Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 11:40:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Có một cuộc đời và một tình yêu như thế - Phần II  (Đọc 200435 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #510 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2014, 11:44:57 am »

 xuanv338 xin chào tất cả các bác tham gia diẽn đàn VMH. Mấy hôm nay xuanv338 tâm sự với các bác về những tấm hình, những câiu truyên sau 38 năm gặp lại những người lính của bệnh xá bên bờ sông Châu. Những nhân vật đã có trong câu truyện kể. Cảm ơn các bác đã cùng đến chia sẻ. Để tiếp tục mạch những câu truyện buồn , vui, bi, tráng, của những người bạn lính cùng sống và làm việc ở Bệnh xá 581 giai đoạn cuối cùng của đời lính.

    xin lại được bắt đầu. Mời các bác!
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Năm, 2014, 12:21:20 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #511 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2014, 11:49:15 am »

   (tiếp) Phần II   "có một....."
                  
 CHỊ HẰNG!

       Cô lính quân y có dáng người mảnh mai, lúc nào cũng vẻ đỏm ráng, điệu đà, mái tóc xoăn xoăn, cái miệng cười hơi rộng, đôi mắt hơi ướt át. Chị Hằng là cô gái của miền quê Yên Thắng, Ý Yên Nam Hà. Gặp chị lần đầu, nếu là người lạ, sẽ nhầm  tưởng chị là con gái của thị thành. So với mình chị Hằng già dặn hơn về mọi mặt, Chị đã đi lính trước mình đến ba năm, chị đã được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng! Chị Hằng ít nói, sống vẻ khép mình, chị ít đi giao lưu với các phòng bên. Có lẽ phần do cá tính, phần chị lớn tuổi hơn, chững chạc hơn không còn tính nô đùa hồn nhiên như bọn lính trẻ 74. lính 74 ở bệnh xá này cũng toàn là đồng hương Y Yên của chị.

    Thật lòng. Từ hôm ra sống ở khu tập thể, mình rất muốn được gần. Nhưng không hiểu tại sao rồi lại ngại. Trông chị cứ nghiêm nghiêm và ít nói. Chị đã có gia đình nên được ưu tiên ở riêng phòng. Phòng chị chỉ cách phòng mình một phòng thôi.  Đám cưới của chị được ba , mẹ chồng tổ chức tận trong Thanh Hóa. Từ ngày cưới, thỉnh thoảng một , hai tháng anh Thông lại về Bệnh xá thăm vợ theo lịch hẹn. Thật là hạnh phúc trong mơ của người lính có được.

     Một hôm sau bữa cơm chiều, tôi đã cố ý lướt gần qua cửa phòng của chị. Có bóng người lướt qua, chị Hằng ngừng tay vắt những sợi Len. Hai đôi mắt của tôi và chị đã bất chợt gặp nhau. Tôi lí nhí.

-   Em chào chị.

-   Ừ! Vào đây ngồi chơi em! Chị hơi hé miệng cười, cái miệng chị Hằng hơi rộng mà duyên.

      Tôi mừng là có cơ hội được làm thân với chị. Chị Hằng đứng lên kéo chiếc ghế Đẩu từ trong gầm giường ra! Ngồi ghế em! Hồi này chị thấy em vất vả quá! Trông gày, da hơi xanh  đi nhiều đấy! Em ở huyện nào bên Thái Bình?

-   Em ở Quỳnh phụ chị ạ!

-   Thế à! Bên Thái Bình chị cũng ít biết. Thỉnh thoảng không bận sang phòng chị chơi cho vui.

Qua những câu chuyện xã giao. Hai người như đã hiểu và gần lại với nhau nhiều. Chị Hằng nhìn tôi cười thân thiện rồi chị kể vô tư không dấu diếm.

-   x nài…Hôm trước anh Thông nhà chị về chơi, thấy em đứng phơi quần áo anh cứ khen em có mái tóc thướt tha thế! Anh hỏi tên em. Chị nói tên! Anh Thông cười trong câu nói ngỡ ngàng.

-    Ơ thế à! Sao cái tên và nét mặt con bé chả có hợp nhau tý nào, mấy lần về anh cứ thấy nó tư lự buồn rầu. Tuổi trẻ mà làm mất hết cái hồn nhiên đi phí quá.
   
-   Chị đã cười và nói lại với anh. Con bé cũng rất vui tính , hay hát, hay cười. Từ ngày cô ấy có nhiều tin buồn nên chẳng được vui.

-   Tôi mới giật mình! Thì ra bấy nay, mình sống độc lập với Quỳ ngoài lán Đông y. Không được sống gần mọi người trong khu tập thể, mình đã chưa hiểu hết thật sâu về họ, nhưng họ đã hiểu và thông cảm cho mình như thế đã nhiều rồi!

      Ngồi nghe chị kể chuyên ngày đi học rồi đi lính. Thì ra chị đã được học Y sỹ từ ngoài dân chính. Đi lính chị về luôn Bệnh xá từ bấy đến nay, đời lính của chị chưa bao giờ phải vai đeo ba lô, chân đi hành quân cả. Thấy chị rất vui và dễ gần tôi đã tò mò hỏi chị.
-     Sao chị lại yêu được anh Thông người mãi tận trong xứ Huế? Chị cười chuyện yêu anh Thông cũng dài mà lằng nhằng em à!  Lấy chồng nó cũng là duyên phận thôi mà em! Các cụ nói câu rồi.

“ Ở gần thì chằng hợp duyên cho,
Xa xôi cách mấy lần đò cũng đi”

Buồn lại thoáng về! Đúng lúc anh Cử sang gọi tôi đi làm cấp cứu…..

                                                   (Còn nữa)
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Năm, 2014, 12:36:32 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #512 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2014, 11:54:52 am »

  Phần II " Có một cuộc......"  

    (tiếp)  CHỊ HẰNG .

        Tối hôm sau không phải đi sinh hoạt, không phải đi làm cấp cứu tôi lại sang phòng chị Hằng chơi. Với chị Hằng! Mới ra khu tập thể tôi đã được nghe các bạn lính 73 quê Xuân Trường hay lèo xèo nhau là chị Hằng sống kiêu căng, không hòa mình với quần chúng. Giờ gần chị, tôi đã không nghĩ vậy! Đó là tính cách của mỗi người. Tiếp xúc tôi lại thấy mến chị, cũng học hỏi được nhiều cái nhẹ nhàng, kín đáo duyên dáng rất nữ tính của người con Gái Y Yên.

      Chị cũng giống mình, nhiều lúc cũng bị oan gia. Ngồi nói chuyện nhưng tay chị vẫn thoăn thoắt đan từng sợi len màu xanh cánh Chả. Chắc chị đang đan áo này cho anh Thông kịp mặc mùa Đông tới. Thỉnh thoảng chị lại dừng tay vuốt nhẹ mái tóc còn hơi xoăn xòa xuống cho khỏi chờm vào mắt. Trông mái tóc xoăn xoăn đã hơi duỗi phủ chờm vầng trán hơi bướng của chị cũng thấy duyên. Mái tóc xoăn này nó cũng đã làm chị khốn khổ sau những ngày làm đám cưới. Ông chính trị viên Cường đã nêu lên đến mấy buổi sinh hoạt liền và nghe nói chị còn bị khiển trách cả trong cuộc họp của chị bộ nữa.

      Tôi vẫn nhớ ông Cường dằn giọng nói “ Đồng chí Hằng là một người lính, là một đảng viên mà sống theo kiểu tiểu tư sản. cưới chồng mà đầu tóc đem Phirê quăn rút. Trông mất cả tác phong quân nhân”. Mình thấy chị Hằng cứ ngồi cúi mặt hai móng tay cấu vào nhau không nói được gì. Mình thấy chị đã buồn mãi. Giờ thì thủ trường Cường cũng đã chuyển đi đơn vị  khác, lâu rồi cũng không ai nói gì chị nữa, chuyện ấy đã qua đi.

      Nhìn ra ngoài vườn Mía làn gió chiều đuổi nhau lao xao đã đến tận bờ dâu. Ngồi bên chị hằng.  Sao tự nhiên mình lại chợt mơ về ngày cưới. Giờ nếu T còn sống trở về. Bố mẹ hai bên sẽ làm đám cưới cho anh. Mình đã có một chiếc quần Sa tanh mặt sàng ống may hơi tuýp và chiếc áo lon màu Cá Vàng của Trung Quốc may kiểu Hồng Công, cổ Nam không chân. Bộ quần áo thường phục có giá này là do chị Kha cửa hàng trưởng cửa hàng công nghệ phẩm dưới chợ Cầu Không mua cho vải. Thật là may! Cũng nhờ có đồng hương Phùng chuyên khoa Răng quen chị ấy nên mình đã được thơm lây. Được quen chị qua mấy lần chị vào nhờ khám bệnh. Chị ấy rất quý mình mà cho hẳn hai ô phiếu 5 mét tiêu chuẩn của chị cả năm. Bộ quần áo ấy mình mặc trong ngày cưới thì thật tuyệt. Mình vẫn để dành có dám mặc mấy đâu. Còn tóc mình tốt và dài thế này, quê mình cũng còn đang lạc hậu. Mình sẽ thả mái tóc dài chứ chẳng phải làm Phire như chị Hằng làm gì cho tốn kém. Mà biết đâu bố, mẹ T lại không thích, con gái làng Chài họ lại chê. với lại T vẫn thích mái tóc dài của mình mà!  Về làm dâu làng Chài chắc cũng như làng quê mình thôi! Mình phải sống luôn bình dị……

                                                         (còn nữa)

 
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Năm, 2014, 04:00:24 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #513 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2014, 03:46:53 pm »

Ở thời điểm câu chuyện chị kể, duccuong đang học năm cuối cấp 3. Chị có nhắc đến vải xa tanh trong bài viết làm duccuong nhớ lại thời bao cấp . Gia đình duccuong bố mẹ là công nhân viên nhà nước nên có sổ gạo và phiếu vải. Ngày đó phụ nữ chỉ có hai loại vải chính được phân phối đó là vải Xa tanh và vải láng để may quần . Còn áo nam, nữ thì có vải pơ pôlin, vải phin, vải lon. quần âu nam thì có vải dệt 8/3,vải ka ki, sang lắm thì có vải ximili.

Duccuong thật cảm động khi thấy chị có một bộ quần áo đẹp, mà nghĩ đến ngày cưới mới mang ra mặc để làm đẹp trong ánh mắt của chàng !. Và mái tóc của chị không cắt ngắn để về làm dâu cho thích hợp với đời sống làng quê ( làng chài ). Vâng. đó là chính là tâm hồn của chị, con người của chị.
 Ôi suy nghĩ của phụ nữ ngày xưa và hôm nay sao khác xa nhau đến thế .Và có lẽ mái tóc của chị hôm nay vẫn để dài, không cắt ngắn như chị Hằng là do ấn tượng từ ngày đó để lại? Huh
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #514 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2014, 08:56:54 am »

  Chào duccuong. Chào tất cả các bác.

 duccuong nhớ được khá nhiều những đặc trưng riêng của thời bao cấp. Phải nói! Những người xứ Nghệ ai cũng có một trí nhớ khá bền vững.

   Cảm ơn duccuong đã hiểu rất sâu sắc và chuẩn về tâm trạng, suy nghĩ của người kể truyện. Đúng như vậy đó duccuong ạ! Cái khắt khe, cổ hủ của lớp người cũ cùng với cuộc sống thực trạng của xã hội lúc bấy giờ nhất là trong môi trường lính, ở những làng quê xa thành phố. Ảnh hưởng lớn ấy đã ăn sâu vào tiềm thức của cô gái đồng Cói nhà bên xóm Đạo.

    Câu truyện chị Hằng bị khiển trách vì ngày cưới tóc lại phirê!  Truyện ước mơ về một ngày T sẽ về, mình đươc làm cô dâu có mái tóc buông dài, mặc chiếc áo vải Lon Trung Quốc màu cá vàng và chiếc quần Xa Tanh mặt sàng bóng loáng để làm duyên trong ngày cưới trước họ mạc, bạn bè và chồng yêu quý nhất. Câu truyện siêu ngắn ấy, mình muốn kể ôn lại cho những người đã được sống hoặc biết thời bao cấp cùng nhớ lại và cho thế hệ sau phần nào được chiêm nghiệm một chút thôi của thời bao cấp.

    Vậy nên cả cuộc đời ra đi từ lúc tuổi còn 16. Làm lính, làm cán bộ viên chức. Có lúc cũng được sống ở thị thành, lúc ở phố quê. Nhưng với mình, hương đồng gió nội vẫn còn vương vấn mãi. Vậy nên bạn bè đã xếp mình vào trong tốp người thủy chung với cách sống rất cổ ngày xưa trong cả ăn mặc và đầu tóc, cách nghĩ..vv..v. Mỗi lần về với đồng đội mình vẫn có thói quen, mái tóc vẫn để dài được búi về hai bên là muốn đưa mình về một thời để nhớ! Biết rằng mái tóc hôm nay không còn đẹp như xưa nữa. Nó đã thưa dần, xấu dần theo nghiệt ngã của thời gian.  

    Hôm nay còn chút việc bận nên chưa viết được bài mới. Vào trang tâm sự với duccuong và mọi người một chút vậy thôi. Chúc duccuong và các bác mạnh khỏe có ngày nghỉ cuối tuần thật vui.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Năm, 2014, 05:18:26 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #515 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2014, 07:40:45 pm »

Em gái Phương Nam khoe với chị là chúng em cùng mấy anh chị cựu chiến binh phường Tân Phú mới đón anh Linh, "nick Lính thông tin" vào thăm chúng em. Con gái và con rể anh Linh dạy ở đại học KHXH & nhân văn và chúng ở gần nhà em bên phường Phú Thuận. Em chúc chị mạnh giỏi










« Sửa lần cuối: 26 Tháng Năm, 2014, 05:16:30 pm gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #516 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2014, 09:57:20 pm »

    Chào em gái! Chị thấy thèm không khí vui trong nhà của anhtho - vetran quá! Các em thật hạnh phúc đón nhiều bạn hiền. Qua trang ảnh của anhtho. Chị được biết anh lính thông tin. Chị vào trang đọc nhiều bài của bác ấy. Hôm nay thì được gặp bác ấy qua ảnh. Trông vetran say xưa bên vợ, mặn mà đưa những khúc ca đi cùng năm tháng tới bạn bè. Còn anhtho vẫn hồn nhiên như ngày nào, thời gian đã thua em, thua bà ngoại của Dori Chị lại tiếc hôm vào Sài Gòn giá ở lại thêm một hôm nữa với anhtho. Chị chúc cả nhà mạnh khỏe, chúc các con cháu vui trong cẩ dịp hè. Hẹn gặp lại.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #517 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2014, 09:03:12 am »

Em gái Phương Nam khoe với chị là chúng em cùng mấy anh chị cựu chiến binh phường Tân Phú mới đón anh Linh, "nick Lính thông tin vào thăm" chúng em. Con gái và con rể anh Linh dạy ở đại học KHXH & nhân văn và chúng ở gần nhà em bên phường Phú Thuận. Em chúc chị mạnh giỏi











            Tranphu341 chúc mừng nhôi nhà của xuanv338 thật vui. Chúc gia đình của vtran-anhtho thường được bạn hữu đến thăm cùng những buổi tiệc vui vừa đầy vật chất cùng tinh thần, những giọng ca rất "chuyên nghiệp" được thể hiện hi hi Grin Grin Grin Tranphu rất tiếc là không được cùng tham dự để thể hiên, để góp thêm giọng ca Vàng ....Vọt một thời he he.

            Chuyện của CB vẫn rất đang hấp dẫn, rất hay khi xuanvui338 kể sâu thêm về những gương mặt từng đồng đội từng người lính, vẽ lại, khắc họa lại chân dung của những người sống chiến đấu với mình một thời cùng những tình yêu và ước mơ một thời chinh chiến!

               Tranphu341 rất muốn nghe thêm về những chân dung ấy!
Logged
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #518 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2014, 01:28:11 pm »

Chào chị Xuânv338
Hơn một tháng nay, Vapho@ bận bịu với công việc ôn thi cho các cháu nên ít có thời gian để viết bài.Tuy vậy ngày nào Vapho vẫn cố gắng bớt chút thời gian ít ỏi để đảo qua ngôi nhà chung VMH.Những bài viết, những dòng nhật kí thấm đẫm màu thời gian của chị đã để lại cho anh em chúng tôi một sự xúc động thật sự.Tôi nhận ra một điều hình như chị em sống nội tâm nhiều hơn anh em. Xin được chia sẻ với chị một chút bâng khuâng của mình.
Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #519 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2014, 08:39:30 pm »

   xuanv338 chào vaphothotu. Chào các anh , em xứ Nghệ. Chào các bác. xúc động quá! Nắng thế này mà còn xa xôi nữa, vapho@ vẫn bớt chút ra tận quê lúa thăm "Có một cuộc.....". Những ngày tháng Năm này. Khi tiếng lũ ve đã kêu ran, hoa Phượng Vĩ nở đỏ trời. Mình cũng như mọi người biết là thày va@ sẽ rất bận để  lo cho thế hệ tương lai kết thúc qua một năm đèn sách. Chúc thày vapho@ có những ngày Hè thật vui, có những chuyến du lịch đầy lý thú cùng đồng đội và những người đồng nghiệp trồng người. Cảm ơn vaphothotu đã có lời sẻ chia với những bâng khuâng.  Chào tạm biệt.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Năm, 2014, 08:47:36 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM