Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 05:32:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà Giang - Phần 9  (Đọc 210917 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #70 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2013, 07:30:48 pm »

thắng oi mình cảm ơn cậu 'tôi đang làm chiều ở cơ quan đọc được đoạn này mà súc động đến nghen cả cổ hai hàng nước măt cứ ướt nhoè vì nó thật quá mình là thê dội 2 được lệnh của anh đệ xung phong thay cho thê đội 1 của đại trưởng c5 tên là anh thành chỉ huy ...nhớ quá ...nhớ anh đệ anh thành momg từ nay đến lúc nhắm mắt có gặp đươc các anh ko. xăp đến 12/7 nữa hình ảnh đồng đội tôi nằm cùng chiến hào 1 lại hiện về trước mắt tôi đây...

Bác Quyền lại...mít ướt rồi. Thôi tháng 7 này cố gắng xin cota đi mấy ngày lên thăm anh em đi bác !

Có lẽ lên trên đó bác sẽ nhẹ lòng hơn nhiều khi về . Bây giờ bác cố viết tham gia cùng mọi người ôn lại những gì còn trong tâm tư đi bác nhé !
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
nguyenquuangtri
Thành viên
*
Bài viết: 467


« Trả lời #71 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2013, 09:31:57 pm »

Bác bình yên 1960,theo như bác sỹ đã giãi thích thì có 3 trường hợp 1 sốt rét ác tính 2 bị thương vào phần đầu 3 bị thương mất đi một phần cơ thể thường xãy ra hội chứng (đặc biệt là lính Mỹ).Bác bảo em giải thích hiện tượng như vậy em cũng bó tay, em chỉ nói đến những người bình thường như a/e mình những người hôm nay còn gỏ bàn phím được thì không thể nói bị ám ảnh hay bệnh hoạn được.Hay em không hiểu ý bác hỏi /?
















9











Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #72 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2013, 10:51:04 pm »

 Chào bác Thắng bác Quyền cùng các anh em đồng đội và các bạn :
 Chỉ vài đoạn nhật ký ngắn mà bác Thắng đưa lên cũng góp phần gợi nhớ biết bao nhiêu kỷ niệm về cái ngày đáng nhớ ấy .Tiếng đạn rít ,pháo nổ ,cùng hình ảnh những đồng đội hy sinh khi lâm trận thật không thể nào quên được ....
 Hội chứng chiến tranh ư ...ám ảnh à ...là cái gì nhỉ ? trong thời buổi kinh tế thị trường này phải vất vả ngược xuôi kiếm sống ,vậy mà mấy ông lính vị xuyên có dịp gặp nhau cứ oang oang chuyện đạn bắn pháo nổ ,người chết...quá khứ được dịp tuôn trào .Chẳng ăn nhịp gì với mấy chuyện làm ăn bây giờ cả ,chắc khối người nghĩ "mấy ông này bệnh hết rồi "...Nhưng không sao các bác ạ ,chúng ta phải nhớ ,phải nói về những ngày ấy ,không phải vì riêng chúng ta mà còn vì những anh em không may mắn trở về để được nói ,vì Hà giang thân yêu một thời lửa đạn nữa ...   
























Logged
ngocquyen C6
Thành viên
*
Bài viết: 891


« Trả lời #73 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2013, 11:31:48 pm »

chào linhquany và vmt ; lâu ko gặp ,các bác vẫn khỏe là quyền tôi đây mừng rồi .các bác thông cảm cho mình nhé vì mình ko bình thường mắc bệnh giở hơi hay nghĩ ngợi lung tung ấy mà ,nhất là vào dịp tháng 7 này.đói cơm thì ko nhưng đói và khát tình vậy rất thèm .thèm được gặp anh ,gặp em gặp người cứ ngỡ là dã chết mà lại ko chết thèm được nhin lại cái nơi mà 29 năm mình ở đó mà ko giám hiên ngang ban ngày di lại ngắm nghía nó mà lủi thủi như ma rừng đi lại về đêm...nhưng chưa biết sợ là gì. đọc các trích đoạn nhật ký chiến dịch mb84 của bác thắng pot lên mà lòng cứ nghẹn ngào thương nhớ đến anh em xấu số phải nằm lại vùng biên cương hẻo lánh.và cũng ngóng mong một ngày nào đó gặp lại được anh em đã thất lạc nhau suốt 29 năm nay,chẳng phải để khuênh khoang với nhau đâu mà chỉ để thăm hỏi nhau xem 29 năm nay sống chết ra sao mà thôi.kính mong các bác thứ lỗi.
Logged
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #74 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2013, 06:12:31 am »

                               "Có người lính,mùa thu ấy ra đi từ mái tranh nghèo...
                                 Có người lính,mùa xuân đó ra đi từ đó không về.... "


   Mùa thu năm 1983,giữa tháng 9,trung đoàn 14/f 313 đón nhận lính mới nhập ngũ,đa số quê ở Hà tây(Phú xuyên,Thường tín,Hà đông ).Số lính quê Hà đông ngồi vừa vặn trên 4 chiếc xe tải.Vị xuyên những ngày ấy còn thanh bình lắm,những triền đồi,đồng lúa mướt xanh;những bản Tày yên ả, bóng áo lính thấp thoáng bên bóng áo chàm;mỗi buổi chiều về,tiếng mõ trâu lốc cốc hòa trong tiếng loa truyền thanh văng vẳng;những triền đồi tím ngát hoa sim,ánh hoàng hôn rực vàng phủ mơ màng trên sườn núi;dòng sông Lô nước trôi êm ả trong ánh lam chiều...Cuộc sống cứ dần trôi,dẫu vất vả gian khổ nhưng bình yên;dư âm chiến tranh như đã lùi xa vào dĩ vãng,hình ảnh chiến trận như chỉ còn thấp thoáng trên gương mặt,trong hồi ức của những người lính cũ.
   Đầu năm 1984,trung đoàn làm lễ ra quân kết thúc khóa huấn luyện,có một người lính mới đươc giao nhiệm vu đại diện cho anh em viết một bức quyết tâm thư và đọc trong buổi lễ.Người linh ấy đã thức suốt mấy đêm,cân nhắc từng câu chữ để viết...Khi ký duyệt bức "quyết tâm thư"ấy,một sỹ quan già ở ban tuyên huấn đã ngồi lặng đi rât lâu trước khi  thở dài đồng ý...Trong thư có đoạn:"...NẾU MỘT MAI KẺ THÙ XÂM LẤN BIÊN CƯƠNG,KHI CHIẾN TRẬN XẢY RA,NHỮNG NGƯỜI LÍNH CHÚNG TÔI SẼ QUYẾT TÂM CHIẾN ĐẤU,MỒ HÔI VÀ MÁU CHÚNG TÔI  SẴN SÀNG ĐỔ XUỐNG ĐỂ GIỮ CHO DÒNG NƯỚC SÔNG LÔ NƠI ĐỊA ĐẦU TỔ QUỐC SẼ MÃI MÃI ÊM TRÔI NHƯ DÒNG SÔNG NHUỆ,SÔNG ĐÁY NƠI QUÊ HƯƠNG CHÚNG TÔI..."  
                 Và rồi,vào một buổi sáng đầu mùa xuân năm 1984 ấy ,trên cái sân bóng đá của trung đoàn bộ e 14 ở xã Phương độ,những lời tâm huyết ấy đã vang lên...Từ những hàng quân trai tráng mắt sáng long lanh ấy,những cánh tay mạnh mẽ đã đồng loạt giơ lên;từ những vầng ngực thanh xuân ấy,những tiếng hô hào sảng đồng loạt vang lên:Quyêt tâm-quyết tâm- quyết tâm...
   Nắng mùa xuân rực rỡ,lòng người lính rạo rực,,;chiến tranh còn đâu đó,trời Vị xuyên bình yên...
                 Thế rồi,chiến tranh tàn khốc đã xảy ra.
   Ngày 2/4/1984,Trung quốc bắt đầu pháo kích vào Vi xuyên,có những loat pháo đã bắn tới tận thị xã Hà giang.Từ ngày hôm đó,Vị xuyên đã không còn bình yên nữa.Những mái nhà bị bắn cháy khói bay ngụt trời,những cây cọ bị mảnh pháo ngã gục ngổn ngang,những hố pháo đỏ loét chi chít trên khắp các sườn đồi,đồng ruộng,đường xá...Bốn bề đạn pháo địch tàn phá tan hoang.Gần như tất cả dân cư đã phải sơ tán,chỉ còn lại một số rât ít ở lại bám trụ.Những người lính chuẩn bị ra trận.
   Rạng sáng ngày 28/4,những âm thanh ầm ì dữ dội từ biên giới vọng về,bầu trời phía đó sáng rực,chớp lóe.không còn nghe tiêng nổ rời rạc nữa mà chỉ còn là một chuỗi âm thanh ầm ào ghê rợn.
   Chiều hôm đó,nhìn xuống đường cái thấy 4 chiếc xe tăng chạy lên phía trước,lại nghe tin ta đã mất một số điểm cao và bình độ quan trọng,e 122 đã gần như xóa sổ,quân địch tàn sat thương binh...;nhìn mặt các sỹ quan căng thẳng,các đơn vị cấm trại,lính ta biết rằng sắp phải ra trận.
   Đêm.Tiếng nổ phía trước vẫn dữ dội vọng về,tiêng xe chạy suốt đêm.Nóng lòng nóng ruột,gần như không ai ngủ được.
   Sáng ra.Hàng đoàn người dân tộc cả người già trẻ con gồng gánh chạy về theo đương tăng.Rất nhiều gương mặt đau khổ,thất thần;nhìn những ánh mắt trẻ con ngơ ngác sợ hãi,thương vô hạn.Và căm hờn quân giặc khôn cùng...Tiếng nổ vẫn liên tục vọng về;các đơn vị chuẩn bị ra trận.
   Đêm.Các đơn vị lần lượt lên đưởng ...
   Từ những ngày cuối xuân 1984 ấy,e 14/f 313 đã ra trận,chiến đấu ròng rã đến tháng 3/1986 mới được rút về Phương độ để củng cố,nghỉ ngơi.Trong những ngày" nghỉ ngơi" đó,thỉnh thoảng họ vẫn phải lên phía trước để chi viên cho đơn vị bạn,và có lần đã phải lên tận Lao chải để vác đạn cối về Phương độ..Và hơn 2 tháng sau,họ đã lại trở lại chiến trường để tiêp tục chiến đấu tới tận tháng 2/87.Trong suốt thời gian dài ấy,đơn vị đã rất nhiều lần được bổ sung quân số-những người con của rất nhiều miền quê như Hải phòng,Thanh hóa, Bình trị thiên v.v...
          Cuối tháng 4/1987 ,những người lính 9/83 của e 14/f313 ấy được ra quân.Tất cả lính Hà tây  bao gôm cả Phú xuyên,Thường tín,Hà đông ra quân đơt ấy ngồi "vừa vặn" trên 4 chiếc xe tải...Xe nổ máy,hướng về phía xuôi lăn bánh,để lại phía sau lưng mảnh đất Vị xuyên chưa được bình yên,chưa im tiếng súng,nơi có bao nhiêu chàng trai  đã và vẫn đang ngày đêm  dành giữ,nơi có bao chàng trai đã để lại một phần xương máu,nơi có bao nhiêu liêt sỹ vẫn đang gửi thân xác bên chiến hào ...Dù họ quê ở nơi đâu,chiến đấu trong đội hình đơn vị,thời gian nào,tất cả đều là ĐỒNG ĐỘI.
        Kể về một lứa lính của một đơn vị trong một giai đoạn chiến đấu ở một góc nhỏ trên chiến trường Vị xuyên Hà giang những năm tháng chưa bình yên đó,những mong đốt cháy sáng lên một ngọn lửa dẫu nhỏ nhoi trong cõi hoài niệm, để tất cả chúng ta tìm đến bên nhau,cùng tưởng nhớ tới những người đã khuất,cùng sống lại một quãng đời chiến đấu oai hùng và bi tráng,sưởi ấm lòng nhau bằng tình yêu đồng đội mênh mang.../
                              
                                     ĐIỆP KHÚC NIỀM TIN

                               Hát lên bạn ,những bài hát tình yêu,
                               Hãy đốt cháy trong tim một ngọn lửa,
                               Xua tan đi nhưng u buồn trăn trở,
                               Ôm trong lòng khát vọng và niềm tin.

                               Hãy hát lên chào đón ánh bình minh,
                               Hãy đợi chờ những đêm trăng bát ngát,
                               Dù gian khổ có làm ta xơ xác,
                               Dù đạn bom có làm ta tật nguyền,
                               Đã làm người lính giữa chốn trận tiền,
                               Hãy dành cho nhau một trái tim trọn vẹn.

                               Hôm nay ra đi mà ngày về không hẹn,
                               Nhưng cuộc đời này đâu phải quá mỏng manh;
                               Có mất đi đâu một quãng tuổi xanh,
                               Khi ta sống giữa núi rừng biên giới.
                              
                               Và nếu chết ta không cần trăng trối,
                               Bởi linh hồn ta sẽ tự biết về đâu.

                               Ta biết rằng trong nỗi nhớ nôn nao,
                                Bạn sẽ thấy tình ta bay trong gió,
                                Bạn sẽ thấy hình ta trong ráng đỏ
                                Của mây chiều trong mỗi buổi hoàng hôn,
      
                                Sẽ chẳng bao giờ ta thấy cô đơn,
                                Khi mãi bên ta là tình yêu đồng đội.

                               Hát lên bạn, biên cương đang vẫy gọi,
                               Ta hát tặng nhau những ĐIÊP KHÚC CỦA NIỀM TIN.....

                                                                      ( Thơ lính viết ở VỊ XUYEN-Tháng 4/1986-ngày e 14 chuẩn bị trở lại Thanh thủy)

                    Kính chào các bác cựu và các anh em đồng đội./.
                                    
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Năm, 2013, 09:13:34 am gửi bởi thai60 » Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #75 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2013, 10:05:58 am »

   Vào những ngày này của 29 năm trước,trên biên giới Vị xuyên-Hà giang là những tháng ngày khốc liệt.Cuộc chiến tranh biên giới nơi này đang ngày càng muốn lan rộng,để chặn bước chân kẻ thù nhiều người lính đã ngã xuống...

  phía sau,nhiều đơn vị được điều lên tăng cường cho mảnh đất nhỏ hẹp Vị xuyên,trong đó có đơn vị của các bác thuộc sư 356,316,312,31, 314 ...vv.Ngoài ra,sư đoàn 313 cũng được bổ xung thêm nhiều đợt quân mới.Những người lính đến đây từ nhiều vùng miền,từ nhiều quân khu quân đoàn.Thị xã Hà giang,lúc bấy giờ nhiều người dân,nhiều cơ quan đã đi sơ tán.Trong thị xã,cho tới vùng ngoại vi còn toàn là bộ đội.

  Dọc đường số 2 lên Hà giang,xe chở bộ đội chở lương thực,súng đạn.Xe kéo pháo,xe tăng thiết giáp...vv Nối đuôi nhau,chạy nườm nượp lên phía trước.Cho thấy,cuộc chiến trên biên giới là vô cùng ác liệt

 Ở nơi đó,nhiêu người đồng đội chúng ta không bao giờ trở về nữa...
Logged
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #76 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2013, 10:13:03 am »

Các bác CCB Hà Tuyên xem giúp đợt tấn công, pháo kích đầu tháng 3-1985 của quân TQ nhằm "ủng hộ" quân liên minh 3 phái ở Cambodia ... có ác liệt không ạ? Theo như Tân Hoa Xã là có đến 20 đợt tấn công của quân ta vào họ.

link http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,26779.msg436930.html#msg436930
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #77 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2013, 11:33:50 am »


                              
                                     ĐIỆP KHÚC NIỀM TIN

                               Hát lên bạn ,những bài hát tình yêu,
                               Hãy đốt cháy trong tim một ngọn lửa,
                               Xua tan đi nhưng u buồn trăn trở,
                               Ôm trong lòng khát vọng và niềm tin.

                               Hãy hát lên chào đón ánh bình minh,
                               Hãy đợi chờ những đêm trăng bát ngát,
                               Dù gian khổ có làm ta xơ xác,
                               Dù đạn bom có làm ta tật nguyền,
                               Đã làm người lính giữa chốn trận tiền,
                               Hãy dành cho nhau một trái tim trọn vẹn.

                               Hôm nay ra đi mà ngày về không hẹn,
                               Nhưng cuộc đời này đâu phải quá mỏng manh;
                               Có mất đi đâu một quãng tuổi xanh,
                               Khi ta sống giữa núi rừng biên giới.
                              
                               Và nếu chết ta không cần trăng trối,
                               Bởi linh hồn ta sẽ tự biết về đâu.

                               Ta biết rằng trong nỗi nhớ nôn nao,
                                Bạn sẽ thấy tình ta bay trong gió,
                                Bạn sẽ thấy hình ta trong ráng đỏ
                                Của mây chiều trong mỗi buổi hoàng hôn,
      
                                Sẽ chẳng bao giờ ta thấy cô đơn,
                                Khi mãi bên ta là tình yêu đồng đội.

                               Hát lên bạn, biên cương đang vẫy gọi,
                               Ta hát tặng nhau những ĐIÊP KHÚC CỦA NIỀM TIN.....

                                                                      ( Thơ lính viết ở VỊ XUYEN-Tháng 4/1986-ngày e ./.
                                    
[/quote]


           Bài thơ bác Thais60 đưa lên đây viết dài và hay quá . Đó là niềm tin tỏa sáng cháy bất tận trong tim những người lính Vị Xuyên năm xưa .
Logged
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #78 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2013, 11:54:46 am »

Các bác CCB Hà Tuyên xem giúp đợt tấn công, pháo kích đầu tháng 3-1985 của quân TQ nhằm "ủng hộ" quân liên minh 3 phái ở Cambodia ... có ác liệt không ạ? Theo như Tân Hoa Xã là có đến 20 đợt tấn công của quân ta vào họ.

link http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,26779.msg436930.html#msg436930
 Kể từ những ngày đầu năm 1985,trên cả tuyến biên giới phía bắc có đường biên chung với Trung quốc.Thì mặt trận Vị xuyên vẫn là nơi mà quân đội Trung quốc tập trung tổ chức đánh lớn.Quân đội Trung quốc mở mặt trận này,chủ yếu dàn mỏng lực lượng ta ở khắp nơi.Nhằm hỗ trợ cho lực lượng Kh'me đỏ ở chiến trường Campuchia...
 Năm 1985,ngay từ đầu năm Quân Trung quốc tập trung các sư đoàn bộ binh gồm:sư 1,28, 40,41,36 thuộc quân đoàn số 1 và đại quân khu Côn minh,Nam kinh.Pháo binh gồm các sư đoàn:số 4,6,9,15 thuộc đại quân khu Côn minh,Nam kinh và bộ tư lệnh pháo binh !

 Các lực lượng này tập trung,tăng cường đánh phá ác liệt vào trận địa các đơn vị của ta ở 2 bờ sông Lô.Trong đó các đơn vị tuyến đầu gồm : F313,F356 quân khu 2.F312,F328 thuộc quân đoàn 1 và đặc khu Quảng ninh.Đã đánh trả quyết liệt,gây thương vong rất lớn cho quân Trung quốc,nhất là ở bờ tây sông Lô.Vào trung tuần tháng 3/85 một lực lượng địch nống ra theo quốc lộ 2,đã bị lực lượng của ta đánh chặn,hơn 2 trung đoàn BB thuộc sư đoàn 40 quân Trung quốc ,bị thiệt hại nặng nề.Khi chúng định mở rộng vùng chiếm đóng về phía nam Thanh thủy

 Ngoài ra,thực hiện yêu cầu của tư lệnh mặt trận và bộ tổng tham mưu.Ta đã chủ động đánh nhiều trận vào các điểm chốt do quân Trung quốc chiếm cứ,đặc biệt dùng các đơn vị đặc công phá hoại từ xa gây thiệt hại,hoang mang,kiếp sợ cho lính Trung quốc ở ngay bên đất chúng...
Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #79 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2013, 01:47:04 pm »

   Mời các bác xem bài báo đăng trên Dân trí-Nguần :http://dantri.com.vn/su-kien/lien-xo-chia-lua-voi-viet-nam-trong-chien-tranh-bien-gioi-the-nao-727635.htm

Liên Xô "chia lửa" với Việt Nam trong chiến tranh biên giới thế nào?
Ngày 16/2/1979, Đặng Tiểu Bình tuyên bố khả năng một cuộc chiến tranh tổng lực chống Liên Xô. Dọc tuyến biên giới Xô - Trung đã tập trung khoảng 1,5 triệu quân PLA, phía Liên Xô đã triển khai hơn 40 sư đoàn...

Sau khi giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước năm 1975, do những vấn đề phức tạp trong quan hệ giữa các nước trong khối XHCN, Việt Nam khẳng định đường lối chính trị độc lập, tự chủ, không phụ thuộc đã duy trì mối quan hệ chính trị bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và không can thiệp vào nội bộ của nhau với các nước trong khối XHCN.


Tháng 12/1979. Đô đốc Hạm đội Liên bang Xô Viết S.G.Gorshkov, Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô đến Hà Nội để đặt quan hệ công tác với Bộ Quốc phòng CHXHCN Việt Nam. Trong ảnh là Tư lệnh Hải quân Việt Nam, Thiếu tướng Giáp Văn Cương đón đoàn.
 

Trong bầu không khí đối ngoại chính trị căng thẳng sau chiến tranh khốc liệt, Việt Nam nhanh chóng xác định được thực chất những vấn đề phức tạp đang nảy sinh trong quan hệ quốc tế và xác định rõ Liên bang Xô Viết là người bạn chung thủy và đáng tin cậy nhất trong giai đoạn này.

Nhưng Việt Nam vẫn duy trì mối quan hệ bình đẳng về ngoại giao với hai nước lớn trong khối XHCN đến trước năm 1979. Chiến lược chi phối toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương và những âm mưu đầy tham vọng của nước láng giềng nhằm thực hiện sách lược đã nêu buộc nhà nước Việt Nam phải tiến hành những bước đi vững chắc nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, một trong những bước đi kiên quyết đó là gắn kết với Liên Xô trong một mối quan hệ đoàn kết hữu nghị trên tầm chiến lược.

Vào rạng sáng ngày 17.2.1979, quân đội nước láng giềng sau hàng loạt những hành động khiêu khích đã tiến hành cuộc chiến tranh trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam. Trước khi nổ ra cuộc chiến một thời gian, ngày 29.6.1978 Việt Nam đã gia nhập CMEA. Ngày 3.11.1978 tại Moscow, đại diện nhà nước Liên bang Xô Viết và Việt Nam đã ký kết Hiệp ước hữu nghị Xô-Việt. Ngoài các điều kiện tiêu chuẩn của hiệp ước về hợp tác thương mại và văn hóa, hiệp ước có được những vấn đề quan trọng về quốc phòng như một hiệp ước về "phòng thủ chung" có nghĩa là "tham khảo ý kiến ​​chung và hành động hiệu quả để đảm bảo an ninh quốc phòng của cả hai nước."



Cảng Cam Ranh tháng 3-1979, các thành viên tàu BPK "Vasily Chapaev" và sỹ quan chiến sỹ vùng 4 hải quân Việt Nam chụp ảnh lưu niệm.
 

Nhưng dấu hiệu của sự gia tăng của hợp tác Xô-Việt trở thành hiện thực vào mùa hè năm 1978, trong bối cảnh mâu thuẫn ngày càng tăng giữa Việt Nam với nước láng giềng. Theo các nguồn tin chính thức của Hoa Kỳ vào tháng 8.1978, Việt Nam có 4.000 cố vấn và chuyên gia Liên Xô và đến giữa năm 1979 con số đã tăng lên đến 5.000-8.000. Tháng 9.1978, Liên Xô bắt đầu thực hiện việc cung cấp vũ khí mới (máy bay, tên lửa phòng không, xe tăng và vũ khí, đạn dược, cơ sở vật chất phục vụ chiến tranh) cho Việt Nam bằng đường hàng không và đường biển.

Cũng vào thời điểm đó, quan hệ Xô – Trung trở nên vô cùng căng thẳng và có rất nhiều trở ngại lớn. Ngày 1.11.1977, cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Trung quốc, tờ Nhân dân nhật báo trong một bài xã luận đã gọi Liên Xô như một kẻ thù nguy hiểm nhất của Trung Quốc, đồng thời coi Mỹ như là một đồng minh. Ngày 26.4.1978. Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu bổ sung thêm vào điều kiện công nhận sự tồn tại các vấn đề tranh chấp khu vực trên biên giới Trung-Xô. Trung Quốc đòi quân đội Liên Xô phải hoàn toàn triệt thoái khỏi Mông Cổ, đồng thời giảm số lượng các lực lượng vũ trang trên suốt tuyến biên giới Trung-Xô.

Đáp trả lại yêu cầu ngang ngược của Bắc Kinh, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Leonid Brezhnev, vào đầu tháng 4.1978 khi đi thăm Siberia và Hạm đội Thái Bình Dương, đã tuyên bố rằng sẽ triển khai trên tuyến biên giới các hệ thống vũ khí mới, ngoài những hệ thống vũ khí trang bị hiện đại đã có sẵn trên biên giới Trung-Xô. Các loại vũ khí mới này, theo tuyên bố của Leonid Brezhnev có khả năng đảm bảo an ninh biên giới cho Liên bang Xô Viết và các nước đồng minh, chống lại mọi âm mưu xâm lược của thế lực nước ngoài.


Ngay trong tháng 5/1979, các tàu chiến Liên Xô bắt đầu đi vào hải phận Cam Ranh. Ít lâu sau, các máy bay của Hạm đội Thái Bình Dương bắt đầu hạ cánh xuống Cam Ranh. Trong ảnh là thủy thủ đoàn tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Victor III Rroject 671RTM biên chế trong Sư đoàn tàu ngầm số 38 (Liên đội tàu chiến số 17) tại Cam Ranh.
 

Thế lực nào thì Brezhnev không nêu rõ, nhưng tất cả đều đã rõ ràng. Bổ sung thêm vào lời tuyên bố của Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô, ngày 12.4.1978. Ulan Bator cũng công khai bác bỏ yêu cầu của Trung Quốc, tuyên bố rằng lực lượng quân đội Liên Xô được tăng cường và triển khai dọc biên giới Mông Cổ - Trung Quốc là theo yêu cầu của Mông Cổ nhằm đáp trả việc tăng cường lực lượng của PLA trên biên giới. Tình hình ngày càng trở lên phức tạp. Tháng 5.1979 trên biên giới Xô Trung đã xảy ra một vụ xung đột nghiêm trọng lớn tính từ năm 1969, xung đột đã lôi kéo sự tham gia của cả máy bay trực thăng chiến đấu. Ngược lại, Liên bang Xô Viết cũng tăng cường áp lực lên Trung Quốc với mục đích đạt được sự kéo dài Hiệp định Xô – Trung có giới hạn 30 năm về quan hệ Liên minh, Hợp tác hữu nghị và giúp đỡ lẫn nhau, được ký vào ngày 14.2.1950.

15.2.1979 là ngày đầu tiên sau 30 năm Hiệp ước Xô - Trung về Liên minh, hợp tác hữu nghị và giúp đỡ lẫn nhau hết hiệu lực. Trung Quốc chính thức bước ra khỏi sự ràng buộc của Hiệp định này. Ngày 16.2.1979, Đặng Tiểu Bình tuyên bố với Moscow về khả năng sẵn sàng tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực chống Liên bang Xô Viết. Dọc tuyến biên giới Xô - Trung đã tập trung khoảng 1,5 triệu quân PLA trên tổng số quân thường trực chiến đấu là 3,6 triệu người, trên tuyến biên giới quân đội Liên Xô đã triển khai hơn 40 sư đoàn.

Sáng sớm ngày 17.2.1979, các cuộc tấn công đã đồng loạt diễn ra tại 26 điểm trên toàn tuyến biên giới phía Bắc dài 1460 km của Việt Nam. Ngày 19.2 các phương tiện thông tin công bố bản "Tuyên bố của Chính phủ Liên Xô" thứ nhất. Trong có đoạn viết: “Nhân dân Việt Nam anh hùng lại một lần nữa trở thành nạn nhân của một cuộc chiến tranh xâm lược mới, nhưng quân và dân Việt Nam có đủ sức mạnh và ý chí để đánh bại kẻ thù xâm lược, hơn nữa, nhân dân Việt Nam có những người bạn thủy chung và là chỗ dựa vững chắc cho cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Liên bang Xô Viết sẽ thực hiện đầy đủ những điều khoản cam kết được ghi trong Hiệp ước hợp tác hữu nghị toàn diện và giúp đỡ lẫn nhau giữa Liên Xô và Việt Nam. Liên bang Xô Viết kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa chống nhân dân Việt Nam và lập tức rút quân khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Trước thực trạng nhân dân Việt Nam một lần nữa phải chịu đựng những tổn thất, mất mát và sự tàn khốc của chiến tranh xâm lược, Liên Xô hoàn toàn không có ý định bỏ qua những trách nhiệm đã được cam kết. Tại Việt Nam, các chuyên gia và cố vấn lập tức tham gia vào những hoạt động quân sự cùng với những người đồng chí Việt Nam. Từ phía Liên Xô, các lực lượng cố vấn và chuyên gia quân sự được tăng cường. Một cầu hàng không được thiết lập từ Liên Xô đến Việt Nam. Ngày 19.2.1979, một đội chuyên gia kỹ chiến thuật binh chủng và cố vấn quân sự của tất cả các quân binh chủng đứng đầu là đại tướng G.Obaturovym.

Đội chuyên gia và cố vấn có nhiệm vụ hỗ trợ, giúp đỡ và cố vấn cho các cán bộ Quân đội Nhân dân Việt Nam trong tình huống phức tạp của chiến trường. Nhóm chuyên gia của Trung tướng M.Vorobevy nhận nhiệm vụ cố vấn cho bộ tư lệnh lực lượng Phòng không – Không quân. Đại tướng G.Obaturovym làm cố vấn cho Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Việt Nam Lê Trọng Tấn và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đại tướng Văn Tiến Dũng đã tiến hành đồng thời nghiên cứu chi tiết tình hình. Sau chuyến đi khẩn cấp thị sát chiến trường. Bộ tổng tham mưu đã đề xuất lãnh đạo cho phép điều động một quân đoàn từ Campuchia về hướng Lạng Sơn, điều động một tiểu đoàn pháo phản lực BM-21, vũ khí vừa được đưa sang từ Liên Xô. Đồng thời tổ chức và huy động lại các đơn vị và các phân đội, biên chế lại một sư đoàn vừa rút ra khỏi vòng vây, tiến hành các hoạt động tác chiến vào sâu trong hậu phương địch.

Trong chiến thắng của quân và dân Việt Nam năm 1979, có sự đóng góp không nhỏ của các cố vấn, chuyên gia kỹ thuật quân binh chủng và một bộ phận các cán bộ chiến sĩ quân đội Liên Xô. Các phi công của phi đoàn máy bay vận tải An- 12 đã tiến hành không vận toàn bộ một quân đoàn từ Campuchia về Lạng Sơn. Hoạt động đặc biệt năng động và sáng tạo là lực lượng chuyên gia thông tin liên lạc của đoàn cố vấn (biên chế có 120 người từ năm 1978 và 68 người được đưa sang ngay khi cuộc xung đột nổ ra), một bộ phận thông tin liên lạc đi cùng với các cố vấn chiến trường, thực hiện nhiệm vụ ngay trong vùng chiến sự. Tháng 3/1979, đoàn cố vấn quân sự Liên Xô chịu một tổn thất không nhỏ, chiếc máy bay của hàng không Việt Nam An-24 khi hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng đã gặp phải sự cố, 6 phi công – huấn luyện viên và thiếu tướng không quân Malyh hy sinh.

Liên Xô đồng thời cũng tiến hành những hoạt động nhằm chấm dứt chiến tranh tại Liên Hiệp Quốc, đại diện chính thức của Liên bang Xô Viết đưa ra yêu cầu đòi xét xử kẻ xâm lược. Ngày 22.2/1979, Tùy viên quân sự Liên Xô tại Việt Nam cảnh cáo: “Liên bang Xô Viết sẽ thực hiện những điều khoản đã ký kết Trong Hiệp định hợp tác, đoàn kết hữu nghị và tương trợ lẫn nhau (trong cả lĩnh vực quân sự) đã được ký với Việt Nam. Nhưng thời điểm đó, xung đột vẫn có thể giới hạn được, Liên Xô cũng không muốn có một cuộc chiến tranh lớn.

Phía phát động chiến tranh xâm lược cũng được cảnh báo trước một điều đã rõ ràng, nếu quân đội của họ không rút khỏi Việt Nam, họ sẽ phải chiến đấu trên hai mặt trận. Tờ thời báo “Times” vào tháng 3.1979 đã viết: “Cho đến khi quân đội Việt Nam vẫn giữ vững mặt trận, Liên Xô tiến hành cuộc chiến tranh trên mặt trận tuyên truyền. Nguy hiểm nằm ở chỗ, nếu nước láng giềng tiếp tục chiến tranh, tấn công Hà Nội và Hải Phòng, hoặc duy trì quân đội của mình trên vùng đất chiếm được. Liên Xô, để thể hiện sự kiên quyết và sức mạnh trước toàn thế giới, giữ lời cam kết với đồng minh, sẽ tham gia giải quyết xung đột.

Trong trường hợp này, những hành động quân sự nào Liên Xô sẽ thực hiện trong thời điểm ban đầu? Các chuyên gia quân sự cho rằng, có quá nhiều sự lựa chọn hiệu quả. Liên Xô có thể tiếp tục tăng cường và tăng cường hơn nữa viện trợ quân sự cho Việt Nam, tăng cường hơn nữa cố vấn và các chuyên gia quân sự hoặc trực tiếp tiến hành các hành động vũ trang. Viễn cảnh đáng lo ngại nhất là những hành động quân sự mà Liên Xô có thể triển khai trên chiều dài 4.500 km đường biên giới Xô - Trung, nơi có 44 sư đoàn sẵn sàng chiến đấu đang đóng quân. Quân đội Liên Xô có thể xuất hiện trên vùng đồng bằng tuyết phủ của Tân Cương, có khả năng tấn công vào Mãn Châu - trung tâm công nghiệp nặng của Trung Quốc. Như một mục tiêu xa hơn cho "ngày tận thế" theo cách gọi của các chuyên gia là mục tiêu các cơ sở hạt nhân của Trung Quốc ở vùng hồ muối Lop Nor (mục tiêu này dường như thích hợp hơn cả trong sự đánh giá của quân đội Liên Xô)" .

Bản tuyên bố của Liên bang Xô Viết lập tức gắn liền cùng với hành động biểu dương sức mạnh. Các đơn vị tên lửa chiến thuật, các sư đoàn đang đóng quân dọc biên giới Xô – Trung đều được chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu số 1. Tập đoàn quân có trong biên chế 250.000 quân nhân với sự yểm trợ của không quân chiến thuật bắt đầu tập trung triển khai lực lượng dọc các tuyến biên giới. Những ý đồ tác chiến thật sự nghiêm túc được ông Eugene, lúc đó là đại đội trưởng đại đội 8 Trung đoàn lính thủy đánh bộ số 390 miêu tả lại: Vào tháng 2-3.1979, đã triển khai và biên chế trung đoàn 390 Lính thủy đánh bộ thuộc biên chế sư đoàn 55 Lính thủy đánh bộ trong trạng thái có chiến tranh, gắn liền với sự kiện tấn công Việt Nam.

Sư đoàn đã thực hiện nhiệm vụ diễn tập chiến thuật trên biên giới với Trung Quốc trong đó có nội dung đổ bộ đường biển, tiến hành các cuộc diễn tập cấp tiểu đoàn có sử dụng đạn thật. Đối với Trung Quốc, điều đó hoàn toàn không bất ngờ, thực tế, người Trung Quốc không hề muốn thử nghiệm tính nghiêm túc của sự việc đang diễn ra và những ý đồ tác chiến của quân đội Liên Xô. Tránh đối đầu, Trung Quốc đã tự cho rằng, mục đích cuộc chiến tranh đã đạt được. Ngày 5.3.1979, Bắc Kinh tuyên bố rút quân hoàn toàn.

Rất nhiều ý kiến, khi đánh giá cuộc chiến tranh biên giới đã khẳng định, PLA trong lĩnh vực tác chiến trên thực tế chiến trường đã phơi bày những điểm yếu của mình, đồng thời cũng nói nhiều về chiến thắng của Trung Quốc trên mặt trận ngoại giao đối với Liên Xô. Không ít ý kiến chỉ trích dường như Liên Xô đã không giúp đỡ được đồng minh của mình, CCCP trên thực tế chỉ là “chú gấu trắng bằng giấy”, những suy diễn này chủ yếu dựa trên cơ sở thực tế, tại sao Liên Xô không tấn công vào biên giới của Trung Quốc, nhưng rõ ràng những suy luận đó thuần túy mang tính cực đoan.

Trên thực tế, một phần nhờ lập trường kiên quyết và cứng rắn của Liên Xô cùng với ý chí kiên cường, lòng dũng cảm và năng lực chiến đấu mạnh mẽ của quân đội và nhân dân Việt Nam đã chặn đứng âm mưu tiến hành cuộc xung đột biên giới kéo dài, buộc kẻ địch phải rút quân mà không đạt được những mục đích đề ra. Quân đội Việt Nam tiếp tục thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả, tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng một đất nước Campuchia dân chủ. Mục đích xóa bỏ những vùng đất thuộc Liên bang Xô Viết trên tuyến biên giới Trung – Xô và khẳng định vị thế của Trung Quốc ở châu Á không thành công. Ngoài ra, Việt Nam đã triển khai hàng loạt những hoạt động ngoại giao trên trường thế giới nhằm phá thế bao vây cô lập và đã giành được sự ủng hộ nhất định. Liên bang Xô Viết, từ cuộc phiên lưu chiến tranh biên giới của Trung Quốc đã mở rộng sự hiển diện quân sự của mình trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, xây dựng các căn cứ quân sự và tăng cường viện trợ cho các đồng minh của mình.

(Còn tiếp)

Kỳ sau: Hải quân Liên Xô và gọng kìm Biển Đông

Theo Trịnh Thái Bằng



Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM