Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 09:37:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung đoàn Vận tải - Kinh tế - Bộ Binh - Khung huấn luyện thường trực - 250  (Đọc 59695 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #50 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2009, 07:47:04 am »

II. CƠ ĐỘNG CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ BIÊN GIỚI TÂY NAM CỦA TỔ QUỐC VÀ THAM GIA CUỘC PHẢN CÔNG CHIẾN LƯỢC MÙA KHÔ 1978 - 1979.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam được hoàn toàn giải phóng, thì đối với cách mạng Campuchia, ngày 17 tháng 4 năm 1975, nhân dân Campuchia cũng đã đánh bại hoàn toàn chế độ tay sai nguy quyền Lon Non. Lẽ ra sau thắng lợi đó, nhân dân Việt Nam và Campuchia được sống trong hòa bình, độc lập tự do, hữu nghị với các nước láng giềng anh em để xây dựng lại đất nước, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc hàn gắn vết thương chiến tranh sau bao thập kỷ vừa qua đã bị tàn phá.

Nhưng bọn phản động Pôn Pốt - Iêng Xa-ri đã phản bội lại cách mạng và dân tộc Campuchia, chúng đã tiến hành chính sách diệt chủng trong nước và gây chiến tranh xâm lược Việt Nam, dìm cả dân tộc Campuchia vào nỗi khủng khiếp chưa từng có trong lịch sử.

Trong suốt thời gian từ năm 1975 đến 1978, chúng đã điên cuồng phá bỏ hoàn toàn những nét truyền thống, mối quan hệ lâu đời của hai dân tộc Việt Nam - Campuchia, đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân hai nước đã xây dựng vun đắp.

Trước thảm họa diệt chủng, nhân dân Campuchia chỉ còn một con đường sống duy nhất là đoàn kết với Việt Nam, vùng dậy đánh đổ tập đoàn phản dân, hại nước Pôn Pốt - Iêng Xa-ri để cứu nước, cứu nhà và tự cứu mình, bảo vệ tình đoàn kết chiến đấu thủy chung của hai dân tộc.

Ngay từ đầu tháng 5 năm 1975, khi hai nước mới giành độc lập, bọn Pôn Pốt đã cho quân lấn chiếm nhiều nơi ở biên giới Tây Nam của Việt Nam, từ cuối tháng 4 năm 1977 đến 6 tháng đầu năm 1978, cường độ, quy mô hoạt động tác chiến của các lực lượng quân đội Pôn Pốt trên dọc tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia càng gia tăng, nhiều đơn vị cấp sư đoàn, liên sư đoàn địch đã tiến công sang biên giới vào sâu đất ta hàng chục ki-lô-mét, giết hại hàng ngàn đồng bào vô tội Việt Nam đang sinh sống dọc biên giới Việt Nam - Campuchia.


Spring 1978. Scene from the Khmer Rouge massacre at Ha Tien (Mùa xuân 1978. Hình ảnh từ vụ thảm sát của Khmer Đỏ tại Hà Tiên) -Tmct chú thích
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #51 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2009, 08:22:35 am »

Phối hợp với các lực lượng bên ngoài, bọn phản động trong nước có ý đồ nhen nhóm phá hoại. Từ năm 1977, trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, tình hình an ninh chính trị khá phức tạp. Bọn Fulrô tan rã nay có ý đồ phục hồi lại lực lượng, đẩy mạnh hoạt động chuẩn bị gây bạo loạn ở một số nơi làm cho tình hình an ninh chính trị nhiều buôn làng trở nên căng thẳng. Lực lượng vũ trang Quân khu 5 đã mở hai đợt hoạt động truy quét mạnh, liên tục, lực lượng chúng bị tiêu hao nặng, tinh thần giao động, nội bộ mâu thuẫn. Chúng phải phân tán hoạt động nhỏ lẻ nhằm duy trì và khôi phục lực lượng, giải quyết khó khăn về tiếp tế lương thực, thực phẩm và vũ khí đạn dược. Tuy nhiên trung ương của tập đoàn phản động Pôn Pốt, chỉ đạo cho bọn Vùng 105 điều hành sử dụng từng đơn vị của sư đoàn 920, móc nối với bọn Fulrô ở Đắc Lắc, quấy phá dọc biên giới như: Buôn Đôn (Eo Sup), Đức Lập (Đắc Min); Quảng Trực (Đắc Nông), ở một vài nơi bọn Fulrô đã lợi dụng sơ hở của ta tố chức đánh phá gây tổn thất về người và tài sản của nhân dân ở một số địa phương.

Trên địa bàn Quân khu 5, quân đội Pôn Pốt gia tăng hoạt động trên toàn tuyến biên giới, đặc biệt chúng tập trung lực lượng vào hai khu vực đường 19 (Gia Lai) và Bu Prăng, Đắc Đam (Đắc Lắc).

Đối diện tỉnh Đắc Lắc là tỉnh Môn-đun-ki-ri, là tỉnh có đường biên giới chung tiếp giáp với Việt Nam dài 193 kilômét. Để thực hiện mưu đồ lấn chiếm, trên không địch thường dùng máy bay trinh sát vào sâu trong nội địa của ta, có nhiều lần bay trên bầu trời thị trấn Đắc Min. Trên bộ, địch đưa các trung đoàn của sư đoàn chủ lực 920 và các lực lượng địa phương của tỉnh lên áp sát hoạt động dọc biên giới. Tổ chức biên chế của sư đoàn 920 gồm 3 trung đoàn bộ binh (91, 92, 93), đóng ở tây nam thị xã Cô Nhéc (5 kilômét), quân số trên 1.100 (11.000?) tên.

Từ năm 1976 đến năm 1977 địch đã sử dụng cấp phân đội nhỏ nhiều lần đột kích qua biên giới móc nối với bọn Fulrô chuẩn bị chiến trường và tập kích vào đồn Bu Prăng và các đồn biên phòng của ta, nhiều lần chúng sử dụng lực lượng cấp tiểu đoàn bao vây đồn điền Trương Tấn Bửu.

Đầu tháng 4 năm 1978 địch càng leo thang chiến tranh xâm lược sử dụng lực lượng đến cấp trung đoàn tràn sang bao vây các đồn Đắc Đam (Đức Lập) và Sêrêpốc, phối hợp với các lực lượng địa phương tiến công, tập kích nhiều khu vực đóng quân của các đơn vị biên phòng và lực lượng vũ trang địa phương ta, chúng đã càn vào thôn 1 xã Quảng Trực (Đắc Min, Đắc Lắc.) tàn sát giết hại 34 đồng bào, bắn bị thương 26 người khác đốt cháy trên 100 nóc nhà, 34 tấn lúa, cướp đi nhiều tài sản khác.


Một đơn vị lính Polpot hành quân luồn sâu ...
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #52 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2009, 08:33:32 am »

Đắk Nông với các địa danh liên quan ...
Logged
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #53 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2009, 08:06:52 pm »

Tiếp dùm em đi bác tuaans
Logged
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #54 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2009, 09:43:29 pm »

Những phiên gác , ai đi lính chiến đấu mà không phải gác .. gác ngày , gác đêm , gác trong chòi , gác ngoài rừng , gác đứng , gác ngồi bao nhiêu kiểu gác ? nói chung là phải chống mắt xem chừng .
Không biết đơn vị các bác sao , nhưng đơn vị em ai cũng là nhà thiên văn cả , ngắm sao  ( sao Hôm & Sao Mai ) , nhưng rất ít khi thằng phiên gác cuối được hưởng thường phải dài gấp đôi , gấp rưỡi .Đến giữa năm 80 chợ bên K mới bán đồng hồ mọi việc mới êm .
Em có những phiên gác chắc đến chết vẫn nhớ ..............
Phiên gác đầu tiên trong đời lính của em ở sân bay Bù Bông Đức Lập , trời mưa tầm tã vừa ướt vừa lạnh , vũ khí gác đêm là trái lựu đạn mỏ vịt . mật khẩu hỏi Sông đáp Cầu . Sau này khi rút từ Cô Nhép về nước lúc dừng chân ở sông Sê lấy mấy chú đi đánh cá mười thì nổ năm .
Những phiên gác lạnh nhất là lúc đóng quân tại biên giới , cha mẹ ơi lạnh đã chết mà gió thì bạt cả người , bao nhiêu mùng mền quấn tất vào người mà vẫn lạnh .
Phiên gác buồn nhất là trưa mùng 1 tết năm 80 nhớ nhà da diết ......... mà khốn nạn cho đời em trước đó mấy ngày nhận được tin người yêu đã đi lấy chồng hu ..hu ..ngước mặt lên thì nó đã lù lù trước mặt , quát thật to AI ĐÓ thế là nó thì bắn lên trời em cứ gốc mít nhả đạn ( toang cả gốc cây ) ngồi một mình xa đơn vị cả trăm mét , nhà lại bắn ra thế có khốn nãn em không , giữa hai làn đạn khoảng mười phút thì êm  .
Báo cáo cá nhân : tiêu hao hai băng đạn , liệt sĩ Cây văn Mít lãnh trọn 60 viên AK .
Những phiên gác dài nhất trong đời là canh con suối cạn trong rừng sau đơn vị từ 7 giờ sáng đến 6 giờ chiều 3 thằng 3 góc hết đứng rồi ngồi ... ôi thời giờ như mũi tên không bay , từ 7 giờ sáng ê hết lưng mới 3 giờ chiều .........................
Để hôm nào em kể cho các bác nghe mối tình đầu của em ....................
Logged
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #55 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2009, 11:11:02 pm »

Chào các bác trang Quân Sử , không có gì ngon bằng đơn vị đanh hành quân trong rừng  , bỗng thấy địch đang đi ngang trước mặt , ngon nhất chúng lại đi ngoài cánh đồng trống .
Hôm đó khẩu đội 12,7 cùa em phối thuộc với Tiểu Đoàn 1 , truy quét dịch ở hướng Krako ( đường 5 ) khoảng tháng 3/79 dang đi , trinh sát báo phát hiện địch ngoài trảng trống phía trước , thế là Tiểu đoàn Trưởng cho dàn đội hình , Khẩu đội của em được lệnh khai hỏa đầu tiên ... lúng túng thế nào không biết , thằng Chương vác thân súng , lúc ráp then chốt nòng quái thế nào nó cho ngược , em nhớ đâu mới nổ được 3 phát thì súng im luôn  Huh? tưởng đạn lép , em và thằng Việt tha hồ kéo khóa nòng nhưng không được , thế là bộ binh nổ súng , địch chạy mất hết quăng lại bao nhiêu ống quần đen túm lại đựng gạo , dép nón .....không xác chết . Báo đời cả khẩu đội bị ông D trưởng chửi một trận . May lúc đó đội hình vừa hành quân hơn hai tiếng , tiểu đoàn đừng chân báo về Trung Đoàn bộ cho vận tải mang nòng và thân súng lên thay , anh Dung b trưởng bắt hai thằng nòng và thân khiêng ngược lại nủa đường .
Còn trận đánh ở đồi yên ngựa trước khi đánh vào đường sắt , không biết lúc đó em và thằng Việt sao lại khỏe đột xuất thế không biết , nguyên khẩu 12,7 gác nằm bắn bộ binh , mà cứ thế hai thằng khiêng vận động , chạy xuống dốc một quãng lại bắn , thế mà xuống tới tận chân núi , toàn là cây và đá tảng không té mới hay  ( chắc say thuốc súng ) bắn hết 2 thùng đạn , bao dựng nòng bó vào để khiêng , nóng quá cháy vàng cả ra .
Logged
trungdoangiadinh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 373


« Trả lời #56 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2009, 07:55:49 am »

Chào các bác trang Quân Sử , không có gì ngon bằng đơn vị đanh hành quân trong rừng  , bỗng thấy địch đang đi ngang trước mặt , ngon nhất chúng lại đi ngoài cánh đồng trống .
Hôm đó khẩu đội 12,7 cùa em phối thuộc với Tiểu Đoàn 1 , truy quét dịch ở hướng Krako ( đường 5 ) khoảng tháng 3/79 dang đi , trinh sát báo phát hiện địch ngoài trảng trống phía trước , thế là Tiểu đoàn Trưởng cho dàn đội hình , Khẩu đội của em được lệnh khai hỏa đầu tiên ... lúng túng thế nào không biết , thằng Chương vác thân súng , lúc ráp then chốt nòng quái thế nào nó cho ngược , em nhớ đâu mới nổ được 3 phát thì súng im luôn  Huh? tưởng đạn lép , em và thằng Việt tha hồ kéo khóa nòng nhưng không được , thế là bộ binh nổ súng , địch chạy mất hết quăng lại bao nhiêu ống quần đen túm lại đựng gạo , dép nón .....không xác chết . Báo đời cả khẩu đội bị ông D trưởng chửi một trận . May lúc đó đội hình vừa hành quân hơn hai tiếng , tiểu đoàn đừng chân báo về Trung Đoàn bộ cho vận tải mang nòng và thân súng lên thay , anh Dung b trưởng bắt hai thằng nòng và thân khiêng ngược lại nủa đường .
Còn trận đánh ở đồi yên ngựa trước khi đánh vào đường sắt , không biết lúc đó em và thằng Việt sao lại khỏe đột xuất thế không biết , nguyên khẩu 12,7 gác nằm bắn bộ binh , mà cứ thế hai thằng khiêng vận động , chạy xuống dốc một quãng lại bắn , thế mà xuống tới tận chân núi , toàn là cây và đá tảng không té mới hay  ( chắc say thuốc súng ) bắn hết 2 thùng đạn , bao dựng nòng bó vào để khiêng , nóng quá cháy vàng cả ra .
  Hi...vẫn không ngon bằng giáp mặt địch mà không tốn viên đạn nào...thằng bạn của em tên là Tiến (nhà ở F.22 cũ,q.3, ) ở khẩu đội 12,7 buổi chiều ở phum Tuacoron đang ngồi "mơ màng" gác...bỗng trong lùm cây   trước mặt nó có chừng 3 m, có tên Pốt vạch ra chui vào ...đối diện với nó..sau giây phút ngỡ ngàng...2 thằng quay đít lại....chạy......!!!!! không 1 phát súng của cả 2 bên !!!! Grin Grin Grin
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #57 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2009, 04:37:57 pm »

Chấp hành chỉ thị của Quân ủy Trung ương, các đơn vị đóng quân trên địa bàn các tỉnh phía Nam nhanh chóng chuyển từ nhiệm vụ huấn luyện, xây dựng sang nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.

Ngày 10 tháng 5 năm 1978, Trung đoàn 250 chuyển từ nhiệm vụ xây dựng kinh tế sang nhiệm vụ chiến đấu. Tại Lương Sơn, Bắc Bình, Thuận Hải, Trung đoàn đã tổ chức một buổi lễ tập trung toàn Trung đoàn, đọc quyết định của Tư lệnh Quân khu và biên chế tổ chức lực lượng, theo biên chế mới, đồng thời giao nhiệm vụ và trao vũ khí tượng trưng cho từng đơn vị.

Thực hiện mệnh lệnh của Tư lệnh Quân khu 5, ngày 15 tháng 9 năm 1978, Trung đoàn 250 được Quân khu điều từ Bắc Bình - Thuận Hải cơ động bằng phương tiện tàu hỏa ra ga Ninh Hòa - tỉnh Khánh Hòa sau đó cơ động bằng xe cơ giới lên Đắc Lắc thay thế vị trí đứng chân của Trung đoàn bộ binh 812, để Trung đoàn 812 cơ động về đứng chân trong đội hình Sư đoàn 309 mới thành lập. Trung đoàn 250 trở thành Trung đoàn biên phòng thứ hai của Tỉnh đội Đắc Lắc (1). Nhiệm vụ của Trung đoàn thời gian này là đảm nhiệm phòng thủ tuyến biên giới từ Sêrêpốc đi Đức Lập - Bù Bông, đối diện với tỉnh Môn-đun-ki-ri, Campuchia. Trung đoàn có nhiệm vụ phòng ngự giữ vững tuyến biên giới, sẵn sàng cơ động phản kích đẩy lùi địch ra xa không cho địch lấn sang biên giới.

Để đáp ứng với tình hình nhiệm vụ mới, Trung đoàn được xây dựng theo biên chế trung đoàn chiến đấu. Gồm Ban chỉ huy Trung đoàn, ba cơ quan, ba tiểu đoàn bộ binh và các đại đội trực thuộc. Ban chỉ huy Trung đoàn lúc này có sự thay đổi; Trung tá Nguyễn Hữu Hòa được trên điều về làm Trung đoàn trưởng, thay đồng chí Nguyễn Ngọc Bình; Thiếu tá Nguyễn Văn Thụ về làm Chính ủy, thay đồng chí Nguyễn Trắc, đồng chí Trần Sĩ Mỹ Phó Chính ủy, đồng chí Khổng Cao Phùng được trên điều về giữ chức Tham mưu trưởng, ba cơ quan gồm: Tham mưu, Chính trị, Hậu cần. 3 Tiểu đoàn bộ binh là Tiểu đoàn 1, Tiểu đoàn 2 và Tiểu đoàn 3; 8 đại đội trực thuộc là: Trinh sát, ĐKZ, 12,7mm, Cối 120mm, Công binh, Vận tải, Thông tin và Quân y.

Trước yêu cầu nhiệm vụ mới, Đảng ủy, Chỉ huy Trung đoàn đã tổ chức lãnh đạo, giáo dục quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn nhận thức sâu sắc nhiệm vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu của Quân khu, xác định đó là nhiệm vụ hàng đầu cấp thiết nhất của đơn vị.

Ngày 22 tháng 11 năm 1978, ngày kỷ niệm 10 năm thành lập Trung đoàn, do điều kiện không cho phép làm lễ mít tinh kỷ niệm, nhưng cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn cũng tập trung đầy đủ, cùng nghe Chính ủy Nguyễn Văn Thụ đọc thư chúc mừng của Tư lệnh Quân khu 5, ôn lại chặng đường chiến đấu và phục vụ chiến đấu từ ngày thành lập đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, tham gia lao động, sản xuất làm kinh tế sau ngày miền Nam giải phóng. sau buổi họp mặt kỷ niệm Trung đoàn trưởng Nguyễn Hữu Hòa phát động phong trào thi đua "Ra quân giết giặc lập công" xây dựng Trung đoàn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mới, nhiệm vụ chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc.

Tại đây, ngoài nhiệm vụ bàn giao tiếp nhận địa bàn, công tác tổ chức biên chế xây dựng lực lượng, kiện toàn các tổ chức cơ sở đảng, kiện toàn đội ngũ cán bộ tổ chức quần chúng đoàn thanh niên cộng sản đã được Đảng ủy - Chỉ huy Trung đoàn chú trọng kết hợp xây dựng, đơn vị đã chú trọng việc bổ sung vũ khí trang bị.

Đang làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế, trong điều kiện thời bình, nay chuyển sang chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, từ nếp nghĩ nếp sống, việc ổn định tổ chức, biên chế theo thời chiến đòi hỏi cán bộ, chiến sĩ toàn Trung đoàn phải hết sức khẩn trương tích cực, có ý chí, quyết tâm cao thì mới giành được thắng lợi, nên ngay sau khi mới đứng chân trên vị trí địa bàn được phân công. Đảng ủy, Chỉ huy Trung đoàn đã triển khai cho các đơn vị tập trung vào nắm địa bàn của Trung đoàn 812 bàn giao lại, tuần tra trinh sát nắm địch, đề phòng địch tập kích, gài mìn, xây dựng củng cố công sự, trận địa, tổ chức huấn luyện bổ sung cho cán bộ, chiến sĩ những nội dung sát với yêu cầu thực tế chiến trường, sát với đối tượng tác chiến là quân Pôn Pốt đã có thời gian được ta huấn luyện, trao đổi, giúp đỡ về kinh nghiệm thủ đoạn chiến đấu, trong đó các đơn vị tập trung huấn luyện phương án phòng ngự kết hợp cơ động tiến công, huấn luyện gắn với xây dựng đơn vị, giáo dục truyền thống của Trung đoàn, của Tiểu đoàn trong những năm tháng đánh Mỹ trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc mà thế hệ đi trước đã chiến đấu, phục vụ chiến đấu, đã hy sinh đổ máu để lại cho thế hệ hôm nay kế thừa.

Do đó, tuy mới cơ động lên biên giới với một thời gian ngắn, vừa chiến đấu, vừa xây dựng, huấn luyện, các đơn vị của Trung đoàn đã nhanh chóng ổn định.
----------------------------
(1) Trung đoàn biên phòng thứ nhất mang phiên hiệu Trung đoàn 142, được thành lập ngày 29 tháng 8 năm 1978, gồm 3 Tiểu đoàn bộ binh 4, 5, 6 và các đại đội trực thuộc. Đầu tháng 3 năm 1979 Trung đoàn 142 được biên chế về Sư đoàn 315 mới thành lập, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia. Năm 1989, Trung đoàn 142 hoàn thành nhiệm vụ quốc tế về nước, nay đóng quân tại Chu Lai, Núi Thành, Quảng Nam.
------------------------------
Bản đồ khu vực phòng thủ biên giới của E250 từ Đak Min (Đức Lập) tới Bù Bông - tỉnh Đắc Nông.
Logged
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #58 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2009, 11:30:41 pm »

Đọc chuyện viết về đồng đội của bác Hà buồn quá .
Tháng 5 vừa qua em cũng chia tay hai đồng đội của em , phải nói lứa tuổi 50 theo em chưa phải là già , mình còn phải bao lo toan cho gia đình , con cái bắt đầu vào hay đang học đại học , em tuy lính khu 5 nhưng may mắn về lại SG , dù sao đời sống dễ thở hơn dưới tỉnh nhiều . Đồng đội em ở Bình Thuận nghèo lắm các bác ạ ,nhiều lúc vợ em hỏi sao ông thân với bạn vậy ? Em nói đó là những người cùng anh sống trong những tháng năm khắc nghiệt , gian khổ nhất của tuổi trẻ , nên mình có điều kiện thì giúp tụi nó , tụi nó ở dưới quê còn khổ lắm em ơi ...............
3 giờ sáng đầu tháng 5 , em nghe điện thoại reo , thấy hiện trong điện thoại ( Sanh 250 ) nghe tiếng vợ nó mếu máo ... Anh Sơn ơi anh Sanh cấp cứu trong viện rồi . Thế là em cấp tốc đi Phan Thiết , lên đến nơi nó đã hôn mê sâu rồi ( tai biến mạch máu não ) Và cũng 3 giờ sáng hôm đó em đang trong nhà nghỉ lãi nghe điện thoại báo nó mất rồi , thế là em mất đi thằng đồng đội thật thân ,em lại vào viện cùng người nhà đưa xác nó về .............
Năm mươi biết được mệnh trời , nhưng nó để lại bao lo toan cho gia đình , cuộc đời nó khổ lắm các bác ơi , không biết lúc biết mình sắp chết nó có day dứt không khi bỏ lại vợ và tám đứa con , em có hỏi sao mầy sanh nhiều vậy nó mới kể ( vì khi ra quân em với nó mất liên lạc với nhau 18 năm ) .
Khi tao ra quân vợ tao chờ không được bỏ đi lấy chồng khác để cho bà nỗi một đứa con gái ( nó hơn em 3 tuổi , dân biển nên lấy vợ sớm ) còn vợ tao đã có hai đứa con trai với chồng trước , chồng trước cũng là bạn tao cùng đi đợt với mình nhưng qua TĐ 726 đã hy sinh , thế là rổ rá cạp lại thêm bốn đứa con gái và một thằng út , tổng cộng con anh con em và con chúng ta là tám ( em thất kinh ).
Em áy náy riết hay mình cho nó mượn tiền đóng tàu , nó làm cố trả mình nên bệnh nặng ( nó đã có triệu chứng tai biến trước mấy năm ) . Em cũng mới biết vợ nó cũng bị ung thư .
Hiện giờ em phải chu cấp một đứa con nó đang học trong SG nghành du lịch , không biết lúc nó ra trường làm sao kiếm việc cho nó được đây , vì em làm tư nhân đâu có quen ai , mong bác nào trong Quân Sử có khả năng giúp đỡ dùm em .
Logged
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #59 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2009, 01:13:04 pm »

Bác tuaans cho em hỏi nhé , lúc đơn vị em đánh hướng QK5 , sau tháng 3/79 chuyển qua hướng Tây Bắc đường 5 , địa hình chiến đấu có khác , đồng bằng và ốc đảo + Thốt Nốt , trận đầu tiên cứ đánh như trong rừng , ai dé đâu lúc vượt qua cánh đồng bị chúng chơi trò bắn cắc bụp , cắc bụp ... thiệt hại đáng kể , hôm sau đưa quân vòng ra sau mới biết chúng trèo lên cây Thốt Nốt chơi trò bắn tỉa bằng CKC gắn ống nhòm , tịch thu nhiều đạn AK có nhiều hình dáng khác nhau , không giống đạn mình , mong bác chỉ dẫn bằng hình ảnh và tác dụng của từng loại ......... em cám ơn trước .
Mà bác chịu viết nhiều anh em còn có bài đọc chứ , mấy hôm rày em thấy trong Quân Sử cứ lặng lặng thế nào .
Thân
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM