Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 01:59:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh biên giới phía Bắc - P2  (Đọc 527223 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #220 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2011, 10:19:11 pm »

Cây cầu đấy ở gần nông trường dứa Phong Hải-Lào Cai, dân ở đó gọi là cầu Trắng, giờ vẫn còn đó.Chú, bác nào ở gần đấy xác nhận thông tin này giùm cháu nhé Roll Eyes
Tôi là người Lào Cai, nhà ở km36 nên biết câu cầu dân phương gọi là cầu Trắng thuộc hận phận xã Phong Niên, không phải  Phong Hải!
Logged

binhnhi2009
Thành viên
*
Bài viết: 118


« Trả lời #221 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2011, 12:54:48 pm »


- Bộ đội chủ lực: gồm các đơn vị chủ lực trực thuộc Bộ Quốc Phòng, biên chế cao nhất hiện nay là cấp quân đoàn. Ngoài ra còn chủ lực quân khu, biên chế cao nhất hiện nay là cấp sư đoàn. Tuy nhiên, khi có chiến tranh xảy ra thì cấp quân khu cũng có thể thành lập các quân đoàn trực thuộc quân khu.

- Bộ đội địa phương: gồm các đơn vị trực thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố và các Ban chỉ huy quân sự huyện. Biên chế cao nhất hiện nay là cấp trung đoàn, khi có chiến tranh có thể lên tới cấp sư đoàn.

bác dongadoan cho hỏi là các đơn vị trực thuộc Bộ Tư Lệnh thì ở cấp nào?
_________________________________________________________________________
_Bạn binhnhi2009 hỏi thế là như thế nào ! khó hiểu quá. Trực thuộc Bộ Tư Lệnh gì mới được chứ. Thời tôi còn tại ngũ chỉ nghe thấy chức Tư Lệnh Trưởng Quân Khu mang cấp hàm Trung Tướng và Tư Lệnh Trưởng Quân Đoàn mang cấp hàm Thiếu Tướng mà thôi.
_Còn khả năng ý bạn hỏi các đơn vị trực thuộc Bộ Tư Lệnh nếu trực thuộc cấp Quân Đoàn hoặc Quân Khu thì còn được gọi là các Lữ Đoàn như ( tăng thiết giáp) và Lữ Đoàn Pháo. Còn các Bộ Tư Lệnh Trực thuộc Bộ Quốc Phòng thì có các Bộ Tư Lệnh Đặc Công, Thông Tin,Tăng Thiết Giáp vv cùng nhiều quân binh chủng khác.

vâng xin lỗi các bác vì câu hỏi mơ hồ. Ý của bn là các BTL Hà Nội và BTL TPHCM đó ạ
Logged
Hoabinh
Thành viên
*
Bài viết: 8


« Trả lời #222 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2011, 01:51:30 pm »

Việc bia mất hay còn với việc chúng ta và/hoặc con cháu có phải tiếp tục chiến đấu nữa hay không cũng chằng liên quan với nhau.
Bia mất thì sẽ hòa bình vĩnh cửu?
Nếu thế thì lịch sử cũng nên sửa luôn cho tiện!!!

Bia mất chỉ thể hiện một sự lãng quên và vô tình thôi

Bác ơi, đấy là vấn đề chính trị, do yêu cầu của tình hình quan hệ hiện tại, thỏa thuận giữa hai nước thôi... Chẳng hạn một số câu trong lời nói đầu của Hiến pháp 1980, chính sử, các bài hát thời chống "quân xâm lược bành trướng dã man"... cũng như bảo tàng Chứng tích chiến tranh (tên hiện tại) trước có tên là Nhà trưng bày tội ác Mỹ-Ngụy (năm 1978), Nhà trưng bày tội ác chiến tranh xâm lược (năm 1990)...

Bài hát "Chiến đấu vì độc lập tự do" có câu "quân xâm lược bành trướng dã man đã giày xéo..." của nhạc sỹ Phạm Tuyên. Theo lời kể của nhạc sĩ Phạm Tuyên thì có nhà xuất bản muốn in bài hát này trong một tuyển tập ca khúc của thời kỳ nhưng đề nghị nhạc sĩ sửa lại một số từ trong lời bài hát (..). Ông không đồng ý và bài hát không được đưa vào tuyển tập.
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #223 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2011, 12:13:51 pm »

Việc bia mất hay còn với việc chúng ta và/hoặc con cháu có phải tiếp tục chiến đấu nữa hay không cũng chằng liên quan với nhau.
Bia mất thì sẽ hòa bình vĩnh cửu?
Nếu thế thì lịch sử cũng nên sửa luôn cho tiện!!!

Bia mất chỉ thể hiện một sự lãng quên và vô tình thôi

Bác ơi, đấy là vấn đề chính trị, do yêu cầu của tình hình quan hệ hiện tại, thỏa thuận giữa hai nước thôi... Chẳng hạn một số câu trong lời nói đầu của Hiến pháp 1980, chính sử, các bài hát thời chống "quân xâm lược bành trướng dã man"... cũng như bảo tàng Chứng tích chiến tranh (tên hiện tại) trước có tên là Nhà trưng bày tội ác Mỹ-Ngụy (năm 1978), Nhà trưng bày tội ác chiến tranh xâm lược (năm 1990)...

Bài hát "Chiến đấu vì độc lập tự do" có câu "quân xâm lược bành trướng dã man đã giày xéo..." của nhạc sỹ Phạm Tuyên. Theo lời kể của nhạc sĩ Phạm Tuyên thì có nhà xuất bản muốn in bài hát này trong một tuyển tập ca khúc của thời kỳ nhưng đề nghị nhạc sĩ sửa lại một số từ trong lời bài hát (..). Ông không đồng ý và bài hát không được đưa vào tuyển tập.

Nhà cháu xin phép lạc đề 1 nhát: Năm 2002, 1 đoàn đại biểu SV VN sang T giao lưu theo kiểu trao đổi học tập lẫn nhau. Trước khi đi, các bạn ý dĩ nhiên có tập văn nghệ rất kỹ để giới thiệu LSVH VN cho bạn bè nước ngoài biết. Trong chương trình có bài "Hà Nội niềm tin hy vọng" được chuẩn bị khá công phu (có cả múa phụ họa) nhưng cuối cùng lại bị cắt vì trong bài hát có câu "Kìa nòng pháo vẫn vươn lên trời cao". Lý do: "VN hòa bình rồi, giặc ở đâu mà phải đề  phòng kinh thế".
Trong quan hệ đối ngoại, đôi khi mấy cái tiểu tiết đó lại thành cái to, các bác nhỉ.
Logged
nttran1979
Thành viên
*
Bài viết: 45


« Trả lời #224 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2011, 08:31:08 pm »

Cái hình này được mấy báo lá cải đem ra xào rồi, các bác có đưa hình cũng nên cho cái banner hoặc đóng cho cái mộc để ai có nghi hoặc cũng biết chổ muh tìm hiểu thêm, nói thật tình ngay lý gian, không hiểu họ suy nghĩ sao muh cứ phải VN phải là phiên thuộc của nước khác thì họ mới mát lòng mát dạ ... sic ...



Tôi thấy nhân dân hay truyền tụng câu này :
                Trăm năm bia đá thì mòn
        Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ
Cái chính là truyền thống yêu nước còn mãi mới quan trọng.Việc tấm bia ghi lại chiến tích của bao anh hùng liệt sỹ bị xuống cấp tàn tạ ai cũng thấy đau lòng ,nhưng ta cũng chỉ nên coi đó như một việc đáng trách của đơn vị quản lý bia đó mà thôi chứ cũng không nên nói quá làm gì .Ở một đất nước mà như tựa đề một bài hát là (đất nước nơi đầu sóng) với cả trăm ngàn trận thắng và cả triệu sự anh dũng hy sinh thì để có được trọn vẹn sự ưng ý dù chỉ là ở mức độ bình thường nhất thôi thì cũng khó mà có được .Có lần tôi còn đọc một bài viết nói rằng còn có cả một nghĩa trang liệt sỹ thời đánh pháp còn bị bỏ quên :
 http://www.nhantimdongdoi.org/?mod=chitiet&subcate=2&id=2384
Và hiện nay đất nước ta còn cả hàng trăm ngàn liệt sỹ vẫn chưa tìm thất hài cốt ,họ vẫn chưa về được nơi họ xứng đáng được về và có lẽ có người sẽ chẳng bao giờ về được cho dù muôn đời các thế hệ tiếp sau không ngưng tìm kiếm.
 Em có vài suy nghĩ như vậy mong các bác cựu ở đoàn Khánh khê đừng giận ,cái bia ở lòng người mới bền lâu ,những chiến công oai hùng dù được tạc lên bia hay không được tạc lên bia thì vẫn cứ được lưu truyền mãi trong sử sách của dân tộc ,trong lòng dân.




...nhưng ta cũng chỉ nên coi đó như một việc đáng trách của đơn vị quản lý bia đó mà thôi chứ cũng không nên nói quá làm gì...

Việc đục bỏ chữ "xâm lược" trên bia không phải là việc đáng trách của đơn vị quản lý bia đâu. Vấn đề là: Ai đã đục bỏ những chữ này? Chắc mọi người đều rõ nhưng ...... vì sao?




Logged
loiho000
Thành viên
*
Bài viết: 162


« Trả lời #225 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2011, 02:22:30 pm »

Các bác cho cháu hỏi chút: Có phải thời đó bọn sơn cước của tàu qua bên ta móc lốp thường xuyên lắm không ạ?
Cháu có ông chú ở chốt cảm tử Tràng Định Lạng Sơn kể thiệt hại ghê lắm mà không dám tin
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #226 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2011, 04:55:43 pm »

Các bác cho cháu hỏi chút: Có phải thời đó bọn sơn cước của tàu qua bên ta móc lốp thường xuyên lắm không ạ?
Cháu có ông chú ở chốt cảm tử Tràng Định Lạng Sơn kể thiệt hại ghê lắm mà không dám tin


Chào bạn! Tôi không hiểu từ "Móc lốp" là gì để trả lời bạn, nếu chú bạn ở Tràng định thì rất có thể thuộc sư 347 cùng quân đoàn 14 với tôi. Các chốt BGPB không có chốt nào gọi "cảm tử" cả, chỉ có chốt tiền tiêu, TQ tấn công sang thì có thể bị "tiêu " trước so với tuyến sau thôi. Grin
Logged
su22 m4
Thành viên
*
Bài viết: 850



« Trả lời #227 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2011, 05:32:14 pm »

Các bác cho cháu hỏi chút: Có phải thời đó bọn sơn cước của tàu qua bên ta móc lốp thường xuyên lắm không ạ?
Cháu có ông chú ở chốt cảm tử Tràng Định Lạng Sơn kể thiệt hại ghê lắm mà không dám tin


Chào bạn! Tôi không hiểu từ "Móc lốp" là gì để trả lời bạn, nếu chú bạn ở Tràng định thì rất có thể thuộc sư 347 cùng quân đoàn 14 với tôi. Các chốt BGPB không có chốt nào gọi "cảm tử" cả, chỉ có chốt tiền tiêu, TQ tấn công sang thì có thể bị "tiêu " trước so với tuyến sau thôi. Grin
Anh Long! "Móc Lốp" là từ các bạn trẻ dùng để chỉ hành động "đánh trộm" của đối phương, khiến bên bị tấn công bất ngờ không phòng bị kịp ạ.
Logged

MRK
loiho000
Thành viên
*
Bài viết: 162


« Trả lời #228 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2011, 08:48:11 am »

Các bác cho cháu hỏi chút: Có phải thời đó bọn sơn cước của tàu qua bên ta móc lốp thường xuyên lắm không ạ?
Cháu có ông chú ở chốt cảm tử Tràng Định Lạng Sơn kể thiệt hại ghê lắm mà không dám tin


Chào bạn! Tôi không hiểu từ "Móc lốp" là gì để trả lời bạn, nếu chú bạn ở Tràng định thì rất có thể thuộc sư 347 cùng quân đoàn 14 với tôi. Các chốt BGPB không có chốt nào gọi "cảm tử" cả, chỉ có chốt tiền tiêu, TQ tấn công sang thì có thể bị "tiêu " trước so với tuyến sau thôi. Grin
Xin lỗi bác, cháu quen tay, từ móc lốp chính xác thì tuơng tự như bác su22m4 đã nói, còn chốt cảm tử thì cháu nghe chú cháu kể vậy còn thật hay không thì cháu chịu, nhưng chú cháu kể thỉnh thoảng bọn sơn cước tàu mò qua chốt làm thịt không ít lính VN, chốt chú cháu cũng bị hỏi thăm vài lần, có lần có người mới lên hôm trước, hôm sau bị sơn cước nó cắt cổ, còn cả bọn trinh sát pháo của bọn tàu cũng bị mấy chú trên chốt thịt nữa ạ. Chú cháu còn nói thời bấy giờ bọn sơn cước tàu còn mặc quân phục bộ đội VN, lẻn vào giữa bộ đội ta phá hoại nữa. Đó là khoảng năm 85 hay 86 gì đó, để cháu hỏi lại chú cháu xem thế nào ạ
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #229 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2011, 01:10:22 pm »

Các bác cho cháu hỏi chút: Có phải thời đó bọn sơn cước của tàu qua bên ta móc lốp thường xuyên lắm không ạ?
Cháu có ông chú ở chốt cảm tử Tràng Định Lạng Sơn kể thiệt hại ghê lắm mà không dám tin


Chào bạn! Tôi không hiểu từ "Móc lốp" là gì để trả lời bạn, nếu chú bạn ở Tràng định thì rất có thể thuộc sư 347 cùng quân đoàn 14 với tôi. Các chốt BGPB không có chốt nào gọi "cảm tử" cả, chỉ có chốt tiền tiêu, TQ tấn công sang thì có thể bị "tiêu " trước so với tuyến sau thôi. Grin
Xin lỗi bác, cháu quen tay, từ móc lốp chính xác thì tuơng tự như bác su22m4 đã nói, còn chốt cảm tử thì cháu nghe chú cháu kể vậy còn thật hay không thì cháu chịu, nhưng chú cháu kể thỉnh thoảng bọn sơn cước tàu mò qua chốt làm thịt không ít lính VN, chốt chú cháu cũng bị hỏi thăm vài lần, có lần có người mới lên hôm trước, hôm sau bị sơn cước nó cắt cổ, còn cả bọn trinh sát pháo của bọn tàu cũng bị mấy chú trên chốt thịt nữa ạ. Chú cháu còn nói thời bấy giờ bọn sơn cước tàu còn mặc quân phục bộ đội VN, lẻn vào giữa bộ đội ta phá hoại nữa. Đó là khoảng năm 85 hay 86 gì đó, để cháu hỏi lại chú cháu xem thế nào ạ


Ở giai đoạn nào thì tôi không biết chứ giai 85-86 hướng Lạng sơn không mấy căng thẳng. Tràng định thuộc tỉnh Lạng sơn do quân đoàn 14 trấn giữ từ 1979 đến 1989, chỉ có năm 1979 hướng Tràng định còn tương đối căng chứ giai đoạn 2 của CTBG phía bắc thì Lạng sơn chỉ có hướng Cao lộc(bình độ 400 năm 1981) . Năm 1984-1985 TQ dùng pháo bắn sâu sang đất VN, tại Lạng sơn gồm các huyện Cao lộc, Tràng định, Đình lập v.v...Trong năm 1984-1985 hướng Lạng sơn không sảy ra trận nào có sự tham gia của BB, mà chỉ có các trận pháo khiêu khích của quân TQ và đáp trả của pháo binh quân đoàn 14. Về thám báo, giai đoạn 1984-1985 TQ tung sang ta(hướng Lạng sơn) tương đối nhiều thám báo, chúng bị bắt rất nhiều do bộ mặt  chúng tố cáo chúng. Đơn vị tôi năm 1984 cũng bắt sống 1 tên. Chuyện thám báo TQ vào cắt cổ lính tại chốt là rất khó vì chốt thường ở các điểm cao, lên được chốt là 1 việc không tưởng, cần vượt qua vô số bẫy mìn các loại mà lính VN gài mìn thì"mất dạy" hết cỡ.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tư, 2011, 11:43:47 am gửi bởi longtrec » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM