Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 07:02:11 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Căn cứ quân sự Cam Ranh  (Đọc 531846 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #400 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2011, 05:08:59 pm »

(tiếp)
____________________________________________________________________________

BIÊN BẢN

Về việc kết thúc tiếp nhận - chuyển giao các công trình tại Cam Ranh


Căn cứ Hiệp định Việt-Xô về xây dựng các công trình tại Việt Nam ngày 20 tháng 6 năm 1984, hợp đồng  №84/40753215 ngày 20 tháng 6 năm 1984, hôm nay, ngày 02 tháng 5 năm 2002, tại bán đảo Cam Ranh CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban tiếp nhận Quốc gia CHXHCN Việt Nam và Chủ tịch Ủy ban thanh lý Quốc gia LB Nga từ đây được gọi là "Hai phía" trong trường hợp chung và "Phía" trong trường hợp riêng, lập ra Biên Bản như sau:

Điều 1

Do sự ra đi vĩnh viễn của quân đội đồn trú Nga khỏi Cam Ranh, phía Nga chuyển giao, còn phía Việt Nam tiếp nhận các tòa nhà và hạng mục công trình (cũng như phần thiết bị lắp đặt trong công trình) và mạng lưới hạng mục trong khu vực, phù hợp phụ lục số 11 (mười một), là các thỏa thuận chi tiết trao trả các công trình. Phía Nga chuyển giao cho phía Việt Nam các hồ sơ tài liệu thiết kế-kỹ thuật hiện có và các hướng dẫn khai thác sử dụng các trang thiết bị hiện có và các công trình.  

Điều 2

Cả hai phía khẳng định rằng các tòa nhà và công trình được chuyển giao cho phía Việt Nam là phù hợp với đồ án thực và được tiếp nhận có tính đến hệ số khấu hao. Tinh trạng mỗi công trình được phản ánh trong "Thỏa thuận đánh giá thực tế tình trạng kỹ thuật công trình", là phụ lục cho thỏa thuận trao trả công trình đó.  

Điều 3

Kể từ ngày ký biên bản này, quyền khai thác tiếp tục và việc sử dụng các công trình và trang thiết bị được chuyển giao trên thuộc về phía Việt Nam.

Điều 4

Quá trình tiếp nhận-chuyển giao giữa hai phía đã diễn ra trong tinh thần hợp tác, hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau và hỗ trợ lẫn nhau, phù hợp với truyền thống của tình hữu nghị và hợp tác giữa hai đất nước, giữa nhân dân và lực lượng vũ trang hai nước.
Cả hai bên đều hài lòng với sự trao trả các công trình và trang thiết bị.

Biên bản này được làm thành 04 bản bằng hai thứ tiếng Nga và Việt.
Tất cả các bản đều có hiệu lực pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.
Mỗi một trong hai phía giữ 02 bản bằng cả tiếng Việt và tiếng Nga.


Chủ tịch Ủy ban tiếp nhận Quốc gia                                  Chủ tịch Ủy ban thanh lý Quốc gia
CHXHCN Việt Nam                                                             Liên bang Nga

Chuẩn đô đốc   Nguyễn Văn Hiến                                      Chuẩn đô đốc Ivliev A.


.........
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tám, 2011, 06:06:31 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #401 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2011, 06:43:12 pm »

(tiếp)

______________________________________________________________________________

Kính gửi Tổng tư lệnh
Hạm đội Hải quân Nga
đô đốc hạm đội V.I.KUROEDOV


Tôi báo cáo.

Căn cứ đảm bảo kỹ thuật-hậu cần (PMTO) số 922 trên bán đảo Cam Ranh (Việt Nam) được xây dựng theo nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng LBCHXHCN Xô Viết ngày 16.03.1979 № 253-85, Hiệp định Việt - Xô ngày 02.05.1979, mệnh lệnh  của Hội đồng Bộ trưởng LBCHXHCN Xô Viết ngày 29.01.1980 № 166-rs.

Ngày 19.04.1984 giữa hai bên ký hiệp định đã ký kết Nghị định thư về các điều khoản sửa đổi Hiệp định Việt - Xô ngày 02.05.1979, theo đó thời hạn hoạt động của Hiệp định được kéo dài đến năm 2004.

Nghị định thư đã xác lập rằng, tất cả các công trình căn cứ 922 PMTO sau khi kết thúc xây dựng sẽ được chuyển giao sang sở hữu của phía Việt Nam đồng thời cũng chuyển giao lại chúng cho phía Xô viết sử dụng miễn phí.

Theo ủy nhiệm của Tổng thống Liên bang Nga, trong tháng 4 năm 2001 đã có ủy ban liên ngành dưới sự lãnh đạo của Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội đồng An ninh Liênbang Nga V.P.Shestiuk được gửi đến Cam Ranh nhằm mục đích xác định tại chỗ sự thích hợp về chức năng của căn cứ 922 PMTO vì quyền lợi của Hạm đội Hải quân Nga.

Dựa theo kết quả làm việc của ủy ban trên, Tổng thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga V.V.Rushailo đã báo cáo Tổng thống Liên bang Nga, trong đó đặc biệt nhấn mạnh: "Tính đến tình hình và khả năng của Hạm đội Hải quân Nga, nhu cầu quân sự về PMTO, ở hiện tại và trong tương lai trước mắt, là không lớn và không tương xứng với chi phí cho duy trì PMTO này. Ngày hôm nay cần phải ra quyết định ngay về việc cắt giảm theo giai đoạn quân số của PMTO và thanh lý nó với tư cách các cấu trúc quân sự".

Tông thống Liên bang Nga đã đồng ý với kết luận và các đề xuất của nhóm công tác liên ngành về PMTO của Hạm đội Hải quân trên bán đảo Cam Ranh và ngày 12 tháng 4 năm 2001 ra ủy nhiệm cho Chính phủ LB Nga (M.M.Kasianov), Bộ Quốc phòng LB Nga (S.B.Ivanov), Bộ Ngoai giao LB Nga (I.S.Ivanov) tổ chức công việc để thực hiện đề nghị trên với thời hạn báo cáo trong tháng 9 năm 2001.

Các cơ quan chỉ huy quân sự của lực lượng Hải quân đã thực hiện ủy thác của Tổng thống Liên bang Nga về thời hạn giải thể PMTO tại Cam Ranh và chuẩn bị báo cáo cho Bộ trưởng Quốc phòng LB Nga với dự thảo báo cáo lên Tổng thống Liên bang Nga (№716/2/0146). Trong bản báo cáo nói trên đã giải trình rằng để giải thể căn cứ 922 PMTO như đối với các công trình quân sự, Hạm đội Hải quân sẽ phải cần từ 5-6 tháng và 40 triệu rub, cũng như Hạm đội Hải quân không thể bắt tay vào quá trình thanh lý, do không có cơ chế cho việc chấm dứt trước thời hạn Hiệp định ký ngày 02 tháng 5 năm 1979.     

Theo kết quả báo cáo, ngày 19 tháng 5 năm 2001 Tổng thống Liên bang Nga đã ra ủy nhiệm № K-642 ủy thác cho Bộ Ngoại giao Nga soạn thảo một cơ chế để chấm dứt sớm cho Hiệp định ngày 02 tháng 5 năm 1979, còn Bộ Quốc phòng Nga có trách nhiệm chính xác hóa thời hạn có thể thanh lý căn cứ 922 PMTO và tiến hành lại các tính toán chính xác hơn nữa các khoản tiền cần thiết dùng cho việc giải thể căn cứ.

Về vấn đề này, Bộ Ngoại giao Nga và Bộ Quốc phòng Nga đã thực hiện một báo cáo chung (№ 1023s/GS ngày 7 tháng 8 năm 2001) lên Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga với dự thảo công hàm gửi cho phía Việt Nam. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ LB Nga ký, ngày 30 tháng 8 năm 2001 công hàm nói trên đã được trao cho Đại sứ quán nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên bang Nga thể hiện ý định của phía Nga chấm dứt trước thời hạn Hiệp định ngày 02 tháng 5 năm 1979 và bắt đầu rút các quân nhân thuộc căn cứ đảm bảo kỹ thuật-hậu cần tại Cam Ranh từ ngày 01 Tháng 1 năm 2002.

Thực hiện ủy nhiệm của Tổng thống Liên bang Nga ngày 19 Tháng 5 năm 2001 № 642, tại Bộ Quốc phòng Nga đã soạn thảo kế hoạch giải thể căn cứ 922 PMTO. Các biện pháp giải thể PMTO được lên kế hoạch phù hợp với Chỉ thị của Bộ Tổng Tham mưu các lực lượng vũ trang LB Nga ngày 30 Tháng 10 năm 2001 № 314/1/0792, Chỉ thị của Bộ Tổng tham mưu Hải quân ngày 17 Tháng 12 năm 2001 № 730/1/0859, Chỉ thị của Bộ Tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương ngày 08 Tháng 1 năm 2002 № 13/1/05.

Tham mưu trưởng Bộ tham mưu hậu cần Hạm đội Thái Bình Dương ngày 11 Tháng 2 năm 2002 dã ra mệnh lệnh № 12 thành lập ủy ban thanh lý để giải tán căn cứ 922 PMTO.

Để thực hiện kế hoạch thanh lý PMTO và thể theo yêu cầu của phía Việt Nam, tại Hạm đội Hải quân đã thành lập nhóm đại diện có đầy đủ thẩm quyền đại diện cho Chính phủ LB Nga, trong đó có chuẩn đô đốc Ivliev A.N., trung tá hải quân Shishkin D.G, và một đại diện của Bộ Ngoại giao LB Nga. Từ ngày 23 tháng 3 năm 2002 nhóm đại diện đặc mệnh toàn quyền của Chính phủ LB Nga tại ủy ban thanh lý đã bắt đầu thực hiện các biện pháp theo kế hoạch đề ra.

Trên cơ sở nhiệm vụ với các đại diện toàn quyền của Chính phủ LB Nga - ngày 2 tháng 5 năm 2002 đã ký kết Biên bản "Về kết thúc tiếp nhận - chuyển giao các công trình trên bán đảo Cam Ranh giữa hai phía Việt Nam và Nga".

Tài liệu trên được ký bởi: phía Việt Nam - Chủ tịch Ủy ban tiếp nhận Quốc gia CHXHCN Việt Nam - chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Hiến, phía Nga - Chủ tịch Ủy ban thanh lý Quốc gia LB Nga - Tham mưu trưởng Ngành Hậu cần Hạm đội Thái Bình Dương chuẩn đô đốc A.N.Ivliev.

Các cuộc hội đàm với phía Việt Nam diễn ra trong không khí hữu nghị và thiết thực. Kết quả là đã thỏa thuận thành công trong việc tiếp nhận các công trình theo tình trạng thực tế của chúng.
Theo biên bản nói trên, phía Việt Nam đã được chuyển giao các tòa nhà và hạng mục công trình cùng các trang thiết bị và mạng lưới hạng mục trong khu vực, các tài liệu thiết kế-kỹ thuật và hướng dẫn khai thác thiết bị và công trình theo phụ lục, là những thỏa thuận chi tiết trao trả công trình. Toàn thể đội ngũ quân nhân và các phương tiện vật chất đã được chuyển đi. Những thất thoát, mua bán, trao đổi bất hợp lệ vũ khí, kỹ thuật quân sự và phương tiện vật chất của căn cứ 922 PMTO - không hề có.

Báo cáo kết thúc về công tác giải thể căn cứ 922 PMTO sẽ được đệ trình theo điều lệnh quy định sau khi kết thúc công tác của ủy ban thanh lý.


Chủ tịch Ủy ban thanh lý Quốc gia CHLB Nga
Chuẩn đô đốc                                                                                              A.Ivliev

"...." tháng 5 năm 2002



_______________________________________________________________________
 
Các chỉ huy trưởng căn cứ 922 PMTO:

- 1980 : đại tá hải quân Chudovsky....
- 1980 - 1983: đại tá Liubimov Aleksandr Ivanovitch
- 1983 - 1987: đại tá Titenok Mikhail Andreevitch
- 1987 - 1991: đại tá hải quân Likhatchiov Boris Andreevitch
- 1991 - 1994: đại tá hải quân Ptitsyn V.S.
- 1994 - 1998: đại tá hải quân Efremov Viktor Borisovitch
- 1998 - 1999: đại tá hải quân Larionov Vladimir Vasilevitch
- Tháng 11 năm 1999 - 4 tháng 5 năm 2002: đại tá hải quân Eryomin Yuri Prokopievitch

  ......
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Tám, 2011, 03:27:39 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #402 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2011, 03:30:01 pm »

(tiếp)

Xây dựng sân bay quốc tế và đài tưởng niệm "Cam Ranh"

Ngay sau khi sự ra đi của hải quân Nga khỏi vịnh Cam Ranh, Việt Nam cho biết, căn cứ quân sự Cam Ranh sẽ không còn được cho nước ngoài thuê và sử dụng vào mục đích quân sự nữa, mà sẽ trở thành một trung tâm thương mại và một cảng đầu mối lớn.


Sân bay dân dụng những năm 199x - tòa nhà cũ của trung đoàn không quân 169 …..

Năm 2004, sau một sự tái cơ cấu lớn tại bán đảo Cam Ranh, sân bay dân sự bắt đầu làm việc, sân bay này trong năm 2007 đã nhận được quy chế quốc tế. Tổng chi phí tái cơ cấu lại sân bay quân sự là khoảng 3 triệu đô la.


Xây dựng nhà ga hành khách mới tại Cam Ranh.

Ngày 12 Tháng 12 năm 2009 đã diễn ra lễ khánh thành trọng thể sân bay quốc tế Cam Ranh, có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ CHXHCN Việt Nam, đại diện các Bộ, Ngành hữu quan khác nhau, chủ tịch tỉnh Khánh Hòa và các quan chức khác. Đây là sự kiện quan trọng với nhiều lĩnh vực kinh tế của Việt Nam, đặc biệt đối với phát triển du lịch. Ngày hôm nay sân bay Cam Ranh đã chiếm vị trí thứ 4 tại Việt Nam về lưu lượng hành khách. Bay đến đây chủ yếu là khách du lịch đến khu nghỉ mát biển Nha Trang cách sân bay 30 km, theo tuyến đường ô tô hiện đại dọc bờ biển, mới được xây dựng trong một thời gian ngắn gần đây.

Theo chính quyền ở đây cho biết, sân bay hiện có khả năng nhận các loại máy bay IL-96, Boeing 767, 777, Airbus A-320. Trong giai đoạn đầu làm việc, sân bay quốc tế Kamran có thể dảm nhận 5,5 triệu lượt hành khách và 100.000 tấn hàng hóa mỗi năm. Trong tương lai sẽ có thêm một số trạm đầu cuối, và công suất hàng năm sẽ được tăng lên tới 8 triệu hành khách và 200.000 tấn hàng hóa. Như đã nói tại buổi lễ, một số hãng hàng không của Nga đang xem xét tổ chức các chuyến bay thuê bao thường xuyên, chúng sẽ liên kết miền Trung Việt Nam với Moskva và Vladivostok.


Phi hành đoàn Krivenko một trong những phi hành đoàn đầu tiên tới Cam Ranh. Từ trái sang: cơ trưởng Krivenko, cơ phó Komarov, hoa tiêu chính Yakovlev, kỹ sư hàng không Blokhin, trắc thủ radar định vị (Старший оператор РТС -оператор РТР) Belobodski, sỹ quan mật mã thao tác viên vận hành hệ thống liên lạc với Sở chỉ huy (Старший бортовой оператор -оператор СБД) Yuskevitch, sỹ quan liên lạc tầm xa (Старший ВСР-ВСР) đại úy cận vệ Sokolov, trắc thủ hệ thống trinh sát vô tuyến (оператор радиоразведки -РР) "Visnhia" Lopatto, chỉ huy hệ thống hỏa lực (Командир огневых установок-КОУ) Larionov.



Thành phần phi hành đoàn Tu-95RtS và bố trí chỗ làm việc trên máy bay:


Nguồn: http://www.vologda18.ru/index.php?option=com_content&view=article&id=83:-95&catid=47:-95&Itemid=69

Ghi chú cho sơ đồ:

1.Cơ trưởng.

Chỉ huy phi hành đoàn toàn diện trên không cũng như trên mặt đất. Chịu trách nhiệm với chất lượng chuẩn bị cho chuyến bay, bảo đảm an toàn cho phi hành đoàn. Tổ chức và điều khiển hoạt động hợp đồng của phi hành đoàn theo kế hoạch bay. Quyết định thực hiện nhiệm vụ chuyến bay phù hợp với tình hình trên không và hoàn cảnh phát sinh thực tế;

2.Trợ lý cơ trưởng (cơ phó).

Giúp cơ trưởng lái máy bay, thực hiện liên lạc vô tuyến và vận hành thiết bị. Khi cần thiết, tự mình chỉ huy máy bay và phi hành đoàn. Điều khiển máy bay theo kế hoạch bay;

3.Hoa tiêu trưởng.

Dẫn đường cho máy bay trong khu vực sân bay và trên hành trình bay, đặt đường bay và kiểm soát vị trí bằng cách sử dụng tổng hợp các thiết bị dẫn đường (đạo hàng). Căn cứ tình hình các mặt trên không và trên mặt nước mà tính toán thao tác cơ động nhằm phát hiện, tìm kiếm và xác định các mục tiêu trên mặt nước. Chỉ huy công tác chỉ thị mục tiêu. Tiến hành chụp ảnh từ trên không, tổng hợp số liệu và chuẩn bị báo cáo điện tín cho kết quả trinh sát;

4 và 5. Hoa tiêu số 2, hoa tiêu-thao tác viên.

Là người điều khiển đài radar định vị U-1A "Thành công" (РЛС У-1А «Успех»), sử dụng nó như một phương tiện dẫn đường cho máy bay trên không trung và để phát hiện mục tiêu trên mặt nước cũng như xác định vị trí của mục tiêu. Giúp hoa tiêu trưởng trong việc xác định vị trí của máy bay, đặt đường bay. Chịu sự chỉ đạo của hoa tiêu trưởng để thực hiện chỉ thị mục tiêu cho lực lượng xung kích tấn công của hạm đội;

6. Kỹ sư hàng không.

Tổ chức và kiểm tra đôn đốc việc chuẩn bị kịp thời (các vấn đề kỹ thuật hàng không) máy bay cho chuyến bay thực hiện nhiệm vụ được giao. Trong quá trình bay, chịu trách nhiệm kiểm soát sự làm việc của các thiết bị động lực, kiểm tra sự tiêu thụ nhiên liệu bay một cách đúng đắn, sử dụng các thiết bị kỹ thuật hàng không một cách chính xác, giám sát các thành viên phi hành đoàn về sự tuân thủ các biện pháp an toàn và phòng chống cháy;

7. Sỹ quan điều khiển radar.

Tiến hành trinh sát băng thiết bị kỹ thuật vô tuyến điện tử. Dùng radar trên máy bay xác định các thông số của các đài radar trên tàu và radar trên đất liền, "quốc tịch" và vị trí của các đài radar đó. Phối hợp làm việc chặt chẽ với hoa tiêu trưởng và các thao tác viên hoa tiêu;

8. Sỹ quan liên lạc tầm xa, hiệu thính viên trưởng trên không.

Đảm bảo sự liên lạc tầm xa thông suốt trong chuyến bay, chuyển các điện tín phù hợp với chuyến bay theo kế hoạch, trong đó có các kết quả trinh sát và chỉ thị mục tiêu. Điều khiển pháo trên boong thượng;

9. Sỹ quan mật mã trên không.

 Thực hiện truyền các thông tin mã hóa  cho Sở chỉ huy nhờ phương tiện liên lạc đặc biệt;

10.Sỹ quan điều khiển thiết bị trinh sát và tác chiến điện tử.

 Tiến hành xâm nhập trinh sát vô tuyến điện tử trong các mạng liên lạc vô tuyến điện tử của tàu biển, mạng chỉ huy máy bay trên hạm và máy bay trong căn cứ mặt đất. Căn cứ tổ hợp các dấu hiệu nhận biết mà xác đính sự tồn tại trong khu vực đang theo dõi các nhóm tàu, các tàu đơn lẻ. Cảnh báo cho phi hành đoàn về sự ngăn chặn  của các máy bay tiêm kích đối phương. Điều khiển khẩu pháo gắn tại boong hạ;

11.Chỉ huy hỏa lực trên không.

Trong chuyến bay, tiến hành kiểm soát bán cầu không gian phía sau máy bay. Điều khiển hoạt động của cỗ pháo gắn phía đuôi máy bay. Có thể bổ sung nhiệm vụ điều khiển các khẩu pháo gắn tại boong trên và boong dưới của máy bay.


.....
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Tám, 2011, 11:26:23 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #403 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2011, 05:43:37 pm »

(tiếp)

Đài tưởng niệm, "Cam Ranh" của nhà điêu khắc Việt Nam Nguyễn Quốc Thắng gợi nhớ cho các quân nhân Hải quân Việt Nam, người dân địa phương và khách du lịch nước ngoài về một thời đồn trú tại bán đảo của .quân đội và các nhà xây dựng Liên Xô và Nga cùng với gia đình của họ. Trên tấm bảng ghi nhớ của đài tưởng niệm có khắc tên 44 quân nhân Liên Xô, Nga, cùng 176 quân nhân Việt Nam và những người dân đã hy sinh và thiệt mạng khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của mình trong thời gian đồng sử dụng căn cứ Cam Ranh giai đoạn 1979-2002. Trong danh sách những người Nga có tên các thành viên của phi hành đoàn máy bay ném bom Tu-95, hy sinh ngày 13 tháng 2 năm 1985 tại biển "Nam Trung Hoa" khi đang bay thực hiện nhiệm vụ quân sự, các thành viên phi hành đoàn và hành khách trên máy bay AN-12, gặp tai nạn ngày 08 tháng bảy năm 1989 tại sân bay Cam Ranh khi hạ cánh trong thời tiết xấu và nhóm phi công biểu diễn thuật lái cao cấp "Tráng sĩ Nga", hy sinh bi thảm gần Cam Ranh ngày 12 tháng 12 năm 1995.

Công việc nhằm ghi nhớ mãi mãi ký ức vê những người đã hiến dâng cuộc sống của mình khi phục vụ tại Việt Nam bắt đầu vào năm 2004 theo sáng kiến của Xí nghiệp liên doanh dầu khí "Vietsovpetro", nhà tài trợ dự án này. Để thực hiện công việc trên đã thành lập Uỷ ban hỗn hợp trong đó có cả các nhân viên người Nga và Việt Nam trong liên doanh, một số trong đó đã từng phục vụ tại căn cứ Cam Ranh, các cộng sự từ Tổng Lãnh sự quán Nga tại TP Hồ Chí Minh và đại diện văn phòng tổ hợp "Zarubezhneft" của LB Nga ở thành phố Vũng Tàu miền Nam Việt Nam. Lễ khánh thành trọng thể tượng đài "Kam Ranh" được tổ chức vào ngày 10 Tháng Mười Hai năm 2009. Tại lễ khai mạc trọng thể quần thể đài tưởng niệm có sự tham dự của đại diện chính thức hai nước Nga và Việt Nam, đại diện Bộ quốc phòng cả hai nước. Lễ khai mạc còn có sự tham dự của các cựu chiến binh từng phục vụ trong những năm khác nhau tại bán đảo Cam Ranh, đại diện Bộ Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương và Quân đội nhân dân Việt Nam, một số bộ, ngành của Nga và Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, đại diện "Vietsovpetro", "Zarubezhneft", Hội hữu nghị Nga-Việt và Việt-Nga, các nhân viên Đại sứ quán Nga tại Việt Nam và Tổng lãnh sự quán Nga tại TP Hồ Chí Minh. Đoàn đại biểu Nga tại lễ khai mạc đài tưởng niệm đứng đầu là Tồng Kiểm toán Nga Sergey Stepashin: "Đài tưởng niệm này là một minh chứng cho tình hữu nghị và hợp tác giữa Nga và Việt Nam, phục vụ việc giáo dục cho thế hệ trẻ tinh thần trung thành với truyền thống vẻ vang của quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Nga và Việt Nam" - ông nói trong bài phát biểu của mình. "Như chúng ta biết, không có tình hữu nghị nào mạnh mẽ hơn tình anh em đoàn kết trong chiến đấu, đài tưởng niệm này nhắc nhở một thực tế là sự hợp tác giữa Nga và Việt Nam không chỉ đo bằng những con số thương mại khô khan, mà còn cả bằng số phận và cuộc sống của nhiều con người đã đổ máu của họ vì lợi ích của hòa bình và ổn định trong khu vực này.của trái đất "- ông Sergey Stepashin đã phát biểu như vậy.

Theo lời Thứ trưởng Quốc phòng CHXHCN Việt Nam, thượng tướng Phan Trung Kiên, nhân dân Việt Nam không bao giờ quên rằng trong những năm khó khăn nhất của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và giai đoạn xây dựng đất nước trong hòa bình tiếp theo, Việt Nam luôn nhận được sự giúp đỡ to lớn và ủng hộ từ Liên Xô và Nga. Căn cứ quân sự Cam Ranh là công trình đặc biệt tượng trưng cho sự hợp tác, có giá trị quốc phòng lớn và đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Việc khánh thành tổ hợp đài tưởng niệm, được tổ chức vào đêm trước ngày kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Nga và Việt Nam và kỷ niệm 65 năm lthành lập QĐND Việt Nam, đã chứng tỏ sự đánh giá đúng và lòng biết ơn của nhân dân hai nước đối với các anh hùng cả người Nga và người Việt Nam, hy sinh khi bảo vệ hòa bình trên mảnh đất Việt Nam, Thứ trưởng Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nhấn mạnh.

Chuẩn Đô đốc Eryomin Yu.P., theo dõi chặt chẽ quá trình thiết kế, xây dựng và khánh thành đài tưởng niệm, cho biết: "... .. Trong nhiều năm hợp tác Nga-Việt, hàng ngàn công dân Xô Viết và Nga - nhà xây dựng, kỹ sư, quân nhân, thủy thủ và phi công đã đến và đi qua Việt Nam . Trong môi trường khí hậu nhiệt đới phức tạp, họ không tiếc sức khỏe của mình và đôi khi cả cuộc sống của mình nữa nhân danh công cuộc bảo vệ hoà bình và ổn định trong khu vực. Trong những năm qua, hiến dâng cuộc sống của mình và hy sinh khi thi hành nhiệm vụ được giao không phải chỉ một vài quân nhân Liên Xô, Nga và Việt Nam.
      
Ngay cả trong thời gian tồn tại căn cứ 922 PMTO của Hạm đội Thái Bình Dương, tại bán đảo Cam Ranh cũng đã dựng lên một đài tưởng niệm các phi công - các chiến sỹ quốc tế, phi hành đoàn TU-95 RtS (chỉ huy - phi đội phó thiếu tá cận vệ Sergey Krivenko), trú đóng ở Cam Ranh, hy sinh ngày 13 tháng 2 năm 1985 trong một tai nạn máy bay, trong lúc đang thi hành nhiệm vụ bay phục vụ chiến đấu.....

Để ghi nhớ ký ức về những người đã hy sinh và tưởng nhớ mãi mãi sự hợp tác anh em về kỹ thuật quân sự giữa hai dân tộc Nga và Việt Nam, đã nảy sinh ý tưởng xây dựng tại lãnh địa sân bay căn cứ cũ của hải quân Nga, bây giờ là sân bay Cam Ranh miền Trung Việt Nam, tổ hợp công trình tưởng niệm các quân nhân  và công dân dân sự Xô Viết, Nga và Việt Nam đã hiến dâng cuộc sống của mình vì hòa bình và ổn định trong khu vực.
    
Năm 2006, các nhân viên của Xí nghiệp liên doanh "Vietsovpetro", cùng với đại diện tổ hợp "Zarubezhneft" tại Vũng Tàu, khởi xướng việc xây dựng quần thể đài tưởng niệm. Sáng kiến này được sự ủng hộ của các tổ chức đảng và chính quyền Việt Nam, Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam. Đã có quyết định rằng trước khi hoàn thành đài tưởng niệm mới, đài tưởng niệm cũ sẽ không tháo dỡ. Một Ủy Ban hỗn hợp được thành lập để hỗ trợ quá trình thiết kế, chuẩn bị và xây dựng, trong đó có cựu chiến binh các lực lượng vũ trang trước đây đã tham gia phục vụ tại Cam Ranh, cả những người nhiệt tình trong số CBCNV Xí nghiệp liên doanh, và đại diện tổ hợp "Zarubezhneft" tại Vũng Tàu
 Uỷ ban hỗn hợp đã thấy phần quan trọng trong công việc của họ là ở chỗ xác lập tên tuổi tất cả các công dân Liên Xô và Nga hy sinh khi thực hiện nghĩa vụ quốc tế tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để  ghi danh họ lên danh sách trên tấm bia của đài tưởng niệm.

Ngày 3 Tháng 11 năm 2005 Đại sứ quán Liên bang Nga tại Hà Nội đã trao công hàm cho Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu hỗ trợ việc thiết lập tại khu vực sân bay Cam Ranh bia tưởng niệm các công dân Xô Viết, Nga và Việt Nam, hy sinh trong khi thi hành nhiệm vụ.
      
Ngày 10 Tháng Hai năm 2006 đại diện của "Vietsovpetro" và Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh đã ký thỏa thuận về xây dựng mô hình "đài tưởng niệm các quân nhân Xô Viết, Nga và Việt Nam đã hy sinh cho hòa bình" đặt  tại sân bay Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, theo đồ án của nhà điêu khắc Nguyễn Quốc Thắng.
Việt Nam luôn nhớ đến những người bạn chân chính của mình. Không phải ngẫu nhiên mà bất kỳ công dân Nga nào cũng được người Việt Nam gọi một cách thân thiện "lienso" -.người Xô  viết".



Năm 2008.  Chuẩn úy hải quân về hưu Кulaghin Аleksandr (Lữ đoàn tàu mặt nước 119)  cùng một người bạn Việt Nam sau khi sửa sang bia tưởng niệm cũ trước khi nó được tháo dỡ....


Năm 2011. Tấm bia trên đài tưởng niệm cũ được đại diện "Vietsopetro" trao cho phía Nga nhân dịp BPK "Đô đốc Panteleyev" thăm cảng Đà Nẵng mùa xuân 2011, nay nhân dịp ngày truyền thống Hải quân Nga (28/7), tấm bia trên được đưa vào bảo tàng lịch sử quân sự Hạm đội Thái Bình Dương.

.......
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Tám, 2011, 01:42:04 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #404 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2011, 11:39:52 pm »

(tiếp)

Hải quân Nga hôm nay,... ngày mai....


Trong quá trình 5 thế kỷ gần đây, tất cả những cường quốc hàng đầu chiến đấu để giành vị trí lãnh đạo thế giới đều nhờ chỗ dựa là ưu thế tuyệt đối của lực lượng hải quân của mình. Ngay cả một cường quốc lục quân trong quá khứ như nước Nga cũng đạt tới đỉnh cao sức mạnh của mình khi sử dụng sức mạnh của hạm đội. Ngày hôm nay không có bất kỳ "quân đội rút gọn" nào, mà các phương tiện truyền thông đại chúng của  chúng ta  với một sự kiên trì đáng kinh ngạc vẫn nhắc đến, có khả năng giải quyết được nhiệm vụ bảo vệ toàn bộ lãnh thổ nước Nga.  

Trong tháng 9 năm 2010, tại Moskva đã tổ chức diễn đàn quốc tế Bắc Cực, tại đó người ta cho rằng "sau 50 năm nữa, Bắc Cực sẽ trở thành một nguồn tài nguyên chủ yếu và một  đầu mối giao thông cơ bản". Do đó, trong thế kỷ XXI Nga có thể trở thành không chỉ là một cầu nối đường sắt, mà còn là cầu nối đường biển giữa Đông và Tây, giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Nhưng điều này đòi hỏi lượng vật chất đáng kể và các khoản đầu tư tài chính lớn. Nhưng trên hết, chúng ta cần có sự hiểu biết và ý chí từ ban lãnh đạo đất nước.

Cuộc sống và lợi ích chính trị và kinh tế của quốc gia sẽ buộc (chúng ta) phải xây dựng các tàu mặt nước lớn và hình thành các đơn vị tác chiến hợp thành hoạt động trong các khu vực chiến lược quan trọng trên các đại dương. Cần bảo vệ lợi ích của Nga ở Bắc cực, tại phía đông của đất nước cần bảo vệ Nam Kuril và Sakhalin, khu vực ngoài khơi, trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi đã thành lập liên doanh Nga-Việt khai thác và sản xuất dầu khí rất thành công, để làm được điều đó rất cần có các tàu chiến và đơn vị tàc chiến hợp thành. Khi mà Nga vẫn đang có một biên giới trên biển rộng lớn và lợi ích kinh tế trong các đại dương của thế giới (thương mại, thủy sản, khai khoáng và các ngành công nghiệp biển khác), Hạm đội Hải quân sẽ là chỗ dựa của quốc gia và là một yếu tố quan trọng trong sự ổn định chính trị-quân sự.

Dân số thế giới đã đạt nhiều tỷ người và vẫn đang phát triển. "Trong tương lai gần (khoảng 2020), dân số thế giới sẽ đạt 8 tỷ , và trong tương lai xa hơn - 12 tỷ người ... .. Để tồn tại, nhân loại sẽ phải hướng  ra đại dương, hướng tới các nguồn lợi sinh vật và năng lượng. Một bước ngoặt như vậy của các lục địa hướng ra các đại dương thế giới có khả năng sẽ xảy ra trong nửa đầu của thế kỷ 21

Theo ước tính của phương Tây, giá trị tất cả các loại khoáng sản ngoài khơi quan trọng của Nga là khoảng 28 ngàn tỷ đô la Mỹ (để so sánh,  giá trị đó của Mỹ - 8 nghìn tỷ). Trữ lượng khí đốt  thềm lục địa trong vùng biển Barentsev và Karskii ước tính đến hàng tỷ tấn và chiếm 80% trữ lượng của cả nước Nga. Trữ lượng thăm dò cho thấy tồn tại nickel, cobalt, tantalum, thiếc và các nguyên tố khác ở phần Bắc Cực thuộc Nga. Ngày nay, nguồn dự trữ ấy cung cấp 50-60% thu nhập ngoại thương hàng năm của đất nước. Trữ lượng có thể khai thác được là độc nhất  vô  nhị.  Mỏ khí đốt Shtokman được ước tính trữ lượng khoảng vài nghìn tỷ mét khối khí và 18 triệu tấn condensate "

 (Cơ sở khoa học về Hải quân. Các nghiên cứu về lý thuyết quân sự, trang.14, 15.. Moskva.. NXB Quân sự 2008).

Phạm vi nghiên cứu và làm chủ trên thực tế các tài nguyên thiên nhiên tại các đại dương thế giới là trực tiếp phụ thuộc vào mức độ phát triển của các hình thức hoạt động nghề biển của đất nước (khoa học, quốc phòng, công nghiệp giao thông vận tải, có nghĩa bao gồm năng lực sản xuất của các xí nghiệp ngành đóng tàu và sửa chữa tàu biển theo chuẩn mực của thế giới, v.v).. Đến lượt mìnhi, sự quan tâm đến vấn đề sử dụng đại dương  ở cấp độ quốc gia sẽ xác định bước phát triển tiếp theo cho tất cả các thành phần của hoạt động trên biển.
    
Quan điểm về vấn đề này đã được đặt ra từ thời Piot đệ nhất, người đã để lại cho những người kế nhiệm mình các nguyên tắc cơ bản trong việc phát triển sự nghiệp hàng hải của đất nước:
- Một hạm đội hải quân lớn với một sự chỉ huy theo tổ chức quy định (Điều lệ hàng hải , Quy chế hàng hải);
- Quản lý và chỉ huy  ở hậu phương và các căn cứ (Quy chế chỉ huy quản lý của Bộ Hải quân và Nhà máy đóng tàu);
- Bộ Hải quân và các cơ sở đào tạo lớn nhằm chuẩn bị đội ngũ cán bộ;
- Các thủy thủ đoàn tàu chiến có 20 năm kinh nghiệm trong việc tiến hành chiến tranh trên biển;
- Những mầm mống đầu tiên cho sự phát triển ngành hàng hải thương mại quốc gia (Quy chế thuyền trưởng thương thuyền, Quy chế Thương mại Hàng hải) và các tài liệu khác.

........
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Tám, 2011, 05:10:54 pm gửi bởi daibangden » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #405 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2011, 12:39:48 am »

(tiếp)

Quy chế Admiralteisky - một tập hợp các luật và quy định nhằm điều tiết cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp của Cục Hàng hải. Lần đầu tiên năm 1722 người ta đã ban hành một bộ luật hành chính hàng hải, mang tên "Quy chế quản lý của Bộ Hải quân và các nhà máy đóng tàu và về các chức trách của hội đồng đô đốc phụ trách và các cấp hàm khác có trong biên chế Bộ Hải quân". Cùng với Điều lệ hàng hải năm 1720, quy chế trên tạo nên một bộ luật hải quân hoàn chỉnh bao gồm mọi mặt hoạt động của hải quân ở trên biển, tại Bộ Hải quân và tại các cảng. Quy chế đã quy định: "Hội đồng phụ trách cần phải theo dõi chặt chẽ tình trạng của hạm đội, sao cho hạm đội luôn luôn ở tư thế sẵn sàng, còn các quân nhân phục vụ không được quên thực hành, vì vậy cần phải trang bị để hạm đội hàng năm phá băng."
    
Để tổ chức cho tàu thuyền giao thông thương mại một cách đúng đắn và tạo ra một cơ sở pháp lý cho việc đó, năm 1723 người ta đã ban hành "Quy ché thuyền trưởng thương thuyền", và năm 1724 - "Quy chế Thương mại Hàng hải". Trong những năm 1763-1764 khi rà soát và soạn thảo "Quy chế làm viêc của Hội đồng phụ trách Bộ Hải quân và hạm đội hàng hải Nga để đóng góp phần cao quý vào nền quốc phòng theo cách thường xuyên và đúng đắn ", một loạt quy định đã được hội đồng với người đứng đầu là Phó Đô đốc S.I. Mordvinov đề nghị sửa đổi. Trên cơ sở đó, ngày 24 Tháng Tám năm 1765 đã phê duyệt "Quy chế về quản lý chỉ huy của Bộ Hải quân và Hạm đội", trong đó xác định các quyền và nhiệm vụ của Ban điều hành Bộ Hải quân, các cấp dưới thuộc quyền, và tất cả các cấp bậc của các quan chức hải quân tại Bộ Hải quân. Quy chế được ấn hành và xuất bản công khai năm 1766.

Trong thời kỳ hậu Piot đệ nhất đã có những quãng thời gian khác nhau lâm vào tình trạng trì trệ, suy giảm và rồi lại phục hồi các hoạt động hàng hải. Thật không may, trong thời đại chúng ta đã lặp lại  sự sụp đổ tất cả các thành phần trong hoạt động hàng hải với những hậu quả ghê gớm nhất. Ngay hệ thống quản lý hiện tại hoạt động hàng hải cũng tỏ ra không hiệu quả. Sự thay đổi tận gốc rễ trong cơ cấu kinh tế xã hội xảy ra trong vòng 20 năm qua, tác động vô cùng tiêu cực đến hoạt động của nó, trước hết do việc thu hẹp hoạt động trực tiếp và sự phát triển của quốc gia:
- Trong quá trình tư nhân hóa đã xuất hiện những chủ sở hữu nhỏ, họ không có khả năng bổ sung cho hạm đội những sản phẩm đóng tàu mới;
- Sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp đóng tàu được dành xuất khẩu;
- Có sự sụt giảm mạnh các đơn đặt hàng quốc phòng (năm 2004 giảm gần 20 lần so với 1990);
- Việc sử dụng năng lực của các tổ hợp công nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu giảm xuống 4 - 5 lần (so với 1990).
    
Tiếp theo còn là do thực tế với các điều kiện tín dụng hiện hành và chi phí thuế, giá thành đóng tàu đã tăng gần một phần ba. Điều này làm cho các chủ tàu dân sự trong nước phải đi đặt hàng ở nước ngoài. Chính bản thân nhiều cơ sở đóng tàu cũng không hoạt động, năng lực sản xuất không được khôi phục và đã tụt hậu so với tiêu chuẩn thế giới, đã có một sự mất mát đội ngũ nhân lực khoa học và kỹ thuật không gì bù đắp nổi, năng lực sản xuất đã lạc hậu so với các tiêu chuẩn thế giới.

 Các trường hợp ngoại lệ là: Công ty cổ phần "Liên hiệp Sản xuất Sevmash", Công ty cổ phần "Trung tâm sửa chữa tàu biển "Ngôi Sao", Doanh nghiệp nhà nước " Nhà máy đóng tàu Admiralty" và một số xí nghiệp liên hợp khác đã đầu tư rất nhiều trong việc áp dụng các công nghệ mới nhất, thực hiện một khối lượng công tác rất lớn trong việc nâng cấp công nghệ và xây dựng lại cơ sở hiện có, tiến hành tái cơ cấu nền sản xuất hiện hành, tái tổ chức đến tận gốc rễ các tuyến sản xuất . Tuy nhiên, ưu tiên vẫn dành cho các dự án khai thác các mỏ dầu và khí đốt trên thềm lục địa Bắc Cực. Đơn đặt hàng cho hạm đội là hạn chế, đặc biệt trong việc xây dựng các tàu nổi lớn.      

Nếu chúng ta nói hôm nay về lợi ích gia tăng trong việc khai thác các khu vực đại dương ở Bắc Cực, chúng ta phải phân biệt hai nhóm nước:
- Các quốc gia cận Bắc Cực như: Đan Mạch, Iceland, Na Uy, Nga, Mỹ, Phần Lan, Thụy Điển;
- Các nước quan tâm tích cực và tiến hành nghiên cứu các vấn đề Bắc Cực như: Áo, Đức, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc, Ba Lan, Hàn Quốc và một số nước Mỹ Latinh.

Hoa Kỳ quan tâm đặc biệt đến việc nghiên cứu và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở Bắc cực và không hề che giấu ý định của họ tại khu vực vĩ độ cao của các đại dương thế giới. George W. Bush trong tuần cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống, đã công bố Chỉ thị về việc thực hiện chính sách của Mỹ ở Bắc Cực, trong đó có đoạn: ".... Hoa Kỳ có các quyền lợi rộng lớn ở khu vực Bắc cực và sẵn sàng tự mình bảo vệ những quyền lợi đó, hoặc là trong sự hợp tác với các nước khác....". Những nước khác, theo ý kiến của George W. Bush, là các nước EU nhưng không phải nước Nga.

Trong chỉ thị này, có một chi tiết thú vị: các eo biển là thành tố tạo nên tuyến Hàng hải Biển Bắc, theo quan điểm của phía Mỹ, là có tính chất "quốc tế". Và theo luật pháp Nga vê lãnh hải ban hành năm 1998, tuyến Hàng hải Biển Bắc, bắt nguồn từ lịch sử thời thế kỷ thứ 13 là tuyến giao thông quốc gia duy nhất tới Bắc Cực của Nga, có đủ điều kiện để xác định đó là "Tuyến giao thông vận tải quốc gia của nước Nga". Sự xung đột lợi ích giữa hai cường quốc cận Bắc Cực - Mỹ và Nga, có thể trong tương lai (sẽ) có tác động rất tiêu cực.

Do hệ thống quản lý hoạt động hàng hải không hiệu quả, Nga có thể sẽ mất khả năng ảnh hưởng đến quá trình sử dụng các nguồn tài nguyên trên các đại dương thế giới. "Trong tương lai gần, cuộc đấu tranh giành quyền sở hữu các tài nguyên năng lượng dạng khoáng sản và các tài nguyên sống trên các đại dương sẽ còn trầm trọng thêm nữa bởi sự khan hiếm tài nguyên đang tăng trưởng hết sức nhanh chóng. Trong đó, chúng tôi có thể dự đoán sự tăng trưởng của các mối đe dọa toàn cầu và sự đa dạng của các biểu hiện của họ trong hoạt động hàng hải. Do đó, nhà nước chúng ta cần mở rộng đáng kể  các phương tiện, hình thức và phương pháp bảo vệ quyền lợi của mình  trong các khu vực dễ tiếp cận của các đại dương hế giới .... "(G.K. Voytolovsky. Xem xét việc sử dụng đại dương một cách có hệ thống. Trang.442-443. NXB " Kraft + ". Moskva.2009.)                                                                                                                                                                                                                                                                                                                            
Chính hoàn cảnh đó , cũng như sự phát triển chậm chạp của các tổ hợp đóng tàu trong nước đã buộc Nga phải kết hợp với Pháp đóng mới cho Hạm đội Hải quân Nga 4 tàu đổ bộ chở máy bay trực thăng lớp "Mistral" trong khuôn khổ chương trình vũ khí quốc gia đến năm 2020 dựa trên các hạm đội Thái Bình Dương và Biển Bắc mà đảm bảo an ninh cho quần đảo Nam Kuril, tuyến Hàng hải Biển Bắc và các mỏ khoáng sản ở phần phía đông và phía bắc nước Nga. Lễ ký kết thỏa thuận liên chính phủ về việc đóng bốn tàu đổ bộ chở trực thăng lớp "Mistral" đã được tổ chức tại nhà máy đóng tàu STX ở Saint-Nazare vào cuối tháng 1 năm 2011. Và chừng nào mà chúng ta còn thấy mưu toan của một số quốc gia, trước hết là Mỹ, chèn ép đất nước ta ra khỏi quyền lợi của mình tại các khu vực đại dương của thế giới. chừng đó chúng ta sẽ còn thấy sự cắt giảm giả tạo các tàu chiến của Hạm đội Hải quân nước Nga

Hoàn toàn có thể thấy được rõ ràng rằng, cùng với sự mất mát của hạm đội Hải quân Nga, đó là sự sa sút không thể bỏ qua của chủ quyền và ảnh hưởng trên trường quốc tế. Hãy chú ý một thực tế rất cụ thể. Nếu như tại Hạm đội Hải quân Nga trong những năm 9x thế kỷ trước, sự mất mát do phải loại khỏi biên chế một khối lượng các tàu mặt nước và tàu ngầm còn lớn hơn tổn thất trong Thế chiến 2, thì các quốc gia lân cận như Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, trái lại đã gia tăng lực lượng hải quân  của mình với một nhịp độ đáng kinh ngạc.
..........
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Tám, 2011, 12:36:50 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #406 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2011, 03:29:13 pm »

(tiếp)

Ví dụ: tính theo khả năng kết hợp chiến đấu của tất cả các tàu chiến Nga và Ucraina hiện đóng quân tại Biển Đen ngày nay vẫn kém hơn các lực lượng hải quân Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần. Thổ Nhĩ Kỳ đang thắt chặt sự kiểm soát các eo biển trên Biển Đen. Hải quân của họ ngày hôm nay đã chiếm vị trí thứ 8 trên thế giới về quân số. Hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đến một phần ba tổng trọng tải của châu Âu. Kế hoạch hoàn thiện các lực lượng hải quân của Thổ Nhĩ Kỳ đã trù tính việc gia tăng đáng kể khả năng chiến đấu của họ bằng cách đóng mới các tàu tại các xí nghiệp trong và ngoài nước, mua hoặc nhận viện trợ quân sự từ NATO, cũng như hiện đại hóa các tàu hiện có, máy bay và trực thăng hàng không hải quân. Ankara có lực lượng vũ trang 600 nghìn người - đứng thứ hai về số quân và thứ ba về sức mạnh chiến đấu trong khối NATO, chiếm ưu thế hoàn toàn trước Bộ chỉ huy chiến lược hướng "Nam" của chúng tôi. Trên bản đồ Thổ Nhĩ Kỳ, bán đảo Crimea được tô màu xanh truyền thống của thế giới Hồi giáo. Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay không hề giấu diếm rằng phạm vi lợi ích địa chính trị của họ mở rộng đến toàn bộ thế giới Hồi giáo trước đây thuộc Liên Xô cũ. Đây có phải là tình cờ? Chúng tôi chẳng lẽ lại có thể có cái gì đó giống như 20-30 năm trước đây hay sao?

Nhật Bản đang tích cực hợp tác với Hoa Kỳ, cung cấp lãnh thổ của mình làm căn cứ cho các máy bay Không quân và Hải quân Hoa Kỳ.
Lực lượng hải quân của Nhật Bản là một trong những lực lượng hải quân lớn nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Họ có các mục tiêu sau đây:
- Đấu tranh chống lại các lực lượng của hạm đội đối phương và phá vỡ tuyến giao thông trên các đại dương và biển;
- Phong tỏa khu vực các biển Okhot, biển Nhật Bản và biển Hoa Đông;
- Tiến hành các chiến dịch đổ bộ và hỗ trợ lực lượng lục quân;
- Bảo vệ các tuyến đường biển và bảo vệ các căn cứ hải quân, các cảng và bờ biển của mình.

Hải quân Nhật Bản, phối hợp với lực lượng hải quân của Hoa Kỳ dã thực sự thiết lập được quyền kiểm soát khu vực trong bán kính 1.000 dặm tính từ các hòn đảo của Nhật Bản.
Đóng góp thêm cho việc khó có hòa bình trong khu vực là các yêu sách lãnh thổ dai dẳng của Nhật Bản với nước Nga. Trên bản đồ địa lý Nhật Bản quần đảo tranh chấp Kuril (Kunashiri, Etorofu, Shikotan, Habomai) được tô màu lãnh thổ Nhật.


 
Lịch sử vấn đề Kuril trên thông tin đại chúng Nga: "Moskva và Tokyo từ 1945 đến nay vẫn chưa hề ký được hiệp định hòa bình vì lý do tranh cãi về chủ quyền các đảo phia Nam quần đảo Kuril".


Nhìn từ vũ trụ: các đảo Nam Kuril trên Thái Bình Dương.

Nhật Bản khẳng định rằng điều kiện tiên quyết cho việc thiết lập lại  quan hệ láng giềng tốt với Nga là phải giải quyết vấn đề các vùng lãnh thổ phía Bắc. Nhưng như ta biết, trong Tuyên bố chung giữa Liên Xô và Nhật Bản ký kết ngày 19 tháng 10 năm 1956. đất nước chúng ta đã đồng ý chuyển giao cho Nhật Bản các đảo Habomai và Shikotan và  việc chuyển nhượng thực tế các đảo này cho Nhật Bản sẽ được tiến hành sau khi ký kết hiệp ước hòa bình giữa Liên Xô và Nhật Bản.
Tuy nhiên, hiệp ước quân sự giữa Nhật Bản với Hoa Kỳ, ký ngày 19/01/1960, là nhằm chống lại Liên Xô. Về vấn đề này, chính phủ Xô viết ngày 27 tháng 1, đã gửi một bản ghi nhớ cho chính phủ Nhật Bản, trong đó nêu rõ: "Chính phủ Liên Xô, cho rằng hiệp ước quân sự mới ký kết của Chính phủ Nhật Bản là nhằm chống lại Liên Xô, cũng như chống lại nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, không thể đóng góp vào sự chuyển nhượng các đảo nói trên cho Nhật Bản mở rộng lãnh thổ để quân đội nước ngoài sử dụng. Vì vậy Chính phủ Liên Xô thấy cần thiết phải tuyên bố rằng khi nào tất cả quân đội nước ngoài rút khỏi lãnh thổ Nhật Bản và hiệp ước hòa bình giữa Liên Xô và Nhật Bản được ký kết, khi đó các đảo Habomai và Shikotan sẽ được chuyển giao cho Nhật Bản, như đã được dự kiến trong Tuyên bố chung giữa Liên Xô và Nhật Bản ngày 19 Tháng Mười năm 1956 " . Hồi đó, đó chính là cơ hội để giải quyết  vấn đề "nóng bỏng"này, nhưng nó đã bị bỏ qua một cách lãng phí. Ngày hôm nay chúng ta phải tìm cách tiếp cận mới vì Tuyên bố chung của Nhật Bản và Liên Xô năm 1956 về chuyển nhượng các đảo tranh chấp đã bị lỗi thời về nội dung của nó mất rồi.

Lịch sử tranh chấp bốn hòn đảo trong quần đảo Kuril trong tương lai gần sẽ chưa thấy hồi kết. Với sự suy yếu vị trí của Nga ở vùng Viễn Đông và sự sụp đổ "uy quyền" của Hạm đội Thái Bình Dương, tham vọng của người láng giềng phía đông của chúng tôi đã tăng lên. Vì vậy, việc trao trả lịch sử các đảo tranh chấp trong tương lai có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực cho nước Nga. Năm 1905, một đất nước nhỏ châu Á với sự hỗ trợ của Anh, Pháp và Đức đã đưa nước Nga rộng lớn phải đi tới chỗ chấp nhận Hiệp ước Portsmouth nhục nhã với các điều khoản vô cùng bất lợi cho nó.

Ngày hôm nay, Nhật Bản - một đất nước hùng mạnh có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, có đủ khả năng tăng cường lực lượng phòng vệ của họ (tên hiện nay của lực lượng vũ trang Nhật Bản), đủ khả năng trang bị cho lực lượng đó các vũ khí và trang thiết bị mới nhất. Lực lượng phòng vệ Nhật Bản - là một quân đội chuyên nghiệp rất mạnh, một trong những đội quân mạnh nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, có thể giải quyết bất kỳ nhiệm vụ nào. Vấn đề cốt lõi trong học thuyết quân sự của Nhật Bản - hợp tác với Hoa Kỳ. Chúng ta thấy mình càng yếu hơn, sự sa sút của Hạm đội Thái Bình Dương càng mạnh hơn, thì Nhật Bản sẽ càng có các yêu sách lớn hơn với chúng ta. Chân lý đó là vô cùng hiển nhiên. Điểm gặp nhau trong giải quyết tranh chấp về quần đảo Kuril sẽ chưa được tìm ra.

Việc phát hiện và chiếm hữu quần đảo Kuril, theo các tài liệu lưu trữ, bắt đầu từ giữa thế kỷ thứ 16. Không phải tất cả mọi thứ ở đây đều phẳng lặng, đều đơn nghĩa rõ ràng và không thể tranh cãi. Để cho sự khẳng định có tính chất thuyết phục hơn chúng ta hãy đưa ra một số văn bản có tính chất lịch sử . Tài liệu thì rất nhiều. Chúng tôi đề nghị các bạn đọc thân mến,  hãy kiên nhẫn, đọc tất cả và rút ra kết luận cho mình. Nhưng đừng quên rằng các đảo trong quần đảo Kuril cũng như Kaliningrad - chính là kết quả (sản phẩm) Hội nghị Nguyên thủ các nước trong khối  Đồng minh chống Hitler tại Crimea (Yalta, tháng Hai năm 1945), Potsdam (Berlin, ngày 26 Tháng Bảy năm 1945), San Francisco (ngày 08 tháng 9 năm 1945). và sự trao đổi ý kiến các nhà lãnh đạo của các cường quốc chiến thắng thông qua các kênh ngoại giao. Việc thay đổi của một điều khoản trong tài liệu chấp nhận (đầu hàng) chắc chắn sẽ kéo theo mong muốn của cả các nước khác muốn lấy lại "những gì đó" bị mất năm 1945.

Chúng ta hãy đọc các tài liệu sau:

Nửa sau của thế kỷ XVI. Những người nhập cư Nhật Bản đầu tiên đến bờ biển phía nam của đảo Edzo (Hokkaido). Hòn đảo là nơi sinh sống của người bản xứ (Ainu) và được coi như không phải  lãnh thổ Nhật Bản.

1604. Trên đảo Edzo chính quyền của lãnh chúa Matsumae được thành lập và được coi là "độc lập" với chính quyền trung ương Nhật Bản. Mục tiêu của công tước Matsumae là chinh phục và khai thác người dân bản địa trên đảo. Cuộc nổi dậy của người bản địa chống lại nền thống trị Nhật Bản bị đàn áp dã man.

1643. Người Hà Lan Maarten de Vries Gerritsen (người đầu tiên từ châu Âu) đã thấy Kunashiri và Etorof và đã đổ bộ lên đảo Urup.

1649 Những người Nga đầu tiên đến thăm các đảo phía Bắc quần đảo Kuril - một đội quân nhỏ đứng đầu là một thủ lĩnh Cossack ở Yakut, Mikhail Stadukhin.

1653. Một Samurai của  công quốc Matsumae là Hiroesi Murakami đã tiến hành khảo sát đảo Edzo (nay Hokkaido) và lần đầu tiên lập được bản đồ Kunashir, Yturuf và các khu vực phía Bắc khác.

1654. Tại công quốc Matsumae đã vẽ được bản đồ của "thời kỳ Shoho". Nó là bản đồ lâu đời nhất trên thế giới, trong đó xác định rõ ràng nhóm đảo Habomai, Shikotan, Kunashir và Yturuf.

1700. Quần đảo Kuril lần đầu tiên được đưa vào bản đồ Nga và được biên soạn bởi nhà địa lý Semion Ulyanich Remezov, dưới tên gọi "Họa đồ lập lại vùng đất Kamchadal".

1702 -1709. Theo sắc lệnh của Piot đệ nhất nhằm tìm đường đến Nhật Bản, các lãnh chúa Nga đi trên các thuyền baida đã đến quần đảo Kuril, đến thăm phần phía Nam quần đảo, đặc biệt là đảo Yturup.

1711. Chuyến hành quân đến quần đảo Kuril của thủ lĩnh Cossack - ataman Danil Yakovlievitch Anciferov và thuyền trưởng Ivan Kozyrevsky. Khảo sát cụ thể khu phía bắc quần đảo Kuril - các dảo Shumshu và Paramushir.

1713. Chuyến thám hiểm thứ hai đến quần đảo Kuril của Kozyrevsky. Ông đã thành công trong việc đi qua toàn bộ các đảo trong chuỗi đảo thuộc quần đảo Kuril. Công lao của Kozyrevsky là đã mô tả đủ chính xác quần đảo Kuril và lập ra được bản đồ, gọi là "Bản đồ hoàn chỉnh của miền đất Matsumae". Tại bản đồ đã đưa vào tất cả các đảo Kuril, bao gồm các đảo phía nam như Kunashir.

1721. Theo chỉ đạo của Piotr Đại đế đã tổ chức một cuộc hành quân đến quần đảo Kuril của Ivan Mikhailovich Evreinov và Fyodor Fyodorovitch Luzhin. Trong báo cáo của mình gửi lên Hoàng đế Nga chứa thông điệp quan trọng rằng quần đảo Kuril "không phải" của Nhật Bản.

1726. Ấn bản tại Pháp của bộ bản đồ Nga của nhà trắc địa Afanasii Shestakov, biểu thị và liệt kê chi tiết tất cả các đảo thuộc quần đảo Kuril.


.........
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tám, 2011, 02:32:29 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #407 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2011, 11:38:24 pm »

(tiếp)

1730. Chỉ dụ của Nữ Hoàng Nga Anna Ioannovna giao cho "người đứng đầu vùng Okhotsk", ông G. Pisarev, quyền giám sát và quản lý quần đảo Kuril, "người mà cần tiếp tục thu thập cống phẩm từ người dân địa phương." Theo các nguồn tin Nga, sự bắt đầu tiếp xúc thường xuyên giữa người Nga với người bản xứ quần đảo Nam Kuril diễn ra là vào giữa thế kỷ XVIII.

1755. N. Storozhev, người chuyên đi nhận triều cống lần đầu tiên nhận triều cống-kiêm quà tặng của các cư dân đảo Kunashir. Sau đó, là cống phẩm của cư dân các đảo Urup, Iturup, Shikotan. Thu nạp triều cống là công việc được thực hiện thường xuyên trên các đảo này cho đến đầu những năm 80 của thế kỷ XVIII thì có sắc chỉ của triều đình cho phép loại bỏ nó.

1738-1739. Các thủy binh Nga đã mở tuyến hàng hải tới bờ biển phía đông quần đảo Nhật Bản. Cuộc thám hiểm của các sĩ quan Nga Spanberg Martyn Petrovic và Walton đã đi từ hòn đảo này đến hòn đảo khác trên toàn bộ quần đảo Kuril và đến tận Nhật Bản. Ý nghĩa quan trọng cơ bản mà kết luận của Shpanberg đã chỉ ra là "dưới quyền cai trị của Hoàng đế (nguyên văn: kha hãn) Nhật Bản chỉ có một hòn đảo Matmai mà thôi, phần còn lại của quần đảo (tức là phần còn lại của quần đảo Kuril -. Chú thích của tác giả, chuẩn đô đốc Matyushin) chưa hề có ai cai trị". Phát hiện này cho phép chính phủ Nga coi các đảo thuộc quần đảo Kuril như sở hữu của mình, mà trước đây không thuộc sở hữu của bất kỳ nhà nước nào khác.

1754. Những cố gắng đầu tiên của công quốc Matsumae để sắp xếp đại diện thương mại Nhật Bản trên hòn đảo gần nhất với đảo Matmai-đảo Kunashir, nơi chỉ có người Ainu sinh sống, bằng cách thiết lập một điểm buôn bán ở đó.

Những năm 60 của thế kỷ XVIII, các tàu đánh cá Nga đã đến quần đảo Nam Kuril. Tại đây người Nga đã lập ra các cơ sở trú đông và bến đậu cho tàu của mình. Trong những năm này người dân địa phương của các đảo Iturup và Urup đã được trao quốc tịch Nga.

1770. Ivan Chiornyi dẫn đầu một phân đội quân Cossacks Nga, thực hiện tài liệu mô tả chi tiết quần đảo Kuril từ phía bắc đến đảo thứ 12 là Iturup, và đặt cơ sở cho sự cư trú của cư dân Nga trên đảo Urup.

Cuối những năm 70 của thế kỷ XVIII, các hoa tiêu Ivan Ocheredin và Mikhail Petushkov lập xong bản đồ phần phía Nam quần đảo Kuril.

1778. Trên đảo Hokkaido, con tàu của thương gia Nga Lebedev-Lastochkin chở hàng hóa sang cho Nhật Bản. Antipin-người dẫn đầu cuộc thám hiểm kiên trì đề nghị Nhật Bản mở cửa thị trường để buôn bán, nhưng vô ích.

1785. Những sự kiện thực sự đáng tin cậy của lịch sử là lần đầu tiên trong những năm này mới có những người Nhật với tư cách đại diện của nhà nước Nhật Bản trên phần phía Nam quần đảo Kuril.

1786. Những người Nhật Bản lần đầu tiên đến đảo Iturup. Một quan chức của chính quyền trung ương- Tokunai Mogami đã tiến hành nghiên cứu Iturup và Urup, nơi đó ông ta phát hiện ra rằng có " rất nhiều người nước ngoài sinh sống ở đó, mặc quần áo màu đỏ, và đang có những đồn canh phòng được xây dựng". Một số người dân địa phương Ainu hồi đó thành thạo tiếng Nga và có thể đóng vai trò phiên dịch. Viên quan này thậm chí đã "bắt giữ" những người Nga có mặt ở đó. Tuy nhiên, tại thời điểm này, cả công tước Matsumae, cả chính phủ trung ương Nhật Bản đều coi các đảo Kuril là một "miền đất xa lạ".

1779, 1786, 1799. Ban hành sắc lệnh của hoàng gia, trong đó trao quốc tịch công dân Nga cho người Ainu quần đảo Kuril (bấy giờ gọi là "người Kuril rậm râu"), và tuyên bố quyền sở hữu của Nga đối với các đảo Kuril.

1786. Sắc lệnh của Nữ Hoàng Nga Ekaterina II, trong đó Hội đồng Ngoại giao của Đế quốc Nga đã chính thức công bố các miền đất khai phá là thành viên của ở Thái Bình Dương, thuộc quyền ngai  vương Đế chế Nga. Trong số lãnh thổ khai phá của Đế quốc Nga đã được liệt kê bao gồm "chuỗi các đảo Kuril gần kề Nhật Bản, được các thuyền trưởng Shpanberg và Walton khai mở ".

1787. Catherine II đã ký sắc lệnh về cuộc hành quân thám hiểm đường biển vòng quanh thế giới nhằm mô tả chính xác và lập bản đồ của quần đảo Kuril từ đảo Matmai (Hokkaido) đến Kamchatka. Mục tiêu chính  là để "thống kê chính thức chúng vào số tài sản của Nhà nước Nga" (do bùng nổ chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ nên cuộc thám hiểm đã được hoãn lại).

1794-1795. Trên đảo Iturup trong vịnh Vaninau đã thành lập làng Nga Alexandr (công ty Shelikhof). Trong năm 1794, đến đảo Urup thường trú có khoảng hai chục người, đứng đầu là quản cơ V. Zvezdochetov. Các khu trú tàu mùa đông của Nga đặt ở Kunashir.

1798. Shogun  Dzyudzo Kondo chính thức đặt trên mũi phía nam của Iturup bia ghi nhớ chủ quyền xác nhận những hòn đảo này thuộc về Nhật Bản. Bia xác nhận tương tự cũng được dựng lên trên mũi phía bắc của Iturup và Kunashir. Nhật Bản lật đổ các biển chỉ dẫn của Nga và thiết lập các cột trụ với dòng chữ: ". Etoruf - sở hữu của Đại Nhật Bản" "

1799 Catherine II ký sắc lệnh gửi cho Thượng viện "miễn thuế dân đảo Kuril, sau khi trao quyền công dân Nga".

............
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tám, 2011, 01:32:42 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #408 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2011, 08:41:55 pm »

(tiếp)


1799. Để thống nhất tất cả các công ty của các thương gia Nga buôn bán ở Thái Bình Dương thành một lực lượng mạnh mẽ, chính phủ Sa hoàng tạo ra "dưới sự bảo trợ tối cao" của Pavel I, một Công ty Nga-Mỹ, được trao độc quyền về khai thác và phát triển kinh tế quần đảo Kuril.

1799. Chính phủ Nhật Bản quyết định củng cố các đảo Nam Kuril. Trên các đảo Kunashir và Iturup các đơn vị quân đội Nhật được triển khai, bắt tay vào việc trục xuất người Nga khỏi Nam quần đảo Kuril, quần đảo nằm không xa Hokkaido, và hầu như không được bảo vệ.

Cuối thế kỷ XVIII-đầu thế kỷ XIX. Quần đảo Kuril trong những năm đó về mặt hành chính thuộc huyện  Kamchatka, tỉnh Okhotsk , thuộc lãnh thổ vùng Irkutsk. Tất cả các đảo trong chuỗi đảo Kurile, cho đến tận bờ biển phía bắc của Hokkaido, được ấn định là một phần của Đế quốc Nga trong Atlat bản đồ dạy trong các Trường Công lập những năm 178x, trong bản đồ Đế chế Nga năm 1796, cũng như "bản đồ địa lý mới nhất của nước Nga" năm 1812.

1801. Một nhóm vũ trang Nhật Bản cố gắng trục xuất người Nga khỏi các khu định cư của họ trên đảo Urup. Sau khi đổ bộ trên đảo, người Nhật tự ý dựng các cột chỉ dẫn, trên đó có khắc 9 chữ tượng hình: "Đảo này từ xa xưa thuộc Đại Nhật Bản".

Cuối thế kỷ XVIII. Nhật Bản bắt đầu đổ bộ, tăng cường cho phần phía nam của Sakhalin, nơi mà trên bờ biển vịnh Aniva có đặt một thương cục Nhật Bản. Vào mùa hè là mùa đánh cá, ngư dân Nhật Bản đưa thuyền đến đây đánh bắt cá.

1802. Nhật Bản mở rộng hoạt động một cách rõ rệt tại Nam Kuril sau khi thành lập tại thành phố Hakodate ở Hokkaido, một văn phòng đặc biệt chuyên vê thuộc địa hóa quần đảo Kuril.

1805. Nhà thám hiểm hàng hải Nga Krusenstern kê khai các bờ biển đông bắc đảo Sakhalin và sáp nhập các địa điểm mà ông viếng thăm vào Nga (mũi Terpenhia, vịnh Lososey, và những nơi khác).

Đầu thế kỷ XIX. Kết quả của việc thực dân hóa từ cả hai phía đối với quần đảo Kuril, lãnh địa các khu vực đã  củng cố của hai bên được phân bố như sau: nước Nga, trong bộ mặt của công ty Nga-Mỹ, chiếm phần Bắc và Trung tâm quần đảo Kuril (từ Shumshu đến Urup); Nhật Bản - Nam Kuril (Kunashir, Yturuf, Shikotan và nhóm đảo Habomai). Quan hệ giữa các quốc gia thời kỳ này được mô tả như một cuộc đối đầu hòa bình.

1806 - 1807. Sĩ quan hải quân Nga NA Khvostov và G.I. Davydov đã thực hiện hai cuộc thám hiểm Sakhalin theo lệnh của Rezanov, họ đã phá bỏ khu định cư Nhật Bản tại vịnh Aniva, đốt cháy hai tàu nhỏ, bắt giữ một số thương gia từ công quốc Matsumae. Khvostov cho cắm trên bờ biển vịnh hai lá cờ Nga (cờ công ty Nga-Mỹ và cờ quốc gia) và cho đổ bộ một số thủy thủ, lập khu định cư, tồn tại cho đến 1847.
 
1807. Các tàu thám hiểm Nga đến thăm Kuril. Trong quá trình cuộc đột kích đã phá hủy các khu định cư quân sự của người Nhật thiết lập trên đảo Etorofu (Iturup). Tàu Nhật Bản bị cầm giữ gần bờ biển phía bắc Hokkaido - Matsumae.

1808. Hoàng đế Alexander I đã ra lệnh cho định cư người Nga trên đảo Sakhalin. Các nhóm người nhập cư Nga được gửi tới đảo.

1808. Cuộc thám hiểm để nghiên cứu đảo Sakhalin của Nhật Bản, thực hiện bởi Mamiya Rindzo. Cuộc "du lịch" đó có thể là do tự ý, hoặc theo mệnh lệnh của nhà chức trách Nhật Bản, đã phá hủy các cột chủ quyền Nga do Khvostov dựng trên Sakhalin, thay vào đó là các hiện vật biểu thị sự khai phá mở mang của Nhật Bản với mảnh đất này.

1813-1814. Nhật Bản giảm nhẹ chế độ quân sự ở miền Nam Kuril và rút bớt khỏi đây các doanh trại quân sự.

1828. Công ty Nga-Mỹ (RAK) đã thành lập một số khu định cư trên đảo Urup và chở đến đây các thợ săn thổ dân Aleut để săn hải cẩu.

1830. Thành lập văn phòng công ty RAK trên đảo Simushir.

1854. Toàn bộ đảo Hokkaido được đặt dưới quyền cai trị của chính quyền trung ương Nhật Bản.

1854. Chính quyền trung ương Nhật Bản quyết định khôi phục lại quyền quản lý trên Nam Kuril.

1852. Phó Đô đốc E. Putyatin đi trên fregat "Pallas" được gửi tới Nhật Bản trong một sứ mệnh ngoại giao, và ngày 26 tháng 1 năm 1855 (theo lịch cũ) tại cảng Shimoda đã ký kết hiệp ước đầu tiên giữa Nga và Nhật Bản. Điều thứ hai trong hiệp ước này đã xác định: "Từ nay biên giới giữa Nga và Nhật Bản sẽ đi qua giữa các đảo Iturup và Urup. Đảo Ituruf hoàn toàn thuộc về Nhật Bản, toàn bộ đảo Urup và các đảo Kuril khác trở về phía bắc là tài sản của Nga. Đối với đảo Krafto (Sakhalin), giữa Nga và Nhật Bản chưa phân chia được, cho đến ngày hôm nay".

Đây là gì? Có phải là sự nhượng bộ lãnh thổ của Nga? Có thể. Nhưng chúng ta hãy tưởng tượng những sự kiện trước khi ký kết Hiệp ước, chúng tôi nghĩ rằng ta nên chuyển sang các tài liệu lưu trữ và tự rút ra kết luận.

Tháng Tám năm 1853, Phó Đô đốc Putiatin đi trên fregat "Pallada" dẫn đầu biên đội bốn tàu đến Nagasaki. Ngày 09 tháng 8 năm 1853 đến ngày 14 tháng 8 đã tiến hành các cuộc hội đàm phức tạp với đại diện đặc mệnh toàn quyền của chính phủ Nhật Bản về việc thiết lập quan hệ ngoại giao, thương mại và phân chia lãnh thổ giữa hai quốc gia láng giềng. Các cuộc đàm phán được bắt đầu trong điều kiện chiến tranh Crimea (1853 - 1856) đã bắt đầu, khi mà ở Thái Bình Dương đang có hai hạm đội Anh và một hạm đội Pháp. Trong điều kiện này, E. Putyatin đã buộc phải ngừng cuộc đàm phán và phân tán biên đội tàu về các nơi trú ẩn để tránh bị bắt bởi kẻ thù. Mùa thu 1854, đến thay thế "Palladda" từ biển Baltic là fregat "Diana".

22 tháng 11 năm 1854 E. Putyatin trên fregat "Diana" đến cảng Shimoda để hoàn thành đàm phán. Vào cuối Tháng Mười Hai, do sóng thần, "Diana" chịu nhiều thiệt hại nghiêm trọng dẫn đến bị chìm.

1855 (26 tháng Một), đã ký kết Hiệp ước Shimoda - thỏa thuận đầu tiên giữa Nga và Nhật Bản, theo đó quan hệ ngoại giao đã được thành lập với việc thành lập các cơ quan lãnh sự, lập quan hệ thương mại và phân định khu vực lãnh thỏ. Bức tường cách biệt được tạo ra bởi nhà nước phong kiến Nhật Bản cuối cùng đã bị phá vỡ bởi những nỗ lực ngoại giao quân sự của Nga. Do việc ký kết được Hiệp ước Shimoda, tháng 12 năm 1855 Phó đô đốc Putjatin đã được phong bá tước.

1855. Trên các đảo Kunashir và Iturup có thêm các doanh trại đồn trú cho quân đội Nhật.

1857 (12 tháng 10). Tại Nagasaki E.V Putjatin đã ký kết Điều ước Bổ sung (cho Hiệp định Shimoda) giữa Nga và Nhật Bản.

1858 (07 tháng Tám). Tại Tokyo E.V. Putjatin đã ký hiệp ước thương mại và hữu nghị Nga-Nhật. Do đạt được những thành công trong ngoại giao-quân sự, E.V Putjatin được thăng hàm đô đốc. Để nói rằng sứ mệnh ngoại giao của ông không hiệu quả, sẽ là không phù hợp. Tuy nhiên, các sự kiện tiếp theo trong quan hệ giữa hai nước đã dẫn đến những thay đổi lớn trong hiệp định đã ký trước đó.

1855-1875. Đảo Sakhalin được cả Nhật Bản và Nga cùng sở hữu. Mỗi bên đang cố gắng để đạt được ưu thế hơn hẳn. Trên đảo, số lượng các cuộc xung đột giữa các công dân hai bên tăng lên theo cấp số nhân.

1875 (25 tháng 4). Ký kết Hiệp ước Saint Petersburg giữa Nhật Bản và Nga, theo đó đảo Sakhalin được Nhật Bản chuyển giao thẩm quyền về cho Nga với một biên giới giữa hai nước đi qua eo biển La Perouse. Để đổi lấy đảo Sakhalin, Nga phải trao lại cho Nhật Bản 18 đảo thuộc quần đảo Kuril Lớn - từ Shumshu đến Urup. Biên giới mới đi qua giữa mũi Lopatka trên bán đảo Kamchatka và đảo Shumshu, tức là qua eo biển Kuril đầu tiên.

1905. Ký kết Hiệp ước Portsmouth lập lại hòa bình giữa Nhật Bản và Nga (kết thúc Chiến tranh Nhật-Nga những năm 1904-1905.). Điều 9 của hiệp ước nói: "Chính phủ Hoàng gia Đế quốc Nga nhượng lại để Chính phủ Hoàng gia Nhật Bản thực hiện vĩnh viễn chủ quyền đầy đủ tại phần phía nam đảo Sakhalin và tất cả các đảo lân cận ... Vĩ tuyến 15 độ Bắc được lấy làm ranh giới lãnh thổ nhượng địa...."

 Như ta thấy, Nga đưa ra một số nhượng bộ quan trọng đối với Nhật Bản về lãnh thổ quốc gia của mình. Nhưng còn một nhượng bộ khác, và do đó kéo theo và phát sinh cả một chuỗi hậu quả, cho đến tận ngày nay vẫn liên quan đến các hoạt động của Nga ở Thái Bình Dương.

1920. Trong quá trình cuộc can thiệp quân sự vào Viễn Đông và Đông Sibir (Nhật, Mỹ, Trung Quốc và các nước khác), quân đội Nhật đã chiếm đóng Bắc Sakhalin.

1925 (25 tháng Một). Tại Bắc Kinh đã ký "Điều ước về các nguyên tắc nền tảng trong quan hệ giữa Liên bang Xô Viết và Nhật Bản". Quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia đã được thiết lập lại, dự kiến việc rút quân đội Nhật Bản khỏi Bắc Sakhalin phải hoàn thành trước 15 tháng 5 năm 1925.

1943 (ngày 22-ngày 26 tháng 11). Hội nghị Cairo có sự tham gia của Hoa Kỳ, Anh và Cộng hòa Trung Hoa. Thông cáo của hội nghị tuyên bố rằng Nhật Bản sẽ bị tước tất cả các đảo ở Thái Bình Dương, mà nước này "đã xâm lược hoặc chiếm đóng kể từ đầu Thế chiến thứ nhất (1914)". Điều đó có nghĩa là không chỉ Nam Sakhalin, mà cả quần đảo Kuril cũng không chịu sự quy định của Thông cáo này.

1943 (28 Tháng mười một - 1 tháng mười hai). Hội nghị Teheran với người đứng đầu của ba cường quốc - I.V. Stalin, F.D. Roosevelt và Winston Churchill. Phía Liên Xô tuyên bố rằng Liên Xô sẽ tham chiến ở vùng Viễn Đông sau khi Đức đầu hàng.

1945 (Tháng hai). Hội nghị Crimean (Yalta) giữa Liên Xô, Mỹ và Vương quốc Anh, đưa ra các điều kiện cho việc Liên Xô tham gia cuộc chiến chống Nhật Bản. Điều 2 của Hiệp định bí mật về Viễn Đông nói về việc phục hồi "các quyền trước đây của Nga bị xâm phạm bởi cuộc tấn công của Nhật Bản với Nga năm 1904, cụ thể là: sự trao trả lại cho Liên Xô phần phía nam của đảo Sakhalin và tất cả các hòn đảo liền kề với nó, chuyển giao cho Liên Xô quần đảo Kuril ", có nghĩa là, quần đảo Kuril đã được tách ra làm một mục riêng với tư cách một lãnh thổ không hoàn lại, mà là chuyển giao cho Liên Xô.

1945 (5 tháng 4). Dân ủy Ngoại giao, V.M. Molotov tuyên bố với Đại sứ Nhật Bản H. Sato về việc từ bỏ Hiệp ước Trung lập ngày 13 tháng 4 năm 1941

1945 (26 tháng 7). Mỹ, Anh và Cộng hòa Trung Hoa ra tuyên bố Potsdam (Berlin) đòi hỏi Nhật Bản đầu hàng. Nó khẳng định các điều khoản của hội nghị Cairo vào năm 1943 rằng "chủ quyền của Nhật Bản được giới hạn ở các đảo Honshu, Hokkaido, Shikoku và một số các đảo nhỏ hơn như chúng tôi xác định." Nhật Bản bác bỏ tối hậu thư của quân Đồng minh.

1945 (09 tháng Tám). Trung thành với cam kết đồng minh trong hội nghị 3 đại cường quốc tại Crimean năm 1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản.Việc đó cũng mở ra những khả năng thực tế đáp ứng đòi hỏi về lãnh thổ của Liên Xô với Nhật Bản. 

1945 (ngày 14 tháng Tám). Nhật hoàng Hirohito của Nhật Bản đã quyết định đầu hàng Đồng minh vô điều kiện.

1945 (ngày 15 tháng Tám). Sắc lệnh số 1 của Tổng thống Hoa Kỳ H. Truman cho Tổng tư lệnh lực lượng Đồng minh ở Thái Bình Dương, tướng Douglas MacArthur, nói rằng tất cả các lực lượng vũ trang của Nhật Bản "nằm trong vùng Mãn Châu, phía Bắc vĩ tuyến 38 trở lên ở Triều Tiên và Karafuto phải đầu hàng Tư lệnh quân đội Liên Xô vùng Viễn Đông".

1945 (16 tháng Tám). Trong một điện tín Stalin gửi Truman đề nghị chỉnh lý hai điểm trong "Sắc lệnh № 1". Điểm đầu tiên: "Đưa quần đảo Kuril vào khu vực đầu hàng của các lực lượng vũ trang Nhật Bản trước quân đội Xô Viết, quần đảo mà theo quyết định của ba cường quốc ở Crimea phải  trở thành sở hữu của Liên Xô". Yêu cầu này được thỏa mãn trong điện trả lời của Truman ngày 18 tháng 8 năm 1945. Điểm sửa đổi thứ hai liên quan đến đề nghị về chuyển điểm đầu hàng của lực lượng vũ trang Nhật Bản trước quân đội Liên Xô trên đảo Hokkaido ở phía bắc tuyến Kushiro (bờ phía  biển Okhot của đảo Hokkaido) - Rumoe (bờ phía biển Nhật Bản). Điểm này đã bị từ chối.

1945 (ngày 18-23 tháng Tám). Quân đổ bộ đường biển Liên Xô đổ bộ lên đảo Shumshu. Sau trận chiến đẫm máu hòn đảo đã bị đánh chiếm, quân Nhật đồn trú trên đảo đầu hàng.

1945 (ngày 23- 28 tháng Tám). Tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật Bản ở Bắc và Trung Kuril (đảo Paramushir - Urup) bởi các lực lượng của căn cứ hải quân Petropavlovsk và các đơn vị thuộc khu vực phòng thủ Kamchatka thuộc Phương diện quân Viễn Đông 2.

1945 (2 tháng 9). Điều ước về sự đầu hàng vô điều kiện của Nhật Bản được ký kết trên boong tàu chiến Mỹ "Missouri" đậu trong vịnh Tokyo. Chiến tranh thế giới II kết thúc.

1945 (28 Tháng Tám - 5 tháng 9). Chiếm lĩnh các đảo Nam Kuril (Iturup, Kunashir, Shikotan và Habomai) bởi các đơn vị phân hạm đội Bắc Thái Bình Dương và quân đoàn bộ binh 56 thuộc tập đoàn quân 16 Phương diện quân Viễn Đông 2.

Năm 1945, một trong những điều kiện chính cho việc Liên Xô tuyên chiến chống Nhật Bản ở phía  quân Đồng minh chống Hitler là do đã được các cường quốc đồng minh thống nhất rằng sau khi Nhật Bản đầu hàng hoàn toàn và vô điều kiện, phần phía nam của Sakhalin và quần đảo Kuril sẽ được trả về thuộc thẩm quyền đầy đủ của phía Nga.

Thỏa thuận này là hợp pháp vì nó được dựa trên hai quy định quan trọng của luật pháp quốc tế. Việc đầu tiên là tình trạng chiến tranh giữa các quốc gia sẽ chấm dứt hiệu lực của bất kỳ hiệp định nào trước đó giữa các bên (năm 1905, Nhật Bản dựa trên điều này mà chuẩn bị Hòa ước Portsmouth). Thứ hai là xuất phát từ thực tế công thức đầu hàng vô điều kiện đã quy định về chấm dứt chiến sự của phía bại trận và chấp nhận tất cả các điều kiện mà không có ngoại lệ của người chiến thắng đề ra.
                                 

Dựa vào tất cả những điều trên, trong nửa cuối tháng 8 năm 1945, Liên Xô đã kiểm soát phần phía nam Sakhalin và toàn bộ quần đảo Kuril, để làm điều đó Liên Xô đã đưa quân đội đến các nơi này nhằm trấn áp sự đề kháng của các lực lượng vũ trang Nhật Bản.

1946 (2 tháng 2). Nghị định của Đoàn Chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô đơn phương tuyên bố miền Nam Sakhalin và toàn bộ quần đảo Kuril là tài sản Liên bang Xô Viết.

1951 (8 tháng 9). Tại San Francisco (Mỹ) 49 nước đồng minh trong Thế chiến II đã ký kết hiệp ước hòa bình với Nhật Bản. Trong phần thứ hai của Hiệp ước xác định: "Nhật Bản từ bỏ tất cả các quyền, quyền cơ sở và yêu sách đối với quần đảo Kuril, phần lãnh thổ thuộc Sakhalin cũng như các đảo lân cận khác, mà chủ quyền đối với những lãnh thổ đó Nhật Bản có được nhờ Hiệp ước Portsmouth ngày 5 tháng 9 năm 1905". Hiệp định không được Liên Xô, Ba Lan, Mông Cổ, CHND Trung Hoa, Việt Nam, Ấn Độ, Miến Điện và Tiệp Khắc ký. Không tham gia Hội nghị Hòa bình này có các nước: Miến Điện, Ấn Độ, CHND Trung Hoa, Triều Tiên và Nam Tư. Liên Xô có cơ sở từ chối ký hiệp định đó vì trong đó không có " nghĩa vụ không thể chối cãi của Nhật Bản công nhận chủ quyền của Liên Xô trên các bộ phận lãnh thổ thuộc Liên Xô".
 Khi từ chối ký vào hiệp ước hòa bình trên với Nhật Bản, trong hành động của mình Liên Xô cho phép một cách tiếp cận không đắn đo. Tong tài liệu được công nhận bởi cộng đồng quốc tế trên có ghi rõ ràng rằng "Nhật Bản từ bỏ tất cả các quyền, quyền cơ sở và yêu sách đối với quần đảo Kuril, một phần của đảo Sakhalin và các đảo lân cận, mà chủ quyền đối với chúng Nhật Bản có được từ Hiệp ước Portsmouth ngày 05 tháng chín năm 1905".

Trong điều kiện "chiến tranh lạnh", chính phủ Mỹ đã xem xét lại lập trường của mình về vấn đề này và, trên thực tế, đã kích thích Nhật Bản đề ra các yêu sách lãnh thổ đối với Nga. Khi phê chuẩn hiệp ước, Thượng viện Hoa Kỳ đã đặt điều kiện phụ như sau: "Cần phải coi rằng các điều khoản của thỏa thuận này sẽ không có nghĩa là sự công nhận cho Nga, bất kỳ quyền hoặc yêu sách nào về những lãnh thổ thuộc về Nhật Bản vào ngày 07 tháng mười hai năm 1941, mà sẽ ảnh hưởng đến những quyền và quyền cơ sở của Nhật Bản trên các lãnh thổ đó ... ".

1951 (8 tháng Tám). Tại San Francisco, đã ký Hiệp ước An ninh Mỹ- Nhật, là kết quả của sự thỏa hiệp giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ. Trước đó chính quyền chiếm đóng Mỹ tại Nhật Bản của tướng MacArthur đã soạn cho Nhật Bản một bản Hiến pháp, trong đó quy định Nhật Bản không có quyền lập quân đội và tuyên chiến với bất kỳ nhà nước nào. Để bảo vệ đất nước chống lại kẻ thù bên ngoài sẽ xây dựng Lực lượng Phòng vệ. Theo hiệp ước an ninh ký kết tại San Francisco, Nhật Bản đã nhận được sự đảm bảo an ninh từ Mỹ, trên lãnh thổ Nhật sẽ có các căn cứ quân sự và các đơn vị quân đội Mỹ trú đóng. Hoa Kỳ đã nhận được một đồng minh ở Đông Á.

1955-1956. Liên Xô đã tiến hành các cuộc đàm phán căng thẳng với Nhật Bản để ký kết một hiệp ước hòa bình và hợp pháp hoá trên bình diện quốc tế cho Nam Sakhalin và quần đảo Kuril ở trong thành phần Liên bang Xô Viết. Việc ký kết hiệp ước hòa bình đã thất bại.

1956 (19 tháng 12). Tại Moskva, đã ký "Tuyên bố chung của Liên Xô và Nhật Bản", trong đó nêu rõ: ".. 1: Tình trạng chiến tranh giữa Liên Xô và Nhật Bản đã chấm dứt... và giữa hai bên đã khôi phục hòa bình và quan hệ láng giềng tốt, thân thiện". Đồng thời Liên Xô đã đồng ý chuyển giao cho Nhật Bản đảo Habomai và Shikotan (Shikotan), nhưng với điều kiện việc chuyển giao các hòn đảo này sẽ được thực hiện sau khi các hiệp ước hòa bình giữa Liên Xô và Nhật Bản được ký kết. Tuyên bố này đã được phê duyệt bởi Xô viết tối cao Liên Xô, quốc hội Nhật Bản và đã có hiệu lực pháp luật.
1957-1959. Nhật Bản yêu sách thêm với Liên Xô hai hòn đảo - Kunashiri và Etorofu và bắt đầu nhấn mạnh vào việc chuyển giao tất cả bốn hòn đảo cho Nhật Bản.

1960 (19 tháng 12). Tại Washington, Mỹ và Nhật Bản đã ký kết một "Hiệp ước hợp tác và đảm bảo an ninh." mới.

1960 (27 tháng 1). Chính phủ Liên Xô đã gửi một bản ghi nhớ tới Chính phủ Nhật Bản, trong đó đưa ra một điều kiện bổ sung cho Tuyên bố chung năm 1956 "trước khi quân đội Mỹ rút khỏi lãnh thổ Nhật Bản, các đảo Habomai và Shikotan sẽ không thể được chuyển giao cho Nhật Bản". Kể từ đó, phía Liên Xô đã tuyên bố rằng, với Nhật Bản "vấn đề lãnh thổ không tồn tại".

1960 (5 tháng 2). Chính phủ Nhật Bản gửi một bản ghi nhớ trả lời cho Chính phủ Liên Xô, trong đó nêu: ". Nước chúng tôi sẽ không ngừng tìm cách đưa trở lại cho chúng tôi không chỉ các đảo Habomai và Shikotan, mà còn cả các lãnh thổ khác vốn có nguồn gốc của Nhật Bản". Tiếp đến là một thời kỳ trì trệ lâu dài trong việc giải quyết vấn đề ký kết một hiệp ước hòa bình.

........
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Tám, 2011, 02:27:04 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #409 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2011, 05:49:43 pm »

(tiếp)


1985 (tháng ba). Cuộc gặp gỡ ở Moskva giữa Tổng Bí thư UBTU ĐCS LX (CPSU) Gorbachev và Thủ tướng Yasuhiro Nakasone của Nhật Bản, tại đó đã tuyên bố rằng "Liên Xô sẵn sàng cho một quá trình nhiều bước đi thực tế " trong kế hoạch đi tới ký kết hiệp ước hòa bình.


1990 (15 tháng 1). Ngoại trưởng Nhật Bản Shinzo Abe đã gặp Tổng bí thư CPSU, Chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô, M.S.Gorbachev tại Moskva, tại đó Gorbachev đã thừa nhận quyền của Nhật Bản tuyên bố các yêu sách của mình về chủ quyền đối với "các lãnh thổ phía bắc".

1990 (tháng Giêng). Chủ tịch Xô viết tối cao LBCHXHCNXV Nga B.N. Yeltsin đến thăm Nhật Bản, tại đây ông đã đề xuất một kế hoạch năm bước giải quyết vấn đề lãnh thổ. Giai đoạn đầu tiên bắt đầu với sự cần thiết phải nhìn nhận vấn đề lãnh thổ. Tiếp theo là đề nghị hoạt động chung trong phát triển kinh tế Nam Kuril, bắt đầu quá trình phi quân sự hóa các hòn đảo, ký kết một hiệp ước hòa bình và sau đó quyết định số phận chung cuộc của chúng. Nhật Bản khi đó nêu lên vấn đề chuyển giao cho họ chuỗi đảo Kuril Nhỏ và hai hòn đảo khác - Kunashiri (Kunashir) và Etorofu (Iturup).

1991 (ngày 16 tháng 4). Chuyến thăm chính thức lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ giữa hai nước của nhà lãnh đạo cao cấp nhất quốc gia - Tổng thống Liên Xô M.S.Gorbachev tại Nhật Bản. Tuyên bố chung giữa hai bên nêu ra các vấn đề lãnh thổ với sự xem xét lập trường của các bên về quyền sở hữu của các đảo Habomai, Shikotan, Kunashir và Iturup.

1991 (Tháng 10, ngày 12-15). Chuyến thăm Moskva của Ngoại trưởng Nhật Taro Nakayama. Đề xuất thúc đẩy nhanh công việc soạn thảo hiệp ước hòa bình đặt ra trong khuôn khổ của nhóm công tác thành lập năm 1988, được chia thành hai nhóm phụ. Một nhóm chuyên tập trung cho vấn đề lãnh thổ, nhóm kia - về các vấn đề khác của hiệp ước hòa bình. Liên Xô tuyên bố rằng đang lập kế hoạch để rút trong thời gian sớm nhất trước mắt khỏi phần  phía Nam quần đảo Kuril khoảng 30% quân đội. Yeltsin tuyên bố sẵn sàng giải quyết vấn đề lãnh thổ ngay trong thế kỷ này.

1991 (Tháng Mười Một). B.N.Yeltsin ra lời kêu gọi gửi tới người dân Nga nói về tình hình quần đảo Kuril. Đó là sự trả lời cho các công dân, bao gồm trong đó cả các cư dân của các đảo Nam Kuril, lo ngại về số phận của những hòn đảo này. Nội dung bức thư Tổng thống Nga khá mơ hồ. Có ý kiến cho rằng chính phủ đang suy nghĩ cách làm thế nào để không vi phạm quyền lợi của các cư dân trong việc chuyển giao các hòn đảo.

1991 (29 tháng 10). Chính phủ Nhật Bản quyết định miễn thị thực cho việc thăm viếng bốn hòn đảo ở Nam Kuril.

1991 (27 tháng 12). Nhật Bản chính thức công nhận Nga là chủ thể thừa kế hợp pháp của Liên Xô cũ. Ngoại trưởng Nga A. Kozyrev nói rằng chính phủ của ông công nhận tính hợp pháp của Tuyên bố chung năm 1956, bao gồm cả một mục về việc chuyển nhượng các đảo Shikotan và Habomai sau khi ký một hiệp ước hòa bình với Nhật Bản.

Cao trào trong các nỗ lực hoạt động tại Nhật Bản nhằm giải quyết vấn đề của các đảo theo các điều kiện của mình diễn ra vào năm 1992. Lãnh đạo Nhật Bản đã gây áp lực lớn với chính phủ Nga nhằm ngay lập tức giải quyết vấn đề các đảo theo lợi ích của họ.

Ngành ngoại giao Mỹ trong những năm gần đây đã liên tục tiến hành các bước đi thúc đẩy những nhượng bộ lớn hơn nữa của Nga trong vấn đề thay đổi tình trạng (sở hữu) các đảo Nam Kuril. Trong bối cảnh đó, một tài liệu chính thức là "Sách Trắng về Quốc phòng Nhật Bản" đã nhấn mạnh rằng "Nga đã chiếm giữ bất hợp pháp vùng lãnh thổ phía bắc vốn thuộc về Nhật Bản". Nước này đã tăng số lượng các ấn phẩm bản đồ, trong đó không chỉ Nam Kuril, mà còn toàn bộ quần đảo Kuril và miền nam đảo Sakhalin được tô màu chỉ dùng biểu thị lãnh thổ Nhật Bản. Tại Nga, Nam Kuril có nghĩa là hai hòn đảo lớn nhất trong chuỗi đảo - Kunashir và Ituruf, cũng như đảo Shikotan và chuỗi đảo Habomai, bao gồm cả các đảo vừa - Tanfilyeva, Zelenyi, Yuri, Polonsky, và một số đảo nhỏ và đá nổi khác. Ngoài ra  vì lý do nào đó, các đảo đó chúng ta đã quen gọi là "bốn hòn đảo" (người Nhật gọi chúng là "Lãnh thổ phía Bắc" của họ).
1993 (11-13 tháng Mười). Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Nga B.N. Yeltsin sang Nhật Bản. Đã tổ chức các cuộc đàm phán nghiêm túc về vấn đề quyền sở hữu các đảo Etorofu, Kunashiri, Shikotan và Habomai. Yeltsin đã thay mặt cho nhân dân Nga xin lỗi người dân Nhật Bản về thái độ vô nhân đạo đối với tù binh chiến tranh Nhật Bản của chế độ Stalin.

1995. Bắt đầu sự hợp tác quân sự quốc tế mạnh mẽ giữa Bộ Quốc phòng Nga và Cục Phòng vệ Nhật Bản, giữa Hạm đội Thái Bình Dương của Nga và Lực lượng Hải quân thuộc Cục Phòng vệ Nhật Bản.

1997 (2 tháng 11). Cuộc gặp ở Krasnoyarsk giữa Tổng thống Nga và Thủ tướng Nhật Bản, tại đó Yeltsin tuyên bố đã đạt được sự thỏa thuận ký hiệp ước hòa bình giữa Nga và Nhật Bản vào năm 2000.

1998 (19-20 tháng tư). Cuộc gặp "thân mật" giữa Tổng thống Nga B.N. Yeltsin và Thủ tướng Nhật Bản Ryutaro Hashimoto tại Kawana (Nhật Bản). Hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng hiệp ước hòa bình được ký kết vào năm 2000, sẽ bao gồm giải pháp cho vấn đề chủ quyền các đảo Nam Kuril.

2000 (Tháng Chín). Chuyến thăm chính thức đầu tiên Nhật Bản của Tổng thống LB Nga V.V. Putin. Đã ký kết "Nghị định thư về việc chuyển giao dữ liệu về những người bị giam giữ trong các trại tù binh chiến tranh".

2001 (tháng ba). Hội đàm giữa lãnh đạo Nga và Nhật Bản ở Irkutsk. V.V. Putin lần đầu tiên đã đồng ý thảo luận về một phương án chuyển giao cho Nhật Bản chuỗi đảo Kuril Nhỏ, nghĩa là các đảo Habomai và Shikotan. Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi người đối thoại với mình đồng ý "trả lại" không chỉ hai mà tất cả các đảo của Nam Kuril (đầu tiên Habomai và Shikotan, sau đó - Kunashir và Iturup) và thương lượng "trên cả hai chân", cụ thể là, Habomai và Shikotan thảo luận chung và Kunashir và Iturup thảo luận riêng.

2003 (10 tháng 1). Tại cuộc gặp ở Moskva của Tổng thống Nga V.V. Putin và Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi đã ký "Tuyên bố chung về việc thông qua Kế hoạch hành động Nga-Nhật Bản". Trên cơ sở này, xu hướng tích cực trong kinh tế-thương mại, đầu tư và hợp tác quân sự trở nên rõ ràng. Nhưng Nhật Bản chỉ xem xét khía cạnh cực đoan của vấn đề lãnh thổ các đảo, nghĩa là sự trao trả lại tất cả các đảo của Nhật Bản: Iturup, Kunashir, Shikotan và Habomai. Từ phía Nhật Bản không có bất kỳ sự sẵn sàng xem xét hành động đáp ứng và thỏa hiệp nào đó được xem xét.

2004 (ngày 02 tháng 9). Thủ tướng Junichiro Koizumi biểu diễn "sự quan sát trực quan" các "Lãnh thổ phía Bắc của Nhật Bản" từ boong một tàu chiến của Cục Phòng vệ Nhật Bản đang ở trên vùng lãnh hải của Nhật Bản.

2005 (tháng Giêng). Thăm Moskva của Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Machimura Nobutoka. Nhật Bản tiếp tục nhấn mạnh vào việc trả lại bốn hòn đảo.

2005 (tháng hai-ba). Cả hai viện quốc hội Nhật Bản thông qua một nghị quyết về quan hệ Nga-Nhật Bản. Các tài liệu này liệt kê danh sách của những hòn đảo  cần phải "lấy lại" được nêu rõ là "Kunashiri, Etorofu, Shikotan, Habomai và các vùng lãnh thổ phía Bắc khác". Vậy là, về thực chất, phạm vi đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ đối với Nga thậm chí còn mở rộng hơn nữa.

2005 (Tháng Mười Một). Chính thức thăm Nhật Bản của Tổng thống Nga V.V. Putin. Putin từ chối thảo luận vấn đề lãnh thổ và từ chối ký một tuyên bố chung. Dư luận xã hội ở Nga có xu hướng chống lại những nhượng bộ lãnh thổ.

2006 (Tháng Mười Một). Tổng thống Nga và Thủ tướng mới của Nhật Bản Shinzo Abe gặp nhau trong hội nghị thượng đỉnh APEC tại Hà Nội (Việt Nam). Phương pháp tiếp cận của các bên trong việc giải quyết vấn đề một hiệp ước hòa bình vẫn còn đối nghịch.

2008 (tháng Bảy). Trong dịp diễn ra cuộc họp thường xuyên các nhà lãnh đạo các nước "G-8" trên đảo Hokkaido, đã  có một cuộc gặp song phương giữa Tổng thống D.A.Medvedev và Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda. Tổng thống Nga nói rằng Nga và Nhật Bản có cơ hội để đồng ý về vấn đề lãnh thổ, với điều kiện là các bên sẽ tiếp tục cuộc đối thoại về chủ đề này.

2009 (Tháng hai). Tại cuộc gặp ở Nam-Sakhalin, Tổng thống Nga D. Medvedev and Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso kêu gọi tiếp tục đàm phán hiệp ước hòa bình và giải quyết tranh chấp về Nam Kuril trên cơ sở "các phương pháp tiếp cận sáng tạo và phi truyền thống".

2009 (12 tháng 5). Chuyến thăm của  Thủ tướng Nga V. Putin tới Nhật Bản. Tình trạng vấn đề lãnh thổ vẫn chưa có gì biến chuyển.

2009 (03 tháng 7). Hạ viện Nhật Bản tuyên bố bốn hòn đảo Nam Kuril về mặt pháp lý là của mình. Ngay sau đó, Hội đồng Liên Bang Nga kêu gọi Tổng thống Liên bang Nga chấm dứt chế độ thăm viếng giữa Nam Kuril và Nhật Bản. Ngày 08 tháng 7 Thống đốc khu vực Nam Kuril tuyên bố chấm dứt các cuộc thăm viếng (từ Nhật) tới đảo Iturup.

2009 (ngày 09 tháng 7). Trong quá trình diễn ra hội nghi Thượng Đỉnh G8+5 tại Aquila (Italy), Tổng thống Nga D.Medvedev gặp gỡ Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso, nhà lãnh đạo Nga đã cho nhà lãnh đạo Nhật Bản rõ rằng việc thảo luận một đề tài phức tạp như ký kết hiệp ước hòa bình, cần diễn ra trong một bầu không khí thích hợp, mà tuyên bố của nghị viện Nhật Bản về Nam Kuril rất không có lợi cho quá trình này.

2009 (mùa thu). Chính phủ Nhật Bản thông qua phiên bản cuối cùng của một tài liệu, trong đó nói đến sự chiếm đóng bất hợp pháp của Nga đối với các đảo Nam Kuril.
Tài liệu về quần đảo Kuril xác định về mặt pháp lý sự từ chối của Tokyo trước bất kỳ sự thỏa hiệp nào và chính phủ Nhật Bản phủ nhận cách tiếp cận uyển chuyển trong đối thoại với Nga.

2010 (01 tháng 11). Tổng thống Nga là người đầu tiên trong số các nhà lãnh đạo đất nước thực hiện một chuyến đi làm việc tại Nam Kuril (đảo Kunashir), mà ông gọi là "một phần quan trọng của lãnh thổ Nga" (đối với Nhật Bản - đó gọi là " vùng lãnh thổ phía Bắc "). Điều này gây ra một phản ứng rất mạnh tại Nhật Bản về vấn đề của cái gọi là "vùng lãnh thổ phía bắc". Nhật Bản đã rút đại sứ của mình khỏi Moskva. Hợp lý hơn ta có thể cho rằng sự chú ý của nhà lãnh đạo Nga đến quần đảo Kuril, trong trường hợp này được quyết định bởi tính chất chính trị - quân sự. Bộ Ngoại giao Nga cho biết lập trường của Nga về vấn đề Kuril vẫn còn hiệu lực và "hiện không có bất kỳ sự thay đổi nào". Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, hiện trong những năm tới không thể chờ đợi sự tiến bộ nào về quần đảo Kuril, bởi vì cả hai bên không cung cấp một cơ chế chấp nhận được để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ. Cả Nhật Bản và Nga đều không hề tỏ ra sẽ có nhượng bộ.

2010 (tháng 12). Tại Hội nghị cấp cao APEC (Nhật Bản) do tranh chấp lãnh thổ, Nhật Bản và Nga không ký biên bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế. Việc ký kết một thỏa thuận giữa "Gazprom" và chính phủ Nhật Bản về vấn đề cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng cho hòn đảo cũng bị ngừng lại. Nhật Bản từ chối xây dựng khu vực tự do thương mại ở Nam Kuril với Nga, vì quan niệm bốn hòn đảo của chuỗi đảo Kuril là lãnh thổ của mình. "Nga sẵn sàng hợp tác với chính quyền Nhật Bản, nhưng không phải với giá từ bỏ lãnh thổ của chúng tôi - Quần đảo Nam Kuril," - Tổng thống Dmitry Medvedev cho biết ngày 24 Tháng 12 năm 2010. "Tất cả các đảo của chuỗi đảo Kuril - đó là vùng lãnh thổ của Liên bang Nga", - ông nhấn mạnh.

Về cơ bản, yêu sách lãnh thổ Nhật Bản tuyên bố với "vùng lãnh thổ phía bắc" là một sự tính toán cân nhắc có tính chất kinh tế - thực dụng. Ngày nay, đánh giá tiềm năng tài nguyên của khu vực này gồm có 1,6-1,8 tỷ tấn nhiên liệu quy chuẩn và 1,8 nghìn tấn vàng, 9,3 nghìn tấn bạc, 39,7 triệu tấn titan, 273 triệu tấn sắt. Trên đảo Iturup cùng với sự thoát khí ga dưới lòng đất, đã phát lộ một kim loại rất hiếm và cực kỳ quý - rhenium, có giá trị vượt xa cả vàng. Thêm nữa ta có thể khai thác ở đây 36 tấn mỗi năm, tương ứng với mức tiêu thụ hàng năm của kim loại này trên thế giới. Các nguồn khai thác rhenium khác ở Nga là không tìm thấy. Trên quần đảo Kuril có các vỉa quặng á kim, lưu huỳnh và nhiều khoáng chất khác. Nhìn chung, trữ lượng điều tra được của các khoáng sản hóa thạch được biết đến chỉ tại Nam Kuril với mức giá thế giới năm 2005, ước tính đạt giá trị 40-50 tỷ USD. Ngoài ra phải nhớ rằng tất cả các tài nguyên liệt kê bên trên rất khan hiếm tại Nhật Bản.
Ta đã biết rằng một mỏ rhenium có hiệu quả kinh tế tốt là ở Nga. Nó được phát hiện vào năm 1922 trên ngọn núi lửa Kudriavyi, đảo Iturup, quần đảo Nam Kuril.

......
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tám, 2011, 07:03:21 am gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM