Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 12:42:24 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự lừa dối hào nhoáng  (Đọc 147641 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #200 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2008, 03:52:06 pm »

Vann rời Sài Gòn ngày 14 tháng Mười một năm 1967 đi phép tám tuần lễ, đợt nghỉ dài nhất của anh. Anh chán nản đến mức lần đầu tiên ở Việt Nam cảm thấy công việc nặng nề. Ban ngày xuống thực địa anh thoát khỏi cảm giác bị ức chế ấy. Nhưng buổi tối, tập giấy tờ đợi anh ở văn phòng Biên Hòa hành hạ anh. Vann chịu đựng công việc hành chính khi thấy sự cố gắng ấy tăng cường quyền lợi của anh. Bây giờ, những điều đó hình như không còn ý nghĩa gì, hơn nữa gánh nặng càng nặng thêm nhiều vì tổ chức mới CORDS và những trách nhiệm của anh tăng lên.

Những công việc vất vả càng làm anh bực tức vì ảnh hưởng đến cuộc sống tình dục của anh. Mỗi tối, anh thấy trên bàn giấy ba đống tài liệu ghi lần lượt là “ Rất khẩn”, “ Khẩn” và những việc có thể chờ vài ba ngày là “ Cần thiết”. Càng ngày anh càng không khoan dung được và chua cay với công việc quá sức. Đến mười giờ rưỡi hoặc mười một giờ đêm, sau khi nhìn lại đồng hồ, anh kêu lên không chịu đựng nổi một bức thư hoặc một tài liệu nào nữa. Nếu Lee không chờ anh ở Biên Hòa, anh tuyên bố đi Sài Gòn hoặc về nhà Annie ở Gia Định. Các đồng sự cố chứng minh với anh Việt cộng bắt đầu quan tâm tới chiếc xe Ford Mustang màu xanh mỗi tuần chạy ban đêm bốn năm lần trên đường Biên Hòa. Anh cũng có nguy cơ bị những tay thần kinh bắn hoặc súng cướp cò của trung đoàn thiết giáp Mỹ đi tuần tra ban đêm trên xe tăng hoặc M-113. Annie không biết bao giờ anh về, nói chung mỗi tuần hai, ba lần anh đánh thức cô dậy lúc nửa đêm hoặc một giờ, thậm chí đôi khi vào bốn giờ sáng.

Trong đợt đi phép anh bắt đầu sang châu Âu, danh nghĩa là để giải thích cho nhân viên các Đại sứ quán ở Paris và Rome, thực tế chơi nhiều ngày ở Cote d’Azur và Paris cùng với Lee đã đến đấy trước. Sau đó, anh bay sang Washington , ở lại mấy ngày với Komer trong lúc Westmoreland và Bunker ra thành phố. Anh cũng có mấy cuộc trao đổi với ban giám đốc AID, Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao, nói ngược lại những gì Westmoreland và Bunker trình bày. Anh đi Littleton, ở trong những ngày lễ Tạ ơn cùng Mary Jane và các con và cố gắng có một cuộc hẹn gặp với tổng thống nhờ tổng biên tập tờ Denver Post.

Anh không đi xa hơn văn phòng Walt Rostow ở tầng hầm Nhà Trắng. Cuộc trao đổi bắt đầu lúc 14 giờ ngày 8 tháng Chạp. Rostow là một người cởi mở và nhiệt tình. Ông niềm nở tiếp Vann và ngồi bên cạnh anh trên trường kỷ. Hai người khác cũng có mặt : phó của Rostow, William Leonhart và George Christian, ở văn phòng báo chí của tổng thống. Vann quyết định thêm nước vào dấm chua của mình. Anh bắt đầu trình bày những mặt tích cực có thể nghĩ ra được, như những việc thực hiện và tổ chức của CORDS. Rostow cả cười. Ông vỗ thân mật vào đùi Vann và nói “ Tuyệt vời !”. Rồi Vann chuyển qua những việc kém dễ chịu hơn. Rostow từ trường kỷ đứng dậy, lại ngồi sau bàn giấy giở hồ sơ. Ông ngắt lời Vann. Mặc dù những điểm yếu ông cho rằng mình đã khám phá ra, phải chăng ông nghĩ điều tệ hại của chiến tranh đối với Hoa Kỳ sẽ kết thúc trong sáu tháng ?

“ Ồ, không, thưa ông Rostow, Vann mất hết giữ gìn kêu lên. Tôi vốn bản tính lạc quan. Tôi nghĩ người ta có thể kháng cự lâu hơn thế nhiều !”.

Rostow chấm dứt cuộc trao đổi ý kiến, nói một người có trí óc như thế không nên làm việc cho chính phủ Hoa Kỳ ở Việt Nam . Đã 14 giờ 30 phút, Rostow có một cuộc hẹn gặp khác.

Cô con gái Việt Nam của Vann sinh ra hôm trước lễ Noel trong lúc anh lại về Littleton dự những buổi lễ cùng Mary Jane và gia đình Mỹ của anh. Đứa bé đáng lẽ sinh vào đầu tháng Giêng, ít lâu sau khi Vann trở lại Sài Gòn nhưng Annie trượt chân ở cầu thang nhà ở Gia Định nên đẻ non. Bà ngoại đến chăm sóc con gái. Họ lên taxi về nhà bố mẹ Annie rồi đưa cô ngay vào bệnh viện Saint Paul do các nữ tu sĩ quản lý . Bác sĩ phụ khoa, một người Pháp có thâm niên, đỡ đứa bé lúc 11 giờ 30 ngày 26 tháng Chạp năm 1967. Để tôn trọng thoả thuận với Vann, tên người bố để trắng trong giấy khai sinh. Nhưng Annie đặt tên Việt Nam cho con gái mình là Thúy Vân theo tên một cô gái hạnh phúc trong tập thơ Việt Nam nổi tiếng. Vann có để địa chỉ của mình ở Littleton cho Annie. Anh bảo không ở nhà mình vì đã cắt đứt hợp pháp với Mary Jane và ghi địa chỉ một người là ông chú. Thực tế đấy là một nữ thư ký cũ của xưởng Martin Marieta mà anh vẫn là bạn. Bố Annie gửi ngay cho anh một bức điện. Mary Jane lại một lần nữa chẳng biết gì.

Sau khi dừng chân ở Santa Monica gặp Dan Ellsberg, Vann trở về Biên Hòa ngày 7 tháng Giêng năm 1968. Anh thấy Fred Weyand, tướng chỉ huy Quân đoàn 3 rất bận rộn. Kế hoạch về chiến dịch năm 1968 của Westmoreland dựa vào giả thuyết Việt cộng và quân Bắc Việt không trụ vững nổi những cuộc tấn công trong lòng miền Nam Việt Nam . Cũng vì vậy các tỉnh trung tâm Quân đoàn 3 chuyển giao cho quân đội Nam Việt Nam  ngày 1 tháng Bảy. Cuộc tấn công bắt đầu từ một đợt thả quân dù gây ấn tượng trong rừng rậm tỉnh Phước Long, ở hướng đông bắc cách Sài Gòn 175 cây số, một vùng rất xa xôi nên Việt Nam giấu Ramsey và những tù binh khác ở đấy. Nếu Weyand bố trí quân cho chiến dịch này dọc biên giới Campuchia, phần lớn 43 tiểu đoàn của ông sẽ bị tắc nghẽn trong rừng nhiệt đới vào dịp Tết cuối tháng Giêng.

Weyand không đồng tình với những lý luận của Westmoreland về chiến tranh . Ông thiếu nhiệt tình với lòng tự mãn của chỉ huy cấp cao một phần lớn do ảnh hưởng của Vann. Cũng như anh, ông không cho là quân địch bị tê liệt với một nửa quân số “ không có sức chiến đấu”. Đúng là những tiểu đoàn 600 đến 700 người thời kỳ 1965 bị giảm sút qua hai năm chống cự với người Mỹ và các chỉ huy phải phấn đấu để giữ được 400 hoặc 500 người. Mặt khác đường lối của Westmoreland bốc nông dân địa phương vào các khu biệt lập ở thành thị và những trại tị nạn để “ làm cho địch không có dân chúng giúp đỡ “ làm khả năng tuyển mộ quân ở miền Nam sút kém. Trong ba sư đoàn cộng sản trên đất Quân đoàn 3, Sư đoàn số 7 là đơn vị chủ lực quân Bắc Việt . Hai sư đoàn kia, số 5 và số 9 Việt cộng gồm khoảng một nửa do quân miền Bắc tăng cường. Nhưng hệ thống hoạt động tốt và quân số mỗi tiểu đoàn 400 đến 500 người là một con số đáng ngại, càng ấn tượng hơn là những người cộng sản giữ lại được, tuy tổn thất nặng và tỷ lệ đào ngũ cao vì những mối hiểm nguy và thử thách trong chiến đấu với đội quân hiện đại của Hoa Kỳ .

Ban chỉ huy cộng sản cũng cải tiến nhiều về trang bị vũ khí. 29 tiểu đoàn lần lượt trong mùa hè và mùa thu năm 1967 trở về thánh địa của họ ở Campuchia tích trữ vũ khí người Trung Quốc chở đến Sihanoukville. Họ bỏ lại những vũ khí cũ, nói chung lấy được của người Mỹ và trang bị súng tấn công tự động AK-47, bazooka B-40 vừa dùng bắn xe tăng vừa là ca nông cầm tay và số lượng lớn vũ khí Liên Xô.

Weyan cũng than phiền vì các sĩ quan tình báo của Westmoreland không chú ý đến mối đe dọa của du kích địa phương gồm những đại đội huyện, các trung đội làng và các tiểu đội ấp. Sau khi tự nghiên cứu vấn đề này, ông phát hiện ra có lực lượng bộ binh tương đương gần 40 tiểu đoàn thêm vào các đội quân chủ lực.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #201 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2008, 05:35:07 pm »

Weyand chống lại kế hoạch của Westmoreland từ mùa thu trước. “ Đấy là một kế hoạch rất hay nhưng không tiến hành được”, ông nói với viên đại tá từ tổng hành dinh Sài Gòn đến giải thích cho ông. Ông quan tâm nhiều nhất, khi trở về ông trình bày với Vann, là khi ông phải đến biên giới Campuchia thì quân địch hình như chuyển động ngược lại, vào trong lòng miền Nam. Những thông tin nhận được chỉ rõ ba sư đoàn, cũng như ba trung đoàn lực lượng chính Việt cộng đang bắt đầu rời căn cứ biên giới thâm nhập vào các tỉnh đông dân gần Sài Gòn. Weyand sợ rằng khi ông đã đi khỏi vùng này, các đội quân cộng sản vào chắp nối với du kích địa phương. Như vậy, các đội bình định làm việc trong các ấp, những đơn vị cố vấn dân sự mới và tất cả những dự án Vann và bản thân ông đã đầu tư rất nhiều không có bảo vệ.

Weyand định đi gặp Westmoreland ở Sài Gòn và Vann khuyến khích ông. Ông bắt đầu gặp Creighton Abrams, chỉ huy phó, chăm chú lắng nghe , nói lập luận của ông vững chắc đấy và dẫn đi gặp Westmoreland . Weyand trình bày những thông tin mình có và tóm tắt trên tấm bản đồ. “ Tôi thấy họ từ đây tiến về trung tâm, ông nói và chỉ vào vùng Sài Gòn – Biên Hòa. Tôi không biết họ nghĩ gì nhưng thấy rõ có một cuộc tấn công “. Rồi ông đề nghị việc mở đầu chiến dịch năm 1968 ở Quân đoàn 3 để chậm lại.

Westmoreland luôn cố gắng để một mức độ tự do nào đó cho những mệnh lệnh của mình trên thực địa. Weyand tập hợp nhiều bằng chứng và không đòi hủy bỏ cuộc hành quân mà chỉ đề nghị chậm lại. Tổng chỉ huy chấp nhận. Trong lúc đó, ông có một công việc lớn hơn. Những người cộng sản Việt Nam hình như định làm cho Khe Sanh thành một Điện Biên Phủ thứ hai.

Hà Nội đang đưa hai sư đoàn bộ binh, mỗi sư đoàn tăng cường một trung đoàn pháo, tiến về những dãy núi ngang bao quanh đường băng của thung lũng Khe Sanh và những ngọn đồi lính thủy đánh bộ bị kẹt trong vụ thảm sát tháng Tư, tháng Năm 1967. Sư đoàn 325C mà hai trung đoàn tham gia chiến đấu trên đồi đã trở lại. Sư đoàn 304, một đơn vị chủ lực cũ của Việt Minh, mang tên Điện Biên Phủ trên cờ hiệu. Quan điểm của các tướng lính thủy đánh bộ cố chiếm giữ Khe Sanh không thay đổi từ khi một trong bọn họ nói năm 1966 “ Khi các anh đã ở Khe Sanh, thực sự các anh không ở đâu bằng ! “. Chỉ huy lính thủy đánh bộ ở Việt Nam , Robert Cushman kế nhiệm Walt, tránh những bất bình và thực hiện mệnh lệnh của Westmoreland . Còn Krulak vẫn chỉ huy những lực lượng Hải quân Thái Bình Dương từ Hawail càng ngày càng ít có ảnh hưởng đến các sự kiện và không che dấu sự giận dữ với các nhà báo. Phải nói rằng Lyndon Johnson vừa từ chối không để ông làm chỉ huy tối cao của Hải quân, chắc vì giận ông đã chống đối chiến lược của Westmoreland . Tháng Chạp, khi mây trành nhanh qua bầu trời , sương mù và mưa phùn của gió đông bắc bao phủ Khe Sanh và che giấu hoạt động của địch quân, Cushman tăng cường đơn vị tại chỗ của ông bằng một tiểu đoàn thứ hai.

Việc đụng độ dự kiến vừa căng thẳng thần kinh vừa là việc đón tiếp của Westmoreland . Ông thấy đây là bước đầu thắng lợi lớn của cái bẫy ông trình bày cho Krulak năm 1966 và lấy lính thủy đánh bộ ở Khe Sanh làm mồi nhử quân địch. Ông luôn luôn nghĩ và thường nói công khai, đến một lúc nào đó trong chiến tranh , Hà Nội sẽ làm lại một Điện Biên Phủ thứ hai. Tham vọng của Hà Nội là dịp may cho Westmoreland : một Điện Biên Phủ đảo ngược. Ông sẽ dìm các sư đoàn cộng sản dưới một thác bom và đạn cối trong cuộc hành quân mang tên tượng trưng là “ NIAGARA”. Mọi phương diện thông tin sẽ đưa ra hoạt động để xác định đúng vị trí quân địch và pháo hạng nặng của họ xung quanh Khe Sanh, do thám trên đất liền , chụp ảnh trên không, quan sát bằng tia hồng ngoại , ra đa, bắt làn sóng đài, do thám điện tử máy bay thả xuống những con đường đi vào.

Westmoreland không có ý định chỉ dựa vào máy bay và trọng pháo để đạt đỉnh vinh quang trong cuộc chiến này .Trải qua những cuộc tập kích càng ngày càng gặp chống cự mạnh và Cushman đã tăng cường một tiểu đoàn thứ ba canh gác, Westmoreland ra lệnh toàn bộ Sư đoàn First Calvatry rời bỏ ven biển miền Trung chuyển lên phía bắc Quân đoàn 1. Với đơn vị đáng sợ này, khi cần ông có thể can thiệp nhanh chóng và với lực lượng lớn. Ông tổ chức lại Quân đoàn 1, bố trí bộ chỉ huy quân sự mới với Creighton Abrams cầm đầu, bao trùm tất cả trong đó có lính thủy đánh bộ của Cushman để kiểm soát tốt hơn. Ông có một mối quan tâm khác, sợ những người cộng sản Việt Nam tăng gấp đôi đợt tấn công Khe sanh bằng một cuộc xâm lấn ra ngoài vùng phi quân sự để chiếm hai tỉnh xa nhất ở phía bắc thiết lập chế độ của họ trong “ vùng giải phóng” này. Vì vậy, vào cuối tháng Giêng ông tập trung vào Quân đoàn Một  40 % kể cả lính thủy đánh bộ, toàn lực lượng bộ binh và các đơn vị thiết giáp của toàn miền Nam Việt Nam .

Đầu buổi chiều ngày 20 tháng Giêng, một trung úy quân Bắc Việt ra trình diện ở hàng rào dây thép gai bao quanh đường băng Khe Sanh. Một tay anh cầm khẩu AK-47, tay kia cầm một lá cờ trắng. Anh giải thích mình chỉ huy một đại đội phòng không và muốn đào ngũ vì cấp trên không đề bạt anh ta. Qua thẩm vấn, anh sẵn sàng hợp tác và mô tả kế hoạch đã được chấp nhận để đánh chiếm căn cứ. Tất cả bắt đầu ngay tối hôm ấy, chiếm giữ hai đồn tiền tiêu của Mỹ trên đồi dùng làm vị trí súng cối và ca nông để hỗ trợ những cuộc tấn công khác rải rác ở chu vi phòng vệ. Cuộc tấn công chính do một trung đoàn của Sư đoàn 304 vào những ngày lễ Tết mà Hoa Kỳ và Sài Gòn dự kiến một đợt ngừng bắn 36 giờ và những người cộng sản đã tuyên bố 7 ngày ngừng bắn.

Những sự kiện trong đêm và ngày hôm sau có vẻ khớp với những lời viên trung úy. Quá nửa đêm, một tiểu đoàn quân Bắc Việt tấn công một đồn tiền tiêu và bị đẩy lùi sau khi vượt qua chu vi phòng vệ. Không có gì xảy ra ở đồn kia mà viên trung úy đã nói nhưng một loạt bắn chặn từ đầu của lính thủy đánh bộ có lẽ đã làm những kẻ tấn công rút chạy. Rồi đến năm giờ rưỡi sáng, pháo binh Việt Nam mở đầu cuộc tấn công. Tất cả các loại ca nông , dàn phóng rốc két và súng cối bắn vào đường băng và những vị trí chính của lính thủy đánh bộ trong thung lũng. Hàng trăm rốc két 122 ly rạch bầu trời từ sườn đồi 881 bắc được chiếm lại bằng giá đắt mà lính thủy đánh bộ bỏ lại vì họ thấy quá xa. Khi đạn dược lớn nhất của căn cứ nổ tung ngay từ đầu. Những vụ nổ liên tục rung chuyển hầm trú ẩn như gặp động đất nhẹ trong lúc đạn lửa làm thảm họa nặng thêm. Một tên lửa chui vào hầm chứa hơi cay làm hơi phủ khắp đường băng, đầu độc lính thủy đánh bộ không đeo mặt nạ.

Westmoreland mở van thác “NIAGARA”. Cứ ba giờ mỗi lần, sáu máy bay B-52 ở căn cứ trên đảo Guam và Thái Lan san phẳng mục tiêu với 162 tấn bom. Trong lúc chờ đợi, máy bay tiêm kích ném bom tấn công 15 phút một lần. Máy bay phản lực của Không quân, Hải quân, lính thủy đánh bộ quay tròn ở độ cao 10.000 mét trên Khe Sanh chờ đến lượt can thiệp, 46 súng cối được bảo vệ bằng những bao cát quanh đường băng và súng ca nông 175 ly của Trại Carroll, Rockpile cách đấy 20 cây số góp phần không ít vào trận mưa đạn bom như thác đổ này. Trọng pháo của lính thủy đánh bộ bắn 159.000 loạt. Westmoreland cho máy bay chở quân tăng viện và thêm một tiểu đoàn biệt kích Việt Nam để lá cờ của Sài Gòn cũng có mặt. Chẳng mấy chốc có đến 6.680 người trong các công sự trên đường băng và ở các đồn tiền tiêu. Lính thủy đánh bộ tỏ ra ít tin vào các đồng minh Việt Nam, đưa họ ra phía trước để có thể bắn vào họ đồng thời vào quân Bắc Việt nếu biệt kích rút lui. Và như thường lệ, không có gì buộc trọng pháo, rốc két và súng cối của những người cộng sản phải im lặng; không có gì ngăn cản được súng liên thanh địch bắn vào máy bay vận tải hạ cánh trong thung lũng và vào máy bay lên thẳng cố gắng tiếp tế cho các đồn tiền tiêu và chuyển thương binh đi. Thời tiết ở Khe Sanh rất xấu giữa mùa mưa, may mắn với những ngày thuận lợi có nền trời cao 150 mét trong vài ba giờ. Mặc dù tình báo rất cố gắng, máy bay ném bom phần lớn theo tọa độ bản đồ những chỗ có người nghi ngờ không có địch và trọng pháo chỉ bắn mò.

Các nhà báo tập trung ở nơi tướng tổng chỉ huy cầm cờ hiệu. Cả đất nước đang theo dõi. Những hình ảnh trên các báo, tạp chí , chương trình truyền hình chỉ rõ cho toàn quốc những khuôn mặt hốc hác, lấm lem của lính thủy đánh bộ. Sự chống cự quyết tâm , trả giá bằng cái chết của 205 người trong bọn họ không xóa được nỗi buồn của Khe sanh cũng như không làm tan được nỗi lo của công chúng về pháo đài Mỹ bị vây hãm ở nơi xa xôi hoang vắng ấy.

Nỗi lo lắng ấy được một người có đầy đủ thông tin hơn một công dân thường chia sẻ. Lyndon Johnson cho làm một mô hình Khe Sanh ở tầng hầm Nhà Trắng để Walt Rostow mô tả cho ông thấy diễn biến của trận đánh. Ông bảo Earle Wheeler đề nghị ban tham mưu liên quân chuẩn bị cho ông một giác thư giải thích Khe Sanh có thể bảo vệ như thế nào.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #202 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2008, 11:33:34 am »

Tướng Weyand và John Vann quá bận bịu về sự đe dọa đang đè nặng lên Quân đoàn 3, không quan tâm được Khe Sanh. Ngày Tết càng đến gần, Weyand càng có cảm giác “ có việc gì đó đang được chuẩn bị, một loại rác rưởi và không phải đâu đó trên biên giới Lào mà ngay trên lưng chúng ta “. Trước cuối tháng Giêng, Việt cộng tấn công trên khắp vùng ông chỉ huy. Họ chiếm đóng Bầu Trại trong lúc tỉnh trưởng chuyển các đội Quân lực Cộng hòa ra khỏi đấy và tổ chức một cuộc tập kích vào Biên Hòa.

Vann viết thư cho York nói hình như những người cộng sản “ có một cố gắng tối đa chứng tỏ sức mạnh quân sự của họ ngay trước đợt ngừng bắn dịp Tết “. Nhưng đối phương làm ngược lại lý luận của anh. Những cuộc tấn công bớt ồ ạt. Tuy vậy, những dự đoán của cơ quan tình báo càng ngày càng đáng lo ngại. Việc do thám điện tử từ những máy bay “ rái cá biển “ với hệ thống nghe nhìn định hướng đã báo trước với Weyand và Vann ba sư đoàn cộng sản đã triển khai theo hình vòng cung phía bắc và tây bắc Sài Gòn . Hai trung đoàn của Sư đoàn 5 Việt cộng chỉ cách Biên Hòa 10 cây số “ chĩa vào như một mũi kiếm “, Vann nói. Các thông tin nhận được thông báo có cuộc tấn công lớn vào sân bay Biên Hòa, một trong hai sân bay quan trọng, cùng với Tân Sơn Nhất bảo vệ Quân đoàn 3 và 4.

Xem ra cũng thấy trước có những cuộc tấn công vào tổng hành dinh của Weyand và một trại bên cạnh để giải phóng tù binh, Weyand cho xe ủi lưỡi thép lớn phá hết cây cối bao quanh những ngôi  nhà của ông. Trại tù binh trong một đồn điền cao su cách đấy một cây số cũng đốn sạch cây bao quanh. Có lẽ để đánh trả mạnh một cuộc tấn công ban đêm, Weyand đặt đội thiết giáp trong tình trạng báo động thường xuyên.

Lệnh ngừng bắn 36 tiếng của Hoa Kỳ và chế độ Sài Gòn bắt đầu lúc 18 giờ ngày 29 tháng Giêng , trước hôm lễ Tết trừ hai tỉnh ở phía Bắc, chỗ Westmoreland lo sợ cho Khe Sanh. Đại tá George Jacobson ở cùng nhà với Vann và vẫn là điều phối viên của Phái đoàn, tối hôm ấy tổ chức một buổi tiếp khách trên thảm cỏ ở tư dinh Sài Gòn . Ngôi nhà ở sau Đại sứ quán mới trên đại lộ Thống nhất, cách mấy nhà là dinh thự sang trọng đến lóa mắt của Thiệu tiếp nhận từ Diệm. Chỗ ở mới của sức mạnh Mỹ là một pháo đài hình chữ nhật năm tầng, bốn phía là tường bê tông chống bom, đạn cối và rốc két. Ngôi nhà ở xa đường, bên trong tường bao, trong đó có nhà của Jacobson, một chỗ ở cũ của người Pháp giữa hai cuộc chiến tranh .

Vann đến dự cuộc tiếp khách cùng với Lee. Anh chú ý về cảnh tương phản lạ lùng ở đây so với không khí tiểu đoàn của Weyand chỉ cách đấy 30 cây số. Theo những thông tin thu thập cuối cùng, viên tướng đang chờ đợi cuộc tấn công vào đêm 30 sáng 31. Các sĩ quan của trung tâm hành quân tổ chức một đợt cá cược về giờ chính xác. Tất cả tiền đặt vào ngày 31 tháng Giêng từ 0 giờ đến 5 giờ sáng.

Jacobson cho đưa tới một ban nhạc. Đại sứ Bunker có mặt cùng nhiều đại diện của xã hội sang trọng Mỹ và Sài Gòn . Một dây pháo dài bảy mét buộc vào cây đốt để đuổi ma quỷ trong năm mới. Đấy là món quà của Nguyễn Văn Lộc, thủ tướng Chính phủ Thiệu vừa thành lập sau khi trúng cử tổng thống hồi tháng Chín. Kỳ được bầu là phó tổng thống, chỉ là một con cừu đực chờ để người ta bẻ sừng. Với 492.900 người Mỹ bảo vệ đất nước, chế độ cảm thẩy đủ yên ổn cho đốt pháo truyền thống ngày Tết đã bị cấm nhiều năm nay để Việt cộng không lợi dụng tiếng nổ át tiếng súng. Vann nói chuyện với đại sứ, phát hiện thấy ông không nghe nói đến những đợt tấn công bước đầu ở Bầu Trại và Biên Hòa. Tổng hành dinh của Westmoreland nắm được thông tin có vẻ cho là báo trước với đại sứ cũng chẳng ích gì. Nhưng nói lại với ông, Vann hình như không làm ông hoảng hốt; thái độ thanh thản chắc do tin tưởng tổng chỉ huy đã nắm tình hình trong tay.

Hôm sau, ngày 30 tháng Giêng, ngày đầu của Tết âm lịch, ở Biên Hòa Weyand tổ chức một cuộc hội ý thường lệ sớm hơn, vào 15 giờ thay vì 17 giờ để sẵn sàng hành động. Theo linh cảm của một cựu sĩ quan tình báo , ông khẳng định những cuộc tấn công vào sân bay, tổng hành dinh của ông và trại tù binh có thể bắt đầu vào ba giờ sáng hôm sau. Một báo cáo của tổng hành dinh Westmoreland tăng thêm căng thẳng : một số vị trí rải rác trong Quân đoàn 1 và 2 đã bị tấn công lúc rạng sáng.

Mặc dù tình hình như thế và những thông tin hận được , Vann khó tin rằng Việt cộng sẽ có một cuộc tấn công lớn vào những ngày Tết. Tuy trước đây vấn có những vi phạm nhưng nói chung lệnh ngừng bắn vẫn được tôn trọng khá lâu để cho phép tổ chức ngày lễ. Điều đó không cản trở anh không ngoan hơn. Anh gửi cho tất cả các đội CORDS một chỉ thị thông báo những tin tức nhận được và ra lệnh báo động tối đa, đặc biệt ban đêm trong dịp Tết. Khi người thư ký truyền tin nói nếu phải đánh mật mã thì chỉ thị sẽ chậm đi nhiều giờ, anh bảo “ Cứ chuyển thẳng “. Rồi anh lên chiếc Ford Mustang đi Sài Gòn , đưa Lee đi ăn hiệu rồi cùng cô trở về Biên Hòa. Họ làm tình với nhau và ngủ sau nửa đêm mội chút, khá sớm so với thói quen của Vann.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #203 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2008, 02:37:04 pm »

Lính thủy đánh bộ canh gác đánh thức đại sứ Bunker đúng sau ba giờ sáng trong phòng ngủ ở tầng hai biệt thự của ông và nói :” Sài Gòn bị tấn công!”. Việt cộng đánh vào tòa nhà Đại sứ quán cách đấy bốn đường phố và tư dinh có thể bị tập kích bất kỳ lúc nào. Một chiếc xe bọc thép chờ trước cổng và lính thủy đánh bộ được lệnh đưa Bunker đến chỗ ở của trưởng ban an ninh Đại sứ quán mà họ nghĩ sẽ ít nguy hiểm hơn. Họ nói ông không bàn cãi gì, không kịp mặc quần áo, chỉ khoác chiếc áo dài trong phòng lên bộ quần áo ngủ đang mặc.

Văn phòng tầng hầm của biệt thự đầy khói vì người ta đốt tài liệu mật. Chiếc tủ két nhỏ ở đấy bị phá để hủy những gì đựng trong đó trong trường hợp những người gác ở lại bị giết và  tư dinh rơi vào tay quân địch. Trong lúc vội vàng lửa làm cháy hai lỗ chiếc cặp da đựng tài liệu sang trọng đại sứ để trên bàn khi đi nằm.

Ellsworth Bunker không phải loại người chống lại những người lính thủy đánh bộ đang làm nhiệm vụ. Ông lên chiếc M-113 chạy ngay trong đêm với tiếng rít bánh  xích, đưa vị đại sứ Hoa Kỳ bận quần áo ngủ khoác áo dài trong phòng, chạy qya đường phố của thủ đô một nước mà 67% dân số được cho là sống trong yên ổn của sức mạnh Mỹ. Tiếng pháo Tết át tiếng súng. Mười lăm tiểu đoàn Việt cộng , khoảng 6.000 người của các đội quân cộng sản vào Sài Gòn và vùng ngoại ô. Bunker lấy chiếc cặp tài liệu bị cháy giữ làm kỷ niệm đêm hôm ấy.

Khe Sanh là mồi lửa lớn nhất trong cuộc chiến tranh này. Những người cộng sản Việt Nam không hề có ý định làm một Điện Biên Phủ thứ hai ở đấy. Mục tiêu của họ là Westmoreland chứ không phải là pháo đài bị bao vây. Chỗ ấy chỉ là một cái bẫy làm viên tướng tổng chỉ huy không ngờ đến mục đích thật sự. Những người có trách nhiệm ở Hà Nội biết rất rõ không thể lặp lại với người Mỹ điều mà họ làm có kết quả với người Pháp , một đội quân viễn chinh là hình ảnh quân đội thuộc địa nhiều thứ tiếng của một đất nước đã yếu đi vì bại trận và bị chiếm đóng trong Thế chiến thứ hai.Những người Việt Nam có thể tiến lên vượt qua họ. Vì vậy, ông Giáp có trọng pháo ở Điện Biên Phủ nhiều hơn người Pháp, thực tế không có đủ máy bay vận chuyển, tiêm kích và ném bom. Tướng Henry Navarre không có cách nào tiếp tế hoặc tăng cường pháo đài của mình ở trên núi cách chỗ dựa gần nhất , Hà Nội, ba trăm cây số.

Ngược lại, Hoa Kỳ có thể dùng một lực lượng đánh bật ghê gớm nên Việt cộng không hy vọng lặp lại chiến thắng trước. Để tiêu diệt 6.000 lính chiến đấu cứng rắn như lính thủy đánh bộ được một lứa lửa rất mạnh hỗ trợ, phải tồn thất một số lượng điên rồ, lớn hơn nhiều hàng nghìn người hy sinh ở đây vò một mối nguy giả vờ đe dọa. Dù sao thì hoạt động ấy phải trả giá thất bại vì việc bao vây có thể bị bẻ gãy. Khe Sanh chỉ cách Đông Hà và Cửa Việt 45 cây số, với con đường hoàn toàn sử dụng được đến căn cứ trọng pháo Calu, 15 cấy số phía sau hậu cứ. Nếu quân kỵ binh bay không giải phóng được Khe Sanh, Westmoreland có thể gửi tới những sư đoàn khác. Khắp nơi đều thế cả và những người Bắc Việt biết phương trình quân sự ấy cũng có lợi cho người Mỹ. Để giành thế chủ động phải thành công ở một đòn quyết định tác động đến tinh thần đối phương như trận Điện Biên Phủ đã tác động đến người Pháp. Đấy là cuộc tấn công dịp Tết năm 1968.

Đối với  trận đánh này, một trong số những trận quyết liệt nhất trong lịch sử dân tộc, họ phải ngược lại 179 năm trong quá khứ, tới vị anh hùng dũng cảm Nguyễn Huệ đại thắng quân Thanh trong ngày Tết ở kinh đô Thăng Long. Kế hoạch của họ rộng lớn và táo bạo vượt quá mức tưởng tượng của những người nước ngoài và người phục vụ họ. Khắp miền Nam Việt Nam , trong phần lớn các thành phố và thị trấn, hàng chục nghìn chiến sĩ cộng sản tung ra một “ cuộc tấn công toàn cảnh “ theo từ của các chỉ huy hành quân của Westmoreland dùng. Bộ phận lớn của một sư đoàn Bắc Việt có du kích địa phương hướng dẫn đánh vào Huế, chiếm hầu hết thành phố và hoàng cung. Lá cở đỏ sao vàng lại kéo lên trước cửa Ngọ Môn như năm 1945 lúc Bảo Đại thoái vị. Trong những giờ đầu rạng sáng ngày 31 tháng Giêng, các trại và đồn lính, đồn cảnh sát , các trung tâm hành chính, nhà tù, đài phát thanh lần lượt bị tấn công, trong hơn nửa tỉnh lỵ của 44 tỉnh cùng những thành phố, huyện lỵ và căn cứ Quân lực Cộng hòa đơn độc ở nông thôn. Tân Sơn Nhất, Biên Hòa và nhiều sân bay khác cũng là đối tượng tập kích hoặc bắn phá để ngăn cản không quân hỗ trợ hoặc máy bay lên thẳng đưa quân tăng cường cho những nơi trú quân gặp nguy hiểm.

Ở Sài Gòn, Việt cộng cũng cố gắng đánh chiếm dinh tổng thống Thiệu đang vắng mặt về ăn Tết với gia đình, tổng hành dinh lính thủy đánh bộ, trụ sở ban tham mưu hỗn hợp và đài phát thanh. Trừ Đại sứ quán, đặc biệt về trụ sở tuyên truyền và các sân bay, các đội quân cộng sản cố tránh người Mỹ để tập trung sức vào đồng minh của họ. Mục đích là đánh đổ chế độ và khơi dậy một cuộc cách mạng theo kiểu tháng Tám năm 1945 trong dân chúng thành thị các chiến sĩ cộng sản chiếm đóng. Hồ Chí Minh và chính phủ của ông hy vọng hủy diệt chỗ dựa của Mỹ đối với chiến tranh, buộc Hoa Kỳ phải thương lượng với những điều kiện bất lợi và bắt đầu rút quân chiếm đóng. Khe Sanh là một vùng hiếm hoi ở miền Nam không có gì xảy ra ngoài một số trận ném bom kỳ cục.

Nhưng riêng mưu kế ấy không giải thích được sự ngạc nhiên quá lớn. Cách người Mỹ chỉ đạo cuộc chiến tranh tạo nên một khoảng trống ở miền Nam. Việc chuyển dân chúng hàng loạt do đường lối của Westmoreland và sự hấp dẫn về kinh tế đối với những người Việt nghèo khổ vì chiến tranh đến những nơi xây dựng căn cứ mới cùng những lố lăng khác của bộ máy quân sự. Không bao giờ người ta biết được số lượng người tị nạn lên đến bao nhiêu. Tiểu ban của Edward Kennedy đánh giá là 3 triệu vào cuối năm 1967. Một miền Nam Việt Nam nông thôn với tỷ lệ rất lớn 85% dân quê lúc Vann đến năm 1962 đã trơ thành chủ yếu là người thành thị. Dân số Sài Gòn năm 1962 là 1,4 triệu người lên đến 3,5 và 4 triệu, một sự thay đổi lớn đối với tổng số 17 triệu người Nam Việt Nam .

Chen chúc số lượng lớn người như vậy trong và xung quanh thành phố cho thấy một vẻ ngoài lừa gạt, sự kiểm soát của chính quyền Sài Gòn lớn hơn trong lúc thực tế chưa bao giờ họ nắm được ít đến thế vì nền kinh tế và xã hội hỗn độn cùng sự tha hóa chưa từng có. Cảnh sát không hề muốn mạo hiểm với tầng lớp hạ tầng mới này. Họ sợ các băng nhóm vô lại và những kẻ đào ngũ của Quân lực Cộng hào ở đầy những nhà ổ chuột. Việc đốt phá trở nên phổ biến và không có khu nào yên ổn Câu chuyện chính thức về cuộc tấn công dịp Tết , theo lời trung thực của quân đội Nam Việt Nam , chấp nhận những cuộc ám sát và hành động khủng bố khác thường xuyên trong khu đông bắc Sài Gòn ; quân du kích đã đặt rào chắn trên những con đường vắng Chợ Lớn, tấn công những đồn cảnh sát ở đấy. Báo cáo công nhận “ Quân lính địch đã vào đến các cửa ngõ thành phố “.

Annie và bà cô kết bạn với hàng xóm ngôi nhà thuê của Vann ở ngoại ô Gia Định. Họ chỉ cho anh nhà một số gia đình cảm tình với Việt cộng hoặc có người thân đi theo Việt cộng . Cuối tháng Giêng, con gái Vann đã năm tuần tuổi. Sáng ngày 31, Annie dậy sớm cho con ăn bỗng nghe ngoài đường có tiếng kêu “ Chúng ta đi khỏi đây ngay !”.

Cô chạy ra ngoài cùng bà, thấy người ta ùa ra khỏi nhà mang theo những gì đưa đi được để chạy tránh đạn. Một toán Việt cộng chiếm vị trí trong một ngôi chùa cách đấy vài trăm mét. Đã nhiều tuần lễ nay với các nhà sư đồng lõa, họ đã đào hầm dưới chùa để chứa vũ khí và đạn dược.

Phần lớn những tiểu đoàn Việt cộng vào phía tây Sài Gòn tấn công Tân Sơn Nhất, đều đi qua quận Tân Bình. Mùa hè trước, Vann được biết trưởng quận này nhận tiền trả lương cho 592 lính địa phương trong vùng nhưng thực tế chỉ có 150 lính. Một trong những đơn vị ấy nhân danh bảo vệ miền tây Sài Gòn được gọi là “ tiểu đoàn Trung Hoa”. Trên danh sách quân số có tên những người bán hàng quán Trung Hoa nhưng họ không bao giờ rời việc mua bán ở Chợ Lớn. William Westmoreland tưởng làm chủ được toàn miền Nam Việt Nam . Ông ta chỉ có một số đảo nhỏ nơi lính của ông ở đấy.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #204 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2008, 04:38:33 pm »

Vann bị đánh thức dậy đúng ba giờ sáng vì những loạt đạn rốc két 122 ly như sấm và đạn cối 82 bắn vào sân bay Biên Hòa. Anh vội vã mặc quần áo, nói với Lee mình phải đến trại cơ quan CORDS và cô không đi theo được. Dù sao ngôi nhà này là chỗ chắc chắn nhất, cô chỉ ở lại trong phòng, vào ẩn trong tủ nếu có Việt cộng vào. Anh chạy ra xe cùng Wilbur Wilson, phó của mình, cũng đã bị đánh thức dậy và mặc vội quần áo.

Biệt động Việt cộng vào được bên trong đã cho nổ một kho đạn dược ở Long Bình. Làn sóng tiếng nổ đã làm tắt hết ánh sáng và bay tung đồ đạc trong căn nhà tạm Weyand bố trí làm trung tâm hành quân. Viên tướng không bị gì, đội mũ, áo chống đạn, như những sĩ quan thoát chết khác và thắp đèn dầu lên. Đêm ấy, Weyand không ngủ được, đến sớm một tiếng đồng hồ chờ cuộc tấn công. Những chiếc trực thăng chiến đấu ông đã cho lệnh báo động bay đi ngay tìm vị trí súng cối hoặc phóng tên lửa của địch trong lúc những chiếc khác chờ bộ binh đến. Trong đêm lẫn lộn ánh lửa và tiếng ầm, tổng hành dinh của Weyand là mục tiêu của rốc két và đạn cối, hình như Việt cộng tìm cách bắn phá tiêu hủy nó chứ không tấn công chiếm đóng. Máy phát cung cấp khá đủ điện cho các trạm đài, điện thoại, điện tín và Weyand ngõ ngàng biết tin những gì xảy ra ở Sài Gòn và trong tất cả những vị trí xung quanh thủ đô.

Một đơn vị lính Mỹ ở gần đấy bắn mò với súng liên thanh 50. Những viên đạn lớn xuyên qua những tấm ngăn phá hỏng một ít căn nhà tập trung. Weyand cử một đại tá cùng hai quân cảnh đến bảo họ thôi bắn. Mấy phút sau, họ trở về; viên đại tá mà chiếc xe Jeep bị tan tành thành mảnh, thông báo “ Việt cộng ở ngay bên kia đường !”.

Họ rơi vào hai đại đội Việt cộng có nhiệm vụ giải phóng trại tù binh. Người ta bảo trại ở trong đồn điền cao su nhưng vì Weyand cho triệt hạ hết cây nên không tìm thấy. Họ đi vòng quanh xóm nhà đàn bà góa và trẻ mồ côi của lính Quân lực Cộng hòa ngay trước tổng hành dinh.

Những chiếc M-113 và bộ binh được Weyand cử đến nhanh chóng sắp xếp những thân hình bị Việt cộng bắn chết.

Một đơn vị khác đã vào những lô cốt phía đông căn cứ Biên Hòa, triển khai về các kho hàng. Phi công trực thăng bắn liên thanh và rốc két vào họ. Những chiếc M-113 tiến đến giết hoặc đuổi theo. Khắp nơi các đơn vị Việt cộng chống chọi với cuộc chiến không cân sức với lực lượng xe bọc thép và bộ binh Mỹ.

Weyand cứu sân bay Tân Sơn Nhất, cử một đoàn xe bọc thép lao nhanh về thành phố. Để tránh bị phục kích đặc biệt trên đường số 1 có nguy cơ bị cắt đứt, chỉ huy đơn vị bay trực thăng phía trên đoàn xe, bắn pháo sáng hướng dẫn qua những đường vòng ở nông thôn.

Suốt đêm và buổi sáng tiếp đó, Weyand huy động nhiều nghìn quân chiến đấu Mỹ luôn sợ thiếu các đơn vị xe pháo. KHông thể có trường hợp ấy; ông đã chuẩn bị tốt hơn nhiều đối với một trận đánh không bao giờ ông dự kiến. Không lúc nào liên lạc đường không hoặc trên bộ bị cắt đứt và ông tổ chức phản công đủ ngăn cản những người cộng sản có đà tiến cần thiết để chiếm thành phố.

Vann bận liên hệ với các đội CORDS ở các tỉnh đến mức buổi chiều mới lo đến Annie và con gái. Anh lấy trực thăng đi Gia Định, thấy nhà anh ở giữa trận đánh của Việt cộng trong chùa với lực lượng địa phương. Anh bảo phi công vòng xuống rất thấp quanh biệt thự nhưng không thấy một dấu hiệu nào, nghĩ Annie đang ẩn nấp bên trong. Anh cho trực thăng đậu xuống tổng hành dinh và đi bộ một mình với khẩu M-16 qua những đường phố có quân địch. Phi công được chỉ thị tiếp tục quay vòng trên ngôi nhà để khi anh ra hiệu sẵn sàng nhào xuống chở mấy người đàn bà và đứa trẻ. Vann thấy nhà trống không, gọi chẳng có ai trả lời. Đạn súng tự động làm vỡ kính cửa sổ tầng hai. Trở lại tổng hành dinh, anh đột nhiên gặp một Việt cộng và bắn hạ ngay.

Bố mẹ Annie đã nhanh hơn anh. Ngay mới rạng sáng, họ lên xe đến Gia Định, phải bỏ xe lại chỗ rào ngăn của cảnh sát gần chợ trung tâm. Họ đi bộ hai cây số đến nhà , thấy bà nội Annie và người hầu đang chuẩn bị ra đi. Annie chuẩn bị một bình sữa thay đổi, bọc đứa bé vào chăn còn bà và người hầu thu thập một số đồ dùng cá nhân.

Phải gần suốt cả ngày họ mới đến được nhà bố mẹ Annie ở Sài Gòn . Đường sá đầy người chạy khỏi cuộc chiến. Họ bị ngăn lại liên tục ở các hàng rào chắn của cảnh sát sợ Việt cộng thâm nhập, phải trình giấy tờ và để lục soát trong xe. Lính của lực lượng vùng bắn chỉ thiên để cố kiểm soát đám đông.

Vann đến nhà ít lâu sau khi họ về. Anh yên tâm thấy Annie và con gái bình yên nhưng Annie thấy anh cũng bất bình vì cô không ở lại Gia Định để chờ anh giải thoát.

-   Anh đã cố đến cứu em, suýt nữa thì bị chết, anh nói.
-   Nhưng John, em còn con bé, không chờ được , cô trả lời.

Như đối với Peter ở bệnh viện nhi Boston chín năm trước đây, Vann muốn là người hùng trong ngày và đã như thế. Anh kể lại với bạn bè mình đưa Annie và đứa bé đi giữa lúc bắn nhau. Annie giữ ý không nói khác đi.

Tuy tướng Weyand không phải người khoe khoang nhưng ông khẳng định như Vann, rằng Sài Gòn sẽ rơi vào tay cộng sản nếu ông đã không từ chối đưa quân của ông lên biên giới Campuchia. Ông nói “ Sẽ là một thảm họa hoàn toàn vì tôi lúc nào cũng nghi ngờ họ sẽ đánh chiếm Sài Gòn “. Chỉ có tám tiểu đoàn bộ binh Quân lực Cộng hòa trong vùng thủ đô khi xảy ra những cuộc tấn công, mà mỗi tiểu đoàn chỉ còn không tới 50% quân số vì đi phép Tết, một số còn yếu hơn. Hai đơn vị tốt nhất, những tiểu đoàn dù may mà còn ở lại thành phố. Một sĩ quan tham mưu hôm trước mải mê đánh cờ đến nỗi quên ra lệnh cho máy bay vận chuyển đưa họ lên Quân đoàn 1 ở phía bắc để góp phần tăng cường cho vùng Khe Sanh. Đơn vị chiến đấu Mỹ trong thành phố là tiểu đoàn MP vì trong tháng Chạp Westmoreland để việc bảo vệ Sài Gòn cho Quân lực Cộng hòa; trung đoàn 199 bộ binh nhẹ Mỹ được rút đi đặt dưới quyền Weyand.

Mười lăm tiểu đoàn Việt cộng mở đầu đợt tấn công phần lớn là các đơn vị trong vùng vì họ biết rõ xung quanh Sài Gòn hơn. Một trong những tiểu đoàn biệt động gồm 250 người sống trong thành phố làm nghề lái taxi và xe kéo. Việt cộng địa phương được lệnh chiếm các mục tiêu, giữ cho đến khi các lực lượng chủ lực đến cứu. Đa số cuộc tấn công không đạt kết quả mong muốn vì, để gây bất ngờ, mệnh lệnh cụ thể chỉ đưa xuống các đơn vị trước 62 hoặc 48 tiếng, không có những hiểu biết bước đầu cần thiết cho một đội quân ở nông thôn mới hành quân trong thành thị lần đầu. Các tiểu đoàn Quân lực Cộng hòa, dù thiếu quân số, hành động dũng cảm sau nỗi hoảng hốt ban đầu. Họ đã ở sát chân tường ; phần lớn có vợ con ở Sài Gòn . Các đội quân trong vùng, phân bố trong thành phố và ngoại ô, nói chung cũng hoạt động tốt. Tuy vậy, nếu các lực lượng Mỹ không can thiệp ngay, các đội quân chủ lực cộng sản sẽ đến theo chân những người chiến đấu đầu tiên và những đội quân bảo vệ, vượt hẳn về số lượng và hỏa lực, cũng không chống cự nổi sự tấn công của họ. Mấy nghìn quân lính bàn giấy của ban tham mưu Mỹ và Việt Nam , tổ chức và huấn luyện kém, vũ khí không đầy đủ, chỉ là sự trở ngại chứ không phải hỗ trợ.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #205 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2008, 01:40:52 pm »

Fred Weyand và chừng mực nào đó John Vann đã khuyến khích ông giữ lại các đội quân, có lẽ đã cứu Sài Gòn . Nhưng họ không thể cứu được cuộc chiến tranh mà Westmoreland đã mang lại thất bại. Sáng kiến cuối cùng của tướng Weyand có kết quả mỉa mai là kéo dài cuộc đụng độ mà không thể thắng. Hơn 20.000 người Mỹ đã chết và hơn 50.000 thương binh phải vào bệnh viện trong khi một chiếc Peugeot nhỏ và một taxi ọp ẹp lượn vòng ở góc đường Mạc Đĩnh Chi và đại lộ Thống Nhất lúc hai giờ bốn mươi lăm phút sáng ngày 31 tháng Giêng; một trung đội biệt động nhảy xuống, làm thủng một lỗ lớn ở tường ngoài Đại sứ quán mới của Hoa Kỳ.

“Cỗ máy xanh” như người lính Mỹ gọi đúng nghĩa quân đội của mình năm ấy, đã đòi hỏi và nhận được 841.264 lính được gọi ra trận cho đến Noel năm 1967 và 33.000 người khác sẽ được gọi vào tháng Giêng năm 1968. Bây giờ chi phí cho chiến tranh hàng năm lên đến 33 tỷ đô la, sự lạm phát  bắt đầu làm lung lay nền kinh tế Hoa Kỳ . Những khu học xá các trường trung, đại học náo động cả lên. Trước năm 1967, con trai giới tư sản da trắng phần lớn tránh khỏi chiến tranh nhờ phương pháo khéo léo được hoãn là đang học đại học. Những năm 1967, Cỗ máy xanh cần thiết đến mức người ta bắt buộc một số lớn thanh niên trong năm học đăng lính. Sự đe dọa bị gọi đi đánh nha vì cuộc chiến tranh, là đối tượng của sự ghê rợn tinh thần ngày càng lớn biến thành những cuộc biểu tình của những chàng trai trẻ vốn ít quan tâm đến tai họa của một dân tộc châu Á và thịt xương những người nông dân, thợ thuyền Mỹ đại diện các dân tộc thiểu số biến thành súng ca nông. Nữ sinh cũng tham gia phong trào với số lượng và niềm hăng say như thế.

Đại đa số người Mỹ, dân chúng ngây thơ bỏ qua nỗi thống khổ ấy vì những nhà cầm quyền mà họ tin tưởng đảm bảo sự hy sinh là cần thiết để cứu đất nước và chiến thắng đã trong tầm tay. Bây giờ xã hội Mỹ cảm thấy lung lay. Cái giá mạng sống con người và tài chính của chiến tranh hủy diệt lớn đến nỗi khi cuộc tấn công dịp Tết chứng tỏ cuộc chiến ấy thất bại , nó sẽ đưa lại sự suy sụp về tâm lý và khủng hoảng về chính trị. Westmoreland gây ra một loại tai họa như MacArthur khi ông này đưa quân đội Mỹ đến vùng rừng núi Triều Tiên mùa đông năm 1950 nhưng mức độ rộng lớn hơn nhiều vì nó lãng phí ghê gớm trong một thất bại hoàn toàn ở Việt Nam .

Dân chúng Mỹ ít quan tâm đến việc trung đội đặc công không chiếm được tòa đại sứ tuy họ có đủ rốc két B-40 và thuốc nổ để làm việc đó. Nhìn bề ngoài, cộng sản có vẻ lạc hướng vì những người chỉ huy hy sinh ngay từ đầu cuộc tấn công và chỉ đánh chiếm vùng đất xung quanh. Họ đã trụ lại và rút đi sau sáu tiếng rưỡi cho đến lúc rất nhiều người bị giết hoặc bị thương. Cuối trận đánh, một quân cảnh vứt qua cửa sổ cho Jacobson một chiếc mặt nạ và một khẩu súng ngắn để ông bắn hạ một đặc công bị thương trèo lên cầu thang tư dinh ông tránh hơi cay. Jacobson, sĩ quan về hưu, cho rằng một nhà ngoại giao không cần đến vũ khí và ông bị cầm tù suốt đêm ở tầng hai nhà ông chỉ với một quả lựu đạn tìm thấy trong ngăn kéo.

Dân chúng Mỹ cũng không quan tâm đến việc những người cộng sản không thành công trong việc lật đổ chế độ Sài Gòn và khơi dậy một cuộc cách mạng trong nhân dân. Các nhà lãnh đạo Hà Nội đánh giá sai lực lượng quân sự đã nhanh chóng đến cứu chính quyền Sài Gòn và không hiểu tâm lý những người dân thành thị mới vì ép buộc. Nếu một số tích cực giúp đỡ những người cộng sản và đại bộ phận căm ghét người Mỹ và chế độ không chỉ điểm hàng chục nghìn quân cộng sản trang bị vũ khí thâm nhập vào giữa họ, thực ra những người ấy quá bối rối vì mất nhà cửa, đất đai, gia đình và những giá trị tinh thần nên không lao vào một việc nào khác hoặc nổi dậy chống ai đó.

Điều đáng kể đối với người Mỹ là kẻ thù bị đánh bại ấy có thể tấn công vào bất cứ chỗ nào với mức độ quyết liệt hơn trước đây. Chiến tranh ở Việt Nam sẽ không bao giờ thắng được. Chẳng có gì được thực hiện, trừ mạng sống cùng tiền mất đi quá mức và xã hội Mỹ bị chia rẽ. Mọi đảm bảo người ta đưa ra chỉ là sự dối trá và huênh hoang của những kẻ đần độn.

Những gì người Mỹ thấy trong đợt tấn công này càng củng cố cảm giác của họ. Việt cộng ẩn mình trong khu tây Sài Gòn, Chợ Lớn và chống cự ở từng nhà như họ làm ở những thành phố khác. Cấm sử dụng vũ khí hạng nặng và máy bay sẽ đưa lại những tổn thất to lớn về sinh mạng của người Mỹ và Việt Nam trong lúc bộ binh đang gồng mình chịu đựng mọi cú đánh. Không một hạn chế nào, dù tối thiểu được đưa ra, không phải để cứu sống những người đang chiến đấu, mà bởi một loại phản xạ tàn ác làm tan nát nông thôn Việt Nam  nay được vận dụng ở các trung tâm đô thị để “ giết chết địch quân “ .

Những trận đánh tiếp tục ở Sài Gòn trong 15 ngày. Mỗi chiều tối, người Mỹ nhìn vào vô tuyến truyền hình màu thấy hình ảnh đất nước họ cho là được cứu giúp này đang cháy và tung lên từng mảng. “ Tuy thiếu số liệu thống kê cụ thể về đợt tấn công dịp Tết trong toàn đất nước, phát ngôn chính thức của Quân lực Cộng hòa tuyên bố, có khoảng 14.300 đan thường chết, 24.000 bị thương và 627.000 người không còn nhà ở “. Riêng Sài Gòn và vùng ngoại ô, khoảng 6.300 dân thường chết, 11.000 bị thương, 206.000 mất nhà cửa và 198.000 ngôi nhà bị phá hủy. Cảnh tượng ấy tăng cường sự chống đối chiến tranh, trở thành mối lo lắng hàng đầu về tinh thần , ngoài sinh viên, trí thức, mở rộng ra tầng lớp trung lưu dù không có con đến tuổi bị gọi đi lính. Lô gíc của hành vi điên rồ tóm tắt trong lời giải thích của một chỉ huy Mỹ với một nhà báo trước những đống gạch và tro : “ Cần thiết phải phá hủy thành phố để cứu lấy nó “.

Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #206 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2008, 07:42:25 pm »

Westmoreland đóng vai trò của ông trong đó nhưng vẫn luôn làm như là việc làm của địch. Sáng ngày 31, ông đến Đại sứ quán, kiểm tra thiệt hại và tổ chức một cuộc họp báo giữa những xác chết Việt cộng và quân cảnh. Ông thông báo việc tập kích này và toàn bộ cuộc tấn công chỉ là một đòn đánh lạc hướng cuộc tấn công chính vào Khe Sanh và dọc vùng phi quân sự. Con người nghĩ đã bố trí một cạm bẫy không thể hiểu được chính mình đang mắc bẫy. Ông tiếp tục đưa lính Mỹ lên phía bắc đến một nửa các tiểu đoàn chiến đấu trong Quân đoàn 1. Ông cho đặt một chiếc giường xếp giữa trung tâm hành quân ở Lầu Năm Góc Viễn Đông của mình để ngày đêm theo dõi những gì xảy ra ở Khe Sanh. Trưởng ban tham mưu của ông lo ông thiếu ngủ đến nỗi đề nghị Katherina, vợ Westmoreland từ Phillipines sang để vị tướng có thể qua mấy đêm trên giường ở tư dinh.

Trong lúc những người cộng sản làm viên tổng chỉ huy mê mẩn về Khe Sanh, họ kéo dài cuộc chiến để đánh lấy Huế, bí mật lấy một trung đoàn ở mỗi trong hai sư đoàn bao vây trận địa heo hút di chuyển qua núi rừng đến tăng cường cho các đội quân tấn công kinh thành cũ. Khác với Sài Gòn, Huế là một thành phố nhỏ, khoảng 140.000 dân trong năm 1968. Giải pháp ít tốn kém nhất đối với một đô thị có ý nghĩa lịch sử và chính trị như vậy là chuyển ngay sang tấn công, đuổi các đội quân Bắc Việt trước khi họ củng cố được vị trí. Westmoreland có đủ lực lượng làm việc đó với hai lữ đoàn Kỵ binh bay đóng cách Huế vài chục cây số về phía bắc nhưng ông sợ sử dụng vì nghĩ cần đến họ để giải phóng Khe Sanh. Vậy là , ông để trận địa cho quân đội Nam Việt Nam và hai tiểu đoàn lính thủy đánh bộ.

Phải mất 25 ngày lá cờ Việt cộng mới rút đi và cờ vạch đỏ, vàng của chế độ Sài Gòn lại bay trên cửa Ngọ Môn. Cung điện các nhà vua và những công trình khác bị hư hỏng nghiêm trọng. Nhà ở bị tàn phá hoặc trúng bom đạn nặng nề đến nỗi 90.000 người dân Huế không có chỗ ở trong thành phố của mình. Việt cộng địa phương nhân dịp chiếm đóng thanh toán những món nợ của mình. Viên chức các cấp, cảnh sát và những ai thân với chế độ đều bị bắt giữ và trừ diệt.

Cuối tháng Ba năm 1968, Hoa Kỳ cảm thấy bị tác động vì sự kiện Tết. Thượng nghị sĩ Eugene McCarthy suýt đánh bại Lyndon Johnson ở vòng bầu cử sơ bộ của New Hampshire trong khi đợi sự chỉ định ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ, điều chưa hề xảy ra với một tồng thống sắp ra đi. Robert Kennedy bèn nhảy ra tuyên bố cũng ứng cử tổng thống. Đối với ông không phải là chủ nghĩa cơ hội vì ông thực sự căm ghét chiến tranh . Với tính chất quần chúng và bóng ma ông anh được kính trọng giúp đỡ, hình như ông sẽ chắc chắn chiếm được sự chống đối hòa bình của McCarthy để đưa lại cho Johnson sự nhục nhã cuối cùng.

Westmoreland cũng  hủy hoại mình khi để cho Wheeler cố buộc tổng thống huy động quân dự bị để có 206.756 người bổ sung . Đại sứ Bunker đã mất ảo tưởng về Westmoreland và giận dữ để bị lừa gạt vì một thất bại thảm hại như dịp Tết, tích cực khuyên ông không nên xin lực lượng tăng cường. Ông giải thích bây giờ về mặt chính trị tổng thống không thể kêu gọi quân dự bị cho dù Johnson muốn. Bunker chưa nắm được mức độ rộng rãi của chiến thắng tâm lý những người cộng sản Việt Nam giành được ở Hoa Kỳ nhưng ông cảm thấy đợt tấn công của họ đã bẻ gãy ý chí của chính quyền cũng như của công dân Mỹ. Ông chắc chắn những gì Westmoreland hoặc bản thân ông nói sẽ không còn đáng tin ở Washington nữa. Dean Rusk bình thường là người kín đáo nhất, không ngớt gọi điện thoại hỏi ông. Westmoreland không nghe theo lời khuyên của đại sứ. Ngày 22 tháng Ba, tổng thống đột ngột thông báo Westmoreland trở về Hoa Kỳ làm Tổng tham mưu trưởng quân đội. Bunker sau này bình luận với nụ cười kiểu cách “ Westy đã quay về với việc thăng tiến”.

Đại sứ đã không nhầm khi nhận xét chính quyền. Sau khi bổ nhiệm McNamara vào Ngân hàng thế giới, tổng thống đã nói “ Người duy nhất tôi không phải bận tâm trong cuộc chiến tranh này là Dean Rusk. Ông ấy cứng rắn như trái thông ở Georgia”. Nhưng trái thông Georgia đã vỡ. Từ đầu tháng Ba, bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho chuyển đến những quan chức cấp cao của chính quyền một để nghị làm McNamara bị đưa ra khỏi chức vụ : chấm dứt hẳn việc ném bom miền Bắc Việt Nam trừ hành lang thâm nhập phía nam vĩ tuyến 19, nhằm dễ dàng mở cuộc thương lượng. Rusk không cho rằng Hà Nội trả lời thuận lợi, ít nhất là không đáp ứng ngay. Do không biết rõ người Việt Nam , ông không hiểu tầm quan trọng bài diễn văn của bộ trưởng Bộ ngoại giao miền Bắc, ông Nguyễn Duy Trinh, phổ biến cẩn thận trước cuộc tấn công dịp Tết. Trước kia, các nhà lãnh đạo Hà Nội nói họ “ có thể “ thương lượng với Hoa Kỳ nếu ngừng ném bom. Nhưng cuối tháng Chạp năm 1967, công thức của ông Trinh trở thành chính phủ “ sẽ có những cuộc nói chuyện “ trong trường hợp chấm dứt ném bom không điều kiện. Đấy chính là điều Rusk mong muốn. Clark Clifford ,một nhân vật thuộc phe diều hâu hiếu chiến tích cực, vỡ mộng vì dịp Tết và với trách nhiệm bộ trưởng Quốc phòng mới, chấp nhận lời đề nghị. Ngoài ra, tuy tổng thống không ra mặt nhưng cũng phải được phép của ông, Rusk mới cho chuyển lời đề nghị của mình. Cũng có cái gì đó đã tan vỡ ở Lyndon Johnson.

Những nhà “ thông thái” giúp ông quyết đinh. Johnson họp các cố vấn của mình lần thứ hai ngày 26 tháng Ba năm 1968 tại Nhà Trắng. Hôm trước đó, họ được triệu tập đến Bộ Ngoại giao để chuẩn bị hội nghị này. Những gì họ nghe nói ở đây rất khác với  những gì đã nói trong tháng Mười một. Phần lớn những người có mặt cũng đã thay đổi. Tờ trình do McGeorge Bundy giải thích như sau “ Lần trước họp chúng ta có những lý do để hy vọng “. Cyrus Vance mới vào trong nhóm nhưng đã làm việc với Johnson từ hồi ông là nghị sĩ, đưa ra một lời cảnh báo “ Ít nhất chúng ta phải nhanh chóng làm một điều gì đó, nếu không dư luận công chúng trong nước buộc chúng ta phải giải thể các nhóm”.

Một trong những mỉa mai lạ lùng của cuộc chiến tranh là lại chính Dean Rusk tuyên bố chấm dứt cuộc phiêu lưu ông có trách nhiệm mở đầu. Ông phát biểu với tổng thống :

“ Trong thời gian còn lại, chúng ta không còn biện pháp thực hiện nhiệm vụ chúng ta đã nhận lấy và phải bắt đầu thoát ra thôi”.

Chánh án Tòa án tối cao, Abe Fortas trong nhóm thiểu số hiếu chiến, cố nói ngược lại. Acheson ngăn ông ta :

“ Vấn đề không phải như Fortas đặt ra. Cần biết là chúng ta có thành công trong việc làm ở Việt Nam được không. Tôi nghĩ không được .. Chúng ta có giữ được những người Bắc Việt Nam ở ngoài miền Nam bằng quân sự không ? Tôi nghĩ không được. Họ có thể len lỏi khắp nơi không ngừng săn lùng những người Sài Gòn và đè bẹp những người này “.

Năm ngày sau, 31 tháng Ba năm 1968, tổng thống Lyndon Johnson thông báo trong toàn quốc trên một buổi truyền hình về việc ngừng ném bom miền Bắc từng phần và từ bỏ chức vụ tổng thống để giữ gìn sự thống nhất của nước Mỹ.

Ba ngày sau, mồng 3 tháng Tư năm 1968, những người Việt Nam lại một lần nữa gây ngạc nhiên cho tổng thống và bộ trưởng Ngoại giao của ông. Đài Hà Nội thông báo họ sẽ thương lượng với Mỹ.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #207 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2008, 08:19:04 pm »

John Vann không thể chấp nhận cuộc chiến tranh kết thúc. Anh không cho rằng sự kiện Tết đã viết trang cuối cùng của chiến tranh . Và thái độ của anh trong những năm tới cần điều chỉnh.

Sự kiện Tết cung cấp cho anh những lý do có giá trị để tiếp tục. Chiến thắng chính trị và tâm lý của những người cộng sản phải trả giá bằng sự tiêu diệt của Việt cộng . Trừ phía bắc Quân đoàn 1 và một số vùng cao nguyên, chính Việt cộng miền Nam đã chiến đấu trong dịp Tết vì họ có thể cơ động hơn trong các thành phố. Hàng chục nghìn người chết trong đợt tấn công đầu, rồi đợt thứ hai Hà Nội tung ra ở các trung tâm đô thị trong tháng Năm để giữ sức ép đối với chính quyền Johnson. Đội quân nông dân miền Nam ấy mà những người Việt Minh sống sót vực dậy trong mùa đông khủng bố của Diệm, trở thành những trung đoàn, sư đoàn sau trận đánh ấp Bắc, cũng bị rách nát như đất nước mà họ sẽ giành được nếu người Mỹ không cướp mất chiến thắng năm 1965 của họ. Cuối tháng Sáu năm 1968, Vann đánh giá các lực lượng cộng sản Việt cộng trong vùng Quân đoàn 3 có hơn 20.000 người chết.

Việc bổ sung hoàn chỉnh quân số hầu như toàn bộ bằng người Bắc Việt . Chính phủ Việt cộng bí mật không bù đắp lại tổn thất nhanh đến thế và phong trào du kích ngày càng giảm sút tinh thần. Những chiến sĩ Việt cộng không biết được sự hy sinh của họ đã bẻ gãy ý chí của Hoa Kỳ đến mức nào. Họ chỉ thấy cái chết của các bạn trong nhiệm vụ quân sự đến tháng Năm trở nên ảo tưởng.

Nếu đợt tấn công dịp Tết nhấn chìm tiếng tăm của những người như Komer và Westmoreland , thực tế bị quan mà Vann thấy đấy là xác đáng. Sự đáng tin lớn lên trong chính quyền và các nhà báo. Một người bạn gửi cho anh một nhận xét ví dụ trong bầu không khí cấp cao ở Lầu Năm Góc và bộ Ngoại giao “ Không có điều gì John đã nói tỏ ra quá đáng”. Sự kiện Tết đưa Vann trở lại đắm chìm trong trạng thái của mình. Một hôm, anh nói với Ellsberg điều mà anh vẫn nói đi nói lại về sự yếu kém của Quân lực Cộng hòa và chế độ Sài Gòn “ bởi vì mọi người khác đều khoan khoái thỏa mãn. Nếu họ chán nản, tôi đã nói với họ. Nào, nào, có hy vọng đấy, chúng ta có thể làm như thế này “. Anh nhục nhã vì sức mạnh hỏa lực Mỹ trút không giới hạn xuống các đô thị và thành phố. Ngược lại , bây giờ lính Quân lực Cộng hòa và Quân đội Hoa Kỳ cầm súng bắn nhanh, mạo hiểm đi đêm trên đường phố và đạn của bộ binh ở bất cứ trại nào càng làm cho Vann chìm sâu vào công việc của mình. Anh chạy khắp khu vực khuyến khích các đội CORDS của anh, tổ chức lại và chuẩn bị cho họ đánh trả từng cú. Tuần thứ ba của tháng Hai, anh gửi chỉ thị cho tất cả các đội.

“ Bây giờ đã đến lúc, nói thẳng ra là phân biệt rõ người lớn và trẻ con. Tôi thường thất vọng thấy những cố vấn than khóc về mình và vặn tay vặn chân trong suy tư … Hãy đưa những người đồng cấp của các anh và người của họ ra khỏi hàng rào dây thép gai, họ phải năng nổ và tấn công ngày đêm. Kẻ địch chưa bao giờ dễ bị đánh bại như bây giờ”.

Komer không giữ một căm hận nào đối với Vann. Ông khá độ lượng để ca tụng một người khác dù thiệt hại cho ông. Tháng Tư, ông đề nghị ban lãnh đạo AID ở Washington bổ nhiệm Vann vào cấp bậc cao nhất trong công vụ ở nước ngoài, điều ấy được đồng ý ngay. Komer cũng không sẵn sàng từ bỏ chiến tranh và cũng đánh giá việc tiêu diệt Việt cộng sẽ cho phép một cuộc nổi dậy. Thái độ ngập ngừng của ông chấp nhận hậu quả lô gíc của sự kiện Tết là triệu chứng của nhiều quan chức cấp cao trong cơ cấu quyền lực ở Hoa Kỳ . Họ đã già cỗi trong một hệ thống hầu như luôn luôn giải quyết các vấn đề quốc tế theo cách nhìn của họ và khó chấp nhận lần này họ không đạt kết quả. Ý nghĩ về tất cả những gì họ đã đầu tư vào cuộc chiến tranh này càng kích thích họ chống lại. Khi cú choáng sự kiện Tết lu mờ, họ tìm những giải pháp khác.

Đối với Vann, những tổn thất nặng của du kích tạo bước ngoặt dẫn đến chiến thắng của Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn . Anh nhanh chóng xác định quân đội Bắc Việt không thể đảm đương gánh nặng Việt cộng đã cáng đáng và đơn độc giành chiến thắng. Anh cho rằng sự đe dọa lâu dài đối với chế độ Sài Gòn là ở Việt cộng và các hoạt động chính trị, quân sự của họ. Quân đội Bắc Việt chỉ là một lực lượng vật chất có thể bị khống chế. Phong trào du kích bây giờ yếu đến mức bản thân anh cũng có thể ngăn cản dễ hơn.

Tổn thất của Việt cộng gây ấn tượng nhất cho Vann không phải vì số lượng người vì với thời gian người ta có thể thay thế những binh lính thường nhưng không bù đắp được các sĩ quan và hạ sĩ quan. Những người này đã có kinh nghiệm. Trước Tết, sự lẫn lộn người Việt miền Bắc miền Nam khiến họ đã hoạt động tốt vì những người miền Bắc chỉ là lính thường và việc chỉ huy do người miền Nam đảm nhận. Mà phần lớn bọn họ đã chết trong dịp Tết và đợt tấn công tháng Năm. Thay thế họ là những người đến từ miền Bắc. Đến cuối tháng Sáu, họ chiếm 70% số sĩ quan và hạ sĩ quan các tiểu đoàn trong vùng Quân đoàn 3. Đấy là những quân nhân quá chính quy không phù hợp với cách đánh du kích và không chủ động trong quan hệ chính trị cần thiết với tầng lớp nông dân miền nam, Vann kết luận như vậy. Những sự khác biệt từng vùng không thể khắc phục được. Anh viết thư cho Bob York “ Thực ra, những người Bắc Việt cũng là người xứ lạ trong xứ này như chúng tôi những người Mỹ và họ được sự ủng hộ, giúp đỡ của dân chúng chỉ vì sợ”.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #208 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2008, 10:58:16 am »

Với định đề ấy, Vann xây dựng một kế hoạch mới để chiến thắng trong cuộc chiến tranh này. Anh khuyến cáo “ làm dịu dư luận công chúng Mỹ” bằng cách “ giảm từng bước” các lực lượng Hoa Kỳ, chuyển dần cho Quân lực Cộng hòa trách nhiệm chiến đấu với quân đội Bắc Việt và Việt cộng còn lại. Tháng Năm năm 1968 có 536.000 người Mỹ ở Việt Nam ; con số này trong một năm lên đến 553.000 vì việc tăng tượng trưng Johnson đã hứa trong lời tuyên bố ngày 31 tháng Ba để yên lòng các tướng lĩnh. Vann đánh giá có thể nhanh chóng thực hiện một cuộc rút quân quan trọng bằng cách áp dụng cuộc sống khắc khổ hơn và xóa bỏ một số lớn căn cứ như “ việc đặt tổng hành dinh kế tiếp nhau không tưởng tượng được và việc nảy nở vô số đơn vị hoạt động về đời sống “ mà Westmoreland cố giữ. “Tôi cho rằng hoàn toàn có thể giảm cam kết của chúng ta ở đây xuống 200.000 người vào giữa năm 1971 “, trong tháng Tư năm 1968 anh viết cho Edward Kennedy, một trong những nhân vật chính trị đầu tiên anh cố bán kế hoạch của mình vì anh bất bình về những lời tuyên bố của Robert Kennedy.

Cuộc tấn công dịp Tết cũng làm cho kế hoạch của anh dễ thực hiện hơn. Vann tự khẳng định với mình như thế, vì cú đánh choáng váng này làm lay chuyển một số thành viên chính quyền Sài Gòn , họ không thể tiếp tục dung túng sự tha hóa đến thế và sự bất tài của chế độ. Những người cộng sản không muốn nhưng đã tạo ra một không khí làm sức ép Mỹ cuối cùng có tác dụng. Việc giảm từng bước quân số Mỹ “ tạo kích thích cần thiết cho chính quyền miền Nam Việt Nam “ để nghiêm chỉnh tiến lên theo hướng ấy, anh viết cho Kennedy như vậy.

John Vann không muốn rút hết nhân viên quân sự Mỹ. Anh muốn giữ lại một lực lượng còn lại khoảng 100.000 người, chủ yếu là các cố vấn, nhân viên kỹ thuật và những đơn vị máy bay, trực thăng hỗ trợ cho các đội quân Sài Gòn. Qiân đội Nam Việt Nam cuối cùng nhận được súng M-16 số lượng nhiều và sắp tới các Lực lượng địa phương ở các vùng cũng nhận được như thế. Vann đánh giá một Quân lực Cộng hòa trang bị vũ khí tốt hơn, được lãnh đạo tốt hơn với sự hỗ trợ của những B-52 và máy bay tiêm kích ném bom của lực lượng Không quân, Hải quân, sẽ kiểm soát được quân đội Bắc Việt .

Anh không thuyết phục được Dan Ellsberg . Họ có những buổi tranh cãi lâu về cuộc tấn công dịp Tết và những kế hoạch của Vann. Trong tháng Bảy, John về Hoa Kỳ ba tuần lễ dưỡng bệnh. Lee tìm thấy anh bất tỉnh trên một vũng máu trong phòng tắm ở Biên Hòa đếm 30 tháng Năm. Được trực thăng chuyển đến bệnh viện, anh được phẫu thuật một vết rách ở cuống họng sau khi mất bảy lít máu.

Cuộc tấn công Tết đối với Ellsberg là một lý do để thất vọng chứ không thể cố hy vọng. Cú sốc đã đưa anh kiểm tra lại toàn bộ cuộc chiến tranh, một quá trình trí tuệ phức tạp vì những cảm xúc rối rắm anh được biết ở Việt Nam . Anh bắt đầu một cuộc phân tích tâm lý, cố gắng vượt qua sự tắc nghẽn của nhà văn cản trở rất lớn đến công việc của anh ở Công ty Rand và thoải mái chạy theo gái theo kiểu thịnh hành thời kỳ ấy ở California. Một chuyên gia Úc về công tác bình định làm việc ở Việt Nam trở về Rand trong tháng Năm. Ông ta nói về những “ thời cơ thuận lợi “ mà sự yếu đi của Việt cộng đưa lại cho Hoa Kỳ và chế độ Sài Gòn . Ellsberg viết cho Vann “ Ngày nay thái độ của tôi là Việt cộng có lý do để đặt cược rằng chính quyền Nam Việt Nam và Hoa Kỳ bỏ qua những thời cơ thuận lợi ấy và những kẻ cuồng tín như anh, như tôi ( trong quá khứ ) và bè bạn chúng ta luôn luôn sai lầm khi hình dung khác đi “.

Vann thấy đó là điềm báo trước thuận lợi để những nhân vật xuất chúng của Washington chú trọng đến những đề nghị của anh. Ngay khi về nhà Mary Jane ở Littleton vào tháng Bảy, anh gọi điện thoại cho Harry McPherson, một trong những người hợp tác trực tiếp với tổng thống Johnson. Họ đã gặp nhau ở Việt Nam năm 1967 và McPherson có ấn tượng về tính lạc quan của Vann đến mức viết một báo cáo về cuộc nói hcuyện của ông gửi cho tổng thống.

Sau bài diễn văn ngày 31 tháng Ba, Lyndon Johnson cảm thấy tê liệt, tắc nghẽn vì sự kháng cự đã tác động đến Komer và bao nhiêu người khác. Ông tìm cách cứu vớt ở Paris, nơi Harriman và Vance bắt đầu thương lượng với những người Bắc Việt, điều mà viên tướng của ông đã làm mất đi ở Sài Gòn . Ông để cho Westmoreland tạm thời không có quyền lực kéo dài ở Việt Nam trong lúc tổng chỉ huy mới Creighton Abrams giữa tháng Sáu mới chính thức nhận nhiệm vụ. Johnson muốn thoả thuận việc rút quân lần lượt lực lượng Bắc Việt và Mỹ, xác định đấy là một sự thỏa hiệp có giá trị. Nhưng nếu những người cộng sản sẵn sàng bàn cãi về những điều kiện để người Mỹ ra đi, họ không hề quan tâm đến việc rút quân lần lượt. Họ bình thản ngồi lại mặc cả, họ dự kiến cho đến khi quá trình chiến tranh và sự căm ghét trong dư luận Mũ tăng lên đặt lối thoát cuối cùng cho chiến tranh . Cuối tháng Mười, họ thương lượng miệng, có những lời hứa mơ hồ về giảm bớt căng thẳng dọc vùng phi quân sự, xung quanh Sài Gòn và những thành phố chính, đổi lấy việc ngừng ném bom trên toàn miền Bắc và chấp nhận đại diện Mặt trận giải phóng dân tộc ngồi vào bàn hội nghị Paris.

Việc nhân nhượng ấy của Hoa Kỳ đã đặt ngang bằng chế độ Sài Gòn với Việt cộng . Trong lúc quanh bàn đàm phán Paris kéo dài điệu nhảy về các ghế trong hội nghị, 14.589 người chết ở các mặt trận trong năm 1968, hơn năm trước một nửa. Tuy Lyndon Johnson không quan tâm đến việc rút quân đội MỸ trước khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống vốn không phù hợp với chiến lược thương lượng của ông, ông đang cần có những khích lệ, thì tháng Bảy nhận được báo cáo ghi nhạn của McPherson về cuộc nói chuyện với Vann. Ông sung sướng thấy có người nói thời gian có lợi cho Hoa Kỳ và chế độ Sài Gòn . Ông đọc bản báo cáo về điều Vann đã nói trong một cuộc họp ở văn phòng ông. Vann phấn khởi về vinh dự đó.

Tuy thế, anh suýt bị đuổi khỏi Việt Nam cũng thời gian ấy. Phóng viên Peter Arnett, một buổi chiều vào văn phòng Biên Hòa sau khi Vann trở về một tháng. Anh ta viết một bài về bản chất ngẫu nhiên của sự rút quân sắp tới của quân đội Mỹ - Vann đã quen biết Arnett sáu năm nay, thành thực giải thích vị trí của anh, cho phép nhà báo nêu tên anh trong những nhận xét lạc quan, ví như những hậu quả của đợt tấn công dịp Tết đối với Việt cộng . Anh cho rằng như thường lệ, Arnett sẽ bảo vệ anh trên phần còn lại bằng nói chung chung hoặc dấu tên. Lần này, Arnett không theo qui định và không thông báo với Vann. Hình ảnh anh đưa ra đối với bộ máy chiến tranh Mỹ thật cay độc và nhạo báng. Trong những lời kể trực tiếp, đặc biệt có đoạn Vann giải thích sẽ không khó khăn gì khi rút về nước 100.000 quân lính đầu tiên.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #209 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2008, 03:17:28 pm »

“100.000 người Mỹ đầu tiên không đáng giá gì cả. Đấy là những người cạo giấy, giặt là, thợ nề đang xây dựng các câu lạc bộ sĩ quan khắp cả nước. Tất cả những người làm bên ngoài ấy góp phần làm phình to bộ máy nhân viên vô dụng”.

Hội báo chí cho in bài báo vào cuối tuần đầu tháng Chín. Komer được báo tin bằng điện thoại lúc bảy giờ sáng, ông còn ở nhà. Ông gọi ngay Vann :

“ Đồ ngu, ông kêu lên. Anh đi đứt rồi”.

Vann biết vì sao ông nổi giân, người ta đã báo trước với anh.

-   Bob, ông để tôi giải thích đã.
-   Không cần nói tôi việc gì đã xảy ra. Tôi để thì giờ nói với anh câm miệng lại.

Vann nài nỉ. Komer chưa bao giờ thấy anh ngượng ngùng như vậy.

“Hãy nghe tôi nói, Bob .. “

Komer để anh nói, lại chửi rủa anh và bỏ máy.

Chính xác tám giờ rưỡi, vị tướng tổng chỉ huy Creighton Abrams ngồi vào bàn giấy ở tổng hành dinh Sài Gòn dùng điện thoại nội bộ gọi Komer.

“ Bob, tôi muốn gặp ông ngay “.

Abrams là một sĩ quan thiết giáp, sau Patton là người hung dữ nhất quân Đức gặp phải trong Quân đoàn 3 và tính tình của ông là hình ảnh những cỗ máy đáng sợ mà ông tôn thờ. Ông cho rằng không một nhà báo nào có quyền nêu tên John Vann mà không được ông cho phép và bài báo ấy là một lặng nhục cá nhân.

“ Ông đã đọc … “ ông bắt đầu khi Komer bước vào và đóng cửa lại. Komer ngắt lời ông để cố chủ động tình thế.

-   Tôi đã đọc và thật không tha thứ được. Tôi đã gọi Vann, quát mắng anh ta và dọa có hình phạt.
-   Tôi bất kể ông đã dọa anh ta. Tôi không chịu đựng được điều đó.

Abrams nghẹn lời, đôi mắt long lên.Trong cơn giận, giọng nói thé lên đến mức ông ngạt thở.

“ Không phải vì Vann chỉ trích quân đội. Không phải vì anh ta chỉ trích chính cá nhân tôi. Tôi chẳng làm gì trong việc thối tha đó. Điều tôi không thể chấp nhận là tay ngu ngốc ấy trích dẫn thẳng, trong ngoặc kép “.

Komer im lặng, cho là trong giai đoạn này cố gắng giải thích chẳng để làm gì. Khi đã tuôn ra đủ, Abrams giáng xuống bản án :

-   Tôi muốn con người ấy bị tống ra khỏi cửa.
-   Nào, Abe, chúng ta không thể làm điều ấy.
-   Cứ đuổi hắn ra khỏi cửa. Đấy là mệnh lệnh !

Ông đỏ mặt đến mức Komer sợ ông tấn công.

“Abe,ông nghe cho. Anh ta làm điều ngu ngốc. Đây không phải lần đầu và tôi chắc chắn không phải là lần cuối cùng. Anh ta thiên về loại sự cố như vậy với báo chí, và điều đó đã lâu, từ trận Ấp Bắc năm 1963. Người ta không thể làm gì được nữa. John Vann là người cần thiết cho tôi nhất trong bốn vùng. Thực ra nếu tôi có ba người khác cỡ ấy, chúng ta có thể rút cuộc chiến xuống một nửa. Tôi sẽ không bỏ rơi người tốt nhất của tôi đơn giản chỉ vì anh ta nói điều gì đó với nhà báo “.

Abrams nghi ngờ nhìn Komer và kêu thét lên “

“ Ông chẳng hiều gì cả ! Tôi đã bảo ông tống anh ta ra khỏi cửa ! Và tôi nhắc lại : đây là một mệnh lệnh ! “.

Chiếc xe tăng đang đi và phải có một khẩu ba dô ka lớn chặn nó lại. Komer biết Abrams sợ giới báo chí: ông ta đã thấy các nhà báo khắc nghiệt với Westmoreland sau đợt tấn công dịp Tết và bây giờ sợ họ quay lại chống ông. Cho đến nay, quan hệ ấy còn tốt đẹp vì ông vừa nắm quyền chỉ huy; ông có vẻ là một vị tướng những người khác với hình dáng lòng khòng và thô lỗ. Vả lại, ông đã hiểu bài học về những bất hạnh của Westmoreland và chỉ nói với báo chí những điều vô bổ.

“ Nếu ông ra lệnh dứt khoát phải đuổi Vann, tôi sẽ làm, Komer nói. Nhưng tôi nói với ông điều gì sẽ xảy ra. Tôi không ở quá năm phút trong văn phòng tôi để nói với Vann thì mỗi nhà báo ở Sài Gòn đã điện thoại hỏi tôi vì sao Vann phải đuổi về. Và không đầy một tiếng đồng hồ, một nửa các nhà báo ở Hoa Kỳ cũng hỏi tôi như thế trên điện thoại. Và khi họ hỏi thẳng tôi “ Có phải vì ông đề nghị không ?”. Tôi sẽ trả lời “ Không, tôi nhận được lệnh làm việc ấy”. Họ hỏi “ Lệnh của ai ?”. Tôi trả lời “ Của đích thân tướng Abrams”. Họ bèn hỏi “ Thế còn ông, Bob Komer, ông có đồng tình với quyết định ấy không ?” Tôi sẽ nói với họ ông đã quyết định mặc dù tôi phản kháng dữ dội. Việc đuổi John Vann sẽ trở thành một đầu đề rùm beng cho các bạn anh ta. Và Komer kể tên tất cả những phóng viên quen biết Vann, bắt đầu từ Halberstam – mà tôi không muốn trả tiền cho những chiếc bình vỡ. Tôi báo trước với ông điều ấy sẽ thành một việc đáng kể đấy. Abe, ông sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến thứ hai, tệ hại hơn việc đánh nhau với quân đội Bắc Việt”.

Không thêm một lời, Komer quay gót đi ra, chẳng bận tâm đến những lời chửa rủa Abrams ném theo ông.

Vị tướng không bao giờ nói đến việc ấy nữa. Komer phạt Vann, không liên hệ với anh 24 tiếng đồng hồ trước khi gọi lại anh. Ông bảo có lẽ đã tránh được cho anh khỏi bị hình phạt nhưng không chắc chắn lắm. Ông muốn anh hối hận càng lâu càng tốt. Chỉ rất lâu sau này ông mới cho anh thích thú được nghe kể lại toàn bộ câu chuyện. 
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM