Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 04:51:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Xe tăng của thế giới - Танки мира  (Đọc 392975 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #150 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2009, 09:16:23 pm »

12. L6/40

     Năm 1936, hãng “Fiat – Ancaldo” đã thiết kế một vài mẫu xe tăng hạng nhẹ thí nghiệm nhằm mục đích xuất khẩu. Giới quân sự Italia lúc đó cũng tỏ ra quan tâm và thích thú loại xe tăng này và đã đặt hàng 283 xe tăng hạng nhẹ nhằm trang bị cho các đơn vị kỵ binh và trinh sát. Dưới tên goi L6/40 (tăng hạng nhẹ, 6 tấn, mẫu năm 1940), chúng được đưa vào sản xuất hàng loạt và trang bị cho lực lượng quân đội Italia cho đến khi nước này đầu hàng quân Đồng minh, sau đó còn được tiếp nhận bởi quân đội Đức.
     L6/40 có cấu tạo đơn giản, giá rẻ và có độ tin cậy, nhưng nó trở nên không phù hợp với thời điểm xuất hiện vì giáp bảo vệ yếu và nhược điểm về vũ khí. Thân xe gắn bằng đinh tán cùng khung xe với các góc cạnh có góc nghiêng hợp lý của các tấm giáp cùng độ dày từ 6 đến 30mm. Trên tháp pháo, ban đầu lắp pháo 37mm với súng máy đồng trục 8mm, sau đó, được thay thế bằng pháo tự động 20mm “Breda”. Việc bố trí tháp pháo lệch sang thành bên trái làm nó chỉ đủ không gian cho một người – trưởng xe, đồng thời phải kiêm thêm một số nhiệm vụ khác. Chỗ ngồi của lái xe được bố trí tại bên phải, phía trước xe. Bộ phận truyền động mỗi băng xích, gồm có 4 bánh đỡ, được nối với nhau theo từng cặp vào trục cùng xà cân bằng và hệ thống treo xoắn. Bánh truyền động nằm phía trước, còn bánh dẫn cho sự tăng chiều dài trụ theo mặt phẳng bản xích được hạ xuống gần mặt đất và đóng vai trò như một bánh đỡ thứ 5.
   L6/40 tham gia vào lực lượng các sư đoàn kỵ binh và các nhóm trinh sát giữa năm 1942 và được sử dụng tại Châu Phi, Nam Tư (cũ) và mặt trận phía Đông. Trong điều kiện mùa đông, xe tăng hạng nhẹ của Italia đã thể hiện những nhược điểm rất dở: hệ thống khởi động cho động cơ không hoạt động, vũ khí bị đóng băng. Một số lượng lớn L6/40 bị tiêu diệt tại Liên Xô dưới Ctalingrad, còn vài chục chiếc bị Hồng quân chiếm đoạt thành chiến lợi phẩm. Sauk hi Italia đầu hàng phe Đồng minh, những chiếc xe tăng hạng nhẹ còn lại được đổi tên mới Pz L6 (i) và chuyển giao cho các đơn vị xe tăng của Đức. Năm 1944, Đức bán lại các xe tăng này cho Đồng minh trong phe Trục – Slovakia. Sau chiến tranh, L6/40 được đưa trở lại về Italia và trang bị cho các lực lượng cảnh sát cho đến năm 1952.
   Trên cơ sở L6/40, loại xe phun lửa L6/40L.F đã được chế tạo với trang bị súng phun lửa tầm xa khoảng 70 mét, đồng thời còn sản xuất 300 pháo chống tăng tự hành “Zemnovente” trang bị pháo bán tự động 47mm.

    Các thông số chính:
Tên gọi: L6/40
Phân loại: hạng nhẹ
Kíp xe: 2 người
Khối lượng chiến đấu: 6,8
Chiều dài,m: 3,28
Chiều rộng,m: 1,86
Chiều cao,m: 2,17
Số lượng vũ khí:
Pháo chính/mm: 1/20
Hỗ trợ/mm: 1/8
Độ dày giáp đầu: 30mm
Độ dày giáp bên: 15mm
Động cơ: Spa 18D, bộ chế hòa khí, 70 sức ngựa.
Tốc độ tối đa: 42km/h
Tầm hoạt động: 200km.


Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #151 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2009, 09:16:58 pm »

 Sơ đồ L6/40:

 
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #152 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2009, 01:04:32 am »

13. M11/39, M13/40

 Loại xe tăng chiến số lượng lớn trong Quân đội nước Ý trong những năm Chiến tranh Thế giới thứ hai gồm có xe tăng loại vừa M11/39 và M13/40. Thực tế, cấu tạo, khối lượng và vũ khí của chúng gần với xe tăng hạng nhẹ và chúng được chế tạo đơn giản theo mục đích tuyên truyền (truyền bá) của Musolini.
 M11/39 là sự phát triển tiếp sau của xe tăng Anh “Bivker – 6 - ton”, và nó thừa hưởng lại kết cấu của bộ phận truyền động. Nhưng trang bị cơ bản của nó nằm phía đầu xe và cùng với hai súng máy 8mm đồng trục trên tháp pháo. Điều này không giải quyết được gì cho xe tăng, ngoài ra còn kéo khả năng chiến đấu của nó xuống gần bằng không (0). Từ 100 chiếc M11/39 được sản xuất ra, 70 xe tăng trong số chung được điều sang Libi dành cho việc đối phó với các đơn vị quân Anh và Úc. Tại đó, chúng bị tiêu diệt một cách không hoàn toàn, những xe tăng còn nguyên vẹn bị chiếm đoạt bởi đối phương và trở thành chiến lợi phẩm.
   Xe tăng M13/40, nguyên mẫu được thiết kế năm 1940, hầu như không khác so với M11/39, ngoài việc gia tăng vũ khí trang bị. Pháo 47mm được lắp theo thiết kế tiêu chuẩn – trên tháp pháo. Trong số 4 súng máy trang bị hỗ trợ, 1 súng được lắp đồng trục với pháo chính trên tháp pháo, khẩu thứ hai thực hiện chức năng phòng không, hai khẩu còn lại được bố trí phần trước xe. Kíp xe có 4 người, hai trong số đó ngồi trong tháp pháo. 800 xe tăng M13/40 đã được sản xuất và chỉ ra rằng chúng có rất ít tác dụng với các hoạt động quân sự trong điều kiện Bắc Phi. Động cơ diezen do không có hệ thống làm mát động cơ hoàn hảo dẫn đến bị nóng và không cung cấp đủ sức mạnh cần thiết. Vì thế, loại xe tăng này chỉ có thể hoạt động tại những nơi có khí hậu mát mẻ hơn của Châu Âu (khí hậu ôn đới), nơi chúng tham chiến tại Nam Tư (cũ) và Hy Lạp. Dành cho các đơn vị của mình tại châu Phi, người Ý đã chế tạo mẫu xe tăng mới M14/41 với động cơ 145 sức ngựa và có hệ thống chất lọc bụi.
   Một số lớn M13/40 rơi vào tay quân Đồng minh. Trong các sư đoàn Anh và Úc, chúng được khai thác sử dụng cho đến năm 1941, khi xảy ra sự ngắt quãng việc cung cấp các thiết bị kỹ thuật của Anh từ chính quốc.
   Trên cơ sở loại xe tăng loại vừa của mình, người Ý đã chế tạo một số lượng lớn pháo tự hành 75mm và 105mm. Quân Đức cũng đã sử dụng một số loại pháo này trong các hoạt động quân sự thời kỳ cuối chiến tranh.

    Các thông số chính:
Tên gọi: M11/40
Phân loại: hạng nhẹ
Kíp xe: 4 người
Khối lượng chiến đấu: 14
Chiều dài,m: 4,91
Chiều rộng,m: 2,3
Chiều cao,m: 2,17
Số lượng vũ khí:
Pháo chính/mm: 1/47
Hỗ trợ/mm: 4/8
Độ dày giáp đầu: 30mm
Độ dày giáp bên: 25mm
Động cơ: Spa 8TM40, diezen, 125 sức ngựa.
Tốc độ tối đa: 30km/h
Tầm hoạt động: 200km.

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #153 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2009, 01:05:13 am »

 M13/40:

 
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #154 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2009, 01:06:16 am »

 M11/39:



 và sơ đồ cấu tạo:

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #155 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2009, 01:16:54 am »

14. R-1

   Đến giữa những năm 30 (TK 20), lực lượng xe tăng cơ bản thuộc Quân đội Hoàng gia bao gồm các loại xe tăng hạng nhẹ Reno FT-17 (48 xe tăng trang bị pháo và 28 xe súng máy), được nhận từ Pháp sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Đến cuối năm 1935, những xe tăng này đã trở nên quá cũ, lỗi thời và không còn đảm bảo yêu cầu trong sử dụng. Với mục đích thay thế chúng, phái đoàn quân sự Rumani đã đến Tiệp Khắc – đồng minh với Rumani khi đó. Kết quả của cuộc đàm phán là đơn đặt hàng 126 xe tăng hạng nhẹ LT-35 “Shkoda” hỗ trợ bộ binh và 35 xe tăng loại nhỏ ChKD-Praha AH-IVR, để trang bị hỗ trợ cho kỵ binh Rumani. Tại Rumani, các xe tăng này được mang tên R-2 và R-1.
  Xe tăng loại nhỏ AH-IV được thiết kế bởi hãng ChKD đầu những năm 1930, khi mà học thuyết quân sự thời đó chú trọng vào việc sử dụng những xe bọc thép có trang bị súng máy di chuyển với tốc độ cao hỗ trợ cho kỵ binh. So với phần lớn mẫu xe tăng loại nhỏ của quốc gia khác, chúng khác biệt ở chỗ được trang bị tháp pháo có khả năng quay. Xe tăng 4 tấn có thể đạt tốc độ lên 50km/h còn 100 lít benzene đảm bảo đủ cho tầm hoạt động 170km của nó. Theo tên gọi của Tiệp Khắc AH-IVR (thuộc về người Rumani) bắt đầu được trang bị cho Quân đội Hoàng gia vào năm 1938. Được chuyển đổi tên gọi R-1, chúng được trang bị 2 súng máy 7,92mm. Một súng được bố trí tại phần nhô lên phía trên băng xích, bên phải thành xe, khẩu còn lại trên tháp pháo, bên trái thành xe.
  R-1 tham gia vào thành phần thuộc sư đoàn kỵ binh Rumani số 6, nơi mà mỗi trung đoàn cơ giới có 4 xe tăng loại này cho mỗi đại đội kỵ binh trinh sát. Số còn lại được sử dụng trong Bộ tham mưu với mục đích thông tin liên lạc, đồng thời còn nằm trong các trung tâm huấn luyện kỵ binh trong thành phố Sybyu.
  Xe tăng Rumani R-1 và R-2 tham gia hoạt động tích cực trên chiến trường phía Đông. Các đơn vị được trang bị R-2 đã bị tiêu diệt số lượng lớn trong những ngày đầu chiến tranh, còn chiến dịch Stalingrad, nói chung bị đưa xuống lực lượng dự bị. Những chiếc R-1 cuối cùng bị Hồng quân tiêu diệt năm 1944.

    Các thông số chính:
Tên gọi: R-1
Phân loại: xe tăng trinh sát
Kíp xe: 2 người
Khối lượng chiến đấu: 4,2
Chiều dài,m: 3,20
Chiều rộng,m: 1,81
Chiều cao,m: 1,68
Số lượng vũ khí:
Pháo chính/mm: -
Hỗ trợ/mm: 2/7,92
Độ dày giáp đầu: 10mm
Độ dày giáp bên: 8mm
Động cơ: “Praha” GOH, bộ chế hòa khí, 65 sức ngựa.
Tốc độ tối đa: 45km/h
Tầm hoạt động: 170km.


Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #156 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2009, 01:17:24 am »

 AH-IVR:

 
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #157 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2009, 04:35:02 am »

15. KV-1

     Sự thiết kế xe tăng hạng nặng KB (Klim Vorosilov) được bắt đầu cuổi năm 1938 sau quyết định của chính phủ Liên Xô. Công việc đã được hoàn thành sau hai năm, từ mùa hè năm 1940, seri sản xuất KV-1, với độ dày giáp bảo vệ tháp pháo và quanh xe lên đến 75mm. Trang bị của nó cũng như trên T-34, - pháo chính 76mm L-11 và hai súng máy. Đôi lúc, nó cũng được lắp súng máy thứ 3 trên nóc tháp pháo với nhiệm vụ phòng không.
    Công việc thiết kế xe tăng được thực hiện bởi tập thể công trình sư mà đứng đầu là Zh.IA.Kotin. Sự sản xuất xe tăng được đặt tại công xưởng Kirov (Leningrad). Sau khi chiến tranh bắt đầu, nó nhanh chóng được sơ tán về Chelyabinck, nơi sự sản xuất xe tăng được tiếp tục.
     Đầu năm 1941, KV-1 được hiện đại hóa. Pháo chính được thay thế bằng pháo ZIS-5 76mm và gia tăng các tấm thép bảo vệ đầu xe lên 85mm, còn thân xe được lắp các tấm thép với độ dày 105mm, thay thế cho kết cấu đinh tán khi trước.
     Trong năm đầu chiến tranh, phía Đức không có loại vũ khí chống tăng hữu hiệu nào có thể bắn thủng KV-1. Tuy nhiên, xe tăng vẫn tồn tại nhiều nhược điểm: kém cơ động, hệ thống truyền động không tin cậy. KV thường bị tiêu diệt bởi lính bộ binh Đức trong trận đánh. Lính Đức lợi dụng nhược điểm chung của các dòng xe tăng Liên Xô khi đó – sự quan sát kém từ bên trong xe ra ngoài. Bộ binh Đức thường lén lút tiến đền gần xe và bí mật quăng bộc phá hay lựu đạn có sức nổ mạnh lên nóc xe. Những vụ nổ đó cuối cùng loại KV khỏi vòng chiến.
    Để tăng sự cơ động, năm 1942 KV được hiện đại hóa triệt để. Theo tính toán, giảm độ dày giáp bảo vệ thân xe và tháp pháo đi vài phần cùng với thu hẹp kích thước xe tăng và tháp pháo để giảm khối lượng xe. Xe tăng được hiện đại theo phương pháp này có tên KV-1S. Kết quả, tốc độ của nó tăng lên 42km/h.
    Phiên bản sau là KB-85, trên buồng dưới tháp pháo kiểu mới được lắp một tấm thép – loại dành cho xe tăng IS-1. Trên tháp pháo lắp pháo 85mm, góp phần tăng sức mạnh hỏa lực nhưng vẫn đảm bảo được tính cơ động như của KV-1S. Nhưng lính tăng Liên Xô vẫn phàn nàn về sự thiếu tin cậy của hệ thống truyền động. Chỉ sau khi động cơ diezen mới được lắp, sự than phiền đó mới chấm dứt.
   Trong thời gian chiến tranh, trên cơ sở KV-1 và KV-1S, các loại xe tăng phun lửa KV-8 và KV-8S được ra đời. Chúng tương tự như loại xe tăng OT-34 theo khả năng tác chiến trên chiến trường.
   Không nhìn vào các nhược điểm của nó, KV được biết đến như một vũ khí khủng khiếp khi được điều khiển bởi những bàn tay khéo léo. Trên KV, lính xe tăng Liên Xô lập được không ít chiến công. Như đại đội 5 chiếc KV-1 dưới sự chỉ huy của thượng sĩ Zinovy Kolobanov chỉ trong một trận đánh dưới Gatchina tháng 8 năm 1941 đã tiêu diệt 43 xe tăng của đối phương và chỉ mất 1 xe tăng. 
   Tổng cộng trong chiến tranh, Liên Xô đã sản xuất được 3486 KV-1, 1087 KV-1S, 134 KV-85, 102 KV-8 và 35 KV-8S.

    Các thông số chính:
Tên gọi: KV-1
Phân loại: hạng nặng
Kíp xe: 5 người
Khối lượng chiến đấu: 47,5
Chiều dài,m: 6,75
Chiều rộng,m: 3,32
Chiều cao,m: 2,71
Số lượng vũ khí:
Pháo chính/mm: 1/76
Hỗ trợ/mm: 4/7,62
Độ dày giáp đầu: 75mm
Độ dày giáp bên: 75mm
Động cơ: B-2K, diezen, 500 sức ngựa.
Tốc độ tối đa: 35km/h
Tầm hoạt động: 250km.


Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #158 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2009, 04:35:36 am »

 KV-1 bị quân Đức chiếm đoạt:

 
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #159 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2009, 04:36:41 am »

 KV-1S:

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM