Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 11:12:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh biên giới phía Bắc - P2  (Đọc 527226 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thinhe677f346
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 573


Thịnh e677/f346 cùng phu nhân.


« Trả lời #320 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2012, 07:43:18 pm »

- Cho phép cháu xl vụ này.Chẳng là hôm rồi nhờ thằng bạn nó viết mà nó viết bậy quá Sad.Cháu chỉ nghe qua lời kể lại của bố cháu thôi.Cháu cũng không nhớ rõ là bố cháu thuộc đơn vị nào.Có thể bố cháu thuộc đv e246, bố cháu kể lâu rồi nên cháu k nhớ lắm,nhưng bố cháu lại nói là sau khi bọn TQ đánh vào mới thành lập F346,vì trước đó bố cháu nói tỉnh CB chưa có F?Cháu đọc ở đây thấy có F346 khi bọn TQ đánh vào nên có thắc mắc.Không biết có ai xác minh dùm cháu vụ này ko ah?
- Ở đây toàn các chú tham gia sau 79 nhỉ?Chắc là bố cháu k quen ai trong này rồi,vì đv bố cháu bị thiệt hại nặng khi bọn TQ đánh vào CB ngày 17/2 và bố cháu thuộc lính từ năm 74 rồi.
_________________________________________________________________________
_Bố cháu nhập ngũ năm 1974 ? ở E 246 tháng 2/79 đánh nhau với TQ thì E 246 đã ở Hà Quảng CB rồi. Còn F 346 thành lập năm 1978 gồn có E 246; E 677; E 851. Đại Tá Hoàng Biền Sơn làm Sư Đoàn Trưởng, cháu hỏi lại Bố cháu cố nhớ lại ! chú và bố cháu cùng Sư Đoàn 346 đó.
Logged

Biên cương có giặc ta quyết giữ
Hậu phương yên bình gắng dựng xây.!
-Su30-
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #321 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2012, 07:56:09 am »

- Cái này để cháu hỏi lại xem,có thể bố cháu ở E246 vì lúc đó e này đóng ở Hà Quảng thì phải?Vì quê cháu ở đấy mà Smiley.Còn F trưởng hình như cháu có nghe qua,cũng có thể là ng quen nhưng lâu lắm rồi nên cháu k nhớ rõ.Nếu F346 thành lập năm 1978 và E246 thuộc F này thì sao bố cháu lại k biết nhỉ ???Ah chú thuộc E677 có khi bố cháu k biết đâu,E246 khi đó tổn thất nặng lắm,bạn của bố cháu trong đv hi sinh nhiều lắm Sad .
- Bố cháu có kể 1 chuyện này,khi xe tăng bọn TQ đánh vào HQ nó qua 1 cây cầu gỗ và bị sập cầu,1 chiếc bị kẹt ở cầu và bị đv bố cháu bắt sống mà k dám dùng vì sợ quân ta bắn quân mình  Cheesy.K biết số phận nó thế nào nhỉ? nếu ta k lấy hay phá hủy có khi bọn nó lấy lại cũng nên  Cheesy



Bạn -Su30- chú ý những chỗ bôi đỏ.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Giêng, 2012, 09:59:16 am gửi bởi Tunguska » Logged
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #322 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2012, 08:31:51 am »

- Cho phép cháu xl vụ này.Chẳng là hôm rồi nhờ thằng bạn nó viết mà nó viết bậy quá Sad.Cháu chỉ nghe qua lời kể lại của bố cháu thôi.Cháu cũng không nhớ rõ là bố cháu thuộc đơn vị nào.Có thể bố cháu thuộc đv e246, bố cháu kể lâu rồi nên cháu k nhớ lắm,nhưng bố cháu lại nói là sau khi bọn TQ đánh vào mới thành lập F346,vì trước đó bố cháu nói tỉnh CB chưa có F?Cháu đọc ở đây thấy có F346 khi bọn TQ đánh vào nên có thắc mắc.Không biết có ai xác minh dùm cháu vụ này ko ah?
- Ở đây toàn các chú tham gia sau 79 nhỉ?Chắc là bố cháu k quen ai trong này rồi,vì đv bố cháu bị thiệt hại nặng khi bọn TQ đánh vào CB ngày 17/2 và bố cháu thuộc lính từ năm 74 rồi.
...Khi thành lập F 346 gồm có E 246 ,E 677 , E 851, vả một E pháo binh là E 188,và các đơn vị trực thuộc...các đơn vị này đã tham gia bảo vệ Cao Bằng trong cuộc chiến 2 / 1979...còn E 567 lúc đó là quân địa phương...trực thuộc tỉnh đội Cao Bằng...Bây giờ E 567 là quân của F 346 ...là khung huấn luyện tân binh cho con em các dân tộc Bắc Kạn...
Logged
hoangpilot
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #323 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2012, 12:29:28 pm »


Tiểu đoàn tên lửa phòng không bắn rơi chiếc Mig-21R được tặng bức trướng đề chữ "Thần uy đạo đạn doanh/神威导弹营"

Nhân chiều nay ngồi duyệt mạng tìm thêm tư liệu, Buff tôi có vài dòng làm rõ sự kiện chiếc máy bay trinh sát Mig-21R của ta bị một phân đội tên lửa phòng không Hồng Kỳ của Trung Quốc bắn rơi ngày 5/10/1987: chiếc máy bay trinh sát này bay lạc sang vùng trời Bản Lan, Sùng Tả, Quảng Tây, Trung Quốc 2 lần vào hồi 14 giờ và 14 giờ 13 phút. Trong lần bay lạc thứ hai, chiếc Mig-21R của ta bị một tiểu đoàn hỏa lực Hồng Kỳ 2 bắn rơi, phi công bị bắt còn máy bay rơi xuống gần một trại vịt ở huyện Long Châu, tỉnh Quảng Tây.

Xin hỏi bác là anh phi công lái Mig-21R của ta có được TQ trao trả không ?  Angry
Logged
E2F9-QK7
Thành viên
*
Bài viết: 170



« Trả lời #324 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2012, 06:29:39 pm »

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=fKGstmY8PHM" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=fKGstmY8PHM</a>
Logged

Tôi là lính, xa nhà đi trấn sơn khê. Hai mùa mưa mây mù che nẻo đường về. Khi vào lính nhận nếp sống đơn sơ, hai màu áo một niềm mơ. Ai mơ giấc mộng xa hoa trong đời, lính chỉ đơn sơ yêu đời.
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #325 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2012, 08:42:30 am »

16.02.2012, 14:11 Photo: EPA

Đã 33 lần tấm lịch gợi nhớ sự kiện bi thảm trong lịch sử Việt Nam, quan sát viên đài chúng tôi Aleksei Lensov viết.  Ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân đội Trung Quốc vượt biên giới Việt Nam, khi đó thậm chí còn chưa có thời gian để chữa lành những vết thương do bọn xâm lược Mỹ gây ra, và đã phát động cuộc tấn công quy mô lớn trên địa bàn các tỉnh phía Bắc của nước cộng hòa. Mục đích của hành động này, theo kế hoạch của chính phủ Trung Quốc, là "trừng phạt" Việt Nam vì đã tham gia lật đổ chế độ Pol Pot ở Campuchia.

Tại thời điểm đó có 85% Quân đội nhân dân Việt Nam hiện diện ởCampuchia. Vì vậy, đáp trả những kẻ xâm lược chỉ có một bộ phận quân thường trực, bộ phận lực lượng quốc phòng địa phương, đơn vị biên phòng và dân quân tự vệ. Lãnh đạo Việt Nam không được biết sức mạnh của cuộc xâm lược, cũng như hướng tiến quân của Trung Quốc.

Trong tình hình đó, Liên Xô đã hỗ trợ đầy đủ cho Việt Nam. Nhằm lôi kéo quân đội Trung Quốc từ phía Nam, 29 sư đoàn súng trường cơ giới của quân đội Liên Xô với sự hỗ trợ của không quân đã được điều tới biên giới Xô-Trung trong khu vực Mãn Châu. Để bảo vệ Việt Nam trước những hành động của Hạm đội hải quân Nam Trung Quốc, 30 tàu chiến của Liên Xô được tập trung tại những khu vực chiến lược quan trọng của Biển Đông. Một nhóm các cố vấn quân sự Liên Xô đã được gửi thêm đến Việt Nam. Nhóm được thành lập tại Bộ Tổng tham mưu Bộ Quốc phòng Liên Xô vào đầu tháng Hai năm 1979, theo khuyến nghị của Tổng cục trưởng tình báo, từng cảnh báo không phải là về một giả thuyết, mà về khả năng cuộc tấn công thực sự của Trung Quốc vào Việt Nam.

Trong số những cố vấn đến nước Cộng hòa có cả các chuyên gia trinh sát. Lãnh đạo họ là Thiếu Tướng Evstafi Melnichenko, được bổ nhiệm là cố vấn của ông Phan Binh, chỉ huy bộ phận tình báo Tổng tham mưu quân đội nhân dân Việt Nam. Trung tướng Viktor Demyanenko, cựu cố vấn của Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam tại thời điểm đó kể:

“Họ đã làm việc với điệp viên để thu thập các dữ liệu cần thiết. Họ nhận được những thông tin thú vị về thành phần của quân đội và lực lượng xâm lược qua những quyết định mà Chính phủ Trung Quốc đã thông qua.

Kết quả công việc chung của trinh sát Liên Xô và Việt Nam là đã có thể nhanh chóng xác lập rằng các lực lượng xâm lược có khoảng 600.000 người, bộ phận thường trực của quân đội nhân dân Việt Nam trên các biên giới phía Bắc của nước cộng hòa đã chiến đấu trong vòng vây, và đòn tấn công chính của Trung Quốc dự định sẽ giáng vào Lạng Sơn để mở đường tới Hà Nội.

Dựa trên thông tin tình báo này, người đứng đầu nhóm các cố vấn Liên Xô, tướng Gennady Obaturov đã họp với Tổng bí thư Lê Duẩn đề nghị chuyển lực lượng thiện chiến nhất của Quân đoàn Việt Nam từ Campuchia sang mặt trận phía Bắc. Ông cũng gợi ý các mục tiêu cụ thể trên con đường quân đội xâm lược tấn công để bố trí tên lửa "Grad" của Liên Xô vừa được chuyển giao cho Việt Nam trước đó chưa lâu. Và ông đã giới thiệu với nhà lãnh đạo Việt Nam kế hoạch các cố vấn Liên Xô lập ra về việc đưa các đơn vị thường trực Việt Nam ra khỏi vòng vây của Trung Quốc.

Những đề nghị này được chấp nhận. Việc thực hiện các kế hoạch đó ngay lập tức thay đổi tình hình ở mặt trận theo hướng thuận lợi cho Việt Nam. Các lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam chặn quân Trung Quốc, không cho các kẻ thù di chuyển hơn 30 km kể từ biên giới. Đến  ngày 05 tháng 3, Trung Quốc bắt đầu rút quân khỏi các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, và ngày 18 tháng 3 chiến sự hoàn toàn chấm dứt. Một lần nữa, như trong cuộc đấu tranh chống xâm lược Mỹ một vài năm trước đó, Việt Nam đã bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ của mình.

Tất cả cố vấn quân sự Liên Xô đến nước cộng hòa để hỗ trợ trong việc đẩy lùi cuộc xâm lược Trung Quốc đã được trao huy chương “Chiến công”  của Việt Nam. Họ không ngay lập tức trở về Tổ quốc. Họ đã ở Việt Nam thêm hai năm nữa để giúp cải cách và nâng cấp Quân đội nhân dân Việt Nam.


http://vietnamese.ruvr.ru/2012_02_16/66203810/
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
tuvidao2011
Thành viên
*
Bài viết: 104



« Trả lời #326 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2012, 10:50:27 am »


Định khiêu khích nhân ngày 17/2 hả  Angry
Bác cứ bình tĩnh đi bác, bác 78 kia có lẽ đang trăn trở về thời gian ấy như một quãng thời gian buồn mà thôi. Dù sao thì đứng quy kết bác ấy phá hoại.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Hai, 2012, 08:31:26 pm gửi bởi VMH » Logged

Cứ ăn chơi cho hết đời trai trẻ
Rồi về già lặng lẽ đạp xích lô.
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #327 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2012, 02:26:41 pm »

 Hơn ba mươi năm sau ngày anh hùng Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng cả nước vẫn còn nhớ đến tên anh qua các bài học trong sách giáo khoa, qua các bài hát mà thi thoảng người ta vẫn được nghe.

 Nhưng chỉ hơn chục năm sau ngày anh hùng Ưng Văn Minh dùng thân mình làm bệ súng cho khấu DKZ để bắn cháy xe xe tăng địch thì chẳng còn được mấy ai biết đến. Ngay đến cả vào  google cũng chịu không tìm thấy.

 Đây chỉ là ví dụ về hai người cụ thể,có hành động giống nhau và đều được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang. Trên thực tế còn không biết bao nhiêu con người nữa từng đổ máu, hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 và những năm sau đó cũng đã bị lãng quên.

Hôm nay, 33 năm từ ngày "Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới", kính xin các bác cựu binh có thông tin gì về anh hùng Ưng Văn Minh chia xẻ cho lớp hậu sinh với ạ!
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #328 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2012, 03:42:51 pm »

"xợt" "Ưng văn Minh" trên google cũng có vài thông tin đấy chứ!
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #329 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2012, 04:20:36 pm »

Cùng 1 đợt có 29 người được phong AH thì chỉ có mỗi bác này là biến mất khỏi lịch sử. Kể cũng lạ.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM