả, chỉ bị trượt trên gạch và đôi giày mới… Vài người đã giúp phủi bụi cho bà (thay vi kêu xe cứu thương) và làm cho bà một đĩa thức ăn mới. Bà Ingrid tiếp tục cuộc vui cùng bạn bè cho đến hết buổi chiều.

Mọi người mới về đến nhà, thì nhận được điên thoại cuả chồng bà Ingrid, báo tin là vợ ông đã đuợc đưa vào bệnh viện lúc 6 giờ chiều, và đã qua đờí vì Tai biến mạch máu não trong bữa tiệc BBQ. Nếu có người biết cách nhận ra triệu chứng Tai biến mạch máu não, có lẽ bà Ingrid có thể vẫn còn sống với chúng ta hôm nay.

XÁC ĐỊNH - TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Hệ thần kinh não bộ cuả nạn nhân Tai biến mạch máu não, có thể bị tàn phá nhanh chóng và kinh khủng, khi những người chung quanh không phát hiện ra được các triệu chứng cuả Tai biến mạch máu não. Thực ra, một người bàng quang có thể nhận diện được Tai biến mạch máu não, bằng cách hỏi nạn nhân ba câu đơn giản:

C. N. G.
- C. Yêu cầu người đó Cười
- N. Yêu cầu người đó Nói
- G. Yêu cầu người đó Giơ tay lên


Nếu người đó bị trở ngại bất cứ điều nào kể trên, bạn hãy gọi xe cấp cứu ngay tức khắc.

Ghi chú: Còn một dấu hiệu khác về Tai biến mạch máu não là Lưỡi của nạn nhân bị Cong, hoặc bị Ngả về một bên. Đó cũng là triệu chứng cuả Tai biến mạch máu não.

Chỉ với một cây kim, ta có thể cứu được mạng người.

Kính thưa quí vị, có thể quí vị đã có đọc những dòng chữ này rồi, nhưng chúng tôi muốn trích dịch ra tiếng Việt Nam và phổ biến rộng rãi, trong hy vọng có thể cứu được mạng người trong cơn nguy cấp, khi chờ đợi được các chuyên viên Y-tế săn sóc.

Chỉ cần một ống tiêm thuốc (loại dùng xong rồi phế thải, bằng nhựa), hoặc một cây kim may, là chúng ta có thể cứu mạng một bệnh nhân đang bị chứng tai biến mạch máu não (stroke). Việc cứu chữa thật đơn giản và dễ dàng một cách lạ lùng, nhưng có thể mang đến những kết quả cũng không kém lạ lùng và hữu hiệu. Chúng ta chỉ cần một phút để đọc tài liệu này, và các điều ghi trong tài liệu quả là những hướng dẫn tuyệt vời.

Xin quí vị ghi nhớ hoặc lưu giữ tài liệu này để sẵn sàng áp dụng, vì biết đâu, một ngày nào đó, quí vị sẽ dùng đến để cứu sống mạng người.

Cô Irene Liu kể chuyện: “Cha tôi bị tê liệt và chết sau đó vì ông là nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu não. Ước chi tôi biết được thủ thuật này từ trước. Khi tai biến mạch máu não xảy ra, tất cả những tia huyết quản nhỏ trong não bộ sẽ từ từ vỡ ra sau đó.”

Khi có bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, chúng ta phải giữ bình tĩnh, đứng cuống quít. Điều quan trọng nhất là ĐỪNG BAO GIỜ DI CHUYỂN NẠN NHÂN, bất kỳ là họ đang bị nạn ở đâu. Vì nếu nạn nhân bị di chuyển, các tia huyết quản trong não bộ sẽ vỡ ra. Từ từ giúp bệnh nhân ngồi thẳng dậy, và chúng ta có thể bắt đầu công việc “rút máu”.

Nếu quí vị có sẵn một ống tiêm thuốc, thì tốt nhất, nếu không thì một cây kim may, hay một cây kim gúc, cũng có thể giúp chúng ta được.

1- Trước hết, chúng ta hảy hơ nóng kim bằng lửa (bật lửa, đèn nến) để sát trùng, rồi dùng kim để chích trên mười đầu ngón tay.

2- Chúng ta không cần tìm một huyệt đặc biệt nào cả, chỉ cần chích vào đầu ngón tay, cách móng tay độ một ly (milimetre).

3- Chích kim vào cho đến khi có máu rỉ ra.

4- Nếu máu không chảy, nên nặn đầu ngón tay cho đến khi thấy máu nhỏ giọt.

5- Khi máu đã chảy từ cả mười đầu ngón tay, thì chờ vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh dậy.

6- Nếu mồm bệnh nhân bị méo, thì chúng ta phải nắm hai (lổ) tai của bệnh nhân kéo mạnh, cho đến khi hai tai đều ửng màu đỏ.

7- Châm vào dái tai (ear lobe) hai mũi mỗi bên cho đến khi máu nhỏ giọt từ mỗi dái tai. Sau vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh lại. Chúng ta hãy kiên tâm chờ cho đến khi bệnh nhân hoàn toàn hồi tỉnh và không có một triệu chứng nào khác thường mới mang bệnh nhân đến bệnh viện.

Vì nếu nạn nhân được chuyên chở vào bệnh viện sớm hơn. Có thể những dằn sóc của xe cứu thương sẽ làm cho các mao quản (capillaries) trong não bộ bị vỡ ra. Nếu sau khi đó mà họ còn có thể đi đứng được, thì đúng là do phúc đức của tổ tiên họ.

Cô Liu nói tiếp: “Tôi học cách cứu chữa qua cách làm xuất huyết này từ một Đông y tên Hà Bảo Định (Ha Bu-Ting). Ngoài ra, tôi còn có cơ hội áp dụng phương pháp này nữa. Vì thế nên tôi khẳng định là phương pháp hữu hiệu 100%. Năm 1979, tôi đang dạy tại Đai học Fung-Gaap tại Đài Trung. Một buổi trưa nọ, tôi đang giảng bài trong lớp, thì một giáo sư khác chạy sổ vào lớp học của tôi, vừa thở vừa nói ‘Cô Liu, đến gấp dùm, ông Giám sự của chúng ta đang bị tai biến mạch máu não'.

Tôi chạy lên lầu 3 ngay tức thì và thấy ông Giám sự của chúng tôi là Trần Phúc Tiên, mặt mày nhợt nhạt, tiếng nói ngọng nghịu, và mồm thì méo xệch qua một bên, ông hội đủ tất cả những triệu chứng của một người đang bị tai biến mạch máu não. Tôi bảo một người sinh viên đang thực tập tại Đại học, đến Dược phòng bên ngoài mua cho tôi một ống tiêm, và dùng kim tiêm để châm đầu mười ngón tay của ông Trần, cho đến khi mỗi đầu ngón tay có một giọt máu cỡ hạt đậu. Sau vài phút, mặt ông Trần đã nhuận sắc trở lại, và mắt ông cũng đã bắt đầu có thần. Nhưng mồm ông thì vẫn méo, nên tôi kéo hai tai ông cho đến khi hai tai đều đỏ vì máu đọng, rồi châm vào mỗi bên dái tai hai mũi để hai giọt máu tươm ra.

Khi hai giọt máu hai bên dái tai được rỉ ra, một phép lạ đã xảy ra. Chỉ nội trong vòng từ 3 đến 5 phút, mồm ông ta đã từ từ trở lại hình dạng nguyên thủy, và tiếng nói của ông cũng trở lại bình thường. Chúng tôi để ông nghỉ ngơi một lúc, rồi rót cho ông một tách nước trà nóng rồi đưa ông đi đến bệnh viện Ngụy Hoa gần đó. Ông nghỉ ngơi tại bệnh viện một đêm, rồi hôm sau lại trở về nhiệm sở làm việc. Sau đó, mọi việc đều bình thường. Ông không có triệu chứng nào nguy hại sau đó. Trái lại, các nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu não thường khó trở lại bình thường, vì các tia máu trong não bộ bị vỡ trong khi xe cứu thương di chuyển họ đến bệnh viện. Kết quả là không thể làm cho họ vãn hồi lại trạng thái cũ.”

Theo các thống kê, thì hiện nay, bệnh tai biến mạch máu não là nguyên nhân giết chết người ta hàng thứ nhì. Những người may mắn thì có thể sống còn, nhưng phải mang tật nguyền suốt đời. Đó là một tai họa khủng khiếp có thể xảy đến cho một cá nhân. Nếu chúng ta có thể ghi nhớ phương pháp cho xuất huyết trên đây, để có thể giúp đỡ những nạn nhân của căn bệnh quái ác này, để áp dụng tức thời trên nạn nhân, thì chỉ trong một thời gian ngắn, bệnh nhân sẽ tỉnh lại và được phục hồi 100%.

Chúng tôi hy vọng là quí vị có thể phổ biến tài liệu này để bệnh tai biến mạch máu não không còn là một căn bệnh giết người như hiện nay nữa.



Tiêu đề: Re: Đọc, xem và suy nghĩ
Gửi bởi: behienQYV7C trong 20 Tháng Mười Một, 2012, 03:55:38 pm
Anh chuongxedap , bài đăng của anh thật hữu ích , nhất là cho các CCB , BH sẽ xem xét kỹ vấn đề này để có thể giúp mọi người , cám ơn anh :D .



Tiêu đề: Re: Đọc, xem và suy nghĩ
Gửi bởi: cb479 trong 20 Tháng Mười Một, 2012, 04:02:58 pm
Bài này hay thật..hy vọng là nó đúng..khi thử nghiệm trên người thật ..nếu có dịp..tôi cũng thữ ra tay làm lang băm cứu người .


Tiêu đề: Re: Đọc, xem và suy nghĩ
Gửi bởi: DinhLongGiang trong 20 Tháng Mười Một, 2012, 04:13:56 pm

Một lần nghe ca sĩ Trung Đức hát bài "Trường sơn đông Trường sơn tây", tôi thất vọng khi ca sĩ sửa lại: "Cái gạt nước xua tan nỗi nhớ".
Trong khi nguyên bản là"Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ"

Theo tôi, để như cũ hay hơn nhiều.
Bởi xua tan thì nó sẽ hết, sẽ chẳng còn nhớ nhung gì nữa.
Còn xua đi, nó sống động hơn. Cố xua đi nhưng nó vẫn quay về, rồi lại xua đi...Cứ thế, như chiếc cần gạt nước trước mặt vậy.
Vì thế ca từ vừa thực tế, vừa có sức ám ảnh lớn trong lòng người nghe.

       Em xin chào bác chủ nhà và các bác ! Em thấy bác chủ mở topic này thật là hay. Bởi vì có rất nhiều những điều mắt thấy, tai nghe trong cuộc sống hiện tại, không khỏi khiến ta cảm thấy áy náy, phiền lòng... Nếu không có chỗ xả chắc anh em ta sẽ bị strert mất.
       Về bài của bác Tuanb5. Em hoàn toàn nhất trí với bác. Bởi nỗi nhớ là một trạng thái tình cảm của con người, không ai là không có. Đối với người lính nơi chiến trường thì nỗi nhớ lại càng đong đầy trong mỗi người: Nỗi nhớ nhà, nhớ người thân, nhớ người yêu, nhớ quê hương..nhớ cả những nơi mình đã từng sống, từng đi qua trên chặng đường hành quân ra trận..v.v..Nỗi nhớ ấy ngày một nhiều thêm theo năm tháng trong lòng người lính. Chính những nỗi nhớ ấy đã làm cho người lính thêm mạnh mẽ, thêm quyết tâm vững chí hơn để đạp bằng mọi gian khổ, hy sinh, để vững tin thẳng tiến về phía trước với một niềm lạc quan yêu đời, tin tưởng vào thắng lợi ngày mai, với sự cảm nhận: " Đường ra trận mùa này đẹp lắm.."Nếu như có một sự tác động phũ phàng nào đó làm tan đi nỗi nhớ ấy, thì người lính sẽ cảm thấy hụt hẫng...Vì vậy, em thấy nhà Thơ Phạm Tiến Duật đã dùng câu " Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ " là rất hay. Vì theo ý hiểu của em thì hình ảnh " cái gạt nước" ở đây không chỉ đơn thuần là một bộ phận nhỏ trên kính xe, dùng để gạt nước mỗi khi trời mưa. Mà nó như là lời nhắc nhở của đất nước, của đồng đội, của người thân...Rằng sau lưng anh, ở trên xe là nhiệm vụ hết sức nặng nề, là cả một sự trông đợi của đồng đội, của đồng bào ở phía trước. Bởi trên xe là vũ khí, khí tài, lương thực, thực phẩm, thuốc men, là những người đồng đội.v.v...để chi viện cho chiến trường. Vì vậy, đối với người chiến sỹ khi đã ngồi trên xe không được phép lơ là, mà phải tạm gạt đi những nỗi niềm riêng tư của mình trong lúc đang trên đường ra trận... ( như bác Tuanb5 đã nói ở trên ). Có như vậy thì người lính mới thấy nhẹ nhõm, thư thái khi ra trận, chứ không bị nỗi ám ảnh riêng tư làm cho mất hết ý chí...
            Nếu dùng từ " xua tan nỗi nhớ " thì em có cảm giác như chiếc xe và người ngồi trên xe bị một quả bom tấn nổ rất gần. R...ầm! Mọi thứ đều tan hết. Nếu như vậy thì làm sao có câu : " Đường ra trận mùa này đẹp lắm" được các bác nhỉ?!
           Vài lời trao đổi cảm nghĩ cùng các bác. Nếu có gì không đúng, mong các bác suy xét.


Tiêu đề: Re: Đọc, xem và suy nghĩ
Gửi bởi: huonghn76 trong 20 Tháng Mười Một, 2012, 04:45:45 pm
             Các bác ạ .Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ .Cả ý và từ đều rất chỉnh .Xua đi ở đây nó chỉ là hình thái gạt ra.hay là gạt sang một bên, nó vẫn tồn tại .Và nỗi nhớ ở đây có thể là nhớ quê nhà ,nhớ người yêu nhớ về những kỷ niệm đẹp .Nó thanh cao nó đẹp đẽ trong tâm hồn người lính ...Còn xua tan làm ta có cảm giác nó biến mất .Có một câu của một nhà thơ Chế Lan Viên "  Xua tan những đám mây mù che phủ ,Cuộc đời ta bỗng chốc hóa thiên đường "  Gợi cho ta một sự mất mát tan biến .


Tiêu đề: Re: Đọc, xem và suy nghĩ
Gửi bởi: behienQYV7C trong 20 Tháng Mười Một, 2012, 07:13:54 pm
Bài này hay thật..hy vọng là nó đúng..khi thử nghiệm trên người thật ..nếu có dịp..tôi cũng thữ ra tay làm lang băm cứu người .

Ngày xưa BH đi học Q thầy giáo cũng có dạy khi bệnh nhân ngất cũng dùng kim châm 10 đầu ngón tay hoặc bấm huyệt nhân trung .



Tiêu đề: Re: Đọc, xem và suy nghĩ
Gửi bởi: quân y 103 trong 21 Tháng Mười Một, 2012, 10:12:39 am
Tôi cũng đọc được bài Người mang phép lạ cứu những bệnh nhân đột quỵ
tôi coppy lại các bác cùng đọc .


Kinh tế
Người mang “phép lạ” cứu những bệnh nhân “đột quỵ”
QĐND - Thứ Tư, 23/06/2010, 10:4 (GMT+7)

Ở Việt Nam, nhắc đến bệnh đột quỵ, giới y học gần như ai cũng biết Phó giáo sư Nguyễn Văn Thông. Ông không chỉ là “khắc tinh” của căn bệnh vô cùng khó chữa này mà còn là người có công tiên phong sáng lập Trung tâm Đột quỵ não thuộc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108...

Bác sĩ thú y “hụt”

Đã có hơn 8.000 người được Phó giáo sư, bác sĩ Nguyễn Văn Thông chữa trị, phục hồi căn bệnh quái ác này trong 8 năm qua. Lật giở những bức thư người bệnh gửi lại sau khi xuất viện, tôi được thấy những dòng: “Phó giáo sư là người mang phép lạ”, “người đã hồi sinh cuộc đời tôi”, “anh chính là niềm hy vọng cuối cùng”, v.v..

Hồi còn nhỏ, nhà có tới 8 anh em, anh từng phải lao động vất vả và gắn bó với nhiều vùng nông thôn bởi những năm sơ tán đi học xa nhà. Năm 1967, anh thi đỗ vào Đại học Nông nghiệp 1, chuyên ngành… thú y. Mùa thu năm 1971, theo tiếng gọi chiến trường, anh và nhiều bạn sinh viên viết đơn tình nguyện vào bộ đội. Đường chín Nam Lào, chiến trường Lào là nơi thử lửa, anh trở thành chiến sĩ pháo binh Sư đoàn 351. Năm 1975, anh được về Trường Sĩ quan Pháo binh ôn văn hóa để đi học nước ngoài thì đất nước hoàn toàn giải phóng. Anh được lệnh về Học viện Quân y, chuyển sang đào tạo bác sĩ đa khoa.

Tốt nghiệp Học viện Quân y, bước chân người bác sĩ trẻ lại in dấu khắp nẻo biển đảo Cam Ranh và biên giới Cam-pu-chia với vai trò là Chủ nhiệm Quân y của Trung đoàn 72.

Năm 1985, khi Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 có chủ trương chọn những cán bộ giỏi trong toàn quân để xây dựng và phát triển bệnh viện, anh được trên điều về làm bác sĩ tại Khoa Thần kinh của bệnh viện.

Bỏ tiền túi “tầm sư học đạo”

Năm 1994, qua người vợ công tác ở Phi-líp-pin, anh biết ở nước bạn, giới y học đã có nhiều đột phá vào các bệnh thần kinh và não. Anh mạnh dạn báo cáo cấp trên, xin được ra nước ngoài học bằng kinh phí tự túc. Lúc bấy giờ, hiếm ai dám bỏ tiền túi để ra nước ngoài học như anh. Tuy nhiên, lựa chọn ấy đã cho anh những kiến thức mới vô cùng quý giá. Trở về nước, anh được bổ nhiệm làm Phó chủ nhiệm Khoa Thần kinh và những ý tưởng mới về chữa trị các bệnh thần kinh, về não tiếp tục được chắp cánh.

Năm 1998, anh được American Academy of Neorology (Mỹ) - viện nghiên cứu hàng đầu thế giới về đột quỵ não mời sang nghiên cứu. Tại đây, anh đã tiếp nhận sâu sắc hơn về mô hình điều trị căn bệnh này ở Mỹ, nơi mà nền y học đã đi trước thế giới. Ý tưởng xây dựng một trung tâm chữa trị đột quỵ não ở Việt Nam đã lóe lên trong anh. Năm 2001, anh đề xuất ý tưởng thành lập Trung tâm, được cấp trên ủng hộ. Ngày 21-5-2002, Trung tâm Đột quỵ não thuộc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 được thành lập.

Người khởi tạo một “mũi nhọn”

“Những ngày đầu, đội ngũ y bác sĩ chưa qua đào tạo chuyên biệt, chúng tôi phải cầm tay chỉ việc, vừa làm vừa học” – anh nhớ lại. Vốn kiến thức học từ Mỹ là quý giá, nhưng không thể bê nguyên xi vào Việt Nam, khi mà mức đầu tư chưa bằng 1/3 nước ngoài. Điều kiện khí hậu, thời tiết, lao động, sinh hoạt của người Việt Nam không giống ở các nước khác. Phải làm sao tìm ra mô hình chữa trị phù hợp nhất? Anh ngày đêm miệt mài tự đọc sách, tự nghiên cứu, tìm tòi cả kim cổ, Đông – Tây. Chỉ riêng sáng kiến của anh trong kết hợp với Khoa Can thiệp mạch đã cứu sống nhiều bệnh nhân hiểm nghèo trước đây phải nằm ở Khoa Hồi sức hoặc phải chuyển đi các bệnh viện lớn khác. Anh còn tìm tòi, kết hợp giữa y học hiện đại và cổ truyền để chữa trị đột quỵ. Có lúc, anh lặn lội sang tận Trung Quốc, kết hợp với Bệnh viện Quảng Châu nghiên cứu, áp dụng bài thuốc Hoa Đà tái tạo hoàn khá hiệu quả. Lại có khi, anh ngược xuôi lên núi rừng Tây Bắc, đi tìm những phương thuốc cổ truyền dân tộc…

Hôm tôi đến Trung tâm, chiều đã muộn nhưng anh vẫn đăm chiêu bên những giường bệnh. Một quang cảnh ảm đạm bày ra trước mắt. Tất cả người bệnh đều thiêm thiếp, các ống thở, truyền nước cắm khắp cơ thể. Máy điện tâm đồ, huyết áp luôn chạy “nóng”. Những gương mặt người nhà đăm chiêu lo lắng phía ngoài. Anh Nguyễn Văn Nam, quê ở xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, người nhà một bệnh nhân xúc động nói: “Hiếm có bác sĩ khoa nào vất vả như nơi đây. Bệnh nhân vào viện đều “đột ngột ngã quỵ”, bị tai biến, nằm liệt và tiểu tiện, đại tiện tại giường. Các y bác sĩ đều phải trực 2-3 ca mỗi ngày. Riêng anh Thông thì ngày nào cũng có mặt 18-24 giờ”. TS Nguyễn Hoàng Ngọc, Phó giám đốc Trung tâm kể: “Từ khi thành lập Trung tâm đến nay, anh Thông chưa bao giờ nghỉ phép. Xã hội càng phát triển, người bệnh đột quỵ càng tăng. Mới ngày nào trung tâm chỉ có 10 giường bệnh, giờ đã lên 50 giường bệnh với hơn 1.000 bệnh nhân mỗi năm. Tỷ lệ bệnh nhân tử vong luôn ở mức dưới 5%, giảm thiểu tối đa sự tàn phế, nhanh chóng giúp họ trở lại cộng đồng”.

Cách chẩn đoán, điều trị sớm bệnh đột quỵ của anh đã thành “mô hình chuẩn” được hàng chục bệnh viện trong cả nước đến học tập. Đã có hàng trăm y bác sĩ ở nhiều bệnh viện được anh bồi dưỡng về điều trị đột quỵ. Tháng 10 tới, anh sẽ tiếp tục thực hiện cuộc tập huấn quy mô toàn quân và toàn quốc…

Với những cống hiến ấy, Phó giáo sư Nguyễn Văn Thông đã hai lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quân, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
Bài và ảnh: QUỐC KHÁNH


Tiêu đề: Re: Đọc, xem và suy nghĩ
Gửi bởi: chuongxedap trong 10 Tháng Giêng, 2013, 02:32:07 pm
Lời cảnh báo từ “Lục bát mộng mơ” - Các ông bố bà mẹ ơi, hãy để tuối thơ của con trẻ được yên bình


Là đồng đội, đồng nghiệp, anh em chơi với nhau hơn 30 năm nay, tôi hiểu những mối tình của Trần Hoàng. Không yêu thì thôi, đã yêu thì đắm say đến mù quáng, như cách nói của nhà thơ Hồng Thanh Quang “Nếu hạnh phúc cho nhau/ Luật trời ta cũng sửa”. Yêu nhau, say đắm nhiều, cuối cùng, con thuyền Trần Hoàng cũng có bến đậu cách đây hơn 15 năm. Anh yêu T.L bằng chính trái tim đam mê, say đắm, bất luận những lời gièm pha, khen chê. Hai ái nữ Trần Tố Hảo và Trần Tố Hiền là kết quả của tình yêu say đắm đó. Đùng một cái, một ngày nọ, anh gọi điện thông báo, chúng em chia tay rồi, bác ạ. Tôi thực sự bất ngờ, tuy chuyện đại loại như thế trên đời này không phải ít, không phải bất ngờ, nhất là thời buổi kinh tế thị trường, thuận mua, vừa bán này. Hằng ngày, không biết có bao nhiêu cặp gia đình mang nhau ra tòa ly dị. Tôi cứ nghĩ, giống như các cặp tan vỡ khác, vài bữa, chàng và nàng lại trình làng nhân sự mới. Nhưng không phải thế, chia tay vợ gần chục năm nay, Trần Hoàng vẫn sống đơn chiếc, cảnh gà trống nuôi con, bên hai con gái thân yêu và bé bỏng của mình. Là một nhà báo quân đội xông xáo một thời, anh chuyển sang làm thơ, viết văn. Trần Hoàng đã cho ra đời 5 tập truyện, ký và thơ. Nhưng cái làm tôi bất ngờ không phải những tập sách ấy mà chính là sách của Trần Tố Hảo, con gái đầu của anh, năm nay vừa bước sang tuổi 14.

Tôi biết Trần Tố Hảo từ thuở ấu thơ với những vần thơ hồn nhiên của em. Nhưng khi đọc những bài thơ của Hảo trong tập “Lục bát mộng mơ” (NXB Thanh niên – 2012), tôi không sao cầm lòng được. Thực sự, từ khi bố mẹ em chia tay, thơ của Hảo đã không còn vẻ hồn nhiên, mộng mơ nữa. Có phải thời gian phản bội tôi/ Bắt tôi phải lớn, sớm vào đời/ Rời chốn thần kỳ đầy ảo mộng/ Để chịu cảnh gió mưa rơi (Tuổi thơ tôi). Dù sống trong cảnh gà trống nuôi con, nhưng tôi biết, bố Trần Hoàng, ông bà nội và những người thân yêu của Hảo không để các em phải sống thiếu thốn về vật chất. Nhưng cái vật chất ấy, dù có đầy đủ đến đâu cũng không thể nào lấp hết khoảng trống gió mưa rơi trong lòng em, khi gia đình tan vỡ. 48 bài thơ trong “Lục bát mộng mơ”, hầu như bài nào cũng có bóng dáng cha và mẹ của Trần Tố Hảo. Kể về gia đình em, thời sum họp, Hảo viết: Ngày xưa sung sướng tuyệt vời/ Cả cha lẫn mẹ vui cười bên em (Tự hỏi). Đặc biệt khi viết về cha, giọng thơ Trần Tố Hảo trở nên da diết, tràn ngập yêu thương: Em nghe có một vòng tay/ Đó là tay bố đêm ngày nhớ con (Mưa xuân). Bố ngồi âu yếm nhìn con/ Khi con còn bố, con còn xuân sang (Chợt thức). Cả đời cha chỉ thiết tha/ Con khôn, con lớn như là ước mong (Mưa ngâu)…

Nhưng cú sét lớn đến với cuộc đời em, có một ngày: Bỗng dưng nhà cửa tối đen/ Mẹ đi đường mẹ, cha tìm đường cha/ Nhớ hôm đi dự phiên tòa/ Người ta cứ hỏi, em là của ai? (Tự hỏi). Một bé gái xinh xắn, học giỏi toàn diện, biết vẽ và làm thơ của Trường chuyên Trần Đại Nghĩa (Tp Hồ Chí Minh) đang hồn nhiên, mộng mơ mà bây giờ là của ai (?) đã bị thời gian phản bội như thế đấy. Và, đó cũng là sợi chỉ xám xuyên suốt “Lục bát mộng mơ”. Nỗi đau tan nát gia đình được Trần Tố Hảo giãi bày trong “Lục bát mộng mơ” cứ xót xa, đằng đẵng. Có lúc em ước mà như trách bố mẹ: Ước gì bố mẹ đừng yêu/ Để không phải có một chiều chia tay/ Con buồn mà mẹ chẳng hay/ Say cơn gió chướng thoảng bay qua cầu (Ước). Ở bên cha, em luôn nhớ về mẹ: Xuân này ăn Tết cùng cha/ Chợt nhớ tới mẹ lòng da diết buồn (Nhớ mẹ). Mẹ ơi, ăn Tết vui không? Con ôm chặt bố, lòng trông mẹ hiền… Và rồi, em ước có những ông tiên, bà tiên để cứu gia đình em: Đêm dài bỗng hiện bà tiên/ Cho con chan nỗi ưu phiền hôm nay (Gởi mẹ). Nhìn cảnh cha còm cõi, khắc khoải, Hảo viết: Ông tiên không có bà tiên/ Ông trời không vợ hiền trăm năm (Tự ngẫm). Rồi, dù còn nhỏ, không thể nào thay mẹ chăm sóc cha được, nhất là khi vì buồn phiền cha uống rượu say, em vẫn ước ao: Con mong có một ông trời/ Gom đi hết rượu cho đời bớt say/ Để con sống trọn đời này/ Ung dung có bố tháng ngày bên con (Mong bố đừng uống rượu). Đến khi không ngăn được bố nữa, em đành: Bố say, bố cứ việc say/ Đừng đem cay đắng xới cày tim con/ Bên trời mép lá còn non/ Đừng đem khô héo sống còn cùng ai (Bố khuyên bớt làm thơ)…

Thoáng nhận ra có điều gì đó khác thường, như là bố có ý định đi bước nữa – dẫu đó cũng là lẽ thường, Trần Tố Hảo vẫn cảm thấy nhói tim, nỗi đau như nhân lên. Hảo tâm sự với bố như em đã là một người từng trải, thực sự trưởng thành: Bố ơi, trong cõi người ta/ Càng say mê lắm, càng va vấp nhiều/ Sao bằng hai đứa con yêu/ Dù chơi, dù học sớm chiều, bên cha (Giữ bố). Chưa hết, em chất vấn bố: Bố rằng, bố mãi yêu con/ Nhưng bên vợ mới, bố còn như xưa? (Ngại mẹ kế)…

Có lẽ vậy mà Trần Hoàng không nỡ đi bước nữa. Tôi nghĩ thế.

Gấp tập “Lục bát mộng mơ” lại, tôi vẫn nghe văng vẳng đâu đây tiếng gọi chới với của một bé gái. Tiếng kêu trách đời, trách người thật quá sớm với sự trong trắng và hồn nhiên như lứa tuổi của em. Tôi không có ý xâm phạm đời tư của người khác. Việc các gia đình xẻ đàn tan nghé đều có nguyên do của nó. Nhưng rõ ràng, qua thơ của Trần Tố Hảo, ta thấy rõ trách nhiệm của người lớn. Những câu thơ thật xót xa, như thông điệp cảnh báo chúng ta – những người làm cha, làm mẹ. Rằng, trong cõi người ta, càng say mê lắm, càng va vấp nhiều. Điều quan trọng, chúng ta phải biết vượt qua, biết hy sinh để giữ gìn mái ấm gia đình, để thời gian không phản bội, không bắt trẻ thơ Rời chốn thần kỳ đầy ảo mộng/ Để chịu cảnh gió mưa rơi…


Tiêu đề: Re: Đọc, xem và suy nghĩ
Gửi bởi: tuanb5 trong 18 Tháng Giêng, 2013, 10:40:30 pm


Mai đám cưới bố rồi!
 
Vào dịp 1-6-1992 cuộc thi thơ văn về quyền trẻ em do Viện Khoa học giáo dục Việt Nam tổ chức, có trên 1.200 tác phẩm gồm hơn một ngàn tác giả tham dự. Nhiều em thiếu nhi cũng gửi tác phẩm dự thi, trong đó có em Đinh Thu Hiền, 16 tuổi, học sinh lớp 10 văn, trường PTTH năng khiếu tỉnh Hải Dương (nay chị là Thư ký toà soạn tạp chí Thế giới mới) được giải Khuyến khích với bài “Mai đám cưới bố rồi”.

“Mai đám cưới bố rồi con có nên dự không”
Con tự hỏi như thế!
Vợ của bố con gọi bằng gì nhỉ?
Bằng mẹ ư? Con có mẹ đấy thôi?
Mai đám cưới bố rồi: Con nên khóc hay vui?
Bởi bố cười, còn mẹ con buồn lắm!
Con muốn hỏi, nhưng con không dám
Mai đám cưới bố rồi! Mẹ có đến dự không?”
 
Nội dung bài thơ, chừng ấy câu chữ: Gồm 8 dòng hai đoạn, 67 từ nói lên một thực trạng buồn. Tình cảm ly hôn thật đáng buồn trong quan hệ vợ chồng, cha mẹ và con cái... Chất liệu của bài thơ thật đơn giản, lời thơ của em Hiền viết ra cứ thật như đếm. Nhưng nỗi xót xa, day dứt trước cảnh ngày mai bố lấy vợ thì đến vô cùng trong từng câu, từng chữ. Bằng những câu hỏi đặt ra: Im lặng, không trả lời. Ngay trong đầu đề bài thơ ta đã thấy bật lên một nỗi đớn đau, chua xót. Tất cả nằm trong sự trớ trêu: Mai đám cưới-việc vui-nhưng lại là của ai: Bố. Bi kịch chính là ở chỗ đó. Và người đọc bị cuốn hút vào (có thể chỉ là sự tò mò) cũng chính là ở chỗ đó. Đến đây người ta có thể nghĩ: Chắc là mẹ cháu đã mất, nay người cha đi lấy vợ khác, cháu bé do tính ích kỷ, hờn ghen trẻ con nên đã “băn khoăn” giữa hai việc “đến dự” hay không “đến dự”. Nhưng không phải như vậy, tác giả đã dẫn ta đi trên một dòng tâm tưởng mà ai cũng nghĩ là mình đã biết, vậy mà đến câu thứ tư ta mới thấy vỡ òa ra một nỗi đau, một tiếng nấc nghẹn, cố kìm giữ mà nó vẫn xé rách trái tim ta: Không! Bố ơi, con vẫn có mẹ, mẹ con vẫn còn kia, sao con lại phải gọi một người đàn bà xa lạ là mẹ:
 
“Vợ của bố con gọi bằng gì nhỉ?
Bằng mẹ ư? Con có mẹ đấy thôi!”
 
Tôi cứ tin rằng tác giả phải là một người con ngoan lắm và cũng yêu bố lắm, nếu không chắc đã quậy ầm lên, phá đám cho kỳ được, rồi muốn ra sao thì ra. Cái làm chúng ta xúc động, chính là nỗi đau khôn cùng, nhưng lặng lẽ, nước mắt chảy vào trong. Không ầm ĩ, gào thét mà sao cứ xoáy sâu mãi vào trái tim chúng ta bằng những câu hỏi: “Mai đám cưới bố rồi...”. Trong mỗi câu ta như nghe thấy cả tiếng nghẹn ngào trong đó...
 
Cái hay của bài thơ chính là nỗi day dứt, trăn trở được lặp đi lặp lại suốt bài thơ bằng những câu hỏi:
 
- Mai đám cưới bố rồi, con có nên dự không?
- Vợ của bố con gọi bằng gì nhỉ?
- Mai đám cưới bố rồi: Con nên khóc hay vui?
 
Vâng! Hỏi mà không ai trả lời. Chỉ có nỗi đau khôn cùng đó mà tuổi thơ như Hiền phải hứng chịu. Bài thơ chỉ có hai khổ, tác giả tự nói với mình mà đồng thời cũng nói với chúng ta nhiều biết mấy. Bài thơ không một lời nguyền rủa, trách móc mà sao ta thấy xé lòng làm vậy. Có lẽ cái thật, cái cảm, cái nghĩ vẫn còn ngây thơ đã tạo nên sự truyền cảm mãnh liệt đến bạn đọc. Bài thơ thật hay, thật xúc động.
 
Đọc xong bài thơ ta tự hỏi: Còn có bao nhiêu em phải băn khoăn “đi” hay “không đi” trước một đám cưới trớ trêu như vậy. Các ông bố, bà mẹ chúng ta ai đứng ra trả lời những câu hỏi mà con cái chúng ta sẽ hỏi như những câu hỏi trong bài thơ của Hiền.
Một bài thơ xúc động, mang giá trị thức tỉnh biết bao!
 
Lê Hồng Thiện


Tiêu đề: Re: Đọc, xem và suy nghĩ
Gửi bởi: tuanb5 trong 27 Tháng Giêng, 2013, 10:07:34 pm
Một số cá nhân trong giới trẻ ngày nay đang làm phiền lòng xã hội. Nhiều nhận xét, phê phán hết sức nghiêm khắc với số đối tượng này. Những suy nghĩ và hành động phản cảm của những thanh, thiếu niên nảy là không thể biện minh. Tuy nhiên, trách nhiệm phần nào cũng thuộc về các tổ chức Đoàn, Đội nơi cá nhân đó đang sống và sinh hoạt.
Ta hãy xem và suy ngẫm về rất nhiều những người bạn trẻ khác, đang mang tuổi thanh xuân của mình phục vụ cho công việc tự nguyện.

Ấm lòng đêm đông Hà Nội
QUANG THẾ | 20/01/2013 20:10 (GMT + 7)

1g45 ngày 20-1 tại ga Hà Nội, các thành viên nhóm "Vì cộng đồng" lấy xôi và quần áo tặng nhiều người lao động nghèo tại đây.

Vào mỗi đêm cuối tuần, 41 thành viên nhóm "Vì cộng đồng" lại đạp xe quanh phố phường Hà Nội trao quần áo, giày, xôi, bánh... cho nhiều người vô gia cư và lao động nghèo.

"Vì cộng đồng" mới thành lập được 5 tháng, bao gồm sinh viên, người đã đi làm và cả một số trẻ em tham gia. Mạc Trường Giang (22 tuổi, sinh viên ĐH Kiến trúc Hà Nội), trưởng nhóm, chia sẻ: “Niềm vui lớn nhất của nhóm là sau khi tặng quà nhận được những nụ cười thân thiện từ người nhận. Trong thời gian tới chúng tôi mong thêm kinh phí để thêm nhiều phần quà cho những người vô gia cư và lao động nghèo”.

Sau khi tặng quà cho nhiều người nghèo trong đêm, các bạn tình nguyện viên còn để lại số điện thoại để quay lại lấy quần áo giặt miễn phí. Đến nay đã có ba lần nhóm thực hiện chương trình "áo ấm đêm đông". Số quần áo, bánh sữa mà nhóm tặng cho người nghèo là từ nguồn quyên góp của các bạn tình nguyện cũng như lòng hảo tâm của nhiều người.

“Đây là hôm đầu tiên tôi tham gia cùng với các tình nguyện viên. Tôi thấy rất vui vì được tận tay đưa những suất xôi, những bộ quần áo đến những người nghèo khó trong những đêm đông”, bạn Trần Thị Mận (sinh viên năm 1, Trường đại học Công nghiệp Hà Nội) cho biết.

Bạn Đào Đình Nguyên (sinh viên năm 1, Trường cao đẳng Công nghệ Hà Nội) tâm sự: "Đạp xe suốt đêm nhưng vẫn không thấy mệt vì đây là chương trình có ý nghĩa. Chúng tôi biết rằng xã hội còn nhiều bà con kém may mắn cần trợ giúp”.

Không chỉ hoạt động thiện nguyện ở Hà Nội, "Vì cộng đồng" sẽ còn hướng lên Tây Bắc. Trường Giang cho biết: “Ngày 1-3 tới, dự kiến chúng tôi sẽ tặng 389 xuất quà gồm quần áo, bột ngọt, nước mắm... cho bà con dân tộc thiểu số và 45 phần quà dành cho các em học sinh tại huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang”.
Tặng giày cho người nghèo
                  (http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=612998)
Chuẩn bị đi tặng xôi cho bà con lao động nghèo ở khu vực ga Hà nội
                  (http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=613007)
Lên đường.
                  (http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=613000)         


Tiêu đề: Re: Đọc, xem và suy nghĩ
Gửi bởi: chuongxedap trong 30 Tháng Giêng, 2013, 08:13:00 am

"Xin lỗi, anh vừa phụ trách"

Trong đời, người ta có thể gặp nhiều câu xin lỗi, nhưng chưa bao giờ cảm thấy thoải mái tiếp nhận khi nghe câu xin lỗi này. Bởi người xin cũng chẳng mong sự tha thứ, thông cảm (thậm chí họ cũng chẳng kịp nhớ mình có vừa buột mồm ra câu này hay không). Tỷ dụ thế này:

Một anh nhà báo, nhân có “đàn chim lạ” bay về địa bàn. Anh muốn đi tìm hiểu xem nó là chim gì, quý báu đến đâu và xa hơn, điều gì biến đổi trong môi trường ở địa bàn vốn ô nhiễm nay bỗng nhiên thu hút đàn chim trở về. Chuyện hoàn toàn tốt đẹp, không phải truy cứu trách nhiệm của ai về việc chim trời bay bừa bãi, cũng không phê phán ai trong việc không đăng ký “nhập cảnh” cho chim… Thế nhưng, khi anh gọi điện đến các “cơ quan chức năng” phụ trách về vấn đề  môi trường đều nhận được một câu: “Xin lỗi, tôi vừa phụ trách mảng này nên không nắm rõ, anh gọi điện qua số xyz…”. Suốt một ngày ròng rã, anh nhà báo vẫn chưa lấy được thông tin về “chim lạ” từ các cơ quan chuyên môn.

Nhà báo, vốn cũng được sự tôn trọng nhất định từ các cơ quan, ban ngành, đoàn thể đại diện cho chính quyền. Họ còn được nhận manh mối là số điện thoại để mà gọi đi các ban ngành khác. Dù biết rằng, quả bóng trách nhiệm đã được ban, song cũng còn có chút niềm tin, hy vọng rằng sẽ gặp được người tốt bụng giải đáp.

Còn người dân thường thì thế nào? Họ sẽ nhận được những lời xin lỗi vô cảm, kiểu như: Tôi vừa phụ trách, không biết việc này, anh chị thông cảm. Chấm hết. Người nghe câu đó chỉ biết trở lưng đều bước. Tôi có người bạn gặp phải trường hợp cắc cớ như vậy, xin để làm ví dụ:

Đó là nhân dịp cuối năm, một số bạn trẻ góp được ít quần áo, sách vở tặng dân nghèo miền núi. Lên đến nơi, theo đúng thủ tục họ trình bày với xã. Quả là, gặp được đúng người giải quyết việc này đã khó, thế nhưng để người ấy giải quyết cho còn khó hơn bội phần. Quả bóng trách nhiệm được ban từ Hội đồng nhân dân sang Đoàn thanh niên đến Hội phụ nữ, Hội nông dân, lên đến phó chủ tịch thì tắc tị vì: Xin lỗi, tớ mới phụ trách…! Cả đoàn ngậm ngùi ra về, bảo nhau cán bộ thế sao dân chẳng nghèo.

Đấy đều là việc tốt, song cũng là việc “vu vơ”, quy trách nhiệm vào ai cũng được, không quy trách nhiệm vào ai cũng xong. Người xin lỗi nghe cứ ráo hoảnh như không.

Kết quả ra sao? “Chim lạ” thị bị người dân đánh bắt vài ngày bay hết; áo ấm chẳng có hộ nào trong xã được nhận vì đoàn bạn trẻ đã gửi vào nơi khác. Chẳng ai phải chịu trách nhiệm về sự tàn phá môi trường. Chẳng ai chịu trách nhiệm vì người dân xã mình chưa đủ ấm.

Ừ, thì đã đành là mới phụ trách, nhưng người dân muốn hỏi trước khi anh “mới phụ trách” thì anh từ đâu đến. Anh không phải là người có chuyên môn? Anh không phải là người am hiểu lĩnh vực anh phụ trách? Anh không ăn đồng lương do mới phụ trách?

Xã hội ta sao có lắm người “mới phụ trách” thế? Xin thưa, chẳng phải vậy, chỉ là do người ta không muốn làm, không muốn nói đâm ra mới viện lời ra vậy đó thôi.

Tìm được người cán bộ năng nổ, có tâm, có trách nhiệm với công việc luôn là điều cần thiết để xã hội phát triển lành mạnh.

Ỷ Thiên


Tiêu đề: Re: Đọc, xem và suy nghĩ
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Hai, 2013, 01:37:43 am
Các bạn "mọt sách" tìm đọc xem thế nào nhé:
http://vnca.cand.com.vn/vi-vn/tulieuvanhoa/2010/4/57730.cand

(http://vnca.cand.com.vn/Uploaded_VNCA/Honghai/25_cu191.jpg)

(http://vnca.cand.com.vn/Uploaded_VNCA/25_bia191-400.jpg)

"...Tự biết mệnh phận mình không còn, cụ thốt rằng: "Các cụ Huỳnh (Huỳnh Thúc Kháng), cụ Tố (Nguyễn Văn Tố), cụ Bùi (Bùi Bằng Đoàn)…đều ra gánh vác được việc nước, còn tôi thì mệnh tận". Trước khi bái biệt, cụ còn thưa: "Xin Hồ Chủ tịch lưu tâm, thời mệnh trong thế cục này chúng ta còn phải trải qua: Thiên đô bảo chủ quốc tồn, độn thổ trường kỳ kháng địch" (Dời đô giữ chủ nước còn, đào hầm đánh giặc lâu dài). Quả nhiên, tháng 12/1946, thực dân Pháp bội ước, Chính phủ cách mạng "thiên đô" ra khỏi Hà Nội, lên Việt Bắc, toàn dân bước vào giai đoạn "trường kỳ kháng chiến"… Ngày 25/12/1946, cụ Hồ Phi Huyền tạ thế tại quê nhà Quỳnh Đôi, thọ 67 tuổi..."


Tiêu đề: Re: Đọc, xem và suy nghĩ
Gửi bởi: tuanb5 trong 16 Tháng Hai, 2013, 06:00:34 pm
(http://sphotos-c.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash3/149491_348876975221534_129053774_n.jpg)

HỒN CÁC NGƯƠI KHÔNG VƠ VẨN Ở TRỜI NAM

Nhiều tư liệu lịch sử sau này cũng ghi lại: “Sau cuộc chiến, Quang Trung ra lệnh thu nạp và nuôi dưỡng hàng vạn tù binh Mãn Thanh. Ông sai thu nhặt xương cốt quân Thanh tử trận, chôn thành những gò đống, lập đàn cúng tế và sai Vũ Huy Tấn soạn văn tế, biểu thị sự thương xót với những quân, dân Trung Quốc chết xa nhà”. Bài văn có đoạn:
“Nay ta: Sai thu nhặt xương cốt chôn vùi/Bảo lập đàn bên sông cúng tế/Lòng ta thương chẳng kể người phương Bắc/Xuất của kho mà đắp điếm đống xương khô/Hồn các ngươi không vơ vẩn ở trời Nam, hãy lên đường mà quay về nơi hương chí/Nên kính ngưỡng ta đây là chủ, chan chứa lòng thành/Nhưng mong sao đáp lại đạo trời, dạt dào lẽ sống”...

12 gò xưa nằm rải rác từ làng Thịnh Quang đến làng Nam Đồng và ở trong khu vực có tên là “xứ Đống Đa”. Vì trên các gò có nhiều cây đa mọc lên um tùm nên dân gian quen gọi tên là Gò Đống Đa. Điều này còn được ghi lại khá rõ trong bài thơ “Loa Sơn điếu cổ” (Viếng núi Ốc) của thi sĩ đương thời Ngô Ngọc Du: “Thành Nam thập nhị kình nghê quán/Chiếu điện anh hùng đại võ công”. (Tạm dịch: Mười hai gò xác phía nam thành - Ngời sáng chiến công bậc anh hùng)
Trích báo Đất Việt


Tiêu đề: Re: Đọc, xem và suy nghĩ
Gửi bởi: hungnguyen0360 trong 11 Tháng Năm, 2013, 01:42:35 am
http://http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/546591/cuu-chien-binh-tuoi-80-dap-xich-lo.html
 

 Có bác nào ở gần cụ ông này không vậy?


Tiêu đề: Re: Đọc, xem và suy nghĩ
Gửi bởi: Quocngoaicu trong 11 Tháng Năm, 2013, 10:14:21 am
http://http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/546591/cuu-chien-binh-tuoi-80-dap-xich-lo.html
 

 Có bác nào ở gần cụ ông này không vậy?
Chính quyền địa phương đâu, hội CCB phường đâu, TB-XH đâu ... Trần Cao Vân là e101 của 325 thời đánh Pháp đây mà!
Lương hưu Trung Tá của cụ cũng đủ dùng, chỉ ngặt là nuôi con bệnh, lo tang ma cho vợ mà đến nỗi mang nợ.
Sức cụ còn được mấy nữa đâu!


Tiêu đề: Re: Đọc, xem và suy nghĩ
Gửi bởi: tuanb5 trong 12 Tháng Mười, 2013, 02:30:54 pm

Kinh doanh Thứ Sáu, 11/10/2013 - 13:30
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh:
"Cứ tăng giá là phản ứng, chắc chắn đất nước không phát triển được"


Nguồn: http://dantri.com.vn/kinh-doanh/cu-tang-gia-la-phan-ung-chac-chan-dat-nuoc-khong-phat-trien-duoc-788952.htm

Tôi không dám chắc, vì người dân phản ứng nên đất nước không phát triển được.

Nhưng tôi thông cảm với những phản ứng của người dân mỗi khi có tăng giá. (Dân chỗ tôi phản ứng 1 cách...hòa bình thôi: Phàn nàn, buồn bực, cắt giảm chi tiêu...vv. Nhưng... vẫn đến cây xăng, bệnh viện khi cần :))

Bởi tôi biết, vì sao họ có phản ứng mỗi khi tăng giá.

Ngành điện liên tục tăng giá, với lý do lỗ vốn, phải dùng dầu chạy máy phát điện. Trong khi tiền ném vào đầu tư ngoài ngành, xây nhà cho cán bộ, sân tennis. Khiến việc thực hiện các dự án chậm trễ, do thiếu tiền.
Giá xăng dầu không minh bạch, quỹ bình ổn chẳng biết sử dụng ra sao. Khi tăng thì như ngựa vía, lúc giảm tựa rùa bò. ;D
Rồi bệnh viện, đường xá, trường lớp... có gì là không tăng đâu. Sức dân ra sao , hẳn Bộ trưởng đã rõ.

Có người dân nào vui mừng khi...tăng giá? Nhưng để cuộc sống tốt hơn, dù phải tăng giá (hợp lý) tôi cho rằng người dân sẽ chấp nhận thôi.

Nhưng tăng giá rồi, không phản ứng rồi. ;D Liệu mọi việc có tốt hơn không? Thưa Bộ trưởng!


Tiêu đề: Re: Đọc, xem và suy nghĩ
Gửi bởi: china trong 13 Tháng Mười, 2013, 07:30:43 pm

Kinh doanh Thứ Sáu, 11/10/2013 - 13:30
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh:
"Cứ tăng giá là phản ứng, chắc chắn đất nước không phát triển được"


Nguồn: http://dantri.com.vn/kinh-doanh/cu-tang-gia-la-phan-ung-chac-chan-dat-nuoc-khong-phat-trien-duoc-788952.htm

Tôi không dám chắc, vì người dân phản ứng nên đất nước không phát triển được.

Nhưng tôi thông cảm với những phản ứng của người dân mỗi khi có tăng giá. (Dân chỗ tôi phản ứng 1 cách...hòa bình thôi: Phàn nàn, buồn bực, cắt giảm chi tiêu...vv. Nhưng... vẫn đến cây xăng, bệnh viện khi cần :))

Bởi tôi biết, vì sao họ có phản ứng mỗi khi tăng giá.

Ngành điện liên tục tăng giá, với lý do lỗ vốn, phải dùng dầu chạy máy phát điện. Trong khi tiền ném vào đầu tư ngoài ngành, xây nhà cho cán bộ, sân tennis. Khiến việc thực hiện các dự án chậm trễ, do thiếu tiền.
Giá xăng dầu không minh bạch, quỹ bình ổn chẳng biết sử dụng ra sao. Khi tăng thì như ngựa vía, lúc giảm tựa rùa bò. ;D
Rồi bệnh viện, đường xá, trường lớp... có gì là không tăng đâu. Sức dân ra sao , hẳn Bộ trưởng đã rõ.

Có người dân nào vui mừng khi...tăng giá? Nhưng để cuộc sống tốt hơn, dù phải tăng giá (hợp lý) tôi cho rằng người dân sẽ chấp nhận thôi.

Nhưng tăng giá rồi, không phản ứng rồi. ;D Liệu mọi việc có tốt hơn không? Thưa Bộ trưởng!
Bô trưởng cỡ này, chắc chắn đất nước không phát triển được.


Tiêu đề: Re: Đọc, xem và suy nghĩ
Gửi bởi: chuongxedap trong 18 Tháng Mười, 2013, 11:11:17 pm
Có một cô gái trẻ chuyển nhà mới, cô phát hiện hàng xóm nhà mình là một phụ nữ nghèo goá chồng, sống với hai đứa con nhỏ.

Một ngày nọ, khu phố bị mất điện đột ngột. Cô gái trẻ phải dùng nến để thắp sáng.

Một lát sau, có tiếng gõ cửa. Hoá ra là đứa bé con nhà hàng xóm. Nó hồi hộp hỏi: "Cô ơi cô, nhà cô có nến không ạ?"

Cô gái trẻ nghĩ: " Nhà nó nghèo đến mức nến cũng không có mà dùng ư? Cho nhà nó một lần, lần sau lại sang xin nữa cho mà xem!" Thế là cô gái xẵng giọng: "Không có!"

Đúng lúc cô định đóng cửa lại, đứa trẻ nhà hàng xóm nghèo mỉm cười nói: "Cháu biết ngay là nhà cô không có mà!"

Nói xong, nó chìa ra hai cây nến: "Mẹ cháu với cháu sợ cô chỉ sống có một mình, không có nến nên bảo cháu mang nến sang cho cô dùng tạm."


Người ta nghèo nhưng người ta vẫn biết cho đi. Vậy tại sao ta không nghèo lại không thể cho đi?