Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 02:02:48 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Có một cuộc đời và một tình yêu như thế - Phần II  (Đọc 200425 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #550 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2014, 02:37:35 pm »

PHẦN II ( Tiếp theo)  “Có một cuộc đời……”

    Chia tay với nhà văn.

      Lại một ngày hè rất nắng. Công việc chiều nay chỉ có một mình sẽ khá là bận rộn, lại còn thêm việc đánh rửa dụng cụ cuối tuần. Mình phải ra phòng làm việc sớm hơn giờ báo thức, chiều tối mình còn một việc sang lán Nội 2 thăm nhà văn như đã định bụng từ chiều qua. Đã  mấy chiều rồi anh Nam Hà nghĩ mình bận trực nên đã không sang. Tôi thầm nhủ mình như vậy.

    Tôi men theo hàng cây, hai chân thoắt nhanh ra phòng Hóa Nghiệm. Cái nóng nắng ngoài trời càng làm cho căn phòng chật hẹp đủ mủi Hóa chất và mùi các bệnh phẩm lấy từ bệnh nhân bốc lên thấy khó chịu. Tôi bước vào mở toang hai cánh cửa phòng rồi đứng ra phía hiên ngoài cho cảm giác khó chịu ấy bay đi chút ít. Còn sớm các lán bệnh chuyên khoa bệnh nhân thấy còn yên lặng, thỉnh thoảng có thúng thắng tiếng ho khan của ai đó. Trời nắng nóng thế này các anh bệnh nhân chắc nằm mà phe phẩy quạt nan chứ làm sao mà ngủ được.

     Nhìn ra cái sân đất trước khu lán bệnh dãy chuyên khoa nắng sáng trắng đến lóa mắt trải khắp mặt sân, những ngọn cây không có gió buồn ngậm nắng, đứng im phăng phắc. Trước cửa phòng Tai – Mũi – Họng đàn chuồn chuồn vàng đang thi nhau diễu nắng, chao lên, liệng xuống phía góc sân. Một không gian buổi trưa rất buồn.

      Trở vào phòng! Tôi kéo hờ hai cánh cửa, kéo tấm rido che kín phía ngoài chuẩn bị dụng cụ cho công việc chiều nay. Chợt tôi nghe như có tiếng động cửa phía ngoài. Có lẽ bệnh nhân nào đó đã đi khám bệnh buổi chiều? Nắng thế này mà họ đi khám bệnh sớm, có khi còn tăng thêm bệnh.

     Rồi tiếng bước chân vẫn qua lại phía ngoài hiên vẻ vội vã và lại có tiếng gõ cửa rất nhẹ lần hai. Tôi vội quay trở ra mở cửa xem ai!  Thật là giật mình. Trước mắt tôi là nhà văn. Trên vai anh còn có cả ba lô và vẫn cái túi Dết là bạn hàng ngày.

- Chào anh Nam Hà! Trời còn đang nắng thế này mà anh đi đâu?

     Anh bước vào nhà. Tôi đỡ dùm anh chiếc túi Dết nặng nề là những cuốn tiểu thuyết và những tập tư liệu quý anh mang ra từ chiến trường.

   - Anh phải ra viện gấp mà em! Ban sáng nhận tin báo muộn, anh còn hoàn tất thủ tục ra viên đột xuât nên không kịp ra báo tin cho em.

   - Anh đã ra viện hay sao? Sao hôm trước anh nói là còn phải nằm viện đến hơn tuần lễ nữa cơ mà! Mà sao anh vội vã đi trong lúc trời còn nắng thế này?

Một nụ cười rất hiền.

- Ừ!  Hôm trước anh có dự định thế nhưng hôm nay Tạp chí ngoài Hà Nội điện về đoàn bộ nói anh phải về Hà Nội ngay. Ra ngoài đó vừa điều trị vừa còn công việc chung. Các tư liệu anh mang từ chiến trường về ngoài Tạp chí đang rất cần. Giờ anh về dưới đội lấy mấy thứ tư trang cá nhân, chiều  sẽ có xe đón anh cùng một số các anh nhà văn và nhac sỹ cùng đi luôn.

- Cả anh Triệu Bôn và chú nhạc sỹ Phong Kỳ cùng đi hả anh?

- Có lẽ là thế!

     Vẫn động tác quen thuôc. Nhà văn kéo khóa túi lấy ra một tập truyện không dày và cũng không mỏng. Bìa cuốn truyện được in màu tím nhạt có tựa đề Ký sự” Trên chốt thép” của nhà văn Nam Hà. Anh đưa cho tôi cuốn truyện rồi anh mở tiếp ngăn phụ túi Dết lấy ra một tờ giấy to gấp làm 4.

   - Còn đây là bài thơ mà em thích, về xuất xứ của bài thơ và cuốn ký sự anh đã nói chuyện với em hôm trước. Mình chưa nói truyện được nhiều nhưng dù sao cô Hóa nghiệm và những người lính quân y ở đây cũng đã để lại cho anh một kỷ niệm đáng nhớ trong anh sau hơn mười năm vào chiến trường được về an dưỡng và chữa bệnh ở một bệnh xá ngoài hậu phương. Tiếc là anh ở đây thời gian còn ít quá! Chưa hiểu được nhiều về nơi đây. Có lẽ thời gian giờ không còn nhiều. Anh Nam Hà đứng dậy, vẫn nụ cười rất hiền và bàn tay gày đen xạm nắng chiến trường anh đưa về phía tôi.

-   Cho anh bắt tay người em gái của khu ba một lần.

     Má tôi nóng bừng và thấy run run khi đưa bàn tay mình ra cho nhà văn nắm lấy. Đời mình đã bao giờ dám bắt tay với người khác giới thế này đâu. Đến cả T mà mình cũng chưa có lúc nào dám thế. Nhưng có lẽ chuyện bắt tay thế này do là mình chưa quen nên thấy ngại. Còn nhà văn chắc họ coi chuyện bắt tay thế này với bạn bè là rất bình thường.

-   Em ở lại mạnh khỏe nhé! Anh về tạp chí vì công việc rồi kết hợp chữa bệnh ngoài đó nghỉ ngơi lại sức rồi người trong cuộc phải bắt tay vào viết truyện cho người đọc kịp hiểu sâu hơn về cuộc chiến tranh ở vùng miền Đông Nam bộ. Khi sức khỏe cho phép, có lẽ anh sẽ có một chuyến sang tham nước bạn Hunggari. Nơi có dòng sông Danuyp xanh mà em đã được cảm nhận vẻ đẹp của dòng sông qua hai cuốn tiểu thuyết mà em đã đọc. Có điều kiện anh sẽ gặp lại em sau!

-   Dạ vâng! Em cảm ơn anh.

    Sau cái bắt tay xã giao với người khác giới lần đầu tiên trong đời con gái. Tôi tiễn nhà văn đi lên khỏi dốc đê. Nắng trưa triền sông Châu đang đuổi theo nhuốm cả vào cái dáng gày cao của nhà văn.

     Bài thơ anh viết trên tờ giấy khổ rộng trắng ngờ màu phù Sa. Chữ anh viết rất dài như chiều dài của bài thơ vậy. Dòng đầu tiên là đầu đề của bài thơ anh viết chữ in hoa”CHÚNG CON CHIẾN ĐẤU CHO NGƯỜI SỐNG MÃI VIỆT NAM ƠI!”

  Dưới dòng đầu đề của bài thơ là hai câu thơ mà mình đọc và câu chuyện đã được nghe anh kể những đêm dài trên đường Trường Sơn hành quân vào chiến trường, cái cảm nhận của nhà văn nghĩ về Đất nước, về con người, về cuộc chiến tranh. Thì đây chính là lời giới thiệu xuất xứ của bài thơ từ hai câu thơ ấy!.

 “ Đường dài đi giữa Trường Sơn.
   Nghe vọng bài ca đất nước……”  Xuống dòng.

Bài thơ có 9 khổ thơ dài ngắn khác nhau và có đến 9 từ Đất nước!  Dấu chấm than là lúc xuống dòng cho mỗi khổ thơ.

     Dòng cuối cùng sát lề bên dưới anh ghi.

                                             Trường Sơn: mùa hè 1964.
                                             Bình Thuận : 6/1966.
 
     Thân tặng XV bài thơ mà em thích,  nhân ngày anh trở lại Hậu phương miền Bắc. Tạm xa . ký tên Nam Hà.
 Còn phía mặt sau bìa cuốn ký sự: có thêm dòng địa chỉ Quê anh. Nam Hà(Trúc Hà) xã Bắc Sơn, Huyện Đô Lương, Tỉnh Nghệ An.

    Tôi vẫn đứng cầm bài thơ và cuốn ký sự trên tay nép váo bóng hàng tre tránh nắng mắt vẫn nhìn theo bóng nhà văn mà lòng phấn chấn, cũng một chút bâng khuâng. Bài thơ này bấy nay mình yêu thích. Trong trang nhật ký đường đi khi viết về lúc chia tay T mình đã nhắc nhiều đến một khổ thơ thật hay.

   “Đất nước!
    Của những người con gái con trai…………
    Nước mắt chỉ dành cho ngày gặp mặt.”

    T ơi! Bến sông trưa nay nắng đến lóa mắt, gió vẫn yên, sóng ngoài sông Châu vẫn lặng. Em vẫn đang chờ tin anh. Hai tuần trăng rồi ngày vui trọn vẹn đã về. Nước mắt CB vẫn còn rất nhiều để giành cho anh, giành cho ngày ta gặp mặt.

       Tiếng kẻng báo thức từ khu nhà ban chỉ huy đã vọng ra tới bến sông Châu. Văng vẳng bên tai mình lại giọng ngâm ngọt ngào của chị Linh Nhâm bài thơ ấy! Giọng đọc trầm ấm của anh Văn Thành mang những câu thơ anh trải dài trên nốt nhạc.

       Bóng nhà văn đã khuất hẳn sang bên kia cầu phía con đường cỏ.
        Cô Hóa nghiệm của bệnh xá nhỏ bên bờ sông Châu chúc cho nhà văn chiều nay về Hà Nội gặp nhiều may mắn. CB sẽ chờ đọc những cuốn sử thi nói về cuộc chiến tranh của anh sắp ra đời  

                                      
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Bảy, 2014, 10:55:33 am gửi bởi xuanv338 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #551 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2014, 07:50:11 pm »


             Chào xuanv338! Chào các bác!

             Hay quá! Hay quá! Nhưng có điều gì đó Tranphu341 cảm thấy thật bâng khuâng và hẫng hụt. Người trai, người lính, người Sỹ quan - Một nhà Thơ Một nhà văn có tài. Thật tài. Những vần thơ của anh đã khiến cho bao người  xung phong ra trận. Cho những người con Đất Việt không sợ hy sinh xương máu, không sợ pháo hạm và những trái bom tọa độ của B52... Những bài thơ thật sự để đời cho thế hệ chúng ta.

             Riêng cá nhân Tác giả bài thơ thì chắc chắc rất thiệt thòi. Anh sẽ có nhiều hy sinh và nhiều thiệt thòi như chúng ta đã biết qua lời kể của Xuanv338. Sự chia tay thật vội vã. Nhà thơ như vậy là vô cùng cảm mến cô hóa nghiệm xinh đẹp. Nhưng có lẽ những điều nhà thơ nghĩ, nhà thơ khao khát chợt đến rồi lại phải nhanh xua đi vì những chênh lệnh của tuổi tác của ngoại hình chăng. Phải chăng nhà thơ với những căn bệnh quái ác ở lâu chiến trường làm cho cơ thể chàng trai không cường mạnh. Nhà thơ đã tự ty? Tự ty để không nói thẳng ra điều mình muốn nói.

            Giá như thời đó thông tin liên lạc mà được như bây giờ thì chắc mọi điều sẽ khác.

            Trong lúc này CB chắc đang khát khao gặp lại nhà thơ, sự bồi hồi của cái bắt tay đầu đời với người khác giới sống lại nhớ nhung. Vậy CB hãy lên đường đi thôi.

            Nhanh nhanh lên thôi CÔ HÓA NGHIỆM XINH ĐẸP ƠI!
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #552 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2014, 09:06:29 pm »

PHẦN II ( Tiếp theo)  “Có một cuộc đời……”

    Chia tay với nhà văn.
    
     Dòng cuối cùng sát lề bên dưới anh ghi.
Trường Sơn năm  mùa hè 1964.
Bình Thuận 6/1966
     Thân tặng XV bài thơ mà em thích,  nhân ngày anh trở lại Hậu phương miền Bắc. Tạm xa . ký tên Nam Hà.
 Còn phía mặt sau bìa cuốn ký sự: có thêm dòng địa chỉ Quê anh. Nam Hà(Trúc Hà) xã Bắc Sơn, Huyện Đô Lương, Tỉnh Nghệ An.

     Chắc XV vẫn còn giữ được tờ giấy nhà văn Nam Hà viết tay trao tặng?
     Mặc dù vậy tôi vẫn bái phục trí nhớ của XV. Nhớ dai như dây đay phơi tái.   Grin
  
   Vanthang341 mang nội dung XV hỏi mình bên trang Tranphu341 sang đây để trả lời luôn thể.
  "Bác vanthang341ht cũng có những dòng "nhật ký văn Thắng" thật hay . CB cũng đã dành nhiều thời gian để đọc. Vậy nên mới ăn trộm được những ngôn từ hay về viết " Có một cuộc đời......." Grin. Nghe đâu bản gốc bác viết ngoài chiến trường bằng những tờ lịch. Vừa rồi bác vanthang341 đã gửi tặng cho đại úy Hồng Gấm mang về bảo tảng QĐ IV thì phải. xuanv338 chúc các bác mạnh khỏe viết tiếp hồi ức"

    
    Đúng vậy nhân dịp gặp mặt đại úy Hồng Gấm bảo tàng QĐ4 vanthang đã tặng hết các bản gốc cho bảo tàng Quân Đoàn 4, ấy là một quyển nhật ký viết tóm tắt những ngày sống chiến đấu ở sư đoàn 341, 5 quyển lịch của các năm 1976, 1977, 1978, 1979, 1980 trong đó phần lớn là tóm tắt các sự kiện trong ngày, trong tuần, trong tháng, trong năm tặng cả cho cô đại úy xinh đẹp gần giống CB đó.  Grin

    Và đây là mấy quyển lịch Bảo tàng QĐ4 đã Poto gửi về cho vanthang

    

    Cũng trùng hợp thay trong quyển nhật ký năm 1973, đầu trang vanthang còn ghi mấy câu thơ bất hủ của nhà thơ Nam Hà (không biết các bạn có đọc ra?)

  

« Sửa lần cuối: 02 Tháng Bảy, 2014, 01:50:16 pm gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #553 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2014, 04:29:23 pm »

     xuanv338 chào bác vanthang341ht. Chào bác Tranphu341. Chào tất cả các bác.

  Thật là quý khi những CCB từ thời xa vắng vẫn còn giữ được những kỷ vật vô giá ghi lại những buồn, vui của cuộc đời. Những trang nhật ký ghi lại cả một tuổi xuân đẹp nhất đã hiến dâng trên trận tuyến đánh quân thù." Anh lính trận Lê Mã Lương " Nay là Tướng đã có câu nói bất hủ đã làm xôn xao một thế hệ Thanh niên, câu nói đã đốt lửa trái tim cho những gái , trai lên đường vào trận.

   Hồi ức của các bác CCB hôm nay như một cuốn băng ghi hình được tua lại. Thật là xúc động khi nghĩ về những hy sinh mất mát của cuộc chiến tranh, những lưu luyến tiếc thương đồng đội không về. Những tình yêu lứa đôi phải chia ly. Rồi đến cả chuyện sau cuộc chiến có những khó khăn của thời bao cấp, cả những đổi thay hôm nay của đất nước và con người

  Đời người là một cuốn tiểu thuyết rất dài mà không mấy ai được viết. Giờ trên diễn đàn VMH này mình đã tự viết và còn viết cả cho nhau. Đọc lại từng trang hồi ức của mình tự viết và đọc những trang hồi ức của bao đồng đội trên trang, mới thấy cảm ơn rất nhiều người đã đứng lên sáng lập ra diễn đàn VMH.

  bác Tranphu341@. Cảm ơn bác quan tâm tới cô Hóa nghiệm may mắn gặp được nhà văn Nam Hà, người có bài thơ bất hủ đã khơi dây cho bao trái tim của thế hệ trẻ thời đánh giặc đã "Làm bão làm giông, làm lay trời chuyển đất. Em cũng đang có ý tưởng một dịp thuận lợi gần đây em sẽ ra Hà Nội để một lần được gặp lại nhà văn. Có thể hôm nào đó bác có việc ra Hà Nội. Em xin ghé nhờ xe và lên đó còn mời bác Zinbacau, bác Tuanb5 những người có công bắc nhịp cầu nối cuộc gặp gỡ của cô Hóa Nghiệm 581 với nhà văn sau 39 năm. Có bác Tranphu341 cùng tới gặp nhà văn thì vui và hạnh phúc biết mấy. Bác yên tâm là riêng nhà văn Nam Hà sống bình dị, gần gũi và rất tôn trọng độc giả.....

  Bác vanthang341ht@! Đúng là bác là một nhà tuyên huấn kỳ cựu. Có những trang lịch ghi lại dòng nhật ký giữa chiến trường khói lửa đã mấy mươi năm mà bác vẫn còn giữ được. Bảo tảng quân khu IV họ thật may mắn có được những kỷ vật của những người sỹ quan 341. Họ đều có tâm và có tầm và cũng rất giảu tình cảm như bác Tranphu341. bác vanthang341, anh Quốc Lập...v...v. CB xin chia vui với bác. Em rất xúc động khi dòng chữ lờ mờ bác ghi lại những câu thơ của Nam Hà. Tuy chưa thật đầy đủ n]ng Nếu nhà văn Nam Hà được biết thì tuổi già cũng thấy mà vui.
 Khổ thơ bác viết em đọc được còn rõ hơn. Tuy nhiên là em đã thuộc lòng bài thơ ấy trong đầu. Khổ thơ thứ 2 có thiếu chút xíu. Nguyên bản là thế này ạ!

" Đất nước!
Của những người mẹ.
Mặc áo thay vai.
Hạt lúa củ khoai.
Bền bỉ nuôi chông, nuôi con chiến đấu"

 Còn khổ thơ trên bác viết tuy mờ nhưng em vẫn đọc được. Đó là.

" Đất nước!
Của những người con gái con trai.
Đẹp như hoa Hồng, cứng hơn sắt thép.
Xa nhau không hề rơi nước mắt.
Nước mắt chỉ giành cho ngày gặp mặt"

Và khổ thơ này còn nằm phía sau của khổ thơ trên.

   Còn bài thơ chép tay và cuốn ký sự "Trên chốt thép". Rất tiếc là vào tháng 10/1987 khi chuyển cơ quan đã bị thất lạc lý do nào thì em chưa rõ. Chỉ biết khi chuyển về cơ quan mới khi soạn tìm lại đã không còn.

Còn bài thơ và cách trình bày ý thơ của nhà văn thì em không quên được. Cảm ơn bác vanthang341ht. Trí nhớ của em cũng dai gần được như bác đấy mà! Grin.

  CB chào hai anh cả của 341. Chào tất cả các bác đang theo dõi trang nhà.


  
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Bảy, 2014, 06:21:48 am gửi bởi xuanv338 » Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #554 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2014, 03:33:27 pm »

   Chào cô CB ! Vô tình cháu đọc trên FB của bác ZinBaCau có những dòng như này, xin phép được mang về đây chia sẻ cùng mọi người, và tất nhiên, cháu đã có sự nhất trí của khổ chủ...à nhầm ...ông chủ của bài viết trên !  Grin :


Đây là tâm tư , chia sẻ của người bạn người em quê vợ Thái bình và bạn tham gia trên diễn đàn DNGN . Tôi rất trân trọng những tình cảm 1 thời của các người lính với nhau cho dù họ là ai, ở đâu chức vụ gì ...


BÀI THƠ TRỌN VẸN.

Tôi đã một lần may mắn được gặp và còn được nhà văn Nam Hà viết tặng bài thơ " Chúng con chiến đấu cho người sống mãi Việt nam ơi".Bằng chính chữ viết tay của nhà văn. Và tôi cũng đã được đọc lại nhiều lần bài thơ đăng trên các trang mạng Internet . Nhất là gần đây tình hình biển đảo có biến động, bài thơ lại được đăng tải trên nhiều trang khi viết về người lính đang ngày đêm giữ Biển

Đọc lại bài thơ của nhà văn Nam Hà hôm nay nó như khơi dậy lòng yêu nước của cả dân tộc Việt Nam. Đất nước! của những người Mẹ, đất nước! Của những người con gái con trai. Đất nước của cả những dòng sông và của bao nhiêu câu truyện.......Bài thơ bất hủ để đời của Nam Hà còn đọng lại trong trái tim bao thế hệ trẻ Việt Nam nối tiếp nhau mãi mãi.

Nghĩ về bài thơ lại nhớ về thời chiến tranh. Mỗi đêm khuya về, nằm trên sàn nứa nghe gió núi lao xao, đâu đây văng vẳng chương trình tiếng thơ từ chiếc đài bán dẫn của nhà ai bên sườn dốc bản Mường " Đường dài đi giữa Trường sơn.....Nghe vọng bài ca đất nước. Giọng ngâm ngọt ngào của chị Linh Nhâm theo gió rừng mang về với người lính xa quê. Đêm khuya thanh vắng nghe tiếng thơ mà thấy nao lòng. Có người lính trên đường hành quân vào trận vẳng nghe câu thơ mà tưởng như mình đang nghe tiếng kèn xung trận.

Có một điều Xuân Trần đọc thấy cả bài thơ ai đó đăng lên có đôi từ chưa đúng và còn thiếu đi khổ thơ thứ 2 tuyệt hay của bài thơ. Tôi lại nghĩ. Biết đâu tác giả đã thay đổi bản quyền của mình và tôi đã điện hỏi lại nhà văn. Nhà văn Nam Hà đã trả lời. Không! Anh không sửa bất cứ từ nào. Vậy em hãy đăng lại bài thơ cho chuẩn giúp anh. Tôi nghĩ đây có lẽ cũng vì tam sao nên thất bản, chuyện đó cũng là thường niên.

Vậy theo ước nguyện của nhà văn Nam Hà và là việc cần làm của độc giả luôn ngưỡng mộ bài thơ. Hôm nay còn có người biết được là bài thơ còn thiếu. Nhưng thế hệ mai sau họ sẽ không biết được bài thơ đã thiếu đi một khổ thơ hay. Một câu đảo từ cũng làm cho câu thơ cứng lại. Xuân Trần xin được đăng lại nguyên bản như sau.

CHÚNG CON CHIẾN ĐÂU CHO NGƯỜI SỐNG MÃI VIỆT NAM ƠI!

Thơ: Nam Hà.

Đường dài đi giữa Trường Sơn.
Nghe vọng bài ca đất nước!

Đất nước!
Bốn ngàn năm không nghỉ.
Những đạo quân song song cùng lịch sử.
Đi suốt thời gian, đi suốt không gian.
Sừng sững dưới trời anh dũng hiên ngang.

Đất nước!
Của những chiến công hiển hách.
Của những con người không bao giờ khuất.
Của những tâm hồn ôi! Đất nước Việt Nam.
Mà ta yêu, ta quý vô vàn.

Đất nước!
Đất nước của những câu truyện làm ta rưng rưng nước mắt.
Đã trở thành những bài ca không bao giờ tắt.
Trên mỗi con đường mỗi thôn xóm ta qua.
Từ non ngàn cho tới biển xa.

Đất nước!
Của thơ ca.
Của bốn mùa hoa nở.
Đọc trang Kiều tưởng câu truyện dân gian.
Nghe xôn xao trong gió nội mây ngàn.

Đất nước!
Của những dòng sông.
Gọi tên nghe mát rượi tâm hồn.
Ngọt dịu những giọng hò xứ sở.
Trong sáng như trời xanh, mượt mà như nhung lụa.

Đất nước!
Của những người Mẹ.
Mặc áo thay vai.
Hạt lúa củ khoai.
Bền bỉ nuôi chồng, nuôi con chiến đấu.

Đất nước!
Của những người con gái con trai.
Đẹp như hoa hồng, cứng hơn sắt thép.
Xa nhau không hề rơi nước mắt.
Nước mắt chỉ giành cho ngày gặp mặt.

Đất nước!
Của Bác Hồ.
Của óc thông mình và lòng dũng cảm.
Của những ngọn đèn pha, cách mạng.
Soi sáng chân trời, xuyên suốt Đại dương.

Ôi! Tuổi thanh xuân mang bốn nghin năm lịch sử trong tim.
Ta sung sướng được làm người con đất nước.
Ta băng tới trước quân thù như triều như thác.
Ta làm bão làm giông.
Ta lay trời chuyển đất.
Ta trút căm thù đã làm nên những vinh quang bất diệt.
Giáng xuống quân thù như sấm sét không nguôi.
Sức mạnh bốn nghin fnawm đã biến thành bão lửa ngút trời.

Đất nước!
Ta hát mãi bài ca đất nước.
Cho tuổi thanh xuân sáng bừng lên như Ngọc.
Cho mắt ta nhìn tạn cùng trời.
Và cho chân ta đi tới cuối đất.

Ôi Tổ quốc mà ta yêu quý nhất.
Chúng con chiến đấu cho Người, sống mãi Việt Nam ơi!


Trường sơn 1964.
Bình Thuận 6/1966
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #555 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2014, 03:36:41 pm »

   Chả biết đồng chí Xuân Trần là ai, chỉ nhìn thấy cái ảnh này quen quen, cháu cũng xin chuyển về đây nốt cô ạ !  Shocked

Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
sydinh6316
Thành viên
*
Bài viết: 102


« Trả lời #556 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2014, 11:03:55 am »

 Cám ơn chị tôi đã tìm ra anh Trần Xuân Thiết nguyên D trưởng D8 , Q16 , F5 , MT 479 , tôi đã thăm hỏi anh và được anh cho biết là giấy tờ bị mất hết nên anh không làm chế độ gì được cả .
 Hiện nay anh ở thôn Tân Hà , xã Tân Lễ , huyện Hưng Hà , tỉnh Thái Bình , số ĐT : 0986199512 . Hiện anh đang rất khó khăn .
 Rất mừng khi được gặp anh và rất buồn khi anh không còn giấy tờ gì chứng minh cả , mong chị và các anh em đồng đội Thái Bình nhất là CCB F5 quan tâm giúp đỡ , xin chân thành cảm ơn chị và các đồng đội Thái Bình . Chúc chị và các CCB Thái Bình và toàn thể anh em CCB nhiều sức khỏe .
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #557 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2014, 08:44:26 pm »

Cám ơn chị tôi đã tìm ra anh Trần Xuân Thiết nguyên D trưởng D8 , Q16 , F5 , MT 479 , tôi đã thăm hỏi anh và được anh cho biết là giấy tờ bị mất hết nên anh không làm chế độ gì được cả .
 Hiện nay anh ở thôn Tân Hà , xã Tân Lễ , huyện Hưng Hà , tỉnh Thái Bình , số ĐT : 0986199512 . Hiện anh đang rất khó khăn .
 Rất mừng khi được gặp anh và rất buồn khi anh không còn giấy tờ gì chứng minh cả , mong chị và các anh em đồng đội Thái Bình nhất là CCB F5 quan tâm giúp đỡ , xin chân thành cảm ơn chị và các đồng đội Thái Bình . Chúc chị và các CCB Thái Bình và toàn thể anh em CCB nhiều sức khỏe .

     Chào bạn sydinh6316.
     Tôi đã thấy có đến ba bốn lần bạn hỏi CB đã tìm được cho bạn anh Trần Xuân Thiết ở Thái Bình chưa. CB đã vài lần trả lời bạn là chưa thể. Hôm nay đọc trên trang "Có một cuộc đời..." thấy bạn thông báo đã tìm được người đồng đội năm nào. Tôi chúc mừng bạn nhưng cũng chia sẻ với bạn sự thiệt thòi của người đồng đội đã từng vào sinh ra tử nhưng bây giờ chẳng có chế độ đãi ngộ gì.
    Là những đồng đội cùng đơn vị đề nghị bạn hãy tìm mọi cách có thể để giúp đỡ đồng đội mình trong cuộc sống hôm nay như đã từng sát cánh cùng nhau trong chiến đấu.
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #558 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2014, 11:03:52 am »

    xuanv338 xin chào bác vanthang341ht. Chào Sydinh...Chào tất cả các bác. Đã khá lâu do công việc bận cộng thêm một chút dong chơi nên chưa thể viết tiếp bài. Khách tới nhà lại buồn lặng lẽ ra về. xuanv338 thành thực xin lỗi.

  sydinh....@. Xin chúc mừng sydinh... đã thỏa nguyện bấy nay để tìm lại được người đồng đội, người D trưởng thân thiết nhất. Tôi thấy có lỗi rồi cũng lại thấy mình không có lỗi. sỹdinh nhờ tôi tìm bạn đã khá lâu. Tôi cũng đã cố gắng trong điều kiện cho phép của mình, tôi đã điện về Phòng lao động TBXH huyện Đông Hưng, xin toàn bộ số điện thoại của các xã thuộc huỵện Đông Hưng và đã liên hệ được với 13 xã và đang dần tiếp tục thì nhận được tin vui sydinh báo đã tìm được bạn.

   Thật là không dễ chút nào khi địa chỉ không chính xác. Bác Thiết ở tận xã Tân lễ, Hưng Hà một xã gần tận cùng của đất Thái Bình nơi chỉ cách một dòng sông thuộc khu vực giáp ranh với đất Hưng Yên và Hà Nam theo địa lý Thái Bình. Dù sao tôi cũng chúc mừng Sydinh. Từ nay sydinh... đã có địa chỉ chính xác, có cơ hội gặp và có thể làm được những gì mình muốn để giúp đỡ người D trưởng.

  Bác vanthang341ht@. Cảm ơn bác. bác quả là người luôn mặn mà quan tâm cùng kính nghiệm tìm và giúp đỡ những người đồng đội cùng sư đoàn. Ban liên lạc CCB 341 Hà Tĩnh là  một điểm sáng trong những việc làm tình nghĩa. Khi nghe tin sydinh tìm lại được bác Thiết D trưởng bác vanthang341ht không hề chậm trễ việc vào ngay " Có một cuộc đời......." để chúc mừng cho sydinh và bác còn định hướng giúp sydinh những việc cần phải làm để giúp người đồng đội đang còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống theo kinh nghiệm của người thủ lĩnh CCB 341 tình Hà Tĩnh.

  Với tấm lòng nhân ái và một quyết tâm tìm kỳ công mới thấy được địa chỉ của bác Thiết D trưởng như vậy. Tôi tin sỹdinh và những người đồng đội của bác Thiết hôm nay chắc cũng sẽ làm được nhiều việc tượng tự như bác vanthang341ht hay nhiều hội CCB của các đơn vị khác đã làm.

    xuanv338 chúc các bác mạnh khỏe, vui vẻ bên gia đình và đồng đội.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Bảy, 2014, 11:33:15 am gửi bởi xuanv338 » Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #559 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2014, 09:21:30 pm »

             Chào xuânv338

 Có 1 tin  mới tới bạn đây : Hôm trước miềng đi Ha giang với anhemf356 trong đoàn đi, khách mời có nhà văn quân đội trong ban biên tập của Văn nghệ quân đội số 4 Lý nam Đế HN. Trong thời gian hoạt động của đoàn tôi có nói chuyện về bạn đọc và bài thơ của bác Nam Hà, anh có biết và chúng tôi hẹn nhau khi nào các bạn lên trên HN thăm tác giả thì chúng ta cùng cùng tới thăm



Nhà văn QD Nguyễn mạnh Hùng ( ngoài trái ) mang tạp chí vnqd có bài " Tiếng đò và Người khg có tên trong danh sách trung đoàn " của LQY lên cho tác giả. LQY đã tặng sách cho tôi



 LQY Tạ ngọc Dũng và nhà văn QD Nguyễn mạnh Hùng



 Gia đình nhà LQY tới chào đoàn ở Tuyên quang
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM