Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 01:25:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Căn cứ quân sự Cam Ranh  (Đọc 531835 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #540 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2011, 10:18:34 pm »

(tiếp)


Bộ Tư lệnh Hải quân đã có tác động lớn hỗ trợ việc cung cấp các phụ kiện thành phần thông qua Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Liên Xô, vì đó không phải các thiết bị sản xuất hàng loạt, mà là các mẫu thử nghiệm của công nghệ kỹ thuật số trong nước.

Kết luận của "giới khoa học" về việc giảm phạm vi hoạt động của sonar có gắn thiết bị phụ trợ xuống 30% đã bị Bộ Tư lệnh Hải quân tại thời điểm đó nghiêm khắc bác bỏ. Đúng một năm sau khi "đánh bại" đề xuất của các thượng úy hải quân, các nhà khoa học, đứng đầu là Giám đốc Viện AKINA F.I.Kryazhev trong văn phòng Phó TTL thứ nhất HQXV đô đốc hạm đội Smirnov N.I., tuyên bố về sự nhầm lẫn trong các kết luận của các chuyên gia - các nhà thủy âm Hải quân, và chính S.G.Gorshkov cho thiết bị hoạt động. Để khắc phục những cản trở từ Cục Kỹ thuật VTĐT Hải quân, người ta đã có chỉ lệnh về công tác huấn luyện tương ứng trao trách nhiệm chỉ đạo cho Phó Đô đốc Tynyankin I.I. Vào mùa hè năm 1984 tôi được tư lệnh binh đoàn G.I.Shalygin triệu tập và cùng với chủ nhiệm chính trị binh đoàn V.P.Tkachev đề nghị tôi tiếp tục công việc.

Giai đoạn cuối cùng chế tạo và thử nghiệm thiết bị vào năm 1985, BTL Hải quân đã phái bổ sung cho nhóm thiếu tá hải quân Kudimov A.N., các thượng úy hải quân Sumachev A.M, Chobitko A.I, Salmin A.E., Yu.D. Sinyakin, các trung úy hải quân Efimov M.M., M.N.Lyzhov, các chuẩn úy hải quân Ziyangulov M.R., Zharkov A.I. Giúp đỡ rất lớn là tư lệnh binh đoàn Phó Đô đốc V.P.Larionov cùng với chủ nhiệm chính trị, Chuẩn Đô đốc V.P.Tkachev.

Về các thử nghiệm thiết bị phụ trợ thủy âm ở biển Barentsev năm 1985, cuốn sách của N.Cherkashin, "Solitary Voyage" đã mô tả một cách sinh động, trong đó chỉ rõ sự cải thiện việc phát hiện các tàu ngầm tiếng ồn thấp tăng đến vài trăm phần trăm, chứ không phải là xấu đi 30%, như các "khoa học gia" dự đoán. Huyền thoại của các chuyên gia thủy âm "Morphyzpribor" về  tính "tối ưu" của sonar tàu ngầm những năm xa xưa ấy và sự vô ích của thiết bị phân tích phổ đã bị xua tan.

Tôi rất hài lòng vì Đô đốc hạm đội Smirnov N.I. tại một cuộc họp của Hội đồng kỹ thuật- quân sự Hải quân, ngày 04 Tháng Hai năm 1986 xem xét kết quả thử nghiệm thiết bị, đã cười nhạo "giới khoa học" thuộc Trung ương và công bố chỉ thị ngày 7 tháng 2 năm 1986 về việc áp dụng hàng loạt các thiết bị BPF-DVK này cho các tàu ngầm của Hạm đội Biển Bắc. Chuẩn Đô đốc Popov G.P. Cục trưởng Kỹ thuật VTĐT Hải quân đã đặt tay làm quan trọng hóa thêm niềm vui của tôi tại cuộc họp này trước sự chế nhạo giới "khoa học" của hạm đội.

Thiết bị (được thử nghiệm) mâu thuẫn với kết luận khoa học chính thức trong đề tài nghiên cứu "Griyad" và là khúc xương mắc họng đối với Cục Kỹ thuật VTĐT Hải quân và do đó cơ quan quản lý này của Hải quân (RTU), khi có thể, phá hoại việc thực hiện chỉ thị lắp đặt hàng trăm các bộ thiết bị này trên tàu ngầm, và các quan chức RTU tại các cuộc thử tiếp theo trên biển đã không từ cả việc dứt phá dây dẫn để thí nghiệm "khoa học". BTL Hạm đội Biển Bắc quyết định không mời các chuyên gia thuộc Trung ương tới giúp làm chủ các thiết bị phụ trợ thủy âm và phân tích kết quả tại Hạm đội Biển Bắc nữa.

Từ năm 1986 bắt đầu các cuộc tập trận thường xuyên của các tàu ngầm của Hạm đội Biển Bắc với thiết bị xử lý phụ trợ. Trong giai đoạn 1986-88, Hạm đội Biển Bắc đã đủ kinh nghiệm để đạt được tiếp xúc thủy âm với các con tàu bằng hệ sonar chính thức kèm theo thiết bị phụ trợ.. Trong tháng 9 năm 1988 một quyết định chung giữa Hội đồng khoa học - kỹ thuật Hải quân, Bộ Công nghiệp Tàu biển và BTL Hải quân công nhận thực tế khả năng làm việc của thiết bị hố trợ xử lý,  và có văn bản ký kết chung về xu hướng phát triển thiết bị thủy âm Ritsa-1 của Hải quân. Lãnh đạo việc phát triển được giao cho Viện nghiên cứu khoa học số 14 của Hải quân (Trung tâm vũ khí VTĐT), còn thiết kế mẫu mã kiểu dáng công nghiệp thì trao cho NPO "Morphyzpribor". Viện nghiên cứu 14 đã phát triển một cách thất bại. "Morphyzpribor" - tiền đã ăn mà không làm gì.

Tháng 3 năm 1988 Hạm đội Biển Bắc bắt đầu đưa vào hoạt động hệ thống di động chiếu sáng khung cảnh. Hai tàu gắn thiết bị, ở một khoảng cách đáng kể so với nhau, chuyển về bộ tham mưu cùng một phương vị về các nguồn tương tự như tàu ngầm. Bộ tham mưu Hạm đội Biển Bắc thực hiện xác định vị trí chung cuộc và phân loại. Theo quy định, tất cả các tàu tham gia tập trận đều đi qua vật cản lớn ấy - chúng đều bị phát hiện.

Năm 2000, chúng tôi cùng cựu thuyền trưởng I.A.Britanov của K-219 quyết định tài trợ cho con tàu đỡ đầu của tỉnh Sverdlovsk "Verkhoturye" thiết bị phụ trợ "Ritsa-2000".Và hứa sẽ làm như vậy trước hàng quân thủy thủ tàu ngầm. Sau khi đến, tôi cùng chiến hữu G.Kh.Gorchag giải quyết các vấn đề kỹ thuật, chúng tôi gặp phải sự từ chối của thuyền trưởng đại tá hải quân Bannykh đối với món quà này (đây chính là người thuyền trưởng đã chở Tổng thống Liên bang Nga V.V.Putin đi trên biển vào năm 2000). Chủ nhiệm ngành kỹ thuật VTĐT Hạm đội Biển Bắc đại tá hải quân Belykh V.D. dứt khoat cấm đưa thiết bị phụ trợ trên lên tàu. "Ngành Công nghiệp" đe dọa sẽ rút khỏi nghĩa vụ bảo hành tàu. Thuyền trưởng viện cớ năm nay cần phải vào Học viện: "... và cái tầm xa hoạt động này đúng là đồ chết tiệt".

Cho đến hôm nay, họ vẫn gọi điện cho tôi, các chuyên gia vẫn đang viết, họ - những cựu thuyền trưởng tàu ngầm. Cựu Tư lệnh Hạm đội Biển Bắc, Đô đốc hạm đội Kapitanets I.M. đã tặng tôi cuốn sách của ông. Sự việc với "Ritsa" vẫn đang được quan tâm. Người ta chưa quên. Mặc dù tôi đã quá mệt mỏi với cái thứ tự này rồi. Dù có sự cố gắng thế nào đi nữa của HVHQ mang tên N.G.Kuznetsov, Ủy ban Khoa học biển, Cục KT VTĐT Hải quân, Trung tâm nghiên cứu khoa học vũ khí VTĐT "Morphyzpribor" nhằm chôn vùi "Ritsa" vào quên lãng - trong lịch sử của hạm đội, chiến thắng thực tế của các chàng trung úy - thủy thủ tàu ngầm đối với các "khoa học gia" thuộc Trung ương cũng không bị gạch bỏ. Thiết bị đã xua tan huyền thoại thủy âm về tiếng ồn thấp của các tàu ngầm nước ngoài. Chúng tôi đã không tuân theo những kết luận của "các khoa học gia" làm đề tài "Griyad" và đã làm tất cả mọi thứ ngược lại.

Tôi tin rằng - những kết luận sai trái của đề tài nghiên cứu "Griyad" về sự vô vọng của thiết bị phân tích phổ đối với hệ thống sonar của các tàu ngầm Liên Xô, sẽ có giá bằng chính mạng sống của các thủy thủ tàu ngầm xô viết, trưởng thành qua cuộc chiến tranh lạnh với biết bao cay đắng. Các kết luận của công trình này, mà phần lý thuyết, được viết bằng một trình độ toán học thấp kém, đã chính thức làm dừng sự phát triển phương pháp phát hiện các nguồn tiếng ồn thấp nhờ trợ giúp của thiết bị phân tích phổ tại Hạm đội Hải quân. Các thủy thủ tàu ngầm đã buộc phải chỉnh sửa "món quà" như vậy của giới khoa học bằng lực lượng của chính mình. Do kết luận không chính xác của công trình nghiên cứu "Griyad" đã truyền lan tin đồn rằng các tàu ngầm nước ngoài "không là" các thành phần rời rạc, và tiếng ồn của chúng còn thấp dưới cả tiếng ồn của biển. Do đó sinh ra huyền thoại về sự vô vọng của các phương tiện phát hiện thụ động.

.......
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười, 2011, 03:17:16 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #541 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2011, 02:13:36 pm »

(tiếp)


Thiết bị phụ trợ này là đứa con đầu lòng của loạt sản phẩm kỹ thuật số dùng cho dân dụng được áp dụng vào quân sự (nay được công nhận - không chỉ ở Liên Xô, mà còn trên toàn thế giới (COTS-công nghệ) cho phép nhanh chóng sản xuất nó với số lượng lớn, trang bị bổ sung cho hệ thống sonar tàu ngầm và đi vào trận chiến trên thế bình đẳng.


http://www.lockheedmartin.com/ms2/123/AcousticRapidCOTSInsertion/video.html

Các nhiệm vụ khoa học- kỹ thuật và công nghệ đặt ra trong sáng kiến của các sỹ quan tàu ngầm đã được hoàn thành. Vấn đề này được ghi lại trong nhiều tài liệu của Hạm đội Hải quân thời kỳ đó.

Tàu ngầm tiếng ồn thấp chỉ ít tiếng ồn đối với các phương pháp phát hiện không phù hợp một cách thích đáng. Than ôi, các chuyên gia thủy âm cũng như giới khoa học đều biết, tín hiệu truyền trong nước biển ra sao, nhưng không biết làm thế nào để phát hiện nó. Các thuật toán phát hiện, trước tiên, cần phải phù hợp với tín hiệu, mà không phải với hệ thống sonar. Hệ thống sonar của tàu ngầm thời gian đó chỉ là các hydrophone định hướng, và sự phát hiện tín hiệu của chúng chỉ dựa vào chất lượng nghe nhìn của các trắc thủ vận hành, chứ không phải sự xử lý tín hiệu thích hợp dựa trên các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết phát hiện và các nguyên tắc hiện đại của kỹ thuật số xử lý tín hiệu (thu được từ) anten.

Thiết bị đã xua tan huyền thoại về các tàu ngầm NATO không có ảnh thành phần rời rạc. Trong lý thuyết đánh giá, xác suất chung "chân dung" của sự phát hiện thành phần rời rạc tiệm cận tới không và bức ảnh đó sẽ không có. Trong lý thuyết phát hiện và lý thuyết thông tin, tồn tại phương pháp toán học để tránh những trường hợp này và những bức ảnh trên là có. Đã xua tan huyền thoại của các nhà khoa học thủy âm về ảnh hưởng mức độ cao của nhiễu nội tại (nó được chế áp một cách thích hợp), về sự bất lực của các trắc thủ vận hành, về kỹ thuật tính toán tồi, về sự không có khả năng phát hiện được mục tiêu và không có khả năng định phương vị được tới chúng tại các tần số thấp, do hạn chế hình học của ăng-ten.

Dựa trên ý tưởng của lý thuyết thông tin, thiết bị đã bổ sung vào phương trình định vị thủy âm thụ động 20-30 dB. Sau khi tiếp bổ sung cho sự mất mát cho phép trong lan truyền (tín hiệu) đối với hệ thống sonar 20-30 dB nữa, các chuyên gia có thể tính toán lại phạm vi hoạt động của thiết bị phụ trợ để phát hiện các tàu ngầm tiếng ồn thấp và trả lời câu hỏi liệu 25 năm trước đây có cần thiết đặt thiết bị phụ trợ trong hệ thống sonar tàu ngầm cho các tàu ngầm của Liên Xô hay không.

Khoảng mười năm trước, tôi đề nghị Tổng tư lệnh Hải quân tiến hành thử nghiệm tàu ngầm cũ độ ồn lớn có tổ hợp (sonar) analog (nay lắp thêm) thiết bị phụ trợ hiện đại hơn "Ritsa 2000", so sánh với tàu ngầm nguyên tử độ ồn thấp với sonar kỹ thuật số TSGAK Skat-3 (ЦГАК) hoặc sonar kỹ thuật số "Irtysh-Amphora". Năm 2001, Hội đồng chuyên gia trực thuộc Tổng tư lệnh Hải quân thẳng thừng từ chối đề nghị của tôi bằng việc cho rằng thiếu căn cứ khoa học xác đáng về khả năng tăng tầm xa phát hiện mục tiêu (lịch sử lặp lại chính nó, như năm 1983). Đồng thời các chuyên gia Hải quân biểu quyết "nhất trí" từ chối sự áp dụng công nghệ COTS vào Hải quân như một khuynh hướng có thể để hiện đại hóa hệ thống sonar (nói chung) và các tổ hợp sonar cho tàu mặt nước và tàu ngầm của Hải quân Nga. Điều lo sợ của giới khoa học hải quân được Tổng tư lệnh Hải quân hỗ trợ, cấm các cơ quan quản lý của Hải quân từ năm 2004 trao đổi các thư từ với tôi về vấn đề này. Trong năm 2005, sau khi đổi tên "Ritsa- 2000", tại tiểu ban AP-10, tôi đã giới thiệu thiết bị phụ trợ trên trước Hội nghị Quốc tế lần thứ 7 về Xử lý tín hiệu kỹ thuật số DSPA -2005, như là một bộ phân loại các nguồn tiếng ồn thủy âm. Trong số hàng trăm công trình, thiết bị phụ trợ này đã được hội nghị trao bằng chứng nhận đặc biệt.

Trong tháng 5 năm 2006, Ủy ban Khoa học biển khởi xướng, còn Tham mưu trưởng Bộ TTM Hải quân đã ra lệnh cho các chuyên gia kiểm định độc lập của Hội đồng chuyên gia bên cạnh Tổng tư lệnh Hải quân bỏ phiếu nhất trí việc từ chối các bài thử nghiệm so sánh, viện lẽ các kết quả của thiết bị phụ trợ này chưa từng có. Dù sao, Hải quân Nga đã đạt quân bằng (trong vấn đề) với các hệ thống sonar của tàu ngầm nguyên tử Hải quân NATO.

Thành thật mà nói, bản thân tôi, với tư cách một chiến sỹ tàu ngầm như muốn nổ tung mình lên nếu có một cơ hội thử nghiệm thiết bị được chế tạo từ kỹ thuật điện tử hiện đại. Thật thú vị - một chiếc tàu ngầm ồn ào và già như bà lão với một thiết bị phụ trợ thủy âm, trọng lượng chỉ có 9 kg, sẽ có bao nhiêu lần cảnh báo trong tầm phát hiện thụ động, khi "so tài" dưới nước, trong một trận đấu tay đôi ngư lôi giả định với chiếc tàu ngầm trẻ trung độ ồn thấp, một loại quái vật Leviathan dưới nước kiểu "Vladimir Monomakh" có hệ thống sonar "quân bằng".


Con quái vật "Leviathan" - Tàu ngầm tên lửa tuần dương chiến lược lớp "Borei" đề án 955 "Yuri Dolgoruki" trên biển (ru.viki).


Đề án 955. Chú thích (theo paralay.com được deepstorm.ru dẫn lại): 1- Thiết bị phóng ngư lôi cỡ 650 mm; 2- Thiết bị phóng ngư lôi cỡ 533 mm; 3- Anten chủ của tổ hợp thiết bị thủy âm; 4- Thiết bị phóng ngư lôi tự hành chế áp thủy âm SGPD; 5- Cửa nạp ngư lôi; 6- Bánh lái bằng phía mũi; 7- Sitec phục vụ bắn đạn ngư lôi; 8- Sitec chênh mớn mũi; 9- Khoang ngư lôi; 10- Cụm ắc quy mũi; 11- Phao cứu nạn phía mũi tàu; 12- Buồng chỉ huy trung tâm và ngăn chắn hệ tự động điều khiển tác chiến ASBU; 13- Các cabin ở và y tế; 14- Anten tổ hợp thủy âm; 15- Cầu điều hướng đài chỉ huy; 16- Các ngăn chắn khu vũ khí vô tuyến điện tử và cơ cấu hỗ trợ; 17- Ngăn chắn hệ thống phục vụ chung trên hạm; 18- Cửa nắp phần mũi; 19- Các cột thiết bị nâng hạ đài chỉ huy; 20- Cabin tác chiến trong phòng vũ khí VTĐT; 21- Khoang tên lửa đằng mũi; 22- Các hầm chứa tên lửa đạn đạo; 23- Khoang tên lửa đằng lái; 24- Các sitec thế; 25- Các bình khí nén áp lực cao; 26- Buồng nổi cứu nạn; 27- Thiết bị sinh hơi; 28- Khoang đặt lò phản ứng nguyên tử; 29- Ngăn chắn khu máy bơm của thiết bị sinh hơi; 30- Nhóm sitec balat chính đằng lái; 31- Các bình chứa hệ thống khí nén áp lực cao; 32- Máy chủ của thiết bị sinh hơi; 33- Phao cứu nạn đằng lái; 34- Khoang tuabin; 35- Bộ cảm ứng phụ trợ; 36- Cửa nắp đằng lái; 37- Khoang các cơ cấu hỗ trợ; 38- Buồng bámh lái; 39- Trục truyền động; 40- Sitec chênh mớn đằng lái; 41- Bộ dẫn tiến kiểu phụt nước; 42- Thiết bị thả anten kéo của tổ hợp thủy âm.        


Lại một lần nữa (như năm 1985), bùng nổ sự chế nhạo của các nhà khoa học thông thái, đẩy Hải quân trượt dài đến các văn bản chính thức về tính vô vọng của các phương tiện bị động đối với các tàu ngầm có tiếng ồn thấp.

Trái lại trong khi đó, tất cả các hệ thống cơ bản nhất phát hiện tàu ngầm của NATO - hệ thụ động. Đó là IUSS - Hệ tích hợp quan sát dưới nước, trong thành phần của nó bao gồm các hệ thống con thụ động: hệ nổi tiếng đã biết SOSUS, hệ giám sát cố định FSS (Fixed Surveillance System), hệ phân tán cố định FDS (Fixed Distributed System), hệ khai triển nâng cao ADS (Advanced Deployable System). Việc thực hiện chương trình hệ đa tuyến - đa mảng (Multi - Line Array Systems) đang diễn ra hết tốc lực: các lưới anten theo phương đứng và anten kéo thụ động của tàu nổi - (Surtass Twin - Line) và VLA (Vertical Line Arrays), các anten kéo thụ động chùm đôi, chùm ba của các tàu ngầm TV-29, lưới anten thụ động các phao sonar (Sonobuoys Arrays), kết nối theo sóng vô tuyến thành một mạng lưới. Cơ quan DARPA không hề thôi quan tâm đến hệ thống phát hiện thụ động, vẫn đang dẫn dắt tích cực một loạt nghiên cứu chuyên sâu về biện pháp nâng cao năng lực hệ thống thụ động hiện tại lên 10-15 dB (tình cờ, chương trình nghiên cứu được khởi xướng bởi các đồng hương của chúng ta, di cư sang Hoa Kỳ), bằng cách cải thiện việc xử lý tín hiệu theo các hướng: xử lý tín hiệu tiên tiến (Advanced Signal Processing), xử lý theo trường thích ứng (Adaptive Match Field Processing), và đồng thời hiện đại hoá phương tiện phát hiện thụ động của tàu mặt nước và tàu ngầm theo chương trình ARCI (Acoustical Rapid COTS Insertion).

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=hUnbDbbyJ6g" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=hUnbDbbyJ6g</a>
Hình dung trực quan về hydrofone tự động của một hệ SOSUS (uploaded by dif0t0 ).

Sự tồn tại các tài liệu nói về tính vô vọng của các phương tiện phát hiện thụ động trong Hải quân như công trình nghiên cứu "Griyad" là minh chứng cho hoặc là - một sự phản bội công khai (một số nhân vật tham gia công việc này, hiện đang sống ở Mỹ) hoặc là sự ngu dốt của các "khoa học gia" về thủy âm của Hải quân.

Bộ Quốc phòng Liên bang Nga năm 2006, đã đề nghị Hải quân thành lập một ủy ban nhà nước về vấn đề sonar quân sự, tập hợp các chuyên gia lớn - giúp Hải quân phân tích tình hình hiện tại của vấn đề trên. Hội đồng chuyên gia bên cạnh TTL Hải quân, đứng đầu là Giám đốc Học viện Hải quân, kịch liệt bác bỏ đề nghị trên và trả lời bằng việc công bố đã đạt được sự quân bằng giữa các phương tiện thủy âm của Hải quân Nga với các phương tiện thủy âm của tàu ngầm và tàu mặt nước Hải quân khối NATO.

Bộ Quốc phòng LB Nga trong năm 2007, tiếp tục đề nghị Tổng tư lệnh Hải quân giao cho Hội đồng chuyên gia bên cạnh TTL Hải quân tổng kết đánh giá về 20 - năm kinh nghiệm sử dụng sonar kỹ thuật số "Skat-3". Đánh giá sự "quân bằng" của nó và sự "quân bằng" triển vọng của sonar "Irtysh-Amphora". Đề nghị này cũng bị các nhà khoa học-chuyên ngành thủy âm của Hải quân bỏ qua.

Trong Hải quân vấn đề không phải là máy thủy âm, mà vấn đề ở xử lý tín hiệu. Để hiểu được các vấn đề về xử lý tín hiệu và thực hiện các kết luận ở tầm chuyên gia thì nên hiểu sâu về toán học. Trong Hải quân không có các nhà toán học và các chuyên gia tầm cỡ trong lĩnh vực xử lý tín hiệu kỹ thuật số. Với những chuyên gia thủy âm cao tuổi - các chuyên gia bằng cấp khoa học cỡ tiến sỹ, đơn giản là không cần nói gì cả. Những người trẻ thì quá yếu.

Hệt như Hội đồng chuyên gia trực thuộc TTL Hải quân được thành lập cho những mục đích khác. Dịch vụ Tư vấn cua Hội đồng chuyên gia - được trả tiền. Họ không được trả tiền cho cuộc bỏ phiếu biểu quyết - họ bỏ phiếu "chống" theo chỉ thị của cấp trên, thậm chí họ bác bỏ mà không cần có bất kỳ nỗ lực nào nghiên cứu các tài liệu và cơ sở toán học.
 
Severomorsk, 2007

(hết phần 1 bài báo "Những huyền thoại với RITSA" của V.E.Kurytshev)
.......
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Mười, 2011, 01:11:39 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #542 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2011, 02:07:37 pm »

(tiếp)

(forum RPF; tức diễn đàn Hạm đội tàu ngầm Nga: http://nvs.rpf.ru/nvs/forum/archive/92/92962.htm)

RITSA-2000
Re: РИЦА-2000

________________________________________

Tôi đã đọc bài báo của đại tá hải quân về hưu V.G.Sugrobov (sẽ đăng sau), tôi nhận thấy vài điểm chưa chính xác trong đó, vì vậy tôi quyết định làm sáng tỏ một số chi tiết.

Thứ nhất. Nhóm của Kurytshev đã được biết đến từ năm 1981. Đã có những mệnh lệnh tương ứng chỉ thị việc thành lập nhóm này.

Từ 1981 đến 1983, cơ sở toán học đã được xây dựng. Họ đã đến tất cả các trung tâm vùng của VHLKH Liên Xô, nơi người ta nghiên cứu các vấn đề nhận dạng các mẫu (tín hiệu), họ đã tìm được thứ họ cần. Họ đã lên danh sách trang thiết bị cần thiết mà cần phải mua sắm. Để làm việc này họ phải đi gần như khắp Liên Xô. Song song với nó, họ còn cần tiến hành thử nghiệm trên biển, kiểm tra tính đúng đắn trong những kết luận của mình. Danh sách đến tay Cục trưởng KTVTĐT Hải quân chuẩn đô đốc Popov V.P. Ông ấy hiểu giá của nó và quyết định lấy thiết bị trong cơ quan mình.

Tình thế rất giống với tình thế khi mà nhà kinh doanh trẻ sau lúc làm xong một cuộc mua bán hời và anh phải đặt món tiền đầu tiên mà lại chẳng có. Anh ta lập kế hoạch kinh doanh, mang nó đến ngân hàng nhằm vay được tín dụng, còn ở đó những chú lùn trên vùng núi địa phương đang quay chính cái kế hoạch đó khi sử dụng thông tin từ các kế hoạch kinh doanh. Và bằng cách nào đó giật nó khỏi nhà doanh nghiệp, nhìn vào đôi mắt đầy nghị lực, nhưng hơi ngây thơ của anh ta, chỉ ra việc thiếu một dấu phẩy trong kế hoạch kinh doanh và trên cơ sở đó từ chối anh ta. Vai trò của dấu phảy sẽ dẫn đến các sự kiện tiếp theo.

Tháng 10 năm 1983 tại Viện nghiên cứu hàng đầu về thủy âm ở thành phố Pushkin, Hội đồng Khoa học kỹ thuật mở rộng tiến hành đánh giá chuyên đề về đề án thiết bị phụ trợ thủy âm do nhóm Kurytshev phát triển. Tại sao quan niệm sai lầm này thường chỉ có ở Nga, nó cho rằng vấn đề phát hiện các đối tượng ít tiếng ồn dưới nước là việc nghiên cứu của các nhà thủy âm, không phải việc của các nhà toán học. Tại Hội đồng Khoa học Kỹ thuật này, các chuyên gia thủy âm quân sự đại diện tham dự tạo thành một đội ngũ rất đông đảo, các nhà toán học cũng có một số gương mặt, nhưng nói về họ thì để sau. Người có quân hàm thấp hơn thiếu tá hải quân không có mặt tại đây.

Rất nhiều sỹ quan đủ các cấp bậc, mà câu chuyện lại nói về đề án do các chú nhóc phát triển, các chàng thượng úy. Khi Kurytshev bắt đầu báo cáo, tôi rất hoảng khi nhận thấy ngay rằng nói chung cử tọa chẳng lĩnh hội được gì thậm chí là những vấn đề sơ đẳng của lý thuyết thông tin, lý thuyết xử lý tín hiệu kỹ thuật số. Các câu hỏi sau đó được đưa ra, chỉ liên quan đến các vấn đề cơ bản về xử lý tín hiệu tương tự (analog). Tôi dẫn ra đoạn trích từ bức thư của Kurytshev gửi chuẩn đô đốc Lavritchenko, trong đó anh nói về các nhà toán học có mặt tại Hội đồng này.

"Trong khi đó, tôi đã nghiên cứu công việc của trung tá hải quân Kovalenko về cùng một kiểu đề tài và thẳng thắn nói rằng chúng chứa rất nhiều sai sót gây phiền nhiễu, mà có lẽ duy nhất dễ hiểu với các chuyên gia thôi. Và tôi đã có cơ hội để gợi ý cho anh ấy về điều đó. Thời mình, trong một cuộc nói chuyện với giáo sư Saprykin (đại tá hải quân) tôi đã bảo vệ ý nghĩ về các khả năng không vô hạn như thế của các biến đổi Fourier-Mellin. Bằng cách đó tôi gợi nên sự khó chịu với mình của con người này. Trong khi đó, việc sử dụng các biến đổi trên trong các cơ sở lý thuyết đó, sự xác định EDTS (ЭДЦ - элементы движения цели - các yếu tố chuyển động của mục tiêu) được chấp nhận trong những trường hợp rất hạn chế. Vì vậy, giáo sư thì coi đó gần như là thuốc chữa bách bệnh, còn tôi hoài nghi và cho đến nay vẫn từ chối áp dụng các công cụ toán học của nó vào các phương án lý thuyết của mình. ..... "

     
Biến đổi Fourier và biến đổi Mellin.

     
Nhà toán học Pháp Joseph Fourier (1768-1830) và nhà toán học Phần Lan Robert Hjalmar Mellin (1854-1933).

Tiếc thay, những con người đó không thể vượt quan những giận dỗi nhỏ nhặt và dẫu chỉ cần cố gắng một chút để thấy cái mới đặt ra trong đề án.

Người Mỹ đang đầu tư tiền của rất lớn vào hệ thống sonar kỹ thuật số của mình, ở Liên Xô cũng vậy, người ta cố gắng, làm sao giảm càng nhiều càng tốt giá trị của công việc xử lý tín hiệu kỹ thuật số trong thủy âm học. Một ví dụ nhỏ là cuốn sách của John Urick "Các cơ sở của thủy âm học". Một tài liệu rất tốt, viết sáng sủa, dễ hiểu, đối với nhiều chiến sỹ tàu ngầm Liên Xô nó đã trở thành một cuốn sổ tay gối đầu giường. Đúng vậy, với đại tá hải quân, Yu.F.Tarasyuk trưởng bộ môn thông tin về thủy âm của một trường kỹ thuật quân sự, có một nghi ngờ nhỏ đã phát sinh, sau đó được xác nhận đầy đủ.


Cơ sở của thủy âm (Principles of Underwater Sound). Robert John Urick. NXB "Đóng tàu". Moskva, 1978. Những người dịch: N.Gusev, Yu.Tarasiuk, L.Steiman, Vera Yakhontova. Sách của "địch" được "ta" xuất bản.

.......
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Mười, 2011, 10:47:40 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #543 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2011, 10:47:01 pm »

(tiếp)




Đó là việc Robert John Urick một chuyên gia lớn về xử lý thông tin, đặc biệt trong lĩnh vực định hướng âm thụ động, lại không bao giờ viết về điều đó. Ông ta và một số nhà khoa học Mỹ tập trung phát triển hệ thống «REPLOC» cho các tàu ngầm nguyên tử Mỹ. (Bề ngoài hệ thống này nhìn thấy như sau. Theo 3 anten đặc biệt từ trên mỗi tàu ngầm nguyên tử, nhờ sự giúp đỡ của nó, người ta sẽ xác định được các tọa độ mục tiêu, trong chế độ thụ động). Trong các hệ thống tương tự «REPLOC», thủy âm học cũng như khoa học, chiếm không quá 5 phần trăm, hoàn toàn các khoa học khác sẽ chiếm phần còn lại.. (Theo thống kê của Kurytshev tất cả có 19 môn khoa học).

Lập tức nảy sinh ra câu hỏi, J.Urick có động cơ gì khi viết sách "Cơ sở thủy âm học"?


Một giả lập thủy âm trong môi trường biển đơn giản, thể hiện trên máy tính


Nhu cầu về việc gì, nỗi sầu nhớ về cái gì đó xa xôi hay đơn giản là ý muốn kiếm tiền, trên những tài liệu chứa đựng những kiến thức tốt đến như vậy.

Nhưng hãy quay lại với Hội đồng KHKT của chúng ta, tại đó đã ra kết luận rất xấu về toán học với thiết bị phụ trợ thủy âm này. Trong kết luận của Hội đồng KHKT có nói rằng thiết bị làm xấu đi 30% phạm vi phát hiện mục tiêu khi so sánh với thiết bị chính thức. Kết luận được 18 tiến sỹ và phó tiến sỹ cùng ký. Còn về những điều họ lo ngại, họ khuyến cáo trừng phạt nhóm Kurytshev vì những gì nhóm đã làm. Nửa năm sau, giám đốc viện thủy âm học mang tên viện sỹ N.N.Andreev (thành lập năm 1953 trên cơ sở Phòng thí nghiệm thủy âm học thuộc Viện Vật lý mang tên Lebedev thuộc Viện HLKH LX) là Kryazhev nói rằng các nguyên tắc đặt ra trong thiết bị phụ trợ này là tuyệt đối đúng. Và nửa năm tiếp theo chính những nhà khoa học đã ký vào biên bản thử nghiệm "RITSA", trong đó nói rằng nó "nghe" được xa hơn 500% so với tổ hợp chính thức. Nhưng không nên nghĩ rằng họ sau khi đọc xong một loạt sách toán học, đã hiểu, thiết bị làm việc thế nào dù chỉ trên cấp độ ý tưởng.


Đơn giản là mỗi người trong số họ đã mang trong danh thiếp cá nhân lời cảm ơn của Tư lệnh Hạm đội Biển Bắc, vì đã "tham gia" vào cuộc thử nghiệm "RITSA" được tiến hành một cách thành công,  trong đó hai tàu ngầm - mục tiêu của chúng ta đã bị phát hiện, tàu ngầm diesel và tàu ngầm nguyên tử. Và trước chứng kiến của nhiều người, tàu ngầm nguyên tử tiếng ồn thấp của Mỹ cũng bị phát hiện, con tàu đã ghi lại ảnh tiếng ồn của các tàu ngầm nguyên tử chúng ta. Chuyện nhỏ đáng mến đó, đã thúc các nhà khoa học của chúng ta ký vào biên bản thử nghiệm. Dù cho trước khi bắt đầu thử nghiệm họ đã thề rằng dù có ăn thịt họ, họ cũng không ký, thậm chí cả trong trường hợp thử nghiệm diễn ra thành công. Họ không che giấu điều đó. Một anh thiếu tá hải quân Mashoshin A.I. nào đó, cộng tác viên Viện NCKH số 54 thuộc Hải quân đã bị Bộ Tư lệnh Hạm đội Biển Bắc đuổi cho đến khi bắt đầu thử nghiệm trên biển.

Đọc các tài liệu hội nghị, tôi hiểu rằng khi thiếu thông tin, không thể ra các kết luận đúng, cũng như không thể có được váng sữa từ sương mù.

Thiết bị phụ trợ thủy âm «RITSА», về thực chất đó là tổ hợp thủy âm đa xử lý gồm có hai phần. Phần thứ nhất, đó là máy phân tích kỹ thuật số phổ tiếng ồn «CHARYSH-2М», (người phát triển giáo sư Aghizim Aron Markovitch, trưởng phòng thí nghiệm Đại học Bách khoa Lvov), người đến lượt mình chia nhiệm vụ cho bộ ADC trong đó tín hiệu tương tự được biến đổi  sang mã kỹ thuật số 12 bậc (theo yêu cầu của Kurytshev). Và trong bộ xử lý chuyên dụng cho biến đổi Fourier với 4096 phần tử, với 1300 phép lọc số, nhờ những điều đó người ta đã xử lý được số lượng cực lớn thông tin analog được số hóa.Và chỉ sau khi xử lý sơ bộ như vậy, thông tin đã chuẩn bị lại được xử lý trong phần thứ hai của thiết bị phụ trợ "RITSA", trên máy tính cá nhân «DVК-2М». Khai triển hàm số này cho phép tiến hành xử lý thông tin trong quy mô thời gian thực. Nhưng cần hiểu rõ rằng "DVK-2M" đó là một máy tính trường phổ thông với tất cả những khiếm khuyết của nó, chủ yếu trong đó là tốc độ nhỏ đến khó chịu. (Bộ vi xử lý ANALOG DEVICE 2007, tính ra nhanh hơn đến 105 lần so với gã thọt chân này).

Việc xử lý thông tin tiếp theo diễn ra như sau. Từ tiếng ồn số hóa nhận được tín hiệu có ích (mục tiêu) sẽ được tách ra. Có một cách diễn tả theo kiểu thơ ca quá trình này đã được khẳng định. «Đằng nào cũng thế thôi, theo tiếng xào xạc của những bông tuyết đang rơi gắng "nghe" tiếng rít của tuyết ở đầu bên kia Trái Đất». Để có thể «nghe» tiếng rít ấy đã phát minh ra một phương pháp thông tin thích ứng, và đã tìm ra sự hiệu chỉnh đặc biệt của Kurytshev, nó làm sâu sắc thêm hiểu biết về một vài công thức rát quan trọng. Sau đó cần phải định danh được mục tiêu, nghĩa là xử lý, tách thông tin, bằng các chương trình nhận dạng mẫu (đánh lừa các gói này trên thực tế là không thể). Sau đó so sánh nó với các ảnh tiếng ồn hiện có trong cơ sở dữ liệu và nếu không thành công thì ghi nó lại trong cơ sở dữ liệu ấy.

CSDL mục tiêu có thể lưu trữ đến 600 đối tượng. Thậm chí tôi đã mô tả sơ đồ để có thể sử dụng nó thực sự hiệu quả trong các tình huống chiến đấu, nó đòi hỏi lập trình vô cùng tỉ mỉ và cẩn thận. Ban đầu hệ thống được viết bằng ngôn ngữ "FORTRAN" và sau đó được viết lại hoàn toàn bằng ngôn ngữ "PASCAL", bởi vì bộ biên dịch này cho tại đầu ra, một mã máy có độ nén lớn hơn. Các phiên bản mới nhất của hệ thống được viết lại bằng ngôn ngữ "C", bởi vì đó là ngôn ngữ viết để tối ưu hóa trình biên dịch, 1-1, ngoài ra mỗi ngôn ngữ chỉ dành cho bộ vi xử lý của mình. Nhưng cú sốc thực sự tại các Viện Nghiên cứu Khoa học Hải quân, Cục Kỹ thuật Vô tuyến Điện tử Hải quân Liên Xô và Bộ Công nghiệp đóng tàu Liên Xô là thiết bị phụ trợ được kết nối với hệ thống định hướng âm của tổ hợp thủy âm tàu ngầm, mà không cần thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong tổ hợp thủy âm đó.

.......
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Một, 2011, 03:14:39 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #544 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2011, 07:14:43 pm »

(tiếp)


Và "trên các tần số sử dụng bởi thiết bị phụ trợ, máy định hướng thủy âm thực tế không có khả năng làm việc, đường đặc tính hướng của ăng-ten gần với vòng tròn và việc thực hiện định phương vị mục tiêu là không thể". Trái với tuyên bố của các "khoa họcgia", thiết bị vẫn luôn luôn định được phương vị mục tiêu, với độ chính xác 10 ở khoảng cách 50-60 dặm hoặc lớn hơn. Kỷ lục tầm xa phát hiện được mục tiêu của "RITSA" là 500 km.

Điều đó xảy ra trong trường hợp thế này, các nhân viên của ban tác chiến chống ngầm Hạm đội Biển Bắc sau khi đặt lên bản đồ những dữ liệu phương vị nhận được trong các thời điểm khác nhau, phát hiện ra chúng đều trỏ tới một điểm. Người ta xác định rằng điểm này là một tháp khoan đang khoan vào đáy biển. Do đó, có một tuyên bố rất chính xác. "Các tác giả (nhóm Kuryshev) chưa bao giờ không "dựa vào" thủy âm học một cách thực sự. Toàn bộ  bí quyết ở trong việc xử lý tín hiệu đã có, nghĩa là bí quyết đó nằm trong toán học, mà phải nói rằng các "chuyên gia điển hình của Viện Nghiên cứu Khoa học Hải quân" không hiểu chút nào, chính vì họ là các chuyên gia về thủy âm, không phải trong lĩnh vực toán học". Tốt hơn bạn đừng nói.

Tất cả những điều trên, đặc trưng cho tư tưởng kỹ thuật quân sự Nga, khi với ba cái đinh và một sợi thép gai cũng tạo ra một vũ khí nguy hiểm. Trong quá trình xây dựng thiết bị phụ trợ này, Kuryshev và Agizim đã nảy sinh ý tưởng làm một thiết bị hỗ trợ 2 trong 1, nhưng vì thiếu thời gian, nó bị hoãn lại. Một thời gian sau, giáo sư Agizim A.M. trở lại ý tưởng của mình, ông liên lạc với Kuryshev và nói rằng có thể chế tạo một thiết bị đơn khối duy nhất. Viktor chuyển thông tin này đến Tư lệnh Hạm đội Biển Bắc Đô đốc hạm đội Kapitanets I.M., vào thời điểm đó, đã có đủ thông tin về hoạt động tốt của "RITSA". Đô đốc đã đưa hai tay đón ý tưởng này, và khi ông được đề bạt lên cao nữa, làm Phó Tổng tư lệnh thứ nhất Hải quân Xô Viết, và Tổng tư lệnh là Đô đốc hạm đội Chernavin V.N. Ông đã khai thông bằng đơn đặt hàng qua Cục Kỹ thuật VTĐT Hải quân Liên Xô với Agizim A.M. thiết kế và chế tạo hai bộ thiết bị trên.


Định lý số dư Trung Quốc, hay bài toán Hàn Tín điểm binh: giải hệ phương trình đồng dư bậc nhất.

Đơn đặt hàng được phân về nhà máy "Etalon" ở Kiev, và công việc này là hoàn toàn do Agizim A.M. chịu trách nhiệm theo dõi và giúp đỡ, ông ấy thay máy tính "DVK-2M" sang "ELEKTRONNIKA-NTS-80", cũng như áp dụng một phương pháp nhanh hơn của nhà khoa học Mỹ Winograd, để tính giá trị Chuỗi Fourier, phương pháp này lại sử dụng Định lý Số dư, mà những người Trung Quốc đã chứng minh 3.000 năm trước đây. Kết quả thiết bị được đặt tên là "MAGNII" chạy nhanh hơn thiết bị trước năm lần, trong một thân máy nó có 2 màn hình, một bàn phím, kích thước nhỏ tạo thuận tiện cho công việc của các trắc thủ thao tác, dễ học, dễ cài đặt và bảo trì. Đó là một sản phẩm rất cạnh tranh. Xu hướng này đã chết, bởi vì năm 1991 đã đến và hai bản mẫu vẫn ở nhà máy "Etalon" Kiev. Và thế là không thể tận dụng lợi thế của thiết bị này nữa, vì không có toán học (ý nói software của Kurytshev), và không có nó thì khác gì buổi triển lãm trong bảo tàng.

Một hướng triển vọng hơn được phát triển song song với "MAGNII", đề xuất bởi Viện sĩ Nesterikhin, giám đốc Viện Đo lường thuôc Chi nhánh Novosibirsk Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. Viện làm thành hai bảng chính. Trên một bảng mạch là bộ điều khiển đồ họa hiển thị nhanh kết quả ra màn hình, trên bảng kia là bộ vi xử lý "SP-12" (do trong nước phát triển) theo tiêu chuẩn "DVK-2M", có một bộ nhớ đủ lớn để xử lý tất cả các thông tin trước khi đưa nó vào "DVK-2M". Nó không chỉ thay thế "CHARYSH-2M", mà còn vượt trội khả năng của thiết bị phân tích phổ này. Người đọc chú ý có thể nhận thấy rằng hai bảng mạch được sản xuất bởi một tổ chức bên ngoài nước theo tiêu chuẩn " DVK-2M".

Và sau khi chúng được lắp vào trong "DVK-2M", chiếc máy tính trường học yếu ớt đã trở thành một con ngựa chiến mạnh mẽ. Đây chính là một ví dụ hoàn hảo của công nghệ COTS. Đó là khi những thiết kế phục vụ quân sự sử dụng cái gọi là công nghệ nền tảng mở (công khai). Kỹ thuật tính toán mục đích kép này, khi phát triển mà có sự xuất hiện bộ vi xử lý mới mạnh hơn, thì trong máy tính chỉ cần thay thế bảng mạch có bộ vi xử lý yếu hơn, mọi thứ khác vẫn không thay đổi, trong đó gồm cả toán học. Hoặc ngược lại toán học thay đổi, còn "phần cứng" («железо») vẫn không thay đổi, bạn chỉ cần biên dịch lại phần mềm tính toán toán học. Và trong toàn bộ tổ hợp, những thay thế này ta không cảm thấy, mà điều này cũng không quan trọng với nó. Máy tính cá nhân "DVK-2M" và bộ phân tích phổ kỹ thuật số "CHARYSH-2M" đáp ứng đầy đủ các yêu cầu này. Sau khi nâng cấp, như mô tả ở trên, tổ hợp bắt đầu làm việc nhanh hơn nhiều, và cơ sở toán học vẫn không thay đổi. Nó cũng tạo cơ hội để mô hình hóa những phương pháp "khó", nhưng có nhiều tài nguyên hơn.

Thứ hai. Người ta chưa nói cuộc thử nghiệm "RITSA" được mô tả trong bài viết (sẽ post sau) xảy ra năm nào. Chỉ có thể giả định rằng cuộc thử nghiệm xảy ra năm 1986 trước khi tiến hành chiến dịch "ATRINA" khi, trên thực tế, cuộc thử nghiệm không thành công, nhưng nó có những lý do riêng rất xác đáng. Hai thành viên của Ủy ban từ đầu đến lúc họ chưa nhìn thấy mục tiêu trên màn hình thiết bị phụ trợ, họ cư xử khá đúng mực. Nhưng chỉ cần mục tiêu xuất hiện, ngay lập tức họ gây trở ngại cho các trắc thủ "RITSA" và sau khi bị đuổi ra khỏi cabin, họ đi vào khoang đầu tiên, lặng lẽ cắt đứt dây, khi họ bị phát hiện, người ta bắt giữ họ và đặt một người lính giám sát cạnh cabin họ ở, sau đó khi người ta hỏi tại sao họ làm vậy. Họ trả lời họ làm một thí nghiệm khoa học. Thuyền trưởng tàu ngầm, trên đó tiến hành thử nghiệm "RITSA" trước khi diễn ra "ATRINA" là trung tá hải quân Vadim Konoplev. Tất cả những điều trên đã được ghi lại trong nhật ký của con tàu này. Tên của các sĩ quan đó đều đã được biết. Đã 22 năm trôi qua kể từ thời điểm đó và không biết bây giờ những con người đó quan hệ đến điều này ra sao. Sau vụ việc dứt đứt dây, đã có quyết định, không cho các "khoa học gia" tham gia vào kết quả làm việc của thiết bị phụ trợ này nữa.

Và kể từ mùa hè năm 1987 HẠM ĐỘI bắt đầu sử dụng vào chiến đấu thiết bị phụ trợ trên, và nó đã được tiếp nhận vào biên chế vũ khí của Hạm đội Biển Bắc, thông qua một mệnh lệnh đặc biệt của vị tư lệnh hạm đội. "... ... Tôi đã ở trên tàu ngầm có thiết bị "RITSA" và đã tham gia vào công tác này". "Cần lưu ý rằng trong suốt thời gian thử nghiệm không hề thấy sự trục trặc nào trong sự làm việc của thiết bị "RITSA" ... ... ..". .....
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Một, 2011, 02:49:57 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #545 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2011, 12:33:00 am »

(tiếp)


Một bức tranh báo tường của các thủy thủ tàu ngầm Xô Viết, trong bộ sưu tập của S.G.Ermolaev đội trưởng đội ngư lôi tàu ngầm nguyên tử K-244 đề án 671RTM, năm 1983-84.

Khi người ta báo cáo Chernavin rằng thử nghiệm "RITSA" thất bại, và đã có quyết định loại bỏ các thiết bị này khỏi các con tàu tham gia chiến dịch, nhưng Chủ nhiệm ngành KTVTĐT Hạm đội Biển Bắc Chuẩn Đô đốc V.P. Senin đã chống lại. Ông nói rằng tất cả các thử nghiệm trước đều thành công và kết quả cuộc thử nghiệm cuối cùng chỉ là cá biệt, người đã đào tạo, thiết bị đã được cài đặt. Ngoài ông, "RITSA" còn được bảo vệ bởi những người khác như đô đốc hạm đội Kapitanets I.M. Phó thứ nhất của Tổng tư lệnh Hải quân Xô Viết Chernavin, trưởng ban tác chiến chống ngầm Hạm đội Biển Bắc đại tá hải quân V.V.Gavrilov. Chernavin nói, "Hãy để tất cả nguyên như vậy", nhưng cấm không được báo cáo phát hiện bằng thiết bị "RITSA". Đó là một chỉ dẫn làm cho thiết bị "RITSA" thành một thiết bị cấp hai, và thái độ đối với nó như thế là thích hợp.


Chiến dịch "ATRINA" bắt đầu tháng ba năm 1987. Mỗi tàu ngầm được trang bị hai bộ "RITSA". Có năm tàu ngầm đề án 671RTM. Thuyền trưởng tàu ngầm K-299 trung tá hải quân M.I.Kliuev, thuyền trưởng tàu ngầm K-244 trung tá hải quân V.I.Alikov, thuyền trưởng tàu ngầm K-298 trung tá hải quân N.Popkov, thuyền trưởng tàu ngầm K-255 trung tá hải quân B.Yu. Muratov, thuyền trưởng tàu ngầm K-524 trung tá hải quân A.F.Smelkov (nay là Phó Đô đốc). Chỉ huy biên đội tàu ngầm nguyên tử trong chiến dịch "ATRINA" là Chuẩn Đô đốc A.I.Shevchenko.


11 tháng tư 1987, một ngày không khác gì với chuỗi ngày từ đầu chiến dịch đến giờ. Tàu ngầm K-298, giờ Moskva 7.56, phiên trực của thuyền trưởng trung tá hải quân N.Popkov đã kết thúc bốn phút. Anh vui mừng vì mọi thứ vẫn như thường lệ, không có sự cố. Đột nhiên chuẩn úy hải quân trắc thủ "RITSA" I.V.Shildyaev, thông báo đã phát hiện mục tiêu, thiết bị của anh ta xác định đó là một tàu ngầm nguyên tử Mỹ. Dường như có một luồng điện chạy suốt con tàu. Hoa tiêu lập tức đánh dấu vào bản đồ vị trí của K-298, nơi tàu ngầm nguyên tử Mỹ bị phát hiện. Theo hướng dẫn, thuyền trưởng không có quyền rời phòng điều khiển trung tâm, khi sỹ quan thủy âm báo cáo đã phát hiện tàu nổi, hoặc tàu ngầm. Nhưng "RITSA" không phải thiết bị tiêu chuẩn, mà ở đây đã có lệnh của Tổng tư lệnh. Popkov, sau phiên trực đã quá mệt mỏi và muốn nghỉ ngơi.


Thế mà bỗng nhiên lại là người Mỹ, có cái gì đó nhỏ giọt xuống cầu vai. Thiết bị có thể nói dối. Tất cả những bất ổn này, nó làm ta tức giận làm sao. Anh đến bên Shildyaev yêu cầu "hãy chỉ xem, người Mỹ đâu nào". Anh ta ngay lập tức chỉ vào màn hình "RITSA". Hình ảnh Shildyaev cho anh thấy, không thuyết phục. Nhưng anh biết Shildyaev như một chuyên gia rất cẩn thận và chính xác. Sự đơn điệu chiếm lĩnh con tàu, ngay lập tức đã biến đi đâu mất. Bản năng săn mồi thức dậy trong mọi người. Cũng như con mèo, khi bắt được chuột, không ăn thịt nó ngay, mà tiếp tục vờn mồi, và rất phấn khích vì trò chơi này.


Thuyền trưởng nghĩ rằng sẽ không quá kéo dài, và do đó quyết định đi theo phương vị "RITSA" chỉ ra. Lần đầu tiên kể từ khi được tạo ra, thiết bị dẫn dắt niềm đam mê cháy bỏng của các thủy thủ tàu ngầm trong cuộc săn mồi tự do này. Thật tiếc rằng vào thời điểm này không thể đưa lên khoang trung tâm con tàu, các nhà khoa học xx... từ Hội đồng Khoa học xa xăm ở thành phố Pushkin năm 1983, nơi họ cho rằng thiết bị sẽ không làm việc, tiếc, rất tiếc. Cuộc truy đuổi tiếp tục, như hướng dẫn của Chernavin, cần phải xác nhận tiếp xúc chỉ bằng các phương tiện chính thức. Đội thủy thủ vui vẻ nhìn cảnh Popkov với Shildyaev cãi nhau, người nói đó hoàn toàn là xx...và tàu không có ở đấy, người kia trả lời rằng đó không phải xx... chính đó là tàu ngầm, đồng thời chỉ phương vị mục tiêu, sự việc kéo dài đến 15.25. Viên chuẩn úy tuyệt đối tin vào thiết bị và không một chút nghi ngờ sự làm việc đúng đắn của "RITSA" ("MA TRẬN"). Thuyền trưởng tàu ngầm nguyên tử K-298 trung tá hải quân N.Popkov rất mạo hiểm, bởi vì họ đã ra khỏi khu vực được phép di chuyển. .


Đột nhiên vào lúc 15.25 ở khoảng cách 9 kabelt, bà cô già nghễnh ngãng "Skat-KS" cho thấy dấu hiệu đầu tiên đã sống lại. Các thủy thủ tàu ngầm hào hứng còn truy đuổi "người Mỹ" năm giờ nữa, không ngần ngại áp dụng các phương pháp chủ động duy trì tiếp xúc. Khi họ còn chưa chán chuyện "vui vẻ" này, thì được lệnh phải trở lại khu vực được phép di chuyển. Popkov lao ngay vào buồng hoa tiêu, và 2 người họ bắt đầu tính ngược trở lại. Từ điểm lần đầu tiên "Skat-KS" làm việc đến điểm mà "RITSA"  lần đầu tiên phát hiện được mục tiêu. Trên bản đồ, họ đã tính toán ra khoảng cách đó là 40 dặm. (Mô tả chi tiết hơn về "hiện tượng" này có thể tìm thấy trong nhật ký hải trình tàu ngầm nguyên tử K-298). Và chẳng ai ngờ rằng trung tá hải quân N.Popkov và chuẩn úy hải quân I.V.Shildyaev đã tặng cho các thủy thủ tàu ngầm một ngày lễ mới. Ngày ra đời thủy âm học kỹ thuật số của đất nước, 11 tháng 4 năm 1987.


Tàu ngầm chính thức đầu tiên của Hải quân Nga trên một tấm thiệp năm 1904. Lữ đoàn tàu ngầm đầu tiên của Đế quốc Nga thành lập năm 1911 gồm 10 tàu.

Vì vậy, mà các thủy thủ tàu ngầm Nga có cơ hội để ăn mừng 2 ngày lễ chuyên nghiệp. Đó là ngày 19 tháng 3 theo nghị định của Sa hoàng Nicholas II ra ngày 19 tháng 3 năm 1906 và ngày 11 tháng tư năm 1987, nhờ nhóm Kuryshev và lòng can đảm của trung tá hải quân N.Popkov và chuẩn úy hải quân I.V.Shildyaev. Shildyaev vì thiết lập được tiếp xúc thủy âm trong thời gian dài như thế, đã được trao tặng đồng hồ bởi chính Chernavin. Nhưng thủ phạm việc đó là "RITSA", người ta không nói với ông. Chuẩn Đô đốc Vladimir Dmitrievitch Yamkov sư đoàn trưởng sư đoàn 3 tàu ngầm nguyên tử, sau khi làm chủ được thiết bị "RITSA" và kiệt sức trong tưởng tượng các cuộc lựa chọn theo dõi tàu ngầm của đối thủ "giả định" ở khoảng cách 60 dặm, quyết định kiểm tra, tại tốc độ nào thiết bị "RITSA" sẽ mất tiếp xúc với tàu ngầm của kẻ thù "giả định" do mức độ nhiễu lớn (độ ồn cao). Thiết bị chính thức chỉ cho phép đến 6 hải lý. Thử nghiệm đã diễn ra trên một tàu ngầm nguyên tử lớp cũ VICTOR 1. Khi tốc độ tăng lên đến 17 hải lý, tiếp xúc với tàu ngầm-mục tiêu vẫn chưa bị mất. Tiếp theo kỹ sư máy trưởng trên tàu nói: "đó giới hạn tốc độ phù hợp của bà lão này, ép quá nữa là không hợp lý". Thí nghiệm dừng lại ở điểm này. Có các tài liệu chính thức về việc đó.

Chuẩn Đô đốc Vladimir Dmitrievich Yamkov đã phát biểu như sau. "Nhờ "RITSA"  mà đôi cánh của tôi được dang rộng và tôi cảm thấy mình thật sự là chủ nhân của biển."


Kết thúc "ATRINA", khi ấy cơn mưa vàng đổ xuống đầu những người tham gia chiến dịch. Tất cả trừ các nhà phát triển "RITSA". Ở đây có một thời điểm rất thú vị. Vài tháng sau chiến dịch, khi người ta bắt đầu phân tích kết quả thu được. Trưởng ban tác chiến chống ngầm Hạm đội Biển Bắc đại tá hải quân V.V.Gavrilov nhận thấy "RITSA" đã tìm ra vị trí tàu ngầm hạt nhân Mỹ trang bị hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa "TRIDENT". Đô đốc hạm đội Kapitanets I.M., chỉ sau thực tế đó mới thực sự tin tưởng "RITSA". Tình báo Hải quân cũng quan tâm đến "RITSA" và sử dụng nó tiến hành một chiến dịch, mà theo ý nghĩa của nó và các thông tin đã thu được, không hề kém cạnh "ATRINA".

Đã gần một phần tư thế kỷ kể từ khi chế tạo bộ "RITSA" đầu tiên và cô cháu gái xinh đẹp của nó "RITSA-2000" không thua kém các mẫu thiết bị thủy âm tốt nhất thế giới.


Khi được hỏi, tại sao "RITSA", thật sự là một vũ khí thông minh và tuyệt vời mà nước Nga có quyền tự hào, cho đến nay, chẳng hề có tiếng vang nào, mà Hải quân Nga cũng không đòi chủ quyền. Vấn đề đó, nhà vật lý người Đức Max Planck, người sáng lập cơ học lượng tử đã trả lời rất đúng, mặc dù khá ảm đạm:
"Thông thường, các chân lý mới của khoa học chiến thắng không như điều mà các đối thủ của chúng tin. Nhưng thường thấy hơn là khi các đối thủ đó chết đi, các thế hệ mới sẽ lĩnh hội chân lý ngay tức khắc".

......
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Một, 2011, 02:35:25 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #546 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2011, 12:20:40 pm »

(tiếp)


RITSA
________________________________________

Xin gửi lời chúc tốt lành đến tất cả.

Bức thư này mới tới chưa lâu:

Thưa LAA! Tôi là một độc giả thường xuyên của forum Hạm đội tàu ngầm Nga, bản thân tôi trong quá khứ đã phục vụ 10 năm trên các tàu ngầm. Thật không may, vì một lý do mà tôi không thể đăng ký tham gia như một thành viên trên diễn đàn này, do đó tôi gửi thư này qua bạn.

Tuần trước có một nhánh đề tài về thiết bị phụ trợ cho tổ hợp thủy âm "RITSA" và người phát minh Viktor E. Kurytshev, do thành viên 142 bắt đầu công bố lên diễn đàn hai đoạn từ cuốn sách của N. Cherkashin. Cuối câu chuyện có thông tin cựu Tư lệnh Hạm đội Biển Bắc O.Erofeev dọa sẽ kiện Kuryshev ra tòa vì làm thất thoát công quỹ mà không cần giải thích.

Tôi có thể làm rõ vấn đề này, vì là một trong những người tham gia phân tích để đánh giá khách quan năng lực của thiết bị "RITSA".  Tôi nghĩ rằng những ký ức của tôi sẽ có ích trên diễn đàn cũng như cho tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này. Bài viết được chuẩn bị cho chủ đề của diễn đàn. Về các câu hỏi, tôi sẽ cố gắng trả lời thông qua bạn, nếu có thể.

Trân trọng.



Về bài viết của Kuryshev

Cuối thập niên tám mươi, Hạm đội Hải quân bắt đầu được trang bị các máy tính cá nhân đầu tiên. Nhưng họ mới chỉ có những máy tính còn sơ khai nếu xét theo các tiêu chuẩn ngày nay. Tuy nhiên, trong tay những sinh viên sỹ quan có tay nghề, vốn tốt nghiệp Trường Chỉ huy Kỹ thuật Vô tuyến Điện tử Hải quân mang tên Popov, chúng là một công cụ tốt để giải quyết các ứng dụng thực tế.

Vào thời điểm đó tôi là trợ lý Chủ tịch Ủy ban Khoa học - Kỹ thuật Hải quân, trước đó đã là sỹ quan cao cấp và phó trưởng ban trang bị thủy âm tàu ngầm thuộc Cục Kỹ thuật Vô tuyến điện tử Hải quân. Trước khi giảng dạy tại Học viện Hải quân tôi từng là trưởng ban kỹ thuật vô tuyến điện tử - chỉ huy ban tác chiến truyền tin trên một tàu ngầm hạt nhân đề án 661 của Hạm đội Biển Bắc (1965 tới 1974).


Đề án 661, tàu xô viết đầu tiên có vỏ titan. Ảnh chụp năm 1987.

Nhóm sĩ quan Hạm đội Biển Bắc dẫn đầu là V.Kuryshev đã phát triển thiết bị phụ trợ cho sonar tàu ngầm, bắt đầu nổi tiếng khoảng năm 1986. Sau khi xem xét thiết kế, các chuyên gia Viện NCKH Hải quân nhận thấy nhóm tác giả có trình độ cao trong các vấn đề khoa học máy tính và lập trình cho nó, nhưng vẫn cho kết luận tiêu cực. Trong lĩnh vực thủy âm học các tác giả có kiến thức khá hạn chế, thiếu các dữ liệu khách quan về sự làm việc của thiết bị trong những điều kiện thực, không muốn tiết lộ các nguyên tắc của thiết bị phụ trợ này.

Tuy nhiên, nhóm Kuryshev được sự ủng hộ mạnh mẽ bởi ban tác chiến chống ngầm Bộ tham mưu Hạm đội Biển Bắc, vẫn tiếp tục công việc. Năm 1988 trong bối cảnh làn sóng thời thượng bấy giờ, ở Severomorsk đã thành lập Trung tâm Sáng tạo Khoa học và Kỹ thuật Thanh niên, dẫn đầu là thượng úy hải quân Kuryshev - các trung tâm "Lear" và "Vega" mà tôi không nhớ chính xác tên. Và thế là từ các trung tâm này, từ Hạm đội Biển Bắc, Trung ương Đoàn TNCS Lê Nin (hỗ trợ chính thức trung tâm Kuryshev), các loại thư từ tới tấp gửi đến Bộ Tổng tư lệnh Hải quân, với yêu cầu cung cấp trang bị, tài chính, bao gồm cả việc tạo ra tại Severomorsk trên cơ sở các trung tâm này một chi nhánh mới của viện nghiên cứu Hải quân, chuyển sang cho cơ sở mới các tòa nhà, thiết bị máy tính, máy phân tích phổ, xe hơi và các tài sản khác, rồi cả tàu ngầm hạt nhân, chuyển giao tại thời điểm đó nhằm thử nghiệm các hệ thống sonar mới.

Tất cả những điều này, tất nhiên, không được thực hiện, mặc dù các khoản yêu cầu về thiết bị tính toán và đo đạc cũng đã được Cục Kỹ thuật vô tuyến điện tử Hải quân sắp xếp và dành cho Hạm đội Biển Bắc phục vụ mục đích trên.

Vào năm 1991 có báo cáo của Tham mưu trưởng Hạm đội Biển Bắc gửi đến Bộ Tổng tham mưu Hải quân nói rằng Trung tâm của Kuryshev đã xây dựng được thiết bị "RITSA" dựa trên máy tính cá nhân DVK-2M  nâng cao đáng kể phạm vi phát hiện các tàu ngầm nước ngoài cho tổ hợp sonar chính thống. Các thử nghiệm mà hạm đội đã tiến hành, bao gồm cả trong điều kiện làm nhiệm vụ phục vụ chiến đấu, đã cho thấy hiệu quả cao (trình bày các số liệu về phạm vi phát hiện các tàu ngầm nước ngoài, cao gấp nhiều lần phạm vi phát hiện của các tổ hợp thủy âm mới nhất của chúng ta mà không có thiết bị phụ trợ kèm theo) và Tham mưu trưởng Hạm đội Biển Bắc yêu cầu Tổng tham mưu trưởng Hải quân chỉ thị cho Cục trưởng Kỹ thuật VTĐT Hải quân đảm bảo việc mua số máy tính cá nhân DVK-2M cần thiết để trang bị cho tất cả các tàu ngầm của Hạm đội Biển Bắc  thiết bị phụ trợ của Kuryshev.

Căn cứ hướng dẫn của lãnh đạo Bộ TL Hải quân, cục đã cùng với các cục và phòng ban khác có liên quan của Hải quân, tổ chức nghiên cứu toàn diện về vấn đề này và đưa ra đề nghị cho cách thực hiện tiếp theo.

Cuộc nói chuyện với tác giả có sự tham gia của các chuyên gia Cục Kỹ thuật VTĐT Hải quân và Viện nghiên cứu khoa học chuyên ngành Hải quân, Bộ Công nghiệp đóng tàu đã không làm sáng tỏ được vấn đề. Thiết bị của Kuryshev kết nối với hệ thống định hướng âm của tàu ngầm, mà không thực hiện bất kỳ thay đổi nào. V.E.Kuryshev kiên quyết từ chối giải thích các nguyên tắc của thiết bị "RITSA". Đây là "bí quyết"của tôi, và tôi sẽ không tiết lộ nó. Kuryshev không nhận thức được bất kỳ luận cứ nào về chuyện tại các tần số mà thiết bị hỗ trợ sử dụng, hệ thống định hướng âm thực tế không có khả năng làm việc, rằng đặc tính hướng ăng-ten tiếp cận với đường tròn và việc tìm kiếm mục tiêu là không thể thực hiện. "Nhưng thiết bị của chúng tôi làm việc!".

Họ chỉ đồng ý về việc tiến hành thử nghiệm chung trên hai tàu ngầm trang bị hệ sonar "Skat".

Đã có chỉ thị của Tổng tham mưu trưởng Hải quân về tiến hành thử nghiệm ngoài trời trong khu vực huấn luyện chiến đấu của Hạm đội Biển Bắc, phương pháp thử nghiệm thỏa thuận với Bộ tham mưu Hạm đội Biển Bắc. Ủy ban liên ngành do Phó Chủ nhiệm ngành chống ngầm Hải quân Xô Viết, Chuẩn Đô đốc I.I.Gordeev đứng đầu, tôi là một trong hai người phó của ông. Trong thành phần ủy ban, ngoài các đại diện các phòng ban quản lý thuộc BTL Hải quân và Bộ tham mưu Hạm đội Biển Bắc, còn có các nhà khoa học - chuyên gia thủy âm học hàng đầu của các Viện nghiên cứu Hải quân, Bộ Công nghiệp đóng tàu (Viện Thủy âm, Liên hiệp KHSX "Oceanpribor").

Hạm đội Biển Bắc đã dành riêng phục vụ thử nghiệm hai tàu ngầm hạt nhân đề án 671RTM trang bị sonar "Skat". Trên một trong hai tàu có thiết bị "RITSA", việc chăm sóc cho nó được thực hiện bởi Kuryshev và các sỹ quan của anh ta. Chiếc tàu thứ hai là một chiếc tàu ngầm - mục tiêu, nó cần phải dùng tất cả các hành động bí mật, cắt qua phạm vi trường bắn trên biển đã lựa chọn, nhưng không vượt ra quá giới hạn của nó. Kích thước của khu vực được giao trên cơ sở phạm vi thiết bị "RITSA" phát hiện được tàu ngầm đề án 671RTM do Kuryshev tuyên bố (cạnh hình vuông bằng hai lần pham vi phát hiện). Cả hai tàu ngầm đều không bị hạn chế cơ động, chỉ yêu cầu phải tuân thủ các biện pháp an toàn đã biết. Việc vượt ra ngoài đa giác đó trong tổng thời gian thử nghiệm 10 ngày là không được phép. Nhiệm vụ của tàu ngầm trang bị "RITSA" - phát hiện tàu mục tiêu và theo dữ liệu của "RITSA" đi tiếp để đạt được tiếp xúc thủy âm bằng tổ hợp chính thức "Skat". Để đạt được mục tiêu này, hướng và chế độ chuyển động của tàu ngầm có "RITSA" được thiết lập theo các khuyến nghị của các thao tác viên điều khiển "RITSA".

Với mục đích nhận được kết quả thử nghiệm khách quan cần giải quyết vấn đề chính - đảm bảo bí mật thông tin về vị trí ban đầu của các tàu ngầm. Những thông tin này trước khi thử nghiệm không ai được biết.

Theo đề nghị của ủy ban đã thông qua thuật toán sau đây để phân bố cho các tàu ngầm vị trí xuất phát ban đầu. Tham mưu trưởng Hạm đội Biển Bắc ký lệnh cho các thuyền trưởng tàu ngầm, ông phải tự tay viết tên các cạnh hình vuông mà các tàu ngầm xuất phát thử nghiệm từ đó, nhưng vị trí chính xác trên cạnh được giao sẽ do trưởng đại diện ủy ban trên mỗi tàu ngầm cho biết vào lúc đã định khi mở phong bì.

Tham mưu trưởng Hạm đội Biển Bắc Phó Đô đốc Patrushev đã đồng ý với đề nghị này, ông tự tay viết mệnh lệnh, và phong bì được niêm phong trước sự hiện diện của Chủ tịch Ủy ban.

Trong ủy ban, chúng tôi đồng ý rằng, để tránh tai nạn tàu ngầm, vị trí tàu ngầm nên được chỉ định trên các cạnh hình vuông cách nhau ít nhất là hai lần phạm vi hoạt động của sonar "Skat" trên tàu ngầm đề án 671RTM tính từ góc hình vuông.

Kết quả như sau này giải trình thì được biết, vào thời gian bắt đầu cuộc thử nghiệm đã định, các tàu được phân bố trên các đường chéo của hình vuông - tàu ngầm-mục tiêu ở cạnh phía nam, tại góc phía đông của hình vuông, tàu ngầm có "RITSA" - ở cạnh phía bắc gần với góc phía tây.

Đại diện của Ủy ban trực suốt ngày đêm trong cabin thủy âm, nơi bố trí "RITSA" và ghi lại tất cả các dữ liệu nhận được và ghi các báo cáo. Tôi ở trên tàu ngầm có "RITSA"  và đã tham gia vào công tác này.

..........
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười Một, 2011, 11:42:58 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #547 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2011, 01:27:21 am »

(tiếp)

V.Kuryshev chỉ đạo công tác của trắc thủ của mình trên thiết bị "RITSA", chọn cung quét, đánh giá kết quả mà "RITSA" cung cấp và quyết định việc phát hiện và phân loại các mục tiêu phát hiện được. Thiết bị chỉ đảm bảo chế độ hoạt động gián đoạn: quan sát trong một cung quét vòng hạn chế, sau một khoảng thời gian nhất định, thu thập thông tin từ sonar "Skat" và sau đó xử lý thông tin và xuất ra các kết quả. Thay thế V.Kuryshev trong thời gian nghỉ ngơi là trưởng ban tác chiến chống ngầm Bộ tham mưu Hạm đội Biển Bắc đại tá hải quân Vladimir Vladimirovitch Gavrilov, họ thường cùng nhau đánh giá tình hình và đưa ra quyết định về việc phân loại mục tiêu bị "phát hiện" bởi "RITSA".

Cần lưu ý rằng trong suốt thời gian kiểm tra không quan sát được các hỏng hóc "RITSA". Nhưng những dấu hiệu của "mục tiêu" trong cung được quét lại được thiết bị đưa ra rất thường xuyên, có lẽ phải đến 70 - 80% các cung được quét. Quyết định rằng đã phát hiện tàu ngầm được đưa ra sau ba lần xuất kết quả đầu tiên, và sau đó, sau một loạt thất bại, là năm lần xuất kết quả kế tiếp mà thiết bị "RITSA" cho thấy các dấu hiệu mục tiêu theo yếu tố nào đó của giải pháp về phương vị, hoặc theo yếu tố nào đó liên quan trực tiếp đến nó.

Quyết định đầu tiên về sự phát hiện một tàu ngầm do Kuryshev cùng V. V. Gavrilov đưa ra sau bốn giờ đầu tiên quan sát. Nhưng cung "phát hiện" lại nằm về phương vị 330 °, và Gavrilov quyết định rằng đó là một tàu ngầm nước ngoài đang ở bên ngoài đa giác kiểm tra.

Đến cuối ngày đầu tiên, theo dữ liệu của "RITSA" đã có sự "phát hiện" đầu tiên của tàu ngầm-mục tiêu, và theo lệnh của V.Gavrilov, con tàu tăng tốc độ tới 16 hải lý để tiếp cận mục tiêu. Sau một nửa giờ duy trì tốc độ, không phát hiện được mục tiêu trên  cả "RITSA" lẫn "Skat".

Một lần nữa lại bắt đầu cuộc tìm kiếm. Một vài giờ sau tình hình cứ lặp đi lặp lại với kết quả tương tự. Và cứ thế chúng tôi lùng sục đa giác thử nghiệm trên biển trong thời gian mười ngày, và đều không có kết quả. Tàu ngầm-mục tiêu vẫn không bị phát hiện.

Về đến căn cứ, theo đề nghị của Trưởng phân ban Viện Nghiên cứu Hải quân trung tá hải quân G.Bozhchenko, người ta bắt "RITSA" làm việc ngay ở căn cứ. Sự phát hiện "tàu ngầm" của "RITSA" liên tục diễn ra một cách ổn định ngay ở căn cứ tại cầu cảng, mặc dù các sector quét đã được định hướng vào bờ biển hoang vắng.

Khi cả hai chiếc tàu ngầm đều về đến căn cứ, người ta tiến hành phân tích kết quả kiểm tra. Sau khi áp bản giấy can đường cơ động của các tàu ngầm lên, đã phát hiện ra rằng suốt cả 10 ngày đêm, không hề có bất kỳ trường hợp nào khi thiết bị "RITSA" xác định "phát hiện" tàu ngầm-mục tiêu mà tàu ngầm-mục tiêu này có mặt trong khu vực cung quét vòng của "RITSA".

Bộ Tham mưu hạm đội Biển Bắc, lãnh đạo Bộ Tổng tham mưu Hải quân buộc phải đồng ý với những kết quả thử nghiệm và kết luận của ủy ban chúng tôi về sự không có khả năng làm việc theo nhiệm vụ trực tiếp được thiết kế cho thiết bị "RITSA" do V. Kuryshev phát triển, đồng ý với chúng tôi còn có cả  đô đốc hạm đội Kapitanets I.M., người ủng hộ Kuryshev khi  là Tư lệnh hạm đội Biển Bắc và cả sau này khi đã là Phó Tổng tư lệnh thứ nhất Hải quân Xô Viết.

Nhưng huyền thoại tạo ra trong Hạm đội Biển Bắc về nhà phát minh thiết bị kỳ diệu "RITSA" vẫn còn sống đến tận hôm nay, bằng chứng là các trích đoạn do thành viên 142 trình bày từ tác phẩm của  Cherkashin trên diễn đàn trang mạng "Hạm đội tàu ngầm Nga" («Российский подводный флот»).

Đó kết quả "đạt được" của V. Kuryshev 15 năm trước đây là như vậy. Tất nhiên, đã qua đi một thời gian rất dài, và trong thời gian này sự phát triển của công nghệ máy tính đã đạt tới những kết quả vô cùng đáng kinh ngạc. Dựa trên những thành tựu này người ta đã tạo ra và tiếp tục tạo ra các hệ thống sonar mới với việc xử lý dữ liệu bằng kỹ thuật số.

Trao đổi với các đồng nghiệp cũ cùng phục vụ, tôi nhận ra rằng trong công tác này, ngay cả các xí nghiệp nhỏ cũng đã tích cực tham gia và cho được những kết quả không tồi.

V.Kuryshev đã thay đổi thế nào sau chừng ấy thời gian, hiện giờ ông ấy đang làm gì, tôi không biết. Chỉ có nội dung và phong cách bài viết của ông ấy trong "Bình luận quân sự độc lập" (НВО - Независимое военное обозрение) các số 2005-10-21/6 bắt tôi phải nhìn lại kinh nghiệm quá khứ. Rõ ràng hiểu thấu vấn đề này sẽ rất hữu ích đối với tất cả những ai đang phục vụ trong lĩnh vực phát triển các hệ thống sonar cho Hạm đội Hải quân.

Đại tá hải quân đã về hưu V.G.Sugrobov

........
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Mười Một, 2011, 11:55:03 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #548 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2011, 05:41:40 pm »

(tiếp)

Thiết bị phụ trợ thủy âm "Ritsa". Lịch sử xây dựng.
________________________________________
Xin chào tất cả các bạn viếng thăm diễn đàn!

Đọc một số bài viết và thảo luận chọn lọc về thiết bị "Ritsa" tôi thấy rất thú vị. Là người tham gia trực tiếp trong các sự kiện, và một trong những người xây dựng thiết bị này, tôi sẽ nói rất ngắn gọn về các giai đoạn phát triển trong công việc của chúng tôi, và sau đó là các nguyên tắc hoạt động đặt ra trong thiết bị này (tất nhiên chỉ trên những nét chung và trong giới hạn cho phép). Nhưng trước tiên là một vài lời giới thiệu về bản thân mình.


Các tàu ngầm diesel đề án B-290, B-503, B-319 đang bảo quản tại thành phố Kronshtadt tháng 6 năm 1995. Ảnh đăng trên số đặc biệt tạp chí "Taifun" số 7 năm đó.

Tôi là thiếu tá hải quân đã nghỉ hưu Bukovsky Yuri Vladimirovich, vào năm 1976 tôi tốt nghiệp Trường Sỹ quan chỉ huy kỹ thuật vô tuyến điện tử Hải quân mang tên Popov, lớp kỹ thuật thủy âm và được phân công về phục vụ tiếp tại Hạm đội Cờ Đỏ Biển Bắc ở thành phố Polyarny làm chỉ huy nhóm thủy âm trên tàu ngầm diesel B-290 (đề án 641B), con tàu có thủy thủ đoàn mới thành lập, vào khoảng tháng Hai năm 1977, được gửi tới nhận (tàu) tại thành phố danh tiếng Gorky (tức nói đến nhà máy đóng tàu "Krasnoe Sormovo" mang tên Zhdanov tại thành phố Gorky). Các chuyên gia đội vận hành bàn giao về trang bị vũ khí thủy âm trên tàu ngầm là những giáo viên đầu tiên của tôi trong việc làm chủ trên thực tế tổ hợp thủy âm "Rubikon" MGK-400. Tôi là một trung úy có tính cách tỉ mỉ, còn các kỹ sư đội bàn giao - những chàng trai tốt bụng, vì vậy, khi tàu ngầm ra khỏi nhà máy, tôi đã biết cặn kẽ hệ thống thủy âm này như 5 ngón tay trên bàn tay mình. Tiếp theo là ba chiến dịch quân sự phục vụ chiến đấu, không kể những chuyện thường nhật, như thường xuyên ra khơi đến khu vực huấn luyện chiến đấu để trau dồi các bài tập khác nhau, trong đó có những bài tập tìm kiếm và phát hiện tàu ngầm đối phương, các tình huống thực hành đấu tay đôi, xạ kích vào mục tiêu tàu ngầm và tàu mặt nước, và đại loại như vậy. Nhìn chung, tới năm 1981, tôi đã là người chỉ huy khá thành thạo của đội thủy âm. Nhưng với kinh nghiệm khai thác vũ khí thủy âm trên tàu ngầm tôi nhận ra rằng không phải tất cả mọi thứ êm xuôi như trong "Vương quốc của Nữ hoàng Đan Mạch". Về nền tảng cơ bản mà nói hệ thủy âm MGK-400 được xây dựng không tồi, nhưng về phạm vi phát hiện tàu ngầm trong tư thế ngầm và phân loại mục tiêu là yếu, và nói chính xác hơn là chẳng có gì.


Tháp chỉ huy đề án 641 và các thiết bị (nâng hạ) RDP, radar định vị, máy tầm phương vô tuyến, radar liên lạc "Iva". Tàu đang nằm trên dok tại Kronshtadt - (tshushima.su).



Anten hệ thống thủy âm trên tàu ngầm đề án 641.


Tháp chỉ huy B-396 chứa các cột thiết bị nâng hạ tại Viện Bảo tàng hải quân Moskva.


Khoang ngư lôi B-396 đề án 641B.


Chân vịt và bánh lái B-396 đề án 641B.


Cắt dọc tàu ngầm diesel cỡ lớn đề án 641B - Продольный разрез БПЛ пр. 641 Б:

1 – Anten chủ của hệ thủy âm "Rubikon" - основная антенна ГАК «Рубикон»; 2 – các anten của hệ thủy âm "Rubikon" - антенны ГАК «Рубикон»; 3 – Thiết bị phóng ngư lôi 533mm - 533-ммТА; 4 – Bánh lái bằng đằng mũi có cơ cấu dẫn động và chống kẹt - носовой горизонтальный руль с механизмом заваливания и приводами; 5 – Phao cứu nạn đằng mũi - носовой аварийный буй; 6 – Các bình khí nén áp lực cao - баллоны системы ВВД; 7 – Khoang ngư lôi mũi - носовой (торпедный); 8 – Ngư lôi dự trữ với thiết bị nạp nhanh - запасные торпеды с устройством быстрого заряжания; 9 – Cửa nạp ngư lôi đằng mũi - торпедопог- рузочный и носовой люки; 10 – Buồng ngăn chứa hệ máy thủy âm "Rubikon" - агрегатная выгородка ГАК «Рубикон»; 11 – Khoang 2 ở và chứa ăc quy đằng mũi - второй (носовой жилой и аккумуляторный) отсек; 12 – Các buồng ở - жилые помещения; 13 – Nhóm ăc quy thứ nhất và thứ hai - носовая (первая и вторая) группа АБ; 14 – Ngăn chắn các avtomat ăc quy - выгородка батарейных автоматов; 15 – Cầu điều hướng đài chỉ huy - ходовой мостик; 16 – Bộ lặp của la bàn con quay - репитер гирокомпаса; 17 – Kính tiềm vọng tấn công - перископ атаки; 18 – Kính tiềm vọng PZNG-8M - перископ ПЗНГ-8М; 19 – Cột nâng hạ thiết bị RDP - ПМУ устройства РДП; 20 – Cột nâng hạ anten radar định vị "Kaskad" - ПМУ антенны РАК «Каскад»; 21 Cột nâng hạ anten máy tầm phương vô tuyến "Ramka" - ~~ ПМУ антенны радиопеленгатора «Рамка»; 22 – Cột nâng hạ anten hệ thống dò tìm phát hiện tín hiệu anten MRP-25 - ПМУ антенны СОРС МРП-25; 23 – Cột nâng hạ anten "Topol" - ПМУ антенны «Тополь»; 24 – Buồng tác chiến - боевая рубка; 25 – Khoang số 3 chứa buồng điều khiển trung tâm - третий (центрального поста) отсек; 26 – Buồng điều khiển trung tâm - центральный пост; 27- Buồng ngăn thiết bị tác chiến vô tuyến điện tử  ~ агрегатные выгородки РЭВ; 28 – Ngăn chắn thiết bị phụ trợ và hệ thống hàng hải chung trên tàu (các máy bơm hầm tàu, máy bơm hệ thống thủy lực chung toàn tàu, các bộ biến đổi điện và điều hòa nhiệt độ) - выгородки вспомогательного оборудования и общесудовых систем (трюмных насосов, насосов общесудовой системы гидравлики, преобразователи и кондиционеры); 29 – Khoang số 4 khoang ở đuôi và ăc quy - четвертый (кормовой жилой и аккумуляторный) отсек; 30 – Các buồng ở - жилые помещения; 31 – Nhóm ăc quy đuôi nhóm 3 và 4 - кормовая (третья и четвертая) группа АБ; 32 – Khoang số 5 khoang máy diesel - пятый (дизельный) отсек; 33 – Các cơ cấu hỗ trợ - вспомогательные механизмы; 34 – Động cơ diesel - ДД;35 – Sitec nhiên liệu và sitec nhiên liệu-dằn - топливные и топливно-балластные цистерны; 36 – Khoang số 6 khoang động cơ điện - шестой (электромоторный) отсек; 37 – Bộ chắn cách điện - электрощиты; 38 – Động cơ đẩy chính trục giữa - ГГЭД средней линии вала; 39 – Tời neo đằng lái - кормовой якорный шпиль; 40 – Khoang số bảy - седьмой (кормовой) отсек; 41 – Cửa nắp đằng đuôi - кормовой люк; 42 – Động cơ đẩy chính ở chế độ tiết kiệm - ГЭД экономического хода; 43 – Trục giữa - средняя линия вала; 44 – Phao cứu hộ đuôi - кормовой аварийный буй; 45 – Dẫn động bánh lái đuôi - приводы кормовых рулей.



Tàu ngầm diesel đề án 641 - ПЛБ пр. 641

I – Cột anten radar liên lạc "Iva-MV" - ПМУ «Ива-МВ»; 2 – Ống thoát khí máy diesel - газовыхлоп ДА; 3 – Cột nâng hạ hệ thống trinh sát điện tử VAN - ПМУ ВАН; 4 – Cột nâng hạ anten radar định vị "Flag" - ПМУ АП РАС «Флаг»; 5 – Cột nâng hạ anten máy tầm phương vô tuyến "Zavesa" - ПМУ АП радиопеленгатора «Завеса»; 6 – Cột nâng hạ anten hệ thống dò tìm phát hiện tín hiệu radar định vị "Nakat" - ПМУ АП СОРС «Накат»; 7 – Ống RDP - РДП; В – Kính tiềm vọng thiên đỉnh và đạo hàng - перископ зенитный и навигационный; 9 – Kính tiềm vọng tấn công - перископ атаки



Tàu ngầm đề án 641B - ПЛБ пр. 641Б

1 – Ống thoát khí cho máy diesel - газовыхлоп ДА; 2- Cột anten "Topol" (của hệ thống kỹ thuật liên lạc vô tuyến điện tử, sau này là trạm liên lạc vô tuyến vệ tinh) - ПМУ «Тополь»; 3 – Cột nâng hạ anten hệ dò tìm phát hiện tín hiệu radar định vị MRP-25 - ПМУ АП СОРС МРП-25; 4 – Cột nâng hạ anten hệ thống trinh sát điện tử VAN (Комплекс радиотехнической разведки - STOP LIGHT) - ПМУ ВАН; 5 – Cột nâng hạ anten máy định hướng vô tuyến "Zavesa" - ПМУ АП радиопеленгатора «Завеса»; 6 ПМУ АП РАС «Каскад»; 7 – Ống RDP - РДП; 8 – Kính tiềm vọng thiên đỉnh và đạo hàng - перископ зенитный и навигационный; 9 – Kính tiềm vọng tấn công - перископ атаки.



Tàu ngầm diesel đề án 877 - ПЛБ пр. 877

I – Cột nâng hạ anten hệ thống dò tìm tín hiệu radar định vị MRP-25 - ПМУ АП СОРС МРП-25; 2 – Cột nâng hạ anten máy định hướng vô tuyến "Zavesa" - ПМУ АП радиопеленгатора «Завеса»; 3 – Cột nâng hạ anten radar định vị "Kaskad" - ПМУ АП РАС «Каскад»; 4 – Ống RDP - РДП; 6 – Cột nâng hạ anten "Kiparis" - ПМУ «Кипарис»; 6- Kính tiềm vọng thiên đỉnh và đạo hàng - перископ зенитный и навигационный; 7 – Kính tiềm vọng tấn công - перископ атаки

......
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Mười Một, 2011, 09:16:54 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #549 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2011, 12:27:44 am »

(tiếp)


Mô hình MGK-400 trên tàu ngầm dề án 641B. Tổ hợp có nhiệm vụ soi sáng khung cảnh chiến trường trên mặt nước và dưới mặt nước, xuất dữ liệu sang hệ thống chỉ thị mục tiêu để điều khiển vũ khí. Tổ hợp có các nhiệm vụ chính:
- Định hướng âm tới các mục tiêu ngầm và mục tiêu nổi;
- Đo khoảng cách tới mục tiêu trong chế độ ECHO;
- Phát hiện tín hiệu hoạt động của các phương tiện sonar chủ động;
- Đảm bảo liên lạc ngầm dưới mặt nước.
 

Mô hình MGK-500 trên tàu ngầm đề án 671RTM. Tổ hợp được thiết kế để phát hiện mục tiêu, phân loại mục tiêu, xác định dữ liệu đầu vào cho hệ chỉ thị mục tiêu, đảm bảo an toàn khi bơi. Tổ hợp dược bố trí trên các tàu ngầm có độ choán nước cỡ trung và cỡ lớn. Trong thành phần tổ hợp có:
- Thiết bị định hướng âm;
- Thiết bị định hướng bằng tiếng dội;
- Thiết bị phát hiện tín hiệu thủy âm;
- Thiết bị liên lạc và nhận dạng;
- Thiết bị phát hiện mục tiêu trong khoảng tần số hạ âm;
- Trạm cơ sở thống nhất phát hiện mìn neo và mìn băng;
- Máy đo tiếng dội Echoledomer dùng cho các tàu ngầm lặn sâu MG-518, thiết kế để đo bề rộng và mặt cắt phần chìm của băng, đo chiều sâu lặn của tàu ngầm;
- Trạm đo tốc độ âm thanh trong nước MG-553;
- Trạm phát hiện lỗ nước trên băng và các khoảng băng tan (разводий), các tảng băng trôi độc lập với cảnh báo về hướng NOR-1 (НОР-1);
- Trạm đảm bảo an toàn khi nổi trong khoảng băng tan và lỗ nước trên băng NOK-1 (НОК-1);
- Dụng cụ xác định khởi đầu xâm thực chân vịt đẩy MG-512.


Cuộc gặp gỡ với Kuryshev V.E. xảy ra vào tháng 5 năm 1981, đột ngột thay đổi cuộc đời tôi bởi vì tôi đã thấy một người đàn ông hoàn toàn chia sẻ quan điểm của tôi, và hơn nữa, có lòng cương quyết muốn có một điều gì đó thay đổi trong vấn đề này. Đóng một vai trò không kém quan trọng là việc Kuryshev rất am tường các vấn đề lý thuyết liên quan đến toán xác suất thống kê, lý thuyết phát hiện, lý thuyết thông tin, kỹ thuật tính toán, trình bày tín hiệu dưới dạng số, lý thuyết lan truyền  sóng âm, lập trình, vân vân và v.v. Thế là, theo đề nghị của anh ấy, trong khi chưa chính thức, tại thành phố Polyarny, ở binh đoàn tàu ngầm diesel số 4 đã thành lập một nhóm sáng tạo bao gồm hai sỹ quan chuyên ngành thủy âm Kuryshev V.E. và Yu.V.Bukovsky, thống nhất bởi một ý tưởng: làm một cái gì đó để các tàu ngầm của chúng ta nghe được xa hơn, phân loại các mục tiêu phát hiện được một cách chính xác hơn.

Trong cùng năm đó Kuryshev đã viết ra công trình lý thuyết đầu tiên: "Hệ thống tính toán kỹ thuật số" (TSVK - ЦВК) và gửi đến phòng thí nghiệm nghiên cứu các vấn đề chung của Tổng tư lệnh Hải quân. Từ nơi đó người ta gửi lại một hồi đáp, công nhận triển vọng xây dựng TSVK, nhưng với những điều kiện nhất định. Được cổ vũ bởi thành công ban đầu, chúng tôi tiếp tục sáng kiến của chúng tôi. Năm 1982, nhóm được bổ sung thêm một thành viên- đam mê sáng tạo khác, anh là chỉ huy nhóm máy tính điện tử (EVG- ЭВГ - электронная вычислительная техника)  Sumachev A.M., người cộng tác với Kuryshev viết công trình lý thuyết "Máy tính chuyên ngành-máy phân tích quang phổ để phân tích tín hiệu âm thanh". Công trình này được gửi đến để xem xét tại đơn vị quân đội số 10729 ở thành phố Pushkin và đơn vị 30809 ở Severomorsk. Trong tháng 9 năm 1982 các kết luận về công trình đã được gửi đến: từ đơn vị 10729 - kết luận tích cực, từ đơn vị 30809 - tiêu cực.

Vào cuối tháng 7 năm 1982 nhóm sáng kiến của chúng tôi nhận được lời mời từ Đô đốc Chernov (đơn vị quân sự  95153) đến làm quen với những kinh nghiệm tổng quát trong việc sử dụng các thiết bị phân tích phổ tại đơn vị quân đội 95153 và ngày 19 tháng 8 năm 1982, chúng tôi đã đi đến phân hạm đội tàu ngầm nguyên tử số 3. Sau khi nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng máy UPA (УПА- một loại thiết bị đồng bộ hóa và điều khiển bức xạ thuộc tổ hợp các thiết bị thủy âm, nằm trong hệ thống dẫn đường cho vật thể ngầm dưới nước sử dụng trường thủy âm) tại phân hạm đội, bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này, chúng tôi đã tìm thấy sự hiểu biết trên gương mặt ban chỉ huy và các chuyên gia phân hạm đội. Nhân thể, tôi muốn nhấn mạnh rằng tất cả sáng kiến của chúng tôi không giải thoát chúng tôi khỏi các công tác phục vụ tại hạm đội và tất cả các vấn đề lý thuyết và kế hoạch cho công việc tiếp theo được chúng tôi thảo luận tại nhà bếp, sau 21 giờ, chiếm mất thời gian nghỉ ngắn ngủi với gia đình của chúng tôi. Có vẻ như với tôi, các nhà ăn Liên Xô, vào thời điểm đó, hoạt động như một cái nôi phôi thai cho các công viên công nghệ hiện đại, nơi cá tính sáng tạo được châm ngòi, nơi người ta phát biểu những ý tưởng tự do trong suy nghĩ, lật đổ những giáo điều đang già cỗi, đưa ra và lập luận cứ cho những lý thuyết mới, nhìn xuống tất cả từ trên cao và với một sự khinh miệt nhẹ nhàng, tuôn ra một đống thuật ngữ, đội khi quay cuồng và đảo lộn từ vựng ngữ nghĩa học chuyên ngành, đến nỗi sau khi phát ngôn, còn hồi lâu kinh ngạc không hiểu điều mà mình vừa nói ra. Người ta đã nghe được biết bao nhiêu điều mới mẻ và đáng ngạc nhiên giữa những đống nồi và chảo trong tất cả các bếp ăn của đất nước rộng lớn của chúng ta.

..........
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Một, 2011, 11:58:06 am gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM