Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 03:48:14 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự lừa dối hào nhoáng  (Đọc 147641 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #50 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2008, 02:43:17 pm »

Gia đình Ngô Đình không chỉ hài lòng bỏ tù, tra tấn và ám hại những cựu binh kháng chiến còn sống ; họ tấn công cả vào người chết, một sự thóa mạ nặng nề nhất vào nền văn hóa Việt Nam. Diệm ra lệnh xúc phạm tất cả những đài liệt sĩ và nghĩa trang Việt Minh. Lòng tôn kính tổ tiên, sự hiếu thảo và những quan hệ gia tộc ở Việt Nam hun đúc ở những lễ tang và giữ gìn mồ mả, thành một tập tục linh thiêng. Nông dân tuổi cao lúc có điều kiện khi còn sống đã mua quan tài đảm bảo cho lễ tang của mình thật xứng đáng. Vann và các cố vấn Mỹ khác năm 1962 cho rằng nếu người Việt khi có thể đều mang những người chết đi là để che giấu thiệt hại. Đấy không phải lý do chính. Những người sống vượt nguy hiểm để mang theo những xác chết vì họ biết những người chết được chôn cất tử tế là điều quan trọng. Lời nguyền rủa nhục nhã nhất đối với một người Việt Nam là xúc phạm đến mồ mả tổ tiên họ. Triều đại anh hùng Nguyễn Huệ bị kình địch phá tan sau khi ông chế. Trước khi tra tấn và giết hại, họ làm nhục con ông bằng cách buộc chứng kiến người ta khai quật xương của bố và để cho những người lính bình thường đái vào. Người Pháp đào mồ mả tổ tiên của Phan Đình Phùng, người nổi dậy chống lại họ kiên cường nhất vào cuối thế kỷ XIX và trưng bày di hài để cố đập tan lòng can đảm của ông.

Hiệp định Geneve qui định những nhóm hỗn hợp Việt Minh, quân đội Pháp và quân đội Nam Việt Nam có quyền đi lại ở hai miền để tìm kiếm di hài những người tử trận và tập hợp vào những nghĩa trang cố định. Người Pháp biến thung lũng Điện Biên Phủ thành một thánh địa cho 8.000 lính Pháp và 3.000 lính Việt Nam trong quân đội thực dân Pháp chết tại đó. Tháng Năm năm 1955 một nhóm hỗn hợp Pháp – Nam Việt Nam đến Điện Biên Phủ để nhận thi hài và chuẩn bị xây dựng một hầm lớn chứa hài cốt tôn vinh các nạn nhân của hai phía với lực lượng lao động do tướng Giáp cung cấp. Diệm, ngược lại, đã chọn cách đái tượng trưng vào mồ mả những người Việt Minh miền Nam. Ông cấm các nhóm miền Bắc đi lại trong miền Nam và ra lệnh dỡ bỏ mọi đài tưởng niệm, nghĩa trang Việt Minh có ở đó. Ở miền Bắc các nhà lãnh đạo cộng sản không san bằng các nghĩa trang nhưng để trả đũa, họ bãi bỏ những giấy phép đi lại của người Pháp và Nam Việt Nam. Những người chết ở Điện Biên Phủ vẫn còn đấy. Với lòng thù hận chủ nghĩa cộng sản, Diệm đã từ chối một đám tang tôn vinh người chết của chính quân đội ông ở miền Bắc.

Thời kỳ ấy ở Hoa Kỳ chiến dịch chống cộng sản của Diệm không được biết bao nhiêu và từ đó đến nay thực tế không có gì được xuất bản. Những năm đó, báo chí Mỹ không quan tâm nhiều đến Việt Nam. Các quan chức CIA ở Sài Gòn, các nhà ngoại giao và tướng lĩnh đã có thể nói lên một ít ghê tởm nếu họ nghiêm túc quan sát vấn đề tra tấn. Họ vờ không biết, xem những sự giết chóc và trại tập trung như một sự thanh lọc cần thiết của xã hội miền Nam Việt Nam và không muốn người ta lưu ý đến những mặt khó chịu. Ngược lại, họ nhấn mạnh những tàn khốc ở miền Bắc, sử dụng sự thẳng thắn của ông Giáp và các nhà lãnh đạo cộng sản khác nhận sai lầm để tuyên truyền. Một sự thật thà như vậy không còn có ở người Mỹ sau Thế chiến thứ hai và được xem như một dấu hiệu yếu đuối mà không hiểu thực tế đấy là một dấu hiệu của sức mạnh,

Tôi ý thức được chiến dịch chống cộng sản ấy khi đi theo các cuộc hành quân nhân danh nhà báo, cùng các tiểu đoàn quân đội Nam Việt Nam những năm 1962 và 1963. Trong các làng do cộng sản kiểm soát thường có những ngôi mộ do Việt cộng xây lên. Nói chung đấy chỉ là những tấm đá hoặc gỗ cắm vào trong đất trên đó khắc bên cạnh tên họ, ngày mất : « Bị quân đội bù nhìn giết hại ». Tôi nhận thấy những ngày tháng đầu tiên vào những năm 1955 và 1956, được coi là những năm hòa bình trước khi Hà Nội tiến hành cuộc chiến tranh thứ hai. Tôi tìm hiểu thì được biết thời kỳ ấy, Diệm mở một chiến dịch chống cán bộ bí mật miền Bắc ở lại tại chỗ sau Hội nghị Geneve để nhen nhóm một cuộc nổi dậy. Người ta biết rất ít về việc này trừ những người chết tính đến hàng nghìn. Lúc ấy tôi không cảm thấy nặng nề về vấn đề ấy vì thời kỳ đó, cũng như hầu hết những người Mỹ tôi thấy giết những người cộng sản và đồng lõa không có gì xấu. Chỉ rất lâu sau này tôi có đủ thông tin về chiến dịch ấy mới hiểu phần nó đóng góp trong cuộc chiến tranh thứ hai và hậu quả khổng lồ của hành động ấy do Hoa Kỳ đồng lõa với Diệm và gia đình gây ra.

Đầu năm 1957, cán bộ cộng sản gốc ở miền Nam không còn nhiều. Những cuộc bắn giết, trại tập trung, rời bỏ hàng ngũ đã lấy đi hai nghìn hoặc hai nghìn rưỡi trong số tám hoặc mười nghìn của năm 1955. Lịch sử bí mật của Đảng , quân đội Hoa Kỳ chiếm được năm 1966 và những cuộc thẩm vấn tù binh Việt Minh đào ngũ trong cuộc chiến đấy lần thứ hai lộ rõ những gì đã xảy ra. Hồ Chí Minh và những người cộng sản có trách  nhiệm khác cần phải xây dựng lại miền Bắc bị người Pháp tán phá và thảm họa về cộng cuộc cải cách ruộng đất , không muốn có một cuộc chiến tranh khác vào năm 1957. Họ chỉ thị cho cán bộ ở lại miền Nam tiếp tục tránh cuộc nổi dậy vũ trang, áp dụng chiến lược « ẩn mình lâu dài » vừa đấu tranh chính trị. Nhưng chiến dịch chống cộng sản của Diệm buộc những người này không theo lệnh và « làm trái đường lối của Đảng » như tài liệu mật đã nói. Để giữ mạng sống, họ buộc phải phát động một cuộc nổi dậy chống họ Ngô và Mỹ. Tài liệu giải thích : « Để chống lại một kẻ thù như vậy, không thể chỉ đấu tranh chính trị nữa. Cần thiết phải có đấu tranh vũ trang ...Kẻ thù không bao giờ cho chúng ta nghỉ ngơi ».

Cán bộ cộng sản ở miền Nam quyết định đánh, phát hiện thấy do từ gia đình họ Ngô và người Mỹ, miền Nam đã chín muồi để khởi nghĩa. Họ tiếp xúc với những người quốc gia không cộng sản vốn là đồng chí của họ trong kháng chiến chống Pháp và thấy những người này sẵn sàng lại góp phần mình trong cuộc chiến đấu mới vì bị Diệm săn lùng nhiều. Những băng nhóm du kích, tàn kích của quân đội Cao Đài, Hòa Hảo sẵn sàng quên quá khứ vì mục đích chung. Nhưng quan trọng hơn cả, đại đa số nông dân quyết định đương đầu với một cuộc chiến tranh  mới để tống khứ những người nước ngoài đã thay thế người Pháp ấy. Chế độ người Mỹ áp đặt lên cho họ đã trở thành không chịu nổi. Cán bộ miền Nam cầm đầu cuộc  nổi dậy giải thích rằng người Mỹ, giàu và mạnh hơn người Pháp, áp dụng  một kiểu thực dân mới còn tham tàn hơn. Vì vậy, họ chọn tên « phản động » đặc biệt xấu xa ấy. Diệm, gia đình và bọn vô lại điền chủ của hắn cũng như những kẻ cuồng tín ở Việt Nam. Cán bộ Việt Nam gọi là chế độ « Mỹ - Diệm ». Phần lớn nông dân tin ở họ vì lời giải thích có một  ý nghĩa đối với mình. Kỷ niệm về thời kỳ Pháp mờ dần nhưng họ nhớ lại chưa bao giờ bị đối xử tệ hại như « Mỹ - Diệm » đã làm đối với họ.

Một buổi chiều năm 1962, trong một trại Lực lượng đặc biệt của Mỹ, tôi hỏi một thanh niên bị thương và bị bắt trong một trận phục kích. Người y tá Mỹ băng bó vết thương của anh khéo léo và dịu dàng. Chàng trai đỡ căng thẳng, không còn sợ bị tra tấn và giết chết. Tôi hỏi anh vì sao anh đi theo du kích. Anh trả lời :

-   Để giải phóng đất nước tôi.
-   Khỏi những ai ?
-   Khỏi những người Mỹ và Diệm.
-   Nhưng làm sao anh có thể giải phóng đất nước khỏi Diệm vì Diệm vốn độc lập, không tuân theo lệnh người Mỹ ?
-   Không, Diệm cùng một giuộc với người Mỹ.

Tôi cố gắng làm cho anh hiểu không thể như thế vì ông ta thường hành động trái với ý muốn của Chính phủ Hoa Kỳ.

-   Không, anh trả lời. Diệm cùng một giuộc với người Mỹ.

Câu trả lời ấy tôi thấy có vẻ do một cuộc tẩy não và tôi chuyển sang vấn đề khác.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #51 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2008, 04:39:02 pm »

Cán bộ Việt Minh miền Nam cùng với những đồng chí kháng chiến cũ và các đồng minh mới của các giáo phái bắt đầu tấn công trả đũa gia đình họ Ngô và người Mỹ  vào đầu năm 1957, ám sát những cảnh sát và xã trưởng bị oán ghét mà Diệm bổ nhiệm. Đầu năm 1958 chiến dịch được phát động và những đơn vị du kích mặc nhiên hình thành. Bernad Fall, chuyên gia Pháp – Mỹ của Việt Nam đánh giá có gần bảy trăm người có trách nhiệm trong thôn xã bị giết trong năm đầu nổi dậy, từ mùa xuân năm 1957 đến mùa xuân 1958 ; năm tiếp theo những vụ ám sát tăng lên gấp đôi. Vào tháng Chín năm 1958, quận trưởng một huyện gần Mỹ Tho, một vùng Cao Đài rất vững mạnh trong chiến tranh chống Pháp, rơi vào phục kích và bị giết giữa ban ngày trên đường đi Sài Gòn. Cuối năm 1958 cán bộ miền Nam đặt Hà Nội trước một việc đã rồi : cuộc khởi nghĩa của miền Nam Việt Nam.

Hồ Chí Minh và những nhà lãnh đạo Hà Nội bây giờ đã sẵn sàng lãnh đạo. Trong lúc miền Nam dấy lên một cuộc chiến mới, miền Bắc của ông Hồ đã ổn định. Năm 1959 rút được bài học sai lầm các quan chức cộng sản khôi phục được lòng tin vào chế độ sau thất bại của cuộc cải cách ruộng đất. Sản xuất lúa gạo và các sản phẩm nông nghiệp khác vẫn hạn hẹp đưa miền Bắc vào sự thiếu thốn kinh niên nhưng cũng đủ để nuôi quần chúng. Với sự giúp đỡ về kinh tế của Liên Xô và Trung Quốc, việc khôi phục đưa nền công nghiệp gốc Pháp trở lại mức sản xuất của Thế chiến thứ hai vào năm 1957 và một kế hoạch ba năm đưa ra năm 1958 tạo dựng cơ sở cho công nghiệp nặng trong tương lai. Một nhà máy luyện thép mới, độc nhất ở Đông Nam Á, sẽ xây dựng vào năm 1960 gần vùng mỏ thép Thái Nguyên, 75 cây số về phía bắc Hà Nội. Một chính phủ Việt Nam mắc những sai lầm ở Việt Nam và sửa chữa theo cách Việt Nam tranh thủ được sự tha thứ mà nhân dân sẽ từ chối đối với bất cứ chế độ nào ảnh hưởng của người nước ngoài. Vann và những người Mỹ khác nhìn vào những bức ảnh của miền Bắc, thấy đầy là một đất nước nghèo, cuộc sống có vẻ buồn tẻ và lập thành đội ngũ, suy luận là chế độ đó bị chán ghét. Đúng, có căm hờn và chống đối nhưng không là gì so với miền Nam. Đại bộ phận dân chúng trung thành với chính phủ của họ. Trên những bức ảnh, một dấu hiệu tỏ rõ thái độ của những người Việt Nam ở miền Bắc nhưng người Mỹ khong bao giờ nhận thấy : không hề có dây thép gai. Những đồn cảnh sát, những cơ quan của Chính phủ Hà Nội và các thành phố, các làng miền Bắc không có hệ thống lưới thép, lô cốt bảo vệ như khắp nơi ở Sài Gòn và các vùng còn lại ở miền Nam. Những người cộng sản Việt Nam không sợ nhân dân của họ.

Cuối năm 1958, Hồ Chí Minh bí mật cử vào miền Nam Lê Duẩn, người sau này là tổng bí thư của Đảng để kiểm tra xem cuộc khởi nghĩa có rộng khắp và có hiệu quả như báo cáo không. Ông Duẩn sinh ở miền Trung, suốt cuộc chiến tranh chống Pháp ở miền Nam, trở thành người chịu trách nhiệm của Việt Minh trong vùng Sài Gòn và đồng bằng sông Cửu Long. Đầu năm 1959, ông trở ra Hà Nội đề nghị với Đảng đảo ngược lại đường lối tiến hành cuộc cách mạng bị gián đoạn. Ông Hồ và tập thể Bộ Chính trị đồng tình. Ban chấp hành trung ương được triệu tập họp vào tháng Năm phê chuẩn quyết định của các nhà lãnh đạo. Cuộc chiến tranh thứ hai chính thức bắt đầu.

Vào mùa thu sau những đợt mưa gió mùa, những đường mòn qua Lào bắt đầu khô ráo cũng là lúc hàng trăm cán bộ đầu tiên xâm nhập vào miền Nam. Họ là những người tiên phong của hàng nghìn người tiếp theo qua các năm, tất cả là những cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc sau Hiệp định Geneve. Những cán bộ tại chỗ, trái lệnh của Đảng và phát động khởi nghĩa, tự phân biệt mình với những người mới đến. Họ gọi những người này là « cán bộ mùa thu » còn họ là « cán bộ mùa đông ». Những danh hiệu ấy không quan hệ gì với các mùa. Chúng thể hiện lòng tự hào của những người ở lại và sống sót qua « mùa đông khủng bố của Diệm ». Nhiều năm sau, một « cán bộ mùa đông » giải thích cho người Mỹ tại sao các đồng chí và ông ta có thể phát động cuộc khởi nghĩa thứ hai nhanh như vậy :

« Không phải vì cán bộ có tài gì đặc biệt .. Nhưng dân chúng đã như một đống rơm. Chỉ cần bỏ vào đấy một que diêm ».
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #52 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2008, 05:25:26 pm »

Cuộc kháng chiến mới bắt đầu nảy sinh ở miền Nam dưới dạng như cuộc kháng chiến đầu. Ban chấp hành trung ương của miền Nam đã lãnh đạo Việt Minh từ địa đầu vùng đồng bằng đến tận những đồn điền cao su phía bắc Sài Gòn thực hiện nhiệm vụ cũ dưới một tên mới : trung ương cục miền Nam Việt Nam. Bộ chỉ huy các vùng lại xuất hiện đảm nhiệm lãnh đạo thế hệ thứ hai các chiến sĩ bí mật dọc bờ biển miền Trung. Những người mới vào sát nhập với người cũ hình thành khung sĩ quan, hạ sĩ quan có kinh nghiệm của những đơn vị chiến đấu. Họ cũng làm chức năng vận động chính trị và tổ chức chính quyền của chính phủ cách mạng bí mật mà Đảng bắt đầu xây dựng theo hình ảnh của chính phủ thời kỳ chống Pháp.

Các đơn vị du kích tăng quân số năm lần, khoảng 2.000 người sống sót năm 1957 lên gần 10.000 chiến sĩ, bắt được 5.000 vũ khí của quân đội Sài Gòn vào năm 1960. Khi Kennedy quyết định can thiệp vào tháng Mười một năm 1961, họ có hơn 16.000 chiến sĩ, chiếm thêm 6.000 vũ khí. Việc nổi dậy nhanh chóng ấy dẫn Hồ Chí Minh công khai tuyên bố vào cuối năm 1960, một tái hiện của quá khứ : mặt trận Việt Minh cũ, ngày 20 tháng Cháp trở thành Mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam Việt Nam. Sự khác biệt giữa hai mặt trận là những nhà lãnh đạo chính thức của Mặt trận dân tộc giải phóng được cẩn thận chọn lựa trong số các nhân vật khoa học chủ chốt. Chủ tịch ủy ban trung ương, ông Nguyễn Hữu Thọ, một luật sư Sài Gòn cánh tả, trong quá khứ đã hợp tác với Đảng. Ông bị Diệm bắt, thoát khỏi nhà tù nhờ những người cộng sản. Cũng như mọi người có tên trong ủy ban trung ương (trong đó có một đại diện của Bình Xuyên cải tổ), ông Thọ không có thực quyền. Mặt trận thực tế do các đảng viên lãnh đạo, bí mật hoặc ít được biết rõ, xâm nhập trong số những người khác.

Kinh nghiệm trong quá khứ dạy cho những người cộng sản biết giá trị của một Mặt trận dân tộc cho phép những người không cộng sản dễ dàng tham gia hơn. Họ không cần đăng ký vào Đảng. Mặt trận giải phóng dân tộc hoạt động như Việt Minh trước đây để lãnh đạo chiến tranh du kích và từng thời kỳ làm cách mạng xã hội. Đồng thời đấy cũng là tấm màn che để những người có trách nhiệm ở Hà Nội giấu mình chỉ đạo cuộc tranh chấp bên kia giới tuyến 17. Hoa Kỳ bằng lời nói đã biến giới tuyến tập kết tạm thời của Hội nghị Geneve thành một biên giới quốc gia, và tiếng nói của nước mạnh nhất thế giới đã có trọng lượng. Các nước không cộng sản về sau phải công nhận Mặt trận dân tộc là đại diện chính thức của du kích miền Nam sẽ có khó khăn nếu do Hà Nội lãnh đạo chính thức. Những trí thức Mỹ và Châu Âu sau này tham gia vào phong trào hòa bình chống sự can thiệp của Mỹ sẽ có những vấn đề về lương tâm nếu họ phải bảo vệ một sự nổi dậy ở miền nam do Đảng cộng sản miền Bắc kiểm soát rõ ràng. Tổ chức do Hà Nội thành lập cho phép mỗi người tin vào điều họ muốn tin.

Qua năm tháng và tăng cường cải chính, Mặt trận cuối cùng đạt được lòng tin cậy thực sự. Các tác giả châu Âu và Mỹ viết nhiều sách về họ. Chính phủ Hoa Kỳ rồi cũng phải công nhận sự hiện diện và tính độc lập của họ bằng chấp nhận phái đoàn của họ ngồi vào bàn thương lượng ở Paris ngang hàng với Sài Gòn. Cầm đầu phái đoàn có bà Nguyễn Thị Bình, đảng viên bí mật của Đảng cộng sản mà người ông là quan lại đánh nhau với người Pháp từ đầu thế kỷ. Khi không cần thoái thác nữa, tổng thư ký Mặt trận giải phóng, một kiến trúc sư Sài Gòn bí mật gia nhập Đảng sau khi hoạt động Việt Minh thời kỳ chiến tranh thế giới, đã giải quyết việc chọn một trong hai con đường với sự trung thực mà những nhà cách mạng Việt Nam biết thể hiện :

« Hà Nội và Mặt trận riêng rẽ về mặt chính thức nhưng thực ra bao giờ chúng tôi cũng là một : một Đảng duy nhất, một chính phủ, một thủ đô, một nước duy nhất ».

Người Việt Nam cả hai phía ở miền Nam không bị nhầm về lối dàn cảnh ấy. Họ biết Việt Minh đã trở lại và họ tham gia vào một việc phục hồi lịch sử. Lá cờ của Mặt trận dân tộc mới là một mô phỏng nhẹ nhàng theo biểu tượng Việt Minh. Nền có hai màu đỏ và xanh nhưng vẫn có ngôi sao vàng năm cánh ở giữa. Nỗi lo sợ của những sĩ quan thông tin Mỹ những năm năm mươi đã được thực hiện nhưng như một trong những điều tiên tri mà chính họ đã tham gia hoàn tất. Hoa Kỳ tìm cách tiêu diệt Việt Minh cũ bằng cách cho cái tên Việt cộng. Như thế là họ tạo ra một Việt Minh mới vô cùng đáng sợ hơn Việt Minh mà người Pháp đã phải đương đầu.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #53 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2008, 07:46:13 pm »

Đầu mùa hè năm 1962, lần đầu tiên tôi đi theo cuộc hành quân bằng trực thăng với một tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 7 của Vann. Cũng như mọi phóng viên trẻ, tôi mong được tham dự một cuộc đánh nhau thực sự giữa Quân đội Việt Nam Cộng hòa và Việt cộng. Trong tâm trí tôi cũng như tâm trí những người Mỹ khác vừa mới đến Việt Nam như Vann, Việt cộng là một thế hệ chiến sĩ khác hẳn Việt Minh. Tôi hình dung Việt Minh của cuộc chiến thứ nhất bao gồm những nhà yêu nước, những nhà cách mạng dân tộc đứng dưới mệnh lệnh của Hồ Chí Minh vì những người cộng sản đã cầm đầu phong trào độc lập trong cuộc chiến đấu chống Pháp. Chiến tranh kết thúc, người Pháp đã về nước. Hoa Kỳ can thiệp vào miền Nam Việt Nam để khuyến khích chủ nghĩa dân tộc. Việt cộng chỉ là những người nông dân lầm đường, bị lừa đứng về phía xấu, phía những người cộng sản ở khắp nơi là kẻ thù của những người tốt.

Chiếc máy bay lên thẳng của Hải quân tôi ngồi đang ở vị trí thứ tư hoặc thứ năm. Mục tiêu của chúng tôi là một căn cứ Việt cộng trong vùng Đồng Tháp Mười. Tôi nghe những tràng súng máy tự động đặt phía trước trong lúc chúng tôi đậu xuống giữa lau sậy cao lút người. Nhìn qua vai người bắn súng máy, tôi thấy khoảng nửa tá bóng người chạy trên đồng ruộng, cách chúng tôi 100 mét. Súng cầm tay, túi xắc trên lưng, họ mặc đồng phục màu xanh lá cây và đội chiếc mũ hình con rùa như tôi đã thấy trên ảnh những Việt Minh thời kỳ chiến tranh chống Pháp. Đấy là những Việt cộng thường trực của một trong những tiều đoàn lực lượng chính quy. Hải quân xác định tầm bắn sai. Tất cả Việt cộng đều chạy thoát dọc theo con kênh đến bìa rừng cách đấy 700 mét.

Đại úy Nam Việt Nam chỉ huy sư đoàn rề rà ít nhất trong 15 phút, nghiên cứu bản đồ và nói điện thoại với tổng hành dinh trước khi ra lệnh cho đội quân tiến lên. Một sĩ quan đã có tuổi, nói tiếng Pháp, cầm chiếc can theo phong cách những sĩ quan thuộc địa cũ. Sư đoàn dừng lại trước một nhóm lều nông dân cách rừng khoảng một trăm mét. Chỉ có một ông già và mấy đứa trẻ con. Bố mẹ chúng chắc chắn đã lẩn trốn. Đại úy Quân đội Cộng hòa bắt đầu hỏi ông già, hiển nhiên về những người nổi dậy, không ngớt dùng chữ « Việt Minh ». Người nông dân trả lời cũng như thế. Tôi hỏi một nhà báo Việt Nam của cơ quan báo chí quốc tế đi theo chúng tôi :

-   Tại sao ông ta gọi họ là Việt Minh ?
-   Đối với người Mỹ và quan chức chính phủ Sài Gòn họ là Việt cộng, anh trả lời, nhưng ở đây mọi người vẫn luôn gọi họ là Việt Minh.
-   Tại sao ?
-   Vì họ giống Việt Minh, hành động như Việt Minh.

Mọi người đều đã biết Việt Minh quay trở lại. Vì thế thái độ của họ là vậy : viên đại úy thật khôn ngoan, Cao sợ quá mức bình thường, Diệm muốn giữ cho quân đội của ông ta nguyên vẹn. Chỉ những người Mỹ không biết. Họ không biết rõ người Việt Nam, cả những người đồng minh họ dựa vào để thực hiện ý muốn, và những địch thủ họ phải đối mặt.

Không biết gì về những việc trước đây của cuộc chiến tranh, người ta cử anh tới để đánh thắng, Vann vẫn nghĩ vào cuối năm 1962 về giải pháp quân sự : thúc đẩy quân đội Nam Việt Nam chiến đấu và đập tan những sư đoàn thường trực ở Đồng Tháp Mười. Anh không thể thuyết phục mình thay đổi mục tiêu biến Cao thành một viên tướng chiến đấu.

Ngày 22 tháng Chạp năm 1962, Diệm thông báo tổ chức lại Quân đội Cộng hòa Việt Nam. Trước đó đất nước được chia làm 3 Quân đoàn. Ông ta tách Quân đoàn ba làm hai. Sài Gòn và vành đai các tỉnh bao quanh từ đông sang tây về phía bắc vẫn giao nhiệm vụ cho Quân đoàn ba. Ông thành lập một Quân đoàn mới Quân đoàn bốn bao trùm đồng bằng sông Cửu Long, tổng hành dinh đóng tại Cần Thơ. Ông thăng Cao lên thiếu tướng để khen thưởng sự khôn ngoan hạn chế những mất mát và tin tưởng giao cho Quân đoàn bốn. Việc thay đổi ấy cũng bổ sung thêm cho Vann vì Sư đoàn 7 bây giờ bao gồm thêm hai tỉnh vào năm tỉnh lúc ban đầu, nghĩa là toàn bộ nửa phía bắc của vùng đồng bằng với ba triệu hai trăm nghìn dân số.

Vann được thông báo về những gì xảy ra và mấy ngày trước khi Diệm tuyên bố, anh đi Sài Gòn với một giác thư đưa lên tướng Harkins. Anh đề nghị cho gặp để tự mình chuyển thư, giải thích anh đặc biệt thích hợp với vai trò tổng tư lệnh. Bản tường trình của anh viết theo lời văn ngoại giao sử dụng thích hợp. Anh nhắc lại với viên tướng, với sự phê chuẩn của ông, anh đã hoạt động như thế nào để tạo cho Cao « một hình ảnh nhà lãnh đạo quân sự » trước con mắt các nhà báo, các sĩ quan và các nhân vật Mỹ. Không may, Vann tiếp tục, « tướng Cao không chứng tỏ được tư thế thực sự tấn công. Ông ta cần một cố vấn quyết tâm để kích thích ». Vann trình bày quan điểm của mình. Dan Porter, con người xứ Texas tinh ranh và ương bướng phải đến Cần Thơ theo tướng Cao, là cố vấn mới của ông ấy. Nhưng kỳ hạn phục vụ sẽ kết thúc vào tháng Hai và anh trở về Hoa Kỳ. Harkins đã chỉ định đại tá John Powers Conner sắp sang sẽ thay thế anh. Đại tá Connor là một người dễ thương nhưng nguyên tắc và Vann không nghĩ ông này có thể « kích thích » được Cao. Mặt khác việc thiếu kinh nghiệm ở Việt Nam đưa ông ta vào thế bất lợi. Vì vậy Vann đề nghị một cố vấn khác cho Cao, một sĩ quan mà anh đã là huấn luyện vuên quân biệt kích sau chiến tranh Triều Tiên dưới quyền ông ấy.  « Có nguy cơ tỏ ra tự mãn, tôi xin gợi ý đại tá Wilbur Wilson làm cố vấn cho tướng Cao nhằm tăng cường hiệu lực hoạt động của ông trong mùa xuân này. Tính cách và kinh nghiệm của ông ấy hoàn toàn phù hợp để tướng Cao đạt được mức tối đa và vùng đồng bằng đưa lại nhiều cơ may đập tan Việt cộng ».

Ý nghĩ dùng Wilson kích thích Cao làm anh thích thú nhưng sự gợi ý của anh không kém nghiêm túc. Anh thán phục Wilson cũng như Porter nhưng với những lý do khác nhau. Wilbur Wilson là một truyền thuyết trong quân đội Hoa Kỳ. Đấy là một sĩ quan dù to khỏe, má hõm và hàm dô ra, năm 1962 đã 53 tuổi. Ông có biệt danh « Hòm than » vì một trong những cách thức lập dị của ông để đảm bảo kỷ luật. Khi đi kiểm tra các phòng, ông bắt buộc than xếp trong hòm hoàn toàn đều đặn, không chấp nhận một vien nào không đúng chỗ. Đấy là một trong nhiều mưu mẹo thực hiện trong nhiều năm để có một kỷ luật hoàn hảo.  Tuy có những điều kỳ cục ấy, ông có tài năng của những chỉ huy lớn kích động lòng tự hào của thuộc cấp mà ông đối xử tử tế và coi trọng. Ông dành sự nghiêm khắc và thật thà tàn bạo cho những người ngang hàng hoặc cấp trên. Ông vừa qua một năm làm cố vấn chính của Quân đoàn phụ trách cao nguyên và những tỉnh ven biển miền Trung. Năm 1962, vùng này ít đánh nhau và Wilson không có dịp trổ hết tài năng. Điều lạ là người đồng cấp của quân đội Nam Việt Nam, một sĩ quan dù cũ của quân đội Pháp, rất thích rượu Whisky, không chịu nổi những sĩ quan Mỹ đạo đức giả và quá tốt với ông ta, tán đồng tính thô bạo của Wilson.

Harkins cám ơn Vann về giác thư của anh và không hề lưu  tâm đến. Đại tá Connor được chỉ định làm cố vấn cho Cao.

Trong chín tháng đầu anh vừa trải qua, Vann thất vọng vì những người Việt Nam coi như anh đã giúp đỡ. Hai tuần lễ rưỡi sau, trong một thôn ấp có tến là Bắc, qua trận đánh lớn đầu tiên của Mỹ, anh phát hiện thấy sự hăng hái và lòng can đảm của những người Việt Nam mà anh có nhiệm vụ đánh thắng này.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #54 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2008, 02:48:39 pm »

III
TRẬN ẤP BẮC


Ba ngày sau lễ Noel 1962, Sư đoàn 7 bộ binh qua trung gian tướng Harkins, nhận được lệnh ban tham mưu hỗn hợp của Quân đội Cộng hòa đánh chiếm một đài phát thanh sóng Việt cộng đang hoạt động ở ấp Tân Thới cách tây bắc Mỹ Tho vài chục cây số. Hoa Kỳ đã dựa vào công nghệ bí mật để tấn công cuộc nổi dậy ở miền Nam. Đơn vị dò sóng thứ ba trong cơ quan thông tin quân đội ở Tân Sơn Nhất thám thính bầu trời từ một máy bay Canada hạng nặng Otters dùng bay trên rừng thưa đã phát hiện và xác định vị trí đài địch nhờ tranh bị hiện đại.

Thông báo về cuộc tấn công này gây phấn chấn cho Vann và toàn nhóm. Cuộc hành quân đầu tiên trong năm mới với một chỉ huy Việt Nam mới, nhất là có cơ may một cuộc khởi đầu. Tham mưu trưởng của Cao, trung tá Bùi Đình Đạm kế nhiệm thủ trưởng cũ được phong tướng chỉ huy Quân đoàn vừa thành lập ở Cần Thơ không thực sự vui vẻ trong lòng, vì Đạm, người bé nhỏ, bản chất hiền lành, là một người quản lý thành thạo nhưng ngần ngại đảm đương gánh nặng tâm lý của việc chỉ huy. Cao thuyết phục được ông ta nhận nhiệm vụ vì ông không muốn để vị trí lại cho một đối thủ có khả năng và biết có thể kiểm soát được Đạm. Bùi Đình Đạm là một người công giáo miền Bắc, vậy là có thể tin tưởng về mặt chính trị nên Diệm quyết định chấp nhận ý muốn của Cao. Ông thăng Đạm lên đại tá và giao cho Sư đoàn 7.

Đạm thể hiện lòng trung thành trong những quan hệ cá nhân mỗi lần có dịp và muốn hợp tác với người Mỹ. Vì vậy ông đồng ý với đề nghị của Vann phục hồi lại hệ thống xây dựng kế hoạch chung mà Vann bãi bỏ sau thất bại của quân biệt kích hồi tháng Mười. Vann gửi ngay một điện tín cho đại úy Richard Ziegler, trưởng ban tác chiến tài năng của anh, đề nghị bỏ dở kỳ nghỉ Noel ơ Hong Kong trở về ngay chuyến bay đầu tiên. Mọi người, kể cả Cao được người ta trao đổi về kế hoạch tác chiến của Ziegler, đều tán thành với anh. Con người khoan dung, Đạm chỉ có một thay đổi : ông lùi cuộc tấn công dự kiến vào sáng mồng một đầu năm lại hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Ông giải thích đánh thức các phi công máy bay lên thẳng Mỹ vào bốn giờ sáng sau những yến tiệc ban đêm là không hợp lý.

Vậy là sáng ngày mồng tháng Giêng 1962, trên con đường đất của sư đoàn ở Tân Hiệp diễn ra quang cảnh thường hay lặp lại trong cuộc chiến tranh này. Cái tĩnh lặng của bình minh và sự tươi mát của không khí vùng đồng bằng bị khuấy động vì tiếng ồn áo, khí xả và bụi đất cuộn lên của những chiếc máy bay lên thẳng trong khi những trung đội bộ binh chỉnh đốn hàng ngũ để lên máy bay. Vann bay lúc sáu giờ rưỡi ngồi ở chiếc ghế sau một chiếc thám thính L-19 để quan sát việc đổ bộ của đại đội thứ nhất ở bắc Tân Thới.

Tướng Harkins và bộ tham mưu Sài gòn của ông xem Việt cộng với sự khinh khi cố hữu của những binh lính một cường quốc nhìn quân du kích những nước yếu, gọi họ là « những con người nhỏ bé rách rưới ». Ngược lại, những chiến binh tại chỗ như Vann cảm thấy kính phục họ. Nhưng tất cả đều hy vọng một ngày nào đó đối thủ khá ngây ngô rời bỏ hệ thống chiến đấu bí mật để lộ liễu đánh nhau. Đấy chỉ là một ước muốn trong tâm niệm vì không một sĩ quan Mỹ nào trong đó có Vann chờ đợi điều đó thực hiện được. Việc xóa sổ quân biệt kích trong tháng Mười là kết quả của một cuộc phục kích, tiếp theo đó là sự rút lui thành công mặc dù đạn pháo và bom bỏ khốc liệt. Việt công không cố thay đổi những cú đánh với các toán quân Sài Gòn. Tuy thất vọng về những từ chối bỏ cạm bẫy lặp đi lặp lại của Cao, Vann không thể ngăn mình hy vọng một ngày nào đó quân du kích sẽ ngả theo sự thiếu khôn ngoan táo tợn này. Đấy là cách độc nhất có thể nhấn chìm cả một tiểu đoàn. Vann và những sĩ quan Mỹ khác say sưa, mơ tới số phận mọi tiểu đoàn Việt cộng dấn thân vào một cuộc đánh dằn mặt. Việc tàn sát đối thủ kém vũ khí của các toán quân Sài Gòn với xe tăng, trọng pháo và máy bay ném bom ít xứng đáng với truyền thống thượng võ của quân đội Hoa Kỳ.

Trong lúc Vann quan sát 10 « quả chuối bay » H-21 chở đại đội bộ binh hạ xuống làn nước xám đen của đồng ruộng lúc bảy giờ ba mươi và đổ quân an toàn, anh không thể biết mình sắp thấy mong ước chung được thực hiện. Trong cuộc tranh chấp mà những hợp đồng không lối thoát nối tiếp nhau, hình như không cái nào có một giá trị nội tại, hôm ấy một hiện tượng đặc biết sắp xảy ra : Việt cộng đứng lên đánh nhau.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #55 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2008, 04:40:09 pm »

Phía bên kia, chỉ huy Tiểu đoàn 261 Việt cộng đã chuẩn bị xong lúc mười giờ đêm hôm trước trận đánh. Tên ông và tên các sĩ quan, hạ sĩ quan khác không được biết do truyền thống bí mật của họ. Hai tháng sau, trong một cuộc hành quân bất thường vào ban đêm, Quân đội Cộng hòa bắt được một báo cáo mật về trận đánh và những sự kiện trước đó : người ta chỉ thấy tên một sĩ quan cấp dưới đánh tìm một lối ra và một số lính thường xứng đáng được ghi nhận đặc biệt về lòng dũng cảm trong chiến đấu.

Những thông tin do các trinh sát bầu trời cung cấp và những tin tức khác Jim Drummond, sĩ quan thông tin của Vann và đồng sự Việt Nam của anh này thu thập được cho thấy ấp Tân Thới là tổng hành dinh của quân địa phương. Đài phát sóng được một đại đội tương cường khoảng một trăm hai mươi quân chủ lực bảo vệ. Ziegler đã tính toán Tân Thới sẽ bị tấn công từ ba hướng khác nhau. Một tiểu đoàn khoảng 320 người sẽ được máy bay lên thẳng đổ xuống phía bắc để tiến vào phía nam vào làng. Hai sư đoàn quân bảo an lần lượt từ phía nam tiến lên riêng rẽ nhau. Một đại đội bộ binh trên mười ba chiếc của đoàn xe bọc thép M-113 cũng từ phía nam thọc lên phía bắc dọc theo sườn phía tây. Đoàn xe được bố trí để có thể di chuyển đến điểm tiếp xúc nếu Việt cộng vừa đánh vừa lùi. Từng đơn vị trong ba tiểu đoàn sẵn sàng chiến thắng một đại đội du kích với sự yểm trợ của phi pháo. Trường hợp gặp khó khăn, xe tăng M-113 và đội bộ binh trên xe là một lực lượng dự trữ lưu động và là một lực lượng đánh bật quân địch. Đạm bố trí hai đại đội bộ binh khác dự trữ ở Tân Hiệp, có thểt gửi đến bằng máy bay lên thẳng. Không ai nghĩ có hơn 120 Việt cộng. Ziegler thậm chí cho rằng không biết có đến con số ấy không. Những tin tức hình như khác cụ thể, cho đến lúc sau cuộc tấn công ngưới ta phát hiện thấy đài phát sóng đã chuyển đi hai ngày trước rồi.

Lần này tất cả đều sai. Số lượng Việt cộng có hơn ba lần, tập hợp trong làng Tân Thới và ấp Bắc ngay phía dưới. Ban chỉ huy Tiểu doàn 261 và tổng hành dinh được khoảng 320 quân chủ lực và du kích địa phương bảo vệ ở đấy. Thêm vào đó khoảng ba mươi địa phương quân làm nhiệm vụ trinh sát, bổ sung, vận chuyển vũ khí và những người bị thương.

Ban chỉ huy và ban chấp hành Việt cộng tỉnh liên lạc qua điện đài đã biết sáng mồng 2 tháng Giêng sẽ có một cuộc tấn công. Họ không rõ mục tiêu chính xác vì không biết đài phát sóng đã bị bao vây nhưng cho là trong vùng Tân Thới và ấp Bắc. Họ dự kiến sẽ có một cuộc tấn công ngay đầu mùa khô vào vành đai những làng họ kiểm soát dọc bìa rừng từ Đồng Tháp Mười . Hai ấp trên là một phần trong vùng cách con kênh lớn làm biên giới cánh đồng ba cây số. Cán bộ thông tin Việt cộng ở Mỹ Tho đã cảnh báo những người có trách nhiệm trong tỉnh cuộc hành quân sắp xửa xảy ra khi họ nắm được 71 xe tải chở vũ khí và vật dụng cung cấp từ Sài Gòn tới. Ngày mồng 1 tháng Giêng, ban chấp hành tỉnh đã có đủ thông tin để suy đoán cuộc tấn công sẽ tiến hành vào sáng hôm sau.

Vann hài lòng về những lý lẽ khiến các nhà lãnh đạo du kích quyết định ở lại và đánh nhau. Họ cho rằng phải như vậy đẻ khôi phục lòng tin của các đội quân và nông dân tham gia. Vann đã gây trở ngại đáng kể cho cuộc cách mạng của họ ở phía bắc vùng đồng bằng trong mùa hè – thu với những đợt tấn công Việt cộng dựa vào máy bay, xe tăng và sự phối hợp đúng đắn về kế hoạch tác chiến thành thạo của Ziegler cùng hiệu quả công tác thông tin của Drummond. Những cuộc tàn sát đã làm các chiến sĩ cơ sở lo ngại. Họ bắt đầu đặt vấn đề về thái độ của các lãnh đạo, về khả năng hướng dẫn họ tồn tại và chiến thắng công nghiệp chết người của Mỹ vừa nắm bắt được họ trong những chỗ ẩn náu cho đến nay chưa bị lộ. Một số người đã xin rới quân ngũ trở về với gia đình. Nhiều nông dân nhận thấy người Mỹ vô cùng mạnh, khó khăn hơn người Pháp và tự hỏi Việt Minh mới có thể đánh thắng họ không. Báo cáo mật về các cuộc tiến cộng thừa nhận những thất bại không lường hết được đã đặt việc kiểm soát của Đảng trong « những vùng giải phóng » này, cơ sở phát triển của cuộc cách mạng, đang đứng trước nguy hiểm. Những người nông dân cần được thuyết phục rằng chính phủ bí mật của Đảng đã trở về và những lực lượng du kích có thể bảo vệ họ chống lại sự tàn phá của quân đội Sài Gòn và những máy móc chết người Mỹ.

Các chỉ huy Việt cộng và những người có trách nhiệm ở tỉnh đã ở tuổi tứ tuần với quá khứ phục vụ trong kháng chiến chống chế độ thực dân Pháp và chống Nhật. Dù chiến tranh kết thúc ra sao họ cũng không ra đi. Họ không thể trở về miền Bắc kể cả nếu họ muốn vì những cán bộ mất tinh thần không được ngoài ấy hoan nghênh. Họ cũng không nghĩ đến chạy trốn vì không chấp nhận khả năng thất bại của cuộc cách mạng. Một trong những bài viết bí mật của họ thời kỳ ấy giải thích sự cần thiết phải dạy cho lớp trẻ không để một cuộc đấu tranh kéo dài và những thử thách đánh bại, đồng thời là tóm tắt thái độ của chính họ : « Chúng ta phải dạy cho họ thắng không kiêu, bại không nản, cho đến lúc chúng ta hoàn thành Giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước ».

Họ nghiên cứu khí cụ máy móc Mỹ, sáng tạo các biện pháp hy vọng khống chế được chúng và vận dụng thuyết phục các sĩ quan trẻ, hạ sĩ quan và chiến sĩ, nếu không sợ và khéo léo sử dụng các nơi ẩn nấp, ngụy trang mảnh đất vùng đồng bằng đủ bảo vệ họ hành quân, chiến đấu. Những cố gắng của họ đưa lại thắng lợi trong cuộc tập kích quân biệt kích cách Tân Thới mấy cây số về phía Tây Bắc. Họ đã có thể bắn hạ hai chiếc máy bay lên thẳng bổ sung quân kể cả chiếc máy bay của Vann. Đơn vị chủ yếu đạt được chiến thắng nhỏ nhưng có ý nghĩa đó, Đại đội 1 của Tiểu đoàn 514, bây giờ đang chờ đợi ở Tân Thới trong ngày thứ hai năm mới này.

Phản ứng của Diệm về sự thất baih của quân biệt kích, việc chấp nhận hèn hạ của Cao về chiến lược tự hủy hoại của « hoàng đế của ông ta », việc Harkins không tin Vann và tán thành với Diệm đã tạo cho Việt cộng hai tháng rưỡi nghỉ ngơi. Các chỉ huy đại đội và tiểu đoàn dùng thời gian ấy thay thế những mất mát, huấn luyện những chiến thuật mới và sử dụng vũ khí Mỹ bắt được. Tháng Giêng năm 1963, những đồn tiền tiêu Harkins không triệt hạ trước kia hào phóng phân phối vũ khí hiện đại Mỹ để chuyển súng Pháp cũ của họ cho tự vệ địa phương. Phần lớn bộ binh Việt cộng được trang bị súng bán tự động M-1 hoặc tiểu liên Thompson. Mỗi đại đội có một súng máy cỡ 30 và hầu hết trung đội đều có hai súng tự động Browning. Đạn và lựu đạn quá nhiều. Như vậy, Hoa Kỳ và Sài Gòn đã phát triển đáng kể hỏa lực của kẻ thù.

Nhưng cán bộ Đảng miền Bắc vùng đồng bằng không thấy rằng Cao gian dối trong các cuộc hành quân. Họ vẫn nghĩ lực lượng Sài Gòn tìm cách bao vây và tiêu diệt họ như Vann đã cố gắng làm không hiệu quả. Họ nhận thấy những yếu tố tấn công bây giờ gồm quân số quan trọng hơn, từ hai đại đội của tiểu đoàn tiến lên toàn bộ một tiểu đoàn. Họ suy luận các chỉ huy Quân đội Cộng hòa và cố vấn Mỹ trở nên khôn ngoan hơn trong việc hành quân bao vây.

Tân Thới và ấp Bắc là một trong những « vùng giải phóng » quan trọng nhất của miền đồng bằng. Để làm nản chí những cuộc đột kích của lực lượng Sài Gòn, phương pháp tốt nhất là chống cự có hiệu quả để gây khó khăn và bất lợi cho kẻ địch. Lãnh đạo Việt cộng không có ý định cố bám tại chỗ giữ đất. Họ chấp nhận đánh nhau, hy vọng có thể vận dũng kỹ thuật chiến đấu và hành quân, cho rằng đã khá tiến bộ để có thể dấn thân vào nguy hiểm. Dù sao sớm hay muộn họ cũng bị o ép và đây cũng là một dịp thuận lợi. Họ có lợi thế về đất đai. Tuy là mùa khô, vùng này có nhiều sông lạch nên nông dân giữ được đồng ruộng ngập nước suốt năm.

Trong hai ấp Việt cộng cũng có lợi thế chiến đấu trong môi trường quen thuộc với lòng dũng cảm của những người bảo vệ xóm làng mình. Tất cả đều là dân vùng đồng bằng kể cả sĩ quan, hạ sĩ quan, đảng viên cộng sản. Đây là trường hợp đặc biệt của Tiểu đoàn 514 mà Đại đội 1 ở Tân Thới và gần nửa số quân Đại đội 1 tiểu đoàn 216 chở ở ấp Bắc đến từ vùng Mỹ Tho.

Về phương diện lịch sử, đây là mảnh đất lý tưởng cho một cuộc chiến đấu quyết định. Nông dân vùng ven Đồng Tháp Mười này đã theo những người cộng sản từ cuộc khởi nghĩa đầu tiên chống Pháp vào tháng Mười một năm 1940. Người Pháp đập nát cuộc nổi dậy bằng dội bom san bằng phần lớn thôn ấp. Người bị cầm tù do tàu thủy đưa về Sài Gòn, ban đêm đổ vào các kho hàng ở bến tàu dưới ánh sáng đèn chiếu. Chúng xâu dây thép gai qua mu bàn tay buộc họ thành hàng dài. Nhưng nông dân địa phương không vì thế mà hoảng sợ. Trong 9 năm kháng chiến họ luôn luôn theo tiếng gọi của Việt Minh.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #56 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2008, 05:32:45 pm »

Bốn giờ sáng, trinh sát của du kích địa phương phân tán nhiều cây số trong vùng xung quanh hai ấp nghe tiếng động cơ ô tô. Liên lạc chạy ngay đi báo cáo, chỉ huy tiểu đoàn lập tức ra lệnh chuẩn bị chiến đấu. Quân lính đêm trước đã tập dượt, nắm lấy vũ khí ra những vị trí được xác định trong hố cá nhân nông dân đã giúp họ đào và ngụy tranh dưới tán cây.

Tân Thới nối liền ấp Bắc theo một con kênh hai bên bờ là những hàng cây che khuất những hoạt động giữa ban ngày. Như vậy hai ấp hình thành hai vị trí tương hỗ. Viên chỉ huy tập trung lực lượng chủ yếu trong ấp Bắc, chỗ khó tự vệ hơn : đại đội 1 của tiểu đoàn ông được bổ sung hai trung đội bắn giỏi với một súng máy cỡ 30 và phía nam hoặc phía tây. Mà từ phía nam có một nhánh suối chảy về phía tây với hàng cây bao phủ. Ông bố trí một trung đội bộ binh trong những chiếc hố dưới tán cây, trên bờ suối ; ở đây họ nhìn thông thoáng ra đồng ruộng phía nam.

Phía tây ấp Bắc, một con kênh tưới chảy theo hướng bắc nam, trên bờ là một con đê rộng đầy cây. Viên chỉ huy bố trí phần đại đội còn lại trong những chiếc hố dưới cây. Con đê hẹp nhất cũng được một mét, ngoài ra thì rộng hơn nhiều, chỗ khống chế cả cánh đồng. Do địa hình không đồng đều nông dân xây dựng con đê và con đập không theo một đường thẳng mà khúc khuỷu giữa đồng ruộng, cho phép Việt cộng bắn chéo binh lính tấn công. Hai khẩu súng máy và những kẩu Browning tự động cũng bố trí để có « một tầm bắn chéo » theo lối nói của quân đội Mỹ. Viên chỉ huy rải nửa lực lượng – Đại đội 1 của tiểu đoàn 514, được một trung đội của tỉnh tăng cường – một cách tương tự dọc theo con đê kênh tưới bao ba phía lộ ra của Tân Thới.

Từ trên không hoặc ngoài đồng ruộng, người ta chỉ có thể thấy hai ấp là những pháo đài giống nhau của một chiến lũy. Trong những hàng cây là sự xen lẫn bình thường của cây cối vùng đồng bằng : chuối, dừa, tre, cọ và những cây gỗ cứng dùng trong xây dựng, dưới gốc là bụi rậm dày đặc. Dưới sự hướng dẫn của các sĩ quan, áp dụng kỹ thuật này trong chiến tranh chống Pháp, nông dân và các chiến sĩ đào hố mà không làm khô héo lá cây. Đất đào lên được mang đi xa rải phân tán. Khi lớp bảo vệ tự nhiên không đủ, người ta cắt cành lá tươi trồng phía trên và xung quanh các hố. Tất cả hình như hoàn toàn tự nhiên, kể cả đối với máy bay thám thính bay thấp hoặc máy bay lên thẳng.

Những hố cá  nhân được đào khá sâu để đứng trong đó. Những chỗ để súng máy và Browning rộng hơn những hố khác chứa được hai người, xạ thủ và người nạp đạn. Nhờ độ sâu, người lính có thể cuộn mình lại dưới đáy để tránh phi pháo. Họ chỉ bị thương nếu bị bắn thẳng hoặc một tia napalm đủ gần để đốt cháy hoặc làm họ ngạt thở. Một quả đạn súng cối chỉ giết họ nếu nổ thật chính xác trên hố hoặc ở một góc độ rất gần. Trừ phi Việt cộng dại dột ra khỏi hầm lúc máy bay đang bay trên đầu còn thì đạn pháo, rốc két không có hiệu quả.

Con kênh tưới phía sau đê, rộng khoảng hai mét và nước lên đến người dùng làm hào liên lạc. Người ta có thể di chuyển trong đó ngoài tầm nhìn và tầm bắn của quân địch. Họ lội bì bõm hoặc di chuyển nhanh trên những chiếc xuồng nhỏ nông dân đẽo từ những cây gỗ tròn. Khi máy bay xuất hiện, Việt cộng có thể nhảy xuống nước ẩn mình hoặc chui vào cây cối trên bờ. Chính theo con đường này, người ta tiếp tế đạn dược cho các chiến sĩ trong hầm, chuyển thương binh, gửi lực lượng bổ sung tới và các sĩ quan, hạ sĩ quan đi kiểm tra, khuyến khích quân lính. Đàn bà, trẻ em và người già trong sáu trăm dân số ấp Bắc cùng số lượng tương tự của Tân Thới chạy ẩn nấp vào những đồng ruộng bên cạnh khi vừa có báo động. Một số thanh  niên ở lại chăm sóc thương binh và làm liên lạc.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #57 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2008, 11:33:39 am »

Sương mù buổi sáng là yếu tố may mắn quyết định trận đánh này. Nó trải rộng toàn vùng che phủ quang cảnh từ bầu trời : lơ lửng trên đồng ruộng, nó bao trùm cây cối và mái nhà trong thôn ấp. Vann không thể nhận được 30 máy bay lên thẳng anh cần để vận chuyển một lần toàn bộ tiểu đoàn. Quân đội gặp khó khăn khi giữ lại những chiếc H-21 cũ từ chiến tranh Triều Tiên. Mặt khác Harkins ưu tiên cho một cuộc hành quân khác cùng ngày có tên mật là « mũi tên bốc cháy », sử dụng đến 1.200 lính dù và một tiểu đoàn bộ binh. Sau một đợt dội bom dày đặc, họ phải chộp bất ngờ và tiêu diệt tổng hành dinh chính của cộng sản miền Nam Việt Nam trong rừng vùng chiến khu C, pháo đài cũ miền tây bắc Sài Gòn mà 8 năm trước Bumgardner đã thiếu khôn ngoan đi qua. Cuộc hành quân hoàn toàn thất bại vì người ta không bao giờ tìm được tổng hành dinh. Nhưng vì lý do đó mà Vann đành hài lòng về 10 chiếc H-21 để vận chuyển nhiều đợt các tiểu đoàn của sư đoàn mình đến khu vực đổ bộ phía bắc Tân Thới.

Sương mù dày đặc xung quanh đường băng xuất phát Tân Hiệp. Tuy nhiên phi công lái máy bay lên thẳng cũng cất cánh được với đại đội thứ nhất trước 7 giờ sáng một ít và tìm được một khoảng trống phía bắc Tân Thới để đổ quân. Rồi sương mù càng dày đặc, phi công từ chối mạo hiểm, sợ đụng nhay trong khi bay hoặc cùng mất luôn với đại đội 2 và 3. Vann và Đạm quyết định lùi những chuyến bay gần hai tiếng rưỡi cho đến 9 giờ 30 khi mặt trời lên khác cao làm quang đãng bầu trời. Trong thời gian đó, đại đội 1 phải chờ tại chỗ. Nếu không có điều đó, cuộc chiến có thể bắt đầu ngay và kết cục có thể sẽ khác. Vì trong lúc nghỉ ngơi ấy, đội quân bảo an tiến từ phía nam đụng độ với trung đội du kích ngụy trang dưới cây cói của con suối ở ngay phía nam ấp Bắc. Sự kiện tình cờ này làm nổ ra cuộc chiến từ một cuộc xô xát kịch tính và lộ liễu gây bao tác động đến chiến tranh và cuộc đời Vann.

Việt cộng biết quân bảo an tiến lại gần. Chỉ huy tiểu đoàn báo với chỉ huy đại đội ấp Bắc, trung đội của ông ẩn mình đầu ngọn suối sẽ bắn trước. Nhân viên điện đài sử dụng máy móc bắt được của Mỹ theo dõi hành động của các đội quân Sài Gòn qua làn sóng họ dùng. Quân đội Cộng hòa không dùng những biện pháp an toàn, truyền đi những tọa độ bản đồ nên Việt công dễ dàng xác định được. Trinh sát Việt cộng chạy phía trước quân bảo an xác nhận những thông tin điện đài. Quân lính dưới hầm cá nhân cuối cùng thấy những toán quân của tiểu đoàn thứ nhất quân bảo an tiến thành hàng về phía họ trên những con đường mòn và đường đê hẹp. Đội viên du kích địa phương nhanh chóng chiếm vị trí trong bụi cây dừa bên phải : họ có nhiệm vụ tấn công quân địch đi hàng dọc vào bên sườn sau khi quân chủ lực bất ngờ đánh vỗ mặt.

Dự kiến cây cối có thể gây những bất ngờ, đại úy chỉ huy tiểu đoàn bảo an mỗi lúc càng tiến lên thận trọng. Ông dừng lại dọc một con đê, cách cây cối khoảng 150 mét và cử trinh sát  đi thăm dò. Việt cộng để họ lại gần 30 mét mới nổ súng. Các toán quân Sài Gòn vừa đánh vừa rút lui, bì bõm trong bùn, nước ; chính lúc ấy các đội viên du kích trong bụi cây dừa bắn từ sườn bên phải. Chỉ huy đại đội và phó của ông ta bị bắn chết sau mấy giây. Phần còn lại của tiểu đoàn nấp sau con đê đáng lẽ phải bắn súng máy để bảo vệ đồng đội, họ lại nấp vào chân đê còn một số vung súng bắn không ngắm đích. Vậy là quân lính rút lui nhận đạn từ hai phía. Lúc ấy là 7 giờ 45.

Hai tiếng đồng hồ tiếp đó, viên chỉ huy tiểu đoàn vòng quanh cố đánh bật Việt cộng ra không có kết quả. Quan sát viên pháo binh kém cỏi quá hoặc ban tham mưu dã chiến không để anh ta điều chỉnh tầm bắn : trường hợp nào thì những loạt đạn pháo quân bảo an yêu cầu đều dội vào sau lưng Việt cộng hết, không trúng vào hàng ngũ của họ. Toàn cuộc tách chiến ngưng lại trước 10 giờ một ít, khi viên chỉ huy tiểu đoàn bị thương nhẹ ở chân.

Vann không biết gì về cuộc đánh nhau này cho đến khi nó kết thúc. Thiếu tá Lâm Quang Thọ, tỉnh trưởng Định Tường chịu trách nhiệm về lực lượng của tỉnh, bình thường phải dưới lệnh của Đạm trong trận đánh này, giữ lại không thông báo với anh. Thọ là người Diệm cho cầm đầu trung đoàn bọc thép của Mỹ Tho để bảo vệ cho mình chống đảo chính vì ông này con một gia đình điền chủ vùng đồng bằng, liên minh với họ Ngô Đình. Thọ không ra lệnh cho tiểu đoàn bảo an thứ hai đến cứu gấp tiểu đoàn thứ nhất và cũng không làm gì để sửa chữa tầm bắn cố vấn Mỹ đã thông báo qua điện đài. Ông không đến tại chỗ để tổ chức một cuộc phản công tuy chỉ cách ban tham mưu dã chiến không tới 3 cây số. Khi những thiệt hại đã lên tới 8 người chết và 14 bị thương kể cả viên đại úy bị thương ở chân, ông xử sự như một sĩ quan Sài Gòn : giao cho người khác đánh nhau thay mình. Ông điện thoại đề nghị Đạm đưa hai đại đội dự phòng ở đường bay ra phía sau lưng Việt cộng ở phía Nam. Về lý thuyết, bị đánh từ phía sau, quân địch phải rời bỏ vị trí. Nhưng Thọ không làm thế mà đổ các toán quân trên đồng ruộng, ông ta đưa bia đỡ đạn cho những quân chủ lực Việt cộng còn lại ở phía tây dọc theo con kênh tưới.

Vann bay trên một chiếc L-19 ở phía bắc Tân Thới để theo dõi hoạt động của đại đội thứ ba vừa đổ bộ trước đó mấy phút. Ziegler gọi điện cho anh thông báo lời đề nghị của Thọ và Đạm muốn anh đến ấp Bắc chọn một chỗ đổ bộ những toán quân dự phòng. Khi nhìn thấy ấp Bắc, Vann bỗng nghi ngờ. Anh chợt nghĩ quân Việt cộng chống trả lính bảo an ở phía nam có lẽ chỉ là một trong những yếu tố của lực lượng quan trọng hơn đã rút lui trước bước tiến của các đơn vị phía bắc. Nếu như vậy ấp Bắc sẽ là nơi tập hợp quân hợp lý. Anh quan sát thôn ấp và những hàng cây trong 15 phút. Phi công lái chiếc máy bay nhỏ bay ngang dọc ở độ cao 100 mét, kiêu hãnh như một con chim ưng trên bầu trời. Rồi theo đề nghị của Vann, anh đâm thẳng xuống bay là là trên ngọn cây.

Dù đã có kinh nghiệm, Vann không thấy một ai trừ việc dựa vào làn đạn bắn tung tóe xung quanh lính bảo an, đoán chừng hàng ngũ Việt cộng ẩn nấp ở phía nam. Những Việt cộng khác ẩn trong hầm cá nhân dọc con kênh tưới ở phía tây để chiếc máy bay nhỏ bay lượn, kìm nèn ý muốn bắn vì đã biết cuộc đọ sức. Tuy ấp Bắc có vẻ tĩnh lặng, Vann vẫn nghi ngờ rặng cây phía tây. Anh liên lạc với chiếc L-19 khác chỉ đường cho 10 chiếc máy bay lên thẳng H-21 chở đại đội dự phòng thứ nhất. Những chiếc H-21 nặng nề được bổ sung nằm trong những chiếc máy bay lên thẳng chiến đấu mới vừa nhận của Hoa Kỳ. Uy nghi, năng động trên bầu trời, nhanh chóng nhờ động lực mạnh, những chiếc HU-1A này được phi công gọi là « Huey », trang bị hai súng máy 7,62 ở mỗi bên dưới thân máy bay và những giỏ rốc két. Người phi công cùng đi điều khiển bằng điện những súng máy qua một bảng ngắm nhả đạn cùng rốc-két ngay tại chỗ ngồi. Vann chỉ thị cho trưởng phi công những chiếc H-21 đổ đại đội dự phòng xuống cách hai hàng cây phía nam và phía tây 300 mét. Anh cũng chỉ rõ một con đường có thể vào ra trong vùng ít nguy hiểm nhất.

Những báo cáo có hệ thống trong năm 1962 giữa các nhà quân sự Mỹ không được xác định chặt chẽ. Các đơn vị máy bay lên thẳng cho rằng họ không phụ thuộc vào các cố vấn Mỹ. Ngoài ra, Vann bị phần đông phi công ghét do phong cách chỉ huy và kinh nghiệm bay luôn đẩy anh đến chỗ khẳng định quyền lực của mình. Có lẽ họ không lưu ý đến những chỉ dẫn của một cố vấn bình thường nhưng với Vann, họ muốn chứng tỏ biết rõ hơn anh về máy bay lên thẳng và việc chọn chỗ đổ quân ở vùng đang chiến đấu. Phi công chiếc máy bay đi đầu không cần biết đến những chỉ thị của Vann và tiến đến một chỗ cách hàng cây phía tây 200 mét. Ba trăm mét Vann xác định cũ thể là khoảng cách tầm bắn của súng nhẹ cỡ 30 trở nên ít hiệu lực. Về tầm nhìn, làn đạn và những yếu tố khác, 100 mét là hoàn toàn khác giữa trúng và không trúng đích.

Trong lúc Vann truyền đi những lời chỉ dẫn, viên chỉ huy tiểu đoàn Việt cộng thông báo với đội quân của mình chuẩn bị bắn hạ máy bay lên thẳng. Nhân viên điện đài nghe làn sóng của Quân đội cộng hòa , đã báo cáo với ông máy bay sắp đến. 10 giờ 20 phút, sương mù đã tan. Những thân hình to lớn màu xanh đậm của những chiếc H-21 và Huey tách ra rõ ràng trong ánh sáng mặt trời.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #58 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2008, 07:45:17 am »

Trung sĩ nhất Arnold Bowers, 29 tuổi, quê ở một vùng sản xuất sữa ở Minnesota, thuộc quân số Sư đoàn 101 vận chuyển hàng không, nghe tiếng rít của viên đạn đầu tiên đâm thủng vỏ nhôm chiếc máy bay lên thẳng lúc anh còn cách mặt đất 15 mét. Đã 8 tháng ở Việt Nam, lần đầu tham gia chiến tranh, anh chưa bao giờ đánh nhau ngoài vài trận mở màn với những tay súng bắn lẻ. Mặc dù tiếng động cơ ầm ào, anh tiếp tục nghe tiếng đạn xuyên qua thân máy bay trước khi bánh xe máy bay đậu xuống ruộng và anh nhảy xuống nước đến đầu gối với trung úy Quân đội cộng hòa và những người khác.

Xa tiếng ồn động cơ, Bowers nhận rõ hơn tiếng chát chúa của vũ khí tự động và súng trường bắn ra từ tấm màn lá cây trước mặt. Đạn nổ bốn bên và rít bên tai. Anh lao về phía trước, bùn bám vào bốt, theo bản năng áp dụng những bài học người ta dạy cho là may mắn nhất để sống là nằm xuống bắn cho đến khi hạ được và giết chết đối thủ. Nhưng viên trung úy và lính bộ binh Việt Nam suy luận một cách khác. Họ nằm im phía sau con đê đầu tiên cách đấy 15 mét.

Trung sĩ Bowers kêu lên với trung úy phải bắn trả và di chuyển để ẩn nấp nếu không họ sẽ bị tàn sát trên đồng ruộng. Trung úy cho rằng ông không hiểu Bowers nói gì tuy khi họ trên đường ra đi thì tiếng Anh của ông nói rất sõi. Vả lại viên sĩ quan Việt Nam đã theo học trường bộ binh Fort Benning. Bowers là trung sĩ tác chiến của đoàn cố vấn nhưng anh luôn tình nguyện đi tuần tra và chiến đấu. Vann hoan nghênh lòng dũng cảm của anh, sáng hôm ấy hỏi có đi cùng các đơn vị dự phòng đang thiếu cố vấn Mỹ và Bowers đã nhận lời. Anh lại kêu lên với viên trung úy. Người sĩ quan Việt Nam  nhìn anh với đôi mắt sợ hãi rồi nằm dí xuống đất bùn để phơi người ít nhất trước làn đạn.

Bowers nhìn về bên phải mình thấy một trung sĩ Quân đội Cộng hòa đã xuống từ một máy bay khác dẫn đầu một trung đội đi về hàng cây phía nam. Họ cúi gập người tiến lên phía sau con đê. Anh nhảy về hướng của họ, không bận tâm về làn đạn, đi thật nhanh trong bùn, vừa cúi người đi theo viên trung sĩ. Anh muốn trung đội tiếp tục tiến lên không ngập ngừng dừng lại. Anh nhận thấy trong các cuộc hành quân trước, các hạ sĩ quan Việt Nam khác với các sĩ quan, hình như hoan nghênh việc người ta giúp đỡ và xem một trung sĩ Mỹ có mức độ cao hơn họ để chịu trách nhiệm nếu tình hình xấu đi. Anh cũng nhận xét đấy không phải là những người thành thị như các sĩ quan mà là những nông dân trước đây thích chiến đấu hơn.

Vừa bò anh vừa nghĩ điều gì sẽ xảy ra. Anh tiến lên cùng trung đội về hướng cây cối phía nam, cố vòng về phía sau Việt cộng ở phía tây. Khi anh đã khởi xướng, những trung đội khác đi theo họ. Có cây cối bảo vệ ít nhất họ cũng thiết lập được một căn cứ nhằm bắn, đỡ được sức ép dồn lên đậi đội trên đồng ruộng quân du kích đang tập trung hỏa lực vào. Càng tiến lên càng ít đạn rít quanh mình. Họ đã đi được khoảng 150 mét, tới gần hàng cây thì Bowers bỗng thấy một bóng người chạy luồn qua cây, suy đoán ngay đó là một liên lạc viên Việt cộng. Người kia lo làm nhiệm vụ, không trông thấy họ. Bowers không được báo trước tình hình ấp Bắc trước khi lên máy bay và không biết Việt cộng bố trí ở bờ xa con suối anh đang đi tới. Thấy người liên lạc, anh hiểu có lẽ họ ở đấy. Điều đó không làm anh bận tâm tuy không trang bị vũ khí đầy đủ lắm : anh chỉ có một khẩu tiểu liên với hai băng 30 viên đạn. Nhưng khi đã vào trong hàng cây họ có thể dựa vào cây cối tự bảo vệ như Việt cộng.

Bỗng viên trung sĩ, phía sau anh 15, 20 mét gọi anh bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh bồi. Bowers nhìn lại. Viên trung sĩ ra hiệu cho anh trở lại, chỉ điện đài mang theo và hướng viên trung úy phía sau để giải thích có lệnh quay trở lại. Bowers thốt ra « Đồ thối ». Anh giơ tay ra hiệu cho trung sĩ tiến lên và tiếp tục cúi người vươn tới hàng cây. Được mấy mét, anh ngoái cổ nhìn. Chỉ còn một mình anh. Trung sĩ và cả trung đội đã lại chỗ trung úy.

Từ trên máy bay thám thính, Vann bất lực nhìn những chiếc trực thăng nối tiếp nhau bị bắn hạ. Đã nhiều tháng nay các sĩ quan Việt cộng huấn luyện người của họ, dự kiến một sự kiện bất thần như thế. Cuối mùa hè trước, một phi công H-21 ngạc nhiên thấy một người Việt ở chỗ trống quỳ một chân xuống đất ở phía trước khoảng 75 mét. Anh ta nâng súng chĩa vào người Mỹ đứng ở cửa máy bay. Trong lúc người chỉ huy máy bay nắm lấy khẩu tiểu liên, anh Việt cộng thay vì lợi dụng cơ hội ngắm bắn thì hướng súng vào phía trước chiếc trực thăng bắn vào không khí hai lần. Kinh ngạc, người Mỹ định thần lại và bắn chết anh. Anh Việt cộng ấy bắt đầu không tốt nhưng những người khác sẽ làm đúng hơn. Người ta đã thử kỹ thuật bắn khác nhau mà những người săn bắn dùng để hạ vịt, ngỗng đang bay bằng súng trường. Vận dụng vào chiến tranh chỉ cần bắn máy bay khi đã vào trong tầm đạn. Những cán bộ Vann thấy gần biên giới Campuchia ngày 20 tháng Bảy đã dạy kỹ thuật này cho những người sử dụng súng máy 50 cũng như những người được trang bị súng riêng lẻ. Những bản sao được phân phát cho tất cả để giải thích cách tính góc bắn tùy theo tốc độ máy bay : tốc độ càng lớn góc bắn càng lớn, thay đổi từ chiếc H-21 chậm đến chiếc Huey nhanh hơn, thậm chí cả máy bay ném bom mà sĩ quan Việt cộng cũng cho là dễ đánh miễn tính đúng tầm bắn. Đối với một chiếc H-21, lúc tốt nhất là chờ nó bay chậm lại để hạ xuống. Một bài viết giải thích : « Bình thường, góc bắn tốt nhất trong trường hợp này là bắn đón một khoảng cách bằng hai phần ba thân máy bay ». Tất nhiên mọi tính toán góc bắn trở thành vô ích khi chiếc trực thăng đã đậu xuống đổ quân.

Những sai sót con số trong cuộc chơi phỏng đoán này không quan trọng. Điều chủ yếu là khắc sâu vào tâm trí chiến sĩ khái niệm bắn đón. Huấn luyện viên tập dượt cho họ không ngần ngại thực hiện điều đó. Để tiết kiệm đạn dược, việc tập luyện tiến hành ở những trại bí mật ở Đồng Tháp Mười với đạn giả bắn vào các hình mẫu trực thăng hoặc máy bay các tông lướt dọc theo một sợi dây cáp giữa hai cây to. Để xác định chất lượng bắn phía trước các mô hình, chiến sĩ dựa vào đường đạn vạch xanh đỏ đặt đều đặn trong bộ phận nạp đạn. Việc luyện tập đặc biệt kỹ đối với những người sử dụng súng máy hạng nặng, có khả năng bắn hạ máy bay tiêm kích – ném bom.

Các sĩ quan nhấn mạnh cần tự kiềm chế cho đến lúc cả một tiểu đội, trung đội hoặc đại đội có thể cùng bắn. Đợt bắn tập trung có nhiều may mắn làm hư hỏng hoặc hạ được máy bay.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #59 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2008, 07:45:58 am »

Trưởng phi đội H-21 không thể phục vụ nhiều hơn cho Việt cộng khi không nghe theo chỉ thị của Vann. Do người ta báo trước có « Victor Charlies » dưới hàng cây phía nam, anh suy ra ở phía tây không có, bắt đầu hướng dẫn những chiếc trực thăng của anh về biên giới phía tây của Tân Thới. Các chiến sĩ Tiểu đoàn 514 nổ súng trong lúc các đồng chí ấp Bắc của họ được kích thích đột xuất vì nghĩ những con « chim sắt » đến trong tầm bắn của mình. Mười chiếc H-21 tiếp tục bay phía trên hàng cây của kênh tưới rồi quay lại lần lượt đậu xuống ruộng ngập nước cách khoảng 200 mét. Hàng ngũ Việt cộng đủ thời gian tự kiềm chế sự kích thích và nỗi lo sợ ban đầu để bình tĩnh điều chỉnh tầm bắn.

Ngay khi loạt súng bắt đầu, các phi công phụ của năm chiếc Huey hộ tống điều chỉnh súng dội đạn súng máy và rốc két vào hàng cây. Bình thường điều này buộc đối thủ câm lặng nhưng lần này Việt cộng bắn trả hàng loạt. Đạn súng máy của họ nhắm vào những chiếc Huey từ khi chúc xuống, đuổi theo suốt đường bay cho đến khi ra ngoài tầm bắn. Phi công trực thăng không nhắm chính xác được, cành lá cây che khuất những chiếc hầm cá nhân nên các loạt đạn không có hiệu quả. Hơn nữa, họ kinh ngạc về việc bắn trả bất ngờ và đạn pháo đâm thủng máy bay họ.

Mỗi chiếc H-21 bị bắn trúng nhiều lần. Những chiếc cuối cùng bị nặng nhất vì đích bắn ít đi, Việt cộng bắn tập trung hơn. Một chiếc trực thăng, nhất là thân to như H-21, có thể trúng nhiều đạn vẫn hoạt động được miễn không bị bắn vào cơ quan sống còn. Tất cả những máy bay đều lại cất cánh trừ một chiếc. Phi công điện báo không điều khiển được nữa. Anh tắt máy và cùng với phi công phụ, hai nhân viên tổ lái xuống nhập vào Quân đội Cộng hòa trên ruộng đất.

Trong giai đoạn ngắn, sự ngây ngô cho rằng chiến tranh là một cuộc phiêu lưu, chấm dứt vào ngày hôm ấy. Các tổ bay trực thăng gắn bó với nhau theo một nguyên tắc rất chặt chẽ về tình đồng đội : mọi tổ bay bị bắn hạ phải được cứu ngay dù họ ở trong những toán quân Sài Gòn gần đấy. Vì thế một trong những chiếc H-21 trở lại tìm các bạn. Nó đậu xuống chỗ tồi tệ nhất, giữa chiếc máy bay bị hạ và con đê. Chiếc máy bay bị Việt cộng bắn bất động ngay.

Nguyên tắc về tình đồng đội khiến người ta muốn tiến hành một cuộc thử sức mới, lần này gồm hai tổ lái. Viên chỉ huy phi đội Huey thông báo qua điện đài ông ta sẽ làm việc đó. Ông hạ độ cao bay trên xác hai chiếc máy bay để nhìn rõ người trên mặt đất trong lúc những chiếc Huey khác bắn khắp các phía, cố gắng vô hiệu hóa lửa đạn của Việt cộng. Chỉ huy phi đội hạ cánh xuống phía sau hai chiếc H-21 che chắn làn đạn cho ông. Khi lại gần, tốc độ máy bay giảm mạnh đến mức ông lơ lửng một lúc trên không. Tiếng súng nổ được tăng cường ngay, các loạt đạn không ngừng xuyên qua máy bay cho đến lúc trúng bánh lái chính. Chiếc Huey nhào về bên phải, vỡ tan trên ruộng phía sau hai chiếc kia 50 mét. Việt cộng vừa lập được một kỷ lục mới. Trong năm phút, họ bắn hạ 4 trực thăng vì một chiếc H-21 khác bị thương nặng buộc phải hạ cánh trên ruộng cách đấy một cây số, tổ lái không bị thiệt hại được cứu thoát. Mười lăm chiếc máy bay bị bắn trúng nhiều lần , chỉ còn một chiếc Huey là còn nguyên vẹn.

Bowers đứng dậy chạy lại chỗ thảm họa. Nước ở đây cạn hơn, chỉ còn đất ướt gần những xác máy bay nên anh tiến đến nhanh hơn. Khi anh lại gần, động cơ phản lực nổ một tiếng lạ lùng. Thoát khỏi trọng lượng chiếc chong chóng lớn nhất, nó quay tít mù tại chỗ. Bowers sợ nó nóng đỏ lên, nổ và bắn lửa vào bình chất đốt. Phi công ngồi ghế bên trái ra được, lảo đảo tiến về một mô đất anh nghĩ có thể tránh đạn. Bowers kêu lên gọi anh nhưng không được trả lời. Anh hiểu, anh ta quá hoảng hốt không thể giúp anh cứu phi công kia và trưởng tổ lái vẫn còn trong máy bay.

Chiếc trực thăng gần như bị lật ngược lại. Cánh cửa bên phải gãy nát từng phần, Bowers đẩy được chiếc cửa sổ đủ để mở thắt lưng người phi công và đưa anh ra ngoài. Anh ta cũng bị chấn động  mạnh và bị một vết cắt ở chân nhưng còn khá ý thức để quàng cánh tay vào cổ Bowers và dựa vào người cứu mình khập khiễng bước lại chỗ mô đất.

Bowers chạy trở lại tìm trưởng tổ lái, một trung sĩ da đen già tên là William Deal. Động cơ phản lực vẫn phát ra tiếng động lạ và thỉnh thoảng lại một viên đạn Việt cộng đập nát vào thân máy bay. Deal bị buộc chặt vào chiếc đại ghế phía sau khẩu súng máy. Ông thực tế bị treo ngược do góc lật của chiếc trực thăng. Hy vọng duy nhất đưa ông ra trước khi máy bay nổ tung là kéo phía trước. Bowers chui vào trong, nghĩ rằng Deal bất tỉnh sau cú sốc. Những chiếc mũ nhựa của phi công được trang bị máy nghe và ống nói để nghe đài và liên lạc nội bộ. Sợi dây mũ của Deal rối tung. Anh bỏ chiếc mũ ra, thấy mình đã cố gắng cứu một người chết. Deal đã nhận một viên đạn vào đầu, chắc là chết ngay.

Động cơ phản lực dứt hẳn những tiếng ồn đáng sợ : chắc bị cháy không nổ. Bowers quyết định dù sao cũng đưa Deal ra khỏi xác máy bay. Công việc ở trang trại và trong quân đội đã tôi luyện anh , người có thân hình một nông dân to khỏe. Bố mẹ anh người Ireland và Đức đến đời thứ ba di cư sang Minnesota sau khi trải qua những mỏ than ở Bắc Dakota. Anh cao hơn Vann, gầy và tay dài nhưng cũng cứng cáp, thanh mảnh như thế. Ngược lại, Deal to lớn và nặng, không dễ dàng đưa ông ta ra ngoài. Bowers khó khăn xóc nách, kéo ông trong ruộng ngập người, ngón tay bấu vào bộ đồng phục xám của ông. Tiếng nổ giống tiếng súng ba-dô-ka Việt cộng bắn bống làm Bowers hiểu ra việc làm của mình là kỳ cục. Anh tự nhủ “Mẹ kiếp, mình chẳng làm gì được cho ông ta. Ông ấy chết rồi”. Anh để xác ông tại ruộng, không có cảm giác bất kính vì ở chỗ ấy đất khô ráo.

Cuộc chiến tranh này của nước Mỹ lần đầu tiên được đưa lên truyền hình, con trai Deal 7 tuổi, thấy (ở New Jersey chỗ ông ở) bố mình trên màn hình cùng một ngày được tin ông tử trận. Cả gia đình tập trung xem một phóng sự về hình ảnh cuộc hành quân trước. Đứa bé kêu lên với mẹ. “Mẹ nhìn xem ! Bố đấy”. Sáu giờ sau đó người ta chuyển đến bức điện của Lầu Năm Góc.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM