Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 04:41:02 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Có một cuộc đời và một tình yêu như thế - Phần II  (Đọc 200427 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #290 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2013, 06:53:45 pm »





                CHUYỆN BUỒN CỦA BÁC XUANV338 BỐN MƯƠI NĂM VỀ TRƯỚC .

              Nhận được điện báo tin bố ốm nặng ,bác Chích vội về ngay.Cô bạn cùng đơn vị long tong đèo Chích ra bến xe. Cân đường ,nải chuối về thăm bố ,đồng đội cùng đơn vị cũng của Chích ngày đó cũng như đồng đội trên diễn đàn ai cũng lo lắng .Cầu mong sao cụ mạnh khỏe ,có ốm đau thì cũng cũng xoàng xoàng thôi .Có cô con gái rượu của cụ về chăm sóc cụ lại khỏe ra ... Như không có bệnh tật gì cả .
               Rất buồn cụ lại về với tiên tổ .

              Chuyện của 40 năm trước nhưng qua những bài viết dài của bác chích ,anh em  vẫn hình dung ra được mọi chi tiết của câu chuyện và đau xót và cảm thương đối với bác . Em vẫn xin cùng chia buồn với bác chích trong mạch chuyện này .

                      Câu chuyện lan man của bác làm cho mọi người rất sốt ruột muốn cho nó nhanh nhanh để biết tình hình của cụ ra sao khi bác về chăm sóc cụ .

                   Riêng đối với huong 76 thì đọc đến đoạn bác Chích tong tả về nhà ,thì lại không nghĩ tới việc cụ ốm đau đâu . Mà em nghĩ gia đình nhớ cô con gái đã ba tuổi quân rồi nay gọi về để gả chồng cho xong ,để các cụ hết nỗi lo , xong việc nghỉ sớm ,nên lần trước có viết mấy câu , vẫn biết rằng chuyện cụ ra đi đã lâu mấy chục năm rồi nên xin phép bác Chích và các bác viết lại bài trước .

                               VỀ THĂM BỐ ...

                  Bố Chích chẳng ốm gì đâu .
           Vì bố mong mỏi ,Chích lâu lấy chồng .
                  Người ta cháu bế cháu bồng .
            Mà ông bà ngoại ở không một mình .

                   Gái lớn như đóa hoa xuân ...       
            Có cô gái rượu ông bà đâm lo.
                    Ấy là của khó trong nhà .
            Như bom nổ chậm ,biết ma nào lần .

                     Ở lính lắm đứa ,lần khân ...
            Chì thì cũng mất , chài thì cũng không .
                     Ông bà tính kỹ đồng lòng .
            Gọi cho Chích - về gả chồng cho xong ...

     Huong định post bài lên nhưng nghĩ nhỡ ông cụ ốm thật thì sao, nên phôn ngay cho bác Chích hỏi " Cụ ốm thật hả bác "? .Bác Chích trả lời " Cụ ốm thật nặng lắm ,chiều hôm sau thì đi .Mình vẫn nhớ như in dù đã vào thu nhưng hôm đó oi ả vô cùng "...
                May mà h.hn chưa post bài , võ đoán tí chết ...

                Vậy là nắm được thông tin rồi đành phải viết lại mấy câu khác ,và giờ đây có dịp giải trình với các bác . Chúc bác Chích qua nhanh được mạch chuyện buồn đau này để tiếp tục kể chuyện " Có một ..." cho mọi người nghe.
Logged
Ho MiGia
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #291 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2013, 10:22:00 am »

                 Thế là chị ới, trời không nghe thấu, những lời chị xin
                 Lời cầu xin, để cho ông khoẻ, đi làm xã viên

                “Tổn thất này thật là lớn lao, đau thương này thật là vô hạn”.

        Kể từ đây gia đình mất đi một người ông, một người chồng, một người cha nhất mực thương yêu, suốt đời với con, với cháu.
     Âu cũng là số phận mà người đời phải gánh chịu. Cũng kể từ  đây căn nhà vắng đi hình bóng một người đàn ông, một trụ cột của gia đình, mỗi khi Chích về đến nhà không còn thấy cảnh người cha già cặm cụi sớm trưa lo cho gia đình, lo cho đàn con nhỏ

      Có điều cụ cảm thấy thanh thản trước khi từ biệt thế giới này được bà con, họ hàng, con, cháu thăm nom chăm nom săn sóc, ân cần thế cũng đủ để lòng nhẹ nhàng hơn, nhất là được gặp mặt cô con gái rượu, “bướng bỉnh” và xinh đẹp. Giờ đây, chính quyền đoàn thể, bà con, làng xóm, anh, em nhà chị Chích tập trung làm lễ an táng đưa cụ về nơi an nghỉ cuối cùng, lo cho mồ yên, mả đẹp , chúc ông sơm siêu thoát về với cõi vĩnh hàng, xin chia sẻ cùng chị.

        Nếu ai chưa từng ở trong hoàn cảnh này, thì không cảm nhận được hết nỗi mất mát, đau thương tận cùng của sự đớn đau.

      Là người lính chiến đã từng chúng kiến bao sự hy sinh, mất mát của đồng đội đến bầm gan, tím ruột, nhưng chỉ biết nuốt mước mắt vào trong, với những ánh mắt long sòng sọc, vằn những tia máu đỏ, nếu lúc đó gặp kẻ thù thì có lẽ cũng được hả dận, bới lòng căm thù trút lên đầu gọn súng, một viên đạn trị giá bốn kg gạo, chứ bốn trăm ký cũng không hề tiếc, đó là thực tế của chiến tranh mà Migia em đã từng nếm trải.

      Giữa cánh rừng bao la nơi đất bạn thấy mấy anh lính vận tải cáng một người chiến sỹ bụng quấn băng trắng toát, Migia đến gần đặt nhẹ tay lên vai anh và hỏi:
 - có đau lắm không anh?
 Người lính vận tải mắt đợm buồn trả lời:
       - Chết mẹ nó rồi, còn biết đau là gì nữa”...
      Giữa lúc đó gặp một thằng bạn cùng học phổ thông nó chạy lại bắt tay và hỏi:
       - Mày cũng sang tận đây cơ à?
     Coi thường nhau quá đấy, tao đã tung hoành ngang dọc đất nước này rồi, tôi trả lời
    Anh lính vận tải nói:
     - Một câu nói hay nhất trong ngày
   Làm chúng tôi mỉm cười, quên đi sụ mất mát đau thương đến quặn lòng.

        Còn về tình cảm gia đình, Migia hai mươi năm về trước cũng đã từng nếm trải cảnh đời nghiệt ngã, khi mẹ không còn trên cõi đời này, lúc đó người Mi gia như có luồng điện dật, tê dại từ chân đến đầu, không sao cầm được nước mắt, khóc như mưa, như gió, như những đứa trẻ .

     Chào bác Hướng hn

     Nhận định của bác về mục đích của bức điện cũng có lý. Thật ra mà nói  những năm chiến tranh nhiều trường hợp bố, mẹ cũng thường điện cho con về cưới vợ để ông bà sớm có cháu bế, cháu bồng, sau đó muốn đi đâu thì đi. Nhưng điện cho con gái về để gả chồng để yên bề gia thất thì hiếm “ như lá mùa thu” Mi gia chưa từng gặp.
 
     Có điều bác phán  “ Ở lính lắm đứa, lần khân” thì lính tráng bọn em mất nhờ rùi.  Grin Grin Grin Không biết các bác có “sơ mú” gì không? nhưng em, mãi mãi lòng chúng ta, ca bài ca rừng rú. Sáu tháng trong rừng, trong dãy u ran, nơi đất bạn không thấy một bóng hồng, có chăng chỉ vài nữ tù binh lính pốt “ Người đen như quỷ đói” “thơm ngát như cún con”, thì nhịn đi cho nó lành, “lấn ...” làm chi cho đời mỏi mệt.

        Ngày 25/9/1979 khi đưa tử sỹ về Việt Nam an táng, khi qua cửa khẩu Mộc Bài về đến đất Tây Ninh thấy con gái Việt thì cô nào cô nấy đều là tiên nữ, đều đẹp tuyệt vời, đều là hoa hậu.

       Phẩi mất vài ngày nơi phố phường, đần dần mới định hình ra cái đẹp, cái xấu đấy bác ạ. Grin thật lòng đấy.
  
      Chị Chích ơi sự việc xảy ra đã bốn mươi năm rồi, chúng em đùa chút cho vui chị “...ông ... ảm” nhé.
 
      Thôi có khách gọi , em làm “cuốc xe ôm” đây.

     Chào chị, chào các bác trên diễn đàn,chào các độc giả. Bai bai.
    
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười, 2013, 08:53:47 pm gửi bởi Ho MiGia » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #292 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2013, 12:34:18 pm »

               Chào xuanv338, chào các bác! Đọc chuyện kể của CB, Chuyện đã mấy chục năm rôi mà sa Tranphu341 vẫn thấy buồn thế. Buồn thật buồn! Có lễ cuộc đời không có gì đau khổ khi bất lực trước Tử Thần. Phải chăng đó là cái Mệnh của đời người. Cái số cái tạo hóa  Sinh - Lão - Bệnh - Tử Nó là cái quy luật của cuộc sống. Quy luật của kiếp luân hồi.

               Vâng cũng đã mấy chúc năm rồi. Nhưng Tranphu341 cũng xin có lời chia buồn cùng CB CÙNG GIA ĐÌNH TA! À mà năm đó vậy cụ nhà THỌ được bao tuổi CB nhỉ?
 
               
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #293 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2013, 12:10:50 pm »

 CB chào anh tranphu341, chào huonghn76, chào Ho MiGia. Chào tất cả các bác trên diễn đàn và độc giả của trang. mấy ngày do có việc bận nên Cb rất ít vào trang. Hôm nay vào đọc thấy có nhiều bài viết mới và hay quá.

 CB xin cảm ơn những chia sẻ của mọi người với tình cảm của người lính dẫu nỗi buồn này đã 40 năm. Dù cho thơi gian có xa nhiều những nỗi đau mất mát thì khó nguôi ngoai. Đặc biệt lại với cô CB luôn sống trong hoài niệm.

   Anh tranphu341 có nhã ý hỏi thăm ngày đó bố em bao nhiêu tuổi. Cảm ơn anh trai đồng hương và em xin được trả lời anh và mọi người cùng được biết. Ngày đó bố em còn rất khoẻ. Ngoài 60 thôi. Ông còn tham gia công tác mặt trận của xã và làm lao động còn khoẻ. bây giờ được học thêm và qua kinh nghiệm thực tế em nghĩ bằng chẩn đoán qua hồi cứu. Có lẽ ngày đó bố bị Ung thư dạ dày thì đúng hơn.

    huonghn76 thường hay đoán khá chuẩn mọi sự việc nhưng lần này thì hơi xa một tý. Giá được như huonghn76 đoán thì cũng hay đấy nhỉ? Như Ho MiGia nói là nữ thì hiếm hơn còn Nam thì có nhiều. Thời đó nhiều cụ thường nghĩ kế điện cho con trai là " Bố chết về ngày" nhưng là chuyện về cưới vợ trước lúc đi xa mục đich của các cụ như Ho MiGia nói rồi.  Vậy lính thời ấy mới có nhiều bài độc Tấu rất dí dỏm. năm 1968 bộ đội đóng quân ở làng mình có anh Tất già hay đọc tấu bài "bức điện oan". Còn nhỏ mình ngồi góc sân kho nghe lỏm. nhớ được câu" Bức điện oan đã làm cho tôi bảy vía ba hồn/ Cũng chỉ vì mẹ Chắt nó nhớ chồng tuột độ" bác bác trên diẽn đàn không biết có bác nào nhớ bài Tấu này không ạ.

   Ho MiGia cũng thật nhiều câu truyện xúc động kỷ niệm một thời làm quân tình nguyện.

   Hôm nay CB lại xin mời các bác tiếp tục nghe chuyện sau những ngày đám tang của bố Cb rất buồn chỉ còn biết tự động viên mình bằng cách đi tìm lại cho mình một chút thôi, tuổi thơ đẹp đã qua.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Một, 2013, 06:38:28 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #294 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2013, 12:17:28 pm »

Phần II   (tiếp theo)
những ngày ở bệnh xá đoàn 581 và những câu chuyện buồn vui.


Những ngày sau đám tang của bố. Chiều quê buồn -  tìm về ký ức tuổi thơ.

  
         Đã mấy ngày rồi. Hình như vòng quay của cả ngày đêm cứ nặng nề trôi chầm chậm, nỗi buồn thì còn nặng trĩu cả tâm can. Vẫn biết con người chẳng ai mà tránh được cái chết. Cái chết đến với con người đã nằm trong quy luật. Vậy mà sao mình lại cứ muốn đi ngược lại, mong đừng có bao giờ cái điều ấy đến , đừng bao giờ phải chia ly với người sinh thành ra mình về nơi hai phương trời Âm Dương cách biệt.

     Đám tang của bố không linh đình, nhưng trong buổi đưa tiễn Cha về cõi vĩnh hằng có đông đủ bà con lối xóm, bè bạn xa gần, con cháu họ Trần, họ Phạm hai quê nội ngoại Hưng Hà và Đông Hưng cũng về đông đủ. Lễ nghi đám tang giản đơn theo đúng phong tục tập quán quê Nội của bố.
 
    Giờ thì chỉ còn buổi chiều tối và đêm nay nữa thôi. Ngày mai là ngày CB phải trả phép rồi. Từ ngày mai mỗi bữa CB không còn được bê bát cơm và đĩa muối quả trứng lên thắp hương trước bàn thờ cho bố nữa. Bố ơi! Con chưa làm được gì báo hiếu cho bố, còn làm cho bố buồn nhiều trong những ngày qua. Bây giờ con chỉ biết tự dày vò mình và cầu xin bố ở nơi suối vàng hãy hiểu thấu lòng con.

     Tôi vẫn ngồi lặng trên bậc hiên nhà nhìn Mẹ. Mẹ vẫn ngồi ở cái góc sân đã rợp nắng, đôi bàn tay gân guốc Mẹ tước từng cái xương lá của mấy Tàu cau mới rụng chiều qua. Mẹ lại gom dần để bó thành cái chổi dễ để quét sân. Mẹ sẽ rất buồn là từ nay đã vắng đi người thường bó chổi, người đã cùng mẹ bao tháng năm chia ngọt, xẻ bùi, người đã cùng mẹ   đi sống tha phương cầu thực suốt cuộc đời này. Chắc hôm nay Mẹ phải là người thay thế bố bó cái chổi kia.

     Có bao nhiều nỗi buồn dồn nén trong tôi thành một hơi thở thật dài rồi lại thả dần vào không gian ngôi nhà chiều nay vắng vẻ. Chỉ có mùi trầm thơm thoang thoảng bay từ bàn thờ của bố.  Tiếng đôi chim Chào Mào từ đâu bay về ngọn xoan trước nhà véo von vài tiếng rồi lại bay biến đi đâu. Tiếng chim làm tôi như bừng tỉnh qua cơn mộng mị. Tôi trở vào thắp thêm một tuần hương cho bố rồi quay trở ra bước xuống sân nhà.

-   Mẹ ơi! Con đi dạo một chút cho khuây khoả tý ạ!!

-   Ừ đi đâu thì đi, nhớ về ăn sớm ăn cơm rồi còn lại đằng cụ Đông chào bà cụ và bác Hồ một tiếng. Mai lại đi rồi. Nói rồi mẹ lại cúi xuống rầu rầu.

-   Vâng! Con chỉ ra ngoài cánh đồng làng một lúc thôi Mẹ ạ!`

       Tôi lững thững đi ra con đường phía sau nhà cụ Thuỳ. Những ngày dài xa quê, hôm nay tôi mới lại được đi trên con đường của tuổi thơ mà thấy cứ rưng rưng. Mấy năm rồi mà làng quê mình vẫn thế! Xóm đạo vẫn giữ nguyên vẻ đẹp bình dị của một miền quê nghèo, xa xôi hẻo lánh. Vẫn luỹ tre xanh quanh co chạy theo con Ngòi dài mùa này đầy nước trong veo, những mảng rong đuôi chó phật phờ ngay gần mặt nước. Bóng đàn tép Riu lượn lờ, len lỏi lách qua từng khe lá Rong xanh. Chắc chúng đưa nhau di cư đến kiếm ăn nơi một chòm rong mới.

      Con đường đất thịt pha lẫn đất chua, gồ ghề như những sống trâu nâng bước tôi đi về nơi ký ức. Khóm tre của tuổi thơ tôi nằm ngay bờ dốc con đường đất chạy dọc theo con Ngòi lên tới bờ đê. Làng tôi ai cũng gọi khóm tre ấy là khóm tre bà Khè.

     Một nhịp chân thôi tôi dừng lai khóm tre, cây cầu tre bắc qua con ngòi nhỏ. Bên kia con ngòi vẫn là khu chuồng trại chăn nuôi. Vườn Chuối xanh um những buồng dài, nặng quả làm cong cả thân cây, bóng ông Dung đang chặt từng buồng chuối xếp vào nhau. Xa xa trong mái hiên của dãy nhà chuồng trại, hai bóng người phụ nữ nhấp nhô. Hai người phụ nữ ấy! Đúng là bà Lân, là chị Chạm, họ vẫn đảm nhiệm, tăng gia và  nuôi đàn lợn của HTX mỗi ngày.

     Vẫn thói quen riêng của loài vật khi nghe có tiếng động của người lũ lợn bắt đầu réo lên đồng loạt đòi ăn. Tiếng rít lên hồng hộc của những gã lợn to, tiếng en ét của lũ lợn con, lợn tháu. Những âm thanh hỗn độn vang xa khắp khu chuồng trại.

      Cơn gió Thu lành lạnh tới. Những ngọn tre mềm mại dập dờn xôn xao quấn quýt vào nhau. Hình như nó cũng đang vẫy chào cô mục đồng, người bạn chi kỷ của nó lâu rồi không gặp lại chăng? Ừ! Mấy năm rồi giờ khóm tre đã xum xuê lên nhiều. Nửa nằm chênh vênh soi bóng xuống con ngòi. Nửa vẫn khom mình làm bóng mát khi nắng trưa trên ngã ba đầu con đường đất.  Khóm tre là nơi đã gài lại trong tôi bao kỷ niệm đẹp của tuổi thơ.

    Ngày ở nhà khi mỗi trưa hè đi bắt cua về, hay lúc đi đánh dậm. Bao giờ về tới đó là lũ mục đồng bên xóm Đạo chúng tôi cũng dừng lại tá túc ở đây thi nhau xem giỏ của đứa nào được nhiều, đứa nào được ít cá, tép hơn. Có hôm còn víu cành nho nhỏ bẻ thành mười que, xuống vệ Cừ véo nắm đất lên thế là ngồi dạng chân ra nền đất mà chơi vài ván chắt rồi mới về.
 
      Gốc tre bà Khè còn là điểm ngóng trông cô cháu gái thường mang cơm cho cô vào những buổi trưa tôi đi kéo vó thông tầm. Có ngày nhà ăn cơm muộn, xế trưa mà cái Thanh vẫn chưa mang cơm ra, cô nó thì vừa nắng vừa đói nên phải ngồi nép vào gốc Phi lao dưới bờ đê mà ngóng về làng cho tới khi thấy cái dáng bé loắt choắt trong chiếc áo màu xanh Sỹ Lâm, tay nó xách cái làn mây không nặng lắm mà cũng làm cái Thanh nghiêng hết cả người. Mỗi bước chân nó lũn tũn xuống khỏi dốc gốc tre bà Khè là tôi mừng lắm. Miệng lại lẩm bẩm một mình.

-   Thanh kia rồi! Thanh ơi! Bước rảo chân lên nào!

-   Cô mày đang đói đến vã mồ hôi, lạnh khắp cả người rồi.

      Tôi ngồi đếm từng bước đi gần lại của cái Thanh mà hình dung trong cái làn kia bên trong chị dâu sẽ úp một bát ô tô cơm, một ít tép bố kho cho lẫn lá gừng, mấy miếng cà nén để vào bên bát tép, một ca canh cua nấu với rau đay. Nghĩ mà tiết nước miếng ừng ực. Giờ thì người kéo vó tép đã là cô lính già dặn đến ba tuổi quân tròn. Còn đứa mang cơm giờ đã gần trở thành cô thiếu nữ. Mấy đứa cháu lớn lên giờ vẫn theo nghiệp của cô kéo vó, chỉ khác bọn nó chỉ kéo vó tôm vào những đêm trăng sáng ở ao làng.
 
       Bóng tre nơi đây với CB còn có một kỷ niệm thật khó quên với chỉ riêng mình. Năm 68 bộ đội đóng quân ở làng đông lắm. Nhà CB có đến bốn anh bộ đội cùng ở, thấy cô bé nhà chủ cũng chăm ngoan, mỗi buổi tan trường về nhà sau bữa cơm trưa là mỗi chiều, mỗi việc. Chiều đi đánh Dậm, chiều đi hái chè thuê, chiều đi chăn trâu, chiều đi lấy rong cho lợn, có chiều thì đi cắt cỏ Trâu tận cánh đồng ven bờ sông Diêm. Người thì bé, gánh cỏ thì to, đôi quang thì chiếc ngắn chiếc dài. Gánh được gánh cỏ về tới nhà mà nhọc đến bở hơi. Trong bốn anh bộ đội ở nhà chỉ có một anh là tiểu đội trưởng quê mãi Quỳnh Côi. Anh ấy quý và rất quan tâm tới cô bé nhà chủ. Mỗi chiều anh đi tập về thấy còn vắng cô bé quàng khăn đỏ ở nhà là anh lại hỏi mẹ.

-   x hôm nay đi làm gì hả Mẹ?

Nếu thấy mẹ bảo là em nó chiều nay đi cắt cỏ. Thế là anh  lại một mạch đi ra tận bến sông gánh cỏ giúp tôi.  Chỉ có điều, chẳng hiểu vì sao lần nào cũng vậy, dù gánh cỏ nặng hay nhẹ thì  anh cũng chỉ gánh từ ngoài bờ sông về tới gốc tre bà Khè là để xuống quay lại nhìn tôi cười tủm tỉm rồi nho nhỏ nói.

-   X gánh về nhà nhé! Anh phải vào đây tý đã.

     Mười một tháng tròn trịa là những ngày dài anh bộ đội ấy đóng quân tại nhà tôi. Sang mồng bốn tết năm 69 anh lên đường vào trận. Sáng hôm đi, anh tiểu đội trưởng ấy lại là người khóc nhiều nhất trong bốn người trước khi chia tay nhà chủ. Bố nâng ba lô lên vai cho anh ấy. Anh ấy khóc và nói rằng.. “ Hôm nay con đi chiến đấu. Con đi xin hứa với bố mẹ và chị là “ Con đi chết thì xanh cỏ, về phải đỏ ngực, ngày Thống Nhất nếu con sống nhất định con sẽ quay về đây” Bây giờ thì anh ấy cũng chưa trở về, còn bố thì cũng đã không còn nữa. Tôi lại mặc cho nước mắt cứ chảy dài.

   Một làn gió mới lại đến, có bao nhiêu là lá tre khô rời cành cùng xoáy tròn vài vòng theo gió rồi nghiêng lao xuống mặt đường, những ngọn tre lại dập dìu va nhau xào xạc như lời nhủ với người đi xa quê mới về.

  Chiều muộn rồi! Cô mục đồng xưa hãy đi xa thêm nữa để tìm lại cho mình, phía trước đang còn bao ký ức tuổi thơ …….

                                                         (còn nữa)




« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Một, 2013, 09:47:57 am gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #295 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2013, 12:20:43 pm »

Phần II   (tiếp theo)

những ngày ở bệnh xá đoàn 581 và những câu chuyện buồn vui.

                       Chiều hoàng hôn tìm về ký ức

       Đứng trên con đê quê hương sao thấy lòng bâng khuâng đến thế! Bao kỷ niệm từ trong ký ức lại rưng rưng ùa về chật ních. Vẫn con đê lặng lẽ khoác trên mình chiếc áo màu xanh cỏ Dày, vẫn hàng phi lao có bàn tay của bố trồng giờ đã cao xanh, trong gió chiều Thu lá thông reo như một bản nhạc buồn. Thảm lúa chạy tít tắp xuống tận dòng sông đã bắt đầu vào lúc chuyển màu vàng xen lẫn màu xanh của những nương Khoai. Cái lò gạch nhà ông Tạo mới đốt khói đen bay lên nghi ngút làm xám cả khoảng trời, cái gầm lò gạch kia là nơi bọn trẻ trâu chúng mình thường vào sưởi ấm mùa Đông và mói trộm khoai Lang vào nướng ăn với nhau để cái mồm về nhà còn nho nhem, nhọ thỉu. Chị Dâu mắng ăn cái gì mà còn cứ cãi rằng không. Tất cả nó như một cuốn băng ghi hình đang tua lại.

     Anh chẵn vẫn đang lúi húi bên cái máy nước dưới chân cống cao cạnh bờ đê, chân tay áo quần đen nhẻm những dầu luyn. Mấy năm rồi người chạy máy nước của hợp tác xã vẫn là anh Chẵn.

-   Cô x lâu không ra cánh đồng hôm nay ra thăm lại cảnh quê cho đỡ nhớ đấy à! Làng quê thì vẫn thế thôi cô ạ! Vẫn cứ nghèo, đồng ruộng vẫn vậy. Bên nấy mấy hôm nay có việc buồn! Thôi buồn rồi cũng phải nén lại. Vẫn giọng nói lơ lớ nửa miền Nam Nửa miền Bắc của anh Chẵn.

-   Bao giờ cô đi về đơn vị.

-   Da! Sáng mai em đi rồi anh ạ!

 Vài câu truyện xã giao với anh Chẵn rồi tôi xin phép anh để cho mình được trở về với cảm nhận của ký ức xưa.
 
    Sông Diêm đây rồi! Tôi ngồi đánh tệt xuống bờ cỏ tận sát mép dòng sông. Sông Diêm chiều nay nước thuỷ triều lên, mặt sông rộng mênh mông, gió Thu hiu hiu sóng êm đềm. Xa xa phía bến đò Tàu Xá  con thuyền ngược gió làm mấy anh kéo dây đang phải gò lưng. Mặt trời vừa khuất hẳn, để lại chân trời phía Tây cả khoảng ráng chiều màu mỡ Chó tím hồng. Tiếng sáo diều vi vu khắp vùng trời của hai làng đôi bờ sông Diêm.

    Không gian chiều cuối hoàng hôn, con đê, dòng sông và cả cánh đồng như một bức tranh thơ mộng. Tôi ngồi bên bờ sông đang thả hồn mình về trong ký ức. Nỗi buồn trong tôi tự dưng như được nhân đôi. Tiếng sáo Trúc chiều quê sao mà da diết thế! Lâu rồi hôm nay tôi lại được nghe tiếng sáo ngọt ngào, thánh thót và vẫn bài sáo ấy của anh Chẵn. Bài hát tôi không biết tên đầu để và của nhạc sỹ nào sáng tác. Chỉ biết mấy câu đầu với giai điệu của quê hương miền Nam déo giắc, sâu thẳm”  Quê tôi người miền Nam, có rừng dừa biếc xanh/có dòng sông uốn quanh/quê tôi người gian khó/ chín năm lòng căm hờn/ vẫn không ngừng đấu tranh………” Anh Chẵn người miền Nam anh tập kết ra Bắc, anh  lấy cô vợ miền Bắc và lập nghiệp ở ngoài này luôn. Bài sáo quen thuộc da diết ấy đã nói hộ nỗi lòng của người con xa quê bấy nay  đang vẫn nhớ về quê hương miền Nam yêu dấu đến cháy lòng. Anh vẫn hằng mong ngày Thống Nhất sẽ đưa vợ và đàn con vào thăm quê Nội.

       Anh chị Chẵn cũng là người Thiên chúa giáo. Hoàn cảnh nhà anh ấy rất nghèo. Cả đàn con nheo nhóc. Cơm không đủ ăn và áo không đủ mặc. Nhà tôi chỉ là diện tạm đủ ăn trong làng. Hàng xóm láng giềng nên bố mẹ và chị tôi thường hay giúp gia đình anh cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng giúp sao cho xuể cái nghèo và gần mười miệng ăn trong nhà anh chị Chẵn. Ngày ở nhà, nhiều lần đi cắt cỏ qua ngõ nhà chị. Chị Chẵn lại gọi tôi lại gần mà thì thầm.

-   x ơi! Tý Điệp với tý Nữ nhà tớ từ hôm qua đến nay không có tý hồ vào bụng, nó đói khóc suốt đêm, người lớn thì ăn khoai còn hai đứa bé “dái” ăn được khoai chết dở thế chứ! Sang bên ấy phiền ông bà nhiều rồi, giờ rái lắm. Chị cười trong nước mắt.

Mỗi lần nghe vậy là tôi lại lẻn về xúc một hai bò gạo túm vào vạt áo chui qua dậu tre cuối vườn Chè của nhà sang cho chị Chẵn.

    Mấy năm rồi! Giờ nghe nói nhà anh chị ấy vẫn còn nghèo. lúc nghèo khó buồn thế này anh Chẵn lại càng nhớ về miền Nam quê hương anh, nơi còn đang ngày đêm chiến tranh ác liệt, là nơi đang đầy đau thương là chết chóc.

      Tiếng sáo chiều quê thật buồn của anh Chẵn đã vừa dừng, bao năm xa cách, tiếng sáo lâm ly chiều nay của người con trai miền Nam sẽ ngân xa, vượt qua dòng bến Hải vọng tới tận xứ Dừa quê anh.

      Gió đã hơi lạnh, Những con sóng nhỏ lăn tăn dàn ngang khắp mặt sông, đuổi nhau về phía Biển. Bốn phía vùng quê bên hai bờ sông Diêm tiếng chuồng nhà thờ đã ngân nga hoà vào nhau báo sắp đến giờ cầu nguyện. Không gian tím dần. Đêm mười tư bóng chị Hằng đã in trên nền trời trong, khuôn mặt chị đã gần tròn vạnh, nét hơi buồn đang nhìn xuống không gian đợi phút giây toả sáng.

     Tôi thấy hơi nóng ruột chắc Mẹ đã mong rồi.  Khua một vòng tay xuống nước, đứng lên nhìn về phía bờ đê thây lòng càng trống trải. Lên khỏi dốc đê trở về làng trong từng bước đi uể oải. Một lần nữa mình lại đi qua kỷ niệm.

     Xin chào! Ngày mai cô mục đồng lại lên đường trở về đơn vị với chức phận của cô Hoá Nghiệm cùng bao công việc bộn bề.  

                   Tất cả ký ức lại bắt đầu gài thật sâu vào trong nỗi nhớ!……..

                                                                                (Còn nữa)

« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Một, 2013, 06:18:57 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #296 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2013, 01:31:21 pm »

               Chào xuanv338, chào các bác! Đúng là CB Mấy hôm nay đi đâu vắng nhà. Hôm nay về nhà có liền mấy bài viết thật hay. Nỗi buồn về sự "ra đi" của Bố còn đang nặng. Nhưng sưn đời thì vẫn là như vậy quy luật tao hóa nào ai tránh được. Cụ đã về với Tổ Tiên. Tranphu341 chúc cầu cho hương hồn ông nơi chín suối được vượng tài siên thoát nơi miền Cực lạc.

               CB tả về phong cảnh đồng quê thật hay thật gần gũi làm Tranphu tôi nhớ lại những năm tháng đó khi mùa đông về làng xóm ngheo hắt hưu gió heo may thổi. Con người thì mộc mạc chân thành tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho miền Nam ruột thịt chính vì vây cho nên dù có nghèo, dù có đói khổ đến mấy cũng không ai có tránh hờn vì đã có lý do trên.

               Đọc những dòng viết hồi tưởng của CB MỚI Thấy cô BỘ ĐỘI cũng thật hay đa đoan lãng mạn. Xinh đẹp nhiều tài năng cộng thêm sự hiều thục nên hây được mọi người yêu quý. Thế rồi cái anh bộ đội đã thề xanh cỏ, đỏ ngực ấy say này có quay về được với những huân chương đó cùng màu chiến công không hả CB.

             Tranphu341 cùng anh em đang rất ngóng nghe chuyện kể của CB ngày trở vào đơn vị đấy!
Logged
sydinh6316
Thành viên
*
Bài viết: 102


« Trả lời #297 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2013, 03:17:25 pm »

Chào Chị , chị tìm giúp tôi về anh Thiết được chưa , chúc chị nhiều sức khỏe .
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #298 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2013, 04:30:50 pm »

  CB chào bác tranphu341. Chào sydinh6316. Chào tất cả các bác. Câu chuyện buồn đã 40 năm. Thời gian đã đến nửa đời người rồi đó. Giờ ngồi viết lại chuyện xưa mà cứ như vừa mới xảy ra, buồn thương mất mát lại dội về. Cảm ơn mọi người đã vào đọc và có lời chia sẻ nỗi buồn đã xa với CB.

   Sydinh6316 thân mến. Tôi vẫn đang cố gắng tìm lại một người bạn hay một người thủ trưởng cho bạn. Có điều chỉ khó là địa chỉ hơi mênh mông một chút nên không thể một sớm một chiều tìm lại được. tôi cũng đã có một chút  kinh nghiệm tìm lại đồng đội trong quá khứ. Hôm tháng 4/2013 tôi đã tìm lại được anh thương binh nặng quê Quảng Bình sau 41 năm cũng thật loằng ngoằng lắm. Tuy nhiên tôi vẫn đang nhiệt tình giúp bạn ở mức tốt nhất. Khi nào tim được tôi sẽ thông tin cho bạn ngay.  Chào thấn ái!
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Một, 2013, 12:21:24 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #299 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2013, 05:36:39 pm »

 Trong lúc buồn. CB xin được mang về trang một bài thơ hay hợp cảnh lúc này. Bài thơ tôi không rõ tác giả đã được đăng trên mạng nói về người cha thân yêu . Mọi người cùng đọc.

Thương cha gánh nặng cuộc đời
Để con khôn lớn rạng ngời tương lai
Thương cha những ngón tay chai
Áo cha sứt chỉ sờn vai bạc màu
Thương cha chịu khổ chịu đau
Chỉ mong con nhỏ mau mau thành người
Đôi khi cha có gượng cười
Mà trong đôi mắt của người sầu dâng
Thương cha đôi mắt thâm quầng
Yêu cha vất vả 1 vầng trán nhăn
Thương cha thức suốt năm canh
Những khi con ốm dỗ dành cho con
Đời con như chiếc lá non
Cha như bóng cả để con nép vào
Đời cha là những ánh sao
Để con vững bước đêm nao lạc đường
Yêu cha gửi trọn niềm thương
Cho con vững bước trên đường công danh
Đến nay con đã trưởng thành
Công ơn chưa báo chữ danh chưa tròn
Lòng cha thì mãi sắt son
Dù sao cha vẫn thương con nhất đời
Làm sao quên được cha ơi
Tình cha con nguyện suốt đời khắc ghi


Lục Bát Về Cha

Cánh cò cõng nắng qua sông
Chở luôn nước mắt cay nồng của cha
Cha là một dãi ngân hà
Con là giọt nước sinh ra từ nguồn

Quê nghèo mưa nắng trào tuôn
Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm
Thương con cha ráng sức ngâm
Khổ đau hạnh phúc nảy mầm thành hoa.

Lúa xanh xanh mướt đồng xa
Dáng quê hoà với dáng cha hao gầy
Cánh diều con lướt trời mây
Chở câu lục bát hao gầy tình cha.



 
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Một, 2013, 12:20:54 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM