Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Năm, 2024, 05:46:53 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Xe tăng của thế giới - Танки мира  (Đọc 392983 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #330 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2009, 02:32:30 am »

 M1A1 "Abrams":

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #331 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2009, 02:33:02 am »

 M1A2 "Abrams":

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #332 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2009, 02:33:52 am »

 Bản vẽ:
1. "Abrams":



2. M1 "Abrams":

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #333 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2009, 02:34:34 am »

 "Abrams" hoạt động tại Irak:

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #334 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2009, 01:11:13 am »

24. AMX-13

     Năm 1946, Chính phủ Pháp ra quyết định thiết kế loại xe tăng hạng nhẹ có cấu trúc đặc biệt. Yêu cầu kỹ thuật phải đảm bảo loại xe tăng này khoảng 13 tấn để có thể vận chuyển bằng đường không. Sau 2 năm chạy thử, năm 1952, loại xe tăng này được đưa vào sản xuất hàng loạt.
     Theo cấu trúc AMX-13 khác hoàn với các dòng xe tăng hạng nhẹ thông thường. Động cơ được bố trí phía trước xe, nằm tiếp sau là buồng điều khiển, cuối cùng là buồng chiến đấu. AMX-13 là xe tăng đầu tiên được trang bị hệ thống nạp đạn tự động cho pháo chính.
      Vấn đề cân bằng cho xe tăng khi tác xạ được giải quyết bằng việc tiếp nhận tháp pháo. Nó gồm hai phần: trên và dưới. Phần dưới được lắp như tháp pháo trên các xe tăng thông thường. Phần trên với pháo chính được gắn vào hai trục nâng, có thể di chuyển theo phương thẳng cho pháo thủ khi ngắm mục tiêu. Điều đó cho phép ngoài việc bố trí 2 người thuộc kíp xe trong tháp pháo, có thể lắp thêm hai hộp tiếp đạn dạng xoay với 6 viên đạn trong mỗi hộp. Với sự trợ giúp này, cho phép pháo chính có khả năng nạp đạn tự động. Do sự giật về phía sau của nòng pháo, trong hộp tiếp đạn xảy ra sự xoay và đẩy (giải phóng) viên đạn tiếp theo – sẽ trượt và được đưa lên tang quay, có trục khớp với trục nòng pháo. Sau đó viên đạn được đẩy tự động vào nòng và thực hiện sự tác xạ. Sự tiếp nhận thiết bị này không chỉ cho phép tốc độ bắn của pháo đạt 10 đến 12 viên/phút mà còn rút gọn kíp xe xuống còn 3 người.
      Sự khác nhau giữa các xe tăng AMX-13 chủ yếu nằm ở kiểu tháp pháo. Trên các phiên bản đầu tiên, AMX-13 lắp pháo FL-10 nòng rãnh xoắn 75mm, đến năm 1966 được thay thế bằng pháo 90mm với bộ hãm đầu nòng và thiết bị hút khói. Dành cho các quân đoàn thực dân, có AMX-13 với tháo pháo FL-11 trang bị pháo nòng ngắn 75mm. Dành cho xuất khẩu là AMX-13 với tháp pháo FL-12 với pháo 105mm, bắn được đạn pháo cùng loại với đạn pháo trên AMX-30, nhưng ít thuốc nổ hơn. Phiên bản cuối cùng trang bị tháp pháo FL-15, được thiết kế năm 1983 trên cơ sở FL-12 và được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực mới nhất, gồm có tổ hợp kính ngắm quan sát ngày và đêm của pháo thủ, máy đo xa laze và máy tính đường đạn. Trang bị hỗ trợ trên AMX-13 có súng máy 7,5mm, còn từ những năm 60, trên một số xe tăng được trang bị 4 hệ thống phóng tên lửa chống tăng điều khiển SS-11 (trên bộ phận đầu tháp pháo) hoặc 6 hệ thống phóng tên lửa chống tăng điều khiển “Hot”.
    Trên xe tăng trang bị động cơ bộ chế hòa khí 8 xilanh 8Gxb do hãng SOFAM sản xuất với hệ thống làm mát bằng chất lỏng (nước) và hộp truyền động 5 tầng với các bộ đồng bộ. Cơ chế quay được thực hiện bởi bộ vi sai kép (đôi).
    Trong bộ phận truyền động mỗi bên thành xe có 6 trục nâng với hệ thống giảm sóc bên trong. Bánh dẫn động bố trí phía trước, bánh dẫn hướng, phía sau. Băng xích bằng thép với bản lề mở có những mắt xích có thể tháo rời.
    Vỏ thép của AMX-13 có thể chống được mảnh đạn, và với việc lắp thêm các diềm chắn hai bên thân xe có thể chịu được đạn xuyên giáp 20mm.
     AMX-13 được sử dụng rộng rãi đối với nhiều quốc gia trên thế giới: từ 7700 xe tăng được sản xuất, 3400 trong số đó được bán ra nước ngoài. Hiện nay, AMX-13 có mặt trong các lực lượng vũ trang của 13 quốc gia, còn ở Pháp, Ấn Độ, Israel, Ai Cập và một số nước khác, chúng đã bị rút khỏi lực lượng vũ trang và được bảo trì.


   Các thông số chính:
Tên gọi: AMX-13
Phân loại : hạng nhẹ
Kíp xe: 3 người
Khối lượng chiến đấu: 15
Chiều dài,m: 6,36
Chiều rộng:,m: 2,5
Chiều cao,m: 2,3   
Khối lượng vũ khí:
Pháo chính/mm: 1/90
Hỗ trợ: 1/7,5
Độ dày giáp đầu: 40
Độ dày giáp bên: 20
Động cơ: SOFAM 8Gxb, bộ chế hòa khí, 250 sức ngựa
Tốc độ tối đa: 60km/h
Tầm hoạt động: 400km.

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #335 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2009, 01:12:10 am »

 AMX-13:

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #336 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2009, 01:13:20 am »

 Bản vẽ AMX-13:

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #337 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2009, 01:15:02 am »

 Hệ thống tên lửa bắn loạt MLRS trên gầm AMX-13:

Logged
heavenshield92
Thành viên
*
Bài viết: 331



« Trả lời #338 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2009, 09:23:54 am »

  M551 "Sherdian" được tái trang bị giống BMP:


Cái này hình như PS phải không bác  Grin
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #339 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2009, 03:36:36 pm »

25. AMX-30

     Xe tăng chủ lực của Pháp được thiết kế theo các tiêu chuẩn đồng nhất giữa các quốc gia Cộng hòa Liên bang Đức, Italia và Pháp. Sau khi ra khỏi khối NATO, Pháp đã quyết định nghiên cứu công trình thiết kế một cách chủ động, và xe tăng mới vào năm 1966 đã được đưa vào sản xuất dưới tên gọi AMX-30. Xe tăng có cấu tạo cổ điển: phòng điều khiển nằm phía trước phải, buồng động cơ – phía cuối xe. Thân xe được lắp ghép bằng kết cấu hàn, nhưng giáp bảo vệ cho xe tăng bị đánh giá là điểm yếu, chỉ có khả năng bảo vệ xe tưang khỏi đạn xuyên giáp cỡ nhỏ, mảnh đạn và đạn phá mảnh. Trên thị trường vũ khí thế giới, xe tăng Pháp được đánh giá là mặt hàng có tính cạnh tranh cao nhờ được trang bị hóa lực mạnh và giá cả thấp. So với xe tăng hạng nhẹ AMX-13 trang bị pháo 105mm, AMX-30 cũng được trang bị pháo chính rãnh xoắn 105mm, giống về tính năng với pháo L7 (Anh), nhưng có chiều dài nòng pháo lớn hơn (gấp 56 lần đường kính nòng pháo) với hệ thống hút khói làm từ hợp kim magiê. Trong thành phần cơ số đạn có các loại đạn do Pháp sản xuất và có thể bắn qua nòng pháo L7 của Anh. Trên các phiên bản đầu tiên, AMX-30 trang bị súng đồng trục 12,7mm. Khác biệt nữa là trang bị cơ bản trên xe tăng có bộ phận tản nhiệt và giảm giật. Sự giật về phía sau của nòng pháo sau khi tác xạ được hấp thu bởi thiết bị chống giật mạnh, còn sự tản nhiệt (thông gió) của nòng pháo xảy ra bằng sự nén không khí. Trên tháp pháo, bên phải pháo chính là vị trí của chỉ huy xe và pháo thủ có hệ thống điều khiển hỏa lực, người nạp đạn ngồi bên trái. Trên tháp chỉ huy được lắp 10 thiết bị quan sát tiềm vọng, còn phía trước chúng là tổ hợp kính ngắm quan sát ngày và đêm của trưởng xe. Thậm chí, không tính đến việc pháo chính không trang bị hệ thống cân bằng pháo – tăng, AMX-30 vẫn bán “đắt hàng”, dây chuyền sản xuất của nó còn được Tây Ban Nha đặt mua, nơi dưới tên gọi MX-30S, các biến thể của xe tăng được sản xuất dành cho các quốc gia có khí hậu nhiệt đới.
      Xe tăng được trang bị kính ngắm ngày và đêm, hệ thống bảo vệ xe khỏi phóng xạ của vũ khí hạt nhân, đồng thời tiếp nhận các trang bị cho xe có thể hoạt động trong môi trường nước dưới độ sâu 4 mét. Trên AMX-30 lắp động cơ diezen đa nhiên liệu 12 xilanh HS-110-2 củ hãng “Isano – Soyuz”. Hộp truyền động cơ học có 5 bộ truyền động trước và 5 bộ truyền động sau. Trong bộ phận truyền động có 5 bộ trục nâng trên hệ thống treo xoắn. Bánh dẫn động bó trí phía sau.
     Vào năm 1982, các đơn vị xe tăng quân đội Pháp tiếp nhận phiên bản hiện đại hóa AMX-30B2, với sự nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực (máy đo xa laze, máy tính đường đạn, camera cảm ứng nhiệt), và động cơ mạnh hơn. Cùng với súng máy đồng trục 12,7mm, AMX-30B2 còn trang bị một pháo 20mm có thể hoạt động độc lập theo góc thẳng 40 độ. Nó có thể sử dụng trong điều kiện trên núi và đường phố. Các loại đạn mới được thiết kế cho pháo chính 105mm, có thể xuyên thép dày 350mm trong tầm bắn hiệu quả 2000m. Sự phát triển tiếp theo AMX-32 với tổ hợp giáp trước xe và tháp pháo. Xe tăng dành cho xuất khẩu có hai phiên bản trang bị hỏa lực khác nhau: pháo rãnh xoắn 105mm và pháo nòng trơn 120mm. Năm 1983 lần đầu tiên phiên bản xe tăng mới trong dòng AMX được trình diễn một cách công khai: AMX-40 với pháo nòng trơn 120mm GIAT. Trong cấu tạo của nó sử dụng nhiều chi tiết và tổ hợp của xe tăng AMX-32. Tổng cộng từ năm 1966 đến 1986, khoảng 2800 AMX-30 với các biển thể đã được sản xuất. Khoảng một nửa trong số chúng được xuất khẩu sang Hy Lạp, Tây Ban Nha, Venezuela, Quata, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Ả rập Saudi, Chile, đảo Síp, nơi mà AMX-30 và các biến thể của chúng còn phục vụ đến bây giờ.
    Trên cơ sở AMX-30, đã xuất hiện các phiên bản xe chiến đấu đặc biệt khác nhau, trong số đó có hệ thống phòng không tự hành “Roland”, lựu pháo tự hành 155mm, xe tăng làm cầu, hệ thống phòng không tự hành AMX-30SA và các hệ thống khác.
 
    Các thông số chính:
Tên gọi: AMX-30B2
Phân loại : xe tăng chủ lực
Kíp xe: 4 người
Khối lượng chiến đấu: 37
Chiều dài,m: 9,48
Chiều rộng:,m: 3,1
Chiều cao,m: 2,8   
Khối lượng vũ khí:
Pháo chính/mm: 1/120; 1/20
Hỗ trợ: 1/7,62
Độ dày giáp đầu: 80
Độ dày giáp bên: 40
Động cơ: “Ispano – Soyuz”, diezen, 720 sức ngựa
Tốc độ tối đa: 65km/h
Tầm hoạt động: 650km.


Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM