Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Năm, 2024, 09:49:01 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Có một cuộc đời và một tình yêu như thế  (Đọc 198546 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #590 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2013, 08:08:37 am »

             Chào xuanv338! Tranphu341 rất cảm thông với CB về gói đồ và chuyện YÊU hay chưa phải là YÊU. Cũng khó nói. Có nói thật thì mọi người cũng đâu dễ có tin. Vì cái thời đó tình cảm con người, tìng cảm của tuổi trẻ và nhất là của những người lính NỮ thì thật là trong sáng. Trong sàng đẹp đẽ tinh khôi đến độ dại khờ nữa.. Grin Grin Grin

              Khi đơn vih Tranphu năm 75 lên đường vào Nam. Mọi người đều gửi những tư trang thừa về gia đình. Bưu điện Hồ Xá Vinh Linh đông kệt cứng toàn là bộ đội. Cả một Sư đoàn khoảnh 22000 người lính ra trận chứ có ít đâu? Tranphu bèn nghĩ ra cách đến nhà Cô Bí Thư đoàn đội 7 xã Vĩnh Chấp Nói giữ và gửi hộ 2 gói đồ về nhà. Cô Thảo đồng ý. Chia tay với cô Thảo. Cô Thảo đã từng đi K8 Ngoài Thái Binh. Giữa vườn sắn Cô Thảo trách Tranphu là sao ít khi vào chơi với co Thảo cùng gia đình. Tranphu nói là bận. Nhưng cái chính là Tranphu là cán bộ đoàn nên làm gương cho mọi người sợ mọi người hiểu sai về quan hệ vv..

              Đơn vị thì vào ngay chiến trường với khẩu hiệu " Thần tốc- Đi sâu - Đi sâu- đi xa- Đi đến ngày toàn thắng". Đất nước thống nhất Đơn vị Tranphu làm Quân Quản tại Sài gòn. Gia đình có gửi thư vào kể là có cô Thảo đã viết thư về nhà giới thiệu, kể chuyện như thế như thế.. Gia đình gửi thư vào cảm ơn cô Thảo rồi cô Thảo gửi 2 gói quà đó cho gia đình.

               3O năm sau! Tranphu cùng đoàn CCB vào Sài Gòn dự lễ kỷ niệm ngày giải phóng. Ghé qua Vĩnh Chấp Tìm lại nhà cô Thảo. Cô Thảo đã có chồng con trưởng thành. Chồng làm ở UB xã. Có điều là cô Thảo không còn nhớ tý nào về việc đã nhận và gửi 2 gói quà cho gia đình Tranphu. Kể cả không nhớ là đã gửi thư ra nhà nữa.

              Buồn thế cơ chứ . Không như CB bây giờ vẫn nhớ thế!  Grin Grin Grin
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #591 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2013, 09:00:20 am »


             Chào bác Xuân ,bác Trần Phú và đồng đội .

                   Đã vào trang 60 nhưng gói quà bộ quần áo của bác Tân nhờ CB chuyển về nhà vẫn cuốn hút mọi người .Nó hay ở chỗ là đi vòng vo ,có những tìn tiết éo le để cho những người cuộc nhớ đến nay .Nó làm cho bạn đọc có điều gì đó thấy tiếc rẻ ,và đôi chút ngậm ngùi cho bác Tân ,một chàng trai nặng tình ,nhớ lâu .Chỉ có điều bác chậm chân đôi chút nên duyên và phận không đặt ở nơi mình

           Hành tranh đi cùng người lính đến hôm nay là kỷ niệm một thời . Thời gian trôi đi quá xa nhưng nó vẫn đẹp vẫn tươi rói như ngày hôm qua .Mong sao nó chỉ là kỷ niệm đẹp trong lòng mọi người ,nó gợi cho ta những gì đó đáng nhớ ,đáng quý của thời trai trẻ .

            Câu chuyện của bác TP nó tương tự ,nhưng đi theo một chiều hướng khác cũng hay .Có điều cô Thảo đã quên chuyện cũ và có một gia đình hạnh phúc đầy tương lai ...  ...Chứ cô Thảo mà cũng nặng tình như bác Phú ,thì biết đâu lại có những câu chuyện hay hơn nữa .Có thể nó tương tự như câu chuyện về sự thất hẹn đưa người em gái đi chợ hoa ngày tết của bác Phú chẳng hạn ... Grin
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #592 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2013, 09:01:51 am »

             Chào xuanv338! Tranphu341 rất cảm thông với CB về gói đồ và chuyện YÊU hay chưa phải là YÊU. Cũng khó nói. Có nói thật thì mọi người cũng đâu dễ có tin. Vì cái thời đó tình cảm con người, tìng cảm của tuổi trẻ và nhất là của những người lính NỮ thì thật là trong sáng. Trong sàng đẹp đẽ tinh khôi đến độ dại khờ nữa.. Grin Grin Grin
               3O năm sau! Tranphu cùng đoàn CCB vào Sài Gòn dự lễ kỷ niệm ngày giải phóng. Ghé qua Vĩnh Chấp Tìm lại nhà cô Thảo. Cô Thảo đã có chồng con trưởng thành. Chồng làm ở UB xã. Có điều là cô Thảo không còn nhớ tý nào về việc đã nhận và gửi 2 gói quà cho gia đình Tranphu. Kể cả không nhớ là đã gửi thư ra nhà nữa.

              Buồn thế cơ chứ . Không như CB bây giờ vẫn nhớ thế!  Grin Grin Grin

     Chào cô chủ CB, chào Tranphu.
     Anh cũng cảm phục trí nhớ của CB, nhớ từng chi tiết. Không chỉ nhớ mà CB còn khéo kể, kể đến chi tiết từng mẩu chuyện. Nếu ngày xưa thủ trưởng đơn vị sâu sát hơn chút nữa phát hiện ra năng khiếu và cho đi bời dưỡng ở trại viết thì CB có thể đã là nhà văn rồi.
     Đã đến trang cuối cùng của topic này rồi, không hiểu phần 2 CB sẽ cho ra đời "chủ đề mới" nào đây? Chờ nhé, chắc cô ấy để chúng mình hồi hộp đây!
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #593 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2013, 12:16:11 pm »

   Cb chào anh vanthang341ht. Chào anh TranPhu341. Chào huonghn76. Chào tất cả các bác đã đến đọc bài. Cb rất cảm ơn các bác đến đọc và chia sẻ những chuyện trong ngôi nhà của CB vẫn diễn biến hằng ngày. Còn mọi người cũng rất quan tâm theo dõi cái gói quà mà Tân đã nhờ CB mang về Hà Tây cho Bố Mẹ trước giờ vào trận từ cái mùa hè đỏ lửa năm 1972. Và hôm nay qua một chặng đường dài có bao nhiều chuyện đời, chuyện lính. Người đọc đã được nghe CB kể lại qua từng trang viết. Và hôm nay tận cuối trang 59 cận sang trang 60. Người đọc quan tâm cũng đã cùng CB thấy nhẹ trong lòng khi nhiệm vụ đã tạm hoàn thành với anh lính quê Lụa sau một năm dài mong mỏi. Nhưng CB cũng vẫn còn thấy trăn trở khi chưa trực tiếp mang được gói quà về nhà Tân, cho dù CB vẫn hiểu được rằng.  Bố Mẹ Tân và các em anh. Những người trong ngôi nhà nhỏ ấy ở làng Kim Châu có thể sẽ mong gặp được cô CB còn hơn mong nhận được một gói quà. Bác vanthang341ht và huongn76 thật nhậy cảm đã hiểu được sâu xa trong tình cảm của Tân đối với CB. CB cũng hiểu điều đó nhưng không thể làm khác được khi lời hứa và hình ảnh của T đã nằm sâu trong trái tim mình. Nhưng ở tận trong khối óc vẫn còn một điểm nhớ giành cho Tân mãi mãi.
  
   CB xin chia sẻ với anh TranPhu341. Sao anh sống rất đày đặn với bạn bè và chân số thì đào hoa mà chẳng hiểu tại sao lại cứ gặp phải các cô nàng phụ bạc. mà có lẽ đây là lần thứ hai CB được nghe anh kể về những cô con gái đã từng quý mến anh mà họ lại lãng quên tức thì ngay đựơc. Cái cô gái nuôi quân ở QK tả Ngạn còn được anh cáng đi cấp cứu vượt cả núi cao , đèo dốc. Mệt bở cả hơi tai. Vậy mà cũng quên ngay đi được. CB bông mà được đồng đội vất vả khênh cáng đi cứu mạng thế thì có mà muôn thuở chẳng thể quên Grin. Thôi anh cũng đừng buồn vì chắc là sẽ còn bao nhiều ngươi khác nhớ anh! Như chị Thanh ở Sài Gòn đấy chẳng hạn. Chỉ cần một nỗi nhớ của chị Thanh đã là mĩ mãn. Chỉ còn thiếu và nuối tiếc mãi đó là đi chợ hoa ngày tết nữa mà thôi! CB xin chào và chúc mọi người mạnh khoẻ.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Sáu, 2013, 01:44:08 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #594 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2013, 01:09:28 pm »

Em chào chị Chích,
Bây giờ nghe các anh nói em mới nhận ra là topic của chị đã đi đến trang cuối và chắc rằng một chương mới với những câu chuyện mới ( và tất nhiên là chuyện của một thời ) lại được chị kể lại cho anh em .  Chuyện của chị tinh tế nhẹ nhàng, không phải chuyện chiến đấu mà là phục vụ chiến đấu  mà đi vào chiều sâu lòng người, cái đó phải bắt nguồn từ tấm lòng hồn hậu của người viết mới thu hút người đọc đến thế.  Những trải nghiệm cuộc sống và chiến đấu của thế hệ những năm 60, 70 khiến các trang hồi ức của thế hệ các anh các chị bao giờ cũng đẹp và cao quí, nó cũng phản ánh một lớp thanh niên những năm chống Mỹ dũng cảm, chân chất mộc mạc mà cũng rất hào hoa , lãng mạn. Cũng không phải là em khéo nói mà sự thực rằng đó là cảm nghĩ của em và em cũng muốn "mở lòng mình " và xin chia xẻ một chút trước chị và các bác , những CCB mà em kính trọng.
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #595 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2013, 02:13:00 pm »

Chị Chích chào HaHoi. Em viết bài trên trang chị cũng hay rất nhiều so với bài viết của chị. Câu khen cũng nhẹ nhàng tinh tế làm sao. Hôm nay đã ở trang thứ 60 theo quy định của diễn đàn là phải chuẩn bị mở phần tiếp theo. Phần II của chị cũng không có gì khác biệt. Chỉ khác tình tiết của những câu chuyện tiếp tục đi theo thời gian một cách liền mạch. Vẫn mang tính kể chuyên trình tự thôi HaHoi ạ. Vẫn là tên của " Một cuộc đời....". Chủ để của chỉ khá rộng vỉ nó có cả một cuộc đời, lồng vào đó là một tình yêu và những tình cảm bạn bè đồng đội gần gũi thân thiện có trong cuộc đời mình. Chuyện của chị Chích đi theo thời gian và theo một cuộc đời. HàHoi và mọi người sẽ cùng chia sẻ. Cuộc đời nó phải có lúc thăng lúc trầm mà. Sẽ còn có đoạn sơ chai khô khan làm khó chịu cho người đọc và có đoạn cũng sẽ còn ướt át Grin.

Còn bây giờ cũng là trang cuối của phần I rồi. Nhân câu chuyện về gói quân trang của Tân CB đã gửi về cho Bố Mẹ. CB xin kể sâu hơn về tình cảm của Tân và CB ở những năm dài sau cuộc chiến tranh.

   Sau ngày CB gửi chị Tâm gói quân trang của Tân về nhà và hẹn với chị Tâm là khi ra trường được nghỉ sẽ cùng chị về thăm gia đình Tân. Thế rồi việc đó CB đã không làm được. Lý do CB sẽ kể lại trong câu chuyện tiếp theo trong “Có một cuộc đời……”.
  
    Thế rồi khi đi hết cuộc chiến tranh. CB cũng như bao người lính khác lúc bấy giờ. Lao vào dòng xoáy của cuộc đời và vì cuộc sống mưu sinh. và tin tức của mọi đồng đội đã như chìm về sâu trong quá khứ. Có Những lúc thư nhàn, hay buồn nhớ, trong những đêm khó ngủ lại thả hồn mình về trong hoài niệm và nhớ về đồng đội năm xưa.

   Ngày tháng cứ trôi đi lặng lẽ không ngừng. 28 năm sau. Vào một ngày trời nắng rất đẹp. Những cánh đồng lúa Thái Bình đã bắt đầu chín vàng. Hương lúa, hương quê quyện vào nhau thơm ngào ngạt. Được ngày nghỉ tôi tranh thủ chăm vườn rau xanh sau nhà. Có tiếng gọi cửa tôi vội vàng rửa tay và bước lên nhà đón khách, quần áo làm vườn toi cũng chẳng kịp thay. Hai người đàn ông bước vào nhà. Người bước vào nhà tôi trước cất tiếng chào và hỏi chủ.

-   Xin lỗi!  Em có nhận được ra ai đây không nhỉ? Một nụ cười gượng gạo và cùng cái lắc đầu nhẹ của anh. Tôi có cảm nhận từ trong nụ cười và cái lắc đầu ấy đã phảng phất điều gì như nói thay lời trách xa xôi
Và tôi cũng đã kịp nhận ra ngay từ giọng nói, hàm răng và khuôn mặt ấy!
-   Anh Tân phải không?
-   Giỏi lắm! Thôi được rồi! Đây là lần đầu tiên cho anh được bắt tay em cái đã. Tôi run run giơ bàn tay ra cho anh nắm mà cứ thấy lúng túng, ngại ngùng. Tân cười khen. Ôi! Hồi này sao lớn nhiều thế! Câu khen tôi lớn nhiều có lẽ Tân đã không nghĩ anh đang đứng trước một CB hiện tại hôm nay. Câu khen CB lớn thế của Tân chắc là từ trong quá khứ của anh đã dội về. Trong đầu Tân chỉ nhớ cái con CB nhỏ thó đội chiếc mũ tai bèo đứng đảo cái vạc cơm to đùng đoàng ngày ấy ở cái nhà ăn cạnh bến nước và cái giếng nằm ở góc sân đình có mạch nước trong veo của làng Vân Trụ ngày nào.  Ông xã nhà tôi cũng đã bước ra nhà ngoài chào khách. Tôi vội giới thiệu với anh ấy đây là anh Tân cùng đơn vị ngày xưa và có chú em cùng đi.
-   Chè nhà hôm đó không còn tý nào nên tôi chỉ mới khách xa bằng chén nước sôi thanh thuỷ.
-   Hai mươi tám năm trôi đi cũng đã dài bao nhiêu chuyện nhà, chuyện quê hương, chuyện gia đình con cái, chuyện làm ăn cứ chồng chéo vào nhau.

   Tôi đã rất giật mình và xúc động đến nghẹt thở khi nghe Tân nói. Anh đã vừa về làng quê cũ của em ngày xưa. Lâu thế rồi mà Tân vẫn chưa quên cái tên làng xưa của tôi. Có lẽ cái làng Cao nó anh đã khắc lại trong đầu anh ấy đến từng chị tiết nhỏ. Anh đã nhờ chú em người của quê hương dẫn đường đến tận xóm Đạo xa xôi ấy để tìm tôi. Anh kể. Hai anh em xuống tận cái làng có hai cây tháp nhà thờ to, đến ben cạnh cái hồ lớn trước cửa nhà thờ thì dừng lại hỏi thăm. Bác hàng xóm nói rằng gia đình cô ấy đã chuyển đi thành phố từ lâu còn cô ấy đang làm ở bệnh viện Huyện nhà. Cách đây mười cây số. Vậy là anh lại cùng người bạn đường hỏi thăm về tận đến đây. Tôi đã phải kìm nén xúc động và nếu không có chồng mình đang ngồi đó thì tôi đã phải khóc lên trước tình cảm và tấm lòng của Tân. Hai mươi tám năm qua anh vẫn nghĩ về mình. Tôi không thể ngỡ mình lại được gặp lại Tân sau gần nửa cuộc đời trong điều kiện thế này.

  Tôi cứ gặng hỏi vì sao hôm nay ngọn gió lành nào lại đưa anh tới được đây? Thì ra thật là một cái duyên trời lại định cho anh. Người vợ hiền của anh hôm nay lại cũng chính là cô gái của đất lúa Thái bình. Mà còn cùng huyện cả với tôi.

    Bữa cơm trưa đạm bạc đầy tình thân mật trong ngôi nhà nhỏ của tôi. Sau bữa cơm không kịp nghỉ ngơi. Tân nói. x à! Anh có ý định muốn đến thăm nhà Nết và Hiến tý em dẫn đường cho anh được không? Và tôi đã xếp sắp đi cùng anh đến nhà bạn Nết. Còn Hiến anh đã tự hỏi thăm đến nhà bạn khi trên đường về quê vợ.
 Trên đường đi xuống nhà Nết. Một cung đường dài năm cây số, tôi ngồi sau xe Tân. Anh nói vọng lại phía sau xe cùng trong tiếng động cơ xe và tiếng gió. Nhưng tôi vẫn nghe rõ tiếng anh."Em a! thật lòng đã năm năm về làm rể đất Thái Bình anh cứ có một ước nguyện sẽ một lần về cái làng Đạo đó để tìm em. Để được biết xem cuộc sống của em hôm nay ra sao? Em có được hạnh phúc không? Lần này về quê vợ được ba ngày anh quyết tâm đi tìm gặp em. Tân kể lại năm 1976 khi anh về trường học ổn định xong việc học hành. Anh đã quyết tâm về Thái Bình tìm em. Khi đến bến đò Ninh Giang thì trời giông gió. Xách tay nải quấn áo đứng bên sông khi trời đã tối  đò không còn . Hỏi thăm đường họ bảo sang bên đó còn xa lắm. Anh đành quay lại và rồi cũng là số phận năm sau anh lấy vợ người Hải Hưng. Cuộc đời anh cũng lận đận về đường vợ con lắm em ạ.... tôi không hỏi thêm gì nữa, sợ anh lại buồn.

    Ngày viết trích ngang cho Tiểu Đoàn tôi mới biết Tân là một trong  số ít ỏi tính bằng đầu ngón tay của đại đội là đã học hết lớp 10. Trong thực tế anh rất thông minh. Đó cũng là cái nôi và là điều kiện thuận lợi cho anh được học hành tiếp để tiến thân khi đã hết cuộc chiến tranh. trước ngày nghỉ hưu anh đã có những tháng năm được ở một vị trí quản lý quan trọng tại văn phòng Tổng công ty thuỷ điện Sông Đà.

     Chia tay anh chiều ấy tại quê mình. Có địa chỉ thỉnh thoảng tôi và Tân cũng điện thoại hỏi thăm sức khoẻ của nhau. Tôi cũng được biết qua những bức điện thăm hỏi của anh. Hàng năm đôi ba lần anh có về quê vợ nhưng cùng đi có cả gia đình, thời gian còn công tác nên mỗi lần về đều trong vội vã. Những lý do ấy nên từ bữa gặp lại anh tại nhà mình cũng từ năm 2000 và cho tới tận năm 2010. Một khoảng thời gian tròn mười năm sau tôi và Nết, Hiến mới lại được gặp lại anh trong ngày gặp mặt đồng đội tại Thanh Oai. Còn đối với các anh lính Thanh Oai thì lần chúng tôi ra Hà Nội gặp mặt ấy cũng là tròn 39 năm mới tìm gặp lại được các anh.

      Trong chuyến đi trở lại chiến trường xưa ngày 06/4/2013 vừa rồi. Tân cũng là một thành viên và là một phóng viên nhiếp ảnh, thu hình cảnh chiến trường xưa của đoàn đi. Với CB Tân vẫn quý và chân thành tình cảm anh em, tình cảm đồng đội. Như anh doantho p ảnh lên và viết rằng. “Trước thế nào, sau thế vậy” chắc anh ấy nói đó là một tình cảm đồng đội thật trong sáng và đầy thân thiện.                     

    Những ngày này Tân đã biết được tên nick xuanv338 và anh vẫn đang đọc toips “Có một cuộc đời……..”  Còn CB thì cho đến bây giờ lúc nào cũng rất trân trọng và quý anh lính quê Lụa. Người đã luôn giành cho cô gái nuôi quân Thái Bình một tình cảm trong sáng, thân thiện và thắm tình đồng đội!

   P/s . Cũng sau 41 năm vào tháng 4/2013 sau chuyến đi Quảng Trị về. Qua anh Long CCB của E88 Thanh Oai đã tìm lại giúp tôi chị Tâm. Người cùng học lớp Y tá hồi đó và cũng là người mà CB đã gửi gói quân trang về cho gia đình anh Tân. Cb mới chỉ được gặp lại chị Tâm qua điện thoại. Và được biết. Hết chiến tranh chị ấy đã chuyển ngành về bệnh viện Hà Đông. Hiện đã nghỉ hưu tại thành phố Hà Đông. Hy vọng một ngày không xa nữa CB sẽ được gặp lại chị Tâm. Năm 2013 là năm CB được gặp lại rất nhiều đồng đội mà vẫn còn có tên và hình ảnh trong trí nhớ của mình. Đặc biệt là cuộc gặp mặt anh thương Bình người Quảng Ninh. Quảng Bình, tại cửa Nhật Lệ trong chuyến đi cùng các anh E88. F308 Thanh Oai về lại chiến trường xưa. Anh thương binh Quàng Bình đã rất xúc động khi được tiếp đón nồng nhiệt trong niềm vui chung của cả đoàn đi. Đã có nhiều tấm ảnh và chuyện kể về anh thương binh nặng ấy của anh doantho trên trang. Còn Cb sẽ có câu chuyện về anh thương binh ấy ở góc độ riêng của mình trong một thời gian nữa. Có tất tất cả hình như nó là cái hậu có trong hoài niệm của CB.

                                                        



Đây là tấm hình chụp tại ngày gặp mặt đồng đội tại Thanh Oai năm 2013. Trong ảnh.

Hàng ngồi trước: Tính từ phải sang trái.
-  Hồng Nết lính nuôi quân người đã chụp anh với Cb có trên trang 10, Đức Dũng người đổi mũ đi thao trường cho CB và CB gặp nạn, tiếp theo là Tân người có vầng trán rộng mênh mông, Anh thắng cùng C2.
Hàng đứng sau. tính từ phải sang trái.
- Chị Thanh phu nhân của anh Phúc ban liên lạc e88 Thanh Oai, CB, anh Chiến đồng đội
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Sáu, 2013, 06:27:00 am gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #596 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2013, 06:43:31 pm »

 xuanv338 xin gửi lới chào tới tất cả bác bác trên diễn đàn VMH. Hôm nay toips " Có một cuộc đời và một tình yêu như thế"  đã trọn 60 trang.

    Theo quy định của diễn đàn VMH tôi xin phép được dừng phần I ở đây.

   Trước khi chia tay với phần I và nghiên cứu để mở phần II của toips. xuanv338 xin gửi lời cảm ơn rất nhiều tới ban tư lệnh VMH. ban quản trị mạng M&H. Đã quan tâm giúp đỡ thành viên mới và lớn tuổi như xuanv338 cùng hoà nhập được vào với diẽn đàn. Đặc biệt tôi xin cảm ơn rất nhiều tới mod Bình Yên đã rất nghệ thuật, tinh tế, khéo léo giải toả những tâm lý bất an ở một số thành viên trên diễn đàn.

    xuanv338 xin cảm ơn tất cả các thành viên thường xuyên đến đọc và viết bài chia sẻ, đóng góp ý kiến, động viên qua bài viết, qua tin nhắn hộp thư đã giúp cho tôi viết bài an toàn trong suốt 60 trang.

    Tôi xin cảm ơn tất cả các thành viên và các độc giả đã thường xuyên vào đọc đông đúc và động viên cho tôi mỗi ngày. xuanv338 biệt danh CB xin tạm biệt và hẹn gặp lại.

                        xuanv338 xin nhờ mod khoá giúp phần I của toips. tôi xin cảm ơn!
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Sáu, 2013, 07:58:57 am gửi bởi xuanv338 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #597 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2013, 09:34:35 am »

             Chào xuanv338! Ấy! Ấy! Topic của CB đã đủ 60 trang nhưng vẫn chữ thật đầy mà. CB vẫn có thể bay nhẩy được ít nữa hi hi Grin Grin Grin Trong lúc chuẩn bị vật tư, vật liệu cùng những hoài niệm để xây nhà mới, thì cứ giao lưu tiếp đi nhé. Đến bao giờ các mox nói tiền của, tài sản đầy nhà rồi thì hãy thôi.  Grin Grin Grin

             Chúc xuanv338 đã hoàn thành phần viết phần một vô cùng nhiều tư liệu. Vô cùng hấp dẫn cùng những kỷ niệm của người Lĩnh Nữ thật hào hùng và cũng thật lãng mạn. CB có nhiều đoạn văn thật hay. Càng viết "tay nghề, tay phím" càng cao. hi hi Grin Grin Grin Anh em đang chờ đón những bài viết tiếp về cuộc đời và tình yêu của Lính Nữ đây.

              Tranphu341 chúc xuanv338 luôn có nhiều sức khỏe cùng nhiều niềm vui cuộc sống!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM