Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Năm, 2024, 07:16:55 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà Giang - Phần 9  (Đọc 210935 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #120 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2013, 02:11:05 pm »

Vâng ! em xin lỗi bác china vì em không đọc kỹ câu nói của bác mà vội hiểu ...dở hơi quá !  Grin
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #121 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2013, 02:59:50 pm »

   Thực ra trên đất nước Việt nam này,thời chiến bóng anh hùng thì có nhiều chứ các bác.Mỗi người lính lên đường, là để lại sau mình một,hai bóng AH.Nhưng phải nói rằng ngày còn chiến tranh,ở hậu phương, phía sau người lính  rất là nghiêm.Nhà nào có người đi bộ đội,mà B quay hay biên giới quay là khổ,rất khổ.Chính quyền,các đoàn thể,huyện đội hành cho lên bờ xuống ruộng.Vì vậy,để khỏi ê mặt vì mang tiếng là gia đình có người bỏ ngũ,nên các "Bóng AH" đành phải...-Như bác BY nói -là phải "Via" con mình trở lại đơn vị.Nhưng ngày đó,bộ đội có"Giá" lắm dân yêu,dân quý.Gia đình cũng rất tự hào,còn nay nếu chiến tranh xảy ra không biết lớp già có làm bóng AH để"Via" lớp trẻ lên tuyến đầu nữa không đây ?  Grin .Hay lại...tôi con một  Grin
Logged
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #122 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2013, 03:51:37 pm »

Cụ via là tiếng lóng như cụ khốt, ông bô...   Wink
Logged
china
Thành viên
*
Bài viết: 517


« Trả lời #123 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2013, 04:22:30 pm »

  Thực ra trên đất nước Việt nam này,thời chiến bóng anh hùng thì có nhiều chứ các bác.Mỗi người lính lên đường, là để lại sau mình một,hai bóng AH.Nhưng phải nói rằng ngày còn chiến tranh,ở hậu phương, phía sau người lính  rất là nghiêm.Nhà nào có người đi bộ đội,mà B quay hay biên giới quay là khổ,rất khổ.Chính quyền,các đoàn thể,huyện đội hành cho lên bờ xuống ruộng.Vì vậy,để khỏi ê mặt vì mang tiếng là gia đình có người bỏ ngũ,nên các "Bóng AH" đành phải...-Như bác BY nói -là phải "Via" con mình trở lại đơn vị.Nhưng ngày đó,bộ đội có"Giá" lắm dân yêu,dân quý.Gia đình cũng rất tự hào,còn nay nếu chiến tranh xảy ra không biết lớp già có làm bóng AH để"Via" lớp trẻ lên tuyến đầu nữa không đây ?  Grin .Hay lại...tôi con một  Grin
Nói câu này không biết có động chạm gì ai không Cheesy, mấy ông bạn già em quen làm công chức, có điều kiện là cho con đi học nước ngoài và mang quốc tịch nước ngoài tất. Mỗi khi nhậu say em hay trêu: "các anh không yêu nước" Grin, mấy ổng gầm gừ và bảo " mày con nít biết gì, hồi xưa tao đánh nhau với Pốt với Tàu là để bảo vệ chúng, bây giờ cũng thế" Wink
Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #124 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2013, 07:44:22 pm »

Theo tôi hiểu thì bác china viết nhận xét quá ngắn gọn, nên hơi đa nghĩa thôi, chứ thật sự bác ấy không có ý nghi ngờ gì câu chuyện kể trên đâu, Linh quany ạ!

Cuộc chiến tranh BVTQ (cả biên giới Tây-Nam lẫn phía Bắc) đều có đặc điểm chung là đất nước vừa có chiến tranh vừa có hòa bình. Người lính luôn phải giằng co tư tưởng: Ở lại cùng đơn vị hay bỏ về phía sau. Chốt tiền duyên cực khổ, ngày nào cũng có đồng đội thương, tử. Nhưng chỉ lùi lại phía sau vài cây số, dân chúng vẫn họp chợ bình thường. Buổi tối đèn điện sáng choang, quán giải khát vẫn dập dìu khách trong tiếng nhạc.

Tôi nhớ nhà thơ Phạm sĩ Sáu viết:
Khi ở Sài Gòn bọn đỏ đen bày trò ăn thua đủ/Thì tụi mình nhịn khát… hành quân

Chúng ta là những người trong cuộc, nên càng hiểu thực tế tâm trạng người lính thời đó. Nên tôi đồng ý với Linh quany rằng: Trong các cuộc chiến thật sự thì " bóng anh hùng " sẽ có rất nhiều chứ không phải một trường hợp. Bởi vậy sẽ có số đông đồng ý rằng, câu chuyện liệt sĩ Thắng hy sinh ở Quản Bạ kể trên là 1 trong nhiều trường hợp tương tự, khi đất nước ta trải qua những năm tháng máu lửa ấy.

Lính thời bình trên danh nghĩa như anh em mình,nhưng thực chất là vẫn phải cầm súng chiến đấu bảo vệ tổ quốc.Theo KH nghĩ nó khác lớp lính đàn anh và lớp cha ông mình,bởi từ lớp đàn anh trở về trước ở đất nước chúng ta,hầu như nhiệm vụ,nghĩa vụ của mỗi người là cầm súng chiến đấu để giải phóng,thống nhất đất nước.Những người còn lại ở hậu phương thì làm tất cả mọi việc để góp sức mình vào công cuộc giải phóng,thống nhất đất nước.Tình yêu con người,tình yêu đôi lứa,nỗi nhớ quê hương đều được dấu kín trong tiềm thức của mỗi con người,thay vào đó là tình yêu đất nước và khát vọng thống nhất.

Nó khác nhiều,nhiều lắm với thế hệ thanh niên cầm súng làm lính thời sau 1975.Đúng như bác tuanb5 đã chỉ ra,hay trong câu thơ của nhà thơ cầm súng Phạm Sĩ Sáu đã viết.Phía trước chúng ta là sự hy sinh khốc liệt,một mất một còn.Nhưng chỉ phía sau chúng ta vài cây số là chốn ăn chơi,hưởng thụ,hay sự vun vén riêng tư của nhiều người,nhiều ra đình.Những nấm mộ mới của những người lính vừa mới chết trận,mọc lên giữa khu dân cư cũng rất đỗi bình thường,không được vinh danh một cách trang trọng.Tất cả những điều này vào thời điểm trước năm 1975 là không thể có,đấy cũng là một phần của nhiều nguyên nhân tác động đến người cầm súng ở phía trước.
Tôi còn nhớ rằng,có 01 người lính vì vợ mới cưới nên dao động dữ lắm.Không thể nào khắc phục tinh thần của cậu ấy được,tôi bàn với một số anh em trong khẩu đội đại liên để cho cậu ấy về.Tôi nghĩ còn nhiều người nữa giao động,nhưng vì nhiều lý do mà họ không dám bỏ ngũ.Số còn lại này tôi nói: tao cũng như chúng mày,vì chưa hoàn thành nghĩa vụ nên vẫn phải ở chỗ này,anh em cùng sống chết có nhau để hoàn thành nhiệm vụ.Và sau đó tôi bảo: tao sẽ khắc tên anh em mình trên lá chắn của khẩu đại liên này,thay cho lời thề sống chết cùng có nhau.
Có một người nữa,trước khi đơn vị vào chiến đấu cậu ấy đã bỏ về,khi đơn vị chiếm lĩnh trận địa nơi đối đầu trực tiếp với quân thù,được vài tuần thì cậu ấy lại mò lên.Chẳng ai hiểu nổi tình cảm của cậu ấy,người chỉ huy cho là nao núng trong chốc lát không làm chủ được bản thân,lính tráng người cho là chẳng thể hiểu nổi đã về rồi còn lên đây làm gì? số còn lại chẳng ai biểu lộ tình cảm.Không hiểu có ai,nghĩ rằng chúng ta đón thêm một người bạn nơi chiến hào,sức mạnh,niềm tin sẽ được tăng lên hay không?Chắc là không,chẳng ai nghĩ thế cả,đó là một điều gần như đã được khẳng định.
Cậu ấy chỉ vì nhớ người yêu,và biết mình ra đi sẽ không có ngày trở về,bằng chứng là mỗi km bên đường vào thị xã Hà Giang là một nghĩa trang của từng đơn vị đã và đang tham chiến ở đây.Và chỉ để mong ước của mình được toại nguyện là,một lần cuối được ôm người mình yêu vào lòng,được chia sẻ cảm xúc với người mình thương.Cậu ấy trở về bằng cách đó,nếu cậu ta có trình bày nguyện vọng cho được chính danh,vào thời điểm đó cũng chẳng ai tin và cũng chẳng ai dám tin câu ấy sẽ trở lại nếu cho cậu ấy về vài ngày,và cũng chẳng ai dám làm cái chuyện động trời ấy vào cái thời buổi,hoàn cảnh như thế.
Trở lại Hà Giang,bị bắt về trại thu dung.Cậu ấy xin về đúng đơn vị,dù rằng rất khó bởi lúc ấy đơn vị đang ở vị trí đối mặt quân thù.Đường đi không xa lắm,chỉ trên 20 km,nhưng sự phân tuyến của chiến trường là một chắc trở lớn.Mỗi một khu vực là một sự đảm nhiệm đặc biệt của từng đơn vị,chẳng ai có thể dẫn cậu ấy lên,ngoài tờ giấy viết giới thiệu,rồi viết tay của từng tuyến.Nó như một giấy phép cấp cho cậu ấy đi tiếp,trở về đơn vị cậu ấy lặng lẽ đến lỳ lợm.Nhưng đó chỉ là sự ẩn chứa một tình cảm không chọn vẹn của người lính phải chiến đấu hi sinh giữa thời bình,một sự đánh đổi giữa sự hi sinh và cuộc sống bình yên.
Với KH đó là một hành động rất anh hùng của người lính,người bạn đã từng cùng cầm súng bảo vệ tổ quốc.Và nó khác xa,rất xa với lớp đàn anh của chúng ta.
 
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Năm, 2013, 08:22:26 pm gửi bởi khanhhuyen » Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
Kebaothu
Thành viên
*
Bài viết: 91


« Trả lời #125 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2013, 08:39:19 pm »

Các anh các chú các bác viết như vậy làm cho thế hệ 8x sau này và các em 9x chắc cũng rất hoang mang.

Nếu quả tình có sự đối đãi lạ lùng như vậy, thì làm sao thế hệ con em sau này an tâm đi chiến đấu được nữa ạ.

Nếu thật sự chuyện xảy ra như thế thì chúng cháu đều phải xét lại sự lãnh đạo hai cuộc chiến đó một cuộc chiến. Chuyện gì đã xảy ra? Do sai lầm chăng? do những tư tưởng cố hữu một đấm nát cả Đông Nam Á hay sao mà chúng cháu thấy những bia tưởng niệm, một liệt sĩ, những bài học, những chiến công không được nhắc tới hay rất rất ít xuất hiện hay chỉ rất mơ hồ dường như có nói cũng như không.

Nếu không phải là do sai lầm như vậy, thì tinh thần đối đãi với bộ đội từ cấp cao xuống nếu thanh niên sau này được biết, họ sẽ không còn tâm huyết nhiều nữa, niềm tin chắc chắn không được như các bác, các chú, các anh đâu. 

Logged
nguyenquuangtri
Thành viên
*
Bài viết: 467


« Trả lời #126 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2013, 09:41:11 pm »

Kebaothu. Cháu nói có phần đúng,thời điểm các chú mang cả tuổi thanh xuân đi chiến đấu vì tổ quốc, sau lưng là hòa bình chỉ cách 17 cây số thôi các dân tộc vẫn buôn bán làm ăn bình thường,nói như vậy cháu cũng biết rồi ,trách nhiệm và nghĩa vụ của người lính phải bảo vệ biên giới nơi quân thù xâm lấn. Các chú phải hy sinh nhiều ước mơ hoài bảo để dấn thanh bảo vệ hạnh phúc cho mọi gia đình, cái giá đó lớn lao mà có lúc nào bọn chú đòi hỏi được đền đáp. Hôm nay chú mang trên mình vết thương của chiến tranh 29 năm về trước mọi giấy tờ liên quan đều bị mất và thất lạc, dù chưa làm được chế độ nhưng chú vẩn sống vui vẽ ,chú tự hào vì đã góp một phần xương máu bảo vệ quê hương đất nước .Chiến tranh dù có tàn khốc có kẻ hèn nhát củng có vạn anh hùng ,tình yêu quê hương đất nước sẽ làm nên chiến thắng ,hỏi như cháu từ An dưong vương đến tận bây giờ việt nam sẽ đi về đâu.
Logged
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #127 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2013, 10:19:51 pm »

  Tôi xin kể ra đây một câu chuyện,từ những năm chiến tranh trên biên giới Vị xuyên.Ngày ấy chiến sự ngày càng ác liệt,các đơn vị trong sư đoàn quân số bỏ ngũ tăng lên theo sự ác liệt của chiến tranh.Việc đào,bỏ ngũ bằng đủ các kiểu:Đi công tác ,đi viện không trở lại.Thậm trí có cơ hội ra khỏi tuyến 1 là về quê luân...

  Lúc đó,đại đội pháo cối 160 của sư đoàn có một khẩu đội chiến đấu dũng cảm,mưu trí,lập nhiều thành tích xuất sắc.Khẩu đội trưởng là trung sỹ Nguyễn minh Tiến,quê Tuyên quang.Với những thành tích chỉ huy xuất sắc,Tiến được trên quan tâm,bồi dưỡng để xây dựng thành điển hình tiên tiến trong sư đoàn...

 Vào một ngày đầu năm 81,trinh sát phát hiện tại thung lũng phía bên kia địch tập trung nhiều xe pháo,ở một địa điểm khuất sau núi.Sau khi nghiên cứu kỹ thì vị trí này chỉ dùng côi 160 mới phá hủy được phương tiện chiến tranh của kẻ địch...

 Nhiệm vụ này được giao cho khẩu đội của Tiến,anh sẵn sàng nhận và hứa hoàn thành nhiệm vụ.Tuy nhiên,phương án Tiến đưa ra làm cho lãnh đạo phải suy nghĩ.Đó là:Tiến xin được đưa pháo vào Km số 3,đường đi cọc 6 .Có nghĩa là pháo buộc phải kéo qua ngã 3 cửa tử Thanh thủy.Ai cũng biết rằng,nếu pháo được đặt ở cây số 3 mà bắn vượt 1509 đạn rơi và nổ ở phía sau thì sẽ phá hủy được cụm xe pháo kia.Nhưng chạy xe qua ngã 3 vào bất cứ giờ nào cũng là vô cùng mạo hiểm,bởi tiếng động cơ xe sẽ đánh thức bọn địch

  Sau rồi,phương án cũng được duyệt.Khoảng hơn 6 giờ tối,chiếc xe kéo pháo do một lái xe có kinh nghiệm.Chạy vụt qua ngã 3 cửa tử,trong tiếng đạn pháo của ta hiệp đồng bắn qua biên giới.Pháo kéo vào trận địa an toàn,ít giờ sau những quả đạn cầu vồng rơi xuống phía sau 1509.Ở đó,những quầng lửa sáng rực,những tiếng nổ kéo dài của kho đạn ,xe cộ cháy,sáng rực cả một vùng  núi non trùng điệp.Mờ sáng,xe lại kéo pháo chạy qua cửa tử trở về.Lần này,pháo địch bắn đuổi  chặn đầu, chặn đuôi.Tơi km 16 dưới chân  dãy núi 673 Tiến cho xe dừng,anh em pháo thủ xuống ẩn mình vào các khe núi tránh pháo.Cả khẩu đội và xe pháo an toàn,còn cụm xe pháo địch bị thiệt hại nặng nề...

 Chuyện sẽ không có gì,nêu như anh không nhận được tin bố anh vừa mất.Hơn nữa,mẹ anh sau khi bố anh mất nay bà suy yếu quá chừng.Nhà anh lại rất hoàn cảnh,thằng em kế anh đi bộ đội sau anh hơn năm giờ đang biệt sứ ở chiến trường K.Còn đứa em nhỏ đang là học sinh,đã biết lo toan gì đâu.Anh đề nghị,ban chỉ huy đại đội,xin về chịu tang cha và thăm mẹ ốm vài hôm.Trong buổi giao ban,phần nhiều ý kiến nên thu xếp cho Tiên về.Riêng chính trị viên,kiên quyết phản đối.Kể cả là tạo điều kiện cho Tiến đi chữa bệnh sâu răng,ở viện quân y 93 gần nhà anh,rồi Tiến tranh thủ về thăm nhà.Ông nói,làm như thế sẽ tạo tiền lệ xấu cho chiến sỹ...

 Thế là,trong lúc tình mẫu tử dâng lên cao.Bực bội vì người duy nhất  lúc nào cũng động viên,tin tưởng mình.Lại chính là người ngăn cản đường về quê mẹ,phút nông cạn Tiến bỏ về.

 Mười ngày sau,con người gan dạ,dũng cảm ấy được ông chú đưa trở lại đơn vị.Chấp nhận kỷ luật của quân đội,đối với quân nhân đào ngũ.Nhưng ngay sau đó Tiến lại sẵn sàng cùng đồng đội bước vào trận chiến đấu mới
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #128 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2013, 11:01:08 pm »

     
        Giờ được nghe những câu chuyện kể lại về BÓNG ANH HÙNG của lính quân y và bác Bình Yên , nếu là con của những ông bố bà mẹ như thế tôi cũng sợ khiếp vía . Đúng là họ can đảm thật ,những câu chuyện thật được các ccb kể lại mà cứ như chuyện bịa .
        Vâng đúng là có những chuyện như  vậy trong cuộc chiến tranh giả phóng đất nước và bảo tổ quốc này . Nhưng tôi nghĩ là những người như ông bố bác Trung to chắc cũng không nhiều lắm đâu .
           Các cụ và thời các cụ ,nhiều cụ cũng BÔN lắm...

 Chuyện BY kể không "bịa" đâu bác huonghn76 ạ. Grin

 Con người thật đây này bác này. Anh Trung To là người mặc áo trắng ngồi giữa, cũng là nhân vật có mặt trong bài viết của BY đã viết cách đây mấy năm khi BY đi công tác lẻ, mang tài liệu từ núi Kim Ry tuyến trước về Ban chính trị Trung đoàn bộ.

 

 Thật ra thì "Bóng AH" trong cuộc đời người lính chiến không thiếu các bác ạ, sự hiện hữu của "Bóng AH" tại chiến trường như trường hợp bố của anh Trung To là rất ít, phải nói là cá biệt thì đúng hơn, cũng đơn giản thôi bởi bố anh ấy là SQ quân đội đã nghỉ hưu, chuyện chiến đấu với ông ấy cũng chỉ là chuyện vặt vãnh nên sau này ông ấy dắt con quay lại chiến trường cũng là chuyện bình thường thôi. Còn đối với nhiều người khác thì các Cụ "via" không có điều kiện để đến tận nơi như vậy, nhưng trong mỗi lá thư nhà gửi sang thì hình bóng của "Bóng AH" vẫn hiện hữu đấy. Tại đơn vị chúng tôi thì chuyện thư gia đình là "tài sản" chung, mọi người vẫn đọc thư nhà chung, ở đó những lời động viên con em yên tâm công tác và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc cũng là chuyện hết sức bình thường. Không có gì là lạ cả.

 Ngay BY cũng thế thôi. Sau này đi phép nhiều quá, có năm những 3 lần khiến Cụ "khốt" nổi khùng lên mà rằng: Tao không hiểu cái tổ chức QD của chúng mày ra sao nhưng tại sao lại được nghỉ phép nhiều thế? CBCNV cũng mỗi năm chỉ có 10 ngày nghỉ phép. Vậy tại sao mày nghỉ phép và đi công tác nhiều thế? BY đưa giấy tờ cho Cụ "khốt" xem, tên tuổi phiên hiệu đơn vị rõ ràng, dấu má đầy đủ mà còn chưa tin, lâu lâu Cụ còn hỏi: Thế bao giờ thì mày đi về đơn vị? Cũng phải thôi, các Cụ "via" lo con cái "nhố nhăng" mang tiếng với hàng xóm, phố xá và điều lo nhất là "hỏng" một đời, còn chuyện chiến đấu thì sống hay chết nó cũng có số. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #129 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2013, 06:49:03 am »

Trong chiến tranh mọi thứ đều có thế sẩy ra, kể cả tư tưởng con người. Trước khi vào một cuộc chiến, một trận đánh, ai cũng đều có một suy nghĩ riêng cho mình. Tiến lên hay lùi lại? liệu mình có qua được trận chiến này không? Và nhiều, nhiều lắm. Nhưng trên hết vẫn là lòng tự trọng, trách nhiệm của mỗi cá nhân với đất nước với gia đình. Sợ không? có sợ chứ, sợ chết không? có sợ chứ. Nhưng khi súng đã bắn, pháo đã nổ, thằng địch đang ở phía trước mặt, thì chỉ còn một suy nghĩ tiệu diệt hết bọn chúng để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ Quốc. Không phải là sáo rỗng nhưng chủ nghĩa yêu nước nó đã ngấm sâu vào dòng máu mỗi con người Việt Nam mỗi khi tổ Quốc có xâm lăng phải không các bác.Mặc dù cuộc sống bây giờ, thế hệ những người cần súng suy nghĩ có thể khác. nhưng sâu thẳm cũng không khác chúng ta đâu,họ cũng miệt mài hăng say luyện tập, làm chủ vũ khí, trang bị hiện đại để bảo vệ Tổ Quốc, vì cuộc sống yên bình của nhân dân.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM