Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 09:29:37 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đừng bắt anh làm hươu cao cổ (phần 4)  (Đọc 255136 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lamlinh31278
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 688


Một cây Thốt nốt, một quân tình nguyện VN


« Trả lời #430 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2012, 09:36:41 am »

 Cảm ơn bác Vệ ghé thăm nhà, các bài viết của bác tôi đều có xem qua,rất ấn tượng và có mắc xích bác ạ,
thời điểm bác đến Siêm Riệp nấu cao là khi nào,không biết lúc đó tôi có đóng quân ở khu vực Dam-dek không.

Nhưng quy trình nấu cao trăn của bác có vài điều tôi chưa rõ, chẳng hạn như :
 - Nấu cao trăn bác hầm luôn cả phần thịt hay mình róc thịt ra chỉ lấy xương thôi.
 - Đơn vị bác nấu cao các loại để bào chế thuốc trị bệnh gì vào lúc đó.
Vì nghe nói đàn ông mà dùng cao trăn sẽ bị liệt dương vĩnh viễn đấy, không biết có thật không ? hì hì
Logged

VÌ NHÂN DÂN QUÊN MÌNH ,VÌ NHÂN DÂN HY SINH.

       Nhịn Một Chút Gió Ngừng Sóng Lặng
          Lùi Một Bước Đất Rộng Trời Cao
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #431 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2012, 11:46:35 am »


Cảm ơn bác Vệ ghé thăm nhà, các bài viết của bác tôi đều có xem qua,rất ấn tượng và có mắc xích bác ạ,
thời điểm bác đến Siêm Riệp nấu cao là khi nào,không biết lúc đó tôi có đóng quân ở khu vực Dam-dek không.


Chào bác. Tôi ở Siem Reap tháng 11 năm 1980. Nấu cao  thì có hai loại: nấu tồn tính và nấu cao cốt. Các loại động vật không có bộ cốt lớn như hổ, Sơn dương thì chỉ nấu tồn tính, tức là nấu tất cả da, thịt xương sau khi loại bỏ nội tạng, máu. Theo "Nam dược thần hiệu" chương "Vật dược": Cao trăn vị mặn, tính bình, ứng với bì, cốt, khớp và thận. có nghĩa là tốt cho xươngng gân khớp. không có tài liệu nào nói giảm cái khoản kia. Ngày ấy tôi đi Siem Reap theo dõi về kỹ thuật nấu cao trăn theo chỉ đạo của chỉ huy cấp cục để  bồi dưỡng cho sĩ quan trong cục, nếu tính đơn vị sản phẩm là tạ thì chắc chắn phải hơn một. Xin chào bác
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Giêng, 2012, 04:52:36 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
lamlinh31278
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 688


Một cây Thốt nốt, một quân tình nguyện VN


« Trả lời #432 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2012, 01:52:56 pm »


Chào bác. Tôi ở Siem Reap tháng 11 năm 1980. Nấu cao  thì có hai loại: nấu tồn tính và nấu cao cốt. Các loại động vật không có bộ cốt lớn như hổ, Sơn dương thì chỉ nấu tồn tính, tức là nấu tất cả da, thịt xương sau khi loại bỏ nội tạng, máu. Theo "Nam dược thần hiệu" chương "Vật dược": Cao trăn vị mặn, tính bình, ứng với bì, cốt, khớp và thận. có nghĩa là tốt cho xươngng gân khớp. không có tài liệu nào nói giảm cái khoản kia. Ngày ấy tôi đi Siem Reap theo dõi về kỹ thuật nấu cao trăn theo chỉ đạo của chỉ huy cấp cục để  bồi dưỡng cho sĩ quan trong cục, nếu tính đơn vị sản phẩm là tạ thì chắc chắn phải hơn một. Xin chào bác

Bác Vệ ơi, tôi sưu tầm được tài liệu nói về công dụng của cao trăn đây, bác đừng chủ quan coi chừng bị chị nhà nghi ngờ bác có phòng nhì đấy.
Nhấn vào đường link để xem

http://dantri.com.vn/c7/s7-395326/liet-duong-vinh-vien-vi-cao-tran.htm

http://dongyvietbac.com.vn/20080710718/DONG-Y-DONG-DUOC/Dan-ong-khong-nen-an-cao-tran-thit-tran-718.html
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Giêng, 2012, 04:53:19 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged

VÌ NHÂN DÂN QUÊN MÌNH ,VÌ NHÂN DÂN HY SINH.

       Nhịn Một Chút Gió Ngừng Sóng Lặng
          Lùi Một Bước Đất Rộng Trời Cao
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #433 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2012, 02:11:40 pm »

- Tôi với bác tự nhiên lại dính vào cái vụ nhạy cảm này của cánh mày râu làm gì nhỉ. Tuy nhiên khi tôi trả lời bác là tôi chưa thấy tài liệu  mang tính nghiên cứu khoa học nào đề cập đến vấn đề này khẳng định tác dụng phụ của nó. Còn thông tin của bác vừa qua không phải tài liệu khoa học mà chỉ là một trong vài trường hợp đơn lẻ, thậm chí do một nguyên nhân trùng hợp nào đó của đương sự. Ba đời nhà tôi làm đông y, thời gian học quân y có học phần về đông y, hơn nữa theo các cụ nhà tôi, tôi đọc cũng khá nhiều sách đông y và đông dược và khá rành y phương y dược. Thuốc đông y không đơn thuần gọi là thuốc bổ, thuốc bệnh, mà cũng những vị thuốc ấy, tùy cách bào chế, khi qui nạp phương dược người ta tuân thủ nguyên tắc gia giảm (quân, thần, tá, sứ)sao cho phù hợp liều lượng thì nó sẽ là thuốc trị bệnh hay thuốc bổ. Như vậy các thông tin bác cung cấp, có những cái tôi cần lý giải với bác đến cùng về mặt giải phẫu, nội tiết , sinh lý và cả tâm lý học. tôi cho bác chọn điểm, nhâm nhi mấy ly rượu cao trăn tồn tính trước khi đàm đạo. Còn hiện tại trong bụng tôi cũng chứa không dưới vài chục cân thịt trăn vì mấy tháng nấu cao trăn ở Siem Reap thì  thực phẩm chính là thịt, gan trăn và trên dưới 2kg (hai cân)ngâm rượu. Chỉ mong giảm bớt, nghỉ bớt cho khỏe mà nó càng làm khổ thêm.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Giêng, 2012, 05:32:48 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
DK1278
Thành viên
*
Bài viết: 422


Chiến binh chùa tháp


« Trả lời #434 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2012, 10:50:40 am »

Kính chào bác Lamlinh31278. Đang giờ nghỉ giải lao ở cơ quan, lang thang và bước đại vào ngôi nhà ồn ào của bác. Sướng thật, toàn những tay tổ chiến trường, từ trang 42, bác có loạt ảnh quí quá mà thấy thân thương, một thời vừa gần vừa xa. Trang 1, Bác có nói đến chiến trường Siemreap, chắc máu lửa lắm phải không? Không biết cụ thể khu vực nào. thời gian nào nhưng có lẽ lúc đó tôi đang là anh lính nhọ đít ở ngay thành phố, gần cầu Xihaluc. Thấy nhà còn khá rộng, tôi mạo muội gửi vào bác mấy dòng: Một đêm mưa lớn tôi cùng trung sỹ Minh ban hậu cần, lặng lẽ dời Phnompenh trên đầu tàu kéo một đoàn xà lan của tiểu đoàn 25 xuôi dòng tonlesap hướng Biển hồ, đêm hôm sau thì tàu cặp bến. Lại những bỡ ngỡ và khám phá, điều đầu tiên ghi nhận: Biển hồ mông mênh không nhìn thầy bờ bên kia với chiều dài chừng 100km, chiều ngang 30 km, là một vùng trũng sâu trong nội địa, một kho vựa vàng mỗi mùa nước nổi. Diện tích mùa nước nổi lớn gấp năm lần mùa cạn, lòng hồ là cây sú, vẹt cổ thụ, cá dày đặc, rắn rùa, trăn, khỉ, chuột và các thú rừng phải đeo trên ngọn cây ăn nhau để sống, người dân săn bắt về đổi  cho đơn vị với mỗi ký rắn, trăn, khỉ lấy một ký gạo (đơn vị chuyên vận tải lương thực, thực phẩm, quân tư trang cho mặt trận 479 nên có gạo rơi vãi gom lại đổi sản vật Biển hồ, các đơn vị khác muốn thu gom trăn cũng khó vì ngư dân biển hồ rất cần gạo, mà các đơn vị không có gạo dư và không có tiền Riel vì Bạn chưa phát hành tiền tệ) thời gian đó người dân rất thiếu lương thực vì sản phẩm nông nghiệp ít ỏi từ lao động khổ sai của nhân dân đã bị chính quyền Khơ me đỏ chở hết cho Trung Quốc đổi vũ khí và các hàng hóa khác
Chào bác VETRAN
DK1278 đọc mấy bài bác viết về biển hồ của bác tui thấy bác rành về vùng sông nước này quá. DK1278 cũng may mắn được đóng quân mười tháng tại xã CongBungKleng bảo vệ dân làm ăn sinh sống và đơn vị cũng tăng gia, đánh bắt cá cải thiện thực phẩm cho tiểu đoàn (D52 tiểu đoàn địa bàn xây dựng chính quyền thuộc Đoàn 7705). Đúng như bác nói ở Biển hồ ngoài cá ra con nhiều cá thể khác cho nguồn lợi kinh tế, thực phẩm chất lượng cao và ứng dụng trong y học nữa, chúng sống trong rừng như rắn, trăn, khỉ.... mà mùa nước nổi đánh bắt rất đơn giản.

Địa bàn đơn vị đóng quân, rắn biển hồ thời đó vô số kể, dân đi đánh bắt để lấy da, lấy mật bán còn nguyên con thịt, xương, mỡ họ không dùng cho bộ đội. Lúc đó đơn vị tụi này nấu thịt ăn hàng ngày mà phát sợ, ban đầu o biết làm thịt ăn dai lắm và thiếu gia vị nữa, vị thịt lạc nấu ra nước nhiều ăn không ngon, sau mới biết bằm nhuyễn sào sả ớt, với bột nghệ hay cà ri mới nhậu được đó bác... Lúc đó trong đơn vị không có ai tay nghề như bác để nấu cao, thật là tiếc cho thời gian đóng quân nới đó bác à...hu...hu...
Logged

Nhắn tìm đồng đội C19 - E740- 7705: Phạm văn Đông lính 78 Hải Hưng, Nguyễn văn Thành lính 78 Phú Khánh
lamlinh31278
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 688


Một cây Thốt nốt, một quân tình nguyện VN


« Trả lời #435 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2012, 02:18:23 pm »

Đại diện hươu cao cổ tham gia off tất niên QK 7





Chúc mừng cặp đôi hoàn hảo lên chức ông bà nội

Mời các bác D52 vào đây xem tiếp.
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,23370.420.html
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Giêng, 2012, 01:28:26 pm gửi bởi lamlinh31278 » Logged

VÌ NHÂN DÂN QUÊN MÌNH ,VÌ NHÂN DÂN HY SINH.

       Nhịn Một Chút Gió Ngừng Sóng Lặng
          Lùi Một Bước Đất Rộng Trời Cao
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #436 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2012, 04:09:53 pm »

Quốc đổi vũ khí và các hàng hóa khác
Chào bác VETRAN
DK1278 đọc mấy bài bác viết về biển hồ của bác tui thấy bác rành về vùng sông nước này quá. DK1278 cũng may mắn được đóng quân mười tháng tại xã CongBungKleng bảo vệ dân làm ăn sinh sống và đơn vị cũng tăng gia, đánh bắt cá cải thiện thực phẩm cho tiểu đoàn (D52 tiểu đoàn địa bàn xây dựng chính quyền thuộc Đoàn 7705). Đúng như bác nói ở Biển hồ ngoài cá ra con nhiều cá thể khác cho nguồn lợi kinh tế, thực phẩm chất lượng cao và ứng dụng trong y học nữa, chúng sống trong rừng như rắn, trăn, khỉ.... mà mùa nước nổi đánh bắt rất đơn giản.

Địa bàn đơn vị đóng quân, rắn biển hồ thời đó vô số kể, dân đi đánh bắt để lấy da, lấy mật bán còn nguyên con thịt, xương, mỡ họ không dùng cho bộ đội. Lúc đó đơn vị tụi này nấu thịt ăn hàng ngày mà phát sợ, ban đầu o biết làm thịt ăn dai lắm và thiếu gia vị nữa, vị thịt lạc nấu ra nước nhiều ăn không ngon, sau mới biết bằm nhuyễn sào sả ớt, với bột nghệ hay cà ri mới nhậu được đó bác... Lúc đó trong đơn vị không có ai tay nghề như bác để nấu cao, thật là tiếc cho thời gian đóng quân nới đó bác à...hu...hu.


.XIN CHÀO BACdk1278. Đúng như vậy các loại động vật rừng ngập nước và hải sản Biển Hồ(Tonlesap Lecke) là kho vựa vàng của dân tộc Khơme và cả cư dân những nước lân bang trong đó có bà con ta thuộc các tỉnh miền tây đến khai thác vào mùa nước nổi trong tâm thế đoàn kết chia sẻ và hòa thuận. Tôi được biết hiện nay cộng đồng người Việt sinh sống ỡ Biển Hồ khá đông đúc, đoàn kết và phát triển và có cả lớp học trên bè dạy chữ Việt. Cách nay hơn 30 năm, tôi đi Siem Reap nấu cao trăn,cao khỉ, khỉ theo chỉ đạo của trên, nều tính đơn vị cao là tạ thì chắc chắn phải hơn một. Giờ nghĩ nghĩ lại nó cũng là một kỷ niệm vui. Xin chúc bác và gia đình mạnh giỏi.

CÁM ƠN BÁC LAMLINH VỀ VIỆC CHUYỂN LINE HÌNH CHO VỆ THƠ
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Giêng, 2012, 02:15:14 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
lamlinh31278
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 688


Một cây Thốt nốt, một quân tình nguyện VN


« Trả lời #437 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2012, 10:19:02 am »

                                     

Kính Chúc toàn thể các Cựu Chiến Binh năm mới.

                   Sức Khỏe Dồi Dào - Tiền Tài Tấn Tới - Hạnh Phúc Tràn Đầy - Thành Công Và Thành Công
Logged

VÌ NHÂN DÂN QUÊN MÌNH ,VÌ NHÂN DÂN HY SINH.

       Nhịn Một Chút Gió Ngừng Sóng Lặng
          Lùi Một Bước Đất Rộng Trời Cao
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #438 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2012, 12:39:14 pm »

VE TRAN-ANH THƠ Xin kính chúc vợ chồng bác và toàn gia quyến an khang thịnh vượng trong năm mới. Mong lần Off tới có chị nhà đón chúng tôi rạng rỡ như đón mùa xuân năm rồi. Bác lamlinh phải hứa qua năm anh em mình  họp nhóm nhỏ một tí được không. Gần tôi có BSchung nè.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
DUNG TT C3
Thành viên
*
Bài viết: 43


Cay Chuoi Sen


« Trả lời #439 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2012, 04:33:16 pm »

Trước thềm NĂM MỚI xin chúc toàn thể  CCB  E 740 D52 C3 một mùa xuân vui tươi và tràn đầy hạnh phúc  Chúc E88 luôn gắn bó với MỘT THỜI MÁU VÀ HOA này  Cũng như đả gắn bó với C3 D52 ở NÚI HỒNG SVAILO trong thập kỷ 80   Chúc tất cả CCB MT 479 một năm mới AN KHANG  THỊNH VƯỢNG
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM