Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 03:43:01 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mật danh AZET  (Đọc 21019 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #10 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2017, 10:34:17 pm »

7/CHUYỆN CỦA VỊ CHỈ HUY TRƯỞNG
Vừa chợp mắt thiu thiu ngủ, Thiếu tá Trịnh Toàn đã nghe tiếng kẻng báo thức. Ông choàng dậy, mặc quần dài rồi đi xuống dưới sân cùng tập thể dục với anh em cán bộ chiến sĩ. Ông đưa mắt nhìn quanh. Chính trị viên Song Hoa cũng đã đứng đầu hàng phía bên phải đang cùng anh em cán bộ chiến sĩ dàn hàng đội hình tập thể dục.

Đợi cho sĩ quan trực ban điều hành tập xong ba bài võ thể dục, Thiếu tá Trịnh Toàn đi nhanh về phía chính trị viên Song Hoa. Chính trị viên Song Hoa cũng nhận ra chỉ huy trưởng đang đi về phía mình. Ông đứng lại có ý chờ. Đến bên chính trị viên Song Hoa, Thiếu tá Trịnh Toàn nói nhỏ chỉ đủ để hai người nghe.
- Ăn sáng xong, anh đến phòng tôi. Tôi có việc muốn trao đổi với anh.

Nhìn nét mặt của chỉ huy trưởng, chính trị viên Song Hoa biết có chuyện quan trọng. Là con người thẳng thắn, bộc trực nên ông biết, chỉ huy trưởng nếu có việc quan trọng là rất khó giấu. Khi có những việc quan trọng, Trịnh Toàn thường mất ngủ. Chỉ nhìn vào hai mắt là Song Hoa có thể đoán được tối qua đã có việc gì xảy ra.
- Đêm qua anh lại không ngủ à?

- Vâng. Tôi không ngủ được. Tôi cũng đã định gọi điện mời anh sang phòng tôi ngay tối qua.

- Thế sao anh không gọi. Tối qua tôi cũng có ngủ được đâu.

- Thôi. Anh cứ đi ăn cùng với anh em xong rồi đến tôi cũng được. Tôi cũng phải ăn miếng gì lót bụng chứ tối qua thức khuya, không có gì đấm bụng bây giờ cũng đang xót ruột.

Nói đoạn, Thiếu tá Trịnh Toàn đi nhanh về phòng. Đứng nhìn theo dáng đi của chỉ huy trưởng, Song Hoa tự nhiên thấy nhói đau vùng ngực. Anh vươn tay lên cao, hít một hơi thật sâu rồi từ từ thở ra. Anh cứ làm như thế bốn năm lần nữa rồi thư thả đi về phòng nghỉ của mình.

Trưởng thành từ người lính, tham gia nhiều chiến dịch trong chiến tranh vệ quốc, lòng nhiệt tình cách mạng có thừa nhưng Trịnh Toàn lại quá nóng nẩy. Ở ông nhược điểm lớn nhất có lẽ là quá lo lắng công việc. Trách nhiệm với công việc là cần thiết của người lãnh đạo, chỉ huy nhưng nếu lúc nào cũng sôi lên sùng sục như nồi nước sôi thì có khi lại hỏng việc. Ở Trịnh Toàn khi có công có việc là chỉ muốn làm ngay, làm cho xong. Ông luôn ở hai thái cực của lòng tốt và sự kiên quyết. Chính trị viên Song Hoa biết, để công việc trôi chảy và có đủ độ chín, không ai khác, ông sẽ phải là người điều chỉnh.

Trước khi về nhận nhiệm vụ ở đơn vị, Chính uỷ Ban công an nhân dân vũ trang Trung ương cũng đã cho gọi ông lên phòng để trao đổi riêng. Chính uỷ cũng có nhắc nhở ông về việc phải điều chỉnh và giữ được mối quan hệ đoàn kết mật thiết giữa chỉ huy và chính trị. Ông thân mật bảo.
- Ban công an nhân dân vũ  trang Trung ương tin tưởng cậu nên mới đưa cậu về phụ trách chính trị ở đơn vị Yên Hưng. Trịnh Toàn là người có tài, năng nổ, nhiệt huyết nhưng tính tình rất nóng nảy. Là người chỉ huy nóng nảy là cần thiết nhưng nóng quá là hỏng việc đấy.

Ông cười nhỏ nhẹ
- Về làm cùng với Trịnh Toàn, bao giờ hai người cãi nhau nhớ gọi điện cho mình nhé.

Cũng trưởng thành từ người nông dân khoác áo lính, chính trị viên Song Hoa biết mình phải làm gì.  Muốn anh em cán bộ chiến sĩ làm việc tốt thì phải yêu thương anh em cán bộ chiến sĩ. Song Hoa vẫn nhớ đinh ninh lời Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng: Cán bộ là cái gốc của công việc. Công việc thành hay bại cũng đều do cán bộ mà ra. Trước khi chia tay chính uỷ về nhận nhiệm vụ, Song Hoa cũng đã hứa với chính uỷ sẽ xứng đáng niềm tin cậy của Ban công an vũ trang Trung ương giao cũng như niềm tin và tình cảm của chính uỷ gửi gắm.

Thấy Trịnh Toàn sáng ra đã nói với mình như thế, Song Hoa biết có chuyện quan trọng. Sống với nhau, công tác với nhau, thường xuyên bàn bạc trao đổi công việc nên với Trịnh Toàn, Song Hoa chỉ cần nghe giọng nói, chỉ cần quan sát nét mặt, thậm chí chỉ cần qua thái độ biểu đạt của giọng nói là đã có thể đoán định được mức độ quan trọng của câu chuyện mà hai người sắp nói với nhau.

Ngày đầu tiên, khi Song Hoa bước chân về đến đơn vị, vừa trông thấy nhau, Trịnh Toàn đã nói.
- Anh về đúng lúc lắm. Tôi đang đau đầu về chuyện đơn vị ở trên nhà Tròn đây. Nếu anh không mệt, ta ngồi trao đổi luôn.

Vừa chân ướt chân ráo về đến đơn vị, chưa nắm được tình hình chung cũng như đặc thù của từng đơn vị. Đơn vị nào yếu cái gì, mạnh cái gì, con người, công việc, chỉ huy, cán bộ, chiến sĩ ra sao. Ngay chuyện ăn ở sinh hoạt, tác phong, thái độ nhận thức của anh em cấp dưới như thế nào ông cũng chưa nắm được. Chuyện riêng tư, tâm tư nguyện vọng của cán bộ chiến sĩ cũng yêu cầu ông phải nắm chắc. Có nắm chắc thì ông mới có thể quản lý, giáo dục cho anh em được.

Biết là nếu có ngồi nghe cũng chỉ là ngồi nghe, nhưng nếu vừa về mà không ngồi lại khi được đề nghị thì cũng bất nhã. Chính trị viên Song Hoa nhún nhường.
- Vâng. Có chuyện gì  thế anh?

- Mấy thằng ở đơn vị nhà Tròn suốt ngày lên đòi đi vào Nam chiến đấu. Tôi nói mãi không được. Anh về rồi, xem có cách nào trị cho cánh này một trận mới được. Biết là trong chiến trường cần nhưng ai cũng cứ đòi đi thì ở ngoài này để cho chó nó trông coi à.

Mặc dù chưa có lấy một ngày công tác ở đơn vị nhưng Song Hoa biết. Tâm tư chung của tất cả anh em trong các đơn vị hiện nay là như thế. Từ ngày thành lập lực lượng đến nay, tâm tư của anh em cán bộ chiến sĩ vẫn còn những lăn tăn suy nghĩ. Chuyện lăn tăn này là đáng mừng chứ có gì quan trọng quá đâu mà lo. Cả nước đang sôi sục khí thế cách mạng. Các thế hệ thanh niên nô nức lên đường tham gia đi theo cách mạng. Ngay bản thân ông cũng đâu có muốn ở lại hậu phương như thế này. Nhưng vì nhiệm vụ của cách mạng giao, vì sự nghiệp chung nên ông phải chấp hành.

Để giảm hỏa trong người Trịnh Toàn, ông nhẹ nhàng.
- Vâng. Anh cứ để đấy rồi tôi sẽ trao đổi với anh em sau.

Chưa để ông nói hết câu, Trịnh Toàn đã sồn sồn.
- Anh nói thế thì chờ  đến bao giờ. Tụi này cứ gọi lên quạt cho chúng một trận. Suy bì với chả suy bì. Vớ vẩn. Lập trường giai cấp để đâu không biết.

Đã được Chính uỷ Ban công an nhân dân vũ trang Trung ương  nói cho biết trước nên Song Hoa không thấy bất ngờ nhưng thực bụng ông cũng thấy khó chịu. Làm gì thì làm nhưng cũng phải để ông có thời gian nắm bắt tâm tư nguyện vọng chung rồi mới làm. Biết thế nên Song Hoa điềm tĩnh nói nhỏ nhẹ để yên lòng Trịnh Toàn.
- Thôi được rồi. Anh để ngày mai tôi sẽ xuống đơn vị gặp gỡ mấy tay ngang ngạnh cho anh. Anh cứ yên tâm đi. Chuyện đó để tôi lo.

- Được rồi. Anh muốn làm gì thì anh làm nhưng anh mà không làm cứng là tụi này được thể lại càng làm quá lên là nát bét đơn vị đấy. Tôi là tôi cứ cho gọi lên, bắt viết kiểm điểm là im hết. Người cách mạng là phải nhận bất cứ nhiệm vụ gì và hoàn thành xuất sắc. Nghe tin có anh về nên tôi còn để lại chưa cho gọi lên đấy.

- Thôi được rồi. Anh cứ để chuyện này tôi lo.

Nói đoạn, Song Hoa cười vui vẻ.
- Anh định cho tôi ngủ ở đâu đây? Cho tôi rửa cái mặt đã chứ.

Hôm sau ông xuống, ngồi trao đổi với anh em cán bộ chiến sĩ, mọi việc lại đâu vào đấy.

Biết tính Trịnh Toàn, xuống bếp ăn vội lưng cơm, Song Hoa đi lên phòng chỉ huy trưởng.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #11 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2017, 10:37:32 pm »

8/BÍ MẬT NÚI BÁI
Sau khi đã xuống bản La Khê nắm lại tình hình và nghe người dân quanh vùng kể về câu chuyện thời gian gần đây xảy ra trên hang ma. Gặp gỡ các già làng để nghe các già làng nói cho hay về những gì già làng biết hang ma. Tự Kim và A Lò quyết định tìm đường lên tận hang ma xem thực tế.

Đứng từ xa nhìn lại, núi Bái trông như hình con trăn đang trườn mình săn mồi. Mỏm núi phía Đông trông chính diện không khác gì con rắn hổ mang chúa đang ngoác miệng, bành cổ cong lên trong tư thế mổ. Cú mổ quyết định tiêu diệt con mồi. Càng đến gần, núi Bái trông lại giống con voi nằm phủ phục, bái vọng về phía biển.

Theo truyền thuyết kể lại, vùng núi Bái ngày xưa nguyên là vùng đầm lầy. Đây là nơi sinh sống chủ yếu của các loài thân giáp. Trong đầm lầy có rất nhiều rắn và cá sấu. Vào một năm, trời làm hạn hán, cả khu đầm lầy khô nẻ, cây cối chết khô. Những người dân quanh vùng lúc đó còn có thể đi ra đầm lấy cây khô về làm củi. Vì đầm lầy khô hạn, không còn chỗ trú ẩn, các loài cũng theo nhau đi dần về phía biển. Duy lúc đó, có một ổ rắn chúa vừa mới nở. Vì mới sinh nên đàn rắn con không thể theo đàn ra đi nên con rắn chúa đành phải ở lại cùng các con chịu cảnh chết dần chết mòn. Khi sức đã tàn, lực đã kiệt vì nắng, nóng, hạn hán đói khát thì con rắn hổ mang chúa lại gặp cảnh một đàn quạ đi kiếm ăn trên các xác thối. Đàn quạ phát hiện thấy tổ rắn, tường là đã chết chúng sà xuống. Để bảo vệ đàn con, con rắn chúa cố vươn người lên lấy hết sức bảo vệ đàn con. Thấy con rắn quá to, quá hung dữ và nếu tấn công sẽ gặp nguy hiểm, bầy quạ bay đi tìm thức ăn trên các thân xác đã chết thối khác. Chính cái cố gắng cuối cùng bảo vệ đàn con của con rắn chúa đã vắt kiệt chút sức lực còn lại cuối cùng của nó. Con rắn chúa chết trong thế vươn cổ, bạnh mang. Năm tháng qua đi chỗ đất hình con rắn chúa gượng sức cứu đàn con của nó thành dãy núi chúa. Cái hang ma chính là miệng con rắn hổ mang chúa. Đầu nó vẫn hướng về phía bầy đàn kéo nhau xuôi biển.

Lại có chuyện khác kể  rằng, vùng núi Bái ngày xưa là cánh rừng rậm. Trong rừng có rất nhiều loài thú nói được tiếng người cùng chung sống. Năm đó các loài muông thú đang sống vui vẻ hạnh phúc, quây quần bên nhau thì có một bầy khỉ ở đâu kéo đến. Bầy khỉ đi đến đâu phá phách và trêu ghẹo, trộm cắp của cải tài sản của các loài muông thú khác chỗ đó. Hoa quả bầy khỉ hái ăn không hết ném đầy rừng. chúng còn kéo nhau vặt lá bẻ cành chất đầy mặt đất. Cây cối trơ trụi, đất trơ ra mặc cho mưa xối, nắng nung. Cả cánh rừng đang thanh bình bỗng chốc trở thành tiêu điều xơ xác có nguy cơ trở thành hoang mạc. Vì sự phá phách của bày khỉ mà đã có nhiều loài bỏ rừng ra đi tìm đến một vùng đất mới. Để bảo vệ cánh rừng, bảo vệ cho các loài khác đang chung sống, các loài muông thú trong khu núi Bái mở đại hội để bầu thủ lĩnh đứng lên đánh dẹp loài khỉ phá hoại. Trong tất cả các loài sinh sống trong vùng thì chỉ có voi là to hơn cả. Voi được cả bầy đàn các loài muông thú trong khu rừng bầu làm thủ lĩnh.

Vì voi cả tin vào cơ thể của mình nên không nghĩ bầy khỉ mới đến là những kẻ mưu mẹo và đầy gian giảo. Biết được các loài thú trong rừng đang tìm cách đánh đuổi giòng giống nhà khỉ ra khỏi cánh rừng, bầy khỉ đã đào sẵn một cái hố. Mới sáng sớm, khi sương còn chưa tan thì bầy khỉ đã đến khiêu khích tuyên chiến. Voi thủ lĩnh lao ra. Lũ khỉ vừa đánh trả vừa khiêu khích trêu chọc. Voi cứ một mình tả xung hữu đột giữa bầy khỉ. Vừa đánh, lũ khỉ vừa giả thua rút chạy về hướng cái hố đã đào sẵn. Chủ quan khinh địch, voi sa hai chân trước xuống hố. Đúng lúc đó, bầy khỉ kéo cả đàn cả đống đến tấn công. Lúc ấy, voi to lớn và hùng dũng đến đâu cũng đành bó tay chịu chết. Lũ khỉ thi nhau cắn vào đầu voi. Chiếc đầu to lớn của voi thủ lĩnh chẳng mấy chốc bị bọn khỉ đột cắt gọn. Khi nghe tiếng voi bị tấn công gầm lên, muôn loài chạy ra ứng cứu thì con voi thủ lĩnh của muông thú trong cánh rừng đã bị lũ khỉ tha mất cái đầu. Vì thương tiếc người thủ lĩnh, các loài thú đã khuôn đá về đắp mộ cho con voi thủ lĩnh. Núi Bái chính là ngôi mộ của con voi thủ lĩnh khi xưa. Hang ma chính là thân con voi mà qua năm tháng đã tạo nên. Tên núi Bái cũng có ý là lòng ngưỡng mộ của muôn loài muông thú nơi đây với voi thủ lĩnh. Và cũng chính vì thế mà hang ma trông có hình con voi phục. Núi Bái còn có tên là núi Voi Phục.

Những ngày trước cách mạng, cả khu rừng này thuộc đất nhà Phan Lềnh. Núi Bái cũng là đất nhà Phan Lềnh. Sau này, khi quân Pháp lên đây, vì rừng rậm và có nhiều loài thú độc nên bọn lính cũng chỉ dám đóng quân ở dưới chân núi, quẩn quanh nhà ông, nhà bố Phan Lềnh. Chỉ đến khi cô Lù treo cổ tự tử ở cửa hang. Cái miệng bành rộng của con hổ chúa khi xưa có tên hang ma bắt đầu từ đó. Và cho đến lúc đó, người làng mới dám bước lên khu rừng này. Nghe già làng kể cho nghe câu chuyện về sự tích hang ma, Tự Kim và A Lò quyết định lên núi Bái để khảo sát thực tế hang ma.

Men theo bìa rừng, Tự Kim và A Lò đi lên. Đặt từng bước chân lên lớp lá rụng, ngai ngái mùi ải mục. Thỉnh thoảng lại có tiếng đập cánh hoảng hốt của con chim bị đánh động bay lên. Tiếng trăn gió quăng mình trên cây rào rào. Những thân cây mốc rêu bám xanh từ gốc lên ngọn. Những cành tầm gửi rủ xủ xuê xuống la đà trên mặt đất. Hơi nước, hơi sương, hơi lá cây mục hoang hoải.

Ngồi nghỉ bên hốc đá, Tự Kim đưa ống tay quyệt mồ hôi. Tự Kim đưa mắt nhìn A Lò. A Lò hai tay ôm khẩu súng CKC trong lòng, mắt nhìn lên tán lá.

Đan xen giữa các thân cây, những tấm mạng nhện nhằng nhịt, to như cái nong cái nia. Nằm giữa mỗi tấm mạng nhện đó, những con nhện to như ngón chân cái, đen trùi trũi. Mỗi khi có cơn gió nhẹ thổi qua, những tấm lưới được chúng dệt lại phập phồng, phập phồng. 
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #12 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2017, 10:47:24 pm »

9/MÓC NỐI
Phan Lềnh ngồi trên đỉnh Con Cóc đưa mắt nhìn.

Phan Lềnh tiếc một thời mà  cha mẹ và Phan Lềnh đã sống. Cả khu đất rừng nhìn hết tầm mắt này trước đây là của nhà Phan Lềnh. Những ngày mà mọi người chỉ cần nghe tên Phan Lềnh đã phải cúc cung tận tụy phục vụ. Phan Lềnh đã vào lọt được đúng như kế hoạch của cấp trên. Nhiệm vụ của Phan Lềnh bây giờ là làm sao móc nối, xây dựng được một hệ thống giúp việc. Nếu cứ theo những gì Phan Lềnh được huấn luyện và đào tạo thì những người Phan Lềnh nhắm đến đầu tiên phải là người nhà, bạn bè và có họ hàng thân thích. Nghĩ là thế nhưng Phan Lềnh vẫn sợ thời gian làm cho con người ta thay lòng đổi dạ. Ở đời Phan Lềnh cũng đã được chứng kiến qua nhiều chuyện như thế rồi. Người đời vẫn cứ bảo: Khuyển mã tri tình. Phan Lềnh nghĩ. Ấy là người xưa nói thế thôi, chứ chỉ cần đổi chủ là một thời gian sau con chó cũng sẽ sẵn sàng cắn xé chủ cũ nếu chủ mới ra lệnh, con ngựa cũng sẽ không còn nghe lệnh của chủ cũ. Phan Lềnh biết, xét cho đến cùng thì cũng chỉ vì miếng ăn mà ra cả. Sự trung thành hay phản bội cũng bắt nguồn từ miếng ăn, cái áo mặc. Loài thú còn thế thì với Phan Lềnh, con người còn đáng sợ hơn. Muốn móc nối, sử dụng được Phan Lềnh phải kiểm tra và thử thách. Nhưng kiểm tra như thế nào, móc nối lại ra sao thì Phan Lềnh còn chưa biết phải làm từ đâu và bắt đầu từ chỗ nào.

Phan Lềnh tiếc cuộc sống một thời và cũng không thể nào quên được cái chết của bố. Phan Lềnh quyết đòi lại sự công bằng. Cứ mỗi khi nghĩ đến bố là lòng Phan Lềnh lại sôi lên. Phan Lềnh đã tự nhủ lòng mình. Phan Lềnh phải báo thù được cho bố, phải lấy lại được mảnh đất mà cha ông đã có. Phan Lềnh nhớ đến những chiều lão Tảng đưa Phan Lềnh vào rừng. Nhớ lão Tảng đưa vào rừng săn thú. Tất cả mọi cái sống trên vùng đất này là của nhà Phan Lềnh. Kể cả mấy đứa con gái dưới bản. Nếu Phan Lềnh thích là Phan Lềnh có thể bắt về làm vợ bất cứ lúc nào. Có một lần, theo bố đi cúng. Trên đường đi, bố Phan Lềnh lấy tay khoát một đường ngang mặt. Bố bảo với Phan Lềnh rằng, tất cả sẽ là của Phan Lềnh. Sau này với cơ ngơi tài sản này, Phan Lềnh sẽ được làm vua ở xứ Yên Hưng. Mảnh đất Yên Hưng sẽ là của dòng họ nhà Phan Lềnh.

Phan Lềnh không thể nghĩ  được chuyến trở lại của Phan Lềnh lại thuận chiều xuôi gió như thế này. Phan Lềnh nhớ lắm. Nhớ không thể quên được hình ảnh bố Phan Lềnh thắt cổ tự tử ở trên chiếc xà nhà của gia đình.

Không nghĩ đến thì thôi, mỗi khi nghĩ đến lòng Phan Lềnh lại như có lửa đốt. Phan Lềnh căm thù tất cả. Lúc nào trong lòng Phan Lềnh cũng chỉ ngùn ngụt ngọn lửa vì đâu mà nhà Phan Lềnh nên nông nỗi này? Vì đâu mà bố Phan Lềnh phải thắt cổ mà chết? Phan Lềnh muốn tìm lại mảnh đất này để giết chúng nó trả thù cho bố. Lòng nghĩ thế nhưng có lúc Phan Lềnh đã tự hỏi xem vì sao lại có chuỵên xảy ra như thế. Có phải vì bố Phan Lềnh đã làm những chuyện như những gì mà lão Mai và lão Dung nói không? Lòng Phan Lềnh rối như tơ vò.
                                                               
                                                                      ......................................................

Đang ngủ, Phan Lềnh nghe có tiếng gọi.
- Cậu ơi! Cậu ơi! Ông cho tìm cậu.

Phan Lềnh nằm nghe như tiếng lão Tảng. Kệ. Phan Lềnh cứ nằm ườn ra. Tiếng gọi mỗi lúc dồn dập hơn. Tiếng gọi như thúc vào tai. Đạp cửa cái rầm. Phan Lềnh bước ra cửa thì không ai khác đúng là lão Tảng thật. Lão đang đứng khép nép bên cửa, hai tay giấu vào đầu gối, lưng còng còng, cái cổ cúi xuống. Thân xác lão to như con bê che chắn hết cả một chỗ.
- Có việc gì mà  gọi lắm thế.

- Dạ. Ông cho gọi cậu  ạ.

- Có việc gì?

- Dạ. Con không biết.

- Nói tao đang ngủ.

- Dạ. Ông bảo phải gọi cậu dậy và bảo cậu phải lên ngay. Ông chờ.

- Cứ về phòng ông đi rồi tao lên.

- Dạ.

Nói xong Phan Lềnh lại chui vào phòng nằm ngủ. Lão Tảng vẫn hai tay giấu giữa hai đầu gối, đầu cúi xuống, đứng chờ. Lão Tảng đợi một lúc lâu vẫn không thấy Lềnh ra, lại cất tiếng gọi.
- Cậu ơi. Cậu dậy đi. Ông cho tìm cậu.

Lần này bước ra, nét mặt Phan Lềnh khó đăm đăm. Rõ ghét. Trông cái mặt lão Tảng, Phan Lềnh chỉ muốn đấm cho mấy nhát. Bực vì đang ngủ bị đánh thức dậy nhưng Phan Lềnh biết tính bố. Ông ấy đã cho gọi mà không đến thì chết đòn.

Lệt sệt theo chân lão Tảng đi lên. Vừa đi Phan Lềnh vừa lủng bủng nói thầm trong miệng. Nhìn cái dáng của lão Tảng cun cút đi phía trước, Phan Lềnh thấy ngứa mắt quá. Phan Lềnh đi nhanh lên đuổi kịp lão Tảng. Như tiện chân, Phan Lềnh giơ chân đá vào đít lão Tảng. Bị đá bất ngờ, lão Tảng giật mình nhìn cậu chủ.
- Mày đi như thế chả hoá ra mày là người dẫn đường cho tao à. Tao có mù đâu mà không biết đường.

- Dạ. Con mời cậu đi trước. Con xin cậu tha tội.

Bước vượt lên, Phan Lềnh hinh hích cười. Phan Lềnh thấy đá lão Tảng phí. Phan Lềnh có đánh vậy chứ đánh nữa thì lão Tảng cũng chả dám hở miệng than trách một câu. Bỗng dưng, Phan Lềnh thấy thương cho lão Tảng. Sống như lão Tảng cũng chán, cũng buồn và thật nhục. Một lão to lớn như voi mà phải sợ một người nhỏ bé như Phan Lềnh. Tất nhiên là Phan Lềnh không thể hiểu được vì sao lão Tảng phải như thế. Phan Lềnh cũng không cần hiểu làm gì. Phan Lềnh chỉ thấy được người khác cung phụng là thích.

Vừa thấy Phan Lềnh vào cửa, cụ Chu đã hỏi.
- Sao tao bảo mày lên mà  bây giờ mới thấy mặt.

Phan Lềnh không nói gì, đưa mắt nhìn quanh. Cụ Chu đang ngồi với bốn năm người khác. Những người này Phan Lềnh chả lạ gì. Lão tóc dài cuốn khăn xếp là ông chánh tổng của làng Bái. Người có đôi mắt kèm nhèm như gián rấm là lão hương của làng Đục. Còn người nhỏ loắt quắt có cái tai như tai chuột là ông tuần làng Nòm. Người ngồi xếp bằng, tay dài như tay vượn là cụ bá của làng Khê. Mấy người này thường tụ tập ở nhà Phan Lềnh để chơi tổ tôm.
- Bố đang chơi gọi con lên có việc gì?

- Thế tao không có việc, không cho gọi mày lên được à?

Lão Chu nghe con nói thế, nét mặt nổi đỏ rần rật. Ở đời này lão chưa biết sợ ai. Ngay mấy ông quan tây, súng ống đầy mình, đi đâu cũng có lính kè kè bên cạnh mà còn phải sợ lão, chịu lão. Hổ không ăn thịt con chứ nếu không lão đã xé xác thằng ôn dịch này ra cho hả giận.
- Tao cho gọi mày lên để chia bài cho các cụ.

- Tôi không chia bài. Các  ông thích chơi thì chia lấy mà chơi.

Vừa nghe con nói thế, lão ném bộ bài xuống chiếu, mắt gườm gườm nhìn Phan Lềnh. Lão Chu ngoái đầu ra ngoài hỏi lại.
- Mày vừa nói cái gì? Mày có  giỏi nói lại cho tao nghe lại xem?

Dứt lời, lão Chu lấy cả  cái bát uống nước ném thẳng vào người Phan Lềnh. Lão Tảng lao đến, hứng trọn cả cái bát vào ngực. Lấy hai tay ôm ngực, lão Tảng quỳ vội xuống chắp hai tay vái lão Chu. Miệng lão Tảng rên rỉ.
- Thưa cụ. Cậu con vừa ngủ dậy nên chưa kịp ăn. Cụ bỏ quá cho để cậu con ăn xong rồi lại hầu các cụ.
                                                                 
                                                                      ......................................................

Nhớ lại chuyện cũ, Phan Lềnh nghĩ người mà Phan Lềnh phải móc nối, xây dựng cơ sở sẽ là lão Tảng. Dẫu sao thì Phan Lềnh và lão Tảng cũng đã có một thời gắn bó chủ tớ với nhau. Lão Tảng như con ma xó, chỗ nào ở đây lão cũng biết. Chỉ qua lão Tảng, Phan Lềnh mới có cơ hội tìm lại được những người mà Phan Lềnh có ý định xây dựng. Từ lão Tảng, Phan Lềnh sẽ móc nối lại qua các mối quan hệ cũ. Con người tâm tính như lá cây. Cuộc đời đã dậy cho Phan Lềnh biết sự thật về con người mà cái giá Phan Lềnh phải trả. Phan Lềnh không bao giờ có thể quên chuyện của mấy thằng chỉ huy ở trung tâm huấn luyện. Nghề nghiệp của Phan Lềnh chỉ có một niềm tin duy nhất, đó là chính bản thân mình. Và thậm chí phải có những khi, ngay bản thân mình cũng cần phải nghi ngờ. Niềm tin sẽ cho người ta đến nhanh cái chết. Chỉ có sự nghi ngờ mới cho người ta sự tồn tại. Bạn bè, người thân ba ngày gặp lại còn cần phải xem xét và nghi ngờ. Đằng này, Phan Lềnh đã đi không đặt chân về mảnh đất này gần sáu năm rồi, từ cái ngày Phan Lềnh chứng kiến cảnh người cha của Phan Lềnh treo cổ ở gian giữa ngôi nhà. Sự ra đi và quyết chí báo thù như đám lửa ngày đêm cứ âm ỉ cháy đốt lòng Phan Lềnh. Những ngày trong trại huấn luyện, những đêm một mình nhớ lại một thời xa xưa của đời ông cha nhà Phan Lềnh, những lời giáo huấn về sự trả thù của chế độ luôn thúc dục Phan Lềnh trở về. Và Phan Lềnh đã về.

Đặt chân lên mảnh đất cũ, Phan Lềnh càng nóng lòng được báo thù. Mặc dù bước đầu một mình phải lo toan và tính toán, phải chui rúc như con cú con cáo, mấy lần suýt sa vào tay bọn công an nhưng ngọn lửa báo thù trong lòng Phan Lềnh không nguội lạnh. Phan Lềnh càng thấy nó lớn lên từng ngày, từng giờ. Dẫu nóng ruột vì công việc tiến triển quá chậm nhưng Phan Lềnh biết, thời gian chính là lực lượng, là sức mạnh. Biết chờ đợi, biết chịu đựng, biết chấp nhận cũng là tiền đề cho sự thắng lợi.  Đồng tiền có thể mua được tất cả. Lợi ích cá nhân luôn và mãi sẽ là thước đo cho sự trung thành. Sự trung thành đó là vì sự tồn tại của mỗi cá nhân.

Ngồi tính toán các bước sắp tới. Nhớ đến lão Tảng, Phan Lềnh ngửa mặt lên trời cười. Tiếng cười thoảng đi như gió. Rồi Phan Lềnh lủng bủng chửi. Tiếng chửi cũng chỉ văng ra đến cuống họng rồi giắt lại đó, không buột ra khỏi miệng.
- Mẹ cha cái lão Tảng. Không biết lão còn ở làng không? Hay là lão lại chết dí ở đâu rồi? Lão như con chó đực. Thấy chó cái là cuống lên rồi bám theo mà mất mặt.

Chửi thế nhưng Phan Lềnh biết. Lúc này chỗ dựa duy nhất của Phan Lềnh là lão Tảng. Phan Lềnh ngồi lim dim mắt tính cách bắt gặp, chắp nối lại với lão Tảng.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Bảy, 2017, 11:05:53 pm gửi bởi bodoibienphong » Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #13 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2017, 11:28:13 pm »

10/CUỘC HỘI Ý CHỚP NHOÁNG
Để đỡ phải đi lại mất thời gian, khi đi xuống bếp ăn sáng, Song Hoa mang cuốn sổ tay công tác đi theo. Xuống bếp ăn vội ăn vàng mấy củ khoai luộc tiêu chuẩn bữa sáng, Song Hoa chỉ kịp lấy cái tăm rồi đi thẳng vào phòng Trịnh Toàn.

Bước chân vào đến phòng Trịnh Toàn. Song Hoa đã thấy Trịnh Toàn có ý ngồi chờ bên chiếc bàn làm việc. Nhìn chiếc bàn làm việc của Trịnh Toàn mà lòng Song Hoa ái ngại. Chiếc bàn đã cũ đến mức không thể cũ hơn. Bốn chân bàn mọt ăn ruỗng, nham nhở, lở loét. Một vài chỗ đã bung cả ra, lớp vỏ gỗ bên ngoài bị mọt ăn mỏng như tờ giấy, phật phờ, phật phờ bay mỗi khi có cơn gió vô tình thổi qua.

Trong những năm đầu thành lập lực lượng, khó khăn chồng chất khó khăn. Nào xây dựng lực lượng, nào củng cố tư tưởng, rồi xây dựng lập đồn dựng trạm. Không đụng đến thì thôi, hễ đụng đến đâu là cả núi công việc đến đó. Lực lượng khó khăn nên trang thiết bị phục vụ cho công tác của người cán bộ cũng còn tạm bợ và thiếu thốn. Cũng may, đội ngũ cán bộ, chiến sĩ hiểu và tư tưởng tốt nên khó khăn là thế vẫn không có ai kêu ca, lời ra tiếng vào hay than vãn gì cả. Song Hoa biết, đó cũng chính là sự cảm thông của đội ngũ cán bộ chiến sĩ đối với các ông, những người làm chỉ huy mà không có lời nào diễn tả được.

Tay vừa rót nước chè xanh từ chiếc ấm tích cậu công vụ mới pha ra mời, Trịnh Toàn nêu ý kiến ngay. Vẫn cái giọng ầm ầm như sấm, như bão.
- Công việc nhiều quá. Thôi anh thông cảm. Vừa uống nước ta vừa trao đổi luôn.

Ở với nhau, cộng tác cùng nhau đã được ba bốn năm, anh còn lạ gì. Cũng vì công việc cả mà những người lính mới gặp nhau ở đây. Mỗi người mỗi nơi, nếu không vì sự nghiệp cách mạng thì ai nấy một nơi, chắc gì đã biết nhau. Vì công việc chung mà gặp nhau, ở cùng nhau và làm việc cùng nhau cũng là cái mừng. Hiểu nhau rồi mà còn khách sáo quá. Song Hoa định nói nhưng rồi nghĩ đi nghĩ lại, lại thôi.
- Có việc gì mà  cần kíp thế anh?

- Tôi vừa nhận được tối qua điện của Ban Công an Trung ương gửi xuống. Do tình hình cách mạng có những chuyển biến mới. Khả năng tới, các lực lượng chống đối sẽ tập trung vào hoạt động phá hoại cách mạng với các hình thức khác. Có nhiều khả năng địch sẽ tung các toán hoạt động gián điệp, biệt kích vào miền Bắc để làm nhiệm vụ móc nối, xây dựng cơ sở để thu thập thông tin tình báo kết hợp với phá hoại các mục tiêu kinh tế, chính trị để gây thanh thế, làm mất niềm tin trong nhân dân, từ đó làm mất ổn định chính trị trong xã hội. Ban Công an Trung ương điện xuống nhắc nhở các đơn vị xây dựng kế hoạch tác chiến, sẵn sàng đánh trả các hoạt động trên.

Việc các đối tượng phản cách mạng lợi dụng vào thời điểm đất nước vừa mới giành lại được hoà bình để tăng cường các hoạt động chống phá như gây bạo loạn, cài cắm người chui sâu vào bộ máy nhà nước, nổ mìn đánh phá các mục tiêu quan trọng như kinh tế, chính trị không còn là những dự báo mà đã là vấn đề nóng của cách mạng cần tập trung giải quyết. Những nơi quan trọng như nhà máy, xí nghiệp, công sở làm việc, cầu cống sẽ là mục tiêu đầu tiên mà các lực lượng chống phá chọn làm mục tiêu phá hoại. Việc bọn phản động lợi dụng trong lúc cách mạng còn gặp nhiều khó khăn để đánh phá, gây tiếng vang, gây mất niềm tin, tạo sự nghi ngờ trong nhân dân là tất yếu. Nhưng chúng là ai, là những người nào? Danh tính của các đối tượng thì không chỉ có thể cảm nhận bằng cảm tính mà phải bằng lý trí và sự kiên trì, năng lực nắm bắt tổng hợp tình hình, sàng lọc đối tượng, gạn đục khơi trong để có kết luận chính xác.

Song Hoa nhớ lắm. Hình ảnh Bác Hồ đến dự hôm làm lễ thành lập lực lượng công an nhân dân vũ trang. Sau khi nói chuyện với cán bộ chiến sĩ toàn lực lượng, Bác còn làm thơ tặng có ý nhắc nhở và cũng là phương châm, nguyên tắc cho hoạt động của toàn lực lượng.

         Đoàn kết cảnh giác

         Liêm chính kiệm cần

         Hoàn thành nhiệm vụ

         Khắc phục khó khăn

         Dũng cảm trước địch

         Vì nước quên thân

         Trung thành với Đảng

         Tận tuỵ với dân.

Lời thơ của Người mộc mạc nhưng thật chí lý chí tình.

Mới đây, trong hội nghị quán triệt nghị quyết, Đảng uỷ Ban Công an Trung ương cũng đã nhấn mạnh việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống các loại tội phạm, trong đó, đồng chí chính uỷ lực lượng cũng nhắc nhiều đến việc các đơn vị cơ sở trên các tuyến biên giới cần tập trung xây dựng kế hoạch chống gián điệp, biệt kích và các loại tội phạm mới.

Theo phân tích và chủ  trương của lực lượng, đối tượng xâm nhập vào miền Bắc sẽ là các đối tượng phản động, có nợ máu với cách mạng. Một loại đối tượng nữa mà kẻ địch có thể lợi dụng đó là những người bỏ vào vào Nam những năm 1954 khi chúng phao tin chúa chạy vào Nam. Đây là những người dân lương thiện, nhưng bị địch lợi dụng lòng tin vào chúa mà kích động gây chia rẽ đoàn kết dân tộc. Một đối tượng nữa mà kẻ địch có thể tung vào miền Bắc là những đối tượng theo con đường ngoại giao. Và đối tượng cuối cùng có thể xảy ra là bọn tề nguỵ, lính tinh nhuệ được chủ thầy đào tạo huấn luyện để xâm nhập vào miền Bắc.

Trong số các đối trên, Đảng ủy ban Công an Trung ương cũng nhấn mạnh đến đối tượng có thâm thù với cách mạng. Đối tượng này có thể trong gia đình có người đi theo giặc đã bị các lực lượng an ninh thời chín năm trừng trị. Cũng có thể là những người đã có những tham gia trong hoạt động cách mạng nhưng vì gia đình chịu những thiệt thòi, sai lầm từ trong cải cách nên đem lòng báo thù. Từ chỗ là người của các mạng đã quay súng trở thành kẻ phản bội lại lợi ích của dân tộc, của đất nước, đang tâm làm tay sai cho giặc. Trong tất cả các loại đối tượng thì đây là đối tượng nguy hiểm nhất. Thực chất đối tượng này có lý luận, đã nắm vững các chủ trương và nghiệp vụ của ta, biết đặc điểm của các dân tộc, biết phong tục tập quán, có sẵn cơ sở và có mối quan hệ rất gần gũi và thân mật với người dân nơi địa bàn chúng trở lại hoạt động. Trong số những người dân của địa bàn chúng quay lại hoạt động có nhiều người mang ơn đối tượng. Vì thế, khi đối tượng này trở lại, rất dễ được người dân bao bọc và tin tưởng nghe theo. Đây chính là những đối tượng như con rắn nằm trong tay áo. Chúng biết thu mình song cũng sẵn sàng tấn công để tiêu diệt ta khi có sơ hở chủ quan.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #14 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2017, 11:41:52 pm »

Trong khi quán triệt đồng chí chính uỷ cũng đã nói rõ hướng xâm nhập. Dù là đối tượng nào thì hướng xâm nhập cũng đều xuất phát từ đường bộ, đường không và đường biển. Lực lượng công an nhân dân vũ trang là người lính gác cửa của đất nước, sẽ là lực lượng đầu tiên giáp mặt với các đối tượng này. Địa bàn các đối tượng này hoạt động sẽ chủ yếu là rừng núi để dễ lẩn trốn và ẩn nấp khi bị phát hiện. Khi đã vào được sâu trong nội địa thì các đối tượng xâm nhập sẽ tìm cách móc nối với các đối tượng do phòng nhì của Pháp còn cài cắm lại hoặc sẽ móc nối với người thân để củng cố và xây dựng mạng lưới mới. Gia đình, bạn bè, người thân sẽ là mục tiêu đầu tiên mà các đối tượng này nhắm tới. Đồng chí chính uỷ cũng nhắc nhở cấp uỷ các đơn vị quan tâm đến xây dựng đơn vị vì đây là giai đoạn mà lực lượng mới được thành lập. Khó khăn còn nhiều, kinh nghiệm công tác còn hạn chế, nghiệp vụ chưa được chuyên sâu, đời sống cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn. Đội ngũ cán bộ chiến sĩ nhiệt tình cách mạng song cơ bản còn quá trẻ, dễ bốc đồng, thái quá. Chính từ những tồn tại đó sẽ là nơi cho các đối tượng xâm nhập lợi dụng để thực hiện hoạt động chống phá cách mạng.

Cầm bức điện mật của Ban chỉ huy Công an nhân dân vũ trang Trung ương gửi cho Ban công an nhân dân vũ trang các tỉnh về việc có một đối tượng được đánh trở lại có mật danh ARET. Theo nhận định thì đối tượng có nhiều khả năng xâm nhập vào miền Bắc theo tuyến biển trong khu vực Đông Bắc. Vậy đối tượng này sẽ xâm nhập bằng phương tiện gì? Thời điểm xâm nhập? Địa bàn đổ bộ xâm nhập? Âm mưu thủ đoạn xâm nhập? Phương tiện mang theo khi xâm nhập? Có biết bao nhiêu câu hỏi mà đang chờ phải giải quyết và trả lời. Thời gian không chờ đợi. Công việc không chờ đợi. Bắt đầu từ đâu? Bắt đầu như thế nào? Những ai sẽ trực tiếp tham gia lực lượng trong tổ công tác?

Nhìn chỉ huy trưởng Trịnh Toàn thỉnh thoảng lại lấy hai tay bóp bóp hai bên thái dương, những nếp nhăn sớm trên trán hằn rõ những đường nếp. Hai hốc mắt thâm quầng vì mất ngủ. Để trấn tĩnh và cũng là cách để tìm ra phương pháp xây dựng kế hoạch chính xác, chặt chẽ, kéo Trịnh Toàn ra khỏi những lo lắng, Song Hoa nhấp chén nước, nói nhẹ nhàng.
- Có lẽ tôi cho triệu tập họp đảng uỷ bất thường để lấy ý kiến của nhiều người. Tình hình như thế này là yêu cầu công việc gấp gáp lắm rồi. Anh thấy sao?


Vẫn hai tay bóp bóp hai bên thái dương, Trịnh Toàn không trả lời ngay. Dường như Trịnh Toàn muốn kiểm tra lại những suy nghĩ của mình lần cuối cùng phương án tác chiến. Sau một quãng im lặng, Trịnh Toàn hạ giọng nói như nói thầm.
- Tôi cũng nghĩ có khi phải làm theo cách của anh thôi.

- Anh cứ nghĩ cho kỹ  thêm. Tôi cũng sẽ nghĩ thêm. Có gì tối tôi và anh ta lại ngồi lại với nhau một chút nữa. Bao giờ tôi và anh thống nhất thì lúc đó sẽ thông báo cho các đồng chí trong cấp uỷ cũng chưa muộn.

Như tạm thời tìm được lối thoát đối với công việc, Trịnh Toàn đứng lên đi lại phía tủ cá nhân. Anh lấy ra một nậm đựng rượu. Rót ra hai chiếc chén mắt trâu men mầu nâu nâu.
- Mấy hôm trước, tôi về qua nhà, mụ vợ có dúi cho nậm rượu. Rượu nhà nấu. Anh uống với tôi chén nhé. Rượu vợ tôi nấu đấy. Uống chút cho thông máu.

Cầm chén rượu Trịnh Toàn đưa, Song Hoa chợt nhớ vợ và con đến nao lòng. Đã lâu quá rồi, hơn năm nay vì công việc cuốn đi mà Song Hoa chưa có dịp ghé về thăm nhà. Người phụ nữ có chồng đi công tác xa thật khổ, nhất là với những người lính như các anh, năm tháng biền biệt, ngay nỗi nhớ cũng chỉ thoáng qua, bất chợt.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #15 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2017, 12:51:26 am »

11/CHIẾC BƠI CHÈO VÔ CHỦ
Sắp xếp được các tập hồ sơ vào tủ, Trịnh Toàn đứng lên vươn vai định xuống sân chơi mấy séc bóng bàn. Đã lâu rồi ông không có thời gian để chơi bóng bàn nữa. Hôm qua khi vừa đi kiểm tra các đơn vị triển khai kế hoạch tác chiến mới từ mấy huyện về qua sân, thấy ông, mấy anh em cảnh vệ mời vào chơi mấy séc bóng. Đến khi cầm vợt, cắt mấy đường bóng ông mới thấy cổ tay đã cứng, đường cắt bóng cũng đã không còn chặt, mắt cũng không còn tinh và khả năng phán đoán đường bóng cũng đã xuống. Thế mới hay, cái gì không ôn luyện thường xuyên thì sớm hay muộn cũng kém. Các cụ ngày xưa dạy: Văn ôn võ luyện chẳng sai chút nào.

Cởi áo mắc lên chiếc móc tự làm bằng thanh gỗ đóng tạm trên đầu giường. Quay ra đến cửa, chiếc điện thoại lại réo lên. Trịnh Toàn tay vẫn còn cầm chiếc vợt, quay lại bàn, nhấc máy.
- Tôi Trịnh Toàn nghe đây.

Tiếng nói bên kia đầu dây của trưởng ban trinh sát gấp gáp.
- Báo cáo thủ trưởng. Theo nguồn tin từ cơ sở ở làng Vàng báo về. Một ngư dân ở làng Vàng vừa nhặt được chiếc bơi chèo lạ trôi trên biển.

- Các cậu đã cho xác minh nguồn tin chưa?

- Dạ. Chưa. Chúng em tưởng…

- Tại sao lại chưa? Tưởng cái con khỉ. Đưa ngay trinh sát xuống xác minh. Làm xong báo cáo tôi ngay. Sáng mai phải có báo cáo. Rõ chưa?

Định dập máy thì Trịnh Toàn nghĩ thế nào đó hạ giọng nói nhỏ nhẹ.
- Thôi. Cho anh em trinh sát xuống làng Vàng ngay nhé. Thu thập được gì cứ điện về cho tôi ngay. Bất kể lúc nào. Nửa đêm cũng nhớ phải báo cáo đấy.

- Rõ. Thưa thủ trưởng.

- Thưa gửi cái gì. Cho trinh sát làm ngay đi nhé. Tôi chờ tin các cậu đấy.

Cúp máy, Trịnh Toàn đặt chiếc vợt lên mặt bàn rồi ngồi xuống. Với tay nhấc máy anh định quay gọi trao đổi với chính trị viên Song Hoa. Thế này là thế nào? Đảng uỷ đã có nghị quyết, chương trình công tác, kế hoạch công tác đã triển khai học tập quán triệt. Chẳng lẽ việc học tập quán triệt không thấm, không ngấm vào tư tưởng của anh em. Hay là việc học tập quán triệt chưa rõ, chưa cụ thể về những vấn đề sắp tới? Tính chủ quan hay là sự non kém về ý thức nghiệp vụ? Do công việc củng cố xây dựng quá nhiều mà anh em chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nghị quyết đưa ra.

Với tay nhấc máy điện thoại. Trịnh Toàn định điện trao đổi với chính trị viên Song Hoa song nghĩ thế nào lại thôi. Đặt máy xuống. Trịnh Toàn với tay lấy chiếc áo, khoác vào rồi ra đóng cửa. Trịnh Toàn không muốn có ai quấy rầy mình vào lúc này.

Chuyện trên hang ma lại có  ma xuất hiện. Một số gia đình ở mấy bản xung quanh chân núi đã bỏ nhà chuyển đi nơi khác. Tình hình xã hội và an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội trên địa bàn có nhiều chiều hướng diễn biến phức tạp. Trịnh Toàn đã điện hỏi ban chỉ huy đồn Yên Hồng ba bốn ngày nay mà vẫn chưa nhận được thông tin trả lời hay báo cáo gửi về. Tình hình chưa nắm được nguyên nhân, chưa làm rõ được mục đích và chưa có giải pháp cụ thể thì khó lòng mà khắc phục được. Trịnh Toàn có nghe báo cáo là Tự Kim và A Lò đã xuống các bản nắm tình hình nhưng sao mà lâu thế. Trịnh Toàn định để qua ngày hôm nay mà chưa có báo cáo của đồn Yên Hồng ông sẽ cho triệu đồn trưởng Trần Minh Hồng về trực tiếp báo cáo và cũng phải quát cho cậu này một trận. Làm ăn kiểu dung dăng dung dẻ thế này có mà bốc ruốc. Trịnh Toàn rất bực nhưng ông cố nén lại để chờ tình hình thực tế như thế nào.

Chuyện hang ma có ma làm người dân bất ổn trong sinh hoạt chưa giải quyết xong thì lại có báo cáo vào thứ bẩy tuần trước, bộ phận trinh sát vô tình phát hiện được sóng lạ qua việc dò sóng đài phát thanh phát hiện ra. Khoảng thời gian diễn ra là rất ngắn, rất nhanh và không có âm thanh vì phát trùng vào chương trình thời sự của đài tiếng nói. Lúc đầu anh em chỉ tưởng là sóng phát thanh bị nhiễu nên chưa chú ý. Đến ngày hôm qua, cũng đúng vào thứ bẩy, cũng thời gian phát sóng chương trình thời sự của đài tiếng nói anh em lại thấy có tín hiệu sóng nhiễu. Việc có tín hiệu sóng lạ ấy là do thời tiết, do chất lượng của đài thu thanh hay là do cái gì? Chuyện này cũng đã làm Trịnh Toàn rất bực mình. Chuyện như thế mà anh em chỉ nghĩ đơn giản nên đã không báo cáo với ông. Chỉ đến khi thấy anh em xì xào bàn tán, biết chuyện Trịnh Toàn hỏi anh em mới báo cáo.

Các chuyện chưa xong thì bây giờ lại có chuyện ngư dân làng Vàng nhặt được chiếc bơi chèo lạ trôi trên biển. Chiếc bơi chèo loại gì, chất lượng gỗ làm bơi chèo, dài ngắn ra làm sao? Có dấu vết gì để lại trên bơi chèo không? Việc hang ma có ma trở lại. Việc phát hiện có tín hiệu sóng lạ chèn vào sóng phát thanh. Chuyện nhặt được chiếc bơi chèo trôi trên biển. Tất cả là như thế nào? Có liên quan đến điện mật báo kẻ mang mật danh AZET hay không? Nếu từ núi Bái, bản La Khê gần khu vực hang ma xuống đến biển, nơi ngư dân làng Vàng nhặt được chiếc bơi chèo đi bộ cũng phải mất trọn ngày đường?

Trịnh Toàn nhấc máy điện cho cơ quan văn thư, quản lý hồ sơ mang lên cho anh tập danh sách các đối tượng trong diện quản lý sưu tra trên địa bàn. Trịnh Toàn hy vọng mong manh tìm ra được chút dây liên lạc hay thông tin nào đó từ chuyện này. Biết đâu, thời gian đã qua vẫn chưa đủ để cho mỗi con người tu tỉnh, tìm ra cho mình một lẽ sống mới.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #16 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2017, 01:17:28 pm »

12/NGƯỜI BẠN CŨ
Chiều muộn, một vài ba chiếc thuyền câu đã rời bến. Phía cuối trời, những đám mây vàng ệch như nghệ.

Theo dân gian truyền lại, những ngày nào mà phía chân trời có nhưng áng mây vàng như nghệ, tối đến trời mù sương là những ngày của cá đi ăn đàn. Nếu ai tốt số, gặp đàn cá như thế, nếu có gọi cả làng chài đến đánh bắt cũng không hết. Cũng vì thế mà các thuyền đã rời bến đi ra khơi. Mấy hôm nay trời mù sương. Theo kinh nghiệm của ngư dân, những ngày mù trời thế này là biển rất nhiều cá. Trời mù đến mức, sáng ra, Trịnh Toàn phải đóng cửa sổ phía quay ra biển. Mấy chiếc thuyền còn nằm trên bến dập dềnh dập dềnh theo sóng. Theo Trịnh Toàn, kiếp ngư dân có lẽ là kiếp khổ nhất. Trịnh Toàn không thể hiểu được từ bao giờ con người đã xuống biển để tìm kế sinh nhai. Trong lịch sử của loài người chưa có nhà khoa học nào nghiên cứu hay viết sách về quá trình hình thành của làng chài ven biển. Nếu con người có quá trình hình thành, tiến hoá từ loài khỉ thì cuộc sống bước đầu không thể là nơi biển cả. Ở với biển cả, nắng, nóng, sóng, gió, bão mà con người luôn phải đối mặt. Muốn tồn tại ở biển, con người cũng không thể sống đơn lẻ. Sống ở biển cả là phải sống theo tập thể, lối sống bầy đàn. Sự sống và cái chết luôn rình rập bên mình.

Trịnh Toàn nghĩ, có lẽ  đã từ lâu lắm rồi, khi loài người còn sinh sống bằng cách bám theo dọc các con sông để sống. Thời gian qua đi, con người nhiều lên, sự phân chia lãnh thổ cát cứ và tranh giành quyền lực cùng sự sống đã làm cho con người cứ lân theo dòng chảy của các con suối con sông mà lần ra biển cả. Lúc đầu có khi chỉ là những sợi dây đan vào nhau làm tấm lưới, hoặc cái cành cây vót nhọn đầu làm cái lao xiên cá, cái tay tre buộc vào đầu sợi dây buộc túm chút mồi làm chiếc cần câu. Cứ thế con người trải qua năm tháng làm quen dần với biển.

Thả mình thư thả đi trên bãi cát. Những con sóng xô vào bờ rồi lại theo nhau đẩy ra xa. Những hạt cát mịn màng lười biếng nằm thườn thượt nô đùa cùng sóng nước. Sát bên bờ cát, mấy chiếc thuyền câu xô ra rồi lại trồi vào. Chiếc dây neo cũng khi chùng khi căng. Bất giác Trịnh Toàn mỉm cười một mình.

Nhìn dây neo khi chùng khi căng Trịnh Toàn cười một mình vì ông chợt nhớ đến cái triết lý sống ở đời. Cái dây buộc mà  vấn chặt quá rồi cũng đứt, buộc lỏng quá rồi cũng hỏng. Chùng quá cũng khó mà tồn tại. Căng quá có khi lại đứt. Biết khi nào chùng khi nào căng đây? Cái thuyền câu dập dềnh kia không thể theo sóng mà ra xa song cũng không thể thoát được cảnh bám mé bờ có lẽ cũng vì cái dây khi chùng khi căng kia chăng? Trịnh Toàn đứng nhìn mấy chiếc thuyền câu nghĩ ngợi.

Chọn một chiếc thuyền câu ven bờ Trịnh Toàn bước lên. Ngồi trong lòng thuyền đang hì hụi xâu lại tay lưới là người đàn ông để trần, da đen sạm, mái tóc cắt cua. Bộ râu quai nón chưa cạo mờ mờ xanh. Các cơ bắp nổi u nổi cục như dây thừng dây chão. Chỉ ngẩng lên nhìn Trịnh Toàn một thoáng rất nhanh, người đàn ông lại cúi xuống với công việc.
- Chào thủ trưởng.

- Tôi có làm thủ trưởng đâu mà chào tôi thế.

Người đàn ông vẫn không ngẩng lên, miệng trả lời.

- Làng chài này ai mà không biết ông là Trịnh Toàn. Chỉ huy trưởng của ban công an nhân dân vũ trang. Chắc chiều nay thủ trưởng lại có việc nên mới xuống làng chài thăm thú thế này?

Vì không nhìn trực diện  được khuôn mặt người nói chuyện, Trịnh Toàn không thể nào đoán tuổi. Người sông nước thường già trước tuổi. Nếu chỉ nhìn bên ngoài mà phán đoán tuổi tác của người đối diện với mình khi nói chuyện thì thường rất dễ bị sai. Một thoáng khó chịu vì thái độ của người chủ thuyền nhưng rồi cũng rất nhanh Trịnh Toàn nhận ra suy nghĩ ấy là không phải. Người đàn ông này đang chuẩn bị gấp để đi biển nên việc Trịnh Toàn đến lúc này cũng đã là một sự phiền toái cho người tiếp chuyện. Như để kiểm tra lại một chút khả năng trí nhớ của mình, Trịnh Toàn không trả lời ngay. Trịnh Toàn có cảm giác đã nghe giọng người này ở đâu đó. Giọng nói rất nặng, khi nói có tiếng gió rít bên trong cuống họng. Cái lối nói chuỵên không nhìn trực diện vào người mình đang giao tiếp thường là những con người có rất nhiều tính toán và thường khôn ngoan. Trông mặt bắt hình dong nhưng không để cho nhìn mặt có nghĩa là con người này muốn giấu điều gì đó hoặc giả là người không muốn giao tiếp, một con người kín đáo. Với những người như thế này, lượng thông tin thường rất ít nhưng độ xác thực của thông tin thu được lại rất cao.

Nhìn kỹ lại người đàn ông đang tiếp chuyện, Trịnh Toàn quyết định gợi thêm vài ba câu chuyện khác để củng cố thông tin vừa chợt loé lên theo trí nhớ và sự phán đoán. Trịnh Toàn đưa ra câu hỏi mà như không hỏi.
- Anh làm có một mình thôi  à. Vợ đâu? Anh đang định đi câu hay đi lưới đấy?

Vẫn giữ nguyên thế ngồi, người đàn ông trả lời mà cũng không ra trả lời. Sự trả lời đã ở ngay trong câu hỏi.
- Thủ trưởng biết rồi còn hỏi.

Để chủ động trong giao tiếp, Trịnh Toàn vịn hai tay vào be thuyền rồi nhún chân nhẩy vào trong lòng thuyền. Trịnh Toàn ngồi xuống khung ngang phía trước, đối diện với đối tượng. Đưa tay cầm tấm lưới lên tay, Trịnh Toàn rỡ các đám lưới bị rối. Anh nhặt các que củi nhỏ hay rều rác còn vướng trên tay lưới. Thấy đôi ba chỗ lưới bị rách, như tiện tay, Trịnh Toàn với tay cầm chiếc ghim đang đặt cạnh người đàn ông ngồi phía trước. Trịnh Toàn thắt mối rồi vá lại các chỗ lưới bị rách. Bàn tay Trịnh Toàn luồn ghim, thắt mối thoăn thoắt. Nhìn bàn tay Trịnh Toàn vá lưới. Tất cả các hành động của Trịnh Toàn, người đàn ông không bỏ sót một chi tiết nào. Ngay từ bước chân khi Trịnh Toàn bước lên thuyền và chủ động gỡ lưới. Để cho Trịnh Toàn vá xong mấy mắt lưới rách. Người đàn ông lên tiếng.
- Thủ trưởng vẫn còn nhớ công việc của làng chài nhỉ. Tôi tưởng thủ trưởng đi làm cán bộ, làm cách mạng, làm to rồi thì thủ trưởng đã quên hết rồi chứ?
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #17 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2017, 01:23:48 pm »

 Nói xong, người đàn ông trễ chiếc nón che gần kín cả khuân mặt ra khỏi đầu. Ngồi trước mặt Trịnh Toàn không ai khác mà chính là người bạn thuở nhỏ thường ăn chung củ khoai nướng, củ sắn luộc ngày Trịnh Toàn còn ở quê.

Dường như để cho Trịnh Toàn có đủ thời gian nhớ lại những ký ức một thời. Người đàn ông bỏ tay lưới xuống sàn, nhìn Trịnh Toàn cười.
- Thủ trưởng đã nhận ra ai chưa?

Gần như nhao người về phía trước, Trịnh Toàn xô lại ôm chặt người đàn ông trong tay
- Trần Kiên.

Trịnh Toàn ôm riết, ghì  chặt lấy Trần Kiên trong vòng tay. Trần Kiên cũng vui ra mặt, lấy tay đập đập lên lưng Trịnh Toàn.
- Tôi tưởng ông bây giờ đang làm trong Nam hay ở đâu chứ. Sao lại sống ở đây thế này?

Nhìn sâu vào mắt bạn, Trần Kiên nói giọng chỉ đủ hai người nghe.
- Ngày đó cả gia đình phải bỏ làng quê mà đi. Những tưởng cuộc sống sẽ khấm khá hơn. Ai ngờ. Kiếp khổ vẫn hoàn khổ.

Nói đoạn, Trần Kiên dừng lại như cố nén những cảm xúc của một thời lam lũ đang ùa đến. Thu gọn lưới lại, Trần Kiên nắm tay Trịnh Toàn kéo xuống ngồi cùng trên thanh ngang con thuyền. Cả hai nhìn về phía xa. Nơi một thời mà họ đã sống.

Bỗng Trịnh Toàn buông tay vá  lưới. Cuối chiếc thuyền, dắt sát bên be cạnh mạn phải con thuyền là chiếc bơi chèo rất khác. Những chiếc bơi chèo của người dân địa phương thường được làm bằng gỗ cây xoan. Phía mũi chiếc bơi chèo người ta hay cắt thẳng. Chỗ tay cầm, khúc gỗ nắm thường dài. Trên thân bơi chèo, người ta thường tạo sống vì thế trông bơi chèo giống sống lưng con trâu, hơi gồ lên để tạo độ cứng khi quạt nước. Còn chiếc bơi chèo dắt bên mạn của be thuyền mũi bơi chèo lại hơi vuốt nhọn. Tay nắm bơi chèo không có gióng ngang để nắm. Thân bơi chèo không có sống chạy gồ lên. Màu gỗ của chiếc bơi chèo không phải màu của loại gỗ xoan.

Trịnh Toàn đã định buông tay lưới đứng lên nhưng rồi thôi. Nếu Trịnh Toàn hỏi ngay hay lại xem ngay sẽ là điều không hay, một sự bất nhã. Coi như không có chuyện gì. Trịnh Toàn vẫn vừa vá lưới vừa hỏi chuyện.
- Anh dạo này làm ăn có  được không?

- Vẫn thế thôi. Người ta thế nào thì tôi thế ấy. Trần Kiên thủng thẳng đáp.

- Anh có hay đi đánh bắt xa không?

- Có một thân một mình, đi xa không được. Muốn đi xa phải có bạn. Mà  dạo này sóng gió nhiều lắm.

Rồi như nhận ra có  điều gì trong câu hỏi của Trịnh Toàn. Trần Kiên hỏi lại.
- Có chuyện gì sao?

Nghe Trần Kiên hỏi lại. Trịnh Toàn giật mình, nghĩ. Thằng cha này vẫn khôn quá. Ngày xưa, lúc mấy đứa chơi đánh trận giả, phe nào có Trần Kiên là cầm chắc thắng. Trần Kiên ngày  đó luôn là đứa nghĩ ra những mưu mẹo mà  phe đối phương thường bị bất ngờ. Có nhiều khi, Trịnh Toàn có cảm giác Trần Kiên đọc được cả suy nghĩ của người khác. Không những chỉ là người mưu trí, thông minh mà Trần Kiên cũng là người rất dũng cảm và liều lĩnh.
- Không có chuyện gì  đâu. Chẳng qua là thấy anh có cái bơi chèo kiểu mới quá. Nghĩ là anh đi làm xa nên học được được cách làm ăn mới của người thiên hạ thôi.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #18 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2017, 01:28:14 pm »

13/KẺ BỎ QUÊ
Trần Kiên và Trịnh Toàn cùng sinh ra ở làng. Ngày mẹ Trịnh Toàn đẻ rơi ông ở ngoài đồng thì bà mẹ Trần Kiên cũng đẻ rơi ông ở bến sông của làng. Mặc dù gia đình Trần Kiên làm nghề sông nước nhưng cuộc sống của gia đình cũng gần như là người của làng. Quanh năm suốt tháng, gia đình nhà Trần Kiên chỉ chài lưới trên khúc sông Sứ chạy qua làng của Trịnh Toàn. Người trong làng đã quen với tiếng gõ mạn thả lưới lanh canh của nhà Trần Kiên mỗi đêm. Nhiều khi, đêm hôm khuya khoắt, vào mùa cá đẻ, người làng vẫn nghe rõ cả tiếng lanh canh của chiếc thuyền nan đi đánh cá của nhà Trần Kiên. Cuộc sống của gia đình nhà Trần Kiên trở thành một phần của làng Trịnh Toàn từ bao giờ ông cũng không biết nữa.

Tuy hai gia đình, kẻ trên bờ người dưới sông nhưng mọi trò chơi của bọn trẻ trong làng luôn có mặt của Trần Kiên. Vào mỗi chiều, khi cưỡi nhong nhong trên lưng con trâu mộng, Trịnh Toàn thường có ý đưa Trần Kiên lên ngồi cùng trên lưng trâu. Khi cả lũ lùa trâu xuống sông tắm, cả lũ í ới chơi trò đánh trận giả hay thả vịt ra bắt phe nào cũng muốn có Trần Kiên. Hôm nào Trần Kiên phải theo gia đình đi đánh cá ở khúc sông xa, đứa nào cũng nhớ và hôm đó, cả lũ chỉ thả trâu xong là lùa về chuồng ngay. Trong các trò chơi sông nước, không có Trần Kiên bọn trẻ thấy mất vui.

Rồi năm đó, nắng lắm, nắng nóng như có người mang lửa mà đổ xuống đồng. Cả cánh Cựa Gà, Quai Xanh cây lúa đang lên mơn mởn mà cháy khô. Nếu có ai cầm vào cây lúa, thân cây đã nát vụn ra thành tro. Cái đói rình rập tận cửa mỗi nhà. Nhà Trịnh Toàn cũng chịu chung cái cảnh của làng của nước. Mẹ Trịnh Toàn cứ vào các ngày chợ phiên mồng một, mồng ba, mồng năm, mồng bẩy, cứ năm giờ sáng đã lại đòn gánh trên vai le te đi lên mãi chợ Tây để mua gánh khoai về. Bà phải đi chợ sớm để mua chứ đi muộn, chợ vãn thì có tiền cũng không thể nào mua được. Mua tranh bán cướp để giành cái sống. Không những thế, nhà Trịnh Toàn chỉ làm độc một nghề nông, đồng tiền có được là nhờ bán khóm tre, bụi mây, quả chuối mà có. Đồng tiền không dư dật nên bà càng phải đi sớm để tranh thủ mua được hàng.

Khoai mua về, cả nhà  cặm cụi cạo vỏ rồi thái vát như đồng xu đợi nắng đem ra phơi. Gặp nắng, những miếng khoai cong lên trông như những chiếc bánh đa vừa nướng. Những chiếc bánh đa mẩu khoai nướng này sau khi đã phơi đủ nắng được mẹ cho vào trong chiếc chum có ủ lá chuối khô. Đến bữa, bà lại lấy ra đem nấu lên cho cả nhà. Mặc dù chỉ là bữa cơm khoai nhưng mỗi người cũng chỉ được lưng lưng bát thì nồi cũng đã vét sạch. Những ngày đó là những ngày Trịnh Toàn lúc nào cũng thấy đói cồn cào gan ruột. Ăn khoai nhiều nên nóng bụng. Để cho đỡ nóng bụng, bốn mặt bờ ao cũng được mẹ đem thả rau muống nước. Ăn độn rau muống nước với khoai cho bụng đỡ cồn cào.

Dẫu bữa cơm chỉ có khoai khô cũng vẫn không thể lo cho sáu bẩy miệng ăn. Ngay ba sào vườn của nhà Trịnh Toàn cũng chỉ trồng duy nhất giống cây dong riềng. Những cây dong riềng có lẽ là loài dễ sống nhất. Đất cằn đến đâu cây cũng lên. Đất nghèo đến đâu cây cũng cho củ. Cây thương người nên cây cũng tự biết làm cho không còn sâu, bị hỏng. Chỉ từ ngày cấy mầm cây xuống đất. Đất gì thì cũng ba tháng là có thể khai thác để lấy làm thức ăn.

Trong khi cả làng, cả  nước cái đói làm cho đến rã thân, rã tay, cả ngày đi đâu làm gì người làng cũng chỉ nghĩ đến cái ăn. Có mấy cụ đồ nho, Trịnh Toàn vẫn thấy ra đường miệng ngậm tăm. Nhìn bước chân của các cụ thư thả, nhẩn nha, chậm chạp như đếm từng bước một. Trịnh Toàn nghĩ trong bụng, chắc nhà các cụ không phải chịu cái cảnh đói đến mờ con mắt như nhà mình. Không nghĩ, không nhớ đến thì thôi. Mỗi khi gặp cảnh các cụ ngậm tăm đi trên đường, Trịnh Toàn lại thấy đói, bụng sôi lục bục, cái đói réo ong óc trong ruột. Những lúc đó, chỉ nhớ đến củ khoai, củ ráy, củ dong riềng mẹ luộc, vùi đống tro bếp, giấu kỹ mà chỉ có mẹ mới biết để sáng sáng, trưa trưa, tối tối phát cho mỗi người một củ. Ngọn khoai, ngọn sắn cũng vãn. Mấy rãnh khoai trồng trong vườn nhà hầu như nhánh nào cũng bị cấu ngọn. Anh em Trịnh Toàn đi hái rau khoai đến mức ngọn rau còn không kịp nẩy mầm.

Cũng trong khi cả làng chỉ  lo chạy đói thì người làng cũng không còn thấy tiếng lanh canh, lanh canh sáng sáng của nhà chài bên bến sông. Khi no đủ, khi vui vẻ, khi cái đói không là nỗi lo canh cánh trong đầu thì mọi âm thanh của cuộc sống, mọi vui buồn của con người cũng dễ trở nên thân thuộc và là một điểm nhấn, điểm để cho người ta thấy vui, thấy hạnh phúc. Còn khi đói, tất cả, dù đó là khúc hát trong đêm hội, thậm chí giải yếm lưng xanh của mấy nhà trò trong gánh hát làng Đông vẫn thường là nơi hò hẹn, nơi tụ tập của đàn ông đàn bà, phụ nữ trẻ em, là cái nằm trong giấc mơ của mấy anh thanh niên thì cũng trở nên vô vị và vô nghĩa. Nó trở thành thứ kệch cỡm nhất của cuộc đời.

Nhà Trần Kiên bỏ đi  đâu không ai biết. Thi thoảng cũng có người nhắc  đến khi tối tối mấy ông mấy bà sang nhà  Trịnh Toàn uống nước thì cũng có rắng đến. Nhất là mấy bác cao niên, mấy cụ cao tuổi. Sau tuần nước chè xanh mà mẹ hãm trong chiếc dành tích, chiếc điếu bát sôi lên lọc ọc, mấy bác ngồi chép miệng rắng đến.
-Không biết cái nhà chài đi đâu lâu nay mà không thấy về bến.

-Đói kém thế này. Người ta cũng phải đi tìm nơi sống chứ. Mảnh đất làng mình cứ bám đây mãi làm sao mà sống.

-Nghe đâu nhà nó ra biển rồi theo con nước chạy vào Nam rồi.

- Không phải. Nhà nó nghèo quá. Thằng bố nó đưa cả nhà đi miền ngược rồi.

Thôi thì mỗi người một  ý, mỗi người một câu, song tựu trung không ai biết là nhà Trần Kiên bỏ con sông làng, bến sông quê đi đâu không ai biết.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
bodoibienphong
Thành viên
*
Bài viết: 828



« Trả lời #19 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2017, 01:35:38 pm »

14/ĐÊM TRẮNG
Sau khi chia tay Trần Kiên  ở bến về, Trịnh Toàn không sao ngủ được. Trịnh Toàn ra ngoài bàn, với tay lấy gói chè Thanh Hương mới  được cậu công vụ sáng nay mang đến theo tiêu chuẩn. Bao nhiêu năm rồi Trịnh Toàn đã không gặp lại Trần Kiên. Người Hán có câu: Một ngày không gặp còn bạn. Ba ngày không gặp phải xem lại bạn. Tất nhiên người Trung Quốc nói có lý của họ. Trong cuộc sống mưu sinh, vì miếng cơm manh áo, không phải không có những chuyện đau lòng xảy ra. Trịnh Toàn biết. Một số đối tượng nguyên trước đây cũng là người tốt nhưng có lẽ do một lý do nào đấy, vì cuộc sống khó khăn, vì có sự bất hòa trong cuộc sống, thậm chí có khi chỉ là sự kích động, xúi dục của ai đó mà trở thành kẻ làm tay sai cho người khác. Khi tay đã nhúng chàm thì nếu có nhận ra sai sót, có muốn sửa chữa, thay đổi cũng rất khó. Họ bị ràng buộc, bị khống chế. Trần Kiên dù là bạn với Trịnh Toàn từ nhỏ nhưng những tháng năm qua, Trần Kiên đi đâu, làm gì Trịnh Toàn không biết. Trịnh Toàn cũng không thể ngờ lại gặp lại Trần Kiên trong hoàn cảnh như thế này.

Có tiếng gõ cửa dè  dặt bên ngoài. Trịnh Toàn không đưa mắt nhìn ra. Cầm chén nước trên tay, ông xoay xoay trước mặt, vẫn ngồi tại chỗ nói vọng ra
- Vào  đi.

Cánh cửa hé mở. Cậu công vụ thập thò ngoài cửa.
- Báo cáo thủ trưởng. Có  hai đồng chí A Lò và Tự Kim muốn gặp thủ trưởng.

- Hai đồng chí đó về  từ bao giờ? Tại sao bây giờ mới báo?

- Hai đồng chí đó về  chiều nay. Lúc đó thủ trưởng đi vắng. Em đã đưa hai đồng chí đó ra nhà khách nghỉ để chờ ý kiến của thủ trưởng.

Đặt chén nước xuống bàn, Trịnh Toàn nhìn cậu chiến sĩ công vụ.
- Ra gọi hai đồng chí đó vào đây cho tôi gặp.

- Báo cáo rõ.

Cậu công vụ vội vàng quay gót. Trịnh Toàn xúc ấm rồi trở lại ghế. Trịnh Toàn không làm sao thoát ra được chuyện chiều nay. Trịnh Toàn không biết được đây là sự trùng lặp ngẫu nhiên hay là sự vô tình trong đời mà ông gặp lại. Phải chăng đây cũng là cái duyên ở đời mà để cho ông gặp lại Trần Kiên.

Thực ra, không phải Trịnh Toàn không biết về gia cảnh của nhà Trần Kiên ngày đó. Có điều, khi câu chuyện xảy ra thì Trịnh Toàn không đủ khả năng để đánh giá nhận xét những vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Nhận thức là cả quá trình. Quá trình nhận thức lại phụ thuộc vào khả năng của mỗi người. Người thông minh thì khả năng nhận thức nhanh. Người khả năng nhận thức chậm thì quá trình nhận thức được bản chất của vấn đề sẽ chậm. Cái ngày đó, đứng thậm thò bậu cửa nghe các cụ nói chuyện về gia đình nhà Trần Kiên, Trịnh Toàn đâu dám có ý kiến. Mặc dù ngày đó Trịnh Toàn nghe các cụ nói chỉ thấy nó không đúng với những gì mà Trịnh Toàn nhìn thấy, nghe thấy mà thôi.

Cái hôm Trịnh Toàn nấp nghe chuyện các cụ thì thào về gia đình Trần Kiên. Nghe các cụ nói, Trịnh Toàn thấy rất lạ. Trước ngày mà cả gia đình Trần Kiên đưa cả nhà rời khúc sông chảy qua làng đi đâu thì chính cái chiều hôm đó Trịnh Toàn đi chăn trâu về qua bến sông đã được chứng kiến cảnh người làng quây trên bờ dưới sông la mắng chửi rủa nhà Trần Kiên. Sau khi đưa trâu về chuồng, Trịnh Toàn chạy trở lại bến sông, nơi mọi người bu đen bu đỏ đang xỉa xói vào ngôi nhà thuyền của gia đình Trần Kiên. Trịnh Toàn không nhìn thấy Trần Kiên đâu mà chỉ nhìn thấy bố Trần Kiên, cởi trần ngồi ở trong khoang nhà thuyền, đầu gục xuống như người mắc lỗi bị đòn chịu trận. Khi mà người làng chửi cổ đã khàn, giọng đã lạc, có đôi ba người ngồi bệt bên bậc lên xuống bến thở hổn hển, khi đó Trịnh Toàn mới thấy bố Trần Kiên đi ra. Ông đứng trên mui thuyền, nhìn mọi người một thoáng rồi nhìn xuống giọng nói lí nhí, đầy hờn tủi và xấu hổ.
- Tôi biết tôi là kẻ  ăn cắp, đáng phải tội chết. Tôi không dám đổ lỗi vì sao nhưng tôi cũng xin làng rộng lòng tha thứ. Vì  sự sống của đứa con tôi mà tôi đã làm như thế. Từ nay tôi xin không bao giờ như  thế và sẽ không để mọi người trong làng nhìn thấy tôi ở đây nữa. Tôi chỉ xin làng thứ lỗi cho tôi những gì tôi đã làm.

Khi bố Trần Kiên nói xong, ông không chui vào căn nhà  thuyền mà cứ đứng trên mui nghe người làng rỉa rói. Chiếc áo nâu bạc ông mặc bị rách phía  đường cạp gấu phơ phất bay. Người ông còng xuống, mấy miếng vải rách che qua đầu gối. Ông cứ đứng lòng khòng, mặt cúi gằm lặng im nghe người làng mắng chửi. Cả nhà ông núp trong căn nhà thuyền không một động cựa. Con chó vàng vẫn thường theo Trần Kiên cùng nhóm trẻ trong làng đi ra đồng đào hang săn bắt chuột ngó đầu lên trên sạp, thỉnh thoảng lại sủa lên đôi ba tiếng. Tiếng sủa của nó cũng ngắt quãng, hụt hơi chứ không kéo dài ra dáng cậy gần nhà. Tiếng sủa ư ử như của kẻ có lỗi cố thanh minh, nói cho mọi người hay vì sao mắc lỗi.

Sau khi người làng đã mắng nhiếc chán chê, kéo nhau ra về. Ngay đêm hôm đó bố Trần Kiên đưa cả  nhà đi đâu không rõ. Mặc dù lúc đó tuổi Trịnh Toàn còn nhỏ, cái tuổi mà bố Trịnh Toàn thường bảo vắt mũi chưa sạch. Câu chuyện của gia đình nhà Trần Kiên tuy Trịnh Toàn không rõ như các bậc cao niên trong làng nhưng trong lòng cũng thấy áy náy. Trịnh Toàn cảm thấy phía sau chuyện này chắc có điều gì rất khó nói mà bố Trần Kiên không muốn nói ra. Ông lặng lẽ chấp nhận, lặng lẽ chịu đựng và lặng lẽ đưa nhà từ bỏ khúc sông mà đời ông và gia đình ông gắn bó. Nỗi đau của đời người có lẽ là phải rứt bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, phải từ bỏ những ký ức cuộc đời. Chấp nhận làm kẻ tha hương, chấp nhận làm kẻ vô gia cư là nỗi đau mà không cuộc đời nào, không một ai mong muốn.

Câu chuyện gia đình Trần Kiên bỏ khúc sông làng ra đi rộn rạo một vài ba ngày rồi cũng lắng xuống. Cười ba năm chứ ai cười được ba đời. Cuộc sống mưu sinh, lo miếng ăn cửa miệng cũng làm cho người làng dần quên đi câu chuyện xưa. Có khi nào chợt nhớ, người ta lại nhắc đến như là một ký ức buồn. Nhất là khi nhà ai có việc, khách khứa tiệc tùng muốn có mớ cá tươi người ta lại nhắc đến. Con cá thì tươi mà lòng người lại héo. Có một vài ba người vì tình thâm giao cũng có ý tìm hiểu câu chuyện. Họ muốn biết sự thật, một sự thật như sự kiểm định về nhận xét và đánh giá con người. Cuộc đời có ai nắm tay đến tối, gối đầu đến sáng. Dẫu biết vậy nhưng cái xấu xa không thể nơi nào cũng bén rễ mọc cây. Cỏ dại thì vẫn là cỏ dại. Cỏ dại chẳng cần đất chúng vẫn có thể mọc lên, thậm chí chúng vẫn có thể đông đàn dài lũ. Có khi, lũ cỏ dại còn lấn át cả cây cao bóng cả. Nhưng họ tin, tin vào những việc mà gia đình Trần Kiên làm.

Một  đêm, theo thói quen, cứ bao giờ tuần trăng đầy là bố Trịnh Toàn lại mang chiếu ra trải trên hè. Mẹ Trịnh Toàn lại hãm ấm nước chè tươi, ủ vào trong cái dành tích rồi luộc lấy nồi khoai để các cụ trong xóm sang ngồi chơi xơi nước và cũng là để câu trò câu chuyện cho đỡ nhạt miệng. Bao giờ cũng thế, bên ấm chè, cái điếu bát, rổ khoai luộc, các cụ lại thường ôn cố tri tân, lấy câu chuyện mà đời đã trải làm câu chuyện để kể cho con cháu nghe, biết mà học hành, tu tỉnh.

Hết chuyện làng trên xóm dưới rồi đến chuyện cây lúa củ khoai. Trên bậc hè nhà Trịnh Toàn là  cả một xã hội thu nhỏ. Đặt bát nước chè xanh từ tay mẹ, cụ Bá, người cao tuổi nhất trong thôn ước ao.
- Lâu quá rồi không được bát canh cá mương nấu dưa chua.

Nghe cụ Bá nhắc thế, bố Trịnh Toàn biết ý cụ Bá lại nhắc đến chuyện nhà Trần Kiên. Cũng phải nói thực lòng, bố Trịnh Toàn cũng không sao biết được vì cái gì, vì đâu mà gia đình Trần Kiên phải đến nông nỗi bỏ bến mà đi. Người trên bờ có cái nhà, mảnh đất để ở. Như con chim có tổ. Đi hôm về sớm, đi sáng về tối, thậm chí có lưu lạc đến đâu rồi cũng tìm về. Bởi trong con người, trong tâm thức của kẻ đó, có nơi chôn nhau cắt rốn, có cái bát hương thờ gia tiên, ông bà cha mẹ mà biết lối về. Con người kể nghĩ cũng lạ. Khi đã sinh ra ở đâu rồi là sống chết cũng không rứt bỏ được. Cóc chết ba năm quay đầu về núi.
Logged

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM