Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 03:38:46 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mặt trận biên giới Hà Tuyên 1984 -1989  (Đọc 538062 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #340 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2009, 11:08:42 pm »

Cái vụ này cũng chỉ dùng để gieo vào lính lúc đó cái tinh thần anh dũng của anh bộ đội VN.Mình không phản bác,theo mình anh em thời đó leo lên tới đó là anh hùng rồi,trừ mình vì mình sác định rõ rùi.
Ở đơn vị mình có chú Trương Văn Sỏi,được thằng Tho cứu sống.Sau đó được Huân chương quân công hạng ba,cuộc sống tươi lên xuốt ngày đi báo công,hay báo cáo thành tích với những đơn vị trực chiến ở phía sau.Khi tụi mình rút xuống Việt Lâm,cậu ta đã ra quân từ bao giờ rùi.Thằng Tho trước đó nhớ bồ về thăm cái,lại tự giác lên nên bị tội đào ngũ....và nó cũng là thành phần lớn tuổi sợ khó bảo nên kích thằng Sỏi lên.Thằng Sỏi ở Đào Xá-Gia Lâm bên kia sông Hồng,thằng Tho ở Thường Tín - Hà Nội mới bên này sông Hồng.....khục....khục.... Grin
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #341 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2009, 12:57:32 am »

Theo tôi,như bài viết đã nêu.Vào rạng sáng ngày...  Theo tin tình báo, quân ta phán đoán địch sẽ tấn công vào khoảng ngày 12 tháng 7. Binh lực của Việt Nam gồm 2 đại đội của sư đoàn 313, 1 đại đội của sư đoàn 316, 1 đại đội của sư đoàn 312, 1 đại đội của sư đoàn 345, và 1 đại đội đặc công.
Ta tổ chức tấn công tại khu vực 772,gồm 05 đại đội bộ binh và 01 đại đội Đặc công.Theo biên chế đầy đủ của một đơn vị bộ binh,quân số thường từ 100 đến 120 người,đặc công 01 đại đội khoảng 6 đến 70 người.Như vậy tổng số quân tham chiến là khoảng gần 700 người.

Chắc tiếng TQ cách nó gọi tên đơn vị khác mình, chứ phải là 6 trung đoàn bác KH ạ.

Cái thời điểm này 1984,vét cả Hà Giang không biết có đủ lấy 06 trung đoàn hay không nữa.
Như bên hướng tôi,gần nửa quân số của đại đội là tiếp cận địch,nhưng đã được gọi là cả đại đội rồi.Ra tới làng Ping thì người ta sẽ nói 01 tiểu đoàn nằm chốt trên hướng 1509 và ra tới Hà Giang thì người ta sẽ nói là có 01 trung đoàn và khi ở Hà nội thì người ta sẽ đếm theo đầu sư đoàn.Cứ như thế càng xa thì nó càng to phình ra...
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Tư, 2009, 02:25:12 am gửi bởi khanhhuyen » Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #342 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2009, 08:39:35 am »

 Theo đề dẫn của Chĩa xa thì ta đánh ngày 12/7 là 3 e, đương nhiên trực tiếp là mỗi  e sử dụng 2d và mỗi d thường  cũng sử dụng 2c vì còn dự bị .Chỗ Thắng đánh chủ công ác liệt nhất hy sinh 30, .tính mũi 400.,1250 f316 vaf312 phải tung cả d dự bị vào thì hy sinh có thể nhiều hơn, vậy có thể là toàn mặt trận lúc đó ta hy sinh khỏang trên dưới 400.Theo tôi nó cũng phù hợp với 1600 liệt sỹ nằm ở nghĩa trang Vị Xuyên .Nếu ta bị 3700 nghĩa là cả 3 E  hy sinh 100% từ E trưởng cho đến chiến sỹ  .Thằng Tàu ba láp , cho kẹo bố nó cũng không ra khỏi công sự  đếm xác  .Còn sau trận nó bắn truyền đơn cho anh em mình giải quyết hậu quả là có ,cũng như ngày 2/12 /85 ta cũng cho nó lấy xác  về đó thôi
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #343 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2009, 02:16:02 pm »

Mấy bác tức tối con số đó làm gì? Mấy chú hải ngoại không có gì để tự hào, nên thổi phồng ơi là phồng cái thiệt hại của 'phe địch' lên cho nó kêu, chứ quân ta đúng là vác trên vai cái tự hào chính thống của bao thế hệ người Việt mình, chấp làm chi thứ gâu gâu đó.
Logged

Chết vì ghét người!
thanhdatnguyen1080
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #344 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2009, 09:00:33 pm »

cháu là lính mới trong diễn đàn này vào chào các chú các bác ạ Grin
thú thực là cháu cũng hay vào đây đọc bài của các chú các bác viết nhưng giờ mới đăng ký thành viên vì sợ tuổi cháu nhỏ không đóng góp được nhiều vào diễn đàn Roll Eyes.
 có những đêm cháu đọc topic như topic này đến tận 4h sáng mới chịu đi ngủ vì hay quá, cảm động quá, những câu chuyện kể rất chân thực của chú Khánh Huyền, chú Tuấn, chú Thắng.... thực sự làm cháu rất rất cảm động và thấy thêm niềm tự hào vì mình mang dòng máu Việtnam, tự hào về những chiến công của lớp người đi trước đã không tiếc xương máu để bảo vệ từng viên đá, từng mét đất để tổ quốc ta còn được toàn vẹn hình chữ S.
cơ nãy cháu ngồi đọc mấy bài của chú KhánhHuyền mà suýt khóc mặc dù cháu chẳng phải thằng mau nước mắt đâu, một thời máu lửa của các chú oanh liệt quá, vừa rồi nghe bài "tình ca người thợ mỏ" thì cháu khóc thật Grin các chú đừng cười những tâm sự thật lòng của cháu nhé.
cháu sinh ra và lớn lên ở Quảngninh, một trong những chiến trường khá khốc liệt của 2 cuộc chiến tranh biên giới gần đây nhất, bố cháu cũng là lính lái xe trường sơn thời xưa, bị sức ép bom ở bến phà Linh Cảm mất trí nhớ 1 thời gian mới khỏi rồi về làm lính cứu hỏa trực chiến ở Hànội, sau năm 75 bố cháu giải ngũ về làm lái xe téc cho công ty xăng dầu quảng ninh, về sau cháu vẫn thường được nghe những chuyện chiến đấu thời chống mỹ, nghe những lần chết hụt bởi bọn chinese sniper khi cố lái xe téc qua vùng đạn ở trận địa Móngcái để đưa xe nhiên liệu vào nơi trả hàng... những chuyện như thế cháu sẽ không bao giờ quên, sẽ phải nhớ để kể lại cho con, cháu của cháu nghe về 1 thời máu lửa hào hùng của lớp người đi trước trong đó có ông nội chúng nó Grin.
Bác họ và 3 chú ruột của cháu cũng từng là lính trường sơn, 5 người đi lính(bác, bố, 3 chú) thì chỉ có 1 người duy nhất là chú út cháu trở về lành lặn vì chú ấy theo đợt tổng động viên năm 75 chưa kịp vào B thì chiến tranh kết thúc. còn lại 4 anh em ai cũng đã từng cầm súng trực tiếp hoặc gián tiếp chiến đấu và bỏ lại 1 phần xương máu nơi chiến trường(cả 4 đều là thương bình nhưng chỉ có chú hai nhà cháu là có giấy tờ còn lại là cựu chiến binh hết Embarrassed). cháu còn nghe kể lại chuyện chú hai và chú ba làm lính bộ binh nhưng khác sư , có lần đã từng gặp nhau ở 1 bệnh viện dã chiến vì cả 2 cùng bị thương nặng... , chuyện chú hai nhà cháu luồn vào trận địa để mang xác đồng đội ra, chuyện bạn chú hai tham gia trận đánh DồngDù rồi hi sinh ở đó, chuyện chú hai và chú ba nhà cháu vào giải phóng SàiGÒn rồi cùng sang chiến trường K oánh bọn Polpot...
còn nhiều chuyện mọi người kể lắm nhưng cháu hồi ấy còn bé nên không nhớ chi tiết để kể lại ở đây
Vừa hôm trước đây thôi, cháu đi đền Hùng rẽ qua nhà bạn ở VĩnhPhúc chơi, gặp bố bạn ấy, hỏi ra thì chú ấy cũng là cựu chiến binh từng tham chiến bên K rồi được điều về biên giới phía bắc(cũng thương binh ạ). nghe chuyện mấy ông nông dân(cháu xin lỗi nhưng chú ấy là nông dân thật ạ) kể cháu không khỏi xúc động vì lời lẽ mộc mạc và chất phác nhưng vẫn toát lên 1 cái gì đó thật khó tả, thật hào hùng và thật oanh liệt. buổi đêm 2 chú cháu ngồi uống rượu rồi tâm sự về cuộc chiến tranh biên giới , về những đồng đội của chú ấy đã vĩnh viễn nằm lại nơi địa đầu tổ quốc mà mắt chú ấy long lanh đỏ hoe... cháu có nói 1 cái mốc thời gian là 17/02/1979 và hỏi chú ấy về cuộc chiến trên đỉnh lão sơn, về f313 giữ trận địa như thế nào... chú ấy hơi ngỡ ngàng rồi hỏi cháu "mày đã từng đi lính chưa?"  ;)tất cả những cái ấy cháu biết qua những cuốn truyện, những cuốn hồi ký và trên QUÂN SỬ VIỆT NAM  đấy ạ. hihi.
thôi, vào đúng chủ đề máu là lại dài dòng văn tự rồi, cháu dừng ở đây thôi, để lại tài nguyên cho các chú tiếp tục tâm sự, tiếp tục viết về những ngày tháng hào hùng và bi tráng để lũ trẻ tụi cháu được hiểu thêm về lịch sử dân tộc, để sống sao cho xứng đáng hơn với những gì mà các bác , bố và các chú đã không tiếc tuổi trẻ và xương máu để đem lại nền độc lập cũng như giữ từng tấc đất của cha ông ta để lại.
lời cuối cháu chúc các bác các chú luôn mạnh khoẻ, may mắn trong cuộc sống và thành đạt trong công việc
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #345 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2009, 08:05:18 am »

 KH @;:" Nghĩa trang còn lại bác Hòa người Quảng Nam .."
 Nghĩa trang E bọn tôi ở xã Đạo Đức chứ không phải ở cầu Mè ,không biết đã được đưa về nghĩa trang lớn chưa ?? trường hợp của Chuyên tương đối đặc biệt ,.Năm 81 thi F bọn tôi đựoc bổ sung đợt lính người miền Nam chủ yếu quê  Bến Tre ,Minh Hải .Lớp lính này được  sự  quan tâm đặc biệt của đơn vị ,nhân dân nơi đóng quân và quê nhà .,phải nói cán bộ  chiến sỹ trong đơn vị hết lòng vì họ .Vì ai cũng hiểu và thông cảm cho họ khi từ miền nam xa xôi ra sống ở phương Bắc giá lạnh . Đặc biệt cán bộ  của 2 tỉnh Bến tre và Minh Hải dù là ai ,cán bộ ban ngành ,cho đến lãnh đạo tỉnh ,các đoàn đại biểu Quốc hội , đại biẻu đoàn thể khi ra công tác ở Hà Nội đều lên thăm ,tặng quà động viên  ,mà  quà toàn là hàng độc của hiếm lúc bấy giờ như bột ngọt, thuốc lá thơm ,cát séc nge nhạc v...v điều mà lính miền Bắc từ ngày có luật NVQS( 1960)có nằm mơ cũng không thấy .Thế nhưng họ đào ngũ gần hết ,D tôi nhận gần 30 người  sau hơn một năm còn lại 3 anh là con em cán bộ cách mạng .Anh chuyên được làm b tr cả trung đoàn mừng lắm ..thế mà,..
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tư, 2009, 08:17:46 am gửi bởi tai_lienson » Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
trungfbi
Thành viên
*
Bài viết: 1153


Luôn tự hào để nói:"tôi là người Việt Nam"


« Trả lời #346 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2009, 04:07:08 pm »

   Sau 3 ngày đi công tác, cuối cùng đã về tới nhà! Nhớ QSVN quá  Grin! Em xin được dịch tiếp 1 trận đánh khác trong chiến tranh biên giới. Có gì không đúng mong các bác chỉ bảo nhé? Nguồn của bài viết là http://bbs.warchina.com/bbs1/viewthread.php?tid=39793

CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT-TRUNG, TRẬN ĐÁNH DÃY ÂM SƠN NĂM 1984 (phần 1)

    Ngày 30 tháng 4 năm 1984, sư đoàn 31 thuộc quân khu 11 lục quân (đoàn 91 lục quân,đoàn 3 pháo binh, doanh trại số 4, đoàn 2 pháo cao xạ, liên đội 3) nhận nhiệm vụ tấn công cao điểm 1052.4, cao điểm 1250, cao điểm 1185, Sài Sơn Bảo(lô cốt Sài Sơn), khu vực Tân Trại của Việt Nam tại dãy Âm Sơn, dưới sự chỉ huy của sư đoàn trưởng Liễu Tích Long (廖锡龙- liao xi long).
    1/Địa hình:
Dãy Âm Sơn nằm tại thôn Dương Vạn,huyện Ma Lật Pha(麻栗坡-ma li po) thuộc tỉnh Vân Nam, có cột mốc số 9 biên giới Trung-Việt. Cao điểm 1052.4,1142,1150 có địa hình nhô ra. Mỗi cao điểm có độ cao từ 300 đến 700m ,góc nghiêng từ 30 đến 65 độ,phía bắc dốc đứng và phía nam dốc thoải. Các hang hốc động đá tương đối nhiều, thuận tiện cho việc phòng thủ và cất dấu vật tư, thực vật thuộc loại cây gỗ rừng rậm và cỏ dại (có nơi cỏ mọc cao hơn 1,5 m), đường nhỏ và khó đi, địa hình hiểm trở, dễ thủ khó công, nhiệt độ ẩm thấp và thay đổi nhanh, buổi sáng nhiều mây mù nên tầm nhìn hạn chế , lượng mưa trung bình 10 đến 50mm .Các cao điểm của quân Việt Nam có thể áp chế được huyện Dương Vạn và 1 vùng rộng lớn phía dưới, vừa có thể khống chế an toàn khu vực phía Nam sông Giang Lợi, có vị trí chiến lược nhất định.
   
    2/Tình hình phía Việt Nam:
Khu vực dãy Âm Sơn thuộc huyện An Minh của Việt Nam, bao gồm: doanh trại số 3 độc lập, liên đội 6 bộ đội huyện, đồn công an 105, 5 doanh trại thuộc đoàn 8874, doanh trại 21 đặc công cùng với bộ đội trinh sát huyện An Minh và 1 đội thanh niên xung phong. Địa điểm bố trí là : cao điểm 1250 gồm liên đội 1 và liên đội 2 doanh trại 3 luân phiên canh gác tại điểm 11 và điểm 12; cao điểm 1142 gồm bộ đội thuộc sở chỉ huy doanh trại 3 , liên đội 4 , trong đó sở chỉ huy nằm tại phía đông nam cao điểm 1142; cao điểm 1185 gồm chi đội 2 liên đội 2 ,liên bộ và chi đội 3 tại cao điểm 1036; cao điểm 1519 gồm 2 lớp thanh niên xung phong; khu vực sông Giang Lợi và huyện An Minh do đồn công an 105 và chi đội 1 liên đội 6 phòng thủ; lô cốt Sài Sơn và khu Tân Trại có 1 chi đội thuộc liên đội 6 và hơn 40 lính trinh sát, bên trong có nhà kho và khu vệ sinh; doanh trại 1 chi đội thuộc liên đội 2 đoàn đặc công 21 nằm ở đây. Doanh trại 5 sư đoàn 877 tỉnh Hà Tuyên và liên đội 2 doanh trại 25 pháo binh được bố trí khu vực phía Nam cao điểm 1036, cùng với doanh trại 3 độc lập huyện An Minh hình thành thế phòng ngự. Sau khi công kích, bộ đội chi viện gồm có doanh trại 6 đoàn 877, đoàn 818 thuộc sư đoàn 31 Hà Giang, đoàn 247 thanh niên xung phong.

    Cao điểm 1052.4, 1142, 1250,điểm 11,41 là những điểm phòng thủ chính của quân Việt Nam. Kiến trúc gồm có 3-4m chiến hào ,1 bộ phận được che dấu, hơn 100m dây thép gai và các công sư, lô cốt bằng gỗ,
các lỗ châu mai (điểm 1250 có hơn 25 lỗ), được nối bằng các chiến hào và giao thông hào. Cao điểm 1142 còn có 1 đoạn địa đạo sâu 1,8m nối với cao điểm 250, có thể cơ động chiến đấu, vận chuyển binh khí và thương binh. Tại mội cao điểm đều bố trí hệ thống mìn, địa lôi dày đặc , tạo thành một mạng lưới phòng thủ nhiều tầng và nhiều chướng ngại vật, hình thành 1 hệ thống phùng ngự vững chắc .
    Cao điểm 1052.4 bố trí 2 khẩu pháo nòng 82, 4 khẩu pháo nòng 60, 2 giá súng cao xạ, 2 giá súng đại liên hạng nặng, 3 giá súng máy hạng nhẹ, 40 ống phóng rốc-két. Cao điểm 1142,điểm 11 bố trí 4 khẩu pháo nòng 82, 3 pháo nòng 60, 1 pháo nòng 75, 3 giá súng cao xạ, 1 giá súng máy hạng nặng, 5 súng máy hạng nhẹ, 40 ống phóng rốc-két. Cao điểm số 41 có 4 khẩu pháo nòng 82, 4 pháo nòng 60, 2 ống phóng hỏa tiễn nòng đơn của Liên Xô, 2 giá súng cao xạ, 6 giá súng đại liên. Cao điểm 1250 có 2 khẩu pháo nòng 82, 2 pháo nòng 60, 1 pháo nòng 75, pháo cao xạ, 2 súng đại liên, 4 giá súng máy tự động, hình thành nên 1 mạng lưới hỏa lực dày đặc, nhiều tần, phòng thủ xa và gần.

   3/Tình hình Trung Quốc :
Ngày 2 tháng 4 năng 1984, sư đoàn 31 nhận lệnh pháo kích dãy Âm Sơn, liên tục trong 28 ngày, tạo nên sức sát thương đáng kể với Việt Nam, phá hủy 1 bộ phận công sự ,doanh trại, và vũ khí ,đạn dược. Tối ngày 17 tháng 4, sư đoàn 31 chia làm 2 cánh quân đông và tây triển khai kế hoạch "dương đông kích tây", ngụy trang tấn công dãt Âm Sơn vào buổi sáng sớm, gây hiểu lầm cho phía Việt Nam, đồng thời làm tiêu hao sinh khí quân đội Việt Nam.
    Từ 4 giờ đến 6 giờ ngày 29 tháng 4, bộ binh chia làm nhiều hướng tập kết tại vị trí thứ 2. 11 giờ 40, chi đội 3 liên đội 6 thuộc đoàn 93 tấn công cao điểm 1519; chi đội 2 liên đội trinh sát bí mất chiếm lĩnh cao điểm 1043 và điểm 80.

    4/Nhiệm vụ và mục tiêu của Trung Quốc:
Sư đoàn 31 thuộc quân khu 11 lục quân dưới sự yểm trợ của pháo binh và xe tăng công chiếm cao điểm 120, 1142, 1052.4, 1185 vào 15 giờ ngày 30 tháng 4 năm 1984, sau đó nhanh chóng bố trí đội hình phòng ngự, chống trả các đợt phản kích và tái chiếm của quân đội Việt Nam.
     Trong các trận đánh sư đoàn 31 đã sử dụng các chiến thuật như chiến thuật đánh bộc phá, chiến thuật công kích vào trung tâm, chia cách đội hình Việt Nam, vừa đánh vừa bao vây, qua đó tấn công vào mạn bắc của cao điểm 1250 và 1052.4. Quân chủ lực công chiếm cao điểm 1250, 1142 và hướng Tân Trại; 1 bộ phận khác tấn công vào cao điểm 1052.4 và 629. Sau đó dựa vào 3 điểm cao chính tấn công áp chế các cao điểm phía dưới như cao điểm 1142, lô-cốt trên núi và khu Tân Trại. Sau khi chiếm lĩnh và phá hủy công sự , quân chủ lực dồn xuống phát động tấn công theo hướng cao điểm 1036 và sông Giang Lợi. 
     Sư đoàn 93 tăng cường thêm liên đội pháo binh 100 của sư đoàn 91 ,1 liên đội lính công binh, 1 chi đội lính hóa học, 2 chi đội 14,15 lính phóng lửa, 1 chi đội xe tăng, đảm nhiệm chủ công. Lấy 1 cánh rừng hướng bắc cao điểm 1250 và 1 điểm cao không tên ở hướng tây bắc cao điểm 11 làm nơi phát động tấn công. Sở chỉ huy quyết định chọn hướng công phá chính là hướng đông bắc của cao điểm số 9 và cao điểm 1250, quân chủ lực thực hiện công kích theo vào 1250 và 1142; 1 doanh trại từ điểm 1171, 1242, 1185 tiến hành thâm nhập lô cốt Sài Sơn, dựa vào ưu thế địa hình của 1185 nhằm cách đứt đường chi viện của hậu phương quân Việt Nam.  1 bộ phận binh lực đóng tại điểm 26 di chyển theo đường núi triễn khai công kích cao điểm 24 và lô cốt Sài Sơn, dưới sự hiệp đồng tác chiến của sư đoàn 92 tiếp tục bao vây và chiếm lĩnh cao điểm 1250, 1142, lô cốt Sài Sơn và khu Tân Trại của Việt Nam. Ngoài ra còn 1 số lính thuộc cao điểm 201 được lệnh ém quân theo hướng bắc. Sau khi đã chiếm lĩnh trận địa, sở chỉ huy ra lệnh cho doanh trại số 3 sư đoàn 92 tiếp quản trận địa ,tiến hành phòng thủ.
      Sư đoàn 92 bộ binh gồm liên đội 1 và 3 bộ binh, 1 liên đội súng máy hạng nặng thuộc doanh trại số 1, liên đội 7,8,9 bộ binh và 1 liên đội súng máy thuộc doanh trại 3, tăng cường thêm lớp 4 liên đội lính hóa học, lớp 13 lính phun lửa đảm nhận nhiệm vụ trợ công. Phát động côn kích từ hướng tây bắc cao điểm 995.5 và 12 , tập trung binh lực đột phá theo và cao điểm 1052.4. 1 bộ phận đang đóng tại cao điểm 12,14,15 tấn công vào cao điểm 1052.4 và 929. 1 liên đội khác từ điểm 1047 và 836 tấn công vào cao điểm 662 và 39, chiếm lĩnh trận địa và dựa vào địa thế để pháo kích ngăn chặn chi viện của Việt Nam. Sau khi hoàn toàn khống chế 1052.4 và 929, lấy 1 liên đội chủ lực và 1 liên đội lính dự bị khống chế cao điểm này nhằm tạo thế bao vây. Quân chủ lực tiếp tục tấn công vào lô cốt Sài Sơn, phối hợp với sư đoàn 93 tấn công khu Tân Trại và lô cốt Sài Sơn.Sau khi bố trí 1 bộ phận ở lại chiếm giữ cao điểm 12, 1052.4, 929, số còn lại rút về hậu tuyến đợi lệnh.
     2 liên đội bộ binh, 1 liên đội pháo binh thuộc doanh trại 1 sư đoàn 92 và liên đội pháo binh thuộc doanh trại số 3 làm bộ đội dự bị , đóng quân tại xưởng da bò, khu vực Lão Ngưu. Sau khi phát động công kích, đơn vị này sẽ cơ động và chi viện cho sư đoàn 92 và 93 chấp hành nhiệm vụ ,đồng thời chịu trách nhiệm phòng thủ hậu phương.
   Pháo binh gồm 2 tổ hợp thành, doanh trại 1 và 2 của đoàn 122 , tăng cường 1 liên đội pháo cối 85, 1 liên đội hỏa tiễn 107, 1 chi đội hỏa tiễn 130, đóng tại đường vào Tân Trại, An La, và lô cốt Sài Sơn, nhắm bắn chủ yếu vào cao điểm 1120. Tổ thứ 2 gồm 1 đoàn pháo binh tăng cường 1 doanh trại cối 85 , đóng tại lô cốt Mạc Ngưu, khu Quang Lương, hướng nhắm chủ yếu là cao điểm 1120.
   Tổ pháo binh có nhiệm vụ bắn dọn đường và làm rối loạn trận địa quân Việt Nam trước giờ công kích 24 tiếng. Sau đó tiến hành yểm trợ và chi viện cho bộ binh tấn công.
   Tổ pháo cao xạ đóng tại lô cốt Mạc Ngưu, gần cao điểm 1120 và khu Long Lâm ,chịu trách nhiệm khống chế bầu trời và phòng không.
   Doanh trại cơ giới và công binh được lệnh bố trị tại gần khu Tân Trại, sửa chửa các tuyến đường từ Trường Điền, Long Lâm lên khu Tân Trại , bảo đảm cho việc lưu thông và chi viện.
   Phân đội lính hóa học gồm 3 chi đội thuộc liên đội lính hóa học, bố trí tại khu vực cách 1120 khoảng 400m theo hướng tây bắc, phụ trách công tác phòng chống chất hóa học, chuẩn bị tiếp nhận nhiệm vụ thu dọn chiến trường và tổn thất.
    Sở chỉ huy đặt tại cao điểm 1118, đài quan sát nằm tại cao điểm 1043.

    (phần 2 xin hẹn các bác lần sau ) Cheesy
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tư, 2009, 06:41:55 pm gửi bởi dongadoan » Logged

"Tôi muốn cho tất cả mọi người, bất kể là ai, biết được sự thật. Vì không có thông tin, công chúng sẽ không thể đưa ra được những quyết định chuẩn xác" - Bradley Manning (chuyên gia tình báo của Bộ Quốc Phòng Mỹ)
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #347 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2009, 04:51:16 pm »

Mấy cái tài liệu của TQ em thấy sai toét cả, như bác Trung phong bì dịch thì chắc là TQ nói đến trận đánh 1030 bên Yên Minh. Hướng đó là của sư 314 phòng ngự. Doanh trại đặc công 21 mà TQ nói đến chắc là của trung đoàn đặc công 821, nhưng các bác đặc công mãi tháng 7-84 mới lên cơ mà.
 Nói chung em xem em cũng chẳng hiểu được là hồi đó có các đơn vị nào. Nếu trước 12-7-84 thì bên đó ngoài quân của tỉnh đội Hà Tuyên còn có lính sư 314 nằm trên đó. Nên đoàn 818 thuộc sư 31 thì chắc là E818 F314.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tư, 2009, 04:54:02 pm gửi bởi nguyen dinh thang » Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #348 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2009, 06:49:44 pm »

Bây giờ chắc bác Thắng còng đã rõ tại sao pháo của TQ nhiều thế ? Chỉ để đánh có mỗi mỏm 1250 bé tí,mà TQ phải cần đến 03 sư đoàn.02 sư đoàn là 91 và 93 trực tiếp luân phiên " tức như những đợt sóng gọi là luân phiên" tấn công,và sư 92 là thê đội dự bị phía sau.Trước khi tấn công còn phải công kích bằng pháo vào công sự trận địa của ta 28 ngày.Tất nhiên là chỉ bờ phải của sông Lô,một dải đất rất hẹp chạy dọc bên bờ sông Lô.Nhờ có bài dịch của bạn về lực lượng quân tham chiến,tham gia tấn công 01 trong những điểm cao của ta,trong những năm 198x phần nào hóa giải được những thắc mắc làm gì có chuyện đó.. Huh Roll Eyes Grin ở trong suy nghĩ của nhiều người phòng ngự ở phía sau.. Angry Roll Eyes Rất cảm ơn và mong nhiều bài của bạn liên quan đến chiến trường Hà Giang thời gian 198x.

Bác Tài @ Các nghĩa trang của những đơn vị đã từng tham chiến ở HG trước đây ,đều đặt ở địa phận xã Đạo Đức.Hiện nay đã qui tập hết về nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên rồi bác ạ.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tư, 2009, 07:21:40 pm gửi bởi khanhhuyen » Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #349 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2009, 07:12:35 pm »

 Cảm ơn bạn Phong bì@ Nhưng tôi nhớ là khi đi địa hình   Yên  Minh được huyện đội Yên minh giới thiệu là phòng ngự trên Núi bạc là f313,  bộ đội Yên minh chỉ có 1c chứ không phải là f314, f314 hình như khi đó ở đồng văn, mà thằng TQ cũng nói đại vậy thôi chứ  làm gì có 1 điểm cao mà có đến 40 ống phóng hỏa tiễn .(tạm hiểu đó là  40 khẩu  B40-b41 ) .Còn pháo anh TQ  nhiều  thì không ai phủ nhận hồi đó bọn tôi hay nói là nó bắn cho hết đạn sản xuất năm   19 59- 1960 dể đỡ hủy .Hồi e tôi chốt hầu như ngày nào hai bên cũng hỏi thăm nhau bằng pháo lớn ,có khi mình chủ động nện trước ,có lúc nó trước .Khoảng giữa tháng 12/85 có một buổi chiều  mấy khẩu 85 trên dông 812 bắn sang núi bạc độ 15 quả mà bọn TQ cháy nổ đến hơn 1 tiêng đồng hồ ,lửa cứ tóe lên cả một vùng trong chiều tà ,xem thật đã .Mà lính pháo ta cũng thích bắn  có khi chỉ huy hô một lính lỡ kéo cò hai vì có xác liều mang ra Hà gang bán ,kiếm ít tiền lận lưng ,
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tư, 2009, 07:58:47 pm gửi bởi tai_lienson » Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM