Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 12 Tháng Năm, 2024, 11:54:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mẩu chuyện về đồng đội cùng sư đoàn  (Đọc 235665 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #570 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2013, 10:28:17 pm »

Em chào các bác,
Về tướng Lê Minh Đảo, em đã đọc ở đâu đó rằng  sau khi bại trận ở Xuân Lộc, ông quay về Sài gòn nhưng không chịu di tản với câu nói : " bại trận rồi , sang đó làm gì, để con gái đi làm đ... à  ! !!  "   Thêm câu chuyện của bác đại tá Vũ Thang, có thể thấy ông Đảo cũng là  người có khí phách  , dám chiến, dám chịu đấy chứ ạ.
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #571 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2013, 02:55:26 pm »


    Chào tranphu, chào HaHoi.
   
Trích dẫn
Tranphu341 rất khâm phục bác chủ giỏi "Moi" tài liệu và sự kiện.
    Bác có "Hồi ký" của Vũ Thang. Ông Vũ Thang viết những 200 quyển cơ. Ông có gửi cho bác một quyển. Nói là hồi ký nhưng thực ra chỉ là những ghi chép, những sự kiện, những việc làm, những trận đánh riêng lẻ chắp nối lại

        vanthang đưa bài viết của Vũ Thang  nêu vấn đề cuả tuớng Lê Minh Đảo trong truờng hợp ông ta đang ngồi nhà chưa đựơc Cách mạng gọi đi trình diện ở thời điểm đó.
Theo quan điểm cua Vũ Thang thì tuớng Lê Minh Đảo không chạy sang Mỹ bởi hình ảnh đẹp về “Quân giải phóng” là một ví dụ thôi, còn nhiều những yếu tố khác.
       Nói như HaHoi: "sau khi bại trận ở Xuân Lộc, ông quay về Sài gòn nhưng không chịu di tản với câu nói : " bại trận rồi , sang đó làm gì, để con gái đi làm đ... à!!!  "   Thêm câu chuyện của bác đại tá Vũ Thang, có thể thấy ông Đảo cũng là  người có khí phách  , dám chiến, dám chịu" cũng là một ví dụ về quan điểm của ông ta. Sau này đuợc gọi vào trại học tập cải tạo tướng Lê Minh Đảo buộc phải nói lên quan điểm của mình vì sao không bỏ chạy theo Mỹ. Tướng Đảo nói nhiều lý do nhưng theo vanthang thì dù sao ông ta cũng còn chút máu “Dân tộc Việt” trong nguời, còn chút “iênghùng” mà ông ta có đựơc ở thời điểm đó. Sau này khi đuợc phép của Nhà Nuớc ta cho sang Mỹ cư trú Lê Minh Đảo vẫn giữ cái “iêng hùng” đó trong người. Lê Minh Đảo thuờng đuợc đi thuyết trình nhiều nơi tại Mỹ về “chiến thắng Xuân Lộc-Long Khánh của sư đoàn 18 quân đội VNCH”, tuớng Đảo cũng huênh hoang ra mặt.
        Nếu nhận xét thật khách quan thì thời điểm tháng 4/1975 sư đoàn 18 quân lực VNCH quả thực cũng rât mạnh. Bởi truớc nguy cơ sụp đổ hòan toàn của chế độ trong khi các chiến truờng khác đã không còn sự kháng cự của sức mạnh quân sự nữa, thế nhưng còn mình Đảo với sư đoàn 18 vẫn chiến đấu tới cùng và đã gây cho ta không ít khó khăn...? Như ông Vũ Thang nói nếu chiến đấu với sư đoàn 18 Ngụy ở thời điểm đó không phải là sư đoàn 341 đông quân mà chỉ với sư 7, sư 9 quân số chỉ bằng khoảng 1/5 của sư đoàn 341 thì lúc đó chúng ta sẽ ra sao…? Tất nhiên chúng ta cũng sẽ thắng nhưng khó khăn gấp trăm lần phải không?
       Sự đã rồi, những vấn đề trên đây chỉ là những giả thiết được đặt ra để suy nghĩ, so sánh thôi, không có tranh luận gì ở đây cả, chú tranphu và HaHoi nhé!
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #572 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2013, 09:04:47 pm »

                                                   Ghi chép của đại tá Vũ Thang
                                                                        (tiếp)

     Môt trận thần tốc nữa.

      Đầu tháng 12 năm 1978 tình hình cách mạng CPC chuyển biến mau lẹ và tích cực. Lực luợng cách mạng và nhân dân yêu nuớc nổi dậy đấu tranh vũ trang, phát triển mạnh mẽ.
      Ngày 2 tháng 12 năm 1978  “Mặt trận đoàn kết cứu nuớc CPC” ra lời kêu gọi nhân dân và chính phủ các nuớc giúp đỡ mọi mặt cho cuộc đấu tranh chính nghĩa.
      Huởng ứng lời kêu gọi của Bạn, đuợc lệnh của Bộ tiền phuơng, ngày 30 và 31 tháng 12 năm 1978 Đảng ủy - BTLQĐ4 đã họp ở ngả tư Nhà Thuơng (chiến truờng biên giới) có đồng chí Lê Trọng Tấn đến dự.
      Quân Đoàn giao nhiệm vụ cho các đơn vị như sau:
-   Sư đoàn 7 đánh chiếm Prây Nhây - Kông Pông Trà bắc.
-   Sư đoàn 2 (QK5) đánh chiếm Chung Choi phát triển sang phía Tây đánh An Cô Sa.
-   Sư đoàn 341 từ bờ đập tây bắc Châk đánh chiếm Svây Riêng - Tà Thiết.
-   Sư đoàn 9 đánh chiếm Pra Sôt – Tà Cưng – Svây Riêng.
-   Trung đoàn của Long An cùng với trung đoàn 3, QK9 đánh lên Tà Keo – Tà Thiết và Đuờng số 1.
-   Hai trung đoàn của Tây Ninh đánh Công Pông Trạch.
      Ngày 1 tháng 1 năm 1979 quân ta đồng loạt tấn công.
      Ngày 2 tháng 1 năm 1979 phát hiện địch co cụm về núi Sa Cách.
      Sáng ngày 3 tháng 1 năm 1979 máy bay của ta đánh phá lần cuối vào mục tiêu truớc Svây Riêng – Niêk Lương tiêu diệt và uy hiếp địch.
      Trong khi các mũi tiến công của sư đoàn 7 và sư đoàn 2 của ta  đánh chiếm Châu Trai – Prây Nhây thì sư đoàn 9 đã đánh chiếm Ta Hô lúc 16h.
      Sư đoàn 341 do đuờng xấu nên xe tăng đến muộn, mãi tới 11h mới xuất phát đuợc.
      Chiều 5 táng 1 năm 1979 huớng Ta Keo QK9 và Binh đoàn Huơng Giang gặp khó khăn. Bộ bổ sung nhiệm vụ cho QĐ4 thành huớng chủ yếu, tiến công đánh chiếm Pnom Pênh.
      QĐ4 xác định đây là vinh dự và trọng trách lớn lao.( Xin lưu ý là tháng 4 năm 1975 QĐ4 cũng đồng thời đuợc nhận nhiệm vụ đánh vào Dinh Độc Lập nhưng bị chậm trễ). Qua phân tích tình hình chiến sự tại thời điểm QĐ4 quyết tâm đánh chiếm thủ đô Pnom Pênh truớc ngày 8 tháng 1 năm 1979. Tư lệnh QĐ lệnh cho sư đoàn 7 hành tiến tiến công chủ yếu. Sư đoàn 341 làm lực lượng dự bị tiến sau sư đoàn 7. Đồng chí Bùi Cát Vũ phó tư lệnh QĐ4 trực tiếp đốc chiến sư đoàn 7. Yêu cầu chiến đấu lúc này là hành động nhanh nhất, bỏ qua các mục tiêu nhỏ, lẻ. Đơn vị đi truớc tà, đơn vị đi sau lên. Cán bộ truớc hy sinh, cán bộ sau lên thay. Điều đồng chí Vũ Thang hiệu truởng truờng Hạ sỹ quan QĐ về tăng cuờng cho sư đoàn 7. Đồng chí Trần Tiến truởng phòng tác chiến QĐ về Hậu Giang cùng Hải Quân đưa hai phà lớn lên Niêk Luơng đảm bảo vuợt sông cho sư đoàn 7 và sư đoàn 341.
      Chiều ngày 6 tháng 1 năm 1979 sư đoàn 7 đã bám sát bờ sông. Từ 19-20h triển khai xong trận địa pháo 85li, pháo 37li, súng 12li7  bảo vệ bến vuợt.. Đồng thời sư đoàn tổ chức 12 đồng chí trinh sát đi trên 3 chiếc thuyền cao su vuợt sông Niêk Luơng, bị địch bắn chìm xuồng. Ta quyết định dùng pháo áp đảo và tổ chức bến vuợt rộng hơn, tận dụng nhiều thuyền nhỏ, gỗ, bè vuợt sông vừa bơi vừa bắn. Kế quả sư đoàn 7 đã đổ bộ được một đại đội trinh sát đánh chiếm đầu cầu.
      Đến 21h, đoàn Hải Quân 926 đã hộ tống và đưa được hai phà lớn có sức chứa 4 xe tăng và một đại đội qua sông. Đồng thời, công nhân kỷ thuật sửa chữa được hai phà nhỏ có sẵn ở Niêk Luơng, mỗi phà có sức chứa một xe tăng và một trung đội bộ binh.
     Theo thứ tự, sư đoàn 7 cho trung đoàn 14 đi trước cùng với sở chỉ huy, kế tiếp là trung đoàn 209, trung đoàn 12, trung đoàn 210 và cuối cùng là sư đoàn 341.
     Đã lâu lắm rồi tôi mới gặp lại đồng chí Vũ Cao, nay đồng chí đã chỉ huy sư đoàn thay đồng chí Trần Văn Trân. Đồng chí Vũ Cao và tôi cùng nhau tổ chức phà  vượt sông vào Pnom Pênh. Lúc đó đồng hồ chỉ 9h ngày 7 tháng 1 chỉ cách Pnom Pênh 20km nhưng do đuờng hẹp, cầu yếu, xe bò của dân, hố mìn, các chốt chặn đang làm chậm lại tốc độ, chúng tôi đã dùng xe tăng gạt để mở đuờng, các đoàn vừa đi vừa đánh.

                                                             (còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Sáu, 2013, 09:10:06 pm gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #573 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2013, 02:00:38 pm »


                                                            (tiếp theo)

 
       Thấy xuất hiện máy bay trực thăng ta bị pháo cao xạ của địch từ Cầu Diẽn bắn lên đang tìm nơi hạ cánh, tôi đã đứng lên mui xe bọc thép vẫy tín hiệu. Khi máy bay hạ cánh chỉ thấy tư lệnh Hoàng Cầm và đồng chí Lê Nam Phong TMT quân doàn 4. Các đồng chí ở Tân Sơn Nhất nóng lòng vì bộ đội đã vận động xa. Đồng chí Lê Nam Phong vốn là sư truởng sư 7, lên xe ZEF của đồng chí Trần Quang Triệu chạy theo trung đoàn 14 vào Pnom Pênh. Tôi mời đồng chí Hoàng Cầm tư lệnh lên xe tôi để đảm bảo an toàn. Tôi ngồi xe bọc thép M113 đang hành tiến chiến đấu, không có chổ ngồi chỉ có vị trí đứng bắn. Khẩu 12li7 gắn trên xe có một bệ ngồi bắn thì tôi đang đảm nhiệm. Bí quá tôi mời thủ truởng ngồi thì đồng chí tư lệnh nói: “Để tớ đứng, vịn cái này cho dễ quan sát. Nhưng mà cậu có biết bắn súng máy không đấy?”. “Thưa thủ truởng, thủ truởng yên tâm, em là hiệu truởng và là giáo viên dạy ở truờng Hạ sỹ quan của quân đoàn mà!”
       Lúc 10h 30 xe chúng tôi đến đầu cầu Mô Ni Vông đã thấy đồng chí Lê Nam Phong chạy đến báo cáo và yêu cầu dồng chí tư lệnh Hoàng Cầm tạm dừng lại vì ở đây có trung đoàn 260 địch chốt giữ vừa bị trung đoàn 14 đánh tan. Toàn bộ sư đoàn 7 đã vào Pnom Pênh. Tiểu đoàn 1 đã chiếm cơ quan Trung Ương Pôt. Tiểu đoàn 3 chiếm khu sứ quán, còn thấy một lá cờ của Lào. Tiểu đoàn 8 trung đoàn 209 chiếm đài phát thanh. Như vậy là trong nội đô đã đông quân. Đề nghị trung đoàn 1 sư 341 phải dừng lại và để đội hình sư đoàn ở ngoại vi Pnom Pênh. Tối hôm đó thì tôi nhận đuợc tin buồn là đồng chí Nguyễn Văn Khánh chủ nhiệm Hậu cần và đồng chí Yến truởng ban tuyên huấn sư đoàn 341 hy sinh bên kia cầu Mô Ni Vông chỉ cách mấy trăm mét về phía Nam.
      Chủ truơng của ta vào Pnom Pênh truớc ngày 8 tháng 1 năm 1979 nên chỉ đánh lướt, quân địch tan rã chứ chưa bị tiêu diệt nên sau hai ngày chúng đã đồng loạt phản kích vào U Đông, kho đạn Long Vét,  Ta Keo, Kông Pông Spư và Pua Sát…Do vậy sư đoàn 341 phải đánh sang Tây Nam trục Đuờng số 4 tiến về huớng Kông Pông SPư, bắt liên lạc với đoàn Huơng Giang.
-   Ngày 28 tháng 2 năm 1979 ta đánh chiếm toàn bộ khu hậu cần chiến luợc của địch ở thị xã Công Pông SPư.
-   Ngày 2 tháng 3 năm 1979 trung đoàn 270 và trung đoàn 266 đánh địch phản kích ở huớng Bắc thị xã Kông Pông SPư.
-   Ngày 5 tháng 3 năm 1979 trung đoàn 273 (sư 341) và sư đoàn 7 đánh qua cầu Đan Mô Lip để bắt liên lạc với sư đoàn 339 QK9.
-   Ngày 5 tháng 4 năm 1979 từ Kông Pông Spư sư đoàn 341 đánh lên Am Leng phối hợp với sư đoàn 7.
-   Ngày 15 tháng 4 đánh vào huớng Leach-Ta Sanh và từ đây tiếp tục một chuỗi ngày sư đoàn 341 tác chiến bảo vệ Muông – Ta Sanh - Săm Lôt – Prô Viêng – Đèo Đá – Pra Môi và đông-tây sông Kơ Long.

      Một trận “Thần tốc” và tiếp theo là hai năm làm nhiệm vụ chiến đấu tảo trừ bọn diệt chủng, xây dựng chính quyền giúp bạn đã  đưa cán bộ chiến sỹ sư đoàn 341 đi suốt chiều dài, diện tích nửa nuớc phía Nam Căm Pu Chia từ biên giới Mộc Bài Tây Ninh (Việt Nam) đến dòng Kơ Long - Pai Lin nơi tiếp giáp Căm Pu Chia-Thái Lan lập nên nhiều chiến công, không ít những hy sinh mất mát của một bản hùng ca - bi tráng.
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #574 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2013, 10:27:18 am »


 
       Nói như HaHoi: "sau khi bại trận ở Xuân Lộc, ông quay về Sài gòn nhưng không chịu di tản với câu nói : " bại trận rồi , sang đó làm gì, để con gái đi làm đ... à!!!  "   Thêm câu chuyện của bác đại tá Vũ Thang, có thể thấy ông Đảo cũng là  người có khí phách  , dám chiến, dám chịu" cũng là một ví dụ về quan điểm của ông ta. Sau này đuợc gọi vào trại học tập cải tạo tướng Lê Minh Đảo buộc phải nói lên quan điểm của mình vì sao không bỏ chạy theo Mỹ. Tướng Đảo nói nhiều lý do nhưng theo vanthang thì dù sao ông ta cũng còn chút máu “Dân tộc Việt” trong nguời, còn chút “iênghùng” mà ông ta có đựơc ở thời điểm đó. Sau này khi đuợc phép của Nhà Nuớc ta cho sang Mỹ cư trú Lê Minh Đảo vẫn giữ cái “iêng hùng” đó trong người. Lê Minh Đảo thuờng đuợc đi thuyết trình nhiều nơi tại Mỹ về “chiến thắng Xuân Lộc-Long Khánh của sư đoàn 18 quân đội VNCH”, tuớng Đảo cũng huênh hoang ra mặt.
       

Thôi chết, cái chuyện này em biết sơ sài quá đâm thành nói ẩu, mong các bác tha lỗi.  Vâng, ông Đảo mà phát ngôn tiền hậu bất nhất thế thì em xin rút lại câu " có khí phách". Em tưởng ông ta sang bển thì cũng yên hưởng tuổi già thôi chứ hóa ra cũng lại cũng nổ văng miểng .
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #575 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2013, 01:00:47 pm »

                                                          Người chiến sĩ ấy.  
                                                      (Ghi chép của đại tá Vũ Thang)
      Lời Bác Hồ: “Mỗi người tốt, mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp. Cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp”
                                                                  (1)

      Đảng bộ sư đoàn 341- đoàn bộ binh sông Lam, cấp ủy Đảng, bộ tư lệnh sư đoàn ngay từ đầu đã thấm nhuần tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, quán triệt sâu sắc đến từng chiến sĩ lòng nhân ái, tình thương yêu đồng bào, đồng chí. Mỗi cán bộ chiến sĩ vào chiến trường thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, lúc thường cũng như lúc chiến đấu. Sinh hoạt cá nhân phải gọn gàng ngăn nắp, từ cái kim, sợi chỉ, que xâu dép, băng cấp cứu cá nhân đến trang bị chiến đấu phải giứ sạch dùng bền… Những điều nhỏ bé ấy góp lại thành việc lớn giúp sư đoàn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chỉ chưa đầy tám tuổi quân đã vinh dự được Đảng- Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý hai lần anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Như vậy cả sư đoàn là một rừng hoa đẹp.
       Qua 40 năm, rừng hoa đẹp ấy đã để lại cho đời một đội ngũ cán bộ trung kiên. Hơn 1000 sĩ quan cấp tá, hơn 100 giáo sư, phó giáo sư tiến sĩ, thạc sĩ, hàng trăm doanh nhân thành đạt và gần hai chục vị tướng đầy triển vọng.
        Biết bao gương nguời tốt việc tốt của các CCB, thương, bệnh binh, quân nhân phục viên xuất ngũ được trải đều trên cả nước từ Hà Giang, Quảng Ninh đến Cà Mau Kiên Giang.
        Ở trung đoàn 55 đồng chí Trần Viết Hùng thương binh ¼ (cụt 2 chân) vẫn miệt mài học tập, rèn luyện hăng say như những năm chiến đấu và trở thành cán bộ kĩ thuật, phó giám đốc công ty THHH thương binh nặng của tỉnh Hòa Bình, góp phần xây dựng kinh tế địa phương, giải quyết việc làm cho thanh niên là con em của thương, bệnh binh, người nghèo trong tỉnh.

Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #576 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2013, 10:27:42 am »


                                                            (2)

       Trung đoàn 270 có đồng chí Nguyễn Xuân Thuận đại đội 5 tiểu đoàn 5. Trong một trận chiến đấu ở Hà Tiên đầu năm 1978 đồng chí bị thương vào đầu, mất trí nhớ, đi lạc vào dân, đơn vị tìm không được. Thời gian trôi qua, Thuận được nhân dân nuôi dưỡng chữa lành vết thương, trở thành người lao động bình thường nhưng không nhớ quê quán, cha mẹ, đơn vị. Nhân dân và chính quyền địa phuơng giúp đồng chí đất làm nhà, cưới vợ ở ấp Hòa Thành, xã Minh Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Vợ chồng Nguyễn Xuân Thuận sinh được 3 người con (2 trai 1 gái). Người con cả tên Nguyễn Thành Nhân. Bà con đặt tên con là Nhân với hi vọng Thuận trở thành người bình thường. Nguyễn Thành Nhân đã 28 tuổi tôt nghiệp đại học Cần Thơ hiện đang công tác ở Phòng thống kê huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang. Cháu Nhân cứ thắc mắc, nghi vấn quê của bố mình, vì bố nói tiếng trọ trẹ nghi là quê ở miền Trung.
        Bất ngờ một hôm hai bố con xem TV đang phát chương trình dân ca nghệ tĩnh. Bố giật mình kêu lên Yên Thành- Nghệ An! Ngay lập tức Nguyễn Thành Nhân gọi điện thoại cho công an huyện Yên Thành, được công an huyện trả lời và hướng dẫn cặn kẽ. Kết quả là sau 33 năm mất tích Nguyễn Xuân Thuận đã trở về.
       Tin này đến với CCB sư đoàn 341 ở thành phố Hồ Chí Minh (qua báo Pháp luật số thánh 1 năm 2010), đồng chí Nguyễn Hữu Danh CCB sư đoàn 270 đã tổ chức một chuyến xe đưa tôi và một số anh em đến tận nhà thăm Thuận. Có đến tận nơi mới thấu hiểu được nghĩa nặng tình sâu của nhân dân biên giới Tây Nam với sư đoàn 341.

Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #577 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2013, 09:10:42 am »

                                                                  (3)

        Ở trung đoàn 266 có đồng chí Võ Trọng Tài. Dịp tháng 4 năm 1979 tàn quân Pôn Pốt phản kích vào thị xã Pua Sát mới được giải phóng. Chúng lùa dân đi theo, vào rừng làm bia đỡ đạn. Nhân dân Cam-pu-chia đã hiểu quá rõ bộ mặt thật tàn bạo của bọn đao phủ Pôn Pôt. Bị cưỡng bức phải theo chúng nhưng bà con đã tổ chức vượt sông Pua Sát về với bộ đội Việt Nam. Trong lúc vượt sông bị đuối sức,  một bà mẹ và 3 đứa con đang chới với ôm túi quần áo xoay tròn ngộp nước giữa sông, không kêu cứu được. Tài phân công anh em cảnh giới rồi nhảy xuống sông lặn sâu, đội cả 4 người từng bước đẩy vào bờ an toàn. Trận này trung đoàn diệt hết bọn tàn quân Pôn Pốt cứu sống hàng trăm người dân. Nhân dân Pua Sát mãi mãi nhớ ơn sư đoàn 341 và chú bộ đội Việt Nam tên Tài ở trung đoàn 266.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Sáu, 2013, 02:40:27 pm gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #578 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2013, 01:22:23 pm »

 CB chào bác đồng đội cùng một sư đoàn. Chào tất cả các bác. dẫu chiến tranh qua đi gần 40  năm nhưng chuyện nói về đồng đội chắc là còn muôn thuở. Còn rất nhiều và rất hay. Những gương sáng dũng cảm cả trong chiến đấu và có Tâm có tình khi về với cuộc sống đời thường. Chuyện của bác vanthang341ht về đồng đội chắc còn nhiều vô tận. CB chúc anh mạnh khoẻ viết cho người đọc được hiểu thêm nhiều câu chuyện nói về trí thông minh và lòng dũng cảm của những anh lính cụ Hồ. CB chúc anh trai dẻo dai viết bài và giữ gìn sức khoẻ cố gắng vượt qua 30 mùa nắng miền Trung nữa Grin. CB kính anh.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Sáu, 2013, 04:59:29 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #579 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2013, 05:10:22 pm »

CB chúc anh trai dẻo dai viết bài và giữ gìn sức khoẻ cố gắng vượt qua 30 mùa nắng miền Trung nữa Grin. CB kính anh.

         Chào Chích Bông.
    CB lâu nay lặn mất tăm, bác tưởng là CB nghỉ... sinh? Grin Grin Grin
    Cảm ơn lời chúc của CB. Năm nay bác gần 70 rồi, nếu là cố gắng vượt qua 30 mùa nóng miền Trung nữa thì đúng như Nguyễn Du nói: "Trăm năm trong cõi người ta". hi hi.
    Ông bà ta hay nói: Ông (bà) ấy đã trăm tuổi rồi, cũng có nghĩa là dù chưa đến 70 mà đã ra đi thì cũng cứ gọi là trăm tuổi. Cách gọi dân gian mà.
    Đã về rồi thì cố gắng viết tiếp cho đồng đội đọc đi, bác đang theo giõi chưa hết đoạn kết của CB với T đâu. (T nào đó chứ T này không dám mơ đâu nha  Grin)
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM