Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 08:20:34 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường vào Béc-lin  (Đọc 43374 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2017, 08:39:16 am »


        Sau đó đồng chí báo cáo về trình tự sử dụng pháo và cối. Đồng chí than phiền rằng trung đoàn chẳng có gì ngoài mấy tiểu đoàn bộ binh và một đại đội súng cối.

        - Tôi hiểu, đồng chí Mi-sun ạ, sư đoàn có một cụm pháo rất mạnh. Có nên phân nó về các trung đoàn không ?

 
Mi-sun đồng ý rằng sư đoàn luôn luôn nên có một cụm pháo binh mạnh, nhưng mỗi trung đoàn bộ binh cũng nên có một cụm pháo riêng.

        - Đồng chí hãy chờ - tôi hứa - rồi tới lúc trung đoàn của đồng chí cũng sẽ co cụm pháo riêng. Còn bây giờ hãv tạm sử dụng đại đội súng cối đã!

        Tại sở chỉ huy của trung đoàn bộ binh 1054, đại úy tham mưu trưởng A-lếch-xan-đrơ Ghê-oóc-ghi-e-vích Su-ru-pốp đến gặp tôi báo cáo. Trung đoàn trưởng lại "lăn” xuống các tiểu đoàn. Tôi ra lệnh gọi đồng chí ấy về. Tỏi thấy trong lòng "bực bội”. Nhưng ở sư đoàn mọi người đều cảm phục tinh thần chiến đấu dũng cảm của người cán bộ này. Và đồng chí ấy là một cán bộ quý của tôi. Tuy nhiên, không phải vì thế mà tôi không phê bình đồng chí ấy, và yêu cầu đồng chí ấy không được bỏ sở chỉ huy khi chưa được phép của tôi.

        Không thể giận đồng chí ấy lâu được, vì cách giải quyết trận đánh chứng tỏ đồng chí đã có nhiều suy nghĩ. Đại úy A. G. Su-ru-pốp báo cáo rõ ràng về trung đoàn trưởng, và tôi tin chắc rằng trung đoàn sẽ hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của mình giống như các trận trước.

        Buổi trưa, lúc tôi và đại tá A. X. Cô-skin trở về thì đã thấy tướng X. X, Brô-nép-xki đại tá A. V. Pi-xa-nép ở Bộ tổng tham mưu, trung tá P.V. Phê-đô-tốp ở Bộ tham mưu phương diện quân Nam có mặt tại sở chỉ huy sư đoàn.

        Tôi hiểu rằng mình cần phải báo cáo tình hình. Trẽn bản đồ của tướng X. X. Brô-nép-xki, tôi vạch vị trí của sư đoàn và báo cáo quyết tâm của sư đoàn mình. Brô-nép-xki yêu cầu tôi ký vào bản đồ và thân mật nói :

        - Việc này cần thiết cho tôi khi báo cáo. Tổng tư lệnh tối cao đích thân theo dõi chiến dịch giải phóng Đôn-bát. Đồng chí muốn tỏi báo cáo về việc đánh chiếm Xta-li-nô như thế nào ?

        - Chúng tỏi sẽ cố gắng - tôi hứa - hy vọng rằng hôm nay thành phố sẽ là của chúng ta.

        - Tuyệt quá ! Xin chúc các đồng chí thành công. Tôi sẽ đi để các đồng chí có thì giờ tập trung ngay vào việc. Lúc này khách càng hài lòng thì càng phải nhanh chóng ra về - Đồng chí bông đùa kết thúc buổi báo cáo.

        Sau khi tướng X. X. Brô-nép-xki về, tỏi triệu tập các cán bộ giúp việc để hoạch định tiến trình chuẩn bị chiến đấu của sư đoàn. Trung tá tham mưu trưửng M. I. Xa-phô-nốp báo cáo trước tiên, và đưa cho tôi ký văn kiện chiến đấu. Cầm từng văn kiện, tôi rất cảm ơn Xa-phô-nốp. Trong chiến đấu, người ta hiểu rõ và gần gũi nhau nhanh chóng. Thời bình thì phải mất hàng tháng, hàng năm thủ trưởng và tham mưu trưởng mới có thể "làm việc ăn ý” với nhau, trong chiến đấu thì đôi khi chỉ cần vài ngày là đủ. Bảy ngày chiến đấu căng thẳng vừa qua, Xa-phô-nốp đã chỉ đạo phòng tham mưu một cách vững vàng. Với sự tham gia trực tiếp của Xa-phô-nốp, văn kiện chiến đấu được soạn thảo nhanh chóng và đúng đắn, báo cáo tình hình được gửi về phòng tham mưu quân đoàn kip thời, việc liên lạc với các đơn vi luôn được duy trì chắc chắn. Xa-phô-nốp luôn luôn yêu cầu cao đối với các ban tham mưu trung đoàn bộ binh, nghiêm khắc theo dõi việc thực hiện các mệnh lệnh của sư đoàn. Vì thế nên bây giờ các cán bộ tham mưu ở sở chỉ huy mới làm việc được một cách rất có tổ chức. Trong một thời gian ngắn, các văn kiện được soạn thảo xong, được gửi đi các trung đoàn và phòng tham mưu quân đoàn. Thiếu tá chủ nhiệm thông tin N.G. Gri-gô-ri-ép là một người cao, hơi lòng khòng; bằng một giọng địa phương nặng và trầm, đồng chí báo cáo về hệ thống thông tin liên lạc. Tôi hỏi thiếu tá Ph.A. Di-nin, mới được bồ nhiệm làm trung đoàn trưởng trung đoàn súng cối 485, về tình hình công việc ở trung đoàn, Qua báo cáo, thấv rõ là Di-nin nắm được tình hình trung đoàn rất nhanh. Trong việc này, Di-nin được sự giiíp đỡ nhiệt tình của bí thư Đoàn thanh niên Côm-xô-môn luôn đi sâu đi sát mọi người trong trung đoàn. Đó là trung úy A-lếch-xan-đrơ Ghê-oóc-ghi-e-vích Tun-sép, một cựu chiến binh mặc dù còn rất trẻ. Tun-sép biết rõ trung đoàn của mình, luôn đi sát các đoàn viên thanh niên Côm-xô-môn, lúc ở chỗ các trinh sát pháo binh, lúc ở trận địa bắn của các đại đội súng cối.

        Thời gian chuẩn bị còn rất ít. Tất nhiên, nếu dành được nhiều thì giờ nữa cho các trung đoàn bộ binh thì tốt hơn. Nhưng chiến tranh thường có một quy luật tàn nhẫn : chuẩn bị xung phong càng lâu thì kẻ địch càng có thì giờ hoàn thiện việc phòng ngự. Ở đây phải tìm được sư kết hợp đúng đắn, như câu ngạn ngữ thông minh đã nói: "Khẩn trương nhưng không vội”.

        Trung đoàn trưởng trung đoàn bộ binh 1052 gọi điện cho tôi và xin phép tiến theo thê đội 1 luc bắt đầu xung phong.

        - Tôi sẽ tiến theo sau tiểu đoàn đầu tiên. tiểu đoàn này sẽ tiến công thị trấn sinh viên. Cần phải có mặt sát mũi chủ yếu. Tôi đã cân nhắc và chuẩn bi mọi vấn đề.

        - Được, nếu đồng chí đã cân nhắc kỹ, tôi đồng ý. Hãy để thiếu tá Cu-che-ri-a-ven-cô ở lại sở chỉ huy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2017, 08:54:11 am »


BẢN LĨNH CHIẾN BẤU ĐƯỢC NHÂN LÊN BỞI CHỦ NGHĨA ANH HÙNG

        Hồi 14 giờ ngày 7 tháng 9, các trung đoàn trưởng báo cáo đã sẵn sàng xung phong1. Pháo binh bắt đầu bắn chuẩn bi. Xe tăng tiến vào đội hình chiến đấu của bộ binh. Máy bay ném bom gầm rít trên thành phố. Pháo hiệu đỏ vạch thành vệt trên bầu trời. Trận xung phong bắt đầu! Các tiểu đoàn bộ binh và xe tăng tiến lên phía trước. Thê đội 1 của trung đoàn bộ binh 1052 xộc vào thị trấn sinh viên. Một nhóm cán bộ và xạ thủ tiểu liên, do trung tá A.P. Ể-pa-ne-snhi-cốp và thiếu tá I-a Gu-giốp, trung đoàn phó chính trị của trung đoàn, dẫn đầu, biến vào đống nhà đổ. Trên một ngôi nhà của thị trấn, nơi đặt sở chỉ huv của tiểu đoàn 1 bộ binh, thiếu tá tiểu đoàn trưởng V. Tu-sép đã cắm một lá cờ đỏ. Cuộc công kích ở đây phát triển thuận lợi. Nhưng sư đoàn bộ binh 230 ở bên phải bị kìm chân trong trận đánh A-lếch-xan- đrơ-Gri-gô-ri-ép-ca và chưa tiến lên được. Vì thế sườn bên phải của sư đoàn 301 bị trống. Kẻ địch liền lợi dụng cơ hội đột kích vào đấy.

        Từ sở chỉ huy, tỏi thấy rõ những đám bộ binh và xe tăng dày đặc tiến ra từ thung lũng phía bắc Xta-li-nô.

        - Chúng cũng biết tìm chỗ đánh đấy chứ ! - M. I. Xa-phô-nốp nói - Đồng chí xem kìa, chúng đang tiến vào phía sau của trung đoàn 1052 !

        - Chà, Xa-phô-nốp, chúng cơ động khá đấy chứ ! Nếu tiểu đoàn của Sa-i-úc không trụ được thì sao ? Chuẩn bị cho sở chỉ huy chuyển sang phòng ngự hình tròn đi !

        Tôi gọi đại tá N. I. Mam-chuốc đến bên máy điện thoại và hạ lệnh chuẩn bị xung phong vào ngoại ô đông-bắc Xta-li-nô.

        Tiểu đoàn 3 bộ binh của thiếu tá Pa-ven Xpi-ri-đô-nô-vích Sa-i-úc gần như sa vào vòng vây. Trung đoàn trưởng trung đoàn 1052 báo cáo từ sở chỉ huy mới ở thị trấn sinh viên rằng đã điều một đại đội tiểu liên của thượng úy Ni-cô-lai Sa-ba-nốp, một trung đội pháo của trung đoàn và thiếu tá trung đoàn phó Séc-ba-cốp đến tăng cường cho sườn phải. Lúc này bộ binh và xe tăng Đức đã lọt vào đội hình chiến đấu của tiểu đoàn này. Một trận đánh gần nồ ra. Pháo binh tập trung hỏa lực vào các xe tăng. Khẩu pháo của trung sĩ A-lếch-xan-đrơ Pê-tơ-rốp bắn cháy 2 xe tăng. Thiệt hại này làm bọn Hít-le bớt hung hăng hơn. Đại đội tiểu liên của Ni-cô-lai Sa-ba-nốp vừa đến kịp và tiến công luôn. Bọn Hít-le bắt đầu hốt hoảng, nhưng vẫn không chịu lùi bước. Nhưng kìa, trung đội pháo của người thanh niên Côm-xô-môn vùng Đôn-bát, Pa-ven Khác-chen-cô đã tới. Bằng những loạt đạn chính xác, các chiến sĩ pháo binh đã hạ thêm 3 xe tăng nữa. Tuy thế, bọn phát xít vẫn tiếp tục xung phong. Ở từng đoạn đã có những trận giáp lá cà. Một nhóm xe tăng địch lao vào đại đội tiểu liên. Một chiếc xông thẳng vào thượng úy đại đội trưởng Sa-ba-nốp. Người cán bộ đảng viên cộng sản anh dũng ấy đã để xe tăng tiến sát đến mà ném một bó lựu đạn. Chiếc xe nồ tung, nhưng Sa-ba-nốp cũng trúng đạn thù ngã xuống. Trong tình thế đó, trung đoàn phó Ni-cô-lai A-lếch-xan-đrô-vích Séc-ba-cốp đã biểu lộ lòng tự tin và sự dũng cảm tuyệt vời. Đồng chí đã tập hợp đại đội tiểu liên và tiểu đoàn bộ binh thành một lực lượng xông lên phản xung phong dưới sự yểm trợ của đại đội pháo binh do đại úy Vi-a-lu- skin chỉ huy. Các khẩu đội của trung sĩ Hơ-mi-tơ-ri Xtơ-rô-ga-nốp, Hơ-mi-tơ-ri Chéc-nô-dúp, Ép-ghê-ni Lê-bê-đép đã hoạt động xuất sắc. Thời cơ đã chín muồi, và tôi ra tín hiệu cho đội dự bị của sư đoàn. Đội dự bị có nhiệm vụ đột kích vào hướng ngoại ô đông-bắc. Xta- li-nô, hiệp đồng với tiểu đoàn 3 bộ binh của trung đoàn hộ binh 1052 đề tiêu diệt đich.

        Ba mươi phút trôi qua. Đội dự bị đã xuất phát, tiến theo thung lũng vào phía sườn và phía sau địch; sau khi triền khai thành đội hình chiền đấu, đội dự bị bắt đầu tiến công. Đó là một đòn cơ động rất hiểm, dồn địch vào thế bị bao vây. Bọn Hít-le tìm đường chạy, bỏ lại trên chiến trường hơn 500 xác chết; 8 chiếc xe tăng bị hạ vẫn còn cháy dở trên vùng ngoại ô đông-bắc Xta-li-nô2. Trong trận này, thiếu tá N. Séc-ba-cốp bị thương nặng.
 
        Trung đoàn bộ binh 1050 cũng đầy lùi cuộc phản xung phong của địch. Trung đoàn trưởng báo cáo :   '

        -  Cuộc đánh trả phản xung phong tiến hành có kết quả. Nhưng đại úy Rê-vin, tiểu đoàn trưởng tiếu đoàn 2 bị thương. Yêu cầu cử người thay thế.

        Tôi hứa sẽ cử người thay thế kip thời. Tôi trao đồi ý kiến với chủ nhiệm chính trị. Đã nhanh chóng tìm được người thay thế. Đó là một cán bộ tham mưu của sư đoàn : đại úy Ni-cô-lai Phê-đô-rô-vích Che- xnô-cốp. Đồng chí trước đây đã là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn tiểu liên thuộc lữ đoàn bộ binh độc lập 84. Đồng chí có nhiều kinh nghiệm chiến đấu và từ lâu đã xin được ra chỉ huy chiến đấu.

-------------------
        1. Cục lưu trữ Bộ Quốc phòng Liên Xô, kho sư đoàn bộ binh 301, phiếu 492514, hồ sơ 1, tờ 3.

        2. Cục lưu trữ Bộ Quốc phòng Liên Xô, kho sư đoàn bộ binh 301, phiếu 484195, hồ sơ 1, tờ 8-10.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2017, 08:56:03 am »


        Đại đội tiểu liên của trung úy I-van A-ca-ti-ê-vích Cô-lô-mê-ét và đại đội 3 bộ binh của đại úy Phê-đô Pê-đô-nô-Vích Bô-chơ-cốp thuộc trung đoàn bộ binh 1054 là những đơn vị đầu tiên đột nhập được vào vùng ngoại ô đông-nam thành phố. Ở đây, bọn Hít-le cũng kháng cự ngoan cố. Chúng phản xung phong mạnh mẽ vào tiểu đoàn bộ binh 2. Tiểu đoàn trưởng, đại úy Mi-kha-in Đơ-mi-tri-e-vích Xta-rô-xtin cùng với bí thư đảng ủy tiểu đoàn Mi-kha-in Ni-cô-la-e-vích Ca-da-cốp đã khéo léo tổ chức đánh trả. Chiến đấu đặc biệt dũng cảm là các chiến sĩ trung đội bộ binh của trung úy Ép-xta-phi Gri-gô-ri-e-vích I-a-cốp-lép.

        Cuộc chiến đấu dai dẳng ở các vùng ngoại ô Xta-li-nô kéo dài ba tiếng đồng hồ. Trong thời gian đó, các chiến sĩ xe tăng và công binh đã khôi phục hai chiếc cầu nhỏ bị bọn phát xít phá hỏng, vượt sang bờ phía tây và nhập vào đội hình chiến đấu của các trung đoàn bộ binh. Những nỗ lực chủ yếu của sư đoàn vẫn được tập trung ở sườn phải. Tôi hạ lệnh cho cụm pháo của sư đoàn bắt đầu bắn vào lúc 16 giờ 50 phút. . Các trung đoàn lại xông lên xung phong và đột nhập thành phố. Những cuộc chiến đấu ở đường phố bắt đầu. Hai đội 3 bộ binh của thượng úy An-đrây Rô-xtốp-sin thuộc trung đoàn 1052 đã được gọi là "đại đội dũng cảm'” trong trận đánh ở thị trấn Ca-tức, thì ở đây, trong trận Xta-li-nô cũng thể hiện xuất sắc bản lĩnh chiến đấu và chủ nghĩa anh hùng. Cùng với đại đội 1 bộ binh, đại đội này đã đột nhập thị trấn sinh viên. Từ trên đài quan sát tôi thấy rõ đại đội đã nhất loạt xông lên xung phong liên tục, đánh trả phản xung phong của bọn phát xít, dùng hỏa lực mở đường tiến và khuất dạng trong các khu nhà thành phố. Trung úy trung đội trưởng Phi-líp An-đrê-e-vích Báp-cụn bị thương nhưng không rời trận địa.

        Kiên quyết bẻ gãy sức kháng cự của địch, các chiến sĩ đại đội bộ binh của An-đrây Rô-xtốp-sin và đại đội bộ binh của thượng úy Pa-ven I-va-nô-vích Bư cốp, đứng ở mũi nhọn đột kích của trung đoàn, là những người đầu tiên tiến vào khu Xmô-li-an-ca ở khu vực phía tây thành phố1 . Nhiều chiến sĩ và cán bộ chỉ huy của hai đại đội nói trên đã được đề nghị lên Chính phủ khen thưởng vì đã chiến đấu anh dũng trong trận này.

        Ngày hôm ấy, nhiều chiến sĩ đã chiến đấu dũng cảm. Trung đội trinh sát của trung đoàn 1050 do đại úy N.V. Xô-tốp-chen-cô và trung úy Ma-ri-nốp chỉ huy, là đơn vị đầu tiên đột nhập vùng ngoại ô phía đông thành phố.

        Từ những căn gác sát mái và cửa sổ tầng trên của những ngôi nhà đã bị biến thành điểm tựa, bọn phát xít bắn xuống. Các chiến sĩ ta dũng cảm chạy từ ngôi nhà này sang ngôi nhà khác, kiên trì tiến vào trung tâm thành phố dưới làn mưa đạn. Trong các văn kiện chiến đấu của sư đoàn 301, chiến công của họ đã được kể lại tỉ mỉ.

        - Đồng chí trung úy, ở quảng trường có một khẩu pháo và một khẩu đại liên đang hoạt động. Cho phép tôi diệt bằng lựu đạn! -  Một chiến sĩ hô lên.

        Đúng lúc đó, một quả đạn bỗng nồ ùng phía sau. Ma-ri-nốp bi hất vào tường một ngôi nhà đồ. Vừa nhỏm dậy, đồng chí nhìn đồng hồ. Thơi gian trời sáng còn lại rất ít. Mặt trời đang lặn. Muốn tới nhà hát còn phải vượt qua ngõ ngang có bọn Bức ngoan cố chống giữ. "Cần gọi pháo binh !” - Ma-ri-nốp quyết định và chạy tới chỗ chiến sĩ liên lạc vô tuyến. Một lúc sau, pháo ta đã gầm lên. Sau một đợt bắn ngắn của pháo binh, các chướng ngại của địch đã bị quét sạch. Tiếng đạn vẫn không ngừng réo như xé không khí. Một viên đạn xuyên vào tay trái Ma-ri-nốp. Băng bó xong, đồng chí lại cùng trung đội tiếp tục xung phong. Sau khi đánh tan bọn phát-xít, các chiến sĩ trinh sát đã cắm lá cờ đỏ lên nóc nhà hát thành phố.

        Đại đội 3 bộ binh trong tiểu đoàn này cũng trở thành "đại đội dũng cảm ”. Đại đội đã ngoan cường đánh trả cuộc phản xung phong của địch và bẻ gãy cuộc phản xung phong đó. Trong trận giáp lá cà, thượng úy đại đội trưởng Ni-cô-lai Mắc-xi-mô-vích Tê-rê-khốp đã ngã xuống. Các chiến sĩ của đồng chí đã anh dũng tiến lên. quét sạch quân thù ra khỏi từng căn nhà và tiến vào trung tâm thành phố2.

        Các chiến sĩ trung đội tiểu liên do trung úy An-đrô-ních Xa-pha- rốp chỉ huy, đã chiến đấu dũng cảm và khôn ngoan. Cùng với các chiến sĩ trinh sát, chiến sĩ trung đội Xa-pha-rốp là những người đầu tiên đột nhập thành phố, và là những người đầu tiên đột kích địch ở khu vực đồ nát của nhà máy luyện kim. Cùng với các đại đội bộ binh của thượng úy Phê-đô Páp-lô-vích Sê-rê-me-ti-ép và thượng úy Ni-cô-lai Va-xi-li-e-vích ô-be-rem-chen-cô, trung đội của Xa-pha-rốp tiến ra ngoại ô phía tây thành phố, chiếm mỏ số 11 và sân vận động "Thợ mỏ”3.

-------------------
        1. Cục lưu trữ Bộ Quốc phòng Liên Xô, kho trung đoàn bộ binh 1052, phiếu 496441, hồ sơ 1, tờ 10-15.

        2. Cục lưu trữ Bộ Quốc phòng Liên Xô, kho trung đoàn bộ binh 1050, phiếu 496439, hồ sơ 1, tờ 1 - 3.

        3. Cục lưu trữ Bộ Quốc phòng Liên Xô, kho trung đoàn bộ binh 1050, phiếu 496439, hồ sơ 1, tờ 3 - 5.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2017, 08:58:39 am »


        Trung úy I-van A-ca-ti-e-vích Cô-lô-mê-ét quyết tâm cùng đại đội lao lên xung phong. Cùng với các chiến sĩ tiểu liên Chít-pu-ri, Phéc- gien-cốp, Bu-ren-cô, Chéc-vôn, Men-ni-cốp..., trung úy Cô-lô-mê-ét trong số những người đầu tiên tiến ra ngoại ô phía tây thành phố, diệt 25 tên phát xít và 3 xe tăng.

        Trong trận giải phóng Xta-li-nô, thiểu tá Ni-cô-Iai Ni-cô-la-e-vích Ra-đa-ép tỏ ra là một chỉ huy dũng cảm, đã được cử làm chủ tich ủy ban quân quản đầu tiên của thành phố.

        Sư đoàn bộ binh 301 đã chiến đấu giành từng ngôi nhà, từng khu phố. Trong trận đánh đẫm máu kéo dài 6 giờ liền các chiến sĩ Xô-viết đã dùng lựu đạn, tiểu liên, lưỡi lê và cả báng súng đánh tan bọn phát xít trong thành phố. Những người con của nhiều dân tộc trong Tổ quốc ta đều có mặt nơi đây. Thí dụ, ở tiểu đội bộ binh của trung sĩ I-van Lí-u-bi-vưi có các chiến sĩ người Nga, người U-cra-in, người Ác-mê- ni, người Gru-di, người Tác-ta. Và cả sư đoàn đều như thế. Thống nhất trong đại gia đình quân đội, họ đã tiến lên với khẩu hiệu : "Vì Tồ quốc !”.

        Nhân dân thành phố đã hết sức vui mừng phấn khởi đón chào quân giải phóng. Từ trong những căn nhà hầm, mọi người ùa ra đường phố và buổi chiều khi đi qua phố "Tuyến 1 ” ở trung tâm thành phố đến sở chỉ huy mới, chúng tôi thấy hàng rừng cờ đỏ do nhân dân và chiến sĩ sư đoàn cắm trên những ngôi nhà ở còn nguyên vẹn và trên những tòa nhà của các cơ quan hành chính.

        Sở chỉ huy của sư đoàn bố trí ở sân vận động "Thợ mỏ”. Ở đây, đại tá Pê-tren-cô được lệnh đưa toàn bộ lữ đoàn xe tăng tiến đánh sân bay Xta-li-nô.

        Trong nhật ký tác chiến của tiểu đoàn xe tăng 1 đã viết: tiểu đoàn chúng tôi nhận nhiệm vụ hành quân vào phía sau lưng địch. Đêm phương nam tối đen bao phủ những cánh đồng tan hoang vùng U-cra-in. Những đám cháy đỏ rực trời đêm. Bọn Hít-le đốt làng, đốt ca lúa chưa kịp gặt. Đơn vị chúng tôi tiến nhanh về phía tây-bắc. Rạng sáng ngày 8 tháng 9, toàn bộ lữ đoàn xe tăng đã chiếm được sân bay Xta-li-nô và tiến đến Xta-rô - Mi-khai-lốp-ca.

        Nhật ký tác chiến .của sư đoàn viết :

        "... Hồi 19 giờ 15 ngày 7-9-1943, trung đoàn bộ binh 1052 của sư đoàn bộ binh 301 đã làm chủ vùng ngoại ô đông-bắc thành phố ; hồi 10 giờ 00, các trung đoàn 1050 và 1054 đã chiếm được các vùng ngoại ô đông và đông-nam và bắt đầu đánh chiếm các khu phố nội thành. Thành phố bốc cháy... Hồi 23 giờ 00 ngày 7-9-1943, sau những trận đánh ác liệt, thành phố Xta-li-nô - trái tim của vung Đôn-bát - đã được giải phóng hoàn toàn, vĩnh viễn ”1.
       
        Báo cáo của tập đoàn quân xung kích số 5 viết :

        "Đơn vị đầu tiên đột nhập thành phố Xta-li-nô là sư đoàn bộ binh 301 dưới sự chỉ huy của đại tá sư đoàn trưởng An-tô-nốp v.x. ”2.

        Sư đoàn bộ binh 230 đã vào thành phố từ phía bắc; vào từ phía đông-nam là sư đoàn bộ binh cận vệ 50.

        Sáng 8 tháng 9, A-lếch-xan-đrơ Xê-me-uô-vích Cô-skin và các cán bộ chính trị tổ chức một cuộc mít tinh để mừng Xta-li-nô mới được giải phóng tại khu vực nhà văn hóa cũ mang tên V.I. Lê-nin, mà bọn phát xít đã biến thành nhà tù. Công-nhân Xta-li-nô tố cáo rằng, ở Xta- Ji-nô bọn phát xít man rợ đã phá và đốt nhà máy luyện kim, nhà máy cấu kiện kim loại và nhà máy luyện than "cốc”, phá hủy nhà máy xe điện, hệ thống điện lực thành phố, 200 trường học, cung thiếu niên, các nhà hát mùa đông và mùa hè, Bảo tàng cách mạng, nhà triền lãm tranh và tất cả những tòa nhà đẹp nhất của thành phố. Trên đồi, khu vực bệnh viện trung tâm, bọn phát xít đã xây dựng một trại tập trung giam hàng nghìn công dân Xô-viết. Cách Xta-li-nô vài ki-lô-mét, bọn Hít-le đã ném hàng chục nghìn xác người yêu nước xuống hầm mỏ Ca-li-nốp-xki số 4-4 "bít”. Trước cảnh thành phố đổ nát và những tội ác dã man của bọn phát xít đối với nhân dân, cán bộ và chiến sĩ sư đoàn chúng tôi càng thêm căm giận quân đich.

        Rạng sáng ngày 8 tháng 9, tôi định chuyển sở chỉ huy lên điểm cao gần bệnh viện trung tâm. Nhưng tham mưu trưởng báo cáo là , không thể chuyển được. Và đồng chí kề lại câu chuyện bi thảm đã xảy ra. Chúng tôi trèo lên đồi và trông thấy hậu quả khủng khiếp của những việc làm dã man của bọn phát xít. Hàng nghìn người kiệt sức đang nằm và nửa nằm nửa ngồi sau hàng rào thép gai. Họ chào đón chúng tôi. Trước mắt chúng tôi là một bức tranh kinh khủng. Tôi hạ lệnh cho tất cả các đại đội quân y của trung đoàn và tiểu đoàn cùng quân y sư đoàn bắt tay vào việc cứu chữa những người bị nạn.

--------------------
   1. Cục lưu trữ Bộ Quốc phòng Liên Xô, kho 445, hồ sư 1, từ 136 - 140.

        2. Như trên, kho 333, hồ sơ 124, tờ 23.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2017, 08:40:58 am »

       
        Buổi trưa, trung tá N.P. Muốc-din báo cáo : từ phía Rút-chen-cô- vô, bọn Đức bắt đầu phản xung phong với lực lượng cỡ trung đoàn bộ binh và 25 xe tăng. Rõ ràng địch đã nhằm vào sườn trái của sư đoàn. Tôi báo cho Muốc-din biết toàn bộ cụm pháo của sư đoàn sẽ tập trung hỏa lực bắn chặn trước chính diện của trung đoàn và sẽ điều cho trung đoàn đội dư bi chống tăng của sư đoàn, gồm 2 đại đội của trung đoàn pháo chống tăng 507.

        Đòn đột kích chủ yếu của bọn phát xít nhằm vào tiểu đoàn 1 bộ binh của trung đoàn 1054. Đại úy tiểu đoàn trưởng I-van Ti-mô-phê- e-vích Xíp-lép cùng trung úy Pa-ven Mát-vê-e-vích Cô-xtơ-ri-cốp, bí thư đảng ủy, đã tổ chức một trận phòng ngự đập tan cuộc phản xung phong của địch. Không để bọn Hít-le có thì giờ suy nghĩ, trung đoàn bộ binh 1054 hiệp đồng với đơn vị bạn ở bên trái đã đánh tan bọn Đức đóng ở thị trấn Rút-chen-cô-vô. Hai trung đoàn khác đã giải phóng thị trấn Cra-xnưi và thị trấn số 4.

        Cuộc chiến đấu giải phóng thủ đô đất mỏ kết thúc ở đấy. Ngày 8 tháng 9, cả nước trong đó có chúng tôi được nghe những lời trang trọng của Tổng tư lệnh tối cao.

        Tôi xin trích dẫn vắn tắt văn kiện này.

       "Lệnh của Tổng tư lệnh tối cao, gửi :   
        Thượng tướng Tôn-bu-khin,
        Đại tướng Ma-li-nốp-xki,

        "Do cơ động khéo léo và tiến công chớp nhoáng, bộ đội các phương diện quân Nam và Tây Nam đã giành được thắng lợi to lớn ở vùng Đôn-bát. Sau khi bẻ gãy sự kháng cự của địch, trong vòng sáu ngày bộ đội ta đã làm chủ các thành phố Đê-ban-se-vô, I-lô-vai-xcơ, Li- xi-chan-xcơ, Ê-na-ki-e-vô, Goóc-ỉốp-ca, Chi-xti-a-cô-vô, Xla-vi-an-xcơ, Ac-te-mốp-xcơ, Cra-ma-toóc-xcai-a, Côn-xtan-ti-nốp-ca, Ma-kề-ép-ca, Cra- xnô-ác-mây-xcôi-e, I-a-xi-nô-va-tơ-e và trung tâm vùng Đôn-bát - thành phố Xta-li-nô.

        "Như vậy, bộ đội các phương diện quân Nam và Tây Nam đã giành lại từ tay bọn Đức và trả về cho Tồ quốc ta vùng Đôn-bát - một khu công nghiệp và khu mỏ quan trọng nhất của đất nước...

        " Nhân dịp chiến thắng to lớn ở Đôn-bát, hôm nay, ngày 8 tháng 9, vào lúc 20 giờ, thủ đô Mát-xcơ-va của Tổ quốc ta sẽ thay mặt Tổ quốc dùng hai trăm hai mươi bốn khẩu pháo bắn hai mươi loạt đạn đề chào mừng những binh đoàn dũng cảm của chúng ta đã giải phóng Đôn-bát khỏi ách phát xít xâm lược.

        "Tôi biểu dương toàn thể bộ đội của các đồng chí đã chiến đấu xuất sắc đề giải phóng Đôn-bát.   

        "Vinh quang đời đời thuộc về những người anh hùng đã ngã xuống trong cuộc đấu tranh cho tư do và độc lập của Tố quốc chúng ta !

        "Bọn xâm lược Đức nhất định phải chết!”
1.

        Để kỷ niệm chiến thắng đã giành được, nhiều sư đoàn được tặng danh hiệu vinh dự bằng tên của các thành phố ở Đôn-bát, trong số đó có sư đoàn bộ binh 301, một đơn vị đặc biệt xuất sắc.

        Niềm tự hào xứng đáng tràn ngập lòng các chiến sĩ và cán bộ sư đoàn. Trong những cuộc hội nghị và mít tinh dã chiến nhân dịp này, các chiến sĩ Xô-viết đã thề trước Tổ quốc rằng sẽ đánh địch không mệt mỏi, cả ngày lẫn đêm, không cho chúng nghỉ ngơi yên ổn, sẽ quét sạch bọn phát xít ra khỏi đất nước. Từ những cuộc mít tinh, bộ đội đã bước luôn vào chiến đấu.

        Ngày 9 tháng 9, sư đoàn phát triền tiến công, tiến đến tuyến các thị trấn mỏ Tơ-ru-đốp-xcai-a, Pê-tơ-rốp-ca. Địch vội vã lập tuyến phòng ngư ở đây và kháng cự ngoan cố, rồi chuyền sang phản xung phong. Khi bọn phát xít bị đánh tan và chúng tôi chuyển sở chỉ huy sư đoàn vào khu vực mỏ Tô-ru-đốp-xcai-a, thì chẳng còn thị trấn nào ờ đấy nữa. Trên bản đồ có ghi, nhưng trên thực địa thì chỉ còn cảnh hoang tàn đồ nát. Bọn tội phạm phát xít cũng "nhắc nhở mọi người nhớ đến chúng” ở cả nơi đây. Ngày nay, ở chỗ này là Cung lao động của mỏ "Tơ-ru-đốp-xcai-a” - mỏ lao động cộng sản chủ nghĩa đầu tiên ở U-cra-in. Lãnh đạo mỏ này là Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa Vla-đi-xláp An-đrê-e-vích An-ti-pốp. Vì thành tích lao động dũng cảm, mỏ này đã được tặng thưởng huân chương Cách mạng tháng Mười. Đội sản xuất của Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa I-van Xtơ-ren- chen-cô đã nêu kỷ lục thế giới về năng suất khai thác vàng đen.

        Đêm 9 rạng ngày 10 tháng 9, chi đội phái đi trước của sư đoàn hiệp đồng với các đơn vị của sư đoàn 230 đã giải phóng làng Ma-rin- ca, và sáng hôm đó, đã giải phóng làng A-lếch-xan-đrốp-ca2.

        Trong quá trình tiến công ở Đôn-bát, hàng trăm thợ mỏ đã tự nguyện đứng dưới ngọn cờ chiến đấu của các trung đoàn trong sư đoàn để chiến đấu giải phóng mảnh đất thân yêu khỏi ách nô lệ phát xít. Nhận khẩu súng trường của chiến sĩ thiện xạ Xtơ-rôi-ép-xki vừa hy sinh, chiến sĩ Hồng quân Mắc-xi-men-cô hứa với ban chỉ huy sẽ tiếp tục truyền thống chiến đấu, luôn luôn nhằm trúng bọn phát xít. Các đoàn viên thanh niên Côm-xô-môn : I-van Xi-đô-rô-vích Xi-men-da người Xta-li-nô, Côn-xtan-tin Lu-ki-a-nô-vích, Chét-véc-ni-cốp và I-van Ti-khô-nô-vích, i-va-nốp người Ma-kê-ép-ca, I-van Pan-tê-la-e-vích Cu- snhi-a người Xê-li-nô-vô và nhiều người khác đều xin đi chiến đấu. Đôi khi có hàng nhóm người xin vào bộ đội cùng một lúc. Sáng 10 tháng 9, trung đoàn trưởng trung đoàn bộ binh 1054 báo cáo rằng có một nhóm du kích đến sở chỉ huy trung đoàn ở thị trấn Pê-tơ-rốp-ca và yêu cầu nhận họ vào trung đoàn. Tôi trao đổi ý kiến với A.x. Cô-skin và M.I. Xa-phô-nốp, sau đó báo cáo với tướng I.P. Rô-xlưi. Đồng chỉ nói:   

        -Nếu họ có tinh thần chiến đấu thì cứ nhận vào sư đoàn. Chúng ta đang cần nhiều bộ đội.

        Đó là một nhóm du kích đã hoạt động tích cực ở hậu phương địch. Lãnh đạo đội du kích là đội trưởng Vích-to I-a-cốp-le-vích Gri- sen-cô, đội phó An-đrây Pê-tơ-rô-vích Da-vô-lô-kin và tham mưu trưởng A-na-tô-ỉi Pê-tơ-rô-vích Cra-xnhi-cốp. Đội gồm bốn mươi ba chiến sĩ, có trong tay bốn xe vận tải với thuốc men và vũ khí.

        Phòng chính tri sư đoàn tổ chức một cuộc mít tinh với sư tham gia của nhân dân thị trấn Pê-tơ-rốp-ca, du kích và các chiến sĩ. Đội trưởng du kích hứa trước bộ tư lệnh sư đoàn rằng du kích sẽ chiến đấu giỏi trong đội ngũ sư đoàn 3013.

-------------------
       1. Đôn-bát, đây những người giải phóng, Đô-nét, 1973, tr. 355

        2. Cục lưu trữ Bộ Quốc phòng Liên Xô, kho sư đoàn bộ binh 301, phiếu 484195, hồ sơ 1, tờ — 10; phiếu 214859, hồ sơ 6 tớ 8 — 11.

        3. Toàn đội du kích được biên chế vào trung đoàn bộ binh 1054. Đây là đội du kích thứ hai mà tôi được gặp. Về sau tôi được biết là ở Bôn-bát có không ít những đội du kích như vậy - T.G.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2017, 08:43:22 am »


BÀI HỌC CỦA CHIẾN TRANH

        Phát triển tiến công, bộ đội phương diện quân Nam đã hoàn thành việc giải phóng Đôn-bát. Ngày 15 tháng 9, ở thủ đô đất mỏ có một cuộc mít tinh lớn của nhân dân thành phố và các chiến sĩ quân đoàn bộ binh Cờ Đỏ, do cục chính trị quân đoàn tổ chức. Các ủy viên Hội đồng quân sự phương diện quân Nam cũng có mặt. Sư đoàn chúng tôi, trong đó có chủ nhiệm chính trị, trung tá A-lếch-xan-đrơ Xê-me-nô-vích Cô-skin, đã đóng góp tích cực vào việc chuẩn bị và tiến hành buổi mít tinh long trọng này. Theo lệnh của tướng I.P. Rô-xlưi, tiểu đoàn 1 bộ binh của thiếu tá Va-xi-li Ni-ki-pho-rô-vích Tu-sép, tiểu đoàn đầu tiên đột nhập vùng ngoại ô đông-bắc và thị trấn sinh viên của Xta-li-nô, được cử về dự mít tinh. Trung tá trung đoàn trưởng trung đoàn bộ binh 1052, A-lếch-xan-đrơ Prô-cô-phi-e-vích Ê-pa-ne- snhi-cốp, dẫn đầu đoàn đại biểu về dự mít tinh.

        Chiến dịch Đôn-bát là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong cuộc tổng tiến công của bộ đội Xô-viết ở U-cra-in tả ngạn. Hè và thu năm 1943, bộ đội các phương diện quân Nam và Tây Nam đã phá vỡ "Mặt trận - Mi-út”, tuyến phòng ngự chiến lược mạnh của Đức, và đã giải phổng vùng Hôn-bát. Phương diện quân Nam đã đóng vai trò chính và trực tiếp trong việc giải quyết nhiệm vụ giải phóng Đôn- bát và đánh tan tập đoàn quân 6 cùa Đức. Trên hướng tiến công chính ở thê đội 1 có tập đoàn quân xung kích số 5, trong đó có quân đoàn bộ binh 9 của chúng tôi. Sư đoàn bộ *binh 301 được vinh dự đứng ở mũi nhọn của hướng tiến công này.

        Việc chuẩn bị và tiến hành chiến dịch Đôn-bát một lần nữa tỏ rõ nghệ thuật chỉ đạo chiến lược và chiến dịch - chiến thuật của quân đội Liên Xô. Trong một thời hạn ngắn ngủi ở giai đoạn kết thúc chiến dịch Cuốc-xcơ, Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao đã có thể xây dựng được một lực lượng dự bị hùng hậu và điều động được lực lượng đó cơ động trên một chặng đường khá dài. Lực lượng dự bị của Đại bản doanh được bổ sung cho phương diện quân Nam và được tung vào chiến đấu ngay ở Xa-ua - Mô-ghi-la và Xta-ra-i-a La-xpa đã tăng cường sức mạnh của phương diện quân khi đột phá hệ thống phòng ngự của Đức và nâng cao nhịp độ tiến công quyết định sau này. Bộ phận hợp thành của lực lượng dự bị này là quân đoàn bộ binh 9, trong đó binh đoàn chủ lực là sư đoàn bộ binh 301, lên đường ngày 20 tháng 8 theo lệnh báo động. Sau khi lên tàu ở ga A-na-ta-xi-ép-xcai-a, sư đoàn nhanh chóng vượt qua chặng đường hàng nghìn ki-lô-mét. Đích thần Nguyên soái Liên Xô X.C. Ti-mô-sen-cô, đại diện của Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao, theo dõi cuộc hành quân này.

        Toàn thể các sư đoàn của tập đoàn quân xung kích 5, tập đoàn quân chủ công ở chiến dịch Đô-nét, đã hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ đề ra. Không phẫi ngẫu nhiên mà trong Nhật lệnh của Tổng tư lệnh tối cao, những sư đoàn này được đánh giá là xuất sắc đặc biệt và được trao danh hiệu vinh dự là tên gọi của những thành phố họ đã giải phóng. Nghệ thuật chiến đấu của bộ đội Xô-viết được bổ sung bởi những hình thức và phương pháp hành quân và cơ động mới, hoàn thiện hơn trong tiến công.

        Sư đoàn chúng tôi được tham gia cuộc cơ động của các lưc lượng dự bị của Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao. Sư đoàn được thực tập lên xuống tàu và xếp quân trên tàu cho thật nhanh, tập chuyển quân bằng tàu hỏa đường dài, tập hành quân có chiến đấu trong những điều kiện khó khăn của thảo nguyên Đô-nét, mà vẫn duy trì thường xuyên đầy đủ sức chiến đấu.

        Việc đưa sư đoàn vào chiến đấu có một số điểm khác biệt : từ đội hình phân đoạn hay như bây giờ thường gọi, từ đội hình trước chiến đấu, đội hình tung đội tiểu đoàn ở vùng tập kết, sư đoàn phải triển khai dần trong phạm vi 5 ki-lô-mét thành các khối đại đội, trung đội, và sau đó ở tuyến công kích phải triển khai thành chuỗi tán binh, rồi không dừng lại mà chuyển luôn sang xung phong vào bọn địch chốt ở những trận địa phòng ngự vững chắc.   

        Sư đoàn vào chiến đấu dưới sự yểm hộ của hỏa lực pháo binh. Pháo binh đã được đưa lên từ trước và bố trí ở những trận địa bắn. Nhờ sư hiệp đồng nhịp nhàng giữa các phân đội pháo, súng cối và các trung đoàn bộ binh, việc vào chiến đấu được tiến hành có tổ chức và nhanh chóng. Đòn đột kích địch trở thành sâu và mạnh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2017, 08:43:59 am »


        Đặc biệt là tất cả chúng tôi đều băn khoăn về những vấn đề chỉ huy các đơn vị bộ đội và phân đội trong chiến đấu. Hồi đó trong quân đội thường có ý kiến cho rằng, người trung đoàn trưởng hay tiểu đoàn trưởng giỏi phải là người trực tiếp dẫn bộ đội cùng xông lên xung phong. Tất nhiên, ở một giai đoạn nhất định của thời kỳ đầu chiến tranh, đó là hành động đúng, và thậm chí cần thiết. Nhưng bây giờ, khi đã bắt đầu năm chiến tranh thứ ba, việc chỉ huy các đơn vị bộ đội và phân đội có tinh thần chiến đấu cao, quân số đông, số lượng binh khí kỹ thuật lớn đòi hỏi các cán bộ chỉ huy và cán bộ tham mưu trong tác chiến hiệp đồng binh chủng phải thường xuyên duy trì được sự hiệp đồng giữa các bộ đội, phân đội và tất cả các binh chủng trong chiến đấu để giải quyết nhiệm vụ của trận đánh bằng những nỗ lực chung của các bộ đội và phân đội. Tôi cũng như các trung đoàn trưởng của tôi, chưa ai có thực tiễn chỉ huy sư đoàn và trung đoàn trong cuộc tiến công như vậy. Nhưng chúng tôi đã được bồi dưỡng tốt về lý luận quân sự và đã có nhiều kinh nghiệm chiến đấu. Khi tiến hành diễn tập ở Cu-ban, chủng tôi đã hết sức quan tâm đến vẩn đề chỉ huy chiến đấu hợp đồng binh chủng hiện đại.

        Tất nhiên việc liên lạc giữa chỉ huy với cấp dưới và cuộc gặp gỡ ngắn ngủi trước và trong lúc chiến đấu vẫn là một trong những hình thức chỉ huy. Các trung đoàn trưởng đơn vị tôi - trung tá A. P. Ê-pa- ne-snhi-cốp và thiếu tá Ph. I. Mi-sun - là những người rất giỏi trong việc chỉ huy trung đoàn từ sở chỉ huy kết hợp với việc xuống tận đội hình chiến đấu. Nhưng với trung tá N. P. Muốc-đin thì còn phải làm việc thêm. Tình hình ở một nơi nào đó vừa căng là đồng chí đã bứt khỏi sở chỉ huy trung đoàn, chạy xuống các đội hình chiến đấu của đại đội hay tiểu đoàn, bỏ mất việc chỉ huy trung đoàn. Không ai cần ta làm thay những người đại đội trưởng hay tiểu đoàn trưởng có khả năng và nhiều kinh nghiệm. Nhưng chủng tôi vẫn thường bỏ qua cho Muốc-din cái chuyện "bứt khỏi sở chỉ huy” này vì đồng chí rất dũng cảm, đồng thời A. G. Su-ru-pốp, tham mưu trưởng trung đoàn, một người còn trẻ và có trình độ, luôn luôn bổ khuyết được cho trung đoàn trưởng nhược điểm này. Su-ru-pốp luôn luôn đặt sở chỉ huy ở sau thê đội 1, quan sát rõ chiến trường và chỉ huy trung đoàn một cách cương quyết. Bản lĩnh chiến đấu và lòng dũng cảm của các tiểu đoàn trưởng và đại đội trưởng đã giúp bộ tư lệnh sư đoàn và ban chỉ huy trung đoàn rất nhiều trong việc hoàn thiện các phương pháp chỉ huy trận đánh.

        Cần phải kiểm tra trên thực tiễn một số vấn đề sử dụng pháo binh tiểu đoàn chống tăng độc lập được vũ trang bằng pháo 45 mi-li-mét là phân đội duy nhất của trung đoàn dùng để chiến đấu với xe tăng. Hồi đó chúng tôi không nhận được các phương tiện tăng cường, mà ngay từ ngày chiến đấu đầu tiên kẻ địch đã tiến hành những cuộc phản xung phong mãnh liệt bằng bộ binh và xe tăng, hơn nữa đó lại là những xe tăng hạng trung, thậm chí có nhiều xe tăng "Cọp” hạng nặng. Lập tức tôi phải quyết định sử dụng các tiểu đoàn pháo thuộc trung đoan pháo binh của sư đoàn đề tăng cường cho các tiểu đoàn bộ binh. Đó là vì pháo 45 mi-li-mét của pháo binh các tiểu đoàn và tiểu đoàn chống tăng độc lập khó chống chọi với lớp vỏ thép dày và pháo cỡ lớn của xe tăng địch. Mặc dầu chủ nhiệm pháo binh sư đoàn còn phàn nàn với cấp trên về tôi, nhưng tướng I.P. Rô-xlưi ủng hộ cách giải quyết của tôi. Tôi hiểu rằng phân tán lực lượng cụm pháo binh của sư đoàn là không lợi, song những khẩu pháo mạnh, hoạt động trong các đội hình chiến đấu tiểu đoàn bộ binh như một phương tiện tăng cường, đã đóng vai trò quyết định trong cuộc chiến đấu với xe tăng Đức. Cán bộ và chiến sĩ các khẩu đội và các đại đội pháo mau chóng hiểu rằng chính họ là mối đe dọa đáng sợ đối với bọn "Cọp”, vì thế họ đã chiến đấu anh dũng quên mình. Có thể nói không ngoa rằng, trong các cuộc chiến đấu giải phóng Ma-kê-ép-ca và Xta-li-nô, các tiểu đoàn pháo đã cứu sư đoàn khỏi bi xe tăng địch nghiền nát.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2017, 07:22:19 am »

     
        Trong điều kiện thiếu lực lượng tăng cường cần có của pháo binh, chúng tôi đã đặc biệt chú ý đến việc sử dụng đủng những đại đội súng cối của các tiểu đoàn và những đại đội súng cối của các trung đoàn. Các chiến sĩ súng cối nhanh chóng thích ứng với hoàn cảnh và qua mỗi trận đánh lại hoàn thiện thêm trình độ sử dụng hỏa lực mãnh liệt của mình để yểm trợ các đại đội và tiểu đoàn bộ binh.

        Một phương liện hỏa lực mạnh mẽ trong tay các cán bộ chỉ huy là cụm pháo binh của sư đoàn. Cụm này bao gồm một số tiểu đoàn pháo hạng trung. Các chiến sĩ pháo nhanh chóng nắm vững nghệ thuật chiến đấu, cơ động hỏa lực đúng hướng, xác định đường bắn chính xác. Những cuộc phản xung phong hết sức mãnh liệt của bộ binh và xe tăng địch thường xuyên bị hỏa lực mạnh mẽ của cụm pháo binh này chặn đứng.

        Một trong những tiến bộ lớn nhất của sư đoàn trong trận đánh này là sư hiệp đồng chặt chẽ với các chiến sĩ xe tăng của lữ đoàn xe tăng cận vệ 140. Các tiểu đoàn xe tăng của lữ đoàn gắn bó hữu cơ với các đội hình chiến đấu của bộ binh, hoạt động dũng cảm trên những đoạn quyết định của trận đánh. Chúng tôi thu được nhiều kinh nghiệm sử dụng xe tăng chi viện trực tiếp cho bộ binh trong các cuộc tiến công của sư đoàn, cũng như kinh nghiệm tổ chức những cuộc đo bộ bằng xe tăng. Những đòn đột kích như vậy vào sườn và phía sau bọn địch đang phản xung phong đã giúp sư đoàn đánh tan những cụm quân mạnh của địch hoặc đột nhập chớp nhoáng tung thâm phòng ngự của đích và đánh chiếm những cứ điểm quan trọng.

        Lần đầu tiên với tư cách sư đoàn trưởng, tôi được giải quyết trên thực tế những vấn đề hiệp đồng với lực lượng không quân của phương diện quân. Sự có mặt của đại diện bộ tư lệnh không quân ở sở chỉ huy của chung tôi đã bảo đảm mối liên hệ chiến dịch và việc điều động máy bay được nhanh chóng,. Không quân xuất hiện trên các đội hình chiến đẩu của sư đoàn đã động viên tinh thần chiến đấu của cán bộ và chiến sĩ rất nhiều. Các trung đoàn bộ binh càng thêm kiên quyết tiến lên sau những đợt ném bom và bắn phá của không quân.

        Cuộc tiến công ở Đôn-bát còn có đặc điểm là những trận đánh đêm được tiến hành liên tục như những trận đánh ngày. Và, mặc dù dải tiến công của sư đoàn đôi khi mở rộng đến 10 - 15 ki-lô-mét, các đơn vị bộ đội phải chiến đấu đêm không được thay thế, nhưng cuộc tiến công vẫn diễn ra suốt ngày đêm. Trong cuộc vận động liên tục theo dõi hỏa lực này, ý chí của chiến sĩ được tôi luyện, bản lĩnh chiến đấu của họ được hoàn thiện.

        Chiến sĩ và cán bộ sư đoàn 301 thu được những kinh nghiệm đầu tiên trong việc tiến công thành phố, chiến đấu trên đường phố. Trong kho kinh nghiệm này, quý nhất là hoạt động của sư đoàn khi tiến công những điểm dân cư lớn như Ma-kê-ép-ca và Xta-li-nô. Khi chuẩn bị chiến đấu, chúng tôi không xây dựng những đơn vị công kích riêng, mà chuẩn bị cho tất cả các đại đội, tiểu đoàn với những phương tiện tăng cường đều tham gia công kích. Đòn đột kích mạnh ban đầu của tất cả các lực lượng sẽ nhanh chóng đè bẹp tuyến phòng ngự ở ngoại ô thành phố, tạo ra những điều kiện thuận lợi đề tiếp tục tiêu diệt địch trong các ngôi nhà và các khu phố.

        Hành động chiến đấu của sư đoàn trong chiến dịch Đôn-bát đã trở thành đợt chiến đấu "đầu tiên” đối với toàn thể cán bộ và chiến sĩ sư đoàn - đối với những người trước đây đã từng tham gia chiến đấu, cũng như đối với những người lần đầu tiên được nếm mùi khói lửa chiến trường. Những trận đánh ở Đôn-bát là những trận rất gay go và ác liệt. Mọi người đều phải chịu đựng một gánh nặng khủng khiếp về tinh thần và thể xác. Đó là một cuộc thử thách lớn lao nhất đối với ý chí, lòng dũng cảm và bản lĩnh chiến đấu. Và cán bộ, chiến sĩ của sư đoàn chúng tôi đã vượt qua cuộc thử thách đó một cách vẻ vang.

        Họ là những người giải phóng Đôn-bát. Dưới những ngọn cờ chiến đấu mang hình Lê-nin vĩ đại, họ đã tiến lên giải phóng anh chị em mình, giải phóng những công dân của tổ quốc Xô-viết. Họ đã tiêu diệt một kẻ thù hung bạo và lập nên một chiến công vĩ đại.

        (hết phần chiến dịch giải phóng Đôn-bát)
   
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2017, 07:24:34 am »

         
TIẾN CÔNG Ở MIỀN NAM U-CRA-IN
TIẾN VẾ ĐƠ-NHI-ẾP

        Cuộc tiến công của quân đội Liên Xô bắt đầu hồi giữa tháng 7 năm 1943 trên hướng chiến lược trung tâm đang được mở rộng và ngày càng mạnh. Giữa tháng 9, cuộc tiến công đó đã được tiến hành trên một không gian rộng lớn từ Be-lô-ru-xi cho đến biển A-dốp. Như một dòng thác mạnh mẽ không gì ngăn nổi, cuộc tiến công đã đầy lùi toàn bộ hệ thống phòng ngự chiến lược của quân đội phát xít Đức ngàv càng xa về hướng tây, tới Đơ-nhi-ép.

        Ngay từ hồi nửa đầu tháng 8, Hít-le đã ra lệnh chuẩn bị một tuyến cơ bản mà hắn gọi là "Chiến lũy phương Đông” - trên các sông Đê-xna, Xô-giơ, Đơ-nhi-ép, Mô-lô-chơ-nai-a. Và bây giờ, sau bản mệnh lệnh ra ngày 15 tháng 9 về việc điều quân đến " Chiến lũy phương Đông”, hắn đã lừa bịp dân chúng và quân đội hắn bằng cách kêu gào trước toàn thế giới rằng "Sông Đơ-nhi-ép với những chỗ rộng 700 - 900 mét là một bức trường thành vững mạnh. Bờ bên phải là cả một chuỗi lô cốt liên tục. Đó là một pháo đài thiên nhiên bất khả xâm phạm. Thà bắt Đơ-nhi-ép chảy ngược lại, còn hơn để bọn Nga vượt được sông”1.

        Hai bên bờ sông Đơ-nhi-ép và Mô-lô-chơ-nai-a, chúng gấp rút dựng lên các công trình phòng ngư, xây dựng hệ thống chiến hào nhiều dải. Lực lượng dự bị gồm các sư đoàn đã bi đánh tan được tổ chức lại và điều đến đây. Bộ chỉ huy Đức hy vọng rất nhiều vào hệ thống phòng ngư "Chiến lũy phương Đông”. Chúng hy vọng giữ chắc được những mảnh đất màu mỡ ở U-cra-in hữu ngạn, vùng mỏ Cri-vô-rô-giơ- xcô - Ni-cô-pôn-xki, Crưm và các hải cảng ở Biển Đen. Nhằm mục đích đó, chúng đã xây dựng ở nhiều vùng bên tả ngạn Đơ-nhi-ép những công trình phòng ngự đầu cầu mạnh mẽ, lớn nhất là ở các vùng Crê-men-chu-ga, Da-pô-rô-gie và Ni-cô-pô-li-a.

        Trong dải tiến công của bộ đội phương diện quân Nam có một bộ phận phía nam của "Trục phương Đông” ở thảo nguyên Da-pô-rô- gie trên một tuyên ngắn nhất giữa khúc ngoặt của sông Đơ-nhi-ép và biển A-dốp, từ miền bờ thấp ở vùng Va-xi-li-ép-ca đến các sông Ca-ra- che-crắc, Chin-gun, Mô-lô-chơ-nai-a và hồ Mô-lô-chơ-nô-e. Ở đây, trên các cửa ngõ tiến về tuyến cơ bản, bọn Hít-le đã chuẩn bị những tuyến trung gian trên các sông Gai-chua và Côn-ca. Bọn Hít-le đã gọi "Tuyến phòng ngự Mê-li-tô-pôn” cơ bản bằng một cái tên rất kêu - "Tuyến Vô-tan ”, nghĩa là tuyến thần chiến tranh.

        Tuyến phòng ngư vững mạnh cùa căn cứ Mề-li-tô-pôn - Ca-khốp-xki cắt bình nguyên Da-pô-rô-gie từ bắc xuống nam đã được chuẩn bị từ hồi tháng 3. Bản thân các lưu vưc sông ở những nhánh phía tây của núi Pri-a-đốp-xki và chuỗi điểm cao liên tục dốc đứng suốt từ bắc xuống nam đã bảo đảm cho quân địch những điều kiện thuận lợi để tổ chức phòng ngự. Đến giữa tháng 9 thì hệ thống phòng ngư nhiều dải, nhiều chiến hào được xây dựng xong. Nhiều điểm dân cư được biến thành những điểm tựa. Vùng tiền duyên được bảo vệ bằng những hàng rào thép gai và những bãi mìn, Ngay từ khi những trận đánh ở Đôn-bát còn đang tiếp diễn, bộ chỉ huy Đức đã bắt đầu chuyển khỏi Crưm các sư đoàn không quân dã chiến 5 và bộ binh sơn chiến 101. Phần còn lại của các tập đoàn quân 6 và 17 của Đức được bổ sung và chốt giữ tuyến chuẩn bị ở các cửa ngõ tiến về "Tuyến Vô-tan” trên các sông Gai-chua và Côn-ca, địch đặt những lực lượng bảo vệ mạnh gồm nhiều sư đoàn bộ binh có xe tăng tăng cường. Nhiều lực lượng không quân lớn được điều đến tham gia bảo vệ tuyến phòng ngự mới. Quân lính nhận được lệnh của Hít-le: "Phải chiến đấu đến người lính cuối cùng đề giữ vững "Chiến lũy phương Đông” kề cả "Tuyến Vô-tan”!”.

        Sau dãy đồi Đô-nét với con sông Can-mi-út uốn khúc, nơi thành phố Xta-li-nô còn đang ngập khói vì những đám cháy, là thảo nguyên Đô-nét mênh mông và sau đó là thảo nguyên Da-pô-rô-gie. Cảnh thiên nhiên làm chúng tôi rất phấn khởi, nhưng chúng tôi cũng không quên rằng phía trước chúng tôi còn không ít trận chiến đấu. Trong tim chúng tôi sục sôi niềm căm hận bọn phát xít, đã gây cho chúng ta biết bao đau khổ.

        Sau khi giải phóng xong Đôn-bát, bộ đội phương diện quân Nam tiếp tục phát triển tiến công chớp nhoáng tới Đơ-nhi-ép. Hồi tưởng lại những ngày chiến đấu này; Nguyên soái Liên Xô A.N. Va-xi-lép-xki, đại diện Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao ở phương diện quân Nam, kể: " Điều quan trọng là không để cho bọn phát xít sổng thoát. Vấn đề bây giờ phụ thuộc vào những binh đoàn cơ động của chúng ta”2.

---------------------------------
       1. Cục lưu trữ Bộ Quốc phòng Liên Xô, kho 236, phiếu 315337, hồ sơ 1, tờ 149.

        2. A.N. Va-xi-lép xki, Sách đã~dẫn, tr. 344.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2017, 07:28:39 am »


        Theo quyết định của thượng tướng Ph.I. Tôn-bu-khin, tư lệnh phương diện quân Nam, cụm quân kỵ binh - cơ giới hóa của tướng N.Ia. Ki-ri-chen-cô gồm quân đoàn kỵ binh cận vệ 4 và quân đoàn cơ giới hóa cận vệ 4 được điều đến hướng Mê-Ii-tô-pôn. Sau khi giải phóng thành phố Giơ-đa-nốp, quân đoàn kỵ binh cận vệ sông Đông 5 và quân đoàn xe tăng cận vệ 11 tiến từ nam lên bắc đến hướng đột kích chính của phương diện quân Nam, đến dải của tập đoàn quân xung kích 5.

        Ngày 12 tháng 9, các sư đoàn bộ binh ở thê đội 1 của tập đoàn quân xung kích 5 trên đường tiến quân đã vượt sông Mồ-crưi-e Ia-lư bằng sức mạnh trên một chính diện rộng ở phía bắc và nam Xtác-kéc- men-chích (Xta-rô-ma-li-nốp-ca), và vừa đánh vu hồi những điểm tựa của địch, vừa phát triển tiến công đến sông Gai-chua.

        Sau khi bố trí lại lực lượng, sư đoàn chúng tôi được chuyển xuống thê đội 2 của quân đoàn. Trên đường tiến quân, chúng tôi chấn chỉnh lại đội ngũ sau những trận chiến đấu căng thẳng. Chúng tôi được bồ sung lực lượng, binh khí và kỹ thuật. Trong số những chiến sĩ mới có rất nhiều đoàn viên thanh niên Côm-xô-môn tình nguyện. Có mặt ở thê đội 2 là một hình thức nghĩ ngơi đặc biệt đối với chúng tôi sau những trận đánh liên tục chín ngày đêm trước đây.

        Kia là khối tiểu đoàn thông tin liên lạc. Trong đó có khá nhiều nữ thanh niên. Cùng các đồng đội nữ, Ma-ri-ạ Li-khô-gli-a-đô-va đang bước đi giữa khối tiểu đoàn đó. Trong trận chiến đấu với "Cọp” phát xít ở Ma-kê-ép-ca, cô đã được mệnh dành là "Sư tử”. Hôm nay cô vừa tròn mười tám tuổi. Mọi người đều chúc mừng người nữ anh hùng của chúng tôi.   

        Chiều 12 tháng 9, tôi được gọi lên ban tham mưu quân đoàn. Đại tá E.I. Si-kin thông báo cho tôi tình hình chung và truyền đạt đường vận động ngày hôm sau. Trên bản đồ tác chiến của tham mưu trường, tôi thấy : sư đoàn cận vệ 34 thuộc quân đoàn bộ binh 31 đã chiếm được các làng Pôn-táp-ca, Ma-li-nốp-ca và các điểm dân cư khác, còn sư đoàn bộ binh 320 đang chiến đấu để giải phóng Nô-vô-dơ-la-tô-pôn. Đường vận động của sư đoàn bộ binh 301 ngày 13 tháng 9 là: nông trường quốc doanh Tháng Mười, Xtác-kéc-men-chích, Oóc-lin-xcai-a, Vô-rô-si-lốp-ca (Liu-bi-mốp-ca).

        Thời gian "nghỉ ngơi” của chúng tôi rốt cuộc chẳng được bao lâu. Sáng 13 tháng 9, phòng tham mưu nhân được tin của đại đội trinh sát thuộc sư đoàn: "Ở Vô-rô-si-lốp-ca có địch”. Tôi quyết định dùng chi đội phái đi trước đột kích bọn Hít-le. Nhưng bọn địch ở đó chống cự rất ngoan cố. Phải triển khai sư đoàn thành đội hình chiến đấu. Giữa lúc đó, trên đầu chúng tôi xuất hiện một tốp máy bay ném bom địch chừng 15 - 20 chiếc. Trận ném bom của chúng chỉ làm chậm chứ không ngăn nồi bước tiến của các trung đoàn bộ binh đến tuyến xung phong đã định. Một trung đoàn cơ động chớp nhoáng từ chính diện, còn hai trung đoàn khác tiến vào hai sườn và phía sau. Kết quả là bọn Hít-le ở Vô-rô-si-lốp-ca đã bị bao vây và tiêu diệt1. Sở chỉ huy sư đoàn được bố trí ở đây.

        Bọn tù binh bị bắt trong trận này kể rằng chúng được lệnh phải kháng cự đến tên lính cuối cùng, nếu không sẽ bị xử bắn. Theo lời khai của bọn chúng thì cách đây không xa, về phía tây đã có sẵn một tuyến phòng ngự, ở đó tập trung những lực lượng lớn đề ngăn chặn quân đội Liên Xô. Chúng tôi đã truyền đạt lại lời khai của bọn tù binh trong báo cáo chiến đấu gửi cục tham mưu quân đoàn.

        Tối khuya, tướng I.P. Rô-xlưi gọi điện tới và thông báo rằng cụm cơ động của phương diện quân - gồm quân đoàn kỵ binh 5 và quân đoàn xe tăng 11 - đã vượt qua tuyến sông Mô-crưi-e Ia-lư và triển khai đội hình để tiến về hướng tây. Lưu vực sông Gai-chua được quy định là tuyến xung phong của cụm cơ động nhằm đột phá vào tung thâm chiến dịch. Bên phải sư đoàn chúng tôi, sư đoàn cận vệ 34 của quân đoàn bộ binh 31 đã tiến đến bờ đông sông Gaỉ-chua ở 

-------------------------------
        1. Sau chiến tranh, nhân dân đã dựng một đài kỷ niệm trên mộ chung của các chiến sĩ sư đoàn chúng tôi đã hy sinh trong trận đánh giải phóng Liu-bi- mốp-ca (Cục lưu trữ Bộ Quốc phòng Liên Xô, kho sư đoàn bộ binh 301, phiếu 492514, hồ sơ 1, tờ 7).
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM