Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc => Anh ở biên cương... => Tác giả chủ đề:: bamhinh trong 22 Tháng Bảy, 2008, 11:00:27 am



Tiêu đề: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: bamhinh trong 22 Tháng Bảy, 2008, 11:00:27 am
Em có link đây:
http://vndefence.info/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=892&highlight= (http://vndefence.info/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=892&highlight=)
Em hy vọng có sự thổi phồng về 1 số chi tiết.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tuaans trong 22 Tháng Bảy, 2008, 12:18:30 pm
Chi tiết nào thế?

Bạn có nghe mấy bác già bên Cali nói là VC ngụy tạo ra không?
 ;D


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: ngoc544 trong 22 Tháng Bảy, 2008, 01:14:05 pm
Lam gi co chuyen nguy tao??tin vao may ong gia Cali chong Cong dien cuong thi co ma an...xxx.Toi ac cua Polpot no ranh ranh ra day,den dong bao cua no no con giet hai da man thi no thuong gi dan minh?Bac chua tung nghe no ra nghi quyet 1 thang Pot phai giet duoc 30 dan minh de sau 10 nam Viet Nam tuyet chung a?Ma thuc te thang polpot con man ro hon nua ay chu.Bac cu doc lai hoi uc cua bac TS1,bac Le Thai Tho...di la thay ngay.


Đề nghị viết đủ dấu khi post bài.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tuaans trong 22 Tháng Bảy, 2008, 01:23:29 pm
Lam gi co chuyen nguy tao??tin vao may ong gia Cali chong Cong dien cuong thi co ma an...xxx.Toi ac cua Polpot no ranh ranh ra day,den dong bao cua no no con giet hai da man thi no thuong gi dan minh?Bac chua tung nghe no ra nghi quyet 1 thang Pot phai giet duoc 30 dan minh de sau 10 nam Viet Nam tuyet chung a?Ma thuc te thang polpot con man ro hon nua ay chu.Bac cu doc lai hoi uc cua bac TS1,bac Le Thai Tho...di la thay ngay.

Thế à!  ;D Mấy bác già Cali phát triển lý thuyết còn cao hơn nữa là "nghi án VC giết dân ở Ba Chúc" nữa đấy!

Tặng cái ảnh để xem - hình này là bên K, có ít nhất 2 chú đội nhà ta, cùng thời với TS1, Lethaitho ...  ;D



Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: bamhinh trong 22 Tháng Bảy, 2008, 01:33:06 pm
Chi tiết nào thế?

Bạn có nghe mấy bác già bên Cali nói là VC ngụy tạo ra không?
 ;D

Em có nghe, nhiều vụ như Tết mậu thân Huế ... Vụ này cũng bị phản pháo dữ dội của các nhà phân tích quan sát nước ngoài (rất khách quan) - Bác xem trên Wiki nhé.

Nhưng em tin sự việc ở đây khác. Ta đã hòa bình, những người dân đó là đồng bào ta, trong đất nước thống nhất. Những người lính dù có tuân mạnh lệnh của cấp trên cũng sẽ không làm thế với đồng bào mình, những người dân vô tội. Những lập luận đổ cho Việt Nam ngụy tạo bằng chứng để lấy cớ xâm lược Campuchia, thôn tính Đông dương là không chấp nhận được. Hơn nữa, lúc chém giết họ không nói 1 tý tiếng Việt à? Vì vẫn còn nhân chứng sống. Vài lời với Bác!


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tuaans trong 22 Tháng Bảy, 2008, 01:39:36 pm
Trong bài đầu tiên bạn nói là bạn đọc bài ở cái link http://vndefence.info/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=892&highlight= (http://vndefence.info/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=892&highlight=)

Ròi bạn nói là "Em hy vọng có sự thổi phồng về 1 số chi tiết."

Mình hỏi bạn là đã thỏa niềm hy vọng ấy chưa?

Vài lời với bạn!  ;D


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: TQNam trong 22 Tháng Bảy, 2008, 04:18:56 pm
Không đơn giản tôi từng là bộ đội cụ Hồ rồi cứ ăn theo, nói leo thiên hạ. Những trỏ hề mà dân Sài gòn trước 1975 vẫn chửi "chánh khách salon" đâu lạ gì, nên hơi đâu để ý mái cái gọi là mấy bác ở Cali. Vụ Ba Chúc nhân chứng còn sờ sờ ra đó. Tôi có mua được và còn giử một tập hồ sơ mấy trăm trang xử tôi diệt chủng của Pol Pot do chánh quỵền Hen Xom Rinh tiến hành hồi đầu thập niên 1980.
Lần đầu tiên tôi kinh hoàng về việc diệt chủng trên chính dân tộc mình là lần đầu tiên tôi đến đồn điền cao su Chúp - KPCham. Các bạn thử thưởng tượng, chỉ cần 1 nhát cuốc nhẹ, cấm sâu chưa tới 20 phân là có thể thấy xương người. Không chỉ 1 mà có rất nhiều bải đất rộng vài trăm thước vuông như thế tại Chúp. Bất cứ nơi đâu trên đất nước K đều có thể thấy dể dàng những cái sọ ngưởi bị bể do hành quyết bắng cách dùng cán cuốc bổ vào đầu. Người thân tôi cũng có 2 người bị như vậy, đó là một người ông, em út bà nội tôi. Cả gia đình ông tôi hơn 10 người, chỉ có 2 cô chạy thoát sang Thái Lan, còn lại đều chết dưới tay Pol Pot.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: lethaitho trong 22 Tháng Bảy, 2008, 04:27:01 pm
Xin chia sẻ chuyện buồn của gia đình với TQNam nhé. Mình không ngờ gia đình bạn lại là nạn nhân của tội ác diệt chủng


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: TQNam trong 22 Tháng Bảy, 2008, 04:57:28 pm
Xin chia sẻ chuyện buồn của gia đình với TQNam nhé. Mình không ngờ gia đình bạn lại là nạn nhân của tội ác diệt chủng
Cám ơn bác Thọ.
Gia đình tôi có nhiều duyên nợ với K lắm.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: haanh trong 22 Tháng Bảy, 2008, 07:13:59 pm
bác duyên nợ bằng em hông em là VK hồi hương nè  ;D


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: haanh trong 22 Tháng Bảy, 2008, 07:15:04 pm
Xin chia sẻ chuyện buồn của gia đình với TQNam nhé. Mình không ngờ gia đình bạn lại là nạn nhân của tội ác diệt chủng
Cám ơn bác Thọ.
Gia đình tôi có nhiều duyên nợ với K lắm.
bác duyên nợ bằng em hông ? em là VK hồi hương nè ;D


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: liua trong 22 Tháng Bảy, 2008, 07:54:07 pm
 Mới có vài chục năm sau thảm sát Ba chúc,Tân lập mà đã có người Việt lơ mơ không biết thật giả thế nào,trong khi đó nhân chứng sống còn đây.Vậy vài chục năm nữa thì sẽ ra luận điệu là bộ đội Vn chặt đầu dân Campuchia kê bếp.
 Tôi cũng có đọc qua cái "bãi" viết của một thằng cha nào đó ở trên mạng về thảm sát Ba chúc,đổ cho bộ đội.Mẹ,thằng cha này nó có còn tính người nữa đâu,nó ngậm c.. phun người không thấy ngượng,bệnh hoạn.Chỉ có những thằng bệnh hoạn mới có được những ý nghĩ thế thôi.Thằng cha này bản tính cũng như bọn khơ me đỏ thôi,mặc dù nó có thể là gốc Việt.
 Còn anh em ta đọc nhiều,nghe nhiều.Nên biết sàng lọc,suy nghĩ.
Khmer đỏ nó giết đồng bào của nó như ngóe thì làm sao nó có thể nhân đạo với người khác được.
 Cứ để ý xung quanh,thằng chồng vũ phu,thằng con bất hiếu với cha mẹ thì sẽ không bao giờ là bạn tốt với ai,không thể là người tốt trong xã hội được.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: TQNam trong 22 Tháng Bảy, 2008, 10:11:00 pm
bác duyên nợ bằng em hông em là VK hồi hương nè  ;D
Nhà người có đọc bài "Cáp duồn" của ta không mà còn nói câu nầy? Nếu đã đọc, nhà ngươi có biết nhà ta ở đâu chăng? Kha kha kha! Nếu là VK hồi hương, vậy nhà củ của nhà ngươi ở đâu, không chửng ta nhắm mắt lại và chỉ đường cho ngươi tìm về nhà củ được đó. Khe khe khe!


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: lethaitho trong 22 Tháng Bảy, 2008, 10:46:06 pm
" Nhà người có đọc bài "Cáp duồn" của ta không mà còn nói câu nầy? Nếu đã đọc, nhà ngươi có biết nhà ta ở đâu chăng? Kha kha kha! Nếu là VK hồi hương, vậy nhà củ của nhà ngươi ở đâu, không chửng ta nhắm mắt lại và chỉ đường cho ngươi tìm về nhà củ được đó. Khe khe khe! "

Hừ ...hừ...hết " tam quốc chí " bi giờ đến " chưởng " Kim Dung


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: TrầnĐìnhHải trong 22 Tháng Bảy, 2008, 11:54:22 pm
Tôi đã vào xem trang quanvn.com từ thuở đầu tạo lập. Tôi quan tâm đến các thông tin về QĐND Việt Nam nhiều nhất là giai đọan Chiến tranh chống xâm lược biên giới Tây Nam, bởi bản thân và cả gia đình 3 đời nhiều ít có duyên nợ với đất nước Chùa Tháp - Campuchia. Không định viết ý kiến gì trên trang quanvn.com cả, là kẻ hậu sinh nên chỉ mong được đọc nhiều biết nhiều về những hy sinh, mất mát của của quân dân Việt Nam trong lịch sử quan hệ với nước láng giềng nay thôi;  NHƯNG, khi vào đọc trang mục "Tội ác của Khme đỏ???" mà cảm thấy muốn sôi máu khi nghe thấy những phát biểu láo tóet về việc người Việt Nam giết người Việt Nam! Tôi không thù ghét những người Việt chống Cộng sản đang định cư ở Mỹ, thù Cộng sản là quyền của họ, nhưng họ không có quyền nói láo về mất mát thương đau của những người dân biên giới Tây Nam do bọn qủy khát máu Pôn Pốt gây ra.
Gia đình tôi là một trong rất nhiều nhân chứng về tội ác của quân Pôn Pốt ở xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh vào năm 1977. Mỗi khi đọc sách sử của Sư đòan 341, Sư đòan 5, hay Quân đòan 4 đến đọan viết về tội ác của quân Pôn Pốt đối với đồng bào ta trong đêm ngày 24-9-1977 ở xã Tân Lập là tim tôi lại thêm một lần đau đớn.
Gia đình tôi giống như hầu hết các gia đình dân cư ở xã Tân Lập vào năm 1977 có nguồn gốc là dân Việt kiều Campuchia, phần lớn trong số đó là công nhân làm việc cho Tập đòan IECC (tôi không chắc là chính xác không, nhưng má của tôi đọc là như vậy), là doanh nghiệp của Pháp đầu tư khai thác đồn điền cao su ở vùng Snoul-Chúp, họ vốn là dân được mộ phu cao su từ vùng đồng bằng bắc bộ Việt Nam từ những năm đầu 1940. Họ vốn đã từng bị chế độ Lon-Nol truy sát, giết chóc vào năm 1970, thì một lần nữa lại bị quân Pôn Pốt giết chóc vào đêm 24-9-1977.
Câu chuyện của gia đình tôi với tư cách là nhân chứng về tội ác của quân Pôn Pốt là như thế này: tôi sinh vào ngày 25-8-1977, lúc này gia đình sống ở thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh (khu tập thể của công chức ở Văn phòng UBND tỉnh Tây Ninh). Khi tôi được 1 tháng tuổi tức vào sáng ngày 24-9-1977 má bế tôi về thăm ông bà ngọai ở xã Tân Lập, huyện Tân Biên, cách cửa khẩu Xa-mát Việt Nam-Campuchia khỏang 3-4 km. Khỏang 5 giờ chiều ngày hôm đó, người cậu của tôi (Ngô Văn Thành) công tác ở  lược lượng công an vũ trang tỉnh (nay là Bộ đội biên phòng) có ghé nhà ông ngọai tôi rồi hỏi má tôi :"sẵn có xe của đơn vị em chở chị về thị xã luôn nhé?", khi đó người dựơng (Nguyễn Thanh Hóa, cũng là lính của công an vũ trang) mới xen vào: "lâu rồi chị mới lên chơi, ở đến mai rồi em đón xe cho chị về". Má tôi đồng ý sáng mai mới đón xe về. Vào khỏang 7-8 giờ tối, người dì em của má (Ngô Thị Sen) đi họp ở đội Thanh niên xung phong hớt hãi chạy vào nhà ông ngọai: "ba ơi! Mên (tức là Miên, hay Khmer) nó đang giết người đốt nhà  ở đầu xóm đó ba! chạy mau đi ba!". Má tôi kể mọi người trong nhà không tin, nghe yên tĩnh lắm mà, dì Sen nói là Mên nó đập đầu không à, có bắn súng đâu mà nghe được. Vậy là mọi người trong nhà (ông bà, dì Sen, dượng Hóa, má tôi và bế tôi nữa) rối rít tháo chạy, má bế tôi ngồi trên yên sau xe đạp để ông dượng đẩy đi, chúng tôi cùng một số dân trong xã thóat chết nhanh chân tháo chạy lên hướng đông  đến ngã tư Đồng-Pan (nay là thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) rồi chạy về hướng thị xã thêm 4 km dừng chân ở một nơi gọi là Tha La, trú ở những căn nhà do Thanh niên xung phong làm kinh tế bỏ lại, họ đang cùng các đơn vị bộ đội tiến ngược về hướng biên giới .... ông bà tôi, dì dượng, gia đình cậu Thành, cũng nhưng hầu hết người dân xã Tân Lập gốc Việt kiều chạy nạn đã về định cư ở Tha La cho tới ngày nay (năm 2008), hiện nay tên gọi chính thức là xã Tân Phú, huyện Tân Châu, Tây Ninh.
Gia đình bên ngọai tôi có đến gần ba chục người của 3 thế hệ; một nửa số đó sinh ra ở Snoul-Chúp, Kampongcham; còn lại sinh ra ở ViệtNam, trải qua đủ lọai giặc giã trong khỏang 20 năm: diệt chủng LonNol, quân ngụy Sài Gòn xâm nhập vào Campuchia, bom B-52, trực thăng vũ trang truy đuổi, biệt kích Mỹ, biệt kích Sài Gòn, cuối cùng là diệt chủng Pôn Pốt, tham gia chiến đấu ở các đơn vị khác nhau vậy mà trong không sứt mẻ một ai cả! Tôi cũng có được cái may mắn đó trong đêm 24-9-1977!. Một người hàng xóm với nhà ông ngọai mà tôi gọi là chú Thành không có cái may mắn đó, chạy về tới Tha La với 1 đứa con gái bế trên tay là tất cả những gì chú Thành còn lại; trong đêm 24-9 đó chú Thành trốn trong bụi mía để chứng kiến cảnh lính Pôn Pốt lần lượt gọi vợ chú, các con bé nhỏ của chú dưới hầm lên và chúng giết từng người một ngay trên miệng hầm ngay trước mặt của chú; gọi mãi không thấy ai lên nữa nên chúng bỏ đi, chú Thành chạy đến miệng hầm gọi tên đứa con gái út còn sót lại đang khiếp hãi đến câm lặng trước những gì nó chứng kiến vậy là 2 cha con sống sót chạy theo đòan người về đến Tha La, sau này chú Thành làm nghề hàn xì gió đá, lập gia đình mới sinh thêm 3 đứa con, đến đầu năm 1990 trúng vé số về sống ở Hóc Môn kinh doanh nghề xe tải vận chuyển đất đá gì đó. Là một nạn nhân may mắn thóat chết vậy hôm nay tôi phải viết ra để lịch sử được tôn trọng; tội ác của Pôn Pốt đối với bà con người Việt ta nơi biên giới Tân Lập, Tân Biên, Tây Ninh được biết đến; sự hy sinh của bộ đội Việt Nam trong chiến tranh bảo vệ biên giới giai đọan này được trân trọng; những kẻ nói láo về lịch sử phải ngậm miệng.

Cuối cùng, tôi xin gởi đến những ai có quan tâm đến lịch sử chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam nước ta những năm cuối 1970 một số thông tin mà tôi góp nhặt được đó là: sau này khi  có cơ hội gặp một số vị lãnh đạo tỉnh Tây Ninh (ông Hai Mai, Phó CT UBND tỉnh, khối văn xã; ông Đặng Văn Thượng, chính ủy Sư 9 thời kì 1966-67, CT UBND tỉnh TN 1980-1985, Bí thư tỉnh ủy TN 1985-1990, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ 1990-2000), tôi luôn đặt câu hỏi rằng tại sao dù biệt rõ ràng rằng bấy giờ tập đòan Pôn Pốt-IengSari đã đang tiến hành diệt chủng dân Khmer trong nước, kêu gào chiến tranh xâm lược Việt Nam, liên tục tiến hành lấn chiến, nổ súng vào thường dân Việt Nam trên đất Việt Nam, vậy thì tại sao các vị lãnh đạo lại không bố trí một lực lượng quân sự đủ mạnh trên tuyến biên giới để ngăn chặn ngay trong trứng nước các họat động xâm nhập, cướp và giết của quân Pôn Pốt đối với thường dân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam. Câu trả lời đều giống nhau là: chúng ta không ngờ là Pôn Pốt sẽ dám làm như vậy!
Nghe vậy làm tôi cảm thấy ấm ức lắm, tới tận bây giờ. Xin các vị lãnh đạo đừng bao giờ lãnh đạo và bảo vệ người dân của mình bằng 2 chữ: "không ngờ" nữa, nếu không sẽ còn nhiều người dân phải chết oan uổng lắm.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: doi_bui trong 23 Tháng Bảy, 2008, 08:10:10 am
Tôi đã vào xem trang quanvn.com từ thuở đầu tạo lập. Tôi quan tâm đến các thông tin về QĐND Việt Nam nhiều nhất là giai đọan Chiến tranh chống xâm lược biên giới Tây Nam, bởi bản thân và cả gia đình 3 đời nhiều ít có duyên nợ với đất nước Chùa Tháp - Campuchia. Không định viết ý kiến gì trên trang quanvn.com cả, là kẻ hậu sinh nên chỉ mong được đọc nhiều biết nhiều về những hy sinh, mất mát của của quân dân Việt Nam trong lịch sử quan hệ với nước láng giềng nay thôi;  NHƯNG, khi vào đọc trang mục "Tội ác của Khme đỏ???" mà cảm thấy muốn sôi máu khi nghe thấy những phát biểu láo tóet về việc người Việt Nam giết người Việt Nam! Tôi không thù ghét những người Việt chống Cộng sản đang định cư ở Mỹ, thù Cộng sản là quyền của họ, nhưng họ không có quyền nói láo về mất mát thương đau của những người dân biên giới Tây Nam do bọn qủy khát máu Pôn Pốt gây ra.
Gia đình tôi là một trong rất nhiều nhân chứng về tội ác của quân Pôn Pốt ở xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh vào năm 1977. Mỗi khi đọc sách sử của Sư đòan 341, Sư đòan 5, hay Quân đòan 4 đến đọan viết về tội ác của quân Pôn Pốt đối với đồng bào ta trong đêm ngày 24-9-1977 ở xã Tân Lập là tim tôi lại thêm một lần đau đớn.
Gia đình tôi giống như hầu hết các gia đình dân cư ở xã Tân Lập vào năm 1977 có nguồn gốc là dân Việt kiều Campuchia, phần lớn trong số đó là công nhân làm việc cho Tập đòan IECC (tôi không chắc là chính xác không, nhưng má của tôi đọc là như vậy), là doanh nghiệp của Pháp đầu tư khai thác đồn điền cao su ở vùng Snoul-Chúp, họ vốn là dân được mộ phu cao su từ vùng đồng bằng bắc bộ Việt Nam từ những năm đầu 1940. Họ vốn đã từng bị chế độ Lon-Nol truy sát, giết chóc vào năm 1970, thì một lần nữa lại bị quân Pôn Pốt giết chóc vào đêm 24-9-1977.
Câu chuyện của gia đình tôi với tư cách là nhân chứng về tội ác của quân Pôn Pốt là như thế này: tôi sinh vào ngày 25-8-1977, lúc này gia đình sống ở thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh (khu tập thể của công chức ở Văn phòng UBND tỉnh Tây Ninh). Khi tôi được 1 tháng tuổi tức vào sáng ngày 24-9-1977 má bế tôi về thăm ông bà ngọai ở xã Tân Lập, huyện Tân Biên, cách cửa khẩu Xa-mát Việt Nam-Campuchia khỏang 3-4 km. Khỏang 5 giờ chiều ngày hôm đó, người cậu của tôi (Ngô Văn Thành) công tác ở  lược lượng công an vũ trang tỉnh (nay là Bộ đội biên phòng) có ghé nhà ông ngọai tôi rồi hỏi má tôi :"sẵn có xe của đơn vị em chở chị về thị xã luôn nhé?", khi đó người dựơng (Nguyễn Thanh Hóa, cũng là lính của công an vũ trang) mới xen vào: "lâu rồi chị mới lên chơi, ở đến mai rồi em đón xe cho chị về". Má tôi đồng ý sáng mai mới đón xe về. Vào khỏang 7-8 giờ tối, người dì em của má (Ngô Thị Sen) đi họp ở đội Thanh niên xung phong hớt hãi chạy vào nhà ông ngọai: "ba ơi! Mên (tức là Miên, hay Khmer) nó đang giết người đốt nhà  ở đầu xóm đó ba! chạy mau đi ba!". Má tôi kể mọi người trong nhà không tin, nghe yên tĩnh lắm mà, dì Sen nói là Mên nó đập đầu không à, có bắn súng đâu mà nghe được. Vậy là mọi người trong nhà (ông bà, dì Sen, dượng Hóa, má tôi và bế tôi nữa) rối rít tháo chạy, má bế tôi ngồi trên yên sau xe đạp để ông dượng đẩy đi, chúng tôi cùng một số dân trong xã thóat chết nhanh chân tháo chạy lên hướng đông  đến ngã tư Đồng-Pan (nay là thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) rồi chạy về hướng thị xã thêm 4 km dừng chân ở một nơi gọi là Tha La, trú ở những căn nhà do Thanh niên xung phong làm kinh tế bỏ lại, họ đang cùng các đơn vị bộ đội tiến ngược về hướng biên giới .... ông bà tôi, dì dượng, gia đình cậu Thành, cũng nhưng hầu hết người dân xã Tân Lập gốc Việt kiều chạy nạn đã về định cư ở Tha La cho tới ngày nay (năm 2008), hiện nay tên gọi chính thức là xã Tân Phú, huyện Tân Châu, Tây Ninh.
Gia đình bên ngọai tôi có đến gần ba chục người của 3 thế hệ; một nửa số đó sinh ra ở Snoul-Chúp, Kampongcham; còn lại sinh ra ở ViệtNam, trải qua đủ lọai giặc giã trong khỏang 20 năm: diệt chủng LonNol, quân ngụy Sài Gòn xâm nhập vào Campuchia, bom B-52, trực thăng vũ trang truy đuổi, biệt kích Mỹ, biệt kích Sài Gòn, cuối cùng là diệt chủng Pôn Pốt, tham gia chiến đấu ở các đơn vị khác nhau vậy mà trong không sứt mẻ một ai cả! Tôi cũng có được cái may mắn đó trong đêm 24-9-1977!. Một người hàng xóm với nhà ông ngọai mà tôi gọi là chú Thành không có cái may mắn đó, chạy về tới Tha La với 1 đứa con gái bế trên tay là tất cả những gì chú Thành còn lại; trong đêm 24-7 đó chú Thành trốn trong bụi mía để chứng kiến cảnh lính Pôn Pốt lần lượt gọi vợ chú, các con bé nhỏ của chú dưới hầm lên và chúng giết từng người một ngay trên miệng hầm ngay trước mặt của chú; gọi mãi không thấy ai lên nữa nên chúng bỏ đi, chú Thành chạy đến miệng hầm gọi tên đứa con gái út còn sót lại đang khiếp hãi đến câm lặng trước những gì nó chứng kiến vậy là 2 cha con sống sót chạy theo đòan người về đến Tha La, sau này chú Thành làm nghề hàn xì gió đá, lập gia đình mới sinh thêm 3 đứa con, đến đầu năm 1990 trúng vé số về sống ở Hóc Môn kinh doanh nghề xe tải vận chuyển đất đá gì đó. Là một nạn nhân may mắn thóat chết vậy hôm nay tôi phải viết ra để lịch sử được tôn trọng; tội ác của Pôn Pốt đối với bà con người Việt ta nơi biên giới Tân Lập, Tân Biên, Tây Ninh được biết đến; sự hy sinh của bộ đội Việt Nam trong chiến tranh bảo vệ biên giới giai đọan này được trân trọng; những kẻ nói láo về lịch sử phải ngậm miệng.

Cuối cùng, tôi xin gởi đến những ai có quan tâm đến lịch sử chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam nước ta những năm cuối 1970 một số thông tin mà tôi góp nhặt được đó là: sau này khi  có cơ hội gặp một số vị lãnh đạo tỉnh Tây Ninh (ông Hai Mai, Phó CT UBND tỉnh, khối văn xã; ông Đặng Văn Thượng, chính ủy Sư 9 thời kì 1966-67, CT UBND tỉnh TN 1980-1985, Bí thư tỉnh ủy TN 1985-1990, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ 1990-2000), tôi luôn đặt câu hỏi rằng tại sao dù biệt rõ ràng rằng bấy giờ tập đòan Pôn Pốt-IengSari đã đang tiến hành diệt chủng dân Khmer trong nước, kêu gào chiến tranh xâm lược Việt Nam, liên tục tiến hành lấn chiến, nổ súng vào thường dân Việt Nam trên đất Việt Nam, vậy thì tại sao các vị lãnh đạo lại không bố trí một lực lượng quân sự đủ mạnh trên tuyến biên giới để ngăn chặn ngay trong trứng nước các họat động xâm nhập, cướp và giết của quân Pôn Pốt đối với thường dân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam. Câu trả lời đều giống nhau là: chúng ta không ngờ là Pôn Pốt sẽ dám làm như vậy!
Nghe vậy làm tôi cảm thấy ấm ức lắm, tới tận bây giờ. Xin các vị lãnh đạo đừng bao giờ lãnh đạo và bảo vệ người dân của mình bằng 2 chữ: "không ngờ" nữa, nếu không sẽ còn nhiều người dân phải chết oan uổng lắm.


Đọc bài của bạn này mình thấy rùng rợn quá, cảm ơn bạn đã cho mình thấy tội ác của bọn Pốt. Thật không ngờ, trẻ con chũng nó cũng không tha.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: TQNam trong 23 Tháng Bảy, 2008, 08:23:17 am
Gửi bạn Trần Đình Hải,

Xin thành thật chia buồn cùng gia đình bạn.
Gia đình bạn từng sống trong đồn điền Chúp, đây là khu vực tôi đã đến và luồn trong các lô cao su không ít lần. Nói thật, khi vào đó tôi thấy buồn lắm vì tôi biết trước kia có rất nhiều người Việt làm phu cao su từ thời Pháp. Ôi những cảnh tượng thật đau lòng! Trước mắt tôi là cảnh thê lương của những hình ảnh thê lương trong các trang viết về đời phu cao su. Thật khó tả lại, những ai chưa đến thì cứ hình dung những thước phim về đời sống của các nô lệ hiện đại tai châu Phi, Mỹ La tinh: người không còn là người nữa. Những căn nhà rách nát, ẩm thấp, u tối. Gia đình chủ nhân thì sinh hoạt dưới dưới mức tối thiểu. Con trẻ như thú hoang vì dơ bẩn, rách mướp. Vào đó, tôi như quay lại một thế giới của nhiều thế kỹ trước. Và tôi tự hỏi đã có bao nhiêu sinh linh Việt bị lùa, bị ép hay bị lưu lạc rồi chết tại đây?
Lần đầu tiên tôi đến biên giới Xa Mát là vào một buổi chiều, khoảng 4g30'. Cái nắng gây gắt như muốn lột da người. Đoàn xe chúng tôi chạy từ từ vì đường quá xáu nên tôi nhìn thậy rỏ những gì còn lại 2 bên đường. Tôi đã chảy nước mắt và đến giờ tôi vẫn còn bị ám ảnh bời những gì đã thấy. Những khu vườn xơ xác với những thân cây cháy xém. Những mái nhà xụp đổ. Những khoảnh vườn sân trước với 5-7 ngôi mộ. 5g chiều, mặt trời ráng đỏ trên một vùng đất chết. Cái mặt trời to, đỏ lự chếch phía chân trời thường thấy trong các bức ảnh nghệ thuật khí đó với tôi là cả một sự mỉa mai. Đẹp sao được nơi đất chết, những cái chết tất tưởi, chết oan uổn, chết cả gia đình. Tôi rất muốn làm một chuyến đi vế nơi đó để thăm lại cảnh củ để tưởng niệm những oan hồn, để nhới lại một thời trai trẻ. Tôii sẽ đón xe đi từng chặng một từ TP đến Tây Ninh, từ Tây Ninh đến Tân Biên, từ Tân Biên đến chợ Xa Mát rồi lội bộ tiếp lên đồn biên phòng. Tiếc là vẫn chưa thu xếp được. Nếu được, xin bạn thấp dùm tôi nén nhan đến tất cả những người quá cố.

Cái sự đời đôi khi khó nói, khó hiểu. Tôi cũng thắc mắc như bạn. Nếu những năm 1977-1978 ta tích cực phòng vệ hơn thì sao nhỉ?


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tuaans trong 23 Tháng Bảy, 2008, 08:37:04 am
@haanh, tui có vài chục tấm hình về việt kiều K năm 70, nhưng đưa lên đây e rùng rợn quá, bác cho cái meo đi nha!


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: TrầnĐìnhHải trong 23 Tháng Bảy, 2008, 12:26:07 pm
Xin được gọi các CCB trong Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam là chú, bác, xưng là cháu nhé!  ;D, vì khi các chú cầm súng tiến vào chiến trường Campuchia thì cháu còn đang học ở Trường mẫu giáo thực hành trên đường 30/4 ở thị xã Tây Ninh  :D, đến năm 1983 mới tốt nghiệp ;D.
Gửi bạn Trần Đình Hải,
Xin thành thật chia buồn cùng gia đình bạn.
Gia đình bạn từng sống trong đồn điền Chúp, đây là khu vực tôi đã đến và luồn trong các lô cao su không ít lần. Nói thật, khi vào đó tôi thấy buồn lắm vì tôi biết trước kia có rất nhiều người Việt làm phu cao su từ thời Pháp. Ôi những cảnh tượng thật đau lòng! Trước mắt tôi là cảnh thê lương của những hình ảnh thê lương trong các trang viết về đời phu cao su. Thật khó tả lại, những ai chưa đến thì cứ hình dung những thước phim về đời sống của các nô lệ hiện đại tai châu Phi, Mỹ La tinh: người không còn là người nữa. Những căn nhà rách nát, ẩm thấp, u tối. Gia đình chủ nhân thì sinh hoạt dưới dưới mức tối thiểu. Con trẻ như thú hoang vì dơ bẩn, rách mướp. Vào đó, tôi như quay lại một thế giới của nhiều thế kỹ trước. Và tôi tự hỏi đã có bao nhiêu sinh linh Việt bị lùa, bị ép hay bị lưu lạc rồi chết tại đây?

Đã vào quansuvn.com thì phải nói sự thật. Qua lời kể của ông bà ngọai, má tôi, bác tôi (Ngô Văn Bính, cựu binh của Phòng quân báo QK 7, Bộ tư lênh QK 7 từ năm 1970, nay là Phó GĐ Công ty CP bến xe Miền Tây, TP. HCM) thì đời sống Việt kiều ở Campuchia vùng Snoul-Chúp có nhiều giai đọan mang sắc thái trái ngược nhau:
1, Trước năm 1954 (trước khi chiến thắng Điện Biên Phủ), vùng cao su Chúp có tính chất trồng mới chưa khai thác nhiều, người công nhân vốn được mộ phu từ Đồng bằng sông Hồng có đời sống lao động rất vất vả,  mạng người bị chủ Tây coi rẻ hơn cây cao su, sách báo tư liệu lịch sử nói nhiều, tôi xin không nhắc lại.   
2, Sau 1954, nhất là giai đọan 1960-1970, đời sống người công nhân Việt kiều là "rất tốt" theo lời người thân của tôi nhận xét. Ví dụ: mỗi gia đình công nhân có bao nhiêu con trẻ đều được chủ Tây trợ cấp gạo nuôi đến 18 tuổi thì thôi, bệnh viện miễn phí, chợ, chớp bóng (Xinê) đầy đủ... đời sống hòa bình, thật khác hẳn với những gì đang xảy ra ở Việt Nam cùng thời điểm bấy giờ. Có lẽ đó là kết qủa của phong trào đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc đã đang diễn ra khốc liệt ở Việt Nam; nếu chủ Tây mà cứ tiếp tục bóc lột giống như thời kỳ 1940-50 thì công nhân Việt Nam sẽ sớm theo Việt Cộng làm cách mạng rồi.
3, Sau Tết nguyên đán 1970, Lon Nol đảo chính Sihanouk, B-52 bắt đầu ném bom nhà máy nước, nhà máy chà lúa của đồn điền Chúp ... các làng công nhân Việt kiều bắt đầu rơi vào thảm cảnh, má tôi kể 2 mẹ người hàng xóm bị bom cháy na-pan đốt cháy đen như than. Có 1 bộ phận nhỏ Việt kiều hồi hương theo sự trợ giúp của chính quyền Sài Gòn (theo tôi biết, hiện nay họ định cư ở Củ Chi gần cầu vượt Củ Chi trên quốc lộ 22 thì phải; 1 số định cư ở huyện Châu Thành, Tây Ninh; 1 số về ở Bảo Lộc, Lâm Đồng; còn ở đâu nữa thì không biết :o); phần lớn Việt kiều ở lại đã lựa chọn theo Việt Cộng, cũng dễ hiểu thôi vì chỉ có Việt Cộng (hình như là một bộ phận của Sư 9, Sư 5, Sư 7) mới đánh thắng quân Lon Nol cứu dân; trái lại Quân VNCH là quân đồng minh của quân Lon Nol mà. Thực tế cho thấy nếu dân Việt kiều chạy về phía Đông vào vùng Chúp là có cơ may an tòan, còn chạy về phía Nam Vang là rất dễ bị giết bởi quân Lon Nol. Ngòai ra, do Việt kiều công nhân ở Chúp vốn là dân gốc Bắc nên thế hệ 1 (sau 30 năm tha hương cầu thực) có quan hệ tiếp xúc mật thiết với bộ đội miền Bắc đồng hương là tất yếu (Chúp nằm trong tuyến huyết mạch của chi viện miền Nam trước khi vào Lộc Ninh, Bình Phước). Có khỏang 20.000 thanh niên Việt Kiều thóat ly theo Việt Cộng (nguồn: Câu lạc bộ truyền thống kháng chiến Việt kiều Campuchia yêu nước TP. HCM).
4, Giai đọan 1970-1975 Việt kiều Chúp di chuyển dần về Việt Nam thuộc vùng Tây Ninh, Bình Phước.... sau 1975 Pôn Pốt lên cầm quyền thì tội ác của chúng ở Campuchia nói chung và ở Snoul-Chúp nói riêng cũng như ở biên giới Việt Nam thì mọi người biết rồi, không cần kể nữa.




Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: dongminhkh trong 23 Tháng Bảy, 2008, 02:42:33 pm
Đọc bài viết của bạn Trần đình Hải mới thấy rõ sự tàn bạo của Polpot. Phải nói rằng, trong thời gian tui tại ngũ, cũng chỉ được nghe cán bộ chính trị đến nói chuyện về tội ác của Pot, chứ chưa được một lần nghe từ nhân chứng sống như bạn. Dã man và thâm độc quá....


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: bamhinh trong 23 Tháng Bảy, 2008, 07:02:11 pm
Trong bài đầu tiên bạn nói là bạn đọc bài ở cái link http://vndefence.info/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=892&highlight= (http://vndefence.info/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=892&highlight=)

Ròi bạn nói là "Em hy vọng có sự thổi phồng về 1 số chi tiết."

Mình hỏi bạn là đã thỏa niềm hy vọng ấy chưa?

Vài lời với bạn!  ;D
Quan điểm của Bác về vấn đề này? Còn quan điểm của em đã rõ ràng, chuyện thảm sát do Pốt gây ra là có thật . Bác cần nhân chứng, vật chứng thì có đủ rồi đấy!


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: TrầnĐìnhHải trong 23 Tháng Bảy, 2008, 09:17:23 pm
Tôi xin được bổ xung thêm một chi tiết về vụ tàn sát của quân Pôn Pốt đối với người dân xã Tân Lập, huyện Tân Biên, Tây Ninh trong đêm 24-9-1977:
 Trước ngày 24-9 này người dân đã báo cáo cho chính quyền xã 1 số dấu hiệu xâm nhập, cướp, giết của quân Pôn Pốt,  chính quyền xã báo cáo chính quyền cấp trên thì được phản hồi cho người dân là: nếu quân Pôn Pốt vào thì bà con cứ yên tâm xuống trốn dưới hầm (vốn đã có từ thời đánh Mỹ), chừng 15 phút sau là bộ đội lên liền. Chính cái khuyến nghị này mà dân ta mới bị giết chết nhiều vì khi quân Pốt nó vào thì chúng cứ việc vào từng hầm của dân mà kêu từng người lên để giết. Thật chẳng hiểu ra làm sao cái biện pháp thất sách này nữa. :'( ???




Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: haanh trong 23 Tháng Bảy, 2008, 10:01:11 pm
Đọc bài viết của bạn Trần đình Hải mới thấy rõ sự tàn bạo của Polpot. Phải nói rằng, trong thời gian tui tại ngũ, cũng chỉ được nghe cán bộ chính trị đến nói chuyện về tội ác của Pot, chứ chưa được một lần nghe từ nhân chứng sống như bạn. Dã man và thâm độc quá....
còn em chỉ nghe ở quân trường lý do vì sao phải xin tình nguyện làm NVQT tại CPC . Sang đến nơi không nghe ai nói gì , cán bộ chính trị cũng như cán bộ QS lo chuyện đánh nhau thôi .


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tuaans trong 23 Tháng Bảy, 2008, 11:13:10 pm
"Em hy vọng có sự thổi phồng về 1 số chi tiết."


Nghĩa là bạn tin rằng pôn pốt thảm sát dân thường VN là có thật, OK.
Bạn chỉ hy vọng là các chi tiết thì bị thổi phồng phải không ạh?>

Bạn đang hy vọng điều gì vậy?


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: le010180 trong 24 Tháng Bảy, 2008, 12:25:16 am
Cách đây lâu lắm rồi tôi có xem một cuộc tranh luận giữa một chú người K và một chú người Viêtnam về việc Vn lấn đất Campuchia trên mạng. Tôi thấy tâm đắc nhất một câu của một người thứ ba chen vào: "Năm 78 mà Vn chịu khó chờ thêm 6 tháng - 1 năm nữa thì bây giờ chắc không co`n dân K để to mồm đòi đất nữa". Sau đấy thấy chú K tịt hẳn luôn không nói thêm câu nào.  (Tất nhiên là dân thường ta dọc biên giới cũng sẽ phải chịu nhiều đau thương thêm)


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tuaans trong 24 Tháng Bảy, 2008, 09:12:08 am
Post lại tấm hình kèm lời chú thích!


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: bamhinh trong 25 Tháng Bảy, 2008, 08:40:49 am
"Em hy vọng có sự thổi phồng về 1 số chi tiết."


Nghĩa là bạn tin rằng pôn pốt thảm sát dân thường VN là có thật, OK.
Bạn chỉ hy vọng là các chi tiết thì bị thổi phồng phải không ạh?>

Bạn đang hy vọng điều gì vậy?
Vâng, chính xác là như vậy. Vì em ko thể tưởng tượng nổi bọn Pốt nó hành động như thú vật. Em nghĩ đơn giản chỉ bòm thôi.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: XCOPE1974 trong 28 Tháng Bảy, 2008, 11:28:26 am
Em chào các Bác!!!
Em đăng ký mãi mới vào được, cứ nghĩ là sever hạn chế thành viên nhưng mấy hôm lại thấy có thành viên mới nên em quyết định thử lại lần nữa thế là cuối cùng lại được.
Thành viên mới chào các Bác, các anh.
Đọc bài của bác Trần đình Hải em xin viết lại câu chuyện của Bố em, ông đã mất vào ngày 26/9/1977 tại Samát,có nghĩa là 2 ngày sau vụ thảm sát. Bố em hồi đó là phó phòng tham mưu phụ trách biên giới Việt- Miên Bộ tư lệnh Công an vũ trang (cái này me em và các bác kể lại). Sau khi tràn qua biên giới thảm sát dân ta ở 3 huyện (em đọc ở cuốn ' Cuộc chiến bắt buộc') thì quân Pốt rút về nhưng vẫn để các nhóm nhỏ bao vây và quấy rối các đồn biên phòng của ta dọc biên giới, Bố em dẫn đòan đi thị sát và tiếp tế cho các đồn biên phòng thị bị phục kích, nghe ông hàng xóm nhà em kể lại là bố em đi đầu, sao đấy là 1 người nữa rồi mới đến ông ý, bố em bị 1 quả B40 mất một chân, người đi sau thì dạt vào rừng còn ông ý thì bị một viên AK xuyên bụng nhưng máy có quyển sổ giắt ở đó nên cho bị thương nhẹ, Bố em lạc vào rừng 3 ngày sau mọi người mới tìm thấy, các chú bảo bố em bị thương và mất nhiều máu quá nên đã hy sinh.
Em là thế hệ sau, muốn hiểu và nghe được những điều như Bố em, các bác và các anh đã làm để giữ bình yên cho đất nước. Xin một phút nghiêng mình tưởng nhớ!


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: TQNam trong 28 Tháng Bảy, 2008, 12:00:50 pm
Xin chào mừng bạn đã đến với diễn đàn và hãy viết những gì có thể để chia sẽ với anh em.
Xin chia buồn cùng gia đình bạn.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: liua trong 29 Tháng Bảy, 2008, 01:33:56 am
Chân thành chia xẻ với bạn Xcope1974.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: yta262 trong 14 Tháng Chín, 2008, 09:29:25 am
TRƯỚC KHI VÀO TRUYỆN, THAY LỜI NGƯỜI DỊCH.

Đây là tự truyện của một thành niên trí thức Căm-Bu-Chia, anh Boun Sokha, ra đời trong nghịch cảnh và trưởng thành trong khói lửa chiến tranh. Thanh niên này cũng như tất cả mọi người dân Căm-Bu-Chia đều khao khát hòa bình và mong được sống yên ổn trên mảnh đất quê hương.
Ngày 17-4-75, khi Khờ-Me đỏ kéo vào thủ đô Nam Vang, ai cũng hân hoan vui mừng đón rước, lầm tưởng hòa bình đã đến và cảnh chém giết lẫn nhau không còn xảy ra nữa. Nhưng không ngờ, chính ngày đó lại là ngày mở đầu cho một chuỗi dài thảm họa đẫm máu, man rợ khủng khiếp đến nỗi gây chấn động dư luận khắp nơi trên thế giới. Ai nghe đến cũng phải rùng mình kinh hãi. Tác-giả đã sống nhiều năm trong cảnh địa ngục trần gian hãn hữu ấy. Trải qua bao nỗi kinh hoàng, ghê rợn, cuối cùng đã may mắn trốn thoát sang được Thái Lan cùng với người yêu, viết tác phẩm này như 1 thông điệp gửi đến nhân dân thế giới tự-do, rồi sau đó lại quay trở về Căm-Bu-Chia một mình, tranh đấu cho lý-tưởng tự do, công bằng và bác ái.
Hiện tác phẩm đã được dịch sang nhiều thứ tiếng, phổ biến khắp nơi trên thế giới. Ấn bản Pháp-ngữ nhan đề: “LA MASSUE DE L'ANGKAR”, ấn bản Đan-ngữ nhan đề: “FOLKEMORDET I CAMBODJA”... Từ đó đến nay tác giả vẫn biệt tăm. Các cơ quan quốc tế nhân quyền đã tận lực tìm kiếm nhưng vô hiệu quả. Tác giả còn sống hay đã chết?

1. “CHIẾN TRANH ĐÃ CHẤM DỨT, HOAN HÔ HÒA BÌNH!”
Sáng ngày 17-4-75.
Từ sau ngày 1-1-75, nhằm thực hiện chương trình tấn công kết thúc, bọn Khờ-Me đỏ thường pháo kích liên tục và bừa bãi hàng loạt hỏa tiễn 107 ly vào thủ đô Nam Vang, khiến thường dân vô tội nhiều người đã bị chết oan.
Sáng nay cũng như mọi buổi sáng khác, tôi thức dậy thật sớm để quan sát tình thế đang thay đổi nhanh chóng mỗi ngày. Hàng đêm, khi đi ngủ, người ta không thể đoán được những gì sẽ xảy ra sáng hôm không thể đoán được những gì sẽ xảy ra sáng hôm sau. Nhà tôi lại nằm gần khu chợ, trong vùng tây nam thành phố, là nơi đã bị pháo kích triền miên.
Hôm nay là ngày 17 tháng 4, khi thức giấc, tôi có cảm giác vô cùng sung sướng vì thấy mình đã may mắn hãy còn sống sót. Những tiếng súng lớn và những tiếng hỏa tiển nổ long trời lở đất dường như đã hoàn toàn im lặng. Bên tai tôi chỉ còn nghe những tràng tiểu liên thỉnh thoảng vang lên, khi gần khi xa, ròn tan như những tiếng pháo mừng xuân. Những âm thanh sắt thép kỳ lạ này đã nhịp nhàng hòa điệu với tiếng đồng hồ quả lắc treo tường trong phòng tôi đang chậm rãi, đều đặn khua 5 tiếng rền rĩ. Những âm thanh mới lạ này đã tạo cho tôi 1 khoái cảm bất thường, nên tôi vẫn còn nằm nướng, lóng tai nghe những “tiếng pháo” chết người, khi thì lẻ tẻ, rời rạc, khô khan, khi thì dồn dập từng tràng ngắn ngủi, như gắt gỏng, giận hờn từ bốn phương của thủ đô vang vọng lại, lúc xa lúc gần, tưởng chừng như ngay bên kia hè phố.
Khi đồng hồ điểm 7 tiếng, tôi rời khỏi giường, rón rén nhẹ nhàng để khỏi đánh thức mẹ tôi dậy, bước ra mở cửa sổ, ngó xuống đại lộ Monivong. Tôi khẽ kéo màn cửa sổ để nhìn cho rõ những gì đang xảy ra bên ngoài. Bây giờ mặt trời đã ló dạng, tỏa ánh sáng lộng lẫy tươi mát. Nền trời trong xanh, không gợn chút mây, báo hiệu một ngày nắng ấm. Tháng tư ở Cao-Miên vốn là tháng nóng nhứt!
Tôi thấy quang cảnh lưu thông trên đường phố đông đảo, nhộn nhịp khác thường. Nhưng tôi càng kinh ngạc hơn, khi thấy chen lẫn trong đám đông xe cộ đủ loại của thường dân còn có những chiến xa, những xe tăng, những cam nhông nhà binh chở đầy binh sĩ tay cầm cờ trắng phe phẩy. Xe cộ đầy đường, chạy hấp tấp vội vàng, loạn xạ, như chẳng còn có kỷ luật lưu thông gì nữa. Nhìn kỹ, tôi thấy chen lẫn trong đám đông hỗn độn ấy còn có cả những người mặc đồng phục màu đen, trên tay lăm lăm võ khí. Họ đi bộ. Nhưng cũng có những toán được chở trên cam nhông. Những người này đi đến đâu quần chúng đều hoan hô và vẫy cờ trắng như thể chào mừng tiếp đón. Những tiếng hô to đến nỗi vang tận lên lầu chỗ tôi đứng mà vẫn còn nghe rõ mồn một:
- “Chiến tranh đã chấm dứt. Hoan hô hòa bình”. Những tiếng hoan hô ấy đã biểu lộ niềm phấn khởi vui mừng đến tột độ, cùng với vẻ hân hoan hiện rõ trên khuôn mặt mọi người dân.

ĐUỔI THEO HÒA BÌNH.
Lát sau Lan-Thi cũng thức dậy, đến bên cửa sổ, đứng cạnh tôi, chăm chú nhìn quang cảnh mới lạ đang diễn tiến dưới đường. Nàng là em gái tôi, giống như đa số thiếu nữ Cao-Miên con nhà khá giả có học thức, ngoan ngoãn, dịu dàng. Riêng Lan-Thi nàng có làn da trắng trẻo và một nhan sắc mặn mà, đầy quyến rũ. Trong khi đó, thân hình tôi lại thô kệch, nước da ngăm đen và khuôn mặt khắc khổ như những người nông dân. Chúng tôi khác nhau đến nỗi mỗi khi đi ra đường chẳng mấy ai chịu tin chúng tôi là anh em ruột thịt!
Nàng nói:
- “Mình đánh thức má dậy, kể cho má nghe chuyện mới lạ này, nghe anh!”
- “Má đang tắm!” Tôi đáp.
Lan-Thi chạy đến buồng tắm, gõ cửa.
- “Má! “Nàng gọi và nói lớn": Chiến-tranh đã chấm dứt rồi! Quân Khờ-Me đỏ đã vô đây rồi... Má ra coi nè!”.
- “Thế hả? Ừ, má ra ngay bây giờ đó!” Má tôi đáp.
Người vú già của gia đình tôi, một người đàn bà khỏe mạnh, linh hoạt, trạc tuổi 55 gì đó, vừa lau chùi dọn dẹp phòng khách xong, nghe nói thế cũng vội chạy đến đứng bên cửa sổ. Bà ta nhìn chăm chú xuống quang cảnh dưới đường, vẻ mặt tràn đầy xúc động với 2 hàng nước mắt sung sướng chảy dài, lăn trên đôi gò má.
- “Coi kìa, dì Minh khóc kìa em!”. Tôi kêu Lan-Thi và chỉ cho nàng thấy.
- “Xin lỗi!...” Dì vú nghẹn ngào nói ngập ngừng, đứt quãng: “Tôi... sung sướng quá, vì...”
Nói không hết câu, dì vú đã che mặt bỏ đi. Trong khi ấy, mẹ tôi cười tươi hớn hở bước tới đứng nhìn qua cửa sổ.
- “Mấy đứa chạy mau đi báo tin cho ba và cho chị Hai biết với!” Mẹ tôi nói.
- “Ba và chị Hai chắc đã dư biết rồi!” Lan-Thi đáp.
- “Không sao. Cứ cho ba và chị Hai biết. Chắc ba và chị Hai sẽ vui mừng lắm khi thấy các con đến”. Mẹ tôi nói tiếp.
- “Nhưng con phải nghe xem radiô nói gì trước đã. “Lan-Thi nói đồng thời bước nhanh đến chỗ bàn sa-lông, bật nút máy thâu thanh nhỏ đang nằm trên đó. Nàng dò hết tần-số này đến tần-số khác, nhưng hoàn toàn không có 1 chương trình phát thanh nào. Chúng tôi nghĩ chắc đài phát thanh đã bị quân Khờ-Me đỏ chiếm rồi. Lát sau, chúng tôi ra xa. Lan-Thi cầm lái. Tôi ngồi kế bên nàng. Nhưng xe chúng tôi không thể nào lăn bánh được, vì thiên hạ đã đổ ra đường đông như kiến cỏ, chẳng khác nào một ngày đại hội liên hoan của quốc gia. Chen lẫn trong biển người dầy đặc ấy còn có đủ loại xe gắn máy, xe đạp, xe ba bánh và các loại xe vận tải khác. Người ta và xe cộ chen lẫn hổn độn, như đang bị quay cuồng trong một cơn gió lốc, không có 1 định hướng nào rõ rệt.
Lan-Thi quay sang hỏi tôi:
- “Thiên hạ đi đâu mà loạn xà ngầu vậy?”
- “Chắc họ là những nông dân đã lên đây lánh nạn chiến tranh, bây giờ thấy hết chiến tranh rồi, họ trở về quê cũ”. Tôi đáp.
- “Em hy vọng như vậy. Như thế, thủ đô sẽ không còn quá đông dân nữa”. Lan-Thi nói.
Chúng tôi lái xe nhích từng thước một, và thường phải dừng lại dọc đường. Lợi dụng những cơ hội đó, chúng tôi để ý dò xét quân Khờ-Me đỏ, bây giờ đã thấy xuất hiện nhiều trên khắp mọi ngả đường. Đây là lần đầu tiên trong đời chúng tôi trông thấy họ tận mắt. Họ mặc nhiều đồng phục khác nhau, nhưng đa số đều là những bộ bà-ba đen, quấn khăn rằng trên cổ và mang dép cao su, thường gọi là dép Hồ Chí Minh, làm bằng vỏ xe hơi cũ. Họ không mang huy hiệu để phân biệt cấp chỉ huy và binh sĩ. Chúng tôi dò xét tỉ mỉ thấy những người ra lịnh, chắc là cấp chỉ huy, ai cũng có bút cài trên miệng túi áo. Có lẽ những cây bút giắt trên túi áo trước ngực ấy là dấu hiệu ngầm về cấp bực của họ. Đúng vậy! Những người nào có nhiều bút nhất là những người cao cấp nhất trong bọn, Còn những kẻ nào không có bút giắt trên túi áo đều là những binh sĩ tầm thường, xuất thân nông dân, thất học. Đa số đều trẻ măng, khoảng từ 13 đến 14 tuổi. Những người chỉ huy thì trông già hơn nhiều và thuộc đủ mọi hạng tuổi khác nhau.
Khoảng 11 giờ trưa, chúng tôi mới đến được bảo sanh viện Nam-Vang, nơi người chị cả của chúng tôi, vợ của 1 sĩ quan pháo binh trong quân đội cộng hòa, vừa hạ sanh được 1 đứa con trai vài ngày trước. Chúng tôi vừa bước vào đã thấy chị nằm khóc thảm thiết.
- “Sao chị khóc vậy? “Lan-Thi ngạc nhiên hỏi”. Bây giờ chiến tranh đã chấm dứt rồi. Chúng ta sẽ lại sống hòa bình như xưa...”
- “Em ơi, chị và cháu nhỏ sẽ không bao giờ còn được sống trong cảnh gia đình êm ấm, đầy đủ vợ chồng, cha con nữa”.
Chị tôi vừa khóc vừa mếu máo kể lể: “Nếu hòa bình đến sớm trước 2 tháng...”
Ngừng 1 lát để nuốt nước mắt, chị lại tiếp: ”... thì ảnh đâu có bị đưa ra mặt trận... Ảnh đã bị đưa đi từ tháng Hai...”
Tôi ngắt lời chị:
- “Ảnh thiệt là không may. Bọn chúng chỉ đưa những kẻ nào không tiền của đút lót ra mặt trận thôi. Còn những ai có tiền đút lót cho bọn tướng tá tham nhũng thì được làm việc trong Bộ Tham Mưu, hoặc được ở lại Thủ đô, ngồi chơi sơi nước, chẳng phải làm gì đụng đến cái móng tay!”
- “Em thấy ba đã hết lòng lo lắng cho ảnh, nhưng không có kết quả!” Lan-Thi nói thêm.
- “Cái đó hiển nhiên! Vì ba không thuộc bè nhóm của họ. Nếu không thuộc bè nhóm của họ mà chen vào can thiệp thì vấn đề lại càng trở nên rắc rối hơn nhiều”. Tôi tiếp lời.
Lan-Thi cầm tay chị và tìm lời an ủi:
- “Thôi, chị hãy tạm quên chuyện ấy đi. Em biết điều đó khó, chứ không phải dễ. Nhưng chị nên nghĩ, trước hết đến sức khỏe của chị. Bây giờ trông chị có vẻ yếu nhiều mà cháu nhỏ thì lại rất cần đến sự chăm sóc của chị...”
Chị tôi quay đầu về phía đứa bé sơ sanh, ôm sát nó vào lòng. Chúng tôi vội vã quay trở ra và hứa ngày mai sẽ trở lại thăm chị lần nữa.

CUỘC DI TẢN VĨ ĐẠI BẮT ĐẦU.
Bảo sanh viện này nằm trong khu bệnh-viện lớn nhất tên Preah Keth Mealea, của thủ đô Nam-Vang, đã xây cất từ năm 1891, đánh dấu thời kỳ bắt dầu đô hộ của Pháp tại xứ Chùa Tháp. Ba tôi cũng nằm trong bệnh viện này từ 6 ngày rồi. Khi chúng tôi đến bên giường bệnh thì ông đang nằm ngủ im lìm. Lúc ấy, không thấy bóng dáng một vị bác sĩ hay một ý tá nào. Chúng tôi có cảm nghĩ dường như những bệnh nhân này đã bị bỏ rơi, để phó mặc cho số-mệnh. Tôi xem đồng hồ, thấy đã 11 giờ rưỡi trưa, chúng tôi bèn lái xe trở về nhà.
Bây giờ vấn để lưu thông càng khó khăn hơn trước. Làn sóng người và làn sóng xe cộ chen chúc nhau vô cùng hỗn độn. Mặc dù hiện đã có rất nhiều binh sĩ Khờ-Me đỏ đứng án ngữ trên khắp mọi ngả đường, và đang tỏ ra cố gắng thiết lập trật tự lưu thông nhưng vô hiệu quả. Thỉnh thoảng người ta nghe có tiếng súng nổ khô khan ngay trong thành phố. Quang cảnh khu chợ đã trở nên hỗn độn không thế nào tả được. Các gian hàng và các cửa tiệm đã bị đám đông quần chúng, lính cộng hòa, và cả lính Khờ-Me đỏ nữa chen chúc, xúm nhau vào tranh dành cướp phá. Quần áo, hàng hóa, đồ đạc, vật dụng linh tinh vương vãi khắp nơi. Chẳng ai buồn để ý đến những người xấu số đã chết, hoặc còn đang quằn quại, rên rỉ, nằm lăn lóc khắp nơi trên các vỉa hè đường phố. Võ khí, súng đạn cũng vứt bừa bãi ngổn ngang khắp nơi. Lan-Thi đã vô cùng xúc động khi thấy 1 đứa bé khoảng 5 tuổi, vừa la khóc vừa chạy lanh quanh, quờ quạng tìm bố mẹ, chắc đã lạc trong làn sóng người đông đảo, hỗn độn đi ra hướng ngoại ô. Lan-Thi lo lắng hỏi tôi:
- “Hồi nảy anh nói: đám người này là nông dân đang tìm đường trở về quê. Nhưng sao em thấy trong số cũng có nhiều người ở Thủ đô như mình vậy? Tại sao? Họ đi đâu vậy?”
Thực sự, tôi cũng đang âm thầm lo lắng trước hiện tượng kỳ lạ này, nên đã đổ quạu, khi bị Lan-Thi chất vấn. Tôi đáp cộc lốc:
- “Không biết nữa! Nhưng làm sao anh biết được?”
Thực vậy! Tôi hoàn toàn bối rối, không hiểu nổi những gì đang xảy ra chung quanh. Từng đoàn người lũ lượt, hấp tấp kéo nhau rời thành phố, trong khi lại có những đoàn người khác từ nơi đâu không biết đang bồng bế, dắt dìu nhau, ngơ ngác, mệt mỏi bước vào thủ đô.
Bây giờ đã gần một giờ trưa. Khi vừa bước chân vào nhà, chúng tôi vội vàng mở radio để nghe tin tức, theo dõi tình hình. Chúng tôi rụng rời kinh ngạc khi nghe đài phát thanh truyền lệnh của quân Khờ-Me đỏ, bắt buộc mọi người phải lập tức rời khỏi thủ đô, để tránh một cuộc tấn công mưa bom của đế quốc Mỹ sắp xảy ra. Đồng thời, quân Khờ-Me đỏ còn ra lịnh cho tất cả các cấp sĩ-quan và binh sĩ trong quân đội cộng-hòa, cùng với toàn thể nhân viên trong chánh phủ Long-Boret phải đầu hàng vô điều kiện và lập tức đến trình diện ngay tại trụ sở bộ Thông-Tin.
Từ bao nhiêu năm trong cuộc chiến, thủ đô Nam-Vang chưa lần nào bị ăn bom, và ngay cả bây giờ cũng thế. Đây rõ ràng chỉ là một cái cớ để quân Khờ-Me đỏ bắt buộc quần chúng phải lập tức di tản. Trước tình thế cấp bách này, chúng tôi không còn thì giờ để ăn uống gì nữa. Chúng tôi quyết định trở lại ngay bệnh viện để đón ba tôi và chị tôi.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: yta262 trong 14 Tháng Chín, 2008, 09:53:40 am
PHÁT SÚNG ÂN-HUỆ.
Lần này tôi cầm lái, vì Lan-Thi đã mất hết bình tĩnh, nên không thể nào lái xe được nữa. Nàng đã bị khủng hoảng dữ dội sau khi nghe tin di tản cưỡng bách loan ra từ đài phát thanh.
Bây giờ sự lưu thông trong thành phố gần như đã hoàn toàn bị bế tắc. Nhiều ngã đường đã bị quân Khờ-Me đỏ đặt rào cản và bố trí canh gác, không cho dân chúng và xe cộ vượt qua. Để có thể đến được nhà thương, chúng tôi đã phải đánh 1 vòng lớn, lái dọc theo đường Decho Damdin, đến đường Pasteur, rồi nhắm hướng đông bắc, xuyên qua đường Okhma Hing Penn, đến phía sau khu bệnh viện dành cho phụ-nữ. Sau hơn 3 tiếng rưỡi đồng hồ lái xe nhích từng tí một, chúng tôi đã đến nhà thương khoảng 5 giờ chiều. Chúng tôi đều mệt lả, lại cộng thêm sự đói khát dày vò. Từ sáng đến giờ có ăn uống gì đâu, chúng tôi đi như 2 cái xác không hồn. Chúng tôi lảo đảo bước vào bệnh viện. Không khí nơi đây bây giờ vô cùng yên lặng, một sự yên lặng kỳ lạ đến rộn người. Tại cổng ra vào đã có 2 người lính Khờ-Me đỏ đang cầm súng đứng gác. Trông họ có vẻ rất khẩn trương, ngón tay luôn đặt trên cò súng, những khẩu AK 47, kiểu Trung Quốc. Từ khi bước xuống xe, Lan-Thi bước đi như người không tự chủ, tôi phải cầm lấy tay nàng để dắt nàng đi. Chúng tôi đến trước mấy người lính Khờ-Me đỏ. Tôi mở lời lễ phép hỏi:
- “Thưa ông, xin quý ông vui lòng cho phép anh em tôi vào thăm ba tôi”.
Một người trong bọn đáp, giọng đanh thép:
- “Trước tiên, ở đây không có ai là... “ông” hết! Phải gọi là:
“MÍT!” (tiếng Căm-Bu-Chia, có nghĩa là: Đồng-chí) biết chưa?! Sau nữa, ba của mấy người là ai? Bệnh gì? Nếu bệnh nặng thì có thể còn ở trong này. Nếu không, chắc đã di tản theo mấy người khác hết rồi”.
- “Ba chúng tôi là một đại-tá, đã bị thương nặng”.
- “Đại-tá hả? Tại sao hắn lại ở đây? Đây là 1 nhà thương dân sự mà!” Một tên Khờ-Me đỏ khác ngạc nhiên hỏi chen vào.
- “Dạ, thưa đồng chí, vì quân-y viện 701 đã hết chỗ nằm, nên người ta đem ba tôi đến đây. Ba tôi đã bị cưa mất chân phải và bị thương nặng ở bả vai”.
- “Mấy người đến đón hắn ra hay là chỉ đến thăm thôi?”
- “Dạ, nếu được phép, chúng tôi xin đón ra”. Lan-Thi đáp với giọng run rẩy ngập ngừng.
- “Mấy người đã biết rõ thủ-đô phải di-tản khẩn cấp, càng mau và càng xa chừng nào càng tốt chừng nấy, để tránh máy bay B-52 của đế quốc Mỹ đến dội bom san bằng thành bình địa. Những bệnh nhân bây giờ vẫn còn ở trong này đều là những người bệnh nặng hoặc bị thương nặng, nằm chờ thân nhân đến đón ra. Vậy mấy người phải mau mau vô đón ba của mấy người ra đi, hay là...”
- “Dạ phải, bây giờ chúng tôi vô đón ổng đây”. Lan-Thi lo ngại đáp.
- “Hãy chờ đấy, tôi còn phải đi hỏi ý kiến trên xem đã!” Tên Khờ-Me đỏ nói. Hắn có vẻ dễ chịu hơn trước, có lẽ nhờ cái nhìn cầu khẩn van lơn trông rất não nùng của Lan-Thi. Nói xong, hắn rảo bước đi vào phía tòa nhà cũ của bệnh viện. Thời gian chờ đợi thật là nặng nề. Nhưng chỉ độ 5 phút sau hắn đã trở lại, cho biết chúng tôi được phép vào đón thân nhân.
Bệnh viện này có khoảng 1500 giường, nhưng kể từ đầu tháng 4 số bệnh nhân đã gia tăng gấp bội, đến hơn 2000 người cần điều trị. Cảnh tượng nhà thương bây giờ thật là ghê rợn. Xác chết hoặc còn đang hấp hối nằm la liệt trên sân, trên cả các bực thang và ngay giữa lối đi. Trong phòng chỉ còn toàn những bệnh nhân liệt giường và những người bị thương nặng. Họ nằm trên giường, nhưng cũng có người nằm ngay trên sàn nhà. Máu dơ loang từng vũng khắp nơi. Mùi tanh hôi xông lên đến lộn mửa. Dường như hầu hết những bệnh nhân còn lại đều đã bị ngất xỉu hay bất tỉnh, nên không khí hoàn toàn yên lặng như một nhà xác. Trên thi thể của những xác chết bu đầy ruồi nhặng. Chúng tôi chẳng thấy bóng dáng một người bác sĩ hay một y tá nào.
Hành động thật cẩn thận, tôi dùng hai tay nâng người ba tôi lên, trong khi đó Lan-Thi đở cái chân còn lại của ông. Chúng tôi đặt ba tôi lên một cái cáng để khiêng đi cho dễ. Vết thương trên bả vai bên trái của ổng đã làm độc, xông ra một mùi hôi thối thật khó ngửi. Một nhóm binh sĩ Khờ-Me đỏ đang đứng hút thuốc và tán gẩu trong phòng kế bên. Bọn họ không buồn để ý đến chúng tôi kể từ lúc vào cho đến lúc ra. Nhưng một nhóm vài người khác đang đứng ngoài sân thì lại nhìn chúng tôi cách soi mói khó chịu. Một người trong bọn họ chỉ tay về phía chúng tôi và hỏi to:
- “Ê, đi đâu đó? Bộ mấy người không biết hắn sắp chết à?”
- “Chúng tôi chở ổng về nhà”. Lan-Thi đáp và chúng tôi vẫn tiếp tục đi tới.
Bọn lính này bước vào trong bệnh viện. Nhưng có một người trong bọn họ, chắc là tên chỉ huy của toán đó, bất ngờ quay trở ra và quát to lên:
- “Ê, mấy người đó! Chờ chút! Trở lại đây ngay!” Chúng tôi đành phải quay trở lại, vào phòng tiếp tân, và đặt cái cáng ba chúng tôi xuống nền nhà.
- “Ba của mấy người là đại tá, phải không?” Tên Khờ-Me đỏ này hỏi với một giọng đầy man rợ.
Bây giờ tôi chợt tỉnh ngộ là đã hớ hênh, vô tình nói đến cấp bậc trong quân ngũ của ba tôi. Tôi cảm thấy tê tái trong lòng, nhưng không thể làm thinh, chẳng trả lời câu hỏi của hắn, nên đành ấp úng khẽ: “Dạ!” một tiếng thật nhẹ nhàng. Tên này liền quay về phía đồng bọn la to lên:
- “Mấy đồng chí thật là sơ xuất. Mấy đồng chí để cho đại tá ra đi như thế này sao?”
Xong hắn quay về phía chúng tôi, nhìn thẳng vào mặt của Lan-Thi nói:
- “Khiêng cáng kiểu này mấy người không thể đi xa được!”. Hắn tiếp tục nói với giọng rất bình thản đến lạnh lùng và còn có vẻ nhân-từ cách rất đểu cáng: “Mấy người có bổn phận phải rời thành phố càng nhanh càng tốt, càng xa càng tốt. Mấy người đã thấy quang cảnh đường phố bây giờ đông đảo, chen chúc như thế nào rồi. Mọi người đều đang tranh nhau ra đi. Vậy hãy để cái gánh nặng này lại đây, tôi giải quyết giúp cho. Hắn cũng sắp chết thôi. Hãy nhìn vào mặt hắn coi!”
Vừa dứt câu, hắn móc khẩu súng lục ra. Lan-Thi vội chạy lại quỳ dưới chân hắn, chắp tay lạy van rối rít:
- “Trời ơi, lạy ông, xin ông thương đừng giết ba tôi!”. Vì quá kinh-ngạc, tôi đứng chết sững, như bị trời trồng. Tên này quay về phía đồng bọn ra lịnh:
- “Lôi con nhỏ khùng này ra! Mau lên!”
Bằng một thái độ thật bình thản và một cử chỉ thật chính xác, hắn bắn một phát vào thái dương bên trái của ba tôi. Tôi thấy người ba tôi giật nẩy lên, dãy dụa mấy cái, rồi từ từ nằm im. Cái lổ nhỏ đen ngòm trên thái dương của ba tôi dường như cũng đang từ từ đóng kín lại, không có một giọt máu nào rỉ ra.
Chúng tôi té quỵ xuống bên cái cáng, tâm hồn tràn ngập kinh hoàng và đau đớn. Riêng tôi có cảm giác như chính mình vừa bị trúng viên đạn của tên Khờ-Me đỏ bắn vào đầu. Lan-Thi đang gào khóc và gục đầu trên ngực của ba tôi. Nhưng bọn Khờ-Me đỏ liền đuổi chúng tôi ra khỏi nhà thương. Nước mắt em tôi đã ướt đẩm cả mái tóc đen dài xỏa xuống bên bờ vai, còn tôi thì chẳng khóc được tiếng nào. Tôi cảm thấy đã bị nghẹt thờ vì uất hận.
Chúng tôi rảo bước chạy qua phía bảo-sanh-viện, đối diện với nhà thương, nằm ngay bên kia lề đường của đại lộ France. Tôi vừa đi vừa phải nâng lấy em tôi đã không còn đủ sức để bước nữa. Chúng tôi không thốt được lời nào. Đôi môi của chúng tôi dường như đã bị dính chặt vào rồi. Vừa đi tôi vừa tưởng nhớ đến những lời hoan hô vui mừng nồng nhiệt của quần chúng hồi sáng nay. Những âm thanh này dường như hãy còn đang vang vọng đâu đây, thoảng trong đôi tai của tôi:
- “Chiến tranh đã chấm dứt. Hoan hô hòa bình! Chiến tranh đã chấm dứt! Hoan hô hòa bình!”

NHỮNG TRẺ SƠ SANH.
Trước khi bước chân vào đến ngôi nhà bảo sanh đã xây cất từ năm 1907, chúng tôi lại gặp 2 tên Khờ-Me đỏ khác.
- “Nếu mấy người muốn vô nhận con nuôi mới sanh thì cứ vô, nhưng không được ở lại luôn trong đó đấy nhé!”. Một tên nói với chúng tôi, đồng thời trao đổi cái nheo mắt rất quỷ quái với đồng bọn. Khi chúng tôi bước vào trong sân thì một cảnh tượng vô cùng rùng rợn đã bày ra trước mặt, khiến Lan-Thi phải kêu rú lên và lấy tay bưng kín mặt. Em tôi đã kinh hoàng đến cùng cực khi nhìn thấy trên mặt cỏ đầy rẫy những tử thi đẫm máu nằm lẫn lộn với những xác trẻ sơ sinh còn quấn trong những cái tả đỏ đẫm máu. Xác sản phụ, xác hài nhi nằm lẫn lộn bên những tấm tã lót, những mảnh vải băng vương vãi khắp đó đây. Nhiều thiếu phụ lõa lồ, thân thể đẫm máu, nằm thoi thóp bất động, giương đôi mắt lờ đờ yếu đuối nhìn chúng tôi như van xin cầu cứu, trong khi đôi môi khẽ rung động như thều thào muốn nhắn gửi lời gì. Dưới gốc cây hoa nhài, một sản phụ nằm chết, đôi mắt mở trừng trừng biểu lộ một tâm trạng kinh hoàng đến cực độ và trên tay hãy còn ẵm chặt 1 hài nhi vừa mới sanh, đỏ hỏn.
Tiếng hét thất thanh của Lan-Thi đã vang động từ ngoài sân vào đến tận bên trong bảo-sanh-viện, nơi có khoảng ngót chục tên Khờ-Me đỏ đang cùng nhau đùa rỡn. Bọn chúng cũng đưa mắt nhìn về phía chúng tôi. Tôi phải nắm lấy vai em tôi và luôn mồm lập đi lập lại câu:
- “Im đi em. Thôi, im đi em. Hãy bình tĩnh và can đảm lên em”.
Tất cả bọn Khờ-Me đỏ đều nhìn chúng tôi trừng trừng, không chớp mắt. Một vài tên bước đến gần chúng tôi, lớn tiếng la rầy:
- “Cái gì vậy? Mấy người không được hét lên như thế. Biết không!”
- “Dạ, xin lỗi quý đồng chí! Anh em tôi vô kiếm chị tôi và đứa cháu mới sanh”. Tôi đáp giọng van lơn.
- “Nhà bảo sanh đã được lịnh di tản từ nửa giờ trước đây. Bây giờ trong này không còn ai hết!”. Một tên Khờ-Me đỏ nói.
- “Không! Hãy còn bọn con nít mới đẻ!”. Một tên Khờ-Me đỏ trạc độ 12 hay 13 tuổi gì đó chen vào ngắt lời. Hắn vừa múa khẩu súng máy trên tay cùng với giải băng đạn vừa cười đùa nói tiếp: “Mấy người không tin hả? Chính tay tụi tôi đã cho chúng bú chai...ha...ha..ha.a.a a a” Hắn cười cách man rợ và đầy bí hiểm.
- “Quý vị có thể vui lòng cho anh em tôi biết mấy người đàn bà ấy đã đi đâu không ạ?” Lan-Thi đã nín khóc và lên tiếng hỏi.
- “Sao tôi biết được? Tụi họ chạy tán loạn khắp mọi nơi, mọi chỗ. Tụi nó làm như thể sắp bị ăn tươi nuốt sống đến nơi. Nhiều người đã chạy bỏ cả con lại. Còn cả đống trong đó. Có đến trăm đứa chứ không ít”. Vừa nói, tên này vừa chỉ vào phía trong nhà bảo sanh.
- “Tụi nó đã chết ngoẻo hết rồi!”. Một tên khác nói chen vào, giọng có vẻ hơi bực mình.
- “À, phải rồi. Đồng chí không muốn phải dọn dẹp vệ sinh vụ đó chứ gì?”.
Một tên khác có vẻ muốn lên mặt thầy đời với đồng bọn, mặc dù hắn cũng chưa quá 14 tuổi:
- “Hèn chi đồng chí đã vứt chúng nói ra ngoài cửa sổ mà không chịu chờ đến khi chúng chết hẳn”.
- “Im đi!”. Tên Khờ-Me đỏ đã quăng con nít mới đẻ, còn sống, qua cửa sổ, nhe hàm răng vàng khè đóng đầy bựa ra giảng giải: “Đồng chí nên nhớ rằng, ở đây chỉ có mình tôi là người duy nhất đã thấu triệt đường lối và chủ trương của cách mạng”. Lời qua tiếng lại có vẻ đã gay gắt. Bỗng tên chỉ huy quát lên:
- “Im đi! Các đồng chí lại sắp gấu ó nhau về chuyện ấy phải không? Tụi con nít mới đẻ trước sau gì cũng sẽ chết. Chẳng có gì phải bận tâm. Chúng làm sao tự di tản được? Chúng chịu đựng sao nổi nắng nóng, trời mưa và sương lạnh ban đêm?” Giọng của hắn nghe thật là tàn nhẫn, vô nhân đạo!

GIA ĐÌNH LY TÁN.
Chúng tôi đã trải qua 1 kinh nghiệm mắt thấy tai nghe đến hãi hùng khủng khiếp. Chúng tôi cũng không còn nước mắt để khóc nữa! Bây giờ chúng tôi đờ đẫn bước trở ra như 2 người máy vô tri giác. Trước mắt chúng tôi, quang cảnh trên đường phố đã trở nên hỗn loạn không thể nào tả xiết. Giòng người lũ lượt kéo nhau đi như thác nước đang chảy siết. Tiếng người thất lạc thân nhân, kêu gọi nhau ơi ới. Tiếng trẻ con kêu khóc, gọi cha mẹ nghe nhức nhối tận tâm can: “Má ơi! Má ơi! Chúng con đây. Má đâu rồi? Má ơi!”
Hai bên đường, cách khoảng nhau chừng trăm thước, lại có những tên Khờ-Me đỏ võ trang đầy mình đứng gác, trai gái lẫn lộn. Có đứa luôn mồm gào to vào máy phóng thanh cầm tay, hối thúc: “Đi mau lên! Đi nhau lên! Không ai được đứng lại! Kẻ nào ngoan cố, không tuân lệnh sẽ bị xử tử ngay tại chổ!”
Chúng tôi nhận thấy không còn xử dụng xe hơi được nữa. Vả lại cũng không có gì nặng để chuyên chở, chúng tôi thấy đi bộ là thượng sách. Đi bộ chúng tôi có thể băng đường về nhà mau hơn là đi xe.
Đến khoảng 6 giờ chiều, anh em tôi về đến nhà. Ngay khi chúng tôi sắp đẩy cửa bước vào nhà, bỗng một tên Khờ-Me đỏ xuất hiện, quát to:
- “Ê, mấy người kia! Phải di tản ngay lập tức!” Anh em tôi bước đến phía hắn, cố van nài:
- “Dạ, xin đồng chí cho phép anh em tôi vô nhà để gặp má tôi, rồi anh em tôi sẽ đi ngay”.
- “Không còn ai trong nhà này hết! Khu phố này đã di tản hết rồi!”. Tên Khờ-Me đỏ đáp.
- “Xin đồng chí làm ơn cho anh em tôi được vô lấy đem theo ít đồ ăn. Chúng tôi không có chút lương thực nào...” Lan-Thi khẩn khoản van nài.
Ngập ngừng giây lát, nhưng cuối cùng hắn nói:
- “Được rồi! Nhưng phải mau lên. Cho mấy người 10 phút!”
Bước vào nhà, chúng tôi thấy trống trơn. Các cánh cửa sổ đều mở toang. Trên bàn ăn, cơm và thức ăn còn nguyên vẹn và chưa nguội hẳn. Lan-Thi lại òa lên khóc nữa.
- “Em coi nè! Bọn chúng đã không cho má và dì Minh có đủ thì giờ để ăn miếng cơm dằn bụng trước khi đi!... Đâu em chạy u lên phòng má coi, xem má có nhớ đem theo thuốc uống hàng ngày không. Mình phải lẹ lên, may ra còn đuổi theo kịp má và dì Minh. Chắc má đi chưa lâu đâu”. Tôi nói. Lan-Thi hấp tấp chạy lên lầu, lát sau trở xuống nói:
- “Có. Má đã đem theo thuốc uống. Nhưng Boong Chấn ơi, - (tiếng Căm-Bu-Chia, BOONG có nghĩa là: anh. Còn Chấn là tên kêu nựng của tôi trong gia đình) - thuốc của má còn xài được bao lâu? Lan-Thi lo âu hỏi.
- “Chừng khoảng 2 hay 3 tuần gì đó” Tôi đáp không mấy quả quyết.
Từ lâu má tôi đã bị chứng đái đường rất nặng, phải thường xuyên điều trị và uống thuốc mỗi ngày. Nếu chẳng may không có thuốc, chắc má tôi sẽ không thể nào cầm cự nổi.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: yta262 trong 14 Tháng Chín, 2008, 09:54:32 am
2. LƯU ĐÀY TẬP THỂ. ĐÔI GIÀY GIẾT NGƯỜI.
Anh em tôi mỗi người đem theo ít lương thực gồm có: gạo, cá khô, muối và một cái nồi nhỏ để nấu cơm, cùng vài bộ quần áo để thay đổi hàng ngày. Sau khi đã đóng kín các cửa sổ, và khóa kỹ cửa trước, anh em tôi rời khỏi nhà, bước xuống đại lộ Monivong, nhập bọn với đoàn người đang lũ lượt di tản. Làn sóng người nối đuôi nhau đi về hướng bắc, như một đàn cừu ngoan ngoãn trước sự săn đuổi tàn bạo của đàn chó săn vô tri giác. Chúng tôi di chuyển chậm chạp, nhưng không ai được phép dừng chân dọc đường, hay tách ra khỏi đoàn, với bất kỳ lý do nào. Quân Khờ-Me đỏ bố trí rải rác dọc 2 bên đường, canh chừng chúng tôi chẳng khác những con chó săn cừu. Thỉnh thoảng có những người thất lạc thân nhân, lăng xăng kêu gọi, tìm kiếm quanh quất, bọn Khờ-Me đỏ không nói nửa lời, thản nhiên bóp cò bắn chết ngay tại chỗ. Bây giờ trời vẫn chưa tối hẳn. Tôi thấy nổi lo âu, sợ hãi hiện rõ trên khuôn mặt mọi người.
Bị cưỡng bách di tản quá gấp rút, nhiều gia đình đã thất lạc nhau hoàn toàn, và cũng chẳng thấy ai kịp đem theo lương thực và nước uống phòng thân. Đoàn người lặng lẽ, nặng nề tiến bước, không ai dám thốt ra một lời nào, dù chỉ là để than thở cho vơi bớt nỗi lo âu. Chỉ một câu nói nhỏ cũng đủ mất một mạng người! Đã có nhiều người bị bắn chết ngay tại chỗ, trước mặt đám đông, vì những nguyên nhân nào không ai hiểu được. Ngay cả đến thân nhân những người bị hành quyết còn đang hấp hối, hay ngắc ngoải trên mặt đường, cũng không dám dừng chân lại để giúp đỡ nhau.
Khi chúng tôi đã nhập vào đoàn người di tản được khoảng 15 phút bỗng làn sóng người sau lưng tôi bị chận khựng lại. Hai tên Khờ-Me đỏ, một trai một gái, khoảng mười mấy tuổi đầu, xông vào giữa đoàn người lôi một người đàn ông lên lề đường, tra vấn:
- “Mày là lính cộng hòa, phải không?”
- “Dạ, không phải!” Người đàn ông đáp: “Tôi không phải là lính. Tôi làm thợ máy!”
- “Tại sao mày lại mang giày lính?”
- “Dạ, tôi mua đôi giày này ở khu chợ trời Olympic. Có nhiều thường dân mang giày này, thưa đồng chí”.
Một tên Khờ-Me đỏ khác, đôi mắt đỏ ngầu sát khí, cắt ngang cuộc đối thoại:
- “Mấy đồng chí còn phí thì giờ với tên tay sai đế quốc này làm gì nữa!”
Vừa dứt câu, hắn đã chìa súng bắn ngay vào ngực nạn nhân một phát. Người đàn ông chỉ kịp thét lên một tiếng rú đau đớn như một con heo bị chọc tiết, rồi ngã vật xuống đất.
Đoàn người lại tiếp tục đi tới, im lặng như thế tai không nghe và mắt không thấy chuyện gì vừa mới xảy ra trước mặt họ. Tôi cầm tay Lan-Thi, cảm thấy tay nàng lạnh ngắt và ướt đẫm mồ hôi. Bọn Khờ-Me đỏ lại gào to hối thúc: “Đi tới! Mau lên! Đi tới! Mau lên!”... Đoàn người chuyển động nhanh hơn một chút, nhưng chỉ giây lát sau lại trở về tình trạng cũ, vì đoàn người dài vô tận, không biết đã bị tắc nghẽn ở chổ nào phía trước.
Một đứa trẻ lạc loài, quá mệt mỏi đã ngã quỵ dưới chân Lan-Thi. Bằng một hành động thật nhanh và thật kín đáo, không để bọn Khờ-Me đỏ chú ý, nàng đỡ nó đứng lên. Bây giờ không còn ai lo đến những chuyện tầm phào như thế nữa. Ai cũng cồng kềnh mệt mỏi với những gói, xách đựng đồ tế nhuyễn của mình. Nhiều phụ nữ có con nhỏ phải bồng ẵm trên tay, đành bỏ hết tất cả, chỉ cố giữ lấy con. Đoàn người di tản trong ánh mắt lo âu, như loài cầm thú đang bị săn đuổi. Có những gia đình sợ bị thất lạc đã dùng giây cột vào nhau, trông như những chuổi tù nhân bị trói đang ra pháp trường. Ai cũng đều mệt lả, nhưng vẫn phải cố lê bước đi tới, không được nghĩ chân hay ngừng lại. Bọn lính con nít Khờ-Me đỏ vênh váo, kiêu căng nhìn đoàn người di tản với cặp mắt đầy đe dọa của kẻ chiến thắng và đang cầm quyền sinh sát quần chúng trong tay. Chúng múa súng hăm he và bắn thị uy, khiến mọi người đều khiếp đảm. Có những chiếc xe hơi tư nhân chở đầy nhóc người tị nạn, ngồi lẫn lộn, chìm sâu trong những đống quần áo, vật dụng chất đến tận mui xe. Những bệnh nhân, những người bị thương và những người già yếu không bước nổi, đã được thân nhân đặt ngay trên bàn mổ, hoặc dùng ngay giường bệnh viện có bánh xe đẩy đi. Ngộ nghỉnh nhất là những chai nước biển, hay những chai thuốc truyền vào máu cho bệnh nhân hãy còn treo lủng lẳng, lắc lư trên đầu giường. Thỉnh thoảng lại có những chiếc xe hơi chết máy, nhưng vẫn được thiên hạ cố sức đẩy theo, vì trên xe đã chất đầy vật dụng. Có những chiếc xe đạp thồ, chất đồ đạc kín mít, trông chẳng còn thấy bánh xe đâu... Từ thuở bé đến giờ tôi chưa từng được thấy cảnh tượng nào kỳ quái, khủng khiếp đến như thế, dù là trong những phim tàn bạo hồi đệ nhị thế chiến, quân Đức quốc xã đã lưu đày cưỡng bách hàng triệu dân Do-Thái. Khi đi ngang qua chỗ tòa đại sứ Pháp, trước khi quẹo tay phải xuống phía bãi du ngoạn, chúng tôi nhìn thấy những người Pháp đang đứng xúm xít vào nhau chuyện trò trên bao lơn. Họ vẫy tay chào giã biệt chúng tôi, những con người đau khổ đang phải lê bước ra đi rời nơi chôn nhau cắt rún của mình.
Khi đoàn người tiến đến phía Bắc hải cảng, thình lình trời sập tối. Phóng mắt nhìn ra xa, chúng tôi thấy lửa cháy đỏ rực trời khắp bốn phương. Bọn Khờ-Me đỏ đã không để sót một cơ sở nào. Ngôi nhà thờ lớn Russey Keo đang bốc cháy ngùn ngụt, ngọn lửa lên cao thấu tận màn trời đêm đen thẫm. Bây giờ thì chúng tôi đã ngửi thấy mùi khét của tử thi đang cháy dở dang chen lẫn với mùi khét của cao su. Trên mặt đường, cách đấy chừng vài chục thước là một vũng máu lớn đông đặc, bốc mùi tanh hôi đến lợm giọng. Gần đó là một đống lớn các xác chết vương vãi không toàn thây của những binh sĩ cộng hòa vừa bị hành quyết hồi ban sáng và sau đó đã bị các loại xe vận tải, xe thiết giáp chạy về hướng thủ đô Nam-Vang cán bừa lên.

ÂM THANH RÙNG RỢN TRONG ĐÊM TỐI.
Khoảng 9 giờ tối, đoàn người bị cưỡng bách di tản tiến đến Prek Tasek, một thị xã cách Nam-Vang 7 cây số về phía Bắc. Nơi đây, chúng tôi được bọn Khờ-Me đỏ cho phép dừng chân nghỉ đêm ngay giữa đường, trên vỉa hè, lộ thiên.
Bây giờ chúng tôi đều đã mệt lả, nhưng cũng vẫn phải cố sức nhúm lửa, nấu ăn. Trong không gian thanh vắng, giữa đêm trường đen tối, những âm thanh quái đản, kỳ dị bắt đầu theo nhau vang lên, vọng khắp đó đây, tạo thành một bản hòa âm vô cùng rùng rợn. Đó là những tiếng kêu gọi thảm thiết, đầy tuyệt vọng của những người tìm thân nhân thất lạc. Chờ một lát, thấy bọn Khờ-Me đỏ không nói gì, Lan-Thi cũng bắt chước thiên hạ, cố lấy hết hơi gào to lên:
- “Má ơi! Má ơi! Lan-Thi và Chấn đây!... Má ơi! Bây giờ má ở đâu? Má trả lời...”. Em tôi cứ lập đi lập lại mãi lời kêu gọi này đến mệt lả, và gần muốn đứt hơi, cũng chẳng nghe tiếng trả lời. Khi nàng đã kiệt sức, tôi thấy thế, tiếp tục gào to lên như muốn xé toang màn đêm đen tối đang vây phủ chung quanh. Cuối cùng chúng tôi đành chấm dứt trong tuyệt vọng và nước mắt chan hòa. Cổ chúng tôi khô rang và rát như đã bị chà bằng giấy nhám, đau đớn đến nỗi tuy bụng đói nhưng vẫn không sao nuốt nổi miếng cơm xuống. Ăn xong chúng tôi ngả lưng nằm dài trên mặt đất còn nóng hầm vì ánh nắng mặt trời đã nung nấu suốt cả ngày. Nằm ngửa mặt nhìn lên nền trời đen thẩm và nặng trĩu như báo hiệu một thời tiết bất thường sắp xảy ra trong ngày mai ...


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: dongminhkh trong 14 Tháng Chín, 2008, 10:02:41 am
Qúa rùng rợn! Qúa tàn nhẫn!  :-[


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: yta262 trong 14 Tháng Chín, 2008, 10:06:51 am
TRẬN MƯA ĐẦU MÙA.
Chiều ngày 20-4 bọn Khờ-Me đỏ trở lại, ra lịnh cho chúng tôi phải lập tức họp thành đoàn và tiến về phía tỉnh lỵ Prek Kdam, cách xa thủ đô Nam-Vang khoảng 30 cây số. Trong vòng vài phút đoàn người lưu đày đã chuyển bước trong khí hậu nóng hầm. Dân thị thành chưa từng trải cảnh đi bộ như thế này bao giờ. Đa số đều đi chân không, và bước chậm chạp khó khăn trên đường đầy sỏi đá nóng bỏng. Những người tật nguyền và những thương phế binh la lết tận sau cùng. Cuộc khởi hành mới diễn ra chừng 1 tiếng đồng hồ đã có người không cầm cự nổi, lăn quay ra dọc đường, chờ chết.

Thình lình, Lan-Thi trông thấy 1 đứa trẻ sơ sanh đã bị bỏ rơi trong 1 bụi cây mắc cở, dưới ánh nắng thiêu đốt. Nàng liền cúi xuống ẵm nó lên, và vừa bước được vài bước, bỗng 1 đứa con gái lính Khờ-Me đỏ chợt khám phá ra, nó liền quát to:
- “Hãy để mặc đứa nhỏ. Không có sữa, nó không thể nào sống được! Bỏ nó xuống!”
Lan-Thi sợ hãi vội đặt đứa bé xuống đất, rồi tiếp tục rảo bước. Hai giọt nước mắt long lanh đang lăn tròn trên đôi má sạm nắng của nàng. Nàng vội quay mặt đi chỗ khác để cho bọn Khờ-Me đỏ không trông thấy. Tôi biết em tôi muốn nói cho cô bé lính Khờ-Me đỏ kia biết rằng ta không nên để 1 đứa bé sơ sinh vô tội nằm chết dưới ánh mặt trời nóng bỏng như thế, nhưng em tôi đành ngậm miệng làm thinh. Vì nàng thầm biết chỉ cần một hành vi khác lạ, một lời nói phân trần cũng đủ gây nên sấm sét hãi hùng giữa nền trời đang trong sáng.
Trước mặt chúng tôi không xa, một phụ nữ đang bò lết trên mặt đất, vì đã quá đói khát lại bị thiêu đốt dưới ánh nắng của mặt trời đỏ lửa tháng tư. Bà ta cố ngóc lên, nhưng vô hiệu quả. Những thiếu phụ có con nhỏ cố tìm cách lấy quần áo lót, khăn quàng hay tàu lá chuối nhỏ để che nắng cho con. Một người đi trước mặt Lan-Thi, trên tay vẫn còn ẵm đứa con đã chết ngắc tự bao giờ. Em tôi vừa đi vừa khóc thầm hết quãng đường này đến quãng đường khác. Đến bây giờ chúng tôi đều cảm thấy nghẹt thở. Ai cũng muốn ngất xỉu bất kỳ lúc nào. Trên cánh đồng khô, từng đàn kên kên và chồn sói đang chen chúc nhau rỉa xác chết đã thối rữa nằm rải rác khắp nơi, bay mùi hôi thối nặng nề. Tôi thấy có những xác chết còn quấn khăn rằng đen, tức bọn Khờ-me đỏ, có những xác chết mặc đồ trận ngụy trang, tức lính cộng hòa. Những người này đều tin rằng họ đã chiến đấu cho sự tự do của họ, nên họ đã bắn giết nhau ngay trên mảnh đất quê hương mà giờ đây là mồ chôn xác họ. Những người này chắc mới chết chưa lâu, nhưng ánh nắng thiêu đốt đã mau chóng khiến thể xác của họ bị thối rữa. Trong đám, tôi còn thấy có một cặp binh sĩ Khờ-Me đỏ và cộng hòa nằm chết tay trong tay, như đôi bạn thân vừa gặp nhau sau 1 thời gian dài xa cách. Xa hơn chút nữa là một đống tử-thi nằm chồng chất lên nhau như một đống rạ giữa đồng, làm kho lương thực dự trử lâu dài cho đàn kên kên và bầy chồn sói đang bu quanh. Trong đám lại còn có cả những con chó hoang đến kiếm ăn. Những con chó này đã nếm mùi thịt người nên trở thành vô cùng nguy hiểm. Đôi mắt chúng dữ dằn như loài chó sói. Có con chạy đuổi theo đoàn người di tản để cắn thịt. Bọn Khờ-Me đỏ võ trang súng máy, áp tải đoàn người lưu đày nhìn đám chó hoang này với cặp mắt thờ ơ lạnh lùng.
Đến 5 giờ chiều, trước khi chúng tôi đến thị xã Prek Phnau, cách thủ đô 12 cây số, bọn Khờ-Me đỏ cho phép chúng tôi được dừng chân ngủ đêm tại đây. Một chặng đường dài 5 cây số, đối với những người trai trẻ như chúng tôi không có gì mệt nhọc lắm, nhưng đối với người già, tật bịnh và trẻ em thì lại là 1 cực hình ghê gớm, nhất là lại bị đói khát dưới ánh nắng thiêu đốt của mặt trời. Đa số trẻ em đã không sống sót nổi qua đêm. Hơn thế, trời lại còn muốn giáng thêm 1 tai họa khủng khiếp nữa lên đầu những kẻ bị lưu đày bất đắc dĩ này. Ở Căm-Bu-Chia, cơn mưa lũ đầu mùa thường chỉ đến vào tháng 5, nhưng năm nay, 1975, bây giờ mới là giữa tháng tư trời đã đổ mưa! Đến nửa đêm, thình lình trời giáng xuống cho chúng tôi 1 trận mưa như thác lũ, cùng với sấm sét đùng đùng vang động khắp nơi. Tất cả mọi người đều ướt sũng đến tận xương tủy. Nhưng chẳng một ai dám hé răng than vãn đến nữa lời!

SA-THẢI TỰ NHIÊN.
Sáng hôm sau, ngày 21-4, đoàn người lưu đày lại tiếp tục lên đường trong không khí nóng nực như lò lửa. Những người đã chết trong đêm hay bây giờ còn đang ngắc ngoải, hấp hối đều bị bỏ lại làm mồi cho kên kên và chồn sói. Trên đầu chúng tôi từng đàn kên kên, diều, quạ đang bay lượn chờ chực.
Chúng tôi không ai đem theo cuốc xẻng để đào hố chôn cất thân nhân. Sáng sớm, tôi thấy xác người đã nằm ngổn ngang khắp nơi trên mặt đất. Tất cả đều trơ trọi phơi xác trên đất, ngửa mặt ngạo nghễ nhìn trời không nhúc nhích. Chỉ có vài người may mắn đã được thân nhân phủ lên mặt 1 tấm khăn quàng, hay 1 cành lá khô. Những người còn sống sót, còn đủ sức để tiếp tục cuộc hành trình, trước khi ra đi không khỏi bịn rịn với thi thể của thân nhân, khóc lóc vật vã và ngỏ lời từ biệt. Dọc đường lại thêm nhiều người nữa gục ngã, đa số đều là những người già yếu và trẻ em. Đây là chính sách “chọn lựa tự nhiên” của bọn Khờ-me đỏ. Chỉ những kẻ nào đầy đủ sức khỏe mới được sống sót. Ngoài ra đều bị sa thải tự nhiên, chánh phủ không phải tốn cơm của, thuốc men, để nuôi dưỡng. Ngay cả sự tống táng chánh phủ cũng dành cho loài điểu thú cáng đáng giúp!
Hôm nay đoàn người như bị ứ đọng, không thể nào tiến bước thêm được nữa. Chúng tôi đành dậm chân tại chỗ dưới cơn nóng nực như trong lò lửa. Cuộc di tản từ thủ đô đến đây sắp tiến vào giai đoạn chót. Đoàn người đi đầu đã bị ứ đọng tại Prek Kdam, trong khi làn sóng người bất tận từ đàng sau vẫn tiếp tục đổ dồn tới. Trong vòng hơn 4 tiếng đồng hồ, chúng tôi chỉ tiến thêm được vài trăm thước. Hai bên đường xác chết và những người hấp hối nằm la liệt, không thể nào đếm hết được. Tất cả đều phó mặc cho số mệnh. Một bà già khoảng 70 tuổi gục trên đống đá ong, nhưng vẫn con cố gắng cởi sợi giây cột bà và đứa cháu nhỏ vào nhau cho khỏi thất lạc và thều thào nói:
- “Cháu ráng sức đi đi... Đi theo mấy người đó. Bà đi không nổi nữa. Bà biết... bà sắp chết rồi!!...”
- “Không, bà! Cháu muốn ở lại với bà”. Đứa bé vừa khóc vừa nói.
Lan-Thi tìm cách giúp bà lão đứng lên, nhưng lập tức 1 tên Khờ-Me đỏ bước đến, quát:
- “Để nó nằm đó! Nếu nó không đi nổi nữa, kệ nó!... Còn mày, đi đi, không được cản trở bước tiến!” Rồi quay về phía đứa bé, hắn nói:
- “Đi tới! Mau lên!”
- “Nhưng tôi đi với ai! Tôi không còn ai nữa?” Đứa trẻ đáp trong nước mắt.
- “Sẽ có người khác lo cho mày. Bây giờ không được lộn xộn. Đi mau lên”.
Đứa trẻ lặng lẽ làm theo lời hắn nói, chen vào đám đông rồi mất dạng. Dưới 1 cái hố cạn bên đường, một thiếu phụ đang chuyển bụng đẻ. Người chồng lo quýnh quáng, chạy lăng xăng kêu cứu giúp đỡ, nhưng chẳng ai dám ngừng chân trong giây lát. Tất cả đều ngoảnh mặt đi làm như không trông thấy gì đang xảy ra trước mắt. Biết bao nhiêu phụ nữ đã sanh đẻ trong trường hợp đau đớn khủng khiếp này, bên đường, dưới cơn mưa tầm tã hay dưới ánh nắng nóng thiêu đốt của mặt trời hè?
Toàn thể dân chúng trên toàn quốc Cam-Bu-Chia đã phải di tản trong tình trạng này, chứ không riêng dân thủ đô Nam-Vang đã phải riêng chịu đọa đày để trả thù giai cấp!

TẤT CẢ ĐỀU LÀ TÀI SẢN CỦA NHÂN DÂN.
Khi đoàn chúng tôi đã tiến thêm được khoảng 3 cây số nữa, đến gần thị xã Prek Kruos, bọn Khờ-Me đỏ thấy không thể nào di chuyển được nữa, bèn ra lịnh cho chúng tôi dừng chân. Lan-Thi và tôi cũng như hàng ngàn người khác đã nhanh chân đến tìm chỗ nằm nghỉ chung quanh 1 ngôi chùa hoang vắng. Đây là 1 ngôi cổ tự kiến trúc rất đẹp, nằm bên một bờ hồ nước trong xanh. Cảnh trí thiên nhiên thanh tịnh này trải rộng ra đến cả ngàn thước chung quanh. Đây là 1 ngôi chùa dường như rất hiếm còn tồn tại, không bị chiến tranh tàn phá. Hiện thời, chùa bỏ hoang không có sư trụ trì chăm sóc, nhưng chung quanh những hàng rào hoa đủ loại, muôn màu vẫn đua nhau phô sắc thắm. Sau chùa là một vườn xoài rộng lớn, nặng trĩu trái chính vàng ươm, khiến ai nhìn cũng không khỏi nuốt nước miếng.
Hai thiếu niên trạc độ 13 hay 14 tuổi đã không tự chủ được, leo lên cây hái xoài ăn. Một tên Khờ-Me đỏ bước đến, thay vì kêu 2 em đó xuống, đã lạnh lùng giương súng nhắm bắn 2 em đó như người ta bắn chim! Hai em này té lăn xuống, máu tuôn ướt đất, nằm chết thẳng cẳng mà trên tay vẫn còn cầm chặt 1 trái xoài.
Tên Khờ-Me đỏ này quay nhìn đám người đang sững sờ đứng nhìn quanh đó và dõng dạc lên lớp:
- “Mấy người hãy coi chừng! Không ai được lấy bất cứ vật gì nếu “Angkar” (tiếng Căm-Bu-Chia, chỉ: Cơ-quan, tức ĐẢNG CỘNG-SẢN Căm-Bu-Chia) chưa cho phép. Tất cả đều là tài sản của... “Nhân Dân”, và sẽ được chia chác đồng đều. Mọi người đều có phần của mình. Không ai được quyền tự cung cấp cho mình. Mấy người hãy coi đó làm gương và từ bỏ thói hư tật xấu của mấy người đi!”
Tên lính Khờ-Me đỏ thốt những lời ấy, cũng trạc tuổi với 2 em vừa bị nó bắn chết chỉ vì vài quả xoài con! Tôi cảm thấy dường như mọi người hiện diện đều muốn nói: vài quả xoài không đáng gì để kết liễu 1 lúc 2 mạng người còn son trẻ, nhưng ai cũng ngậm miệng làm thinh, mặc dù lúc ấy chẳng có bao nhiêu quân Khờ-me đỏ. Chúng chỉ có khoảng vài ba mươi người để săn đoàn người đông đảo đến hàng ngàn nhân mạng! Dân Căm-Bu-Chia vốn là 1 dân tộc vừa thụ động lại vừa dễ bị kích thích. Khi gặp tai nạn, họ dễ dàng tuân phục và đổ thừa tất cả cho số mệnh đã an bài. Nhưng một khi chiến thắng, có quyền hành trong tay, họ lại hồ hởi quá trớn đều mất tự chủ, làm những điều không ai tưởng tượng được!

GIAI ĐOẠN CHÓT?
Lương thực đem theo của đoàn người di tản đã bắt đầu cạn dần. Nhưng sau khi đã chứng kiến cái chết vì mấy trái xoài của 2 em nhỏ, không ai dám nghĩ đến chuyện tự túc thực phẩm nữa. mặc dù dưới hồ, nước trong vắt đầy những cá tôm, ếch, nhái.
Những người di tản đem theo xe cộ, chở được nhiều gạo muối đã bán ra với giá cắt cổ. Trong nách họ mang kè kè những túi đựng đầy tiền bạc. Có người đã phải cởi quần áo đổi lấy thức ăn. Trong khi đó, anh em tôi chỉ còn đủ cơm ăn trong 1 ngày nữa là hết. Lan-Thi đã phải tháo chiếc nhẫn kim cương của nàng đem đổi lấy 10 kí-lô gạo và ít muối hột. Trong khi anh em tôi đi đổi gạo, bất ngờ chúng tôi đã gặp lại vị sư già, trên 70 tuổi, trụ trì ở chùa Botum Waddey, mà trước đây gia đình chúng tôi vẫn thường đến đó lễ bái. Vị sư già này đang hấp hối vì đã kiệt sức và đói khát giữa làn sóng người đông đảo. Vài giờ sau, chúng tôi thấy xác của vị sư đã được bó trong một manh chiếu cũ, rách bươm. Đây là 1 đặc ân hiếm hoi đã diễn ra trong lớp người di tản.
Hôm sau, ngày 25-4, đoàn người trở nên vô cùng hỗn loạn vì bệnh dịch tả đã phát hiện và lan tràn nhanh chóng như 1 vết dầu loang. Lúc đầu chỉ có vài người. Ngày hôm sau con số bệnh nhân truyền nhiễm đã lên đến hàng trăm. Thân nhân và bạn bè những người bệnh sợ bị truyền nhiễm đã tránh xa họ, để họ nằm trơ trọi chờ tử thần đến rước đi.
Đến ngày 28-4, đoàn người được lịnh tiếp tục di chuyển, để lại thêm nhiều đống lớn tử thi, chất ngổn ngang chung quanh chùa. Xương và sọ người chết đang tan rữa cũng phơi đầy trên sân cỏ, lẫn trong những bụi hoa nhiều màu tươi đẹp! Đoàn người đi đến đâu mùi tử khí và mùi dịch tả vẫn quyện theo. Nhưng may sao, chiều hôm đó trời lại giáng xuống cho một trậm cuồng phong tiếp theo là một cơn mưa lũ, tẩy sạch phần nào không khí ô nhiễm nặng mùi dịch tả.
Khi đoàn người sắp đến Prek Kdam, tôi thấy 1 phụ nữ tay ôm đứa con sơ sinh đã chết, đi cùng với người chồng đang ẵm 1 đứa bé gái đôi chân bê bết máu. Thần sắc cả hai vợ chồng đều đã khác thường. Bên cạnh họ là 1 đứa bé trai khoảng 6 tuổi. Bỗng thình lình, người chồng bước đến trước mặt 1 tên Khờ-Me đỏ hét to lên:
- “Quân dã man, tàn bạo! Coi con tao nè! Chúng mày hãy giết tụi tao luôn đi. Tụi tao không muốn sống nữa. Hãy giết tụi tao luôn đi!”. Tiếng gào thét đầy căm phẫn và tuyệt vọng của hắn đã bất ngờ làm cho tên lính trẻ con Khờ-Me đỏ giật mình sợ hãi. Nó không biết phải đối đáp và cư xử như thế nào với người đàn ông ấy, liền chạy vội đi tìm tên chỉ huy, báo cáo:
- “Đồng chí chỉ huy ơi! Đến đây ngay. Có kẻ đến chọc quê tụi em và nói nó muốn chết nè!”.
Tên chỉ huy vội chạy đến, xông vào lôi hết gia đình nhà đó ra khỏi hàng, dẫn đến tận mô đất bên đường, nổ 2 loạt súng. Người đàn ông gục ngã, trên tay vẫn con ẵm đứa con gái đã bị trúng đạn thủng hết cả người. Người vợ ngã đè lên xác chồng, trên tay vẫn cố giữ chặt xác đứa bé so sinh không cho rớt ra. Đứa bé trai không trúng đạn, đang cố chạy trốn, nhưng vẫn bị tên chỉ huy bắn đuổi theo cho đến chết.
Thi hành xong thủ đoạn sát nhân tàn nhẫn, hắn quay lại đoàn người đang dừng chân ngơ ngác, quát tháo ra lệnh:
- “Đi tới! Đi tới! Mau lên! Chúng mày muốn sống hãy coi chừng! Đứa nào muốn chết, dễ lắm!”
Bấy giờ vào khoảng 4 giờ chiều, khi chúng tôi đang trên đường tiến đến Prek Kdam, trạm cuối cùng của cuộc di tản đẫm máu và nước mắt. Sau lưng chúng tôi, cách 30 cây số, là Thủ đô Nam-Vang, một thành phố mỹ-lệ, khang trang, nổi danh trù phú, mà giờ đây đã hoàn toàn vắng bóng người dân cư ngụ. Nam-Vang đã trở nên 1 thành phố của TỬ-THẦN ngay khi Khờ-Me đỏ chiếm đóng.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: yta262 trong 14 Tháng Chín, 2008, 10:13:53 am
3. NÔNG-TRƯỜNG TRONG RỪNG THẲM: ĐỊA NGỤC CỦA TRẦN GIAN!
THỦ ĐOẠN THÂM ĐỘC VÀ TÀN BẠO CỦA KHỜ ME ĐỎ.
Ngày xưa, Prek Kdam là 1 tỉnh lỵ sầm uất, tấp nập, vì nó nằm ngay bên bờ sông Tonlé Sap, lại còn là trục giao thông chính yếu, nối liền các quốc lộ số 5 và số 6 dẫn đến các thị trấn lớn như: Kompong Thom, Siemreap, Kompong Chhnang, Pursat và Vựa lúa vĩ đại của Dân Căm-Bu-Chia là Battambang. Các loại xe cộ lưu thông từ miền Bắc qua miền Đông lên, xuống đó tấp nập suốt ngày đêm, không ngừng nghỉ.
Khi đoàn người lưu đầy đến đây, chúng tôi thấy 2 bên bờ sông, chỗ bến phà, xe vận tải quân sự đủ loại, của Mỹ bỏ lại và của Trung Quốc sản xuất, đậu từng hàng dài nối đuôi nhau. Đoàn lưu đày chúng tôi bị chia ra làm 3 nhóm, đi 3 hướng khác nhau. Đến bây giờ tôi mới hiểu, tại sao bọn Khờ-Me đỏ đã không đem những chiếc xe vận tải nầy về Nam-Vang để di tản quần chúng đi cho mau lẹ và đỡ chết chóc dọc đường. Trước hết, cơ quan y tế của chúng ở địa phương vừa được thiết lập cách rất vội vàng, không đủ khả năng đón nhận một số đông người già yếu bịnh tật trong các nhà thương ở thủ đô đã bị cưỡng bách di tản. Bởi thế, chúng đã lợi dụng 30 cây số đường trường để giết bớt những người này cho rảnh tay và rộng chỗ, lại đỡ tốn thực phẩm phải nuôi dưỡng một khi đến đích.
Một tốp người được chuyển về hướng Đông, đi theo quốc lộ số 6, đến thị xã Skoun, rồi từ đây sẽ rẽ vào quốc lộ số 7 đến tỉnh Kompong Cham. Lan-Thi và tôi thuộc nhóm này. Nhưng chúng tôi phải ở lại chờ đến ngày 3 tháng 5 mới được di chuyển. Một nhóm khác, cũng đi theo quốc-lộ số 6, nhưng ngược về hướng Bắc, đến tỉnh Kompong Thom. Còn nhiều người khác không phải qua sông, được áp tải về phía Tây Bắc, đến các tỉnh Kompong Chhnang, Pursat và Battambang. Sự chia nhóm này đã diễn ra rất bất ngờ và hoàn toàn do quyết định độc đoán của bọn Khờ-Me đỏ lãnh nhiệm vụ áp tải. Không ai được phép hé môi ngỏ một tiếng nói nào!
Chúng tôi là những người may mắn nhất đã được di chuyển bằng xe vận tải. Còn tất cả đều phải tiếp tục đi bộ.
Trong thời gian chờ đợi lệnh di chuyển, chúng tôi được hưởng phần nào thong thả, để đi lanh quanh trong vòng thị xã Prek Kdam kiếm thức ăn và tìm chổ nghĩ ngơi. Lan-Thi và tôi cùng một số ít người khác đã may mắn tìm được chổ trú chân trong một chòi lá bỏ hoang. Những người khác thì phải nằm ngồi rải rác ngay bên bờ sông, trên nền đất, dưới những tấm chiếu rách hay những tấm ni-lông căng tạm lên để che mưa đỡ nắng.
Ngày 29-4, tất cả xe hơi tư nhân và các loại máy thâu thanh mà đoàn người di tản đem theo đều bị sung công. Hôm sau, bọn Khờ-Me đỏ ra lịnh không xài tiền nữa. Tất cả các loại tiền giấy đều trở nên vô giá trị và phải đốt bỏ lập tức. Nhiều người đã dùng tiền thay củi để nấu cơm ăn. Dù vậy, cho đến ngày hôm nay đoàn người lưu đày vẫn không được phát hột gạo nào. Dân lưu đày phải tìm cách xoay sở lấy miếng ăn thức uống, để sống lây lất qua ngày, chờ đợi 1 cuộc đổi mới!

NẰM VÙNG VÌ LÝ-TƯỞNG HÒA-BÌNH.
Một buổi chiều nọ, tôi và Lan-Thi đã thừa cơ được chút thong thả, lội bộ dọc theo bờ sông, đi xa khỏi đám người đông đảo hỗn tạp. Đây là lần đầu tiên anh em tôi được tự do cầm tay đi bên nhau, chuyện trò tâm sự mà không sợ bị ai nghe lóm. Lan-Thi khởi sự công kích tôi.
- “Em đã nói rồi mà! Em đã biết trước thế nào những chuyện như vầy cũng sẽ xảy ra, nhưng anh đâu thèm nghe. Anh cứ khăng khăng cho rằng khi nào hòa bình đến thì ông hoàng Sihanouk sẽ trở về cai trị như cũ. Đã bao nhiêu lần em báo động cho anh biết rằng tụi Khơ-me Đỏ chỉ là 1 lũ sảo trá, điếm đàng. Những gì chúng nói và hứa hẹn chỉ là những mánh khóe tuyên truyền bịp bợm thôi. Bây giờ sự thực đã hiện ra trước mắt rồi. Mọi người đều câm nín. Còn anh, anh nói sao?”.
Tôi cảm thấy bị tổn thương nặng nề, vì trước đây, khi còn ở Nam-Vang tôi đã từng hoạt động cho “cánh tả”, và đã tham gia nhiều cuộc biểu tình của sinh viên chống chánh phủ Lon Nol. Tôi đáp:
- “Phải rồi, anh cũng như nhiều người khác đã sai lầm, tin tưởng vào những lời tuyên truyền hòa bình ngon ngọt của Khờ-Me đỏ. Thực sự, anh không ngờ những chuyện như thế này có thể xảy ra, làm anh vô cùng xúc động và kinh ngạc. Anh không dè bọn Khờ-Me đỏ lại tàn ác và dã man đến khủng khiếp như vậy. Nhưng đây chưa phải là 1 lỗi lầm duy nhất. Anh còn phạm nhiều lỗi lầm nghiêm trọng hơn thế, mà anh nghĩ tiện dịp này cần phải nói luôn cho em biết, kẻo rồi không bao giờ có dịp anh kể cho em nghe nữa. Anh hy vọng rằng em sẽ hiểu anh và sẵn lòng tha thứ cho anh. Anh muốn kể cho em biết sự thực anh đã tham gia như thế nào trong các tổ chức hoạt động... “hòa bình” cho Khờ-Me đỏ, với mục đích sớm chấm dứt chiến tranh ở Căm-Bu-Chia”.
Lan-Thi tỏ vẻ rất nôn nóng, nhưng tôi không để nàng cướp lời. Tôi nói tiếp:
- “Chắc em còn nhờ thằng Tép Sút chứ gì? Thằng sinh viên đã bị đuổi khỏi trường vì hoạt động “cách mạng” đó!”.
- “Có biết. Em nhớ thằng đó rồi. Sao, ý anh muốn nói gì?”. Lan-Thi đáp.
- “Chính nó đã đưa anh vào 1 tổ chức, mà một khi những ai đã tham gia rồi, thì không thể nào còn đường rút lui nữa. Phải hoạt động cho chúng đến ngày chết!”
- “Anh nói cái gì? Anh đã tham gia vào tổ chức gì vậy?”
- “Nó đã giới thiệu anh vào 1 ủy ban... “cách mạng”!”
- “Trời Phật ơi! Em mong rằng đó chỉ là chuyện đùa!”
- “Không! Chẳng phải chuyện đùa đâu. Đó là chuyện sinh tử. Em biết không? Tụi Khờ-Me đỏ đã xây dựng những tổ-chức “nằm vùng”, làm gián-điệp và tiếp vận cho bọn chúng ngay trong hàng ngũ chánh phủ và nhân dân theo ông hoàng Sihanouk”.
- “Trời ơi, ghê quá đi mất! Tại sao anh có thể làm như vậy trong khi ba đang chiến đấu trong hàng ngũ quân đội của chánh phủ?” Lan-Thi giận run lên hỏi tôi.
- “Em hãy bình tĩnh để cho anh tiếp tục kể hết đầu đuôi đã nào. Anh vẫn biết làm như thế tức là đã phản bội lại những người thân thương. Anh đã gia nhập vào ủy ban ấy từ năm 1973, khi Việt Nam vừa rút quân ra khỏi Căm-Bu-Chia. Lúc đó, anh nghĩ người Căm-Bu-Chia đã chém giết nhau cách thật là vô lý. Nhưng chiến tranh ngày càng trở nên tàn khốc hơn. Thường dân vô tội chết càng nhiều hơn. Anh muốn làm 1 cái gì để sớm đem lại hòa bình cho đất nước. Nhưng chánh phủ Lon Nol thì chỉ lo vơ vét tiền bạc, tham nhũng. Anh đành phải hoạt động theo lời mời gọi của phe bên kia, mà lúc đầu anh tin rằng họ thực sự yêu nước thương dân, muốn sớm chấm dứt chiến tranh cốt nhục tương tàn.
Đến năm 1972, quần chúng đã kiệt quê và chán chường lắm rồi. Không mấy người còn muốn ủng hộ Lon Nol để theo đuổi công cuộc chiến đấu tiêu diệt cộng sản nữa. Tình hình kinh tế ngày càng suy sụp. Dân chúng đói khổ, thiếu thốn. Các thày giáo và công chức đã phải đi làm thêm ban đêm, bằng cách đạp xe xích lô, để kiếm tiền về nuôi gia đình. Gạo thóc và thực phẩm do các cơ quan nhân đạo quốc tế gửi đến cứu trợ dân Căm-Bu-Chia đã bị bọn tham nhũng đem bán lại cho bọn gian thương người Tàu, để bọn này đầu cơ bán ra với giá cắt cổ dân.
Lúc đó chỉ có những người trẻ mới còn nghĩ đến tương lai đất nước, nhưng lại không thể cộng tác với chế độ tham nhũng Lon Nol.
Tinh thần chiến đấu của binh sĩ xuống rất thấp, vì bọn sĩ quan đã biển lận tiền lương của họ, bỏ vào túi tiêu riêng. Bọn chánh khách thì hèn nhát xu nịnh bọn quân đội chia ra làm nhiều bè phái hỗn độn. Đám thì theo Lon Nol, đám chạy theo Sơn-ngọc Thành, đám khác chạy theo Hang-Thun-Hak, Sirikmatak và Ung-Bun-Hor. Bọn chúng ngầm giết lẫn nhau. Em còn nhớ, vào khoảng tháng 6-1974, 2 bộ trưởng trong chánh phủ tên Keo-Sang-Kim và Thạch-Chea đã bị giết chết cách thê thảm như súc vật. Bọn cầm quyền cao cấp đã đua nhau tranh cướp đô-la Mỹ...”
- “Những cái đó em biết rồi. “Lan-Thi ngắt lời”. Nhưng bọn Khờ-Me đỏ này thì sao? Bọn chúng còn tồi tệ, dã man gấp triệu lần. Bọn này tàn ác, độc địa chưa từng thấy trong trời đất. Trước kia, bọn Lon Nol đã tham nhũng, nhưng dân chúng còn được tự do. Đó là điều quan trọng nhất”.
- “Anh hoàn toàn đồng ý với em. Anh không có ý bào chữa gì cho những hành động dã man, vô nhân đạo của bọn Khờ-Me đỏ. Anh chỉ muốn giải thích để em rõ vì sao trước đây anh đã hoạt động cách mạng, chẳng qua chỉ vì quá yêu chuộng “hòa bình”. Thế thôi! Nhưng em hãy tin rằng, ngày nào anh còn sống anh sẽ tiếp tục tranh đấu mãi cho hòa bình của dân tộc”.
Bất chợt Lan-Thi tò mò hỏi:
- “Trong thời gian qua, anh đã làm những gì cho bọn Khờ-Me đỏ. Anh kể rõ nghe coi!”
- “Chẳng có gì quan trọng lắm! Anh chỉ gia nhập vào 1 toán nhỏ, lo việc cung cấp thuốc men, vật dụng y tế cho bọn chúng thôi”.
- “Em không thể nào ngờ được rằng anh đã hoạt đồng cho bọn Khờ-Me đỏ. Như vậy, tại sao anh đã không làm 1 việc gì để cứu ba má và chị Hai?”
- “Những gì diễn ra em đã thấy đó. Nếu anh được biết trước Nam-Vang sẽ phải di tản thì anh đã tìm cách gom gia đình lại rồi. Anh chỉ được lệnh vắn tắt: ngày nào Nam-Vang được giải phóng thì anh phải đến trình diện tại 1 cơ quan chánh quyền dân sự, chứ không được trình diện với cơ quan quân sự.
Từ hôm 17 đến nay, em có thấy 1 cơ quan nào gọi là dân sự không? Hôm nọ, lúc em đang ở trong nhà lo sửa soạn lương thực đem theo cho cuộc di tản, anh đã cố tìm cách trình bày vấn đề với 1 tên lính Khờ-Me đỏ, cho nó biết bí danh và mật số, ám hiệu của anh. Tên lính Khờ-Me đỏ này móc trong túi ra 1 tờ giấy, liếc nhanh qua, rồi trả lời cộc lốc rằng tên anh không có trong danh-sách. Anh tin rằng thằng này chỉ làm bộ đọc, chứ nó không biết chữ. Bây giờ chúng ta đành phải đợi đến Kompong Chàm xem sao. Anh hy vọng rồi đây công việc sẽ tiến triển tốt đẹp. Anh sẽ cố gắng tìm mọi cách để trình bày với 1 cơ quan dân sự.
- “Bằng cách nào anh có thể chứng minh cho bọn chúng tin rằng anh đã hoạt động cho chúng?” Lan-Thi hỏi.
- “Anh có chứng-minh-thư, do chính hoàng thân Phurissara đích thân ký”.
- “Anh có đem theo đây không?” Lan-Thi lo lắng hỏi.
- “Có, anh có đem theo. Anh đã bọc nó kỹ, và giấu kín trong lưng quần”.
Tôi nới giây nịt, lần tay vào lưng quần bên hông trái, dùng ngón tay trỏ móc ra 1 cái túi ni-lông nhỏ. Tôi cẩn thận lấy tấm chứng-minh-thư cất kỷ trong đó ra, đưa cho Lan-Thi coi. Trên góc cao bên trái tờ giấy có hàng chữ in tiêu đề: “MẶT TRẬN LIÊN-HIỆP QUỐC-GIA CĂM-BU-CHIA”, thành lập ngày 5-5-1970. Đây là 1 tổ chức chánh trị liên kết các thành phần cộng sản theo Khờ-Me đỏ và theo ông hoàng Sihanouk. Dưới chót, góc bên phải tờ giấy có ghi chức vụ chủ tịch của tổ chức, chữ ký, và ngày ký (12-1-1973), cùng một con dấu đỏ choét.
Trong cái nhìn đau buồn của Lan-Thi, tôi thấy thoáng lộ tia hy-vọng. Em tôi nghĩ rằng số phận của chúng tôi hiện đang tùy thuộc vào mảnh giấy nhỏ bé ấy. Nhưng chỉ giây lát thôi. Một ý nghĩ khác đã lóe lên trong trí nằng. Nàng trao tờ giấy lại cho tôi và nói:
- “Anh không nên nói cho ai biết chuyện này. Nếu chẳng may 1 người nào trong đám dân lưu đày biết được, chắc chắn họ sẽ không tha thứ cho anh. một kẻ đã nằm vùng, phản bội lại họ. Họ sẽ giết anh chết đó!”
- “Dĩ nhiên! Anh đâu có ngu đến thế. Anh hy vọng chứng-minh-thư này không chừng sẽ giúp chúng ta đỡ khổ hơn chút đỉnh”.
- “Im đi! Em không muốn nghe anh nói nữa. Sao anh lại có thể nghĩ được như vậy? Em không thể nào đứng vào hàng ngũ bọn chúng khi chúng đối xử với nhân dân còn tệ hơn với súc vật. Hơn thế nữa, kể từ khi thấy được bộ mặt thật tàn ác, vô nhân đạo của chúng rồi, em không còn muốn sống trên mảnh đất này nữa!”
- “Em không để cho anh hết lời. Anh cũng đâu muốn sống chung với bọn quỷ đỏ ấy, trong cảnh địa ngục trần gian này”.
- “Vậy hả? Em xin lỗi. Bây giờ em mới hiểu, Nhưng anh đã nghĩ và tính những gì, nói em nghe coi”.
- “Trước hết, bằng mọi cách, chúng ta phải cố duy trì mạng sống, để rồi sau đó mới tìm tự do. Dĩ nhiên muốn đạt được mục tiêu ấy, chúng ta chỉ còn trông cậy vào mảnh giấy chứng-minh-thư này. Chúng ta phải đóng kịch thật khéo để bọn Khờ-Me đỏ tin chắc chúng ta cũng là những thành phần “cách mạng” ngon lành như chúng, kể cả việc phải ngửi cái mùi chủ thuyết thối tha của chúng nữa”.
- “Anh nên biết rằng chúng ta sẽ bị tẩy não, và có thể còn bị bắt buộc phải thi hành lệnh giết người của chúng nữa!” Lan-Thi nói.
- “Anh không tin bọn Khờ-Me đỏ có chương trình tẩy não như ở Nga hay ở Tàu. Em không thấy bọn lính Khờ-Me đỏ ấy hay sao? Bọn chúng có lý tưởng gì đâu. Chúng chỉ được dạy bắn giết để trả thù vu vơ. Thế thôi! Điều cần yếu là chúng ta làm thế nào để khỏi bị đồng hóa với chúng, nhưng vẫn được chúng tin cậy, cho anh em ta được hưởng chút tự do, để có thể đi kiếm má và chị Hai. Khi gia đình đã đoàn tụ lại, chúng ta sẽ tìm đường trốn sang Thái-Lan...”
- “Nhưng chúng ta sắp bị giải đến Kompong Chàm, nằm kề Việt Nam”
- “Chúng ta sẽ không trốn qua Việt-Nam. Bằng mọi giá phải qua Thái-Lan”.
Bỗng Lan-Thi đổi giọng, vẻ mặt lo lắng và đỏ bừng vì mắc cở. Nàng rụt rè nói:
- “Em có điều này muốn nói với anh...”
- “Em cứ nói đi. Đừng ngại gì!”
- “Em nghĩ chúng mình phải đóng vai... vợ chồng!
Em để ý thấy bọn Khờ-Me đỏ nhìn em cách kỳ cục lắm. Em sợ...”
Nghe nàng nói, tôi bật cười, nhưng thông cảm sâu xa ý nghĩ ấy. Tôi nói:
- “Đề nghị của em nghe hợp lý đấy. Dù sao cũng tránh cho chúng ta, nhất là em, được nhiều bất trắc sau này”.
- “Vậy chúng ta nên đổi ngay cách xưng hô mới được”. Lan-Thi nói.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: yta262 trong 14 Tháng Chín, 2008, 10:57:14 am
CÁI VÁY NGẮN QUÁ!
Sáng ngày 3 tháng 5, đoàn lưu đày chúng tôi lại tiếp tục lên đường, dùng phà qua bờ sông bên kia, rồi leo lên những chiếc xe vận tải nhà binh, mui trần, hiệu Molotov của Tàu di chuyển tiếp. Nhưng vì đêm qua trời đã mưa to, nên đường xá xình lầy trơn trợt, rất khó di chuyển. Đi bộ thì té lên té xuống, giày dép bị xình non có chất đất sét bám chặt, không rút lên được. Xe hơi bị lún bánh lại thêm chở nặng, không sao nhúc nhích. Chúng tôi phải xuống xe phụ lực đẩy cho xe vượt qua quãng đường khó khăn ấy. Đến khoảng 8 giờ, đoàn xe mới từ từ lăn bánh khởi hành. Lan-Thi ngồi kế bên 1 thiếu nữ, mà cách ăn mặc cùng dáng điệu bên ngoài đã tố cáo nàng thuộc loại gái làng chơi. Trên khuôn mặt mỏi mệt, dã dượi, vẫn còn vương màu son phấn. Cặp lông mày và lông mi bôi đen, giờ đây vì lăn lóc đường trường gian khổ đã nhoe nhoét, lem luốc. Những ngón chân và ngón tay nàng vẫn còn nguyên màu son đỏ thắm. Tệ hại nhất là cái váy của nàng quá ngắn hoàn toàn không thích hợp với tình huống hiện hữu, đã khiến mọi người đều phải chú ý và cảm thấy khó chịu. Chắc có lẽ vì quá vội vàng di tản nên nàng đã không kịp thay đổi y-phục?
Trước mắt nàng là 2 tên lính Khờ-Me đỏ, tuổi còn con nít, có vẻ mắc cở, ngồi cứng đơ không dám ngó ngay nàng. Ngược lại, kế bên có một con bé Khờ-Me đỏ, ngồi nhìn nàng không chớp với cặp mắt tưởng chừng như tóe lửa mà nàng không hề hay biết.
Đoàn xe chở tù nhân lưu đày lăn bánh chậm chạp trên con đường nhỏ hẹp, gập ghềnh, đầy hang lỗ và ổ gà, tiến về phía Tây Bắc, trên quốc lộ số 7 đến Kompong Chàm. Khi chỉ còn vài cây số nữa thì đến Bathey, đoàn xe ngừng lại dọc đường và mọi người được lịnh phải xuống xe. Con đường đã bị những hố bom sâu, lớn cắt đứt ngang, xe không thể nào qua được, phải chạy vòng vào ruộng lúa, rồi mới trở ra tiếp tục lộ trình.
Khi Lan-Thi vừa dợm đứng lên để bước xuống xe, con bé lính Khờ-Me đỏ chợt quát to ra lịnh:
- “Tên kia! Hãy đi theo ta!”
Lan-Thi hoảng vía, hỏi:
- “Tôi hả?”
- “Không phải mày. Con kia!” Con bé lính Khờ-Me đỏ nói.
- “Có phải tôi không, đồng chí?”. Cô gái làng chơi hỏi.
- “Đúng! Chính mày! Hãy đi theo ta!”
Mọi người lật đật xuống xe, đi vòng trong ruộng lúa, qua miệng hố bom để đến bên kia mặt đường. Con bé lính Khờ-Me đỏ và cô gái làng chơi đã khuất bóng trong ruộng lúa và sau những lùm cây dại mọc um tùm. Trong không gian yên tĩnh bỗng vang lên một tiếng súng nổ khô khan. Đoàn người lưu đày giật mình kinh hãi, thầm đoán chuyện gì vừa mới xảy ra. Sau đó, con bé lính Khờ-Me đỏ lầm lì quay trở lại, trước những cặp mắt đang đổ dồn, chăm chú nhìn vào đó, như nhìn con quái vật đáng ghê sợ.

ĐÔI VỢ CHỒNG GIẢ MẠO.
Lúc bấy giờ vào khoảng gần 9 giờ sáng, đoàn xe lại sắp sửa lăn bánh dưới bầu trời nóng hầm rất khó chịu. Trên xe mỗi người đều ngồi im thin thít, chỉ trừ những tiếng khóc rấm rứt của lũ trẻ thơ khờ dại, không biết gì. Tôi để ý thấy mấy người đàn bà đang lo lắng cúi xuống lén cao những dấu sơn trên móng tay. Từ đó, tôi thấy 2 bên đường cảnh đổ nát điêu tàn vì chiến tranh, bom đạn, đã diễn ra thật khủng khiếp, ngoài sức tưởng tượng của con người. Không một mái nhà nào còn nguyên vẹn. Có những mái tranh còn cháy dở dang. Mặt đất loang lổ, dấu bom đạn chằng chịt như tổ ong. Trên mặt đất, trong đồng ruộng hoang vu, xương trắng và sọ người chết phơi lăn lóc, rải rác khắp đó đây.
Đoàn xe chậm chạp lăn bánh giữa cảnh chết chóc điêu tàn. Chúng tôi đi qua những thị xã lớn, mà ngày xưa rất trù phú, tấp nập dân cư, như: Skoun và Prey Chhor, nay chỉ còn là những thành phố chết hoang vắng tiêu điều.
Con đường chúng tôi đi, vì đã lâu ngày không xử dụng và không người săn sóc, cỏ dại mọc đầy, tràn ngập hết mặt đường. Đoàn xe lăn bánh cách vô cùng vất vả, nhồi chúng tôi lắc lư đến mệt nhoài. Đến khoảng 1 giờ trưa, chúng tôi được lịnh xuống xe, tìm chổ nấu ăn ngay giữa vùng đồng ruộng hoang vắng. Anh em tôi tìm chổ ngồi núp nắng dưới một gốc cây chồi. Trong khi ngồi ăn, tôi suy nghĩ miên man về đề nghị “vợ chồng” của Lan-Thi hồi còn ở Prek Kdam. Tôi thấy vấn đề không giản dị như thế được. Bọn Khờ-Me đỏ rất đa nghi. Chúng tôi cần phải tạo dựng vấn đề này trên một căn bản thật vững chắc, hợp lý, để khỏi lộ tẩy mà mất mạng. Tôi nói với em tôi:
- “Em à, nếu chúng mình giả làm vợ chồng, anh thấy em cần phải nghĩ ra 1 câu chuyện có mạch lạc hẳn hoi. Em phải có 1 lý lịch khác? Gia-đình và thân thuộc gồm những ai? Tuyệt đối, em không thể còn là cô bé Lan-Thi, con gái của đại tá Sơn-Kha nữa. Em biết không?”
- “Chết chưa, em đã sơ ý quá! Em không bao giờ nghĩ đến chuyện ấy. May mà anh đã kịp nghĩ đến, không thì nguy cả đám. Khi đến Kompong Chàm, tụi nó cật vấn là lòi ra ngay”. Em tôi nói.
- “Em có người bạn gái thân nào không? Cần nhất là người đó đã rời khỏi nước và em đã biết lai lịch gia đình ấy thật đầy đủ chi tiết mới được?”
- “Có, để yên, em suy nghĩ chút coi!”
Nuốt vội xong miếng cơm cuối cùng, Lan-Thi nói:
- “Bây giờ em đã nghĩ ra rồi! Em có 1 con bạn đã theo gia đình đi qua Pháp ở từ năm 1972. Nó tên là Liên họ Sơn, con gái độc nhất của ông bà Sơn Lang, cựu công chức bộ Lao-động. Em cũng quen biết cả ba má nó nữa. Vậy, bây giờ em là: Sơn-Liên nhé!”
- “Em biết cô ta năm nay bao nhiêu tuổi không?”
- “Biết chứ!”
- “Anh hỏi em chỉ vì anh sợ, mình nói láo đôi khi có những điều trái ngược nhau bất ngờ, rất nguy hại. Em cần cho anh biết rõ tuổi của cô ấy cùng với tuổi của ba má cô ta nữa. Vì chẳng lẽ anh không biết tuổi vợ và cha mẹ hay sao?”
- “Để em nhớ lại coi nào! Ông Sơn Lang năm nay 50 tuổi, bà ấy 45 tuổi. Còn em, tên Liên sanh năm 1953. Nó cùng 1 tuổi với em. Nó sanh vào tháng 3, còn em sanh tháng 5. Ngày sanh thì chúng ta cứ giữ như cũ, không thay đổi”.
- “Còn 1 điều quan trọng hơn hết thảy nữa là: ngày đám cưới!”
- “Chúng ta cứ nói là vợ chồng mới lấy nhau, nên chưa có con. Về ngày cưới, em nghĩ phải chọn ngày nào cho thật dễ nhớ mới được!”
- “Không được! Chúng mình phải chọn 1 ngày trong khoảng các tháng gần đây nhất như: tháng 11, tháng 12, hoặc tháng giêng...?”. Tôi nói.
- “Anh có lý! Chúng ta đồng ý chọn ngày 30 tháng 11 nhé!”. Lan-Thi đề nghị: “Như vậy cho dễ nhớ, anh nhỉ?!”
Anh em tôi thảo luận kỹ càng, trao đổi nhau từng chi tiết tỉ mỉ về gia cảnh mới của Lan-Thi, tưởng chừng bọn Khờ-Me đỏ ngu dốt, bạo tàn không thể nào khám phá ra được. Chúng tôi yên chí, nghỉ ngơi chờ lịnh tiếp tục lên đường.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: yta262 trong 14 Tháng Chín, 2008, 10:59:41 am
NÔNG-TRƯỜNG LAO-ĐỘNG CẢI-TẠO.
Sáng hôm sau đoàn người lưu đày bị áp giải đến một thị xã biệt lập, nằm sâu trong thôn vắng, giáp rang vùng rừng già rậm rạp mênh mông. Tôi và Lan-Thi nhận ra ngay đây là một nông trường lao động cải tạo rập khuôn của bọn Khơ-me Đỏ. Nhà cửa đều làm bằng tre và lợp lá. Gọi là nhà cho nó oai, chứ thực ra chỉ là những túp lều tranh đơn sơ, cái nào cũng như cái nấy, chu vi không quá 4 thước vuông.
Lan-Thi ghé tai tôi thì thầm:
- Nếu bọn họ cho tụi mình 1 cái lều này để ở thì sướng quá nhỉ!
- Sức mấy! Em không thấy tất cả đều đã có người chiếm ngụ rồi hay sao? Tôi đáp và lòng không khỏi bâng khuâng tự hỏi, rồi đây chúng tôi sẽ cư ngụ nơi nào và đời sống ra sao?
Khoảng 9 giờ, viên chỉ huy nông trường (tiếng Căm-Bu-Chia gọi là: Kamaphibal) đến cùng với một đoàn cận vệ đông đảo, võ-trang tới tận răng. Hắn vừa là người điều khiển guồng máy hành chánh của nông trường, đồng thời kiêm nhiệm chức vụ chỉ huy quân sự của toàn khu vực. Chúng tôi im lặng đứng yên, không ai dám nhúc nhích. Hắn bắt đầu lên tiếng, giọng khô khan, sặc mùi tuyên truyền rỗng tuếch. Cuối cùng, hắn mới đi thẳng vào vấn đề cụ thể mà mọi người đều nóng lòng muốn biết:
- Các người phải cám ơn Angkar đã cho các người sống và được vinh hạnh tham dự vào công cuộc tái thiết đất nước. Các người phải làm việc và sản xuất, sản xuất và sản xuất... Kẻ nào không làm được gì sẽ không được ăn. Trong xã hội cách mạng, không có chổ cho bọn lười biếng. Trong khi chờ đợi kết quả mùa gặt tới, bây giờ tạm thời Angkar phát gạo cho mấy người ăn. Dụng cụ các người được mượn của nông trường. Angkar cho mấy người 14 ngày để dựng lấy lều mà ở. Không được lớn quá 4 mét vuông. Những ai không có gia đình phải dựng lều nhỏ hơn. Vật liệu là cây, tre và lá dừa mấy người có thể tự tìm kiếm lấy trong khu rừng gần đây của nhân dân. Nhưng nên nhớ rằng: ở đây không có cái gì thuộc tư hữu của mấy người mà là của nhân dân tất cả.
Angkar cũng cho phép mỗi người được quyền khai khẩn 15 mét vuông rừng hoang. Sau khi đã dọn sạch đất, mấy người được trồng cấy ngay, chậm lắm vào cuối tháng 6, trước mùa mưa đến, để kịp gặt hái mùa năm tới. Thời giờ làm việc sẽ theo mặt trời mà tính. Khởi sự lúc mặt trời mọc và chấm dứt công việc khi mặt trời lặn. Buổi trưa từ 12 giờ đến 2 giờ các người được tạm nghĩ để ăn trưa.
Về quần áo, mỗi năm, một người được phát 1 bộ đồ đen. Nhưng bây giờ trong lúc tạm thời, các người có thể cứ dùng đở mấy bộ đồ màu mè tàn tích của bọn Đế quốc. Từ ngày mai, tất cả thanh niên nam nữ đều phải cắt tóc ngắn. Các sư sãi phải cởi bỏ áo vàng và mặc đồ đen ngay.

Ngay sau đây, các người lớn phải đến văn phòng trại nhận mẫu đơn khai lý lịch. Có 3 loại: thứ nhất dành cho cựu-quân-nhân, thứ nhì cho công chức, thứ ba là cho các loại quần-chúng như: buôn bán, thợ, nông dân, sinh viên, học sinh, sư sãi.v.v... Tất cả đều phải khai đúng lý lịch và tiền tích. Kẻ nào khai gian sẽ bị xử tử hình lập tức. Sau đó đem nộp lại cho chánh quyền cách mạng của trại. Bây giờ mấy người hãy theo tôi hô to khẩu hiệu:
- Hoan hô cách mạng! Hoan hô!
- Đả đảo đế quốc và tay sai! Đả đảo!

Lát sau đoàn người lưu đày đã xếp hàng dài trước văn phòng trại để nạp tờ khai lý lịch. Khi đến lượt, tôi yêu cầu tên lính gác cho tôi được gặp mặt Kamaphibal. Tên lính cật vấn:
- Tại sao mày đòi gặp Kamaphibal? Mày tưởng ai cũng được phép làm rộn Kamaphibal sao?
Tôi cố bình tĩnh nói:
- Tôi có điều quan trọng cần thông báo đến Kamaphibal, thưa đồng chí!
- Được rồi! Theo ta!.
Nói xong hắn dẫn 2 anh em tôi đến văn phòng của viên chỉ huy. Tôi vội trình bày lý do tôi xin trình diện và đưa ra tờ chứng-minh-thư “nằm vùng” của tôi, do MẶT TRẬN LIÊN-HIẾP QUỐC-GIA CĂM-BU-CHIA cấp phát. Hắn tỏ ra rất quan tân đến những lời tôi trình bày, và sau khi đã đọc xong tờ chứng-minh-thư, hắn đưa trả lại tôi và nói:

- Hãy giữ kỹ chứng-minh-thư ấy. Tốt lắm! Nhưng bây giờ tôi không quyết định gì được. Tôi sẽ trình ngay lên thượng-cấp Angkar Loeu (tiếng Căm-Bu-Chia, chỉ: cơ-quan tối-cao của đảng cộng-sản). Trong thời gian chờ đợi, tôi vẫn đối xử với mấy người như mọi người khác. Đó là nguyên tắc. Trong lúc chiến tranh bọn đế quốc đã cài nhiều gián điệp vào cơ quan với những giấy tờ giả mạo để phá rối. Mấy người hiểu chứ!

Khi rời khỏi văn phòng viên chỉ huy, tôi không dấu nổi sự lo lắng tràn ngập trong lòng và cảm thấy đắng trong cổ họng. Cô em gái tôi cũng lộ vẻ thất vọng chán chường.

Đến khoảng một giờ trưa, đoàn người lưu đày lại phải sắp hàng trước văn phòng để đợi lịnh. Lần này đoàn người chia ra làm 3 nhóm: nhóm cựu quân nhân, nhóm công chức và nhóm quần chúng. Bây giờ anh em tôi chợt để ý đến 2 cô con gái, chắc là 2 chị em, người lớn nhất khoảng 18, còn cô em khoảng 16 tuổi, đang lẽo đẽo đi theo người cha vào nhóm công chức. Tên lính Khờ-Me đỏ đến đuổi 2 cô ra, và chỉ đến khu dành cho quần chúng. Hai chị em đến đứng kế bên anh em tôi, nước mắt lưng tròng.

Chỉ một lát sau bọn lính Khờ-Me đỏ đã lùa đám cựu quân nhân và công chức đi mất dạng. Trên sân chỉ còn lại đám quần chúng. Bấy giờ cô chị mới lên tiếng làm quen với Lan-Thi, em tôi:

- Có phải chị đến từ Nam-Vang không?
- Phải, tụi tôi ở Nam-Vang đến. Lan-Thi đáp.
- Tụi em cũng thế! Bây giờ tụi em cảm thấy cô đơn quá chị ạ! Mẹ em đã bị họ giết ngay tại nhà, vì mẹ em đang đau nặng không di tản được. Bây giờ thì họ lại bắt ba em đem đi nốt. Tụi em không biết số phận sẽ ra sao? Chị cho phép tụi em theo chị với. Tụi em không quen biết ai ở đây cả!
Lan-Thi ái ngại đáp:
- Được rồi. Đừng có lo! Ba của em thuộc thành phần gì? Tại sao họ lại lùa đi?

- Ba em vốn là công-chức bộ y-tế.
Lan-Thi tiếp lời như muốn an ủi:
- Gia-đình tôi cũng tan nát cả. Tôi nghĩ chắc ai cũng chung một hoàn cảnh như bọn mình thôi!
Cô em gái xen vào:
- Anh chị là vợ chồng hả?
- Vâng, chúng tôi mới lấy nhau. Lan-Thi đáp và liếc nhanh về phía tôi.
Cô chị nói tiếp:
- Em xin lỗi anh chị, nãy giờ chưa kịp tự giới thiệu gì cả. Em tên Phalla, còn em gái em tên Sophi.
Lan-Thi cũng vội vàng tự giới thiệu:
- Đây là anh Chấn, chồng tôi. Còn tôi tên là Sơn Liên.
Bỗng có dáng 1 tên Khờ-Me đỏ bước tới, chúng tôi liền nín bặt.

TẤN CÔNG TÌNH-CẢM.
Dù muốn dù không, chúng tôi cũng phải hoàn tất căn lều lá trong vòng 14 ngày trong khu rừng rậm, với dụng cụ chỉ vỏn vẻn có 1 cái dao ngắn và 1 cái rìu do văn phòng trại cho mượn. Chị em Phalla và Sophi cũng dựng lều sát bên chúng tôi. Đêm nay là đên đầu tiên chúng tôi ngủ trong cái lều do chính tay mình dựng lên. Em tôi vì đã làm việc quá mệt ngọc cả ngày, nên vừa đặt lưng xuống là nàng đã ngáy khò khò. Còn tôi, tuy cũng mỏi mệt rã rời chân tay, nhưng không sao chợp mắt được. Tôi cứ nằm trằn trọc, thao thức suy nghĩ miên man suốt đêm. Trước mắt tôi ngọn đèn dầu leo lét bập bùng vì gió lùa qua khe vách, và bên tai tôi nghe những âm thanh rùng rợn, thê thảm từ rừng sâu vang vọng, nhất là tiếng vượn hú gọi con não nuột làm tôi không sao cầm được nước mắt nhớ đến mẹ tôi, không biết giờ đây đang ở phương trời nào và ai là người dựng lều cho bà ngủ? Chắc phải là dì Minh, người vú già thân tín của gia đình tôi. Dì khéo tay và tháo vát lắm. Thế rồi tôi mơ tưởng về căn phòng đẹp đẽ của tôi trong gian nhà sang trọng rộng rãi ở thủ đô. Đến gần sáng tôi mới thiếp đi được một chút trong giấc ngủ ngắn nặng nề.
Mỗi ngày, theo lệnh, anh em tôi đều phải vào rừng đốn cây, dọn đất để sửa soạn trồng tỉa.
Trong lúc Lan-Thi đang loay hoay với con dao nhỏ để chặt một cành cây gai dai dẳng không đứt, bỗng một tên Khờ-Me đỏ bước đến nói:
- Đưa con dao tôi mượn. Tôi sẽ chỉ cho cách chặt cây nhanh và gọn hơn.
Lan-Thi vội đưa dao cho hắn. Chúng tôi để ý quan sát thấy hắn còn trẻ, cỡ tuổi chúng tôi, nhưng dáng người vạm vỡ, vai ngang, thân hình cứng cáp như một nông dân. Đôi mắt của hắn linh động nhưng thay đổi bất thường, khi thì có vẻ hung-ác khi lại lộ vẻ ôn hòa.
Sau khi đã chỉ cách đốn cây cho Lan-Thi hắn nói với giọng thật khoan hòa:
- Tôi cho phép đồng chí nghỉ tay 1 chút đó. Tôi để ý thấy đồng chí đã làm việc nhiều suốt từ sáng đến giờ.
- Cám ơn đồng chí.
Lan-Thi nói, nhưng vẫn không dám ngẩng mặt lên nhìn hắn.
- Tại sao đồng chí lại hớt ngắn mái tóc đẹp của đồng chí đi? Hắn hỏi.
- Đồng chí chỉ huy đã ra lệnh từ hôm mới tới, mọi người đều phải hớt tóc ngắn, thưa đồng chí.
- Tôi cho phép đồng chí được để tóc dài đó.
- Nhưng nếu đồng chí chỉ huy thấy tôi để tóc dài thì sao? Mỗi tuần tôi phải đến văn phòng trại 2 lần để lãnh khẩu phần gạo.
- Đồng chí đừng lo. Nếu có ai hỏi, đồng chí cứ nói do tôi đồng chí Toum - đã cho phép để tóc dài. Để yên tâm tôi cho đồng chí biết, tôi là cháu kêu đồng chí chỉ huy trưởng bằng câu.
- Vậy à? Lan-Thi nói và hỏi thêm: “Vậy ra đồng chí có trách nhiệm giám sát toán tụi tôi sao?”
- Phải. Tôi trách nhiệm toán các đồng chí, gồm 235 người mới tới. Tôi vừa thay thế cho 1 đồng chí phải đổi ra mặt trận khoảng 1 tháng trước đây. Có phải chính đồng chí đã cùng với chồng vào gặp mặt Kamaphibal hôm mới tới không?
- Dạ phải, vì ông xã tôi đã làm việc cho cách mạng trong thời gian chiến tranh vừa qua. Lan-Thi đáp.
- Tôi đã tự giới thiệu với đồng chí tên tôi là Toum. Còn đồng chí tên gì?
- Lan-Thi... Ấy, chết quên! Sơn Liên, xin lỗi đồng chí. Tên Khờ-Me hỏi gặng:
- Tôi muốn biết chắc đồng chí tên là Lan-Thi hay Sơn-Liên?
- Dạ, tôi có 2 tên gọi ở nhà. Đồng chí có thể gọi tôi Lan-Thi hay Sơn-Liên gì cũng được.
- Vậy tôi sẽ gọi đồng chí bằng tên Lan-Thi, vì nó nghe hay hơn. Mỗi ngày tôi đều đến đây, vậy kể từ ngày mai tôi sẽ lãnh khẩu phần gạo đem đến cho đồng chí. Đồng chí khỏi phải lặn lội mỗi lần 12 c.s. đi về để lãnh gạo nữa.
- Ồ như thế thì quý hóa quá. Cám ơn đồng chí nhiều lắm!
Cuộc tấn công tình cảm bất ngờ của tên Khờ-Me đỏ khiến Lan-Thi vô cùng bối rối và lo sợ, nhưng nàng lấy lại được bình tĩnh ngay, khi nghĩ rằng trước con mát bọn Khờ-me đỏ nàng là người đàn bà có chồng. Tối hôm đó, về lều, chúng tôi bàn luận với nhau rất nhiều về chuyện này. Lan-Thi nói:
- Em biết trong hoàn cảnh này, nếu nó muốn gì, em cũng phải chiều theo ý nó. Chúng nó cầm quyền sinh sát chúng ta trong tay...
Tôi nói:
- Dù sao em cũng phải tìm đủ mọi cách diên trì, đánh đòn tâm lý, để kéo dài thời gian chờ ngày có kết quả cuộc điều tra của Angkar về chứng-minh-thư thành tích cách mạng của anh. Khi đó, mình sẽ dễ nói chuyện hơn.
Hôm sau, vào buổi trưa, khi chúng tôi, đang ngồi trên một thân cây khô để ăn uống nghĩ ngơi thì Toum lại đến, đem theo nhiều đồ ăn cho Lan-Thi.
- Đồng chí thấy không. Hắn nói. Tôi đã giữ lời hứa. Đây là gạo, cá khô, rau và trái cây tôi đem đến cho đồng chí dư dùng suốt cả tuần.
- Cám ơn đồng chí nhiều lắm. Lan-Thi vui vẻ nói, nhưng vẫn không dấu được vẻ bối rối lo ngại. Mời đồng chí ngồi đây ăn với chúng tôi luôn.
- Không, cám ơn. Tôi đã ăn rồi. Thôi để lần sau vậy... Toum đáp, và chợt quay ra phía khác nói: “Để tôi coi cái gì xảy ra đàng kia”. Đồng thời, hắn rảo bước về phía đó.
Lan-Thi và tôi vô cùng khoan khoái được nếm mùi cá khô. Chúng tôi chia cho Phalla và Sophi mỗi người một ít. Hai chị em cô bé mắt sáng lên vì sung sướng. Từ lâu chúng tôi chỉ được ăn toàn cơm độn rễ khoai với muối hột!

CON QUÁI-VẬT SI-TÌNH!
Hôm sau Toum lại đến, nhưng lần này trước bữa ăn trưa. Trên tay hắn cầm một bó hoa lan và xách 1 túi nặng đựng đầy gạo, với một con gà quay và nhiều trái cây. Lan-Thi kêu tôi:
- Anh lại đây mà xem. Đồng chí Toum đem đến cho em hoa lan và thức ăn nhiều ghê nè!
Tôi gác rìu lên 1 nhánh cây và rảo bước đến. Lan-Thi nói với Toum giọng thân mật:
- Hôm nay đồng chí ở đây ăn với chúng tôi đấy nhé.
- Ừ, tôi có đem theo con gà quay nữa, vì tôi nghĩ đã lâu đồng chí không được ăn món này.
Chúng tôi trải tấm nệm cói xuống đất để làm bàn ăn. Trước khi ngồi xuống, Toum tháo dây nịt đeo súng và băng đạn bên hông ra để một bên cùng với 1 cây gậy bằng gỗ mun đen bóng, dài khoảng gần nửa thước, một đầu to hình lục-giác, một đầu nhỏ, chỗ tay cầm có chạm trổ công phu. Thực sự, tôi chưa từng thấy 1 cây gậy nào đẹp như thế.
Trong khi ăn, chỉ một mình Toum là nói nhiều, anh em tôi thỉnh thoảng mới dè dặt nêu lên vài câu hỏi để cho câu chuyện trôi chảy. Hắn nói:
- Các đồng chí thấy hầu hết các đồng chí cách mạng khác đều mù chữ, chỉ có mình tôi là biết đọc, biết viết. Khi chiến tranh bùng nổ năm 1970, lúc ấy tôi đã 15 tuổi, tham gia cách mạng. Cậu tôi muốn tôi sớm được gia nhập đảng, nhưng rất khó. Nó đòi hỏi phải là 1 con người có tâm hồn khác hẳn mọi người thường. Sau đó, người cán bộ còn phải tranh đấu nhiều để được gia nhập vào ủy ban trung ương đảng. Tất cả quyền lực đều nằm trong tay của chánh trị bộ. Cậu tôi có chân trong chánh trị bộ. Cậu tôi nói: muốn trở thành đảng viên trước hết phải không biết sợ là gì và không được để cho tình cảm yếu đuối chế ngự. Tôi có thể hành quyết 1 lần cả trăm người không ngán, nhưng chỉ đàn ông thôi. Chẳng biết tại sao tôi không bao giờ dám giết đàn bà. Tôi luôn tìm cách đẩy việc này cho mấy nữ đồng chí làm. Đã nhiều lần cậu tôi phát khùng lên với tôi và la rầy tôi dữ dội về việc này...
Nghe nói, tôi và Lan-Thi chỉ biết ngầm đưa mắt nhìn nhau. Chợt Lan-Thi tò mò hỏi:
- Vậy đồng chí cũng đã tham gia các cuộc hành quyết sao?
- Dĩ nhiên. Đó là điều cần thiết. Để bảo vệ cách mạng và tự do.
- Xin lỗi đồng chí, cho phép tôi hỏi tò mò 1 chút.
- Cứ tự nhiên. Đừng e ngại gì. Tôi cũng muốn nói cho mấy đồng chí biết về công việc cách mạng của chúng tôi.
- Xin đồng chí cho biết những người đi cùng chuyến với tụi tôi đến đây hôm trước, đã bị lùa riêng ra ngay sau khi nạp tờ khai lý lịch, bây giờ họ đang ở đâu?
- Tất cả đều đã bị xử tử rồi. Họ đều là cựu sĩ quan, binh sĩ và công chức của chế độ thối nát Lon Nol. Tại sao các đồng chí lại bận tâm về bọn ấy?
Lan-Thi chỉ tay về phía 2 chị em Phalla và Sophi đang ở gần đó và nói:
- Hai chị em cô bé ấy cho đến giờ vẫn chưa biết đã mồ côi cả cha lẫn mẹ. Cha 2 cô ấy là cựu công chức, thuộc nhóm đó.
Toum bình thản nói:
- Tội nghiệp cho 2 chị em cô ấy. Nhưng đó là quyết định của Angkar. Tôi còn biết trong đám người đến đây có nhiều người khai gian lý lịch, đổi tên giả. Số phận họ rồi cũng sẽ như thế. Nhưng chậm hơn vì có thể phải đến cả năm chúng tôi mới khám phá ra sự giả mạo ấy. Tất cả đều là những phần tử nguy hiểm đối với cách mạng.
- Nhưng bây giờ bọn họ đã bị phân tán mỏng ra hết rồi, và đâu có võ trang gì nữa. Tôi nói.
- Dù vậy, họ vẫn là những kẻ thù của cách mạng, cần phải tận diệt. Đồng chí biết tại sao cách mạng không xài bọn bác sĩ, kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật, giáo sư.v.v... không? Bọn chúng cũng là những phần tử nguy hiểm cho cách mạng.
Bữa ăn này, toàn đồ ăn ngon, nhưng qua lời nói của Toum, tôi cảm thấy dư vị tanh hôi và lợm giọng.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: yta262 trong 14 Tháng Chín, 2008, 11:02:07 am
ANGKAR BIẾT HẾT!
Hôm nay, như thường lệ, Toum lại đến đem đồ ăn và hoa cho Lan-Thi. Nhưng vẻ mặt hắn rất khác thường. Dường như có gì nghiêm trọng lắm. Ăn xong, chúng tôi bát đầu làm việc lại. Nhưng khi Lan-Thi vừa đứng lên thì Toum đã chụp lấy tay nàng, giữ lại và nói:
- Tôi cho phép đồng chí nghỉ tay. Tôi có điều rất quan trọng cần phải nói riêng với đồng chí. Thoạt tiên, Lan-Thi nghĩ hắn muốn tỏ tình, nên đã sẵn sàng những cử chỉ và lời nói để hứa hẹn xuông cho qua chuyện. Nhưng khi nghe câu nói đầu tiên thốt ra từ cửa miệng của Toum, mặt nàng bỗng tái nhợt, không còn chút máu.
- Đồng chí và anh của đồng chí sẽ bị xử tử hình!
- Không, đấy là chồng tôi thực sự. Có phải anh tôi đâu. Lan-Thi cố cãi cách yếu ớt, trước cái nhìn tàn bạo của Toum.
- Đồng chí còn nhớ Kamaphibal đã nói gì không?
- Dạ nhớ, đồng chí.
- Các đồng chí không phải là vợ chồng. Các đồng chí đã nói láo với Angkar. Nói láo với Angkar cũng là một tội tử hình, các đồng chí có biết không?
- Nhưng chúng tôi đã lấy nhau. Lan-Thi cố chống chế.
- Các đồng chí nên biết rằng, tôi đã theo dõi các đồng chí suốt 1 tuần lễ, cả ngay lẫn đêm. Tôi đã nghe tất cả những gì 2 người nói chuyện với nhau. Nhưng điều tôi ngạc nhiên và nghi ngờ nhất là 2 người không bao giờ ngủ chung với nhau như vợ chồng. Đồng chí nằm bên góc phải, còn Chấn nằm bên góc trái. Hai người không thể nào qua mặt tôi được. Hai người đừng nghĩ rằng tôi ngu, không biết gì. Angkar kiểm soát cả đến trong giấc ngủ của mọi người.
- Trời Phật ơi! Lan-Thi kêu lên rên rỉ, không ngờ bọn quỷ đỏ này lại kiểm soát cả đến đời sống kín đáo riêng tư của từng người như thế. Nhưng nàng vẫn còn cố bào chữa: “Xin đồng chí cho tôi được phân trần một chút. Sở dĩ chúng tôi phải ngủ riêng vì... mấy lâu nay tôi bệnh, nên không ngủ chung được.
Toum khẽ nhếch mép cười, gương mặt có vẻ dịu xuống đôi chút. Hắn nói:
- Tôi biết hết rồi. Vợ chồng dù có đau ốm, không làm tình được, cũng nằm kề bên nhau, chứ không bao giờ nằm riêng tư như thế. Bây giờ Lan-Thi nên im đi, đừng cố cãi nữa. May mắn cho 2 người đã gặp tôi đấy. Nếu gặp 1 đồng chí khác, 2 người đã bị xử tử tức khắc rồi. Tôi biết 2 người là anh em. Cách 2 người nói chuyện, xưng hô với nhau cũng thấy rõ. Đây là vấn đề sinh tử, chứ chẳng chơi. Hai người phải thật cẩn thận. Có những đêm tôi không trực gác, 2 người nên thận trọng.
- Cám ơn đồng chí nhiều lắm. Vừa nói, nàng vừa liếc nhìn cái gậy gỗ mun trên tay hắn.

CÂY GẬY GỖ MUN ĐẪM MÁU NGƯỜI!
Để phá tan không khí nặng nề, Toum lên tiếng đề nghị:
- Đồng chí có muốn đi xem cái “thiên đường nhỏ” của tôi 1 chút không? Nếu đồng chí sợ đi 1 mình với tôi, thì kêu Chấn cùng đi nữa.
- Có phải là nơi hoa lan mọc nhiều không?
- Đúng rồi. Nơi đó chỉ có mình tôi biết, mình tôi đến. Nó thuộc của riêng tôi rồi.
Chúng tôi theo Toum đi sâu vào rừng, quanh co một lúc thì đến một vùng quang cảnh thật là êm đềm, thanh nhã. Dưới những thân cây cao vòi vọi, những chùm hoa lan mọc dầy. Có nhiều loại hoa rất hiếm, màu sắc tuyệt diệu điều mà tôi chưa từng bao giờ thấy trong đời. Bên cạnh đó là 1 giòng suối, nước trong xanh róc rách chảy qua các khe đá. Trước cảnh trí nên thơ ấy, Lan-Thi hỏi Toum:
- Đồng chí thường đến đây không?
- Tôi đến thường lắm, nhưng chỉ đi một mình thôi, để nghe tiếng chim hót, tiếng suối reo, và ngửi mùi thơm của các loài hoa. Sau mỗi lần phải thi hành hàng loạt các cuộc hành quyết, tôi đến đây để cho tâm hồn được yên tĩnh phần nào.
Tôi và Lan-Thi nghe nói, nhìn nhau lo ngại, nhưng tên Khờ-Me đỏ vẫn tiếp tục:
- Các đồng chí có thấy cái gậy gỗ mun này không? Kể từ sau ngày giải phóng đến giờ, nó đã đập chết không biết mấy trăm tên phản cách mạng rồi. Tôi không đếm, vì nhiều quá, nên không nhớ xuể. Tôi bắt đầu dùng nó để xử tử bọn phản động kể từ năm 1973, sau khi đã tấn công vào Kompong Chàm.
Chúng tôi vô cùng kinh ngạc nhìn Toum.
Lan-Thi hỏi:
- Chính tay đồng chí đã đứng ra hành quyết?
- Phải, may mắn chỉ có mình tôi. Theo nguyên tắc, chỉ có những cán bộ dự bị đảng viên như tôi mới được trao phó trách nhiệm này để thử thách tinh thần cách mạng vững chắc và ý chí cứng rắn, không để tình cảm yếu hèn, nhát sợ làm lung lạc. Lúc đầu, thực là khó. Tôi cứ nhắm mắt đập càn vào đầu chúng nó cho đến chết mới thôi. Sau mỗi lần như vậy tôi cũng ngất xỉu luôn. Nhưng về sau, tôi quen dần đi, và càng ngày càng trở nên thành thạo hơn. Tôi rút kinh nghiệm đập chỗ nào mau chết hơn, tội nhân ít dãy dụa hơn. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn có những kẻ xương sọ rất cứng, đập hoài không bể, không chết hẳn. Mặc dù bây giờ tôi đã thuộc loại chuyên viên siêu đẳng về môn này rồi. Bởi thế mỗi lần gặp trở ngại, tôi thường hay đến đây để lấy lại bình thản cho tâm hồn.
- Đồng chí có thích làm việc đó không? Lan-Thi hỏi.
- Trong cách mạng không có vấn đề thích hay không. Angkar là đầu não, cán bộ là dụng cụ. Khi Angkar quyết định thì cán bộ thi hành. Có khi nào đồng chí thấy dụng cụ chống lại đầu não không?
- Đối với trẻ em, đồng chí làm sao?
- Bọn con nít hả? Bọn nhóc tì này tôi không có cảm nghĩ gì hết. Chỉ có đàn bà, con gái là tôi kỵ thôi. Nhưng giết bọn nhóc con dễ ợt hè. Có những đồng chí cầm 1 cành cây đập thẳng lên đỉnh sọ nó cũng chết liền. Nhưng riêng tôi thích xài cây gập gỗ mun này. Nó rất hiệu nghiệm. Thử cầm coi. Nó nặng và cứng chắc như 1 thanh sắt vậy đó.
- Tại sao các đồng chí lại giết cả con nít chi vậy? Chúng đâu có gây nợ máu gì để phải trả? Lan-Thi hỏi mà nước mắt đã lưng tròng.
- Vì chúng sẽ trở nên rất nguy hiểm trong tương lai. Còn nguy hiểm hơn cả cha mẹ chúng là khác. Như các đồng chí đều biết lòng thù hận kéo dài hết đời nọ sang đời kia. Nếu ta muốn diệt chí, rận, phải diệt cả trứng nữa. Nhưng các đồng chí hãy bình tĩnh cách mạng chỉ giết bọn con nít mà cha mẹ chúng thuộc thành phần làm chánh trị, sĩ quan, công chức cao cấp thôi. Bọn này cách mạng phải giết trọn cả gia đình cho đến hết 3 đời giòng họ. Đối với bọn con nít sơ sanh đã thất lạc cha mẹ, cách mãng không có nhà giữ trẻ, nên đã có giải pháp khác.
Nghe đến đây Lan-Thi không còn ngăn được nước mắt tràn ra. Tuy nàng đã vội đưa tay lên chùi, nhưng Toum đã trông thấy và lộ vẻ khó chịu hỏi:
- Sao đồng chí lại khóc? Đồng chí nên nhớ rằng: bọn họ đã giết các gia đình cách mạng như ta giết những con ruồi, con muỗi bằng các loại bom săng đặc, bom hơi ngạt. Chính cả gia đình cậu tôi đã bị giết sạch. Còn tôi, chính tôi đã chứng kiến cảnh ông, bà, cha mẹ tôi và con em gái tôi bị cháy như những cây đuốc trong căn nhà lá, dưới mưa bom xăng đặc của bọn đế quốc...
Chúng tôi đang nói chuyện bỗng cơn mưa rừng trút nước xuống như thác đổ. Chẳng ai bảo ai đều thi nhau ba chân bốn cẳng chạy tìm chỗ trú mưa.

PHẠM TỘI TỬ HÌNH ĐẾN 3 LẦN.
Khi về đến lều thì trời đã tối, nhưng đêm nay không như các đêm khác, trước khi đi ngủ, Lan-Thi đã kể lại cho tôi nghe tất cả những gì mà Toum đã nói với nàng lúc buổi trưa. Hắn đã khám phá ra cuộc đời vợ chồng giả tạo của chúng tôi, và cho biết rằng: chúng tôi cũng như tất cả những người dân bị lưu đày khác đều bị canh chừng và theo dõi kín đáo suốt ngày đêm, kể cả những lúc chúng tôi đi ngủ. Cuối cùng, nàng lo ngại nói:
- Kể từ tối nay chúng ta bắt buộc phải nằm chung bên nhau như vợ với chồng thực sự và cũng kể từ nay, anh không được gọi em bằng tên Lan-Thi nữa, mà phải gọi bằng “mình” hay “em” (tiếng Căm-Bu-Chia là AUN). Ngược lại, em cũng sẽ gọi anh bằng “mình” hay “anh” như tất cả những cặp vợ chồng khác, để tránh những hậu quả không hay xảy đến. (chi chú thêm của người dịch: Dân Căm-Bu-Chia cũng giống như nhiều dân tộc khác ở vùng Đông Nam Á, nhất là dân Việt-Nam, vốn có tục vợ chồng xưng hô với nhau bằng: ANH và EM. Tục này truyền thừa từ thời mới lập quốc, các hoàng tử và công nương cùng một giòng họ được phép kết hôn với nhau ma không phạm tội loạn luân).
Tôi đáp:
- Anh cũng nghĩ chúng ta không còn cách nào hơn. Sáng hôm sau, khi thức dậy, tôi để ý thấy vẻ mặt của Lan-Thi nghiêm trọng hơn mọi ngày. Nàng không nói năng gì, nhưng thỉnh thoảng liếc nhìn tôi với đôi mắt chứa đầy vẻ thẹn thùa và oán trách. Chúng tôi không trao đổi với nhau 1 lời nào, vì cảm thấy trong lòng đang nặng chĩu mặc cảm loạn luân. Nhưng cuối cùng Lan-Thi là người lên tiếng trước, nói:
- Anh có biết em đang nghĩ gì không?
- Không!
- Em nghĩ: nếu chẳng may em có bầu, rồi với đứa con nhỏ trên tay, chúng ta sẽ không bao giờ còn hy vọng thoát khỏi cái địa ngục trần gian của bọn Khờ-Me đỏ này nữa.
Giọng nàng chứa đầy vẻ lo lắng. Tôi đáp:
- Thôi thì chúng ta đành phó mặc cho số mệnh. Chúng ta chỉ còn biết cầu trời cho đừng xảy ra chuyện “có bầu”...
Tôi cầm cái rìu, lẳng lặng đi ra phía khu canh tác. Lát sau Lan-Thi cũng theo đến. Chúng tôi lầm lì làm việc, chẳng ai trao đổi lời nào nữa. Đến giờ ăn trưa, chúng tôi chờ mãi không thấy Toum đến, nên chẳng khỏi lo âu, sốt ruột.
Từ đó cho đến nửa tháng sau, chúng tôi không thấy bóng dáng của tên Khờ-Me đỏ si-tình đâu nữa. Vắng hắn, chúng tôi cũng lo ngại không kém khi thường xuyên gặp hắn.
Bỗng một hôm, thình lình Toum xuất hiện, với đôi tay không, chẳng có hoa cho Lan-Thi và cũng chẳng có đồ ăn đem theo như mọi bữa. Trông hắn có vẻ sầu thảm lắm. Dường như hắn đã khóc nhiều ngày rồi. Lan-Thi bước đến bên hắn hỏi han thân mật:
- Đi đâu mà biệt tăm cả nửa tháng trời vậy Toum? Ngày nào tụi này cũng ngồi đợi đến ăn cơm chung. Bộ Toum đau hả? Sao mà trông có vẻ buồn dữ vậy?
- Không, tôi không đau. Tôi cũng không đi đâu cả.
- Vậy tại sao Toum không đến với tụi này?
- Vì tôi không muồn đến quấy rầy không khí êm đềm của 2 người. Hắn đáp giọng có vẻ oán hờn, trách móc.
Tôi cũng bước đến chào hỏi và trao đổi với hắn vài câu qua loa, xong rồi lảng ra 1 chỗ gần đó, giả vờ làm việc, nhưng vẫn lóng tai nghe cuộc đối thoại của 2 người. Lan-Thi nài nỉ hắn ngồi xuống và mở đầu câu chuyện.
- Bây giờ Toum có thể kể cho tôi nghe những gì đã xảy ra nào. Tại sao trông Toum có vẻ buồn dữ vậy?
- Thôi cô đừng giả đò như không biết nữa. Chuyện gì đã diễn ra cô tự biết rồi. Hai người đã lợi dụng tình cảm yếu mềm của tôi đối với đàn bà con gái để qua mặt tôi.
- Bộ có chuyện gì không hay sắp xảy đến cho tụi tôi sao? Lan-Thi lo lắng hỏi.
- Không hay à? Chuyện ấy đã trở nên vô cùng nghiêm trọng hơn bao giờ hết thảy. Hai người đã phạm đến 3 lần tội tử hình!
- Phạm tội tử hình đến 3 lần? Lan-Thi kinh hoảng, bối rối nói.
- Đúng! Hai người đã nói láo với Angkar là vợ chồng. Đó là 1 tội đáng xử tử! Hai người đã sống với nhau không phải là vợ chồng. Đó là tội tử hình thứ hai! Còn tội thứ ba đang bị xử tử ngay là tội 2 người đã hành động loạn luân, anh em ruột ngủ với nhau! Hắn nói giọng run rẩy và nước mắt đã lưng tròng.
- Nhưng chẳng lẽ chúng tôi lại bị giết đến 3 lần?!
Lan-Thi nói giọng vô cùng sợ hãi và tuyệt vọng.
- Cô có im đi không! Cô đã làm cho tôi đau khổ vô cùng tận. Cô có biết rằng tôi đã yêu cô nhiều lắm và tôi không bao giờ đủ can đảm để làm cho 1 người đàn bà con gái phải đau đớn. Cô đã lợi dụng yếu điểm đó của tôi. Hôm trước, tôi chỉ khuyên cô nên cẩn thận trong vở kịch “vợ chồng”, chứ tôi đâu có ý biểu cô nên ngủ với anh cô. Thế mà 2 người lại làm chuyện loạn luân và cô ngủ với anh cô thực sự. Giọng nói của Toum rên rỉ cách thê thảm. Sắc diện nhợt nhạt, Lan-Thi cầu khẩn:
- Tôi xin lỗi Toum. Mọi sự đã lỡ rồi. Tôi phải làm sao bây giờ? Toum làm ơn chỉ cho tôi biết đi. Toum lúc nào cũng vẫn là người bạn thân và ân nhân che chở cho chúng tôi.
- Bây giờ vô phương rồi. Toum đáp hờ hững. Chỉ có 1 điều duy nhất tôi muốn Lan-Thi nói là: Lan-Thi không thù ghét gì tôi thôi. Tôi còn nhớ mãi hôm tôi kể cho Lan-Thi nghe về chuyện tôi đã giết hàng trăm phản động bằng cây gỗ mun. thì Lan-Thi đã khóc và ngước nhìn tôi với đôi mắt oán hờn.
- Không, Lan-Thi có bao giờ thù ghét gì Toum đâu. Ngược lại, Lan-Thi còn thương Toum rất nhiều nữa là khác.
Tôi nghĩ có lẽ Lan-Thi đang cố tìm cách giải thích và xoa dịu vết thương lòng đau đớn cho gã quái vật si-tình ấy, nên mới dùng lời lẽ thân mến ngọt ngào như thế. Dù sao thì nàng cũng đã trao cho tôi tất cả những gì quý báu của người trinh nữ và gửi gắm trọn thân xác cũng như linh hồn của nàng cho tôi rồi.
- Lan-Thi vẫn còn luôn thương yêu tôi chứ? Toum hỏi.
- Vâng, lúc nào Lan-Thi cũng vẫn thương yêu Toum như 1 người bạn thiết.
- Tôi không đòi hỏi điều gì hơn thế trong lúc này. Tôi chỉ cần 1 cảm tình yêu mến của Lan-Thi đối với tôi thôi. Còn về vấn đề sinh-lý thì tôi chưa quan tâm lắm. Lan-Thi cứ yên tâm.
Lời của hắn có vẻ thành thực, khiến Lan-Thi hỏi vững bụng. Chỉ nội 1 ý nghĩ, tới 1 ngày nào đó nàng sẽ phải nằm gọn trong vòng tay âu yếm của hắn và đôi bàn tay sát nhân đẫm máu của hắn lần mò, vuốt ve, mơn trớn khắp nơi kín đáo trên cơ thể của nàng cũng đủ khiến nàng phải rùng mình kinh sợ. Nhưng trong hoàn cảnh này, nàng không làm gì khác hơn được. Số phận của nàng và cả cuộc đời của tôi đang nằm gọn trong đôi bàn tay đẫm máu ấy của hắn. Nếu một đêm tối trời nào đó, thình lình Toum đến tỏ ý muốn thưởng thức mùi vị thơm ngon, êm ái, mặn nồng của thân thể nàng thì làm sao chúng tôi có thể khước từ. Thôi thì chúng tôi cũng đành nhắm mắt đưa chân cho qua ngày.
Kể từ hôm ấy, thỉnh thoảng Toum mới đến và đem theo đồ ăn cho chúng tôi. Nhưng thái độ của hắn không còn như xưa nữa. Hắn trở nên ít nói và dè dặt. Nhất là lúc nào trông hắn cũng có vẻ buồn rầu, đau khổ. Riêng tôi và Lan-Thi đã sống hoàn toàn với tính cách vợ chồng. Khoái cảm yêu đương và những cuộc ái ân say đắm, nồng nàn của 2 thể xác đã khiến chúng tôi tạm thời quên được những nỗi khó nhọc hằng ngày. Dường như mặc cảm loạn luân đã làm cho khoái cảm ái ân của chúng tôi càng thêm ngây ngất.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: yta262 trong 14 Tháng Chín, 2008, 11:03:03 am
SỐT RÉT RỪNG.
Tháng mười một năm nay rét buốt hơn mọi năm. Ở Căm-Bu-Chia mùa này thường là mùa cưới xin và cũng là mùa của sốt rét rừng nữa! Chúng tôi đã chờ đợi mỏi mòn kết quà điều tra của Angkar về thành tích nằm vùng của tôi. Thời gian trôi qua, hy vọng của chúng tôi càng như cái bong bóng xì hơi dần. Chúng tôi được biết tất cả mọi người dân lưu đày, không ai được quyền ở lâu 1 chỗ, mà phải di chuyển luân lưu hết nông trường này đến nông trường khác. Chúng tôi cũng thầm cảm ơn Trời Phật đã khiến anh em tôi được gặp Toum, để còn được sống an toàn đến ngày nay. Tuy nhiên chúng tôi cũng không dám đặt tin tưởng gì vào bọn Khờ-Me đỏ. Từ mấy tháng rồi, Toum ít đến, khiến chúng tôi càng thêm lo ngại, không biết chuyện gì sắp xảy ra trong tương lai đen tối mờ mịt. Bỗng một hôm, 1 tên Khờ-Me đỏ đến kêu chúng tôi lên văn phòng trình diện viên chỉ huy (tiếng Căm-Bu-Chia gọi là: Kamaphibal). Trong cuộc tiếp xúc ngắn ngủi, hắn cho biết chưa nhận được kết quả gì của Angkar, phần vì hắn bận rộn, phần vì đứa cháu hắn, Toum, đã bị bệnh sốt rét rừng hành hạ hơn tuần lễ nay, nằm mê man bất tỉnh, nhưng vẫn luôn mồm gọi tên Lan-Thi.
Chúng tôi xin phép đến thăm Toum. Hắn nằm trong bệnh xá của trại. Lúc ấy cô bé nữ-y-tá trực đang ngồi tán những rễ và lá cây để làm thuốc, chợt thấy chúng tôi bước vào, liền nói giọng đầy ác cảm:
- À, thì ra cô là người hắn kêu tên hoài trong cơn mê sảng. Chắc cô là bà thầy pháp?
- Không, đồng chí. Tôi chỉ là bạn của Toum thôi. Lan-Thi đáp.
- À, vậy hả! Tôi hiểu rồi. Hắn thấy cô chắc là sẽ khỏi liền. Vậy tôi khỏi cần canh chừng hắn nữa. Nói xong cô bé nữ-y-tá này đứng lên đi liền.
Chúng tôi đến bên giường Toum, hắn cố nhướng cặp mắt lờ đờ nhìn lên. Lan-Thi cầm bàn tay nóng hổi của hắn và kê sát vào tai hắn nói:
- Toum có nghe tôi nói không? Lan-Thi đây nè! Lan-Thi nè!
Nàng lập đi lập lại nhiều lần, nhưng Toum vẫn chẳng nói gì. Hắn cố nhướng mắt lên trần nhà rồi lại nhắm nghiền như cũ, như đang trong cơn ngủ say. Lát sau miệng hắn lắp bắp, ú ớ kêu lên những tiếng kêu kinh khủng: “Cây gậy của tôi đâu?... Mau lên... Đưa cây gậy cho tôi mau lên...” Hắn lập đi lập lại những tiếng kêu mê sảng như thế mãi, trong khi cơ thể của hắn co quắp, run lên bần bật cách vô cùng đau đớn. Hắn vẩn mê sảng, nói lảm nhảm: “Thằng kia thôi không được giẫy dụa nữa... Không được kêu rên nữa... Có chết ngay đi không... tao đập cho mấy gậy nữa... Ô trời ơi, máu không hè!... máu nhiều quá. Angkar ơi... máu đầy hết cả rồi... tôi không còn đủ sức nữa... Angkar ơi!... Lan-Thi ơi... Lan-Thi giúp tôi với...”. Sau cơn mê sảng, hắn thở dồn dập một hồi rồi lại nằm im lìm như ngủ say. Thấy thế, chúng tôi đành đi ra. Con bé nữ-y-tá chợt thấy Lan-Thi khóc, nó nói:
- Chẳng có gì nguy hiểm đâu. Hắn bị lên cơn sốt như thế mỗi năm đến ba, bốn lần. Nhưng chỉ trong vòng 10 ngày nữa là hắn lại khỏe mạnh, đi đứng như thường.
- Cám ơn đồng chí. Chúng tôi đáp và rảo bước ra ngoài.

THỪA KẾ DI-SẢN.
Mùa rét năm 1975 thật là khổ sở cho những người dân thành thị bị lưu đày bất ngờ như chúng tôi. Chẳng ai nghĩ đến việc đem theo đồ ấm hay chăn mềm gì cả. Mỗi tối, trong lều lá mỏng manh, chúng tôi phải đốt lửa để sưởi ấm.
Một hôm, trong lúc chúng tôi đang làm việc, bỗng Toum xuất hiện. Trông hắn gầy xọm hẳn đi, nhưng vẫn khỏe mạnh như thường.
Hắn nói:
- Cám ơn các đồng chí đã đến thăm tôi trong lúc tôi ốm. Hôm nay tôi đem đến cho các đồng chí 1 tin vui và 1 tin buồn. Tôi kể tin vui trước: Cậu tôi nói cuộc điều tra của Angkar về tiền tích cách mạng của Chấn sắp có kết quả tốt. Vậy từ nay 2 người khỏi lo ngại gì nữa. Nhưng riêng về phần tôi, lại được 1 tin rất buồn: ngày mai tôi sẽ phải xa các bạn rồi. Có lẽ không bao giờ mong gặp lại...
- Bộ Toum bị đổi đi sao? Lan-Thi lo lắng hỏi.
- Phải. Tôi phải ra mặt trận.
- Mặt trận nào?
- Phía Đông Nam, sát biên giới Việt Nam. Các đồng chí biết chiến tranh đã bùng nổ từ hồi tháng 5, nhưng lần này đánh nhau với bọn Việt Nam, trên cả 3 mặt trận: vùng Đông Bắc gần Rattanakiri, vùng Đông Nam, khu “mỏ Vẹt” và phía Nam vùng Hà Tiên.
- Có phải là những đụng chạm nhỏ ở biên giới không? Tôi hỏi.
- Không. Lần này vô cùng nghiêm trọng. Chiến tranh thực sự giữa Việt Miên đã xảy ra, vì bọn Việt Minh đã không chịu trả lại những vùng đất mà trước kia chúng đã mượn làm căn cứ địa đánh vào miền Nam Việt Nam.
- Toum đã khỏi hẳn rồi hả? Lan-Thi hỏi.
- Phải, nhưng đây chẳng phải là lần đầu tiên. Trong thời chiến tranh trước, nhiều khi tôi đã phải đánh nhau giữa lúc đang lên cơn sốt đến 40 độ! Nhưng lần này tôi có linh-cảm chắc không sống sót được, vì tôi được trao phó một công tác cực kỳ nguy hiểm. Tôi phải tham gia đoàn quyết tử, thâm nhập hàng ngũ địch. Các đồng chí biết đánh nhau với bọn Việt-Nam không dễ ăn như đánh nhau với bọn lính Lon Nol đâu. Tụi nó kinh nghiệm chiến trường đầy mình. Bởi thế, tôi đến từ biệt các bạn.
- Tụi tôi sẽ nhớ Toum nhiều lắm. Lan-Thi ngậm ngùi nói. Toum đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều, bây giờ chúng tôi chẳng còn trông cậy vào ai được.
- Các bạn cứ yên tâm. Tôi đã xin cậu tôi lo cho các bạn. Nếu có chuyện gì xảy ra cứ đến gặp ổng. Cậu tôi biết chúng ta là bạn từ lâu. Nhưng trước khi đi, tôi nhờ Chấn giữ dùm tôi cái gậy gỗ mun này. Nó là vật quý nhất đời tôi. Tôi không thể nào đem theo ra mặt trận được, sợ bị thất lạc. Nếu tôi may mắn sống sót trở về, tôi sẽ nhận nó lại. Nếu tôi chết, xin các bạn giữ nó như 1 kỷ vật của tôi. Mai mốt, khi các đồng chí đã được Angkar thừa nhận các đồng chí sẽ có dịp xử dụng nó như tôi đã xử dụng. Nó rất tiện dụng và hiệu nghiệm ghê gớm...
Tôi đáp lời Toum:
- Cám ơn đồng chí. Tôi sẽ cố gắng giữ gìn nó theo lời ủy thác của đồng chí và hy vọng một ngày không xa đồng chí sẽ trở về nhận lại nó. Trong trường hợp, chúng tôi phải dời đi nơi khác, tôi sẽ trao lại cho cậu đồng chí.
- Đừng! đừng đưa cho ổng. Ổng sẽ đem cho người khác mất. Đồng chí cứ giữ lấy. Nếu được trở về, tôi sẽ tìm ra đồng chí để nhận lại không khó khăn gì. Ngoài ra, tôi còn được biết tất cả dân trại này sẽ sắp phải di chuyển đi nơi khác. Dù vậy, cậu tôi có nói sẽ giữ các đồng chí ở lại để chờ kết quả tin tức của Angkar, nhưng theo luật không được lâu quá hơn 3 tháng. Đồng thời tôi cũng đã có lời gửi gắm chị em cô Phalla và Sophi cho cậu tôi, vì tôi biết 2 người đó là bạn thân của các đồng chí.
Lúc ấy trời đã quá trưa, Lan-Thi mời Toum cùng ăn cơm với chúng tôi. Sau khi ăn xong, tôi tiếp tục công việc, để Lan-Thi ngồi lại nói chuyện với Toum.
- Lan-Thi hãy nhìn thằng vào tôi đây nè. Toum nói. Tôi biết lần này tôi sẽ gặp nhiều bất hạnh ở chiến trường, chẳng phải vì chiến tranh mà chính vì tôi không bao giờ quên được Lan-Thi.
- Lan-Thi hiểu Toum. Nàng đáp và thở dài não nuột. Lan-Thi cũng sẽ không bao giờ quên được Toum. Vì Lan-Thi và Chấn đã nhờ ơn của Toum mà hãy còn sống đến ngày nay.
- Lan-Thi hãy cho tôi nụ hôn từ biệt được không?
Đôi má Lan-Thi đỏ bừng lên, nhưng nàng không nói gì. Toum bước đến bên nàng, kề sát mũi vào má nàng, cẩn thận hít một hơi dài như người ta hít mùi thơm của 1 đóa hoa hồng. Rồi hắn nói:
- Lan-Thi có mùi da thịt rất thơm, quyện lẫn với mùi thơm của lúa chín và hoa rừng. Mùi thơm thật tinh khiết, mặc dù đã từ mấy tháng nay rồi Lan-Thi không còn là 1 thiếu nữ đồng trinh nữa... Cám ơn Lan-Thi nhiều lắm và bây giờ thì tôi phải trở về trại để sửa soạn.
- Ngày mai, giờ nào thì Toum sẽ khởi hành? Tụi này có thể đến chào tạm biệt được không? Lan-thi hỏi.
- Còn gì vui sướng bằng! Cam-nhông sẽ đến đón tôi vào khoảng 10 giờ sáng, để đưa tới Kompong Chàm...
Sáng hôm sau, chúng tôi đến trại vào khoảng 9 giờ rưỡi. Trong khi chờ đợi xe đến đón, Toum đã đưa chúng tôi vào gặp cậu của hắn. Ông ta tiếp đón chúng tôi rất vui vẻ, thân mật. Khi chia tay, Toum bước lên xe, chúng tôi không khỏi ngậm ngùi nhìn theo và tôi thấy Lan-Thi đã đưa tay áo lên chùi nước mắt.
Kể từ ngày đó, chúng tôi phải sống trong không khí vô cùng dè dặt. Tên Khờ-Me đỏ thay Toum là 1 tên sát nhân rất lạnh lùng. Hắn lầm lì dễ sợ. Chỉ 1 ngày sau hắn đã khám phá ra 2 người đội tên giả. Hai tội nhân khốn khổ liền bị trói giặt cánh khỉ bằng giây kẽm thật chặt, đến nổi đứt da, chảy máu ròng ròng. Tên Khờ-Me đỏ này dẫn 2 người ra phía bờ rừng sau trại, trên tay hắn cầm cây gậy ngắn bằng loại gỗ tầm thường, trong xấu xí hơn cây gậy của Toum rất xa. Vừa đi hắn vừa vung vẩy cây gậy như biểu diễn một điệu múa của tử thần.
Cây gậy của Toum để lại, tôi đem treo lên vách lều. Lan-Thi rất sợ nó và không bao giờ dám bén mảng đến gần chỗ đó. Đối với nàng nó không phải là 1 cây gậy bằng gỗ vô tri giác mà là 1 cái gì đã quyện rất nhiều oan hồn uổng tử. Theo người Căm-Bu-Chia tin tưởng thì những người đã bị chết cách đau đớn oan hồn của họ sẽ không sớm siêu thoát được mà cứ lẩn quẩn mãi ở chổ bị giết.
Một đêm, trong lúc tôi đang ngủ say, nàng đánh thức tôi dậy và thì thào bảo tôi hãy lắng tai. Tôi đáp:
- Chẳng nghe thấy gì cả!
Nàng thì thào:
- Bộ anh không nghe tiếng kêu khóc và thở dài rên rỉ ở chỗ cây gậy sao?
Lúc bấy giờ tôi mới chăm chú lóng tai nghe, quả nhiên thấy có những âm thanh kỳ lạ đến rợn người. Tôi vội ngồi dậy, thắp đèn lên và lại chỗ treo gậy, ghé tai sát vào nó, nhưng chẳng nghe thấy gì nữa. Tôi và Lan-Thi còn đang phân vân thì bỗng tên Khờ-Me đỏ trực gác đêm đã thò đầu vào hỏi chúng tôi làm gì mà thức khuya như vậy. Tôi giải thích lý do cho hắn nghe. Nó nói giọng cực kỳ tàn bạo:
- Có thể đó là những tiếng cú kêu hay là tiếng của các loại thú rừng ăn đêm. Cũng có thể còn là tiếng rên rỉ của những kẻ vừa bị đập đầu hồi chiều ở bìa rừng chưa chết hẳn. Các người phải tập quen với những thứ tiếng ấy chứ!
- Nhưng tôi chưa từng nghe những thứ tiếng ấy bao giờ, thưa đồng chí.
- Chỉ vì tại mấy người không để ý đó thôi. Bây giờ mấy người có cây gậy đó treo trong nhà rồi sinh ra liên tưởng.

TRÁI ĐẮNG CHẾT NGƯỜI.
Đến cuối tháng mười một, trời bỗng nổi cơn mưa dông dữ dội, sau nhiều tháng nắng ráo, khô cạn hết cả nước uống lẫn nước xài. Nhân dịp này chúng tôi rủ nhau vào rừng lấy nước suối.
Một hôm, giữa lúc chúng tôi đang làm việc, bỗng 2 chị em cô bé hàng xóm Phalla và Sophi, tay xách thùng chứa nước, từ trong rừng hốt hoảng chạy ra.
- Cái gì vậy? Lan-Thi hỏi.
- Anh chị đến coi... Có xác người chết nằm bên bờ suối trong rừng đó. Cả một gia đình. Chắc họ mới chết, xác còn tươi rói hè. Vào mà coi, đi chị.
Chúng tôi theo chân 2 chị em cô bé chạy vào rừng, cách bờ suối chừng hơn trăm thước đã thấy 6 xác người nằm co quắp với nhau trên mặt đất. Rõ ràng là 1 gia đình, gồm 2 vợ chồng và 4 đứa con nhỏ khoảng từ 3 đến 9 tuổi. Tất cả đều gầy ốm trơ xương. Trên tay người cha còn đang cầm một trái rừng chín đỏ, mà tôi không biết tên là gì, to như quả chanh. Loại trái này chín rụng đầy trên mặt đất dưới gốc cây. Tôi lật các tử thi lên coi, thấy không có dấu vết gì chứng tỏ họ đã bị bọn Khờ-Me đỏ hành quyết. Lan-Thi thấy thế, đưa ra đề nghị:
- Anh cũng nghĩ thế. Ta đâu làm gì khác hơn được. Tôi đáp.
Tên lính Khờ-Me đỏ được báo tin này chẳng tỏ ra mảy may động tâm hay vội vã. Hắn miễn cưỡng, uể oải theo chúng tôi đến chỗ các tử thi nằm. Hắn lấy chân hất xác 1 đứa bé đang nằm sấp cho lật ngược lên, rồi thản nhiên giải thích cho chúng tôi biết rằng đó chỉ là 1 vụ tự sát tập-thể của 1 gia đình. Chuyện này thường xảy ra luôn, chẳng có gì đáng bận tâm cả.
Cuối cùng hắn kết luận:
- Thôi mấy người đừng chộn rộn nữa. Tụi này chỉ là 1 gánh nặng cho xã hội thôi. Bọn chúng đã không muốn sống, thì cứ chết như thế cho đỡ mệt người khác.
- Nhưng, thưa đồng chí, có thể là 1 tai nạn rủi ro không? Tôi hỏi.
- Không. Chẳng có tai nạn rủi ro gì cả. Loại trái ấy rất đắng, khi chín có rất nhiều chất độc cực mạnh. Ai cũng biết. Nhìn mặt đứa nhỏ này coi. Rõ ràng nó đã bị cha mẹ nó nhét trái ấy vào mồm. Đây chẳng phải là lần thứ nhất tôi thấy cảnh này. Chuyện xảy ra như cơm bữa ở khắp các trại. Có gia đình thì cùng nhau treo cổ chết cả nhà. Nhưng bây giờ là mùa trái này chín nên có nhiều gia đình chọn cách ăn trái ấy để chết cho êm thắm hơn. Bọn này chắc cũng chỉ mới chết cách đây chừng hơn 1 tiếng đồng hồ thôi.
- Vậy chúng ta phải làm gì, chứ chẳng lẽ cứ để phơi mấy cái xác đó, thưa đồng chí? Lan-Thi hỏi.
- Chẳng cần phải làm gì hết. Chỉ vài hôm là bọn thú rừng đã dọn sạch trơn rồi. Vừa trả lời, tên Khờ-Me đỏ vừa quay gót trở ra.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: yta262 trong 14 Tháng Chín, 2008, 11:09:32 am
ĐÁM CƯỚI TẬP THỂ.
Dân chúng Căm-Bu-Chia vốn có tục thường lấy nhau vào tháng Chạp. Lúc ấy là mùa lạnh. Đa số nông dân làm gì có quần áo len ấm để mặc vào mùa đông. Về đêm, nếu ngủ một mình thì lại càng cảm thấy lạnh hơn. Bởi thế mùa này còn được coi như là mùa của ái ân, mùa của yêu đương, để sưởi ấm cả tâm hồn lẫn thể xác con người.
Tục này cũng đã diễn ra trong các nông trường lao động cải tạo của bọn Khờ-Me đỏ, nhưng dưới hình thức tập thể. Đám cưới tập thể được diễn ra làm 2 đợt. Đợt thứ nhất dành cho các cặp thanh niên nam, nữ Khờ-Me đỏ lấy nhau, gọi là “trong gia đình cách mạng”. Đợt thứ nhì, diễn ra ngay sau đó, dành cho các đấng “anh hùng cách mạng” kết hôn với những người con gái thuộc thành phần... “Ngụy”!

Đây là cao điểm chót của đám cưới tập thể!
Một đêm trước ngày đám cưới, ban chỉ huy trại đã cho lính đi ruồng bắt hết những thiếu nữ đến tuổi có thể làm tình được trong những gia đình dân chúng lưu đày đem về giam lỏng trong văn phòng. Một toán nhỏ phụ-nữ Khờ-Me đỏ lãnh trách nhiệm canh gác và giải thích cho những thiếu nữ xấu số, đáng thương này biết trước những gì sắp xảy ra trong ngày đám cưới tập thể.
Lan-Thi may nhờ được Toum che chở, lại thêm mang danh nghĩa gái đã có chồng, nên thoát khỏi cuộc bố ráp tàn nhẫn này. Nhưng 2 chị em cô bé hàng xóm của chúng tôi là Phalla và Sophi lại bị bắt đi cùng với mười mấy cô gái khác đồng cảnh ngộ. Với tư cách là những người đỡ đầu cho chị em Phalla và Sophi, đã mồ côi cả cha lẫn mẹ, nên chúng tôi được phép đến chứng kiến cảnh đám cưới tập thể ấy.
Khoảng 8 giờ sáng, đám đông người đã tụ họp trước phòng ăn tập thể của trại, đứng ngồi đầy trước khu sân rộng. Hôm nay cờ xí và biểu ngữ với những khẩu hiệu cách mạng đã treo khắp nơi. Đến 9 giờ thì viên chỉ huy trại đến. Hắn vẫn mặc bộ đồ đen thường nhật và trên tay cầm mấy tờ giấy có ghi danh sách những người sắp kết hôn.
Hôm nay đám cưới tập thể của trại đã đặc biệt dành cho 7 chàng Khờ-Me đỏ, được xưng tụng là “anh hùng cách mạng” và “con cưng của Angkar”, sẽ kết hôn với những cô gái... Ngụy!
Theo nguyên tắc, 7 chàng rễ mới này sẽ được viên chỉ huy trại đọc tên từng người lên chọn vợ trong số 19 thiếu nữ ngụy, đang rầu rĩ ngồi thành 1 hàng dài trên những chiếc ghế tre như những tội nhân sắp bị lên.. đoạn đầu đài!
Mặc dù hôm nay chỉ có 7 người trong số 19 cô sẽ bị trở thành “công cụ ái-tình” của những chành “anh hùng cách mạng”, nhưng vẻ mặt cô nào cũng đau buồn, và đôi mắt đỏ hoe, vì đã khóc suốt đêm qua.
Khi viên chỉ huy cầm tờ giấy đứng lên, sắp sửa đọc tên, không khí bỗng trở nên hoàn toàn im lặng. Mọi người đều nín thở để nghe cho rõ. Cố lấy giọng thật cao và trịnh trọng, viên chỉ huy dõng dạc hô to:
- Đồng chí Kheng! Đồng chí hãy đứng lên và chọn vợ!
Từ trong đám đông Khờ-Me đỏ, 1 thanh niên nhỏ thó với khập khễnh chống gậy bước ra, đi lên phía khán đài. Hắn bị mù cả đôi mắt. Khắp mặt hắn bị cháy phỏng lột hết da và chẳng còn sợi tóc nào. Trên cái đầu khủng khiếp ấy người ta còn thấy những vết mủ và nước vàng từ 2 cái lỗ mắt sâu hoắm đang chảy rịn xuống. Khi tới gần khán đài, hắn nói:
- Thưa đồng chí Kamaphibal. Đồng chí là 1 đấng siêu nhân, có khả năng phân biệt cái tốt và cái xấu, cái đúng và cái sai, vậy xin đồng chí tùy tiện lựa dùm em một người vợ. Sự lựa chọn của đồng chí là của em!
- Đồng chí Kheng-viên Kamaphibal nói - Trong cuộc lựa chọn này tôi không thể nào thay mặt đồng chí được. Hôn nhân là điều rất quan trọng, hơn thế nữa đây lại là những người con gái thuộc thành phần... “ngụy”, tôi không biết gì về họ cả. Nếu là những nữ đồng chí cách-mạng thì tôi có thể giúp được phần nào ý kiến. Vậy, để giải quyết vấn đề này cho đồng chí, tôi đề nghị 1 cuộc bắt thăm. Đồng chí có bằng lòng không?
- Như vậy cũng được, thưa đồng chí Kamaphibal!
Lập tức mấy nàng Khờ-Me đỏ liền lấy giấy xếp lại, cắt, ra làm 19 lá thăm nhỏ, vo tròn lại, rồi bỏ vào trong 1 cái giỏ tre.Viên Kamaphibal lấy 1 lá thăm ra viết tên “Kheng” lên, rồi cuốn lại như cũ, bỏ vào trong giỏ. Sau khi đã xào mấy lá thăm cho lẫn lộn rồi, 1 nàng Khờ-Me đỏ cầm giỏ thăm đến chĩa vào trước mặt từng người con gái đang ngồi cứng đơ như tượng gỗ và mặt mày xanh xám cắt không còn giọt máu vì sợ hãi.
Tôi thấy những bàn tay nhỏ bé, yếu đuối, run rẩy cầm lên những mảnh giấy cuốn tròn, có giá trị quyết định cả một cuộc đời trong tương lai của họ. Như số phận đã định đoạt, Sophi cô bé hàng xóm còn ngây thơ và rất dễ thương của chúng tôi đã bắt trúng lá thăm này!
Vừa mở lá thăm ra, nàng đã buột miệng kêu to:
- Trời Phật ơi!
Rồi nàng ngồi yên chết lặng, hai hàng nước mắt tuôn rơi lã chã. Trong khi đó, Phalla ngồi kế bên đưa tay lên bưng mặt nức nở, nghẹn ngào. Lúc ấy, một bà lão nhà nông bước đến tìm lời an ủi nàng:
- Cháu đừng có khóc. Hôm nay là 1 ngày vui chứ đâu phải là ngày chết chóc.
Vừa nói bà ta vừa gỡ lấy tờ giấy nhỏ trong tay Sophi đem đưa cho viên Kamaphibal, đồng thời chỉ về phía Sophi và nói to lên cho mọi người cùng nghe:
- Đây là lá thăm may mắn nhất!
Chàng “anh hùng cách-mạng” Khờ-Me đỏ, tên Kheng, chẳng may đã mù mắt nên không thể thưởng thức được vẻ đẹp khả ái của người vợ trẻ, lúc bấy giờ đang ngồ ủ rũ, xanh xao như 1 cái xác không hồn.
Viên Kamaphibal cầm lá thăm đưa lên cao, ho tô khẩu hiệu:
- Hoan-hô cô dâu!
Mọi người đều hô to theo, lập lại đến 3 lần: “hoan hô cô dâu!”
Sau đó Sophi liền được dìu đến ngồi bên cạnh anh chàng tật nguyền, con cưng của Angkar. Cuộc chọn vợ tiếp tục diễn ra. Tất cả 7 chàng anh hùng cách mạng đều là những phế-nhân, kẻ thì cụt cả 2 tay, người thì cụt cả 2 chân. Có đứa nhẵn nhụi như 1 củ khoai, chẳng còn tay chân gì nữa. Tuy nhiên, kẻ thiệt thòi nhất vẫn là tên Kheng, vì mù mắt, nên đã không thưởng thức được vẻ đẹp của người con gái... “ngụy”!
Lần này, may mắn cho Phalla, nàng đã thoát nạn bị cưỡng bách lấy anh hùng cách mạng!
Trước khi tuyên bố chấm dứt buổi lễ đám cưới tập thể, viên Kamaphibal ra lịnh cho mọi người đồng hô to 3 lần khẩu hiệu:
- Hoan hô vợ chồng mới! Angkar muôn năm!
Tôi và Lan-Thi cùng Phalla theo chân mọi người rời khỏi khu làm lễ, để Sophi ở lại một mình với cuộc đời bắt đầu đổi mới của nàng giữa đám Khờ-Me đỏ. Vừa đi tôi vừa bâng khuâng tự hỏi: liệu Sophi có đủ can đảm để chịu đựng số phận cay nghiệt này không? Nàng sẽ sống làm sao bên 1 gã đàn ông dốt nát tật nguyền, trông đến khủng khiếp như thế? Tôi cảm thấy sót xa, thương hại nàng vô cùng.
Hôm sau là phiên của Sophi phải đến trại để lãnh khẩu phần, nhưng vì nàng không còn ở chung với chúng tôi nữa, nên Phalla đã đi thay nàng. Nhưng chỉ giây lát sau Phalla đã trở về vừa đi vừa khóc mếu máo, trông thật là thảm thiết. Nàng nức nở nói trong tiếng khóc:
- Sophi đã chết rồi anh chị ạ!
Lan-Thi hốt hoảng hỏi:
- Sao vậy? Tại sao Sophi lại chết!
- Sophi đã tự tử chết từ hôm qua rồi, anh chị ơi. Đây là lá thơ tuyệt mệnh mà bọn Khờ-Me đỏ đã tìm thấy trên xác của Sophi...
Lan-Thi ôm chầm lấy Phalla và òa lên khóc nức nở. Tôi cũng không dằn được xúc động, khóc bật lên thành tiếng nghẹn ngào. Tôi cầm lá thơ của Sophi đọc dứt từng quãng một:
“Em yêu quý và các bạn thân mến,
Tôi không biết phải nói làm sao cho em và các bạn hiểu chuyện này. Đầu óc tôi đã hoàn toàn trống rỗng. Tôi đã ngất lặng đi giờ lâu khi nghĩ đến em Phalla, còn quá ngây thơ khờ dại, thân phận côi cút, lại phải sống lạc loài trong một xã hội tàn ác bất nhân. Đối với tôi, xã hội này đã biến cái chết thành 1 phương tiện giải thoát tốt đẹp nhất. Em và các bạn hãy tha thứ cho tôi. Tôi hy vọng sẽ được gặp lại em và các bạn trong một cuộc sống khác. Sophi”.
Đọc xong thơ, Lan-Thi nói với Phalla:
- Kể từ bây giờ Phalla nên ăn chung với tụi tôi. Nếu Phalla sợ không dám ngủ 1 mình cứ qua ngủ chung với tụi tôi.
- Em sẽ ăn chung với anh chị. Nhưng em không sợ ngủ 1 mình. Phalla đáp giọng có vẻ cứng cỏi.
- Điều đó tùy ý em. Nhưng nhớ rằng anh chị lúc nào cũng yêu quý em như ruột thịt. Chúng ta cùng 1 cảnh khổ như nhau cả. Khi nào phải rời khỏi nơi đây, anh chị sẽ xin đem em theo luôn.
- Em cám ơn chị Lan-Thi nhiều lắm. Vừa nói nàng vừa chùi nước mắt.
Hôm sau, đến bữa cơm trưa, chúng tôi chờ mãi không thấy Phalla đến. Chúng tôi sinh ra lo ngại chạy đi tìm kiếm tứ tung. Trong lều không có nàng. Chỗ làm việc cũng không thấy nàng đâu, Cuối cùng chúng tôi đã tìm thấy thân thể nàng nằm dài trong rừng, dưới gốc cây rụng đầy trái chín có chất độc chết người. Miệng nàng còn ngậm nửa trái độc và 1 tay còn giữ khư khư nửa trái khác!



Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: yta262 trong 14 Tháng Chín, 2008, 11:10:16 am
KHAI-TRƯƠNG CÂY GẬY GỖ MUN.
Theo thời gian tôi và Lan-Thi đã quen với đời sống lao-động cực nhọc và ăn uống thiếu thốn trong nông-trường cải-tạo của Khờ-Me đỏ. Bỗng một hôm viên Kamaphibal sai 1 tên Khờ-Me đỏ xuống lều biểu tôi và Lan-Thi phải thu xếp hết đồ đạc và lên văn-phòng trình-diện gấp. Vừa gặp mặt, viên Kamaphibal đã nói ngay:
- Kể từ nay các đồng chí được xếp vào hàng ngũ của cách mạng. Angkar Loeu (tức chánh-trị bộ của trung-ương đảng CS. Căm-Bu-Chia) đã đánh giá cao công tác phục vụ cách mạng trước kia của đồng chí và đã gửi đến cho đồng chí một giấy thông hành có giá-trị trên toàn quốc. Vậy đồng chí hãy cho tôi biết ước nguyện cửa đồng chí để tôi điền vào khoảng “mục đích” trong thông-hành còn để trống. Nhưng đồng chí nên nhớ rằng: đây chỉ là bước đầu, muốn trở nên 1 cán bộ cách mạng, đồng chí phải trải qua 1 giai đoạn huấn luyện và thử thách nhiệt tâm nữa.
- Dạ, thưa đồng chí Kamaphibal, ước nguyện duy nhất của tôi bây giờ là đi tìm mẹ tôi và chị tôi đã thất lạc từ ngày di-tản.
- Đồng chí có biết hiện giờ họ ở đâu không?
- Thưa không!
- Tìm người trong lúc này chẳng khác tìm kim trong đống rạ. Dù sao thì tôi cũng thỏa mãn đồng chí. Viên Kamaphibal nói và cho phép chúng tôi được xuống kho của trại nhận đồng phục, đồng thời ra lịnh cho Lan-Thi phải cắt tóc ngắn như các nữ cán bộ khác. Chúng tôi được phát mỗi người 2 bộ đồ đen, 2 đôi dép cao-su và 2 cái khăn rằng đỏ đen, 2 đôi dép cao-su và 2 cái khăn rằng đỏ. Nhìn Lan-Thi trong bộ đồng phục, tôi thấy nàng chỉ còn thiếu khẩu súng AK 47 trên vài nữa là đủ làm cho bọn người lưu đày phải tháo mồ hôi, mỗi khi trông thấy.
Hôm sau, khi chia tay, viên Kamaphibal cho chúng tôi ít lương thực đủ ăn trên đường đến Kompong Chàm, cách đó khoảng 30 CS. Trên đường đi chúng tôi đã may mắn được quá giang 1 chiếc cam-nhông nhà binh, nên không bị vất vả lắm. Nhưng chúng tôi Kompong Chàm bây giờ chỉ còn là 1 thành phố chết, tiêu điều xác-xơ, không bóng dáng 1 người dân nào. Thỉnh thoảng mới thấy vài tên lính Khờ-Me đỏ mệt mỏi đi qua. Trời đã tối, chúng tôi bèn vào đại 1 khách sạn cũ của người Tàu đã bị cháy dỡ dang và bỏ hoang lâu ngày để ngủ đỡ qua đêm.
Tối hôm đó Lan-Thi đưa ra đề nghị, chúng tôi nên tìm đường trở về Nam-Vang, nơi cư ngụ cũ, để dò hỏi tin tức, may ra bọn chánh quyền Khờ-Me đỏ ở đấy biết được mẹ tôi đã di tản về hướng nào. Tôi thấy không còn cách nào khác hơn, nên sáng hôm sau, chúng tôi dậy thật sớm, đón xe cam-nhông nhà binh quá giang về Nam-Vang.
Đến xế chiều thì chúng tôi đã về đến Thủ Đô. Quang cản bây giờ thật là thê-thảm. Phố xá vắng tanh. Nhà nào cũng cửa đóng then cài kỹ lưởng từ lúc mới khởi sự di tản. Thỉnh thoảng trên đường có vài chiếc xe nhà binh qua lại. Trên xe chở toàn là các cán bộ Trung Quốc và Bắc Hàn. Lần đầu tiên ở đây tôi đã trông thấy lính Khờ-Me đỏ mặc đồng phục màu xanh cứt ngựa và đội nón kê-pi kiểu Trung Quốc. Nhờ bộ đồng phục màu đen với cái khăn rằng đỏ quấn trên cổ, chúng tôi được tự do di chuyển khắp nẻo đường thủ-đô, chẳng bị ai hạch sách gì.
Khi về đến trước căn nhà cũ, tôi thấy đôi mắt của Lan-Thi đã đỏ hoe tự bao giờ. Cửa chính và cửa sổ chúng tôi đã cài kỹ trước khi ra đi đều bị bật chốt và không còn khóa nữa. Mùi mốc hôi hám và ẩm thấp trong nhà thì không thể nào chịu đựng nổi. Bàn ghế, giường tủ phủ đầy bụi bặm. Sàn nhà ướt sũng nước, nhày nhụa, vì nước mưa đã tạt vào qua các khe cửa. Những tấm màn che cửa đã rách tả tơi và rũ xuống tận nền nhà. Chúng tôi bước vào phòng tắm. Tấm gương soi đã bị đập bể nát, mãnh vương vãi khắp sàn. Chúng tôi bước qua phòng ngủ của Lan-Thi. Quần áo, đồ đạc và sách học của nàng đã bị xé tan nát và vừt bừa bãi khắp nơi.
Sáng hôm sau chúng tôi đến trụ sở cảnh sát cũ ở gần nhà, để hỏi thăm tin tức, nhưng nơi đây không người làm việc. Chúng tôi nghĩ có thể bọn Khờ-Me đỏ vẫn dùng trụ sở bộ thông tin cũ để làm việc vì nơi đây có đặt hệ thống phát thanh. Chúng tôi đến đó và được tiếp-đãi tử-tế, nhưng bọn này cũng chẳng biết tí gì về tông tích của những người dân đã bị cưỡng bách lưu đày. Quá thất vọng, chán chường, chúng tôi đành phó mặc cho số mệnh rủi may, tìm đường lên phía Bắc, đến thị xã Amleang, một vùng đã bị dội bom tan nát đến gần như đã bị hủy diệt hoàn toàn.
Chúng tôi đến trình diện viên chỉ huy nông-trường cải-tạo nơi đây với hy vọng kiếm chút thực phẩm ăn đường. Khi vừa thấy tôi chìa tấm giấy thông hành ra và ngỏ ý xin cung cấp thực phẩm, hắn liền nói ngay:
- Nếu mấy người muốn có gạo ăn đi đường thì mấy người phải làm việc. Ở đây không có ai cho không mấy người. Nếu không làm thì nhịn ăn!
Nghe giọng của hắn có vẻ khác thường, tôi chú ý, thấy hắn khoảng ngoài 40 tuổi, nhưng đã bị chiến tranh phá hủy tan nát cả thể xác lẫn tinh thần. Người của hắn đúng là “bất thành nhân dạng”, cộng thêm vẻ say sưa bí tỉ hiện rõ trên đôi mắt đỏ ngầu và đôi môi sững nước dãi, lúc nào cũng trề xuống đến tận cằm.
Vì cần có lương thực đi đường, chúng tôi đành phải ở lại để làm việc. Sáng hôm sau hắn gọi chúng tôi lên văn phòng trại gay gắt hỏi:
- Mấy người đã học tập những gì sau khi mặc đồng phục?
- Chúng tôi đốn cây trong rừng, cuốt đất và trồng rẫy, cấy lúa. Tôi đáp.
- Đó không phải là việc của mấy người. Đó là việc của bọn tay sai đế quốc. Vậy ở đây mấy người phải được học tập để làm cách mạng. Chiều nay mấy người phải theo tôi. Có khoảng 55 tội nhân phản cách-mạng sẽ bị hành quyết.
Nghe nói chúng tôi giật mình, ớn lạnh khắp xương sống, vội tìm cách phân trần:
- Dạ, nhưng thưa đồng chí Kamaphibal, chúng tôi chưa hề khởi sự công tác ấy bao giờ. Trước hết chúng tôi cần được huấn luyện để đảm nhiệm các công tác cách mạng. Xin đồng chí Kamaphibal hãy coi lại tờ giấy thông hành này, chúng tôi được phép đi tìm thân nhân trước khi theo học 1 khóa huấn luyện cách mạng...
- Ai đã cấp giấy thông hành đó cho mấy người?
-Dạ, Angkar Loeu, thưa đồng chí!
- Dạ, Angkar Loeu! Angkar Loeu! viên Kamaphibal làu nhàu trong họng, rồi bỗng gằn giọng: “Angkar Loeu là cái thứ gì? Ở đây chỉ có ta là Angkar Loeu thôi! Chỉ có ta quyết định thôi. Bây giờ mấy người đã đến đây, mấy người phải thuộc quyền sai khiến của ta. Biết không?”
Tôi nghẹn họng, không nói vào đâu được nữa. Tôi không ngờ lại có tệ nạn vô chánh phủ trầm trọng đến như thế trong guồng máy cai trị của bọn Khờ-Me đỏ. Mỗi Kamaphibal là một xứ-quân, có toàn quyền sinh sát mọi người trong vùng, và đặt ra luật lệ riêng của chính hắn. Chiều hôm đó chúng tôi miễn cưỡng phải đi theo viên Kamaphibal ra một cánh đồng đã gặt xong, chỉ còn trơ lại những gốc rạ trên mặt đất. Hắn đưa chúng tôi đến 1 cái hố dài mới đào vội tối hôm qua. Hai bên bờ hố, tôi thấy 2 dãy người lẫn lộn hôm qua. Hai bên bờ hố, tôi thấy 2 dãy người lẫn lộn cả đàn ông và đàn bà đã bị trói giặt cánh khỉ mà cánh tay nào cũng đẫm máu vì bị trói bằng giây kẽm quá chặt đến đứt thịt. Tiếng người kêu khóc và rên rỉ nghe thật não nùng, ghê rợn. Trong số tử-tội ấy, tôi còn thấy có khoảng ngót chục đứa trẻ từ 7 đến 14 tuổi, cũng bị trói dính chùm với cha mẹ chúng.
Bên cạnh 2 dãy người đang ngồi chờ chết ấy, có 2 tên Khờ-Me đỏ đứng sẵn sàng đợi lệnh viên Kamaphibal để ra tay thi hành công tác... “cách mạng”!
Khi chỉ còn cách pháp trường tập thể chừng vài thước, tên Kamaphibal lấy giọng hô to: “VAY CHOLTEUV!” (tiếng Căm-Bu-Chia có nghĩa: đập, hất xuống hố, bắt đầu!).
Thế là 2 tên đồ tể khởi sự hành quyết từng người một. Trước tiên tử-tội bị tên Khờ-Me đi trước đập 1 gậy thật mạnh vào ót cho gục xuống. Tiếp theo, tên đi sau đến đập bồi thêm 1 gậy nữa lên sọ, rồi dù đã chết hay chưa chết cũng mặc, hắn dùng chân hất xác tử tội xuống cái hố đã đào sẵn kề bên.
Lúc mới khởi sự, công tác hành hình còn diễn ra chậm chạp, nhưng tốc-độ tăng nhanh dần và càng lúc càng tàn bạo hơn, theo sự hăng máu của 2 tên đồ tể đã bị kích thích dữ dội bởi những tiếng la hét, kêu khóc thảm thiết của các tội-nhân. Chúng phang loạn xạ, đập túi bụi lên cả đầu cả cổ nạn nhân, chẳng còn lề lối gì nữa. Trong khi đó tên Kamaphibal đứng im nhìn cảnh giết chóc dã-man diễn ra. Vẻ mặt hắn đanh lại và cặp mắt đỏ ngầu long lên sòng sọc như 1 tên ác quỷ hiện hình.
Bỗng thình lình tên đồ tể Khờ-Me đỏ đi sau, chuyên việc đập bồi nhát gậy kế tiếp rồi hất xác nạn nhân xuống hố, té gục xuống. Mồ-hôi ướt đẫm trên trán hắn, chảy dài xuống tận đến cằm như người vừa tắm xong. Hắn thở hổn hển, cố gượng ngồi lên nhưng không nổi, chứng tỏ rõ ràng hắn đã mệt nhoài. Thấy thế tên Kamaphibal liền quay sang tôi hét to:
- Tên kia! Mau lên vào tiếp nó! Đồ tể cù lần! Mày giữ cái gậy đó để làm gì vậy?
Tôi giật mình sợ hãi, vội bước thối lui về phía sau như muốn chạy trốn. Tên Kamaphibal đẩy tôi tới trước và quơ gậy đập để chỉ cho tôi bài học vỡ lòng về cách giết người như đập đầu cá lóc! Tôi run rẩy vung gậy lên theo sau hắn, quờ quạng thế nào không biết khiến đầu chiếc gậy gỗ mun chạm vào đầu gậy của hắn vang lên 1 âm thanh sắt thép ghê rợn bất ngờ, khiến Lan-Thi la hoảng lên cách khủng khiếp:
- Trời ơi! Thôi! Trời ơi!
Tiếng tru-tréo sợ hãi bất ngờ của Lan-Thi khiến tên chỉ huy Khờ-Me đỏ chợt dừng tay, nhưng vô cùng giận dữ. Hắn nhìn thẳng vào mặt chúng tôi và quát:
- Đồ chết nhát. Cút đi cho khuất mắt tao. Tao không muốn thấy mặt chúng mày ở đây nữa!
Chúng tôi vội dắt tay nhau chuồn êm, nhưng thỉnh thoảng vẫn còn cố ngoảnh lại đằng sau, vì bên tai chúng tôi vẫn còn nghe những tiếng kêu la thảm thiết của nạn nhân từ dưới hố chôn tập thể vang vọng lên như đuổi theo ám ảnh.

CUỘC TRÙNG-PHÙNG HÃN-HỮU SAU HƠN 20 NĂM LY-BIỆT.
Sau 4 tháng làm việc lao-động ở Battambang để kiếm chút lương thực đi đường, chúng tôi tới Ampil, rồi lưu lạc đến nông trường Cheom Khsan. Mỗi khi đến 1 nơi nào, chúng tôi đều phải điền vào 1 tờ khai lý-lịch giống hệt nhau, Viên Kamaphibal của vùng này khoảng chừng 50 tuổi, nhưng cũng như hầu hết các tên chỉ huy Khờ-Me đỏ khác, vẻ mặt in sâu dấu vết chiến tranh và cả những triệu chứng bịnh-hoạn nữa. Trán hắn đầy vết nhăn và đôi mắt lúc nào cũng có vẻ ướt như vừa mới khóc. Khi đã đọc xong tờ khai lý-lịch của tôi, hắn nhìn tôi chằm chặp, không chớp mắt. Hắn nhìn tôi chán rồi lại cúi xuống đọc tờ khai lý-lịch nữa. Cuối cùng hắn chỉ cho tôi biết, tôi còn bỏ sót 1 khoảng rất quan hệ trong tờ khai. Hắn nói:
- Đồng chí quên chưa điền chi tiết vào mục “dấu vết đặc biệt trên cơ-thể”. Đồng chí có chắc rằng không có 1 vết sẹo hay 1 vết tích nào trên người không? Mục này rất cần yếu.
Tôi đứng tần ngần, suy nghĩ giây lát. Khi bất chợt nhớ ra, tôi kêu lên:
- Dạ có! Xin lỗi đồng chí Kamphibal. Tôi có 1 vết sẹo trên đỉnh đầu mà quên chưa ghi.
- Sao lại có cái sẹo ấy? Đồng chí bị đá hay bị đánh?
- Tôi cũng không biết nữa, thưa đồng chí. Khi lớn lên, một hôm tình cờ soi gương, tôi mới thấy. Đó là vào dịp tôi phải cạo đầu đi tu theo tục của mọi người con trai Căm-Bu-Chia.
- Hãy lại gần đây cho tôi coi kỹ xem nào! Viên Kamaphibal nói.
Tôi bước đến trước hắn, cúi đầu xuống, vạch tóc ra cho hắn nhìn kỹ vét sẹo trên đỉnh đầu tôi. Viên chỉ huy Khờ-Me đỏ vội đứng lên ôm chầm lấy tôi và bật khóc nức nở. Hắn nghẹn ngào không nói được lời nào mà chỉ ôm chặt lấy tôi và khóc thôi. Tôi vô cùng kinh ngạc, cứ đứng im để cho hắn ôm ghi vào lòng và khóc. Cuối cùng hắn cố nén xúc động, chậm rãi nói đứt quãng từng tiếng một;
- Chấn ơi, con là con của ba nè! Ba rất sung sướng mà gặp lại được con sau bao nhiêu năm xa cách. Đây là 1 câu chuyện rất dài dòng, ba sẽ lần lượt kể hết cho con nghe. Nhưng trước hết, con hãy cho ba biết tin về mẹ của con, dì Minh Soum, người làm công cho gia đình cựu trung sĩ Ouch Sokha. Bây giờ mẹ con ở đâu?
- Dì Minh Soum là mẹ đẻ của con thật à?

Tôi lẩm bẩm câu nói ấy trong cổ họng và đứng chết lặng người, vì bất ngờ được biết “dì Soum” người vú già trong gia đình đại tá Sokha vốn là mẹ đẻ của tôi, và là vợ của 1 viên cán bộ cao cấp Khờ-Me đỏ. Như thế, tôi xuất thân là con của 1 người đàn bà nghèo khổ, đã đem thân đi ở đợ cho gia đình cha mẹ của Lan-Thi. Hơn 2 năm trời phiêu dạt trong các trại cải tạo, tôi vốn mang nặng trong lòng 1 mặc cảm loạn-luân, lấy em gái làm vợ, một tội lỗi không thể nào tha thứ được. Nhưng bây giờ, bỗng nhiên mặc cảm tội lỗi ấy đã tan biến mất. Như thế, tôi và Lan-Thi không có chút liên hệ máu mủ gì. Tôi để ý quan sát Lan-Thi, cảm thấy dường như nàng cũng đã trút bỏ được cái mặc cảm nặng nề ấy trong lòng.
Trong khi tôi còn đang suy nghĩ miên man về định mệnh éo le của đời tôi, thì viên Kamaphibal nói:
- Chiều nay 2 con lên văn phòng ba nói chuyện. Ba sẽ kể hết đầu đuôi câu chuyện cho con hiểu. Bây giờ ba đã bị xúc động quá mạnh không còn đầu óc nào để nói thêm gì nữa.
Nói xong, cha tôi gạt nước mắt quay đi.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: yta262 trong 14 Tháng Chín, 2008, 11:11:09 am
MỐI TÌNH TRẮC TRỞ CỦA ĐÔI TRAI GÁI NÔNG DÂN.
Chiều hôm ấy, chúng tôi trở lên văn phòng ngồi nghe cha tôi kể lại đầu đuôi câu chuyện thực của đời mình. Vẻ mặt ông thoáng hiện 1 nét vui, nhưng đôi mắt ông càng thêm đỏ và ướt sũng. Ông chậm rãi kể.
- Chính mẹ con đã chọn cái tên “Chấn” khi đẻ con. (tiếng Căm-Bu-Chia có nghĩa: mặt trăng). Con sinh ra đời vào 1 đêm sáng trăng, tháng 2, năm 1952. Đêm ấy trăng sáng tỏ và rất đẹp. Mẹ con vốn là con gái cưng của 1 gia đình phú-nông. Mẹ con đã yêu ba rất tha thiết, nhưng vì ba chỉ là 1 nông dân nghèo xác xơ, lại thêm dốt nát, không biết chữ, nên ông bà ngoại con đã phản ứng kịch liệt. Trong hoàn cảnh đó, con không còn cách nào khác hơn là trốn bỏ gia đình đi theo tiếng gọi của con tim. Ba và mẹ con sống chúng với nhau rất đầm ấm cho đến ngày chiến tranh bùng nổ. Lúc ấy vào khoảng năm 1948, một nhóm kháng chiến Khờ-Me nổi lên dưới sự chỉ huy của Việt-Minh, thỉnh thoảng xâm nhập vào làng nơi bà và mẹ con cư ngụ, đưa ra những khẩu hiệu tuyên truyền như “giải phóng khỏi ách đế-quốc, tư-bản” và “tự-do”.v.v.... Lúc bấy giờ những chữ ấy đối với ba và má con chẳng có nghĩa lý gì, vì thực sự mọi người nông dân như ba và má con đã và đang được sống hoàn toàn tự do rồi. Nông dân Căm-Bu-Chia không muốn gì hơn được sống yên ổn trên mảnh đất phì nhiêu, êm đềm của họ. Nhưng tình hình đã thay đổi nhanh chóng. Khoảng năm 1949, bỗng một hôm bọn lính Tây và bọn thân-binh Khờ-Me mở cuộc hành quân bố ráp, truy lùng bọn kháng-chiến. Khi cuộc bố ráp vừa chấm dứt, đến tối, bọn kháng chiến trở lại đem ba và mẹ con ra chất vấn đủ điều về số lính bố ráp, về số lượng võ khí, về mục tiêu,.v.v... Ba má đâu có biết gì nhiều để mà khai cho họ. Thế là từ đó ba má cảm thấy mình giống như con cá nằm trên thớt. Người nông dân Căm-Bu-Chia ở nông thôn bị sống trong cảnh trên đe dưới búa. Bên nào cũng nghi ngờ và bên nào cũng có thể đem mình ra giết vô tội vạ. Một hôm cuộc đụng độ giữa 2 bên xảy ra. Ba má cùng nhiều người khác phải chạy trốn vô rừng. Khi tiếng súng đã im, ba má chờ đêm tối đến mới dám trở về thăm nhà, thì nhà đã bị đốt cháy tiêu. Từ năm 1949 cho đến năm 1952, khi đã sanh ra con rồi, ba má đã phải dựng nhà lại đến 5 lần cả thảy. Nhưng tình thế càng ngày càng thêm nguy ngập. Những gia đình nông dân có của thì bỏ ruộng đất lên tỉnh sinh nhai. Những người trai trẻ thì đi theo kháng chiến. Đến ngày 25 tháng 2, và ngày 5 tháng 3 năm 1952 những ngày này không bao giờ ba quên được, một lực lượng quân đội hùng hậu dưới sự chỉ huy của người Pháp từ Kompong Chàm kéo đến đánh nhau dữ dội với quân kháng chiến Khờ-Me dưới sự điều khiển của Việt-Minh. Trận này quân Kháng chiến và Việt-Minh bị giết rất nhiều.
Trước khi rút lui, quân Pháp ra lịnh, đốt hết sạch nhà cửa và ruộng lúa, đồng thời cưỡng bách nông dân trong vùng phải di tản hết lên tỉnh để cho bọn Việt-Minh không còn nơi nương tựa. Nhà mình bị đốt cháy trong lúc mẹ con mới sanh con được có 8 ngày. Trong tình thế ấy, ba không còn cách nào bám víu vào mảnh đất, nơi chôn nhau cắt rún và đã đem lại sự sống cho ba và má con nữa, ba đành đem vợ con di cư lên tỉnh tìm cách sinh nhai... Thấm thoát bây giờ đã 20 năm rồi, thế mà ba cứ tưởng như mới xảy ra ngày hôm qua...
Khi đi, má con vì mới sanh còn yếu đuối. Ba phải ẵm con trong lòng, nhưng lúc ấy ba cũng đã bị thương ở chân nên không đi nhanh được như mọi người. Thấy thế một tên lính đến giáng cho ba 1 báng súng vào lưng, nhưng chẳng may lại trợt vào đầu con, khiến máu chảy ra lênh láng. Lúc ấy ba cứ tưởng con sẽ phải chết vì vết thương ấy. Ba vội bồng con đến bệnh xá gần đó xin săn sóc. Bác sĩ nói vết thương không có gì nguy hiểm, chỉ sớt da đầu thôi. Vì thế mà con có cái sẹo đó.

LAO-CÔNG CHIẾN-TRƯỜNG.
Trong khi tôi và Lan-Thi ngồi bên nhau khóc rấm rứt, ba tôi vẫn tiếp tục kể diễn biến cuộc đời mình:
- Khi ba và má con đến Kompong Chàm liền được đưa vào trong 1 trại tị nạn rộng lớn, chung quanh có hàng rào kẽm gai bao bọc. Nơi đây đã có nhiều người cùng cảnh-ngộ từ các vùng khác di-tản đến. Tuy nhiên đời sống trong trại cũng rất dễ chịu. Chánh phủ cung cấp đầy đủ thực phẩm. Hàng ngày, đàn bà con nít không phải làm gì. Nhưng đàn ông và thanh niên thì phải theo quân đội làm cu-li, khuân vác thực phẩm và đạn dược cho binh sĩ ngoài chiến trường. Nhiều khi ba phải theo các cuộc hành quân đến tận các vùng giáp biên giới V.N. Sau 1 thời gian ngắn ba gặp được 1 viên hạ-sĩ-quan người Căm-Bu-Chia trong quân đội Pháp. Ông này tỏ ra rất có thiện cảm với ba. Mỗi lần đơn-vị của ông cần người ông đều chọn ba theo ông. Mỗi khi ra trận ba đều mang đồ cho ổng. Nhiều khi vác cả súng máy cho ổng nữa. Đến bữa ăn, ba nấu cơm và làm cá cho ổng. Ba và ổng thường ăn chung và chuyện trò rất tương đắc.
Một hôm ổng nói với ba:
- Này chú Vorn, đó là tên của ba, tôi để ý thấy vợ con của chú không được thoải mái lắm trong trại tị nạn ngày càng đông người chật chội. Nếu chú nghĩ rằng vợ chú có thể đến nhà tôi ở, giúp việc cho gia đình tôi, thì tốt lắm. Công việc chẳng có gì nặng nhọc, chỉ lau chùi dọn dẹp qua loa. Ăn uống thì cùng chung với vợ chồng tôi. Còn về phần đứa nhỏ thì tôi sẽ nhận nó làm con nuôi. Vợ chồng tôi sẽ săn sóc, nuôi dưỡng nó và lo cho nó học hành như con đẻ. Vợ chồng tôi chỉ có 1 đứa con gái 5 tuổi. Chắc nó sẽ vui mừng lắm, nếu có thêm 1 đứa em trai nữa. Chú không thể nào cứ để vợ con mãi trong trại ấy được. Chiến tranh chắc sẽ còn kéo dài. Còn lâu lắm chú mới có thể nghĩ đến chuyệm đem vợ con về quê được...
Viên hạ-sĩ-quan ấy chính là trung-sĩ Ouch Sokha, mà về sau, theo lời con kể, đã trở nên đại-tá. Ông chính là cha nuôi của con. Lúc bấy giờ ba đã chấp nhận đề nghị của ổng, vì nhận thấy đó là giải pháp tốt đẹp nhất cho tương lai của con và mẹ con.
Vài tháng sau, đơn-vị của ổng bị quân Việt-Minh phục-kích ở mặt trận Mimot. Ba bị thương nhẹ và đã bị quân Việt-Minh bắt làm tù binh cùng với nhiều người khác. Từ đó ba đã phải xa rời vợ con vĩnh viễn, nhưng vẫn tiếp tục phải làm cu-li ngoài mặt trận cho Việt-Minh. Đến năm 1954, theo hiệp định Genève, chiến tranh chấm dứt, ba bị Việt-Minh đưa ra ngoài Bắc cùng với khoảng 5 ngàn người khác, gồm kháng-chiến-quân lẫn cu-li.
Cuộc hành trình ra Bắc thật là gian-khổ, kéo dài đến 3 tháng trời. Tất cả đều phải đi bộ, băng rừng lội suối, lương thực thiếu thốn. Nhiều người đã gục ngã dọc đường vì bị đói khát, vì bệnh sốt rét rừng.
Ba tới Hà-Nội chừng vài tháng thì bắt đầu được huấn luyện quân-sự và giáo dục chánh trị, để chờ dịp thi-hành chính-sách đoàn-kết các quốc gia Đông-dương của Hồ-Chí-Minh, theo đúng khẩu hiệu: “1 quốc gia, 1 đảng, 1 dân tộc, 1 chánh phủ, 1 quân đội!”
Sau năm 1965, Việt-Minh bắt đầu tung những thành phần Căm-Bu-Chia đã được huấn luyện quân sự và chánh trị ở Hà-Nội như ba về vùng đất cũ, để xây dựng những căn cứ địa chiến đấu chống đế quốc và tư bản.
Hiện giờ ngoài chức vụ Kamaphibal, ba còn là 1 ủy viên có chân trong trung-ương đảng-bộ. Tuy vậy đối với Angkar, tức là chánh-trị-bộ ba vẫn không được tín-nhiệm lắm, vì ba vốn xuất thân từ lò đào tạo của V.N.

ĐI TÌM TỰ-DO NHƯNG TỰ-DO ƠI, MI Ở ĐÂU?
Ngày 12 tháng 1 năm 1978 là ngày đau thương tang tóc nhất đời tôi, vì hôm nay chúng tôi đã nhận được tin chánh-thức thông-báo từ chánh-trị-bộ Angkar Leou rằng: người mẹ đẻ ra tôi Minh Soum và cả người mẹ nuôi là bà đại-tá Ouch Sakha đều đã chết từ lâu trong 1 nông trường cải tạo ở Rarai, thuộc tỉnh Kompong Thom.
Như 2 đứa chúng tôi đã cùng nhau quyết định từ trước, ngay sau khi nhận được tin mẹ của chúng tôi đã chết, tôi và Lan-Thi chờ đến lúc tối trời lén bỏ trại trốn đi. Ba tôi hoàn toàn không hay biết gì về việc này. Chúng tôi nhắm hướng Bắc để đi qua Thái Lan. Đến tảng sáng chúng tôi đến thị xã Chhoeuteal Kong, nằm giáp ranh biên giới. Từ đây sợ bị tiết lộ, chúng tôi không dám đi theo đường mòn nữa, mà phải lội vào những vùng rừng rậm hoang vu, những nơi không canh gác nghiêm ngặt, nhưng lại đầy rẫy cạm bẫy nguy hiểm chết người như: mìn bẫy, hầm chông.v.v... Đến trưa chúng tôi đã đến Dangrek, chỉ còn cách thị xã địa đầu Bản-Dân của Thái-Lan chừng 8 cây số. Trước khi đặt chân vào đất Thái, tôi quay lại ném cây gậy bằng gỗ mun, di vật của Toum, trở về đất Căm-Bu-Chia.
Chỉ giây lát sau, chúng tôi đã cảm thấy sắp được hít thở không khí tự do trong lành của trời đất và của nhân loại, mà từ hơn 3 năm qua chúng tôi đã bị mất hẳn. Nhưng chúng tôi đã lầm to, vì không biết rằng kể từ tháng 12 năm 1977, chính quyền Thái và Khờ-Me đỏ đã ký kết 1 thỏa-ước tạm, 1 loại “modus vivendi”, về những phần tử vượt biên.
Ngay khi vừa đặt chân lên lãnh thổ Thái, những người mặc đồng phục đen như chúng tôi đều bị cảnh-sát địa phương bắt giữ, và lập tức bị điều tra để lập thủ-tục giao-hoàn về nguyên quán. Như thế, chặng cuối của con đường tìm tự-do của chúng tôi sẽ là một bản án tử-hình!
Nhưng xã-hội Thái và các viên chức chánh quyền Thái vẫn dành 1 vài kẻ hở cho những người có tiền hoặc là những đàn bà con gái có nhan sắc mặn mà như trường hợp của Lan-Thi. Để tự cứu mạng sống của mình, đồng thời cũng để cứu mạng cho tôi, Lan-Thi đã phải chấp nhận hiến thân cho 1 viên chức cao cấp Thái. Nàng đã hiến dâng tấm thân ngà ngọc, yêu kiều, đang thời xuân sắc của nàng để đổi lấy quy chế “tị-nạn” cho tôi và cả cho nàng. Từ đó tôi và nàng phải chia tay nhau trong đau khổ, nghẹn ngào. Tôi bị đưa về trại tị-nạn ở Lumpuk Prasat đông đảo, lúc nhúc người, nằm ngồi la liệt ngay trên mặt đất ẩm ướt, không chiếu mền gì cả. Trong khi Lan-Thi được đưa lên 1 chiếc xe nhà binh chở về phía Srisaket.
Một tháng sau, Lan-Thi vào trại tị-nạn thăm tôi. Nhưng tôi đã không thể nào nhận ra nàng được, vì nàng đã thay đổi quá nhiều, khác hẳn khi xưa, về cách phục sức và dáng điệu cùng cử chỉ. Nhìn tôi nàng nói:
- Kể từ nay anh đừng bao giờ nghĩ đến em nữa, đừng trông mong gì nơi em nữa. Chúng ta cần phải hưởng thụ cuộc sống quý-giá mà chúng ta chỉ có được 1 lần thôi. Anh hãy quên dĩ-vãng đi!”
Những lời nàng nói đã dày vò tâm não tôi rất nhiều. Nhưng khi tôi gặp nàng lần thứ nhì và cũng là lần cuối, thì tôi thấy nàng khóc và ngỏ ý không còn muốn kéo dài thêm cuộc sống nữa.
Về phần tôi, sau khi đã trải qua bao nỗi đắng cay, chán chường, tôi chỉ còn 1 ước vọng duy nhất là được trở lại quê hương. Tôi thà chết trên quê hương đẫm máu của tôi hơn là phải kéo lê cái chết dần mòn trong không khí tự-do giả tạo này.
Khi các bạn đang đọc những giòng chữ này có lẽ tôi đã trở về với quê mẹ ngàn đời mến yêu của tôi rồi!


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: dksaigon trong 14 Tháng Chín, 2008, 05:53:18 pm
Đây là tự truyện nên có văn phong của truyện nhưng tả lại chi tiết những gì tác giả đã chứng kiến cũng rất xúc cảm ! số phận tác giả cũng rất éo le nếu thực như vậy.

Không riêng gì dân ở thành phố, dân ở các thị tứ, huyện lỵ cũng bị đưa đi lao động cưỡng bách theo hướng miền đông qua miền tây và ngược lại! người hoa cũng không ngoại lệ, có một người dân khơ me gốc hoa ở Kampong cham kể lại bị đưa đi Batdombong, tuy đã hủy tiền tệ nhưng bọn Kamaphiba ( cán bộ ) cũng ăn hối lộ dữ lắm! bà kể đói quá phải hối lộ các cán bộ này mỗi lon gạo một chỉ vàng?!

Tác giả có nói đến loại quả độc làm mình nhớ đến loại quả này chính là quả mã tiền có nhiều ở vùng rừng giáp ba rài, chín vào mùa cuối năm khoảng tháng 11, 12 , ban đêm nó rụng lộp độp, lần đầu tiên gác đêm gặp nó rụng cũng làm cho mình căng mắt cảnh giác! sáng ra kiểm tra mới biết là quả mã tiền! lạ là thấy sóc ăn nguyên cả hột mà không thấy độc gì, người thì nghe nói chỉ cần một hột là đi đứt!


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: dongminhkh trong 14 Tháng Chín, 2008, 06:26:35 pm
Hạt mã tiền nếu biết cách vẫn ăn được, bác ạ! Chỗ em thì dân họ gọi cây mà tiền là cây cổ chi. Trái chín lấy hạt của nó, bỏ nhân trong hạt là ăn được. Mã tiền độc là cái nhân của nó.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tamking trong 14 Tháng Chín, 2008, 07:46:57 pm
MỐI TÌNH TRẮC TRỞ CỦA ĐÔI TRAI GÁI NÔNG DÂN.
Chiều hôm ấy, chúng tôi trở lên văn phòng ngồi nghe cha tôi kể lại đầu đuôi câu chuyện thực của đời mình. Vẻ mặt ông thoáng hiện 1 nét vui, nhưng đôi mắt ông càng thêm đỏ và ướt sũng. Ông chậm rãi kể.
- Chính mẹ con đã chọn cái tên “Chấn” khi đẻ con. (tiếng Căm-Bu-Chia có nghĩa: mặt trăng). Con sinh ra đời vào 1 đêm sáng trăng, tháng 2, năm 1952. Đêm ấy trăng sáng tỏ và rất đẹp. Mẹ con vốn là con gái cưng của 1 gia đình phú-nông. Mẹ con đã yêu ba rất tha thiết, nhưng vì ba chỉ là 1 nông dân nghèo xác xơ, lại thêm dốt nát, không biết chữ, nên ông bà ngoại con đã phản ứng kịch liệt. Trong hoàn cảnh đó, con không còn cách nào khác hơn là trốn bỏ gia đình đi theo tiếng gọi của con tim. Ba và mẹ con sống chúng với nhau rất đầm ấm cho đến ngày chiến tranh bùng nổ. Lúc ấy vào khoảng năm 1948, một nhóm kháng chiến Khờ-Me nổi lên dưới sự chỉ huy của Việt-Minh, thỉnh thoảng xâm nhập vào làng nơi bà và mẹ con cư ngụ, đưa ra những khẩu hiệu tuyên truyền như “giải phóng khỏi ách đế-quốc, tư-bản” và “tự-do”.v.v.... Lúc bấy giờ những chữ ấy đối với ba và má con chẳng có nghĩa lý gì, vì thực sự mọi người nông dân như ba và má con đã và đang được sống hoàn toàn tự do rồi. Nông dân Căm-Bu-Chia không muốn gì hơn được sống yên ổn trên mảnh đất phì nhiêu, êm đềm của họ. Nhưng tình hình đã thay đổi nhanh chóng. Khoảng năm 1949, bỗng một hôm bọn lính Tây và bọn thân-binh Khờ-Me mở cuộc hành quân bố ráp, truy lùng bọn kháng-chiến. Khi cuộc bố ráp vừa chấm dứt, đến tối, bọn kháng chiến trở lại đem ba và mẹ con ra chất vấn đủ điều về số lính bố ráp, về số lượng võ khí, về mục tiêu,.v.v... Ba má đâu có biết gì nhiều để mà khai cho họ. Thế là từ đó ba má cảm thấy mình giống như con cá nằm trên thớt. Người nông dân Căm-Bu-Chia ở nông thôn bị sống trong cảnh trên đe dưới búa. Bên nào cũng nghi ngờ và bên nào cũng có thể đem mình ra giết vô tội vạ. Một hôm cuộc đụng độ giữa 2 bên xảy ra. Ba má cùng nhiều người khác phải chạy trốn vô rừng. Khi tiếng súng đã im, ba má chờ đêm tối đến mới dám trở về thăm nhà, thì nhà đã bị đốt cháy tiêu. Từ năm 1949 cho đến năm 1952, khi đã sanh ra con rồi, ba má đã phải dựng nhà lại đến 5 lần cả thảy. Nhưng tình thế càng ngày càng thêm nguy ngập. Những gia đình nông dân có của thì bỏ ruộng đất lên tỉnh sinh nhai. Những người trai trẻ thì đi theo kháng chiến. Đến ngày 25 tháng 2, và ngày 5 tháng 3 năm 1952 những ngày này không bao giờ ba quên được, một lực lượng quân đội hùng hậu dưới sự chỉ huy của người Pháp từ Kompong Chàm kéo đến đánh nhau dữ dội với quân kháng chiến Khờ-Me dưới sự điều khiển của Việt-Minh. Trận này quân Kháng chiến và Việt-Minh bị giết rất nhiều.
Trước khi rút lui, quân Pháp ra lịnh, đốt hết sạch nhà cửa và ruộng lúa, đồng thời cưỡng bách nông dân trong vùng phải di tản hết lên tỉnh để cho bọn Việt-Minh không còn nơi nương tựa. Nhà mình bị đốt cháy trong lúc mẹ con mới sanh con được có 8 ngày. Trong tình thế ấy, ba không còn cách nào bám víu vào mảnh đất, nơi chôn nhau cắt rún và đã đem lại sự sống cho ba và má con nữa, ba đành đem vợ con di cư lên tỉnh tìm cách sinh nhai... Thấm thoát bây giờ đã 20 năm rồi, thế mà ba cứ tưởng như mới xảy ra ngày hôm qua...
Khi đi, má con vì mới sanh còn yếu đuối. Ba phải ẵm con trong lòng, nhưng lúc ấy ba cũng đã bị thương ở chân nên không đi nhanh được như mọi người. Thấy thế một tên lính đến giáng cho ba 1 báng súng vào lưng, nhưng chẳng may lại trợt vào đầu con, khiến máu chảy ra lênh láng. Lúc ấy ba cứ tưởng con sẽ phải chết vì vết thương ấy. Ba vội bồng con đến bệnh xá gần đó xin săn sóc. Bác sĩ nói vết thương không có gì nguy hiểm, chỉ sớt da đầu thôi. Vì thế mà con có cái sẹo đó.

LAO-CÔNG CHIẾN-TRƯỜNG.
Trong khi tôi và Lan-Thi ngồi bên nhau khóc rấm rứt, ba tôi vẫn tiếp tục kể diễn biến cuộc đời mình:
- Khi ba và má con đến Kompong Chàm liền được đưa vào trong 1 trại tị nạn rộng lớn, chung quanh có hàng rào kẽm gai bao bọc. Nơi đây đã có nhiều người cùng cảnh-ngộ từ các vùng khác di-tản đến. Tuy nhiên đời sống trong trại cũng rất dễ chịu. Chánh phủ cung cấp đầy đủ thực phẩm. Hàng ngày, đàn bà con nít không phải làm gì. Nhưng đàn ông và thanh niên thì phải theo quân đội làm cu-li, khuân vác thực phẩm và đạn dược cho binh sĩ ngoài chiến trường. Nhiều khi ba phải theo các cuộc hành quân đến tận các vùng giáp biên giới V.N. Sau 1 thời gian ngắn ba gặp được 1 viên hạ-sĩ-quan người Căm-Bu-Chia trong quân đội Pháp. Ông này tỏ ra rất có thiện cảm với ba. Mỗi lần đơn-vị của ông cần người ông đều chọn ba theo ông. Mỗi khi ra trận ba đều mang đồ cho ổng. Nhiều khi vác cả súng máy cho ổng nữa. Đến bữa ăn, ba nấu cơm và làm cá cho ổng. Ba và ổng thường ăn chung và chuyện trò rất tương đắc.
Một hôm ổng nói với ba:
- Này chú Vorn, đó là tên của ba, tôi để ý thấy vợ con của chú không được thoải mái lắm trong trại tị nạn ngày càng đông người chật chội. Nếu chú nghĩ rằng vợ chú có thể đến nhà tôi ở, giúp việc cho gia đình tôi, thì tốt lắm. Công việc chẳng có gì nặng nhọc, chỉ lau chùi dọn dẹp qua loa. Ăn uống thì cùng chung với vợ chồng tôi. Còn về phần đứa nhỏ thì tôi sẽ nhận nó làm con nuôi. Vợ chồng tôi sẽ săn sóc, nuôi dưỡng nó và lo cho nó học hành như con đẻ. Vợ chồng tôi chỉ có 1 đứa con gái 5 tuổi. Chắc nó sẽ vui mừng lắm, nếu có thêm 1 đứa em trai nữa. Chú không thể nào cứ để vợ con mãi trong trại ấy được. Chiến tranh chắc sẽ còn kéo dài. Còn lâu lắm chú mới có thể nghĩ đến chuyệm đem vợ con về quê được...
Viên hạ-sĩ-quan ấy chính là trung-sĩ Ouch Sokha, mà về sau, theo lời con kể, đã trở nên đại-tá. Ông chính là cha nuôi của con. Lúc bấy giờ ba đã chấp nhận đề nghị của ổng, vì nhận thấy đó là giải pháp tốt đẹp nhất cho tương lai của con và mẹ con.
Vài tháng sau, đơn-vị của ổng bị quân Việt-Minh phục-kích ở mặt trận Mimot. Ba bị thương nhẹ và đã bị quân Việt-Minh bắt làm tù binh cùng với nhiều người khác. Từ đó ba đã phải xa rời vợ con vĩnh viễn, nhưng vẫn tiếp tục phải làm cu-li ngoài mặt trận cho Việt-Minh. Đến năm 1954, theo hiệp định Genève, chiến tranh chấm dứt, ba bị Việt-Minh đưa ra ngoài Bắc cùng với khoảng 5 ngàn người khác, gồm kháng-chiến-quân lẫn cu-li.
Cuộc hành trình ra Bắc thật là gian-khổ, kéo dài đến 3 tháng trời. Tất cả đều phải đi bộ, băng rừng lội suối, lương thực thiếu thốn. Nhiều người đã gục ngã dọc đường vì bị đói khát, vì bệnh sốt rét rừng.
Ba tới Hà-Nội chừng vài tháng thì bắt đầu được huấn luyện quân-sự và giáo dục chánh trị, để chờ dịp thi-hành chính-sách đoàn-kết các quốc gia Đông-dương của Hồ-Chí-Minh, theo đúng khẩu hiệu: “1 quốc gia, 1 đảng, 1 dân tộc, 1 chánh phủ, 1 quân đội!”
Sau năm 1965, Việt-Minh bắt đầu tung những thành phần Căm-Bu-Chia đã được huấn luyện quân sự và chánh trị ở Hà-Nội như ba về vùng đất cũ, để xây dựng những căn cứ địa chiến đấu chống đế quốc và tư bản.
Hiện giờ ngoài chức vụ Kamaphibal, ba còn là 1 ủy viên có chân trong trung-ương đảng-bộ. Tuy vậy đối với Angkar, tức là chánh-trị-bộ ba vẫn không được tín-nhiệm lắm, vì ba vốn xuất thân từ lò đào tạo của V.N.

ĐI TÌM TỰ-DO NHƯNG TỰ-DO ƠI, MI Ở ĐÂU?
Ngày 12 tháng 1 năm 1978 là ngày đau thương tang tóc nhất đời tôi, vì hôm nay chúng tôi đã nhận được tin chánh-thức thông-báo từ chánh-trị-bộ Angkar Leou rằng: người mẹ đẻ ra tôi Minh Soum và cả người mẹ nuôi là bà đại-tá Ouch Sakha đều đã chết từ lâu trong 1 nông trường cải tạo ở Rarai, thuộc tỉnh Kompong Thom.
Như 2 đứa chúng tôi đã cùng nhau quyết định từ trước, ngay sau khi nhận được tin mẹ của chúng tôi đã chết, tôi và Lan-Thi chờ đến lúc tối trời lén bỏ trại trốn đi. Ba tôi hoàn toàn không hay biết gì về việc này. Chúng tôi nhắm hướng Bắc để đi qua Thái Lan. Đến tảng sáng chúng tôi đến thị xã Chhoeuteal Kong, nằm giáp ranh biên giới. Từ đây sợ bị tiết lộ, chúng tôi không dám đi theo đường mòn nữa, mà phải lội vào những vùng rừng rậm hoang vu, những nơi không canh gác nghiêm ngặt, nhưng lại đầy rẫy cạm bẫy nguy hiểm chết người như: mìn bẫy, hầm chông.v.v... Đến trưa chúng tôi đã đến Dangrek, chỉ còn cách thị xã địa đầu Bản-Dân của Thái-Lan chừng 8 cây số. Trước khi đặt chân vào đất Thái, tôi quay lại ném cây gậy bằng gỗ mun, di vật của Toum, trở về đất Căm-Bu-Chia.
Chỉ giây lát sau, chúng tôi đã cảm thấy sắp được hít thở không khí tự do trong lành của trời đất và của nhân loại, mà từ hơn 3 năm qua chúng tôi đã bị mất hẳn. Nhưng chúng tôi đã lầm to, vì không biết rằng kể từ tháng 12 năm 1977, chính quyền Thái và Khờ-Me đỏ đã ký kết 1 thỏa-ước tạm, 1 loại “modus vivendi”, về những phần tử vượt biên.
Ngay khi vừa đặt chân lên lãnh thổ Thái, những người mặc đồng phục đen như chúng tôi đều bị cảnh-sát địa phương bắt giữ, và lập tức bị điều tra để lập thủ-tục giao-hoàn về nguyên quán. Như thế, chặng cuối của con đường tìm tự-do của chúng tôi sẽ là một bản án tử-hình!
Nhưng xã-hội Thái và các viên chức chánh quyền Thái vẫn dành 1 vài kẻ hở cho những người có tiền hoặc là những đàn bà con gái có nhan sắc mặn mà như trường hợp của Lan-Thi. Để tự cứu mạng sống của mình, đồng thời cũng để cứu mạng cho tôi, Lan-Thi đã phải chấp nhận hiến thân cho 1 viên chức cao cấp Thái. Nàng đã hiến dâng tấm thân ngà ngọc, yêu kiều, đang thời xuân sắc của nàng để đổi lấy quy chế “tị-nạn” cho tôi và cả cho nàng. Từ đó tôi và nàng phải chia tay nhau trong đau khổ, nghẹn ngào. Tôi bị đưa về trại tị-nạn ở Lumpuk Prasat đông đảo, lúc nhúc người, nằm ngồi la liệt ngay trên mặt đất ẩm ướt, không chiếu mền gì cả. Trong khi Lan-Thi được đưa lên 1 chiếc xe nhà binh chở về phía Srisaket.
Một tháng sau, Lan-Thi vào trại tị-nạn thăm tôi. Nhưng tôi đã không thể nào nhận ra nàng được, vì nàng đã thay đổi quá nhiều, khác hẳn khi xưa, về cách phục sức và dáng điệu cùng cử chỉ. Nhìn tôi nàng nói:
- Kể từ nay anh đừng bao giờ nghĩ đến em nữa, đừng trông mong gì nơi em nữa. Chúng ta cần phải hưởng thụ cuộc sống quý-giá mà chúng ta chỉ có được 1 lần thôi. Anh hãy quên dĩ-vãng đi!”
Những lời nàng nói đã dày vò tâm não tôi rất nhiều. Nhưng khi tôi gặp nàng lần thứ nhì và cũng là lần cuối, thì tôi thấy nàng khóc và ngỏ ý không còn muốn kéo dài thêm cuộc sống nữa.
Về phần tôi, sau khi đã trải qua bao nỗi đắng cay, chán chường, tôi chỉ còn 1 ước vọng duy nhất là được trở lại quê hương. Tôi thà chết trên quê hương đẫm máu của tôi hơn là phải kéo lê cái chết dần mòn trong không khí tự-do giả tạo này.
Khi các bạn đang đọc những giòng chữ này có lẽ tôi đã trở về với quê mẹ ngàn đời mến yêu của tôi rồi!
    Đây là câu chuyện mà tôi đọc rồi sẽ không bao giờ đọc lại vì tôi không chịu nổi cái cảm giác đau đớn tê tái như người viết! tôi đã khóc! tình yêu của anh thật đau đớn! tôi kính phục anh đã tiếp tục sống! nếu là tôi tôi đã tự sát! Mong số phận sẽ không lặp lại nữa! Mong anh được một giây phút thanh thảnh mà quên đi tất cả! Chúc tác giả hạnh phúc luôn cả phần của tôi!
 


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: danngoc trong 14 Tháng Chín, 2008, 09:50:38 pm
Em thì nghĩ tác giả này có đọc hồi tưởng của những người tỵ nạn rồi chế thêm mắm muối.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tamking trong 14 Tháng Chín, 2008, 10:11:48 pm
Thì tôi gửi lời cho tác giả thật! nếu không phải thì cũng cảm ơn người bost bài này đã cho tôi thêm một niềm đau - thêm một trải nghiệm! Tôi nghĩ việc này không ai bịa ra và nếu biết từ nguồn khác thì cũng chẳng mạo danh nhận về phần mình làm gì! Thông điệp của tôi là cuộc đời thật lắm đắng cay nhưng chúng ta sẽ thông cảm cho nhau! Đúng không?


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: yta262 trong 15 Tháng Chín, 2008, 08:11:08 am
...
Tác giả có nói đến loại quả độc làm mình nhớ đến loại quả này chính là quả mã tiền có nhiều ở vùng rừng giáp ba rài, chín vào mùa cuối năm khoảng tháng 11, 12 , ban đêm nó rụng lộp độp, lần đầu tiên gác đêm gặp nó rụng cũng làm cho mình căng mắt cảnh giác! sáng ra kiểm tra mới biết là quả mã tiền! lạ là thấy sóc ăn nguyên cả hột mà không thấy độc gì, người thì nghe nói chỉ cần một hột là đi đứt!
Hạt mã tiền nếu biết cách vẫn ăn được, bác ạ! Chỗ em thì dân họ gọi cây mà tiền là cây cổ chi. Trái chín lấy hạt của nó, bỏ nhân trong hạt là ăn được. Mã tiền độc là cái nhân của nó.
Ytá cũng nghĩ là anh ta nói tới cây mã tiền (http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8D_M%C3%A3_ti%E1%BB%81n). Trái mã tiền (strychnine) khi chín màu đỏ tươi rất đẹp, ytá kèm hình loại cây mã tiền thường thấy ở  bên K. Ytá thấy chim Cao Cát cũng ăn trái này không sao, nhưng chim không ăn hạt. Lính mình thường vào rừng hễ nghe thấy cao cát nó "toát toát", tìm tới mấy cây mã tiền thì thấy chúng ngay. Thịt Cao Cát rất ngọt và dai không thua gi thịt gà rừng (chắc nhờ ăn trái mã tiền  ;) ). Chính hạt mã tiền mới có độc, trong túi thuốc của các y tá thời đó lúc nào cũng có vài ống thuốc chích strychnine nhưng ytá không dám xài vì được biết đây là thuốc độc bảng "A" (rất độc) trích từ hạt mã tiền. Mã tiền giống như tình yêu vậy, yêu nhiều thì ốm, là con dao 2 lưỡi, vừa là thuốc bổ vừa là thuốc độc. Cho nên chỉ định chỉ chích 1 ống thôi, chích 2 ống trở lên thì nguy cơ "đi Đức" (đi đứt) rất cao. Mã tiền nếu dùng liều nhỏ có tác dụng trấn an tinh thần và kích thích ăn ngon (bác nào không tin thử bẻ hạt mã tiền liếm 1 cái coi ăn cơm ngon không, nên nhớ chỉ 1 cái thôi nhé), nhưng nếu ngộ độc 5mg strychnine là 10-20 phút sau cổ họng bị co thắt chết tức thì. Thời xưa nghe nói thời nữ hoàng Cleopatra dùng loại này để tự tử, strychnine là chất không màu không mùi nhưng vị rất đắng, cho nên nghe nói có lúc lính mình uống nước đọng nước ao tù gần cây mã tiền cũng bị ngộ độc. Bây giờ thuốc strychnine không còn lưu hành nữa vì tác dụng phụ của nó. Một số quốc gia hiện nay dùng strychnine để chế thuốc giết chuột, và một số nước còn trộn vô LSD và xike để hút cho phê!


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tuaans trong 15 Tháng Chín, 2008, 08:26:21 am
Hình ảnh mô tả thực vật

cây - tree

(http://www.chm.bris.ac.uk/webprojects2006/Greeves/Strychnine1.jpg)


dành cho nhà thực vật học

(http://www.chm.bris.ac.uk/webprojects2006/Greeves/strychnineberries.jpg)

trái - hạt

(http://www.pharm.chula.ac.th/vsuntree/pcog1/images/sdnuxvo2.jpg)



Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: dksaigon trong 15 Tháng Chín, 2008, 09:58:47 am
Đọc trong câu chuyện, đã đoán là cây mã tiền giờ được các bác cho xem cả cây, quả thì đích thị là nó ! cảm ơn các bác làm mình nhớ lại những ngày ở cái khu rừng có loại cây đó !
Trước khi đi lính thì mình cũng đã đọc sách vở nói về mã tiền là chất độc cực mạnh , trong dân gian thì trị rắn cắn phải dùng đến nó và chỉ cà một ít hột khô lấy bột hòa uống, nếu quá liều thì lại không chết vì độc của nọc rắn mà chết vì độc của mã tiền . Bởi vậy khi thấy sóc ăn cả hột  thì thấy lạ ! bác dongminh có nói là bỏ nhân trong hột thì ăn được , bác giải thích rõ thêm được không ?


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tuaans trong 15 Tháng Chín, 2008, 10:03:24 am
Í bác í nói là bỏ cái mầm trong cái hạt, chứ không phải bỏ nhân!

 :D


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: Trungsy1 trong 15 Tháng Chín, 2008, 11:04:03 am
Hạt mã tiền đúng như trong hình bác Tuấn pót lên. Vỏ chín như trái cam, cứng. Hạt giống như đồng xu dày bị vênh. Vỏ hạt như phủ lớp lông mịn. Ngâm rượu làm thuốc xoa bóp chấn thương 


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: hiephoa2000 trong 05 Tháng Mười, 2008, 08:49:12 pm
Hạt mã tiền đúng như trong hình bác Tuấn pót lên. Vỏ chín như trái cam, cứng. Hạt giống như đồng xu dày bị vênh. Vỏ hạt như phủ lớp lông mịn. Ngâm rượu làm thuốc xoa bóp chấn thương 
hạt mã tiền khi ông ngoại tôi còn sống dùng để ngâm rượu uống đó bác. chỉ mình ông tôi mới đc mở hũ rượu ra thôi , ông tôi nói uống rượu mã tiền có liều lượng tốt lắm. ông gọi là rượu nhảy . tối uống vô 1 chung nhỏ, nữa đêm dang nằm ngủ tự dưng thấy làm như mình bị vấp té,giật mình tỉnh dậy thấy người sảng khoái lắm. tôi lúc ấy còn nhỏ nên kô đc uống rượu ấy nên giờ chỉ biết vậy


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: quydede trong 16 Tháng Mười, 2008, 09:02:06 am
Con đầu lòng của Hun Sen, thủ tướng đương nhiệm của CPC, bị chết ngay sau khi sinh, chắc là có bàn tay của Khơ me đỏ. Các bác đọc đoạn sau.


Sự xa cách gia đình khiến Hun Sen khao khát có được sự yêu thương và chăm sóc. Tình cảm lãng mạn ở người thanh niên xa gia đình ấy đã trở nên mãnh liệt, ngay cả ở nơi ẩn náu. Nhưng Khơme Đỏ không tán thành chuyện theo đuổi tình cảm lãng mạn. Những người du kích trẻ bị cấm nảy nở quan hệ tình cảm với người khác phái. Hun Sen không nảy nở quan hệ tình cảm nào sâu đậm cho tới khi gặp Bun Rany. Cô là giám đốc một bệnh viện của Khơme Đỏ nằm cách chiến tuyến chống lại lực lượng của Lon Nol khoảng 50km. Các thương bệnh binh dưới quyền chỉ huy của Hun Sen đều được đưa về đó chữa trị.

Hun Sen và Bun Rany hoàn toàn chưa nghĩ đến chuyện đám cưới vì cảnh tăm tối đang tiếp tục diễn ra. Những người lính của Hun Sen muốn họ sẽ cưới nhau vào ngày nào đó khi chiến tranh kết thúc. Khi Hun Sen gửi đơn xin tổ chức cho phép cưới Bun Rany, Hun Sen đã được 22 tuổi. Các cán bộ chỉ huy đánh giá cao khả năng của Hun Sen và để chiều theo nguyện vọng, họ không từ chối yêu cầu của Hun Sen ngay.

Nhưng họ tìm cách dàn xếp cho êm. Họ yêu cầu Hun Sen chờ cho tới khi Phnom Penh được giải phóng. Một ngày trước khi Khơme Đỏ chiếm được Phnom Penh, Hun Sen đã bị thương vào mắt trái và bị mù mất một mắt do miểng pháo đâm vào ở Kompong Cham vào ngày 16-4-1975. Sau đó Hun Sen được gắn mắt giả tại một bệnh viện ở tỉnh Kompong Cham. Lễ cưới được diễn ra.

Các rắc rối của đôi vợ chồng mới cưới bắt đầu xảy ra. Nếu đám cưới là một cơn ác mộng thì tuần trăng mật không chỉ là thảm họa mau qua. Khi Bun Rany sinh em bé, đứa bé qua đời, nhưng chính quyền không cho Hun Sen đến phòng sinh. Cô khóc: “Tôi thật sự không biết làm sao điều đó có thể xảy ra vì cô đỡ đã được đào tạo cùng với tôi. Cô ta đã để rơi đứa con trai nhỏ bé đó và đầu nó đập vào cạnh giường. Đứa bé máu chảy ra đầm đìa rồi chết. Nhưng bệnh án được ghi lại hoàn toàn khác - nó cho biết đứa bé đã bị chết trong bụng, thậm chí chết trước khi sinh. Ngay cả khi đứa bé chết họ còn không cho phép Hun Sen đến thăm tôi. Đứa con đầu lòng của chúng tôi và cha nó đã bị chia cắt, không bao giờ gặp nhau”. Hun Sen cho điều đó là một trong những thảm kịch lớn nhất trong cuộc đời mình. Ông kể: “Cán bộ chỉ huy của tôi không cho phép tôi chôn cất đứa con hoặc chăm sóc vợ tôi. Họ ép tôi phải đi công tác xa hơn. Cho tới nay tôi vẫn chưa biết đứa con của tôi được chôn ở đâu”.

Sự mất mát đứa con đầu lòng đã khiến Bun Rany nhận ra chính ủy Angkar không còn nhân tính. Sự kiện nào đã gieo mối bất mãn và khiến cô muốn rời bỏ Khơme Đỏ? Cô nói: “Chúng tôi còn biết được một số người tốt - các cán bộ chỉ huy cấp bậc cao hơn chồng tôi - được đưa đi đào tạo và đã không trở về. Mặc dù thế, chúng tôi phải mất một thời gian lâu mới đánh giá hết những gì thật sự đang xảy ra. Chỉ vài tháng sau, khi càng nhiều người được cử đi đào tạo không trở về và khi điều này bắt đầu xảy ra rất thường xuyên, chúng tôi đã hiểu được cuộc sống của mình cũng có thể đang bị đe dọa nghiêm trọng”.

Khi mang thai đứa con thứ hai vào tháng 6-1977, Hun Sen phải rời xa cô để chỉ huy lực lượng Khơme Đỏ. Cô đang có mang con trai lớn nhất, Hun Manet, người sau này học tiếp ở Học viện Quân sự Westpoint. Nhưng không có đủ thức ăn cho mẹ lẫn con. Họ phải sống nhờ vào bắp. Hun Sen bắt đầu suy nghĩ những rắc rối của cá nhân mình không chỉ là một sự đấu tranh để đoàn tụ vợ con mà còn cho sự hợp nhất của một dân tộc vốn bị chia rẽ. Hun Sen nói: “Nếu không tiến hành đấu tranh thì gia đình tôi không sống sót và dân tộc tôi cũng sẽ không tồn tại. Những khó khăn chúng tôi phải đương đầu đã làm chúng tôi tin vào giá trị của sự nghiệp giải phóng dân tộc”.

HARISH & JULIE MEHTA
(LÊ MINH CẨN dịch)
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=283365&ChannelID=89


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: climax trong 17 Tháng Mười, 2008, 12:50:26 am
_ chào các bạn! mình mới ~ 20, dạo gần đây tin tức có nói nhiều về xunh đột Thái - Cam, nên mình thử tỉm hiểu (trước đây mình có nghe 1 tí về Campuchia war).
_ Nhờ thế mới xem dc 1 phần cái lịch sử mà trước đây mình chưa biết... bọn Khmer đỏ là lũ vô nhân tính, khốn nạn, ấy vậy mà tới h cái bọn ấy vẫn còn chưa dc xét xử đến nơi đến chốn ( 1 vài tên đầu sỏ thì ngồi chờ trong tù, còn bọn tàn dư thấp hơn vẫn yên ổn ~~), còn bọn quan thầy TQ cũng phải chịu trách nhiệm nữa, chính bọn chúng đã xúi giục, khích bác, viện trợ để Khmer đỏ dánh mình.... VN mình đúng là hy sinh quá nhiều,...

P/S: mình có đọc dc trên wiki tiếng Việt cái http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:Chi%E1%BA%BFn_d%E1%BB%8Bch_ph%E1%BA%A3n_c%C3%B4ng_bi%C3%AAn_gi%E1%BB%9Bi_T%C3%A2y_-_Nam_Vi%E1%BB%87t_Nam (http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:Chi%E1%BA%BFn_d%E1%BB%8Bch_ph%E1%BA%A3n_c%C3%B4ng_bi%C3%AAn_gi%E1%BB%9Bi_T%C3%A2y_-_Nam_Vi%E1%BB%87t_Nam),
các bạn thử ghé qua xem, có cái thằng Đào Công Khai gì đó nó phun cái phát biểu quá là ..... , đúng là thằng khốn, chắc nó là 1 thằng nào đó chống Cộng ở hải ngoại viết bạy bạ, thằng đó cũng gần cầm thú như bọn khmer đỏ rồi


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tuaans trong 17 Tháng Mười, 2008, 09:02:10 am
Có gì đâu, bạn cứ xem cách các thành viên khác phản ứng lại là rõ mà. Lão ấy cứ nghĩ người khác Chôn Bí Mật nên phải Đào Công Khai!
Cứ kệ lão, một thời gian tham gia lão ấy sẽ cởi được cái gông trên cỗ ra thôi!


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: hiephoa2000 trong 23 Tháng Mười, 2008, 01:50:00 pm
chắc lại do mấy ông dân chủ hải ngoại ngồi buồn nói lung tung gây thanh thế ấy mà , các bác buồn làm gì, sự thật thì vẫn là sự thật thôi, sự hy sinh của hàng ngan lính việt nam trên chiến trường là quá rõ đễ chống lại những luận điệu xuyên tạc , ví dụ cho ngày ấy , nếu quân dội việt nam kô tràn qua và đuổi khơ me đỏ chạy dạt qua biên giới Thái ,thì sau khoảng 2 năm nữa, dân kampuchia còn lại mấy người , và tới nay biên giới tây nam có còn yên ổn , bảo là việt nam lấy cớ đánh k thì mời bác ấy vào thăm trang web nhắn tìm đồng đội của ta và đoc những tin nhắn tiòm bạn chiến dấu bị thương ở thị xã rạch giá năm 78 , tìm đồng dội hy sinh ở lộc ninh năm 78 thì mới nói sự hy sinh của lính việt nam trên chiến trường K có lý hay kô. phần đông người k chống lại mình là do nhận thức của họ kém , và họ đc hưởng lợi nhềiu từ chính quyần khơ me đỏ nên khi khơ me đỏ tan rã thì họ tức tối là chuyện đuong nhiên, cũng như mấy ông dân chủ hải ngoại, sau khi chính quyền sài gòn sụp đổ năm 75. họ tản cư ra nước ngoài vì dính líu quyền lợi nhiều với chế độ cũ nên khi bị mất họ ấm ức là chuyện đuong nhiên, kệ họ đi các bác ơi, tất cả những nhà trưng bày tội ác của khơ me đỏ trên khắp dất nước K đã chỉ rõ rồi mà họ vẫn mơ hồ


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: matkieng trong 29 Tháng Mười, 2008, 03:38:49 pm
Tôi có đọc bài viết nói về thãm sát ba chúc ở trên mạng lâu rồi, nhưng thấy nó nhảm nhí quá nên không bàn luận, nghưng nó rất độc hại với các cháu nhỏ 8x,9x vì hệ miển nhiểm các cháu còn hơi yếu, vì vậy phải chống lại những lời nói nhảm ấy mới được các bác ạ.Chống ngay trên trang mạng cali today, vi tính của tôi non quá chưa đủ sức.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tuaans trong 29 Tháng Mười, 2008, 03:46:23 pm
Hố hố, một thời gian sau e rằng bác mắtkiếng cũng tin là thật, mà là những chuyện khác kia!  ;D

Kệ xừ họ!


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: matkieng trong 29 Tháng Mười, 2008, 08:15:47 pm
Không dể đổi đâu bác ui, nhưng đọc để chắt lọc, đôi khi có những thông tin có thể làm cơ sở cho phản biện để soi lại mình nửa chứ haanh.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: dongadoan trong 04 Tháng Mười Một, 2008, 09:33:41 pm
Có cái tài liệu này muốn đưa lên để các bác tham khảo, mỗi tội nó nguyên đánh máy trên giấy pơluya, nét còn nét mất nên em phải bắt vợ và con gái gõ lại, tiến độ rất chậm, các bác thông cảm nhé! ;D

SỰ THANH TOÁN NHỮNG NGƯỜI CỘNG SẢN CAM-PU-CHIA ĐƯỢC ĐÀO TẠO TẠI VIỆT NAM (TẬP KẾT)

 
BOUDAREL(GEORGES)
(Tập san Sưu tầm tài liệu Pháp 1979)

  Hai lời khai dưới đây đã được G.Bu-đa-ren ghi nhận vào tháng 2 năm 1978 tại tỉnh Tây Ninh. Hai người cán bộ cộng sản Khơ-me này tự nhận là những người "tập kết",(từ Việt Nam có nghĩa là tập hợp lại). Theo các cuộc tập hợp các lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Liên Hiệp Pháp, tại hai khu vực bên này và bên kia vĩ tuyến 17, họ đã được bí mật đưa ra miền Bắc Việt Nam vào năm 1954.

Lời khai của Li-Yang-Duo
Uỷ viên, Tỉnh uỷ Đảng Cộng Sản Kampot từ năm 1970 đến tháng 9 năm 1974
               

  Li-Yang-Duo kể ngay anh đã thoát khỏi chết được trong trường hợp nào.
             
  -Vào một buổi chiều tối sáu giờ có sáu người mang vũ khí đến nhà tôi, lúc ấy tôi ở Khoum-Loum-Liou thuộc quận Kompong Trai(Kampot). Tôi hỏi họ: Các anh muốn làm gì tôi đây?

  -Chúng tao nhận được lệnh tới bắt mày.

  -Bởi vì mày là một tên phản động, một tên xét lại, một tên thuộc lực lượng thứ ba và là một tên tay sai của Việt Nam. Trước khi độc lập phải thanh toán tất cả bọn này.

  Chúng đã đem tôi đi xa năm trăm thước ra khỏi làng, qua các ruộng muối và đưa tôi vào một khu rừng nhỏ. Một tên ở lại bìa rừng. Còn những tên khác lột quần áo tôi ra, dùng dây ni-lông trói tay tôi ra sau lưng. Chúng nói với tôi: "Đi tới chỗ đó mày không cần phải có quần áo". Ba tên dùng xẻng và cuốc để đào một cái hố. Chỉ có một tên canh giữ tôi. Trong lúc chờ đợi tôi đã gỡ được dây trói. Sau một lúc lâu bọn kia kêu dẫn tôi tới. Tôi giả vờ như mất một chiếc dép chúng vẫn còn cho tôi mang, tên canh gác tôi cúi xuống. Tôi lấy nắm bùn muối đã lượm được và ném vào mặt hắn rồi chạy tuột vào trong rừng quên luôn cả việc phải giựt súng của hắn. Tôi chạy được mấy thước thì hắn đã trấn tĩnh lại được và đã gọi đồng bọn. Chúng đã xả súng bắn. Tôi bò dưới đất: một viên đạn đã xuyên qua chân tôi.

  Anh đưa cho tôi xem vết sẹo rất rõ ở dưới bàn chân và ở cổ chân. Không thể truy lùng được trong đêm tối, nên bọn "đao phủ" đã buộc dân chúng phải bao vây khu rừng.

  Chúng nói với mọi người: "Nếu các người thấy nó, hãy lấy gậy đập vào đầu cho nó chết". Tới lúc gà gáy, tôi có cảm giác là ở một chỗ, dường như không có người canh gác. Có lẽ họ còn ngủ chăng? Tôi đã cố lách ra được khỏi khu rừng, tôi bò tới ruộng muối, theo một bờ lạch rồi bơi qua sông, tới một khu vực không có dân chúng. Sau một tuần lễ tôi đã sang được đất Việt Nam, chỉ ở cách đó có 3 cây số.

  -Trong tuần lễ ấy anh đã sống như thế nào?

  -Ăn củ và trái cây rừng. Tại Việt Nam, tôi đã được đón tiếp rất nồng hậu. Sau ba tháng bồi dưỡng tại bệnh viện Long Châu, tôi được tặng 5 ngàn đồng và 2 bộ quần áo. Ngày 25 tháng 10 năm 1977 tôi được cử về đây.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: dongadoan trong 05 Tháng Mười Một, 2008, 07:18:49 pm
- Li- Yang Duo còn nói rõ là trước năm 1954, anh là bộ đội trong quân đội Khơ-me Ít-xa-rắc, thuộc đơn vị 126 Kompong Trach. Anh vào bộ đội năm 1953. Cha anh là Mekhum tức xã trưởng trong làng. Sau năm 1960 kế nhiệm cha anh, người anh của anh đã bị đập bể sọ năm 1974, vì là người đi theo Xi-ha-núc. Anh cũng có một người anh em nữa, hiện anh không có tin tức. Trong thời gian ở Bắc Việt Nam, Li- Yang- Đuo đi bộ đội từ năm 1954 đến 1961 tại Tịnh Điền (Thanh Hoá). Rồi sau khi học hết chương trình phổ thông ở Việt-Nam tại Phú Thọ, đến năm 1963, anh đã được cử đi Trung Quốctại Chongeing ( Tứ Xuyên ) miền Sichuân.

- Anh đã học gì tại đó ?

Anh trả  lời vẻ chán ngấy :

- Tư tưởng Mao Trạch Đông, chỉ có thế thôi .

  Anh nói tiếp năm 1970 khi xảy ra vụ đảo chính của Lon–Non, tôi làm việc tại ty văn hoá Hoà Bình. Chính là trong thời gian này người ta đã băt đầu chuẩn bj cho tôi trở về xứ. Tôi đã theo một khoá do Trung ương Đảng cộng sản Việt-Nam tổ chức tại Hoà Bình. Đảng Việt-Nam và đảng Campuchia đã quyết định đưa chúng tôi về nước. Cuộc hành trình theo đường mòn Hồ Chí Minh kéo dài 3 tháng. Khi trở về nước chúng tôi gặp những người lãnh đạo Ăng-ca, họ rất lạnh nhạt đối với chúng tôi, coi chúng tôi như bọn người cầu an và là những người cần phải giáo dục lại. Vào năm 1971 đó là quan điểm của Tamok, uỷ viên Trung ương, bí thư khu 281. Chúng tôi đã vấp phải những khó khăn. Các cán bộ coi chúng tôi là những  thành phần nô lệ nước ngoài, nhất là Việt-Nam. Tôi cũng đxã gặp Chu Chet, một uỷ viên khác trong vùng. Cũng như Tamok, hắn đã tham gia chiến tranh chống Pháp nhưng cả hai đều không được đưa sang Việt-Nam vào năm 1954. Rồi lúc đầu họ bố trí tôi công tác tại vùng đông bắc, kế đến tỉnh Kampot.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: dongadoan trong 06 Tháng Mười Một, 2008, 09:06:36 pm
  - Lúc trở về nước các anh có bao nhiêu người ?

  - Hơn 100 người thuộc hầu hết các tỉnh CamPuChia

  - Những bạn anh bây giờ ra sao ?

  - Họ bị đập bể sọ chết. Họ đã loại chúng tôi qua 5 giai đoạn. Trước tiên họ cho chúng tôi giải ngũ, điều chúng tôi đi, rồi cho chúng tôi nghỉ công tác. Giai đoạn thứ hai khai diễn vào năm 1972. Người ta không giao cho chúng tôi những nhiệm vụ rõ rệt nữa. Rồi đến giai đoạn thứ ba, họ bắt đầu loại chúng tôi lần lần. Tới giai đoạn thứ tư, chúng tôi được kêu đi theo khoá học tập và trên đường đi đã bị thủ tiêu. Sang giai đoạn năm, người ta công khai hạ sát chúng tôi. Có một trường hợp, bảy cán bộ tập kết cả nam lẫn nữ đã bị bắn chết trước công chúng ngay tại nơi họ đang sinh sống. Chúng đến giữa đêm khuya, kêu họ ra và khi các đồng chí vừa ra thì chúng xả súng bắn. Vào đầu năm 1972, người ta cho chúng tôi nghỉ công tác, và điều chúng tôi đi nơi khác. Vào thời gian ấy không còn lính Việt Nam trong các làng Khơ-me nữa: bộ đội Việt Nam đã tập trung trong rừng. Người Việt Nam bị tách ra khỏi nhân dân Khơ-me. Và lúc đó bắt đầu thi hành một kế hoạch loại trừ những người Việt Nam bị coi như là đạo quân thứ năm. Vào cuối năm 1973, chúng đã giết trong đêm tất cả gia đình một thương gia, gồm cha mẹ và con gái. Đó là gia đình ông Tốt, có người em là bộ đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông ta sinh sống ở Srei Chea Srok thuộc Kompong Trach (Kampot). Vào lúc 8 giờ tối, chúng đến bắt tất cả mọi người mang đi và đập sọ chết hết. Hồi ấy, tôi còn phụ trách một công tác. Chính Pok Sieng, bí thư huyện uỷ Kompong Trach đã ra lệnh thủ tiêu gia đình này.

  - Vậy không có ai phản đối sao?

  - Thời kì ấy, những người "tập kết" không còn hoạt động gì trong đảng nữa. Khi họ trở về Cam-pu-chia, người ta (những người Khơ-me đỏ) đã buộc họ phải ký vào một tờ cam kết từ bỏ Đảng Nhân dân Cách mạng Cam-pu-chia (tức Pak Pra Chea Chou, tên gọi của Đảng cộng sản Cam-pu-chia, trước thời kì Pôn-pôt). Tuy nhiên, nhiều người cũng không có nhiệm vụ nào cả. Chẳng hạn tại khu 201 không có người nào có một chức vụ trong Đảng.

  - Hồi ấy có cố vấn Trung Quốc không?

  - Vào năm 1974, trong vùng tôi không có.

  - Tại sao anh biết được là các đồng chí của anh đã mất tích?

  - Bởi vì trong các buổi họp, người ta đã báo tin là họ mất tích; vả lại người ta nhắc đi nhắc lại hoài. Thường thường là mất tích khi được kêu đi hội họp. Trên đường đi thường là bị hạ sát bằng một phát súng lục. Đó là trường hợp của tất cả những người bị xếp vào loại gián điệp hoặc thành phần các lực lượng thứ ba.

  - Tại sao gọi là "lực lượng thứ ba"?

  - Lực lượng thứ nhất là những người theo Lon-non; lực lượng thứ hai là Khơ-me đỏ. Lực lượng thứ ba, theo ngôn ngữ của Ang-ca, bao gồm một mặt những người theo Xi-ha-núc, các viên chức cũ của chính phủ ông ta, và mặt khác, những người cộng sản đã tập kết ra miền Bắc Việt Nam.

  - Người ta có nói nhiều đến Xi-ha-núc không?

  - Cái đó tuỳ theo từng vùng. Cũng có khi người ta nói, cũng có khi người ta không dám nói. Tuy nhiên, ai tỏ ra là theo ông ta thì sẽ bị nghi ngờ và bị theo dõi.

  - Về vấn đề thanh toán, thì chính xác ra ai đã bị thanh toán và thanh toán theo một tỉ lệ là bao nhiêu? Đặc biệt là trong số những đồng chí "tập kết" của anh?

  - Phần lớn những đồng chí của tôi đã bị thủ tiêu, giết chết. Nhưng tôi không có những con số chính xác.

  - Còn đối với những người theo Xi-ha-núc thì ra sao?

  - Tất cả những trưởng ấp (Phum), xã (Khum), quận trưởng (Srok) và tỉnh trưởng. Cả những binh sĩ của Xi-ha-núc đã chạy theo kháng chiến nữa. Có không biết bao nhiêu là người vợ goá vì thường thường người ta chỉ giết đàn ông thôi.

  - Trong số những người tập kết anh biết rõ, anh ước tính số bị giết chết là bao nhiêu?

  - Tại khu 201, tất cả chúng tôi gồm hơn 100 người tập kết. Bây giờ chỉ còn có 6 người sống sót, 4 người có mặt tại Việt Nam, tại đây, 1 còn ở miền Tây và tôi.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: Đinh Phạm Kiều trong 07 Tháng Mười Một, 2008, 03:52:57 pm
Không thể nào nói hết tội ác của bọn xâm lược - bất cứ là quân đội của nước nào - đối với đồng bào ta! Ngày xưa, bon lính Pắc-Chung-Hy (Sư đoàn Bạch Hổ và Thanh Long của Đại Hàn dân quốc) cũng tàn sát đồng bào ta ở Bình Định nhiều lắm. Rồi đến bọn lính "Mảng xà vương" của Thái Lan cũng từng gây tội ác trên quê hương ta. Bây giờ, ta đang trong xu thế hội nhập nên bỏ thù thành bạn, chứ tội ác thì muôn đời vẫn là tội ác, đúng không? Tôi đã từng tới Ba Chúc, thăm những dấu tích mà bọn diệt chủng Pôn-Pốt; Iêng-Xa-Ry để lại trên mảnh đất đau thương này! Được người dân ở đó kể lại tội ác của bọn Kh'Mer đỏ mà lòng sục sôi căm hờn! Dấu máu của người dân vô tội vùng Ba Chúc vẫn còn in trên vách ngôi chùa, nơi này bọn Pôn-Pốt đã ném lựu đạn vào hầm trú ẩn, giết sạch những người dân không có tấc sắt trong tay! Chỉ duy nhất có một ngườin sống sót kể lại câu chuyện kinh hoàng đó, nghe thật là thê thảm, các bạn ạ! Rồi các hòm kính đựng đầu lâu của dân Ba Chúc vẫn còn đó như một dấu tích căm hờn. Nhắc nhỡ ta không bao giờ quên cái tội ác mà bọn khốn nạn Kh'Mer đỏ đã ghi dấu trên quê hương ta! Một người bạn thân của tôi, từng chiến đấu bên K những tháng năm cống Mỹ cho biết: Ngày đó, nếu bộ đội VN mà đi lẻ tẻ thì bọn Kh'Mer đỏ sẵn sàng tấn công và "cáp duôn" (giết chết!) Chủ yếu là bọn chúng lấy...quần áo, súng đạn, gạo, dép và...tất cả những gì mà người lính Việt Nam mang trên người. Hồi chống Mỹ - hạt gạo chia tư, mối thù xẻ nửa  - mà còn như thế, thì chuyện bọn chúng nổ súng tấn công ta vào lúc 12 giờ trưa ngày 30/4/1975 cũng là lẽ tất nhiên! Chúng ta, sau Giải phóng chỉ hòa bình được có ...mấy chục phút! Rồi sau đó, cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới kéo dài như các bạn đã biết! Người lính Việt Nam không bao giờ quên được những tội ác mà bọn ngoại bang để lại trên đất nước, trên cơ thể đồng bào ta! Bọn chính trị sa lông ở nước ngoài muốn nói gì, cứ để chúng "sủa" cho sưong771 miệng. Có chết ai đâu, mà cũng đâu có ai tin bọn chúng nửa? Chỉ có những người còn thù ghét chế độ của ta mới có hành động, lời nói bênh vực bọn chúng thôi! Chào các bác nhé!


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: dongadoan trong 07 Tháng Mười Một, 2008, 06:20:08 pm
                               
Lời khai của Tan Sareun
                               
Cựu Ít-xa-rắc, 53 tuổi



  Tôi sinh đẻ tại Phnom Penh, cây số 6 trên đường đi Prek Dam. Vào năm 1950 tôi tham gia phong trào Ít-xa-rắc tại Kompong Cham và phục vụ trong ngành tình báo quân đội. Năm 1974 cha mẹ tôi đều đã bị giết chết tại Cam-pu-chia. Mãi tới năm 1976 tôi mới lấy vợ.
Năm 1954, khi được đưa ra tập kết ở miền Bắc Việt Nam, người Việt Nam thường gọi đùa tôi là 'cán bộ Đa-dê-năng" (một cán bộ đa năng cũng giống thuốc Đa-dê-năng có thể trị bá chứng vậy), tức là một loại cán bộ cơ sở có thể điều đi bất cứ chỗ nào, và giao cho bất cứ
nhiệm vụ gì tuỳ theo nhu cầu của lúc đó.

  Thế nên tại miền Bắc Việt Nam, lúc đầu tôi làm công nhân tại nhà máy điện mới được xây cất và phải đưa vào sản xuất. Vào lúc ở gần đó đê Mai Lâm bị vỡ, tôi đã tham gia đắp đê lấp chỗ vỡ. Năm 1957, tôi được đưa đi học tập chính trị tại Phú Thọ, rồi năm 1958 được đưa đi Vĩnh Phúc để học phổ thông bổ túc. Tôi không đi Trung Quốc. Nhưng tôi đã làm việc tại miền thượng du như làm công nhân tại mỏ thiếc Tĩnh Túc. Vào năm 1962, khi tôi còn đang làm việc tại đấy, người ta đã đưa tôi đi học trường bổ túc dành cho công nhân và nông dân, mở tại Đông Triều. Sau khi học hết lớp 10, tôi được điều vào Nghệ An với tư cách là bí thư trường đào tạo công nhân chuyên nghiệp. Năm 1966-1967, người ta đưa tôi sang Ban đối ngoại của Đảng do đồng chí Xuân Thuỷ phụ trách. Tôi ở đấy cho đến năm 1970. Khi xảy ra vụ Lon-non làm đảo chính, người ta quyết định đưa tôi về nước để tham gia chiến đấu. Thế là tôi đã làm xong nhiệm vụ "cán bộ Đa-dê-năng" tại Việt Nam để lại tiếp tục một nhiệm vụ mới tại chính nước tôi, tại đây còn đủ mọi việc phải làm.

  Tôi là trong số những người đã tổ chức cho những đoàn xe tiến vào Nam. Rời Bắc Việt Nam vào Cam-pu-chia, tổng cộng có khoảng trên 1000 người Khơ-me tập kết ra Bắc vào năm 1954. Chúng tôi đi từng đợt khoảng 100 người và theo đường mòn Hồ Chí Minh. Nhóm của tôi gồm khoảng 120 người, đi đường nhiều người ngã bệnh và lúc tới nơi chúng tôi chỉ còn 63 hay 68 người, tôi không nhớ đích xác con số. Một số đã tới sau. Bây giờ tôi tự hỏi không biết bao nhiêu người trong số chúng tôi hiện nay còn sống.

  Sau khi trỏ về nước được ba tháng, chúng tôi được phân tán đi hầu hết khắp mọi nơi trên đất nước Cam-pu-chia. Tôi đã làm bí thư huyện uỷ, rồi uỷ viên đảng bộ tại Kompong Cham từ 1970 đến cuối năm 1973. Lúc ấy tôi nhận thấy chúng tôi không còn được Đảng tín nhiệm nữa. Tôi mất chức và được đưa sang hành chánh, phụ trách Ty y tế trong tỉnh.

  Lúc ban đầu, tôi rất sung sướng được trở về nước. Sau khi quyết định của Đảng được chấp thuận và phổ biến vào hồi ấy, tức năm 1970, tôi đã làm việc hết sức mình để móc nối, tiếp xúc, xây dựng cơ sở đủ loại. Tôi đã xây dựng được những tổ, những cơ sở cho quân đội, cho Đảng, cho các phong trào quần chúng. Tôi đào tạo các cán bộ và phổ biến đường lối. Vào cuối năm 1973, càng ngày tôi càng cảm thấy có nhiều dấu hiệu nghi kỵ tại vùng hoạt động của tôi. Người ta không muốn tôi tham dự những buỏi hội họp ở Trung ương nữa. Người ta đã giao cho tôi nmột công tác không có một trách nhiệm chính trị nào, rồi kế đó, tôi lại chẳng được giao cho công tác nào rõ rệt cả.

  Kể từ lúc đó, người ta đã thúc đẩy các cán bộ cấp cơ sở phê bình tôi. Người ta lên án tôi là người Cam-pu-chia mà lại đội nón lá như là người Việt Nam. Người ta nói rằng, chịu để đưa ra miền Bắc là tôi đã chạy theo cá nhân chủ nghĩa và có tinh thần cầu an. Nói đến tôi, người ta cứ coi tôi như là một kẻ mưu mô xảo quyệt, mới giành được địa vị. Một vài người bạn của tôi trước đây có ở miền Bắc Việt Nam đã bị ám sát.

  Đó là trường hợp của Rotana Kéo, trước kia có học ở Đông Triều và đã làm tiểu đoàn trưởng ở Kompong Thom. Trong nội bộ Ang-ca, anh ta đã chỉ trích các cán bộ khác là đã không chăm sóc đến đời sống của các chiến sĩ. Anh cũng đã chỉ trích một số cán bộ là đã theo đuổi một chính sách bè phái, đã đề cao vợ con mình thay vì tiến cử những người có thành tích tốt trong đơn vị. Rotana Kéo được triệu tập đi họp và đã bị ám sát ở giữa đuờng.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: zjnzenzon trong 09 Tháng Mười Một, 2008, 08:38:16 pm
cảm ơn các bác về bài viết này. Có lẽ khôngcso các bác, không có bài này thì em sẽ không thể biết đc về những trang lịch sử vn mà ngày nay bị bôi đi với vô số điều ngược lại hẳn so với lịch sử mà em đc biết qua mang. KHông tin các bác lên google tìm xem 10 bài viết về ba chúc thì ít nhất có 3 bài là... :(


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tomi_66 trong 13 Tháng Mười Một, 2008, 10:12:31 pm
Nhung gi ma cac cuc binh post len dien dan, nhung hinh anh va loi ke, tat ca deu su that, chinh ban than toi cung tung tham gia chien dau tai Mat tran 479 thuoc trung doan 88, va toi cung nhu tat ca nhung nguoi ban dong ngu deu chung kien nhung ho chon nguoi, nhung chiec so nguoi binh be o phia sau, that it nhung chiec so bi ban, da phan deu bi dap dau, Ngay tai thanh pho Siemriep, toi tam dong quan tai noi ma truoc kia la Truong quan chinh doi dien Ks Sihanuc ( dung dan vao Bo Tu lenh mat tran 479, cac ban co tin rang chung toi ngoi an com troi mua, no la lam troi di lop dat mong va loi len nhung dau lau va xuong nguoi trang heu, ho bi giet va vui xuong dat that nong chu khong duoc chon cat tu te


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tuaans trong 13 Tháng Mười Một, 2008, 10:26:20 pm
Chào bác, hy vọng được nghe bác kể chuyện! Mà bác đừng kể chuyện xịt ba-lô pốt như lão haanh nhá!  ;D


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: yta262 trong 14 Tháng Mười Một, 2008, 10:08:10 pm
Nhung gi ma cac cuc binh post len dien dan, nhung hinh anh va loi ke, tat ca deu su that, chinh ban than toi cung tung tham gia chien dau tai Mat tran 479 thuoc trung doan 88, va toi cung nhu tat ca nhung nguoi ban dong ngu deu chung kien nhung ho chon nguoi, nhung chiec so nguoi binh be o phia sau, that it nhung chiec so bi ban, da phan deu bi dap dau, Ngay tai thanh pho Siemriep, toi tam dong quan tai noi ma truoc kia la Truong quan chinh doi dien Ks Sihanuc ( dung dan vao Bo Tu lenh mat tran 479, cac ban co tin rang chung toi ngoi an com troi mua, no la lam troi di lop dat mong va loi len nhung dau lau va xuong nguoi trang heu, ho bi giet va vui xuong dat that nong chu khong duoc chon cat tu te
Trung đoàn 88, con hổ xám Miền Đông, thuộc F302 phải không? Thân chào đồng đội tomi_66! Ytá ở trung đoàn pháo 262, F302 đây. Tomi_66 đóng ở Siêm Riệp từ năm nào tới năm nào vậy, ở đây có nhiều đồng đội từng tham chiến ở chiến trường Siêm Riệp như bác haanh, hiephoa2000, lukhach ... Rất mong nghe bác kể về E88 ở Xa Mát, Lò Gò, Xóm Giữa, Kampong Cham, Kampong Thom, Kralanh, Chông Kal, Sầm Rông, Núi Hồng, Núi Cốc ... Khách sạn Sihanuc bác nói có phải ngay đầu Cầu Đá, khu công viên trung tâm Siêm Riệp không? Ytá học quân y gần đó năm 1979.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: hiephoa2000 trong 15 Tháng Mười Một, 2008, 02:26:56 am
em xin đính chính là em kô trực tiếp tham chiến ạh. em chỉ đi công tác thôi. bác giới thiệu em thế người ta biết cười em chết ạh ;D :o


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tomi_66 trong 15 Tháng Mười Một, 2008, 04:27:25 am

Trung đoàn 88, con hổ xám Miền Đông, thuộc F302 phải không? Thân chào đồng đội tomi_66! Ytá ở trung đoàn pháo 262, F302 đây. Tomi_66 đóng ở Siêm Riệp từ năm nào tới năm nào vậy, ở đây có nhiều đồng đội từng tham chiến ở chiến trường Siêm Riệp như bác haanh, hiephoa2000, lukhach ... Rất mong nghe bác kể về E88 ở Xa Mát, Lò Gò, Xóm Giữa, Kampong Cham, Kampong Thom, Kralanh, Chông Kal, Sầm Rông, Núi Hồng, Núi Cốc ... Khách sạn Sihanuc bác nói có phải ngay đầu Cầu Đá, khu công viên trung tâm Siêm Riệp không? Ytá học quân y gần đó năm 1979.
[/quote]

Vang bac Yta noi dung roi, vi doi dien ben kia la quan y vien 7e, ke ben la trai giam linh Ponpot bac a, co le bac hoc quan y gan Bo Tu Lenh 479 phai khong, tui ve nam 85 bac a, va vung hoat dong thi bac cung da biet roi, vang toi se co gang danh nhieu thoi gian de viet lai nhung thang nam do, nhung ky niem cua mot thoi ao linh, Thay bac cung F302 toi cung vui nhieu lam, con nhung ai chung don vi nua khong bac, hom nay toi danh chut it thoi gian de viet o noi lam viec, co le cuoi tuan toi se viet nhieu neu co gi quen mong bac va dong doi nhac nho nhen, toi o xa que nhieu lam, Nhung thang nam do va ban be toi khong bao gio quen duoc dau, toi cung bi thuong trung min nhe o chan may ma khong thao gio, cac bac a lan do toi bi lam song luon vi khong con thuoc gay me nua, Vai hang tham bac va tat ca moi nguoi, cau chuc cho tat ca duoc binh an, cau chuc cho moi nguoi luon may man va nhieu an lanh trong cuoc song, toi phai di don con ve nha cho me no roi chay len lam lai.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: yta262 trong 17 Tháng Mười Một, 2008, 06:44:41 pm
Vang bac Yta noi dung roi, vi doi dien ben kia la quan y vien 7e, ke ben la trai giam linh Ponpot bac a, co le bac hoc quan y gan Bo Tu Lenh 479 phai khong, tui ve nam 85 bac a, va vung hoat dong thi bac cung da biet roi, vang toi se co gang danh nhieu thoi gian de viet lai nhung thang nam do, nhung ky niem cua mot thoi ao linh, Thay bac cung F302 toi cung vui nhieu lam, con nhung ai chung don vi nua khong bac, hom nay toi danh chut it thoi gian de viet o noi lam viec, co le cuoi tuan toi se viet nhieu neu co gi quen mong bac va dong doi nhac nho nhen, toi o xa que nhieu lam, Nhung thang nam do va ban be toi khong bao gio quen duoc dau, toi cung bi thuong trung min nhe o chan may ma khong thao gio, cac bac a lan do toi bi lam song luon vi khong con thuoc gay me nua, Vai hang tham bac va tat ca moi nguoi, cau chuc cho tat ca duoc binh an, cau chuc cho moi nguoi luon may man va nhieu an lanh trong cuoc song, toi phai di don con ve nha cho me no roi chay len lam lai.
Bác Tomi_66 ráng hồi ký với đồng đội cho vui, E88 của sư đoàn quân Tiên Phong thuở xưa mà góp mặt, chắc chắn là có nhiều câu chuyện thú vị lắm đây, cả Sầm Rông Chông Kal thời đó nhờ uy của E88 mà Pôn Pốt không dám quậy nhiều. Bác tomi_66 vào K. năm nào vậy? Ở đây tuy không có ai trong F302, nhưng tất cả các bạn đều rất muốn nghe nhật ký kỷ niệm chiến trường, à, có bác Haanh ở 7705, sát cánh cùng 302 từ đầu tới cuối. Ngoài ra là các bác ở quân đoàn 4 (như trungsy1, lethaitho) cũng có thời cùng hành quân với F302. Bác nói là ở xa, cho ytá thử đoán mò: chắc là nửa vòng trái đất với VN phải không?


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 17 Tháng Mười Một, 2008, 07:08:28 pm
Bác yta cho em hỏi sao lại có trung đoàn 88 thuộc sư 302 nũa vì ông bố vợ em là quân của trung đoàn 88 sư 308 cơ mà hay biên chế quân đội ta có trùng số của các trung đoàn không nhỉ?


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: yta262 trong 18 Tháng Mười Một, 2008, 11:47:39 am
Bác yta cho em hỏi sao lại có trung đoàn 88 thuộc sư 302 nũa vì ông bố vợ em là quân của trung đoàn 88 sư 308 cơ mà hay biên chế quân đội ta có trùng số của các trung đoàn không nhỉ?
Hôm nọ bác Chiangshan đã trả lời, bác Thắng đọc ở đây nhé http://www.quansuvn.net/index.php?topic=2218.msg35723#msg35723. Có lẽ ông bố vợ của bác Thắng là quân của Trung đoàn “Tu Vũ” anh hùng của sư đoàn thép 308 chiến đấu trên tuyến sông Đà tỉnh Hoà Bình vào những năm tháng chống Pháp?


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: lethaitho trong 18 Tháng Mười Một, 2008, 01:59:10 pm
Xin chào mừng bác Tomi_66 !
Mong bác có những bài viết cho tụi em đọc. Nhưng nếu có thể, bác ráng viết có dấu giúp, kẻo anh em trên này " mắt mờ chân chậm " rùi. Đọc tét cả mắt.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: khanhhuyen trong 05 Tháng Mười Hai, 2008, 04:53:38 am

thoi ao linh, Thay bac cung F302 toi cung vui nhieu lam, con nhung ai chung don vi nua khong bac,

Ầuy! bác tomi_66 lính F 3 không có hai thì còn có tôi nữa nè....... ??? ::) :o 8) ;D

toi o xa que nhieu lam,

Cùng khổ luôn.
 ;D
Nhung thang nam do va ban be toi khong bao gio quen duoc dau,

trời ơi ấm ức nha.Y trang nha. ::) ??? ;D

toi cung bi thuong trung min nhe o chan may ma khong thao gio,
Trời ơi số má y trang  ;D ??? ::) 8)

em rên riết mệt quá may có bác hỗ chợ.Rảnh rỗi kiếm chỗ nào uống bia nghe bác tomi_66 để nhớ lại một thời xa vắng ấy..


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tuaans trong 05 Tháng Mười Hai, 2008, 12:40:21 pm
Hơ hơ, các bác! Topic này là chỗ chát với polpot mà!


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tomi_66 trong 09 Tháng Mười Hai, 2008, 12:22:59 am
Bac o 302 that a, hien bay gio bac o dau, neu o Vn thi danh chiu vay vi toi o xa to quoc roi, nhung luc nao cung nho den ban be con o que nha va nhat la nhung thang nam o chien truong K, mong rang se nhan duoc tin cua Bac, chuc bac va gia dinh luon binh an trong cuoc song. Than ai


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: yta262 trong 09 Tháng Mười Hai, 2008, 07:39:22 am
Bac o 302 that a, hien bay gio bac o dau, neu o Vn thi danh chiu vay vi toi o xa to quoc roi, nhung luc nao cung nho den ban be con o que nha va nhat la nhung thang nam o chien truong K, mong rang se nhan duoc tin cua Bac, chuc bac va gia dinh luon binh an trong cuoc song. Than ai
Thật chớ sao không, ytá khi xưa ở trung đoàn pháo mặt đất E262 từ năm 78-82, từng đóng ở Sa Mác rồi nhiều địa danh nữa trải dài cho tới Sầm Rông cách biên giới Thái 30 cây số. Ngoài bác tomi_66, tôi và bác Khánh Huyền cũng là cưu chiến binh (CCB) nay sống cách xa tổ quốc. Tôi ở Sydney, cách VN 3 múi giờ, nhưng lệch 4 tiếng do daylight saving.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: matkieng trong 14 Tháng Mười Hai, 2008, 10:39:27 pm
Bac o 302 that a, hien bay gio bac o dau, neu o Vn thi danh chiu vay vi toi o xa to quoc roi, nhung luc nao cung nho den ban be con o que nha va nhat la nhung thang nam o chien truong K, mong rang se nhan duoc tin cua Bac, chuc bac va gia dinh luon binh an trong cuoc song. Than ai
Thật chớ sao không, ytá khi xưa ở trung đoàn pháo mặt đất E262 từ năm 78-82, từng đóng ở Sa Mác rồi nhiều địa danh nữa trải dài cho tới Sầm Rông cách biên giới Thái 30 cây số. Ngoài bác tomi_66, tôi và bác Khánh Huyền cũng là cưu chiến binh (CCB) nay sống cách xa tổ quốc. Tôi ở Sydney, cách VN 3 múi giờ, nhưng lệch 4 tiếng do daylight saving.
yta262@: Tối hôm qua mới tiển bướm con đi  Sydney, chiều nay mới phôn về, nhớ bướm con quá sydney xa vời vợi.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: kanzakill trong 21 Tháng Mười Hai, 2008, 01:21:39 pm
Mới có vài chục năm sau thảm sát Ba chúc,Tân lập mà đã có người Việt lơ mơ không biết thật giả thế nào,trong khi đó nhân chứng sống còn đây.Vậy vài chục năm nữa thì sẽ ra luận điệu là bộ đội Vn chặt đầu dân Campuchia kê bếp.
 Tôi cũng có đọc qua cái "bãi" viết của một thằng cha nào đó ở trên mạng về thảm sát Ba chúc,đổ cho bộ đội.Mẹ,thằng cha này nó có còn tính người nữa đâu,nó ngậm c.. phun người không thấy ngượng,bệnh hoạn.Chỉ có những thằng bệnh hoạn mới có được những ý nghĩ thế thôi.Thằng cha này bản tính cũng như bọn khơ me đỏ thôi,mặc dù nó có thể là gốc Việt.
 Còn anh em ta đọc nhiều,nghe nhiều.Nên biết sàng lọc,suy nghĩ.
Khmer đỏ nó giết đồng bào của nó như ngóe thì làm sao nó có thể nhân đạo với người khác được.
 Cứ để ý xung quanh,thằng chồng vũ phu,thằng con bất hiếu với cha mẹ thì sẽ không bao giờ là bạn tốt với ai,không thể là người tốt trong xã hội được.

Trước tiên xin tự xưng là cháu , vì hiện nay mới chỉ 17 tuổi .
Lúc nhỏ cháu cũng chẳng biết gì về vụ thảm sát này . Sau nhờ vào lượng thông tin ít ỏi trong sách giáo khoa ( thật sự là quá ít ) và lời kể về người bác hi sinh hi sinh ở biên giới Tây Nam thì mới lờ mờ hình dung được . Tra tìm trên mạng cuối cùng cũng có thông tin về sự kiện này , không hiểu tại sao dân Campuchia ghét người VN thế nhỉ ? Đến lớp hỏi các bạn xem có ai biết về sự kiện này không thì họ chỉ toàn biết tên phim kinh dị không hà ( ? ) . Trong lúc tra tìm có đi lạc qua 1 trang web kiểu "Vì VN dân chủ" . Đọc mấy thông tin trên đó mà hết hồn : nào là Thảm sát mậu thân , rồi lại VC Thảm sát Ba Chúc ( bị ghi là Ba Chục !? ) như đã nêu trên . Khi hỏi lại người bác trước đây bị bắt lính thì mới biết "Thảm sát mậu thân" = lính Mỹ dư đạn + trả thù chính trị + xác lính Ngụy . Còn vụ Thảm sát Ba Chúc thì vô lí hết sức , vậy mà những người trẻ ở nước ngoài cũng tin ?

Sau khi thu lượm trên mạng , rút ra được các kết luận :
_ Người Campuchia ghét VN , thân với người TQ , khó hiểu ?
_ Nhiều người nước ngoài tin rằng Thảm sát Ba Chúc là do VC làm (???)
_ Giới trẻ VN ít ai biết vệ sự kiện này , trong 1 lớp 45 người chỉ 3 người biết
_ Nhiều người nhầm Campuchia là VN ( vô lí hết sức )

Sau khi qua Campuchia thăm bà con , rút ra các kết luận :
_ Người VN thường bị chặt chém , khó dễ còn người TQ thì có cảm giác được đối xử tốt hơn
_ Những di tích của vụ thảm sát ( vô tình hay cố ý ) bị phá hoại khá nhiều
_ Phần lớn người VN ở Campuchia phải giấu quốc tịch
_ Có tư tưởng ở Camupuchia cho rằng VC là bên bắt đầu , tạo nên các cánh đông chết ở Campuchia

Bây giờ nói chuyện này với mấy đứa bạn thì bị chửi là khùng , thử hỏi nếu không ngăn Khơme Đỏ thì bây giờ VN còn không ?


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: dksaigon trong 21 Tháng Mười Hai, 2008, 08:00:41 pm
Vài lời với cháu kanzakill

Vấn đề cuộc chiến ở KPC 30 năm trước đến nay đối với nhiều người vẫn còn những dấu hỏi ! bởi cuộc chiến này ít được nhắc đến, âu cũng là vấn đề mà các cựu binh năm xưa phải vào diễn đàn này để nhắc lại chuyện ngày xưa , bởi nó là lịch sử mà lịch sử thì không thể chỉ nhận biết qua một vài sự kiện hoặc dựa trên những thành kiến để phán xét ! nó phải khách quan và cũng phải cần có thời gian !
Có thể cháu chưa xem hết các ý kiến, ký ức của các cựu binh trong các box liên quan đến cuộc chiến này , hoặc nếu đã xem hết thì có lẽ vẫn chưa thoát ra khỏi cái thành kiến mà nhiều người đã tin như một định đề : giữa VN và KPC có sự thù hằn từ những vấn đề của lịch sử thì tất nhiên “ nó “ không ưa ta thì “ ta “ cũng không ưa nó ! và từ đó sự thù địch là hiển nhiên và mãi mãi ?!
Những gì cháu đã xem trên mạng chú cũng đã xem, và cháu đã tự đi tìm câu trả lời ! cũng còn mờ mịt lắm phải không ? chú chỉ bổ sung một số ý mà cháu nói là đã thực tế rút ra !
Sau gần 30 năm chú đã trở lại đất nước bạn để tìm lại những ký ức tuổi trẻ mà cho đến giờ khi đã quá nửa đời người chú chỉ thấy quảng đời chú tham gia cuộc chiến ở bên đó là thực sự đáng để nhớ, đáng để đã sống của một đời người, cháu có thể cho rằng đó chỉ là cái nhìn về cuộc đời của một người “cũ “ như chú ! không sao , dẫu gì nó cũng còn hơn cái tư duy mà một số người VN trên mạng lại tự hổ thẹn là mình là người VN vì đã xâm lược KPC , mà cũng chỉ nghe qua những người khác nói ?!
Người Việt ở bên K thì cũng nhiều vấn đề để tìm hiểu , có lớp người đã sinh ra và lớn lên ở bên đó , có lớp người mới sinh sống những năm gần đây , nhìn qua thì chưa thể đánh giá đúng và đủ về người Việt tại K hay gọi là Việt kiều ! người Hoa thì phần lớn họ đã sinh sống tại K hàng trăm năm trước như người Hoa tại VN, họ gần như đã hòa nhập vào cộng đồng dân tộc khơme , không có  sự khác biệt nhiều ! và trong chế độ Ponpot người Hoa cũng bị đối xử tàn tệ vì phần lớn thuộc thành phần tư thương thành thị, chứ không có sự tử tế gì, điều này mấy năm ở K chú đã kiểm nhận được ! nếu nói hiện nay người Hoa được người K tôn trọng , e dè hơn thì điều đó cũng dễ hiểu trong một xã hội kinh tế thị trường hiện nay, bởi phần lớn họ có vị thế của đồng tiền ! như đã nói, họ có gốc rễ lâu đời tại K và mối liên hệ tại VN nên sau chế độ pốt sụp đổ họ hồi phục và phát triển nhanh và trở lại thế lực kinh tế vốn có ! còn người Việt ở K thì sao ? phần lớn đều nghèo khó và thất học ! vậy thì câu trả lời đâu nhất thiết phải gượng ép gán nội dung dân tộc, chính trị vào !
Hồi qua thăm lại đất K , chú vẫn giữ niềm tin về người dân bạn hiền hòa và niềm tin về sự “ samaki “ ngày xưa ! và thực sự lớp trẻ dân K rất có hiểu biết và có cảm tình tốt với người Việt qua tiếp xúc với du khách như chú khi chú tự xưng là cựu binh hồi 79 qua thăm lại đất nước K , cái cảm tình ấy thể hiện ngay từ anh xe ôm đến cậu lễ tân khách sạn, anh tài xế , phụ xe khách nội địa với lời chào, nụ cười thân thiện, với chị bán hàng ăn…là giảm ngay một nửa giá ( bởi trước đó nói thách ) ! có thể cái kiểm nhận được như cháu đã nói là cũng có, là khác với cái chú đã kiểm nhận được, điều đó cũng là bình thường và dễ hiểu và nó cũng không thể khái quát hết để đi đến kết luận là người K thù ghét người Việt ?! Tóm lại vấn đề người Việt sinh sống tại K và người Việt với ý nghĩa người Việt nam nói chung trong quan hệ với người Kampuchia , đất nước, luật pháp KPC nói chung phải được nhìn trong cái nhìn toàn cục và đối với chú thì dân tộc khơme với đất nước KPC là bạn và giúp bạn trong lúc họan nạn là điều chú vẫn tự hào của của cuộc đời chú !  vài lời khó có thể nói hết vấn đề nhưng mong  là cháu có thể tin rằng sự hy sinh của lớp cha anh ngày xưa không hề vô nghĩa cho cái tình láng giềng bè bạn của hai nước hai dân tộc !


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: hiephoa2000 trong 22 Tháng Mười Hai, 2008, 09:47:12 am
xin tiếp lời bác là những hiểu lầm và ngộ nhận đã xảy ra trong tư tưởng của 1 số người về cuộc chiến ở biên giới tây nam , 1 phần là do chiến tranh tâm lý , 1 phần là do nhận thức . ngày đó ở hậu phương mà nghe đài của địch mới thấy , cái mảng tâm lý chiến này nó quan trọng đến thế nào đối với mỗi cuộc chiến phải không bác


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: MUCTAU trong 24 Tháng Mười Hai, 2008, 08:07:30 am
Cảm ơn bác DKSAIGON đã giảng giải . Ko cứ gì lớp trẻ , hiện nay còn nhiều người có  nhận thức sai về bản chất quan hệ Việt - Miên . Âu cũng do ta thiếu thông tin rộng rãi để kẻ xấu có cơ tranh thủ xuyên tạc .


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: lethaitho trong 24 Tháng Mười Hai, 2008, 08:47:58 am
cho đến giờ khi đã quá nửa đời người chú chỉ thấy quảng đời chú tham gia cuộc chiến ở bên đó là thực sự đáng để nhớ, đáng để đã sống của một đời người

Cám ơn đồng đội đã nói hộ lòng tôi!


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: bamhinh trong 24 Tháng Mười Hai, 2008, 02:53:03 pm
Vì đất nước, vì quê hương, vì người dân khơme nên các chú đã có một thời "đáng để nhớ, đáng để đã sống".
Cảm ơn các chú vì Việt Nam hôm nay, vì Campuchia hôm nay và mai sau!


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: matkieng trong 24 Tháng Mười Hai, 2008, 08:11:27 pm
Cảm ơn bác DKSAIGON đã giảng giải . Ko cứ gì lớp trẻ , hiện nay còn nhiều người có  nhận thức sai về bản chất quan hệ Việt - Miên . Âu cũng do ta thiếu thông tin rộng rãi để kẻ xấu có cơ tranh thủ xuyên tạc .
quan hệ VN-CPC trải nhiều giai đoạn, trong tiến  trình mỡ cỏi chúng ta ít nhiều cũng đụng chạm tới lòng tự tôn dân tộc của người dân CPc, nhưng cuộc chiến tây nam, theo cá nhân tôi nghỉ thì dứt khoát phải tiến hành, bọn pốt thảm sát dân ta nhiều lắm ,không rieng gì ở ba chúc, đừng để ý nhửng lời xuyên tạc nhảm nhí đó. Tài liệu về cuộc chiến VN-CPC trên trang quân sự có nhiều.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tin trong 02 Tháng Giêng, 2009, 10:12:53 am
Phát sóng phim tài liệu về Pol Pot và vai trò của VN

Phim tài liệu
Những năm tháng máu và hoa (Tập 1 )


(Hà Nội) - Từ 21g20 ngày 2-1 trên VTV1, tập đầu tiên của bộ phim tài liệu khẳng định quan hệ ngoại giao VN - Campuchia nhân kỷ niệm 30 năm chấm dứt chế độ diệt chủng Pol Pot có tên Những năm tháng máu và hoa sẽ được phát sóng.

Phim do Đài truyền hình VN thực hiện trong hơn một năm, gồm sáu tập, thuật lại một cách chi tiết những tội ác tày trời của chế độ diệt chủng, âm mưu phá hoại của Pol Pot, với những hình ảnh, tài liệu quý giá lần đầu được công bố, đồng thời làm rõ vai trò lịch sử của VN trong việc chấm dứt chế độ diệt chủng, mở ra thời kỳ mới cho đất nước Campuchia.

Các tập tiếp theo của bộ phim sẽ được phát đều đặn từ ngày 4 đến 8-1 trên VTV1
theo báo Tuổi Trẻ


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: nguoilinh trong 10 Tháng Giêng, 2009, 11:51:03 am
Em vừa xem trên VTV4 phần bốn bộ phim này nói về tội ác chiến tranh của Pôn pốt đối với nhân dân xã Ba Trúc huyện....tỉnh An Giang ghê phết. Cuộc chiến bắt đầu từ năm 77 tuy nhiên không hiểu sao ta lại để cho chúng tấn công bắt cóc mang về nước và giết hại tại chỗ 25.000 đồng bào. Lúc ấy lực lượng quân đội ta đang đông và mạnh, vậy lực lượng biên phòng đâu để chúng lấn sâu vào biên giới.
Các bác cố theo dõi bộ phim này sẽ hiểu phần nào về cuộc chiến và sự dã man của Pôn Pốt.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tuaans trong 10 Tháng Giêng, 2009, 12:06:41 pm
Em vừa xem trên VTV4 phần bốn bộ phim này nói về tội ác chiến tranh của Pôn pốt đối với nhân dân xã Ba Trúc huyện....tỉnh An Giang ghê phết. Cuộc chiến bắt đầu từ năm 77 tuy nhiên không hiểu sao ta lại để cho chúng tấn công bắt cóc mang về nước và giết hại tại chỗ 25.000 đồng bào. Lúc ấy lực lượng quân đội ta đang đông và mạnh, vậy lực lượng biên phòng đâu để chúng lấn sâu vào biên giới.
Các bác cố theo dõi bộ phim này sẽ hiểu phần nào về cuộc chiến và sự dã man của Pôn Pốt.

Ở chỗ này có bàn tới.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=4812.0


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: linh_gac_cong trong 10 Tháng Chín, 2009, 09:38:55 pm
Em vừa xem trên VTV4 phần bốn bộ phim này nói về tội ác chiến tranh của Pôn pốt đối với nhân dân xã Ba Trúc huyện....tỉnh An Giang ghê phết. Cuộc chiến bắt đầu từ năm 77 tuy nhiên không hiểu sao ta lại để cho chúng tấn công bắt cóc mang về nước và giết hại tại chỗ 25.000 đồng bào. Lúc ấy lực lượng quân đội ta đang đông và mạnh, vậy lực lượng biên phòng đâu để chúng lấn sâu vào biên giới.
Các bác cố theo dõi bộ phim này sẽ hiểu phần nào về cuộc chiến và sự dã man của Pôn Pốt.
Gữi bác nguoilinh:
 Thực sự cuộc chiến đã manh nham bắt đầu từ 17/4/1975 à 8). Sau khi Giải phóng Nông Pênh, Pôn-Pốt đả tuyên bố xây dựng chủ nghĩa Cộng Sản trong 3 ngày ( Sau này Mao Trạch Đông phải nói một câu: Tôi có người học trò còn giỏi hơn tôi. ::)..) tập đoàn diệt chủng này dồn dân về nông thôn hết. Xóa bỏ đồng tiền ;D, đốt các Ngân Hàng, biến Ngân Hàng thành nhà tù, xóa bỏ trường học. Chia dân ra làm 3 thứ dân, dân loại 1 cai trị dân loại 2, dân loại 2 cai trị dân loại 3. Dân loại 3 xét cần cứ đập đầu đem ra bón ruộng là phương châm của tập đoàn diệt chủng này. Chúng bắt đầu phá rối ở biên giới Tây Nam, nhưng giai đoạn này Bộ Chính Trị còn gọi bọn chúng là "đồng chi" chỉ có những cuộc đánh phòng vệ ở biên giới và đất liền, đưa các lực lượng cơ động lên án ngữ biên giới thôi, trong số đó có E95. Sau sự kiện cụ Hun-xen kéo quân qua Việt Nam. Bộ Chính Trị cho các cụ này đi học cấp tốc hết. Đến 1978 tình hình đã căng thẳng, Bộ Chính Trị cho lực lượng của cụ Hen-xen thành lập Mặt Trận Giải Phóng KamPuChia( Cho lực lượng này mở đường đi trước hô hào), cuối 1978 Bộ Chính trị và Thường vụ Đảng uỷ quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng nước ta đã tổ chức ra Sở chỉ huy tiền phương, nhằm hoàn thành sứ mệnh lịch sử của đất nước trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia. Sở chỉ huy tiền phương Bộ Quốc phòng đặt tại sân bay Tân Sơn Nhất. Cho Quân Đoàn 2, Quân Đoàn 3, Quân Đoàn 4, MT-579 của Quân Khu 5, MT-779 của Quân Khu 7, MT-979 của Quân Khu 9 cùng Hãi Quân, Không Quân mở cuộc tổng tấn công. Sau cuộc tổng tiến công như vũ bão của quân ta đã đập tan chế độ diệt chủng Pol Pot-Ieng Sary, đất nước Campuchia được giải phóng. Sau khi Campuchia được giải phóng, Bộ tư lệnh tiền phương chuyển sang Thành phố Phnôm Pênh và gọi là Bộ tư lệnh Mặt trận 719 (hoặc Bộ tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia) do Thượng tướng Lê Đức Anh làm tư lệnh trưởng.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: binhyen1960 trong 11 Tháng Chín, 2009, 01:26:18 pm
 Trên lý thuyết hay sách vở thì đúng là như vậy , còn thực tế để có được những kết quả như nguồn cung cấp trên thì đó là cả một vấn đề . Lực lượng lính bác Hênh trong giai đoạn đầu và chiến dịch GP chỉ là mang tính ngoại giao hoặc tham chiến gọi là có, rất mờ nhạt so với quân tình nguyện VN , cũng bởi nhiều lý do và nói thẳng ra rằng ta chưa thật sự tin họ , trong số họ phần lớn là lính Pốt cũ chạy sang VN nên mức độ tin tưởng cũng rất giới hạn .
 Nếu nói cuộc chiến tranh bắt đầu từ 17.4.1975 thì không đúng , sau khi lấy được chính quyền tại K , Pốt tráo trở và ngay tức khắc xua quân xâm phạm lãnh thổ VN , như tài liệu sách báo nói rất nhiều về vấn đề này , không cần phải các cấp khác trong cuộc nói ra thì ai cũng biết , khi đó chúng ta mới bảo vệ dọc biên giới với những trận đánh nhỏ lẻ , tập kích đồn biên phòng , lính Pốt đánh sang vào 1 2 xã , có nói trong QK9 chúng đánh vào tới thị xã , khi đó chúng ta vừa trải qua chiến tranh liên miên , cấp xã huyện còn chưa ổn định nên sự bố phòng chưa chắc chắn , một đơn vị mạnh của Pốt bất ngờ đánh thì chuyện chúng ta thua chạy cũng là thường .
 Tháng 6.1977 theo lệnh của chính phủ và Quân đội , chúng ta chính thức đưa lực lượng chính quy của ta nhảy vào tham chiến đẩy lùi Pốt về bên kia biên giới .
 Tháng 12.77 một lần nữa chúng ta đánh đuổi Pốt về tới tận phà N.Luong rồi quay về .
 Cũng đâu tháng 4 5.78  đường lối của Đảng và quan điểm cũng rất rõ ràng , nếu Pốt muốn chiến tranh thì ta đưa chiến tranh sang đất K. Bởi vậy mới có chuyện chốt dọc biên giới nhưng lại nằm sâu trong đất K nhiều km và ngay sát biên giới nhân dân VN vẫn lao động sản xuất , cày cấy bình thường .
 Tin tức của nguồn cung cấp cũng chỉ khái quát thôi


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: Banvutrang trong 06 Tháng Mười, 2009, 10:28:54 am
Tiếp theo ý bác Binhyen1960: "...Từ tháng 1 đến tháng 3/1978, ngoài việc phục vụ tin tức, TB còn trực tiếp cùng quân dân các tỉnh An Giang, Tây Ninh, Sông Bé, Đồng Tháp... liên tục nhiều đợt đánh đuổi bọn Pôn Pốt, Iêng Sary bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, gây cho quân địch lâm vào thế bị động lúng túng về mặt chiến lược. Tháng 5/1978, nội bộ địch có nhiều biến động, lực lượng quân sự nổi dậy chống lại chỉ huy phổ biến ở nhiều đơn vị. Phong trào yêu nước của quần chúng chống lại chính quyền phản động Pôn Pốt, Iêng Xary phát triển ở nhiều nơi. Địch buộc phải rút bớt lực lượng về đàn áp phong trào yêu nước trong nội địa.
Thời cơ đã đến, ngày 15/5/1978, chấp hành chỉ thị số 129/QP của BQP, Cục TB phối hợp với các đơn vị bạn cùng lực lượng Cách mạng CPC giúp đỡ tổ chức thành lập Đoàn 578 Căm phu chia cách mạng. Với mục đích ban đầu: thành lập ủy ban khởi nghĩa 5 tỉnh Đông bắc CPC. Trên cơ sở thực lực của ta, lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ địch và yêu cầu của lực lượng cách mạng CPC, ngày 9/6/1978, cơ quan tiền phương Bộ phổ biến nhiệm vụ cho các đơn vị thực hiện đợt phản công đồng loạt trên toàn tuyến biên giới nhằm: tiêu diệt sinh lực chủ yếu của địch, mở rộng phạm vi phòng thủ biên giới của ta và hỗ trợ các lực lượng nổi dậy trong lòng địch của Bạn.
Tháng 10/1978, nhận được tin có một bộ phận nổi dậy đang muốn thoát vòng vây của bọn Pôn Pốt. Theo chỉ thị của TW đảng, Cục TB chỉ đạo 1 phân đội vượt sông Lò Gò - Tây Ninh vào vùng Kraban -Svâyrieng, đội phải vượt qua suối sâu, rừng rậm, đồn bốt địch, có lúc diễn ra những cuộc chiến đấu ác liệt, có đồng chí hy sinh, cuối cùng phân đội đón được các ông Chia Xim, Heng Xom Rin và lực lượng ly khai về căn cứ an toàn, chuẩn bị cho việc thành lập mặt trận dân tộc cứu nước CPC.
Ngày 19/12/1978, TB đã điều tra và báo cáo kịp thời tin: Ngày 24/12/1978 Pôn Pốt, Iêng Xary tuy thất bại nặng nề, nhưng ngoan cố âm mưu mở cuộc tiến công xâm lược trên toàn tuyến biên giới VN. Bộ đã chỉ đạo kịp thời các quân đoàn và các lực lượng vũ trang ta ngay đêm 23/12/1978 chủ động tấn công đạp tan âm mưu của chúng
..."


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: MaxLever trong 08 Tháng Mười Hai, 2009, 04:51:02 pm
Em vào mấy cái mạng kiểu như Paltalk bọn hải ngoại có mấy thằng bố láo suốt ngày gào lên cái giọng "chửi VC" ngứa tai ko chịu đc. hôm nọ nghe bọn nó tranh luận về việc VN đưa quân sang Cam bọn nó cứ nói VN xâm lược Cam vin vào cái cớ Khơme đỏ lúc đó còn đc Trung Quốc ủng hộ ko biết có đúng không ??? ?
Hĩc. thông cảm em mới gia nhập nên còn nhiều cái kô biết. !
---------------------------------------
 Một trong số những điều bạn cần biết ngay là: Viết đúng chính tả tiếng Việt!


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: dunghoang.nt trong 18 Tháng Giêng, 2010, 11:27:14 am
Em có link đây:
http://vndefence.info/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=892&highlight= (http://vndefence.info/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=892&highlight=)
Em hy vọng có sự thổi phồng về 1 số chi tiết)
em nghe đồng đội của chú em (LS năm 79) Kể :đơn vị chú ấy đánh trận mất tích mấy người ,hôm sau giải phóng khu vực ấy thấy mấy người mất tích bị trói vào gốc thốt lốt,chúng lấy lá thốt lốt thiêu họ cháy đen.Xin lỗi các bác (mẹ chúng nó) ,em thấy bọn Polpot chụp ảnh cũng giống người lắm mà chúng nó lại quái thai thế không biết .Bọn này không thể mang luật pháp con người ra xử được !


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: dunghoang.nt trong 18 Tháng Giêng, 2010, 09:47:00 pm
 ::)
 Trước tiên xin tự xưng là cháu , vì hiện nay mới chỉ 17 tuổi .
Lúc nhỏ cháu cũng chẳng biết gì về vụ thảm sát này . Sau nhờ vào lượng thông tin ít ỏi trong sách giáo khoa ( thật sự là quá ít ) và lời kể về người bác hi sinh hi sinh ở biên giới Tây Nam thì mới lờ mờ hình dung được . Tra tìm trên mạng cuối cùng cũng có thông tin về sự kiện này , không hiểu tại sao dân Campuchia ghét người VN thế nhỉ ? Đến lớp hỏi các bạn xem có ai biết về sự kiện này không thì họ chỉ toàn biết tên phim kinh dị không hà ( ? ) .
_ Giới trẻ VN ít ai biết vệ sự kiện này , trong 1 lớp 45 người chỉ 3 người biết


Bây giờ nói chuyện này với mấy đứa bạn thì bị chửi là khùng , thử hỏi nếu không ngăn Khơme Đỏ thì bây giờ VN còn không?
Bạn hãy nói với bạn học rằng: mỗi tấc đất họ đang sống,mỗi lít không khí tự do họ đang thở đều được đổi bằng xương máu của cha anh ngày trước! Cũng cảm ơn bạn đã tìm hiểu :để có tự do chúng ta đã phải chiến đấu như thế nào.Thân


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tuaans trong 18 Tháng Giêng, 2010, 11:42:18 pm
::)
 Trước tiên xin tự xưng là cháu , vì hiện nay mới chỉ 17 tuổi .
Lúc nhỏ cháu cũng chẳng biết gì về vụ thảm sát này . Sau nhờ vào lượng thông tin ít ỏi trong sách giáo khoa ( thật sự là quá ít ) và lời kể về người bác hi sinh hi sinh ở biên giới Tây Nam thì mới lờ mờ hình dung được . Tra tìm trên mạng cuối cùng cũng có thông tin về sự kiện này , không hiểu tại sao dân Campuchia ghét người VN thế nhỉ ? Đến lớp hỏi các bạn xem có ai biết về sự kiện này không thì họ chỉ toàn biết tên phim kinh dị không hà ( ? ) .
_ Giới trẻ VN ít ai biết vệ sự kiện này , trong 1 lớp 45 người chỉ 3 người biết


Bây giờ nói chuyện này với mấy đứa bạn thì bị chửi là khùng , thử hỏi nếu không ngăn Khơme Đỏ thì bây giờ VN còn không?
Bạn hãy nói với bạn học rằng: mỗi tấc đất họ đang sống,mỗi lít không khí tự do họ đang thở đều được đổi bằng xương máu của cha anh ngày trước! Cũng cảm ơn bạn đã tìm hiểu :để có tự do chúng ta đã phải chiến đấu như thế nào.Thân

Ối giời! Tụi chú chỉ mong cháu quan tâm đến việc này, thế là đủ, đúng sai, chi tiết cháu cứ từ từ tìm hiểu  ... cháu có viết theo thói quen với ngôn ngữ mạng thì chú sẽ nói với mấy chú gác cổng không khắt khe, trịnh thượng quá ... đừng bỏ đi nghe cháu!  ;D


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: SAT_THAT trong 20 Tháng Giêng, 2010, 07:19:24 pm
bố em cũng đi campuchia chiến đấu nhưng cũng không nói nhiều về cái này


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: hachivna trong 17 Tháng Hai, 2010, 05:52:51 pm
Đầu năm, em không muốn đưa những hình ảnh nặng nề lên trang của chúng ta nhưng vì có đoạn này của bác Hai Ruông:

 Anh em ơi ! Mấy ngày tết hơi vắng anh em đồng đội nên mình lang hang trên mạng để cải thiện gặp thằng AHMEK KHMER với 5 tập video clip , nó lấy phim tài liệu trùng với bước đường hành quân của Bình Yên , sau đó nó lại thêm một mớ hàng giả vào xào nấu để cho ra 5 tập phim với tựa đề Việt Nam Xâm Lượt Kampuchea " Vietnam invasion of kampuchea " , mà người đọc diễn gần trọn bộ phim lại là Xúc ha Ni . Ngoại ngữ mình cũng tệ quá nên có đoạn nghe được có đoạn không . Có anh em nào cao siêu dịch cho anh em ta nghe với . Các bạn chỉ cần vào google gỏ cambodia : Vietnam invasion of kampuchea là sẽ thấy một lô lòng thòng . Anh em mình cùng nhau vào vạch mặt nó ra cho mọi người biết.

nên em gửi một số hình ảnh về cái chế độ quái thai của loài người.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: hachivna trong 17 Tháng Hai, 2010, 06:03:05 pm
1- Đồ trang sức của chế độ
2- Chuồng nhốt thú


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: hachivna trong 17 Tháng Hai, 2010, 06:10:11 pm
1- Nhà ở dành cho người dân
2- Không cần dùng đến tiền


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: hachivna trong 17 Tháng Hai, 2010, 06:11:35 pm
Dân chúng được chăm sóc đặc biệt


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: hachivna trong 17 Tháng Hai, 2010, 06:12:38 pm
NGười lớn và trẻ em được chăm sóc riêng


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: hachivna trong 17 Tháng Hai, 2010, 06:15:52 pm
1- Xây dựng trường học
2- Trẻ em được đối xử tử tế


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: hachivna trong 17 Tháng Hai, 2010, 06:16:59 pm
Những công chức ưu tú của chế độ


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: hachivna trong 17 Tháng Hai, 2010, 06:18:19 pm
Thành tựu của chế độ


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: hachivna trong 17 Tháng Hai, 2010, 06:23:13 pm
Kẻ thù của chế độ


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: hachivna trong 17 Tháng Hai, 2010, 06:26:37 pm
Những kẻ từng ủng hộ cho những tên đồ tể ngồi chễm trệ trên chiếc ghế tại các diễn đàn quốc tế nghĩ sao ? Những kẻ từng nuôi nấng, cung phụng, hò hét nâng bi bợ đít cho Pốt nghĩ sao ?


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: GiangNH trong 17 Tháng Hai, 2010, 06:32:13 pm
Kẻ thù của chế độ
Cho em hỏi 1 câu hơi khó: Huỳnh văn Hòa là 1 thiếu niên VN ngày ấy, lý lịch như thế nào? Số phận bây giờ ra sao?


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: GiangNH trong 17 Tháng Hai, 2010, 06:44:09 pm
Những kẻ từng ủng hộ cho những tên đồ tể ngồi chễm trệ trên chiếc ghế tại các diễn đàn quốc tế nghĩ sao ? Những kẻ từng nuôi nấng, cung phụng, hò hét nâng bi bợ đít cho Pốt nghĩ sao ?

  Kể cũng lạ, khi cái chế độ ấy còn tồn tại, thì họ ra tay ủng hộ tiền bac, vũ khí. Còn sau khi chế độ ấy xụp đổ, thì chẳng ma toi nào để ý đến những tên đồ tể ấy nữa, mà cũng chẳng có quan thầy nào cho chúng tá túc, lưu vong nhỉ?
 


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: cangiuoclongan trong 17 Tháng Hai, 2010, 07:43:18 pm
Những kẻ từng ủng hộ cho những tên đồ tể ngồi chễm trệ trên chiếc ghế tại các diễn đàn quốc tế nghĩ sao ? Những kẻ từng nuôi nấng, cung phụng, hò hét nâng bi bợ đít cho Pốt nghĩ sao ?

  Kể cũng lạ, khi cái chế độ ấy còn tồn tại, thì họ ra tay ủng hộ tiền bac, vũ khí. Còn sau khi chế độ ấy xụp đổ, thì chẳng ma toi nào để ý đến những tên đồ tể ấy nữa, mà cũng chẳng có quan thầy nào cho chúng tá túc, lưu vong nhỉ?
 

Ặc, "quan thầy" mà ngây thơ thế thì làm "thầy" răng được :D?


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: hachivna trong 18 Tháng Hai, 2010, 12:55:44 am
Kẻ thù của chế độ
Cho em hỏi 1 câu hơi khó: Huỳnh văn Hòa là 1 thiếu niên VN ngày ấy, lý lịch như thế nào? Số phận bây giờ ra sao?

Bác Giang hỏi câu quá khó, tại nhà tù Tuol Sleng chỉ có vậy, ảnh chụp nạn nhân trước khi chết và sau khi chết, không chú thích gì thêm. Còn có một anh bộ đội Việt Nam vo danh nữa nhưng em không chụp vì nghĩ mà đau lòng. "Cậu bé Hòa" này đã có lần có người Post ảnh tại diễn đàn ta nhưng ảnh mờ không nhìn rõ tên nên em dịch không chính xác, nay em nhìn tận nơi và dịch ngõ hầu ai là thân nhân nhận ra chăng. :-[


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 18 Tháng Hai, 2010, 02:11:10 am
Trong bộ phim tài liệu 5 tập " Cambodia : Vietnam invasion of Kampuchea " . Mình đã xem lại lần thứ hai , với trình độ ngoại ngữ có thể nói là yếu kém , nhưng mình cũng hiểu được phần nào nội dung của 5 tập phim . Mình xin bày tỏ hiểu biết ít ỏi của mình có gì các bác bổ xung góp ý vào nhé .
   Tập 1 : Họ đưa lên đoạn phim tài liệu , ghi lại cảnh bộ đội ta tiến quân như vũ bảo vào Phnom Pênh gần như không có một sức kháng cự nào là đáng kể , đưa cảnh sân bay Pô chanh Tông với kho pháo còn như trùm mền nguyên vẹn và hàng núi cong ten nơ đạn dược chất chồng lên nhau , đúng như cảnh Bình Yên diển tả ở tập trước . Chứng tỏ lực lượng Pôn Pốt bỏ chạy hoảng loạn trước sức tấn công thần tốc của bộ đội VN ta . Có một điểm cần lưu ý là cảnh hai người lính mặc quân phục đội nón giống Pôn Pốt , nhìn kỹ nơi cánh tay có cột băng vải làm dấu đó chính là bộ đội Hiêng Som Rin , lúc đó bộ đội Hiêng Som Rin đội nón giống y như là lính Pốt sau nầy mới đổi lại nón khác để khỏi nhầm lẫn  ( anh em sau nầy không biết có thể nhìn lầm là lính Pôn Pốt ) . Như vậy chứng tỏ rằng toàn bộ kho pháo mà đơn vị C2 của Bình Yên phát hiện đã được giao trả lại cho đơn vị bạn Hiêng Som Rin chứ bộ đội ta không hề lấy một khẩu nào giống như là nội quy mà anh em mình học trước khi hành quân vượt biên sang K . Tất cã vũ khí thu được của địch phải trang bị lại cho bộ đội nước bạn cã .
    Tập 2 : Nội dung tố cáo cảnh tàn ác của chính quyền Pôn Pốt và tội ác diệt chủng của chúng , cảnh nhà tù Tuol Sleng , cảnh tù nhân bị chúng mổ bụng hàng loạt , cảnh người tù bị còng chân cho đến chết . Cần chú ý ở đoạn quay cảnh người dân di tản . Những người bệnh hoạn   yếu đuối bị bỏ lại chờ chết ở ven đường , rồi xác người chết , có cả một em bé bị té quỵ vì kiệt sức không đi nổi , có người mặc áo lính mang súng đến lôi đi . Đoạn phim cố tình chỉ quay dưới chân mà thôi , không quay trên khuông mặt , nhưng đôi chân mang dép vỏ xe tố cáo hắn là lính Pôn Pốt , có thể em bé đó đã bị hắn lôi ra ven đường bắn bỏ vì làm vướn bận người khác . Đây chính là đoạn phim quay lính Pôn Pốt đang lùa dân chạy theo chúng về phía biên giới thái . Tay phóng viên nầy đi theo đoàn người đó nên , ông ta không quay được cảnh nhân dân K vui mừng khi gặp được bộ đội Việt Nam ta cứu sống , giải phóng và giúp họ trở về quê hương . Anh em chúng tôi không hề bỏ đói hay không cứu chửa cho một người dân nào mà chúng tôi phát hiện . Chúng tôi chia sẽ cơm nước cho dân , dù lúc đó chúng tôi ăn cũng còn chưa no , phải độn bằng bo bo thay gạo . Cho đến mãi mấy tháng sau khi giải phóng Phnom Pênh , rất nhiều dân K chạy loạn sang Thái Lan đã bị Thái Lan đuổi về bằng cách lùa ra biên giới , rồi đặt súng bắn từ sau lưng tới , những người dân phải chạy càng vượt qua bải mìn do chính Pôn Pốt gài để chạy trở về Kam pu chia , những người đi đầu lớp chết lớp bị thương , họ đi từ vùng Pret vi hia dọc theo con lộ 12 để về Kam Pong Thom lũ lượt hàng tháng trời . E747 chúng tôi và các đơn vị khác nơi có đoàn người đi qua phải trích ra phần gạo của mỗi người để cứu đói cho dân ăn theo đường để về quê quán , nhiều người dân cảm động không cầm được nước mắt . Dù đã hơn 30 năm nhưng tôi tin rằng những người dân K và chúng tôi không quên được cảnh nầy . Số người dân do bộ đội ta kết hợp với bộ đội Hiêng Xom Rin giải phóng gần như hết cã nước Kam pu chia , vậy mà họ không đưa lên , họ chỉ đưa lên số ít ỏi vượt sang Thái
  Ngay ở tựa đề họ đưa ra là Việt Nam xâm lược Kam pu chea , nhưng họ không đưa ra được một hình ảnh nào chứng tỏ bộ đội ta tàn sát nhân dân cã , vì bộ đội ta không hề tàn sát dân k . Những cảnh bỏ lại người chờ chết ven đường của lính Pốt do họ quay nhưng cố tình che dấu phía trên , để người ngoài cuộc nhìn vào tưởng rằng vỉ Việt Nam tiến quân vào mà nhân dân K phải chết chóc khổ sở như vậy .
  Tập 3 :
 Họ đưa lên cảnh sau khi giải phóng , ta đang ra sức xây dựng chính quyền bạn và truy quét tàn quân Pôn Pốt , Nhưng họ chỉ đưa lên cảnh quân đội ta ở lại đất nước họ một cách nhàn hạ của một số ít anh em bộ đội ta đóng quân ở tuyến sau , nơi đã đảm bảo an ninh , cho nên anh em đi chơi mà không mang theo bao xe đạn , có cã anh em không mang theo súng , một số anh em ở đền Ăng ko . Để họ muốn chứng tỏ rằng Pôn Pốt đã hết rồi mà bộ đội ta chưa chịu về nước . Rồi chính nhà vua Si Ha Núc lại huênh hoang cho là Việt Nam và Liên Xô muốn biến dân tộc cam pu chea thành nô lệ cho Hà Nội và Mát - xcơ - Va . Với cách đưa hình ảnh như vậy người ngoài cuộc làm sao thấy được bộ đội Việt Nam chúng đôi đang đổ máu , đang chiến đấu không hề ngơi nghỉ từng phút từng giây nơi rừng sâu núi thẳm như Âm leng , núi hồng , núi Liếp , XTung , Ba Rài vv.. để đem lại bình yên , đem lại tiếng cười , tiếng trẻ con học bài cho từng phum xóm xa xôi .
    Trong gia đình của nhà vua SI HA NÚC , bà hoàng Mô Ních . bộ đội ta phải đổ bằng máu để vào cứu bà hoàng trong lúc xung quanh vẫn còn quân Pôn Pốt vì sợ chúng giết trước khi quân ta vào . Vậy mà nhà vua lại nói lên những câu như vậy . Nhà vua của nhân dân bạn mình không dám xúc phạm , nhưng nếu là một người dân mà nói câu như vậy , thật là một người vô ơn bạc nghĩa .
   Tập 4 và tập 5 :
   Nội dung quay cảnh diển tuồng của nhà vua cùng với các đảng phái của xôn xang nhỏ nước mắt để tỏ lòng thương xót cho nhân dân Kam pu chia . Nhà vua trổ tài đoàn kết dân tộc gom lại tất cã các đảng của Hiêng Xom Rin , của Khmer đỏ (Pôn Pốt ) của xôn xang và các đảng phái của các con nhà vua nữa như là một nồi xào bần , để về Phnom Pênh mà dựng lại Vương Quốc Cambodia . Vì sau nhà vua phải chọn cách nầy .
    Sau khi bộ đội ta giải phóng Phnom Pênh vì cay cú nên các thế lực phương tây chống lại Việt Nam tìm cách hà hơi cho thây ma chế độ Pôn Pốt , dù trườc kia họ lên án chế độ tàn bạo nầy hơn cã Việt Nam , bây giờ chính quyền Pôn Pốt bị bộ đội VN và nhân dân Cách Mạng Kam pu chia đánh ngã . Muốn trả thù VN thì chỉ có cách dựng lại Pôn Pốt mà thôi , chứ còn các lực lượng của xon xang , con SI HA NÚC họ thừa biết chỉ có cái to mồm và thích đô la , còn đánh nhau thì nhát như cấy . Vì vậy họ mới dàn xếp cho gom lại dù trong bụng chẳng ai ưa ai ( lúc còn ở chiến trường bọn Pôn Pốt thỉnh thoảng vẫn choảng nhau với bọn xê ri ka ) . Nhưng phương tây càng tốn thêm tiền của chẳng nên cơm cháo gì . Vì lực lượng Pôn Pốt ngày càng bị bộ đội Vn và lực lượng Hiêng Xom Rin ngày càng lớn mạnh và tiêu diệt bọn Pôn Pốt gần như hoàn toàn . Nếu nhà vua SI HA Núc mà không vội vã gom lại các đảng phái thì , đảng Nhân Dân Cách Mạng của Hiêng Xom Rin tiêu diệt hết Pôn Pốt thì nhà vua làm sao mà có cơ hội để trở về ngai vàng . Thế nên mới có màn kịch của 5 tập phim nầy . Chúng ta tôn trọng là tôn trọng nghĩa cữ cao đẹp của của đảng Nhân Dân Cách Mạng Kam pu Chia , lãnh đạo nhân dân từ chổ chết chóc tự đứng lên để tự giải phóng cho mình bao nhiêu công lao xương máu của nhân dân Kam pu chia , cùng với sự giúp đở cao quí của bộ đội VN . Vậy mà đến khi thành công tiêu diệt gần hết Pôn Pốt thì lại cao cã nêu tấm gương đoàn kết dân tộc nhường quyền lãnh đạo cho các đảng phái cơ hội khác , để được trong ấm ngoài êm . Vậy mà người ở không được ăn cháo lại còn muốn đá bát . Năm tập phim nầy là một màn kịch vụn về trơ trẽn . Ô HÔ ! chuyện đời
 


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: yta262 trong 19 Tháng Hai, 2010, 02:50:26 pm
Trong bộ phim tài liệu 5 tập " Cambodia : Vietnam invasion of Kampuchea " . Mình đã xem lại lần thứ hai , với trình độ ngoại ngữ có thể nói là yếu kém , nhưng mình cũng hiểu được phần nào nội dung của 5 tập phim . Mình xin bày tỏ hiểu biết ít ỏi của mình có gì các bác bổ xung góp ý vào nhé .
   Tập 1 : Họ đưa lên đoạn phim tài liệu , ghi lại cảnh bộ đội ta tiến quân như vũ bảo vào Phnom Pênh gần như không có một sức kháng cự nào là đáng kể , đưa cảnh sân bay Pô chanh Tông với kho pháo còn như trùm mền nguyên vẹn và hàng núi cong ten nơ đạn dược chất chồng lên nhau , đúng như cảnh Bình Yên diển tả ở tập trước . Chứng tỏ lực lượng Pôn Pốt bỏ chạy hoảng loạn trước sức tấn công thần tốc của bộ đội VN ta . Có một điểm cần lưu ý là cảnh hai người lính mặc quân phục đội nón giống Pôn Pốt , nhìn kỹ nơi cánh tay có cột băng vải làm dấu đó chính là bộ đội Hiêng Som Rin , lúc đó bộ đội Hiêng Som Rin đội nón giống y như là lính Pốt sau nầy mới đổi lại nón khác để khỏi nhầm lẫn  ( anh em sau nầy không biết có thể nhìn lầm là lính Pôn Pốt ) . Như vậy chứng tỏ rằng toàn bộ kho pháo mà đơn vị C2 của Bình Yên phát hiện đã được giao trả lại cho đơn vị bạn Hiêng Som Rin chứ bộ đội ta không hề lấy một khẩu nào giống như là nội quy mà anh em mình học trước khi hành quân vượt biên sang K . Tất cã vũ khí thu được của địch phải trang bị lại cho bộ đội nước bạn cã .
...

Góp mặt với bác Hai Ruộng đây. Yta có bao nhiêu vốn liếng ngoại ngữ đều tung ra nhưng vì phim dài quá nên sợ luôn. Tới nửa phim, đoạn phim thuyết minh của VN (đoạn vô chiếm kho súng ở sân bay Pô Chen Tông) thì yta dừng để cho các bác ném đá nữa chứ, rồi yta sẽ tiếp ... hạ hồi phân giải ;D.

Cuộc tổng tiến công Campuchia của quân Việt Nam

Tập 1 của bộ phim 5 tập
http://www.youtube.com/watch?v=cR884ADWf3g (http://www.youtube.com/watch?v=cR884ADWf3g)

1. Cảnh chợ Đông Xuân Hà Nội: Bây giờ họ (VN) là một trong những nước nghèo nhất thế giới, nhưng quân đội của họ là một trong những quân đội có quân số lớn nhất. Sự thật là trong tay các siêu cường còn có nhiều quân hơn thế nữa kia. Vua Sihanouk càng ngày càng lo ngại: VN đang có một kế hoạch bí mật tiến hành một cuộc chiến mới, nhưng trước hết họ phải tranh thủ một bảo đảm liên minh với siêu cường.

2. Nayan Chanda nói (tác giả, phóng viên Ấn Độ): Người VN sắp đặt mọi việc theo kiểu của họ để dàn xếp một chế độ Campuchia thân thiện. Để làm chuyện này, họ lấy ý kiến từ Liên Xô và họ cũng nghĩ đến phản ứng có thể của những quốc gia khác, đặc biệt là Hoa Lục, Hoa Lục sẽ hỏi có gì sai ở Campuchia đây. Do đó VN đã lấy ý kiến của Liên Xô và đồng ý với đề nghị của họ để ký kết hiệp ước hổ tương hữu nghị. Liên Xô đã đề nghị ký hiệp ước này rất sớm từ năm 1975, nhưng VN đã bác bỏ. Theo tôi nghĩ vào năm 1978, VN đã mở lời trước với LX về việc ký kết hiệp ước này. Bởi vì VN biết rằng khi ký xong thì họ coi như đã mua được "bảo hiểm" bảo vệ họ trước những can thiệp chắc chắn của nhà cầm quyền Hoa Lục vào các công việc ở Campuchia. Cho nên họ đã ký hiệp ước này với LX vào năm 1978.

3. Alan Dawson nói (tác giả, phóng viên Anh): Vào năm 1978, Khmer Đỏ phát động một chiến dịch tương đối nhỏ tấn công VN vào vùng phía Tây Bắc của TP HCM, đây là thời điểm mà VN quyết định "đã quá đủ" với các hoạt động ngoại giao chính trị và diễn biến cách mạng nhẹ nhàng với nhà nước Campuchia, họ quyết định phải "đập". Họ đã dùng chiến thuật gọi là hoa sen nở, họ tiến công mạnh theo 3 trục đường chính dẫn đến Nam Vang để chia cắt lực lượng Khmer càng nhanh càng tốt để kiểm soát Nam Vang và các vùng chiến thuật chính một cách nhanh chóng nhất nếu có thể được. Đó là cái họ đã làm với "hoa sen nở". Và lực lượng của Pôn Pốt đã tan rã từng mảng lớn, kế hoạch ban đầu của VN đã thành công, đã làm chủ tình hình, tiến vào Nam Vang và nhanh chóng tuyên bố chiến thắng chỉ nội trong vòng 2 tuần lễ.

4. Đọan có đồng đội của bác Binh Yên ở Nam Vang: Khi thủ đô bị sụp đổ vào năm 1979, VN đã nắm được quyền kiểm soát Campuchia. Sau 3 năm rưỡi điều hành bằng khủng bố, chế độ Pôn Pốt đã bị sụp đổ. Để được chiến thắng vang dội hơn, VN còn có cả dự tính bắt cóc Sihanouk đang bị giam lỏng, nhưng thái tử đã được Khmer Đỏ thả và bay đi Hoa Lục 1 ngày trước khi Nam Vang bị chiếm đóng. Chính Pôn Pốt người tổng chỉ huy Khmer Đỏ đã chạy vào rừng chỉ vài giờ trước khi VN đến bắt ông ta. Thật là khó hiểu khi những người cộng sản đánh với nhau, nhưng việc này cũng thật đơn giản. Chiến sự dọc biên giới 2 nước là một tiền đề tốt để biện minh cho hành động tiến chiếm này, sớm muộn gì cũng phải xảy ra. Hơn nữa, cho dù không có tranh chấp biên giới thì Nam Vang cũng bị xâu xé bởi ngay chính nội bộ đảng CS Pôn Pốt. Dù sao, người VN vẫn là thành phần cơ bản kiểm soát Đông Dương.
 ...

Hình này có chiếu chú đội đang ăn cơm, có phải bác binhyen đang ngồi xổm ăn cơm với đường kính gữa thủ đô chùa tháp đầu năm 1979 đây không?


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 19 Tháng Hai, 2010, 07:41:57 pm
 Mình hoan hô bạn YTA 262 . Đề nghị bạn YTA từ từ thông dịch tiếp để anh em biết với .
 Còn trong đoạn mà người phương tây cho rằng SI Ha Núc được Bắc Kinh rước đi trước một ngày khi VN vào . Tin nầy anh em mình cần kiểm tra lại . Vì mình nhớ là khi vào thời điểm sau khi khmer Đỏ giải phóng Phnom Pênh được ít lâu , thì trong bộ máy lãnh đạo của KHmer Đỏ đả thiếu vắng SI ha Núc . Si Ha Núc bị giam lỏng trong hoàng cung , thời gian không lâu , Si Ha Núc đã được Bắc Kinh đưa máy bay đến đón qua Bắc Kinh để chửa bệnh và ở lại đó luôn , hơn một năm sau ta mới đánh sang Kam pu chea .
 Khi Si Ha Núc bị Lon Nol lật đổ năm 1969 . Để tranh thủ thêm sự ủng hộ của nhân dân K . Khmer Đỏ đã đưa Si Ha Núc lên như là một ngọn cờ lúc bấy giờ . Nhưng sau khi đã thành công thì ngọn cờ nầy không cần nữa , nên họ đã giam lõng nhà Vua trong hoàng cung và không cho một quyền hành nào cã . Chính quyền Pôn Pốt nghe lời Bắc Kinh hơn ai cã , nên Bắc Kinh đã rước Si Ha Núc từ lúc đó ( sau khi Khmer đỏ giải phóng PHNOM PÊNH không bao lâu ) để làm con cờ chính trị cho sau nầy khi cần đến . Mình theo dõi thời sự mình nhớ như vậy , nhưng mình không có tài liệu để chứng minh , chắc phải nhờ các bạn khác , chứng minh tiếp đoạn nầy


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: yta262 trong 19 Tháng Hai, 2010, 09:27:17 pm
Mình hoan hô bạn YTA 262 . Đề nghị bạn YTA từ từ thông dịch tiếp để anh em biết với .
 Còn trong đoạn mà người phương tây cho rằng SI Ha Núc được Bắc Kinh rước đi trước một ngày khi VN vào . Tin nầy anh em mình cần kiểm tra lại . Vì mình nhớ là khi vào thời điểm sau khi khmer Đỏ giải phóng Phnom Pênh được ít lâu , thì trong bộ máy lãnh đạo của KHmer Đỏ đả thiếu vắng SI ha Núc . Si Ha Núc bị giam lỏng trong hoàng cung , thời gian không lâu , Si Ha Núc đã được Bắc Kinh đưa máy bay đến đón qua Bắc Kinh để chửa bệnh và ở lại đó luôn , hơn một năm sau ta mới đánh sang Kam pu chea .
 Khi Si Ha Núc bị Lon Nol lật đổ năm 1969 . Để tranh thủ thêm sự ủng hộ của nhân dân K . Khmer Đỏ đã đưa Si Ha Núc lên như là một ngọn cờ lúc bấy giờ . Nhưng sau khi đã thành công thì ngọn cờ nầy không cần nữa , nên họ đã giam lõng nhà Vua trong hoàng cung và không cho một quyền hành nào cã . Chính quyền Pôn Pốt nghe lời Bắc Kinh hơn ai cã , nên Bắc Kinh đã rước Si Ha Núc từ lúc đó ( sau khi Khmer đỏ giải phóng PHNOM PÊNH không bao lâu ) để làm con cờ chính trị cho sau nầy khi cần đến . Mình theo dõi thời sự mình nhớ như vậy , nhưng mình không có tài liệu để chứng minh , chắc phải nhờ các bạn khác , chứng minh tiếp đoạn nầy

Tập 1 (tiếp theo và hết)

5. Phim tài liệu của nhà nước VN: Nơi đây từng là trung tâm buôn bán sầm uất, bây giờ là một cái vỏ trống không. Người dân đã rời khỏi đây với 2 bàn tay trơn. Bộ máy điều hành đến đây rất trễ vì bị trì hoãn cỡ 5 đến 6 tháng sau. Làm sao có thể đối xử như vậy với số đông dân chúng Campuchia? 10 cây số phía Bắc Nam Vang là sân bay Pô Chen Tông với 4 héc ta súng ống. Vào khoảng hàng ngàn tấn đạn pháo. Súng ống đã được gởi tới với số lớn đến nỗi chế độ Pôn Pốt Yên Sari không đủ kho để chứa chúng. (???). Đây là trường trung học, vào khoảng 3 năm qua, trường học đã trở thành trại giam tù chính trị. Đây là 1 khu nhốt tù đặc biệt. Chúng tôi nói đặc biệt là vì mỗi phòng chỉ chứa 1 người đang bị xích xuống giường. Khi chúng tôi đến nơi này vào ngày 14 thánh giêng 1979, có 11 phòng với 11 xác chết ở nơi trước đây là lớp học, và một xác nằm ở ngòai sân. Trong phòng này chúng tôi tìm thấy rất nhiều hình ảnh. Sau khi giết, bọn tra tấn đã cắt cổ và moi bụng nạn nhân rồi đánh số và chụp hình. Họ làm vậy để làm gì???

Sihanouk nói: Pôn Pốt giống như Hitler vậy, Pôn Pốt phải đàn áp tất cả đối thủ, quét sạch họ ngay cả họ nằm trong hàng ngũ cộng sản của ông ta để ông ta được đứng ở vị trí lãnh đạo.

6. Hình Pôn Pốt: Nằm giữa những hình ảnh bị giết của tù nhân là hình và tượng Pôn Pốt. Đúng là hết ý kiến!

Sihanouk nói tiếp: Người Phương Tây đã hỏi tôi, "đúng, cho là Pôn Pốt khùng đi, nhưng tại sao lại có nhiều người theo giúp đỡ hắn ta?". Khi Hitler nắm quyền, anh có thể nào nói là người Đức xấu, hay là có thể nào nói quân thiện chiến của họ là xấu, nhưng mọi việc cũng đã xảy ra rồi. Anh biết không, ngay cả Lào(?) đã theo họ. Hitler đã tuyển những tay như Himler vân vân. Cho nên Pôn Pốt cũng có những người như Himler vân vân. Cùng một hiện tượng cả đấy thôi.

7. Hình các em bé: Chúng tôi tìm thấy các em nhỏ này, bị tàn tật, đói và sợ hãi. Cha mẹ chúng là ai, họ đang ở đâu? Hãy tưởng tượng vào những ngày tháng ghê gớm ấy các đứa bé và gia đình không được phép ở chung 1 chỗ.

Sihanouk nói tiếp: Pôn Pốt và Hitler cũng có người ủng hộ đấy, đó là hiện tượng đi đôi với sự đau khổ của con người, bạn biết không? Trái đất của chúng ta đang sống thiếu sự may mắn của thượng đế!


@bác Hai Ruộng: yta sẽ tìm tài liệu khác về Sihanouk nhé, yta nghĩ họ nói khá đúng đó. Quốc Vương Sihanouk đã sang Trung Quốc ngày 6 hay 7 tháng 1-1979, xong ông ta đáp máy bay qua Mỹ để tố cáo VN ra Liên Hiệp Quốc rồi xin được tỵ nạn ở Mỹ, cuối cùng Mỹ khuyên ông ta trở về TQ.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: binhyen1960 trong 19 Tháng Hai, 2010, 11:06:56 pm
 Cám ơn bác Hai ruộng và bác Y tá 262 !
 Binhyen đã xem 5 tập tài liệu bằng hình ảnh trong cuốn băng mà đã có trên chiến tranh VN - K , những thước phim tư liệu này binhyen đã xem cách đây mấy tháng rồi .
 Về luận điệu của ông Hoàng Xihanuc thì chúng ta ai cũng rõ , ông ta ví chế độ Pôn Pốt cũng như những nhà lãnh đạo cái chế độ này như Hitle và Himle của thế chiến thứ 2 , ông ta khóc mếu khi nói về nhân dân Campuchia phải sống dưới chế độ diệt chủng xong chẳng làm được điều gì dù là nhỏ nhất cho nhân dân K khi đó .
 Cảnh quay về dân K di tản trong chiến tranh với VN thì nhìn qua ai cũng biết đó là trại tỵ nạn bên kia biên giới K và Thái lan , nếu ta xem kỹ sẽ thấy cảnh một ông Tây đẩy xe bò và ông Tây kéo xe , nếu ở đất K vào thời điểm đầu năm 1979 tôi dám khẳng định không có bất kể một ông Tây nào đủ can đảm bước chân tới nếu không phải là những nhà báo hay người của phe XHCN , vậy thì họ là người của phía bên kia cố tình bôi nhọ cuộc chiến tranh theo cách nhìn của họ .
 Thời điểm đó quân đội Khmer đỏ chỉ còn là những nhóm tàn quân hoàn toàn mất sức chiến đấu , ngay tới lương thực thực phẩm để duy trì cuộc sống cũng thiếu trầm trọng , nếu Thái lan không mở cửa cho bọn Pốt chạy sang bên đất Thái thì không quá 6 tháng chúng đã bị quét sạch khỏi trái đất và chúng ta không bị kéo dài cuộc chiến tới hơn chục năm sau .
 Ngày đó những người lính F9 cố lên một chút nữa sẽ tiêu diệt xong Tà Mốc vào đầu năm 1979 , giữa năm đó E 141 của F7 cảnh giác cao một chút nữa sẽ bắt sống Tà Mốc thì cuộc chiến bên biên giới tây nam K sẽ đỡ hơn rất nhiều .
 Đầu năm 1982 khi F7 của binhyen nhận lệnh vào đánh Xom xan trong Tà sanh , với 3 ngày hành quân bộ vào sát biên giới bọn này có đánh lại được đâu , sau 5 phút nổ súng chúng tháo chạy cả bỏ lại cái căn cứ nằm giữa biên giới , tướng tá chạy mất dạng từ bao giờ , đánh trác gì bọn này nhát như cáy ngày cả lũ .
 Sau này LHQ can thiệp vào Campuchia , với chính sách hòa giải dân tộc thì bọn này chạy về kiếm ghế trong quốc hội , kẻ cầm đầu lại là mụ đàn bà Xihanuc ăn nói bậy bạ vô căn cứ tìm mọi lý do đổ hết trách nhiệm cho phía VN gây ra nạn đói cùng chết chóc trong chiến tranh của nhân dân K , lão phải nói vậy mới được phương tây ủng hộ giót tiền bạc cho Đảng phái chính trị của lão , vô hình dũng lão quên đi công lao máu xương của biết bao nhiêu cán bộ chiến sỹ quân tình nguyện VN đã từng mang lại sự hồi sinh cho dân tộc của lão .
 Tại sao mụ đàn bà Xihanuc này làm như vậy ? Chỉ vì tiền , vì tiền lão làm tất cả mặc dù trái với sự thật .
 Xihanuc chỉ là kẻ ăn cháo đá bát , kẻ vô ơn bội nghĩa không hơn . Lịch sử của dân tộc Campuchia nhiều năm sau sẽ nguyền rủa hành động của lão Hoàng thân này .

 Gửi bác Y tá ! cám ơn bác về bức ảnh trong đoạn phim quay cảnh đơn vị binhyen ăn cơm sáng giữa đường phố Pnom Penh . Đó là bữa cơm thứ 2 giữa đường phố vào sáng hôm sau , bữa ăn cơm với đường kính là trong đêm tối bác ạ , người đội mũ cối đứng ngoài là anh Thành tréc lính Quảng ninh B phó , người ngồi quay lưng lại mặc áo trắng là y tá Lập , người quay mặt lại là anh quân quản lý , cả 2 người này cùng bị thương tại núi Lovea trong buổi sáng đầu tháng 2, binhyen ngồi thứ 2 từ trái sang , hơi cúi xuống , lần trước được xem trên trang chiến tranh VN -K đoạn phim này rõ lắm , người ngồi thứ 3 binhyen không thể nhớ ra là ai , ngày đó lính mới bổ xung cho chiến dịch nhiều lắm sau này họ bị thương hay hy sinh nên không thể nhớ cho hết .
 Bác Y tá có nhìn thấy cái barie như cái sào phía đuôi xe ô tô không ?
 Giữa đường phố , chỗ đó là cái ngã 4 bị chặn lại một khúc và ở đó có cái barie bên trong hàng rào quây kín xếp toàn xe máy ngay dưới lòng đường , lính D7 lấy xe trong đó ra kiểm tra máy rồi đẩy cho nổ máy phóng loạn trên đường phố xong rồi vứt chỏng trơ giữa đường khi trưa hôm đó có lệnh đánh ra sân bay Puchentong .
 Lính được nghịch ngợm phá phách không ai nói gì thích lắm .
 Gửi bác Hai ruộng !
 Đúng kho pháo đó đấy bác ạ , nhưng không phải ở tại sân bay Puchentong mà là thẳng cửa chính sân bay ra lính D7 hành quân một đêm là tới cái kho giữa rừng này , nó chỉ là một phần rất nhỏ của kho vũ khí đạn dược của địch mà ta thu được , nếu ta giải phóng chậm ít ngày địch kịp mang số vũ khí này ra chiến trường có lẽ không thể đếm hết thương vong , pháo nhiều tới 184 khẩu các loại và nhỏ nhất là pháo cao xạ 37ly , cả chục khẩu 120ly nòng dài với xe xích sắt kéo với đủ mọi thứ từ quyển sổ đến cái bút viết để trong xe cho đến cuốc xẻng tấm vải đệm chống nóng hay cái gậy gỗ đẩy đạn vào buồng nòng pháo , pháo 155ly cũng cả chục khẩu còn loại 85 đến 105ly thì nhiều lắm , khẩu pháo nào cũng trùm bạt như vậy , kho đạn thì từng lán từng lán thùng gỗ xếp cao số còn lại xếp giữa trời rồi phủ bạt che không biết bao nhiêu mà kể .
 Đơn vị binhyen giữ đúng 3 ngày tại đó rồi cấp trên cho người vào nhận lại trận địa kho tàng và đơn vị binhyen rút khỏi đó không bao giờ quay lại chỗ đó nữa .
 Một chi tiết nhỏ mà binhyen vẫn nhớ là gặp một anh lính cũ binhyen hỏi chuyện thì anh đó nói :
- Bọn tao mới từ sân bay Biên hòa bay qua nhận số vũ khí này .


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tranlam99 trong 20 Tháng Hai, 2010, 01:29:04 am
Bác Bình Yên à, vậy lúc quay phim này bác có biết không, nhóm quay phim là phóng viên quân đội hay là dân sự ?


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: yta262 trong 20 Tháng Hai, 2010, 05:03:01 am
...
 Gửi bác Y tá ! cám ơn bác về bức ảnh trong đoạn phim quay cảnh đơn vị binhyen ăn cơm sáng giữa đường phố Pnom Penh . Đó là bữa cơm thứ 2 giữa đường phố vào sáng hôm sau , bữa ăn cơm với đường kính là trong đêm tối bác ạ , người đội mũ cối đứng ngoài là anh Thành tréc lính Quảng ninh B phó , người ngồi quay lưng lại mặc áo trắng là y tá Lập , người quay mặt lại là anh quân quản lý , cả 2 người này cùng bị thương tại núi Lovea trong buổi sáng đầu tháng 2, binhyen ngồi thứ 2 từ trái sang , hơi cúi xuống , lần trước được xem trên trang chiến tranh VN -K đoạn phim này rõ lắm , người ngồi thứ 3 binhyen không thể nhớ ra là ai , ngày đó lính mới bổ xung cho chiến dịch nhiều lắm sau này họ bị thương hay hy sinh nên không thể nhớ cho hết .
 Bác Y tá có nhìn thấy cái barie như cái sào phía đuôi xe ô tô không ?
...
Bác binhyen oai nhất hội rồi, đánh nhau được làm diễn viên để quay phim  ;D.

Đúng là đồng cảnh tương ngộ, nhìn là yta nghĩ ngay đó là bộ phận phục vụ của C, vì ngồi nhóm nhỏ riêng ra, hiên ngang lấn chiếm lòng lề đường, ai dè trúng phóc  ;D. Quản lý, y tá và liên lạc, chỉ còn thiếu văn thư nữa là đủ bộ tứ trong C (đánh tiến lên)! Trước khi làm y tá, yta cũng đã từng là liên lạc C, cũng chạy tới chạy lui te tua, nhưng khi trước bị bác tran479 chọc quê liên lạc quá nên không dám ra nhận đồng nghiệp với bác binhyen1960.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: Kon tiahien trong 20 Tháng Hai, 2010, 11:35:43 am
Cảm ơn Bác Yta262 đã dịch Tập 1 của bộ phim 5 tập này! Rất hay và chính xác với ý đồ tác giả bộ phim.
Hướng vào Nông Pênh của Binhyen1960 hình như dùng phương tiện chuyển quân bắng Molotova cả? Riêng chúng tôi sau này ở F317 toàn dùng GMC của Mỹ thôi! Nhìn thành phố N Pênh lúc mới giải phóng Tiahien nhớ lại đoạn xuống xe đi phà qua MêKông rồi hành quân bộ qua thành phố KongpongCham. Một kiểu thành phố như nhau với các cửa hàng dọc hai bên đường được Pốt dùng làm kho chứa hàng hóa. Pốt tịch thu tất cả các phương tiện sinh hoạt cá nhân tập trung cả vào kho mà không để dân xài.Nào cả kho xe máy, bình xăng, Radio, bánh xe hơi các loại, đến kho đậu xanh, đường thốt nốt… bị đưa vào công xã quản lý tất…Ở đây bọn tôi tranh thủ phá khóa, trút bỏ ruột tượng gạo mà nhồi đầy với đậu xanh và đường để hành quân tiếp ;D. KôngpôngChàm lúc ấy như 1 thành phố ma, chỉ thấy xác của Pốt la liệt ngoài đường mà chẳng có người dân nào.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: binhyen1960 trong 20 Tháng Hai, 2010, 06:45:15 pm
Bác Bình Yên à, vậy lúc quay phim này bác có biết không, nhóm quay phim là phóng viên quân đội hay là dân sự ?
Vâng ! Khi đó mình cũng không để ý đâu , chỉ thấy lúc sáng ra anh Quân quản lý gọi dậy ăn cơm , đang đói bụng lại có cơm ăn nên mình chồm dậy ngay chạy ra ăn không cần đánh răng rửa mặt , vừa hay có cái xe com măng ca của ta chạy qua , được một lúc thấy chiếc xe chạy quay lại mình ngước nhìn lên thì thấy cái ống kính quay phim thời đó thò ra ngoài cửa xe , biết là được quay phim nhưng nó chạy qua mất rồi .
 Người quay phim khi đó quả thật là không nhìn thấy mặt vì cái máy che khuất xong xe com măng ca thì chắc chắn là của Quân đội rồi , khi đó dân sự không thể theo đơn vị mình được , trong thành phố Pnom Penh thì không có gì ngoài trận pháo kích ngay đầu cầu Monyvong nhưng ở ngoài sân bay Puchentong thì địch vẫn còn , phải trưa hôm đó lính QD4 và QK9 mới ra đến ngoài đó , mình biết rõ vì khi đó 2 đơn vị cùng nghỉ chân bên ngoài sân bay cạnh nhau , hình như cán bộ cấp F của QK9 khi đó , có anh lính Bắc cứ khen mình đẹp trai da trắng môi đỏ như con gái . ;D
 Cách đây 6 tháng vô tình mình được xem đoạn băng này , nhìn qua là nhận ra ngay xong ở đây bị cắt bớt thì phải và mờ quá chứ ở đoạn phim kia xem rõ hơn .
 Chẳng may chó ngáp phải ruồi thôi các bác ạ . ;D

 Theo tôi nhớ khi đó ở bến phà Neck luong là đơn vị tôi được đưa vào Pnom Penh bằng xe GMC của Mỹ với cái ống khói xả lên trời cao , mỗi lần tài xế đè ga nó phả khói ra đen ngòm , cũng bởi thùng xe cao nên khi tới đầu cầu Monyvong lính mình xuống xe chậm nên bị pháo kích của địch từ sân bay Puchentong bắn vào đầu cầu nên D7 bị thương chục người tại đó bằng pháo cao xạ 37 57ly của địch .
 Khi tới khu vực đó mà phóng viên chiến trường đã ghi hình thì đơn vị binhyen tới đó đầu tiên trong đêm tối , khoảng 12h đêm sau khi đi lạc lung tung trong thành phố , lúc gần sáng thì rất nhiều đơn vị đổ quân tập trung về khu vực đó , phố nào cũng có quân ta , ngã tư nào cũng có lính mình , bọn binhyen sau đó còn vào kho đồ hộp , kho bia lấy đồ ra ăn uống say xỉn cả với nhau , ngay đám cán bộ D7 mặt mũi cũng đỏ gay đỏ gắt vì bia . Xe của đơn vị binhyen tới đó đổ quân xuống rồi chạy đâu mất tiêu chỉ để lại lính dưới đường phố nên trong phim đám lính đi dưới đường mới đúng là lính của D7 E 209 , đơn vị nào anh em vẫn ngồi trên xe thì mình không rõ . Khi đó hỗn quân hỗn quan lắm


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: T54b trong 20 Tháng Hai, 2010, 07:26:02 pm
có anh lính Bắc cứ khen mình đẹp trai da trắng môi đỏ như con gái . Grin
 Cách đây 6 tháng vô tình mình được xem đoạn băng này , nhìn qua là nhận ra ngay xong ở đây bị cắt bớt thì phải và mờ quá chứ ở đoạn phim kia xem rõ hơn .
 Chẳng may chó ngáp phải ruồi thôi các bác ạ . Grin

Ôi giời, đẹp giai thế mới đựoc quay vào phim bác Binh yên à, sướng tỉnh tình tinh nhá.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: yta262 trong 21 Tháng Hai, 2010, 02:04:54 pm
Đoạn phim này có nhiều lời thuyết minh hơi phản cảm nên yta đã bỏ đi bớt 1 đoạn, đoạn có đề chữ kiểm duyệt. Các bạn thông cảm nhé, dù sao đây là tài liệu tổng hợp từ nhiều phía, không nhất thiết tất cả đều thuận lợi cho VN mình.

Nguồn: http://www.youtube.com/watch?v=gWK5eZzL8aQ (http://www.youtube.com/watch?v=gWK5eZzL8aQ)

Cuộc Tổng tiến công vào Campuchia của Việt Nam - Tập 2

1. Cảnh trại tù và đàn bà con nít: Lời nói của Sihanouk: "Khmer đỏ là tội phạm, ( ?? không hiểu ), họ giết rất nhiều người vô tội ở Campuchia, nhưng điều đó vẫn không đủ lý do để VN đô hộ và đồng hóa đất nước của tôi".

2.Alan Dawson: 1 tháng 10 ngày sau khi VN chiếm Nam Vang, Trung Quốc đã tấn công phía Bắc VN. Họ làm vậy với 2 ý đồ rõ rệt: một là họ cố gắng bắt các đơn vị chính quy VN rút về phòng thủ biên giới phía Bắc rồi phải rút bớt quân ra khỏi Campuchia, và dĩ nhiên tạo cơ hội cho Pôn Pốt, đang chiến đấu cho sự sống của hắn, có cơ hội tập hợp lại lực lượng và có thể phản công lại VN. Thứ hai là làm nhục VN trước mặt những nước trong khu vực, nhất là Thái Lan, là nước đe dọa bị tiến chiếm giống như Campuchia một tháng trước đó.

3. Cảnh biên giới phía Bắc VN: Trung Quốc rêu rao là sẽ dạy người láng giềng một bài học. Trong một loạt những trận tấn công dữ dội, họ đã trừng phạt VN nhưng con số thương vong của họ lại quá cao. VN chống chọi cơn bão bằng chính sức họ không cần đến sự giúp đỡ của đồng minh Xô Viết. Họ đã ngoi lên ngay cả khi chưa dùng đến các đơn vị chủ lực. Và hơn thế nữa, sự kiểm soát của họ ở Campuchia không hề thay đổi một chút nào hết.

4. Cảnh bến phà Niết Lương: bấy giờ VN khoe khoang là tình hình Campuchia không thể đảo ngược được. Để việc chiếm đóng được danh chính ngôn thuận, họ đã dựng lên chính phủ do chính họ lựa chọn (... đoạn này bị cắt 1 đoạn nên không hiểu mấy ...) Hậu trường sân khấu thì do VN điều khiển, người VN muốn cộng tác với những người họ có thể huấn luyện và tin tưởng.

5. Steve Header (nghiên cứu chính trị) nói: Cuộc xâm chiếm của VN trở nên vĩnh viễn và thật ngạc nhiên là rất ít người biết đến chuyện gì đã xảy ra ở đây. Đa số người ta chỉ biết là Khmer đỏ tan rã, dù sao đi nữa thì mọi chuyện cũng đã tốt hơn chế độ Khmer đỏ. Tốt hơn hết là không phải Khmer đỏ, tốt hơn hết là không phải (kiểm duyệt cắt bỏ), nhưng trong mọi trường hợp dù cái gì đi nữa cũng tốt hơn Khmer đỏ.

6. Cảnh dân K. hồi hương: Trong sự hỗn tạp của tháng đầu tiên chiếm đóng, tất cả công xã ngưng hoạt động, suốt dọc nước Campuchia người dân K. tràn ra đầy đường. Họ đi về thành phố hay làng xã cố hương của họ, hoặc họ đi hết chỗ này tới chỗ khác trong nỗi hy vọng mong manh tìm lại được người thân, hoặc ít nhất họ cũng biết được số phận người thân của mình ra sao. Chế độ Pôn Pốt tuy chấm dứt nhưng hậu quả xấu nhất của nó vẫn chưa hết, nạn đói là cơn ác mộng mới. Đất đai vẫn có nhiều để trồng trọt nhưng từ khi quân đội VN sang nắm quyền kiểm soát kinh tế, đã có hàng trăm ngàn người chết trong 2 năm dài đói kém.

7. Cảnh đói trong rừng (tiếng thuyết minh của Steve Header): Tôi vẫn còn nhớ 2 năm đầu rất khó khăn, một vài nơi có số người chết khá nhiều, với rất ít cái để ăn, rất ít lúa để sản xuất, trong lúc đó thì các tổ chức quốc tế đang mơ hồ. Khi các tổ chức công xã của Khmer đỏ bị tan rã, nhiều làng xóm có thể là phân nửa đã bị bỏ trống, lúc bị bỏ trống cái còn lại đã bị ăn cắp hay cướp phá khiến các thứ còn lại trở nên vô dụng. Đặc biệt là hệ thống kinh đào, ở mức độ làng xã thì người ta đã bỏ nó vì lợi ích riêng của làng xóm, lợi ích riêng của gia đình, hay những lợi ích mâu thuẫn với lợi ích chung của cả hệ thống lớn. Hệ thống dẫn thủy nhập điền đã sụp đổ là một trở ngại lớn cho các sản phẩm nông nghiệp. Nạn đói lan tràn trong nội địa Campuchia đã được thế giới bên ngoài biết đến, nhưng chính quyền Heng Somrin mới thành lập do VN ủng hộ đã chối bỏ chuyện này, 6 tháng đầu năm 1979 họ đã từ chối sự giúp đỡ của hội Hồng Thập Tự và Liên Hiệp Quốc.

8. Cảnh quân Khmer đỏ trong rừng: nạn đói còn trầm trọng hơn trong đám người bị quân VN đánh đuổi. Những gia đình này trốn thoát theo lãnh đạo của Khmer đỏ, bây giờ họ bị kẹt, bị phân tán mỏng, bộ đội VN đã không bắt đầu 1 cuộc tấn công lớn cuối cùng. Cả tháng trời, họ bị hành hạ bởi đói, sốt rét. Không có thức ăn và thuốc men, rừng đã trở thành nghĩa trang.

7. Cảnh biên giới Thái Lan (có mấy ông Tây đẩy xe): 9 tháng sau khi chế độ Pôn Pốt bị vỡ, những người còn sống sót của chế độ đã trốn rừng và cuối cùng vượt biên và tìm ra nơi trú ẩn bên Thái Lan. Lần đầu tiên hình ảnh của họ được đưa tin lên hệ thống truyền hình quốc tế, đột nhiên nạn đói ở Campuchia chiếm hàng đầu các tin thời sự quốc tế. Thế giới bên ngoài đã bắt đầu có chút hành động, ít nhất là các đoàn cứu trợ khẩn cấp đã được gởi đến biên giới Thái Lan.

8. Cảnh người Khmer Sơ Rây đẩy xe đạp: Tách biệt với nhóm Khmer đỏ, một số đông không đếm xiết tiến về biên giới Thái Lan, họ tự gọi họ là Khmer tự do. Họ đối diện với vừa là nạn đói, vừa là Khmer đỏ, vừa là VN. Ban đầu họ bị nhà cầm quyền Thái Lan lo sợ nên đã đuổi họ trở về lại, nhưng khi Thái Lan bớt nghiêm khắc hơn, thì có đến hàng trăm ngàn người đã được cho phép trú ngụ bên trong Thái Lan, nhưng thay vì như người Kampuchia khác chen chân trong các trại tỵ nạn, họ sống tự họ trải dọc theo biên giới Thái Lan. Đây là miền Tây hoang dã của Campuchia, trại tỵ nạn được điều hành bởi môi trường đen (tạm dịch chữ black market) đầy nước mắt và khiếp sợ, trong một vòng lẩn quẩn hy vọng và thất vọng, họ đánh lẫn nhau và lia súng vào các trại tỵ nạn. Bên cạnh nạn khủng bố, họ còn bị đe dọa bởi bộ đội VN, người Thái, nhóm Khmer đỏ và phe chống Khmer đỏ.

9. Pháo kích, tiếng em bé khóc: Lần này họ bị tấn công bởi Thái Lan. Trận pháo kích kéo dài 4 tiếng đồng hồ. Hơn trăm người dân bị chết, trong đó có rất nhiều trẻ em.

10. Cảnh người đàn ông khóc: Người đàn ông này khóc vì con trai cuối cùng của ông đã chết, ông ta là người cuối cùng trong gia đình còn sống, các đứa con khác và vợ của ông đã bị giết trước đó rồi.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 21 Tháng Hai, 2010, 05:48:44 pm
 Hoan hô YTA 262 dịch sát lắm . Đề nghị Yta tiếp tục .
 Còn những gì nhà vua Si Ha Núc nói anh em mình cứ nghe cho hết 5 tập rồi sẽ có ý kiến sau .
 Còn nhà nghiên cứu chính trị STEVE HEADER nhận xét mình thấy đúng khoảng 70 % , nhưng so với những gì ông ta thấy thì ông ta nói đúng 100% . Vì lúc đó ông ta cùng với đoàn người Kam pu chia chạy về phía Thái Lan nên ông ta làm sao thấy hết được mảng còn lại của người dân Kam pu chia . Sau khi giải phóng Phnom Pênh , các quân đoàn chủ lực rút cả về bảo vệ biên giới phía bắc . Các đơn vị còn lại tiếp tục truy quét tận hang ổ của địch vào những vùng rừng sâu núi thẳm , một mặt truy đuổi gắt gao tàn quân , đánh cho chúng phải tan rả , một mặt không để chúng lập căn cứ . Quân Đoàn 4 thì truy đuổi đánh vào khu vực rừng núi phía nam Biển Hồ ( đơn vị của Bình Yên ) . Khu rừng núi bắc Biện Hồ thì có F317 , truy đuổi và càn quét vùng Kam pong Thom (đơn vị của Hai Ruộng ) . Phía tây thì có các F302 , F5 truy đuổi địch vùng Bat đom bong , Siêm Riệp . Phía Kam pong Chàm cho đến PRey vi hia thì có Quân khu 5 . Các tỉnh đồng bằng gần VN thì giao cho Quân Khu 9 . Chúng tôi vừa truy đuổi vừa làm nhiệm vụ giải phóng cho dân trốn khỏi sự kiềm kẹp của lính Pôn Pốt . Hàng triệu người dân Kam pu Chia , được chúng tôi giải phóng đưa về tuyến sau an toàn . Người dân nào cũng đói rách khi vừa rời khỏi sự kiểm soát của Pôn Pốt . Anh em chúng tôi tiếp tế cơm gạo , nước uống cho dân để họ lấy lại sức lực để đi về tuyến sau , còn chúng tôi thì tiếp tục lao ra phía trước . Chúng tôi cam đoan không hề có cảnh bộ đội ta bắn giết hay cướp bóc người dân nào cã . Những việc làm của chúng tôi những người dân K nào quay trở về vùng chúng tôi giải phóng đều biết cã , họ không bao giờ quên công ơn có thể gọi là hồi sinh đó ( có nhiều người ngồi sụp xuống để chấp tai lại cảm ơn bộ đội mình ) . Những hình ảnh nầy thì làm sao phóng viên phương tây và Si Ha Núc thấy được . Khi mùa mưa đến tuy chính quyền Hiên Som Rin còn quá nhiều lo toan nhưng cũng phần nào ổn định , tổ chức cho dân chuẩn bị  cầy cấy để tự túc lương thực . Họ trồng mì trước trồng lúa sau . Trong thời gian giao mùa Việt Nam tuy đói vẫn nhường gạo , bo bo cho nhân dân Kam pu Chia vừa mới được giải phóng . Đặc biệt là ở cánh của F317 chúng tôi , sau khi truy đuổi và đánh cho tan tác F515 của Pốt tại khu vực huyện Xtung Kam pong Thom . E747 tạm rút về giải lao dọc theo đường 12 ( nay là đường 64 ) từ tỉnh Prey vi Hia về KAM pong Thom . Chúng tôi chứng kiến hàng vạn dân K sau khi chạy sang Thái Lan , bị Thái Lan đuổi về lại Kam pu Chia bằng cách lùa họ ra biên giới rồi đặt súng bắn từ sau lưng , người dân sợ phải chạy băng qua bải Mìn của Pốt gài , theo biên giới . Lớp chết thì bỏ lại , lớp bị thương thì được người nhà cỏng băng rừng , gặp bộ đội VN , người dân được bộ đội ta băng bó và cứu chửa , hàng vạn người dân lũ lượt bồng bế gồng gánh nhau , lê lết về quê . Đoàn người lũ lược kéo qua nơi chúng tôi dừng quân gần cã tháng trời , họ đi theo đường 12 để về Kam Pong Thom , rồi về Kam pong Chàm , về Phnom Pênh v,v... Bộ đội chúng tôi được lệnh góp gạo bằng cách trích đi tiêu chuẩn của mình để cứu đói giúp dân . Những hình ảnh nầy đúng là phóng viên phương tây tận Thái Lan làm sao mà thấy được . Tuy nhiên phóng viên STeve Header cũng đã xác nhận là Thái Lan có đuổi người tỵ nạn K về . Chuyện nầy ông Si Ha Núc Có biết không khi hàng vạn dân đen của ông bị Thái Lan lùa qua bải mìn dầy đặc do Pôn Pốt gài dọc theo biên giới Thái . Gần cuối năm 79 nhờ VN trợ cấp lúa giống ngắn ngày , người dân K trong nước đã tự túc được lương thực . Nhưng cũng chưa yên , những phum xa xôi nơi mà bộ đội ta không có mặt , người dân còn bị bọn tàn quân Pôn Pốt nổ súng cướp sạch để chúng lấy lương thực , tìm đường về bên kia biên giới Thái . Ở phum Tà Âm sau khi chúng nổ súng đánh lực lượng du kích K bỏ chạy chúng vào cướp sạch không còn một hột thóc , và nhiều phum khác ở dọc theo bờ sông Sen cũng thế , mình được lệnh vận động cã ban đên đến ứng cứu cho dân , đường xa , đi đến nơi thì chúng đã cướp sạch , người dân theo bộ đội chúng tôi bất chấp nguy hiểm do chúng thường hay gài mìn trên đường chúng rút , chúng tôi bám theo đường rút lui của chúng để gom lại những hạt lúa rơi vãi theo đường .
  Dù sao mình cũng cám ơn phóng viên phương tây Steve Header , ông ta đã nói đúng những gì ông thấy . Mình mong sao các nhà làm phim lịch sử nước ta cần phải bổ xung thêm cho đầy đủ các bối cảnh lịch sử của thời cuộc Kam pu chia lúc đó để cho lớp trẻ VN , Kam pu Chia , và thế giới thấy rỏ được lịch sử và có nhận thức đúng về tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Kam pu chia .
  Cũng thật là tội cho những người dân Kam pu Chia khi đã chạy qua Thái Lan , họ chỉ hoàn toàn nhờ vào sự bố thí lương thực của các nước tư bản , họ có đất đâu để mà tự túc lương thực như người dân Kam pu Chia trong nước . Mà suy cho cùng các nước phương tây có cho không ai bao giờ . Nhận của họ một đô la mà không nghe theo lời của họ không nói theo họ , thì họ có để yên không , kể cã nhà vua Si Ha Núc ?


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: dksaigon trong 21 Tháng Hai, 2010, 09:32:08 pm
Đất đai vẫn có nhiều để trồng trọt nhưng từ khi quân đội VN sang nắm quyền kiểm soát kinh tế, đã có hàng trăm ngàn người chết trong 2 năm dài đói kém.

Lời bình này là vô căn cứ, phương tây chỉ có thể biết được tình trạng đói kém ở các trại tị nạn ở biên giới Thái ( có khi viện trợ lương thực của phương tây chắc cũng bị Khơ mer đỏ và quân Shihanouk, Son San chiếm đoạt để nuôi quân ?), họ có thể tự do đi lại ở KPC những năm 79-80 nhưng làm sao dám ra khỏi các thành phố! làm sao họ có cơ sở để kết luận là sau giải phóng " đã có hàng trăm ngàn người chết trong 2 năm dài đói kém "! phóng viên phương tây họ tự cho là khách quan, độc lập với các chính phủ nhưng trong vấn đề này thì tội nghiệp họ thật, họ đã bị che mắt và được cung cấp thông tin sai !
Sự thực là năm đầu giải phóng dân bạn khó khăn đói kém thật, VN đã giúp hết sức mình nhường cơm sẻ áo, bộ đội cũng phải nhường khẩu phần gạo để giúp dân, gạo có thiếu nhưng VN, LX cũng cố gắng đến mức giúp cả bằng bắp vàng, lúa mì hạt ( bo bo ). Có thể có dân K chết đói, chết vì bị lính Thái bắn ở ngay trong trại tị nạn trên đất Thái nhưng trong nội địa thì nơi nào có bộ đội thì không hề có để dân chết đói!
Qua năm 80 thì dân bạn đã hồi phục, thu hoạch mùa màng không những đủ ăn mà còn giúp lại bộ đội phần chỉ tiêu tự túc ( bộ đội cày cấy gì nổi ở chiến trường, nhưng vẫn bị giao chỉ tiêu tự túc và trừ quân lương! ), sự thực thì qua năm 80 bọn mình còn tức khí vì mang gạo ( mục ) ra đổi đồ ăn với dân K còn bị chê ỏng eo ( he he, gạo cũ chỉ dân làm num bò chóc với num cô là chịu đô! :D ), bo bo với bắp vàng thì... quên đi!
Giờ thì có lẽ những phóng viên, nhà bình luận phương tây ấy có thể đã hối hận, rút lại những lời vô căn cứ vu vạ VN chiếm đóng KPC , nhưng những cảnh phim, lời bình kiểu này vẫn tồn tại trên mạng thì chúng ta những CCB những ngày ấy cũng phải lên tiếng nói sự thực để người đời sau hiểu rõ ( hy vọng lớp trẻ dân K cũng có thể đọc được những sự thực từ những Coong top VN làm nghĩa vụ quốc tế năm xưa! ).



Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: Kon tiahien trong 21 Tháng Hai, 2010, 09:45:57 pm
Bravo Yta262 ;D
Bác đã cất công dịch cho ae qs về một nhận định khác (khách quan). Vài điều bác lược bớt không làm sự thật thêm thật(tiếc). Chừng mực nào đó anh phóng viên này cũng dám liều với sinh mạng mình để làm ra bộ phim này mà! Ở đây Tiahien chỉ muốn nói vấn đề tôn trọng lịch sử thôi! Nhiều khi nó được chứng minh sau tới 30 năm hoặc hơn nữa... Riêng Tiahien đánh giá tác giả có cái nhìn tốt về bộ đội VN (Vietnamese) trong cuốn phim thời sự tổng luận này!


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: yta262 trong 22 Tháng Hai, 2010, 03:25:23 am
Đất đai vẫn có nhiều để trồng trọt nhưng từ khi quân đội VN sang nắm quyền kiểm soát kinh tế, đã có hàng trăm ngàn người chết trong 2 năm dài đói kém.

Lời bình này là vô căn cứ, phương tây chỉ có thể biết được tình trạng đói kém ở các trại tị nạn ở biên giới Thái ( có khi viện trợ lương thực của phương tây chắc cũng bị Khơ mer đỏ và quân Shihanouk, Son San chiếm đoạt để nuôi quân ?), họ có thể tự do đi lại ở KPC những năm 79-80 nhưng làm sao dám ra khỏi các thành phố! làm sao họ có cơ sở để kết luận là sau giải phóng " đã có hàng trăm ngàn người chết trong 2 năm dài đói kém "! phóng viên phương tây họ tự cho là khách quan, độc lập với các chính phủ nhưng trong vấn đề này thì tội nghiệp họ thật, họ đã bị che mắt và được cung cấp thông tin sai !
Sự thực là năm đầu giải phóng dân bạn khó khăn đói kém thật, VN đã giúp hết sức mình nhường cơm sẻ áo, bộ đội cũng phải nhường khẩu phần gạo để giúp dân, gạo có thiếu nhưng VN, LX cũng cố gắng đến mức giúp cả bằng bắp vàng, lúa mì hạt ( bo bo ). Có thể có dân K chết đói, chết vì bị lính Thái bắn ở ngay trong trại tị nạn trên đất Thái nhưng trong nội địa thì nơi nào có bộ đội thì không hề có để dân chết đói!
Qua năm 80 thì dân bạn đã hồi phục, thu hoạch mùa màng không những đủ ăn mà còn giúp lại bộ đội phần chỉ tiêu tự túc ( bộ đội cày cấy gì nổi ở chiến trường, nhưng vẫn bị giao chỉ tiêu tự túc và trừ quân lương! ), sự thực thì qua năm 80 bọn mình còn tức khí vì mang gạo ( mục ) ra đổi đồ ăn với dân K còn bị chê ỏng eo ( he he, gạo cũ chỉ dân làm num bò chóc với num cô là chịu đô! :D ), bo bo với bắp vàng thì... quên đi!
Giờ thì có lẽ những phóng viên, nhà bình luận phương tây ấy có thể đã hối hận, rút lại những lời vô căn cứ vu vạ VN chiếm đóng KPC , nhưng những cảnh phim, lời bình kiểu này vẫn tồn tại trên mạng thì chúng ta những CCB những ngày ấy cũng phải lên tiếng nói sự thực để người đời sau hiểu rõ ( hy vọng lớp trẻ dân K cũng có thể đọc được những sự thực từ những Coong top VN làm nghĩa vụ quốc tế năm xưa! ).

Yta rất đồng ý với bác dksaigon. Khi trước yta có tâm sự là đơn vị của yta phải ăn bobo trừ cơm, thì bị bác trungsy1 phản đối vì đơn vị bác ăn gạo trắng cả. Có lẽ đúng cả, QK4 đánh chủ công cho ăn bobo đánh sao nổi, còn đơn vị nào nhường gạo cho dân được thì nhường, đại khái là các F của QK7 đánh mũi thứ yếu hay phối thuộc thì ăn bớt chút, ăn bobo để nhường gạo cứu đói. Sang năm 1980, E262 phải tự  túc lương thực mỗi năm 1 tháng, tức là ở trên cắt 1/12, 7 lạng 1 ngày thì đại khái là còn 6 lạng 4/ngày. Đơn vị nào khéo ăn khéo nói thì ăn bớt lại, còn không chịu ăn ít thì phải trồng lúa. E262 lúc đó trồng lúa nhưng thất thu vì đâu phải dv làm kinh tế đâu, dv làm kinh tế còn thất thu nữa chứ huống gì giao cho lính chiến làm kinh tế thì chỉ có nước "bốc mắm"  ;D! E262 sau đó phải ngoại giao với dân hợp tác làm ruộng, E262 chịu phần xe cộ, xăng dầu (xăng để không cũng bị bốc hơi chút ít, uổng), thuốc men (quinine lúc đó ê hề vì pháo binh ít chui rừng nên ít bị sốt rét, để đó cũng quá đát, đổ bỏ cũng uổng). Hãy nghĩ lại năm 1978-79 coi, TP HCM, miền Đông Nam bộ và miền Trung còn thiếu gạo ăn, gần như cả nước (trừ miền Tây Nam Bộ) ăn độn có vài nơi thiếu đói vì thất thoát mùa màng, làm sao đủ để bao thêm Cam bu chia. Lại còn chiến tranh phía Bắc với TQ nữa. Còn nhà báo nói là 6 tháng đầu chính phủ Hen Somrin không chịu cho quốc tế giúp đỡ, cũng đúng thôi, thắc mắc cái gì chớ. Lúc đó quân ta ở bên K. còn quần nhau chí tử với Pốt, ai dám cho các nước khác vào giúp, ai đảm bảo an ninh cho họ đây? Tuy nhiên Steve Header cũng thừa nhận nước ngoài chỉ biết Pốt tan rã, chúng bị bệnh bị đói. Nhưng người nước ngoài đâu biết Pốt vẫn còn khá mạnh, đang dẫy chết thì "cựa" dữ lắm. Cho mãi tới trận Leach kết thúc thì coi như dứt điểm công việc chuyển toàn bộ lính chính quy Pốt sang lính du kích  ;D, lúc đó khớp với ngày Steve Header nói 6 tháng đầu Phnom Penh không cho hội chữ thập đỏ và LHQ vào. Tức là sau 6 tháng dọn sạch tụi Pốt ra biên giới Thái xong thì mới cho quốc tế vào, cho nên mới có bác Bí Bếp vào giúp K. đó thôi.

Đó là chưa nói đến cái kiểu tổ chức xã hội bắt đầu lại từ số 0 của Pôn Pốt (Year Zero), lùa dân và chia gia đình đi tứ táng khắp nơi,không có hệ thống y tế giáo dục tiền bạc v.v..., khi công xã vỡ thì dân K. chỉ lo đi tứ táng trở về quê hay tìm người thân, đâu có phải ở 1 chỗ mà trồng trọt để có ăn? Theo yta nghĩ, số cả trăm ngàn người chết trong 1979 nếu là thật (yta chưa tin con số này, nó ở đâu ra, dựa trên cơ sở nào vậy) thì nội đám dân bị hù dọa (VN vào giết hết) hay cưỡng bức chạy theo Pốt vào rừng chết đói chết khát hay bị sốt rét không có thuốc cũng rất nhiều rồi, cộng thêm số dân hoảng loạn đi khắp nơi bịnh hoạn không có thuốc men, nếu không có bộ đội mình thì đành chết thôi, số bị đạn lạc chết cũng không ít. Mà có nước phương Tây nào dám bảo đảm cứu một đất nước đang thời ăn lông ở lỗ Year Zero và đang có chiến tranh mà không ai chết không? Trong chiến tranh, lúc nào chẳng có dân vô tội chết? Hồi Mỹ đánh qua K. năm 1970 không có dân lành Kampuchia chết đói hay bị dội bom hay sao? Nói tóm lại, người nước ngoài chỉ biết mặt nổi của vấn đề, nhìn vấn đề một chiều (vì bị bóp méo bởi chính sách trả thù VN bằng mọi giá của 1 bộ phận chính phủ Mỹ và TQ lúc đó), họ quá đơn giản: Phnom Penh sụp đổ coi như Pôn Pốt tiêu, chiến tranh chấm dứt, quốc tế vô cứu dân lành vậy thôi. Họ đâu biết lúc đó hoàn cảnh chiến tranh còn vô cùng nguy hiểm. Biết đâu chừng khi cho quốc tế vô rồi bị Pốt cho ăn B40 và cối tép, khi đó họ lại đi oán trách bộ đội VN sao lại để họ vô K. trong lúc dầu sôi lửa bỏng một cách vô trách nhiệm như vậy?


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: yta262 trong 22 Tháng Hai, 2010, 04:03:33 am
Bravo Yta262 ;D
Bác đã cất công dịch cho ae qs về một nhận định khác (khách quan). Vài điều bác lược bớt không làm sự thật thêm thật(tiếc).
...
Yta chỉ cắt có 1 đoạn 4 chữ thôi bác Kon Tiahien ạ, chỗ yta đề "kiểm duyệt đục bỏ". Theo yta nghĩ 4 chữ này hơi lạc đề một cách không cần thiết. Tự dưng đang nói chuyện Campuchia chưa xong lại dây sang nói về VN, là 1 đề tài phức tạp khác. Đã nói thì phải nói cho hết, không thể chỉ 4 chữ được.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: minhtrang91 trong 22 Tháng Hai, 2010, 05:35:28 am

Qua năm 80 thì dân bạn đã hồi phục, thu hoạch mùa màng không những đủ ăn mà còn giúp lại bộ đội phần chỉ tiêu tự túc ( bộ đội cày cấy gì nổi ở chiến trường, nhưng vẫn bị giao chỉ tiêu tự túc và trừ quân lương! ), sự thực thì qua năm 80 bọn mình còn tức khí vì mang gạo ( mục ) ra đổi đồ ăn với dân K còn bị chê ỏng eo ( he he, gạo cũ chỉ dân làm num bò chóc với num cô là chịu đô! :D ), bo bo với bắp vàng thì... quên đi!
Giờ thì có lẽ những phóng viên, nhà bình luận phương tây ấy có thể đã hối hận, rút lại những lời vô căn cứ vu vạ VN chiếm đóng KPC , nhưng những cảnh phim, lời bình kiểu này vẫn tồn tại trên mạng thì chúng ta những CCB những ngày ấy cũng phải lên tiếng nói sự thực để người đời sau hiểu rõ ( hy vọng lớp trẻ dân K cũng có thể đọc được những sự thực từ những Coong top VN làm nghĩa vụ quốc tế năm xưa! ).
Nhất trí với dsaigon về cái khoản này ,Lính địa phương quân chúng em thường nằm trong  dân nên em nhớ rất kĩ : Chỉ trong năm 1979 ,Bộ đội ta ăn cơm ,bọn nhóc K nhìn chúng ta ăn mà thèm .Chính minh trang đã từng nhường một chén cơm lưng cho một bà cụ tại phum Boeng Mia lia .Cuối năm 80 ,dân K thu hoạch mùa màng và có phần no rồi .Chính vì thế bọn Pốt thường vào phum cướp gạo của dân . Bọn chúng em khi làm dân vận ,đề nghị dân không được xay lúa giã gạo sẵn ,chí  đủ để ăn vài ba ngày rồi giã tiếp (Pốt chỉ cướp gạo thôi,không cướp lúa).Còn gạo VN đưa sang là gạo tồn kho ,mỗi năm  Cục Dự trữ lương thực nhà nước thường thì mua  mới dự trữ ,xuất gạo tồn kho để dùng . Mãi đến năm 81 ,ta có chủ trương không chở gạo qua cho chú đội ăn nữa Tiểu đoàn nhận gạo tại huyện ,Nhà nước đổi lại xăng dầu ,phân bón ,hàng tiêu dùng nên chúng ta thường ăn cơm mới ,ngon đó !!!
Các báo đài phương tây vốn dĩ chả ưa Việt Nam bao giờ nên nhìn vấn đề theo lăng kính phương Tây của chúng .CCB Việt Nam đã từng chiến đấu trên đất K phải lên tiếng ,nói rõ những việc chúng ta đã làm và nhìn nhận một dân tộc đang hồi sinh với sự trợ giúp của ta .


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 22 Tháng Hai, 2010, 03:52:53 pm
 Bộ phim nầy đến 5 tập , còn ba tập nữa . Anh em mình hoan hô trước và đề nghị Yta 262 dịch tiếp cho anh em xem , từ tập thứ ba nầy trơ đi gần như là độc thoại của nhà vua Si Ha Núc . Yta1 cứ dịch hết từng tập một đi , rồi anh em mình sẽ phân tích sau .
 Còn vào khoảng tháng 7 tháng 8 năm 1979 , hàng vạn người tỵ nạn Kam Pu Chia từ bên kia biên giới bị Thái Lan lùa về qua bải mìn ở khu vực tỉnh Pret vi Hia khu vực QuÂN kHU 5 truy quét . Họ đã được bộ đội QK5 cứu sống , băng bó đưa về đường nhựa 12 (nay là 64) để về Kam Pong Thom rồi sau đó về quê quán ở các tỉnh khác , lớp thì gồng gánh , lớp thì cán những người bị thương , đi thành từng đoàn kéo dài cã tháng trời qua nơi tạm dừng quân của F317 dọc theo đường 12 , được anh em mình giúp đở gạo thóc , thay băng cho để đi tiếp . Anh em QK5 đâu hết rồi không thấy lên tiếng kìa .
  Khi rút chạy lính Pốt thực hiện vườn không nhà trống , phá sạch và đốt sạch , không còn một cái gì cã . Kho lúa bị đốt sạch , nhà hai bên đường cũng bị đốt hoặc phá tan hoan . Chúng lùa dân theo chúng . Khi ta giải phóng đến đâu thì dân theo ta về đến đấy và cũng chỉ còn hai bàn tay trắng . Đói khác chỉ là bước đầu bộ đội VN và nhân dân chia sẽ với nhau . Nhà nước VN hết sức sáng suốt khi chở lúa giống từ VN qua để cấp phát kịp thời cho dân K , nhờ vậy mà chỉ trong cuối năm họ đã tự xóa được nạn đói . Nếu VN không quan tâm đến sự sống còn của nhân Dân K thì có ai nghĩ ra việc nầy không . Nếu VN muốn xâm lược Kam pu chia thì VN đã để cho dân chết đói luôn , đâu cần chở lúa giống qua làm gì , trong lúc VN ăn cũng chưa no mà còn phải tập trung lúa để trả nợ cho TQ vào những năm 76-77-78 , TQ đòi nợ trước khi đánh VN .


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: yta262 trong 22 Tháng Hai, 2010, 09:13:02 pm
Các bác chuẩn bị nhiều đá vào, vua Sihanouk bắt đầu có nhiều lời nói nặng ký về VN vì ông ta là chủ tịch liên minh 3 phái mà. Lần này yta không cắt câu nào hết, coi các bạn có ý kiến gì ;D.

Nguồn http://www.youtube.com/watch?v=mU6VC99gEgc (http://www.youtube.com/watch?v=mU6VC99gEgc)

Cuộc Tổng tiến công vào Campuchia của Việt Nam - Tập 3

1. Cảnh trại tỵ nạn: Mặc dù nạn bạo hành vẫn tiếp diễn, trại tỵ nạn ở biên giới vẫn cần thiết vì dân chúng đã có chỗ để giải quyết nạn đói. Hội cứu trợ quốc tế Lions cũng đã có thể gởi qua ngã VN, nhưng cứu trợ trực tiếp ngay nơi bị khủng hoảng dọc biên giới Thái đã chứng minh là rất hữu hiệu. Bên cạnh việc cung cấp thức ăn cho người tỵ nạn, trại cũng tạo một "nhịp cầu" cung cấp gạo và các thứ khác cho nội địa K.

2. Cảnh đường mòn buôn bán trong rừng: VN không cho phép sử dụng xe cộ và tàu lửa, cho nên tất cả dựa vào xe bò, xe đạp và đôi chân của dân K. Tới khoảng trăm ngàn con buôn trên đường mòn tiếp tế, hành trình đi và về ngang biên giới có thể kéo dài 2 tuần lễ cho mỗi một phía của lộ trình, có nhiều người dùng con đường qua 1 nước thứ ba thì còn lâu hơn nữa. Trong 1 năm có cả 150 ngàn tấn gạo đã đi qua "nhịp cầu" này, ngoài gạo ra còn có hàng lậu khác như thuốc lá, vải màu, dây câu, thuốc men, băng nhạc. Hầu như không có hàng Thái nào mà không được mua để đưa qua biên giới.

3. Cảnh xe chạy có em bé kiểm soát và que chọc: Khi các con đường mòn này hợp lại thì có 1 trạm kiểm soát trước khi đưa vào thị trường các khu dân cư. Bộ đội VN không chính thức cho phép cứu trợ hay buôn bán qua ngã biên giới cho nên thỉnh thoảng họ chận lại bằng cách cắt các đường mòn và tấn công trại tỵ nạn dọc biên giới, nhưng nói chung họ cũng làm ngơ vì đó là con đường sinh tồn cho Kampuchia và rồi nó đi thấu tới VN.

4. Cảnh chợ đang xây bỏ dở: Mỉa mai thay, nước Kampuchia đã trở về tư bản chủ nghĩa trên diện rộng. Trong hoàn cảnh thiếu thốn của kinh tế, cái sức lực sinh lợi duy nhất là trục lợi, nếu đem so sánh lợi nhuận chợ đen thì rất ít người muốn làm việc ở đồng ruộng hay công việc của chính phủ. Kampuchia không có gì để xuất cảng lấy ngoại tệ, họ chỉ có vàng là dùng để trao đổi mua hàng hóa qua biên giới. Đây là một gia đình làm vàng khi chiến tranh đến tàn phá và đã từng là tay chân Pôn Pốt.

5. Phỏng vấn ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch: phóng viên hỏi: Chiến dịch quân sự lật đổ Pôn Pốt thực hiện trong 2 tuần lễ, nhưng nạn đói xảy ra sau đó trong 2 năm, tại sao vậy? Ngoại trưởng NCThạch trả lời: Thực phẩm? Tôi muốn nói là VN Lào Kampuchia đã bị chiến tranh tàn phá, vậy thì khi các nước Châu Âu bị thả bom trong vòng 5 năm, còn chiến tranh ở VN Lào K. bị bom gấp đôi chiến tranh thế giới thứ 2. Nếu các nước châu Âu cần 5 năm tái thiết đất nước thì chúng tôi phải cần ít nhất 30 năm! Hoặc hơn nữa vì chúng tôi bị đánh bom hơn nơi nào khác trong thế giới thứ 2. Phóng viên: Và còn chuyện khủng hoảng, khủng hoảng ấy, kéo dài trong 2 năm, tại sao lại không được đối phó ngay? Ngoại trưởng NCThạch trả lời: Tôi thiển nghĩ nếu chúng tôi không giúp thì họ đã không tồn tại rồi. Vào năm 1979, họ gần như chết đói ngay từ khi chế độ Pôn Pốt cầm quyền từ 1975 kia. Và các nước XHCN đã đến giúp, và các nước khác trên thế giới, các nước Châu Âu. Kampuchiakhông thể tự cứu sống họ!

6. Alan Dowson: Không cần phải hỏi ai cũng biết bộ đội VN cần phải ở K. trong 1 thời gian cần thiết nào đó để chận không cho Pôn Pốt thay thế, VN rút quân thì chính phủ Heng Somrin sẽ sụp đổ, nhưng tôi nghĩ câu hỏi đòi VN rút quân hoàn toàn ngay không thể đặt ra một cách đơn giản vậy. Khi nghiên cứu lịch sử VN đối với Kampuchia trong vòng 700 năm trở lại đây, những người chinh phục VN luôn đưa dân đến lập nghiệp trước rồi quân đội đến sau. Lần này thì ngược lại, quân đội đã đến trước, xâm chiếm Kampuchia, và lần lần đô hộ và người Việt đến sinh sống làm việc khắp Đông Dương. Công dân Đông Dương nhưng có nguồn gốc Việt!

7. Cảnh múa rối đường phố K: lời của vua Sihanouk: "Cách tiếp cận của Heng Somrin rất là khốn khổ, vì Heng Somrin là chính phủ bù nhìn. Người K. đang đánh mất bản sắc riêng và mất độc lập. Bây giờ Việt Nam đang cố ép buộc người K. theo lối sống Việt, theo kiểu XHCN của Việt Nam và Liên Xô v.v... Người K. không thể thấy vui vì chuyện này. Và càng ngày càng nhiều người VN đến lập nghiệp, nhân dân K. trở thành nô lệ cho Mátxcơva, cho Hà Nội. Số phận của Kampuchia sẽ như miền Nam VN, mà miền Nam VN trước đây chính là miền Nam Kampuchia!"

8. Cảnh bộ đội VN ở Angkor: Khi quân đội mới tới đây, trước tiên họ giải phóng K. một cách rất đáng khen, họ cho phép tự do đi lại, cho phép thờ cúng theo Phật giáo, và cho phép cả chợ đen, họ áp dụng phần nào chủ nghĩa cộng sản của họ lên trên cái nền cai trị còn sót lại của Pôn Pốt. Nhưng mọi chuyện bắt đầu thay đổi. Khi nạn đói ở K. bị đẩy lùi thì thế giới lại mất chú tâm đến vấn đề Kampuchia. Trong khi đó bộ đội VN vẫn ở lại chiếm đóng, càng ở lại họ càng gây thêm căm phẩn, họ đã bắt lính, giam tù chính trị và bí mật bắt bớ và tra tấn. Không phải vô lý mà sự phản kháng đã tăng lên.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 23 Tháng Hai, 2010, 12:46:17 am
 Anh em cố gắng nhớ lại xem có phải cảnh múa rối đó diển ra tại một lễ hội rất lớn ở đền Ăng Ko Wat không . Đoạn ngay cửa trường học gần ngã ba từ Ăng ko wat đi sân bay SR ,gần cuối năm 80.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 23 Tháng Hai, 2010, 08:27:38 pm
Để mình chép tiểu sử của nhà vua Si Ha Núc từ nguồn wikiepia qua cho các bác tham khảo thêm nhé :

 Norodom Sihanouk (phát âm như "Nô-rô-đôm Xi-ha-núc"; sinh 31 tháng 10, 1922) là cựu quốc vương, và hiện nay là Thái thượng hoàng của Vương quốc Campuchia.
Ông từng là vua của Campuchia trong nhiều giai đoạn cho đến ngày thoái vị để nhường ngôi cho quốc vương Norodom Sihamoni (7 tháng 10 năm 2004). Sihanouk là con trai của cựu quốc vương Norodom Suramarit và hoàng hậu Sisowath Kossamak. Sihanouk đã đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau kể từ 1941, nhiều vị trí đến nỗi Sách kỷ lục Guiness đã đưa ông vào danh sách các chính khách giữ nhiều chức vụ nhất, bao gồm 2 lần làm vua, 2 lần thái tử, 1 lần chủ tịch nước, 2 lần thủ tướng và một lần quốc trưởng Campuchia và nhiều chức vụ khác nữa của chính phủ lưu vong. Phần lớn là chức vụ hình thức, kể cả lần cuối làm vua (trị vì nhưng không cai trị). Thời gian trị vì thực sự của ông hoàng này là từ 9 tháng 11 năm 1953 đến 18 tháng 3 năm 1970 (khi bị Lon Nol phế truất ngôi).
Mục lục
[ẩn]
•   1 Thời niên thiếu
•   2 Thời kỳ trị vì
•   3 Bị phế truất
•   4 Lần trị vì cuối cùng
•   5 Liên kết ngoài

[sửa] Thời niên thiếu
Sihanouk học tiểu học tại Phnom Penh, trường Pháp École François Baudoin, học trung học tại Sài Gòn tại trường Lycée Chasseloup Laubat (nay là Trường Lê Quý Đôn, TP. HCM) cho đến khi lên ngôi, sau đó học tại trường binh bị Saumur, Pháp. Khi vua Sisowath Monivong (ông ngoại của Sihanouk) băng hà vào ngày 23 tháng 4 năm 1941, Hội đồng Tôn vương đưa Sihanouk lên ngôi vua. Ông đăng quang tháng 11 năm 1941.
[sửa] Thời kỳ trị vì
Sau 1945 đến cuối thập kỷ 1950, vua Sihanouk có xu hướng dân tộc chủ nghĩa và bắt đầu yêu cầu Pháp trao trả chủ quyền và về nước. Tháng 5 năm 1953, ông sang tị nạn tại Thái Lan và từ chối hồi hương cho đến khi có độc lập. Ông về nước ngày 9 tháng 11 năm 1953. Ngày 2 tháng 3 năm 1955, ông thoái vị nhường ngôi cho bố mình, giữ chức thủ tướng vài tháng. Sau khi bố ông mất năm 1960, ông lại được bầu làm chủ tịch nhà nước nhưng với danh vị hoàng thân. Khi Chiến tranh Việt Nam xảy ra ác liệt, Sihanouk chủ trương Campuchia trung lập, đứng ngoài cuộc chiến, cùng đồng thời đứng về phía Trung Quốc và Hoa Kỳ và tán thành chính sách Bên thứ 3. Vào mùa xuân 1965, ông đã thỏa thuận với Trung Quốc và Bắc Việt Nam cho phép sự hiện diện của các căn cứ Việt Nam ở phía Đông của Campuchia để cho phép viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam thông qua các cảng Campuchia. Campuchia được đền bù bằng cách Trung Quốc mua gạo của Campuchia với giá cao. Ông cũng nhiều lần lên tiếng rằng chiến thắng của phe cộng sản ở Đông Nam Á là không thể tránh khỏi và cho rằng chủ nghĩa Mao đáng để mọi người thi đua. Trong giai đoạn 1966-1967, Sihanouk đã ra sức đàn áp chính trị loại bỏ nhiều phe phái chính trị chính ở Campuchia. Chính sách hữu hảo với Trung Quốc của ông bị phá sản do thái độ cực đoan của Trung Quốc vào thời kỳ cao trào của Cách mạng văn hóa. Việc đàn áp chính trị và các vấn đề đối với Trung Quốc làm cho thái độ cân bằng các bên để giữ thế trung lập khó duy trì được. Ông đã loại bỏ phe cánh tả, cho phép Việt Nam thiết lập các căn cứ trong lãnh thổ Campuchia đặt kỳ vọng vào thiện chí của Trung Quốc.
[sửa] Bị phế truất
Ngày 18 tháng 3, 1970, trong lúc ông đang ở nước ngoài, Lon Nol - thủ tướng chính phủ - đã triệu tập Quốc Hội bỏ phiếu phế truất Sihanouk khỏi vị trí nguyên thủ quốc gia và trao quyền lực khẩn cấp cho Lon Nol. Hoàng thân Sirik Matak – người được chính phủ Pháp loại bỏ để trao ngôi vị cho Sihanouk - đã được giao chức Phó Thủ tướng. Sau cuộc đảo chính, Hoàng thân Sihanouk đến Bắc Kinh và bắt đầu ủng hộ Khmer Đỏ trong cuộc chiến lật đổ chính phủ Lon Nol ở Phnom Penh. Khi nước Cộng hòa Khmer rơi vào tay Khmer Đỏ vào năm 1975, Hoàng thân Sihanouk trở thành nguyên thủ quốc gia hình thức của chính phủ mới khi Pol Pot còn nắm quyền lực. Ngày 4 tháng 4 năm 1976, Sihanouk từ chức vì sự tàn bạo của Khmer đỏ và nghỉ hưu. Sihanouk sang tị nạn tại Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Năm 1978, quân đội Việt Nam đã sang Campuchia đánh đổ Khmer Đỏ. Năm 1982, ông trở thành Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp Campuchia Dân chủ bao gồm: Đảng Funcipec của mình, Mặt trận giải phóng Campuchia của Son Sann và Khmer Đỏ. Quân Việt Nam rút khỏi Campuchia năm 1989, để lại chính phủ thân Việt Nam của Thủ tướng Hun Sen lãnh đạo Nước cộng hòa Nhân dân Campuchia.
[sửa] Lần trị vì cuối cùng
Các đảng phái ở Campuchia đã đàm phán đến năm 1991 và các bên đã đòng ý ký thỏa thuận hòa giải toàn diện ở Paris. Ngày 14 tháng 11 năm 1991, Hoàng thân Norodom Sihanouk trở về Campuchia sau 13 năm lưu vong. Năm 1993, Sihanouk lại trở thành quốc vương Campuchia và con trai ông, thái tử Norodom Ranarit làm thủ tướng. Theo Hiến pháp của Campuchia, quốc vương chỉ "trị vì nhưng không cai trị". Do bệnh tật, ông phải đi lại chữa trị ở Bắc Kinh nhiều lần. Thú tiêu khiển của Sihanouk: sáng tác âm nhạc bằng các thứ tiếng khác nhau (tiếng Khmer, tiếng Pháp và tiếng Anh), đạo diễn nhiều bộ phim và chỉ huy dàn nhạc. Ông có website riêng. Tháng 1 năm 2004, ông tự chuyển sang sống lưu vong tại Bình Nhưỡng, sau đó là Bắc Kinh, lấy lý do sức khỏe kém, ông tuyên bố thoái vị ngày 7 tháng 10 năm 2004. . Hiến pháp Campuchia không cho phép tự thoái vị. Chea Sim, Chủ tịch Thượng viện Campuchia, tạm nắm giữ chức Quyền nguyên thủ Nhà nước cho đến ngày 14 tháng 10 khi Hội đồng Tôn vương bầu Norodom Sihamoni – một trong những người con trai của Sihanouk - lên làm quốc vương mới.























Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: dksaigon trong 23 Tháng Hai, 2010, 10:01:55 pm
Khi nước Cộng hòa Khmer rơi vào tay Khmer Đỏ vào năm 1975, Hoàng thân Sihanouk trở thành nguyên thủ quốc gia hình thức của chính phủ mới khi Pol Pot còn nắm quyền lực. Ngày 4 tháng 4 năm 1976, Sihanouk từ chức vì sự tàn bạo của Khmer đỏ và nghỉ hưu. Sihanouk sang tị nạn tại Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Năm 1978, quân đội Việt Nam đã sang Campuchia đánh đổ Khmer Đỏ

Nguồn chép trên Wiki này sơ sài và chưa chính xác lắm!
Theo " hồi ký Shihanouk " ( có trên mục Tài liệu nước ngoài- QSVN ) thì Shihanouk bị PonPot ép từ chức và bị giam lỏng đến ngày 6/1/1979 thì PonPot theo chỉ đạo của Bắc kinh cử ông ta làm đại diện Kampuchia dân chủ đi họp tại LHQ để tố cáo " VN xâm lược KPC ", chi tiết ông ta trốn khỏi sự kiểm soát của Khmer đỏ xin tị nạn tại Mỹ rồi Pháp, cuối cùng TQ lôi kéo được ông ta... được kể chi tiết tại hồi ký Shihanouk.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: binhyen1960 trong 27 Tháng Hai, 2010, 12:38:39 pm
 Ngày đó khoảng năm 1980 mỗi lần chúng tôi tác chiến xong rút về cứ , đó là thời kỳ được nghỉ ngơi chút ít và cũng được gần dân khu vực Lovea , thời gian cũng không nhiều lắm bởi liên tục có lệnh đi bất cứ lúc nào , tiếng K cũng không mấy người chịu học chịu tìm hiểu và cũng chẳng quan tâm để làm gì , mỗi lần cần đã có bộ phận dân vận lo , ngay đến cán bộ của ta cũng không khuyến khích lính quan hệ với dân bạn .
 Nhưng với lính thì thỉnh thoảng vẫn ra dân mượn con dao đi chặt tre sửa lại nhà , xin dân mấy tàu tranh thốt nốt lợp lại cái mái doanh trại bị dột của mùa mưa , chặt mấy cành củi cho anh nuôi nấu cơm mặc dù lính cũng có mỗi B một con mác của Mỹ . Đối với dân cũng bình thường xong tới mức mời mọc nhau ăn cơm hay chúc Tết bộ đội VN thì không có , doanh trại riêng biệt một khu nên lính cũng không cho dân vào có thời kỳ dựng hẳn cái Barie bằng tre cấm xe bò qua lại mặc dù xưa kia nơi đây là ngã 3 của những con đường lối liền các phum chung quanh với nhau .
 Nhưng mỗi lần tiếp xúc với dân K , bằng vốn tiếng K tự học hay kể cả bằng tay chân chỉ chỏ mỗi lần nhắc đến Hoàng thân Sihanouk dân K đều rất kính trọng , với họ thời ông Hoàng này trị vì là thời kỳ hoàng kim của dân K .
 Dù gì thì ông Hoàng này cũng là người rất được lòng dân .


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 28 Tháng Hai, 2010, 11:04:41 pm
 Mình có ý kiến như thế này . Chuyện ông hoàng Si Ha Núc để nhờ yTa 262  dịch tiếp hai tập nữa cho nó trọn , để anh em mình nghe hết xem ổng nói những gì , rồi anh em mình sẽ phân tích sau .
 Còn cảnh múa rối ở trong phim tập 2 . Không biết phóng viên phương tây quay cảnh nầy ở đâu , nhưng mình nhớ chắc là mình đã xem múa rối đó ở ngay trước cửa đền Ăng ko watt . Ngay tại bên đường ở góc ngã ba ra sân bay Siêm Riệp , ở phía bên ngoài hàng rào trường tiểu học . Mình hỏi kỹ vài ông cụ sống ở gần đó , họ bảo cái hình nộm lão mặc áo chim cò , có cái trán thấp và mũi hơi nhọn , đó chính là SiHa Núc , ông ta và một bà đầm đại diện cho phương tây đang ra dức ve vản người dân Kam pu Chia . Còn người dân Kam Pu Chia thì nhìn ông ta với bộ mặt ghê tởm . Các bạn xem lại hình nộm và hình Si Ha Núc coi có giống không ? ( Tráng thấp và mũi nhọn ). Còn ông Hiêng Som Rin thì tráng cao và mũi to .


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: yta262 trong 01 Tháng Ba, 2010, 12:52:52 am
Mình có ý kiến như thế này . Chuyện ông hoàng Si Ha Núc để nhờ yTa 262  dịch tiếp hai tập nữa cho nó trọn , để anh em mình nghe hết xem ổng nói những gì , rồi anh em mình sẽ phân tích sau .
 Còn cảnh múa rối ở trong phim tập 2 . Không biết phóng viên phương tây quay cảnh nầy ở đâu , nhưng mình nhớ chắc là mình đã xem múa rối đó ở ngay trước cửa đền Ăng ko watt . Ngay tại bên đường ở góc ngã ba ra sân bay Siêm Riệp , ở phía bên ngoài hàng rào trường tiểu học . Mình hỏi kỹ vài ông cụ sống ở gần đó , họ bảo cái hình nộm lão mặc áo chim cò , có cái trán thấp và mũi hơi nhọn , đó chính là SiHa Núc , ông ta và một bà đầm đại diện cho phương tây đang ra dức ve vản người dân Kam pu Chia . Còn người dân Kam Pu Chia thì nhìn ông ta với bộ mặt ghê tởm . Các bạn xem lại hình nộm và hình Si Ha Núc coi có giống không ? ( Tráng thấp và mũi nhọn ). Còn ông Hiêng Som Rin thì tráng cao và mũi to .
Yta còn đang suy nghĩ có nên dịch tiếp không đây, nó có rơi vô chỗ các bác gọi là "vĩ mô" không? Bởi vì nhà vua Sihanouk trong 2 tập 4 & 5 nói những câu đại khái giống như thời kháng chiến VN mình nói về Pháp và Mỹ vậy. Chuyện này nếu các bác có chút kiến thức về chính trị thì biết vua Sihanouk phải nói gì để tiếp tục nắm quyền lãnh đạo 3 phái đánh VN. Yta nghĩ 1 số tay diều hâu Mỹ rất hể hả, nghe ai đó nói Mỹ gọi chuyện VN sang giúp Kampuchia là: "A Vietnam of Vietnam", "Một Việt Nam của Việt Nam", gần giống câu "gậy ông đập lưng ông"! Nhưng bộ đội VN cuối cùng đã không bị sa lầy như Pháp & Mỹ trong chiến tranh VN nên phe diều hâu ở Pháp & Mỹ vẫn còn hậm hực cay cú cái vụ này lắm.

Còn múa rối thì yta cho rằng dân chúng không dám bất kính làm hình nộm trêu chọc vua Sihanouk của họ. Mục đích của tác giả bộ phim khi thuyết minh câu nói của vua Sihanouk về chủ tịch Heng Somrin như là bù nhìn, thì kèm theo hình ảnh 1 cảnh múa rối theo nghệ thuật dân gian của dân K. Người xem muốn liên tưởng ai thì liên tưởng, yta thì thấy tác giả bộ phim cố tình xiên xỏ chính phủ Heng Somrin do ta dựng lên thì có.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: haanh trong 01 Tháng Ba, 2010, 01:14:32 am
hehe , nếu dân K bất kính với XHN thì mình đâu phải ở tận đến năm 89 mới về và khme đỏ đã giết ông vua này từ lâu rồi  ;D


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: yta262 trong 01 Tháng Ba, 2010, 01:39:15 am
hehe , nếu dân K bất kính với XHN thì mình đâu phải ở tận đến năm 89 mới về và khme đỏ đã giết ông vua này từ lâu rồi  ;D
Vua Sihanouk chê Heng Somrin là bù nhìn, vậy vua Sihanouk có thực quyền không? Bác Hai Ruộng suy diễn cũng có lý ấy chứ, tuy nhiên về thực tế thì chính tại ông vua hay nhỏng nhẽo, lúc thế này lúc thế khác mà ra nông nổi. Đâu phải chỉ anh em mình bị kẹt, thần dân của ông cũng bị vạ lây cả mấy chục năm, vua Sihanouk sau này thú nhận đã sai khi tin Pôn Pốt ăn năn hối cải và ông đi hợp tác với đám diệt chủng Pôn Pốt, rồi sau đó bị Pôn Pốt tập kích cho trắng mắt ra, vua mới chịu nói chuyện phải trái với bác Heng Somrin và Hun Sen. Phải ngay từ đầu "hợp tác vui vẻ" với bộ đội VN thì có phải "vãn tuồng" sớm, đỡ khổ cho anh em  mình rồi không!


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: Kon tiahien trong 01 Tháng Ba, 2010, 08:20:46 am
@Yta 262:Yta cứ tiếp tục dịch đê. Ở cái thời bị “Cấm nghe đài địch” mà CTV C mình vẫn mở BBC (và cả VOA) cho ae nghe hoài.  ;D ;D
------------------------------
Dĩ nhiên, xuyên suốt cuộc đời Sihanuk là phản ánh đúng tính trung lập của ông ta. Ông ta không ngã hẵn về 1 phe phái nào nên đối với ta sự nhõng nhẻo đó có hại vẫn có lợi và ngược lại.
Khác với nhiều cuốn phim nặng về tuyên truyền của giới truyền thông phương Tây, trên tập phim này tác giả bộ phim đưa hình ảnh tương đối khách quan(chỉ thiếu vài dòng thuyết minh ca ngợi bộ đội ta nữa thì cuốn phim này chắc thiên hướng XHCN rồi) –Không như các phóng sự chiến trường khác(người lính lăm lăm tay súng, vẻ mặt căng thẳng - nặng nề)-  ở đây các cảnh bộ đội ta ăn mặc chỉnh tề, thái độ bình thản vui vẻ trong cuộc chiến và sinh hoạt với dân rất đổi bình thường tại nơi đang là điểm nóng chiến tranh khu vực. Trong lúc đó tại quê hương chúng ta ít có thể hiện thân thiện với người phương Tây, nhất là tại các cửa khẩu Hải quan nơi thường xuyên có khách vãng lai ngoại quốc, bộ mặt nhân viên nơi đây đăm đăm, xoi mói rất khó chịu. Chả trách khi ấy họ coi các nước Cộng sản như sau 1 bức màn sắt nên các phóng viên cũng bị giới hạn ghi hình từ phía bộ đội ta. Dù muốn dù không thì Sihanuk có lẽ là đề tài chính  hay nhân vật chính trong toàn bộ 5 đoạn phim này và tác gỉa tập trung làm nổi bật vai trò diễn viên hơn là tạo hình ảnh phản cảm với người Việt ta.(Không biết Ông Hoàng có phải trả tiền cho bộ phim 0?) ;D



Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: dksaigon trong 01 Tháng Ba, 2010, 10:32:05 am
hehe , nếu dân K bất kính với XHN thì mình đâu phải ở tận đến năm 89 mới về và khme đỏ đã giết ông vua này từ lâu rồi  ;D
Vua Sihanouk chê Heng Somrin là bù nhìn, vậy vua Sihanouk có thực quyền không? Bác Hai Ruộng suy diễn cũng có lý ấy chứ, tuy nhiên về thực tế thì chính tại ông vua hay nhỏng nhẽo, lúc thế này lúc thế khác mà ra nông nổi. Đâu phải chỉ anh em mình bị kẹt, thần dân của ông cũng bị vạ lây cả mấy chục năm, vua Sihanouk sau này thú nhận đã sai khi tin Pôn Pốt ăn năn hối cải và ông đi hợp tác với đám diệt chủng Pôn Pốt, rồi sau đó bị Pôn Pốt tập kích cho trắng mắt ra, vua mới chịu nói chuyện phải trái với bác Heng Somrin và Hun Sen. Phải ngay từ đầu "hợp tác vui vẻ" với bộ đội VN thì có phải "vãn tuồng" sớm, đỡ khổ cho anh em  mình rồi không!
He he... theo mình Sihanouk có cái sai lầm lớn nhất là không... chịu làm dân! ;D
Ông ta biết mình sinh ra để làm vua và cả đời ông ta phải cố giữ lấy ngôi vị và truyền lại cho con cháu cho dù thời đại loài người có đổi thay thì không nắm quyền tối thượng như thời phong kiến thì cũng nắm vương vị như ở nước láng giềng!
He... bởi ông ta số làm vua và số trường thọ nên không thể bị giết và vì ông ta muốn làm vua suốt đời nên cũng học cách làm sao không để bị giết! từ lần đầu tiên may mắn ( số đấy! ) thoát chết dưới tay đại sứ VNCH tại KPC kiêm trùm tình báo Ngô Công Hiếu trào Ngô Đình Diệm, thì Sihanouk đã biết làm thế nào để không bị giết mà ngay cả trùm diệt chủng PonPot cũng không giết được ( PonPot dám giết nhưng chưa giết được! :D ) muốn vậy ông ta phải chấp nhận là trong mắt thần dân KPC ông ta vẫn là vua nhưng lại là con tin của thời cuộc!vẫn phải chấp nhận lép vế thậm chí vẫn bị khiển khi PonPot đã sa cơ thất thế phải trốn lủi ở núi rừng Anlongveng và sau này cũng phải nhường Hun xen để giữ vương vị cho con.
Theo tôi sihanouk tốt số và cũng có tài, mặt nào đó ta không ưa vì giả dụ như ta " nếu " ( nhưng lịch sử không có chữ "nếu" !) Sihanouk an phận làm dân thường hoặc đứng về phía Hêng, Chia, Hun, ( cũng khó vào thời điểm ấy! ) mà có giải pháp như hiện nay thì nói như ytá là " vãn tuồng " sớm cho anh em mình đỡ khổ! ;D
Nhưng lịch sử đã vậy, phần nào chăng do những cá nhân trong cuộc xoay chuyển thì một trong cái tài của Sihanouk là tuy ở phía đối nghịch với VN trong liên minh 3 phái nhưng ông ta đã cố gắng bảo toàn lực lượng ( he he, theo mình không phải quân Sihanouk chết nhát đánh đấm dở ẹt khi gặp quân ta mà có khi đám này cũng chủ động né đối đầu trực tiếp với quân VN để còn có đường binh sau này và nhường cái phần hung hăng đánh chết bỏ cho quân PonPot để cho VN tiêu diệt, và lịch sử đã rõ khi VN rút quân thì LL khmer đỏ cũng đã suy kiệt và phe sihanouk hưởng lợi thậm chí ở thế thượng phong so với LL bác Hêng, sau này cho đến giờ thì phe bác Hun thắng thì cũng có phần do bác Hun có tài! )
Nói gì thì cũng phải công nhận Sihanouk cũng có tài ( ông ta nói này nói nọ chẳng qua là cái bài binh của ông ta ) khi đạt được giải pháp ( là ông ta vẫn được... làm vua ) thì ông ta cũng phải nói lên sự thực là nhờ công lao của quân tình nguyện VN ( đấy cũng là đường binh của ông ta từ thời nẵm! ) và ông ta không ( chưa ) chính thức nói lời cảm ơn thì ông ta để cho con ông nói thay! và ông ta là một ông vua cũng ba chìm bảy nổi! :D thời hoàng kim ông ta trị vì thì cũng là thời uy tín ông ta xuống thấp nhất, kẻ thù cũng nhiều, dân tình phần lớn muốn chống lại, lật đổ ông ta ( hết Lonnol đến PonPot dập ông ta tơi tả! ), cuối cùng ông ta lại binh được trở lại dưới mắt dân KPC là một ông vua...đáng kính! ;D


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 01 Tháng Ba, 2010, 10:45:20 pm
 Theo tục lệ của các vương triều phong kiến ở TQ , VN , Kam Pu Chia cũng đều giống nhau . Việc truyền ngôi luôn luôn là vua cha truyền ngôi cho con trai , hoặc là cháu nội . Nếu không có con trai hay cháu nội thì mới tuyền ngôi cho con gái hay cháu ngoại . Vương triều Kam Pu Chia chính là vương triều của dòng họ Sy sa wat , chứ không phải dòng họ Nô rô đôm - Si Ha Núc . Si Ha Núc là cháu ngoại đáng lẽ không được làm vua , nhưng vì nghe nói con trai của dòng họ hoàng gia bỏ đi theo lực lượng kháng chiến chống pháp KHMER I SA RĂK , cho nên người pháp mới đưa Si Ha Núc là cháu ngoại lên ngôi , rồi sau đó Si Ha Núc mới tạo ra vở kịch nhường lại ngôi vua cho cha mình , để làm thủ tướng . Một thời gian sau cha của Si Ha Nuc mới nhường ngôi lại cho Si Ha Núc để hợp thức hóa cha truyền ngôi lại cho con trai ( trong tiểu sử của Si Ha Núc ). Còn cháu nội của chính hoàng tộc thời Ăng Ko truyền lại là SY SÔ Wat  Si Rit Mtak . Người nầy sau khi Lon Nol lật đổ Si Ha Núc , thì Lon Nol lại mời Si Rit Ma tak lên làm phó thủ tướng cho Lon Nol ( cũng là một chiêu để lấy lòng dân ) . Sau khi Lon Nol sụp đổ năm 1975 . Gia đình Si Rit Ma Tak không chịu di tản dù được người Mỹ mời . Sau khi giải phóng PHnom Pênh Pôn Pôt gom cã gia đình Si Rit Ma Tak vào trại giam và không ai còn biết gia đình nầy ở đâu nữa , nhiều người cho rằng cã gia đình dòng hoàng tộc chính thống của Sy Sa Wat đã bị tiêu diệt , trước khi bộ đội VN vào giải phóng Phnom Pênh . Ngay sau Khi quân ta  giải phóng Phnom Pênh , cụ Bùi Cát Vũ cũng cố gắng đi tìm nơi giam giử trên 50 người tù từng là chính khách của Kam Pu Chia , nhưng cũng không còn thấy một người nào còn sống sót , mà chỉ thấy những xác chết đã bị giết cách đó vài ngày ( đoạn phim có chiếu ) . Việc mất mát quá đau thương nầy của gia đình hoàng tộc anh em cô cậu ( cháu nội , cháu ngoại ) của ông ta , sau không nghe thấy Si Ha Núc nhắc đến , hay là ông cố tình lờ đi vì sự mất mát đó có lợi cho việc trở về lại ngôi báu của ông , sẽ không còn có ai dị nghị là cháu nội cháu ngoại cã . Chuyện ông hoàng Si Ha Núc có lẽ còn dài , cứ đọc xong hết 5 tập anh em mình phân tích sau nó hoàn chỉnh hơn .
   Mình thấy bạn YTA262 nên cố gắng dịch tiếp cho hết 5 tập rồi anh em mình sẽ phân tích kỹ hơn về những lời vu khống của ông hoàng nầy . Nếu anh em mình trình độ còn non kém thì mình tin rằng cũng sẽ có người cao tay ấn hơn để phân tích , bạn YTa 262 , không việc gì phải ngại . Con cháu chúng ta sau nầy nó sẽ giỏi ngoại ngữ hơn chúng ta nhiều , lúc đó nó đọc được mà không có ai phân tích , đúng sai , đâu là thật , đâu là giả thì còn nguy hại hơn nhiều


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 01 Tháng Ba, 2010, 11:09:57 pm
 Trích đoạn của bạn Kon ta hien :   Khác với nhiều cuốn phim nặng về tuyên truyền của giới truyền thông phương Tây, trên tập phim này tác giả bộ phim đưa hình ảnh tương đối khách quan(chỉ thiếu vài dòng thuyết minh ca ngợi bộ đội ta nữa thì cuốn phim này chắc thiên hướng XHCN rồi) –Không như các phóng sự chiến trường khác(người lính lăm lăm tay súng, vẻ mặt căng thẳng - nặng nề)-  ở đây các cảnh bộ đội ta ăn mặc chỉnh tề, thái độ bình thản vui vẻ trong cuộc chiến và sinh hoạt với dân rất đổi bình thường tại nơi đang là điểm nóng chiến tranh khu vực.

  Bạn Kon Ta hien chưa thấy hết âm mưu của người đưa lên tập phim tài liệu nầy .
  Họ đưa ra cái cảnh trông thấy có vẽ tình hình hết sức yên bình ổn định ( bộ đội ta nhàn hạ , ung dung , vài ba người chỉ cần một cây súng , không cần mang bao xe ) để họ muốn nói lên rằng tình hình đã ổn định , Pôn Pốt không còn nữa mà bộ đội Việt Nam ta chưa chịu rút về nước , tức là ta muốn xâm chiếm đất nước của họ .
  Ở bên Thái Lan họ làm sao mà biết được , để giữ cho Siêm Riệp yên bình không còn tiếng súng , lúc đó anh em mình đang lặn lội truy kích địch tận núi Hồng , tận núi Liếp , đang từng phút từng giây đổ máu dằng co với Pốt . Họ chỉ cần đến Nghĩa Trang Siêm Riệp là sẽ thấy , ngày nào mà chẳng có anh em ta hy sinh đem về đây chôn cất . Họ cố tình đưa ra cảnh như vậy để cho Si Ha Núc ngồi trên ghế sa long khóc lóc nhỏ nước mắt cá sấu , rồi ca bài ca yêu nước , vu khống VN ta cố tình xâm lược Kam pu chia . Một màn kịch quá vụn về
 


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 02 Tháng Ba, 2010, 12:40:25 pm
http://www.mofahcm.gov.vn/vi/tintuc_sk/tulieu/nr051205111332/nr060710133252/ns060710133513#9GhS5HJbmXDv (http://www.mofahcm.gov.vn/vi/tintuc_sk/tulieu/nr051205111332/nr060710133252/ns060710133513#9GhS5HJbmXDv)
 
 Các bạn vào đường link trên sẽ thấy hình của ông HENG SAM RIN và tiểu sử của ổng .
 Các bạn sẽ thấy hình nhân vật trong vở kịch rối của nhân dân Kampuchea , đúng là hình nộm của SIHANUC chứ không phải của Heng Sam rin . Nếu nhạo báng Heng Sam Rin thì phải có hình ảnh hình nộm đội nón cối tượng trưng cho bộ đội VN ta chứ . Đúng như lời nói của các cụ già K ở khu vực đền Ăng ko (Siêm Riệp ) , nơi vở kịch rối diển tại đó . Nội dung của vở diển nói lên sự ve vảng nhân dân Kam pu chia của SI HA NÚC và phương tây ( bà đầm , tượng trưng cho phương tây , cử chỉ và tiếng cười  he he ... phát ra trong vở kịch thể hiện sự ve vãng ) . Và nhân dân Kam Pu Chia  thì ngán ngẩm nhà vua thiếu lập trường nầy ( trong vở diển có hình ảnh nét mặt của cụ già đại diện cho nhân dân Kam Pu Chia  , thể hiện tài tình nội dung ngán ngẫm , coi thường sự ve vãng đó của Si Ha Núc và phương tây ). Diển viên diễn xuất hết sức tài hoa , qua nét mặt đã thể hiện sự ngán ngẩm và kinh tởm đến tột cùng của nhân dân đối với người đang ve vãng .
  Ở Việt Nam ta có câu chuyện vui :
  Có một ông nhờ làm tay sai cho Pháp mà được thực dân ban cho quyền cao chức trọng , khi tết đến ông nầy muốn nhờ một cụ đồ nho ban cho chữ để mà treo trước nhà khoe với mọi người . Cụ đồ nho yêu nước và thâm thúy , cầm bút lông viết lên mấy chữ " Khai Quốc Công Thần " . Ông tay sai nầy lấy làm hả dạ , cho người đóng khung treo ngay trước cổng nhà , ai đến cũng khoe . Mấy hôm sau có một học trò đến giải thích rằng :  dạ ! bẩm ông . Khai quốc công thần có nghĩa là " bầy tôi " , mà bầy tôi có nghĩa là bồi tây ạ!
  Ô Hô ! Ông hoàng SIHA Núc cũng vậy . Một nhà vua được chính quyền thực dân coi như là đứa con cưng , được đào tạo từ nhỏ ở một trường tại Sài Gòn cùng với vua Bảo Đại , một trường nổi tiếng đông dương . Ông tự hào mình là một người đa tài , đa năng , làm vua giỏi , làm phim cũng giỏi , soạn kịch cũng giỏi , soạn các bài hát cũng giỏi . Vậy mà một vở kịch thiên hạ dựng lên để nhạo báng mình mà ông lại lầm tưởng là nhạo báng người khác . Ông lại cho người mang lên mạng để khoe khoang .


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: Kon tiahien trong 02 Tháng Ba, 2010, 02:15:57 pm
Tiahien hiểu ý Hai ruộng về một trận đánh khác trên chiến trường K: Trận đánh về thông tin truyền thông… nói nôm na là đánh giặc mổm đi, phải chứ bác?
Ở cái trận đánh này thì Ta nói theo Ta mà Tây nói theo Tây! Hiểu sao cũng được nhưng:
- Kết quả thắng lợi chung cuộc thuộc về ai?
- Lòng dân nghĩ gì sau hậu chiến?
- Tầm ảnh hưởng cho các thế hệ nối tiếp ra sao?

Chắc 0 phải ngẫu nhiên mà Hai ruộng chọn bộ phim 5 tập này để anh em ta bình “loạn”? Dĩ nhiên nếu nghe bằng tiếng Anh không thôi thì mỗi người sẽ hiểu theo trình độ sinh ngữ của mình(!), nhưng ở đây đã có Yta 262 dịch biên chuẩn rồi (theo Tiahien). Nếu đã chấp nhận bài dịch này và nhận xét bằng ý tưởng riêng của mình thì sẽ hay hơn.

Dĩ nhiên, bộ phim được lưu hành đồng nghĩa lợi ích từ phía phát hành. Quan trọng nó có tầm cỡ thế nào, ảnh hưởng gì đến ta hay không thôi.
Trước ngày rút quân về nước của E747 (Hai ruộng có nhớ không?), Đại úy Mến, Chính trị viên Phó E thay mặt Ban CH quán triệt cho tất cả Cb-Cs toàn E:
    - Các đ/c về nước lần này, cho dù gặp bất kỳ phóng viên nước nào hay kể cả dân chúng Việt Nam ta, khi họ hỏi ta đi quân đội làm gì và chiến đấu như thế nào? Xin vì Tổ quốc trả lời với họ một câu rằng: “Chúng tôi chỉ làm nghĩa vụ quốc tế giúp bạn xây dựng chính quyền chứ chẳng hề có chiến đấu với ai cả!”
Lúc ấy nhiều anh em đã lên tiếng phản đối tại chỗ rất ư là lộn xộn. Có sĩ quan phát biểu:
 - Nói như vậy là nói láo và là nói láo trên xương máu của anh em đồng đội!
 - Đúng – Đ/c Mến trả lời- nhưng đây là chỉ thị của quân đội trong thời kỳ này. Phải chấp nhận nói láo để có LỢI cho tổ quốc.
-   ……
Dĩ nhiên thời kỳ ấy đã qua cho đến khi Đảng và Nhà nước ta công khai thừa nhận với Quốc tê vì tình hình đã khác và có lợi cho ta!

 

  Bạn Kon Ta hien chưa thấy hết âm mưu của người đưa lên tập phim tài liệu nầy .
 
  Ở bên Thái Lan họ làm sao mà biết được , để giữ cho Siêm Riệp yên bình không còn tiếng súng , lúc đó anh em mình đang lặn lội truy kích địch tận núi Hồng , tận núi Liếp , đang từng phút từng giây đổ máu dằng co với Pốt . Họ chỉ cần đến Nghĩa Trang Siêm Riệp là sẽ thấy , ngày nào mà chẳng có anh em ta hy sinh đem về đây chôn cất . Họ cố tình đưa ra cảnh như vậy để cho Si Ha Núc ngồi trên ghế sa long khóc lóc nhỏ nước mắt cá sấu , rồi ca bài ca yêu nước , vu khống VN ta cố tình xâm lược Kam pu chia . Một màn kịch quá vụn về
 

Các CCB trước giờ vẫn hay tránh né về chuyện chính trị - chính em và được nhắc nhẹ là đừng dây vào chuyện nhạy cảm- không nên! Tại sao nhể? (người ta nói: “Thanh niên là rường cột của quốc gia” -vậy còn các ông cựu tam, tứ, ngũ, lục tuần rồi… chỉ biết im mà nghe à???)
Nhưng bàn vê câu chuyện có liên quan đến một nhân vật có tầm cỡ quốc gia và lịch sử thế giới như Sihanuk, rồi đánh giá quan điểm ông ta như thế nào, nếu không có luận điểm chính kiến rõ ràng thì không nên bàn nữa. Còn đã lạm bàn thì phải chấp nhận: đã có viện dẫn thì phải có phản biện… và rơi vào chuyện chính…em!

Ý mà bác Hai bày tỏ có thể do bị kích động vì lời lẽ của Sihanuk trên bộ phim này? chẳng qua là Lão phải đáp ứng vai trò của mình ở vào cái thời kỳ đó vậy! Không lẽ Lão bênh VN trong khi đó phải chịu sự bảo hộ của Bắc Kinh. Tuy nhiên mình nghĩ Hai ruộng cũng o nên “quan trọng hóa” lời tuyên bố của Lão hay cái nhìn của phóng viên. Ngược lại tay phóng viên đó vô tình đưa các hình ảnh bộ đội ta đúng với ý định mà các cấp lãnh đạo của chúng ta mong muốn vào thời ấy(nhờ chính hình ảnh ấy làm mình nhớ lại cảnh đ/c Mến sinh hoạt)
Hơn hết anh em CCB là người đã từng tham gia vào sự thay đổi vận mạng của một nước, từng là chứng nhân sống của thời kỳ diệt chủng Pốt-Iêng Sari, ta phải hơn cái Lão đã từng 2 lần mời bọn Pốt trở về hợp tác trong khi Lão phải thừa nhận 5 người con và 14 người cháu mình bị bọn Pốt giết! Sự mâu thuẫn này Lão còn không giải thích rành rẽ trước các nhà báo phương Tây! Có điều thời kỳ ấy Lão 0 tin Việt Nam và ở góc độ là người dân Khmer phải đoàn kết chống ngoại bang Lão phải chứng minh với quốc dân Lão là người yêu nước. Âu cái tinh thần đó thì dân tộc nào cũng thế thôi!
Vậy có chửi Lão là người vô ân thì xin thưa: Lão có nhờ cậy gì trực tiếp với VN đâu!
Nghe hơi phi lý nhưng mà đúng vậy thật! Còn kể công nữa với Lão lại càng sai: Huy chương và kỹ niệm chương vì NVQT đâu đến lượt Lão trao vì đã có Nhà nước ta và bác Hun lo rồi!
Thế thì bộ phim kia có gì mới đâu mà ta phải nóng gà với Lão chứ, bác Hai nhể!
Với Tiahien thì tầm cỡ bộ phim cũng thường thôi chẳng làm thay đổi cục diện sau này và cũng chẳng trở nên nổi tiếng! Nếu có những tác hại lớn, có lẽ  Hai ruộng, Tiahien và các bạn rất khó được xem rồi vì “Tin Tặc” yêu nước dễ gì bỏ qua!


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: yta262 trong 02 Tháng Ba, 2010, 10:20:46 pm
Nguồn: http://www.youtube.com/watch?v=3fHoTOj10QY (http://www.youtube.com/watch?v=3fHoTOj10QY)

Cuộc Tấn Công Vào Kampuchia của Việt Nam - Tập 4

1. Cảnh đổ xăng: Bộ dội VN và chế độ được người Việt ủng hộ ở Nông Pênh đã và đang liên tục chiến đấu với lực lượng kháng chiến ở Kampuchia kể từ khi VN lật đổ chế độ trước (chế dộ Pôn Pốt).

2. Cảnh bộ đội ngồi trên xe Zil: Lời của hoàng thân Sihanouk: Người VN rất đế quốc, rất thực dân, theo VN thì tình hình ở Kampuchia là không thể đảo ngược. Điều đó có nghĩa là họ sẽ ở lại đây, họ không dịu thái độ mà làm ngược lại. Họ cứ giữ thái độ rất cứng rắn.

3. Cảnh hoàng thân Sihanouk nói chuyện mặc áo bà ba đen: Vào năm 1982 lần đầu tiên kể từ khi chế độ Pôn Pốt sụp đổ, Sihanouk đặt chân trở lại đất Campuchia. Hoàng thân Sihanouk nói tiếp: Chúng tôi muốn hòa bình, nhưng hòa bình mà không có độc lập tự do thì không có ý nghĩa gì đối với chúng tôi, không thể chấp nhận được. Đó là lý do tại sao chúng tôi không ngừng đấu tranh chống VN cho tới khi nào họ chấp thuận dàn xếp vấn đề Kampuchia bằng giải pháp chấp nhận được và trên tinh thần hữu nghị.

4. Cảnh hoàng thân Sihanouk gặp dân chúng ở biên giới Thái: Khoảng 3 năm về trước, ông ta thất vọng và tuyên bố về hưu không tham gia chính trị nữa, nhưng bây giờ khi viếng thăm trại tỵ nạn ở biên giới ông tuyên bố sự gắn bó của ông với liên minh các lực lượng kháng chiến chống lại sự kiểm soát của ngoại bang trên đất nước này. Trong liên minh mới, ông đã liên kết lần thứ hai với Khmer Đỏ. Cùng lúc, 1 lực lượng khác lãnh đạo bởi Son Sann gọi là Khmer tự do là mặt trận những nhóm quốc gia giải phóng người Khmer, gọi tắt là KPNLF. Trước đây, Son Sann là thủ tướng dưới thời Sihanouk và trước đó ông cũng là thầy dạy riêng cho Sihanouk trong thời gian ông ta còn là 1 vị vua trẻ. Bây giờ họ đã chia thành 2 nhóm riêng và chỉ liên minh nhau trên mặt hình thức.

5. Cảnh Sihanouk diễn thuyết trong chiến khu: Sihanouk nói: Con đường chúng ta đi hãy còn dài, hỡi các con của tôi. Nhưng Liên Hiệp Quốc, các tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia độc lập khác ủng hộ chúng ta. Cho nên bây giờ VN rất đơn độc và bị cách ly.

6. Cảnh Sihanouk đi đến gần đám đông dân Khmer: Sihanouk tiếp: Tôi đã cố hết sức để thuyết phục VN đến với tôi, để tạo dựng dân chủ một cách hòa bình, nhưng tôi đã không thành công. Bây giờ thì đã quá muộn để Sihanouk đến với người Việt rồi, tôi không phải đóng vai con vịt lần nào nữa ... Con vịt lần nữa, không! Hãy để cho tôi làm việc trực tiếp với Hà Nội, bây giờ tôi quyết định 1 lần cho tất cả về sau, tôi xin đứng ra lãnh đạo liên minh, tôi sẽ không từ chức nữa.

Đối với nhiều người dân Khmer, họ xem sự trở lại của Sihanouk là một vinh hạnh, ông ta được tôn thờ như một một vị thánh vương còn sống, dân chúng ráng với tới chạm ông và gọi ông là "vua cha". Nhưng có người vẫn không khỏi hoài nghi, "làm thế nào mà Sihanouk lại cùng Pôn Pốt để lập liên minh chung nhỉ?"

7. Cảnh Sihanouk nói: Ai cũng biết Khmer Đỏ rất tàn bạo, bạn biết không, 5 người con và 14 đứa cháu của tôi bị Khmer Đỏ giết. Sâu thẳm trong tim tôi, trong lòng tôi, còn chất chứa rất nhiều điều đau đớn, nhưng chúng ta không thể, bạn biết không, không thể xóa sạch Khmer Đỏ, chúng ta phải cố gắng làm họ ứng xử dịu dàng hơn, mặc dù trong quá khứ họ từng xử sự rất thô bạo. Tôi thú thật đã nói với họ là hãy làm ơn tránh thô bạo, hãy làm ơn ứng xử như những người Khmer khác. Và có vẻ họ đã nghe lời tôi, tôi không dám đoan chắc là họ đã thay đổi, nhưng họ cũng đủ thông minh để hiểu là họ không thể hành xử như họ đã từng làm trước đây.

8. Cảnh xe Zil chở Khmer Đỏ trong đường mòn: Sau lưng Khmer Đỏ là Trung Quốc (TQ), các ngã đường tiếp tế quân sự của TQ đi qua Thái đã cứu sống Khmer Đỏ. TQ tuyên bố là việc này nhằm làm "chảy máu" VN. Pôn Pốt đã sống sót nhưng ông ta đã bí mật rời khỏi vai trò lãnh đạo chính trị mặt nổi, nhưng cấp lãnh đạo bên trong vẫn được ông ta chỉ đạo công việc tụ tập và phát triển bộ máy chiến tranh nhằm làm hao mòn tinh thần bộ đội VN. Có người cho là quân Khmer Đỏ rất cơ động, họ có đến 4 vạn tay súng. VN đã thành công trong các trận càng quét biên giới và đã làm thiệt hại nặng các phe nhóm khác ngoại trừ Khmer Đỏ, họ đã tránh khỏi được nhờ họ đã biết chia thành nhiều tốp nhỏ, hoạt động khắp nội địa Kampuchia để phục kích và tấn công khủng bố. Một điều dễ hiểu là Khmer Đỏ khó lòng tranh thủ lại niềm tin của dân K., tuy nhiên họ cũng dùng nhiều cách để làm đẹp hình ảnh của mình. Trong nhiều buổi mít tinh, họ thú nhận: Đúng là đã có một số sai lầm đã xảy ra, nhưng dĩ nhiên họ không thú nhận chuyện tàn sát qui mô và chính sách diệt chủng, mà họ đổ thừa rằng đây là âm mưu chỉ đạo bởi VN, trong mít tinh họ tuyên bố họ đã từ bỏ chủ nghĩa cộng sản và giải tán đảng cộng sản của họ.

9. Cảnh buổi họp có Ieng Sari: Thân tính của Pôn Pốt là tay phó thủ tướng Ieng Sari trong 1 buổi họp trong nội địa K. lại phủ nhận chuyện giải tán đảng cộng sản vừa mới thành lập, Ieng Sari nói: chúng tôi lập đảng cộng sản là để chống VN, mặc cho lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản là xóa bỏ biên giới. Phát ngôn viên của Pôn Pốt: mục tiêu chính lập đảng là để chống lại mong muốn của VN, mong muốn của VN ngay từ đầu là chống việc thành lập một đảng riêng cho người K. VN chỉ muốn 1 đảng chung cho Đông Dương.





Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 03 Tháng Ba, 2010, 10:22:04 pm
    Trích từ lời bình luận từ tập 4 của bộ phim tài liệu nhờ bạn YTA 262 dịch : "....Một điều dễ hiểu là Khmer Đỏ khó lòng tranh thủ lại niềm tin của dân K., tuy nhiên họ cũng dùng nhiều cách để làm đẹp hình ảnh của mình. Trong những buổi mít tinh họ thú nhận: Đúng là đã có một số sai lầm đã xảy ra, nhưng dĩ nhiên họ không thú nhận chuyện tàn sát qui mô và chính sách diệt chủng, mà họ đổ thừa rằng đây là âm mưu chỉ đạo bởi VN, trong nhiều mít tinh họ tuyên bố họ đã từ bỏ chủ nghĩa cộng sản và giải tán đảng cộng sản của họ ....". Trên đây là lời thoại của đoạn phim trong tập 4 của Iêng Sa Ri .
   Thưa các bạn đọc :
   Bây giờ mình mới biết , ở những nơi mà truyền thông của nhà nước Việt Nam mình chưa tới thì họ tổ chức bịa đặc và vu khống một cách trắng trợn Việt Nam ta như thế nào . Trong 5 tập phim họ đã cố tình  cắt gọt lại chỉ còn những hình ảnh để người xem phim tin vào những lời bịa đặc vu khống của họ mà thôi . Nếu những luận điệu vu khống như trên mà sau nầy các thế hệ trẻ của hai nước VN - K và các nước lân cận bị hiểu lầm thì tình đoàn kết trong sáng giữa hai dân tộc VN và Kam pu Chia sẽ bị ảnh hưởng đến mức độ nào . Sau nầy khi con cháu của chúng ta xem vào những chứng tích tội ác chiến tranh do tập đoàn Pôn Pốt gây ra còn rành rành ra đó , nhưng với luận điệu vu khống " Việc Pôn Pốt tàn sát qui mô và diệt chủng là do âm mưu chỉ đạo của Việt Nam " con cháu mình và thế hệ trẻ của nhân dân Kam pu chia sẽ nghĩ gì và sẽ tai hại đến mức độ nào do sự hiểu lầm đó . Vậy mà một vài anh em mình còn mơ hồ cho rằng 5 tập phim nầy không gây hại gì cho Việt Nam ta .
  Thế hệ chúng ta thì quá biết rỏ , vì sao chúng ta phải ngừng việc học rời ghế nhà trường mà sang làm nhiệm vụ quốc tế cao cã ở Kam pu chia , rất nhiều anh em mình đã không trở về với giấc mơ đèn sách được nữa , thế hệ mình không cần phải giải thích . Những người dân Kam pu Chia nơi mà bộ đội VN đã đi qua đã giải phóng và cứu họ thoát khỏi bàn tay của tử thần , chúng ta cũng không cần phải giải thích . Mình tin rằng nhân dân K không bao giờ quên . Những người dân được bộ đội VN cứu giúp , hơn gấp nhiều lần nhóm người trong ống kính sang tị nạn ở Thái Lan bu quanh Si Ha Núc . Những cảnh do Việt Nam cứu giúp họ có đưa lên phim đâu .
   Mình thấy rằng anh em ta nên cố gắng và có trách nhiệm phải phân tích cặn kẽ và vạch ra cho thế hệ sau nầy thấy được những âm mưu vu khống , bịa đặt nói xấu Việt Nam , nói xấu tình đoàn kết gắn bó trong sáng giữa Cách Mạng Việt Nam và Nhân Dân Cách Mạng Kam Pu Chia . Tình đoàn kết gắn bó chia ngọt sẻ bùi của nhân dân hai nước phải mãi mãi ghi vào lịch sử vàng son của hai dân tộc anh em chúng ta .
   


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: yta262 trong 04 Tháng Ba, 2010, 12:23:54 am
    Trích từ lời bình luận từ tập 4 của bộ phim tài liệu nhờ bạn YTA 262 dịch : "....Một điều dễ hiểu là Khmer Đỏ khó lòng tranh thủ lại niềm tin của dân K., tuy nhiên họ cũng dùng nhiều cách để làm đẹp hình ảnh của mình. Trong những buổi mít tinh họ thú nhận: Đúng là đã có một số sai lầm đã xảy ra, nhưng dĩ nhiên họ không thú nhận chuyện tàn sát qui mô và chính sách diệt chủng, mà họ đổ thừa rằng đây là âm mưu chỉ đạo bởi VN, trong nhiều mít tinh họ tuyên bố họ đã từ bỏ chủ nghĩa cộng sản và giải tán đảng cộng sản của họ ....". Trên đây là lời thoại của đoạn phim trong tập 4 của Iêng Sa Ri .
   Thưa các bạn đọc :
   Bây giờ mình mới biết , ở những nơi mà truyền thông của nhà nước Việt Nam mình chưa tới thì họ tổ chức bịa đặc và vu khống một cách trắng trợn Việt Nam ta như thế nào . Trong 5 tập phim họ đã cố tình  cắt gọt lại chỉ còn những hình ảnh để người xem phim tin vào những lời bịa đặc vu khống của họ mà thôi . Nếu những luận điệu vu khống như trên mà sau nầy các thế hệ trẻ của hai nước VN - K và các nước lân cận bị hiểu lầm thì tình đoàn kết trong sáng giữa hai dân tộc VN và Kam pu Chia sẽ bị ảnh hưởng đến mức độ nào . Sau nầy khi con cháu của chúng ta xem vào những chứng tích tội ác chiến tranh do tập đoàn Pôn Pốt gây ra còn rành rành ra đó , nhưng với luận điệu vu khống " Việc Pôn Pốt tàn sát qui mô và diệt chủng là do âm mưu chỉ đạo của Việt Nam " con cháu mình và thế hệ trẻ của nhân dân Kam pu chia sẽ nghĩ gì và sẽ tai hại đến mức độ nào do sự hiểu lầm đó . Vậy mà một vài anh em mình còn mơ hồ cho rằng 5 tập phim nầy không gây hại gì cho Việt Nam ta .
 ...
Lời bịa đặt đổ tội cho VN, theo yta nghĩ  đã bị chính bộ phim này vạch trần ra, họ không cắt gọt để cho khán giả nghe theo lời bịa đặt mà trái lại là đằng khác, tác giả bộ phim đưa ra 2 lời nói trái ngược nhau:

1. Mít tinh thì Khmer Đỏ tuyên bố là họ giải tán đảng cộng sản
2. Trong khi đó, trong buổi họp riêng thì Iêng Sari nói ngược lại (bằng tiếng  Khmer) là Khmer đỏ vẫn duy trì đảng cộng sản để đánh VN. Điều này nó lên sự thủ đoạn của Khmer Đỏ. Để khán giả tin hơn, họ còn kèm thêm lời thoại của tay phát ngôn viên của Khmer Đỏ nói bằng tiếng Anh: khẳng định là họ vẫn duy trì đảng CS. Tác giả bộ phim sợ những khán giả không biết tiếng Khmer cho là tác giả bộ phim dịch sai lời của Ieng Sari, tóm lại ý bộ phim muốn cho biết 1 vấn đề nổi cộm của Khmer Đỏ: chuyên môn nói láo và tráo trở, ở ngoài nó một đàng, bên trong thì nói một nẻo, chứng tỏ lời tuyên truyền của Khmer Đỏ đều bậy bạ cả, như vậy lời vu khống cho VN cũng không đáng tin luôn!

Còn theo yta thấy qua Tập 4 này thì dù sao nhà vua Sihanouk cũng còn khôn ngoan hơn nhóm Pôn Pốt, ông ta đi từng bước một, vua Sihanouk bước đầu chỉ đòi hỏi VN hợp tác hữu nghị với ông ta và đưa ra những giải pháp có thể chấp nhận được, chứ ông ta không đòi hỏi phải đánh đuổi VN ra khỏi K. lật đổ chế độ của chủ tịch Heng Somrin, bộ phim cũng đã cho thấy 2 thái độ đấu tranh khác nhau rõ rệt: nhà vua đấu tranh ôn hòa, Khmer đỏ hung hăng không thực tế. Hehehe, các bác nhớ xem, khi xưa khi quân giải phóng đã vững mạnh thì cũng có câu: "đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào". Vua Sihanouk biết điều hơn, biết lực của mình yếu nên không đòi hỏi cao xa như vậy, nhà vua mà đòi hỏi cao như vậy thì F302 tiêu diệt gọn bộ xậu 3 thành phần của ngài lâu rồi (nhóm Sihanouk hoạt động ở vùng Núi Cóc và Ban Tatum, Bắc Siêm Riệp và Ốt Đo Miên Chay, nhưng cuối cùng thì F302 trong đó có E88 của bác svailơ cũng vào Ban Tatum đánh tan mật khu của nhóm Sihanouk).



Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 04 Tháng Ba, 2010, 09:52:00 pm
 Ở topic nầy anh em mình đang bàn đến bộ phim 5 tập có nội dung vu khống VN xâm lược Kam Pu Chia . Vì vậy anh em nào có việc khác xin mời sang " Quán nước trước cổng doanh trại " .
 YTA 262 ơi ! Mình muốn nói là trong các tập phim nầy họ không đưa hết được toàn bối cảnh LS Kam pu chia lúc bấy giờ . Chẳng hạn như : Sau giải phóng chính quyền Pôn pốt đã gây hấn bằng cách cho lính nổ súng vào chiếm đảo Phú Quốc ngay sau ngày 30/4/1975 . Ta phải tổ chức cho bộ đội lên đánh lấy lại . Sau đó chúng đã cho nổ súng vào bộ đội ta dọc theo biên giới . Tàn sát Việt Kiều sinh sống tại Kam Pu Chia ( Mình có một người thân cùng cã gia đình , vì có con trai tập kết ra bắc nên bị chính quyền Ngô Đình Diệm o ép bắt bớ hoài nên phải chạy sang Kam Pu Chia sinh sống , đến khi giải phóng xong , gia đình người thân nầy trở về VN . Nhưng về đến cửa khẩu biên giới ở Châu Đốc thì bị bọn Pôn Pốt chặn lại không cho về . Người nhà đi đón nhìn thấy mặt mà không làm gì được . Sau đó toàn bộ Việt kiều muốn về VN đến cửa khẩu nầy đều bị chúng giết sạch rất là giã man . Hiện nay cũng không biết hài cốt cã gia đình hiện ở nơi đâu ) . Chẳng những chúng đánh tràn sang và giết dân VN , lúc đầu chúng tràn sang cã Thái Lan , đánh nhau với cã lính Thái . Dân Kam pu chia đã tị nạn sang Thái LAN  từ lúc Kmer đỏ giải phóng PHnom Pênh (1975), chứ đâu phải chỉ có từ lúc VN mình giải phóng (1979) đâu
 Những cảnh đó thì họ không quay mà họ chỉ quay từ lúc VN ta giải phóng Phnom Pênh để rồi họ đổ lỗi cho vì ta giải phónh PHNOM Pênh mà dân K phải chết chóc khi chạy sang Thái , bị Thái pháo kích , bị chết vì đói V.V... Còn lúc chúng ta cứu đói , giúp đở cho hàng triệu người dân K ở lại và chạy ra vùng ta giải phóng thì họ không quay, không đưa ra một thước phim nào cã  . Tuy nhiên họ cũng có phỏng vấn đ/c Nguyễn Cơ Thạch Thứ trưởng ngoại giao của ta . Đ/C Nguyễn Cơ Thạch trả lời hết sức khéo léo và khiêm nhường " Nếu không có nhà nước VN và Quốc Tế giúp đở thì nhân dân Kam Pu Chia làm sao mà còn sống đến ngày nay . Vì họ trở về từ chổ số 0 , không còn một cái gì ở trong tay " .
 Còn một tập nữa YTA 262 cố gắng dịch hết , rồi mình sẽ gom lại thành một bài liên tục và sau đó là ý kiến phản biện của anh em CCB mình . Vạch trần những luận điệu vu khống , xuyên tạc của bộ phim nầy của các thế lực thù địch VN .


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: yta262 trong 05 Tháng Ba, 2010, 07:21:21 pm
Mời các bạn bàn luận tiếp về hoàng thân Sihanouk ... (nhanh tay lên nào các bác em ơi, chỉ còn 2 trang nữa là 60, sắp khóa sổ rồi).

Nguồn:  http://www.youtube.com/watch?v=Mm1rLno9oLI  (http://www.youtube.com/watch?v=Mm1rLno9oLI)

Cuộc Tấn Công Vào Kampuchia của Việt Nam - Tập 5

1. Cảnh chúc rượu của ngoại giao đoàn các nước Đông Nam Á (ĐNA): Trên mặt trận ngoại giao, Thái Lan và các đồng minh chống cộng ở ĐNA tìm thấy mục tiêu chung với Hoa Lục để ủng hộ phe kháng chiến, tuy nhiên họ rất bối rối đối với tiếng tăm của Khmer Đỏ. Để phe kháng chiến có danh phận, các nước ĐNA đành phải buộc liên minh các phái cộng tác với Khmer đỏ để "trộm" cái danh chính ngôn thuận có sẵn của Kampuchia Dân Chủ của Khmer đỏ!

2. Cảnh Sihanouk mếu máo: Son Sann và Sihanouk dù ghét Khmer Đỏ nhưng chúng tôi vẫn phải liên kết với Khmer Đỏ. Nước Mỹ cũng như Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu chọn liên minh trong đó có Khmer Đỏ. Nước nào cũng có diễn văn lên án Khmer Đỏ, nhưng đến khi bầu cử thì lại bỏ phiếu cho Khmer Đỏ. Bỏ phiếu cho họ ngay từ khi Khmer Đỏ chưa liên kết với Son Sann và Sihanouk. Trong đó có cả Mỹ, có cả các nước phương Tây và có cả Úc, họ đã bỏ phiếu cho Khmer Đỏ hàng năm, và cả hội đồng thường trực của Liên Hiệp Quốc nữa. Tại sao vậy? Hum, tại vì đó là điều cần thiết phải làm, thế thôi (nhún vai)!

3. Cảnh Sihanouk gặp các phu nhân: Sihanouk nói tiếp: tôi muốn đóng vai trò người giảng hòa cho tất cả các đảng phái chính trị, tôi phải tiếp tục theo đường lối truyền thống của các vua tiền nhiệm. Số phận đã cho nước Kampuchia quyền sống bên cạnh VN cho tới ngày tận cùng của trái đất, chúng ta muốn là bạn của nhau, là bạn tốt, cho VN và vì VN. Nhưng cách VN sắp đặt cho Campuchia là không chấp nhận được.

4. Cảnh bảo vệ đưa Sihanouk ra: Sihanouk nói: Tôi muốn tất cả các đảng phái chính trị liên hiệp với nhau và thành lập 1 quốc gia, nhưng tôi đã không thành công bởi vì Khmer Đỏ, Son Sann và Heng Somrin chưa chuẩn bị cho chuyện liên hiệp, tôi sẽ tiếp tục thuyết phục các bên để ngồi càng ngày càng gần với nhau và liên hiệp lại.

5. Cảnh Sihanouk đi giữa lính Thái trong rừng: Trong kiểu riêng của ộng Sihanouk, ông thường xuyên dọa sẽ từ chức chủ tịch liên minh, và thật sự đến năm 1997 ông đã từ chức, nhưng chỉ tạm thời. Do chuyện đó, ông ta cứ xét lại chức chủ tịch từng năm một, Sihanouk nói làm như vậy để phản đối Khmer Đỏ cứ tấn công những người theo ông. Khác xa với sự từ nhiệm, Sihanouk thật ra đã tới nói chuyện với chính phủ Heng Somrin. Ông hoàng bị dằn xé bởi hy vọng và thất vọng, tuy nhiên đây là bước đầu tiên ông đã nghiêng về giải pháp hòa giải với phía VN (tiếng vỗ tay).

6. Sihanouk nói tiếp: Bạn biết đó, chúng ta không thể sửa lại lịch sử. Tôi không nghĩ là tôi đã mắc sai lầm nghiêm trọng. Cho tôi đọc cái này: "Sihanouk đã phạm lỗi như tất cả người khác cũng từng phạm lỗi. Nhưng dù sao ông ta là 1 nhà ngoại giao tài ba, một người theo chủ nghĩa quốc gia". Tôi xin lỗi vì đây là do Sivanapho viết như vầy. "Dân chúng của ông đã sống hạnh phúc và hòa bình, ông ta đã đi dây cheo leo giữa những thế lực lớn. Khi sống ở đất nước này, khi người ta mong mỏi cái tốt nhất cho đất nước và mô tả những điều tốt nhất cho người dân, thì phải đề cập tới sự lập tức trở về của Sihanouk". Nhà ngoại giao Sivanapho viết như vậy đấy (Sihanouk cười). Bạn hãy đi gặp Lon Nol, hỏi thử nếu ông ta có thể đi lại từ đầu, ông ta có muốn tiêu diệt đất nước thần thoại này bằng một cuộc đảo chánh hay là ông ta muốn giữ Sihanouk lại tại chức? Câu hỏi này bạn phải hỏi Lon Nol đi nhé (Sihanouk cười và nghiêm sắc mặt đầy cay đắng).


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 06 Tháng Ba, 2010, 12:01:08 am
 Trích lời dịch :
1. Cảnh chúc rượu của ngoại giao đoàn các nước Đông Nam Á (ĐNA): Trên mặt trận ngoại giao, Thái Lan và các đồng minh chống cộng ở ĐNA tìm thấy mục tiêu chung với Hoa Lục để ủng hộ phe kháng chiến, tuy nhiên họ rất bối rối đối với tiếng tăm của Khmer Đỏ. Để phe kháng chiến có danh phận, các nước ĐNA đành phải buộc liên minh các phái cộng tác với Khmer đỏ để "trộm" cái danh chính ngôn thuận có sẵn của Kampuchia Dân Chủ của Khmer đỏ!

2. Cảnh Sihanouk mếu máo: Son Sann và Sihanouk dù ghét Khmer Đỏ nhưng chúng tôi vẫn phải liên kết với Khmer Đỏ. Nước Mỹ cũng như Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu chọn liên minh trong đó có Khmer Đỏ. Nước nào cũng có diễn văn lên án Khmer Đỏ, nhưng đến khi bầu cử thì lại bỏ phiếu cho Khmer Đỏ. Bỏ phiếu cho họ ngay từ khi Khmer Đỏ chưa liên kết với Son Sann và Sihanouk. Trong đó có cả Mỹ, có cả các nước phương Tây và có cả Úc, họ đã bỏ phiếu cho Khmer Đỏ hàng năm, và cả hội đồng thường trực của Liên Hiệp Quốc nữa. Tại sao vậy? Hum, tại vì đó là điều cần thiết phải làm, thế thôi (nhún vai)!
  Lời bàn :
 Thông thường muốn biết bạn tốt của mình như thế nào thì mình hỏi người khác về bạn mình nghĩ mình như thế nào . Anh bạn mình là nước cộng sản như mình mà lại đi liên kết với các nước chống cộng sản để chống lại mình , thì đúng là tình bạn hiếm có trên đời .
  Nước Mỹ cũng thế thôi , lúc Khmer đỏ vừa giải phóng Phnom Pênh và chưa lộ rỏ thái độ chống Việt Nam thì Chính quyền nước Mỹ ghét cay ghét đắng Khmer đỏ , cho là Khmer đỏ tàn bạo , diệt chủng . Nhưng khi thấy VN mâu thuẩn với KHMER đỏ và Khmer đỏ đánh Việt Nam thì họ lại âm thầm lén lút ra tay giúp đở cho tập đoàn Pôn Pốt mang tính tàn bạo và diệt chủng nầy . Nhưng tay bên kia người Mỹ lại giơ cao lá cờ tự do , dân chủ , nhân quyền . Ô hô ! Chính các ông đã vạch áo các ông cho người xem lưng . Các ông ra sức vu khống , xuyên tạc VN là tàn ác là nguyên nhân làm cho nhân dân Kam Pu Chia đau khổ , nào là vu khống cho VN xúi dục chính quyền Pôn Pốt tàn sát dã man nhân dân của họ một cách có qui mô . Nhưng rốt cuộc để tranh giành phần tốt cho mình , các ông lại tự tố cáo lẫn nhau trước dư luận , nhờ vậy mà nếu ai chịu khó động nảo khi xem 5 tập phim nầy sẽ thấy rằng , chính nhà cầm quyền Mỹ và Trung Quốc là nguyên nhân xúi dục và tiếp tay cho sự tàn sát dã man đó , họ mới là người đứng từ xa để xúi dục và nâng đở cho Pôn Pốt gây ra cảnh điêu tàn cho đất nước Kam pu chia , nếu không có quân đội VN giúp đở cùng với nổ lực của đảng NDCM Kam pu Chia và sự rộng mở chân thành đoàn kết của đảng Heng Sam Rin thì ngày nay các đảng phái xôi thịt có được trở về ngồi trên chiếc ghế quyền lực của Kam Pu chia như hiện nay không ?
  Các bạn xem lời dịch số 3-4-5 :
  Sau khi các đảng phái của Si Ha Núc , Son Sang , liên kết với Pôn Pốt để chống lại Việt Nam và Heng Sam Rin , vì nghĩ rằng dể ăn . Một thời gian không làm nên cơm cháo gì , nhiều khi hai lực lượng của Si Ha Núc và Son Sang , còn bị lính Pôn Pốt choảng cho ở giữa rừng vì lính Pôn Pốt ghét cái tính ba xạo , tham sống sợ chết ,nhát như thỏ đế của bọn nầy . Cho nên Si HA Núc chán nản tuyệt vọng  xin từ chức . Sau đó khi thấy chính Phủ Heng Sam Rin và bộ đội Việt Nam tiêu diệt gần hết lính Pôn Pốt , sự tồn tại của chính quyền Pôn Pốt được tính từng ngày dù cho họ được sự giúp đở tận tình của hai quan thầy là chính quyền TQ và Mỹ . Thì Si Ha Núc lại quay ra đàm phán với Heng Sam Rin và chính phủ Việt Nam . Việt Nam rút quân về nước không quan tâm đết việc đàm phán của các đảng phái của Kam Pu Chia , việc cho phép trở về hay không là do Chính quyền Heng Sam Rin và nhân dân Kam Pu Chia quyết định . Nhưng ông Hêng Sam Rin và nhân dân Kam Pu Chia đã quyết định rất có tình , có lý , phù hợp với truyền thống lâu đời của nhân dân Kam Pu Chia , đó là tôn trọnh nhà vua , cũng như tôn trọng sư sải ở đất nước chùa tháp hiền hòa nầy và quyết định đồng ý cho cho nhà vua Si Ha Núc về nước , tiếp tục làm vua kéo theo cã các đảng phái của con Si Ha Núc , Son Sang ( thầy dạy học cho SiHa Núc ) , rồi cã Khmer đỏ . Các đảng phái nầy đã bị bộ đội VN và bộ đội Heng Sam Rin đánh gần cho tan tác hết rồi ( giai đoạn sau từ 1982 - 1989 nay lại được nhà vua xin cho vào ngồi ké xung quanh ngai vàng . Ôi còn gì sung sướng cho bằng
    Sau khi tiêu diệt gần hết lực lượng quân Pôn Pốt , số ít còn lại không đủ sức gây nguy hại cho chính quyền bạn Heng Sam Rin nữa Việt Nam đã tự nguyện rút quân về nước . Đây là một hành động đã chứng minh mạnh mẽ cho Việt Nam không hề có ý đồ xâm lược Kam Pu Chia như các thế lực thù ghét Việt Nam vu khống . Trên thế giới Việt Nam là một nước tuy nhỏ , nhưng khi đem quân sang giúp một nước khác . sau khi tình hình nước đó đã ổn định . Việt Nam rút quân thì chính quyền  ở nước bạn ngày càng ổn định bền vững , chứ không như một số nước trên thế giới , sau khi quân đội nước ngoài rút , kể cã quân LHQ thì chính quyền đó lại chao đảo trở lại .
   Một điều nói lên tính trong sáng của Việt Nam là  chính phủ Việt Nam rất tôn trọng tính tự quyết của chính quyền bạn  . Thái độ chính trị ở nước bạn đi theo chiều hướng nào là do bạn và nhân dân bạn quyết định . Chính phủ Việt Nam không hể ép buộc bạn phải có đường lối chính trị giống như Việt Nam , dù Việt Nam đã đổ nhiều xương máu cho bạn .
    Vậy mà trên tập phim cuối cùng nầy . Ông Hoàng lại khoe khoan , khoác lác cho tài làm xiếc trên dây của mình , nhờ cái tài của ông Hoàng  mà liên kết được các đảng phái , các đảng phái xích lại gần với nhau . Một người mà lúc thì nói xấu bên nầy , lúc thì nói xấu bên kia miễn sao cho mình có lợi .
     Ngày nay Vương Quốc Kam Pu Chia đã hồi sinh và ngày càng giàu mạnh . Nhưng rất tiếc cho nhà vua Si Ha Núc , đã lở lời cáo buộc Việt Nam xâm lược Kam Pu Chia . Cái lỗi việt vị nầy chỉ có nhà vua tự xóa đi cho mình mà thôi . Cọp chết để da , người ta chết để tiếng .
  Mình tin rằng các thế hệ trẻ nối tiếp của hai nước Việt Nam và Kam Pu Chia sẽ sáng suốt khi xem bộ phim nầy , phải chịu khó động nảo để nhìn cho ra sự thật .
  Mình cũng mong rằng có một người nào đó bổ xung thêm những đoạn phim thời sự vào bộ phim nầy cho đầy đủ các yếu tố lịch sử và thuyết minh lại giống như là tập phim trận chiến Trường Sa , để mọi người dễ dàng cùng biết đâu là sự thật của lịch sử . Hầu xóa tan đi những hiểu lầm không đáng có giữa hai dân tộc Việt Nam và Kam Pu Chia .
     


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 07 Tháng Ba, 2010, 10:52:32 pm
 Để mình gửi nguồi tài liệu nầy để chứng minh cho cuối năm 1979 , hàng chục ngàn dân K tỵ nạn qua Thái Lan bị Thái LAN lùa ra biên giới sau đó đặt súng bắn để cho dân hoảng sợ chạy càn qua bải mìn về phía Kam pu Chia . Những người dân đi đầu lớp chết lớp bị thương họ đã được bộ đội ta băng bó và cứu chữa , sau đó tiếp tế cho lương thực . Lúc nầy E 747 sau đợt chiến dịch tạm về đóng quân ở dọc theo đường 12 ( đường 64 ngày nay) . Chúng tôi chứng kiến cảnh người dân bồng bế gánh gồng nhau già trẻ lớn bé , những cảnh người dân cáng người bị thương về quê . Anh em bộ đội chúng tôi được lệnh giúp đở dân khi họ đi ngang qua nơi đóng quân .
 
ĂN BO BO, NHƯỜNG GẠO CHO DÂN
….. Phối hợp với lực lượng vũ trang tại chỗ và được sự giúp đỡ tận tình của nhân dân Cam-pu-chia, bộ đội ta đã phá tan bộ máy chính quyền Pôn Pốt, đánh đuổi chúng chạy dạt sang biên giới, đem lại cuộc sống hòa bình, tự do cho nhân dân Cam-pu-chia sau bốn năm sống dưới chế độ diệt chủng.
        Tuy nhiên, được sự giúp đỡ của các thế lực nước ngoài, tàn quân Pôn Pốt đã khôi phục lại được một số lực lượng ẩn nấp trong căn cứ dọc biên giới và len lỏi vào một số khu vực trong nội địa. Chúng tiến hành nhiều vụ khủng bố tàn sát nhân dân, tập kích vào một số vị trí đóng quân của ta.Tình hình đó đã gây bầu không khí căng thẳng , khiến cuộc sống của nhân dân luôn bị đe dọa, không yên tâm sản xuất.Đời sống của nhân dân Cam-pu-chia đói khổ, cơ cực, thiếu thốn mọi bề.
       Trung đoàn 95 vừa truy quét tàn quân Pôn Pốt, vừa vận động xây dựng cơ sở quần chúng.Có những vùng trắng không còn một cơ sở quần chúng trung kiên nào, Trung đoàn đã phái các đội công tác cùng ăn, cùng ở, cùng làm với nhân dân, kiên trì vận động nhân dân, xây dựng từng cơ sở quần chúng cách mạng .Khi mùa mưa đến,Trung đoàn đứng chân ở khu vực từ Tà Beng đến Prết-vi-hia gặp không biết bao nhiêu khó khăn gian khổ.Ngoài sự khắc nghiệt của thiên nhiên, đường về hậu phương xa xôi, việc cung cấp lương thực, thực phẩm, vũ khí đạn dược hết sức khó khăn.Dù thiếu thốn mọi bề, nhưng cán bộ và chiến sĩ vẫn nghiêm chỉnh chấp hành 9 điều quy định khi làm nghĩa vụ quốc tế , tôn trọng phong tục tập quán của nhân dân địa phương, vừa giúp đỡ nhân dân, vừa xây dựng cơ sở quần chúng.Trong hoàn cảnh nhân dân đói rách, nhất là gần năm vạn dân do Pôn Pốt lùa sang Thái Lan, bị Thái Lan đẩy trở về.Với tất cả tấm lòng nhân đạo, quán triệt quan điểm quần chúng thực hiện khẩu hiệu “Giúp bạn là tự giúp mình”.Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn nhường cơm sẻ áo cho nhân dân; ăn bo bo nhường gạo cho dân, sống trọn tình nghĩa nhân dân bạn , tìm mọi cách đua dân trở về làng cũ, giúp nhân dân sản xuất, chữa bệnh cho dân.Trong khi anh em vẫn mắc tăng, võng để ngủ ở rừng, thì đối với dân, bộ đội tìm cách giúp cho mọi người cất lại nhà cửa, có chỗ ăn chỗ ở, sinh hoạt bình thường.Hơn hai mươi đội công tác về tận các làng bản xa xôi để giúp dân ổn định đời sống, xây dựng cốt cán, tạo ra đội ngũ cán bộ trong từng thôn bản có thể tự quản lý
Ngoài nhiệm vụ đánh phá các căn cứ của địch,Trung đoàn hết sức chú trọng tiến hành các đợt truy quét tàn quân.Có những đợt truy quét kéo dài 15 đến 20 ngày. Các Tiểu đoàn 3, 10,2 liên tục tổ chức truy lùng địch, tiêu diệt nhiều tên, thu nhiều vũ khí.Qua các đợt truy quét, Trung đoàn đã đánh bại các thủ đoạn của địch, giải hỏa tâm lý của bộ đội: “ra ngõ gặp địch, gặp mìn”.Trên cả hai mặt trận: truy quét tàn quân địch và giúp dân xây dựng đời sống và xây dựng hệ thống chính trị , Trung đoàn đều hoàn thành tốt nhiệm vụ
Trong khi bộ đội ta hết lòng giúp đỡ nhân dân, thì bọn tàn quân Pôn Pốt lén lút đưa quân về xây dựng căn cứ “lõm” để phá hoại cuộc sống nhân dân, phá hoại cách mạng Cam-pu-chia.
( Nguồn :  Trung đoàn 95 Đoàn Măng Yang Nxb QĐND 2002 trang 175, 176 )


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 07 Tháng Ba, 2010, 11:24:05 pm
 Mình sẽ chép lại toàn bộ lời dịch của YTA 262 về bộ phim 5 tập mang tựa đề " Vietnam invasion  of Kampuchea ".
 Để các bạn xem mức độ họ vu khống và xuyên tạc Việt Nam của bộ phim nầy :
Tập 1 của bộ phim 5 tập
http://www.youtube.com/watch?v=cR884ADWf3g

1. Cảnh chợ Đông Xuân Hà Nội: Bây giờ họ (VN) là một trong những nước nghèo nhất thế giới, nhưng quân đội của họ là một trong những quân đội có quân số lớn nhất. Sự thật là trong tay các siêu cường còn có nhiều quân hơn thế nữa kia. Vua Sihanouk càng ngày càng lo ngại: VN đang có một kế hoạch bí mật tiến hành một cuộc chiến mới, nhưng trước hết họ phải tranh thủ một bảo đảm liên minh với siêu cường.

2. Nayan Chanda nói (tác giả, phóng viên Ấn Độ): Người VN sắp đặt mọi việc theo kiểu của họ để dàn xếp một chế độ Campuchia thân thiện. Để làm chuyện này, họ lấy ý kiến từ Liên Xô và họ cũng nghĩ đến phản ứng có thể của những quốc gia khác, đặc biệt là Hoa Lục, Hoa Lục sẽ hỏi có gì sai ở Campuchia đây. Do đó VN đã lấy ý kiến của Liên Xô và đồng ý với đề nghị của họ để ký kết hiệp ước hổ tương hữu nghị. Liên Xô đã đề nghị ký hiệp ước này rất sớm từ năm 1975, nhưng VN đã bác bỏ. Theo tôi nghĩ vào năm 1978, VN đã mở lời trước với LX về việc ký kết hiệp ước này. Bởi vì VN biết rằng khi ký xong thì họ coi như đã mua được "bảo hiểm" bảo vệ họ trước những can thiệp chắc chắn của nhà cầm quyền Hoa Lục vào các công việc ở Campuchia. Cho nên họ đã ký hiệp ước này với LX vào năm 1978.

3. Alan Dawson nói (tác giả, phóng viên Anh): Vào năm 1978, Khmer Đỏ phát động một chiến dịch tương đối nhỏ tấn công VN vào vùng phía Tây Bắc của TP HCM, đây là thời điểm mà VN quyết định "đã quá đủ" với các hoạt động ngoại giao chính trị và diễn biến cách mạng nhẹ nhàng với nhà nước Campuchia, họ quyết định phải "đập". Họ đã dùng chiến thuật gọi là hoa sen nở, họ tiến công mạnh theo 3 trục đường chính dẫn đến Nam Vang để chia cắt lực lượng Khmer càng nhanh càng tốt để kiểm soát Nam Vang và các vùng chiến thuật chính một cách nhanh chóng nhất nếu có thể được. Đó là cái họ đã làm với "hoa sen nở". Và lực lượng của Pôn Pốt đã tan rã từng mảng lớn, kế hoạch ban đầu của VN đã thành công, đã làm chủ tình hình, tiến vào Nam Vang và nhanh chóng tuyên bố chiến thắng chỉ nội trong vòng 2 tuần lễ.

4. Đọan có đồng đội của bác Binh Yên ở Nam Vang: Khi thủ đô bị sụp đổ vào năm 1979, VN đã nắm được quyền kiểm soát Campuchia. Sau 3 năm rưỡi điều hành bằng khủng bố, chế độ Pôn Pốt đã bị sụp đổ. Để được chiến thắng vang dội hơn, VN còn có cả dự tính bắt cóc Sihanouk đang bị giam lỏng, nhưng thái tử đã được Khmer Đỏ thả và bay đi Hoa Lục 1 ngày trước khi Nam Vang bị chiếm đóng. Chính Pôn Pốt người tổng chỉ huy Khmer Đỏ đã chạy vào rừng chỉ vài giờ trước khi VN đến bắt ông ta. Thật là khó hiểu khi những người cộng sản đánh với nhau, nhưng việc này cũng thật đơn giản. Chiến sự dọc biên giới 2 nước là một tiền đề tốt để biện minh cho hành động tiến chiếm này, sớm muộn gì cũng phải xảy ra. Hơn nữa, cho dù không có tranh chấp biên giới thì Nam Vang cũng bị xâu xé bởi ngay chính nội bộ đảng CS Pôn Pốt. Dù sao, người VN vẫn là thành phần cơ bản kiểm soát Đông Dương.
 ...

Hình này có chiếu chú đội đang ăn cơm, có phải bác binhyen đang ngồi xổm ăn cơm với đường kính gữa thủ đô chùa tháp đầu năm 1979 đây không?
 
 Cám ơn bác Hai ruộng và bác Y tá 262 !
 Binhyen đã xem 5 tập tài liệu bằng hình ảnh trong cuốn băng mà đã có trên chiến tranh VN - K , những thước phim tư liệu này binhyen đã xem cách đây mấy tháng rồi .
 Về luận điệu của ông Hoàng Xihanuc thì chúng ta ai cũng rõ , ông ta ví chế độ Pôn Pốt cũng như những nhà lãnh đạo cái chế độ này như Hitle và Himle của thế chiến thứ 2 , ông ta khóc mếu khi nói về nhân dân Campuchia phải sống dưới chế độ diệt chủng xong chẳng làm được điều gì dù là nhỏ nhất cho nhân dân K khi đó .
 Cảnh quay về dân K di tản trong chiến tranh với VN thì nhìn qua ai cũng biết đó là trại tỵ nạn bên kia biên giới K và Thái lan , nếu ta xem kỹ sẽ thấy cảnh một ông Tây đẩy xe bò và ông Tây kéo xe , nếu ở đất K vào thời điểm đầu năm 1979 tôi dám khẳng định không có bất kể một ông Tây nào đủ can đảm bước chân tới nếu không phải là những nhà báo hay người của phe XHCN , vậy thì họ là người của phía bên kia cố tình bôi nhọ cuộc chiến tranh theo cách nhìn của họ .
 Thời điểm đó quân đội Khmer đỏ chỉ còn là những nhóm tàn quân hoàn toàn mất sức chiến đấu , ngay tới lương thực thực phẩm để duy trì cuộc sống cũng thiếu trầm trọng , nếu Thái lan không mở cửa cho bọn Pốt chạy sang bên đất Thái thì không quá 6 tháng chúng đã bị quét sạch khỏi trái đất và chúng ta không bị kéo dài cuộc chiến tới hơn chục năm sau .
 Ngày đó những người lính F9 cố lên một chút nữa sẽ tiêu diệt xong Tà Mốc vào đầu năm 1979 , giữa năm đó E 141 của F7 cảnh giác cao một chút nữa sẽ bắt sống Tà Mốc thì cuộc chiến bên biên giới tây nam K sẽ đỡ hơn rất nhiều .
 Đầu năm 1982 khi F7 của binhyen nhận lệnh vào đánh Xom xan trong Tà sanh , với 3 ngày hành quân bộ vào sát biên giới bọn này có đánh lại được đâu , sau 5 phút nổ súng chúng tháo chạy cả bỏ lại cái căn cứ nằm giữa biên giới , tướng tá chạy mất dạng từ bao giờ , đánh trác gì bọn này nhát như cáy ngày cả lũ .
 Sau này LHQ can thiệp vào Campuchia , với chính sách hòa giải dân tộc thì bọn này chạy về kiếm ghế trong quốc hội , kẻ cầm đầu lại là mụ đàn bà Xihanuc ăn nói bậy bạ vô căn cứ tìm mọi lý do đổ hết trách nhiệm cho phía VN gây ra nạn đói cùng chết chóc trong chiến tranh của nhân dân K , lão phải nói vậy mới được phương tây ủng hộ giót tiền bạc cho Đảng phái chính trị của lão , vô hình dũng lão quên đi công lao máu xương của biết bao nhiêu cán bộ chiến sỹ quân tình nguyện VN đã từng mang lại sự hồi sinh cho dân tộc của lão .
 Tại sao mụ đàn bà Xihanuc này làm như vậy ? Chỉ vì tiền , vì tiền lão làm tất cả mặc dù trái với sự thật .
 Xihanuc chỉ là kẻ ăn cháo đá bát , kẻ vô ơn bội nghĩa không hơn . Lịch sử của dân tộc Campuchia nhiều năm sau sẽ nguyền rủa hành động của lão Hoàng thân này .

 Gửi bác Y tá ! cám ơn bác về bức ảnh trong đoạn phim quay cảnh đơn vị binhyen ăn cơm sáng giữa đường phố Pnom Penh . Đó là bữa cơm thứ 2 giữa đường phố vào sáng hôm sau , bữa ăn cơm với đường kính là trong đêm tối bác ạ , người đội mũ cối đứng ngoài là anh Thành tréc lính Quảng ninh B phó , người ngồi quay lưng lại mặc áo trắng là y tá Lập , người quay mặt lại là anh quân quản lý , cả 2 người này cùng bị thương tại núi Lovea trong buổi sáng đầu tháng 2, binhyen ngồi thứ 2 từ trái sang , hơi cúi xuống , lần trước được xem trên trang chiến tranh VN -K đoạn phim này rõ lắm , người ngồi thứ 3 binhyen không thể nhớ ra là ai , ngày đó lính mới bổ xung cho chiến dịch nhiều lắm sau này họ bị thương hay hy sinh nên không thể nhớ cho hết .
 Bác Y tá có nhìn thấy cái barie như cái sào phía đuôi xe ô tô không ?
 Giữa đường phố , chỗ đó là cái ngã 4 bị chặn lại một khúc và ở đó có cái barie bên trong hàng rào quây kín xếp toàn xe máy ngay dưới lòng đường , lính D7 lấy xe trong đó ra kiểm tra máy rồi đẩy cho nổ máy phóng loạn trên đường phố xong rồi vứt chỏng trơ giữa đường khi trưa hôm đó có lệnh đánh ra sân bay Puchentong .
 Lính được nghịch ngợm phá phách không ai nói gì thích lắm .
 Gửi bác Hai ruộng !
 Đúng kho pháo đó đấy bác ạ , nhưng không phải ở tại sân bay Puchentong mà là thẳng cửa chính sân bay ra lính D7 hành quân một đêm là tới cái kho giữa rừng này , nó chỉ là một phần rất nhỏ của kho vũ khí đạn dược của địch mà ta thu được , nếu ta giải phóng chậm ít ngày địch kịp mang số vũ khí này ra chiến trường có lẽ không thể đếm hết thương vong , pháo nhiều tới 184 khẩu các loại và nhỏ nhất là pháo cao xạ 37ly , cả chục khẩu 120ly nòng dài với xe xích sắt kéo với đủ mọi thứ từ quyển sổ đến cái bút viết để trong xe cho đến cuốc xẻng tấm vải đệm chống nóng hay cái gậy gỗ đẩy đạn vào buồng nòng pháo , pháo 155ly cũng cả chục khẩu còn loại 85 đến 105ly thì nhiều lắm , khẩu pháo nào cũng trùm bạt như vậy , kho đạn thì từng lán từng lán thùng gỗ xếp cao số còn lại xếp giữa trời rồi phủ bạt che không biết bao nhiêu mà kể .
 Đơn vị binhyen giữ đúng 3 ngày tại đó rồi cấp trên cho người vào nhận lại trận địa kho tàng và đơn vị binhyen rút khỏi đó không bao giờ quay lại chỗ đó nữa .
 Một chi tiết nhỏ mà binhyen vẫn nhớ là gặp một anh lính cũ binhyen hỏi chuyện thì anh đó nói :
- Bọn tao mới từ sân bay Biên hòa bay qua nhận số vũ khí này .

--------------------------------------------------------------------------------

 Phnom Penh 1979.jpg (56.82 KB, 638x360 - xem 475 lần.)
 
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Hai, 2010, 05:53:15 pm gửi bởi yta262 »  Than phiền    Logged 
 
Tập 1 (tiếp theo và hết)

5. Phim tài liệu của nhà nước VN: Nơi đây từng là trung tâm buôn bán sầm uất, bây giờ là một cái vỏ trống không. Người dân đã rời khỏi đây với 2 bàn tay trơn. Bộ máy điều hành đến đây rất trễ vì bị trì hoãn cỡ 5 đến 6 tháng sau. Làm sao có thể đối xử như vậy với số đông dân chúng Campuchia? 10 cây số phía Bắc Nam Vang là sân bay Pô Chen Tông với 4 héc ta súng ống. Vào khoảng hàng ngàn tấn đạn pháo. Súng ống đã được gởi tới với số lớn đến nỗi chế độ Pôn Pốt Yên Sari không đủ kho để chứa chúng. (). Đây là trường trung học, vào khoảng 3 năm qua, trường học đã trở thành trại giam tù chính trị. Đây là 1 khu nhốt tù đặc biệt. Chúng tôi nói đặc biệt là vì mỗi phòng chỉ chứa 1 người đang bị xích xuống giường. Khi chúng tôi đến nơi này vào ngày 14 thánh giêng 1979, có 11 phòng với 11 xác chết ở nơi trước đây là lớp học, và một xác nằm ở ngòai sân. Trong phòng này chúng tôi tìm thấy rất nhiều hình ảnh. Sau khi giết, bọn tra tấn đã cắt cổ và moi bụng nạn nhân rồi đánh số và chụp hình. Họ làm vậy để làm gì???

Sihanouk nói: Pôn Pốt giống như Hitler vậy, Pôn Pốt phải đàn áp tất cả đối thủ, quét sạch họ ngay cả họ nằm trong hàng ngũ cộng sản của ông ta để ông ta được đứng ở vị trí lãnh đạo.

6. Hình Pôn Pốt: Nằm giữa những hình ảnh bị giết của tù nhân là hình và tượng Pôn Pốt. Đúng là hết ý kiến!

Sihanouk nói tiếp: Người Phương Tây đã hỏi tôi, "đúng, cho là Pôn Pốt khùng đi, nhưng tại sao lại có nhiều người theo giúp đỡ hắn ta?". Khi Hitler nắm quyền, anh có thể nào nói là người Đức xấu, hay là có thể nào nói quân thiện chiến của họ là xấu, nhưng mọi việc cũng đã xảy ra rồi. Anh biết không, ngay cả Lào(?) đã theo họ. Hitler đã tuyển những tay như Himler vân vân. Cho nên Pôn Pốt cũng có những người như Himler vân vân. Cùng một hiện tượng cả đấy thôi.

7. Hình các em bé: Chúng tôi tìm thấy các em nhỏ này, bị tàn tật, đói và sợ hãi. Cha mẹ chúng là ai, họ đang ở đâu? Hãy tưởng tượng vào những ngày tháng ghê gớm ấy các đứa bé và gia đình không được phép ở chung 1 chỗ.

Sihanouk nói tiếp: Pôn Pốt và Hitler cũng có người ủng hộ đấy, đó là hiện tượng đi đôi với sự đau khổ của con người, bạn biết không? Trái đất của chúng ta đang sống thiếu sự may mắn của thượng đế!


@bác Hai Ruộng: yta sẽ tìm tài liệu khác về Sihanouk nhé, yta nghĩ họ nói khá đúng đó. Quốc Vương Sihanouk đã sang Trung Quốc ngày 6 hay 7 tháng 1-1979, xong ông ta đáp máy bay qua Mỹ để tố cáo VN ra Liên Hiệp Quốc rồi xin được tỵ nạn ở Mỹ, cuối cùng Mỹ khuyên ông ta trở về TQ.




Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 07 Tháng Ba, 2010, 11:27:49 pm
Cuộc Tổng tiến công vào Campuchia của Việt Nam - Tập 2

1. Cảnh trại tù và đàn bà con nít: Lời nói của Sihanouk: "Khmer đỏ là tội phạm, ( ?? không hiểu ), họ giết rất nhiều người vô tội ở Campuchia, nhưng điều đó vẫn không đủ lý do để VN đô hộ và đồng hóa đất nước của tôi".

2.Alan Dawson: 1 tháng 10 ngày sau khi VN chiếm Nam Vang, Trung Quốc đã tấn công phía Bắc VN. Họ làm vậy với 2 ý đồ rõ rệt: một là họ cố gắng bắt các đơn vị chính quy VN rút về phòng thủ biên giới phía Bắc rồi phải rút bớt quân ra khỏi Campuchia, và dĩ nhiên tạo cơ hội cho Pôn Pốt, đang chiến đấu cho sự sống của hắn, có cơ hội tập hợp lại lực lượng và có thể phản công lại VN. Thứ hai là làm nhục VN trước mặt những nước trong khu vực, nhất là Thái Lan, là nước đe dọa bị tiến chiếm giống như Campuchia một tháng trước đó.

3. Cảnh biên giới phía Bắc VN: Trung Quốc rêu rao là sẽ dạy người láng giềng một bài học. Trong một loạt những trận tấn công dữ dội, họ đã trừng phạt VN nhưng con số thương vong của họ lại quá cao. VN chống chọi cơn bão bằng chính sức họ không cần đến sự giúp đỡ của đồng minh Xô Viết. Họ đã ngoi lên ngay cả khi chưa dùng đến các đơn vị chủ lực. Và hơn thế nữa, sự kiểm soát của họ ở Campuchia không hề thay đổi một chút nào hết.

4. Cảnh bến phà Niết Lương: bấy giờ VN khoe khoang là tình hình Campuchia không thể đảo ngược được. Để việc chiếm đóng được danh chính ngôn thuận, họ đã dựng lên chính phủ do chính họ lựa chọn (... đoạn này bị cắt 1 đoạn nên không hiểu mấy ...) Hậu trường sân khấu thì do VN điều khiển, người VN muốn cộng tác với những người họ có thể huấn luyện và tin tưởng.

5. Steve Header (nghiên cứu chính trị) nói: Cuộc xâm chiếm của VN trở nên vĩnh viễn và thật ngạc nhiên là rất ít người biết đến chuyện gì đã xảy ra ở đây. Đa số người ta chỉ biết là Khmer đỏ tan rã, dù sao đi nữa thì mọi chuyện cũng đã tốt hơn chế độ Khmer đỏ. Tốt hơn hết là không phải Khmer đỏ, tốt hơn hết là không phải (kiểm duyệt cắt bỏ), nhưng trong mọi trường hợp dù cái gì đi nữa cũng tốt hơn Khmer đỏ.

6. Cảnh dân K. hồi hương: Trong sự hỗn tạp của tháng đầu tiên chiếm đóng, tất cả công xã ngưng hoạt động, suốt dọc nước Campuchia người dân K. tràn ra đầy đường. Họ đi về thành phố hay làng xã cố hương của họ, hoặc họ đi hết chỗ này tới chỗ khác trong nỗi hy vọng mong manh tìm lại được người thân, hoặc ít nhất họ cũng biết được số phận người thân của mình ra sao. Chế độ Pôn Pốt tuy chấm dứt nhưng hậu quả xấu nhất của nó vẫn chưa hết, nạn đói là cơn ác mộng mới. Đất đai vẫn có nhiều để trồng trọt nhưng từ khi quân đội VN sang nắm quyền kiểm soát kinh tế, đã có hàng trăm ngàn người chết trong 2 năm dài đói kém.

7. Cảnh đói trong rừng (tiếng thuyết minh của Steve Header): Tôi vẫn còn nhớ 2 năm đầu rất khó khăn, một vài nơi có số người chết khá nhiều, với rất ít cái để ăn, rất ít lúa để sản xuất, trong lúc đó thì các tổ chức quốc tế đang mơ hồ. Khi các tổ chức công xã của Khmer đỏ bị tan rã, nhiều làng xóm có thể là phân nửa đã bị bỏ trống, lúc bị bỏ trống cái còn lại đã bị ăn cắp hay cướp phá khiến các thứ còn lại trở nên vô dụng. Đặc biệt là hệ thống kinh đào, ở mức độ làng xã thì người ta đã bỏ nó vì lợi ích riêng của làng xóm, lợi ích riêng của gia đình, hay những lợi ích mâu thuẫn với lợi ích chung của cả hệ thống lớn. Hệ thống dẫn thủy nhập điền đã sụp đổ là một trở ngại lớn cho các sản phẩm nông nghiệp. Nạn đói lan tràn trong nội địa Campuchia đã được thế giới bên ngoài biết đến, nhưng chính quyền Heng Somrin mới thành lập do VN ủng hộ đã chối bỏ chuyện này, 6 tháng đầu năm 1979 họ đã từ chối sự giúp đỡ của hội Hồng Thập Tự và Liên Hiệp Quốc.

8. Cảnh quân Khmer đỏ trong rừng: nạn đói còn trầm trọng hơn trong đám người bị quân VN đánh đuổi. Những gia đình này trốn thoát theo lãnh đạo của Khmer đỏ, bây giờ họ bị kẹt, bị phân tán mỏng, bộ đội VN đã không bắt đầu 1 cuộc tấn công lớn cuối cùng. Cả tháng trời, họ bị hành hạ bởi đói, sốt rét. Không có thức ăn và thuốc men, rừng đã trở thành nghĩa trang.

7. Cảnh biên giới Thái Lan (có mấy ông Tây đẩy xe): 9 tháng sau khi chế độ Pôn Pốt bị vỡ, những người còn sống sót của chế độ đã trốn rừng và cuối cùng vượt biên và tìm ra nơi trú ẩn bên Thái Lan. Lần đầu tiên hình ảnh của họ được đưa tin lên hệ thống truyền hình quốc tế, đột nhiên nạn đói ở Campuchia chiếm hàng đầu các tin thời sự quốc tế. Thế giới bên ngoài đã bắt đầu có chút hành động, ít nhất là các đoàn cứu trợ khẩn cấp đã được gởi đến biên giới Thái Lan.

8. Cảnh người Khmer Sơ Rây đẩy xe đạp: Tách biệt với nhóm Khmer đỏ, một số đông không đếm xiết tiến về biên giới Thái Lan, họ tự gọi họ là Khmer tự do. Họ đối diện với vừa là nạn đói, vừa là Khmer đỏ, vừa là VN. Ban đầu họ bị nhà cầm quyền Thái Lan lo sợ nên đã đuổi họ trở về lại, nhưng khi Thái Lan bớt nghiêm khắc hơn, thì có đến hàng trăm ngàn người đã được cho phép trú ngụ bên trong Thái Lan, nhưng thay vì như người Kampuchia khác chen chân trong các trại tỵ nạn, họ sống tự họ trải dọc theo biên giới Thái Lan. Đây là miền Tây hoang dã của Campuchia, trại tỵ nạn được điều hành bởi môi trường đen (tạm dịch chữ black market) đầy nước mắt và khiếp sợ, trong một vòng lẩn quẩn hy vọng và thất vọng, họ đánh lẫn nhau và lia súng vào các trại tỵ nạn. Bên cạnh nạn khủng bố, họ còn bị đe dọa bởi bộ đội VN, người Thái, nhóm Khmer đỏ và phe chống Khmer đỏ.

9. Pháo kích, tiếng em bé khóc: Lần này họ bị tấn công bởi Thái Lan. Trận pháo kích kéo dài 4 tiếng đồng hồ. Hơn trăm người dân bị chết, trong đó có rất nhiều trẻ em.

10. Cảnh người đàn ông khóc: Người đàn ông này khóc vì con trai cuối cùng của ông đã chết, ông ta là người cuối cùng trong gia đình còn sống, các đứa con khác và vợ của ông đã bị giết trước đó rồi.
Cuộc Tổng tiến công vào Campuchia của Việt Nam - Tập 3

1. Cảnh trại tỵ nạn: Mặc dù nạn bạo hành vẫn tiếp diễn, trại tỵ nạn ở biên giới vẫn cần thiết vì dân chúng đã có chỗ để giải quyết nạn đói. Hội cứu trợ quốc tế Lions cũng đã có thể gởi qua ngã VN, nhưng cứu trợ trực tiếp ngay nơi bị khủng hoảng dọc biên giới Thái đã chứng minh là rất hữu hiệu. Bên cạnh việc cung cấp thức ăn cho người tỵ nạn, trại cũng tạo một "nhịp cầu" cung cấp gạo và các thứ khác cho nội địa K.

2. Cảnh đường mòn buôn bán trong rừng: VN không cho phép sử dụng xe cộ và tàu lửa, cho nên tất cả dựa vào xe bò, xe đạp và đôi chân của dân K. Tới khoảng trăm ngàn con buôn trên đường mòn tiếp tế, hành trình đi và về ngang biên giới có thể kéo dài 2 tuần lễ cho mỗi một phía của lộ trình, có nhiều người dùng con đường qua 1 nước thứ ba thì còn lâu hơn nữa. Trong 1 năm có cả 150 ngàn tấn gạo đã đi qua "nhịp cầu" này, ngoài gạo ra còn có hàng lậu khác như thuốc lá, vải màu, dây câu, thuốc men, băng nhạc. Hầu như không có hàng Thái nào mà không được mua để đưa qua biên giới.

3. Cảnh xe chạy có em bé kiểm soát và que chọc: Khi các con đường mòn này hợp lại thì có 1 trạm kiểm soát trước khi đưa vào thị trường các khu dân cư. Bộ đội VN không chính thức cho phép cứu trợ hay buôn bán qua ngã biên giới cho nên thỉnh thoảng họ chận lại bằng cách cắt các đường mòn và tấn công trại tỵ nạn dọc biên giới, nhưng nói chung họ cũng làm ngơ vì đó là con đường sinh tồn cho Kampuchia và rồi nó đi thấu tới VN.

4. Cảnh chợ đang xây bỏ dở: Mỉa mai thay, nước Kampuchia đã trở về tư bản chủ nghĩa trên diện rộng. Trong hoàn cảnh thiếu thốn của kinh tế, cái sức lực sinh lợi duy nhất là trục lợi, nếu đem so sánh lợi nhuận chợ đen thì rất ít người muốn làm việc ở đồng ruộng hay công việc của chính phủ. Kampuchia không có gì để xuất cảng lấy ngoại tệ, họ chỉ có vàng là dùng để trao đổi mua hàng hóa qua biên giới. Đây là một gia đình làm vàng khi chiến tranh đến tàn phá và đã từng là tay chân Pôn Pốt.

5. Phỏng vấn ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch: phóng viên hỏi: Chiến dịch quân sự lật đổ Pôn Pốt thực hiện trong 2 tuần lễ, nhưng nạn đói xảy ra sau đó trong 2 năm, tại sao vậy? Ngoại trưởng NCThạch trả lời: Thực phẩm? Tôi muốn nói là VN Lào Kampuchia đã bị chiến tranh tàn phá, vậy thì khi các nước Châu Âu bị thả bom trong vòng 5 năm, còn chiến tranh ở VN Lào K. bị bom gấp đôi chiến tranh thế giới thứ 2. Nếu các nước châu Âu cần 5 năm tái thiết đất nước thì chúng tôi phải cần ít nhất 30 năm! Hoặc hơn nữa vì chúng tôi bị đánh bom hơn nơi nào khác trong thế giới thứ 2. Phóng viên: Và còn chuyện khủng hoảng, khủng hoảng ấy, kéo dài trong 2 năm, tại sao lại không được đối phó ngay? Ngoại trưởng NCThạch trả lời: Tôi thiển nghĩ nếu chúng tôi không giúp thì họ đã không tồn tại rồi. Vào năm 1979, họ gần như chết đói ngay từ khi chế độ Pôn Pốt cầm quyền từ 1975 kia. Và các nước XHCN đã đến giúp, và các nước khác trên thế giới, các nước Châu Âu. Kampuchiakhông thể tự cứu sống họ!

6. Alan Dowson: Không cần phải hỏi ai cũng biết bộ đội VN cần phải ở K. trong 1 thời gian cần thiết nào đó để chận không cho Pôn Pốt thay thế, VN rút quân thì chính phủ Heng Somrin sẽ sụp đổ, nhưng tôi nghĩ câu hỏi đòi VN rút quân hoàn toàn ngay không thể đặt ra một cách đơn giản vậy. Khi nghiên cứu lịch sử VN đối với Kampuchia trong vòng 700 năm trở lại đây, những người chinh phục VN luôn đưa dân đến lập nghiệp trước rồi quân đội đến sau. Lần này thì ngược lại, quân đội đã đến trước, xâm chiếm Kampuchia, và lần lần đô hộ và người Việt đến sinh sống làm việc khắp Đông Dương. Công dân Đông Dương nhưng có nguồn gốc Việt!

7. Cảnh múa rối đường phố K: lời của vua Sihanouk: "Cách tiếp cận của Heng Somrin rất là khốn khổ, vì Heng Somrin là chính phủ bù nhìn. Người K. đang đánh mất bản sắc riêng và mất độc lập. Bây giờ Việt Nam đang cố ép buộc người K. theo lối sống Việt, theo kiểu XHCN của Việt Nam và Liên Xô v.v... Người K. không thể thấy vui vì chuyện này. Và càng ngày càng nhiều người VN đến lập nghiệp, nhân dân K. trở thành nô lệ cho Mátxcơva, cho Hà Nội. Số phận của Kampuchia sẽ như miền Nam VN, mà miền Nam VN trước đây chính là miền Nam Kampuchia!"

8. Cảnh bộ đội VN ở Angkor: Khi quân đội mới tới đây, trước tiên họ giải phóng K. một cách rất đáng khen, họ cho phép tự do đi lại, cho phép thờ cúng theo Phật giáo, và cho phép cả chợ đen, họ áp dụng phần nào chủ nghĩa cộng sản của họ lên trên cái nền cai trị còn sót lại của Pôn Pốt. Nhưng mọi chuyện bắt đầu thay đổi. Khi nạn đói ở K. bị đẩy lùi thì thế giới lại mất chú tâm đến vấn đề Kampuchia. Trong khi đó bộ đội VN vẫn ở lại chiếm đóng, càng ở lại họ càng gây thêm căm phẩn, họ đã bắt lính, giam tù chính trị và bí mật bắt bớ và tra tấn. Không phải vô lý mà sự phản kháng đã tăng lên.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 07 Tháng Ba, 2010, 11:29:35 pm
Cuộc Tấn Công Vào Kampuchia của Việt Nam - Tập 4

1. Cảnh đổ xăng: Bộ dội VN và chế độ được người Việt ủng hộ ở Nông Pênh đã và đang liên tục chiến đấu với lực lượng kháng chiến ở Kampuchia kể từ khi VN lật đổ chế độ trước (chế dộ Pôn Pốt).

2. Cảnh bộ đội ngồi trên xe Zil: Lời của hoàng thân Sihanouk: Người VN rất đế quốc, rất thực dân, theo VN thì tình hình ở Kampuchia là không thể đảo ngược. Điều đó có nghĩa là họ sẽ ở lại đây, họ không dịu thái độ mà làm ngược lại. Họ cứ giữ thái độ rất cứng rắn.

3. Cảnh hoàng thân Sihanouk nói chuyện mặc áo bà ba đen: Vào năm 1982 lần đầu tiên kể từ khi chế độ Pôn Pốt sụp đổ, Sihanouk đặt chân trở lại đất Campuchia. Hoàng thân Sihanouk nói tiếp: Chúng tôi muốn hòa bình, nhưng hòa bình mà không có độc lập tự do thì không có ý nghĩa gì đối với chúng tôi, không thể chấp nhận được. Đó là lý do tại sao chúng tôi không ngừng đấu tranh chống VN cho tới khi nào họ chấp thuận dàn xếp vấn đề Kampuchia bằng giải pháp chấp nhận được và trên tinh thần hữu nghị.

4. Cảnh hoàng thân Sihanouk gặp dân chúng ở biên giới Thái: Khoảng 3 năm về trước, ông ta thất vọng và tuyên bố về hưu không tham gia chính trị nữa, nhưng bây giờ khi viếng thăm trại tỵ nạn ở biên giới ông tuyên bố sự gắn bó của ông với liên minh các lực lượng kháng chiến chống lại sự kiểm soát của ngoại bang trên đất nước này. Trong liên minh mới, ông đã liên kết lần thứ hai với Khmer Đỏ. Cùng lúc, 1 lực lượng khác lãnh đạo bởi Son Sann gọi là Khmer tự do là mặt trận những nhóm quốc gia giải phóng người Khmer, gọi tắt là KPNLF. Trước đây, Son Sann là thủ tướng dưới thời Sihanouk và trước đó ông cũng là thầy dạy riêng cho Sihanouk trong thời gian ông ta còn là 1 vị vua trẻ. Bây giờ họ đã chia thành 2 nhóm riêng và chỉ liên minh nhau trên mặt hình thức.

5. Cảnh Sihanouk diễn thuyết trong chiến khu: Sihanouk nói: Con đường chúng ta đi hãy còn dài, hỡi các con của tôi. Nhưng Liên Hiệp Quốc, các tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia độc lập khác ủng hộ chúng ta. Cho nên bây giờ VN rất đơn độc và bị cách ly.

6. Cảnh Sihanouk đi đến gần đám đông dân Khmer: Sihanouk tiếp: Tôi đã cố hết sức để thuyết phục VN đến với tôi, để tạo dựng dân chủ một cách hòa bình, nhưng tôi đã không thành công. Bây giờ thì đã quá muộn để Sihanouk đến với người Việt rồi, tôi không phải đóng vai con vịt lần nào nữa ... Con vịt lần nữa, không! Hãy để cho tôi làm việc trực tiếp với Hà Nội, bây giờ tôi quyết định 1 lần cho tất cả về sau, tôi xin đứng ra lãnh đạo liên minh, tôi sẽ không từ chức nữa.

Đối với nhiều người dân Khmer, họ xem sự trở lại của Sihanouk là một vinh hạnh, ông ta được tôn thờ như một một vị thánh vương còn sống, dân chúng ráng với tới chạm ông và gọi ông là "vua cha". Nhưng có người vẫn không khỏi hoài nghi, "làm thế nào mà Sihanouk lại cùng Pôn Pốt để lập liên minh chung nhỉ?"

7. Cảnh Sihanouk nói: Ai cũng biết Khmer Đỏ rất tàn bạo, bạn biết không, 5 người con và 14 đứa cháu của tôi bị Khmer Đỏ giết. Sâu thẳm trong tim tôi, trong lòng tôi, còn chất chứa rất nhiều điều đau đớn, nhưng chúng ta không thể, bạn biết không, không thể xóa sạch Khmer Đỏ, chúng ta phải cố gắng làm họ ứng xử dịu dàng hơn, mặc dù trong quá khứ họ từng xử sự rất thô bạo. Tôi thú thật đã nói với họ là hãy làm ơn tránh thô bạo, hãy làm ơn ứng xử như những người Khmer khác. Và có vẻ họ đã nghe lời tôi, tôi không dám đoan chắc là họ đã thay đổi, nhưng họ cũng đủ thông minh để hiểu là họ không thể hành xử như họ đã từng làm trước đây.

8. Cảnh xe Zil chở Khmer Đỏ trong đường mòn: Sau lưng Khmer Đỏ là Trung Quốc (TQ), các ngã đường tiếp tế quân sự của TQ đi qua Thái đã cứu sống Khmer Đỏ. TQ tuyên bố là việc này nhằm làm "chảy máu" VN. Pôn Pốt đã sống sót nhưng ông ta đã bí mật rời khỏi vai trò lãnh đạo chính trị mặt nổi, nhưng cấp lãnh đạo bên trong vẫn được ông ta chỉ đạo công việc tụ tập và phát triển bộ máy chiến tranh nhằm làm hao mòn tinh thần bộ đội VN. Có người cho là quân Khmer Đỏ rất cơ động, họ có đến 4 vạn tay súng. VN đã thành công trong các trận càng quét biên giới và đã làm thiệt hại nặng các phe nhóm khác ngoại trừ Khmer Đỏ, họ đã tránh khỏi được nhờ họ đã biết chia thành nhiều tốp nhỏ, hoạt động khắp nội địa Kampuchia để phục kích và tấn công khủng bố. Một điều dễ hiểu là Khmer Đỏ khó lòng tranh thủ lại niềm tin của dân K., tuy nhiên họ cũng dùng nhiều cách để làm đẹp hình ảnh của mình. Trong nhiều buổi mít tinh, họ thú nhận: Đúng là đã có một số sai lầm đã xảy ra, nhưng dĩ nhiên họ không thú nhận chuyện tàn sát qui mô và chính sách diệt chủng, mà họ đổ thừa rằng đây là âm mưu chỉ đạo bởi VN, trong mít tinh họ tuyên bố họ đã từ bỏ chủ nghĩa cộng sản và giải tán đảng cộng sản của họ.

9. Cảnh buổi họp có Ieng Sari: Thân tính của Pôn Pốt là tay phó thủ tướng Ieng Sari trong 1 buổi họp trong nội địa K. lại phủ nhận chuyện giải tán đảng cộng sản vừa mới thành lập, Ieng Sari nói: chúng tôi lập đảng cộng sản là để chống VN, mặc cho lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản là xóa bỏ biên giới. Phát ngôn viên của Pôn Pốt: mục tiêu chính lập đảng là để chống lại mong muốn của VN, mong muốn của VN ngay từ đầu là chống việc thành lập một đảng riêng cho người K. VN chỉ muốn 1 đảng chung cho Đông Dương.
Cuộc Tấn Công Vào Kampuchia của Việt Nam - Tập 5

1. Cảnh chúc rượu của ngoại giao đoàn các nước Đông Nam Á (ĐNA): Trên mặt trận ngoại giao, Thái Lan và các đồng minh chống cộng ở ĐNA tìm thấy mục tiêu chung với Hoa Lục để ủng hộ phe kháng chiến, tuy nhiên họ rất bối rối đối với tiếng tăm của Khmer Đỏ. Để phe kháng chiến có danh phận, các nước ĐNA đành phải buộc liên minh các phái cộng tác với Khmer đỏ để "trộm" cái danh chính ngôn thuận có sẵn của Kampuchia Dân Chủ của Khmer đỏ!

2. Cảnh Sihanouk mếu máo: Son Sann và Sihanouk dù ghét Khmer Đỏ nhưng chúng tôi vẫn phải liên kết với Khmer Đỏ. Nước Mỹ cũng như Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu chọn liên minh trong đó có Khmer Đỏ. Nước nào cũng có diễn văn lên án Khmer Đỏ, nhưng đến khi bầu cử thì lại bỏ phiếu cho Khmer Đỏ. Bỏ phiếu cho họ ngay từ khi Khmer Đỏ chưa liên kết với Son Sann và Sihanouk. Trong đó có cả Mỹ, có cả các nước phương Tây và có cả Úc, họ đã bỏ phiếu cho Khmer Đỏ hàng năm, và cả hội đồng thường trực của Liên Hiệp Quốc nữa. Tại sao vậy? Hum, tại vì đó là điều cần thiết phải làm, thế thôi (nhún vai)!

3. Cảnh Sihanouk gặp các phu nhân: Sihanouk nói tiếp: tôi muốn đóng vai trò người giảng hòa cho tất cả các đảng phái chính trị, tôi phải tiếp tục theo đường lối truyền thống của các vua tiền nhiệm. Số phận đã cho nước Kampuchia quyền sống bên cạnh VN cho tới ngày tận cùng của trái đất, chúng ta muốn là bạn của nhau, là bạn tốt, cho VN và vì VN. Nhưng cách VN sắp đặt cho Campuchia là không chấp nhận được.

4. Cảnh bảo vệ đưa Sihanouk ra: Sihanouk nói: Tôi muốn tất cả các đảng phái chính trị liên hiệp với nhau và thành lập 1 quốc gia, nhưng tôi đã không thành công bởi vì Khmer Đỏ, Son Sann và Heng Somrin chưa chuẩn bị cho chuyện liên hiệp, tôi sẽ tiếp tục thuyết phục các bên để ngồi càng ngày càng gần với nhau và liên hiệp lại.

5. Cảnh Sihanouk đi giữa lính Thái trong rừng: Trong kiểu riêng của ộng Sihanouk, ông thường xuyên dọa sẽ từ chức chủ tịch liên minh, và thật sự đến năm 1997 ông đã từ chức, nhưng chỉ tạm thời. Do chuyện đó, ông ta cứ xét lại chức chủ tịch từng năm một, Sihanouk nói làm như vậy để phản đối Khmer Đỏ cứ tấn công những người theo ông. Khác xa với sự từ nhiệm, Sihanouk thật ra đã tới nói chuyện với chính phủ Heng Somrin. Ông hoàng bị dằn xé bởi hy vọng và thất vọng, tuy nhiên đây là bước đầu tiên ông đã nghiêng về giải pháp hòa giải với phía VN (tiếng vỗ tay).

6. Sihanouk nói tiếp: Bạn biết đó, chúng ta không thể sửa lại lịch sử. Tôi không nghĩ là tôi đã mắc sai lầm nghiêm trọng. Cho tôi đọc cái này: "Sihanouk đã phạm lỗi như tất cả người khác cũng từng phạm lỗi. Nhưng dù sao ông ta là 1 nhà ngoại giao tài ba, một người theo chủ nghĩa quốc gia". Tôi xin lỗi vì đây là do Sivanapho viết như vầy. "Dân chúng của ông đã sống hạnh phúc và hòa bình, ông ta đã đi dây cheo leo giữa những thế lực lớn. Khi sống ở đất nước này, khi người ta mong mỏi cái tốt nhất cho đất nước và mô tả những điều tốt nhất cho người dân, thì phải đề cập tới sự lập tức trở về của Sihanouk". Nhà ngoại giao Sivanapho viết như vậy đấy (Sihanouk cười). Bạn hãy đi gặp Lon Nol, hỏi thử nếu ông ta có thể đi lại từ đầu, ông ta có muốn tiêu diệt đất nước thần thoại này bằng một cuộc đảo chánh hay là ông ta muốn giữ Sihanouk lại tại chức? Câu hỏi này bạn phải hỏi Lon Nol đi nhé (Sihanouk cười và nghiêm sắc mặt đầy cay đắng).



Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 07 Tháng Ba, 2010, 11:31:28 pm
 Mình chép lên một mạch để các bạn tiện theo dỏi . Sau đó mình cũng sẽ viết lại bài phản biện của mình về nội dung xuyên tạc nầy .


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 08 Tháng Ba, 2010, 11:52:12 pm
 Hai Ruộng xin có ý kiến như thế nầy về bộ phim . Các bạn xem và cùng góp ý :
 Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam . Nhân dân Việt Nam đã thấy rỏ những âm mưu thâm độc của thực dân , đế quốc phương tây và các thế lực thù địch có âm mưu dòm ngó đến đất nước ta . Từ lúc đầu khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam chúng áp dụng chính sách chia để trị , họ xúi dục gây chia rẻ trong dân tộc Việt Nam , chúng đã nghiên cứu lịch sử của ba nước Đông Dương từ thời phong kiến xa xưa để chúng  xúi dục gây chia rẻ hận thù giữa các dân tộc ba nước anh em Việt Nam - Kam pu Chia - Lào . Chúng mong muốn làm sao cho ba nước đi đến chỗ giết chóc nhau vì thù hận để làm cho ba nước tự suy yếu . Để chúng có cơ hội can thiệp vào nội bộ của ba nước với những Mỹ từ trông bề ngoài hết sức là nhân đạo , hết sức là chính nghĩa như : Khai sáng cho dân tộc , Bênh vực cho tự do , bênh vực cho nhân quyền v.v...và v.v...Muốn biết họ tốt hay xấu ta phải nhìn vào hành động của họ mà phán xét . Ví dụ : lúc thực dân Pháp đô hộ VN , họ bắn giết và chặt đầu dân ta đem bêu ngoài chợ , khắp Đông Dương bao nhiêu bia căm thù cho nhân dân bị giặc Pháp giết tập thể , bia căm thù  còn đó . Lúc đó ai bênh vực nhân quyền cho người Đông Dương thuộc địa . Nạn nhân chất độc màu da cam còn sờ sờ ra đó , nhân quyền nào bênh . Năm 1970 khi Lon Nol lật đổ SiHa Núc , cảnh lính Lon Nol tàn sát Việt kiều và tàn sát những người Khmer theo Si Ha Núc ( các bạn vào Google gỏ : cambodia : sihanuc a peace maker -3 tập ). Vì Lon Nol được người Mỹ đứng sau lưng cho nên vụ thảm sát tàn bạo không thua vì Pôn Pốt không được ai nói đến cã  . Sau đó người Mỹ qua các nhân viên CIA  lại xúi dục lính VNCH sang Kam pu chia tàn sát lại người Khmer để trả thù cho Việt Kiều bị phe Lon Nol giết . Những năm đó chắc người nào đã từng  sống ven hai bờ sông Mê Kông , không thể nào quên được xác người Việt và Khmer trôi lềnh bềnh theo dòng sông , được cột lại từng chùm có đủ trẻ già trai gái , có tổ chức nhân quyền nào lên tiếng hay không ? Năm 1978 khi người dân Việt vô tội sống sát biên giới bị Pôn Pốt tràn sang giết hại dã man , có tổ chức nhân quyền nào ra tay cứu giúp không ? Có phải tất cã những khổ đau đó chỉ có dân tộc Đông Dương chúng ta là chịu đựng , hai nước Việt Nam và Kam pu Chia là gánh chịu nhiều hơn cã .
  Năm 1975 nhờ sự giúp đở tận tình của bộ đội Việt Nam mà lực lượng Cách Mạng Kam pu Chia ( Khmer đỏ ) đã giải phóng được đất nước của họ , trong hàng ngủ lãnh đạo của Khmer đỏ có cã nhà vua Si ha Nuc , lúc nầy Kam Pu Chia cũng là một nước Cộng Sản như Việt Nam ta ( các bạn vào Google : cambodia :Khmer rouge served Vietnam bộ phim 3 tập ) . Các bạn sẽ thấy Kam Pu Chia họ cũng xây dựng xã hội chủ Nghĩa cũng khá là tốt đó chứ ( lúc mới qua giải phóng K năm 1979 , mình và anh Phạm An Long CTV C9 cứ trầm trồ khen nông trường của họ , sau mà thẳng tắp , hệ thống thủy lợi thì khỏi phải chê vào đâu được , còn kho lúa ở Kam pong Chàm đang bị cháy như là núi lúa , sau nầy anh Long hy sinh cuối năm 1979 tại Ba Rài  ) . Hôm nay nhìn bộ phim 3 tập nầy mình mới thấy họ xây dựng XHCN thật là không tồi chút nào .
  Tuy nhiên niềm vui của nhân dân hai nước vừa mới chớm nở , thì âm mưu chia rẻ hai dân tộc lại được khơi dậy để bùng phát , lần nầy kẽ chọc gậy  không từ các nước phương tây mà lại từ một nước láng giềng to lớn hơn ta , họ đã có âm mưu từ lâu , họ đã lôi kéo được tập đoàn Pôn Pốt trong hàng ngủ lãnh đạo khmer biến tướng thành chế độ tàn ác . Thật là đau đớn khi hai nước anh em đều là Cộng Sản từng chung chiến hào nay lại coi nhau như kẽ thù . Vô tình các nước phương tây có lợi cho bộ máy tuyên truyền của họ . Lúc đầu khi chính quyền Pôn Pốt tàn sát lính Lon Nol thì họ tuyên truyền là cộng sản tàn ác , khi Pôn Pốt gây hấn Việt Nam thì họ lại âm thầm ủng hộ Pôn Pốt , vì thế mới có phóng viên phương tây theo quân Pôn Pốt để quay hầu hết 5 tập phim nầy . Vì họ đã ủng hộ Pôn Pốt cho nên cảnh Pôn Pốt tàn sát người dân Việt Nam các tổ chức nhân quyền của phương tây ngậm miệng  làm ngơ trước nổi đau của nhân dân Việt Nam vùng biên giới , mà họ chỉ chực chờ khi ta đánh sang biên giới là họ quay phim tố cáo ta .
  Đến khi ta giải phóng phnom Pênh một lần nữa 97/1/1979 . Bộ đội ta đã làm nên một bất ngờ lớn , chỉ trong một tuần ta đã giải phóng Phnom Pênh , hai tuần là các lực lượng của Pôn Pốt phải rút vào rừng và bị đánh tan tác .
  Các nước phương tây và nhà cầm quyền Bắc Kinh lúc bấy giờ muốn kéo dài chiến tranh để cho Việt Nam sa lầy tại Kam Pu Chia nên họ lại hà hơi tiếp sức cho tàn quân Pôn Pốt và các thế lực lưu vong phản động người Kam Pu Chia và kể cã người Việt Nam phản động lưu vong ở đất Thái để chống lại Việt Nam và chính quyền nhân Dân Cách Mạng Kam pu Chia  do Heng Sam Rin lãnh đạo . Bộ phim 5 tập Vietnam invasion of Kampuchea nhằm mục đích xuyên tạc Việt Nam cùng với NDCMKPC . Đồng thời để kích động , dụ dỗ những người tỵ nạn nhẹ dạ cầm súng chống lại VN và nhân dân Kam Pu Chia .


  Nội dung  5 tập phim nầy có những điểm nào là thật , những điểm nào là phi lý .
 Các bạn chắc không lạ gì với trò biểu diển ảo thuật trên sân khấu . Người biểu diển sẽ diển ra những động tác trước mắt khán giả , để khán giả theo dõi và tin rằng những động tác đó là thật , họ dùng những động tác mà khán giả cho là thật nầy để che đậy những gì cần thiết . Cuối cùng là lừa khán giả đi theo ý muốn của người biểu diển .  
  So với trò biểu diển ảo thuật trên , thì bộ phim nầy còn thô thiển hơn nhiều vì có những điểm chưa hoàn chỉnh . Đó là , những điểm mà khi khán giả nhìn vào thấy ngay là giả tạo . Có những điểm ở nơi nầy thì hợp lý , nhưng ở nơi khác thì lộ ra nét mâu thuẩn , tự tố cáo cái nội dung lừa dối người xem của bộ phim ( gậy ông lại đập lưng ông ) . Có những tình tiết đã xảy ra trong lịch sử , họ cố tình không đưa ra để phản ảnh sự trung thực của thời cuộc lúc bấy giờ , vì vậy nên mình kết luận rằng ; 5 tập phim nầy chưa phải là phim tài liệu lịch sử , mà nó chỉ là trích từ phim tài liệu ra để tuyên truyền đánh lừa nhận thức của người xem theo quan điểm của một nhóm người có âm mưu không tốt cho tình đoàn kết hữu nghị giữa hai dân tộc Việt NAM và Kam pu Chia .
  Dẩn chứng :
 - Cảnh 3 chiếc xe tăng Việt Nam tiến như vũ bảo vào Phnom Pênh : họ đưa ra để tố cáo VN xâm lược KPC nhưng hình ảnh nầy lại là điểm phản cảm đối với họ , Tập  phim nầy cho thấy tinh thần dũng cảm của bộ đội VN ta như tập hồi ký của tướng Bùi Cát Vũ ( chẻ địch ra để tiến nhanh vào Phnom Pênh ) . Bộ đội ta không ngại hy sinh để cứu nhân dân bạn .
 - Cảnh vở kịch múa rối trên đường phố k: Đây là sai lầm của tác giả , đưa vở kịch nầy vào với âm mưu tố cáo nhân dân K chán chường bộ đội VN và Heng Sam Rin . Nhưng thật trớ trêu vở kịch nầy bị phát hiện là vở kịch rối của nhân dân K diển ra tại SR nói lên sự ngán ngẫm , ghê tởm của nhân dân K đối với sự ve vảng của SiHa Núc và phương tây ( hình nộm người có cái mũi nhọn , trán thấp , ai cũng nhìn ra là SiHA Núc , mà tác giả lại nhìn ra là HENG Sam Rin , Heng SR có trán cao và mũi to , còn bà đầm tượng trưng cho phương tây . Chả lẽ ộng Heng SR lại đi đôi với phương tây ? )
  - Họ quay phim  cảnh người tỵ nạn theo Pon Pôt chạy sang Thái Lan bị Thái Lan pháo kích vào dân gây cảnh chết chóc . Cảnh người kiệt sức bị bỏ lại bên đường , cảnh dùng vàng để đổi gạo ở Thái Lan . Những cãnh thương tâm chết chóc nầy họ đưa ra để cho SiHa Núc đổ lổi cho tại vì VN xâm lược nên dân ông ta khổ như vậy . Đây có lẽ là đoạn phim mà thành công nhất của họ vì nếu một ai mà không thấy hết toàn bộ diển biến của thời cuộc , không thấy hết toàn cảnh của hai phía ( họ cố tình che dấu cảnh bộ đội VN cứu đói cho dân K khi giải phóng ) , thì dể dàng tin vào sự thật . Đó là vì VN xâm lược nên dân KPC mới khổ như vậy . Đây là động tác ảo thuật thành công nhất của họ đây .
  Những tình tiết lịch sử mà họ cố tình che dấu đi :
  - VN không bao giờ muốn gây chiến tranh với Khmer đỏ , VN đã cố tình nhịn ( hồi ký của Tướng Bùi Cát Vũ đã nói lên điều nầy ) . Cho đến khi không còn con đường nào khác để lựa chọn . Vì Trung Quốc đã nhiều lần hâm he dạy cho VN một bài học . Họ tuyên bố sáng ăn cơm BK , trưa ăn cơm tại Hà Nội , chiều tại TP HCM . Còn các bạn xem nghị quyết của Pôn Pôt thì cũng sẽ rỏ . Vì vậy VN buộc lòng  phải tính trước . Vừa bảo vệ tổ quốc Việt Nam vừa giúp nhân dân KAM PC thoát khỏi cảnh diệt chủng .
  - Khi sang giải phóng bộ đội VN đã ra tay cứu giúp hàng triệu người dân Kam Pu Chia , chúng tôi rất xúc động khi nhân dân bạn ngồi thụp xuống bên đường để lại tạ ơn bộ đội ta vừa giải phóng cho dân , những hình ảnh đó khiến chúng tôi không hề tiếc mạng sống của mình . Chúng tôi coi nhân dân bạn như là nhân dân VN ,bây giờ gặp những người nầy tôi tin chắc họ cũng không bao giờ quên .
  - Chính phủ VN và các nước XHCN anh em đã gữi lương thực đến cứu đói cho hàng triệu người dân trở về bằng hai bàn tay trắng . Sau đó còn gữi lúa giống phân bón cho nhân dân bạn tự gieo trồng để tự túc lương thực . Không có một người dân nào chết đói khi VN đưa họ về vùng VN giải phóng , chỉ sau thời gian 6 tháng nhân dân K ở lại phía Heng Sam Rin đã tự túc được lương thực , đâu phải ngữa tay xin gạo hay phải đổi bằng vàng như là những người tỵ nạn ở Thái Lan .
   - Cảnh hàng vạn người ( khoảng 5 vạn ) người dân KPC sang tị nạn Thái Lan , họ bị một phen kinh hoàng khi bị Thái Lan lùa lại biên giới và đặt súng bắn hù dọa từ sau lưng , để họ hoảng loạn chạy vượt qua bải mìn , lớp chết , lớp bị thương . Họ cảm thấy được hồi sinh trở lại khi được bộ đội ta cứu chữa và giúp cho gạo thóc đưa về quê hương .
  . Những điều mà bộ đội ta làm vì nhân dân Kam Pu Chia vì sao ông Hoàng Si Ha Núc không hề thấy . Có lẽ lúc đó ông ta đang ở Bắc Kinh
   - Họ cố tình đưa ra cảnh bình yên ở một số vùng mà ta và chính quyền bạn đã được xây dựng vững mạnh . rồi vịn vào cớ đó để vu khống cho bộ đội ta cố tình ở lại trên đất nước Kam Pu Chia , họ không đưa ra cảnh ngày đêm quân ta còn phải tiếp tục đổ máu vì phải truy lùng cho hết tàn quân PP trong tận rừng sâu . Họ không thấy sự muốn trở về để nắm quyền trở lại của tàn quân Pôn pốt khi được phương tây và TQ giúp đở trở lại cho chúng hồi sinh  . Vì vậy mà bộ đội ta phải đổ thêm máu vào những năm sau 1982 - 1989 . Khi nhà vua Si Ha Núc tiếp tay với Pôn Pốt . Một lần nữa chính là nhà vua đã làm thêm cho máu của nhân dân Kam Pu Chia và máu của bộ đội VN tiếp tục đổ cho sự bình yên của nhân dân KPC vừa mới gầy dựng được . Nếu nhà vua có tài hòa giải tại sao nhà vua lúc đó không kêu gọi họ trở về với nhân dân KPC . Chẳng lẻ ông Heng Sam Rin hẹp hòi hay sao . Lúc đó anh em ta cũng bớt đổ máu và được về nước sớm rồi .
  - Sự lén lút giúp đở của các nước phương tây cho Pôn Pốt vô tình được chính Si Ha Núc tố cáo trong tập 5 của bộ phim , khi ông ta giải thích tại sao ông ta phải hợp tác với Pôn Pốt ( tự vạch áo cho người xem lưng ). Người phương tây một mặt họ vừa tố cáo chính quyền Pon Pốt là chính quyền Cộng Sản mang tính tàn ác ( Cộng Sản đã bị biến tướng ) . Một mặt họ lại lén lút giúp đở cho Pôn Pốt chống lại nhân dân Kam pu Chia . Họ tay phải vừa giơ cao ngọn cờ dân chủ , nhân quyền . Đồng thời tay trái lại đưa súng đạn , đô la cho Pôn Pốt bắn giết nhân dân Kam pu Chia . Vì vậy mà bây giờ khi tòa án Quốc Tế xử tội Diệt chủng ở KPC , các nước phương tậy đành phải làm ngơ xử cho có lệ .
  - Sau khi các phe phái do ông SHNuc dựng lên kết hợp với Pôn Pốt để chống lại Heng Sam Rin bị bộ đội ta và bộ đội Bác Heng đánh cho tơi bời , không còn cái gì nữa rồi . Lúc đó ông ta mới chịu về ngồi bàn hội nghị với Bác Heng . Được Bác Heng rộng lòng nhượng bộ cho SHNuc về làm vua và còn kéo theo cã bầu đoàn một lô các đảng phái do phương tây dựng lên . Trông bộ tịch người nào cũng nhao nhao vui mừng hớn hở  ở tập 5 . Chỉ có lính của KHmer đỏ là ngồi thất thần , rầu rỉ , không biết tội ác của mình rồi đây có được nhân dân tha thứ hay không ?
   Nội dung và âm mưu của 5 tập phim sau khi được phân tích có lẽ chúng ta đã thấy rỏ phần nào âm mưu thủ đoạn của họ . Lịch sử đã qua , nhưng không phải việc gì cũng phơi bày như ban ngày . Những nội dung của những lời vu khống và bịa đặc kia sẽ còn gây nhiều hiểu lầm dể vẫn đến hận thù của nhân dân hai nước , đó là mầm móng của sự chia rẻ  giữa hai dân tộc làm ảnh hưởng đến tình tình đoàn kết trong sáng của hai dân tộc anh em Việt - Kam được gầy dựng bằng máu của quân đội hai nước cùng đổ cho hạnh phúc của nhân dân Kam Pu Chia , 5 tập phim nầy là vết sẹo để cho các thế lực thù địch bám rể vào mà phá hoại hai nước chúng ta . Vì vậy thanh niên thế hệ trẻ hai nước cần có sự hiểu biết rành rẻ và chân thật vấn đề lịch sử,  khi xem bộ phim nầy , nguy hiêm hơn nữa là nó đã được dịch ra tiếng Anh , Pháp và tung lên mạng . Mình thấy những người làm công tác thông tin tuyên truyền phải hết sức quan tâm và cần thiết nói lên quan điểm thật sự phù hợp với tính chân thật , đầy đủ tình tiết của lịch sử để thanh niên hai nước nhận thức đầy đủ về tình đoàn kết giữa hai dân tộc Việt - Kam  .
  Mình nhờ các bạn đưa thêm hình ảnh minh chứng vào cho thêm phần sáng tỏ .


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: NicolasCage trong 13 Tháng Ba, 2010, 11:59:26 am
Vấn đề mà bác Hai đưa ra lớn quá. Các nhà nghiên cứu, các nhà sử học còn nhiều việc phải làm sao cho lịch sử phải được trả lại theo đúng sự thật của nó và phải được nhìn dưới lăng kính khách quan. Để cho những kẻ muốn bóp méo lịch sử không còn cơ hội hướng nhận thức của mọi người theo ý đồ họ muốn.

Hay là bác mở topic mới để mọi người cùng “tám” (chữ “thảo luận” nghe to tát quá) chứ nếu không lại chệch hướng so với tiêu chí của chủ đề này của bác, bác TL lại phải nhọc công.

Tặng bác và bác lixeta đoạn phim trên google. Cuối phim có cảnh đùng đoàng. Bác nhớ xem trận này là trận nào?

http://video.google.com/videoplay?docid=4741403958044224570#docid=-8713486037515004509 (http://video.google.com/videoplay?docid=4741403958044224570#docid=-8713486037515004509)


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 15 Tháng Ba, 2010, 09:53:22 pm
 Bác Nhi Cô Lai ( nhai lốp cốp ) . Nói hơi có lý đó , có thể anh em mình đề nghị BQT tách ra phần bàn về phim ảnh, mang tựa : " bàn về phim tài liệu chiến trường k ". Nơi đây anh em ta sẽ vạch mặt , chỉ ra những điểm phi lý , dối trá của của bọn làm ảo thuật trên phim tài liệu để phục vụ cho ý đồ đen tối , gây chia rẻ giữa các dân tộc  nầy .
  Mình xin giới thiệu thêm hai bộ phim tài liệu hấp dẫn hơn , trung thực hơn . Bộ phim dài 37 tập mang tựa đề : ABOUT GENOCIDE KHMER ROUGE  ( Khmer đỏ diệt chủng). Bộ phim nầy do CPP Canada sản xuất . Chính tay Ahmek khmer đã cắt từ bộ phim nầy ra để vu khống VN và đánh bóng cho các thế lực theo Si Ha Núc .
  Còn một bộ phim tài liệu khác hấp dẫn hơn nữa , có dẫn chứng rỏ ràng , cụ thể cho từng sự việc . Phim dài 6 tập do VN mình sản xuất , mang tựa đề rất hay trùng với topic nầy . Đó là phim tài liệu mang tên :" NHỮNG NĂM THÁNG MÁU VÀ HOA " . Mời các bạn xem rồi anh em ta bàn bạc tiếp .


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: yta262 trong 16 Tháng Ba, 2010, 02:18:29 am
...
  Còn một bộ phim tài liệu khác hấp dẫn hơn nữa , có dẫn chứng rỏ ràng , cụ thể cho từng sự việc . Phim dài 6 tập do VN mình sản xuất , mang tựa đề rất hay trùng với topic nầy . Đó là phim tài liệu mang tên :" NHỮNG NĂM THÁNG MÁU VÀ HOA " . Mời các bạn xem rồi anh em ta bàn bạc tiếp .
Phim tài liệu NHỮNG NĂM THÁNG MÁU VÀ HOA xuất bản đầu năm vừa rồi nhân kỷ niệm 30 năm giải phóng Phnom Pênh, hôm đó anh em quân sử bàn tán nhau rất xôm tụ ở đây, bác Hai Ruộng coi lại cho vui:
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=4812.0 (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=4812.0)


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 16 Tháng Ba, 2010, 10:37:29 pm
 Cách đây đúng 31 năm vào giờ nầy anh em D7 E747 đóng quân ở số 2BIS , đang nhộn nhịp chuẩn bị hành quân sang K . Thời điểm nầy đã chuẩn bị xong từ vũ khí , tăng võng , ba lô , áo trấn thủ , cơm vắt . Đợi đến lúc 0 giờ sang ngày 17/3/1979 là xe đến và xuất phát hành quân . Một số anh em tranh thủ đi chơi loanh quanh khu vực sở thú , để tận hưởng những giây phút còn lại ở thành phố thân yêu . Tiền phụ cấp ít ỏi của anh em được đem ra tiêu xài xả láng , tiêu cho hết để không còn một đồng nào cã . Anh em chúng tôi , mỗi người thuê một chiếc xe xích lô dạo phố thân quen , các anh đạp xích lô chạy khi nào thấy hết tiền thì cho chúng tôi về , có anh biểu diển chở bộ đội chỉ chạy nghiêng xích lô bằng hai bánh . Đường phố từ đoạn gần ngã tư hàng xanh cho đến khu vực đài phát thanh , đài truyền hình toàn màu xanh bộ đội . Thông cảm với nổi niềm của người sắp ra trận , các chú , các bác lãnh đạo thành phố đêm đó cho anh em công an nghỉ trực hết , có lẽ để tránh va chạm do một số anh em quá khích , tất cả ưu tiên cho bộ đội . Những anh em còn lại giờ nầy đã xác định tư tưởng vững vàng , còn những người dao động thì đã đào ngủ hết rồi . Có một cá tính rất là dân dã của anh em E747 là bình thường khi chưa đi ra trận thì anh em , trốn đi chơi sạch , đơn vị trống không , súng ống giá đầy doanh trại , nhưng khi hay tin đơn vị sắp làm nhiệm vụ chiến đấu thì anh em lại í ới thông báo cho nhau về đơn vị đủ quân số .
  Khoảng 11 gời đêm thì đoàn quân xa vào . Đến 0 giờ thì chúng tôi xuất phát hành quân , cuộc hành quân mà từ sỹ quan cho đến lính đều nghĩ là tối đa chừng 6-7 tháng là chấm dứt . Nhưng không ngờ kéo dài đến 4 năm . Khi ra khỏi ngoại thành , mình nhớ đoàn xe có dừng lại khoảng nữa giờ , anh em được cán bộ C phổ biến là làm lễ thành lập F317 , rối lại tiếp tục hành quân , trùng trùng điệp điệp xe nối đuôi nhau tiến thẳng theo quốc lộ về Tây Ninh . Đến ngang chợ Tây Ninh thì trời sáng , đoàn xe tạm dừng để anh em ăn cơm vắt , nhưng lúc nầy vẫn còn một số anh em còn tiền bèn xuống chợ mua hết bánh mì để chia nhau ăn , chỉ còn vài giờ nữa thôi là tiền sẽ  không còn giá trị nữa . Đến biên giới Sa Mát , làng mạc tan hoang , nhà cháy chỉ còn lại cột gảy đổ , cây cối xém lá , khoảng 9-10 giờ là xe chúng tôi vượt biên giới tại đồn biên phòng Sa Mát . Xe chạy theo đường mòn cắt rừng một đoạn thì đến con lộ trải đá , rồi lần lần ra đường trải nhựa . Đi một đoạn đường nhựa chúng tôi còn gặp xác nhựng chiếc xe quân sự nằm hai bên đường . Xế trưa chúng tôi đến Kam pong Chàm , qua sông bằng phà dã chiến do công binh ghép lại và có một chiếc tàu cặp ngang hông đẩy qua sông , lúc nầy khoản 3-4 giờ chiều ngày 17/3 năm 1979 . Chúng tôi ở lại đây một buổi chiêu và ngủ qua đêm , đóng quân ngay xung quanh khu vực bến phà , những công sự của Pốt đào hình chữ z kiên cố , đầy vỏ đạn , cã vỏ đạn 12ly8 . Thành phố chưa có một bóng người dân , một góc chợ Kam pong chàm bị bom đánh sập , những nhà kho chất đầy đầu máy khâu và xe hon đa 90 màu đỏ , thành phố không điện không nước , ở khu vực hành chánh tỉnh còn rải rác xác lính áo đen thối rửa chưa ai thu dọn . Hình ảnh 31 năm bổng chốc lại hiện về sau khi mình vừa phát hiện và xem bộ phim " Những năm tháng máu và hoa " mà mình vừa phát hiện trên mạng và giới thiệu với anh em . Bộ phim hay và trung thực đến nổi hầu hết anh em ta xem xong đều xúc động . Có một cái gì đó lân lân trong lòng , nhớ lại mồ hôi xương máu và tuổi trẻ của anh em mình đổ ra để giúp nhân dân bạn hồi sinh . Hơn 30 năm  lặng lẻ , nay chỉ cần nhìn lại hình ảnh của nhân dân cam pu chia đang tỏ lòng biết ơn bộ đội VN cứu sống , hình ảnh bà mẹ Kampuchia rơi nước mắt khi tiển con về nước , những lời phát biểu của bác Chia Xim , của thủ tướng Hun Xen , anh em mình cũng cảm thấy ấm lòng và cảm thấy ấm lại tình đoàn kết giữa hai dân tộc , ấm lại tình bạn chiến đấu giữa bộ đội VN và bộ đội Heng Sam Rin như ngày nào . Anh em mình cũng chỉ cần có thế và chỉ thế thôi là đủ , không đòi hỏi thêm gì nữa cã . Chắc có lẽ hàng vạn anh linh của liệt sỹ bạn bè chúng ta cũng vui lòng khi thấy hình ảnh phái đoàn nhà nước Kam Pu Chia đến thắp nhang ở đài tưởng niệm chiến sỹ tình nguyện VN .
 


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: H3 Hùng trong 16 Tháng Ba, 2010, 11:17:21 pm
Xế trưa chúng tôi đến Kam pong Chàm , qua sông bằng phà dã chiến do công binh ghép lại và có một chiếc tàu cặp ngang hông đẩy qua sông , lúc nầy khoản 3-4 giờ chiều ngày 17/3 năm 1979 . Chúng tôi ở lại đây một ngày hai đêm , đóng quân ngay xung quanh khu vực bến phà , những công sự của Pốt đào hình chữ z kiên cố , đầy vỏ đạn , cã vỏ đạn 12ly8 . Thành phố chưa có một bóng người dân , một góc chợ Kam pong chàm bị bom đánh sập , những nhà kho chất đầy đầu máy khâu và xe hon đa 90 màu đỏ , thành phố không điện không nước , ở khu vực hành chánh tỉnh còn rải rác xác lính áo đen thối rửa chưa ai thu dọn .

Phải cái chợ này không bác Hai?
Cái chợ này tôi chụp ở Kam pong Chàm trong chuyến đi K tháng 11/2009 vừa rồi.
Kon tiahien, angko krao và lão dksaigon đều có nhiều kỹ niệm về vùng đất này. 
(http://i832.photobucket.com/albums/zz243/H3Hung/DSC00376.jpg)


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: thaynhin trong 17 Tháng Ba, 2010, 03:41:45 pm
Bác Hairuong ạ,khi mà mình làm việc có ích cho người ta thì họ thực sự biết ơn ngay.Họ đang chìm trong thế giới chết chóc,được cứu sống nhận ra ngay lẽ phải.Thật tiếc là Đ/K bây giờ thuận lợi hơn,đến với cái hay và lẽ phải cũng mở hơn thì rất nhiều người không nhận ra và làm theo !Vậy lên bọn làm phim để xuyên tạc sự kiện mới có cơ hội.Mong rằng các bạn trẻ sớm trưởng thành ,tiếp bước các đàn anh!


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 17 Tháng Ba, 2010, 09:51:06 pm
 Mình cảm ơn các bạn trẻ đã theo dõi trang QSVN và đã nhận thức được sự thật của lịch sử một cách trung thưc . Trong vấn đề ngoại giao cũng như trong đối nội Đảng ta hết sức thận trọng , bình tỉnh trong đối nhân xử thế , không phải khi quân Pôn Pốt tràn qua biên giới là ta lấy cớ đánh ngay , mà nhà nước ta phải tạm thời nhịn nhục , các đơn vị chủ lực của ta cũng chỉ chận đứng không cho địch tiến sâu thêm vào nội địa và để tránh xung đột lúc ban đầu bộ đội chủ lực ta không bố trí sát biên giới , ta chỉ bố trí chốt bộ đội biên phòng và dân quân du kích rất mỏng manh ở biên giới, vì vậy mà khi chúng bất ngờ tiến quân vào ta không trở tay kịp , xong bộ Ngoại Giao ta gữi công hàm yêu cầu họ tự rút quân và đàm phán để tránh thêm đổ máu . Nhưng Pôn Pốt đã phớt lờ , buộc lòng ta phải huy động quân đội tiêu diệt và đuổi chúng ra khỏi biên giới . Một điều không ai ngờ đến là chúng quá tàn ác , giết sạch , cướp sạch , phá sạch và đốt sạch , chúng giết người hết sức man rợ từ trẻ con cho đến người già cả . Những thước phim tư liệu của bạn bè trên thế giới quay thực tế , phỏng vấn trực tiếp người còn sống xót để tố cáo tội ác của bọn chúng trước nhân loại . Sự thật đã rỏ ràng như thế . Nhưng mà hiện nay vẫn còn một số tai sai phản động lại lấy nổi đau đớn của dân tộc , lợi dụng nổi đau nầy để chúng bóp méo sự thật của lịch sử hết sức trắng trợn , nhằm mục đích tuyên truyền cho ý tưởng điên rồ chống cộng của chúng . Chúng nhẩn tâm chà đạp lên nổi đau của nạn nhân vùng biên giới , chúng xúc phạm đến vong linh của nhân dân là nạn nhân trong thảm cảnh bị giặc tàn sát , để chúng vu khống cho bộ đội ta . Ngồi bên kia bờ đại dương chúng có còn là dòng máu Việt nữa không mà chúng làm những việc vu khống như vậy , thế mà mồm chúng lúc nào cũng đòi bênh vực cho tự do , cho nhân quyền .
 Dưới đây là một bài viết cụ thể mình xin đưa ra để dẩn chứng cho hành động vu cáo trắng trợn của bọn nầy . Để các bạn trẻ xem mà cảnh giác  .

 Trích tài liệu trên mạng của bọn phản động nước ngoài :
Đi tìm sự thật vụ thảm sát làng BA CHÚC
TỘI ÁC CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG BIẾN CỐ LÀNG BA CHÚC, AN GIANG THÁNG 4/1978
NGUYỄN VĨNH LONG HỒ

PHẦN I

THÁNG 4 NĂM 2009. Kỷ niệm đúng 31 năm, ngày dân làng BA CHÚC, tỉnh An Giang bị thảm sát vào tháng 4 năm 1978. Hơn 3.157 đồng bào ruột thịt bị tàn sát dã man đã chìm vào trong quên lãng. Tôi xin mở lại hồ sơ tố cáo tội ác bọn CSVN đã nhúng tay trong biến cố ghê tởm nầy, để đồng bào trong và ngoài nước nhận định. Xin đa tạ quý vị!

Vào cuối tháng 5 năm 1999. Tôi có nhận được lá thư đề ngày 21 tháng 5 năm 1999 của ông TRẦN H. (xin dấu tên) - cựu sĩ quan QĐVNCH - sinh quán tại xã BA CHÚC, tố cáo tội ác bọn CSVN giết người tập thể tại làng BA CHÚC, tỉnh AN GIANG. Từ đó, tôi phối kiểm các tài liệu trong và ngoài nước, tình hình biên giới phía Tây Nam 1978 - 1979 và các dữ kiện do những nhân chứng còn sống tại Hoa Kỳ cung cấp. Và tôi xin mở lại hồ sơ vụ án, đưa “sự cố” nầy ra trước ánh sáng để CĐVNHN và đồng bào trong nước biết thêm về tội ác tày trời, giết người tập thể còn dã man, tàn bạo và khủng khiếp hơn cả TẾT MẬU THÂN 1968. Nạn nhân gồm cả đàn bà, trẻ con Việt Nam lẫn Cam Bốt bị thảm sát tại các CHÙA, TRƯỜNG HỌC tại làng Ba Chúc cách biên giới VIỆT - MIÊN khoảng 7 cây số và chỉ trong vòng một đêm 18 tháng 4 năm 1978. Cái dã man và vô nhân đạo của bọn Lãnh đạo Đảng CSVN đã đem những bộ hài cốt của những nạn nhân do chúng thảm sát, đem trưng bày trong các hộp kính để gây ảo giác căm thù giữa hai dân tộc VIỆT NAM – KAMPUCHEA.

VỊ TRÍ NHÀ MỒ BA CHÚC
Căn cứ vào hình ảnh và sự mô tả trên mạng saigonnet ngày 4/ 21 /2004: Nhà mồ Ba Chúc, Chùa Phi Lai và Chùa Tam Bửu là những di tích được nhà nước công nhận là di tích vào năm 1980 là một địa điểm ghi dấu tội ác man rợ của bọn diệt chủng Pôn - Pốt qua 11 ngày (từ 18/ 4/ 1978 đến ngày 29/ 4/ 1978) đã xâm lược và sát hại hàng ngàn người dân xã Ba Chúc. Nhà mồ Ba Chúc có hình lục giác, mỗi trụ cột đỡ mái nhà được kiến trúc hình tượng như bàn tay đẫm máu, đang vươn thẳng lên. Bên trong nhà mồ là một khung hộp bằng kính tám cạnh, chứa đựng 1.159 bộ hài cốt được phân thành nhiều loại khác nhau như: độ tuổi, giới tính... Nhà mồ được xây dựng giữa hai ngôi chùa Phi Lai và Tam Bửu, đây là hai ngôi chùa do các tín đồ của đạo Hiếu Nghĩa dựng lên và cũng chính nơi đây đã trở thành nơi chứng kiến những tội ác của chúng và những chứng tích đó vẫn còn in dấu cho đến ngày nay.

Sau khi phối kiểm và phân tách “Câu chuyện làng BA CHÚC ở biên giới MIÊN - VIỆT” của ông HOÀNG QUÝ (mạng lenduong. net ngày 5/02/2004), chi tiết về cụm nhà mồ BA CHÚC kể trên và thơ tố cáo của ông TRẦN H. Một điểm trùng hợp rất quan trọng là ông TRẦN H, và ông HOÀNG QUÝ đều xác nhận là tất cả nạn nhân đều bị thảm sát tại CHÙA VÀ TRƯỜNG HỌC .

Ông TRẦN H. viết: “... CSVN đưa sư đoàn 30 CSBV án ngữ dầy đặc dọc biên giới Miên Việt tỉnh Châu Đốc cũ. Chiều đến thì bọn cán bộ và bộ đội Cộng sản bắt dân vào CHÙA VÀ TRƯỜNG HỌC ngủ để chúng bảo vệ. Nửa đêm, dân ngủ mê, chúng giả bộ đội Miên tấn công vào chùa và trường học bằng lựu đạn, cổng ngoài khóa chặt. Sau đó, chúng nổi lửa đốt sạch làm hằng ngàn dân vô tội phải chết oan uổng dưới bàn tay vô thần của CSVN. Nhứt là tại làng Ba Chúc thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, có trên 3.000 người bị chúng giết tập thể. Nay chúng cho xây một ngôi nhà kiếng để chứa đống xương vô định chất cao bằng đầu...(ngưng trích)

[Còn Tíêp]

 
11 tháng trước Voicee of Viêt Nam       +13    

[Tíêp theo]
Ông HOÀNG QUÝ viết: “...Thời cuộc đã biến chuyển khôn lường, sau đó chính 2 lực lượng anh em nầy quay mũi súng vào nhau, lực lượng vũ trang của Khờ me đỏ đã tấn công vào làng Ba Chúc, cách biên giới khoảng 4 dậm, vào ngày 18 / 4/ 1978... Tổng cộng có 3.157cả người Việt Nam lẫn Cam bốt bị thảm sát tại các CHÙA VÀ TRƯỜNG HỌC tại Việt Nam. Những cuộc tấn công khác tương tự như trường hợp nầy là những lý do mà CSVN nêu lên để xua quân tiến chiếm Cam Bốt vào cuối năm đó... (ngưng trích).

Trong bài viết “WHEN THE KHMER ROUGE CAME IN VIETNAM” của James Pringle đăng trong International Herald Tribune, số ra ngày Jan 7, 2004 có thuật lại lời của chứng nhân, bà Hà Thị Nga nói: “Trong một ngôi chùa, tôi thấy 40 nạn nhân sợ hãi trốn dưới bàn thờ, trước khi bị giết bằng lựu đạn.” (In a temple, I saw where 40 terrified victims hid under the alter before being killed by grenades). Bà Hà Thị Nga có phải là một người được chánh quyền dàn dựng đưa ra trả lời phóng viên James Pringgle? Tại sao bà biết con số chính xác là 40 người trốn dưới bàn thờ? Trừ phi họ đứng xếp hàng cho bà điểm danh trước khi chun dưới bàn thờ. Tôi là người sống ở miền Tây, thăm viếng nhiều chừa chiền, không một ngôi chùa nào có một cái bàn thờ khổng lồ có sức chứa 40 người trốn dưới đó. Tập trung trốn dưới bàn thờ, chẳng khác nào cho bọn Khmer Đỏ biết: “Lạy ông con trốn ở bụi nầy!”

Một điểm trùng hợp rất quan trọng là cả hai ông Trần H. và Hoàng Quý và chứng nhân đều xác nhận là tất cả các nạn nhân đều bị thảm sát tại CHÙA & TRƯỜNG HỌC. Và thời gian xảy ra vào ngày 18/ 4/ 1978 và không thấy ông Hoàng Quý nói cuộc thảm sát kéo dài đến ngày nào, giống như chi tiết về cụm nhà mồ Ba Chúc kéo dài đến 11 ngày từ 18/ 4/ 1978 đến ngày 29/ 4/ 1978. Tìm hiểu những nguyên chính đưa đến việc bọn CSVN đã tắm máu dân làng Ba Chúc như sau:....

 .....
KẾT LUẬN
Chúng tôi hy vọng “ỦY BAN TRUY TỐ TỘI PHẠM CHỐNG NHÂN LOẠI” tiến hành thu thập các tài liệu để làm sáng tỏ về vụ thảm sát nầy và mở lại: “HỒ SƠ CSVN THẢM SÁT 3.574 ĐỒNG BÀO TẠI LÀNG BA CHÚC, TỈNH AN GIANG TRONG THÁNG 4/ 1978” để truy tố tội ác diệt chủng của bọn lãnh đạo Đảng CSVN ra trước TÒA ÁN QUỐC TẾ LAHAY để đền tội.

Nguyễn Vĩnh Long Hồ



 Bọn chúng vu khốngta như vậy đấy . Sau khi xem phim tài liệu các bạn trẻ có thấy chùa và trường học có bị đốt để phi tan hay không ? Những nhân chứng còn sống xót còn đó , vậy mà bọn nầy không ngượng mồm chút nào . Thật không còn từ nào để gọi cho nó đúng nghĩa mà không bị coi là thiếu văn hóa để đánh giá cho đúng mức bọn nầy .



Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: china trong 17 Tháng Ba, 2010, 09:54:26 pm
Thôi đi Bác, nhảm ấy mà, đừng tức giận làm gì!


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 18 Tháng Ba, 2010, 10:39:30 am
 Bà con Việt Kiều mình sống ở Kampu chia có nhiều dạng , qua đó sinh sống nhiều thời kỳ . Những chủ yếu là vào các thời kỳ lịch sử như sau :
 - Khi thực dân Pháp chiếm toàn bộ Đông Dương , để khai thác thuộc địa chúng tuyển ông nhân từ Việt Nam sang Kam pu chia để trồng và khai thác cao su , giai đoạn nầy xảy ra trước năm 1945 .
 - Sau năm 1954 khi Chính quyền Ngô Đình Diệm bắt đầu có hành động bắt bớ những người Việt Nam đã từng tham gia Việt Minh hoặc là có con em đi tập kết ra Bắc . Phần lớn các gia đình nầy phải bỏ chạy sang Kam pu Chia sinh sống bất hợp pháp , một số ít vào lại chiến khu , hoặc phải trốn khỏi xứ .Mình cũng có thân nhân trốn qua K trong hoàn cảnh nầy . Khi Pôn Pốt giải phóng Phnom Pênh , cã gia đình người thân của mình đã về đến cửa khẩu Tịnh Biên , người nhà bên Việt Nam ra Tịnh Biên đón , đã nhìn thấy nhau ở bên kia cửa khẩu , nhưng quân Pôn Pốt họ chặn lại không cho Việt Kiều ta về nước mà sau đó chúng giết sạch Việt Kiều tại cửa khẩu biên giới . Cã gia đình người thân của mình mất tích từ đó đến nay .
 - Một số Việt Kiều có gốc Bắc VN hầu hết đều là bộ đội trong chiến tranh chống Mỹ , bị thương hoặc là phải lòng cô gái Kam pu Chia nào đó , rồi ở lại xây dựng gia đình luôn , nhưng số nầy rất ít .
  Về việc tàn sát Việt kiều thì không chỉ có chế độ Pôn Pốt là tàn sát , mà ngay khi Lol Non do Mỹ xúi dục lật đổ SiHa Núc năm 1970 , chính quyền ngụy Lol Non nghe theo lời xúi giục ngấm ngầm của CIA , Lol Non cho lính tàn sát Việt kiều cũng hết sức dã man , chúng trói chặt nạn nhân từng chùm rồi giết thả trôi theo dòng Mê kông về Việt Nam . Sau đó CIA lại xúi quân VNCH của Nguyễn Văn Thiệu hành quân sang Kam pu chia để cứu Việt Kiều và tàn sát lại dân Khmer . Âm mưu của CIA hết sức thâm độc nhằm gây thêm hận thù chia rẻ cho hai dân tộc Việt -Kam . Vì sau người Mỹ làm như vậy : Tại vì đa số gần như hầu hết Việt kiều ở Kam pu Chia đều ủng hộ Cách Mạng Việt Nam . Vì vậy họ xúi dục lính Lol Non tàn sát , rồi sau đó xúi quân VNCH qua hốt về . Họ đưa Việt Kiều về khu định cư tập trung ở Việt NAM để dể kiểm soát , đồng thời tách dân khỏi Cách Mạng , để cô lập Cách Mạng Việt Nam . Cã gia đình thân nhân của mình lúc đó trốn được an toàn là nhờ chạy vào vùng giải phóng của bộ đội Việt Nam đóng tại Kam pu chia, nhưng đến khi bộ đội ta rút về giải phóng VN thì gia đình thân nhân mình không về kịp nên bị kẹt lại ở cửa khẩu Tịnh Biên và lại bị Pôn Pốt giết luôn cã gia đình ở đó , chỉ còn người con trai tên Đào Ngọc Thạch tập kết ra bắc là còn sống , sau giải phóng có về tìm lại gia đình cha mẹ , nhưng không còn tìm được nữa , sau cậu Thạch bị bệnh mất , hiện nay chỉ còn vợ con đang sống ở ngoài Bắc cũng không rỏ tỉnh nào .
 
  Vì mình mới phát hiện ra topic nầy cho nên những bài viết và giới thiệu phim ảnh về tội ác của quân Pôn Pốt , kễ cã các bài viết và phim ảnh của kẽ thù xuyên tạc , bóp méo lịch sử được anh em phân tích mình viết ở tập cuối topic " Một số trận đánh ở chiến trường K " . Mời các bạn quan tâm đến vấn đề nầy , có thể sang topic bên đó đọc hay là đề nghị BQL QSVN chuyển giúp qua topic nầy mình thấy nó hợp với chủ đề hơn 


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: yêu_lính trong 26 Tháng Năm, 2010, 10:40:05 am
lịch sử người dân việt nam phải chịu quá nhiều mất mát và đau thương.không ai ở trong chúng ta mà không mong muốn được sống trong hòa bình yên ổn. vậy mà tại sao chúng ta luôn luôn có quân thù?


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: duyvu1920 trong 26 Tháng Sáu, 2010, 10:08:46 pm
bọn VNCH lấy tư cách gì mà vu cáo này nọ.sao không giỏi mà tố cáo lính mỹ vụ thảm sát mỹ lai đi,vụ thảm sát mỹ lai VNCH phải chịu 50% vì mỹ là đồng minh thân cận của VNCH và VNCH rước lính mỹ vào Việt Nam.Bọn nó chỉ giỏi chiến đấu vì miếng ăn thì có.Đi ra ngoài lúc nào gặp lính ngụy cũ cũng nói "hồi xưa tao sướng lắm lương ăn không hết"yêu nước thấy mà sợ.em có gì sai mong các bác nhắc nhở nhé.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: binhyen1960 trong 28 Tháng Sáu, 2010, 09:34:33 pm
 Có thể lương lính tiêu không hết , nhưng có một cái thì đã mất hết đó là :
 Lòng tự trọng Dân tộc .


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: Mr.Ngan trong 01 Tháng Bảy, 2010, 11:01:24 am
Tôi nghe nói bên Campuchia, không rõ ở nơi nào có một ngôi chùa mà bọn pot lấy làm nơi đặt bia " Khắc cốt ghi xuơng mối thù vơi Zuon " phải không các Bác ??


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: catngan trong 23 Tháng Tám, 2010, 08:39:21 am
binhyen1960
chào binhyen1960 và các bác. em không tham gia chiến đấu trạn nào, đọc lại bài các bác nghe như mới xảy ra hôm qua, hào hùng và bi thương quá. Em muốn tìm hiểu thêm về vùng K giáp với Thái nhiều hầm và boongke của Pốt, đúng không bác


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: meolangthang trong 28 Tháng Tám, 2010, 12:51:56 am
Bọn polpot này man rợ quá,tội ác của nó rành rành ra như thế mà cái bọn phản động lưu manh kia dám vu khống bộ đội ta một cách trắng trợn,chán mấy chú quá đi,sống lưu vong trên đất mỹ học đươc nhiều thứ.cái gì cũng biết nhưng chỉ có liêm sĩ là không biết,bó tay.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: anhguomdatrach trong 07 Tháng Mười, 2010, 12:20:58 am
Thế hệ trẻ chúng tôi xin ngả mũ thán phục, xin trân trọng tất cả những gì cha anh làm được. Tất cả những gì "Ngụy Nô" xuyên tạc kiểu " không ăn được thì đạp đổ" là đáng xấu hổ, không xứng đáng chảy trong mình dòng máu Việt anh hùng.
Những người biết phân biệt chính trực -phi nghĩa không nhiều , bởi dân trí đa phần còn thấp. Cũng giống như ta thưởng thức nhạc của L.V.Beethoven , Bach , Mozart.... vậy , tuy không nhiều nhưng giá trị của nó chắc ai cũng tự hiểu đi hàng thế kỷ không phai, chứ như nhiều người biết " Một vòng trái đất" nhưng nó tồn tại được mấy hôm...


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: 3t_92 trong 07 Tháng Mười, 2010, 05:37:24 pm
cháu vừa xem mấy clip trên youtebe mà các bác đưa.lính khmer đỏ trang bị nhìn khiếp lắm.mấy đoạn clip đấy đúng như các bác nói đậm tính tuyên truyền và vu cáo VN


Tiêu đề: Đến với Cánh đồng chết ở Combodia, lấy hết can đảm, tôi post ảnh này lên v
Gửi bởi: fddinh trong 07 Tháng Mười, 2010, 10:55:11 pm
Đây là tấm pa-nô với dòng chữ đáng sợ nhất mà tôi từng đọc, nó được treo ở Cánh đồng chết, gần thủ đô Combodia:

(http://files.myopera.com/dodoanhoang/blog/dau%20lau%2020.jpg)
(Dịch tạm: Nhiều triệu người đã chết bởi bàn tay những ác thú thời Pon Pot)

Nhiều triệu người đã chết vì Khmer đỏ và các tên đồ tể tàn độc nhất mọi thời đại:

(http://files.myopera.com/dodoanhoang/blog/dau%20lau%201.jpg)

Anh bạn Tùng của tôi đã khóc, giống như hàng triệu người khác có mặt ở đây, giống như tôi:

(http://files.myopera.com/dodoanhoang/blog/dau%20lau%202.jpg)

Không còn từ nào khác, có lẽ phải gọi là một núi xương và nhiều núi xương người:

(http://files.myopera.com/dodoanhoang/blog/dau%20lau%203.jpg)

Tất cả những người có ảnh ở nhà tù này đều bị giết chết bằng những hình thức không dễ gì dám diễn tả lại (còn hàng triệu người chết mà không có ảnh):

(http://files.myopera.com/dodoanhoang/blog/dau%20lau%205.jpg)

Người đàn ông này vẫn chưa hiểu tại sao mình lại sống sót, dù ông tồn tại sau chế độ diệt chủng của Pon Pot và đồng bọn đã... 30 năm qua. Ông đang chỉ vào hình của mình trong bảo tàng. Hiện, cả Cambodia, chỉ còn 3 người có ảnh trong nhà tù mà đang sống:

(http://files.myopera.com/dodoanhoang/blog/dau%20lau%208.jpg)

Đêm nay, tức là phải 2 năm sau khi về Ba Chúc, cái vùng bị thảm sát hàng nghìn người vì Khmer Đỏ thuộc tỉnh An Giang của Việt Nam, tôi mới đủ dũng khí xem lại những bức ảnh đồng bào mình bị tàn sát với số lượng 3157 người (đó đã là cuộc tàn sát thuộc loại lớn nhất của lịch sử Việt Nam chưa nhỉ). Phụ nữ bị hãm hiếp rồi dùng gậy lớn, gậy dài chọc vào âm hộ như thế này. Có nhiều người đàn bà bị như vậy, hầu hết họ đã chết ngay tức khắc, nhưng có người đàn bà vẫn sống nhưng không bao giờ sinh nở được nữa... Tôi đã ôm bà cụ rồi ngồi ở nhà bà đến muộn một trưa rát nắng!!!

(http://files.myopera.com/dodoanhoang/blog/dau%20lau%200666.jpg)

Những đêm ở Long Xuyên sau đó, tôi xin thề, tôi không ngủ được, bị ám ảnh đến phát điên và đến giờ chưa dám cho ai xem ảnh này, chưa dám viết một dòng nào... Từ những núi xương người ở Combodia, lại nhớ núi xương người Ba Chúc nước ta:

(http://files.myopera.com/dodoanhoang/blog/dau%20lau%2011.jpg)
(ảnh chụp lại trong bảo tàng "nhà mồ Ba Chúc", tỉnh An Giang).

Họ đã khóc quá nhiều, ai cũng khóc. Tôi đi chụp ảnh và câm lặng, muốn viết vài dòng, nói vài lời gửi lại, nhưng một em Tây nào đó (tôi cứ nghĩ vậy) đã kịp viết vào mảnh giấy, cài vào các sọ người. Có lẽ, đây là người phụ nữ lãng mạn, nội tâm và nhân ái thượng thặng... TÌNH YÊU VÀ HÒA BÌNH!

(http://files.myopera.com/dodoanhoang/blog/dau%20lau%206.jpg)
LOVE AND PEACE (TÌNH YÊU VÀ HÒA BÌNH)

Bất ngờ nữa, trong khuôn viên của Cánh đồng chết, vẫn có vài gia đình dám sinh sống. Đám trẻ hồn nhiên trước bảo tàng đầu lâu xương sọ cao vút trời:

(http://files.myopera.com/dodoanhoang/blog/dau%20lau%2030.jpg)

(hãy đến đó một lần, bạn sẽ thấy tóc mình bạc hơn, nhanh bạc hơn, đồng thời bạn cũng sẽ có nhiều nghị lực để sống tiếp hơn...)

Họ đã bị tra tấn khủng khiếp trước khi chết, hãy nhìn những phom sọ vỡ nát như thế này một lần nữa. Có phải các hốc mắt đó đang chằm chằm nhìn bạn và tôi???

(http://files.myopera.com/dodoanhoang/blog/dau%20lau%2040.jpg)

MONDAY, 27. SEPTEMBER 2010, 15:57:49 Đỗ Doãn Hoàng (http://my.opera.com/dodoanhoang/blog/show.dml/18105062)


Tiêu đề: Re: Đến với Cánh đồng chết ở Combodia, lấy hết can đảm, tôi post ảnh này lê
Gửi bởi: H3 Hùng trong 07 Tháng Mười, 2010, 11:54:20 pm
hãy đến đó một lần, bạn sẽ thấy tóc mình bạc hơn, nhanh bạc hơn, đồng thời bạn cũng sẽ có nhiều nghị lực để sống tiếp hơn...

Cám ơn những hình ảnh của bạn vừa post lên. :-\

Những hình ảnh này nhắc chúng tôi nhớ lại một thời bi thương của dân tộc và làm cho chúng tôi, những CCB biên giới tây nam thấy cuộc chiến đấu của mình có ý nghĩa hơn.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: anhguomdatrach trong 08 Tháng Mười, 2010, 06:41:07 am
Những gì ở Ba Chúc, Tân Lập năm xưa có thể hàng nghìn năm sau cả nước Việt ta còn nhớ mãi, bởi đơn giản đó là những cuộc thảm sát lớn nhất trong lịch sử nước ta. Khmer Đỏ đã ra tay sát hại chính đồng bào mình bằng những hành động hơn cả loài cầm thú. Polpot Ieng sary chính là tên bạo chúa, tên đồ tể thú tính nhất trong lịch sử loài người. Không thể gọi hắn bằng từ " con chó" mà phải gọi là "con quỷ điên dại".
Ai còn bao che, còn biện hộ cho tội ác này thì hãy nhìn lại chính người mình đi.


Tiêu đề: Re: Đến với Cánh đồng chết ở Combodia, lấy hết can đảm, tôi post ảnh này lê
Gửi bởi: phungtgc trong 10 Tháng Mười, 2010, 10:41:41 pm
hãy đến đó một lần, bạn sẽ thấy tóc mình bạc hơn, nhanh bạc hơn, đồng thời bạn cũng sẽ có nhiều nghị lực để sống tiếp hơn...

Cám ơn những hình ảnh của bạn vừa post lên. :-\

Những hình ảnh này nhắc chúng tôi nhớ lại một thời bi thương của dân tộc và làm cho chúng tôi, những CCB biên giới tây nam thấy cuộc chiến đấu của mình có ý nghĩa hơn.

Chắc chắn rồi chú H3Hung. Cuộc chiến đấu của các chú đầy ý nghĩa, đầy nhân văn, thấm đẩm tình giữa con người và con người cho dù là khác dòng giống (người Việt Nam và Người Camphuchia)


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: haanh trong 12 Tháng Mười, 2010, 02:58:31 pm
hehe sao hồi đó mấy ông chính trị không in và phát mấy tấm hình này cho lính mình đi làm công tác dân vận nhỉ ? Bọn em nói mỏi cả mồm và tay mà dân vẫn cố tình không chịu hiểu  ;D


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: hungnguyen0360 trong 13 Tháng Mười, 2010, 10:04:36 am
Nhà tù Tungsleng lúc đầu vào còn ngổn ngang, sau Ta và Bạn xăp xếp lại để tố cáo tội ác diệt chủng của khơ me cà hom.Chỗ này tôi đã nhiều lần dẫn anh em đến thăm ,ấn tượng nhất là tấm bản đồ CPC xếp toàn bằng đầu lâu,còn hình ảnh tra tấn thi cũng ngang với nhà tù Côn đảo thôi.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: anhguomdatrach trong 13 Tháng Mười, 2010, 09:13:03 pm
Nhà tù Tungsleng lúc đầu vào còn ngổn ngang, sau Ta và Bạn xăp xếp lại để tố cáo tội ác diệt chủng của khơ me cà hom.Chỗ này tôi đã nhiều lần dẫn anh em đến thăm ,ấn tượng nhất là tấm bản đồ CPC xếp toàn bằng đầu lâu,còn hình ảnh tra tấn thi cũng ngang với nhà tù Côn đảo thôi.
Tra tấn có ngang ngửa với Bảy Nhu của VNCH không bác. ;D


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tientt82 trong 28 Tháng Mười Một, 2010, 12:52:57 pm
Hôm qua ; VTV1 có đưa 1 phim tài liệu mô tả ngắn về việc xét xử tên Duch ; trại trưởng trại S-21 ; một trong những tên tàn ác khét tiếng dưới thời Khơ me đỏ . Em xin phép được đưa lên vài hình ảnh chọn lọc trong bộ phim ấy

Người dân Campuchia bị cưỡng ép rời bỏ nhà cửa ... Những ai kháng cự đều bị bắn chết

(http://farm5.static.flickr.com/4124/5211564973_d790878288_z.jpg)

(http://farm6.static.flickr.com/5128/5212165308_778b03b14d_z.jpg)

(http://farm5.static.flickr.com/4084/5211564873_a1194c0600_z.jpg)


Lính khơ me đỏ  ???

(http://farm6.static.flickr.com/5210/5211570131_0e4f7e28d6_z.jpg)

(http://farm5.static.flickr.com/4091/5212170478_28a4967d43_z.jpg)


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tientt82 trong 28 Tháng Mười Một, 2010, 12:53:59 pm
...Người dân được dồn vào những khu lao động tập thể như thế này ...

(http://farm5.static.flickr.com/4149/5211575519_016280b711_z.jpg)

(http://farm6.static.flickr.com/5283/5211575473_4523ac550b_z.jpg)

(http://farm6.static.flickr.com/5165/5212178918_a140bdf323_z.jpg)

Nhưng tất cả mới là bắt đầu...
... 1 người còn sống sót ; ông là nhân chứng của tội ác diệt chủng của chế độ Khơ-me đỏ...

(http://farm6.static.flickr.com/5204/5212195092_b3aff9f604_z.jpg)

Ông ta nằm trong số 4 người đã bước vào ; và thoát ra được cánh cửa này...

(http://farm6.static.flickr.com/5130/5211595153_9794a2c5f6_z.jpg)

...Nó là cánh cửa dẫn vào trại S-21 (Tuel Sleng)

(http://farm5.static.flickr.com/4107/5212202964_f5e1f39510_z.jpg)

(http://farm6.static.flickr.com/5169/5211595193_cbd0620572_z.jpg)


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tientt82 trong 28 Tháng Mười Một, 2010, 12:55:04 pm
Hầu hết những người có ảnh trên bức tường này không may mắn như thế ...

(http://farm5.static.flickr.com/4148/5212207816_bbeca2b819_z.jpg)

ông Chum Mey nhớ lại lúc bị nhốt trong buồng riêng của mình - số 022

(http://farm6.static.flickr.com/5001/5212207744_272ce15af0_z.jpg)

...Tiếng khóc của những đứa trẻ bị cướp ra khỏi vòng tay mẹ...

(http://farm5.static.flickr.com/4152/5211607931_961807d5e2_z.jpg)

...Và những lúc bị tra tấn ... Tất nhiên ; đây là những hình phạt "ít" man rợ nhất ... Các hình phạt khác là trùm ngạt ; rút móng tay ; móng chân ; đóng đinh ...

(http://farm5.static.flickr.com/4087/5212207856_05bec94bb0_z.jpg)

(http://farm5.static.flickr.com/4152/5212227650_e6ef71f23f_z.jpg)

...Không thể nào kìm được nước mắt... "Nếu tôi có tội thì đã đành ... Đằng này ... "

(http://farm6.static.flickr.com/5045/5211628147_6f70a0f988_z.jpg)


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tientt82 trong 28 Tháng Mười Một, 2010, 12:56:13 pm
...Không tù nhân nào ngủ được khi nghe thấy tiếng xe này.Nó chở họ đi hành quyết.Đêm nay sẽ là ai...

(http://farm6.static.flickr.com/5081/5212233132_b37ea4defd_z.jpg)

...Những bước chân cuối cùng ... Phía trước là cánh đồng chết...

(http://farm6.static.flickr.com/5244/5212237790_f776ac9bcf_z.jpg)

...Bao nhiêu người Campuchia đã kết thúc cuộc đời như thế này ...

(http://farm5.static.flickr.com/4132/5213772006_11f21cd325_z.jpg)


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: ancakho trong 28 Tháng Mười Một, 2010, 04:37:34 pm
Vào thời kỳ cuối, trước khi quân Việt Nam + quân bác Hênh vào Phnôm-Pênh thì cái nhà tù này là nơi giam giữ tra khảo các tù nhân cấp cao. Theo như ông Bùi Cát Vũ (phó tư lệnh Quân đoàn 4 - đơn vị vào PP đầu tiên) kể lại là thấy các phòng giam riêng biệt, nhiều phòng khá rộng chỉ dành cho 1 người, với máy đánh chữ và máy quay điện thoại nội bộ.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tientt82 trong 28 Tháng Mười Một, 2010, 05:04:22 pm
Em xin phép được tiếp tục  :)

... Những bức vẽ ở trên dựa trên hồi ức của họa sỹ này . Ông là người thứ 2 trong số 4 người còn sống ở trại S-21 ...

(http://farm6.static.flickr.com/5170/5214134584_e771622683_z.jpg)

2 đứa bé này là 2 người cuối cùng ... 4 người trong số 15000 người ...

(http://farm6.static.flickr.com/5086/5213544197_0947052c36_z.jpg)


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tientt82 trong 28 Tháng Mười Một, 2010, 05:04:56 pm
...Tang tóc...

(http://farm5.static.flickr.com/4086/5214106196_2cbdf838a0_z.jpg)

(http://farm5.static.flickr.com/4103/5213512323_25771dfbcb_z.jpg)

(http://farm5.static.flickr.com/4111/5213512347_dc653f4bed_z.jpg)

(http://farm6.static.flickr.com/5241/5214106026_5b610a2cc3_z.jpg)

...Prak Khan ; nhớ lại mình đã được dạy cách tra tấn tù nhân như thế nào ...

(http://farm6.static.flickr.com/5006/5214113174_98b57f3014_z.jpg)

Còn đây là "thầy" Duch ; kẻ đã huấn luyện những người như Prak Khan...

(http://farm5.static.flickr.com/4083/5214106122_a1111906a4_z.jpg)


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tientt82 trong 28 Tháng Mười Một, 2010, 05:25:38 pm
Và cuối cùng ; cũng có ngày hắn phải ra tòa .... "Bằng chứng cho thấy tội ác của y là 1 phần của cuộc tấn công diện rộng và có hệ thống nhằm vào người dân Campuchia... "

(http://farm5.static.flickr.com/4126/5213562321_9062b623ed_z.jpg)

Những người ở đây đều là nạn nhân ; hoặc có người thân chết dưới tay Duch

(http://farm6.static.flickr.com/5010/5214168684_97e644a99a_z.jpg)



Duch cho rằng ; hắn giết người và dạy người khác giết người vì cấp trên ép buộc ... Gia đình hắn bị đe dọa ...

(http://farm5.static.flickr.com/4084/5214106052_d4edbe5389_z.jpg)

Công tố viên Smith phản đối : "Duch nói vậy là chạy tội..."

(http://farm6.static.flickr.com/5205/5214161766_1c10e3febb_z.jpg)

Prak Khan ra làm chứng trước tòa "Tôi được đào tạo cách quất tù nhân ; cách giết người bằng điện ; cách dùng túi ni lông làm họ nghẹt thở..."

(http://farm5.static.flickr.com/4083/5213512389_fd985ae317_z.jpg)

Các dụng cụ tra tấn tù nhân của trại S-21

(http://farm5.static.flickr.com/4107/5214168728_10356b72aa_z.jpg)


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tientt82 trong 28 Tháng Mười Một, 2010, 05:36:50 pm
Van Nath làm chứng rằng Duch chưa bao giờ tỏ ra sợ hãi hay lo lắng cả . "S-21 là lãnh địa của hắn ; và hắn là ông chủ.Chúng tôi sợ hắn  và phải tỏ ra kính trọng hắn ; làm theo lời chỉ dẫn của hắn..."

(http://farm5.static.flickr.com/4128/5214106078_2565cb97f6_z.jpg)

Luật sư Francois Roux ; người bảo vệ Duch ; bào chữa rằng : "Duch sinh ra không phải là tên đao phủ , nhưng bị xô đẩy trở nên như vậy ..."

(http://farm5.static.flickr.com/4111/5213567553_afde678899_z.jpg)

Duch được dẫn trở lại S-21...

(http://farm6.static.flickr.com/5127/5213512275_aba805d3d9_z.jpg)

Khuôn mặt này muốn biểu lộ điều gì ?

(http://farm6.static.flickr.com/5085/5214106242_d71bb69a99_z.jpg)

Khi phát biểu lời xin lỗi những người đã bị mình hãm hại ; Duch bật khóc

(http://farm5.static.flickr.com/4089/5213512431_6e9a86c0c7_z.jpg)


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tientt82 trong 28 Tháng Mười Một, 2010, 05:50:55 pm
Hơn 8 tháng sau ; tòa ra phán quyết Duch phải chịu hình phạt 35 năm tù ; trừ đi thời gian đã bị giam còn 19 năm tù  ??? ??? ???

(http://farm5.static.flickr.com/4086/5213613185_34d41370cf_z.jpg)

Khuôn mặt Duch không biểu lộ cảm xúc gì

(http://farm5.static.flickr.com/4088/5214205822_32ef8ddd80_z.jpg)


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: dksaigon trong 28 Tháng Mười Một, 2010, 06:07:27 pm
Những tấm hình đầu nói là Khmer đỏ lùa dân ra khỏi thành phố tháng 4/75 có vẻ không giống? vì lúc ấy dân Phnom Penh không ăn mặc như thế và gồng gánh, đi bằng xe bò như vậy! một số tấm hình của phóng viên nước ngoài chụp được ngày 17/4/1975 thì dân PP còn di tản ra thành phố bằng xe hơi, xe máy, vì lúc ấy Khmer đỏ nói rằng Mỹ sẽ ném bom Phnom Penh!

Hình này có một số là dân bị Khmer đỏ lùa về biên giới Thái khi bị thất thủ ở KPC ( nhìn vào cách ăn mặc thời Pon Pot ). Có hình thì như hình chụp dân sau giải phóng từ các trại tập trung trở về quê cũ bằng các phương tiện thô sơ là xe kéo, đi bộ...!
Cờ của KPC dân chủ là 3 tháp còn của Mặt trận cứu nguy dân tộc KPC là 5 tháp, trong hình những người phụ nữ tóc cắt ngắn kiểu Giang Thanh, là tàn tích của chế độ Khmer đỏ !

Những tấm hình lao động công xã thì có trong phim " cánh đồng chết " của một Cam kiều, có thể là hình tư liệu thời Pon Pot ( khó có được ? ) nhưng cũng có thể là cảnh dựng quay lại?!


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: hungnguyen0360 trong 30 Tháng Mười Một, 2010, 10:04:33 am

 Bác ơi hồi ở bên đó tôi vào chỗ nhà tù Tungsleng thấy nhiều ảnh Bộ đội và dân Việt mình lắm.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: monkey.vnn trong 27 Tháng Mười Hai, 2010, 11:48:32 am
Ngày nay Vương Quốc Kam Pu Chia đã hồi sinh và ngày càng giàu mạnh . Nhưng rất tiếc cho nhà vua Si Ha Núc , đã lở lời cáo buộc Việt Nam xâm lược Kam Pu Chia . Cái lỗi việt vị nầy chỉ có nhà vua tự xóa đi cho mình mà thôi . Cọp chết để da , người ta chết để tiếng .

Mình tin rằng các thế hệ trẻ nối tiếp của hai nước Việt Nam và Kam Pu Chia sẽ sáng suốt khi xem bộ phim nầy , phải chịu khó động nảo để nhìn cho ra sự thật .

Mình cũng mong rằng có một người nào đó bổ xung thêm những đoạn phim thời sự vào bộ phim nầy cho đầy đủ các yếu tố lịch sử và thuyết minh lại giống như là tập phim trận chiến Trường Sa , để mọi người dễ dàng cùng biết đâu là sự thật của lịch sử . Hầu xóa tan đi những hiểu lầm không đáng có giữa hai dân tộc Việt Nam và Kam Pu Chia .
     

Tôi rất mong muốn và ủng hộ cả tinh thần, công sức và nếu cần, cả vật chất cho việc thực hiện ý tưởng này của bác Hai Ruộng!! Bác nào có tư liệu phim, ảnh đối chứng và ý tưởng đạo diễn thêm tư liệu như thế nào thì mời lên tiếng đi ạ!


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: BS-812 trong 10 Tháng Giêng, 2011, 08:59:24 pm
Đọc qua trang này,mình thấy ý tưởng hoài nghi về 1 cuộc chiến hơi bị nhiều,nên mình cũng muốn góp 1 vài ý cho vui,nếu các bạn không triệt buộc "nói có sách,mách có chứng". Số là khi mình ở gần đồn 8 CA biên phòng Đắc Lăk (1978),thỉnh thoảng có gặp các bác BP ,ngồi tán phét cho vui, các bác ấy kể là ,trước khi xảy ra đánh nhau ,thì lính biên phòng và lính khme đỏ khi tuần biên gặp nhau vẫn vui vẻ ,nhưng đột nhiên một hôm sáng thức dậy thì nó đã đến trước đồn,leo lên cây cao để bắn tỉa vào đồn rồi;Và sau đó thì cấp trên mới cho biết là đã xảy ra cuộc chiến tranh biên giới,thế là từ đó bên ngoài tỉa vào và bên trong tỉa ra cho đến khi cuộc chiến ngày càng leo thang . xin lỗi các bạn vì mình có việc đột xuất nên phải tạm dừng,nếu không phiền thì mai mình sẽ tiếp.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: bschung trong 14 Tháng Sáu, 2011, 02:18:31 am
Đọc qua trang này,mình thấy ý tưởng hoài nghi về 1 cuộc chiến hơi bị nhiều,nên mình cũng muốn góp 1 vài ý cho vui,nếu các bạn không triệt buộc "nói có sách,mách có chứng". Số là khi mình ở gần đồn 8 CA biên phòng Đắc Lăk (1978),thỉnh thoảng có gặp các bác BP ,ngồi tán phét cho vui, các bác ấy kể là ,trước khi xảy ra đánh nhau ,thì lính biên phòng và lính khme đỏ khi tuần biên gặp nhau vẫn vui vẻ ,nhưng đột nhiên một hôm sáng thức dậy thì nó đã đến trước đồn,leo lên cây cao để bắn tỉa vào đồn rồi;Và sau đó thì cấp trên mới cho biết là đã xảy ra cuộc chiến tranh biên giới,thế là từ đó bên ngoài tỉa vào và bên trong tỉa ra cho đến khi cuộc chiến ngày càng leo thang . xin lỗi các bạn vì mình có việc đột xuất nên phải tạm dừng,nếu không phiền thì mai mình sẽ tiếp.
Hôm nay em mới xem lại đoạn này và thấy bác Bắc sơn tạm dừng..hơi bị lâu (mai dài cán thuổng ) ;D
  Đi khắp nơi rồi bác quay lại chỗ này tiếp đi !
Nghe nói khi quân đoàn 4 vào tuolsleng còn thấy rất nhiều dây lưng của bộ đội mình bó thành từng bó ở đó ,cổng trại tù mà nó vẫn để nguyên xi bảng tên khi nơi đây còn là 1 ngôi trường :" Ecole Tuolsleng" !


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: ledvu trong 14 Tháng Sáu, 2011, 12:14:17 pm
Tui có đọc bài viết về cuộc xử án tên đao phủ Duch. Hắn phủ nhận việc 1 người nhận là nhân chứng còn sống sót giờ ra trước tòa tố cáo hắn. Hắn nói là không có ai ra khỏi chốn đó mà còn sống, vì đã được đưa vô đây là lãnh án tử rồi, Ăngka muốn giết thì mới đưa vô đây.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: SVNMARINESVN trong 24 Tháng Sáu, 2011, 08:32:42 am
Hì.. Thỉnh thoảng xem lại mà cũng cảm giác rùng mình và ghê tởm... Tội ác ngút trời! Nhìn mặt lão Duth có cái vẻ hiền lành nông dân vậy mà kinh khủng thiệt. Đúng ra là phải xẻ thịt mấy thắng này rồi quăng vào chuồng cọp cho thú hoang dã nó ăn dần chứ.. Sao cứ lại xử vài chục năm tù.. không nghĩa lý gì.. Thế giới này còn biết bao nhiêu tội phạm chiến tranh  mà chẳng ai dám xử???


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: Lethao1394 trong 24 Tháng Bảy, 2011, 11:52:22 am
Hì.. Thỉnh thoảng xem lại mà cũng cảm giác rùng mình và ghê tởm... Tội ác ngút trời! Nhìn mặt lão Duth có cái vẻ hiền lành nông dân vậy mà kinh khủng thiệt. Đúng ra là phải xẻ thịt mấy thắng này rồi quăng vào chuồng cọp cho thú hoang dã nó ăn dần chứ.. Sao cứ lại xử vài chục năm tù.. không nghĩa lý gì.. Thế giới này còn biết bao nhiêu tội phạm chiến tranh  mà chẳng ai dám xử???
[/quote
Sao phải dùng bạo lực để trả thù cho  những  tội ác man rợ  mà hắn gây ra cho dân tộc KPC, ??? bác phải nghĩ  các hình phạt tù nhân văn hơn tra tấn tinh thần tên đồ tể xúc sinh hại người này đến cuối đời mới hả giận !


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: hoangtumeo125 trong 12 Tháng Tư, 2012, 08:33:06 pm
cháu phải các bác là bác thật . vì cháu sinh sau đẻ muộn cháu cũng mới học hết lớp 12 . nói thật cháu rất thích nghe sử nhưng với cách dạy của giáo viên học sử chỉ là nêu ra sự kiện. chán lắm! >"< nhưng háu đọc trên mấy diễn đàn này hay thật . cháu xin cảm ơn mọi ng` đã chiến đấu cho đất nước và kể lại các cho tụi cháu nghe


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tuaans trong 12 Tháng Tư, 2012, 11:28:14 pm
(http://nk0.upanh.com/b5.s26.d1/4203a9ab1bc2fe01f2f7237d62e79fa1_43352070.dsc00431.jpg)


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tuaans trong 12 Tháng Tư, 2012, 11:30:34 pm
Thi đấu các môn thể thao trong lễ hội
(http://nk5.upanh.com/b3.s25.d3/e6fe0f08246cf44bc8f33857ab2469e1_43352125.dsc00432.jpg)

Lúc này các nhóm thi hát cải lương đang ngồi nghe cái gì đó, chắc là thể lệ thi với nhau  ... nên không tiện chụp!


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tuaans trong 12 Tháng Tư, 2012, 11:36:44 pm
Vài tấm hình chụp lại trong bảo tàng. Nhũng tấm hình này ít được đưa lên mạng ... nhưng nó rất có giá trị bổ sung cho câu chuyện đau thương Ba Chúc

Cây cầu sắt từ biên giới đi vào Ba Chúc
(http://nk9.upanh.com/b6.s27.d1/6543e73a1c9f2377f7b821644ad21fb4_43352289.dsc00437.700x0.jpg)

Bên chùa PL
(http://nk7.upanh.com/b4.s13.d3/03f933938f2784fd283ed02d225c5c96_43352287.dsc00436.700x0.jpg)


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tuaans trong 12 Tháng Tư, 2012, 11:44:15 pm
Vào thời điểm đó có khá nhiều tư liệu được ghi hình, lưu giữ lại ... nay chúng rải rác ở những kho tư liệu nào trên thế giới?

(http://nk4.upanh.com/b1.s26.d2/7615cb17e0b0ece875e208da074bf728_43352284.dsc00435.700x0.jpg)

Một trong vài nhân chứng còn sống sau vụ thảm sát ...

(http://nk4.upanh.com/b3.s26.d1/508ee149dd07e3a679def02bbee2aeb1_43352274.dsc00438.700x0.jpg)
(chú thích hình sai chính tả - điều không chấp nhận được trong nhà trưng bày)


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tuaans trong 12 Tháng Tư, 2012, 11:48:42 pm
Trước khi có nhà chứng tích xây bằng bê tông là nhà tạm ...
(http://nk7.upanh.com/b6.s13.d3/1ff72d4df84e397fcd86ad1f19fe0482_43352277.dsc00433.700x0.jpg)
... gì cũng cười!  :o


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tuaans trong 12 Tháng Tư, 2012, 11:53:44 pm
Trong bảo tàng có 1 tấm hình khá đặc biệt. Hình này được chụp vào năm 1978, nhưng không ghi tháng!
(http://nk0.upanh.com/b1.s25.d3/831b55017836b87cde854aa6dc868289_43352280.dsc00434.700x0.jpg)
... để tôi xem lại sử rồi sẽ có vài thông tin hay ho về tấm hình này!


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tuaans trong 13 Tháng Tư, 2012, 12:03:27 am
Ngã ba - bến phải là đường vào Ba Chúc, bên trái là đường tỉnh chạy sát kênh Vĩnh Tế

(http://nk5.upanh.com/b3.s26.d2/76df8087023b6a2d1fa5f774a2a77fd7_43353065.dsc00426.700x0.jpg)

Chạy dọc kênh Vĩnh tế một đoạn mới biết là kênh Vĩnh Tế, bên kia kênh vẫn là đất Việt Nam, chứ không phải kênh là biên giới Việt - Cam !

(http://nk7.upanh.com/b3.s25.d3/fdd75eaeca69aa5a0d212a8912cba4eb_43353107.dsc00409.700x0.jpg)


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tuaans trong 13 Tháng Tư, 2012, 12:14:55 am
Làng quê yên bình với con kênh và cây cầu treo ... thấp thoáng là bóng mái đình Việt (!!!) bên kia kênh Vĩnh Tế.

(http://nk7.upanh.com/b6.s13.d3/04507f1380101c8e85619b4f625bc676_43353277.dsc00410.jpg)

1 đám cưới bên kia kênh với rất nhiều thanh niên dự tiệc. Sau lưng họ chỉ vài trăm mét trên ruộng là biên giới rồi!

(http://nk2.upanh.com/b2.s13.d3/ccfa7aaee074adc23818fb8f375b6b3b_43353412.dsc00418.700x0.jpg)


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tuaans trong 13 Tháng Tư, 2012, 12:33:13 am
Khu vực núi bên kia kênh là nơi xuất phát của những đơn vị Ponpot băng đồng, vượt kênh tấn công đốt phá, giết hại ... cả 1 vùng 7 núi An-giang từ Châu-đốc, Tịnh-biên đến Ba-chúc.

(http://nk4.upanh.com/b2.s24.d3/adbc8faae8f819cf98f1a04a0052474d_43353854.dsc00416.700x0.jpg)

Trên vùng 7 núi chắc chắn là có các đơn vị mạnh cũng hỏa lực tầm xa của ta đóng. Dưới đồng băng chân núi, sát kênh Vĩnh-tế là các đồn biên phòng được thiết kế theo mẫu "bikini" của Mỹ lấy từ kinh nghiệm chiến tranh Việt Nam. Đặc biệt là kinh nghiện của đồng biên phòng Xa-mát đã trụ vững khi bị Pốt tấn công và bao vây mà không nhổ được!

(http://nk7.upanh.com/b3.s27.d2/7b37849878e6c751ec58abb80c7f3215_43353847.dsc00413.700x0.jpg)
Các đồn biên phòng này sẽ là nơi chốt chặn, cầm chân địch, kể cả khi lực lượng đối phương cỡ trung đoàn được tăng cường ... không cho chúng có điều kiện thọc sâu vào nội địa gây tội ác 1 cách dễ dàng!


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tuaans trong 13 Tháng Tư, 2012, 12:50:20 am
Cái "Bikini" ở Xa-mát chụp từ trên trời xuống đây (cái nhỏ chứ không phải cái lớn nhé các bác)
(http://nk2.upanh.com/b5.s26.d1/8716d09780560cb06fb59a8686c7f7d6_43354312.abcxyzbikini.jpg) (http://www.upanh.com/abcxyz-bikini_upanh/v/arxc7zbdain.htm)

Pốt dứt không được cái Bikini này ... chúng đâu có biết thầy chúng, trong suốt cuộc chiến tranh với Mỹ mặc dù toàn cỡ E mạnh mà cũng chật vật lắm mới nhổ được vài cái trong tổng số gần 100 cái.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 20 Tháng Năm, 2012, 10:16:04 am
   Đêm An giang như bà mẹ tảo tần
   Mẹ thức suất canh chừng đàn con ngủ
   Đất biên giới choàng sao trời quần tụ
   Như tấm vải dù tôi khoác ngụy trang...
(Trong chiến tranh nơi này với tôi là một kỷ niêm)


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: luongalon trong 02 Tháng Sáu, 2012, 09:40:47 am
trong người thằng lính pot nào cũng xăm bùa và mang bùa,nhưng thứ tôi gặp và căm ghét nhất là thứ bùa chúng dùng thai nhi người phơi khô,sau này hỏi dân thì dân nói đó là hà nàm rất linh thiêng,nhưng vẫn bị bộ đôi ta tiêu diệt,nên gặp lính pot chỉ còn 1 chữ và 1 mệnh lệnh,diệt,đội quân của pot không thể dùng từ để mô tả sự tàn bạo dã man,đội quân này không có tính người,


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: Thiensuxi_lanhlung trong 22 Tháng Chín, 2012, 04:50:26 pm
Cái "Bikini" ở Xa-mát chụp từ trên trời xuống đây (cái nhỏ chứ không phải cái lớn nhé các bác)
(http://nk2.upanh.com/b5.s26.d1/8716d09780560cb06fb59a8686c7f7d6_43354312.abcxyzbikini.jpg) (http://www.upanh.com/abcxyz-bikini_upanh/v/arxc7zbdain.htm)

Pốt dứt không được cái Bikini này ... chúng đâu có biết thầy chúng, trong suốt cuộc chiến tranh với Mỹ mặc dù toàn cỡ E mạnh mà cũng chật vật lắm mới nhổ được vài cái trong tổng số gần 100 cái.
Đồn biên phòng ở các tỉnh khác ra sao thì em không biết, chứ ở Tây Ninh thời em đi bộ đội biên phòng(năm 2002) thì hình như tất cả các đồn đều có hình dáng giống như hình bác đưa lên


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: haanh trong 23 Tháng Chín, 2012, 01:00:56 pm
Cái "Bikini" ở Xa-mát chụp từ trên trời xuống đây (cái nhỏ chứ không phải cái lớn nhé các bác)
(http://nk2.upanh.com/b5.s26.d1/8716d09780560cb06fb59a8686c7f7d6_43354312.abcxyzbikini.jpg) (http://www.upanh.com/abcxyz-bikini_upanh/v/arxc7zbdain.htm)

Pốt dứt không được cái Bikini này ... chúng đâu có biết thầy chúng, trong suốt cuộc chiến tranh với Mỹ mặc dù toàn cỡ E mạnh mà cũng chật vật lắm mới nhổ được vài cái trong tổng số gần 100 cái.
Đồn biên phòng ở các tỉnh khác ra sao thì em không biết, chứ ở Tây Ninh thời em đi bộ đội biên phòng(năm 2002) thì hình như tất cả các đồn đều có hình dáng giống như hình bác đưa lên

hehe như vậy chắc bạn là dân Long An nên mới đóng quân ở TN phải không  ;D Nếu có thể thì bạn nên tham gia topic lính thời bình kể chuyện lính BP cho anh em nghe chơi .


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: Thiensuxi_lanhlung trong 23 Tháng Chín, 2012, 01:46:28 pm
Dạ! Thưa bác Haanh cháu là dân Tây Ninh chính gốc. Cháu theo dõi VMH mình cũng khoảng 4-5 năm nay rồi,từ lúc còn tên quansuvn.net kia ạ! Còn tham gia thì cháu sẽ cố gắng vì...cháu chưa có máy vi tính(cháu vào trang mình bằng điện thoại). Cảm ơn bác đã động viên cháu!


Tiêu đề: Linh moi xin chao!
Gửi bởi: Dbo27-F309-MT479 trong 28 Tháng Mười Một, 2012, 10:35:25 pm
               Toi la linh moi (ngay dau tien gia nhap) cua Dien dan, sau 3 dem thuc trang doc ngau nghien. Xin duoc dung nghiem chao dung Dieu lenh QDNDVN tat ca cac Anh, Chi di truoc.
               Toi sang K ngay 26/2/1985, don vi Tieu doan bo 27 Trinh Sat- Su doan 309. Ve Vietnam ngay 31/12/1988, Cap bac luc Phuc vien: Thieu uy- B Truong. Hien dang lam viec cho 1 VPDD cua Nhat tai Quan 1- TPHCM, Uy vien BCH Hoi CCB cua 1 phuong cua Quan Binh Thanh.
               Mot lan nua, kinh chao cac Anh,Chi.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: vanhaubg trong 04 Tháng Mười Hai, 2012, 08:56:32 am
Các bác trong diễn đàn cho em hỏi 1 câu có lẽ là hơi ....quá "man rợ" thế này.Quân Khơ-me đỏ khi giết dân chúng Campuchia thường chặt đầu phải không ạ.Rồi đem mỗi cái chôn ở 1 chỗ theo kiểu chôn tập thể ấy.Cái này em có xem qua tài liệu nhưng họ nói chung chung quá!Xem Phim thì họ không đề cập tới vấn đề này.Bác nào vào cho em xin câu trả lời nhé!


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: nong_dan_wto trong 04 Tháng Mười Hai, 2012, 04:23:44 pm
Bồn xương tại xã Ba Chúc ... Ai đã một lần đến đó, chắc không thể nào quên được. Lần đầu tiên tôi đặt chân đến xã Ba Chúc là vào mùa hè năm 2002. Trời nắng như đổ lửa, mà sau khi vào trong nhà tưởng niệm, nhìn bồn xương, nhìn ảnh bà con Ba Chúc bị tàn sát dã man, sao thấy trong mình ớn lạnh.
3000 mạng sống, chốc lát chỉ còn xương và da, chẳng biết ai vào với ai nữa. Tàn khốc và dã man.
Cái tiêu đề của toppic này sao còn để ba dấu chấm hỏi? Còn nghi ngờ à?
Vào đó đi, vào Ba Chúc đi, để bỏ dùm ba cái chấm hỏi vô duyên kia.
Mười năm rồi kể từ cái hôm hè thăm Ba Chúc. Bây giờ vẫn còn thấy hãi hùng và xót thương cho những người nông dân vô tội, đã chết tàn khốc ở miền biên giới Tây Nam.
Và càng thấy rõ một điều: Láng giềng phía Bắc, phía Tây Nam, toàn lũ khốn nạn không thể tin được. Chúng sẵn sàng lột da róc xương người dân Việt, đến tận đứa trẻ sơ sinh cuối cùng...


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: kc135 trong 28 Tháng Mười Hai, 2012, 12:29:27 pm
Bồn xương tại xã Ba Chúc ... Ai đã một lần đến đó, chắc không thể nào quên được. Lần đầu tiên tôi đặt chân đến xã Ba Chúc là vào mùa hè năm 2002. Trời nắng như đổ lửa, mà sau khi vào trong nhà tưởng niệm, nhìn bồn xương, nhìn ảnh bà con Ba Chúc bị tàn sát dã man, sao thấy trong mình ớn lạnh.
3000 mạng sống, chốc lát chỉ còn xương và da, chẳng biết ai vào với ai nữa. Tàn khốc và dã man.
Cái tiêu đề của toppic này sao còn để ba dấu chấm hỏi? Còn nghi ngờ à?
Vào đó đi, vào Ba Chúc đi, để bỏ dùm ba cái chấm hỏi vô duyên kia.
Mười năm rồi kể từ cái hôm hè thăm Ba Chúc. Bây giờ vẫn còn thấy hãi hùng và xót thương cho những người nông dân vô tội, đã chết tàn khốc ở miền biên giới Tây Nam.
Và càng thấy rõ một điều: Láng giềng phía Bắc, phía Tây Nam, toàn lũ khốn nạn không thể tin được. Chúng sẵn sàng lột da róc xương người dân Việt, đến tận đứa trẻ sơ sinh cuối cùng...
trong nhà mồ ba chúc có trưng bày"đồ nghề" pot giết người,cháu có thấy 1 thùng xăng,ban đầu cứ ngở là nhãn hiệu Caltex nhưng nhìn kỹ lại thì ra là ngôi sao bát nhất.tiếc là cháu không chụp hình nên không up lên cho mọi người xem tấm hình đó
khi hành quân các bác các chú bắt được lính pot(kể cả sĩ quan,cán bộ) các bác có giáo dục tư tưởng nó không bác?theo ý kiến của cháu,đối vơi bọn cán bộ pot hoặc sĩ quan,cứ lập tòa án binh xét xử,cho án tử. hình thi hành sau khi tuyên án mới giáo dục được cái bọn ác quỷ đó


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tunggiang185 trong 09 Tháng Giêng, 2013, 12:22:34 am
Đọc xong cái topic này mà thắt cả ruột gan! Vấn đề cháu đang suy nghĩ là bây giờ làm thế nào để cho nhiều bạn trẻ thế hệ bọn cháu biết nhiều hơn về những chuyện này. Không những thế ta phải đưa chuyện này để cho các bạn trẻ Campuchia hiểu nhiều hơn về cuộc chiến và tình cảm của người Việt Nam thời kỳ đó. Cám ơn các chú, các bác đã đưa ra được những thông tin quý báu này!


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: daibangden trong 09 Tháng Giêng, 2013, 12:40:43 am
Đọc xong cái topic này mà thắt cả ruột gan! Vấn đề cháu đang suy nghĩ là bây giờ làm thế nào để cho nhiều bạn trẻ thế hệ bọn cháu biết nhiều hơn về những chuyện này. Không những thế ta phải đưa chuyện này để cho các bạn trẻ Campuchia hiểu nhiều hơn về cuộc chiến và tình cảm của người Việt Nam thời kỳ đó. Cám ơn các chú, các bác đã đưa ra được những thông tin quý báu này!
Gọi các bạn trẻ, các bạn của cháu ấy, vào đây đọc ;D


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: kc135 trong 09 Tháng Giêng, 2013, 11:10:08 am
 công tác tuyên truyền của ta vẫn còn yếu kém,chả trách các bạn trẻ ít ai lại quan tâm đến chủ đề lịch sử Việt Nam


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: dangaoden trong 09 Tháng Ba, 2013, 10:48:40 pm
Tôi đã vào xem trang quanvn.com từ thuở đầu tạo lập. Tôi quan tâm đến các thông tin về QĐND Việt Nam nhiều nhất là giai đọan Chiến tranh chống xâm lược biên giới Tây Nam, bởi bản thân và cả gia đình 3 đời nhiều ít có duyên nợ với đất nước Chùa Tháp - Campuchia. Không định viết ý kiến gì trên trang quanvn.com cả, là kẻ hậu sinh nên chỉ mong được đọc nhiều biết nhiều về những hy sinh, mất mát của của quân dân Việt Nam trong lịch sử quan hệ với nước láng giềng nay thôi;  NHƯNG, khi vào đọc trang mục "Tội ác của Khme đỏ???" mà cảm thấy muốn sôi máu khi nghe thấy những phát biểu láo tóet về việc người Việt Nam giết người Việt Nam! Tôi không thù ghét những người Việt chống Cộng sản đang định cư ở Mỹ, thù Cộng sản là quyền của họ, nhưng họ không có quyền nói láo về mất mát thương đau của những người dân biên giới Tây Nam do bọn qủy khát máu Pôn Pốt gây ra.
Gia đình tôi là một trong rất nhiều nhân chứng về tội ác của quân Pôn Pốt ở xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh vào năm 1977. Mỗi khi đọc sách sử của Sư đòan 341, Sư đòan 5, hay Quân đòan 4 đến đọan viết về tội ác của quân Pôn Pốt đối với đồng bào ta trong đêm ngày 24-9-1977 ở xã Tân Lập là tim tôi lại thêm một lần đau đớn.
Gia đình tôi giống như hầu hết các gia đình dân cư ở xã Tân Lập vào năm 1977 có nguồn gốc là dân Việt kiều Campuchia, phần lớn trong số đó là công nhân làm việc cho Tập đòan IECC (tôi không chắc là chính xác không, nhưng má của tôi đọc là như vậy), là doanh nghiệp của Pháp đầu tư khai thác đồn điền cao su ở vùng Snoul-Chúp, họ vốn là dân được mộ phu cao su từ vùng đồng bằng bắc bộ Việt Nam từ những năm đầu 1940. Họ vốn đã từng bị chế độ Lon-Nol truy sát, giết chóc vào năm 1970, thì một lần nữa lại bị quân Pôn Pốt giết chóc vào đêm 24-9-1977.
Câu chuyện của gia đình tôi với tư cách là nhân chứng về tội ác của quân Pôn Pốt là như thế này: tôi sinh vào ngày 25-8-1977, lúc này gia đình sống ở thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh (khu tập thể của công chức ở Văn phòng UBND tỉnh Tây Ninh). Khi tôi được 1 tháng tuổi tức vào sáng ngày 24-9-1977 má bế tôi về thăm ông bà ngọai ở xã Tân Lập, huyện Tân Biên, cách cửa khẩu Xa-mát Việt Nam-Campuchia khỏang 3-4 km. Khỏang 5 giờ chiều ngày hôm đó, người cậu của tôi (Ngô Văn Thành) công tác ở  lược lượng công an vũ trang tỉnh (nay là Bộ đội biên phòng) có ghé nhà ông ngọai tôi rồi hỏi má tôi :"sẵn có xe của đơn vị em chở chị về thị xã luôn nhé?", khi đó người dựơng (Nguyễn Thanh Hóa, cũng là lính của công an vũ trang) mới xen vào: "lâu rồi chị mới lên chơi, ở đến mai rồi em đón xe cho chị về". Má tôi đồng ý sáng mai mới đón xe về. Vào khỏang 7-8 giờ tối, người dì em của má (Ngô Thị Sen) đi họp ở đội Thanh niên xung phong hớt hãi chạy vào nhà ông ngọai: "ba ơi! Mên (tức là Miên, hay Khmer) nó đang giết người đốt nhà  ở đầu xóm đó ba! chạy mau đi ba!". Má tôi kể mọi người trong nhà không tin, nghe yên tĩnh lắm mà, dì Sen nói là Mên nó đập đầu không à, có bắn súng đâu mà nghe được. Vậy là mọi người trong nhà (ông bà, dì Sen, dượng Hóa, má tôi và bế tôi nữa) rối rít tháo chạy, má bế tôi ngồi trên yên sau xe đạp để ông dượng đẩy đi, chúng tôi cùng một số dân trong xã thóat chết nhanh chân tháo chạy lên hướng đông  đến ngã tư Đồng-Pan (nay là thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) rồi chạy về hướng thị xã thêm 4 km dừng chân ở một nơi gọi là Tha La, trú ở những căn nhà do Thanh niên xung phong làm kinh tế bỏ lại, họ đang cùng các đơn vị bộ đội tiến ngược về hướng biên giới .... ông bà tôi, dì dượng, gia đình cậu Thành, cũng nhưng hầu hết người dân xã Tân Lập gốc Việt kiều chạy nạn đã về định cư ở Tha La cho tới ngày nay (năm 2008), hiện nay tên gọi chính thức là xã Tân Phú, huyện Tân Châu, Tây Ninh.
Gia đình bên ngọai tôi có đến gần ba chục người của 3 thế hệ; một nửa số đó sinh ra ở Snoul-Chúp, Kampongcham; còn lại sinh ra ở ViệtNam, trải qua đủ lọai giặc giã trong khỏang 20 năm: diệt chủng LonNol, quân ngụy Sài Gòn xâm nhập vào Campuchia, bom B-52, trực thăng vũ trang truy đuổi, biệt kích Mỹ, biệt kích Sài Gòn, cuối cùng là diệt chủng Pôn Pốt, tham gia chiến đấu ở các đơn vị khác nhau vậy mà trong không sứt mẻ một ai cả! Tôi cũng có được cái may mắn đó trong đêm 24-9-1977!. Một người hàng xóm với nhà ông ngọai mà tôi gọi là chú Thành không có cái may mắn đó, chạy về tới Tha La với 1 đứa con gái bế trên tay là tất cả những gì chú Thành còn lại; trong đêm 24-9 đó chú Thành trốn trong bụi mía để chứng kiến cảnh lính Pôn Pốt lần lượt gọi vợ chú, các con bé nhỏ của chú dưới hầm lên và chúng giết từng người một ngay trên miệng hầm ngay trước mặt của chú; gọi mãi không thấy ai lên nữa nên chúng bỏ đi, chú Thành chạy đến miệng hầm gọi tên đứa con gái út còn sót lại đang khiếp hãi đến câm lặng trước những gì nó chứng kiến vậy là 2 cha con sống sót chạy theo đòan người về đến Tha La, sau này chú Thành làm nghề hàn xì gió đá, lập gia đình mới sinh thêm 3 đứa con, đến đầu năm 1990 trúng vé số về sống ở Hóc Môn kinh doanh nghề xe tải vận chuyển đất đá gì đó. Là một nạn nhân may mắn thóat chết vậy hôm nay tôi phải viết ra để lịch sử được tôn trọng; tội ác của Pôn Pốt đối với bà con người Việt ta nơi biên giới Tân Lập, Tân Biên, Tây Ninh được biết đến; sự hy sinh của bộ đội Việt Nam trong chiến tranh bảo vệ biên giới giai đọan này được trân trọng; những kẻ nói láo về lịch sử phải ngậm miệng.

Cuối cùng, tôi xin gởi đến những ai có quan tâm đến lịch sử chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam nước ta những năm cuối 1970 một số thông tin mà tôi góp nhặt được đó là: sau này khi  có cơ hội gặp một số vị lãnh đạo tỉnh Tây Ninh (ông Hai Mai, Phó CT UBND tỉnh, khối văn xã; ông Đặng Văn Thượng, chính ủy Sư 9 thời kì 1966-67, CT UBND tỉnh TN 1980-1985, Bí thư tỉnh ủy TN 1985-1990, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ 1990-2000), tôi luôn đặt câu hỏi rằng tại sao dù biệt rõ ràng rằng bấy giờ tập đòan Pôn Pốt-IengSari đã đang tiến hành diệt chủng dân Khmer trong nước, kêu gào chiến tranh xâm lược Việt Nam, liên tục tiến hành lấn chiến, nổ súng vào thường dân Việt Nam trên đất Việt Nam, vậy thì tại sao các vị lãnh đạo lại không bố trí một lực lượng quân sự đủ mạnh trên tuyến biên giới để ngăn chặn ngay trong trứng nước các họat động xâm nhập, cướp và giết của quân Pôn Pốt đối với thường dân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam. Câu trả lời đều giống nhau là: chúng ta không ngờ là Pôn Pốt sẽ dám làm như vậy!
Nghe vậy làm tôi cảm thấy ấm ức lắm, tới tận bây giờ. Xin các vị lãnh đạo đừng bao giờ lãnh đạo và bảo vệ người dân của mình bằng 2 chữ: "không ngờ" nữa, nếu không sẽ còn nhiều người dân phải chết oan uổng lắm.


Thế đấy các bác ạ, cháu chỉ xin nói 1 câu thôi: "Một con dao thì 1 người cầm, còn 1 tội ác thì không chỉ đến từ 1 phía"


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: binhyen1960 trong 15 Tháng Ba, 2013, 10:46:57 pm
 Thằng này sống dai quá, bây giờ mới chịu chết. ;D

 http://dantri.com.vn/the-gioi/thu-linh-cap-cao-cua-khmer-do-ieng-sary-chet-706959.htm

 Sau khi Pôn Pốt và Ieng sary đã chết hết cả rồi thì tòa án Quốc tế còn xử với xiếc cái gì nữa, làm gì còn tội phạm nữa mà xét xử? ;D


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: laoshan1234 trong 15 Tháng Ba, 2013, 11:03:40 pm
 
Thằng này sống dai quá, bây giờ mới chịu chết. ;D

 http://dantri.com.vn/the-gioi/thu-linh-cap-cao-cua-khmer-do-ieng-sary-chet-706959.htm

 Sau khi Pôn Pốt và Ieng sary đã chết hết cả rồi thì tòa án Quốc tế còn xử với xiếc cái gì nữa, làm gì còn tội phạm nữa mà xét xử? ;D
" Tòa án quốc tế" nghe thì rõ oai nhưng thực ra chẳng làm lên cơm cháo gì  ;D ;D ,mấy cái thằng Kh'me đỏ tội rề rề như thế ,mà bao năm còn không định được tội nó.Trong vụ này,lẽ ra tòa còn phải túm nốt cả mấy ông "Thầy" của lũ đó mới phải


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: c16 trong 16 Tháng Ba, 2013, 11:05:34 am
 
Thằng này sống dai quá, bây giờ mới chịu chết. ;D

 http://dantri.com.vn/the-gioi/thu-linh-cap-cao-cua-khmer-do-ieng-sary-chet-706959.htm

 Sau khi Pôn Pốt và Ieng sary đã chết hết cả rồi thì tòa án Quốc tế còn xử với xiếc cái gì nữa, làm gì còn tội phạm nữa mà xét xử? ;D
" Tòa án quốc tế" nghe thì rõ oai nhưng thực ra chẳng làm lên cơm cháo gì  ;D ;D ,mấy cái thằng Kh'me đỏ tội rề rề như thế ,mà bao năm còn không định được tội nó.Trong vụ này,lẽ ra tòa còn phải túm nốt cả mấy ông "Thầy" của lũ đó mới phải
Dạ đúng rồi các bác, nhưng mình không làm được mới tức. Kệ, quên nó cho đỡ đau gan. :)


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: huonghn76 trong 16 Tháng Ba, 2013, 11:25:02 am
 
Thằng này sống dai quá, bây giờ mới chịu chết. ;D

 http://dantri.com.vn/the-gioi/thu-linh-cap-cao-cua-khmer-do-ieng-sary-chet-706959.htm

 Sau khi Pôn Pốt và Ieng sary đã chết hết cả rồi thì tòa án Quốc tế còn xử với xiếc cái gì nữa, làm gì còn tội phạm nữa mà xét xử? ;D
" Tòa án quốc tế" nghe thì rõ oai nhưng thực ra chẳng làm lên cơm cháo gì  ;D ;D ,mấy cái thằng Kh'me đỏ tội rề rề như thế ,mà bao năm còn không định được tội nó.Trong vụ này,lẽ ra tòa còn phải túm nốt cả mấy ông "Thầy" của lũ đó mới phải
Dạ đúng rồi các bác, nhưng mình không làm được mới tức. Kệ, quên nó cho đỡ đau gan. :)

                  Có thế mới là muôn màu của làm chính trị . Khi chế độ đó bị lật đổ hoặc thay thế ,và kể đảo chính hoặc phe phái .Người đứng đầu có thể uống thuốc tự sát như Hitle ở Đức ,bị giết như ông Diệm ở chế độ cộng hòa VN ,bị treo cổ như S.Đ Huxen ở I Rắc ,kể cả bị giết như Xanva đo Agien đê ở Chi Lê ,ở Xi ri các bác đều biết chỉ có Hoa Kỳ là thích ám sát .Còn ở CCP họ thích để cho chết già hơn...Còn TQ trong lịch sử họ thích đóng cũi giải đi rồi sau đó mới giết .Còn có vụ thì cho ăn hỏa tiễn,bắn hạ máy bay ,kể cả thủ tướng họ Chu còn để đói và bệnh tật đến chết .
             


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: loc85c5 trong 16 Tháng Ba, 2013, 12:17:31 pm
 :D ;D Cho em xía vào mấy câu nha bác by và các bác :D,kính ạ!
LHQ là cây đinh gì,như bác by đã có lần nói thế,và em cũng nghĩ như thế. Mấy thằng diệt chủng đó cần gì tòa án QT,bằng chứng ư!hay coi tội mấy thằng diệt chủng còn cơ hội hưởng án treo chăng? Nghe tin hết tiền :D,nên tạm ngưng xử,nay nó chết rồi giờ chỉ đợi mấy thằng kia chết nốt coi như xử xong,hì.hì.hì..

Tội mấy thằng diệt chủng cứ lôi ra bắn,hà cớ gì cứ như bệnh nghề nghiệp vậy,khi ra tòa thì phải đủ chứng cứ!!! Với bè lũ chúng nó có cần chứng cứ không nữa chứ,số dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng là chứng cứ đáng tin cậy,khỏi cần hỏi tới VN. Vậy có vấn đề gì không ở cái ông LHQ?


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: tuanb5 trong 17 Tháng Ba, 2013, 05:28:25 am

Mọi người đều mong muốn tòa án xét xử Khmer Đỏ sẽ đem lại công lý cho khoảng 1,7 triệu người Campuchia vô tội bị chúng giết hại. Nhưng trên thực tế, phiên tòa gây thất vọng cho mọi người vì mức độ tiến triển quá chậm chạp. Tất nhiên, nó có nhiều lý do kể cả lý do kiểu "trời ơi" như thiếu...tiền.

Một điều không kém phần quan trọng, đó là các công tố viên người Cam pu chia-và cả thủ tướng Hun xen-cũng không "mặn mà" với phiên tòa này. Họ lo ngại một khi mở rộng đối tượng bị cáo, sẽ "dứt dây động rừng". Những kẻ phạm tội ác sẽ chạy trốn, và tổ chức chống lại mọi hành động bắt họ. Như vậy sẽ đẩy đất nước Cam pu chia rơi vào vòng xoáy mất ổn định, bất lợi cho sự hòa hợp dân tộc.

Cho nên, chỉ có thần chết xử mấy tên tội phạm già thôi. ;D


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: Khệnh trong 14 Tháng Năm, 2013, 08:37:40 pm
Cảm ơn các bác, tôi đọc 1 mạch hết 23 trang trong suốt mấy tiếng đồng hồ không nghỉ. Chưa bao giờ tôi đọc diễn đàn mạng nhiều và say sưa như thế. Những câu chuyện rất chân thực và đáng để lớp trẻ hiểu thấu được lịch sử bi tráng một thời của quân và dân VN ta mà ngày nay vì lý do này nọ đã không được phổ cập một rộng rãi như đáng ra phải có.


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: anhguomdatrach trong 24 Tháng Năm, 2013, 09:48:14 pm
 
Thằng này sống dai quá, bây giờ mới chịu chết. ;D

 http://dantri.com.vn/the-gioi/thu-linh-cap-cao-cua-khmer-do-ieng-sary-chet-706959.htm

 Sau khi Pôn Pốt và Ieng sary đã chết hết cả rồi thì tòa án Quốc tế còn xử với xiếc cái gì nữa, làm gì còn tội phạm nữa mà xét xử? ;D
" Tòa án quốc tế" nghe thì rõ oai nhưng thực ra chẳng làm lên cơm cháo gì  ;D ;D ,mấy cái thằng Kh'me đỏ tội rề rề như thế ,mà bao năm còn không định được tội nó.Trong vụ này,lẽ ra tòa còn phải túm nốt cả mấy ông "Thầy" của lũ đó mới phải
Dạ đúng rồi các bác, nhưng mình không làm được mới tức. Kệ, quên nó cho đỡ đau gan. :)
Ớ!
Hình như là tập đoàn PolPot ngoài Trung Quốc chỉ đạo ra thì chính LHQ đứng sau tài trợ bọn nó về mặt y tế- lương thực nữa mà bác.
Nó xử PolPot tức là xử nó à?


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: vanson307 trong 08 Tháng Sáu, 2013, 12:44:50 am
         Kính thưa các Bác cựu binh chiến trương k, vừa qua quốc hội Campuchia đã thông qua với số phiếu thuận áp đảo về vấn đề cấm chối bỏ những tội ác mà khơ me đỏ đã gây ra cho nhân dân Campuchia.
               Qua bài viết của các báo về sự kiện này là những người lính đã từng tham gia đánh đổ bè lũ Khơ me đỏ diệt chủng em cũng vui lây.
           Toàn văn bài báo như thế này ạ:
   Luật mới được Quốc hội Campuchia thông qua với số phiếu thuận áp đảo - chủ yếu từ các nghị sĩ Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền - gồm năm điều. Phần lớn nghị sĩ đối lập không dự buổi thông qua luật hôm nay do đã bị bãi nhiệm tư cách nghị sĩ từ trước.

Nội dung chính của luật là cấm bất kỳ tuyên bố hay hành động nào chối bỏ những tội ác mà chính quyền Khmer Đỏ đã gây ra từ năm 1975-1979 khiến gần 2 triệu người thiệt mạng. Những cá nhân “không công nhận, phản bác hay chối bỏ những tội ác” của chính quyền Khmer Đỏ sẽ bị truy tố và xử phạt hành chính từ 500-1.000 USD cùng mức án tù tối đa 2 năm.

Nguyên nhân xây dựng luật này bắt đầu từ tháng trước, sau khi Chính phủ Campuchia đăng tải một đoạn ghi âm của ông Kem Sokha - quyền chủ tịch Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) đối lập - với lời cáo buộc trắng trợn rằng nhà tù Toul Sleng do quân đội Việt Nam dựng lên chứ không phải do Khmer Đỏ điều hành.

Ông Kem Sokha thừa nhận giọng nói trong đoạn ghi âm chính là của ông, nhưng nội dung đã bị biên tập và chỉnh sửa lại. Còn Đảng CNRP cáo buộc việc công bố đoạn băng “nhằm gây sóng gió chính trị” trước cuộc tổng tuyển cử vào tháng 7.

Khoảng 15.000 đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị tra tấn dã man và hành quyết tại nhà tù này ở trung tâm thủ đô Phnom Penh. Đoạn ghi âm khiến tất cả người thân của những nạn nhân bị Khmer Đỏ sát hại phẫn nộ.

Báo Cambodia Daily ngày 7-6 dẫn lời ông Chum Mey - người sống sót sau khi bị giam giữ tại nhà tù Tuol Sleng - rằng chính quyền Phnom Penh đã cho phép ông đứng ra tổ chức cuộc biểu tình tại trụ sở CNRP với sự tham gia của 2.000 người. Cuộc biểu tình nhằm phản đối lời cáo buộc của ông Kem Sokha.

Phát ngôn viên Đảng CPP - nghị sĩ Cheam Yeap - khẳng định bất kỳ sự chối bỏ nào về những tội ác mà Khmer Đỏ đã gây ra đều là “sự xúc phạm nghiêm trọng đối với linh hồn” những người đã mất dưới sự cai trị của chế độ độc tài này.

ĐỨC TOÀN
                  Nguồn:
  http://tuoitre.vn/The-gioi/552669/campuchia-thong-qua-luat-cam-choi-bo-toi-ac-khmer-do.html

 


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: trinhtodinh trong 16 Tháng Sáu, 2013, 06:39:23 pm
bản thân tôi là 1 chiến sĩ thuộc lính trinh sát của cục NCBTTM ,tôi đã tham gia chiến đấu ở chiến trường biên giới tây nam và giải phóng đất nước cam-pu-chia khỏi họa diệt chủng .chúng tôi biết là tội ác của chúng xếp vào hạng như hít-le thời đức quốc xã và phải quy vào tội phạm chiến tranh mới đúng ,chúng giết hại biết bao nhiêu đồng bào <ví dụ như các nhà báo, giới trí thức ,văn nghệ sĩ,còn dân thường chúng dồn dân thành từng loại , loại 1.,loại 2,loại 3 mẹ phải xa con vợ lìa chồng anh em xa nhau vào từng công xã ăn đói đi lao động khổ sai ,ai cãi lại hoặc phản ứng lập tức chúng triệu tập, là ăng-ka mời đi họp, lập tức đi không trở về nữa ,chúng đào hố sẵn chỉ dùng búa đập vào gáy, khi chết chúng đẩy xuống thùng>còn bộ đội chúng tôi mỗi người tự trang bị cho mình 1 trái lựu đạn mi-ni phải chiến đấu đến cùng, quyết không để chúng bắt được,khi tình thế nếu rơi vào tay địch thì chúng tôi dùng trái lựu đạn mi-li tự sát luôn, vì chủng ra  điều luật là bắt được bộ đội v/n là chúng moi tim-gan-mật nuốt sống ,chúng còn bắt cả các em nhỏ tuổi từ 12-14 đã phải cầm súng,chúng đào giao thông hào dùng súc xích ,xích chân vào đế súng ngày đêm phải chiến đấu đến cùng ,khi hết đạn chúng tôi tiến lên, thấy vừa căm tức vừa thấy thương vì các em còn quá nhỏ chưa làm nên tội ,tội ác này chỉ có pôn- pốt-iêng -sa-ri mới có ,các bạn có biết không, chúng tôi tiếp quản nhà tù sít-tung-leng mới biết được đó là trường học chúng biến thành nhà tù tra tấn cực hình giã man chưa từng có ,dân cam-pu-chia nói với chúng tôi rằng bộ đội việt nam như phật ở trời cao cứu giúp người dân khỏi họa diệt chủng và chúng tôi đi là nhiệm vụ quốc tế phải học thuộc 10 điều quy định của quân đội giúp bạn rất vô tư-vô sản


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: Quocngoaicu trong 16 Tháng Sáu, 2013, 06:55:43 pm
bản thân tôi là 1 chiến sĩ thuộc lính trinh sát của cục NCBTTM ,tôi đã tham gia chiến đấu ở chiến trường biên giới tây nam và giải phóng đất nước cam-pu-chia khỏi họa diệt chủng .chúng tôi biết là tội ác của chúng xếp vào hạng như hít-le thời đức quốc xã và phải quy vào tội phạm chiến tranh mới đúng ,chúng giết hại biết bao nhiêu đồng bào <ví dụ như các nhà báo, giới trí thức ,văn nghệ sĩ,còn dân thường chúng dồn dân thành từng loại , loại 1.,loại 2,loại 3 mẹ phải xa con vợ lìa chồng anh em xa nhau vào từng công xã ăn đói đi lao động khổ sai ,ai cãi lại hoặc phản ứng lập tức chúng triệu tập, là ăng-ka mời đi họp, lập tức đi không trở về nữa ,chúng đào hố sẵn chỉ dùng búa đập vào gáy, khi chết chúng đẩy xuống thùng>còn bộ đội chúng tôi mỗi người tự trang bị cho mình 1 trái lựu đạn mi-ni phải chiến đấu đến cùng, quyết không để chúng bắt được,khi tình thế nếu rơi vào tay địch thì chúng tôi dùng trái lựu đạn mi-li tự sát luôn, vì chủng ra  điều luật là bắt được bộ đội v/n là chúng moi tim-gan-mật nuốt sống ,chúng còn bắt cả các em nhỏ tuổi từ 12-14 đã phải cầm súng,chúng đào giao thông hào dùng súc xích ,xích chân vào đế súng ngày đêm phải chiến đấu đến cùng ,khi hết đạn chúng tôi tiến lên, thấy vừa căm tức vừa thấy thương vì các em còn quá nhỏ chưa làm nên tội ,tội ác này chỉ có pôn- pốt-iêng -sa-ri mới có ,các bạn có biết không, chúng tôi tiếp quản nhà tù sít-tung-leng mới biết được đó là trường học chúng biến thành nhà tù tra tấn cực hình giã man chưa từng có ,dân cam-pu-chia nói với chúng tôi rằng bộ đội việt nam như phật ở trời cao cứu giúp người dân khỏi họa diệt chủng và chúng tôi đi là nhiệm vụ quốc tế phải học thuộc 10 điều quy định của quân đội giúp bạn rất vô tư-vô sản
Theo như bác nói là bác tiếp quản nhà tù sít-tung-leng phải không ạ?
Vậy lúc vào nhà tù đó bác có thấy kho ảnh của Pot vứt lại không?


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: kc135 trong 21 Tháng Sáu, 2013, 02:15:24 pm
Các bác khỏi đi Cam chi cho tốn tiền,đến nhà mồ Ba Chúc cũng đủ thấy tội ác man rợ của chúng rồi,
Có điều lạ tôi thắc mắc là,năm 79,tỉnh đội Long an có bắt được tù binh ở Svayrieng.nhưng chỉ giáo dục tuyên truyền và phóng thích(giam cũng 1 thời gian) chứ không xử bắn.Tôi nhớ có tên bí thư cấp huyện của Pot bị bắt khai rằng,"hắn rất vui vì đã loại bỏ những kẻ phá hoại cách mạng Cam puchia dân chủ và bọn tay sai cho Mỹ và Liên Xô".có ai nhớ vụ đó không?


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: trinhtodinh trong 23 Tháng Sáu, 2013, 11:08:13 pm
 
Thằng này sống dai quá, bây giờ mới chịu chết. ;D

 http://dantri.com.vn/the-gioi/thu-linh-cap-cao-cua-khmer-do-ieng-sary-chet-706959.htm

 Sau khi Pôn Pốt và Ieng sary đã chết hết cả rồi thì tòa án Quốc tế còn xử với xiếc cái gì nữa, làm gì còn tội phạm nữa mà xét xử? ;D
" Tòa án quốc tế" nghe thì rõ oai nhưng thực ra chẳng làm lên cơm cháo gì  ;D ;D ,mấy cái thằng Kh'me đỏ tội rề rề như thế ,mà bao năm còn không định được tội nó.Trong vụ này,lẽ ra tòa còn phải túm nốt cả mấy ông "Thầy" của lũ đó mới phải
Dạ đúng rồi các bác, nhưng mình không làm được mới tức. Kệ, quên nó cho đỡ đau gan. :)
Ớ!
Hình như là tập đoàn PolPot ngoài Trung Quốc chỉ đạo ra thì chính LHQ đứng sau tài trợ bọn nó về mặt y tế- lương thực nữa mà bác.
Nó xử PolPot tức là xử nó à?
bọn pôn-pốt nó giết người cùng đồng loại không ghê tay ,dân trí thấp ,


Tiêu đề: Re: Tội ác của Khme đỏ???
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 18 Tháng Ba, 2015, 03:21:46 pm
Giới thiệu về Chương trình nghiên cứu nạn diệt chủng tại Cambodia của trường Đại học Yale


Vụ diệt chủng người Cambodia diễn ra năm 1975-1979, khiến gần 1.7 triệu người bị mất đi sinh mạng (chiếm 21% dân số quốc gia), là một trong những bi kịch tồi tệ nhất của loài người trong thế kỷ qua. Cũng như vụ diệt chủng người Armenia dưới thời Đế chế Ottoman, người dân thuộc Liên Bang Nga dưới thời Stalin, thảm sát người Do thái dưới thời Đức quốc xã, và gần đây hơn là các vụ thảm sát diễn ra tại Đông Timor, Guatemala, Yugoslavia và Rwanda, chế độ Khmer Đỏ do Pol Pot đứng đầu kết hợp hệ tư tưởng cực đoan với lòng hận thù sắc tộc và sự rẻ rúng tàn bạo tột cùng đối với tính mạng con người đã gây ra sự đàn áp, cảnh sống khốn khổ, và các vụ giết người hàng loạt. Tháng 3 năm 2003, Liên Hợp Quốc ký thỏa thuận với Cambodia nhằm thành lập một hội đồng tòa án đưa những kẻ lãnh đạo Khmer Đỏ còn sống ra xét xử. Tháng 7 năm 2007, Hội đồng các bên công tố viên của Cambodia và quốc tế tại tòa án liên kết của UN/Cambodia tại Phnom Penh đã tìm thấy chứng cứ về "tội ác đối với loài người, diệt chủng, vi phạm nghiêm trọng Công ước Geneva, tội giết người, tra tấn, và các hành quyết mang tính tôn giáo." Tháng 12 năm 2007, tòa án liên kết của UN/Cambodia tại Phnom Penh đã bắt giữ năm kẻ đứng đầu chính quyền Khmer Đỏ còn sống sót và kết luận chúng đã vi phạm tội ác chống lại con người và tội ác chiến tranh. Hiện chúng đang đối mặt với tòa án xét xử.

Tháng 12 năm 1994, Chương trình Nghiên cứu nạn diệt chủng Cambodia (CGP) tại đại học Yale đã giành được một tài trợ nghiên cứu trị giá 499.000 đô la Mỹ từ Văn Phòng Điều tra về Nạn diệt chủng Cambodia, Ủy ban chuyên trách về Đông Á và Thái bình dương, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Năm 1995-1996, chính phủ các nước Úc và Hà Lan cùng với Quỹ Henry Luce đã cung cấp thêm cho ngân sách. Năm 1997, Ủy ban Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động thuộc Bộ Ngoại Giao đã trao tặng chương trình CGP thêm một khoản tiền hỗ trợ nghiên cứu trị giá 1 triệu đô la Mỹ, và năm 1999 lại trao thêm 150.000 đô la Mỹ.

Tháng 1 năm 1995, Chương trình CGP thành lập Trung tâm Thu thập dữ liệu về Cambodia (DC-Cam) ở Phnom Penh, và ngay lập tức bắt đầu công việc tập hợp ghi lại thông tin về các vụ giết người hàng loạt ở Cambodia diễn ra trong thời gian Pol Pot nắm quyền nước Dân Chủ Kampuchia, từ 1975 đến 1979. Ngoài việc đào tạo và trang bị thiết bị cho các nhân viên người Cambodia làm việc tại Trung tâm Thu thập Dữ liệu này, chương trình CGP còn tiến hành:

1) Thu thập, nghiên cứu, và lưu giữ mọi thông tin hiện còn lại về giai đoạn đó trong lịch sử Cambodia,

2) Cung cấp các thông tin này cho bất kỳ một tòa án hay hội đồng xét xử nào muốn tổ chức luận tội những kẻ tội phạm còn sống sót trong cuộc chiến Cambodia hay các nghi phạm tội diệt chủng, và

3) Khuyến khích việc tìm hiểu, phân tích, phê phán về nạn diệt chủng để có thể tuyên truyền lan rộng nhằm ngăn chặn các hành động bạo lực chính trị hay sắc tộc chống lại các cộng đồng dân cư trên thế giới.

Trong mười ba năm qua, chương trình Nghiên cứu về nạn diệt chủng ở Cambodia đã thực hiện được các mục tiêu này qua rất nhiều hoạt động có thể chia ra làm 4 loại hình: Thu thập thông tin, bảo tồn thông tin, nghiên cứu, và đào tạo.

Ví dụ, tại  Phnom Penh, năm 1996, chương trình CGP thu nhận được tài liệu lưu trữ dài 100.000 trang về lực lượng cảnh sát an ninh Santebal của cựu chế độ Khmer Đỏ. Từ đó đến nay, tài liệu này đã được lưu lại tại thư viện Sterling của Đai học Yale dưới dạng phim thu nhỏ để các học giả trên thế giới có thể đọc xem. Tính đến năm 2008, chúng tôi đã tập hợp và xuất bản 22.000 bộ hồ sơ cá nhân và thư mục, và trên 6.000 ảnh, cùng với các tài liệu, bản dịch, bản đồ, và một danh mục tổng hợp sâu rộng các đầu sách nghiên cứu về CGP, và 10 bài nghiên cứu về đề tài diệt chủng, cũng như Bộ dữ liệu tin học 

http://www.yale.edu/cgp/maplicity.html tương tác về Địa lý Cambodia, CGEO,

mới được hoàn chỉnh gần đây, bao gồm thông tin về: 13.000 làng ở Cambodia; 115.000 địa điểm của các vụ không kích ném bom của Mỹ trên vùng trời Cambodia trong giai đoạn 1965-1975, thả rơi 2.75 triệu tấn vũ khí; 158 nhà tù do Khmer Đỏ dựng lên và cai quản trong giai đoạn 1975-1979, và 309 địa điểm chôn người hàng loạt với ước tính bao gồm tổng cộng 19.000 hố chôn; và 76 địa điểm tưởng niệm những nạn nhân của Khmer Đỏ được xây dựng sau năm 1979.

Chương trình Nghiên cứu nạn diệt chủng Cambodia bắt đầu công việc này vào năm 1994, một thời điểm thuận lợi trong bối cảnh chính trị Cambodia, khi các thế lực và yếu tố cản trở việc chấm dứt nạn diệt chủng đã được loại bỏ. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận ngoại giao và kinh tế đối với Cambodia, khơi thông dòng chảy cho việc trao đổi các thông tin, ý tưởng, cũng như thương mại hàng hóa. Công việc giám sát các cuộc bầu cử ở Cambodia năm 1993 của UN đã dẫn đến sự cô lập về chính trị và tước bỏ vị trí luật pháp của đảng phái Khmer Đỏ, khi đó vẫn còn trang bị vũ khí, lên tiếng công khai, và trong chừng mực nào đó, vẫn có ảnh hưởng chính trị. Cuối cùng, vào năm 1994, Quốc hội Mỹ thông qua điều luật Giành công bằng cho vụ diệt chủng Cambodia, với cam kết là chính phủ Mỹ sẽ tìm kiếm, mang lại công bằng cho những người Cambodia đã là nạn nhân của vụ diệt chủng này. Khi chính phủ Cambodia và cộng đồng quốc tế lần đầu tiên đạt được sự đồng thuận về chủ đề diệt chủng, cương lĩnh hoạt động của Chương trình nghiên cứu nạn diệt chủng Cambodia không những nhận được sự ủng hộ từ bên trong và bên ngoài nước mà còn được tiến hành rất đúng thời điểm.

Năm 1997, chính phủ Cambodia yêu cầu Liên Hợp Quốc hỗ trợ họ trong việc thu nhận những bằng chứng pháp lý về những tội ác do Khmer Đỏ gây ra. Năm sau đó, Tổng thư ký UN đã thiết lập một hội đồng cố vấn luật pháp, nhóm Chuyên gia nghiên cứu về Cambodia, kêu gọi thành lập một hội đồng xét xử quốc tế năm 1999 nhằm đưa ra những phán quyết về vụ diệt chủng và tội ác của Khmer Đỏ. Sau vài năm thương lượng với Cambodia về tính chất của tòa án, UN đã rút ra khỏi tiến trình này vào tháng 2 năm 2002, nhưng sau đó lại nối lại vai trò của mình thông qua một nghị quyết của Hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 3, vào tháng 12 năm 2002.

Trang bị cho mình những nguồn tài liệu đã thu được qua một phần tư thế kỷ nghiên cứu tại một thời điểm hết sức quan trọng, mang tính quyết định trong bối cảnh chính trị Cambodia và quốc tế, Chương trình nghiên cứu Nạn diệt chủng Cambodia đã gộp lại được một lượng tài liệu với qui mô rộng, giúp chúng ta nhìn thấy rõ một môi trường chính trị xã hội đã khiến cho hơn một phần năm dân số Cambodia chết. Bức tranh chi tiết về họa diệt chủng tại Cambodia đang được mở ra không chỉ rất bao quát, tổng hợp đối đa mọi khía cạnh của vấn đề, mà còn là tài liệu mở công khai trên toàn quốc tế cho người dân Cambodia, các học giả nước ngoài, các công tố viên, thẩm phán, đặc biệt, trong Cơ sở Dữ liệu của Chương trình CGP có xấp xỉ 28.000 hồ sơ cá nhân. Trang web CGP nhận được 825.707 lượt truy cập từ ngày 11 tháng 11 năm 2001 đến ngày 30 tháng 11 năm 2003, trung bình xấp xỉ 7.700 lượt mỗi tuần. Từ ngày 10 tháng 12 năm 2006 đến ngày 14 tháng 12 năm 2008, trang CGP nhận được 1.026.351 lượt xem, bao gồm 291.445 lượt xem trang chủ.

Tiếp tục công việc của Chương trình CGP và hiện nay là đơn vị độc lập, Trung tâm Thu thập Dữ liệu của Cambodia, dưới sự tài trợ của CGP từ năm 1995 đến năm 2001, đã không chỉ bổ xung cho một khoảng trống lớn trong nguồn tư liệu nghiên cứu nạn diệt chủng Cambodia, mà sẽ còn đóng vai trò hình mẫu quan trọng cho các hoạt động nghiên cứu về diệt chủng trong tương lai. Hơn nữa, Trung tâm đã hỗ trợ nhóm chuyên gia về Cambodia của Liên hợp quốc rất nhiều, cũng như nó sẽ đóng vai trò lớn trong hội đồng xét xử phối hợp giữa Liên hợp quốc/Cambodia.

Các tư liệu quan trọng mà CGP đã tập hợp được nhằm phục vụ cho việc thu thập dữ liệu và lấy lại công bằng, cả ở trong nước Cambodia và trên toàn thế giới, thể hiện một sự kết hợp chưa từng có từ trước đến nay giữa sự nghiên cứu, công nghệ kỹ thuật cao cấp, phương pháp thu thập tư liệu và đào tạo luật pháp, và các thể chế luật pháp quốc tế nhằm đóng lại một trong những trang sử bi thảm nhất của nhân loại trong thế kỷ 20. Tương tự, Chương trình nghiên cứu về Nạn diệt chủng (www.yale.edu/gsp), thành lập tháng 1 năm 1998 tại Trung tâm nghiên cứu Quốc tế học và Khu vực học MacMillan, áp dụng những kinh nghiệm của CGP, theo đuổi phương pháp nghiên cứu liên ngành và đào tạo phương pháp thu thập dữ liệu về các thảm họa khác trong lịch sử gần đây, từ vụ thảm sát người Do Thái đến Rwanda và Đông Timor, và trong bối cảnh thích hợp, trợ giúp việc tìm kiếm công bằng luật pháp cho các nạn nhân.