Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc => Kiến thức quốc phòng => Tác giả chủ đề:: VPA trong 06 Tháng Hai, 2008, 12:10:09 am



Tiêu đề: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới
Gửi bởi: VPA trong 06 Tháng Hai, 2008, 12:10:09 am
Các member có các bài hay về chủ đề này xin cùng đóng góp nhá.

Zhukov: Vị tướng đánh bại Hitler

(nguồn: BBC)
(http://vnthuquan.net/truyen/anhminhhoa/Zhukov.jpg)

Nguyên soái Georgi Zhukov là vị chỉ huy Hồng Quân Liên Xô từ chỗ sắp sửa bị đánh bại tại Stalingrad sang thế đẩy lùi quân phát xít Đức về tận Berlin, nơi chế độ quốc xã sụp đổ.

Zhukov có một cuộc đời truân chuyên. Ông trở thành người anh hùng của Liên bang Xô-viết nhưng Stalin, và sau đó là Khrushchev, vô cùng đố kỵ với tầm vóc của ông. Họ đã buộc ông đảm nhận một loạt các công việc tầm thường và cố gắng để tên ông nằm ngoài các cuốn sách lịch sử.

Khi nguyên soái Zhukov qua đời năm 1974, Chính quyền Xô-viết đã phục hồi lại công trạng to lớn của ông và cử hành lễ tang trọng thể theo nghi lễ quốc gia - khoảng một triệu người tham dự lễ tang và một vài người đã thiệt mạng bởi sự hỗn loạn của đám đông.

Nhà quân sự thiên tài

Nhưng ở phương Tây, tên tuổi của nguyên soái Zhukov vẫn chưa được nhiều người biết đến. Và cuốn sách của Albert Axell mang tên: “Zhukov: Vị tướng đánh bại Hitler” ra mắt năm 2003, được viết với sự giúp đỡ của hai con gái là một nỗ lực nhằm đưa mọi thứ trở về đúng vị trí của nó.

Axell tin rằng Zhukov là nhà quân sự thiên tài, sánh ngang với Napoleon và Alexander đại đế. Đến nay, Học viện quân sự Hoa kỳ West Point và Học viện quân sự Hoàng gia Anh Sandhurst cũng như các Học viện quân sự hàng đầu của Nga vẫn đang nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của ông trong suốt “cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại”.

Nhưng Axell cũng làm sáng tỏ cuộc đối đầu còn ít được biết đến năm 1939, được cho rằng đã làm thay đổi quá trình lịch sử. Zhukov đã chỉ huy quân đội Xô-viết đánh bại cuộc xâm lược nguy hiểm của quân Nhật tại Khalkhin-Gol thuộc Mongolia. Và theo Axell, điều đặc biệt ấn tượng chính là khi Đức quốc xã xâm lược Liên bang Xô -viết vào mùa hè năm 1941, Nhật Bản đã quyết định không tham gia cùng quân đội Đức mà quay sang tấn công Mỹ.

Zhukov là một trong số ít các vị chỉ huy Hồng Quân thoát khỏi sự thanh trừ của Stalin vào cuối những năm 1930. Sau này ông đã chỉ huy Hồng Quân giành chiến thắng tại Stalingrad và Kursk, đồng thời giải vây cho Leningrad và bảo vệ Moscow trước quân Đức quốc xã. Chính ông cũng là người lên kế hoạch chiếm Berlin và khiến Hitler sụp đổ.

Sự đố kỵ của Stalin

Nhưng sau cuộc chiến, Stalin trở nên đố kỵ với Zhukov và trưởng mật vụ là Lavrenti Beria đã tìm cách nguỵ tạo một số tội danh giả buộc tội Zhukov. Zhukov thực sự trở thành một người vô danh đến khi Stalin chết vào năm 1953. Cũng chính thời điểm này ông là người chỉ huy vụ bắt giữ và thi hành án tử hình Beria.

Nhưng Khrushchev là người tiếp theo đã buộc Zhukov từ một vị Bộ trưởng quốc phòng trở thành một nhân vật không có ảnh hưởng trên trường quốc tế. “Đảng Cộng Sản đã thành công trong việc không để công luận biết đến hình ảnh của Zhukov, nhưng họ không có cách nào loại ông ra khỏi trái tim những người lính Hồng Quân”, đại sứ Ấn Độ tại Moscow, Krishna Menon, viết năm 1957.

Vào cuối những năm 1960, Zhukov được phục hồi chức vụ và ông bắt đầu viết hồi ký. Các nhà kiểm duyệt đã cắt giảm 1/10 cuốn hồi ký dầy 1500 trang của ông. Ông cũng bị buộc phải thêm vào cuốn hồi ký phần viết hoàn toàn không có thật trong thời gian chiến tranh về ông Leonid Brezhnev, người sau này là lãnh đạo Đảng Cộng Sản. Brezhnev muốn tên mình được gắn với người anh hùng vĩ đại Zhukov trong tâm trí công luận.

Ngày nay, chỉ có những đảng viên cộng sản then chốt và lão thành tôn vinh Stalin, tất cả người dân Nga vẫn coi Zhukov là một vị anh hùng dân tộc.

Nhà ái quốc

“Giống như tất cả các vị tướng lĩnh cao cấp, Zhukov là một người cộng sản trung thành. Ông coi bản thân là một đảng viên tốt nhưng ông cũng là một nhà quân sự và trên tất cả, ông là một người ái quốc”, Axell nói.

Khi được hỏi các kỹ năng tài tình của Zhukov là gì, Axell nói: “Ông là nhà chiến lược và nghi binh tài ba, ông là nhà kế hoạch thiên tài, đồng thời có khả năng thôi thúc binh sỹ. Nhưng ông cũng là người nhẫn tâm, cực kỳ nghiêm khắc và không khoan dung”.

Cuốn sách của Axell cũng tiết lộ tình bạn sâu sắc giữa Zhukov và Tướng Eisenhower, người sau này là tổng thống Hoa kỳ. Axell chỉ ra hai người bạn này, sau chiến tranh, đã hợp tác tốt đẹp với nhau trong việc giám sát sự chiếm đóng nước Đức và tự hỏi liệu Chiến Tranh Lạnh có xảy ra nếu hai bên đã không rút các tổng tư lệnh của họ.






Tiêu đề: Re: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới
Gửi bởi: VPA trong 06 Tháng Hai, 2008, 12:20:03 am
NẾU KHÔNG CÓ ZHUKOV

(nguồn:svlen.ru)
Hơn 60 năm đã qua sau ngày cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại của nhân dân Liên Xô chấm dứt, giờ đây nhiều người Nga vẫn còn hỏi nhau: hồi ấy nếu không có Zhukov thì sao nhỉ ?
Georgi Zhukov (1896-1974) nổi tiếng về lòng dũng cảm vô song và tài chỉ huy quân sự đánh đâu thắng đó. Tướng Mỹ Eisenhower Tổng Tư lệnh quân đội Đồng minh trong Thế chiến II từng nói: “Nếu sau này có một loại huân chương thưởng cho lòng dũng cảm, thì nên đặt tên là huân chương Zhukov.”

Năm 1937, khi cuộc thanh trừng trong nội bộ quân đội Liên Xô đang bước vào thời kỳ căng thẳng nhất, Zhukov suýt nữa cũng bị bắt cùng với nhiều tướng lĩnh Hồng quân khác. Một tờ báo quân đội hồi ấy đăng bài viết vu cáo Zhukov và phê phán tác phong lãnh đạo của ông. Chẳng những không tiếp thu sự phê bình ấy mà Zhukov còn gửi điện cho đích thân Stalin đề nghị can thiệp. Stalin nghe theo, và vì thế bài báo trên bị bỏ qua.

Tháng 7-8 năm 1939, quân Nhật xâm phạm vùng Khankhil-Gol của Mông Cổ, một nước có hiệp định tương trợ hữu hảo với Liên Xô. Trước lối đánh khôn ngoan và liều chết của địch, Hồng quân Liên Xô không giữ nổi mặt trận. Stalin bực bội hỏi Voroshilov: “Tôi thấy phải cử người khác đến chỉ huy mặt trận Mông Cổ thì mới trị được bọn Nhật, các đồng chí xem cử ai đi là tốt nhất ?” Bộ trưởng quốc phòng Timosenko nói: “Tôi xin cử Tư lệnh kỵ binh Zhukov.” Stalin lẩm bẩm: “Zhukov, Zhukov … tôi không nhớ ra người ấy là ai.” “Dạ, là người năm kia đã gửi điện cho đồng chí đề nghị huỷ bỏ lời phê bình trên báo đấy ạ.”

Và thế là Georgi Zhukov được gọi về Moskva. Trên máy bay quân sự bay từ quân khu Belarus (nơi Zhukov làm tư lệnh) về Moskva, Zhukov chắc mẩm là chuyến này mình bị vào tù đây. Ai ngờ ông lại nhận được quyết định cử đến mặt trận Mông Cổ làm tư lệnh tập đoàn quân số 4 tại Khankhil-Gol. Tài chỉ huy chiến đấu của ông lập tức toả sáng, quân đoàn 6 của Nhật nhanh chóng bị quét sạch ra khỏi đất Mông Cổ. Sau chiến công này, Zhukov được cử làm tư lệnh quân khu Kiev, một quân khu tiền tuyến quan trọng bậc nhất Liên Xô hồi ấy.

Tháng 12 năm 1940, Bộ Tổng tư lệnh Hồng quân tổ chức tập trận chiến lược quy mô lớn. Tư lệnh quân khu Kiev được chọn làm chỉ huy “quân xanh”, tức quân Đức, còn tướng Pavlov Tư lệnh quân khu miền Tây được chọn làm chỉ huy “quân đỏ”. Chẳng hiểu tại sao Zhukov lại tổ chức tấn công chớp nhoáng “quân đỏ” gần giống như kịch bản sau này Hitler áp dụng khi tấn công Liên Xô. Chỉ sau 8 ngày “quân xanh’ đã áp sát nơi đóng bộ Tư lệnh của “quân đỏ”.

Trong hội nghị tổng kết cuộc tập trận hồi tháng 1/1941, Stalin nổi cáu với Zhukov vì chuyện ấy. Nhưng Zhukov bình tĩnh trả lời từng thắc mắc của Stalin, không tỏ ra lúng túng trước con người ai cũng sợ hết vía này. Mấy hôm sau, Zhukov được cử làm phó của Tổng tư lệnh Stalin.

Mùa thu năm 1941, sau khi phát xít Đức tiến quân vào đất Liên Xô ít lâu, Zhukov được cử làm Tư lệnh mặt trận bảo vệ Moskva. Lúc này quân Đức đã áp sát thủ đô Liên Xô, chỉ còn cách vài chục km. Trước đó, Hồng quân chạy dài trước sức tấn công như vũ bão của mấy triệu quân Đức hoàn toàn cơ giới hoá. Hy vọng giữ được Moskva rất mong manh, thậm chí đã có quyết định bỏ thủ đô, dời toàn bộ cơ quan Chính phủ về Siberi. Một hôm, Stalin gọi điện cho Zhukov: “Đồng chí thấy chúng ta có thể giữ được Moskva hay không ?” Đầu dây đằng kia chỉ trả lời gọn lỏn: “Được ạ !” Trong thời gian cuộc chiến đấu bảo vệ thủ đô căng thẳng nhất (16/11 đến 8/12/1941), mỗi ngày Zhukov ngủ không quá 2 tiếng đồng hồ. Có điều ông ngủ cực say, bom nổ bên tai cũng không tỉnh dậy. Một hôm, Stalin gọi điện 2 lần đến bộ tư lệnh của Zhukov thì người trực điện thoại đều trả lời: “Đồng chí Zhukov đang ngủ ạ, chúng tôi gọi thế nào đồng chí ấy cũng không tỉnh dậy được !”

Ngày 20 tháng 10 năm 1941, Stalin gọi điện ra lệnh cho Tổng biên tập báo Sao Đỏ của quân đội Liên Xô: “Cho đăng ảnh của Zhukov trên số báo ngày mai !”. Tổng biên tập hỏi lại: “Thưa, cho in trên trang nào ạ ?” “Trên trang hai. Và bảo báo Sự Thật cũng đăng.” Toà báo lập tức phái người đến bộ Tư lệnh của Zhukov để chụp ảnh. Và thế là bức ảnh Zhukov được đăng trên số báo ngày 21 tháng 10. Sau đó báo chí toàn thế giới đều đăng lại bức ảnh ấy. Không bảo tàng quân sự nào trên thế giới không có tấm ảnh lịch sử này – tướng Zhukov ngồi bên cạnh tấm bản đồ quân sự, tay cầm bút chì, chăm chú tập trung tư tưởng cao độ.

Ngày 26 tháng 8 năm 1942, Zhukov được bổ nhiệm làm Phó Thống soái Bộ Thống soái Tối cao. Bây giờ địa vị của ông cao thứ nhì trong nước, chỉ sau Stalin, dù lúc ấy ông còn chưa được phong hàm nguyên soái như nhiều người khác.

Sau này Zhukov nhớ lại: “Một hôm tôi nói với Stalin là tất cả những người giúp việc của ông, kể cả tôi, đều mệt bã người, tới mức nếu cứ làm việc kiểu thế này thì mọi người sẽ đều gục hết. Stalin ngạc nhiên hỏi tại sao. Tôi trả lời: vì đồng chí đều làm việc vào ban đêm, cho nên chúng tôi cũng phải cùng thức với đồng chí; còn ban ngày chúng tôi vẫn phải làm việc; sáng sớm là lúc đồng chí đang ngủ thì chúng tôi lại bận nhất. Stalin im lặng nghe xong bèn bảo: từ nay tôi sẽ không gọi điện cho các đồng chí vào ban đêm nữa. Đúng thế, từ đó trở đi không bao giờ thấy Stalin gọi điện cho tôi vào nửa đêm như trước kia nữa.”

Một lần Stalin bảo Zhukov: “Tôi là người không may nhất thế giới, thậm chí tôi còn sợ cả chính cái bóng của mình.”

Zhukov nhớ lại hôm ngồi cùng xe ô tô với Stalin đi công tác : “Cửa kính xe dày đến 10 cm; đội trưởng bảo vệ ngồi hàng ghế trước; Stalin ngồi hàng ghế giữa; tôi ngồi hàng sau cùng. Về sau tôi hỏi đội trưởng bảo vệ, tại sao lại ngồi thế; anh ta bảo Stalin bao giờ cũng bố trí như vậy, nếu đạn bắn từ phía trước đến thì sẽ vào người tôi; nếu bắn từ phía sau tới thì … đồng chí sẽ đỡ đạn hộ ông ấy …”

Trước ngày làm lễ duyệt binh chúc mừng chiến thắng phát xít Đức ở Quảng trường Đỏ ít lâu, Stalin gọi Zhukov lên, bất ngờ hỏi ông có biết cưỡi ngựa không ? Nguyên soái Zhukov đáp: “Dạ, cưỡi chưa thạo lắm.” Stalin bảo: “Lễ diễu binh lần này, đồng chí sẽ duyệt quân đội. Rokoshovsky chỉ huy bộ đội diễu binh.” Zhukov nói: “Xin cảm ơn đồng chí đã dành cho tôi vinh dự ấy. Nhưng tôi thấy ngoài đồng chí ra thì chẳng ai thích hợp hơn làm nhiệm vụ duyệt binh. Đồng chí là Thống soái Tối cao, xét về lý và trách nhiệm thì đồng chí nên ra duyệt binh.”

Stalin im lặng một lúc rồi bảo: “Tôi quá già rồi. Nên để đồng chí làm việc đó thì hơn, vì đồng chí còn trẻ mà.” Hồi ấy Stalin đã 66 tuổi, Zhukov 50 tuổi.

Zhukov đồng ý. Hôm ấy sau khi cưỡi ngựa đi duyệt các đoàn quân chuẩn bị diễu binh, Zhukov quay trở lên lễ đài, đứng cạnh Stalin. Về sau ông nhớ lại: “Trời mưa tuyết rất to. Tôi định dựng cổ áo lên và vuốt nước trên vành mũ. Nhưng khi liếc nhìn sang bên cạnh, tôi bất giác lại thôi, vì thấy Stalin vẫn đứng im bất động mặc cho tuyết rơi vào trong cổ ông.”

Sau chiến tranh ít lâu, Beria bắt đầu thanh trừng quân đội. Rất nhiều sĩ quan kể cả cấp tướng cũng bị bắt giam. Bọn Beria cũng thu thập tài liệu hãm hại Zhukov. Stalin nhanh chóng tỏ ra lãnh đạm với vị phó Thống soái của mình. Zhukov mất chức Thứ trưởng Quốc phòng và bị đưa xuống làm Tư lệnh một quân khu hạng hai. Khi đã thu thập được khá nhiều “tài liệu”, Beria đề nghị Stalin cho phép bắt Zhukov. Stalin kiên quyết không đồng ý. Ông nói: “Các tài liệu này không đáng tin cậy. Tôi rất hiểu đồng chí ấy. Qua 4 năm chiến tranh, tôi hiểu Zhukov hơn cả hiểu chính mình.” Và thế là lần thứ hai, Zhukov được Stalin cứu thoát.

Sau khi Stalin qua đời, Zhukov được cử làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Khi nghe có người nói Stalin chỉ huy chiến tranh qua mô hình quả địa cầu, Zhukov bảo : “Láo toét tất ! Stalin quá hiểu chiến tranh là thế nào. Đúng là ông ấy có phạm sai lầm trong thời kỳ đầu chiến tranh thật, thậm chí có lúc khiếp sợ. Nhưng thời kỳ cuối chiến tranh, Stalin đã hành động hoàn toàn xứng đáng với yêu cầu của vị Thống soái Tối cao. ”

Zhukov bao giờ cũng nói thẳng, nói thật dù là trước mặt Stalin – người mà bất cứ ai cũng run sợ khi phải trả lời các câu hỏi của ông. Có thể nói, nhiều người không sợ phát xít Đức nhưng ai cũng sợ Stalin, trừ Zhukov./.



Tiêu đề: Re: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới
Gửi bởi: VPA trong 06 Tháng Hai, 2008, 12:39:45 am
"Sau khi lịch sử kết thúc quá trình đánh giá đau khổ của nó; sau khi trải qua sự sàng sảy để đạt đến chỗ bỏ đi cái giả dối, giữ lại cái chân thật thì tên tuổi của vị thống soái nghiêm trang kiên nghị - một vị thống soái từng chỉ huy đại quân đoài để tác chiến, đã làm lu mờ đi nhiều tên tuổi của các vị thống soái khác. Ông từng nhiều phen cứu vãn tình thế nguy nan, từng xoay chuyển tình hình của cuộc chiến tranh chống phát xít Hitler. "
-Salisbury
(Trích “Những trận đánh lớn do nguyên soái Zhukov chỉ huy”).
Trên đây là những lời bình luận của ký giả Harrison Evans Salisbury nổi tiếng ở Mỹ về một vị nguyên soái của Liên Xô. Vị nguyên soái đó chính là :
GIORGIY CONSTANTINOVICH ZHUKOV
Zhukov chào đời ngày 2 tháng 12 năm 1896 tại làng Strelkovka, thuộc tỉnh Kaluga nằm về phía tây nam của thành phố Moscow. Cha ông là một người thợ giầy nghèo, mẹ làm việc trong một nông trường, đời sống của cả nhà rất khốn khó. Thời thơ ấu, Zhukov theo học bậc tiểu học tại một giáo khu gần nhà, thành tích hàng năm đều thuộc hàng ưu tú. Nhưng do gia đình nghèo không cho phép ông tiếp tục học lên cao. Năm 11 tuổi, cậu bé Zhukov phải vào thành phố Moscow để học việc. Mặc dù đời sống của một cậu bé học việc thí công rất cực nhọc nhưng với tinh thần cần mẫn quyết tâm tiến lên, Zhukov vẫn kiên trì theo học lớp buổi tối và chủ nhật, đồng thời ông đã trải qua kì thi toàn khóa trình của trường trung học tại thành phaố Moscow với thành tích rất tốt.
Năm 1914, chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ. Qua năm sau, Zhukov với tuổi 19 đã được gọi nhập ngũ, đồng thời được chọn đưa vào đội kị binh. Chàng thanh niên Zhukov hết sức vui mừng, vì chàng ta rất yêu thích loại binh chủng giàu tính lãng mạn này.Những người bạn đồng hành đều được phân phối vào các đơn vị bộ binh, chỉ duy nhất có Zhukov là may mắn được danh dự đưa vào đội kị binh, khiến cho mọi người hết sức thèm muốn. Nhờ tác chiến dũng cảm, Zhukov nhanh chóng được nhận hai huân chương George chữ thập.
Sau cách mạng Tháng Mười, Zhukov tình nguyện gia nhập Hồng Quân. Trong thời kì chiến tranh nội chiến, ông liên tục phục dịch trong đội kị binh do Sineon Mikhailovich Budenny, một trong những nhân vật anh hùng nổi tiếng chỉ huy. Trải qua những lớp huấn luyện của kị binh, ông từ một chiến sĩ bình thường thăng lên làm sĩ quan, giữ nhiệm vụ trung đội trưởng. Ít lâu sau, ông lại được thăng lên đại đội trưởng. Sau khi nội chiến kết thúc, Zhukov tiếp tục ở lại quân dội. Trong thời bình ông thăng tiến nhanh hơn một số người khác. Tháng 4 năm 1923, ông đã trở thành đoàn trưởng đoàn 39 kị binh Buzuluk.
Năm 1924, Hồng Quân bắt đầu tiến hành cải cách quân sự, rất nhiều sĩ quan chỉ huy kể cả Zhukov đều nhận thức được tính chất quan trọng của lần cải cách này, đồng thời họ cũng chụp ngay cơ hội cải cách để học hỏi thêm cũng như để thăng tiến. Riêng Zhukov đã lần lượt vào các trường quân sự học viện Berlin, lớp tu nghiệp sĩ quan chỉ huy kị binh Leningrad và học viện sĩ quan cao cấp Mikhail V.Frunze để chọ hỏi thêm. Lúc ở tại Đức, Zhukov đã tiếp nhận lí luận chiến thuật đánh chớp nhoáng lấy bộ đội cơ giới hóa có tốc độ cao làm nền tảng. Đó là loại binh chủng tăng tiết giáp dùng để đột phá trong chiến tranh, do một vị tướng nổi tiếng người Đức đề xuất. Lý luận này tạo nên một ấn tượng không thể xóa mờ trong đầt óc của Zhukov. Do chịu ảnh hưởng đó, sau khi trở về Liên Xô, ông trở thành một trong những người đề xướng chủ yếu đối với việc thành lập bộ đội cơ giới hóa hiện đại cho Hồng Quân.

Triết học quân sự của vị tướng Đức nói trên đã làm cho những người lãnh đạo khác của quân đội Liên Xô phải chú ý. Liên Xô bắt đầu học theo Đức, tiến hành công tác cơ giới hóa trong bộ đội kị binh, đồng thời quyết định lấy kị binh của quân khu Belorussia làm thí điểm. Trướnc tiên đội kị binh này đã được trang bị thêm hai đoàn xe tăng cao tốc. Do đây là một sự thí nghiệm quan trọng, nên hai đoàn xe tăng nói trên càn phải có những sĩ quan chỉ huy xuất sắc và Zhukov đã được xác định là một trong số hai vị chỉ huy đó.
Việc xây dựng đoàn đội cho một loại binh chủng mới là một sự thử thách gay gắt. Tất cả mọi việc đều mới, có rất nhiều vấn đề không thể tiên liệu trước đã xuất hiện. Trong khi đó xe tăng là loại máy móc phức tạp, đối với bộ đội sử dụng xe tăng mà nói, thì tất cả các khâu như hậu cần, cung cấp, bảo dưỡng, tác chiến, … đều cần phải có một sự sắp xếp chu đáo. Các công tác tham mưu thông tin, quản lú hành chính ở hậu phương đều là những vấn đề quan trọng. Một người đoàn trưởng của một đoàn đội như thế, nếu chỉ biết dựa vào quyển sổ tay cần vụ và điều lệnh thì không thể được. Zhukov với một nhiệt tình và một tâm hồn ham thích xây dựng sự nghiệp đã dốc hết sức mình vào công tác này và đã nhanh chóng trở thành hạt nhân trên toàn quốc.
Vì là một đoàn xe tăng trong thời kì đầu xây dựng, nên tất cả mọi việc dù lớn dù nhỏ Zhukov đều phải nhúng tay vào. Hầu hết thì giờ của ông đều được dùng vào việc quan sát tìm hiểu đời sống các mặt của đoàn đội. Đối với tất cả mọi tình trạng của đoàn đội xe tăng ông đều hiểu biết rõ rệt. “ Ông vừa quan sát, học hỏi, lại vừa đi dạy cho người khác. Ông đã dùng một sự kiên nhẫn hiếm thấy cũng như một thái độ tự khắc chế để hoàn thành những nhiệm vụ. Đồng thời , ông cũng nghiêm khắc yêu cầu cấp dưới phải kiên trì trước sau như một, chấp hành chức trách của mình một cách có trật tự và có suy nghĩ “.
Zhukov quy định , tất cả mọi người trong bất cứ lúc nào đều phải mặc dồng phục, bất cứ ai cũng không được mặc đồng phục rời khỏi công xưởng, rời khỏi kho bãi hoặc rời khỏi chỗ đậu xe tăng đi ra bên ngoài. Sau khi tiến hành tập dã ngoại, bất luận trời có khuya tới đâu cũng phải rửa cho sạch xe tăng rồi mới được nghỉ ngơi.
Có một đêm nọ, một đại đội chiến thuật sau khi tập xong trở về doanh trại đêm đã rất khuya, các chiến sĩ đều rất mệt mỏi. Do vậy, viên đại đội trưởng yêu cầu người trực ban tại nhà đậu xe cho phép những chiếc xe tăng chỉ được rửa sơ sài đi vào bãi đậu. Đồng thời, họ hứa sáng ngày mai sẽ rửa sạch tất cả những chiếc xe tăng nói trên. Viên sĩ quan trực ban tỏ ra do dự một lúc thì đã đồng ý, mắc dù anh ta biết rõ đoàn trưởng của mình tuyệt đối cấm những hành động như vậy.
Chẳng mấy chốc sau, Zhukov đến kiểm tra bãi đậu xe phát hiện xe tăng rửa chưa sạch. Viên sĩ quan trực ban liền lên tiếng giải thích lý do, các chiến sĩ xe tăng diễn tập xong quá mệt mỏi, đêm lại khuya nên họ chỉ rửa sơ sài, chờ sáng mai mới rửa sạch lại, Zhukov giận dữ nói:
-Vui lòng giúp đỡ của đồng chí là việc tốt, nhưng anh xem, đây không phải là anh giúp đỡ họ, mà trái lại anh không chấp hành chỉ thị của cấp trên, đồng thời, tạo điều kiện cho họ vi phạm quân kỷ. Tôi cũng biết rõ như anh, là các chiến sĩ rất mệt mỏi, rất khó khăn, nhưng anh nên nhớ họ gọi nhập nhũ là để chịu sự huấn luyện, giúp họ chuẩn bị tiếp nhận những sự thử thách rất gay go trong một cuộc chiến tranh. Sự mệt mỏi qua một cuộc diễn tập, nếu so với điều gì họ sẽ gặp trong thời chiến thì đó chẳng qua là một trò đùa mà thôi…
Nói dứt lời, ông ra lệnh cho đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng phải chịu trách nhiệm huy động người rửa sạch tất cả những chiếc xe tăng và phải báo cáo ngay cho ông biết sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Hai tiếng đồng hồ sau, nhiệm vụ của họ đã được hoàn thành, Zhukov ra lệnh cho các chiến sĩ đi nghỉ ngơi, chỉ giữ lại hai viên đại đội trưởng và tiểu đoàn trưởng. Ông lại đi kiểm tra kỹ những chiếc xe tăng một lần nữa rồi mới nói với viên đại đội trưởng:
-Tôi cảm thấy anh làm đại đội trưởng chưa thật lành nghề. Anh hãy suy nghĩ lại xem nào ! Sau đó anh sẽ báo cáo với tôi những điều suy nghĩ của anh. Không được chậm quá đấy. Nếu lần sau anh còn làm như vậy thì thôi không đối xử nhẹ tay như lần này đâu. Tôi cảnh cáo anh đấy!
Zhukov rất biết cách dùng những biện pháp có sức thuyết phục để nhắc nhở cho cấp dưới chấp hành mệnh lệnh. Có lần, sau khi ông nghe viên sĩ quan trực ban báo cáo trước các chiến sĩ của một đội cảnh vệ xong, ông quyết định đi kiểm tra quân phong quân kỷ của các chiến sĩ trực ban. Đối với quân phong quân kỷ của từng chiến sĩ một ông tỏ ra hài lòng, nhưng ông nhận thấy có một chiến sĩ không chà láng đôi ủng của mình đang mang. Zhukov liền hỏi viên sĩ quan trực ban mới được giữ nhiệm vụ này về cảm tưởng đối với đôi ủng của người chiến sĩ kia như thế nào ? Viên sĩ quan trực ban không trả lời mà ra lệnh cho người chiến sĩ kia giải thích tại sao không chịu chà láng đôi ủng của mình ? Zhukov liền ngắt lời nói :
-Tôi hỏi anh chứ không phải hỏi anh ta. Tôi không muốn nghe câu trả lời của anh ta, mà muốn nghe ý kiến của anh, vì chỉ giải thích suông thì đôi ủng kia cũng không thể sạch được!
Viên sĩ quan trực ban tỏ ra hết sức lúng túng, không biết phải nói gì. Zhukov dịu giọng nói tiếp:
-Đối với vấn đề này, điều quan trọng không phải là đôi ủng kia không được chà sạch, mà là anh đối với chuyện đó không xem trọng. Anh ta có thể quên chà sạch đôi ủng của mình, nhưng anh phải yêu cầu tất cả các chiến sĩ của mình khi đi trực ban phải chà sạch đôi ủng, mọi việc trở thành tồi tệ là do ngoài đoàn trưởng ra, rõ ràng cả đoàn còn ai có thể giúp anh ta chà sạch đôi ủng !
Zhukov ra lệnh cho viên phó trực ban lấy dụng cụ đánh giày tới, rồi đích thân ông đánh sạch một chiếc ủng cho người chiến sĩ kia. Sau đó ông trao bàn chải lại cho người chiến sĩ, bảo anh ta tiếp tục đánh sạch chiếc ủng còn lại, rồi mới đi theo sĩ quan trực ban đến Đoàn bộ để báo cáo. Người chiến sĩ nói trên đã ra sức đánh sạch chiếc ủng của mình, dù vậy, người sĩ quan trực ban vẫn chưa an tâm, lấy hai chiếc ủng để so sánh rồi mới đưa đến cho Zhukov. Câu chuyện này về sau đã trở thành một câu chuyện vui của các sĩ quan và binh sĩ trong đoàn xe tăng. Nhưng từ đó trở đi, tất cả các chiến sĩ đều không xem chuyện đánh đôi ủng của mình cho sạch bóng là một chuyện nhỏ nữa.
Zhukov đã dùng cách thức như nói trên để thúc đẩy cho toàn thể đoàn xe tăng hình thành một nếp sống có trật tự. Trong cả đoàn từ trên chí dưới ai ai cũng có cảm giác cần thiết đến sự có mặt của ông, cần thiết đến uy tín của ông. Nhưng tất cả sĩ quan và binh sĩ không ai sợ hãi ông mà chỉ tin yêu ông, luôn lấy ông làm chỗ dựa. Tất cả mọi người đều nhận thấy được, với tư cách là một vị thống soái quân sự kiệt xuất, Zhukov là người xây dựng quân dội có phương pháp, thúc đẩy một cách có nghiêm khắc tất cả những người dưới tay mình đều phải dốc hết sức ra làm việc, và phải chú ý đến những chi tiết bé nhỏ nhất. Đó là sự thể hiện của ông ngay từ khi bắt đầu cuộc sống trong quân ngũ. Do phẩm chất của ông như vậy nên được mọi người xem ông là một vị chỉ huy có ý chí dẻo dai kiên cường và có sự đòi hỏi nghiêm khắc đối với tất cả sĩ quan và binh sĩ dưới tay.
Qua sự cố gắng của toàn thể sĩ quan binh sĩ, đoàn chiến xa đã tạo được những thành tích ưu việt và nổi bật. Bất luận là khi tham gia diễn binh, đơn vị chiến xa của Zhukov đều là đơn vị ưu hạng, làm cho Tổng bộ phải chú ý. Họ thường tiến hành biểu diễn cho các sĩ quan quân đội hoặc khách ngoại quốc xem. Học viên của các học viện trên toàn quốc cũng thường đến đoàn xe tăng của ông để học hỏi. Tên tuổi của Zhukov chẳng mấy chốc đã lan rộng ra khắp toàn quân.
Tháng 5 năm 1930, sau bảy năm giữ chức vụ đoàn trưởng đoàn xe tăng, Zhukov được đề bạt làm lữ trưởng lữ hai sư bảy, thuộc đoàn kị binh Sama. Tháng 2 năm 1931, ông lại được đề bạt làm đại tá cho tướng Semen Mikhailovich Bugenny đang là bộ trưởng giám sát của kị binh Hồng Quân. Tháng 3 năm 1933, ông được bổ nhiệm làm sư trưởng sư đoàn số 4 kị binh.
Trong thời gian Zhukov giữ nhiệm vụ sư trưởng thì nội chiến Tây Ban Nha bùng nổ. Năm 1936, ông là một trong số thành viên quan sát quân sự chủ yếu của Liên Xô được phái tới đó. Sau khi trở về nước, Zhukov được bổ nhiệm làm quân trưởng quân đoàn số 3 kị binh. Đầu năm 1938 ông lại được điều động sang làm quân trưởng quân đoàn số 6 kị binh. Chẳng bao lâu sau, ông được cử làm tư lệnh quân khu Belorussia . Mùa hè năm đó Liên Xô bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh Trung-Nhật. Ông trở thành một đoàn viên trong đoàn đại biểu quân sự Liên Xô đến Trung Quốc để quan sát chiến lược chiến thuật của Nhật Bản. Nhưng Trung Quốc không phát huy tài năng cố vấn cao cấp của Liên Xô. Tưởng Giới Thạch chỉ yêu cầu họ cung cấp tư vấn về mặt kĩ thuật, chứ không phải giúp họ soạn thảo kế hoạch chiến lược.
(còn tiếp)


Tiêu đề: Re: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới
Gửi bởi: VPA trong 06 Tháng Hai, 2008, 12:41:02 am

Vừng mây đen chiến tranh đang âm thầm bao phủ bầu trời Âu Châu, trong khi đó tại Viễn Đông, người Nhật Bản cũng càng ngày càng tỏ ra ngang ngược, gây ra những cuộc xung đột biên giới để lấy đó thăm dò thực lực của Hồng Quân Liên Xô. Tháng 5 năm 1939, quân Nhật đột nhập phía đông của dòng sông Halhin. Dựa vào điều ước tương trợ Xô-Mông, chính phủ Liên Xô ra lệnh cho quân đội Liên Xô trú đóng tại Mông Cổ bảo vệ biên giới hai nước. Zhukov do không có đất dụng võ tại Trung Quốc nên được phái đến Mông Cổ để chỉ huy quân đội Xô-Mông tác chiến.
Ngày 5 tháng 6, Zhukov đến tiến tuyến tiếp quản quyền chỉ huy, đồng thời, ông đích thân đến các bộ đội để tìm hiểu tình hình. Ông ngồi xe Jeep bôn ba suốt mấy hôm trên vùng địa thảo nguyên sông Halhin. Thông qua sự quan sát của bản thân cũng như thông qua sự trao đổi với các sĩ quan chỉ huy ông đã hiểu được tính chất và qui mô của cuộc chiến. Các dấu hiệu cho thấy hành dộng của quân Nhật lần này không phải là một sự va chạm thông thường trên biên giới, mà chúng còn tập kết quân lực. Như vậy, một cuộc xung đột đại quy mô sắp sửa sẽ xảy ra. Zhukov cảm thấy quân lực của Liên Xô hiện có không đủ sức ngăn chặn hình động mạo hiểm quân sự của quân Nhật, đặc biệt là nếu quân Nhật cùng một lúc phát động tấn công ở những khu vực khác cũng như ở những phương hướng khác. Ông lập tức báo cáo ngay về Ủy ban nhân dân quốc phòng, nói rõ tình hình biên giới cũng như kế hoạch hành động bước đầu.
Zhukov trước tiên yêu cầu tăng cường lực lượng khống chế trên bầy trời của quân đội Liên Xô. Nhanh chóng sau đó từ trong nướcđã điều động tới những phi hành viên ưu tứ được danh hiệu anh hùng quân đội Liên Xô cũng như những chiến đấu cơ loại tối tân. Điều đó đã giúp cho quân đội Liên Xô sau này nắm được ưu thế tuyệt đối trong những trận không chiến. Đồng thời, Zhukov cũng nhanh chóng điều động từ hậu phương tới một số quân đội chi viện cũng như nhiều vật tư cần thiết, nhanh chóng củng cố phòng tuyến trên sông Halhin.
Tình hình về sau đã chứng thực, quân Nhật đã tập trung bộ đội tại khu vực sông Halhin, để chuẩn bị chiến dịch được họ gọi là “giai đoạn hai sự kiện Nặc Môn Khâm”. Zhukov sau khi thấy được ý đồ của quân Nhật, đã phát động một cuộc phản đột kích. Trong chiến dịch Ba Anh Ca, Hồng Quân đã từ ba phái bao vây quân Nhật và đã gây thương vong cho hơn 100 tên giặc, tiêu diệt toàn bộ xe tăng của chúng. Sự phòng ngự tích cực của Hồng Quân đã đập tan ý đồ bao vây tiêu diệt quân đội Xô-Mông trên hai bờ sông Halhin.
Quân Nhật dù bị thảm bại, nhưng ít lâu sau chúng lại chuẩn bị một hành động mới. Để triệt để tiêu diệt quân xâm lược Nhật, bộ chỉ huy của quân đội Liên Xô chuẩn bị tiến hành một cuộc tổng công kích mang tính quyết định. Stalin đã chỉ thị, phải “đánh cho gãy xương sống quân Nhật” tại sông Halhin, để tránh chiến sự mở rộng dẫn đến tình hình quốc tế càng phức tạp hơn.
Nhằm thực thi trận đánh có tính chất hủy diệt này, Zhukov một mặt giấu kín việc điều động một số lượng lớn viện binh, một mặt cho áp dụng hàng loạt những biện pháp khéo léo để đánh lừa địch.
Quân đội Xô-Mông đã chuẩn bị một kế hoạch hoạt động toàn bộ bằng vô tuyến điện và bằng điện thoại. Những cuộc điện đàm qua điện thoại đều đề cập tới việc xây dựng công sự phòng ngự và việc phòng ngự chiến dịch thu đông sắp tới. Riêng việc nói chuyện qua vô tuyến điện thì quân đội Xô-Mông dùng một loại mật mã đơn giản, dễ giải, giúp cho quân Nhật nghe lén dễ tìm hiểu. Ngoài ra, quân đội Xô-Mông còn chuyển tới một số thiết bị có công suất lớn về âm thanh đặt dài theo mặt trận. Những thiết bị này dùng để phát ra hững âm thanh giống như âm thanh đóng cừ, để cho quân đội Nhật hiểu lầm là quân đội Xô-Mông đang xây dựng công sự phòng ngự với một quy mô lớn.
Riêng phần điều động quân đội đều được tiến hành vào ban đêm. Tất cả các bộ đội đều nghiêm khắc tuân theo giờ giấc quy định trong kế hoạch điều động và làm ra những tiếng ồn, như tiếng phi cơ oanh tạc xuất phát ban đêm, tiếng nổ của các loại vũ khí nhẹ, … để che giấu những tiếng động do bộ đội di chuyển gây ra. Trước 10 hôm khi phát động cuộc tổng công kích, quân đội Xô-Mông còn tạo ra những âm thanh phi cơ cất cánh, xe tăng chuyển động hoàn toàn giống như thật, để cho quân đội Nhật nghe đến nhàm tai, dần dần không còn chú ý tới những âm thanh khác. Nhờ đó khi quân đội Xô-Mông di chuyển và tập kết thật, quân Nhật hoàn toàn không thể phát giác. Zhukov còn phân phát cho tất cả các binh sĩ một quyển sổ tay nhan đề “chiến sĩ phòng ngự cần biết” và cố ý ném nó qua trận địa của quân Nhật.
Nhằm đảm bảo tin tức về cuộc chuẩn bị tấn công không bị tiết lộ, tất cả kế hoạch đều do tác tư lệnh , các ủy viên quân sự, các chủ nhiệm chính trị, các tham mưu trưởng và các sĩ quan tác chiến tự soạn thảo lấy. Các văn bản thuộc kế hoạch của chiến dịch, các văn bản tương quan đến các loại mạng lệnh đều do một người thư ký đánh máy duy nhất đánh ra.
Những biện pháp phản ánh tình báo và những âm thanh nhằm đánh lừa quân Nhật của quân đội Xô-Mông, làm cho quân Nhật hoàn toàn không hay biết gì về việc đối phương đang chuẩn bị mở một cuộc tấn công lớn. Ngày 20 tháng 8 – cách 4 hôm trước khi quân Nhật dự kiến phát động cuộc tấn công – chính là ngày chủ nhật. Quân Nhật cho phép đông đảo các tướng tá được nghỉ phép. Zhukov tiên đoán được trường hợp đó nên đã ra lệnh tổng công kích đúng vào ngày chủ nhật này.
Vào lúc 5 giờ 45 sáng, đại bác của quân Liên Xô bắt đầu oanh kích đại quy mô vào trận địa của quân Nhật. Tiếp đó, 150 chiếc phi cơ oanh tạc và 100 chiếc phi cơ chiến đấu theo bảo vệ đã tiến hành một cuộc không tập dữ dội. Sau 3 tiếng đồng hồ oanh kích bằng đại bác và không tập bằng phi cơ, quân đội Xô-Mông đã phát động một cuộc tổng công kích trên toàn tuyến có chiều rộng 70 cây số, nhanh chóng hoàn thành việc bao vây quân địch và đánh một trân tiêu diệt chiến ngoạn mục, giành được thắng lợi hoàn toàn.
Sau chiến dịch này, hai viên tư lệnh và tham mưu trưởng của đội quân Quan Đông của Nhật Bản gởi đơn xin từ chức. Đông đảo các tướng lãnh Nhật Bản đã trực tiếp tham thảo kế hoạch cũng nhưcthỉ huy chiến dịch sông Halhin đua nhau mổ bụng tự sát. Nghày 15 tháng 5 năm 1939, hai nước cùng kí kết mọt hiệp định tại Moscow để tránh những cuộc xung đột tưong tự.
Tháng 5 năm 1940, Zhukov được triệu hồi và được phong quân hàm đại tướng. Sau đó, ông nhận mệnh lệnh chỉ huy quân khu lứn nhất của Liên Xô – quân khi đặc biệt Kiev. Bắt đầu từ ngày 1 tháng 2 năm 1941, Zhukov giữ nhiệm vụ tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang của Liên Xô.

(Nguồn: svlen.ru)


Tiêu đề: Stalin và ZHUKOV
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 06 Tháng Hai, 2008, 02:29:08 pm
Nhồi chút nhận xét riêng.

Zhukov có giỏi không ?????? Có, nhưng có phải là người quyết định chiến thắng không ???? không.
Zhukov là một tước giỏi và tướng lớn. Tướng giỏi, vì ông đã chỉ huy quânlính đánh nhữngtrận đánh xuất sắc từ thời nội chiến, Viễn Đông đến thế chiến. Tướng lớn, vì ông đã chỉ huy thành công quân đội lớn nhất thế giới.
Vào thời điểm 1943, thế giới chưa bao giờ có những đơn vị lớn như vậy, những trện đánh lớn như vậy và những chiến dịch lớn như vậy. Rất ít vị tướng lúc đó có đầu óc như máy tính điện tử để làm việc như vậy.

Nhưng Zhukov có phải là tướng giỏi nhất không ????
Trận Prokhorovka không phải do Zhukov chỉ huy. Trận này do Vatutin chỉ huy. Đây là trận đánh quan trọng nhất của chiến tranh không, tớ không biết. Nhưng đây là trận đánh bản lề của Kursk, Kursk là chiến dịch bản lề của chiến tranh. Trận đánh diễn ra suất sắc và hết sức dữ dội, nhưng sau này, Zhukov đã dùng vinh quang của mình che lấp đi. Rõ nhất là đọc "Nhớ lại và suy nghĩ".

Sơ qua về Prokhorovka. Bên kia, quân Đức là lực lượng tấn công mạnh nhất trong suốt chiến tranh, do Manstein chỉ huy, trang bị những xe tăng mới nhất Tiger. Đây là cánh Nam của chiến dịch Kursk. Hồng Quân đã thủng trận, buộc phải đưa lực lượng dự trữ ra. Thực ra, việc sắp xếp lực lượng dự trữ này do Stalin bầy, chính đây là cái bẫy làm cho Manstein đằng nào thì cũng thua. Manstein tưởng rằng lực lượng chính của Hồng Quân ở mấu lồi, cắt mấu ra bao vây làm suy yếu rồi tiêu diệt. Thế nhưng lực lượng xe tăng lớn nhất lại đang đợi Manstein ở cổ mấu lồi, chính nơi hai cánh quân Đức nếu thành công sẽ gặp nhau. Vì vậy, nếu Manstein thành công thì hai cánh quân của ông ta sẽ thành hai mấu lồi bị bao vây. Điều này đã đúng với cánh Nam, cánh Bắc thì Zhukov chỉ huy phòng ngự, Đức không tiến được.
Zhukov cũng không tán thành lắm việc bầy trận thế này, ông ta máu, muốn chiến, tấn công trước cơ. Điều này có thể dẫn đến thất bại như các chiến dịch hướng trung tâm trước, đã tạo ra mấu lồi. Manstein đã từng cắt đuôi 2 chiến dịch lớn ở đây, làm suy yếu mũi nhọn tiến công và gây thiệt hại lớn. Stalin khá vất để thuyết phục Zhukov tấn công sau. Sau khi chọc thủng trận Nam, mũi xe tăng của Đức tiến đến Prokhorovka. Ở đây, một trận đánh tuyệt đẹp đã diễn ra, trận đánh đẹp hơn tất cả những gì mà Zhukov đã mô tả về nó. Người ta trước đây thường chỉ nói đến Kursk, ít người nói đến Prokhorovka.

 Không hiểu vô tình hay hữu ý, Tập đoàn quân Cận Vệ Hợp Thành số 5 ở trước mặt Tập đoàn quân Cận Vệ Xe Tăng số 5. Lúc đó, khái niệm các đơn vị xe tăng và hợp thành mới xuất hiện, biên chế chưa thống nhất và cách hiểu khác nhau, nhất là ở các nước khác nhau. Không tài liệu nào nói đến chuyện Manstein nhầm hay là như Vatutin hay Zhukov đã bầy thế lừa ở đây. Nhưng Manstein đã dùng phương pháp đối phó với binh chủng hợp thành. Ông ta tăng cường tỷ lệ xe tăng (mà lúc này, khái niệm xe tăng cũng còn nhiều người hiểu chưa đúng), tăng tốc độ hành quân. Manstein có nhầm hai tập đoàn quân với nhau không thì không ai nói, nhưng chắc chắn ông ta không biết rằng trước mặt ông ta cũng là một tập đoàn quân xe tăng, và trận đấu tăng lớn nhất lịch sử diễn ra.
T-34 chỉ có thể bắn mặt trước của Tiger 100 mét, đối lại là 1700 mét. Thế nhưng các Tiger không chém T-34 như chém chuối được, mà đại bại. Một trận mai phục-tiến công lằng nhằng nhiều mặt diễn ra. Có lẽ, người ta tôn vinh trận Cai Hạ nên đặt nó là "Thập diện mai phục", chứ thật ra Cai Hạ chắc gì đã "Thập Diện", có thể 15 diện cũng có thể 9. Prokhorovka cũng vậy, ở đây có đầu nguồn sông Đông, một dòng chảy ngoằn nghèo, nông sâu không đều, rất ít điểm xe tăng vượt qua được. Tiger tiến chéo đến dòng chảy, dễ dàng bị kéo dài đội hình ra. T-34 từ rất nhiều hướng nhờ dòng ngoằn nghèo kéo đến, nã đạn vào đuôi, sườn Tiger. Hết ngày 12-7-1943, Hiler buộc phải ra lệnh rút quân đầu tiên trong chiến tranh.
Tuy nhiên, Zhukov đã cứu Đức. Ông từ cánh Bắc bay đến ngày 13, việc đầu tiên là đến nhậu với Khrushchev. Tiếp theo, Zhukov dùng quền của mình cương quết phản đối kế hoạch chuyển sang tiến công. Kết quả là, mặc dù đi chậm hơn rùa bò, nhưng Manstein cũng kéo được một phần các xe hỏng về điểm xuất phát. Kết quả là Đức chỉ bỏ lại 80 trong tổng số 200 Tiger. Số xe kéo về được cũng không kịp sửa, sau này được tính vào công của Hồng Quân khi tiến công, những chiến công đó chỉ là chiếm cái xác xe hỏng.

Không chỉ tác động tiêu cực với trận đánh sau khi nó diễn ra, Zhukov cũng là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra những thiệt hại của Hồng Quân ở đây, ông tác động gián tiếp, nhưng nếu không có ông thì không có chuyện đó. Trước trận đánh này, Một tướng Hồng Quân đã cầm 600 ngàn quân với số xe tăng T-34 mới nhất tiến công Đức. Ông tiến rất mạnh, nhưng bị hở đuôi. Trong đêm, ông phát hiện ra điều đó, phản ứng rất nhanh, đưa đoàn quân rút về được, nhưng thiệt hại lớn. Trận đánh đã chế ra mấu lồi Kursk. Người làm hở đuôi là Khrushchev. Stalin đã tát Khrushchev giữa mặt trận, rồi Stalin đổi người tướng tài kia về hướng Nam. Stalin không thể đuổi kẻ có tội là Khrushchev vì phe cánh. Tiếp tục, Khrushchev là người đã phòng thủ cánh Nam Kursk. Các quân nhân Đức đã ghi lại trong hồi ký, tốc độ gỡ mìn ở đây cao nhất lịch sử chiến tranh, trung bình một phút một quả, tức chỉ tháo chốt ném lên xe. Với trình độ quân sự, trình độ gài mìn như vậy, Hồng Quân không vỡ trận mới là điều dị kỳ. Khrushchev tồn tại được tiếp nữa, cũng chỉ nhờ vào Zhukov, thấy rõ điều đó trong hồi ký của Zhukov và những người khác. Zhukov đã ngăn không cho cánh Nam chuyển sang tiến công đúng thời điểm ngày 13-7, chỉ để bảo vệ Khrushchev, nếu Đức bị tiêu diệt hoàn toàn ở đây, thì "công lao" của Khrushchev hiện rõ, và Khrushchev không còn cách nào tồn tại trước chiến công của các tướng chức vụ thấp hơn.

Stalin đã vất vả làm một cuộc cách mạng nhân sự, chống ại những kẻ lẻo mép, đưa những người tài giỏi như Zhukov, những người đã chế T-34, Yak lên nắm quyền. Thế nhưng, Zhukov đã cứu kẻ lẻo mép sót lại như thế nào, nó để lại hậu quả lớn với Liên Xô thế nào. ????? Bằng những bữa nhậu, kẻ lẻo mép vĩ đại đã được Zhukov che chắn ???? Zhukov san sẻ tài năng quân sự của ông đổi lấy cái gì ????

Sau chiến tranh, Stalin làm vài năm rồi yếu, diễn ra cuộc đấu tranh giành quền. Khrushchov với tài làm các bữa nhậu, đã tập hợp những viên tướng chiến trường. Họ đánh nhau với những người ở hậu phương như Beria, Kurchatov, YaK, MiG, hay quan trọng nhất là Cô-xư-ghin. "Trận đánh" quan trọng nhất được Zhukov chỉ uy. Beria không ngờ các đồng chí của mình phản bội đê hèn đến thế, ông bị bắn gần như tức khắc, nếu ông biết các đồng chí của ông đê hèn đến thế thì ông thừa quyền lực và mưu mô, đồng minh và những thứ khác để băm nhừ Zhukov. Tiếp theo, sự phản bội đê hàn diễn ra với quy mô lớn hơn, và tính chất của sự đên hèn cũng vĩ đại hơn. Khrushchov, nhà lẻo mép vĩ đại đã mở chiến dịch vĩ đại bôi xấu Stalin và những người giúp việc gần gũi. Song song với chiến dịch tuyên truyền, Khrushchov phá hoại những nền tảng lớn nhất và mũi nhọn tiên phong nhất mà Stalin đã xây nên.
Zhukov đã chỉ huy "trận đánh" lớn nhất giúp Khrushchov, nhưng rõ ràng, ông chỉ là con chó trong câu "thỏ chết diệt chó". Lúc đó, các nguyên lão lớn nhất cũng không lường được các đồng chí mình đánh nhau như vậy, chưa hành động mạnh với nhóm mới nổi. Chỉ Khrushchov và Zhukov biết rõ bản thân họ đê hèn thế nào, và Khrushchev hành động trước, để loại đối thủ lớn nhất. Zhukov bị vô hiệu hóa, thất nghiệp, viết "Nhớ lại và suy nghĩ", tự tán dương mình, rồi chết.

Nhân sự đảo điên, kinh tế suy sụp, Khrushchov bị các nguyên lão hạ bệ (đứng đầu là KV trong xe tăng KV, quên cách viết tên ông rồi, người đã tham gia thành lập Đảng Bôlsêvic). Nhưng những nền tảng do Stalin xây dựng không thể phục hồi. Ba mũi ngọn là Máy bay (tầu sân bay đang đóng dở cũng bị dỡ), Bán dẫn và Di Tuyền học, ba thành phần then chốt thúc đẩy sự tiến bộ của kỹ thuật thì không bao giờ tổ chức lại được.

Con người Zhukov, hành động Zhukov không chỉ xuất hiện ở Liên Xô, mà còn nhiều, nhiều nước. Đây là bài học lớn về chính trị và nhân sự. Tiếp theo Trốt-kít đến Khrushchov, rồi Gorbachov đã hoàn thành sự nghiệp phá hoại Liên Xô. Điểm giống nhau lớn nhất của họ là lẻo mép, dốt nát và điên rồ, đó là những kẻ luôn tập hợp quanh mình những thành phần đê hèn, bội phản, hiếu chiến. Ở Liên Xô, mọi thứ rõ ràng hơn và người ta dễ dàng soi thấy những bản chất đó, nhưng ở những nơi khác thì khó thấy hơn, nhưng hậu quả lại lớn hơn nhiều.


Tiêu đề: Re: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới
Gửi bởi: dongadoan trong 06 Tháng Hai, 2008, 02:48:03 pm
Chú HP lại cảm tính rồi! ;D
Zhukov thất sủng từ hồi Stalin đang tại vị, lên làm Bộ trưởng BQP chưa đầy năm thì bị đưa xuống làm TL Quân khu Siberi. Khrushchev dính gì vào đấy hở? ;D
Ngoài ra, Zhukov và Vorosilov (KV của của chú) chính là người bắt Beria sau khi Stalin chết đấy, mà theo tài liệu mới giải mật của Nga thì Beria có nhúng tay vào cái chết của Đại nguyên sóai!


Tiêu đề: Re: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới
Gửi bởi: werty98 trong 06 Tháng Hai, 2008, 03:41:57 pm
Vài bữa nữa thể nào cũng có vài vị nhà mình trong này  ;D


Tiêu đề: Re: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới
Gửi bởi: pntoan2007 trong 09 Tháng Hai, 2008, 07:25:10 pm
Vài bữa nữa thể nào cũng có vài vị nhà mình trong này  ;D

Trong top 100 vị tướng tài thì đã có rồi. Còn  top 10 thì e rằng bạn hơi quá lạc quan.

Chuyện Trần Quốc Tuấn chỉ huy quân đánh Nguyên Mông xảy ra từ thế kỉ 13, tư liệu lịch sử không nhiều--> Không rõ ông ta tài giỏi khiến quân Nguyên Mông thua hay tinh thần, khí thế hào hùng của dân Việt thời đó mới là yếu tố quyết định khiến quân " Nguyên (một miếng) Mông"  thua.
Còn bác Giáp, tất nhiên là có giỏi nhưng chiến thắng quân địch mà để quân hy sinh nhiều thì cũng khó được xếp vào  top 10 thế giới


Tiêu đề: Re: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới
Gửi bởi: anhnuat trong 13 Tháng Hai, 2008, 08:53:53 pm
Vài bữa nữa thể nào cũng có vài vị nhà mình trong này  ;D

Trong top 100 vị tướng tài thì đã có rồi. Còn  top 10 thì e rằng bạn hơi quá lạc quan.

Chuyện Trần Quốc Tuấn chỉ huy quân đánh Nguyên Mông xảy ra từ thế kỉ 13, tư liệu lịch sử không nhiều--> Không rõ ông ta tài giỏi khiến quân Nguyên Mông thua hay tinh thần, khí thế hào hùng của dân Việt thời đó mới là yếu tố quyết định khiến quân " Nguyên (một miếng) Mông"  thua.
Còn bác Giáp, tất nhiên là có giỏi nhưng chiến thắng quân địch mà để quân hy sinh nhiều thì cũng khó được xếp vào  top 10 thế giới

Bác ạ, theo em được biết thì bác Giáp nhà mình thuộc tốp 5 chứ hổng đến top 10 mới có đâu ạ ;D ;D


Tiêu đề: Re: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới
Gửi bởi: daibangden trong 13 Tháng Hai, 2008, 10:38:09 pm

Còn bác Giáp, tất nhiên là có giỏi nhưng chiến thắng quân địch mà để quân hy sinh nhiều thì cũng khó được xếp vào  top 10 thế giới
???? Xem lúc Cụ đánh nhau, quân cụ có cái gì, bên đối phương trang bị cái gì? Đọc cho kỹ rồi phán nhé!


Tiêu đề: Re: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới
Gửi bởi: anhnuat trong 14 Tháng Hai, 2008, 12:25:12 am
Vài bữa nữa thể nào cũng có vài vị nhà mình trong này  ;D


Trong top 100 vị tướng tài thì đã có rồi. Còn  top 10 thì e rằng bạn hơi quá lạc quan.

Chuyện Trần Quốc Tuấn chỉ huy quân đánh Nguyên Mông xảy ra từ thế kỉ 13, tư liệu lịch sử không nhiều--> Không rõ ông ta tài giỏi khiến quân Nguyên Mông thua hay tinh thần, khí thế hào hùng của dân Việt thời đó mới là yếu tố quyết định khiến quân " Nguyên (một miếng) Mông"  thua.
hehe cái này cho ví dụ đơn giản tí nhá, bác thử đánh nhau với một thằng to gấp đôi bác đi, bác mà không có võ thì bác có quyết tâm uýnh nó đến đâu thì chắc bác sẽ bị vặn cổ trước ;D ;D ;D ví dụ đơn giản quá
còn thắc mắc của bác em xin post vị tướng tiếp theo Hưng Đạo Vương - Trần Quốc Tuấn cái này sưa tầm cũng lâu rồi để trong máy quên mất link tuy nhiên có tên tác giả ở đó:

Tại sao các sử gia thế giới tôn vinh
Hưng Ðạo Ðại Vương Trần Quốc Tuấn
là đệ nhất danh tướng thời Trung Cổ
Trần Vinh (Cincinnati, Hoa kỳ)
[/size]
 
Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/10/Tran_Hung_Dao_statue.jpg/450px-Tran_Hung_Dao_statue.jpg)
Bài số 1
Sức mạnh đoàn quân Mông Cổ
và ba lần Hưng Ðạo Vương đại phá Nguyên Mông
 
Năm trước, trên Bóng Nước Xuân Nhâm Ngọ, chúng tôi đã thưa với các Cụ đồng hương rằng, thuở xưa, biên cương của Bách Việt rộng khắp vùng Hoa Nam ngày nay, rồi dần dần đã bị bọn bá quyền Hoa Hán xâm lấn và đồng hoá mà trở thành nước Tầu, người Tầu hết cả. May sao con cháu Rồng Tiên còn gìn giữ được một giải đất hình chữ S tựa lưng vào Biển Ðông làm "Nước Nhà". Coi như chúng ta mất quá nhiều, chỉ "còn một chút này", thế mà cũng không được yên vui, vì lịch sử nước nhà trong 20 thế kỉ qua, đã luôn luôn được viết bằng máu và nước mắt. Tiền nhân của chúng ta đã phải liên tục anh dũng chống trả nhiều cuộc xâm lăng từ phương Bắc để bảo vệ bờ cõi giang sơn. Lịch sử minh chứng anh hùng hào kiệt thời nào cũng có. Trong "một ngàn năm đô hộ giặc Tầu", đã nổ ra các cuộc khởi nghĩa của hai bà Trưng, bà Triệu, Lí Bôn, Triệu Quang Phục, Mai Hắc Ðế, Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Dương Ðình Nghệ và cuối cùng, năm 939 Ngô Quyền đã oanh liệt chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Ðằng, chấm dứt giai đoạn lệ thuộc phương Bắc dài một ngàn năm, đưa nước nhà sang thời tự chủ ngàn năm thứ hai. Từ đó, nước ta trở thành một quốc gia độc lập, trung ương tập quyền, theo quan niệm ngày nay. Thế nhưng nền độc lập quý báu của dân Việt có bao giờ được bọn bá quyền phương bắc tôn trọng. Trên thực tế, bất cứ khi nào một triều đại mới lên ở bên Tàu, khi vừa củng cố xong quyền hành, chúng liền nghĩ ngay tới việc xâm lăng nước ta. Thế cho nên lịch sử nước nhà mới còn ghi đậm nét những chiến công vệ quốc hiển hách của các anh hùng dân tộc, như vua Lê Ðại Hành chiến thắng quân nhà Tống, Lí Thường Kiệt còn đánh cả sang đất nhà Tống, 10 năm trường kì kháng chiến giặc Minh của vua Lê Lợi và anh hùng Nguyễn Trãi, chiến dịch hành quân tốc chiến tốc thắng thần sầu quỷ khốc của vua Quang Trung Nguyễn Huệ năm 1789 đã đánh bật 20 vạn quân nhà Thanh ra khỏi bờ cõi.
Nhằm nêu bật tính anh hùng của Hưng đạo đại vương, chúng tôi sẽ trình bày sơ lược về kẻ thù mà Ngài đánh thắng, tức là đoàn quân Mông Cổ; sau đó xin tường thuật ba lần Ngài chiến thắng quân xâm lược; tiếp theo là bối cảnh xuất thân và những điểm hết sức đặc biệt trong cuộc đời của Ngài và bài học quý giá Ngài để lại: đặt nợ nước lên trên thù nhà; cuối cùng là sự kiện ngày nay thế giới đã biết tới Ngài và vinh danh Ngài.
 
I. Ðoàn Quân Mông Cổ
Thời Trung cổ, nước Mông Cổ, xét về dân số, chỉ là một nước nhỏ, nhưng họ đã làm rung chuyển thế giới thời đó vì họ có những thủ lãnh xuất chúng với một đạo kị binh thiện chiến giỏi cỡi ngựa, giỏi cung tên và vô cùng tàn ác, "nơi nào ngựa Mông Cổ đi qua, cây cỏ cũng hết sống".
Thành Cát Tư hãn
Bão táp bắt đầu nổi lên cùng với sự xuất hiện của Thiết Mộc Chân (Temujin 1162-1227), sau này lấy danh hiệu là Thành Cát Tư Hãn, tức Genghis Khan. Vừa nắm được quyền hành, Thành Cát Tư Hãn đã khởi sự chiến tranh, theo đuổi mộng bá chủ.
* 1205-1209: chinh phục nước Tây Hạ (Hsi-Hsia), tức vùng đất Tây Thục sau này.
* 1211-1215: chinh phục nước Kim (Chin), vượt Vạn Lí Trường Thành, chiếm thủ đô Bắc Kinh của người Kim. Sau này, nước Kim sát nhập vào nước Tầu.
* 1218-1219: chinh phục đế quốc Ba Tư (thời đó là Khwarezmian empire của Mohammed Shah), gồm đất Ba Tư, Khorassan, Transoxonia, Samarkand và Afghanistan.
* 1222: Tuân lệnh của Thành Cát Tư Hãn quân Mông tiến sang Âu châu, chiếm toàn vùng Caucasus, vượt sông Don, tràn vào Crimea rồi Ukraine, hạ trại bên bờ sông Dnieper. Ông hoàng thành Kiev đưa 80 ngàn quân đánh quân Mông, nhưng đã bị Subotai và danh tướng Chepe nghiền nát. Năm 1224 danh tướng Chepe bị bệnh chết, Subotai triệt thoái trên con đường dài 4,000 dặm để bắt tay với đoàn quân trung ương.
* 1226: Thành Cát Tư Hãn chọn con trai là Ogatai làm người nối nghiệp, rồi chuẩn bị đưa 180 ngàn quân đi trừng phạt quân Hạ và Kim là hai nước đã bị quân Mông Cổ đánh bại, nay liên kết với nhau chống lại quân Mông Cổ.
* 1227: Thành Cát Tư Hãn chết.
Ogatai đại hãn và Kuyuk đại hãn
Ogatai và con là Kuyuk tiếp tục mộng bá chủ của cha.

* 1231: Xâm lăng Cao li (Korea).
* 1235-1239: Con Ogatai là Godan đánh chiếm Tây Tạng.
* 1237-1238: Subotai xua 150 ngàn quân trở lại Âu châu, gieo tàn phá, chết chóc khắp vùng phía Bắc nước Nga.
* 1240: Chiếm Kiev, rồi Lithuania và Ba lan.
* Tháng 4, 1240: Subotai hạ thành Pest, tiêu diệt đạo quân của vua Bela IV nước Hung.
* Tháng 9, 1240 ; Ðánh tan liên minh quân Ðức, Ba lan, và dòng tu Hiệp sĩ Ðức (Teutonic Knights). Thủ lãnh của liên minh là hoàng tử xứ Silesia bị giết cùng với hầu hết hiệp sĩ của ông.
* Cuối năm 1241, quân Mông tiến vào nước Ý, vượt qua thành Venice và Treviso, đồng thời ngược lên sông Danube, áp sát thành Vienna. Giữa lúc ấy, Ogatai chết. Theo luật, các anh em của vị đại hãn quá cố phải trở về Mông Cổ để bầu chọn vị đại hãn mới. Nhờ thế mà Âu châu thoát được họa diệt vong. Vậy mà trên đường triệt thoái, quân Mông Cổ còn đủ thì giờ để làm cỏ hai nước Bulgaria và Serbia.
* Năm 1246, con của Ogatai là Kuyuk được chọn làm đại hãn. Dưới thời ông, Ðức giáo chủ Innocent IV gửi đặc phái viên là thầy John di Piano Carpini, dòng Phanxicô, tới các thủ lãnh Mông Cổ để tìm hiểu ý đồ của họ ở Âu châu. Mới nắm quyền được ít lâu, còn đang lưỡng lự nên trở lại chinh phục Âu châu trước hay tiến xuống phía Nam để chiếm trọn nước Trung hoa trước, thì Kuyuk chết vào năm 1248.
Mangu, tức Mông Kha đại hãn và em là Kublai, tức Hốt Tất Liệt đại hãn
* 1251: Một người cháu nội khác của Thành Cát Tư Hãn là Mangu (còn viết là Mengke, ta gọi là Mông Kha) lên ngôi đại hãn. Mông Kha quyết định thôn tính Á châu, đặc biệt là nước Trung Hoa trước. Nước Trung Hoa thời đó chia làm Bắc Tống và Nam Tống. Mông Kha nắm quyền thống soái nhưng lại giao trọng trách cho nguời em kiệt xuất, đó là Hốt Tất Liệt (Kublai).
* Mông Kha sai một người em khác là Hulagu trở lại thôn tính Ba Tư bao trùm khắp miền Ðông Nam Á châu. Ðồng thời khuyến khích người em họ là Batu khống chế khắp vùng Ðông Âu, toả lên Ba lan, Lithuania và Esthonia, rồi xuống Serbia và Bulgaria một lần nữa.
* 1252-1253: Hốt Tất Liệt chinh phục Vân Nam, từ đó phái một đạo quân mở cuộc xâm lăng bờ cõi nước ta lần thứ nhất vào năm 1257.
* 1259: Mông Kha chết, Hốt Tất Liệt (Kublai) lên ngôi đại hãn vào năm 1260. Lúc ấy đế quốc Mông Cổ trải rộng từ toàn vùng Hoa Bắc sang vùng Tiểu Á, từ vùng thủ đô Moscow của nước Nga xuống biển Ðen, xuống Baghdad (Iraq) và Iran ngày nay.
* Nhận được tin Mông Kha chết, người em là Mangu đang chiếm đóng vùng Mesopotamia và Syria phải về Mông Cổ để bầu đại hãn mới. Trong khi ông vắng mặt thì, năm 1260, đạo quân của ông đã bị tướng Baibars (thuộc triều đại Mameluk cai trị Ai Cập và Syria) đánh bại trong trận Aint Jalut, gần thành Nazareth. Chiến công của Baibars có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chứng minh đoàn quân bách chiến bách thắng Mông cổ suốt 70 năm không phải là không thể đánh bại, dấu hiệu suy thoái đã biểu hiện và toàn Âu châu sẽ thoát nạn Mông Cổ.
* 1268-1279: Hốt Tất Liệt không nuôi ý chí chinh phục thế giới như các đại hãn tiền nhiệm, ông dốc hết khả năng để chinh phục toàn cõi Trung Hoa trong một chiến dịch dài ngót mười năm. Năm 1263, ông rời kinh đô từ Karakorum về Bắc Kinh. Trong trận hải chiến cuối cùng vào năm 1279 tại vịnh Quảng Ðông, Hốt Tất Liệt đã đánh bại nhà Nam Tống. Thừa tướng nhà Tống là Lục Tú Phu phải cõng vua nhảy xuống biển để cùng tử tiết, từ đó Hốt Tất Liệt cai trị toàn cõi Trung Hoa, xưng là hoàng đế, lập ra nhà Nguyên (Yuan Dynasty). Từ đây ta gọi họ là quân Nguyên Mông.
* Dòm ngó Nhật Bản: Hai lần vào các năm 1274 và 1281 quân Nguyên Mông sang đánh nước Nhật. Nhưng "nhờ Trời", cả hai lần chiến thuyền của quân Nguyên Mông đều bị bão táp đánh chìm vô số, phải quay về.
* 1292-1293: Với tay xuống mãi đảo Java (Nam Dương), nhưng không ở lại được.
* Ðặc biệt nhất là ba lần quân Nguyên Mông xâm phạm bờ cõi nước ta vào các năm 1257,1284 và 1287. Cả ba lần xâm lăng đều chuốc lấy thảm bại.
 


Tiêu đề: Re: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới
Gửi bởi: anhnuat trong 14 Tháng Hai, 2008, 12:42:22 am
II. Ba Lần Ðại Phá Quân Nguyên Mông
Quân Nguyên Mông hai lần đánh sang Nhật, cả hai lần đều bị bão táp cản trở. Trời đã cứu nước Nhật thoát nạn Nguyên Mông. Trường hợp nước ta không được may mắn như thế, bởi ta liền sông liền núi với Bắc phương, thuận lợi bội phần cho kẻ xâm lược.
A. Chiến thắng lần thứ nhất
Năm 1257, Hốt Tất Liệt chinh phục xong vùng Vân Nam, đã sai sứ giả sang ra lệnh cho vua nước ta phải thần phục. Vua Trần Thái Tông chẳng những đã không thần phục lại còn bắt giam sứ giả, rồi lệnh cho tướng trẻ Trần Quốc Tuấn đưa quân lên trấn thủ phía Bắc.
Hốt Tất Liệt liền sai tướng Ngột Lương Hợp Thai (Wouleangotai), từ Vân Nam, đem quân đánh xuống nước ta. Khí thế của giặc quá mạnh, Trần Quốc Tuấn lui về Sơn Tây. Vua Thái Tông thân chinh, cũng địch không nổi, phải di tản chiến thuật để bảo toàn lực lượng. Quân Mông Cổ thừa thắng tiến thẳng xuống tới Ðông Bộ Ðầu (huyện Thượng Phúc, phía Ðông sông Nhị). Bà Linh Từ quốc mẫu, phu nhân của Thái sư Trần Thủ Ðộ đã chỉ huy toàn thể triều đình rút lui thàng công về vùng Thiên Mạc (huyện Ðông An, Hưng Yên).
Ðịch vào thành Thăng Long, thấy ba sứ giả của họ còn bị giam, mà một người đã chết, Ngột Lương Hợp Thai nổi giận, cho quân Mông Cổ mặc sức cướp phá, giết người, bất kể già trẻ lớn bé.
Trong tình thế đen tối ấy, vua dò ý quan Thái Uý Trần Nhật Hiệu, ông này muốn đầu hàng. Nhưng khi hỏi quan Thái sư Trần Thủ Ðộ thì ông khảng khái thưa: "Ðầu tôi chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo". Thái độ cương quyết của quan Thái sư đã làm cho vua an tâm.
Thời gian là đồng minh tốt của quân ta. Quân Mông Cổ chiếm đóng càng lâu càng gặp nhiều khó khăn và để lộ nhiều sơ hở. Cho tới khi thời cơ chín mùi, vua Thái Tông ra lệnh tổng phản công quân địch ở Ðông Bộ Ðầu. Ðịch thua dần, cuối cùng phải rút về Vân Nam.
Trong chiến thắng quân Mông Cổ lần thứ nhất, tướng Trần Quôc Tuấn, lúc ấy mới 29 tuổi, đã góp công lớn trong nhiệm vụ là tướng của đội quân tiên phong.
B. Chiến thắng lần thứ hai
Trận thắng lần đầu năm 1257 là ta thắng quân Mông Cổ, vì lúc ấy Hốt Tất Liệt tuy đã chiếm được Vân Nam, nhưng mãi tới năm 1279 mới dứt điểm được nhà Nam Tống lập ra nhà Nguyên, cho nên lần thứ hai và thứ ba là ta thắng quân Nguyên Mông.
Sau khi đã an vị, Nguyên Thế Tổ, tức Hốt Tất Liệt, liền sai Lễ bộ thượng thư Sài Thung sang nước ta, bắt vua ta sang chầu và nộp cống phẩm. Vua Trần Nhân Tông không chịu, cho chú họ là Trần Di Ái đi thay mình. Nguyên Thế Tổ phật ý, phong cho Trần Di Ái làm An Nam quốc vương, và sai Sài Thung đưa Di Ái về nước. Hay tin, vua Trần Nhân Tông sai tướng lên chặn đánh, bắn mù mắt Sài Thung và bắt sống lũ phản bội Trần Di Ái. Thấy sứ giả bị bắn mù mắt chạy về, Nguyên Thế Tổ nổi giận, liền phong cho con là Thoát Hoan làm Trấn Nam vương, cùng bọn Toa Ðô, Ô Mã Nhi, A Bát Xích v.v..., đem 50 vạn quân tiến vào nước ta, lấy cớ mượn đường sang đánh Chiêm Thành! Ðạo quân Thoát Hoan tiến vào qua ngả Lạng Sơn, còn đạo quân Toa Ðô đi đường biển đánh vòng xuống Chiêm Thành.
Ðược cấp báo quân Nguyên Mông động binh, vua Trần Nhân tông phong cho Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn làm Tiết chế thống lãnh toàn thể lực lượng quân ta để chống giặc (1283), và triệu tập các bô lão khắp nơi về điện Diên Hồng để hỏi ý kiến nên hoà hay nên chiến. Tất cả các bô lão đồng thanh xin quyết chiến!
Ban đầu thế địch quá mạnh (1284). Cánh quân Thoát Hoan thắng trận Ải Chi Lăng (Lạng Sơn), trận Vạn Kiếp, rồi đoạt thành Thăng Long. Thấy thế, nhà vua lo âu cho sinh mạng của dân nên tỏ ý muốn hàng, nhưng Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn tâu: "Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu tôi trước đã". Vương soạn ra quyển Binh Thư Yếu Lược, rồi truyền Hịch để khuyên răn các tướng lãnh. Các tướng sĩ nức lòng, quyết chí đánh giặc, ai cũng xâm vào tay hai chữ "Sát Ðát" (giết quân Mông Cổ).
Ðang khi đó, cánh quân do Toa Ðô chỉ huy, với sự trợ giúp của đạo quân Ô Mã Nhi, lại đánh từ phía Nam, Thượng tướng Trần Quang Khải không chặn nổi sức tiến của địch, phải rút lùi ra phía ngoài. Trấn thủ Nghệ An là Trần Kiện ra hàng giặc. Tại mặt trận Thiên trường (khúc sông Thiên Mạc, huyện Ðông An, Hưng Yên), tướng Trần Bình Trọng của ta cũng thua, bị giặc bắt. Chính Thoát Hoan chiêu dụ ông: "Có muốn làm vương đất Bắc không?". Ông quát lên: "Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc". Không chiêu hàng nổi một vị tướng can trường như thế, Thoát Hoan ra lệnh chém đầu ông.
Tình thế hết sức nguy cấp, quân địch thắng khắp các mặt trận. Bọn hoàng tộc như Trần Ích Tắc, Trần Tú Viên ra hàng Thoát Hoan. Giữa cơn sóng gió tứ bề, nổi bật lên dáng đứng anh hùng của Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn, vị Tiết chế thống lãnh. Ngài vẫn bền lòng chỉ huy cuộc kháng chiến. Một mặt Ngài phụng giá đưa vua vào Thanh Hóa, mặt khác Ngài bình tĩnh điều binh khiển tướng quyết chiến thắng quân thù.
Chiến thắng đầu tiên: tại Hàm Tử Quan, tướng Trần Nhật Duật đánh tan quân Toa Ðô: Toa Ðô chỉ lấy được Nghệ An mà không tiến ra phía ngoài thêm được vì bị Thượng tướng Trần Quang Khải án ngữ vững chắc, nên mới cùng Ô Mã Nhi kéo quân theo đường biển ra Bắc mong bắt tay với Thoát Hoan. Ðược tin, Hưng đạo vương tâu vua cử Chiêu văn vương Trần Nhật Duật và các tướng Trần Quốc Toản, Nguyễn Khoái đem quân ra đón đánh quân Toa Ðô tại bến Hàm Tử (huyện Ðông An, Hưng Yên). Toa Ðô thua to, phải lùi ra cửa Thiên Trường. Chiêu văn vương Trần Nhật Duật là chú của vua Nhân tông, có biệt tài ngoại giao và nói được nhiều thứ tiếng.
Chiến thắng Chương Dương Ðộ (giữa năm 1285): Vừa được tin tướng Trần Nhật Duật Thắng trận đầu, Hưng đạo vương tâu vua xin lợi dụng khí thế, mở mặt trận tái chiếm kinh thành Thăng Long. Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải xin đánh trận này. Thượng tướng Trần Quang Khải cùng các tướng Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão đưa quân đi đường biển vào tới bến Chương Dương thì ra lệnh tấn công chiến thuyền địch. Quân ta dũng mãnh, địch bị đánh tan. Thừa thắng, quân ta truy kích địch tới chân thành Thăng Long thì đụng đại binh của Thoát Hoan. Bị Thượng tướng Trần Quang Khải dùng phục binh đánh úp, Thoát Hoan bỏ kinh thành chạy qua sông Hồng, chiếm giữ Kinh Bắc (Bắc Ninh). Trần Quang Khải dâng biểu báo tin chiến thắng và vào thành Thăng Long mở tiệc khao quân. Thượng tướng Thái sư Chiêu minh vương Trần Quang Khải cũng là chú của vua Nhân tông.
Chiến thắng Tây Kết, tướng giặc Toa Ðô tử trận: Toa Ðô đóng quân ở Thiên Trường, cách xa Thoát Hoan cả 200 cây số chưa bắt tay đuợc với chủ tướng Thoát Hoan, nên về đóng tại Tây Kết (Khoái Châu, Hưng Yên). Hưng đạo vương tâu với vua sai Thượng tướng Trần Quang Khải và Chiêu văn vương Trần Nhật Duật ngăn cản, không cho hai đạo quân Nguyên Mông liên lạc được với nhau, rồi đích thân Ngài đem quân ra đánh Toa Ðô trước, đánh Thoát Hoan sau. Tới nơi, quân của Ngài tiến công mạnh mẽ, quân địch thua. Toa Ðô và Ô Mã Nhi lên bộ chạy ra bể, nhưng Toa Ðô bị trúng tên bắn chết, còn Ô Mã Nhi lẻn xuống thuyền chạy thoát về Tầu.
Chiến thắng Vạn Kiếp (tháng sáu năm Ất dậu, 1285): Thời cơ đã tới giai đoạn quyết định. Hưng đạo vương sai các tướng Nguyễn Khoái, Phạm Ngũ Lão đưa quân mai phục ở rừng sậy bên bờ sông Vạn Kiếp, rồi sai hai con của Ðại vương là Hưng võ vương Nghiễn và Hưng hiếu vương Uý chặn đường địch sẽ rút về châu Tư Minh. Ðích thân vương chỉ huy tấn công bản doanh Thoát Hoan ở Bắc Giang. Bị quân ta giáng cho những đòn sấm sét, quân địch nao núng, Thoát Hoan dẫn đại binh rút chạy, tới bến Vạn Kiếp, quân mai phục của Nguyễn Khoái và Phạm Ngũ Lão đổ ra đánh, tiêu diệt phân nửa số quân địch, tướng địch là Lí Hằng tử trận. Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để tránh tên bắn và được các bộ tướng Phàn Tiếp, A Bát Xích, Lí Quán cố sức đánh mở đường thoát thân. Tàn quân của địch chạy về gần châu Tư Minh, bất thần bị phục binh của Hưng võ vương Nghiễn và Hưng hiếu vương Úy đổ ra đánh. Tướng giặc Lí Quán tử trận, Thoát Hoan và bọn Phàn Tiếp, A Bát Xích thoát về Tầu được.
Thế là sau nửa năm xâm lược nước ta, 50 vạn quân Nguyên Mông đã bị quân ta quét sạch khỏi bờ cõi. Chiến thắng vệ quốc lẫy lừng ấy là nhờ ta có tình đoàn kết vua tôi một lòng quyết chiến quyết thắng, nhờ vào tài điều binh khiển tướng và lòng trung quân ái quốc cao cả của Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn.
B. Chiến thắng lần thứ ba
Bọn Thoát Hoan chiến bại trở về, khiến Nguyên Thế tổ Hốt Tất Liệt nổi giận, ra lệnh chém đầu, nhờ quần thần xin cho mới được tha.
Lúc ấy nhà Nguyên đang chuẩn bị xâm lăng nước Nhật, nhưng vì muốn phục hận, nên đã đình chỉ việc đánh Nhật để dốc toàn lực vào việc chuẩn bị trả thù.
Lần xâm lăng này, Thoát Hoan lại được cử làm đại nguyên soái, có bọn A Bát Xích, Áo Lỗ Xích, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, v. v..., làm phụ tá. Mùa Xuân năm 1287, Thoát Hoan kéo 30 vạn quân tái xâm lăng nước ta, viện cớ đưa tên phản bội Trần Ích Tắc về làm An Nam quốc vương.
Bên ta, nhà vua lại cử Hưng đạo vương thống lãnh toàn quân chống giặc. Vương bố trí các tướng trấn đóng các yếu điểm và chỉ thị các tướng áp dụng chiến thuật: khi địch mạnh thì tạm lui để bảo tồn lực lượng, đợi khi thời cơ tới thì xua quân tốc chiến tốc thắng.
Quân Nguyên Mông tiến vào nước ta theo hai ngả: Thoát Hoan theo đường bộ, Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp theo đường thủy. Ban đầu thế giặc quá mạnh, quân ta chấp hành lệnh tạm lui. Vua Nhân tông và thượng hoàng Thánh tông rời về Thanh Hoá, tuy nhiên lần này địch chỉ tiến được tới Vạn Kiếp, Chí Linh và Phả Lại chứ chưa đặt được chân vào kinh thành Thăng Long.
Chiến thắng Vân Ðồn: Thoát Hoan đóng ở Vạn Kiếp sắp cạn lương, sai Ô Mã Nhi đem quân ra cửa Ðại Bàng (Hải Dương) để áp tải đoàn thuyền chở lương do tướng giặc Trương Văn Hổ chỉ huy. Trên đường ra cửa bể, Ô Mã Nhi đã đánh thắng quân chặn đường của ta do Nhân huệ vương Trần Khánh Dư chỉ huy tại ải Vân Ðồn (Quảng Yên). Nghĩ rằng đường vận lương đã được khai thông, nên Ô Mã Nhi trở về trước. Không ngờ Trần Khánh Dư, vì quyết chí phục hận, nên đã nhanh chóng bổ sung lực lượng và phục binh chờ đoàn thuyền của Trương Văn Hổ. Quả nhiên, đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đã trúng phục binh của Trần Khánh Dư và bị đánh cướp hết cả. Trương Văn Hổ chạy thoát về Quỳnh Châu.
Chiến thắnh Bạch Ðằng Giang: Tháng 3, 1288, vì mất hết lương thực trong trận Vân Ðồn, địch cạn lương, lại thêm khí hậu khắc nghiệt, nhất là vì thấy thế của quân ta đã vững vàng khó phá nổi, nên Thoát Hoan quyết định lui binh. Thoát Hoan lệnh cho Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp rút về theo đường biển, Thoát Hoan sẽ rút theo đường bộ.
Hưng đạo vương biết được kế hoạch lui binh của địch, nên đã sai tướng Phạm Ngũ Lão dẫn quân lên Lạng Sơn mai phục sẵn, rồi sai tướng Nguyễn Khoái bí mật cho quân đóng cọc nhọn bịt sắt khắp lòng sông Bạch Ðằng. Khi nước thuỷ triều lên, giả đò ra khiêu chiến và thua chạy, dụ cho địch vượt qua khá xa vùng đóng cọc. Khi nước rút thì lập tức đốc quân phản công đẩy chiến thuyền địch lui vào vùng cọc nhọn. Mọi diễn tiến đã xẩy ra đúng kế hoạch của Ðại vương. Ðúng vào lúc Nguyễn Khoái dồn được chiến thuyền địch vào vùng tử địa thì đại quân của Hưng đạo đại vương cũng kịp thời kéo tới tiến công như vũ bão. Nhiều chiến thuyền địch vướng cọc nhọn bị chìm. Quân Nam lợi dụng thời cơ, đã tiêu diệt gọn địch quân. Các tướng địch Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp bị bắt. Hưng đạo vương toàn thắng.
Thoát Hoan được tin thất trận Bạch Ðằng, liền kéo quân rút chạy. Về tới ải Nội Bàng bị phục binh của Phạm Ngũ Lão đổ ra đánh, tướng giặc Trương Quân bị Phạm Ngũ Lão chém chết. Quân Nam tiếp tục truy kích, thêm hai tướng giặc là A Bát Xích và Trương Ngọc bị tử trận. Riêng Thoát Hoan được tùy tướng Trình Bằng Phi hết lòng phò nguy, mới chạy thoát được về Tầu.
Thế là sau ba lần xâm lăng nước ta, đạo quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thế kỉ 13 đã chuốc lấy thảm bại và chịu từ bỏ hẳn mộng xâm lăng nước ta. Những chiến công hiển hách ấy là thuộc về các vua, quan và dân nước ta đời nhà Trần, song sáng chói nhất là vị thống soái Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn. Chiến thắng của nước ta chẳng những đã bảo vệ được bờ cõi giang sơn nước nhà mà còn giúp làm tiêu tan tham vọng của Hốt Tất Liệt muốn xâm lăng nước Nhật cho bằng được. Nhìn rộng hơn, chiến thắng của nước ta, của Hưng đạo đại vương, cũng làm suy yếu dần dần thế lực của Nguyên Mông trên phạm vi toàn thế giới và ngay tại Trung Hoa đang bị người Mông Cổ cai trị.
* * *


Tiêu đề: Re: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới
Gửi bởi: anhnuat trong 14 Tháng Hai, 2008, 12:49:38 am
Bài 2
Ðặt nợ nước trên thù nhà.
Thế giới tôn vinh đệ nhất danh tướng thời Trung cổ

 
III. Hưng Ðạo Vương Ðặt Nợ Nước Lên Trên Thù Nhà
Trong bài trước, chúng ta đã thấy Hưng đạo vương nổi bật với tài ba của một vị tướng kiệt xuất. Nhưng không phải chỉ có thế. Ngài còn lưu tiếng thơm muôn đời sau vì đã nêu gương trung trinh ái quốc, biết đặt nợ nước lên trên thù nhà.
Thời nhà Lí suy vi, vua Lí Huệ tông (1211-1225) ươn hèn, vô trách nhiệm. Vua sinh hai công chúa: Thuận Thiên và Chiêu Thánh. Năm 1224, Huệ tông truyền ngôi cho Chiêu Thánh công chúa, tức Lí Chiêu hoàng mới lên 8 tuổi, rồi vua cha lên tu ở chùa Chân Giáo. Chiêu hoàng là vua nữ duy nhất trong lịch sử nước ta.
Trong tình hình ấy, quan Thái sư Trần Thủ Ðộ nhận định vận nước nguy nan, chỉ có nhà Trần ra tay mới cứu được. Cho nên Trần Thủ Ðộ đã dàn dựng cuộc hôn nhân vương giả Lí Chiêu hoàng lấy cháu của ông là Trần Cảnh, rồi lại thu xếp Lí Chiêu hoàng truyền ngôi cho chồng, tức là vua Trần Thái tông.
Lấy nhau lâu, hoàng hậu Chiêu Thánh đã 19 tuổi vẫn chưa sinh con nối dõi. Ðó là một mối nguy cho triều đại mới. Trần Thủ Ðộ liền ra tay một lần nữa, bắt Thuận Thiên (chị ruột của Chiêu Thánh) là vợ của Trần Liễu (anh ruột của Trần Cảnh, tức vua Thái tông) đang có bầu gả cho Trần Cảnh; bắt vua phế Chiêu Thánh hoàng hậu xuống làm công chúa, nâng Thuận Thiên lên chức hoàng hậu.
Bị mất vợ, Trần Liễu tức giận, làm loạn. Vua Thái tông cũng buồn lòng, bỏ lên chùa Phù Vân trên núi Yên Tử (Quảng Ninh). Trần Thủ Ðộ dẫn quần thần lên chùa đón vua. Vua nói dỗi: Trẫm còn nhỏ dại, không kham nổi việc to lớn, các quan nên chọn người khác để cho khỏi nhục xã tắc. Nài mãi không được, Trần Thủ Ðộ bảo các quan: Hoàng thượng ở đâu, tức triều đình ở đấy. Nói xong, Thủ Ðộ truyền xây cung điện tại chùa Phù Vân. Nhà sư trụ trì vội van lậy vua hồi triều. Vua Thái tông bất đắc dĩ phải nghe theo.
Ðược ít lâu, Trần Liễu nhắm không thành công, đang đêm cải trang, lẻn lên thuyền vua, xin hàng. Hai anh em ôm nhau khóc. Trần Thủ Ðộ biết chuyện, tuốt gươm toan chém Trần Liễu. Vua Thái tông lấy thân mình che cho anh và xin chú tha cho Trần Liễu. Vua còn cắt đất An Sinh cấp cho anh và phong cho ông là An Sinh vương.
An Sinh vương Trần Liễu chính là cha của Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Còn vua Thái tông (tức Trần Cảnh) lại là cha của vua Thánh tông và các ông Chiêu minh vương Trần Quang Khải, Chiêu quốc vương Trần Ích Tắc (tức kẻ phản bội, đầu hàng quân Mông Cổ), và Chiêu văn vương Trần Nhật Duật.
Trần Liễu được tha tội làm loạn, được cấp đất và phong vương, nhưng không thể quên được mối thù hận mất vợ, cho nên đã răn dậy Trần Quốc Tuấn phải chăm chỉ học tập, văn ôn võ luyện kiêm toàn, để sau này có dịp rửa mối nhục cho ông. Trần Liễu trăn trối: "Sau này, nếu con không vì ta mà đoạt thiên hạ thì ta nằm dưới lòng đất sẽ không nhắm mắt được".
Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn nhớ lời cha trăn trối, nhưng Ngài không bao giờ thực hiện, bởi vì Ngài biết đặt nợ nước lên trên thù nhà. Trước cường địch, Ngài biết chủ động giải mối thù hận giữa hai gia đình để cùng nhau chung sức cứu nguy đất nước.
Chuyện kể một lần Quốc Tuấn mời Thái sư Trần Quang Khải lên thuyền mình trò truyện, đánh cờ và sai nấu nước thơm để đích tay lau rửa cho Trần Quang Khải. Làm thế để muốn vĩnh viễn xoá bỏ hận thù giữa hai gia đình Trần Liễu và Trần Cảnh.
Chuyện khác kể, có lần Ngài đem chuyện thù oán giữa hai gia đình ra hỏi dò các con. Một người con tên Trần Quốc Tảng khích Ngài nên cướp ngôi, vương nổi giận, toan chém. Các con và bọn tâm phúc van xin vương mới tha cho Tảng, nhưng nghiêm khắc mắng: "Từ nay cho tới khi nhắm mắt, ta sẽ không nhìn mặt thằng nghịch tử, phản thần này nữa".
Ðối với vua, với nước thì như thế, còn với những kẻ lầm đường lạc lối thì sao? Sau chiến tranh vệ quốc toàn thắng, triều đình dâng sớ tâu vua về những kẻ phản nghịch, đầu hàng giặc. Vua hỏi ý Ngài về cách xử trí. Vương đã xin đốt bỏ hồ sơ để xoá hết hận thù, tránh cho kẻ lầm đường phải mang mặc cảm tội lỗi, hoặc là vì bị cùng đường sẽ sinh loạn. Ðó là tấm lòng khoan dung, đại lượng của bậc anh hùng.
Tóm lại, Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn là vị anh hùng dân tộc kiệt xuất văn võ song toàn, tài đức siêu quần bạt chúng. Toàn dân Việt Nam muôn đời nhớ ơn Ngài, noi gương Ngài. Chẳng những thế, dân còn tôn Ngài lên bậc hiển thánh và thờ phụng Ngài tại Ðền Ðức Thánh Trần ở Kiếp Bạc (Bắc Việt), tại Ðền Ðức Thánh Trần đường Hiền Vương, Sài Gòn, v.v...
Hai tháng trước khi Ngài qua đời, vua Trần Anh tông đến thăm và hỏi Ngài: "Thượng phụ một mai khuất núi, nếu giặc phương Bắc lại sang xâm lấn thì kế sách làm sao?" Ðại vương tâu vua nhiều điều tâm huyết, xin trích một ý: "... Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc, bền rễ. Ðó là thượng sách giữ nước". Vua Thánh tông đã tưởng thưởng sự nghiệp vĩ đại của Ngài bằng cách vua đích thân làm bài văn kể hết công lao của Ngài, cho khắc vào bia đặt vào đền sinh từ để thờ sống Ngài.
Ngày 20 tháng 8 năm Canh Tí (1300), vừa nghe tin Ngài qua đời, vua Trần Anh tông khóc to lên: "Thượng phụ là trụ thạch của nước nhà, mặc áo giáp, cầm mũi nhọn, quét sạch bụi Hồ, lấy lại thần kinh, vỗ yên muôn họ, nay bỏ trẫm mà đi, tìm đâu được người lo cho dân, yêu nước như Thượng phụ".
Sau đó thượng hoàng Trần Nhân tông và vua Anh tông truyền chỉ các quan mặc áo đại tang, vua đi xe mộc, ngựa trắng, thân hành tới tận nơi chủ trì tang lễ.
Theo lời di chúc, thi hài Ngài được hỏa táng, chôn trong vườn, đất san bằng và trồng cây lên như cũ, không xây lăng mộ. Vua phong cho Ngài là Thượng Quốc Công Bình Bắc Ðại Nguyên Súy Long Công Thịnh Ðức Vĩ Liệt Hồng Huân Nhân Vũ Hưng Ðạo Ðại Vương, cho lập đền thờ ở Thiên Trường và Vạn Kiếp.
Mặc dù còn hận chiến bại, nhưng sử sách nhà Nguyên vẫn tỏ ra kính trọng Ngài bằng cách không dùng tên húy của Ngài mà gọi là Hưng đạo vương. Trong giới dân giả người Trung Hoa vẫn thường doạ con nít: "Hình tầu tài voòng" (Hưng đạo đại vương). Có nơi còn viết 4 chữ đại tự này dán lên đầu giường để trấn áp ma quỷ!


Tiêu đề: Re: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới
Gửi bởi: anhnuat trong 14 Tháng Hai, 2008, 12:52:20 am
IV. Ðệ Nhất Danh Tướng Thời Trung Cổ
Nói chung, trước đây thế giới coi nước ta chỉ là một nước "nhược tiểu" so với những nước vùng Ðông Á như Nhật và Trung Hoa. Nhiều "sử gia" Âu Mĩ thường viết rất thiên lệch và thiếu sót về Việt Nam. Xin lấy ngay một thí dụ trong cuốn Viet Nam của tác giả David K. Wright, xuất bản ở Chicago, năm 1989. Khi viết cuốn này, tác giả đề ở trang đầu là đã tham vấn với hai giáo sư tiến sĩ Clark D. Neher, Ph.D. và Robert L. Hillerich, Ph.D.. Vậy mà ở Chương nói về các danh nhân của nước ta xưa nay, tác giả đã lần lượt nêu tên: Hồ Chí Minh, Lê Lợi, Hai Bà Trưng, Nguyễn Cao Kỳ, Võ Nguyên Giáp! Như thế đó và chỉ có bấy nhiêu thôi! Thật đáng mắc cở cho một người đã mất công viết cả một cuốn sách!
Riêng về những cuộc xâm lăng nước ta của quân Mông Cổ do chính Hốt Tất Liệt (Kublai) ra lệnh thì các sách Âu Mĩ không nói tới, nếu có nói cũng chỉ nói sơ sài và bao giờ cũng ngưng lại ở chỗ quân Mông Cổ tiến vào nước ta cách dễ dàng, không thấy tường thuật là họ ở lại được bao lâu và tại sao họ lại rút về, rút về có "ôm đầu máu" không, hay là ra về được bình an thơ thới?! Lấy thí dụ trong cuốn Area Handbook For Mongolia của 13 đồng tác giả viết làm tài liệu cho các Ðại học Mĩ, do Hội Ðánh Giá và Nghiên Cứu Sử thực hiện (Historical Evaluation and Research Organization), ấn bản đầu ra năm 1970. Sách này viết: "In 1252 and 1253 Kublai conquered Yunnan... Tonking was then invaded and pacified, the conquest ending with the fall of Hanoi in 1257". Sự thật thì khi chinh phục xong Vân Nam, đúng là Hốt Tất Liệt đã sai tướng Ngột Lương Hợp Thai (Wouleangotai) sang đánh nước ta và có hạ được thành Thăng Long vào năm 1257. Nhưng cuộc chinh phục không chấm dứt ở việc "ổn định" (pacified) gì cả, trái lại, chỉ sau một thời gian ngắn, đoàn quân xâm lăng của Ngột Lương Hợp Thai đã bị quân ta đánh bại tại Ðông Bộ Ðầu và phải rút chạy về Vân Nam. Các "sử gia" người Mĩ không biết gì về cuộc tháo chạy "té khói" ấy và đọc tiếp cũng không thấy nói chi đến hai cuộc xâm lăng nước ta tiếp theo vào các năm 1284 và 1287. Trong hai lần xâm lược sau, khi tháo chạy về Tầu, nhiều danh tướng của đoàn quân Nguyên Mông đã phải bỏ xác tại trận như đã tường thuật trên đây.
Thân phận "nhược tiểu" thường chịu nhiều thiệt thòi. Chuyện tầm vóc quốc gia mà còn như thế, huống chi là chuyện của những cá nhân, dù cá nhân có là bậc anh hùng hào kiệt như Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Thế nhưng mới đây, may mắn sao, bên Anh Quốc, lần đầu tiên, những cuộc chiến thắng quân xâm lược Mông Cổ của dân nước ta đã được biết đến và danh tiếng lẫy lừng của vị chỉ huy thống soái Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn đã được công nhận.
Theo tác giả Trọng Minh trong cuốn Vẻ Vang Dân Việt, tuyển tập 3, thì Ông đã căn cứ vào tài liệu của Viện Khoa Học Hoàng Gia Anh để tường thuật về sự việc này như sau: "Tháng 2 năm 1984, Hội Hoàng Gia Anh, tức viện Khoa Học Hoàng Gia (Royal Society) đã triệu tập một phiên họp, gồm 478 nhà khoa học về lịch sử quân sự của các nước, phần đông cũng là các nhà quân sự có vai vế của thế kỉ, để bầu ra 10 vị tướng soái kiệt xuất nhất trong lịch sử nhân loại, qua các thời đại: thượng cổ, trung cổ, cận và hiện đại. Mục đích là để chuẩn bị cho việc xuất bản cuốn Bách Khoa Toàn Thư nước Anh.
Sau khi liệt kê 98 thống soái tài ba nhất của các nước trên thế giới, phiên họp đã bầu ra 10 tướng soái cho cả 4 thời đại. Thời thượng cổ 3 vị; cận đại 4 vị; và hiện đại 2 vị, trong số này có nhiều vị chỉ được 70% số phiếu. Riêng thời trung cổ, Hưng Ðạo vương Trần Quốc Tuấn là vị tướng soái duy nhất được chọn với tuyệt đại đa số phiếu 100%. Ðiểm đáng chú ý là trong số phiếu còn ghi rõ Hưng Ðạo vương Trần Quốc Tuấn là người đã đánh thắng kẻ thù mạnh nhất thế giới là quân Nguyên Mông". (Sđd. Trang 26)
Mặc dù chúng tôi chưa có trong tay tài liệu mà tác giả Trọng Minh đã thủ đắc, song chúng tôi cho sự việc này là đáng tin. Bởi vì nếu mở bộ Bách Khoa Toàn Thư nước Anh năm 1991 (The New Encyclopaedia Britannica, volume 11, 15th edition, trang 892 và 893), ta thấy đã nói tới 35 dòng về Nhà Trần ở nước ta, trong đó công nhận 3 lần Nhà Trần đánh đuổi quân xâm lược Mông Cổ, và dành riêng 31 hàng để nói về Trần Hưng Ðạo, đã mô tả Ngài là một chiến lược gia sáng chói, ba lần đánh bại những đoàn quân của Hốt Tất Liệt (a brilliant military strategist who defeated Kublai Khan's Mongol hordes).
Chúng tôi còn tin là từ việc làm tốt đẹp của Viện Khoa Học Hoàng Gia Anh nêu trên, đã gây ảnh hưởng trong một số cuốn sách xuất bản những năm gần đây ở Hoa Kì. Chẳng hạn như trong cuốn Viet Nam Rebuilding A Nation của Sherry Garland, Dillon Press, Inc. xuất bản tại Chicago năm 1990, đã viết như sau: "The Mongol emperor Kublai Khan attacked Dai Viet. Khan's great army outnumbered the Vietnamese more than two to one, but the VN general was a master of guerrilla warfare. VN became one of the few countries in the world to drive off the famous Mongol invaders." Sđd. Trang 37. (Hoàng đế Mông Cổ Hốt Tất Liệt Ðại hãn đã tấn công Ðại Việt. Ðại binh của Ðại hãn đông gấp đôi quân nước Việt, nhưng vị thống soái VN là bậc thầy về chiến tranh du kích. Vì thế, VN trở thành một trong ít nước trên thế giới đã đánh đuổi được quân xâm lược Mông Cổ).
Và trong cuốn Vietnam của Karen Wills, do Lucent Books xuất bản tại San Diego năm 2000, đã viết: "Three hundred thousand Mongols proved no match for the guerrilla battle tactics of the Vietnamese" . Sđd. Trang 30. (Ba trăm ngàn quân Mông Cổ đã không thắng nổi thuật du kích chiến của người Việt".
Như thế, ngày nay, một số tác giả Âu Mĩ đã bắt đầu nói đúng, mặc dù vẫn chưa nói đủ, chưa nói hết sự thật như tính khách quan của môn sử đòi hỏi. Nhưng ít ra có vẫn hơn không. Chúng ta hoàn toàn có hi vọng, một mai khi tiến lên thành một đất nước hùng cường thịnh vượng thì thế giới sẽ phải nói về lịch sử nước ta một cách công bằng như đang nói về nước Nhật, nước Tầu, và chắc chắn lịch sử sẽ ghi nhận Việt Nam nước ta đời nhà Trần, thế kỉ thứ 13, đã 3 lần đánh thắng đạo quân Mông Cổ hung hãn nhất thời Trung cổ. Ðó là một nhân tố hết sức quan trọng làm cho hùng khí ngất trời của đạo quân Mông Cổ bắt đầu suy tàn dần. Có thể nói Việt Nam ta thời đó đã đóng góp đáng kể vào nền hoà bình của thế giới, mà vị thống soái kiệt xuất của đạo quân vệ quốc anh hùng ấy chính là Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn vậy.
 
Trần Vinh (Cincinnati, Hoa kỳ)
 
Tài Liệu Tham khảo:
[/color]
- Will Durand, Nguyễn Hiến Lê dịch: Văn Minh Ả Rập. Xuân Thu xuất bản.
- Trần Trọng Kim: Việt Nam Sử Lược. Văn Hóa Thông Tin xuất bản,1999.
- Ðào Duy Anh: Trung Hoa Sử Cương. Xuân Thu xuất bản.
- Nguyễn Ðăng Thục: Quốc Học Việt Nam.Kinh Thi xuất bản.
- Trọng Minh: Vẻ Vang Dân Việt, tuyển tập 3.
- Trevor N. Dupuy, Wendell Blanchard và 11 đồng tác giả: Area Handbook for Mongolia. 1970.
- Hungary. Nelles. Second Revised Edition, 1995.
- R. Worden and Andrea Savada: Mongolia, A Country Study. 1989.
- Ronald Dolan and Robert Worden: Japan, A Country Study. 1990.
- Anne Commire and Deborah Klermer: Historic World Leaders,I. Gale Research, Inc., 1994.
- John Larner: Marco Polo and Discovery Of The World. Yale Univ. Press. New Haven and London, 1999.
 
________________________________________
Last updated July 7, 2003, by Giáo Sư Nguyễn Ðăng Trúc
Trung Tâm văn hóa Nguyễn-Trường-Tộ
13 g rue de l'ILL F- 67116 Reichstett, France
Tel 00 33 3 88205822
E-mail trucdang@evc.net


Tiêu đề: Re: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới
Gửi bởi: hath trong 14 Tháng Hai, 2008, 10:31:54 am
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn có nói:

"Quân giặc cậy vào trường trận, quân ta cậy vào đoản binh, đem đoản binh đánh lại trường trận là việc thường trong binh pháp. Nhưng cần phải xét: Nếu thấy quân giặc tràn sang như gió như lửa, thì thế giặc có thể dễ dàng chống được; nếu giặc dùng cách chiếm cứ dần, như tằm ăn dâu, không vơ vét của dân, không mong đánh được ngay, thì mình dùng tướng giỏi, phải xem xét tình thế biến chuyển như người đánh cờ tùy thời cơ mà ứng biến cho đúng, làm thế nào để thu hút quân lính như cha con một nhà mới có thể dùng để chiến thắng được. Và phải khoan sức dân để làm cái kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước không có gì hơn".

"Chỉ mong cho vẹn đất, cốt giữ lấy hòa hiếu, tắt muôn đời chiến tranh".

"Dùng trí để phục thiên hạ, mà thiên hạ phải phục trí, nhưng trí vẫn không thắng. Dùng pháp để chế thiên hạ, mà thiên hạ phải theo pháp, nhưng pháp vẫn không thần. Vậy trí với pháp không phải là cái hay trong cái hay vậy. Bậc thánh võ trị đời, đánh ở chỗ không có thành, chiến ở chỗ không có trận. Nhẹ nhàng như mưa rơi trên không, dựng lên cuộc đời vô sự".

"Hòa mục có công hiệu rất lớn cho cuộc trị an. Hòa ở trong nước thì ít dùng binh; hòa ở ngoài biên thì không sợ có báo động; bất đắc dĩ mới phải phạt kẻ làm xằng. Vua tôi hòa mục thì dùng được người tài; các tướng văn võ hoà mục thì làm nên công nghiệp. Tướng sĩ hoà mục khi được ban thưởng sẽ nhường nhịn nhau, nguy nan sẽ cứu nhau. Đó, hoà mục là một đạo rất hay cho việc trị nước, hưng binh, không bao giờ thay đổi được".

"Khí lượng của tướng lớn nhỏ khác nhau:
Tướng mà che dấu điều gian, giấu điều họa, không nghĩ đến quần chúng oán ghét, tướng ấy chỉ huy được mười người;
Tướng mà sớm dậy khuya nằm, lời lẽ kín đáo, tướng ấy chỉ huy được trăm người;
Tướng mà thắng biết lo, mạnh mà giỏi đánh, đó là tướng chỉ huy được ngàn người;
Tướng mà mặt ngoài hăm hở, trong lòng ân cần, biết người khó nhọc, thương kẻ đói rét, đó là tướng chỉ huy được vạn người;
Tướng mà gần người hiền, tiến người tài, ngày thường cẩn thận, thành thực rộng rãi, giỏi việc dẹp loạn, đó là tướng chỉ huy được mười vạn người;
Tướng mà dùng nhân ái đối với kẻ dưới, lấy tín nghĩa để phục nước láng giềng, trên biết thiên văn, dưới biết địa lý, giữa biết việc người, coi bốn biển như một nhà, đó là tướng chỉ huy được cả thiên hạ không ai địch nổi".

"Thương người, dốc chí làm việc thì được người yêu mến. Nghe lời nói phải, xa kẻ gièm pha, thì người xa đến với mình. Đo trước tính sau rồi mới làm, đó là đề phòng khi có biến cố. Có tội phải răn, có công phải thưởng mới có thể uốn nắn được người. Thông việc trước, suốt việc sau mới có thể giáo dục được quần chúng. Rẻ sắc đẹp, trọng con người mới được lòng dân. Bỏ tư lợi theo lợi chung mới giữ được nước".

Trích Vạn Kiếp bí kíp truyền thư - Trần Quốc Tuấn.


Tiêu đề: Re: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới
Gửi bởi: VPA trong 22 Tháng Hai, 2008, 03:41:50 pm
Vài bữa nữa thể nào cũng có vài vị nhà mình trong này  ;D

Trong top 100 vị tướng tài thì đã có rồi. Còn  top 10 thì e rằng bạn hơi quá lạc quan.

Chuyện Trần Quốc Tuấn chỉ huy quân đánh Nguyên Mông xảy ra từ thế kỉ 13, tư liệu lịch sử không nhiều--> Không rõ ông ta tài giỏi khiến quân Nguyên Mông thua hay tinh thần, khí thế hào hùng của dân Việt thời đó mới là yếu tố quyết định khiến quân " Nguyên (một miếng) Mông"  thua.
Còn bác Giáp, tất nhiên là có giỏi nhưng chiến thắng quân địch mà để quân hy sinh nhiều thì cũng khó được xếp vào  top 10 thế giới

Mong các bạn pót theo đúng chuyên mục, không nên so sánh vậy, mỗi tướng mỗi thời, cách cầm quân khác nhau. Vả lại chiến tranh mà không có tổn thất thì..... gọi gì là chiến tranh nữa  ;). Mà nói thật bác Giáp nhà mình mà không được liệt vào hàng ngũ các tướng linh huyền thoại thì không hiểu tiêu chí nào để đạt được nữa.


Tiêu đề: Re: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới
Gửi bởi: dongadoan trong 03 Tháng Ba, 2008, 07:53:57 pm
  Có một điều mình vẫn thắc mắc mà chả biết hỏi ai hay tìm tư liệu ở đâu. Zhukov là một trong số các vị tướng huyền thoại với rất nhiều quân công lừng lẫy vậy mà hình như ông không có một nghiên cứu học thuật nào về quân sự. Bộ hồi ký "Nhớ lại và suy nghĩ" tuy cũng có đôi nét nói về chiến lược, chiến thuật trong Great Patriotic War nhưng bảo đấy là một nghiên cứu mang tính học thuật thì chắc chắn không phải!

  Có bác nào có tài liệu về vấn đề này không?


Tiêu đề: Re: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới
Gửi bởi: Krongen trong 15 Tháng Tư, 2008, 04:49:35 pm
Về Zhukov, em nghe từng được đọc một bài báo rằng ông rất kêu ngạo. Có thể nói lên điều đó qua câu truyện sau: Sau chiến tranh, Có một số người vốn ganh ghét Zhukov báo cáo với Stalin về "triệu chứng Napoleon" ở Zhukov. Nghe được điều đó, Zhukov tỏ vẻ không hài lòng:"Sao lại so sánh ta với Napoleon, Napoleon thua trận còn ta thì thắng cơ mà." :o :o :o


Tiêu đề: Re: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới
Gửi bởi: Krongen trong 16 Tháng Tư, 2008, 05:29:56 pm
Sao mấy bác toàn nêu tên mấy tướng phe chính không vậy ???, âm binh đâu hết rồi. Em thấy tướng Đức Quốc Xã Erwin Rommel (cáo sa mạc) cũng tài giỏi lắm mà.Ổng mà đảo chính thành công Hitler thì WWII, Đức chí ít cũng hoà hay liên kết với phe Anh-Mĩ phản lại LX thắng lợi.


Tiêu đề: Re: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới
Gửi bởi: daibangden trong 18 Tháng Tư, 2008, 07:09:45 pm
Về Zhukov, em nghe từng được đọc một bài báo rằng ông rất kêu ngạo. Có thể nói lên điều đó qua câu truyện sau: Sau chiến tranh, Có một số người vốn ganh ghét Zhukov báo cáo với Stalin về "triệu chứng Napoleon" ở Zhukov. Nghe được điều đó, Zhukov tỏ vẻ không hài lòng:"Sao lại so sánh ta với Napoleon, Napoleon thua trận còn ta thì thắng cơ mà." :o :o :o
Nguồn??? Cố tìm lại cái nguồn chứng minh hộ cái.


Tiêu đề: Re: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới
Gửi bởi: Krongen trong 21 Tháng Tư, 2008, 05:04:01 pm
Trích dẫn
Về Zhukov, em nghe từng được đọc một bài báo rằng ông rất kêu ngạo. Có thể nói lên điều đó qua câu truyện sau: Sau chiến tranh, Có một số người vốn ganh ghét Zhukov báo cáo với Stalin về "triệu chứng Napoleon" ở Zhukov. Nghe được điều đó, Zhukov tỏ vẻ không hài lòng:"Sao lại so sánh ta với Napoleon, Napoleon thua trận còn ta thì thắng cơ mà."   

Nguồn??? Cố tìm lại cái nguồn chứng minh hộ cái.

Cái đó em coi trên tạp chí Thế giới mới, tập đó xuất bản hình như năm 199... em chẳng nhớ rõ nữa, để về lục lại.


Tiêu đề: Re: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới
Gửi bởi: liu kha trong 04 Tháng Mười Một, 2008, 08:46:47 pm
Sao mấy bác toàn nêu tên mấy tướng phe chính không vậy ???, âm binh đâu hết rồi. Em thấy tướng Đức Quốc Xã Erwin Rommel (cáo sa mạc) cũng tài giỏi lắm mà.Ổng mà đảo chính thành công Hitler thì WWII, Đức chí ít cũng hoà hay liên kết với phe Anh-Mĩ phản lại LX thắng lợi.
thưa bác Rommel công nhận là giỏi nhưng chỉ ở cấp độ sư đoàn thôi,tức là giỏi về chiến thuật và tác chiến thôi,còn ở khoản chiến lược thì ko bằng 1nửa tướng Paton của Mỹ,chứ đừng nói tới Zhukov.Em thấy phe âm binh có thằng đô đốc người Nhật là ngon thôi.Nó mà ko bị giải mã cái midway thì có lẽ thằng Mỹ toi sớm rồi. 


Tiêu đề: Re: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới
Gửi bởi: liu kha trong 25 Tháng Mười Một, 2008, 10:54:58 am
  Có một điều mình vẫn thắc mắc mà chả biết hỏi ai hay tìm tư liệu ở đâu. Zhukov là một trong số các vị tướng huyền thoại với rất nhiều quân công lừng lẫy vậy mà hình như ông không có một nghiên cứu học thuật nào về quân sự. Bộ hồi ký "Nhớ lại và suy nghĩ" tuy cũng có đôi nét nói về chiến lược, chiến thuật trong Great Patriotic War nhưng bảo đấy là một nghiên cứu mang tính học thuật thì chắc chắn không phải!

  Có bác nào có tài liệu về vấn đề này không?

Đến cả bộ hồi kí "Nhớ lại và suy nghĩ" của ông còn bị kiểm duyệt một cách chặt chẽ mới cho xuất bản thì làm sao ông viết đc cái j nữa hả anh?


Tiêu đề: Re: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới
Gửi bởi: altus trong 04 Tháng Mười Hai, 2008, 05:57:19 am
  Có một điều mình vẫn thắc mắc mà chả biết hỏi ai hay tìm tư liệu ở đâu. Zhukov là một trong số các vị tướng huyền thoại với rất nhiều quân công lừng lẫy vậy mà hình như ông không có một nghiên cứu học thuật nào về quân sự. Bộ hồi ký "Nhớ lại và suy nghĩ" tuy cũng có đôi nét nói về chiến lược, chiến thuật trong Great Patriotic War nhưng bảo đấy là một nghiên cứu mang tính học thuật thì chắc chắn không phải!

  Có bác nào có tài liệu về vấn đề này không?


Dạ tài liệu cụ thể về vấn đề này thì không chắc có, nhưng mà thấy tụi Mỹ hay quảng cáo là Du-cốp có một phương châm sử dụng bộ binh là: "Nếu một đơn vị Hồng quân đang tiến công mà gặp phải bãi mìn, họ sẽ tiến như không có bãi mìn ở đó." Ai-xen-hao khoe là Du-cốp rỉ tai cho lão bí quyết này khi gặp nhau ở Đức. Không hiểu Nguyên soái có quá chén không.


Tiêu đề: Re: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới
Gửi bởi: tamdc2001 trong 14 Tháng Năm, 2009, 11:14:53 am
Còn nhiều lắm mà, sao không thấy mem nào tiếp hết vậy?
Nào là Alexander Đại đế, Napoleon, Thành cát tư hãn, Hưng đạo vương, Quang Trung, Bác Giáp, ...
Mem nào có những tư liệu về các danh nhân trên cùng share cho anh em biết với.
Thanks!


Tiêu đề: Re: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới
Gửi bởi: thainhi_vn trong 14 Tháng Năm, 2009, 01:19:52 pm
Trích dẫn
Về Zhukov, em nghe từng được đọc một bài báo rằng ông rất kêu ngạo. Có thể nói lên điều đó qua câu truyện sau: Sau chiến tranh, Có một số người vốn ganh ghét Zhukov báo cáo với Stalin về "triệu chứng Napoleon" ở Zhukov. Nghe được điều đó, Zhukov tỏ vẻ không hài lòng:"Sao lại so sánh ta với Napoleon, Napoleon thua trận còn ta thì thắng cơ mà."   

Nguồn??? Cố tìm lại cái nguồn chứng minh hộ cái.

Cái đó em coi trên tạp chí Thế giới mới, tập đó xuất bản hình như năm 199... em chẳng nhớ rõ nữa, để về lục lại.

Một vị tướng "kiêu ngạo" vậy mà chịu đánh giày cho lính thì cũng lạ...

Trích dẫn
Dạ tài liệu cụ thể về vấn đề này thì không chắc có, nhưng mà thấy tụi Mỹ hay quảng cáo là Du-cốp có một phương châm sử dụng bộ binh là: "Nếu một đơn vị Hồng quân đang tiến công mà gặp phải bãi mìn, họ sẽ tiến như không có bãi mìn ở đó." Ai-xen-hao khoe là Du-cốp rỉ tai cho lão bí quyết này khi gặp nhau ở Đức. Không hiểu Nguyên soái có quá chén không.

Câu này có 2 ý khác đấy:
1. Lính Hồng quân dũng cảm, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ dù khó khăn.
2. Nếu tướng soái mà phải nghĩ cách chi tiết vượt mìn thế nào thì tướng đó chết sớm và lính thì quá tồi. Đây là chuyện kỹ năng, không phải tầm chiến lược để 1 vị tướng soái phải ngắm nghía.


Tiêu đề: Re: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới
Gửi bởi: anhkhoi trong 14 Tháng Năm, 2009, 02:08:49 pm
2. Nếu tướng soái mà phải nghĩ cách chi tiết vượt mìn thế nào thì tướng đó chết sớm và lính thì quá tồi. Đây là chuyện kỹ năng, không phải tầm chiến lược để 1 vị tướng soái phải ngắm nghía.

Haha, quá đúng, trong trận Bình Giã, đại đội trưởng Tạ Quang Tỷ nhận được lệnh dẫn đại đội chặn đầu đòan xe cơ giới, ông báo cáo là xe địch chạy nhanh quá sợ chặn không kịp, được cấp trên trả lời "thì các anh cởi áo ra đứng giữa đường cho nó chạy chậm lại". Chuyện này trở thành giai thoại của Sư 9.


Tiêu đề: Re: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới
Gửi bởi: altus trong 15 Tháng Năm, 2009, 03:18:20 am
Câu này có 2 ý khác đấy:
1. Lính Hồng quân dũng cảm, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ dù khó khăn.
2. Nếu tướng soái mà phải nghĩ cách chi tiết vượt mìn thế nào thì tướng đó chết sớm và lính thì quá tồi. Đây là chuyện kỹ năng, không phải tầm chiến lược để 1 vị tướng soái phải ngắm nghía.

"Nhất tướng công thành, vạn cốt khô", câu này xem ra thời nào cũng có người kết.


Tiêu đề: Re: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới
Gửi bởi: thainhi_vn trong 15 Tháng Năm, 2009, 12:14:05 pm
Ậy, vậy chứ có nhiều tướng thành danh nhờ tiết kiệm xương máu binh sĩ đấy. Đánh trận với đối phương chi cho nguy hiểm và mang tiếng nướng lính, chỉ cần đảo chánh phát là lên tướng ngay ::)


Tiêu đề: Re: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới
Gửi bởi: tontu01 trong 10 Tháng Tám, 2009, 09:08:19 pm
theo tôi nghĩ Vị tướng huyền thoại nên là : Nguyên Soái .. Giu_ Cop


Tiêu đề: Re: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới
Gửi bởi: hoadaols trong 18 Tháng Tám, 2009, 10:04:19 am
Dạo này thấy quansuvn đìu hiu ít thông tin quá. Không biết do kiểm duyệt gắt gao hay ít người quan tâm.
Các danh tướng trên thế giới thì nhiều nhưng ngoài các tướng VN ra thì em hâm mộ nhất là Thành Cát Tư Hãn.
Em định post 1 ít tư liệu về ông này nhưng nghĩ lại trên mạng có nhiều rồi, thấy cái tin này hay hay post lên cho mọi người thư giãn.
Cái chết bí ẩn của Thành Cát Tư Hãn
http://www.nld.com.vn/230242P0C1006/cai-chet-bi-an-cua-thanh-cat-tu-han.htm


Tiêu đề: cần tìm hiểu!
Gửi bởi: Toi la nguoi yeu nuoc trong 19 Tháng Tám, 2009, 10:57:56 pm
nè! mình có xem trang web gì đó nước nga nói giu cốp nhà ta không thật sự "giỏi" đâu! các bạn vào thử chỗ này : http://diendan.nuocnga.net/showthread.php?t=1843 của trang web http://diendan.nuocnga.net/ (xem trang này cũng hay) rùi tìm xem cái nói về các trận đánh! nói tướng giu cốp cướp công của ông Vatutin! ông Vatutin còn giỏi hơn ổng nữa!  :o
mà nói về các vị tướng huyền thoại thì kể xíu về các chiến công của các vị như "napoleon, võ nguyên giáp, stalin, ..." cho nó "minh chứng hùng hồn" chứ! kể đi cho cái chủ đề nó thêm "sinh động"!
mình mới tham gia, cũng không biết gì nhìu mong các bác chỉ giáo!  ::)

Viết đúng chính tả tiếng Việt.


Tiêu đề: Re: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới
Gửi bởi: mytam81 trong 20 Tháng Tám, 2009, 02:09:33 pm
Còn có một vị tướng từ thời cổ đại mà em đã được đọc từ cách đây rất lâu, đó là ông Epaminondas nhưng hầu như không thấy nhắc gì tới ông này. Em không nhớ rõ lắm nhưng ông là người đầu tiên đã phát minh ra một lối đánh mà sau này thành kinh điển, đó là với một lượng quân số ít hơn kẻ địch nhiều lần, thì phải tập trung lực lượng đó lại và đánh vào vị trí mà quân địch ở đó ít và yếu nhất, trên đà đó giành thắng lợi trên toàn chiến trường trước kẻ thù đông hơn kia.


Tiêu đề: Re: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới
Gửi bởi: littlerock trong 20 Tháng Tám, 2009, 07:16:34 pm
Nếu em nhớ không nhầm thì đó là nguyên tắc "Phân bố lực lượng không đồng đều". Tuy nhiên, không phải là tập trung toàn bộ lực lượng đâu bác Mỹ Tâm, ông ấy vẫn chia quân ra để kìm chân cánh quân chủ lực của địch đấy chứ.Nếu không thì quân ông ấy bị vây gọn rồi còn đâu  ;D


Tiêu đề: Re: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới
Gửi bởi: thanhtra_dhsp trong 10 Tháng Sáu, 2010, 04:37:38 pm
Sao mấy bác toàn nêu tên mấy tướng phe chính không vậy ???, âm binh đâu hết rồi. Em thấy tướng Đức Quốc Xã Erwin Rommel (cáo sa mạc) cũng tài giỏi lắm mà.Ổng mà đảo chính thành công Hitler thì WWII, Đức chí ít cũng hoà hay liên kết với phe Anh-Mĩ phản lại LX thắng lợi.
thưa bác Rommel công nhận là giỏi nhưng chỉ ở cấp độ sư đoàn thôi,tức là giỏi về chiến thuật và tác chiến thôi,còn ở khoản chiến lược thì ko bằng 1nửa tướng Paton của Mỹ,chứ đừng nói tới Zhukov.Em thấy phe âm binh có thằng đô đốc người Nhật là ngon thôi.Nó mà ko bị giải mã cái midway thì có lẽ thằng Mỹ toi sớm rồi.  

Có bằng chứng gì khi nói về cái này không ạ?

Theo em được biết thì thất bại lớn nhất của Rommel là Trận El Alamein thứ hai. Nhưng em đọc trên wiki thấy trận này quân Đồng Minh đánh dở vô cùng và chắc chắn là Rommel sẽ không thua nếu có tiếp viện đầy đủ

George Patton chỉ huy quân đồng minh ở Tunisia phải không ạ. Nhưng theo em được biết thì

"Ngày 14 tháng 2, phe Trục mở đợt phản công từ Faïd và tiến vào Sbeitla 2 ngày sau đó. Từ ngày 19 tháng 2 đến ngày 25 tháng 2, trong trận đánh cửa ải Kasserine, quân Đức do Erwin Rommel chỉ huy đã đại thắng quân Đồng Minh mà chủ yếu là quân đoàn 2 của Mỹ"


Tiêu đề: Re: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới
Gửi bởi: phongkiem trong 17 Tháng Sáu, 2010, 02:38:11 pm
(Cái này e chôm chỉa được từ trên mạng) http://nguoisaigon.vn/diendan/showthread.php?t=693 (http://nguoisaigon.vn/diendan/showthread.php?t=693)

MƯỜI VỊ TƯỚNG GIỎI NHẤT MỌI THỜI ĐẠI

BB1 .Alexandros Đại Đế : Alexandros Đại Đế ( Megas Alexandros; tháng 7 năm 356 TCN – 11 tháng 6 năm 323 TCN), cũng được biết đến như là Alexandros III, là vua của xứ Macedon (336–323 TCN) và được xem là một trong những nhà chỉ huy quân sự thành công nhất trong lịch sử, người đã chinh phục gần như toàn bộ thế giới mà ông biết trước khi chết; ông thường được đứng trong cùng một danh sách với Napoléon Bonaparte, Julius Caesar và Thành Cát Tư Hãn như là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử. Tiếp sau sự thống nhất các thành bang Hy Lạp cổ đại dưới sự cai trị của cha ông, Philip II xứ Macedon, (một việc Alexandros phải lặp lại hai lần vì các miền phía nam Hy Lạp nổi loạn sau khi Philip chết), Alexandros chinh phục Đế chế Ba Tư, bao gồm cả Anatolia, Syria, Phoenicia, Gaza, Ai Cập, Bactria và Lưỡng Hà và mở rộng biên cương đế chế của ông đến xa tận Punjab. Alexandros thực hiện một chính sách hòa hợp: ông đưa cả những người ngoại quốc (không phải người Hy Lạp hay người Macedon) vào chính quyền và quân đội của mình, ông khuyến khích hôn nhân giữa quân của mình với người nước ngoài và chính ông cũng lấy vợ ngoại quốc.

Sau mười hai năm liên tục tổ chức các chiến dịch quân sự, Alexandros chết, có lẽ là do sốt rét, thương hàn, hay viêm não do virút. Những cuộc chinh phạt của ông mở đầu cho nhiều thế kỉ định cư và thống trị của người Hy Lạp trên nhiều vùng đất xa xôi, một giai đoạn được gọi là thời kỳ Hy Lạp hóa. Bản thân Alexander sống trong lịch sử và trong các truyền thuyết của các nền văn hóa Hy Lạp và không Hy Lạp. Ngay khi ông còn sống, và đặc biệt sau khi ông chết, những cuộc chinh phạt của ông đã là nguồn cảm hứng của một truyền thống văn học mà trong đó ông xuất hiện như là một anh hùng huyền thoại theo truyền thống của Achilles.


2 . Julius Ceasar : Sự nghiệp quân sự rất thành công của Caesar khiến ông đuợc xếp vào ngang hàng với Alexander Đại đế, Hannibal, Thành Cát Tư Hãn và Napoléon Bonaparte. Mặc dù ông cũng đã từng thất bại lớn trong nhiều trận đánh, như trận Gergovia (trong cuộc chinh phạt xứ Gaul), Trận Dyrrhachium (trong cuộc Nội chiến), thế nhưng khả năng, mưu lược tài tình của ông vẫn ngời sáng qua sự xây đắp thành lũy ở Alesia trong cuộc chiến xứ Gaul, chiến thắng đội quân đông đảo hơn rất nhiều của Pompey ở Pharsalus, và sự tận diệt đội quân của vua Pharnaces ở Trận Zela.

Caesar chiến thắng dưới bất kỳ địa hình, thời tiết nào có thể phần lớn là nhờ vào tính kỷ luật cao của binh lính ông, khả năng điều khiển tuyệt vời, và sự trung thành của binh lính dành cho ông. Kỵ binh và bộ binh của ông là tốt nhất (của La Mã thời đó), và ông sử dụng rất nhiều các thiết bị chiến tranh của La Mã như máy bắn đá, máy bắn tên và nhiều mặt khác nữa, điều mà khiến cho lực lượng của ông trở nên cực kỳ thiện chiến, kỷ luật và di chuyển rất nhanh (một vài tài liệu chép rằng lực lượng của Caesar có thể di chuyển tới hơn 40 dặm trong vòng một ngày). Lực lượng của ông ước có khoảng hơn 40.000 bộ binh và rất nhiều kỵ binh, cùng với một số đơn vị chuyên dụng khác như là các máy móc chiến tranh, phu phục vụ. Caesar kể trong bản hối ký của ông rằng một số làng của người Gaul được xây dựng trên dốc thẳng đứng và rất vững chắc, sẽ thiệt hại rất lớn nếu muốn tấn công những khu làng kiểu này, nhưng các máy móc và kỹ sư của ông có thể đào qua các lớp đá cứng và tìm ra nguồn cung cấp nước cho các làng đó, và ông ngắt nó đi. Ngôi làng thiếu nước cung cấp, đầu hàng hầu như ngay lập tức.


3. Hannibal : Hannibal, 1 tướng trẻ 25 tuổi trở thành tổng chỉ huy quân Carthage ở TBN. Lúc đầu, Hannibal cho phép người Saguntum sử dụng các bến cảng rộng lớn để tránh xung đột với La Mã. Nhưng Saguntum với giúp đỡ của người đồng minh La Mã, bắt đầu chơi trò chính trị với các thành phố TBN khác. Bỏ qua những đe dọa trực tiếp từ La Mã, Hannibal tấn công và chiếm giữ Saguntum. La Mã cố gắng thu xếp vấn đề này bằng con đường ngoại giao. Họ yêu cầu Carthage cách chức Hannibal và đưa ông này đến Rome. Chiến tranh Punic lần 2 nổ ra năm 218 trước cn khi Carrthage khước từ yêu cầu này. Nhưng lần này, La Mã phải đối mặt với 1 địch thủ đáng sợ. Trong thời gian sau cuộc chiến lần 1, Carthage đã tạo ra 1 đội quân hùng mạnh. Hannibal đã đưa đội quân này đi dọc Châu Âu và tháng 9 năm 218, ông đưa quân Carthage vượt dãy Alpes bắt đầu cuộc xâm lược Italy. Dù mệt mỏi vì quãng đường vận động chiến, Hannibal vẫn ngay lập tức đập tan quân La Mã ở phía bắc Italy. Chiến thắng ngoạn mục này đã khiến nhiều chiến binh du mục Gaul gia nhập đoàn quân của Hannibal nâng tổng số quân của ông lên trên 50000. Chiến thắng của Hannibal trước người La Mã được đảm bảo bằng việc thuyết phục các đồng minh của La Mã và sát nhập nhiều thành phố vào Carthage.

Người La Mã hiểu rằng họ không thể đánh bại Hannibal. Tuyệt vọng, La Mã trao quyền cho nhà độc tài Quintus Fabius Maximuss. Fabius ra lệnh tránh chiến tranh trực diện bằng mọi giá, chỉ đánh du kích cho tới khi quân Carthage suy yếu đủ để tấn công trực diện. Nhưng khi Hannibal hành quân tới Cannae (trận Can) năm 216 trước cn, Fabius đưa 1 đội quân 80000 người ra chống lại. Đội quân này ngay lập tức bị Hannibal tiêu diệt hoàn toàn, đây là thất bại lớn nhất Rome từng trải qua. Các đồng minh phía Nam Italy của La Mã chạy sang phía Hannibal, toàn bộ Sicily trở thành đồng minh của Carthage. Thêm vào đó, vua Philip V xứ Macedon, người kiểm soát hầu hết lãnh địa Hy Lạp cũng ngả theo Hannibal và bắt đầu cuộc chiến tranh chống lại La Mã năm 215 trước cn. Tình hình gần như tuyệt vọng đối với La Mã. Fabius không còn dũng khí đối đầu với Hannibal. Hannibal đưa quân đội vòng quanh Italy mà không còn bất cứ sự chống cự nào. Tuy nhiên, Hannibal không có đủ lực lượng và trang bị để bao vây hay tấn công ồ ạt các thành phố như Rome. Tất cả những gì ông có thể làm là đi khắp các miền nông thôn Italy và tàn phá nó.

La Mã quyết định tấn công hậu phương của Hannibal. Biết rằng Hannibal phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhân lực và vật lực từ TBN, La Mã trao cho Publius Cornelius Scipio (237-183 trước cn), 1 thiên tài về chiến lược chức Thống đốc Tây Ban Nha, 1 hành động không hợp hiến vì vị tướng trẻ này chưa bao giờ là quan chấp chính. Scipio, sau này được gọi bằng cái tên Scipio Africanus vì chiến thắng của ông trước người Carthage trên đất Châu Phi, đã nhanh chóng chinh phục toàn bộ TBN. Đến lúc này, Hannibal bị mắc cạn trên đất Italy. Sau đó, Scipio đưa quân vào Châu Phi và buộc người Carthage phải đề nghị Rome 1 hiệp ước hòa bình. Một phần của hiệp ước này là Hannibal phải rời khỏi bán đảo Italy. Hannibal là 1 trong những danh tướng vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới. Trong suốt cuộc chiến tranh với La Mã, ông không hề thua 1 trận nào. Dù vậy ông vẫn buộc phải rút lui. Và dù thắng trong tất cả các trận đánh, Hannibal đã thua trong cuộc chiến tranh này. Khi Hannibal quay trở lại, người Carthage lấy lại tinh thần và thêm 1 lần nữa nổi dậy chống lại La Mã. Năm 202 trước cn, Hannibal và Scipio giao chiến ở At Zama phía bắc Châu Phi và tại đây Hannibal nếm chiến bại đầu tiên. Carthage bị đưa xuống thành 1 bang độc lập. La Mã lúc này kiểm soát toàn bộ miền tây Địa Trung Hải bao gồm cả khu vực Bắc Phi.

Cuộc chiến này mang đến cho La Mã những kinh nghiệm lịch sử. Họ đã phải đối mặt với những thất bại hiển nhiên trước một địch thủ hùng mạnh và cuối cùng đã chiến thắng những kẻ thù vượt trội này. Tính cách La Mã được nhìn nhận từ cuộc chiến tuyệt vọng này đã xuyên suốt phần còn lại của lịch sử đế chế. Chiến tranh Punic lần 2 đưa La Mã từ 1 quyền lực có tính khu vực trở thành 1 đế chế trên toàn thế giới. Với việc Philip V của Macedon bắt tay với Hannibal tiến hành chiến tranh chống lại Rome, La Mã chuyển hướng chiến tranh về phía đông trước tiên xâm chiếm Macedon và sau đó là các vương quốc Hi Lạp khác. Kết quả cuối cùng của chiến tranh Punic lần 2 là sự thống trị thế giới của La Mã.




Tiêu đề: Re: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới
Gửi bởi: phongkiem trong 17 Tháng Sáu, 2010, 02:38:56 pm
4 . Thành Cát Tư Hãn :
Ðoàn quân Mông Cổ

Thời Trung cổ, nước Mông Cổ, xét về dân số, chỉ là một nước nhỏ, nhưng họ đã làm rung chuyển thế giới
thời đó vì họ có những thủ lãnh xuất chúng với một đạo kị binh thiện chiến giỏi cỡi ngựa, giỏi cung tên và vô cùng tàn ác, " nơi nào ngựa Mông Cổ đi qua, cây cỏ cũng hết sống ".


Thành Cát Tư hãn
Bão táp bắt đầu nổi lên cùng với sự xuất hiện của Thiết Mộc Chân (Temujin 1162-1227), sau này lấy danh hiệu là Thành Cát Tư Hãn, tức Genghis Khan. Vừa nắm được quyền hành, Thành Cát Tư Hãn đã khởi sự chiến tranh, theo đuổi mộng bá chủ:

- 1205-1209: chinh phục nước Tây Hạ (Hsi-Hsia), tức vùng đất Tây Thục sau nàỵ

- 1211-1215: chinh phục nước Kim (Chin), vượt Vạn Lý Trường Thành, chiếm thủ đô Bắc Kinh của người Kim. Sau
này, nước Kim sát nhập vào nước Tầụ

- 1218-1219: chinh phục đế quốc Ba Tư (thời đó là Khwarezmian empire của Mohammed Shah), gồm đất Ba Tư,
Khorassan, Transoxonia, Samarkand và Afghanistan.

- 1222: Tuân lệnh của Thành Cát Tư Hãn quân Mông tiến sang Âu châu, chiếm toàn vùng Caucasus, vượt sông Don, tràn vào Crimea rồi Ukraine, hạ trại bên bờ sông Dnieper. Ông hoàng thành Kiev đưa 80 ngàn quân đánh quân Mông, nhưng đã bị Subotai và danh tướng Chepe nghiền nát. Năm 1224 danh tướng Chepe bị bệnh chết, Subotai triệt thoái trên con đường dài 4000 dặm để bắt tay với đoàn quân trung ương.

- 1226: Thành Cát Tư Hãn chọn con trai là Ogedei làm người nối nghiệp, rồi chuẩn bị đưa 180 ngàn quân đi trừng
phạt quân Hạ và Kim là hai nước đã bị quân Mông Cổ đánh bại, nay liên kết với nhau chống lại quân Mông Cổ.

- 1227: Thành Cát Tư Hãn chết. Ogedei đại hãn và Kuyuk đại hãn Ogedei và con là Kuyuk tiếp tục mộng bá chủ của cha.

- 1231: Xâm lăng Cao Ly (Korea).

- 1235-1239: Con Ogedei Khan là Godan đánh chiếm Tây Tạng.

- 1237-1238: Subotai xua 150 ngàn quân trở lại Âu châu, gieo tàn phá, chết chóc khắp vùng phía Bắc nước Nga .

- 1240: Chiếm Kiev, rồi Lithuania và Ba lan.

- Tháng 4, 1240: Subotai hạ thành Pest, tiêu diệt đạo quân của vua Bela IV nước Hung.

- Tháng 9, 1240: Ðánh tan liên minh quân Ðức, Ba lan, và dòng tu Hiệp sĩ Ðức (Teutonic Knights). Thủ lãnh của liên
minh là hoàng tử xứ Silesia bị giết cùng với hầu hết hiệp sĩ của ông.

- Cuối năm 1241, quân Mông tiến vào nước Ý, vượt qua thành Venice và Treviso, đồng thời ngược lên sông Danube, áp sát thành Vienne Giữa lúc ấy, Ogedei chết. Theo luật, các anh em của vị đại hãn quá cố phải trở về Mông Cổ để bầu chọn vị đại hãn mớị. Nhờ thế mà Âu châu thoát được họa diệt vong. Vậy mà trên đường triệt thoái, quân Mông Cổ còn đủ thì giờ để làm cỏ hai nước Bulgaria và Serbia.

- Năm 1246, con của Ogatai là Kuyuk được chọn làm đại hãn. Dưới thời ông, Ðức giáo chủ Innocent IV gửi đặc phái viên là thầy John di Piano Carpini, dòng Phanxicô, tới các thủ lãnh Mông Cổ để tìm hiểu ý đồ của họ ở Âu
châu. Mới nắm quyền được ít lâu, còn đang lưỡng lự nên trở lại chinh phục Âu châu trước hay tiến xuống phía Nam để chiếm trọn nước Trung hoa trước, thì Kuyukchết vào năm 1248. Mangu, tức Mông Kha đại hãn và em là Kublai, tức Hôt Tât Liệt đại hãn

- 1251: Một người cháu nội khác của Thành Cát Tư Hãn là Mangu (còn viết là Mengke, ta gọi là Mông Kha) lên ngôi đại hãn. Mông Kha quyết định thôn tính Á châu, đặc biệt là nước Trung Hoa trước. Nước Trung Hoa thời đó chia làm Bắc Tống và Nam Tống. Mông Kha nắm quyền thống soái nhưng lại giao trọng trách cho người em kiệt xuất đó là Hốt Tất Liệt (Kublai).

- Mông Kha sai một người em khác là Hulagu trở lại thôn tính Ba Tư bao trùm khắp miền Ðông Nam Á châụ Ðồng thời khuyến khích người em họ là Batu khống chế khắp vùng Ðông Âu, toả lên Ba lan, Lithuania và Esthonia, rồi xuống Serbia và Bulgaria một lần nữa.

- 1252-1253: Hốt Tất Liệt chinh phục Vân Nam, từ đó phái một đạo quân mở cuộc xâm lăng bờ cõi nước ta lần
thứ nhất vào năm 1257.

- 1259: Mông Kha chết, Hốt Tất Liệt (Kublai) lên ngôi đại hãn vào năm 1260. Lúc ấy đế quốc Mông Cổ trải rộng từ toàn vùng Hoa Bắc sang vùng Tiểu Á, từ vùng thủ đô Moscow của nước Nga xuống biển Ðen, xuống Baghdad (Iraq) và Iran ngày naỵ

- Nhận được tin Mông Kha chết, người em là Mangu đang chiếm đóng vùng Mesopotamia và Syria phải về Mông Cổ để bầu đại hãn mới. Trong khi ông vắng mặt thì, năm 1260, đạo quân của ông đã bị tướng Baibars (thuộc triều đại Mameluk cai trị Ai Cập và Syria) đánh bại trong trận Aint Jalut, gần thành Nazareth. Chiến công của Baibars có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chứng minh đoàn quân bách chiến bách thắng Mông cổ suốt 70 năm không phải là không thể đánh bại,dấu hiệu suy thoái đã biểu hiện và toàn Âu châu sẽ thoát nạn Mông Cổ.

- 1268-1279: Hốt Tất Liệt không nuôi ý chí chinh phục thế giới như các đại hãn tiền nhiệm, ông dốc hết khả
năng để chinh phục toàn cõi Trung Hoa trong một chiến dịch dài ngót mười năm. Năm 1263, ông rời kinh đô từ
Karakorum về Bắc Kinh. Trong trận hải chiến cuối cùng vào năm 1279 tại vịnh Quảng Ðông, Hốt Tất Liệt đã đánh bại nhà Nam Tống. Thừa tướng nhà Tống là Lục Tú Phu phải cõng vua nhảy xuống biển để cùng tử tiết, từ đó Hốt Tất Liệt cai trị toàn cõi Trung Hoa, xưng là hoàng đế, lập ra nhà Nguyên (Yuan Dynasty). Từ đây ta gọi họ là quân Nguyên Mông.


-Dòm ngó Nhật Bản:

Hai lần vào các năm 1274 và 1281 quân. Nguyên Mông sang đánh nước Nhật. Nhưng " nhờ Trời ", cả hai lần chiến thuyền của quân Nguyên Mông đều bị bão táp đánh chìm vô số, phải quay về.

- 1292-1293: Với tay xuống mãi đảo Java (Nam Dương), nhưng không ở lại được.

- Ðặc biệt nhất là ba lần quân Nguyên Mông xâm phạm bờ cõi nước ta vào các năm 1257,1284 và 1287. Cả ba lần xâm lăng đều chuốc lấy thảm bại.



5 . Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn :
Trần Quốc Tuấn (1228-1300) là một danh nhân quân sự cổ kim của thế giới.

Ngay từ nhỏ, Trần Liễu đã kén những thầy giỏi dạy cho Quốc Tuấn, ký thác cho con hội đủ tài võ, mong trả mối thù sâu nặng năm nào.

Lớn lên Quốc Tuấn càng tỏ ra thông minh, xuất chúng, đọc rộng các sách cả văn lẫn võ. Trong đời mình Quốc Tuấn đã trải qua một lần gia biến, ba lần nạn nước. Nhưng ông lại càng tỏ ra là người hiền tài, một vị anh hùnh cứu nước. Ông luôn đặt lợi nước lên trên thù nhà, vun trồng cho khối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần, tạo cho thế nước ở đỉnh cao muôn trượng đủ sức đè bẹp quân thù. Trong lần quân Nguyên sang xâm lược lần thứ ha, thấy rõ ngành trưởng, ngành thứ xung khắc, giữa ông và Trần Quang Khải không chung sức chung lòng thì kẻ thù có lợi chỉ có thể là quân giặc. Bởi vậy, Quốc Tuấn đã chủ động giao hảo hòa hiếu với Trần Quang Khải, tạo nên sự thống nhất ý chí của toàn bộ vương triều Trần, đảm bảo đánh thắng quân Nguyên hùng mạnh.

Chuyện kể rằng, một lần ở biển Đông, Quốc Tuấn mời Thái sư Trần Quang Khải sang thuyền mình trò chuyện chơi cờ và sai người nấu nước thơm tự mình tắm rửa cho Trần Quang Khải, vĩnh viễn xóa nỗi hiềm khích giữa hai người, đầu mối của hai chi họ Trần (Quốc Tuấn là con Trần Liễu, Quang Khải là con Trần Cảnh). Lần khác, Quốc Tuấn đem việc xích mích dò ý các con, Trần Quốc Tảng có ý kích ông nên cướp ngôi chi thứ. Ông nổi giận rút gươm toan chém chết Quốc Tảng. May nhờ các con và những người tâm phúc van xin, ông bớt giận dừng gươm nhưng bảo rằng:

Từ nay cho tới khi ta nhắm mắt, ta sẽ không nhìn mặt thằng nghịch tử, phản thần này nữa.
Trong kháng chiến, ông luôn hộ giá bên vua, tay chống gậy bịt sắt. Dư luận xì xào sợ Ông giết vua,. Ông liền bỏ luôn phần bịt sắt, chỉ chống gậy để tránh hiềm nghi, làm yên lòng quân dân.

Ba lần chống giặc, các vua Trần đều giao cho ông quyền Tiết chế (Tổng tư lệnh quân đội) vì ông biết dùng người tài, thương yêu binh lính, do vậy tướng sĩ hết lòng tin yêu ông. Đạo quân cha con ấy trở thành đội quân bách chiến bách thắng.

Trần Quốc Tuấn là bậc tướng trụ cột của triều đình. Ông đã soạn hai bộ binh thư: Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp Tông bí truyền thư dể răn dạy các tướng cầm quân đánh giặc. Khi giặc Nguyên lộ rõ ý đồ xâm lược, Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ, truyền lệnh cho các tướng, dạy bảo họ lẽ thắng trận, tiến lui. Hịch tướng sĩ rất hùng hồn, thống thiết, khẳng định văn trương của một bậc "đại bút".

Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng gồm đủ tài đức.

Là tướng nhân, ông thương dân thương quân, chỉ cho họ con đường sáng.
Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi.

Là tướng trí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn tới đâu.
Là tướng dũng, ông xông pha nơi nguy hiyểm để đánh giặc, tạo những trận như Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời.
Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính theo ông sẽ được gì, trái lời ông thì gặp họa. Cho nên, cả 3 lần đánh giặc Nguyên, ông đều được giao trọng trách điều bát binh mã và đều lập công lớn.

Hai tháng trước khi mất, vua Anh Tông đến thăm và hỏi:

Nếu chẳng may ông mất đi, giặc phương Bắc lại sang xâm lấn thì kế sách làm sao?
ông đã trăng trối những lời tâm huyết, sâu sắc, đúng cho mọi thời đại:

- Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách giữ nước.



Mùa thu tháng Tám, ngày 20 năm Canh Tý (1300), "Bình Bắc đại nguyên soái" Hưng Đạo đại vương qua đời. Theo lời ông dặn, thi hài ông được hỏa táng thu vào bình đồng chôn trong vườn An Lạc, gần cánh rường An Sinh, không xây lăng mộ, đất san phẳng, trồng cây như cũ. Vua gia phong cho ông tước Hưng Đạo đại vương. Triều đình lập đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Chí Linh, phong ấp của ông lúc sinh thời.


Tiêu đề: Re: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới
Gửi bởi: phongkiem trong 17 Tháng Sáu, 2010, 02:39:33 pm
6. Napoléon Bonaparte :
Tham gia cách mạng tư sản Pháp 1789 từ một đại uý pháo binh và thân chinh đánh bại các đế quốc Anh,Áo-Phổ, Tây Ban Nha,Ý,Nga,Ai Cập... trên toàn châu Âu để lập nên đế quốc Pháp.Sau thất bại trong cuộc chinh phạt nước Nga mùa đông năm 1812, ông tuy vẫn có những chiến thắng vang dội trước liên quân Anh-Áo-Phổ-Nga-Thuỵ Điển đông hơn gấp bội nhưng mất dần quyền lực và phải thoại vị năm 1814.Một năm sau, tháng 3-1815 từ đảo Elba trên Địa Trung Hải nơi ông bị đày ra sau khi thoái vị, ông trở lại Lyon nắm lại quyền lực.3 tháng sau, Napolen thất bại trong trận Waterloo trước liên quân Anh-HàLan-Phổ và buộc phải thoái vị.Ông bị đày ra đảo Saint-Helena ở Đại Tây Dương và mất tại đây năm 1821.


7 . Georgi Konstantinovich Zhukov :
Georgi Konstantinovich Zhukov (tiếng Nga: Георгий Константинович Жуков, đọc là Ghê-oóc-ghi Can-xtan-chi-nô-vích Giu-cốp; 1 tháng 12 năm 1896 – 18 tháng 6 năm 1974) là một danh tướng trong quân đội Liên Xô. Trong rất nhiều tướng lĩnh nổi danh thế giới trong Thế chiến thứ hai, G.K. Zhukov được xếp đầu bảng về số lượng trận thắng nhiều và quy mô lớn, được nhiều người công nhận về tài năng chỉ đạo chiến dịch và chiến lược. Những chiến tích sáng chói của ông trở thành tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hoá nhân loại. Nó không những có ảnh hưởng lớn về lý luận quân sự của Liên Xô mà cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của lý luận quân sự thế giới.


8 . Võ Nguyên Giáp :
Là một người có tài tổ chức và kiên nhẫn, Võ Nguyên Giáp đã từng bước xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam từ 34 người vào tháng 12 năm 1944 thành một đội quân với hơn một triệu người năm 1975. Là một nhà chiến lược - chiến thuật bậc thầy, ông đã lãnh đạo quân đội đó giành thắng lợi trong cả hai cuộc chiến tranh. Tên tuổi của Võ Nguyên Giáp gắn liền với một chiến thắng có ý nghĩa quốc tế của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong trận Điện Biên Phủ - lần đầu tiên quân đội của một nước thuộc địa châu Á đánh bại trên chiến trường quân đội của một cường quốc châu Âu. Với hơn 50 năm tham gia hoạt động chính trị ở cấp cao nhất, trong đó có 30 năm là Tổng tư lệnh quân đội, ông có uy tín lớn trong Đảng Cộng sản Việt Nam, trong quân đội và trong nhân dân, được coi là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và là Người anh cả của Quân đội Nhân dân.

Ông được cả thế giới biết đến như một trong những danh tướng của thế kỷ 20 - người đã đánh bại nhiều viên tướng quân đội Pháp trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và lần lượt đọ sức với 7 danh tướng của quân đội Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam cho tới khi Hoa Kỳ rút quân ra khỏi bán đảo Đông Dương sau Hiệp định Paris (1973).

Ngày 25-8-2006, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã mừng sinh nhật thượng thọ lần thứ 95. Ông là chính khách Việt Nam sống lâu nhất tính cho đến thời điểm này (cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng mất năm 2000, thọ 94 tuổi).

Kỷ niệm 60 năm ngày phát hành số đầu tiên, Thời báo châu Á (Times Asia) đã ra số đặc biệt giới thiệu các "Anh hùng châu Á" , tôn vinh các nhân vật nổi tiếng làm thay đổi cục diện châu lục trong những thập kỷ gần đây. Những nhân vật được giới thiệu gồm Mahatma Gandhi, Jawaharlal Nehru, Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Việt Nam)


9 . Thống chế Erwin Rommel ( 1891 - 1944 ) :
Một vị chỉ huy quân sự được thế giới đánh giá thuộc loại xuất sắc nhất trong hàng ngũ các tướng lĩnh trong quân đội đức Quốc xã cung với Eric von Manstein và Heinz Guderian.Ông được mệnh danh là Con cáo sa mạc trong thời gian chỉ đạo quân đoàn châu Phi của Đức thời gian 1941-1943.Với số quân luôn luôn ít hơn và một lượng xe tăng đời III không quá hiện đại lúc bấy giờ của Đức, Rommel đã đập tan và đẩy lùi nhiều sư đoàn của khối liên minh Anh,Mỹ, Úc, Ấn Độ, New Zealand, Nam Phi, Rhodesia, Pháp và Ba Lan.Quân số luôn bị cắt giảm để bổ sung cho mặt trận Xô-Đức, cùng ngồn tiếp tế qua Địa Trung Hải ngày càng thưa thớt dần bởi không quân Đồng Minh, nhưng Rommel với số quân Đức ít ỏi còn lại vẫn giáng một đòn nặng nề vào quân đoàn số 2 của Mỹ tại Tunisia trước khi ông và số quân Đức còn lại buộc phải rút khỏi Bắc Phi trong bất lực khi không còn nguồn tiếp tế để tiếp tục chiến đấu.
Trở về Đức và được Hitler chỉ định lập tuyến phòng thủ tại bờ biển của Pháp nhàm ngăn chặn cuộc đổ bộ của Đồng Minh sắp xảy ra.Nhưng sai lầm của Hitler và Rundstedt về nhận định tình hình qua tin tức tình báo đã làm cho kế hoạch phòng thủ của Rommel không thành.Các đơn vị xe tăng thay vì được chia nhỏ và rải rác khắp các eo biển Pháp để chi viện, bổ sung cho nhau khi quân Đông Minh đổ bộ nhằm chặn đứng ngay lập tức đến mức có thể khi quân Đồng Minh đổ bộ và tránh thiệt hại tối đa khi bị không kích bởi không quân Đồng Minh thì lại được tụm lại theo ý của Hitler và Rundstedt ở vùng giữa eo biển Pas de Calais và Paris.Do bị nghi ngờ tham gia ám sát Hitler, ông bị Hitler bức tử bằng thuốc độc tháng 10-1944.


10 . Đại tướng Heinz Guderian :
Guderian được giới nghiên cứu lịch sử thế giới đánh giá không chỉ là một vị tướng xe tăng đại tài mà còn là một nhà chiến lược quân sự tài ba có tầm nhìn của thời đại. Ông chính là tác giả của cuốn sách Achtung !Panzer về học thuyết quân sự chiến tranh chớp nhoáng (Blitzkrieg) với chủ trương dùng lực lượng xe tăng làm chủ đạo tiên phong để đột kích, đánh thọc sâu chia cắt làm rối loạn , hoang mang để đạp tan đội hình của đối phương sau khi bị oanh kích bởi không quân và pháo binh.Những lý thuyết như vậy ngày nay không còn gì là mới mẻ nhưng trong thời kờ những năm 30 của thế kỉ trước, việc đề ra sách lược này cùng với việc ông hối thúc Hitler và nền công nghiệp quốc phòng Đức nâng cấp và sản xuất hàng loạt những xe tăng đời III vào thời điểm thời bấy giờ là một bước tiến vượt bậc về quan điểm chiến tranh.
Guderian và von Manstein được ghi nhận là những vị chỉ huy xe tăng tài năng nhất của quân đội Đức quốc xã.Tuy vậy khi cuộc xâm lược Liên Xô nổ ra 6-1941, những quan điểm và chiến lược của hai ông trong những thời điểm quan trọng lại không được Hitler coi trọng, qua đó làm mất cơ hội chiếm được Moscow nhanh chóng và làm mất thế chủ động của quân Đức sau trận Kursk 1943.


Tiêu đề: Re: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới
Gửi bởi: lonesome trong 17 Tháng Sáu, 2010, 03:47:17 pm
Khổ quá, lại là cái danh sách 10 vị tướng giỏi nhất TG do Hội Khoa học Hoàng gia Anh bình chọn ...

Không có trình độ để luận ai là vị tướng tài nhất, nhưng có chi tiết này có nghe, có đọc nên mạo muội thưa cùng mọi người. Trước đây tôi cũng có đọc mấy cuốn sách ở nước ta nói: có một cuộc bình chọn 10 vị tướng tài nhất trong lịch sử nhân loại do Viện Hàn Lâm Anh Quốc tổ chức. Đại khái như sau:

"Để chuẩn bị cho việc xuất bản cuốn Bách khoa toàn thư nước Anh, Hội Khoa học Hoàng gia Anh đã tổ chức phiên họp vào tháng 2-1984 để lựa chọn các tướng soái lừng danh trên thế giới xếp vào danh mục của từ điển. Trong phiên họp có 478 nhà khoa học về lịch sử quân sự của các nước đã được mời đến và họ đề cử một danh sách gồm 98 thống soái của các nước trên thế giới từ thời cổ đại cho đến ngày nay. Phiên họp tiến hành bỏ phiếu và lựa chọn được 10 vị thống soái kiệt xuất. Trong số đó có 2 người con ưu tú của dân tộc VN là Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp. Số phiếu được lựa chọn trong phiên họp:
1.Alexandre- Macedonia 100%
2.Hanibal- Cactagio 100%
3.César- La Mã 100%
4.Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn- Việt Nam 100%
5.Cromwell- Anh 70%
6.Fredric- Phổ 71%
7.Napoleon- Pháp 100%
8.Kutuzov- Nga 72%
9.Gucov- Nga 100%
10. Võ Nguyên Giáp- Việt Nam 100%
- Cố Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng cũng từng cho biết: "Năm 1985 tôi đọc tin này trong Express ở thư viện tpHCM, tôi ghi vào sổ tay. Bây giờ chuyện này đã in trong Enxyclopédia Britannica, 1985, mục Military-Générals, trong thư viện Khoa học xã hội"

Cách đây vài năm, được xem chương trình KCT của Truyền hình Trung Ương có TS Nguyễn Lân Dũng thường trả lời bạn xem đài. 1 bạn đã hỏi về vấn đề này. Ông Nguyễn Lân Dũng có trả lời như sau:
Ông ấy có tìm các tài liệu nhưng không thấy, sau đó ông ta có hỏi ĐSQ Anh ( hình như người trả lời là tuỳ viên văn hoá hay người có chức vụ đại loại như thế ). Và ông Nguyễn Lân Dũng có nhận được câu trả lời từ sứ quán Anh:
"Viện Hàn Lâm Anh Quốc chưa bao giờ tổ chức một cuộc bình chọn nào như thế."

Tôi còn nhớ ông Nguyễn Lân Dũng còn nói : không có 1 cuộc bình chọn như vậy , nhưng tài năng của Hưng Đạo Vương, của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn xứng đáng được tôn vinh & trân trọng trong lịch sử nước ta.

Tìm trên http://www.britannica.com/ebc/article-9382164 cũng không thấy nói gì về vụ này cả.


Nguồn:
- 5nam.ttvnol.com
- http://forum.megasharesvn.com/showthread.php?t=35406
- Y!Hỏi Đáp: http://vn.answers.yahoo.com/question/index;_ylt=AhJMTEy8O0umP9tTpiz6DQpBVAx.;_ylv=3?qid=20080426190200AAsSON2&show=7#profile-info-e6zVpcuBaa :D


Tiêu đề: Re: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới
Gửi bởi: heavenshield92 trong 18 Tháng Sáu, 2010, 02:29:00 am
Cái vụ "Hàn Lâm Thập Tướng" này không biết từ đâu ra nhưng quả thật cực kỳ nổi tiếng, cũng giống như "Nối tầng SAM2", có lẽ cần phải có một thời gian dài thì mọi người mới chấp nhận.
Việc bình chọn các vị tướng tài rất khó: thứ nhất là chúng ta không có những tiêu chí cụ thể để lựa chọn; thứ hai là không có đủ nguồn tư liệu; thứ ba là không dễ tách những suy nghĩ chủ quan ra khỏi việc bình chọn (giống như những cuộc bình chọn trên Military Channel vậy)
Thế nên em nghĩ mọi người chỉ nên dừng ở mức giới thiệu và bình luận thôi, không cần phải xếp hạng làm gì.


Tiêu đề: Re: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới
Gửi bởi: lonesome trong 18 Tháng Sáu, 2010, 09:18:54 am
Cái vụ "Hàn Lâm Thập Tướng" này không biết từ đâu ra nhưng quả thật cực kỳ nổi tiếng, cũng giống như "Nối tầng SAM2", có lẽ cần phải có một thời gian dài thì mọi người mới chấp nhận.
Việc bình chọn các vị tướng tài rất khó: thứ nhất là chúng ta không có những tiêu chí cụ thể để lựa chọn; thứ hai là không có đủ nguồn tư liệu; thứ ba là không dễ tách những suy nghĩ chủ quan ra khỏi việc bình chọn (giống như những cuộc bình chọn trên Military Channel vậy)
Thế nên em nghĩ mọi người chỉ nên dừng ở mức giới thiệu và bình luận thôi, không cần phải xếp hạng làm gì.

Vụ này xuất hiện quáng 1984-1986, khi mà "người ta" cần "nâng tầm" ... các nhân vật khác được xếp trong này chẳng qua chỉ để tô vẽ cho nhân vật chính thôi. Sau 25 năm, việc này hóa ra là không cần thiết - ngang với vẽ rồng thêm mắt, vẽ rắn thêm chân.


Tiêu đề: Re: Các vị tướng huyền thoại trên thế giới
Gửi bởi: lonesome trong 19 Tháng Sáu, 2010, 04:31:19 am
http://5nam.ttvnol.com/f_533/234894.ttvn từ 2003 đã có người théc méc về vụ này rồi các bác ạ.