Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Năm, 2024, 12:23:50 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà Giang - Phần 9  (Đọc 210922 lần)
0 Thành viên và 4 Khách đang xem chủ đề.
nguyenquuangtri
Thành viên
*
Bài viết: 467


« Trả lời #370 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2013, 01:33:09 pm »

Thời gian em nằm điều trị vết thương ở bệnh viện 93 QK2, thì đơn vị rút về phòng ngự ở đồi tròn và các cao điểm khác. Một tháng sau thì rút về gần thị xã Hà giang,thời gian đó đơn vị về đón thương binh bị thương nhẹ ở bệnh viện chuyển lên cách thị xã Hà giang 2km, em nhớ hình như là phường Quang trung thì phải. Lấy một ngôi trường mẩu giáo bỏ trống (nge nói sợ đạn pháo Trung quốc bắn nên di dời về phía dưới) làm nơi điều trị và an dưỡng cho thương binh, em củng nằm trong số đó, chuyện khó tin khi nge đơn vị rút ra em và thằng bạn ra đường nhựa đón xe lên thăm đơn vị. Thấy từ xa có chiếc U oát chạy đến xe thì bùn đất kính trước bị rạn nứt tụi em vẩy tay xe dừng lại , nge bọn em nói lên thăm đơn vị rút ra ,trong xe chỉ có 2 người một lái xe và một ông dáng to béo đều mặc quân phục nhưng không có quân hàm. Hai đứa tụi em cũng biết vẫy nhầm xe rồi nhưng cũng đả lở, hơn nữa tụi em chân tay đang quấn bông băng nên ông ấy bảo lên xe đi, vì đi chỉ một đoạn nên không nói chuyện gì, đến nơi đơn vị em đang nồi niêu xong chảo gồng gánh ra tụi em xin xuống xe, chả hiểu thế nào xe lại dừng đúng ngay vị trí của C trưởng.  Vừa bước xuống xe thấy ông ấy rập chân đứng nghiêm giơ tay chào ông trên xe và báo cáo tư lệnh mặt trận đơn vị c, d, e, vừa mới rút ra, hai đứa em tái mặt lủi nhanh vào đội hình đơn vị . Hóa ra gặp ông Hoàng Đan mà tụi em không biết, vậy đấy chuyện thật mà như bịa ,  
Logged
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #371 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2013, 03:43:39 pm »

Không biêt có phải tụi em đi lệch đường khác hay sao mà thời bọn em lên thì hầu như không còn con hào nào nữa. Vết tích chắc chỉ có 1 đoạn ngắn trên đoạn đường mà mọi người vẫn gọi là đường tăng phía trên đoạn ống nước khi vừa từ cánh đồng Hang Giơi đi lên. Nhưng đoạn hào còn đó rất nông. Còn suốt dọc đường từ trên kia (812) xuống không còn thấy vết tích nào nữa.
Do lười biếng, đi trời tối đeo đạn rất khổ (đi đêm không nhìn rõ đường, đạn hay lựu đạn cứng, ngã như bị gậy phanh từ phía sau; quần cộc nên cành cây cào, ngã khi chạy pháo) nên rất nhiều hôm chúng em đi vào ban ngày, có hôm bị tác chiến E chặn ở ngã 3 rẽ vào 673, giam hết vào khu hầm ở đấy rồi gọi điện về D cấm không cho đi lúc trời còn sáng nữa. Cho nên cả chặng đường từ Làng Ping lên qua Cóc Nghè hay vượt thẳng qua bãi tranh (vượt thẳng từ Làng Ping lên 812 ở sườn có 1 bãi cỏ tranh rất rộng) tụi em rất thuộc!

          Bác phaphai thắc mắc như thế cũng phải,bởi tuyến đường đó vốn luôn được gọi là tuyến đường hào,nhưng rất nhiều người lính đã từng đi qua đó thì lại chẳng thấy hào đâu.Trả lời câu hỏi của bác,theo hồi ức của mình,em xin khẳng định là các bác không hề đi lệch đường,bởi các bác không thể đi lệch được.
  Khi công binh đào tuyến hào,họ đã có xu hướng đào theo một lộ tuyến tối ưu nhất,nghĩa là tận dụng các chỗ trũng,thấp,được che khuất nhiều nhất...vừa dễ đào,vừa an toàn,hạn chế sạt lở.Trong quá trình sử dụng,vùa do thời tiết mưa gió,địch bắn phá nhiều,vừa do lính mình dùng như phá,cứ chỉ một thời gian ngắn sau khi sửa chữa là lại hỏng.Trong suốt thời gian từ đầu tháng 5/1985 đến khoảng tháng 2/1987(ngày em có chuyến vận tải cuối cùng qua đó),đã có nhiều lần tuyến hào này được sửa chữa triệt để.Đấy là dịp các F thay quân;khi chuẩn bị cho một chiến dịch ;khi một đơn vị công binh phía sau lên hoàn thành kế hoạch;hoặc đơn giản-khi có một "cụ " nào đó cấp cao ra lệnh.
   Vào mỗi dịp đó,chỉ sau 1-2 đêm,tuyến hào lại được chỉnh trang,tút tát,mông má nuột nà,bờ bậc vuông vức ngay ngắn.Nhưng cũng chỉ được vài hôm như vậy.Bởi,như em đã kể trong bài viết nào đó,bọn Tàu rất không thích những tuyến hào mới được sửa chữa này,vì thường sau đó một thời gian ngắn là chúng lại bị ăn đòn đau.Từ những điểm cao bên phía đối diện,chúng thường xuyên quan sát sang ,mỗi khi thấy gì bất thường là lại bắn suốt dọc tuyến.Nhất là khi đêm về,hoặc khi trời mù,chẳng nhìn thấy gì,thần hồn nát thần tính,chúng càngbắn như phát rồ,chẳng hề tiếc đạn.Có một dịp,chẳng biết theo lệnh bác nào,tuyến hào này,cả những tuyến nằm dưới cánh đồng Thanh thủy nối vào các hang Nàng Lò,hang Dơi,lại được quan tâm sâu sát,chu đáo tới mức tất cả cỏ tranh mọc hai bên mép đều được xén tỉa gọn gàng,sạch sẽ.Thế là con hào mới được tút tát kỹ lưỡng ,mông má nuột nà...tự nhiên lại nằm tênh hếnh,hồng hào trước con mắt bàn dân thiên hạ.Báo hại cho lính mình khi phải lại qua.Lính đơn vị em và nhiều đơn vị khác rất hay bị thương vong hoặc ít nhất cũng phải chạy pháo khốn khổ trong những dịp này.Và rồi sau đó... hào lại đi đường...nào...
  Bác phaphai và đơn vị của bác hẳn đã ăn chay trường triệt để hay đã quá ở hiền gặp lành nên mới không phải thưởng thức ,gần gũi con hào đương lúc hồi xuân đó.Nếu không thì hẳn bác cũng phải thốt lên câu cảm thán :"rằng hay ,thì thật là hay...".
  Kể chuyện này,trước là để chúng ta luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác với những món "hàng họ" đã bị nâng cấp,phấn son;sau là để bác phaphai và các đồng đội thân mến của bác xóa đi cái thắc mắc đầy cảm giác thiệt thòi , ấm ức ngày xưa...
  Trên hành trình máu lửa ra chiến trường ngày ấy,rất khó để chúng ta đi lệch đường ,khi ta có  dấu chân của những người lính đi trước dẫn lối,chỉ đường,có phải không các bác.../
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Sáu, 2013, 06:12:08 pm gửi bởi thai60 » Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #372 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2013, 04:28:43 pm »

Đấy là Km10 đường đồng văn bác quangtri ạ, ở đó có dãy nhà lợp tranh gồm 3 phòng học và một gian nhà cho giáo viên. Đây là 1 phần trường tiểu học của xã Thuận hòa để cho các cháu quanh mấy thôn đó học ghép. Lúc đó các cháu không học ở đấy nữa, chỉ còn vợ chồng bác Soạn người Thanh hóa giáo viên trụ lại để trông trường thôi. Nơi này là điểm dừng quân của các đơn vị khi rút từ 1030 ra để nghỉ và chờ xe của TCHC đưa các bác về đơn vị.Khu vực này có bãi đất rộng, bên phải là vách núi đá, bên trái là con sông Miện thơ mộng, tiện cho sinh hoạt, bí mật. Các e141, 226, đặc khu Quảng ninh, e gì nữa của bác Nuôi et và đơn vị tôi đều đã ở nơi này để trước khi xuôi với các bác, ngược đối với tôi.Từ vị trí này xuôi xuống HG là phường Quang Trung, bác có trí nhớ tốt đấy, thế mà bác cứ chả vờ " Nghễnh ngãng"
Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #373 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2013, 04:47:30 pm »

Bác nào biết copi thì cóp hộ cái bản đồ địa hình khu vực 1030 ở Hà giang phần 8 trang 2 mà bác Quangcan đã post sang trang này để bác mig-58 và bác quangtri, cùng các bác đã ở khu vực này chiêm ngưỡng, nhớ lại. Cái này tôi Mít lắm
e983( tên gọi trên mặt trận) Đặc khu Quảng ninh của f 328 do bác Lê Mã Lương làm et phòng ngự hướng này thay e226, e 141, có 1d phòng ngự ở Pa hán, 1d phòng ngự ở đồi tròn, 840, 1d ở khu vực 1069, 973, khuổi mạn. E này có 2 nơi phòng ngự trực tiếp tiếp xúc với địch là Pha hán và đồi tròn.Chắc em bác mig-58 ở hướng 1030 rồi. Ở f tôi và f 314 có rất nhiều người ở khu vực này lâu năm, thông thạo địa hình, nhưng cũng chỉ mỗi tội không dùng được máy VT nên không vào nói chuyện được.Tôi dộng viên họ, thì họ viện đủ lí do, trong đó lí do về kinh tế và không biết dùng là cơ bản. Cũng phải thông cảm với họ thôi, vì lớp trải qua cuộc chiến từ 84 -89 bây giờ cũng có tuổi rồi ( không phải là già) nên ngại.



Mình phục vụ bác  mic-58 và bác pb47 đây  Grin Bên phía Minh tân-E266,bác pb giải thích hộ  bác mic nhé!
Logged
mai-anh
Thành viên
*
Bài viết: 405


« Trả lời #374 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2013, 05:39:43 pm »

Em chào bác thai 60 !

Dấu chân người lính luôn in đậm theo chiều dài đất nước."đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu".đọc những dòng bác viết,em lại nhớ cảnh khi vượt qua 673 chuẩn bị vào hang dơi buổi tối.suối thanh thuỷ  luôn chảy reo vui. một vài ánh lửa từ hang dơi hắt xuống,đâu đó bập bùng tiếng gi ta.bỗng ta có cảm giác thanh bình đến lạ thường.có lẽ chính vì những cảm giác đan xen đó trong không gian ác liệt tại vị xuyên.đôi chân người lính hình như có  chút cứng rắn hơn thì phải?.nhưng em đã nhầm.đó chỉ là cảm giác của riêng em thôi.còn của bác,"nó được cắt tỉa gọn gàng,tô son điểm phấn,nằm tênh hênh như mời gọi".qt nó chán mình cũng đúng thôi.đánh nhau gian khổ, mạng người sống chết mong manh là vậy.thế mà người lính già vị xuyên trong đầu luôn lấp lánh đầy ắp những hình ảnh bản năng đến không thể bản năng hơn.viết đến đây,em lờ mờ hiểu ra,vụ kỉ luật bác vì văn công tại nà cáy hồi xưa liệu có oan không nhỉ?.
Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #375 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2013, 06:30:25 pm »

Em chào bác thai 60 !

Dấu chân người lính ....
viết đến đây,em lờ mờ hiểu ra,vụ ..........bác vì văn công tại nà cáy hồi xưa liệu có oan không nhỉ?.

Có phải với...,do .... cô văn công này không ?
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,27015.230.html
Vâng,nếu cô ấy lúc đó mới 16 trăng tròn,quả là có...đi....tới giờ thì vẫn vui các bác nhảy.?
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
phaphai
Thành viên
*
Bài viết: 330


« Trả lời #376 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2013, 06:38:41 pm »

Bác phaphai và đơn vị của bác hẳn đã ăn chay trường triệt để hay đã quá ở hiền gặp lành nên mới không phải thưởng thức ,gần gũi con hào đương lúc hồi xuân đó.Nếu không thì hẳn bác cũng phải thốt lên câu cảm thán :"rằng hay ,thì thật là hay...".
  Kể chuyện này,trước là để chúng ta luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác với những món "hàng họ" đã bị nâng cấp,phấn son;sau là để bác phaphai và các đồng đội thân mến của bác xóa đi cái thắc mắc đầy cảm giác thiệt thòi , ấm ức ngày xưa...
  Trên hành trình máu lửa ra chiến trường ngày ấy,rất khó để chúng ta đi lệch đường ,khi ta có  dấu chân của những người lính đi trước dẫn lối,chỉ đường,có phải không các bác.../

Lính đào hào thì thỉnh thoảng tụi em có gặp, nhưng chủ yếu gặp họ ở chỗ đường mặt gương (đoạn đường thẳng bên cạnh mấy hầm bắn thẳng), đoạn đó họ còn làm rất nhiều hầm ếch. Khi em nằm ở 673 (chỉ 1 tuần) vẫn còn mấy khẩu 76ly2 em có mò ra nói chuyện với mấy bác pháo binh của 313. Sau đó khi thay pháo 85 tụi em vẫn đi qua đó. Không biết bác Pb47vp có nhớ chuyện mấy cái hầm pháo làm xong bị sụp không?
Nhưng cũng thể tụi em chẳng bao giờ để ý cái hào ấy nữa vì đi bên trên bao giờ cũng dễ hơn, đeo ba lô to và nặng, lại còn dốc nữa!
Logged
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #377 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2013, 07:25:50 pm »

Bác pb47vp cho em hỏi tý về pháo binh nhé. Chả là ngày em mới vào mạng thấy có các bạn nói về huyền thoại pháo TQ bắn toác nòng pháo ta em không dám phản bác nhưng em cứ thắc mắc là pháo TQ hồi đó chỉ bắn nhiều thôi chứ đâu có ghê gớm lắm. Năm 2008 em lên HG khi về Việt Lâm có vào quán của anh Công là sỹ quan tác chiến của sư 356 lấy vợ và bán quán ở đó. Em lại được nghe về vụ đó và thêm nhiều huyền thoại khác nữa về chiến dịch MB84. Sau này em gặp cụ Cam là TMT sư đoàn em thì em có nói với cụ Cam về những chuyện sỹ quan sư 356 nói về chiến tranh trên đó kinh quá. Cụ Cam có nói với em là đúng là có việc pháo TQ bắn trúng nòng pháo của ta nhưng nó cũng có lý do. Đó là do chỉ thị của cụ Cam cho pháo 85 của ta trên Cốc Nghè bắn xong cứ để nguyên pháo như thế cho nó bắn trả, mãi rồi cũng có phát bắn trúng và cụ cũng để nguyên như vậy để khi tướng Nguyễn Hữu An lên thị sát thì chỉ cho cụ An nhìn thấy và nêu những khó khăn gian khổ khi phải đối đầu với TQ thời đó, nó khác xa năm 1979. Rồi chuyện sư 356 được tăng cường 2 giàn BM21 nhưng chưa lên bắn phát nào thì bị một xe lật xuống ao khiến đại đội trưởng bị kỷ luật phải về quê nữa.Những chuyện này xẩy ra khi đó em đã ra quân nên cũng chỉ là nghe nói thôi chứ em không chứng kiến nên em hỏi bác cũng bên pháo binh chắc nếu có thì bác cũng phải biết.
Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #378 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2013, 07:33:10 pm »

              Chào các bác và anh em.Chào bạn maianh.

   Thai60 em thật là vui khi những cảm xúc của mình đã được đồng đội cảm nhận,chia sẻ.Đây chính là nguồn cảm hứng vô tận để em có thêm nhiều nhiệt huyết tiếp tục nỗ lực góp phần cống hiến cho HAGIANG của chúng ta.
   Vâng,thưa các bác và anh em,ngay từ lúc khoác lên mình bộ quân phục,mỗi người lính chúng ta đã sẵn sàng và đã bước trên những con đường ra mặt trận.Dù làm nhiệm vụ gì,ở nơi đâu,trái tim chúng ta cũng mang đầy nhiệt huyết tuổi trẻ ,sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ hy sinh để cống hiến cho Tổ quốc.
   Dẫu đường ra trận không phải lúc nào cũng đẹp,và nỗi gian khổ,hiểm nguy luôn thử thách từng ngày,nhưng trong trái tim,tâm hồn người lính vẫn bừng lên,vẫn ấp ủ ngọn lửa nhiệt huyết.Đó là khát vọng yêu thương,khát vọng cống hiến,khát vọng chiến thắng-khát vọng sống.
   Dẫu nơi làm nhiệm vụ là ở đâu,trên đường ra trận hay nơi chiến địa,dẫu nơi đó là khổ ải gian nan hay là khốc liệt đầu rơi máu chảy,khát vọng sống luôn cháy bỏng trong người lính,sưởi ấm trái tim họ,thấm đẫm tâm hồn họ bằng chất thơ hào hùng và bi tráng của đời sống,giúp cho họ luôn vững vàng,sẵn sàng chiến đấu để chiến thắng dù có phải ngã xuống nơi chiến hào.
   Những tiếng đàn,tiếng hát,vần thơ ,kể cả những quãng lặng trĩu lòng ...của những người lính ở một nơi,trong một thời trận mạc đâu đó sẽ vẫn còn vang mãi trong trái tim, tâm hồn mỗi chúng ta trong suốt cuộc đời,gợi nhớ về một thời trai trẻ đã xa,về những đồng đội trai trẻ đã khuất...
   Hy vọng rằng chất thơ ấy cũng đẫm đầy trong trái tim tâm hồn những người lính hôm nay.../
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Sáu, 2013, 07:38:42 pm gửi bởi thai60 » Logged
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #379 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2013, 08:24:50 pm »

Dấu chân người lính ....
viết đến đây,em lờ mờ hiểu ra,vụ ..........bác vì văn công tại nà cáy hồi xưa liệu có oan không nhỉ?.
[/quote]

Có phải với...,do .... cô văn công này không ?
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,27015.230.html
Vâng,nếu cô ấy lúc đó mới 16 trăng tròn,quả là có...đi....tới giờ thì vẫn vui các bác nhảy.?
[/quote]

                     Hallo bác khanhhuyen.
    Bác vẫn cứ chứng nào tật nấy,cứ dịp cuối tuần là lại bỏ trận địa,lang thang ra "quán nước ngoài cổng doanh trại",hay lại có ý định léng phéng sang "văn công".Già rồi vừa phải thôi không con cháu nó lại bảo là đổ đốn đấy bác ạ.
  Về vụ cái cô văn công ở Nà cáy năm xưa,em thề với các bác ,nếu lúc đó mà là cái cô THU HÀ trẻ trung xinh đẹp mà bác vừa chỉ thì chắc chắn em đã chẳng ngại ngần gì mà đã xiết cò.Và chắc gì đã còn xác để hôm nay được ngồi hầu chuyện các bác đây.Chuyện này có lúc em sẽ kể,nhưng nó không mang màu sắc ấy... ấy... đâu mà các bác tưởng bở.Vụ ấy nói ngắn gọn em bị kỷ luật là vì "láo",và được tạm tha vì là "lính",sau này được "quên "vì nhiều bác cán bộ thấy mình cũng "sẵn sàng " làm thế...Đấy là một vụ kỷ luật không oan nhưng mà... ức
  Ngày đó em cũng như các bác, súng khỏe đạn đầy,nhưng chưa bao giờ được bắn...Thế mới thấy thời trai trẻ anh em mình hy sinh cũng nhiều các bác nhỉ./
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Sáu, 2013, 10:51:29 pm gửi bởi thai60 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM