Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 06:15:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự lừa dối hào nhoáng  (Đọc 147638 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #160 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2008, 04:49:05 pm »

 Ba người trông coi Ramsey khẳng định với anh , các bạn họ và bản thân họ chiến đấu và chết với lòng tin vững chắc hơn lính Mỹ vì họ bảo vệ đất nước mình. Họ đã lầm về quân đội Mỹ do Westmoreland chỉ huy năm 1965 : người chỉ huy cấp cao có lẽ sai nhưng các sĩ quan cấp lữ đoàn, tiểu đoàn và đại đội cũng như những người lính đi theo họ là đội quân tốt nhất mà Hoa Kỳ chưa bao giờ gửi thẳng từ những trại huấn luyện của nước mẹ đến một chiến trường nước ngoài. Đại tá và người lính bộ binh luôn có cùng một niềm tin. Tổng thống đã nói với họ nếu những người cộng sản không bị ngăn chặn ở Việt Nam thì sẽ phải bắt giữ họ ở Honolulu hoặc thậm chí ở bãi biển California. Đại tá và những người lính tin ở ông. Đối với những người Mỹ ấy, thế giới là một bản đồ của ban tham mưu. Họ sẵn sàng đánh thắng bất cứ kẻ thù nào, ở bất cứ vĩ độ nào.

Sau khi Maxwell Taylor tố cáo sự lơ là đối với bộ binh dưới thời Eisenhower, những cuộc cải cáh đã được tiến hành biến binh chủng này thành một binh chủng chiến đấu có hiệu quả trong những cuộc xung đột gắn liền với đường lối đối ngoại của Hoa Kỳ . McNamara và người phó tương lai của ông, Cyrus Vance, được buộc chặt vào nhiệm vụ này trong bốn năm qua. Sự tôn vinh những cố gắng của họ là việc thành lập Sư đoàn 1 Kỵ binh bay. Sĩ quan và binh lính gọi sư đoàn này là « Air Ca », tổ chức quân sự đầu tiên trong lịch sử hoàn toàn dùng máy bay trực thăng làm phương tiện chuyển quân và súng đanh. Nó đánh dấu một sự tiến bộ giống như sự xuất hiện của xe có động cơ trong Thế chiến thứ hai và chiến tranh Triều Tiên so với những con ngựa , la và đi bộ trong những cuộc chiến tranh trước đó. Các đại đội được đưa đến điểm tấn công bằng một loại máy bay lên thẳng chiến đấu Huye mới mà trong những năm đầu Vann đến Việt Nam, đã được dùng để bảo vệ cho những máy bay cũ, nặng nề « quả chuối bay » H-21. Những máy bay hộ tống bay quanh « những khối thép ranh ma » ấy , chở các toán quân tấn công còn những « hỏa tiễn bay » Huey thì khác, nó được trang bị hàng tá rốc két trong những giỏ treo dưới thân, bảo vệ bộ binh bên dưới. Trong mỗi tiểu đoàn, một trung úy không quân làm quan sát viên để tập trung tầm bắn của máy bay ném bom tốt hơn. Một loại máy bay lên thẳng khổng lồ mới, CH-47 Chinohook sẽ đưa trọng pháo đến chỗ người ta cần nhất. Những chiếc Chinohook có thể bay 30 cây số dưa cả một đội pháo sáu khẩu 105 ly đến địa điểm chưa có đường đi trong vòng 1 giờ. Nhờ một hệ thống điều khiển hoàn hảo, nó có thể tiếp tế đạn dược không giới hạn cho các đội quân chiến đấu cả ban đêm và trong điều kiện thời tiết xấu.

Những yếu tố không lường trước được cũng dẫn đến sự đầu tư vào việc thành lập Air Cav. Lính, trung sĩ, sĩ quan biết rõ nhau và tin tưởng vào nhau. Phần đông đã ở cùng nhau một năm ở Fort Benning. Phi công các lớp đào tạo khác nhau về máy bay lên thẳng đã được học điều hành đồng bộ các hoạt động trong một vũ điệu phức tạp. Air Cav được đưa sang Việt Nam trong tháng Chín, bố trí ở một cơ sở rộng mênh mông cho ba lữ đoàn và 435 máy bay lên thẳng ở vùng thung lũng An Khê, phía đông dãy núi gần hải cảng Qui Nhơn, miền Trung Việt Nam .

Tôi có nghe nói đến trận đánh lớn đầu tiên của Air Cav chống quân chủ lực Bắc Việt giữa tháng Mười một năm 1965 lúc tôi đang ở miền Trung điều tra những vấn đề về người tị nạn. Tôi đã thấy năm thôn dọc bãi biển tỉnh Quảng Ngãi , mùa hè trước là một làng trù phú của ngư dân khoảng 15.000 người. Những ngôi nhà không phải nhà tranh vách đất mà được lợp ngói, kết quả từ sự tiết kiệm của cả mấy thế hệ. Tất cả đều đổ nát sau hai tháng bị máy bay ném bom và khu trục hạm của Hạm đội 7 dội ca nông bắn liên tục. Ngôi làng được gọi là cơ sở Việt cộng đã bị san phẳng đơn giản vì làng nằm trong khu vực do du kích kiểm soát. Các quan chức huyện cho rằng theo điều tra của họ, 180 người bị giết trước khi dân làng kịp chạy trốn. Những đánh giá khác đáng tin hơn nêu lên con số 600 nạn nhân. Những sĩ quan trẻ, cố vấn quân sự của tỉnh khẳng định họ biết rõ ít nhất mười thôn khác bị thiêu hủy theo cách ấy với lý do mơ hồ như vậy và hai mươi lăm thôn khác nữa bị thiệt hại nặng. Họ bảo việc tiêu diệt triệt để rõ ràng đã gia tăng.

Chiều hôm ấy , tôi gọi điện thoại cho văn phòng báo NEW YORK TIMES ở Sài Gòn nói về bài báo dự đinh viết. Charlie Mohr, trưởng văn phòng bảo tôi việc đó có thể để lại sau. Một trận đánh lớn với quân đội Bắc Việt vừa xảy ra gần Pleiku, một làng chính ở trung tâm cao nguyên và tôi phải đến đó càng nhanh càng tốt.

Một đại úy dẫn tôi đến sân bay trong tỉnh và cho đến đêm khuya, tôi nhảy từ máy bay này sang máy bay khác để đi dọc bờ biển đến Quy Nhơn rồi bay trên dãy núi đến Pleiku. Tôi đã quen được qua một trạm chỉ huy Nam Việt Nam cả ban đêm. Ở Pleiku tràn ngập hoạt động, ồn ào vì điện đài liên tiếp gọi, ra mệnh lệnh và báo cáo. Những chiếc Chinohook khổng lồ đậu xuống lấy đạn dược rồi nặng nề bay lên, tiếp tế cho các khẩu trọng pháo đang gầm lên trong đêm tối vạch những luồng pháo sáng cả bầu trời về phía tây nam, nơi đang có đánh nhau ác liệt.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #161 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2008, 01:52:31 pm »

 Hai tuần trước lễ Tạ ơn, đại tá Thomas Tim Brown xuất thân từ một gia đình binh nghiệp, có mặt ở tổng hành dinh Quân đoàn 2 Nam Việt Nam trên một ngọn đồi gần Pleiku. Brown, chỉ huy Lữ đoàn 3 của Air Cav, được cử đi cao nguyên trong tháng Mười một tìm hai trung đoàn quân đội Bắc Việt Nam đang định chiếm một trại của Lực lượng đặc biệt cách khoảng 36 cây số phía nam làng Plei Me. Ba tiểu đoàn của ông lục lọi phía nam và đông nam trại trong nhiều ngày không có kết quả và Brown không có tin tức gì khác. Westmoreland gửi cho ông một chỉ thị lệnh tìm kiếm ở phía tây, về hướng biên giới Campuchia. Brown không biết bắt đầu từ đâu bèn đến tổng hành dinh Quân đoàn 2 hy vọng nhận được sự chỉ dẫn.

Brown đang nghĩ sĩ quan tình báo của Quân lực Cộng hòa chỉ có những tin tức nghèo nàn thì bỗng nhận thấy một ngôi sao đỏ trên bản đồ ban tham mưu về gần biên giới Campuchia về phía tây nam Pleiku. Ngôi sao nằm trên một tập hợp dốc đứng và chỏm núi phủ rừng dày nhiệt đới, từ sông Drang phía tây trại Pleime trải rộng khoảng một chục cây số về bên kia bên giới . Brown đã thăm dò khu vực ghê gớm này trong một chuyến do thám bằng máy bay. Người ta gọi đấy là Chư Prong, núi Prong theo tên mỏm núi cao nhâts.

-   Ngôi sao đỏ ấy có nghĩa gì ? Brown hỏi
-   Thưa đại tá, đấy là một cơ sỏ bí mật của Việt cộng .
-   Có gì ở trong đó vậy ?
-   Tôi không biết, thưa đại tá, chúng tôi chưa bao giờ tới vùng ấy, sĩ quan tình báo Việt Nam trả lời.

Chư Prong là một điểm xuất phát cũng tốt như bất cứ chỗ nào khác, Brown nghĩ. Ông bảo chỉ huy tiểu đoàn giỏi nhất của ông, trung tá Harold « Hal » Moore, 43 tuổi, tốt nghiệp West Point, chọn một chỗ hạ cánh gần vùng ấy và thám thính xung quanh. Nhưng Moore không phải vào trong Chư Prong vì nếu vào người của ông nhiều khả năng sẽ bị mất tích. Brown cũng lưu ý ông cần giữ các đơn vị khá gần nhau để họ có thể hỗ trợ nhau. Mặc dù đã qua huấn luyện, lính Lữ đoàn 3 chưa qua thử lửa. Họ chỉ mới gặp những trận đánh nhỏ trong hai tháng ở Việt Nam và Brown lo đơn vị của ông có thể bị choáng khi đột nhiên đụng đầu với một lực lượng quan trọng của Bắc Việt Nam .

Sáng chủ nhật, 14 tháng Mười một năm 1965, 35 phút sau cuộc hạ cánh không có vấn đề gì, một trung đội của đại đội Moore bắt được một lính Bắc Việt nấp trong bụi rậm. Người này mặc một chiếc sơ mi và quần kaki bẩn, không có vũ khí, chỉ mang một chiếc binh rỗng. Moore hỏi qua phiên dịch, được biết anh ta là một kẻ đào ngũ và năm ngày nay chỉ ăn chuối để sống. Moore hỏi trong vùng có quân lính Bắc Việt không. « Có », anh ta trả lời, chỉ vào Chư Prong . Sườn núi đầu tiên kéo dài xuống thung lũng cách bìa rừng dùng làm vùng hạ cánh 200 mét. Kẻ đào ngũ cho biết trong đó có 3 tiểu đoàn đang nóng lòng tiêu diệt quân Mỹ.

Sáng thứ hai, chúng tôi đến « tia X », mật danh Moore chỉ vùng hạ cánh để xác định từ máy bay. Đấy là một hòn đảo ở giữa biển bom napalm màu da cam hơi đỏ và những vụ nổ bom cùng đạn súng cối nổ. Peter Arnett và tôi  nhìn từ độ cao 800 mét, kinh hoàng với ý nghĩ hạ cánh. Chúng tôi lên một chiếc Huey thực hiện nhiệm vụ tiếp đạn.

Chiếc Huey nhào xuống đi dọc ngọn cây để ngụy trang tốt hơn khi chúng tôi đến bìa rừng. Phi công xoay guồng hãm máy bay như một chiếc dù mở. Đạn dược vứt xuống đất và hai cáng người bị thương được đưa lên trong lóc một viên đạn đập vào thân máy bay và những viên đạn khác rít qua cánh cửa mở. Arnett và tôi nhảy xuống đất chạy lại ngồi xổm chỗ che chắn tương đối là một tổ kiến đồ sộ, chỗ Moore dùng làm trạm chỉ huy.

Mooore là một người cao lớn, mắt xanh khuôn mặt sắc cạnh. Vẻ mặt ông thể hiện sự thỏa mãn, vui sướng khi đã bẻ gãy một tiểu đoàn Bắc Việt trong ba giờ mười lăm phút ở phía nam và phiá tây vùng này. Ông kêu lên :

« Người ta cử chúng tôi đến đây để bắn giết cộng sản và lạy Chúa, chúng tôi đã làm như vậy ! ».

Nhiều lính Bắc Việt sống sót bây giờ mai phục bắn lẻ xung quanh vùng ấy. Một số trèo lên ngọn cây, những người khác đào hầm cá nhân trong bụi rậm hoặc ẩn mình trong đám cỏ khổng lồ, cao khoảng một mét rưỡi. Những người khác nữa vào nấp trong những tổ kiến lạ lùng và đồ sộ, thường cao to hơn người. Mùa khô đã bắt đầu ở cao nguyên và những mảng lưới rộng kaki của lính Bắc Việt lẫn trong lùm cỏ màu vàng sáng hoặc cây khô. Hơn nữa, họ ngụy trang bằng cành lá cây. Khi một máy bay lên thẳng hạ cánh hoặc có người cử động, một trong những người bắn lẻ ấy với khẩu súng tự động Ak-47 của Xô viết thường giết chết hoặc sát thương người của Moore rồi lại im lặng.

Chiều rộng vùng tiểu đoàn chiếm đóng chỉ 300 mét và vùng máy bay lên thẳng hạ cánh còn bé hơn. Trong vùng sẽ phủ đầy xác lính Mỹ nếu Hal Moore không phải là một người chiến đấu giỏi, dũng cảm và mưu mẹo, được tôi luyện trong chiến tranh Triều Tiên. Trực giác cho ông thấy kẻ đào ngũ đã không nói dối. Ngoài ra, một chiếc máy bay lên thẳng đã dò ra một dây điện thoại mắc dọc con đường phía bắc bìa rừng. Quân đội Bắc Việt thực ra chỉ trang bị tồi về điện đài và dùng điện thoại trên cánh đồng. Moore hiểu ra ngay nếu quân Bắc Việt dùng làn sóng người tấn công từ chỏm núi xuống bìa rừng, họ có thể ngăn cản những máy bay lên thẳng khác hạ cánh và tàn sát lính Mỹ. Phải tuyệt đối ngăn quân địch đến gần cho đến khi ông có thể đưa phần còn lại của tiểu đoàn đến.

Không chờ đợi, Moore cho quân leo lên sườn núi vừa đúng lúc. Ba tiểu đoàn Bắc Việt ở Chư Prong có khoảng 1.700 người. Moore chỉ có 450 quân trong tay. Người chỉ huy quân Bắc Việt vừa đưa toán đầu tiên đến bìa rừng và thế là hai đối thủ đụng độ  nhau ngay dưới tán cây.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #162 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2008, 02:49:56 pm »

 Một cuộc chiến quyết liệt xảy ra. Người Việt Nam và người Mỹ giết nhau, cách nhau mấy mét. Việc áp sát ấy làm mất lợi thế về không lực và trọng pháo của quân lính Moore. Những người Việt Nam cố tiến thật gần người Mỹ, theo chiến thuật họ gọi là « nắm chặt thắt lưng địch mà đánh ». Nếu lính của Moore, không được trang bị loại súng liên thanh mới M-16 và phóng lựu M-79, sử dụng đơn giản như một khẩu súng săn bình thường, thì một số lớn hơn nhiều trong bọn họ đã bị tiêu diệt.

Đại tá Brown đã đúng khi nghi ngờ có một đơn vị quan trọng của quân đội Bắc Việt nhưng sai vì lo ngại quân lính thiếu kinh nghiệm của ông bị choáng. Những người Mỹ ấy cũng hăng say như đối thủ, thậm chí quá đà như trong trường hợp của một trung đội riêng biệt. Thiếu úy của họ rơi vào bẫy theo cách đánh truyền thống của người Việt Nam . Ông xua quân đuổi theo một tiểu đội địch có vẻ vừa đánh vừa rút lui, đã bị bao vây cùng cả trung đội và tự nhận thấy đã ở trên chỏm núi, cách ly với những toán quân khác.

Moore dự kiến quân địch sẽ bao vây đại đội đầu tiên của mình vì ở địa vị họ ông cũng làm như thế. Ngay khi máy bay lên thẳng đưa phần còn lại của đại đội thứ hai đến, ông chuyển hướng tấn côn g sang đưa họ áp sườn đại đội đầu ở lòng suối cạn dưới chân sườn núi. Ông lại một lần nữa ngăn chặn được một đợt tấn công mới của quân địch bằng cách bố trí quân lính đại đội thứ ba áp sườn đại đội hai. Như vậy,  Moore phải bỏ trống phía sau bìa rừng. Nhưng ông đã dự kiến đúng, quân địch không quay lại tấn công phía sau quân lính của ông. Đại đội ba nhận thấy quân Bắc Việt tiến lên ở khoảng trống của thung lũng. Họ nã súng liên thanh vào quân địch, kết thúc bằng trọng pháo , máy bay ném bom và đạn rôc két của những chiếc máy bay lên thẳng Huey.


Rồi Moore cử đại đội đầu và thứ hai lên chỏm núi cứu trung đội bị vây. Cả hai đại đội bị chặn đứng ngay và thiệt hại nặng. Thiếu úy Walter Marm được nhận huân chương vì một mình đã vô hiệu hóa một đại liên của Bắc Việt và giết chết tám lính sử dụng nó trước khi bị một viên đạn vào mặt. Đại tá Brown gửi đến cho Moore một đại đội của tiểu đoàn khác vào lúc xế chiều ngày chủ nhật lúc cuộc chiến tạm thời lắng xuống, máy bay lên thẳng lại có thể hạ cánh được. Moore tập hợp quân lính trong vùng lại để qua đêm.

Ngày thứ hai, ngay từ bình minh, chính đại đội thứ ba, đại đội C phải chịu thử lửa nhiều nhất. Đại đội này đã giữ được quân lính Bắc Việt ở một cự ly đủ để không bị thiệt hại nặng suốt cả ngày chủ nhật, kiểm soát phía nam và tây nam của chu vi bố phòng. Chỉ huy không đề nghị tình nguyện chiếm giữ tiền đồn trong đêm vì cây cối rậm rạp che khuất trước mặt. Bình minh lên, Moore ra lệnh mỗi đại đội cho người đi trinh sát, một sự cẩn thận bình thường trong trường hợp ấy. Chỉ huy đại đội C lệnh các trung đội trưởng cử đi một tiểu  đội. Họ giáp mặt với một tiểu đoàn mới của Bắc Việt đang bò tới. Quân lính vừa bắn vừa quay lại, chết trong cây cỏ um tùm. Những người khác bị bắn chết khi đến cứu các bạn. Quân Bắc Việt tấn công mạnh đại đội C, hy vọng tiêu diệt địch để tạo một lỗ hổng ở chu vi bố phòng. Chỉ huy đại đội đề nghị Moore bổ sung cho một trung đội thám báo, Moore từ chối. Ông phải giữ người cho lúc cần thiết cuối cùng. Giữa trận chiến lẫn lộn, ông không thể biết đại đội C bị toàn lực tấn công hay chỉ bị đánh nghi binh để rồi một đại đội khác bị đánh. Đại đội trưởng đại đội C  trúng đạn vào lưng, bị thương nặng lúc ông đứng dậy ném lựu đạn vào hai lính Bắc Việt trong hàng phòng thủ của mình. Lần này Moore lấy một trung đội của đại đội khác đến tiếp viện. Thất bại. Họ không đến được chỗ đại đội C và bị chết 2 người, thêm hai người khác nữa bị thương. Những người Việt Nam nã đạn vào chu vi bố phòng với lưới lửa dồn dập, khá thấp để trúng người đang bò. Chẳng bao lâu, tất cả các sĩ quan và phần lớn hạ sĩ quan của đại đội C bị chết hoặc bị thương nghiêm trọng như chỉ huy của họ. Sức ép tấn công lên đại đội bên cạnh càng mạnh thêm.

Những đợt tấn công bằng máy bay và trọng pháo hầu như không có kết quả gì. Thất vọng, trung tá Moore qua điện đài kêu gọi các đơn vị ném lựu đạn khói và đề nghị một hàng rào bảo vệ giới hạn ở chu vi bố phòng. Nhiều viên đạn súng cối rơi vào bên trong và máy bay ném bom F-105 thả hai quả bom napalm gần tổ kiến, chỗ Moore bố trí trạm chỉ huy chính, thiêu chết nhiều người của ông, làm nổ một lô đạn M-167 và suýt đốt cháy chỗ lựu đạn dự trữ cuối cùng.

Cuối cùng, Moore phải cử một trug đội thám báo đi cứu đại đội C. Trong lúc đó, một đợt tấn công vào phía thứ ba của chu vi bố phòng bắt đầu diễn ra. Moore tập hợp quân dự trữ khẩn cấp, lấy một trung đội ở khu vực chưa bị đe dọa và đề nghị đại tá Brown cho quân tăng cường khi tiểu đoàn quân Bắc Việt cuối cùng tỏ ra kiệt sức, hỏa lực của họ có dấu hiệu giảm bớt.

Sau hai giờ chiến đấu, đại đội C không còn tồn tại nữa. Trong hàng trăm người thấy ánh sáng ba mai đầu tiên của ngày thứ hai này, hơn 60 chết hoặc bị thương, chu vi bố phòng bị hổng nhiều chỗ. Số lượng quân Bắc Việt vào được trong không nhiều lắm để thực sự đe dọa vị trí của tiểu đoàn. Những người lính mới của đại đội C đã trụ được và trước khi chết đã cố gắng để tiêu diệt địch. Một thiếu úy bị bắn hạ trong một hầm súng liên thanh của đối phương. Xung quanh anh là xác chết của năm  người Việt. Trong đám cỏ khổng lồ, một người Việt và một người Mỹ đã bắn nhau nằm dài bên nhau. Đôi tay người Mỹ còn bóp chặt cổ người Việt.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #163 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2008, 03:44:34 pm »

Giữa buổi sáng ngày thứ hai, lúc Arnett và tôi đến địa điểm « tia X », trọng pháo bắn và máy bay bỏ bom liên tiếp không ngớt vì Moore sợ tiểu đoàn thứ ba của Bắc Việt, như kẻ đào ngũ cho biết, chuyển sang tấn công. Trong 24 giờ, trọng pháo đã bắn gần 4.000 loạt đạn và máy bay ném bom thực hiện 300 phi vụ.

Những người sống sót của trung đội đơn độc trên chỏm núi cuối cùng được cứu vào đầu giờ chiều khi Tiểu đoàn2 của đoàn Kỵ binh bay thứ 7 đến vành đai bố phòng của Moore sau đợt đi bộ từ một chỗ hạ cánh khác cách đấy ba cây số. Ba đại đội tiến dần lên khu vực cần giải cứu, coi thường những lính Bắc Việt bắn tỉa. Một đại úy của tiểu đoàn tăng cường trúng đạn vào ngực. Trong số 27 người của trung đội hôm trước hạ cánh chỉ còn 7 ngươif trở về bìa rừng còn lành lặn. Phần lớn trong 12 người bị thương được chuyển bằng cáng tạm bợ làm bằng áo choàng. Thiếu úy Walter hăng hái nằm trong số 8 người chết cũng được đưa về như thế. Mạng sống những người trở về nhờ vào tài năng và giác quan chiến lược của tiểu đội trưởng, trung sĩ Clyde Savage, 22 tuổi. Anh là hạ sĩ quan duy nhất còn nguyên vẹn. Khi người điều chỉnh tầm bắn bị một viên đạn vào họng, Savage chộp lấy điện đài, Anh điều khiển trọng pháo bắn gần hơn, dựng lên một bức tường thực sự bằng tạc đạn và pháo nổ chỉ cách chu vi bố phòng nhỏ hẹp của anh 25 mét mà không một quả đạn nào rơi vào bên trong. Với sự giúp đỡ ấy, những người sống sót đẩy lùi được ba đợt tấn công liên tiếp trong đêm. Rồi trong cuộc chiến hỗn loạn, hình như quân Bắc Việt đã quên trung đội cô lập ấy.

Đợt tấn công thứ ba mà Moore dự kiến, được tiến hành trước bình minh ngày thứ ba, diễn ra ít quyết liệt hơn. Chỉ hai đại đội Bắc Việt tấn công vào phía nam và tây nam. Đại đội C đã được một đơn vị trang bị hoàn hảo thay thế. Lần này những kẻ tấn công bị phát hiện và đánh bật ra trước khi đến được vị trí bố phòng. Lính bộ binh thanh toán những kẻ đến quá gần bằng lựu đạn và những loạt đạn chính xác của M-16.

Buổi chiều, Moore được tăng cường thêm một tiểu đoàn khác, nhưng từ chối ra đi khi không có ba trung sĩ của đại đội C mất tích hôm trước trong vùng cỏ cao mà ông nghĩ họ còn sống. Trọng pháo và máy bay tấn công đã được yêu cầu ngừng lại để máy bay lên thẳng dễ lui tới. Một trong những chỉ huy của tiểu đoàn thay thế sợ quân Bắc Việt lợi dụng đợt yên tĩnh tạm thời này để bắn súng cối từ Chư Prong. Ông ta muốn đi gấp nhưng Moore từ chối.

Ông đã không ngủ 48 tiếng nhưng ông là người chiến thắng. Hàng trăm xác lính Việt Nam nằm trên sườn núi và trước những vị trí Mỹ ở đáy thung lũng. Họ chết nhiều như vậy vì tấn công mà không có vũ khí hạng nặng hỗ trợ. Nhưng sự thiệt hại của họ cũng đổi lấy khá nhiều mạng sống của quân lính Moore. Khi cuộc chiến đấu kết thúc, cái giá phải trả cho sự chiến thắng là 79 người Mỹ chết và 121 bị thương. Phần đông bọn họ được Moore huấn luyện và chỉ huy trong một năm nay. Thực ra xác ba trung sĩ của đại đội C đã được tìm thấy, chuyển đi lúc còn sớm nhưng Moore không được thông báo. Ông không chịu đựng được ý nghĩ bỏ rơi thân thể họ trong chốn thê thảm này, hơn nữa nếu có người nào trong bọn họ còn sống và bị thương « Tôi không đi mà không có các hạ sĩ quan của tôi ! », ông kêu lên vừa khóc vừa vung vẩy khẩu súng « Không có họ, tôi không đi ». Ông hét lên, ra lệnh tiếp tục tìm kiếm. Một lính bộ binh khác cũng mất tích. Moore phản đối lại việc rút quân cho đến lúc tìm thấy thân thể anh này và chắc chắn không để lại một người lính nào.

Chiều thứ ba lúc tôi dừng lại ở vị trí chỉ huy của đại tá Tim Brown trong một đồn điền chè ở phía nam Pleiku, ông bảo tôi muốn rút khỏi lưu vực sông Drang, dưới chân núi Chư Prong. Nhiệm vụ của ông là tìm ra quân Bắc Việt và tiêu diệt họ đến mức tối đa. Tiểu đoàn của Moore và những đội quân ông tăng cường gửi đến đã hoàn thành rất đầy đủ nhiệm vụ ấy. Ở lại trong vùng là một trò chơi quá nguy hiểm. Quân đội Bắc Việt hình như nhanh chóng thâm nhập qua biên giới. Chỗ Moore gặp một trung đoàn mới, có nhiều trung đoàn khác còn ẩn náu ở đấy. Brown đã nhiều lần đến địa điểm « tia X » để tiếp xúc với trận đánh và quan sát địch tình, bây giờ muốn rút hết quân và thám sát kỹ khu này trước khi tổ chức một trận đánh mới.

-   Thế tại sao ông không rút đi ? Tôi hỏi.
-   Tướng Westmoreland không cho tôi làm thế. Ông khẳng định nếu chúng ta rút quân, báo chí sẽ nói chúng ta vừa đánh vừa rút lui.

Ngày hôm sau, Tiểu đoàn 2 của đoàn Kỵ binh bay thứ 7 tăng cường cho Moore rơi vào một cuộc phục kích và bị tiêu diệt khi trở lên vùng thung lũng cách điểm “tia X” bốn cây số về phía bắc. Chỉ huy tiểu đoàn không thận trọng như Moore đã sai lầm cho quân tiến lên theo hàng một, cũng không bảo vệ sườn. Một bộ phận của một tiểu đoàn Bắc Việt bố trí nhanh một cuộc phục kích hình chữ U để đón hai đại đội đi đầu của quân Mỹ; một bộ phận khác của quân địch đánh vào đại đội thứ ba đang rải rác trong đám cỏ cao. Binh lính tiểu đoàn 2 chống cự lại dũng cảm, nhiều lính Việt Nam bị giết trong trận đánh giáp lá cà kéo dài gần suốt buổi chiều. Hai đại đội đi đầu bị thiệt hại nghiêm trọng và đại đội thứ ba thì thực sự bị tàn sát : 151 người Mỹ chết, 121 bị thương và 4 mất tích. Đoàn kỵ binh bay thứ 7 chịu chung số phận với lữ đoàn của tướng Custer trong trận Little Big Horn ( Mũi vịnh trên bờ con sông Wyoming, nơi ngày 25-6-1876, tướng Custer và 200 người bị bao vây và giết chết bởi người Anh điêng do Sitting Bull chỉ huy ). Ngày 17 tháng Mười một năm 1965 này, một người sống sót sau trận đánh tuyên bố “ lịch sử đang lặp lại “.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #164 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2008, 02:36:17 pm »

 Những thất bại ấy làm McNamara vô cùng bối rối. Trận đánh của Moore cũng như cuộc phục kích sau đó, được biết với cái tên “trận đánh Ia Drang” đã lấy đi 230 mạng sống người Mỹ trong bốn ngày, trong đó có 4 mất tích, được xem như đã chết. Tuần lễ tiếp đó, McNamara còn có một vấn đề lo lắng khác. Westmoreland đề nghị ông cho thêm 41.500 lính Mỹ với lý do mức độ quan trọng quân Bắc Việt thâm nhập bất ngờ vào miền Nam. Những đề nghị của ông ta không ngừng tăng lên từ tháng Bảy và đòi hỏi mới này đưa quân số Mỹ ở  Nam Việt Nam lên đến 375.000 người. McNamara cũng đã dự kiến Westmoreland sẽ xin quân bổ sung nhưng không nhanh đến vậy. Ông bỏ ngay một cuộc hội nghị của OTAN ở Paris, sang Sài Gòn trong vòng 30 giờ để đánh giá lại cuộc chiến.

Giác thư ngày 30 tháng Mười một năm 1965 ông gửi lên tồng thống mâu thuẫn với tính lạc quan trong báo cáo tháng Bảy của ông. Westmoreland ytêu cầu người như chưa lúc nào ông đề nghị chính thức như vậy, để đạt con số 400.000 vào cuối năm 1965. Sau đó chắc chắn ông còn đòi nữa “ có lẽ hơn 200.000 “ trong năm 1967. McNamara tuyên bố gửi cho ông ta 400.000 “ không đảm bảo thắng lợi “. “Lính Mỹ trong những cuộc hành quân mỗi tháng bị giết có thể đến 1000 và dự kiến vào đầu 1967, con số này có thể ở một mức độ cao hơn”. Chính phủ có thể thử cách thương lượng theo “ giải pháp hòa giải “ và đồng thời vẫn gửi quân tăng cường “ở một mức độ tối thiểu “, McNamara khẳng định như vậy. Nhưng Westmoreland khuyên không nên làm thế, muốn “giữ được những mục tiêu trong cuộc chiến tranh này thì phải cung cấp đủ người và công cụ”.

Trong “đánh giá về phương pháp tốt nhất để đạt những mục tiêu của chúng ta “, ông khuyên có một kế hoạch hành động theo ba giai đoạn. Hoa Kỳ phải cho Hà Nội một cơ may cuối cùng để đầu hàng. Nếu ông Hồ và các đồng minh của ông tỏ ra không lay chuyển được, cuộc chiến bằng không quân chống miền Bắc Việt Nam phải được tăng cường và Westmorelan sẽ nhận được 400.000 người theo yêu cầu. Để bắt buộc Hà Nội, việc ném bom miền Bắc sẽ ngưng lại trong ba hoặc bốn tuần. Johnson đã dừng hoạt động Thần sấm năm ngày trong tháng Năm năm 1965 và vẫn chẳng có gì thay đổi. McNamara cho rằng năm ngày không đủ cho Hà Nội có thì giờ suy nghĩ. Bây giờ, ông khuyên nên có một thời gian nghỉ dài hơn và tranh thủ lúc đó mở rộng chiến dịch quan hệ dư luận và ngoại giao được nêu lên trong giác thư tháng Bảy của ông. Ông nói với tồng thống, trước khi leo thang “ chúng ta phải chuẩn bị cho dân chúng Mỹ và dư luận thế giới chấp nhận việc mở rộng chiến tranh như thế .. vừa tạo cơ hội cho quân đội Bắc Việt ngừng tấn công mà không mất thể diện “.

Đêm Noel 1965, Johnson cho ngừng ném bom theo mong muốn của McNamara. Sau 37 ngày ngừng oanh tạc, Hà Nội tỏ ra không chịu nhượng bộ như đợt ngừng năm ngày. Tổng thống ra lệnh ném bom trở lại ngày 31 tháng Giêng năm 1966. Trong lúc đó những đòi hỏi của cuộc chiến tranh hủy diệt của Westmoreland lên đến 459.000 người. Theo chỉ thị của Johnson, McNamara lao vào một trò chơi phức tạp, mặc cả trên bàn giấy để hạn chế những yêu cầu của Westmoreland trong khi vẫn cung cấp những thứ cần thiết ông này đòi hỏi.


Những người lính Kỵ binh bay đã chiến đấu trong rừng núi nay được cử đến vùng đồng bằng, xóm làng  Bồng Sơn trên bờ biển phía bắc Quy Nhơn. Đây là một trong những vùng đông dân nhất miền Trung Việt Nam và là một thành lũy vững chắc cũ của Việt Minh thời kỳ chống Pháp. Cuộc hành quân bắt đầu cuối tháng Giêng 1966, lấy mật danh là “ Máy Nghiền”. Nhưng Lyndon Johnson hãm bớt sở thích đáng ngại của các vị tướng, đổi tên là “ Cánh trắng “, biểu hiện của chim bồ câu. Tim Brown thôi chỉ huy Lữ đoàn 3 từ tháng Chạp. Hal Moore , thăng cấp đại tá, thay ông sau chiến thắng Chư Prong. Lại là tiểu đoàn 2, không may nhất trong lữ đoàn, chịu đựng khó khăn của trận đánh, đặc biệt là đại đội C được tổ chức lại sau cuộc tàn sát với lực lượng tăng cường từ Hoa Kỳ sang.

Gió mùa tràn sang phía đông dãy Trường Sơn từ lâu và ruộng đồng ngập nước. Viên chỉ huy tiểu đoàn chọn đất hạ cánh cho Đại đội C một dải cát ở ngay dưới tầm bắn của trọng pháo Bắc Việt được Việt cộng tăng cường và dấu trong những vị trí được củng cố sau nhứng khóm dừa. Ngay khi quân lính vừa nhảy ra khỏi trực thăng, đại đội nằm trong tầm đạn và bị tàn sát suốt cả ngày. Quân lính một đơn vị khác lội ruộng tiến về chỗ các bạn bị bao vây cả đêm. Phải đến sáng hôm sau, một lực lượng quan trọng do Moore chỉ huy mới tiến lên giải cứu được. Họ thấy quang cảnh thàm hại của những xác chết bọc trong áo choàng nằm dài trên cát dưới trời mưa.

Năm 1965, một trung đoàn của Sư đoàn 3 quân Bắc Viêt, mệnh danh là “ Sao Vàng “ từ đường mòn Hồ Chí Minh hành quân xuống đồng bằng Bồng Sơn và thâm nhập qua đường biển. Quân Bắc Việt kết hợp với một trung đoàn Việt cộng đã quét sạch mọi dấu vết của chế độ Sài Gòn trong vùng. Với sự giúp đỡ của nông dân, quân lính cộng sản biến mỗi ấp thành một thành lũy chiến đấu. Tất cả những chỗ đến qua ruộng và những khoảng trống đều nằm dưới tầm ngắm đan chéo của lưới lửa súng tự động ngụy trang trong những ụ đất. Để xây dựng, những người cộng sản dùng đường ray và tà vẹt gỗ của đường sắt cũ chạy dọc bờ biển. Những hố đào trong đê mương được củng cố thành hầm nhỏ mở cửa một phía, trong đó một người lính có thể nấp khi có bom hoặc trọng pháo nổ và cũng được bảo vệ như các bạn ở ụ đất boong ke. Những đường hầm giao thông ngoằn ngoèo từ hầm này đến hầm nọ đưa lực lượng tăng cường, đạn dược đến và chuyển những người bị thương giữa trận đánh. Họ có thì giờ rộng rãi để bố trí trước khi quân Kỵ binh bay đến can thiệp. Nếu thám báo trong quân đội miền Nam không đưa tin thfi những hoạt động bước đầu của đối phương cũng đủ cho họ nắm được tình hình. Cuộc hành quân Máy nghiền đã được bố trí suốt 45 ngày, là cánh phía nam của đợt tấn công huy động hơn 20.000 lính Mỹ, lính Sài Gòn và Nam Triều Tiên. Đấy là một cuộc hành quân lớn nhất ven bờ biển miền Trung kể từ cuộc hành quân của Pháp mang tên “Atlanta “ suốt mùa đông và mùa xuân năm 1954.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #165 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2008, 05:25:47 pm »

 Moore, các thuộc hạ và các chỉ huy tiểu đoàn không quân của quân đội Nam Việt Nam là bộ phận tấn công chính ở cánh phía nam. Không thể quở trách họ kêu gọi sức mnạh lưới lửa phục vụ để cứu mạng sống quân lính họ. Trận đánh trong thung lũng sông Drang đã chứng tỏ mặc dù có kỹ thuật hiện đại phục vụ, người lính Mỹ luôn giáp mặt với rừng nhiệt đới, những chỏm đầy cây và cỏ khổng lồ của đồi núi Việt Nam ngay khi nhảy ra khỏi trực thăng. Họ cũng dễ bị sát thương khi đánh  nhau ở đồng bằng như ở trận Bồng Sơn. Viên chỉ huy lữ đoàn Howard Eggleston tài tính đánh giá tầm quan trọng của nước và bùn. Ông nhận xét dù số lượng trực thăng có đến bao nhiêu cũng “ không thể cơ động được trong một ruộng ngập nước “. Chiếm lấy những thôn ấp bằng việc tung bộ binh qua bùn lầy sẽ mất mát nặng. Những trận đòn hứng chịu trong hai ngày đầu làm những người Mỹ vỡ mộng. Các chỉ huy đành dội pháo vào các ấp cho đến khi quân địch rút lui.

Sau bốn ngày, Việt cộng và quân Bắc việt bỏ những chiến lũy cuối cùng rút về phía tây lên những dãy núi gần nhất đến thung lũng hẹp An Lão rồi lên nữa vào dãy Trường Sơn, không đánh nhau khi bị Kỵ binh bay đuổi theo. Họ để lại hàng trăm xác chết và 55 vũ khí các loại. Không thể xác định bao nhiêu người chết là Việt cộng hay quân Bắc Việt và bao nhiêu là du kích địa phương hoặc số lượng người sống sót đang tạm ẩn náu trong vùng. Dù mất mát của cộng sản ra sao cũng không đủ nghiêm trọng để loại những trung đoàn khỏi vòng chiến đấu một thời gian lâu dài.

Tuy những người Bắc Việt Nam và Việt cộng thiệt hại ít hơn trong thung lũng sông Drang, cuộc hành quân Máy nghiền đã thể hiện đúng bản chất của nó. Nhà cửa nông dân bị chà xát, 15 ấp bị san bằng, khoảng 1000 ngôi nhà nát vụn hoặc cháy rụi trong ba ấp dọc đường số 1. Viên đại úy dẫn tôi đến chỗ ấy là cố vấn của huyện trưởng. Ông đã thấy 12 ấp khác trong vùng cũng bị hủy hoại như những ấp kia. Những hố bom, một số của bom 250 kilô, sâu đến ba mét và rộng sáu mét, nói lên quang cảnh đó.

Cũng như Quân lực Cộng hòa, quân đội Mỹ không nhận một trách nhiệm nào về thường dân bị thương. Sự thiệt hại quan trọng nhưng còn đỡ khắc nghiệt hơn sự tàn phá vật chất. Người già, đàn bà và trẻ con phần lớn đã chạy trốn hoặc ẩn nấp trong hầm trong nhà. Tuy thế, người ta đánh giá có hàng trăm người chết ở Tam Quan, một làng phía bắc vùng đồng bằng trước đó là tổng hành dinh của quân lính Sài Gòn trong huyện, sau bị rơi vào tay những người cộng sản . Thầy thuốc, phẫu thuật viên của Kỵ binh bay và Quân lực Cộng hòa chữa trị hàng trăm dân thường bị thương nhẹ. Những người bị thương nặng sống sót khá lâu lại đặt ra một vấn đề khác. Nhân viên y tế chỉ chăm sóc sơ bộ rồi chuyển họ đi bệnh viên tỉnh ở Qui Nhơn. Cũng như bệnh viện quân đội của chính quyền Sài Gòn dành cho binh lính Quân lực Cộng hòa, người Mỹ chỉ chữa trị cho những người lính và công dân Hoa Kỳ, những người Nam Triều Tiên, Philippines làm việc cho họ ở Việt Nam . Đôi khi cũng có ngoại lệ người Việt Nam nhưng số lượng rất hạn chế.

Khoảng 90 dân thường bị thương nặng ở các ấp ở Bồng Sơn được chuyển đi bệnh viện ở Qui Nhơn. Nếu đây là một cơ sở thú ý thì Hội bảo vệ động vật ở Hoa Kỳ đã cho đóng cửa. AID đã tiến hành cải tạo bệnh viện cũ thời Pháp vào năm 1963 nhưng sự tha hóa thường có đã cản trở việc hoàn thành. Nhà vệ sinh chưa làm xong. Không có vòi tắm, chậu rửa. Bệnh nhân còn đi được làm vệ sinh ngay ở sân. Thiếu nhân viên và phần lớn các bác sĩ, ý tá Việt Nam phục vụ đều lười, tha hóa và chỉ chăm sóc những bệnh nhân có tiền. Những người nghèo nhờ gia đình chữa trị và đuổi ruồi. Những ca phẫu thuật và thuốc men đắt tiền do hai phẫu thuật viên và một người gây mê của New Zealand làm nhiệm vụ y tế do chính phủ họ đài thọ. Nhưng trong điều kiện như vậy, với ba người dù họ tận tâm đến đâu cũng chỉ có thể đáng khen chứ không làm nên phép lạ. Cảnh những người  bị thương ấy, người già, đàn bà và trẻ con dồn chặt trong bệnh viện thảm hại này thật đáng sợ.

Tôi hỏi trung tướng Stanley Larsen, chỉ huy quân đoàn Mỹ ở vùng biển miền Trung và cao nguyên, sau hoạt động quân sự là dự án bình định đồng bằng Bồng Sơn là những gì. Larsen “ con người Thụy Điển “, là một người nhã nhặn có ý nghĩ phù hợp với hệ thống quân sự thời ấy. Ông sắp nhận ngôi sao thứ ba cấp đại tướng. Chúng tôi trao đổi ý kiến với nhau trong lúc ông đưa tôi lên máy bay của ông. Ông trả lời ông không có dự án về bình định. Sau giai đoạn đuổi quân địch của cuộc hành quân kết thúc, ông sẽ rút Kỵ binh bay và tìm một chiến trường khác. Các đơn vị Việt Nam cũng sẽ được chuyển đi.

Câu trả lời của ông làm tôi ngạc nhiên. Tôi không nghĩ một viên tướng Mỹ đã mất mát bao nhiêu quân lính và gây ra sự kinh hoàng đến thế có thể bình lặng bỏ đi sau đó. Tôi hỏi nếu không có ý định ở lại để thực hiện một cái gì đó vĩnh viễn thì tại sao lại tấn công những thôn ấp ấy ? Larsen trả lời không có đủ người Mỹ để tổ chức những toán bình định. Điều tối đa ông có thể thực hiện là làm Việt cộng và quân Bắc Việt mất ổn định bằng cách dội vào họ những đợt tấn công xác đáng như đợt “ Máy nghiền “ trong lúc đợi sức mạnh của lực lượng Mỹ được bổ sung. Thế tại sao không sử dụng Quân lực Cộng hòa ? Larsen thừa nhận đã thảo luận với thiếu tướng Vĩnh Lộc, chỉ huy Quân đoàn 2 Nam Việt Nam ở Pleiku. Lộc trả lời ông cũng không có lính để lãng phí. Ông ta chỉ có thể cử đến vùng Bồng Sơn một trung đoàn.

Sau này tôi phát hiện ra lý do thái độ thực sự của Larsen : ông không quan tâm đến việc bình định. Cũng như đa số các đại tướng, ông áp dụng lý thuyết chiến tranh hủy diệt do Harkins và Westmoreland nhiệt liệt khuyến khích, với những cuộc đụng độ lặp đi lặp lại để làm yếu và tiêu diệt du kích và quân Bắc Việt. Tôi đã nghe các viên tướng Mỹ ấy nói về chiến tranh hủy diệt nhưng tôi không nắm được sự liên quan đến  nhân dân miền Nam Việt Nam . Tôi hỏi phải chăng Larsen hiểu rằng Việt cộng và quân Bắc Việt sẽ trở lại ngay trong những thôn ấp đó ? Ông nói “ Chúng tôi sẽ quay lại đó và còn giết nhiều hơn “.

Đồng bằng Bồng Sơn được biết nhiều bởi những vườn dừa rất đẹp. Đa số nông dân sống bằng nguồn bán cùi dừa để chiết lấy dầu và quả dừa tươi. Lữ đoàn 3 của Moore và Không quân Nam Việt Nam được yểm trợ bằng ca nông từ các khu trục hạm của Hạm đội 7. Đạn cối Hải quân theo đường bắn thẳng. Vì thế ở một trong những ấp tôi đi qua, dọc đường số 1, hàng trăm cây dừa bị cắt ngang vì đạn cối 125 ly. Huyện trưởng và cố vấn của ông nói với tôi trung đoàn mà tướng Vĩnh Lộc gửi đến sẽ gặp may nêu bảo vệ được cơ sở của ông ta. Sự căm ghét của nhân dân trong quá khứ có vẻ chế giễu việc sẽ xảy ra. Trẻ con ở Tam Quan khó tươi cười và nếu người ta hỏi, chúng nhìn thẳng vào người hỏi không trả lời. Tướng Vĩnh Lộc không biết làm sao tìm được người cho việc bình định nhưng với sự đồng lõa của một người bà con ông vừa bổ nhiệm làm tỉnh trưởng, ông biết tranh thủ kiếm lợi trong thời kỳ tạm yên dọc đường số 1 nhờ vào quân lính của Moore và lính dù của Quân lực Cộng hòa. Hai kẻ mánh khóe ấy bố trí trung gian người Hoa kiều mua cùi dừa của nông dân đem ra bán ở Qui Nhơn. Tuy Vĩnh Lộc vẫn thường xuyên làm trò buôn bán ấy, ông ta còn lãi nhiều hơn khi trong vùng ổn định. Nhưng ông ta còn phải chia lãi với Việt cộng .

Hàng nghìn dân tị nạn cắm lều giữa trời trên bờ đường và trong làng Bồng Sơn. Hàng nghìn người mất nhà cửa vẫn sống trong ấp nhờ vào lòng từ thiện tạm thời của người thân hoặc bạn bè. Những người không nhà cửa mới này là con suối lớn dần thành con sông những người miền Nam mất gốc. Con số người tị nạn trong nước vượt quá 500.000 và mỗi tháng con số này càng tăng lên. Những đại diện AID ở Qui Nhơn, nhân viên người Việt của họ và một số người làm công do huyện trưởng cung cấp, phân phối bột mì và dầu ăn. Họ cũng có một số cuộn vải và giỏ may vá đem ra phát nhưng kho dự trữ mau chóng cạn kiệt. Trong một buổi phân phối ở ấp, nhiều đại diện của bộ phận chiến tranh tâm lý phát truyền đơn về những cuộc đánh bom thảm khốc của Việt cộng ở Sài Gòn . Một bà già than phiền máy bay phá tan nhà của bà và “súng lớn” cắt đứt 47 trong số 50 cây dừa là nguồn sinh sống chính của bà. Viên đại úy cố vấn cho huyện trưởng với giọng mỉa mai của Vann, cầm một tờ truyền đơn có ảnh những người Mỹ bị Việt cộng khủng bố, nói :

“ Tôi cam đoan những người kia nhìn bức ảnh sẽ tự nhủ : Hoan hô Việt cộng !”.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #166 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2008, 09:58:23 am »

VII
Giai đoạn cuối cùng


 Ngày mồng 3 tháng Tám năm 1965, lần đầu tiên hình ảnh lính thủy đánh bộ cầm đuốc đốt nhiều ấp Việt Nam ở vùng Đà Nẵng được hãng CBS đưa lên truyền hình. Hàng triệu người Mỹ choáng váng thấy rõ khi nhìn lên vô tuyến truyền hình. Vann viết thư cho Bob York “ Nếu đường lối chính trị của chúng ta là như thế, tôi không muốn tham gia một vụ việc nào. Tôi chờ Lodge sang và chỉ phương hướng cho chúng ta”.
 
Khoảng một năm sau, John Vann có dịp rới Việt Nam . Người ta giao cho anh vị trí chỉ huy Sư đoàn châu Á trong nhóm của McNamara ở Lầu Năm Góc. Dan Ellsberg đã can thiệp và McNamara chấp nhận. Trách nhiệm này có tương lai và tạo điều kiện cho anh gia nhập thành phần tinh hoa trí thức và quân sự. Sau tháng Tám năm 1965, Hải quân cố làm dư luận im lặng về những vụ đốt nhà dân. Nhưng Westmoreland và phần đông các tướng khác tỏ ra đại lượng hơn. Những cuộc hành quân “Zippo”, tên chiếc bật lửa nổi tiếng của lính Mỹ, ở những thôn ấp Việt Nam trở thành quen thuộc đến nỗi khán giả truyền hình ở Hoa Kỳ cũng không phẫn uất nữa. Vann không nói về việc ấy trong những bức thư gửi York. Anh không đi Lầu Năm Góc nhưng dùng đề nghị người ta đề bạt anh để đảm bảo việc bổ dụng anh vào vị trí anh khao khát : giám đốc bình định trong vùng Quân đoàn 3.

Ellsberg chiếm vị trí của Ramsey trong cuộc sống của Vann và họ trở thành bạn thân. Vann và Ellsberg là một đôi đặc biệt, hai người phức tạp, đến từ hai thế giới khác nhau , tìm sự bổ sung cần thiết ở nhau. Lúc Ellsberg mới 5 tuổi, mẹ anh quyết định anh sẽ là một nhạc sĩ dương cầm vĩ đại. Bà bắt anh tập 4 giờ mỗi ngày sau khi đi học vềm ngày thứ bảy tập 8 giờ. Để anh không làm hỏng đôi bàn tay, bà cấm anh chơi thể thao. Nếu thấy anh đang đọc sách bà lấy sách giấu đi để ngăn cản anh quan tâm đến điều gì khác ngoài âm nhạc. Bố anh, người Do Thái gốc Nga, là một kỹ sư kiếm ống vất vả, lúc đầu ở Chicago, nơi sinh ra Dan rồi sau ở Detroit. Khi Dan 15 tuổi, bố anh ngủ gật khi lái xe gây tai nạn. Ellsberg chấn thương ở đầu, hôn mê 36 tiếng đồng hồ và gãy đầu gối. Bố anh bị thương nhẹ nhưng mẹ và chị bị chết vì sự cố đó. Ellsberg theo chế độ mẹ đặt ra cho trong một thời gian ngắn rồi bỏ hẳn dương cầm. Sau này khi trở thành nổi tiếng, trong WHO’S WHO, anh đã bỏ sót điều bí mật : mẹ anh không có tên trong đó.

Anh vào trường Havard năm 1948, năm chiến tranh lạnh trở thành một thực tế âm u với Đảng cộng sản Tiệp Khắc nắm quyền ở Praha và sự phong tỏa Berlin của Stalin. Thời kỳ ấy, Havard là đặc ân mà những trí thức có tham vọng bắt đầu bằng đại học là một phương tiện đạt chức vụ cao trong một nước Mỹ mới. Chiến tranh thế giới lần thứ hai hướng họ trở thành viên chức chính phủ. Chiến tranh  lạnh càng khuyến khích nó, những người trí thức hiểu họ có thể đem lại những hiểu biết và tầm nhìn mà các luật gia, các chủ ngân hàng và những doanh nhân cho đến lúc đố độc quyền chiếm các chức vụ cao đang thiếu hụt. Nhà sử học Arthur Schlesinger và nhà kinh tế học John Kenneth Galbraith, sau này cả hai hợp tác với Kennedy, là giáo sư ở Havard. McGeorge Bundy là người tốt nghiệp an ninh quốc gia, lúc đầu là cố vấn cho Kennedy rồi cho Lyndon Johnson, cũng chuẩn bị dạy ở đấy. Người trí thức sau này vượt những người ngang hàng, Henry Kissenger chậm học vì đăng lính trong Thế chiến thứ hai, là sinh viên năm thứ ba ở Havard khi Ellsberg vào đấy với những nghiên cứu xuất sắc về kinh tế. Sau một năm ở trường Hoàng gia Cambridge Anh, Ellsberg quyết định làm rạng rỡ tên tuổi mình trong một ngày mới.

Trong môi trường đó, anh không cần phải thể hiện những khả năng về quân sự. Anh có thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong sáu tháng trong quân đội để rồi chuyển qua dự bị. Thay vì điều đó, anh chọn đăng ký Hải quân hai năm và tập luyện xuất sắc tất cả các môn. Để nổi lên là người bắn súng cỡ 45 loại ưu cả hai tay, anh rèn luyện đôi bàn tay và cánh tay người chơi dương cầm bằng cách vừa đọc sách vừa cầm vật nặng đưa lên không trong nhiều giờ liền. Người ta nói với anh kim hỏa súng cỡ 45 có thể đẩy một chiếc bút chì bỏ vào nòng rỗng đi cách mấy mét. Ellsberg vẽ một vòng tròn trên tường và tập ngắm tất cả các đêm. Anh học bấm cò súng thật nhẹ để súng tuyệt đối không chệch đường bắn. Những trung úy khác của Sư đoàn 2 Hải quân phải giao lại việc chỉ huy đại đội cho các đại úy nhưng Ellsberg giữ lại đại đội mình vì đấy là đơn vị được nhiều phần thưởng nhất tiểu đoàn và tỏ ra xuất sắc nhất trong các đợt hành quân.

Binh nghiệp của anh kết thúc giữa năm 1956, Ellsberg chuẩn bị trở về Havard để thỏa mãn giấc mơ của mọi trí thức là thành viên Hôi những người đồng hành nổi tiếng thì Nasser chiếm kênh đào Suez. Tiểu đoàn anh phiên chế vào Hạm đội  6 ở Địa Trung Hải. Anh bèn viết thư cho một giáo sư ở Havard để nói Hội  những người đồng hành chờ anh, rồi anh tái nhập ngũ sáu tháng ở Hải quân. Anh rất thất vọng thấy Eisenhower không can thiệp vào vụ kênh Suez.

Năm 1959, anh rời trường Havard vào làm việc ở Công ty Rand, cơ quan nghiên cứu dân sự của Không quân thành lập ở Santa Monica, California. Anh dành ở đấy điều mà anh nghĩ là nhiệm vụ quan trọng nhất thời kỳ ấy : tránh cuộc chiến tranh hạt nhân bằng cách ngăn ngừa một cuộc tấn công bất ngờ của Liên Xô. Với mã hiệu đặc biệt, anh nắm mọi tài liệu tối mật để phân tích những thông tin do máy bay do thám U-2 và các nguồn khác cung cấp. Anh nghiên cứu những qui trình của Hoa Kỳ cho phép máy bay mang bom khinh khí bay sang Nga cũng như việc bắn tên lửa xuyên lục địa và viết những báo cáo tuyệt mật để cải tiến các phương pháp. Ở Lầu Năm Góc, anh biết rõ những tài liệu bí mật ghê gớm nhất thậm chí cà kế hoạch chiến tranh hạt nhân của Hoa Kỳ.

Ellsberg kinh ngạc trước điều anh biết được. Những người Xô viết không chuẩn bị một cuộc tấn công bất ngờ. Còn việc nói rằng có lợi thế lớn về tên lửa xuyên lục địa, sự chênh lệch về tên lửa mà Kennedy khai thác có lẽ thực lòng trong cuộc tranh cử chống Nixon năm 1960, chỉ là một chuyện bịa đặt. Sự nhục nhã trong vụ khủng hoảng tên lửa ở Cuba lôi kéo người Xô viết tăng cường sản xuất vũ khí hạt nhân. Theo tin tình báo Mỹ, họ có 4 tên lửa xuyên lục địa và 200 máy bay ném bom đường kính hoạt động rộng. Đổi lại, các tướng đô đốc và Hải quân Mỹ chuẩn bị một cuộc chiến tranh nhiệt hạch chớp nhoáng với một số lượng lớn tên lửa ở mặt đất hoặc mang trên tàu ngầm  hay trên hàng nghìn máy bay. Kế hoạch của Bộ tổng tham mưu cho phép giết khoảng 325 triệu dân Liên Xô và Trung Quốc. Nếu thêm vào đó một số vụ tấn công ở Đông Âu, những cơn mưa phóng xạ trong các nước ngoại vi như Phần Lan, Pakistan, Nhật Bản, cộng với số nạn nhân người Nga gây ra cho Hoa Kỳ trước khi bị gạch tên trên bản đồ, số người chết tổng cộng có thể lên đến 500 triệu. Ellsberg nghĩ khi so sánh , các chỉ huy quân sự Mỹ sẽ làm cho lò thiêu người của Hitler trở thành một sai lầm nhỏ. Anh gán kế hoạch ấy cho một lối suy nghĩ “ chó dại” chỉ có trong giới chỉ huy quân sự đặc biệt, các tướng của lực lượng Không quân hoàn toàn tin tưởng vào một cuộc không chiến toàn bộ. Ellsberg không thấy giải pháp nào khác ngoài một cuộc kiểm soát kiên quyết và thông minh hơn của những người thuộc phe dân sự.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #167 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2008, 11:21:55 am »

 Những người trí thức được trả thù năm 1960 với việc bầu Kennedy khi mà, như Henry Kissenger viết, “ các giáo sư lần đầu tiên thấy trách nhiệm phải chuyển từ lĩnh vực dạy học sang lĩnh vực thực hành “. Kennedy cũng mong muốn thực hiện một sự kiểm soát giới quân sự chặt chẽ hơn. Những hiểu biết và danh tiếng chuyên môn của Ellsberg là giá trị cơ bản cần thiết cho một chính phủ trí thức và đưa anh lên đỉnh cao. Rand cử anh đến Washington chiếm một vị trí thường trực trong chính quyền mới. Anh thảo nhiều giác thư cho McGeorge Bundy và McNamara đề nghị một loạt điều chỉnh chiến lược mà nhiều điều đã được đưa vào áp dụng. Tháng Mười năm 1962 khi cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba nổ ra, anh ở trong bộ phận khắc phục khủng hoảng của Lầu Năm Góc và bộ Ngoại giao. Năm 1964, anh thành công đến mức được chọn làm trợ lý đặc biệt của John McNaughton, nguyên giáo sư luật trường Havard, đã trở thành người có vị trí thứ hai sau McNamara về những vấn đề quốc tế. Anh rời Công ty Rand vào làm việc cho chính phủ với vị trí cao nhất trong cơ cấu hành chính, tương đương một viên tướng cấp cao trong hệ thống quân sự.

Ellsberg càng thành công trong sự nghiệp, cuộc sống riêng tư của anh càng ảm đạm. Vợ anh không yêu anh nữa và đòi ly dị. Họ có hai đứa con. Hôn nhân tan vỡ nhấn chìm Ellsberg trong sự thất vọng sâu xa. Anh hoàn toàn mắc vào cuộc chiến tranh Việt Nam vì công việc với McNaughton và chắc  sớm hay muộn sẽ tham gia vào cuộc chiến đấu vì tính lãng mạn và ý muốn thử nghiệm đã làm anh kéo dài thời gian ở Hải quân. Sự tuyệt vọng trong tâm hồn buộc anh có ngay sự đối đầu với một tranh chấp mới dữ dội. Giữa năm 1965, anh cố vận động để được cử sang Việt Nam làm chỉ huy một đại đội Hải quân. Người ta nói trước vì những chức vụ cao của anh ở phía dân sự, cấp trên chắc chắn sẽ đưa anh vào làm việc ở ban tham mưu, điều mà anh không hề quan tâm. Anh bèn đề nghị Lansdale đưa anh vào  nhóm của ông và Lansdale vẫn luôn nhạy cảm về tính năng động và sự thông minh, sung sướng được tiếp nhận anh. McNaughton không cố giữ anh lại. Ông bắt đầu hơi bực mình về Ellsberg, thỉnh thoảng thiếu kín đáo và cần khoe khoang hiểu biết, một thói xấu mà sự suy sụp tình cảm càng làm cho anh mắc nặng thêm. Cẩn thận là một vấn đề sống còn của mọi chính quyền và sự thiếu kín đáo có thể làm đổ sụp sự nghiệp ở Lầu Năm Góc của McNamara.

Vann là người trong danh sách những người cần gặp mà Ellsberg mang sang Việt Nam . Sau cuộc thăm Hậu Nghĩa đầu tiên với Lansdale, anh trở lại đó vào giữa tháng Mười, ở ba ngày nói chuyện với Vann và tham quan trong tỉnh. Chuyến đi này hoán cải Ellsberg và anh  nhiệt tình say sưa với chiến lược cách mạng xã hội của Vann.

Sự tự kỷ thường kích thích các đồng nghiệp của Ellsberg trong môi trường cạnh tranh gay gắt đã trở nên nhẹ nhàng trong quan hệ của anh với Vann. Những năm ở Việt Nam làm nảy sinh ham muốn phiêu lưu, lòng say mê và tính nhạy cảm trong tính cách phức tạp của Ellsberg. Ba mươi tư tuổi, phong thái nhẹ nhàng, nụ cười thường mỉa mai trên khuôn mặt mỏng, đôi mắt xám xanh ánh lên vẻ tò mò, nét hóm hỉnh chế giễu tạo nên một nhân vật rất dễ mến. Đối với Ellsberg, Vann là một mẫu người hành động. Sự thấp kém của một kẻ nghèo hèn miền Nam lộ ra rõ khi anh ca ngợi thành quả học hành của Ellsberg. Với những người không phải bạn chung, anh nói về anh ta “ ông tiến sĩ Dan Ellsberg”. Hoán cải một người như thế theo ý tưởng của mình làm Vann hoan hỉ. Anh hy vọng một ngày nào đó Ellsberg sẽ cổ động cho những ý tưởng của họ. Nói cho cùng, Ellsberg cùng một giòng giống trí thức như những người gần quyền lực ở Washington. Nhưng tình bạn của Vann đối với Ellsberg vượt ra ngoài tính toán lợi lộc. Anh thích cùng đi với nhau và Ellsberg luôn sẵn sàng đi tới những nơi mà Vann hướng dẫn.

Đấy là sự kiện đặc biệt trong tháng Chạp năm 1965. Thời kỳ ấy Vann được đề bạt làm cố vấn dân sự bên cạnh tướng Jonathan Seaman, chỉ huy lực lượng Mỹ của Quân đoàn 3. Vann đã bắt đầu khảo sát có phương pháp toàn vùng. Cho đến lúc đó, anh chỉ hoạt động ở các tỉnh gần Sài Gòn . Lần này sẽ phải khác.

Ellsberg đề nghị đi cùng anh, họ dự kiến sáng thứ bảy đi sớm, lên xe trước hết đến Xuân Lộc ở trung tâm vùng cao su, cách Sài Gòn 95 cây số về phía đông bắc. Họ phải đến đấy vào buổi trưa, ăn  nhanh, nói chuyện với các cố vấn rồi lại đi 130 cây số đến Hàm Tân, một làng gần bờ biển , là tỉnh lỵ. Họ qua đêm ở đấy rồi trở về Sài Gòn theo đường cũ.

Tối thứ sáu, họ nói chuyện về chuyến đi với một tùy viên sứ quán trẻ có công việc đi thăm Việt Nam nhằm nắm những thái độ chính trị và điều kiện an ninh. Cũng như hầu hết các sĩ quan Mỹ, anh ta chỉ đi bằng máy bay hoặc trực thăng. Do đã từ lâu chưa ra khỏi Sài Gòn anh ta đề nghị Vann và Ellsberg cho đi cùng.

Cho đến Biên Hòa mọi việc đều suôn sẻ. Sau đó họ chỉ còn lại với nhau. Nhân viên ngoại giao trẻ ngạc nhiên nhìn những cọc hàng rào các ấp chiến lược cũ chỉ còn lòng thòng mấy đoạn dây thép gai, những đồn tiền tiêu bị đốt cháy, những băng đất cắt nhựa đường mà lực lượng Sài Gòn lấp hào Việt cộng đào để cản trở giao thông.

-   John, tôi không có quyền tiếp tục như thế này, anh tùy viên Đại sứ quán nói. Chúng ta không được đi trên đường, có lệnh không được để bị bắt làm tù binh. Tốt hơn là tôi lên một chiếc trực thăng.

Vann dừng lại trong một trại quân đội Việt Nam , ủy thác anh cho các cố vấn Mỹ. Họ gặp lại anh ở đợt nghỉ đầu, Xuân Lộc; anh ta đã đến đó bằng trực thăng. Anh có vẻ ngây ngô. Trong bữa ăn trưa, các cố vấn Mỹ đối xử với Vann và Ellsberg một cách tôn kính như cánh quân nhân đối với những người dũng cảm. Họ không ngớt hỏi về những gì các anh thấy trên đường đi. Việc tiếp đón và không khí trong câu chuyện làm anh chàng dân sự bạo dạn lên. Anh nói với hai người :

“Mẹ kiếp, tôi tiếp tục đi với các anh”.

Họ lại ra đi trong chiếc xe bọc thép thám báo. Vann sử dụng nó vì có bốn bánh xe cơ động, khi cần có thể bỏ đường đi và lăn bánh trên mọi địa hình. Anh cầm lái, Ellsberg ngồi bên cạnh, tùy viên Đại sứ quán ngồi ở ghế sau.

Họ vừa ra khỏi Xuân Lộc thì con đường đi sâu vào một trong những khu rừng dày nhất mà Ellsberg chưa từng thấy ở Việt Nam . Qua sự chỉ dẫn của Vann trong những chuyến đi trước, anh biết nên đối phó ra sao. Anh kiểm tra quả lựu đạn trong tầm tay, lắp đạn vào khẩu tiểu liên và ngồi với tư thế có thể bắn ngay qua cửa sổ. Vann chỉ cầm lái một tay và đểu khẩu M-16 tự động sẵn sàng nhả đạn. Nhưng Ellsberg tự hỏi họ sẽ làm thế nào được : từ khi không được chăm sóc, khu rừng lấn ra đường chỉ đủ chỗ cho một chiếc xe. Cây cối um tùm đến nỗi Ellsberg sợ nếu đưa súng ra sẽ mắc vào cành lá. Rồi con đường bắt đầu đi vòng vèo, không còn thấy gì nữa. Ellsberg nghĩ chỉ một mình cô gái 7 tuổi với khẩu súng tự động cũng có thể phục kích cả một trung đoàn qua khu rừng này.

Hoàn cảnh càng khó khăn, Vann và Ellsberg càng ba hoa. Điều ấy rất quan trọng đối với họ vì họ muốn tự chủ và kích thích giác quan trước nguy hiểm.

Anh tùy viên trẻ câm lặng trong một thời gian. Họ đã đi khỏi Xuân Lộc 20 phút; anh cố gặng hỏi :

-   John, sự an toàn trên con đường này ra so ?
-   Rất xấu, Vann trả lời.
-   Thế thì tôi muốn trở về tốt hơn.

Vann tìm một chỗ quay xe, cau có trở lại Xuân Lộc. Anh chỉ bình tĩnh lại khi ra khỏi con đường trong rừng, lần này cả hai tay cầm lái để đi vòng nhanh và lấy lại thì giờ đã mất. Anh nó với Ellsberg :

-   Này, anh thấy không, tôi nghĩ anh ta không đủ gan đi lại lần thứ hai nữa.
-   Nhưng, lạy Chúa, tại sao anh nói như thế về sự an toàn ? Ellsberg vừa cười, vừa hỏi.
-   Thế anh muốn tôi nói sao khác được ?

Vann phá lên cười, buông tay lái chỉ vào khu rừng đáng sợ hãi ở cả hai phía “

-   Anh nhìn đấy xem !

Về Hàm Tân, họ dừng lại trước ngôi nhà các cố vấn quân sự ở, bước vào và tự giới thiệu. Một sĩ quan trẻ ở bên ngoài quan sát chiếc xem thám báo. Anh nhìn Vann, Ellsberg rồi nhìn vào chiếc xe, nhìn lại hai người và hỏi :

“ Các anh vào trong ấy à ?”

Họ trả lời “ vâng” với giọng hết sức bình thản.

-   Nhưng con đường được mở rồi chăng ?Một sĩ quan khác sửng sốt hỏi.
-   Dù sao thì bây giờ nó đã được mở ! Vann trả lời.

Họ là những người Mỹ đầu tiên đi qua con đường ấy từ một năm nay.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #168 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2008, 03:00:43 pm »

 Tình dục như một mối nguy hại, là một điểm chung khác làm Vann và Ellsberg gần với  nhau. Ramsey chưa bao giờ tỏ ra quan tâm đến điều ấy lắm nhưng nó là sự quan tâm hàng đầu của Vann. Vì thế, Vann nói với anh việc săn lùng gái ở Sài Gòn chỉ là sự tiêu khiển nhất thời của những người chưa vợ ỏ hải ngoại, còn anh là một người đàn ông đứng đắn, đã có gia đình, chỉ lo săn sóc Mary Jane va giáo dục các con. Ellsberg không có nhu cầu như Vann nhưng quan hệ tình dục đối với anh là quan trọng và anh không giấu giếm điều đó. Khi Vann phát hiện ra, anh hỏi bạn chi tiết về những thành công trong tình ái và anh này sẵn sàng thổ lộ. Vì vậy, anh cho phép mình thành thật hơn về quá khứ của mình. Anh tâm sự với Ellsberg cuộc hôn nhân của anh giò chỉ còn là hình thức. Anh tôn trọng Mary Jane nhưng không yêu. Họ không có gì phù hợp với nhau. Anh cũng kể chuyện với Ellsberg vụ quan hệ tình dục với gái vị thành niên và tuy anh đã thắng điều tra viên, người ta đã chặn con đường thăng cấp tướng của anh.

Việc họ ở hai nhà bên cạnh nhau ở Sài Gòn càng củng cố thêm tình bạn của họ. Tuy mùa thu năm 1965, phần lớn thời gian Vann ở nông thôn nhưng AID cho anh có quyền có một ngôi nhà ở Sài Gòn . Anh ở một biệt thự gần biệt thự của Westmoreland cùng một người bạn khác, đại tá George Jacobson. Vann gọi ông ấy là “người sĩ quan hoàn hảo của ban tham mưu” không hề chế giễu vì Jacobson đã chiến đấu trong cuộc chiến tranh Pháp – Đức trong một chiếc xe bọc thép trinh sát. Đây là một người cao lớn, lực lưỡng, 50 tuổi, có ria và giọng nói trầm. Ông có tư thế đáng kính bẩm sinh, nồng hậu và thái độ cẩn trọng. Ông bắt đầu kiếm sống bằng nghề ảo thuật cho đến lúc vào lính từ đầu Thế chiến thứ hai. Trong 24 năm binh nghiệp, ông học theo tính cách và suy nghĩ của cấp trên để tránh bị gán ghép hoặc định kiến. Khi có những khó khăn không nên làm phiền thủ trưởng hoặc ông này không muốn nghe, Jocobson tự giải quyết lấy hoặc gác lại tạm thời. Sau đó, ông tế nhị cố gắng đưa thủ trưởng sang những vấn đề quan trọng khác có lẽ giải quyết được.

Năm 1965, Jacobson thấy đã chiến đấu đủ rồi, xin chuyển sang AID làm công việc bình định. Ông chính thức là cấp trên trực tiếp của Vann và là người bảo vệ không chính thức của anh đối với cấp trên. Quan hệ của họ dễ dàng vì họ bổ sung cho nhau : Vann là sự tiếp xúc trực tiếp của ông với thực tế nông thôn. Một lý do riêng khác làm hai người hòa hợp với nhau khi ở chung nhà. Jacobson từ tốn hơn, không bị ám ảnh như Vann về đàn bà nhưng ông cũng xem việc săn lùng đàn bà là cách sử dụng thì giờ rỗi tốt nhất. Ellsberg may mắn không phải chia sẻ nhà bênh cạnh với ai. Vị trí của anh trong chính quyền cho anh có quyền ở một mình một biệt thự. Anh đưa cho Vann một chìa khóa để anh tự do sử dụng chỗ khi có cuộc hẹn có thể làm phiền Jacobson.

Trước năm 1965, đàn bà và trẻ con ở Việt Nam đã củng cố qui ước đối với quan chức Mỹ cao và trung cấp. Đặc ân trong một nước nghèo châu Á có nhiều con gái rất đẹp cho đến lúc đó chỉ dành cho lính sĩ quan và viên chức dân sự trẻ. Một số người có vị trí dĩ nhiên cũng đôi lúc tham gia. Nhưng để bảo vệ sự nghiệp họ phải rất kín đáo như Vann năm 1962 và 1963 khi anh có những quan hệ ở Sài Gòn hoặc trên bãi biển Vũng Tàu. Khi các gia đình di tản vào đầu năm 1965 để “thoát cầu” như khẩu hiệu của Dean Rusk với dự kiến ném bom miền Bắc, những qui ước đó cũng mất luôn. Người Mỹ trở thành những người đàn ông được hưởng ân huệ tình dục. Một quan chức dân sự cao cấp được nhiều người biết tiếng công khai đưa tình nhâ về nhà, đưa đến các buổi lễ chính thức có phái đoàn ngoại giao và vợ các quan chức Việt Nam . Tư cách của ông ta vừa không được chấp nhận vừa gây thèm muốn. Cũng phải nói tình nhân của ông đẹp đặc biệt. Khi kết thúc, ông ta về Hoa Kỳ với vợ. Cô tình nhân của ông tiếp tục lên giường với những người Mỹ khác cho đến lúc tìm được một người yêu sẽ đưa cô ta đi cùng, sang Paris khi thời hạn phục vụ chấm dứt.

Bây giờ, người ta cho là bình thường khi một cô tình nhân được đưa về làm nội trợ trong nhà, khi đưa một người đàn bà về ban đêm hoặc quan tâm gần gũi với một cô thư ký Việt Nam sau những giờ làm việc mà cô ta không thể từ chối do sợ mất chỗ làm. Hành động ấy coi như hoàn toàn chấp nhận được kể cả đối với những người có gia đình tương đối gần, ở Bangkok hay Philippines hoặc tháng nào vợ cũng đến thăm. Vann thì nêu lên những nguy hiểm của chiến tranh để Mary Jane và con cái thật xa ở Colorado. Cuối cùng những người đàn ông làm việc vất vả cũng có quyền thư giãn một ít. Như Ellsworth Bunker, một chuyên gia trực tiếp nhận xét sự phóng đãng đã nói “ Trong góc, hôn bao nhiêu thì hôn, tôi nghĩ việc ấy cũng có lợi là sẽ làm cho họ cố gắng trong chiến tranh “.

Trong môi trường ấy, Vann có thể thả mình theo xu hướng tự nhiên sống buông thả, điều mà anh không cho phép mình làm ở Hoa Kỳ hoặc ở một nơi nào khác vì sợ ảnh hưởng đến nghề nghiệp. Ellsberg không chỉ là người bạn duy nhất nhận xét Vann mỗi ngày có thể làm tình với hai hay ba người đàn bà khác nhau. Sau lần gặp gỡ cuối cùng trong đêm, anh có thể ngồi vào bàn giấy làm việc, đọc hoặc viết báo cáo, tập trung tuyệt đối cho đến gần sáng.

Ngoài những chơi bời tình cờ không tính xuể, Vann quan hệ lâu dài với hai người đàn bà Việt Nam trong nhiều năm mà nhờ anh khôn khéo người này không biết có người kia. Anh gặp Lee, người thứ nhất, một buổi chiều thứ sáu tháng Mười một năm 1965. Cô đứng trên hè trước nhà mình ở một đường phố chính Sài Gòn chờ gọi taxi đi dạy tiếng Anh tại một trường tiểu học . Anh dừng xe cách cô mấy mét, xuống gỡ chiếc kẹo cao su vừa dính vào đế giày. Đấy là một trong những mưu mẹo của anh. Khi đề nghị được đưa cô đi và cô nhận lời, anh ngạc nhiên thấy cô nói thạo tiếng Anh, nghĩ cô là một sinh viên. Cô ăn bận rất đơn giản, mái tóc đen dài xõa trên vai. Năm ngày nữa cô sẽ 21 tuổi, hơn cô em gái hai tuổi. Anh đã 41. Đưa cô đến trường, anh mời cô đi ăn tối vào chủ nhật tới. Cô đã thấy chiếc nhẫn cưới của anh và trả lời đồng ý. Cô nói rõ anh phải đến cổng trường đón vì gia đình không tán thành cô đi với một người Mỹ và hàng xóm sẽ chê cười.

Khi họ gặp nhau tối chủ nhật, chiếc nhẫn cưới biến mất, cô không bao giờ thấy lại nữa. Sau bữa ăn và buổi tối trong một hộp đêm sang trọng, cô hỏi anh có mấy đứa con. Anh trả lời không có đứa nào vì vợ anh không thể có con. Họ đã chia tay nhau bốn năm nay và anh tìm một ai đó anh yêu và sẽ cưới. Cô hỏi anh bao nhiêu tuổi, anh đáp 36. Cô định thứ tư tiếp đó cô nghỉ một ngày trong ngày sinh nhật của mình. Anh khẳng định hôm ấy anh cũng tự do. Hôm ấy, họ đi bể bơi Chợ Lớn dành cho sĩ quan Mỹ. Khi thấy cô bận đồ tắm anh hiểu mình rất may mắn được gặp cô. Sau bữa ăn tối , họ làm tình trong phòng ngôi nhà anh ở chung với Jacobson.
Logged
TraitimdungcamHP
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 505


« Trả lời #169 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2008, 01:39:40 pm »

Lee thuộc về một gia đình trước đây rất thịnh vượng ở Nam Bọ. Ông nội là bộ trưởng Tài chính của Bảo Đại rồi thời Diệm một thời gian phụ trách Nhà băng quốc gia. Bố cô làm ỏ Sở mật thám trước năm 1954 rồi vào nhà băng. Bố mẹ cô giữ quốc tịch và hộ chiếu Pháp. Theo gợi ý của bố, cô học tiếng Anh là ngoại ngữ thứ hai trong những trường Pháp ở Sài Gòn . Cô cũng đã theo học những lớp của Hội Việt-Mỹ. Ở nhà cô nói tiếng Việt lẫn tiếng Pháp và sau này phải học nói và viết tiếng nước mình. Bố cô muốn sau này phải học ở Sài Gòn hoặc ở Pháp về khoa dược hoặc y. Tuy Lee thông minh nhưng không phải là một cô gái trí thức và tương đối sách vở. Cô muốn độc lập về kinh tế. Thời kỳ ấy việc dạy tiếng Anh là một công việc kiếm ra tiền. Hình như mỗi chàng trai thành đạt không phải phục vụ trong Quân lực Cộng hòa và mỗi cô gái có tiền học đều mong biết tiếng Anh để có công việc làm với người Mỹ. Khi gặp Vann, Lee thường xuyên có 50 học sinh và kiếm được nhiều tiền.

Tuy Lee rất ưa nhìn nhưng thân hình không mảnh mai như những phụ nữ Việt Nam điển hình làm những người Mỹ phải quay đầu ngắm. Nhưng cô cũng là một thách thức về sinh lực đối với Vann. Ngoài ra, cô biết tiếng Anh, thông minh và quyết đoán nên sẽ là một người bạn đời thú vị.

Cuộc phiêu lưu tình ái của họ phát triển thành một sự việc nghiêm chỉnh khi Vann được giao chỉ đạo chương trình mới về huấn luyện những nhóm người Việt Nam làm công việc bình định vào cuối năm 1965. Anh thường đi lại giữa Sài Gòn và Vũng Tàu, thường về Sài Gòn bằng máy bay buổi chiều. Anh đến đón Lee ở trường sau giờ học cuối. Họ ăn tối tại nhà anh ở cùng Jacobson, làm tình, đưa cô về nhà rồi trở về nghiên cứu hồ sơ. Cuối tuần anh đưa cô đi ăn tối ở một nhà hàng Pháp hoặc Trung Hoa rồi vào hộp đêm; ngày chủ nhật đôi khi họ đi tắm biển Vũng Tàu. Vann nhờ một anh bạn đại úy Quân lực Cộng hòa làm cho một biển số Pháp cho xe mình và Lee không sợ những quả lựu đạn để trên ghế ngồi cạnh mình. Cô sẵn sàng tiếp tục cho đến khi cưới nhau vì ngay từ khi trưởng thành cô đã quyết định không lấy người Việt. Cô cho rằng, trừ một số ngoại lệ họ đối xử thô bạo với vợ và những người vợ trở thành nạn nhân. Bố cô đã xác nhận cảm tưởng ấy. Ông lấy một người vợ hai và đi lại giữa hai nhà. Lee không có ý định theo con đường của mẹ.

Sau một thời gian, cô bắt đầu tự hỏi Vann có lừa dối mình không. Một số hôm anh đến sớm tìm cô để có thể làm tình cuối buổi chiều rồi đưa cô đến trường dạy lớp tối. Thỉnh thoảng, anh tắm rồi mặc một chiếc quần lịch sự, áo sơ mi trằng, thắt cà vạt. Sơ mi và cà vạt đủ để đi ăn tối trong một nhà hàng ở Sài Gòn , dù có điều hòa nhiệt đội thì mặc áo vét vẫn nặng nề. Gần một tháng sau cuộc gặp nhau lần đầu, anh làm hỏng một phần lời nói trước khi tỏ ra không ngượng ngùng thú nhận mình đã có con. Sau đó, anh công nhận mình già hơn tuổi đã nói với cô. Nhưng anh muốn cô đến mức không ngăn được mình nói dối. Cô tha thứ cho anh. Nhưng anh lại đoán chắc với cô rằng Mary Jane và anh đã chia tay  nhau, trong đợt nghỉ phép tới anh sẽ ly dị. Và mỗi lần chiếc sơ mi trắng à cà vạt gợi lên mối nghi ngờ về cuộc hẹn gặp một người nào khác, anh lại lừa cô, bảo rằng có cuộc họp quan trọng cần ăn mặc tử tế.

Những nghi ngờ của Lee thật xác đáng. Mùa xuân năm 1966, Vann bắt đầu một cuộc phiêu lưu mới với cô gái sẽ trở thành người tình thứ hai của anh và sau này là mẹ đứa con của họ. Anh dành trí óc cho những hoạt động tình ái dồi dào như trong cuộc đua tranh sự nghiệp. Anh biết chơi trò tình cờ có mặt trong một ngày mưa để dùng xe đưa giúp về nhà. Người Mỹ đã nghiên cứu từng chi tiết một buổi chiều trời nắg dừng lại gỡ chiếc kẹo cao su dính vào đế giàu hoặc uể oải đi dạo chỗ những cô gái trẻ Việt Nam thường tập trung. Một trong những vùng săn mồi là chỗ Hội Mỹ - Việt mở những lớp học tiếng Anh. Buổi chiều thứ báy ngày 2 tháng Tư năm 1966, anh bỗng gặp Annie ở đây.

Một cô gái lãng mãn 17 tuổi, học trường trung học Đà Lạt. Cô đã gặp nhiều chàng trai cùng lứa tuổi ở đây nhưng không anh nào quan tâm đặc biệt đến cô. Cô trở về Sài Gòn trong ba tháng hè và tranh thủ học nâng cao tiếng Anh.

Vann nhìn qua đã biết tìm đúng một tâm hồn đang cô đơn. Anh tiến lại, khen cô đẹp và ăn mặc lịch sự. Anh giải thích mình đến gặp một người bạn đại úy Mỹ tình nguyện dạy học ở đây. Vann nói rất muốn có một người như cô để học tiếng Viêt. Cô cười, trả lời cũng muốn có một người bạn Mỹ dạy cho tiếng Anh. Cô nhận lời để anh đưa về nhà.

Trong xe, cô nghe lại câu chuyện của cô gái trẻ người Đức khóc lóc kể lể với Mary Jane 10 năm trước. Lời than phiền Annie nghe về “ sự chia cắt với vợ và đang tìm một người đàn bà khác để yêu và thành hôn “ ít bịa đặt hơn lời anh đã kể với Lee. Anh thấy không cần thiết phải nói dối về con cái nữa. Anh xin hẹn gặp. Cô từ chối vì thời gian này đang bận nhiều. “ Được lắm, tôi sẽ chờ “. Buổi học tiếp đó, anh lại đã sẵn sàng ở đó để đưa cô về nhà. Cô cho anh số máy điện thoại. Anh gọi cô nhiều lần cho đến khi cô nhận lời anh mời đi ăn tối ở một nhà hàng gần bờ sông. Cô giữ mãi kỷ niệm của “ một người đàn ông lý tưởng, rất đáng yêu, dịu dàng, tế nhị và luôn luôn kiên trì “. Sau bữa ăn, anh đưa cô về nhà mình và gợi ý vào xem chỗ anh sống. “ Không phải bây giờ “, cô nói.

Anh rất ngạc  nhiên khi cô nhận lên giường cùng anh sau nhiều lần đi ăn nhà hàng Pháp hoặc Trung Hoa. Lần này, họ vào nhà Ellsberg vì Jacoboson tối ấy có khách. Do cô dễ dàng lên xe anh lần đầu, anh suy luận cô đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này nhưng còn rụt rè. Thực ra, cô còn trinh nguyên.

Tháng Bảy , cô trở lại trường học ở Đà Lạt nhưng không thể học hành nghiêm chỉnh được. Vann trở thành mối bận tâm hàng đầu của cô. Cô viết cho anh những bức thư cháy bỏng và anh đã trả lời. Cô ngạc nhiên thấy anh đi máy bay lên Đà Lạt trong một đợt nghỉ cuối tuần. Bố mẹ cô bắt đầu nhận ra có điều gì đấy không suôn sẻ khi thấy điểm của cô trước đó khá cao , bỗng nhiên tụt hẳn xuống. Tháng Chín, cô trở về Sài Gòn đi đám tang bà rồi từ chối không lên Đà Lạt nữa, tuyên bố sẽ tìm việc làm ở Sài Gòn . Bố cô rất khổ tâm. Cô là con trưởng và ông nuôi tham vọng về cô. Gia đình cô khá giả, bố gốc Trung Hoa và mẹ Việt Nam . Bố cô học kinh tế, tài chính ở Pháp và Anh. Ông sống 12 năm ở nước ngoài, nhất là ở Pháp, về Việt Nam sau Thế chiến thứ hai, một thời gian làm cố vấn kinh tế cho Bảo Đại. Sau đó ông làm ở công ty xuất nhập khẩu và bảo hiểm. Annie đã qua tú tài phần một ở Đà Lạt và bố cô muốn gửi cô sang Paris học y hoặc dược khoa sau khi đỗ phần hai.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM