Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 01:57:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh biên giới phía Bắc - P2  (Đọc 527223 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
linh moi
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 669


« Trả lời #460 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2012, 05:07:12 pm »

  Theo tôi thì do Lạng Sơn gần Hà Nội hơn nên phải phòng thủ mạnh hơn . Về biên chế của Sư Đoàn cũng có sự khác nhau đấy bác Thịnh ạ ! Thí dụ Sư đoàn tôi (F 337) có tới 5 trung đoàn là E4 BB , E92 BB , E52 BB, E197 BB và F108 PB . 
Logged
thinhe677f346
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 573


Thịnh e677/f346 cùng phu nhân.


« Trả lời #461 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2012, 08:01:58 pm »

  Theo tôi thì do Lạng Sơn gần Hà Nội hơn nên phải phòng thủ mạnh hơn . Về biên chế của Sư Đoàn cũng có sự khác nhau đấy bác Thịnh ạ ! Thí dụ Sư đoàn tôi (F 337) có tới 5 trung đoàn là E4 BB , E92 BB , E52 BB, E197 BB và F108 PB . 
____________________________________________________________________________
_Thì ngày đó Sư Đoàn 346 bọn tôi cũng có tới 5 Trung Đoàn cụ thể E 246 BB-E 677 BB- E 851 BB-E 800 BB-E 188 PB "105" có khác gì nhau đâu !
Logged

Biên cương có giặc ta quyết giữ
Hậu phương yên bình gắng dựng xây.!
hoanggiaxulang
Thành viên
*
Bài viết: 67


« Trả lời #462 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2012, 10:31:48 am »

 Thực tế là năm 79 cũng như sau đó TQ dùng lực lượng mạnh ở LẠng Sơn , và mình cũng chú trọng phòng thủ hướng chính diện này . Nên Ct 79 mặt trận này rất khốc liệt với lực lượng quân lính đông đảo vài quân đoàn . Đối mặt với chỉ 1 sư đoàn 3 cùng với bộ đội địa phương, dân quân của ta trong những ngày đầu của cuộc chiến . Nhưng quân TQ gần như không thể tiến quân ( tốc độ tiến quân chưa đến 1Km 1 ngày ) . Rất nhiều nơi chỉ với 1 tiểu đội của ta phải chống lại cả tiểu đoàn của địch , nhưng quân địch vẫn không thể nào vượt qua được cho tới khi chúng ta bắn hết đạn và hy sinh đến người cuối cùng
Logged
thinhe677f346
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 573


Thịnh e677/f346 cùng phu nhân.


« Trả lời #463 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2012, 11:18:14 am »

_Ngày đó Trung Quốc đánh ở hướng Lạng Sơn thì ác liệt rồi ! mà ở hướng đó đường đi cũng gần và thuân tiện hơn lên ta chi viện quân ứng cứu nhanh hơn mới kìm chân được quân địch lâu đến thế ! còn ở hướng Cao Bằng quân địch đánh cũng ác liệt lắm chứ mà ta chỉ chi viện được cho Cao Bằng một D đặc công thôi vì đường xá quá xa sôi và hiểm trở.
Logged

Biên cương có giặc ta quyết giữ
Hậu phương yên bình gắng dựng xây.!
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #464 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2012, 09:48:23 pm »

Bác longtrec, linh moi chắc sẽ thích bài này  Smiley

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120727/khanh-thanh-bia-chien-thang-mat-tran-bien-gioi-phia-bac.aspx

Khánh thành bia chiến thắng mặt trận biên giới phía Bắc

Trích dẫn
(TNO) Hôm nay 27.7, tại bản Pa Pách (xã Bình Trung, H.Cao Lộc, Lạng Sơn), Đoàn kinh tế quốc phòng 337 (Quân khu 4) phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn tổ chức khánh thành công trình bảo tồn và tôn tạo bia chiến thắng Sư đoàn 337.

Nhà bia có diện tích trên 60 m2 nằm trong khuôn viên hơn 200 m2 với tổng giá trị gần 600 triệu đồng, từ nguồn đóng góp của cán bộ, chiến sĩ các thế hệ Sư đoàn 337 và sự hỗ trợ của UBND tỉnh Lạng Sơn, Bộ Tư lệnh Quân khu I.

Công trình nhằm tri ân các liệt sĩ của Sư đoàn đã hi sinh trong chiến tranh Biên giới phía Bắc và thiết thực chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày thương binh liệt sĩ.

Theo đại tá Phạm Văn Trung, Đoàn trưởng Đoàn kinh tế Quốc phòng 337, công trình bia chiến thắng sẽ là địa chỉ hành hương truyền thống của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ sư đoàn. Đây cũng sẽ là nơi gìn giữ và giáo dục truyền thống, đạo lý dân tộc cho các thế hệ người Việt Nam.

Tháng 2.1979, sau khi nổ ra chiến tranh biên giới phía Bắc, Sư đoàn 337 được điều động từ Quân khu 4 hành quân thần tốc lên biên giới. Sau một số lần điều chỉnh nhiệm vụ và vị trí đứng chân, sư đoàn 337 được giao trọng trách ngăn chặn thê đội 2 của đối phương tấn công theo hướng đường 1B.

Sau 12 ngày đêm chiến đấu tại trận tuyến phòng ngự này ta đã chặn đứng và đánh bại ý định vu hồi bao vây chia cắt Lạng Sơn của đối phương.

Tổn thất của sư đoàn 337 cũng vô cùng to lớn, đã có hơn 700 cán bộ, chiến sĩ, trong đó có nhiều người mới ở độ tuổi mười chín, đôi mươi đã vĩnh viễn nằm xuống mảnh đất biên cương phía Bắc.

Tháng 12.1994 Sư đoàn 337 được điều động trở lại Quân khu 4 làm nhiệm vụ huấn luyện, xây dựng lực lượng sẵn sàng chiến đấu. Năm 1999 Sư đoàn được chuyển thành Đoàn kinh tế Quốc phòng 337 làm nhiệm vụ tại Quảng Trị.

Sư đoàn 337 sau này đã vinh dự được mang tên “Đoàn Khánh Khê”, cái tên gắn liền với những chiến công vang dội đã đi vào lịch sử.



Nhà bia được xây dựng gần khu vực cầu Khánh Khê, nơi gắn với những chiến công vang dội của Sư đoàn 337 - Ảnh: Nguyên Phong



Bia chiến công hướng ra con sông Kỳ Cùng nơi 33 năm trước đã diễn ra những trận đánh ác liệt - Ảnh: Nguyên Phong



Lễ khánh thành nhà bia và tưởng niệm những liệt sĩ có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Quân khu I, đại diện tỉnh Lạng Sơn và nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ của Sư đoàn 337 - Ảnh: Nguyên Phong



Đại tá Đỗ Phấn Đấu, Chính ủy Đoàn kinh tế Quốc phòng 337 đọc bài văn tưởng niệm các liệt sĩ - Ảnh: Nguyên Phong



Thế hệ những chỉ huy đầu tiên của Sư đoàn thắp hương tưởng niệm - Ảnh: Nguyên Phong



Hàng trăm cựu chiến binh của Sư đoàn 337 cũng tề tựu về mảnh đất mà họ và đồng đội đã đổ bao xương máu để gìn giữ - Ảnh: Nguyên Phong



Tấm ảnh lưu niệm giữa các thế hệ của Sư đoàn - Ảnh: Nguyên Phong



Cầu Khánh Khê cũ không lâu nữa chỉ còn là kỷ niệm khi công trình thủy điện hoàn thành - Ảnh: Nguyên Phong
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #465 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2012, 09:53:15 pm »



Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #466 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2012, 11:38:34 pm »

Trích dẫn
Bác longtrec, linh moi chắc sẽ thích bài này  


Cảm ơn Chiangshan! Thế là đã có 1 bia đá ghi chiến công của sư đoàn 337 tại Khánh khê, một việc làm thật thiết thực. Tấm bia xây ghạch tróc nở trước đây làm trạnh lòng bao người còn sống.
Logged
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #467 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2012, 12:18:06 am »

Trích dẫn
Bác longtrec, linh moi chắc sẽ thích bài này  


Cảm ơn Chiangshan! Thế là đã có 1 bia đá ghi chiến công của sư đoàn 337 tại Khánh khê, một việc làm thật thiết thực. Tấm bia xây ghạch tróc nở trước đây làm trạnh lòng bao người còn sống.
....Có thế chứ,lịch sử không bao giờ quên...nhân dân và tổ quốc không bao giờ quên và luôn ghi nhớ công ơn của các anh...thật là cảm động...cảm ơn Chiangsan đã đưa tin nóng hổi....Bác Long thích mê đi chứ chả gì Bác Long là lính đoàn Khánh Khê...
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #468 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2012, 12:52:25 am »

Trích dẫn
Bác longtrec, linh moi chắc sẽ thích bài này  


Cảm ơn Chiangshan! Thế là đã có 1 bia đá ghi chiến công của sư đoàn 337 tại Khánh khê, một việc làm thật thiết thực. Tấm bia xây ghạch tróc nở trước đây làm trạnh lòng bao người còn sống.

Quan trọng nhất là bằng việc xây lại bia tưởng niệm đàng hoàng hơn này, NN ta đã đập tan mấy cái đài phản động suốt ngày bảo là VN xóa bỏ chứng tích chiến tranh BG với TQ bác ạ.
Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #469 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2012, 01:04:34 am »

Hic...!
Vậy là từ Hà Tuyên đến Lạng Sơn,cuộc chiến giữ đất của những người lính phía bắc năm xưa,được dõng dạc khẳng định.
Thích nhất tấm ảnh dưới,đích thị là đồi đất bên bờ sông Kỳ Cùng,thuộc bản Khánh và cây trám trắng vẫn còn đó.Nơi,vào mùa lũ quét 1987.Có một thượng sĩ,quyền chỉ huy đại đội đi công tác,đứng nhìn dòng sông quận réo vùi bao nhiêu người lính xuống ngầm Khánh Khê.Ngầm Khánh Khê,chính là nơi hiện nay ngăn đập. Những chiến sĩ đi giữ biên cương,không chỉ hy sinh vì đạn thù,mà còn cả với thiên nhiên khắc nghiệt của biên cương.
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM