Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 11:15:41 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Có một cuộc đời và một tình yêu như thế - Phần II  (Đọc 200429 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #480 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2014, 04:04:23 pm »


   Cô Xuanv này cứ băn khoăn, ước ao mãi cho đến khi nắm được tay, ôm trọn hình ảnh thật của T vào lòng mới thôi chắc!
   30/4 đã kết thúc, hôm nay là ngày 3/5 rồi mà Xuanv vẫn chưa có tin tức gì về T, ai cũng chia sẻ nỗi buồn cùng CB nhỏ thó của trang M&H. Vanthang341ht cũng thế nhé, xuanv!
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #481 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2014, 07:59:01 pm »

   CB chào bác vanthang341. Chào tất cả các bác. bác vanthang341 ơi! đấy là em đang kể truyện. mà cứ ước vơ vẩn vậy thôi chứ lúc T về thì chắc gì đã dám làm như bác nói. Ngày ấy nghiêm túc chứ đâu như thời buổi bây giờ. Em biết bác còn đang nóng ruột đoạn kết. bác cứ bình tĩnh , chuyện còn dài. Dù sao em cũng cảm ơn bác , người đã quan tâm đến những bài viết của CB rất nhiều. Chúc bác luôn phong độ như những tấm hình trên diễn đàn. 341 lúc nào cũng vững như thành.... Grin.

 Hôm nay mời các bác nghe câu truyện kể về những cơn sốt của đồng đội trong những ngày Hòa Bình và chuyện của Quỳ, Người cùng sống trong lán nhỏ Đông y.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Năm, 2014, 07:04:27 am gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #482 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2014, 08:00:29 pm »

NHỮNG NGÀY HÒA BÌNH VÀ CƠN SỐT CỦA CHIẾN TRANH.

        Tôi nhanh tay gọn mấy thứ rồi vào khoa trả kết quả cho bác sỹ còn ra y lệnh thuốc. Lính B3 đợt này sốt nhiều quá! Có anh dùng thuốc mấy ngày mà cũng chẳng cắt cơn. Anh  y sỹ Bật nhìn những dòng kết quả. Anh cũng vội ra y lệnh. Tôi đứng lên toan về phòng nghỉ. Chẳng hiểu sao tôi lại một phút chần chừ.

    Trăng hôm nay lên muộn. Suốt dãy lán bệnh trông tối mù, chỉ duy nhất một ánh đèn bão thấp thoáng bên tà áo trắng của anh y tá Cử đang đi vào buồng bệnh. Tôi  quyết định đi lại phía ánh đèn, nơi lán bệnh hiện đang có tới năm người lên cơn sốt. Có bước chân tôi bước vào. Anh Cử quay ra.
-   Chứ mi chưa viền à! May quá. Cầm giúp tau cái đèn với lại có ba mủi tiêm mông. Cử ghé vào tận tai tôi nho nhỏ nói.
 
-      My con gái mát tay lát nửa tau lấy thuốc my tiêm cho mấy anh sẽ cắt cơn lèn! Qua anh đèn bão đủ sáng để tôi thấy Cử nhay nháy mắt, nụ cười vẻ kín đáo trước bệnh nhân. Với mình, chuyện tiêm mông có là gì? Ngày chăm sóc cho
 thương bịnh nặng mình đã từng tắm cho các anh. Lúc đầu xấu hổ chứ về sau ai cũng thế, việc ấy đã trở thành rất bình thường. Có lẽ Cử chưa biết ngày xưa CB đã từng làm việc ấy!
 
-    Anh lấy thuốc đi em tiêm cho! Ngày học y tá, lúc thực tập ở quân Y viện 203, mình đã tiêm mông cho bệnh nhân quá nhiều rồi. Và tôi đã tự tin tiêm cho các anh như một cô y tá làm Lâm sàng thực thụ. Cử đứng nhìn không dám đùa thêm và ngoan ngoãn phụ giúp tôi giữ cho bệnh nhân đỡ rung người trong cơn rét run cầm cập.

    Cử hay bị tôi trêu tiếng quê choa của anh nên Cử đã cố ý nói nguyên tiếng mẹ đẻ Quảng Xương quê anh với tôi. Ngụ ý cũng là trêu tôi nữa. Lâu lắm mình mới lại được nghe nguyên bản tiếng Quảng Xương.

    Nhìn những cơn sốt hoành hành trên những cơ thể gày nua của các anh mà thấy xót xa. Hình ảnh của Thử, chàng trai của miền quê Trung du Phú thọ, người được những cơn sốt thường xuyên thăm hỏi, anh lên cơn rét run cầm cập, hai hàm răng đang đánh vao nhau, tiếng lập bập trong tiếng rên kêu khát nước. Những cơn sốt thế này đã suốt mấy ngày qua khiến màu da anh xanh xao và vành môi anh đậm màu xim chín thủy chung với món quà chiến lợi phẩm của núi rừng Tây Nguyên đã ban tặng cho anh là những cơn sốt rét. Hôm nay đất nước đã Hòa bình. Nhưng người lính trận, ngoài vết thương đau vẫn còn đèo đẳng mang thêm trong minh những cơn sốt quái ác từ chiến tranh, những cơn sốt không biêt đến ngày nào mới cắt.

    

                                                    *****


   QUỲ! CÔ BẠN CHI KỶ Ở LÁN ĐÔNG Y.

      Những cơn sốt trong lán bệnh đã dịu dần. Tôi chào Cử ra về. Vầng trăng muộn đã lên cao đậu trên ngọn tre nhà cụ bật. Trăng đêm nay lại bắt đầu dần khuyết.  Những ngày các anh vào trận là những ngày đẹp nhất của tuần trăng. Thật là vui một tuần trăng thắng trận.

      Bước chậm rãi đi qua bờ ao sang lán Đông Y. Tiếng gió lao xao đuổi nhau ngoài bờ Ruối, làn nước mặt ao lấp lánh cuộn theo những mảnh trăng tan vụn, đàn cá ăn đêm cựa nhau đánh nước. Cái gì nó cũng làm cho mình thấy buồn tan theo nó. Đã quá giấc nên chưa muốn ngủ và thấy buồn. Tôi dừng lại dốc đầu ao kéo dép làm ghế ngồi xuống cạnh khóm cây Riềng ấm để ngắm ánh trăng khuya trút đi những mệt mỏi sau một ngày làm việc.  

      Thế là chỉ còn đêm nay nữa thôi mình được ở bên Quỳ trong căn phòng nhỏ dãy lán Đông y. Chẳng hiểu vì sao mình lại có lệnh ngày mai phải chuyển vào khu tập thể. Thủ trưởng chỉ nói lý do. Tới đây thương binh ra nhiều . Đ/C phải vào trong đó cho tiện đi làm cấp cứu ban đêm. Nghe thì cũng có lý, hơn nữa lệnh nhà binh ai còn lèo nhèo xin xỏ. Chỉ thấy nhớ Quỳ, tiếc là hai đứa không được ở cùng nhau.

  Cứ miên man nghĩ về những cơn sốt, những vết thương đau của bệnh nhân, chuyển ngày mai phải chuyển vào khu tập thể. bỗng bên tai như Văng vẳng đâu đây có tiếng người  rì rầm to nhỏ, chỉ một thoáng thôi rồi lại lặng như tờ. Là ai rì rầm nói chuyện khuya khoắt ở khu lán này vậy! Chẳng lẽ lại là ma. Tóc gáy hơi rờn rợn. Tôi đứng lên toan định vào nhà.

   Hai cánh cửa liếp Quỳ vẫn khép hờ, ngọn đèn trong nhà vặn nhỏ ri. Chắc Quỳ còn chờ tôi về mới ngủ. Đêm nay là đêm cuối cùng hai đứa được ở bên nhau  nên chắc nàng còn thao thức.

   Tôi khẽ đặt chân lên thêm đất. Qua khe cửa nhỏ tôi thật sự bàng hoàng, không tin ở mắt mình nữa rồi. Thấp thoáng trong ánh đèn vặn nhỏ,  một người con trai đang ôm quỳ trong lòng âu yếm. Trời! Quỳ rất chin chắn, cô gái ngoan đạo xứ Kim Sơn chưa bao giờ nói đến chuyện yêu đương. Người con trai đó là ai vậy nhỉ? Tôi thấy run run. Mình chưa bao giờ được chứng kiến những tình cảm khác giời thế này.

     Mình không nên để Quỳ biết là mình đã biết chuyện này. Tôi lũi bước rón rén đi ra ngoài khu vườn Mía.  Ruộng Mía đang độ lớn nhanh, những lá vươn lên như nhưng lưỡi gươm dài, thân cây mới lên chừng ba, bốn đốt nhưng cũng đủ chiều cao che khuất được mình. Khổ một nỗi đàn muỗi đói đánh hới đã đến vo vo tìm hai má CB.

    Một tiếng động từ trong cánh cửa khép hờ. Bóng người đàn ông cao lớn đi ra từ căn phòng ấy. Dười ánh trăng nhìn qua khe lá Mía tôi đã nhìn rõ khuôn mặt người con trai ấy là anh Diện. Thì ra anh Diện đã yêu Quỳ. Họ đã yêu nhau tự lúc nào vậy nhi? Mình thấy vui cho Quỳ. Anh Diện là thợ chạy máy phát điện quang. Anh ấy mới về Bệnh xá được mấy tháng thôi. Nghe nói anh ấy cũng là người thiên chúa giáo quê tận Nghĩa Hưng.

   Anh Diện đẹp trai, cao to khỏe mạnh và hiền lành đức độ. Còn Quỳ là lính đã hoàn thành nghĩa vụ. Đất nước đã hòa Bình. Bây giờ thì không chỉ huy nào cấm đoán nữa rồi!  Hơn một tháng nay Quỳ căm cụi tối, trưa ngồi thêu gối cưới. Mình sống thật vô tình với bạn quá. Thảo nào lâu nay bữa nào ăn cơm anh Diện cũng nhằm nhằm ngồi cùng mâm với hai chị em. Mình đã từng yêu mà cũng thật khờ.

 Bóng anh Diện đã đi qua bờ Ruối. Tôi bước đi vẻ hơi vội vã vào nhà.  
-   Quỳ chưa ngủ à?
-   Ừ! Sao về muộn thế?  Hôm nay làm nhiều cấp cứu thế hả mày?
-   Ừ! Tối nay bệnh nhân sốt rét vào nhiều quá!
-   Trưa mai anh Diện bảo lấy cơm cả về đây ăn,  anh ấy bảo đã hẹn ông Hường mẻ vó sáng mai mua mấy con cá Mòi về rán. Chiều tối mai hãy chuyển vào khu tập thể.  Tiếng Quỳ xậm xịt bên giường.
-   Vào trong đấy thỉnh thoảng ra ngoài này chơi! Tao đang định làm đơn xin ra quân mày ạ! Chuyện dài lắm lúc nào tao kể. Thôi! Ngủ đi cho đỡ mệt.

 Chuyện gì mình nhìn thấy diễn  ra tối nay trong căn phòng nhỏ này! Mình đã không ngỡ ngàng khi Quỳ nói xin ra quân lúc này.

    Vậy là!... Quỳ  đã có một tình yêu. Gối cưới tối qua Quỳ đã thêu xong. Có lẽ ngày họ cưới nhau sẽ không còn xa nữa. Cuộc chiến tranh đã kết thúc. Hòa bình đã về trên đất nước, bình yên đã mang về cho bao hạnh phúc lứa đôi.

                                                                             (còn nữa)







    

  


« Sửa lần cuối: 05 Tháng Năm, 2014, 08:47:31 am gửi bởi xuanv338 » Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #483 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2014, 05:26:29 pm »

NHỮNG NGÀY HÒA BÌNH VÀ NHỮNG CƠN SỐT CỦA CHIẾN TRANH.

        Với mình, chuyện tiêm mông có là gì?


  
  
   Khổ một nỗi đàn muỗi đói đánh hới đã đến vo vo tìm hai má CB.

 
  



Đúng vậy.
 - Hồi 1971 ở Tây nguyên, bob cũng có lần bị sốt rét "thừa sống thiếu chết"... Nằm ở bệnh viện quân y của B3 cũng được chị em y tá tiêm mông. Biết là đau, nhưng khi vừa nằm úp thấy cô y tá kéo xệch quần xuống, rờ rờ nắn nắn vùng mông chuẩn bị... cũng thấy: "thích thích'! Nhưng khi nghe đánh đét một cái thì thấy mũi kim tiêm đã phập vào mông rồi... đau. được cái y tá vừa bơm thuốc vừa vỗ nhè nhẹ vào mông cũng đỡ.
.... Hì hì!
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #484 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2014, 07:18:14 pm »

BỆNH XÁ HẬU PHƯƠNG -   GIỜ CHIẾN THẮNG
                                                                              



               Chào xuanv338! Chào các bác! Hôm nay đã là ngày 5/5. Ngày chiến thắng 30/5 đã qua. Chúng ta lại chuẩn bị đón mừng chiến thắng Điện Biên 60 năm tròn.

                Thế mà Tranphu341 lại rất còn ấn tượng bởi trang nhật ký của cô bộ đội Hóa nghiệm xinh đẹp viết, kể về những giây phút thời khắc lịch sử trọng đại đó với mầu mực tím, với nét chữ thật đẹp, thật cứng cáp và cũng rất thật " Con gái". Kiểu chữ này, giọng văn này cách viết này thật tiếc cho những người lính, nhất là chàng lính Liên Lạc không được nhận. Hồi đó mà có bức thư yêu như thế đến đơn vị thì nó thật giá trị, nó đã là tài sản, là cánh thư chung của những người lính trận thật vô cùng giá trị.

              Tranphu341 rất trân trọng và khâm phục Cb đã vẫn gìn giữ được những trang nhật ký quý giá đó. Để cho đến hôm nay trên trang mạng "Một thời Máu và Hoa" này anh em cùng bạn đọc vẫn thấy thời khắc lịch sử đó như mới hôm qua thật tuyệt vời.

               Chiến thắng rồi mọi tình cảm nhất là tình yêu đôi lứa thường là hẹn ngày chiến thắng sẽ hội ngộ. Vậy không biết CB bé nhỏ có được như vậy không? Hồi hộp quá. Grin Grin Grin

               
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #485 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2014, 08:00:55 pm »

CB chào hai anh đồng hương quê lúa. Chào tất cả các bác.

          Anh bob! Lính Tây Nguyên các anh không bị sốt rét mới là chuyện lạ. Nghĩ lại khi phải chứng kiến những cơn sốt của các anh mà thấy thương làm gai ốc lại nổi lên. Nói chuyện tiêm mông cho bệnh nhân thời chiến tranh của những cô y tá trẻ lúc khởi đầu cũng có nhiều truyện để nhớ mà buồn và cười lắm chứ! Nhất là những cái mông của các anh lính Tây Nguyên, da xạm, gày đét da sát vào sát xương, vỗ mạnh thấy thương mà còn sợ nhỡ đâu vớ ông đồng đội nóng tính lại khùng lên mà đòi phát trả thù vào đúng chỗ như thế của mình thì có mà nguy to  Grin nên em có tiêm cũng ít vỗ, thường thì chọn vị trí tiêm an toàn bằng mắt rồi chỉ dùng hai ngón tay trỏ và ngón cái căng da, theo thói quen bao giờ  chuẩn bị thì đâm kím qua da em cũng quay lên hỏi bệnh nhân.

-   Quê anh ở đâu? Anh đi lính năm nào? Nghe anh nào man mát tính còn bạo miệng hỏi câu.
Anh ra Bắc, người Yêu đã đến thăm anh chưa?

          Có lẽ hỏi câu ấy là nghe mấy chàng thương binh thích nhất thì phải! Nghe xong cười tít mắt chả để ý gì đến việc mình sắp bị cô y tá đâm kim qua da thịt, bơm thuốc vào người. Lợi dụng lúc ấy đánh phập kim vào mông. Tất nhiên là cảm giác đau sẽ giảm. Ấy thế mà cũng có anh còn hơi nũng oằn người á …á…nhưng miệng lại gượng cười. Với CB Kể cả lúc lấy máu cho bệnh nhân em cũng làm liệu pháp như vậy. Cái động tác mơn mơn nhẹ trên da cho bệnh nhân đỡ đau khi tiêm thì ai cũng làm thì phải. CB thình thoảng mới được thể hiện khi vào khoa lấy máu nếu các anh, các chị đang tiêm thì cũng xin tiêm vài mũi, thế nên lắm lúc nghĩ lại tiếc giá mình được là cô y tá trực tiếp chăm sóc bệnh nhân tại khoa lâm sàng, được tiêm mông cho các anh nhiều hơn thì có lẽ mình cũng  làm cho nhiều người bệnh có cảm giác ... Grin như anh bob nói.

   Anh tranphu341. Cảm ơn anh đã có lời chia sẻ. Vâng! Tài sản quý nhất của người lính còn lại hôm nay với em chỉ còn lại những trang nhật ký. Một cuốn sổ ghi những bài ca đi cùng năm tháng và một số lá thư của bạn bè. Duy thư của T em lại không còn giữ được. Thư T em chỉ giữ được đến năm thứ 33. Năm ấy do trận bão đã bị nước thấm vào cái hòm gỗ em mang về từ ngày là lính. Rất tiếc! Thư T viết cho em toàn bằng giấy poluya, nước ngấm vào mủn không thể khắc phục để bảo tồn. Em đã phơi khô và đốt gửi nó về cùng cát bụi. Trong cái túi bóng em đựng và gắn lại 9 lá thư của T, ba tờ quyết đinh tăng quân hàm, Binh Nhất, Hạ Sỹ, Trung sỹ. Một tờ lệnh gọi nhập ngũ cũng bằng giấy mỏng màu hoàng yến. Một giấy nghỉ phép năm 1976.

            Giờ viết dòng tự truyện em mới thấy tiếc nó vô cùng. Thôi nói đến cuộc đời thì có bao nhiêu là cái nuối tiếc, Thế mới có Biết thế, giá mà, lẽ ra. Em dừng ở đây chúc anh bob, anh tranphu341 cùng mọi người có buổi tối nay thật vui. Chuẩn bị xem chương trình truyền hình trực tiếp cùng vui với Điện Biên, với cả mièn Tây bắc.

    

« Sửa lần cuối: 07 Tháng Năm, 2014, 04:08:58 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #486 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2014, 08:22:58 pm »

 TỐI SINH HOẠT – SAU MƯỜI NGÀY THỐNG NHẤT.

       Mười ngày trôi trong không khí từng bừng. Sông nước, đất, trời Hùng Lý và vạn vật xung quanh vẫn còn đang cùng vui với lòng người.  Các lán bệnh, tiếng đài phát đi to hết cỡ, những chương trình ca nhạc chọn lọc những bài ca hung tráng, tự hào được các nhạc sỹ sáng tác ngay sau những giờ, những ngày giải phóng. Bài hát như có Bác trong ngày vui đại thắng, Đất nước trọn niềm vui, Đường chúng ta đi, Tiến về Sài gòn được phát đi liên tục sau các bản tin. Thật là bồi hồi xúc động, tiếc nuối khi ngày vui trọn vẹn này lại vắng Bác. Vắng bao người đồng đội, vắng cả người yêu. Tôi ngồi làm việc, rồi bỗng dưng lại có lúc thấy bần thần như  vắng mất hồn.

     Tối qua sinh hoạt toàn bệnh xá. Hơn một trăm nhân viện chỉ thiếu có 5 người trong kíp trực. Hội trường họp là một lán ăn của bệnh nhân. Ánh sáng chỉ bằng 5 cây đèn bão. Bốn cái treo cách đoạn nhau trên bốn cột lán hai bên. Còn một cái ưu tiên cho bàn chủ tọa.

     Tôi len qua mấy hang bàn tìm đến chỗ Quỳ. Mấy tối xa Quỳ rồi thấy nhớ! Trật tự đã được ổn định , cuộc họp bắt đầu. Mấy bài hát đơn ca như thường lệ trước khi vào cuộc họp. Thủ trưởng người Hà Tĩnh, người hay hài hước với những câu truyện cười của đời thường.  Buổi tối sinh hoạt sau mười ngày toàn thắng, ông đã có một nội dung sinh hoạt xuất thần và những câu nói thật hay làm người nghe xúc động. Với chất giọng Hà Tĩnh ông nói lúc bừng bừng, lúc nhẹ ru đầy chia sẻ. Tối qua ông nói hơi dài nhưng cả hội trường im phăng phắc vẫn muốn nghe  Tôi cứ nhớ như in từng lời trong đoạn!

“ ….. Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc này đã kéo dài suốt mấy chục năm, đầy gian khổ hy sinh. Đây là cuộc chiến một mất, một còn của cả dân tộc , hôm nay non sông chúng ta được nối liền. Đây là ước nguyện của Bác hồ ,của Đảng,  của cả dân tộc Việt nam. Bác đã đi xa nhưng trong mỗi trái tim người lính chúng ta vẫn có hình bóng Bác. Mỗi nẻo đường hành quân  chúng ta vẫn có Bác cùng hành quân vào trận. Hôm nay Bác vẫn cùng vui với cả dân tộc trong ngày Đại thắng này.

    Thủ trưởng cũng đã rất xúc động. Tay run run ông nâng cặp kính, cúi gần hơn vào sát ánh đèn. Tôi đoán nước mắt đã làm nhạt nhòa sau cặp kính của ông. Rồi ông nghèn nghẹn tiếp câu. “Dẫu đồng đội chúng ta có phải hy sinh, người thân của chúng ta có hy sinh. Mất mát, thương đau nhiều cho cuộc chiến tranh, nhưng chúng ta đã rất tự hào về họ…. Tới đây, chúng ta  phải chuẩn bị thật tốt về mọi mặt, sãn sàng đón tiếp thương binh từ chiến trường ra vô điều kiện và chuẩn bị cho ngày lễ mít tinh mừng chiến thắng thật vui và trang trọng”….

   Tuyệt hay! Nhiều người đã lấy bàn tay lau nước mắt. Còn tôi thì cứ mặc cho nước mắt chảy dài. Giờ thì mình được khóc có sao! Mình cũng đang tự hào về T đấy chứ!

     Ngày chiến thắng đến nay vẫn đang còn rất mới tinh. Nếu còn sống hôm nay anh và đồng đội còn đang mải say men chiến thắng và nghỉ ngơi bù lại sức sau những tháng năm dài trận mạc. Mình vẫn hy vọng đợi những dòng thư và nét chữ rất quen. T sẽ gửi về cho cô CB theo địa chỉ quê hương đồng Cói. Và một ngày không xa nữa. Anh ấy sẽ về……

                                                (còn nữa)


« Sửa lần cuối: 07 Tháng Năm, 2014, 04:10:23 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #487 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2014, 08:45:28 pm »

Trang nhật ký 39 năm đã trôi qua, nó vẫn còn tươi "  roi rói" với những né chữ cực đẹp, thẳng hàng, chưa cần đọc đã cảm thấy thích. Khi đọc rồi thì mới thấy tình cảm của rất Chân thật của những người lính thế hệ chống Mỹ. Xin cám ơn CB.
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #488 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2014, 06:18:34 am »

    CB chào anh thaiminhhung. Chào tất cả các bác. Lâu rồi hôm nay anh lại đến nhà CB. Em biết anh rất bận với công việc và không thể thiếu trong nhiều buổi giao lưu cùng đồng đội. Cứ nhìn các tấm hình đưa lên nhiều trang là CB biết anh đang rất vui và rất bận.
 
   Cảm ơn anh thaiminhhung về lời khen cùng lời chia sẻ với cô Cựu lính cùng thời đánh Mỹ. Được anh khen CB như trẻ lại cùng với những trang nhật ký. Anh khen em viết thẳng hàng làm em vui quá! Cũng tương đối thôi anh ạ! Nếu chú ý hơn thì có thể còn thẳng hơn chút nữa. Đây là công của anh trai em đó! Ngày đi học lớp 5 trường làng. Hồi đó giấy được phân phối màu đen xám, một mặt ráp và một mặt nhãn bóng, không dòng kẻ. Viết thật khó đẹp. Mặt nhẵn quá thì viết trơn tuồn tuột. Mặt thì ráp chữ vẻ đẹp hơn thì làm ngòi bút nhanh mòn. Giấy không dòng kẻ nên khi viết dòng lên núi cao, dòng lao xuống dốc. Vậy là anh trai em truyền cho bí quyết viết thẳng hàng trên giấy không dòng. Ngày mới vào lính, những buổi học chính trị phải ghi chép em đã được các chị cùng tiểu đội khen. Hôm nay lại được anh khen làm em vui và lại nghĩ đến công lao nhỏ thôi mà lại lớn của anh trai.( anh trai em là nhân vật cũng được em nhắc nhiều trong truyện kể) Anh mà như một người cha, chị dâu mà như một người mẹ. Luôn chăm lo dạy dỗ cho em.

    Hôm nay em chưa viết được bài mới, mong mọi người nán lại vài hôm. CB chúc anh cùng gia đình mạnh khỏe, được đi nhiều chuyến công du tìm lại nhiều bạn bè. Chúc mọi người tham gia trang có một ngày mới thật vui và may mắn.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Năm, 2014, 11:21:31 am gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #489 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2014, 07:14:09 pm »

      KHU TẬP THỂ - BỆNH XÁ CHUẨN BỊ CHO LỄ MỪNG CHIẾN THẮNG.

     Đã hơn một tuần rồi xa lán Đông y, Hơn một tuần xa Quỳ. Hơn một tuần không được tận hưởng cái không gian nhỏ lúc nào cũng ngan ngát mùi thơm của thuốc Nam, thuốc Bắc.  Hơn một tuần khi mỗi chiều đi làm về mệt nhọc không còn được uống bát nước lá cây Sài đất, lẫn lá Bồ Công Anh có vị thơm ngai ngái, lờ lợ Quỳ đã sắc để phần. Quỳ bảo lá ấy uống vào làm mát gan, giải độc. Hơn một tuần không được nghe thằng Vĩnh tẫng răng nghêu ngao câu hát ngang phè.  Mỗi đêm đi làm cấp cứu về không được nghe tiếng đàn Cá ao nhà chị Chính ăn đêm cựa mình đánh nước. Phải nói là rất nhớ! Bao nhiêu là nhớ!

     Khu tập thể là một dãy nhà lợp bằng lá Mía, tường trát vách đơn sơ. Tôi được phân công ở cùng với Lý. Lý là lính 73, kém chị Chích cả tuổi quân lẫn tuổi đời. Hai chị em ở một phòng cách nhà ban chỉ huy chỉ một phòng trực ban của Bệnh xá. Khu tập thể ồn ã hơn, cả dãy có bảy phòng. Chỉ có chị Hằng quân y sỹ là lớn tuổi , chị là lính 68, chị đã có chồng nên được ưu tiên ở riêng phòng. Lính cũ thứ nhì là đến cô Hóa nghiệm quê Lúa lính 71. Còn lại là lính 73 quê Xuân Thủy và lính 74 quê Ý Yên.  Có lẽ vui trong tôi là được sống gần với bé Hà. Không ở cùng phòng nhưng bé Hà rất quý và gần gũi chị hơn.

     Nếp sống ngoài khu tập thể dần quen đã giúp mình vơi đi nỗi nhớ Quỳ. Mấy ngày nay cả Bệnh xá tưng bừng chuẩn bị cho buổi lễ mít tinh mừng chiến thắng vào sáng ngày mai. 15 tháng 5. Bộ phận hậu cần lo chuẩn bị giết những ba con lợn liên hoan toàn bệnh xá cả nhân viên và bệnh nhân đang nằm viện. Đoàn thanh niên thì lo cờ,  băng biển, khẩu hiệu……Còn mình thì đang túi bụi vào những lam kính xếp dãy dài, cả ngày làm bạn với kính Hiển vi. Thương binh ra đông như trảy hội. Ai cũng đeo bên hông một cái đài nho nhỏ. Các chương trình ca nhạc , những bài ca chiến thắng rạo rực lòng người.

     Chiều nay mình lại nhận được thư nhà. Anh trai vẫn nói không có ai viết thư về nhà cả. Thấy buồn! Chẳng lẽ T lại hy sinh thật rồi sao?  Ngày Thống nhất đến hôm nay đã là 14 ngày tròn. Hay là….Mấy năm dài trôi đi, anh vào trận mạc chỉ nghĩ đến truyện đánh nhau. Hôm nay giữa thành phố Sài Gòn tráng lệ, anh say men chiến thắng. Anh đã lãng quên hình bóng của CB, T không còn nhớ lời hẹn ước lúc chia tay. Anh còn quên cả cái địa chỉ của xóm Đạo yêu thương ngày ấy. Không! Chắc là anh sẽ không quên. Nếu còn sống T sẽ đi tìm mình. Giờ thì mình chỉ con nín thở chờ đợi thêm nữa mà thôi! Ngày mai cả nước mít tinh mừng chiến thắng. Mình đã cảm thấy lâng lâng vui trong giờ phút ấy, mà lại vẫn thấy buồn man mác bay. Nửa thì đã tin, nửa lại chẳng tin……

                                                                                       *(còn nữa)







« Sửa lần cuối: 10 Tháng Năm, 2014, 03:55:52 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM