Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 11:42:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Xe tăng của thế giới - Танки мира  (Đọc 392980 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #580 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2010, 08:35:58 pm »

T-62


Được thiết kế năm 1959 tại thành phố Hạ Tagil bởi Phòng thiết kế dưới sự lãnh đạo của Kartsev. Xe tăng được thiết kế trên cơ sở gầm xe tăng T-5 và mang tên gọi “Công trình 166”. Xe tăng được tiếp nhận vào lực lượng vũ trang theo lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô ngày 6 tháng 9 năm 1961 và được sản xuất hàng loạt từ năm 1962 đến 1973.

Thiết bị pháo 115mm nòng trơn U5-TS “Molot” (“Cái búa”) yêu cầu mở rộng thể tích buồng chiến đầu và vì thế đã dẫn đến hàng loạt thay đổi về cấu trúc của tháp pháo, thân xe và hệ thống điều khiển hỏa lực. Tuy vậy, việc tăng cỡ nòng pháo vẫn duy trì được chiều dài 2,8m.

Trong sự khác biệt với T-54 và T-55 với tháp pháo đúc và hàn gắn nóc, tháp pháo mới được đúc hoàn toàn. Đường kính của trụ đỡ tháp pháo tăng từ 1825mm lên 2245mm, còn thân xe kéo dài thêm 386mm.

Do sự gia tăng của khối lượng, momen quán tính và momen không cân bằng pháo của thiết bị cân bằng pháo – tăng “Tsiklop” đã trở thành nhược điểm lớn, vì thế thiết bị cân bằng “Meteor” đã được thiết kế và cấu trúc bộ phận quay tháp pháo được thay đổi. Do sự thiết kế tháp pháo cao hơn và độ nghiêng của trụ đỡ về phía trước, thời gian pháo tại vị trí mất cân bằng đã giảm xuống 6 độ.

Cơ số đạn tăng gồm 40 viên. Độ xuyên giáp của đạn dưới cỡ nòng trên cự ly 2000m theo thiều dọc – 270mm và 115mm theo góc nghiêng 60 độ của giáp. Trong phần sau tháp pháo có bố trí của mở tự động để đẩy vỏ đạn pháo đã qua sử dụng ra khỏi xe.

Xe tăng có giáp trước xe và tháp pháo đều bền. Độ dày tối đa giáp đầu tháp pháo – 211mm dưới góc nghiêng 17 độ.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười, 2010, 10:50:44 pm gửi bởi daibangden » Logged
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #581 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2010, 10:49:30 pm »

T-62


Trong sự khác biệt với T-54 và T-55 với tháp pháo đúc và hàn gắn nóc, tháp pháo mới được đúc hoàn toàn. Đường kính của trụ đỡ tháp pháo tăng từ 1825m lên 2245m, còn thân xe kéo dài thêm 386m.



Chỗ xanh chắc là type nhầm bác daibangden nhỉ Grin
Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #582 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2010, 11:20:45 pm »

Đúng là mm đấy bác ạ Embarrassed. Em gõ thiếu chữ "m". Cám ơn các bác đã nhắc!

(tiếp tục)

T-55


Được thiết kế dưới tên gọi “Công trình 155”, bởi Phòng thiết kế dưới sự chỉ đạo của L.N. Karsev tại Hạ Tagil, xe tăng được tiếp nhận vào lực lượng vũ trang theo lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô ngày 24 tháng 5 năm 1958. Việc sản xuất hàng loạt được thực hiện ở Kharcov, Hạ Tagil và Omsk từ năm 1958 đến 1962.

Trong xe tăng này xuất hiện những điểm mới cơ bản: tăng cường động cơ từ 520 lên 580 sức ngựa, sự tiếp nhận thùng – bệ để tăng nhiên liệu dữ trữ, thùng nhiên liệu mang theo và cơ số đạn, máy nén khí được lắp để tăng độ tin cậy khi nổ máy, duy trì tuổi thọ của các pin ắc quy và loại sự sự cần thiết phải thay thế các vỏ không khí hình cầu đã qua sử dụng khi nạp điện, áp dụng hệ thống kiểm soát quá trình kỹ thuật, thiết bị tạo khói nóng (TDA) – tạo ra các màn khói do kết quả của sự bay hơi nhiên liệu phu qua ống xả, hệ thống bảo đảm tự động hóa “Rosa”, thiết bị quan sát thủy khí cho lái xe – kỹ thuật viên và bộ truyền động mang theo kiểu hành tinh.

Giải pháp về bố cục căn bản là thiết bị trong phần phía trước hai giá đỡ, đã nhận được sự tán thành trên xe tăng thí nghiệm T-54M. Trong đó bố trí 18 viên đạn pháo và 300 lít nhiên liệu. Nhờ có bố cục chắc, dung tích tổng cộng của thùng nhiên liệu bọc thép đã tăng lên 680 lít, chiếm 50% trữ lượng nhiên liệu mang theo. Ngoài ra, cơ số đạn pháo cũng tăng từ 34 lên 43 viên.

Trang bị của xe tăng khác với T-54B bởi sự không có mặt của súng máy phòng không. Cơ số đạn pháo D-10T2S gồm 43 viên đạn tổng hợp. Khả năng xuyên giáp của đạn nổ lõm theo chiều dọc (góc 90 độ) – 390mm, còn đạn dưới cỡ nòng ở cự ly 2000m – 275mm.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #583 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2010, 11:58:35 pm »

T-54


Xe tăng hạng trung T-54 được thiết kế tại Hạ Tagil bởi Phòng thiết kế dưới sự lãnh đạo của A. A. Morozova năm 1946 và trong quá trình thiết kế mang tên gọi “Công trình 137”. Tiếp nhận vào lực lương vũ trang năm 1950. Việc sản xuất hàng loạt được tiến hành tại Kharcov, Hạ Tagil và Omsk. Trong quá trình sản xuất đã có nhiều sự hiện đại hóa xe tăng mà không thay đổi mẫu mã cũng như tên gọi.

Xe tăng được thiết kế theo bố cục truyền thống với sự bố trí kíp xe: bên trái pháo chính là trưởng xe và pháo thủ, bên phải – nạp đạn (pháo thủ số 2). Kêt quả của việc rút ngắn chiều dài buồng động cơ cho phép bố trí kiểu cắt ngang động cơ trong phần sau thân xe và tăng cường kích thước của buồng chiến đầu; lần đầu tiên pháo 100mm được lắp trên xe tăng hạng trung.

Trong sự khác biệt với các dòng tăng trước, khi lắp pháo đã xuất hiện sự cắt đầu nòng hướng về phía trước tại chỗ lắp pháo có độ nghiêng hướng tới bộ phận mũi của thân xe, vì vậy, chỗ lắp pháo có độ rộng không lớn. Đây là sự gia tăng khả năng bảo bộ phận đầu tháp pháo, tuy nhiên, có một số vấn đề làm phức tạp hóa sự thay đổi pháo chính trong những điều kiện của quân đội.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #584 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2010, 09:33:07 pm »

M-48


Tại Mỹ, việc nhận thức về việc chế tạo một dòng xe tăng hoàn chỉnh (chủ lực) chậm hơn so với các nước khác (ví dụ tại Pháp). Năm 1946, chương trình thiết kế xe tăng hạng trung T-42 với pháo 90mm và xe tăng hạng nặng T-43 với pháo 120mm đã được tiếp nhận. Phiên bản sau được sản xuất với số lượng không lớn trong những năm từ 1951 đến 1954 theo ký hiệu M103.

Sự thiết kế xe tăng M42 bị kéo dài, và đã dẫn đến việc tiếp nhận mẫu trung gian – xe tăng hạng trung M-46 được tiếp nhận vào lực lượng quân đội năm 1948. Năm 1950, trong thời gian chiến tranh Triều Tiên, trên khung gầm M46 đã lắp tháp pháo và toàn bộ thiết kế của T-42. Mẫu trung gian mới có tên gọi M-47.

Sự sản xuất M-47 chỉ hạn chế trong nhà máy xe tăng ở Dertroy và “Tập đoàn đầu máy xe lửa Mỹ”. Tổng cộng có 8500 M47 được sản xuất và đưa sang Pháp, Italia, Áo, Bỉ, Hy Lạp, Tây Đức, Nam Tư, Tây Ban Nha, Iran và Pakistan.

Xe tăng với khối lượng 46 tấn, có bố cục truyền thống với buồng động cơ bố trí phía sau và riêng biệt với kíp xe 5 người: trong bộ phận mũi xe – lái xe – kỹ thuật viên (bên trái) và xạ thủ súng máy (bên phải), trong tháp pháo – chỉ huy xe và pháo thủ bên phải xe, nạp đạn – bên trái. Thân xe được hàn từ những chi tiết thép cán, tháp pháo đúc. Trưởng xe có thiết bị kính tiềm vọng M20. Thiết bị này cũng được lắp cho pháo thủ. Ngoài ra, pháo thủ còn sử dụng máy do xa - thước ngắm lập thể và thiết bị hiệu chỉnh đường đạn cơ khí. Trang bị chính của xe tăng là pháo rãnh xoắn 90mm với thiết bị tản khói đầu nòng súng dạng chữ T và bộ hãm lùi đầu nòng xi lanh. Cơ số đạn pháo – 71 viên, 11 viên trong số đó được bố trí dưới tháp pháo. Vũ khí bổ sung có súng đồng trục 7,62mm. Súng máy được lắp riêng cho xạ thủ bên phải mũi xe.

Buồng chiến đấu và động cơ được phân cách bằng một màn chắn rắn chắc. Động cơ  xăng 12 xi lanh “Kontinetal” – công suất 588kW (800 sức ngựa) và bộ máy truyền động cơ học chất lỏng “Allison” với hai bộ truyền động tiến và một bộ truyền động lùi bảo đảm tốc độ tối đa của xe tăng – 48km.h, trên những mẫu đầu tiên thậm chí tới 58km/h.

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #585 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2010, 10:00:24 pm »

M-60


Năm 1956, Chỉ huy Lục quân Hoa Kỳ đã đặt hàng biến thể hiện đại hóa của xe tăng M-48 với thiết bị động lực mới và trang bị mạnh hơn. Động cơ diezen AVDS-1790-P của hãng “Kontinetal” và pháo 105mm L7 đã được lựa chọn. Đây là loại pháo đã chứng tỏ hiệu quả cao và biến thể L7A1 của nó đã được sản xuất tại Mỹ dưới tên gọi M68 và lắp không chỉ trên xe tăng M60 mới (trừ M60A2), mà còn trên các xe tăng thế hệ mới M1 “Abrams” đầu tiên do Tập đoàn “Claysler” sản xuất. Cũng cần lưu ý rằng, các phiên bản biến thể M-48 sau này cũng lắp pháo 105mm và động cơ diezen. Sự khác biệt của chúng với M-60 chỉ ở một vài đặc điểm trên tháp pháo đúc.

Năm 1958, trên cơ sở M48 đã thiết kế nguyên mẫu thí nghiệm xe tăng MX60, tháng 3 năm 1969, xe tăng mới được đưa vào sản xuất dưới tên gọi M60. Loạt M60 đầu tiên bắt đầu gia nhập quân đội Mỹ vào năm 1960 và có tháo pháo của xe tăng M48 – bảo bảm sự dẫn bắn theo chiều dọc theo hình quạt 29 độ (từ -9 đến 20 độ). Cơ số đạn – 57 viên (dưới cỡ nòng, xuyên giáp, đạn nổ - nổ mảnh, đạn xuyên giáp nổ lõm và đạn khói).
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #586 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2010, 10:00:27 pm »

M1A1 "Abrams"


Vào cuối những năm 60, lãnh đạo của khối NATO đã tập trung sự tăng cường sức mạnh trong việc thiết kế các phương tiện kỹ thuật thiết giáp mới cho Lục quân. Họ hướng tới sự đã năng của vũ khí và phương tiện kỹ thuật, cho phép tạo ra các hệ thống hiệu quả cùng sự bảo đảm và phục vụ trong giới hạn của khối (NATO). Điều này đã dẫn đến quyết định quan trọng – tăng cường sức chiến đấu của xe tăng như một lực lượng xung kích của Lục quân.

Một trong những hướng đi trong lĩnh vực này là sự liên kết về kỹ thuật quân sự (cộng tác) của Hoa Kỳ và Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) trong việc thiết kế và sản xuất xe tăng chủ lực MBT-70 (Main battle tank). Dựa vào kinh nghiệm trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, cả hai nước đều thấy sự cần thiết sản xuất một phiên bản xe tăng chủ lực tốt hơn. Năm 1967, đã có ba nguyên mẫu được chuẩn bị: đây là những xe khối lượng với hình dạng rất cân đối và bố trí kíp xe ba người. Tuy nhiên sau đó đã xuất hiện những bất đồng giữa hai nước: trong khi Lầu Năm Góc muốn thiết kế xe tăng có khả năng tác chiến trên mọi chiến trường, còn trong khi đó, Đức chỉ muốn loại xe tăng để tác chiến ở Châu Âu. Cuối cùng, không có giải pháp khả thi về sự cộng tác kỹ thuật được đưa ra. Người Đức, trên cơ sở kinh nghiệm sử dụng xe tăng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, trên hết là ở mặt trận phía Đông, đối đầu với các loại pháo cỡ lớn và tầm bắn xa. Người Mỹ ưu tiên các loại pháo cỡ nòng nhỏ hơn, nhưng có khả năng mang theo nhiều đạn đã được đề xuất trong thời gian sản xuất ở Mỹ và Tây Âu.

Hệ thống nạp đạn tự động do hãng “Allison” (chi nhánh của công ty “General Motors”) thiết kế và dựa trên ý tưởng sự cung cấp (nạp) đạn tự động của xe tăng nòng pháo lớn. Điểm đáng chú ý rằng trong cùng thời gian này, hệ thống tương tự cũng được trang bị trên các xe tăng Liên Xô T-64 và T-72.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #587 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2010, 12:17:30 am »

M1A2


Theo tạp chí Mỹ “Military Ordnans”, xe tăng M1A2 hiện nay đứng thứ hai sau xe tăng Đức “Leopard – 2A5” theo mức độ phát triển của dòng xe tăng chủ lực về - khả năng cơ động, sức mạnh hỏa lực và giáp phòng thủ.

M1A2 được giới thiệu là kết quả của công việc phát triển tiếp sau của sự hiện đại M1A1. Công việc do Tập đoàn “General Dynamic” thực hiện từ năm 1988. Công việc trước tiên là hiện đại hóa hệ thống điều khiển hỏa lực, khi đó, xe tăng được lắp các thiết bị sau:
- thiết bị hình ảnh nhiệt vòng ổn định của chỉ huy CITV. Nó được bố trí trên nóc tháp pháo trước cửa nạp đạn và mang lại sự mô tả hình ảnh bằng sự quan sát tại chỗ trên màn hình bố trí trước chỉ huy xe tăng
- máy tính toán đường đạn mới với sự tăng cường thể tích bộ nhớ
- máy đo xa laze CO2

Yếu tố quan trọng là tăng cường hiệu quả của hệ thống điều khiển hỏa lực, là sự tích hợp các thiết bị điều khiển hỏa lực sẵn có và lắp mới tới hệ thống thông tin tích phân mang theo IVIS – hệ thống mà trong tương lai dự định sẽ được bổ sung bởi phân hệ thống dẫn đường NAVSTAR-JRS và tổ hợp tìm kiếm tự động phát hiện và nhận dạng mục tiêu MTAS. Các thiết bị quan sát của lái xe – kỹ thuật viên được hiện đại hóa. Thay cho thiết bị nhìn đêm hồng ngoại là hệ thống quan sát hình ảnh nhiệt.

Sự gia cố sau đó là giáp bảo vệ, được bảo đảm bởi kết quả của việc sử dụng một cách rộng rão các phần tử giáp bảo vệ từ uran nghèo, lắp thêm các diềm chống đạn nổ lõm trên nóc tháp pháo. Trọng lượng chung của giáp tăng – 1,5 tấn. Các khu vực được bảo vệ tốt hơn – “B” và “K” có khả năng chống đạn ở cự ly 700m và chống đạn nổ lõm – 850m.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #588 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2010, 09:27:52 pm »

Leopard-1
'


Sự thiết kế xe tăng được bắt đầu vào năm 1957 cùng với Pháp. Tuy nhiên sự cố gắng thiết kế một dòng xe tăng thống nhất (chung) cho Châu Âu đã không đạt kết quả. Thực tế, công việc thiết kế trong hai nước diễn ra một cách song song và vào năm 1963, vào thời điểm cuối cùng khi so sánh hai mẫu thí nghiệm của Đức và Pháp, Cộng hòa Liên Bang Đức đã không chấp nhận cộng tác với Pháp. Mỗi nước bắt tay vào thiết kế xe tăng của riêng mình: Cộng hòa Liên bang Đức – Leopard-1 và AMX-30 - Pháp. Khi thiết kế xe tăng Leopard-1, trong tất cả các tính năng của xe tăng, sự ưu tiên dành cho sức mạnh hỏa lực và khả năng cơ động. Sau đó, với sự thay đổi về quan điểm của các công trình sư người Đức, ý nghĩa của khả năng bảo vệ xe tăng trong chiến tranh hiện đại được coi trọng hơn đồng thời với các cấp bậc khác.

Đơn đặt hàng đầu tiên được đưa ra vào năm 1963 với 1500 xe tăng, còn tháng 9 năm 1965, những xe tăng Leopard-1 đầu tiên đã được chuyển giao một cách trang trọng cho quân đội Đức. Theo yêu cầu chung của quân đội Đức, số xe tăng Leopard-1 được xác định là 2437 xe. Giữa những năm 70, nền công nghiệp Đức đã hoàn thành chương trình này, đồng thời đã có một số phiên bản hiện đại hóa khác nhau. Chúng nhận tên gọi Leopard-1A1, Leopard-1A2, Leopard-1A3 và Leopard-1A4. Trong giữa những năm 80, Leopard-1A1 đã được hiện đại hóa, sử dụng một vào thành tựu kỹ thuật để thiết kế thành Leopard-2. Tháng 12 năm 1986, những xe tăng được hiện đại hóa đầu tiên, nhận tên gọi Leopard-1A5 đã gia nhập quân đội Đức.

Xe tăng có bố cục chung theo truyền thống. Lái xe – kỹ thuật viên được bố trí trong phần mũi thân, vị trí làm việc của lái xe gần thành bên phải. Chỉ huy xe và pháo thủ được bố trí trong buồng chiến đấu bên phải pháo chính, còn người nạp đạn – bên trái. Buồng động cơ với động cơ bố trí dọc chiếm thể tích 6,2m3 trong phần thân sau. Các thùng nhiên liệu dung tích 985 lít nằm trong buồng động cơ. Cơ số đạn pháo bố trí trong phần thân trước bên trái lái xe (42 viên) và buồng chiến đấu (18 viên). Thể tích bọc thép chung của xe tăng – 18,2m3; trong đó trên tháp pháo – 4,2m3.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #589 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2010, 09:54:24 pm »

Leopard-2



Xe tăng chủ lực Leopard-2 được thiết kế theo sơ đồ: buồng điều khiển phía trước, buồng chiến đấu ở giữa và buồng động cơ – thân sau. Trong buồng điều khiển có lái xe, bộ phận chủ yếu cơ số đạn và thiết bị quạt thông gió. Chỗ làm việc của lái xe được bố trí gần thành bên phải; chỗ ngồi của lái xe có thể được điều chỉnh theo chiều cao và được lắp trong hai chế độ: đóng nắp cửa ra vào trong trạng thái tác chiến và khi mở nắp cửa trong điều kiện hành quân. Để quan sát phía trước từ phía sau cửa ra vào, lái xe được trang bị ba thiết bị quan sát ngầm.

Điểm đáng chú ý nhất khi thiết kế là sức mạnh hỏa lực, vì thế không phải một cách ngẫu nhiên mà câu hỏi về đường kính pháo chính của xe tăng trở nên được chú trọng hơn. Các xe tăng trang bị pháo 105mm nòng rãnh xoắn (thí nghiệm trên 10 xe) và với pháo nòng trơn 120mm (trên bảy xe) đã được thí nghiệm một cách song song. Leopard-2 trở thành xe tăng Phương Tây đầu tiên được trang bị pháo chính nòng trơn 120mm.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM