Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 09:16:58 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường vào Béc-lin  (Đọc 43375 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2017, 08:03:22 am »

    
        Tối khuya, tướng I.P. Rô-xlưi gọi điện tới và thông báo rằng cụm cơ động của phương diện quân - gồm quân đoàn kỵ binh 5 và quân đoàn xe tăng 11 - đã vượt qua tuyến sông Mô-crưi-e Ia-lư và triển khai đội hình để tiến về hướng tây. Lưu vực sông Gai-chua được quy định là tuyến xung phong của cụm cơ động nhằm đột phá vào tung thâm chiến dịch. Bên phải sư đoàn chúng tôi, sư đoàn cận vệ 34 của quân đoàn bộ binh 31 đã tiến đến bờ đông sông Gaỉ-chua ở ngoại ô đông-bắc thành phố Gu-lai-pô-le. Sư đoàn bộ binh 320 đã chiếm được làng Da-rê-chi-ê. Sư đoàn chúng tôi được lệnh trong vòng một đêm phải cho chi đội phái đi trước tiến đến bờ đông sông Gai-chua ở phía nam Gu-lai-pô-le và bảo đảm cho việc đưa cụm cơ động vào chiến đấu ở đoạn này; rạng sáng thì các đơn vị chủ lực của sư đoàn trong các tung đội hành quân phải tiến đến bờ đông sông Gai-chua; sẵn sàng tiến theo "đại quân”. Chúng tôi phải hoạt động theo lệnh báo động.

        Tôi lập tức gọi điện cho trung đoàn trưởng trung đoàn bộ binh 1050, tuyên bố lệnh báo động cho trung đoàn. Tham mưu trưởng sư đoàn được lệnh báo động sư đoàn, chuẩn bị xuất phát. Tôi vạch trên bản đồ tuyến xuất phát của trung đoàn do thiếu tá Ph.I. Mi-sun chỉ huy: Gác-bu-díp-ca, Ra-dơ-líp-ca, nam Gu-lai-pô-le.

        Cùng với các cán bộ của sở chỉ huy tiền phương, tôi bắt đầu tiến theo sau trung đoàn bộ binh 1050. Bằng những trận đột kích ngắn, trung đoàn đã đánh bật địch ra khỏi các diểm tựa I-u-giơ-nưi, Chơ- ca-lô-vô, Chéc-vô-nô, và đến gần sáng thì đã giải phóng Gác-bu-díp-ca và Ra-dơ-Iíp-ca. Một lúc sau, chủ lực của sư đoàn cũng tiến đến bờ đông sông Gai-chua ở đoạn Gu-lai-pô-le và Xtê-pa-nốp-ca.

        Tôi được gọi tới máy điện thoại. Đầu dây bên kia là tướng I.P. Rô-xlưi. Đồng chí nói rằng cụm cơ động đang được chuẩn bị tung ra. Khi kỵ binh bắt đầu xung phong thì các sư đoàn bộ binh của quân đoàn cũng phải bắt đầu tiến.

        Một tâm trạng chờ đợi lo lắng, nhưng phấn khởi. Trời đã sáng. Và đúng lúc cả một khối kỵ sĩ của sư đoàn kỵ binh 12 thuộc quân đoàn kỵ binh sông Đông 5 đang lao xuống thung lũng sông Gai-chua. thì từ trên không trung đầy sương mù, những chiếc máy bay cường kích của phát xít cũng lao xuống. Tiếng bom nổ và hỏa lực đại liên làm các khối kỵ binh phải tản ra trên thung lũng. Chúng tôi chỉ có những phương tiện thuộc biên chế của mình, vài khẩu đại liên đối không. Pháo binh đối không của quân đoàn kỵ binh không hiểu sao lại im lặng. Trận xung phong của kỵ binh không thành công. Cả sư đoàn chúng tôi cũng bị ném bom.

        Tướng Rô-xlưi gọi điện tới và ra lệnh bắt đầu xung phong, đột phá phòng ngự ở đoạn ngoại ô nam Gu-lai-pô-le, Xtê-pă-nổp-că, tập trung nỗ lực chủ yếu vào hướng làng Đô-rô-grơ-nưi, còn một bộ phận lực lượng phải tiến đến ngoại ô tây-nam Gu-ĩai-pô-le và liên kết vói sư đoàn bọ binh cận vệ 34 ở bên cạnh.

        Chúng tôi bắt đầu gấp rút chuẩn bị. Từ trên cao, tôi thấy rất rõ nhà máy gạch ở ngoại ô nam Gu-lai-pô-le. Các trận địa và những khẩu đại liên ở đó hiện ra rõ rệt. Xe tăng đang đứng trong công sự. Từ trên ngọn đồi ở ngoại ô nam Gu-lai-pô-le, hỏa lực địch có thể khống chế toàn bộ vùng bãi sông ở hướng Đa-chơ-nôi-e và Mác-pha-pô-le.

        12 giờ ngày 14 tháng 9. Các trung đoàn bộ binh xông lên xung phong. Hỏa lực kháng cự của địch bắn ra đặc biệt mãnh liệt từ vùng ngoại ô tây-nam thành phố và từ các điểm dân cư Đa-chơ-nôi-e, Mác- pha-pô-le. Các đại đội pháo thuộc trung đoàn pháo binh 823 của thiếu tá V.X. Cô-xốp nhằm thẳng vào các lô cốt địch. Gỗ, ván và từng cột đất đen bay lên không trung. Hỏa lực kháng cự của bọn Hít-le giảm đi rõ rệt. Các trung đoàn bộ binh 1052 và 1054 chọc thủng được hàng phòng ngự địch, vượt qua sông Gai-chua bằng sức mạnh ở đoạn Đa- chơ-nôi-e, Mác-pha-pô-le, Xtê-pa-nốp-ca, và chiếm được những điểm dân cư đó. Đồng thời trung đoàn bộ binh 1050 xung phong vào vùng ngoại ô tây-nam Gu-lai-pô-le. Tiểu đoàn 2 bộ binh do thiếu tá Ni-cô- lai Che-xno-cốp chỉ huy là tiểu đoàn đầu tiên đột nhập quả đồi bên trên có nhà máy gạch.

        Những đơn vị bên cạnh chúng tôi, sư đoàn bộ binh 320 thuộc quân đoàn bộ binh 9 và sư đoàn bộ binh cận vệ 34 thuộc quân đoàn bộ binh 31, đã xung phong vào các vùng ngoại ô đông và bắc Gu-lai-pô-le. Cùng tiến với họ là những chuỗi tán binh của kỵ binh Ca-dắc sông Đông thuộc sư đoàn kỵ binh 12 đã xuống ngựa. Lực lượng phát xít bảo vệ thành phố đã bị tiêu diệt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2017, 08:06:03 am »


               Trận xung phong không thành công của quân đoàn kỵ binh 5 thoáng qua như một sự cố không đáng kế, nhưng lại gợi ra nhiều suy nghĩ. Khi vào học ở Học viện M.v. Phrun-de, tôi là một chiến sĩ kỵ binh. Ở năm tliứ nhất, tôi được nghe những bài giảng lý thuyết về "khoa học” kỵ binh của lữ trưởng N.x. Ê-li-xê-ép. Lý thuyết nói rằng chính diện địch bị chọc thủng sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất đề tung những binh đoàn cơ động vào chiến đấu. Đúng theo "khoa học” của lữ trưởng N.x. Ê-li-xê-ép, sáng 14 tháng 9 năm 1943 kỵ binh được tung vào chiến đấu và... đã bị đánh tan. Tại sao vậy ? Bộ tham mưu phương diện quân Nam, bộ tư lệnh không quân và quân đoàn kỵ binh đã không tổ chức phòng không và yểm trợ bằng không quân cho việc tung cụm cơ động vào chiến đấu. Theo tôi, có thể tổ chức cho kỵ binh xung phong lại một lần nữa, nhất là vào nửa thứ hai của ngày, khi trận đánh giải phóng Gu-lai-pô-le đang kết thúc. Có thể khôi phục lại đội hình chiến đấu của thê đội 1 và điều thê đội 2 của sư đoàn ; binh 12 vào chiến đấu nhằm đột phá vào tung thâm chiến địch ở nam Gu-lai-pô-!e. Đáng lẽ phải thế, nhưng sư đoàn này lại phải bỏ ngưa, đi bộ tham gia chiến đấu giải phóng thành phố trong khi đã có 3 sư đoàn bộ binh của tập đoàn quân xung kích 5. Đó là một sai lầm rõ rệt làm trì hoãn thời hạn thực hiện các nhiệm vụ chiến dịch1.

        Đêm 14 rạng ngày 15 tháng 9, sư đoàn đã chiếm được những quả đồi cao vượt hẳn lên trên thung lũng sông Gai-chưa ở phía nam Gu- lai-pô-le, và tảng sáng thì đã làm chủ làng Đô-rô-giơ-nôi-e. Tôi đưa sở chỉ huy của mình đến đây. Không quân địch hoạt động rất tích cực, mặc dù trời nhiều mây trên lưu vực sông Gai-chua. Nhưng chiếc máy bay ném bom cường kích màu xám sẫm mang chữ thập ngoặc vàng trên thân thỉnh thoảng lại ngoi từ những đám mây ra và trút hàng tấn bom xuống đội hình chiến đấu của sư đoàn.

        Tất cả chúng tôi vẫn còn như thấy diễn ra trước mắt cảnh xung phong thất bại hôm qua của kỵ binh. Tôi kiên quyết yêu cầu tư lệnh quân đoàn tăng cường các phương tiện phòng không cho sư đoàn. Tư lệnh đã điều tới một tiểu đoàn pháo phong không. Tiểu đoàn trưởng là một cán bộ hăng hái và tháo vát (rất tiếc là tôi đã quên mất tên). Đồng chí nhanh chóng bố trí các đại đội vào những trận địa hỏa lực ở hai bên sông, ngay trong các đội hình chiến đấu của sư đoàn. Lần đầu tiên chúng tôi nhận được sự yểm trợ phòng không lớn như thế, nhưng chúng tôi rất lo : không biết các đại đội phòng không bố trí như vậy có gần địch quá không ?

        Tiểu đoàn trưởng pháo phòng không trả lời hóm hỉnh:

        - Nếu bộ binh của các đồng chí không chạy lùi thì bố trí ở đây là vừa tầm nhất !

        Các chiến sĩ phòng không rất tin ở sức mình. Và điều đó có cơ sở. Thời cơ thể hiện tài nghệ của họ đã tới. Khi tốp máy bay ném bom cường kích của địch lại xuất hiện, tiểu đoàn đã không đợi cho chúng ném hết bom. Một loạt súng phòng không bất ngờ, đột ngột gầm vang2.

        Những vệt đạn đó đan chéo cắt đường tốp máy bay, và một chiếc rụng ngay. Bọn cướp trời bị bất ngờ trước đòn đột kích ấy, bắt đầu hoảng loạn. Lại thêm một con quạ sắt tuôn khói đen và lao ầm xuống cánh đồng. Tiếng nổ mãnh liệt rung chuyền cả mặt đất và không trung. Bọn cướp trời vội vã trút bom, quặt sang hướng tây rồi biến mất trong mây.

        Cuộc tiến công tiếp tục. Bên phải chúng tôi là các trung đoàn của sư đoàn 320 và bên trái là các trung đoàn của sư đoàn bộ binh 230 đang cùng tiến. Các chiến sĩ Xô-viết đã cẫm thấy hơi thở của con sông Đơ-nhi-ép hùng mạnh. Tiến tới bờ sông là nguyện vọng thôi thúc chiến sĩ.

---------------------
        1. Tôi và các kỵ binh Ca-dắc sông Đông, cựu chiến binh của sư đoàn 12, đã có quan hệ bè bạn từ lâu. Sau chiến tranh, chúng tôi cùng với các trung si I-van Ghê-oóc-ghi-ê-vích Xcô-mô-rô-khốp và Vla-đi-mia I-va-nô-vích Cốt-la đã đến Gu-lai-pô-le và kể cho nhân dân nghe về những trận đánh giải phóng thành phố. Các cựu trung sĩ ấy bây giờ đã là những tiến sĩ khoa học.

        2. Cục lưu trữ Bộ Quốc phòng Liên Xô, kho sư đoàn bộ binh 301, phiếu 492514, hồ sơ 1, tờ 8.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2017, 08:07:08 am »


NHỮNG KI-LÔ-MÉT GIAN KHỔ

        Sáng 16 tháng 9. Sư đoàn bộ binh 301 đang trên đường tiến quân.

        Bên phải là ngoại ô nam Gu-lai-pô-le, nơi bố trí hậu cần của chúng tôi, đội 4 của nông trường Gu-lai-pô-le, Ma-lưi Tốc-ma-chơ-ca ; bên trái là Xtê-pa-nốp-ca, làng Pê-tơ-rốp-xcôi-e, Vi-xne-vôi, Cha-rốp-nưi, Bê-lô-gô-ri-e. Phía trước là dải đường sắt chạy vào một cái hầm sâu xuyên qua quả đồi lớn, thoải và trống. Bọn Hít-le đã xây dựng một điểm tựa ở đây.

        "Đây có phải là cái tuyến mà bọn tù binh nói đến không ?” - Tôi tự hỏi. Không, đây không phải là tuyến phòng ngự cơ bản để chặn cuộc tiến công thần tốc của chúng tôi. Nghiên cứu hệ phòng ngự địch tại thực địa, tôi thấy có hai chiến hào dọc theo bờ tây sông Gai- chua. Còn trong tung thâm thì địch chỉ phòng ngự những điểm dân cư và những điểm cao đã được xây dưng thành điểm tựa. Dựa vào đó, bọn Đức trong tung thâm tiến hành nhưng đợt phản xung phong mạnh mẽ bằng bộ bĩnh và xe tăng. Rõ ràng phải đẩy lùi phản xung phong, đánh vu hồi và bao vây các điểm tựa, không được giảm bớt nhịp độ tiến công. Kết luận đó của chúng tôi ngay hôm nay cũng được thừa nhận là đúng. Các trung đoàn vừa vọt dậy xung phong thì từ phía làng Pê-tơ-rốp-xcôi-e xuất hiện một cụm bộ binh và xe tăng đang tiến vào hướng sưởn phải trung đoàn bộ binh 1050. Tiểu đoàn bộ binh phía sườn phải của trung đoàn này liền nằm xuống bố trí và bắt đầu đánh trả tại chỗ trận phản xung phong của địch. Vệt đỏ và trắng của những loạt đạn đại liên, tiểu liên xé tan màn sương mù màu xám. Pháo ở đại đội của và-xi-li Vi-a-lu-skin đã bắn: một xe tăng bốc cháy, sau đó là khẩu pháo tự hành "Phéc-đi-nan” cũng cháy luôn. Trung tá Ê-pa-ne- xnhi-cốp hạ quyết tâm tung thê đội 2 của trung đoàn vào chiến đấu. Tiểu đoàn của thiếu úy Tu-sép nhanh chóng tiến vào sườn bọn địch đang phản xung phong, vừa hô "xung phong” vừa lao vào địch. Bị kẹp giữa hai hỏa lực, địch phải tìm đường bỏ chạy. Một trăm rưởi tên lính và sĩ quan phát xít đã bị bắt làm tù binh.

        Trung đoàn chiếm được làng Pê-tơ-rốp-xcôi-e. Tuy nhiên, địch lại dùng đến 2 tiểu đoàn bộ binh và 15 xe tăng để tổ chức cuộc phản xung phong mới. Chúng đã chặn được cuộc tiến công của trung đoàn. Phải đưa trung đoàn của trung tá N.P. Muốc-din, thê đội 2 của sư đoàn, vào chiến đấu. Mọi người nhận được chỉ thị: đến 12 giờ phải chuẩn bị cho trung đoàn xung phong. Sau loạt bắn của pháo binh, bộ binh đã nhất tề xông lên. Trung đoàn bộ binh 1054 bí mật tiến đến sườn bắc của điểm cao Bê-dir-mi-an-nai-a và đánh vào sườn bọn địch đang phản xung phong. Tiểu đoàn pháo chống tăng của đại úy Mắc-xim Prê-xtin-xki dốc toàn bộ hỏa lực ra chiến đấu. Lập tức hai xe tăng phát xít bốc cháy. Hỏa lực mạnh mẽ của pháo binh, những loạt bắn phối hợp nhịp nhàng của pháo bắn thẳng và trận xung phong đồng loạt của tất cả các trung đoàn đã quyết định kết cục trận đánh: bọn phát xít bị đánh tan, điểm cao và cả đoạn đường sắt được chiếm lại.

        Ngay lập tức, tôi chuyển sở chỉ huy phía trước lên hầm đường sắt trên điểm cao. Cùng với hai cán bộ, tôi trèo từ hầm lên sườn tây điểm cao. Trước mắt chúng tôi là một thung lũng rộng, hai bên có những doi đất phẳng và trống. Hai trung đoàn đang tiến xuống thung lũng, còn trung đoàn 1052 lại được xếp vào thê đội 2. Đúng lúc đó vang lên tiếng đạn rít và những tiếng nồ inh tai. Pháo tầm xa của bọn Hít-le bắn vào điểm cao. Mảnh đạn réo quanh chúng tôi. Tôi bỗng cảm thấy bị đập vào lưng và đau ở chân phải. Dưới tiếng đạn nổ, tôi bắt đầu bò từ từ xuống hầm, không đề cho ai biết mình bị thương. Sau khi lăn vào hầm, tôi định đứng dậy nhưng không được.

        Tôi nhanh chóng được chuyển đến một trạm xá tiểu đoàn. Tôi gọi điện cho Mi-khai-in I-va-nô-vícli Xa-phô-nốp, yêu cầu đồng chí đứng ra chỉ huy sư đoàn thay tôi, trong lúc tôi được băng bó. May tôi chỉ bị thương nhẹ. Nhờ sự quan tâm săn sóc của bác sĩ P. Đúp-chen-cô, tôi lại có thể trở về nắm quyền chỉ huy sư đoàn.

        Vùng Da-pô-rô-gie từ Gu-lai-pô-le về hướng tây là một địa hình lý tưởng để cơ động. Sư đoàn tiến công trên một chính diện rộng, còn kẻ địch phòng ngự ở từng điểm tựa độc lập, vì thế có thể bao vây chúng. Kìm chân kẻ thù bằng 2 tiểu đoàn từ chính diện, sư đoàn dùng một bộ phận lực lượng đánh vu hồi từ các sườn, khép thành gọng kìm và thắt chặt vòng vây luôn. Tiếp đó là trận đánh tiêu diệt. Nhiều tên phát xít xin đầu hàng. Một trận đánh khốc liệt diễn ra vào buổi chiều. Ngày 17 tháng 9, chúng tôi đã đánh tan bọn phát xít cố thủ ở đội 4 của nông trường Gu-lai-pô-le (làng Côm-xô-môn-xcôie), sau đó đánh bại cả bọn chiếm giữ thị trấn Cha-ríp-nưi, gần tối chúng tôi tiến đến tuyến sông Côn-ca với các điểm dân cư hai bên bờ sông Mai-lai-a Tốc-ma-chơ-ca và Bê-lô-gô-ri-e1.

------------------------------
        1. Cục lưu trữ Bộ Quốc phòng Liên Xô, kho sư đoàn bộ binh 301, phiếu 492514, hồ sơ 1, tờ 10.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2017, 10:50:25 pm »

    
        Ban đêm là thời gian thuận lợi nhất đối với chúng tôi để chuẩn bị cho trận đột kích mới vào quân địch. Từ lúc trời còn sáng, trinh sát sư đoàn đã thu được nhiều tin tức quý về hệ thống phòng ngự của địch. Trên các bờ đông và tây sông Côn-ca, có nhiều công sự độc lập của địch: xuyên qua các điểm dân cư và trên các điểm cao ở bờ tây là các chiến hào ngắt quãng. Các chiến hào đều có lính. Thỉnh thoảng từ đó những tràng đại liên lại nổ rền. Những đường đạn trắng vạch xé màn đêm. Rõ ràng tuyến đường sắt Da-pô-rô-gie - Pô-lô-ga cũng được xây dựng thành tuyến phòng ngự.

        Việc đánh giá tình hình đã chỉ ra cách giải quyết: do địch phòng ngự mạnh, nêu các trung đoàn phải đột phá và vượt sông bằng sức mạnh trên một đoạn hẹp. Suốt đêm, công tác chuẩn bị được tiến hành, và sáng 18 tháng 9, giọng nói quen thuộc của các trung đoàn, trưởng vang lên trong ống nghe: Tất cả đều có mặt ở vi trí. Tất cẵ đều sẵn sàng chiến đấu”. Trước khi bộ đội xung phong, pháo binh đã bắn vào những mục tiêu cơ bản. Tiếp đó các chuỗi tán binh tiểu đoàn xốc dậy và lao về phía trước. Tiếng "xung phong” vang to và kéo dài, một trận đánh bằng hỏa lực diễn ra ở lưu vực sông. Trung đoàn bộ binh 1050 đột nhập làng Be-lô-gô-ri-e. Bọn phát xít ở bờ đông bị đánh tan, và các chuỗi tán binh đang tiến tới bờ sông.

        Đó là một thắng lợi rõ rệt, nhưng mới chỉ là bước đầu. Trận xung phong đã bị những đòn đột kích của máy bay ném bom chặn lại. Lúc đầu, một đợt "Gioong-ke” xuất hiện trên bầu trời chiến trường. Từ dưới thân máy bay, những quả bom lóe sáng một cách man rợ và lao xuống như xé không khí. Mặt đất rung chuyền. Những cột khói và đất đen ngòm bốc lên cao. Sau đó lại thêm hai đợt " Gioong-ke ” nối tiếp nhau cắt hết bom rồi ngoặt sang hướng tây. Mười phút sau lại xuất hiện một tốp máy bay ném bom, và rồi lại một tốp khác. Hai trăm máy bay đã quẳng những khối nặng giết người xuống đội hình chiến đấu của sư đoàn. Năm lần mọi vật xung quanh quay cuồng chao đảo. Thi trấn Cha-ríp-nưi ngập trong bụi và khói. Tất cả các chiến hào, công sự chuẩn bị vội vã trong một đêm đều bị lấp kín. Nhiều quả bom rơi trúng ngay các hầm trú ẩn.

        Liệu có thể lấy gì để chống lại kẻ đích đây ? Các phương tiện tăng cường về pháo phòng không thì không có, mà các khẩu đại liên cỡ lớn lại ít có hiệu qủa đối với máy bay tầm cao. Chỉ còn cách phòng ngư thụ động là nấp trong các hầm hố và công sư đào vội vã. Các chiến hào mà bọn Hít-le đào cho chúng bây giờ lại rất thích hợp đối với chúng tôi. Các chuỗi tán binh của chúng tôi bây giờ lại nấp kín trong những chiến hào ấy. Không thấy không quân của chúng tôi, có lẽ lúc này họ đang hoạt động trên một đoạn khác của phương diện quân Nam.

        Sau trận ném bom, tôi thấy rất khổ tâm khi phải cầm máy điện thoại đề hỏi các trung đoàn trưởng : " Tình hình chỗ các đồng chí thế nào ?”. Tự tôi hiểu rất rõ tình trạng lúc bấy giờ ở những chỗ bị ném bom. Đúng, đó quả thật là một thử thách nặng nề nhất đối với sư đoàn về trình độ phòng không. Trong suốt thời gian chiến đấu ở Bôn-bát, sư đoàn chưa hề bị một trận ném bom nào như vậy.

        Được các đợt bay của không quân động viên, bọn bộ binh phát xít trong các chiến hào đứng cả dậy. Trong ống nhòm, tôi thấy rõ bọn Hít-le đang nhảy nhót vì sung sướng trên các bờ đất công sự, ném mũ lên trời. Được, cứ nhảy nhót đi, rồi chúng tao sẽ đệm cho " một dàn nhạc pháo ”! Trong lúc các tiểu đoàn bộ binh lấy lại tinh thần, cụm pháo của sư đoàn chuẩn bị các số liệu để bắn. Một tiếng sẩm gầm lên và hàng trăm quả đạn bay sang bên kia sông Côn-ca. Lập tức bọn Hít-le bắt đầu" một điệu nhảy” kiểu khác. Bấy giờ các chuỗi tán binh ta lại xốc dậy và tiến lên, lúc đầu từ từ, từng bước vững chắc, sau đó chạy tiến với tiếng hô chiến đấu : "Xung phong! ”. Các chiến sĩ chạy, ngã, đứng dậy, rồi lại chạy. Những chuỗi tán binh đầu tiên của trung đoàn bộ binh 1052 bứt lên trước. Họ đã ở trên sông, vừa bơi, vừa lội vượt sông trèo lên bờ sông dốc rồi lao vào các công sự, chiến hào địch. N.P. Muốc-din báo cáo là thê đội 1 của đồng chí đã đột nhập Ma-lai-a Tốc-ma-chơ-ca. Trung đoàn của Ph. I. Mi-sun cũng đã dùng sức mạnh vượt được qua sông Côn-ca ở phía tây làng Be-lô-gô-ri-e.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2017, 10:52:18 pm »


        Mặt trời đã khuất sau chân trời. Sư đoàn hoàn toàn làm chủ đoạn đường sắt, giải phóng các điểm dân cư: Ma-lai-a Tốc-ma-chơ-ca, f Ô-xi-pốp-ca, Be-lô-gô-ri-e. Không còn bọn phát xít phòng ngư trên tuyến sông Côn-ca nữa. Không còn các "nghệ sĩ múa” hân hoan nửa : một số vĩnh viễn nằm lại trên mảnh đất mà chúng nguyền rủa, số khác thì bị bắt làm tù binh.

        19 tháng 9, sau khi vượt qua tuyến phòng ngự địch trên sông Côn-ca, sư đoàn nhanh chóng truy kích địch. Bọn địch thỉnh thoảng lại chuyển sang phản xung phong bằng các cụm bộ binh và xe tăng hoặc cho không quân bắn phá.

        Thí dụ, ở vùng Oóc-ghi-ép-ca, trung đoàn 1054 đã phải đánh trả một trận phản xung phong mạnh của địch. Giữa trưa, có hiệu lệnh "báo động phòng không. Từ phía tây, lẩn trong tia nắng mặt trời, một tốp máy bay ném bom bay tới. Hai mươi chiếc "Gioong-ke” đồng thời mở cánh chứa bom. Một đám mây khói và đất đen ngòm treo lơ lửng trên vùng nam thị trấn I-u-ri-en-tan. Tiếng vang vọng trên thảo nguyên Da-pô-rô-gie chưa kịp tắt, thì lại có lệnh báo động. Thêm một tốp "Gioong-ke” nữa. Bây giờ, vung bắc I-u-ri-en-tan ngập trong khói đen.

        Tôi còn đang nghe các trung đoàn trưởng báo cáo thì lại có lệnh báo động. Một tốp "Gioong-ke” thứ ba vượt qua lưới lửa của các chiến sĩ phòng không, bay thẳng đến điểm cao ở trung tâm điểm dân cư, đài chỉ huy của chúng tôi. Kìa, chung đã bay trên đầu chúng tôi. Một cơn lốc mãnh liệt rít lên, như muốn xé tan bầu trời, mặt đất rung chuyển.

        Một cái gì quật mạnh tôi xuống đáy chiến hào. Tường chiến hào đỗ ập xuống, đè lên tôi. Đầu tôi ù lên. Lần này tối cũng may mắn thoát chết. Tham mưu trưởng đến và báo cáo rằng mảnh bom đã xuyên thủng thùng xe chở trạm phát vô tuyến, nhưng không ai việc gì. Ngừng một lúc, đồng chí nói thêm :

        - Đại tá Na-u-mốp bố trí hậu cần sư đoàn ở điểm dân cư I-u-ri-en-tan.

         - Đồng chí ra lệnh đó à ?

        - Thưa, không. Tôi không hề ra một chỉ lệnh nào về việc bố trí hậu cần sư đoàn. Đồng chí ấy lại tự động... - Và tham mưu trưởng nhấn mạnh vào từ "lại”.

        Đúng, về mặt chiến thuật, hành động, của chủ nhiệm hậu cần là không khôn ngoan. Mà đã bao nhiêu lần như vậy rồi!

        Tôi hạ lệnh rút hậu cần sư đoàn ra khỏi điểm dân cư, chuyển về các nơi trú ẩn, và cách chức Na-u-mốp1. Tướng I. P. Rô-xlưi tán thành quyết định của tôi.   

        Cuộc tiến công vẫn tiếp tục, nhưng phải giành giật từng ki-lô-mét. Sáng 20 tháng 9, sư đoàn bị địch phản xung phong. Đòn đột kích của bọn Đức nhằm vào trung đoàn bộ binh 1050. Ngay cả lần này, trung đoàn cũng đứng vững. Từng chuỗi tán binh phát xít lần lượt gục ngã trước hỏa lực vũ bão của các tiểu đoàn bộ binh, 2 chiếc xe tăng phát xít cháy. Cụm pháo binh sư đoàn đã bắn chặn yểm trợ cho trung đoàn, và trận phản xung phong bị đánh tan. Sư đoàn vừa mới tiếp tục tiến quân, thì đã thấy những chiếc "Gioong-ke” xuất hiện trên đội hình chiến đấu của mình. Tại sở chỉ huy của trung đoàn bộ binh 1052, thiếu tá tham mưu trưởng P. I. Cu-che-ri-a-ven-cô hy sinh. Trung tá trung đoàn phó N. K. Li-chi-a-ghin, bạn chiến đấu và là người phụ tá xuất sắc của Ê-pa-ne-xnhi-cốp, bị thương nặng. Mảnh bom đã tiện đứt một chân của đồng chí I-van Prô-cô-phi-e-vích Rư-ghi-cốp, thiếu tá quân pháp, thanh tra sư đoàn.

        Chiều hôm ấy, bộ đội tập đoàn quân xung kích 5 đã tiến gần đến vùng tiền duyên của một hệ thống phòng ngư kiên cố của địch2.

        Hòa lẫn với ánh vàng của hoàng hôn, thảo nguyên nằm trải rộng đến tận chân trời. Phía chân trời là sông Đơ-nhi-ép, còn ở đây, ngay trước mặt chúng tôi là "Tuyến Vô-tan” - phần nam của "Chiến lũy phương Đông”.

-------------------
       1. Ít lâu sau, tham mưu hậu cần tập đoàn quân cử đại tá I-van Ti-mô-phê-e-vích Na-goóc-nức về. Đồng chí là một người thông thạo công việc của mình và chỉ huy tốt hậu cần sư đoàn cho đến khi chiến tranh kết thúc.

        2. Cục lưu trữ Bộ Quốc phòng Liên Xô, kho sư đoàn bộ binh 301, phiếu 492514, hồ sơ 1, tờ 10.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2017, 10:55:12 pm »

       
TUYỂN THẦN CHIẾN TRANH.

                Ngay từ ngày 18 tháng 9, Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao đã hạ quyết tâm cho bộ đội phương diện quân Nam phải chọc thủng hàng phòng ngự địch ở tuyến sông Mô-lô-chơ-nai-a, khóa chặt bọn phát xít ở Crưm, tiến đến hạ lưu sông Đơ-nhi-ép và vượt qua Đơ-nhi-ép bằng sức mạnh. Lợi dụng tình hình thuận lợi, thượng tướng Ph.I. Tôn-bu-khin, tư lệnh phương diện quân Nam đã hạ lệnh vừa tiến vừa đột phá tuyến phòng ngự địch trên sông Mô-lô-chơ-nai-a1.

        Sư đoàn chúng tôi gấp rút chuẩn bị cho trận đánh đêm. Những khẩu pháo định dùng để bắn thẳng được xếp vào thê đội 1 của các tiểu đoàn bộ binh. Mọi người đều hiểu rằng phải tranh thủ từng phút. Hàng nghìn ngôi sao lấp lánh trên bầu trời phương Nam xanh sẫm. Trong đem tối, hàng nghìn chiến sĩ đang hành quân. Nửa đêm, tư lệnh quân đoàn cùng một nhóm cán bộ đã đến sở chỉ huy sư đoàn. Tư lệnh hạ lệnh cho trinh sát bằng chiến đấu. Loại hoạt động chiến đấu ở sư đoàn tôi vẫn thường áp dụng. Việc trinh sát bằng chiến đấu thường được tiến hành trong dải của tập đoàn quân ở một số đoạn trước khi bắt đầu chiến dịch của bộ đội phương diện quân ít hôm. Mục đích là để xác minh hàng phòng ngự địch, hoàn thiện tuyến xuất phát của ta để sau đó chuyển sang tổng tiến công.

        Pháo hiệu xé toang màn đêm. Trung đoàn được tăng cường và đại đội trinh sát của sư đoàn xông lên xung phong. Hơn 5 ki-lô-mét chính diện của sư đoàn, lúc đầu bừng sáng những pháo hiệu, sau đó tràn ngập những tiếng gầm của đạn pháo. Một biển lửa gồm những vệt trắng và đỏ của các loạt đạn đại liên và tiểu liên đổ xuống thung lũng sông rộng rãi. Có lẽ, địch tưởng cuộc tiến công trinh sát này là tổng tiến công nên đã bắn trả trên toàn bộ chính diện và cả trong tung thâm, để lộ hệ thống hỏa lực của mình. Và trên một số đoạn, từ phía Grô-dốp, thung lũng Si-rô-cai-a, chúng đã chuyền sang phản xung phong.

        Đài quan sát của chúng tôi lúc nào cũng ngập trong tiếng đạn pháo. Những vệt trắng của đạn đại liên đan chéo đài quan sát. Tướng I.P. Rô-xlưi đứng bất động trong công sự và chăm chú theo , dõi trận đánh, nghiên cứu hệ thống hỏa lực của địch. Mãi đến khi màn sương và khói xám của rạng đông bao phủ thung lũng sông, đồng chí mới hạ lệnh ngừng xung phong.
 
        - Đồng chí Àn-tô-nốp, nhiệm vụ của đồng chí đã hoàn thành. Bây giờ nhân lúc mặt trời mọc, chúng ta sẽ nghiên cứu công sự phòng ngự của địch.

        Bầu trời sáng dần. Chiếc đĩa lửa vươn khỏi đường chân trời và chiếu sáng thảo nguyên Da-pô-rô-gie. Hàng rào thép gai trước những chiến hào của bọn Hít-le ở đoạn chúng tôi ánh lên trong tia nắng ban mai - đó là điểm cao 96,5, Grô-dốp, thung lũng Si-rô-cai-a. Từ trên điểm cao thuận hướng mặt trời chúng tôi thấy rất rõ đồng cỏ thảo nguyên với những công sự và chiến hào cắt ngang dọc.

        Trong trận đánh đêm chúng tôi có bắt được một số tù binh. Chúng kề rằng, theo lệnh của Hít-le, nhiều sư đoàn bộ binh và xe tăng dồi dào sinh lực được ném về đây để phòng ngự sông Mô-dô-chơ-nai-a và vùng lưu vực (bọn Đức gọi tuyến nay là "Tuyến Vo-tan"), Chúng được lệnh phòng ngự đến tên lính cuối cùng. Quân lính được trả lương gấp ba và sẽ được thưởng mề đay " Phòng ngự Vô-tan ”. Các chiến hào và giao thông hào đều có dây thép gai và bãi mìn bảo vệ.

        Dân chúng địa phương cho biết rằng hệ thống phòng ngự này được xây dưng suốt mấy tháng ròng. Bọn Đức đuổi hết dân đi đề đào hào chiến đấu và hào chống tăng. Cần phải nói rằng từ lâu ở đây đã có dân gốc Đức ngụ cư. Nhưng bộ đội Liên Xô đến đã được họ giúp đỡ bằng mọi cách.

        Đấy, "Tuyến Thần chiến tranh” là như vậy đấy! Bộ máy tuyên truyền của bọn Hít-le thời gian này đã huênh hoang trước toàn thế giới về cái bất khả xâm phạm của "Chiến lũy phương Bông” - tuyến phòng ngự chiến lược trên sông Đơ-nhi-ép. Đầu nam của "Chiến lũy phương Đông” là "Tuyến Vô-tan” đã đón chúng tôi bằng hàng nghìn khẩu đại liên và pháo. Bộ chỉ huy Đức hy vọng sẽ chặn đứng cuộc tiến công thắng lợi của bộ đội phương diện quân Nam ở đây. Chúng còn hy vọng chặn đứng cuộc tiến công của quân đội Liên Xô trên toàn bộ dải công kích - từ Xmô-len-xcơ cho đến vùng bờ thấp sông Đơ-nhi-ép.

        Bộ đội Liên Xô như những đợt sóng thần khủng khiếp ụp xuống "Chiến lũy phương Đông” của bọn Hít-le. Các tập đoàn quan thuộc phương diện quân Tây tiến công Xmô-len-xcơ, vượt thượng lưu Đơ- nhi-ép bằng sức mạnh. Bộ đội phương diện quân Bri-an-xki ngày 21 tháng 9 giải phóng Chéc-ni-gốp và đã đang chiến đấu bên bờ Đơ-nhi-áp. 19 tháng 9, bộ đội phương diện quân Vô-rô-ne-giơ giải phóng Pri-lu-ki và tiến gần tới Ki-ép. Bộ đội phương diện quân Thảo Nguyên tiến gần tới Crê-men-chúc, bộ đội phương diện quân Tây Nam tiến về gần Đơ-ne-prô-pê-trốp-ca, còn bộ đội phương diện quân Nam tiến tới "Tuyến Vô-tan”.

--------------------
        1. A.N. Va-xi-lép-xki, Sự nghiệp cả cuộc đời tr. 346.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2017, 08:02:47 am »

       
        Nguyên soái Liên Xô x.x. Bi-ri-u-dốp kể rằng: Đại bản doanh yêu cầu chúng tôi vừa tiến vừa chọc thủng phòng ngự địch trên sông Mô-lô-chơ-nai-a, giáng đòn đột kích chủ yếu vào bắc Mê-li-tô-pôn. Yêu cầu trên hoàn toàn trùng hợp với ý định của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi còn chưa thưc hiện được việc đó. Không chọc thủng được phòng ngự địch trên đường tiến, chúng tôi buộc phải trinh sát địch kỹ càng hơn, củng cố hậu cần, tích trữ đạn dược, bố trí lại lực lượng để tổ chức đột kích lại. Lần đột kích này được thực hiện với sự hiệp đồng của phương diện quân Tây Nam từ hướng Da-pô-rô-gie. Kế hoạch như sau : đột phá trận địa phòng ngự địch trên sông Mô-lô-chơ-nai-a, bắc Mê-li-tô-pôn, cơ động chớp nhoáng bao vây và tiêu diệt những lực lượng chủ yếu của cụm địch ở Mê-li-tô-pôn, sau đó phát triển tiến công sang hướng Crưm và đuổi sát nút bọn địch đang rút lui về Pê-rô-cốp- ca và về hạ lưu Đơ-nhi-ép1.

        Đòn đột kích chính trong chiến địch này phải do các tập đoàn quân xung kích 5, 44, cận vệ 2 tiến hành cùng với các quân đoàn xe tăng và kỵ binh qua Bôn-sôi-tốc-mác, Mi-khai-lốp-ca, Vê-xê-lôi-e, A-gai- man. Để phát triển thắng lợi trên hướng này, tập đoàn quân 51 được xếp làm đội dự bị của phương diện quân. Tập đoàn quân 28 đánh đòn đột kích hỗ trợ vào nam Mê-li-tô-pôn. Nhiệm vụ của tập đoàn quân này chỉ là đánh kìm chân địch.

        Tập đoàn quân xung kích 5 phải chọc thủng phòng ngự địch trên hướng đột kích chính của phương diện quân Nam ở đoạn Ghen-đen- béc - An-tơ - Mun-tan trên thượng lưu sông Mô-lô-chơ-nai-a. Trong thê đội 1 của tập đoàn quân có sư đoàn chúng tôi.

        Công việc chuẩn bị đột phá bắt đầu. Phòng tham mưu và phòng chính trị sư đoàn thường xuyên có mặt ở các trung đoàn bộ binh. Đêm khuya chúng tôi mới họp mặt ở sở chỉ huy, giải quyết những vấn đề cơ bản về hoàn chỉnh biên chế, công tác đảng, công tác chính trị, chuẩn bị chiến đấu. Việc diễn tập chiến thuật trung đội, đại đội được tiến hành ngày đêm. Các thung lũng và điểm cao phía sau được biến thành bãi tập. Trong quá trình diễn tập, chúng tôi tổ chức cho bộ đội học chính trị và nghe nói chuyện về truyền thống chiến đấu của các sư đoàn và trung đoàn. Lực lượng mới bổ sung được trao vũ khí trước mặt các đại đội bộ binh. Nhận khẩu đại liên, Xtơ-ru-cốp - thợ mỏ Xta- li-nô - phát biều : " Sư đoàn mà tôi được gia nhập đã giải phóng tôi và gia đình tôi. Tôi xin hứa trong những trận chiến đấu sắp tới sẽ giữ vững danh hiệu cao quý của mình, danh hiệu chiến sĩ một sự đoàn dũng cảm, tôi sẽ luôn luôn chiến đấu ở hàng đầu”.

        Ngoảnh đi ngoảnh lại, năm ngày đêm đã mau chóng trôi qua trong bận bịu và lo âu. Trong thợi gian đó, chúng tôi đã tiến hành trinh sát thực địa một cách chi tiết, nghiên cứu hệ thống phòng ngự địch, bổ sung người và vũ khí cho các tiểu đội. Rạng sáng ngày 26 tháng 9, từ trên điểm cao của sở chỉ huy cách Ghen-đen-béc 2 ki-lô-mét về phía đông, chúng tôi thấy rõ dải tiến công của sư đoàn. Những ngôi nhà gạch đỏ lợp mái ngói ở Ghen-đen-béc bừng lên trong nắng sớm như những ngọn lửa đỏ. Phía tây Ghen-đen-béc là An-đrê-buốc, nhấp nhô những mái nhà như đang thận trọng nhìn ra xung quanh. Đất trên các ụ chiến hào tung bụi trước gió; dây thép gai ánh lên,.. Con đường có cây cao bò dài như một con rắn đen nối Ghen-đen-béc và An-đrê-buốc.

        Nhiệm vụ của sư đoàn là đột phá hàng phòng ngự của bọn phát xít, hiệp đồng với sư đoàn bộ binh cận vệ 50 của quân đoàn bộ bỉnh cận vệ 3 đề tiêu diệt địch ở điểm tựa Ghen-đen-béc, sau đó phát triển tiến công sang hướng An-đrê-buốc, De-le-nưi-gai.

        Ngày 26 tháng 9, sau một tiếng đồng hồ bắn chuẩn bị bằng pháo, phương diện quân Nam chuyền sang tiến công. Chiến dịch Mê-li-tô-pôn, một chiến địch hết sức gay go, bắt đầu2. Các sư đoàn của quân đoàn bộ binh Cờ đỏ 9 và các đơn vi bên cạnh xông lên xung phong. Một trận đánh ác liệt trong các chiến hào bằng hỏa lực và giáp lá cà bắt đầu. Máy bay ném bom Đức từng tốp 25 - 30 chiếc liên tiếp đột kích vào các đội hình chiến đấu đang xung phong. Những quả bom lấp lánh một cách khủng khiếp dưới các thân máy bay và vài giây sau đã làm mặt đất rung chuyền, bốc lên những cột lửa, bụi và khói đến ngòm trên thảo nguyên. Trên không trung cũng có chiến đấu. Những máy bay tiêm kích mang sao đỏ lao như chớp vào đội hình bọn "Gioong-ke”, lần lượt hạ từng con quạ sắt một. Sau một ngày chiến đấu kiên cường, các trung đoàn của sư đoàn mới đột phá được trận địa đầu tiên của hệ thống phòng ngự địch, tiến sát đến vùng ngoại ô đông-nam Ghen-đen-béc. Ngày hôm sau cũng không thu được kết quả mấy. Những cuộc phản xung phong bằng những cụm bộ binh và xe tăng lớn của địch đã ngăn cản bước tiến của chúng ta. Cả những ngày tiếp đó, chúng tôi cũng không đột phá nổi "Tuyến Vô-tan".

        Không riêng sư đoàn chúng tôi, mà cả tập đoàn quân xung kích 5 cũng như toàn thể phương diện quân Nam đều không mở được cửa đột phá. Tôi không muốn lấy nhiều trích dẫn từ quyền sách của Nguyên soái Liên Xô x.x. Bi-ri-u-dốp để làm nặng nề phần hồi ký của mình, nhưng đành phải làm vậy thôi. Là tham mưu trưởng phương diện quân Nam, Nguyên soái x.x. Bi-ri-u-dốp đã phân tích một cách đầy đủ nhất những nguyên nhân thất bại và phê phán một cách có cơ sở những thiếu sót của chúng ta. Đồng chí viết rằng, tình thế phức tạp như vậy đòi hỏi chung ta phải bình tĩnh nghiên cứu kỹ tình hình, đánh giá đúng đắn so sánh lực lượng và phải sửa đổi những quyết định đã thông qụa trước đó. Tuy nhiên, tư lệnh bộ đội phương diện quân vẫn hy vọng bẻ gãy sức kháng cư của địch bằng đội hình chiến đấu cũ đã quy định trước khi bắt đầu chiến địch. Theo đồng chí, nguyên nhân chính của sự thất bại là do các tập đoàn quân xung kích 5 và tập đoàn quân 44 chưa hoạt động một cách tích cực và đầy đủ, mặc dù lúc đó thành tích của tập đoàn quân Cận vệ 2 cũng không có gì nổi bật hơn. Xuất phát từ cách đánh giá tình hình đó, tướng Ph. I. Tôn-bu- khỉn thấy cần thiết phải đích thân xuống tập đoàn quân xung kích 5, là tập đoàn quân sẽ giáng đòn đột kích chủ yếu và là nơi có quân đoàn xe tăng và quân đoàn cơ giới hóa hoạt động3.

        Tại thực địa, tư lệnh phương diện quân thấy rõ ràng rằng hướng đột kích chủ yếu của phương diện quân đã được chọn chưa hợp lý. Ý kiến của tư lệnh tập đoàn quân xung kích 5 trước đây là đúng khi đồng chí không tán thành việc chọn hướng đột kích chủ yếu vào một địa hình rất khó khăn. Nhân đó có sự bố trí lại lực lượng đôi chút. Tuy nhiên, ngay cả sau đó chúng tôi cũng không đột phá nổi "Tuyến Vô-tan”. Các sư đoàn bị tổn thất nặng. Ngày 10 tháng 10, trung đoàn trưởng trung đoàn bộ binh 1050, thiếu tá Phê-đô I-xa-e-vích Mi-sun, người cán bộ dũng cảm, cương nghị, được toàn thề sư đoàn yêu mến, đã hy sinh trong chiến đấu. Chúng tôi rất đau lòng trước những mất mát.

-----------------------
      1. X. X. bị-ri-u-dốp, Khi những khẩu pháo gầm lên, Mát-xcơ-va, 1962, tr. 204-206.

       2,3. X. X. Bi-ri-u-dốp, Khi những khẩu pháo gầm lên, tr. 208.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2017, 08:05:56 am »


QUYẾT TÂM CỦA HỘI HỒNG QUÂN SỰ

        Trong những ngày căng thẳng này, Hội đồng quân sư tập đoàn quân xung kích 5 đã tiến hành hội nghị các tư lệnh sư đoàn và quân đoàn. Mọi người đều rất lo lắng cho tiến trình hoạt động quân sự. Tất cả cán bộ chỉ huy các binh đoàn đều phát biểu ở hội nghị, kề cả tôi. Chúng tôi nói một cách thành thực rằng những điểm tựa mạnh đặt tại các điểm dân cư với những ngôi nhà gạch ở vùng phòng ngự tiền duyên của địch đã chặn đứng những hành động của sư đoàn, hoàn toàn không thể thấy được chiều sâu phòng ngự của địch. Pháo binh cho rằng cần phải có một màn đạn tiến dần và yêu cầu bổ sung đạn dược. Trên tường, gần bàn của tư lệnh tập đoàn quân có treo tấm bản đồ tuyến phòng ngự địch. Lúc đó các cứ liệu lấy từ mọi hình thức trinh sát đều đã được ghi lên bản đồ: rõ ràng hệ thống công trình phòng ngự ở đoạn chúng tôi trải dài trên một chiều sâu tới 40 ki-lô- mét, còn phần phía nam của tuyến sâu tới 10 ki-lô-mét. Một số dải phòng ngự cắt dọc căn cứ Mê-li-tô-pôn Ca-khốp từ bắc xuống nam. Hai dải phòng ngự đầu được củng cố rất mạnh. Chạy suốt trước vùng tiền duyên là các chiến hào, giao thông hào, công sự, còn ở từng đoạn và trong tung thâm có bổ sung nhiều vật chướng ngại nhân tạo: các hào chống tăng, các bãi mìn và các hàng rào thép gai. Ở đây, bọn phát xít sử dụng rộng rãi các hào chống tăng để làm vật chướng ngại chống cả xe tăng và bộ binh. Ở trận địa đầu tiên của dải phòng ngự chính, có những điểm tựa mạnh mẽ tại các điểm dân cư Ê-ri-xtốp-ca, Ghen- đen-béc, Nô-vô-mun-tan, Vô-rô-si-lốp-ca.

        Trong quá trình hội nghị, tướng V.Đ. Svê-ta-ép, tư lệnh tập đoàn quân, nhiều lần đứng dậy, bước ra khỏi bàn, đi đi lại lại và nói: "Phải đột kích bằng các sườn hỗn hợp” (ý muốn nói hiệp đồng với tập đoàn quân 44). Cuối hội nghi, đồng chí quay lại nói với tướng N. Bu-la-tốp, ủy viên hội đồng quân sự :

        -Hội đồng quân sư tập đoàn quân đồng ý với việc đánh giá tình hình và các kết luận của cán bộ chỉ huy các binh đoàn. Mọi cứ liệu đã có về địch nói lên rằng hệ thống công sự và mật độ phương tiện hỏa lực ở tuyến phòng ngự Mê-li-tô-pôn lớn hơn ở tuyến Mi-út vùng Đôn- bát khá nhiều. Tôi hiểu sư lo lắng của các đồng chí và thay mặt các "đồng chí, tôi sẽ yêu cầu tư lệnh phương diện quân thay đối hướng đột kích chủ yếu hoặc cung cấp pháo và đạn để tạo màn đạn tiến dần.

        Lần đầu tiên trong suốt thời gian chiến tranh, tôi được nghe một sư phân tích sâu sắc như vậy đối với tình hình chiến dịch cụ thể. Rõ ràng, tướng Svê-ta-ép là một nhà tư tưởng và thực hành lớn về mặt quân sự. Tất nhiên là mọi cán bộ chỉ huy ở hội nghị đều yêu cầu cho binh đoàn mình được tăng cường bằng xe tăng. Tướng V.Đ. Svê-ta- ép nói:

        -Tạm thời hiện nay tôi chưa thể tăng cường xe tăng cho mọi sư đoàn bộ binh. Nhưng chỉ cần các đồng chí mở được một cửa đột phá nhỏ là tôi sẽ điều một cụm xe tăng của tập đoàn quân cơ động vào chiến đấu ở đoạn của các đồng chí.

        Và đồng chí nói thêm :

        -Hội đồng quân sự đã quyết định tăng cường lữ đoàn xe tăng 140 cho sư đoàn bộ binh 301. Tất cả chúng ta đều biết rằng, trong các trận đánh giải phóng Đôn-bát, hai đơn vi này đã hiệp đồng tốt. Và bây giờ chủng ta mong đợi ở hai đơn vị này những hành động kiên quyết.

        Ngày hôm sau, tướng I.P. Rô-xlưi gọi điện cho tôi báo trước rằng tướng Ph.I. Tôn-bu-khin có thể sẽ xuông sở chỉ huy của tôi và yêu cầu tôi phải chuẩn bị báo cáo chính xác mọi vấn đề. Tư lệnh phương diện quân có xuông sở chỉ huy tập đoàn quân xung kích 5, nhưng không đến chỗ chúng tôi. Tuy nhiên, như chúng tôi được biết, đồng chí đã chăm chú nghiên cứu các văn kiện của hội nghi hội đồng quân sự tập đoàn quân và phê chuẩn quyết tâm của tư lệnh tập đoàn quân về việc thay đổi hướng đột kích chủ yếu.

        Đội hình chiến địch của tập đoàn quân xung kích 5 vẫn là một thê đội như cũ, Tập đoàn quân phải đột phá phòng ngự địch ở đoạn Ê-ri-tốp-ca, Ghen-đen-béc. Đòn đột kích chủ yếu nhằm vào hướng Vla-đi-mia-rốp-ca, U-cra-in-ca, Đơ-nhi-e-prốp-ca. Bộ đội tập đoàn quân đã được chủ lực thuộc tập đoàn không quân của tướng T.P. Khơ-ri-li- kin chi viện. Đội hình chiến đấu của quân đoàn 9 được xây dựng thành hai thê đôi: thê đội 1 gồm các sư đoàn bộ binh 301 và 320, thê đội 2 có sư đoàn bộ binh 230. Đòn đột kích chủ yếu của tập đoàn quân nhằm vào hướng Vla-đi-mi-rốp-ca, Đư-nhi-e-prốp-ca.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2017, 08:06:55 am »


        Đoạn đột phá của quân đoàn bộ binh 9 và của cả tập đoàn quân xung kích 5 bây giờ nằm dịch hẳn về phía bắc Ghen-đen-béc. Địa hình trên hương tiến công cửa sư đoàn -Vla-đi-mi-rốp-ca, U-ơa-in-ca và Đư-nhi-e-prốp-ca - là địa hình trống trải. Trên một khoảnh đất bằng phẳng, hơi nhô cao, có thể thấy rõ toàn bộ hệ thống phòng ngự của địch, sư đoàn đã chiếm lĩnh một đoạn mới. Công việc chuẩn bị bắt đầu. Pháo binh bắt tay vào việc chiếm lĩnh vi trí tại thực địa và chuẩn bị toàn bộ hỏa lực. Các khẩu đội bắn thẳng nghiên cứu các mục tiêu và chuẩn bị hỏa lực đề tiêu diệt những mục tiêu đó. Mọi việc đều được chuẩn bị một cách chu đáo, khẩn trương. Cán bộ tham mưu và chính trị được cử xuống các trung đoàn để giúp các đại đội trưởng tổ chức hiệp đồng với xe tăng và pháo. Chúng tôi cũng lo đến vấn đề vượt chướng ngại thép gai, hào chống tăng và các chiến hào rộng. Lúc ấy những tấm nhỏ kết bằng rơm gọi là "thảm” đã là một trợ thủ quan trọng của bộ binh: ném tấm thảm lên hàng rào thép gai, các chiến sĩ có thể nhanh chóng vượt qua chướng ngại đó mà không sợ các rào thép gai làm bị thương. Những tấm ván và dây thừng bình thường đối với các khẩu đội cũng là những quân dụng cần thiết. Đặt các ván vào hào chống tăng hay chiến hào, các khẩu đội có thể nhanh chóng kéo pháo vượt qua. Kiểm tra lại các quân dụng tự chế đó là nhiệm vụ của cán bộ tham mưu.

        Tinh thần mọi người đều phấn chấn vì thoát được hướng tiến công "tai vạ” Ghen-đen-béc. Các chiến sĩ nói: "Chính từ hướng này chúng ta sẽ kết liễu cuộc đời tên hung thủ”.

        "Người bạn Đôn-bát” của chúng tôi - thiếu tá N.v. Xéc-ghê-ép, dại diện ban tham mưu tập đoàn không quân, đã đến sở chỉ huy sư đoàn  301 : hai trung đoàn máy bay cường kích được chuẩn bị để chi viện cho chúng tôi. Cán bộ chỉ huy các đơn vị pháo tăng cường cũng đã tới. Cạnh hầm trú ẩn của sở chỉ huy sư đoàn là cái hầm trú ẩn của lữ đoàn xe tăng 140, đại tá N. T. Pê-tren-côy thiếu tá Ep-ghê-nhi Páp- lô-vích Pốt-nhi-cốp, kỹ sư của lữ đoàn đã khéo léo tổ chức công tác kỹ thuật của các chiến sĩ xe tăng và công binh phối thuộc ở tuyến xuất phát xung phong.

        Việc nghiên cứu địch được tiến hành khẩn trương. Trước mặt chúng tôi là các đơn vị của sư đoàn bộ binh sơn chiến 3. Chúng tôi ghi số tất cả các chiến hào và đánh dấu từng lô cốt, ụ pháo. Cần thấy rằng đây là lần đầu tiên chúng tôi tổ chức đột phá dài hạn hệ thống phòng ngự của địch trong điều kiện sư đoàn có những phương tiện tăng cường mạnh mẽ như vậy. Ở đây chúng tôi đã được cơ quan tham mưu quân đoàn và tập đoàn quân giúp đỡ rất nhiều. Tướng X. A. Cra-xnô-pép-sép, tư lệnh pháo binh phương diện quân, xuống sư đoàn chủng tôi. Trước chiến tranh, đồng chí là một trong những giáo viên chủ chốt của Học viện M. V. Phrun-de. Tôi rất xúc động được gặp lại đồng chí. Thấy thầy giáo ở giảng đường hay gặp thầy ở kỳ thi là một chuyện, nhưng khi người thầy đó lại hỏi thi mình trong chiến đấu lại là một chuyện hoàn toàn khác. Tướng ơa-xnô-pép-sép lập tức hiểu rõ tâm trạng của tôi và hỏi :

        - Đồng chí đã học,tôi à ?

        - Vâng.

        - Đồng chí tốt nghiệp học viện loại nào?

        - Thưa, vào loại xuất sắc.

        - Thế nghĩa là các điểm về môn pháo binh cũng xuất sắc. Hãy báo cáo xem đồng chí đã thi môn đó ở học viện như thế nào ?

        Sau giây phút gặp gỡ ban đầu đó, không khí câu chuyện trở nên gần gũi, thoải mái. Tôi bình tĩnh báo cáo kế hoạch sử dụng pháo binh của mình: cụm pháo binh sư đoàn được thành lập từ hai trung đoàn pháo, sơ đồ hỏa lực đã được xây dựng, mỗi hỏa điểm đều có pháo của các đại đội pháo trực thuộc các trung đoàn và các tiểu đoàn pháo của trung đoàn pháo binh. Tướng Cra-xnô-pép-sép nghiên cứu kỹ sơ đồ hỏa lực trên bản đồ và dùng bút chì chấm vào từng ô vuông.

         - Đồng chí hãy biểu thị hỏa lực của cụm pháo quân đoàn bằng những nét liền chứ đừng bằng những đương chấm chấm. Tập đoàn quân sẽ cho các đơn vị súng cối cận vệ hoạt động ở dải của sư đoàn đồng chí, hãy ghi hoạt động đó vào sơ đồ. Ngoài ra, cụm pháo của tập đoàn quân sẽ tập trung hỏa lực vào Vla-đi-mi-rốp-oa.

        Tướng Cra-xnô-pép-sép đứng dậy, nhìn tôi và nói:

        - Thế nào, đồng chí sư trưởng, sao đồng chí hồi hộp vậy. Kiến thức học viện cũng giúp ích cho chúng ta đấy chứ ! Đồng chí có cách hiểu của con nhà pháo đấy. Cần phải biết điều khiển hỏa lực của pháo binh, phải nắm chắc pháo binh trong tay!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2017, 02:06:37 am »


        Vấn đề tổ chức hiệp đồng giữa bộ binh và xe tăng lúc xung phong được chúng tôi hết sức quan tâm.

        Tôi với lữ đoàn trưởng lữ đoàn xe tăng 140 đã hiểu nhau từ lâu. Chúng tôi xác định tuyến xuất phát và tuyến xung phong. Chúng tôi cũng tính toán thời gian và phân bố các tiểu đoàn xe tăng về tăng cường cho các trung đoàn bộ binh. Quyết tâm chiến đấu của người chỉ huy sư đoàn chín muồi dần dần. Đội hình chiến đấu của sư đoàn được xây dựng thành hai thê đội: thê đội 1 là các trung đoàn 1052 và 1054, thê đội 2 là trung đoàn 1050. Từng tiểu đoàn của lữ đoàn xe tăng 140 được đem phối thuộc tăng cường cho các trung đoàn bộ binh.

        Hai trung đoàn pháo binh lập thành cụm pháo sư đoàn. lực lượng pháo chống tăng dự bị là hai đại đội thuộc trung đoàn pháo chống tăng 507 của tập đoàn quân. Đoạn đột phá dài khoảng 4 ki-lô-mét. sư đoàn  sẽ được chi viện thêm 2 trung đoàn không quân cường kích, hỏa lực các đơn vị súng cối cận vệ và đòn đột kích mãnh liệt của cụm pháo tập đoàn quân vào Vla-đi-mi-rốp-ca.

        Việc chuẩn bị được tiến hành gấp rút. Chiến hào, giao thông hào, hầm trú ẩn và công sự quan sát đã được đào xong. Trong các hầm trú ẩn, công việc vẫn tiếp tục. Chiến hào và hầm trú ẩn được phủ lưới cỏ ngụy trang. Cơ quan tham mưu - trái tim đang đập của cơ thể binh đoàn to lớn - làm việc liên tục.

        Giữa tôi và cơ quan tham mưu có một quan hệ đặc biệt, hình thành từ những kỷ niệm cá nhân và sự quen biết các cán bộ chỉ huy. Như tôi đã viết, sau khi tốt nghiệp học viện M.V. Phrun-đe, tôi bắt đầu thực tập với chức vụ tham mưu trưởng một trung đoàn bộ binh cơ giới độc lập. Đồng chí trung đoàn trưởng có một quan niệm riêng về công tác tham mưu. Một buổi sáng, tôi đến ban tham mưu, nhưng các cán bộ tham mưu đều vắng mặt. Trực ban báo cáo rằng, chiều tối hôm qua trung đoàn trưởng gọi điện tới và hạ lệnh cho các cán bộ tham mưu phải có mặt ở các tiểu đoàn sau lúc bộ đội xung phong. Lúc đầu, tôi nghĩ rằng trung đoàn trưởng làm thế là có những lý do đặc biệt, nhưng sau hóa ra đó là cách chỉ huy của đồng chí ấy. Hồi đó tôi không sao làm việc ăn ý được với trung đoàn trương. Đó là một kinh nghiệm sâu sắc đối với tôi.

        Bây giờ trong chiến đấu, đối với phòng tham mưu sư đoàn tôi có thái độ quan tâm và thận trọng. Tôi lấy làm vui mừng vì các cán bộ tham mưu, nhất là tham mưu trưởng, đều hiểu tôi. Trung tá Xa- phô-nốp có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, làm việc quên mình. Đồng chí có khả năng đặc biệt trong việc lĩnh hội nhanh chóng quyết tâm của sư đoàn trưởng và tổ chức công tác tham mưu để thể hiện quyết tâm đó thành hành động thực tế một cách sáng tạo. Một cán bộ tham mưu biết lao động để thực hiện quyết tâm của cán bộ chỉ huy là một cán bộ tham mưu có tài năng lớn, thực sự. Mọi việc, Xa-phô-nốp đều giải quyết nói chung là tốt. Tôi đánh giá cao và kính trọng đồng chí. Tôi không hề giao nhiệm vụ cho một cán bộ tham mưu nào mà lại không thông qua tham mưu trưởng sư đoàn. Điều đó làm Xa-phô-nốp vững vàng hơn trong hành động, đồng chí luôn cảm thấy mình là người chủ thực sự của phòng tham mưu và là người trợ thủ trực tiếp của tôi.

        Ngay bây giờ cũng vậy. Chiều hôm qua, điểm cao và thung lững này còn là nơi trống không, mà bây giờ đã có một bộ máy chiến đấu đang làm việc. Tôi đến kiềm tra công việc của sở chỉ huy. Trong hầm trú ẩn của ban tác chiến, trên các bàn do chúng tôi tự đóng là những tấm bản đồ. Các cán bộ, đứng đầu là thiếu tá N.v. Va-xi-li-ép, trưởng ban tác chiến, đang cúi ngươi trên nhưng tấm bản đồ đó. Va-xi-li-ép ngẩng đầu nhìn tôi bằng cặp mắt hơi đỏ vì mất ngủ. Bề ngoài có vẻ lãnh đạm, nhưng Va-xi-li-ép là một cán bộ tham mưu rất có ý thức tổ chức. Đồng chí báo cáo rằng mọi chỉ lệnh đều đã được truyền đạt bằng giấy và bằng miệng xuống các ban tham mưu trung .đoàn. Cạnh đó là thiếu tá Phê-đô La-vren-ti-e-vích I-a-rô-vôi, phó ban tác chiến. Đồng chí vừa đặt ống nghe máy điện thoại xuống. Người cựu tiểu đoàn trưởng bộ binh này lại là một cán bộ tham mưu rất giỏi. Thiếu tá I-a-rô-vôi là người có thân hình chắc nịch và rõ ràng vì vậy mà bây giờ đồng chí có vẻ sung sức hơn mọi người. Tôi nhắc lại hồi đồng chí đã chỉ huy tiểu đoàn của mình một cách dũng cảm trong trận tiến công Xta-li-nô và hỏi xem đồng chí có thích công tác tham mưu không, Thay cho câu trả lời trực tiếp, đồng chí cúi đâu xuống nói rằng tham mưu trưởng sư đoàn không cho đồng chí xuống chỉ huy đơn vị.

        - Và tôi sẽ không bao giờ cho cả ! - Xa-phô-nốp nói.

        - Thế thì xin chúc mừng đồng chí thiếu tá ! Như vậy là tham mưu trưởng đã cấp cho đồng chí một cái giấy chứng nhận công tác xuất sắc rồi đấy !
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM