Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 02:37:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Căn cứ quân sự Cam Ranh  (Đọc 531835 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #230 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2011, 06:16:42 pm »

(tiếp)
Xây dựng tốt ... và nghỉ ngơi cũng khá

Sự giúp đỡ ban lãnh đạo SovSMO của các tổ chức đảng, công đoàn và các chi đoàn thanh niên Komsomol là rất lớn. Uy tín của các tổ chức này tại đây, ở nước ngoài, xa gia đình và người thân, là rất cao. Trước hết bởi vì các tổ chức đảng, công đoàn và đoàn Komsomol hoạt động không theo kiểu hình thức khô khan và phô trương, mà rất sinh động, cụ thể và gắn bó thiết thực với các nhiệm vụ đặt ra cho các tập thể lao động và kết hợp đáp ứng những đòi hỏi của các kế hoạch có tính xã hội. Họ, những người thực hiện tốt việc kết hợp trên là Bí thư Đảng uỷ các công trường xây dựng, trung tá  Bochkarev V.S., Dovzhenko N.G. (trong các năm khác nhau), thư ký công đoàn Klimkov N.A., Nikitin V.I, các thủ lĩnh thanh niên: Yuri Zubkov, Rakhimov Guzman, Khvatov Yuri, Marchenko Valery, Valeri Finogenov, Dudarev Alexander.
Công việc căng thẳng trên tất cả các công trường xây dựng đòi hỏi phải có các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí tích cực tương xứng. Và trong lĩnh vực này các chuyên gia Sov.SMO đã nhận được một năng lượng bổ sung rất lớn. Các tổ chức công đoàn, hội phụ nữ, các ủy ban thể thao, các chi bộ đảng đã tiến hành công tác giáo dục chính trị, tuyên truyền phổ biến văn hoá, một cách có mục đích rõ ràng. Nhưng phải bắt đầu từ những chuyến hàng từ Đại sứ quán Liên Xô tại Hà Nội chuyển đến kịp thời các loại báo, tạp chí, tin tức phát thanh và truyền hình, rồi phải xây dựng nhà ăn, câu lạc bộ, các sân thể thao phù hợp với các loại hình thể dục thể thao.

Tháng 1 năm 1985. Trên sân bóng đá. Chủ nhiệm thông tin và thiết bị trinh sát trung đoàn không quân 169 V.Dulebenets, hoa tiêu trưởng của trung đoàn V.Yashenko - đã bay trong phi hành đoàn Krivenko, tham mưu trưởng trung đoàn V.Serebriakov.

Nhà ăn, quán cà phê, câu lạc bộ, sân thể thao đã được xây dựng xong. Hệ thống truyền hình cáp cũng đã nối mạch hoạt động mà không xảy ra vấn đề gì đặc biệt, cũng như khi ở khu doanh trại số 5 - nơi tạm trú của gia đình các thành viên binh đoàn.  Để thu chương trình truyền hình qua vệ tinh từ Moscow, ban lãnh đạo Sov.SMO cùng với bộ phận chính trị binh đoàn đã trực tiếp đề đạt lên Chủ nhiệm Tổng cục chính  trị Quân đội và Hải quân Xô viết và Chủ nhiệm binh chủng Thông tin liên lạc Bộ Quốc phòng Liên Xô.  Yêu cầu được thỏa mãn. Máy bay đã chở  thiết bị thu sóng truyền hình tới bán đảo Cam Ranh, và ăng ten truyền hình (an ten chảo đường kính 8 mét có thể dẫn hướng tiếp sóng theo góc xác định) được các chuyên gia hàn theo mẫu thiết kế đã được thực hiện trước đó tại binh đoàn, an ten được lắp đặt bên cạnh câu lạc bộ của Sov.SMO và điều chỉnh hướng theo vệ tinh của Liên Xô. Đây là một món quà tốt đẹp và một ngày lễ đối với tất cả mọi người.
Trong cuộc sống của một tập thể lớn như SovSMO, bất kỳ kế hoạch xã hội nào sẽ không hoàn thành nếu không có sự tham gia của chi hội phụ nữ Xô viết (Akopova Tamara, Milenina Irina, Polenova Elena, Andreeva Irina, Elena Baykova, Andrianova Liubov, Sterlikova Nadezda, Liubov Demina, Fekherdinova Nadezda, Polikarpova Nina).  Họ tổ chức các chuyến du ngoạn cuối tuần, các cuộc tham quan nghỉ ngơi trên đất nước Việt Nam, các buổi hòa nhạc và hoạt động nghệ thuật tự diễn, các tiết học về nghệ thuật trong trường học, tổ chức trại hè thiếu niên tiền phong trong khu dinh thự cũ của Hoàng đế Bảo đại gần Hà Nội và nhiều, rất nhiều hoạt động khác nữa.
 Mọi người còn nhớ việc cùng các nhà giáo chuẩn bị các buổi thao diễn buổi sáng của trẻ em, các buổi diễn thử này có mời các nhà xây dựng Việt Nam tham dự. Tại sân chiếu bóng ngoài trời 1000 chỗ, các em nhỏ, các học sinh trường trung học, đội ca múa phụ nữ của Sov.SMO đã lên biểu diễn. Điều đó mang lại cho họ và mọi người niềm vui chân chính và thiết thực và chắc chắn đó là một nhu cầu cần tụ thân cần thỏa mãn.
 Những cuộc thi đấu thể thao thường xuyên các bộ môn bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, thi đấu quần vợt và bóng bàn, điền kinh nhẹ thu hút rất nhiều người xem, tăng cường sức khỏe và sự lành mạnh về thể chất cho những người tham gia.
 Năm 1987 tại Việt Nam, cũng như ở Liên Xô, là dịp tổ chức những hoạt động rộng rãi kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Mười Nga. Tất cả các tập thể lao động của các chuyên gia Liên Xô đã được các cựu chiến binh Việt Nam, các cựu chiến binh của đảng và các đội văn công đến chúc mừng và biểu diễn phục vụ.
 Ngày 1 tháng 8 năm 1987 tại quảng trường điện ảnh của SovSMO đã có buổi biểu diễn của các ngôi sao ca nhạc nhẹ người Việt được ưa thích bấy giờ: Ca sĩ nổi tiếng Ái Vân hát bằng tiếng Nga các bài hát Nga nổi tiếng "Triệu bông hồng", "Mặt trăng, mặt trăng" («Миллион  алых роз»,  «Луна,  луна»), và ca sĩ Dương Minh Đức (dân Trỗi bạn các bác q.trung, vitinh đây) - đại úy Quân đội nhân dân Việt Nam biểu diễn bài hát " Nước Nga - Tổ quốc tôi" («Россия – Родина   моя»). Mang đến cho các khán giả sự ngạc nhiên lớn bởi tài nghệ diễn xuất và trang phục múa của mình là cặp múa đôi Vương Linh - Đặng Hùng. Từ trên sân khấu, để đáp lễ những tràng vỗ tay nồng nhiệt của khán giả, họ đã thốt lên bằng tiếng Nga:" Đừng quên chúng tôi, hỡi những người bạn Xô viết yêu quý. Chúng tôi sẽ luôn nhớ các bạn" («Не  забывайте  нас, дорогие советские друзья. Мы  Вас  будем помнить  всегда!»).
 Ngày 18 Tháng Mười năm 1987 đã tổ chức một buổi biểu diễn chung của các nghệ sĩ Việt Nam và nhóm múa SovSMO. Các nghệ sĩ chuyên nghiệp Thanh Thanh và Mỹ Hằng biểu diễn các bài hát "Giọt mưa lấp lánh", "Màu hoàng hôn trong sáng", Tấn Minh biểu diễn các bài hát "Ngọn lửa trên thảo nguyên" và nhóm "Ngôi Sao lấp lánh" cuốn hút mọi người bằng các hiệu ứng ánh sáng kết hợp với âm nhạc. Tại cuộc gặp gỡ với những người xây dựng Việt Nam, các nghệ sĩ chuyên nghiệp đã mang đến cho họ niềm vui, tạo hưng phấn cho các nhà xây dựng Sov.SMO và gia đình họ.
Trong tâm trí các chuyên gia Sov.SMO, họ không thể nào quên niềm vui của những ngày chuẩn bị và ăn Tết Nguyên Đán - năm mới theo lịch phương Đông. Tết có một lịch sử cũng lâu đời như bản thân đất nước Việt Nam.  Trong những ngày Tết mọi người trở về với cội nguồn và tổ tiên của họ. Người người đều cố gắng trở về nhà và quây quần với gia đình trong dịp Tết dù cho cách xa hàng ngàn cây số. Tết là một mốc trạng thái rất đặc biệt với mọi người khi dường như tất cả những điều xấu và buồn đã bị bỏ lại phía sau trong năm cũ và năm mới đến sẽ mang lại chỉ toàn điều hay và tốt. Tất nhiên, các nhà xây dựng Sov.SMO đã chúc mừng các đồng nghiệp Việt Nam nhân dịp này, tặng họ những bó hoa và tặng phẩm. Pháo hoa loé sáng trên bầu trời đêm Việt Nam trong vài ngày.
 Kể từ đó đến nay đã hơn 20 năm trôi qua. Ở đây tại Moscow, các cựu chiến binh SovSMO, hàng năm gặp mặt, vẫn nhớ những lời tốt đẹp của các bạn Việt Nam đã cùng với các thủy thủ Liên Xô và Nga, gặp gỡ trong những ngày lễ, cùng nhau nghỉ ngơi, lao động, phục vụ. Họ đã cùng nhau tham gia một sự nghiệp lớn lao và quan trọng của đất nước Xô viết khi xưa và đã làm tốt việc đó. Nhiều người trong số họ muốn trở lại đó một lần nữa. Và nhiều người đã thực sự trở lại, nhưng bây giờ họ bay đến với mục đích khác, nghỉ ngơi tại Nha Trang.

Năm 1990. Nha Trang. Trong một quán cà phê, hai gia đình Nga trong căn cứ KQ đi chơi trong ngày nghỉ cuối tuần. Sếp của cuộc đi chơi có vẻ hơi buồn, vì trong cốc của anh ta là sữa mà không phải là...
Nha Trang 1986. Hai kỹ sư hàng không đi thăm cảnh chùa ở địa phương.




Lao động chung trong ngày thứ 7 giữa các quân nhân Xô - Việt.
Mười lăm năm sau (2002), tại nơi xưa kia diễn ra các hoạt động chung. Hướng nhìn từ PMTO ra biển Đông.



« Sửa lần cuối: 07 Tháng Ba, 2011, 05:46:48 am gửi bởi qtdc » Logged
duccungyp
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #231 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2011, 08:55:54 pm »

Tôi cũng có 14 năm gắn bó với Cam Ranh- Trường Sa. Dân Thiết giáp nên không rành tàu bè lắm nhưng được biết khoảng 1988, LX có cho HQ ta 2 chiếc tầu ngầm điện- diezen; Vùng 4 HQ cũng đã thành lập hải đội tầu ngầm (chúng tôi gọi là ""đội tiêu hao thực phẩm" vì tiêu chuẩn của chúng nó chỉ thua phi công). Sau đó vì một số lý do, hải đội này giải thể và tầu thì trả lai cho LX.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #232 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2011, 09:23:21 pm »

Tôi cũng có 14 năm gắn bó với Cam Ranh- Trường Sa. Dân Thiết giáp nên không rành tàu bè lắm nhưng được biết khoảng 1988, LX có cho HQ ta 2 chiếc tầu ngầm điện- diezen; Vùng 4 HQ cũng đã thành lập hải đội tầu ngầm (chúng tôi gọi là ""đội tiêu hao thực phẩm" vì tiêu chuẩn của chúng nó chỉ thua phi công). Sau đó vì một số lý do, hải đội này giải thể và tầu thì trả lai cho LX.
Em thì có thằng bạn học tàu ngầm từ 1977-1983 ở Nga về nằm mãi Cam Ranh chờ tàu, năm 1985-86 gì đó gặp nó ở Hà Nội, hỏi tàu đâu, kêu chưa có, tao về BTL ở Hải Phòng, rồi về Bộ TTM. Khi đó chắc chuẩn bị chưa xong, điều kiện chưa đủ thì phải trả thôi, nuôi nó và nuôi người thì ốm.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #233 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2011, 10:30:38 pm »

(tiếp: clubadmiral.ru)
Các cấp lãnh đạo đã đến thăm Cam Ranh và có sự giúp đỡ thiết thực cho căn cứ

Tháng 12 năm 1979. Đô đốc Hạm đội Liên bang Xô Viết S.G.Gorshkov, Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô đến Hà Nội để đặt quan hệ công tác với Ban lãnh đạo đất nước và Bộ Quốc phòng CHXHCN Việt Nam, ảnh từ bộ sưu tập của gia đình đô đốc. Có thể thấy trong ảnh Tư lệnh Hải quân Việt Nam, thiếu tướng Giáp Văn Cương đón đoàn.

- Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô, đô đốc hạm đội Liên bang Xô viết, S.G.Gorshkov đến Cam Ranh hai lần (tháng 12 năm 1979 và 1982. Lần đến thứ 2 tháng 9-10 năm 1982 ông lãnh đạo cuộc tập trận của hạm đội Hải quân Xô viết tại biển Philippin.);
- Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Liên Xô, nguyên soái Liên bang Xô viết N.V.Ogarkov (tháng 10 năm 1982);
- Phó Tổng tư lệnh thứ nhất Hải quân Liên Xô, đô đốc hạm đội N.I.Smirnov (tháng 10 năm 1982);
- Phó Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Liên Xô phụ trách Hải quân, đô đốc N.N.Amelko (năm 1983 - tập trận chung Xô Việt);
- Tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu Hải quân Liên Xô, anh hùng Liên Xô, đô đốc hạm đội Chernavin V.N. (năm 1984);
- Thứ trưởng Quốc phòng Liên Xô, Chủ nhiệm hậu cần các lực lượng vũ trang Liên Xô, nguyên soái Liên bang Xô viết Kurkotkin S.K. (năm 1986);
- Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô, anh hùng Liên Xô, đô đốc hạm đội Chernavin V.N. (năm 1986);
- Cục trưởng Cục Hải quân thuộc Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô, đô đốc Sysoev Yu.A. (năm 1986);
- Phó chủ nhiệm thứ nhất Tổng cục chính trị Quân đội và Hải quân Liên Xô, đô đốc hạm đội Sorokin A.I. (năm 1987);
- Bộ trưởng Thương nghiệp Liên Xô Terekh K.Z. (năm 1988);
- Chủ nhiệm Tổng cục thương nghiệp Bộ Quốc phòng Liên Xô, trung tướng Sadovnikov N.G. (năm 1988);
- Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội và Hải quân Liên Xô, đại tướng Lizitchev A.D. (năm 1988);
- Ủy viên Hội đồng quân sự, chủ nhiệm Tổng cục chính trị Hải quân Liên Xô, đô đốc Panin V.I. (năm 1988);
- Chủ nhiệm Tổng cục công binh Hải quân, Phó Tổng tư lệnh Hải quân, phụ trách xây dựng, quản lý nhà đất và công binh công trình, trung tướng Anikanov O.K. trong thời gian từ 1987 đến 1991: hai lần trong năm. tháng 6 và tháng 12 có mặt tại Cam Ranh với tư cách thành viên Hội đồng nghiệm thu Nhà nước tiếp nhận các công trình từ Sov.SMO;
- Thứ trưởng Quốc phòng Liên bang Nga, đại tướng Toporov V.M. và cố vấn Tổng tư lệnh Hải quân Nga, thượng tướng Anikanov O.K. (năm 1996);
- Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang CHXHCN Xô Viết tại nước CHXHCN Việt Nam, Cashin Dmitri Ivanovitch và Khamidulin Rashid Luftulovitch (trong những năm khác nhau);
- Các Trưởng Cố vấn quân sự bên cạnh Bộ Quốc phòng CHXHCN Việt Nam và đoàn cố vấn các quân binh chủng trong thời gian từ tháng 2 năm 1979:
 + Từ 1979 - 1982: đại tướng Obaturov Gennady Ivanovitch;
 + Từ 1982 - 1984: thượng tướng (từ tháng 10 năm 1984 - đại tướng) Krivda Fedot Filippovitch;
 + Từ 1984 - 1987: thượng tướng Zarudin Aleksandr Fedorovitch, anh hùng Liên Xô;
 + Từ 1987 - 1991: thượng tướng Varichenko Sergey Ivanovitch.

Năm 1988, sau khi trồng cây dừa lưu niệm, từ trái sang: đại tá Shapovnik P.F., trung tá Nagumanov M.Z., Đại tướng Lizitchev A.D., trung tướng Sokolov S.I., trung tá Tararykin A.P.
Đoàn đi thăm và kiểm tra doanh trại, nhà ăn, câu lạc bộ của các thành viên PMTO, do Sov.SMO xây dựng.




Cam Ranh, 1988. Tham mưu trưởng binh đoàn 17 Krasnikov A.G. báo cáo với đại tướng Lizitchev A.D.

 
Năm 1988. Hạ sỹ hải quân bí thư chi đoàn thanh niên tàu ngầm B-427 Sergey Pilipenko phát biểu chào mừng đại tướng chủ nhiệm TCCT Quân đội và HQ Liên Xô cùng đại diện cao cấp TCCT Quân đội ND Việt Nam đến thăm căn cứ. Trong ảnh ngoài cùng bên trái lễ đài là thượng tướng Đặng Vũ Hiệp.

« Sửa lần cuối: 08 Tháng Ba, 2011, 10:27:55 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #234 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2011, 01:41:21 am »

(tiếp: clubadmiral.ru)
Kỷ luật quân sự và một lần nữa nói thêm về "kỷ niệm"
Воинская  дисциплина  и... «Ещё  раз  о  «кэнэм»

 Hàng ngày bên ngoài các vị trí đóng quân của các đơn vị thường xuyên bố trí trực ban và bảo vệ các công trình hơn trăm thủy thủ, hạ sỹ, thượng sỹ, chuẩn úy, thiếu úy hải quân với vũ khí trong tay. Điều này có nghĩa là gì? Điều này có nghĩa là vào ban đêm họ ở lại một mình với những người lính Việt Nam và dân thường Việt Nam, đang ở trong quá trình nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi sang kinh tế thị trường trong một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn và phức tạp. Để ví dụ, chỉ cần dẫn ra một vấn đề , đặc trưng cho bản chất của quá trình chuyển đổi: một sỹ quan sơ cấp Việt Nam nhận được tiền lương khoảng 250-300 đồng, giá 1 kg thịt khoảng 100-110 đồng. Còn người bình thường nhận được gì đây ?? Các phân đội Việt Nam độc lập chỉ trong ngày thứ bảy và chủ nhật đã "bốc hơi" các khoản phụ cấp bé nhỏ ấy. Họ ăn cá tôm câu được, ăn kỳ nhông bẫy được. Bình luận thêm ở đây là không cần thiết.
 
Hồi ấy, chúng tôi rất khó hiểu điều này. Nhưng rồi ở Nước Nga cũng đến thời kỳ "những năm 9x cùng quẫn", và bản thân chúng tôi đã thấy ở nước mình thế nào là sự chuyển qua một "chủ nghĩa tư bản hoang dã" với tất cả các tệ nạn xấu xa của nó.
 Hoàn cảnh trên bắt buộc người Việt Nam cung cấp cho thủy thủ của chúng ta những đồ rẻ tiền, những sản phẩm chất lượng không cao, có nghĩa là đề nghị những sự đổi chác. Các nhu cầu đặc biệt là: bánh mì, đường, sữa đặc, thịt hộp, cá hộp, thiết bị điện gia dụng, nhiên liệu, chất đốt, dầu mỡ bôi trơn, và các hàng hóa khác. Về phía mình, người Việt Nam cung cấp máy ảnh (được gọi tiếng lóng là "xà phòng"), đồ trang sức, mỹ phẩm, quần jean, đồ gốm với biểu tượng của địa phương, rượu gạo. Các quân nhân chúng ta không dễ dàng đứng vững trước những điều ấy. Tất nhiên, giao dịch trao đổi vẫn xảy ra. Để ngăn chặn chúng, cần phải cảnh báo và tiến hành sâu rộng công tác tổ chức, giải thích, vận động và giáo dục của các vị chỉ huy, các cán bộ chính trị ở tất cả các cấp.

Trong giờ nghỉ, bên bờ biển, những năm 89 - 92.

........
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Năm, 2011, 02:13:22 pm gửi bởi daibangden » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #235 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2011, 12:30:26 am »

(tiếp)
 Người ta đã xây dựng biểu đồ kiểm tra trực ban và gác đêm, biểu đồ kiểm tra các vọng gác xa, kiểm tra phiên gác tại công trình lấy nước,  tại trạm phát điện, kiểm tra quân nhân canh gác tại các kho quân sự của binh đoàn, căn cứ hàng không, SovSMO. Vấn đề này làm tăng gánh nặng trách nhiệm cho các sỹ quan Bộ Tham mưu binh đoàn, cơ quan chính trị, ban chỉ huy các phân đội trên bờ. Cứ phải hàng ngày đấu tranh như vậy không phải là không mệt mỏi - hiện tượng không lớn về số lượng và mức độ nghiêm trọng trong danh sách các vi phạm kỷ luật quân đội không phải là nặng, nhưng công việc phòng chống các giao dịch trao đổi này lại là trọng tâm của công tác giáo dục  chính trị và tổ chức, được thực hiện một cách có hệ thống trên các tàu chiến và tại các phân đội đóng trên bờ của toàn căn cứ Cam Ranh.
 
Vấn đề tình trạng kỷ luật quân sự trong đó có việc đấu tranh chống lại các giao dịch trao đổi tại căn cứ Cam Ranh đã được đưa lên các trang báo "Trực chiến" của Hạm đội Thái Bình Dương và tờ báo chính thức của Bộ Quốc phòng, tờ "Sao Đỏ". Các phóng viên của các báo trên là khách thường xuyên của binh đoàn 17. Người thì đi công tác để tìm hiểu cuộc sống trong các đơn vị đồn trú tại căn cứ Kam Ranh, và chờ đợi "dịp may" trở về Vladivostok. Thời gian để có "dịp may" thường phải là 2-3 tuần, đôi khi nhiều hơn, vì vậy để xem xét tình trạng kỷ luật quân sự trong căn cứ đồn trú thì thời gian đó là thừa đủ. Người thì làm một cuộc ghé thăm ngắn ngủi trên đường tới khu vực binh đoàn chiến dịch - chiến thuật số 8 và ngược lại.  Có thể nói rằng trong căn cứ luôn luôn có một trong những phóng viên hoặc của báo Trung ương hoặc của báo hạm đội làm việc và chuẩn bị tài liệu để viết bài đăng báo. Chúng tôi chẳng hề ngăn cản họ làm việc đó bao giờ. Các phóng viên đã có thể giao tiếp trực tiếp với Ban chỉ huy các tàu chiến và các phòng ban, bộ phận, với tất cả các nhân viên. Không ai che dấu hoặc đưa ra lời khuyên, chẳng hạn như nên đến đơn vị này, và không nên đến đơn vị kia. Thời gian lưu trú tại Cam Ranh các phóng viên dược Bộ chỉ huy binh đoàn tiếp và giới thiệu tình hình. Trong cuộc nói chuyện, người ta thảo luận về tất cả các vấn đề nảy sinh trongg hoạt động của mình và chúng tôi yêu cầu: hãy nghiên cứu tình hình, hãy viết theo nghề nghiệp, cứ thể hiện khả năng sáng tác đi, nhưng hãy viết một cách khách quan, không tô đen cực đoan, hãy trung thực, vì lợi ích của các đơn vị đồn trú  tại đây. Sự hiểu biết lẫn nhau là cần phải có.
 
Vậy thì viết về cái gì? Về những trường hợp tự tiện vắng mặt hay là bỏ việc, về những quan hệ không đúng điều lệnh?...Vâng, những hành vi vi phạm đó là có. Vậy phản ứng của ban chỉ huy ra sao? Vào cuối năm 1984 thủy thủ Sibriakov Yu.A. của tàu MPK-4 phân hạm đội Sakhalin do quan hệ không đúng đắn đã bị chấn thương suốt đời. Tòa án quân sự đã xử nghiêm những kẻ có tội. Tàu MPK-4 bị giải trừ nhiệm vụ và phải trở về cảng Korsakov trước hạn. Ban chỉ huy tàu bị cách chức. Năm 1985, một thủy thủ ban 2 (ban vũ khí tên lửa - pháo) tàu săn ngầm và chống hạm cỡ lớn "Vasiliy Chapayev" do bỏ việc đã bị tòa án quân sự kết án. Năm 1987, do quan hệ không đúng điều lệnh, một thủy thủ căn cứ 922 cũng bị kết án. Năm 1990, Trung úy Motrich - một trung đội trưởng của tiểu đoàn quân cảnh độc lập bị kết tội sử dụng vũ khí vượt quá giới hạn phòng vệ cần thiết trong một phiên gác tại doanh trại, gây hậu quả nghiêm trọng.

 "Virus" vi phạm kỷ luật quân sự khi đó đã xâm nhập vào tất cả các tập thể quân nhân trong lực lượng vũ trang chúng ta. Năm 1988 được đánh dấu bởi sự bộc phát các mối quan hệ không đúng điều lệnh trong quân đội và hải quân. Các báo viết về nó một cách hăm hở, xoáy sâu và lợi dụng những điểm yếu trong hệ thống giáo dục quân sự, mà chẳng hề tìm hiểu để nêu lên nguyên nhân sâu xa của nó. Sự điều tra một cách trung thực và thẳng thắn trong báo chí hồi ấy là không có. Đã diễn ra khuynh hướng phỉ báng quân đội cũng như tổ chức nhà nước một cách có chủ định và lộ liễu.

 Ở đây, ở nước ngoài, tất cả đều tham gia phòng ngừa và ngăn chặn sự vi phạm kỷ luật quân đội: các hạm trưởng, chỉ huy các bộ phận trên tàu, chỉ huy các phân đội trên bờ, các cán bộ công tác chính trị, các sĩ quan của viện kiểm sát quân sự và tòa án quân sự. Trách móc ai đó làm việc cẩu thả thiếu lương tâm cũng khó. Tất cả đều nhận thức được mức độ trách nhiệm cá nhân của họ mà quân đội và tập thể quân nhân đã giao phó. Và họ cũng hiểu số phận tiếp theo của mình trong trường hợp phải sớm trở về trước hạn do để sai sót nghiêm trọng xảy ra trong khi phục vụ trên tàu hay trên bờ. Vì hiểu điều này, thời gian tự do của các chỉ huy, cán bộ chính trị đều dành hết để làm việc với nhân viên cấp dưới nhằm nâng cao kỹ năng chuyên nghiệp của họ.

 Đối với những phóng viên đi công tác ở đây, tin tức không phải là vấn đề quan tâm nhất. Người ta có thể viết ở nhà, trong văn phòng, mà không phải đi đâu cả.Tài liệu phải nóng hổi, mới lạ, thú vị. Và đây rồi, đúng lúc quá, chuyện đổi chác hàng hóa! Lời đề nghị từ phía người Việt Nam có thể thấy ngay bằng mắt thường. Chỉ cần đi vòng quanh vịnh bằng xuồng hoặc đi bộ trên bãi biển, và Anh sẽ thấy rõ, các quân nhân và dân thường Việt Nam có những đề nghị hấp dẫn thế nào với "liênxô" (người Xô Viết). Bãi biển là bãi biển công cộng. Chúng ta đang là khách trên đất nước Việt Nam. Dĩ nhiên, người Việt Nam đang ở đây ngay bên cạnh chúng ta. Nhưng họ đến bãi biển không phải để tắm biển, mà để mang hàng của họ đến đề nghị "liênxô" trao đổi lấy hàng hóa xô viết. Họ đề nghị đổi chác, tất nhiên, với cả các phóng viên đặc biệt của những tờ báo đáng kính của chúng ta. Vì vậy, để viết về chủ đề này là hoàn toàn có thể, mà đặc biệt không cần suy nghĩ gì nhiều, rất dễ dàng, viết với trí tưởng tượng, cảm hứng hẳn hoi. Cũng không ít những bài báo dũng cảm và muốn đề cập tận cùng đến nguyên nhân "về kenem" này. Đầu đề của chúng rất cay nghiệt và gây tò mò lớn, tư liệu thì rất thú vị, nhưng đối với giới độc giả quân nhân thì không phải không thể tranh cãi.
 
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Ba, 2011, 10:58:36 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #236 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2011, 02:11:23 am »

(tiếp)
Tôi sẽ đề cập chỉ hai bài báo của tờ "Sao Đỏ": "Kenem" vừa túi với mỗi người" của thiếu tá hải quân A.Kuklin ngày 20 tháng 10 năm 1990 và "Một lần nữa về "kenem" của thiếu tá hải quân Yu.Grigoryev vào ngày 31 tháng 3 năm 1991.

 A.Kuklin viết thế này: "Kenem" nếu dịch sang tiếng Nga có nghĩa là một món quà.  Nhưng  không phản ánh chính xác ý nghĩa của sự việc muốn nói - Thuỷ thủ chúng ta quen thuộc hơn với từ tiếng Anh "Chênts". Đó, "kenem" của tiếng Việt nghĩa là thế đó, không phải là cái gì khác hơn là  một thỏa thuận trao đổi.
 Các tàu chiến và tàu dân sự Liên Xô một khi đi vào vịnh Cam Ranh, sẽ bị  "tấn công" bởi các tốp ghe nhỏ, mà trên ghe toàn các mặt hàng chúng ta  thiếu nhất: máy ghi hình từ tính, máy ghi âm từ tính, các loại mỹ phẩm sang trọng và giày thể thao sản xuất tại Nhật Bản ... Để đổi lại, người Việt Nam yêu cầu các thủy thủ Xô viết : đồng, xăng dầu, cáp đi biển bằng sợi tổng hợp, các mặt hàng quần áo và binh phục (thực ra chủ yếu là áo bay: qtdc).

 Các bạn Việt Nam không vi phạm pháp luật của mình: - Việt Nam là  nước đang phát  triển các quan hệ kinh tế  thị trường và các cửa hàng có đầy đủ hàng hoá. Nhưng với các thủy thủ Xô viết, để thực hiện trao đổi, sẽ dẫn đến họ phải  "mượn" của tài sản  nhà nước một thứ gì đó....
 Phải chăng các cấp lãnh đạo cao nhất của Hải quân  và  tại Moscow người ta không nhìn thấy? Họ thấy, huống hồ  càng  kiểm tra thì hoa hồng của các tàu tại Cam Ranh lại không bị bớt đi.  Nhưng các đồng chí "có liên quan" đến đó thường hơn nhưng không phải để kiểm tra, mà để  mua lại hàng hóa khan hiếm và nghỉ ngơi thư giãn ở miền  nhiệt đới ...."


Trong vịnh, trên tàu kho nổi tự hành CX. Và trên bãi biển. Rất bình thường và vui vẻ. 1984 - 1985.

« Sửa lần cuối: 09 Tháng Ba, 2011, 11:57:11 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #237 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2011, 11:04:02 pm »

(tiếp: clubadmiral.ru)
Tiếp theo Kuklin đề xuất một biện pháp tiếp cận toàn diện để giải quyết vấn đề này. Chúng ta hãy đọc xem :
 "Thứ nhất, phải trả cho các sỹ quan, hạ sỹ quan, thủy thủ trưởng và các thủy thủ khoản phụ cấp bằng tiền địa phương ít nhất cũng bằng các thành viên của căn cứ đảm bảo hậu cần - kỹ thuật (PMTO) (Ở đây nói đến các thành viên các tàu đến thực hiện nhiệm vụ quân sự theo kỳ hạn, nghĩa là các thành phần có biến động so với các thành viên PMTO) .
 Thứ hai, tổ chức hoạt động  thương mại và trao đổi với cư dân Việt Nam trong khu vực vực PMTO nhiên liệu, kim loại phế liệu, cáp đi biển bằng sợi tổng hợp đã qua sử dụng  và các đồ cũ  khác. "
 
Điểm nào là có tính khả thi trong ý kiến thứ hai? Đâu là ranh giới giữa cáp capron mới và "cáp capron cũ"? Giá bán nhiên liệu thế nào? Ai sẽ bán?  Trong biên chế PMTO không có sẵn những "mậu dịch viên" như vậy. Và rất nhiều câu hỏi cho Kuklin để xác định chính xác về đề xuất này. Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến ý kiến đầu tiên, thực ra từng được đề đạt lên Bộ chỉ huy binh đoàn 17 từ năm 1983 và sau đó tiếp tục đề đạt tại các dịp kiểm tra định kỳ các đơn vị đồn trú Kam Ranh của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô.
 
Trong bài viết của Yu. Grigoriev, các vụ trao đổi mới đây được dẫn ra và tác giả kết luận rất gay gắt: "Không có gì dễ dàng hơn là xác định tầm ảnh hưởng trong việc giải quyết vấn đề. Hôm nay,để giải quyết một việc nào đó, không chỉ để thông báo. Cần phải thuyết phục, phải chứng minh.
 Khi nước ta bước vào thời kỳ chuyển sang quan hệ kinh tế thị trường, vấn đề các giao dịch trao đổi sẽ trở nên  trầm trọng hơn nhiều. Bởi vậy các biện pháp hữu hiệu phải áp dụng ngay từ bây giờ. Miễn là cho đến khi đó có nhiều hơn nữa những biện pháp như thế .
 
Bài viết về "kenem" trong báo  "Sao Đỏ" ở một mức độ đã thúc đẩy cuộc đấu tranh chống lại các giao dịch đổi chác. Nhưng những vấn đề kinh tế (và cả những vấn đề cụ thể như trường hợp này) không phải chỉ bằng một cú "vặn vít" mà giải quyết được.Có lẽ Hải quân chúng ta cần  xem xét cách giải quyết toàn diện vấn đề bảo đảm hậu cần cho các thủy thủ Xô Viết ở Cam Ranh. Để không đẩy họ từ chỗ đổi hàng hóa tiêu dùng nước ngoài bằng kim loại phế thải và cáp capron đến chỗ đổi cả danh dự  và nhân phẩm của mình. "


Tất nhiên, trong các cuộc nói chuyện riêng với các phóng viên của báo "Sao Đỏ" cho đến trước khi xuất bản các tài liệu trên, chúng tôi đã trao đổi, tranh luận, đã tìm sự thông cảm và hiểu biết chung. Nhưng, thật không may, những kết luận trong các tài liệu xuất bản lại theo xu hướng một chiều. Tuy nhiên, ngày hôm nay có thể khẳng định rằng: danh dự, nhân phẩm binh sĩ của chúng ta trong những năm 80 ở Cam Ranh không bị đánh mất.

Tại Liên Xô cùng với việc thông qua "luật cấm rượu" đã diễn ra chiến dịch chống uống rượu. Các chỉ huy binh đoàn, chỉ huy của tất cả các đơn vị đồn trú có nghĩa vụ quan tâm đến công tác phòng chống các biểu hiện của việc uống rượu trong đội ngũ các quân nhân và nhân viên của mình. Đã phát hiện những người vi phạm "lệnh cấm rượu", đã phát hiện những người có hành vi đổi chác hàng hóa, và theo luật, gửi trả họ về Vladivostok, về các bộ phận cũ của họ. Nhưng số lượng quân nhân bị trả trước hạn về Vladivostok vì vi phạm kỷ luật trong việc này là không đáng lo ngại. Đó chỉ là một biện pháp cực đoan. Bản thân mình hãy làm gương. Giáo dục, thuyết phục bằng  tấm gương của những người ưu tú và xứng đáng nhất, mà không cần có biện pháp cưỡng chế là hình thức cực đoan trong hệ thống giáo dục. Nhưng đồng thời quan trọng không kém là phải tăng cường các biện pháp phòng chống để nâng cao kỷ luật quân sự.
 Việc thực hiện các hoạt động trong kế hoạch nhằm củng cố kỷ luật quân đội, ngăn ngừa và phòng chống các hành vi vi phạm kỷ luật trong một đội ngũ là tập hợp của các tập thể quân nhân đa sắc tộc và sự tôn trọng các truyền thống của nước chủ nhà nơi chúng ta trú đóng luôn luôn là trung tâm của các hoạt động hàng ngày của các chỉ huy và cán bộ chính trị trong căn cứ Cam Ranh. Và điều đó chính là một đóng góp quan trọng cho việc duy trì và tăng cường kỷ luật quân đội. Chúng tôi không hề tạo ra, cái mà như Yu. Grigoryev đã viết, "tầm ảnh hưởng", chúng tôi chỉ phục vụ một cách trung thực, vì tiền đồ chung, và chúng tôi hiểu rõ mức độ trách nhiệm của mình khi trú đóng ở một hải cảng nước ngoài. Các cựu chiến binh Cam Ranh, giống như tôi, sẽ đồng ý với tôi về điều này.

Ảnh: Năm 1989. Trước một cuộc họp. Bộ chỉ huy vùng 4 hải quân Việt Nam và bộ chỉ huy binh đoàn 17. Từ trái sang: Chủ nhiệm chính trị vùng 4 đại tá Lê Minh Chánh, phó đô đốc Beregovoy N.N. tư lệnh binh đoàn 17 (1987-1991), trưởng phòng tác chiến vùng 4 đại tá Đỗ Xuân Công, chuẩn đô đốc Matiushin N.F. chủ nhiệm chính trị binh đoàn 17 (1987-1991).

« Sửa lần cuối: 10 Tháng Ba, 2011, 12:02:30 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #238 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2011, 09:54:57 pm »

(tiếp)
Quan hệ với Bộ chỉ huy vùng 4 Hải quân Việt Nam

Năm 1987. Chuẩn đô đốc Lê Văn Thư, chỉ huy trưởng vùng 4 hải quân đọc lời chào mừng nhân ngày lễ Tháng Mười của nước Nga.

Trong suốt giai đoạn các thủy thủ Xô viết và Nga trú đóng tại bán đảo Kam Ranh mối quan hệ hữu nghị với Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam và Bộ chỉ huy vùng 4 hải quân Việt Nam đã được xây đắp và phát triển tốt đẹp.  Các hoạt động văn hóa, thể thao chung với phía Việt Nam được tổ chức thường xuyên, trong đó các ngày lễ quốc gia được tổ chức rất trọng thể. Bộ chỉ huy vùng 4 Hải quân tiếp nhận với lòng cám ơn sự giúp đỡ từ binh đoàn 17 và căn cứ 922: sửa chữa các tàu thuyền, trợ giúp các tàu bị nạn trên biển, chăm sóc y tế các quân nhân bị thương, vận chuyển các quân nhân Việt Nam (vận chuyển riêng) và gia đình của họ bằng máy bay ra Hà Nội và vào Sài Gòn, vv...  Tất cả những điều này tạo ra một bầu không khí hiểu biết, thân thiện và tôn trọng nhau giữa các công dân của hai nước.
 Hàng tuần trước khi vào thảo luận các vấn đề trong hoạt động của binh đoàn 17 và vùng 4 Hải quân Việt Nam, các chỉ huy phía Việt Nam, theo truyền thống hiếu khách, bắt đầu các cuộc họp với một tuần trà thong thả, hồi lâu nói về những khó khăn của họ, thể hiện sự cảm ơn với những giúp đỡ của chúng tôi và bày tỏ mong muốn của họ. Các mong muốn của chúng tôi cũng được (phía bạn) xem xét và giải quyết. Điều này liên quan đến các vấn đề như sự đi lại và di chuyển bằng xe cộ của các thành viên binh đoàn ban đêm trên bán đảo, các vụ vi phạm luật lệ giao thông của lái xe của chúng tôi và các xe tải của Việt Nam, các trường hợp giao dịch đổi chác giữa các quân nhân hai bên, tổ chức cho các sỹ quan, hạ sỹ quan, gia đình của họ các chuyến đi ra ngoài bán đảo tham quan Cam Ranh và Nha Trang, tổ chức cho các quân nhân bộ phận hậu cần Voentorg ra Nha Trang và vào Sài Gòn mua thực phẩm. Số lượng các yêu cầu tham quan từ phía chúng tôi chủ yếu tập trung vào việc đi thăm Viện Hải dương học ở Nha Trang, nơi có bể cá khổng lồ và một bảo tàng đủ tất cả các loại sinh vật biển. Việc giải quyết nhu cầu tham quan được thực hiện vào ngày chủ nhật và ngày lễ, mỗi lần không quá 30 người. Chúng tôi cùng trao đổi thông tin với nhau về tỷ lệ mắc bệnh sốt rét, sốt xuất huyết và các bệnh đường ruột cấp tính để phòng tránh dịch bệnh và các vấn đề khác.
 Tại các buổi chiêu đãi chính thức nhân dịp lễ quốc khánh Việt Nam, ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và Hải quân nhân dân Việt Nam, phía Việt Nam luôn mời bộ chỉ huy binh đoàn 17, ban chỉ huy các đơn vị hợp thành của binh đoàn, ban chỉ huy các đơn vị trên bờ, lãnh đạo SovSMO, các sỹ quan bộ tham mưu binh đoàn, các phiên dịch viên quân sự, và trong lễ truyền thống hàng năm, ngày Tết Nguyên Đán - mời cả vợ của các vị khách đến tham dự và chung vui.
 Tết - đó là một dịp lễ dân tộc mừng năm mới theo âm lịch. Người Việt Nam nghỉ lễ Tết chính thức là ba ngày, nhưng không chính thức là 6-7 ngày hoặc nhiều hơn nữa. Tết của Việt Nam không có lịch trình cụ thể và chính xác cho các cuộc gặp mặt, giống như chúng ta. Không có truyền thống như vậy (trong ngày Tết của Việt Nam).  Người Việt Nam nhân dịp năm mới có thể gặp mặt một vài ngày trước khi Tết đến, và người ta cũng có thể mời bạn bè thân thiết đến thăm ngay hôm trước năm mới hoặc sau khi năm mới đã đến. Thường thì trong ngày Tết người Việt Nam tụ tập trong gia đình và coi nó như là một kỳ nghỉ lễ của gia đình.
 Tại các buổi tiếp, chúng tôi luôn luôn kinh ngạc với các món ẩm thực Việt Nam bởi hương vị độc đáo và tinh tế, sự phong phú của các loại thực phẩm sử dụng. Ẩm thực Việt Nam không giống của Trung Quốc cũng như Hàn Quốc hay Nhật Bản. Các món ăn truyền thống của ẩm thực Việt Nam là các món ăn chế biến từ cá, cua, tôm, tôm hùm, mực, thịt gà và thịt lợn, cùng với các loại rau xanh nấu cùng gạo hoặc mì, miến. Các khẩu phần thì nhỏ nhưng số lượng khẩu phần thì lên đến 5 - 6 khẩu phần. Ngay chính người Việt Nam cũng coi đặc tính ẩm thực của mình là "ngửi mùi thì ghê mà ăn thì ngon miệng tuyệt vời". Quả đúng là như vậy.

 Những lời chúc mừng lẫn nhau, chúc rượu, các cuộc trò chuyện qua phiên dịch và không cần phiên dịch cứ thế tuôn trào, bởi lẽ trong số các sỹ quan hải quân và sỹ quan công binh công trình Việt Nam có không ít người đã từng học tại các trường đại học và học viện của chúng ta, họ nói tiếng Nga không tồi; chúng tôi cùng nhau trao đổi quà tặng, lưu niệm và 2-3 giờ trôi vèo qua. Rượu? Khi người chủ lễ là phía Việt Nam, rượu (rượu nấu từ gạo và rượu vang địa phương tráng miệng) được sử dụng ở mức cũng vừa phải. Nhưng khi chủ nhà là "binh đoàn", lời chúc rượu đã được xướng lên, nhưng khi uống .... là nước kvas chế từ bánh mì, hoặc nước khoáng - 'luật cấm rượu!". Vào lúc đó, người Xô viết dù ở tại xích đạo, đang "cai". Phải tính đến luật cấm đó và thục hiện. Tuy nhiên, một cảm giác khó chịu, thất vọng, thậm chí xấu hổ trong một thời gian dài vẫn còn trong tâm trí của những người tổ chức tiệc.

 Nhờ ai để tổ chức tiệc đây? Khoản mục "chi phí tiếp khách" không hiệu lực - có nghĩa là không có phương tiện. Và để ra khỏi tình trạng này chúng tôi làm như sau: Bộ chỉ huy binh đoàn (tư lệnh, chủ nhiệm chính trị, tham mưu trưởng, ai đó trong số các sỹ quan tham mưu, tùy thuộc vào số lượng khách mời) viết một báo cáo yêu cầu cấp một suất phụ cấp thứ hai. Chi phí của buổi tiệc sau đó trừ vào phụ cấp tiền mặt hàng tháng của người viết báo cáo. Tiếp theo, bộ phận phục vụ của PMTO sẽ chuẩn bị tiệc, sắp bàn. Còn khi trong khu PMTO mới có mở quán cà phê - người đứng đầu bộ phận dịch vụ Voentorg, quản trị trưởng quán cà phê sẽ lo việc. Việc chuẩn bị, chế tạo hay mua sắm quà tặng cho các khách Việt Nam cũng là vấn đề không kém phần "gay cấn".
 Vấn đề trên thực tế là có, nhưng tất nhiên nó đã được giải quyết tại chỗ bởi những người thợ khéo tay trên tàu công binh xưởng (tàu thợ), hoặc nhờ những người đi phép mua những món quà lưu niệm ít tiền nhưng có ý nghĩa ở trong nước, hoặc quà tặng được cung cấp bởi ban phương tiện kỹ thuật tuyên truyền thuộc phòng chính trị hạm đội Thái Bình Dương (Trưởng phòng - đại tá hải quân Maslennikov N.P.) . Nói chung đó là các áp phích Xô viết có nội dung tuyên truyền cách mạng với những dòng khẩu hiệu ngắn gọn bằng tiếng Nga, sách và tờ rơi cũng bằng tiếng Nga, hoặc đôi khi - bằng tiếng Việt, ảnh màu của các thành viên của Bộ Chính trị ĐCS Liên Xô, cờ và quà lưu niệm có biểu tượng của hải quân và tượng bán thân cỡ lớn của Lenin. Bộ chỉ huy binh đoàn đã mất không ít nỗ lực để chuẩn bị trước những món quà tặng cần thiết cho chuyến thăm chính thức của các tàu chiến của binh đoàn (các tàu săn ngầm và chống hạm cỡ lớn và tàu chở dầu) đến Malaysia vào tháng 5 năm 1991.

Năm 1990. Một cuộc họp định kỳ hàng tuần với Bộ chỉ huy vùng 4 hải quân Việt Nam. Phó đô đốc Beregovoy N.N. và chuẩn đô đốc Matiushin N.F.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Ba, 2011, 10:41:22 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #239 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2011, 12:22:30 am »

(tiếp)
Căn cứ đảm bảo hậu cần - kỹ thuật số 922

 Dành hẳn một phần riêng biệt giới thiệu các hoạt động của căn cứ 922 có lẽ không thích hợp, vì lẽ không thể nêu bật quá trình hình thành, sắp xếp, hoàn thiện tổ chức và phát triển các lực lượng binh đoàn 17, trung đoàn không quân 169, SovSMo mà không có sự đảm bảo vật chất và kỹ thuật cho các lực lượng trên dưới mọi hình thức đảm bảo trong điều kiện đang trú đóng ở nước ngoài. Căn cứ 922 thực hiện giải quyết vấn đề trên. Trong tất cả các phần của bản tổng quan lịch sử này, trong phạm vi các thông tin xác thực hiện có, căn cứ 922 luôn hiện diện. Các tài liệu đó vẫn chưa phải tài liệu cuối cùng, chúng tôi cho rằng nó vẫn chưa kết thúc.
 Thời gian tồn tại căn cứ 922 có thể được chia thành 3 giai đoạn:
 Giai đoạn 1 (1979-1987) :
- Giai đoạn hình thành, sắp xếp, hoàn thiện cơ cấu và phát triển của đơn vị quân đội 31350 trên cơ sở hoạt động lâu dài;  
- Xây dựng các công trình cho binh đoàn  bằng lực lượng của Đoàn xây dựng công trình quân sự của hạm đội với phương thức tự làm;
- Xây dựng dự trữ cần thiết và bổ sung nhằm phục vụ các tàu thi hành nhiệm vụ chiến đấu;
- Bảo đảm hoạt động sống cho toàn bộ căn cứ đồn trú Kam Ranh.
 
Giai đoạn 2 (1988 - 1991):
- Giai đoạn tiếp nhận từ SovSMO các công trình xây dựng theo kế hoạch được duyệt;
 - Di chuyển PMTO và bố trí điểm đồn trú của binh đoàn trong quần thể tổ hợp nhà ở - dịch vụ;
 - Di chuyển gia đình các sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp của binh đoàn vào các chung cư trong khu ở mới của căn cứ;
- Di dời tất cả các loại dự trữ vật chất từ các kho chứa mà phía Việt Nam cấp cho tạm thời sử dụng sang các kho chứa  mới, bao gồm cả thực phẩm và hàng hóa công nghiệp của bộ phận hậu cần quân sự  Voentorg;
- Tiếp nhận và bố trí trụ sở cho binh đoàn chiến dịch - chiến thuật số 8 Hải quân Xô Viết từ Ấn Độ Dương.
 
Giai đoạn thứ ba (1992 - 2002):
- Bảo đảm cho hoạt động đã hạn chế của binh đoàn số 17 và 8;
 - Tiếp nhận tất cả các công trình của căn cứ và chuyển giao những công trình đó cho vùng 4 hải quân Việt Nam, phù hợp với những thỏa thuận của Hiệp định liên chính phủ  giữa Liên Xô và Việt Nam ngày 02 tháng 5 năm 1979;
 - Đảm bảo các hoạt động đã thu hẹp của SovSMO. Với sự giải thể của binh đoàn 17 và binh đoàn 8, lữ đoàn tàu mặt nước 119, các bộ phận còn lại trong căn cứ đều chuyển thuộc quyền của chỉ huy trưởng căn cứ 922, ngoại trừ căn cứ hàng không.  Căn cứ 922 chuyển sang biên chế mới;
 - Các biện pháp tổ chức và biên chế lại nhằm giải thể căn cứ 922 PMTO;
 - Chuyển giao cho phía Việt Nam các hạng mục, công trình, trang thiết bị.
 
Ngày 2 tháng 5 năm 2002 - Ký kết Nghị định thư về hoàn thành chuyển giao các cơ sở ở căn cứ Cam Ranh.
 Ngày 04 tháng năm 2002 - người quân nhân cuối cùng của nước Nga - Tư lệnh căn cứ 922 PMTO -Đại tá hải quân Eriomin Yu.P. rời khỏi mảnh đất Việt Nam và bước lên các bậc thang lên phà "Sakhalin - 9". Kết thúc thời kỳ 23 năm có mặt của Hải quân Xô Viết và Nga trên lãnh thổ Việt Nam.

Hoạt động của căn cứ 922 giai đoạn 1 đã đề cập trong phần đầu tiên của bản tổng quan lịch sử này. Những năm đó có nhiều khó khăn và căng thẳng trong hoạt động với tất cả tập thể PMTO. Và các thành viên đã khắc phục khó khăn hoàn thành những nhiệm vụ cần thực hiện trong giai đoạn đầu của mình. Công lao lớn thuộc về Bộ chỉ huy, các phòng ban, các đơn vị thuộc PMTO và đặc biệt là các chỉ huy trưởng - Đại tá Lyubimov V.A, Đại tá Titenok M.A.
 922 PMTO trong giai đoạn từ 1982 đến 1992 tổ chức như sau:
 - Phòng Quản lý PMTO;
 - Ban quân lương;
 - Ban hàng hóa nhu yếu phẩm;
 - Ban tài chính;
 - Ban xăng dầu;
 - Chi nhánh Ban Kỹ thuật hàng hải;
 - Ban Doanh trại;
 - Đại đội xe vận tải;
 - Trung đội PCCC với một đội cứu hỏa;
 - Bệnh viện Hải quân;
 - Phòng khám đa khoa với cho nhân viên quân sự và dân sự;
 - Chi nhánh Ngân hàng Trung ương Liên Xô, Nga;
 - Đội Vệ sinh-dịch tễ;
 - Chi nhánh thương mại quân sự Voentorg có nhiệm vụ mua lương thực thực phẩm và thuốc chữa bệnh (chủ yếu là thuốc chống sốt rét) từ Việt Nam và Singapore.
 
Năm 1981. Đại tá V.A.Liubimov, chỉ huy trưởng căn cứ 922 tại Sài Gòn (tất cả các chuyến đi ra khỏi phạm vi căn cứ Xô viết ở Cam Ranh đều thực hiện dưới trang phục dân sự), Từ trái sang: trung sỹ lái xe Gaz M.Buinov, đại tá Liubimov, người phiên dịch.
Xe con của "tầng lớp chỉ huy" căn cứ 922.





 Giai đoạn 2 của 922 PMTO - giai đoạn căng thẳng trên mọi mặt nhiệm vụ đặt ra với Bộ chỉ huy căn cứ, và trên hết - tiếp nhận từ căn cứ chính của Hạm đội Thái Bình Dương các dự trữ thực phẩm, thiết bị kỹ thuật, các tài sản của nghề đi biển, nhiên liệu và dầu mỡ các loại. Cấp phát và bổ sung dự trữ vật chất cho các tàu ghé qua. Di chuyển đến các tòa nhà chủ yếu do SovSMO xây dựng. Với sự tính toán gián cách từ các kho chứa mới của PMTO đến khu vực bến cảng, gánh nặng vận chuyển dự trữ vật chất cũng tăng lên, và lẽ tự nhiên cũng tăng thời gian vận chuyển và tiêu hao nhiên liệu. Di chuyển các thành viên gia đình sỹ quan, hạ sỹ quan vào khu thị tứ nhà ở mới. Tổ chức lại dịch vụ ăn uống và nghỉ ngơi giải trí cho các sỹ quan, hạ sỹ quan và tất cả những ai sống trong tổ hợp quần thể nhà ở - dịch vụ mới.
 Ở giai đoạn này, liên quan tới việc hoàn thành đợt 2 tiến trình xây dựng cơ sở chủ yếu cho hạm đội của Tổ hợp Xây lắp Xô viết SovSMO, đã có rất nhiều đoàn đại biểu và ủy ban của các Bộ, ngành Chính phủ Liên Xô đến đây, đặc biệt là các đoàn của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô, Tổng cục chính trị Quân đội và Hải quân, Cục Chính trị Hải quân.
 Mục đích viếng thăm của các ủy ban đó (1987 - 1988): Để hỗ trợ cho việc tăng cường mức sẵn sàng chiến đấu của binh đoàn, giải quyết các vấn đề sinh hoạt thiết yếu hàng ngày (và giúp đỡ, tất nhiên, vô điều kiện), làm rõ triển vọng của công cuộc xây dựng giai đoạn 3 trong kế hoạch tổng thể xây dựng và phát triển căn cứ, và đương nhiên, đã xem xét một căn cứ hải quân đang xây dựng nằm ngoài xa tầm biên giới Liên Xô đang trên đà phát triển cơ sở hạ tầng quân sự và xã hội, ở nơi mà hạm đội hải quân Nga đã rất cần đến nó vào năm 1905, tại Cam Ranh.
 Tuy nhiên, liên quan đến quá trình "cải tổ" đang bắt đầu ở nước ta, việc xây dựng giai đoạn thứ ba "căn cứ Cam Ranh" đã được người ta công nhận là không thực tế.
 Ở giai đoạn này chỉ huy trưởng căn cứ 922 PMTO là đại tá hải quân Boris Likhachev Andreevitch.
 "100 ngày" đầu tiên của Bộ chỉ huy là rất phức tạp trong mọi phương diện quản lý và rất khó khăn cho Boris Andreevich. Có nhiều sai lầm, quyết định chưa chín chắn, thậm chí đã có cả những vụ kỷ luật. Tuy nhiên, hôm nay chúng ta có thể tự tin mà nói: Boris Andreevitch Likhachev đã đứng vững khi đó. Ông đã vượt qua chặng đường gian khó, nhận được quân hàm đúng hạn "đại tá hải quân", được bổ nhiệm vào một vị trí cao hơn - chủ nhiệm hậu cần phân hạm đội hỗn hợp Primorskie.

Năm 1996. Đại tướng Toporov V.M. (giữa), thứ trưởng QP LB Nga trưởng đoàn đại biểu quân sự và cố vấn Tổng tư lệnh hải quân Nga thượng tướng Anikanov O.K. (đứng kế bên phải) đang xem xét hạ tầng quân sự căn cứ Cam Ranh để có báo cáo đề xuất với Bộ QP LB Nga về viễn cảnh trú đóng tiếp theo của hải quân Nga tại bán đảo Cam Ranh.

 Giai đoạn hoạt động thứ ba của căn cứ 922 PMTO được làm rõ trong chương "Giai đoạn kết thúc 23 năm có mặt của hải quân Xô Viết và hải quân Nga tại bán đảo Cam Ranh". Kết thúc giai đoạn này ngày 2 tháng 5 năm 2002 là việc ký Nghị định thư về việc hoàn thành chuyển giao và tiếp nhận các cơ sở tại Cam Ranh bởi Chủ tịch Ủy ban tiếp thu Quốc gia CHXHCN Việt Nam - chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Hiến và Chủ tich Ủy ban Quốc gia về giải thể của CH Liên Bang Nga - chuẩn đô đốc Ivliev A., giải thể căn cứ đảm bảo hậu cần - kỹ thuật số 922 và chấm dứt sự có mặt của hải quân Xô viết và hải quân Nga trong vịnh và trên bán đảo Cam Ranh.

Kể từ ngày ký Nghị định thư, quyền tiếp tục khai thác và sử dụng các công trình và thiết bị được chuyển giao đã chuyển sang phía Việt Nam. Cả hai bên đều hài lòng với kết quả việc trao trả lại các hạng mục công trình và trang thiết bị.
Ngày 4 tháng 5 năm 2002 - người quân nhân Nga cuối cùng - chỉ huy trưởng căn cứ đảm bảo hậu cần - kỹ thuật số 922, đại tá hải quân Eryomin Yu.P. từ biệt mảnh đất Việt Nam, bước theo bậc thang lên phà "Sakhalin-9". Kết thúc giai đoạn 23 năm có mặt trên lãnh thổ Việt Nam của hải quân Xô viết và hải quân Nga.

15 năm sau. Trong khu PMTO - nơi từng diễn ra những ngày thứ 7 lao động chung Xô - Viêt. Buổi diễu hành cuối cùng của nhóm quân kỳ trước khi xuống phà "Sakhalin-9" ngày 4 tháng 5 năm 2002. Lá cờ mà họ mang bây giờ là cờ thánh Andreevskii, quân kỳ của hải quân Nga thay cho lá cờ của hải quân Xô Viết trước kia.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Ba, 2011, 09:16:17 am gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM