Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 09:27:35 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Có một cuộc đời và một tình yêu như thế - Phần II  (Đọc 200428 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #20 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2013, 06:09:19 pm »

CÓ MỘT CUỘC ĐỜI VA MỘT TÌNH YÊU NHƯ THẾ! (tiếp theo)
Phần II.

Những ngày đầu tiên đến QY viện 5.

       Chia tay lớp Y6, chia tay quê hương của sông Châu, núi Đọi. Tôi lại trở lại đất Nình Bình đến hôm nay đã được năm ngày. Còn là học sinh nên chúng tôi chưa được ở trong khu tập thể của QY viện. Tất cả vẫn ở nhà dân. Tôi cùng chị Minh quê Vĩnh Lộc, chị Xuân người Yên Định. Lại là hai cô gái của xứ Thanh ở một nhà, chúng tôi ở nhà chị Hồng, làng Phúc Chỉnh. Một làng quê ven thị cũng còn nghèo. Nhà có một mẹ già và một bé gái chừng năm tuổi cũng lại tên là Thu, bé là con của chị Hồng. Từ nhà chị Hồng sang bên QY viện chỉ cách nhau bằng hai thửa ruộng nối nhau. Sang Viện chúng tôi và tất cả nhân viên đều đi theo lối cổng hậu.

      QY viện 5 rộng lớn có hai  cổng ra vào. Từ phía cổng chính đi vào là một khu nhà tầng hình chữ H. Hàng ngày ra vào cổng viện đều lính có cảnh vệ đứng gác. Mỗi cán bộ và học viên ra vào đều phải có thẻ trình. Lính vệ binh đa số người Thanh Hoá. Những nét mặt của các lính cảnh vệ lúc nào cũng thấy nghiêm nghị. Cán bộ của QY viện rất đông. Giữa các khối không biết được hết nhau. Những ngày đợi lớp về chưa đủ học viên, chúng tôi đều phải tham gia đi lấp hố bom và tổng vệ sinh một số khu vực của QY viện. Trong những tháng dài chiến tranh miền Bắc. QY viện phải đi sơ tán vào khu hang Múa ở Nình Xuân. Mấy tháng trở về là còn quá ngắn để cho QY viện khắc phục hết được những bộn bề do một thời gian dài hoang vắng và còn hậu của chiến tranh.

     Sau một tuần lao động và ổn định lớp. Sáng mai cả hai lớp Điện Quang và Hoá Nghiệm chúng tôi bắt đầu vào học buổi đầu tiên. Chiều nay được nghỉ lao động sớm hơn mọi ngày. Tôi còn dọn cho xong cái góc của phòng cất nước rồi mới nghỉ. Thấy chỉ còn một mình tôi lúi húi dọn. Chị nhân viên nhà cất nước trông rất dịu dàng, đoan trang. Chị nói với tôi.
-   Nghỉ thôi em! Cô mình có gội đầu không? Chị đun nhiều nước gội đầu lắm. Thế thì còn gì bằng nữa cơ chứ! Đã lâu rồi. Cả thời gian ở Đọi Lĩnh mình chỉ được gội đầu duy có hương Bồ Kết, mái tóc của CB thấy vắng đi cái mùi thơm thật quyến rũ của cây Hoắc Hương và lá Sả , vắng đi cả mùi thơm của hương lá chanh vườn. Hôm nay cái mùi quyến rũ ấy từ nồi nước gội đầu của chị nhân viên tôi chưa kịp biết tên ấy bốc ra thơm ngát. Tôi nói trong niềm vui.
-  Vâng! Tốt quá. Nếu còn nhiều nước chị cho em gội với, mấy hôm lao động mồ hôi ra nhiều, đầu em đang bẩn quá chị ạ. Thật là cảm ơn chị ấy quá! Đầu tôi đã như trút được ra một lớp cát bụi trên đầu. Mùi lá thơm quen thuộc toả khắp gian phòng  sao mà dễ chịu.

    Còn sớm! Tôi một mình dạo bước đi trên tiền sảnh hong cho mái tóc được khô. Trời đã vào lúc chiều Tà. Gió hiu hiu thổi. Bầu trời Ninh Bình chiều nay cao xanh ngăn ngắt báo hiệu ngày mai nắng đẹp lại về. Núi non bốn bề tím dần? Chuyến tàu chiều đã vào Ga, tiếng còi đã hú lên nhọn hoắt. Ống khói xịt xịt nhả khói đen ngòm rồi bay lên mỏng dần chuyển màu trắng  đục quyện vào vách núi cánh Diều.  Chuyến tàu hôm nay đã được chạy trên những đường Ray bình yên.

    Tôi đứng ngước nhìn sang phía chùa Non Nước.  Những cảnh cũ người xưa nơi đây lại ùa về. Tôi nhớ về làng Đoài Hạ, nhớ mẹ con chị Tài và tôi đã nhớ đến gai người cái góc sân đình làng còn ướt đẫm những hạt sương mai, cái nơi mà tôi đã ngồi bóc lá thư đầu tiên của T từ đất Lúa gửi theo đường quân bưu vào và lá thư đã được mở ra sau một đêm dài tôi dận dỗi vì ghen. Hình ảnh gợi lại cho tôi cả cái buổi sáng mùa Đông chia tay với ngôi chùa Ninh Sơn, chia tay với sư thày Điều Đàm Lý, hành quân vào đất xứ Thanh. Thoắt cái mà đã hai mùa Đông trôi đi và hôm nay lại đã sang mùa Hạ. Trở lại nơi đây mà thấy nhói đau khi đó đây còn bao cảnh tan hoang sau cuộc chiến tranh tàn phá vừa mới qua đi chưa kịp hoàn trở lại. Nhưng bóng dáng xa xưa của một kinh thành thì vẫn còn đọng lại. Đất Hoa Lư vẫn đẹp, núi non, sông nước vẫn thật là hùng vĩ . Một thị xã nhỏ còn nghèo, con đường đá dăm trước QY viện lối dẽ vào làng Phúc Chỉnh người qua lại không nhiều. Tất cả cứ làm tôi man mác nhớ.

    Chiều tối, trời lại càng thêm dịu mát. Gió đông nam như lộng hơn. Từng hàng ghế đá trước sân tiền sảnh trước sân nhà chữ H. Các anh thương binh sau bữa cơm tối đang khoác vai nhau ra chọn ghế để ngồi hóng mát và ngắm cảnh, hay các anh ngồi đẻ thả nỗi nhớ về quê hương. Tất cả các anh Thương Binh trang phục rộng thùng thình trong bộ quần áo bệnh nhân màu trắng đục. Các anh chắc từ các chiến trường ra trông còn rất trẻ. Gương mặt ai cũng vẻ xanh xao. Tôi gât đầu chào các anh và chân vẫn chầm chậm bước.Thấy tôi đi dạo một mình các anh đáp lời chào của tôi rồi chỉ nhìn theo, những câu thì thầm các anh nói với nhau tôi không nghe rõ. Chỉ vẳng lại một câu mà tôi nghe rõ nhất từ cái ghế sát bờ hành lang sân “Trông cô QY tư lự quá! Mái tóc kia đẹp thì có đẹp nhưngcác cụ xưa nói là sẽ vất vả lắm” Tôi không dám ngoái lại để nhìn anh thương binh có câu nói ấy, nhưng bỗng nhiên thấy buồn lòng.

     Đi một vòng con đường trước nhà chữ H. Tôi thu gọn lại tất cả khuôn viên của QY viện vào trong đôi mắt của mình mà thầm nghĩ rằng. Biết đâu trong khuôn viên QY viện này hôm nay. Ở một buồng bệnh nào đó lại có T hay các anh lính đồng đội của mình bị thương đã được ra miền Bắc và đang được điều trị ở đây? Ước gì mình đi thêm một đoạn nữa ở kia thôi, mình sẽ bắt gặp được T, anh đang ngồi một mình trên chiếc ghế lẻ loi dưới bóng cây phượng vĩ và anh cũng đang nhớ về mình. Nếu thế! Mình sẽ chạy đến bên anh mà hét lên …Nhưng bầu trời thì vẫn cứ trong xanh và rất lặng. Không có giống tố, sấm chớp, mưa rơi  làm rung chuyển cả đất trời để cho ông Bụt hiện về như những câu chuyện trong truyền thuyết.  Nếu có ông Bụt hiện về mà cho mình một điều ước thì mình sẽ chỉ có một điều ước thế thôi!  T ơi! CB của anh hôm nay đã lớn lên rất nhiều rồi, và nỗi nhớ anh trong em cũng lớn dần lên theo nó.

    Tôi bâng khuâng đi về hướng cái bể nước tập thể rộng mênh mông trước cửa nhà ăn tập thể của QY viện. Khu bể nước chiều tối thật nhộn nhịp làm sao. Tôi lững thững đi ra phía cổng phụ về nhà. Hôm nay anh lính cảnh vệ người Yên Định không đã không cần xem thẻ của CB bông nữa. Anh gật đầu cười! (nụ cười đầu tiên tôi được thấy ở anh lính cảnh vệ) Đồng chí đi đi thôi!..... mỉm cười! Em cảm ơn anh........
                                               (còn nữa)
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Bảy, 2013, 11:28:16 am gửi bởi xuanv338 » Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #21 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2013, 06:53:52 pm »



              Chào bác xuân và các bác

              Năm 1992 em có vào quân y viện 5 chơi ,viện 5 ở phía trên thị xã Ninh Bình ,những dãy nhà cao tầng quét ve vàng thật đẹp ,có vài cái giếng Unisep hỏng nằm chỏng trơ , lúc đó bệnh viện chưa có nước máy ,nên chẳng biết bệnh nhân lấy nước ở đâu để dùng .Nghe kể quân y viện 5 ngày trước phải đi qua thị xã Ninh bình thì phải .

             Bây giờ thành phố Ninh bình xây dựng lại đẹp hơn trước ngày em đến chơi ngày  rồi .Có khu du lịch Bích động ,và chùa bãi Đính chứ ngày ở NB bụi lắm do nhà máy nhiệt điện Ninh bình thải khói ra .Phía đông chùa Non nước thì đỡ bụi hơn .Nhìn chung là cảnh ở NB bây giờ cũng đẹp có sông có núi ,mà dân thì thuần túy hơn ở nơi khác .

            Ninh bình bây giờ thịt dê là nổi tiếng với đày đủ các món ,cánh đàn ông khoái khẩu món này lắm ...Bác bên ngành y có biết tại sao không  ? Ăn thịt dê lành vì dê là giống ăn thực vật .Món dê ,tiết canh phải uống rượu của nó như rượu mật dê ,huyết tương dê ,cao cấp hơn thì rượu ngâm bao tử dê ...Ninh bình vẫn giữ được truyền thống trong ăn uống .Đã là cỗ bàn ngày lễ tết ,cưới hỏi thì bao giờ cũng phải có bát chuối nấu bác ạ . Ngày ở lính món chuối nấu là đề tài bọn em trêu chọc nhau đấy .

             À mà quên có chuyện này em chưa hỏi bác .Ngày trước em có xem bộ phim.      " Bài ca ra trận " nói về Ah .Lê Mã Lương mà trong phim là nhân vật Nam do Dũng Nhi đóng .Có bệnh xá quân y có nhân vật Bi Bô chiến sĩ tải thương béo ị ...Trong đó có một vai diễn mà em nhìn thấy rất giống ảnh của bác chụp ngày ở bộ đội .Có phải bác cũng tham gia đóng phim này không đấy ? Nhìn giống ghê lắm ,nếu là bác thì hay quá ,bác cũng đã vào phim nhựa lên màn ảnh thời đánh Mỹ rồi đấy ...

           Chúc bác nhiều niềm vui và theo tiếp mạch chuyện .
Logged
nguyendoantho
Thành viên
*
Bài viết: 439



« Trả lời #22 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2013, 08:18:06 am »

Gửi tặng mọi người mấy hình ảnh Ninh Bình qua vùng Tam Cốc Bích Động

























Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #23 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2013, 06:09:05 pm »

CB chào anh doantho. Chị Chích chào huonghn76. Chào tất cả các bác. Cảm ơn lời động viên của huonghn76. huonghn76 đã từng đến QY viện 5 và có những đồng cảm về mảnh đất kình thành Hoa Lư với chị Chích. Cậu có con mắt thật tinh khi nhìn qua màn hình thoáng thoáng trong phim truyện nhựa "Bài ca ra trận" mà đoán đựoc có CB giống tấm ảnh ngày xưa trên trang.  Đúng đấy huonghn76 ạ. Năm 1973 đoàn làm phim truyện nhựa khi quay cảnh bệnh viện dã chiến. Đoàn đã nhờ cơ sở sơ tán cũ của QY viện ngày chiến tranh trong hang Múa, Ninh Xuân và nhờ QY viện hỗ trợ đóng một số vai tải thương, phục vụ, một số nam đóng giả thương binh. Những nhân vật đó chính là những chàng lính Điện Quang và những cô gái Hóa Nghiệm của QY viện 5 đấy huonghn76 ạ.

 Em cảm ơn rất nhiều anh doantho đã có những tấm hình về vùng quê Ninh Bình làm em gợi nhớ khi lại vào đúng lúc CB đang có những hồi ức về miền quê ấy. Ảnh chụp đẹp lắm anh doanthọ ạ. Năm 2009 em có trở lại Tam Cốc và vào chùa Bích Động. Phong cảnh ở đó tuyệt đẹp.  Dòng kênh khách du thuyền đi qua Tam Cốc chính là dòng sông ngày xưa Triều Trần đã cho thủy quân tập trận. Trong chỗ thờ  Mẫu Thượng Ngàn cuối cốc thứ ba có một quán nem Dê rất ngon. Chuyện danh lam của Ninh Bình còn rất nhiều cảnh anh doantho chưa nói đến. Cb hy vọng anh tho sẽ còn nhiều ảnh đẹp của nhiều địa dư khác nhau trên đất Nình Bình. Mọi ngừoi hãy chờ đợi.  CB chúc mọi người mạnh khỏe, vui vẻ và hạnh phúc.

 
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Bảy, 2013, 09:18:36 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #24 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2013, 11:23:25 am »

   Chào cô CB !

   Mấy hôm nay cháu mải dạy học cho mấy em..gái trên bản nhỏ quá  Grin cho nên không ghé vào thăm nhà cô được. Hiện thì đã thấy cô đang ở viện quân y 5 rồi. Hi hi , đọc chuyện về cái bệnh viện của cô làm cháu cũng nhớ đến mấy đồng chí Vệ binh viện 6 suốt ngày không cho bệnh binh ra ngoài .

  Cô tiếp đi ạ ! Khi nào đến lúc chăm sóc thương binh chắc nhiều câu chuyện cảm động về một đồng chí quân y CB hiền từ nhân hậu, đôi khi có thể đọc cả thơ cho thương binh nghe ấy chứ !
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #25 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2013, 12:26:36 pm »

Chị Chích ơi, đọc bài của chị về Quân Y viện 5 của chị rồi được xem ảnh chụp Ninh Bình của anh DoanTho khiến em rất nhớ quê nội em. Hóa ra đã từng có một thời chị Chích đã từng gắn bó với nơi này. Từ đầu làng quê nội em ( xã Yên Đồng - Ý Yên ) nhìn về núi cánh Diều còn thấy được cả hai tháp chuông nhà thờ giáo xứ Vĩnh Trị vươn cao trên lũy tre làng. Đã nhiều lần em đạp xe dọc sông Đáy từ quê ra Ninh Bình để đi qua QYV 5, Ga NB, nhà thờ cụt nóc , núi Non nước, sông Vân...mà không biết chị Chích đã từng một thời ở đó.
Mà em cũng không biết rằng trong phim Bài ca ra trận lại có cả chị Chích thời son trẻ trên đó. Em tìm mãi trên Youtube mà chưa thấy. Giá mà được nhìn lại trong phim thời đó chị như thế nào nhỉ .
Chúc chị một ngày thật vui.
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #26 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2013, 12:44:11 pm »

Chị Chích ơi, đọc bài của chị về Quân Y viện 5 của chị rồi được xem ảnh chụp Ninh Bình của anh DoanTho khiến em rất nhớ quê nội em. Hóa ra đã từng có một thời chị Chích đã từng gắn bó với nơi này. Từ đầu làng quê nội em ( xã Yên Đồng - Ý Yên ) nhìn về núi cánh Diều còn thấy được cả hai tháp chuông nhà thờ giáo xứ Vĩnh Trị vươn cao trên lũy tre làng. Đã nhiều lần em đạp xe dọc sông Đáy từ quê ra Ninh Bình để đi qua QYV 5, Ga NB, nhà thờ cụt nóc , núi Non nước, sông Vân...mà không biết chị Chích đã từng một thời ở đó.
Mà em cũng không biết rằng trong phim Bài ca ra trận lại có cả chị Chích thời son trẻ trên đó. Em tìm mãi trên Youtube mà chưa thấy. Giá mà được nhìn lại trong phim thời đó chị như thế nào nhỉ .
Chúc chị một ngày thật vui.



                  Hà hội ơi cứ gõ youtube " phim bài ca ra trận " có bác Xuanv trong đó ,xinh ra phết đang cáng thương cười toe toét    Grin làm gì mấy ông làm phim chả mê ...tơi . Mình alo hỏi bà ấy tiền thù lao đóng phim đâu để đãi thằng em . Được trả lời một câu gọn lỏn " Tiêu hết rồi chớ bộ ".  Grin 
Logged
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #27 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2013, 03:22:09 pm »

Em cảm ơn anh Huonghn76 .  Em lại xem lại ,  lúc trước toàn thấy y tá mang khẩu trang nên hơi nản, nghĩ là khó tìm được,  giờ em ngồi gần nửa tiếng xem kỹ lại thì hình như chị Chích ở 0:06:32 , là cô y tá trẻ rất xinh  đi phía sau cáng thương binh đúng không ạ? Chị Chích xác nhận đúng cho em nhé !

Người ta trong sáng xinh xắn thế mà có anh Huonghn76 dám bảo là đang cáng thương cười toe toét... bác không được khao là chí phải ! Em thấy không oan ! Grin
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Bảy, 2013, 03:30:39 pm gửi bởi HaHoi » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #28 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2013, 03:46:51 pm »

Chị Chích chào huonghn76. Chào HaHoi, chào lính QY. Chào tất cả các bác. Chà! Mấy anh em nghe xôn xao bàn tán về chuyện đường dài của chị Chích quá nhỉ? HaHoi ơi! Bộ phim “ bài ca ra trận”  Đoàn làm phim quay từ năm 1973 lâu lắm rồi. Ngày đó khi chọn cảnh quay một bệnh viện dã chiến. Đoàn làm phim đã về nhờ địa điểm sơ tán cũ của QY viện mãi trong hang Múa và nhờ một số nam, nữ của QY viện đóng vai quần chúng ấy mà.  Mấy cô lính QY chỉ được giúp đoàn làm phim những việc như Dìu Thương Binh và khênh cáng. Thoáng một chút thôi trong hang tối trông không rõ mặt.  HaHoi cứ hình dung ra chị Chích ở đâu thì chị ở đó  Grin. Phim họ chủ yếu quay cô y tá Mai và anh thương binh Nam, anh Pi Po và những vai diến trong phim chứ họ quay mình làm gì nhiều. Còn mấy anh thương binh tay nạng, băng mắt, băng bó chân đi từ phía chân núi ra đi sau hai bác sỹ đấy toàn là các anh lính QY khoa X Quang đấy mà. Hai bác sỹ mặc áo Blu trắng là diễn viên đấy. huonghn76 cậu ấy cứ nâng chị Chích lên và trêu em đấy haHoi ạ.

      Chị kể lại một câu chuyện vui hồi xem bộ phim “ Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” Khi đến đoạn cuối cảnh phim đồng bào làng Cát nổi dậy biểu tình. Cảnh đó họ nhờ nhân dân của mấy xã ven biển của Xuân Trường, Hải Hậu đóng cuộc biểu tình. Khi mọi người đạng trật tự theo dõi phim hay. Đến chỗ có dân biểu tình ở bãi cát. Bỗng cô bạn mình tên là Phong, lính 1974 là nuôi quân nhảy chồm lên  líu cả lưỡi và kêu lên. Ơ…em kia kìa đấy …đấy. Mọi người nhốn nháo . Đâu chỗ nào. Em cầm cái bu gà vừa bị thằng lính nguỵ đá vào đít đấy. Cười không xem nổi phim nữa. Bãi phim họ nhìn vào đám lính nữ vẻ trách móc là mất trật tự. nên chuyện các đoàn làm phim nhớ các nhân vật quần chúng như vậy là bình thường lắm HaHoi ạ.

   Huonghn76 cũng đã từng đến QY viện 5. Còn HaHoi thì đã từng đi qua QY viện 5. Lại còn quê nội Ý Yên cũng gần với Núi Thuý sông Vân và gần cả núi Cánh Diều. Thật là gần gũi phải không em? Còn lính QY là đồng nghiệp của cô rồi. Những rất tiếc cô Chích đã không may mắn được trực tiếp chăm sóc thương binh mà chỉ là ở vị trí dán tiếp khi cô bước vào nghề Hoá Nghiệm. trước gọi là Phi Lâm Sàng và nay là Cận Lâm Sàng. Nếu là được chăm sóc trực tiếp ngần nấy thời gian thì hôm nay có mà chất đầy tư liệu viết  về lĩnh vực chắm sóc thương binh lính QY ạ. Nhưng dù sao cô vẫn rất gần người bệnh.

Chị Chích chào và cảm ơn mấy anh em. Chào tất cả các bác. Chúc mọi người mạnh khoẻ.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Bảy, 2013, 06:31:26 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
Ho MiGia
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #29 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2013, 08:33:15 pm »

     Kính chào bác Xuân v338 (CB)
     kính chào tất cả cả các bác tham gia trong " có một cuộc đời và một tình yêu như thế".
 Có lẽ sai lầm lớn nhất của Homigia là tính " cầu thả", chính vì vậy phần I đã Xtop mà Homi hổng có biết và Homi chỉ đọc lướt phần I khi CB nói về 81 ngày đêm "Thành cổ Quảng trị" mặc dù V338 đã đăng tải trên diễn đàn từ 29/9/2012. Nhưng khi đã biết sai thì phải sửa đó cũng là một cách cầu tiến phải không các Bác? Mong các bác đừng" truy tố" em nghe.
     Khi được bác V338 mời đến "thăm nhà" thì Homi mới đi từ sự bất ngờ này đến bất ngờ khác.
  Bất ngờ thứ nhất: Homi cảm nhận được đây không phải là một đắng nam nhi mà là một " Đặng Thùy Trâm" bằng xương bằng thịt giữa đời thường của thế kỷ 21
  Bất ngờ thứ hai: Cứ ngỡ đây là tiểu thuyết của một nhà văn nổi tiếng nào đó chứ không phải " Nhật ký đường dài" của một cựu chiến binh, với lối viết vô cùng giản dị, rất đời thường, câu chữ mộc mạc, không cần trau chuốt nhưng vô cùng cuốn hút người đọc, các độc giả đã khen nhiều Homi không muốn nhắc lại.
  Bất ngờ thứ ba:Bác Xuânv lại chính là đồng hương của Homi, Homi sinh ra và lớn lên ở ngay xã bên cạnh nơi bác CB huấn luyện với cái tên, Thái Học, Tống khê, có thể 1971 Homi đã có dịp vẫy tay chào "Cô đội" hành quân qua đường cũng nên.
   Bất ngờ thứ tư:Là người đồng chí, đồng đội cùng đơn vị, Homi  C2D2E51 của tỉnh đội Thái Bình (Chỉ khác thời điểm CB1971, Homi 1978 và CB HL ở Đông Hoàng, Đông Hưng , còn Homi HL ở Đông Quý ,Tiền Hải)
   Bất ngờ thứ năm: thời thơ ấu của bác XuânV338 khá giống thời tuổi trẻ của Homi cũng vất vả không kém, sáng đi học, chiều đánh dậm, chăn trâu, cắt cỏ... "Ai bảo chăn trâu là khổ"...
    Có lẽ sự đồng cảm với Bác là có sự "Tương đồng" trong " Tình yêu lứa đôi", chỉ có điều tình yêu của V338 với Anh " Liên lạc tiểu đoàn" nó đẹp đẽ hơn, nó thơ mộng hơn,nó trong sáng hơn,... còn của Homi là " Tình yêu không có lời. Đọc "chuyện tình" của bác Homi cảm thấy nó gần gũi biết bao, nỗi nhớ chơi vơi đến nao lòng, nó dày vò con tim, khối óc " Đôi khi gặp nhau muốn nói nhưng nói ra e ngại hoặc theo gió bay". Những ngày nơi chiến tuyến hình ảnh của người yêu đôi khi vảng vất trong tâm trí,ngay cả lúc quân hành hay trong giấc ngủ mơ màng nhưng nó chỉ mờ mờ, ảo ảo. Kết cục "Cuộc tình" của bác do Ho mi chưa đọc hết nên không biết hồi kết ra sao nhưng cũng cầu mong nó đơm hoa kết trái, hạnh phúc dài lâu, đời đời bền vững.Còn  mối tình đầu của Homi  thì "Ngày về sau ba năm...ôi có sự ngỡ ngàng" nhưng sau này khi gặp lại nhau chúng tôi  Vẫn là của nhau "như chưa hề có cuộc chia ly". Đúng là "Tình chỉ đẹp khi còn giang giở.
    Cám ơn bác đã đem đến cho độc giả " Có một cuộc đời và một tình yêu như thế" để mọi  người cùng chia sẻ và cảm nhận, mong sao phần II cũng cảm động và hoành tráng không kém.
 Kính chúc bác Xuân v338 luôn mạnh khỏe, vững vàng tay bút, chào! hẹn gặp lại.

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM