Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 03:24:44 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới  (Đọc 160394 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
VPA
Thành viên
*
Bài viết: 65



WWW
« vào lúc: 06 Tháng Hai, 2008, 12:10:09 am »

Các member có các bài hay về chủ đề này xin cùng đóng góp nhá.

Zhukov: Vị tướng đánh bại Hitler

(nguồn: BBC)

Nguyên soái Georgi Zhukov là vị chỉ huy Hồng Quân Liên Xô từ chỗ sắp sửa bị đánh bại tại Stalingrad sang thế đẩy lùi quân phát xít Đức về tận Berlin, nơi chế độ quốc xã sụp đổ.

Zhukov có một cuộc đời truân chuyên. Ông trở thành người anh hùng của Liên bang Xô-viết nhưng Stalin, và sau đó là Khrushchev, vô cùng đố kỵ với tầm vóc của ông. Họ đã buộc ông đảm nhận một loạt các công việc tầm thường và cố gắng để tên ông nằm ngoài các cuốn sách lịch sử.

Khi nguyên soái Zhukov qua đời năm 1974, Chính quyền Xô-viết đã phục hồi lại công trạng to lớn của ông và cử hành lễ tang trọng thể theo nghi lễ quốc gia - khoảng một triệu người tham dự lễ tang và một vài người đã thiệt mạng bởi sự hỗn loạn của đám đông.

Nhà quân sự thiên tài

Nhưng ở phương Tây, tên tuổi của nguyên soái Zhukov vẫn chưa được nhiều người biết đến. Và cuốn sách của Albert Axell mang tên: “Zhukov: Vị tướng đánh bại Hitler” ra mắt năm 2003, được viết với sự giúp đỡ của hai con gái là một nỗ lực nhằm đưa mọi thứ trở về đúng vị trí của nó.

Axell tin rằng Zhukov là nhà quân sự thiên tài, sánh ngang với Napoleon và Alexander đại đế. Đến nay, Học viện quân sự Hoa kỳ West Point và Học viện quân sự Hoàng gia Anh Sandhurst cũng như các Học viện quân sự hàng đầu của Nga vẫn đang nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của ông trong suốt “cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại”.

Nhưng Axell cũng làm sáng tỏ cuộc đối đầu còn ít được biết đến năm 1939, được cho rằng đã làm thay đổi quá trình lịch sử. Zhukov đã chỉ huy quân đội Xô-viết đánh bại cuộc xâm lược nguy hiểm của quân Nhật tại Khalkhin-Gol thuộc Mongolia. Và theo Axell, điều đặc biệt ấn tượng chính là khi Đức quốc xã xâm lược Liên bang Xô -viết vào mùa hè năm 1941, Nhật Bản đã quyết định không tham gia cùng quân đội Đức mà quay sang tấn công Mỹ.

Zhukov là một trong số ít các vị chỉ huy Hồng Quân thoát khỏi sự thanh trừ của Stalin vào cuối những năm 1930. Sau này ông đã chỉ huy Hồng Quân giành chiến thắng tại Stalingrad và Kursk, đồng thời giải vây cho Leningrad và bảo vệ Moscow trước quân Đức quốc xã. Chính ông cũng là người lên kế hoạch chiếm Berlin và khiến Hitler sụp đổ.

Sự đố kỵ của Stalin

Nhưng sau cuộc chiến, Stalin trở nên đố kỵ với Zhukov và trưởng mật vụ là Lavrenti Beria đã tìm cách nguỵ tạo một số tội danh giả buộc tội Zhukov. Zhukov thực sự trở thành một người vô danh đến khi Stalin chết vào năm 1953. Cũng chính thời điểm này ông là người chỉ huy vụ bắt giữ và thi hành án tử hình Beria.

Nhưng Khrushchev là người tiếp theo đã buộc Zhukov từ một vị Bộ trưởng quốc phòng trở thành một nhân vật không có ảnh hưởng trên trường quốc tế. “Đảng Cộng Sản đã thành công trong việc không để công luận biết đến hình ảnh của Zhukov, nhưng họ không có cách nào loại ông ra khỏi trái tim những người lính Hồng Quân”, đại sứ Ấn Độ tại Moscow, Krishna Menon, viết năm 1957.

Vào cuối những năm 1960, Zhukov được phục hồi chức vụ và ông bắt đầu viết hồi ký. Các nhà kiểm duyệt đã cắt giảm 1/10 cuốn hồi ký dầy 1500 trang của ông. Ông cũng bị buộc phải thêm vào cuốn hồi ký phần viết hoàn toàn không có thật trong thời gian chiến tranh về ông Leonid Brezhnev, người sau này là lãnh đạo Đảng Cộng Sản. Brezhnev muốn tên mình được gắn với người anh hùng vĩ đại Zhukov trong tâm trí công luận.

Ngày nay, chỉ có những đảng viên cộng sản then chốt và lão thành tôn vinh Stalin, tất cả người dân Nga vẫn coi Zhukov là một vị anh hùng dân tộc.

Nhà ái quốc

“Giống như tất cả các vị tướng lĩnh cao cấp, Zhukov là một người cộng sản trung thành. Ông coi bản thân là một đảng viên tốt nhưng ông cũng là một nhà quân sự và trên tất cả, ông là một người ái quốc”, Axell nói.

Khi được hỏi các kỹ năng tài tình của Zhukov là gì, Axell nói: “Ông là nhà chiến lược và nghi binh tài ba, ông là nhà kế hoạch thiên tài, đồng thời có khả năng thôi thúc binh sỹ. Nhưng ông cũng là người nhẫn tâm, cực kỳ nghiêm khắc và không khoan dung”.

Cuốn sách của Axell cũng tiết lộ tình bạn sâu sắc giữa Zhukov và Tướng Eisenhower, người sau này là tổng thống Hoa kỳ. Axell chỉ ra hai người bạn này, sau chiến tranh, đã hợp tác tốt đẹp với nhau trong việc giám sát sự chiếm đóng nước Đức và tự hỏi liệu Chiến Tranh Lạnh có xảy ra nếu hai bên đã không rút các tổng tư lệnh của họ.




Logged

To see a World in a Grain of Sand           
And a Heaven in a Wild Flower,               
Hold Infinity in the palm of your hand     
And Eternity in an hour
VPA
Thành viên
*
Bài viết: 65



WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2008, 12:20:03 am »

NẾU KHÔNG CÓ ZHUKOV

(nguồn:svlen.ru)
Hơn 60 năm đã qua sau ngày cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại của nhân dân Liên Xô chấm dứt, giờ đây nhiều người Nga vẫn còn hỏi nhau: hồi ấy nếu không có Zhukov thì sao nhỉ ?
Georgi Zhukov (1896-1974) nổi tiếng về lòng dũng cảm vô song và tài chỉ huy quân sự đánh đâu thắng đó. Tướng Mỹ Eisenhower Tổng Tư lệnh quân đội Đồng minh trong Thế chiến II từng nói: “Nếu sau này có một loại huân chương thưởng cho lòng dũng cảm, thì nên đặt tên là huân chương Zhukov.”

Năm 1937, khi cuộc thanh trừng trong nội bộ quân đội Liên Xô đang bước vào thời kỳ căng thẳng nhất, Zhukov suýt nữa cũng bị bắt cùng với nhiều tướng lĩnh Hồng quân khác. Một tờ báo quân đội hồi ấy đăng bài viết vu cáo Zhukov và phê phán tác phong lãnh đạo của ông. Chẳng những không tiếp thu sự phê bình ấy mà Zhukov còn gửi điện cho đích thân Stalin đề nghị can thiệp. Stalin nghe theo, và vì thế bài báo trên bị bỏ qua.

Tháng 7-8 năm 1939, quân Nhật xâm phạm vùng Khankhil-Gol của Mông Cổ, một nước có hiệp định tương trợ hữu hảo với Liên Xô. Trước lối đánh khôn ngoan và liều chết của địch, Hồng quân Liên Xô không giữ nổi mặt trận. Stalin bực bội hỏi Voroshilov: “Tôi thấy phải cử người khác đến chỉ huy mặt trận Mông Cổ thì mới trị được bọn Nhật, các đồng chí xem cử ai đi là tốt nhất ?” Bộ trưởng quốc phòng Timosenko nói: “Tôi xin cử Tư lệnh kỵ binh Zhukov.” Stalin lẩm bẩm: “Zhukov, Zhukov … tôi không nhớ ra người ấy là ai.” “Dạ, là người năm kia đã gửi điện cho đồng chí đề nghị huỷ bỏ lời phê bình trên báo đấy ạ.”

Và thế là Georgi Zhukov được gọi về Moskva. Trên máy bay quân sự bay từ quân khu Belarus (nơi Zhukov làm tư lệnh) về Moskva, Zhukov chắc mẩm là chuyến này mình bị vào tù đây. Ai ngờ ông lại nhận được quyết định cử đến mặt trận Mông Cổ làm tư lệnh tập đoàn quân số 4 tại Khankhil-Gol. Tài chỉ huy chiến đấu của ông lập tức toả sáng, quân đoàn 6 của Nhật nhanh chóng bị quét sạch ra khỏi đất Mông Cổ. Sau chiến công này, Zhukov được cử làm tư lệnh quân khu Kiev, một quân khu tiền tuyến quan trọng bậc nhất Liên Xô hồi ấy.

Tháng 12 năm 1940, Bộ Tổng tư lệnh Hồng quân tổ chức tập trận chiến lược quy mô lớn. Tư lệnh quân khu Kiev được chọn làm chỉ huy “quân xanh”, tức quân Đức, còn tướng Pavlov Tư lệnh quân khu miền Tây được chọn làm chỉ huy “quân đỏ”. Chẳng hiểu tại sao Zhukov lại tổ chức tấn công chớp nhoáng “quân đỏ” gần giống như kịch bản sau này Hitler áp dụng khi tấn công Liên Xô. Chỉ sau 8 ngày “quân xanh’ đã áp sát nơi đóng bộ Tư lệnh của “quân đỏ”.

Trong hội nghị tổng kết cuộc tập trận hồi tháng 1/1941, Stalin nổi cáu với Zhukov vì chuyện ấy. Nhưng Zhukov bình tĩnh trả lời từng thắc mắc của Stalin, không tỏ ra lúng túng trước con người ai cũng sợ hết vía này. Mấy hôm sau, Zhukov được cử làm phó của Tổng tư lệnh Stalin.

Mùa thu năm 1941, sau khi phát xít Đức tiến quân vào đất Liên Xô ít lâu, Zhukov được cử làm Tư lệnh mặt trận bảo vệ Moskva. Lúc này quân Đức đã áp sát thủ đô Liên Xô, chỉ còn cách vài chục km. Trước đó, Hồng quân chạy dài trước sức tấn công như vũ bão của mấy triệu quân Đức hoàn toàn cơ giới hoá. Hy vọng giữ được Moskva rất mong manh, thậm chí đã có quyết định bỏ thủ đô, dời toàn bộ cơ quan Chính phủ về Siberi. Một hôm, Stalin gọi điện cho Zhukov: “Đồng chí thấy chúng ta có thể giữ được Moskva hay không ?” Đầu dây đằng kia chỉ trả lời gọn lỏn: “Được ạ !” Trong thời gian cuộc chiến đấu bảo vệ thủ đô căng thẳng nhất (16/11 đến 8/12/1941), mỗi ngày Zhukov ngủ không quá 2 tiếng đồng hồ. Có điều ông ngủ cực say, bom nổ bên tai cũng không tỉnh dậy. Một hôm, Stalin gọi điện 2 lần đến bộ tư lệnh của Zhukov thì người trực điện thoại đều trả lời: “Đồng chí Zhukov đang ngủ ạ, chúng tôi gọi thế nào đồng chí ấy cũng không tỉnh dậy được !”

Ngày 20 tháng 10 năm 1941, Stalin gọi điện ra lệnh cho Tổng biên tập báo Sao Đỏ của quân đội Liên Xô: “Cho đăng ảnh của Zhukov trên số báo ngày mai !”. Tổng biên tập hỏi lại: “Thưa, cho in trên trang nào ạ ?” “Trên trang hai. Và bảo báo Sự Thật cũng đăng.” Toà báo lập tức phái người đến bộ Tư lệnh của Zhukov để chụp ảnh. Và thế là bức ảnh Zhukov được đăng trên số báo ngày 21 tháng 10. Sau đó báo chí toàn thế giới đều đăng lại bức ảnh ấy. Không bảo tàng quân sự nào trên thế giới không có tấm ảnh lịch sử này – tướng Zhukov ngồi bên cạnh tấm bản đồ quân sự, tay cầm bút chì, chăm chú tập trung tư tưởng cao độ.

Ngày 26 tháng 8 năm 1942, Zhukov được bổ nhiệm làm Phó Thống soái Bộ Thống soái Tối cao. Bây giờ địa vị của ông cao thứ nhì trong nước, chỉ sau Stalin, dù lúc ấy ông còn chưa được phong hàm nguyên soái như nhiều người khác.

Sau này Zhukov nhớ lại: “Một hôm tôi nói với Stalin là tất cả những người giúp việc của ông, kể cả tôi, đều mệt bã người, tới mức nếu cứ làm việc kiểu thế này thì mọi người sẽ đều gục hết. Stalin ngạc nhiên hỏi tại sao. Tôi trả lời: vì đồng chí đều làm việc vào ban đêm, cho nên chúng tôi cũng phải cùng thức với đồng chí; còn ban ngày chúng tôi vẫn phải làm việc; sáng sớm là lúc đồng chí đang ngủ thì chúng tôi lại bận nhất. Stalin im lặng nghe xong bèn bảo: từ nay tôi sẽ không gọi điện cho các đồng chí vào ban đêm nữa. Đúng thế, từ đó trở đi không bao giờ thấy Stalin gọi điện cho tôi vào nửa đêm như trước kia nữa.”

Một lần Stalin bảo Zhukov: “Tôi là người không may nhất thế giới, thậm chí tôi còn sợ cả chính cái bóng của mình.”

Zhukov nhớ lại hôm ngồi cùng xe ô tô với Stalin đi công tác : “Cửa kính xe dày đến 10 cm; đội trưởng bảo vệ ngồi hàng ghế trước; Stalin ngồi hàng ghế giữa; tôi ngồi hàng sau cùng. Về sau tôi hỏi đội trưởng bảo vệ, tại sao lại ngồi thế; anh ta bảo Stalin bao giờ cũng bố trí như vậy, nếu đạn bắn từ phía trước đến thì sẽ vào người tôi; nếu bắn từ phía sau tới thì … đồng chí sẽ đỡ đạn hộ ông ấy …”

Trước ngày làm lễ duyệt binh chúc mừng chiến thắng phát xít Đức ở Quảng trường Đỏ ít lâu, Stalin gọi Zhukov lên, bất ngờ hỏi ông có biết cưỡi ngựa không ? Nguyên soái Zhukov đáp: “Dạ, cưỡi chưa thạo lắm.” Stalin bảo: “Lễ diễu binh lần này, đồng chí sẽ duyệt quân đội. Rokoshovsky chỉ huy bộ đội diễu binh.” Zhukov nói: “Xin cảm ơn đồng chí đã dành cho tôi vinh dự ấy. Nhưng tôi thấy ngoài đồng chí ra thì chẳng ai thích hợp hơn làm nhiệm vụ duyệt binh. Đồng chí là Thống soái Tối cao, xét về lý và trách nhiệm thì đồng chí nên ra duyệt binh.”

Stalin im lặng một lúc rồi bảo: “Tôi quá già rồi. Nên để đồng chí làm việc đó thì hơn, vì đồng chí còn trẻ mà.” Hồi ấy Stalin đã 66 tuổi, Zhukov 50 tuổi.

Zhukov đồng ý. Hôm ấy sau khi cưỡi ngựa đi duyệt các đoàn quân chuẩn bị diễu binh, Zhukov quay trở lên lễ đài, đứng cạnh Stalin. Về sau ông nhớ lại: “Trời mưa tuyết rất to. Tôi định dựng cổ áo lên và vuốt nước trên vành mũ. Nhưng khi liếc nhìn sang bên cạnh, tôi bất giác lại thôi, vì thấy Stalin vẫn đứng im bất động mặc cho tuyết rơi vào trong cổ ông.”

Sau chiến tranh ít lâu, Beria bắt đầu thanh trừng quân đội. Rất nhiều sĩ quan kể cả cấp tướng cũng bị bắt giam. Bọn Beria cũng thu thập tài liệu hãm hại Zhukov. Stalin nhanh chóng tỏ ra lãnh đạm với vị phó Thống soái của mình. Zhukov mất chức Thứ trưởng Quốc phòng và bị đưa xuống làm Tư lệnh một quân khu hạng hai. Khi đã thu thập được khá nhiều “tài liệu”, Beria đề nghị Stalin cho phép bắt Zhukov. Stalin kiên quyết không đồng ý. Ông nói: “Các tài liệu này không đáng tin cậy. Tôi rất hiểu đồng chí ấy. Qua 4 năm chiến tranh, tôi hiểu Zhukov hơn cả hiểu chính mình.” Và thế là lần thứ hai, Zhukov được Stalin cứu thoát.

Sau khi Stalin qua đời, Zhukov được cử làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Khi nghe có người nói Stalin chỉ huy chiến tranh qua mô hình quả địa cầu, Zhukov bảo : “Láo toét tất ! Stalin quá hiểu chiến tranh là thế nào. Đúng là ông ấy có phạm sai lầm trong thời kỳ đầu chiến tranh thật, thậm chí có lúc khiếp sợ. Nhưng thời kỳ cuối chiến tranh, Stalin đã hành động hoàn toàn xứng đáng với yêu cầu của vị Thống soái Tối cao. ”

Zhukov bao giờ cũng nói thẳng, nói thật dù là trước mặt Stalin – người mà bất cứ ai cũng run sợ khi phải trả lời các câu hỏi của ông. Có thể nói, nhiều người không sợ phát xít Đức nhưng ai cũng sợ Stalin, trừ Zhukov./.

Logged

To see a World in a Grain of Sand           
And a Heaven in a Wild Flower,               
Hold Infinity in the palm of your hand     
And Eternity in an hour
VPA
Thành viên
*
Bài viết: 65



WWW
« Trả lời #2 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2008, 12:39:45 am »

"Sau khi lịch sử kết thúc quá trình đánh giá đau khổ của nó; sau khi trải qua sự sàng sảy để đạt đến chỗ bỏ đi cái giả dối, giữ lại cái chân thật thì tên tuổi của vị thống soái nghiêm trang kiên nghị - một vị thống soái từng chỉ huy đại quân đoài để tác chiến, đã làm lu mờ đi nhiều tên tuổi của các vị thống soái khác. Ông từng nhiều phen cứu vãn tình thế nguy nan, từng xoay chuyển tình hình của cuộc chiến tranh chống phát xít Hitler. "
-Salisbury
(Trích “Những trận đánh lớn do nguyên soái Zhukov chỉ huy”).
Trên đây là những lời bình luận của ký giả Harrison Evans Salisbury nổi tiếng ở Mỹ về một vị nguyên soái của Liên Xô. Vị nguyên soái đó chính là :
GIORGIY CONSTANTINOVICH ZHUKOV
Zhukov chào đời ngày 2 tháng 12 năm 1896 tại làng Strelkovka, thuộc tỉnh Kaluga nằm về phía tây nam của thành phố Moscow. Cha ông là một người thợ giầy nghèo, mẹ làm việc trong một nông trường, đời sống của cả nhà rất khốn khó. Thời thơ ấu, Zhukov theo học bậc tiểu học tại một giáo khu gần nhà, thành tích hàng năm đều thuộc hàng ưu tú. Nhưng do gia đình nghèo không cho phép ông tiếp tục học lên cao. Năm 11 tuổi, cậu bé Zhukov phải vào thành phố Moscow để học việc. Mặc dù đời sống của một cậu bé học việc thí công rất cực nhọc nhưng với tinh thần cần mẫn quyết tâm tiến lên, Zhukov vẫn kiên trì theo học lớp buổi tối và chủ nhật, đồng thời ông đã trải qua kì thi toàn khóa trình của trường trung học tại thành phaố Moscow với thành tích rất tốt.
Năm 1914, chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ. Qua năm sau, Zhukov với tuổi 19 đã được gọi nhập ngũ, đồng thời được chọn đưa vào đội kị binh. Chàng thanh niên Zhukov hết sức vui mừng, vì chàng ta rất yêu thích loại binh chủng giàu tính lãng mạn này.Những người bạn đồng hành đều được phân phối vào các đơn vị bộ binh, chỉ duy nhất có Zhukov là may mắn được danh dự đưa vào đội kị binh, khiến cho mọi người hết sức thèm muốn. Nhờ tác chiến dũng cảm, Zhukov nhanh chóng được nhận hai huân chương George chữ thập.
Sau cách mạng Tháng Mười, Zhukov tình nguyện gia nhập Hồng Quân. Trong thời kì chiến tranh nội chiến, ông liên tục phục dịch trong đội kị binh do Sineon Mikhailovich Budenny, một trong những nhân vật anh hùng nổi tiếng chỉ huy. Trải qua những lớp huấn luyện của kị binh, ông từ một chiến sĩ bình thường thăng lên làm sĩ quan, giữ nhiệm vụ trung đội trưởng. Ít lâu sau, ông lại được thăng lên đại đội trưởng. Sau khi nội chiến kết thúc, Zhukov tiếp tục ở lại quân dội. Trong thời bình ông thăng tiến nhanh hơn một số người khác. Tháng 4 năm 1923, ông đã trở thành đoàn trưởng đoàn 39 kị binh Buzuluk.
Năm 1924, Hồng Quân bắt đầu tiến hành cải cách quân sự, rất nhiều sĩ quan chỉ huy kể cả Zhukov đều nhận thức được tính chất quan trọng của lần cải cách này, đồng thời họ cũng chụp ngay cơ hội cải cách để học hỏi thêm cũng như để thăng tiến. Riêng Zhukov đã lần lượt vào các trường quân sự học viện Berlin, lớp tu nghiệp sĩ quan chỉ huy kị binh Leningrad và học viện sĩ quan cao cấp Mikhail V.Frunze để chọ hỏi thêm. Lúc ở tại Đức, Zhukov đã tiếp nhận lí luận chiến thuật đánh chớp nhoáng lấy bộ đội cơ giới hóa có tốc độ cao làm nền tảng. Đó là loại binh chủng tăng tiết giáp dùng để đột phá trong chiến tranh, do một vị tướng nổi tiếng người Đức đề xuất. Lý luận này tạo nên một ấn tượng không thể xóa mờ trong đầt óc của Zhukov. Do chịu ảnh hưởng đó, sau khi trở về Liên Xô, ông trở thành một trong những người đề xướng chủ yếu đối với việc thành lập bộ đội cơ giới hóa hiện đại cho Hồng Quân.

Triết học quân sự của vị tướng Đức nói trên đã làm cho những người lãnh đạo khác của quân đội Liên Xô phải chú ý. Liên Xô bắt đầu học theo Đức, tiến hành công tác cơ giới hóa trong bộ đội kị binh, đồng thời quyết định lấy kị binh của quân khu Belorussia làm thí điểm. Trướnc tiên đội kị binh này đã được trang bị thêm hai đoàn xe tăng cao tốc. Do đây là một sự thí nghiệm quan trọng, nên hai đoàn xe tăng nói trên càn phải có những sĩ quan chỉ huy xuất sắc và Zhukov đã được xác định là một trong số hai vị chỉ huy đó.
Việc xây dựng đoàn đội cho một loại binh chủng mới là một sự thử thách gay gắt. Tất cả mọi việc đều mới, có rất nhiều vấn đề không thể tiên liệu trước đã xuất hiện. Trong khi đó xe tăng là loại máy móc phức tạp, đối với bộ đội sử dụng xe tăng mà nói, thì tất cả các khâu như hậu cần, cung cấp, bảo dưỡng, tác chiến, … đều cần phải có một sự sắp xếp chu đáo. Các công tác tham mưu thông tin, quản lú hành chính ở hậu phương đều là những vấn đề quan trọng. Một người đoàn trưởng của một đoàn đội như thế, nếu chỉ biết dựa vào quyển sổ tay cần vụ và điều lệnh thì không thể được. Zhukov với một nhiệt tình và một tâm hồn ham thích xây dựng sự nghiệp đã dốc hết sức mình vào công tác này và đã nhanh chóng trở thành hạt nhân trên toàn quốc.
Vì là một đoàn xe tăng trong thời kì đầu xây dựng, nên tất cả mọi việc dù lớn dù nhỏ Zhukov đều phải nhúng tay vào. Hầu hết thì giờ của ông đều được dùng vào việc quan sát tìm hiểu đời sống các mặt của đoàn đội. Đối với tất cả mọi tình trạng của đoàn đội xe tăng ông đều hiểu biết rõ rệt. “ Ông vừa quan sát, học hỏi, lại vừa đi dạy cho người khác. Ông đã dùng một sự kiên nhẫn hiếm thấy cũng như một thái độ tự khắc chế để hoàn thành những nhiệm vụ. Đồng thời , ông cũng nghiêm khắc yêu cầu cấp dưới phải kiên trì trước sau như một, chấp hành chức trách của mình một cách có trật tự và có suy nghĩ “.
Zhukov quy định , tất cả mọi người trong bất cứ lúc nào đều phải mặc dồng phục, bất cứ ai cũng không được mặc đồng phục rời khỏi công xưởng, rời khỏi kho bãi hoặc rời khỏi chỗ đậu xe tăng đi ra bên ngoài. Sau khi tiến hành tập dã ngoại, bất luận trời có khuya tới đâu cũng phải rửa cho sạch xe tăng rồi mới được nghỉ ngơi.
Có một đêm nọ, một đại đội chiến thuật sau khi tập xong trở về doanh trại đêm đã rất khuya, các chiến sĩ đều rất mệt mỏi. Do vậy, viên đại đội trưởng yêu cầu người trực ban tại nhà đậu xe cho phép những chiếc xe tăng chỉ được rửa sơ sài đi vào bãi đậu. Đồng thời, họ hứa sáng ngày mai sẽ rửa sạch tất cả những chiếc xe tăng nói trên. Viên sĩ quan trực ban tỏ ra do dự một lúc thì đã đồng ý, mắc dù anh ta biết rõ đoàn trưởng của mình tuyệt đối cấm những hành động như vậy.
Chẳng mấy chốc sau, Zhukov đến kiểm tra bãi đậu xe phát hiện xe tăng rửa chưa sạch. Viên sĩ quan trực ban liền lên tiếng giải thích lý do, các chiến sĩ xe tăng diễn tập xong quá mệt mỏi, đêm lại khuya nên họ chỉ rửa sơ sài, chờ sáng mai mới rửa sạch lại, Zhukov giận dữ nói:
-Vui lòng giúp đỡ của đồng chí là việc tốt, nhưng anh xem, đây không phải là anh giúp đỡ họ, mà trái lại anh không chấp hành chỉ thị của cấp trên, đồng thời, tạo điều kiện cho họ vi phạm quân kỷ. Tôi cũng biết rõ như anh, là các chiến sĩ rất mệt mỏi, rất khó khăn, nhưng anh nên nhớ họ gọi nhập nhũ là để chịu sự huấn luyện, giúp họ chuẩn bị tiếp nhận những sự thử thách rất gay go trong một cuộc chiến tranh. Sự mệt mỏi qua một cuộc diễn tập, nếu so với điều gì họ sẽ gặp trong thời chiến thì đó chẳng qua là một trò đùa mà thôi…
Nói dứt lời, ông ra lệnh cho đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng phải chịu trách nhiệm huy động người rửa sạch tất cả những chiếc xe tăng và phải báo cáo ngay cho ông biết sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Hai tiếng đồng hồ sau, nhiệm vụ của họ đã được hoàn thành, Zhukov ra lệnh cho các chiến sĩ đi nghỉ ngơi, chỉ giữ lại hai viên đại đội trưởng và tiểu đoàn trưởng. Ông lại đi kiểm tra kỹ những chiếc xe tăng một lần nữa rồi mới nói với viên đại đội trưởng:
-Tôi cảm thấy anh làm đại đội trưởng chưa thật lành nghề. Anh hãy suy nghĩ lại xem nào ! Sau đó anh sẽ báo cáo với tôi những điều suy nghĩ của anh. Không được chậm quá đấy. Nếu lần sau anh còn làm như vậy thì thôi không đối xử nhẹ tay như lần này đâu. Tôi cảnh cáo anh đấy!
Zhukov rất biết cách dùng những biện pháp có sức thuyết phục để nhắc nhở cho cấp dưới chấp hành mệnh lệnh. Có lần, sau khi ông nghe viên sĩ quan trực ban báo cáo trước các chiến sĩ của một đội cảnh vệ xong, ông quyết định đi kiểm tra quân phong quân kỷ của các chiến sĩ trực ban. Đối với quân phong quân kỷ của từng chiến sĩ một ông tỏ ra hài lòng, nhưng ông nhận thấy có một chiến sĩ không chà láng đôi ủng của mình đang mang. Zhukov liền hỏi viên sĩ quan trực ban mới được giữ nhiệm vụ này về cảm tưởng đối với đôi ủng của người chiến sĩ kia như thế nào ? Viên sĩ quan trực ban không trả lời mà ra lệnh cho người chiến sĩ kia giải thích tại sao không chịu chà láng đôi ủng của mình ? Zhukov liền ngắt lời nói :
-Tôi hỏi anh chứ không phải hỏi anh ta. Tôi không muốn nghe câu trả lời của anh ta, mà muốn nghe ý kiến của anh, vì chỉ giải thích suông thì đôi ủng kia cũng không thể sạch được!
Viên sĩ quan trực ban tỏ ra hết sức lúng túng, không biết phải nói gì. Zhukov dịu giọng nói tiếp:
-Đối với vấn đề này, điều quan trọng không phải là đôi ủng kia không được chà sạch, mà là anh đối với chuyện đó không xem trọng. Anh ta có thể quên chà sạch đôi ủng của mình, nhưng anh phải yêu cầu tất cả các chiến sĩ của mình khi đi trực ban phải chà sạch đôi ủng, mọi việc trở thành tồi tệ là do ngoài đoàn trưởng ra, rõ ràng cả đoàn còn ai có thể giúp anh ta chà sạch đôi ủng !
Zhukov ra lệnh cho viên phó trực ban lấy dụng cụ đánh giày tới, rồi đích thân ông đánh sạch một chiếc ủng cho người chiến sĩ kia. Sau đó ông trao bàn chải lại cho người chiến sĩ, bảo anh ta tiếp tục đánh sạch chiếc ủng còn lại, rồi mới đi theo sĩ quan trực ban đến Đoàn bộ để báo cáo. Người chiến sĩ nói trên đã ra sức đánh sạch chiếc ủng của mình, dù vậy, người sĩ quan trực ban vẫn chưa an tâm, lấy hai chiếc ủng để so sánh rồi mới đưa đến cho Zhukov. Câu chuyện này về sau đã trở thành một câu chuyện vui của các sĩ quan và binh sĩ trong đoàn xe tăng. Nhưng từ đó trở đi, tất cả các chiến sĩ đều không xem chuyện đánh đôi ủng của mình cho sạch bóng là một chuyện nhỏ nữa.
Zhukov đã dùng cách thức như nói trên để thúc đẩy cho toàn thể đoàn xe tăng hình thành một nếp sống có trật tự. Trong cả đoàn từ trên chí dưới ai ai cũng có cảm giác cần thiết đến sự có mặt của ông, cần thiết đến uy tín của ông. Nhưng tất cả sĩ quan và binh sĩ không ai sợ hãi ông mà chỉ tin yêu ông, luôn lấy ông làm chỗ dựa. Tất cả mọi người đều nhận thấy được, với tư cách là một vị thống soái quân sự kiệt xuất, Zhukov là người xây dựng quân dội có phương pháp, thúc đẩy một cách có nghiêm khắc tất cả những người dưới tay mình đều phải dốc hết sức ra làm việc, và phải chú ý đến những chi tiết bé nhỏ nhất. Đó là sự thể hiện của ông ngay từ khi bắt đầu cuộc sống trong quân ngũ. Do phẩm chất của ông như vậy nên được mọi người xem ông là một vị chỉ huy có ý chí dẻo dai kiên cường và có sự đòi hỏi nghiêm khắc đối với tất cả sĩ quan và binh sĩ dưới tay.
Qua sự cố gắng của toàn thể sĩ quan binh sĩ, đoàn chiến xa đã tạo được những thành tích ưu việt và nổi bật. Bất luận là khi tham gia diễn binh, đơn vị chiến xa của Zhukov đều là đơn vị ưu hạng, làm cho Tổng bộ phải chú ý. Họ thường tiến hành biểu diễn cho các sĩ quan quân đội hoặc khách ngoại quốc xem. Học viên của các học viện trên toàn quốc cũng thường đến đoàn xe tăng của ông để học hỏi. Tên tuổi của Zhukov chẳng mấy chốc đã lan rộng ra khắp toàn quân.
Tháng 5 năm 1930, sau bảy năm giữ chức vụ đoàn trưởng đoàn xe tăng, Zhukov được đề bạt làm lữ trưởng lữ hai sư bảy, thuộc đoàn kị binh Sama. Tháng 2 năm 1931, ông lại được đề bạt làm đại tá cho tướng Semen Mikhailovich Bugenny đang là bộ trưởng giám sát của kị binh Hồng Quân. Tháng 3 năm 1933, ông được bổ nhiệm làm sư trưởng sư đoàn số 4 kị binh.
Trong thời gian Zhukov giữ nhiệm vụ sư trưởng thì nội chiến Tây Ban Nha bùng nổ. Năm 1936, ông là một trong số thành viên quan sát quân sự chủ yếu của Liên Xô được phái tới đó. Sau khi trở về nước, Zhukov được bổ nhiệm làm quân trưởng quân đoàn số 3 kị binh. Đầu năm 1938 ông lại được điều động sang làm quân trưởng quân đoàn số 6 kị binh. Chẳng bao lâu sau, ông được cử làm tư lệnh quân khu Belorussia . Mùa hè năm đó Liên Xô bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh Trung-Nhật. Ông trở thành một đoàn viên trong đoàn đại biểu quân sự Liên Xô đến Trung Quốc để quan sát chiến lược chiến thuật của Nhật Bản. Nhưng Trung Quốc không phát huy tài năng cố vấn cao cấp của Liên Xô. Tưởng Giới Thạch chỉ yêu cầu họ cung cấp tư vấn về mặt kĩ thuật, chứ không phải giúp họ soạn thảo kế hoạch chiến lược.
(còn tiếp)
Logged

To see a World in a Grain of Sand           
And a Heaven in a Wild Flower,               
Hold Infinity in the palm of your hand     
And Eternity in an hour
VPA
Thành viên
*
Bài viết: 65



WWW
« Trả lời #3 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2008, 12:41:02 am »


Vừng mây đen chiến tranh đang âm thầm bao phủ bầu trời Âu Châu, trong khi đó tại Viễn Đông, người Nhật Bản cũng càng ngày càng tỏ ra ngang ngược, gây ra những cuộc xung đột biên giới để lấy đó thăm dò thực lực của Hồng Quân Liên Xô. Tháng 5 năm 1939, quân Nhật đột nhập phía đông của dòng sông Halhin. Dựa vào điều ước tương trợ Xô-Mông, chính phủ Liên Xô ra lệnh cho quân đội Liên Xô trú đóng tại Mông Cổ bảo vệ biên giới hai nước. Zhukov do không có đất dụng võ tại Trung Quốc nên được phái đến Mông Cổ để chỉ huy quân đội Xô-Mông tác chiến.
Ngày 5 tháng 6, Zhukov đến tiến tuyến tiếp quản quyền chỉ huy, đồng thời, ông đích thân đến các bộ đội để tìm hiểu tình hình. Ông ngồi xe Jeep bôn ba suốt mấy hôm trên vùng địa thảo nguyên sông Halhin. Thông qua sự quan sát của bản thân cũng như thông qua sự trao đổi với các sĩ quan chỉ huy ông đã hiểu được tính chất và qui mô của cuộc chiến. Các dấu hiệu cho thấy hành dộng của quân Nhật lần này không phải là một sự va chạm thông thường trên biên giới, mà chúng còn tập kết quân lực. Như vậy, một cuộc xung đột đại quy mô sắp sửa sẽ xảy ra. Zhukov cảm thấy quân lực của Liên Xô hiện có không đủ sức ngăn chặn hình động mạo hiểm quân sự của quân Nhật, đặc biệt là nếu quân Nhật cùng một lúc phát động tấn công ở những khu vực khác cũng như ở những phương hướng khác. Ông lập tức báo cáo ngay về Ủy ban nhân dân quốc phòng, nói rõ tình hình biên giới cũng như kế hoạch hành động bước đầu.
Zhukov trước tiên yêu cầu tăng cường lực lượng khống chế trên bầy trời của quân đội Liên Xô. Nhanh chóng sau đó từ trong nướcđã điều động tới những phi hành viên ưu tứ được danh hiệu anh hùng quân đội Liên Xô cũng như những chiến đấu cơ loại tối tân. Điều đó đã giúp cho quân đội Liên Xô sau này nắm được ưu thế tuyệt đối trong những trận không chiến. Đồng thời, Zhukov cũng nhanh chóng điều động từ hậu phương tới một số quân đội chi viện cũng như nhiều vật tư cần thiết, nhanh chóng củng cố phòng tuyến trên sông Halhin.
Tình hình về sau đã chứng thực, quân Nhật đã tập trung bộ đội tại khu vực sông Halhin, để chuẩn bị chiến dịch được họ gọi là “giai đoạn hai sự kiện Nặc Môn Khâm”. Zhukov sau khi thấy được ý đồ của quân Nhật, đã phát động một cuộc phản đột kích. Trong chiến dịch Ba Anh Ca, Hồng Quân đã từ ba phái bao vây quân Nhật và đã gây thương vong cho hơn 100 tên giặc, tiêu diệt toàn bộ xe tăng của chúng. Sự phòng ngự tích cực của Hồng Quân đã đập tan ý đồ bao vây tiêu diệt quân đội Xô-Mông trên hai bờ sông Halhin.
Quân Nhật dù bị thảm bại, nhưng ít lâu sau chúng lại chuẩn bị một hành động mới. Để triệt để tiêu diệt quân xâm lược Nhật, bộ chỉ huy của quân đội Liên Xô chuẩn bị tiến hành một cuộc tổng công kích mang tính quyết định. Stalin đã chỉ thị, phải “đánh cho gãy xương sống quân Nhật” tại sông Halhin, để tránh chiến sự mở rộng dẫn đến tình hình quốc tế càng phức tạp hơn.
Nhằm thực thi trận đánh có tính chất hủy diệt này, Zhukov một mặt giấu kín việc điều động một số lượng lớn viện binh, một mặt cho áp dụng hàng loạt những biện pháp khéo léo để đánh lừa địch.
Quân đội Xô-Mông đã chuẩn bị một kế hoạch hoạt động toàn bộ bằng vô tuyến điện và bằng điện thoại. Những cuộc điện đàm qua điện thoại đều đề cập tới việc xây dựng công sự phòng ngự và việc phòng ngự chiến dịch thu đông sắp tới. Riêng việc nói chuyện qua vô tuyến điện thì quân đội Xô-Mông dùng một loại mật mã đơn giản, dễ giải, giúp cho quân Nhật nghe lén dễ tìm hiểu. Ngoài ra, quân đội Xô-Mông còn chuyển tới một số thiết bị có công suất lớn về âm thanh đặt dài theo mặt trận. Những thiết bị này dùng để phát ra hững âm thanh giống như âm thanh đóng cừ, để cho quân đội Nhật hiểu lầm là quân đội Xô-Mông đang xây dựng công sự phòng ngự với một quy mô lớn.
Riêng phần điều động quân đội đều được tiến hành vào ban đêm. Tất cả các bộ đội đều nghiêm khắc tuân theo giờ giấc quy định trong kế hoạch điều động và làm ra những tiếng ồn, như tiếng phi cơ oanh tạc xuất phát ban đêm, tiếng nổ của các loại vũ khí nhẹ, … để che giấu những tiếng động do bộ đội di chuyển gây ra. Trước 10 hôm khi phát động cuộc tổng công kích, quân đội Xô-Mông còn tạo ra những âm thanh phi cơ cất cánh, xe tăng chuyển động hoàn toàn giống như thật, để cho quân đội Nhật nghe đến nhàm tai, dần dần không còn chú ý tới những âm thanh khác. Nhờ đó khi quân đội Xô-Mông di chuyển và tập kết thật, quân Nhật hoàn toàn không thể phát giác. Zhukov còn phân phát cho tất cả các binh sĩ một quyển sổ tay nhan đề “chiến sĩ phòng ngự cần biết” và cố ý ném nó qua trận địa của quân Nhật.
Nhằm đảm bảo tin tức về cuộc chuẩn bị tấn công không bị tiết lộ, tất cả kế hoạch đều do tác tư lệnh , các ủy viên quân sự, các chủ nhiệm chính trị, các tham mưu trưởng và các sĩ quan tác chiến tự soạn thảo lấy. Các văn bản thuộc kế hoạch của chiến dịch, các văn bản tương quan đến các loại mạng lệnh đều do một người thư ký đánh máy duy nhất đánh ra.
Những biện pháp phản ánh tình báo và những âm thanh nhằm đánh lừa quân Nhật của quân đội Xô-Mông, làm cho quân Nhật hoàn toàn không hay biết gì về việc đối phương đang chuẩn bị mở một cuộc tấn công lớn. Ngày 20 tháng 8 – cách 4 hôm trước khi quân Nhật dự kiến phát động cuộc tấn công – chính là ngày chủ nhật. Quân Nhật cho phép đông đảo các tướng tá được nghỉ phép. Zhukov tiên đoán được trường hợp đó nên đã ra lệnh tổng công kích đúng vào ngày chủ nhật này.
Vào lúc 5 giờ 45 sáng, đại bác của quân Liên Xô bắt đầu oanh kích đại quy mô vào trận địa của quân Nhật. Tiếp đó, 150 chiếc phi cơ oanh tạc và 100 chiếc phi cơ chiến đấu theo bảo vệ đã tiến hành một cuộc không tập dữ dội. Sau 3 tiếng đồng hồ oanh kích bằng đại bác và không tập bằng phi cơ, quân đội Xô-Mông đã phát động một cuộc tổng công kích trên toàn tuyến có chiều rộng 70 cây số, nhanh chóng hoàn thành việc bao vây quân địch và đánh một trân tiêu diệt chiến ngoạn mục, giành được thắng lợi hoàn toàn.
Sau chiến dịch này, hai viên tư lệnh và tham mưu trưởng của đội quân Quan Đông của Nhật Bản gởi đơn xin từ chức. Đông đảo các tướng lãnh Nhật Bản đã trực tiếp tham thảo kế hoạch cũng nhưcthỉ huy chiến dịch sông Halhin đua nhau mổ bụng tự sát. Nghày 15 tháng 5 năm 1939, hai nước cùng kí kết mọt hiệp định tại Moscow để tránh những cuộc xung đột tưong tự.
Tháng 5 năm 1940, Zhukov được triệu hồi và được phong quân hàm đại tướng. Sau đó, ông nhận mệnh lệnh chỉ huy quân khu lứn nhất của Liên Xô – quân khi đặc biệt Kiev. Bắt đầu từ ngày 1 tháng 2 năm 1941, Zhukov giữ nhiệm vụ tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang của Liên Xô.

(Nguồn: svlen.ru)
Logged

To see a World in a Grain of Sand           
And a Heaven in a Wild Flower,               
Hold Infinity in the palm of your hand     
And Eternity in an hour
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #4 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2008, 02:29:08 pm »

Nhồi chút nhận xét riêng.

Zhukov có giỏi không HuhHuh Có, nhưng có phải là người quyết định chiến thắng không Huh? không.
Zhukov là một tước giỏi và tướng lớn. Tướng giỏi, vì ông đã chỉ huy quânlính đánh nhữngtrận đánh xuất sắc từ thời nội chiến, Viễn Đông đến thế chiến. Tướng lớn, vì ông đã chỉ huy thành công quân đội lớn nhất thế giới.
Vào thời điểm 1943, thế giới chưa bao giờ có những đơn vị lớn như vậy, những trện đánh lớn như vậy và những chiến dịch lớn như vậy. Rất ít vị tướng lúc đó có đầu óc như máy tính điện tử để làm việc như vậy.

Nhưng Zhukov có phải là tướng giỏi nhất không Huh?
Trận Prokhorovka không phải do Zhukov chỉ huy. Trận này do Vatutin chỉ huy. Đây là trận đánh quan trọng nhất của chiến tranh không, tớ không biết. Nhưng đây là trận đánh bản lề của Kursk, Kursk là chiến dịch bản lề của chiến tranh. Trận đánh diễn ra suất sắc và hết sức dữ dội, nhưng sau này, Zhukov đã dùng vinh quang của mình che lấp đi. Rõ nhất là đọc "Nhớ lại và suy nghĩ".

Sơ qua về Prokhorovka. Bên kia, quân Đức là lực lượng tấn công mạnh nhất trong suốt chiến tranh, do Manstein chỉ huy, trang bị những xe tăng mới nhất Tiger. Đây là cánh Nam của chiến dịch Kursk. Hồng Quân đã thủng trận, buộc phải đưa lực lượng dự trữ ra. Thực ra, việc sắp xếp lực lượng dự trữ này do Stalin bầy, chính đây là cái bẫy làm cho Manstein đằng nào thì cũng thua. Manstein tưởng rằng lực lượng chính của Hồng Quân ở mấu lồi, cắt mấu ra bao vây làm suy yếu rồi tiêu diệt. Thế nhưng lực lượng xe tăng lớn nhất lại đang đợi Manstein ở cổ mấu lồi, chính nơi hai cánh quân Đức nếu thành công sẽ gặp nhau. Vì vậy, nếu Manstein thành công thì hai cánh quân của ông ta sẽ thành hai mấu lồi bị bao vây. Điều này đã đúng với cánh Nam, cánh Bắc thì Zhukov chỉ huy phòng ngự, Đức không tiến được.
Zhukov cũng không tán thành lắm việc bầy trận thế này, ông ta máu, muốn chiến, tấn công trước cơ. Điều này có thể dẫn đến thất bại như các chiến dịch hướng trung tâm trước, đã tạo ra mấu lồi. Manstein đã từng cắt đuôi 2 chiến dịch lớn ở đây, làm suy yếu mũi nhọn tiến công và gây thiệt hại lớn. Stalin khá vất để thuyết phục Zhukov tấn công sau. Sau khi chọc thủng trận Nam, mũi xe tăng của Đức tiến đến Prokhorovka. Ở đây, một trận đánh tuyệt đẹp đã diễn ra, trận đánh đẹp hơn tất cả những gì mà Zhukov đã mô tả về nó. Người ta trước đây thường chỉ nói đến Kursk, ít người nói đến Prokhorovka.

 Không hiểu vô tình hay hữu ý, Tập đoàn quân Cận Vệ Hợp Thành số 5 ở trước mặt Tập đoàn quân Cận Vệ Xe Tăng số 5. Lúc đó, khái niệm các đơn vị xe tăng và hợp thành mới xuất hiện, biên chế chưa thống nhất và cách hiểu khác nhau, nhất là ở các nước khác nhau. Không tài liệu nào nói đến chuyện Manstein nhầm hay là như Vatutin hay Zhukov đã bầy thế lừa ở đây. Nhưng Manstein đã dùng phương pháp đối phó với binh chủng hợp thành. Ông ta tăng cường tỷ lệ xe tăng (mà lúc này, khái niệm xe tăng cũng còn nhiều người hiểu chưa đúng), tăng tốc độ hành quân. Manstein có nhầm hai tập đoàn quân với nhau không thì không ai nói, nhưng chắc chắn ông ta không biết rằng trước mặt ông ta cũng là một tập đoàn quân xe tăng, và trận đấu tăng lớn nhất lịch sử diễn ra.
T-34 chỉ có thể bắn mặt trước của Tiger 100 mét, đối lại là 1700 mét. Thế nhưng các Tiger không chém T-34 như chém chuối được, mà đại bại. Một trận mai phục-tiến công lằng nhằng nhiều mặt diễn ra. Có lẽ, người ta tôn vinh trận Cai Hạ nên đặt nó là "Thập diện mai phục", chứ thật ra Cai Hạ chắc gì đã "Thập Diện", có thể 15 diện cũng có thể 9. Prokhorovka cũng vậy, ở đây có đầu nguồn sông Đông, một dòng chảy ngoằn nghèo, nông sâu không đều, rất ít điểm xe tăng vượt qua được. Tiger tiến chéo đến dòng chảy, dễ dàng bị kéo dài đội hình ra. T-34 từ rất nhiều hướng nhờ dòng ngoằn nghèo kéo đến, nã đạn vào đuôi, sườn Tiger. Hết ngày 12-7-1943, Hiler buộc phải ra lệnh rút quân đầu tiên trong chiến tranh.
Tuy nhiên, Zhukov đã cứu Đức. Ông từ cánh Bắc bay đến ngày 13, việc đầu tiên là đến nhậu với Khrushchev. Tiếp theo, Zhukov dùng quền của mình cương quết phản đối kế hoạch chuyển sang tiến công. Kết quả là, mặc dù đi chậm hơn rùa bò, nhưng Manstein cũng kéo được một phần các xe hỏng về điểm xuất phát. Kết quả là Đức chỉ bỏ lại 80 trong tổng số 200 Tiger. Số xe kéo về được cũng không kịp sửa, sau này được tính vào công của Hồng Quân khi tiến công, những chiến công đó chỉ là chiếm cái xác xe hỏng.

Không chỉ tác động tiêu cực với trận đánh sau khi nó diễn ra, Zhukov cũng là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra những thiệt hại của Hồng Quân ở đây, ông tác động gián tiếp, nhưng nếu không có ông thì không có chuyện đó. Trước trận đánh này, Một tướng Hồng Quân đã cầm 600 ngàn quân với số xe tăng T-34 mới nhất tiến công Đức. Ông tiến rất mạnh, nhưng bị hở đuôi. Trong đêm, ông phát hiện ra điều đó, phản ứng rất nhanh, đưa đoàn quân rút về được, nhưng thiệt hại lớn. Trận đánh đã chế ra mấu lồi Kursk. Người làm hở đuôi là Khrushchev. Stalin đã tát Khrushchev giữa mặt trận, rồi Stalin đổi người tướng tài kia về hướng Nam. Stalin không thể đuổi kẻ có tội là Khrushchev vì phe cánh. Tiếp tục, Khrushchev là người đã phòng thủ cánh Nam Kursk. Các quân nhân Đức đã ghi lại trong hồi ký, tốc độ gỡ mìn ở đây cao nhất lịch sử chiến tranh, trung bình một phút một quả, tức chỉ tháo chốt ném lên xe. Với trình độ quân sự, trình độ gài mìn như vậy, Hồng Quân không vỡ trận mới là điều dị kỳ. Khrushchev tồn tại được tiếp nữa, cũng chỉ nhờ vào Zhukov, thấy rõ điều đó trong hồi ký của Zhukov và những người khác. Zhukov đã ngăn không cho cánh Nam chuyển sang tiến công đúng thời điểm ngày 13-7, chỉ để bảo vệ Khrushchev, nếu Đức bị tiêu diệt hoàn toàn ở đây, thì "công lao" của Khrushchev hiện rõ, và Khrushchev không còn cách nào tồn tại trước chiến công của các tướng chức vụ thấp hơn.

Stalin đã vất vả làm một cuộc cách mạng nhân sự, chống ại những kẻ lẻo mép, đưa những người tài giỏi như Zhukov, những người đã chế T-34, Yak lên nắm quyền. Thế nhưng, Zhukov đã cứu kẻ lẻo mép sót lại như thế nào, nó để lại hậu quả lớn với Liên Xô thế nào. Huh?? Bằng những bữa nhậu, kẻ lẻo mép vĩ đại đã được Zhukov che chắn Huh? Zhukov san sẻ tài năng quân sự của ông đổi lấy cái gì Huh?

Sau chiến tranh, Stalin làm vài năm rồi yếu, diễn ra cuộc đấu tranh giành quền. Khrushchov với tài làm các bữa nhậu, đã tập hợp những viên tướng chiến trường. Họ đánh nhau với những người ở hậu phương như Beria, Kurchatov, YaK, MiG, hay quan trọng nhất là Cô-xư-ghin. "Trận đánh" quan trọng nhất được Zhukov chỉ uy. Beria không ngờ các đồng chí của mình phản bội đê hèn đến thế, ông bị bắn gần như tức khắc, nếu ông biết các đồng chí của ông đê hèn đến thế thì ông thừa quyền lực và mưu mô, đồng minh và những thứ khác để băm nhừ Zhukov. Tiếp theo, sự phản bội đê hàn diễn ra với quy mô lớn hơn, và tính chất của sự đên hèn cũng vĩ đại hơn. Khrushchov, nhà lẻo mép vĩ đại đã mở chiến dịch vĩ đại bôi xấu Stalin và những người giúp việc gần gũi. Song song với chiến dịch tuyên truyền, Khrushchov phá hoại những nền tảng lớn nhất và mũi nhọn tiên phong nhất mà Stalin đã xây nên.
Zhukov đã chỉ huy "trận đánh" lớn nhất giúp Khrushchov, nhưng rõ ràng, ông chỉ là con chó trong câu "thỏ chết diệt chó". Lúc đó, các nguyên lão lớn nhất cũng không lường được các đồng chí mình đánh nhau như vậy, chưa hành động mạnh với nhóm mới nổi. Chỉ Khrushchov và Zhukov biết rõ bản thân họ đê hèn thế nào, và Khrushchev hành động trước, để loại đối thủ lớn nhất. Zhukov bị vô hiệu hóa, thất nghiệp, viết "Nhớ lại và suy nghĩ", tự tán dương mình, rồi chết.

Nhân sự đảo điên, kinh tế suy sụp, Khrushchov bị các nguyên lão hạ bệ (đứng đầu là KV trong xe tăng KV, quên cách viết tên ông rồi, người đã tham gia thành lập Đảng Bôlsêvic). Nhưng những nền tảng do Stalin xây dựng không thể phục hồi. Ba mũi ngọn là Máy bay (tầu sân bay đang đóng dở cũng bị dỡ), Bán dẫn và Di Tuyền học, ba thành phần then chốt thúc đẩy sự tiến bộ của kỹ thuật thì không bao giờ tổ chức lại được.

Con người Zhukov, hành động Zhukov không chỉ xuất hiện ở Liên Xô, mà còn nhiều, nhiều nước. Đây là bài học lớn về chính trị và nhân sự. Tiếp theo Trốt-kít đến Khrushchov, rồi Gorbachov đã hoàn thành sự nghiệp phá hoại Liên Xô. Điểm giống nhau lớn nhất của họ là lẻo mép, dốt nát và điên rồ, đó là những kẻ luôn tập hợp quanh mình những thành phần đê hèn, bội phản, hiếu chiến. Ở Liên Xô, mọi thứ rõ ràng hơn và người ta dễ dàng soi thấy những bản chất đó, nhưng ở những nơi khác thì khó thấy hơn, nhưng hậu quả lại lớn hơn nhiều.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Hai, 2008, 02:45:22 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #5 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2008, 02:48:03 pm »

Chú HP lại cảm tính rồi! Grin
Zhukov thất sủng từ hồi Stalin đang tại vị, lên làm Bộ trưởng BQP chưa đầy năm thì bị đưa xuống làm TL Quân khu Siberi. Khrushchev dính gì vào đấy hở? Grin
Ngoài ra, Zhukov và Vorosilov (KV của của chú) chính là người bắt Beria sau khi Stalin chết đấy, mà theo tài liệu mới giải mật của Nga thì Beria có nhúng tay vào cái chết của Đại nguyên sóai!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
werty98
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #6 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2008, 03:41:57 pm »

Vài bữa nữa thể nào cũng có vài vị nhà mình trong này  Grin
Logged
pntoan2007
Thành viên

Bài viết: 3

XYZT


« Trả lời #7 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2008, 07:25:10 pm »

Vài bữa nữa thể nào cũng có vài vị nhà mình trong này  Grin

Trong top 100 vị tướng tài thì đã có rồi. Còn  top 10 thì e rằng bạn hơi quá lạc quan.

Chuyện Trần Quốc Tuấn chỉ huy quân đánh Nguyên Mông xảy ra từ thế kỉ 13, tư liệu lịch sử không nhiều--> Không rõ ông ta tài giỏi khiến quân Nguyên Mông thua hay tinh thần, khí thế hào hùng của dân Việt thời đó mới là yếu tố quyết định khiến quân " Nguyên (một miếng) Mông"  thua.
Còn bác Giáp, tất nhiên là có giỏi nhưng chiến thắng quân địch mà để quân hy sinh nhiều thì cũng khó được xếp vào  top 10 thế giới
Logged

///
anhnuat
Thành viên
*
Bài viết: 8


« Trả lời #8 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2008, 08:53:53 pm »

Vài bữa nữa thể nào cũng có vài vị nhà mình trong này  Grin

Trong top 100 vị tướng tài thì đã có rồi. Còn  top 10 thì e rằng bạn hơi quá lạc quan.

Chuyện Trần Quốc Tuấn chỉ huy quân đánh Nguyên Mông xảy ra từ thế kỉ 13, tư liệu lịch sử không nhiều--> Không rõ ông ta tài giỏi khiến quân Nguyên Mông thua hay tinh thần, khí thế hào hùng của dân Việt thời đó mới là yếu tố quyết định khiến quân " Nguyên (một miếng) Mông"  thua.
Còn bác Giáp, tất nhiên là có giỏi nhưng chiến thắng quân địch mà để quân hy sinh nhiều thì cũng khó được xếp vào  top 10 thế giới

Bác ạ, theo em được biết thì bác Giáp nhà mình thuộc tốp 5 chứ hổng đến top 10 mới có đâu ạ Grin Grin
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #9 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2008, 10:38:09 pm »


Còn bác Giáp, tất nhiên là có giỏi nhưng chiến thắng quân địch mà để quân hy sinh nhiều thì cũng khó được xếp vào  top 10 thế giới
Huh? Xem lúc Cụ đánh nhau, quân cụ có cái gì, bên đối phương trang bị cái gì? Đọc cho kỹ rồi phán nhé!
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM