Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 02:29:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Căn cứ quân sự Cam Ranh  (Đọc 531835 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #410 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2011, 12:12:35 am »

(tiếp)

Rhenium được sử dụng trong chế tạo:
• các loại thiết bị đo nhiệt độ có thể đo nhiệt độ đến 2200 ° C
• hợp kim với vonfram và molypden. Việc bổ sung rhenium tăng cường cả độ bền và độ dẻo của hợp kim này.
• động cơ phản lực. Đặc biệt, hợp kim có chứa đơn tinh thể niken rhenium có khả năng chịu nhiệt cao, được sử dụng cho sản xuất cánh quạt động cơ tuabin khí. Ngoài ra, rhenium còn được sử dụng trong tiếp điểm điện tự làm sạch.

       Vậy thì Nga sẽ mất thêm những gì nữa khi nhượng bộ trong vấn đề lãnh thổ với Nhật Bản?

1)Ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương Nga sẽ bị thiệt hại nặng trong lĩnh vực chính trị, nơi mà thỏa hiệp và nhượng bộ chỉ được coi như thể hiện sự yếu kém của quốc gia. Thậm chí điều đó còn làm giảm hơn nữa vai trò và ảnh hưởng của Nga trong các quá trình xảy ra tại khu vực.
2)Điều này gây ảnh hưởng đến vị trí của Nga trên thế giới nói chung và tăng cường động lực cho các yêu sách lãnh thổ tiếp tục xảy ra, chống lại Nga ở cả các khu vực khác.
3)Trở ngại trong khu vực phòng thủ, thậm chí chỉ từ quần đảo Kuril sẽ tạo ra một khoảng trống trong việc nắm rõ tình hình và cảnh báo sớm ở phần phía tây Thái Bình Dương tiếp giáp với Nga. Nó sẽ gây ra đổ vỡ trong tuyến phòng thủ chiến lược chống lại các cuộc tấn công có thể xảy ra từ biển theo hướng đông.
4)Trên bình diện xã hội, ta sẽ gặp một làn sóng di cư mới không chỉ từ các khu vực này, mà còn từ các khu vực khác của vùng Viễn Đông, cũng như làm tăng những khuynh hướng ly khai có thể có của cư dân do mất niềm tin vào khả năng của chính phủ liên bang đảm bảo cho họ sự bảo vệ chống bành trướng từ bên ngoài.
5)Về mặt đạo đức, nếu bỏ qua các ý kiến phổ biến trong xã hội Nga về sự cần thiết duy trì chủ quyền quốc gia trên tất cả các vùng đất phía đông của đất nước, sẽ là một đòn nặng nề đánh vào nhân phẩm và sự tự ý thức của người Nga.

Nhật Bản và Hoa Kỳ từ 3 đến 10 tháng 12 năm 2010 đã tiến hành một cuộc tập trận quy mô lớn có tên gọi "Thanh kiếm sắc". Họ đã thu xếp để kỷ niệm 50 năm hợp tác quân sự giữa Mỹ và Nhật Bản như vậy. Nhật Bản tham gia cuộc tập trận với 34 ngàn quân, 40 tàu chiến và 250 máy bay. Hoa Kỳ tham gia với 10 ngàn quân, 20 tàu chiến, bao gồm cả tàu sân bay "George Washington", và 150 máy bay. Chưa bao giờ trong lịch sử tập trận chung  giữa Nhật Bản và Mỹ từng có một số lượng nhân viên và thiết bị quân sự lớn như thế. "Thanh kiếm sắc" được tổ chức trên Thái Bình Dương gần đảo Okinawa, sát biên giới lãnh hải Hàn Quốc. Lần đầu tiên trong lịch sử tập trận Mỹ-Nhật có sự tham dự của các quan sát viên Hàn Quốc.

Cuộc tập trận "Thanh kiếm sắc" -  đó là  tín hiệu cảnh báo cho ban lãnh đạo Bắc Triều Tiên. Và trong tương lai Nhật Bản và Hoa Kỳ có thể tổ chức một "cảnh báo" như vậy gần bờ biển phía đông của chúng tôi. Vậy thì việc mua cho Hạm đội Thái Bình Dương chỉ 2 hoặc 4 chiếc "Mistral" ở đây rõ ràng là không đủ ....

Sự mạnh bạo của chính phủ Nhật Bản trong cuộc xung đột quần đảo này trở nên rõ ràng chỉ trong bối cảnh của việc Mỹ đã tuyển chọn Nhật Bản làm một đồng minh quân sự chiến lược, không chỉ ở châu Á mà còn trên trường quốc tế, đáp ứng lời hứa hẹn sẽ hỗ trợ (Nhật Bản) đầy đủ trong các cuộc xung đột với Nga và Trung Quốc.
 
Trong thập kỷ qua, Nhật Bản đã làm hỏng, không những câu chữ, mà còn chính tinh thần Điều 9 Hiến pháp của mình, khi lần đầu tiên kể từ Chiến tranh thế giới thứ Hai, họ đã gửi quân tới vùng chiến sự ở Iraq, đưa tàu chiến đến cho Mỹ và NATO điều động tham gia cuộc chiến ở Afghanistan, nơi đội quân đội của họ ngày nay – các nhân viên quân y – đang phục vụ trong hàng ngũ lực lượng quốc tế duy trì an ninh của NATO. Bằng cách liên kết với quân đội Hoa Kỳ, Pháp và các nước NATO khác, Nhật Bản sẽ sớm mở căn cứ quân sự đầu tiên kể từ Thế chiến thứ Hai ở Djibouti, đông bắc châu Phi.
    
Nhật Bản đã trở thành một trong những cường quốc quân sự lớn nhất trên thế giới. Hoa Kỳ - vượt trên tất cả các cường quốc quân sự, trong tháng 12 năm 2010 đã thông qua Luật chi tiêu Quốc phòng cho ngân sách năm 2011, với mức dự trù tài chính lên đến 725 tỷ đô la.

Tuy nhiên, để kết luận về vấn đề tranh chấp bốn hòn đảo trong quần đảo Kuril, tôi muốn nói rõ như sau: "Các đảo Kuril  - không phải là lãnh thổ duy nhất Nhật Bản bị mất. Tổng kết Chiến tranh thế giới thứ Hai, Nhật Bản còn bị mất các đảo Mariana, Marshall, Caroline, Pescadores, Đài Loan và một số lãnh địa nhỏ khác. Chỉ có "vùng lãnh thổ phía Bắc", như người Nhật tự gọi chuỗi đảo Kuril có tranh chấp, trở thành nguồn gốc của cuộc đối đầu ngoại giao dài hạn. Và sẽ không có tranh chấp, nếu không có một "bên thứ ba". Những nỗ lực đáng kể để duy trì cuộc xung đột lãnh thổ dẫn đến tình trạng "trên bờ vực đổ vỡ quan hệ ngoại giao" này, do chính “bên thứ ba" gây ra - đó là Hoa Kỳ, quốc gia có Nhật Bản là đồng minh ngay sau Thế chiến II. Nếu những hòn đảo này trở lại với Nhật Bản, nó sẽ truyền động lực để những nước khác bày tỏ yêu sách của họ đối với các khu vực khác nhau của Nga và để hoàn thành một âm mưu tội ác nhằm bóp méo lịch sử Thế chiến II ".

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ R.Gates trong một cuộc gặp tháng 1 năm 2011 tại Nhật Bản với các quan chức cao cấp chính phủ Nhật, bao gồm cả Bộ trưởng Quốc phòng Kitadzawa, (năm 2007 Cục Phòng vệ Nhật Bản được nâng cấp lên thành Bộ Quốc phòng), cho biết: "Khi liên minh của chúng tôi phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, vấn đề quan trọng đối với Nhật Bản là cần tiếp nhận một tầm mức lớn hơn trong vai trò lãnh đạo trong khu vực và trên toàn cầu, phản ánh tiềm năng chính trị, kinh tế và quân sự của nó".
    
Một số giới trong chính phủ  và các ngành công nghiệp Nga tin rằng "nếu các hòn đảo được trả lại cho Nhật Bản, nó sẽ truyền động lực cho các nước khác bày tỏ yêu sách của họ đối với các khu vực khác của Nga và để hoàn thành một âm mưu tội ác nhằm bóp méo lịch sử Chiến tranh thế giới thứ Hai".
    
Cuối cùng, "vấn đề quần đảo Kuril"  không nằm ở tranh chấp về một số hòn đảo của chuỗi đảo Kuril. Tại châu Á, đã hình thành một trung tâm kinh tế và công nghệ mới của thế giới. Châu Á-Thái Bình Dương, nơi đang có giao cắt và va chạm ngày càng gay gắt hơn về lợi ích của một vài đấu thủ hàng đầu trên trường quốc tế, trong những thập kỷ tới sẽ là trung tâm trọng lực ngày càng trở nên rõ ràng của nền chính trị thế giới. Và ở trung tâm của tất cả các mâu thuẫn – chính là Trung Quốc với dân số hàng tỷ người đang nhanh chóng tiến về phía trước,  cũng như một đại dương vĩ đại (Thái Bình Dương), và vấn đề kiểm soát các tuyến đường hàng hải chiến lược quan trọng cho các loại tàu bè lưu thông.


Học thuyết hải quân của Trung Quốc dự kiến xây dựng các lực lượng hải quân và lực lượng không quân hải quân hỗ trợ, có khả năng không chỉ chống lại sự xâm lược từ phía biển, mà còn giáng đòn tấn công ngăn chặn phủ đầu, bao gồm cả trên không gian chiến trường các đại dương. Một chương trình xây dựng các lực lượng hải quân đã được phê duyệt và thực hiện trong vòng 50 năm.
    
Trong giai đoạn đầu (đến 2020-2025.) dự kiến xây dựng các tàu mặt nước và tàu ngầm mới các loại. Trung Quốc hiện đang có kế hoạch xây dựng các nhóm lực lượng Hải quân (các binh đoàn tác chiến) và họ nỗ lực tạo cho chúng khả năng thực hiện các hoạt động tác chiến trong giới hạn các chuỗi đảo sau: quần đảo Kuril, đảo Hokkaido, đảo Nampo, Mariana, Caroline và đảo New Guinea, bao gồm vùng biển Nhật Bản và biển Philippines, cũng như vùng biển quần đảo Indonesia. Trước lực lượng hải quân Trung Quốc trong giai đoạn hiện tại có các nhiệm vụ khác mà trước đây chưa được đưa lên hàng đầu - đảm bảo lợi ích quốc gia trên biển gắn liền với sự khai thác tài nguyên thiên nhiên của đại dương và an toàn cho tàu thuyền lưu thông. Một đội tàu mạnh mẽ và hiện đại trong trung hạn, sẽ cho phép Trung Quốc gây áp lực chính trị đối với các nước đang là các bên tham gia vào tranh chấp lãnh thổ tại các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Giai đoạn thứ hai (2050), giới lãnh đạo quân sự và chính trị Trung Quốc có kế hoạch thành lập một hạm đội đại dương có khả năng phá vỡ "rào cản đảo" chạy dọc theo bờ biển của nó, và vươn ra không gian đại dương đến đảo Guam.

Với mục đích đó, năm 1999 họ đã khởi công thiết kế tàu của tàu sân bay của mình (đề án 9935) tại Nhà máy đóng tàu Thượng Hải, bắt đầu xây dựng một lớp mới các tàu cho hải quân Trung Quốc - các tàu tuần dương, đóng một loạt các tàu khu trục trang bị vũ khí tên lửa có điều khiển. Họ đóng mới các tàu mẹ đổ bộ thế hệ mới, số lượng khoảng 10 chiếc. Một vị trí quan trọng trong chương trình này được dành cho tàu ngầm.

Đầu những năm 90 với $ 28 triệu (với giá "tiêu chuẩn" phải một vài tỷ USD), tức là, về cơ bản miễn phí, Trung Quốc đã mua được ở Ukraine tuần dương hạm chở máy bay "Varyag" của Liên Xô chưa hoàn thành, con tàu đó sẽ sớm được trình diện trong thành phần của Hải quân Trung Quốc dưới cái tên "Shi Liang". Khi mua, người ta nói rằng con tàu sẽ được chuyển đổi thành một sòng bạc nổi. Ukraine đã bán cho Trung Quốc nguyên mẫu cường kích trên hạm Su-33 của Nga. Nước Nga từng từ chối bán loại máy bay đó cho Trung Quốc, vì sợ nó bị làm nhái. Nhưng ở Trung Quốc, nguyên mẫu này  được  "nhân bản" từ nguồn Ucraina.

Ngày nay, Hải quân QGPND Trung Quốc bao gồm: 5 tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo, 8 tàu ngầm hạt nhân đa chức năng, 60 tàu ngầm diesel, 28 khu trục hạm, 52 tàu hộ vệ, 83 tàu tên lửa cao tốc, 77 tàu tuần tra. 22 tàu quét mìn, 84 tàu đổ bộ. Theo số lượng tàu ngầm tuần dương hạt nhân và tàu ngầm hạt nhân, Hải quân Trung Quốc đứng thứ ba trên thế giới (sau Mỹ và Nga), theo số lượng tàu ngầm diesel, tàu khu trục, tàu hộ vệ, tàu cao tốc tên lửa, tàu đổ bộ - họ chiếm vị trí dẫn đầu trên thế giới.

Cơ cấu tổ chức của Hải quân Trung Quốc bao gồm các lực lượng tàu mặt nước và tàu ngầm, không quân hải quân, lính thủy đánh bộ và bộ đội bảo vệ bờ biển. Về hoạt động tác chiến chia thành: các  hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải, phân hạm đội tàu sông Amur, phân hạm đội đào tạo Bột Hải. Ngoài ba hạm đội, lãnh đạo Trung Quốc đang xem xét sự hình thành hạm đội thứ tư, có khả năng hoạt động trên đại dương ở quy mô lớn, vượt ngoài các giới hạn khu vực hoạt động gần bờ biển của các hạm đội.
    
Từ năm 1992 đến năm 2000. Trung Quốc đã cung cấp hỗ trợ tài chính cho Pakistan trong việc xây dựng cảng Gwadar và căn cứ hải quân tại Ormara (240 km về phía Tây Karachi), với khả năng làm chỗ cho các tàu hải quân Trung Quốc trú đóng, và là nơi đặt trạm chặn bắt thông tin vô tuyến điện.




.........
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Tám, 2011, 08:28:28 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #411 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2011, 09:27:02 am »

(tiếp)

Việc Trung Quốc tham gia xây dựng cảng nước sâu "Gwadar" trên bờ biển phía tây nam Pakistan đã thu hút chú ý của giới truyền thông thế giới đến vị trí chiến lược của cảng: nó nằm cách biên giới Iran khoảng 70 km và cách phía đông  eo biển Hormuz 400 km, trên tuyến đường chính vận chuyển nguồn tài nguyên dầu mỏ. Người ta cho rằng điều này cho phép Trung Quốc thành lập "trạm chặn bắt tín hiệu và nghe lén thông tin" để giám sát hoạt động của hải quân Mỹ tại Vịnh Ba Tư, hoạt động của Ấn Độ trong vùng biển Ả Rập.
    
Pakistan có quan hệ đặc biệt với Trung Quốc – đó hoàn toàn là công lao của cựu Tổng thống Pervez Musharraf. Ông ta chính là người đề nghị Bắc Kinh cùng mở cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù chung - Ấn Độ. Và vì thế ông đã mang tới Bắc Kinh ý tưởng xây dựng một căn cứ gây ảnh hưởng cho Trung Quốc trên bờ biển Pakistan ở Ấn Độ Dương - cảng Gwadar. Người Trung Quốc thích ý tưởng đó, và một cảng biển hiện đại ở vị trí bến tàu đánh cá đã được xây dựng trong thời gian ngắn kỷ lục, từ năm 2002 đến 2005. Năm 2008, khối lượng hàng chu chuyển qua cảng Gwadar là 52 000 tấn, trong đó phần lớn sản lượng này đến từ dầu mỏ của Trung Quốc, mua tại Sudan và vận chuyển bằng đường biển về Trung Quốc. Trong năm 2008, Trung Quốc đã khởi công tại sân bay Gwadar 14 km đường băng, thích hợp không chỉ cho máy bay dân sự mà còn cho các máy bay quân sự sử dụng. Và cảng Gwadar cũng hoàn toàn có thể trở thành căn cứ cho Hạm đội Nam Hải của Hải quân Quân Giải phóng nhân dân  Trung Quốc, thay vì căn cứ cũ Trạm Giang (trên bán đảo Lôi Châu) không còn đủ sức chứa hạm đội Trung Quốc đang đà phát triển.

Tất cả các kế hoạch này đã bị xét lại khi người Mỹ, không hài lòng với quá nhiều sự độc lập của ông Musharraf và định hướng thân Trung Quốc của ông ta, ép buộc ông phải về hưu, và đặt Asef Ali Zardari vào thế chỗ.  


Cảng biển Gwadar.

Một khi đã trở nên rõ ràng là Osama bin Laden, người mà Mỹ tìm kiếm trên những ngọn núi trong mười năm qua, thì trong những năm này lại sống tương đối thoải mái ngay gần thủ đô, tại khu vực kiểm soát của chế độ, cách một học viện quân sự chỉ khoảng một trăm mét thì  không thể nói được về bất kỳ sự hợp tác nào của Mỹ với Pakistan trong đấu tranh chống khủng bố, dù chỉ là để tuân thủ chính sách. Mỹ đã xử lý Osama một cách bí mật ngay cả với người Pakistan – những người của mình, một loại đồng minh - và các chỉ huy quân đội Pakistan đã cảnh báo một cách rõ ràng rằng những hành động quân sự tương tự tiếp theo sẽ gặp phản kháng của quân đội thường trực. Người Mỹ đang vỡ mộng với ông Zardari, người mà họ bảo trợ, và có thể là trong tương lai gần ông ta sẽ bị loại khỏi chính trường, "theo cách làm cũ kiểu Pakistan" – bằng một cuộc đảo chính quân sự. Rõ ràng, ông ta cũng hiểu - và bây giờ đã sẵn sàng cung cấp cho bất cứ ai và bất cứ điều gì vì lợi ích của mình và của hy vọng ảo tưởng về sự cứu rỗi. Người Trung Quốc, về phần mình, không vội vã - họ sẽ chờ đợi xem vấn đề kết thúc thế nào, ai sẽ nổi lên sau khi lật đổ Zardari, và sau đó bắt đầu xây dựng lại quan hệ với nhà lãnh đạo mới hùng mạnh.
 
Trung Quốc cũng tán tỉnh các quốc gia khác tại Nam Á, xây dựng các cảng container ở Chittagong (Bangladesh) và Hambantonta (Sri Lanka). Củng cố con đường ra Ấn Độ Dương, Trung Quốc đã ký kết một thỏa thuận với Sri Lanka về việc tài trợ xây dựng các khu phát triển "Hambantonta" ở mũi cực nam Sri Lanka, trong đó bao gồm một cảng container, hệ thống bunker và nhà máy lọc dầu.

Trung Quốc đang tích cực phát triển hợp tác song phương với các nước Đông Nam Á, bằng cách lợi dụng  tình hình thực tế rằng Mỹ hiện không chú ý quá nhiều đến một chiến lược quân sự tích cực cho khu vực này, bởi họ phải tập trung sức mạnh chủ yếu vào các hoạt động tại Afghanistan và Iraq. Ảnh hưởng của Mỹ ở Đông Nam Á đã vượt qua thời kỳ đỉnh điểm của nó và vẫn trên đà suy yếu, còn ảnh hưởng của Trung Quốc đang liên tục phát triển, vì vậy người Trung Quốc xuất phát từ một chiến lược bành trướng hung hăng muốn đánh bại những biểu tượng sức mạnh của Mỹ - các tàu sân bay. Tất nhiên trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ không tấn công tàu sân bay Mỹ, và cũng như trước đây, vẫn còn xa việc họ có thể thách thức quân sự trực tiếp với Mỹ. Tuy nhiên, họ có một mong muốn xây dựng trên bờ biển của họ một tiềm năng đe doạ cần thiết, đủ để ngăn người Mỹ không dám đưa tàu chiến Mỹ vào bất kỳ khi nào và nơi nào Mỹ muốn trong phạm vi giới hạn của bờ biển Trung Hoa. Khả năng ảnh hưởng trong chừng mực đến hành vi của các đối thủ là bản chất của bất kỳ cường quốc nào, chiến lược này một lần nữa chứng minh rằng Trung Quốc có kế hoạch xây dựng Đại Trung Hoa không chỉ trên đất liền mà còn cả trên biển.
  
Những người thế hệ lớn tuổi còn nhớ trong giai đoạn 1950-1960, trong tiếng Nga có một kiểu nói đùa "lời cảnh cáo cuối cùng của Trung Quốc", nghĩa là cảnh cáo người Mỹ “bằng lời” vì không có hành động nào thực hiện được do sự yếu kém của quân đội và hải quân. Trung Quốc ghi lại tất cả các hành vi (của người Mỹ) vi phạm không phận và hải phận Trung Quốc. Thông qua các kênh ngoại giao, "lời cảnh cáo" được gửi cho phía Mỹ. Số các vụ vi phạm và cảnh cáo đã lên đến 900, vì chẳng có câu trả lời nào. Bây giờ thời thế đã thay đổi, nhưng người Trung Quốc chắc còn nhớ rất rõ về nó.

Một trong những chính trị gia có ảnh hưởng nhất ở Trung Quốc, Shen Dingli, giáo sư tại trường Đại học "Phục Đán" ở Thượng Hải, nói rằng "sai lầm đối với chúng tôi (Trung Quốc) là chúng tôi từng tin rằng mình không có quyền xây dựng căn cứ quân sự ở nước ngoài". Theo ông, mối đe dọa thực sự đối với Trung Quốc không phải là khủng bố, cướp biển, mà là khả năng của các quốc gia khác ngăn chặn các tuyến đường thương mại tới Trung Quốc. "Để ngăn chặn kịch bản xấu phát triển, Trung Quốc cần không chỉ lực lượng hải quân ngoài khơi xa, mà còn cần đến các căn cứ quân sự ở nước ngoài để cắt giảm chi phí." (Bài viết "Mở rộng phạm vi hoạt động của hải quân Trung Quốc ở Ấn Độ Dương và sự cạnh tranh Ấn Độ-Trung Quốc". Harsch V.Pant.21 Tháng sáu 2010.).
   
Khi Trung Quốc trở thành một cường quốc thế giới, nó sẽ mở rộng sự hiện diện quân sự của mình trên khắp thế giới, giống như một cường quốc khác đã làm – Mỹ, mà các căn cứ của họ đang bao vây quanh Trung Quốc. Việc mở rộng nhanh chóng khả năng quân sự và hải quân Trung Quốc là một biểu hiện cổ điển cho trạng thái các cường quốc lớn. Chiến lược hải quân mới "tuyến phòng thủ trên biển từ xa" cho phép Bắc Kinh có khả năng dồn sức lực của mình vào các khu vực chính yếu trên các đại dương thế giới, bao gồm cả Ấn Độ Dương.

.........
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Tám, 2011, 11:41:38 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #412 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2011, 01:50:07 am »

(tiếp)

Robert Kaplan – Cộng tác viên chủ chốt Trung tâm soạn thảo chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ, phóng viên tạp chí “Đại Tây Dương” trong bài báo "Địa lý học sức mạnh Trung Quốc", kết luận về khát vọng của Trung Quốc: "Trung Quốc có vị trí phân bố rất có lợi trên bản đồ thế giới. Nhờ vậy, nó có khả năng quảng bá rộng rãi ảnh hưởng của mình cả trên đất liền và trên biển, từ Trung Á tới Biển “Nam Trung Hoa”, từ vùng Viễn Đông của Nga đến Ấn Độ Dương .... Trung Quốc kết hợp trong bản thân mình những dấu hiệu của một cường quốc cả trên đất liền và trên biển. Bờ biển của nó trải dài 9.000 dặm, có đủ các hải cảng tự nhiên thuận tiện phân bố trong vùng ôn đới .... Đất nước này đang trở thành một cường quốc lục địa hùng mạnh và  chính sách của các quốc gia như vậy, theo châm ngôn của Napoleon, không thể tách rời khỏi vị trí địa lý của họ"(Tạp chí Ngoại giao № -3 năm 2010).
      
Và những gì sẽ xảy ra với một người hàng xóm khác của chúng tôi (qua eo biển Dezhnev) – Hợp chủng quốc Châu Mỹ?
Hoa Kỳ hiện nay có một ưu thế tuyệt đối về vũ khí hạt nhân và thông thường hơn bất kỳ kẻ thù tiềm năng hoặc thậm chí một nhóm kẻ thù nào. Ngân sách quốc phòng của họ - và điều này diễn ra trong những điều kiện của cuộc "chiến tranh lạnh" dường như vừa mới kết thúc, vẫn vượt hẳn ngân sách quân sự của Nga như lệ thường. Họ công khai thể hiện tham vọng đạt đến ưu thế tuyệt đối không chỉ trên đất liền và trên biển, mà còn trong vũ trụ.
Năm 2002, đã có những thay đổi căn bản trong chiến lược chính trị - quân sự của Mỹ. Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush đã lập một ủy ban để chuẩn bị "xem xét lại chính sách hạt nhân". Kết luận của ủy ban và những quyết định ban hành cho chúng ta thấy những điều đáng quan tâm:
- Nước Nga mới không còn là một mối đe dọa hạt nhân nghiêm trọng cho Hoa Kỳ;
- Vũ khí hạt nhân chiến lược của Mỹ không còn là một phương tiện hiệu quả của chiến lược chính trị trong lĩnh vực an ninh của Hoa Kỳ;
- Nội dung của các lực lượng hạt nhân chiến lược đòi hỏi chi phí tài chính đáng kể, không đáp ứng với tiêu chí "hiệu quả - chi phí".
 
Sau kết luận này của ủy ban, (Mỹ) đã có quyết định giảm chi tiêu cho việc phát triển lực lượng hạt nhân chiến lược và tăng cường xây dựng vũ khí thông thường thế hệ mới. Người Mỹ rất thông minh và sáng suốt: sau khi là bên đầu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân, chắc chắn anh sẽ phải nhận đòn tấn công hạt nhân trả đũa, sẽ chịu mất mát nghiêm trọng về nhân lực, dân cư, bị ô nhiễm phóng xạ khu vực rộng lớn ...v.v. Phương án lựa chọn tốt nhất: Nam Tư, Iraq. Những cuộc chiến rất đẹp, không tiếp xúc trực tiếp, với mất mát tối thiểu về con người. Để làm điều đó, một đòn tấn công mạnh mẽ tập trung bằng một vài ngàn vũ khí tấn công có độ chính xác cao vào quốc gia bị bỏ rơi là đủ để tiêu diệt tất cả các mục tiêu quân sự và công nghiệp của nó, tiêu diệt sự ổn định chiến lược cần thiết của quốc gia đó và buộc nó phải đầu hàng.


Vị trí các tàu ngầm nguyên tử Mỹ, mà từ đó chúng giáng đòn tấn công bằng tên lửa  “Tomahawk” lên lãnh thổ Irak.

Lần đầu tiên vào năm 1991 điều đó xảy ra trong Chiến tranh vùng Vịnh, khi Hải quân Hoa Kỳ đã phóng đi 288 tên lửa "Tomahawk". "Xuất sắc hơn cả" là các kíp thủy thủ trên các tàu ngầm "Louisville", "Pittsburgh" và tuần dương hạm tên lửa "San Jacinto". Các tàu ngầm của Mỹ, phá hủy các mục tiêu quân sự và công nghiệp ở Iraq, giết chết nhiều người mà không sợ bất cứ điều gì. Không điều gì! Và đối với một sự trả đũa hạt nhân có thể có vào lãnh thổ Hoa Kỳ (chúng ta giả thiết) từ Nga và Trung Quốc, người Mỹ cần một hệ thống phòng thủ tên lửa mạnh mẽ để hoàn toàn có thể vô hiệu hóa tiềm năng vũ khí tên lửa hạt nhân của họ.

Theo các chuyên gia quân sự, giờ đây Mỹ có thể tấn công với nhịp độ phóng vài nghìn tên lửa hành trình một ngày đêm. Rất dễ dàng tưởng tượng được mối đe dọa lớn như thế nào mà vũ khí chính xác cao (của Mỹ) mang đến cho nước Nga trong quá trình chuyển đổi chưa hoàn thành sang "diện mạo mới" và sự hình thành của bốn Bộ chỉ huy chiến lược thống nhất (Объединённых стратегических командований – ОСК - OSK)) thay thế cho vị trí lịch sử trong cả các thời kỳ Đế chế Nga Hoàng, Liên Xô và LB Nga của các quân khu: OSK "Tây", OSK "Trung tâm", OSK "Nam", OSK "Đông". Để bảo vệ các khu vực công nghiệp Trung tâm, không phận bầu trời và tầng không gian vũ trụ gần trên Moskva đã thành lập Bộ Chỉ huy tác chiến chiến lược phòng thủ Không gian - Vũ trụ (Оперативно-стратегическое командование Воздушно-космической обороны - ОСК ВКО – OSK VKO). Đã thành lập ….....

Nhưng như đã biết, bất kỳ cuộc cải cách quân sự nào ở giai đoạn đầu thường kèm theo những tác dụng phụ tiêu cực liên quan đến việc phá vỡ nền nếp chỉ huy, sự thiếu kinh nghiệm và thiếu tự tin trong những người trẻ vừa được bổ nhiệm vào vị trí các tướng lĩnh và đô đốc mới, sự mất mát tính chuyên nghiệp ở các sĩ quan, mức độ chưa sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị, sự giảm kỹ năng của các quân nhân trong đội ngũ v.v. Chúng ta liệu có kịp thời gian? Một cái gì đó rất giống các sự kiện năm 1941 tại Liên Xô. Liệu lịch sử có lặp lại một lần nữa?


8 tháng 4 năm 2010 tại Prague, Tổng thống Nga và Mỹ đã ký Hiệp ước START-3 (СНВ-3). Hiệu lực của hiệp ước trước hết hạn vào tháng Mười Hai năm 2009. Theo hiệp ước mới, Nga và Mỹ cam kết trong bảy năm, giảm số lượng tên lửa và máy bay - mang vũ khí hạt nhân xuống đến các mức sau: 700 cho tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM - межконтинентальных баллистических ракет - МБР) đã triển khai, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBMs - баллистических ракет подводных лодок - БРПЛ) và máy bay ném bom hạng nặng (тяжёлых бомбардировщиков - ТБ - TB) , 800 cho cả số các bệ phóng đã triển khai và chưa triển khai của ICBM và SLBM, cũng như máy bay ném bom chiến lược hạng nặng. Số lượng tối đa các đầu đạn hạt nhân trên tất cả các tên lửa và máy bay – các phương tiện mang, được giới hạn là 1550.
    
Để tham khảo, vào năm 1991, tại thời điểm ký kết START-1, Liên Xô đã có khoảng 2.500 phương tiện mang vũ khí hạt nhân và khoảng 10.000 đầu đạn hạt nhân. Có nghĩa là, giảm so với thời Xô Viết, về phương tiện mang - 3 lần, đầu đạn - 7 lần.
Các cuộc đàm phán trước khi ký hiệp ước kéo dài và rất khó khăn. Phía Nga nhấn mạnh đến việc phải đưa vào hiệp ước các điều khoản để hạn chế hệ thống phòng thủ chống tên lửa (ПРО) và giới hạn sự phát triển kho vũ khí thông thường có độ chính xác cao của Mỹ. Phía Mỹ né tránh đàm phán để hạn chế hệ thống phòng thủ chống tên lửa. Tại sao? Thực tế là hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ nhằm vô hiệu hóa hoàn toàn sức mạnh tiềm tàng của lực lượng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Nga. Hoàn cảnh đó không cho phép họ phá hủy (cắt giảm ) hệ thống phòng thủ chống tên lửa đã được xây dựng và dự kiến thiết kế triển khai tiếp trong tương lai.

 Kết quả là, hệ thống phòng thủ chống tên lửa trong văn bản của hiệp ước vẫn được đề cập, nhưng theo một cách mà cho phép cả hai bên giải thích riêng theo ý của mình. Như ta biết, trong các điều ước quốc tế không thể chấp nhận sự bao gồm các điều mục mơ hồ. Một ví dụ điển hình cho vấn đề đó - các thỏa thuận về quần đảo Kuril.
Người Mỹ không hề do dự làm cho người ta hiểu rằng điều này không đề cập đến bất kỳ  ràng buộc nào. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergey Lavrov đã phải nói rằng: "Nếu Mỹ làm điều gì .... thì Liên bang Nga cũng... ... "(một lần nữa, cảnh báo rằng Mỹ không bị ràng buộc). Đó là lý do tại sao Hoa Kỳ đã mạnh mẽ và rất nhanh chóng triển khai hệ thống phòng thủ chống tên lửa, trong tương lai có khả năng bắn hạ số tên lửa lớn hơn cả số tên lửa mà Nga có thể có được theo hiệp ước START - 3 (như trong bài ngụ ngôn quen thuộc mà mọi người đều biết, "Chú ngốc Vaska cứ lắng nghe, nhưng ăn thì...").

Tổng thống Mỹ, Barack Obama đã có những nhượng bộ bằng cách hủy bỏ quyết định của cựu tổng thống Bush triển khai các căn cứ phòng thủ chống tên lửa ở Ba Lan và Cộng hòa Séc. Nhưng "đột nhiên", Romania và Bulgaria, thông báo rằng năm 2015 sẽ bố trí những căn cứ ấy trên lãnh thổ của họ. Ba Lan cũng tuyên bố trên "danh dự" sẽ tiếp tục.
Có thể có sự hợp tác và tham gia của Nga trong một châu Âu thống nhất và hệ thống phòng thủ chống tên lửa toàn cầu được không? Có thể. Nếu đó là ý chí chính trị và ý định nghiêm túc của các nhà lãnh đạo EU và Mỹ. Tuy nhiên, đề án phòng thủ chống tên lửa chung với Mỹ trong thế kỷ 21, đã có nhiều. Vì những lý do khác nhau mà chúng đã không được đẩy đến cùng.

Tại hội nghị thượng đỉnh NATO-Nga ở Lisbon, tháng 11 năm 2010, các bên đồng ý hợp tác về phòng thủ tên lửa. Nhưng việc tạo ra một EUROPRO (hệ thống phòng thủ tên lửa thống nhất của Châu Âu) duy nhất – còn là vấn đề ở thời tương lai. Ngày 21 tháng mười một năm 2010 tại Lisbon, tại buổi họp báo tổng kết các cuộc thảo luận về các vấn đề liên quan đến sự tham gia của Nga trong việc xây dựng hệ thống phòng thủ chống tên lửa, Tổng thống Dmitry Medvedev ủng hộ ý tưởng của một hệ thống phòng thủ chống tên lửa chung, nhưng gắn nó với các điều kiện để sự tham gia được hoàn toàn cân bằng. Và ông giải thích: "... sự tham gia của chúng tôi chỉ có thể là một quan hệ đối tác, mà không thể có hình thức nào khác, tham gia để làm vì, tham gia chỉ để cho có hình thức là không thể được. Hoặc là chúng ta tham gia với toàn bộ giá trị ta có, chia sẻ thông tin, có trách nhiệm giải quyết các vấn đề khác nhau, hoặc không tham gia tất cả, khi đó vì những lý do hiển nhiên, chúng tôi sẽ bị buộc phải tự bảo vệ mình".

Giữa Nga, EU và Mỹ có thể đi đến một giai đoạn hợp tác mới, nhưng những trở ngại và mâu thuẫn ở đây còn nhiều. Trước tiên, bạn cần phải đi đến một sự đồng thuận về việc liệu có thể coi là một mối đe dọa với Nga các tên lửa hạt nhân từ Iran và Bắc Triều Tiên và các nước khác hay không. Và nếu không có sự minh bạch, sẽ không thể có câu trả lời rõ ràng cho vấn đề này; khi đó toàn bộ lập luận về sự không có mối đe dọa tên lửa hạt nhân đối với Nga và sự không thích hợp nếu để cho Nga tham gia vào hệ thống phòng thủ chống tên lửa chung là một lập luận sai lầm và hời hợt.

Đối với Nga, cho đến nay mối quan tâm lớn nhất là hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ đặt căn cứ trên đất liền GBI (Ground Based Interceptor). Nó bao gồm một hệ thống tên lửa-đánh chặn GBI-3 giai đoạn, mà tiêu biểu là phương tiện mang – tên lửa thương mại đã được hiện đại hóa "Orion". Xét về khả năng chiến đấu GBI-3 giai đoạn là các tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng vượt qua hệ thống chống tên lửa để bắn trúng các mục tiêu trên mặt đất ở khoảng cách đến 4.800 km. Trong trường hợp triển khai các tên lửa đánh chặn GBI theo giai đoạn của Mỹ gần biên giới Nga (như tại Romania hay Thổ Nhĩ Kỳ, các nước SNG), tình hình đa phần sẽ giống như cuộc khủng hoảng Caribbean. Chỉ có bây giờ mối đe dọa của đòn tấn công gần như tức thời không phải treo lơ lửng trên đầu Washington mà là trên đầu Moskva.
    
Nhiều câu hỏi hiện nay vẫn còn để ngỏ sau khi xảy ra cú va chạm toàn thể đầu tiên trong lịch sử của vệ tinh Iridium 33 còn hoạt động tốt của người Mỹ, do Lầu Năm Góc điều khiển, với vệ tinh "Kosmos-2251", thuộc Lực lượng Không gian Nga ngày 10 Tháng Hai năm 2009 trên phần phía bắc Siberia tại độ cao khoảng 800 km. Kết quả là, cả hai đều đã bị phá hủy. Nhiều khả năng, Mỹ đã thử nghiệm thông qua hệ thống phòng thủ không gian, nhằm mục đích xác định vệ tinh quân sự của đối thủ trong một tình huống phức tạp, tại khoảng không gian vũ trụ gần trái đất và nhanh chóng tiêu diệt nó bằng một vệ tinh-sát thủ cảm tử.


.........
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tám, 2011, 01:45:18 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #413 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2011, 03:27:36 pm »

(tiếp)

Trong hiệp ước START-3 đã được ký kết, vũ khí bị cắt giảm không bao gồm các tên lửa hành trình đặt căn cứ trong không gian và trên biển. Cụ thể, chính chúng hiện tại đang có trong biên chế vũ khí hạt nhân và phi hạt nhân và tạo nên lực lượng tấn công chính của quân đội Hoa Kỳ. Bằng các tên lửa hành trình đặt căn cứ trên biển mang đầu đạn thông thường phóng đi trong cuộc chiến tranh 78 ngày "không tiếp xúc", nghĩa là không có sự xâm nhập của quân đội vào lãnh thổ quốc gia mình, mà Nam Tư, nước sở hữu một trong những đội quân mạnh nhất ở châu Âu đã bị đánh quỵ.
Các vấn đề của Nam Tư và Iraq được quyết định không bởi vũ khí hạt nhân mà bởi vũ khí thông thường. Và đóng vai trò có tầm quan trọng quyết định trong các chiến dịch đó chính là tên lửa hành trình và bom ném từ máy bay có độ chính xác cao. Đó là lý do tại sao người Mỹ quyết định giảm chi tiêu cho bảo trì và phát triển lực lượng hạt nhân chiến lược và tăng chi tiêu cho việc phát triển vũ khí thông thường thế hệ mới. Tất cả đều phù hợp một cách logic với học thuyết quân sự mới của Hoa Kỳ. Và song song với nó, họ nói một cách đẹp đẽ và đầy cảm hứng về một "thế giới phi hạt nhân phổ quát".
Trong tài liệu chính yếu “Chiến lược biển của Hoa Kỳ trong thế kỷ 21", người Mỹ sẽ tạo ra một hạm đội thống trị vô giới hạn trên các Đại dương Thế giới, hạm đội của sự "hiện diện""can thiệp" và họ xác định khá rõ ràng như sau: "Mục đích của Lực lượng Hải quân là để tác động gây ảnh hưởng, trực tiếp và quyết định vào các sự kiện trên bờ từ phía biển – vào bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào ". ... ...
    
Để thực hiện chiến lược này sẽ xây dựng các tàu chiến mới và tên lửa mới, các hệ thống mới để phát hiện và theo dõi các đối tượng chuyển động trên mặt nước, dưới mặt nước, trên bầu trời và trong không gian vũ trụ.

Theo chương trình "Sức mạnh trên biển -21" này, đã được thông qua cùng năm 2002, Mỹ có kế hoạch đến trước 2020 có trong biên chế Hải quân 313 tàu chiến và tàu hậu cần hỗ trợ. Bao gồm trong đó là 251 tàu chiến đấu, trong đó có 14 SSBN, 4 SSGN, 48 tàu ngầm nguyên tử mang vũ khí ngư lôi, 11 tàu sân bay, 174 tàu mặt nước..... Chương trình được liên tục điều chỉnh theo hướng phát triển thành phần trên biển của hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Hoa Kỳ)
. Kết luận thì người đọc sẽ độc lập rút ra cho mình, có tính đến các thành phần hiện tại của Hải quân Nga.

Hoàn toàn mới gần đây thôi, 20 - 25 năm về trước, chúng tôi đã thiết lập được cân bằng quân sự với Mỹ (sự bình đẳng của các nước hoặc nhóm nước trên phương diện lực lượng vũ trang và vũ khí). Còn ngày nay, "họ" đang có gì và chúng tôi có gì?
          
Hôm nay và trong tương lai Mỹ dự kiến duy trì mức độ số lượng và chất lượng của lực lượng hải quân của mình trong phạm vi đảm bảo "bảo vệ được các lợi ích quốc gia trong điều kiện các mối đe dọa hiện có và sẽ có trong viễn cảnh không xa".

Thành phần chiến đấu của Hải quân Hoa Kỳ: tàu sân bay - 11 chiếc, tuần dương hạm mang vũ khí tên lửa có điều khiển - 22 chiếc, khu trục hạm mang vũ khí tên lửa có điều khiển - 60 chiếc, tàu ngầm hạt nhân đa năng - 60 chiếc. Đang đóng mới hai tàu sân bay tấn công thuộc thế hệ mới chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp "Gerald Ford". Tổng cộng, đã lên kế hoạch đóng mười tàu lớp này, và sẽ thay thế dần các tàu sân bay lỗi thời lớp "Nimitz" và "Enterprise” đang trong biên chế Hải quân Hoa Kỳ. Tính đến các kế hoạch của Lầu Năm Góc thay thế "Tomahawk" bằng tên lửa mới có tầm hoạt động đến 2500 - 2800 km đang được thực hiện mạnh mẽ, ở Nga sẽ không có khu vực công nghiệp hoặc một công trình chiến lược quan trọng nào mà những tên lửa này không với tới. Mỹ đang ở trên ngưỡng đạt đến sự thống trị toàn thế giới và tạo ra một “siêu đế chế” trên thế giới, mà toàn thể thế giới sẽ phụ thuộc vào nó.

Tomahawk - tên lửa hành trình đa mục đích tầm xa, tốc độ cận âm, có độ chính xác cao của Mỹ, đảm nhiệm cả nhiệm vụ chiến lược và chiến thuật. Nó nằm trong trang bị vũ khí trên các tàu chiến mặt nước và tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ, cũng là vũ khí trang bị cho không quân, từng được sử dụng trong tất cả các cuộc xung đột quân sự lớn có sự tham gia của Hoa Kỳ.
BGM-109 Tomahawk đã được phát triển trong một số biến thể, bao gồm:
• tên lửa phóng từ phương tiện mang trên biển SLCM
• tên lửa phóng từ phương tiện mang trên đất liền GLCM
• tên lửa phóng từ phương tiện mang trên không MRASM
Hiệu quả sử dụng đạt được:
• khả năng bị hiển thị thấp (sử dụng các lớp phủ hấp thụ sóng radar)
• độ cao hành trình bay thấp (nằm trong vùng chết của rất nhiều phương tiện phát hiện thuộc hệ thống phòng không
• độ chính xác cao
• độ tin cậy cao (đã được xác nhận trên thực tế chiến trường tại Nam Tư và Iraq)
• giá thành thấp (so với tên lửa đạn đạo)
• chi phí duy trì trong trạng thái chiến đấu thấp
• Không nằm trong số vũ khí chịu tác động của thỏa thuận đang thực thi về vũ khí chiến lược.
Độ cao bay tối thiểu : 30 m
Tầm bắn tối đa: gần 2.500 km.
Độ chính xác: 100 m
Tốc độ 880 km / h (cận âm, M = 0,7)
.

Tên lửa này được dẫn bắn tới mục tiêu dựa theo bản đồ địa hình khu vực. Trong bộ nhớ máy tính trên thân đạn, người ta nạp vào bản đồ địa hình khu vực sẽ diễn ra hành trình bay của tên lửa tới mục tiêu. Trong quá trình bay, tên lửa sẽ quét khu vực sao cho phù hợp với bản đồ, và điều chỉnh vị trí của nó trong không gian theo quỹ đạo tính toán. Tất cả các biến thể tên lửa đã phóng đi cho đến năm 1991, được dẫn đường tới mục tiêu đều dựa vào địa hình khu vực. Sau "Bão táp sa mạc", tên lửa "Tomahawk" đã có một chút sửa đổi. Trong quá trình diễn biến chiến dịch "Con cáo trên sa mạc", các vệ tinh đã dẫn đường cho tên lửa tới mục tiêu. Kết hợp cùng với vệ tinh, "Tomahawk" đã trở thành một vũ khí gần như hoàn hảo.

Bán kính đạt tới các vùng lãnh thổ Liên bang Nga của các tên lửa hành trình phóng từ trên biển với vật mang là các tàu ngầm nguyên tử Hải quân Mỹ tuần tiễu trong các khu vực tác chiến phía đông và phía bắc.





.......
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tám, 2011, 10:48:23 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #414 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2011, 01:21:18 am »

(tiếp)

Chắc chắn, mối đe dọa của cuộc tấn công tên lửa "Tomahawk" trên lãnh thổ nước Nga là có thật. Nhưng cần xét những điều kiện như sau: Thứ nhất, hãy tính đến tầm bay của "Tomahawk" phóng từ trên biển (1.600 km nếu không trang bị đầu đạn hạt nhân) là không đủ để đánh trúng nhiều khu vực triển khai các tên lửa đạn đạo ở sâu trong đất Nga, và nếu tính cả đến tốc độ 880 km / h - chuyến bay của tên lửa đến những mục tiêu thuộc bán kính đạt tới của nó sẽ mất 2 giờ, quá đủ để tiêu diệt nó bằng các phương tiện phòng không hiện đại.

Thứ hai, để tiêu diệt tất cả các phương tiện mang vũ khí hạt nhân của Nga (489 tên lửa, bao gồm cả số trên bệ phóng di động), 230 máy bay ném bom Tu-160, Tu-95 và Tu-22, 11 tàu ngầm chiến lược cần một số lượng tương tự đạn "Tomahawk" ngay cả nếu chúng ta coi tiêu thụ 1 tên lửa – cho 1 mục tiêu, cộng với một số lượng có thể đối chiếu so sánh được của các tên lửa tiêu tốn vào việc phá vỡ hệ thống phòng không. Các tổ hợp phòng không S-300 (2100 bệ phóng) có thể phá hủy tên lửa hành trình "Tomahawk". Nhưng điều này – chỉ khi tốc độ của "Tomahawks" là cận âm. Còn nếu tốc độ là như nhau hoặc lớn hơn như tên lửa "Moskit" của chúng tôi thì sao? Hãy để chúng ta đơn giản hóa rằng phương tiện mang - "Tomahawk", mà phải có ít nhất 1500 đạn sẽ được đặt gần với biên giới nước Nga, sẵn sàng cho cuộc tấn công tên lửa đồng thời. Vấn đề cho rằng các lực lượng Nga sẽ không thể phát hiện chúng, và khi phát hiện được cũng không thể liên tục theo dõi chúng là một giả định còn có điểm đáng ngờ. Tất cả các vật mang này phải được kịp thời phát hiện và tiêu diệt bằng các tổ hợp chống tên lửa S-300 và S-400. Trong quá trình chuyển đổi Các Lực lượng Vũ trang của chúng ta sang "diện mạo mới", làm được điều đó là vô cùng khó khăn, nhưng cần thiết phải làm.     

Chúng ta không thể bỏ qua thực tế là người Mỹ có thể hoàn thành trong tương lai việc phát triển tên lửa hành trình "siêu siêu thanh" có thể bay ở tốc độ Mach 6 trên khoảng cách hơn 600 km. Tên lửa này khác với tất cả các quỹ đạo dốc tương tự, bởi quỹ đạo gần như thẳng đứng của nó (90 độ) đi tới mục tiêu từ độ cao vài chục km.         

Mục tiêu chính của những tên lửa này – các tổ hợp phòng không và chống tên lửa "S-300" và "S-400" của chúng tôi mà hiện vẫn còn là các tổ hợp tốt nhất trên thế giới, cũng như các tổ hợp "Topol" không được bảo vệ, có thể nhìn thấy rất rõ từ không gian vũ trụ, có thể bị một tên lửa như vậy đánh bại bởi động năng rất lớn của phần đầu tên lửa thậm chí không cần lắp đầu đạn tác chiến. Tầm bay xa của tên lửa còn thấp, nhưng điều đó là trong khi mà ....

Cũng nên tính rằng Mỹ chỉ có thể tấn công trong điều kiện của cuộc khủng hoảng quy mô lớn, bởi vì vẫn tồn tại một nguy cơ một số tên lửa hạt nhân sẽ không bị phá hủy và sẽ được tung ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Do đó, lực lượng của chúng ta có thể thực hiện đòn trả đũa. Trong thời kỳ bị đe dọa và khi phát hiện các tàu sân bay Mỹ tiến đến các khu vực có thể phóng hàng loạt các tên lửa hành trình vào lãnh thổ Nga, giả thiết rằng các lực lượng hạt nhân Nga sẽ không được báo động sẵn sàng chiến đấu, và các tàu ngầm và bệ phóng tên lửa di động sẽ ở tại các địa điểm trú đóng, cũng có thể coi là đáng nghi ngờ.

Chúng ta sẽ có thể bảo vệ mình bằng những gì, nếu các cơ sở quân sự của chúng ta, các trung tâm hành chính và công nghiệp của chúng ta bị tấn công bởi 1500-10 000 tên lửa hành trình (như dự tính trong các kế hoạch của người Mỹ)? Sẽ là sai lầm sâu sắc cho những ai tự an ủi mình bằng ý nghĩ Mỹ sẽ không bao giờ tấn công chúng ta - tại sao họ phải làm vậy? Bởi chính kế hoạch tấn công hạt nhân chống lại Liên Xô trong những năm 50 của thế kỷ trước cũng "được cho là thần thoại". Có, nó đã không xảy ra chỉ vì họ chắc chắn sẽ phải nhận đòn tấn công trả đũa.     

Trong thời đại "chiến tranh lạnh", giám đốc CIA Mỹ Allen Dulles, đã trình bày một kế hoạch tiêu diệt Liên Xô bằng phương pháp tuyên truyền nhằm ly khai các nhóm dân tộc và các nhóm xã hội, gây mất mát các giá trị truyền thống, các giá trị luân lý, làm suy đồi đạo đức trong dân cư của đất nước ta v.v. Vâng, khi đó dường như điều này là không thể làm được đối với thế hệ lớn tuổi. Nhưng điều gì đã xảy ra vậy! Bạn có thể tranh luận dài về những điều phát biểu của bà Albright - Ngoại trưởng Hoa Kỳ (1997-2001), rằng việc duy nhất nước Nga sở hữu Siberia là "không công bằng" và Siberia cần được đặt dưới sự kiểm soát quốc tế. Điều này trích từ cuộc phỏng vấn với Alexei Pushkov trên đài phát thanh "Tiếng nói Moskva". Và nếu nó được đặc biệt truyền đi trên các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm thử phản ứng sức mạnh của công luận tại Nga?

Đã có một chục kế hoạch được chuẩn bị, tạo lý do cho cuộc xâm lược quân sự vào lãnh thổ chúng ta. Ví dụ:
1 - Nga sử dụng vũ lực quân sự chống lại các nước láng giềng;
2 – Nạn ăn cắp vũ khí hạt nhân Nga của những kẻ khủng bố ;
3 - Nội chiến ở Nga và việc sử dụng trong quá trình nội chiến các vũ khí hủy diệt hàng loạt;
4 – Sự thảm sát các sắc tộc thiểu số ở miền nam Nga;
5 - Nội chiến, gây nguy hiểm cho sự an toàn của đường ống dẫn dầu Caspian qua đó dầu được bơm sang phương Tây; 6 - Thảm họa môi trường quy mô lớn (ví dụ, tại nhà máy điện hạt nhân); 7 – Sự chuyển giao thiết bị quân sự và công nghệ tiên tiến từ Nga vào tay của các "chế độ hung tàn" và các nhóm khủng bố v.v.
     
Kịch bản đã viết xong. Lực lượng để tung đòn tấn công ồ ạt đã được chuẩn bị (đóng các tàu mới, bao gồm các tàu đổ bộ lớn, chế tạo các phương tiện bay mới, những ý tưởng khoa học và quân sự  đề ra nhu cầu và đang được thực hiện, các tên lửa "Tomahawks" đã được hoàn thiện đi ra khỏi dây chuyền lắp ráp, "như những thỏi xúc xích" (hãy nhớ lại sự đe doạ của Nikita Khrushchev  về "những xúc xích quân sự của chúng tôi?". Chỉ có điều bây giờ băng chuyền đang làm việc cho "chúng"). Phải chờ, chọn thời gian, chọn các đồng minh, chuẩn bị dư luận .... và quyết định các Iraq, Nam Tư, Libya "mới" và v.v. Liệu tư tưởng lành mạnh sẽ giành chiến thắng? Hy vọng là có....

Mối nguy hiểm lớn nhất đối với chúng ta ngày nay - những tên lửa "Tomahawk" mới nhất. Khi cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược của mình, chúng ta đã tự bó tay mình trước cuộc xâm lược, mà trong đó chính tên lửa hành trình sẽ đóng vai trò chủ yếu. Các tổ hợp "S-300" và "S-400" tốt nhất thế giới của chúng ta sẽ không thể tiêu diệt tất cả các tên lửa hành trình của Mỹ, bởi vì, việc đầu tiên là phải có vài chục trung đoàn với hàng ngàn bệ phóng.
Thứ hai, hệ thống cảnh giới radar "đã bị rò rỉ" của chúng ta hiện nay chưa được nâng cấp các radar thế hệ mới có khả năng phát hiện mục tiêu bay thấp tại quỹ đạo có cao độ chỉ một vài mét tính từ mặt đất.
Thứ ba, đó là để chống lại các tổ hợp phòng không và phòng thủ tên lửa của chúng ta "S-300" và "S-400", đối thủ đã triển khai chương trình phát triển quy mô lớn các tên lửa siêu thanh, đi đến mục tiêu, như đã nói ở trên, bằng một quỹ đạo theo chiều thẳng đứng.

Trong trường hợp thủ tiêu lá chắn tên lửa hạt nhân của chúng ta đối với toàn thể hạm đội các tên lửa hành trình phi hạt nhân đặt trên biển, trên không và trên mặt đất, chúng ta sẽ không thể chống lại khi vẫn còn đang trong thời kỳ quá độ chuyển sang "hình thái mới". Bây giờ chúng ta chuyển sang ý kiến của Chủ tịch Hội đồng Liên bang chính sách quốc gia trên biển Đô đốc V.A.Popov - cựu Tư lệnh Hạm đội Biển Bắc (1999 -. 2002). Đây là tuyên bố của ông về vấn đề này: "Hải quân Nga sau sự sụp đổ của Liên Xô đã bị suy yếu đến mức gây ra một mối đe dọa thực sự đối với an ninh quốc gia Nga. Tăng cường áp lực quốc tế với Nga để chèn ép hoạt động hàng hải tích cực của nó, hạn chế nó truy cập đến các nguồn tài nguyên của các đại dương thế giới. Mỹ và NATO đã triển khai trên cơ sở thường trực các nhóm tàu chiến tại các khu vực mà có thể phóng một cách hiệu quả các tên lửa đạn đạo và hành trình vào lãnh thổ Nga.

.......
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tám, 2011, 11:54:41 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #415 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2011, 08:56:59 pm »

(tiếp)

Nhiệm vụ đặt ra cho Hải quân Nga có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia của Nga trên biển, nhưng bây giờ trong thành phần hạm đội hầu như không có các tàu chiến mới tại tất cả các lớp tàu cơ bản.
     
Nga đang tụt hậu sau các nước khác trong tất cả các khuynh hướng có thể. Sức mạnh trên biển Baltic của Nga nhỏ hơn 2 lần so với Thụy Điển và Phần Lan, 3-4 lần so với Đức. Các lực lượng hải quân của Pháp và Anh mạnh hơn Nga từ 5-6 lần, còn hạm đội Mỹ - gấp 20 đến 30 lần. Tại Viễn Đông các tàu mặt nước của chúng ta ít hơn ba lần so với Nhật Bản"
(Chính sách mới. Đô đốc V.Popov: Hải quân Nga đang mất dần vị thế. 27.11.2009.).

Biết đọc ta có thể so sánh chỉ tiêu phát triển của Hải quân Nga và Hải quân Hoa Kỳ và các nước khác nếu vẫn còn muốn biết. Hãy đọc, so sánh, tự rút ra kết luận... Và dù người ta có quyền nói rằng: lại nói mãi, ông cựu quân nhân này chỉ làm tình hình thêm căng thẳng...
     
Chúng tôi chuyển sang ý kiến của một nhà khoa học Nga nổi tiếng, nhà khoa học chính trị và hoạt động xã hội, trưởng khoa Kinh tế Thế giới và chính trị quốc tế Đại học Tổng hợp quốc gia – Trường Cao cấp Kinh tế, thành viên Hội đồng trực thuộc Tổng thống LB Nga về khuyến khích phát triển các tổ chức xã hội dân sự và nhân quyền, thành viên Hội đồng hoạt động xã hội trực thuộc Bộ Quốc phòng LB Nga S. Karaganov: "Chúng ta không có chiến lược tại châu Á. Chúng ta không có hiểu biết về châu Á. Chúng tôi không hiểu rằng ở châu Á đang hình thành trung tâm kinh tế và công nghệ mới của thế giới. Nó đã tồn tại ở Singapore và Thượng Hải, Nhật Bản và Hàn Quốc .... Và sau 5 - 10 năm nữa, chính công nghệ hiện đại đi từ đó ra, mà không phải từ phương Tây. Chúng tôi thậm chí không muốn hiểu. Trong trường hợp tốt nhất, ta phải thừa nhận rằng tại đó có sự tăng trưởng đang thực sự diễn ra ở châu Á.
Thế giới thay đổi nhanh chóng. Và chúng ta thường không có bất kỳ phản ứng với những gì đang xảy ra kể cả trong số "phản động" hay trong số "cấp tiến". Thiếu hẳn nhận thức về những gì đang diễn ra trên thế giới"
. Nói về việc trên thực tế trung tâm phát triển kinh tế thế giới đã chuyển sang châu Á, Karaganov tiếp tục:
".... Châu Á không chỉ đơn thuần là tăng trưởng kinh tế, mà đó là sự tăng trưởng kinh tế và công nghệ như điên cuồng. Còn nước Nga lại bỏ qua tất cả. Đây là một sai lầm rất lớn của chúng ta, nguồn tài nguyên chưa được khai thác của chúng ta cũng rất lớn ... Mỹ đang dồn toàn thể đến châu Á. Và chúng tôi - đất nước có một nửa diện tích nằm ở châu Á - hầu như không xem xét điều đó, hoặc xem xét một cách dè dặt""(“Chiến lược chính trị - với châu Âu, Chiến lược kinh tế  - với châu Á".S.Karaganov. VPK, № 25 , 30.06.2010). Tất cả điều này giống hệt chính sách của Nga ở vùng Viễn Đông vào cuối thế kỷ 19 .... Bạn có hiểu vấn đề này của ngày hôm qua và ngày hôm nay của các nhà lãnh đạo nước ta không?

"Nhà cải cách Stolypin" không ở tại Viễn Đông, nhưng ông đã làm không biết bao nhiêu điều cho sự phát triển của khu vực ... tôi đã được chứng kiến những biến đổi như vậy khi phục vụ trong sư đoàn tàu ngầm số 29 ở vịnh Vladimir (nơi ngày 17 tháng 5 năm 1905 tuần dương hạm "Izumrud" bị chìm sau trận Tsushima). Khi kiểm tra các công trình phòng thủ trên bộ tại vịnh Vladimir xây dựng vào đầu thế kỷ 20 và trước khi nổ ra Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1941 - 1945), tôi đã đến tận nơi các làng quê "Stolypin": các làng Veseliorny Yar người nhập cư Nga thành lập năm 1907, làng "Kreshchatyk" người nhập cư từ Ukraina lập năm 1909, làng Moldavanovka do người di cư từ Moldova thành lập năm 1909.. ; Nhà máy Liên hợp Khai thác mỏ và làm giàu quặng Khrustalnensky tại cảng Kavalerovo, được xây dựng vào năm 1940, và những công trình khác ... hãy tìm trên bản đồ Ukraine, Kiev, Khreshchatyk và ... vịnh Vladimir thuộc huyện Olginsky, khu Primorye. Xa xôi làm sao! Tuy nhiên, người nông dân đã tin tưởng Stolypin mà đi đến "tận cùng trái đất", thu xếp nơi ăn chốn ở, rồi đã xuất hiện những cánh đồng đất canh tác được cày ải, có tổ ong, có làng Nga. Nhưng "nhà cải cách - Stolypin" đã không thành và sự di cư quy mô lớn đã dừng lại, chấm dứt cả hỗ trợ chính phủ cho những người chuyển cư "Stolypin". Chỉ còn có "Stolypin wagon" - một chiếc xe đường sắt thiết kế đặc biệt để vận chuyển người và vật nuôi, được sử dụng trong Thế chiến I và Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
 
Điều gì ngày hôm nay ngăn cản việc áp dụng các quy tắc đó để làm cho tình hình quốc phòng, kinh tế, và nhân khẩu học vùng Viễn Đông thay đổi nhanh chóng theo hướng tốt hơn? Đâu là chiến lược dài hạn tích hợp để đầu tư phát triển khu vực Viễn Đông được chờ đợi đã lâu, mà người ta đã thảo luận rất nhiều ở cấp độ quốc gia cao nhất? Trong khi đó, chúng ta đang thấy một sự chuyển cư dân số Trung Quốc trên quy mô lớn cùng với sự nhập tịch hầu như không được kiểm soát vào lãnh thổ Nga. Chúng ta đang thấy như trước kia, người ta đang làm chủ thế nào, làm chủ theo một nhịp độ nào, các đại diện của một quốc tịch đang làm chủ vùng Viễn Đông, những người cần cho nhu cầu thị trường của nền kinh tế khu vực Viễn Đông của chúng ta ...

Những người đứng đầu quốc gia đã từng đến và ở vùng Viễn Đông này : cả Nicholas Romanov - vị hoàng đế tương lai của đế chế Nga (1891), cả Nikita Khrushchev - người đứng đầu Đảng và Nhà nước Liên Xô (1954, 1959), cả Leonid Brezhnev - Tổng Bí thư UB Trung ương ĐCS Liên Xô ( 1966, 1974.. và 1978). Những hướng dẫn phát triển vùng Viễn Đông đã được ban ra. Kinh phí được phân bổ. Các khu vực đã thực sự phát triển, nhưng không nhanh ....
     
2 tháng 7 năm 2010 Tổng thống Nga Dmitry Medvedev trong chuyến đi làm việc của mình đến Viễn Đông, tại Khabarovsk ông đã chỉ thị và khuyến khích các nhà lãnh đạo vùng hãy tích hợp Viễn Đông với các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương, "....không chỉ là trung tâm phát triển kinh tế toàn cầu di chuyển về đây, mà trên nhiều vấn đề đây còn là trung tâm tương tác chính trị". Sau đó ông giải thích làm thế nào để hợp tác: "Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực có tiềm năng công nghệ và đầu tư rất lớn. Trong trường hợp này họ không có đủ năng lượng, thường thiếu các nguồn tài nguyên .... khu vực phía đông của chúng ta có thể cung cấp cho họ những thứ cực kỳ cần thiết cho sự phát triển nội bộ của họ" Theo Dmitry Medvedev, cần thiết phải "sử dụng kinh nghiệm của các nước láng giềng để thiết lập một môi trường đầu tư thuận lợi và tạo ra các đặc khu kinh tế." Một sự hướng dẫn và mong muốn khiêm tốn…..Những  chỉ dẫn được nói ra từ những người đứng đầu quốc gia, các kế hoạch đã được phê duyệt ở cấp nhà nước và luôn được kiểm soát chặt chẽ. Bây giờ có điều đó hay không?....
     
Chính phủ đã được giao trách nhiệm đến cuối năm, cho ra một chương trình toàn diện về phát triển Đông Siberia, Viễn Đông và một chương trình hành động dài hạn nhằm tăng cường vị thế của Nga trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
     
19 tháng ba năm 2011 Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã tổ chức một hội nghị chính phủ trong chuyến đi tại Sakhalin, trong đó xem xét một chương trình tăng tốc phát triển kinh tế vùng Viễn Đông. "Việc thiếu các chiến lược rõ ràng của chính phủ cho sự phát triển vùng Viễn Đông và khu vực Baikal tạo ra nguy cơ biến vùng lãnh thổ này chỉ trở thành nguồn cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương", - đó là những đề cập trong đề án Chiến lược phát triển kinh tế xã hội vùng Viễn Đông và khu vực Baikal cho đến năm 2025. Điều này hiển nhiên là thực tế không thể chối cãi cho tất cả những ai quan tâm đến chính trị. Vậy chiến lược đã thông qua chưa?

"Chính các tổ hợp năng lượng - nhiên liệu công nghệ cao mới có thể trở thành điểm tựa chủ yếu của sự phát triển khu vực, tạo sự hội nhập hiệu quả vào không gian kinh tế Nga và kinh tế toàn cầu, để loại bỏ những hạn chế về cơ sở hạ tầng hiện có trong phát triển" - V. Putin phát biểu tại cuộc họp. Và trên thực tế thì sao? Biện pháp phải như thế nào?
     
Trong mối liên hệ với các thảm kịch đã xảy ra ở Nhật Bản, và tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân, nước Nga, để thay thế cho công suất điện hạt nhân bị mất, đã sẵn sàng cung cấp cho Nhật Bản  nguồn bổ sung năng lượng đáng tin cậy: khí đốt, than đá, dầu, và lập ra sơ đồ chuyển năng lượng điện từ Sakhalin (thông qua đường cáp truyền tải đặt dưới đáy biển Nhật Bản). Sự hỗ trợ khẩn cấp thực sự cho Nhật Bản trong lĩnh vực năng lượng từ phía Nga đã được đề ra như thế.
     
Trong lịch sử, Nga có truyền thống tập trung những ưu tiên cao nhất về phía tây. Phía đông luôn luôn là thứ cấp, hướng phụ trợ. Đã đến lúc đổi lại thứ tự ưu tiên, bởi trong thế kỷ 21 chủ đề quan trọng nhất của vấn đề an ninh quốc tế sẽ mở ra về biên giới phía đông của nước Nga. Các chính trị gia đương đại Nga sẽ phải nghiên cứu kỹ tình hình địa chính trị đang phát triển ở Đông Á và soạn thảo để phê duyệt chiến lược dài hạn cải thiện vị trí của Liên bang Nga trong khu vực. Niềm trông đợi và hy vọng, như chúng ta thấy, thật lớn lao và tuyệt vời.
......
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tám, 2011, 09:03:36 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #416 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2011, 11:40:20 pm »

(tiếp)

Các bài học của quá khứ cần biết và tính đến
      
Chúng ta hãy trở lại những sự kiện bi thảm đối với hạm đội của chúng ta - tháng tư và tháng năm 1905. Đây là bản đồ của quá trình di chuyển hạm đội Thái Bình Dương số 2 từ Kronstadt vòng quanh châu Phi để  đi tới “Biển Nam Trung Hoa”. Một lần nữa chúng ta nhắc lại: hạm đội Nga đã thực hiện một chuyến đi vô cùng khó khăn hơn 16.000 dặm. Trung bình 180 dặm một ngày đêm. Sự di chuyển của hạm đội Thái Bình Dương số 2 vòng quanh Châu Phi kéo dài bảy tháng. Trên toàn bộ đường di chuyển đó không có bất kỳ một  "điểm tựa" nào hay "trạm cung cấp than" nào (PMTO ngày nay) của Nga hoặc Nga thuê nằm trên lãnh thổ một nhà nước trung lập , nơi có thể theo kế hoạch , phù hợp với các biểu đồ chất lên tàu tất cả mọi thứ cần thiết, đặc biệt là than đá , nước ngọt, chất lên (hoặc bốc dỡ) vũ khí và đạn dược, loại bỏ các thứ thừa, thiết bị không cần thiết cho chiến đấu, các bộ dây chão, giải quyết các vấn đề nhân sự, cho các hạ sỹ quan hạm đội nghỉ ngơi giải trí và v.v.

  
 
 Những kinh nghiệm đảm bảo hậu cần cho một chuyến đi như vậy  trên thế giới chưa có. Vì điều này, bộ chỉ huy Nga đã đưa vào thành phần hạm đội một số lượng lớn các tàu vận tải để cung cấp cho tàu các loại than đá, thực phẩm, thuốc và nước ngọt, và để sửa chữa chúng – có tàu công binh xưởng nổi "Kamchatka". Lần đầu tiên trong lịch sử đã tạo ra một căn cứ hậu cần nổi đảm bảo vật chất-kỹ thuật cho sự di chuyển của một đơn vị lớn của hạm đội trong không gian chiến trường trên các vùng đại dương xa xôi.
    
Có rất nhiều khó khăn trong thực hiện bốc xếp và cung cấp cho các tàu của hạm đội các loại than đá,  thiết bị kỹ thuật, thuốc men, nước uống từ 1 tháng 4 đến 1 Tháng 5 năm 1904 tại Cam Ranh, tại các vịnh Vân Phong và Dayot, mà chúng ta đã biết từ những kết luận của "Ủy ban điều tra và xác định các hoàn cảnh trận chiến Tsushima" (Xem Chương 1 Bản Tổng quan lịch sử này).
Chiều theo dư luận xã hội, Hoàng đế Nicholas II đã đồng ý gửi hạm đội số 2 đến Viễn Đông.
"Hạm đội 2 được tạo thành từ tất cả những gì có thể di chuyển được tại thời điểm đó. Để bổ sung đội ngũ các sĩ quan chỉ huy đã phải lấy cả các sỹ quan đang làm nhiệm vụ tại các vị trí trên bờ, họ đã mất liên lạc với hạm đội, chỉ biết đến nó qua những câu chuyện kể và từ những gì họ nhìn thấy, trước đó chỉ mới bơi trên các tàu buồm hơi nước: các clipper và fregat đời cũ. Bổ sung cho họ là một lớp thanh niên còn non trẻ được cho tốt nghiệp trường hải quân sớm. Các sĩ quan, qua các trường dạy về tàu bọc thép hiện đại, đã có đơn vị. Đội tàu mà một nửa tuyển dụng mới và gọi từ lực lượng dự bị, đòi hỏi phải có huấn luyện và đào tạo bổ sung, mà người ta không thể cho họ trong điều kiện của chiến dịch này, vì vậy đó là một phần nguyên nhân sự thiếu tri thức của họ.
Những chiến binh già "Navarin" và "Sysoi Veliky" lê lết trên biển, đồng thời cũng kéo lê niềm tự hào và vẻ đẹp của hạm đội Nga những năm 80 thế kỷ 19 là các tuần dương hạm hạng nhẹ già cỗi "Nakhimov", "Vladimir Monomakh" và "Dmitry Donskoy". Đô đốc Rozhestvensky nghĩ gì, khi nhìn vào hạm đội của mình, chúng ta không biết, ông đã chết, đã mang ý nghĩ cay đắng của mình xuống mộ. Nhưng ông không thể không biết sự hữu dụng nhỏ nhoi của các chiến binh già đối với trận chiến"
("Tập quán hải quân, truyền thống và nghi lễ trọng thể của Hạm đội Đế quốc Nga".M.Yu Gordenev. Moskva Kuchkovo Polie... Tái bản cuốn sách của một cựu sĩ quan Hải quân Đế quốc Nga).

Từ kết luận của Ủy ban điều tra và xác định các hoàn cảnh trận chiến Tsushima:
Theo ủy ban, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bại trận nên được tính là "sự hoàn toàn không được chuẩn bị về chính trị và chiến lược cho hoạt động trên không gian chiến trường".
      

Những lý do cho thất bại trên theo kết luận của Ủy ban điều tra:
".... thất bại chưa từng có của hạm đội Thái Bình Dương số 2 trong các trận chiến ngày 14 tháng 5 và 15 tháng 5 năm 1905, có nguyên nhân từ các hoàn cảnh sau đây:

1 - sự thiếu thốn những vật chất cơ bản nhất và thiếu sót kỹ thuật của hạm đội như đã thể hiện trong sự lỗi thời của các khẩu pháo hạm  ...., đạn pháo dùng cho hạm đội không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, số lượng đạn không đủ, thiếu luyện tập xạ kích trên các con tàu của hạm đội;
2 - .. không có bất kỳ thoả thuận quốc tế nào, có khả năng tạo thuận lợi cho sự di chuyển của các đơn vị hải quân tiếp viện đến vùng Viễn Đông;
3 -  yếu kém về vật chất của hạm đội Thái Bình Dương số 2... cơ cấuhạm đội không đáp ứng yêu cầu chiến thuật đặt ra cho hạm đội kể cả về lý thuyết và thực hành hải quân, được lập ra không dựa trên cơ sở  kế hoạch chiến thuật, mà chỉ ngẫu hứng, mang mức độ sẵn sàng của các tàu mới còn tốt để áp dụng cho các tàu cũ;
4 - lựa chọn không đúng người chỉ huy hạm đội, người tiếp nhận quyền chỉ huy mà không có niềm tin vào khả năng thành công quân sự, không chú ý đủ cần thiết cho công tác huấn luyện đào tạo cho hạm đội ... Tuyệt vọng, dựa trên .. hy vọng mù quáng váo sự thành công, chiến dịch  đột phá của hạm đội số 2 Thái Bình Dương vào Vladivostok đã kết thúc trong thảm họa. "

Những nguyên nhân khác của thất bại được Ủy ban điều tra kết luận như sau:

"1. ... Khi không có cơ sở đóng tàu trên bờ biển Thái Bình Dương, và có tính đến tất cả các tàu mới của hạm đội chúng ta được đóng ở châu Âu, trong việc chuẩn bị không gian chiến trường hoạt động vùng Viễn Đông, phải sớm có một điều ước quốc tế có thể tạo điều kiện cho đội quân tiếp viện của chúng ta di chuyển thuận lợi đến vùng Viễn Đông sau khi mở màn chiến sự. Sự cần thiết phải có thỏa thuận như vậy rõ ràng là bởi việc thiếu hoàn toàn các trạm cung ứng than hoặc các cứ điểm của nước Nga, nằm trên tuyến đường từ châu Âu đến bờ biển chúng ta ở Thái Bình Dương.

Nhưng không có kế hoạch nào cho chiến tranh với Nhật Bản tại Bộ Hải quân, cuộc chiến tranh đe dọa Nga đã từ lâu, xảy ra với hạm đội vô cùng bất ngờ'....

2. ... Lựa chọn eo biển Triều Tiên để đột phá vào Vladivostok theo quan điểm của Ủy ban là không đúng, cũng giống như thời điểm buổi sáng mà người chỉ huy hạm đội đã chọn để tiến vào eo biển này."


Mọi con đường biển khác, theo ý kiến của chỉ huy hạm đội Phó Đô đốc Z. Rozhdestvensky, trừ con đường qua eo biển Triều Tiên, sẽ yêu cầu nạp thêm than, ngoài ra sẽ làm tăng thêm những ngày đi biển. Tính đến thực tế là cả các đội thủy thủ và đội ngũ sỹ quan đã mệt mỏi vì ở quá lâu trên biển, bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc trở về căn cứ sẽ được mọi người tiếp nhận theo hướng tiêu cực, và có thể hiểu là do chỉ huy hèn nhát. Vì vậy, chỉ huy hạm đội đã quyết định đi qua eo biển Triều Tiên.
 
Vâng, thảm kịch Tsushima đã xảy ra. Nhưng, phải chăng chỉ có các thủy binh có lỗi trong thất bại này?.... Chúng ta hãy chuyển sang ý kiến của các chuyên gia – thủy thủ thuộc các cường quốc biển hàng đầu thế giới nói về các sự kiện của năm 1905.
Một đô đốc Anh trên tờ "Daily Telegraph" đã viết về cuộc hành quân của đô đốc Rozhdestvensky như sau: "Rozhestvensky dẫn dắt hạm đội của mình với một cảm giác của một người đàn ông đang đi giữa đám tang của chính mình ... Không có đô đốc Anh nào có thể thực hiện nhiệm vụ bất khả thi mà Rozhdestvensky phải gánh chịu. Đô đốc Togo không thể không thành công. bởi vì tất cả các điều kiện với ông ta là vô cùng thuận lợi.”("Tập quán hải quân, truyền thống và nghi lễ trọng thể của Hạm đội Đế quốc Nga".M.Yu. Gordenev. Moskva NXB “Kuchkovo Polie”, 2007. Tái bản cuốn sách của một cựu sĩ quan Hải quân Đế quốc Nga).

Nhà sử học Hải quân Pháp René Davelui trong tiểu luận phê bình của mình có viết: "Người Nga biểu thị sự cuồng tín, tràn đầy chất hùng vĩ, nhưng như vậy không đủ để giành chiến thắng .... Trong suốt chiến tranh, Nhật Bản đốt than đá Anh, do các tàu Anh giao tới Nhật Bản, các nguyên vật liêu mà người Nhật sử dụng, được chế tạo tại Anh và chuyển tới Nhật Bản bằng cách tích lũy dần"(Trích "Các kết luận của Ủy ban điều tra về trận chiến Tsushima "-"Tập san Hải quân". №, 8 , tháng 8 năm 1917).

......
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Tám, 2011, 09:59:28 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #417 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2011, 08:43:27 pm »

(tiếp)

    
Quân đội và hải quân Nhật Bản được vũ trang bằng các vũ khí và trang bị kỹ thuật hiện đại vào đêm trước cuộc chiến tranh Nga-Nhật Bản bởi các đồng minh trung thành của nó - Anh và Đức. Trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật Bản, Nga đã tiến hành chiến tranh với Nhật Bản một mình. Pháp, nước thực thi bảo hộ thuộc địa An Nam, có những vịnh biển thuận tiện có thể làm nơi trú chân cho các tàu Nga như Kam Rang, Vân Phong, Dayot, và chúng ta đã thấy điều này trong Chương 1, không đứng trung lập mà "ép" tàu của chúng ta ra khỏi các vịnh này, thực hiện hỗ trợ cho Nhật Bản. Và 9 năm sau, vào năm 1914, khi bắt đầu chiến tranh thế giới thứ nhất, các tàu tuần dương Nga "Ngọc Trai" và "Askold" – từng tham dự trận chiến Tsushima, lại ở trong thành phần hạm đội Đồng minh Anh-Pháp, cùng nhau chống lại các tàu biệt kích Đức ở ngay tại “Biển Nam Trung Hoa” này....
    
Cuộc tấn công ngày 7 tháng 12 năm 1941 của Hải quân Đế quốc Nhật Bản vào căn cứ Mỹ tại Trân Châu Cảng trở thành một ngày nhục nhã của nước Mỹ, ngày để tang cho những người hy sinh ....

Ngày 15 tháng 2 năm 1942 tư lệnh các lực lượng viễn chinh Anh tướng Percival mang cờ trắng đã đến Nhật Bản để thương lượng về sự đầu hàng của quân đồn trú và trao lại Singapore - niềm tự hào của nước Anh ...

23-26 tháng 10 năm 1944 xảy ra trận chiến lớn giữa các hạm đội Mỹ và Nhật Bản tại Philippines - cuộc chiến giành vịnh Leyte. Cuộc tấn công của hạm đội Nhật Bản vào khu tập kết của hạm đội 7 Mỹ bị đẩy lui với tổn thất nặng nề cho phía Nhật Bản. Trận chiến vịnh Leyte đã không kết thúc chiến tranh, nhưng xác định trước kết cục của nó. Sức mạnh Hải quân Nhật Bản sau ngày 26 tháng mười năm 1944 đã không còn tồn tại.    

Vậy là sau bốn thập niên kể từ bi kịch Tsushima của Nga, các đồng minh của Nhật Bản "mỗi người một ngả" để rồi sau thế chiến thứ hai quần tụ lại để chống Nga. Ở nước Nga, trong suốt hơn 300 năm qua, đã từng có hai đồng minh trung thành của mình – đó chính là quân đội và hải quân. Nhưng dường như nước Nga đã mất chúng. Trong nền chính trị lớn, điều này từng xảy ra .... Mâu thuẫn giữa Nga và Anh, Mỹ, Pháp, Nhật Bản và Trung Quốc (ngày nay) trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ tiếp tục và sẽ càng gay gắt, bởi vì gốc rễ của sự gay gắt đó - đại dương vĩ đại (Thái Bình Dương), và quyền kiểm soát khu vực quan trọng chiến lược này.
    
Trong hơn một trăm năm, các nhà sử học quân sự Nga và nước ngoài, các chuyên gia và các nhà chuyên môn luôn tự hỏi làm thế nào mà điều này có thể xảy ra? Kết quả là, nhiều cuộc thảo luận khoa học, nói chung, đã có thể chỉ ra các nguyên nhân phổ biến sau đây của thảm họa của Tsushima.

1. Trên bình diện của nền chính trị trong và ngoài nước – sự đánh mất khả năng điều khiển đất nước, quân đội và hải quân của các nhà lãnh đạo quốc gia và Tổng cục Hải quân, thể hiện ra trong hoạt động cực kỳ không đồng bộ lúc xảy ra trường hợp khẩn cấp (cả trước chiến tranh và trong chiến tranh) của các chính trị gia, nhà ngoại giao, nhà tài phiệt, nhà quân sự, nhà công nghiệp đóng tàu, kỹ sư pháo binh, nhà xây dựng pháo đài, các thủy thủ, các đơn vị bộ binh, các đơn vị đường sắt, cũng như các ban ngành khác nhau thuộc Cục Hải quân: nhân sự, tình báo, tham mưu, phòng chuyên trách biển Baltic, Viễn Đông, phòng huấn luyện, tác chiến v.v. Tất cả điều này đã đặc biệt dẫn đến  mức độ sẵn sàng chiến đấu thấp của quân đội và hải quân, không chuẩn bị tốt để đất nước sẵn sàng đương đầu với chiến tranh.
2. Trên bình diện tác chiến và chiến thuật – tính thiếu chủ động thể hiện bởi các đô đốc Nga, được phản ánh trong sự thiếu vắng một kế hoạch hành động cho trận chiến (và, do đó dẫn tới sự thiếu đào tạo của các chỉ huy kỳ hạm cũng như chiến hạm đối với trận chiến), thiếu sự vận động quyết đoán trong trận chiến, không linh hoạt trong đội hình chiến đấu, di chuyển ở tốc độ thấp, mất chỉ huy kiểm soát trong trận chiến v.v. Điều này liên quan chặt chẽ đến việc thiếu đào tạo đầy đủ cho các thủy binh Nga nói chung và đặc biệt là các chiến sỹ pháo hạm, vốn chưa một ngày chiến đấu.
    
Ngược lại, các kỳ hạm Nhật Bản kể từ loạt đại bác đầu tiên, đã chiếm lĩnh ngay tuyến đầu trận chiến, hành động dứt khoát, được chủ động một cách tương đối, các thủy thủ đoàn của tàu Nhật đã chiến đấu hơn một năm và có được rất nhiều kinh nghiệm tác chiến, đặc biệt, kinh nghiệm tập trung xạ kích theo nhóm, xạ kích trên khoảng cách lớn (lớn theo quan niệm thời đó). Tất cả điều này đã cho phép phía Nhật Bản đạt được mật độ tập trung hỏa lực pháo binh chưa từng thấy vào thời gian ấy.

3. Về kỹ thuật - đặc tính chiến đấu rất thấp của đạn pháo Nga, cũng như những nhược điểm của hệ giáp thép bọc ngoài các tàu chiến Nga. Việc đầu tiên thể hiện ở chỗ thiếu đạn nổ phá và đặc tính nổ, liên quan đến tỷ lệ các chất nổ nhỏ đến mức tội lỗi, sự đánh giá thấp vai trò của đạn nổ phá, giảm nhẹ sức công phá của đạn pháo, bằng các ngòi nổ "điếc". Vấn đề thứ hai làm tăng thêm sự quá tải khi đóng tàu và khi khai thác sử dụng của các tàu chiến, mặc dù việc kéo dài bắn phá các thiết giáp hạm Nga đã đẩy vấn đề quá tải và hệ thống bọc thép xuống hàng thứ hai: trong hoàn cảnh như vậy bất cứ tàu chiến nào vào thời kỳ ấy cũng sẽ bị phá hủy.
4. Về tâm lý – quân nhân hạm đội Nga được chuẩn bị về tâm lý yếu hơn so với hạm đội của đô đốc Togo. Sự không vững chắc về thể chất và mệt mỏi về tinh thần đã lộ rõ , nhất là sau khi đã biết cách dẫn dắt cả một hạm đội lớn gồm đủ các loại tàu khác nhau đến nơi chiến trận mà không có thiệt hại đáng kể nào .. Tin tức về sự đầu hàng của Port Arthur, cũng như các cuộc bạo động bắt đầu nổ ra ở Nga đã gây tác động vô cùng tiêu cực đến tinh thần chiến đấu của các thủy binh. Ý thức về sự vô nghĩa của chuyến thám hiểm, về sự cô đơn và bị bỏ rơi bao trùm lên tất cả mọi người.
    
Nhật Bản có quyền gặt hái thành quả từ sự can đảm của các thủy thủ của họ và sự khôn ngoan của các chỉ huy của họ, nhưng sau khi giành chiến thắng, Nhật Bản đã dần dần đứng lại trên con đường ấy, con đường từng dẫn nó đến chiến thắng rồi thất bại trong Thế chiến II.
    
Liên Xô, sau khi Nhật Bản đầu hàng năm 1945, đã buộc phải ở trong tình trạng chiến tranh – cuộc "chiến tranh lạnh" và đối đầu với các quốc gia mà vừa mới gần đây đã là đồng minh của nhau trong cuộc chiến chống phát xít Đức. Kinh nghiệm chiến tranh, thực tế sau chiến tranh trong việc sử dụng lực lượng hải quân dựa trên những bài học của quá khứ đã buộc lãnh đạo hạm đội, các cấp lãnh đạo quân sự và chính trị cao nhất của Liên Xô phải xây dựng một Hạm đội Hải quân mới, xuyên đại dương, trang bị vũ khí tên lửa-hạt nhân.

.....
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Tám, 2011, 12:42:38 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #418 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2011, 12:25:22 am »

(tiếp)

Tổng kết của chúng ta

Trong ánh sáng của các vấn đề nêu trên, cần lưu ý rằng trong những năm 70 của thế kỷ trước, đề nghị của  Tổng tư lệnh Hải quân Xô Viết Đô đốc hạm đội Liên bang Xô Viết S.G. Gorshkov thành lập các đơn vị hợp thành hoạt động tại các khu vực chiến lược quan trọng của các đại dương thế giới – binh đoàn tác chiến số 5 (Địa Trung Hải) trực thuộc BTTL Hải quân LX, binh đoàn tác chiến số 7 (Đại Tây Dương) thuộc hạm đội Biển Bắc, binh đoàn tác chiến số 8 (Ấn Độ Dương) trực thuộc BTTL Hải quân LX và binh đoàn tác chiến số 17 thuộc hạm đội Thái Bình Dương tại “Biển Nam Trung Hoa”, cũng như các điểm cung cấp hậu cần-kỹ thuật cho các đơn vị trên nằm xa bên ngoài đất nước mình không phải là vô lý, đề nghị đó được hỗ trợ bởi các quyết định cụ thể và hiện thực hóa trong hành động. Đó là một phản ứng hợp lý trước tình hình quân sự-chính trị phức tạp và cuộc "chiến tranh lạnh" mà phương Tây đã ép buộc cho chúng ta, và nó cũng là một minh chứng cho sự sẵn sàng của Liên Xô thách thức sự thống trị của Hoa Kỳ trên các đại dương thế giới, sự thống trị gần như không có giới hạn vào thời kỳ trước những năm 80 của thế kỷ vừa qua.

Hoạt động phục vụ chiến đấu cho đến trước những năm 80 của thế kỷ trước là rất căng thẳng và đầy thách thức trên mọi khía cạnh. Ở giai đoạn ban đầu, nhiệm vụ đó rất nặng nề chủ yếu là do sự xa xôi của các khu vực phải tuần tra, và thiếu sự hỗ trợ hậu cần thích hợp, nhưng với sự ra đời của các PMTO ở nước ngoài đã có thể làm tăng đáng kể phạm vi không gian của các chiến dịch truy tìm và các hoạt động khác của các lực lượng phục vụ chiến đấu ở vùng Đông Bắc và Tây Đại Tây Dương, Địa Trung Hải, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Căn cứ hải quân Liên Xô tại vịnh Cam Ranh vào thời điểm đó đóng một vai trò nhất định trong các kế hoạch của Hạm đội Hải quân Xô Viết vì nó cung cấp khả năng hiện diện cho các tàu chiến của chúng ta ở Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, khu vực vịnh Ba Tư và bản thân nó là một cứ điểm quan trọng, căn cứ quân sự chính trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

Các căn cứ đảm bảo vật chất-kỹ thuật trong các khu vực chiến lược quan trọng trên các đại dương thế giới những năm 70 và 80 của thế kỷ 20 theo quyết định của lãnh đạo quân sự và chính trị tối cao của Liên Xô đã được thành lập (xây dựng) tại các điểm: "Cuba (cảng Cienfuegos), CHXHCN Việt Nam (Kam Ranh) , Guinea (cảng Konakri), Angola (cảng Luanda), Ethiopia (đảo Dahlak), Somalia (cảng Berbera), Yemen (CHDCND Yemen, cảng trên đảo Sokotra), Ai Cập (vịnh Mersa Matruh), Syria (Tartous và Latakia). Ngoài ra, để đảm bảo hậu cần và sửa chữa tàu còn sử dụng các cảng Split và Tivat (Nam Tư), cảng Alexandria (Ai Cập), các cảng Tripoli, Tobruk (Libya), Bizerte và Sfax (Tunisia). "(M.S.Monakov. Tổng tư lệnh. Cuộc đời và hoạt động của Đô đốc hạm đội Xô Viết S.G.Gorshkov. NXB Kuchkovo Polie. Moskva.2008. Trang 618 - 619).
 
Đánh giá hoạt động của Hạm đội Hải quân Liên Xô trong các tình huống khủng hoảng và trong thời gian làm nhiệm vụ chiến đấu, bây giờ có thể khẳng định rằng vào cuối kỳ "chiến tranh lạnh", nó đã đảm bảo việc bảo vệ lợi ích quốc gia của đất nước và duy trì điều kiện hoạt động thuận lợi tại các khu vực chiến lược quan trọng của các đại dương thế giới, có khả năng tạo ra bầu không khí chính trị thích hợp, ngăn chặn sự bùng nổ cuộc chiến tranh tên lửa-hạt nhân bất ngờ của đối thủ tiềm tàng bằng những đòn tấn công từ phía đại dương và phía biển. Ưu thế tuyệt đối của Hoa Kỳ trên biển đã không phải là không chống lại được.

Kinh nghiệm tích lũy được vào cuối thế kỷ trước về chuyên môn-kỹ thuật và đảm bảo hậu cần cho các tàu chiến của các binh đoàn tác chiến thuộc hạm đội Hải quân Liên Xô, đối với các thế hệ thủy thủ Nga tương lai vẫn sẽ còn cần thiết. Thiếu kiến thức, thiếu sự tổng hợp khái quát, và đồng hóa các kinh nghiệm về hoạt động phục vụ chiến đấu như một hình thức sử dụng lực lượng hải quân hoạt động trong thời bình, ta sẽ phải bắt đầu từ đầu.

Hải quân Liên Xô trong những năm thập kỷ 70 - 80 thế kỷ trước đã kết thúc sự thống trị của hạm đội Mỹ trên các biển và đại dương và trở thành một thế lực thực sự để thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào đề ra cho mình. Thời kỳ đó, thời đại của S.G.Gorshkov - kỷ nguyên của hạm đội hạt nhân-tên lửa xuyên đại dương, có quyền được coi là thế kỷ vàng của hạm đội NGA.
 
Các nhà sử học, tâm lý học, các nhà phân tích vẫn chưa giải thích được tại sao thế kỷ hai mươi hải quân Nga đã tìm thấy sức mạnh trên biển của chính nó – chưa từng có trong suốt ba trăm năm ngành hàng hải quân sự quốc gia. Không có cường quốc biển nào từng có hạm đội tàu ngầm như Liên Xô đã có thời "chiến tranh lạnh" - không hề nếu tính trên số lượng tàu, không hề cả về tốc độ hành trình, về độ sâu lặn, về sức chịu đựng của các thủy thủ đoàn.

Để tổng kết, người đọc có thể quan tâm đến những dữ kiện như sau (chỉ tính lực lượng tàu ngầm).

Số lượng tàu ngầm lớn nhất - 74 tàu chiến đấu - được bàn giao vào năm 1955
(2 chiếc – đề án 611, 67 chiếc – đề án 613, 5 chiếc – đề án 615A).

Số lượng tàu ngầm hạt nhân lớn nhất - 12 chiếc - được bàn giao vào năm 1971
(6 chiếc – đề án 667A, 3 chiếc – đề án 670, 2 chiếc – đề án 671, 1 chiếc – đề án 705).

Số lượng lớn nhất các tàu ngầm, được đóng chỉ bởi một nhà máy trong một năm, -37 chiếc (đề án 613). Kỷ lục này ghi nhận cho Nhà máy đóng tàu "Krasnovo Sormovo" thành phố Gorky vào năm 1955.

Số lượng lớn nhất của tàu ngầm hạt nhân bàn giao cho Hải quân bởi một nhà máy trong 1 năm - 6 chiếc. Thành tựu này thuộc về Liên hiệp các xí nghiệp Nhà nước "Xí nghiệp liên hợp Sevmash" (năm 1969 – 5 chiếc tàu ngầm đề án 667A và 1 chiếc đề án 661, vào năm 1970 - 6 tàu ngầm đề án 667A).

Số lượng lớn nhất các tàu ngầm được đóng cho một đề án, bàn giao bởi nhà máy "Krasnovo Sormovo" - 113 chiếc thuộc đề án 613 trong các năm từ 1951-1956.

Lớp tàu ngầm có số lượng lớn nhất trong lịch sử lực lượng tàu ngầm Nga -215 chiếc tàu ngầm diesel cỡ trung của đề án 613 (Văn phòng thiết kế trung ương về thiết bị kỹ thuật biển "Rubin" - ЦКБ МТ «Рубин» - CDB ME "Rubin").

Lớp tàu ngầm diesel cỡ lớn có số lượng nhiều nhất -75 chiếc tàu ngầm diesel đề án 641 (CDB ME "Rubin").

Lớp tàu ngầm hạt nhân lớn nhất - 34 chiếc đề án 667A (tàu ngầm hạt nhân tuần dương mang nhiệm vụ chiến lược) (CDB ME "Rubin").

Lớp tàu ngầm hạt nhân lớn nhất mang tên lửa hành trình - 29 chiếc thuộc đề án 675 (CDB ME "Rubin").

Lớp tàu ngầm hạt nhân đa mục đích (trang bị ngư lôi) lớn nhất - 26 chiếc thuộc đề án 671 RTM (SPMBM "Malakhit" - Санкт-Петербургское морское бюро машиностроения «Малахит»).

Ngày 07 tháng 7 năm 1998 thủy thủ đoàn của SSBN "Novomoskovsk" (tàu ngầm hạt nhân tuần dương chiến lược mang tên lửa đạn đạo “K-407” đề án 667 BRDM - РПКСН «Новомосковск» проекта 667БДРМ «Дельфин») từ tư thế ngầm dưới nước đã thực hiện phóng vệ tinh nhân tạo "Tubsat-N" («Тубсат-Н») bằng tên lửa RSM-54S(РСМ-54С).


.......
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Tám, 2011, 01:48:59 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #419 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2011, 12:33:06 pm »

(tiếp)

Tháng 10 năm 2004, tại xưởng đóng tàu Admiralty đã hạ thủy tàu ngầm thế hệ thứ tư kiểu "Lada". Đó là loại tàu ngầm phi hạt nhân hoàn hảo nhất. Nó nổi bật bởi đặc điểm có độ bí mật cao về thủy âm, được trang bị vũ khí tên lửa ngư lôi mạnh, hệ thống sonar hiệu suất cao, sử dụng tế bào nhiên liệu hydro-oxy (Водородно-кислородный топливный элемент - fuel cells) để tạo ra năng lượng điện (dự kiến trong tương lai)

Sơ đồ khối một tế bào nhiên liệu



Tàu ngầm phi hạt nhân kiểu 212A (U-Boot-Klasse 212 A) của Hải quân Đức, trong hệ thống năng lượng sử dụng tế bào nhiên liệu cùng với động cơ diesel (Siemens proton exchange membrane (PEM) hydrogen fuel cells). Trong ảnh: U-31 tại cảng Kiel, CHLB Đức (9 HDW/Siemens PEM fuel cells, 30–40 kW each (U31); HDW - Howaldtswerke-Deutsche Werft)). Nguồn ảnh: http://en.wikipedia.org/wiki/Type_212_submarine.



B-585 đề án 677 "Lada" tại Saint-Petersburg trong ngày Hải quân Nga năm 2010 (ru.viki).

Tàu ngầm "Lada" được thiết kế để tiêu diệt tàu ngầm, tàu chiến mặt nước và các loại tàu khác của đối phương, bảo vệ căn cứ hải quân, bảo vệ bờ biển và giao thông trên biển, làm nhiệm vụ trinh sát. Lớp tàu này được phát triển từ đề án 877 "Paltus". Độ ồn thấp đạt được thông qua việc sử dụng động cơ đẩy chính nam châm vĩnh cửu ở chế độ toàn phần và ứng dụng công nghệ lớp phủ chống định vị thủy âm thế hệ mới "Molnya".

Tàu ngầm lớp "Amur-950" - phiên bản xuất khẩu của tàu ngầm đề án 677 "Lada", là sự tiếp nối hợp lý của các tàu ngầm đề án 877 "Paltus" / 636 "Varshavyanka".

Các tàu ngầm lớp "Amur-950" được trang bị 4 ống phóng ngư lôi và mười bệ phóng tên lửa chống hạm theo phương thẳng đứng.

Ba chiếc tàu ngầm của đất nước đã được ghi vào sách kỷ lục Guinness:

tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới với lượng choán nước tiêu chuẩn 23 200 T  - TK-208 đề án 941 lớp "Akula". Bàn giao vào năm 1981 bởi Liên hiệp xí nghiệp đóng tàu "Sevmash";

tàu ngầm hạt nhân hoạt động ở mức nước sâu nhất thế giới với độ sâu lặn 1000m. - K-278 đề án 685. Bàn giao năm 1983 bởi "Sevmash";

tàu ngầm hạt nhân tốc độ cao nhất thế giới với tốc độ bơi ngầm dưới nước 44,7 hải lý - K-162 dự án 661. Bàn giao vào năm 1969 bởi "Sevmash".

Theo hiện trạng tính đến ngày 1 tháng 1 năm 1991 trong thành phần Hải quân Liên Xô có:

"59 tàu ngầm tuần dương tên lửa (đạn đạo) chiến lược (SSBN- РПКСН),186 tàu ngầm tấn công, trong đó có 97 tàu ngầm hạt nhân, 111 tàu chiến mặt nước lớn có tầm hoạt động ở vùng biển xa, 309 tàu hoạt động ven biển và 351 tàu (xuồng) cao tốc chiến đấu có các mục đích khác nhau, 1656 máy bay và 571 trực thăng thuộc lực lượng hàng không hải quân. Tổng quân số hải quân khoảng 450 nghìn người ...... xây dựng được một cơ sở mạnh mẽ của ngành đóng tàu và sửa chữa tàu biển, bao gồm hơn 50 xí nghiệp có sản lượng 4,4 tỷ rúp, sử dụng đến 350.000 lao động.
     
Nhiệm vụ chính mà Hải quân Liên Xô, cùng với các quân binh chủng khác của lực lượng vũ trang giải quyết được  - là phòng chống chiến tranh, và trong trường hợp có xâm lược - đẩy lùi cuộc xâm lược đó, bảo vệ các công trình của đất nước và quân đội trước các cuộc tấn công từ hướng đại dương và hướng biển, tước bỏ của kẻ thù khả năng tiến hành các hoạt động tấn công và tạo ra các điều kiện để khôi phục hòa bình. Để giải quyết những nhiệm vụ này, Hải quân có lực lượng hải quân chiến lược và các lực lượng phục vụ mục đích chung."
(I.M.Kapitanets. Phục vụ hạm đội xuyên đại dương 1946 - 1992. Bút ký của người chỉ huy hai hạm đội. Moskva. NXB "Ngọn cờ Thánh Andrei" Phông hồ sơ Andrei Pervozvannyi. Năm 2000.)
   
Đến tháng 7 năm 1997, rút khỏi thành phần chiến đấu của Hải quân Nga để đưa về bảo quản (tháo dỡ và kết tủa lò phản ứng) với mục đích sử dụng lâu dài (phá dỡ tận dụng phế liệu) về sau có 156 tàu ngầm hạt nhân, trong đó có 20 tàu ngầm hạt nhân tuần dương chiến lược. Nhìn chung, từ 1992 đến 1997, biên chế đội tàu của Hải quân Nga đã bị cắt giảm một nửa, còn lực lượng hàng không hải quân - giảm 78%. Trong tháng ba năm 2004, đã có quyết định loại bỏ tất cả các tàu ngầm hạt nhân tuần dương hạng nặng "Akula".

Từ những năm 90 của thế kỷ 20 đã có một khoảng ngừng lặng khá lâu trong sự nghiệp đóng các con tàu lớn cho Hạm đội Hải quân, và khoảng lặng này đã kéo dài hơn 20 năm. Nhà nước ngừng tiếp nhận các chương trình đóng tàu và ngừng cung cấp tài chính cho những chương trình đó. Phạm vi chi tiêu cho quốc phòng hàng năm của Nga "được xác định ở mức 2,8% GDP và rất khó để tăng. Trong năm 2009, chi phí quân sự của Nga là 37, 8 tỷ đô la còn chi phí quân sự của Mỹ - 547 tỷ đô la. Tính theo dự toán ngân sách quốc phòng, chúng ta chỉ chiếm vị trí thứ bảy trên thế giới." Lực lượng tiền phong, thê đội cấp chiến lược thứ nhất đảm bảo an ninh quốc gia cho đất nước - các binh đoàn tác chiến hoạt động ở biển Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương, "Biển Nam Trung Hoa", Thái Bình Dương - đã chấm dứt sự tồn tại của mình. Họ đã bị giải thể. Hạm đội của nước Nga đã phải trở lại bờ biển của mình, sự phát triển của nó đã một lần nữa dừng lại trong tiến trình 300 năm vừa qua  ".... những nỗ lực siêu nhân duy trì sự cân bằng chiến lược với thế giới phương Tây ... đã trở về số không ... "(«…. нечеловеческие усилия по поддержанию стратегического паритета с западным миром… сведены к нулю…»)(Chủ tịch Hiệp hội thủy thủ-chiến sỹ tàu ngầm Hạm đội Hải quân, Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô và Liên bang Nga những năm 1985 - 1992. Anh hùng Liên Xô, Đô đốc hạm đội V.N.Chernavin. "Tập san hải quân" № 6 , 2011, trang 49).
...........
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Tám, 2011, 11:50:21 pm gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM