Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Năm, 2024, 07:01:03 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà Giang - Phần 3  (Đọc 277636 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ahuuls
Thành viên
*
Bài viết: 453


Hoa hồi Xứ Lạng


« Trả lời #190 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2009, 05:15:17 pm »

tai_lienson@
 Các bác ạ Lên Vị xuyên thay chốt giai đoạn đó là vào chỗ chết ,( hoàn toàn theo nghĩa đen không cường điệu )   em muốn nói thực lòng những suy nghĩ ,vướng mắc của của cán bộ khi đó nó nhiều tâm trạng hoàn cảnh lắm. Phần lớn cán bộ đều trưởng thành từ chiến trận .không thiết tha gì với nghiệp nhà binh ,nhiều người đã viết đơn xin phục viên ,và đang chờ cấp trên quyết định nhưng khi đơn vị chuyển trạng thái họ vẫn nghiêm chỉnh chấp hành.Người lính đứng vững được là nhờ có lòng tự trọng ,và ý thức trách nhiệm với Tổ quốc Nếu bác nào có dịp lên đó từ Đình cả rẽ phải độ 8 km đến vùng chiến khu Tràng xá xưa hỏi Tô Đình Ngữ người Hà  tĩnh
....Bác nói là hướng từ Thái nguyên lên Bắc sơn à.
Logged

Thư ký hỏi sếp :chữ sếp viết sờ nặng hay xờ nhẹ
sếp trả lời :Tao là xếp thích sờ gì mà chẳng được
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #191 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2009, 07:13:51 pm »

KH@và THANG@  KHi  nhận lệnh lên thay phiên  bộ khung đơn vị gần như còn nguyên những cán bộ đã cùng nhau xông pha trận mạc ở K Sự dày dạn trận mạc của cán bộ đã tạo nên  niềm tin tưởng tuyệt đối  của anh em, Nhưg thành thật mà nói  bọn em không phải đã lên đường   được nhẹ nhàng đâu . thời điểm đó đang là ''Một gạch hai sao không bằng sào khoán sản " ""Một sao hai gạch không bằng con lợn bạch của bà '' Sau bao năm chiến chinh may mắn còn sống thế là phải trả nghĩa với cô hàng xóm,báo hiếu với cha mẹ mà cái khoản vợ con vào rồi nó bìu ríu lắm không còn vô tư như khi còn là lính phòng không .Nhiều anh khi nhận lệnh lên chốt vợ đang có mặt ở doanh trại để tìm cu tý nối dõi . Ngày xưa người vợ lính trong "Chinh phụ ngâm " đau  buồn khi tiễn chồng lên biên ải một thì   nỗi đau của người vợ lính tiẽn chồng lên chốt   trong bối cảnh xã hội lúc đó  nhân lên gấp bội  . D Tr D3 là Btr của em thời ở Cánh đồng chum ,đánh K anh là D Tr E922 .rồi lại về E866, RA bắc anh lấy vợ .đượa một đứa con gái lên 4 :, chán cảnh chồng bộ đội vợ anh theo một tay công an vào Đắc lắc ,để lại cho anh đứa con nhỏ dại và người bố đã ngoài 80 , anh phải đưa con lên đơn vị nuôi .Nhận lệnh hành quân anh phải cho lính đưa con về cho bố già ở quê , Có thể nói ngày anh bế con ra bến xe Đình Cả  để gửi cháu về quê là một ngày thê lương  không bao giờ quên của bọn tôi , tiễn cháu không ai cầm nổi nước mắt  . Có lẽ bây giờ cháu đã có gia  đình không biết cháu có nhớ có hiểu nồi lòng của người bố khi xa cháu để lên chỗ chết không? Và người dân thị trấn Đình Cả lúc đó có ai biết hiểu cho anh không

Những tâm sự của bác,em thấy rất đúng và rất thực tế,cũng như tình hình đơn vị em lúc đó.Em lúc đó 25 tuổi không vợ mà cũng không vương vấn tình cảm trai gái,cho nên nó cũng nhẹ nhàng lắm.Nhưng ở đơn vị ngoài sĩ quan ra cũng còn một số lính nghĩa vụ 81 và 82 đã có gia đình và có người đã có con,đặc biệt như anh BẢN lính 83 ở Hải Hưng có 2 con " anh ấy đã hy sinh",nhiều người trong số này đang làm thủ tục ra quân,họ nằm trong số được động viên tiếp tục đi chiến đấu vì thiếu quân số.
Cuộc chiến biên giới phía bắc những năm 1980,nó đã mang một màu sắc hoàn toàn khác với cuộc chiến chống Mỹ và diệt Pốt tại Cam Pu Chia.....Cuộc chiến này nó mang nặng nhiều suy nghĩ thiệt hơn,của người phải tiếp tục đổ xương máu với những người đang đội mũ phớt đeo kính dâm...Người lính tham gia cuộc chiến những năm này phải chiến đấu với hai cuộc chiến rất gay gắt và khốc liệt...ví như tôi nếu tôi chết,mẹ tôi liệu có được xã hội đùm bọc hay không? và câu trả lời thì ai cũng rõ...Mẹ tôi là thanh niên xung phong thời chống Pháp,là thành phần quá hăng hái cho nên bị bệnh tật và kiệt sức,đến năm 36 tuổi không tiếp tục làm việc được nữa và cũng không có một chế độ gì cho đến ngày nay.
Các anh sĩ quan đại đội đều là lính đã dày rạn chiến trận từ thời chống Mỹ và trung đội trưởng trung đội 2 là lính chống Tàu,vâng cánh lính chúng em nói chung và đặc biệt là em rất tin tưởng và vững tâm khi cùng chiến đấu cùng các anh ấy,khi các anh ấy bị thương không còn ở đơn vị và anh Nguyễn Quang Vinh C trưởng,người ở chợ Mía hay Tía Sơn Tây hy sinh " đau nhất là lá thư của vợ anh ấy gửi cho,báo tin con trai của anh chị vừa tròn 1 tháng tuổi,vậy là cháu và anh mãi không bao giờ thấy mặt nhau",lúc này em có cảm tưởng như là:những tảng đá cuội giữa dòng suối của chiến tranh,đã bị cơn lũ quét hung giữ cuốn đi và giờ đây còn lại mình và những anh em mới.Đúng như em nghĩ,và em luôn bị ở lại cho tới khi rút không hề được thay luân phiên với anh em cùng đơn vị nằm ở phía sau.
Lính chiến ở Thanh Thủy nói như anh là đi vào chỗ chết là chính sác và không cường điệu một chút nào.Các anh ở đơn vị em từng chiến đấu ở chiến trường miền trung thời đánh Mỹ,nói rằng: ngày trước là mình chủ định tìm và tập kích địch,chưa bao giờ lại nằm phơi lưng ra chịu trận hết ngày này qua tháng khác như bây giờ.
Và cũng không biết là lúc nào sẽ được rút,cho nên chẳng ai dám nói bất cứ một từ gì,dù cho là một từ tốt đẹp hay dở miệng ở cái chiến trường khắc nghiệt đó.Sự hy sinh luôn luôn túc trực và lơ lửng ở trên đầu,nó không như đánh Mỹ hay đánh Pốt,qua một trận là biết còn sống,bị thương hay đã chết,và qua mỗi trận đều có cơ hội sống,có thể đào ngũ,tụt tạt ở đâu đó,có thể đi phép không cần xin phép rồi quay lại hay ở nhà luôn cũng được.Cuộc chiến ở Thanh Thủy mà cụ thể là ở 1100,trong điều kiện ấy tuyệt nhiên là không thể nghĩ khác: là luôn phải củng cố hầm hào vững chắc và cố gắng phát hiện địch từ xa mà gọi pháo bắn trùm lên thì sẽ giảm được thương vong cho chính mỗi người đang chiến đấu ở 1100,và sau mỗi trận lại tiếp tục những công việc cũ là củng cố và chờ pháo tiếp tục bắn vào đầu hay địch tiếp tục tấn công.Nghĩ được thay quân thì chẳng dám nghĩ hay không nghĩ đến vì lý do gì,thì đến nay gọi lại trí nhớ cũng không thể nào hiểu nổi... Grin Grin Grin
Cuộc chiến ở Thanh Thủy không được phép chủ động đánh như hồi đánh Mỹ và không thể tiến ào ào như ở chiến trường K.Không được phép bỏ trốn khi pháo bắn,không được phép bỏ chạy khi địch tấn công.Một năm chiến đấu trong phạm vi phụ trách,dưới quyền chỉ huy của em.Chúng em đã không bỏ vị trí chiến đấu khi bị tấn công và pháo kính,nhưng cũng chỉ lấn đươc 2 mét đất khi em quyết định đào sâu hầm cóc về hướng địch thêm 2 mét vì gần địch thì sẽ an toàn hơn.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Ba, 2009, 11:36:02 pm gửi bởi khanhhuyen » Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #192 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2009, 08:32:22 pm »

D Tr D3 là Btr của em thời ở Cánh đồng chum ,đánh K anh là D Tr E922 .rồi lại về E866, RA bắc anh lấy vợ .đượa một đứa con gái lên 4 :, chán cảnh chồng bộ đội vợ anh theo một tay công an vào Đắc lắc ,để lại cho anh đứa con nhỏ dại và người bố đã ngoài 80 , anh phải đưa con lên đơn vị nuôi .Nhận lệnh hành quân anh phải cho lính đưa con về cho bố già ở quê , Có thể nói ngày anh bế con ra bến xe Đình Cả  để gửi cháu về quê là một ngày thê lương  không bao giờ quên của bọn tôi , tiễn cháu không ai cầm nổi nước mắt  . Có lẽ bây giờ cháu đã có gia  đình không biết cháu có nhớ có hiểu nồi lòng của người bố khi xa cháu để lên chỗ chết không? Và người dân thị trấn Đình Cả lúc đó có ai biết hiểu cho anh không

Đoạn tô vàng: Bác là cựu binh chiến trường Lào ạ?

Đoạn sau đúng là ai đọc cũng phải rớt nưóc mắt!
Logged
ThangLong69
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 162


« Trả lời #193 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2009, 08:47:55 pm »

    ...luôn bị ở lại cho tới khi rút không hề được thay luân phiên...

      Bác Huyền à ! Thằng em ở cùng trung đoàn với bác có nói vì là trung đoàn của QK1 đi tăng cường cho QK2 nên bị gí, có đúng như vậy không bác ? Thường các đơn vị khác chỉ 6 tháng được lui ra tuyến sau nhưng đơn vị của bác đã ở trọn năm 1985.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Ba, 2009, 08:50:58 pm gửi bởi ThangLong69 » Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #194 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2009, 09:26:32 pm »

thời gian đó lính 313 sau khi để mất một loạt các vị trí phòng ngự ở Thanh Thủy,họ phải huấn luyện và chỉnh quân,lính 356 đánh mấy trận trong năm 1984 bị hao hụt quân số nhiều.Bởi vậy có một số trung đoàn thuộc các sư đoàn cơ động của khu vực khác kéo qua thế chân,do không có quân thay nên bị nằm quá lâu,trường hợp của tôi là ngoại lệ,chẳng còn ai để núm thì núm lấy nó hề....hề... Grin Grin cũng may đạn nó chê thịt khắm quá...
Cũng có thể 356 muốn tận dụng sự có mặt của tụi tôi,để cho quân sĩ của họ được thỏa mái chút nữa,vì chúng tôi đi phối thuộc cho họ mà.
Thằng Hoài chơi thân với thằng Thái y tá C 9 D3 nằm ở hướng 685,hồi đó nó cũng đi phối thuộc ở hướng đó mà.Thằng Thái,Tho,Hạo,Tiến,Hùng và tôi nó lạ gì..nhìn thằng nào cũng lừ lừ như tàu điện...
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Ba, 2009, 10:24:14 pm gửi bởi khanhhuyen » Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #195 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2009, 11:46:14 pm »

 Thảo nào tụi em từ tháng 1-85 rút dần xuống dưới, đến năm 86 cả bọn pháo 150 cũng về Việt Lâm. Toàn sư đoàn mãi đến tháng 2-87 mới lại phải lên Thanh Thủy. Lính 356 rút xuống dưới toàn ra chặn xe khách nên bị vệ binh quân khu bắt một mớ kỷ luật kéo dài thời gian phục vụ quân đội thêm 6 tháng nữa.
 Em công nhận một điều là lính 356 rút về dưới này vừa quậy và lại củng cố đơn vị lâu hơn các sư khác. Tuy không tham gia đánh lớn nữa nhưng vẫn có các đơn vị nhỏ đi lên phối thuộc, còn chủ yếu là nhận thêm quân và huấn luyện thôi. Thời gian đó có bác nào đi trên quốc lộ 2 đoạn đơn vị em đóng quân thì sẽ thấy suốt 30km dọc đường xếp toàn củi bán cho xe tải chở về xuôi. Vào dịp gần tết thì còn có thêm cả lá dong nữa đấy là thành tích của lính tân binh đấy ạ.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Ba, 2009, 12:15:30 am gửi bởi nguyen dinh thang » Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #196 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2009, 07:40:25 am »

 Bác Rồng  Đúng là bọn em huấn luyện 3 tháng xong là được Xuất ngoại đi Tây  ngay
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #197 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2009, 09:51:59 am »

 Hành quân lên Hà giang đơn vị  không lên tuyến ngay mà ở xã Đạo Đức mấy ngày để làm nốt mọi công tác chuẩn bị lần cuối cùng  Đêm vào thay chốt là đêm không ngủ của những người lính và nhân dân trong xã ,các mế các em giã gạo , làm thịt gà nắm xôi cho bộ đội rậm rịch suốt đêm ,  những ông bố đốt lửa ngồi lặng lẽ,đây đó  các chị các em vừa làm vừa sụt sịt khóc .Đã nhiều lần đón đưa bộ đội thay quân lên chốt họ biết một điều chắc chắn là  sẽ có nhiều chú không trở về .,cô bé nhà tôi trọ  chủ động kéo cậu Hòa thông tin xuống gầm cầu thang  ôm hôn giã biệt. Lên chốt kể lại cậu vừa thích thú vừa sợ nhất là khi nghe bọn tôi nhắc điều kỵ truyền  đời của trung đoàn từ thời chống Mỹ  là   động đến đàn bà khi ra trận dễ tiêu  và hễ nghe tiếng dề pa ơ đâu là vội lao vào hầm
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #198 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2009, 11:15:44 am »

 Bác Rồng post hộ cái bản đồ huyện Vị Xuyên lên nhé. Em xem trên mạng rồi nhưng không biết cách post lên.
Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #199 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2009, 11:24:39 am »

Bản đồ hành chính Vị Xuyên, huyện to nhất Hà Giang. (xã Đạo Đức sát Thị Xã HG)
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM