Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 12 Tháng Năm, 2024, 08:59:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Theo chân Anh, Tình Nguyện Quân Sư đoàn 7 BB (tt "Mũi chính diện..." - phần 5)  (Đọc 375150 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #290 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2010, 05:41:39 pm »

Bộ luật Tình sự chỉ có giá trị áp dụng với lính các Quân khu khi còn làm nhiệm vụ bên đó họ ăn ở cùng với dân K chứ với lính Quân đoàn đến đâu chớp nhoáng 5 7 ngày rồi biến chẳng mấy khi quay lại chỗ cũ và tiếp xúc với dân

       Nhìn thấy con gái xinh mà không thích mới là chuyện lạ, nên chuyện tơ tưởng thì có thể nhiều đấy còn chuyện hành động thì không biết được. Tuy nhiên, lúc bấy giờ mới lớn, ae mình dát lắm, lại không ở chung với dân nên không có điều kiện "lửa gần rơm". . . Chuyện cô gái K xinh đẹp mà chết BY thì đúng rồi. Này nhé: "Đẹp dzai", "nhà dzầu" (người ngoại quốc mà), con trai K mấy ai bì được.
Logged

ongbom_f2
Thành viên
*
Bài viết: 912


« Trả lời #291 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2010, 09:57:51 pm »

Yên tâm đi  Grin BY không có gì phải cắn dứt lương tâm khi còn ở cái xứ sở K đó cả .
 Vì vậy : Đối với BY bộ luật Tình sự chắc chắn không có hiệu lực  Wink
 Một chút đùa dỡn kiểu lính , một chút tình cảm giữa những con người ở cái tuổi mới lớn lên thế thôi sau đó theo đơn vị đi mất tiêu luôn làm gì có cơ hội gặp lại .
 Bộ luật Tình sự chỉ có giá trị áp dụng với lính các Quân khu khi còn làm nhiệm vụ bên đó họ ăn ở cùng với dân K chứ với lính Quân đoàn đến đâu chớp nhoáng 5 7 ngày rồi biến chẳng mấy khi quay lại chỗ cũ và tiếp xúc với dân  Grin

Bác BY cam kết như vậy làm em nhớ lại chuyện các thợ mỏ ở Chi Lê trước khi mò lên mặt đất.
Sập lò thì mò ra hết các bả ( các bà ấy )  Grin
Logged
VietPo`Lut´
Thành viên
*
Bài viết: 397


Bé bé bồng bông


« Trả lời #292 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2010, 09:58:26 pm »

lính Quân đoàn đến đâu chớp nhoáng 5 7 ngày rồi biến chẳng mấy khi quay lại chỗ cũ và tiếp xúc với dân  Grin
Chết là chết ở cái 5-7 ngày này đấy Thủ trưởng ạ. Đánh nhanh, rút gọn là phương châm tác chiến của nhà ta bao nhiêu lâu nay rồi. Mà thay đổi không khí tí ti thôi, Đại trưởng tiếp tục tác chiến nhé. Không thôi Tư Lệnh đang chuẩn bị bán khóa rồi, cháu kinh lắm. 1 lần bị rắn cắn, 10 năm sợ giây thừng mà
Logged

Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi thuộc về Viêt Nam                  Paracel Island and Spratly Island is belong to Viet Nam                 Paracel Inseln und Spratly Inseln gehoeren zu Viet Nam
quanrus
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #293 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2010, 01:41:27 pm »

Gửi bác 1 số hình ảnh người cựu chiến binh già sư 361 thăm pnompenh . Ông nhất quyết bắt em dẫn đi thăm nhà tù tungsleng xem thằng polpot nó đối đãi với nhân đân nó thế nào . Ông nói anh em biên giới Tây Nam và chiến trường K quá ác liệt . Còn khốc liệt và gian khổ hơn cả thời Ông khi đánh 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội .
Phà lech nương

Đài kỷ niệm quân tình nguyện Việt Nam tại Pnompenh . Xin ngả mũ chào anh em Vì Nghĩa vụ quốc tế cao cả . Xin hương hồn các anh hướng về đất mẹ Việt Nam .


Nhà tù khét tiếng tungsleng .Nơi lưu giữ một thời mê muội của cái gọi là căm pu chia Dân chủ ( Polpot)

Sự ngạc nhiên khi biết mỗi ô được xây ghạch ở đây dành cho 1 cán bộ cao cấp của campchia
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #294 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2010, 08:10:19 pm »

Mấy ngày sau thì chúng tôi có lệnh rút ra khỏi Phnom Penh trở về căn cứ bên núi Novea kết thúc chuyến công tác , trước lúc đi khỏi khu vực này và không bao giờ đơn vị quay trở lại đây nữa chúng tôi có vào chào hỏi tạm biệt những người dân sống tại đây , những ngày ở đây tuy không va chạm tiếp xúc nhiều với dân K nhưng ít nhiều cũng có nhờ vả gây phiền hà cho họ hơn nữa sống gần nhau cũng sinh tình cảm .
 Chiều hôm trước nhóm chúng tôi rủ nhau vào chào tạm biệt gia đình người K ở gần bên cạnh mà chúng tôi hàng ngày vẫn vào tắm nhờ , họ có vẻ lưu luyến chúng tôi họ nói nhiều lắm chúng tôi không hiểu nhưng cũng đủ để hiểu họ nói những lời chia tay tốt đẹp với chúng tôi . Chúng tôi mong cho họ có cuộc sống bình yên và chúng tôi lại trở về với thân phận của những người lính chiến .
 Em yêu anh bộ đội VN . Đó là lời nói lúc chia tay của em gái K nói với tôi và đám anh em C2 lúc đó cười ầm lên khiến em ngượng cúi đầu chạy thẳng lên nhà còn tôi thì luống cuống ngượng ngùng trước đám anh em nghịch như quỷ này .
 Sáng hôm sau xe đến đón chúng tôi lúc khoảng 7h rồi theo đường cũ trở về căn cứ , từ đây bắt đầu một cuộc sống mới với nhiều thay đổi của nhiệm vụ cũng như mọi sinh hoạt khác của lính C2 chúng tôi .
 Về cứ Novea được mấy ngày thì anh Tập CTV đại đội đi phép về đơn vị , những món quà cùng tin tức miền Bắc là thời sự nóng hổi lúc đó trong toàn D7 , anh ấy dành cả tuần chỉ để đi đưa thư cùng tin tức gia đình cho anh em đồng hương đồng khói Hải hưng , lính cùng đoàn 1974 với anh ấy chưa từng 1 lần về phép thăm nhà sau từng đó năm và đi qua 2 cuộc chiến tranh nên ai cũng mong ngóng tin nhà , anh ấy đến với bạn bè trong E chia sẻ cùng anh em khác những tin tức nơi quê nhà , hình như anh ấy có tranh thủ cưới vợ trước khi đi về đơn vị , ngày đó mấy ông SQ cưới vợ vội vàng trước khi về đơn vị và giấu nhẹm chuyện đám cưới chắc sợ anh em biết mà " truy sát " đến tận cùng cái đêm tân hôn ra sao ? 1,5 tháng nghỉ phép cả đi lẫn về mà các ông này làm được khối việc , nào là yêu và cưới vợ , kịp tặng cho vợ cái bụng to , sửa lại cái chái nhà cho phòng tân hôn thêm phần thi vị , trước ngày đi còn lát cho vợ cái sân gạch để còn có chỗ phơi thóc , rồi những việc công tác của đơn vị nữa chứ nào điều tra lý lịch kết nạp Đảng cho ai đó với thăm hỏi gia đình anh em khác chưa có điều kiện về thăm nhà , lúc về đơn vị thì khiêng vác quà cáp hộ anh em khác ít nhiều thân nhân họ cũng muốn gửi chút quà cho con em đang cầm súng ở cái nơi xa ấy , thôi thì kín lịch thời gian và 1,5 tháng nghỉ phép là luôn thiếu chẳng mấy ai đi phép đúng thời gian cả có ông bầy hầy đi phép gần 2 năm mới về đơn vị , cưới vợ sinh con và chờ ăn đầy năm thằng cu xong mới lò mò về đơn vị , thì đến kỷ luật là cùng chứ làm gì nữa không lẽ mang mấy ông đi phép về muộn ra mà bắn . Ngày đó mới có lệnh các SQ thay nhau đi phép , anh A trả phép xong thì mới đến lượt cho anh B đi phép vì vậy trước khi anh A đi phép thì anh B dặn dò cẩn thận : Đi vào nhanh nhé để tao còn được đi phép , rồi ông B mong ông A về đơn vị còn hơn mong mẹ về chợ , lúc đó SQ lính 74 mới bắt đầu được nghỉ phép thì những thằng lính cỡ chúng tôi đừng bao giờ hy vọng chuyện phép tắc .
 Một hôm anh Lịch tập tễnh về đơn vị , lúc đó tôi đang ngồi trong nhà C bộ nhìn ra con đường từ D về C2 , bóng ai đó men theo bụi tre cạnh hồ nước với bộ quân phục bạc màu nhìn dáng quen quen , ôi anh Lịch tôi chạy vội ra đón anh chỗ cái khoảng trống ngay đường xuống hồ nước , anh cười hiền nhìn tôi cái thằng em đã cùng anh đi qua một trận đánh có 1 không 2 trong lịch sử C2 ngày còn ở BG , anh em chúng tôi dù rất ít thời gian ở bên nhau nhưng lại có nhiều kỷ niệm mà lính C2 hiện còn tồn tại không mấy người có được , thậm chí số lính bổ sung sau này cho chiến dịch GP có thể từng nghe tên nhưng không biết anh Lịch là ai . Qua câu chuyện của anh về thời gian sau đó tôi được biết :
 Sau khi bị thương rất nặng lúc đó anh Lịch mê man bất tỉnh không còn biết trời đất gì nữa , vận tải D7 kịp thời cáng anh ra khỏi chốt rồi chuyển lên phẫu E , cũng may là chuyển ra ngay lúc đó nếu để chậm khoảng nửa giờ nữa thì có lẽ anh Lịch sẽ chung số phận giống số anh em thương binh khác còn nằm lại chốt , qua viện các cấp rồi về viện 175 SG rất may khi đó anh được chuyển bằng đường hàng không ra viện 103 ở Hà đông lúc nào không biết , khi tỉnh dậy được đã thấy mình nằm tại miền Bắc rồi và hiện nay đang nằm ở trại ăn dưỡng chờ chế độ , anh quay về đơn vị lấy giấy tờ sinh hoạt Đảng cùng một số thứ khác còn ở đơn vị , anh Lịch nói sơ qua về tình hình khó khăn của miền Bắc lúc đó và người lính thương binh trở về với 2 bàn tay trắng thì nó khó khăn đến mức nào , giống như lớp lính chúng tôi , rời ghế nhà trường là cầm súng nghề nghiệp không có quan hệ xã hội cũng không cái thành thạo nhất của tuổi trẻ lúc đó là nổ súng chiến đấu là chiến thuật tác chiến là vận động là hành quân chứ có biết kiếm tiền nó thế nào làm việc ra sao đâu , học lại từ đầu để tiếp thu cái kinh nghiệm cuộc sống đời thời và bắt đầu một cuộc sống mới , một trang mới của cuộc đời . Không hề dễ một chút nào và không thiếu người rất giỏi trong chiến đấu lại về lấy khe giữa của 2 chân sau con trâu làm thước ngắm của cuộc đời .
 Thời gian ở đơn vị khoảng 1 tháng chờ lấy giấy tờ anh Lịch sinh hoạt như anh em khác , cũng công tác và gác xách đêm như mọi người , anh quấy động phong trào thể thao thể dục của đơn vị rồi những tối đêm trời mưa anh hay đầu trò bắt cá bắt ếch cải thiện , cái chân trái bị thương nặng lúc đó mà vẫn tập tễnh đá bóng , lội ruộng với đi bắn chim tìm đồ cải thiện cùng anh em , thế rồi việc anh ấy cần cũng đã đầy đủ , cũng đến ngày anh em phải chia tay chưa biết bao giờ gặp lại , cũng vừa hay lần đó có quân trang bổ sung cho anh em trong đơn vị mọi người tự bảo nhau bớt ra một bộ tặng anh mang về mặc trong điều kiện còn khó khăn , tôi chẳng có gì ngoài 1 viên đạn AK lâu nay vẫn cất giấu kỹ dưới đáy ba lô mang ra tặng anh mang về làm quà thêm chiếc đèn 3 pin TQ còn mới nguyên lấy được khi mới GP , chỉ nói nhỏ đủ nghe với riêng anh Lịch : Bên trong viên đạn ấy anh nhé , anh hiểu ý gật đầu cám ơn tôi , cám ơn cái gì ? Anh em có gì mà cám ơn , em giữ đây cũng lo bỏ đời ra chứ xung sướng gì , lần càn quét Amleeng trước mấy anh em hạ thằng Pốt với cái ba lô trên lưng lúc lục đồ của nó thì có sợi dây chuyền vàng anh em chặt ra mỗi người mỗi khúc chia nhau , tôi tháo đầu viên đạn AK ra đổ bỏ thuốc súng đi nhét vào viên đạn rồi lấy đầu đạn lắp lại như cũ sau đó bỏ đáy ba lô để ở cứ vì vậy mấy lần về Phnom Penh chưa có cơ hội mang ra đổi đồ , nếu mang theo từ những lần trước thì chắc cũng tiêu mất rồi , nay anh Lịch trở về trước cuộc sống quá khó khăn tôi đã nghĩ tặng anh là tốt hơn cả biết đâu từng đó tuy không nhiều nhưng đủ để giúp anh qua khỏi những khó khăn bước đầu của cuộc sống .
 Anh Phượng đi phép tiếp ngay sau đó một thời gian ngắn , nhìn đi nhìn lại chẳng còn gì nữa có mỗi bộ quân trang niên hạn đầu năm 1980 mới phát đây cũng mang ra tặng anh mang về nếu đi đường có khó khăn thì bán đi để qua bữa , rồi phụ cấp của lính lúc đó để trên hậu cần E chỉ việc ghi tờ giấy tên tuổi đơn vị nào và cho ai tên gì số lượng bao nhiêu rồi mang lên hậu cần D xin chữ ký xác nhận là người được cho có thể nhận được khi về E trước khi đi phép hay công tác , tôi ghi có bao nhiêu phụ cấp cho hết anh Phượng và cũng chẳng biết mình có bao nhiêu tiền phụ cấp nữa , giữ làm gì giữ cũng có tiêu được đâu mà giữ chi bằng cho béng đi cho xong nhất là anh Phượng đi phép lúc này , cả đơn vị tôi lúc đó ai cũng viết giấy cho tiền phụ cấp anh Phượng bởi ai cũng thương anh ấy .
 Lúc tiễn đưa anh đi phép tôi không thể ngờ rằng phải 27 năm sau anh em tôi mới lại gặp nhau , những bước ngoặt của cuộc đời luôn là những điều bí hiểm mà không ai có thể lường trước được .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #295 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2010, 09:30:16 pm »

Đoạn hồi ức này của binhyen không tiếng súng, bình dị mà đầy tình cảm, nó chính là một phần rất thật, rất đời, của người những người lính tình nguyện năm xưa!
Nhớ về chiến trường xưa cũng là nhớ cả những lúc như thế này!

Cha binhyen này hồi đó cũng " hiền " thật! em gái K đã nói là " sa lanh bòng Hiêu " ( chắc chắn là nói không dấu!  Grin ) mà không biết ít nhất " xin " cái cà ma của em làm kỷ niệm ( thực ra là để có cái tắm giếng, thay đồ ! ). Cheesy
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #296 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2010, 10:20:44 pm »

.
       Tôi xem trong topic "Chào hỏi làm quên, các CCB" thấy có bác cho địa chỉ trang web có đưa địa chỉ video trên YouTube vè quân tình nguyện Việt nam rút khỏi Căm Pu Chia rất hay. Mời anh em xem !

http://www.youtube.com/watch?v=BNTmwDC-UfY

và  http://www.youtube.com/watch?v=61hbf9SJda0&feature=related.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười, 2010, 10:27:04 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

hachivna
Thành viên
*
Bài viết: 214



« Trả lời #297 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2010, 12:07:28 am »

Em xin gửi các bác tấm hình tượng đài liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam tại tỉnh Kongpong Chnang. Đài Độc Lập và Tượng đài quân tình nguyện Việt Nam sao y bản chính tại Phnom Penh nhưng nhỏ hơn một chút.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Mười, 2010, 12:18:24 am gửi bởi hachivna » Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #298 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2010, 02:49:28 pm »

Trước ngày anh Phượng đi phép bàn giao lại quyền C trưởng C2 cho anh Hát lúc đó đã làm C phó được 1 thời gian ngắn rồi , còn C phó C2 vẫn là  anh Chỉnh , 2 anh này đều lính Thái bình 1975 hoặc 1976 gì đó còn tại sao 2 người này lên nắm quyền chỉ huy quân sự của C2 chúng tôi thì không ai rõ chỉ biết rằng cùng một lúc cả 2 có quyết định phong C phó C2 .
 Theo tôi được biết lúc đó vì cầm quyển sổ trích ngang của đơn vị và có thời gian khá dài nằm trên C bộ nên mọi chuyện dù to dù nhỏ đều biết khá rõ , cả 2 anh này từng bỏ ngũ thời còn nằm ở BGTN trong một trận đánh mà C2 chúng tôi bị thương hy sinh quá nửa quân số , họ về xóm Lò lấy vợ sinh con và sống ở đó lẫn cùng với dân một thời gian , sau ngày Phnom Penh GP đến tháng 5.1979 thấy tình hình K có vẻ êm êm họ mò về đơn vị và chịu kỷ luật , lúc đó anh Tập và anh Phượng không nhận mà trả về D , anh Hồng trên D cũng không nhận trả về E nhưng có một áp lực nào đó từ trên xuống khiến các cán bộ của D7 lúc đó phải chấp nhận , thế rồi con đường quan lộ của họ cứ từ trên trời rơi xuống còn thực lực khả năng của họ thì thua xa những cán bộ B khác từ năng lực công tác đến hiểu biết quân sự và cả phong cách sống giữa một tập thể .
 2 cán bộ chính trị C2 lúc đó thì không nói làm gì , anh Tập sau khi trả phép khoảng 1 tháng thì lên nhận chức vụ CTV phó D7 và trao quyền CTV C2 cho anh Thao , con người này tính tình hẹp hòi nhỏ nhen thù vặt , học hành không bao nhiêu nên hiểu biết rất giới hạn nhưng lại mắc bệnh bảo thủ cố chấp nên rất mất lòng anh em , có một lần bình bầu gì đó mà cả C không có nổi 1 lá phiếu ủng hộ .
 Bắt đầu từ đây C2 của chúng tôi ngày một đi xuống giã đám dần , mỗi người mỗi ngả , mọi người tự tìm cho mình một con đường và mỗi người mỗi cách , chỉ có những thằng lính không biết chui vào đâu mới nằm lại C2 chờ thời còn ai đó có cửa thì đều lặng lẽ xách ba lô biến mất một cách hợp pháp nhất .
 Thời điểm đó tôi vẫn là liên lạc C trưởng vì vậy trong chiến đấu tôi vẫn phải bám theo C trưởng và rất may thời gian đó đơn vị tôi đi vào huấn luyện tập lại một số chiến lược chiến thuật của lính bộ binh , tập bắn súng theo chương trình huấn luyện của Liên Xô lúc đó , ngoài ra còn tập leo lên leo xuống ô tô vì là đơn vị cơ giới cơ động nhanh của mặt trận , có học thêm chiến thuật đổ bộ bằng đường không vận để đáp ứng tình hình mới của chiến trường .
 Ôi ! Thời gian này nó nản làm sao , lính chiến trong C2 lúc đó thằng cầm súng đánh nhau ít nhất cũng là 50 trận lớn nhỏ , 1,5 năm chiến trường thực tế giữa cái sống và cái chết giờ đây hàng ngày ngồi phơi nắng ngoài thao trường lăn lê bò toài nó nản kinh khủng , mang tiếng là tập theo chương trình của Liên Xô lúc đó thì cũng vậy thôi , bắn bia bài 1 thì 10 viên đạn chứ không phải 3 viên như cũ , bài 2 vẫn vậy 12 viên chia 6 loạt đạn và cấm bắn tắc cú , 3 loạt trên bệ bắn 3 loạt bắn vận động , rồi bài 3 bắn 8 viên ban đêm , bắn bia nhấp nháy ở cự ly 75m , bài 4 bia thằng còm di động , rồi B41 B40 bắn xe tăng . Đắp cái ụ đất cao 1,5m cho lính tập đeo nặng trên vai súng cầm trên tay leo lên nhảy xuống giống như đuôi xe ô tô tải vẫn chở lính và cuối cùng là đắp cái ụ đất cao 2,5m rồi cho lính tập bông nhông từ trên đó xuống đất giống như đổ bộ từ máy bay trực thăng xuống đất vậy .
 Lính tráng C2 chúng tôi chán quá nhiều thằng cùi đời chửi đổng chuyện hành tỏi này , lạ quái gì nữa mấy cái bài tập này mà khi vào trận nếu cứ theo mấy bài tập này có mà ăn cám , lính đánh nhau nhiều kinh nghiệm cùng mình nhanh như sóc mạnh như hổ còn chết như ngả rạ chứ đừng nói mấy bài tập sơ đẳng này , những bài tập này chỉ áp dụng cho lính tân binh thì tốt vì họ chưa từng va chạm thực tế còn mang ra dạy mấy thằng lính từng vào sinh ra tử nhiều lần rồi thì chẳng khác gì dạy mèo bắt chuột . Cán bộ C có vặn vẹo thì nó trả lời thẳng tưng rằng : Lúc đánh nhau nếu có chết vì không tập thì tôi chết chứ ông có chết quái đâu mà ông lo . Sau này cán bộ C cũng thấy vô lý ở những bài tập bắn nên cùng lờ đi cho anh em có thời gian nghỉ ngơi , chỉ đến khi nào gần ngày đi bắn đạn thật thì động viên các kiểu để anh em họ đi tập cho đông quân số .
 Lúc đó đơn vị đưa ra một mức thưởng nghỉ phép cho ai có thành tích cao trong công tác huấn luyện , bài 1 bắn đạt 95 điểm trở lên , bài 2 bắn đạt 9 viên vào bia , bài 3 bắn ban đêm đạt 7 viên , bài 4 ....( không nhớ ) , chỉ cần ai đó bắn đạt yêu cầu của bất kể bài nào thì đều được thưởng nghỉ phép 1 tháng , sau này nếu cứ theo như đã treo thưởng thì có lẽ đơn vị tôi hết người công tác vì tất cả đang đi phép , có người không phải 1 bài đạt tiêu chuẩn mà là tất cả các bài đều đạt thành tích đủ để đi phép và sau đó thì chẳng thằng nào được đi phép cả lời hứa vẫn luôn là lời hứa , miệng quan chôn trẻ quả không sai các cụ xưa nay nói trăm ngàn câu không bỏ đi đâu được câu nào .
 Luyện tập là vậy nhưng ăn uống của lính chúng tôi lúc đó rất thiếu thốn , lính thì không đói nhưng đã bắt đầu thiếu ăn nhìn bữa ăn đến thảm hại ngoài ít cơm và cá khô ra chẳng có gì khác , ai đời tiêu chuẩn ăn của lính thừa tiền ăn trả vào phụ cấp bao giờ vì vậy chiều nào chúng tôi cũng phải tăng gia thêm rau xanh cải thiện bữa ăn của lính , lão Phúc lỳ luôn đùa cợt chuyện này bằng những câu chuyện tiếu lâm thời đại :
 Thấy mẹ đi chợ Tý chạy theo bảo mẹ : Mẹ ơi đi chợ mua thịt mua cá mà ăn lâu nay ăn toàn rau con chán lắm rồi , chị gái Tý nghe vậy liền bảo : Em ơi rau tuy không ngon nhưng bổ hơn thịt nhiều , nghe lời chị từ đó hàng ngày Tý vác cuộc theo chị ra vườn trồng rau .
- Chúng mày đã nghe chị gái Tý nói gì chưa ? Rau tuy không ngon nhưng bổ hơn thịt nhiều , dậy đi trồng rau .
 Nói tếu như vậy xong thì lão ấy cười hô hố bởi tâm đắc với triết lý về cái bổ của rau chỉ có trong trí tưởng tượng . Lính lại vơ vét cái gì có thể là mang ra dân đổi bằng hết lấy chó gà về thịt cải thiện với nhau , những bữa liên hoan rượu vào xỉn bét nhè lính gõ nồi niêu ca hát cả đêm đến mệt nhoài , thằng cười thằng khóc như phường tuồng chèo với nhau cả lũ . Lính đã bắt đầu mất đi niềm tin mất đi phương hướng ở ngày mai , nhiều câu hỏi đã được đặt ra nhưng lúc đó không có câu trả lời .
 Trên D bộ bố Xuyến đi đâu vắng và anh Hồng D trưởng từ tác chiến E một lần nữa về làm D trưởng D7 chúng tôi , bố Minh vẫn D phó chuẩn bị đi phép , thỉnh thoảng gặp tôi bố Minh vẫn hỏi :
- Tao sắp đi phép , có gì gửi về nhà không đồng hương ơi ?
 Trời ơi ! Lính trên răng dưới súng làm gì có gì để gửi về nhà mà bố hỏi , tôi nói đùa lại :
- Nhờ bố mang hộ con cái mạng sống về nhà là được rồi .
 Cũng trong thời gian này sau khi anh Phượng đi phép được 2 tháng thì tôi nhận được thư của anh ấy , đọc thư của anh ấy tôi không cầm nổi nước mắt , thật không ngờ anh ấy có hoàn cảnh éo le quá , lúc đó và cho đến tận bây giờ tôi vẫn cho rằng anh ấy đã hành động đúng .
 Quê anh Hương sơn Mỹ đức HSB ( chùa Hương ) , cha mẹ anh sinh anh hiếm muộn khi tuổi cả ông và bà đã cao , trước anh thì toàn là chị gái và dưới anh Phượng các cụ sinh cố thêm được 1 người em trai nữa và hiện đang chiến đấu trên BGPB , các cụ nay đã già năm đó cụ ông 80 tuổi còn cụ bà thì cũng 7 mươi mấy , có đông con mà như người không nương tựa , các chị gái lấy chồng từ lâu và đã có cháu bế bản thân họ cũng nghèo nên chẳng giúp được gì nhiều cho cha mẹ , 2 người con trai thì đi xa chưa ai có gia đình vợ con gì cả , 2 ông bà cụ già lụi cụi chăm nom nhau và khi tuổi cao sức yếu thì không thể đi làm đồng ruộng cho HTX được nên cũng không có công điểm 1 năm chỉ có 9kg thóc , bước chân về đến nhà sau gần 7 năm xa vắng anh không còn tin ở mắt mình nữa , trong khi anh em nhà anh ấy chinh chiến đó đây đi qua 2 cuộc chiến tranh chiến đấu vì cuộc sống của người khác trong khi cha mẹ đẻ ra anh ấy thì đang sống thế này đây . Không thể cầm lòng mình được nữa anh Phượng quyết định mang toàn bộ súng ngắn K54 giấy tờ cùng quân hàm trung úy Đảng viên về tỉnh đội Hà Sơn Bình ( Hà đông ) nộp trả , kiên quyết dứt khoát không đi nữa vì phải bận ở nhà chăm sóc cha mẹ già , ai muốn làm gì anh ấy cũng được , anh ấy phải báo hiếu cha mẹ khi tuổi già sức yếu bỏ ngoài tai những lời động viên cũng như dọa nạt , rồi xắn quần móng lợn lên người lính đi làm thuê làm mượn kiếm tiền nuôi cha mẹ già .
 Anh ấy dặn dò tôi mấy chuyện ở đơn vị khi bên tôi không có anh Phượng nữa , anh xin lỗi vì không lường trước được tình huống nên đã chưa kịp lo lắng cho tôi đi đâu đó hay chăm lo cho tôi như đã hứa với anh Quân , tôi không quan tâm đến điều đó vì chưa bao giờ tôi nghĩ đến sẽ rời xa C2 tìm cho mình một chỗ an nhàn tránh xa bom đạn , lúc đó tôi chỉ thấy mình thực sự cô đơn tại sao những người mà tôi yêu quý tin tưởng cứ lần lượt ra đi bằng đường này hay đường khác , chỉ còn lại mình tôi chơ vơ giữ những người gần mà xa lạ , cấp trên mà chẳng xứng đáng , đồng đội mà thiếu đi niềm tin .
 Tôi cũng cần tìm cho mình một con đường và con đường thì cần phải tự mình khai hóa không dưng tự nhiên có một con đường cho mình đi và thời cơ đã đến nhưng tôi lại bỏ lỡ mất thời cơ đó cũng chỉ bởi chút ân tính .
 Khi đó mỗi đơn vị cho 1 đến 2 người loại ốm đau yếu sức khỏe trở về D32 của sư đoàn làm công tác tăng gia xây dựng lại căn cứ tại Lai khê Sông bé , tôi thuộc loại nằm trong ống ngắm của BCH C2 lúc đó , họ chẳng tử tế gì với tôi đâu nhưng cũng muốn nhân đây đẩy tôi đi cho khuất mắt hơn nữa khi đó tôi cũng liên tục sốt rét , tuy không nặng nhưng cũng không thể công tác được , hàng ngày cứ đến tầm trưa là cơn sốt ập đến cho đến 4 5h chiều là tỉnh như sáo , nằm mãi trên C bộ cũng chán có lúc CTV Thao đã bóng gió nói những điều rất khó nghe rằng tôi ốm giả ốm tư tưởng và tôi cũng đã có lần nổi khùng lên chửi thẳng vào mặt bằng những lời thách thức , vì vậy đẩy tôi đi là nhổ được cái gai trong mắt họ nên khi đó họ chẳng cần bàn bạc nhiều đã đi đến quyết định cử tôi về D32 , tôi thì muốn đi quá rồi xa chốn này bao nhiêu tốt bấy nhiêu càng xa càng tốt . Mọi thủ tục được lo đầy đủ giấy tờ chuyển lên D chờ ngày về VN , anh em trong đơn vị cho tôi rất nhiều tiền phụ cấp tất nhiên là trên giấy còn tiền về E nhận sau , bản thân tôi cũng đã bàn giao hết sổ sách giấy tờ văn thư cho thằng Lộc nó vừa anh nuôi kiêm luôn văn thư đại đội , anh em C2 có tổ chức một bữa liên hoan thịt chó tiễn đưa tôi về sư đoàn và chỉ còn chưa đủ 24h nữa tôi sẽ chính thức bước chân khỏi C2 thì chuông điện thoại hữu tuyến reo , tiếng bố Minh bọ trong máy yêu cầu gặp tôi :
- Mày lên D ngay có việc cần .
 Tôi khoác súng đi về D bộ , linh cảm có chuyện gì đó không được thuận lắm trong vụ việc tôi về D32 . Gặp bố Minh ngay sân D bộ bố kéo tôi vào nhà giao ban của D khi đã yên vị bố mới nói :
- Sao mày lại về D32 ? Tại sao lại chấp nhận về đơn giản như vậy ? Mày định bỏ bố ở bên này để mày về phải không ? Ngu lắm con ơi , ở lại đây với bố nay mai có lớp học gì đó như cơ yếu hay lái xe bố cho mày đi rồi từng bước đi học tiếp sau này về nhà có cái nghề chứ bây giờ mà về thì xôi hỏng bỏng không con ạ . Ai họ còn nhớ đến mày nữa ?
- Con ốm quá hơn nữa cũng muốn về VN một thời gian có gì quay sang sau .
- Ốm thì đi viện , ai cấm mày đâu ? Ốm thì nghỉ nằm ở cứ thằng nào lôi thôi với mày thì điện lên đây cho bố hay thằng Hồng biết tao xuống tao đập vào mặt chúng nó . Thằng nào dám làm gì mày ? Hay mày lên D bộ với bố nhé ? Thôi ở lại với bố đi con .
 Chỉ từng đó thôi làm sao tôi đủ bản lĩnh bước chân đi , lên D bộ thì tôi không muốn 2 năm làm liên lạc chiến đấu chán lắm rồi giờ lên làm liên lạc D bộ suốt ngày cơm bưng nước rót cho các bố tôi không quen , thằng LL D và LL C chiến đấu khác nhau nhiều lắm nên từ chối :
- Làm LL D bộ con không làm được đâu bố ạ .
- Hay tạm thời mày qua trinh sát hoặc thông tin D tùy mày thích chỗ nào cũng được . Lúc nào thấy thích thì bảo bố một câu rồi lên D thôi . Thế nhé .
 Bố Minh không ép nhưng bằng cách nói đó bố đã thuyết phục được tôi , dù ở lại nhưng tôi vẫn thấy buồn giá như lúc đó tôi kiên quyết muốn về D32 thì đời lính của tôi đã rẽ sang một ngả khác ít nhất thì cũng đỡ vất vả hơn mấy năm tiếp theo .
 Hơn 1 tháng sau bố Minh đi phép trong thời gian đó đơn vị chuyển cứ lên hướng ga Bom Nọ không còn ở chỗ cũ núi Novea nữa , cuối năm 1980 bố Minh quay về đơn vị trả phép thì đi theo tàu hỏa về , trên đường đi tàu bị địch phục kích giữa đường , vài loạt đạn lẹt đẹt từ trong rừng bắn ra thật không may bố Minh dính 1 viên đạn cha vơ chú váo trúng chỗ hiểm hy sinh ngay trên đường về trả phép , người lính già đeo tới bạc màu quân hàm thượng úy đi qua 3 cuộc chiến tranh của đất nước KCCP , KCCM và BGTN oai hùng là thế bao nhiêu trận đánh bao nhiêu chiến dịch chưa thể quật ngã được ông . Vậy mà đã hy sinh nhạt nhẽo bởi mấy viên đạn còi của mấy thằng lính Pốt ranh con trốn chui trốn lủi trong rừng , không phải tôi bỏ bố để đi về tuyến sau như bố Minh nói mà là bố Minh đã bỏ lại tôi , một lần nữa tôi mất đi điểm tựa .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #299 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2010, 07:20:03 pm »

 Sao ngày ấy không thấy bác BY và các bác được về phép nhỉ? Thời kỳ đánh nhau quyết liệt qua rồi kia mà?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM