Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 09:19:45 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung Quốc như tôi đã biết  (Đọc 301345 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #50 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2010, 09:42:43 pm »

Những thứ "mới biết" như kiểu ở trên thì em nghĩ bác menthuong nên giữ cho riêng mình thôi nhé! Mọi người muốn xem những kỷ niệm của bác về một TQ ngày xưa chứ còn thông tin về TQ hiện đại thì trên mạng không thiếu đâu! Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #51 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2010, 11:32:02 pm »

 Chiều hè oi ả, mấy thằng  đang trườn dưới đầm sen, trên đầu chụp 1 cái lá sen, rất giống...đặc công...nước. Thằng Tiến sau khi đã chán chê hạt sen, nó lởn vởn trên bờ, sát con đường sỏi, gần với đường tàu chạy lên mạn ngược. Theo quy định, đến lượt nó phải cảnh giới cho bọn dưới đầm, đề phòng lão Hảo bảo vệ, bỏ cái lều tranh xiêu vẹo, vào xóm uống rượu, nhỡ có quay lại thì toi đặc!
 Bỗng nó hô to: Chúng mày...ơi!
 Cả bọn nhốn nháo, nhiều thằng vội quá, gai sen nó kéo tụt cả quần, vẫn cố lao lên bờ phía đông, thằng nào thằng ấy vẫn cắp nách 1 bó bát sen, cuống dài nhằng nhẵng. Sau vài phút định thần, thằng Dũng chửi: M...mày, làm gì có ai, làm bố mày tý nữa thì bị gai sen nó cắn đứt khẩu...súng lục.
 Nó cười toe, chỉ lên phía đường sắt, từ hướng cầu Thăng long: Một xe goòng với 1 lá cờ đỏ to vật vã bay phần phật, đang tiến lên hướng Bắc, nơi mà con đường đá và đường sắt giao nhau.
 Hóa ra là mấy chú công nhân và chuyên gia người TQ đang đi kiểm tra cái đoạn giáp với con mương bị trận mưa làm sạt lở. Mấy thằng chăn trâu, kiêm ăn trộm sen chúng tôi hiếu kỳ đứng xem, vừa nhằn hạt sen, vừa hò hét tán loạn: Xoong thủng, chảo thủng, bo mày thủng, hảo su cù lăng lủng trẻo, hảo, hảo...Tung kủa, chang seng...(nói lung tung nhưng chắc cả bọn trẻ và các chú ấy...chẳng hiểu gì)
 Bỗng 2 chú TQ to vật vã, bặm môi. Kinh chưa? Chỉ với 2 chú ấy mà cả thanh ray dài ngoẵng(chẳng nhớ dài bao nhiêu, vì cả bọn đều bé quá) từ từ nâng lên vai rồi cả 2 người nghiêng mình rất nhịp nhàng thả xuống vệ đường tàu. Tiếng hoan hô ầm ầm: TQ giỏi quá, khỏe quá.
 Ơ sao lại có tiếng con gái nhỉ? Cả bọn ngoảnh lại thấy mấy chị xã viên(hình như là thanh niên xung phong của xóm) cũng đang vỗ tay rèn rẹt đứng đằng sau.
 Mấy thằng chọi con được thể, hô vang: Mao chủ xỉ, oa oa xây,...tả bổ xiểng...thấu xẻng chiêu khâu...khoan tai...(và cũng chẳng hiểu mình nói gì)
 2 chú TQ kia chắc là sĩ diện với mấy cô thôn nữ nên ra oai thôi, kể ra các chú ấy cũng khỏe thật. Chứ mấy chú công nhân cầu 7 nhà mình, có mà chổng ngược đít lên, cả 4 chú, cũng không khiêng nổi cái thanh ray ấy? Họ lấy khăn lau mồ hôi, rồi lôi ra mấy cái huy hiệu bác Mao trong túi dết, tặng mấy thằng chăn trâu cởi trần, quần cộc trễ rốn, bụng ỏng, đít beo, vừa nhằn(cắn) hạt sen, vừa nhổ phì phì. Họ cười tít mắt với mấy thiếu nữ quần xắn "móng lợn" cũng đang cười phe phé! Nhớ mãi hình ảnh các chú công nhân, chuyên gia TQ xây dựng cầu Thăng long tại cái Ngã tư đường tàu ấy. Hình ảnh của tinh thần Quốc tế vô sản!

 Hai năm sau, cho tới tận 1989 hay 1990 gì đó, vẫn tại cái Ngã tư đường tàu này, không thấy hình ảnh cái xe gòong cắm cờ TQ phần phật bay trước gió đâu nữa. Thay vào đó là những đoàn tàu hối hả, xình xịch, phả khói đen xì, ngược lên mạn Yên bái, Lào cai, trên các toa "đĩa"-toa dẹt, bạt trùm kín mít, hở mỗi cái nòng, chẳng biết là pháo hay tăng?
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Sáu, 2010, 01:24:28 am gửi bởi Giang.K17 » Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #52 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2010, 05:50:25 am »

Những thứ "mới biết" như kiểu ở trên thì em nghĩ bác menthuong nên giữ cho riêng mình thôi nhé! Mọi người muốn xem những kỷ niệm của bác về một TQ ngày xưa chứ còn thông tin về TQ hiện đại thì trên mạng không thiếu đâu! Grin

Cám ơn, menthuong@ xin rút kinh nghiêm và dừng luôn bài về "Hệ thống Cảnh hàm của lực lượng Công an TQ"! Nhưng tôi vẫn muốn mở ngoặc để nêu "thá má" tí chút về vấn đề:

...tuy đông dân, quân nhiều nhưng TQ lại không có cấp Đaị tướng như ở ta! Chắc họ muốn các nguyên soái và 10 Đại tướng xưa mãi là nhất?
Không biết nay hay sắp tới liệu có không?
Roll Eyes Huh để ngẫm xem cái "thâm ý" của anh Tầu!  Wink Grin
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #53 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2010, 08:02:26 am »

Chuyện hoạt động gián điệp thì quốc gia nào, thời đại nào cũng có và lắm chuyện ly kỳ, đầy tác dụng. Trung Quốc lại càng bậc thầy về vấn đề này. Khác với các nước khác, TQ gần ta về địa lý, giống ta về ‘máu đỏ da vàng”, gần tương đồng về văn hoá nên việc đánh gián điệp sang đất ta không mấy khó mà hiệu quả lại cao.

Tầm quốc gia, vĩ mô thế nào tôi chưa rõ nhưng ngay quê tôi cũng khối chuyện.

Nhân dân sống trong vùng giáp biên thường cùng dân tộc, cùng họ, thông gia với nhau và quan hệ khá gần gũi. Lợi dụng tình hình đó và do mất cảnh giác của cán bộ cơ sở mà nhiều gián điệp bên kia biên giới từ những năm 1960 đã sang cư trú, lấy vợ sinh con, năm im và chui vào các cơ quan lãnh đạo tại địa phương.
 
Ngay từ năm 1976 các cơ quan chức năng tại Hoàng Liên Sơn đã phát hiện hơn 1000 hộ từ TQ sang cư trú, có nơi ở tập trung đông người như Na Lốc, Tả Ngải Chồ (thuộc Mường Khương) thâm chí vào sâu nội địa như ở Cống Hồ thuộc Phong Hải huyện Bảo Thắng. Trong số này có người là Đảng viên ĐCS, là CA TQ; có tên là phần tử Quốc dân đảng, lưu manh...Được quân chúng nhân dân phát hiện, giúp đỡ và đấu tranh ta đã tạo điều kiện cho những người này trở về nước.

Song phía TQ cũng đã làm được một số việc, cài cắm được cơ sở trong một số thôn bản. Đặc biệt là gián điệp TQ khi tuyên truyền lôi kéo cán bộ nhân dân ta đều nhân danh Đảng Cộng sản, là nước cùng phe XHCN hoạt động là do mâu thuẫn nội bộ chứ không phải mâu thuẫn đối kháng địch ta như gián điệp Pháp Mỹ trước kia nên đã lừa được nhiều người.

Những người dân Nậm Chẩy (Mường Khương) nay còn nhớ ông Thào, từng làm Phó Thư ký Công xã sang Simacai năm 1965 với lý do tránh tội tham ô bên TQ và được người dân ở đây cưu mang đến 1967 về Nậm Chẩy và leo lên đến chức Phó Chủ nhiệm HTX. Nhưng chính Thào Chẩn Cái (Đảng viên ĐCSTQ) sang từ 1958 đã leo lên đến cươmng vị Phó Ban Công an xã Nậm Chẩy là người giới thiệu Vu. Bọn Vu-Cái đã dùng tiền, gái nhận anh em, mua chuộc, không chế được một số cán bộ huyện, xã làm việc cho chúng, chuẩn bị mưu đồ phá hoại ta từ bên trong.
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #54 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2010, 10:01:14 am »

Trích dẫn từ: baoleo link=topic=5143.msg79935.html#msg79935
Thị xã Lào Cai, địch quân công chiếm ngay từ ngày đầu, và cũng rút quân ngay trong ngày tuyên bố lui binh. Tổng cộng, địch quân ở đó khoảng 16 ngày.

Khi dê cu dê ca và những người dân liều mạng vào lại thị xã (trước cánh lính chính quy của ta), ấn tượng mà họ thừa nhận là sự tàn phá không do lửa đạn-rất ít. Thậm trí trong nhiều nhà, nếu có treo ảnh Cụ Hồ, thì khi vào lại nhà, thấy có khuyến mại thêm ảnh ông Mao, treo cạnh bên. Cửa nhiều nhà không kịp khóa, khi về lại thấy có khuyến mại thêm băng giấy đỏ niêm phong với hàng chữ: lính biên viễn Côn Minh niêm cáo.
Cũng bởi thế, ngày nay,  cái bệnh viện bên Hà Khẩu mà bác khanhhuyen mới đây vào thăm, dành riêng để chữa trị cho dân Lào Cai, vẫn cứ đông khách. Chứ cứ tàn phá như ở xứ Lạng, dân người ta xót của vẫn nhớ, người ta có mà…. thèm vào.

Năm 2000, baoleo theo đoàn viện không hoàn lại lên làm việc với tỉnh. Mr. Cường-giám đốc sở KH (nay là quan đầu tỉnh roài) dẫn đi thăm nhà máy thủy điện thị xã (trên đường từ thị xã đi Sa Pa) để xin kế hoạch viện trợ. Mấy thằng chuyên gia cứ xuýt xoa: Lạ thế. Toàn bộ tuyến năng lượng gồm kênh dẫn, cửa nhận nước, đập tràn, hố tiêu năng, thậm trí tường trạm phát điện, sao lại còn tốt thế. Chỉ thiếu có máy móc và các vật kiến trúc bằng gỗ hay thép. Chứ các kiến trúc bằng bê tông còn tốt chán. Mr. Cường dường như không nhịn được, văng ngay vào mình, chả nể gì ông cựu chỉ huy lính: lính các ông chứ ai. Mấy năm các ông quân quản thị xã này, đến cái bù long neo máy, các bố cũng tháo ra đổi rượu, nói chó gì đến cửa với chả cánh.
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #55 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2010, 05:28:21 am »

Cái gu của em là chuyện kể, hồi ký của CCB thôi, chứ tài liệu mà đã bị cánh nhà văn nó nhào, nó bóp thì "không tiêu hóa được" kể cả ta lẫn Tàu. Riêng về văn học chiền tranh của TQ thì thôi rồi? Chẳng nói thì các bác cũng hiểu.
Tầu tốt thì tốt ra sao,
Tầu xấu thì xấu thế nào, vì đâu.
Nói xuôi ai cũng lầu làu,
Nói ngược lại sợ vỡ đầu có khi.
Cho nên tôi mở cái ni:
...
Riêng về mối quan hệ với Trung Quốc,cháu nghĩ chúng ta phải cẩn thận  về mọi phương diện.Trung Quốc không phải là bạn tốt của ta. Mà là con dao hai lưỡi...

Trung Quốc là nước láng giềng của Việt Nam. Dù muốn hay không ta vẫn phải và cần quan hệ. Nhưng Trung Quốc là gì, như thế nào và ra sao? Không phải mấy ai hiểu rõ và thống nhất trong cách nhìn nhận,

Tôi xin phép BQT mở chủ đề này để thảo luận chung.


Để nêu ý kiến có gì xem chung.
Bỗng dưng thấy nó hơi chùng,
Ai có cao kiến thổi bùng nó lên!
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #56 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2010, 12:05:40 pm »

1. Năm ngoái rộ lên nạn "sưa tặc" ở Hà Nội. Cái nạn này báo chí đã nói nhiều, dân đồn cũng lắm!. Nhưng rốt cục họ mua gỗ sưa để làm gì vẫn chưa có lời giải thoả đáng. Nhưng có sự thật này ai cũng biết: đâu đâu cũng muốn trồng sưa, cây con ào ào chở lên quê tôi và gái cây con bỗng dưng tăng vụt. Nhiều lại cây bị chặt bỏ không thương tiệc để trồng sưa. Nhưng rút cục gỗ sưa dùng để làm gì và ai được lợi, ai bị hại thì rõ rồi!

2. Nhớ lại những năm xa xưa: hàng "ếc ta" ngô bị đốn để lấy râu vụ sau thì dân biên lại phải mua ngô từ bên kia biên giới mà chẳng hiểu họ mua râu ngô non để làm gì.

3. Lại còn rễ hồi quý gì mà họ cũng thu mua. ? Sẽ có ngày xứ Lạng lại đi mua loại đặc sản quê mình!

4. Đến tận bây giờ người dân bản Phiệt. Cốc Ly quê tôi vẫn còn lén lút khai thác gỗ nghiến cưa thành thớt để xuất lậu sang phương Bắc, Chắc đất nước hơn tỉ dân cần nhiều thớt nghiến nên rừng bên đó cung cấp không đủ? Chỉ biết những cây nghiến hàng trăm năm tuổi bị đốn ngả và "vượt biên" . Chắc cứ đà này chả bao lâu nữa dân Việt không biết đến loại gỗ cứng hơn thép này!

5. Khối thứ bạn đã mua, đang mua mà dân mình chưa biết họ mua để làm gì và các cơ quan chức năng của ta cúng chưa thấy thông cáo về tác dụng của mặt hàng đó!

Quả là xứ "rừng vàng biển bạc" của ta ẩn chứa bao sản vật quý hiếm và đất nước bao la kia có nhu cầu vô hạn và đầy bí hiểm!
Logged

300
Thành viên
*
Bài viết: 11


« Trả lời #57 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2010, 12:49:35 pm »

...........................................
 Mấy thằng chọi con được thể, hô vang: Mao chủ xỉ, oa oa xây,...tả bổ xiểng...thấu xẻng chiêu khâu...khoan tai...(và cũng chẳng hiểu mình nói gì)
 2 chú TQ kia chắc là sĩ diện với mấy cô thôn nữ nên ra oai thôi, kể ra các chú ấy cũng khỏe thật. Chứ mấy chú công nhân cầu 7 nhà mình, có mà chổng ngược đít lên, cả 4 chú, cũng không khiêng nổi cái thanh ray ấy? Họ lấy khăn lau mồ hôi, rồi lôi ra mấy cái huy hiệu bác Mao trong túi dết, tặng mấy thằng chăn trâu cởi trần, quần cộc trễ rốn, bụng ỏng, đít beo, vừa nhằn(cắn) hạt sen, vừa nhổ phì phì. Họ cười tít mắt với mấy thiếu nữ quần xắn "móng lợn" cũng đang cười phe phé! Nhớ mãi hình ảnh các chú công nhân, chuyên gia TQ xây dựng cầu Thăng long tại cái Ngã tư đường tàu ấy. Hình ảnh của tinh thần Quốc tế vô sản!

 Hai năm sau, cho tới tận 1989 hay 1990 gì đó, vẫn tại cái Ngã tư đường tàu này, không thấy hình ảnh cái xe gòong cắm cờ TQ phần phật bay trước gió đâu nữa. Thay vào đó là những đoàn tàu hối hả, xình xịch, phả khói đen xì, ngược lên mạn Yên bái, Lào cai, trên các toa "đĩa"-toa dẹt, bạt trùm kín mít, hở mỗi cái nòng, chẳng biết là pháo hay tăng?
Đọc bài của Bác, tự nhiên em nghe sóng mũi cay cay......
Dù bây giờ cũng như bao người, rất hận nước lạ vì bức hiếp nước ta, sao mà thương cho thân phận con người trong chiến tranh quá.
Em có xem trên youtube về chiến tranh Việt-Trung, mấy cái clip tiếng TQ ấy, xem phần bình luận, có người TQ( có lẽ già rồi) viết đại khái thế này: những chú bé bạn cho kẹo,tặng sách, lớn lên và cho bạn một....shot!
Ai mà muốn chuyện đó đâu!
Logged
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #58 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2010, 01:00:05 pm »

Lần đầu tiên trong đời, tôi sang Trung quốc. Năm 1998, cơ quan tôi có cử tôi lên Lào Cai và sang Trung quốc để đàm phán ký kết hợp đồng thương mại, đoàn chúng tôi đi gồm Ba người, đi bằng hộ chiếu, thời đấy chưa phải xin VISA như bây giờ, đến Lào cai và sang Hà Khẩu qua cầu Kiều ( cũ - bằng sắt - đi chung với đường tàu hỏa ), lúc đó trong tiềm thức của tôi về Trung quốc là kẻ thù một thời của cả quê hương tôi, của gia đình dòng họ tôi, vì vậy tôi luôn cảnh giác và soi rất kỹ những cử chỉ và động tác của bọn người Trung quốc này. Khi bước chân qua vạch giữa cầu (phân đôi gianh giới 2 nước ), tôi luôn chấn an mình phải bình tĩnh, chủ động trong mọi tình huống..., đến khi đặt chân vào cái phòng tiếp nhận Hộ chiếu có lính Trung quốc đứng gác, tôi không khỏi mất bình tĩnh, tôi nhìn chòng chọc vào hai người lính biên phòng TRung quốc đứng gác nhìn từ đầu đến chân họ xem kẻ thù trước kia của mình như thế nào. Thấy tôi nhìn như vậy và chắc là trên nét mặt của tôi lúc đó thể hiện sự căng thẳng nên có một tay chắc là sĩ quan đến bên đoàn tôi, viên sĩ quan này rất chững chạc, nét mặt tươi cười, nói gì với bác phiên dịch, bác phiên dịch bảo tôi là : nó hỏi tôi là lần đầu sang Trung quốc à, bây giờ hai nước đã quan hệ tốt với nhau rồi, các bạn sang đây không nên có những động thái như khi hai nước còn chiến tranh lạnh nữa... Tổ sư nó, mới nhìn mình mà nó đã đọc vị được luôn rồi. Tất nhiên là sau đó tôi đã chấn tĩnh lại và vững tâm chờ bác phiên dịch làm thủ tục. Hóa ra là thằng cha sĩ quan nó xem hộ chiếu của tôi và biết tôi quê quán ở Cao Bằng, nó đoán tầm tuổi và đoán rằng tôi thể nào cũng có liên quan nhiều đến cuộc chiến giữa hai nước năm 1979 và thấy tôi nhìn hằm hằm lính của nó nên nó đọc vị được. Kể ra nó cũng là tay tinh tường đấy. Chuyến đi lần ấy đều ổn cả, chúng tôi vào tận Côn Minh, trong chuyến đi tôi cũng thử hỏi rất nhiều người dân, kể cả quan chức, đa số họ rất mù mờ về cuộc chiến năm 1979, có lẽ ở Côn minh khá xa với biên giới nên họ không chú ý chăng ? Cũng có một vài người biết đến cuộc chiến này nhưng họ chỉ nói : " ôi dào, mấy ông lãnh đạo bị điên ấy mà, làm còn chưa đủ ăn mà cứ suốt ngày đánh đấm, xâm chiếm..", Lần ấy, tôi ký được hợp đồng khá thành công, cũng đem về cho cơ quan lợi nhuận kha khá...
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
pain
Thành viên
*
Bài viết: 421



« Trả lời #59 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2010, 01:47:43 pm »

Lần đầu tiên trong đời, tôi sang Trung quốc. Năm 1998, cơ quan tôi có cử tôi lên Lào Cai và sang Trung quốc để đàm phán ký kết hợp đồng thương mại, đoàn chúng tôi đi gồm Ba người, đi bằng hộ chiếu, thời đấy chưa phải xin VISA như bây giờ, đến Lào cai và sang Hà Khẩu qua cầu Kiều ( cũ - bằng sắt - đi chung với đường tàu hỏa ), lúc đó trong tiềm thức của tôi về Trung quốc là kẻ thù một thời của cả quê hương tôi, của gia đình dòng họ tôi, vì vậy tôi luôn cảnh giác và soi rất kỹ những cử chỉ và động tác của bọn người Trung quốc này. Khi bước chân qua vạch giữa cầu (phân đôi gianh giới 2 nước ), tôi luôn chấn an mình phải bình tĩnh, chủ động trong mọi tình huống..., đến khi đặt chân vào cái phòng tiếp nhận Hộ chiếu có lính Trung quốc đứng gác, tôi không khỏi mất bình tĩnh, tôi nhìn chòng chọc vào hai người lính biên phòng TRung quốc đứng gác nhìn từ đầu đến chân họ xem kẻ thù trước kia của mình như thế nào. Thấy tôi nhìn như vậy và chắc là trên nét mặt của tôi lúc đó thể hiện sự căng thẳng nên có một tay chắc là sĩ quan đến bên đoàn tôi, viên sĩ quan này rất chững chạc, nét mặt tươi cười, nói gì với bác phiên dịch, bác phiên dịch bảo tôi là : nó hỏi tôi là lần đầu sang Trung quốc à, bây giờ hai nước đã quan hệ tốt với nhau rồi, các bạn sang đây không nên có những động thái như khi hai nước còn chiến tranh lạnh nữa... Tổ sư nó, mới nhìn mình mà nó đã đọc vị được luôn rồi.[/font] Tất nhiên là sau đó tôi đã chấn tĩnh lại và vững tâm chờ bác phiên dịch làm thủ tục. Hóa ra là thằng cha sĩ quan nó xem hộ chiếu của tôi và biết tôi quê quán ở Cao Bằng, nó đoán tầm tuổi và đoán rằng tôi thể nào cũng có liên quan nhiều đến cuộc chiến giữa hai nước năm 1979 và thấy tôi nhìn hằm hằm lính của nó nên nó đọc vị được. Kể ra nó cũng là tay tinh tường đấy. Chuyến đi lần ấy đều ổn cả, chúng tôi vào tận Côn Minh, trong chuyến đi tôi cũng thử hỏi rất nhiều người dân, kể cả quan chức, đa số họ rất mù mờ về cuộc chiến năm 1979, có lẽ ở Côn minh khá xa với biên giới nên họ không chú ý chăng ? Cũng có một vài người biết đến cuộc chiến này nhưng họ chỉ nói : " ôi dào, mấy ông lãnh đạo bị điên ấy mà, làm còn chưa đủ ăn mà cứ suốt ngày đánh đấm, xâm chiếm..", Lần ấy, tôi ký được hợp đồng khá thành công, cũng đem về cho cơ quan lợi nhuận kha khá...

Thế mới thấy họ đào tạo công chức rất bài bản và kỷ luật. Nói về dân vận và công nghệ "đánh bóng' thì công nhận 'bạn' vô địch về hai môn này. Các bác ở sát biên hoặc nhập cảnh vào bạn ở bất cứ của khẩu nào thử để ý mà xem, lính biên phòng cửa khẩu họ đều chọn lựa về ngoại hình cũng như cách xây dựng cửa khẩu của họ rất đẹp khiến khách có ấn tượng ngay từ khi đặt chân lên đất 'bạn'.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Sáu, 2010, 01:56:23 pm gửi bởi pain » Logged

Tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc. Đó là không...ham muốn gì nữa!!!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM