Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 08:04:43 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Có một cuộc đời và một tình yêu như thế - Phần II  (Đọc 200427 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #430 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2014, 04:37:38 pm »

Chào chị chích :

Người ta thì mong tết đến để họp mặt đoàn tụ gia đình . Còn chị CB thì với những dòng tự sự trên thì chẳng mong tý nào . Bởi mùa xuân này không dành cho chị .
 Lời văn của chị thoảng buồn như tiếng chuông chùa , mang cả khí lạnh mùa đông rung nhẹ vào đáy tâm hồn của người đọc . Ngoại cảnh xấu hay đẹp đều do tâm trạng của con người lúc đó phán xét . Một cái tết đến trong khung cảnh có hai đại tang làm sao vui được . Phải không chị chích ?
" Có một tình yêu như thế..." đó là sự chờ đợi trong vô vọng như " bao giờ cho đến tháng 10" . Duccuong càng đọc càng thương cảm khi biết anh T đã hy sinh nhưng vẫn chi vẫn chờ đơi hy vọng vào sức mạnh tình yêu sẽ mang lại cho chị sự may mắn !?
Tuổi xuân thì , sẽ đi qua trong chờ đợi . Mà Sự chờ đợi này chỉ Sẽ để lại hòn vọng phu trong trái tim chị.
Cái day dứt nữa là xung quanh chị đã có bao người con trai đeo đuổi mà chị vẫn mực thủy chung với một tình yêu vô vọng   Huh .
Nhưng đó mới là " có một tình yêu như thế ...". Grin
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #431 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2014, 08:44:31 pm »

 (tiếp) PHẦN II. “Có một .......”

 ĐÊM GIAO THỪA RẤT BUỒN - NĂM ẤT MÃO (1975).

      T ơi! Lại thêm một mùa xuân nữa về rồi. Ngày mình xa nhau đến giờ đã trọn 3 cái tết. Mùa xuân trước em có bao là niềm hy vọng, mong sao đến ngày toàn thắng em được đón anh về. Nhưng mùa xuân này thì .......Hy vọng ấy trong em là rất mỏng manh. Chiến tranh sao mà nghiệt ngã thế hả anh?


      Chào Chích Bông, chào các bạn.
 
   Có lẽ gần tháng trời hôm nay mới thấy CB quay lại viết bài, chắc lâu nay bận đi với kỷ sư Hòa trong chiếc tàu ngầm mi ni ra đảo Trường Sa hóng gió và cảnh thanh bình ngoài biển khơi để hát bài "tình em biển cả" tặng các chiến sỹ ngoài đảo xa?
   Tên tôi cũng có chữ đầu là T nhưng tiếc thay không phải là T mà cô CB đang chờ đợi và hy vọng...
   Bước sang năm Ất Mão (1975) cuôc chiến đã dần đi dến hồi kết. Giá mà...Giá mà T còn sống chắc XV sẽ có tin vui, lúc ấy có lẽ CB mừng đến nghẹt thở.
   Chờ đọc tiếp bài viết của CB, chờ tin thắng trận, chờ ngày CB có tin lành được gặp T cho thỏa nỗi ước mong. Hy vọng là trời chẳng phụ người đã "Có một tình yêu như thế..."
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #432 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2014, 09:39:11 am »

   CB chào bác vanthang341ht. Chào duccuong. Chào NhuC7D2. Chào tất cả mọi người đang tham gia trang. Cảm ơn mọi người đã đến nhà cùng chia sẻ và động viên người viết truyện. NhuC7D2.. nói biên cương tiếng súng vẫn ùng oàng mà vẫn đảo ngũ về nghe truyện đường dài. Cảm động lắm Như C7....ạ. NhuC7... nói đến địa danh của đôi bờ sông Luộc. hay quê nhà mình Hải Dương hay Hưng Yên bên đó phải không? Nếu vậy mình rất gần nhau rồi.....

   duccuong ơi! chiến tranh thì chẳng nói trước được điều gì. Mình đã xuýt chết vì một câu văn trong cuốn nhật ký đã bị thủ trưởng tịch thu. Đây là một câu văn đắt nhất được quy vào tội lỗi lúc bấy giờ, mình xin viết lại " T ơi! Em cảm ơn cuộc chiến tranh và lại rất căm thù nó. chính cuộc chiến tranh nó đã cho tình yêu chúng mình được đến với nhau, chiến tranh đã ban tặng cho em một tình yêu đích thực, rồi chiến tranh thật tàn ác nó lại tức khắc lấy đi vĩnh viễn tình yêu vừa nhen nhóm" Chính trị viên đơn vị nói là. "Người lính, người đang là nguồn trong hàng ngũ của Đảng mà lại đi cảm ơn cuộc chiến tranh, chỉ có là những kẻ phản phản động mới cảm ơn như thế".  Lúc đó mới thấy tự trách mình, thiếu gì câu văn khác mà lại đem câu văn đầy tội lỗi ấy vào trang Nhật ký.......Khổ cái  lúc viết là ngẫu hứng, chỉ nghĩ cũng là có chiến tranh thì mình là con gái mới phải đi bộ đội, đi bộ đội xa nhà thì mới gặp được những người con trai xa lạ...đơn giản có thế thôi. Chuyện lính ngày xưa thì vô cùng quá! Thế đấy duccuong ạ!

   Bác vanthang341ht ơi! Cái vần T là hay giỏi giang, thông minh,  đào hoa và lãng mạn phải biết đấy. Vần T hay làm con gái đẹp say lòng... Grin. Em ngẫm tất cả những người vần T phần nhiều như vậy. Bác không phải vần T mà cô CB chờ đợi, nhưng vần T của bác sẽ có nhiêu cô gái thật xinh xứ Nghệ chờ đợi bác, bác đừng vội tiếc. Chắc chắn là như vậy. Em cũng vui vui với mọi người một đôi câu như vậy để lấy lại cảm xúc tiếp tục về đích những câu truyện ngăn ngắn của đời người. Cảm ơn bác vanthang341ht đã có chung hy vọng, động viên CB hãy đợi chờ T cho tới ngày toàn thắng.

                                 CB chúc mọi người mạnh khoẻ, vui vẻ và luôn đến nhà nhau.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Tư, 2014, 05:55:41 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #433 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2014, 10:06:23 am »

  (tiếp) PHẦN II. “Có một .......”

NGÀY TRẢ PHÉP.

      Những ngày tết ở quê đã nặng nề trôi qua. Cái tập tục nghiệt ngã từ lâu đời của người Việt vẫn còn đắm sâu trong tiềm thức mỗi con người ở quê tôi. Nhà có đại tang nên ngày năm mới chẳng được đi đâu. Có tang đi chúc tết mọi nhà được xem là mang đến nhà họ những điều đen đủi. Vậy là nhà ai có tang mới cũng đều như vậy! Ngày tết chỉ ở nhà lo hương khói cho gia tiên và cho người quá cố, không được đến chỗ vui, xóm giềng thì không ai trách cứ. Chỉ buồn cho lũ trẻ con, có áo quần mới mà chỉ được đến chúc tết bà Ngoại rồi về. xv anh bạn học cùng lớp ngày xưa ở xóm bến Đò giờ đang học ở trường sỹ quan Công Binh ở Bắc Nình chắc tết này cũng không được về nhà! Cũng đến mấy tháng rồi mình không viết thư cho xv, chắc là bạn cũng mong nhiều

       Tết này buồn nhưng cả nhà không còn thấp thỏm lo âu cho cô con gái phải đi chiến trường nữa rồi. Bắt đầu sang tuổi 20 đâu còn trẻ trung gì nữa. Nhà nước không cho con gái bộ đội đã ở tuổi 20 vào chiến trường nữa rồi, nhỡ ra quá lứa quá thì rồi lại “Chống ề” thì nguy to. Ngày mới vào huấn luyện trung đội mình có chị Ngoãn quê xã An Cầu cũng đã tuổi 21, đơn vị cũng cho về đấy thôi! Hôm chị ấy phải về trông mặt cứ buồn thiu, dân dấn nước mắt. Giờ thì chắc chị Ngoãn đã con bế con bồng.

      Sáng mồng Ba tết là ngày tôi trả phép. Tết năm nay anh Nhung trưởng phòng đã cho mượn xe đạp để về quê. Trưởng phòng thật tâm lý đã nhường cho mình về quê cả Tết lại còn cho mượn cả xe đạp Liên xô nữa. Có xe đạp nên hôm nay đi được chủ động hơn, anh chị không phải vất vả đưa em gái về đơn vị như năm ngoái nữa.

      Vẫn nếp quen như thường lệ chị dâu tôi vẫn lo mấy tấm bánh chưng, khoanh giò sào xếp vào trong ba lô cho em về đơn vị làm quà, và một gói quà nhẹ thôi nhưng quan trọng nhất đó là hai đồng cụ mượt. Còn  Mẹ vẫn có mấy đồng dấu riêng chắt chiu từ những phiên chợ quê bán mấy nón chè vườn mua thức ăn còn lại giắt trong thắt lưng dành dụm cho cô con gái út.

      Tôi dong xe ra khỏi nhà là lúc mưa xuân rơi dày hạt.  Chuyến đò qua sông sáng nay lại chỉ có mình tôi. Ngã ba sông vắng khách, thuỷ triều hôm nay con nước cường làm mặt sông mênh mông trông rộng thêm nhiều, gió xuân nhẹ đưa mặt nước dập dềnh nâng mấy chòm cây Lục bình lững lờ trôi về phía Biển. Tiếng bê chèo chém nước đã dừng, mũi con đò nhỏ từ từ cập bến.

       Sang đò tôi đạp xe theo lối mòn giữa hai bờ cỏ, mưa xuân chưa đủ thấm đất nên đường chưa thấy bị trơn, vẫn con đường quen thuộc qua làng Vàng, làng Đọ, vẫn  con đường 39 rải đá dăm rất dài vắt ngang cả hai quê. Trời đã sang chiều, mưa xuân không còn rơi, trời hơi hoe hoe nắng. Vượt qua cái dốc đê cao của đất Hồng An, bến nhật tảo đã đây rồi. Lại một chuyến đò rất đầy đưa khách từ Thái Bình sang đất Hà nam. Con đò lướt lên qua từng con sóng, giữa mênh mông nhìn sang hai quê lại chợt nhớ câu chuyện ngày xưa Bố đưa anh trai về tìm mộ Cụ nơi quê cha đất tổ mà bất thành. Nghĩ thấy thương cha làm mình lại bắt đầu cay cay sống mũi.....  

                                                             (còn nữa)
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Tư, 2014, 02:05:28 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #434 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2014, 11:26:02 am »

               
             Chào cô chủ Xuanv338! Chào các bác!

             Đúng là có câu thơ nào đó '' Tình chỉ đẹp khi còn giang dở "..Phải chăng cuộc Tình của con "chim nhỏ", người nữ chiên sỹ nay đã 20 tròn. Cái tuổi 18 đã đẹp. Nhưng tuổi 20 càng đẹp hơn nhiều vì tuổi 17-18 còn có sự ngây thơ vụng dại còn tuổi 20 thì đã có độ " CHÍN" Của tạo hóa đời người. Những sự "Chín" về khuôn hình tạo hóa ra cô CB XINH ĐẸP lại còn đẹp còn CHÍN cả về nhưng suy nghĩ trước sau. Lẽ ra thời điểm này, Cây TÌNH đã ra trái ngọt mới đúng. Nhưng khổ một nỗi TRAI- GÁI thời loạn đều khổ cực nhất là khổ cực trong sự chia xa của thời gian, của không gian cùng những quan điểm, quan niệm CHÍNH TRỊ khô cứng của thế hệ, của " MỘT THỜI NHƯ THẾ" Nên sự thiệt thòi cang nhiều hơn, càng lớn hơn.

            Có một bài ca thật hay về sự chia xa của TRAI-GÁI YÊU NHAU. Bài ca có lẽ nói về sự xa cách khi chiến tranh BIÊN GIỚI TÂY NAM bùng nổ có câu:" Xa nhau đã 3 mùa lúa, cho nỗi buồn nhớ mênh mang".( Vâng, 3 mùa lúa ở đây là của vùng miền Nam xưa tức là 3 năm chứ không phải 1 năm 3 mùa như bây giờ). Đó là tâm trạng của người con gái ở nhà có người yêu đi ra trận. Nhưng ở CB thì cả TRAI, cả GÁI đều ra trận nên sự chờ nhau, sự gặp nhau còn khó khăn hơn. Nên nỗi khổ đâu của CB Sẽ càng lớn hơn.

            Tranphu341 cũng như bạn đọc hiểu được những đau khổ, hiểu được những nỗi buồn to lớn của " CHIM NHỎ CB" Mà ai cũng hiểu, ai cũng thương cảm.hi hi  Grin Grin Grin

              Xuanv338 viết ngày càng hay, câu từ ngày càng sâu. Tranphu341 đọc vẫn như là đọc một tác phẩm văn học hào hùng và bi tráng thời chiến tranh.

              Chúc CB tiếp tục có nhiều sức khỏe cùng nhiều niềm vui để tiếp tục mạch chuyện đang rất hấp dẫn này!

           

         
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #435 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2014, 05:03:55 pm »

     xuanv338 chào bác tranphu341. chào bác bác trên diễn đàn và độc giả đã tới đọc và sẻ chia cùng gia chủ. Bác động viên làm em phấn khởi quá lẫn hết cả ngôn từ. "Có một cuộc ...". xuanv338 thấy mọi người tới đọc mà CB vui. Kể chuyện vẫn có người nghe là niềm hạnh phúc nhất. Có điều câu truyện có lúc cao trào, có lúc lại buồn tẻ nhạt nhẽo. Biết là thế nhưng bối cảnh khác nhau thật khó làm theo ý muốn, mong người đọc thông cảm. xuanv338 chúc mọi người vui vẻ luôn tới chia sẻ với một cuộc đời......
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #436 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2014, 05:30:42 pm »

  (Tiêp). PHẦN II   (Có một cuộc .......)

    BỆNH XÁ – NHỮNG NGÀY ĐẦU XUÂN NĂM ẤT MÃO

       Những ngày tháng giêng, mưa xuân rơi nặng hạt hơn,  không gian vẫn còn lành lạnh, suốt cả tuần trăng, nhìn lên bầu trời chỉ thấy âm u một màu xám xịt mây mưa bao phủ. Khổ thân cho chị Hằng và chú Cuội chăn trâu, tuần trăng này cúi nhìn gù cả lưng mà đâu có nhìn thấy được trần gian.

       Mặt con đường đất trước cửa phòng Hoá nghiệm cả tháng nay lầy lội. những hạt mưa góp dần đọng lại trên lá cành cây bưởi, trên mái Nứa đầu hồi, mỗi cơn gió xuân lướt về làm rung cây có đến triệu triệu hạt rơi xuống mặt con đường đất đang được phủ trắng tinh những cánh hoa Bưởi rụng. Mưa dã dề đã làm phôi phai đi mùi hương Bưởi. Ngồi trong khung cửa sổ phải hít hít thật sâu mới thấy thoang thoảng chút vị thơm.

       Tháng đầu xuân những chuyến xe chở thương về ngoài miền Bắc nhiều lên. Thương bệnh binh phần nhiều các anh vẫn là lính của B2 và lính B3. Bệnh của lính chiến trường đa dạng nhưng lại có điểm rất giống nhau là mỗi người đã mang trên mình vết thương rất đớn đau, còn thêm một hai loại bệnh hậu quả của những tháng năm gian khổ chiến trường và không thể thiếu vắng đó là những cơn sốt rét.  Mối lần vào buồng bệnh lấy máu làm cấp cứu nhìn các anh lên cơn sốt sao mà thương đến thế. Môi ai cũng thâm thì, da xanh mái, tóc rụng hói đầu, bước đi  không vững.

    Mưa càng nặng hạt, con đường đất từ dốc đê sông Châu vào Bệnh xá bây giờ trơn như đổ mỡ. Vậy mà các anh thương binh từ các đội vẫn phải lò dò chống gậy lặn lội từ những làng quê nơi đóng quân tận mãi Trác văn, Nguyên lý.....  Giáp sông Hồng cách Bệnh xá cũng đến năm, bảy dặm để về khám bệnh. Chiến trường chắc là đang đánh lớn nên thương binh thấy nhiều lên. Đêm đêm khi mỗi chuyến chở thương từ chiến trường về T4. Là mỗi lần CB lại nuôi hy vọng mỏng manh là được đón T.

       Thương binh về đông, nhân viên thì cũng nhiều xáo trộn. Từ hôm các chị Lụa, Đan, Hiền, Hải ra quân làm mình cứ thấy bâng khuâng nhơ nhớ quá! Những cô hoa hậu của tiểu đội hậu cần đầu xuân đã được rời áo lính về quê để đi lấy chồng. Đã hai tuần rồi mỗi bữa cơm về xuống nhà ăn thấy vắng bóng những chị nuôi thân thích. Mỗi sáng đi lấy máu cho bệnh nhân buổi sớm về ăn sáng không được còn ngồi tế tạm chuyện tiếu lâm dăm ba phút với các chị hay tiếu nữa rồi, những cái tên Lụa, Đan, Hiền, Hải không còn được nhắc đến hàng ngày. CB không còn được phổng mũi mỗi lần được nghe lỏm đầu nhà thấy chị Lụa chị Đan cùng lính Hậu cần bàn luận khen cô hoá nghiệm Thái Bình duyên dáng nữa. Chị Lê Na cô gái quê Lụa nằm chung chăn với mình và những câu truyện kể tràn trề nước mắt trong đêm mưa rét hôm đi đào hồ trên núi Kiện Khê cũng đã ra quân về quê làm đám cưới.

       Lính mới bổ xung là những cô gái còn rất trẻ trung ở miền quê chiêm trũng Ý Yên. Các em là lính nhập ngũ cuối năm 1974, huấn luyện, học nghề  xong là  được bổ xung về bệnh xá, một số về tiểu đội Hậu cần, một số làm Hộ lý. Gái Ý yên trông đứa nào cũng kháu khỉnh và ngoan. Có điều kinh nghiệm nấu ăn của các em chưa nhiều sợ lại giống mình ngày mới vào nghề mấy năm về trước rồi lại cơm sống, cơm khê. Bọn mình thì nấu cho lính tân binh khoẻ mạnh họ còn cố gượng ăn. Chứ ở đây lại toàn là người bệnh. Được cái còn mấy đứa, Thuý, Kim , Quyên, Phong quê Xuân trường, Xuân thuỷ là lính 73 đã có gần hai năm kinh nghiệm, và còn bếp trưởng Mỹ nữa có rất nhiều kinh nghiệm nấu ăn.
 
      Đúng là mình cứ lẩn thẩn ở trên cây viển vông lo cho người dưới đất vậy thôi. Các em nó được đào tạo nấu ăn trong điều kiện Hoà bình sao giống ngày xưa của mình được.

     Anh Diễn trưởng khoa Dược cũng chuẩn bị được chuyển ngành về Hà Bắc. Anh đã lớn tuổi lại sức khoẻ yếu và đã qua chiến trường nên anh được chuyển ngành ra dân chính. Anh ấy về rồi, dãy Đông Y lại buồn thiu. Anh Diễn rất vui tính và quan tâm tới hai cô lính gái của khoa Cận lâm sàng. Cùng khoa thỉnh thoảng hai đứa tôi và Quỳ lại xin anh ít tinh dầu Sả để gội đầu. Thế là quý lắm!  

     Còn tôi và Quỳ nghe mong manh hai đứa chỉ ở ngoài khu lán Đông Y thời gian ngắn nữa thôi, có thể sẽ chuyển vào ở cùng khu tập thể ngay sát nhà ban chỉ huy bệnh xá để  nhường phòng cho bệnh nhân nếu về đông.

       Tháng giêng đầu năm con Mèo mà Bệnh xá có bao nhiêu là sự đổi thay....Rồi đây không biết còn có gì đổi thay thêm nữa?........
                                                        (Còn nữa)


« Sửa lần cuối: 09 Tháng Tư, 2014, 07:57:33 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #437 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2014, 05:41:16 pm »

 (Tiêp). PHẦN II   (Có một cuộc .......)

       Tháng đầu xuân những chuyến xe chở thương về ngoài miền Bắc nhiều lên. Thương bệnh binh phần nhiều các anh vẫn là lính của B2 và lính B3. Bệnh của lính chiến trường đa dạng nhưng lại có điểm rất giống nhau là mỗi người đã mang trên mình vết thương rất đớn đau, còn thêm một hai loại bệnh hậu quả của những tháng năm gian khổ chiến trường và không thể thiếu vắng đó là những cơn sốt rét.  Mối lần vào buồng bệnh lấy máu làm cấp cứu nhìn các anh lên cơn sốt sao mà thương đến thế. Môi ai cũng thâm thì, da xanh mái, tóc rụng hói đầu, bước đi  không vững.

  

 Chào XV, Vâng đúng vậy. Trong những năm tháng chiến tranh bob@ đã từng là người như vậy (vừa bị thương vừa bị bệnh sốt rét). Khi nằm ở bệnh viện được các thầy thuốc ân cần chăm sóc tận tình chu đáo thật cảm động và biết ơn biết bao những người lính quân y như XV. Cảm ơn bạn.
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #438 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2014, 06:24:45 pm »

   XV chào anh bob. Chào tất cả các bác tham gia trang. Cảm ơn đồng hương đã quan tâm đến một cuộc đời....Vâng ! Truyện em viết là đều nằm trong tâm trạng của bao người lính trận. Kể cả truyện tình yêu và cả những thương đau mất mát. Em viết truyện 100% tên đơn vị , tên địa danh nơi đóng quân, tên chủ nhà đều là tên thật. Nhân vật trong truyện chỉ có T là viết tắt. Tân gửi quần áo  tên thật là Tú. Còn lại đều là tên thật của họ.

     Mục đích trong quá trình viết truyện em nuôi hy vọng người đọc trên trang này đọc được và biết đâu là cơ hội cho em tìm lại được những đồng đội ngày xưa. Chỉ tiếc lứa tuổi lính thời đánh Mỹ của anh em mình cho đến bây giờ đã số đã quá già, thêm nữa chắc sẽ có nhiều hạn chế về máy tính. Bời vậy từ ngày viết truyện em tìm lại đồng đội chưa được nhiều. Hy vọng mỗi bài viết em sẽ tìm lại được thêm bè bạn.  XV chúc anh mạnh khoẻ, lấy những câu chuyên vui cùng đồng đội trên diễn đàn, lấy công việc cho vơi bớt buồn đau. CB kính anh!

      
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tư, 2014, 09:56:38 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #439 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2014, 06:32:42 pm »

  
Ảnh của CB chụp cùng chị Quỳ người Kim Sơn Ninh bình nhân vật trong chuyện


« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tư, 2014, 05:46:51 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM