Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 01:55:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mẩu chuyện về đồng đội cùng sư đoàn  (Đọc 235676 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #540 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2013, 08:50:16 pm »

    
               Chào bác Văn Thăng và các bác .

         Em cũng biết bác và bác Huy phi công và một số bác nữa có tuổi cao và có thâm niên phục vụ quân đội dài .Riêng đối với em rất nể trọng các bác nhất là trên VMH này ,dù cao tuổi nhưng các bác vẫn nhiệt tình với anh em với bạn đọc .Cho nên chẳng có điều gì đáng thắc mắc cả .

     Bác ở Hà Tĩnh các dùng đại từ nhân xưng có đặc trưng riêng ,bạn đọc đã đọc nhiều bài của các bác ,nếu có thắc mắc tý chút cứ suy luận hiểu ngay ấy mà .Điều đáng nói ở đây là sự nhiệt tình của các bác đối với bạn đọc ,các bác đã kể trao đổi nhiều kinh nghiệm quý ,câu chuyện hay với anh em .

             CHÚC BÁC VĂN THẮNG VÀ CÁC BÁC MẠNH KHỎE NHIỆT TÌNH VIẾT BÀI ĐỂ VMH NGÀY CÀNG KHỞI SẮC
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Năm, 2013, 09:26:05 pm gửi bởi huonghn76 » Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #541 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2013, 09:54:09 am »

   
               Chào bác Văn Thăng và các bác .

         Em cũng biết bác và bác Huy phi công và một số bác nữa có tuổi cao và có thâm niên phục vụ quân đội dài .Riêng đối với em rất nể trọng các bác nhất là trên VMH này ,dù cao tuổi nhưng các bác vẫn nhiệt tình với anh em với bạn đọc .Cho nên chẳng có điều gì đáng thắc mắc cả .

    Cảm ơn huonghn76.
    Vanthang xin tiếp tục câu chuyện của đồng đội chúng mình đây:

                                                 Nỗi nhớ chiến trường xưa.
                                                                    (tự sự)

      Ngày 4 tháng 6 năm 1967 tại xã Gio An huyện Gio Linh Quảng Trị, trung đoàn 90 sư đoàn 324 đánh tập trung hợp đồng quân, binh chủng tiêu diệt và làm tan rã hai tiểu đoàn quân Mỹ và một tiểu đoàn quân nguỵ. Một số xác xe tăng Mỹ còn nằm lại thôn Long Sơn. Ta bắt sống 35 tên lính Mỹ thuộc tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến. Trong trận đánh này đã xuất hiện các loại vũ khí hạng nặng của bộ đội ta như pháo 130li, súng cối xe kéo 160li, hoả tiễn DKB, cao xạ 100li, tên lửa vác vai…đã làm cho quân Mỹ-Nguy vô cùng khiếp sợ. Trận đánh đã đi vào lịch sử và từ đây trung đoàn 90 còn có tên gọi là trung đoàn Gio An. Bài ca “…Tiếng trống trận từ Gio An vọng tới. Rừng núi ta ơi hãy thức dậy vui cùng bản làng mừng thắng trận Gio An…” Bài hát "Tiếng đàn Ta Lư" của nhạc sỹ Huy Thục ra đời từ đó, nó như thôi thúc tôi mỗi khi nhớ về chiến trường xưa.
      Sau mùa khô 1966-1967 cục diện chiến trường đã thay đổi hẵn, chuyển biến có lợi cho cách mạng miền Nam, thế và lực của cách mạng được tăng cường, niềm tin vào thắng lợi trong nhân dân được củng cố, tạo nên sự đoàn kết thống nhất, quyết tâm kháng chiến chống Mỹ.
       Mặc dù vậy ở chiến trường Quảng Trị địch vẫn tăng cường 11 tiểu đoàn quân Nguỵ, 7 tiểu đoàn quân Mỹ thuộc sư đoàn 3 và sư đoàn 1 Thuỷ quân lục chiến ( sau này Mỹ thay 100%). Chúng phòng thủ từ Cửa Việt theo đường số 9 lên tới Lao Bảo, từ Đông Hà theo đường số 1 ra tới quận lỵ Gio Linh-Ba Dốc, từ Đông Hà đi miếu Bãi Sơn, đồn Cồn Tiên. Hàng ngày chúng nống ra càn quét, bắn phá, kiểm soát mọi ngả đường đi vào vùng giải phóng, bắt bớ nhân dân… Nhìn vào thống kê hàng ngày về am mưu thủ đoạn của địch ta thấy rõ sự lúng túng bất lực, hoang mang đối phó của chúng.
      Thời kỳ này Mặt trận B4 đảm nhiệm miền Tây tỉnh Thừa Thiên-Quảng Trị, sát cánh cùng B5 chuẩn bị cho Mậu Thân 1968. Sư đoàn 324 cũng về Mặt Trận B5 để tổng kết, rút kinh nghiệm sẵn sàng cho nhiệm vụ mới. Tại địa bàn huyện Gio Linh chỉ để lại tiểu đoàn 9 của trung đoàn 90 do tôi (đại uý Vũ Thang) làm tiểu đoàn trưởng và đại uý Mai Hoàn làm chính trị viên. Có nhiệm vụ giữ vững vùng giải phóng bảo đảm sự liên hoàn từ Cam Lộ-Gio Linh đến Vĩnh Linh ở bờ Bắc sông Bến Hải, phối hợp với chính quyền địa phương ổn đinh dân, tổ chức các kế hoạch K8,K10 và phát triển lực lượng địa phương. Tiểu đoàn 9 tổ chức quán triệt nhiệm vụ xác định quyết tâm gắn bó với địa phương chiến đấu lâu dài, giũ vững và phát triển vùng giải phóng.
      Tiểu đoàn 9 chúng tôi bố trí đội hình ở đây theo lý thuyết “Kiềng ba chân, Hổ vồ mồi” của đại tá Đàm Quang Trung tư lệnh QK4. CBB1 ở thôn An Hướng, CBB2 ở thôn Gia Bình, CBB3 ở thôn An Nha, C4 cối 82 và tiểu đoàn bộ ở thôn Phường Xuân bảo vệ hành lang từ suối Lăng Cô về thôn Cẩm Sơn-Khe Thị. Nói là thôn, xã nhưng cả khu vực này chẳng còn cái nhà dân nào chỉ toàn gốc cây, hầm, hào chiến đấu, xen lẫn hố bom, hố đạn. Thực tế nơi đây là một bãi chiến trường.
  
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #542 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2013, 10:50:04 am »

Bác Văn Thắng ơi cho em hỏi tí, không biết những tù binh Mỹ bị bắt trong trận chiến như thế mình giải quyết ra sao nhỉ? giải ra bắc gom lại rồi thả sau hiệp định Paris 73 ạ? Rồi còn trong chiến trường Nam Bộ, miền Đông nữa. Sở dĩ em hỏi vậy bởi cũng chỉ thấy ta trao đổi tù binh Mỹ là phi công bị bắn rơi trên miền Bắc thôi chứ không thấy lính lục quân.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #543 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2013, 03:24:09 pm »

           Chuyện về người lính Trinh sát Nguyễn Đình Chiến

             Anh sinh ra và lớn lên tại vùng quê Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình. Những năm 73 – 74 Sư đoàn 341 luyện quân và làm nhiệm vụ bảo vệ khu vực Vĩ tuyến 17 Quảng Bình – Vinh Linh. Tháng 10 năm 74 do yêu cầu về quân số. Sư đoàn tuyển một đợt quân ngay tại địa phương. Nguyễn đình Chiến là một trong lớp lính đó của Sư đoàn.

           Lớp lính mới nhanh chóng được huấn luyện và bổ xung vào các đơn vị của Sư đoàn. Chiến được về Đại đội 20 Đại đội Trinh Sát của Trung đoàn 273. Phải nói là lớp thanh niên của thế hệ đó nhất là những người dân, người thanh niên Quảng Bình Vinh Linh có ý thức rất cao. Họ khỏe mạnh nhanh nhẹn và tháo vác. Rất nhiều anh em đã lập được nhiều chiến công trong cuộc chiến Giai phóng miền Nam. Làm nhiệm vụ bảo vệ Biên giới Tây Nam, rồi nhiệm vụ Quốc tế tại đất nước CPC. Rất nhiều người được tặng thưởng Huân chưng chiến công, Có người được vinh dự nhận phần thưởng cao quý nhất là danh hiệu Anh hung LLVT.

           Những năm 80 nhiều anh em đã trưởng thành là cán bộ Trung Đội, Đại đội. Cá biệt có anh em đã là cán bộ Tiểu đoàn. Dù ở đâu ở cương vị nào lớp lính Quê hương của Đại Tướng Võ Văn Giáp. Quê hương của đất lửa Quảng Bình vẫn luôn phát huy và tỏa sáng. Nguyễn Đình Chiến cũng là một trong những người lính như vậy. Anh đã nhanh chóng trở thành người Đại đội Trưởng của Đại đội Trinh Sát 20 Trung đoàn. Hiếm có người Đại đội trưởng Trinh Sát nào có tác phong nhanh nhẹn tháo vát và bản lĩnh như Chiến. Những lần đi Trinh sát vào sâu đất địch hoặc dẫn Trung đoàn hay các đơn vị đi luồn sâu, anh đều là người dẫn đầu đội hình. Ngoài các nghiệp vụ của Trinh sát còn phải nói thêm anh rất ham học vũ thuật. Những đợt tập huấn để nâng cao vũ thụât anh đều đạt loại xuất sắc. Trực tiếp đã có lần anh cùng nhóm Trinh sát luồn vào khu vực của bọn Pốt, mai phục bắt tù binh về khai thác. Anh đã dùng thế võ hiểm lao lên quật ngã và bắp sống một tên dẫn giải về khai thác.

             Nhìn vóc người anh và dáng đồ xộ như vâm của Tên Pốt chúng tôi cũng không hiểu tại sao anh lại tay bo và bắt sống được nó và Tiêu diệt 2 tên còn lại.  Cùng với những chiến công của Trung đoàn có công lao rất lớn của Đại đội Trinh Sát 20.

( Còn nữa)
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #544 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2013, 08:14:05 pm »

    
       Chào tranphu, chào HaHoi.
       Cảm ơn tranphu đã có bài viết về Nguyễn Đình Chiến, bổ sung thêm cho câu chuyện của TMT sư đoàn 341, đại tá vũ Thang.
       HaHoi hỏi: “không biết những tù binh Mỹ bị bắt trong trận chiến như thế mình giải quyết ra sao nhỉ? giải ra bắc gom lại rồi thả sau hiệp định Paris 73 ạ? Rồi còn trong chiến trường Nam Bộ, miền Đông nữa. Sở dĩ em hỏi vậy bởi cũng chỉ thấy ta trao đổi tù binh Mỹ là phi công bị bắn rơi trên miền Bắc thôi chứ không thấy lính lục quân"
       Bác trả lời HaHoi như sau.
       Từ những năm 1973 về trước số lính Mỹ bị ta bắt làm tù binh trong chiến dấu ở chiến trường miền Nam thì khi các đon vị chiến đấu phía trước bắt được lính Mỹ đều được lệnh giải về phía sau. Ở phía sau có những người biết tiếng Anh khai thác sơ bộ lại chuyển tiếp lên cấp trên và được đưa ra Bắc. Khi thực hiện trao trả tù binh chúng ta làm theo quy định chiến trường và sự thoả thuận của hai phía (theo hiệp định Pa Ri).
      Riêng trong trận đánh mà đại tá Vũ Thang đang kể thì bác đã hỏi và được ông trả lời như sau: Trận đó khi ta bắt sống 35 tên Mỹ trong đó có hơn một nữa đã bị thương. Những thằng bị thương ta cấp cứu sơ bộ nhưng cũng vẫn phải trói lại tập trung xuống dưới hai hố bom. Số không bị thương bắt chúng cởi hết áo, trói cánh khuỷu lại và dùng dây dù buộc chúng lại với nhau cho xuống ba hố bom rồi giao cho các  đồng chí thương binh có súng nạp đạn, lên nòng, canh chừng chúng từ trên miệng hố bom. Lúc này chưa thể đưa ra phía sau khi đang chiến đấu quyết liệt với địch. Vài giờ sau đó địch cho 5 lượt máy bay từ biển vào ném bom NaPan huỷ diệt chiến trận. Toàn bộ số tù binh Mỹ và số anh em thương binh trông coi tù binh cũng bị tử trận. Trận này theo ông Vũ Thang đáng lẽ tiểu đoàn 9 được thưởng huân chương Quân công thay vì chỉ được thưởng huân chương chiến công hạng ba bởi lý do ấy.
      Cảm ơn HaHoi đã quan tâm theo giõi.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Năm, 2013, 08:22:51 am gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #545 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2013, 09:12:46 am »

   Câu hỏi của bác HaHoi rất hay và người trả lời (bác vanthang) cũng hết nhẽ.Nếu không có câu hỏi này ,thì tôi và nhiều người khác nữa cũng không biết số phận những tù binh Mỹ ra sao.Khi mà,nơi có thể giam giữ chúng- miền bắc - còn quá xa.Nếu như trận đánh đó máy bay Mỹ không hủy diệt trận địa,thì chắc hơn 30 tên lính Mỹ này  sẽ được đưa ra miền bắc và chúng sẽ lại có mặt ở khách sạn Hilton.Phải không bác HaHoi ?,nhưng thật tiếc bọn Mỹ độc ác quá với cả đồng đội mình.Nên những tù binh Mỹ kia,đành phải góp tên trong danh sách hơn 58 ngàn lính Mỹ chết trận ở Việt nam
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #546 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2013, 01:17:54 pm »

     
      Cảm ơn laoshan. Mời laoshan, HAHOI và và các bạn xem tiếp đại tá Vũ Thang kể gì.
             
           
                                       
Quân và dân cùng sát cánh chiến đấu.
                                                                 
     Phần lớn dân cư ở đây đều đã di tản về gần trục đường Một, sống hợp pháp và bất hợp pháp với Nguỵ quyền. Một số người dân bị đưa lên máy bay vào tận Nam Bộ. Một số người dân chạy ra vùng đất thánh Kinh Moan (vùng giải phóng), hoặc ra bờ Bắc tá túc. Ở lại, mỗi thôn chỉ còn vài ba gia đình như gia đình o Ngô, cậu Đường, gia đình mẹ Còn ở thôn An Nha, gia đình ông Xăng ở thôn Phường Xuân…Tất cả các gia đình ở lại đều tham gia du kích, giúp đỡ bộ đội, chiến đấu giữ làng, xã  và đều phải chịu tổn thất, hy sinh không đo, đếm được.
     Lực lượng du kích thường tập trung về xã, huyện ở Tân Văn, Tân Lịch, khu giếng Ba Vòi. Các đồng chí xã đội trưởng như anh Cảm, anh Nẩy, o Ngàn được chỉ huy phân công đi cùng bộ đội. Thường xuyên đi với tiểu đoàn 9 của tôi là o Ngô, út Diệp, o Còn, o Lệ và các anh Bòn,  Thái,  Phiên, Giang và anh chị Túc.
     Suốt mấy tháng chiến đấu căng thẳng, ác liệt, kẻ địch cậy đông quân, phi pháo nhiều, phần bị cấp trên thúc ép chúng liên tục nống ra. Lúc từ miếu Bái Sơn, từ đồn Cồn Tiên, lúc từ Nam Dương, Phú Ốc nống ra đánh nhau với tiểu đoàn 9 và du kích xã Gio An, giành giật với ta từng thôn, xóm, từng giếng nước, những khu vực có đường giao liên. Với tinh thần đoàn kết chiến đấu, chúng tôi đã giữ vững thế trận, bảo vệ được chính quyền, nhân dân, bảo vệ vùng giải phóng. Cái được lớn nhất, nhiều nhất đó là tình nghĩa Quân Dân.
      Trong hoàn cảnh bấy giờ từ cán bộ huyện, xã, các đồng chí du kích nhà cửa bị bom đạn tàn phá không còn, các thành viên trong gia đình li tán chia năm, xẻ bảy, thế mà họ vẫn tận tuỵ với công việc bám dân, giữ làng, giúp đỡ bộ đội chiến đấu, cứu thương, tải đạn, dẫn đường, nắm địch…

      Trong một trận đánh ác liệt, các lực lượng phải tập trung tải đạn, cáng thương binh liệt sỹ về hậu cứ đến 8-9 giờ tối. Trong đêm có thương binh nặng cần chuyển gấp, lúc đơn vị đang rất bí lực lượng chỉ còn một đồng chí y tá đeo túi thuốc và khẩu AK đảm nhiệm một đầu cáng. Đầu kia cử o du kích tên Lệ đeo khẩu Cacbin khiêng một đầu cáng. Từ Lăng Cô về trạm cấp cứu ở thôn Cẩm Sơn xa 7 km đường rừng. Dọc đường hai đồng chí bị pháo bắn và địch cản đường, đến 3 giờ sáng vẫn chưa tới nơi. Đồng chí y tá bèn dừng lại đặt đầu cáng phía mình lên một gốc cây to bảo o Lệ đứng cho vững để thay băng, tiêm thuốc trợ sức cho thương binh. Chăm sóc thương binh xong, y tá đi tìm đường vòng tới trạm phẩu và dặn o Lệ “đứng cho vững, hạ đầu cáng xuống là thương binh chết đấy”. Y tá đi tìm đương về phẩu lại bị pháo địch bắn tứ tung trong khu vực, bị lạc đường đến 5 giờ sáng mới trở lại vị trí nơi o Lệ và anh thương binh. Đói, khát, mệt hết hơi, khi y tá đến nơi cũng là lúc có mấy du kích phát hiện được. O Lệ vẫn đứng tư thế vững chắc. Thương binh vẫn nằm trên cáng. Còn sống. Khi mọi người vừa đến thì o Lệ từ từ ngả xuống, ngất đi, y tá cũng lã người. Cuối cùng cả ba người đều phải cấp cứu.

      Trường hợp o Ngành xã đội phó  khi đang đứng trong hầm chiến đấu với giặc thấy một đồng chí bộ đội bị thương, o Ngành bước ra khỏi hầm nhường chổ cho thương binh. Đạn M79  địch bắn tới. Một viên bi ác nghiệt xuyên qua ngực o Ngành. O ngành ngả xuống, sau hai giờ đồng đội vẫn không tìm ra vết thương. Cuối cùng du kích phát hiện trong dây nịt ngực trái của o Ngành bị một lỗ nhỏ. Máu chảy vào trong ổ bụng không thể cứu sống được o Ngành.

      Tôi có việc phải về Vĩnh Hoàng, Vĩnh Linh để họp. Bên du kích có anh Bòn, o Mộ, út Diệp sau khi trở về qua Giang Pao phải lội sông Bến Hải. Đoạn này sông chỉ sâu khoảng một mét tư,  mét rưỡi. Khi bơi qua tôi gói quân tư trang làm phao lần theo dây thép vựợt sông. Tôi đi cùng Út Diệp. Út Diệp ngoài khẩu súng cạc bin thì chẳng có gì. Út Diệp thắc mặc với tôi: “ Miềng cũng đi làm cách mạng sao chẳng có chi? Mấy chị ở Vĩnh Hoà lĩnh quân trang đến 20 thứ lận, áo con cũng mỗi người 2 cái, một trắng một đỏ…?” Tôi không biết trả lời Út Diệp thế nào. Về đơn vị tôi nói với chuyện đó với anh em đồng đội, du kích. Từ đó chúng tôi đã san sẻ nhau từng cái áo cổ vuông, từng nắm cơm, hạt muối để sống, chiến đấu giữ vững vùng giải phóng liên hoàn từ Cam Lộ-Do Linh đến Vĩnh Linh- bờ Bắc.
                                                                         
                                                              (còn tiếp)
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #547 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2013, 03:11:32 pm »

              Chào bác vanthang341ht1 Tranphu341 rất cảm ơn bác đã chuyển bài viết của Ông Vũ Thang. Kể về ngày ngày chiến đấu gay go ác liệt tại vùng Do Linh Cam lộ. Thời đó các nhạc sỹ sáng tác về chiến trường này có nhiều bài rất hay ca ngợi tinh thần chiến đấu và chiến thắng của Quân và Dân Quảng Trị như bài: Quảng Trị Anh Hùng, TIẾNG HÁT TRÊN ĐƯỜNG QUÊ HƯƠNG VV.. Cho đến bây giờ nghe lại vẫn cảm thấy bồi hồi phấn kích.

             Chúc bác cùng gia đình luôn mạnh khỏe! Kính bác.
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #548 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2013, 07:00:53 pm »

 CB chào bác vanthang341ht. Chào tất cả các bác đàng cùng nghe câu chuyện về những người đồng đội cùng sư đoàn. Cb nghe thấy nói tên gọi của những vùng quê Do Linh thấy nó gần gũi với những câu hát đi cùng năm Tháng. Tiếng trống trận từ Do An vẫn vọng tới tận hôm nay. Ở Do Lính có động Ông Ro. nơi ấy có đội điều trị 16 của sư 304 quân đoàn II là một đơn vị có nhiều thành tích vừa trực tiếp chiến đấu và vừa cấp cứu thương binh. Và đã được nhà nước phong tặng anh hùng LLVTND vào năm 1973. Biết đâu cô lính quân y ấy lại đã tìm đường đưa thương binh về trạm Phẫu tiền phương của đội điều trị 16. Bac vanthang341ht tiếp tục kể tiếp chúng em đang nghe chuyện của ông đại tá Vũ Thang. CB chúc bác mạnh khỏe dẻo giai mổ cò trên bàn phím. Xung quanh bác đang có rất nhiều đồng đội. CB kính bác
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Năm, 2013, 08:29:46 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #549 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2013, 11:57:57 am »


            (Tiếp)

                                   Chuyện về người lính Trinh Sát Nguyễn Đình Chiến


             Cuối năm 1980. Khi Sư đoàn 341 đang làm nhiệm vụ Quốc Tế tại khu vực Tỉnh BattamBang CPC giáp biên giới Thái Lan. Sư đoàn được điều động ra bảo vệ miền Trung. Trung đoàn 273 đóng quân tại vùng núi phía Tây của Nghệ An giáp Lào.

              Trong những ngày này, có thế nói 2 cuộc chiến tranh ở 2 đầu đất nước cùng với chế độ quan niêu bao cấp, đã làm cho đất nước ta, nhân dân ta cuộc sống thật khó khăn, mức sống thật thấp. Như hòa cùng với giặc là những tệ nan xã hội phát triển. Cờ bạc, nghiện ngập, trộm cướp, trấn lột hoành hành. Bức tranh về cuộc sống thật ảm đạm. Ở TP Vinh Tỉnh Nghệ Tĩnh, các băng đảng, các loại tội phạm, các loại tệ nạn coi đây là đất sống của chúng. Thậm chí dân chúng tối không giám ra đường. Có những vụ trấn loot cả trong những khu vệ sinh công cộng. Chúng trấn lột cả quần đen của Phụ nữ đang mặc. Các cơ quan chức năng đã dùng nhiều biện pháp trấn áp, mà tội phạm vẫn không giảm.

               Ra vị trí đóng quân mới. Đại đội Trưởng Trinh sát 20 của Trung đoàn được điều động lên làm Trưởng ban Trinh sát của Trung đoàn. Đầu năm 81 anh được về phép thăm gia đình. Đi nhờ được xe ra Ga Vinh đón tầu về quê. Những ngày tháng này mọi người đi tầu xe đều rất ngại vì nạn trộm cướp trấn lột thường xẩy ra tại Ga. Ngồi nghỉ ở ga một lúc khoảng 9h tối anh tìm vào khu vực vệ sinh. Anh đi giữa hai toa tầu ở ga. Cái ba lô không gửi được ai anh vẫn đeo sau lưng. Ánh đèn ở ga lờ mờ tối. Bỗng có mấy bóng người nhẩy từ trên nóc tầu xuống. Ba tên chặn đằng trước có một khẩu súng ngắn chĩa về phía anh cùng với tiếng hô: Đứng im! Có gì bỏ hết ra không thì chết. Hai tên phía đằng sau. Tổng cộng là 5 tên. Thật khó xử, cái balo lại đang vướng đằng sau. Vì trong một không gian hẹp giữa 2 đoàn tàu chúng vây cả trước cả sau. Hai tên đằng sau lưng tiếng sát vào anh nói: Ông anh cho em xin cái bao lô. Vừa dứt lời thì chúng sấn đến giằng chiến ba lô anh đang đeo. Anh Chiến rất bình tĩnh nói. Tôi là bộ đội mới ở chiến trường về. Không có tiền chỉ có cái ba lô quà và quần áo, với cái đồng hồ 4 đinh mặt lửa đang đeo thôi. Các ông cứ từ từ, tôi tháo hết ra cho các ông. Hai thằng sau áp tới tháo cái ba lô vất ra sau. Vô tình anh đã giải thoát được cái balo đang đeo sau lưng rất vướng. Rồi hai tên lại sấn lại nói: Còn cái đồng hồ nữa tháo ra. Chiến nói: Vâng để em tháo. Anh giơ hai tay về phía trước, chụm vào nhau như làm động tác tháo đồng hồ. Rồi bất ngờ chém mạnh hai tay vào bộ hạ hai thằng đằng sau. Anh tung người đá bay khẩu súng tên đằng trước đang chĩa vào anh. Anh quay người đá liên tiếp vào hai thằng đứng bên.  Cùng lúc rút khẩu K59 bắn cảnh cáo. Ba thằng đằng trước lợi dụng tối lủi vào gầm tầu. Hai thằng phía sau bị đòn đánh trúng chỗ hiểm không thể chạy nổi. Anh bắt dẫn giải cả hai tên cướp vào giao cho Công An nhà ga.

               Những ngày đó, báo của Quân khu 4 và của Tỉnh Nghệ Tĩnh, báo QĐND đã đăng ảnh và kể về chiến công bắt cướp của anh. Người chiến sỹ Trinh sát đã một mình chiến đấu với 5 tên cướp và bắt sống 2 tên cướp trấn lột tại Ga Vinh. Cũng từ sự kiện đó mà Tỉnh Nghệ Tĩnh đã kết hợp với Quân Khu 4 tổ chức hẳn một Tiểu đoàn tăng cường cho Tỉnh đảm bảo ANTT tại Thành Phố vinh. Các tệ nạn xã hội, các băng đảng trộm cướp trấn lột lần lượt bị bắt cá biệt có tên bị tiêu diệt. Tình hình xã hội tại TP Vinh đã nhanh sau 3 tháng đã được ổn định.

           Hai năm sau Nguyễn Đình Chiến được điều về làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2. Rồi được đi học lớp cán bộ Trung cấp tại Huế. Tại đây các anh em cùng Sư đoàn được điều động làm việc ở khu vực Huế thường hay gặp nhau. Một lần sau một lần nhậu. Khi đã về trường. Lại có điện của anh em nói ra nhậu tiếp vì có đồng đội là Thủ trưởng cũ mới đến. Anh lại phi xe máy ra cùng nhậu tiếp đến khuya. Cuộc nhậu tàn, mọi người chia tay. Anh quay về trường có lẽ vì phấn kích của cuộc nhậu. Hay phấn kích được gặp người Thủ trưởng của của mình. Không làm chủ được tốc độ khi tới chỗ giao nhau, một chiếc xe tải lấn đường đã xô ngã, làm anh lộn đi mấy vòng. Anh bất tỉnh và từ bỏ các bạn, từ bỏ cõi Trần từ lúc đó.

            Mọi người thật bàng hoàng khi biết tin Nguyễn Đình Chiến một người lính, một người chiến sỹ Trinh sát thật dũng cảm. Đã từng chiến đấu hàng ngàn trận lớn nhỏ. Đã “vào sinh ra tử” qua hai cuộc chiến tranh. Với bao chiến công. Qua bao trận chiến ác liệt không chết, mà lại bị chết vì một tai nạn giao thông ngay sau bữa tiệc vui. Khi mà Đất nước đã thật sự thanh bình.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM