Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 06:38:04 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự lừa dối hào nhoáng  (Đọc 147633 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #210 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2008, 04:12:24 pm »

Khi kết quả xác minh giúp cho Vann vượt qua mối nguy, anh phát hiện ra tổng thống mới được bầu cũng cùng xu hướng như anh. Từ khi trở lại Việt Nam năm 1965, việc anh nghiêng về những nhân vật chính trị Hoa Kỳ trở nên chiết trung hơn. Anh nhắm mắt trước một thái độ anh thấy đáng chỉ trích nếu nhân vật chính trị ấy bảo vệ cuộc chiến tranh , sử dụng anh và những lập luận của anh.

Một trong những người tán thành anh nhiệt liệt nhất là Sam Yorty nào đó mà những đức tính về quan hệ quần chúng và những vị thế trong việc chống phân biệt chủng tộc giữ ông ta ở ghế thị trưởng Los Angeles trong 12 năm. Sự độ lượng của những cử tri về việc ông vắng mặt cho phép ông đi nhiều chuyến sang Đông Nam Á và những nơi khác. Trong một lần đến Việt Nam tháng Mười một năm 1965, ông và Vann gặp nhau lần đầu và từ đó họ thường gặp lại nhau. Yorty gửi một bản sao bản báo cáo của Arnett cho một trong những người bạn, nghị sĩ cộng hòa Richard Nixon; ông này gửi thư cảm ơn ông trước cuộc bầu cử 1968 mấy ngày. Khi Vann nhận được một bản sao bức thư, Richard Nixon đã trở thành tổng thống Hoa Kỳ .

Một quá trình loại bỏ đưa lại thắng lợi ấy. Robert Kennedy bị một kẻ cuồng tín A rập giết chết trong tháng Sáu ở Los Angels. Tháng Tám đại hội Đảng Dân chủ Chicago từ chối đề cử Eugene Mc Carty, thay thế bới Hubert Humphrey , phó tổng thống của Johnson. Sự ngờ vực chung đối với Nixon làm ông chật vật mới thắng được đối thủ yếu nhất. Ông trúng cử chính vì gây cho công chúng cảm giác ông có một kế hoạch bí mật nhằm chấm dứt chiến tranh .

Sau này, Nixon công nhận ông chẳng có một kế hoạch nào cả. Bức thư ông gửi Yorty cho Vann hiểu ông không hề có ý định kết thúc chiến tranh . Ông dự tính làm đúng như Vann muốn : tranh thủ thời gian đối với dư luận quần chúng bằng cách vừa rút quân đội về nước vừa sử dụng quân đội Sài Gòn  tiếp tục cuộc tranh chấp. Sau khi nói những ý kiến của Vann “ rất hay “ và nêu bài báo lên với nhóm cố vấn của ông, Nixon giải thích những điểm chung theo luận thuyết của mình :

“ Như các ông biết rõ, vị trí của tôi là phi Mỹ hóa cuộc chiến tranh càng nhanh càng tốt. Chính quyền Johnson công nhận sự cần thiết ấy độc nhất như là hậu quả của cuộc tấn công dịp Tết thậm chí bây giờ có vẻ không tin tưởng người Việt Nam và khả năng họ đảm nhiệm một phần lớn hơn trong gành nặng chiến tranh”.

Vann viết ngay một bức thư sáu trang rưỡi gửi Yorty nhưng theo ý đó của Nixon. Anh tả chi tiết kế hoạch xóa bỏ dần cam kết và tình nguyện tạm thời phục vụ chính quyền mới như cố vấn của chính phủ giám sát việc thực hiện chiến lược ấy. “ Những vấn đề cũ về tha hóa, gia đình trị và khinh thường những nhu cầu ở nông thôn vẫn luôn tồn tại “. Vann công nhận thế tuy nói cụ thể anh đã thay đổi ý kiến về tầm quan trọng của những tệ nạn ấy. Bây giờ, những cái ấy không còn mấu chốt như trước vì đã có sự điều hòa do đợt tấn công dịp Tết. Với xu hướng nổi bật tự đề cao mình, anh kèm theo một bản sao báo cáo của McPherson gửi Johnson, không quên ghi chú “ đã được tổng thống đọc trước một cuộc họp ở văn phòng “. Anh nói anh đã hiểu thật điên rồ khi đánh đổi những người lính Mỹ với những người dân “ một nước châu Á đông người “. Mặt khác sử dụng những người lính Việt Nam trong chiến đấu sẽ làm dịu dư luận công chúng Mỹ, vì sẽ rẻ hơn rất nhiều, Vann nói cụ thể. Phần lớn nhất trong số 33 tỷ đô la chi phí mỗi năm cho cuộc chiến tranh đổ vào các lực lượng Mỹ. “ Tôi nghĩ chúng ta có thể đạt kết quả như vậy ở miền Nam Việt Nam với 5 tỷ trong năm 1975 “.

Yory chuyển bức thư cho tổng thống được bầu nhưng Vann không nhận được trả lời về đề nghị một vị trí cố vấn trong chính phủ Nixon. Năng lực phong phú và việc theo đuổi ngôi sao cấp tướng đôi khi dẫn anh đến tưởng tượng quá đáng và anh thấy mình đã ở Washington. Thậm chí anh mơ có ngày sẽ được khen thưởng vì việc phục vụ ở Việt Nam với chức vụ tổng chỉ huy quân đội và như vậy trả được món nợ với thể chế anh nghĩ đã loại bỏ mình. Dù không đạt được chức vụ mong muốn, Vann cũng đã góp phần vào hoạch định chiến lược của Nixon nhờ bức thư của anh, bài báo của Arnett và nhờ Henry Kissinger, được bổ nhiệm làm trợ lý đặc biệt của tổng thống về an ninh quốc gia mà đối với ông ta những ý kiến của Vann đã quen thuộc từ khi Vann được đề nghị tham gia chiến dịch bầu cử tổng thống của Nelson Rockefeller, nhân danh là chuyên gia về Việt Nam . Nhưng đại hội toàn quốc Đảng Cộng hòa đã chọn Nixon tahy vì Rockefeller ứng cử tổng thống. Nhân dịp ấy, Kissinger đã chuyển những bản sao thư của Vann cho Edward Kennedy và những chính khách khác.

Chiến lược của Nixon được đặt một cái tên khác hơi hấp dẫn hơn từ “ phi Mỹ hóa “ dùng trong bức thư Vann gửi Yory và trở thành “ Việt Nam hóa “ . Kissinger đưa lại cho Vann một vinh dự không cân đối về tầm quan trọng đóng góp của anh khi nói “ Đấy là đường lối của anh “. Dù anh không được mời về Washington, trong lúc này Vann rất thỏa mãn. Anh tưởng cuối cùng đã tìm được một cách dể thắng cuộc chiến tranh này, đưa anh lên ngang hàng với những người có quyền lực làm chủ được thắng lợi và các bảng thăng tiến.

Anh trở thành hòn đá thử vàng của tinh thần lạc quan và tiến bộ cho tất cả những thành viên về một đường lối khác. Tháng Mười một năm 1968 khi đi nhậm chức đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ, Komer ủy thác Van cho người kế nhiệm William Colby. Ông này đã rời ban tham mưu CIA trở lại Sài Gòn ngay sau đợt tấn công dịp Tết theo đề nghị của Komer làm phó và cũng kính trọng Vann như thủ trưởng của mình. Có vẻ CORDS đạt được kết quả trong công cuộc bình định ở Nam Việt Nam . Dưới sức ép của Johnson, chế độ Sài Gòn đã ra một đạo luật mới tổng động viên hạ thấp tuổi tòng quân. Vì vậy, có thêm 200.000 thanh niên Việt Nam làm đông thêm hàng ngũ Quân lực Cộng hòa, nhất là các lực lượng vùng cho công cuộc bình định.

Komer và Colby, được Vann khuyến khích, thuyết phục tổng thống Thiệu dựa vào quyền lực, bảo vệ một chương trình đặc biệt nhằm loại bỏ cán bộ của chính phủ Việt cộng bí mật. Người ta chọn đặt tên là “ Phượng Hoàng “, một loại chim huyền thoại có thể bay khắp nơi. Tất cả những cơ quan tình báo và cảnh sát Sài Gòn phải tập trung thông tin để làm hồ sơ và sổ đen xác định rõ hơn những cán bộ ấy. Các toán ám sát của CIA, được gọi một cách trong trắng “ Những đơn vị nhận diện ở tỉnh “, ra tay hành động, thường được những Lực lượng vùng giúp sức. Về nguyên tắc, những cán bộ Việt cộng không bị giết mà bị bắt vì một người tù khai ra có thể nêu tên những người khác. Thực tế, các đơn vị nhận diện bắn trước đã, sợ gặp sự kháng cự trong những vùng đáng ngờ. Những người bị bắt nói chung do có tố giác, bị bắt khi cảnh sát đi kiểm tra hoặc trong chiến đấu và sau được xác định là cán bộ Việt cộng . Nếu họ không muốn mạo hiểm bị chết hoặc tù đày, họ vẫn có thể bỏ trốn. Komer ấn định một tỷ lệ cho toàn miền Nam. Ông muốn mỗi tháng” vô hiệu hóa “ được 3.000 cán bộ bí mật.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #211 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2008, 02:32:14 pm »

Đợt tấn công dịp Tết làm suy yếu đáng kể lực lượng vũ trang du kích bảo vệ cán bộ và đấu tranh với Sài Gòn để kiểm soát các làng. Vann xác định việc đó trong những tháng cuối năm 1968 khi anh ở Quân đoàn 3 và di chuyển sang Quân đoàn 4 tháng Hai năm 1969 làm trưởng phái đoàn bình định vùng đồng bằng sông Mekong . Anh chống lại việc thuyên chuyển ấy nhưng Komer kiên quyết. Ông cho rằng đội công tác CORDS vann xây dựng ở Quân đoàn 3 đã khá năng động để bây giờ giao được cho một người khác. Và vùng đồng bằng quan trọng vì từ đây Việt cộng vẫn luôn rút nguồn chủ yếu về người và tiền bạc. Vann để việc ấy kéo dài nhưng cuối cùng phải nhượng bộ vì sức ép của Colby.

Anh phát hiện thấy, trong vùng đồng bằn, phần lớn trong 2.100 ấp được xem lác so với 2.000 do Sài Gòn kiểm soát, thực ra chỉ do khoảng nửa tá Việt cộng nắm giữ. Những đơn vị địch trước đây cảnh giới để trừng phạt lực lượng Sài Gòn đột nhập, bây giờ gồm nhiều anh hùng đã chết hơn các chiến sĩ còn sống. Những quân lính Nam Việt Nam cũng cảm thấy có sự thay đỏi, bầu không khí ngược lại với những ngày hoảng sợ và dọa nạt của năm 1965 khi đặc công Việt cộng thâm nhập vào các thành phố đuổi những người đại diện chính quyền Sài Gòn hàng giờ trên những mái nhà và đường đi. Bây giờ các tỉnh trưởng, quận trưởng sẵn sàng tấn công quân địch khi bị những người Mỹ như Vann thúc đẩy. Việc tuyển mộ có phương pháp các lực lượng vùng để xây dựng đồn phòng thủ và bố trí các nhóm chính quyền ở làng cho phép Vann nhanh chóng vào được các khu vực ở đồng bằng trước đây không có một người của Sài Gòn từ thời Diệm.

Các quan chức của chế độ thấy vàng lấp lánh trên đôi cánh Phượng hoàng nhờ tống tiền người vô tội và buộc những người đáng bị bắt đút lót để được tự do. Để nhanh chóng đạt mức ấn đinh, họ nâng những người nổi dậy bị chết trong phục kích lên chức trưởng ấp hoặc xã trưởng. Nhưng “ Phượng Hoàng “ cũng không kém là một dịp săn mồi. Sau bao nhiêu năm chiến tranh , phần lớn cán bộ Việt cộng được chòm xóm biết rõ. CIA tích cự nhúng tay vào. Hàng nhiều nghìn người bị giết hoặc biến mất trong các nhà tù Sài Gòn . Năm 1971, Colby thống kê trong toàn miền Nam Việt Nam : 28.000 người bị cầm tù, 20.000 bị giết và 17.000 bỏ hàng ngũ.

Việt cộng dĩ nhiên không biến mất, những trận đánh nhau không dừng lại nhưng quân du kích buộc có một đợt nghỉ tương đối. Họ vẫn giữ được một số pháo đài phía nam sông Cửu Long trong bán đảo Cà Mau và một số căn cứ nhỏ hơn ở phía bắc vùng đồng bằng. Vì thế Hà Nội phải cho thâm nhập vào đấy bốn trung đoàn quân Bắc Việt . Phần đông cán bộ Việt cộng sống sót phải ẩn nấp ở vùng sình lầy và rừng núi hoặc giả danh là viên chức Sài Gòn . Nhiều khu vực rộng lớn lần đầu tiên được yên tĩnh , chỉ thỉnh thoảng mới có tiếng súng. Cầu cống được tu sửa, đường sá kênh rạch từ lâu bị cấm đã mở lại thông thương. Nông dân bám trụ hoặc trở về đất đai của mình sinh sống bình thường. Vô tuyến truyền hình là một trong những món quà của nền công nghiệp Mỹ mà những người mang theo truyền bà những chương trình Mỹ cho quân đội, tạo nên một hệ thống phát tin cho việc tuyên truyền chế độ. Từ trên trực thăng, Vann nhận thấy những giàn ăng ten dựng trên các mái nhà.

Anh kết bạn với những người trước đây chưa từng. Một trong bọn họ, Joseph Alsop, một nhà xã luận nổi tiếng, mùa thu năm 1969 viết thư cho anh “ Anh và tôi … những người bạn khó hình dung là thực “. Họ đã gặp nhau hai năm trước đây theo yêu cầu của Alsop và với sức ép của Komer vì lúc đầu Vann từ chối. Anh cho là anh này cũng khinh thường anh như Halberstam và các nhà báo khác lúc trước đối với anh. Komer bảo anh không thể từ chối nói chuyện với Alsop và nếu anh cương quyết không gặp thì ông ra lệnh phải chấp hành. Vann xiêu lờng và Alsop thỏa mãn được sự tò mò. Trong thư gửi lời cảm ơn, Alsop sử dụng lối nói ít hiểu nhiều ông ít dùng “ Tôi không chắc chúng ta nhìn tình hình Việt Nam trên cùng một góc độ “. Hai năm sau hy vọng anh đặt vào Westmoreland chỉ còn là một kỷ niệm nhưng anh tiếp tục tìm bằng chứng Hoa Kỳ có thể chiến thắng. Góc nhìn của Vann đã thay đổi và đó là điều Alsop cần.

Mùa thu năm 1969, Alsop để gần một tuần lễ đi quanh vùng đồng bằng và viết nhiều bài ca ngợi cuộc phiêu lưu “ trên đất của Vann. Nếu Vann thời xa xưa vô cùng bi quan về Việt Nam , bây giờ đã nói Hoa Kỳ và Sài Gòn có thể chiến thắng cuộc chiến tranh thì việc ấy phải có thực. “ Ít lâu nữa, John Vann nói với tôi, tin tưởng 90% dân chúng vùng đồng bằng sẽ nằm dưới quyền kiểm soát chặt chẽ của chính phủ “. John Vann là “ một nhà lãnh đạo tuyệt vời, vô cùng yêu nước, thông minh và dũng cảm “. Tình bạn thành thật đến từ Alsop, khi đã đưa cho ai thì thật hào phóng. Vann đáp lại , ít nhất là vẻ bề ngoài, sung sướng vì sự quảng cáo và lòng kính trọng tình bạn mang đến cho anh, vừa ý thức Joseph là “ nhà báo của tổng thống “.

Lòng kính trọng mở cho anh cửa vào văn phòng tổng thống. Đầu tháng Chạp năm 1969, Colby nhận được điện tín thông báo tổng thống muốn gặp John Vann lúc 11 giờ ngày 22 tháng Chạp. Lúc đó John phải có mặt ở Hoa Kỳ trong đợt đi phép Noel và đã xin hẹn gặp Henry Kissinger. Một người khác trong số bạn mới của anh, Ngài Robert Thompson, nhà chiến lược Anh về chống cách mạng, gợi ý chuyển cuộc gặp mặt lên cấp cao với trợ lý đặc biệt của tổng thống.

Quan điểm của ngài Robert về dịp may của Hoa Kỳ ở Việt Nam thay đổi theo năm tháng và tùy thuộc vào tác giả những lập luận đưa ra. Trong phân tích, ông đã nhầm về Westmoreland . Nhưng cũng như nhiều người đi vào công việc Nhà nước, khả năng chỉ trích không mở rộng theo nhận thức của mình. Richard Nixon đã nghiên cứu tất cả những tác phẩm của Thompson và đã mời ông đến Nhà Trắng. Thompson nói với tổng thống chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh “ có thể có những điều kiện để chiến thắng trong hai năm ( Ông đã khôn ngoan hơn trong cuốn sách ông xuất bản năm 1969 khi nói từ ba đến năm năm ). Nixon bèn mời ông làm cố vấn và cử ông sang Việt Nam để xác định sự phân tích của ông. Thompson cũng cần một tiêu chuẩn cơ bản để hợp thức hóa luận điểm của mình, đã chọn Vann.

Vann đi cùng ông khắp vùng đồng bằng trong ba ngày. Họ cùng nhau lắng nghe bài phát biểu của Nixon ngày 3 tháng Mười một qua radio, nói về bước ngoặt ở Việt Nam . Tổng thống ra lệnh rút về nước 60.000 quân Mỹ để làm dịu dư luận công chúng. Lần này người ta chờ đợi ông tuyên bố một chương trình rút nhanh số còn lại và có lẽ là việc ngừng bắn. Thay vì điều đó, ông kêu gọi “ phần đa số công dân im lặng của tôi “ hãy kiên trì và ủng hộ ông trong khi tiếp tục cuộc chiến tranh cho đến “ một hòa bình trong danh dự “. Việc rút quân vẫn tiếp tục nhưng tuần tự để có thể củng cố vững chác các lực lượng Sài Gòn. Vann mừng rỡ vì như vậy có nghĩa , như anh viết thư cho một người bạn, Nixon đã quyết định “ nói với những người biểu tình đòi hòa bình hãy cút đi “. Được khuyến khích vì những ngày đi cùng Vann, Thompson báo cáo với Nixon mặt trận Sài Gòn đang ở “ vị trí chiến thắng “.

Tổng thống đang đứng cạnh bàn nhìn vườn hoa hồng qua cửa số thì Vann bước vào. Giờ hẹn gặp đã thay đổi, chuyển lại 12 giờ năm phút. Nixon quay lại, bước đến Vann được Kissinger nhiệt tình giới thiệu. Tổng thống ngồi thẳng ở bàn, dấu hiệu lịch sự bình thường đối với khách và có vẻ thành thật lắng nghe Vann nói gì. Ông đã nói trước với những người có trách nhiệm trong Đảng Cộng hòa ở đại hội mùa thu :” Tôi không có ý định là tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ thất bại trong một cuộc chiến tranh “. Ông nói chuyện với Vann gần một tiếng đồng hồ. Sau khi nghe anh nói về công cuộc bình định trong vùng đồng bằng, ông hỏi về những thay đổi anh nhận thấy trong chiến tranh sau bao nhiêu năm và tìm hiểu làm thế nào Vann đi đến những quan niệm hiện nay. Vann viết trong báo cáo về cuộc tiếp xúc :” Ông có vẻ tin tưởng chấp nhận những nhận xét của tôi về tình hình thuận lợi hiện nay “. Anh cam đoan chắc với tổng thống, với vũ khí hạng nặng và không lực Hoa Kỳ , Quân lực Cộng hòa chống chọi được với quân đội Bắc Việt  một ngày nào đó phải đối đầu với họ. Điều tệ hại nhất có thể xảy ra, anh nói thêm, sẽ là chế độ Sài Gòn “ buộc phải bỏ một phần đất đai và dân chúng trong trường hợp có cuộc xâm nhập ồ ạt, nhưng rồi sẽ chủ động được vì quân địch buộc phải kéo dài đường tiếp tế và như vậy trở nên dễ bị sát thương vì bom đạn của máy bay và trọng pháo “. Tổng thống cám ơn Vann và bảo anh trở lại Việt Nam tiếp tục công việc anh đã làm. Ông tặng anh một chiếc bút máy và một quả cầu gôn chính tay ông đề tặng để kỷ niệm buổi gặp mặt.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #212 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2008, 04:03:48 pm »

Thành công không kiềm chế được Vann. Anh lại suýt bị đuổi vì cố cứu người bạn Việt Nam tốt nhất của anh, Trần Ngọc Châu khỏi bị tù.Sau khi cấu kết với CIA và bộ trưởng của Kỳ về những đoàn bình định, Châu cho rằng mình làm hỏng dịp may được đề bạt trong Quân lực Cộng hòa. Ông ta nghỉ việc ở quân đội và mang tham vọng về chính trị, được bầu làm nghị viên của Kiến Hòa trong dịp bầu cử tháng Mười một năm 1967. Ông rất thành công và trở thành tổng thư ký Hội đồng dân tộc. Đợt tấn công dịp Tết đưa ông lao vào những âm mưu tầm cỡ. Ông cố trở thành người trung gian trong những thương lượng hòa bình, sử dụng một trong những anh em vẫn trung thành với ông Hồ Chí Minh, làm liên lạc bí mật với phía bên kia. Anh ông, Trần Ngọc Hiến, là một nhân viên tình báo quan trọng của Hà Nội, ở lại miền Nam từ 1965, với danh nghĩa đại lý thuốc tân dược. Để thực hiện kế hoạch, Châu nhắm vào người bạn cũ và là đồng minh chính trị trong quân đội, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, gián tiếp tấn công bằng cách tố cáo bù nhìn của ông này trong Hội đồng, dược sĩ giàu có Nguyễn Cao Thắng mà vai trò là vỗ béo các nghị sĩ để họ bỏ phiếu theo ý của Thiệu. Châu không âm mưu chỉ vì tham vọng. Đợt tấn công dịp Tết làm ông tin chắc là sai lầm khi buộc dân tộc Việt Nam vào một cuộc chiến tranh “ không có lối thoát “ và ông nghĩ miền Nam Việt Nam có cơ may sống sót với điều kiện thương lượng hòa bình.

Anh của Châu bị bắt mùa xuân năm 1969. Qua kiểm tra, một cảnh sát tinh ranh nhận thấy giọng nói miền Trung của Trần Ngọc Hiến không phù hợp với nơi sinh ghi trong căn cước. Để tránh nguy cơ bị tra khảo để lộ đường dây tình báo quan trọng, Hiến với trí thông minh của một nhân viên tình báo giỏi, đánh lạc hướng những kẻ hỏi cung bằng cách sử dụng em mình. Ông trả lại đạn chĩa vào Thiệu khi nói với cảnh sát những cuộc hẹn gặp với ông em. Những tiếp xúc giữa những người trong gia đình ở miền Nam là bình thường nhưng không hợp pháp.

Vann không tán thành âm mưu bí mật thương lượng của Châu và đại sứ Bunker đã cảnh báo anh không nhúng tay vào việc này; đấy là trong mùa hè trước, khi Vann can thiệp vào để cố gỡ mối xích mích giữa Thiệu và Châu. Bunker cho rằng tổng thống muốn chế độ Sài Gòn bền vững. Ông nghi ngờ Châu là cộng sản thậm chí có thể là một nhân viên mật của Hà Nội, đằng nào cũng là một kẻ quấy rối nguy hiểm, cố liên kết với phía bên kia để có một ghế trong chính phủ tương lai. Vị đại sứ triệu tập Vann để “ xát xà phòng, lễ độ nhưng dữ dội “ theo từ Vann dùng.

“John, Bunker nói, anh dính vào chính trị. Đấy là công việc của tôi. Anh hãy lo về công cuộc bình định vùng đồng bằng, còn tôi, tôi lo về vấn đề chính trị của miền Nam Việt Nam . Mong rằng việc ấy không xảy ra nữa “.

Khi Vann trở lại Sài Gòn vào đầu tháng Giêng 1970 sau đợt nghỉ phép và tiếp xúc nhiệt tình với tổng thống Nixon, Thiệu vốn nghiền ngẫm trả thù, chuẩn bị bắt bỏ tù Châu vì những cuộc gặp gỡ bí mật với anh trai. Ông ta đã mua chuộc một số nghị sĩ để bãi bỏ quyền miễn trừ của Châu. Vann qua trung gian Colby, gửi một đề nghị để cho Châu ra khỏi nước trên một chiếc máy bay Mỹ và cho cư trú ở Hoa Kỳ vì những công việc phục vụ trước đây. Châu không hợp pháp rời bỏ đất nước được vì Thiệu đã rút lại hộ chiếu. Bumgardner, trở lại Sài Gòn làm phó cho Colby tán thành đề nghị ấy. Nhưng Bunker từ chối.

John Vann không chọi đựng được ý nghĩ bỏ rơi Châu, không đơn thuần chỉ vì tình bạn. Đối với anh, Châu luôn đại diện cho “ người Việt Nam tốt “ anh vẫn mơ Westmorelandớc từ đầu, tiêu biểu cho xã hội trong sạch, theo con đường tiến bộ mà bản thân anh, Bumgardner, Ramsey, Scotton và Dan Ellsberg muốn tạo ra ở miền Nam Việt Nam . Anh biết Châu không phải cộng sản , càng không là một nhân viên mật của Hà Nội. Anh ít quan tâm tới việc Châu sử dụng Hiến cũng như Hiến sử dụng Châu trong cuộc chiến tranh . Bumgardner cũng lập luận như vậy. Vann bèn bố trí một kế hoạch để Châu qua Campuchia, từ đó ông ta có thể sang Pháp hoặc Hoa Kỳ . Anh biết lái máy bay lên thẳng, dự định đưa Châu đến làng chài Campuchia gần nhất, xuống sát mặt biển để Châu lên một chiếc ca nô bơm hơi vào đến làng.

Anh tìm được một chiếc ca-nô bơm hơi tự động của Không lực trang bị cho phi công. Bumgardner lái xe đưa Châu đến khu vực máy bay lên thẳng hạ cánh. Vann chờ ở đấy đưa Châu đi Cần Thơ, trên sông Cửu Long. Bác sĩ làm việc với Vann ở Quân đoàn 4 chứa Châu trong căn hộ của mình.

Nếu Châu để kế hoạch tiến hành đến bước cuối,sự nghiệp của Vann ở Việt Nam chắc chắn sẽ kết thúc. Thiệu giận dữ vì việc báo thù thất bại, đến mức đòi hỏi trục xuất Vann. Cảnh sát của ông ta theo dõi Bumgardner và Châu đến sân bay và thấy người Mỹ trở về một mình. Không khó khăn gì để kết luận vụ việc. Sau khi ngập ngừng suy nghĩ mấy ngày, Châu đi đến kết luận bỏ trốn nghĩa là công nhận lời Thiệu buộc tội mình cộng sản . Nhưng nếu ở lại, phản bác lời buộc tội và để cho bắt vào tù, ông ta trở thành kẻ tử vì đạo và giữ được tương lai chính trị của mình. Vann và ông tranh cãi gay gắt trong căn hộ ở Cần Thơ. Vann bảo ông như vậy là điên rồ, Thiệu còn ở đấy lâu vì được Hoa Kỳ nâng đỡ, do đó Châu sẽ ở tù vô thời hạn. Ông đề nghị Vann đưa trở lại Sài Gòn , giấu mặt ít lâu. Rồi ông đến văn phòng mình ở Hội đồng quốc gia, chờ cảnh sát đến bắt.

Bunker lại triệu tập Vann đến Đại sứ quán khi biết anh che giấu Châu. Ông già tỏ ra băng giá khi giận dữ.

“ Nếu là một ai khác, John, thì anh phải ra khỏi đất nước này rồi. Tôi đã cảnh bảo anh nhưng việc đó vẫn bắt đầu lại. Sẽ không có lần thứ ba nữa. Nếu sự việc xảy ra, anh phải ra đi, mặc dù công việc anh hoàn thành rất tốt, và có Trời biết anh có làm việc tốt không “.

George Jacobson chưa bao giờ thấy Vann bị người nào làm cho e sợ trước đây. Ông thấy anh ra khỏi văn phòng Bunker trắng xanh như một chiếc khăn vừa nói :

“ Việc bị đuổi về bây giờ không nằm trong kế hoạch của mình “.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #213 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2008, 10:42:32 am »

Hình như Vann chưa bao giờ nghĩ anh cũng có thể là nạn nhân của triệu chứng tự mãn vốn có mà anh đã chế diễu Harkins và Westmoreland . Dan Ellsberg chế nhạo anh về cuộc gặp với Nixon , nói “ Cuối cùng anh đã tìm được vài tin tốt lành báo với tổng thống”. Nhưng Vann không tán thành lối mỉa mai ấy.

Tuy vậy, họ vẫn là những người bạn rất tốt của nhau. Khi Vann ở Hoa Kỳ , họ có thể tranh cãi hàng giờ liền mà không ảnh hưởng đến tình bạn nhưng họ ở các cực hoàn toàn đối nhau. Cuộc sống riêng của Ellsberg rõ ràng được cải thiện. Năm 1970, anh cưới Patricia Marx, người đàn bà anh đã cãi nhau nhiều về chiến tranh ở Sài Gòn .

Về cuộc tranh chấp, anh thay đổi hoàn toàn. Anh đã nghiên cứu hồ sơ của Lầu Năm Góc, tối mật, về cuộc điều tra gồm 43 tập McNamara chỉ thị làm và kết thúc vào tháng Giêng năm 1969. Ellsberg đã đọc toàn bộ và đã xác định lý do của Mỹ bây giờ cũng như trước đây, tàn ác và vô ích. Đường lối Việt Nam hòa chỉ như là “ một sự kéo dài đẫm máu, thất vọng, thừa và như vậy là vô đạo đức của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh này “, anh viết cho tổ chức Carnegie vì hòa bình thế giới. Quan điểm có thể thay đổi nhưng đam mê là một tính chất ổn định của con người. Ellsberg trước đây là một trong những môn đồ hăng hái nhất của Vann trong việc theo đuổi chiến tranh , bây giờ cũng sốt sắng ngăn anh lại. Ellsberg tranh luận với bạn về tập hồ sơ, bảo anh này có lẽ cũng thay đổi ý kiến nếu đọc những tài liệu ấy. Không nói ra với bạn, trong mùa thu 1969, anh đã bắt đầu đưa ra ngoài từng phần bản sao tập hồ sơ ở công ty Rand, không quan tâm về việc bảo mật và vẫn đang tiếp tục sao lại.

Vann đi đến chỗ cho rằng những chuyến về Hoa Kỳ của mình là một loạt thắng lợi. Lee dạy cho anh ăn bận tốt hơn. Cô thuyết phục anh mua quần áo sẫm màu cắt may tại Hong Kong, thắt cà vạt đơn giản kẻ sọc. Anh không gặp lại tổng thống nhưng báo cáo đều đặn với Melvin Laird, bộ trưởng Quốc phòng của Nixon. Laird là một phần tử nhiệt tình về Việt Nam hóa và trút phương tiện thừa thãi cho lực lượng Sài Gòn : pháo đủ loại, xe vận chuyển bọc thép, hàng trăm xe tăng, các tiểu phi đội tiêm kích – ném bom phản lực, hơn 500 máy bay lên thẳng Huey và Chinohook, Vann thường cũng gọi cho văn phòng tổng tham mưu trưởng để nói chuyện với Westmoreland vốn nóng lòng hy vọng một lối thoát cho cuộc chiến tranh để xác minh hành động trước đây của mình. Bruce Palmer, phó tổng tham mưu trưởng cũng nằm trong danh sách của Vann. Palmer đã thất vọng vì đợt tấn công dịp Tết. Bây giờ, ông lấy lại niềm tin nhờ tính lạc quan của Vann.

Tuy phần đông các nhà báo anh quen biết trước kia đã không đồng tình với những kết luận của anh về chiến tranh , anh vẫn giữ được một sự đáng tin nào đó đối với báo chí vì anh vẫn thẳng thắn về những sai lầm của Sài Gòn . Dù quan hệ có căng thẳng hơn, tình bạn với Halberstam vẫn tồn tại ; anh này đang viết bản buộc tội những người có trách nhiệm Mỹ đã đưa Hoa Kỳ can thiệp vào Việt Nam : “ Người ta nói họ là những người giỏi nhất và thông minh nhất “. Anh chứng minh cho Vann thấy xã hội Mỹ bị xé nát vì phục vụ một cuộc chiến tranh ở nước ngoài không quan trọng gì đối với họ ; Vann phải chú ý tới những sự lộn xộn và cái giá phải trả khác mà cuộc tranh chấp này gây ra cho đất nước. Vann trả lời “ Tôi không quan tâm đến điều ấy “.

John Vann không gặp lại những người bạn cũ ở Việt Nam nữa. Riêng Bob York, tuy đã nhận được ngôi sao thứ ba, vỡ mộng và rời quân đội năm 1968.

Vann sung sướng đến thăm dì Mollie Tosolini. Anh điện thoại cho bà khi ở New york để đến ngôi nhà lớn của bà ở Long Island. Bà thích gặp anh với chiếc cặp hộp và phong thái một nhà ngoại giao. Họ cùng nhau gợi lại thời kỳ Norfolk và anh nói đã rất mong bàn là mẹ của anh. Anh kể về những nhân vật của Washington đã chú ý lắng nghe con trai của Myrtle đến mức nào. “ Dì và cháu, thưa dì Mollie, anh nói, chúng ta đã thành công “.

Việc anh ở Cần Thơ không khuấy động thiên đường bí mật của anh, thậm chí còn thích thú hơn khi có hai người đàn bà mà họ không biết có nhau. Anh để cho CORDS thuê một ngôi  nhà ở Cần Thơ, tân trang lại, sắm sửa đồ đạc, bố trí Annie và con gái ở đó và về ngủ những đêm anh không ở tỉnh hoặc ở Sài Gòn. Tư dinh chính thức của anh ở trong ngôi  nhà một tầng dành cho Wilbur Wilson bên trong trại của CORDS. Anh giữ ở đó một phòng, để quần áo trong tủ, đồ dùng tắm giặt trong phòng tắm và những bức ảnh treo ở tường để người ta biết có người ở. Khi Lee có dịp đến Cần Thơ, họ ngủ với nhau ở đấy.

Trong trò chơi này, Annie không phải một mối nguy vì cô vẫn luôn ngây thơ và không bao giờ đặt câu hỏi. Ngược lại, Lee có tính tò mò và bắt đầu hiểu John lừa dối cô. Anh đã căn dặn người lái xe, phiên dịch và phi công của anh để ngăn ngừa những câu hỏi. Các viên thư ký và những thành viên Mỹ và Việt Nam khác ở văn phòng CORDS của anh cũng bảo vệ anh. Thường Lee gọi điện thoại cho anh từ Sài Gòn . Bọn họ đều chú ý không để cô biết số nhà của Annie khi anh đi vắng. Lee không nghi ngờ lòng không chung thủy của anh đi quá những cuộc vui từng lúc. Gian phòng trong trụ sở CORDS rất có ích cho điều đó.

Năm 1970, Vann cùng với Lee ra mắt tổ tiên. Cô đã đưa anh về phòng mình khi ở Sài Gòn và sẽ mất mặt với gia đình nếu anh không có cử chỉ gì đó đối với cô. Cô khẩn khoản có một lễ đính hôn nhân dịp kỷ niệm ngày sinh lần thứ 26 của cô trong nhà ông nội, trước đây phục vụ chính phủ Bảo Đại và Diệm, bây giờ điều hành Ngân hàng Quốc gia. Cô nói dối với ông nội Vann đã ly dị vợ. Do chỉ là lễ đính hôn, nó đơn giản hơn lúc cưới Annie. John trao tặng đôi hoa tai và một số vật trang sức khác. Ông nội giới thiệu anh với cô chú của Lee và những thành viên khác trong gia đình. Anh cũng tôn vinh linh hồn của bà Lee trong bức ảnh đặt trên bàn thờ. Vann chấp tay cúi đầu trong lúc Lee khấn vái. Rồi mọi người ngồi ăn tối , uống rượu sâm banh. Lần này cũng không có một khách mời người Mỹ nào.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #214 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2008, 02:13:04 pm »

Việc “ phi Mỹ hóa “ của Richard Nixon đã trả giá đắt sinh mạng người Mỹ. Năm 1969 có 11.527 lính Hoa Kỳ chết ở Việt Nam . Năm 1970 còn hơn 6.065 người. Tất cả, trong nhiệm kỳ tổng thống của Nixon, gần 21.000 người chết và 53.000 bị thương, hơn một phần ba tổn thất chung trong chiến tranh .

Việc rút quân đội về nước có điều lợi không dự kiến, ngăn cản được sự tan rã của quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam . Lính bộ binh chiến đấu với Hal Moore ở thung lũng Drang và Bồng Sơn không nhận biết được các đội quân năm 1969. Những người thoát khỏi ma túy và những người khác bị giết vì bạn bè mắc nghiện làm giàu cho con buôn người Trung Hoa và các tướng Sài Gòn . Các đơn vị chiến đấu trên bờ nổi loạn ; binh lính chống lại sự hy sinh vô ích của họ bằng cách ám sát cấp trên với một viên đạn tình cờ hoặc một quả lựu đạn vào lưng. Những dấu hiệu mất tinh thần đầu tiên đã thể hiện rất rõ thời kỳ Westmoreland ra đi giữa năm 1968. Tình hình trầm trọng thêm dưới sự chỉ huy của Creighton Abrams vừa cố gắng dùng những chiến thuật mới vừa theo đuổi cuộc chiến quá đáng của người tiền nhiệm. Ông tiếp tục đưa lính Mỹ chống lại những hàng ngũ vững mạnh chết người của quân đội Bắc Việt . Đấy là trường hợp đặc biệt, tháng Năm năm 1969 với ví dụ điển hình của 55 lính thuộc sư đoàn không vận 101 bị chết khi cố chiếm những lô cốt ở thung lũng A Sầu trong rừng núi phía tây thành phố Huế mà người ta đặt tên là “ đồi thịt băm “. Ngôn từ của lính Mỹ chỉ rõ tính chất phù phiếm của cuộc chiến tranh . Người ta không phải bị  giết mà bị “ sút “ hoặc “ tung lên không trung “.

Quân đội Nam Việt Nam cũng không thể hiện tốt như Vann khẳng định. Người phá hoại nổi tiếng Phan Trường Chinh cuối cùng được rút khỏi vị trí chỉ huy Sư đoàn 25 trước Tết nhưng không phải vì lý do bất lực. Đây chỉ là một trong những mánh khóe từng thời kỳ qua quan hệ cá nhân, đút lót và đường lối chính trị. Cũng như Lâm Quang Thọ, tỉnh trưởng Mỹ Tho năm 1963, một “ gái đĩ hèn nhát “ mà Vann cho rằng đã phá hoại trận đánh ấp Bắc, được Thiệu bổ nhiệm làm tướng đứng đầu một sư đoàn. Westmoreland thất bại trong việc cải tổ các lực lượng Sài Gòn và đưa lại một sự chỉ huy có hiệu quả thể hiện ở những tổn thất nặng nề khi Quân lực Cộng hòa được tung ra đánh nhau với quân chủ lực miền Bắc và Việt cộng : 28.000 lính Việt Nam chết trong năm 1968, 22.000 năm 1969 và 23.000 năm 1970.

Các tỉnh trưởng, huyện trưởng Vann đã cùng làm việc cũng không có những đức tính anh hy vọng sau cơn choáng của đợt tấn công Tết. Năm 1970, tổng thống Thiệu chỉ định người anh em họ, trung tá Hoàng Đức Ninh làm tỉnh trưởng Bạc Liêu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ninh tham lam không giới hạn. Ông ta đánh thuế tất cả những gì bán trong tỉnh, từ xăng đến thuốc lá , bắt trả tiền những vật dụng chính phủ cung cấp, bảo lính lấy cắp xăng ông ta đã bán để bán lại lần thứ hai. Danh sách quân lính được thêm vào vô số lính ma. Để tránh nguy hiểm, họ phải mua bằng tiền. Các đội trọng pháo của ông ta quấy rối khắp tỉnh bằng những đợt bắn hành hạ không dứt để ông xoáy được nhiều nghìn vỏ đạn cối bằng đồng. Ông ta lợi dụng chương trình Phượng Hoàng để tống tiền những người vô tội khỏi bị bắt vào tù và thả những Việt cộng chính cống. Không một dịp nào làm tiền thoát khỏi trí tưởng tượng của ông. Ông ta tận dụng đến mức làm những lỗ hổng ở đê biển xây dựng bằng tiền của Mỹ ngăn nước mặn vào ruộng, sau đó bán cho dân chài đặt lưới bắt cá khi thủy triều lên. Dĩ nhiên rồi ruộng của nông dân bị hủy hoại. Ninh cũng vô liêm sỉ như gian tham. Warren Parker , một trung tá về hưu bây giờ là cố vấn chính của Vann trong tỉnh, cố ghìm bớt Ninh, báo trước một sự tha hóa cỡ ấy có thể gặp bê bối với báo chí. Ninh trả lời “ Tôi chẳng sợ các nhà báo Mỹ hay Việt Nam !”. Mỗi lần nói với công chúng, không bao giờ ông ta không nêu lên “ ông tổng thống, anh họ tôi “.

Komer cho ra một chương trình bí mật đấu tranh với nạn tha hóa và Colby áp dụng với phương pháp thường tình. Những tập hồ sơ xây dựng về các nhân vật chính thức tham nhũng nhất của chế độ. Colby đưa những hồ sơ ấy cho thủ tướng chính phủ Thiệu đề nghị đuổi và trừng phạt những kẻ phạm tội. Rồi đại sứ Bunker kiến nghị nhiều lần với bản thân Thiệu. Riêng hồ sơ của Ninh dày 30 trang nêu lên mức độ hoạt động của ông ta. Bunker tính những buổi tiếp xúc với Thiệu nói về những trường hợp tương tự : 78 lần. Thực tế, chẳng ai bị trừng phạt và Ninh được thăng cấp đại tá năm 1971. Đôi khi một trong những kẻ phạm tội bị thuyên chuyển nhưng người Mỹ nhanh chóng phát hiện ra đấy chỉ là mưu mẹo. Người kia được điều về trong bộ máy chính quyền ít lâu rồi được bổ nhiệm đi một tỉnh khác. Nạn tha hóa tham nhũng là chiếc mâm xoay mà không một quan chức Sài Gòn bào bị bắn ra. Tất cả cùng theo vòng quay ấy.

John Vann trước đây biết một chính quyền Sài Gòn tinh thần suy đồi và quân đội do những kẻ trộm cắp bất tài chỉ huy đưa đến thất bại. Anh tức giận điên người với những người lãng phí sinh mạng người Mỹ và Việt Nam với hy vọng hão duy trì tình trạng đó. John Vann của quá khứ tự dối mình và những người khác để thỏa mãn những ám ảnh của mình. Thất vọng đã không ảnh hưởng đến sự toàn vẹn nghề nghiệp của anh. Anh vẫn giữ nguyên sự thật cơ bản của chiến tranh và ý muốn thích hợp với nó tạ cho anh một tính cách tinh thần và trí tuệ cao hơn những tác giả lớn khác của cuộc tranh chấp này. Anh không bao giờ lừa bịp mình hoặc những người mình phục vụ. Những cuộc vận động ở Hậu Nghĩa chống sự tha hóa và chiến lược cải cách xã hội có lẽ là hào hiệp và ảo tưởng nhưng anh thực sự tin chắc nếu chỉ đạo chiến tranh như hiện hành sẽ sai lầm dẫn đến thất bại.

Vì vậy, giải pháp mới của John Vann để chống sự tha hóa của Ninh thật bất ngờ : anh đề nghị giao cho ông ta chỉ huy một trung đoàn. Anh đi gặp Hoàng Đức Nhã, em trai út của Ninh ở phủ tổng thống. Nhã ở nhà Thiệu trong những năm học trung học trước khi đi học ở Mỹ. Thiệu xem anh ta như con trai, sử dụng như đặc trách thông tin, làm cố vấn về cách cư xử với người Mỹ. Vann mời anh ta đi ăn tối ở một cửa hàng ăn Pháp, nói tài năng quân sự của ông anh mà làm tỉnh trưởng rất phí, phải được bổ nhiệm chỉ huy một trung đòa. Nhã rất tự hào về sự đánh giá cao ông anh. Sau này, anh giải thích với Warren Parker “ Ở trong một trung đoàn, ông ta có thể ăn cắp ít hơn “. Cuộc vận động thất bại. Ninh vẫn ở lại Bạc Liêu tiếp tục làm giàu. Về sau, ông ta được giao trách nhiệm đặc biệt chỉ huy liên tỉnh, quan trọng hơn một trung đoàn nhiều, mức độ tham ô tăng lên tương ứng. Ông ta bán những rào chắn pháo cho các đồn bị cộng sản tấn công : không có tiền, không bán.

Dan Ellsberg và David Halberstam không phải là những bạn cũ duy nhất nhận thấy Vann đã mất phương hướng. Đại tá Sam Wilson không trở thành một người theo chủ nghĩa hòa bình bất phục tùng. Mặc dù có những thành công trong tổ chức ở Long An và đóng góp xây dựng CORDS, ông không tin vào chiến thắng của Hoa Kỳ nữa lúc rời khỏi Việt Nam năm 1967. Nhưng ông im lặng và tiếp tục ở trong quân đội vì đó là cuộc sống của ông. Ông chỉ huy trường quân sự Fort Bragg, nơi Vann đều đặn đến nói chuyện trong các đợt đi phép. Wilson mê mải nhìn Vann cầm micro bước ngang dọc trên bệ. Anh tìm cách thu hút cử tọa bằng kể chuyện, nêu con số xen lẫn quan điểm cá nhân và xúc động để thuyết phục họ. Việc đó chẳng có tác dụng đối với Wilson. Không điều nào Vann nói có thể làm ông tin chắc đã có gì chủ yếu thay đổi ở Việt Nam . Wilson cho rằng Vann đã đầu tư công sức vào cuộc chiến tranh này nhiều đến nỗi anh cố tin tưởng sẽ thắng. Ông đập tay vào bụng nói : “ John, anh ở bên ấy. Tôi thì không. Tôi cũng muốn đồng tình với anh. Nhưng trong thâm tâm có cái gì nói với tôi là không thể. “

John Vann mà các bạn cũ quen biết đã biến mất để hòa lẫn trong chiến tranh . Miền Nam Việt Nam năm này qua năm khác đã trở thành một nơi ngày càng lý tưởng đối với anh. Chiến tranh làm anh thỏa mãn đầy đủ đến mức anh không thể xem như tách rời bản thân anh. Cuối cùng anh đã chuyển hướng sự thật về cuộc chiến tranh này như trước kia anh đã làm với những sự thật nhỏ nhặt khác.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #215 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2008, 11:08:13 am »

Vann giành được những ngôi sao nhờ Fred Weyand và một viên tướng Sài Gòn khác mua bán để nghĩ rằng có thể lợi dụng tài năng của Vann và sẵn sàng để bị điều khiển. Quyết định của Nixon cử quân đội Mỹ và Việt Nam sang Campuchia cuối tháng Tư năm 1970 thúc đẩy nhanh các sự việc.

Tình hình của Norodom Sihanouk, ông Hoàng thừa kế của Campuchia gây ra việc tàn phá đất nước. Ông thích những mưu đồ có lợi cho ông. Tuy ông và người của ông được bù đắp nhiều về việc để sử dụng cảng Sihanoukville và những người cộng sản Việt Nam , khác với Sài Gòn, công khai thừa nhận biên giới Campuchia, bảo đảm với Sihanouk họ sẽ rời đất đai của ông khi chiến tranh kết thúc, ông Hoàng không muốn chờ đợi nữa. Khi Nixon bắt đầu ném bom bí mật  bằng B-52 vào những nơi trú ẩn của Việt Nam trên đất nước ông vào tháng Ba năm 1969, Sihanouk ngấm ngầm khuyến khích họ. Ông cũng kích thích những thành phần cánh hữu của ông đòi người Việt Nam rút khỏi nước họ. Hậu quả mỉa mai là một loạt sự kiện dẫn đến việc thủ tướng chính phủ của ông, tướng Lon Nol lật đổ ông. Nixon bèn can thiệp, hy vọng một cuộc chiến tranh ở Campuchia làm đổi hướng quyết tâm của Hà Nội trong cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam; Nixon khuyến khích Lon Nol, chỉ một đội quân nhỏ chỉ huy kém đánh nhau với người Việt Nam , một việc làm quá sức có hại cho sự an toàn của người Campuchia nhưng Lon Nol khá đần độn, cũng tiến hành. Đồng thời Nixon tìm cách tranh thủ thời gian Việt Nam hóa chiến tranh, ra lệnh cho quân đội Mỹ và Việt Nam phá hủy những nơi trú ẩn của Bắc Việt Nam , chiếm lấy tối đa vũ khí và trang bị dự trữ ở đấy.

Campuchia phải chịu đựng những hậu quả độc ác nhất của cuộc chiến tranh Mỹ ở Đông Dương. Sihanouk quay sang tả, sang Bắc Kinh hình thành một mặt trận liên minh với Pol Pot và những lãnh tụ khác của phong trào cộng sản Campuchia cho đến lúc đó chưa có gì đáng kể. Những người Khmer Đỏ này chưa bao giờ được người Việt Nam bảo trợ vì họ quá cần những căn cứ nên lại thỏa hiệp với Sihanouk, người vẫn hành quyết những đảng viên cộng sản của họ. Hà Nội buộc phải xây dựng và trang bị cho một đội quân cộng sản để đánh Lon Nol; Sihanoul dùng tên tuổi và uy tín của mình để phát động phong trào quần chúng.

Hàng trăm nghìn người Campuchia phải chết trong cuộc chiến tranh nội bộ còn Hoa Kỳ hỗ trợ Lon Nol về vũ khí và lực lượng không quân thừa thãi, đặc biệt là B-52. Những người Việt Nam mất quyền kiểm soát quân đội Khmer Đỏ họ đã xây dựng và Trung Quốc nắm lấy. Những nhà lãnh đạo Hà Nội mau chóng phát hiện ra họ tạo nên một con quái vật, một ngày nào đó sẽ quay lại chống họ. Pol Pot và những người cùng phe cánh trở thành những tuyên truyền viên cuồng tín về một dạng quá khích của chủ nghĩa cộng sản . Sau chiến thắng năm 1975, họ áp đặt luật lệ ở Campuchia với sự giết người bí hiểm giống như của Hitler, đưa tất cả nhân dân ở Phnom Pênh và những thành phố khác chuyển về nông thôn, xóa bỏ tôn giáo dân tộc là Phật giáo, tàn sát các nhà sư, giết thẳng tay hàng ngũ trí thức kể cả các bác sĩ. Những người sống sót bị đưa vào các trạo lao động đào mương máng và làm ruộng. Với một dân số tổng cộng khoảng 7 triệu, người ta ước tính hơn 1 triệu người Campuchia chết vì đói, làm việc quá sức, bệnh tật và bị hành quyết thường xuyên bằng thuổng và búa.

Cho dù năm 1970 không dự kiến được những hậu quả ấy, việc vứt một dân tộc mới vào lò thiêu có vẻ thật ghê tởm. Nước Lào cũng đã hy sinh trong cuộc phiêu lưu Việt Nam này. Những khu vực đường mòn Hồ Chí Minh đi qua không riêng chịu bom Mỹ. Các thành phố và xóm làng ở phía bắc do cộng sản lãnh đạo cũng bị tàn phá. CIA lôi kéo người Mèo, bộ tộc miền núi Lào, đánh nhau với cộng sản Pathet Lào. Một phần tư các bộ tộc bị giết hại, người ta phải đưa những đứa trẻ 12 tuổi ra trận. Ba thành viên trong nhóm Kissinger, William Watts, Roger Morris và Anthony Lake, đã làm việc ở Việt Nam là trợ lý của Lodge hoặc lãnh sự ở Huế, từ chức để phản đối cuộc chiến tranh ở Campuchia. Kissinger hẳn bị cách chức nếu cũng tích cực chống đối nhưng ông tán thành việc làm của Nixon. Lake cố lần cuối cùng dựa vào lý do nhân đạo. Kissinger nói với ông “ Không ai có độc quyền trắc ẩn, Tony “.

Trước đây, John Vann không tán thành những cuộc hành quân ra ngoài biên giới, cho là nó lạc hướng sơ với vấn đề thực sự. Tháng Chạp năm 1967, anh đã nói với nhà xã luận báo Washington Post “ Nếu chúng ta tấn công phía kia, bao giờ cũng có một chỗ trú ẩn khác chỗ chúng ta phá hủy “. Nhưng trong quan điểm mới, anh tán thành nhiệt liệt sự tấn công của Nixon vào Campuchia vì thấy việc ấy có lợi cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam .

Nếu anh biết rõ hậu quả của cuộc phiêu lưu ấy đối với Ramsey, phản ứng của anh chắc giảm đi nhiều. Anh nghĩ Ramsey đã chết bệnh hoặc chết vì bom máy bay. Từ bức thư tháng Hai 1967, anh không còn nhận được thông tin nào khác và chú ý không để bố mẹ Ramsey đoán được điều anh nghi ngờ, hằng năm anh vẫn viết thư một, hai lần động viên tinh thần họ.

Ramsey đã ở Campuchia, buộc dây vào một cây to chỗ khuất nẻo trong rừng, nơi những người canh gác dẫn họ sang cùng với bảy tù binh khác để thoát khỏi người Mỹ ; anh rất yếu vì khẩu phần ăn giảm xuống còn hai phần ba, bị kiết lỵ và lại sưng phù, thậm chí không thể đưa tay điều chỉnh tấm nhựa che làm chỗ ẩn. Anh sống sót qua cái anh gọi là “ Lỗ địa ngục “ ở Bình Dương, đi ngựa di chuyển qua các trại biên giới, thoát khỏi B-52 màu thu 1969 để được đưa vào một trại mới ở sâu mấy cây số trong đất Campuchia. Anh phải hứng chọi ba đêm ba ngày liền Không quân Mỹ ném bom trên những ngọn đồi và thung lũng xung quanh, 15 cuộc tập kích trong một đêm với tiếng nổ, đất rung chuyển và pháo sáng rồi ba tuần lễ sau trong đêm tối và mưa lớn bất ngờ, bom lại nổ trên ngọn đồi gần trại tù, tiếng ầm xé tai, cành lá cây bị bom cắt tung lên qua trại. Anh nhẫn nhục với cảnh ấy rồi trốn vào một chỗ ẩn những người gác đưa anh tới để thoát khỏi bộ binh Mỹ tiến vào, tránh đạn pháo bắn chặn, các đợt súng liên thanh của trực thăng và rốc két nổ. Trong năm tuần lễ, anh bị buộc vào cây to, chỉ được giải phóng đôi lúc để làm việc cần hoặc rửa ráy họa hoằn cho đến lúc những người gác cho là tình hình khá yên ổn để trở về trại.

Ramsey, thiếu thuốc phòng chống sốt rét, bị lên cơn sốt. Thiếu dinh dưỡng , anh luôn bị chóng mặt và rối loạn mắt. Ban đêm , mặt trăng đối với anh đỏ như máu. Anh phải đi bộ mười lăm tiếng đồng hồ để về trại. Trong bóng tối những người gác anh phải dẫn anh. Ở bốn trăm mét cuối cùng anh bị ngã đến sáu lần.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #216 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2008, 02:10:14 pm »

 Ngô Du, viên tướng Quân lực Cộng hòa đóng góp một phần cho Vann được các ngôi sao , chưa bao giờ hình dung có ngày mình sẽ chỉ huy một Quân đoàn. Khuôn mặt tròn, dễ trông với vẻ tinh ranh, ông có mọi điều kiện bình thường để làm sĩ quan quân đội Nam Việt Nam : giáo dân, con trai một viên chức tài chính chế độ thuộc địa, được các giáo sĩ Pháp nuôi dạy ở trường Huế, thông minh, không ngại công việc tuy yếu tim. Không phải một người can đảm nhưng đặc biệt không ngốc, không mưu mô. Ông không có tiếng là một sấm sét của chiến tranh và không đủ trình độ học đòi chính trị hoặc tha hóa để hy vọng đạt đỉnh cao trong ngôi thứ. Những năm trước, ông phục vụ ở văn phòng lên đến phó ban tham mưu hành quân. Với chức vụ này, ông giám sát những kế hoạch tấn công Campuchia. Thiếu tướng Nguyễn Viết Thanh, chỉ huy Quân đoàn 4, một người ngoại lệ Vann thích vì không tha hóa, chết trong một cuộc va chạm trực thăng hai ngày sau đợt tấn công bắt đầu. Tướng tổng chỉ huy Creighton Abrams ép Thiệu thay thế bằng một người nắm kế hoạch tốt nhất và như vậy là Ngô Du chỉ huy Quân đoàn 4.

Vann thuyết phục ông chỉ nên hài lòng giám sát việc hành quân ở Campuchia và có thể nâng cao giá trị của mình bằng việc tiếp tục công cuộc bình định vùng đồng bằng, đưa ra một số dự án mà Du áp dụng không bàn cãi. Họ qua các buổi tối ở nhà viên tướng tại Cần Thơ để bàn chi tiết công việc và hôm sau ra tại chỗ. Du để vợ và mười một đứa con ở Sài Gòn ,tán thành làm việc ban đêm, hơn nữa thích làm việc với một người Mỹ thẳng thắn , đơn giản và coi trọng cá nhân ông. Cứ như vậy, ông để nhiều thì giờ làm việc với Vann hơn với cố vấn chính thức của ông, trung tướng Hal McCown, cấp trên của Vann, chỉ huy các lực lượng Mỹ ở vùng đồng bằng. Điều ấy đúng như Vann mong muốn, có một lý do cụ thể để lôi kéo Ngô Du.

Trong lịch sử Hoa Kỳ chưa bao giờ có một người bên dân sự đảm nhiệm chức vụ một viên tướng và chỉ huy quân đội ỏ mặt trận. Komer là một tướng dân sự, không có quyền hành gì đối với quân đội Mỹ và các đơn vị không quân. Vann có ý định mình là ngoại lệ. McCown sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào mùa xuân 1971, Vann muốn kích thích Du đề nghị để anh thay thế và trở thành cố vấn trưởng của ông. Vann lúc đó hy vọng có thể thuyết phục Abrams để anh có quyền hành đối với mọi hoạt động của Mỹ ở Quân đoàn 4, bao gồm cả không quân và các thành phần hỗ trợ khác ở đấy. Mục tiêu của anh đi xa hơn việc kiểm soát quân đội đang giảm số lượng. Anh đã xác định kế hoạch, nhờ chi phối được Du, mở rộng không chính thức quyền hành đối với tất cả các đơn vị Quân lực Cộng hòa. Thực sự John Vann muốn trở thành tướng tổng chỉ huy vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Kế hoạch ấy phá sản khi Thiệu thuyên chuyển các chỉ huy Quân đoàn trong tháng Tám 1970. Vann gây cho Du một hình ảnh đẹp đến mức Abrams khẩn cầu giữ ông này lại Quân đoàn 4 nhưng Thiệu vì những lý do riêng không muốn để ông ở vùng đồng bằng. Thiệu cử ông ta lên Pleiku phụ trách Quân đoàn 2. Vann chỉ còn tìm cách để cũng được thuyên chuyển lên đấy và chiếm vị trí của viên tướng Mỹ cố vấn trưởng đồng cấp với Du.

Sơ đồ táo bạo ấy được chuyển thành khả thi với việc trở lại Việt Nam mùa thu 1970 của tướng Fred Weyand, bạn và là người thán phục Vann. Nhờ ông này, Vann giành được một vinh quang chưa bao giờ có ở vùng đồng bằng. Weyand về Hoa Kỳ tháng Tám 1968 và thoát được hai lần cho nghỉ việc. Westmoreland đã trở thành tổng tham mưu trưởng quân đội, không khen thưởng ông như ông đã xứng đáng sau khi cứu Sài Gòn trong đợt tấn công Tết. Thay vì bố trí ông ở một trong những vị trí dễ dàng thăng tiến, Westmoreland bổ nhiệm ông đứng đầu một văn phòng chịu trách nhiệm bảo vệ quốc gia và quân dự bị. Lodge rút ông ra khi được Nixon cử làm trưởng đoàn thương lượng hòa bình vào tháng Giêng 1969, đưa tới Paris với nhiệm vụ cố vấn quân sự cho phái đoàn. Vị trí này chấm dứt khi Lodge hết ảo tưởng xin từ chức. Nixon không có đề nghị gì khác Johnson với đối phương về việc hai bên cùng rút quân và Lodge không tiến được hơn Harriman và Vance. Ông Hồ Chí Minh chết vào tháng Chín năm 1969 không làm yếu vị trí của Việt Nam . Chính phủ tập thể ông đã xây dựng để làm tiếp công việc của mình vẫn tiếp tục như khi ông còn sống. Với lý do quan hệ công khai, Nixon thay thế Lodge bằng một người Nhà nước khác có kinh nghiệm, David Bruce, nhưng thực tế ông dựa vào những cuộc tiếp xúc mật Kissinger tiến hành ở Paris với Lê Đức Thọ, trưởng phái đoàn Việt Nam . Mùa hè năm 1970, Weyand lại ở Washington với một vị trí khác không tương lai. Khác với Westmoreland, tướng Creighton Abrams nhận xét tốt về thành công của Weyand trong dịp Tết, có lẽ vì không có hậu quả gì đến sự nghiệp của ông. Mặt khác, hai người tôn trọng lẫn nhau trong những năm Abrams làm phó của Westmoreland. Họ bổ sung cho nhau, Weyand điềm tĩnh tôn trọng, Abrams sôi sục nhưng không lúng túng. Tướng tổng chỉ huy mới cần gấp một người phó vào mùa thu năm 1970. Rất ngạc nhiên, Weyand nhận được lệnh sang nhận nhiệm vụ ở Sài Gòn và Vann có được một người đỡ đầu trong số  những người có quyền quyết định lớn, đúng lúc anh đang cần nhất.

Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #217 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2008, 11:20:29 am »

 Đầu năm 1971, Vann bí mật gặp Du ở Đà Lạt. Viên tướng Mỹ đồng cấp với Du ỏ Quân đoàn 2 sang tháng Năm sẽ hết nhiệm kỳ. Vann chỉ đề nghị Du chấp nhận nếu người ta hỏi có muốn Vann làm việc cùng không, còn thì Vann sẽ thu xếp về phần mình. Du không mong gì hơn và hân hoan với mưu đồ ấy.

Weyand không phải mẫu người đánh nhau với cối xay gió bàn giấy. Ông đã nhận biện hộ cho Vann, chỉ ra hình tượng John đã lớn lên đến mức nào và hoàn cảnh chiến tranh đã thay đổi ra sao. Tháng Tư năm 1970, khi Weyand đặt vấn đề của Vann ra với Abrams, thời gian gấp gáp đáng ngại, các đội quân Sài Gòn sẽ phải đương đầu với một cuộc tấn công lớn của quân Bắc Việt , với sự hỗ trợ hạn chế của Mỹ về cố vấn, máy bay trực thăng, không lực và lính thủy đánh bộ. Việc rút quân của Nixon đã giảm một nửa số lượng quân lính cam kết với Việt Nam , gần 270.000 người so với 543.500 người hồi tháng Tư năm 1969.

Việc đánh sang Campuchia cho phép tranh thủ một ít thời gian. Nhưng việc mở rộng chiến tranh đã dấy lên một ngọn lửa chống đối ở Hoa Kỳ đến nỗi Nixon không có sự chọn lựa nào khác là xúc tiến gấp việc rút quân. Đến tháng Tư 1972 phải còn lại ít hơn 70.000 người ở miền Nam, thực tế chỉ là cố vấn và nhân viên hỗ trợ cùng không lực. Những người cộng sản Việt Nam xây dựng lại và mở rộng căn cứ ở biên giới Campuchia trong vòng mấy tháng còn quân đội Bắc Việt và du kích Khmer đuổi quân Lon Nol vào sâu trong nội địa.

Hà Nội bù đắp việc mất cảng tiếp tế Sihanoukville bằng việc mở rộng mạng lưới trên đường mòn Hồ Chí Minh. Việc ngừng ném bom miền Bắc của Johnson năm 1968 không làm giảm những cuộc tập kích trên hành lang đường mòn ở đông nam Lào. Những cuộc tấn công bằng máy bay tăng lên nhiều trong năm 1969 và 1970 với những chiếc C-119 và C-130 trang bị ca nông Bofors 40ly và những Vulcains cực nhanh 20 ly có thể tuôn ra mỗi phút 2.500 loạt đạn. Nhưng chúng không phá hủy đủ lượng xe tải để căn bản thay đổi được tình hình. Với hy vọng lùi cuộc đụng đội quyết định lại ít nhất hai năm, Abrams đưa Quân lực Cộng hòa sang Lào dọc theo đường 9 từ Khe Sanh để chiếm giữ nút đường Tchepone cắt con đường mòn. Kết quả gặp điềm xấu, hơn 3.000 lính Sài Gòn chết trong thất bại. Việc đụng đội không thể lùi chậm hơn được nữa.

Tất cả những tình huống ấy có lợi cho Vann. Anh chỉ còn cãi nhau với các tướng tự mãn, đứng đầu một sư đoàn chỉ quan tâm đến ngôi sao thứ ba của họ. Số lượng lính Mỹ ở Quân đoàn 2 tan rã đến nỗi tổng hành dinh các lực lượng Mỹ trong vùng giảm xuống thành một đơn vị hỗ trợ đứng đầu là một trung tướng. Quan điểm của Abrams về Vann đã chuyển biến và ông khá cởi mở để nghe Weyand khi ông này nói về người bạn mình. Nhưng vấn đề đặt ra là biết được quân lính phản ứng ra sao theo lệnh của một trung tá bỏ quân ngũ trở thành viên chức dân sự. Weyand nhớ lại vấn đề ấy được đặt ra năm 1967 ở Quân đoàn 3 khi hình thành CORDS. Ông nhận xét thấy sự nghi ngờ tan biến khi Vann cầm đầu đơn vị ấy. Những sĩ quan tốt chấp nhận quyền lực của anh và Weyand đảm bảo với Abrams tình hình cũng sẽ như thế ở Quân đoàn 2.

Lập luận chủ yếu của Weyand ủng hộ Vann là ảnh hưởng của anh đối với Du và kinh nghiệm của anh về các lực lượng Sài Gòn . Abrams và những người có trách nhiệm chóp bu chắc chắn đợt tấn công tới của quân Bắc Việt sẽ có hai mục tiêu chính. Đầu tiên dĩ nhiên sẽ là vùng phi quân sự . Thứ hai là vùng cao nguyên ở đầu con đường mòn Hồ Chí Minh, trong khu vực Quân đoàn 2 do Du chỉ huy. Việc tối đa phải làm là bình định vùng ấy và chuẩn bị cho Quân lực Cộng hòa sẵn sàng trong trận đánh lớn sắp tới. Có người Mỹ nào thành thạo trong công việc ấy hơn Vann ?

Ngày 15 tháng Năm năm 1971, viên trung tá bỏ quân ngũ rời Cần Thơ để trở thành tướng tổng chỉ huy vùng cao nguyên của dãy Trường Sơn và những căn cứ nhỏ Việt Minh cả vùng đồng ruộng ven bờ biển miền Trung. Tôn trọng tư cách mới ấy, anh thêm một chiếc cà vạt vào sơ mi ngắn tay và quần thể thao là bộ quần áo làm việc của anh. Người ta không thể gọi anh là “ tướng “ tuy anh đảm nhiệm chức trách trung tướng và mang hai ngôi sao tiềm ẩn trên vai, vậy người ta gọi là giám đốc. Việc “ chỉ huy “ hỗ trợ do anh chỉ đạo được gọi lại là “ toán “ để tránh bàn cãi và để xem một người bên dân sự có thể chỉ huy được không. Chỉ một quân nhân mới có quyền sử dụng quyền lực đối với tòa án quân sự, sức mạnh pháp lý làm tôn trọng các mệnh lệnh. Vì vậy, Vann có một “ phó làm chức trách quân sự “. Anh đã hy vọng sẽ là một trung tướng, điều đó cho phép anh tự phong cho mình một ngôi sao thứ ba về tinh thần. Nhưng anh phải hài lòng với cấp bậc thiếu tướng.

Thực ra , số lượng ngôi sao ít quan trọng , cuối cùng Vann đã là ông chủ. Vả lại, một bức thư của Abrams đã xác định điều đó với anh. Ngôn từ hơi thiếu cụ thể, vẫn là vì những lý do hành chính nhưng John Vann đã quyết định làm cho bức thư được hiểu theo cách của mình.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #218 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2008, 11:47:38 am »

Viên tướng dân sự không phải đợi lâu để được thử thách. Khi đi nghỉ phép dịp Noel tháng Chạp năm 1971, anh thu xếp với Weyand và George Jacobson đã nối tiếp Colby lãnh đạo CORDS, gửi cho anh một bức thư báo động vào tháng Giêng để anh có cớ bỏ dở đợt phép. Anh cho rằng quân đội Bắc Việt tấn công trong tháng Hai và muốn chuẩn bị sẵn sàng.

Lần đầu tiên trong sáu năm khi về Hoa Kỳ thăm gia đình, anh không ngủ ở nhà tại Littleton. Anh ăn ở đấy với Mary Jane và các con, đến dự lễ Noel, nhưng ở trong nhà gần Mary Allen và Doris Motherland, mẹ và chị của Mary Jane, cả hai đều góa chồng, đến ở Littleton.

John Paul và Mary Jane đã ly dị nhau theo đề nghị của chị vào tháng Mười 1971. Không còn lý do để Mary Jane ly dị năm 1971 hơn dịp nào khác trong 25 năm họ chung sống. Anh vẫn không thôi bảo đảm cho chị và các con, dù rất dè sẻn; chị thì không có ý định tái giá. Chị biết anh có đứa con gái Việt Nam từ năm 1968 khi có lẽ anh cố ý để lộ ra trong ngôi nhà ở Littleton một bức thư của Annie nói về việc ấy. Mary Jane đề nghị sẽ nuôi đứa bé nếu Vann rời bỏ chiến tranh về với gia đình. Sức nặng chồng chất vì giận dữ, thất vọng và chắc chắn cảm giác ly dị là cách duy nhát đã đưa chị đến đề nghị chia tay. Lúc đầu, anh phản đối vì cách sống như vậy đối với Mary Jane rất phù hợp với anh. Rồi anh quyết định đượ tự do về pháp lý, đánh đổi bằng chia nhà cửa và một trợ cấp khiêm tốn cho cuộc sống của chị và hai đứa con trai. Tommy mười bảy tuổi, Peter sáu tuổi vẫn sống với mẹ.

Nhưng anh vẫn luôn là người có vợ. Anh dự tính cưới Annie tuy không vì thế mà bỏ Lee rất nhục nhã và thất vọng khi anh nói với cô dự định về cuộc hôn nhân mới và việc có đứa con gái. Nhưng dần dần anh thuyết phục được cô chấp nhận vị trí thứ hai với danh nghĩa người tình. Trong lúc đó, Annie vẫn không biết gì về Lee.

Quan hệ của anh với Dan Ellsberg trở nên ngày càng phức tạp. Sau việc tán phát hồ sơ của Lầu Năm Góc tháng Sáu năm 1971, anh rất tức giận , chửi rủa và kêu rằng Ellsberg đang bị chính quyền Nixon đưa ra tòa vì phạm pháp, không tôn trọng quy chế tình báo, đánh phải bỏ tù vì phản bội. Không phải vì vi phạm nguyên tắc bảo mật làm Vann tức giận mà do Ellsberg tấn công vào cuộc chiến tranh .Tuy vậy, anh cũng không muốn từ bỏ tình bạn. Mùa thu, anh viết thư cho Ellsberg “ Tôi không thể đồng ý với cách trình bày quan điểm của anh; dù sao, anh cũng đã làm ra một sự hỗn độn lớn “. Sáu nhân viên điều tra của bốn cơ quan chính phủ đến hỏi anh ở Pleiku, anh nói và anh chú ý để họ “ tới chẳng được việc gì “. Anh nói dối; có vẻ anh đã hợp tác với những người điều tra. Anh chũng chuyển đến Kissinger những gợi ý về cách chính quyền nên xử trí đối với Ellsberg.

Trở về Littleton đợt nghỉ phép Noel, Vann xuống sân bay Los Angeles , gọi điện thoại cho Ellsberg và hai người nói chuyện với nhau lâu. Ellsberg kể cho Vann nghr chiến lược các luật sư đưa ra để bảo vệ anh ở tòa án. Sau đó, khi Vann đến Washington để đi tiếp xúc như thường lệ, anh ghé vào Lầu Năm Góc, gặp Fed Buzhardt lúc ấy là cố vấn pháp luật của Bộ Quốc phòng, sau này là một trong những luật sư của Nixon về vụ Watergate. Buzhardt thu thập thông tin để kết tội Ellsberg. Vann gặp ông trong một tiếng rưới, nói rõ chiến lược bảo vệ của Ellsberg và gợi ý để vô hiệu hóa nó.

Tuy vậy, Vann không có ý định vụ việc này kết thúc bởi sự phản bội của một người bạn. Sau khi nhận được của Weyand và Jacobson thư gọi anh trở lại Việt Nam , anh lại dừng chân ở San Francisco trên đường trở về, trải qua nhiều giờ với Ellsberg nói về cuộc chiến tranh và vụ xử án. Ellsberg đề nghị anh làm chứng bênh vực mình vì anh sẽ được bồi thẩm đoàn đặc biệt tin cậy “ Tôi sẽ nói tất cả những gì anh muốn “, Vann trả lời. Chắc chắn anh có ý định giữ lời hứa nhưng không hề có ý nghĩ mình sẽ nói gì cho đến lúc ngồi trên ghế nhân chứng.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #219 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2008, 03:16:19 pm »

John Vann dự tính thắng quân địch như anh đã thấy Walton Walker đập tan quân Bắc Triều Tiên xung quanh vùng Pusan. Anh sẽ không hy sinh bộ binh như Westmoreland đưa quân tiến đánh những vị trí được củng cố mạnh lẩn khuất trong rừng. Vai trò phải đảo ngược lại. Nếu muốn thắng, những người cộng sản Việt Nam phải đến chỗ anh và khi ra khỏi rừng núi, họ sẽ bị đánh tan trước những công sự của anh. Mục tiêu tấn công của quân Bắc Việt trong vùng Quân đoàn 2 xem ra có vẻ là Kontum, nơi đóng quân và là trung tâm thương mại, dân số khoảng 25.000 người, thủ phủ của tỉnh và là đô thị quan trọng nhất phía bắc cao nguyên. Kontum được căn cứ Tân Cảnh trên đường 14 bảo vệ, ỏ 40 cây số về phía bắc. Song song với con đường, về phía tây chạy dài một dãy núi đồi quân đội Mỹ ken đầy những vị trí mạnh sẵn sàng dội đạn vào con đường và đã giao lại cho Quân lực Cộng hòa. Như vậy, trước khi đến được Kontum, những người cộng sản Việt Nam phải đánh chiếm Tân Cảnh và đụng phải lưới lửa dồn dập trên đường 14.

Hà Nội đã tập hợp 35.000 quân, đặt dưới sự chỉ huy của một trong những vị tướng giỏi nhất của họ, Hoàng Minh Thảo, một người tin cậy của ông Giáp sau này trở thành tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam, đã phụ trách khu vực cao nguyên từ năm 1966. Ông có hai sư đoàn bộ binh chủ lực thâm nhập từ miền Bắc vào đầu năm và những trung đoàn độc lập tương đương với sư đoàn thứ ba. Bộ binh có những đơn vị công binh hỗ trợ và được các trung đoàn pháo bảo vệ, trang bị pháo 105 lấy của lính Mỹ, pháo 130 Xô viết, súng cối 120, rốc két và cả một tập hợp vũ khí phòng không.

Ông Thảo tập trung quân ở phía tây Tân Cảnh, nơi ba biên giới Việt Nam ,Lào, Campuchia giao nhau. Điểm cố hữu lâu đời này của người Việt Nam đã biến thành một pháo đài căn cứ 609, một chỗ gây kinh hoàng cho lính Sài Gòn cũng như cho lính Mỹ trước đây. Trên đồi 875 và những công sự gần căn cứ 609, trong tháng Mười một năm 1967 đã có 287 người chết thuộc Lữ đoàn không vận 173 và Sư đoàn 4 bộ binh, hơn 1.000 người bị thương trong lúc Westmoreland huênh hoang về chiến thắng ở Washington. Toàn vùng là sàn diễn của bao nhiêu điểm phục kích mà chỉ một số gan dạ trong lực lượng đặc biệt và tuần tra không vận của Quân lực Cộng hòa mới dám mạo hiểm vào.

Cuộc tấn công không bắt đầu vào tháng Hai như Vann dự tính. Anh tưởng lầm do bị ngăn cản vì hàng chục vụ ném bom B-52 và những phi vụ phản lực không ngớt dọc những con đường kế cận. Thực tế, các nhà lãnh đạo Hà Nội muốn phối hợp việc tấn công Quân đoàn 2 với những cuộc tấn công dự kiến ở các vùng khác và mất thì giờ chuẩn bị.

Lần này, quân Bắc Việt không phòng ngừa cẩn mật. Tiếng vọng lan trong núi rừng ban đêm và ánh sáng thấy được từ xa. Các cố vấn ở những cứ điểm trọng pháo của Quân lực Cộng hòa nghe tiếng máy ủi của địch mở rộng những đường mòn từ thời Pháp thuộc và san lấp những con đường mới trong lúc họ thấy đèn pha các xe cung cấp vật phẩm, đạn dược và kéo pháo trong tư thế bắn. Sư đoàn 2 Bắc Việt tiến đến Tân Cảnh từ hướng tây, Sư đoàn 320 theo đường các chóp núi dọc đường 14 còn bộ binh ngụy trang trong dãy núi đồ sộ mà người Mỹ đặt tên là “ Dãy núi mẹ “ ( Big Mama ).

Cuộc tổng công kích xảy ra ngày 30 tháng Ba năm 1972, người Mỹ gọi là “ cuộc tấn công vào lễ Phục sinh “, lễ chính thức ba ngày sau đó. Việc hành quân bắt đầu từ hướng bắc, phía trước là xe tăng xuất hiện từ vùng phi quân sự để đánh chiếm Trại Caroll ở bắc Khe Sanh và những vị trí khác của Quân đoàn 1 trước đây do lính thủy đánh bộ giữ, bây giờ giao cho Quân lực Cộng hào. Lần lượt các vị trí của Vann dọc đường 14 bị vây hãm. Mấy ngày sau đó, cuộc tập kích đánh vào một chỗ không ai ngờ. Những đơn vị Vann biết từ lúc ở Quân đoàn 3, Sư đoàn 3 và 9 Việt cộng , Sư đoàn 7 Bắc Việt từ Campuchia chiếm lấy tổng hành dinh Lộc Ninh trong vùng đồn điền cao su trên đường 13, tiến đến tận An Lộc, cách Sài Gòn 90 cây số về phía bắc. Ở đây cũng có xe tăng mở đường.

Lúc đầu kế hoạch của Vann tiến hành rất tốt. Tướng Thảo cố phá vỡ hàng Rocket Chỏm đồi bằng cách tấn công vào căn cứ mạnh nhất, cứ điểm Delta do một lữ đoàn không vận bảo vệ. Thảo gặp Vann, vừa đến đó rạng sáng mồng 3 tháng Tư cùng 3 máy bay lên thẳng Huey và hai Cobras vũ trang mấy chục rốc két, một pháo 7,62 bắn cực nhanh và súng phóng lựu tự động 44 ly. Quân tấn công vừa đánh tan lính nhảy dù ở khu bắc căn cứ và tiến lên chiếm lĩnh phần còn lại. Vann có ở đấy để di tản phi hành đoàn một chiếc máy bay bị bắn hạ bốn ngày trước đó khi đến tiếp tế cho Delta. Trong chốc lát, anh không chỉ đến cứu một phi hành đoàn mà cà toàn bộ căn cứ.

Anh cử những chiếc Cobras bắn nát lính bộ binh cộng sản đến hỗ trợ đồng đội đã vào trong vòng phòng thủ của Delta. Anh nắm chỉ huy trọng pháo, máy bay ném bom, và tiêm kích đến từ hàng không mẫu hạm ngoài khơi và những phi đội đóng ở Thái Lan. Trong khi lính dù Sài Gòn phản công, Vann vô hiệu hóa mọi cố gắng của quân Bắc Việt gửi quân đến tăng cường.

Trung úy Huỳnh Văn Cai, trợ lý của Vann đi theo cùng chuyến bay đã biết một trận đánh như thế nào qua tám tháng là trung đội trưởng bộ binh nhưng chưa bao giờ thấy một trận đánh từ trên không. Anh như bị thôi miên về quang cảnh bên dưới : những người chạy lên trước bị bom và đạn súng cối tung lên, đạn pháo xé nát thân hình.

Quân Bắc Việt thâm nhập vào chu vi phòng ngự bị thanh toán hết trong buổi chiều. Nhưng dù sao cũng phải di tản căn cứ đang thiếu đạn dược, nước và thuốc men. Vann tuyên bố tự mình sẽ lo việc tiếp tế. Chỉ huy tiểu đoàn không vận, tuy tình hình khẩn cấp, cảnh báo qua đài Vann sẽ bị sát hại. Quân Bắc Việt bố trí xung quanh Delta nhiều súng liên thanh và một pháo phòng không chống trả máy bay. Chỉ huy lữ đoàn và cố vấn Mỹ ,thiếu tá Peter Kama từng là một đại úy của Vann ở Mỹ Tho, cũng bảo anh là điên rồ. Vann đáp “ Tôi quen rồi “.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM