Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 08:55:31 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Căn cứ quân sự Cam Ranh  (Đọc 531831 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #430 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2011, 02:01:48 am »

(tiếp)

Tàu ngầm diesel-điện đề án 629 (NATO - Golf I, Golf II) mang tên lửa đạn đạo
(deepstorm.ru)

Số lượng chế tạo: 23 chiếc + 1 (cho hải quân CHND Trung Hoa)


Đề án 629.


Đề án 629A.





Đề án 629A với anten kéo thả di động "Paravan".


Hình vẽ miêu tả phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm diesel-điện đề án 629A.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2011, 02:23:58 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #431 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2011, 09:59:23 pm »

(tiếp)



Ghi chú cho sơ đồ:
1. Thiểt bị phóng ngư lôi đằng lái; 2. Khoang ngư lôi (ở) đằng lái; 3.Cửa nạp đằng lái; 4. Khoang motor điện; 5. Khoang diesel; 6. Rào chắn của người điều khiển máy diesel; 7. Khoang acquy (ở) đằng lái; 8. Hầm chứa và phóng đạn tên lửa đạn đạo; 9. Khoang tên lửa (số 4); 10. Đạn tên lửa R-13; 11. Thiết bị nâng hạ chỉnh sửa sai số thiên văn (lắp đặt trong quá trình trung tu hoặc hiện đại hóa con tàu); 12. Thiết bị nâng hạ anten đài radar định vị "Flag"; 13. Thiết bị nâng hạ máy tầm phương vô tuyến PR-1; 14. Thiết bị nâng hạ anten radar trinh sát vô tuyến điện tử VAN; 15.Thiết bị nâng hạ anten radar "Nakat" và "Khrom-K" (Станция госопознавания "Хром-К"); 16. Ống nâng hạ thiết bị chế độ RDP có van phao; 17. Kính tiềm vọng PZN-9; 18. Kính tiềm vọng "Lira-1"; 19. Buồng bền; 20. Khoang số 3 (Trạm trung tâm); 21. Hệ bình khí nén áp suất cao; 22. Khoang acquy (ở) đằng mũi; 23. Cửa nạp đằng mũi; 24. Khoang ngư lôi (ở) đằng mũi; 25. Thiết bị phóng ngư lôi đằng mũi; 26. Chụp thông gió  rẽ dòng của anten đài thủy âm "Sviyaga"; 27. Chụp thông gió  rẽ dòng của anten đài thủy âm "Svet"; 28. Anten đài thủy âm MG-10; 29. Anten đài thủy âm "Artika-M"; 30. Hộp dây xích; 31. Máy nén khí chạy điện của hệ thống khí nén áp suất cao; 32. Acquy; 33. Con quay hồi chuyển; 34. Vị trí trung tâm; 35. Cơ cấu quay và nâng mâm khởi động; 36. Máy diesel 37D; 37. Trục ly hợp thanh dẫn điều khiển bằng khí nén; 38. Động cơ đẩy chính trên trục truyền động giữa PG-101; 39. Động cơ đẩy chính chế độ hành trình tiết kiệm PG-104; 40. Cabin hoa tiêu; 41. Cabin radar; 42. Cabin sinh hoạt chung; 43. Cabin sỹ quan.

.........
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Chín, 2011, 10:00:30 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #432 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2011, 02:19:21 pm »

(tiếp)

Trang báo cáo thứ nhất:

KÍNH GỬI TỔNG TƯ LỆNH HẠM ĐỘI HẢI QUÂN
ĐÔ ĐỐC HẠM ĐỘI LIÊN BANG XÔ VIẾT
S.G.GORSHKOV

GỬI TỪ THUYỀN TRƯỞNG TÀU NGẦM NGUYÊN TỬ MANG TÊN LỬA HÀNH TRÌNH "K-10"
MEDVEDEV V.N.




BÁO CÁO




Tôi xin báo cáo tình hình hiện tại, vào ngày 22 tháng 1 năm 1983, lúc 21 giờ 28 phút (giờ Moskva), tại điểm có tọa độ: Vĩ độ = 15 độ 34,4 phút bắc, Kinh độ = 115 độ 21 phút Đông; tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình "K-10" đã va phải một vật thể ngầm chưa xác định được ở chiều sâu 54 (năm mươi tư) mét. PLARK "K-10" đi theo hành trình trên tuyến quy định trong khu vực thi hành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu. Tại thời điểm xảy ra va chạm, tàu đang ở khoảng giữa điểm số 22 và 23 trên hành trình. Tàu đang vận hành ở tốc độ tổng quát 4 hải lý, hướng tổng quát 202 độ. Trên thực tế, tại thời gian trước khi xảy ra va chạm, kể từ lúc 19 giờ 39 phút đến 21 giờ 15 phút, tàu nằm trên hướng tức thời 247 độ và tốc độ thật là 9 hải lý.

Vào 21 giờ 15 phút tàu bẻ lái sang trái hướng 89 độ theo luồng tức thời kế tiếp.
   
Vào 21 giờ 22 phút, tàu đã ở trên hướng 89 độ. Các đài thủy âm "MG-10" liên tục trực chế độ SHP,  "MG-13" chế độ OGS. Đài thủy âm "MG-200" đã ngắt. Chiều sâu 54 m.

   Chế độ hành trình:
- tại cả hai thân, công suất làm việc của thiết bị năng lượng chính như sau: - mạn phải 20%, mạn trái 30%; - máy tuabin bánh răng chính mạn phải - chế độ "TG"; - máy tuabin bánh răng chính mạn trái - "Vận tốc nhỏ" - 265 vòng tại trục chân vịt. PLARK được điều chỉnh cân bằng tại độ sâu 40 m với độ chênh mớn dọc 05 độ đằng mũi. Điều khiển độ sâu bằng các bánh lái lớn phương ngang. Tư thế của bánh lái đứng 10 độ theo chỉ số đồng hồ điện.

Lúc 21 giờ 23 phút có báo cáo của sỹ quan trực đài thủy âm về tình hình kiểm tra nghe các góc hướng vùng lái mạn trái và đồng mức đường chân trời. Chân trời sạch.

Lúc 21 giờ 28 phút, tôi cảm thấy một cú va chạm mềm kép với gián cách quãng 3 đến 6 giây vào mũi tàu và mức chênh mớn dọc lên tới 3 độ. Tôi nhận thấy vận tốc tàu ngầm giảm xuống qua bộ lặp của máy đo vận tốc 34s trong cabin hoa tiêu. Tôi phát lệnh báo động sự cố khẩn, ra lệnh cho thủy thủ trực vị trí chiến đấu số 45 thổi khí balat khẩn cấp.

Lúc 21 giờ 29 phút tôi ra lệnh cho thủy thủ trực lái - về hướng 202 độ - hướng nổi lên an toàn.



Trang báo cáo thứ hai:

Lúc 21 giờ 30 phút tôi ra lệnh - kiểm tra các khoang. Tôi nhận được báo cáo của chỉ huy khoang thứ nhất về nước ngoài mạn rò vào qua van khóa các ống phóng ngư lôi 1-4. Tôi ra lệnh dùng sức người ép lại nắp che các ống phóng ngư lôi 1-4.

Lúc 21 giờ 31 phút tàu ngầm nổi lên mặt nước. Tôi cho nâng kính tiềm vọng, nâng các cột anten "Uspekh-2", các anten vô tuyến "Iva", "Styr". Tôi kiểm tra đường chân trời bằng mắt thường và thiết bị kỹ thuật vô tuyến của trạm "Nakat" - chân trời sạch.

Lúc 21 giờ 32 phút tôi đưa tuabin trái sang chế độ "TG".

Lúc 21 giờ 33 phút tôi tăng tốc các motor - cho cả hai motor chạy hết tốc lực.

Tôi nhận báo cáo sự cố từ chỉ huy các khoang. Không có vấn đề gì, vỏ bền vẫn kín. Không có hiện tượng nước ngoài tàu rò và thấm vào các khoang.

Lúc 21 giờ 35 phút tôi tiếp nhận báo cáo từ chỉ huy các bộ phận tác chiến và trưởng các bộ phận phục vụ tác chiến, báo cáo có các hư hỏng gây ảnh hưởng đến việc thi hành nhiệm vụ được giao. Tôi nhận được báo cáo của trưởng ban kỹ thuật liên lạc vô tuyến - trở kháng của các đài thủy âm "MG-200", "MG-26", "MG-10", "Plutoni" bằng không. Các đài thủy âm mất khả năng làm việc. Gương anten bị kẹt ở vị trí trung gian, không quay bằng điện được nữa. Các bánh lái phương ngang bị nghẽn lại.  

Lúc 21 giờ 38 phút, tôi mở nắp đài chỉ huy. Tình hình thời tiết: - biển động - cấp 5, mây - cấp 10, tầm nhìn xa - 30 kaben, gió nam - 20 m/giây. Chúng tôi đang ở trên hướng 202 độ.

Lúc 21 giờ 50 phút tôi kiểm tra các ống phóng ngư lôi 1-4. Qua ống phóng ngư lôi thứ nhất, nước theo áp lực rò vào sitec khe hở vòng. Nắp che trước của ống phóng ngư lôi thứ nhất không còn kín. Tôi ra lệnh hàn kín ống phóng ngư lôi thứ nhất lại đối với khoang này.

Các biện pháp và thao tác sử dụng để ép kín lại nắp che ống phóng ngư lôi thứ nhất không mang lại kết quả. Nắp sau ống phóng ngư lôi thứ nhất bị kẹt không mở được. Ép lại bằng tay các nắp che phía trước các ống phóng ngư lôi 2,3,4, hiện tượng dò nước chấm dứt. Tôi cho mở họng tiêu thủy của các ống phóng ngư lôi 2,3,4 rồi cho máy bơm hoạt động để tiêu nước cho sitec khe hở vòng. Theo báo cáo của trợ lý chính và chỉ huy ban tác chiến 3, mực nước trong các ống phóng ngư lôi 2,3,4 không vượt quá 6-8 cm.

21 giờ 58 phút. Không có khả năng xác định vị trí theo phương pháp chính xác nhất. "Loran-C" - không có tín hiệu đài dẫn đường, mây cấp 10, không có ánh sao, pha đèn biển vô tuyến do khoảng cách quá xa sẽ sai sót lớn. Để tiến hành các bước tiếp theo, tôi chuẩn y tọa độ: Vĩ độ = 15 độ 27,8 bắc, Kinh độ = 115 độ 20,5 đông. Vị trí cuối cùng được xác định lúc 15 giờ 56 phút ngày 22 tháng 1 năm 1983 theo hệ thống "Loran-C", bằng trạng thái của hai đường thẳng. Sai số vị trí - 2,2 dặm.

23 giờ 30 phút. Chuyển điện tín từ nhóm 30 đến địa chỉ Sở chỉ huy Trung tâm Hạm đội Thái Bình Dương báo cáo về vụ va chạm với vật thể ngầm chưa xác định được. Việc xác định vị trí đầu tiên sau khi va chạm diễn ra lúc 01 giờ 30 phút ngày 23 tháng 1 năm 1983 bằng phương pháp thiên văn theo trạng thái bốn đường thẳng. Sai số vị trí - 3,3 dặm. Sai số khép kín tại thời điểm định vị về vị trí - 13,4 dặm, về hướng - 13,5 độ.



Trang báo cáo thứ ba:

Tọa độ đúng của điểm va chạm với vật thể ngầm chưa xác định được: Vĩ độ = 15 độ 44,5 phút bắc, Kinh độ = 115 độ 24,2 phút đông. Chiều sâu theo bản đồ tại điểm này - 4200 m. Trong bán kính 30 dặm không có các chỗ sâu nguy hiểm. Từ đầu chuyến vượt qua eo biển Bashi và trước lúc xảy ra va chạm, máy đo tiếng vọng NEL-6 được sử dụng ngắt quãng như sau: - 2 giờ làm việc, 10 phút - ngừng.

Trên hải trình phát triển tiếp từ điểm 22 và đến trước khi va chạm, tôi có điều chỉnh sớm các điểm cơ động của mình 12 tiếng. Tốc độ quy định chung - 4 hải lý, tốc độ thực tế - 9 hải lý. Tôi cơ động theo dải chiều rộng 30 dặm theo các hướng thay đổi, gần với hướng chung và chỉnh hướng chống lại sự đẩy giạt do cơn bão nhiệt đới đang đi qua và dòng hải lưu tại khu vực này gây nên. Trong tính toán tôi đưa vào hướng: - 300 độ, vận tốc không quá 3 hải lý. Thống kê tính đến 10 giờ 44 phút ngày 21 tháng 1 năm 1983.

Vào 21 giờ 44 phút ngày 21 tháng 1 năm 1983 tôi chấm dứt tính toán dòng chảy, bởi vì theo quan sát phát hiện ra rằng tại khu vực này độ lệch 300 độ - tốc độ 3 hải lý không được xác nhận, nhưng do cơn bão đang đi qua tôi tính rằng độ trôi dạt là có thể xảy ra nên tôi đã chọn các hướng tương ứng, khi sắp xếp chúng trong dải bên trái của hải trình. Sự vượt sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng và bắt buộc phải có vì lý do hoàn cảnh thực tế và các điều kiện của việc đi biển đặc trưng tại khu vực này - vấn đề đạo hàng ở đây rất phức tạp. Việc tính toán xây dựng trên cơ sở vượt thật nhanh qua khu vực nguy hiểm về đạo hàng ở khu vực đá ngầm Macclesfield Bank  của biển Nam Trung Hoa và tạo độ dự trữ về thời gian để thực hiện cơ động kiểm tra xem có sự theo dõi tàu ngầm từ phía lực lượng chống ngầm của Hoa Kỳ và Nhật Bản hay không trước khi chiếm lĩnh khu vực có trách nhiệm thi hành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu, cũng như trong trường hợp thiết lập sự theo dõi để đưa lực lượng chống ngầm của đối phương vào các hướng nghi binh.

Các hư hại hiện tại do vụ va chạm:
1. Ống phóng ngư lôi thứ nhất mất độ kín, đạn ngư lôi 53-65K bị ngập nước và hỏng.
2. Các đài thủy âm sau không còn làm việc được:
 - MG-10;
 - MG-200;
 - MG-26;
 - "Plutonii"
3. Vỏ nhẹ thân tàu bị xé ở khu vực Sitec Balat chính 1-4 mạn phải phía dưới đường mớn nước.

Để tiếp tục kiểm tra chất lượng phần ngầm dưới nước cần phải kiểm tra bằng thợ lặn, hoặc đưa tàu ngầm lên dok của tàu vận tải ụ nổi. Tại thời điểm va chạm, tôi đang trực chỉ huy trong cabin hoa tiêu tại vị trí trung tâm.  

Thuyền truởng PLARK "K-10"

V.N.Medvedev

23 tháng 1 năm 1983.



Ghi chú:
- SHP hay ШП theo chữ cái Nga tức “ШП” (шумопеленгование) - chế độ tầm phương theo thủy âm hay định hướng âm.  
- OGS hay ОГС theo chữ cái Nga (обнаружения гидроакустических сигналов - ОГС), dò tìm và phát hiện tín hiệu thủy âm (của đối phương chẳng hạn)
- TG hay ТГ- турбогенератор, chế độ tuabin phát.




...Bãi Mac trên ảnh chụp của NASA, dẫn theo wiki...
.....
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Chín, 2011, 06:30:20 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #433 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2011, 01:23:46 pm »

(tiếp)

Về một trường hợp xảy ra trên tàu ngầm nguyên tử "K-10"

Trong thời gian tháng 9-tháng 10 năm 1978, tàu ngầm "K-10", đang ở trong khu vực trung tâm Thái Bình Dương, thực hiện một nhiệm vụ quân sự độc lập. Ngày thứ 20 của tháng 10, thuyền trưởng tàu ngầm đại tá hải quân Valery Nikolaevitch Medvedev nhận được lệnh của Bộ Tổng tham mưu Hải quân cho tàu trở về bờ biển quê hương. Mới một thời gian ngắn trước khi nhận được mệnh lệnh đáng vui mừng này đối với toàn bộ thủy thủ đoàn, thiết bị "DUK" trên chiếc tuần dương hạm ngầm bị hỏng. Cơ cấu máy đó chỉ có một bản duy nhất và được thiết kế làm công tác gạt bỏ ra xa khỏi vỏ bền tàu ngầm nguyên tử bất kỳ loại rác nào ở tốc độ hành trình của tàu đến 18 hải lý và độ lặn sâu không quá 200 mét. Nó khác với ống dẫn rác thông thường trong các ngôi nhà ở sự tương đối phức tạp trong thao tác thực hiện. Ta có thể hình dung một ống thép độ bền cao đường kính 400 mm, có nắp đóng kín mặt trước và sau. Nó được dẫn động bằng thủy lực. Sau khi chất rác đựng trong các túi nhựa đặc biệt vào đầy đường ống, ống sẽ bắn rác thải xuống biển bằng khí nén hoặc bằng áp lực nước. Thiết bị "DUK" chỉ phức tạp hơn một chút so với kết cấu búa tạ, tuy nhiên, nó đã trở thành nguyên nhân gây rắc rối không ít lần cho các tàu ngầm nguyên tử.

Tháng 10 năm 1960, trên tàu ngầm "K-19" khi đang xả ra ngoài mạn một miếng ván hòm chứa thực phẩm qua DUK tại khoang số 9, nắp thiết bị này đã bị kẹt làm nước tràn vào ngập đến 1 phần 3 khoang.

Năm 1969, tại căn cứ, hầm tàu khoang số 9 của một tàu ngầm đề án 675 cũng bị nước ngập thông qua thiết bị DUK. Do ngập quá nhiều nước biển, các cơ cấu và thiết bị điện của khoang không còn làm việc được. Chỉ huy tiểu đoàn 3 trên "K-10", phân đội quản lý thiết bị "DUK" - một sĩ quan rất hiểu biết tốt nghiệp Trường Sỹ quan chỉ huy kỹ thuật hải quân Sevastopol SVVMIU, có khả năng giải thích rõ ràng lý do tại sao trên tàu của bạn trong bồn rửa áp lực nước yếu hoặc nước từ đâu chảy trên mặt boong vào trong cabin của bạn. Cũng như trấn an bạn rằng nước trong bồn rửa mặt hoặc trong bếp không phải luôn luôn có chất lượng tốt nhưng nó không đến nỗi như bạn nghĩ đâu. Tuy nhiên, tự tin, và am hiểu công việc, anh ta sẽ cung cấp cho bạn hàng chục lý do đáng kính, thế nên không thể nhanh chóng giải quyết tất cả các lỗi và các điều phiền nhiễu nhỏ như vậy, và an ủi là bạn đang may mắn, sau khi chứng minh rõ ràng trên các tàu ngầm nguyên tử khác vẫn còn tồi tệ hơn ...

Các sĩ quan - nhà cơ khí có trình độ đào tạo cao có thể dễ dàng giải thích cho bạn hiểu một cơ cấu bất kỳ trên tàu làm việc như thế nào. Sự việc sẽ tồi tệ hơn nữa khi phải giải thích cho người chỉ huy con tàu lý do tại sao giờ đây cơ cấu đó không làm việc và khi nào sẽ giải quyết được vấn đề. Thiết bị kỹ thuật hoạt động theo các quy luật của nó, và người kỹ sư thông thái nhất âm thầm ngộ ra rằng, anh ta chỉ nghĩ đến cái mà anh ta biết (các luật khai thác phần vật chất được giao phó cho bạn). Nếu thiết bị có một xác suất bất ổn, phải tìm một chuyên gia, người tạo mọi điều kiện cần thiết để cho no hoạt động ... Một chi tiết rơi vào trong hầm tàu, chắc chắn nó rơi vào nơi khó tiếp cận nhất. Xác suất phát hiện và lấy nó ra càng nhỏ, càng ít có sẵn nó trong danh mục phụ tùng dự trữ. Sửa chữa bất kỳ thiết bị nào gồm hơn ba chi tiết - cũng giống như bản năng giới tính, một công việc tẻ nhạt, nhưng rất khó dứt ra theo ý chí. Tuy nhiên, việc sửa chữa đòi hỏi nhiều hơn nữa trí tưởng tượng, kiến thức và kinh nghiệm thực hành, và cũng cho phép hỗ trợ cho đồng nghiệp và những người bạn lớn tuổi. Trong trường hợp kết thúc công việc thành công, bạn sẽ cảm thấy niềm vui và sự nhẹ nhõm trong lòng. Thường thì thiết bị "DUK" bị hư hại do các vật bên ngoài rơi dưới nắp chắn trước. Vì vậy "ống dẫn rác" trở thành không kín. Đó chính là việc đã xảy ra khi chiếc tàu ngầm "K-10" đang thi hành nhiệm vụ có tầm quan trọng quốc gia. Do chất thải sinh hoạt hàng ngày và các chất thải khác tăng lên quá nhanh, các quân nhân tiểu đoàn đảm bảo sự sống trên tàu ngầm nguyên tử lâm vào tình trạng như bị mọc "sừng". Việc thường xuyên "dập" nắp phía trước thiết bị "DUK", tăng tốc độ hành trình của con tàu một cách định kỳ, đều không cho kết quả tích cực. Trong nhiều ngày tất cả những chỗ trống trên tàu ngầm đều xếp kín các túi rác. Chỉ huy chiếc tàu ngầm tên lửa, đại tá hải quân V. N. Medvedev đề nghị trưởng ban tác chiến mìn-ngư lôi lấy đạn cỡ nhỏ ra khỏi ống phóng ngư lôi khoang số 10 và bắn lượng rác thải tích lũy đã quá lớn ra ngoài thông qua ống phóng đó. Trên nhiều tàu ngầm nguyên tử đó được coi như một cách thực hành để loại bỏ rác thường xuyên khi hư hỏng "DUK" và đã được hoàn thành rất chính xác. Lần này, chỉ huy ban tác chiến 3 đã cương quyết phản đối , vì sợ hư hại các chi tiết ống phóng ngư lôi. Chỉ huy ban cơ điện tác chiến (BCH-5) đề nghị thuyền trưởng tàu ngầm cho nổi hẳn lên mặt nước và nhanh chóng ném rác ra qua cửa nắp đài chỉ huy, đồng thời hít một hơi thuốc trong không khí trong lành. Đề xuất này của các nhà cơ điện được chấp nhận. Vào ban đêm, tàu ngầm nổi lên mặt biển, nhưng một cơn bão mạnh đã làm cho việc thi hành nhiệm vụ đặt ra thất bại. Chiều cao sóng đạt đến tám mét và hoàn toàn áp đảo chiếc tàu ngầm. Lặn sâu xuống, con tàu lại tiếp tục hướng hải trình của mình. Sáng sớm hôm sau tàu ngầm nguyên tử "K-10" nổi lên mặt nước. Để tránh những câu hỏi không cần thiết từ cơ quan chỉ huy cấp cao của Hải quân Xô Viết, Valery Nikolaevitch trước khi tàu nổi lên đã cấm ghi sự việc này vào nhật ký trực ban hải trình của con tàu. Thuyền trưởng hướng dẫn hiệu thính viên báo cáo ngay cho anh nếu phát hiện tín hiệu radar của máy bay trinh sát chống ngầm "Orion". Biển vẫn đang gầm gào bão tố, nhưng vì tuyệt vọng, họ quyết định phải làm vậy để thải rác ra khỏi tàu.

Con tàu của họ đang nằm nương theo chiều sóng. Sau khi kỳ cọ cửa nắp thượng tháp chỉ huy, họ nhanh chóng ném số rác tích lũy ra khỏi tàu. Một phút sau có báo cáo của hiệu thính viên: "Tôi nghe thấy tín hiệu yếu của radar máy bay". Ba phút sau, máy bay "Orion" với tiếng réo của nó bay qua đầu họ ở độ cao 40-50 mét. Radar máy bay mở ở công suất thấp đã đánh lừa được hiệu thính viên. Rác đã được ném ra và con tàu nhanh chóng lặn xuống, lấy hướng về căn cứ. Sau vài ngày đêm, tàu ngầm đã về đến vịnh Rybatchii. Valery Nikolaevitch nhìn thấy trên bến tàu một nhóm sĩ quan, trong số đó có Chuẩn Đô đốc Tham mưu trưởng phân hạm đội Avdokhin. Sau khi thuyền trưởng có báo cáo phù hợp cho Chuẩn Đô đốc, một sỹ quan trinh sát phân hạm đội đến gần chỉ huy "K-10". Ông hỏi: "Các anh nổi lên ở vị trí nào?" Đại tá hải quân V.N.Medvedev báo cáo với ông ta vị trí và hoàn cảnh khi tàu ngầm nguyên tử nổi lên. Người sỹ quan trinh sát cho biết máy bay "Orion" rơi trong khu vực đó. Rõ ràng, các phi công đang tìm kiếm "K-10" trước khi trên máy bay xảy ra một tai nạn, và khi nó còn chưa rơi xuống đại dương. Về vấn đề này, chính phủ Mỹ thông qua các kênh ngoại giao, yêu cầu người đứng đầu các quốc gia trong khu vực giúp đỡ các quân nhân trên máy bay bị rơi. Chiếc tàu đánh cá lưới quét Liên Xô là tàu đầu tiên đến nơi có tai nạn. Trên hai chiếc bè cứu sinh của phi hành đoàn Mỹ mà tàu đánh cá "Mũi Senyavin" vớt được có mười thành viên phi hành đoàn còn sống và ba thành viên đã thiệt mạng. Hai người, gồm cả chỉ huy của chiếc "Orion", đã chìm xuống đáy biển cùng máy bay. Bác sĩ của tàu đánh cá thực hiện những công tác cứu trợ đầu tiên. Họ được mặc áo choàng khô, được ủ ấm trong chăn. Một đoạn trích từ cuộc phỏng vấn của phi công thứ hai trên "Orion" Edward Keylor, mà báo giới nước ngoài đã đăng tải. "Khi chúng tôi thấy động cơ bên cánh trái máy bay bị cháy, và không thể đối phó với ngọn lửa đó nữa, chúng tôi có hai lựa chọn: hoặc tiếp tục bay, và sau đó là một vụ nổ, hoặc là đáp xuống, chúng tôi đã chọn cách sau - anh ta nói...Chiếc máy bay nổi được một vài phút rồi chìm. Độ cao sóng đạt 8 mét, bão gió đang giật, nhiệt độ nước 4-5 độ Celsius. Mưa xối xả. Chúng tôi chờ cứu hộ khẩn cấp trên những chiếc bè đến 12 tiếng".

Các phi công được chuyển đến một bệnh viện quân sự. Người ta bố trí cho họ chỗ ở, như sau này kể lại, trong các phòng đôi, trang bị TV màu, được cho ăn no. (Đặc biệt là người Mỹ thích món súp bắp cải). Và một vài ngày sau, trong trang phục mùa hè ấm áp xô viết, các phi công trên được gửi máy bay đến Khabarovsk, và sau đó qua Nhật Bản trở về Hoa Kỳ.

PS:
- Tại thời điểm 1978, tàu ngầm "K-10" thuộc quân số sư đoàn tàu ngầm số 10, phân hạm đội tàu ngầm số 2 Hạm đội Thái Bình Dương, đóng căn cứ tại vịnh Krashennikov, thành phố Vilioutchinsk (còn gọi là Rybatchii Kamchatka, phân biệt với Rybatchii trên bán đảo Kolskii, biển Barentsev là căn cứ thuộc Hạm đội Biển Bắc), bán đảo Kamchatka, vùng Viễn Đông Nga Xô viết.
- Các chỉ huy sư đoàn và phân hạm đội thời điểm đó:
   + Sư đoàn trưởng sư đoàn tàu ngầm số 10 (là sư đoàn tàu ngầm thứ hai mang số hiệu 10 thành lập tháng 6 năm 1967): A.S.Berzin, cấp bậc cuối cùng chuẩn đô đốc;
   + Tư lệnh phân hạm đội tàu ngầm số 2: B.I.Gromov, cấp bậc cuối cùng phó đô đốc;
   + Tham mưu trưởng phân hạm đội tàu ngầm số 2: G.F.Avdokhin, cấp bậc cuối cùng chuẩn đô đốc;


......
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Chín, 2011, 09:32:20 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #434 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2011, 01:32:19 am »

(tiếp)

Lịch sử tóm tắt hoạt động của tàu ngầm nguyên tử đề án 675, 675MKV "K-10"

(deepstorm.ru)

24.10.1964
Đặt ky tại sân đóng nhà máy đóng tàu mang tên Người đoàn viên thanh niên cộng sản Lê nin ở thành phố Komsomolsk trên bờ sông Amur;

29.9.1965
Hạ thủy (ra khỏi xưởng đóng tàu);

2-11.10.1965
Tiến hành thử nghiệm tại nhà máy (thử nghiệm neo);

12.12.1965 - 14.6.1966
Tiến hành ra khơi để hiệu chuẩn theo chương trình thử nghiệm của nhà máy;

15.7 - 15.10.1966
Thực hiện hành trình thử nghiệm cấp quốc gia;

31.10.1966
Nhập biên chế Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương. Thuộc quân số sư đoàn tàu ngầm số 26  đóng căn cứ tại vịnh Pavlovskii;

1967 (?)
Chuyển sang quân số sư đoàn tàu ngầm 10, binh đoàn tàu ngầm số 15 Hạm đội Thái Bình Dương;

1967 - 1970
Thực hiện 3 chuyến hành quân độc lập phục vụ chiến đấu có độ dài tổng cộng 163 ngày;

1968
Khi thi hành nhiệm vụ phục vụ chiến đấu tại biển "Nam Trung Hoa" theo lệnh của Bộ tham mưu hành quân, tàu ngầm mang tên lửa hành trình đã tiến ra ngăn chặn nhóm xung kích tàu sân bay (AUG) Mỹ do tàu sân bay nguyên tử "Enterprise" cầm đầu, được 3 tàu hộ tống chạy bằng năng lượng nguyên tử bảo vệ - tuần dương hạm tên lửa "Long Beach", frigate "Bainbridge" và "Truxtun". Tàu ngầm mang tên lửa hành trình đã bí mật chọc thủng đội hình bảo vệ AUG, đi ngầm dưới đáy tàu sân bay "Enterprise" và bám theo nó trong 13 giờ liên tục, sau đó cũng rời khỏi đội hình đối phương bí mật như khi đến. Quân nhân đội thủy âm đã biết cách lấy phương vị đến tất cả các tàu trong đội hình AUG và thuyền trưởng tàu ngầm trung tá hải quân N.T.Ivanov đã thực hiện hàng loạt cuộc xạ kích ngư lôi giả định vào tất cả các tàu chiến trong AUG - cho đến khi "hết sạch ngư lôi". Ngoài ra, các chiến sỹ thủy âm còn ghi lại được trên băng từ âm thanh đặc trưng của toàn bộ các tàu trong AUG. Sau khi nổi lên, tàu ngầm mang tên lửa hành trình còn thực hiện đòn tấn công tên lửa giả định theo sơ đồ toàn phần và sơ đồ rút gọn.


USS Truxtun CGN-35, 1989.


USS Bainbridge CGN-25 trên kênh Suez thời 198x-199x.



USS Long Beach CGN-9.

1.1970 - 12.1971
Sửa chữa trung tu;

1972 - 1973
Thực hiện 2 chuyến hành quân phục vụ chiến đấu có độ dài tổng cộng 92 ngày đêm;

7.1976
Khi nạp acquy tại căn cứ, do ngắn mạch đã bị chảy hai bình acquy một bên mạn tàu;

8-10.1976
Thực hiện nạp lại vùng hoạt động của các lò phản ứng nguyên tử;

28.2.1977
Khi đang trên biển bị hỏng bộ giảm tốc tuabin phát mạn phải (редуктор ТГ ПБ);

25.7.1977
Phân loại sang tàu ngầm cỡ lớn (БПЛ - Большая подводная лодка);

15.1.1978
Phân loại sang tàu ngầm mang tên lửa hành trình (Атомная подводная лодка с крылатыми ракетами - КрПЛ);

1978
Thực hiện chuyến hành quân độc lập làm nhiệm vụ phục vụ chiến đấu trong 46 ngày đêm cùng thủy thủ đoàn dự bị 273. Xảy ra vụ cháy hộp lọc FMT-200 (кассеты фильтра ФМТ-200Т) tại khoang số 5, để dập tắt đám cháy đã sử dụng hệ thống chữa cháy VPL-70 (ВПЛ-70);

9.1978
Vượt qua kỳ sát hạch của Thanh tra Bộ Quốc phòng Liên Xô. 14.9 tham gia vào cuộc tập trận chiến thuật cùng các tàu ngầm mang tên lửa hành trình K-201K-429. Tiến hành xạ kích thành công hạ được bia mục tiêu trong một loạt phóng tên lửa;

1979
Chuyển biên chế sang sư đoàn tàu ngầm số 29 thuộc phân hạm đội tàu ngầm số 4 Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương, đóng quân trong vịnh Vladimir;

1.6.1979
Rời căn cứ thực hiện chuyến đi chuyển cứ sang nơi đóng quân mới trong vịnh Vladimir khu Primorie. Tàu bơi trong tư thế ngầm và tiến hành nạp acquy. Chỉ huy tiểu đoàn 2 ban 5 lẽ ra phải trực tiếp lãnh đạo và giám sát quá trình nạp thì lại nốc đẫy rượu và lăn ra ngủ. Việc nạp acquy diễn ra với dòng bậc 4, các quạt thông gió bị ngắt (cháy cầu chì vì 1 lý do nào đó), do những hành động phi kỹ thuật tiếp theo của Trưởng nhóm điện-kỹ thuật, xảy ra vụ nổ bộ acquy số 1 mà kết quả làm hỏng cục bộ 25 két acquy. Vụ nổ phá vỡ cửa phòng bác sỹ, mảnh vỡ làm hỏng mắt phải của Trưởng ban quân y thượng úy Yastrebov, gây chấn thương nhẹ và trầy xước cho một số thành viên. Tàu phải nổi lên, quay về căn cứ cũ để điều tra và khôi phục lại bộ acquy.

23.6.1979
Bắt đầu chuyến đi chuyển cứ tới nơi đóng quân mới trong vịnh Vladimir khu Primorie mà không xảy ra sự cố nào;

7.1980-6.1981
Tiến hành sửa chữa định kỳ hàng năm;

21.1.1983
Do hậu quả va chạm với một tàu ngầm nước ngoài đã làm hư hại phần chóp mũi "K-10", Tàu ngầm mang tên lửa hành trình đang tiến hành chuyến hành quân liên căn cứ xuất phát từ PMTO Cam Ranh. Đột nhiên tàu va phải một vật thể ngầm. Khi nổi lên mặt nước tàu không phát hiện được gì ngoài mấy vệt dầu. Khi về tới vũng Pavlovskii, tàu được đưa lên ụ. Các đại diện của phòng đặc biệt (tức văn phòng KGB tại Hạm đội Thái Bình Dương) đã lấy được từ phần mũi tàu hư hại một mảnh kim loại không phải chủng loại  vật liệu dùng chế tạo "K-10". Không có quốc gia nào tại khu vực Thái Bình Dương tuyên bố tai nạn tàu ngầm của mình. Nhưng hai năm sau, báo chí Trung quốc có đăng tải cáo phó nhân việc hy sinh trên biển năm 1983 của một nhóm các nhà khoa học Trung quốc chết trên một tàu ngầm bị nạn không rõ lý do, khi đang tiến hành thử nghiệm tên lửa đạn đạo do chính họ thiết kế. Về mặt chính thức, các hoàn cảnh tai nạn này không trùng hợp nhau;

26.9.1984
Theo quyết định của Bộ Tư lệnh Hải quân và Bộ Công nghiệp đóng tàu, tàu ngầm mang tên lửa hành trình được trang bị lại theo đề án 675MKV và được sửa chữa và thực hiện tái trang bị tại Nhà máy đóng và sửa chữa tàu biển vùng Viễn Đông "Ngôi Sao" (Дальневосточный завод «Звезда»).

31.5.1989
Theo nghị quyết của UBTU ĐCS Liên Xô và HĐBT Liên Xô (ЦК КПСС и СМ СССР) việc sửa chữa và tái trang bị tàu ngầm bị chấm dứt, đồng thời theo chỉ thị của Tổng tư lệnh Hải quân đã ra các tài liệu nhằm loại tàu ngầm này khỏi quân số chiến đấu của Hải quân;
  
1989
Loại khỏi biên chế chiến đấu của Hải quân Liên Xô theo mệnh lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Liên bang CHXHCN Xô Viết;

1991
Chuẩn bị xong cho việc chuyển sang chế độ bảo quản tạm thời trong tư thế nổi (vũng Pavlovskii);

1.9.1994
Đơn vị được giải thể;

1994 - 1996
Tại nhà máy "Ngôi Sao", sau khi cắt khoang lò phản ứng, tàu được xẻ thành kim loại rời để tận dụng.

Tính từ thời gian tàu đóng xong, "K-10" đã đi qua 193 547 dặm biển với 22 966 giờ hành trình.
.........
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Chín, 2011, 11:58:27 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #435 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2011, 05:11:03 pm »

(tiếp theo post 433)

Thuyền trưởng tàu ngầm nguyên tử "K-10" đề án 675 đại tá hải quân Medvedev Valery Nikolaevitch

(Trích hồi ức về những người tốt nghiệp Trường Cao đẳng sỹ quan chỉ huy kỹ thuật Hải quân mang tên F.E.Dzerjinskii phân hiệu Sevastopol, ngày nay sau khi sát nhập với  Trường Cao đẳng sỹ quan chỉ huy kỹ thuật Hải quân mang tên V.I.Lenin được đổi tên thành Viện Kỹ thuật Hải quân tại St Petersburg, bài của A.N.Safonov trên trang andreeva.1gb.ru)


Khía cạnh tâm lý và tinh thần trong chiến công của tập thể quân nhân tàu ngầm nguyên tử "K-10"


Để đảm bảo an toàn cho các chiến sỹ tàu ngầm thực hiện nhiệm vụ phục vụ chiến đấu - thao luyện quân sự, cần phải có công tác huấn luyện chuẩn bị về tâm lý hàng ngày một cách chuyên nghiệp. Sự an toàn về tâm lý và tinh thần của các thủy thủ tàu ngầm - theo ý kiến của tôi, là thành phần quan trọng nhất trong công tác huấn luyện chiến đấu cho tập thể quân nhân trên tàu ngầm. Vào thời điểm đó, việc chuẩn bị tâm lý của thủy thủ tàu ngầm đã được thay thế bởi "hoạt động" của các cán bộ công tác chính trị. Về cơ bản công việc của họ là để sản xuất ra các giấy tờ quân sự và sự tụ họp làm ảnh hưởng đến những con người không phù hợp. Sỹ quan các ban tác chiến trên tàu ngầm nguyên tử tiến hành sinh hoạt chính trị để giáo dục các chiến sỹ tàu ngầm tình cảm của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế. Chủ nghĩa Quốc tế - chất độc đầu độc tâm thức các đồng bào của tôi! Nó được xây dựng trong hàng ngũ các nhà chính trị lãnh đạo quốc gia. Đây là một chất độc cực kỳ độc hại đã giết và làm bị thương hàng chục ngàn đồng bào của tôi khi thực hiện "nhiệm vụ quốc tế" không cần thiết cho bất cứ ai, trên các phần khác nhau của địa cầu. Về việc này tôi muốn dẫn ra bài thơ của Yevgeny Yevtushenko:

CON KIẾN AFGHANISTAN

Chàng trai Nga ngã xuống đất Afghanistan.
Con kiến theo đạo Hồi bò trên gò má.
Kiến bò rất khó khăn ... người chết đã quá lâu râu không cạo,
và kiến nói với anh những lời lặng lẽ:
"Bạn không biết chính xác vì vết thương mình đã chết nơi nào.
Bạn chỉ biết một điều - nơi nào đó gần Iran.
Tại sao bạn đến với chúng tôi cùng khẩu súng
Ở đây lần đầu tiên bạn nghe được từ "Islam"?
Bạn mang lại gì cho đất nước chúng tôi - những người nghèo, chân đất,
Nếu ở nơi bạn - phải xếp hàng mua xúc xích?
Lẽ nào bạn ơi còn ít người bị giết - để một lần nữa
Phải thêm bạn vào cho hai mươi triệu con người? "

Chàng trai Nga ngã xuống đất Afghanistan.
Con kiến theo đạo Hồi bò trên gò má,
Với con kiến theo chính giáo Nga anh muốn hỏi,
anh có được lên trời cao, có được phục sinh,
Nhưng trên Quê hương phía Bắc nơi có những trẻ mồ côi và góa phụ
đâu còn nhiều loài kiến như vậy.

Năm 1983.
    
Е.Евтушенко

АФГАНСКИЙ МУРАВЕЙ

Русский парень лежит на афганской земле.
Муравей-мусульманин ползёт по скуле.
Очень трудно ползти... Мёртвый слишком небрит,
и тихонько ему муравей говорит:
«Ты не знаешь, где точно скончался от ран.
Знаешь только одно — где-то рядом Иран.
Почему ты явился с оружием к нам,
здесь впервые услышавший слово «ислам»?
Что ты дашь нашей родине — нищей, босой,
если в собственной — очередь за колбасой?
Разве мало убитых вам, — чтобы опять
к двадцати миллионам ещё прибавлять?»
 Русский парень лежит на афганской земле.
Муравей-мусульманин ползёт по скуле,
и о том, как его бы поднять, воскресить,
муравьёв православных он хочет спросить,
но на северной родине сирот и вдов
маловато осталось таких муравьёв.

1983 год.


Trong lực lượng vũ trang Liên Xô có hai trong số các nhà trường và học viện, thông qua đó người ta gây ảnh hưởng quy mô lớn đến ý thức của quân nhân: - thuộc KGB và Tổng cục Chính trị Quân đội và Hải quân Liên Xô. Phương pháp làm việc của các cơ quan chính trị này mang tính chất vụng về nguyên thủy và khắc khổ yếm thế không mang lại được những kết quả tích cực. Thời đó, thời hoạt động của tam thức đạo đức sau : "Nói một đằng, nghĩ một nẻo, làm một kiểu!". Người ta không dự kiến cho các thủy thủ tàu ngầm sự tiếp xúc gần gũi với các nhà tâm lý học và tâm thần học, ngoại trừ tình trạng mê sảng rối loạn tinh thần do uống rượu quá mức trong đội ngũ sỹ quan và hạ sỹ quan. Rõ ràng cấp lãnh đạo Hải quân làm đúng theo câu nói nổi tiếng của Vladimir Mayakovsky: "Nếu rèn được đinh từ những con người này, trên thế giới sẽ không có loại đinh nào cứng hơn thế nữa!". Tất nhiên, một sản phẩm đinh tốt, dù có sản xuất bởi một công nghệ cụ thể nào đi nữa, nó vẫn bị uốn cong và bẻ gẫy! Có lẽ họ được hướng dẫn bởi câu nói quen thuộc: "Trong hạm đội không có người ốm, chỉ có người sống và kẻ chết". Tuy nhiên, tôi tin rằng để bảo đảm sức khỏe tâm thần của thủy thủ tàu ngầm, cần phải có công tác thường xuyên của các bác sĩ có tay nghề cao. Ở những căn cứ tàu ngầm nguyên tử đóng quân thường trực nên thành lập cho các thủy thủ tàu ngầm văn phòng cứu trợ tâm lý. Trong phân hạm đội đầu tiên của Hạm đội Cờ Đỏ Biển Bắc, một nơi đóng quân như vậy giống như là trại giam! Trong cái nhà tù này, các thủy thủ tàu ngầm đã bị lạm dụng về thể xác và tâm lý kinh khủng đến nỗi khi trở về tàu ngầm, các điều kiện phục vụ dường như là thiên đường đối với họ. Trên thế giới tất cả chỉ là tương đối! Trên tàu ngầm có một bác sĩ theo biên chế, nhưng ông ta không thể một mình thực hiện hiệu quả chức năng thuộc chuyên ngành các bác sĩ khác. Kozma Prutkov nói: "Chúng ta không thể nắm bắt cái không nắm bắt được!". Đối với những trường hợp này, hoạt động chính huấn luyện và chuẩn bị tâm lý cho các chiến sỹ tàu ngầm, tạo ra những đức tính cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quân sự phải được tổ chức trước hết cho thuyền trưởng tàu ngầm và đội ngũ sỹ quan. Hiệu quả của hoạt động này phụ thuộc vào khả năng, chất lượng và mong muốn của các phạm trù nói đến ở trên. Vai trò chính trong quá trình cực kỳ quan trọng này được giao cho thuyền trưởng tàu ngầm nguyên tử. Dân gian có câu: "Cha đạo thế nào, giáo xứ như thế ấy".

........
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Chín, 2011, 11:27:57 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #436 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2011, 12:31:07 am »

(tiếp)

Thuyền trưởng tàu ngầm nguyên tử "K-10" đại tá hải quân Valery Nikolaevitch Medvedev liên tục làm việc để phát hiện và phòng chống sự mệt mỏi của các thủy thủ tàu ngầm, hình thành cho họ sự sẵn sàng thực hiện một cách an toàn nhiệm vụ chiến đấu - huấn luyện trong điều kiện hoạt động khác nhau, phát triển và nâng cao tính bền vững ổn định của chức năng tâm lý để đối phó lại các yếu tố tinh thần và tâm lý xảy ra trong mọi thời kỳ của chuyến đi biển. Để thực hiện công việc này từ người thuyền trưởng tàu ngầm mang vũ khí tên lửa cần phải có: "kiến thức sâu rộng về tâm lý con người nói chung và thủy thủ tàu ngầm - nói riêng. Nhạy bén, thân thiện, có thái độ quan tâm chăm sóc với cấp dưới của mình. Tận tâm, lương thiện, trung thực, có sức mạnh tinh thần và niềm tin vào mỗi chiến sỹ tàu ngầm "K-10". Những phẩm chất đó tự nhiên đã hào phóng ban tặng cho Valery Nikolaevitch. Những kiến thức tốt về tâm lý của các thủy thủ quân sự ông đã nhận được trong thời gian phục vụ lâu dài trên các con tàu ngầm ở các vị trí chỉ huy khác nhau. Ông đã trả bài thi sát hạch theo công việc đã làm với các thành viên của con tàu, khi va chạm với một tàu ngầm của Trung Quốc tại biển "Nam Trung Hoa" ngày 22 Tháng 1 năm 1983. Như chúng ta biết từ câu chuyện trước về thuyền trưởng tàu ngầm nguyên tử "K-10", trong sự kiện kịch tính này, các chiến sỹ tàu ngầm cảm thấy một nỗi kinh hoàng mạnh mẽ (nỗi khiếp sợ bản năng của sinh vật). Đây là nỗi sợ hãi mãnh liệt nhất, gây ra bởi hoàn cảnh khó khăn và cực kỳ nguy hiểm, làm tê liệt một thời gian khả năng hành động tự do. Tôi nghĩ rằng mỗi người chúng ta sẽ cảm thấy như vậy. Một điều nữa là để khắc phục sự sợ hãi bản năng của động vật, các chiến sỹ tàu ngầm khoang đầu tiên trên "K-10" chỉ mất một vài phút. Thực tế này cho thấy sự ổn định tâm lý to lớn của các thủy thủ tàu ngầm! Và đây cũng là công lao lớn của người chỉ huy của họ, đại tá hải quân Valery Nikolaevitch Medvedev! Mỗi người có một giới hạn riêng biệt về sự căng thẳng tâm thần, sau đó các phản ứng phòng vệ bắt đầu thống trị dưới các hình thức cố tình trốn tránh, ngụy trang, mong muốn tránh xa nguy hiểm, thoát khỏi tình huống đáng sợ đang đe dọa.


Cảm thấy sợ hãi kinh hoàng, các chiến sỹ tàu ngầm hoặc cứng đờ hoặc không thể nhúc nhích, hoặc chạy, nhiều khi lại bổ vào hướng nguồn nguy hiểm. Được biết, người tâm thần bình thường không tồn tại tâm lý "không sợ". Tất cả mọi việc diễn ra chỉ trong những khoảnh khắc, cần phải khắc phục sự hoảng hốt lúng túng, đòi hỏi ra được quyết định hợp lý về những hành động thích hợp.
Phản ứng sợ phụ thuộc vào các đặc tính của hệ thần kinh, và mức độ huấn luyện tâm lý của các thủy thủ tàu ngầm.

Ngay cả một "sói" biển có nhiều kinh nghiệm, như thuyền trưởng "K-10" trong thời điểm xảy ra thảm kịch trên biển, cũng cảm thấy trạng thái căng thẳng. Valery Nikolaevitch Medvedev nói với tôi: "Tại thời điểm va chạm với tàu ngầm Trung Quốc, lần đầu tiên tôi cầu xin Chúa! Tôi cầu xin Chúa hãy cứu sống các quân nhân tàu ngầm nguyên tử "K-10". May mắn thay, Chúa đã nghe tiếng cầu khẩn của linh hồn của mình. Thật đáng thương, thủy thủ đoàn bị chấn thương đến chết trên tàu ngầm Trung Quốc đã không cứu được. Nếu họ có, ít nhất một cơ hội để được cứu thoát, đại tá hải quân V.N.Medvedev sẽ không do dự, sẽ cứu các thủy thủ từ con tàu chìm! Sau thảm kịch, tâm lý của tất cả các thành viên của tàu ngầm nguyên tử "K-10" đã ở trong trạng thái "khẩn cấp". Thủy thủ đoàn tàu ngầm nguyên tử cần được chăm sóc khẩn cấp về tâm lý và tinh thần. Tuy nhiên, Bộ Chỉ huy Hải quân coi đó là một sự xa xỉ không được phép! Và thực sự tại sao? Ở nước ta, cuộc sống con người không bao giờ có giá trị! Một điều nữa là thể hiện sự trợ giúp anh em không hoàn lại cho các bộ tộc ăn thịt người chỉ vì một lời hứa đi theo con đường phát triển của chủ nghĩa xã hội! Để quan tâm và chăm sóc đến các quân nhân thành viên của "K-10", Bộ chỉ huy Hải quân gửi BPK "Petropavlovsk" đến hộ tống họ về Kam Ranh. Tại căn cứ ở Nam Việt Nam, các thủy thủ "K-10", dưới ảnh hưởng rõ ràng của sự kiện kinh hoàng vừa trải qua còn bị từ chối những chăm sóc y tế. Theo tôi, ngay cả những kẻ ngu ngốc nhất đeo cầu vai đô đốc cũng thấy rõ ràng rằng các thành viên của "K-10" cần phải có sự phục hồi chức năng qua chăm sóc y tế. Ngu dốt - không phải là thiếu trí tuệ, mà là trí tuệ, được tổ chức theo các phương pháp đặc biệt điên rồ.

Sau khi kiểm tra bề ngoài sự biến dạng khủng khiếp phần mũi của "K-10", ban "lãnh đạo rất thông minh" của Hải quân sẽ gửi con tàu ngầm nguyên tử trong tình trạng khẩn cấp về bờ biển quê hương, cách xa Cam Ranh 4.500 km. Ban lãnh đạo Hải quân đã mạo hiểm bằng cái gì, khi ra một mệnh lệnh tội ác như vậy cho đại tá hải quân V.N.Medvedev? Tuyệt đối không có gì! Nếu như trong quá trình thực hiện chuyến đi biển xa xôi vô tiền khoáng hậu, gần như đi mò đó, mà tàu ngầm mang vũ khí tên lửa "K-10" chìm, đồng nghĩa với việc kẻ có lỗi trong cái chết của nó chính là người đang có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy nó. Những thông tin đáng để suy nghĩ. Ngày 24 tháng 6 năm 1983 ngoài khơi bờ biển Kamchatka tàu ngầm hạt nhân K-429 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương bị chìm, thuyền trưởng của con tàu đó là đại tá hải quân N.M.Suvorov. Tòa kết án chính anh ta, mặc dù, bên cạnh anh, và trên tàu và trên bờ có nhiều chỉ huy khác, những người đã làm khá nhiều việc để đến nỗi tàu ngầm bị chìm. Tuy nhiên, tòa án quân sự của Hạm đội Thái Bình Dương đã quyết định rằng trách nhiệm về cái chết của 16 thủy thủ trong số 120 người trên tàu, phải thuộc về Nikolai Mikhailovitch Suvorov. Ông phải nhận bản án tù  giam mười năm. Cuộc sống của Suvorov N.M. và gia đình của mình hoàn toàn bị hủy hoại bởi bản án bất công. Cho đến những ngày cuối cùng của đời mình, ông đã cố gắng để phục hồi cho bản thân nhưng, than ôi! Thuyền trưởng Medvedev V.N. có thể từ chối thực hiện mệnh lệnh cực kỳ nguy hiểm này được không? Tôi nghĩ rằng - không! Nhờ sự trung thực của ông, nhờ danh dự của người sỹ quan, được giáo dục tốt, nhờ sức mạnh tinh thần và đạo đức, cũng như sự tin tưởng trong mỗi chiến sỹ tàu ngầm "K-10", Valery Nikolaevitch muốn chết hơn là để cho số phận các thủy thủ của mình trôi theo tùy tiện! Trước khi tàu ngầm nguyên tử ra đi trong một chiến dịch hành quân anh hùng, một nhóm lớn các thủy thủ trong trạng thái hậu stress, đã từ chối ra khơi. Cán bộ làm công tác chính trị đã nói chuyện rất lâu với các thủy thủ tàu ngầm, cố gắng thuyết phục họ về sự an toàn của một chiến dịch hành quân chưa từng có về bờ biển quê hương. Kết quả của cuộc đàm thoại - tiêu cực! Chỉ sau khi trò chuyện với thuyền trưởng của họ, họ tin tưởng vào anh và đồng ý cùng anh ra đi trong một chuyến đi biển có hành trình dài và vô cùng nguy hiểm. Quyết định của họ là hình thức thể hiện cao nhất của sự tin tưởng và khen ngợi người chỉ huy tàu ngầm nguyên tử xuất sắc. Không phải mọi người chỉ huy đều có thể tự hào về một cảnh tượng tương tự như vậy trong đời quân ngũ của mình! Thủy thủ đoàn tàu ngầm dưới sự chỉ huy của đại tá hải quân Valery Nikolaevitch Medvedev đã thực hiện được điều không thể. Không có thiết bị thủy âm còn hoạt động tốt trên tàu, chiếc tàu ngầm mang vũ khí tên lửa đã bị mù, nhưng lại vượt qua được một khoảng cách rộng lớn dưới mặt nước đại dương, mà không có bất kỳ một tai nạn nào, an toàn về đến căn cứ ở quê hương. Theo tôi, đại tá hải quân Valery Nikolaevitch Medvedev, vì lòng can đảm và chủ nghĩa anh hùng đã thể hiện cần được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô, và toàn bộ thủy thủ đoàn cần được đề nghị trao giải thưởng cao của nhà nước. Nhưng than ôi, "người ta đã thưởng" những hình phạt! Nhưng có biết bao nhiêu anh hùng giả ở Liên Xô, và tiếp tục là ở nước Nga ngày hôm nay!


Tác giả (hàng đứng ngoài cùng bên phải) và kíp trực - đơn vị quân đội Xô viết 90299 tại vịnh Andreev, bán đảo Kolskii Tây Bắc LB Nga ngày nay, vốn là nơi cất giữ chất thải hạt nhân các tàu ngầm nguyên tử Liên Xô và Nga trước đây thuộc Hạm đội Biển Bắc. Ảnh chụp trong quãng 1983-1989 (andreeva.1gb.ru).
.....
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Chín, 2011, 01:24:51 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #437 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2011, 11:25:09 pm »

(tiếp)

Vụ nổ Hydro trên tàu ngầm nguyên tử "K-10"


PLARK đề án 675 - "mụ bò rống" (theo cách gọi vui) của Hải quân Liên Xô trên biển. Ảnh chụp từ các máy bay NATO thời chiến tranh lạnh.

Tháng 5 năm 1979, đã biết căn cứ đóng quân thường trực của tàu ngầm nguyên tử "K-10" sẽ là Primorie. Thuyền trưởng "K-10" đại tá hải quân Valery Nikolaevitch Medvedev tại thời điểm này đã vào học viện. Bộ chỉ huy phân hạm đội, nhân sự vắng mặt của anh, điều động biệt phái sang tàu ngầm nguyên tử một thuyền trưởng khác trong quá trình hành quân chuyển sang căn cứ mới. Về anh ta, ta có thể nói rằng anh ta nổi bật ở thái độ vô trách nhiệm với việc thi hành nhiệm vụ của mình. Thông thường, các biện pháp tương tự như vậy được sử dụng bởi bộ chỉ huy sư đoàn để loại bỏ các chiến sỹ tàu ngầm không thích hợp. Thuộc phạm trù này bao gồm: - người nghiện rượu mãn tính, các chiến sỹ tàu ngầm không tìm được tiếng nói chung với các cán bộ chính trị, các quân nhân không thống nhất với cha chú của họ - các chỉ huy về lý do này hay lý do khác. Các thủy thủ tàu ngầm những người đã phục vụ một thời gian tại Kamchatka, không muốn rời khỏi khu vực yêu thích và sử dụng mọi cách để ở lại chỗ cũ phục vụ. Vì thế trên tàu ngầm nguyên tử "K-10" xảy ra tình trạng thiếu các chuyên gia chính thức, tình trạng này nhanh chóng được loại bỏ bằng cách điều biệt phái các chiến sỹ tàu ngầm từ các đơn vị quân sự khác tới. Đã biệt phái khoảng 35% số lượng chính thức theo biên chế đội ngũ quân nhân tất cả các loại. Trong số đó có những người trình độ chuyên môn được huấn luyện rất  yếu, và điều này là một thực tế rõ ràng không có gì bí mật với các sỹ quan bộ tham mưu sư đoàn tàu ngầm. Theo tôi, gửi một chiếc tàu ngầm nguyên tử ra khơi với một đội ngũ quân nhân chưa qua đào tạo xứng đáng - đó là một tội ác ghê ghớm xứng đáng với hình phạt hình sự nghiêm trọng nhất. Tôi không nghĩ mình nhầm, nếu tôi nói rằng vụ nổ hydro trên tàu ngầm nguyên tử "K-10" đã được hoạch định trước bởi các sỹ quan bộ tham mưu sư đoàn.

Lập kế hoạch - đó là tạo ra tổ hợp một loạt các biện pháp liên tiếp đã được suy nghĩ và cân nhắc kỹ lưỡng nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể, nhằm đạt được các kết quả xác định trong một thời gian xác định phù hợp với các yêu cầu của các tài liệu về phương pháp và tổ chức, bằng các lực lượng và phương tiện có sẵn.
Nhiệm vụ đặt ra mà không đơn nghĩa và không rõ ràng mạch lạc sẽ cho cả một loạt giải pháp. Như vậy - sẽ không ít hơn những giải pháp mơ hồ và nhầm lẫn!
Để thực hiện các kế hoạch bất tài lại rất cần những người thực hiện tài năng! Nhưng lấy ở đâu đây? Bộ Tham mưu - không phải là cái máng cho ăn, mà là một cánh đồng trên đó những ý tưởng của các cấp trưởng (trong cơ quan tham mưu) nảy mầm. Rõ ràng, mùa xuân 1979 đến trên bán đảo Kamchatka rất khô hạn và ý tưởng của các sỹ quan bộ tham mưu nảy mầm dưới "hình thức" nghèo nan và ốm yếu.

Từ lâu ta đã biết rằng tình trạng khẩn cấp trên tàu ngầm nguyên tử không tự nó xảy ra, chúng chỉ xuất hiện hoặc do lỗi của đội ngũ thành viên, hoặc gây ra bởi một ai đó trong các cơ quan cấp cao hơn. Sỹ quan bộ tham mưu được yêu cầu phải thường xuyên đến thăm các con tàu, và đôi khi thậm chí theo chúng ra khơi, để không quên đi lý do tại sao người ta chỉ muốn nhanh chóng thoát khỏi tàu lên bờ phục vụ. Tôi có ấn tượng rằng chuyến ra khơi của tàu ngầm nguyên tử "K-10" đã được lên kế hoạch bởi các cán bộ tham mưu hoàn toàn không có am hiểu gì về chuyên môn, lại có khuynh hướng của chủ nghĩa phiêu lưu. Phiêu lưu chủ nghĩa - đó là sự đánh giá về một quyết định táo bạo, sự thất bại của nó sẽ mang lại những hậu quả rất khó chịu vì sự trùng hợp ngẫu nhiên của hoàn cảnh. Nếu thành công, quyết định đó sẽ được gọi là "sáng tạo và không cứng nhắc". Sự kiện để chuẩn bị cho kế hoạch chuyển cứ cho tàu ngầm nguyên tử "K-10" đến căn cứ đóng quân thường trực được phát triển theo một kịch bản tồi tệ nhất. Người ta đã để cho một đội ngũ sỹ quan và hạ sỹ quan trong trạng thái nửa say nửa tỉnh vì rượu leo lên trên chiếc tàu ngầm nguyên tử mang vũ khí tên lửa này.

Người ta nói rằng để giảm bớt stress cần ít nhất là 30 gram vodka cho một lính thủ pháo cao hai mét. Giá mà tôi có thể nhìn thấy anh lính thủ pháo đó xem anh ta có thể dừng lại với liều này hay không!
Máy đếm của người nhậu nhẹt bắt đầu nói dối rất cừ về thời gian ngồi sau bàn nhậu, rồi thì sau mỗi giờ lại thêm nữa, thêm nũa và thêm nhiều nữa. Bạn chỉ hiểu ra mọi điều vào sáng hôm sau.

"Lướt sóng" - cơn bệnh đi biển này có cả ở trên bờ. Các sĩ quan điều khiển lò phản ứng hạt nhân cả hai mạn tàu trong trạng thái "lướt sóng" ngủ ngay trên bàn điều khiển Thiết bị năng lượng chính bởi một giấc ngủ nặng nề và mê mệt. Ngày 01 tháng 6 năm 1979 tàu ngầm nguyên tử "K-10" với một thủy thủ đoàn nửa tỉnh nửa say trên tàu, đã ra biển để hành quân đến Primorye. Tàu ngầm vừa bơi trong tư thế ngầm đồng thời vừa sạc acquy. Trong quá trình khi acquy (AB) làm việc, một nguồn nguy hiểm chính là hydro thoát ra, ở một nồng độ nhất định, khi kết hợp với oxy trong không khí sẽ hình thành một "hỗn hợp gây nổ".
.......
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Chín, 2011, 02:05:36 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #438 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2011, 01:57:41 pm »

(tiếp)

Điều kiện cần thiết để xảy ra vụ nổ là sự sẵn có nguồn phát lửa (tia lửa, ngọn lửa hở, v.v.). An toàn của acquy được đảm bảo,về cơ bản, bởi hệ thống thông gió, trong đó bao gồm các quạt gió (chính và dự phòng), bếp đốt hydro, máy phân tích khí (cố định và di động), hệ thống kiểm soát tự động, hệ thống điều khiển từ xa. Việc không tuân thủ quy tắc an toàn cơ bản trong vận hành và bảo trì AB đã dẫn đến tai nạn nghiêm trọng. Tai nạn trong hạm đội là tự nhiên, vô tình-định mệnh, và được tổ chức tốt. Chúng xuất hiện thường xuyên nhất khi mà ở một nơi, có đủ "vô tâm, cẩu thả, thiếu chuyên nghiệp" trong một việc nào đó. Khi có ít nhất một trong những yếu tố kể trên, các yếu tố còn lại rồi cũng sẽ xuất hiện. Tổng số những sai lầm nhỏ và bất cẩn cũng sẽ tạo nên một tai nạn lớn. Tất cả những tai nạn do con người đều xảy ra do hành vi vi phạm quy định chính yếu trong kỹ thuật an toàn ở hạm đội: "Trước khi làm cái gì - hãy nghĩ kỹ!", còn phần lớn thiệt hại và chấn thương - do vi phạm quy tắc thứ hai: "! Không phải của anh - không được động vào!" Hệ luỵ: Nếu trước khi làm điều gì đó không như dự kiến, như tất cả vẫn nghĩ như vậy, thì chắc chắn rằng đó không phải những việc cần làm! Hoặc không phải những gì cần thiết...

Ta biết rằng bất cẩn của thủy thủ đoàn càng lớn, xác suất tai nạn càng cao. Sự thiếu vắng các tình huống khẩn cấp một thời gian dài cũng làm tăng tính tự mãn và làm tăng khả năng xuất hiện tai nạn. Kiến thức lý thuyết của một số chiến sỹ tàu ngầm về nguồn gây nguy hiểm và các cơ chế khác nhau gây tai nạn cho họ một sự thèm muốn không thể cưỡng lại để tiến hành các thí nghiệm "khẳng định" bằng các phương tiện có trong tay, nhưng lại có sức tàn phá đáng kinh ngạc! Nếu có quy định kỹ thuật an toàn, cũng sẽ có những ngoại lệ. Kiến thức về kỹ thuật an toàn gây ra cho kẻ phá hoại nỗi cắn rứt trong lương tâm, nhưng chỉ sau đó, khi đã có một điều gì nghiêm trọng và không thể khắc phục được xảy ra. Nếu bạn không biết trong kỹ thuật những gì sẽ xảy ra sau khi ấn một cái nút hoặc chuyển vị trí một cái tay gạt cần điều khiển - tốt nhất đừng có động vào nó - có thể gặp rắc rối! Kể cả rắc rối đó - nhỏ, hay là - lớn! Trong Hải quân có một truyền thống cũ nhưng tốt - nguyên nhân gây ra bất kỳ tai nạn nghiêm trọng nào đều "đổ đầu" cho nhà máy đã ra phế phẩm hoặc lỗi thiết kế chưa hoàn chỉnh nên dẫn đến hệ thống không làm việc. Công nghiệp sẽ không bao giờ tạo ra được một kỹ thuật, mà thủy thủ trên tàu không thể phá vỡ. Ngay cả chiếc giường bằng gang anh ta cũng có khả năng phá.

Hai thủy thủ ở lại trong năm phút mà không có giám sát, có thể phá hủy các thiết bị thiết kế cho ném trực tiếp quả bom nguyên tử. Hãy xem xét các hành động của đội ngũ quân nhân dẫn đến bùng nổ hydro trong thùng chứa của acquy Khoang 2 tàu ngầm nguyên tử "K-10". Chính trong khoang này, trên sàn thấp có đặt khối acquy (AB - АБ). Tại khoang đó còn có: - phòng sinh hoạt chung (кают- компания), cũng như chỗ ở cho sỹ quan. Tại thời điểm này dòng nạp AB đang ở giai đoạn thứ 4. Chỉ huy tiều đoàn 2 ban 5 đại úy hải quân Solovyov, người đáng ra phải chỉ huy công tác nạp điện cho acquy, say (rượu) và đi ngủ. Trước khi "trăm phần trăm" («принять на грудь») rồi chìm vào một giấc mơ sảng khoái, ông đã không kiểm tra việc lắp ráp hệ thống thông gió AB chính xác hay chưa. Thủy thủ tiểu đoàn kỹ thuật điện lắp ráp hệ thống đốt hết khí hydro không đúng cách. Hố AB được mở ra để thực hiện phép đo mật độ điện phân trong ngăn AB № 1. Do vậy, khí hydro được hình thành khi AB làm việc đã tích tụ lại trong không gian tự do của hố và trong không khí ở khoang tàu ngầm số 2.
Kiểm soát nồng độ khí hydro trong hố chứa AB và trong không khí của khoang tàu ngầm không được thực hiện, mặc dù để làm việc này có: - máy phân tích khí cố định và di động. Tất cả mọi thứ đã được thực hiện theo lối "cầu may" (русское «авось») kiểu Nga. Tại sao không làm theo các quy tắc cơ bản của kỹ thuật an toàn? Có lẽ rằng các thủy thủ bảo trì bảo dưỡng AB, theo tấm gương chỉ huy tiểu đoàn của mình rồi thì họ cũng đã say xỉn nốt.

Ai cũng biết: "Một chai rượu trên tàu ngầm còn nguy hiểm hơn một chiếc tàu ngầm trong chai rượu. Đội ngũ quân nhân bí tỉ trên một chiếc tàu ngầm cũng có thể so sánh như một hỗn hợp kích thích cháy nổ - xét về những hậu quả có thể xảy ra bởi các hành động của họ". Đột nhiên quạt thông gió AB dừng lại ((do bị cháy cầu chì bởi "định luật đểu cáng"); chú thích tại chỗ: đây là cách diễn tả một nguyên lý triết học vui: nếu như có một xác suất xảy ra của một điều gì đó không hay, thì nó sẽ nhất định xảy ra; trong tiếng Anh còn gọi là luật Murphy hay Murphy's law, tương ứng trong tiếng Nga gọi là luật đểu cáng hay «закона подлости»). Kết quả của hành động không hiểu biết của người chỉ huy nhóm kỹ thuật điện, đại úy hải quân Ostaplyuk, đã hình thành trong không gian hố chứa acquy một "hỗn hợp nguy hiểm". Chỉ cần một tia lửa nữa là "xong phim", mà chẳng phải chờ lâu.

Vụ nổ đã xảy ra trong hố acquy. Theo hậu quả vụ nổ, khối AB số 1 bị hư hại đáng kể về mặt kỹ thuật. 25 ngăn thùng chứa của khối bị phá hủy một phần hoặc hoàn toàn. Vụ nổ phá vỡ cánh cửa vào cabin bác sỹ trên tàu ngầm và mảnh của nó đập vỡ con ngươi mắt phải trưởng ban quân y, thượng úy Yastrebov. Nhiều thủy thủ và sĩ quan bị dính các vết thương nhỏ, thâm tím hoặc trầy xước. Sau khi vụ nổ xảy ra, tấm mộc bảo vệ khẩn cấp các lò phản ứng hạt nhân cả hai mạn tàu ngay lập tức làm việc dẫn đến ngắt mạch hoàn toàn con tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình. Thiếu nguồn cung cấp đã dẫn đến mất thông tin liên lạc. Tàu ngầm, bị mất chuyển động, bắt đầu chìm xuống đáy sâu. Nhờ có những hành động lành nghề của đội ngũ quân nhân của Medvedev, đã kịp thời thổi khí sitec balat dằn chính từ bàn điều khiển không khí nén. Hành động của họ thực sự đã cứu con tàu khỏi cái chết cầm chắc! Con tàu ngầm đã nổi lên và sử dụng nguồn dự phòng để di chuyển, trở lại căn cứ, tại đó nó được điều tra về sự cố xảy ra và phục hồi acquy. Vậy là kết thúc nỗ lực đầu tiên mà thực chất là không đủ năng lực một cách tội lỗi và cực kỳ nguy hiểm, nỗ lực nhằm chuyển căn cứ cho tàu ngầm nguyên tử "K-10" đến nơi đóng quân mới. Tôi xin nhắc lại một lần nữa, lúc đó thuyền trưởng tàu ngầm "K-10," đại tá hải quân V.N.Medvedev đang trong kỳ thi tuyển đầu vào học viện hải quân. Tôi tin rằng đại tá hải quân Medvedev V.N. sẽ không cho phép chấp nhận đội ngũ "đệ tử lưu linh" của các sỹ quan bộ tham mưu sư đoàn, mà hậu quả sau đó là đã gây ra tai nạn. Đi biển trên tàu ngầm - đó là một nghề đặc biệt trong các hình thức phục vụ của hải quân. Không có nghề nghiệp nào tương tự. Đó là một thế giới riêng biệt. Nếu một người lính hoặc một sỹ quan bộ binh có thể được đào tạo nên mà không qua trực tiếp chiến đấu, cái mà người ta vẫn nói, đào tạo trên các ngón tay và, nói chung - không ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, thì với các chiến sỹ tàu ngầm, mọi việc phức tạp và khó khăn hơn nhiều.


Một vụ nổ khí hidro: xảy ra tại tổ máy số 3 nhà máy điện hạt nhân Fukushima Nhật Bản hồi 12h30 chiều ngày 14 tháng 3 năm 2011.
......
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Chín, 2011, 03:53:18 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #439 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2011, 05:03:24 pm »

(tiếp)

Yếu tố con người

Chuẩn đô đốc A.S.Berzin,
nguyên tư lệnh sư đoàn tàu ngầm số 10 Hạm đội Thái Bình Dương (1977-1982).


Bài đăng trên tạp chí kỹ thuật quân sự "Taifun" của CHLB Nga số 9 năm 2001.

Ngay trước khi xảy ra tai nạn tàu ngầm "Kursk" tôi đã nói chuyện với một trong những thuộc cấp cũ của tôi về kinh nghiệm đi biển trên tàu ngầm. Anh ta nói với tôi rằng kinh nghiệm của tôi tại thời điểm hiện tại chẳng ai cần nữa, bởi từ khi có những chiếc tàu ngầm như "Kursk", trên đó mọi thứ đều đã được tự động hóa và tính trước hết rồi. Thông thường người ta hay thần thánh hóa kỹ thuật công nghệ hiện đại: họ quên rằng trong kỹ thuật dữ liệu ban đầu cũng do con người đặt ra, những con người bản thân họ cũng có thể sai lầm và không thể lường trước được mọi tình huống trong cuộc sống. Vậy tại sao tai nạn nghiêm trọng lại xảy ra trên tàu ngầm?


Những lý do này có thể sắp xếp theo thứ tự sau:
1. Yếu tố con người, tức là tai nạn hoặc thảm họa xảy ra do (con người) không hoàn thành nghĩa vụ của mình, không tuân thủ theo các yêu cầu của tài liệu kỹ thuật, bỏ qua kinh nghiệm đi biển trên tàu ngầm, không biết phòng xa, do cả việc được đào tạo kém và thực hành kém.

2. Thiết bị kỹ thuật và vũ khí chưa hoàn thiện, còn nhiều khiếm khuyết.

3. Các yếu tố tự nhiên và khí hậu: bão, băng giá nặng nề, sự phun trào của núi lửa ngầm dưới biển, sóng thần, sương mù, v.v...

4. Những thiếu sót có thể có trong việc thiết kế và chế tạo tàu ngầm. Có thể nói rằng các điểm 2-4 cũng lại có thể coi là có liên quan đến yếu tố con người - một sự phòng ngừa và lo xa.

Ta có thể ngăn ngừa tai nạn và thảm họa tàu ngầm được không? Kinh nghiệm của Mỹ cho chúng ta biết sau cái chết của các tàu ngầm "Thresher" (10 tháng 4 năm 1963) và "Scorpion" (tháng 5 năm 1968), và có biện pháp thích hợp, tại nạn tàu ngầm của họ đã chấm dứt. Mặc dù các điều kiện tiên quyết cho tai nạn vẫn tiếp tục diễn ra: các vụ va chạm với tàu ngầm của chúng ta, tàu hàng Nhật Bản chìm do đụng tàu ngầm Hoa Kỳ, và (tàu ngầm Mỹ) vẫn tiếp tục theo dõi các tàu ngầm của chúng ta. Nhưng tai nạn do hỏa hoạn hoặc nước tràn vào bên trong vỏ bền của tàu, những vụ nổ tên lửa hoặc ngư lôi, tai nạn bức xạ hạt nhân (của người Mỹ), thì trong thời gian này chúng ta không biết. Chính chúng ta lại vẫn đang tiếp tục có các thảm họa:

1. Ngày 11 tháng 4 năm 1970: tàu ngầm K-8, đề án 627A. Nguyên nhân: Hỏa hoạn, chìm trong vịnh Biscay tại chiều sâu 4680 m.


K-8, "Cá voi" - tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình đề án 627A trên vịnh Biscay ngày 9.4.1970 với các quân nhân tập trung trên mặt boong. Ảnh chụp từ máy bay trinh sát Mỹ. Tại thời điểm tai nạn, K-8 đang trên đường tập trung đến địa điểm tham gia cuộc tập trận "Đại dương-70" - cuộc tập trận lớn nhất trong cả thời LB Xô Viết tồn tại của Hải quân Liên Xô, với sự tham gia của tất cả các hạm đội mà Liên Xô có thời bấy giờ. Ngoài một số lớn thành viên thủy thủ đoàn được một tàu thủy Bulgarie cứu, con tàu hy sinh cùng 52 thủy thủ và thuyền trưởng, 4 ngư lôi mang đầu đạn hạt nhân, nằm ở độ sâu 4680m về phía Tây Bắc CH Tây Ban Nha khoảng 490 km. Đây là tổn thất đầu tiên (công khai) của hạm đội nguyên tử xô viết. Do xử lý chính xác, không để tai nạn biến thành thảm họa hạt nhân và thể hiện được lòng dũng cảm quên mình, thuyền trưởng trung tá hải quân V.V.Bessonov đã được truy tặng danh hiệu anh hùng Liên Xô.


Bản đồ độ sâu (bathymetric) biển Celtic và vịnh Biscay trên Đại Tây Dương.

......
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Chín, 2011, 09:18:51 pm gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM