Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 10:30:34 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Xe tăng của thế giới - Танки мира  (Đọc 392968 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #210 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 09:29:33 pm »

 Bản vẽ "Sherman":

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #211 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2009, 09:30:55 pm »

 M50 "Supersherman":



Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #212 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2009, 04:18:41 am »

29. M24 “Chaffee”

     “Chaffee” được đón nhận như sự thay thế cho M5 “Stuart” vào thời gian cuối cuộc Đại chiến Thế giới. Nó được thiết kế dựa trên các kinh nghiệm chiến trường và dành cho việc trang bị  trong các đơn vị trinh sát và đổ bộ đường không. Trong trường hợp đó, tháp pháo và thân M24 được tháo rời; tháp pháo được vận chuyển trong khoang, còn thân xe và các bộ phận còn lại được để bên ngoài máy bay vận tải C-54.  Đây là câu hỏi khó có lời giải đáp, thậm chí khi loại máy bay vận tải cỡ lớn C-82 xuất hiện, vấn đề này cũng không được giải quyết. Vì thế, “Chaffee” không được tiếp nhận rộng rãi trong các lực lượng đổ bộ đường không Hoa Kỳ.
     M24 được thiết kế với mục đích tăng cường hỏa lực cho dòng xe tăng hạng nhẹ với sự trang bị pháo chính 75mm. Khả năng này có thể thực hiện được nhờ pháo M6 và khối lượng của nó, vốn được thiết kế trên cơ sở vũ khí Không quân, đã được lắp trên máy bay B25 “Mitchell”. Điểm chú ý lớn ở đây là việc phân chia các tổ hợp và chi tiết kết cấu qua trọng nhất để tạo sự thuận lợi cho công tác duy trì và bảo dưỡng.
    “Chaffee” được thừa hưởng từ xe tăng M5 bộ động cơ cặp đôi được làm mát bằng không khí đáng tin cậy với tổ hợp trục truyền động. So với M5 “Stuart”, độ dày giáp bên hông bằng nhau, nhưng khả năng chống đạn bắn thẳng của xe tăng mới vượt trội hơn nhờ các tấm giáp đầu xe được gia tăng góc nghiêng. Bộ truyền động mới được nâng cấp với hệ thống treo xoắn cùng 5 bánh đỡ mỗi bên vốn được sử dụng cho pháo tự hành M18. Trên tháp pháo bố trí 3 người trong kíp xe, làm nhiệm vụ cho pháo bán tự động với hệ thống cân bằng pháo và xe tăng trong mặt phẳng đứng  kiểu “Vestingauz” và súng đồng trục 7,62mm. Trên nóc tháp pháo lắp súng phòng không 12,7mm. Điểm thú vị trên “Chaffee” là vị trí của lái xe và xạ thủ súng máy (đồng thời có thể kiêm nhiệm vai trò lái phụ) trong thân xe đều có các hệ thống điều khiển để khi cần có thể giúp đỡ lẫn nhau. Với kiểu thiết kế này, trong trường hợp lái xe hy sinh, xạ thủ súng máy (lái phụ) sẽ kiêm nhiệm vai trò điều khiển xe tăng.
    Những chiếc M24 “Chaffee” đầu tiên bắt đầu tham gia vào các quân đoàn vào mùa hè năm 1944, và những trận đánh đầu tiên của nó bắt đầu từ tháng 12, trong thành phần sư đoàn đổ bộ đường không số 82 chống lại cuộc tấn công của quân Đức vào Arden. Mặc dù các kíp xe M24 cũng bắn cháy được một số “Cọp” và “Báo”, nhưng rõ ràng, nếu so sánh về hỏa lực và khả năng bảo vệ, xe tăng hạng nhẹ M24 thua thiệt rõ ràng xe tăng hạng trung và hạng nặng của Đức. Một số lượng không nhỏ M24 được sử dụng trong các trận đánh cho đến cuối chiến tranh ở Châu Âu, trong các hoạt động quân sự trên Thái Bình Dương. 300 xe tăng kiểu này cũng được đưa sang Anh.
   “Chaffee” cũng tham gia chiến tranh Triều Tiên. Thời điểm đó, trong quân đoàn số 8 của Mỹ, có 4 tiểu đoàn độc lập được trang bị M24. Trong các cuộc đấu tay đôi với T-34-85 của quân đội Triều Tiên, những nhược điểm về sự cơ động cũng như giáp bảo vệ bị bộc lộ. Trận đánh đầu tiên vào mùng 10 tháng 7 năm 1950 T-34 đã tiêu diệt 2 M24 thuộc đại đội “A” tiểu đoàn tăng số 78 mà không mất chiếc nào. Đến cuối tháng 7, đại đội này từ 14 xe tăng M24 “Chaffee” chỉ còn lại 2 chiếc.
    Tổng cộng trong hai năm sản xuất, 4070 “Chaffee” đã được sản xuất và 660 pháo tự hành trên gầm loại xe tăng này. Ngoài Hoa Kỳ, M24 còn phục vụ lâu dài trong lực lượng vũ trang Áo, Bỉ, Canada, Pháp, Hy Lạp cùng nhiều quốc gia Trung Mỹ Latinh. Trong một số quốc gia, “Chaffee” còn phục vụ cho đến bây giờ như Chile hay Đài Loan.’

    Các thông số chính:
Tên gọi: M24 Chaffee
Phân loại: hạng nhẹ
Kíp xe: 4 - 5 người
Khối lượng chiến đấu: 17,6 tấn
Chiều dài,m: 5,49
Chiều rộng,m: 2,84
Chiều cao,m: 2,54
Số lượng vũ khí:
Pháo chính/mm: 1/75
Hỗ trợ/mm: 2/7,62; 1/12,7
Độ dày giáp đầu: 38mm
Độ dày giáp bên: 24mm
Động cơ: “Kadillak”, 44T24, bộ chế hòa khí, 2x110 sức ngựa.
Tốc độ tối đa: 55km/h
Tầm hoạt động: 169km.

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #213 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2009, 04:19:34 am »

 Bản vẽ M-24 "Chaffee"

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #214 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2009, 04:20:24 am »

 Bản vẽ cấu tạo M24:

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #215 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2009, 08:10:57 pm »

30. “Ka-mi”

     Xe tăng đặc biệt “Ka-mi” (xe tăng lội nước do hãng “Mitsubisi” sản xuất) được thiết kế năm 1941 theo lệnh Bộ Tổng Tham mưu Nhật cho việc thực hiện các chiến dịch đổ bộ xâm chiếm các quần đảo trên Thái Bình dương. Nó được chế tạo trên cơ sở “Ha-gô” và có động cơ tin cậy và một số thay đổi trong bộ phận truyền động, lò xo của hệ thống treo được thu vào trong thân xe, còn bánh dẫn hướng được hạ xuống mặt đất. Thân xe hàn kín và được nới rộng, có dạng hình hộp với đầu xe được nắn thẳng.
      Để tăng cường cho khả năng bơi của xe tăng, thân xe được gắn thêm các xuồng lớn bằng kim loại phía trước và phía sau. Được chở đến gần địa điểm đổ bộ, “Ka-mi” tự di chuyển theo đường dốc, thân xe hình thuôn đảm bảo tính ổn định và khả năng hoạt động trên mặt nước. Sự bơi được thực hiện với sự hỗ trợ của hai chân vịt, gắn với động cơ. Trên phiên bản “Ka-mi” kiểu 2 sản xuất năm 1943, bánh lái được lắp phía sau, kết nối với tay lái trong tháp pháo bởi dây cáp. Chỉ huy điều khiển xe hoạt động trên mặt nước. Sau khi lên bờ, các xuồng kim loại xe được tháo ra thành hai bộ phận để không cản trở hoạt động tiếp theo của xe tăng.
      “Kami” được trang bị đài vô tuyến điện và thiết bị bộ đàm chuyên dụng cho xe tăng. Cấu tạo bên ngoài xe tăng có tính chất đặc biệt, có khả năng bảo vệ tốt cho nóc hộp thông gió, được lắp trên buồng động cơ không bị nước xâm nhập. Nó đảm bảo sự làm việc đáng tin cậy cho động cơ trên mặt nước, thậm chí trong trường hợp sóng mạnh. “Ka-mi” có tháp pháo hình trụ, mượn từ xe tăng hạng nhẹ  Kiểu 89 “Ke-ni” và được lắp pháo chính 37mm, có tính hiệu quả cáo hơn nếu so sánh với pháo của “Ha-gô”
     Tổng cộng đến cuối chiến tranh, có 180 xe tăng lội nước “Ka-mi” được sản xuất. Các xe tăng này được sử dụng một cách linh hoạt trong hoạt động chống lại các đơn vị quân Mỹ vào năm 1944 trong các trận đánh giành quyền kiểm soát đảo Marshall trên Thái Bình dương. Phần lớn “Ka-mi” bị tiêu diệt do súng chống tăng “Bazoka” của lính Mỹ. Một số xe tăng lọt vào tay lính Mỹ trong tình trạng gần như còn nguyên vẹn, không hư hỏng, bởi vì chúng bị vứt lại bởi kíp xe, sau khi bị cháy hoặc hết đạn.

    Các thông số chính:
Tên gọi: Type 2 “Ka-mi”
Phân loại: xe tăng lội nước
Kíp xe: 5 người
Khối lượng chiến đấu: 12,5 tấn (với xuồng kim loại)
Chiều dài,m: 7,42 (với xuồng kim loại)
Chiều rộng,m: 2,79
Chiều cao,m: 2,34
Số lượng vũ khí:
Pháo chính/mm: 1/37
Hỗ trợ/mm: 2/7,7
Độ dày giáp đầu: 16mm
Độ dày giáp bên: 14mm
Động cơ: “Mitsubisi”, bộ chế hòa khí, 120 sức ngựa.
Tốc độ tối đa: 37/10
Tầm hoạt động: 170km.

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #216 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2009, 12:53:28 am »

NHỮNG XE TĂNG SAU CHIẾN TRANH VÀ DÒNG XE TĂNG HIỆN ĐẠI

1. EE-T2 “Osorio”


   Vào đầu những năm 80 (Tk20), Brazil bước vào thời kỳ phát triển kinh tế mạnh mẽ. Chính phủ Brazil đã quyết định tái vũ trang cho các binh chủng kỹ thuật đặc biệt. Sau đạo luật trang bị cho Binh chủng các loại xe tăng hoàn toàn do Mỹ Latinh sản xuất, một cuộc cạnh tranh đã diễn ra giữa hai hãng công nghiệp “Enzhesa” và “Bernadini”. Cuối cùng, đã giới thiệu được mẫu xe tăng cơ bản M-3 nặng 31 tấn “Tamoio” với pháo rãnh xoắn 105mm và giáp bảo vệ với nhiều kết cấu khác nhau. Loại xe tăng mới này thua kém hoàn toàn các loại xe tăng chủ lực khác của do Liên Xô và Mỹ sản xuất được trang bị trong lực lượng thiết giáp của các nước đồng minh. Cuối cùng, hãng “Enzhensa” đã giành thắng lợi trong cuộc chạy đua với bản xe tăng có khổi lượng nặng và phức tạp hơn “Osorio”, thay thế cho nguyên tắc cũ “chỉ dựa vào nội lực”, các nhà thiết kế đã sử dụng nguyên tắc “quốc tế hóa” phổ biến hơn. Hoạt động sản xuất xe tăng mới đã thu hút được hàng chục hãng của 6 quốc gia: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan. “Osorio” – tên một viên thống chế người Brazil, ngày nay trở thành loại xe tăng mạnh nhất trong số các xe tăng được sản xuất tại khu vực châu Mỹ Latinh.
   Những công việc trên xe tăng được bắt đầu từ đầu những năm 80 – trên nó, dự kiến sẽ sử dụng động cơ diezen của Tây Đức, hệ thống động lực tự động, đồng thời tháp pháo với loại pháo thử nghiệm “Belien” do Anh sản xuất. Vào thời điểm đó, tại Brazil xuất hiện hai phiên bản “Osorio”: 1. EE-T1 với pháo rãnh xoắn của anh L-7 – dùng cho nội địa; 2. EE-T2 với pháo nòng trơn 120mm của Pháp dành cho xuất khẩu.
    Cấu trúc “Osorio” được thực hiện với sự tiếp nhận rộng rãi các chi tiết, tổ hợp của nhiều loại xe tăng khác nhau và bằng sự sử dụng nhiều công nghệ đã được cấp giấp phép. Tháp pháo hợp thành “Chobhem” – Anh thiết kế. Hệ thống thước ngắm – Bỉ và Pháp hợp tác sản xuất. Gói động cơ diezen và hệ thống động lực tự động được sản xuất tại Đức. Băng xích cùng dạng với xích xe tăng Đức “Leopard” 2. Súng máy: Hoa Kỳ và Bỉ đồng sản xuất. Công ty “Danlop” (Anh) chế tạo những chi tiết của hệ thống treo thủy lực. Hệ thống chữa cháy và buồng động cơ – động lực, thước ngắm ban ngày cũng được chế tạo bởi người Anh. Thiết bị nhìn đêm – từ Hà Lan, từ công ty nổi tiếng “Filips”.
     Sự sản xuất “Osorio” EE-T1 bắt đầu vào năm 1988 với số lượng không lớn, vào khoảng 70 xe tăng trong 1 năm. Từ kế hoạch ban đầu trang bị 1200 xe tăng, chỉ có 150 “Osorio” được trang bị cho quân đội Brazil. Dòng EE-T2 dành cho xuất khẩu được trang bị hỏa lực mạnh hơn và có nhiều trang bị hiện đại hơn với mục đích thu hút sự chú ý của các “khách hàng” có tiềm lưc tài chính lớn từ Cận Đông. Với các “khách hàng” tiềm năng ở mức trung bình được trông chờ gồm Cô Oét, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Ả rập Sauđi. Tuy nhiên, các quốc gia này lại thích các xe tăng được nghiên cứu, thiết kế và sản xuất hoàn toàn từ một quốc gia cụ thể. Chỉ có như vậy mới có thể đảm bảo được sự dung hợp trong khai thác vận hành và sửa chữa, bảo dưỡng một cách tin cậy với toàn bộ hệ thống của các loại chiến đấu.

 Các thông số chính:
Tên gọi: EE-T2 “Osorio”
Phân loại : xe tăng chủ lực
Kíp xe: 4 người
Khối lượng chiến đấu: 43,7 tấn
Chiều dài,m: 10,1
Chiều rộng:,m: 3,20
Chiều cao,m: 2,37
Khối lượng vũ khí:
Pháo chính/mm: 1/120
Hỗ trợ: 2/7,62
Độ dày giáp đầu: -
Độ dày giáp bên:  -
Động cơ: MWM TBD 234, diezen, 1040 sức ngựa
Tốc độ tối đa: 70km/h
Tầm hoạt động: 550km.

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #217 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2009, 12:54:54 am »

 Một số hình ảnh về "Osorio":
 EE-T1 "Osorio" trang bị pháo rãnh xoắn 105mm do Anh sản xuất dành cho quân đội Brazil:

 
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #218 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2009, 12:58:19 am »

 EE-T2 "Osorio" bản xuất khẩu trang bị pháo chính trơn 120mm của Pháp:

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #219 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2009, 12:59:48 am »

 Bản vẽ "Osorio":

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM