Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 05:49:13 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự lừa dối hào nhoáng  (Đọc 147638 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #60 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2008, 02:44:05 pm »

Bowers bò lại chiếc H-21 thứ hai bị bắn hạ, thấy một thành viên tổ lái ngồi trong nước bên cạnh bánh xe máy bay. Tiếng nổ Bowers cho là tiếng đạn ba-dô-ka nói lên ý định của viên chỉ huy Việt công tuyên dượng sự thành công của quân mình. Ông muốn thiêu cháy vỏ những chiếc trực thăng, đã cử một trung đội đến hàng cây phía bắc, hi vọng đốt cháy những chiếc máy bay bằng lự đạn do súng bắn ra. Bowers nghe tiếng nổ của một trong những lựu đạn ấy. Nhưng trực thăng nằm ngoài tầm và lựu đạn tung ra nổ trên không, không trúng đích. Đốt cháy máy bay có một tác động tâm lý lớn nên viên chỉ huy tiểu đoàn không bỏ dự định của mình. Thậm chí ông hy sinh sáu đạn pháo 60 quý giá, vũ khí nặng nhất ông hiện có. Những viên đạn cũng không trúng đích, chỉ nước và bùn tung tóe lên vì vào năm 1963, những người sử dụng chưa có đầy đủ kinh nghiệm. Khi Bowers đến bên chiếc H-21, người ta đã thôi bắn.

Chàng trai ngồi xổm trong nước bên cạnh bánh xe là một binh nhất bắn súng máy phía sau. Anh giải thích phi công đã đến chỗ các toán quân Quân đội cộng hòa phía sau đê, bỏ anh lại cùng anh bạn, trưởng tổ lái Donald Braman, 21 tuổi, bị thương nằm lại bên trong. Anh chỉ hàng cây nói :”Tôi không đưa anh ấy ra được. Mỗi lần tôi thử trèo lên, chúng bắn ngay”. Bowers bảo anh ta bò lại chỗ đê các phi công đang ẩn nấp cùng viên trung úy Việt Nam để anh lo việc anh bạn.

Khi Bowers đứng dậy vào trong máy bay, Việt cộng trông thấy và nổ súng. Nhưng thân chiếc H-21 cắm trong ruộng khiến họ bắn quá cao. Khi Bowers vào bên trong thì họ mất hút. Hàng loạt đạn nổ phía trên thân  máy bay có cái gì đáng sợ nhưng Bowers tự nhủ mình có may mắn đạn bắn không trúng nếu đứng trên đất chỗ Braman nằm dài giữa hai cánh cửa. Việt cộng nhanh chóng thôi lãng phí đạn trên một chiếc máy bay chết.

Braman còn hoàn toàn sáng suốt, hình như không bị thương nặng. Anh trúng đạn trong khi cuồng nhiệt bắn súng máy vào Việt cộng lúc hạ cánh, bắn hết một băng đạn, đang cúi xuống nạp đạn thì bị bắn vào vai. Bowers cắt bộ quần áo bay để xem kỹ vết thương. Có vẻ không nặng. Viên đạn nguồn gốc Mỹ gây một vết thương sạch sẽ, vào từ đầu vai thoát ra chỗ xương bả vai. Có máu ở lỗ ra nhưng tương đối ít. Binh lính nói chung có những mảnh băng khẩn cấp. Bowers dùng mảnh băng của Braman bịt lỗ đạn vào và lấy cái của anh đắp vào vết thương dưới bả vai, dùng một đoạn băng quàng qua cổ và vai để giữ những băng dán tại chỗ. Anh đặt Braman nằm xuống đất để ép chặt vết thương ngăn máu chảy. Bowers nhận thấy người bị thương vào trong máy bay sẽ được an toàn hơn nằm trên ruộng nước bẩn có thể làm vết thương nhiễm trùng. Anh giải thích và Braman hiểu ra ngay.

Bowers cho Braman uống nước trong bình của mình rồi nằm dài cạnh anh ta mấy phút nói chuyện. Anh thấy chàng trai cố giữ bình tĩnh và muốn giúp anh ta. Braman rút ví trong túi ra để trên sàn, dùng bàn tay khỏe lấy chiếc ảnh vợ ép túi nhựa và nói :

-   Này anh, tôi  mong muống có thể trở về nhà gặp lại cô ấy.
-   Anh yên tâm, không bị thương nặng. Mọi việc sẽ rất tốt và người ta sẽ đưa anh ra.

Bowers nói bây giờ anh phải đi nhưng không đi xa và không bỏ rơi đồng đội. Anh bò lại cửa , lăn xuống ruộng vừa bắn ngay một loạt đạn.

Viên trung úy Quân đội Cộng hòa lại hiểu rõ tiếng Anh khi Bowers lại gần và hỏi ông vì sao ngắt việc tấn công bên sườn vào hàng cây phía nam. Viên trung úy giải thích phải tập trung quân trong tình thế ấy. Bowers nhận thấy suy luận đầu của anh đúng, đại đội ở lại trên đồng ruộng sẽ bị thiệt hại hơn rất nhiều việc tấn công, Không động đậy gì cho phép Việt cộng trước hết tập trung bắn vào trực thăng sau đó bình tĩnh tấn công đại đội. Do một số lớn người chết và bị thương bị bắn vào lưng và mông, Bowers nghĩ một số đối thủ trèo lên cây bắn xuống nên trúng vào những người nấp sau mô đất. Con đê từ đó Việt cộng bắn ra không đủ cao để có góc nhìn cần thiết. Trung đội chiếm hàng cây phía bắc để cố bắn vào trực thăng cũng tham gia tàn sát cùng cánh sườn trái. Những binh lính sống sót của Quân đội Cộng hòa, bị thương hay không bây giờ áp sát vào nhau nằm dính xuống đất như trung úy của họ. Phần đông thậm chí không đáp lại những loạt bắn rời rạc của kẻ địch chỉ cốt làm nản lòng một số táo bạo như lính bảo an lúc sáng đưa súng lên cao hơn đê, bắn một loạt mù quáng. Để trả lời, hàng chục viên đạn đúng hướng nổ tan trên đê hoặc lướt trên đỉnh, đủ làm kẻ bạo gan hạ thấp vũ khí không hề muốn bắt đầu lại.

Bowers có ý kéo họ ra khỏi tình hình xấu này và chuyển Braman cùng những người bị thương khác ra khỏi đó. Phải dùng trọng pháo và máy bay kéo Việt cộng ra khỏi chỗ ẩn nấp sau đê. Anh không trông thấy Việt cộng (suốt cả ngày chỉ thấy ba người) nhưng qua tiếng nổ và làn đạn, họ chỉ có thể dưới hàng cây của con đê. Viên trung úy Việt Nam có một điện đài nhiều làn sóng. Trước khi lên máy bay, người ta đã cần thận cho Bowers biết làn sóng của Vann sử dụng trong chiếc L-19 liên lạc với Ziegler ở trung tâm chỉ huy sư đoàn và mật hiệu của Vann “Topper Six”. Bowers sẽ dùng đài của viên trung úy tiếp xúc với Vann, giải thích vị thế đáng buồn của đại đội và các tổ lái để anh chỉ thị cho trọng pháo và máy bay. Bowers đã quen thuộc vấn đề này. Anh đã là người quan sát rồi trung sĩ trong một đại đội súng cối. Trận địa súng cối và đại bác 105 ly được rải dọc những con đường chính của vùng đồng bằng về phía nam và con kênh về phía đông để bắn được khắp vùng. Bowers nói với trung úy anh cần đài phát của ông và giải thích lý do. Trước đây, việc sử dụng một điện đài Việt Nam không bao giờ được đặt vấn đề với người Mỹ nên Bowers không mang theo. Viên trung úy từ chối, nói phải luôn luôn trực làn sóng để nhận mệnh lệnh của sư đoàn mình. Bowers năn nỉ : trọng pháo hoặc việc tấn công máy bay sẽ cứu họ vì Việt cộng có thể xông ra và tiêu diệt họ. Viên trung úy khăng khăng từ chối.

Người quan sát trọng pháo sung vào đại đội, một thiếu úy có chiếc đài phát khác có nhiều làn sóng nằm dài cách chỉ huy đại đội 10 mét. Anh đang tiếp xúc với trạm chỉ huy trung tâm bắn súng của sư đoàn ở sân bay Tân Hiệp để chuyển mệnh lệnh cho các trận địa pháo. Thỉnh thoảng anh đề nghị bắn một loạt nhưng sợ quá, không ngẩng đầu lên nhìn đạn súng cối rơi xuống đâu để điều chình tầm bắn trúng chỗ Việt cộng chiếm giữ như ý định của Bowers. Đạn rơi xuống ruộng giữa Việt cộng và đại đội. Bowers đã cùng hành quân với quan sát viên này, biết vốn tiếng Anh của anh ta rất hạn chế nên anh chỉ nói đơn giản :” Kéo dài thêm 100 mét!”. Người kia sợ hãi, có vẻ không nghe, không hiểu gì. Anh bò lại gần, bảo :” Đưa điện đài cho tôi! Tôi sẽ điều chỉnh tầm bắn!”. Quan sát viên và chỉ huy sư đoàn nói không thể ủy thác cho anh : quan sát viên phải thường xuyên tiếp xúc với trọng pháo. Bowers hiểu hai người sợ nếu anh nói vào điện đài, có lẽ họ sẽ nhận được lệnh cùng hoạt động, phải đứng dậy từ sau mô đất bảo vệ. Tám quả đạn súng cối như vậy là bắn vào khoảng trống. Lúc ấy, người lính mang đài sau lưng bị một viên đạn khác loại khỏi công việc làm. Người quan sát nắm vội xuống đất dúi người vào bùn.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #61 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2008, 04:01:23 pm »

Họ bất động trên đồng ruộng đã nửa giờ bỗng trên bầu trời xuất hiện hai bóng máy bay ném bom Skyraider cho thấy khả năng được cứu. Chiếc thứ nhất thả napalm không trúng Việt cộng, rơi phía sau kênh tưới, xuống những chiếc nhà tranh mà một số đã bị máy bay Huey đốt cháy. Nhưng nắng gay gắt đến nỗi trên toàn cánh đồng thật khó thở. Chỗ họ nằm không khí rất nặng nề. Bowers tự nhủ những người trước mặt họ, gần lửa hơn, làm sao chịu đựng được nắng nóng ngột ngạt này. Anh nhổm dậy xem Việt cộng có chạy trốn không. Nhiều lính bộ binh Sài Gòn nghĩ rằng thử thách đã qua cũng đứng dậy để nhìn cảnh máy bay bắn và bỏ bom xuống những mái nhà đang cháy. Bỗng nhiên bên cạnh Bowers hai người lính bị bắn ngã xuống chết ngay. Những người khác lại nằm vội xuống đất. Bowers ngồi xổm một lúc. Anh không chắc Việt cộng vẫn ở lại, quan sát hàng cây để phát hiện một dấu hiệu hoạt động. Không thấy động tĩnh gì. Xem ra Việt cộng vẫn ở đấy. Lần đầu tiên từ khi đến Việt Nam, Bowers bắt đầu cảm thấy khâm phục Việt công.

-   Nào, đưa điện đài cho tôi ! Anh kêu lên với viên trung úy. Phải thiêu sống chúng ! Tôi sẽ bảo máy bay ném napalm xuống ngọn cây.
-   Không, không, viên trung úy lắc đầu trả lời. Napalm gần quá, gần chúng ta quá !

Có một lúc Bowers đã hình dung bắn hạ viên trung úy để lấy chiếc đài như anh có lẽ sẽ làm đối phó với một sĩ quan Mỹ hèn nhát để đại đội lính dù gặp nguy hiểm nhưng rồi anh bỏ ngay ý nghĩ ấy. Anh tuân lệnh như mọi hạ sĩ quan tốt khác. Quân đội đã nói với anh ở Việt Nam anh chỉ là một cố vấn, không có một quyền chỉ huy nào và đấy không phải “cuộc chiến tranh của họ”. Trong tuần lễ đào tạo anh theo học ở Carolina Bắc, trước khi anh ra đi vào tháng Ba trước, anh nhận được chỉ thị xử sự “tế nhị và ngoại giao” với những người Việt Nam. Anh nhìn dọc theo con đê : những lính bộ binh sững sờ dán chặt xuống đất. Nếu Việt cộng bỏ chỗ ẩn nấp xông ra, không thể tập hợp được những người này đứng lên tự bảo vệ và họ sẽ bị giết hết. Lúc ở trên trực thăng băng bó Braman, anh thấy một gói thuốc lá và bao diêm trong hộp, đã bỏ vào túi áo. Anh bỏ hút thuốc lá đã một tháng nay, cược với trung sĩ bạn một chai Whisky nếu anh hút lại. Bây giờ điều đó không quan trọng nữa. Anh nằm dài ra đất, đầu gối lên đê châm một điếu thuốc hút.

Trên chiếc ghế sau của chiếc máy bay thám thính nhỏ, Vann bị tù túng, sôi lên vì giận và ức chế. Một trong những cố vấn của anh và ba tổ lái trực thăng đã rơi xuống và thậm chí anh không biết họ chết hay bị thương. Những người Mỹ ấy và lính bộ binh Quân đội Cộng hòa trong sư đoàn anh đang có nguy cơ bị tiêu diệt mà anh không thể tìm ai đi cứu họ.

Ngay khi chiếc Huey bị bắn hạ, anh đã mở đài đặt giữa hai chân theo làn sóng của đại úy James Scanlon và Robert Mays. Đấy là những cố vấn của đại đội vận chuyển những toán xe bọc thép M-113 anh nắm được cách một cây số rưỡi về tây bắc. Scanlon, 31 tuổi, nhỏ người và gân guốc, kà cố vấn trung đoàn xe bọc thép Mỹ Tho do tỉnh trưởng Thọ chỉ huy. Mays, 32 tuổi, một người Texas đi õng ẹo nói năng kín đáo, là phó của Scanlon và cố vấn cho đại úy Lý Tòng Bá, chỉ huy đại đội M-113.

“Valrus, Toppers Six đây. Tôi muốn nói với anh”. Vann thả nút bấm để Mays hoặc Scanlon có thể trả lời”.

“Topper Six. Valrus đây. Tôi nghe anh”. Đấy là Scanlon và “Valrus” là mật danh điện đài của các cố vấn M-113.

“Valrus, tôi có ba, tôi nhắc lại, ba trực thăng bị bắn hạ và một đại đội bộ binh bị cầm chân trên đồng ruông phía đông nam các anh, ở ba, không, chín, năm, ba, chín”. Vann nhắc lại tọa độ trên bản đồ để chắc chắn Scanlon hiểu rõ. “Nói với người phối hợp với anh (rõ ràng nói về đại úy Bá) cử nhanh xe tăng đến đấy. Làm sao cho ông ta hiểu tình hình khẩn cấp. Anh nói đi”.

-   Hiểu rõ, Topper Six. Còn gì không ?
-   Topper Six đây. Hết

Vann bảo phi công L-19 đâm xuống lượn trên xác máy bay và lính bộ binh nấp sau đê. Anh nhận thấy Quân đội Cộng hòa không có một cố gắng đáp lại cái mà anh gọi trong một báo cáo của anh “lưới lửa sấm sét” xuất phát từ hàng cây phía tây ấp Bắc. Tiếng nổ của đạn súng máy và đạn lửa thỉnh thoảng lóe lên xung quanh thân máy bay làm người ta hiểu rõ Việt cộng muốn có máy bay thêm vào tấm bảng săn bắn của họ nhưng thân hình hẹp và ngắn của nó là một mục tiêu khó trúng hơn nhiều so với trực thăng. Vann thuyết phục phi công lướt qua lưới đạn với vài vòng phụ để nắm rõ hơn tình hình đại đội và những tổ lái Mỹ. Chiếc máy bay nhỏ lướt đi nguyên vẹn.

Trong lúc họ lấy lại độ cao sau vòng bay cuối cùng, Scanlon trở lại điện đài với những tin xấu :

-   Tôi có một vấn đề, Topper Six. Người phối hợp với tôi không muốn nhúc nhích.
-   Quân nhà thổ ! Hắn không hiểu rất khẩn cấp à ?
-   Tôi đã mô tả tình hình đúng như anh nói nhưng ông ta trả lời “Tôi không nhận mệnh lệnh của người Mỹ”.
-   Được rồi. Tôi sẽ gọi lại, Valrus.

Vann chuyển làn sóng để gặp Ziegler ở lều chỉ huy gần đường bay Tân Hiệp. Anh vắn tắt giải thích những gì xảy ra và bảo đề nghị đại tá Đạm ra lệnh cho đại úy Bá đưa những chiếc M-113 đến ấp Bắc ngay. “Tình hình tuyệt đối gay cấn”. Vann nằn nì. Qua những cuộc nói chuyện điện đài, mọi người ở trại chỉ huy đã biết trực thăng bị thiệt hại. Một lúc sau, Ziegler trở lại báo cáo cho Vann rằng Đạm đã chấp nhận và đang ra lệnh qua làn sóng của sư đoàn.

Ở vị trí 300 mét phía trên ấp Bắc, Vann có thể thấy những khối chữ nhật to lớn của 13 chiếc xe bọc thép. Anh đề nghị phi công bay trên chúng, đổi làn sóng gọi lại Scanlon, lưu ý anh này về cột khói bắt đầu lên từ những nhà bị cháy ở ấp Bắc.

“Nói với người phối hợp của anh, tôi chuyển một mệnh lệnh của chỉ huy sư đoàn ông ta, Vann nói. Ông ta phải hướng đoàn xe tới cột khói ấy. Và phải đi ngay !”.

Đại úy Bá cho đơn vị mình lên đường tới ấp Bắc. Nhưng hầu như ngay sau đó, họ bị một con kênh bờ rất dốc chặn lại. Một địa hình như thế là trở ngại duy nhất làm chậm bước tiến của những chiếc M-113 trong vùng đồng bằng. Những xe lội nước lên xuống để qua sông không có vấn đề gì nhưng xe bánh xích không bám được vào bùn ở bờ đi lên để chuyển 10 tấn trọng lượng. Mọi người phải xuống , chặt cây và cành lót đường để chiếc xe đầu tiên bám vào bò lên, vùi hết cành cây vào bùn. Khi qua được rồi, nó phải kéo những xe khác bằng dây cáp cho đến khi tất cả vượt qua trở ngại. Con kênh phía trước mặt ít nhất cũng phải một giờ mới qua bên kia được. Cũng có khả năng tìm một chỗ khác bờ kênh thấp hơn và bánh xe có thể bám để vượt. Nhưng đại úy Bá không xoay sở gì. Ngược lại, ông ta để nhiều phút nói điện đài bằng tiếng Việt. Scanlon hiểu một ít, có cảm giác ông ta xin chỉ thị của cấp trên. Rồi Bá lại tránh né. Ông ta không muốn đi. Vượt qua con kênh sẽ rất lâu. Ông chỉ những hàng bộ binh đi trên ruộng gần đấy nói “Tại sao họ không cử bộ binh đi đến ?”. Những quân lính ấy thuộc Đại đội 3 của Sư đoàn từ phiá bắc xuống Tân Thới, vừa đổ quân hơn một tiếng đồng hồ. Do vận chuyển Đại đội 2, 3 chậm mất hai tiếng rưỡi, Vann thu xếp để trực thăng đổ họ xuống quá phía nam so với dự kiến ban đầu để liên lạc với đại đội đầu tiên đổ quân lúc 7 giờ 3 phút. Scanlon ngạc nhiên thấy Bá từ chối. Phong cách táo tợn của ông ta thường tương phản với sự thận trọng quá đáng của phần đông sĩ quan Quân đội Cộng hòa.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #62 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2008, 04:59:06 pm »

Lý Tòng Bá cùng tuổi với các đồng chức Mỹ, kém hơn Scanlon 10 tháng. Ông cùng chiến đấu với họ thay vì kháng cự vì ông là con một điền chủ giàu có vùng đồng bằng, trước đây phục vụ đế quốc Pháp vì rất tin tưởng. Bạn chơi của Bá là con trai những tá điền của bố ông. Ông đã chăn trâu cùng với họ, cưỡi lên lưng trâu, che nắng bằng chiếc nón cổ truyền vùng nông thôn mà bây giờ ông đề nát bằng những khối sắt to lớn của mình. Rồi ông vào học trường sĩ quan Huế và các bạn tuổi thơ của ông trưởng thành với những hướng khác nhau. Phần lớn trong bọn họ đi theo Việt Minh.

Bá là một người thông minh và trong một nước thường đàn bà được chú ý về sắc đẹp chứ đàn ông thì không, ông có một phong thái rất đẹp. Tổ tiên ông phần lớn là cư dân vùng đồng bằng : nhiều dòng máu Việt, một ít Trung Hoa và có lẽ cả Campuchia vì nước da đậm hơn. Bản tính ông vui vẻ, thực sự thích đánh nhau. Một xu hướng thái quá nào đó, có phần hơi anh hùng hẳn đã dẫn ông chọn vũ khí bọc thép và những năm cuối cùng chiến tranh Pháp, chỉ huy một đơn vị cơ giới ở miền Bắc Việt Nam. Sau đó, ông tiếp tục được đáo tạo quân sự một năm ở trường Saumur Pháp rồi một năm nữa ở Mỹ, ở Fort Kanox bang Kentucky.

Scanlon ngạc nhiên ở chỗ trước đây không bao giờ Bá tỏ ra ngần ngừ. Nghe nói có Việt cộng ở đâu đó, Bá xông tới liền. Đại đội M-113 của ông được mọi người xem là sự phối hợp vô địch giữa cơ động sắt thép và sức mạnh của lưới lửa. Người ta cho rằng Việt cộng có mấy khẩu ca-nông không giật cỡ 57 lý có thể bắn hạ xe bọc thép nhưng cho đến nay chưa có khẩu nào hoạt động. Những khẩu súng máy hạng nặng cỡ 50 bố trí phía trước 12 trong số 13 xe bọc thép của đại đội là những vũ khí đáng sợ mà những viên đạn bọc thép có thể xuyên qua mọi tường ngăn bằng đất hoặc cắt đôi những cây to. Người ta vừa trang bị cho chiếc xe thứ 13 một súng phóng lửa trục quay thay thế súng máy. Mỗi chiếc xe chở 12 người mang liên thanh Browning và M-1, được huấn luyện nhảy xuống tấn công địch phối hợp với tăng. Bá thường được cử đi hành quân đơn độc vì người ta cho rằng đơn vị của ông có thể chiến thắng tất cả những gì Việt cộng sử dụng. Giác quan chỉ huy, lòng can đảm của ông cộng thêm tác động của những con quái vật thép , như cuộc tàn sát ngày 18 tháng Chín đã thể hiên, đưa lại kết quả là đại đội M-113 giết và bắt sống Việt cộng nhiều hơn bất cứ đơn vị nào trong sư đoàn.

Bá tuyên bố không di chuyển và tốt hơn nên cử bộ binh tới gây ra nửa tiếng xô xát sôi động. Mays và Bá làm một cuộc đi bộ thăm dò  nhanh, phát hiện thấy phía sau con kênh thứ nhất còn một con kênh thứ hai cũng dốc như thế. Phải mất hai tiếng đồng hồ đoàn M-113 mới vượt được quãng đường này. Bá dựa vào trở ngại này biện minh cho việc không di chuyển được. Scanlon và Mays hết sức kêu gọi tình cảm nhân đạo của ông vì ba tổ lái trực thăng và một đại đội bộ binh có nguy cơ bị giết hoặc cầm tù, nhưng ông không tỏ ra bị tác động.

“Chúng tôi không thể vượt qua kênh”, ông nói lại và cho rằng tiểu đoàn bộ binh sẽ đến được ấp Bắc nhanh hơn nhiều.

Scanlon và Mays cùng ngồi với ông trong một chiếc xe bọc thép nhanh chóng gào lên còn ông vẫn trả lời không. Vann bay vòng tròn phía trên họ, giận dữ với ba người cố thúc các cố vấn buộc Bá di chuyển đoàn xe, bảo thái độ của ông ta thật xấu hổ. Bá hiểu rõ tiếng Anh, nghe tất cả những gì Vann nói vì đài của họ có trang bị loa phóng thanh.

Scanlon có thể nhận thấy cơn giận của Vann qua giọng nói của anh càng gay gắt trong quá trình tranh cãi.

“Tôi bảo anh làm cái gì đó nhưng anh không làm gì cả ! Anh hét lên với Scalon. Tại sao anh không đá vào đít đồ đốn mạt ấy ? Hắn đã có lệnh của chỉ huy sư đoàn”.

Scanlon bèn nói với Bá :

-   Ông sợ à ?
-   Không,
-   Thế tại sao không tới đó ? Chúng ta ở lại đây như những thằng ngốc để nhìn hai con kênh. Tôi chắc chắn nếu tìm đường chúng ta có thể thấy một chỗ khác vượt qua được.

Bá lặp lại lý luận của mình. Giọng nói của Vann mỗi lúc càng thé lên làm rung loa phóng thánh :

-   Lạy Chúa, thật không tha thứ được ! Tay con hoang ấy có những chiếc xe bọc thép và súng máy hạng nặng mà sợ Việt cộng chỉ có vũ khí nhẹ. Có điều gì đó không ổn với tay ấy đấy ?
-   Chúng tôi đã cố hết sức. Topper Six, Scanlon trả lời.
-   Cố hết sức, thật bẩn thỉu ! Đấy là một trường hợp khẩn cấp. Mọi người ở đằng kia đang gặp nguy hiểm. Tôi muốn các anh buộc tay hèn hạ ấy nhúc nhích đít lên.

Scanlon biết Vann nổi xung khi người ta làm trái kế hoạch của anh. Cho đến nay, hình như luôn có quan niệm tốt của người phó nên tránh được những lời nói thô tục nhưng tình hình này hoàn toàn mới. Scanlon hình dung anh ngồi trên ghế sau chiếc máy bay nhỏ, nghiến răng, mặt giận dữ đỏ lên như nắng hun cháy sau gáy, đường gân nổi cả lên. Scanlon có khá nhiều kinh nghiệm để hiểu cơn giận của anh không chĩa vào cá nhân Mays và mình mà vì anh nghĩ cơ may thành công duy nhất là nhục mạ Bá và la mắng cố vấn của mình để tăng sức ép vào viên đại úy Việt Nam. Nhưng Scanlon nghĩ Bá có lý khi cho rằng bộ binh tới ấp Bắc nhanh hơn các loại vũ khí hạng nặng . Vann cũng như các sĩ quan ít quen với xe bọc thép không biết đến thời gian cần cho hàng chục tấn để qua một con sông và còn những con kênh nữa giữa con kênh này với ấp Bắc. Do biết rõ Vann, anh nghĩ cố vấn trưởng có những lý do khác để cố gặng và đề nghị xe bọc thép đảm nhiệm đi cứu. Về điều đó anh có lý nhưng anh sai lầm tưởng Vann không biết có vấn đề khi phải qua một con sông.

Chính vì hoàn toàn có ý thức về những việc đó mà anh càng thêm giận dữ. Tháng Chín trước anh đã yêu cầu một kíp thợ làm cầu nhỏ cho đại đội để bộ binh không phải dừng lại chặt cây và cành nhánh. Đề nghị ấy cũng như bao điều khác không được ban tham mưu Harkins đáp ứng. Anh phải cử xe bọc thép đến ấp Bắc vì anh biết dựa vào tiểu đoàn bộ binh không được việc gì. Khi chỉ huy của họ đã hiều người ta đề nghị mình tấn công vỗ mặt Việt cộng trong hầm, ông ta sẽ bố trí để tiểu đoàn ông không bao giờ đến được ấp Bắc. Kết quả duy nhất là mở cho Việt cộng con đường rút về phía bắc. Xe bọc thép của Bá là cách cứu người của anh đồng thời tiêu diệt kẻ địch.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #63 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2008, 04:14:22 pm »

Còn một lý do khác để anh cáu kỉnh trút giận vào các cố vấn và Bá vì không thể nén được nỗi bực bội và thất vọng đã năm tháng rưỡi nay từ sự thất bại ngày 20 tháng Bảy. Nỗi giận dữ điên khùng của anh không ngừng phát triển sau khi Cao công khai gian dối về những cuộc hành quân. Anh đã báo trước ngày kết thúc sẽ đến nếu Harkins không buộc Cao phải chiến đấu và nếu để cho Việt cộng tự trang bị vũ khí từ các đồn tiền tiêu. Không có gì trong tất cả những điều ấy xẩy ra nếu tổng chỉ huy ở Sài Gòn nắm lấy trách nhiệm. Ngày tính sổ đã đến và viên đại úy đoàn M-113, một trong những sĩ quan hiếm hoi chấp nhận được trong quân đội mục ruỗng này bây giờ cũng xử sự như những con vật hèn hạ còn lại. Anh, John Vann, định dịch chuyển 13 con quái vật 10 tấn trên hơn một cây số đồng ruộng và kênh rạch để cứu vớt thảm họa, đơn giản chỉ vẩy chiếc đũa thần trong một chỗ ngồi quan sát. Anh hỏi lại Ziegler xem có đúng là Đạm đã ra lệnh cho Bá tiến lên không. Đạm xác nhận. Nhưng người ta chẳng bao giờ chắc chắn những tay ấy nói gì trong đài. Họ nói dối với mọi người, kể cả với chính họ.

Điều mà Vann không biết vì trong cơn giận anh không còn lập luận sáng suốt để hiểu thái độ ngập ngừng của Bá, đó là sự sợ hãi vô cớ về một cuộc đảo chính Diệm và gia đình đã làm Bá tiếng thoái lưỡng nan đến mức nào. Mệnh lệnh của Đạm không đủ mà phải từ thiếu tá Thọ. Nhưng không ai dám hỏi ông này. Trước tháng Chạp, đại đội của Bá trực tiếp thuộc về Sư đoàn 7. Tổng thống Diệm nhận ra rằng dù xe bọc thép không có hiệu quả bằng xe tăng trong trường hợp có đảo chính, chúng cũng là một yếu tố nguy hiểm để lật đổ chế độ. Ông bèn quyết định tìm một bảo đảm mới chống nguy cơ này. Khi tổ chức lại các lực lượng quân đội trong tháng Chạp, ông rút hai đại đội M-113 vùng đồng bằng thuộc sư đoàn để sát nhập vào trung đoàn bọc thép của Thọ. Đạm đã ra lệnh cho Bá tiến về ấp Bắc nhưng Bá không tiếp xúc được với Thọ hỏi để xem có đồng ý không và ông ta sợ di chuyển mà Thọ không phê chuẩn. Theo ông biết, phủ tổng thống không hài lòng về những sự kiện ấp Bắc. Với quyền lợi cá nhân, có lẽ Thọ không muốn một trong những thuộc hạ của mình tham gia vào đó. Nếu ông tiến đến và Thọ không đồng ý, ông có thể bị quở trách hoặc thải hồi. Sự nghiệp của ông đã bị cản trở vì những lý do chính trị. Ông theo đạo Phật, và đã bị kết tội bất công có cảm tình với những người cầm đầu cuộc đảo chính không thành năm 1960. Tuy ông đã được minh oan, Diệm vẫn theo dõi ông và chậm bổ nhiệm lên cấp bậc cao.

Có lòng can đảm nhưng Bá là một người khôn ngoan. Không phải một con người tất cả vì nghề nghiệp như Vann. Ông đã là một sĩ quan trong quân đội thuộc địa thua trận và bây giờ chiến đấu cho một chế độ bảo thủ. Ông xử sự đúng như một người được đào tạo trong một hệ thống mà kho có nghi ngại, tốt nhất là chẳng làm gì cả. Ông không làm gì.

Lời mắng chửi của Vann qua đài chỉ làm sự việc tồi tệ thêm và càng tăng sự chống đối của Bá, ngoài lòng tự ái cá nhân đã đến chỗ bực tức về tính cách bề trên của những người Mỹ ấy. Vann vẫn thân mật với ông, quan hệ của họ thắng thắn và dễ dàng trừ những lúc Vann quá độc đoán. Lúc ấy Bá thấy anh đặc biệt dễ ghét. Bá không thể biết lời nói tục tằn của anh do những cảm xúc bị kìm nén và bản thân anh cũng tù túng do hệ thống Mỹ. Trong quân đội Hoa Kỳ, khi tình hình chiến đấu trở nên khủng hoảng và một sĩ quan cấp trên chịu trách nhiệm, ông ta ra những mệnh lệnh ngắn gọn và mọi người thực hiện ngay. Trong tình huống xấu hiện tại, Vann không thể ngăn mình trở lại thái độ ấy.

Sau nửa tiếng kêu van, Bá mềm lòng và để Scanlon lên một chiếc xe bọc thép đi về phía nam, cố tìm một chỗ dễ vượt qua mà ông đã xem xét trước khi bị tắc nghẽn bởi hai con kênh. Vann lại bay đi, thử cố gắng làm cho đội quân bảo an tiến lên đánh bật Việt cộng ra khỏi ấp Bắc.

Phi công của anh bay nhiều lượt phía trên đơn vị quân nổi dậy đã nổ súng dọc con suối phía nam ấp. Phía dưới anh , binh lính uể oải nằm, đầu gối lên bờ ruộng, nghỉ ngơi hoặc thậm chí ngủ một giấc ngắn. Nếu Việt cộng còn ở hàng cây trước mặt họ đã ngừng bắn và những toán quân Sài Gòn đáp lễ. Vann kết luận Việt cộng dưới hàng cây phía nam, sau khi chặn quân bảo an, đã chú ý đến đại đội dự phòng đổ bộ phía sau họ. Dù sao quân bảo an đã ở một vị thế lý tưởng để quay sang phải uy hiếp quân địch dọc kênh tưới đầu phía tây ấp Bắc. Vann gọi Ziegler đề nghị Đạm làm thế nào để Thọ ra lệnh tấn công cánh sườn dễ bị đánh này.

Trung úy của Vann đi cùng quân bảo an cũng không có quyền sử dụng điện đài liên lạc với chỉ huy của mình ngay trên đầu, từ khi quân dự phòng đổ bộ lúc 10 giờ 20, cố hết sức thuyết phục viên đại úy Việt Nam làm đúng như ý muốn. Việt cộng thôi bắn ngay khi những chiếc trực thăng hạ cánh và viên trung úy cũng rút ra kết luận như Vann. Anh nằn nì viên sĩ quan chỉ bị thương nhẹ ở chân cho quân tiến về chùm cây dừa chỗ một trung đội Việt cộng đang phục kích. Dựa vào cây cối, họ sẽ xoay ngược lại tình thế. Viên đại úy Việt Nam chỉ lặp lại lệnh của thiếu tá Thọ bắt anh phải ở « vị thế tạm ngừng ». Thọ không muốn quân bảo an của ông thiệt hại thêm nữa. Khi Đạm tiếp xúc với ông, đề nghị cho quân tiến đán vào cánh sườn, ông lờ đi.

Từ trên máy bay, Vann có thể thấy tiểu đoàn bảo an thứ hai tiến từ phía tây nam, sục sạo tỉ mỉ các thôn ấp. Thọ không vội thấy họ đến ấp Bắc. Tiểu đoàn bộ binh tới từ phía bắc cũng chưa tới Tân Thới.

Một giọng nói tiếng Anh âm Việt Nam, chắc là của viên trung úy ẩn sau con đê ấp Bắc bỗng vang lên trong đài của Vann thông báo hai trong số phi công trực thăng bị thương nặng. Vann cố kéo dài cuộc nói chuyện để biết chi tiết hơn nhưng giọng nói không trả lời.

Anh đề nghị phi công quay lại phía trên những chiếc M-113 ở độ bay thấp. Xe bọc thép vẫn ở nguyên chỗ ấy. Đã 11 giờ 10 phút, như vậy là trực thăng nằm trên ruộng đã 45 phút và anh đề nghị Bá đi cứu ngay. Bá từ chối hợp tác trong trường hợp khẩn cấp như vậy làm anh không tưởng tượng nổi. Mười phút trước đây, khi đi xem quân bảo an, qua Ziegler anh đã đề nghị Đạm gặp trực tiếp Bá trên đài ra lệnh cho ông ta đến ngay ấp Bắc. Đạm xác định đã làm như Vann đề nghị. Trở lại phía trên họ, Vann thấy Mays bên cạnh Bá trên xe bọc thép.

-   Valrus, Topper Six đây. Tôi muốn nói chuyện với anh
-   Topper Six, Valrus đây,  Mays trả lời, Anh nói đi
-   Ông Chúa đồng cấp của anh có định thực hiện mệnh lệnh không ?
-   Không, Topper Six. Ông ta tiếp tục  nói không thể qua kênh kịp giờ được và sư đoàn phải cử bộ binh đi thôi.

Vann không thể chịu đựng lâu hơn nữa :

“Valrus, anh có thể nắm quyền chỉ huy được không ? anh có thể không, hay cũng thối tha ?”.

Giọng của Vann trong loa trở thành một tiếng kêu thé lên. Mays sửng sốt về câu hỏi ấy. Dĩ nhiên anh có thể dẫn dắt những chiếc M-113 đến ấp Bắc được nhưng anh biết quân lính không đi theo anh nếu Bá không ra lệnh. Anh sợ cơn giận của Vann và trả lời lấp lửng :

-   Hiểu rồi. Topper Six, tôi cũng có thể làm việc đó.
-   Thế thì hạ ngay cho tôi loại thối nát trẻ con ấy đi và lên đường ngay !

Mays không trả lời. Anh nhìn Bá. Hai người tôn trọng nhau. Họ trở thành bạn thân trong bốn tháng Mays là cố vấn đơn vị . Bá vẫn im lặng nhưng nét mặt thể hiện “Anh sẽ giết tôi chắc ?”. Mays nhắc lại với Bá buổi sáng họ đã đi qua một con kênh, có lẽ cũng là con kênh trước mặt họ. Tại sao không quay lùi lại, vượt đoạn kênh ấy theo hướng đông đi về ấp Bắc ? Bá đồng ý. Ông nắm lây đài ra lệnh cho đại đội. Những người lái xe nổ máy và bánh xe lăn trong bùn trên con đương đi ấp Bắc.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #64 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2008, 05:34:32 pm »

Vann lo ngại về tình thế những tốp bay đang ở trên ruộng. Nếu hai người trong bọn họ bị thương nghiêm trọng, phải có lệnh lại đưa trực thăng đến cứu nhưng lần này tính toán kỹ hơn. Anh trở về tổng hành dinh Tân Hiệp để lấy nhiên liệu và thảo luận kế hoạch với Ziegler cùng các phi công. Vann nghĩ tình hình đại đội dự trữ có lẽ tốt hơn. Theo anh thấy từ bầu trời, người ta chỉ thỉnh thoảng bắn vào họ. Ở phía nam, về phía quân bảo an, tất cả đều im lặng, có thể Việt cộng đang tìm cách ra khỏi vùng này. Anh đề nghị đài truyền tin của sư đoàn tìm hiểu xem Bowers còn sống không, bảo anh ta đến đài cho những thông báo tin cậy được. Không có trả lời, chắc vì viên trung úy Việt Nam không đáp.

Anh trình bày kế hoạch : với máy bay của mình, anh sẽ làm mồi để biết Việt cộng còn nhiều không, bay nhiều lần sát cây nhử cho kẻ địch bắn. Phi công máy bay lên thẳng cho rằng anh điên, đi tìm chỗ chết nhưng anh vẫn chấp nhận. Ba chiếc Huey còn có khả năng xả súng máy vào quân thù. Chiếc thứ tư bị bắn vào chỗ sống còn, phải sửa chữa mới bay được. Nếu máy bay Vann chỉ bị bắn nhẹ hoặc không bị bắn là bằng chứng Việt cộng không còn lực lượng mạnh chiếm ấp Bắc. Những chiếc Huey sẽ đến bắn súng máy và thả rốc-két vào những hàng cây phía nam và phía tây, giam chân những người còn ở lại phía sau. Trong lúc đó, một chiếc H-21 đến bốc người đi. Một chiếc thứ hai ở trên không ngăn chặn mọi bất ngờ. Ngay lúc đó, Vann vẫn có cảm giác sai là Việt cộng ở phía nam góp phần bắn hạ trực thăng và còn là một đe dọa nghiêm trọng. Các phi công cũng muốn cứu người bị thương đã đồng ý kế hoạch của anh.

Bowers không đoán ra chính Vann đang ở trên chiếc L-19 nhỏ, đột ngột gầm rú xuất hiện trên những chiếc trực thăng và ngọn cây. Anh nghĩ đấy là viên chỉ huy cắt cổ của lực lượng không quân Herbert Prevost luôn thách đố Việt cộng bắn hạ. Bowers cho rằng “Việc đó sẽ xảy ra ngày hôm nay đây”. Anh biết Việt cộng vẫn ở trong hàng cây phía tây trước mặt anh vì trước đó một ít, Braman làm ồn trong thân máy bay H-21 chỗ anh nằm trên đất, họ đã bắn ngay. Bowers bò đến máy bay, kéo theo một loạt đạn mới khi anh đẩy cánh cửa tìm lại Braman. Anh hỏi ông có điều gì không ổn không, Braman trả lời tất cả trở nên im lặng nên ông tưởng mọi người đã đi hết và bỏ rơi ông. Ông không muốn nâng lưng lên, sợ máu ở vết thương sẽ chảy. Vì thế, ông dùng chân gõ vào thành nhôm để có ai đó lưu ý. Bowers xác định với ông chưa ai đi cả và đã báo động với những người khác còn đấy. Thân hình uy nghi của chiếc H-21 lại khiến Việt cộng bắn quá cao và phần trên thân có nhiều lỗ thủng mới.

Tình trạng sức khỏe của Braman có vẻ vẫn khá. Bowers quan sát vết thương. Không có máu tươi và Braman không bị choáng. Ông chỉ xúc động hơn vì nằm chờ đợi đơn độc. Bowers lại cho ông uống và nằm dài bên ông để an ủi làm ông yên tâm. Đội cứu nạn đang trên đường tới và ông nằm yên lặng trong máy bay được an toàn hơn, Bowers bảo. Trước khi ra đi, anh đặt bình nước bên cạnh để ông lấy uống khi khát. Rất lạ là Việt cộng không bắn khi anh lăn từ cánh cửa xuống đất và cúi khom người trở lại con đê tuy anh chắc chắn họ không rời mắt khỏi anh.

Vann và phi công lái chiếc L-19 lượn ngoắt ngoéo trước Việt cộng, cố làm mục tiêu hấp dẫn. Vann không chỉ bay sát ngọn cây bảo vệ anh vì khó thấy mà nhắm bắn một vật lạ ngang trên cành lá. Anh bảo phi công bay hai lần phía trên những chiếc trực thăng theo một đường song song hàng cây phía tây, dễ dàng cho tầm bắn. Lần thứ ba họ bay theo góc 45 độ để cũng phơi mình chiếc máy bay nhỏ trước làn đạn của hàng cây phía nam. Bowers tự nhủ :” Prevost, đồ ngu, lần này thì thực sự anh bay tìm họ!”.

Không một phát đạn. Việt cộng rất kỷ luật, áp dụng nguyên tắc không bắn máy bay quan sát và chờ xem điều gì sẽ xảy ra tiếp. Bowers nghe tiếng trực thăng lại gần, thấy một chiếc H-21 tiến thẳng về phía anh trên ruộng. Phi công lái cố đậu xuống thế nào để những chiếc bị hạ nằm giữa mình và hàng cây phía tây như người lái chiếc Huey bị bắn nát đã muốn. Lần lượt ba chiếc trực thăng chiến đấu xuất hiện, bắt đầu bắn súng máy và rốc két vào những hàng cây phía nam và phía tây. Ngay lúc đó, Bowers nghe tiếng nổ hàng loạt của súng tự động và súng trường từ kênh tưới. Vừa thấy trực thăng, chỉ huy tiểu đoàn Việt cộng ra lệnh bắn. Máy bay Huey một lần nữa lãng phí một nửa số lượng đạn vào hàng cây phía nam. Sai lầm và phi tác dụng cảu súng máy và rốc két đối với những người trong hầm dưới cây cùng cành lá đưa lại kết quả là đạn đối phương không ngừng rít trên đầu Bowers về phía chiếc trực thăng. Phi công đậu xuống khoảng 30 mét phía sau chiếc Huey bị hạ nhưng thông báo ngay qua đài phải bay lên vì bị bắn quá nhiều. Một số những yêu cầu không được đáp ứng và máy bay khó khăn giữ vững trên không. Được phi công của Vann giúp đỡ, chiếc máy bay thoát được và bay đi khoảng một cây số đến đúng chỗ xe bọc thép của Bá đã qua một con kênh.

Đã gần trưa. Việt cộng lại lập được một kỷ lục mới. Ít nhất họ cũng đã loại khỏi vòng chiến đấu 5 chiếc trực thăng. Họ cũng lừa được Vann ngây ngô lần thứ hai. Hơn bao giờ hết, anh quyết định bắt họ phải trả giá vì đã biến anh thành trò cười.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #65 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2008, 04:25:25 pm »

Vann có lẽ được an ủi nếu biết mọi việc ở bên kia cũng không được tốt lắm. Chỉ huy tiểu đoàn 261 của lực lượng chủ lực và hội đồng tỉnh đã dự tính cho quân đội Sài Gòn một bài học nghiêm khắc rồi rút lui có trật tự. Họ muốn làm lại cuộc đánh biệt kích ngày mồng 5 tháng Mười trên qui mô lớn hơn. Nhưng càng hoạt động, cơ may càng giảm sút. Đến tra, 350 người bị vây hãm trong một cuộc đối mặt không cân sức, không có khả năng thoát ra trước bóng tối lúc mười chín giờ rưỡi. Viên chỉ huy ngần ngại rút về Tân Thới sau khi bắn hạ 4 trực thăng trong buổi sáng vì theo sự thôi thúc của Vann, các toán quân của Sư đoàn 7 Quân đội Cộng hòa tiến vào ấp từ phía bắc không quay lại để cứu đại đội dự phòng và các tổ lái trực thăng. Đến 12 giờ 15, cuối cùng tiểu đoàn Sài Gòn đến Tân Thới. Thay vì tiến hành thăm dò trước khi tấn công, viên chỉ huy Quân đội Cộng hòa để bộ binh mò mẫm tiến lên, kẹt vào lưới lửa của đại đội quân địa phương Việt cộng nấp sau các bờ đất. Du kích đưa Quân đội Cộng hòa vào một ngõ cụt nhưng lối thoát qua Tân Thới cũng bị ngăn chặn. Con đường duy nhất ra khỏi chiến trường ở về phía đông với đồng ruộng và đầm lầy trống trải. Đi qua đó giữa ban ngày sẽ kết thúc bằng một cuộc tàn sát của máy bay ném bom.

Hai đại đội du kích ấp Bắc và Tân Thới dựa vào nhau nhưng cũng độc lập với nhau. Nếu chạy khỏi một trong hai ấp, các toán quân ấp kia có thể cũng lâm vào sợ hãi. Thậm chí nếu cả hai trụ lại, họ sẽ bị sức ép một lúc từ quá nhiều phía nên kháng cự kém hiệu quả. Vann đang muốn tiêu diệt họ cũng như viên chỉ huy Việt cộng, người cố cứu họ, đều biết tiến thoái lưỡng nan đến như thế nào. Hoặc 350 người ở lại với tư thế chiến đấu và một số chết, nhưng trụ lại được cho đến tối, đại bộ phận sẽ thoát. Hoặc họ rời bỏ vị trí bỏ chạy, đại bộ phận sẽ bị tàn sát. Kinh nghiệm chiến đấu chống một lực lượng lớn hơn và khả năng suy xét sáng suốt trong tình hình rối rắm và bạo lực rất cần thiết để hiểu cái giá phải trả cho cuộc chiến. Vann và viên chỉ huy Việt cộng, cả hai đều có kinh  nghiệm và khả năng ấy. Vann cố gắng làm cho đối thủ bỏ chạy để có thể giết họ. Viên chỉ huy Việt cộng sử dụng sự thành thạo thu thập được trong kháng chiến chống Pháp và sự hiểu biết của những trận đánh khác trong cuộc chiến tranh này để truyền lại cho các chiến sĩ mình ý muốn trụ lại, chiến đấu và sống để tiếp tục chiến đấu.

Nhưng những người lính thấy rõ nguy cơ trước mắt hơn mối nguy hiểm tương lai đáng sợ hơn. Trung đội quân chủ lực cuối phía nam con suối ấp Bắc và quân địa phương đi theo họ bắt đầu nứt vỡ trước buổi trưa. Trung đội trưởng bị thương nhẹ được đưa đến trạm cứu thương ấp Bắc. Nếu trung đội không bị cản trở do đội quân bảo an, họ đã đánh chặn sườn, lộ mình cho đại đội dự phòng ở phía sau. Xem ra họ không biết đồng đội của họ ở kênh tưới đã vô hiệu hóa đại đội dự phòng, giết hoặc làm bị thương hơn một nửa quân số 102 người. Họ được trinh sát địa phương báo một tiểu đoàn bảo an khác đang tiến về phía họ. Một trong những khẩu súng liên thanh hỏng hóc không sửa được. Họ báo cáo với chỉ huy đại đội ấp Bắc, họ đang trong tình trạng xấu và đề nghị cho rút lui. Viên chỉ huy chấp nhận với ý định bố trí hai trung đội trong những hầm cá nhân mới ở đầu kênh tưới để bảo vệ cánh sườn phía nam. Vừa đánh vừa rút lui, quân lính không tôn trọng triệt để nguyên tắc ngụy trang. Một máy bay trinh sát của không quân Nam Việt Nam trông thấy họ và gọi máy bay ném bom. Tuy ít người chết và bị thương, những người khác tản mác và bắt đầu lội ngược sông đến nơi tương đối an toàn ở Tân Thới thay vì đến nhận lệnh chỉ huy ở đại đội ấp Bắc. Một trinh sát viên được cử đi tìm họ đưa về nhưng vì sợ quá, họ từ chối. Chỉ huy đại đội buộc phải giảm lực lượng bảo vệ kênh tưới mà xe M-113 đang dần dần tiến đến để tăng cường lớp bọc sườn phía nam. Ông nghĩ như Vann và viên trung úy Mỹ, quân bảo an của thiếu tá Thọ sẽ tấn công hàng cây phía nam chỗ hai trung đội đã bỏ đi. Một trung đội không thể hoạt động có hiệu quả chống một tiểu đoàn. Nếu quân bảo an tấn công khá kịch liệt, chắc chắn họ sẽ vòng cánh sườn tiến về phía sau những công sự ở kênh tưới làm vị thế của ấp Bắc không giữ được.

Chỉ huy đại đội ấp Bắc lo ngại, đề nghị Tân Thới chi viện để thay thế những trung đội mất đi. Chỉ huy tiểu đoàn từ chối. Các chiến sĩ ở Tân Thới đã chăn được tiểu đoàn Quân đội Cộng hòa nhưng họ chỉ là một đại đội đối mặt với một tiểu đoàn gồm ba đại đội lúc nào cũng có thể được tăng cường một đơn vị biệt kích cách đấy 10 phút đi bộ. Trong tình trạng ấy, viên chỉ huy tiểu đoàn không thể mạo hiểm việc gì làm yếu lực lượng bảo vệ Tân Thới. Tình hình thật bấp bênh và hai vị trí độc lập với nhau nên ông không thể tự cho phép mình để mất một. Ông bảo viên chỉ huy đại đội ấp Bắc phải giữ vững chỉ với những người hiện có.

Việt cộng ở con đê kênh tưới ấp Bắc chỉ bị thương 5 người trong suốt buổi sáng chiến đấu nhưng quyết tâm đã yếu đi vì máy bay bắn, trọng pháo dội, không kể đến triển vọng không thể thực hiện được : chặn những chiếc xe bọc thép với vũ khí hạng nhẹ của họ. Buổi trưa, trọng pháo Sài Gòn lại bắn nhưng cũng chẳng có hiệu quả gì. Quan sát viên gần nhất ở chỗ tiểu đoàn Tân Thời. Anh ta chỉ cố điều chỉnh tương đối tầm bắn vào ấp Bắc dựa vào những cột khói của một quả bom phốt pho tình cờ. Từ lúc thử dùng trực thăng cứu không được, Vann không còn hình dung vị trí ẩn nấp của Việt cộng nữa. Anh chỉ đòi đạn cối được hướng vào hàng cây phía tây. Tuy tổng hành dinh sư đoàn nhắc đi nhắc lại việc điều chỉnh tầm bắn sẽ do một quan sát viên trong một chiếc L-19 nhưng sĩ quan chỉ huy trọng pháo không bao giờ nhận được. Đạn cối tiếp tục dội vào ấp làm tan tành những ngôi nhà trống của nông dân.

Về lý thuyết, Vann có thể chọn cố vấn trọng pháo của anh trực tiếp chỉ huy đội pháo và bản thân anh hướng dẫn tầm bắn từ chiếc L-19 của mình. Nhưng đây là trường hợp cuối cùng mà chính Vann cũng không thể tự cho phép mình. Nắm lấy đội trọng pháo có nghĩa là tước đi của các sĩ quan Sài Gòn một vũ khí cơ bản. Đạm, người chịu trách nhiệm trọng pháo và chỉ huy đội pháo nói trên đều từ chối và Vann phải từ bỏ ý định. Ở giai đoạn đầu tiên này của chiến tranh, các cố vấn Mỹ phụ thuộc vào nhiều hạn chế từ trên giữ họ ở vai trò cố vấn, không làm nhiệm vụ chỉ huy. Và những đồng cấp Sài Gòn của họ biết điều đó. Vann không có sự lựa chọn nào khác là tiếp tục đề nghị sĩ quan trọng pháo tiếp xúc với quan sát viên không quân Việt Nam ở máy bay L-19 của ông ta. Nhưng về phía Việt Nam không suôn sẻ : điều gì là đúng đối với trọng pháo cũng có giá trị đối với không quân, rơi vào đúng ngày Vann đang cần.

Những người kiểm soát không quân trên máy bay L-19 của họ, những phi công Việt Nam và Mỹ trên máy bay ném bom của không quân do tướng Anthis tạo dựng, hôm ấy xử sự như bình thường khi người ta báo với họ pháo binh bị hạn chế tầm bắn vào một thôn ấp. Họ tấn công vào những ngôi nhà rách nát của nông dân, chuồng trâu bò gà viẹt ở ấp Bắc và Tân Thới, làm tan tành những cơ cấu thô sơ bằng bom, rốc két, đốt cháy tất cả bằng napaml. Không bao giờ xuống đất để nắm được đã đánh Việt cộng ra sao, họ không biết hành động của họ vô hiệu quả đến mức nào. Trên một chiếc máy bay, họ không dễ hiểu được lô gíc của quang cảnh bên dưới. Phi công dĩ nhiên không suy luận nếu Việt cộng ở trong nhà giữa ấp, họ không thể bắn những người tấn công trên ruộng vì cành lá xung quanh che khuất. Phản ứng của người phi công đâm xuống trước cây cối um tùm tự nhiên dẫn anh đến bắn vào bộ khung lớn nhất do con người xây dựng. Không quân Pháp cũng làm thể trong cuộc chiến tranh thứ nhất, phá hủy nhà cửa của nông dân trong lúc Việt Minh ngồi hầm dưới cây cối bên đê nhìn họ. Khi những phi công của Không lực Hoa Kỳ sau này bỏ bom miền Bắc Việt Nam, họ cũng làm đổ nát các nhà trường, đình chùa vì tất nhiên đó là những tòa nhà lớn nhất ở cộng đồng nông thôn.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #66 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2008, 08:37:43 pm »

Vann không nghĩ phải gọi cho Prevost để ông này giúp anh bỏ bom con đê vì anh có cảm giác sai là Prevost đã đến tổng hành dinh Cần Thơ. Thực ra Prevost đang chuẩn bị hành lý khi ông nghe tin những chiếc trực thăng bị hạ. Ông đến ngay Tân Hiệp, mượn một chiếc L-19 ở Việt Nam để đi thanh tra trận địa. Một khi hai người ở trên không, họ không còn tiếp xúc với nhau nữa. Vann không thể tự mình hướng dẫn một cuộc không kích vì anh bị cấm triệt để nói trực tiếp với phi công Mỹ ở máy bay ném bom. Không lực Việt Nam rất ghen tỵ với những đặc quyền của anh mà Anthis và ban tham mưu của ông ở Sài Gòn cũng bảo vệ nên Harkins không dung túng cho đề nghị của Vann : cho phép những người Mỹ đảm bảo trách nhiệm khi phi công máy bay ném bom là người Mỹ, phần lớn trường hợp trong thời kỳ ấy. Chỉ những thanh tra không quân Việt Nam có quyền chỉ đạo các cuộc tấn công. Vann khẩn nài Đạm để Không lực Việt Nam đừng đốt cháy nhà cửa nữa mà bỏ bom napalm vào hàng cây. Nhưng không một lời nào có vẻ có hiệu lực đối với hành vi không suy nghĩ của những người bay.

Dù vậy, tất cả những việc ấy cũng làm Việt cộng không chịu đựng nổi. Tiếng đạn cối rít, những vụ nổ làm rung chuyển đất , sức nóng của nhà đang cháy, khó thở vì bom napalm rút hết dưỡng khí, tiếng ồn ào ma quỷ của súng máy 50, ca-nông bắn nhanh, những loạt rốc két và tiếng gầm rú của máy bay ném bom nhào xuống, tất cả những cái ấy làm thần kinh và nỗ tai khó chịu nổi. Rồi trước 13 giờ một ít Việt cộng thấy những chiếc M-113 tiến lại dần dần trên đồng ruộng. Còn 7 giờ nữa mới tối, họ không thể tránh đánh nhau với những cỗ máy đáng sợ ấy. Những người trong những nơi trú ẩn thấy lại những cảnh tàn sát mà những vật cồng kềnh ấy gây ra trước đây.

Tình trạng thật báo động vì ban chỉ huy Việt cộng không có vũ khí chống tăng, không thể hình dung một chiến thuật chiến đấu chống M-113 có hiệu quả. Để cố truyền cho các toán quân can đảm đứng lên chống xe bọc thép với vũ khí nhẹ và lựu đạn, các huấn luyện viên đã lên một bản danh sách những điểm yếu của xe bọc thép. Tất cả những nhận xét của họ đều sai trừ hai điểm : người bắn súng máy trên đỉnh đứng sau giá súng để lộ từ thắt lưng trở lên. Họ cũng nghĩ có thể bắn trúng lái xe qua khe ngắm. Đấy cũng là một điểm yếu của chiến cụ. Nói chung, lái xe mở lá chắn trước mặt, thoải mái và dễ chịu hơn, như thế có thể đi nhanh hơn; nguy cơ bị bắn trúng không lớn qua những hoạt động trước nên không giữ tấm chắn đóng kín. Nếu họ hạ tấm chắn để tránh đạn, họ chỉ trông thấy qua một hệ thống gương và khối lăng trụ, hạn chế tầm nhìn đến 100 độ. Người lái không được tự do điều khiển xe và phải lăn bánh dần dần. Các chỉ huy Việt cộng cũng đã truyền thụ cho chiến sĩ tập trung bắn vào M-113 như đã bắn máy bay. Mỗi tiểu đội hoặc trung đội phải chọn chiếc xe gần nhất bắn tập trung vào đấy.

Những chiếc M-113 được gửi sang Việt Nam do các sĩ quan Mỹ ngạo mạn về ưu thế sức mạnh súng đạn của quân đội Hoa Kỳ. Súng máy không cần màn bảo vệ vì có thể dìm mọi chống trả bằng vài tràng đạn bắn ra gấp đôi và sức tàn phá gấp ba những gì Việt cộng có mạnh nhất. Lý thuyết ấy có giá trị với điều kiện có thể thấy mục tiêu và điều khiển súng khéo léo để bắn được liên tục. Súng cỡ 50 như một con ngựa hoang. Bước giật lùi và có xu hướng nâng cao nòng súng, đưa đạn lên trời. Vấn đề càng nghiêm trọng khi người lính điều khiển là một người Việt Nam thấp nhỏ. Muốn tầm bắn chính xác phải tập bấm chân vào đường vành tấm chắn để cố sức giữ chắc khẩu súng. Nhưng binh sĩ của Bá tập luyện được chăng hay chớ.

Chỉ huy tiểu đoàn Việt cộng bố trí 75 người ở con đê kênh tưới đoàn xe M-113 đang hướng tới. Ông đặt hai khẩu súng máy 30 ở những chỗ xa để có thể bắt được mọi mục tiêu dưới làn đạn bắn chéo.

Để tăng cường quyết tâm của các toán quân, cả buổi sáng ông không ngừng lần lượt khuyến khích họ. Khi tiểu đoàn ấp Bắc bắn hạ trực thăng, ông thông báo ngay những “chiến thắng” ấy cho binh sĩ ở Tân Thới đang phải đối đầu với tiểu đoàn của Sư đoàn 7 Sài Gòn. Khi quân Tân Thới đẩy lùi được tiểu đoàn, tin về “chiến thắng” này được truyền đến ngay cho binh sĩ ấp Bắc đang chờ xe bọc thép. Chỉ huy ấp Bắc và các phó của ông sử dụng con để như một chiến hào liên lạc. Họ lội bì bõm trong nước đến ngang lưng, đi từ hố này đến hố khác dọc bờ dưới tán cây để máy bay không trông thấy. Họ không ngớt nhắc lại với quân mình những điểm yếu của xe bọc thép và cố thuyết phục sẽ đạt kết quả nếu binh sĩ sử dụng trí não cũng tốt như vũ khí. Dù sao quân lính cũng không đi đâu được trước khi trời tối. Nếu phải chết, họ chết vinh quang trong chiến đấu hơn là bỏ chạy và bị xẻ thành mảnh như trâu bò. Họ chú ý để mỗi chiến sĩ kiểm tra kỹ vũ khí. Nhân công chở những hòm đạn Mỹ trên thuyền con, theo con kênh đưa đến phân phát cho họ. Chiến sĩ bộ binh bị thương được chuyển về hậu phương trên  thuyền và có những người tình nguyện địa phương thay thế. Có ba người bị thương khác là cán bộ, có lẽ là đảng viên như các sĩ quan và đại bộ phận hạ sĩ quan trong đại đội. Để làm gương họ từ chối về điều trị ở trạm cứu thương và ở lại tại chỗ. Cán bộ đưa ra một khẩu hiệu mà những người dưới hố cá nhân lần lượt nhắc lại “Chết tại vị trí chiến đấu còn hơn … Chết ở vị trí chiến đấu còn hơn …”
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #67 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2008, 09:30:10 am »

Xe bọc thép mất một thời gian lâu để vượt qua những con kênh ngăn cách ấp Bắc. Bowers phía sau con đê nhìn ra tự hỏi có phải họ vẫn nghỉ ngơi để ăn uống không. Trên bầu trời, Vann nóng lòng không biết bao giờ những chiếc M-113 mới đến ấp Bắc. Giữa cảnh chán nản của tiểu đoàn bị chặn đứng trước Tân Thới và sự tiến triển yếu ớt của tiểu đoàn thứ hai quân bảo an từ tây nam lên, anh chỉ còn điện thoại la mắng Mays để anh này thúc giục Bá. Không có những chỗ lội qua sông dễ dàng, người ta phải chặt cây và cành nhánh mất hết thời gian. Dù được trả lương để đánh nhau, họ không hề muốn mạo hiểm cuộc sống của mình một cách vô ích. Vì vậy, họ làm việc nhịp độ rất chậm, tự nhủ nếu kéo dài thời gian Việt cộng sẽ có đủ thì giờ rút lui. Bá cũng không vội vì những lý do riêng và chú ý không thúc giục. Chỉ đến một giờ chiều, họ mới nhận được qua điện đài lệnh của thiếu tá Thọ phải tấn công ấp Bắc.

Khi những chiếc xe bọc thép tiến đến con kênh cuối cùng, cách những chiếc trực thăng bị hạ khoảng 500 mét và cách con để kênh tưới 700 mét, viên chỉ huy du kích quyết định hy sinh một nửa số 12 quả đạn cối 60 ly ông đã bí mật thu lại. Một số nổ khá gần hai chiếc M-113 làm những người trong xe sợ hãi nhưng không quả nào trúng đích. Súng cối bắn gián tiếp, đạn theo hình vòng cung không chính xác; dĩ nhiên chúng không có ích nhiều đối với xe bọc thép. Để sống sót, với vũ khí hạng nhẹ và lựu đạn họ phải thực hiện một chiến công từ trước tới lúc đó chưa bao giờ có.

Mays nghĩ rằng súng cối do một đơn vị khác của Quân đội Cộng hòa bắn sai mục tiêu.

-   Topper Six, bải việc bắn súng cối ngừng lại, anh đề nghị Vann.
-   Tôi rất muốn thế, Valrus, nhưng không phải của chúng ta. Vann trả lời với lối hài hước mỉa mai anh có thể nói trong những lúc khó khăn.

Còn Scanlon trong một chiếc xe khác, nhận thông tin ấy do Mays truyền lại, hoan nghênh lối hài hước ấy nhưng nghĩ Vann lầm đã hình dung đó là đạn cối của Việt cộng. Scanlon cho rằng ở ấp Bắc chưa có súng cối. Trên máy bay của mình, anh thấy mọi mặt có vẻ tĩnh lặng. Người ta không bắn ở phía trực thăng nữa và bên phải ngay dưới hàng cây buổi sáng có trung đội Việt cộng, anh thấy những ngọn lửa nhỏ quân bảo an đang thổi cơm và nấu thịt gà họ ăn cắp trong thôn ấp. Scanlon tự nhủ :”Tốt rồi, bây giờ đã kết thúc hẳn. Chỉ còn chuẩn bị dọn dẹp và đưa các phi công và những người bị thương đi thôi”.

Đấy hình như cũng là ý nghĩ của những người ở đại đội M-113. Họ còn làm việc chậm hơn. Đáng lẽ phải chặt cành nhành, phần lớn  trong số họ lại đứng trên bờ kênh để nhìn một đợt tấn công của không quân. Máy bay ném bom vào một thôn ấp mà Việt cộng rút đi đã lâu vẫn luôn là một cảnh không thiếu. Nghĩ đến những người bị thương, Scanlon đi tới một toán lính bảo họ làm việc đi. Họ chỉ cười. Anh đi tìm một chiếc búa đưa cho một người trong bọn họ. Họ miễn cưỡng bắt đầu chặt cây.

Thấy cũng phải 45 phút nữa tất cả xe bọc thép mới sang hết qua kênh, Mays đề nghị Bá để anh chỉ huy đại đội bộ binh. Anh chuyển hai chiếc súng máy 50 trong năm phút. Vann để yên cho họ làm. Nếu còn một số Việt cộng chậm lại trong ấp, một đại đội bộ binh và hai súng máy dễ dàng tiêu diệt họ. Bá chấp nhận. Bây giờ đã được Thọ cho phép, ông ta không căng thẳng nữa và cũng có cảm giác dù sao Việt cộng cũng đi hết rồi.

Mays nghĩ còn có Việt cộng ở đấy. Biết Vann theo dõi chăm chú những gì diễn ra trên chiến trường, anh nghĩ Vann xác định đúng nguồn gốc của súng cối. Loạt bắn hầu như chấm dứt ngay, anh kết luận đấy là một đợt bắn chặn bảo vệ cuộc rút lui. Anh không thể hình dung một số lượng quan trọng Việt cộng vẫn ở lại khi họ thấy đoàn xe M-113 từ lâu trong quá trình tiến đến chậm chạp.

Anh ngạc nhiên về câu trả lời của Vann khi anh trao đổi ý kiến chuyển dịch hai khẩu súng máy và cho bộ binh tiến lên.

“Không, lạy Chúa ! Anh ta thất thanh kêu lên. Hãy cho xe bọc thép tiến đến”.

Không cần giải thích anh đã suy nghĩ gì. Là người lính chuyên nghiệp có kinh nghiệm, Mays hiểu : Vann cho rằng đang có lực lượng mạnh Việt cộng ở ấp Bắc và anh muốn Mays dẫn xe bọc thép đến gấp buộc họ bỏ chạy ra chỗ trống phía đông để anh có thể tiêu diệt họ. Mays cũng biết rõ như Vann khi những chiếc M-113 vào đến ấp, tất cả những Việt cộng trong ấp Bắc sẽ bắn trước khi rút chạy.

Đã 13 giờ 45 phút. Từ khi Vann gọi khẩn cấp đại đội xe bọc thép cách đấy một cây số rưỡi, đã trôi qua 3 giờ 20 phút. Ba chiếc xe vượt qua con kênh : chiếc xe chỉ uy của Bá dừng lại kéo dây cáp một chiếc thứ tư, xe của trung úy Chớ, thuộc hạ chiến đấu hạng nhất của Bá và một người nữa. Mays lên xe của Chớ đi về hướng những chiếc trực thăng. Anh muốn nhanh chóng đưa những người Mỹ bị thương vào trong xe bọc thép trong trường hợp súng nổ. Viên chỉ huy tiểu đoàn Việt cộng ra lệnh cho binh sĩ kiểm tra súng đạn. Cuộc chiến đấu chờ đợi lâu nhưng nổ ra chóng vánh.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #68 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2008, 11:15:21 am »

Khi hai chiếc xe bọc thép tiến về phía những chiếc trực thăng, súng cối Việt cộng bắn ba quả đạn cuối cùng. Mays không kể đến những phát nổ và bùn bắn tóe lên; anh cho chỉ là một chiến thuật làm chậm bước tiến. Anh nghĩ “Cho một loạt đạn là chúng chuồn thôi”. Chớ đích thân nắm lấy khẩu súng máy và Mays ngay bên cạnh anh. Anh nhìn thấy ba trong số phi công phía sau con đê trước chiếc H-21 trong đó có Braman bị thương, ra hiệu cho Chớ quay xe về bên phải trực thăng và dừng lại bên cạnh các phi công. Anh cúi xuống hỏi họ những người bị thương và những thành viên tổ lái khác ở đâu. Thực ra phải chờ một sĩ quan đảm nhận trách nhiệm về người của mình và những người bị thương nặng. Hai phi công sống sót của chiếc Huey có vẻ ngơ ngác và người thứ ba, một thượng sĩ của một chiếc H-21 trả lời không biết làm Mays bực bội. Lúc đó trung sĩ Bowers bì bõm trong ruộng bước tới nói một người tổ lái bị thương ngay trong chiếc trực thăng phía sau và phải đưa anh ta đi. Mays nhảy từ M-113 xuống. Anh bắt đầu tiến lại thì chỉ huy tiểu đoàn Việt cộng ra lệnh bắn. Cả hàng cây rung lên. Bowers không dừng lại và Mays bình tĩnh bước sau anh ta mặc dù đạn rít khắp nơi. Khẩu súng máy của Chớ và của xe M-113 kía nổ túng như búa đập trả lời tiếng súng của du kích. Mays còn phân biệt được trong cảnh ầm ào ấy tiếng rung của khẩu súng máy ở đầu bên phải con đê kênh tưới.

Mays cùng Bowers trèo vào trực thăng đưa Braman vào chỗ an toàn sau ba giờ rưỡi anh ta chờ cứu. Anh đã chết. Bowers kinh ngạc không tin được, lật người xem xét. Anh ta không bị vết thương mới nào và vết thương ở vai không có dấu hiệu chảy máu. Sau này khi mọi việc đã xong, Bowers bị ám ảnh cho rằng có lẽ mình sai lầm khi để anh trong trực thăng mạo hiểm vì một vết thương khác hoặc nhiễm trùng vì nước bẩn. “Có lẽ nếu có bạn, anh ấy vẫn hy vọng và còn sống”, anh tự nhủ. Ý nghĩ có thể mình chịu trách nhiệm về cái chết của Braman ám ảnh anh trong nhiều năm.

Một cử động đột ngột của Mays đưa Bowers trở về thực tại. Mays đứng lên trong ca-bin. Một tay súng xuất sắc Việt cộng ngắm anh qua cửa sổ đóng kín suýt bắn trúng anh với hai phát đạn nhanh. Mays kêu lên phải đưa ba phi công vào chỗ an toàn trong xe bọc thép. Cả hai nhào xuống ruộng đến chỗ chiếc xe và Bowers giúp Mays đưa những người lái máy bay lên qua cửa lật sau xe. Mays quyết định trong lúc này làm hơn nữa là điên rồ, hơn nữa Bowers đã thông báo với anh Deal chết rồi và nói thêm, ngoài Braman, những người khác không cần thiết chuyển đi ngay. Bowers từ chối đề nghị của Mays vào ẩn trong xe M-113; anh muốn tập hợp những người sống sót ở đại đội bộ binh Việt Nam của anh, đã lom khom đi dọc theo con đê.

Khi Mays lên xe, anh mới biết người lái đã chết vì một viên đạn trúng đầu. Chớ xuống nói với Bá qua điện đài. Mays nghĩ nếu anh vẫn còn chỗ súng máy chắc anh cũng chết. Mays gọi Vann đang bay để thông báo anh đã tìm được ba phi công và hai người trong tổ lái trực thăng đã chết. Rồi đài im bặt. Một viên đạn Việt cộng cắt ngang.

Hai chiếc M-113 khác theo chỉ thị của Bá lại gần, vòng về bên trái trực thăng để che chắn cho những người trên ruộng dọc con đê. Scanlon nắm lấy một cái móc chiếc xe thứ hai đang đi và nhảy lên.

Đối với Scanlon, Việt Nam cũng là cuộc chiến tranh đầu tiên của anh. Cũng như Bowers và Mays, anh vào binh nghiệp vì Triều Tiên. Nhưng giống các bạn, ý muốn của quân đội tăng cường sức mạnh ở châu Âu, chống lại thách đố của Xô-viết đã ngăn cản anh tham gia chiến đấu ở Viễn Đông. Cuối cùng anh ở lại trong quân đội vì các sĩ quan Mỹ những năm 50 phải làm tròn nghĩa vụ và sở thích du lịch vô cùng quan trọng với họ. Nó giàu có hơn cuộc sống đời thường của một viên chức nhà băng Saint Louis. Scanlon, sĩ quan dù và xe bọc thép, tiêm nhiễm niềm tin của quân đội Hoa Kỳ tấn công là cách tự vệ tốt nhất và hiếu chiến cho phép thắng trận trong những cuộc chiến tranh. Niềm tin ấy dẫn anh đến đồng ruộng này với khẩu súng ngắn theo điều lệ cầm tay trong lúc anh không thấy đạn nảy lên trên chiếc xe bọc thép của anh.

Hai chiếc M-113 của Scanlon vòng về phía trái những chiếc trực thăng như Bá ra lệnh, tiến thẳng về khẩu súng máy ngụy trang gần chỗ con đê kênh tưới đâm ra ruộng. Khi những chiếc xe bọc thép ngang hàng với trực thăng súng máy trên xe nổ một tràng về phía hàng cây được Việt cộng trả lời ngay bằng đợt bắn tập trung cũng như thế. Xe bọc thép dừng lại, cánh cửa sau hạ xuống và các trung đội bộ binh nhảy xuống ruộng triển khai thành hình cánh quạt. Những chiếc M-113 lại tiến lên tấn công phối hợp; binh lính bước tới súng cầm tay như một vòi tưới, phun ra phía trước hàng tràng. Binh lính Nam Việt Nam được Scanlon và những giáo viên Mỹ khác huấn luyện theo cách này, đã trở thành máy móc đối với họ. Trước đây, họ thực hiện như vậy khi một toán Việt cộng không may thoát được trước khi xe bọc thép đến đã mạo hiểm bắn lại. Như vậy, sức mạnh lưới lửa của súng máy trên xe được tăng cường bằng những loạt bắn của bộ binh. Scanlon là một trong những người nhảy xuống đầu tiên, rút súng ngắn cầm tay. Anh không định bắn ai nhưng khẩu súng là một phần trong trang bị sĩ quan và có thể có ích để tự vệ. Anh rút nó ra theo phản xạ vì vai trò của anh cần thiết phải hướng dẫn binh lính chiến đấu và đi cùng với họ để xem việc gì sẽ xảy ra.

Một lính bộ binh bị trúng đạn ngay. Khẩu súng máy lúc đầu sai mục tiêu vì tầm bắn của Việt cộng từ một bụi chuối bên trái xa hơn nhưng không làm bị thương người nào. Súng giật lùi nâng cao nòng súng và Scanlon thấy đạn xé tan ngọn cây. Một loạt đạn mới của Việt cộng bắn vào M-113 làm người bắn súng máy hiểu ra mình lầm, lần này hướng vào con đê kênh tưới trước mặt, đạn lại xé tan những hàng cây con. Scanlon kêu lên “Thằng ngu ! Nó bắn toàn lên không, trên đầu chúng”.

Đáng buồn là cả người bắn súng máy, cả Scanlon và không ai khác nữa thấy được một kẻ thù. Trước mặt họ chỉ là một bức tường xanh lá cây lớn. Chỗ hợp lý độc nhất phải là ở chân bức tường ấy nhưng cây cối dày đặc đến mức không thể phân biệt được ngọn lửa nòng súng thường để lộ chỗ để súng.

Chiếc xe bọc thép mới tiến được mấy mét thì một người lính đứng cạnh khẩu súng máy bị bắn. Anh ta sợ nhảy vào trong xe vừa tiếp tục tưới mưa đạn. Những Việt cộng mà Scanlon nghĩ không có ở ấp Bắc đối mặt với những chiếc M-113 hoàn toàn khác với điều anh đã hình dung. Anh vẫn giữ kỷ niệm của những trận đánh trước, họ sợ hãi chạy trước đoàn xe như đàn vịt từ bụi cây thoát ra khi chó và người đi săn lại gần. Anh hiểu ngay họ sẽ bị chết hoặc bị thương hết nếu không ẩn sau khối bọc thép. Anh bập bẹ tiếng Việt, bảo người lái xe dừng lại và ra hiệu gọi những người khác trở lại.

Tính hiếu chiến và niềm tin vào hỏa lực bám sâu vào Scanlon đến mức anh không bao giờ hình dung được việc tốt nhất cần làm là lùi lại, phân tích tình hình và trở lại với một giải pháp hay hơn tấn công trực diện. Người ta vẫn dạy cho anh khi không thấy được đối thủ, phải bắn dìm đầu họ xuống. Anh nghĩ súng máy bắn vào gốc hàng cây đủ sức kìm chế Việt cộng để người lái đưa xe bọc thép đến gần khống chế súng máy địch và lính bộ binh có thể tấn công dưới sự bảo vệ của xe bọc thép.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #69 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2008, 03:32:05 pm »

Người bắn súng máy không muốn ra đứng ở vị trí khi Scanlon ra mệnh lệnh “Đứng dậy, nhân danh Chúa, và bắn vào gốc hàng cây !”. Anh nắm áo kéo anh ta ra ngoài, hét lên cố chỉ dẫn bằng tiếng Việt cho đến lúc anh ta nắm lấy súng.

Người lái chiếc M-113 bắt đầu lùi. Scanlon nhận thấy chiếc xe bỏ lại một người bị thương trên ruộng, anh kêu lên ra hiệu. Người lái nghe tiếng trở lại chỗ người bị thương nhưng không ai muốn ra khỏi xe để nhặt lên. Scanlon nhảy xuống chạy tới. Một lính bộ binh can đảm hơn những người khác cũng nhảy theo giúp anh đưa người bị thương lên đặt nằm trên sàn xe. Trong lúc họ làm thế, hai lính bộ binh khác bị trúng đạn. Người bắn súng máy chiếc M-113 thứ hai cũng sợ hãi, trốn vào bên trong vừa bắn hàng loạt lên trời. Scanlon chạy tới, chửi rủa cho đến khi anh ta lên lại vị trí “Bắn vào gốc hàng cây!”.

Tổ lái hai chiếc M-113 sợ ; lái xe đóng tấm chắn phía trước chống đạn. Việt cộng thôi bắn khi những chiếc bọc thép lùi. Lúc đầu, lái xe đi về phía bên phải những chiếc trực thăng, chỗ những chiếc xe bọc thép của Mays tiến lại. Nhưng cho rằng chỗ ấy căng thẳng, họ chuyển hướn g về phía con kênh. Scanlon hét lên bảo dừng lại, ra hiệu lái xe của anh đi về phía trực thăng nhưng anh ta lắc đầu. Anh bèn bảo viên trung sĩ trưởng xe và những người khác trong nhòm phải trở lại tấn công Việt cộng vì những người lính bị thương và nằm im tránh đạn đang dựa vào họ. Viên trung sĩ trả lời đã có ba người bọn họ bị thương và thế là đủ. Người lái xe vẫn đi về phía con kênh. Scanlon không muốn đồng lõa với cách rời bỏ hàng ngũ đó. Anh thấy Bowers ngồi xổm ở bờ đê vẫy anh. Anh nhảy xuống chạy lại đấy.

Bowers quyết định tốt hơn là tìm lại những sĩ quan cố vấn khác vì không hy vọng có thể thực hiện được việc gì có ích với những người sống sót trong đại đội dự phòng của anh.Mấy phút trước đây, anh cố gắng tổ chức một cuộc tấn công và bây giờ cảm thấy những cố gắng của mình thật buồn cười. Khi thấy xe bọc thép của Scalon tiến đến, anh hướng dẫn người của mình thao diễn chiến thuật xe bọc thép phối hợp bộ binh như anh đã tập cho họ. Khẩu hiệu của trường bộ binh là “Theo tôi!”. Theo tập quán tốt nhất, Bowers đã lom khom chạy dọc con đê, kêu lên bằng tiếng Việt “Tấn công !” rồi anh đứng lên vung khẩu súng máy về hướng binh lính Sài Gòn để họ theo anh và chạy theo xe bọc thép về phía quân địch. Tiến chưa đầy 20 bước, lần thứ hai trong ngày anh có cảm giác đơn độc. Anh ngoảnh lại, đúng là chỉ một mình ! Khi những chiếc M-113 trở lại, Bowers quay lại về con đê, may mắn không ai đi theo. Còn vài người lính bị bắn chết nữa. Không sao. Đấy như đã là số phận của những người chết hôm ấy. Anh báo tin với Scanlon, Braman và Deal chết rồi và Mays đã đưa đi ba phi công. Scanlon hỏi anh những người đi máy bay khác ở đâu và Bowers dẫn anh này đến chỗ con đê, trước những chiếc trực thăng rồi họ nằm quan sát cuộc chiến diễn ra quyết định giữa những Việt cộng nhỏ thó và những chiếc bọc thép to mạnh.

Cùng lúc ấy , Bá đến ở cánh sườn phải đã có Mays. Xe của ông kéo hai chiếc sang kênh, để lại một tiếp tục kéo và cùng chiếc kia chạy lên dẫn đầu cuộc hành quânh. Ông đứng ở rìa nắp đậy phía sau khẩu súng máy. Đây là chỗ ông thích vì có tầm nhìn tổng quát tốt nhất và khi có dịp cũng muốn lia vài băng đạn. Thấy ông đi đến, Mays nắm lấy ống nói đài của Chớ. Anh định bảo Bá không nên tấn công trực diện mà đi xa về bên phải để lại gần hàng địch quân ở đầu con đê kênh tưới. Họ vẫn là bia ngắm của súng máy và trung đội dàn quân ở đấy nhưng việc tập trung tầm băn yếu hơn trước hàng cây. Cây chỗ này thưa nên Mays đã thấy khẩu súng máy và anh Việt cộng đứng phía sau. Chuyển hướng như vậy, họ sẽ làm giảm đáng kể hỏa lực của đối phương và bắn được tối đa. Khi đã giết được những người bắn súng máy, họ có thể dồn hỏa lực của mình vào suốt hàng cây từ đầu đến cuối và dồn đuổi hết Việt cộng.

Lúc chiếc xe bọc thép của Bá lại gần, Mays đang sắp nói thì ông ta từ nắp đậy bước xuống, chắc chỉnh cái gì đó ở ống nghe để liên lạc với những người khác và phối hợp tấn công. Chiếc xe nhảy lên trên một ụ đất đúng lúc ông bước xuống. Khẩu súng máy quay trên giá đỡ đập vào đầu. Ông ngã vào trong xe, gần như bất tỉnh.

Đại đội tạm thời thiếu chỉ huy trưởng. Người phó của Bá có khả năng và kinh nghiệm có thể đảm nhiệm ngay việc chỉ huy và Mays sẽ dễ dàng bàn bạc vì ông nói tiếng Anh nhưng lại bị bệnh thương hàn đang nằm bệnh viện. Chớ tuy hiếu chiến trong đánh nhau riêng lẻ, xem ra không đảm đương nổi trách nhiệm ấy. Do Mays không thể trao đổi với Bá trước khi ông gặp tai nạn, ông không chỉ thị được cho Chớ tấn công vào cánh sườn bên phải. Tiếng Anh của Chớ rất hạn chế và tiếng Việt của Mays không hơn gì. Anh chỉ biết nói “tấn công” và “đồng loạt”, nhắc lại với Chở bằng cử chỉ nhưng 20 phút tiếp đó không có một hành động phối hợp nào. Bốn xe bọc thép , được tăng cường ba chiếc khác đã vượt qua kênh (năm chiếc hèn nhát ở lại), bắn những phát riêng lẻ vào hàng cây rồi cùng lùi lại.

Hai mươi phút ấy thật kinh khủng. Trong những hành động bấp bênh ấy, nạn nhân, chết hoặc bị thương đại bộ phận là những người bắn súng máy. Việt cộng dễ bắn trúng họ nhất vì thân hình hiện rõ trên những chiếc xe bọc thép. Nói chung đó là những trung sĩ có trách nhiệm vể tổ lái cũng như về tiểu đội bộ binh họ chở đi. Hệ thống này được người Mỹ đưa ra để xe bọc thép và bộ binh hình thành một đội gắn liền với nhau. Các hạ sĩ quan đứng sau súng máy cũng vì những lý do ấy, đặc biệt có tầm nhìn bao quát để chỉ huy quân lính. Vì người Mỹ nói với họ có thể tin tưởng tuyệt đối vào hiệu lực vũ khí đáng sợ của họ và trong những lần trước không có gì nguy hiểm xảy ra nên các trung sĩ không biết chỉ huy tổ lái và bộ binh lúc ẩn tránh trong xe. Khi bắt đầu bắn, mỗi người áp dụng những bài đã học khác nhau, không nghĩ đến hậu quả. Trung sĩ nhất của đại đội, cũng là bạn gần gũi hơn cả của Bá trèo lên khẩu súng máy sau khi đã săn sóc cho đại úy của mình. Ông ra lệnh cho chiếc M-113 tiến lên tấn công vào hàng cây và chỉ một lát sau đã ngã xuống , tử thương vì một viên đạn vào yết hầu. Trong 20 phút Bá bất tỉnh, khả năng nắm lại quyền kiểm soát những chiếc xe bọc thép tan đi nhanh chóng. Các trưởng xe hoặc chết hoặc bị thương được những người ít kinh nghiệm hơn thay thế và tinh thần các toán quân bắt đầu rạn nứt.

Đã đến lúc kỹ thuật công nghiệp Mỹ bổ sung cho những suy yếu của con người. Chiếc M-113 trang bị súng phun lửa đưa từ tháp pháo ra chiếc ống dài như một nòng súng. “Đấy đấy ! Kết thúc rồi ! Tay ấy sẽ phun lửa vào toàn bộ hàng cây !”. Scanlon bình luận với một trong những phi công trực thăng nằm cạnh anh phía sau con đê. Chiếc xe bọc thép lại cách hàng cây 100 mét, đủ gần để tia xăng bắt lửa đốt cháy những người sợ sệt trong lúc đạn vẫn tiếp tục nảy lên trên vỏ thép. Người điều khiển cho chiếc ống quay từ đầu này đến đầu kia như một cách đe dọa đáng sợ rồi dừng lại đúng trước mặt để thiêu cháy quân địch. Anh ta nhấn nút. Một tia lửa ra khỏi ống rồi tắt ngay. Tổ lái không trộn đủ chất đông dính với xăng để lửa tiếp tục cháy. Scanlon rên rỉ :

“Ồ, lạy Chúa ! Như một chiếc bật lửa Zippo !”

Anh phi công bị thương ở cánh tay, triết lý hơn :

“Bình thường thôi ! Mọi việc đều hỏng thì cái đó làm được gì !”.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM