Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 02:41:53 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Biên giới Tây Nam - Phần 4  (Đọc 340397 lần)
0 Thành viên và 4 Khách đang xem chủ đề.
dongminhkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 685



« Trả lời #410 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2008, 09:12:26 am »

Bài hát các bác nêu em chưa được nghe. Còn bài Đồng đội thì tụi em vẫn hay hát, bây giờ vẩn hát!  Grin
Thời đó, tụi em còn chơi luôn bài "Vết chân tròn trên cát" của NS Trần Tiến. Lúc đầu mấy thằng kiêng  ???Sợ xui khi đi tác chiến, nhưng sau này thì xả láng, kiêng khem cái con mẹ gì, có gì xài nấy! Trời kêu ai nấy dạ...
Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #411 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2008, 09:49:52 am »

Vậy bạn mình còn nhớ cái cảm giác lần đầu nghe bài nầy không? Nhạc sỹ Trần Tiến có một bài hát để đời và được nghe chính ông hát bài nầy thì da gà mới nổi từng cục, từng cục.
Logged
dongminhkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 685



« Trả lời #412 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2008, 09:57:37 am »

Có bác ạ, lúc quây quần bên nhau, nghe thằng bạn em hát, tự dưng em nghĩ vẩn vơ....
Logged
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #413 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2008, 10:01:53 am »

Một buổi sáng khoảng 1984 hay 1985 gì đó, tôi nghe trên đài PT TP HCM anh à. Nghe xong người cứ bần thần mấy hôm liền, giờ vẫn ước mong được nghe lại. Anh nhắc bài của PD, tôi cũng từng nghe, cũng cảm động nhưng không thấm bằng. Phải chăng vì nhạc sỹ Hoàng Hiệp viết cho lũ lính K chung ta?
Các bác còn nhớ hồi 79-82 đó, trên đài PTTP HCM có chương trình dạy hát buổi trưa. Trong đó có rất nhiều những bài hát của Liên xô như Kachiusa. Ánh đèn bên song, Hoàng hôn trên nông trường....
Lời bài hát Ánh đèn bên song- như tôi còn nhớ một đoạn:
Người chiến sĩ trước giờ phút xuất chinh, nhìn người yêu đưa tiễn mình. Mờ trong đêm chiếc thềm đá xinh xinh. Lòng lưu luyến anh giã từ. Dưới bóng tối qua ngàn lớp sương mờ. Nhìn quê hương anh thẫn thờ. Kìa cô gái đang còn đứng trong đêm. Và bên song rực ánh đèn.
Những chiến sĩ trong lòng nhớ phố phường. Chiều quê hương vang tiếng đàn. Ở nơi ấy có bạn gái thân yêu. Đèn bên sông rực ban chiều...

Một đoạn bài Hoàng hôn trên nông trường: (nhịp3/4-Tempo di Valse, cung E mineur)
Nắng vàng vừa xuống. Hàng dương in bóng trên đường. Hoàng hôn nắng vàng, toả xuống nông trường, tít chân trời mùa lúa chín đưa hương.
Đôi hàng cây thướt tha, cành nghiêng mái tóc.
Xa mờ con suối xanh đùa theo tiếng hát.
Ôi quê hương nhà ! Rộn ràng bao cánh hoa! Tiếng lòng xao xuyến trong muôn lời hát ca.
Nông trường ơi! Đắm say bao la, mênh mông trong lòng ta, lớn lên như bao nhiêu làng quê...

Một luồng gió mới lạ đầy chất lý tưởng thổi tràn đánh thức tinh thần cống hiến của thế hệ trẻ. Thanh niên đi bộ đội, nhập TNXP, lên nông trường trong tiếng hát lãng mạn. Trịnh Công Sơn thời này cũng có những bài hát cảm động ghi dấu ấn một thời, không phải là không có tình. Đến khi đối mặt với thực tế gian khổ, nhiều người không chịu được bỏ về. Lên nông trường, vào bộ đội hoá ra không giống như đi picnic. Thời đó có một định hướng quyết sách kinh tế, xã hội đúng đắn như bây giờ hẳn chúng ta sẽ tiến nhanh hơn nhể!  Grin
Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #414 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2008, 10:07:17 am »

Người chiến sĩ trước giờ phút xuất chinh, nhìn người yêu đưa tiễn mình. Mờ trong đêm chiếc thềm đá xinh xinh. Lòng lưu luyến anh giã từ. Dưới bóng tối qua ngàn lớp sương mờ. Nhìn quê hương anh thẫn thờ. Kìa cô gái đang còn đứng trong đêm. Và bên song rực ánh đèn.
Những chiến sĩ trong lòng nhớ phố phường. Chiều quê hương vang tiếng đàn. Ở nơi ấy có bạn gái thân yêu. Đèn bên sông rực ban chiều...

Một đoạn bài Hoàng hôn trên nông trường: (nhịp3/4-Tempo di Valse, cung E mineur)
Nắng vàng vừa xuống. Hàng dương in bóng trên đường. Hoàng hôn nắng vàng, toả xuống nông trường, tít chân trời mùa lúa chín đưa hương.
Đôi hàng cây thướt tha, cành nghiêng mái tóc.
Xa mờ con suối xanh đùa theo tiếng hát.
Ôi quê hương nhà ! Rộn ràng bao cánh hoa! Tiếng lòng xao xuyến trong muôn lời hát ca.
Nông trường ơi! Đắm say bao la, mênh mông trong lòng ta, lớn lên như bao nhiêu làng quê...

Một luồng gió mới lạ đầy chất lý tưởng thổi tràn đánh thức tinh thần cống hiến của thế hệ trẻ. Thanh niên đi bộ đội, nhập TNXP, lên nông trường trong tiếng hát lãng mạn. Trịnh Công Sơn thời này cũng có những bài hát cảm động ghi dấu ấn một thời, không phải là không có tình. Đến khi đối mặt với thực tế gian khổ, nhiều người không chịu được bỏ về. Lên nông trường, vào bộ đội hoá ra không giống như đi picnic. Thời đó có một định hướng quyết sách kinh tế, xã hội đúng đắn như bây giờ hẳn chúng ta sẽ tiến nhanh hơn nhể!  Grin

Ôi! Đọc lại lời mấy bài bác TS1 đưa ở trên em lại thấy sởn gai ốc và đám tóc trên thái dương từng đợt!
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #415 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2008, 10:11:08 am »

Ngày đi lính bên K, tôi hay ti tỉ bài "Hoàng Điệp", bài hát nhẹ nhàng, mơ mộng tệ! Một chút gì đó lãng cái mạng, 1 chút gì đó ... hơi sến  Grin

Hoàng điệp, cánh mỏng rụng vàng đường
Điểm trang cho thành phố
Ngập ngừng bước người đi

Hoàng điệp, sánh vai cạnh người thương ...


He he, đó là đường 30-4 (Lê Duẩn) bây giờ, vẫn còn đó vĩa hè rộng rãi, hơi vắng một tí và hàng cây 2 bên đường thì đã già, nhưng đến mùa vẫn rắc cánh hoa vàng lên vai người đi bộ, đi xe máy thì khó nha!

Không biết có phải vì ấn tượng với nó không mà sau này khi ra quân tôi cố sống cố chết thi vào cái trường ngay ở đó. Để ngày ngày tan học chạy xe ra, đợi đèn đỏ duefng lại ngắm hàng cây điệp rắc hoa ...
Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #416 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2008, 10:20:31 am »

Ừ, rồi bài Hoa phong lan (?):
Màn đêm buôn trên đường, hàng me lung linh ánh đèn. Đêm nay đi bên em giữa lòng thành phố thân thương, ngày mai anh lên đường, ngày mai anh ra chiến trường ...

Hay bải Đôi mắt huyền:
Nầy đôi mắt sáng, mắt đen người thiếu nữ...

Về hoàng cảnh TCS sáng tác bài Em ra nông trường ra biên giới là một chuyện cảm động đến quặng lòng.

Hoá ra lính tụi mình xứng đáng là những người biết yêu đới và lãng mạn hàng đầu rồi.
Logged
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #417 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2008, 10:25:56 am »

Kỷ niệm về quá khứ của em thường gắn liền với âm nhạc. Âm nhạc của VN thời kỳ 80-89 có lẽ là thứ âm nhạc đẹp nhất của em, trong sáng, sôi nổi, vui tươi. Có thể vừa nghe lại, vừa khóc, vừa buồn, vừa suy nghĩ lung tung...

Công tác lưu trữ của VN quá tồi tệ, bao nhiêu đĩa nhựa thời đó nay đâu hết rồi? Nhạc thời đó chơi đầy đủ nhạc cụ chính thống, không như bây h đến quốc ca bật lên để chào cờ của TP cũng chơi midi file, thật báng bổ và đau xót...
Logged

Chết vì ghét người!
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #418 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2008, 11:22:31 am »

Tiếp nốt bài hiện tượng quang hợp
.......
Đám củ mì đó tất nhiên là chết, kể cả đã được vun luống và tỉa lá. Thượng sỹ Hoạt một chiều trời buồn ra thu hoạch thử một khóm. Giống như chuyện cổ tích anh nông dân và con quỷ, những phần trên mặt đất thì không phải của chúng tôi. Hiểu ngay rằng mì chết không phải do lá quang hợp yếu, lão Hoạt mang nguyên khóm vào cho anh Bến xem (chắc định giải thích là do sâu đục củ?) . Anh ấy than vãn lại chỉ có bọn Văn nghệ thôi! Anh ấy cho gọi tôi với thằng Hùng lé đàn bầu lên. Phó chủ nhiệm chính trị quả có con mắt nhìn người, tuy là vẫn còn thiếu thằng Chương còi. Trông thấy khóm mì không củ nằm giữa sân, hai thằng tôi biết ngay sự tình. Con Bốp đang lim dim trong gầm lại lao ra mừng ư ử, quấn vào ôm chân tôi như một khẳng định đồng loã. Con chó dái này này khoái sang văn nghệ vì ngoài xương ra, bọn tôi còn nghịch ngầm, cứ xoa “cu” cho nó sướng đâm nó nghiện. Loài vật trả ơn là như thế này đây, trời ơi! Không mào đầu, anh ấy hỏi luôn: Chúng mày hả? Bọn em đâu có! Nếu không tụi mày thì chỉ có thể là ông Thạnh, ông Chiến thôi! (ông Thạnh ông Chiến là trung đoàn trưởng và trung đoàn phó). Thằng Hoạt ra nhổ thêm về cho anh em nó ăn. Lọ mọ đêm hôm rắn nó đợp cho thì khốn!… Im tịt hết, nể ông ấy quá! Lão Hoạt chắc chưa biết “Bài ca sư phạm” hoặc Makarenko là ai, tức lộn tiết nhưng vẫn phải ra vườn trợn mắt nhổ về cho chúng tôi mấy khóm. Mà nó chọn toàn khóm nhỏ còi cho bõ tức.
 
Logged
swear
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #419 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2008, 12:18:37 pm »

Các bác kể chuyện nghe hay thật.
Em mạn phép gửi mấy cái hình lính mình bên K cho các bác xem có mình trong đó không
(hình mượn từ trang mohinhvn.org)
Các bác nhìn hình thấy lính mình toàn mang dép Lào, hehe.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM